Top Banner
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Biên soạn: ThS. NGÔ KIM PHƯỢNG - chủ biên TS. LÊ THỊ THANH HÀ - ThS. LÊ MẠNH HƯNG ThS. LÊ HOÀNG VINH LỜI MỞ ĐẦU Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và vươn xa hơn nữa là gia tăng giá trị của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh đơn lẻ một mình mà có quan hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng... Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và mức độ rủi ro khi đầu tư vốn. Trong khi dó các chủ nợ lại quan tâm đến khả năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho các doanh nghiệp phát triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
410

Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Mar 16, 2018

Download

Documents

trandien
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Biên soạn:

ThS. NGÔ KIM PHƯỢNG - chủ biên

TS. LÊ THỊ THANH HÀ - ThS. LÊ MẠNH HƯNG

ThS. LÊ HOÀNG VINH

LỜI MỞ ĐẦU

Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và

vươn xa hơn nữa là gia tăng giá trị của công ty. Trong nền kinh tế thị trường,

các doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh đơn lẻ một mình mà có quan

hệ với các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý nhà nước, khách

hàng... Các nhà đầu tư hiện hành hay tiềm năng khi quyết định đầu tư vốn

vào doanh nghiệp rất quan tâm đến khả năng sinh lời trên đồng vốn đầu tư và

mức độ rủi ro khi đầu tư vốn. Trong khi dó các chủ nợ lại quan tâm đến khả

năng trả gốc và lãi của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. Các cơ quan quản

lý nhà nước lại quan tâm đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa

ra các chính sách kinh tế - tài chính phù hợp, sao cho các doanh nghiệp phát

triển đúng hướng và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Nhìn chung, các nhà quản trị doanh nghiệp và các bên có liên quan đến

doanh nghiệp đều muốn biết tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế

nào, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán... Để có câu trả lời

cho các vấn đề nêu trên họ phải thực hiện việc phân tích tình hình tài chính

của doanh nghiệp.

Tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi

vì tài chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn, sử dụng

vốn và làm thế nào để đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được lớn lên, có

nghĩa là đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả. Để

Page 2: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và duy trì hoạt động của công ty một

cách ổn định, đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tài chính phù hợp và đảm

bảo được khả năng thanh toán.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là yêu cầu không thể thiếu đối với các

nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước trong

việc đưa ra các quyết định kinh tế. Vì vậy phân tích tài chính cũng là một môn

học quan trọng và cần thiết trong chương trình đào tạo đại học, chuyên ngành

kinh tế.

Cuốn sách Phân tích tài chính doanh nghiệp là tài liệu tham khảo có giá

trị cả về lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. Ngoài những lý thuyết cơ bản,

chuyền sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp, cuốn sách còn tập hợp các

tình huống phân tích trên cơ sở số liệu thực tế của nhiều loại hình doanh

nghiệp.

Sách do tập thể giảng viên Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học

Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh biên soạn, là tài liệu hữu ích dùng để học tập và

nghiên cứu cho sinh viên và những người đang làm công tác thực tế tại

doanh nghiệp và ngân hàng. Các giảng viên tham gia biên soạn giáo trình

gồm có:

ThS. Ngô Kim Phượng (Chủ biên)

TS. Lê Thị Thanh Hà

ThS. Lê Mạnh Hưng

ThS. Lê Hoàng Vinh

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với

những kết quả đạt được và sẽ tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Rất

mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để cuốn

sách được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn.

Tập thể tác giả

Page 3: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một nội dung chính của phân tích hoạt động doanh nghiệp

Hoạt động doanh nghiệp bao gồm tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu mua các yêu tố đầu vào, dự trữ,

sản xuất và tiêu thụ. Các hoạt động của doanh nghiệp có thể phân chia thành

các lĩnh vực như sản xuất, tiếp thị bán hàng và quản lý tài chính. Tất cả

những hoạt động của doanh nghiệp luôn luôn bị chi phối bởi các qui luật của

thị trường như qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh và trên tất cả là sự chi

phối của cơ chế quản lý kinh tế tài chính do Chính phủ qui định trong từng

thời kỳ.

Hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp. Những nhân tố bên trong thường là những

nhân tố chủ quan do quá trình tổ chức quản lý gây ra, là những nhân tố thể

hiện tính đặc thù của từng doanh nghiệp riêng biệt. Những nhân tố bên ngoài

tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thường được gọi là những nhân tố

khách quan, đó là những nhân tố chịu sự tác động của cơ chế chính sách,

của sự biến động trong môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát, suy thoái kinh

tế, hoặc có thể là những nhân tố tác động trong phạm vi từng ngành sản xuất

kinh doanh như dịch bệnh hoặc sự ra đời của một công nghệ mới...

Hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục, rất phong phú và phức

tạp, được thể hiện qua các số liệu kế toán, thống kê. Các con số kế toán

thống kê phản ảnh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về mặt số

lượng, chất lượng, về mặt giá trị, tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí

của doanh nghiệp, thông qua đó các nhà quản lý có thể phân tích đánh giá

hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra những biện pháp

quản lý ngày càng hiệu quả hơn.

Page 4: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Phân tích hoạt động doanh nghiệp bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của

doanh nghiệp, gồm các nội dung sau:

- Phân tích tình hình và kết quả sản xuất của doanh nghiệp: kết quả sản

xuất của doanh nghiệp thể hiện ở khối lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng

sản phẩm, mặt hàng sản xuất và kết cấu mặt hàng. Phân tích kết quả sản

xuất nhằm đánh giá quá trình tổ chức quản lý sản xuất, xác định nguyên nhân

ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp và đề ra các biện pháp

khai thác tiềm năng nâng cao kết quả sản xuất cả về mặt số lượng và chất

lượng. Nội dung phân tích này được thực hiện đối với các doanh nghiệp trong

lĩnh vực sản xuất.

- Phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất: tư liệu lao động, đối

tượng lao động và sức lao động là các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.

Việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất sẽ có tác động

tích cực đến kết quả sản xuất. Phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất là

tập trung đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với kết quả sản xuất, qua đó tìm

các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tiết kiệm nguyên

vật liệu và tăng năng suất lao động trong hoạt động sản xuất.

- Phân tích giá thành sản phẩm: Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ

là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh mọi ưu nhược điểm trong quá trình

tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản

phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp nhằm nâng

cao hiệu quả kinh doanh. Phân tích giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh

nghiệp xác định được các chi phí sản xuất hợp lý và chi phí sản xuất bất hợp

lý, từ đó có biện pháp cụ thể để cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết.

- Phân tích tình hình tiêu thụ: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện

giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ tính hữu ích

của sản phẩm được xác định, từ đó chứng tỏ năng lực kinh doanh và vị thế

của doanh nghiệp trên thị trường. Phân tích tình hình tiêu thụ là tập trung

đánh giá tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm, hàng hóa, tìm hiểu những

Page 5: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và tìm các biện pháp để tăng

doanh số và lợi nhuận bán hàng.

- Phân tích tình hình tài chính: Phân tích tình hình tài chính của doanh

nghiệp bao gồm các công việc như phân tích nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn

huy động, hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn... Phân tích tài

chính doanh nghiệp tập trung vào việc đánh giá năng lực tài chính của doanh

nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau.

Hoạt động doanh nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực, do đó phân tích hoạt

động doanh nghiệp cũng phải bao trùm tất cả cấc lĩnh vực hoạt động của

doanh nghiệp. Các mặt hoạt động của doanh nghiệp chỉ có tính độc lập tương

đối, chúng có mối liên hệ với nhau vô cùng chặt chẽ, mỗi lĩnh vực hoạt động

là mỗi mắt xích trong dây chuyền hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất

của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, phân tích hoạt động của doanh nghiệp

nếu tách bạch riêng từng mảng sẽ kém hiệu quả.

Vì vậy, phân tích hoạt động doanh nghiệp chính là quá trình đi sâu

nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các nhân tố đến

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các số

liệu phản ảnh của bộ phận kế toán, thống kê, để làm cơ sở đưa ra quyết định

và biện pháp quản lý hiệu quả.

1.1.2. Khái hiệm, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung phân tích

hoạt động doanh nghiệp. Phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong

việc đánh giá hiệu quả quản lý chi phí, hiệu quả trong việc quản lý tài sản

cũng như việc duy trì một cơ cấu tài chính phù hợp nhằm cân bằng giữa hai

mục tiêu là gia tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội

dụng, kết cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài

chính để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua việc so

sánh với các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra hoặc so với các doanh

Page 6: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

nghiệp cùng ngành nghề, từ đó đưa ra quyết định và các giải pháp quản lý

phù hợp.

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nội dung

cụ thề sau:

- Phân tích chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh: Đánh giá kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp qua tốc độ tăng (giảm), xu hướng biến động

của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, mức độ hiệu

quả và hợp lý trong việc tiết kiệm chi phí...

- Phân tích cơ cấu tài chính: Đánh giá tính hợp lý trong việc phân bổ

nguồn lực về cơ cấu nguồn vốn huy động hay còn gọi là cơ cấu tài chính qua

việc xem xét biến động nguồn vốn, sử dụng vốn, vốn lưu động và nguồn tài

trợ vốn lưu động.

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Mục tiêu cuối cùng

của doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính quan trọng mà

tất cả các chủ thể có liên quan đến doanh nghiệp đều quan tâm. Tuy nhiên,

dưới góc độ tài chính phải xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với các

nguồn lực mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận như: tài sản, vốn

chủ sở hữu...

- Phân tích khả năng thanh toán: khả năng thanh toán thể hiện mức độ

đáp ứng cho việc chi trả các khoản vay, nợ trong ngắn hạn và dài hạn. Xem

xét khả năng thanh toán trong ngắn hạn để thấy được mức độ linh hoạt của

doanh nghiệp trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn đồng thời đánh giá

khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong dài hạn để thấy được sự vững

vàng của doanh nghiệp trong sử dụng vốn vay.

- Phân tích lưu chuyển tiền tệ: Phân tích lưu chuyển tiền tệ tập trung

vào việc xem xét tình hình biến động các dòng tiền, qua đó đánh giá khả năng

tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn vay và khả

năng chi trả cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của

doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở chênh lệch thu chi từ hoạt động kinh

Page 7: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

doanh thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các nguồn tài trợ vốn được

sử dụng cho những mục đích nào cũng được thể hiện trên báo cáo lưu

chuyển tiền tệ. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ người phân tích hiểu

rõ được tình hình tài chính của công ty hơn để có thể đưa ra những quyết

định kinh tế và quản lý phù hợp hơn.

1.1.3. Sự cần thiết khách quan phải phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là hoạt động có ý thức của con người. Hoạt động

này ngày càng được phát triển và yêu cầu hiệu quả ngày càng cao để doanh

nghiệp có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh và toàn cầu hóa. Yêu cầu

này đòi hỏi các nhà quản lý phải tổ chức ghi chép, phản ánh, phân tích và

đánh giá mọi khía cạnh của hoạt động tài chính. Chính yêu cầu khách quan

này mà môn học phân tích tài chính doanh nghiệp ra đời.

Quản trị tài chính là một khâu trọng yếu trong quản trị doanh nghiệp.

Quản trị tài chính quyết định hiệu quả trong kinh doanh. Nếu một doanh

nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ, có chiến

lược kinh doanh tốt và không ngừng gia tăng doanh thu, nhưng nếu không có

cơ chế quản lý tài chính tốt thì cũng không thể đạt được mục tiêu cuối cùng

trong kinh doanh là gia tăng lợi nhuận, gia tăng giá trị công ty. Phân tích tài

chính doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý thấy được những tồn tại trong cơ

cấu tài chính, trong việc quản lý tài sản, quản lý chi phí để từ đó đưa ra những

giải pháp quản lý tài chính hiệu quả.

Đối với ngân hàng khi cho vay các doanh nghiệp cũng phải dựa trên kết

quả phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính

của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và khả

năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong

hoạt động tín dụng. Nếu cho vay chỉ căn cứ vào tài sản đảm bảo thì hiệu quả

cho vay và chất lượng tín dụng không thể cải thiện được, vì tài sản đảm bảo

không phải là nguồn trả nợ chủ yếu mang lại từ những khoản vay có hiệu

quả.

Page 8: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Trong môi trường tài chính hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ về số

lượng cũng như qui mô của các công ty cổ phần đại chúng, đòi hỏi các nhà

đầu tư phải phân tích đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp để ra

quyết định đầu tư. Phân tích tài chính doanh nghiệp đóng một vai trò quan

trọng trong quá trình ra quyết định đầu tư và lựa chọn danh mục đầu tư. Nhà

đầu tư thận trọng không thể ra quyết định đầu tư theo xu hướng “bầy đàn” mà

phải ra quyết định đầu tư trên cơ sở kết quả đánh giá về hiệu quả hoạt động

công ty, tình hình tài chính lành mạnh và triển vọng phát triển của công ty.

Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng rất cần thiết đối với

nhà nước, với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, là người đưa ra các chính

sách quản lý kinh tế tài chính. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

nhằm giúp nhà nước đánh giá được những tác động của cơ chế và các chính

sách quản lý tài chính của nhà nước đôi với các doanh nghiệp để có cơ sở

điều chỉnh và hoàn thiện, không ngừng nâng cao hiệu quả cơ chế quản lý tài

chính của nhà nước đối với các doanh nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế

nói chung. Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi

nhà nước, dưới góc độ quản lý vĩ mô nền kinh tế, phải nghiên cứu nhằm hoàn

thiện các cơ chế quản lý tài chính phù hợp với các chuẩn mực quốc tế đồng

thời phù hợp với thực tiễn Việt Nam là yêu cầu hết sức cấp thiết và quyết định

hiệu quả của tiến trình hội nhập kinh tế. Ngoài ra các số liệu thống kê về các

hệ số tài chính trung bình của ngành cũng rất cần thiết cho việc phân tích

đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp cũng như đánh giá hiệu quả chung của

các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

1.1.4. Đối tượng của phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình tài

chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và lượng hóa tác

động của các nhân tố đối với tình hình và kết quả tài chính nhằm đưa ra kế

hoạch và biện pháp quản lý phù hợp. Vì vậy cơ sở để phân tích là thông tin,

số liệu, là các chỉ tiêu thể hiện tình hình và kết quả tài chính của doanh nghiệp

Page 9: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

được tổng hợp trên báo cáo tài chính cũng như các số liệu được tập hợp

trong hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp.

Số liệu thu thập là cơ sở để phân tích, nếu số liệu đầy đủ và chính xác

thì kết quả phân tích mới chính xác và có giá trị thực tiễn. Vì vậy có thể nói

yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, kết quả phân tích là cơ sở số liệu, là

yếu tố đầu vào, là đối tượng của phân tích.

Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp bao

gồm:

- Báo cáo tài chính: là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích

tài chính doanh nghiệp. Báo cáo kế toán tài chính phản ánh một cách tổng

quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin

chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, chủ

nợ, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thuế, cơ quan

thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... và cho các nhà quản trị doanh nghiệp để

giúp họ đánh giá, phân tích tình hình tài chính cũng như kết quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

Hệ thống báo cáo tài chính được Nhà nước quy định có tính chất bắt

buộc về mẫu biểu, phương pháp lập, đối tượng và phạm vi áp dụng cũng như

thời gian nộp báo cáo. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao

gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán sẽ có giá trị hơn một báo cáo

tài chính chưa được kiểm toán. Tuy nhiên, người phân tích phải lưu ý đến uy

tín của công ty kiểm toán đã cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho

Page 10: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

doanh nghiệp. Ngoài ra người phân tích cũng phải lưu ý đọc hết báo cáo kiểm

toán để biết chắc chắn rằng báo cáo tài chính được chấp nhận toàn bộ hay

chỉ được chấp nhận từng phần.

- Báo cáo kế toán quản trị: Báo cáo kế toán quản trị cung cấp những

thông tin cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp để giúp họ nắm bắt

được tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó giúp

họ điều hành tốt mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.

Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, nếu người phân tích

tiếp cận được với những thông tin từ báo cáo kế toán quản trị thì kết quả

phân tích sẽ sát với thực tế hơn. Những người phân tích bên ngoài doanh

nghiệp như các nhà đầu tư, các chủ nợ thường khó tiếp cận được đầy đủ với

nguồn thông tin này.

- Kế hoạch tài chính: Thông thường kế hoạch tài chính của doanh

nghiệp gồm kế hoạch tài chính ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn. Kế

hoạch tài chính ngắn hạn thường không quá 12 tháng, tập trung vào kế hoạch

tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản vay, nợ và cho đầu tư ngắn hạn

đối với các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi. Kế hoạch tài chính dài hạn có liên

quan đến các dự án đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Một

trong những căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch tài chính của doanh

nghiệp là kết quả phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp trong quá khứ và hiện tại. Và ngược lại, kế hoạch tài chính lại là số

liệu kỳ gốc để các nhà phân tích làm cơ sở so sánh, đánh giá tình hình thực

hiện kế hoạch và qua đó cũng kiểm định lại chất lượng hoạch định tài chính

của doanh nghiệp.

- Các nguồn thông tin khác: trong quá trình phân tích tài chính doanh

nghiệp người phân tích cần phải quan tâm đến các nguồn thông tin khác như:

thông tin về tình hình phát triển kinh tế quốc gia, ngành kinh tế mà doanh

nghiệp đang hoạt động và các ngành có liên quan. Ví dụ: doanh nghiệp thuộc

ngành vận tải hành khách có mối liên quan rất mật thiết với những diễn biến

của ngành sản xuất và kinh doanh xăng dầu. Hay ngành địa ốc có mối liện hệ

Page 11: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Các thông tin liên quan đến chính

sách kinh tế tài chính của chính phủ, thông tin về các đối thủ cạnh tranh...

cũng cần phải được chú ý xem xét trong quá trình phân tích.

Số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính là sơ sở quan trọng và chủ yếu

mà các nhà đầu tư cũng như ngân hàng sử dụng để phân tích, đánh giá tình

hình tài chính doanh nghiệp. Vì vậy nếu báo cáo tài chính được lập không

chính xác, không tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực trình bày các chỉ tiêu

trong báo cáo tài chính sẽ dễ dẫn đến kết quả phân tích đánh giá tình hình tài

chính doanh nghiệp thiếu chính xác và kém hiệu quả. Báo cáo tài chính được

kiểm toán là cơ sở làm tăng độ tin cậy cho các số liệu trên báo cáo tài chính,

tuy nhiên không loại trừ khả năng các báo cáo đã được kiểm toán vẫn có sai

sót do những nguyên nhân khách quan, chủ quan trong quá trình kiểm toán

gây ra. Do đó dù sử dụng báo cáo tài chính đã qua kiểm toán hay chưa được

kiểm toán, yêu cầu quan trọng đối với người phân tích là phải am hiểu nội

dung, ý nghĩa cũng như mối liên hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để

có thể đánh giá tính chất hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính mà

mình sử dụng để phân tích.

1.2. NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1. Các bước chung khi phân tích một chỉ tiêu kinh tế tài chính

Khi phân tích một chỉ tiêu tài chính nói riêng hoặc một chỉ tiêu kinh tế

nói chung phải trải qua ba bước chủ yếu: (1) Đánh giá khái quát thực trạng

của chỉ tiêu phân tích; (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân

tích; (3) Kết luận, nhận xét, ra quyết định và đề ra các phương hướng, giải

pháp quản lý.

(1) Đánh giá khái quát thực trạng của chỉ tiêu phân tích

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều khâu,

nhiều lĩnh vực. Từng khâu, từng lĩnh vực hoặc từng khía cạnh hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp được thể hiện trong một số các chỉ tiêu khác nhau.

Tùy theo mục đích phân tích mà sử dụng các chỉ tiêu phân tích cho phù hợp.

Page 12: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Để đánh giá thực trạng của vấn đề phân tích, ngoài những số liệu của kỳ

phân tích — còn gọi là kỳ nghiên cứu — ta cần có một cơ sở để so sánh —

còn gọi là kỳ gốc. Việc so sánh kỳ phân tích và kỳ gốc nhằm đánh giá doanh

nghiệp đang thực hiện hoặc đã thực hiện đến mức độ nào so với kế hoạch đã

đề ra hoặc so với kỳ trước, hoặc so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề.

Mỗi cơ sở so sánh sẽ cho ta đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau.

Nếu so sánh kỳ nghiên cứu với kế hoạch sẽ cho thấy tình hình thực

hiện so với kế hoạch để đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó

có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch đã đề

ra, hoặc rút kinh nghiệm cho công tác kế hoạch kỳ tới.

Nếu so sánh với kỳ trước sẽ cho thấy xu hướng phát triển của doanh

nghiệp để có những dự báo và đưa ra chiến lược phát triển.

Nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sẽ cho thấy vị trí

của doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh và mức độ hiệu quả của doanh nghiệp

so với các doanh nghiệp khác.

(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu phân

tích là nhiệm vụ trọng tâm của công tác phân tích. Các nhân tố ảnh hưởng

đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bao gồm những nhân tố khách quan

và chủ quan, nhân tố bên trong và bên ngoài. Thông qua mối quan hệ giữa

chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng được thiết lập dưới dạng một

tích số hoặc tổng số, ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

đến chỉ tiêu phân tích, đây chính là các nhân tố tác động bên trong hoặc tác

động trực tiếp đến chỉ tiêu phân tích. Ngoài ra, chỉ tiêu phân tích còn bị tác

động bởi những nhân tố khác mang tính chất gián tiếp, khách quan hoặc chủ

quan đến chỉ tiêu phân tích mà ta không thể lượng hoá được nhưng không

kém phần quan trọng mà người phân tích phải nhìn thấy được để có những

kết quả phân tích một cách toàn diện, đầy đủ và phong phú.

Page 13: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

có thể chia ra làm hai nhóm nhân tố ảnh hưởng:

- Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích mà có thể định

lượng được mức độ ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu phân tích, được gọi là các

nhân tố định lượng. Mức độ tác động của các nhân tố này có thể được định

lượng bằng các phương pháp phân tích nghiệp vụ được trình bày trong mục

3 của chương này.

- Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích mà chỉ có thể xác

định được xu hướng tác động của nó đến chỉ tiêu phân tích nhưng không thể

xác định được mức độ ảnh hưởng được gọi là các nhân tố định tính. Các

nhân tố này được phát hiện thông qua mối quan hệ của chỉ tiêu phân tích với

các chỉ tiêu khác bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh

nghiệp như tình hình kinh tế tài chính, xã hội trong và ngoài nước, chính sách

quản lý kinh tế tài chính của chính phủ...

(3) Phát hiện và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Ra các quyết định kinh tế tài chính trên cơ sở kết quả phân tích thể hiện

mục đích của phân tích. Đối với doanh nghiệp, sau khi phân tích mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích, các nhà quản

lý phải đánh giá nhân tố nào là nhân tố chủ yếu tác động đến chỉ tiêu phân

tích để có những biện pháp tác động phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại

hoặc tiếp tục phát huy để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với những người phân tích bên ngoài doanh nghiệp, thông qua kết

quả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sẽ có những đánh giá xác đáng

hơn về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để ra quyết định đầu

tư. Các chủ nợ sẽ quyết định nên cho doanh nghiệp vay hay không? Cho vay

bao nhiêu? Lãi suất bao nhiêu? Những điều kiện ràng buộc đưa ra đối với

doanh nghiệp như thế nào trong thời gian cho vay để hạn chế những rủi ro

cho các khoản nợ vay.

Page 14: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Đối với Chính phủ, trên cơ sở kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ đánh giá tác động của chính

sách quản lý kinh tế đối với các doanh nghiệp nhằm sửa đổi, bổ sung cho phù

hợp với tình hình thực tế và thúc đẩy phát triển kinh tế theo những mục tiêu

đã đề ra.

1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp phải được xác định trên

cơ sở mục đích yêu cầu của phân tích. Mục đích yêu cầu phân tích sẽ khác

nhau cho những chủ thể phân tích khác nhau. Có rất nhiều nhóm chủ thể

khác nhau có nhu cầu phân tích tài chính doanh nghiệp, có thể phân thành

hai nhóm chủ thể là những người quản trị doanh nghiệp và những người bên

ngoài doanh nghiệp.

(1) Nhiệm vụ phân tích tài chính đối với những người quản trị doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu gia tăng giá trị công ty, những người quản trị tài

chính phải đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và duy trì khả năng thanh

toán. Để gia tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ

chi phí cũng như quản lý sử dụng tài sản hợp lý, tiết kiệm. Để duy trì khả

năng thanh toán, công ty phải có một cơ cấu tài chính hợp lý, phải quản lý tốt

kế hoạch thu chi trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy nhiệm vụ của phân tích

tài chính đối với những người quản trị doanh nghiệp là phải phát hiện những

tồn tại trong quá trình quản lý tài chính của mình để có những giải pháp cụ thể

trong kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu tăng giá trị công ty.

(2) Nhiệm vụ phân tích tài chính đối với các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp

Nhu cầu tìm hiểu tình tình tài chính doanh nghiệp của các chủ thể bên

ngoài doanh nghiệp rất lớn, các chủ thể bên ngoài có nhu cầu phân tích tài

chính doanh nghiệp nhằm mục đích đầu tư, cho vay hoặc hợp tác kinh doanh

với doanh nghiệp.

Page 15: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Đối với các nhà đầu tư, mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp

nhằm đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng của

doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư. Vì vậy nhiệm vụ của phân tích tài chính

doanh nghiệp là phải đưa ra những đánh giá đúng về tình hình cơ cấu tài

chính công ty, khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính để thấy được những nhân tố khách

quan, chủ quan, cơ bản hay không cơ bản ảnh hưởng đến kết quả tài chính

của công ty để ra quyết định đầu tư phù hợp. Ngoài ra việc phân tích tài chính

công ty sẽ giúp các quỹ đầu tư xác định một danh mục đầu tư hiệu quả trên

sơ sở trung hòa lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư.

- Đối với các chủ nợ, các chủ nợ khi cho doanh nghiệp vay sẽ gánh

chịu rủi ro tín dụng, có nghĩa là rủi ro doanh nghiệp không hoàn trả gốc và lãi

đúng hạn. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, khi cung cấp các khoản tín dụng

ngắn hạn, chủ nợ thường tập trung vào việc đánh giá khả năng thanh toán

của doanh nghiệp qua cơ cấu tài chính, qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, qua

các hệ số hoạt động của doanh nghiệp. Các chủ nợ dài hạn thì sẽ tập trung

vào cơ cấu tài chính và khả năng sinh lời của vốn để đánh giá xem doanh

nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả không, vì hiệu quả sử dụng vốn sẽ ảnh

hưởng đến khả năng trả nợ trong dài hạn.

1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG PHÂN TÍCH

Phương pháp luận là cách thức chung để đi sâu xem xét, giải thích và

rút ra kết luận về một hiện tượng hoặc quá trình kinh tế nào đó. Phân tích tài

chính doanh nghiệp sử dụng các phương pháp phân tích khoa học, tư duy

biện chứng để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Vì vậy phân tích tài

chính doanh nghiệp lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

làm nền tảng, thể hiện ở những quan điểm tư duy cụ thể trong quá trình phân

tích như sau:

1.3.1. Xem xét các sự kiện kinh tế trong trạng thái vận động và phát triển

Page 16: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Phép duy vật biện chứng luôn luôn xem xét tự nhiên trong quá trình vận

động và không ngừng phát triển. Tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng

là một quá trình vận động và không ngừng biến đổi. Vì vậy khi phân tích tài

chính doanh nghiệp, phải nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính trong trạng thái

vận động và phát triển, phải xem xét cả hai mặt thời gian và không gian. Xem

xét về mặt thời gian sẽ cho thấy xu hướng phát triển của chỉ tiêu phân tích;

xem xét về mặt không gian sẽ cho thấy tính phát triển không đồng đều, đặc

điểm của đối tượng phân tích, từ đó cũng cho thấy những nguyên nhân ảnh

hưởng đến chỉ tiêu phân tích, những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa

các doanh nghiệp cùng ngành nghề về một chỉ tiêu tài chính trong cùng một

thời gian.

Ví dụ, nếu chỉ thấy suất sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp hiện tại

thì chưa thể đưa ra một nhận xét đánh giá nào được, nhưng nếu so sánh suất

sinh lời trên tài sản hiện tại với suất sinh lời trên tài sản ở những thời gian

trước, tức là nhìn nó trong quá trình vận động, sẽ cho phép ta đánh giá xu

hướng phát triển của chỉ tiêu này theo thời gian, từ đó có thể sử dụng các đặc

trưng thống kê để đánh giá mức độ rủi ro hoạt động của công ty. Nếu chỉ thấy

suất sinh lời trên tài sản ở một đơn vị, thì không thể đánh giá cao hay thấp,

phải so sánh suất sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp này với những doanh

nghiệp khác thì mới thấy được hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

đang ở mức độ nào. Đồng thời, thông qua những đặc điểm khác nhau giữa

các doanh nghiệp làm suất sinh lời trên tài sản giữa các doanh nghiệp khác

nhau, ta có thể thấy được nguyên nhân ảnh hưởng đến suất sinh lời trên tài

sản của từng doanh nghiệp.

Tóm lại, nguyên tắc phân tích tài chính dựa trên nguyên lý vận động và

phát triển yêu cầu khi phân tích một chỉ tiêu tài chính phải đặt nó trong một

thời gian và không gian cụ thể.

1.3.2. Đi sâu vào từng bộ phận cấu thành các chỉ tiêu tài chính để xem xét tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

Page 17: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Mỗi chỉ tiêu tài chính đều do nhiều bộ phận cấu thành, các bộ phận này

có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, xét về mặt triết học, mối quan

hệ này vừa mang tính thống nhất vừa mâu thuẫn. Vì vậy, để thấy được bản

chất của sự vận động và phát triển của một chỉ tiêu tài chính, phải đi sâu xem

xét mối quan hệ của các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu kinh tế đó. Đây là

một nội dung có ý nghĩa rất lớn đối với công tác phân tích.

Ví dụ: Khi phân tích chỉ tiêu suất sinh lời trên tài sản, ta phải biết suất

sinh lời trên tài sản là một chỉ tiêu được xác định bởi những yếu tố nào, chỉ

tiêu này chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào. Hiệu quả tiết kiệm chi phí

hoạt động, chính sách thuế và hiệu quả tiết kiệm vốn là những nhân tố ảnh

hưởng đến suất sinh lời trên tài sản của công ty.

1.3.3. Nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính trong mối quan hệ biện chứng giữa chỉ tiêu đó với các chỉ tiêu khác

Phép duy vật biện chứng xem tự nhiên, xã hội là một chỉnh thể thông

nhất, trong đó, sự vật và hiện tượng có mối quan hệ phụ thuộc và tác động

lẫn nhau. Vì vậy khi phân tích một chỉ tiêu tài chính cũng phải nghiên cứu chỉ

tiêu này trong mối quan hệ tác động qua lại với các chỉ tiêu khác, có như vậy

mới có thể thấy được một cách toàn diện và đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng

đến chỉ tiêu phân tích.

Do các sự kiện tài chính luôn có mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau

nên không thể phân tích một chỉ tiêu tài chính trong trạng thái cô lập, mà phải

đặt chỉ tiêu phân tích trong một bối cảnh cụ thể dưới sự tác động qua lại giữa

các chỉ tiêu kinh tế khác trong phạm vi doanh nghiệp, dưới tác động của môi

trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý của một vùng lãnh thổ và thậm chí

những tác động của các sự kiện kinh tế trong khu vực và thế giới.

Mối quan hệ giữa các sự kiện kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, ngoài tác động bởi những sự kiện kinh tế trong

cùng thời kỳ, nó còn chịu tác động bởi những sự kiện kinh tế xảy ra trước đó

và tác động của những sự kiện được dự báo trong tương lai. Ví dụ, sản

lượng sản xuất năm nay phải sụt giảm vì tình hình tiêu thụ kỳ trước gặp khó

Page 18: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

khăn, tồn kho đầu kỳ lớn. Ngược lại do chuẩn bị hàng bán cho kỳ tới, doanh

nghiệp tăng sản xuất trong kỳ này, làm gia tăng tồn kho thành phẩm cuối kỳ.

1.3.4. Rút ra những kết luận và nhận xét về chỉ tiêu phân tích và đề ra biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng giống như

những hiện tượng kinh tế xã hội, luôn luôn tồn tại mâu thuẫn và sự đấu tranh

giữa các mặt đối lập, giải quyết mâu thuẫn này thì mâu thuẫn khác phát sinh,

việc giải quyết tốt các mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Vì vậy phân

tích một chỉ tiêu tài chính, không những chỉ phân tích những nhân tố tác động

bên trong và bên ngoài đến chỉ tiêu phân tích, mà vấn đề quan trọng là rút ra

được bản chất của các tác động để xác định mâu thuẫn cơ bản nhằm đề ra

biện pháp giải quyết các mâu thuẫn một cách hiệu quả. Việc xác định đúng

mâu thuẫn còn giúp cho người phân tích rút ra những nhận xét, kết luận chính

xác về chỉ tiêu phân tích. Hiệu quả của công tác phân tích phụ thuộc phần lớn

vào trình độ nhận thức những nguyên nhân chủ yếu tác động đến kết quả

phân tích nhằm đưa ra kết luận đúng và giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Ví dụ: Hiện tại, doanh nghiệp đang bị lỗ vì chi phí cao, giá thành cao, để

giảm giá thành sản phẩm, phải tăng năng suất lao động, để tăng năng suất

lao động phải đầu tư đổi mới công nghệ, để đổi mới công nghệ phải cần vốn,

để huy động được vốn phải kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận nhưng

doanh nghiệp đang bị lỗ thì rất khó huy động thêm vốn. Vậy để giải quyết mâu

thuẫn này thì mâu thuẫn khác phát sinh, vì vậy ta phải giải quyết vấn đề từ

mâu thuẫn cơ bản, đó là phải tăng cường quản lý chi phí, cắt giảm những chi

phí không hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại trước

khi đổi mới công nghệ.

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ

1.4.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp phân tích chủ yếu được dùng

trong phân tích. Để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh

Page 19: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

nghiệp cần phải so sánh chỉ tiêu phân tích với các chỉ tiêu tương ứng của quá

khứ, của kế hoạch hoặc của các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, mỗi

cơ sở so sánh sẽ cho những kết quả đánh giá khác nhau về thực trạng của

chỉ tiêu phân tích. Các số liệu dùng làm cơ sở để so sánh được gọi là số liệu

kỳ gốc.

- Nếu kỳ gốc là số liệu quá khứ, kết quả so sánh sẽ cho thấy xu hướng

biến động của chỉ tiêu phân tích.

- Nếu kỳ gốc là số liệu kế hoạch, kết quả so sánh sẽ giúp đánh giá tình

hình thực hiện chỉ tiêu phân tích so với kế hoạch đề ra.

- Nếu kỳ gốc là số liệu của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, kết quả

so sánh sẽ cho thấy mức độ hiệu quả của doanh nghiệp so với các doanh

nghiệp cùng ngành khác.

Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu

dùng làm cơ sở so sánh phải có những điều kiện sau:

- Phải thống nhất nhau về nội dung phản ánh và phương pháp tính

toán.

- Phải được xác định trong cùng độ dài thời gian hoặc những thời điểm

tương ứng.

- Phải có cùng đơn vị tính.

Tùy theo mục đích yêu cầu phân tích, có thể sử dụng kỳ gốc và các chỉ

tiêu so sánh cho phù hợp. Phương pháp so sánh có thể sử dụng các số tuyệt

đối, số tương đối hoặc số bình quân.

(1) So sánh số tuyệt đối

Số tuyệt đối là con số biểu hiện qui mô, khối lượng, giá trị của một chỉ

tiêu nào đó, được xác định trong một khoảng thời gian và địa điểm cụ thể. Số

tuyệt đối có thể tính bằng thước đo hiện vật, giá trị hoặc giờ công, số tuyệt đối

là cơ sở dữ liệu ban đầu trong quá trình thu thập thông tin.

Page 20: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Cần phân biệt số tuyệt đối thời điểm và số tuyệt đối thời kỳ. Số thời kỳ

là giá trị tích lũy của một chỉ tiêu trong một khoảng thời gian, số thời điểm là

giá trị của một chỉ tiêu được xác định tại một thời điểm nhất định.

Mục đích của so sánh số tuyệt đối là để thấy được sự thay đổi hoặc sự

khác biệt về qui mô của một chỉ tiêu kinh tế.

Thí dụ lợi nhuận sau thuế của công ty X kế hoạch năm N:12 tỷ đồng;

thực tế thực hiện 13,2 tỷ đồng.

So sánh số tuyệt đối: 13,2 tỷ - 12 tỷ = 1,2 tỷ. 

Như vậy năm N công ty X đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về chỉ tiêu

lợi nhuận sau thuế là 1,2 tỷ đồng.

(2) So sánh số tương đối

Số tương đối là tỉ lệ hoặc một hệ số được xác định dựa trên cùng một

chỉ tiêu kinh tế nhưng được xác định trong khoảng thời gian hoặc không gian

khác nhau, hoặc có thể được xác định dựa trên hai chỉ tiêu kinh tế khác nhau

trong cùng một thời kỳ.

Có nhiều loại số tương đối, tùy theo mục đích và yêu cầu phân tích mà

sử dụng cho thích hợp.

- Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: là tỉ lệ giữa mức độ cần đạt được

theo kế hoạch đề ra so với mức độ thực tế đã đạt được về một chỉ tiêu kinh tế

nào đó. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch thể hiện mục tiêu mà doanh nghiệp

phải phấn đấu trong kỳ kế hoạch.

Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch = Số kế hoạch kỳ này / Số thực hiện

kỳ trước

Thí dụ:

Giá trị sản lượng năm N-1 của doanh nghiệp là 10 tỷ, kế hoạch năm N,

doanh nghiệp phải đạt được giá trị sản lượng là 12 tỷ.

Vậy tỉ lệ phấn đấu trong kế hoạch năm nay so với năm trước là: 12 tỷ /

10 tỷ = 120%.

Page 21: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Số tương đối hoàn thành kế hoạch: là tỉ lệ giữa mức độ thực tế đạt

được so với kế hoạch đề ra trong cùng một thời kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào

đó. Nó phản ánh tình hình hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế đó. Tùy

theo từng trường hợp, ta có thể sử dụng số tương đối hoàn thành kế hoạch

tính trực tiếp hoặc số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số tính chuyển.

Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính trực tiếp = Số thực hiện / Số kế

hoạch

Ví dụ: Giá trị sản lượng kế hoạch năm N của doanh nghiệp X: 12 tỷ;

thực tế giá trị sản lượng năm N đạt được 13,2 tỷ.

Số tương đối hoàn thành kế hoạch về giá trị sản lượng của doanh

nghiệp X năm N: 13,2 tỷ/12 tỷ = 110%.

Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo hệ số tính chuyển:

Trong thực tế có những chỉ tiêu không thể đánh giá mức độ hoàn thành

kế hoạch trực tiếp, vì sự biến động của nó được quyết định bởi sự biến động

của một chỉ tiêu khác. Trong trường hợp này, để đánh giá mức độ hoàn thành

kế hoạch của chỉ tiêu này phải điều chỉnh kế hoạch của chỉ tiêu này theo mức

độ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch theo hệ số tính chuyển = Số thực hiện / (Số

kế hoạch * Hệ số tính chuyển)

Trong đó, hệ số tính chuyển là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có

liên quan.

Ví dụ: Chi phí bán hàng của một công ty theo kế hoạch là 100 triệu,

thực tế là 90 triệu. Nếu so sánh số tuyệt đối, mức tiết kiệm chi phí bán hàng là

90 triệu — 100 triệu = - 10 triệu và tỉ lệ hoàn thành kế hoạch là 90 triệu/ 100

triệu = 90%. Tuy nhiên, đánh giá như vậy là không hợp lý vì chi phí bán hàng

chỉ được đánh giá là tiết kiệm khi tỉ lệ giảm chi phí bán hàng cao hơn tỉ lệ

giảm doanh thu. Giả sử doanh thu kế hoạch trong kỳ là: 1.000 triệu, doanh thu

thực tế là 800 triệu, như vậy tỉ lệ hoàn thành kế hoạch về doanh thu: 800/

1.000 = 80%. Trong trường hợp này ta thấy công ty đã không tiết kiệm chi phí

Page 22: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

bán hàng vì tỉ lệ hoàn thành kế hoạch về chi phí bán hàng là 90% trong khi tỉ

lệ hoàn thành kế hoạch về doanh thu là 80%. Vậy nếu theo định mức chi phí

bán hàng như kế hoạch, để thực hiện doanh thu 800 triệu, chi phí bán hàng

tương ứng sẽ là: 100 triệu X 80% = 80 triệu. Như vậy tỉ lệ hoàn thành kế

hoạch về chi phí bán hàng được xác định như sau:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch theo hệ số tính chuyển = 90 / (100 *

800/1000)

Như vậy công ty đã tăng chi phí bán hàng so với kế hoạch chứ không

tiết kiệm chi phí bán hàng như phương pháp tính tỉ lệ hoàn thành kế hoạch

trực tiếp.

- Số tương đối kết cấu: Số tương đối kết cấu biểu hiện tỉ trọng của từng

bộ phận chiếm trong tổng thể. Chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ, vị trí và vai

trò của từng bộ phận trong tổng thể.

Số tương đối kết cấu = Mức độ đạt được của bộ phận / Mức độ đạt

được của tổng thể.

- Số tương đối động thái: Số tương đối động thái thể hiện sự biến động

của một chỉ tiêu qua một khoảng thời gian gồm nhiều thời đoạn liên tiếp nhau.

Nó được xác định bằng tỉ lệ giữa mức độ đạt được của một chỉ tiêu qua hai

thời đoạn khác nhau. Nếu kỳ gốc được giữ cố định ở thời đoạn đầu của kỳ

phân tích, được gọi là số tương đối động thái kỳ gốc cố định; nếu kỳ gốc thay

đổi liên tục từ thời đoạn này sang thời đoạn khác, gọi là số tương đối động

thái kỳ gốc liên hoàn.

Số tương đối động thái = Số thực tế kỳ nghiên cứu / Số thực tế kỳ gốc

Số tương đối động thái kỳ gốc cố định cho thấy xu hướng phát triển của

một chỉ tiêu trong một khoảng thời gian dài, còn số tương đối động thái kỳ gốc

liên hoàn cho thấy tình hình biến động của một chỉ tiêu qua các thời đoạn liên

tiếp nhau.

Ví dụ: Có số liệu về giá trị sản lượng hàng hóa của công ty ABC hàng

quý, từ năm N đến năm N+1 như sau:

Page 23: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Bảng 1.1: Tình hình doanh thu của công ty ABC

Số TT

QuýDoanh thu

(triệu đồng)Tỉ lệ biến động so với quý l/N

Tỉ lệ biến động so với quý trước

1 l/N 1.980 100%

2 ll/N 1.800 91% 91%

3 lll/N 1.950 98% 108%

4 IV/N 2.080 105% 107%

5 l/N+1 2.430 123% 117%

6 ll/N+1 2.360 119% 97%

7 lll/N+1 2.680 135% 114%

8 IV/N+1 2.850 144% 106%

Tỉ lệ biến động của doanh thu qua các quý tương đối không đồng đều,

có quý tăng quý giảm, quý có tỉ lệ giảm thấp nhất là quý II/N (giảm 9%), quý

có tỉ lệ tăng cao nhất là quý I/N+1 (tăng 17%). Căn cứ vào tỉ lệ biến động của

doanh thu các quý so với quý I/N, ta thấy doanh thu có xu hướng tăng, tính

đến quý IV/N+1, doanh thu đã bằng 144% doanh thu quý I/N.

Hình 1.1. Doanh thu từ quý I/N đến quý IV/N+1 Doanh thu (triệu đồng)

Hình 1.1 thể hiện doanh thu của các quý trong năm N và năm N+1.

Trong 2 năm, quý II năm N là quý có doanh thu thấp nhất (1.800 triệu đồng)

và quý IV năm N+1 là quý có doanh thu cao nhất (2.850 triệu đồng).

Tỷ lệ biến động doanh thu mỗi quý và xu hướng biến động của doanh

thu được thể hiện trên Hình 1.2.

Hình 1.2. Tỷ lệ biến động doanh thu trong 2 năm

Tỷ lệ biến động

Tỉ lệ biến động so với quý I/N Tỉ lệ biến động so với quý trước

Page 24: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Số tương đối hiệu suất: số tương đối hiệu suất được xác định bằng tỉ

số giữa hai chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau,

được dùng để đánh giá hiệu quả, chất lượng của một mặt hoạt động nào đó.

Ví dụ:

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm N là 570 triệu, tổng vốn bình

quân của chủ sở hữu năm N là 3640 triệu. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu: 570 triệu/3640 triệu = 15,66%. Kết quả này cho thấy hiệu quả tạo ra trên

vốn đầu tư của chủ sở hữu.

(3) So sánh số bình quân

Trong quá trình phân tích, số bình quân được sử dụng để thể hiện giá

trị của một chỉ tiêu kinh tế trong những trường hợp:

- Chỉ tiêu kinh tế là số liệu được xác định theo thời điểm, thí dụ như tồn

kho, số lượng lao động, tiền tồn quỹ... Khi sử dụng các chỉ tiêu này để phân

tích trong một thời kỳ phải sử dụng số bình quân.

- Các chỉ tiêu được xác định theo thời kỳ, để thể hiện giá trị đạt được

trung bình trong một thời kỳ, nếu thời gian nghiên cứu gồm nhiều thời kỳ liên

tiếp nhau.

Có hai cách xác định số trung bình là trung bình cộng và trung bình

nhân:

- Trung bình cộng được dùng để xác định số trung bình tuyệt đối. Nếu

các quan sát rời rạc hoặc các quan sát có tần xuất xuất hiện bằng nhau, ta sẽ

sử dụng phương pháp trung bình cộng đơn giản. Nếu các quan sát có tần

suất xuất hiện khác nhau (trọng số khác nhau), ta phải sử dụng phương pháp

trung bình trọng số (bình quân gia quyền).

- Trung bình nhân được dùng để xác định số trung bình tương đối.

Ví dụ: Doanh thu trung bình hàng quý của công ty ABC trong 2 năm,

năm N và N+1 được xác định theo phương pháp trung bình cộng đơn giản:

Doanh thu trung bình hàng quý = (1980 +1800+ ... +2850) /8 = 2.266,25

Page 25: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tỷ lệ biến động trung bình hàng quý của doanh thu = căn bậc 7 của

(91% * 108% * … * 106%) – 1 = 5,37%

1.4.2. Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích trong trường hợp các nhân tố

có mối quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng một tích số.

Phương pháp loại trừ yêu cầu trình tự xác định mức độ ảnh hưởng của

các nhân tố phải theo đúng thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất

lượng. Vì vậy trong công thức xác định mối quan hệ của các nhân tố với chỉ

tiêu phân tích ta cần phân biệt nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng. Tuy

nhiên việc phân biệt nhân tố số lượng và chất lượng chỉ mang tính chất tương

đối mà thôi, vì khi xét mối quan hệ từ 3 nhân tố trở lên thì có những nhân tố

trung gian, có lúc nó đóng vai trò là nhân tố số lượng nhưng có lúc lại là nhân

tố chất lượng.

Ví dụ:

Chi phí nguyên vật liệu trong kỳ = Mức hao phí nguyên vật liệu để sản

xuất đơn vị sản phẩm * Số lượng sản phẩm sản xuất * Đơn giá xuất kho vật

liệu.

Trong ba nhân tố trên, số lượng sản phẩm sản xuất là nhân tố số

lượng, mức hao phí vật liệu để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm nếu xét trong mối

quan hệ với với nhân tố số lượng sản phẩm sản xuất thì nó đóng vai trò là

nhân tố chất lượng, nếu xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu đơn giá thì nó lại là

nhân tố số lượng, vì vậy mức hao phí vật liệu để sản xuất đơn vị sản phẩm là

nhân tố trung gian và đơn giá xuất kho là nhân tố chất lượng.

Phương pháp loại trừ có ba phương pháp tính toán cụ thể là:

- Phương pháp thay thế liên hoàn

- Phương pháp số chênh lệch

- Phương pháp hệ số

Page 26: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

(1) Phương pháp thay thế liên hoàn

Theo phương pháp thay thế liên hoàn, để xác định mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, ta xuất phát từ công thức xác định trị

số của chỉ tiêu phân tích kỳ gốc, lần lượt thay thế giá trị của các nhân tố kỳ

gốc bằng giá trị kỳ phân tích theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất

lượng. Ở mỗi bước thay thế, phải xác định trị số của chỉ tiêu phân tích khi mỗi

nhân tố thay đổi. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

được xác định bằng hiệu số của chỉ tiêu phân tích trước và sau khi có sự thay

đổi của chỉ tiêu đó.

Đặt:

Y- Chỉ tiêu phân tích

a- Nhân tố số lượng

b- Nhân tố trung gian

c- Nhân tố chất lượng

Ta có chỉ tiêu phân tích kỳ gốc: Yo = ao-bo-co

Chỉ tiêu phân tích kỳ nghiên cứu: Y1 = a1.b1.c1

Giả định các nhân tố đã được sắp xếp theo thứ tự từ nhân tố số lượng

đến chất lượng.

- Thay thế lần thứ nhất, ta có:

Y’ = a1.bo.Co

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a đến sự thay đổi của chỉ tiêu phân

tích:

Y(a) = Y’-Y0 = a1.bo.co — ao.bo.co

- Thay thế lần thứ hai, ta có:

Y” = a1.b1.co

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b đến sự thay đổi của chỉ tiêu phân

tích:

Page 27: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Y(b)= Y” – Y’ = a1.b1.co — a1.bo-Co

- Thay thế lần thứ ba, ta có:

Y’’’ = Y1 = a1.b1.c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c đến sự thay đổi của chỉ tiêu phân

tích:

Y(c) = Y1 - Y” = a1-b1.c1 – a1.b1-co

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích là:

Y = Y (a) + Y (b) + Y(c)

Ví dụ: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu

chính của doanh nghiệp X trong tháng 12/N với các số liệu cho ở bảng sau:

Bảng 1.2: Thông tin về chi phí nguyên vật liệu chính

Chỉ tiêu T11/N T12/N So sánh

1. Số lượng SP sản xuất (SP)-a 1.000 1.200 +200

2. Mức tiêu hao VLC để sx 1 đơn vị SP-b

(kg/SP)0,54 0,52 - 0,02

3. Đơn giá xuất kho VLC-c (1 000đ/kg) 120 125 +5

Tổng chi phí nguyên vật liệu chính - Y 64.800 78.000 +13.200

Tổng chi phí nguyên vật liệu chính tháng 12 tăng so với tháng 11 là do

số lượng sản phẩm sx tăng, mức hao phí VLC để sản xuất đơn vị sản phẩm

giảm và đơn giá xuất kho vật liệu tăng. Vận dụng phương pháp thay thế liên

hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố theo thứ tự từ nhân tố

số lượng đến nhân tố chất lượng.

* Mức độ ảnh hưởng của số lượng sản phẩm tiêu thụ

Thay số lượng SP tiêu thụ kỳ gốc bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ

nghiên cứu vào công thức xác định tổng chi phí vật liệu chính kỳ gốc, ta có:

Y = 1200 X 0,54 X 120 = 77.760

Page 28: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Y(a) = Y’ – Yo = 77.760 - 64.800 = 12.960

Như vậy do số lượng sản phẩm sản xuất tăng làm chi phí vật liệu chính

tăng 12.960.

* Mức độ ảnh hưởng của mức hao phí vật liệu chính trên một đơn vị sản phẩm.

Thay mức hao phí vật liệu chính trên 1 đơn vị SP kỳ gốc bằng mức hao

phí vật liệu chính trên 1 đơn vị SP kỳ phân tích vào Y1, ta có:

Y’’ = 1200 X 0,52 X 120 = 74.880

Y(b) = Y’’ - Y’ = 74.880 - 77.760 = - 2.880

Như vậy do mức hao phí vật liệu chính để sản xuất một đơn vị sản

phẩm làm chi phí vật liệu chính giảm 2.880.

* Mức độ ảnh hưởng của đơn giá xuất kho vật liệu chính

Thay đơn giá xuất kho kỳ gốc bằng đơn giá xuất kho kỳ nghiên cứu vào

Y’’, ta có:

Y’’’ = Y1 = 1200 X 0,52 X 125 = 78.000

Y(c) = Y’’’ – Y’ = 78.000 - 74.880 = 3.120

Như vậy do dơn giá xuất kho vật liệu chính tăng làm chi phí vật liệu

chính tăng 3.120.

Tống hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

Y = Y(a) + Y(b) + Y(c)

13.200 = 12.960 + (-2.880) + 3.120

(2) Phương pháp số chênh lệch

Theo phương pháp số chênh lệch, mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố

đến chỉ tiêu phân tích sẽ được xác định bằng trị số của chỉ tiêu phân tích khi

ta thay số chênh lệch của nhân tố đó vào công thức phản ánh mối quan hệ

giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích.

Page 29: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chú ý: Lần lượt xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố theo thứ

tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a đến sự thay đổi của chỉ tiêu phân

tích.

Y(a) = (a1-ao).bo.co

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b đến sự thay đổi của chỉ tiêu phân

tích.

Y(b) = a1.(b1-bo).co

- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c đến sự thay đổi của chỉ tiêu phân

tích.

Y(c) = a1.b1.(c1-co)

Tổng hợp: Y = Y(a) + Y(b) + Y(c)

Ví dụ: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu

chính của doanh nghiệp X trong tháng 12/N với các số liệu cho ở Bảng 1.2.

* Mức độ ảnh hưởng của số lượng SP tiêu thụ:

Y(a) = (a1-ao).bo.co = (1.200 - 1.000) X 0,54 X 120 = 12.960

Như vậy do số lượng sản phẩm sản xuất tăng làm chi phí vật liệu chính

tăng 12.960.

* Mức độ ảnh hưởng của mức hao phí vật liệu chính trên một đơn vị sản phẩm:

Y(b) = a1.(b1-bo).co = 1.200 X (0,52 - 0,54) X 120 = -2.880

Như vậy do mức hao phí vật liệu chính để sản xuất một đơn vị sản

phẩm làm chi phí vật liệu chính giảm 2.880.

* Mức độ ảnh hưởng của đơn giá xuất kho vật liệu chính:

Y(c) = a1.b1.(c1-co) = 1.200 X 0,52 X (125 - 120) = 3.120

Page 30: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Như vậy do đơn giá xuất kho vật liệu chính tăng làm chi phí vật liệu

chính tăng 3.120.

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

Y = Y(a) + Y(b) + Y(c)

13.200 = 12.900 + (-2.880) + 3.120

(3) Phương pháp chỉ số

Phương pháp chỉ số được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng tương

đối của các nhân tố đến tỉ lệ biến động của chỉ tiêu phân tích.

Ta có:

I(Y) = Y1/Yo = a1.b1.c1/ao.bo.co = I(a) * I(b) * I(c)

Trong dó:

I(a) = a1.bo.co/ao.bo.co

I(b) = a1.b1.co/a1.bo.co

I(c) = a1.b1.c1/a1.b1.co

I(Y) = 1(a) X 1(b) X 1(c)

Từ 1(a) suy ra Y(a) = a1.bo.co— ao.bo.co

I(b) suy ra Y(b) = a1.b1.co— a1.bo.co

I(c) suy ra Y(c) = a1.b1.c1— a1.b1.co

Ví dụ: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu

chính của doanh nghiệp X trong tháng 12/N với các số liệu cho ở Bảng 1.2.

I(Y) = Y1/Yo = 78.00/64.800 = 1,2037

I(Y) = I(a)* I(b)* I(c) = a1.bo.co/ao.bo.co * a1.b1.co/a1.bo.co *

a1.b1.c1/a1.b1.co = 1,2 X 0,96.3 X 1,042 = 1,2037

Y(a) = 77.760 - 64.800 = 12.960

Y(b) = 74.880 - 77.760 = - 2.880

Page 31: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Y(c) = 78.000 - 74.880 = 3.120

1.4.3. Phương pháp liên hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối dựa trên cơ sở của sự cân bằng về lượng

giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Thí dụ mối liên hệ cân

đối giữa nguồn vốn và sử dụng, vốn; mối liên hệ cân đối giữa thu và chi; mối

liên hệ cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh toán... Mối liên hệ cân đối về

lượng của các yếu tố sẽ dẫn đến sự cân bằng về mức biến động giữa hai mặt

của quá trình kinh doanh.

Phương pháp liên hệ cân đối thường được sử dụng khi phân tích ảnh

hưởng của các nhân tố trong trường hợp các nhân tố có mối liên hệ với đối

tượng phân tích dưới dạng tổng số.

Thí dụ:

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số dư tiền mặt của công ty X

tháng 12 năm N thực tế so với kế hoạch:

Bảng 1.3. Cân đối tiền mặt tháng 12 năm N của công ty X

Thu tiền mặt

Số tiền

Chi tiền mặt

Số tiền

Kế hoạch

Thực tếKế

hoạchThực

tế

- Dư đầu kỳ 250 180 - Chi trong kỳ 1.730 1.980

- Thu trong kỳ 1.680 1.870 - Tồn cuối kỳ 200 70

Tống cộng 1.930 2.050 Tổng cộng 1.930 2.050

Số dư tiền mặt cuối kỳ thực tế so với kế hoạch

70 - 200 = -130

Bảng 1.4. Bảng cân đối các nhân tố ảnh hưởng đến thu chi tiền mặt

Các nhân tố làm tăng tiền

Số tiềnCác nhân tố làm giảm

tiềnSố tiền

Page 32: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Thu trong kỳ tăng 190 - Giảm tồn đầu kỳ 70

- Giảm tồn cuối kỳ 130 - Tăng chi trong kỳ 250

Tổng cộng 320 Tổng cộng 320

Như vậy, Tiền tồn cuối kỳ thực tế giảm so với kế hoạch 130 là do

những nguyên nhân:

- Tiền tồn đầu kỳ giảm so với kế hoạch làm tiền cuối kỳ giảm 70.

- Chi trong kỳ tăng so với kế hoạch làm tiền cuối kỳ giảm 250.

- Thu vào trong kỳ tăng so với kế hoạch làm tiền cuối kỳ tăng 190.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao phân tích hoạt động doanh nghiệp là một yêu cầu khách

quan trong công tác quản trị doanh nghiệp?

2. Tại sao ngoài doanh nghiệp, các chủ thể khác như các nhà đầu tư,

các nhà tài trợ và thậm chí các nhà quản lý kinh tế vĩ mô cũng cần thiết phải

phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp?

3. Trong các nhân tố quyết định chất lượng của công tác phân tích,

nhân tố nào theo bạn là quan trọng nhất? tại sao?

4. Phương pháp luận trong phân tích đóng vai trò quan trọng như thế

nào trong quá trình phân tích hoạt động doanh nghiệp?

