Top Banner
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG THÁI NGUYÊN..............................................3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.................................................4 1.2.1..............Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 4 1.2.2...............Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 5 1.2.3...................Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 5 1.3. Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp 8 1.3.1........Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp 8 1.3.2...................Quy trình sản xuất của sản phẩm 10 1.3.3....Ảnh hưởng của đặc điểm, sản xuất sản phẩm đến công tác kế toán.....................................12 1.4. Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh...................12 1.4.1..............Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm 12 1.4.2..............Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14 PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP..................................................18 2.1. Giới thiệu bộ máy kế toán của doanh nghiệp........18 2.1.1.....................Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 18 Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 1
74

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Apr 13, 2017

Download

Economy & Finance

Duong Ha
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

MỤC LỤCPHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG THÁI NGUYÊN........................................................................................................................3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp........................................3

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp...............................4

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.....................................................4

1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp........................................................5

1.2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp...............................................................5

1.3. Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp.....................................8

1.3.1. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp............................................8

1.3.2. Quy trình sản xuất của sản phẩm..............................................................10

1.3.3. Ảnh hưởng của đặc điểm, sản xuất sản phẩm đến công tác kế toán.........12

1.4. Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh.......................................................................12

1.4.1. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm.........................................................12

1.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.....................................................14

PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP........................................................................................................................18

2.1. Giới thiệu bộ máy kế toán của doanh nghiệp..................................................18

2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.................................................................18

2.1.2. Đánh giá mức độ phù hợp của bộ máy kế toán với loại hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp................................................................20

2.2. Các chính sách kế toán của doanh nghiệp.......................................................20

2.2.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty...........................................................20

2.2.2. Các phương pháp kế toán chủ yếu mà doanh nghiệp áp dụng..................21

2.2.3. Hệ thống chứng từ kế toán, báo cáo..........................................................23

2.2.4. Hệ thống tài khoản kế toán.......................................................................24

2.2.5. Mức độ tin học hóa của hệ thống thông tin kế toán..................................24

2.2.6. Hình thức sổ kế toán công ty sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ............25

2.3. Hạch toán các phần hành kế toán trong doanh nghiệp....................................26

2.3.1. Kế toán nguyên vật liệu............................................................................26

2.3.2. Kế toán chi phí - giá thành........................................................................38

2.3.3. Kế toán tiêu thụ - xác định kết quả kinh doanh........................................38

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 1

Page 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

2.4. Công tác lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.........................................49

2.4.1. Nguồn số liệu và người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính...............49

2.4.2. Quy trình lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.................................49

2.5. Công tác lập báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp.................................51

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP...52

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 2

Page 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG THÁI NGUYÊN1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Tên doanh ngiệp- Tên đầy đủ:

CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN- Tên giao dịch:

THAI NGUYEN CONCRETE AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY

Trụ sở chính và chi nhánh:- Trụ sở chính: Cụm công nghiệp số II, Ngõ 547, Đường 3/2, Tổ 12, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.- Chi nhánh tại Lạng Sơn: số 324B, đường Trần Đăng Ninh, Thành phố Lạng Sơn , tỉnh Lạng Sơn.- Chi nhánh tại Bắc Giang: tầng 2, trung tâm thương mại Bắc Giang, số 1, đường Hùng Vương, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.- Điện thoại: (0280) 947.170 - (0280) 240.940 - (0280) 947.171.- Fax: (0280) 947.161 - (0280) 947.170.

Mã số thuế: 4600215526. Vốn điều lệ: 32.000.000.000. Ngày cấp: 22/11/1999 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái nguyên cấp.

- Thay đổi lần thứ 11: ngày 06 tháng 03 năm 2015. Sự thành lập và các mốc quan trọng của quá trình phát triển:

Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên, được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp Cơ khí bê tông và Xây dựng thuộc Công ty xây lắp điện Bắc Thái thành Công ty cổ phần theo quyết định số: 3584/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 1999 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Tiền thân là một đội mạnh của Công ty Xây lắp điện Bắc Thái, đội chuyên sản xuất phụ kiện phục vụ xây lắp và thực hiện công tác xây lắp các công trình theo đăng ký kinh doanh của Công ty Xây lắp điện Bắc Thái. Đội đã không ngừng phát triển, với đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề đã tham gia thi công đường dây 500KV đoạn KonTum năm 1992 và đường dây 500 KV mạch 2 đoạn Pleiku- Phú Lâm, Pleiku - Thương Tín năm 2003, trạm biến áp 110KV Mường La- Sơn La.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 3

Page 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Năm 1995 đội được giao nhiệm vụ sản xuất Cột điện bê tông ly tâm và có tên là Xưởng Cơ khí Bê tông ly tâm. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, đến năm 1998 Xưởng Cơ khí Bê tông ly tâm được Công ty Xây lắp điện Bắc Thái thành lập Xí nghiệp Cơ khí Bê tông và Xây dựng. Xí nghiệp đã sản xuất Cột và các loại vật liệu phục vụ xây lắp công trình đường dây và trạm biến áp. Sản phẩm cột điện của Xí nghiệp có chất lượng cao đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5846-1994; TCVN 5847-1994. Hầu hết sản phẩm của Xí nghiệp lúc đó được tiêu thụ trong tỉnh Thái nguyên và một số các tỉnh lân cận như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn,...

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới quản lý Doanh nghiệp. Tháng 11 năm 1999 Xí nghiệp đã được Cổ phần hoá và được chuyển thành Công ty Cổ phần Bê Tông và Xây Dựng Thái Nguyên.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong công tác kinh doanh, đến nay Công ty đã thành lập được một số chi nhánh tại các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn. Bên cạnh đó là việc mở rộng thị trường ra hầu hết các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung. Đồng thời nâng cao khả năng thi công các công trình có tính chất phức tạp và đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, cùng với đó là việc Công ty liên tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên trong Công ty để nhằm nâng cao hơn nữa năng lực trong quản lý, điều hành và ý thức trách nhiệm của người lao động.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái nguyên là công ty với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, không ngừng đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ, phát triển thêm ngành nghề, sản phẩm để phục vụ tốt việc xây lắp các công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng ngày càng cao về kỹ thuật, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu hiện nay của thị trường.

Sản phẩm chính của công ty là: cột điện bê tông các loại và các sản phẩm bê tông khác, các sản phẩm cơ khí, các công trình xây lắp. Ngoài những sản phẩm trên công ty còn sản xuất các cấu kiện kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải hàng hóa,...với chất lượng cao nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.

Danh mục sản phẩm của công ty luôn được thường xuyên được đổi mới và cập nhật cho khách hàng các dòng sản phẩm theo xu hướng mới nhất. Các sản phẩm đưa ra do chính bàn tay và khối óc của người Việt Nam phù hợp với cuộc sống và công việc của mọi người.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 4

Page 5: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp- Sản xuất các cấu kiện kim loại, vật liệu xây dựng từ đất sét.- Sản xuất sắt, thép, gang, chế biến đá và cao lanh.- Rèn, dập, ép và cán kim loại, luyện bột kim loại; gia công cơ khí.- Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.- Khai thác đá, đất phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng và cao lanh.- Sản xuất, kinh doanh bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao (cột

điện bê tông, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm).- Kinh doanh thiết bị điện (bảng điện, cầu dao, dây điện,...)- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.- Xây dựng nhà các loại, công trình đường sắt, đường bộ.- Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp- Ngoài ra, công ty cũng hoạt động tư vấn kỹ thuật liên quan (tư vấn thiết kế

điện công trình dân dụng, công nghiệp, dịch vụ kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng).

1.2.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp(Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý Công ty được trình bày ở trang sau)

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là

cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu thành viên của hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, và quyết định loại cổ phần được chào bán của từng loại.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có 03 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu. Thành viên của hội đồng quản trị được trúng cử với đa số phiếu tính theo số cổ phần bằng thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị bầu và bãi miễn chủ tịch hội đồng quản trị với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín, các kiểm soát viên tự đề cử một người làm trưởng ban kiểm soát.

