Top Banner
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THU MAI NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ TƯ SẢN Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 HÀ NỘI - 2018
27

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

Aug 29, 2019

Download

Documents

phungcong
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THU MAI

NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA

DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ TƯ SẢN

Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Mã số: 62 22 03 08

HÀ NỘI - 2018

Page 2: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Bách

Phản biện 1:.........................................................

.........................................................

Phản biện 2:.........................................................

.........................................................

Phản biện 3:.........................................................

.........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Dân chủ vốn là một giá trị phổ biến xuất phát từ thực tiễn sản xuất và sinh

hoạt của nhân loại từ thời nguyên thủy xa xưa - dân chủ nguyên thủy. Sau đó,

dân chủ còn là khát vọng và là mục tiêu đấu tranh không ngừng của đại đa số

nhân dân trong lịch sử hình thành và phát triển tiếp theo của xã hội loài người.

Thực tế cho thấy, vấn đề dân chủ đã và đang được các nhà tư tưởng, các nhà

hoạt động chính trị trong mọi thời đại, từ thời cổ đại đến nay, tiếp tục quan

tâm và bàn luận. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua một quá trình hình thành

và phát triển thực tiễn, lý luận và các chế độ dân chủ khác nhau: dân chủ

nguyên thủy (khi chưa có chế độ tư hữu, giai cấp); chế độ dân chủ chủ nô, chế

độ dân chủ tư sản và ngày nay, theo quan điểm mácxít, là chế độ dân chủ xã

hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa cộng sản là đích đến mà dù sớm hay muộn, tất cả nhân loại sẽ

vươn tới; là xã hội tốt đẹp trong đó mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do và

hạnh phúc. Dân chủ là một trong những giá trị, đặc trưng cơ bản thuộc về bản

chất của xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội.

Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ điều

kiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, trong di sản lý luận của Chủ tịch Hồ Chí

Minh về chủ nghĩa xã hội, tư tưởng về dân chủ và thực hành dân chủ là một

trong những nội dung quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, to lớn. Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, dân chủ có nghĩa "dân là chủ" và "dân làm

chủ"; rằng, "dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân".

Trong thời đại ngày nay, đối với dân tộc Việt Nam, thực hiện tốt dân chủ là

một trong những mục tiêu và động lực cơ bản để hội nhập và phát triển theo

con đường cách mạng mà Đảng và dân tộc ta đã xác định. Có thể nói, những

thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà chúng ta đạt được trong công cuộc đổi

mới, xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt

nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nói đến nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa, cho dù vẫn đang trong quá trình từng bước hoàn thiện, cụ thể

hoá, thực thi và đã có nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Page 4: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

2

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, như Đại hội XII của Đảng

Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ,

đảng viên và nhân dân còn hạn chế; tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa

dân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi; quyền làm chủ của nhân

dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm; có lúc, có nơi, việc thực hiện

dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ

gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia,

trật tự, an toàn xã hội… Đã xuất hiện không ít những hoài nghi về nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, rằng: Liệu dân chủ xã hội chủ

nghĩa có "dân chủ hơn" dân chủ tư sản hay không? Bản chất nền dân chủ xã hội

chủ nghĩa là gì? Và có gì giống, khác với dân chủ tư sản mà các nước phương

Tây đang xây dựng? Tại sao có những nước thực hiện dân chủ thành công,

trong khi các nước khác lại thất bại? Tại sao việc đánh giá thế nào là dân chủ và

không dân chủ lại không giống nhau giữa các nước? Đâu là mô hình dân chủ

chung cho các quốc gia khi mà các nước trên thế giới đang ngày càng xích lại

gần nhau và Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm gì về xây dựng dân chủ ở các

quốc gia đó?

Nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa phải vừa xuất phát từ nguồn cội

của nó là "dân chủ nguyên thủy" với "nội hàm gốc" là "quyền lực của nhân

dân", vừa phải kế thừa những giá trị của chế độ dân chủ tư sản - một chế độ dân

chủ ra đời trước dân chủ xã hội chủ nghĩa hàng thế kỷ, với cả những thành quả,

giá trị lẫn những hạn chế của nó - trên cơ sở làm rõ những điểm tương đồng và

khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản sẽ có ý nghĩa quan

trọng cả về lý luận và thực tiễn.

Nghiên cứu những điểm "tương đồng" và những "khác biệt" của dân chủ

xã hội chủ nghĩa so với dân chủ tư sản có ý nghĩa cấp thiết vì sẽ khắc phục

được cả hai xu hướng lệch lạc hiện nay: Một là, xu hướng bảo thủ với tư duy

cũ, thể hiện bệnh ấu trĩ tả khuynh, đối lập và phủ định sạch trơn dân chủ tư sản;

Hai là, xu hướng ngày càng mơ hồ, sai lệch, hữu khuynh, "hòa nhập" theo dân

chủ tư sản phương Tây - khi mà Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn

diện hơn với thế giới, chủ yếu là với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

Page 5: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

3

Việc nghiên cứu này không những góp phần nhận thức đầy đủ, đúng đắn

và toàn diện, sâu sắc hơn lý luận về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, mà còn là để vận dụng sáng tạo, đối chiếu với thực tiễn,

giải đáp những vấn đề thực tiễn đất nước đang đặt ra. Mặt khác, nghiên cứu, so

sánh bản chất cũng như thực tiễn nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta

đang xây dựng với nền dân chủ tư sản ở nhiều quốc gia tư bản trên thế giới hiện

nay có thể tìm thấy nhiều lời giải cho việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới, góp phần đấu tranh chống chiến lược

"diễn biến hòa bình", lợi dụng chiêu bài "dân chủ nhân quyền" để chống phá

nước ta. Đó thực sự là việc làm cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, trước hết

của giới lý luận ở nước ta.

Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề "Những điểm tương đồng và

khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối với

Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội

khoa học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về những điểm tương đồng và

khác biệt giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, luận án đề

xuất những yêu cầu cơ bản và những giải pháp chủ yếu những giải pháp vận

dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và

dân chủ tư sản vào xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ

cơ bản sau:

Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó

xác định hướng nghiên cứu của luận án;

Hai là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về những điểm tương

đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay;

Page 6: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

4

Ba là, phân tích thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân

chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng trong xây dựng xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay;

Bốn là, đề xuất những yêu cầu cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm

tiếp tục vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ

nghĩa và dân chủ tư sản trong xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án

Sự điểm tương đồng và khác biệt giữa chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và

chế độ dân chủ tư sản và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

Phạm vi về nội dung:Sự tương đồng và khác biệt giữa chế độ dân chủ xã

hội chủ nghĩa và chế độ dân chủ tư sản.

Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: So sánh hai nền dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên ba lĩnh vực chủ yếu là chính trị, kinh tế và

văn hóa - xã hội cả về lý luận và thực tiễn.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về dân

chủ xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các

văn kiện của Đảng, Nhà nước về dân chủ.

Luận án cũng được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của những công

trình khoa học trong và ngoài nước thời gian qua có liên quan đến đề tài.

4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương

pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Phương pháp chung: Phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, so sánh,

đối chiếu, lịch sử - logic, lý luận - thực tiễn.

- Phương pháp cụ thể: Phân tích tài liệu thứ cấp (các công trình nghiên cứu

khoa học về dân chủ, các văn kiện của Đảng các văn bản, số liệu trong các tài

liệu có liên quan đến dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây

dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới).

Page 7: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

5

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Một là, luận án góp phần làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt

giữa hai chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, từ đó nêu lên

những giá trị cơ bản của dân chủ tư sản có thể tham khảo, chọn lọc, kế thừa

trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

- Hai là, luận án phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất các yêu cầu cơ

bản, những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục vận dụng những điểm tương đồng

và khác biệt về dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền

dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1. Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề

dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, những điểm tương đồng và khác

biệt giữa hai chế độ dân chủ này. Từ đó, cung cấp cơ sở lý luận cho việc bổ

sung, phát triển và hoàn thiện nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho

việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các nội dung liên quan đến dân chủ, nhà

nước và hệ thống chính trị trong chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên

ngành khoa học khác.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả liên

quan đến đề tài và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.

Page 8: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quan niệm, cách tiếp cận, bản

chất của dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa

Những công trình nghiên cứu về quan niệm, cách tiếp cận, bản chất của dân

chủ, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa khá phong phú như: nghiên cứu

của Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Tiến Phồn, Cao Văn Thống,

Nguyễn Thanh Tuấn, Hà Đăng, Lê Minh Quân, Đức Vượng...

Các tài liệu trên được sưu tầm và biên soạn về những vấn đề lý luận và thực

tiễn về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ

chức, hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Theo đó, tập trung dân

chủ là cơ chế, nguyên tắc cốt tử trong tổ chức, vận hành của Đảng, Nhà nước và

của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Vũ Văn Viên, Nhà nước pháp quyền - công cụ để thực hiện dân chủ; Lương

Đình Hải, Xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hóa xã hội ở nước

ta hiện nay, đã phân tích sự gắn bó mật thiết giữa pháp luật và dân chủ trong quá

trình phát triển xã hội. Nhà nước pháp quyền tư sản là hình thức tổ chức quyền lực

để thực hiện dân chủ tư sản. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là công cụ

quan trọng để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng, phát huy nền dân

chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trần Quang Nhiếp, Dân chủ với phát triển cộng đồng. Trong công trình này,

tác giả đã trình bày, phân tích nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ và dân

chủ ở cơ sở như: tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ; vai trò của dân chủ đối với

phát triển cộng đồng; những thuận lợi, khó khăn, thành tựu, hạn chế trong thực

hiện dân chủ cơ sở ở nước ta; vấn đề đặt ra và các giải pháp phát huy quyền làm

chủ của nhân dân ở nước ta trong tiến trình đổi mới.

Hội đồng Lý luận Trung ương, Dân chủ, nhân quyền - giá trị toàn cầu và đặc

thù quốc gia. Các tác giả của công trình không chỉ nêu lên những vấn đề chung về

Page 9: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

7

dân chủ, về nhân quyền đang được các nhà lý luận ở nhiều nước trên thế giới sử

dụng mà còn đi sâu phân tích, phê phán những luận điệu sai trái, phản động của

các thế lực thù địch.

Hồ Sĩ Quý, Một số vấn đề về dân chủ, độc tài và phát triển. Đây là một công

trình trình bày, phân tích nhiều nội dung lý luận, thực tiễn về dân chủ, độc tài và

phát triển ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Liên Xô thời Stalin.

Đặc biệt, trong Phần II của Chương I cuốn sách, tác giả đã luận bàn rất ngắn gọn,

súc tích về khái niệm và một số quan niệm cơ bản về dân chủ từ nhiều phương

diện khác nhau. Ngoài quan niệm cơ bản “Dân chủ là một hình thức tổ chức nhà

nước mà trong đó, quyền lực thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân và vì quyền lợi

của nhân dân”, ở những khía cạnh khác, trong các quan hệ khác nhau của đời sống

xã hội, tác giả còn nêu ra 11 quan niệm khác nhau về dân chủ. Cuốn sách còn có

nhiều nhận định, đánh giá sâu sắc chứa đựng nhiều gợi mở. Ví dụ: “Dân chủ nếu

có khiếm khuyết, nó sẽ được sửa chữa bằng một trình độ dân chủ cao hơn. Tuy

nhiên, không phải chính thể nào cũng thừa nhận chân lý này..”.