BÀI TẬP

Bài 1. Có thông tin liên quan kết quả kinh doanh của công ty A như

sau:

Chỉ tiêu 20X1 20X2

Kế hoạch Thực tế

Doanh thu thuần 25.000 28.600 28.000

Giá vốn hàng bán 16.500 18.400 18.200

Lợi nhuận gộp 8.500 10.200 9.800

Page 33: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Hãy cho biết:

- Mức độ hoàn thành kế hoạch của từng chỉ tiêu trong năm 20X2.

- Các chỉ tiêu năm 20X2 tăng hay giảm bao nhiêu % so với năm 20X1?

Bài 2. Có tài liệu liên quan chi phí vật liệu chính để sản xuất sản phẩm

X của một doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

Mức tiêu hao VLC cho 1SP (kg/sp) 5 4,5

Đơn giá xuất kho VLC (đồng/kg) 1.500 1.600

CP VLC để sản xuất 1SP (đồng) 7.500 7.200

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chi phí VLC để sản xuất

1 sản phẩm theo phương pháp:

- Thay thế liên hoàn

- Số chênh lệch

Bài 3. Có một số thông tin liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm

của công ty A như sau:

- Doanh thu kỳ gốc: 123.200 triệu đồng

- Doanh thu kỳ nghiên cứu: 140.800 triệu đồng

- Giá bán bình quân kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc 5%.

Yêu cầu:

1. Xác định chỉ số lượng bán và cho biết lượng bán bình quân kỳ

nghiên cứu tăng hay giảm so với kỳ gốc bao nhiêu %?

2. Xác định mức độ ảnh hưởng của lượng bán và giá bán đến doanh

thu.

Page 34: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Bài 4. Trích bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm K của một công ty

có thông tin như sau:

Khoản mục Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

CP nguyên vật liệu trực tiếp 1 SP 1.800 1.700

CP nhân công trực tiếp 1 SP 760 780

CP sản xuất chung 1 SP 450 460

Giá thành sản xuất đơn vị SP 3.010 2.940

Bằng phương pháp thích hợp hãy cho biết mức độ ảnh hưởng của

từng nhân tố đến sự thay đổi của giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm.

Chương 2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG

2.1. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

2.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí

Chi phí là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong một

khoảng thời gian. Để phục vụ cho công tác quản lý và phân tích chi phí, ta có

nhiều cách phân loại chi phí:

(1) Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố: Theo cách phân loại này,

người ta căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để phân loại, không phân

biệt chi phí đó được sử dụng cho hoạt động nào trong doanh nghiệp. Những

yếu tố chi phí trong doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài

- Chi phí tiền lương

- Bảo hiểm xã hội và các khoản trích theo lương

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

Page 35: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài

- Các chi phí bằng tiền khác

(2) Phân loại chi phí theo khoản mục

Theo cách phân loại này, người ta chia các loại chi phí thành những

khoản mục khác nhau dựa vào tác dụng của từng loại chi phí nhằm phục vụ

cho công tác hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả

kinh doanh. Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện nay, các chi phí của doanh

nghiệp được chia thành các khoản mục như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm những chi phí về nguyên

vật liệu chính và vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương và các

khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: Các chi phí quản lý và các chi phí trực tiếp

khác phát sinh tại phân xưởng, bao gồm: Tiền lương và các khoản trích theo

lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định,

chi phí công cụ dụng cụ, chi phí nhiên liệu động lực, các chi phí bằng tiền

khác.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những chi phí quản lý chung

toàn doanh nghiệp như: chi phí tiền lương và trích theo lương của nhân viên

quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định dùng cho Quản lý doanh

nghiệp, chi phí công cụ dụng cụ dùng cho quản lý doanh nghiệp, các chi phí

bằng tiền khác.

- Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động tiêu

thụ sản phẩm của doanh nghiệp như: Tiền lương và các khoản trích theo

lương của nhân viên tiếp thị bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng

cho bộ phận bán hàng, chi phí hoa hồng cho đại lý, chi phí quảng cáo, tiếp thị,

chi phí bao bì đóng gói sản phẩm, các chi phí bằng tiền khác.

Page 36: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Chi phí tài chính: bao gồm các chi phi trả lãi tiền vay, chi phí cho các

hoạt động tài chính, các khoản lỗ trong hoạt động tài chính, lỗ do chênh lệch tỉ

giá, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, chi phí chiết khấu thanh toán.

- Chi phí khác: là những chi phí phát sinh không thường xuyên và

không nằm trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, đó là: Chi phí thanh

lý nhượng bán và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý nhượng bán, tiền

phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, các chi phí

khác.

(3) Phân loại theo cách tính nhập chi phí vào giá thành sản phẩm

Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào phương thức tác động

của các loại chi phí đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để phân chia

chi phí sản xuất thành hai loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí trực tiếp: Là những chi phí tham gia trực tiếp vào quá trình sản

xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng, bao

gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố

định dùng trực tiếp cho sản xuất, chi phí nhiên liệu động lực và các chi phí

trực tiếp bằng tiền khác.

Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không tham gia trực tiếp vào quá

trình sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ, nhưng nó rất cần thiết để

đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên

tục và hiệu quả, đó là các chi phí về quản lý, bao gồm chi phí quản lý doanh

nghiệp và chi phí bán hàng.

(4) Phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi

Cách phân loại chi phí này căn cứ vào tính chất biến động của từng loại

chi phí khi khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ thay đổi.

Chi phí cố định: những chi phí không thay đổi khi khối lượng sản phẩm

sản xuất hoặc tiêu thụ thay đổi. Tuy nhiên chi phí cố định chỉ cố định khi khối

lượng sản xuất hoặc tiêu thụ chưa vượt công suất thiết kế, nếu khối lượng

Page 37: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

sản xuất hoặc tiêu thụ vượt mức công suất thiết kế, lúc này chi phí đầu tư

tăng và vì vậy chi phí cố định cũng tăng.

Chi phí biến đổi: những chi phí tăng tỉ lệ với khối lượng sản phẩm sản

xuất và tiêu thụ. Với một công nghệ đã xác định, biến phí tính cho một đơn vị

sản phẩm thường không đổi, tuy nhiên khi công nghệ sản xuất thay đổi hoặc

qui trình tổ chức quản lý sản xuất thay đổi thì biến phí trên một đơn vị sản

phẩm sẽ thay đổi. Chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm có xu hướng

giảm khi qui trình công nghệ sản xuất càng hiện đại.

2.1.2. Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh hiệu quả của

việc sử dụng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chi phí sản xuất được tập hợp cho một khối lượng sản phẩm hoàn thành

gọi là giá thành sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên để xác định kết quả kinh

doanh, các chi phí phải được tập hợp từ khâu sản xuất đến giai đoạn cuối

cùng là giai đoạn tiêu thụ. Các chi phí được phân bổ cho một khối lượng sản

phẩm tiêu thụ trong kỳ được gọi là giá thành tiêu thụ. Tuy nhiên trong thực tế,

các chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng không được hạch toán

và theo dõi riêng cho từng loại sản phẩm nên các doanh nghiệp chỉ tính giá

thành sản xuất sản phẩm chứ không tính giá thành tiêu thụ sản phẩm.

Giá thành sản xuất sản phẩm là tập hợp các chi phí sản xuất được

phân bổ cho một khối lượng sản phẩm hoàn thành:

Giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ = Chi phí xuất dở dang kỳ trước

chuyển sang + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang

chuyển sang kỳ sau

Giá thành sản xuất đơn vị SP = Giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ /

Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ

Theo qui định hiện nay, những khoản mục chi phí sau đây được tính

vào giá thành sản xuất sản phẩm:

Page 38: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí vật liệu chính và chi phí

vật liệu phụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền lương và các khoản

trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chí phí quản lý phát sinh tại

phân xưởng và chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp cho sản xuất

tại phân xưởng.

2.1.3. Ý nghĩa - Nhiệm vụ phân tích chi phí và giá thành sản phẩm

(1) Ý nghĩa của việc quản lý, phân tích chi phí sản xuất và giá thành

Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh

doanh mà bất cứ nhà sản xuất nào cũng quan tâm. Nó là yếu tố quyết định

hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định khả năng cạnh tranh

và sự sống còn của doanh nghiệp, vấn đề thách thức đối với các doanh

nghiệp trong nước hiện nay là làm thế nào để giảm được giá thành sản xuất

sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, giảm các chi phí gián tiếp

như chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng để nâng cao hiệu quả

hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vì vậy nhiệm vụ quản lý chi phí, phân tích chi phí và giá thành sản

phẩm là một yêu cầu cần thiết khách quan trong công tác quản trị doanh

nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đứng ở góc độ những người phân tích bên ngoài doanh nghiệp, việc

phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp ta thấy được những

nguyên nhân cơ bản hoặc không cơ bản ảnh hưởng đến chi phí và giá thành

sản phẩm nhằm đánh giá đúng kết quả kinh doanh, khả năng tiềm năng của

doanh nghiệp.

(2) Nhiệm vụ của phân tích chi phí và giá thành

Page 39: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Mục đích của phân tích chi phí và giá thành là nhằm phát hiện những

khâu, những yếu tố chi phí chưa hợp lý để có biện pháp quản lý tốt hơn, tiết

kiệm chí phí hơn, hiệu quả hơn. Để đạt được mục đích này, công việc phân

tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đánh giá tình hình biến động về chi phí và giá thành so với kế hoạch

hoặc so với kỳ trước. Kết quả so sánh từng yếu tố chi phí giữa kỳ nghiên cứu

so với kỳ trước hoặc so với kế hoạch đề ra sẽ giúp cho doanh nghiệp có

những biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm khắc phục những nguyên nhân chủ

quan phát sinh làm tăng chi phí và giá thành sản phẩm.

- Xác định các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến sự biến

động của các yếu tố chi phí và giá thành sản xuất sản phẩm của doanh

nghiệp. Trong các nhân tố làm tăng giá thành sản phẩm phải phân biệt nhân

tố nào là nhân tố khách quan, nhân tố nào là nhân tố chủ quan cần phải khắc

phục. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tiết kiệm

chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, tuy nhiên, không phải bất cứ

khoản chi phí nào giảm cũng được đánh giá là tốt, bởi vì có những yếu tố chi

phí nếu giảm, sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến các khía cạnh khác

như: ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm

thuế, ảnh hưởng đến thu nhập người lao động... Vì vậy các nhân tố ảnh

hưởng làm giảm chi phí cũng phải được cân nhắc xem có hợp lý hay không.

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân làm tăng giảm chi phi phí và

giá thành sản phẩm, doanh nghiệp đề ra phương hướng và biện pháp tiết

kiệm chi phí và giá thành để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.2. PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

Các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao

gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

Page 40: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Chi phí sản xuất chung

- Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả quản lý các khoản mục chi phí trực tiếp sản xuất,

cách tốt nhất là phân tích sự biến động của giá thành đơn vị sản phẩm. Hiệu

quả của việc tiết kiệm chi phí phải được đánh giá ở mức độ tương đối chứ

không thể đánh giá bằng con số tiết kiệm tuyệt đối. Bởi vì sẽ không hiệu quả

nếu chi phí giảm nhưng tốc độ giảm chi phí lại nhỏ hơn tốc độ giảm khối

lượng hoặc qui mô sản xuất.

Giá thành sản xuất sản phẩm là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành sản xuất sản

phẩm thấp sẽ tạo cho doanh nghiệp một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh.

Doanh nghiệp không thể cạnh tranh và tồn tại nếu có giá thành sản xuất lớn

hơn giá thành sản xuất trung bình của các sản phẩm cùng loại do các doanh

nghiệp khác sản xuất ra.

Phân tích giá thành đơn vị sản phẩm nhằm xác định được mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố trong các khoản mục chi phí của doanh nghiệp, trên

cơ sở đó thấy được những nhân tố cần phải quản lý tốt hơn để có thể tiết

kiệm chi phí và giảm giá thành sản xuất sản phẩm.

Phân tích giá thành đơn vị sản phẩm được tiến hành theo trình tự như

sau:

* So sánh sự biến động của các khoản mục chi phí giữa kỳ nghiên cứu

so với kỳ gốc nhằm đánh giá khái quát tình hình biến động về giá thành đơn

vị sản phẩm.

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của từng khoản

mục giá thành.

* Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, phân biệt nhân tố khách quan và

chủ quan làm tăng giá thành sản xuất sản phẩm, đồng thời đánh giá tính chất

Page 41: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

hợp lý của các yếu tố chi phí giảm trong kỳ, trên cơ sở đó đưa ra các biện

pháp phù hợp nhằm giảm giá thành đơn vị sản phẩm một cách hợp lý.

2.2.1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một yếu tố quan trọng, chiếm tỉ trọng

lớn trong giá thành đơn vị sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao

gồm chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ, trong đó chi phí vật liệu

chính là yếu tố quan trọng nhất vì vật liệu chính là yếu tố vật chất cơ bản cấu

thành nên thực thể sản phẩm. Mức tiêu hao vật liệu trên một đơn vị sản phẩm

phụ thuộc vào mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một đơn vị sản phẩm

và đơn giá xuất kho vật liệu.

Nếu sản phẩm cần phải sử dụng nhiều loại vật liệu, ta có công thức

khái quát về chi phí vật liệu trên một đơn vị sản phẩm như sau:

Chi phí vật liệu trên một đơn vị sản phẩm = Tổng (Mức hao phí vật liệu

để SX một đơn vị SP * Đơn giá xuất kho vật liệu

Định mức tiêu hao vật liệu trên một đơn vị sản phẩm kế hoạch được

xác định dựa vào các định mức kỹ thuật. Nhưng mức tiêu hao vật liệu thực tế

được tính trên cơ sở tổng mức tiêu hao từng loại vật liệu chia cho khối lượng

sản phẩm sản xuất. Mức tiêu hao nguyên vật liệu có thể chia làm hai phần:

Mức hao phí vật liệu hữu ích hay mức hao phí vật liệu cấu thành thực thể sản

phẩm và mức hao hụt vật liệu trong quá trình sản xuất. Nếu doanh nghiệp

giảm giá thành sản phẩm trên cơ sở giảm mức vật liệu hao hụt thì đó là biện

pháp tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên

nếu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trên cơ sở giảm mức hao phí vật liệu cấu

thành thực thể sản phẩm thì cần phải cân nhắc xem có ảnh hưởng đến chất

lượng sản phẩm không, vì thông thường khi mức tiêu hao vật liệu cấu thành

thực thể sản phẩm giảm sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm.

Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp thường nghiên cứu để

tìm ra các vật liệu thay thế có chất lượng cao nhưng chi phí thấp, nhằm không

ngừng nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản xuất sản phẩm.

Page 42: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

* Đơn giá xuất kho vật liệu bao gồm giá mua và chi phí vận chuyển thu

mua, bốc dỡ, kiểm nghiệm vật tư. Đơn giá xuất kho vật liệu là yếu tố khách

quan ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành sản phẩm, vì các yếu tố này

phụ thuộc vào sự biến động của giá cả trên thị trường. Tuy nhiên đứng ở góc

độ nhà quản lý, cũng cần phải kiểm tra lại giá mua vật liệu bình quân của

doanh nghiệp trong kỳ phân tích có phù hợp với giá bình quân của loại vật

liệu đó trên thị trường hay không. Đối với các chi phí vận chuyển, thu mua,

bốc dỡ vật liệu, công ty cũng phải tính toán để tiết kiệm tối đa các chi phí này

nhằm giảm đơn giá xuất kho vật liệu.

2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương và các khoản

trích theo lương theo chế độ của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuỳ theo hình

thức trả lương mà chi phí tiền lương có thể là định phí hay biến phí. Nếu

doanh nghiệp trả lương theo thời gian thì tổng chi phí tiền lương của công

nhân trực tiếp sản xuất có thẩ được coi là chi phí cố định, và tùy thuộc vào

năng suất lao động của công nhân, chi phí tiền lương tính cho một đơn vị sản

phẩm lại tỉ lệ nghịch với số lượng sản phẩm sản xuất.

Chi phí tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm = Tổng chi phí tiền lương

của công nhân trực tiếp sản xuất SP trong kỳ / Số lượng sản phẩm sản xuất

trong kỳ

Nếu doanh nghiệp trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo sản

phẩm thì chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp là chi phí biến đổi vì chi

phí tiền lương để sản xuất một đơn vị sản phẩm là cố định (đơn giá tiền lương

trên một đơn vị sản phẩm) và được xác định theo công thức như sau:

Chi phí tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm = Định mức thời gian để

sx 1 đơn vị SP * Đơn giá tiền lương bình quân 1 giờ công lao động

* Định mức thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm chịu ảnh hưởng

trực tiếp bởi năng suất lao động. Năng suất lao động phụ thuộc vào hai yếu tố

là trình độ kỹ thuật công nghệ hay nói cách khác là máy móc thiết bị và trình

Page 43: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

độ tay nghề của công nhân. Để xác định định mức thời gian sản xuất một đơn

vị sản phẩm, các doanh nghiệp thường dùng phương pháp bấm giờ. Theo

phương pháp này, người ta sẽ tiến hành quan sát nhiều công nhân và ghi

nhận thời gian để một công nhân hoàn thành một công đoạn sản xuất hoặc

một sản phẩm, từ đó tính ra thời gian trung bình để sản xuất một đơn vị sản

phẩm với năng suất lao động trung bình. Nếu trong quá trình sản xuất kinh

doanh, doanh nghiệp có đầu tư đổi mới kỹ thuật đề tăng năng suất lao động

thì doanh nghiệp có điều kiện để giảm định mức thời gian sản xuất sản phẩm.

Tuy nhiên việc giảm định mức thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm

không được vượt quá kết quả của việc nâng cao năng suất lao động do hiệu

quả của đổi mới kỹ thuật mang lại, vì nếu như vậy sẽ làm giảm thu nhập bình

quân của nguời lao động.

Xác định chính xác định mức thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm là

một công việc có ý nghĩa rất lớn vì không những nó ảnh hưởng đến giá thành

sản phẩm của doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập

của người lao động.

* Đơn giá tiền lương bình quân một giờ công lao động là biểu hiện trực

tiếp của giá cả lao động. Yếu tố này được xác định căn cứ vào mức lương

thời gian theo ngạch bậc hoặc theo hợp đồng lao động. Đơn giá tiền lương

một giờ công lao động phụ thuộc vào mức lương tháng và cơ cấu lao động

của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Một doanh nghiệp có 100 công nhân, trong đó có:

- 40 công nhân bậc 3, lương tháng: 620.000

- 30 công nhân bậc 4, lương tháng: 680.000

- 30 công nhân bậc 5, lương tháng: 750.000,

Biết rằng theo qui định, số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày, mỗi

ngày làm việc 8 giờ. 

Page 44: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Đơn giá bình quân một giờ công lao động = (620.000 * 40 + 680.000 *

30 + 750.000 * 30) / (100 * 26 * 8) = 3.255

Đơn giá tiền lương bình quân là một chỉ tiêu có xu hướng tăng chứ

không thể giảm, vì trong điều kiện có lạm phát tiền lương theo thời gian phải

tăng để đảm bảo tiền lương thực tế không giảm, mặt khác do xu hướng tăng

trưởng của nền kinh tế thì tiền lương phải tăng theo.

Theo chế độ qui định hiện nay, các khoản trích theo lương bao gồm các

khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà doanh

nghiệp phải tính vào chi phí với một tỉ lệ 19% số tiền lương phải trả cho người

lao động (trong đó: bảo hiểm xã hội 15%; bảo hiểm y tế 2% và kinh phí công

đoàn 2%). Vì vậy khi chi phí tiền lương tăng sẽ làm các khoản trích theo

lương cũng tăng theo cùng một tỉ lệ.

2.2.3. Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung có thể được phân ra thành hai nhóm là chi phí

khấu hao tài sản cố định và các chi phí sản xuất chung khác.

* Chi phí khấu hao tài sản cố định là một yếu tố chi phí đặc biệt cần

phải tách riêng ra khỏi các chi phí sản xuất chung khác để phân tích đánh giá

tác động của nó đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chi phí khấu

hao tài sản cố định không phải là một khoản chi phí bằng tiền phát sinh thực

tế trong kỳ mà nó chỉ là một khoản phân bổ chi phí đầu tư mua sắm tài sản cố

định vào chi phí sản xuất, nó phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao, thời

gian khấu hao và khối lượng sản phẩm sản xuất.

Số tiền khấu hao phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm = Nguyên giá bình

TSCĐ * Tỉ lệ khấu hao quân bình quân / Khối lượng sản phẩm sản xuất

Công thức trên phản ánh số tiền trích khấu hao theo phương pháp

khấu hao đường thẳng - phương pháp này hiện đang được áp dụng phổ biến

ở nước ta hiện nay. Tùy theo phương pháp tính khấu hao mà số tiền khấu

hao hàng năm sẽ khác nhau, vì vậy nếu doanh nghiệp khấu hao nhanh thì số

tiền khấu hao sẽ tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm sẽ

Page 45: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

cao. Việc trích hao khấu hao nhanh tài sản cố định mặc dù làm cho giá thành

sản phẩm của doanh nghiệp cao, nhưng nó sẽ có lợi cho doanh nghiệp trong

việc tiết kiệm thuế.

Khấu hao làm gia tăng lợi ích do tiết kiệm thuế (lá chắn thuế): Khi

doanh nghiệp khấu hao nhanh, chi phí cao sẽ làm giảm lợi nhuận và từ đó

làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Mặc dù theo qui định hiện

nay, khi tài sản đã khấu hao hết thì không được trích khấu hao nữa, vì vậy

sau khi trích khấu hao hết thì chi phí sẽ giảm, lợi nhuận sẽ tăng và thuế phải

nộp lại tăng lên và cuối cùng tổng số tiền nộp thuế cũng như nhau. Tuy nhiên

khoản chi phí nộp thuế thấp những năm đầu sẽ làm cho hiện giá tổng chi phí

nộp thuế thấp hơn so với trường hợp khấu hao chậm. 

Thí dụ:

Chi phí đầu tư tài sản cố định: 3.000

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28%

Suất chiết khấu 10%

Bảng 2.1: Trường hợp khấu hao đều với thời gian 6 năm

Năm 1 2 3 4 5 6

Doanh thu 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000

Chi phí sx bằng tiền 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Khấu hao 500 500 500 500 500 500

Lợi nhuận trước thuế 500 500 500 500 500 500

Thuế thu nhập DN 140 140 140 140 140 140

Lợi nhuận sau thuế 360 360 360 360 360 360

Hiện giá khoản nộp thuế: 609,74

Bảng 2.2: Trường hợp khấu hao đều với thời gian 3 năm

Năm 1 2 3 4 5 6

Page 46: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Doanh thu 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000

Chi phí sx bằng tiền 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

Khấu hao 1.000 1.000 1000 0 0 0

Lợi nhuận trước thuế 0 0 0 1.000 1.000 1.000

Thuế thu nhập DN 0 0 0 280 280 280

Lợi nhuận sau thuế 0 0 0 720 720 720

Hiện giá khoản nộp thuế: 523,15

Khoản tiết kiệm thuế do khấu hao nhanh: 86,58

Tóm lại, giảm số tiền trích khấu hao tài sản bằng cách trích khấu hao

chậm để giảm giá thành sản phẩm không phải là một biện pháp tốt nhằm

nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để giảm chi phí khấu hao

tài sản cố định trên một đơn vị sản phẩm nhằm giảm giá thành không có biệp

pháp nào hữu hiệu hơn là phải khai thác hết công suất của tài sản cố định,

tăng số lượng sản phẩm sản xuất, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào tình

hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

* Chi phí sản xuất chung khác là những chi phí quản lý phát sinh tại

phân xưởng, bao gồm các chi phí:

- Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân

xưởng, của nhân viên phụ trách kỹ thuật tại phân xưởng.

- Chi phí điện nước

- Chi phí nhiên liệu động lực

- Chi phí công cụ dụng cụ

- Chi phí sửa chữa tài sản cố định

- Các chi phí bằng tiền khác

Page 47: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Do tính chất của các khoản chi phí trên không ảnh hưởng trực tiếp đến

số lượng và chất lượng sản phẩm, nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa

những chi phí này để giảm giá thành sản xuất sản phẩm.

Thí dụ

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp giá thành đơn vị sản phẩm A

Khoản mục Kỳ trước Kỳ này

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.000 4.250

- Chi phí nhân công trực tiếp 2.000 1.800

- Chi phí sản xuất chung 1.600 1.660

Giá thành đơn vị sản phẩm 7.600 7.710

Biết rằng:

- Giá vật liệu chính bình quân trên thị trường tăng 7% so với kỳ trước.

Mức hao phí vật liệu chính trên một đơn vị sản phẩm kỳ này không thay đổi

so với kỳ trước. Chi phí vật liệu phụ kỳ này là 800, tương đương với kỳ trước.

- Doanh nghiệp đã trang bị lại một số thiết bị mới nhằm nâng cao khả

năng cạnh tranh về mặt công suất và chất lượng, kết quả là số lượng sản

phẩm sản xuất trong kỳ này đạt 120.000 sản phẩm, tăng 20% so với kỳ trước.

Tổng số tiền trích khấu hao kỳ này 92.400.000; kỳ trước: 78.200.000.

- Thu nhập bình quân của người lao động tương đương kỳ trước.

Phân tích chung:

Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ này tăng so với kỳ trước:

7.710 - 7.600 = 110

Trong đó:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng

4.250 - 4.000 = 250

- Chi phí nhân công trực tiếp giảm: 1.800 — 2000 = -200

Page 48: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Chi phí sản xuất chung tăng: 1.660 — 1600 = 60

Phân tích sự biến động của các khoản mục giá thành:

(1) Phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu chính kỳ này

4.250 - 800 = 3.450

Chi phí nguyên vật liệu chính kỳ trước

4.000 - 800 = 3.200

Chi phí vật liệu chính kỳ này tăng so với kỳ trước

3.450 - 3.200 = 250

Biết rằng chi phí vật liệu chính tỉ lệ với mức tiêu hao vật liệu chính và

đơn giá xuất kho, nhưng mức tiêu hao vật liệu chính kỳ này bằng kỳ trước, vì

vậy sự biến động chi phí vật liệu chính là do giá xuất kho tăng.

Nếu chi phí vận chuyển thu mua cũng tăng 7%, khi giá mua vật liệu

chính tăng 7%, chi phí vật liệu chính tăng: 3.200 X 7% = 224.

Giá xuất kho vật liệu chính bao gồm giá mua và chi phí vận chuyển thu

mua, kỳ này chi phí vật liệu chính tăng 250, nhưng trong đó mức tăng hợp lý

là 224, vậy số chênh lệch còn lại là do chi phí vận chuyển thu mua tăng hơn

7% làm chi phí vật liệu chính tăng: 250 — 224 = 26.

(2) Phân tích sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương và các khoản

trích theo lương, trong đó các khoản trích theo lương biến động tỉ lệ với chi

phí phí tiền lương. Chi phí nhân công thực tế giảm so với kỳ trước nhưng thu

nhập bình quân của người lao động không đổi, điều này chứng tỏ doanh

nghiệp đã giảm định mức thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm do đầu

tư đổi mới thiết bị làm tăng năng suất lao động, bởi vì doanh nghiệp không

thể giảm đơn giá tiền lương 1 giờ công lao động. Như vậy nhờ vào đổi mới

Page 49: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

máy móc thiết bị, doanh nghiệp đã giảm được chi phí nhân công, trên cơ sở

đó giảm được giá thành sản phẩm.

(3) Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung

Chi phí khấu hao phân bổ cho 1 đơn vị sản phẩm A

Kỳ này: 92.400.000/120.000 = 770

Kỳ trước: 78.200.000/(120.000/120%) = 782

Chi phí khấu hao giảm: 770 - 782 = -12

Kết quả này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả tài sản cố

định mới đầu tư thêm (tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ số lượng sản phẩm

sản xuất ra). Như vậy, loại trừ ảnh hưởng của chi phí khấu hao, chi phí sản

xuất chung khác kỳ này đã tăng so với kỳ trước:

Chi phí sản xuất chung khác kỳ này

1.660 - 770 = 890

Chi phí sản xuất chung khác kỳ trước

1.600 - 782 = 818

Chi phí sản xuất chung khác kỳ này tăng so với kỳ trước

890 - 818 = 72

Chi phí sản xuất chung khác tăng là một biểu hiện không tốt, điều này

chứng tỏ doanh nghiệp đã tăng các chi phí quản lý phân xưởng không hợp lý

dẫn đến việc tăng giá thành sản xuất sản phẩm.

Tóm lại, trong kỳ này doanh nghiệp đã thành công trong việc đổi mới

thiết bị sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, thể

hiện cụ thể qua việc tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp và tiết kiệm chi phí

khấu hao trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên doanh nghiệp đã tăng chi phí

sản xuất chung khác, làm tăng - giá thành sản phẩm, đây là yếu tố chi phí mà

doanh nghiệp cần quản lý tốt hơn trong kỳ tới để giảm giá thành. Ngoài ra có

Page 50: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

những nguyên nhân khách quan làm giá thành sản phẩm kỳ này tăng, đó là

giá nguyên vật liệu chính tăng.

2.3. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN VÀ ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG

2.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của điểm hòa vốn

(1) Khái niệm điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn (Break Even Point) là mức sản lượng hoặc doanh thu mà

tại đó doanh nghiệp có lợi nhuận hoạt động bằng 0 hay doanh thu bằng chi

phí hoạt động.

Điểm hòa vốn được xác định dựa trên cơ sở những giả định như sau:

- Giá bán không đổi.

- Biến phí đơn vị sản phẩm cố định và tăng tỉ lệ theo khối lượng sản

phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ.

- Tổng định phí không đổi.

Những giả định trên phù hợp trong trường hợp phân tích ngắn hạn, có

nghĩa là trong điều kiện qui mô sản xuất đã được xác lập và giá không đổi.

Giới hạn sản lượng là công suất thiết kế tối đa, nếu sản lượng tăng vượt mức

công suất tối đa thì các giả định trên không còn phù hợp nữa vì lúc này tổng

định phí sẽ tăng và biến phí cũng có thể thay đổi.

Trong ngắn hạn, khi qui mô hay công suất hoạt động của một công ty

đã được thiết lập, chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi số lượng sản

xuất hay tiêu thụ thay đổi. Chí phí cố định bao gồm các loại chi phí như khấu

hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí quản lý.

Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi số lượng SP sản xuất hoặc tiêu thụ thay

đổi, chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một phần chi phí

điện nước, hoa hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý hành chính.

Trong kinh doanh, chúng ta phải đầu tư chi phí cố định, hoạt động tiêu

thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ sẽ tạo ra doanh thu, nếu doanh thu đủ lớn

để bù đắp được chi phí cố định và chi phí biến đổi thì công ty sẽ có lời, nếu

Page 51: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

doanh thu quá thấp, phần chêch lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi

không đủ bù đắp chi phí cố định, công ty sẽ bị lỗ. Khi doanh thu đã vượt qua

mức đủ bù đắp chi phí cố định và chi phí biến đổi thì công ty có khả năng gia

tăng lợi nhuận càng nhanh, bởi vì những công ty có chi phí cố định lớn

thường tiết kiệm chi phí biến đổi hơn và khả năng gia tăng doanh thu lớn hơn.

Sản lượng hòa vốn (Q*) = Tổng định giá (F) / (Giá bán(P) - Biến phí (V))

Doanh thu hòa vốn (S*) = Tổng định phí / (1- Biến phí / Giá bán

Thí dụ

Một công ty sản xuất quạt máy có đơn giá bán là 200.000, chi phí cố

định hàng năm là 400.000.000 đồng và chi phí biến đổi là 120.000đ/ đơn vị.

Sản lượng hòa vốn Q*

Q* = 400 000.000 / (200.000 - 120.000)=5.000SP

Doanh thu hòa vốn S*

S* = 200.000 X 5.000 = 1.000.000.000 đồng

Hoặc

S* = 400.000.000 / 1- (120.000/200.000) = 1.000.000.000 đồng

Nếu số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ đạt 6,000 SP Doanh thu

tương ứng

200.000 đồng X 6.000 = 1.200.000.000 đồng

Tổng chi phí

4.00. 000 đ + (120.000 đ X 6.000) = 1.120.000.000 đ

Lợi nhuận hoạt động = 80.000.000 đồng

Hình 2.1: điểm hòa vốn

(2) Ý nghĩa của phân tích điểm hòa vốn

Page 52: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Phân tích điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp lựa chọn qui mô đầu tư phù

hợp với qui mô thị trường đồng thời lựa chọn hình thức đầu tư nhằm giảm

thiểu những rủi ro do sự biến động sản lượng tiêu thụ sản phẩm.

Việc lựa chọn qui mô và công nghệ đầu tư phụ thuộc vào qui mô thị

trường, nếu qui mô thị trường nhỏ hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh, một dự

án có điểm hòa vốn thấp sẽ ít rủi ro hơn một dự án có điểm hòa vốn cao. Tuy

nhiên trong điều kiện qui mô thị trường có tiềm năng lớn, một dự án có qui mô

lớn sẽ có khả năng mang lại mức lợi nhuận cao hơn.

Đối với một công ty đang hoạt động phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp

công ty thấy được tác động của chi phí cố định và doanh thu tối thiểu mà

công ty phải phấn đấu vượt qua để duy trì lợi nhuận hoạt động. Một công ty

có rủi ro hoạt động tiềm ẩn cao khi doanh thu hoà vốn cao. Điểm hoà vốn cho

thấy mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của một công ty hay mức độ

sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty.

2.3.2. Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động

(1) Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động (operating leverage) là mức độ sử dụng chi phí hoạt

động cố định của công ty. Những công ty sử dụng đòn bẩy hoạt động cao sẽ

có khả năng gia tăng lợi nhuận rất nhanh khi doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận

cũng sẽ sụt giảm nhanh hơn khi doanh thu giảm. Ở đây chúng ta chỉ phân

tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều thay đổi, khi qui

mô hoặc công nghệ thay đổi sẽ làm thay đổi chi phí cố định, làm thay đổi chi

phí biến đổi và giá bán đơn vị sản phẩm.

Để minh hoạ điều này chúng ta xem xét ví dụ cho ở bảng sau:

Bảng 2.4: ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến lợi nhuận

ĐVT: triệu đồng

Công ty A Công ty B

A. Doanh thu ban đầu

Page 53: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Doanh thu 10.000 10.000

Chi phí hoạt động:

Chi phí cố định 6.000 4.000

Chi phí biến đổi 3.000 5.000

Lợi nhuận hoạt động (EBIT) 1.000 1.000

Tỷ số đòn bẩy hoạt động

Chi phí cố định/ tổng chi phí 0,67 0,44

Chi phí cố định/ doanh thu 0,60 0,40

B. Sau khi doanh thu tăng 50%

Doanh thu 15.000 15.000

Chi phí hoạt động:

Chi phí cố định 6.000 4.000

Chi phí biến đổi 4.500 7.500

Lợi nhuận hoạt động (EBIT) 4.500 3.500

Phần trăm thay đổi EBIT

(EBITt, - EBITt-1)/ EBITt-1350% 250%

C. Sau khi doanh thu giảm 50%

Doanh thu 5.000 5.000

Chi phí hoạt động:

Chi phí cố định 6.000 4.000

Chi phí biến đổi 1.500 2.500

Lợi nhuận hoạt động (EBIT) -2.500 -1.500

Phần trăm thay đổi EBIT -350% -250%

Page 54: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Kết quả phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động thể hiện ở phần B

và C. Đối với mỗi công ty đều có doanh thu và chi phí biến đổi tăng 50% trong

khi chi phí cố định không thay đổi. Cả hai công ty đều cho thấy có sự ảnh

hưởng của đòn bẩy hoạt động, khi doanh thu tăng 50%, công ty A có lợi

nhuận tăng với tốc độ lớn hơn công ty B vì A sử dụng chi phí cố định cao

hơn. Nhưng ngược lại kết quả phân tích ở phần C cho thấy, khi doanh thu

giảm 50%, công ty A có tốc độ giảm lợi nhuận cao hơn công ty B. Khi doanh

thu tăng 50%, công ty A có lợi nhuận tăng 350%, nhưng khi doanh thu giảm

50%, công ty A lại có tỉ lệ giảm lợi nhuận 350%. Trong khi đó công ty B, khi

doanh thu tăng 50%, lợi nhuận chỉ tăng 250%, nhưng khi lợi nhuận giảm

50%, lợi nhuận cũng chỉ giảm 250%. Đây chính là tác động của đòn bẩy hoạt

động, công ty A có đòn bẩy hoạt động cao vì sử dụng chi phí cố định cao, có

khả năng gia tăng lợi nhuận rất cao khi doanh thu tăng, nhưng ngược lại cũng

có khả năng giảm lợi nhuận nhanh hơn khi doanh thu giảm.

(2) Độ bẩy hoạt động (Degree of Operating Leverage - DOL)

Như đã phân tích ở phần trước, chúng ta thấy rằng dưới tác động của

đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán hoặc doanh thu

sẽ đưa đến kết quả lợi nhuận (hoặc lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn nếu công

ty có đòn bẩy hoạt động cao. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt

động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động. Độ bẩy hoạt động (DOL)

được xác định bằng phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần

trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Do đó:

Độ bẩy hoạt động (DOL) ở mức sản lượng Q.(doanh thu) S) = Phần

trăm thay đổi EBIT / Phần trăm thay đổi Doanh thu hoặc sản lượng

DOL = (EBIT / EBIT) / (Q/Q)

Độ bẩy sẽ khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác

nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy chúng ta nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng

hoặc doanh thu nào.

Page 55: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Độ bẩy hoạt động thể hiện mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động lên

lợi nhuận hoạt động (EBIT) của một công ty tại một mức sản lượng hoặc

doanh thu. Độ bẩy hoạt động sẽ giảm khi doanh thu hoặc sản lượng hoạt

động của công ty càng cách xa điểm hòa vốn. Vì vậy cần phân biệt đòn bẩy

hoạt động và độ bẩy hoạt động. Hãy so sánh trường hợp hai công ty có đòn

bẩy hoạt động khác nhau nhưng tác động của đòn bẩy hoạt động, tức DOL có

thể như nhau khi hoạt động ở mức doanh thu khác nhau: 

Bảng 2.5: So sánh DOL của hai công ty có đòn bẩy hoạt động khác

nhau - Tình huống 1

Chỉ số Công ty A Công ty B

Tổng chi phí cố định 20.000 50.000

Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu 60% 50%

Doanh thu 120,000 240.000

Tổng chi phí 92.000 170.000

Lợi nhuận hoạt động (EBIT) 28.000 70.000

Doanh thu hòa vốn 50.000 100.000

Tỷ lệ doanh thu thực tế / doanh thu hòa

vốn240% 240%

Doanh thu tăng 20%

Doanh thu 144.000 288.000

Tổng chi phí 106.400 194.000

EBIT 37.600 94.000

% tăng EBIT 34% 34%

DOL 1,7143 1,7143

Bảng 2.5. Cho thấy công ty A có đòn bẩy hoạt động thấp hơn công ty B,

thể hiện ở tổng chi phí cố định của công ty A thấp hơn, tỷ lệ biến phí trên

Page 56: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

doanh thu cao hơn và điểm hòa vốn gấp đôi công ty B. Như vậy chứng tỏ

công ty B sử dụng đòn bẩy hoạt động cao hơn công ty A. Có nghĩa là khi kinh

tế suy thoái, hoạt động của công ty bị thu hẹp, doanh thu giảm thấp thì công

ty B sẽ rủi ro hơn, dễ lỗ và có khả năng lỗ nhiều hơn công ty A, nhưng khi

kinh tế phát triển đồng thời với việc gia tăng doanh thu thì công ty B sẽ có khả

năng thu được lợi nhuận nhiều và tỷ lệ tăng lợi nhuận có thể cao hơn công ty

A.

Trong Bảng 2.5, khi doanh thu của cả hai công ty đều gấp 2,5 lần

doanh thu hòa vốn thì DOL của hai công ty bằng nhau. Điều này có nghĩa là ở

mức doanh thu 120.000 của công ty A và 240.000 của công ty B thì mức độ

tác động của đòn bẩy hoạt động như nhau, cụ thể khi doanh thu tăng 1% thì

EBIT tăng 1,7143 lần.

Cùng tình huống của hai công ty A và B trong Bảng 2.5, nhưng nếu

xem xét trường hợp hai công ty này có tỷ lệ doanh thu thực tế so với doanh

thu hòa vốn khác nhau thì DOL của hai công ty ở các mức doanh thu này sẽ

khác nhau như thế nào trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6: So sánh DOL của 2 công ty có đòn bẩy hoạt động khác nhau

- Tình huống 2

Chỉ tiêu Công ty A Cồng ty B

Tổng chi phí cố định 20.000 50.000

Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu 60% 50%

Điểm hòa vốn 50.000 100.000

Doanh thu 80.000 200.000

Tổng chi phí 68.000 150.000

Lợi nhuận hoạt động (EBIT) 12.000 50.000

Tỷ lệ doanh thu thực tế doanh thu hòa

vốn160% 200%

Page 57: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Nếu Doanh thu tăng 20%

Doanh thu 96.000 240.000

Tổng chi phí 77.600 170.000

EBIT 18.400 70.000

% tăng EBIT 53% 40%

DOL 2,6667 2,0000

Bảng 2.6 cho thấy DOL của công ty A là 2,667 ở mức doanh thu 80.000

(bằng 160% doanh thu hòa vốn). DOL của công ty B là 2 ở mức doanh thu

200.000 (bằng 200% doanh thu hòa vốn). Như vậy ở mức doanh thu gần

điểm hòa vốn hơn, công ty A đã có độ bẩy hoạt động cao hơn công ty B, mặc

dù công ty B có đòn bẩy hoạt động cao hơn.

Để thấy DOL của công ty A và B khác nhau như thế nào khi công ty A

có doanh thu dù thấp hơn công ty B nhưng doanh thu đạt được của công ty A

cách xa điểm hòa vốn hơn (tỷ lệ doanh thu thực tế/ doanh thu hòa vốn cao

hơn).

Bảng 2.7: So sánh DOL của 2 công ty có đòn bẩy hoạt dộng khác nhau

- Tình huống 3

Chỉ tiêu Công ty A Công ty B

Tổng chi phí cố định 20.000 50.000

Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu 60% 50%

Điểm hòa vốn 50.000 100.000

Doanh thu 80.000 140.000

Tổng chi phí 68.000 120.000

Lợi nhuận hoạt động (EBIT) 12.000 20.000

Tỷ lệ doanh thu thực tế/ doanh thu hòa vốn 160.00% 140.00%

Page 58: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Nếu doanh thu tăng 20%

Doanh thu 6.000 168.000

Tổng chi phí 77.600 134.000

EBIT 18.400 34.000

% tăng EBIT 53% 70%

DOL 2,6667 3,5000

Bảng 2.7 cho thấy DOL của công ty A là 2,667 ở mức doanh thu 80.000

(bằng 160% doanh thu hòa vốn). DOL của công ty B là 3,5 ở mức doanh thu

140.000 (bằng 140% doanh thu hòa vốn). Như vậy ở mức doanh thu gần

điểm hòa vốn hơn, công ty B đã có độ bẩy hoạt động cao hơn công ty A.

Qua phân tích sự thay đổi của DOL của hai công ty có đòn bẩy hoạt

động khác nhau ở những mức doanh thu khác nhau ta có thể rút ra các nhận

xét như sau:

- DOL phụ thuộc vào mức doanh thu thực tế công ty thực hiện được so

với doanh thu hòa vốn chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào đòn bẩy hoạt

động.

- Doanh thu càng gần điểm hòa vốn thì DOL càng cao, có nghĩa là mức

độ tác động của đòn bẩy hoạt động càng lớn, càng làm gia tăng rủi ro hoạt

động của công ty.

- Công ty có đòn bẩy hoạt động cao nhưng hoạt động ở mức doanh thu

cao (càng xa điểm hòa vốn) thì tác động của đòn bẩy hoạt động thấp - DOL

thấp.

- Để xác định DOL, ta xuất phát từ công thức xác định lợi nhuận hoạt

động (EBIT) bằng doanh thu trừ chi phí biến đổi và chi phí cố định, ta có:

EBIT = p.Q - (v.Q + F) = p.Q - V.Q - F = Q.(p - v) – F

Bởi vì p, V và F cố định nên EBIT = Q.(p — v), ta có:

EBIT/EBIT = Q(p - v) / Q(p - v) – F (3)

Page 59: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Thay (3) vào công thức (2), ta được (4)

DOLQ = Q(p - v) / Q(p - v) – F

Chia tử và mẫu của (4) cho (p - v), công thức (4) có thể viết lại thành:

DOLQ = Q/(Q-QBE)

Công thức (4) và (5) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q.

Hai công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty nào mà sản phẩm có

tính đơn chiếc. Đối với những công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm đa dạng

và không thể tính sản lượng, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh

thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau: DOLs =(S-V)/(S-V-

F)=(EBIT+F)/EBIT

Trong đó s là doanh thu và V là tổng chi phí biến đổi.

2.3.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hoà vốn

Khi xác định lợi nhuận và độ bẩy hoạt động, ở nhiều mức sản lượng

khác nhau sẽ cho thấy mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hoà vốn.

Bảng 2.8 dưới đây cho chúng ta thấy lợi nhuận và độ bẩy hoạt động ở những

mức độ sản lượng khác nhau.

Giả sử doanh nghiệp có chi phí cố định F = 100.000;

(p - v) = 25

Bảng 2.8: Lợi nhuận và độ bẩy hoạt động ở những mức sản lượng

khác nhau

Số lượng sản xuất và tiêu thụ (Q)

Lợi nhuận hoạt động (EBIT)

Độ bẩy hoạt động (DOL)

0 - 100.000 0,00

1000 - 75.000 - 0,33

2000 - 50.000 - 1,00

3000 - 25.000 - 3,00

QBE = 4000 0 Không xác định

Page 60: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

5000 25.000 5,00

6000 50.000 3,00

7000 75.000 2,33

8000 100.000 2,00

Bảng 2.8 cho thấy rằng nếu sản lượng di chuyển càng xa điểm hoà vốn

thì lợi nhuận hoạt động hoặc lỗ sẽ càng lớn, và độ bẩy hoạt động (DOL) càng

nhỏ. Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận hoạt động là quan hệ

tuyến tính như đã thấy trên hình vẽ 2.1. Hình 2.2 dưới đây sẽ diễn tả quan hệ

giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động.

Hình 2.2: Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động

Qua Hình 2.2 ta có một số nhận xét như sau:

- Độ bẩy hoạt động tiến đến vô cực khi số lượng sản xuất và tiêu thụ

tiến đến điểm hoà vốn.

- Khi số lượng sản xuất và tiêu thụ càng vượt xa điểm hoà vốn thì độ

bẩy sẽ tiến dần đến một.

2.3.4. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro doanh nghiệp

Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp làm cho lợi nhuận hoạt động giảm hoặc lỗ. Nếu

doanh nghiệp có đòn bẩy hoạt động cao thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp càng cao. Mức độ rủi ro của đòn bẩy hoạt động - độ bẩy

hoạt động - sẽ càng cao khi sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp

càng thấp. Các yếu tố chủ yếu gây ra rủi ro cho doanh nghiệp là sự thay đổi

của doanh thu và chi phí sản xuất. Đây là hai yếu tố chính của rủi ro hoạt

động doanh nghiệp, còn đòn bẩy hoạt động chỉ tác động làm khuếch đại ảnh

hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy

bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ đòn

bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu như doanh thu cao, vì lúc này dù đòn

Page 61: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

bẩy hoạt động cao nhưng độ bẩy hoạt động lại thấp. Do đó, sẽ sai lầm nếu

như đồng nghĩa đòn bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp, bởi vì nguyên

nhân của rủi ro là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất, đòn bẩy hoạt

động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận và, do đó, khuếch đại

rủi ro doanh nghiệp.

Tóm lại, ta có thể xem đòn bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm

ẩn, bản thân nó không tạo ra rủi ro cho doanh nghiệp, nó chỉ tác động làm gia

tăng rủi ro khi có sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất.

Việc lựa chọn đòn bẩy hoạt động phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của

từng ngành nghề hoạt động kinh doanh. Đòn bẩy hoạt động do đặc điểm hoạt

động của công ty quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng

không và luyện thép có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động

trong ngành dịch vụ như tư vấn và du lịch lữ hành có đòn bẩy hoạt động thấp.

Ngoài những ràng buộc do đặc điểm kinh doanh của từng ngành ảnh hưởng

đến độ bẩy hoạt động, các điều kiện khác có thể ảnh hưởng đến độ bẩy hoạt

động đó là vấn đề lựa chọn quy mô, công nghệ và hình thức sở hữu tài sản.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân biệt sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

2. Trình bày những biện pháp cơ bản để giảm giá thành sản phẩm.

3. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản mục của giá thành sản

xuất sản phẩm. Hãy trình bày nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến

khoản mục chi phí này. Để giảm khoản mục chi phí này doanh nghiệp cần

dùng những biện pháp gì?

4. Doanh nghiệp phải làm gì để giảm chi phí nhân công trực tiếp trên 1

đơn vị sản phẩm?

5. Khấu hao tài sản cố định là gì? Tại sao Chính phủ phải có qui định về

thời gian khấu hao tối thiểu và thời gian khấu hao tối đa đối với từng loại tài

sản cố định? Doanh nghiệp làm thế nào để giảm chi phí khấu hao trên 1 đơn

vị sản phẩm?

Page 62: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

6. Điểm hòa vốn là gì? Trình bày ý nghĩa của việc xác định điểm hòa

vốn.

7. Phân biệt sự khác nhau giữa đòn bẩy hoạt động và độ bẩy hoạt

động. Một công ty có thể thay đổi đòn bẩy hoạt động bằng cách nào?

8. Trình bày những nhân tố tác động đến độ bẩy hoạt động của công ty

(DOL).

BÀI TẬP

Bài 1. Phân tích giá thành sản xuất sản phẩm A của công ty TP quý I

năm N.

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

Đơn vị tính: đồng

Các yếu tố chi phí Kế hoạch Thực tế

Tổng chi phí vật liệu chính X 51.550.000 56.290.300

Tổng chi phí vật liệu chính Y 40.450.000 42.831.100

Tổng chi phí vật liệu phụ 10.625.000 12.197.400

Tổng chi phí tiền lương công nhân trực tiếp

sản xuất SP A30.000.000 35.050.000

Tổng các khoản trích theo lương của công

nhân trực tiếp sản xuất SP A7.300.000 8.482.100

Tổng chi phí sản xuất chung phân bổ cho SP

A18.425.000 21.380.500

trong đó: Tổng chi phí khấu hao TSCĐ phân

bổ cho SP A7.300.000 8.482.100

Số lượng SP A sản xuất trong kỳ (SP) 12.500 14.020

Đơn giá xuất kho bình quân vật liệu chính X

(đồng)50.240 48.720

Page 63: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Đơn giá xuất kho bình quân vật liệu chính Y

(đồng)32.500 34.200

Biết rằng:

- Giá thị trường vật liệu chính X giảm 5% so với kế hoạch.

- Giá thị trường vật liệu chính Y tăng 3% so với kế hoạch.

- Chất lượng sản phẩm sản xuất tốt, đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ

thuật và chất lượng sản phẩm như kế hoạch.

- Thực tế công ty đã sử dụng lao động có tay nghề cao hơn so với kế

hoạch.

- Các yếu tố khác không có gì thay đổi so với kế hoạch

Bài 2. Công ty AK có thông tin tổng hợp liên quan đến giá thành sản

xuất đơn vị sản phẩm K như sau:

Khoản mục Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu

CP nguyên vật liệu trực tiếp 180 170

CP nhân công trực tiếp 76 78

CP sản xuất chung 45 46

Giá thành sản suất đơn vị 301 294

Anh (chị) hãy phân tích biến động từng khoản mục chi phí sản xuất kỳ

nghiên cứu so với kỳ gốc.

Biết rằng:

- Giá VLC bình quân trên thị trường kỳ nghiên cứu giảm 5% so với kỳ

gốc.

- Mức tiêu hao VLC để sản xuất 1 sản phẩm không thay đổi.

- Chi phí thu mua VLC trên 1 sản phẩm kỳ nghiên cứu là 11,5.

- VLP kỳ nghiên cứu là 16, tương đương với kỳ gốc.

Page 64: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Thu nhập bình quân của người lao động kỳ nghiên cứu tương đương

kỳ gốc.

- Doanh nghiệp đã thay đổi dây chuyền sản xuất mới, nâng cao chất

lượng và tăng năng suất, đẩy sản lượng sản xuất tăng 15%.

- Sản lượng sản xuất kỳ gốc là 1.000.000 sản phẩm

- Khấu hao ở phân xưởng sản xuất sản phẩm kỳ gốc: 31.500.000 và kỳ

nghiên cứu: 42.000.000.

Bài 3. Phân tích giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A với các số liệu

được biết như sau:

Chỉ tiêu Kỳ nghiên cứu Kỳ gốc

- Tổng mức tiêu hao vật liệu chính (kg) 5.230 5.226

- Số lượng sản phẩm sản xuất (SP) 20.920 20.100

- Giá xuất kho bình Quân vật liệu chính

đồng/kg)15.420 15.480

- Giá thị trường bình quân của vật liệu

chính (đồng/kg)15.000 14.920

- Tổng chi phí vật liệu phụ (đồng) 8.064.660 9.707.818

- Đơn giá tiền lương bình quân 1 SP

đồng)2.500 2.500

- Định mức giờ công sx 1 đơn vị SP(giờ) 0,5 0,55

- Tỷ lệ các khoản trích theo lương 19% 19%

- Tổng chi phí sản xuất chung (đổng)

Trong đó: chi phí khấu hao44.007.000 42.035.000

23.012.000 20.920.000

Biết rằng:

Page 65: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Yêu cầu về số lượng và chất lượng vật liệu phụ kỳ này so với kỳ trước

không đổi. Giá xuất kho vật liệu phụ tăng 5% so với kỳ trước.

- Doanh nghiệp thay thế một số thiết bị cũ để nâng cao công suất của

máy móc thiết bị.

- Chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo như kỳ trước.

- Thu nhập của người lao động tăng bình quân 10% so với kỳ trước do

DN có điều chỉnh tăng lương 12% so với kỳ trước.

Bài 4. Anh (chị) hãy đánh giá chung về tình hình giá thành sản xuất

đơn vị sản phẩm quý IV so với quý III năm 2008 của công ty N với thông tin

như sau (ĐVT: 1000 đồng):

Sản phẩm Quý IIIQuý IV

Kế hoạch Thực tế

A 2.850 2.820 2.880

B 3.675 3.525 3.459

c 2.280 2.115 2.040

Bài 5. Công ty thương mại Thanh Bình kinh doanh ba mặt hàng A, B, c

có tình hình hoạt động trong năm N như sau:

Chỉ tiêuSố tiền (ĐVT: tỷ đồng)

SP-A SP-B SP-C Cộng

Doanh thu thuần 1.200 2.400 2.400 6.000

Giá vốn hàng bán 810 1.000 1.240 3.050

Chi phí bán hàng, trong đó: 750

- Biến phí 90 80 80 250

- Định phí 500

Chi phí quản lý doanh nghiệp 510

Page 66: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Yêu cầu:

1. Xác định doanh thu hòa vốn và độ bẩy hoạt động của công ty Thanh

Bình, thông qua đó hãy đánh giá mức độ rủi ro của công ty trong quá trình

kinh doanh. Giả định toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí cố định.

2. Theo kế hoạch, công ty dự kiến mức doanh thu kỳ tiếp theo vẫn đạt

6000 tỷ đồng, trong đó doanh thu sản phẩm A tăng 20% còn doanh thu sản

phẩm B giảm 10%. Anh chị có nhận xét gì về sự thay đổi nói trên.

3. Nếu doanh thu của các sản phẩm đều tăng 20% trong kỳ tiếp theo,

độ an toàn của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào trong hai trường hợp

sau:

* Cơ cấu doanh thu không thay đổi.

* Cơ cấu doanh thu thay đổi theo tỷ lệ A:B:C = 2:1:2

Chương 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH

3.1. MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Báo cáo kết quả kinh doanh là một tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

nhằm mục đích:

- Xem xét doanh thu bán hàng của doanh nghiệp đang tăng, ổn định

hay sụt giảm? Câu trả lời cho thấy khả năng thích ứng của doanh nghiệp

trước những thay đổi của môi trường kinh doanh, những thay đổi trong thị

hiếu và nhu cầu của thị trường.

- Xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của lượng bán hay

giá bán? Mức tăng trưởng doanh thu do tác động của lượng bán thường

được đánh giá cao hơn sự tăng lên của giá bán sản phẩm, sở dĩ như vậy là

do sự tăng trưởng của lượng bán chẳng những cải thiện kết quả tài chính, mà

còn cải thiện vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Page 67: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Đánh giá thị phần của doanh nghiệp đang được mở rộng hay đang bị

thu hẹp? Thị phần biểu hiện vị thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, các

doanh nghiệp có thị phần lớn và đang mở rộng thường được đánh giá cao.

Thông thường khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thị phần của họ sẽ cải

thiện, tuy vậy không hiếm trường hợp doanh nghiệp tăng khối lượng sản

phẩm tiêu thụ, nhưng thị phần của họ vẫn bị thu hẹp, trong trường hợp này

doanh nghiệp bị đánh giá có sức cạnh tranh yếu.

- Lợi nhuận của doanh nghiệp có được cải thiện không? Thông thường

khi doanh số bán hàng tăng, lợi nhuận sẽ tăng, tuy vậy cũng có thể chúng

biến đổi ngược chiều, doanh số tăng nhưng lợi nhuận lại sụt giảm. Trong

trường hợp này cần xem xét từng khoản mục chi phí trong báo cáo kết quả

kinh doanh, có thể do giá vốn hàng bán tăng quá cao, doanh nghiệp không

kiểm soát được sự tăng lên của giá cả hàng hóa đầu vào hoặc sự gia tăng giá

thành sản xuất; cũng có thể do áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải

tăng chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi... hoặc giảm giá bán.

- Lợi nhuận tạo ra có đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ hay không? Để

giải đáp câu hỏi này, người ta thường so sánh lợi nhuận trước thuế và trước

lãi vay với chi phí lãi vay phải trả trong kỳ.

- Chính sách phân phối của doanh nghiệp có hợp lý không? Doanh

nghiệp phải có khả năng kiểm soát quá trình phân phối lợi nhuận thu được

nhằm cân đối các nhu cầu về chia cổ tức và tích tụ vốn để tài trợ cho sự tăng

trưởng. Ngân hàng luôn đánh giá cao các doanh nghiệp dành phần lớn lợi

nhuận sau thuế để tăng vốn, bởi lẽ nó tạo ra sự ổn định lâu dài cho doanh

nghiệp, chứng tỏ niềm tin của chủ sở hữu vào sự phát triển và khả năng tăng

trưởng lợi nhuận trong tương lai. Lợi nhuận giữ lại làm tăng vốn chủ sở hữu

nhờ vậy mà giảm thiểu rủi ro cho cả chủ doanh nghiệp và chủ nợ. Nếu doanh

nghiệp thường xuyên chia lợi nhuận cho cổ đông ở mức cao, một phần tiền

mặt của doanh nghiệp sẽ bị mất đi, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán

của doanh nghiệp. 

