Top Banner
KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG (Tái bản có bổ sung) Tác giả: PGS. VŨ HỮU TỬU LỜI NÓI ĐẦU Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương là một trong những môn học chủ yếu của chương trình đào tạo cán bộ ngoại thương ở trình độ đại học. Đối tượng nghiên cứu của môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương là các hoạt dộng kinh doanh ngoại thương của một doanh nghiệp. Cụ thể, đó là sự lựa chọn các phương thức giao dịch, các điều kiện giao dịch, trình tự tiến hanh, thủ tục làm việc và các chứng từ liên quan đến việc giao dịch trong ngoại thương. Với đối tượng nghiên cứu như trên đã nêu, môn học mang tính thực hành nhiều hơn tính lý luận. Trọng tâm giáo dục là hướng dẫn học viên chuẩn bị đàm phán kí kết hợp đồng, lập hợp đồng và thực hiện các hợp đồng (đối nội, đối ngoại) trong những giao dịch ngoại thương. Môn học này có liên quan chặt chẽ đến các môn học khác về kinh doanh đối ngoại như: Vận tải và bảo hiểm hàng hóa, Ngoại thương, Thanh toán quốc tế, Luật áp dụng trong kinh tế đối ngoại, Marketing quốc tế v.v... Đối với các môn học dó, môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương có vị
410

Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Jan 30, 2018

Download

Documents

vuongnhi
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG(Tái bản có bổ sung)

Tác giả: PGS. VŨ HỮU TỬU

LỜI NÓI ĐẦU

Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương là một trong những môn học chủ yếu

của chương trình đào tạo cán bộ ngoại thương ở trình độ đại học.

Đối tượng nghiên cứu của môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương là

các hoạt dộng kinh doanh ngoại thương của một doanh nghiệp. Cụ thể, đó là

sự lựa chọn các phương thức giao dịch, các điều kiện giao dịch, trình tự tiến

hanh, thủ tục làm việc và các chứng từ liên quan đến việc giao dịch trong

ngoại thương.

Với đối tượng nghiên cứu như trên đã nêu, môn học mang tính thực

hành nhiều hơn tính lý luận. Trọng tâm giáo dục là hướng dẫn học viên chuẩn

bị đàm phán kí kết hợp đồng, lập hợp đồng và thực hiện các hợp đồng (đối

nội, đối ngoại) trong những giao dịch ngoại thương.

Môn học này có liên quan chặt chẽ đến các môn học khác về kinh

doanh đối ngoại như: Vận tải và bảo hiểm hàng hóa, Ngoại thương, Thanh

toán quốc tế, Luật áp dụng trong kinh tế đối ngoại, Marketing quốc tế v.v... Đối

với các môn học dó, môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương có vị trí của môn

học "nhập môn' với chức năng trang bị những khái niệm cần thiết, những kiến

thức cơ sở ban đầu để các môn học đó có điều kiện di sâu hơn, chuyên môn

hóa cao hơn. Vì vậy, môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương rất cần thiết

cho người học trước khi đi vào lãnh vực chuyên sâu về kinh tế đối ngoại.

Hoạt động kinh doanh ngoại thương của một doanh nghiệp luôn diễn ra

trong một môi trường pháp lý cụ thể. Do đó, người làm cán bộ ngoại thương

không những cần được trang bị những kiến thức cơ bản của môn học này,

Page 2: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

mà còn cần theo dõi những quy định cụ thể của các văn bản pháp luật, được

ban hành trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Cuốn sách này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của học sinh đang nghiên

cứu môn học Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương. Nó cũng có thể được dùng

làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kinh tế đối ngoại (như cán bộ xuất nhập

khẩu, cán bộ làm đầu tư quốc tế, du lịch quốc tế v.v...).

Được bạn đọc hoan nghênh, cuốn sách này đã được tái bản nhiều lần.

Trước mỗi lần tái bản tác giả đều có gia công sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý.

Tuy nhiên, trước yêu cầu rất nhiều mặt của bạn đọc thì trình độ của

người viết lại còn nhiều hạn chế. Do đó cuốn sách chắc chắn chưa thỏa mãn

được nhiều đòi hỏi của bạn đọc. Người viết rất mong được bạn đọc góp ý

kiến xây dựng nhằm chỉnh lý và cải tiến cả về nội dung và hình thức của cuốn

sách.

Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 8 năm 1996

PGS. VŨ HỮU TỬU

Chương 1. CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH MUA BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Trên thị trường thế giới, những giao dịch ngoại thương (tức là hoạt

động xuất nhập khẩu) đều tiến hành theo những cách thức nhất định. Những

cách thức mua bán như vậy quy định thủ tục tiến hành, điều kiện giao dịch,

thao tác và chứng từ cần thiết của quan hệ giao dịch. Người ta gọi những

cách thức đó là những phương thức giao dịch mua bán. Mỗi phương thức đó

có đặc điểm riêng, có kỹ thuật tiến hành riêng. Trong chương này, chúng tôi

xin giới thiệu một số phương thức giao dịch cơ bản nhất và có ý nghĩa phổ

biến nhất.

* GIAO DỊCH THÔNG THƯỜNG

Page 3: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Giống với các hoạt động mua bán thông thường ở trong nước, phương

thức giao dịch thông thường trong ngoại thương có thể được thực hiện ở mọi

lúc, mọi nơi, trong đó người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau

bằng cách gặp mặt hoặc qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thỏa thuận với

nhau về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch. Những nội dung này

được thỏa thuận một cách tự nguyện, không có sự ràng buộc với lần giao

dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán theo phương thức này vẫn khác với

hoạt động nội thương ở chỗ: Bên mua và bên bán là những người có trụ sở ở

các quốc gia khác nhau; đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một

trong hai bên hoặc đối với cả hai bên; hàng hóa - đối tượng của giao dịch

được di chuyển qua khỏi biên giới một nước.

Để thực hiện giao dịch này, sau khi làm một loạt công việc nghiên cứu

tiếp cận thị trường (nhận biết mặt hàng, lựa chọn thị trường, tìm kênh tiêu thụ,

lựa chọn bạn hàng giao dịch), người mua hỏi giá và đặt hàng, người bán

chào giá, hai bên hoàn giá (mặc cả) và chấp nhận giá. Cuối cùng một hợp

đồng được ký kết hoặc bằng cách ký vào một văn bản hoặc bằng cách trao

đổi thư từ và điện tín.

* GIAO DỊCH QUA TRUNG GIAN

1. Khái niệm

Nếu trong giao dịch thông thường, người bán tìm đến người mua,

người mua tìm đến người bán và họ trực tiếp thỏa thuận quy định những điều

kiện mua bán, thì trong giao dịch qua trung gian, mọi việc kiến lập quan hệ

giữa người bán với người mua và việc quy định các điều kiện mua bán đều

phải thông qua một người thứ ba. Người thứ ba này gọi là người trung gian

buôn bán. Người trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường là đại lý và môi

giới.

Giao dịch qua trung gian hiện còn chiếm khoảng 52% kim ngạch buôn

bán thế giới.

Page 4: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

a) Đại lý: là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều

hành vi theo sự ủy thác của người ủy thác (principal). Quan hệ giữa người ủy

thác với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý.

Căn cứ vào phạm vi quyền hạn được ủy thác, người ta phân ra ba loại

đại lý:

- Đại lý toàn quyền (Universal agent) là người được phép thay mặt

người ủy thác, làm mọi công việc mà người ủy thác làm.

- Tổng đại lý (General agent) là người được ủy quyền làm một phần

việc nhất định của người ủy thác, ví dụ: ký kết những hợp đồng thuộc một

nghiệp vụ nhất định.

- Đại lý đặc biệt (Special agent) là người được ủy thác chỉ làm một việc

cụ thể, ví dụ: mua một máy tiện cụ thể với giá cả xác định.

Căn cứ vào nội dung quan hệ giữa người đại lý với người ủy thác,

người ta phân ra ba loại đại lý:

- Đại lý thụ ủy (mandatory) là người được chỉ định để hành động thay

cho người ủy thác, với danh nghĩa và chi phí của người ủy thác. Thù lao của

người đại lý này có thể là một khoản tiền hoặc một mức % tính trên kim ngạch

của công việc.

- Đại lý hoa hồng (commission agent) là người được ủy thác tiến hành

hoạt động với danh nghĩa của mình, nhưng với chi phí của người ủy thác, thù

lao của người đại lý hoa hồng là một khoản tiền hoa hồng tùy theo khối lượng

và tính chất của công việc được ủy thác.