1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ tư sản và dân

chủ xã hội chủ nghĩa

Nghiên cứu về thực hành dân chủ tư sản, có các tác giả tiêu biểu như: Vũ Văn

Hiền, Lê Văn Toan và Nguyễn Viết Thảo, Phạm Văn Đức...

Các công trình trên cũng đã chỉ ra những hạn chế, những “bế tắc” của nền

dân chủ phương Tây trước yêu cầu phát triển mới. Đặc biệt, giai cấp công nhân và

nhân dân lao động tiếp tục đấu tranh đòi thực hiện nền dân chủ công bằng hơn,

bảo vệ lợi ích cho họ.

Từ một số công trình nghiên cứu trên có thể thấy, nền dân chủ tư sản hay

“dân chủ phương Tây” không phải là “một mô hình lý tưởng”, một “khuôn mẫu”

để các nước học tập hay mô phỏng. Bản thân các học giả phương Tây cũng thừa

nhận điều này. Đây cũng là một bài học cho quá trình xây dựng và thực thi dân

chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng ta học hỏi, tiếp thu các giá trị tiến bộ, tích

cực của dân chủ phương Tây nhưng cũng phải biết loại bỏ những tính chất tiêu

cực của nó, đặc biệt đấu tranh phê phán các quan điểm có tính chất áp đặt mô hình

dân chủ phương Tây vào nước ta dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền của các thế

lực thù địch.

Page 10: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

8

Về thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa có các tác giả: Nguyễn Tiến Phồn, Đỗ

Nguyên Phương, Trần Ngọc Đường, Lê Minh Quân, Đinh Thế Huynh, Phùng

Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông, Đỗ Thị Thạch...

1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu mang tính so sánh những điểm

tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

Các tác giả tiêu biểu của những nghiên cứu này là: Nguyễn Đức Bách, Thái

Ninh, Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Văn Quyết, Lô Quốc Toản,...

1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về dân

chủ, về thực hành dân chủ tư sản và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa

Một là, công trình nghiên cứu về dân chủ và các cách tiếp cận bản chất dân

chủ, tiêu biểu như: N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina, David Held,

O.T.Bogomolov, Thoma Meyer...

Hai là, các công trình nghiên cứu về thực hành dân chủ tư sản, tiêu biểu có

thể kể đến như:

Lilia Sevtsova, Người Nga bàn về các giá trị phương Tây. Câu hỏi mà tác

giả đặt ra là: tại sao những người tự do ở Nga không còn tin tưởng vào giá trị tự

do của phương Tây và Mỹ nữa? Qua việc nghiên cứu nền dân chủ phương Tây,

tiêu biểu là Mỹ, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản là: “Sự thật là bản thân chủ

nghĩa tự do phương Tây hiện nay còn rất nhiều vấn đề, nhất là vấn đề xuất khẩu

dân chủ”.

Đài Tiếng nói quốc tế nước Nga, Những vấn đề của nền dân chủ Mỹ. Tác

giả của bài viết đã chỉ ra tính vô căn cứ trong tham vọng toàn cầu của Mỹ là “mở

rộng và bảo vệ tự do nhân quyền trên toàn thế giới” bởi những vấn đề đó của

nước Mỹ cũng không tốt đẹp gì.

Ba là, các nghiên cứu về thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiêu biểu là

các công trình của các tác giả người Trung Quốc. Ở Trung Quốc, vấn đề dân chủ

xã hội chủ nghĩa cũng là chủ đề được Đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm và là

nội dung trọng tâm của nhiều nghiên cứu về chính trị học, luật học và xây dựng

Đảng. Các công trình bàn nhiều về vấn đề này có thể kể ra là: Cốc Văn Khang,;

Đặng Đình Lựu, Thái Thượng Kim.

Các tác giả kể trên đã rõ sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Trung

Quốc về thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhất là tư tưởng thực hiện dân chủ

Page 11: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

9

gắn với nền chính trị pháp quyền, đây cũng là một bài học cho quá trình xây

dựng lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Đối với việc thực hành dân chủ ở Lào, có thể kể đến công trình của Khăm

Phon Bun Na Di.

1.2. GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG

NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Giá trị của các công trình tổng quan

Từ những công trình nghiên cứu ở trên, nghiên cứu sinh nhận thấy: Các

công trình nghiên cứu được giới thiệu trên đây đã có nhiều đóng góp quan trọng

về mặt khoa học, làm sáng tỏ trên nhiều phương diện lý luận và thực tiễn về dân

chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản:

- Các tác giả đã có nhận thức chung về nội hàm của khái niệm dân chủ: từ

nghĩa gốc dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ được tiếp cận trên

những góc độ, phương pháp khác nhau và được nhận thức như là phạm trù phức

tạp có bản chất nhiều thứ bậc với nội hàm rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, các

nghiên cứu cũng cho thấy điểm chung tương đối thống nhất trong quan niệm về

nội dung dân chủ. Dân chủ được hiểu là chế độ chính trị, hình thức nhà nước

khẳng định chủ quyền nhà nước của nhân dân; là quyền làm chủ của nhân dân,

trước hết là của giai cấp thống trị; là thành quả đấu tranh của nhân dân chống lại

áp bức, bóc lột; là cơ chế, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng

và các tổ chức chính trị - xã hội; là giá trị xã hội, giá trị nhân văn phản ánh trạng

thái, mức độ giải phóng con người trong tiến trình phát triển xã hội...

- Các công trình trên có nhận thức chung tương đối thống nhất về nền dân

chủ: với những cách tiếp cận khác nhau về dân chủ, các nghiên cứu cho thấy có

nhiều loại hình dân chủ, chế độ dân chủ, nền dân chủ với những nội dung, đặc

trưng khác nhau; ngay cả một loại hình dân chủ cũng có những biến thể khác

nhau. Giữa các loại hình dân chủ, giữa các nền dân chủ, kể cả giữa dân chủ tư sản

và dân chủ xã hội chủ nghĩa, là những loại hình dân chủ có sự khác nhau về chất

cũng có những nguyên tắc, cơ chế, giá trị chung, phổ biến cả trên phương diện nội

dung, hình thức, cả nhận thức và thực tiễn. Theo đó, nền dân chủ, chế độ dân chủ

là một chỉnh thể xã hội trong đó các giá trị, chuẩn mực, yêu cầu, các nguyên tắc

dân chủ được ghi nhận và thực thi trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.