Page 68: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3.2. NỘI DUNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh

tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ

nhất định.

Báo cáo kết quả kinh doanh là một tài liệu quan trọng, cung cấp nhiều

thông tin hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp, yếu tố có ảnh hưởng quyết định tới khả năng hoàn trả vốn

gốc và lãi vay, đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố chi phí và tài

sản của doanh nghiệp để tạo lợi nhuận.

Nguyên tắc chung khi xác định kết quả lãi, lỗ là lấy doanh thu (hoặc thu

nhập) trừ chi phí phù hợp ở từng loại hoạt động.

Sơ đồ 3.1 - Cơ cấu lợi nhuận

3.2.1. Lợi nhuận từ bán hàng và cung ứng dịch vụ

(1) Tổng doanh thu

Tổng doanh thu phản ánh tổng giá trị ban đầu của khối lượng sản

phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán hoặc đã cung ứng cho

khách hàng trong kỳ. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá tình hình

và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu tăng thể hiện

sự phát triển của doanh nghiệp, là điều kiện cần thiết để gia tăng lợi nhuận

hoạt động, tuy vậy mức tăng trưởng quá nóng có thể gây ra thâm hụt tiền

mặt, ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, bởi lẽ trong

trường hợp như vậy, doanh nghiệp phải chi tiêu tiền mặt nhiều hơn để dự trữ

thêm hàng tồn kho và tăng khoản phải thu khách hàng do gia tăng bán chịu.

Sự biến động của tổng doanh thu chịu tác động của hai nhân tố: khối

lượng tiêu thụ và đơn giá bán bình quân của sản phẩm, tuy vậy giải pháp cơ

bản để tăng doanh thu là mở rộng thị trường, mở rộng qui mô sản xuất để gia

tăng khối lượng tiêu thụ. Việc gia tăng doanh thu còn giúp doanh nghiệp gia

Page 69: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

tăng lợi nhuận với tỷ lệ cao hơn khi công ty khai thác tối đa công suất hoạt

động, giảm định phí trên một đơn vị sản phẩm hoặc trên một đồng doanh thu.

(2) Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ phản ánh các khoản phải ghi giảm trừ vào tổng

doanh thu để xác định mức doanh thu thực sự được hưởng của doanh

nghiệp. Các khoản giảm trừ bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng

bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế

GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Các khoản giảm trừ là những

khoản được tính vào tổng doanh thu nhưng doanh nghiệp không được hưởng

nên phải trừ ra khỏi doanh thu.

- Chiết khấu thương mại: là số tiền doanh nghiệp ưu đãi giảm trừ cho

khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn

hoặc vì lý do đặc biệt nào khác.

- Giảm giá hàng bán: phản ánh số tiền doanh nghiệp giảm giá cho

khách hàng do sản phẩm, hàng hóa kém hoặc mất phẩm chất. Đây là những

khoản tiền doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng được hưởng ngoài hóa

đơn.

- Giá trị hàng bán bị trả lại: phản ánh trị giá theo giá bán của số sản

phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã bán, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách

hàng trả lại do hàng giao sai qui cách, kém phẩm chất hoặc do những vi

phạm hợp đồng mà lỗi thuộc về người bán.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theo

phương pháp trực tiếp: phản ánh tổng số thuế doanh nghiệp đã thu hộ và

phải nộp lại cho Nhà nước trong kỳ báo cáo. Theo chế độ kế toán hiện hành

số thuế này là bộ phận cấu thành tổng doanh thu bán hàng, do vậy nó phải

được loại trừ khi xác định doanh thu thuần.

(3) Doanh thu thuần

Page 70: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Doanh thu thuần là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi đã trừ các

khoản giảm trừ, phản ánh số thu nhập từ bán hàng và cung ứng dịch vụ mà

doanh nghiệp thực sự được hưởng.

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ

(4) Giá vốn hàng bán (Cost Of Goods Sold - COGS)

Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp mà công ty phải bỏ ra tương ứng

với doanh thu.

Đối với lĩnh vực thương mại, giá vốn hàng bán phản ánh tổng giá mua

và chi phí thu mua của hàng hoá đã bán trong kỳ.

Đôi với lĩnh vực dịch vụ, giá vốn hàng bán là những chi phí trực tiếp tạo

ra dịch vụ đã cung ứng trong kỳ.

Đốì với lĩnh vực sản xuất, giá vốn hàng bán là tổng giá thành sản xuất

của khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo. Đối với doanh nghiệp

sản xuất, giá vốn hàng bán thực chất là tổng mức chi phí mà doanh nghiệp đã

chi ra để sản xuất khối lượng sản phẩm đã bán, do vậy sự biến động của giá

vốn hàng bán chịu tác động trực tiếp của khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá

thành sản xuất sản phẩm. Khi phân tích cần phải so sánh tốc độ tăng trưởng

của chỉ tiêu này với tốc độ tăng của doanh thu thuần.

Ngoài nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ và dịch vụ cung ứng, sự

biến động của giá vốn hàng bán còn do sự thay đổi của giá thành sản xuất

đơn vị sản phẩm tiêu thụ. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết

giảm chi phí, hạ giá thành sẽ làm cho tốc độ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn

tốc độ tăng doanh thu, nhờ vậy mà giảm mức chi phí trực tiếp trên 100 đồng

doanh thu thuần. 

(5) Lợi nhuận gộp (Gross Profit)

Lợi nhuận gộp là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn

hàng bán.

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

Page 71: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Sự biến động của lợi nhuận gộp do tác động của ba nhân tố: khối

lượng sản phẩm tiêu thụ, đơn giá bán sản phẩm và giá vốn đơn vị sản phẩm

tiêu thụ. Ngoài mức lợi nhuận tuyệt đối, người ta còn sử dụng chỉ tiêu tương

đối bằng cách xác định tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu, ta có:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận gộp có được từ 100 đồng doanh

thu thuần. Khác với chỉ tiêu tuyệt đối, tỉ suất lợi nhuận gộp không phụ thuộc

vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ mà chịu tác động của các nhân tố: đơn giá

bán sản phẩm, giá vốn đơn vị và kết cấu mặt hàng tiêu thụ.

Cụ thể hơn, khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm

khác nhau, nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi loại sản phẩm có thể có một tỷ lệ

lợi nhuận gộp khác nhau. Lúc này tỷ suất lợi nhuận gộp của n loại sản phẩm

sẽ được xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Tổng (LN gộp của Spi / Doanh thu của SPi * Tỷ

trọng doanh thu của SPi, 

(6) Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng phản ánh tổng số chi phí bán hàng phân bổ cho số

sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo bao gồm cả phần chi phí

bán hàng phát sinh trong kỳ phân bổ cho hàng hóa trong kỳ và chi phí phát

sinh kỳ trước kết chuyển vào kỳ này.

Chi phí bán hàng là các chi phí phát sinh trong quá trình lưu thông hàng

hoá và tiếp thị bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, lương và phụ

cấp lương của nhân viên bán hàng và tiếp thị, hoa hồng đại lý, chi phí quảng

cáo, khuyến mãi, chi phí hội nghị khách hàng...

Trong các khoản chi phí trên có khoản là chi phí khả biến, có khoản là

bất biến, nhưng các khoản chi chiếm tỷ trọng lớn như: quảng cáo, khuyến

mãi... lại thuộc về chi phí bất biến, do vậy ở các giai đoạn có mức doanh số

lớn, mức chi phí bán hàng trên 100 đồng doanh thu thấp, ngược lại ở những

giai đoạn doanh số thấp chi phí trên 100 đồng doanh thu ở mức cao hơn.

Page 72: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

(7) Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh tổng số chi phí quản lý doanh

nghiệp phân bổ cho số sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ báo cáo.

Theo chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam, cuối kỳ kế toán tổng chi

phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ sẽ được kết chuyển toàn bộ vào

tài khoản kết quả kinh doanh (TK 911), nhưng ở những doanh nghiệp có chu

kỳ sản xuất dài, tổng chi phí phát sinh có thể kết chuyển một phần vào chi phí

kinh doanh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, số còn lại được kết

chuyển vào kết quả của kỳ sau, do vậy trên báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ

tiêu chi phí quản lý có thể bao gồm cả chi phí phát sinh trong kỳ và chi phí kỳ

trước kết chuyển sang.

Chi phí quản lý là những khoản chi phí để duy trì bộ máy quản lý và

hành chính của doanh nghiệp, phần lớn các khoản chi cho mục đích này

thuộc về chi phí bất biến, do vậy khi doanh số tăng nhanh, mức chi phí quản

lý trên 100 đồng doanh thu sẽ giảm.

(8) Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ

Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch là phần lợi nhuận thu

được do tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thuộc chức năng kinh

doanh chính của doanh nghiệp, vì vậy còn được gọi là lợi nhuận hoạt động

kinh doanh chính. Đây là phần lợi nhuận quan trọng nhất trong tổng lợi nhuận

trước thuế của doanh nghiệp.

Khi xem xét các khoản cho vay, ngân hàng cần phải được dảm bảo

rằng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính phải đủ để bù đắp chi phí lãi

vay cho doanh nghiệp.

Bảng 3.1: Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Các khoản giảm trừ

- Chiết khấu thương mại

Page 73: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Giảm giá hàng hóa

- Hàng bị trả lại

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theo

phương pháp trực tiếp

+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Giá vốn hàng bán

+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Chi phí bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Lợi nhuận bán hàríg và cung cấp dịch vụ

3.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính trong doanh nghiệp liên quan đến việc huy động

vốn và sử dụng vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp để đầu tư ra bên ngoài.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa doanh thu

hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính.

Chi phí hoạt động tài chính bao gồm chi phí lãi vay, chi phí hoạt động

đầu tư tài chính, chiết khấu thanh toán trả cho khách hàng và các khoản lỗ

phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính và lỗ do chênh lệch tỷ giá.

Thu nhập hoạt động tài chính bao gồm các khoản lãi từ hoạt động đầu

tư tài chính, lãi do chênh lệch tỷ giá, lãi tiền gửi, chiết khấu thanh toán được

hưởng.

Bảng 3.2: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Doanh thu từ hoạt động tài chính - Chi phí cho hoạt động tài chính = Lợi

nhuận từ hoạt động tài chính

3.2.3. Lợi nhuận khác

Page 74: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Lợi nhuận khác là phần lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ khác biệt

với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, chẳng hạn như: nhượng bán,

thanh lý TSCĐ; tiền phạt, bồi thường được hưởng do đối tác vi phạm hợp

đồng; thu hồi các khoản phải thu đã xử lý... Đặc trưng của các khoản này là

phát sinh không thường xuyên, không ổn định, do vậy mức tăng lên của

khoản lợi nhuận này thường không được xem là kết quả tốt.

Bảng 3.3: Lợi nhuận khác

Thu nhập khác - Chi phí khác = Lợi nhuận khác

3.2.4. Tổng lợi nhuận trước thuế (Earning Before Tax - EBT)

Tổng lợi nhuận trước thuế phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của

doanh nghiệp trong kỳ chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, do vậy

mức biến động của chỉ tiêu này không phụ thuộc vào sự thay đổi của thuế

suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận trước thuế bao gồm lợi

nhuận hoạt động kinh doanh chính, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận

khác

3.2.5. Lợi nhuận sau thuế (Earning After Tax - EAT)

Lợi nhuận sau thuế là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế

với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đây chính là số thu nhập mà chủ

sở hữu doanh nghiệp được hưởng.

Bảng 3.4: Lợi nhuận trước thuế và sau thuế

Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Lợi nhuận hoạt động tài chính

+ Lợi nhuận khác

= Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

- Chi phí thuế TNDN

= Lợi nhuận sau thuế

Page 75: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.3.1. Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh

Phương pháp chủ yếu sử dụng để đánh giá khái quát kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp là phương pháp so sánh, việc so sánh

được thực hiện theo các trường hợp sau:

- Phân tích theo chiều ngang

So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu

của báo cáo kết quả kinh doanh nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ

tiêu này.

Mức tăng giảm = Chỉ tiêu kỳ này - Chỉ tiêu kỳ trước

% tăng, giảm = Chỉ tiêu kỳ này / Chỉ tiêu kỳ trước - 1

So sánh tốc độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí và lợi nhuận với

tốc độ tăng, giảm của chỉ tiêu doanh thu thuần. Sự gia tăng khối lượng sản

phẩm tiêu thụ và doanh thu thường kéo theo sự gia tăng của chi phí, nhất là

các khoản mục thuộc loại chi phí biến đổi như: giá vốn hàng bán, chi phí vận

chuyển bốc dỡ hàng hóa... Tuy vậy doanh nghiệp cần phải phấn đấu để tỷ lệ

tăng của chi phí không vượt quá tỷ lệ tăng của doanh thu, có làm được như

vậy doanh nghiệp mới giảm được mức chi phí trên 100 đồng doanh thu.

- Phân tích theo chiều dọc:

So sánh mức chi phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần kỳ

này với kỳ trước. Để làm được điều này trước tiên cần phải xác định mức chi

phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần từng năm.

Tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận) trên doanh thu = Chi phí (hoặc lợi

nhuận) / Doanh thu thuần

Phân tích theo chiều dọc sẽ cho thấy sự biến động của tỷ lệ chi phí

(hoặc) lợi nhuận trên doanh thu, từ đó đánh giá được hiệu quả trong việc tiết

kiệm chi phí hoạt động kinh doanh cũng như mức độ đóng góp của các bộ

Page 76: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

phận lợi nhuận khác vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung của doanh

nghiệp.

Thí dụ phân tích

Bảng 3.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty ABC năm N-2,

N-1 và N

ĐVT: 1.000.000 đồng

Chỉ tiêu N-2 N-1 N

Tổng doanh thu 25.000 30.000 33.000

Các khoản giảm trừ 2.000 2.500 2.000

1. Doanh thu thuần 23.000 27.500 31.000

2. Giá vốn hàng bán 15.300 19.100 22.000

3. Lợi nhuận gộp 7.700 8.400 9.000

4. Doanh thu hoạt động tài chính 340 230 210

5. Chi phí hoạt động tài chính 780 750 850

Trong đó: Chi phí lãi vay 580 640 710

6. Chi phí bán hàng 2.650 2.450 2.980

7. Chi phí quản lý DN 2.000 2.150 2.180

8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2.610 3.280 3.200

9. Lợi nhuận khác -200 100 700

10. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.410 3.380 3.900

11. Thuế thu nhập 675 946 1.092

12. Lợi nhuận sau thuế 1.735 2.434 2.808

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh ta sắp xếp lại các chỉ tiêu lợi

nhuận và so sánh sự biến động của các chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí của công ty

Page 77: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

năm N-1 so với năm N-2, năm N so với năm N-1 và tỉ lệ chi phí và lợi nhuận

trên doanh thu.

Bảng 3.6: Báo cáo kết quả kinh doanh - Công ty ABC (Đã sắp xếp lại

theo từng bộ phận lợi nhuận)

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Năm N

1. Doanh thu thuần 23.000 27.500 31.000

2. Giá vốn hàng bán 15.300 19.100 22.000

3. Lợi nhuận gộp 7.700 8.400 9.000

4. Chi phí bán hàng 2.650 2.450 2.980

5. Chi phí quản lý 2.000 2.150 2.180

6. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

chính3.050 3.800 3.840

7. Doanh thu hoạt động tài chính 340 230 210

8. Chi phí hoạt động tài chính 780 750 850

Trong đó: Chi phí lãi vay 580 640 710

9. Lợi nhuận hoạt động tài chính

(không kể chi phí lãi vay)140 120 70

10. Lợi nhuận khác -200 100 700

11. Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi

vay2.990 4.020 4.610

12. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.410 3.380 3.900

13. Thuế thu nhập doanh nghiệp 690 946 1.092

14. Lợi nhuận sau thuế 1.720 2.434 2.808

Bảng 3.7: Phân tích khái quát lợi nhuận công ty ABC

Page 78: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chỉ tiêu % tăng, giảm % so với doanh thu

N-1/N-2 N/N-1 N-2 N-1 N

1. Doanh thu thuần 19,57% 12,73%

2. Giá vốn hàng bán 24,84% 15,18% 66,52% 69,45% 70,97%

3. Lợi nhuận gộp 9,09% 7,14% 33,48% 30,55% 29,03%

4. Chi phí bán hàng -7,55% 21,63% 11,52% 8,91% 9,61%

5. Chi phí quản Ịý 7,50% 1,40% 8,70% 7,82% 7,03%

6.Lợi nhuận HĐKD

chính24,59% 1,05% 13,26% 13,82% 12,39%

7.Doanh thu HĐTC -32,35% -8,70%

8.Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi

vay

-3,85%

10,34%

13,33%

10,94%

9.Lợi nhuận HĐTC 18,18% 23,08%

10. Lợi nhuận HĐTC

(không tính lãi vay)-14,29% -41,67%

11. EBT của HĐKD 25,67% -2,44%

12. Lợi nhuận khác -150% 600%

13. Tổng EBIT 34,45% 14,68%

14. Tổng EBT 40,25% 15,38%

15. Thuế thu nhập

DN40,25% 15,38%

16. Lợi nhuận sau

thuế40,25% 15,38%

Căn cứ vào số liệu trên Bảng 3.7, ta có nhận xét sau:

Page 79: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Tổng doanh thu và doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung

cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhanh, tỷ lệ tăng 19,57% năm N-1 và

12,73% năm N. Doanh thu bán hàng tăng là kết quả tốt, chứng tỏ hoạt động

tiêu thụ và sản xuất của công ty tiến triển thuận lợi, tuy vậy cần lưu ý tốc độ

tăng trưởng đang chậm lại, khi phân tích cần tìm hiểu xem sự tăng trưởng qui

mô sản xuất có làm thâm hụt tiền mặt hay không? Công ty có kiểm soát được

quá trình tăng trưởng không?

- Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh năm N-1 tăng 9.09% nhưng

năm N chỉ tăng 7,14%. Do giá vốn hàng bán tăng nhanh, vượt quá tốc độ

tăng doanh thu thuần, mức chi phí sản xuất trên 100 đồng doanh thu thuần

tăng từ 66,52 lên 67,27 đồng ở năm N-1 và 70,97 đồng vào năm N. Vì vậy

cần phải đi sâu phân tích để làm rõ nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn

hàng bán của doanh nghiệp là do khách quan hay chủ quan, thông thường

giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn mức tăng trưởng doanh thu thuần có thể

do doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí trực tiếp làm tăng giá vốn

hàng bán, giá bán sản phẩm giảm hoặc do thay đổi cơ cấu mặt hàng sản xuất

và tiêu thụ.

- Chi phí bán hàng tăng mạnh trong năm N: 21,63%, gấp 2 lần tốc độ

tăng doanh thu thuần, chi phí bán hàng trên 100 đồng doanh thu năm N-2 là

11,52 đồng, giảm xuống còn 8,91 đồng năm N-1 và tăng lên 9,61 đồng năm

N. Cùng với sự sụt giảm lợi nhuận gộp, sự gia tăng quá cao của chi phí bán

hàng là một trong các tác nhân chủ yếu làm giảm lợi nhuận bán hàng của

công ty. Chi phí bán hàng tăng có thể do áp lực cạnh tranh buộc công ty phải

tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi, dành cho các đại lý mức hoa hồng cao

hơn. Việc mở thêm các thị trường mới cho các sản phẩm sẵn có cũng tác

động mạnh tới mức tăng của chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm N-1 tăng 7,5% (thấp hơn tỉ lệ tăng

doanh thu) và năm N chỉ tăng 1,40%. Kết quả này thể hiện qua chỉ tiêu chi phí

quản lý trên 100 đồng doanh thu giảm đáng kể và liên tục, từ 8,70 đồng năm

N-2 xuống 7,82 đồng năm N-1 và chỉ còn 7,03 đồng năm N. Giảm chi phí

Page 80: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

quản lý doanh nghiệp trên 100 đồng doanh thu đã góp phần gia tăng hiệu quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (kinh doanh

chính) tăng cao ở năm N-1 (+24,59%) nhưng năm N chỉ tăng nhẹ (1,05%) và

hiện đang ở mức 3,84 tỉ đồng, như vậy sự tăng trưởng doanh thu chỉ giúp

công ty gia tăng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm ở năm N-1, nhưng không làm

gia tăng lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ tăng doanh thu ở năm N. Nếu chiến

lược của công ty chấp nhận tăng chi phí để củng cố và mở rộng thị trường

nhằm cải thiện vị thế của họ, thì kết quả trên có thể chấp nhận được.

- Lỗ từ hoạt động tài chính tăng dần, năm N-2 lỗ 440 triệu, năm. N-1 lỗ

520 triệu, năm N lỗ 640 triệu. Nguyên nhân do lãi tiền vay tăng, nếu loại trừ lãi

vay khỏi chi phí hoạt động tài chính thì năm N-2 hoạt động tài chính lãi 140

triệu, năm N-1 lãi 120 triệu và năm N còn 70 triệu. Lãi tiền vay tăng là do công

ty phải vay nhiều hơn để tài trợ cho sự tăng trưởng doanh thu hoặc do lãi

suất vay tăng.

- Lợi nhuận khác tăng nhanh, năm N công ty lãi 700 triệu, gấp 7 lần

mức năm N-1. Lợi nhuận khác tăng chưa hẳn là kết quả tốt, tuy vậy nhờ có

khoản lợi nhuận này mà kết quả tài chính cuối cùng của công ty được cứu

vãn phần nào.

- Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh trong năm N-1 (40,25%), nhưng tăng

chậm hơn trong năm N (15,38%).

Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận bán hàng tăng chậm và lãi vay

phải trả tăng, nếu lợi nhuận khác không tăng thì lợi nhuận sau thuế của công

ty sẽ còn tăng ít hơn.

3.3.2. Phân tích chỉ tiêu doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh số thu

nhập doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất kinh doanh chính, đây

là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá xu hướng phát triển trong

Page 81: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của doanh thu do tác

động trực tiếp của hai nhân tố: khối lượng sản phẩm đã bán và giá bán bình

quân một đơn vị sản phẩm. Khi phân tích ta cần phải làm rõ sự thay đổi của

doanh thu do tác động của lượng bán hay giá bán? Nguyên nhân nào làm cho

khối lượng bán và giá bán thay đổi.

Phân tích biến động doanh thu bán hàng được tiến hành theo phương

trình sau:

Doanh thu bán hàng = Tổng (Sản lượng tiêu thụ từng sản phẩm * Đơn

giá bán từng sản phẩm)

Ví du: Tại công ty ABC có các số liệu như sau

Bảng 3.8: Sản lượng tiêu thụ và giá bán

Loại sản phẩm

Số lượng SP tiêu thụ (1000 SP) Giá bán (1000 đồng)

Năm N-1 Năm N Năm N-1 Năm N

A 340 420 28 30

B 166 220 30 30

c 650 590 20 20

Doanh thu năm N-1

(340 X 28)+ (166 X 30)+ (650 X 20) = 27.500

Doanh thu năm N

(420 X 30) + (220 X 30) + (590 X 20) = 31.000

Bằng phương pháp so sánh ta xác định mức biến động doanh thu

thuần năm N so với năm N-1:

- Mức tăng, giảm doanh thu bán hàng

31.000 - 27.500 = +3.500

- % Tăng, giảm = +3.500/27.500 = +12.7%

Page 82: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Sử dụng phượng pháp số chênh lệch, xác định mức tác động của các

nhân tố:

- Mức biến động doanh thu do tác dộng của lượng bán 28 X (420 - 340)

+ 30 X (220 - 166) + 20 X (590 - 650) = 2.660

- Mức biến động doanh thu do tác động của giá bán 420 X (30 - 28) +

220 X (30 - 30) + 590 X (20 - 20) = 840

Nhận xét:

So với năm N-1 doanh thu bán hàng của công ty có mức tăng trưởng

khá cao 12,7% và đạt mức 31 tỉ đồng. Doanh thu tăng chủ yếu do tác động

của tăng lượng bán (qui mô tiêu thụ sản phẩm), lượng bán tăng làm doanh

thu tăng 2.660 triệu, tác động của việc tăng giá bán cũng làm doanh thu tăng

840 triệu.

Trong các loại sản phẩm tiêu thụ có sản phẩm A và B gia tăng được

khối lượng tiêu thụ, sản phẩm A dù tăng giá nhưng khối lượng sản phẩm tiêu

thụ vẫn tăng, điều này chứng tỏ sản phẩm A của công ty có khả năng cạnh

tranh tốt. Riêng sản phẩm C mặc dù giá không tăng nhưng khối lượng sản

phẩm tiêu thụ lại giảm, công ty cần phải xem xét lại chất lượng mẫu mã và

chu kỳ sản phẩm của sản phẩm C để có biện pháp chuyển sang chu kỳ sản

phẩm mới.

Ngoài ra ta có thể dùng phương pháp chỉ số để xác định ảnh hưởng

của lượng bán và giá bán qua chỉ số về khối lượng sản phẩm tiêu thụ và chỉ

số giá bán sản phẩm.

Chỉ số lượng bán = Tổng (Lượng bán năm N * Giá bán năm N-l)/

Doanh thu năm N-1

Chỉ số giá bán = Doanh thu năm N / Tổng (Lượng bán năm N * Giá bán

năm N-l)

Mức độ ảnh hưởng của lượng bán = Doanh thu năm N-1 * (Chỉ sô

lượng bán – 1)

Page 83: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Mức độ ảnh hưởng của giá bán = Tổng (Lượng bán năm N * Giá bán

năm N-1) * (Chỉ số giả bán – 1)

Chỉ số lượng bán

= (420 X 28 + 220 X 30 + 590 X 20)/ 27.500 = 30.130 / 27.500 = 1,0967

Chỉ scí giá bán

= 31.000 / (420 X 28 + 220 X 30 + 590 X 20)

= 1,0279

Mức độ ảnh hưởng của lượng bán

27.500 X 0,0967 = 2.660

Mức độ ảnh hưởng của giá bán

30.160 X 0,0279 = 840

3.3.3. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính)

Lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là một chỉ tiêu quan trọng

đối với sự ổn định và phát triển lâu dài của một doanh nghiệp, điều đó có

nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng tạo ra mức doanh thu bán hàng lớn

hơn toàn bộ chi phí và phải thường xuyên làm được như vậy.

Sự biến động của lợi nhuận bán hàng cần phải được theo dõi chặt chẽ.

Có hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng quyết định tới mức tăng trưởng lợi nhuận

bán hàng đó là: Doanh thu bán hàng và hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động

kinh doanh chính. Ảnh hưởng của doanh thu được xem là tác động về qui

mô, còn ảnh hưởng của hiệu quả tiết kiệm chi phí được thể hiện qua sự biến

động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chính trên

doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trên doanh thu lại

phụ thuộc vào các chỉ tiêu tỷ lệ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí

quản lý doanh nghiệp trên doanh thu.

Page 84: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính = DT thuần – GVHB – CP bán

hàng – CP quản lý

Chi phí sản xuất kinh doanh trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến giá vốn hàng

bán, giá vốn hàng bán là yếu tố chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của

doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán là giá

thành sản xuất của những sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Đối với doanh nghiệp

thương mại, giá vốn hàng bán là giá vốn của những sản phẩm tiêu thụ trong

kỳ, giá vốn hàng mua vào bao gồm giá mua và các chi phí thu mua hàng hóa.

Ngoài ra giá vốn hàng bán còn chịu ảnh hưởng của phương pháp tính giá

xuất kho. Khi giá có xu hướng tăng, giá xuất kho được tính theo phương pháp

LIFO sẽ làm cho giá vốn hang bán cao hơn so với trường hợp công ty tính giá

xuất kho theo phương pháp FIFO. Phương pháp tính giá bình quân xuất kho

sẽ cho giá vốn hàng bán ở mức trung bình so với hai phương pháp LIFO và

FIFO.

Giá vốn hàng bán = Tổng (Khối lượng SP tiêu thụ * Giá vốn bq 1 đơn vị

SP)

Giá vốn hàng bán chỉ thể hiện chi phí trực tiếp, để cho sản phẩm hàng

hóa tiêu thụ được, doanh nghiệp còn phải chi cho các chi phí quản lý và chi

phí bán hàng. Nếu các chi phí này được quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu

quả sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp, ngược lại doanh nghiệp

có thể bị lỗ do chi phí quản lý và bán hàng quá cao.

Để phân tích hiệu quả của việc tiết kiệm chi phí trong trường hợp này,

ta không thể căn cứ vào mức biến động tuyệt đối của chi phí mà phải căn cứ

vào số tương đối. Nếu chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ

tăng doanh thu thì việc gia tăng chi phí được coi là có hiệu quả. Nhưng

ngược lại, nếu doanh nghiệp giảm chi phí, nhưng tốc độ giảm chi phí thấp

hơn tốc độ giảm doanh thu thì việc giảm chi phí được coi là không có hiệu

quả. Vì vậy để đánh giá hiệu quả của việc tiết kiệm chi phí, ta sẽ dùng các chỉ

tiêu cơ cấu chi phí trong doanh thu hay nói cách khác ta sẽ so sánh chi phí

trên 100 đồng doanh thu.

Page 85: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Cơ cấu chi phí trong doanh thu = Chi phí /Doanh thu thuần

Chi phí tăng hoặc giảm là do hai nguyên nhân:

Thứ nhất: sự thay đổi qui mô tiêu thụ sản phẩm, qui mô tiêu thụ sản

phẩm được thể hiện qua doanh thu. Khi doanh thu tăng sẽ làm chi phí tăng

tương ứng cùng một tỉ lệ và ngược lại. Doanh số bán hàng là nhân tố quan

trọng nhất, tăng doanh số được xem là giải pháp cơ bản để gia tăng lợi

nhuận, mặt khác sự tăng trưởng doanh số còn tác động tích cực đến các

nhân tố khác, đặc biệt nó tác động làm giảm mức định phí trên 100 đồng

doanh thu, nhờ vậy mà gia tăng được hiệu quả kinh doanh.

Thứ hai: do hiệu quả của việc sử dụng chi phí, nếu cơ cấu chi phí trên

doanh thu giảm sẽ làm doanh nghiệp tiết kiệm chi phí một cách tương đối.

Đây là kết quả của việc sử dụng chi phí có hiệu quả. Tỉ lệ lãi gộp, tỉ lệ chi phí

bán hàng, tỉ lệ chi phí quản lý là các nhân tố thuộc nhóm các chỉ tiêu dùng để

đánh giá hiệu quả, phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân

công, các khoản mục quan trọng trong chi phí bán hàng và quản lý như: chi

phí quảng cáo, lương và phụ cấp lương của lãnh đạo và nhân viên trong bộ

máy quản lý... có làm được như vậy doanh nghiệp mới gia tăng được hiệu

quả kinh doanh.

Mức tăng (giảm) chi phí do ảnh hưởng của doanh thu doanh thu = Mức

tăng (giảm) của doanh thu * Cơ cấu chi phí trên kỳ gốc

Mức tăng (giảm) chi phí do hiệu quả = Mức tăng (giảm) cơ cấu chi phí

trên doanh thu * Doanh thu kỳ nghiên cứu

Dựa vào bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty ABC để lập

bảng phân tích lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ..

Bảng 3.9: Bảng xác định lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Chỉ tiêu Giá trị

Page 86: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

N-1 N So sánh

1. Doanh thu thuần 27.500 31.000 3.500

2. Giá vốn hàng bán 19.100 22.000 2.900

3. Lợi nhuận gộp 8.400 9.000 600

4. Chi phí bán hàng 2.450 2.980 530

5. Chi phí quản lý 2.150 2.180 30

6. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh

chính3.800 3.840 40

Bảng 3.10: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động

kinh doanh chính

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Chỉ tiêu Tỷ lệ trên doanh thu Mức độ ảnh hưởng

Năm N-1 Năm N So sánhDoanh

thu

Hiệu quả tiết kiệm chi phí

1. Doanh thu thuần 100% 100% 0.00%

2. Giá vốn hàng

bán69,45% 70,97% 1,51% 2.431 469

3. Lợi nhuận gộp 30,55% 29,03% -1,51% 1.069 469

4. Chi phí bán hàng 8,91% 9,61% 0,70% 312 218

5. Chi phí quản lý 7,82% 7,03% -0,79% 274 -244

6. Lợi nhuận hoạt

động KD chính13,82% 12,39% -1,43% 484 -444

Nhận xét kết quả phân tích biến động lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm và

cung ứng dịch vụ (lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính) năm N Số với năm

N-1.

Page 87: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ năm N tăng so với

năm N-1 là 40 triệu, tỉ lệ tăng 1,05%, tỉ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh

chính trên doanh thu năm N giảm 1,43%, năm N-1 cứ 100 đồng doanh thu lợi

nhuận hoạt động kinh doanh chính là 13,82 đồng, năm N chỉ còn 12,39 đồng.

Kết quả này cho thấy trong năm N công ty đã không sử dụng chi phí hoạt

động hiệu quả và lợi nhuận tiêu thụ tăng 40 hoàn toàn là do gia tăng doanh

thu, việc sử dụng chi phí không hiệu quả đã làm giảm lợi nhuận của công ty

và làm giảm hiệu quả mang lại từ việc tăng doanh thu.

Xác định mức độ tác động của các nhân tố:

- Tác động của doanh thu bán hàng:

(31.000 - 27.500) X 13,82% = 484

Năm N-1 tỷ lệ lãi gộp của ABC là 30,55%, như vậy cứ 100 đồng doanh

thu bán hàng, công ty có 30,55 đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ chi phí bán hàng và

quản lý: 16,73% (8,91% + 7,82%), nghĩa là ABC phải chi 16,73 đồng trong

30,55 đồng lợi nhuận gộp để trang trải chi phí bán hàng và quản lý, như vậy

ABC còn 13,82 đồng để thanh toán các khoản chi phí khác như: trả lãi vay và

nộp thuế thu nhập hay nói cách khác, tỉ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay

của hoạt động chính là 13,82%.

Doanh thu bán hàng năm N tăng 3.500 triệu, nếu tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu giữ nguyên như năm N-1 thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính

sẽ tăng 484 đồng (3.500 x 0,1367).

- Tác động của tỷ lệ lãi gộp:

(29,03% - 30,55%) x 31.000 = - 469

Tỷ lệ lãi gộp năm N thấp hơn 1,51% so với năm N-1, như vậy cứ 100

đồng doanh thu bán hàng, lợi nhuận gộp ít hơn năm trước 1,51 đồng, với

doanh số 31.000 dồng, lợi nhuận gộp bị giảm sút là: 469 triệu đồng.

- Tác động của tỷ lệ chi phí bán hàng:

= (9,61% - 8,91%) x 31.000 = 0,70% x 31.000 = +218

Page 88: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tỉ lệ chi phí bán hàng năm N: 9,61%, như vậy ABC phải chi 9,61 đồng

cho hoạt động bán hàng trong 100 đồng doanh thu, cao hơn 0,7 đồng so với

năm N-1, với doanh thu năm N là 31.000 triệu đồng, tổng mức chi phí bán

hàng tăng thêm là 218 triệu. Do vậy lợi nhuận bán hàng của ABC bị giảm 218

triệu đồng.

- Tác động của tỷ lệ chi phí quản lý:

= (7,03% - 7,82%) x 31.000 = -0,79% x 31.000 = -244

Năm N-1 ABC phải chi 7,03 đồng cho hoạt động quản lý trong 100 đồng

doanh thu, thấp hơn 0,79 đồng so với năm N-1, với giá trị hàng bán là 31.000

triệu đồng, tổng chi phí quản lý giảm bớt 244 triệu đồng, do vậy lợi nhuận

hoạt động kinh doanh chính của ABC tăng thêm 244 triệu đồng.

Tổng hợp tác động của các nhân tố:

Tác động do doanh thu bán hàng tăng: 484

Tác động do % lãi gộp giảm: (469)

Tác động do % chi phí bán hàng tăng: (218)

Tác động do % chi phí quán lý giảm: 244

Tác dộng tổng hợp lên lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính 40

Nhận xét:

Năm N doanh thu bán hàng của ABC tăng 3.500 triệu, nếu tỉ lệ sinh lời

giữ nguyên như năm N-1 thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính sẽ tăng

484 triệu. Tuy nhiên do giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh

thu nên tỷ lệ lãi gộp giảm làm lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm

469, cũng như vậy, chi phí bán hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu

làm tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu tăng dẫn đến lợi nhuận giảm 218

triệu. Do tiết kiệm tương đối chi phí quản lý trên 100 đồng doanh thu đã giúp

ABC cải thiện đôi chút kết quả kinh doanh của mình, lợi nhuận tăng thêm 244

triệu, nếu không lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính còn sụt giảm nhiều

hơn.

Page 89: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tỷ lệ lãi gộp giảm do ABC phải chi nhiều hơn cho giá vốn hàng bán

trong 1 đồng doanh thu. Nếu do áp lực cạnh tranh buộc ABC tăng chi phí sản

xuất để cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng mức chi cho quảng cáo, khuyến

mãi làm tăng tỉ lệ chi phí bán hàng thì sự sụt giảm tạm thời lợi nhuận hoạt

động kinh doanh chính trong năm N cũng không phải là kết quả quá xấu đối

với ABC, hy vọng trong các năm tới nhờ việc mở thêm các thị trường mới,

khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính của

ABC sẽ đạt mức cao hơn.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Liệt kê tất cả các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp và phân biệt

nội dung của các chỉ tiêu lợi nhuận đó.

2. Trình bày các biện pháp cơ bản để gia tăng lợi nhuận của doanh

nghiệp.

3. Kết cấu sản lượng tiêu thụ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận

tiêu thụ sản phẩm?

4. Trình bày ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận và những hạn chế của chỉ

tiêu này trong việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Dựa trên những cơ sở nào để phân loại lợi nhuận thành 3 bộ phận:

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi

nhuận khác.

6. Tại sao tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu phản ánh rủi ro

kinh doanh của doanh nghiệp?

BÀI TẬP

Bài 1. Trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A (sản xuất vật

liệu xây dựng) có thông tin như sau (ĐVT: triệu đồng):

Chỉ tiêu 20X1 20X2

Doanh thu thuần 10.000 12.000

Giá vốn hàng bán 7.000 9.600

Page 90: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Lợi nhuận gộp 3.000 2.400

- Năm 20X2 công ty sử dụng chi phí có hiệu quả hơn so với năm 20X1

hay không? Giải thích.

- Phân tích tác động của doanh thu và hiệu quả tiết kiệm chi phí sản

xuất đến lợi nhuận gộp năm 20X2 so với năm 20X1.

Bài 2. Năm 2008 có thông tin:

- Doanh thu thuần 120.500 triệu đồng.

- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu 30%

- Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu 4%

- Tỷ lệ chi phí quản lý DN trên doanh thu 5%

a. Hãy xác định LN HĐKD chính và tỷ suất LN HĐKD chính trên doanh

thu năm 2008.

b. Nếu doanh thu thuần năm 2009 giảm 10%, giá vốn hàng bán giảm

5%, chi phí bán hàng giảm 2%, chi phí quản lý DN tăng 3% thì LN HĐKD

chính năm 2009 là bao nhiêu?

Bài 3. Công ty A có lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 100 tỷ đồng và

chia cổ tức cho chủ sở hữu 2000 đồng/cổ phiếu. Ngày 01/01/08 có 10 triệu cổ

phiếu thường, trong tháng 6/2008 phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu thường và

ngày 01/07/08 số cổ phiếu phát hành thêm chính thức được niêm yết chính

thức. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu năm 2008 là bao nhiêu?

Bài 4. Khi xem lại hồ sơ lưu trữ, bảng phân tích lợi nhuận hoạt động

kinh doanh chính bị mất phần xác định mức độ ảnh hưởng của doanh thu và

hiệu quả tiết kiệm chi phí. Anh (chị) hãy hoàn thiện số liệu của bảng phân tích

và cho nhận xét.

Chỉ tiêu 2007 2008 % trên doanh thu So sánh

2007 2008 Số tiền %/DTT

Page 91: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

1. DTT 52.470 60.230 7.760

2. GVHB 40.450 46.500 77,09% 77,20% 6.050 0,11%

3. CPBH 2.570 2.880 4,90% 4,78% 310 -0,12%

4. CPQLDN 2.440 2.690 4,65% 4,47% 250 -0,18%

5. LN HĐKD

chính

7.010 8.160 13,36% 13,55% 1150 0,19%

Bài 5. Có thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh của công ty MP

như sau:

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng)Tỷ lệ trên doanh

thuSo sánh

2007 2008 2007 2008 Giá trị% trên

DT

1. DTT 224.500 251.032 100% 100% 26.532 0,00%

2. GVHB 192.600 200.650 85,79% 79,93% 8.050 -5,86%

3. LN gộp 31.900 50.382 14,21% 20,07% 18.482 5,86%

4. DT HĐTC 620 580 0,28% 0,23% -40 -0,05%

5. CPTC 5.260 5.620 2,34% 2,24% 360 -0,10%

Trong đó: CP lãi vay 5.120 4.470 2,28% 1,78% -650 -0,50%

6. CPBH 8.000 8.500 3,56% 3,39% 500 -0,18%

7. CP QLDN 11.000 18.500 4,90% 7,37% 7.500 2,47%

8. LN khác 250 -280 0,11% -0,11% -530 -0,22%

10. LN trước thuế 8.510 18.062 3,79% 7,20% 9.552 3,40%

11. LN sau thuế 6.030 12.670 2,69% 5,05% 6.640 2,36%

Yêu cầu:

1. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh năm 2008 và năm 2007.

Page 92: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2. Phân tích sự biến động của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

(ROS) năm 2008 so với năm 2007.

Chương 4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN

Vốn là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của

một doanh nghiệp. Tất cả những người có liên quan đến doanh nghiệp và

quan tâm đến doanh nghiệp đều muốn biết:

- Công ty đã sử dụng vốn như thế nào?

- Cơ cấu tài sản có hợp lý không?

- Vốn của công ty đang tập trung vào loại tài sản nào?

- Công ty đang sử dụng những nguồn nào để tài trợ cho các tài sản của

mình?

- Các nguồn vốn mà công ty sử dụng có phù hợp với cơ cấu tài sản

không?

- Biến động tài sản và nguồn vốn của công ty trong kỳ phân tích có hợp

lý không?

- Sự thay đổi cơ cấu tài chính của công ty trong kỳ phân tích vẫn đảm

bảo cho công ty duy trì một cơ cấu tài chính an toàn và hợp lý không?

Một cơ cấu tài chính an toàn và hợp lý sẽ giúp công ty giảm thiểu được

những rủi ro thanh khoản và sẽ giúp công ty sử dụng vốn một cách hiệu quả

hơn.

4.1. NỘI DUNG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng

quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành các tài sản đó tại một thời

điểm nhất định.

Page 93: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Theo chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp phải lập và gửi bảng

cân đối kế toán cho các cơ quan hữu trách hàng quí và hàng năm. Bảng cân

đối kế toán có các đặc điểm cơ bản:

- Được xác định trên cơ sở số dư của các tài khoản nguồn vốn và tài

sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán.

- Phản ánh tình hình cơ cấu nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp tại

một thời điểm xác định, do vậy có thể xem bảng cân đối kế toán là một tấm

ảnh chụp về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng, không thể

thiếu để tiến hành phân tích cơ cấu tài chính của một doanh nghiệp. Các chỉ

tiêu trên bảng cân đối kế toán được trình bày tổng quát và sắp xếp có hệ

thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt thông tin và phân tích

nhanh chóng. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể đánh giá khái quát tình

hình sử dụng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng thanh toán ngắn

hạn, cơ cấu tài chính và mức rủi ro tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của

doanh nghiệp.

Kết cấu và các chỉ tiêu chủ yếu trên Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn.

Kết cấu của bảng cân đối kế toán khái quát được trình bày gồm những

yếu tố cơ bản sau:

Bảng 4.1: Kết cấu bảng cân đối kế toán

Tài sản Nguồn vốn

A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả

1. Tiền I. Nợ ngắn hạn

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Nợ vay ngắn hạn

3. Các khoản phải thu 2. Các khoản phải trả

4. Tồn kho II. Nợ dài hạn

Page 94: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

5. TS ngắn hạn khác 1. Nợ vay dài hạn

B. Tài sản dài hạn 2. Các khoản phải trả

1. Các khoản phải thu dài hạn B. Vốn chủ sở hữu

2. Tài sản cố định 1. Nguồn vốn kinh doanh

3. Bất động sản đầu tư 2. Các quỹ DN

4. Đầu tư TC dài hạn 3. Lợi nhuận chưa phân phối

5. Tài sản dài hạn khác

Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

4.1.1. Phần Tài sản:

Phản ánh giá trị kế toán toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại

thời điểm lập báo cáo và được chia làm 2 loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài

hạn.

Tài sản ngắn hạn (Tài sản lưu động - Current Asset), là những tài sản

luân chuyển nhanh, không ngừng chuyển đổi hình thái và hoàn thành một

vòng luân chuyển sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trên bảng cân đối kế

toán hiện nay, tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian luân chuyển

dưới 1 năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh nếu DN có chu kỳ kinh doanh

trên 12 tháng. Tài sản ngắn hạn bao gồm năm yếu tố chủ yếu được sắp xếp

vào bảng cân đối kế toán theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần: (1) tiền và

các khoản tương đương tiền; (2) đầu tư ngắn hạn; (3) các khoản phải thu; (4)

tồn kho; (5) tài sản ngắn hạn khác.

Tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian luân chuyển trên 1 năm,

hoặc trên một chu kỳ KD (đối với DN có chu kỳ KD trên 12 tháng) chủ yếu bao

gồm: (1) Các khoản phải thu dài hạn; (2) Tài sản cố định; (3) Bất động sản

đầu tư; (4) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn; (5) Tài sản dài hạn khác.

Bảng 4.2: Sự khác biệt giữa Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Page 95: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Thời gian luân chuyển < 1 năm hoặc

trong một chu kỳ KD

Thời gian luân chuyển > 1 năm hoặc

trên một chu kỳ KD

Thanh khoản cao Thanh khoản thấp

Tài trợ bằng nguồn ngắn hạn và dài

hạn

Tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Tổng tài sản

(1) Tài sản ngắn hạn:

- Tiền và các khoản tương đương tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện

có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi

tại ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn

thu hồi không quá 3 tháng. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất.

Do vậy, số dư tiền và các khoản tương đương tiền (gọi tắt: vốn bằng tiền hay

tiền mặt) càng lớn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Tuy vậy,

dự trữ tiền mặt quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lời của vốn do tiền mặt là

tài sản có khả năng sinh lời thấp, không sinh lời, thậm chí sinh lời âm khi nền

kinh tế có mức lạm phát cao. Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm:

1. Tiền mặt tại quỹ

2. Tiền gửi ngân hàng

3. Tiền đang chuyển

4. Các khoản tương đương tiền

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là giá trị của các khoản đầu tư

tài chính ngắn hạn như: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và

đầu tư ngắn hạn khác có thời gian đầu tư dưới 1 năm, không bao gồm các

khoản đầu tư có thời hạn dưới 3 tháng và ít rủi ro đã được coi là các khoản

tương đương tiền. Đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm:

1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

2. Đầu tư ngắn hạn khác

Page 96: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)

- Các khoản phải thu: là những khoản mà khách hàng và các bên liên

quan đang nợ doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo có thời hạn trả dưới một

năm, hoặc trong một chu kỳ KD. Do vậy, đây cũng là loại tài sản có tính thanh

khoản cao chỉ sau tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn. Trong nền kinh tế thị

trường, bán chịu được xem là chính sách khuyến mãi, khách hàng chưa có

tiền vẫn có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có

thể mở rộng thị trường, tăng doanh số, bán chịu còn giúp doanh nghiệp củng

cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Tuy vậy, bán chịu cũng tạo thêm các

bất lợi cho doanh nghiệp, nợ phải thu tăng làm tăng nhu cầu vốn lưu động,

kéo theo sự tăng lên của chi phí tài chính, chi phí đòi nợ tăng, doanh nghiệp

có thể chịu tổn thất do khách hàng không trả được nợ. Các khoản phải thu

bao gồm:

1. Phải thu của khách hàng

2. Trả trước cho người bán

3. Phải thu nội bộ

4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng XD

5. Các khoản phải thu khác

6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)

- Hàng tồn kho: phản ánh giá vốn của nguyên vật liệu, công cụ, dụng

cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm và hàng hóa đang được tồn trữ trong kho

của doanh nghiệp cũng như tại các đại lý của doanh nghiệp dưới hình thức

hàng gửi bán tại thời điểm báo cáo. Đây là bộ phận tài sản ngắn hạn quan

trọng nhất của doanh nghiệp, các tài sản này phải luân chuyển nhanh và

thường xuyên đổi mới do vậy cũng được xem là loại tài sản có tính thanh

khoản cao sau các khoản phải thu. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh

doanh, hàng hoá sản phẩm không tiêu thụ được, bị tồn đọng có thể làm cho

tồn kho tăng lên do tồn kho không luân chuyển được, trong trường hợp này

Page 97: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để thanh lý hàng tồn kho ứ đọng, đẩy

nhanh tốc độ luân chuyển tồn kho. Tồn kho bao gồm:

1. Hàng mua đang đi trên đường

2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho

3. Công cụ, dụng cụ trong kho

4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

5. Thành phẩm tồn kho

6. Hàng hóa tồn kho

7. Hàng gửi đi bán

8. Hàng hóa kho bảo thuế

9. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

- Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng chưa thu hồi, chi

phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu hụt chờ xử lý và các khoản

thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn kết dư tại thời điểm báo cáo. Đây là giá

trị những tài sản mà phần lớn trong đó công ty sẽ không thể thu hồi lại được

khi công ty bị thanh lý (chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển). Tài sản ngắn

hạn khác bao gồm:

1. Tạm ứng

2. Chi phí trả trước

3. Chi phí chờ kết chuyển

4. Tài sản thiếu chờ xử lý

5. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

(2) Tài sản dài hạn

- Các khoản phải thu dài hạn: bao gồm các khoản phải thu có thời hạn

thu hồi trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, bao gồm:

Page 98: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

+ Các khoản phải thu dài hạn khách hàng + Phải thu nội bộ dài hạn +

Phải thu dài hạn khác

- Tài sản cố định: là những phương tiện sản xuất chủ yếu có ảnh

hưởng quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp

có qui trình công nghệ sản xuất hiện đại, mức độ tự động hóa cao có thể giúp

họ giảm bớt mức chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu. Tuy vậy, nó

cũng tạo ra các bất lợi:

Thứ nhất: làm tăng mức rủi ro kinh doanh do khấu hao làm tăng tổng

định phí.

Thứ hai: tổng vốn đầu tư lớn, nếu tài sản không được khai thác và sử

dụng có hiệu quả thì khả năng sinh lời của vốn sẽ sụt giảm.

Tài sản cố định bao gồm:

1. Tài sản cố định hữu hình

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

2. Tài sản cố định thuê tài chính

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

3. Tài sản cố dịnh vô hình

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

- Bất động sản đầu tư: giá trị các bất động sản thuộc sở hữu của doanh

nghiệp nhưng không dùng cho hoạt động kinh doanh chính mà dùng để cho

thuê, hoặc để bán.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: phản ánh giá trị của các khoản

đầu tư tài chính có thời gian đầu tư trên một năm, bao gồm: đầu tư vào công

Page 99: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

ty con, Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư chứng khoán dài hạn,

cho vay dài hạn...

Đầu tư tài chính được xem là hoạt động đầu tư gián tiếp bởi hoạt động

đầu tư này không làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy vậy, nó giúp doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa hoạt động đầu tư, sử

dụng vốn hợp lý. Đầu tư tài chính dài hạn bao gồm:

1. Đầu tư vào công ty con

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh

3. Đầu tư dài hạn khác

4. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn (*)

- Tài sản dài hạn khác: Bao gồm các khoản chi phí có thời gian phân bổ

trên một năm hoặc các khoản tiền chi ra mà thời gian thu hồi về trên một năm,

bao gồm:

1. Chi phí trả trước dài hạn

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

3. Tài sản dài hạn khác

4.1.2. Nguồn vốn

Nguồn vốn phản ánh toàn bộ các nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của

doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế

toán được sắp xếp theo thứ tự tính ổn định tăng dần.

Doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, căn cứ vào

quyền sở hữu có thể chia thành 2 loại: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả là các nguồn vốn hình thành do vay mượn, mua chịu hàng

hóa của nhà cung cấp, các khoản nợ tích lũy, nợ thuế với Nhà nước, lương

và bảo hiểm xã hội chưa thanh toán cho người lao động.

Khác với nợ, vốn chủ sở hữu có đặc điểm là không phải hoàn trả,

doanh nghiệp có thể chủ động sử dụng ổn định.

Page 100: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Bảng 4.3: Sự khác biệt giữa nợ và vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu

Có thời hạn hoàn trả Không có thời hạn hoàn trả

Phải trả lãi cho khoản tiền đã vay trừ

các khoản nợ chiếm dụng.

Không phải trả lãi mà sẽ chia lời tùy

theo kết quả hoạt động từng năm và

chính sách phát triển của công ty.

Lãi vay được tính vào chi phí khi xác

định lợi nhuận chịu thuế thu nhập. Do

vậy, có tác động làm giảm thuế.

Cổ tức trả cho cổ đông không làm

giảm thuế thu nhập phải nộp.

Chi phí thấp Chi phí cao

(1) Nợ phải trả

- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải

trả trong thời hạn dưới một năm, bao gồm: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn

trả, các khoản phải trả cho người bán (nhà cung cấp), phải trả cho Nhà nước

và cho công nhân viên.

Các khoản nợ này thường được thanh toán bằng các khoản tiền thu

được do quá trình luân chuyển tài sản tạo ra.

Khi qui mô hoạt động của doanh nghiệp tăng, một số khoản nợ sẽ tự

động tăng theo, doanh nghiệp sẽ được mua chịu nhiều hơn, mức chiếm dụng

tiền lương và thuế phải nộp cũng cao hơn. Các khoản phải trả ngắn hạn bao

gồm:

1. Vay ngắn hạn

2. Nợ dài hạn đến hạn trả

3. Phải trả cho người bán.

4. Người mua trả tiền trước

5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

6. Phải trả công nhân viên

Page 101: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ

8. Các khoản phải trả, phải nộp khác

- Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dài hơn một năm.

Nghĩa là, trong vòng một năm tới, doanh nghiệp chưa có nghĩa vụ phải thanh

toán các khoản nợ này. Do vậy, nợ dài hạn là nguồn vốn ổn định. Sự tăng lên

của nguồn vốn này giúp cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp ổn định

hơn nhưng lãi suất các khoản vay dài hạn thường cao hơn các khoản vay

ngắn hạn nên chi phí sử dụng nợ dài hạn cao hơn.

1. Phải trả người bán dài hạn

2. Phải trả nội bộ dài hạn

3. Phải trả dài hạn khác

4. Vay và Nợ dài hạn

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.

(2) Nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc chủ sở hữu, thể

hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, niềm tin của họ vào triển vọng phát

triển và khả năng sinh lời của số vốn đã đầu tư. Đối với các chủ nợ, vốn chủ

sở hữu được xem là sự đảm bảo gián tiếp cho các khoản họ đã cho doanh

nghiệp vay. Do vậy, sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu thường được đánh

giá tốt. Vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản vốn góp trực tiếp của chủ sở

hữu, lợi nhuận giữ lại và các khoản lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ doanh

nghiệp được hình thành từ lợi nhuận sau thuế.

- Nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn ổn định

nhất trong doanh nghiệp, là số vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp góp lúc

thành lập hay góp bổ sung trong quá trình hoạt động và được bổ sung từ lợi

nhuận giữ lại. Nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ 2 nguồn: phần vốn

góp trực tiếp của chủ sở hữu và phần lợi nhuận giữ lại. Đối với công ty cổ

phần, phần vốn góp trực tiếp của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá,

Page 102: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu khi phát hành với mệnh giá cổ phiếu

được phản ánh vào mục thặng dư giá cổ phiếu. Theo chế độ kế toán hiện

nay, nguồn vốn kinh doanh được trình bày bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở

hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sỡ hữu.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu: là số vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp góp

lúc thành lập hay bổ sung trong quá trình hoạt động. Vốn đầu tư của chủ sở

hữu phản ánh vốn thực góp của các chủ sở hữu căn cứ theo vốn điều lệ mà

công ty đã đăng ký. Đối với công ty cổ phần, phần vốn góp trực tiếp của chủ

sở hữu được phản ánh theo mệnh giá, phần chênh lệch giữa giá bán cổ

phiếu khi phát hành với mệnh giá cổ phiếu được phản ánh vào mục thặng dư

vốn cổ phần.

Thặng dư vốn cổ phần: là phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu khi

phát hành với mệnh giá cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần thay đổi khi công ty

có các khoản chệch lệch giá trong quá trình mua bán cổ phiếu quỹ. Thặng dư

vốn cổ phần có thể chuyển lên vốn đầu tư của chủ sở hữu khi công ty thực

hiện tách cổ phiếu và tăng vốn điều lệ.

Vốn khác của chủ sỡ hữu: là vốn kinh doanh được hình thành từ lợi

nhuận giữ lại và các nguồn khác như lãi do chênh lệch đánh giá lại tài sản

hoặc do được biếu tặng (sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).

- Cổ phiếu quỹ: cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và được

mua lại bởi chính công ty phát hành, nhưng không bị hủy bỏ mà sẽ được tái

phát hành trở lại sau một thời gian, cổ phiếu quỹ được phản ánh theo giá trị

thực tế mà công ty đã mua lại. Khi công ty mua lại cổ phiếu của mình sẽ làm

giảm phần vốn chủ sở hữu, khi cần thiết công ty lại bán cổ phiếu ra để tăng

vốn chủ sở hữu lên. Cơ chế mua bán cổ phiếu ngân quỹ giúp các công ty cổ

phần sử dụng vốn chủ sở hữu một cách linh hoạt hơn. Do giá trị cổ phiếu quỹ

mua vào làm giảm vốn chủ sở hữu nên cổ phiếu quỹ được thể hiện dưới

dạng số âm trên bảng cân đối kế toán.

- Các quỹ của doanh nghiệp: bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự

phòng tài chính, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu... Các quỹ này được

Page 103: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

hình thành từ lợi nhuận sau thuế và được sử dụng cho các mục đích khác

nhau. Quỹ đầu tư phát triển được dùng cho việc mở rộng sản xuất hoặc đầu

tư chiều sâu làm tăng nguồn vốn kinh doanh. Các quỹ doanh nghiệp là nguồn

vốn vốn chủ sở hữu không ổn định vì các quỹ sẽ thường xuyên biến động khi

doanh nghiệp sử dụng hoặc khi doanh nghiệp trích thêm.