- Tổng giám đốc công ty: được hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm, là người đại diện cho công ty, quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty theo đúng điều lệ và các quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh theo điều lệ công ty đã quy định.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 5

Page 6: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CÁC NHIỆM VỤ THEO

PHÂN CÔNG CỦA TỔNG GĐ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÒNG KẾ

HOẠCH - KINH DOANH

PHÒNG KẾ

TOÁN -TÀI VỤ

PHÒNGTỔ

CHỨC - HÀNH CHÍNH

PHÒNG KỸ

THUẬT - KCS

CÁC CHI

NHÁNH THÀNH

VIÊN

CÁC CÔNG TRÌNH

XÂY LẮP

TRẠM TRỘN BÊ

TÔNG THƯƠNG

PHẨM

CÁC XƯỞNG

SẢN XUẤT

PHÒNG VẬT TƯ - THIẾT

BỊ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 1: Sơ đồ tổ chức

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNGVÀ XÂY DỰNG THÁI NGUYÊN

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 6

Page 7: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

- Phó tổng giám đốc: Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc công ty hoàn thành nhiệm vụ của hội đồng quản trị công ty giao, được tổng giám đốc ủy quyền và chịu trách nhiệm trong quản lý chuyên môn.

- Kế toán trưởng: Là người do tổng giám đốc công ty đề nghị HĐQT bổ nhiệm, có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty hoàn thành nhiệm vụ mà HĐQT công ty giao.

- Phòng kế toán - tài vụ: Là bộ phận phải thực hiện tốt chế độ kế toán theo pháp luật của nhà nước, Kế toán trưởng là người điều hành trực tiếp hoạt động của phòng kế toán – tài vụ. Phòng có chức năng, nhiệm vụ là lập kế hoạch tài chính hàng năm, quý, tháng, giải quyết kịp thời nguồn thu chi của công ty. Nghiên cứu và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ đảm bảo có hiệu quả. Phát hiện những hiện tượng tham ô, lãng phí, vi phạm chế độ tài chính và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Phòng kế hoạch – thị trường (P.KH-TT): Xây dựng, giám sát điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty dựa trên yêu cầu của thị trường.

- Phòng vật tư (P.VT): thực hiện mua vật tư phục vụ sản xuất và xây lắp. Cung cấp đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo về chất lượng, kịp thời...cho công ty phục vụ sản xuất và thi công công trình.

- Phòng tổ chức - hành chính: Tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong công tác quản lý hành chính văn thư, quản lý tài sản hành chính, y tế cơ quan, lưu trữ tài liệu văn bản...

- Phòng kỹ thuật – KCS – thiết bị (P.KT-KCS-TB): Thực hiện công nghệ sản xuất, cải tiến công nghệ, kiểm soát chất lượng các sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu ban đầu đến chất lượng sản phẩm cuối cùng phù hợp với tiêu chuẩn đã đăng ký.

- Các đội, xưởng sản xuất: Tổ chức, điều hành và giám sát sản xuất hàng ngày, đảm bảo sản xuất cân đối nhịp nhàng, liên tục...nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng phù hợp với yêu cầu đã định. Công ty có một phân xưởng sản xuất chính, một phân xưởng sản xuất phụ và một phân xưởng phụ trợ:

+ Phân xưởng sản xuất chính: là xưởng sản xuất cột, cấu kiện bê

tông, ống cống các loại: Chuyên sản xuất cột điện bê tông ly tâm,

cột điện chữ H các loại. Ngoài ra còn sản xuất ống cống ly tâm, cấu

kiện bê tông đúc sắn, bê tông thương phẩm.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 7

Page 8: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

+ Phân xưởng sản xuất phụ: là xưởng cơ khí chế tạo: Chuyên gia

công các loại xương cột phục vụ cho phân xưởng cột. Bên cạnh đó

phân xưởng còn chuyên gia công các loại như: Xà, giá, tiếp địa,

Êcu,.. phục vụ cho xây lắp trong công ty.

+ Phân xưởng phụ trợ: bao gồm tổ sửa chữa Cơ - Điện có nhiệm vụ

duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa,.. các loại máy móc trang thiết bị phục

vụ cho sản xuất của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý và

sửa chữa mạng điện nội bộ của công ty nhằm bảo đảm an toàn cho

người và phương tiện, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh của công ty được thông suốt.

1.3. Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp1.3.1. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp

Tên sản phẩm:Bảng 1: Tên sản phẩm

Nhóm sản phẩm Sản phẩm cụ thểCột bê tông ly tâm các loại Cột bê tông ly tâm liền (T7A, T7B, T8A,

T14D,..), cột bê tông ly tâm nối bích (T12A, T14C, T16B, T18B, T18C, T18D, T20C,...)

Cột bê tông vuông các loại Cột bê tông vuông (CV 7A-65, CV 6,5-250,...)Ống cống Cống bằng miệng, cống miệng loe, cống miệng

gờ, ống cống giàn rung, đế cống, đai cống,...Gia công kết cấu thép và xà giá công trình điện

Xà giá các loại

Cấu kiện bê tông đúc sẵn Tấm đan, bó vỉa,...Cọc móng các loại Cọc móng bê tôngBê tông thương phẩm và dịch vụ liên quan (vận chuyển bê tông, bơm bê tông)

Bê tông M100, M150,M200, M250, M400,...

Tên khách hàng

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 8

Page 9: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Bảng 2: Bê tông thương phẩmDanh mục một số hợp đồng lớn công ty đã cấp bê tông thương phẩm

(2011 – 2015)Đơn vị: m3

Tên công trình Chủ đầu tư KL thực hiện

Thời gian hợp đồng

Dự án KCN Quang Châu

Công ty TNHH phát triển xây dựng Kiến Hưng

50.000 2011 2012

Trung tâm tài chính Thái Nguyên

Công ty TNHH XNK và đầu tư Thái Nguyên

20.000 2013 2014

Nhà điều hành Quân Khu I

Công ty TNHH MTV 319.5

8.000 2014 2014

Nhà máy Samsung Công ty Samsung Everland 55.268 2014 2014Nhà máy nhiệt điện

An KhánhCông ty cổ phần nhiệt điện

An Khánh50.000 2013 2014

Nhà máy Samsung Công ty Samsung C&T 55.384 2013 2014Glonic Thái Nguyên Công ty TNHH Samwoo

Việt Nam2.500 2014 2014

Nhà máy Samsung Công ty TNHH Cheilindustries inc

90.000 2015 2015

Bảng 3: Cột điện, ống cống, cọc móng cấu kiện bê tông đúc sẵnCông ty đã cấp cột điện, ống cống, cọc móng cấu kiện bê tông đúc sẵn (2012 - 2015)

Đơn vị: 1.000 đồng

Đơn vị mua hàng Giá trị thực hiện

Năm thực hiện

Công ty cổ phần đầut tư xây lắp và thương mại Tân Việt

4.200.000 2012

Công ty TNHH Duyên Hà 7.000.000 2012Công ty cổ phần xây lắp và sản xuất Công Nghiệp 4.800.000 2013Công ty cổ phần xây lắp điện Đông Á 1.854.000 4/2014Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình Bắc Nam

5.472.000 12/2014

Công ty đầu tư xây dựng Minh Đăng 1.200.000 1/2015

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 9

Page 10: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Công ty cổ phần 474 1.500.000 4/2015Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và công nghiệp Sông Công

1.720.000 6/2015

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG 1.000.000 5/2015Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang 1.800.000 8/2015

Nhà cung cấp

Bảng 4: Danh sách nhà cung cấp

Nhà cung cấp Địa chỉCông ty TNHH cô nghiệp nặng Alpha Số 6A, ngách 46, ngõ 105, tổ 30,

phường Mai Dịch, Cầu Giấy, HNCông ty cổp hần vật liệu xây dựng Bắc Thái

Xóm Xuân Quang, Xã Xuân Sơn, Huyện Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên, TN

Công ty cổ phần Silkroad Hà Nội Lô XN 46-4 Khu côg nghiệp Đại An, TP Hải Dương, Tỉnh Hải Dương