Page 12: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

10

- Từ những góc độ, khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã dành sự

quan tâm lớn đối với các nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Có công

trình nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vô sản,

dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ Xôviết. Có công trình nghiên

cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong sự nghiệp cải cách mở

cửa, nghiên cứu về dân chủ nhân dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong công cuộc

đổi mới ở Lào và ở Việt Nam. Trong đó có nhiều công trình nghiên cứu sâu về nội

dung chính trị, thể chế của dân chủ xã hội chủ nghĩa; cũng đã có khá nhiều công

trình nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa từ góc độ cơ chế, giá trị xã hội, giá

trị văn minh của nó. Đồng thời, cũng đã có công trình quan tâm nghiên cứu nhận

thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên một số khía cạnh nội dung

qua mỗi đại hội Đảng, qua từng chặng đường đổi mới của đất nước ta (10 năm, 15

năm, 20 năm, 25 năm, 30 năm đổi mới).

Tóm lại, xung quanh vấn đề nhận thức về dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã

hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi

mới đã có rất nhiều công trình đề cập đến các khía cạnh, mức độ khác nhau, tùy

theo mục đích và phương pháp tiếp cận. Những kết quả nghiên cứu của các công

trình nói trên là tài liệu tham khảo có giá trị về nhiều mặt để tác giả luận án tham

khảo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và mục đích đề ra.

1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ thêm

Kế thừa thành quả trong những công trình nghiên cứu của các học giả đi

trước, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất, phân tích những nhận thức chung về khái niệm "dân chủ" một

cách có hệ thống (từ nội hàm gốc là "quyền lực của nhân dân" cho đến nhiều

quan niệm "phái sinh" theo lịch sử...), trên cơ sở đó làm rõ bản chất, quá trình

ra đời, phát triển và vai trò của dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản.

Thứ hai, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt, những giá trị của

dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, đề xuất những yêu cầu cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm

vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân

chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay.

Page 13: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

11

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

VỀ ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN

VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. QUAN NIỆM VỀ DÂN CHỦ VÀ CÁC CÁCH TIẾP CẬN DÂN CHỦ

2.1.1. Quan niệm về dân chủ

2.1.1.1. Quan niệm chung về dân chủ

Dân chủ với tính cách là một phạm trù khoa học, một khái niệm chính trị

được nảy sinh và hình thành trong quan hệ với áp bức, chuyên chế, với những hiện

tượng độc tài, độc đoán, chuyên quyền. Là khái niệm mang tính lịch sử, nên dân

chủ không xuất hiện tức khắc và cũng không tồn tại bất biến. Nó được phát triển

trong tiến trình lịch sử nhân loại và trong quá trình đấu tranh giai cấp, đấu tranh

giữa các mặt đối lập: giữa tư tưởng tự do và nô lệ, giữa dân chủ và chuyên chế,

độc tài.

Khái niệm "dân chủ" hiện nay được hiểu rất rộng và theo nhiều chiều cạnh

phong phú, đa dạng: dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội (tự do, bình đẳng,

quan hệ giữa người với người trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: gia

đình, bạn bè, thầy trò...); dân chủ với tư cách là một hình thức nhà nước. Dân chủ,

không chỉ là phạm trù chính trị, mà còn là phạm trù xã hội, không chỉ là phạm trù

lịch sử, mà còn phạm trù vĩnh viễn.

2.1.1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ

Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ ra đời trên cơ sở kế thừa

các thành tựu của văn minh nhân loại; một mặt, các ông phát triển những tư tưởng

dân chủ đã có, mặt khác bổ sung, phát triển quan điểm mới phù hợp với điều kiện

lịch sử đương thời.

Quan điểm cơ bản của các nhà kinh điển về dân chủ được biểu hiện ở một

số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, trên cơ sở từ “nội hàm gốc” của “dân chủ nguyên thủy” - với

nghĩa thật sự là “quyền lực của nhân dân” trong điều kiện chế độ công hữu về tư

liệu sản xuất, các ông đã tập trung nghiên cứu “vấn đề dân chủ” từ khi xã hội loài

người có chế độ tư hữu và phân chia thành giai cấp và xuất hiện các loại nhà nước,

Page 14: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

12

dân chủ (chế độ dân chủ hoặc nền dân chủ). Đó là hình thức tổ chức nhà nước dựa

trên nguyên tắc nhân dân là chủ thể của quyền lực.

Thứ hai, chủ nghĩa Mác - Lênin sử dụng khái niệm dân chủ trên phương diện

quyền lợi của nhân dân, là vấn đề quyền lợi dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng.

Thứ ba, trên phương diện chế độ chính trị, chủ nghĩa Mác đã lý giải khái

niệm dân chủ như một hình thức nhà nước hay một hình thái nhà nước, như là chế

độ dân chủ hay chính thể dân chủ.

2.1.1.3. Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ tư sản và dân

chủ xã hội chủ nghĩa

Về nền dân chủ tư sản, nghiên cứu vấn đề dân chủ được đặt ra trong điều

kiện phải đấu tranh trực tiếp với những quan điểm tư sản về dân chủ; sự tuyệt đối

hóa những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản đương thời cũng như

nhu cầu thực tiễn phải vượt qua dân chủ tư sản, C.Mác và Ph.Ăngghen trước hết

vạch trần bản chất giả dối của dân chủ tư sản.