- Lợi nhuận chưa phân phối: Đây là một nguồn vốn thuộc chủ sở hữu,

là phần lợi nhuận thực thiện được mà doanh nghiệp chưa chia hoặc chưa

phân phối hoặc cũng có thể là các khoản lỗ lũy kế trong quá trình kinh doanh

của doanh nghiệp nếu nó được thể hiện bằng số âm. Cũng như các quỹ

doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối cũng thường xuyên biến động, khi

doanh nghiệp kết chuyển lợi nhuận nó sẽ tăng lên và khi doanh nghiệp phân

phối lợi nhuận thì nó sẽ giảm xuống.

Nguồn kinh phí và quỹ khác: Phản ánh Nguồn kinh phí sự nghiệp được

cấp nhưng chưa sử dụng hết hoặc đã hình thành tài sản cố định và quỹ khen

thưởng phúc lợi (hình thành từ lợi nhuận sau thuế). Đây là nguồn vốn thuộc

chủ sở hữu nhưng không nằm trong luân chuyển vốn kinh doanh của doanh

nghiệp.

Tóm lại vốn chủ sở hữu có thể chia thành 2 phần

Phần thứ nhất: Nguồn vốn đầu tư của chủ sỡ hữu, đây là phần vốn ổn

định nhất, nó phản ánh giá trị vốn góp của chủ sở hữu vào doanh nghiệp

bằng vốn góp trực tiếp và bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm

(lợi nhuận giữ lại), bao gồm:

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu

2. Thặng dư vốn cổ phần

3. Vốn khác của chủ sở hữu

4. Cổ phiếu quỹ

5. Quỹ đầu tư phát triển

Page 104: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Phần thứ hai: Nguồn vốn thuộc chủ sở hữu nhưng biến động thường

xuyên, doanh nghiệp có thể tạm thời sử dụng cho hoạt động kinh doanh và nó

luôn luân chuyển, bao gồm:

1. Lợi nhuận chưa phân phối.

2. Các quỹ doanh nghiệp: quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng

phúc lợi, các quỹ khác thuộc chủ sở hữu.

Bảng 4.4: Bảng cân đối kế toán đối chiếu công ty ABC

ĐVT: Triệu đồng

TÀI SẢN 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Tài sản ngắn hạn 10.950 10.750 11.450

1. Tiền 840 1.000 1.500

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 200 0 0

III. Các khoản phải thu 3.500 3.500 2.470

1. Phải thu khách hàng 2.800 3.200 2.300

2. Phải thu khác 700 600 370

3. Dự phòng phải thu khó đòi 0 (300) (200)

IV. Hàng tồn kho 6.200 6.000 7.300

1. Hàng tồn kho 6.320 6.240 7.600

2. Dự phòng giảm giá TK (120) (240) (300)

V. Tài sản ngắn hạn khác 210 250 180

B. Tài sản dài hạn 14.000 16.600 18.000

Tài sản cố định 14.000 16.600 18.000

1. Tài sản cố định 14.000 15.000 17.000

- Nguyên giá 18.600 20.000 21.500

- Khấu hao lũy kế (4.600) (5.000) (4.500)

Page 105: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2. Chi phí XDCB dở dang 0 1.600 1.000

Tổng cộng tài sản 24.950 27.350 29.450

NGUỒN VỐN 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Nợ phải trả 8.410 8.350 10.250

1. NỢ ngắn hạn 8.410 8.350 8.250

1. Vay ngắn hạn 4.670 5.350 4.350

2. Phải trả người bán 2.550 1.700 2.380

3. Phải trả khác 1.190 1.300 1.520

II. Nợ dài hạn 0 0 2000

Vay dài hạn 0 2.000

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 16.540 19.000 19.200

I. Vốn chủ sở hữu 16.440 18.700 19.000

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 14.500 15.000 16.150

2. Quỹ đầu tư phát triển 300 600 1.000

3. Lợi nhuận chưa phân phối 1.640 3.100 1.850

II Nguồn KP và quỹ khác 100 300 200

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 100 300 200

Tổng cộng nguồn vốn 24.950 27.350 29.450

4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN

4.2.1. Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty

Mục đích phân tích khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn giúp người

phân tích thấy được tỷ trọng của cấc yếu tố tài sản và nguồn vốn của công ty,

Page 106: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

trong đó công ty sử dụng vốn đầu tư chủ yếu vào những tài sản nào và nguồn

vốn nào là nguồn vốn quan trọng mà công ty đang sử dụng.

Cơ cấu tài sản của một công ty phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề

kinh doanh, trình độ quản lý và đầu tư của công ty.

Những công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ và thương mại thường ít đầu tư

vào tài sản cố định hơn những công ty thuộc lĩnh lực sản xuất. Công ty ít đầu

tư vào tài sản cố định có thể giảm tỉ trọng tài sản cố định, có thể do một bộ

phận tài sản công ty sử dụng dưới hình thức thuê hoạt động, hoặc một số

công đoạn trong qui trình sản xuất sản phẩm được đưa ra gia công bên

ngoài. Công ty áp dụng thời gian khấu hao nhanh cũng như phương pháp

khấu hao nhanh sẽ có tỉ trọng tài sản cố định thấp hơn những công ty áp

dụng thời gian khấu hao chậm và phương pháp khấu hao đều.

Những công ty có chu kỳ sản xuất ngắn thường có tỉ lệ hàng tồn kho

trong khâu sản xuất thấp hơn những công ty có chu kỳ sản xuất dài, thậm chí

có những công ty sản xuất không có hàng tồn kho ở khâu sản xuất. Nếu công

ty quản lý tốt tồn kho và tiêu thụ hàng hóa nhanh thì có khả năng giảm tỉ trọng

hàng tồn kho trong khâu dự trữ nguyên vật liệu và khâu thành phẩm.

Những công ty sản xuất thường có tỉ trọng vốn tồn đọng ở các khoản

phải thu lớn, trừ những công ty có lợi thế sản phẩm độc quyền. Những công

ty thương mại bán lẽ sẽ có tỉ trọng các khoản phải thu thấp hơn những công

ty bán buôn và những công ty thuộc lĩnh vực sản xuất. Tỉ trọng khoản phải thu

phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại và phương thức bán hàng của

công ty. Những công ty sản xuất hàng tiêu dùng thường bán hàng qua đại lý

hoặc bằng hình thức ký gửi và ghi nhận doanh thu khi hàng đã bán sẽ có tỉ

trọng khoản phải thu thấp hơn những công ty xuất khẩu hàng hóa hoặc cung

ứng các yếu tố sản xuất trung gian cho các công ty khác.

Những công ty thừa vốn sẽ có tỉ trọng tiền và đầu tư ngắn hạn cao.

Page 107: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tỉ trọng các tài sản ngắn hạn khác cao là một biểu hiện không tốt vì đa

số các yếu tố trong phần tài sản ngắn hạn khác là những yếu tố chi phí đã chi

và sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tới.

Một công ty có tỉ trọng vốn chủ sở hữu cao là biếu hiện một cơ cấu tài

chính mạnh và ổn định, rủi ro thanh toán thấp và trách nhiệm của chủ sở hữu

trong hoạt động của công ty cao. Một công ty có tỉ lệ lợi nhuận giữ lại hàng

năm cao sẽ duy trì tỉ lệ vốn đầu tư của chủ sở hữu phù hợp với tốc độ tăng

trưởng qui mô sản xuất kinh doanh của công ty.

Tỉ trọng nợ ngắn hạn cao cho thấy công ty có rủi ro thanh toán cao.

Nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sẽ là một áp lực lớn trong các

chính sách tài chính của công ty, những khả năng dẫn đến việc công ty phải

hy sinh mục tiêu sinh lời nhằm duy trì khả năng thanh toán sẽ rất dễ xảy ra và

điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và sự tồn tại của công ty.

Những công ty có tỉ trọng các khoản phải trả cao thể hiện công ty chiếm

dụng vốn lớn, tiết kiệm được nguồn vốn huy động từ nợ vay và vốn chủ sở

hữu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý về tư cách tín dụng của công ty. Các khoản

phải trả của công ty còn trong thời hạn thanh toán hay quá hạn dẫn đến tình

trạng nợ nần dây dưa.

4.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được sử dụng là phương pháp so sánh theo

chiều ngang, bằng cách xác định tỉ trọng của từng yếu tố tài sản và nguồn

vốn.

Tỷ trọng của từng yếu tố tài sản (nguồn vốn) = Giá trị tài sản (nguồn

vốn) /Tổng tài sản

Bảng 4.5: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty ABC

TÀI SẢNTỉ trọng So sánh

31 /12/N-2 31 /12/N-1 31/12/N N-1/N-2 N/N-1

A. Tài sản 43,89% 39,31% 38,88% -4,58% -0,43%

Page 108: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

ngắn hạn

1. Tiền 3,37% 3,66% 5,09% 0,29% 1,44%

II. Đầu tư TC

ngắn hạn0,80% 0,00% 0,00% -0,80% 0,00%

III. Các khoản

phải thu14,03% 12,80% 8,39% -1,23% -4,41%

1. Phải thu

khách hàng11,22% 11,70% 7,81% 0,48% -3,89%

2. Phải thu khác 2,81% 2,19% 1,26% -0,61% -0,94%

3. Dự phòng PT

khó đòi0,00% -1,10% -0,68% -1,10% 0,42%

IV. Hàng tồn

kho24,85% 21,94% 24,79% -2,91% 2,85%

1. Hàng tồn kho 25,33% 22,82% 25,81% -2,52% 2,99%

2. DP giảm giá

tồn kho-0,48% -0,88% -1,02% -0,40% -0,14%

V. Tài sản ngắn

hạn khác0,84% 0,91% 0,61% 0,07% -0,30%

B. Tài sản dài hạn

56,11% 60,69% 61,12% 4,58% 0,43%

Tài sản cố định 56,11% 60,69% 61,12% 4,58% 0,43%

1. Tài sản cố

định56,11% 54,84% 57,72% -1,27% 2,88%

- Nguyên giá 74,55% 73,13% 73,01% -1,42% -0,12%

- Khấu hao lũy

kế-18,44% -18,28% -15,28% 0,16% 3,00%

Page 109: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2. CP XDCB dở

dang0,00% 5,85% 3,40% 5,85% -2,45%

Tổng cộng tài

sản100% 100% 100%

NGUỒN VỐNTỉ trọng So sánh

31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N N-1/N-2 N/N-1

A. NỢ phải trả 33,71% 30,53% 34,80% -3,18% 4,27%

1. Nợ ngắn hạn 33,71% 30,53% 28,01% -3,18% -2,52%

1. Vay ngắn hạn 18,72% 19,56% 14,77% 0,84% -4,79%

2. Phải trả người

bán10,22% 6,22% 8,08% -4,00% 1,87%

3. Phải trả khác 4,77% 4,75% 5,16% -0,02% 0,41%

II. Nợ dài hạn 0,00% 0,00% 6,79% 0,00% 6,79%

Vay dài hạn 0,00% 0,00% 6,79% 0,00% 6,79%

B. Vốn chủ sở hữu

66,29% 69,47% 65,20% 3,18% -4,27%

I. Vốn chủ sở hữu 65,89% 68,37% 64,52% 2,48% -3,86%

1. VĐT của CSH 58,12% 54,84% 54,84% -3,27% -0,01%

2. Quỹ ĐTPT 1,20% 2,19% 3,40% 0,99% 1,20%

3. LN chưa phân

phối6,57% 11,33% 6,28% 4,76% -5,05%

II. NKP và quỹ

khác0,40% 1,10% 0,68% 0,70% -0,42%

Quỹ KT, PL 0,40% 1,10% 0,68% 0,70% -0,42%

Page 110: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tổng cộng 100% 100% 100%

Qua bảng so sánh kết cấu tài sản và nguồn vốn trong 2 năm N-1 và N,

ta thấy cơ cấu tài sản công ty thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng tài sản ngắn

hạn và tăng tỉ trọng tài sản dài hạn. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn đầu năm N-2 là

43,89%, đến cuối năm N là 38,88%. Trong đó chủ yếu là giảm tỉ trọng các

khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác, tỉ trọng tồn kho vẫn ổn định, tiền

tăng lên. Thay đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn theo hướng này được đánh giá là

hợp lý và hiệu quả. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định,

qua số liệu trên bảng cân đối kế toán ta thấy tỉ trọng tài sản cố định trong tổng

tài sản của công ty tăng dần từ đầu năm N-1 đến cuối năm N.

Tỉ trọng nguồn vốn ngắn hạn của công ty ABC có xu hướng giảm, đầu

năm N-1 là 33,71%, đến cuối năm N là 28,01%. Điều này phù hợp với xu

hướng giảm tỉ trọng tài sản ngắn hạn. Tỉ trọng nguồn vốn dài hạn tăng là do

công ty vay thêm nợ dài hạn là chính, vốn đầu tư của chủ sở hữu và quỹ đầu

tư phát triển tăng về số tuyệt đối nhưng tỉ trọng vẫn ổn định từ 59,32% vào

cuối năm N-2 và 58,24% vào cuối năm N.

Tóm lại, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty ABC từ đầu năm N-1

đến cuối năm N không có biến động lớn và có xu hướng tốt hơn.

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

Mục đích phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn

nhằm đánh giá xu hướng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo

hướng tốt hay xấu hơn; nguồn vốn biến động theo hướng giảm hay gia tăng

rủi ro; vốn vay của ngân hàng tăng lên trong kỳ được dùng vào những mục

đích nào, hoặc doanh nghiệp có thể trả nợ vay ngân hàng từ những nguồn

nào.

Thông qua phân tích diễn biến của nguồn vốn và sử dụng vốn ta thấy

được tài sản tăng lên trong kỳ được hình thành bởi những nguồn nào và việc

sử dụng các nguồn này vào những mục đích gì. Đồng thời qua đó các nhà tài

Page 111: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

trợ vốn cũng thấy được nguồn vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích

hay không.

Các bước phân tích:

(1) Rút gọn bảng cân đối kế toán

Đây là bước cần thiết trước khi tiến hành phân tích biến động cơ cấu

nguồn vốn và tài sản. Bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp thường

gồm nhiều chi tiết theo mẫu biểu của Bộ Tài Chính. Việc rút gọn bảng cân đối

sẽ cho ta thấy được một cách bao quát những yếu tố tài sản và nguồn vốn

chủ yếu của doanh nghiệp. Phương pháp rút gọn: gộp chung những chi tiết

tài sản hoặc nguồn vốn có cùng tính chất hoặc giá trị nhỏ, không cần thiết

phải nghiên cứu riêng.

(2) Lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn

Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để lập bảng phân tích tình

hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn. Để lập bảng kê nguồn vốn và sử

dụng vốn, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các yếu tố tài sản và nguồn

vốn trên bảng cân đối kế toán rút gọn giữa 2 thời điểm của kỳ nghiên cứu

(cuối kỳ và đầu kỳ). Số chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của các yếu tố tài

sản và nguồn vốn được ghi vào một trong hai cột: nguồn vốn và sử dụng vốn

theo nguyên tắc:

- Nếu tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn thì ghi vào cột sử dụng vốn.

- Nếu giảm tài sản hoặc tăng nguồn vốn thì ghi vào cột nguồn vốn.

Khi liệt kê các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, tùy theo yêu cầu cần

phân tích chi tiết hay chỉ cần đánh giá khái quát mà việc liệt kê được thực

hiện theo khoản, mục hay loại, nhưng để tránh sự trùng lặp, cần lưu ý đã liệt

kê theo loại thì không liệt kê mục và khoản nằm trong nó và ngược lại.

(3) Lập bảng phân tích

Bảng phân tích sử dụng vốn và nguồn vốn được lập căn cứ vào số liệu

trên bảng kê, trong đó mục đích sử dụng vốn được phân biệt làm 2 phần là

Page 112: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

tăng tài sản và giảm nguồn vốn, nguồn vốn huy dộng trong kỳ cũng được

phân biệt thành 2 nguồn là giảm tài sản và tăng nguồn vốn. Để thấy rõ trọng

tâm của việc sử dụng vốn cần tính thêm tỉ trọng của từng yếu tố nguồn vốn và

sử dụng vốn trong tổng mức biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn.

Khi phân tích nguồn vốn sử dụng cần phải phân định rõ nguồn vốn bên

trong và nguồn vốn bên ngoài.

Nguồn vốn bên trong: bao gồm các nguồn vốn được tạo ra bằng cách

giảm bớt mức tồn trữ bất hợp lý của các khoản mục tài sản, chẳng hạn như

nhượng bán hoặc thanh lý các tài sản cố định dư thừa, thu hồi vốn góp liên

doanh, giải phóng vật tư ứ đọng chậm luân chuyển, thu hồi các khoản nợ.

Thực chất đây là việc phân bổ lại vôn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn, cách tạo vốn như vậy là tích cực, bởi lẽ nó giúp cho doanh nghiệp

thực hiện được mục tiêu của mình mà không cần phải huy động vốn từ bên

ngoài, do vậy không làm tăng chi phí tài chính, mặt khác nó giúp nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn.

Nguồn vốn bên ngoài: là các khoản tiền được huy động từ bên ngoài

vào nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vay

ngắn và dài hạn từ Ngân hàng và công chúng, vốn góp thêm từ các chủ sở

hữu, tăng các khoản nợ phải trả... Như vậy tất cả các nghiệp vụ làm tăng

khoản mục “nguồn vốn” trên bảng cân đối đều là nguồn vốn từ bên ngoài trừ

lợi nhuận chưa phân phối, lợi nhuận giữ lại trong kỳ và sự gia tăng các quỹ

doanh nghiệp.

Bảng 4.6: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm N

Chỉ tiêu 31/12/N-1 31/T2/NSử dụng

vốnNguồn

vốn

TÀI SẢN

1. Tiền 1.000 1.500 500

2. Các khoản phải thu 3.500 2.470 1.030

Page 113: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. Hàng tồn kho 6.000 7.300 1.300

4. Tài sản ngắn hạn

khác250 180 70

5. Tài sản cố định 16.600 18.000 1.400

Tổng cộng 27.350 29.450 3.200 1.100

NGUỒN VỐN

1. Vay ngắn hạn 5.350 4.350 1.000

2. Phải trả người bán 1.700 2.380 680

3. Phải trả khác 1.300 1.520 220

4. Vay dài hạn 0 2.000 2.000

5. VĐT của CSH & quỹ

ĐTPT15.600 17.150 1.550

6. Lợi nhuận chưa p.

phối3.100 1.850 1.250

7. Quỹ phúc lợi KT 300 200 100

Tổng cộng 27.350 29.450 2.350 4.450

Tổng mức biến động nguồn vốn và sử dụng vốn 5.550 5.550

Dựa vào bảng kê sử dụng vốn và nguồn vốn ta lập bảng phân tích sử

dụng vốn, trong đó làm rõ mục đích sử dụng vốn và các nguồn vốn chủ yếu

huy động để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong kỳ phân tích.

Bảng 4.7: Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm N

Sử dụng vốn Số tiền Tỉ trọng

I. Tăng tài sản 3.200 57,66%

1. Tiền 500 9,01%

2. Hàng tồn kho 1.300 23,42%

Page 114: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. Tài sản cố định 1.400 25,23%

II. Giảm nguồn vốn 2.350 42,34%

1. Vay ngắn hạn 1.000 18,02%

2. Lợi nhuận chưa phân phối 1.250 22,52%

3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 100 1,80%

Tổng cộng sử dụng vốn 5.550 100,00%

Nguồn vốn Số tiền Tỉ trọng

I. Giảm tài sản 1.100 19,82%

1. Các khoản phải thu 1.030 18,56%

2. Tài sản ngắn hạn khác 70 1,26%

II. Tăng nguồn vốn 4.450 80,18%

1. Phải trả người bán 680 12,25%

2. Phải trả khác 220 3,96%

3. Vay dài hạn 2.000 36,04%

4. Vốn đầu tư của CSH & Quỹ ĐTPT 1.550 27,93%

Tổng cộng nguồn vốn 5.550 100,00%

Nhận xét:

Năm N công ty ABC đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:

Tăng đầu tư TSCĐ 1.400 triệu chiếm 25,23% tổng vốn sử dụng vốn

trong kỳ, dự trữ thêm hàng tồn kho 1.300 triệu (23,42%), phân phối lợi nhuận

1.250 triệu (22,55%), trả nợ vay ngắn hạn 1.000 triệu (18,02%),... Để tài trợ

cho các mục đích sử dụng vốn trên công ty ABC đã sử dụng các nguồn vốn

sau: Vay thêm nợ dài hạn 2.000 triệu, tài trợ được 36,04% tổng mức sử dụng

vốn, tăng thêm vốn kinh doanh 1.550 triệu (27,93%), thu hồi nợ phải thu 1.030

triệu (18,56%), chiếm dụng thêm của người bán 680 triệu (12,25%),..

Page 115: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Như vậy, trong năm N công ty ABC chú trọng đầu tư vốn để mở rộng

quy mô sản xuất (tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng mức dự trữ

hàng tồn kho). Để tài trợ cho đầu tư mở rộng, ABC đã huy động các nguồn

vốn từ bên ngoài, nguồn vốn này chiếm 52,25% tổng nguồn vốn. Trong

trường hợp này công ty không tăng thêm vốn góp trực tiếp của chủ sở hữu

(căn cứ thuyết minh Báo cáo tài chính), vì vậy vốn đầu tư của chủ sở hữu và

quỹ đầu tư phát triển tăng là do công ty dành phần lợi nhuận sau thuế để lại

mở rộng đầu tư, nguồn vốn này chiếm 27,93% tổng nguồn vốn huy động

trong năm. Đây là biểu hiện rất tốt, một mặt làm gia tăng tính ổn định trong cơ

cấu nguồn vốn, mặt khác nó làm tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở hữu

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời làm tăng giá trị

công ty.

Trong năm N, công ty đã tăng nợ vay dài hạn và trả bớt nợ vay ngắn

hạn, tăng vốn chủ sở hữu, như vậy nguồn vốn tăng trong kỳ chủ yếu là tăng

nguồn vốn dài hạn, phù hợp với mục đích sử dụng vốn chủ yếu trong kỳ là

tăng tài sản dài hạn. Tuy nhiên nguồn vốn dài hạn tăng lớn hơn tài sản dài

hạn tăng khá nhiều, điều này đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu tài chính của

công ty theo hướng ổn định hơn.

4.4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG

4.4.1. Vốn lưu động (Working Capital)

Vốn lưu động là nguồn vốn huy động để tài trợ cho tài sản ngắn hạn

của doanh nghiệp, vốn lưu động được xác định theo công thức sau:

Vốn lưu dộng = Tài sản ngắn hạn - Các khoản phải trả ngắn hạn

Qua công thức xác định vốn lưu động ta thấy những nhân tố ảnh

hưởng đến sự biến động của vốn lưu động đó là tài sản ngắn hạn và các

khoản phải trả ngắn hạn. Khi những yếu tố trong tài sản ngắn hạn tăng sẽ làm

tăng vốn lưu động và ngược lại; khi các khoản phải trả ngắn hạn tăng vốn lưu

động giảm và ngược lại.

Page 116: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Sơ đồ 4.1: Vốn lưu động

Tài sản ngắn hạn gồm:

- Tiền

- Đầu tư ngắn hạn

- Hàng tồn kho

- Các khoản phải thu.

- Tài sản ngắn hạn khác.

Các khoản phải trả ngắn hạn bao gồm:

- Phải trả người bán.

- Người mua trả trước tiền.

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

- Phải trả công nhân viên.

- Phải trả cho các đơn vị nội bộ.

- Các khoản phải trả, phải nộp khác.

Trong các nhân tố cấu thành vốn lưu động, hàng tồn kho, các khoản

phải thu khách hàng và các khoản phải trả người bán là các yếu tố quan trọng

nhất vì nó chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi qui mô hoạt động và chu kỳ kinh

doanh của doanh nghiệp. Để đưa ra được các đánh giá chính xác về tình

hình tài chính và hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần phải có các phân

tích sâu sắc về nguyên nhân thay đổi của các yếu tố cấu thành tài sản ngắn

hạn và các khoản phải trả ngắn hạn.

- Hàng tồn kho tăng có thể do sản phẩm làm ra không bán được; do

công ty tăng qui mô sản xuất kinh doanh hoặc có thể do sự thay đổi trong

chính sách mua hàng. Nhằm mục đích giảm chi phí đặt hàng và giảm giá mua

nhờ được hưởng chiết khấu, công ty có thể gia tăng số lượng cho các đơn

đặt hàng, kết quả có thể làm cho lượng dự trữ tồn kho bình quân tăng. Tuy

nhiên nếu hàng tồn kho tăng với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng giá vốn hàng

Page 117: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

là không tốt vì công ty đã không tiết kiệm được vốn trong việc quản lý hàng

tồn kho hiệu quả.

- Nợ phải thu khách hàng tăng có thể do khách hàng trì hoãn việc trả

nợ, doanh nghiệp không có biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ, cũng có thể do

doanh nghiệp kéo dài thời gian bán chịu và gia tăng tỷ lệ doanh thu bán chịu

cho khách hàng nhằm mục tiêu gia tăng doanh thu. Nợ phải thu tăng cũng có

thể do công ty gặp rủi ro không thu được nợ, làm gia tăng các khoản nợ tồn

đọng khó đòi. Cũng như hàng tồn kho, khi tỷ lệ gia tăng các khoản phải thu

khách hàng lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu sẽ làm giảm hiệu quả tiết kiệm vốn,

đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro do nợ khó đòi gia tăng.

- Nợ phải trả người bán tăng có thể do doanh nghiệp thành công trong

đàm phán và được nhà cung cấp bán chịu với thời hạn dài hơn, cũng có thể

do thiếu khả năng thanh toán, doanh nghiệp không thể thanh toán đúng hạn

các khoản nợ cho nhà cung cấp làm nợ quá hạn tăng. Vì vậy sự gia tăng các

khoản phải trả ngắn hạn có thể được đánh giá tốt nếu các khoản phải trả đều

còn trong thời hạn thanh toán và sẽ được đánh giá không tốt khi doanh

nghiệp gia tăng các khoản nợ quá hạn. Việc chậm trễ thanh toán các món nợ

là dấu hiệu cho thấy tình trạng tài chính của doanh nghiệp rất đáng ngại. Mặt

khác việc trì hoãn thanh toán còn làm giảm vị thế tín dụng của doanh nghiệp,

trong những trường hợp như vậy, nhà cung cấp thường xiết chặt các điều

khoản tín dụng, họ sẽ rút ngắn thời gian bán chịu, thậm chí không bán chịu

hoặc ngưng bán hàng cho doanh nghiệp, khi đó nhu cầu vốn lưu động sẽ

tăng, tình hình tài chính của doanh nghiệp càng thêm trầm trọng.

4.4.2. Các nguồn hình thành vốn lưu động – Vốn lưu động ròng và nợ vay ngắn hạn

Để nghiên cứu nguồn hình thành vốn lưu động ta phải xem xét sơ đồ

biến động của vốn lưu động theo thời gian. Mặc dù vốn lưu động có chu kỳ

luân chuyển ngắn, thông thường dưới một năm, nhưng do hoạt động của

công ty liên tục nên các chu kỳ luân chuyển vốn gối đầu và đan xen nhau chứ

không phải hoàn tất hết chu kỳ luân chuyển này rồi mới bắt đầu chu kỳ luân

Page 118: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

chuyển khác, vì vậy thông thường doanh nghiệp luôn luôn tồn tại một nhu cầu

lưu động thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Vốn lưu động có thời gian luân chuyển ngắn, thường dưới một năm,

nhưng không phải vì thế mà vốn lưu động sẽ được tài trợ hoàn toàn bằng

nguồn vốn ngắn hạn. Theo quan điểm cho rằng thời gian luân chuyển của vốn

lưu động thường dưới một năm nên phải được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn

hạn là xem xét từng chu kỳ vốn lưu động. Tuy nhiên theo quan điểm này,

công ty sẽ luôn đối phó với nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn thường xuyên,

quá trình vay nợ ngắn hạn và trả nợ ngắn hạn sẽ đan xen liên tục theo các

chu kỳ kinh doanh liên tục và đan xen nhau. Điều này sẽ làm gia tăng rủi ro

thanh toán và hạn chế sự chủ động của công ty về vốn trong quá trình kinh

doanh, làm gia tăng chi phí giao dịch và làm tăng chi phí tài chính.

Sơ đồ 4.2: Chu kỳ luân chuyển vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm vốn lưu động thường xuyên

và vốn lưu động không thường xuyên. Trong quá trình hoạt động, vốn lưu

động của doanh nghiệp có thể tăng lên giảm xuống, nhưng thông thường

không nhỏ hơn zêro, bất cứ thời điểm nào trong quá trình kinh doanh vốn lưu

động của doanh nghiệp thường là một số dương, hay nói cách khác doanh

nghiệp thường tồn tại một nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Do tính chất

thường xuyên của nhu cầu vốn lưu động này nên nó đòi hỏi phải có một

nguồn tài trợ tương ứng ổn định. Nguồn vốn ổn định để tài trợ cho nhu cầu

vốn lưu động thường xuyên được gọi là vốn lưu động ròng (Net working

Capital). Hay nói cách khác, vốn lưu động ròng là nguồn vốn dài hạn tài trợ

cho tài sản ngắn hạn.

Nguồn vốn ổn định bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.

Vốn lưu động ròng được xác định theo công thức sau:

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Hoặc:

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Page 119: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Hay:

Vốn lưu động ròng = Vốn lưu động - Vay ngắn hạn

Nguồn vốn dài hạn trước hết phải để tài trợ cho tài sản dài hạn trước,

phần còn lại mới tài trợ cho vốn lưu động, vì vậy để phân tích những nhân tố

ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng phải căn cứ vào công thức:

Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Từ công thức trên có thể thấy vốn lưu động ròng sẽ tăng khi nguồn vốn

dài hạn tăng, ngược lại khi tài sản dài hạn tăng, vốn lưu động ròng giảm. Hay

nói cách khác, khi nguồn vốn dài hạn tăng ít hơn sự gia tăng của tài sản dài

hạn thì vốn lưu động ròng sẽ giảm và ngược lại.

Như vậy, vốn lưu động ròng là khoản chênh lệch giữa nguồn vốn dài

hạn với tài sản dài hạn. Nó cho biết mức độ tài trợ của nguồn vốn dài hạn vào

các tài sản ngắn hạn, vốn lưu động ròng có thể dương hoặc âm hay bằng

không.

- Trường hợp vốn lưu động ròng dương

Vốn lưu động ròng dương nghĩa là nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ tài

trợ cho các tài sản dài hạn mà còn thừa để tài trợ vào tài sản ngắn hạn.

Doanh nghiệp không lấy nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn hay nói cách

khác, toàn bộ tài sản dài hạn của doanh nghiệp đã được tài trợ bằng các

nguồn vốn ổn định (dài hạn).

Trong trường hợp này, hai chỉ tiêu tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu

động hoặc tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn sẽ cho thấy mức độ

an toàn hay rủi ro của doanh nghiệp trong cơ cấu tài chính của mình:

Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động = Vốn lưu động ròng / Vốn

lưu động

Chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho vốn lưu động. Nếu

tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động cao, chứng tỏ công ty có cơ cấu tài

chính ổn định, rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán thấp. Ngược lại nếu tỷ lệ

Page 120: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

vốn lưu động trên vốn lưu động thấp, chứng tỏ công ty có cơ cấu tài chính

không ổn định, rủi ro tài chính và rủi ro thanh toán cao. Tuy nhiên nguyên tắc

đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro sẽ được thể hiện trong cơ cấu tài chính của

công ty. Bởi vì một cơ cấu tài chính ổn định với tỷ lệ vốn lưu động được tài trợ

bởi nguồn vốn dài hạn cao sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn đồng thời làm cho

việc sử dụng vốn kém linh hoạt, dễ dẫn đến tình trạng thừa vốn, vì vậy hiệu

quả sử dụng vốn sẽ giảm. Ngược lại, một công ty có tỷ lệ vốn lưu động được

tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn thấp sẽ giúp công ty giảm được chi phí sử

dụng vốn (do nguồn vốn dài hạn có chi phí cao hơn nguồn vốn ngắn hạn),

việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt và tiết kiệm hơn, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao

hơn, nhưng rủi ro thanh toán cũng sẽ cao hơn.

Trong thực tế, mức độ tài trợ của nguồn vốn dài hạn vào vốn lưu động

còn phụ thuộc vào đặc điểm chu kỳ kinh doanh và quan điểm của từng công

ty. Những công ty có chu kỳ kinh doanh dài thường phải có tỷ lệ nguồn vốn

dài hạn tài trợ cho vốn lưu động cao hơn những công ty có chu kỳ kinh doanh

ngắn. Những công ty đặt mục tiêu tiết kiệm vốn có thể chấp nhận rủi ro cao,

có thể đưa ra một cơ cấu tài chính mục tiêu rủi ro hơn, tức là tỷ lệ vốn lưu

động ròng trên vốn lưu động mục tiêu sẽ thấp. Ngược lại một công ty đặt mục

tiêu an toàn cơ cấu tài chính cao hơn sẽ đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ vốn lưu động

ròng trên vốn lưu động mục tiêu cao hơn:

Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn = Vốn lưu động ròng / Tài

sản ngắn hạn

Chỉ tiêu tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn cũng được đánh

giá tương tự như chỉ tiêu vốn lưu động ròng trên vốn lưu động. Chỉ tiêu này

cho thấy tài sản ngắn hạn được tài trợ bao nhiêu phần trăm bởi nguồn vốn

dài hạn. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ công ty có cơ cấu tài chính an toàn, rủi ro

thanh toán thấp, ngược lại có nghĩa là công ty sử dụng chủ yếu là nguồn vốn

ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, do đó rủi ro thanh toán sẽ cao

nhưng đồng thời chi phí sử dụng vốn thấp. Một công ty có khả năng chiếm

Page 121: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

dụng vốn ở các khoản phải trả cao có khả năng tiết kiệm vốn lưu động đồng

thời cũng có thể giảm tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tài sản ngắn hạn.

Sơ đồ 4.3: Vốn lưu động ròng dương

TSLĐ

(TS ngắn hạn)

Nguồn vốn ngắn hạn

-> VLĐ ròng dương

Nguồn vốn dài hạn

TSCĐ

(TS dài hạn)

Sơ đồ 4.4: Nguồn tài trợ vốn lưu động

Quan điểm thận trọng (bảo thủ)

Sơ đồ 4.5: Nguồn tài trợ vốn lưu động

Quan điểm chấp nhận rủi ro

Thí dụ

Bảng 4.8: Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty SRT

Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ

Tài sản

1. Tài sản ngắn hạn 3.000 2.500

2. Tài sản dài hạn 2.300 2.400

Tổng tài sản 5.300 4.900

Nguồn vốn

1. Các khoản phải trả ngắn hạn 1.100 800

2. Nợ vay ngắn hạn 900 600

3. Nợ dài hạn 100 500

4. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.200 3.000

Tổng nguồn vốn 5.300 4.900

Page 122: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Bảng 4.9 được lập trên cơ sở số liệu trên Bảng 4.8

Vốn lưu động đầu kỳ = 3.000 — 1.100 = 1.900

Vốn lưu động cuối kỳ = 2.500 - 800 = 1.700

Vốn lưu động ròng đầu kỳ

(100 + 3.200) - 2.300 = 1.000

Vốn lưu động ròng cuối kỳ

(500 + 3.000) - 2.400 = 1.100

Bảng 4.9: Vốn lưu động và vốn lưu động ròng của công ty SRT

Chỉ tiêu Cuối kỳ Đầu kỳ So sánh

Vốn lưu động 1.900 1.700 200

Vốn lưu động ròng 1.000 1.100 (100)

Tỷ lệ VLĐ ròng trên vốn lưu động 53% 65% -12%

Tỷ lệ VLĐ ròng trên tài sản ngắn hạn 33% 44% -11%

Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động mục tiêu của công ty trong

năm nay là 50%.

Nhận xét:

Đầu năm tài sản ngắn hạn của công ty là 2.500 nhưng vốn lưu động là

1.700 là do công ty chiếm dụng vốn ở các khoản phải trả 800. Các khoản phải

trả đã tài trợ 32% tài sản ngắn hạn. Vốn lưu động ròng 1.100 tài trợ 44% tài

sản ngắn hạn; phần còn lại 24% được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn. Cơ cấu

tài chính này khá lý tưởng vì công ty sử dụng tổng hợp nguồn vốn dài hạn, nợ

vay ngắn hạn và các khoản vốn chiếm dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn ở

mức độ hợp lý. Tuy nhiên vốn lưu động đầu kỳ được tài trợ 65% bởi nguồn

vốn dài hạn là còn cao so với mục tiêu của công ty.

Cuối năm, tài sản ngắn hạn của công ty tăng thêm 500 nhưng vốn lưu

động chỉ tăng 200 là do các khoản phải trả tăng 300. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn

Page 123: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

được tài trợ bằng các khoản nợ chiếm dụng là 37%, tăng so với đầu kỳ 5%.

Vốn lưu động ròng lại giảm 100, làm cho tỷ lệ tài sản ngắn hạn tài trợ bằng

nguồn vốn dài hạn giảm xuống còn 33%, giảm 11% so với đầu kỳ. Nợ vay

ngắn hạn tài trợ 30% cho tài sản ngắn hạn, tăng so với đầu kỳ 6%. Cơ cấu tài

chính cuối kỳ linh hoạt hơn đầu kỳ, đồng thời cũng rủi ro hơn, tuy nhiên tỷ lệ

vốn lưu động ròng trên vốn lưu động cuối kỳ là 53%, vẫn nằm trong phạm vi

kiểm soát của công ty vì chưa thấp hơn mục tiêu của công ty.

- Trường hợp vốn lưu động ròng bằng 0.

Vốn lưu động ròng bằng 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn chỉ vừa đủ để

tài trợ vào các tài sản dài hạn, hay nói cách khác toàn bộ tài sản ngắn hạn

được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Tuy không vi phạm nguyên tắc tài

chính, nhưng cân bằng tài chính cũng rất mong manh, nhu cầu thanh toán rất

căng thẳng, áp lực trả nợ có thể làm tăng chi phí tài chính cho công ty, rủi ro

thanh toán cao. Nếu sau khi chi trả các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp

không được chủ nợ cho vay lại (tái tài trợ) đồng thời với những rủi ro kinh

doanh như hàng hóa chậm tiêu thụ, tiền thu bán hàng không thu được kịp

thời thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí mất khả năng

thanh toán.

Sơ đồ 4.6: vốn lưu động ròng bằng 0

Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn

Tài sản dài hạn Nguồn vốn dài hạn

- Trường hợp vốn lưu động ròng âm

Vốn lưu động ròng âm có nghĩa là nguồn vốn dài hạn đã không đủ để

đầu tư vào các tài sản dài hạn. Nói cách khác, doanh nghiệp đã lấy nguồn

vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Điều này rất nguy hiểm, doanh nghiệp có thể

mất khả năng thanh toán do giá trị tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh

chóng (TS ngắn hạn) không đủ để đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn,

doanh nghiệp có thể buộc phải bán các tài sản cố định hay thanh lý. Tuy vậy,

ở một số doanh nghiệp bán lẻ (cửa hàng hoặc siêu thị) vốn lưu động ròng âm

Page 124: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

là điều bình thường, do các doanh nghiệp này được các nhà cung cấp bán

chịu trong thời gian dài, trong khi hàng hóa họ bán lại thu tiền ngay, họ luôn

có lượng tiền khá lớn tại quỹ trong trường hợp này họ có thể dùng lượng tiền

thừa để cho vay hoặc đầu tư vào chứng khoán dài hạn.

Sơ đồ 4.7: Vốn lưu động ròng âm

TSLĐ

(Tài sản ngắn hạn)Nguồn vốn ngắn hạn

VLĐ ròng âmTSCĐ

(Tài sản dài hạn) Nguốn Vốn dài hạn

Khi đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, vốn lưu động

ròng dương và càng lớn thì sự an toàn và khả năng thanh toán của doanh

nghiệp càng cao. Hãy thử hình dung một doanh nghiệp mà toàn bộ vốn lưu

động được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, thậm chí chỉ sử dụng nguồn vốn

chủ sở hữu, khi đó họ không phải đối phó với những khoản nợ ngắn hạn ít

nhất là trong vòng một năm, tuy vậy vốn lưu động ròng quá lớn cũng có

những điểm bất lợi:

Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu mức chi phí tài chính cao, do

chi phí của nguồn vốn dài hạn cao hơn chi phí của nguồn vốn ngắn hạn.

Thứ hai, việc chỉ sử dụng nguồn vốn dài hạn sẽ làm giảm tính mềm dẻo

của cơ cấu tài chính, doanh nghiệp sẽ khó điều chỉnh nguồn vốn huy động để

phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu vốn, dẫn tới dư thừa vốn. Điều này có

thể làm được nếu doanh nghiệp có sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng

Khi phân tích chỉ tiêu vốn lưu động ròng, cần phải theo dõi sự biến

động của vốn lưu động ròng theo thời gian, có ba nhân tố tác động đến sự

biến động của vốn lưu động ròng là: nợ dài hạn, nguồn vốn chủ sở hữu và giá

trị của các tài sản dài hạn. Ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động của

vốn lưu động ròng được tóm tắt ở bảng sau:

Page 125: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Bảng 4.10: Các nhân tố ảnh hưởng tới vốn lưu động ròng

Các tác động làm tăng VLĐ ròng Các tác động làm giảm VLĐ ròng

1. Tăng nguồn vốn dài hạn: 1. Tăng tài sản dài hạn:

- Tăng nguồn vốn chủ sở hữu (chủ

sở hữu góp thêm vốn, bổ sung từ lợi

nhuận không chia...)

- Tăng nợ dài hạn (phát hành trái

phiếu, vay dài hạn, thuê tài chính...)

- Tăng đầu tư trực tiếp: xây dựng, mua

sắm TSCĐ mới...

- Tăng đầu tư gián tiếp: tăng vốn góp

liên doanh, liên kết, đầu tư vào công ty

con, mở rộng đầu tư chứng khoán dài

hạn, tăng cho vay dài hạn,...

2. Giảm tài sản dài hạn: 2. Giảm nguồn vốn dài hạn:

- Nhượng bán, thanh lý TSCĐ

- Thu hồi vốn đầu tư tài chính dài

hạn

- Bán bất động sản đầu tư.

- Tăng khấu hao TSCĐ

- Giảm nguồn vốn chủ sở hữu: chia lợi

nhuận; sử dụng các quỹ dự phòng,

khen thưởng và phúc lợi; mua lại cổ

phần; lỗ trong kinh doanh.

- Giảm nợ dài hạn: trả các khoản vay

dài hạn, nợ dài hạn, hoàn trả trái phiếu

phát hành đến hạn hay mua lại trái

phiếu đã phát hành.

Những nghiệp vụ có tác động đến vốn lưu động ròng là những nghiệp

vụ làm thay đổi các chỉ tiêu ở bên dưới bảng cân đối kế toán, tức là các chỉ

tiêu thuộc nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn. Ngược lại, các nghiệp vụ làm

thay đổi các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn không làm thay

đổi qui mô vốn lưu động ròng.

Page 126: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Khi vốn lưu động ròng âm, công ty phải tìm biện pháp tái cơ cấu lại cơ

cấu tài chính công ty bằng cách tăng nợ dài hạn, tăng nguồn vốn chủ sở hữu

và giảm nợ ngắn hạn; đồng thời phải giảm tài sản dài hạn.

Để tăng nguồn vốn chủ sở hữu có thể kêu gọi các thành viên công ty

góp thêm vốn, phát hành cổ phiếu hoặc giữ lại lợi nhuận ở mức cao hơn.

Nguồn vốn dài hạn có thể tăng thêm bằng giải pháp phát hành trái

phiếu hoặc vay thêm các khoản vay dài hạn hoặc thuê tài chính.

Vốn lưu động ròng cũng có thể được cải thiện bằng giải pháp giảm qui

mô của tài sản dài hạn bằng cách nhượng bán TSCĐ, thu hẹp hoạt động đầu

tư tài chính, thực hiện khấu hao nhanh...

Thí dụ

Phân tích cơ cấu tài chính của công ty ABC

Bảng 4.11: Bảng cân đối tóm tắt của công ty ABC

Ngày 31/12/N

ĐVT: Triệu đồng

Tài sản Đầu năm Cuối năm

Tài sản ngắn hạn 10.750 11.450

Tài sản dài hạn 16.600 18.000

Tổng Tài sản 27.350 29.450

Nguồn vốn Đầu năm Cuối năm

Các khoản phải trả ngắn hạn 3.000 3.900

Nợ vay ngắn hạn 5.350 4.350

Nợ dài hạn - 2.000

Vốn chủ sở hữu 19.000 19.200

Tổng nguồn vốn 27.350 29.450

Page 127: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động mục tiêu của công ty từ 40%

đến 50%.

Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty ABC ta tính được VLĐ và

VLĐ ròng của công ty tại thời điểm đầu và cuối năm N.

Vốn lưu động đầu năm N = 10.750 — 3.000 = 7.750

Vốn lưu động cuối năm N = 11.450 — 3.900 = 7.550

Vốn lưu động ròng đầu năm N

19.000 - 16.600 = 2.400

Vốn lưu động ròng cuối năm N

2.000 + 19.200 - 18.000 = 3.200

Bảng 4.12: Vốn lưu động và vốn lưu động ròng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm N Cuối năm N Tăng (giảm)

Vốn lưu động 7.750 7.550 -200

Vốn lưu động ròng 2.400 3.200 +800

Nợ vay ngắn hạn 5.350 4.350 - 1.000

VLĐ ròng/ VLĐ 30,97% 42,38% +11,42%

VLĐ ròng/ Tài sản ngắn

hạn22,33% 27,95% +5,63%

Nhận xét

So với thời điểm đầu năm, vốn lưu động ròng cuối năm N của công ty

ABC đã tăng 800 triệu, từ mức 2.400 lên 3.200 triệu. Nguyên nhân do trong

năm N, nguồn vốn dài hạn của công ty tăng thêm 2.200 triệu (nợ dài hạn tăng

2.000 triệu, nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm 200 triệu) trong khi tài sản dài

hạn chỉ tăng thêm 1.400 triệu. Vốn lưu động ròng tăng, độ an toàn và khả

năng thanh toán của ABC trở nên tốt hơn.

Page 128: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tỷ lệ vốn lưu động ròng tài trợ vốn lưu động đầu năm là 30,79%, thấp

hơn mục tiêu, nhưng cuối năm tỷ lệ này đã tăng lên, đạt 42,38% và nằm trong

giới hạn mục tiêu của công ty. Kết quả này là do vốn lưu động giảm 200 triệu

nhưng vốn lưu động ròng lại tăng 800 triệu. Trong năm N công ty ABC trả bớt

nợ vay ngắn hạn 1.000 triệu chủ yếu là do công ty gia tăng nguồn vốn dài hạn

tài trợ cho vốn lưu động (tăng vốn lưu động ròng) 800 triệu và vốn lưu động

giảm 200 triệu

Tại thời điểm cuối năm N, nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ để tài trợ

cho các tài sản dài hạn mà còn tài trợ được 27,95% cho các tài sản ngắn hạn,

72,05% còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. So với thời điểm cuối

năm N-1, tỷ lệ này đã tăng thêm 5,62% (27,95% - 22,33%).

Dựa vào kết quả phân tích trên, ta có thể kết luận độ an toàn và khả

năng thanh toán của ABC ở cuối năm N đã tốt hơn so với thời điểm đầu năm

và đạt được cơ cấu nguồn vốn dài hạn tài trợ cho vốn lưu động trong giới hạn

mục tiêu của công ty.

4.5. PHÂN TÍCH CHU KỲ VỐN LƯU ĐỘNG

4.5.1. Chu kỳ vốn lưu động

Chu kỳ sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp thường gồm ba giai

đoạn kế tiếp nhau: mua, sản xuất, bán và thu tiền.

Để tiến hành sản xuất, doanh nghiệp cần phải có nguyên vật liệu, các

loại nguyên vật liệu này được mua từ nhà cung cấp, khối lượng mua mỗi lần

thường rất lớn, đủ sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, trong thời gian

này nguyên vật liệu được tồn trữ và bảo quản tại kho.

Sau đó, nguyên vật liệu sẽ được xuất kho đưa vào xưởng sản xuất,

qua quá trình sản xuất, nguyên vật liệu chuyển thành sản phẩm dở dang, bán

thành phẩm và cuối cùng là thành phẩm nhập kho để chờ bán.

Giai đoạn tiếp theo của chu kỳ kinh doanh là giai đoạn tiêu thụ, thành

phẩm được xuất kho giao cho khách hàng, phần lớn các giao dịch thực hiện

Page 129: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

theo phương thức bán chịu làm phát sinh các khoản nợ phải thu, đến kỳ hạn

thanh toán doanh nghiệp mới thu được tiền. Tới đây một chu kỳ kinh doanh

đã kết thúc, số tiền thu được sẽ được sử dụng để mua nguyên vật liệu cho

chu kỳ kinh doanh tiếp theo.

Qua phân tích chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta thấy

rằng có nhiều loại tài sản khác nhau nằm trong chu kỳ kinh doanh của một

doanh nghiệp từ khâu dự trữ các yếu tố đầu vào cho đến khi sản phẩm được

tiêu thụ và chờ thu tiền.

Sơ đồ 4.8: Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ lúc doanh nghiệp mua

vật tư hàng hóa và kết thúc khi hàng hóa, thành phẩm tiêu thụ và thu được

tiền.

Chu kỳ kinh doanh bao gồm thời gian tồn kho và thời gian thu tiền bán

hàng. 

Chu kỳ kinh doanh = Số ngày tồn kho + Số ngày thu tiền bán hàng

Chu kỳ vốn tài trợ cho chu kỳ kinh doanh được gọi là chu kỳ vốn lưu

động. Chu kỳ vốn lưu động được tính từ lúc doanh nghiệp trả tiền mua hàng

cho đến lúc doanh nghiệp thu được tiền bán hàng, vì vậy chu kỳ vốn lưu động

hay chu kỳ tiền mặt được xác định trên cơ sở chu kỳ kinh doanh trừ cho thời

gian trả tiền mua hàng, tức là trừ bớt thời gian doanh nghiệp chiếm dụng vốn

của các nhà cung cấp.

Sơ đồ 4.9: Số ngày của một chu kỳ vốn lưu động

Chu kỳ vốn lưu động = số ngày tồn kho + số ngày thu tiền bán hàng –

số ngày trả tiền mua hàng

Số ngày tồn kho = Tồn kho bình quân / Giá vốn hàng bán bình quân 1

ngày 

Page 130: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Số ngày dự trữ tồn kho là khoảng thời gian trung bình tính từ khi công

ty mua hàng (nguyên vật liệu hoặc hàng hóa) cho đến khi sản phẩm hàng hóa

được tiêu thụ.

Số ngày thu tiền bán hàng = Nợ phải thu khách hàng bình quân /

Doanh thu bình quân 1 ngày

Số ngày thu tiền bán hàng là thời gian trung bình tính từ lúc công ty bán

hàng cho đến khi công ty thu được tiền bán hàng.

Số ngày trả tiền mua hàng = Nợ phải trả người bán bình quân / Doanh

số mua hàng bình quân 1 ngày

Số ngày trả tiền mua hàng còn được gọi là số ngày mua chịu, là

khoảng thời gian trung bình tính từ khi doanh nghiệp mua hàng cho tới khi trả

tiền cho người bán.

Sơ đồ 4.10: Chu kỳ vốn lưu động

Chu kỳ kinh doanh

Số ngày dự trữ tồn kho Số ngày thu tiền bán hàng

Số ngày trả tiền Chu kỳ vốn lưu động

4.5.2. Phân tích chu kỳ vốn lưu động

Để giảm nhu cầu vốn lưu động trong chu kỳ kinh doanh, trên cơ sở đó

tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty phải rút ngắn

chu kỳ vốn lưu động. Tuy nhiên việc rút ngắn chu kỳ vốn lưu động vẫn bị hạn

chế bởi áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải kéo dài thời gian thu

tiền bán hàng do phải mở rộng chính sách tín dụng thương mại. Vì vậy rút

ngắn thời gian tồn kho là biện pháp mà các doanh nghiệp thường tập trung

nghiên cứu nhằm rút ngắn chu kỳ luân chuyển vốn lưu động. Rút ngắn chu kỳ

vốn lưu động bằng biện pháp kéo dài thời gian mua chịu cũng có những hạn

chế như công ty phải hy sinh chi phí cơ hội mang lại từ các khoản chiết khấu

thanh toán được hưởng.

Page 131: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Mức tiết kiệm vốn lưu động do rút ngắn chu kỳ vốn lưu động được xác

định bằng tổng mức tiết kiệm vốn lưu động do rút ngắn thời gian tồn kho, mức

tiết kiệm vốn lưu động do rút ngắn thời gian thu tiền và mức tiết kiệm vốn do

kéo dài thời gian trả tiền.

Mức tiết kiệm tồn kho = Chênh lệch số ngày tồn kho * GVHB bình quân

1 ngày

Mức tiết kiệm khoản phải trả = Chênh lệch số ngày thu tiền bán hàng *

doanh thu bình quân 1 ngày

Mức gia tăng khoản phải trả người bán = Chênh lệch số ngày trả tiền *

Doanh số mua vào bình quân 1 ngày

Mức tiết tiết kiệm = Mức tiết kiệm tồn kho + mức tiết kiệm khoản phải

thu – mức gia tăng khoản phải trả

Dựa vào các báo cáo tài chính của công ty ABC, nhu cầu vốn lưu động

của công ty ở thời điểm đầu và cuối năm N được xác định như sau:

Bảng 4.13: Các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả của

công ty ABC

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

Khoản phải thu khách

hàng2.800 3.200 2.300

Hàng tồn kho 6.320 6.240 7.600

Phải trả người bán 2.550 1.700 2.380

Lưu ý, khi tính chu kỳ kinh doanh, các chỉ tiêu hàng tồn kho, khoản -

phải thu, không tính trừ các khoản dự phòng vì các khoản dự phòng vẫn là

giá trị tài sản tồn đọng chưa luân chuyển được.

Bảng 4.14: Doanh thu, giá vốn hàng bán và doanh số mua vào của

công ty năm N và N-1

Page 132: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

Doanh thu thuần 27.500 31.000

Giá vốn hàng bán 19.100 22.000

Doanh số mua hàng 18.900 23.300

Chu kỳ vốn lưu động thay đổi thông qua sự thay đổi của các chỉ tiêu: số

ngày tồn kho, số ngày thu tiền bán hàng và số ngày trả tiền mua hàng. 

Số ngày tồn kho:

Năm N-1 = ((6.320 + 6.240)/2) / 19.100 X 360 = 119 ngày

Năm N = ((6.240 + 7.600)/2) / 22.000 X 360 = 114 ngày

Số ngày thu tiền bán hàng:

Năm N-1 = ((2.800 + 3.200)/2) / 27.500 X 360 = 39 ngày

Năm N = ((3.200 + 2.300)/2) / 31.000 X 360 = 32 ngày

Số ngày trả tiền mua hàng:

Năm N-1 = ((2.550 + 1.700)/2) / 18.900 X 360 = 41 ngày

Năm N = ((1.700 + 2.380)/2) / 23,300 X 360 = 32 ngày

Lưu ý: Doanh số mua vào không thể hiện trực tiếp trên báo cáo tài

chính. Vì vậy phải tổng hợp một số chỉ tiêu để xác định doanh số mua vào,

doanh số mua vào có thể được xác định bằng số phát sinh tăng của các tài

khoản tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và hàng hóa tồn kho trong kỳ

phân tích (Có thể tìm thấy trên bảng cân đối số phát sinh). 

Các kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.15: Chu kỳ vốn lưu động (Chu kỳ tiền mặt)

ĐVT: Ngày

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N So sánh

Page 133: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Số ngày dự trữ hàng tồn kho 119 114 - 5

Số ngày thu tiền bán hàng 39 32 -7

Số ngày trả tiền mua hàng 41 32 -9

Chu kỳ vốn lưu động 117 114 -3

So với năm N-1, chu kỳ vốn lưu động năm N đã giảm 3 ngày. Kết quả

trên có được chủ yếu nhờ vào việc rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng 7

ngày và rút ngắn thời gian tồn kho 5 ngày, nhưng do thời gian chiếm dụng

vốn của người bán giảm 9 ngày nên chu kỳ vốn lưu động chỉ giảm được 3

ngày.

Số ngày thu tiền bán hàng giảm có thể do công ty thay đổi chính sách

bán chịu, áp dụng các biện pháp thu hồi nợ gắt gao hơn hoặc đã nâng tỷ lệ

chiết khấu thanh toán cho khách hàng.

Số ngày dự trữ tồn kho giảm có thể do công ty đã có biện pháp quản lý

tồn kho tốt hơn, giảm tồn kho ứ đọng và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

Phân tích tác dộng của thời gian luân chuyển vốn lưu động đến nhu

cầu vốn lưu động 

(1) Tác động của số ngày tồn kho (mức tiết kiệm tồn kho)

Mức tiết kiệm tồn kho = Chênh lệch số ngày tồn kho * GVHB bình quân

1 ngày

= - 5 X (22.000/360)

= - 305,56 triệu đồng

(2) Tác động của số ngày thu tiền bán hàng (Mức tiết kiệm khoản phải

thu)

Mức tiết kiệm khoản phải thu khách hàng = Chênh lệch số ngày thu tiền

bán hàng X doanh thu bình quân 1 ngày

= -7 X (31.000/360)

Page 134: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

= -602,78 triệu đồng

(3) Tác động của khoản phải trả

Mức gia tăng khoản phải trả người bán = Chênh lệch số ngày trả tiền *

Doanh số mua vào bình quân 1 ngày

= - 9 X (23.300/360)

= - 582,5 triệu đồng

Mức tiết kiệm vốn lưu động do thay đổi chu kỳ vốn lưu động:

(1) + (2) - (3) = - 305, 56 - 602,78 - (- 582,50) = -382,83 triệu đồng 

Năm N, do rút ngắn chu kỳ vốn lưu động xuống 3 ngày so với năm N-1,

công ty đã tiết kiệm được 382,83 triệu đồng vốn lưu động. Trong đó kết quả

của việc rút ngắn chu kỳ vốn lưu động là do công ty đã rút ngắn được thời

gian tồn kho bớt 5 ngày, rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng xuống 9 ngày, từ

đó đã rút ngắn được chu kỳ kinh doanh xuống 11 ngày và tiết kiệm một lượng

vốn tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu 908,33 triệu đồng. Tuy nhiên

do công ty phải giảm số ngày chiếm dụng vốn của người bán (số ngày trả tiền

mua hàng) 9 ngày nên nhu cầu vốn lưu động đã tăng lên thêm 582,50 triệu

đồng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày ý nghĩa và những hạn chế của bảng cân đối kế toán. Làm

thế nào để khắc phục những nhược điểm này khi sử dụng các số liệu trên

bảng cân đối kế toán để phân tích?

2. Trình bày ý nghĩa của các khoản dự phòng giảm giá? Các khoản dự

phòng ảnh hưởng như thế nào đến tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp?

3. Để tiết kiệm vốn lưu động doanh nghiệp cần áp dụng những biện

pháp nào?

4. Vốn lưu động ròng có ý nghĩa như thế nào trong cơ cấu tài chính của

doanh nghiệp?