Doang nghiệp tư nhân thương mại vận tải Anh Khoa

Tổ 13, phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Công ty TNHH thiết bị và phụ tùng Toàn Cầu

Số 1, ngách 291/23 Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, HN

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Xuân Huy

Khu dân cư số 5, tổ 4, phường Phan Đình Phùng, TP Thái Nguyên

1.3.2. Quy trình sản xuất của sản phẩmSản phẩm chính của công ty là sản xuất cột điện bê tông các loại trong đó có cột điện bê tông ly tâm và cột điện bê tông chữ H.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 10

Page 11: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

KT

Trạm trộn

KT

Lưu khuôn

Khuôn đúc

KT

Quay li tâm

KT

Xông Hơi

KT

KT Tháo khuôn

KT

Bảo dưỡng KT KT

Cột điện ly tâm Cột điện chữ H

Xử lý Xử lý

Gia công cơ khí

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 2: Sơ đồ sản xuất cột bê tông ly tâm và cột bê tông chữ H

Cát, Đá (sỏi), Xi măng, Nước Sắt thép, Mặt bích

(Nguồn: phòng kỹ thuật - KCS - thiết bị)

- Quy trình công nghệ sản xuất cột bê tông trên là ngắn gọn đơn giản hơn so với quy trình sản xuất truyền thống.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 11

Page 12: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

- Ưu điểm của cột điện sản xuất theo phương pháp này là giá thành rẻ hơn cột điện sản xuất truyền thống từ 10 - 15% nhưng vẫn bảo đảm được các yêu cầu tiêu chuẩn quy định. Về mặt kỹ thuật, cột có tính kháng nứt cao, tăng độ chịu lực của cột, tăng khả năng chống biến dạng khi chịu tải trọng, tăng độ bền của cột, đồng thời cột điện có khối lượng nhẹ hơn so vớithông thường cùng kích thước nên chi phí vận chuyển, lắp đặt cũng ít hơn và dễ dàng hơn.

1.3.3. Ảnh hưởng của đặc điểm, sản xuất sản phẩm đến công tác kế toán- Quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kế toán của phòng kế toán - tài vụ.- Tại Công ty cố phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là bê tông tươi và bê tông thương phẩm. Do đặc thù của ngành sản xuất bê tông tươi nên không có sản phẩm dở dang, chịu ảnh hưởng lớn của biến động giá cả vật tư đầu vào, bê tông thương phẩm công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng nên hàng tồn kho của bê tông thương phẩm chỉ có số lượng ít.- Số lượng sản phẩm của công ty khá lớn nên công tác tập hợp chi phí giá thành khá phức tạp, có nhiều chi phí nhỏ liên quan đến quá trình sản xuất thành phẩm.- Trong quá trình kinh doanh bê tông tươi và bê tông thương phẩm, việc vận chuyển bê tông tới nơi khách hàng yêu cầu xây lắp công ty đã tự vận chuyển, bơm bê tông cũng như dựng cột theo yêu cầu của khách hàng.

1.4. Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh1.4.1. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm

Do số lượng sản phẩm của công ty khá lớn nên Bảng Kết quả tiêu phụ sản phẩm được trình bày ở phần Phụ lục. Sau đây là Kết quả tiêu thụ của một số sản phẩm của công ty trong năm 2014.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 12

Page 13: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Bảng 5: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2014

Đơn vị: VNĐ

Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị Số lượng Doanh thu

01.TF6 ThÐp F6 Kg 467219627271865

2

01.TF8 ThÐp F8 Kg 438065586062586

0

01.XMHT Xi m¨ng Hoµng Th¹ch Kg106710

0154163937

001.XMLH Xi m¨ng La Hiªn Kg 540912 5091316601.BTM200R7CT

Bª t«ng tư¬i M200R7 chèng thÊm M3 27 28104543

1.BTTM4Bª t«ng tư¬i M300(chèng thÊm) M3 2379

2033051151

7.5AN160 Cét BTLT 7,5AN160 C¸i 28 324181027.5CN160 Cét BTLT 7,5CN160 C¸i 6 7807638

BBT B¬m bª t«ng M3 43987.5516728117

1C300L2M Cèng phi 300 (L=2m) M 14 1781818C300SS Cèng 300 SS M 722 111628236

C7501LỐng cèng 750 (1 líp thÐp) M 124 124980015

C7502LỐng cèng 750 (2 líp thÐp) M 50 46683648

CE4.95*200 Cäc Ðp 250*4950   48 47000001CE6.95 Cäc Ðp 250x6950 Cäc 338 531751672

CV7,5-440 Cét BTV CV7,5-440 C¸i 1102177120806

7CV8.5A-230 Cét BTV CV8.5-230 C¸i 62 104344536DC Di chuyÓn xe b¬m   2 3454546DCC Dùng cét Cét 82 19263638

TTDTÊm ®an 1000 x 600 x 500 C¸i 12 4963632

T§0.5*0.6TÊm ®an 0.5*0.6*0.08 TÊm 172 21890908

VCBT VC bª t«ng M3149683.

41179051196

55¤C1000/D Cèng 1000/D M 4 6378180¤C1250M250 Cèng phi 1250/B C¸i 14 28331820¤C600 Ống cèng 600 C¸i 102 49516359

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 13

Page 14: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

¤C800 Ống cèng 800(m) M 20 13818182§C1500 §Õ cèng 1500 C¸i 80 33381840§C600 §Õ cèng 600 M 88 10899134§£C 1250 §Õ cèng 1250 C¸i 40 10181800§£C400 §Õ cèng 400 C¸i 149 12590106

  Tổng    225714620

864(Nguồn : Phòng kế toán - vật tư)

Nhận xét: Nhìn vào kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty ta thấy số lượng sản phẩm của công ty tương đối lớn (184 sản phẩm, dịch vụ). Trong đó các sản phẩm chính là Bê tông tươi và Bê tông thương phẩm chiếm phần lớn doanh thu của công ty trong năm 2014.

1.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhBảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 – 2014

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêuMã số

Thuyết minh Năm 2014 Năm 2013 So Sánh

1 2 3 4 5 61. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 271,261,780,664 242,290,882,880 28,970,897,784

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)

10 271,261,780,664 242,290,882,880 28,970,897,784

4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 255,813,569,527 221,991,247,290 33,822,322,2375. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)

20 15,448,211,137 20,299,635,590 - 4,851,424,453

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI/26 384,881,401 511,961,628 - 127,080,227

7. Chi phí tài hính 22 VI/28 7,117,111,335 8,889,250,143 - 1,772,138,808

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 6,944,030,138 8,466,764,325 - 1,522,734,187

8. Chí phí bán hàng 24 875,370,638 607,955,646 267,414,9929. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6,778,771,630 10,714,444,450 - 3,935,672,820

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30=20+(21-22)-(24+25)]

30 1,061,838,935 599,946,979 461,891,956

11. Thu nhập khác 31 145,186,655 1,212,325,819 - 1,067,139,164

12. Chí phí khác 32 21,450,000 730,109,169 - 708,659,16913. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 123,736,655 482,216,650 - 358,479,995

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 14

Page 15: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 1,185,575,590 1,082,163,629 103,411,961

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 260,826,630 270,540,907 - 9,714,277

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 - - -

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 924,748,960 811,622,722 113,126,238

18. Lãi cơ bản trên cố phiếu 70 - - -

Nhận xét: Nhìn vào Báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy Doanh thu từ bán hàng và

cung cấp dịch vụ của công ty năm 2014 là hơn 242 tỷ đồng, tăng 11,96% so với năm 2013.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đáng kể 23,9% do giá vốn hàng bán tăng 15,24%, tăng mạnh hơn doanh thu thuần 3,28%.

Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 24,82%, chi phí tài chính giảm 19,94% chủ yếu do chi phí lãi vay năm 2014 giảm 17,98%.

Đặc biệt lợi nhuận thuần từ kinh doanh của công ty tăng mạnh 76,99%, đây là con số rất khả quan cho công ty trong năm 2014.