Việc phân tích tính chất tạm thời, tính chất nhất định sẽ bị vượt qua của dân

chủ tư sản đã đưa các nhà kinh điển mácxít đến tư tưởng về cách mạng xã hội chủ

nghĩa như là bước đi tất yếu để tiến tới một xã hội dân chủ chân chính mà đỉnh cao

nhất trong sự phát triển của nó, dân chủ sẽ tiêu vong.

Về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo các nhà kinh điển

của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền

lực chính trị thuộc về giai cấp công nhân: “Trước hết nó tạo ra một chế độ dân

chủ mà nhờ đó trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai

cấp vô sản”.

2.1.2. Một số cách tiếp cận xung quanh khái niệm dân chủ hiện nay

Thực tế đời sống tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay có nhiều cách tiếp cận

đối với khái niệm dân chủ. Trong đó có thể khái quát 5 cách tiếp cận cơ bản:

Thứ nhất, cách tiếp cận xem dân chủ là một phạm trù chính trị, nó chỉ ra đời,

tồn tại trong xã hội có giai cấp.

Thứ hai, cách tiếp cận coi nhân quyền là bộ phận cốt lõi của dân chủ, đồng

thời cho rằng nhân quyền cao hơn chủ quyền; và, xem dân chủ là một giá trị phổ

Page 15: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

13

biến, có tính toàn nhân loại, thời gian và không gian không có giá trị nhiều trong

việc làm nó biến đổi.

Thứ ba, cách tiếp cận cho rằng, dân chủ và lãnh đạo là hai khái niệm không

thể tương dung; và muốn có dân chủ phải đa nguyên về chính trị.

Thứ tư, quan niệm cho rằng, đi tới dân chủ phải bằng khoan dung, đối thoại

hòa bình và xem dân chủ đối lập với cách mạng, đối lập dân chủ với chuyên chính

Thứ năm, xem dân chủ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử; lịch sử

xã hội loài người là lịch sử vươn lên của dân chủ với nghĩa rộng nhất của khái

niệm đó.

Từ việc phân tích những cách tiếp cận khác nhau về dân chủ trên đây có thể

nhận thấy rằng, mỗi cách tiếp cận có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Cần phải biết

chắt lọc, kết hợp một cách biện chứng những nhân tố hợp lý từ các cách tiếp cận

đó để có một quan niệm đúng đắn, khoa học về dân chủ.

2.2. QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC

BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.2.1. Quan niệm về "tương đồng" và "khác biệt", "tương đồng giữa

dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa", "khác biệt giữa dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa"

Khái niệm "tương đồng" được hiểu là “như nhau, giống nhau”. Trong ngôn

ngữ tiếng Việt hiện nay, có các từ tương tự như: sự giống nhau, sự tương đồng, sự

thống nhất… Những từ này đều dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, đặc điểm, mối

liên hệ… có ở nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.

Khái niệm "khác biệt" được hiểu là: “không giống hay những nét riêng biệt”.

Trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, có nhiều từ để chỉ nội dung này như: “khác

nhau”, “riêng biệt”, “khác biệt”… Các khái niệm này đều dùng để chỉ những mặt,

thuộc tính, mối liên hệ, yếu tố cấu thành khác nhau trong cùng một sự vật, hiện

tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau.

Đối với luận án này, nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ

tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những

điểm chung, những sự giống nhau có tính quy luật giữa hai nền dân chủ này, đồng

Page 16: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

14

thời thấy được những điểm khác biệt mang tính bản chất giữa dân chủ tư sản và

dân chủ xã hội chủ nghĩa.

2.2.2. Những nội dung tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội

chủ nghĩa và dân chủ tư sản

2.2.2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân

chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị

Dân chủ trong chính trị cho phép làm sáng tỏ vấn đề bản chất của hệ thống

chính trị, mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhà nước, giữa nhà nước với xã

hội công dân.

2.2.2.2. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ

nghĩa và dân chủ tư sản trên lĩnh vực kinh tế

Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất, quyết định thực chất của dân

chủ, cũng là nội dung cho thấy sự khác biệt mang tính bản chất giữa dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Về thực chất, dân chủ trong kinh tế là tôn trọng

và bảo đảm hài hòa các lợi ích, trước hết là lợi ích của người lao động. Nhà nước

phải thông qua cơ chế lợi ích, các nhân tố kích thích, các đòn bẩy kinh tế mà

khuyến khích, thúc đẩy người lao động quan tâm tới sản xuất, nâng cao năng suất

lao động và gắn bó với công việc.

2.2.2.3. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân

chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa – xã hội

Dân chủ là một phạm trù phản ánh một hiện tượng xã hội, một quan hệ xã hội

khách quan ghi đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể. Nội dung cốt lõi của dân chủ là

khát vọng về tự do, bình đẳng của người dân.

2.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC

BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.3.1. Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời trong sự tác

động của những điều kiện lịch sử khác nhau

Nền dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều không xuất hiện ngẫu

nhiên mà có tính tất yếu. Nó không xuất hiện tùy ý, tùy tiện theo ý muốn chủ quan

của con người mà theo yêu cầu khách quan của lịch sử. Nó ra đời trong những

Page 17: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

15

điều kiện lịch sử nhất định. Dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa -

xã hội nhất định mà dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời và mang

những điểm tương đồng và khác biệt với nhau.

2.3.2. Tính chất của các nền dân chủ tác động và quy định sự tương đồng

và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

Những tính chất cơ bản của các nền dân chủ tác động và làm cho dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có sự tương đồng nhưng mặt khác lại có

những khác biệt căn bản.

Tính giai cấp của dân chủ.