Page 135: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

5. Tại sao trong cơ cấu tài chính, DN không được sử dụng nguồn vốn

ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, nhưng khi đầu tư một tài sản dài hạn

DN có thể tài trợ bằng một khoản vay ngắn hạn?

6. Nguồn vốn kinh doanh của chủ sở hữu có ý nghĩa như thế nào trong

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

7. Tại sao trong bảng cân đối kế toán cần phải phân biệt giữa nợ ngắn

hạn và nợ dài hạn?

8. Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn có giúp ta đánh giá

được mục đích sử dụng các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động trong kỳ

phân tích không? Tại sao? Phương pháp phân tích này có hữu ích trong quá

trình hoạch định tài chính của doanh nghiệp trong kỳ tới không?

9. Tại sao trong phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn, nguồn

vốn bên trong được đánh giá tốt hơn nguồn vốn huy động từ bên ngoài?

10. Tại sao cơ cấu tài chính của doanh nghiệp được thể hiện thông qua

chỉ tiêu tỉ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động?

BÀI TẬP

Bài 1. Có một số thông tin liên quan đến công ty An Bình năm 2008

như sau (ĐVT: Triệu đồng).

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh

1. Vốn lưu động 4780 5360

2. Các nguồn tài trợ VLĐ:

- Vay ngắn hạn

- Vốn lưu động ròng -550 960

3. VLĐR/VLĐ

Hoặc lVLĐRl /TSDH

1. Hoàn chỉnh số liệu cho bảng số liệu trên, biết rằng TSDH đầu năm là

9500 triệu đồng, cuối năm là 9800 triệu đồng.

Page 136: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2. Giải thích nguyên nhân làm thay đổi nợ vay ngắn hạn?

3. Đánh giá khái quát biến động cơ cấu tài chính cuối năm so với đầu

năm. Biết rằng: tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động mục tiêu là 40%.

Bài 2. So sánh chu kỳ kinh doanh năm N với năm N-1, đồng thời đánh

giá khả năng tiết kiệm vốn lưu động của công ty từ sự thay đổi chu kỳ kinh

doanh.

Tài liệu phân tích (ĐVT: Triệu đồng).

1. Thông tin trích từ bảng cân đối kế toán:

Chỉ tiêu 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

Khoản phải thu khách hàng 7.460 7.130 7.340

Hàng tồn kho 9.060 9.430 9.390

2. Thông tin trích từ kết quả kinh doanh:

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

Doanh thu thuần 58.380 63.690

Giá vốn hàng bán 46.300 50.250

Bài 3. Có thông tin liên quan đến công ty X như sau:

ĐVT: Ngày

Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh

Số ngày thu tiền 45 42

Số ngày tồn kho 52 +2

Số ngày trả tiền -1

Chu kỳ vốn lưu động 60

Yêu cầu:

- Hoàn chỉnh số liệu cho bảng tính.

- Phân tích biến động chu kỳ vốn lưu động năm 2008 so với năm 2007.

Page 137: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Biết rằng:

- Số ngày thu tiền theo thỏa thuận với khách hàng là 40 ngày.

- Vòng quay tồn kho trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành nghề

là 6 vòng.

Bài 4. Có bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty MC năm

2008 như sau:

Tài sản 31/12/07 31/12/08Nguồn

vốnSử dụng

vốn

1- Tiền 300 200 100

2- Các khoản phải thu 820 1050 230

3- Tồn kho 1690 1790 100

4- TS ngắn hạn khác 60 80 20

5. Tài sản cố định 1080 1050 30

Tổng cộng tài sản 3950 4170

Nguồn vốn 31/12/07 31/12/08Nguồn

vốnSử dụng

vốn

1. Vay ngắn hạn 1020 1260 240

2. Phải trả người bán 750 860 110

3. Phải trả khác 80 90 10

4. Vay dài hạn 400 200 200

5. Vốn chủ sở hữu 1700 1760 60

Tổng cộng nguồn vốn 3950 4170

Cộng nguồn vốn và sử dụng vốn 550 550

Yêu cầu:

1. Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn trong năm 2008.

Page 138: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2. Phân tích biến động vốn lưu động và vốn lưu động ròng cuối năm so

với đầu năm; đồng thời nhận định về cơ cấu tài chính của công ty.

Chương 5. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TlỀN TỆ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được gọi là báo ngân lưu - Cash flow

statement. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các dòng tiền thu chi của

doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

- Liệu các dòng tiền công ty phản ánh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ

có chính xác không? Các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ với số liệu

trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh có phù hợp với nhau

không? Mối quan hệ giữa các báo cáo này như thế nào?

- Ý nghĩa của các dòng lưu chuyển tiền tệ và mối quan hệ giữa các

dòng tiền như thế nào? Công ty tạo tiền bằng cách nào và sử dụng tiền vào

những mục đích gì?

- Tại sao công ty có lợi nhuận rất cao nhưng không có khả năng trả nợ

vay? Tại sao công ty lỗ nhưng vẫn có khả năng trả nợ vay?

- Khả năng thanh toán của công ty được đánh giá như thế nào thông

qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ?

5.1. Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

5.1.1. Ý nghĩa của tiền và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Tiền được ví như máu để nuôi sống doanh nghiệp, thiếu tiền hoạt động

của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, và nếu không tìm được nguồn tài trợ,

doanh nghiệp sẽ đi đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì vậy nhà quản

lý doanh nghiệp, kể cả nhà đầu tư, nhà tài trợ đều rất quan tâm đến tình hình

lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

Đứng ở góc độ thanh khoản, tiền là điều kiện để hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp được thuận lợi, là cơ sở để đảm bảo thanh toán các khoản

Page 139: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

nợ đến hạn và chi trả cổ tức. Đứng ở góc độ hiệu quả, tiền chính là lợi nhuận,

là vốn đầu tư mà nhà đầu tư thu hồi lại trong quá trình sản xuất kinh doanh..

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính cung cấp thông tin

về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của

doanh nghiệp.

Mục tiêu quan trọng nhất của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cung cấp

thông tin về các khoản thu và các khoản chi tiền của doanh nghiệp trong suốt

một thời kỳ nhất định. Những dữ liệu lưu chuyển tiền tệ rất hữu ích trong việc

đánh giá các dòng tiền tương lai; việc xác định mối tương quan giữa lợi

nhuận ròng và lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh; việc đánh giá

khả năng chi trả cổ tức, thanh toán các khoản nợ vay và sự tăng trưởng tài

chính từ các hoạt động nội tại của một doanh nghiệp.

Một báo cáo lưu chuyển tiền tệ rõ ràng làm tăng sự thông hiểu về tình

trạng tài chính của một doanh nghiệp. Phân tích lưu chuyển tiền tệ có thể

đóng góp cho phân tích tài chính đầy đủ bằng cách làm cho nhà phân tích có

thể dự báo, ước tính ngân lưu tương lai, có thể đánh giá chất lượng thu nhập

của doanh nghiệp, có thể đánh giá khả năng công ty duy trì một mức độ sản

xuất kinh doanh nhất định và có thể quyết định độ linh động tài chính và thanh

khoản của doanh nghiệp.

Các thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể cho thấy được một

cách tương đối rõ ràng các nguồn tiền doanh nghiệp có được trong kỳ báo

cáo, nguồn tiền có được trong kỳ là từ hoạt động kinh doanh hay tiền có được

từ việc bán các tài sản cố định, thu hồi các khoản đầu tư tài chính, hay do đi

vay hoặc huy động thêm vốn góp của các chủ sở hữu. Các thông tin trên báo

cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho thấy muc đích sử dụng tiền của công ty trong

kỳ báo cáo, công ty có trả được nợ từ tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh

không? Công ty sử dụng nợ vay trong kỳ cho mục đích gì? Công ty dùng

nguồn tiền nào để mua tài sản cố định, để gia tăng các khoản đầu tư tài

chính, để chia lãi cho chủ sở hữu.

5.1.2. Phân loại lưu chuyển tiền tệ - Các dòng lưu chuyển tiền tệ

Page 140: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm ba phần:

(1) Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh (Operating cash flow)

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là các dòng tiền thu vào -

chi ra liên quan đến thu nhập - chi phí của doanh nghiệp và xảy ra thường

xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là dòng tiền quan trọng nhất

vì nó thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu

cầu trả nợ gốc và lãi, chia lãi cho các chủ sở hữu và gia tăng đầu tư. Ngoài ra

các thông tin từ dòng tiền của hoạt động kinh doanh kỳ này là cơ sở quan

trọng cho việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ kỳ tới.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh bao gồm:

+ Tiền thu bán hàng, cung ứng dịch vụ và tiền thu từ các khoản thu

nhập khác

+ Tiền chi mua nguyên vật liệu, hàng hóa và các dịch vụ

+ Tiền chi trả lương cho người lao động

+ Tiền chi trả lãi vay

+ Tiền chi nộp thuế

+ Tiền chi khác

Sơ đồ 5.1: Chu kỳ lưu chuyển tiền tệ đơn giản

(2) Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư (Investment cash flow)

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư bao gồm các dòng tiền ra và

tiền vào liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính và mua sắm, xây dựng,

nhượng bán, thanh lý các tài sản dài hạn, cụ thể bao gồm:

+ Tiền chi mua sắm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.

+ Tiền thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.

+ Tiền chi cho vay hoặc mua các công cụ nợ, trừ những công cụ nợ

được coi tương đương tiền.

Page 141: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

+ Tiền thu hồi lại vốn cho vay hoặc bán các công cụ nợ trừ các công cụ

nợ được coi là các khoản tương đương tiền.

+ Tiền chi góp vốn vào đơn vị khác trừ các khoản chi mua cổ phiếu đầu

tư ngắn hạn được xem như khoản tương đương tiền.

+ Tiền thu hồi vốn đầu tư vào đơn vị khác trừ tiền bán các cổ phiếu đầu

tư ngắn hạn được coi tương đương tiền.

+ Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia.

(3) Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động huy động vốn (hoạt động tài chính - Financing cash flow)

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính hay còn gọi là hoạt động huy

động vốn hoặc hoạt động tài trợ là những dòng tiền ra và dòng tiền vào làm

thay đổi kết cấu và qui mô của vốn vay và vốn chủ sở hữu, cụ thể gồm:

+ Tiền thu từ vốn góp của chủ sở hữu.

+ Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, kể cả tiền chi mua cổ phiếu

quỹ.

+ Tiền thu từ các khoản vay ngắn và dài hạn

+ Tiền chi trả nợ gốc vay ngắn và dài hạn

+ Tiền chi trả nợ thuê tài chính

+ Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu

+ Các khoản chia khen thưởng phúc lợi từ quỹ khen thưởng phúc lợi

của công ty.

5.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh

doanh là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

5.2.1. Phương pháp trực tiếp

Page 142: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Theo phương pháp trực tiếp, lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động kinh

doanh được lập trên cơ sở các khoản thu trừ đi các khoản chi cho hoạt động

kinh doanh, các khoản thu chi được xác định căn cứ trên tài khoản vốn bằng

tiền và các tài khoản đối ứng.

Trong đó các dòng thu từ hoạt động kinh doanh bao gồm:

- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác. Doanh thu

khác ở đây bao gồm: tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác.

- Thu từ các khoản khác bao gồm: tiền thu do được hoàn thuế, thu hồi

tạm ứng, thu hồi các khoản ký quỹ, thu do được bồi thường và các khoản thu

khác không thuộc dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Tiền chi từ hoạt động kinh doanh chia ra các nhóm:

- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ.

- Tiền chi trả cho người lao động.

- Tiền chi trả lãi vay.

- Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh: Tiền phí bảo hiểm, chi tạm

ứng, ký quỹ, tiền bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế và

các khoản chi khác không thuộc dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài

chính.

5.2.2. Phương pháp gián tiếp

Theo phương pháp gián tiếp, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh

doanh được lập trên cơ sở mối quan hệ giữa lợi nhuận và chênh lệch thu chi

từ hoạt động kinh doanh. Bởi vì nếu tiền thu vào bằng với doanh thu, tiền chi

ra bằng đúng chi phí thì ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận

là như nhau.

Tuy nhiên trong thực tế giữa tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh và

doanh thu có thể khác nhau do các khoản bán chịu chưa thu tiền hoặc các

khoản tiền thu bán chịu từ kỳ trước, hơn nữa có những khoản được kết

Page 143: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

chuyển vào thu nhập để xác định lợi nhuận nhưng tiền không thu vào, chẳng

hạn các khoản hoàn nhập dự phòng, các khoản lãi do chênh lệch tỷ giá hối

đoái chưa thực hiện. Các khoản lãi từ hoạt động đầu tư được tính vào lợi

nhuận nhưng không liên quan đến dòng tiền hoạt động kinh doanh.

Giữa tiền chi ra và chi phí tính vào lợi nhuận trong kỳ có sự khác nhau,

do những khoản tiền chi cho hoạt động kinh doanh đã chi trong kỳ nhưng

chưa được hạch toán vào chi phí để xác định lợi nhuận như: tiền chi cho việc

gia tăng hàng tồn kho, tiền chi trả các khoản phải trả làm giảm các khoản phải

trả, chi phí trả trước phát sinh trong kỳ chưa phân bổ. Trong khi đó có những

khoản không chi ra bằng tiền trong kỳ nhưng được tính vào chi phí như các

khoản chi phí phải trả trích trong kỳ, các khoản dự phòng, các khoản lỗ do

chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, lỗ do thanh lý tài sản, khấu hao, hàng tồn

kho giảm...

Vì vậy để lập lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp, từ lợi

nhuận sẽ cộng thêm hoặc trừ bớt các khoản điều chỉnh để đi đến ngân lưu

ròng của hoạt động kinh doanh theo năm nguyên tắc sau:

Thứ 1: Đối với những khoản được tính vào chi phí để xác định lợi

nhuận trong kỳ nhưng tiền không chi ra trong kỳ sẽ được điều chỉnh cộng. Bởi

vì những khoản chi phí này làm giảm lợi nhuận nhưng tiền không chi ra trong

kỳ nên tiền không bị giảm. Đó là các khoản khấu hao, trích lập dự phòng, chi

phí trích trước (chi phí phải trả) đã tính vào chi phí trong kỳ nhưng chưa chi

trong kỳ...

Thứ 2: Đối với những khoản không được tính vào chi phí để xác định

lợi nhuận trong kỳ nhưng tiền có chi ra trong kỳ thì sẽ điều chỉnh trừ vì những

khoản này làm giảm tiền nhưng lợi nhuận không giảm. Đó là các khoản tiền

chi để gia tăng hàng tồn kho, chi để giảm các khoản phải trả, chi phí trả trước

phát sinh trong kỳ nhưng chưa phân bổ...

Thứ 3: Đối với những khoản được tính vào thu nhập trong kỳ nhưng

tiền không thu vào trong kỳ thì phải điều chỉnh trừ. Bởi vì các khoản thu nhập

này làm tăng lợi nhuận nhưng tiền không thu nên lợi nhuận tăng nhưng tiền

Page 144: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

không tăng. Đó là những khoản hoàn nhập dự phòng, doanh thu chưa thu tiền

trong kỳ, lãi chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện...

Thứ 4: Đối với những khoản tiền có thu vào trong kỳ nhưng không tính

vào lợi nhuận trong kỳ sẽ được điều chỉnh cộng. Bởi vì những khoản thu này

làm tăng tiền nhưng không được tính vào lợi nhuận trong kỳ. Đó là các khoản

doanh thu kỳ trước chưa thu tiền kỳ này thu, các khoản trả trước của nguời

mua...

Thứ 5: Đối với những khoản được tính vào tổng lợi nhuận của doanh

nghiệp nhưng theo qui định không thuộc dòng tiền của hoạt động kinh doanh

sẽ được điều chỉnh trừ. Đó là các khoản lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư.

5.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC DÒNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ VỚI LỢl NHUẬN RÒNG VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu

chuyển tiền tệ có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ, bởi vì chúng đều được

thiết lập dựa vào kết quả hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công

ty liên quan đến giá trị các yếu tố tài sản, nguồn vốn, thu nhập và chi phí.

Một khoản chi tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ làm tăng chi phí

trong báo cáo kết quả kinh doanh hoặc làm tăng tài sản hoặc làm giảm nguồn

vốn trên bảng cân đối kế toán.

Một khoản tiền thu trong bảo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ làm tăng thu

nhập trong báo cáo kết quả kinh doanh hoặc làm giảm tài sản hoặc tăng

nguồn vốn trên bản cân đối kế toán.

5.3.1. Mối quan hệ giữa lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh với lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)

Các thành phần cơ bản của lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

và lợi nhuận ròng là giống nhau. Tuy nhiên lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động

kinh doanh được hình thành từ các khoản thu nhập bằng tiền trong kỳ, trong

khi đó lợi nhuận được xác định dựa trên cơ sở các khoản thu nhập trong kỳ

Page 145: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

không kể đã thu tiền hay chưa thu tiền. Vì vậy các khoản thu nhập trên bảng

kết quả kinh doanh phải được điều chỉnh bởi sự thay đổi của các khoản phải

thu để xác định tiền thu được trong kỳ.

Chi phí tạo thu nhập trên bảng kết quả kinh doanh được xác định dựa

vào phương pháp kế toán dồn tích (Accrual) và các nguyên tắc kế toán, vì vậy

chi phí tạo thu nhập trên kết quả kinh doanh phải được điều chỉnh bằng sự

thay đổi trong hàng tồn kho, các khoản phải trả, các khoản trích trước, các

khoản dự phòng và chi phí khấu hao thành tiền chi ra cho hoạt động kinh

doanh trong kỳ... Vì vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ

với báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Chi phí khấu hao càng lớn sẽ làm tăng khoảng cách giữa lưu chuyển

tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế. Do khấu hao là

một khoản được tính vào chi phí, làm giảm lợi nhuận, nhưng khấu hao không

phải là một khoản chi phí bằng tiền nên khấu hao sẽ được cộng vào lợi nhuận

để xác định lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh.

Nếu khấu hao làm giảm lợi nhuận một khoản là D, trong khi tiền không

bị giảm do khấu hao nên lưu chuyển tiền tệ ròng sẽ lớn hơn lợi nhuận một

khoản là D, tuy nhiên khi công ty đưa vào chi phí một khoản D thì công ty sẽ

được giảm thuế một khoản D X t (t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp). D

X t được gọi là khoản tiết kiệm thuế hay lá chắn thuế từ khấu hao. Khoản tiết

kiệm thuế sẽ làm cho lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh tăng

thêm một khoản D X t do giảm được chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tóm

lại, khấu hao không ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền tệ nhưng do

khấu hao tạo ra khoản tiết kiệm thuế nên khấu hao làm cho lưu chuyển tiền tệ

thuần từ hoạt động kinh doanh tăng thêm một khoản bằng đúng khoản tiết

kiệm thuế.

Thí dụ:

Lợi nhuận trước thuế chưa tính khấu hao: 500

Thuế suất thuế thu nhập DN 25%

Page 146: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Thuế phải nộp: 125

Khấu hao: 200

Lợi nhuận trước thuế sau khi tính khấu hao: 300

Thuế phải nộp: 75

Tiết kiệm thuế từ khấu hao:

125 - 75 = 200 X 25% = 50

Bảng 5.1: So sánh lợi nhuận sau thuế với lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động kinh doanh.

Lợi nhuận sau thuếLưu chuyển tiền của hoạt động kinh

doanh

Doanh thu thuần Doanh thu thuần

Thay đổi trong các khoản phải thu

Thay đổi trong các khoản dự phòng

= Tiền được cung cấp từ HDKD

- Giá vốn hàng bán - Giá vốn hàng bán (không kể KH nếu là

DNSX)

= Lợi nhuận gộp Thay đổi hàng tồn kho

Thay đổi các khoản phải trả

- Chi phí quản lý và bán hàng - Chi phí quản lý và bán hàng (không kể

KH)

Thay đổi các khoản nợ khác

Thay đổi các khoản trả trước

Thay đổi các khoản trích trước

= Lợi nhuận HĐKD

- Chi phí lãi vay phải trả - Chi phí lãi đã trả

Page 147: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

= Lợi nhuận trước thuế

- Thuế thu nhập DN - Thuế thu nhập DN

Thay đổi thuế phải nộp

= Lợi nhuận ròng = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh

5.3.2. Mối quan hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ với bảng cân đối kế toán

Mối quan hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh

doanh và bảng cân đối kế toán được phân tích từ mối quan hệ cân bằng của

tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty như sau:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tiền + Các khoản phải thu + Tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác + Tài

sản dài hạn = Các khoản phải trả + Nợ vay + Vốn chủ sở hữu

Tiền = (Các khoản phải trả - Các khoản phải thu - Tồn kho - Tài sản

ngắn hạn khác) - Tài sản dài hạn + Nợ vay + Vốn chủ sở hữu (1)

-> Tiền = Các khoản phải trả - Các khoản phải thu - Tồn kho -

Tài sản ngắn hạn khác - Tài sản dài hạn + Nợ vay + Vôn chủ sở hữu (2)

Nhận xét rút ra từ phương trình (2):

- Sự biến động của các yếu tố tài sản sẽ ngược chiều với biến động

của tiền, có nghĩa là khi một yếu tố tài sản tăng sẽ làm cho tiền giảm và

ngược lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi tài sản giảm không làm tăng

tiền như các khoản dự phòng hay khấu hao, có nghĩa là khi tài sản này giảm

lại làm tăng chi phí hoặc tài sản này giảm để làm tăng tài sản khác.

- Sự biến động của các yếu tố nguồn vốn sẽ cùng chiều với biến động

của tiền, có nghĩa là khi một yếu tố nguồn vốn tăng sẽ làm tăng tiền và ngược

lại, trừ những trường hợp nguồn vốn này tăng là do giảm một nguồn vốn khác

Page 148: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

và sự gia tăng khoản lợi nhuận chưa phân phối do kết chuyển lợi nhận sau

thuế trong kỳ.

Sự thay đổi của nhóm các yếu tố tài sản và nguồn vốn có liên quan đến

từng dòng ngân lưu như sau:

- Sự thay đổi các yếu tố trong nhu cầu vốn lưu động trên bảng cân đối

kế toán sẽ tác động ngược chiều với ngân lưu ròng của hoạt động kinh

doanh.

- Sự thay đổi trong các khoản nợ vay cũng như vốn chủ sở hữu trên

bảng cân đối kế toán sẽ tác động cùng chiều với ngân lưu hoạt động tài chính

ngoại trừ sự gia tăng của lợi nhuận chưa phân phối do kết chuyển lợi nhuận

sau thuế trong kỳ.

- Sự thay đổi các khoản đầu tư tài chính và sự gia tăng nguyên giá tài

sản cố định cũng như chi phí xây dựng cơ bản sẽ tác động ngược chiều với

ngân lưu hoạt động đầu tư.

Ví dụ 1:

Xem xét mối quan hệ giữa báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế

toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty XYZ.

Bảng 5.2: Bảng cân đối kế toán công ty XYZ

Ngày 31/12/ năm N+1

Đơn vị tính: triệu đồng

Tài sảnNăm

NNăm N+1

Nguồn vốnNăm

NNăm N+1

Tài sản ngắn hạn 650 900 Nợ phải trả 630 490

- Tiền 200 80 - Vay ngắn hạn 250 130

- Khoản phải thu 150 400 - Khoản phải trả 200 140

- Tồn kho 220 360 - Chi phí phải trả 30 70

- Chi phí trả trước 80 60 - Vay dài hạn 150 150

Page 149: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tài sản cố định 980 840 Vốn chủ sở hữu 1.000 1.250

- Nguyên giá 1.100 1.000 - Vốn kinh doanh 800 800

- Khấu hao lũy kế -120 -160 - LN giữ lại 200 450

Cộng tài sản 1.630 1.740 Cộng nguồn vốn 1.630 1.740

Ghi chú:

Trong năm N+1 công ty đã bán 1 TSCĐ nguyên giá 100 triệu, đã khấu

hao 20 triệu, giá bán 60 triệu. Trong kỳ không đầu tư thêm TSCĐ.

Bảng 5.3: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty XYZ

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu N N+1

Doanh thu 7.000 7.500

Giá vốn hàng bán 5.800 6.100

Lợi nhuận gộp 1.200 1.400

Chi phí quản lý và bán hàng 800 820

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính 400 580

Lãi vay 40 30

Lợi nhuận khác 0 -20

Lợi nhuận trước thuế 360 530

Thuế thu nhập DN 108 159

Lợi nhuận sau thuế 252 371

Lợi nhuận giữ lại 200 250

Khấu hao TSCĐ 70 60

Bảng 5.4: Bảng kê nguồn vốn, sử dụng vốn của công ty XYZ Năm N+1

Page 150: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn vốn Sử dụng vốn

- Giảm tài sản cố định 140 - Tăng khoản phải thu 250

- Tăng vốn góp của chủ sở hữu 0 - Tăng hàng tồn kho 140

- Tăng lợi nhuận giữ lại 250 - Giảm nợ vay ngân hàng 120

- Giảm tiền 120 - Giảm khoản phải trả 60

- Giảm chi phí trả trước 20

- Tăng chi phí phải trả 40

Tổng cộng: 570 Tổng cộng: 570

Lưu chuyển tiền tệ trực tiếp Năm N+1

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

Tiền thu bán hàng = Doanh thu - khoản phải thu = 7.500 - 250 =

7.250 triệu

Tiền chi mua hàng = GVHB + tồn kho - khoản phải trả = 6.100 +

140 - (- 60) = 6.300 triệu

Tiền chi quản lý KD = Chi phí KD – khấu hao TSCĐ + Chi phí trả

trước - chi phí phải trả = 820 - 60 + (- 20) – 40 = 700 triệu

Tiền chi trả lãi vay 30 triệu

Tiền chi nộp thuế 159 triệu

I. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh: 61 triệu

(7.250 - 6.300 - 700 - 30 - 159 = 61)

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

- Thu do bán TSCĐ 60 triệu

II. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư 60 triệu

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

Page 151: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Trả nợ vay ngân hàng -120 triệu

- Tăng vốn góp của CSH 0

- Chia lợi nhuận sau thuế -121 triệu

III. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính: 241 triệu

Tổng lưu chuyển tiền tệ ròng -120 triệu

Tiền đầu kỳ 200 triệu

Tiền cuối kỳ 80 triệu

Bảng 5.5: Lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp

Công ty XYZ năm N+1

Đơn vị tính: triệu đồng

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh Số tiền

Lợi nhuận sau thuế 371

Cộng khấu hao 60

Cộng lỗ do thanh lý TSCĐ 20

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh trước thay

đổi vốn lưu động451

Trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động -390

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh 61

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư 60

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính -241

Tổng lưu chuyển tiền tệ ròng -120

Nhận xét:

Cả hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh

doanh đều đưa đến kết quả như nhau.

Page 152: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Sự gia tăng nhu cầu vốn lưu động đã làm giảm lưu chuyển tiền tệ ròng

của hoạt dộng kinh doanh 390 triệu, khấu hao làm cho lưu chuyển tiền tệ ròng

lớn hơn lợi nhuận ròng 60 triệu, lỗ do thanh lý tài sản cố định làm giảm lợi

nhuận ròng nhưng không làm giảm tiền của hoạt động kinh doanh 20 triệu.

Tiền bán tài sản cố định đã tạo dòng tiền vào cho ngân lưu của hoạt

động đầu tư 60 triệu.

Nợ vay ngắn hạn giảm làm cho lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính

giảm 120 triệu. Tiền chia lợi nhuận làm tăng thêm tiền tiền chi ra của hoạt

động tài chính là 121 triệu. Tổng cộng lưu chuyển tiền tệ của hoạt động tài

chính - 241 triệu.

Ví dụ 2:

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp của công ty ABC năm N

được lập căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán (Bảng 4.3), Báo cáo

kết quả kinh doanh (Bảng 3.3) và một số tài liệu bổ sung,

Tài liệu bổ sung năm N:

- Trích khấu hao trong kỳ: 1.500 triệu dồng

- Chia lợi nhuận sau thuế: 2.608 triệu đồng

- Lãi do chênh lệch tỷ giá khi đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ: 70 triệu đồng

- Chi mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản: 4.400 triệu đồng

- Tiền thu do bán tài sản cố định: 1.700 triệu đồng

- Nguyên giá tài sản cố định giảm: 3.500 triệu đồng, đã khấu hao 2.000

triệu đồng

Bảng 5.6: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty ABC năm N

(Theo phương pháp gián tiếp có điều chỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm N

Page 153: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận sau thuế 2.808

2. Các khoản điều chỉnh 1.190

- Khấu hao 1.500

- Các khoản dự phòng (40)

- Lãi do thanh lý tài sản cố định (200)

- Lãi do chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện (70)

3. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh trước những thay

đổi vốn lưu động3.998

- Giảm các khoản phải thu 1.130

- Tăng hàng tồn kho (1.360)

- Giảm tài sản ngắn hạn khác 70

- Tăng các khoản phải trả 900

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh 4.738

II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

- Tiền thu do bán tài sản cố định 1.700

- Tiền chi mua tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản (4.400)

- Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động đầu tư (2.700)

III. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

- Tiền thu do đi vay 1.000

- Tiền chia lợi nhuận sau thuế (2.608)

- Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính (1.608)

- Tổng lưu chuyển tiền ròng trong kỳ 430

- Tiền tồn đầu kỳ 1.000

Page 154: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái qui đổi ngoại tệ 70

- Tiền tồn cuối kỳ 1.500

Chú thích cách xác định các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của

công ty ABC

- Chỉ tiêu khấu hao chính là chi phí khấu hao trong kỳ, được lấy từ

thuyết minh báo cáo tài chính. Chú ý chỉ tiêu này không phải là số chênh lệch

khấu hao lũy kế trên bảng cân đối kế toán. Số liệu này được thu thập từ

thuyết minh báo cáo tài chính, phần thuyết minh tình hình tăng giảm tài sản cố

định hoặc chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.

- Các khoản dự phòng, nếu dự phòng lập trong kỳ sẽ làm giảm lợi

nhuận nhưng tiền không chi ra nên không làm giảm tiền của hoạt động kinh

doanh, vì vậy được điều chỉnh cộng. Ngược lại các khoản hoàn nhập dự

phòng làm tăng lợi nhuận nhưng không liên quan đến tiền thu vào nên điều

chỉnh tiền giảm so với lợi nhuận (điều chỉnh trừ). Nếu số dự phòng cuối kỳ

trên bảng cân đối kế toán lớn hơn số dự phòng đầu kỳ thì số chênh lệch

chính là số lập dự phòng trong kỳ. Nếu số dự phòng cuối kỳ nhỏ hơn đầu kỳ

có nghĩa là công ty đã hoàn nhập dự phòng số chênh lệch.

Trên bảng cân đối kế toán công ty ABC số dự phòng đầu năm N là 540

triệu, cuối năm N là 500 triệu, như vậy trong năm N công ty hoàn nhập dự

phòng 40 triệu.

- Các khoản lãi (lỗ) do thanh lý tài sản cố định cũng như các khoản lãi

(lỗ) từ hoạt động đầu tư tài chính là những yếu tố được tính vào tổng lợi

nhuận nhưng không thuộc dòng tiền hoạt động kinh doanh nên được trừ ra

khỏi lợi nhuận để điều chỉnh sang ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh.

Công ty ABC không có các khoản đầu tư tài chính trong năm N. Căn cứ

vào tài liệu bổ sung, trong năm N công ty có khoản thu do bán tài sản cố định

là 1.700 triệu, giá trị còn lại của tài sản cố định bán là 1.500 triệu, công ty có

được một khoản lãi do thanh lý tài sản cố định là 200.

Page 155: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Lãi (lỗ) do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là chênh lệch của tỷ giá

ghi sổ ngoại tệ với tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng vào

ngày cuối năm khi đánh giá lại số dư hgoại tệ cuối năm tài chính. Đây là các

khoản lãi (lỗ) không tính vào dòng tiền thu vào chi ra trong năm nên nó chỉ

ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng không ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động

kinh doanh, vì vậy sẽ được trừ ra khỏi lợi nhuận để xác định ngân lưu ròng

hoạt động kinh doanh. Số liệu này được thể hiện trên thuyết minh báo cáo tài

chính, phần chi tiết thu nhập và chi phí hoạt động tài chính.

- Tiền thu từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động là tiền

còn lại trong hoạt động kinh doanh nhưng chưa điều chỉnh cho những thay

đổi vốn lưu động (2808 + 1500 - 200 - 40 - 70) = 3.998 triệu.

- Những yếu tố của vốn lưu động thay đổi ảnh hưởng đến lưu chuyển

tiền tệ hoạt động kinh doanh bao gồm các khoản phải thu, tồn kho, tài sản

ngắn hạn khác, các khoản phải trả. Thay đổi của các yếu tố này được xác

định căn cứ vào số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán. Các

khoản phải thu, tồn kho và tài sản lưu động khác tăng sẽ làm tăng vốn lưu

động và làm giảm tiền từ hoạt động kinh doanh. Ngược lại các khoản phải trả

tăng sẽ làm giảm vốn lưu động và làm tăng ngân lưu ròng hoạt động kinh

doanh so với lợi nhuận.

Cần lưu ý khi xác định sự thay đổi của khoản phải thu và tồn kho không

tính các khoản dự phòng.

Khoản phải thu của công ty ABC không tính dự phòng đầu năm N là

3.800 triệu, cuối năm là 2.670 triệu, như vậy khoản phải thu giảm 1.130, điều

chỉnh tăng tiền so với lợi nhuận 1.130 triệu.

Tương tự, tồn kho của công ty ABC không tính dự phòng đầu năm N là

6.240 triệu, cuối năm là 7.600 triệu, như yậy tồn kho tăng 1.360, điều chỉnh

giảm tiền so với lợi nhuận 1.360 triệu.

Ngân lưu ròng từ hoạt đông kinh doanh = Ngân lưu ròng từ hoạt động

kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động – Thay đổi vốn lưu đông

Page 156: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

= 3.998 - (-1.130 + 1.360 - 70 - 900)

= 3.998 - (-740) = 4.738 triệu

- Các khoản thu chi từ hoạt động đầu tư được tìm trong thuyết minh

báo cáo tài chính hoặc lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư có thể

được xác định dựa trên thay đổi giá trị thuần của tài sản dài hạn sau khi điều

chỉnh với khấu hao và các khoản lãi (lỗ) hoạt động đầu tư.

Trên bảng cân đối kế toán công ty ABC, tài sản dài hạn cuối năm N

tăng so với đầu năm là 1.400 triệu, tài sản dài hạn tăng làm tiền giảm 1.400

triệu, tuy nhiên trong đó có khấu hao làm giảm tài sản cố định 1.500 triệu

nhưng không liên quan đến thu chi tiền nên được trừ ra, các khoản lãi (lỗ)

hoạt động đầu tư làm tăng (giảm) tiền của hoạt động đầu tư nhưng không

được tính vào thay đổi tài sản dài hạn nên được cộng vào, trong kỳ này công

ty có khoản lãi từ hoạt động đầu tư đó là khoản lãi do thanh lý tài sản cố định

200 triệu.

Lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động đầu tư = -1.400 - 1.500 + 200 = -

2.700 triệu

- Các khoản thu chi của hoạt động tài chính được tìm trong thuyết minh

báo cáo tài chính. Tuy nhiên cũng có thể xác định lưu chuyển tiền tệ ròng từ

hoạt động tài chính trên cơ sở chênh lệch giá trị thuần của các khoản nợ vay

và vốn chủ sở hữu sau khi điều chỉnh trừ lợi nhuận sau thuế, là khoản lợi

nhuận kết chuyển làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng tiền không thu vào tương

ứng (ngược lại đối với trường hợp lỗ).

Số dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn cuối năm N so với đầu năm tăng

1.000 triệu, có nghĩa là doanh số vay trong năm N nhiều hơn doanh số trả nợ

1.000 triệu, làm tăng lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài chính 1.000 triệu.

Vốn chủ sở hữu cuối năm N tăng so với đầu năm là 200, tuy nhiên

trong đó có khoản lợi nhuận sau thuế 2.808 triệu được kết chuyển tăng vốn

chủ sở hữu năm nay nhưng không có tiền thu vào nên phải trừ ra. Như vậy

lưu chuyển tiền tệ ròng liên quan đến vốn chủ sở hữu = 200 — 2.808 = 2.608

Page 157: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

triệu. Nếu trong kỳ không có sự thay đổi vốn góp của chủ sở hữu thì đây

chính là phần chia lợi nhuận sau thuế trong kỳ.

- Tổng lưu chuyển tiền tệ thuần chính là tổng của ba dòng tiền, bao

gồm, lưu chuyền tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ ròng

từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính 4.738 +

(-2.700) + (-1.608) = 430 triệu.

- Ảnh hưởng tỷ giá hối đoái qui đổi ngoại tệ chính là khoản lãi (lỗ) do

điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ cuối năm tài chính, số liệu này của công ty ABC

năm N là 70 triệu.

- Cuối cùng báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải đảm bảo cân bằng theo

phương trình sau:

Tổng lưu chuyển tiền tệ ròng = (Tiền tồn cuối kỳ — Ảnh hưởng tỷ giá

hối đoái qui đổi ngoại tệ) - Tiền tồn đầu kỳ.

5.4. PHÂN TÍCH

5.4.1. Khoảng cách biệt tài chính

Nguồn gốc của các vấn đề về lưu chuyển tiền tệ nằm trong phần các

khoản phải thu và lượng hàng tồn kho. Hầu hết công ty phải thanh toán với

các nhà cung cấp số hàng tồn kho trước khi chúng được bán cho người tiêu

thụ. Nếu bán chịu cho người mua thì phải có một thời gian chờ dợi giữa thời

điểm bán hàng và thời điểm thu tiền. Một mức tồn kho thấp thì có khả năng

không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Nhưng một mức tồn kho cao lại đòi

hỏi một số vốn lớn, công ty có thể rơi vào tình trạng “thặng dư thương mại”

(kinh doanh quá khả năng vốh).

Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh chóng thường dẫn đến một sự gia

tăng đáng kể trong các khoản phải thu và tồn kho, ngay khi tốc độ quay vòng

vốn không đổi. Khi lượng tiền vào không đáp ứng được sự gia tăng trong các

khoản nợ tích lũy, kết quả là có một khoảng cách biệt tài chính. Khoảng cách

biệt tài chính là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp có lãi nhưng lại thiếu tiền.

Page 158: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Hiện tượng này có ý nghĩa rất sâu xa. Điều quan trọng trước tiên đối

với doanh nghiệp là phải duy trì một tỉ lệ gia tăng doanh thu vừa phải phù hợp

với khả năng của mình. Nếu sự gia tăng doanh thu luôn vượt quá khả năng

mà doanh nghiệp có thể tài trợ cho sự tăng trưởng bằng nguồn vốn phát sinh

từ nội tại, thanh khoản sẽ trở thành vấn đề khi doanh nghiệp có sự lệ thuộc

đáng kể vào sự tài trợ bên ngoài. Các doanh nghiệp càng ít có khả năng hoán

chuyển tài sản sang tiền thì càng phụ thuộc nhiều vào tài trợ bên ngoài.

So sánh giữa lợi nhuận ròng với lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động

kinh doanh sẽ thấy giữa lợi nhuận ròng với lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt

động sản xuất kinh doanh khác nhau ở sự thay đổi trong các khoản phải thu,

phải trả, tồn kho, khấu hao... Vì vậy lợi nhuận ròng không thể là thước đo

thích đáng khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn mà phải là

lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh. Bởi vì lưu chuyển tiền tệ

ròng từ hoạt động kinh doanh thể hiện khả năng tạo vốn từ nội tại, ngược lại

với lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính, thể hiện sự tài trợ từ bên

ngoài.

- Giữa lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận

ròng khác nhau. Thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp không thể

là lợi nhuận ròng mà phải là lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh.

Một công ty có thể có lợi nhuận cao nhưng vẫn gặp khó khăn về khả năng

thanh toán khi lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh âm, có nghĩa

là tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh không đủ chi cho hoạt động kinh

doanh, điều này thường do nguyên nhân của sự gia tăng quá lớn nhu cầu vốn

lưu động. Ngược lại, một công ty có thể bị lỗ nhưng lưu chuyển tiền tệ ròng từ

hoạt động kinh doanh lớn vẫn có khả năng thanh toán tốt, công ty vẫn có khả

năng trả được các khoản nợ vay hoặc có khả năng mở rộng đầu tư.

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư dương thể hiện đầu tư của

doanh nghiệp bị thu hẹp vì công ty đã bán bớt tài sản cố định hoặc thu hồi các

khoản đầu tư tài chính. Tiền thu vào từ hoạt động đầu tư có thể dùng để bù

đắp tiền thiếu trong hoạt động kinh doanh, để trả nợ vay hoặc để trả cổ tức.

Page 159: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư âm thể hiện doanh nghiệp mở rộng

đầu tư, do doanh nghiệp phải chi tiền ra để mua sắm xây dựng thêm tài sản

cố định hoặc gia tăng đầu tư vốn ra bên ngoài.

- Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính đo lường lượng vốn

được cung ứng từ bên ngoài sau khi trừ lượng vốn từ doanh nghiệp ra bên

ngoài. Vì vậy nếu lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính dương thể

hiện doanh nghiệp đã được tài trợ từ bên ngoài, doanh nghiệp phải huy động

thêm vốn bằng cách đi vay hoặc tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu. Lưu

chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính âm thể hiện doanh nghiệp không

cần tài trợ, doanh nghiệp đã trả bớt nợ vay và chia lãi cho chủ sở hữu hoặc

trả lại một phần vốn góp của chủ sở hữu. Lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động

tài chính âm còn là dấu hiệu của một quá trình cơ cấu lại tài sản của doanh

nghiệp hoặc có thể là một dấu hiệu của quá trình thu hẹp đầu tư khi hoạt

động kinh doanh đạt đến mức độ bão hòa.

5.4.2. Mối quan hệ giữa các dòng lưu chuyển tiền tệ

Hoạt động kinh doanh phải là hoạt động tạo ra tiền để thông qua đó

doanh nghiệp có thể bù đắp những chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí

đầu tư tài sản cố định và có được lợi nhuận. Tiền tạo được từ hoạt động kinh

doanh được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ vay, chi trả

cổ tức và mở rộng đầu tư, hay nói cách khác, lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt

động kinh doanh sẽ cung cấp tiền chi cho các dòng lưu chuyển tiền của hoạt

động đầu tư và hoạt động tài chính. Ngược lại nếu lưu chuyển tiền từ hoạt

động kinh doanh thiếu (âm), doanh nghiệp có thể huy động dòng tiền vào từ

hoạt động tài chính như đi vay, huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu hoặc

không chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, để tài trợ cho tiền thiếu từ hoạt động

kinh doanh. Trong một số trường hợp việc thu hẹp đầu tư bằng cách bán bớt

các tài sản dài hạn cũng tạo ra một dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư để đáp

ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ đến hạn hoặc bù đắp phần tiền thiếu từ

hoạt động kinh doanh (khi lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh < 0).

Page 160: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi lưu chuyển

tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh âm liên tục trong nhiều năm liền. Bởi vì

lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh thiếu (âm) thông thường sẽ được

tài trợ bằng một khoản nợ vay ngắn hạn. Khoản nợ vay ngắn hạn trong năm

nay sẽ trở thành nhu cầu thanh toán trong năm sau. Nếu năm sau lưu chuyển

tiền tệ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại tiếp tục thiếu, doanh

nghiệp sẽ không thể tìm được nguồn tài trợ từ khoản nợ vay mới nếu không

trả được khoản nợ vay ngắn hạn vay năm trước, vấn đề này chỉ có thể giải

quyết bằng một trong ba cách: (1) Bán bớt tài sản dài hạn và tài sản tài chính;

(2) Huy động thêm vốn chủ sở hữu; (3) Dàn xếp để thay nợ vay ngắn hạn

thành nợ vay trung dài hạn. Nếu một trong ba giải pháp trên không thể thực

hiện được doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Ví dụ 1: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty XYZ (Bảng 5.5)

Năm N+1, lợi nhuận sau thuế của công ty XYZ là 371 triệu nhưng lưu

chuyển tiền tệ ròng của hoạt động kinh doanh của công ty chỉ có 61 triệu, lưu

chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh nhỏ hơn lợi nhuận sau thuế 310

triệu.

Nguyên nhân làm cho lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh

nhỏ hơn lợi nhuận sau thuế chủ yếu là do công ty XYZ đã tăng nhu cầu vốn

lưu động lên thêm 390 triệu, như vậy chỉ riêng khoản gia tăng nhu cầu vốn

lưu động đã lớn hơn so với lợi nhuận sau thuế 19 triệu và làm cho lưu chuyển

tiền tệ của hoạt động kinh doanh nhỏ hơn so với lợi nhuận sau thuế 390 triệu.

Khấu hao 60 triệu, là khoản tính vào chi phí nhưng không chi tiền ra, vì

vậy khấu hao là nguyên nhân làm cho lưu chuyển tiền tệ ròng lớn hơn lợi

nhuận sau thuế 60 triệu. Ngoài ra khoản lỗ do thanh lý tài sản cố định cũng

làm giảm lợi nhuận nhưng không phải là một khoản tiền chi ra nên làm cho

lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh lớn hơn lợi nhận sau thuế 20

triệu.

Phân tích nguồn tiền và sử dụng tiền của công ty XYZ năm N+1

Page 161: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Do bán tài sản cố định nên công ty có một khoản thu từ hoạt động đầu

tư 60 triệu. Khoản thu từ bán tài sản cố định và lưu chuyển tiền tệ ròng từ

hoạt động kinh doanh tạo ra một nguồn tiền tổng cộng 121 triệu. Trong khi đó

công ty đã chi trả bớt nợ vay ngắn hạn 120 triệu và chia lãi cho các chủ sở

hữu 121 triệu, tổng cộng công ty đã chi cho hoạt động tài chính 241 triệu. Như

vậy nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư vẫn chưa đáp

ứng được nhu cầu chi của hoạt động tài chính, dẫn đến tổng ngân lưu ròng

âm 120, có nghĩa là tiền cuối kỳ giảm so với đầu kỳ 120.

Nhận xét: Nếu tiền tồn đầu kỳ của công ty quá cao so với số dư tiền

mặt tối thiểu của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên thì

công ty có thể sử dụng tiền tồn đầu kỳ để trả bớt nợ vay ngắn hạn là hợp lý,

vì vậy trong trường hợp này công ty không cần đi vay thêm, thậm chí trả bớt

nợ vay ngay cả khi nhu cầu vốn lưu động tăng lên. Ngoài ra trong kỳ này công

ty cũng đã bán bớt tài sản cố định, đây có thể là một dấu hiệu thu hẹp đầu tư

nếu đi kèm theo doanh thu giảm. Tuy nhiên doanh thu của công ty XYZ năm

N+1 đã tăng so với năm N là 500 triệu, tỉ lệ tăng 7,14%, điều này cho thấy

công ty không thu hẹp qui mô đầu tư mà có thể đây là quá trình tái cơ cấu lại

tài sản, công ty bán bớt tài sản thừa, công suất sử dụng thấp để nâng cao

hiệu suất sử dụng tài sản cũng như gia tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Ví dụ 2: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty ABC (Bảng 5.6)

Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty ABC, lưu chuyển tiền tệ

ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh lớn hơn lợi nhuận ròng:

4.738 triệu — 2.808 triệu = 1.930 triệu

Nguyên nhân là do các khoản điều chỉnh (khấu hao, dự phòng, lãi do

chênh lệch tỉ giá chưa thực hiện) đã làm cho lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt

động kinh doanh lớn hơn lợi nhuận ròng: 1.190 triệu. Vì vậy nếu chưa tính

đến những thay đổi nhu cầu vốn lưu động thì tiền công ty có được từ hoạt

động kinh doanh là 3.998 triệu. Ngoài ra trong kỳ công ty đã giảm các khoản

phải thu và tài sản lưu động khác, đồng thời tăng các khoản phải trả để tài trợ

Page 162: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

cho tồn kho tăng lên, kết quả làm cho nhu cầu vốn lưu động giảm và tiền

tăng:

1.130 + 70 + 900 - 1.360 = 740 triệu

Tổng hợp:

740 + 1.190 = 1.930 triệu

- Đối với lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư, trong kỳ do doanh

nghiệp mở rộng đầu tư, mua thêm tài sản cố định: 4.400 triệu. Đồng thời

doanh nghiệp cũng có được nguồn tiền thu từ bán tài sản cố định 1.700 triệu,

vì vậy nhu cầu tiền mở rộng đầu tư chỉ còn 2.700 triệu.

- Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động tài chính âm 1.608 triệu, do

doanh nghiệp đã phân phối phần lợi nhuận sau thuế cho các chủ sở hữu và

chi khen thưởng phúc lợi cho người lao động: 2.608 triệu; vay thêm nợ 1.000

triệu, trong đó tăng nợ vay dài hạn 2.000 triệu và giảm nợ vay ngắn hạn 1.000

triệu.

Phân tích nguồn tiền và sử dụng tiền của công ty ABC năm N

Tiền tạo được từ hoạt động kinh doanh năm N là 4.738 triệu được

doanh nghiệp sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: 

- Chia lợi nhuận sau thuế: 2.608 triệu

- Trả bởi nợ vay ngắn hạn: 1.000 triệu

- Mua tài sản cố định: 4.400 triệu

Cộng: 8.008 triệu

Cân đối thiếu: 3.270 (4.738 - 8.008) triệu

Nguồn bù đắp:

- Tiền thu do bán tài sản cố định: 1.700 triệu

- Vay dài hạn: 2.000 triệu

Cộng: 3.700 triệu

Page 163: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tiền tăng cuối kỳ = 3.700 - 3.270 = 430 triệu

Thay đổi tiền = Tiền cuối kỳ - Tiền đầu kỳ = 1.430 - 1.000 = 430 triệu

Tóm lại mặc dù năm nay khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty là tốt nhưng với sự gia tăng các khoản phải trả trong kỳ

này sẽ là gánh nặng cho ngân lưu trong thời kỳ tới nếu như các các khoản

phải trả không thể tiếp tục được duy trì hoặc tiếp tục gia tăng. Tiền từ hoạt

động kinh doanh trong kỳ cao, nhưng công ty đã sử dụng để chia lợi nhuận

sau thuế quá nhiều, vì vậy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh còn lại không

đủ để tài trợ cho việc gia tăng tài sản cố định nên công ty phải đi vay dài hạn

thêm.

5.4.3. Phân tích khả năng thanh toán từ lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh là tiền doanh nghiệp

tạo ra trong kỳ phân tích, nó chính là nguồn tiền mà công ty có thể sử dụng để

chia lãi cho chủ sở hữu, trả các khoản nợ dài hạn đến hạn và khoản nợ vay

ngắn hạn cũng như mở rộng đầu tư. Nợ dài hạn đến hạn và khoản nợ vay

ngắn hạn đầu kỳ là trách nhiệm nợ mà công ty phải thanh toán trong kỳ phân

tích.

1. Khả năng chia lợi nhuận

Khả năng chia lợi nhuận = Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh

doanh / Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế là kết quả mang lại từ hoạt động kinh doanh, là

phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu, tuy nhiên nếu chủ sở hữu muốn rút

phần lợi nhuận này ra khỏi công ty thì đòi hỏi phải có tiền, nếu công ty, có lợi

nhuận sau thuế cao nhưng lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh

thấp, thậm chí bị âm thì công ty không thể chia được lợi nhuận cho chủ sở

hữu. Nếu việc chia lợi nhuận vẫn tiến hành trong trường hợp này, có nghĩa là

công ty đã sử dụng dòng tiền từ hoạt động tài chính hoặc hoạt động đầu tư để

chia lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Page 164: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chỉ tiêu khả năng chia lợi nhuận > 1, chứng tỏ công ty có khả năng chia

lợi nhuận cho các chủ sở hữu từ tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh.

Chỉ tiêu khả năng chia lợi nhuận < 1, chứng tỏ công ty không đủ khả

năng chia lợi nhuận từ tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh.

Trong ví dụ 1, khả năng chia lợi nhuận năm N+1 của công ty XYZ = 61

triệu/250 triệu = 24,4%. Như vậy lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh

doanh chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu chia lợi nhuận của công ty tối đa là

24,4%, vì vậy khả năng chia lợi nhuận của công ty bị hạn chế. Thực tế công

ty đã chia lợi nhuận trong năm N+1 là 120 triệu, điều này cho thấy công ty đã

sử dụng các nguồn tiền khác, có thể từ tiền bán tài sản cố định, có thể từ tiền

tồn đầu kỳ để chia lợi nhuận.

Trong ví dụ 2, khả năng chia lợi nhuận năm N của công ty ABC =

4.738/ 2.808 = 168,7%. Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh

bằng 1,68 lần lợi nhuận sau thuế, vì vậy công ty ABC có khả năng chia lợi

nhuận từ tiền tạo ra trong hoạt động kinh doanh và đồng thời còn thừa tiền để

trả nợ vay hoặc mở rộng đầu tư.

2. Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn

Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn = Ngân lưu ròng từ HĐKD /

Nợ dài hạn đến hạn đầu kỳ

Khả năng thanh toán nợ dài hạn đến hạn lớn hơn một chứng tỏ doanh

nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trong kỳ.

Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn một chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp không tạo ra đủ tiền để thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn phải

trả trong kỳ. Trong quá trình đầu tư và mở rộng đầu tư, công ty đã huy động

các khoản nợ vay dài hạn, các khoản nợ vay này phải được hoàn trả từ tiền

tạo ra trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vì doanh nghiệp chỉ có thể

thu hồi vốn đầu tư từ hoạt động kinh doanh mà thôi. Vì vậy nếu nguồn trả nợ

không phải là nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh mà là tiền từ việc thu hẹp

Page 165: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

đầu tư, bán tài sản để trả nợ hay từ một khoản nợ vay mới được coi là không

hiệu quả.

3. Đánh giá mức độ phụ thuộc vào nợ vay ngắn hạn hay khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp

Khả năng tự chủ tài chính = (Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động KD -

Nợ dài hạn đến hạn đầu kỳ) / Nợ vay ngắn hạn đầu kỳ

Cũng như nợ vay dài hạn đến hạn đầu kỳ, nợ vay ngắn hạn đầu kỳ

cũng là nhu cầu mà công ty phải thanh toán trong năm tài chính. Tuy nhiên,

khác với nợ vay dài hạn đến hạn, các khoản nợ vay ngắn hạn có thể tái tài trợ

một cách dễ dàng, nếu doanh nghiệp không để quá hạn thanh toán. Tuy

nhiên, nếu lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh sau khi thanh

toán các khoản nợ dài hạn đến hạn vẫn có khả năng thanh toán hết các

khoản nợ vay ngắn hạn đầu kỳ, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tự chủ

về tài chính, không phụ thuộc vào các khoản nợ vay ngắn hạn.

Hệ số khả năng tự chủ về tài chính phản ánh mức độ phụ thuộc vào

các khoản nợ vay ngắn hạn của công ty. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn một chứng

tỏ công ty không lệ thuộc vào các khoản nợ vay ngắn hạn, khả năng tự chủ

về tài chính của công ty cao, rủi ro thanh toán thấp. Ngược lại nếu hệ số khả

năng tự chủ về tài chính nhỏ hơn một, chứng tỏ công ty phụ thuộc vào các

khoản nợ vay ngắn hạn, chỉ tiêu này càng nhỏ, mức độ phụ thuộc vào nợ vay

ngắn hạn càng cao và rủi ro thanh toán càng lớn.

Thí dụ trong năm N, tỉ lệ lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh

doanh so với nợ vay ngắn hạn đầu năm N = 4.738/ 5.350 = 88,56%. Điều này

chứng tỏ trong năm N, tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh không đủ để thanh

toán hết các khoản nợ vay ngắn hạn đầu kỳ, là những khoản nợ vay ngắn

hạn có nhu cầu thanh toán trong năm N. Vì vậy công ty vẫn tiếp tục cần tài trợ

thêm vốn từ các hoạt động tài chính hoặc đầu tư. Công ty chưa đủ khả năng

tự chủ về tài chính, tuy nhiên mức độ phụ thuộc vào các khoản nợ vay ngắn

hạn không cao.

Page 166: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tại sao báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp

hữu ích hơn báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp?

2. Tại sao báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chia làm ba phần? Liệu việc

phân chia này có gây rắc rối thêm cho bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

không?

3. Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh khác lợi nhuận ở những điểm

nào? Theo bạn mục tiêu của các doanh nghiệp là tiền hay lợi nhuận? Hãy lập

luận cho sự lựa chọn của mình.

4. Tại sao chính phủ phải có những qui định cụ thể về tỉ lệ khấu hao đối

với từng loại tài sản cố định? Đối với doanh nghiệp khấu hao tài sản cố định

ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và tiền?

5. Trình bày mối liên hệ giữa báo cáo lưu chuyền tiền tệ với bảng cân

đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.

BÀI TẬP

Bài 1. Cho báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phương pháp gián tiếp) của

công ty PT (sản xuất phấn viết bảng) như sau (ĐVT: triệu đồng):

Chỉ tiêu Số tiền

1. LCTT hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận sau thuế 2.150

2. Các khoản điều chỉnh

- Khấu hao TSCĐ 5.720

- Dự phòng -140

- Lãi (lỗ) HĐ đầu tư 70

3. Tiền từ HĐKD trước thay đổi VLĐ 7.800

- Thay đổi khoản phải thu -370

Page 167: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Thay đổi tồn kho 240

- Thay đổi tài sản ngắn hạn khác 80

- Thay đổi khoản phải trả 390

LCTT ròng hoạt động kinh doanh [a]

II. LCTT hoạt động đầu tư

1. Thu do bán tài sản cố định 230

2. Thu từ bán cổ phiếu 400

3. Chi mua tài sản cố định [b]

LCTT ròng hoạt động đầu tư [c]

III. LCTT hoạt động tài trợ (tài chính)

1. Thu do chủ sở hữu góp vốn 4.350

2. Vay (trả) nợ ròng -380

3. Chia lãi CSH và khen thưởng -5.010

LCTT ròng hoạt động tài trợ -1.040

LCTT ròng trong kỳ [d]

Tiền đầu kỳ 1.200

Tiền cuối kỳ 1.350

Trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/07, số dư chỉ tiêu “vay và nợ

ngắn hạn” là 6.450, trong đó nợ dài hạn đến hạn trả là 780.

Yêu cầu:

1. Xác định số liệu cho các chỉ tiêu còn thiếu trong báo cáo lưu chuyển

tiền tệ (vị trí [a], [b], [c] và [d]).

2. Tại sao lợi nhuận ròng khác với lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động

kinh doanh?

Page 168: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. Thông qua lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh hãy cho

biết khả năng thanh toán trong năm của công ty như thế nào?

4. Công ty đã sử dụng tiền từ những nguồn nào để mua tài sản cố

định?