Các chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác đều giảm đáng kể, điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của công ty đang được đẩy mạnh nhằm hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao lợi nhuận của công ty.

Bảng 7: Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn qua các năm 2012 – 2014Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu

31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 So sánh tương đối (%)

1 2 3 (2)/(1) (3)/(2)TSNH 114,866,976,626 135,933,809,186 176,489,694,358 18.34% 29.84%

TSDH 45,273,369,900 50,344,656,528 70,660,049,072 11.20% 40.35%

TTS 160,140,346,526 186,278,465,714 247,149,743,430 16.32% 32.68%

NPT 124,082,370,145 149,520,968,151 211,097,816,547 20.50% 41.18%

VCSH 36,057,976,381 36,757,497,563 36,051,926,883 1.94% -1.92%

TNV 160,140,346,526 186,278,465,714 247,149,743,430 16.32% 32.68%

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 15

Page 16: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Viết tắt: TSNH: Tài sản ngắn hạn; TSDH: Tài sản dài hạn; TTS: Tổng tài sản

NPT: Nợ phải trả; VCSH: Vốn chủ sở hữu; TNV: Tổng nguồn vốn

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2012 – năm 2013, tình hình Tài sản và nguồn vốn của Công ty khá ổn định, Tổng Tài sản và nguồn vốn tăng nhẹ khoảng 16,32%. Trong đó, tăng nhiều nhất là Nợ phải trả khoảng 20,5% cho thấy Công ty đang gia tăng việc chiếm dụng vốn của Nhà cung cấp hoặc ứng trước của người mua để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời Tài sản ngắn hạn cũng tăng 18,34% cũng góp phần đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh trong năm.

Đặc biệt, trong năm 2014, Tài sản và nguồn vốn tăng khá nhiều 32,68% so với năm 2013, trong đó tăng nhiều nhất là Nợ phải trả 41,18% cho thấy Công ty ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm áp lực chi phí đi vay ngân hàng, đồng thời kéo theo Tài sản dài hạn cũng tăng mạnh 40,35%.

Bảng 8: Tỷ trọng các thành phần trong Tổng Tài sản & Nguồn vốn

Đơn vị: %

 Năm TSNH TSDH TTS NPT VCSH TNV31/12/2012 71.73% 28.27% 100 77.48% 22.52% 10031/12/2013 72.97% 27.03% 100 80.27% 19.73% 10031/12/2014 71.41% 28.59% 100 85.41% 14.59% 100

Tình hình về Tài sản: Ta thấy trong vòng 3 năm trở lại TSNH vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tài sản của công ty, tại thời điểm 31/12/2012 TSNH chiếm 71,73% trong Tổng tài sản, đến năm 2013 có tăng nhẹ 1,24% nhưng đến năm 2014 TSNH lại giảm nhẹ xuống còn 71,41% cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty khá ổn định vững chắc.

Tỷ trọng TSDH của công ty cũng khá cao, chủ yếu là Tài sản cố định, thời điểm 31/12/2014 chiếm 28,59%, do đặc thù của ngành sản xuất bê tông xây dựng và dịch vụ đi kèm nên yêu cầu TSDH khá lớn như khuôn cột, khuôn cống, xe chở Bê tông các loại,...

Tình hình về Nguồn vốn: Trong Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với tỷ trọng của TSNH, tại thời điểm 31/12/2012 chiếm 77,48%, 31/12/2013 tăng lên 80,27% và do việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đến 31/12/2014, NPT chiếm đến 85,41% trong Tổng số nguồn vốn của công ty. NPT tăng và chiếm tỷ trọng lớn cho thấy công ty đang tăng chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp nhưng cũng đáng xem xét về khoản nợ ngày càng tăng làm giảm khả năng thanh toán của công ty.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 16

Page 17: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Qua một số chỉ tiêu trên, ta có thể thấy cơ cấu Tài sản và nguồn cốn của công ty trong vòng 3 năm qua khá ổn định, không có biến động lớn, đang hướng đến xu hướng phát triển bền vững và hợp lý. Để tạo nên thành công đó, không thể phủ nhận công sức của đội ngũ kế toán của công ty, đã làm việc chăm chỉ, tuân thủ các nguyên tắc và đem đến nguồn thông tin chính xác kịp thời.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 17

Page 18: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN KIÊM KẾ TOÁN TỔNG

HỢP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

Kế toán

vật tư, NVL, hàng hóa

Kế toán tiền

lương và

BHXH

Kế toán tiền mặt

và tiề ngửi ngân hàng

Kế toán các

khoản phải thu -

phải trả

Kế toán bán

hàng

Thủ quỹ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP2.1. Giới thiệu bộ máy kế toán của doanh nghiệp2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Để phù hợp với tình hình hoạt động SXKD của công ty thì công ty cổ phần bê tông và xây ựng Thái Nguyên đã thành lập bộ máy tổ chức bộ máy kế toán của mình như sau:

Hình 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN

Với sơ đồ tổ chức như trên thì nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:

- Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung về Kế toán và điều hành công tác kế toán của công ty. Là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền về công tác kế toán của công ty bao gồm tổ chức bộ máy hoạt động, hình thức sổ, hệ thống chứng từ, tài khoản áp dụng, cách luân chuyển chứng từ, cách tính toán lập các BCTC, theo dõi chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp, hướng dẫn và giám sát hoạt động kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán được quy định bởi Nhà nước.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 18

Kế toán TSC

Đ

Page 19: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

- Kế toán tổng hợp và tính giá thành (phó phòng kế toán): Tính toán và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của công ty dựa trên các chứng từ gốc mà bộ phận kế toán chuyển đến theo yêu cầu của công tác tài chính kế toán. Lập tờ khai và báo cáo quyết toán thuế. Lập các báo cáo tài chính theo quy định chuẩn mực kế toán. Trực tiếp làm công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh trong kỳ, phân tích sựu tăng, giảm chi phí phát sinh.- Kế toán các khoản phải thu - phải trả: Theo dõi chi tiết biến động của các khoản nợ nội bộ, phải thu của khách hàng, phải thu khác, phải trả nội bộ, phải trả nhà cung cấp. Tổ chức đối chiếu công nợ định kỳ hàng tháng, quý.- Kế toán vật tư, NVL, hàng hóa: Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho và vào sổ chi tiết của vật tư, NVL, hàng hóa. Lên bảng kê và phân bổ NVL đúng thủ tục.- Kế toán tiền lương và BHXH: Quản lý và mở sổ chi tiết tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phản ánh các nghiệp vụ liên quan tới việc trích và trả lương cho CBCNV của công ty, người lao động. Kiểm tra thanh toán lương và các khoản trích theo lương BHXH, BHTN,BHYT, KPCĐ hàng tháng.- Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Theo dõi phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến số tiền hiện có, sự biến động tăng giảm của các loại tiền dựa trên các chứng từ như phiếu thu-chi, giấy báo nợ-giấy báo có hoặc các khoản tiền vay từ các đối tượng khác.- Kế toán TSCĐ: Ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ công ty. Tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ theo quy định. Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở công ty.- Kế toán bán hàng: Ghi chép, phản ánh các hoạt động bán hàng, lập hóa đơn bán hàng, thu tiền từ bán hàng và vào các sổ sách liên quan.- Thủ quỹ: Là người trực tiếp nắm giữ và quản lý việc thu chi từ quỹ tiền mặt của công ty theo đúng nguyên tắc quản lý quỹ tiền mặt. Chịu trách nhiệm ghi chép các khoản thu, chi, đồng thời lập báo cáo thu chi hằng ngày. Cuối kỳ kế toán phải công bố các khoản thu, chi, tồn quỹ với ban quản lý công ty.Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên có quy mô là một doanh nghiệp vừa, với bộ phận kế toán của công ty gồm 7 người, mỗi người có

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 19

Page 20: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết nhằm thực hiện công tác kế toán của công ty chính xác và kịp thời.