Tính nhân loại của dân chủ

Tính nhân dân của dân chủ:

Tính lịch sử và tính kế thừa của dân chủ

2.3.3. Yếu tố thời đại tác động đến những điểm tương đồng và khác biệt

giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

Ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định nhưng mỗi thể chế dân chủ

tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn bị chi phối bởi yếu tố thời đại làm cho

chúng có xu hướng phát triển khác nhau. Bởi thế, bối cảnh thời đại được coi là

yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tương đồng hay khác biệt giữa chế độ dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đương đại.

Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới đầy những biến động khôn

lường. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, thế giới có nhiều biến đổi

nhanh chóng, phức tạp và sâu sắc trên nhiều mặt, cả về kinh tế, chính trị, quân

sự, và khoa học - công nghệ, trong đó, có những đặc điểm, xu hướng nổi bật và

có cả những chấn động bất ngờ, biến hóa khôn lường, đầy kịch tính. Những sự

kiện lịch sử, những đặc điểm, xu hướng vận động ấy của thế giới tác động, ảnh

hưởng đến xu hướng cũng như thể chế, phương thức thực hành dân chủ tư sản và

dân chủ xã hội chủ nghĩa của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, đáng chú ý là

những tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức,

toàn cầu hóa.

Page 18: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

16

Chương 3

THỰC CHẤT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG, KHÁC BIỆT

GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. THỰC CHẤT NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT

GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

3.1.1. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị

Thứ nhất, trên phương diện là một phạm trù chính trị, cả dân chủ tư sản và

dân chủ xã hội chủ nghĩa đều đề cao nguyên lý “quyền lực nhà nước thuộc về

nhân dân. Tuy nhiên, bản chất giai cấp của hai kiểu nhà nước lại khác nhau.

Thứ hai, cả dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều phải thực hành

dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, vai trò, cơ cấu và

mối quan hệ giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở hai kiểu nhà nước

khác nhau.

Thứ ba, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa biểu hiện ra những quan

hệ giữa các tổ chức và quan hệ xã hội mang những tính chất khác nhau.

3.1.2. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế

Chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đều bị quy định

bởi trình độ phát triển của kinh tế. Theo đó, chế độ dân chủ tư sản lấy sự nảy sinh,

tồn tại và phát triển của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa làm cơ sở cho sự tồn tại

của mình. Trong khi đó, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa lại lấy sự nảy sinh, tồn

tại và phát triển của sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất làm cơ sở cho sự tồn tại

của mình. dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

3.1.3. Thực chất những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Thứ nhất, ở phương diện xã hội, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa

đều được thể hiện với tính cách là phương thức tổ chức, quản lý và hoạt động của

Page 19: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

17

tổ chức và xã hội. Tuy nhiên, cách thức thực hiện, tổ chức, quản lý và hoạt động

của tổ chức và xã hội lại có sự khác nhau mang tính bản chất.

Thứ hai, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa đều là giá trị tiến bộ xã

hội, đều thừa nhận những quyền tự do, bình đẳng của công dân.

3.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ

KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY

3.2.1. Thành tựu của sự vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt

giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Về nhận thức, qua 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã nhận

thức về dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ

và sâu sắc hơn. Đó cũng là thành tựu của sự vận dụng đúng đắn hơn, đầy đủ

hơn những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã

hội chủ nghĩa.

Về thực tiễn, thành tựu vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa

dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem xét trên một số lĩnh vực cơ

bản là chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Trên lĩnh vực chính trị: Trong quá trình vận dụng đúng đắn những điểm

tươnng đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, học hỏi kinh

nghiệm và những ưu điểm của dân chủ tư sản trong lĩnh vực chính trị, qua hơn 30

năm đổi mới ở nước ta, dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn

thể và xã hội, trong tổ chức và hoạt động của các cơquan dân cử được mở rộng

và có những bước tiến mới.

Trên lĩnh vực kinh tế: Điểm nổi bật thể hiện sự vận dụng điểm tương đồng

và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta qua hơn 30

năm đổi mới là đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức

tổ chức kinh doanh, hình thức phân phối, bình đẳng trước pháp luật, hoạt động

theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, tạo nên

điều kiện nền tảng cho việc thực hành và phát huy dân chủ.

Page 20: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

18

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội: Qua hơn 30 năm đổi mới, dân chủ trong lĩnh

vực văn hóa - xã hội đã được mở rộng và nâng lên một bước. Nhiều văn bản pháp

luật đã cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, phù hợp hơn với điều

kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Nước ta đã có nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm các quyền con người, quyền

công dân.

3.2.2. Hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình

vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân

chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay

3.2.2.1. Hạn chế trong quá trình vận dụng những điểm tương đồng và

khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền

dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Về nhận thức: Trong quá trình vận dụng những điểm tương đồng và khác

biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhận thức và nghiên cứu lý

luận về bản chất của dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam hiện nay vẫn chưa đầy đủ và hệ thống, chưa lý giải và làm sáng tỏ nhiều vấn

đề do thực tiễn đặt ra; chưa đạt được nhiều kết quả có giá trị định hướng, mang

tính đột phá cho quá trình đổi mới, xây dựng và phát huy dân chủ.

Về thực tiễn: Trong vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa

dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực tiễn xây dựng và phát huy nền

dân chủ ở Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập.

Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, Việt Nam thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từ một xã hội tiền

tư bản.

Hai là, thực hành dân chủ trong Đảng và trong Nhà nước chưa đạt hiệu quả

cao nên ảnh hưởng đến thực hành dân chủ trong xã hội.

Ba là, trình độ dân trí chưa cao, các điều kiện để thực hành dân chủ còn rất

thiếu và yếu, chưa có ý thức pháp luật cũng có ảnh hưởng quan trọng đến thực

hành dân chủ.