- Đại lý kinh tiêu (merchant agent) là người đại lý hoạt động với danh

nghĩa và chi phí của mình; thù lao của người này là khoản chênh lệch giữa

giá bán với giá mua.

Trên thị trường thế giới, chúng ta còn có thể gặp những danh hiệu đại

lý như:

Page 5: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Phắc-tơ (factor) là người đại lý được giao quyền chiếm hữu hàng hóa

hoặc chứng từ sở hữu hàng hóa, được phép đứng tên mình bán hay cầm cố

hàng hóa với giá cả mà mình cho là có lợi nhất cho người ủy thác, được trực

tiếp nhận tiền hàng từ người mua.

Đại lý gửi bán (consignee hoặc agent carrying stock) là người đại lý

được ủy thác bán ra, với danh nghĩa của mình và chi phí do người ủy thác

chịu,, những hàng hóa do người ủy thác giao cho để bán ra từ kho của người

đại lý.

- Đại lý bảo đảm thanh toán (del credere agent) là người đại lý đứng ra

bảo đảm sẽ bồi thường cho người ủy thác nếu người mua hàng (người thứ

ba) ký kết hợp đồng với mình không thanh toán tiền hàng.

- Đại lý độc quyền (sole agent) là người đại lý duy nhất cho một người

ủy thác để thực hiện một hành vi nào đó như bán hàng, mua hàng, thuê tàu...

tại một khu vực và trong một thời gian do hợp đồng quy định.

- v.v...

Thậm chí ở một vài nơi như thị trường Mỹ chẳng hạn có loại đại lý

được ủy thác bán những sản phẩm của một xí nghiệp nhất định, được quyền

dùng những giấy tờ có tiêu đề của xí nghiệp đó và được kỷ tên với danh

nghĩa "giám đốc xuất nhập khẩu kết hợp" (Combination Export Manager, viết

tắt là CEM) của xí nghiệp đó.

b) Môi giới: là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người

bán, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng

hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ, người môi giới không được đứng

tên của chính mình, mà đứng tên của người ủy thác, không chiếm hữu hàng

hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách

hàng không thực hiện hợp đồng. Quan hệ giữa người ủy thác với người môi

giới dựa trên sự ủy thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng dài hạn.

2. Hợp đồng đại lý

Hợp đồng đại lý thường có những nội dung sau đây:

Page 6: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

a) Các bên ký kết: Tên và địa chỉ, người thay mặt để ký hợp đồng...

b) Xác định quyền của đại lý: đó là đại lý độc quyền hay không.

c) Xác định mặt hàng được ủy thác mua hoặc bán: tên hàng, số lượng,

chất lượng, bao bì.

d) Xác định khu vực địa lý nơi đại lý hoạt động.

e) Xác định giá hàng: giá tối đa, giá tối thiểu

f) Tiền thù lao và chi phí

g) Thời gian hiệu lực của hợp đồng

h) Thể thức hủy bỏ hoặc kéo dài thời hạn hiệu lực hợp đồng.

i) Nghĩa vụ của đại lý, trong đó nêu rõ: mức tiêu thụ (hoặc mức thu

mua) tối thiểu, định kỳ báo cáo và nội dung báo cáo tình hình của đại lý,

những nghĩa vụ nhận thêm như quảng cáo, bảo đảm thanh toán...

k) Nghĩa vụ của người ủy thác như: thường xuyên cung cấp hàng,

thông báo tình hình và cung cấp thông tin để đại lý có thể chào bán, thanh

toán chi phí và thù lao đại lý v.v...

3. Việc sử dụng đại lý và môi giới

Việc sử dụng những người trung gian thương mại (đại lý và môi giới) có

những lợi ích như:

- Những người trung gian thường hiểu biết rõ tình hình thị trường, pháp

luật và tập quán địa Dhương, do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán

và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác.

- Những người trung gian, nhất là các loại đại lý thường có cơ sở vật

chất nhất định, do đó, khi sử dụng họ, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài.

- Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói,

người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải. Tuy nhiên, việc sử dụng trung

gian có khuyết điểm như:

Page 7: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Công ty kinh doanh xuất nhập khấu mất sự liên hệ trực tiếp với thị

trường. Công ty cũng thường phải đáp ứng những yêu sách của đại lý hoặc

môi giới.