2.1.2. Đánh giá mức độ phù hợp của bộ máy kế toán với loại hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bộ máy kế toán của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên được tổ chức theo mô hình tập trung, gọn nhẹ nhưng vẫn hoạt động hiệu quả, đáp ứng được khối lượng công việc tương đối nhiều. Mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm về một hoặc một vài phần hành cụ thể sau đó số liệu sổ sách được tổng hợp, kiểm tra bởi kế toán trưởng, tất cả các công việc được tập trung tại phòng kế toán. Với mô hình này, công việc kế toán tại công ty được tổ chức có kế hoạch, sắp xếp và phân công trách nhiệm cho từng cán bộ kế toán phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nên chất lượng công tác kế toán cao và luôn đảm bảo thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời.

Bộ máy kế toán cũng như hệ thống tài khoản, hình thức sổ kế toán, báo cáo tài chính,hệ thống chứng từ được tổ chức thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Đội ngũ kế toán đều là những người có trình độ, có cả người trẻ tuổi và người có kinh nghiệm làm việc lâu năm, nhiệt tình, nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin kế toán. Bên cạnh đó phòng kế toán luôn có mối quan hệ mật thiết với các phòng ban trong công ty cũng như các đối tác cung cấp và khách hàng giúp cho công tác kế toán nhanh chóng, chính xác hơn. Bộ máy kế toán cũng luôn được đào tạo, bổ sung, cải thiện kỹ năng, cập nhật các chính sách kế toán kịp thời và chính xác.

Có thể nói việc lựa chọn bộ máy kế toán theo mô hình này đã giúp công ty kiểm tra công tác kế toán dễ dàng, mọi thông tin được cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác, lãnh đạo công ty có thể nắm được tình hình hoạt động, tạo điều kiện cho công ty trang bị các phương tiện ghi chép, tính toán, quản lý thông tin. Nhờ vậy mà góp phần tích cực bảo vệ tài sản của công ty, ngăn chặn hành vi tham ô, lãng phí tài sản; tham mưu và đề xuất các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng của công ty.

2.2. Các chính sách kế toán của doanh nghiệp2.2.1. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

Theo quy định tại QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.

Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp. Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 20

Page 21: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng. Đối với trường hợp có nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ, công ty sử dụng tỉ giá thực tế bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh để hạch toán.

2.2.2. Các phương pháp kế toán chủ yếu mà doanh nghiệp áp dụng- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Phương pháp

chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán. Tức là: tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 90 ngày; các nghiệp vụ phát sinh bằng đồng tiền khác ngoài VNĐ được đổi thành VNĐ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ; số dư các tài khoản bằng tiền, tương đương tiền và công nợ có gốc là ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại ngày lập Bảng Cân đối Kế toán; các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ vào thời điểm cuối năm được ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho (HTK): Nguyên tắc giá gốc.. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và được xác định giá trị theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Dự phòng giảm giá HTK công ty chưa thực hiện.

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố đinh (TSCĐ): Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Nguyên tắc nguyên giá. Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào hoạt động như dự kiến. TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, áp dụng cho tất cả các tài sản.

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư: Chưa phát sinh.- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính bao

gồm các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát; các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn; các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn khác…

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ: chưa thực hiện.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 21

Page 22: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí khác: Chi phí trả trước ghi theo chi phí trang thiết bị văn phòng chưa đủ điều kiện là TSCĐ, chi phí ngắn hạn, dài hạn được phân bổ. Tính và phân bổ chi phí trả trước theo phương pháp đường thẳng

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Chi phí phải trả của công ty gồm 2 khoản được ghi nhận vào chi phí như sau: Quỹ trợ cấp mất việc làm bắt buộc phải trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước và Quỹ kháu hao sửa chữa lớn TSCĐ trích theo khấu hao của công ty.

- Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực tế đã góp bằng tiền hoặc bằng tài sản của cổ đông. Thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu công ty chưa phát sinh.

- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản: Chưa phát sinh.- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: ghi theo số lợi nhuận

(hoặc lỗ) từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ hiện hành và các khoản điều chỉnh do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh sai sót trọng yếu của các năm trước.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu hợp đồng xây dựng được ghi nhận trong Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.

+ Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng của công ty được ghi nhận là những khoản doanh thu có cơ sở ghi nhận hợp lý, đã xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng, đã hoặc chắc chắn thu được tiền. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:

Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua.

Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích từ giao dịch bán

hàng. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: được ghi nhận khi dịch vụ đã cung cấp, đã được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận được xác định khi thỏa mãn 4 điều kiện:

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 22

Page 23: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ.

Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán.

Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

+ Doanh thu hoạt động tài chính: Là các khoản tiền lãi thu về từ việc công ty cho các đơn vị khác vay tiền vốn. Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận thỏa mãn 2 điều kiện:

Có khả năng thu được lợi ích từ giao dịch đó. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Là các khoản lãi vay vốn thực tế đã trả hoặc bắt buộc phải trả và các khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng trong quá trình bán hàng và thanh toán với khách hàng.- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Theo chuẩn mực 17.- Các nghiệp vụ dựu phòng rủi ro hối đoái.- Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.

2.2.3. Hệ thống chứng từ kế toán, báo cáo - Chứng từ tiền bao gồm:

+ Phiếu thu (Mẫu số 01-TT).+ Phiếu chi (Mẫu số 02-TT).+ Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03-TT).+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04-TT).+ Biên lai thu tiền (Mẫu số 05-TT).

- Chứng từ bán hàng bao gồm: Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT-3LL).- Lao động tiền lương:

+ Bảng chấm công (Mẫu số 01-LĐTL).+ Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL).+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 03-LĐTL).+ Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 04-LĐTL).+ Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05-LĐTL).+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06-LĐTL).+ Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07-LĐTL).+ Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09-LĐTL).

- Hàng tồn kho:+ Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT).

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 23

Page 24: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

+ Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT).+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03-VT).+ Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu số 05-VT).+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07-VT).+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 08-VT).

- Tài sản cố định:+ Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ).+ Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ).+ Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03-TSCĐ).+ Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 04-TSCĐ).+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ).

- Công ty sử dụng các báo cáo do Bộ tài chính quy định, bao gồm:+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số 01 - DN).+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN).+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN).+ Thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số 09 - DN) .

Cuối mỗi niên độ kế toán, phòng kế toán tiến hành lập các báo cáo trên gửi cho các cơ quan chủ quản theo chế độ quy định.

2.2.4. Hệ thống tài khoản kế toán

Công ty sử dụng theo hệ thống tài khoản quy định chung trong chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính.

2.2.5. Mức độ tin học hóa của hệ thống thông tin kế toán

Công ty sử dụng phần mềm kế toán Standard 6.0 để nhập hóa đơn, thiết lập sổ sách, vào Sổ Nhật ký chung, ứng dụng lập các Sổ cái, sổ chi tiết hàng hóa, công nợ, lập bảng tính lương… Từ đó lập các báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý, lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế cuối kỳ.

Ưu điểm: Tính tự động hóa cao, giảm bớt các công việc cho nhân viên kế toán công ty, tiết kiệm thời gian và chi phí. Độ chính xác cao, nhanh chóng và các thông tin cập nhật thường xuyên.

Nhược điểm: Phải phụ thuộc vào công ty thiết kế phần mềm, do là phần mềm tự thiết kế nên có không ít hạn chế trong phần mềm tính toán giá vốn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 24

Page 25: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

2.2.6. Hình thức sổ kế toán công ty sử dụng để ghi chép các nghiệp vụHiện nay công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Standard 6.0 để hạch toán

theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện ở Sơ đồ sau:

Hình 4: Sơ đồ ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung

Sổ kế toán

- Sổ Nhật ký chung- Sổ tổng hợp- Số chi tiết

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Ghi quan hệ đối chiếu

Quy trình xử lý, hệ thống hóa thông tin kế toán trên máy tính như sau:- Thông tin đầu vào: Hàng ngày căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế

phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc, kế toán kiểm tra dữ kiệu, định khoản hạch toán rồi cập nhật vào máy theo đúng đối tượng mã hóa đã được cài đặt trong phần mềm. Máy sẽ tự động ghi vào các sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản, sổ cái tài khoản có mặt trong định khoản và các bảng kê liên quan. Đồng thời chương trình kế toán

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 25

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

- Báo cáo tài chính

Máy tính

(phần mềm kế toán)

Page 26: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Standard tự động kết chuyển những nghiệp vụ kết chuyển cần thiết (kết chuyển chi phí, giá vốn) đã cài sẵn trong chương trình.