Bài 2. Phân loại dòng tiền theo từng nhóm hoạt động bằng cách đánh

dấu (x) vào ô thích hợp:

Thông tin về dòng tiềnHĐ kinh doanh

HĐ tài chính

HĐ đầu tư

1. Tiền thu được khi bán chứng khoán đầu

tư dài hạn

2. Tiền thu được từ phát hành trái phiếu

công ty

3. Thu tiền khách hàng thiếu nợ kỳ trước

4. Trả lương cho nhân viên bán hàng

5. Chi khen thưởng từ quỹ khen thưởng.

6. Tiền thu được từ thanh lý tài sản cố định

7. Nhận được cổ tức bằng chuyển khoản

8. Chia lợi nhuận bằng tiền mặt cho chủ sở

hữu

9. Chi trả lãi vay cho ngân hàng

10. Chi mua nguyên vật liệu để sản xuất sản

phẩm

Bài 3. Công ty Y có các chỉ tiêu lấy ra từ báo cáo tài chính năm N như

sau

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN RÚT GỌN

Ngày 31/12/N

Page 169: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

ĐVT: triệu đồng

TÀI SẢN ĐK CK NGUỒN VỐN ĐK CK

A. TSLĐ 2140 2200 A. Nợ phải trả 2250 2510

1. Tiền 300 250 1. Nợ ngắn hạn 2050 2310

2. Các khoản phải

thu550 530

- Vay ngắn hạn550 740

- Phải thu k/hàng 510 470 - Phải trả người bán 1420 1480

- Phái thu khác 40 60 - Phải trả khác 80 90

3. Tồn kho 1230 1340

- Vật tư hàng hóa 1280 1460 2. Nợ vay dài hạn 200 200

- Dự phòng giảm giá

TK(50) (120)

4. TSLĐ khác 60 80 B. Vốn chủ sở hữu 2390 2450

B. TSCĐ 2500 2760

1. Nguyên giá 3000 3310

2. Khấu hao lũy kế (500) (550)

Tổng cộng tài sản 4640 4960 Tổng cộng nguồn vốn 4640 4960

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC TRONG NĂM N

ĐVT: Triệu đồng

Lợi nhuận sau thuế 200

Lãi do thanh lý tài sản cố định 30

Chi phí khấu hao 220

Yêu cầu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và nhận xét về mục đích sử

dụng nợ vay của DN.

Biết rằng:

Page 170: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Trong kỳ CSH không rút vốn cũng không góp thêm vốn.

- Thu do bán TSCĐ 80.

Chương 6. PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH

Phân tích các hệ số tài chính là phương pháp phân tích đơn giản và dễ

sử dụng nhất nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty, thông qua

việc so sánh các hệ số tài chính của công ty với các chỉ tiêu tương ứng.

- Kỳ kế hoạch

- Kỳ trước của công ty

- Của một công ty khác trong cùng ngành

- Bình quân của các công ty trong cùng ngành

Các hệ số tài chính của công ty có thể được chia thành bốn nhóm:

- Các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính - Cơ cấu vốn

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

- Các chỉ tiêu thị trường

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Current Ratio)

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid — Test Ratio)

- Số ngày luân chuyển hàng tồn kho

- Kỳ thu tiền bình quân

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

- Khả năng thanh toán từ ngân lưu

Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn gồm:

- Tỉ lệ hoàn vốn

Page 171: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Tỉ suất sinh lời trên tài sản

- Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường Các chỉ tiêu thị trường:

- Hệ số giá - thu nhập (PE)

- Hệ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách

- Giá trị gia tăng thị trường (Market value added)

6.1. CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Khả năng thanh toán của một công ty được đánh giá dựa trên qui mô

và khả năng luân chuyển của tài sản ngắn hạn, là những tài sản có khả năng

luân chuyển nhanh, phù hợp với thời hạn thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn càng lớn nhu cầu thanh toán càng cao.

Như vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn được đánh giá trên cơ sở mối

quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.

6.1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn

hạn

Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của công ty. Vì vậy để đảm bảo khả năng

thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện thời phải lớn hơn 1. Hệ

số khả năng thanh toán hiện thời càng cao thông thường khả năng thanh toán

sẽ được đảm bảo tốt nhưng đồng thời cũng thể hiện khả năng linh hoạt về

nguồn vốn của công ty bị hạn chế. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời nhỏ

hơn 1 thể hiện công ty bị mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi ro thanh

toán cao, công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài

hạn. Những biện pháp cơ bản để cải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia

tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) thay cho các khoản

nợ ngắn hạn.

Page 172: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán hiện thời chỉ là phản ánh một

cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Bởi vì một khi tài sản ngắn

hạn của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn thì cũng chưa chắc tài sản ngắn hạn có

thể đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn nếu như tài sản này luân

chuyển chậm, chẳng hạn tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, các khoản phải

thu tồn đọng không thu được tiền. Vì vậy khi phân tích khả năng thanh toán

ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo của tài sản ngắn hạn cần phải phân tích chất

lượng của các yếu tố tài sản ngắn hạn qua các chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân,

tốc độ luân chuyển tồn kho.

Thí dụ: Qua số liệu trên bảng CĐKT của công ty ABC năm N-1 và năm

N, ta có:

Khả năng thanh toán hiện thời đầu năm N – 1 = 10.950/8.410=1,30

Khả năng thanh toán hiện thời cuối năm N – 1 = 10.750/8.350 = 1,29

Khả năng thanh toán hiện thời cuối năm N = 11.450/8.250 = 1,39

Tỷ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp ở cả ba thời điểm đều lớn

hơn 1 và ổn định từ 1,3 đến 1,4 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn

hạn để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên để đánh giá tài sản

ngắn hạn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không ta còn

phải xem xét cơ cấu tài sản ngắn hạn và khả năng chuyển hoá thành tiền của

tài sản ngắn hạn, bởi vì khả năng thanh toán của công ty không thể tốt được

khi hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng là do tồn kho ứ động không tiêu

thụ được hoặc do nợ tồn dọng không thu được. 

6.1.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid - test Ratio):

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + khoản

phải thu) / Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng công ty có thể thanh toán ngay các

khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có

khả năng chuyển hóa thành tiền nhanh nhất. Không có cơ sở để yêu cầu chỉ

tiêu này phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã

Page 173: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, những khoản

chưa đến hạn chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay.

Ở Việt Nam hiện nay, khi xác định chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán

nhanh chỉ tính ở phần tử số bao gồm tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn, không tính các khoản phải thu vì tính thanh khoản của các khoản phải

thu ở Việt Nam hiện nay còn thấp do nghiệp vụ mua bán nợ và chiết khấu

thương phiếu chưa phát triển.

Thí dụ: Qua số liệu trên bảng CĐKT của công ty ABC ta có:

Kđầu năm N-1 = (10.950 - 6.200 – 210) / 8.410 = 0,54

Kcuối năm N-1 = (10.750 - 6.000 – 250) / 8.350 = 0,54

Kcuối năm N = (11.450 - 7.300 – 180) / 8.250 = 0,48

Khả năng thanh toán nhanh của công ty ABC ở các thời điểm đều nhỏ

hơn 1 và trung bình khoảng 0.5. Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh

cho thấy các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao tương, đương 50% tài

sản ngắn hạn và tương đối ổn định.

Để thấy rõ hơn về khả năng chuyển hoá thành tiền của các khoản tiền

thu bán hàng và tồn kho, ta sẽ nghiên cứu tiếp số ngày luân chuyển tồn kho

và kỳ thu tiền bình quân.

6.1.3. Kỳ thu tiền bình quân

Doanh thu của doanh nghiệp có thể chia làm hai phần: doanh thu thu

tiền ngay và doanh thu trả chậm (thông qua tài khoản phải thu).

Cách 1: Kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả cliậm, trong

trường hợp này, kỳ thu tiền bình quân là thời gian trung bình để doanh nghiệp

thu được tiền bán hàng trả chậm, đó chính là thời gian luân chuyển của các

khoản phải thu khách hàng hay còn gọi là thời gian tồn đọng khoản phải thu

khách hàng:

Kỳ thu tiền bình quân (Tính cho doanh thu bán chịu) = Bình quân các

khoản phải thu khách hàng / Doanh thu bán chịu bình quân một ngày

Page 174: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Thời gian tồn đọng khoản phải thu khách hàng thấp thì vốn của doanh

nghiệp ít bị đọng trong khâu thanh toán. Ngược lại, nếu thời gian tồn đọng

các khoản phải thu khách hàng dài thì vốn của doanh nghiệp bị đọng trong

khâu thanh toán lớn. Tuy nhiên các khoản phải thu khách hàng trong nhiều

trường hợp cao hay thấp chưa thể có kết luận chắc chắn là khả năng thanh

thu tiền tốt hay xấu mà còn phải xem lại mục tiêu các chính sách tín dụng

thương mại của doanh nghiệp (chính sách bán hàng chậm trả) nhằm mở rộng

thị trường và gia tăng doanh thu.

Kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu bán chịu có thể dùng để so

sánh với thời gian bán chịu trung bình mà doanh nghiệp đã thỏa thuận với

khách hàng. Nếu số ngày thu tiền bán chịu bình quân lớn hơn thời gian bán

chịu kế hoạch thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán do bị

chiếm dụng vốn ngoài kế hoạch.

Ngoài chỉ tiêu số ngày tồn đọng khoản phải thu khách hàng, tốc độ luân

chuyển khoản phải thu khách hàng còn được thể hiện thông qua chỉ tiêu số

vòng luân chuyển khoản phải thu.

Số vòng quay khoản phải thu khách hàng = Doanh thu bán chịu trong

kỳ / Khoản phải thu khách hàng bq

Số vòng quay khoản phải thu càng lớn chứng tỏ khả năng luân chuyển

khoản phải thu khách hàng nhanh, thời gian thu tiền bán chịu ngắn, các

khoản phải thu khách hàng chuyển hóa thành tiền nhanh, khả năng thanh

toán của công ty tốt.

Cách 2: Kỳ thu tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu, trong trường

hợp này, kỳ thu tiền bình quân là thời gian trung bình để doanh nghiệp thu

được tiền bán hàng và được xác định căn cứ trên toàn bộ doanh thu. Kỳ thu

tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu còn được gọi là số ngày thu tiền

bán hàng trung bình trong kỳ phân tích: 

Kỳ thu tiền bình quân (Tính cho toàn bộ doanh thu) = Bình quân các

khoản phải thu khách hàng / Doanh thu bình quân 1 ngày

Page 175: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Mối quan hệ giữa kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu bán chịu và

thời gian thu tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu

Kỳ thu tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu hay còn gọi là thời

gian thu tiền bán hàng trung bình tỷ lệ với số ngày thu tiền bán chịu và tỷ lệ

doanh thu bán chịu:

Kỳ thu tiền bình quân (tính cho toàn bộ doanh thu) = Kỳ thu tiền bình

quân (Tính cho doanh thu bán chịu) * Tỷ lệ doanh thu bán chịu

Hoặc:

Số ngày thu tiền bán hàng trung bình = Số ngày thu tiền bán chịu trung

bình * Tỷ lệ doanh thu bán chịu

Thời gian thu tiền bán hàng là một thành phần quan trọng trong chu kỳ

kinh doanh của công ty, nếu thời gian thu tiền bán hàng nhanh, thời gian luân

chuyển vốn lưu động sẽ được rút ngắn, công ty sẽ tiết kiệm được vốn, vốn

luân chuyển nhanh, chuyển hóa thành tiền tốt sẽ đáp ứng kịp thời các nhu

cầu thanh toán.

Thời gian thu tiền bán hàng phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Thứ nhất: Thời gian bán chịu và chiết khấu thanh toán (Điều khoản

bán chịu). Nếu công ty có chủ trương nới lỏng chính sách tín dụng thương

mại nhằm mục đích gia tăng doanh thu thì công ty sẽ giảm tỷ lệ chiết khấu

thanh toán và tăng thời gian bán chịu thỏa thuận với khách hàng. Kết quả là

khoản phải thu sẽ tăng và thời gian tồn đọng khoản phải thu sẽ kéo dài.

- Thứ hai: Phương pháp đánh giá và lựa chọn khách hàng bán trả

chậm của công ty (chính sách bán chịu). Chính sách bán chịu nới lỏng cũng

nhằm mục đích gia tăng doanh thu. Khi công ty nới lỏng chính sách bán chịu

có nghĩa là công ty sẽ giảm những tiêu chuẩn trong việc chấp nhận bán chịu

cho khách hàng. Kết quả của chính sách bán chịu nới lỏng sẽ làm gia tăng tỷ

lệ doanh thu bán chịu và làm tăng thời gian thu tiền bán hàng trung bình.

Page 176: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Thứ ba: Chất lượng của công tác theo dõi thu hồi nợ của công ty. Nếu

công ty tổ chức tốt công việc theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ sẽ góp phần

làm giảm thời gian khách hàng chiếm dụng vốn ngoài kế hoạch, đảm bảo thu

tiền đúng thời hạn theo hợp đồng bán hàng.

- Thứ tư: Những rủi ro về phía khách hàng. Khi công ty chấp nhận bán

chịu và mở rộng chính sách bán chịu cũng có nghĩa là công ty đã chấp nhận

rủi ro về tổn thất do nợ khó đòi. Rủi ro tổn thất nợ khó đòi càng lớn khi chính

sách tín dụng thương mại càng nới lỏng. Khi tỷ lệ các khoản nợ khó đòi càng

tăng thì sẽ làm tăng thời gian tồn đọng khoản phải thu và từ đó làm gia tăng

thời gian thu tiền bán hàng trung bình. 

Thí dụ: Số liệu của công ty ABC

Kỳ thu tiền bình quân tính cho toàn bộ doanh thu:

Năm N-1:

((2800 + 3200)/2) / 27500/360 = 39,27 = 40 ngày

Năm N:

((3200 + 2300)72) / 31000/360 = 31,94 =32 ngày

Kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả chậm:

Giả sử:

Doanh thu trả chậm năm N-1: 19.250

Doanh thu trả chậm năm N: 24.800

Năm N-1:

((2800 + 3200)/2) / 19250/360 = 56,10 =57 ngày

Năm N:

((3200 + 2300)/2) / 24800/360 = 39,92 = 40 ngày

Bảng 6.1: Bảng phân tích kỳ thu tiền bình quân năm N so với năm N-1

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N So sánh

Page 177: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Bình quân khoản phải thu khách hàng 3.000 2.750 -250

Doanh thu 27.500 31.000 3500

Doanh thu bán chịu 19.250 24.800 5.550

Tỉ lệ doanh thu bán chịu 70% 80% 10%

Kỳ thu tiền bình quân tính cho toàn bộ

doanh thu (ngày)39,27 31,94 -7,34

Kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh

thu bán chịu (ngày)56,10 39,92 -16,18

Qua kết quả tính toán ta thấy năm N thời gian thu tiền bán hàng trả

chậm và thời gian thu tiền bán hàng chung của công ty đều giảm, trong đó

thời gian thu tiền bán hàng trả chậm giảm 16,18 ngày, thời gian thu tiền bán

hàng chung giảm 7,34 ngày. Thời gian thu tiền bán hàng chung phụ thuộc vào

thời gian thu tiền bán hàng trả chậm và tỉ lệ doanh thu bán chịu. Năm N nếu tỉ

lệ doanh thu bán chịu không tăng thì thời gian thu tiền bán hàng chung sẽ

giảm thêm = 39,92 X (80% - 70%) = 3,99 ngày. Nói cách khác, nếu tỷ lệ

doanh thu bán chịu năm N không tăng thì số ngày thu tiền bán hàng sẽ giảm

11,33 ngày (7,34 + 3,99).

Tóm lại, trong năm N công ty đã giảm được thời gian thu tiền bán chịu

đáng kể (hơn 16 ngày), nên dù doanh số bán chịu tăng 10%, thời gian thu tiền

bán hàng chung vẫn giảm được hơn 7 ngày. Kết quả này sẽ góp phần giảm

bớt nhu cầu vốn tài trợ cho khoản phải thu khách hàng và gia tăng khả năng

thanh toán của công ty.

6.1.4. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện thông qua chỉ tiêu hệ

số vòng quay hàng tồn kho hoặc số ngày luân chuyển hàng tồn kho hay còn

gọi là số ngày tồn đọng hàng tồn kho.

Hệ số vòng quay tồn kho = Giá vốn hàng bán / Tồn kho bình quân

Page 178: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho = Tồn kho bình quân / Giá vốn

hàng bán bình quân 1 ngày

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng thể hiện công ty hoạt động tốt,

việc gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm tăng giá vốn hàng bán

đồng thời làm giảm tồn kho. Lượng hàng hóa tồn kho được giải phóng nhanh

sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và tăng khả năng thanh toán của công

ty.

Chú ý là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chỉ có ý nghĩa đối với các

doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất và thương mại. Tốc độ luân chuyển tồn

kho nhanh hay chậm phụ thuộc vào hai yếu tố chính:

- Thứ nhất: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do

thời gian luân chuyển tồn kho được tính từ khi công ty mua các yếu tố đầu

vào cho đến khi thành phẩm hàng hóa được tiêu thụ, vì vậy thời gian tồn kho

tổng quát bao gồm ba giai đoạn: thời gian dự trữ các yếu tố đầu vào cho sản

xuất, thời gian sản xuất và thời gian dự trữ thành phẩm hàng hóa trong khâu

tiêu thụ. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp cần thời gian sản xuất dài thì thời

gian tồn kho sẽ dài.

- Thứ hai: Do trình độ quản lý tồn kho của doanh nghiệp. Nếu doanh

nghiệp tổ chức tốt quy trình sản xuất, có kế hoạch quản lý tồn kho chặt chẽ thì

sẽ giảm được mức tồn kho bình quân và rút ngắn được thời gian tồn kho.

- Thứ ba: Rủi ro do thành phẩm hàng hóa ứ đọng vì tiêu thụ chậm hoặc

không bán được. Khi doanh nghiệp dự báo không đúng về nhu cầu tiêu thụ

sản phẩm có thể dẫn đến việc hàng hóa mua về hoặc thành phẩm sản xuất ra

bán chậm hoặc không bán được sẽ làm cho tồn kho ứ đọng, số ngày tồn

đọng hàng, tồn kho kéo dài. Rủi ro này có thể làm vốn của công ty bị kẹt trong

hàng tồn kho, khả năng thanh toán bị ảnh hưởng và phát sinh các khoản lỗ do

phải giảm giá, thanh lý hàng tồn kho.

Chỉ tiêu tỷ lệ tồn kho trên tài sản ngắn hạn sẽ cho thấy vai trò của hàng

tồn kho trong nhu cầu vốn của công ty cao hay thấp. Nếu tỷ lệ này cao chứng

Page 179: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

tỏ quản lý tồn kho đóng một vai trò quan trọng trong việc quản trị tài sản của

doanh nghiệp.

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho kỳ phân tích sẽ được so sánh với tốc

độ luân chuyển tồn kho kế hoạch, so với năm trước hoặc so với các doanh

nghiệp cùng ngành hoặc so với tốc độ luân chuyển tồn kho trung bình ngành

(nếu có).

Phân tích tốc độ luân chuyển tồn kho căn cứ số liệu công ty ABC

Bảng 6.2: Phân tích tốc độ luân chuyển tồn kho

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N So sánh

Giá vốn hàng bán 19.100 22.000 2.900

Tồn kho bình quân 6.280 6.920 640

Số vòng quay tồn kho 3,0414 3,1792 0,1378

Số ngày luân chuyển tồn kho 118,37 113,24 -5,13

Tỷ lệ tồn kho so với TSNH 57,88% 62,34% 4,46%

Qua kết quả tính toán ta thấy, vòng quay tồn kho của công ty ABC năm

N tăng so với năm N-1, nhờ đó công ty rút ngắn được số ngày tồn đọng hàng

tồn kho bớt 5,13 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng nhanh hơn do tỉ

lệ tăng giá vốn hàng bán lớn hơn tỉ lệ tăng tồn kho bình quân. Điều này cho

thấy hàng tồn kho của công ty năm N vẫn luân chuyển bình thường, thậm chí

còn tốt hơn năm N-1.

Tỷ lệ tồn kho bình quân của doanh nghiệp chiếm 57,88% tài sản ngắn

hạn trong năm N-1 và 62,34% trong năm N, chứng tỏ tồn kho chiếm tỷ trọng

lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên tỷ trọng tồn kho

trong tài sản ngắn hạn tăng không đáng kể (4.46%). Số ngày luân chuyển tồn

kho giảm nhưng tỷ trọng tồn kho tăng là do công ty đã tiết kiệm và giảm vốn

tồn đọng ở các yếu tố tài sản ngắn hạn khác để gia tăng hiệu quả tiết kiệm

vốn lưu động.

Page 180: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Có thể so sánh tốc độ luân chuyển tồn kho với các doanh nghiệp cùng

ngành nghề để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả quản lý tồn kho của công

ty.

6.1.5. Khả năng thanh toán từ ngân lưu

Một công ty có tỉ lệ nợ cao sẽ có rủi ro cao về khả năng thanh toán.

Nhu cầu thanh toán một khoản chi phí lãi vay cố định và thường xuyên cũng

như nhu cầu thanh toán nợ gốc khi đến hạn sẽ khiến cho công ty phải đảm

bảo có một số tiền tạo được từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng cho các nhu

cầu này. Một dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh cao và ổn định sẽ giúp

công ty có thể thanh toán các khoản nợ này một cách dễ dàng. Ngược lại

công ty sẽ găp rủi ro mất khả năng thanh toán khi ngân lưu từ hoạt động kinh

doanh thấp và không ổn định. Một dòng ngân lưu dài hạn ổn định sẽ tương

ứng với một suất sinh lời trên tài sản cao đồng thời với việc duy trì một mức

vốn lưu động ổn định.

Tỷ lệ ngân lưu ròng HĐKD so với nợ vay ngắn hạn = Ngân lưu ròng từ

HĐKD / Nợ vay ngắn hạn đầu kỳ (*)

(*) Nợ vay ngắn hạn đầu kỳ bao gồm cả nợ vay ngắn hạn và nợ dài hạn

đến hạn trả.

Tỷ lệ ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh > 1 chứng tỏ doanh

nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn đầu kỳ, kể cả

trách nhiệm thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trong kỳ. Nếu tỉ lệ này

<1 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tạo ra đủ tiền để

thanh toán các khoản nợ vay phải trả trong kỳ phân tích do những nguyên

nhân sau:

- Do doanh nghiệp gia tăng nhu cầu vốn lưu động.

- Do doanh nghiệp phải trả nợ dài hạn đến hạn quá lớn.

- Do hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút (tỉ lệ lợi nhuận

ròng không kể khấu hao trên doanh thu giảm).

Page 181: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Nếu chỉ tiêu này liên tục nhỏ hơn 1 có nghĩa là công ty cần huy động

vốn liên tục bất chấp công ty làm ăn lãi hay lỗ, lãi nhiều hay lãi ít. Khi dòng

vốn huy động bị ngắt đi thì tình trạng khốn đốn tài chính sẽ xảy ra (financial

distress) và nguy cơ mất khả năng thanh toán sẽ đến gần.

Thí dụ: Trong năm N, tỉ lệ ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh so

với nợ vay ngắn hạn đầu năm N = 4738/ 5350 = 88,56%. Điều này chứng tỏ

trong năm N, tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh không đủ để thanh toán hết

các khoản nợ vay ngắn hạn đầu kỳ có nhu cầu thanh toán trong năm N. Vì

vậy công ty vẫn tiếp tục cần tài trợ thêm vốn từ các hoạt động tài chính hoặc

đầu tư trong năm N.

6.1.6. Tỉ lệ đảm bảo lãi vay

Tỉ lệ đảm bảo lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vaỵ(EBIT) / Lãi vay

Do khoản chi phí trả lãi vay trừ vào lợi nhuận trước thuế và lãi vay, sau

đó mới nộp thuế và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế - phần dành cho các

chủ sở hữu. Vì vậy nếu EBIT lớn hơn lãi vay càng nhiều lần thì khả năng đảm

bảo cho việc thanh toán các khoản trả lãi từ lợi nhuận càng đảm bảo hơn.

Nếu hệ số khả năng đảm bảo lãi vay thấp, rủi ro tài chính của công ty càng

cao có thể vì hai lý do:

Thứ nhất là công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao, tỉ số nợ cao, làm

tăng chi phí lãi vay phải trả.

Thứ hai là do hiệu quả hoạt động của công ty thấp, tỉ lệ hoàn vốn hoặc

suất sinh lời trên tài sản thấp, lợi nhuận trước thuế và lãi vay thấp sẽ làm

giảm hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay.

Bảng 6.3: Khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N So sánh

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 4.020 4.610 590

Chi phí lãi vay 640 710 70

Khả năng đảm bảo thanh toán lãi vay 6,28 6,49 0,21

Page 182: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Khả năng đảm bảo lãi vay của công ty ABC trong 2 năm N-1 và N khá

ổn định, mặc dù năm N có cao hơn năm N-1 nhưng không đáng kể. Trong

trường hợp này, năm N tỉ lệ gia tăng lãi vay thấp hơn tỉ lệ tăng EBIT nên khả

năng đảm bảo lãi vay cao hơn. Tóm lại khả năng đảm bảo lãi vay của công ty

khá cao, EBIT lớn hơn chi phí trả lãi hơn 6 lần.

6.2. CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI CỦA VỐN

6.2.1. Tỷ lệ hoàn vốn (ROI)

Tỉ lệ hoàn vốn (Return on Investment - ROI) đo lường khả năng tạo ra

lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư vào công ty, không phân biệt vốn đầu tư

được hình thành từ những nguồn nào, một đồng vốn đầu tư vào công ty tạo

ra cho nền kinh tế bao nhiêu đồng lợi nhuận.

ROI = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Tổng vốn bình quân

Do ROI được xác định dựa trên lợi nhuận trước thuế và lãi vay nên nó

có những ý nghĩa sau:

- ROI không phụ thuộc vào mức độ sử dụng nợ của công ty cũng như

không phụ thuộc vào chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy ROI là

chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn khách quan nhất và có thể được

dùng để so sánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư ở các doanh nghiệp khác

nhau.

- Là cơ sở để đánh giá sự đóng góp của công ty trong việc sử dụng vốn

để tạo ra lợi nhuận cho nền kinh tế.

- Là cơ sở để đánh giá khả năng trả lãi của công ty trên cơ sở lợi nhuận

hoạt động của công ty.

- Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra

quyết định huy động vốn.

Page 183: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

ROI chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố: tỉ suất lợi nhuận trước thuế và lãi

vay trên doanh thu và vòng quay vốn:

ROI = EBIT / Tổng vốn bình quân = (EBIT / Doanh thu) + (Doanh thu /

Tổng vốn bình quân)

- EBIT/ Doanh thu phản ánh hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động của

công ty. EBIT/ doanh thu chịu ảnh hưởng bởi đòn bẩy hoạt động của công ty.

Ở mức doanh thu càng cao, khả năng gia tăng lợi nhuận hoạt động càng cao,

bởi vì lúc này phần doanh thu tăng lên chỉ dùng để bù đắp phần chi phí biến

đổi gia tăng tương ứng và phần còn lại là lợi nhuận tăng thêm.

Tì suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao có nghĩa là công ty có tỉ lệ

tăng chi phí thấp hơn tỉ lệ tăng doanh thu hoặc tỉ lệ giảm chi phí lớn hơn tỉ lệ

giảm doanh thu. Tuy nhiên khi phân tích tỉ suất này cần thận trọng, bởi vì việc

tăng tỉ suất lợi nhuận biên có thể mang lại từ những chính sách không tốt,

chẳng hạn như việc giảm chi phí khấu hao do giảm đầu tư máy móc thiết bị

hoặc giảm tỉ lệ khấu hao; giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến

doanh thu tương lai.

- Hệ số vòng quay vốn cho thấy hiệu quả của việc tiết kiệm vốn. Hệ số

vòng quay vốn cao thể hiện công ty có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn

trên một đồng vốn đầu tư. Hệ số vòng quay tài sản chịu tác động trực tiếp bởi

hệ số quay vòng của các tài sản chủ yếu:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán chịu / bình quân khoản

phải thu

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Tồn kho bình quân

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu / Tài sản cố định bình quân

Cần lưu ý:

Vòng quay khoản phải thu giảm có thể do chính sách bán hàng trả

chậm nhằm mục đích mở rộng doanh thu hay do công việc thu hồi nợ của

công ty kém.

Page 184: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Hệ số vòng quay hàng tồn kho giảm thông thường là do hàng hoá bị ứ

đọng không tiêu thụ được hay do công ty mở rộng kinh doanh, tăng tồn kho.

Ngoài ra, khi công ty tồn đọng những khoản phải thu khác cao, tài sản

ngắn hạn khác và tiền bị ứ đọng nhiều sẽ làm giảm đáng kể vòng quay vốn và

dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm.

Vòng quay tài sản cố định cũng có thể tăng do nguyên nhân là công ty

không quan tâm đến việc gia tăng đầu tư vào tài sản cố định (giá trị còn lại

của tài sản cố định giảm). Ngoài ra cũng cần lưu ý, những nhân tố ảnh hưởng

đến vòng quay tài sản cố định, đó là:

- Tỉ lệ khấu hao, tỉ lệ khấu hao nhanh sẽ làm tăng vòng quay tài sản cố

định và ngược lại.

- Khi tài sản cố định của công ty đã khấu hao gần hết nhưng chưa đến

thời điểm đổi mới tài sản cố định, giá trị còn lại của tài sản cố định thấp, vòng

quay tài sản cố định tăng. Ngược lại khi công ty mới đầu tư tăng tài sản cố

định, giá trị tài sản cố định chưa khấu hao sẽ làm tăng giá trị tài sản cố định

và làm cho vòng quay tài sản cố định thấp. Vì vậy chỉ tiêu vòng quay tài sản

cố định có nhiều hạn chế trong việc đánh giá tốc độ luân chuyển vốn của

công ty.

Bảng 6.4: Phân tích ROI của công ty ABC năm N-1 và năm N

Chỉ tiêu N-1 N So sánh

Tổng vốn BQ 26.150 28.400 2.250

EBIT 4.020 4.610 590

ROI 15,37% 16,23% 0,86%

EBIT/ doanh thu 14,62% 14,87% 0,25%

DT/ tổng vốn 1,0516 1,0915 0,0399

Qua bảng phân tích ROI ta thấy năm N hiệu quả sử dụng vốn chung

của công ty tăng từ 15,37% lên 16,23%. Kết quả này là do tác động của cả

hai nhân tố, vừa tiết kiệm chi phí vừa tiết kiệm vốn. So với năm N-1, cứ 100

Page 185: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

đồng doanh thu công ty tiết kiệm được 0,25 đồng chi phí hoạt động. Năm N-1,

một đồng vốn tạo ra được 1,0516 đồng doanh thu, năm N, một đồng vốn tạo

ra được 1,0915 đồng doanh thu.

Giả sử hiệu quả tiết kiệm vốn không đổi, khi công ty tiết kiệm chi phí

0,25% trên doanh thu sẽ làm cho ROI tăng: 0,25% X 1,0516 = 0,27%.

Giả sử hiệu quả tiết kiệm chi phí không đổi, khi công ty tăng hiệu quả

sử dụng vốn, vòng quay vốn tăng thêm 0,0398 vòng, ROI tăng: 0,0399 X

14,87% = 0,59%.

Như vậy tác động của hiệu quả tiết kiệm vốn làm tăng ROI nhiều hơn

hiệu quả tiết kiệm chi phí.

6.2.2. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỉ suất sinh lời trên tài sản (Return on Asset - ROA) đo lường hiệu quả

hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận sau

khi đã trừ thuế, không phân biệt tài sản này được hình thành bởi nguồn vốn

vay hay vốn chủ sở hữu.

ROA là suất sinh lời trên tài sản của công ty sau tác động của thuế

nhưng chưa có tác động của nợ.

ROA = (Lợi nhuận ròng + Chi phí lãi vay đã khấu trừ thuế thu) nhập /

Tổng tài sản bình quân

hay:

ROA= EBIT * (1 – t) / Tổng tài sản bình quân

Chứ ý: Phần tử số của công ty có thể được gọi tắt là lợi nhuận hoạt

động ròng (Net Operating Income - NOI).

Đặc điểm của ROA:

- Là suất sinh lời trên tài sản của công ty sau thuế, do đó ROA chịu ảnh

hưởng bởi chính sách thuế.

Page 186: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Không chịu ảnh hưởng của cơ cấu vốn. ROA là suất sinh lời sau thuế

của công ty với giả định công ty không sử dụng nợ, vì vậy chỉ tiêu ROA chưa

tính đến tác động của khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay, công ty sẽ phải nộp thuế

trên cơ sở EBIT vì giả định không sử dụng nợ.

Ý nghĩa của chỉ tiêu:

- Phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty.

- Là cơ sở quan trọng để những người cho vay cân nhắc liệu xem công

ty có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không.

- Là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra

quyết định huy động vốn.

Để phân tích những yếu tố tác động đến ROA, các nhà phân tích

thường tách ROA làm hai thành phần như sau:

ROA = (NOI / Doanh thu) + (Doanh thu / Tổng tài sản bình quân)

Chỉ tiêu ROA có ý nghĩa tương tự như ROI, tuy nhiên ROA là suất sinh

lời trên tổng vốn sau thuế, còn ROI là suất sinh lời trên tổng vốn trước thuế.

Phương pháp phân tích ROA tương tự như phương pháp phân tích

ROI.

Bảng 6.5: Phân tích ROA công ty ABC năm N-1 và N

Chỉ tiêu N-1 N So sánh

Tổng vốn BQ 26.150 28.450 2.250

EAT + 1 X (1-t) 2.895 3.319 426

ROA 11,07% 11,69% 0,62%

(EAT + I X (1-t)) / DThu 10,53% 10,71% 0,18%

DT/ tổng vốn 1,0516 1,0915 0,0399

Qua kết quả phân tích trên ta thấy chỉ tiêu ROA năm N tăng so với N-1

0,62%, kết quả này là do công ty đã tiết kiệm chi phí làm cho tỉ suất lợi nhuận

Page 187: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

hoạt động ròng trên doanh thu tăng thêm 0,18% và vòng quay vốn tăng thêm

0,0399 vòng.

6.2.3. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

(1) / Chỉ tiêu phân tích

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) là chỉ tiêu

phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào công ty đem lại cho chủ

sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

ROE có liên quan đến chi phí trả lãi vay, liên quan đến chi phí thuế thu

nhập doanh nghiệp, vì vậy nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh hiệu quả sử dụng

vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính.

ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần) * (Doanh thu thuần / Tổng

TSBQ) * (TổngTSBQ / VốnCSHBQ)

ROE = Tỷ suất lợi nhuận biên ròng * Vòng quay tài sản * Hệ số đòn bẩy

tài chính

Tỉ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (Return On Common Equity -

ROCE)

Đối với những công ty có huy động cổ phiếu ưu đãi, do cổ phiếu ưu đãi

đã được hưởng lãi suất cố định (cổ tức ưu dãi), chỉ cố cổ đông thường

(Common Equity) mới là người gánh chịu rủi ro hoặc được hưởng phần lợi

nhuận cuối cùng. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu phải được xác

định trên cơ sở suất sinh lời trên vốn cổ phần thường.

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn của cổ đông thường để tạo

ra lợi nhuận cho họ. ROCE chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả của việc sử dụng tài

sản của công ty, đồng thời chịu tác động của cơ cấu nguồn vốn mà công ty

huy động bao gồm nợ và cổ phiếu ưu đãi (đòn bẩy tài chính).

ROCE = (Lợi nhuận ròng - cổ tức ưu đãi) / Vốn cổ phần thường bình

quân

Page 188: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

(2) Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Đòn bẩy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà công ty sử dụng

để tài trợ cho tài sản. Đòn bẩy tài chính được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu

khác nhau, tùy theo từng trường hợp. Mức độ sử dụng nợ hay cơ cấu nguồn

vốn của công ty thường được thể hiện qua các chỉ tiêu sau đây:

Tỉ số nợ = Tổng nợ / Tổng vốn

Chỉ tiêu này cho thấy nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn của

công ty

Tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ / Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho thấy nợ bằng bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu

Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng vốn / Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho thấy tổng vốn công ty đang sử dụng cho quá trình kinh

doanh bằng bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu.

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

Tỉ số nợ là chỉ tiêu dùng để đo lường sự đóng góp vốn của chủ sở hữu

so với tổng số vốn mà công ty đang sử dụng và nó có tầm quan trọng như

sau:

- Chủ nợ nhìn vào tỉ số này có thể thấy được tỉ lệ góp vốn của chủ sở

hữu để có thể an tâm cho các món nợ của mình. Nếu chủ sở hữu chỉ góp một

phần nhỏ trên tổng số vốn của doanh nghiệp thì sự rủi ro trong kinh doanh

chủ yếu sẽ do các chủ nợ gánh chịu.

- Về phía doanh nghiệp khi huy động vốn bằng cách sử dụng nợ, chủ

sở hữu sẽ được lợi là vẫn nắm được quyền điều khiển doanh nghiệp với mệt

số vốn đóng góp ít hoặc không cần góp thêm vốn.

- Khi doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với

tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ gia tăng. Vì

vậy việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ có tác động làm tăng tỷ suất lợi nhuận

Page 189: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

trên vốn chủ sở hữu hay không còn tùy theo mối tương quan giữa lãi suất tiền

vay và tỉ lệ hoàn vốn của doanh nghiệp.

+ Các doanh nghiệp có tỉ lệ hoàn vốn (ROI) thấp sẽ ít bị lỗ nếu có tỉ số

nợ thấp.

+ Các doanh nghiệp có tỉ lệ hoàn vốn cao sẽ có cơ hội gia tăng lợi

nhuận dành cho chủ sở hữu (lợi nhuận sau thuế) rất nhanh nếu có một tỉ số

nợ cao.

Tuy nhiên, sự gia tăng lợi nhuận sau thuế là điều mong muốn của các

chủ sở hữu, nhưng ngược lại họ không thích rủi ro vì vậy thông thường các

quyết định tài chính phải dựa trên sự cân bằng giữa hai yếu tố: lợi nhuận và

rủi ro.

Về phía chủ nợ, các chủ nợ thường thích một tỉ số nợ vừa phải, tỉ số nợ

càng thấp món nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá

sản. Tỷ số nợ quá cao sẽ có nguy cơ khuyến khích sự vô trách nhiệm của

chủ sở hữu, họ có thế đưa ra quyết định kinh doanh liều lĩnh như đầu cơ, kinh

doanh trái phép để có thể sinh lợi thật lớn. Nếu có thất bại họ sẽ bị mất mát ít

vì sự góp phần đầu tư của họ quá nhỏ.

Để duy trì sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, những ngành có rủi ro

hoạt động cao thường chỉ cho phép các chủ sở hữu lựa chọn tỉ số nợ thấp và

ngược lại, những ngành có rủi ro kinh doanh thấp (đòn bẩy hoạt động thấp)

có thể sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn.

Tác dụng của đòn bẩy tài chính đến ROE hoặc ROCE

Phần lợi nhuận dành cho các cổ đông thường là phần lợi nhuận mang

lại từ hoạt động kinh doanh của công ty sau khi đã trang trải các chi phí huy

động vốn như chí phí sử dụng nợ (lãi vay sau khi trừ lá chắn thuế) và lợi tức

trả cho cổ đông ưu đãi. Nếu suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty lớn hơn

chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì số chênh lệch

còn lại các cổ đông thường sẽ được hưởng, kết quả là ROCE (hay ROE) >

ROA. Ngược lại nếu suất sinh lời trên tài sản của công ty thấp hơn chi phí sử

Page 190: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

dụng nợ và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi thì cổ đông thường phải chịu

giảm phần thu nhập của mình và chính điều này làm cho ROCE (hoặc ROE)

< ROA.

Như vậy đòn bẩy tài chính có tác dụng khuyếch đại tỉ suất sinh lời trên

vốn chủ sở hữu khi hiệu quả sử dụng tài sản cao. Nhưng ngược lại nó cũng

sẽ làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bị sụt giảm nhiều hơn khi suất

sinh lời trên tài sản giảm. Mặt khác cũng cần thấy rằng khi công ty huy động

nợ cao thì rủi ro phá sản hoặc mất khả năng thanh toán càng lớn, vì vậy

người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro mà họ sẽ phải gánh

chịu và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thậm chí không còn

tác dụng hoặc tác dụng tiêu cực đến suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Mối quan hệ giữa ROE và ROA

Ta có:

ROE = ROA+ (ROA- RD) * (Nợ / Vốn chủ sở hữu)

Với RD chi phí sử dụng nợ bình quân sau thuế

RD = Chi phí lãi vay X (1- thuế suất)/ Nợ bình quân

Theo công thức, trên, khi ROA > RD -> ROE > ROA

khi ROA < RD -> ROE < ROA

khi ROA = RD -> ROE = ROA

Khi công ty không có nợ, ROE = ROA.

Khi công ty có nợ, nếu RD = ROA, lúc này đòn bẩy tài chính không có

tác dụng, khi RD khác ROA sẽ có sự khác biệt giữa ROA và ROE. Sự khác

biệt giữa ROA và ROE chính là tác động của đòn bẩy tài chính

Hoặc ta có:

ROA = ROE * E/V + RD * D/V

Trong đó:

V: Tổng vốn

Page 191: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

D: Nợ bình quân

E: Vốn chủ sở hữu bình quân

(ROA sẽ được sử dụng để so sánh với chi phí sử dụng vốn trung bình

có trọng số - WACC)

Qua phân tích ta thấy, ROA không phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn, vì

vậy ROA không thay đổi khi chính sách nợ của công ty thay đổi. Chỉ có ROE

thay đổi khi công ty thay đổi chính sách nợ, nợ càng cao sẽ có khả năng gia

tăng ROE càng lớn khi hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi; nhưng

ngược lại, khi kinh doanh gặp khó khăn, với tỉ số nợ càng cao sẽ làm cho

ROE càng giảm mạnh.

Thí dụ:

Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính trong những trường hợp hiệu

quả kinh doanh khác nhau.

Những giả định:

- Lãi suất vay 10%

- Chi phí sử dụng nợ 7%

- Thuế thu nhập doanh nghiệp 30%

- Toàn bộ nợ là nợ vay

Trường hợp I: Kinh doanh hiệu quả cao (EBIT cao)

Tổng vốn

NỢTỉ Số

nợEBIT

EBIT (1-t)

Lãi vay

EBT EAT ROA ROE

1000 300 30% 150 105 30 120 84 10,5% 12,0%

1500 800 53% 225 157,5 80 145 101,5 10,5% 14,5%

Trường hợp II: Kinh doanh hiệu quả trung bình

Tổng vốn

NỢTỉ số nợ

EBITEBIT (1-t)

Lãi vay

EBT EAT R0A R0E

Page 192: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

1000 300 30% 100 70 30 70 49 7,0% 7,0%

1500 800 53% 150 105 80 70 49 7,0% 7,0%

Trường hợp III: Kinh doanh hiệu quả kém

Tổng vốn

NỢTỉ số nợ

EBITEBIT (1-t)

lãi vay

EBT EAT ROA ROE

1000 300 30% 50 35 30 20 14 3,5% 2,0%

1500 800 53% 75 52,5 80 -5 -3,5 3,5% -0,5%

Nhận xét:

- ROA không đổi khi thay đổi tỉ số nợ

- Khi ROA > i(1-t), tăng tỉ số nợ làm tăng ROE

- Khi ROA = i(1-t), tăng tỉ số nợ ROE không đổi

- Khi ROA < i(1-t), tăng tỉ số nợ ROE giảm.

(Trong đó i: Lãi suất vay biên và i(1-t) là chi phí sử dụng nợ biên)

Khi công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ gia tăng rủi ro cho các

chủ sở hữu vì ROE biến động mạnh. Trong thí dụ trên khi tỉ số nợ ở mức

53%, ROE biến động từ - 0.5% đến 14,5%, nhưng nếu tỉ số nợ ở mức 30%,

ROE chỉ biến động trong khoảng từ 2% đến 12%.

Bảng 6.6: Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến ROE của công

ty ABC năm N-1 và năm N

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N So sánh

Lợi nhuận sau thuế 2.434 2.808 374

Vốn chủ sở hữu bình quân 17.770 19.100 1.330

ROE 13,70% 14,70% 1,00%

ROA 11,07% 11,69% 0,62%

Nợ bình quân 8.380 9.300 920

Page 193: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

D/E 0,4716 0,4869 0,0153

Chi phí lãi vay 640 710 70

Chi phí lãi vay/ Nợ bình quân 7,64% 7,63% -0,01%

Rd 5,50 % 5,50% 0,00%

ROA - Rd 5,57% 6,19% 0,62%

Tác động đòn bẩy tài chính 2,63% 3,01% 0,39%

Qua bảng phân tích trên ta thấy ROE năm N tăng so với năm N-1 là

1,00 %, nguyên nhân là do ROA tăng 0,62% và do tác động của đòn bẩy tài

chính tăng làm ROE tăng thêm 0,39%. Tác động của đòn bẩy tài chính tăng là

do tỉ lệ D/E tăng còn RD không đổi, trong khi ROA tăng vì vậy làm cho khoảng

cách giữa ROA và RD tăng và làm tăng tác động của đòn bẩy tài chính hay

nói cách khác năm N công ty có đòn bẩy tài chính thuận lợi hơn nhờ gia tăng

ROA.

Có thể phân tích chi tiết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới ROE

như sau:

(1) Tác động trực tiếp của ROA đến ROE: ROA

(2) Tác động gián tiếp của ROA đến ROE thông qua đòn bẩy tài chính:

ROA X (D/E)o

(3) Tác động của chi phí sử dụng nợ đến ROE:

- Rd X (D/E)o

(4) Tác động bởi mức độ sử dụng nơ (D/E) đến ROE:

(D/E) X (ROA - Rd)1

Tóm lại, ta có các nhân tố tác động đến ROE năm N

Ảnh hưởng trực tiếp của ROA 0,62%

Ảnh hưởng gián tiếp của ROA qua tác động của nợ 0,29%

Ảnh hưởng của Rd 0

Page 194: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Ảnh hưởng D/E 0,09%

Cộng 1,00%

6.2.4. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (Earning per share - EPS)

EPS = (Lợi nhuận ròng - cổ tức ưu đãi) / Số cổ phiếu thường trung bình

lưu hành trong kỳ

Đối với những công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu

ưu đãi có thể chuyển đổi hoặc có kế hoạch cho người lao động được nhận cổ

phiếu thường của công ty, khi những người này thực hiện quyền chuyển đổi

thành cổ phiếu thường sẽ làm cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty bị

sụt giảm (do số lượng cổ phiếu thường tăng), người ta gọi đây là sự suy vi

(dilution). Trong trường hợp này, công ty phải tính cả hai chỉ tiêu là thu nhập

trên mỗi cổ phiếu và thu nhập suy vi của mỗi cổ phiếu.

EPS chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:

- Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản

- Đòn bẩy tài chính

- Số lượng cổ phiếu thường lưu hành bình quân trong năm.

So sánh ROE và EPS.

ROE và EPS đều chịu ảnh hưởng bởi tỉ suất sinh lời trên tài sản và đòn

bẩy tài chính, nhưng ROE không chịu ảnh hưởng bởi số lượng cổ phiếu lưu

hành trong khi đó EPS chịu ảnh hưởng bởi số lượng cổ phiếu lưu hành bình

quân.

Ta có:

EPS = EAT / SL CP lưu hành bình quân = EAT / Vốn chủ sở hữu bq *

Vốn chủ sở hữu bình quân / SL CP lưu hành bình quân

EPS = ROE * Giá trị sổ sách một cổ phiếu

Page 195: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Trong đó:

Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu = Vốn chủ sở hữu bình quân / Số lượng cổ

phiếu lưu hành bình quân

EPS tỷ lệ thuận với giá trị sổ sách một cổ phiếu và suất sinh lời trên vốn

chủ sở hữu (ROE).

Giá trị sổ sách một cổ phiếu bao gồm giá phát hành bình quân một cổ

phiếu và các khoản lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận chưa phân phối tính cho một

cổ phiếu. Giá trị sổ sách một cổ phiếu lớn thể hiện mức độ gia tăng vốn chủ

sở hữu cao do công ty có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao và hạn chế việc phát

hành cổ phiếu để chia cổ tức và tách (split) cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Như

vậy việc gia tăng giá trị sổ sách một cổ phiếu phụ thuộc vào hiệu quả kinh

doanh của công ty và chính sách phân phối lợi nhuận cũng như chính sách

gia tăng số lượng cổ phiếu phát hành của công ty.

Nếu một công ty có chủ trương chia cổ tức cao và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

thấp thì giá trị sổ sách một cổ phần sẽ có xu hướng tăng chậm.

Nếu một công ty phát hành thêm cổ phiếu mới mà giá phát hành bình

quân một cổ phiếu mới cao hơn giá trị sổ sách một cổ phiếu hiện hữu thì sẽ

làm tăng giá trị sổ sách một cố phiếu và ngược lại, nếu giá phát hành bình

quân một cổ phiếu mới thấp hơn giá trị sổ sách một cổ phiếu hiện hữu sẽ làm

giảm giá trị sổ sách một cổ phiếu.

6.2.5. Hệ số giá thị trường so với giá sổ sách (P/B)

P/B = Giá thị trường một cổ phiếu / Giá trị sổ sách một cổ phiếu

Chỉ số này cho biết giá thị trường một cổ phiếu bằng bao nhiêu lần giá

trị trên sổ sách của một cổ phiếu. Gia tăng chỉ số giá thị trường so với giá sổ

sách thể hiện sự thành công của công ty trong việc gia tăng tài sản cho các

chủ sở hữu và tối đa giá thị trường của công ty. Tuy nhiên đối với các nhà

đầu tư tiềm năng thì hệ số P/B cao có thể là một dấu hiệu công ty đang được

định giá quá cao.

Page 196: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Giá thị trường cổ phiếu phụ thuộc vào cung cầu cổ phiếu của công ty

trên thị trường. Cung cầu cổ phiếu công ty trên thị trường phụ thuộc vào

những nhân tố khách quan về triển vọng phát triển của ngành, của nền kinh tế

và hơn hết là nhân tố chủ quan về kết quả kinh doanh và triển vọng phát triển

của công ty. 

Kết quả kinh doanh và triển vọng phát triển của công ty thường được

đánh giá thông qua thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) trong quá khứ và thu

nhập trên một cổ phiếu kỳ vọng.

6.2.6. Giá trị gia tăng thị trường

Giá trị gia tăng thị trường là chênh lệch giữa giá thị trường vốn chủ sở

hữu và giá trị trên sổ sách của vốn chủ sở hữu.

Giá trị gia tăng thị trường = Giá thị trường vốn chủ sở hữu - Giá trị sổ

sách của vốn chủ sở hữu

Trong đó:

Giá thị trường vốn chủ sở hữu = Giá thị trường một cổ phiếu*Số lượng

cổ phiếu đang lưu hành

Trong một thị trường tài chính hiệu quả, giá trị gia tăng thị trường chính

là giá trị của những tài sản vô hình của công ty như thương hiệu, lợi thế

thương mại, công nghệ, trình độ quản lý, văn hóa công ty, đội ngũ lao động

lành nghề... Những tài sản vô hình này có giá trị rất lớn, vì chính những yếu tố

này đã làm cho công ty đạt được mức doanh thu cao và không ngừng gia

tăng cũng như mức giá bán có thể cao hơn so với những sản phẩm cùng

ngành nghề, vì vậy làm cho công ty có suất sinh lời trên tài sản cao. Những

giá trị tài sản này không được phản ánh trên giá trị sổ sách mà chỉ thể hiện

trên giá trị thị trường của công ty. 

6.2.7. Tỉ số giá thị trường so với thu nhập trên một cổ phiếu (Price- earnings ratio - P/E)

P/E = Giá thị trường mỗi cổ phiếu / EPS

Page 197: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chỉ số này thường được dùng để đánh giá xem để có một đồng lợi

nhuận của công ty, các cổ đông thường phải đầu tư bao nhiêu đồng vốn.

Thí dụ P/E của một công ty: 10, điều này có nghĩa là để có 1 đồng lợi

nhuận của công ty, thị trường phải đầu tư 10 đồng vốn.

Chỉ số P/E của ngành thường được dùng để định giá cổ phiếu.

Một công ty có chỉ số P/E thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phiếu

của công ty cao hoặc giá thị trường của cổ phiếu thấp và có thể công ty đang

được định giá thấp.

Tóm lại:

Việc phân tích khả năng sinh lời và rủi ro của công ty dựa trên mối liên

hệ của các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính công ty sẽ cho ta những

nhận định về xu hướng trong quá khứ để trên cơ sở đó có những dự báo

trong tương lai. Kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính sẽ được kết hợp

với một số thông tin khác như thị trường, đối thủ cạnh tranh, giá cổ phiếu,

triển vọng phát triển sản phẩm và thị trường của công ty để ra quyết định đầu

tư, lựa chọn hình thức tài trợ vốn cho thích hợp.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Tỉ lệ hoàn vốn ROI được xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc

đánh giá hiệu quả chung hay hiệu quả xã hội của đồng vốn kinh doanh tại

doanh nghiệp. Bạn có đồng ý với quan điểm này hay không? Tại sao?

2. Tại sao tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là chỉ tiêu quan trọng thể

hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang thuận lợi hay khó khăn?

3. Tại sao tỉ số nợ lại có những tác động khác nhau đến doanh lợi vốn

chủ sở hữu? Hãy giải thích và cho số liệu để minh họa.

4. Tại sao các doanh nghiệp phải có hệ số khả năng thanh toán hiện

thời lớn hơn một. Trong trường hợp doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh

toán hiện thời nhỏ hơn một, làm thế nào để doanh nghiệp có thể cấu trúc lại

Page 198: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

nguồn vốn và tài sản để làm cho hệ số hiện thời trở nên lớn hơn một. Hãy

nêu hai biện pháp để tăng hệ số khả năng thanh toán hiện thời.

5. Tại sao chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện thời chưa đủ để

đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?

6. So sánh sự khác nhau giữa chỉ tiêu ROI và ROA

7. Trong trường hợp nào một doanh nghiệp có thể vay nợ nhiều?

8. So sánh sự khác nhau giữa ROE và EPS

9. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến thời gian thu tiền bán hàng

của doanh nghiệp?

10. Tại sao một công ty có huy động vốn cổ phần ưu đãi thì khi xác định

suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu lại không tính vốn cổ phần ưu đãi, có nghĩa

là không sử dụng chỉ tiêu ROE mà sử dụng chỉ tiêu ROCE?

BÀI TẬP

Bài 1. Năm 2008, công ty Kim Liên có thông tin như sau:

- Tỷ lệ hoàn vốn (ROI) 20%

- Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 25%

- Tỷ số nợ 60%

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%

- Thu nhập chịu thuế bằng (=) tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.

Yêu cầu:

1. Xác định ROA

2. Xác định mức độ tác động của nợ đến ROE

3. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là bao nhiêu?

Bạn hãy cho nhận định khi hệ số này bằng 1?

Bài 2. Từ báo cáo tài chính của công ty AQ xác định được một số

thông tin như sau:

Page 199: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chỉ tiêu 2007 2008

1. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 3.580 3.760

2. Tổng vốn bình quân 23.390 24.820

3. Doanh thu thuần 27.450 30.130

Yêu cầu: Phân tích biến động tỷ lệ hoàn vốn (ROI) năm 2008 so với

năm 2007.

Bài 3. Có bảng phân tích suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty

Y như sau:

Chỉ tiêu 20X1 20X2 So sánh

EAT 3.960 4.600 640

VCSH bình quân (E) 23.100 23.200 100

ROE 17,14% 19,83% 2,69%

Tổng tài sản BQ 45.150 46.500 1350

l. (1-t) 1.585,6 1.900,8 315,2

ROA 12,28% 13,98% 1,70%

Nợ bình quân (D) 22.050 23.300 1.250

Rd 7,19% 8,16% 0,97%

D/E 0,9545 1,0043 0,0498

ROA-Rd 5,09% 5,82% 0,73%

Yêu cầu:

1. Phân tích tác động của nợ đến suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

(ROE) năm 20X1 và năm 20X2.

2. Hãy cho biết tác động của nợ vay đến ROE như thế nào trong 2 năm

(giải thích cụ thể).

Biết rằng:

Page 200: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Lãi suất vay bình quân năm 20X1 là 11% và năm 20X2 là 12%.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.

Bài 4. Công ty SB xác định được các hệ số tài chính như sau: Tài liệu

1-Hệ số khả năng thanh toán hiện thời và nhanh.

Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08

Khả năng thanh toán hiện thời 1,30 1,22 1,21

Khả năng thanh toán nhanh 0,66 0,60 0,59

Tài liệụ 2-Tốc độ luân chuyển tồn kho và phải thu

Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh

Tồn kho bình quân 6.290 6.560

Giá vốn hàng vốn 28.330 30.750

Vòng quay tồn kho 4,50 4,69 0,18

Số ngày tồn kho 79,93 76,80 -3,13

Phải thu KH bình quân 5.165 5.095

Doanh thu BQ ngày 98,86 107,97

Số ngày thu tiền 52,25 47,19 -5,06

Yêu cầu:

1. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty qua hai năm

2007 và 2008.

2. So sánh chu kỳ kinh doanh năm 2008 với năm 2007. Chu kỳ kinh

doanh thay đổi đã ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu vốn lưu động của

công ty năm 2008.

Biết rằng:

- Vòng quay hàng tồn kho trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành

nghề là 6 vòng.

Page 201: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Số ngày thu tiền bán hàng kế hoạch của năm 2005 và năm 2006 là 25

ngày.

Bài 5. Phân tích tác động của nợ đến suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

năm 2008 của công ty X với các thông tin sau:

Tài liệu 1 - Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn 31/12/2007 31/12/2008

1. Nợ phải trả 13.600 13.610

2. Vốn chủ sở hữu 9.960 10.190

Tổng nguồn vốn 23.560 23.800

Tài liệu 2 - Thông tin khác

- Lợi nhuận sau thuế 1.920

- Chi phí lãi vay 630

- Thuế suất thuế TNDN 25%

Bài 6. Công ty BK (sản xuất bao bì nhựa) có thông tin như sau (ĐVT:

triệu đồng):

1. Kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu 2007 2008

Doanh thu thuần 27.450 30.130

Chi phí lãi vay 740 870

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.840 2.890

Tổng lợi nhuận sau thuế 2.110 2.150

2. Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn 31/12/06 31/12/07 31/12/08

1. Vay ngắn hạn 6.070 6.450 6.570

2. Các khoản phải trả ngắn hạn 4.100 5.150 5.540

Page 202: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. Vay dài hạn 1.500 1.040 540

4. Vốn chủ sở hữu 11.040 11.430 12.920

Tổng cộng 22.710 24.070 25.570

Yêu cầu:

1. Phân tích biến động suất sinh lời trên tài sản (ROA) năm 2008 so với

năm 2007.

2. Phân tích tác động của nợ đến suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

(ROE) năm 2007 và năm 2008.

3. Phân tích khả năng thanh toán lãi vay năm 2008 so với năm 2007.

Biết rằng: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.