Page 21: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

19

3.2.2.2. Những vấn đề đặt ra

Thứ nhất, nhận thức và vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa

dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ còn theo tư duy cũ, hoặc tuyệt đối hóa sự

khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, ca ngợi một chiều tính

ưu việt của dân chủ xã hội chủ nghĩa; hoặc phủ nhận sạch trơn những giá trị tiến

bộ mà dân chủ tư sản mang lại với tư cách là một thành tựu của nhân loại. Điều đó

chỉ càng làm doãng hơn sự khác biệt giữa các nền dân chủ.

Thứ hai, nhận thức và vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa

dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam còn có độ vênh đáng kể giữa lý luận và thực tiễn.

Chương 4

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG NHỮNG

ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN

VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG XÂY DỰNG

NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG

VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

4.1.1. Vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam phải trên cơ sở nhận thức đúng và vận dụng, phát triển

sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất

biện chứng với lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thứ hai, theo tinh thần khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, việc nhận thức các tư tưởng, quan điểm về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây

dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải trong tổng thể, trong hoàn cảnh cụ thể,

trong quá trình phát triển biện chứng và khi vận dụng nhất thiết phải tùy theo hoàn

cảnh lịch sử.

Page 22: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

20

Thứ ba, giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ

được tạo nên bởi sự đúng đắn, sâu sắc từ nội dung các quan điểm, tư tưởng mà

quan trọng hơn là giá trị về phương pháp luận toát lên từ những tư tưởng và quan

điểm đó.

4.1.2. Vận dụng những điểm tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ

xã hội chủ nghĩa trong nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng

nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải gắn với việc chủ động đấu

tranh chống quan điểm, hành động sai trái, thù địch

Một là, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất,

toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội

chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường

hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Hai là, kết hợp tuyên truyền, phổ biến thông tin lý luận, thực tiễn về dân chủ,

nhân quyền với đấu tranh lý luận về dân chủ, nhân quyền một cách công khai,

rộng rãi trên các phương tiện thông tin khoa học chuyên ngành, thông tin đại

chúng, nhất là trên mạng thông tin toàn cầu.

Ba là, đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu

tranh tư tưởng, lý luận xung quanh vấn đề về dân chủ, nhân quyền.

Bốn là, phải đặc biệt coi trọng việc hiện thực hóa tư tưởng, lý luận về dân chủ

xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

4.1.3. Vận dụng những điểm tương đồng giữa dân chủ tư sản và dân chủ

xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

phải gắn với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế vận động khách quan

của thời đại

Cần nhận thức rõ:

Thứ nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một

cuộc biến đổi to lớn, khó khăn và sâu sắc chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta.

Thứ hai, nước ta thực hiện đổi mới, xây dựng phát triển nền dân chủ xã hội

chủ nghĩa trong điều kiện chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào cộng sản, công

Page 23: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

21

nhân quốc tế có những bước hồi phục nhưng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn,

thử thách.

Thứ ba, tính quá độ là một đặc điểm khách quan nổi bật của nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa ở nước ta. Đến nay, có mặt đã ở trình độ dân chủ xã hội chủ nghĩa,

có khía cạnh đang là định hướng xã hội chủ nghĩa, có khía cạnh còn ở trình độ

thấp hơn nữa. Công cuộc xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở

nước ta phải làm rất nhiều công việc phức tạp mang tính quá độ.

4.2. GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC VẬN DỤNG NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG

ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ TƯ SẢN VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2.1. Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để làm rõ những nội dung

cần vận dụng từ những kinh nghiệm xây dựng nền dân chủ của các quốc gia

trên thế giới

Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa; kinh nghiệm xây dựng nền dân chủ của các

quốc gia trên thế giới nhằm vận dụng đúng đắn, đầy đủ hơn vào công cuộc xây

dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

4.2.2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng dân chủ xã hội

chủ nghĩa

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong ba trụ cột cơ bản

của thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (cùng với nhà nước pháp

quyền và các tổ chức xã hội tự nguyện, hợp pháp của nhân dân).

4.2.3. Xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực

sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao

nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện tốt chức năng lập

pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với

hoạt động của Nhà nước; Bảo đảm để Hiến pháp và pháp luật xã hội chủ nghĩa giữ

Page 24: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

22

vai trò tối thượng; Trong tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước trước hết phải

bảo đảm thực hiện nguyên tắc phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm

soát có hiệu quả giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; Xây dựng đội

ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tuỵ phục vụ nhân dân, có

tính chuyên nghiệp cao; Giáo dục, tuyên truyền pháp luật để hình thành ý thức

pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, hình thành văn hoá pháp luật cho nhân dân

là một việc rất quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

4.2.4. Củng cố, phát triển cơ sở xã hội của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

và nâng cao năng lực thực hành dân chủ của người dân

Cần thống nhất nhận thức cơ sở xã hội đó là các tổ chức xã hội tự nguyện,

hợp pháp của nhân dân. Hình thức tồn tại của tổ chức này là các hội, hiệp hội,

câu lạc bộ, nhóm xã hội. Yêu cầu các tổ chức này không trái với các quy định

pháp luật, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội. Chức năng các tổ chức này vừa

đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vừa tham gia các hoạt

động cộng đồng.

Trình độ phát triển của một chế độ dân chủ không chỉ phụ thuộc vào việc trao

quyền lực cho nhân dân như thế nào, mà quan trọng hơn là người dân có đủ năng

lực, điều kiện và trình độ để sử dụng và thực hiện các quyền đó hay không.

4.2.5. Tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xây dựng,

chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hành dân chủ trong Đảng nhằm

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta vận động, phát triển như thế nào

trước hết là do Đảng quyết định. Do đó, đòi hỏi Đảng phải thường xuyên đổi mới,

chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, nhất là phải ra sức thực

hành dân chủ trong nội bộ tổ chức của mình. Đây là giải pháp cơ bản có ý nghĩa

tiên quyết đối với những bước tiến của lý luận, thực tiễn dân chủ xã hội chủ nghĩa

ở nước ta trong chặng đường phát triển tiếp theo.