- Thông tin đầu ra: Sau khi dữ liệu được cập nhật theo trình tự ngày, tháng, năm, số chứng từ, nội dung, tài khoản Nợ, tài khoản Có theo các phần hành kế toán thì thông tin đầu ra cho phép lấy bất kỳ loại sổ nào như: Sổ chi tiết, sổ cái, sổ nhật ký chung, các loại chứng từ,...

2.3. Hạch toán các phần hành kế toán trong doanh nghiệp2.3.1. Kế toán nguyên vật liệu

Nội dung, nhiệm vụ Định nghĩa:

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hay cũng có thể phát biểu nguyên vật liệu là tài sản lưu động được mua sắm, dự trữ để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn lưu động. Nguyên vật liệu bao gồm:

- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm.

Bảng 9: Danh sách nguyên vật liệu chính

Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính1. CBT Cát bê tông M32. CN-BN Cát nền - BN M33. CVBT Cát vàng bê tông M34. XMDH - BG Xi măng Duyên Hà Kg5. XMLH Xi măng La Hiên Kg6. XMQT Xi măng rời PCB 40 Quán Triều Kg7. TF4,6,8 Thép F4,6,8 Kg8. TG Thép góc Kg9. TH Thép hộp Kg10. PG2000-AK Phụ gia bê tông VSK-2000-AK Lít11. PGAR-2000 Phụ gia AR-2000 Lít12. PGBF Phụ gia BIFI Lít13. PGHR1500 Phụ gia bê tông HR-1500 Lít14. DD1x2,.. Các loại đá M3..... ..... .....

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 26

Page 27: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.

Bảng 10: Danh sách nguyên vật liệu phụ

Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính

1. BCXM Bát chặn xi măng Cái2. BCT Bi chữ thập Vòng3. BCKF50, F60 Bạc cánh khuấy F50, F60 Cái4. BCHHĐ Bộ chia hơi HĐ Bộ5. C4x1.5 Cáp PVC 4x1.5 Mét6. C20,27,3/4,... Cút 20, cút 27, cút ¾,... Cái7. CSBT Cao su bi treo Cái8. CSCBTCK Cao su chắn bê tông cánh khuấy Cái9. CSGC Cao su giằng cầu Quả10. CSCBTVCS Cao su chắc bê tông van chữ S Cái..... ..... .....

- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.

- Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất...

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.

Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 27

Page 28: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu về giá cả và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho.- Áp dụng đúng đắn các phương pháp về hạch toán vật liệu, hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ) mở chế độ đúng phương pháp quy định nhằm đảm bảo sử dụng thống nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng vật tư phát hiện ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý vật tư thừa, thiếu, ứ đọng hoặc mất phẩm chất. Tính toán, xác định chính xác số lượng và giá trị vật tư thực tế đưa vào sử dụng và đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Chứng từ sử dụng: Gồm có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, chứng từ và hóa đơn giá trị gia tăng, bảng tổng hợp xuất – nhập – tồn, các chứng từ thanh toán (phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng,...)

Tại phòng kê toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết vật tư để ghi chép tình hình nhập, xuất kho theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Kế toán mở sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. Khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán vật liệu phải kiểm tra chứng từ, ghi đơn giá và tính thành tiền trên các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu sau đó ghi vào sổ hoặc sổ chi tiết vật liệu liên quan. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết để tính ra tổng số nhập, xuất, tồn kho của từng vật liệu, đối chiếu với sổ kho của thủ kho.

Tại kho: Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thủ kho nhập chi tiết vào phần mềm kế toán Standard (được thiết kế riêng cho bộ phận kho) theo số lượng nhập, xuất kho vào các phần hành tương ứng, mỗi chứng từ đều được đối chiếu và nhập dữ liệu chính xác, đến cuối ngày thủ kho sẽ đưa ra báo cáo nhập, xuất, tồn của từng loại nguyên vật liệu.

Tài khoản và quy trình hạch toán tổng hợp

+ Tài khoản được sử dụng:

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 28

Page 29: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

TK 152 - “Nguyên vật liệu”, TK 133 “thuế GTGT phải nộp”, TK 331 “phải trả người bán”,....

+ Quy trình hạch toán tổng hợp

Hình 5: Quy trình hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu

2.3.1.1. Kế toán tăng nguyên vật liệu do mua ngoài

Quy trình luân chuyển chứng từ

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 29

Page 30: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 6: Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL

Bộ phận cung ứng vật tư Bộ phận kho Bộ phận kế toán

Khi có nhu cầu mua NVL, bộ phận vật tư sẽ chịu trách nhiệm tìm, mua từ nhà cung cấp. Hồ sơ mua NVL gồm: hóa đơn liên 2, phiếu xuất kho. Đối với những hóa đơn có giá trị lớn thì công ty sẽ thanh toán qua ngân hàng. Bộ hồ sơ mua NVL sẽ được chuyển đến bộ phận kho, tại đây, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra lại hóa đơn, NVL, chứng từ liên quan và lập phiếu nhập kho làm 2 liên sau đó nhập số liệu theo hóa đơn vào phần mềm kế toán chuyên dụng. Liên thứ nhất được lưu tại kho theo số thứ tự, liên thứ 2 cùng với hóa đơn chứng từ liên quan tới NVL trong quá trình mua được chuyển đến bộ phận kế toán. Tại đây, bộ phận kế toán có nhiệm vụ kiểm tra lại hóa đơn chứng từ và phản ánh nghiệp vụ phát sinh vào phần mềm kế toán. Kế toán thực hiện lưu liên 2 phiếu nhập kho cùng chứng từ liên quan theo số thứ tự.

Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên chủ yếu nhập nguyên vật liệu do mua ngoài nên giá trị thực tế được tính:

Cách xác định giá thực tế NVL nhập kho: giá nhập kho được tính theo giá thực tế (giá gốc):

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 30

Nhà cung cấp

HĐ liên 2

Phiếu XK

Phiếu nhập kho

Lập phiếu nhập kho

Sổ kế toán 152

Page 31: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Giá nhập kho = Trị giá mua hàng hoá + Chi phí mua hàng

Cụ thể cách tính giá NVL nhập kho:

Giá nhập = Giá trị trên hoá

đơn GTGT + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ - Các khoản giảm

giá hàng bán

Ví dụ: Ngày 16 tháng 01 năm 2014, Công ty cổ phần bê tông Thái Nguyên có mua nguyên vật liệu của Công ty TNHH thương mại Hà Căn trị gá 74.976.000 đồng, gồm:

Thép vằn F16 3133 kg 16.000đ

Thép F8 1553 kg 16.000đ

Các chứng từ:

Hình 7: Phiếu nhập kho

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 31

Page 32: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 8: Sổ nhật ký mua hàng

Hình 9: Sổ cái TK 152

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 32

Page 33: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 10: Sổ chi tiết nhập vật tư

Hình 11: Sổ Nhật ký chung

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 33

Page 34: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

2.3.1.2. Kế toán giảm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên chủ yếu được xuất dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Khi xuất dùng NVL cho quá trình sản xuất, hạch toánv ào TK 621 – “Chi phí NVL trực tiếp”, nếu xuất NVL cho bộ phận phân xưởng sản xuất đơn vị thì hạch toán vào TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”, nếu xuất cho bộ phận quản lý doanh nghiệp thì hạch toán vào TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, nếu xuất bán NVL cho đơn vị khác thì hạch toán vào TK 632 - “Giá vốn hàng bán”.