BÀI TẬP TỔNG HỢP

Bài 1. Số liệu trích từ báo cáo kế toán của công ty thương mại X năm N

như sau:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31-12-N

ĐVT: 1.000 đồng

TÀI SẢNĐẦU NĂM

CUỐI KỲ NGUỒN VỐNĐẦU NĂM

CUỐI KỲ

A. TS ngắn

hạn224.000 303.000

A. Nợ phải trả326.500 323.300

1- Tiền13.500 37.600

I- Nợ ngắn

hạn326.500 323.300

II-Khoản phải

thu47.000 61.000

1-Vay ngắn

hạn254.000 245.000

1- Phải thu KH 41.700 41.800 2- Phải trả NB 58.000 52.400

Page 203: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2- Phải thu

khác5.300 19.200

3- Phải trả

khác14.500 25.900

III- Tồn kho 162.000 204.200 B. Vốn CSH 150.700 255.200

IV-TSLĐ khác 1.500 200 1-VĐT CSH 100.400 246.000

B. TS dài hạn 253.200 275.500 2- Q. ĐTPT 6.600 4.200

I. TSCĐ243.500 264.900

3- LN chưa

pp43.700 5.000

- Nguyên giá 287.000 325.000

- KH lũy kế -43.500 -60.100

II. Đầu tư dài

hạn9.700 10.600

Cộng tài sản477.200 578.500

Cộng nguồn vốn

477.200 578.500

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Số tiền

1- Doanh thu thuần 1.105.000

2- Giá vốn hàng bán 884.000

3- Chi phí bán hàng 66.300

4- Chi phí quản lý doanh nghiệp 110.500

5- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 44.200

6- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -14.000

Trong đó: Chi phí lãi vay 16.500

7- Lợi nhuận khác 1.400

8- Tổng lợi nhuận trước thuế 31.600

Page 204: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

9- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 7.900

10- Lợi nhuận sau thuế 23.700

Yêu cầu:

1) Xác định doanh thu tại điểm hòa vốn và DOL theo số liệu của năm N

và cho nhận xét về mức độ rủi ro của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất

kinh doanh (Giả sử chi phí quản lý DN và bán hàng không thay đổi theo

doanh số bán).

2) Xác định các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp và cho

nhận xét.

3) Phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản và tỷ suất sinh lời của vốn chủ

sở hữu. Giả sử trong năm N công ty không gia tăng được vốn chủ sở hữu mà

thay vào đó bằng việc tăng vốn vay ngân hàng thì ROE của doanh nghiệp sẽ

là bao nhiêu?

Tài liệu bổ sung (ĐVT: 1000 đồng):

- Doanh thu bán chịu phát sinh trong kỳ 590.000, trong đó

Thời gian bán chịu đã thỏa thuận với khách hàng

Doanh thu bán chịu

10 ngày 212.000

20 ngày 235.000

30 ngày 143.000

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho trung bình của các doanh nghiệp cùng

ngành là 8 vòng/ năm.

- Lãi suất tiền vay bình quân là 10%/ năm

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.

Page 205: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Bài 2. Có bảng kết quả phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và

sử dụng vốn của công ty X năm N như sau:

ĐVT: triệu đồng

Sử dụng vốn Số tiền Tỷ trọng

1. Tăng tiền 1.434 7,01%

2. Tăng các khoản phải thu 6.018 29,42%

3. Giảm vay ngắn hạn 9.507 46,48%

4. Giảm các khoản phải trả 1.577 7,71%

5. Giảm vay dài hạn 36 0,18%

6. Giảm các quỹ khác 1.880 9,19%

Cộng 20.452 100,00%

Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng

1. Giảm tồn kho 11.527 56,36%

2. Giảm tài sản ngắn hạn khác 1.177 5,75%

3. Giảm tài sản cố định 1.430 6,99%

4. Giảm đầu tư dài hạn 3.833 18,74%

5. Tăng nguồn vốn kinh doanh 2.032 9,94%

6. Tăng quỹ đầu tư phát triển 453 2,21%

Cộng 20.452 100,00%

Yêu cầu:

1) Căn cứ vào bảng kết quả phân tích trên, hãy phân tích tình hình biến

động về nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty.

Page 206: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2) Xác định ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh của công ty và phân

tích nguyên nhân vì sao ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh khác với lợi

nhuận sau thuế.

3) Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến suất sinh lời trên vốn

chủ sở hữu (ROE).

4) Nhận xét ngắn gọn về tình hình tài chính công ty qua các kết quả

phân tích trên dưới góc độ ngân hàng.

Biết rằng:

- Chi phí lãi vay 3.583 triệu đồng

- Tổng vốn bình quân 114.343 triệu đồng

- Vốn chủ sở hữu bình quân 65.428 triệu đồng

- Khấu hao trong năm 9.868 triệu đồng

- Lãi do thanh lý TSCĐ 100 triệu đồng

- Tổng lợi nhuận sau thuế 1.359 triệu đồng

- Thuế suất thuế thu nhập DN 25%

Bài 3. Công ty dệt Tân Châu có các số liệu trong báo cáo tài chính 2

năm 2007 và 2008 như sau:

Báo cáo kết quả kinh doanh

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008

Tổng doanh thu 28.124 32.543

- Giảm giá hàng bán 124 243

1. Doanh thu thuần 28.000 32.300

2. Giá vốn hàng bán 19.040 22.610

3. Lợi nhuận gộp 8.960 9.690

Page 207: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

4. Doanh thu hoạt động tài chính 125 25

5. Chi phí hoạt động tài chính 912 815

Trong đó: Chi phí lãi vay 812 774

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.200 3.876

7. Chi phí bán hàng 1.904 2.713

8. Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh 2.069 2.311

9. Thu nhập khác 750 120

10. Chi phí khác 250 320

11. Lợi nhuận khác 500 -200

12. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.569 2.111

13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 691 549

14. Tổng lợi nhuận sau thuế 1.878 1.562

Bảng cân đối kế toán đối chiếu

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08

Tài sản

A. Tài sản ngắn hạn 17.680 18.010 20.802

1. Tiền 2.534 1.620 3.212

2. Các khoản phải thu 6.710 7.646 8.608

3. Hàng tồn kho 8.072 8.246 8.352

4. Tài sản ngắn hạn khác 364 498 630

B. Tài sản dài hạn 14.520 13.830 11.788

1. Tài sản cố định 12.020 13.830 11.788

- Nguyên giá 22.540 26.450 26.450

Page 208: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Khấu hao lũy kế -10.520 -12.620 -14.662

2. Đầu tư tài chính dài hạn 2.500 0 0

Tổng cộng tài sản 312.200 31.840 32.590

Nguồn vốn

A. Nợ phải trả 14.710 12.430 13.950

I. Nợ ngắn hạn 10.710 8.930 10.950

1. Vay ngắn hạn 7.560 5.320 7.520

2. Nợ dài hạn đến hạn 0 500 500

3. Các khoản phải trả 3.150 3.110 2.930

II. Nợ dài hạn (Vay dài hạn) 4.000 3.500 3.000

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 17.490 19.410 18.640

1. Vốn đầu tư của CSH 16.500 17.500 17.500

2. Lợi nhuận chưa phân phối 710 1.550 894

3. Các quỹ doanh nghiệp 280 360 246

Tổng cộng nguồn vốn 32.200 31.840 32.590

Yêu cầu:

1) Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2007

và 2008 qua chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế.

2) Phân tích sự biến động của doanh thu năm 2008 so với năm 2007.

3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu

động và các nguồn tài trợ vốn lưu động năm 2008.

4) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu ROA

và ROE của doanh nghiệp qua 2 năm 2007 và 2008.

Biết rằng:

Page 209: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Kết quả phân tích giá thành cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm tăng

giá thành sản xuất sản phẩm năm 2008 là do doanh nghiệp tăng tỉ lệ khấu

hao tài sản cố định.

- Do cạnh tranh nhằm gia tăng doanh thu trong năm 2008 doanh nghiệp

đã giảm giá bán bình quân 2% so với năm trước.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.

- Tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động theo kế hoạch của công ty

trong khoảng 40% - 50%.

Bài 4. Có các số liệu về tình hình tài chính của công ty in TP như sau:

Bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Tài sảnĐầu năm

Cuối kỳ Nguồn vốnĐầu năm

Cuối kỳ

A. TS ngắn hạn 24.270 28.660 A. Nợ phải trả 31.800 46.000

1. Tiền 7.400 1.110 I. Nợ ngắn hạn 7.200 18.600

II. CK phải thu5.300 4.600

1. Vay ngắn

hạn8.300

- Phải thu KH 4.300 4.000 2. Phải trả NB 3.800 5.500

- Phải thu khác 1.000 600 3. Phải trả khác 3.400 4.800

III. Tồn kho 11.400 22.750 II. Nợ dài hạn 24.600 27.400

IV. TSNH khác 170 200 B. Vốn CSH 25.470 25.660

B. TS dài hạn33.000 43.000

1. Vốn kinh

doanh15.270 20.460

1. TSCĐ 33.000 43.000 2. Quỹ ĐT PT 2.600 3.400

- Nguyên giá 47.000 64.000 3. Lãi chưa pp 3.500 1.800

Page 210: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- KH lũy kế -14.000 -21.000 4. Quỹ KT PL 4.100 -

Tổng cộng 57.270 71.660 Tổng cộng 57.270 71.660

Các thông tin khác của năm 2008

- Doanh thu thuần từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 61.240

- Tổng lợi nhuận trước thuế: 9.120

Trong đó: Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm: 7.840

- Chi phí lãi vay: 3.420

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%.

- Không có chênh lệch vĩnh viễn khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Lãi suất vay bình quân: 12%/năm

Yêu cầu:

1) Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn trong

năm 2008 của doanh nghiệp.

2) Xác định tỉ suất lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trên doanh thu. Nếu giá

thành sản xuất của những sản phẩm tiêu thụ trong kỳ tăng 5% thì tỷ suất lợi

nhuận tiêu thụ sản phẩm trên doanh thu của doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu?

3) Xác định suất sinh lời trên tài sản và suất sinh lời trên vốn chủ sở

hữu của doanh nghiệp năm 2008. Phân tích nguyên nhân làm suất sinh lời

trên vốn chủ sở hữu khác suất sinh lời trên tài sản.

4) Giả sử từ đầu năm 2009 công ty cần tăng vốn thêm 10 tỷ đồng bằng

cách vay nợ ngân hàng, theo anh (chị) ngân hàng có đồng ý cho vay hay

không? Tại sao? Hãy xác định ROE trong hai trường hợp:

- Được vay nợ ngân hàng

- Tăng thêm vốn góp của chủ sở hữu

Page 211: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Giả định ROI, lãi suất tiền vay và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

không đổi.

Biết rằng các ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay đối với các doanh

nghiệp có tỷ số nợ nhỏ hơn 50%.

Bài 5. Số liệu trích từ báo cáo tài chính năm 2008 của công ty Hoàng

Hà như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện

1- Tổng doanh thu 22.000 21.600

2- Các khoản giảm trừ doanh thu 2.000 2.200

3- Giá vốn hàng bán 13.000 11.900

4- Chi phí bán hàng 2.000 2.500

5- Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.200 2.900

6- Lợi nhuận của hoạt động tài chính (600) (500)

Trong đó: chi phí lãi vay 1.200 1.000

7- Lợi nhuận khác 600 400

8- Tổng vốn bình quân 33.000 30.600

9- Vốn chủ sở hữu bình quân 15.000 16.000

10- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% 25%

Yêu cầu:

1) Phân tích sự biến động của lợi nhuận do tiêu thụ sản phẩm của

doanh nghiệp thực tế so với kế hoạch

2) Phân tích các chỉ tiêu sinh lời của vốn thực tế so với kế hoạch:

+ ROI

+ ROA

Page 212: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

+ ROE

Biết rằng:

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường năm nay gặp nhiều khó

khăn do sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường.

- Doanh nghiệp phải tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị để phấn

đấu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng tiêu thụ.

- Không có chênh lệch vĩnh viễn khi xác định thu nhập chịu thuế.

Bài 6. Công ty thương mại Y có các số liệu về tình hình tiêu thụ sản

phẩm và tài sản nguồn vốn năm 2008 như sau:

Kết quả tiêu thụ

Loại SPSố lượng SP tiêu

thụ (SP)Giá bán (1.000

đồng/ SP)Giá vốn (1.00D

đồng/ SP)

2007 2008 2007 2008 2007 2008

A 30.000 20.000 140 150 125 132

B 60.000 75.000 150 150 130 130

c 96.000 78.000 80 82 72 75

D 72.000 84.000 70 71 65 66

Bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2008

ĐVT: triệu đồng

Tài sản ĐK CK Nguồn vốn ĐK CK

A- TS ngắn hạn 2.870 3.190 A- Nợ phải trả 2.250 2.410

1 - Tiền 300 200 1- Nợ ngắn hạn 2.250 2.410

2- Khoản phải thu 820 1020 - Vay ngắn hạn 350 440

- Phải thu khách

hàng780 960

- Phải trả người

bán1.820 1.880

Page 213: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Phải thu khác 40 60 - Phải trả khác 80 90

3- Tổn kho 1.690 1.890 2- Nợ dài hạn 0 0

4- TSNH khác 60 80 B- Vốn CSH 1.200 1.230

B-TS cố định 580 450

1- Nguyên giá 1.0.00 950

2- KH lũy kế -420 -400

Cộng tài sản 3.450 .3.640 Cộng nguồn vốn 3.450 3.640

Yêu cầu:

1) Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận gộp của

công ty năm 2008 so với năm 2007.

2) Xác định doanh thu hòa vốn năm 2007 và 2008. Cho nhận xét về

mức độ an toàn trong kinh doanh của công ty năm 2008 so với năm 2007.

3) Phân tích các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng tạo

tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008.

Biết rằng:

- Khấu hao tài sản cố định năm 2008: 96 triệu đồng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng năm 2008: 2.050

triệu đồng, trong đó chi phí cố định là 1.640 triệu đồng.

- Thời gian luân chuyển hàng tồn kho bình quân kế hoạch năm 2008 là

30 ngày.

- Thời gian bán chịu trung bình mà doanh nghiệp đã thỏa thuận với

khách hàng năm 2008 là 30 ngày (tính cho doanh thu bán chịu).

- Doanh thu bán chịu năm 2008: 7.830 triệu đồng.

- Chi phí quản lý và bán hàng năm 2007 là 1.980 triệu đồng, trong đó

chi phí cố định là 1670 triệu đồng.

Bài 7. Phân tích tài chính công ty Sông Mã với các nội dung như sau:

Page 214: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

1) Phân tích tình hình biến động về nguồn vốu, tài sản và cơ cấu tài

chính của công ty năm 2008.

2) Phân tích khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) năm 2008 so với năm

2007.

3) Phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2008 so với năm

2007, đồng thời giải thích xu hướng biến động của suất sinh lời của vốn chủ

sở hữu trong trường hợp này.

Thông tin từ bảng cân đối kế toán rút gọn ngày 31/12/2008 của công ty

Sông Mã như sau (Đơn vị tính: triệu đồng):

Tài sản ĐK CK Nguồn vốn ĐK CK

A. TS ngắn hạn 4.650 4.500 A- Nợ phải trả 3.530 4.020

1. Tiền 600 620 1. Nợ ngắn hạn 2.830 3.020

2. Khoản phải thu 1.500 1.800 - Vay ngắn hạn 1.680 1.600

- Phải thu KH 1.280 1.730 - Nợ DH đến hạn 200 200

- Phải thu khác 220 70 - p.trả người bán 800 1.100

3. Tồn kho 2.350 2.000 - Phải trả khác 150 120

4. TS NH khác 200 80 2. Nợ dài hạn 700 1.000

B- Tài sản dài hạn4.800 5.200

B- Vốn chủ sở

hữu5.920 5.680

1. TSCĐ4.600 5.000

1. Vốn đầu tư

CSH5.100 5.300

- Nguyên giá 6.500 6.800 2. Quỹ ĐT PT 250 170

- Hao mòn -1900 -1800 3. Lãi chưa pp 400 180

2. Đầu tư dài hạn 200 200 4. Quỹ KT PL 170 30

Cộng tài sản 9.450 9.700 Cộng nguồn vốn 9.450 9.700

Thông tin khác (Đơn vị tính: triệu đồng)

Page 215: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chỉ tiêu 2007 2008

- Doanh thu thuần 18.900 21.065

- Tổng lợi nhuận trước thuế 850 920

- Chi phí trả lãi vay 360 370

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 213 232

- Tổng vốn tại thời điểm đầu năm 2007: 8.550 triệu đồng.

- Vốn chủ sở hữu tại thời điểm đầu năm 2007: 5.480 triệu đồng.

- Lãi suất vay bình quân: 12%/năm

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%

Bài 8. Công ty X là doanh nghiệp sản xuất, có tài liệu về tình hình kinh

doanh kỳ thực tế và kế hoạch năm 2008 như sau:

- Tình hình sản xuất và tồn kho

ĐVT: sản phẩm

Loại SPSố lượng SPSX Tồn kho đầu kỳ Tồn kho cuối kỳ

KH TT KH TT KH TT

A 110.000 110.000 10.000 8.000 10.000 34.000

B 90.000 96.000 7.000 9.000 7.000 13.000

Loại SPGiá vốn hàng bán (1000

đồng / SP)Giá bán (1000 đồng/SP)

KH TT KH TT

A 420 408 570 560

B 150 145 210 210

- Tình hình sử dụng vốn và chi phí

Page 216: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

- Tồn kho bình quân 13.250 21.700

- Phải thu khách hàng bình quân 3.840 6.200

- Tổng vốn bình quân 68.000 76.840

- Chi phí bán hàng và quản lý DN 18.768 16.590

- Chi phí lãi vay 2.448 3.500

Yêu cầu:

1) Phân tích lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thực tế của doanh nghiệp so

với kế hoạch.

2) Phân tích chỉ tiêu ROI thực tế so với kế hoạch.

3) Phân tích chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp thực tế so với kế

hoạch.

Biết rằng:

Để gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ doanh nghiệp đã tăng cường

công tác quảng cáo tiếp thị, nhưng trong điều kiện kinh tế suy thoái, sức mua

trên thị trường giảm sút nên mọi cố gắng của doanh nghiệp đã không mang

lại kết quả.

Bài 9. Doanh nghiệp X có thông tin từ bảng cân đối kế toán ngày 31

tháng 12 năm N như sau (ĐVT: triệu đồng):

Tài sảnĐầu năm

Cuối kỳ

Nguồn vốnĐầu năm

Cuối kỳ

A. TS ngắn hạn 3.200 3.650 A. Nợ phải trả 4.800 4.600

1- Tiền 850 720 I- Nợ ngắn hạn 3.600 3.800

2- Đầu tư ngắn

hạn0 400

1- Vay ngắn hạn2.100 1.920

Page 217: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3- Khoản phải thu 980 1.030 2- p.trả người bán 1.000 1.400

- Phải thu k/hàng 820 940 3- Phải trả khác 100 80

- Phải thu khác 160 90 4- Nợ DH đến hạn 400 400

4- Tồn kho 1.350 1.450 II- Nợ vay dài hạn 1.200 800

5- TSLĐ khác 20 50

B. Tài sản dài hạn 6.700 6.300 B- Vốn chủ sở hữu 5.100 5.350

1- Tài sản cố định 5.700 5.800 1- Vốn đầu tư CSH 3.500 3.900

+ Nguyên giá 7.400 7.800 2- Quỹ đầu tư P.T 500 480

+ KH lũy kế -1700 -2000 3- Lãi chưa pp 800 720

2- ĐT TC dài hạn 1.000 500 4- Quỹ KT PL 300 250

Tổng cộng 9.900 9.950 Tổng cộng 9.900 9.950

Yêu cầu:

1) Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn và sử dụng vốn và cơ

cấu tài chính của doanh nghiệp trong năm N.

2) Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu: hệ

số khả năng thanh toán kiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, vòng

quay tồn kho và số ngày thu tiền bán hàng.

3) So sánh chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp với các doanh nghiệp

cùng ngành và so với kế hoạch.

Biết rằng:

Trong năm N, doanh nghiệp X có thông tin như sau:

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: 10.430 triệu đồng.

Trong đó doanh thu bán chịu là 7.200 triệu đồng.

- Giá vốn hàng bán: 8.000 triệu đồng

Page 218: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Thời gian bán chịu trung bình đã thỏa thuận với khách hàng là 40

ngày.

- Thời gian luân chuyển tồn kho dự kiến là 50 ngày.

- Vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp cùng ngành nghề là 6

vòng/năm và thời gian thu tiền bán hàng trung bình là 30 ngày.

Bài 10. Thông tin trích từ báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế

toán và một số thông tin tài chính của công ty Y năm N và N-1 như sau:

(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

1. Tổng doanh thu 6.150 7.170

Các khoản giảm doanh thu 105 170

2. Doanh thu thuần 6.000 7.000

3. Giá vốn hàng bán 4.200 4.830

4. Chi phí bán hàng và quản lý DN 1.320 1.505

5. Chi phí lãi vay 124 170

6. Lợi nhuận khác 20 (15)

7. CP thuế thu nhập doanh nghiệp 125 162,5

8. Lợi nhuận sau thuế 375 487,5

Các số liệu khác (ĐVT: triệu đồng):

Chỉ tiêu Năm N -1 Năm N

- Tổng vốn bình quân 3.900 4.290

- Nợ phải trả bình quân 1.560 1.880

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% 25%

- Tổng chi phí cố định trong giá vốn hàng bán và

chi phí quản lý bán hàng2.530 2.870

Page 219: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Yêu cầu:

1) Phân tích mức độ rủi ro về kinh doanh của công ty trong 2 năm N và

N-1 qua phân tích doanh thu hòa vốn và độ bẩy hoạt động (DOL).

2) Phân tích hiệu quả chung của đồng vốn đầu tư vào công ty thông

qua chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn (ROI) năm N so với năm N-1.

3) So sánh tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của

công ty năm N so với năm N-1 và cho biết nguyên nhân của sự thay đổi này.

Bài 11. Bảng cân đối của công ty Bình An ngày 31/ 12/ N như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

TÀI SẢN Đầu kỳCuối

kỳNGUỒN VỐN Đầu kỳ Cuối kỳ

A. TS ngắn hạn 6.400 7.280 A. Nợ phải trả 9.600 9.200

1. Tiền 1.700 1.440 1. Nợ ngắn hạn 7.200 7.600

2. ĐTTC ngắn

hạn0 800

- Vay ngắn hạn4.200 3.840

3. Khoản phải thu 1.960 2.060 - p.trả người bán 2.000 2.800

- Phải thu KH 1.750 1.820 - Phải trả khác 200 160

- Phải thu khác 210 240 - Nợ DH đến hạn 800 800

4. Tồn kho 2.700 2.900 2. Nợ dài hạn 2.400 1.600

5. TSNH khác 40 80 B. Vốn CSH 10.200 10.680

B. Tài sản dài hạn 13.400 2.600 1.Vốn kinh doanh 7.000 7.200

1. TS cố định 11.400 1.600 2. Lãi chưa pp 1.600 1.440

- Mguyên giá 14.800 5.600 3. Các quỹ DN 1.600 2.040

- KH lũy kế -3.400 -4.000

2. Đầu tư dài hạn 2.000 1.000

Page 220: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Cộng tài sản 9.800 19.880 Cộng nguồn vốn 19.800 19.880

Yêu cầu:

1) Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh

nghiệp năm N

2) So sánh các chỉ tiêu sau đây của năm N với năm N-1 và cho biết

những nguyên nhân làm cho các chỉ tiêu này thay đổi:

- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

3) Qua kết quả phân tích ở hai câu trên, hãy cho kết luận về tình hình

tài chính của doanh nghiệp ở góc độ của một cán bộ tín dụng.

Biết rằng:

- Trong năm N-1 và năm N, không phát sinh chênh lệch vĩnh viễn khi

xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

- Một số thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh:

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu N-1 N

- Doanh thu thuần 20.000 24.000

- Giá vốn hàng bán 13.000 16.000

- Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 5.000 5.200

- Chi phí lãi vay 960 800

Năm N:

- Thời gian thu tiền bán hàng trung bình theo kế hoạch là 20 ngày.

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho trung bình của các doanh nghiệp cùng

ngành nghề là 6 vòng/ năm.

Page 221: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Năm N-1:

- Tổng vốn bình quân: 16.000 triệu đồng.

- Nợ phải trả bình quân: 8.000 triệu đồng.

- Lãi suất tiền vay bình quân là 10% / năm.

Bài 12. Doanh nghiệp X có các số liệu về nguồn vốn và kết quả kinh

doanh như sau (ĐVT: triệu đồng):

Chỉ tiêu 2007 2008

- Tổng vốn bình quân 50.000 55.0

- Vốn chủ sở hữu bình quân 23.000 27.500

- Nợ vay bình quân 10.000 12.000

- Lợi nhuận trước thuế 3.200 3.600

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 800 900

- Chi phí lãi vay 1.200 1.440

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% 25%

Yêu cầu:

1) Xác định chỉ tiêu tỉ lệ hoàn vốn năm 2007 và năm 2008 và cho nhận

xét. Nếu trong năm 2008 thay vì tăng vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp tăng nợ

vay thì ROI có thay đổi không? Tại sao?

2) Phân tích ảnh hưởng của đòn đòn bẩy tài chính đối với tỷ suất lợi

nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2008 và năm 2007.

Bài 13. Công ty GLM tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước, được cổ

phần hóa vào tháng 11 năm N. GLM hiện là một công ty cổ phần sản xuất

kinh doanh xuất nhập khẩu và đang chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng

khoán. Doanh thu xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 80% tổng doanh thu. Các

ngành nghề kinh doanh của công ty hiện nay được đa dạng hóa trên nhiều

lĩnh vực:

Page 222: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Sản xuất chế biến và xuất khẩu hàng nông lâm hải sản, thủ công mỹ

nghệ, may mặc, vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác.

- Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phương tiện vận tải,

hàng tiêu dùng...

- Dịch vụ thương mại cầm đồ.

- Xây dựng, trang trí nội thất, kinh doanh địa ốc.

- Hợp tác đầu tư trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn.

Hiện nay, công ty đang có thị trường xuất khẩu ổn định và có kế hoạch

mở rộng thị trường trong những năm sắp tới kể cả xuất khẩu và thị trường nội

địa.

Công ty có huy động nợ vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu

động, lãi suất vay bình quân năm N-1 là 12%, nhưng sang năm N lãi suất vay

bình quân tăng lên 14%.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của

công ty GLM trong 2 năm N-1 và năm N.

1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty năm N so với năm

N-1 và lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính.

2. Phân tích những nhân tố nào đã làm cho tỷ suất sinh lời trên tài sản

(ROA) của công ty thay đổi.

3. Phân tích những nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ

sở hữu (ROE).

4. Phân tích cơ cấu tài chính của công ty từ cuối năm N-2 đến cuối năm

N.

5. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty qua

các hệ số khả năng thanh toán.

Page 223: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

6. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khái quát năm N-1 và N và phân tích

khả năng thanh toán của công ty thông qua chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ ròng

hoạt dộng kinh doanh.

Biết rằng:

Chi phí khấu hao năm N-1 là 830 và năm N là 970.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

Thông tin từ bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của công ty

như sau:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỐI CHIẾU

ĐVT: triệu đồng

TÀI SẢN 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Tài sản ngắn hạn 24.513 23.606 34.606

1. Tiền 1.305 916 4.140

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 126 126 0

3. Các khoản phải thu 18.339 14.994 18.494

- Phải thu khách hàng 5.718 12.118 8.746

- Phải thu khác 13.280 4.469 9.748

- Dự phòng phải thu khó đòi (659) (1.593) 0

4. Hàng tồn kho 4.090 7.426 11.845

- Hàng tồn kho 4.254 8.727 11.845

- DP giảm giá hàng tồn kho (164) (1.301) 0

5. Tài sản ngắn hạn khác 653 144 127

B. Tài sản dài hạn 6.399 7.350 10.586

1. Tài sản cố định 5.786 6.737 7.302

- Nguyên giá 7.413 8.871 10.735

Page 224: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Khấu hao lũy kế (1.627) (2.134) (3.433)

2. Đầu tư tài chính dài hạn 613 613 613

3. Chi phí trả trước dài hạn 0 0 2.671

Tổng cộng tài sản 30.912 30.956 45.192

NGUỒN VỐN 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Nợ phải trả 17.040 14.012 24.738

1. Nợ ngắn hạn 17.040 14.012 24.738

- Vay ngắn hạn 5.275 5.640 11.940

- Phải trả người bán 2.573 1.998 4.078

- Phải trả khác 9.192 6.374 8.720

B. Vốn chủ sở hữu 13.872 16.944 20.454

1. Vốn đầu tư của CSH 10.275 12.009 12.009

2. Quỹ đầu tư phát triển 2.085 2.501 4.424

3. Quỹ dự phòng tài chính 177 531 915

4. Lợi nhuận chưa phân phối 1.335 1.903 3.106

Tổng cộng nguồn vốn 30.912 30.956 45.192

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm N-1 Năm N

1. Doanh thu thuần 147.346 163.267

2. Giá vốn hàng bán 132.289 147.855

3. Lợi nhuận gộp 15.057 15.412

4. Doanh thu hoạt động tài chính 1.341 1.147

5. Chi phí hoạt động tài chính 818 1.118

Page 225: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Trong đó: chi phí lãi vay 818 1.055

6. Chi phí bán hàng 1.943 2.072

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.010 8.778

8. LN nhuận từ HĐ kinh doanh 4.627 4.591

9. Thu nhập khác 1.711 3.557

10. Chi phí khác 531 - 2.010

11. Lợi nhuận khác 1.180 1.547

12. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.807 6.138

13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.504 1.593

14. Lợi nhuận sau thuế 4.303 4.545

Bài 14. Thông tin từ báo cáo tài chính của công ty ABC trong năm 2007

và 2008 như sau (ĐVT: triệu đồng):

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31 THÁNG 12

TÀI SẢN 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008

A. Tài sản ngắn hạn 80.500 71.300 63.600

1. Tiền 8.400 4.500 6.500

II. Các khoản phải thu 15.800 14.600 17.500

III. Tồn kho 52.100 49.100 37.600

IV. TS ngắn hạn khác 4.200 3.100 2.000

B. Tài sản dài hạn 60.700 60.900 65.000

I. Tài sản cố định 60.700 55.500 64.300

- Nguyên giá 105.500 102.800 117.800

- Khấu hao lũy kế -44.800 -47.300 -53.500

II. Đầu tư TC dài hạn 0 3.700 250

Page 226: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

III. CP trả trước DH 0 1.700 450

Tổng cộng tài sản 141.200 132.200 128.600

NGUỒN VỐN 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

A. Nợ phải trả 75.080 63.370 59.900

1. Nợ ngắn hạn 65.080 49.370 38.100

1. Vay ngắn hạn 40.540 31.000 21.500

2. Phải trả người bán 18.760 11.270 9.100

3. Phải trả khác 5.780 7.100 7.500

II. Nợ dài hạn 10.000 14.000 21.800

B. NV chủ sở hữu 66.120 68.830 68.700

1. Vốn đầu tư của CSH 62.600 64.600 66.800

2. LN chưa phân phối 3.520 4.230 1.900

Tổng cộng nguồn vốn

141.200 132.200 128.600

Kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh thu thuần 223.755 232.946

2. Giá vốn hàng bán 185.500 195.600

3. Lợi nhuận gộp 38.255 37.346

4. Doanh thu hoạt động tài chính 450 1.250

5. Chi phí hoạt động tài chính 4.275 3.974

Trong đó: Chi phí lãi vay 4.275 3.974

4. Chi phí bán hàng 7.900 9.260

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.100 11.200

Page 227: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

6. Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh 16.430 14.162

8. Lợi nhuận khác -200 120

9. Tổng lợi nhuận trước thuế 16.230 14.282

10. Lợi nhuận sau thuế 12.172 10.711

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Chỉ tiêu 2008

I. Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận sau thuế 10.711

2. Các khoản điều chỉnh

- Khấu hao 7.000

- Lỗ do thanh lý tài sản cố định 100

- Lãi do bán cổ phiếu -1.650

3. Tiền từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi VLĐ 16.161

- Tăng khoản phải thu -2.900

- Giảm tồn kho 11.500

- Giảm tài sản ngắn hạn khác 1.100

- Giảm khoản phải trả -1.770

Ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh 24.091

II. Lưu chuyển tiền tệ hoạt động đầu tư

1. Thu do bán tài sản cố định 100

2. Chi mua tài sản cố định -14.750

3. Tiền thu do bán cổ phiếu 5.100

Ngân lưu ròng hoạt động đầu tư -9.550

III. Lưu chuyển tiền tệ hoạt động tài trợ

Page 228: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

1. Tiền trả nợ vay -1,700

2. Chia lãi và khen thưởng -10.841

Ngân lưu ròng hoạt động tài chính -12.541

Tổng ngân lưu ròng trong kỳ 2.000

Tiền đầu kỳ 4.500

Tiền cuối kỳ 6.500

Một số thông tin khác:

- Tổng chi phí hoạt động cố định tương ứng với doanh thu thực tế năm

2007: 81.020 triệu đồng; năm 2008: 84.430 triệu đồng.

- Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt tối thiểu mà công ty phải duy trì để đáp ứng

nhu cầu chi trả thường xuyên được tính bằng 3% giá vốn hàng bán.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.

Yêu cầu:

1) So sánh độ bẩy hoạt dộng (DOẸ) năm 2008 với năm 2007 và giải

thích những nguyên nhân làm cho DOL thay đổi.

2) Phân tích những nguyên nhân làm tiền từ hoạt động kinh doanh năm

2008 khác lợi nhuận sau thuế và cho biết công ty đã sử dụng tiền từ hoạt

động kinh doanh để làm gì? Việc thay đổi kết cấu nợ vay và giảm nợ vay

trong năm 2008 có hợp lý không?

3) Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lời

trên vốn của công ty năm 2008 so với năm 2007.

- Suất sinh lời trên tài sản (ROA)

- Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Bài 15. Công ty Thanh Long là doanh nghiệp sản xuất, có các thông tin

như sau (ĐVT: triệu đồng):

Tài liệu 1 - Bảng cân đối kế toán rút gọn

Page 229: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tài sản 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Tài sản ngắn hạn 15.890 18.480 17.980

B. Tài sản dài hạn 25.590 26.560 27.100

Tổng cộng 41.480 45.040 45.080

Nguồn vốn 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Nợ phải trả 13.880 15.500 15.640

B. Vốn chủ sở hữu 27.600 29.540 29.440

Tổng cộng 41.480 45.040 45.080

Tài liệu 2 – Các thông tin về kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu N-1 N%/Doanh thu thuần

N-1 N

1. Doanh thu thuần 56.860 65.450

2. Giá vốn hàng bán 42.600 49.940 74,92% 76,30%

3. Lợi nhuận gộp 14.260 15.510 25,08% 23,70%

4. Chi phí bán hàng 3.310 3.870 5,82% 5,91%

5. CP quản lý DN 2.450 2.630 4,31% 4,02%

6. LN HĐKD chính 8.500 9.010 14,95% 13,77%

8. Lợi nhuận HĐTC Trong

đó: CP lãi vay

-600

600

-890

890

9. Lợi nhuận khác -100 10

10. Tổng EBT 7.800 8.130

11. Chi phí thuế TNDN 2.020 2.122

12. Tổng EAT 5.780 6.008

Tài liệu 3 - Thông tin khác:

Page 230: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Năm N, để mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty đã đẩy mạnh hoạt

động quảng cáo, khuyến mãi, mở thêm đại lý tại các tỉnh miền trung và thực

hiện chính sách tín dụng thương mại mở rộng, kết quả là khối lượng sản

phẩm tiêu thụ năm N tăng 10% so với năm trước.

- Do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu trên thị trường tăng mạnh trong

năm N làm làm giá thành sản xuất sản phẩm tăng 2% so với năm trước.

Yêu cầu:

1. Xác định mức độ ảnh hưởng của lượng bán và giá bán đến doanh

thu của doanh nghiệp năm N so với năm N-1.

2. Phân tích tác động của doanh thu và hiệu quả tiết kiệm từng yếu tố

chi phí đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính năm N so với năm N-1.

3. Phân tích sự biến động các chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn năm N

so với năm N-1:

- Tỷ lệ hoàn vốn (ROI)

- Suất sinh lời trên tài sản (ROA)

- Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

4. Nợ vay sử dụng trong năm N có góp phần làm gia tăng suất sinh lời

trên vốn chủ sở hữu hay không?

Biết rằng:

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 25%

- Lãi suất vay bình quân năm N là 14%

Bài 16. Phân tích tài chính Công ty Sao Mai (sản xuất bột giặt) theo các

nội dung như sau (Đơn vị tính: triệu đồng)

1. Lập bảng phân tích biến động tài sản và nguồn vốn năm N và cho

nhận xét.

Page 231: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2. Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh năm N và đánh

giá khả năng thanh toán thông qua lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh

doanh.

3. Phân tích khả năng thanh toán năm N của công ty qua chỉ tiêu hệ số

khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, số ngày thu

tiền bán hàng và vòng quay tồn kho.

Chỉ tiêu 31/12/N-1 31/12/N So sánh

1. Tiền và tương đương tiền 960 670 -290

2. Hàng tồn kho 40.000 43.900 3.900

3. Các khoản phải thu 25.470 18.950 -6.520

Trong đó: p.thu khách hàng 20.500 18.050 -2.450

4. Tài sản ngắn hạn khác 550 500 -50

5. TSCĐ hữu hình 41.000 35.430 -5.570

6. Vay và nợ ngắn hạn 32.150 33.450 1.300

Trong đó: Nợ DH đến hạn 3.000 4.500 1.500

7. Phải trả người bán 5.800 3.310 -2.490

8. Các khoản phải trả khác 7.930 7.500 -430

9. Nợ vay dài hạn 21.100 15.900 -5.200

10. Vốn đầu tư chủ sở hữu 19.050 18.000 -1.050

11. Các quỹ doanh nghiệp 14.300 16.200 1.900

12. LN chưa phân phối 7.650 5.090 -2.560

Tài liệu 2 - Các thông tin khác:

1. Doanh thu thuần 148.010

2. Giá vốn hàng bán 132.640

3. Lợi nhuận sau thuế 5.090

Page 232: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

4. Lãi từ bán chứng khoán đầu tư dài hạn 100

5. Khấu hao trong kỳ 12.980

6. Số ngày thu tiền bán hàng theo kế hoạch 52 ngày

7. Vòng quay hàng tồn kho theo kế hoạch 3,1 vòng

Công ty Minh Châu sản xuất bao bì nhựa, có những thông tin tài chính

như sau (ĐVT: triệu đồng):

Tài liệu 1 - Kết quả kinh doanh:

Chỉ tiêu N-1 N%/ doanh thu thuần

N-1 N

1. Doanh thu thuần 90.320 100.400

2. Giá vốn hàng bán 72.256 81.324 80,00% 81,00%

3. Lợi nhuận gộp 18.064 19.076 20,00% 19,00%

4. CPbán hàng 3.580 3.820 3,96% 3,80%

5. CP quản lý DN 3.610 3.930 4,00% 3,91%

6. LN HĐKD chính 10.874 11.326 12,04% 11,28%

7. LN HĐ tài chính -900 -850

- Trong đó: CP lãi vay 900 850

8. Lợi nhuận khác -100 -80

9. LN kế toán trước thuế 9.874 10.396

10. Thuế thu nhập DlN 2.498 2.590

11. Lợi nhuận sau thuế 7.376 7.806

Tài liệu 2 – Bảng cân đối kế toán

Tài sản 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Tài sản ngắn hạn 17.310 16.850 16.600

Page 233: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

1. Tiền 600 700 400

II. Các khoản phải thu 6.350 5.420 5.410

- Phải thu khách hàng 6.000 5.100 5.000

- Phải thu khác 350 320 410

III. Tồn kho 9.800 10.300 10.400

IV. TSNH khác 560 430 390

B. Tài sản dài hạn 28.400 29.130 30.090

1. Tài sản cố định 28.400 29.130 30.090

- Nguyên giá 38.200 39.210 40.980

- Khấu hao lũy kế -9.800 -10.080 -10.890

Tổng tài sản 45.710 45.980 46.690

Nguồn vốn 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

A. Nợ phải trả 18.200 17.240 17.480

1. Nợ ngắn hạn 18.200 13.900 14.000

1. Vay ngắn hạn 9.400 5.500 5.400

2. Phải trả người bán 7.800 7.600 7.700

3. Phải trả khác 1.000 800 900

II. Nợ vay dài hạn 0 3.340 3.480

Nguồn vốn 31/12/N-2 31/12/N-1 31/12/N

B. Vốn chủ sở hữu 27.510 28.740 29.210

1. VĐT của CSH 16.940 18.090 18.990

2. Quỹ ĐTPT 4.500 3.800 4.830

3. LN chưa phân phối 5.260 6.340 5.050

4. Quỹ khen thưởng, PL 810 510 340

Page 234: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tổng nguồn vốn 45.710 45.980 46.690

Tài liệu 3 - Thông tin khác

- Tỷ lệ vốn lưu động ròng tài trợ cho vốn lưu động mục tiêu là 40%.

- Vòng quay vốn trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành nghề là

2 vòng.

- Số ngày thu tiền bán hàng theo kế hoạch là 13 ngày.

- Vòng quay tồn kho trung bình ngành là 7 vòng.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

Yêu cầu:

1) Phân tích tác động của doanh thu và hiệu quả tiết kiệm chi phí sản

xuất đến biến động lợi nhuận gộp năm N so với năm N-1.

2) Phân tích biến động cơ cấu tài chính công ty năm N qua chỉ tiêu vốn

lưu động và các nguồn tài trợ vốn lưu động. Hãy đưa ra hai biện pháp giúp

công ty đạt được cơ cấu vốn mục tiêu.

3) Phân tích sự biến động của tỷ lệ hoàn vốn (ROI) năm N so với năm

N-1; từ kết quả phân tích hãy cho biết các biện pháp công ty có thể thực hiện

nhằm gia tăng tỷ lệ hoàn vốn.

4) Phân tích khả năng thanh toán của công ty năm N-1 và năm N thông

qua các chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh

toán nhanh, vòng quay hàng tồn kho và số ngày thu tiền bán hàng.

5) Phân tích biến động hiệu quả hoạt động kinh doanh chính năm N so

với năm N-1 thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính

trên doanh thu.

6) Phân tích chu kỳ kinh doanh của công ty năm N so với năm N-1;

đồng thời cho biết sự thay đổi của các thành phần trong chu kỳ kinh doanh có

ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tiết vốn lưu động của công ty.

Page 235: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Bài 18. Công ty Trường Thọ hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Căn

cứ vào báo báo tài chính và các số liệu khác về chi tiết chi phí và thu nhập

của công ty trong 2 năm 2007 và năm 2008, hãy đánh giá tình hình tài chính

của công ty qua một số chỉ tiêu sau đây:

1) Phân tích khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm 2007 và năm

2008 thông qua ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh.

2) Phân tích những yếu tố làm thay đổi độ bẩy hoạt động (DOL) trong

năm 2007 và 2008.

3) Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong hai năm

2007 và 2008. Nợ vay sử dụng trong năm 2007 và năm 2008 có góp phần

làm tăng ROE hay không?

4) Xác định chu kỳ vốn lưu động năm 2007 và năm 2008. Hãy cho biết

nguyên nhân làm thay đổi chu kỳ vốn lưu động và đánh giá khả năng tiết kiệm

vốn lưu động của công ty năm 2008 so với năm 2007.

Tài liệu phân tích (ĐVT: triệu đồng):

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

- Khấu hao TSCĐ 920 1100

- Lãi do bán chứng khoán đầu tư dài hạn 120 -

- Lãi do thanh tý TSCĐ - 280

- Tổng chi phí hoạt động cố định 3.870 4.100

- Thuế suất thuế thu nhập DN 25% 25%

- Lãi suất vay bình quân 12% 14%

Bảng cân đối kế toán đối chiếu

Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08

Tài sản

A. Tài sản ngắn hạn 15.517 21.780 19.046

Page 236: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

1. Tiền 1.268 1.620 2.456

2. Các khoản phải thu 5.710 7.646 7.608

- Phải thu khách hàng 4.420 6.874 6.130

- Phải thu khác 1.290 772 1.478

3. Hàng tồn kho 8.072 12.246 8.352

4. Tài sản ngắn hạn khác 467 268 630

B. Tài sản dài hạn 12.560 8.910 13.228

1. Tài sản cố định 10.060 8.910 13.228

- Nguyên giá 20.580 21.530 24.890

- Khấu hao lũy kế (10.520) (12.620) (11.662)

2. Đầu tư tài chính dài hạn 2.500 0 0

Tổng cộng tài sản 28.077 30.690 32.274

Nguồn vốn

A. Nợ phải trả 11.199 12.680 14.534

I. Nợ ngắn hạn 11.199 10.680 13.034

1. Vay ngắn hạn 4.970 3.356 4.520

2. Nợ dài hạn đến hạn 0 0 500

3. Các khoản phải trả 6.229 7.324 8.014

- Phải trả người bán 5.432 6.420 7.334

- Phải trả khác 797 904 680

II. Nợ dài hạn (Vay dài hạn) 0 2.000 1.500

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 16.878 18.010 17.740

1. Nguồn vốn kinh doanh 15.600 16.600 16.600

2. Lợi nhuận chưa phân phối 958 1.050 894

Page 237: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. Các quỹ doanh nghiệp 320 360 246

Tổng cộng nguồn vốn 28.077 30.690 32.274

Kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu 2005 2006

1. Doanh thu thuần 97.700 102.400

2. Giá vốn hàng bán 88.740 92.010

3. Thu nhập hoạt động tài chính 125 25

4. Chi phí hoạt động tài chính 912 815

Trong đó: Chi phí lãi vay 810 770

5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.250 2.076

6. Chi phí bán hàng 2.903 3.014

7. Lợi nhuận khác 300 120

8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 820 1.160

Bài 19. Công ty JB có những thông tin tài chính năm 2007 và 2008 như

sau:

Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08

1. Hệ số khả năng thanh toán

trong đó:

1.1 HS KNTT hiện thời 1,05 1,02 1,08

1.2. HS KNTT nhanh 0,55 0,52 0,50

Chỉ tiêu 2007 2008

2. Hệ số hoạt động, trong đó:

2.1. Vòng quay tổng tài sản 2,2064 2,0660

Page 238: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2.2. Vòng quay tài sản cố định 3,7167 3,1172

2.3. Vòng quay tồn kho 6,1621 6,2423

2.4. Số ngày thu tiền bán hàng 36 34

3. Hệ số sinh lời, trong đó:

3.1. Tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu 30,00% 31,00%

3.2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên

doanh thu (EBIT/DTT)7,50% 7,85%

3.3. Suất sinh lời trên tổng vốn (ROI) 16,55% 16,22%

3.4. Suất sinh lời trên tài sản (ROA) 11,83% 11,68%

3.5. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (R0E) 15,79% 16,53%

Căn cứ vào các hệ số tài chính trên, yêu cầu:

1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong năm 2007

và năm 2008.

2. Phân tích tác động của các nhân tố đến suất sinh lời trên tổng vốn

(ROI) năm 2008 so với năm 2007.

3. Xác định mức độ tác động của nợ đến suất sinh lời trên vốn chủ sở

hữu (ROE) trong năm 2007 và năm 2008?

4. Nợ vay có tác động làm tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

năm 2008 hay không? Tại sao?

Tài liệu bổ sung:

- Doanh thu thuần năm 2007 là 99350 triệu đồng và năm 2008 là 98200

triệu đồng.

- Vòng quay hàng tồn kho trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành

nghề là 6,5 vòng.

- Số ngày thu tiền bán hàng kế hoạch của năm 2007 và năm 2008 là 30

ngày.

Page 239: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Lãi suất vay bình quân năm 2008 là 14%/năm.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%.

Bài 20. Công ty Hoàng Châu sản xuất bột ngọt, có thông tin trích từ báo

cáo tài chính năm 2007 và năm 2008 như sau (ĐVT: triệu đồng):

Tài liệu 1 - Bảng, cân đối kế toán

Tài sản 31/12/06 31/12/07 31/12/08

A. Tài sản ngắn hạn 12.930 12.850 12.890

1. Tiền 1.000 1.200 900

2. Các khoản phải thu 5.550 5.120 5.490

- Phải thu khách hàng 5.350 4.890 5.200

- Phải thu khác 200 230 290

3. Tồn kho 6.150 6.190 6.290

- Hàng tồn kho 6.260 6.430 6.390

- Dự phòng giảm giá tồn kho (110) (240) (100)

4. Tài sản ngắn hạn khác 230 340 210

B. Tài sản dài hạn 10.050 10.210 10.410

1. Tài sản cố định 9.780 9.960 10.100

2. Đầu tư tài chính dài hạn 270 250 310

Tổng cộng tài sản 22.980 23.060 23.300

Nguồn vốn 31/12/06 31/12/07 31/12/08

A. Nợ phải trả 12.940 13.100 13.110

1- Nợ ngắn hạn 11.940 12.600 13.110

1. Vay ngắn hạn 6.570 5.950 6.070

2. Nợ DH đến hạn 0 500 500

Page 240: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. p.trả người bán 5.030 5.740 6.120

4. Phải trả khác 340 410 420

II. Vay dài hạn 1.000 500 0

B. Vốn chủ sở hữu 10.040 9.960 10.190

1. VĐT của CSH 8.870 8.870 9.200

2. LN chưa pp 690 660 590

3. Quỹ ĐTPT 480 430 400

Tổng cộng nguồn vốn 22.980 23.060 23.300

Tài liệu 2 - Kết quả kinh doanh:

Chỉ tiêu 2007 2008

1. Doanh thu thuần 45.320 53.080

2. Giá vốn hàng bán 35.240 41.040

3. Doanh thu HĐ tài chính 270 350

4. Chi phí tài chính 750 900

Trong đố: chi phí lãi vay 580 630

5. CP bán hàng và quản lý doanh nghiệp 2.939 3.520

6. Lợi nhuận khác 79 (100)

7. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 6.740 7.870

8. CP thuế thu nhập doanh nghiệp 1.640 2.060

9. Tổng lợi nhuận sau thuế 5.100 5.810

Tài liệu 3 - Thông tin kliác:

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%

- Lãi suất vay bình quân năm 200-8 là 14%.

- Số ngày tồn kho của các DN cùng ngành nghề là 60 ngày.

Page 241: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Số ngày thu tiền bán hàng kế hoạch cả 2 năm là 30 ngày

- Khấu hao trong năm 2008 là 7950.

- Cổ tức được chia năm 2008 là 50

- Lỗ do thanh lý TSCĐ là 80

Yêu cầu:

1. So sánh chu kỳ kinh doanh năm 2008 với năm 2007, đồng thời đánh

giá khả năng tiết kiệm vốn lưu động từ sự thay đổi chu kỳ kinh doanh của

công ty.

2. Phân tích biến động suất sinh lời trên tài sản (ROA) và suất sinh lời

trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2008 so với năm 2007. Anh (chị) hãy cho

biết nợ vay có tác động làm tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

năm 2008 hay không?

3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (tóm tắt) năm 2008 và trả lời các vấn

đề sau:

3.1. Khả năng trả nợ của công ty trong năm như thế nào?

3.2. Tại sao lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh khác so với

lợi nhuận ròng?

3.3. Phân tích mối quan hệ giữa các dòng tiền và đánh giá hiệu quả

cũng như tính chất hợp lý trong quá trình sử dụng vốn của công ty.

4. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh năm 2007 và năm 2008.

5. Phân tích biến động cơ cấu tài chính từ cuối năm 2006 đến cuối năm

2008.

6. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn thông qua các chỉ tiêu: hệ

số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, vòng

quay tồn kho và số ngày thu tiền bán hàng.

MỘT SỐ BÀI GIẢI GỢl Ý

Bài 2.

Page 242: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

1) Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm N

Căn cứ vào bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn của

công ty X năm N, ta có nhận xét như sau:

Tổng nhu cầu sử dụng vốn của công ty trong năm N là 20.452 triệu,

trong đó chủ yếu để trả nợ vay ngắn hạn 9.507, chiếm tỷ trọng 46,48% trong

tổng nhu cầu sử dụng vốn, tăng tài trợ cho khoản phải thu 6.018 triệu, chiếm

tỷ trọng 29,42%, ngoài ra công ty còn sử dụng vốn để chi khen thưởng phúc

lợi, trả bớt nợ chiếm dụng, trả nợ vay dài hạn chiếm tỷ trọng 17,08% và cuối

cùng do tiền thu vào nhiều hơn chi ra nên tiền của công ty tăng 1.434 so với

đầu năm.

Nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong năm N chủ yếu từ giảm

tồn kho 11.527 triệu, chiếm 56,36% tổng nguồn vốn, giảm đầu tư tài chính dài

hạn 3.833 triệu, chiếm tỷ trọng 18,74%, ngoài ra công ty còn tăng được nguồn

vốn nhờ vào việc giảm giá trị còn lại của tài sản cố định, giảm tài sản ngắn

hạn khác, đáp ứng được 12,74% nhu cầu sử dụng vốn trong năm. Nguồn vốn

tăng thêm từ tăng nguồn vốn kinh doanh và tăng quỹ đầu tư phát triển 2.485,

đáp ứng 12,15% nhu cầu sử dụng vốn.

Trong năm N, nhu cầu sử dụng vốn của công ty tập trung vào việc giảm

nguồn vốn nhiều hơn tăng tài sản. Nguồn vốn giảm chủ yếu là nguồn vốn

ngắn hạn và tài sản tăng là khoản phải thu. Để có nguồn trả nợ ngắn hạn và

tăng khoản phải thu, công ty đã giảm tồn kho và đầu tư tài chính dài hạn là

chính, nguồn vốn tăng thêm là tăng nguồn vốn kinh doanh và quỹ đầu tư phát

triển là 2 yếu tố ổn định thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy nếu xem xét

mối tương quan giữa nhu cầu sử dụng vốn và nguồn vốn thì có thể thấy năm

nay công ty có xu hướng cải thiện cơ cấu tài chính theo hướng giảm nguồn

vốn ngắn hạn và tăng nguồn vốn ổn định của chủ sở hữu, đồng thời giảm tài

sản ngắn hạn thông qua việc giảm tồn kho là giải pháp tích cực nhằm tiết

kiệm vốn lưu động.

Tóm lại, biến động nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm N theo

hướng tiết kiệm vốn và giảm rủi ro, nếu doanh thu và lợi nhuận của công ty

Page 243: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

không giảm thì đây là dấu hiệu tốt, hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ gia

tăng đáng kể.

2) Xác định tiền tạo được từ hoạt động kinh doanh và phân tích nguyên nhân vì sao tiền tạo được từ hoạt động kinh doanh khác lợi nhuận sau thuế

Ngân lưu hoạt động kinh doanh Số tiền

Lợi nhuận sau thuế 1.359

Cộng khấu hao 9.868

Trừ lãi do thanh lý TSCĐ (100)

NCF từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi VLĐ 11.127

Trừ thay đổi khoản phải thu (6.018)

Trừ thay đổi tồn kho 11.527

Trừ thay đổi TSNH khác 1.177

Cộng thay đổi khoản phải trả (1.577)

NCF từ hoạt động kinh doanh 16.236

Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh lớn hơn lợi nhuận sau thuế

14.877 triệu (16.236 - 1.359) chủ yếu do các nguyên nhân:

- Khấu hao, khấu hao làm chênh lệch thu chi từ hoạt động kinh doanh >

lợi nhuận 9.868 triệu.

- Vốn lưu động giảm làm chênh lệch thu chi từ hoạt động kinh doanh >

lợi nhuận 11.127 triệu. Vốn lưu động giảm chủ yếu là do giảm tồn kho và tài

sản ngắn hạn khác là 12.704 triệu, lớn hơn tăng khoản phải thu và giảm

khoản phải trả 7.595 triệu.

3) Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến ROE

ROA = (1.359 + 3.583 X (l-25%))/111.343 = 3.54%

ROE = 1.359/ 65.428 = 2.08%

Page 244: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tác động của nợ đến ROE = 2.08% - 3.54% = -1.46%

Rd = 3.583 /(111.343 - 65.428) = 5.49%

ROA -Rd = 3.54% - 5.49% = -1.96%

D/E = (111.343 - 65.428)/ 65.428 = 0.7476

Do hiệu quả kinh doanh của công ty thấp, ROA nhỏ hơn chi phí sử

dụng nợ bình quân 1,96% vì vậy nợ đã có tác dụng làm giảm ROE.

4) Qua kết quả phân tích trên, có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính công ty năm N dưới góc độ ngân hàng như sau

- Hiệu quả kinh doanh của công ty năm N, thể hiện ở suất sinh lời trên

tài sản quá thấp, do lợi nhuận thấp, mặc dù công ty đã phải thu hẹp đầu tư,

giảm quy mô tài sản nhưng hiệu quả sử dụng vốn vẫn thấp.

- Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh thấp đã không làm giảm khả năng

thanh toán của công ty, tính thanh khoản vẫn đảm bảo, thể hiện qua ngân lưu

ròng hoạt động kinh doanh lớn hơn gấp 10 lần lợi nhuận sau thuế, doanh

nghiệp đã trả bớt nợ ngắn hạn đồng thời gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ

việc gia tăng vốn góp và lợi nhuận giữ lại.

Bài 3.

1) Phân tích lợi nhuận trước thuế

Chỉ tiêu Giá trị % trên doanh thu

2007 2008 So sánh 2007 2008 So sánh

1. Doanh thu thuần 28.000 32.300 4.300

2. Giá vốn hàng bán 19.040 22.610 3.570 68,00% 70,00% 2,00%

3. Chi phí quản lý DN 4.200 3.876 -324 15,00% 12,00% -3,00%

4. Chi phí bán hàng 1.904 2.713 809 6,80% 8,40% 1,60%

5. Lợi nhuận HĐ KD chính 2.856 3.101 245 10,20% 9,60% -0,60%

6. Thu nhập HĐ TC 125 25 -100 0,45% 0,08% -0,37%

7. CP HĐTC (không tính lãi 100 41 -59 0,36% 0,13% -0,23%

Page 245: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

vay)

8. Lợi nhuận HĐ TC

(không tính lãi vay)25 -16 -41 0.09% -0.05% -0.14%

9. Thu nhập khác 750 120 -630 2,68% 0,37% -2,31%

10. Chi phí khác 250 320 70 0,89% 0,99% 0,10%

11. Lợi nhuận khác 500 -200 -700 1.79% -0,62% -2,40%

12. Tổng EBIT 3.381 2.885 -496 12,08% 8,93% -3,14%

13. Chi phí lãi vay 812 774 -38 2,90% 2,40% -0,50%

14. Tổng EBT 2.569 2.111 -458 9,18% 6,54% -2,64%

Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm so với năm 2007 là 458

triệu, đồng thời tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu giảm 2,64%. Như

vậy lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2008 giảm cả về quy mô lẫn hiệu quả.

Xét từng bộ phân lợi nhuận thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính

trong năm 2008 tăng 245 triệu, nhưng tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh

chính trên doanh thu năm 2007 là 10,2%, năm 2008 còn 9,6%, giảm 0,6%.