Page 25: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

23

KẾT LUẬN

1. Trên cơ sở tổng quan các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả

trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa,

dân chủ tư sản, luận án đã luận giải về thuật ngữ "dân chủ", quan niệm của chủ

nghĩa Mác - Lênin về dân chủ, dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mặt

khác, luận án cũng đã phân tích hai khái niệm cơ bản là khái niệm "tương đồng"

và khái niệm "khác biệt", so sánh cặp khái niệm này trong mối quan hệ với cặp

phạm trù "cái chung" và "cái riêng" để thấy tính biện chứng của sự "tương đồng"

và "khác biệt"; từ đó rút ra khẳng định rằng: giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội

chủ nghĩa có những điểm tương đồng và những điểm khác biệt. Sự tương đồng và

khác biệt giữa chúng có khi là bản chất, có lúc chỉ mang tính tương đồng, chuyển

hóa lẫn nhau, trong tương đồng có khác biệt và ngược lại.

Từ đó, luận án đã nêu lên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn chủ yếu để phân

tích, đánh giá thực chất những nội dung tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, luận giải những vấn đề đặt ra trong nhận thức và

vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền dân chủ này trong xây

dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

2. Nghiên cứu thực chất những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội về

sự tương đồng và khác biệt giữa dân chủ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ

nghĩa cho thấy: giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có những điểm

tương đồng vì chúng đều phản ánh khía cạnh, nội dung của chế độ chính trị, những

phạm trù của đời sống xã hội; giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa có

những điểm khác biệt căn bản trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.

Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

ra đời sau, kế thừa các giá trị tích cực của các nền dân chủ trước đó, trong đó có

dân chủ tư sản.

Việt Nam đã vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư

sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy

nhiên, những hạn chế cũng còn tồn tại rất lớn mà nguyên nhân chính được chỉ ra là

do Việt Nam thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa từ một xã hội tiền tư bản;

thực hành dân chủ trong Đảng và trong Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao nên ảnh

hưởng đến thực hành dân chủ trong xã hội; trình độ dân trí chưa cao, các điều kiện

để thực hành dân chủ còn rất thiếu và yếu, chưa có ý thức pháp luật cũng có ảnh

hưởng quan trọng đến thực hành dân chủ.

Page 26: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

24

Yêu cầu đặt ra đối với việc vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa

dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam hiện nay là cần vận dụng trên cơ sở nhận thức đúng, phát triển

sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ; hai là phải gắn

với việc chủ động đấu tranh chống quan điểm, hành động sai trái, thù địch; ba là

phải gắn với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế khách quan của thời đại.

3. Dân chủ là một giá trị phổ biến của toàn nhân loại. Lịch sử phát triển của

các nước trên thế giới cho thấy, quốc gia nào cũng cố gắng hướng tới thực hiện

dân chủ theo quan niệm, cách thức, phương pháp của mình trên cơ sở phù hợp với

điều kiện lịch sử cụ thể. Không có mô hình chung về dân chủ cho tất cả các nước.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng việc thực hành dân chủ ở mỗi nước đều có

những điểm hợp lý cũng như những hạn chế nhất định.

Nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ tư sản và dân

chủ xã hội chủ nghĩa, từ đó có những đánh giá khách quan thành tựu dân chủ tư

sản, tính chất, trình độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam là cơ sở khoa học để tiếp thu có chọn lọc các giá trị dân chủ của

nhân loại được biểu hiện ở chủ nghĩa tư bản. Có thể khẳng định rằng đó là sự phát

triển trình độ dân chủ của văn minh nhân loại được biểu hiện ở chủ nghĩa tư bản

chứ không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Việt Nam không tiếp thu

bản chất giai cấp của dân chủ tư sản, nhưng tiếp thu, học tập các hình thức thực

hiện để đảm bảo quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Chỉ khi nhận thức

dân chủ trong thời kỳ quá độ khác với dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa, mới

cho phép học tập, vận dụng, thực hiện đa dạng các hình thức dân chủ khác nhau.

Đó cũng là sự phù hợp của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ.

Trong khi chưa tìm ra những hình thức đặc thù để thực hiện dân chủ xã hội

chủ nghĩa, cần mạnh dạn nghiên cứu, áp dụng những hình thức dân chủ mà nhân

loại đã trải qua, được thực tiễn kiểm nghiệm là hiệu quả để vận dụng, ví như: nhân

dân trực tiếp thể hiện ý kiến của mình trước các vấn đề lớn của đất nước thông qua

trưng cầu dân ý; cơ chế cụ thể để nhân dân bãi miễn đại biểu của mình khi không

còn phù hợp, hoặc trực tiếp lựa chọn người lãnh đạo của mình thông qua bầu cử...

4. Trong điều kiện mới, để tiếp tục đổi mới tư duy, phát triển nhận thức lý

luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam cần tập trung giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn đặt ra trên cơ sở tuân thủ

những nhóm giải pháp cơ bản với giải pháp cụ thể.

Page 27: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI …hcma.vn/Uploads/2018/8/8/TT _ Thu Mai_.pdfhỌc viỆn chÍnh trỊ quỐc gia hỒ chÍ minh lÊ thỊ

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đỗ Thị Thạch, Lê Thị Thu Mai (2014), Nền dân chủ ở Cộng hòa Ấn Độ và

tham chiếu ở Việt Nam, tại trang http://cis.org.vn, ngày 12/8.

2. Lê Thị Thu Mai (2017), "Tư tưởng của V.I. Lênin về chuyên chính vô

sản và sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong

bối cảnh hiện nay", Tạp chí Giáo dục và xã hội, (139) , tr.54-58.

3. Lê Thị Thu Mai (2017), "Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về

dân chủ", Tạp chí Dạy và học ngày nay, (9), tr.13-14.