Quy trình luân chuyển chứng từ

Hình 12: Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL

Phân xưởng sản xuất Bộ phận kho Bộ phận kế toán

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 34

Page 35: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Khi có nhu cầu sử dụng NVL thì sẽ lập phiếu yêu cầu NVL. Phiếu yêu cầu NVL sẽ được chuyển đến xưởng đơn vị để ký duyệt rồi chuyển đến bộ phận kho. Tại đây, thủ kho tiến hành ký phiếu yêu cầu NVL và lập phiếu xuất kho gồm 3 liên. Liên thứ 1 và NVL được chuyển đến phân xưởng đơn vị. Liên thứ 2 được lưu tại kho theo số thứ tự, thủ kho sẽ nhập số lượng xuất chính xác vào phần mềm kế toán chuyên dụng. Liên thứ 3 cùng với phiếu yêu cầu NVL sẽ được chuyển đến phòng kế toán. Tại phòng kế toán sẽ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo phần mềm kế toán Standard, phiếu xuất kho cùng chứng từ liên quan sẽ được lưu theo số thứ tự tại phòng kế toán.

Phương pháp tính giá trị NVL xuất kho của công ty là phương pháp bình quân gia quyền. Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng xuất kho x Giá đơn vị bình quân

          Giá đơn vị bình quân được xác định bằng cách:

Đơn giábình quân củacảkỳ=Giá trị tồn ĐK +Giá trịnhập trong kỳSL tồn ĐK +SL nhập trong kỳ

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 35

Lập phiếu yêu câu NVL

Ký phiếu yêu cầu NVL

Phiếu yêu cầu NVL

Page 36: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Ví dụ: Ngày 31 tháng 01 năm 2014, Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên xuất kho vật tư theo chứng từ số 134 cho quá trình sản xuất xương cống – LSX 03 gồm:

1. Dây thép buộc 126 Kg 25.000đ2. Thép F4 15 Kg 10.260đ3. Thép F6 24 Kg 16.000đ4. Thép F6 2314 Kg 16.000đ5. Thép F8 6207 Kg 16.000đ6. Thép vằn F10 2989 Kg 14.192đ7. Thép vằn F12 337 Kg 14.601đ8. Thép vằn F16 4310 Kg 14.514đ9. Thép F22 227 Kg 13.909đ10. Tôn 8mm 846 Kg 14.909đ11. Que hàn 4 188 Kg 14.900đ

Các chứng từ:

Hình 13: Phiếu xuất kho

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 36

Page 37: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 14: Sổ chi tiết xuất vật tư

Hình 15: Sổ cái TK 152

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 37

Page 38: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 16: Sổ nhật ký chung

Mức độ phù hợp và đặc thù của việc hạch toán phần hành

Công ty có số lượng NVL khá lớn nên việc nhập, xuất NVL diễn ra thường xuyên, việc đảm bảo số lượng cũng như chất lượng bảo quản NVL là việc đáng quan

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 38

Page 39: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

tâm của bộ phận kế toán và bộ phận vật tư để luôn đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất đến khách hàng.

Hiện nay công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên đang áp dụng tính NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, chỉ cần tính một lần vào mỗi cuối tháng dễ dàng tính toán được giá trị của NCL xuất kho. Nhưng theo phương pháp bình quân gia quyền thì cuối tháng mới biết được giá xuất kho, điều này có thể dẫn đến công việc của kế toán sẽ bị ùn tắc vào cuối tháng và không cung cấp được thông tin kịp thời cho nhà quản lý trong thời gian chưa tới cuối tháng.

Kết quả của phần hànhTrong các công ty sản xuất, NVL là một bộ phận rất quan trọng vì NVL là vật

tư chính dùng để sản xuất ra sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí về các loại vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, công tác quản lý kế toán NVL đóng vai trò quan trọng, với mục đích hạ thấp chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Giá cả của vật liệu thường xuyên biến động trên thị trường. Bởi vậy, để tăng cường công tác quản lý, vật liệu phải được theo dõi chặt chẽ từ khâu mua bảo quản, sử dụng đến khâu dự trữ. Phần hành này giúp cho nhà quản trị của công ty năm rõ về trị giá cũng như số lượng của NVL, quá trình nhập – xuất – tồn của NVL một cách thường xuyên thông qua hệ thống Sổ chi tiết TK 152, Biên bản kiểm ke vật tư, BẢng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật tư. Thông qua đó đưa ra những chính sách hợp lý để cung ứng NVL hiệu quả nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.3.2. Kế toán chi phí - giá thành2.3.3. Kế toán tiêu thụ - xác định kết quả kinh doanh

Bán hàng là quá trình trao đổi thực hiện giá trị của sản phẩm hàng hóa dịch vụ, là việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ cho người mua, thu được tiền hay có quyền được thu tiền từ người mua. Tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên có hình thức tiêu thụ trực tiếp tại kho hàng của công ty.

Nhiệm vụ- Phản ánh và quản lý kịp thời, chi tiết khối lượng hàng hoá dịch vụ mua vào,

bán ra, tồn kho cả về số lượng, chất lượng và giá trị. Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã sản xuất, cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác nhằm xác định kết quả bán hàng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 39

Page 40: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, doanh thu bán hàng của đơn vị, tình hình thanh toán tiền hàng, nộp thuế với Nhà nước

- Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả bán hàng, đôn đốc, kiểm tra, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.

- Cung cấp thông tin chính xác trung thực, lập quyết toán đầy đủ kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

2.3.3.1. Kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụNhiệm vụ Khái niệm

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phàn làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm:- Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi

đầu tư trái phiếu- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng

sáng chế, nhãn mác thương mại…).- Cổ tức, lợi nhuận được chia.- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác.- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ.- Chênh lệch lãi chuyển nhượng, vốn.

Cách xác định doanh thuGiá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-)

các khoản giảm trừ. Điều kiện và thời điểm ghi nhận doanh thu

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao

dịch bán hàng- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ

+ Chứng từ được sử dụng ở đây gồm có hóa đơn GTGT, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, các chứng từ thanh toán (phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng,...)

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 40

Page 41: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Bộ phận khoPhòng kinh doanh Phòng kế toán

Lập hóa đơn bán hàng, PXK

Hóa đơn bán hàngĐơn hàng bán

Khách hàng

Đơn hàng mua Lập đơn hàng bán

Phiếu xuất kho

Xuất hàng kèm hóa đơn, PXK

Hóa đơn bán hàng, PXK

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

+ Quy trình luân chuyển chứng từ

Hình 17: Lưu đồ luân chuyển chứng từ cho việc ghi nhận doanh thu

Phòng kinh doanh nhận được đơn đặt hàng của khách hàng sẽ lập đơn hàng bán và chuyển cho kế toán để lập hóa đơn bán hàng và phiếu xuất kho. Bộ phận kho nhận được hóa đơn bán hàng và phiếu xuất sẽ ghi thẻ kho và tiến hành xuất kho, giao hàng kèm theo hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho cho khách hàng.

Tài khoản và quy trình hạch toán tổng hợp

+ Tài khoản được sử dụng:

TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”, TK 131: “Phải thu khách hàng”, TK 156: “Hàng hóa”, TK 3331: “Thuế GTGT phải nộp”,...

+ Quy trình hạch toán tổng hợp

Hình 18: Sơ đồ quy trình hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 41

Page 42: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 19: Sơ đồ quy trình hạch toán doanh thu hoạt động tài chính

2.3.3.2. Kế toán giá vốn hàng bán

Nội dung, nhiệm vụ

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 42

Page 43: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Khái niệmGiá vốn hàng bán phản ánh chi phí thực tế doanh nghiệp đã bỏ ra để có

được số hàng bán được trong kỳ.Để có thể hạch toán và xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác,

doanh nghiệp cần phải xác định phương pháp tính giá thực tế hàng hóa nhập

trong kỳ, từ đó có thể xác định giá vốn hàng bán. Giá thực tế hàng hóa nhập

trong kỳ của công ty là giá bán chưa thuế GTGT trên hóa đơn.

Cách xác định giá vốn

Trị giá vốn hàng bán gồm trị giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi

phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá

trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng,

giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hàng hoá, chi phí bảo quản, vận

chuyển,...