Điều này chứng tỏ doanh thu tăng đã làm tăng lợi nhuận hoạt động kinh

doanh chính, nhưng hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động lại giảm, tốc độ tăng

chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, trong đó do tỷ lệ giá vốn hàng bán và

chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu tăng lớn hơn tỷ lệ chi phí bán

hàng trên doanh thu giảm.

Nếu không tính lãi vay, lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 41 triệu,

năm 2007 lãi 25 triệu, năm 2008 lỗ 16 triệu. Vì vậy năm 2007 hoạt động TC

đóng góp vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty 0,09%, nhưng năm

2008 lại làm giảm 0,05%. Như vậy riêng hoạt động TC không tính lãi vay đã

làm tỷ suất EBT/ doanh thu giảm 0,14%.

Lợi nhuận khác giảm 700 triệu, năm 2007 là 500 triệu, năm 2008 lỗ 200

triệu. Đóng góp của lợi nhuận khác vào tỷ suất EBT trên doanh thu năm 2007

là 1,79%; năm 2008 lại làm giảm tỷ suất EBT trên doanh thu 0,62%. Như vậy

lợi nhuận khác làm giảm tỷ suất EBT trên doanh thu 2,40%.

Page 246: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Qua xem xét từng bộ phận lợi nhuận ta thấy năm 2008 tỷ suất lợi

nhuận trên doanh thu của các bộ phận lợi nhuận đều giảm và làm cho tỷ suất

EBIT trên doanh thu giảm 3,14%. Trong khi đó nếu xét về số tuyệt đối thì tổng

EBIT giảm 496 triệu là do lợi nhuận hoạt động tài chính không tính lãi vay

giảm 41 triệu, lợi nhuận khác giảm 700 triệu nhưng lợi nhuận hoạt động kinh

doanh chính tăng 245 triệu.

Năm 2008, chi phí lãi vay giảm 38 triệu, làm lợi nhuận trước thuế giảm

ít hơn EBIT, nhưng tỷ lệ chi phí lãi vay trên doanh thu lại giảm, năm 2007 là

2,90%; năm 2008 là 2,40%, giảm 0,50%. Nhờ tỷ lệ chi phí lãi vay trên doanh

thu giảm đã làm cho tỷ lệ EBT trên doanh thu năm 2007 là 9,18%, năm 2008

còn 6,54%; giảm 2,64%, ít hơn mức giảm tỷ lệ EBIT trên doanh thu 0,50%.

2. Phân tích sự biến động của doanh thu

Doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 4.300 triệu

Tỷ lệ doanh thu tăng = 32.300/ 28.000 = 115,36%

Tỷ lệ tăng 15,36%.

Do giá bán năm 2008 đã giảm 2% so với năm 2007

Nếu giá bán không giảm thì doanh thu năm 2008

32.300 / (1- 2%) = 32.959 triệu.

Tác động của lượng bán làm doanh thu tăng.

32.959 - 28.000 = 4.959 triệu.

Tác động của giá bán làm doanh thu giảm -659,2

32.300 - 32.959 = - 659,2 triệu.

Tóm lại, năm 2008, doanh thu của công ty tăng là do công ty đã gia

tăng được khối lượng tiêu thụ nhưng do giá bán giảm nên đã làm hạn chế kết

quả kinh doanh của công ty.

3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của vốn lưu động và các nguồn tài trợ vốn lưu dộng.

Page 247: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chỉ tiêu ĐK CK Tăng (giảm)

1. Vốn lưu động 14.900 17.872 2.972

2. Vốn lưu động ròng 9.080 9.852 772

3. Vay ngắn hạn 5.820 8.020 2.200

Tỉ lệ VLĐ được tài trợ bằng

VLĐ ròng60,94% 55,13% -5,81%

Năm 2008, vốn lưu động tăng 2.972 triệu, nhưng nguồn tài trợ cho vốn

lưu động tăng chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, nợ vay ngắn hạn tăng 2.200 triệu,

nguồn vốn dài hạn tài trợ cho vốn lưu động chỉ tăng 772 triệu.

Cả thời điểm đầu năm và cuối năm 2008, công ty đều có vốn lưu động

ròng dương, tỷ lệ vốn lưu động ròng trên vốn lưu động đầu kỳ 60,94%, cao

hơn mục tiêu của công ty là từ 40% đến 50%. Đến cuối kỳ tỷ lệ vốn lưu động

ròng trên vốn lưu động giảm bớt 5,81% còn 55,13% vẫn còn cao hơn mục

tiêu.

* Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến vốn lưu động năm 2008

Bảng phân tích những nhân tô ảnh hưởng đến VLĐ

Các nhân tố ảnh hưởng Tăng Giảm

1. Tăng tiền 1.592

2. Tăng các khoản phải thu 962

3. Tăng hàng tồn kho 106

4. Tăng tài sản ngắn hạn khác 132

5. Giảm các khoản phải trả 180

Cộng 2.972

Qua bảng phân tích trên ta thấy vốn lưu động cuối năm 2008 tăng so

với đầu năm là do tất cả các yếu tố tài sản ngắn hạn đều tăng 2.792 triệu và

các khoản phải trả giảm cũng làm vốn lưu động tăng 180 triệu.

Page 248: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

* Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng năm 2008.

Bảng phân tích nhân tố ảnh hưởng đến VLĐ ròng.

Các nhân tố ảnh hưởng Tăng Giảm

1. Giảm tài sản cố định 2.042

2. Giảm nợ dài hạn (Vay dài hạn) 500

3. Giảm lợi nhuận chưa phân phối 656

4. Giảm các quỹ doanh nghiệp 114

Cộng 2.042 1.270

Bù trừ tăng giảm 772

Vốn lưu động ròng tăng 772 triệu là do công ty đã giảm tài sản cố định

2.042 triệu, đồng thời nguồn vốn dài hạn cũng giảm 1.270 triệu (do giảm nợ

vay dài hạn, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ DN). Tuy nhiên do tài sản

cố định giảm nhiều hơn nguồn vốn dài hạn giảm nên VLĐ ròng đã tăng lên.

Bài 18.

1. Phân tích khả năng thanh toán của công ty trong hai năm 2007 và năm 2008 thông qua ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh.

Xác định LCTT ròng hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp:

Chỉ tiêu 2007 2008

1. Lợi nhuận sau thuế 2.500 3.470

2. Điều chỉnh cho các khoản 800 820

- Khấu hao TSCĐ 920 1.100

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư -120 -280

3. LN từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 3.300 4.290

- Tăng, giảm các khoản phải thu -1.936 38

- Tăng, giảm hàng tồn kho -4.174 3.894

Page 249: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Tăng, giảm TSNH khác 199 -362

- Tăng, giảm các khoản phải trả 1.095 690

LCTT ròng từ hoạt động kinh doanh -1.516 8.550

Nhận xét:

Lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh năm 2007 bị âm 1.516

triệu đồng, cho thấy khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh kém. Tiền thu

được từ hoạt động kinh doanh không thể đáp ứng đầy đủ cho các nhu cầu chi

của chính hoạt động này và tất yếu công ty sẽ phải huy động nguồn tiền từ

hoạt động tài trợ hoặc thu hẹp đầu tư vào tài sản dài hạn. Như vậy công ty

không có khả năng chia lợi nhuận và khả năng trả nợ vay đến hạn trong năm

bằng nguồn tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh.

Lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh năm 2008 là 8.550 triệu

đồng, cải thiện rất nhiều so với năm 2007. Sau khi thực hiện nhu cầu chi tiêu

cho hoạt động kinh doanh thì tiền thu được từ hoạt động này vẫn còn 8.550

để có thể chia lãi cho chủ sở hữu hoặc trả các khoản nợ vay đến hạn trong

năm, cụ thể như sau:

Khả năng chia.lãi: 8.550/ 3.470 = 2,46

Lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 đạt được là 3.470 triệu đồng trong

khi tiền ròng từ hoạt động kinh doanh là 8.550, gấp 2,46 lần so với lợi nhuận

sau thuế. Như vậy, công ty có khả năng thực hiện tốt nhu cầu chia lãi trong

năm cho chủ sở hữu.

Khả năng thanh toán nợ vay ngắn hạn: 8.550/ 3.356 = 2,55

Hệ số khả năng thanh toán nợ vay ngắn hạn là 2,55 cho thấy 1 đồng

nợ vay ngắn hạn mà công ty có nghĩa vụ thanh toán trong năm 2008 được

đảm bảo bởi 2,55 đồng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh. Như vậy, khả

năng trả nợ vay của công ty rất tốt, công ty có thể trả hết toàn bộ nợ vay ngắn

hạn đầu kỳ bằng chính nguồn tiền do hoạt động kinh doanh tạo ra mà không

lệ thuộc vào các khoản nợ vay ngắn hạn, khả năng tự chủ tài chính cao.

Page 250: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Kết luận: Bằng nguồn tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh, công ty

không những thực hiện được nhu cầu chi tiêu thường xuyên trong năm mà

còn có thể chia lãi và trả hết nợ vay ngắn hạn. Khả năng thanh toán bằng tiền

tạo ra từ hoạt động kinh doanh năm 2008 tốt và cải thiện rất nhiều so với năm

2007, và đây là xu hướng tất yếu để công ty tránh rơi vào tình trạng phải gia

tăng tài trợ vốn liên tục từ bên ngoài, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và gia

tăng rủi ro thanh toán.

2. Phân tích những yếu tố làm thay đổi độ bẩy hoạt dộng (DOL) trong năm 2007 và 2008.

Xác định điểm hòa vốn và độ bẩy hoạt động

Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh

Doanh thu thuần 97.700 102.400 4.700

Tổng chi phí hoạt động, trong đó: 93.893 97.100. 3.207

- Chi phí hoạt động cố định 3.870 4.100 230

- Chi phí biến đổi 90.023 93.000 2.977

Lợi nhuận hoạt động 3.807 5.300 1.493

Tỷ lệ định phí / Tổng chi phí 4,12% 4,22% 0,10%

Tỷ lệ biến phí trên doanh thu 92,14% 90,82% -1,32%

Doanh thu hòa vốn 49.251 44.664 -4.587

DOLs 2,02 1,77 -0,24

- So sánh kết quả kinh doanh theo chiều dọc và chiều ngang

Chỉ tiêuTốc độ tăng

(giảm)

% trên doanh thu

2007 2008 So sánh

1. Doanh thu 4,81%

2. GVHB 3,68% 90,83% 89,85% -0,98%

3. CP bán hàng 3,82% 2,97% 2,94% -0,03%

Page 251: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

4. CP quản lý DN -7,73% 2,30% 2,03% -0,27%

Nhận xét:

Độ bẩy hoạt động (DOL) năm 2008 là 1,77 nghĩa là với mức doanh thu

đạt được năm này 102.400 triệu đồng, cứ 1% thay đổi của doanh thu thì lợi

nhuận hoạt động sẽ thay đổi 1,77%.

Nếu so sánh với năm 2007, độ bẩy hoạt động giảm 0,24 tức là mức độ

biến động của lợi nhuận hoạt động khi có sự thay đổi doanh thu trong năm

2008 thấp hơn năm 2007. Kết quả so sánh này cho thấy rủi ro kinh doanh

năm 2008 thấp hơn năm 2007.

Sự thay đổi của độ bẩy hoạt động trong hai năm được lý giải bởi những

nguyên nhân sau:

- Tỷ trọng chi phí hoạt động cố định trên tổng chi phí năm 2008 lớn hơn

0,10% so với năm 2007 tức công ty sử dụng chi phí cố định lớn hơn sẽ làm

gia tăng điểm hòa vốn và gia tăng đòn bẩy hoạt động.

- Mặc dù doanh thu tăng nhưng tỷ lệ biến phí trên doanh thu giảm

1,32% chứng tỏ công ty quản lý chi phí tốt hơn, đặc biệt là giá vốn hàng bán

tạo được khoảng cách an toàn lớn hơn giữa doanh thu thực hiện và doanh

thu hòa vốn, rủi ro kinh doanh giảm điểm hòa vốn giảm.

Tuy chi phí cố định tăng nhưng tỷ lệ biến phí trên doanh thu giảm nên

cuối cùng điểm hòa vốn năm 2008 đã giảm so với năm 2007.

Điểm hòa vốn giảm đồng thời với doanh thu tăng vì vậy tác động của

đòn bẩy hoạt động (DOL) năm 2008 giảm so với năm 2007, rủi ro kinh doanh

của công ty giảm.

3. Phân tích suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong hai năm 2007 và 2008. Nợ vay sử dụng trong năm 2007 và năm 2008 có góp phần làm tăng ROE hay không?

Phân tích tác động của nợ đến ROE trong hai năm 2007 và 2008

Page 252: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh

1.EAT 2.500 3.470 970

2. VCSH bình quân (E) 17.444 17.875 431

3. R0E 14.33% 19,41% 5,08%

4. I.(1-t) 607,5 577,5 -30

5. Tổng vốn bình quân (V) 29.383,5 31.482 2.098,5

6. R0A 10,58% 12,86% 2,28%

7. Nợ bình quân (D) 11.939,5 13.607 1.667,5

8. Rd 5,09% 4,24% -0,84%

9. ROA - Rd 5,49% 8,61% 3,12%

10. D/E 0,6844 0,7612 0,0768

11. (R0A-Rd).D/E 3,76% 6,56% 2,80%

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2008 đạt 19,41%, tăng

5,08% so với năm 2007. Như vậy, cứ 100 đồng vốn của chủ sở hữu được sử

dụng trong năm thì công ty đã kiếm được cho họ lợi nhuận nhiều hơn so với

năm trước 5,08 đồng, kết quả này góp phần gia tăng khả năng tích lũy cho

công ty và gia tăng giá trị tài cho chủ sở hữu.

Sự thay đổi của ROE là do tác động của hiệu quả sử dụng vốn và tác

động của nợ (đòn bẩy tài chính). Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến

biến động ROE năm 2008 so với năm 2007 như sau:

- Tác động trực tiếp của ROA:

ROE = ROA = +2,28%

- Tác động gián tiếp của ROA:

ROE = ROA X (D/E)07

= + 2,28% X 0,6844 = +1,56%

Page 253: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Tác động của Rd:

ROE = — Rd X (D/E)07

= -(-0,84%) X 0,6844 = +0,58%

- Tác động của D/E:

ROE = (ROA — Rd)08 X (D/E)

= 8,61% X 0,0768 = +0,66%

Tổng hợp ảnh hưởng:

2,28% + 1,56% + 0,58% + 0,66% = +5,08%

Tóm lại trong năm 2008 công ty có đòn bẩy tài chính thuận lợi hơn do

ROA tăng 2,28% và Rd giảm 0,84%, kết quả làm tăng khoảng cách ROA - Rd

lên 3,2%. Đồng thời với việc gia tăng chênh lệch ROA và Rd, hệ số D/E cũng

tăng, làm tăng mức độ tác động của nợ đến ROE.

Nợ vay sử dụng trong năm 2007 và năm 2008 có góp phần làm tăng

ROE hay không?

Chỉ tiêu 2007 2008

Lãi suất vay bình quân sau thuế 9,00% 10,50%

ROA 10,58% 12,86%

Tác động của nợ vay đến ROE tăng tăng

Nợ vay đều có tác động làm tăng ROE vì chi phí sử dụng nợ vay 2 năm

đều lớn hơn chi phí sử dụng nợ vay bình quân.

4. Xác định chu kỳ vốn lưu động năm 2007 và năm 2008. Hãy cho biết nguyên nhân làm thay đổi chu kỳ vốn lưu động và đánh giá khả năng tiết kiệm vốn lưu động của công ty năm 2008 so với năm 2007.

Xác định chu kỳ vốn lưu động năm 2007 và năm 2008

Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh

Tồn kho bình quân 10.159 10.299 140

Page 254: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

GVHB bình quân 1 ngày 246,50 255,58 9,08

Số ngày tồn kho 41,21 40,30 -0,92

Phải thu khách hàng BQ 5.647 6.502 855

Doanh thu BQ 1 ngày 271,39 284,44 13,06

Số ngày thu tiền 20,81 22,86 2,05

Phải trả người bán BQ 5.926 6.877 951

DS mua hàng BQ ngày 258,09 244,77 -13,33

Số ngày trả tiền 22,96 28,10 5,14

Chu kỳ vốn lưu động 39,06 35,06 -4,00

Chu kỳ vốn lưu động của công ty Trường Thọ năm 2008 là 35,06 ngày,

tức khoảng thời gian trung bình tính từ khi doanh nghiệp thanh toán tiền mua

hàng hóa đến khi bán hàng và thu được tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ

mất 35,06 ngày, rút ngắn được 4 ngày so với năm 2007. Kết quả này chứng

tỏ công ty đã có những cố gắng, những biện pháp tích cực nhằm đảm bảo gia

tăng khả năng quay vòng của vốn lưu động, tiến đến tiết kiệm vốn lưu động

cho công ty. Sự thay đổi của chu kỳ vốn lưu động là do:

- Do công ty đã đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tồn kho, từ đó giảm

được số ngày tồn kho 0,92 ngày và tương ứng rút ngắn chu kỳ vốn lưu động

0,92 ngày. Sự thay đổi này giúp công ty có được khoản tiết kiệm vốn lưu

động: (40,30 — 41,21) X 255,58 = - 234,35 triệu đồng.

- Số ngày thu tiền bán hàng năm 2007 chỉ có 20,81 ngày nhưng đến

năm 2008 đã tăng thêm 2,05 ngày chứng tỏ vốn của công ty bị ứ đọng lâu

hơn trong khâu thanh toán, khoảng cách thời gian giữa thời điểm bán hàng và

thu tiền trở nên dài hơn và gia tăng chu kỳ vốn lưu động 2,05 ngày. Số ngày

thu tiền bán hàng tăng 2,05 ngày đã làm cho nhu cầu vốn lưu động của công

ty gia tăng thêm 583,34 triệu dồng [(22,86 - 20,81) X 284,44].

Page 255: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Số ngày trả tiền năm 2008 là 28,10 ngày, tức thời gian trung bình kể

từ khi mua hàng hóa đến khi trả tiền cho nhà cung cấp mất 28,10 ngày, tăng

5,14 ngày so với năm 2007, chứng tỏ công ty đã chiếm dụng được vốn của

người bán nhiều hơn và từ đó sẽ làm giảm bớt huy động vốn, giảm nhu cầu

vốn lưu động của công ty. Mức tiết kiệm vốn lưu động do kéo dài số ngày trả

tiền mà công ty Trường Thọ đạt được trong năm 2008 là: (28,10 - 22,96) X

244,77 = 1.257,01 triệu đồng.

Tổng hợp tác động của ba nhân tố trên đã làm cho chu kỳ vốn lưu động

rút ngắn 4 ngày và đạt được mức tiết kiệm vốn lưu động là 908,02 triệu đồng

[234,35 - 583,34 + 1.257,01],

Tóm lại, trong năm 2008 công ty đã có những chuyển biến tích cực

trong công tác quản lý hàng tồn kho và gia tăng được thời gian mua chịu

hàng từ nhà cung cấp đã giúp công ty đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu

động, rút ngắn chu kỳ vốn lưu động. Nếu số ngày thu tiền bán hàng không bị

kéo dài thì chu kỳ vốn lưu động sẽ rút ngắn nhiều hơn nữa.

Bài 19.

1. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong năm 2007 và năm 2008.

Chỉ tiêu 31/12/06 31/12/07 31/12/08

1. HS Khả năng thanh toán hiện

thời1,05 1,02 1,08

2. HS Khả năng thanh toán

nhanh0,55 0,52 0,50

Từ cuối năm 2006 đến cuối năm 2008, hệ số khả năng thanh toán hiện

thời luôn được công ty JB duy trì ở mức lớn hơn 1, cho thấy giá trị tài sản

ngắn hạn đủ để đảm bảo thanh toán các khoản nợ hiện tại mà công ty phải

thanh toán trong vòng một năm tới. Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán hiện

thời được duy trì ở mức thấp, vì vậy rủi ro thanh toán cao.

Page 256: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2008 là 0,5, giảm so với

cuối năm 2007 là 0,02 và cũng thấp hơn so với cuối năm 2006. Như vậy, nếu

loại trừ giá trị hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác khi xác định mức độ

đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn cuối năm 2008

sẽ có 0,5 đồng tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo cho việc thực hiện

nghĩa vụ thanh toán.

Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh Tiêu chuẩn

1. Vòng quay tồn kho 6,1621 6,2423 0,0802 6,5

2. Số ngày thu tiền 36 34 -2 30

Vòng quay tồn kho năm 2008 đạt mức 6,2423 vòng trong khi đó năm

2007 chỉ đạt 6,1621 vòng cho thấy hàng tồn kho có xu hướng luân chuyển giá

trị nhanh hơn, giúp công ty quay vòng vốn tốt hơn và điều này sẽ có tác động

tích cực, góp phần cải thiện khả năng thanh toán ngắn hạn cho công ty JB.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề thì tốc độ

quay vòng vốn đầu tư vào hàng tồn kho của công ty JB vẫn còn thấp hơn.

Số ngày thu tiền bán hàng năm 2008 là 34 ngày, giảm 2 ngày so với

năm 2007 cho thấy công ty JB đã tích cực hơn so với năm trước để thu tiền

bán hàng sớm hơn, vốn ít bị chiếm dụng bởi khách hàng hơn trong khâu

thanh toán và qua đó sẽ góp phần gia tăng khả năng thanh toán ngắn hạn

cho công ty.

Tuy nhiên, theo kế hoạch của công ty thì số ngày thu tiền bán hàng

được yêu cầu duy trì ở mức 30 ngày cho thấy công ty vẫn đang trong tình

trạng bị chiếm dụng vốn ngoài kế hoạch ở cả hai năm và điều này có thể làm

cho công ty bị ứ đọng vốn hơn, giảm khả năng đảm bảo thanh toán nợ so với

kế hoạch đặt ra.

Kết luận:

Nhìn chung khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2008 đã có

những dấu hiệu tiến triển tích cực hơn, cải thiện hơn so với năm 2007, công

ty luôn duy trì đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

Page 257: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Tuy nhiên, mặc dù khả năng luân chuyển giá trị của tài sản đã có xu hướng

tốt hơn những so với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc kế hoạch thì vẫn

còn thấp, công ty cần tích cực hơn nữa trong việc rút ngắn thời gian luân

chuyển tồn kho cũng như thu tiền bán hàng, đồng thời chú trọng hơn vào việc

gia tăng nguồn vốn dài hạn, giảm nguồn vốn ngắn hạn để giảm rủi ro về khả

năng thanh toán.

2. Phân tích tác động của các nhân tố đến suất sinh lời trên tổng vốn (ROI).

Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh

1. ROI 16,55% 16,22% -0,33%

2. EBIT/DTT 7,50% 7,85% 0,35%

3. Vòng quay vốn 2,2064 2,0660 -0,1404

Suất sinh lời trên tổng vốn (ROI - tỷ lệ hoàn vốn) năm 2008 đạt 16,22%

và giảm 0,22% so với năm 2007 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chung của

công ty năm 2008 kém hơn, trình độ sử dụng vốn thấp hơn. 100 đồng vốn sử

dụng năm 2007 tạo được 16,55 đồng lợi nhuận cho nền kinh tế nhưng đến

năm 2008 chỉ còn 16,22 đồng.

ROI thay đổi là do sự biến động của hiệu quả tiết kiệm chi phí

(EBIT/DTT) và hiệu quả tiết kiệm vốn (DTT/TVBQ), trong đó:

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu tăng 0,35%, tức

100 đồng doanh thu thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay đạt được nhiều hơn

0,35 đồng. Nếu vòng quay tổng vốn không đổi, sự gia tăng của EBIT/DTT sẽ

góp phần tăng ROI: 0,35% . 2,2064 = 0,77%.

Vòng quay vốn giảm 0,1404, tức doanh thu tạo được năm 2008 giảm

0,1404 đồng khi sử dụng 1 đồng vốn, cho thấy khả năng quay vòng của vốn

giảm, hiệu quả tiết kiệm vốn giảm và tác động sụt giảm ROI. Với EBIT/DTT

đạt được là 7,85% thì sự sụt giảm hiệu quả tiết kiệm vốn đã làm cho ROI

giảm 7,85% . 0,1404 = 1,10%.

Page 258: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Kết luận: ROI năm 2008 sụt giảm 0,33% chủ yếu là do khả năng quay

vòng vốn thấp mà nguyên nhân sâu xa là vòng quay tài sản cố định giảm.

3. Xác định mức độ tác động của nợ đến suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong năm 2007 và năm 2008

Chỉ tiêu 2007 2008 So sánh

1. R0E 15,79% 16,53% 0,74%

2. R0A 11,83% 11,68% -0,15%

3. ROE - R0A 3,96% 4,85% 0,89%

Trong năm 2007 và năm 2008, nếu công ty JB không sử dụng nợ thì

ROE = ROA và lần lượt là 11,83% và 11,68%.

Nhưng thực tế ROE năm 2007 đạt 15,79% và năm 2008 là 16,53% cho

thấy sử dụng nợ làm tăng ROE 3,96% trong năm 2007 và 4,85% trong năm

2008.

4. Nợ vay có tác động làm tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2008 hay không? Tại sao?

Lãi suất vay bình quân sau thuế:

14% . (1 - 25%) = 10,50%

Suất sinh lời trên tài sản (ROA): 11,68%

Kết luận: Vì ROA > Lãi suất vay bình quân sau thuế nên nợ vay sử

dụng trong năm 2008 có tác động tích cực (tăng) ROE.

Phụ lục. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

(trích Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC

ngày 20 tháng 03 năm 2006)

Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính năm, gồm:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN

Page 259: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN

1. Bảng cân đối kế toán

Đơn vị báo cáo: …

Địa chỉ: …

Mẫu số B 01 – DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày... tháng... năm...(1)

Đơn vị tính: …

TÀI SẢNMã số

Thuyết minh

Số cuối năm (3)

Số đầu năm (3)

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN

(100 = 110 + 120 + 130 + 140 +

150)100

I. Tiền và các khoản TĐ tiền 110

1. Tiền 111 V.01

2. Các khoản tương đương tiền 112

II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn 120 V. 02

1. Đầu tư ngắn hạn 121

2. DP giảm giá đầu tư NH (*) (2) 129 (...) (...)

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130

1. Phải thu khách hàng 131

2. Trả trước cho người bán 132

Page 260: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133

4. p.thu theo tiến độ kế hoạch

HĐXD134

5. Các khoản phải thu khác 135 V.03

6. DP phải thu ngắn hạn khó đòi

(*)139 (...) (...)

IV. Hàng tồn kho 140

1. Hàng tồn kho 141 V.04

2. DP giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (...) (...)

V. Tài sản ngắn hạn khác 150

1. Chi phí trả trựớc ngắn hạn 151

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152

3. Thuế và CK khác phải thu NN 154 V.05

4. Tài sản ngắn hạn khác 158

B - TÀI SẢN DÀI HẠN

(200 = 210 + 220 + 240 + 250 +

260)200

I- Các khoản phải thu dài hạn 210

1. Phải thu dài hạn của khách

hàng211

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực

thuộc212

3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06

4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07

5. DP phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 (...) (...)

Page 261: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

II. Tài sản cố định 220

1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08

- Nguyên giá 222

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (...) (...)

2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09

- Nguyên giá 225

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (...) (...)

3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10

- Nguyên giá 228

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (...) (...)

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang230 V.11

III. Bất động sản đầu tư 240 V.12

- Nguyên giá 241

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 (...) (...)

IV. Các khoản ĐTTC dài hạn 250

1. Đầu tư vào công ty con 251

2. Đầu tư vào c.ty liên kết, liên

doanh252

3. Đầu tư dài hạn khác(*) 258 V.13

4. DP giảm giá ĐTTC dài hạn (*) 259 (...) (...)

V. Tài sản dài hạn khác 260

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V. 14

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21

Page 262: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. Tài sản dài hạn khác 268

Tổng cộng tài sản (270 = 100 +

200)270

NGUỒN VỐNMã số

Thuyết minh

Số cuối năm (3)

Số đầu năm (3)

A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 +

330)300

I. Nợ ngắn hạn 310

1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15

2. Phải trả người bán 312

3. Người mua trả tiền trước 313

4. Thuế và các khoản phải nộp

NN314 V.16

5. Phải trả người lao động 315

6. Chi phí phải trả 316 V.17

7. Phải trả nội bộ 317

8. p.trả theo tiến độ kế hoạch

HĐXD318

9. CK p.trả, phải nộp ngắn hạn

khác319 V.18

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320

II. Nợ dài hạn 330

1. Phải trả dài hạn người bán 331

2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19

Page 263: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3. Phải trả dài hạn khác 333

4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải

trả335 V.21

6. Dự phòng trợ cấp mất việc

làm336

7. Dự phòng phải trả dài hạn 337

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 =

410 + 430)400

I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411

2. Thặng dư vốn cổ phần 412

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413

4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (...) (...)

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416

7. Quỹ đầu tư phát triển 417

8. Quỹ dự phòng tài chính 418

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở

hữu419

10. LN sau thuế chưa phân phối 420

11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431

Page 264: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2. Nguồn kinh phí 432 V.23

3. Nguồn KP đã hình thành

TSCĐ433

Tổng cộng Nguồn vốn (440 =

300 + 400)440

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

CHỈ TIÊUThuyết minh

Số cuối năm (3)

Số đầu năm (3)

1. Tài sản thuê ngoài 24

2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận

gia công

3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi,

ký cược

4. Nợ khó đòi đã xử lý

5. Ngoại tệ các loại

6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án

Người lập biểu

(Ký; họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Lập, ngày... tháng... năm

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng

không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.

(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình

thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Page 265: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì

“Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01 X”. 

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị báo cáo:…

Địa chỉ: …

Mẫu số B 02 - DN

(Ban hành theo QĐ số

15/2006/QĐ-BTC

Ngày20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm …

Đơn vị tính: …

CHỈ TIÊU Mã số TMNăm nay

Năm trước

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ01 VI.25

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch

vụ (10 = 01 – 02)10

4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)20

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26

7. Chi phí tài chính 22 VI.28

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23

8. Chi phí bán hàng 24

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25

Page 266: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

10 Lợi nhuận thuần từ H0KD {30 = 20

+ (21 - 22) - (24 + 25)}30

11. Thu nhập khác 31

12. Chi phí khác 32

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40

14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(50=30+40)50

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI. 30

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52)60

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Lập, ngày... tháng... năm...

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với công ty cổ phẩn.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đơn vị báo cáo: …

Địa chỉ: …

Mẫu số B 03-DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày

20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp trực tiếp) (*)

Năm....

Page 267: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Đơn vị tính:

Chỉ tiêu Mã số TMNăm nay

Năm trước

I. LCTT từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch

vụ và doanh thu khác01

2. Tiền chi trả cho người cung cấp

hàng hóa và dịch vụ02

3. Tiền chi trả cho người lao động 03

4. Tiền chi trả lãi vay 04

5. Tiền chi nộp thuế TNDN 05

6. Tiền thu khác từ HĐ kinh doanh 06

7. Tiền chi khác cho HĐ kinh doanh 07

LCTT thuần từ HĐ kinh doanh 20

II. LCTT từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng

TSCĐ và các tài sản dài hạn khác21

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán

TSCĐ và các tài sản dài hạn khác22

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ

nợ của đơn vị khác23

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các

công cụ nợ của đơn vị khác24

5. T.chi ĐT góp vốn vào đơn vị khác 25

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn

vị khác26

Page 268: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi

nhuận được chia27

LCTT thuần từ hoạt động đầu tư 30

III. LCTT từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận

vốn góp của chủ sở hữu31

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở

hữu, mua lại cổ phiếu của doanh

nghiệp đã phát hành

32

3. Tiền vay ngắn hạn, DH nhận được 33

4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34

s. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35

6. Cổ tức, LN đã trả cho chủ sở hữu 36

LCTT thuần từ hoạt động tài chính 40

Lưu chuyển tiền thuần trong

kỳ(50=20+30+40)50

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái

quy đổi ngoại tệ61

Tiền và lương đương tiền cuối kỳ (70 =

50 +60 + 61)70 VII.34

Kế toán trưởng

(ký, họ tên)

Giám đốc

(ký, họ tên)

Lập, ngày... tháng... năm …

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Page 269: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Ghi chú: Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày

nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”. 

Đơn vị báo cáo: …

Địa chỉ: …

Mẫu số B 03 - DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày

20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp gián tiếp) (*)

Năm …

Đơn vị tính:

Chỉ tiêuMã số

TMNăm nay

Năm trước

I. LCTT từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế 01

2. Điều chỉnh cho các khoản

- Khấu hao TSCĐ 02

- Các khoản dự phòng 03

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực

hiện04

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05

- Chi phí lãi vay 06

3. LN từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

08

- Tăng, giảm các khoản phải thu 09

- Tăng, giảm hàng tồn kho 10

Page 270: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi

vay phải trả, thuế TNDN phải nộp)11

- Tăng, giảm chi phí trả trước 12

- Tiền lãi vay đã trả 13

- Thuế TNDN đã nộp 14

- Tiền thu khác từ HĐ kinh doanh 15

- Tiền chi khác từ HĐ kinh doanh 16

LCTT thuần từ HĐ kinh doanh 20

II. LCTT từ hoạt động đầu tư

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và

các tài sản dài hạn khác21

2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và

các tài sản dài hạn khác22

3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của

đơn vị khác23

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ

của đơn vị khác24

5. T.chi ĐT góp vốn vào đơn vị khác 25

6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận

được chia27

LCTT thuần từ hoạt động đầu tư 30

III. LCTT từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn

góp của chủ sở hữu31

Page 271: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu,

mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát

hành

32

3. Tiền vay ngắn hạn, DH nhận được 33

4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35

6. Cổ tức, LN đã trả cho chủ sở hữu 36

LCTT thuần từ hoạt động tài chính 40

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)

50

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi

ngoại tệ61

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)

70 31

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Lập, ngày... tháng... năm...

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú (*): Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày

nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”. 

4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Đơn vị báo cáo: …

Địa chỉ: …

Mẫu số B 09 - DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày

20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Page 272: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Năm....(1)

I- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1- Hình thức sở hữu vốn

2- Lĩnh vực kinh doanh

3- Ngành nghề kinh doanh

4- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh

hưởng đến báo cáo tài chính.

II- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

1- Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày..../..../.... kết thúc vào ngày

2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

III- Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

1- Chế độ kế toán áp dụng

2- Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

3- Hình thức kế toán áp dụng

IV- Các chính sách kế toán áp dụng

1- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền.

Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế

toán.

2- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho;

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho;

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

3- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư:

- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính);

Page 273: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính).

4- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư

- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư;

- Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư.

5- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính:

- Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty lien kết, vốn góp vào cơ sở

kinh doanh đồng kiểm soát;

- Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn;

- Các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác;

- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn.

6- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay;

- Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa

trong kỳ;

7- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác:

- Chi phí trả trước;

- Chi phí khác;

- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước;

- Phương pháp và thời gian phân bổ lợi thế thương mại.

8- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.

9- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.

10- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu:

- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ

phần, vốn khác của chủ sở hữu.

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Page 274: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá.

- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối.

11- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:

- Doanh thu bán hàng;

- Doanh thu cung cấp dịch vụ;

- Doanh thu hoạt động tài chính;

- Doanh thu hợp đồng xây dựng.

12. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính.

13. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

14. Các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái.

15. Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.

V- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán

(Đơn vị tính: …)

1- Tiền Cuối năm Đầu năm

- Tiền mặt … …

- Tiền gửi ngân hàng … …

- Tiền đang chuyển … …

Cộng … …

2- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Cuối năm đầu năm

- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn … …

- Đầu tư ngắn hạn khác … …

- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn … …

Cộng … …

Page 275: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3- Các khoản phải thu ngắn hạn khác Cuối năm đầu năm

- Phải thu về cổ phần hoá … …

- Phải thu về cổ tức và LN được chia … …

- Phải thu người lao động … …

- Phải thu khác … …

Cộng … …

4- Hàng tồn kho Cuối năm Đầu năm

- Hàng mua đang đi đường … …

- Nguyên liệu, vật liệu … …

- Công cụ, dụng cụ … …

- Chi phí sx, KD dở dang … …

- Thành phẩm … …

- Hàng hóa … …

- Hàng gửi đi bán … …

- Hàng hoá kho bảo thuế … …

- Hàng hoá bất động sản … …

Cộng giá gốc hàng tồn kho … …

* Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo

các khoản nợ phải trả:

* Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong năm:

* Các trường hợp hoặc sự kiện dẫn đến phải trích thêm hoặc hoàn

nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:.... 

5- Thuế và các khoản phải thu Nhà nước Cuối năm Đầu năm

Page 276: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa … …

- Các khoản khác phải thu Nhà nước: … …

Cộng … …

6- Phải thu dài hạn nội bộ … …

- Cho vay dài hạn nội bộ … …

- … … …

- Phải thu dài hạn nội bộ khác … …

Cộng … …

7- Phải thu dài hạn khác Cuối năm Đầu năm

- Ký quỹ, ký cược dài hạn … …

- Các khoản tiền nhận uỷ thác … …

- Cho vay không có lãi … …

- Phải thu dài hạn khác … …

Cộng … …

08 - Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:

Khoản mục

Nhà cửa vật kiến trúc

MM TB

Phương tiện vận

tải, truyền

dẫn

...

TSCĐ hữu hình khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ hữu

hình

Số dư đầu năm

- Mua trong năm

- ĐTXDCB hoàn thành

Page 277: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Tăng khác

- Chuyển sang bất động

sản đầu tư(...) (...) (...) (...) (...) (...)

- Thanh lý, nhượng bán (...) (...) (...) (...) (...) (...)

- Giảm khác (...) (...) (...) (...) (...) (...)

Số dư cuối năm

GT hao mòn lũy kế

Số dư đầu năm

- Khấu hao trong năm

- Tăng khác

- Chuyển sang bất động

sản đầu tư(...) (...) (...) (..) (...) (...)

- Thanh lý, nhượng bán (...) (...) (...) (...) (...) (...)

- Giảm khác (...) (...) (...) (...) (...) (...)

Số dư cuối năm

Giá trị còn lại của

TSCĐ hữu hình

- Tại ngày đầu năm

- Tại ngày cuối năm

- Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cẩm

cố đảm bảo các khoản vay:

- Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng:

- Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý:

- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong

tương lai:

Page 278: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình:

09- Tăng giảm tài sản cố định thuê tài chính

Khoản mục

Nhà cửa, vật kiến trúc

MM TB

p.tiện vận tải, truyền

dẫn

TSCĐ hữu hình khác

TSCĐ vô

hình

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ

thuê tài chính

Số dư đầu năm

- Thuê tài chính trong

năm

- Mua lại TSCĐ thuê

tài chính

- Tăng khác

- Trả lại TSCĐ thuê

tài chính(...) (...) (...) (...) (...) (...)

- Giảm khác (...) (...) (...) (...) (...) (...)

Số dư cuối năm

GT hao mòn lũy kế

Số dư đầu năm

- KH trong năm

- Mua lại TSCĐ thuê

tài chính

- Tăng khác

- Trả lại TSCĐ thuê (...) (...) (...) (...) (...) (...)

Page 279: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

tài chính

- Giảm khác (...) (...) (...) (...) (...) (...)

Số dư cuối năm

GTCL của TSCĐ thuê

tài chính

- Tại ngày đầu năm

- Tại ngày cuối năm

* Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong năm:

* Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm:

* Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản:

10- Tăng, giảm tài sản cố định vô hình:

Khoản mụcQSD đất

Quyền phát hành

Bản quyển, bằng sáng chế

TSCĐ vô

hình khác

Tổng cộng

Nguyên giá TSCĐ vô hình

Số dư đầu năm

- Mua trong năm

- Tạo ra từ nội bộ DIM

- Tăng do hợp nhất kinh

doanh

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán (...) (...) (...) (...) (...) (...)

- Giảm khác (...) (...) (...) (...) (...) (...)

Page 280: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Số dư cuối năm

Giá trị HM lũy kế

Số dư đầu năm

- Khấu hao trong năm

- Tăng khác

- Thanh lý, nhượng bán (...) (...) (...) (...) (...) (...)

- Giảm khác (...) (...) (...) (...) (...) (...)

Số dư cuối năm

Giá trị còn lại của TSCĐ vô

hình

- Tại ngày đầu năm

- Tại ngày cuối năm

* Thuyết minh số liệu và giải trình khác:

11- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Cuối năm Đầu năm

- Tổng số chi phí XDCB dở dang: … …

Trong đó (Những công trình lớn): … …

+ Công trình … …

+ Công trình … …

+ …; … …

12- Tăng, giảm bất động sản đầu tư:

Khoản mụcSố đầu

năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Số cuối năm

Nguyên giá bất động sản đầu tư

Page 281: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Quyền sử dụng đất

- Nhà

- Nhà và quyền sử dụng đất

- Cơ sở hạ tầng

Giá trị hao mòn lũy kế

- Quyền sử dụng đất

- Nhà

- Nhà và quyền sử dụng đất

- Cơ sở hạ tầng

Giá trị còn lại của bất động sản đầu tư

- Quyển sử dụng đất

- Nhà

- Nhà và quyền sử dụng đất

- Cơ sở hạ tầng

* Thuyết minh số liệu và giải trình khác: …

13- Đầu tư dài hạn khác: Cuối năm đầu năm

- Đầu tư cổ phiếu … …

- Đầu tư trái phiếu … …

- Đầu tư tín phiếu, kỳ phiếu … …

- Cho vay dài hạn … …

- Đầu tư dài hạn khác … …

Cộng … …

14- Chi phí trả trước dài hạn Cuối năm đầu năm

- CP trả trước về thuê hoạt động TSCĐ … …

Page 282: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Chi phí thành lập doanh nghiệp … …

- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn … …

- CP cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn

ghi nhận là TSCĐ vô hình… …

Cộng … …

15- Vay và nợ ngắn hạn Cuối năm đầu năm

- Vay ngắn hạn … …

- Nợ dài hạn đến hạn trả … …

Cộng … …

16- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Cuối năm đầu năm

- Thuế giá trị gia tăng … …

- Thuế tiêu thụ đặc biệt … …

- Thuế xuất, nhập khẩu … …

- Thuế thu nhập doanh nghiệp … …

- Thuế thu nhập cá nhân  … …

- Thuế tài nguyên … …

- Thuế nhà đất và tiền thuê đất … …

- Các loại thuế khác … …

- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác … …

Cộng … …

17- Chi phí phải trả Cuối năm đầu năm

- Trích trước chi phí tiền lương trong thời gian nghỉ

phép… …

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ … …

Page 283: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- CP trong thời gian ngừng kinh doanh … …

Cộng … …

18- CK phải trả, phải nộp ngắn hạn khác Cuối năm đầu năm

- Tài sản thừa chờ giải quyết … …

- Kinh phí công đoàn … …

- Bảo hiểm xã hội … …

- Bảo hiểm y tế … …

- Phải trả về cổ phần hoá … …

- Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn … …

- Doanh thu chưa thực hiện … …

- Các khoản phải trả, phải nộp khác … …

Cộng … …

19- Phải trả dài hạn nội bộ Cuối năm đầu năm

- Vay dài hạn nội bộ … …

- Phải trả dài hạn nội bộ khác

- Cộng … …

20- Vay và nợ dài hạn Cuối năm Đầu năm

a - Vay dài hạn … …

- Vay ngân hàng … …

- Vay đối tượng khác … …

- Trái phiếu phát hành … …

b - Nợ dài hạn

- Thuê tài chính … …

- Nợ dài hạn khác … …

Page 284: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Cộng … …

c- Các khoản nợ thuê tài chính

Thời hạn Năm nay Năm trước

Tổng khoản ttoán tiền

thuê TC

Trả tiền lãi

thuê

Trả nợ gốc

Tổng khoản

ttoán tiền thuê TC

Trả tiền lãi

thuê

Trả nợ gốc

Từ 1 năm trở xuống

Trên 1 năm đến 5

năm

Trên 5 năm

21- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả

a- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Cuối năm Đầu năm

- Tài sản thuế TNDN hoãn lại liên quan đến khoản

chênh lệch tạm thời được khấu trừ

… …

- Tài sản thuế TNDN hoãn lại liên quan đến khoản

lỗ tính thuế chưa sử dụng 

… …

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến

khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng

… …

- Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại

đã được ghi nhận từ các năm trước

… …

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại … …

b- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả Cuối năm Cuối năm Đầu năm

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các … …

Page 285: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế

- Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả

đã được ghi nhận từ các năm trước

… …

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả … …

22- Vốn chủ sở hữu

a- Bảng đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu

Vốn đầu tư

của chủ sở

hữu

Thặng dư vốn

cổ phẩn

Vốn khác của chủ sở

hữu

Cổ phiếu quỹ

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Chênh lệch tỷ giá hối

đoái

Nguồn vốn

đầu tư XDCB

Cộng

A 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Số dư đầu năm trước

- Tăng vốn trong năm

trước

- Lãi trong năm trước

- Tăng khác

- Giảm vốn trong năm

trước

- Lỗ trong năm trước

- Giảm khác

Số dư cuối năm trước

Số dư đầu năm nay

- Tăng vốn trong năm

nay

- Lãi trong năm nay

- Tăng khác

- Giảm vốn trong năm

nay

- Lỗ trong năm nay

Page 286: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Giảm khác

Số dư cuối năm nay

Số dư đầu năm nay

- Tăng vốn trong năm

nay

b- Chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu Cuối năm Đầu năm

- Vốn góp của Mhà nước … …

- Vốn góp của các đối tượng khác … …

Cộng … …

* Giá trị trái phiếu đã chuyển thành cổ phiếu trong năm

* Số lượng cổ phiếu quỹ:

c- Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và

phân phối cổ tức, chia lợi nhuậnNăm nay Năm trước

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu … …

+ Vốn góp đầu năm … …

+ Vốn góp tăng trong năm … …

+ Vốn góp giảm trong năm … …

+ Vốn góp cuối năm … …

- Cổ tức, lợi nhuận đã chia … …

d- Cổ tức

- Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:

+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu phổ thông: …

+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi: …

- Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế chưa được ghi nhận:

Page 287: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

đ- cổ phiếu Cuối năm Đầu năm

- Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành … …

- Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng: … …

+ Cổ phiếu phổ thông … …

+ Cổ phiếu ưu đãi … …

- Số lượng cổ phiếu được mua lại … …

+ Cổ phiếu phổ thông … …

+ Cổ phiếu ưu đãi … …

- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành … …

+ Cổ phiếu phổ thông … …

+ Cổ phiếu Ưu đãi … …

* Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành: …

e- Các quỹ của doanh nghiệp:

- Quỹ đầu tư phát triển

- Quỹ dự phòng tài chính

- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

* Mục đích trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

g- Thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ

sở hữu theo qui định của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

23- Nguồn kinh phí năm nay năm trước

- Nguồn kinh phí được cấp trong năm … …

- Chi sự nghiệp … …

- Nguồn kinh phí còn lại cuối năm … …

24- Tài sản thuê ngoài năm nay năm trước

Page 288: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

(1) - Giá trị tài sản thuê ngoài … …

- TSCĐ thuê ngoài … …

- Tài sản khác thuê ngoài … …

(2) - Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của

hợp đồng thuê hoạt động tài sản không hủy ngang

theo các thời hạn

… …

- Từ 1 năm trở xuống … …

- Trên 1 năm đến 5 năm … …

- Trên 5 năm … …

VI- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(Đơn vị tính:)

25- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)

Năm nay năm trước

Trong đó: … …

- Doanh thu bán hàng … …

- Doanh thu cung cấp dịch vụ … …

- Doanh thu hợp đồng xây dựng (Đối với doanh

nghiệp có HĐ xây lắp)… …

+ Doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi

nhận trong kỳ;… …

+ Tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng

được ghi nhận đến thời điểm lập báo cáo tài

chính;

… …

26- Các khoản giảm trừ (Mã số 02) … …

Trong đó: … …

Page 289: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Chiết khấu thương mại … …

- Giảm giá hàng bán … …

- Hàng bán bị trả lại … …

- Thuế GTGT phải nộp (phương pháp trực tiếp) … …

- Thuế tiêu thụ đặc biệt … …

- Thuế xuất khẩu … …

27- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)

… …

Trong đó: … …

- DT thuần trao đổi SP, hàng hóa … …

- Doanh thu thuần trao đổi dịch vụ  … …

28- Giá vốn hàng bán (mã số 11) Năm nay Năm trước

- Giá vốn của hàng hóa đã bán … …

- Giá vốn của thành phẩm đã bán … …

- Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp … …

- Giá trị còn lại, chi phí nhượng bán, thanh lý của

BĐS đầu tư đã bán… …

- CP kinh doanh bất động sản đầu tư … …

- Hao hụt, mất mát hàng tồn kho … …

- Các khoản CP vượt mức bình thường … …

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho … …

Cộng … …

29- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) Năm nav Năm trước

Page 290: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

- Lãi tiền gửi, tiền cho vay … …

- Lãi đầu tư TP, kỳ phiếu, tín phiếu … …

- Cổ tức, lợi nhuận được chia … …

- Lãi bán ngoại tệ … …

- Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện … …

- Lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện … …

- Lãi bán hàng trả chậm … …

- Doanh thu hoạt động tài chính khác … …

Cộng … …

30- Chi phí tài chính (Mã số 22) năm nay năm trước

- Lãi tiền vay … …

- CK thanh toán, lãi BH trả chậm … …

- Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài

hạn… …

- Lỗ bán ngoại tệ … …

- Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện … …

- Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện … …

- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn,

dài hạn… …

- Chi phí tài chính khác … …

Cộng … …

31- Chi phí thuế TNDN hiện hành (Mã số 51) Năm nay Năm trước

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu

nhập chịu thuế năm hiện hành… …

- Điều chỉnh CP thuế TIMDN của các năm trước … …

Page 291: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

vào CP thuế TN hiện hành năm nay

- Tổng chi phí thuế thu nhập DN hiện hành … …

32- Chi phí thuế TNDN hoãn lại (Mã số 52) Năm Năm nay trước

- CP thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ các khoản

chênh lệch tạm thời phải chịu thuế… …

- CP thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc hoàn

nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại… …

- TN thuế TIMDN hoãn lại phát sinh từ các khoản

chênh lệch tạm thời được khấu trừ(...) (...)

- TN thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ các khoản

lỗ tính thuế, ưu đãi thuế chưa sử dụng(...) (...)

- Thu nhập thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc

hoàn nhập thuế TN hoãn lại phải trả(...) (...)

- Tổng chi phí thuế TNDN hoãn lại (...) (...)

33- CP sản xuất, kinh doanh theo yếu tố Năm nay Năm trước

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu … …

- Chi phí nhân công … …

- Chi phí khấu hao tài sản cố định … …

- Chi phí dịch vụ mua ngoài … …

- Chi phí khác bằng tiền … …

Cộng … …

VII- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(Đơn vị tính:)

34- Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng Năm nay Năm trước

Page 292: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

đến báo cáo LCTT và các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng

a- Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên

quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê

tài chính:

… …

- Mua DN thông qua phát hành cổ phiếu: … …

- Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu: … …

b- Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh

doanh khác trong kỳ báo cáo.… …

- Tổng giá trị mua hoặc thanh lý; … …

- Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán

bằng tiền và tương đương tiền;… …

- Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có

trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác

được mua hoặc thanh lý;

… …

- Phần giá trị tài sản (Tổng hợp theo từng loại tài

sản) và nợ phải trả không phải là tiền và các khoản

TĐ trong công ty con hoặc đơn vị KD khác được

mua hoặc thanh lý trong kỳ.

… …

C- Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và

tương đương tiền lớn do DN nắm giữ nhưng không

được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật

hoặc các ràng buộc khác mà DN phải thực hiện.

… …

VIII- Những thông tin khác

1- Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài

chính khác: …

2- Những sự kiện phét sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: …

Page 293: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3- Thông tin về các bên liên quan: …

4- Trình bày tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo bộ phận (theo

lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của Chuẩn mực kế

toán số 28 “Báo cáo bộ phận” (2): …

5- Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong báo cáo tài

chính của các niên độ kế toán trước): …

6- Thông tin về hoạt động liên tục: …

7- Những thông tin khác (3): …

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Lập, ngày... tháng... năm...

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

(1) Những chỉ tiêu không có thông tin, số liệu thì không phải trình bày

nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu.

(2) Chỉ áp dụng cho công ty niêm yết.

(3) Doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác xét thấy cần

thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Financial Statement Analysis and Security Valuation- Stephen H.

Penman-Columbia University - MC Graw Hill Edition 2001.

2. Short - Term Financial Management-Terry S. Maness and John T.

Zietlow-Harcourt Brace College Publishers 1998

3. Fundamentals of corporate fmance-Brealey-Myers and Marcus-Fifth

edition-Mc. Graw Hill International edition 2007.

4. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp.

Page 294: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

5. Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành-Quyết định 15/2006/QĐ-

BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006.

6. Một số bài giảng môn Phân tích tài chính và Phân tích dự án của

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

MỤC LỤC

Lời mở đầu

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một nội dung chính của phân

tích hoạt động doanh nghiệp

1.1.2. Khái niệm, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.3. Sự cần thiết khách quan phải phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.4. Đối tượng của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Các bước chung khi phân tích một chỉ tiêu kinh tế tài chính

1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3. Phương pháp luận trong phân tích

1.3.1. Xem xét các sự kiện kinh tế trong trạng thái vận động và phát

triển

1.3.2. Đi sâu vào từng bộ phận cấu thành các chỉ tiêu tài chính để xem

xét tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

1.3.3. Nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính trong mối quan hệ biện chứng

giữa chỉ tiêu đó với các chỉ tiêu khác

Page 295: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

1.3.4. Rút ra những kết luận và nhận xét về chỉ tiểu phân tích và đề ra

biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại

1.4. Các phương pháp phân tích nghiệp vụ

1.4.1. Phương pháp so sánh

1.4.2. Phương pháp loại trừ

1.4.3. Phương pháp liên hệ cân đối

Chương 2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG

2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích chi phí và giá thành sản phẩm

2.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí

2.1.2. Giá thành sản phẩm

2.1.3. Ý nghĩa - Nhiệm vụ phân tích chi phí và giá thành sản phẩm

2.2. Phân tích giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm

2.2.1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp

2.2.3. Chi phí sản xuất chung

2.3. Phân tích điểm hoà vốn và đòn bẩy hoạt động

2.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của điểm hòa vốn

2.3.2. Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động

2.3.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hoà vốn

2.3.4. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro doanh nghiệp

Chương 3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH

3.1. Mục đích của phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

3.2. Nội dung của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh

3.2.1. Lợi nhuận từ bán hàng và cung ứng dịch vụ.

3.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Page 296: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

3.2.3. Lợi nhuận khác

3.2.4. Tổng lợi nhuận trước thuế (Earning Before Tax - EBT)

3.2.5. Lợi nhuận sau thuế (Earning After Tax-EAT)

3.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

3.3.1. Đánh giá khái quát kết quả kinh doanh

3.3.2. Phân tích chỉ tiêu doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch

vụ

3.3.3. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (Lợi

nhuận hoạt động kinh doanh chính)

Chương 4. PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN

4.1. Nội dung bảng cân đối kế toán

4.1.1. Phần Tài sản

4.1.2. Nguồn vốn

4.2. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn

4.2.1. Đánh giá khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty

4.2.2. Phương pháp phân tích

4.3. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn.

4.4. Phân tích cơ cấu tài chính của công ty thông qua vốn lưu động và các nguồn hình thành vốn lưu động

4.4.1. Vốn lưu động (Working Capital)

4.4.2. Các nguồn hình thành vốn lưu động - Vốn lưu động ròng và nợ

vay ngắn hạn

4.5. Phân tích chu kỳ vốn lưu động

4.5.1. Chu kỳ vốn lưu động

4.5.2. Phân tích chu kỳ vốn lưu động

Page 297: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chương 5. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

5.1. Ý nghĩa và nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5.1.1. Ý nghĩa của tiền và báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5.1.2. Phân loại lưu chuyển tiền tệ - Các dòng lưu chuyển tiền tệ

5.2. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5.2.1. Phương pháp trực tiếp

5.2.2. Phương pháp gián tiếp

5.3. Mối quan hệ giữa các dòng lưu chuyển tiền tệ với lợi nhuận ròng và bảng cân đối kế toán

5.3.1. Mối quan hệ giữa lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt động kinh doanh

với lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)

5.3.2. Mối quan hệ giữa báo cáo lưu chuyển tiền tệ với bảng cân đối kế

toán

5.4. Phân tích

5.4.1. Khoảng cách biệt tài chính

5.4.2. Mối quan hệ giữa các dòng lưu chuyển tiền tệ.

5.4.3. Phân tích khả năng thanh toán từ lưu chuyển tiền tệ ròng hoạt

động kinh doanh

Chương 6. PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH

6.1. Các hệ số khả năng thanh toán

6.1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio)

6.1.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Acid - test Ratio):

6.1.3. Kỳ thu tiền bình quân

6.1.4. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

6.1.5. Khả năng thanh toán từ ngân lưu

Page 298: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

6.1.6. Tỉ lệ đảm bảo lãi vay

6.2. Các chỉ tiêu sinh lời của vốn

6.2.1. Tỷ lệ hoàn vốn (ROI)

6.2.2. Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

6.2.3. Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

6.2.4. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (Earning per share - EPS)

6.2.5. Hệ số giá thị trường so với giá sổ sách (P/B).

6.2.6. Giá trị gia tăng thị trường

6.2.7. Tỉ số giá thị trường so với thu nhập trền một cổ phiếu (Price-

Earnings Ratio - PIE)

Bài tập tổng hợp

Một số bài giải gợi ý

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

---//---

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Biên soạn:

ThS. Ngô Kim Phượng -Chủ biên

TS. Lê Thị Thanh Hà - ThS. Lê Mạnh Hưng - ThS. Lê Hoàng Vinh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

KP 6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM

Số 3 Công trường Quốc tế, P.6, Q.3, TP.HCM

ĐT: 3823 9172 - 3823 9170 | Fax: 38239172

Email: [email protected]

Page 299: Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - …saomaidata.org/library/583.PhanTichTaiChinhDoanhNghiep.docxWeb viewPhân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp (Word) - saomaidata.org

Chịu trách nhiệm xuất bản:

TS. HUỲNH BÁ LÂN

Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm về tác quyền:

Giám đốc Công ty Hương Huy

Biên tập: TRẦN VĂN THẮNG

Sửa bản in: THÙY DƯƠNG

Trình bày bìa: VÕ THỊ KIM THOA

In 1.000 cuốn, khổ 16 x 24cm. Số đăng ký KHXB: 959-2008/CXB/221-

71/ĐHQGTPHCM. Quyết định xuất bản số 31/QĐ-ĐHQGTPHCM ngày

19/02/2009 của Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM. In tại Công ty cổ phần in

Khánh Hội (360 Bến Vân Đồn, P.1, Q.4), nộp lưu chiểu Quý II năm 2009.