Chi phí quản lý doanh nghiệp dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung

của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh

nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật

liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh

nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch

vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí

bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng...).

Trị giá vốn hàng xuất kho để bán của công ty cổ phần bê tông và xây dựng

Thái Nguyên được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

Trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho= Số lượng hàng hoá xuất kho*

Đơn giá thực tế bình quân.

Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ+ Chứng từ được sử dụng để xác định giá vốn hàng bán được căn cứ vào

những chứng từ như phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng… Ngoài ra còn có thêm hóa đơn vận chuyển, giấy chấp nhận thanh toán hoặc chứng từ thanh toán của khách hàng…

+ Quy trình luân chuyển chứng từ

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 43

Page 44: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Bộ phận khoPhòng kinh doanh Phòng kế toán

Lập hóa đơn bán hàng, PXK

Hóa đơn bán hàngĐơn hàng bán

Khách hàng

Đơn hàng mua Lập đơn hàng bán

Phiếu xuất kho

Xuất hàng kèm hóa đơn, PXK

Hóa đơn bán hàng, PXK

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 20: Lưu đồ quy trình luân chuyển chứng từ cho việc ghi nhận giá vốn hàng bán

Phòng kinh doanh nhận được đơn đặt hàng của khách hàng sẽ lập đơn hàng bán và chuyển cho kế toán để lập hóa đơn bán hàng và phiếu xuất kho. Bộ phận kho nhận được hóa đơn bán hàng và phiếu xuất sẽ ghi thẻ kho và tiến hành xuất kho, giao hàng kèm theo hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho cho khách hàng.

Tài khoản và quy trình hạch toán tổng hợp

+ Tài khoản sử dụng

TK 632 “Giá vốn hàng bán”, TK 156 “Hàng hóa”, TK 155 “Thành phẩm”,...

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 44

Page 45: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 21: Quy trình hạch toán tổng hợp giá vốn hàng bán

Ví dụ:

Ngày 18 tháng 04 năm 2014, Công ty Sam sung Engineering Việt Nam có mua của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên một khối lượng bê tông các loại và thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản: 2.768.147.800 đồng.

1. Bê tông 10Mpa 188 650.000 đ2. Bê tông 18Mpa 560 685.000 đ3. Bê tông 27Mpa 2.531 760.000 đ4. Bê tông 35Mpa 103 846.000 đ

Hình 22: Hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 45

Page 46: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 23: Phiếu xuất kho

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 46

Page 47: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 24: Sổ Nhật ký chung

Hình 25: Sổ Cái TK 511

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 47

Page 48: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 26: Giá vốn hàng bán

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 48

Page 49: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 27: Giấy báo có

Mức độ phù hợp và tính đặc thù của việc hạch toán phần hànhHiện nay công ty cổ phần bê tông và xậy dựng Thái Nguyên đang áp dụng cách

tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền cuối tháng đồng thời công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Do vậy có thể tính toán được nhanh chóng những thành phần nào cấu thành nên giá vốn sản phẩm, dịch vụ. Cách tính giá vốn khá đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, trong tương lai công ty cần chuyển theo cách tính giá vốn khác hợp lý hơn vì hiện nay áp dụng phương pháp này thì phải đến cuối tháng công ty mới tính và biết được giá vốn của sản phẩm là bao nhiêu, có thể gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp thông tin.

Kết quả của phần hành Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chính trong thu nhập của

công ty. Nó là toàn bộ số tiền thu về và sẽ thu về từ việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của công ty cho khách hàng. Doanh thu bán hàng cho biết trong kỳ công ty đã cung cấp được bao nhiêu khối lượng hàng hóa bán ra như thế nào.

Phần hành này cũng giúp cho ban quản trị công ty nắm rõ trị giá vốn hàng xuất bán ra là bao nhiêu, giá vốn này được cấu thành nên bởi những chỉ tiêu nào. Bên cạnh đó, còn cho biết tất cả các chi phí đầu vào nào cấu thành nên. Chi phí trực tiếp nào tạo

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 49

Page 50: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

nên hàng hóa, dịch vụ còn cho chi phí nào gián tiếp cấu thành. Đối với chi phí gián tiếp cần phân bổ sao cho hợp lý và cụ thể… Kết quả tiêu thụ sản phẩm còn giúp công ty đánh giá được vị trí và tiềm năng, thế mạnh sản phẩm của mình để đưa ra các chính sách nhằm tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

2.4. Công tác lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp2.4.1. Nguồn số liệu và người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính

- Căn cứ để lập Báo cáo tài chính là hệ thống sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối phát sinh và Báo cáo tài chính kỳ kế toán trước. Từ bộ số liệu thu được, kế toán tổng hợp tập hợp trên phần mềm kế toán Standard để lên Báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính để nộp lên cơ quan Nhà nước bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính

- Công ty tuân thủ theo đúng quy định của Bộ tài chính về thời hạn nộp Báo cáo tài chính. Tại công ty áp dụng nộp báo cáo tài chính năm nghĩa là công ty nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo năm - tức là vào ngày 31 tháng 03 hàng năm. Khi kết thúc niên độ kế toán, tức là vào ngày 31/12, kế toán các phần hành có trách nhiệm trong 15 đến 25 ngày phải hoàn thành mọi công việc liên quan đến phần hành kế toán của mình.

2.4.2. Quy trình lập báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 50

Page 51: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Hình 28: Các sổ sách chứng từ cần thiết để đưa lên bctc

Bước 1: Thực hiện ghi chép sổ sách kế toán (hoàn tất hệ thống sổ sách hàng tháng). Bao gồm:

+ Cập nhật hệ thống chứng từ phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp vào phần mềm kế toán đang sử dụng.

+ Giải quyết vướng mắc phát sinh của từng nghiệp vụ.+ Hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nguyên tắc hệ thống tài khoản

chữ T của kế toán tài chính hiện hành.Kết quả hạch toán gồm có: Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan phản ánh

đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp nhập-xuất-tồn kho NVL, chi tiết giá thành như phân bổ chi phí trả trước, khấu hao TSCĐ... Bên cạnh đó còn cần có bảng lương, các biểu mẫu liên quan đến lao động, lập sổ nhật ký chung... Cân đối và đối chiếu số liệu đồng thời hoàn thiện toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán trên phần mềm kế toán.

Bước 2: Lập báo cáo tài chính- quyết toán thuế:+ Lập báo cáo tài chính (số liệu từ cân đối phát sinh của bước 1)

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 51

Page 52: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

+ Lập báo cáo quyết toán (thể hiện tình hình nộp thuế cảu công ty trong năm như thuế TNDN, thuế GTGT, thuế NK, thuế môn bài..., số thuế phát sinh, số thuế đã nộp và còn phải nộp).

Bước 3: Hoàn thiện.+ In báo cáo tài chính và các báo cáo khác có liên quan.+ Xin chữ ký và đóng dấu của công ty.+ Nộp báo cáo tại cơ quan thuế.+ Chuyển trả báo cáo cho công ty.+ Chuyển giao sổ sách kế toán cho công ty vào cuối năm tài chính.

2.5. Công tác lập báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Qua thời gian tìm hiểu tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên em nhận thấy tại Công ty không tiến hành việc lập báo cáo kế toán quản trị trong Công ty.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 52

Page 53: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP3.3. Đánh giá chung thực trạng công tác kế toán tại doanh nghiệp3.4.2. Sự phù hợp với quy định của chế độ kế toán và yêu cầu riêng của doanh

nghiệp3.1.2. Nhận xét những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán của doanh nghiệp3.1.3. Nhận dạng các vấn đề cần giải quyết trong hoạt động kế toán và tài chính của

doanh nghiệp3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp và đề cương sơ bộ của đề tài tốt nghiệp

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 53

Page 54: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Viện Kinh tế và Quản lý - ĐHBK Hà Nội

Sinh viên: Nguyễn Thị Bảo Trang (Lớp Kế toán – K57) 54