- Lợi nhuận bị chia sẻ

Trước sự phân tích lợi hại như vậy, người ta chỉ thường sử dụng trung

gian trong những trường hợp cần thiết như: khi thâm nhập vào một thị trường

mới, khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới, khi tập quán đòi hỏi phải

bán hàng qua trung gian, khi mặt hàng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt như hàng

tươi sống chẳng hạn.

Ở nước ta, Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) đã quy định,

bằng Chỉ thị số 04 BNgT/XNK ngày 18-01-86, rằng muốn gửi bán hàng qua

đại lý phải theo các điều kiện dưới đây:

- Giám đốc đơn vị xuất nhập khẩu phải tìm hiểu kỹ lưỡng khả năng kinh

doanh và tín nhiệm của khách hàng mà mình chọn làm đại lý.

- Phải ký kết hợp đồng đại lý (hợp đồng viết) quy định rõ trách nhiệm

của các bên, trong đó phải có các điều kiện:

+ Giá hàng: do người ủy thác hay người đại lý quyết định hay giá tối

thiểu do người ủy thác quyết định.

+ Quyền lợi của người đại lý: hưởng hoa hồng hay hưởng chênh lệch

so với giá đã thỏa thuận với người ủy thác.

+ Trách nhiệm bảo quản hàng hóa.

+ Trị giá hàng hóa gửi cho đại lý không vượt quá 5000 đôla Mỹ (nếu gửi

hàng nhiều lần thì tổng giá trị hàng do đại lý nắm không được vượt quá số

tiền này).

+ Mặt hàng gửi đại lý bán không phải là mặt hàng có giá trị xuất khẩu

cao.

+ Việc trả tiền hàng nhất thiết phải qua Ngân hàng Ngoại thương Việt

nam.

Page 8: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

+ Quy định về thanh lý hợp đồng và xử lý hàng không bán được và

quyền của người ủy thác kiểm tra hàng không bán được.

- Trên một thị trường nếu sử dụng hai đại lý thì phải được nghiên cứu

kỹ.

- Chậm nhất là 6 tháng kể từ ngày gửi hàng đi, phải kiểm điểm và làm

biên bản thanh lý hợp đồng với người đại lý.

* BUÔN BÁN ĐỐI LƯU (COUNTER-TRADE)

1. Khái niệm

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết

hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng

trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu

không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hóa

có giá trị tương đương. Vì những đặc điểm đó, người ta còn gọi phương thức

này là xuất nhập khẩu liên kết hoặc phương thức đổi hàng.

2. Yêu cầu cân bằng

Các bên tham gia buôn bán đối lưu luôn luôn phải quan tâm đến sự cân

bằng trong trao đổi hàng hòa. Sự cân bằng đó thể hiện ở những khía cạnh

như:

- Cân bằng về mặt hàng: mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng

tồn kho, khó bán đổi lấy mặt hàng tồn kho, khó bán.

- Cân bằng về giá cả: so với giá quốc tế nếu giá hàng nhập cao thì khi

xuất cho đối phương giá hàng xuất cũng phải được tính cao tương ứng;

ngược lại nếu giá hàng nhập hạ thì, khi xuất khẩu cho đối phương, giá hàng

xuất cũng phải tính hạ một cách tương ứng.

- Cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau: do không có sự di

chuyển tiền tệ, hai bên thường quan tâm sao cho tổng giá trị hàng hóa và dịch

vụ giao cho nhau phải tương đối cân bằng nhau.

Page 9: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu xuất khẩu CIF thì phải nhập

khẩu CIF; nếu xuất khẩu FOB thì nhập khẩu FOB.

3. Các loại hình buôn bán đối lưu

Buôn bán đối lưu đã ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa – tiền

tệ, trong đó sớm nhất là "hàng đổi hàng" và "trao đổi bù trừ". Trong những

năm gần đây, đi đôi với việc nảy sinh những hình thức mới, hai hình thức

truyền thống trên đây cũng có nhiều biến dạng đáng kể. Hội đồng Quốc gia về

Ngoại thương của Mỹ đánh giá vai trò hiện nay của mỗi nghiệp vụ buôn bán

đối lưu trong buôn bán quốc tế như sau: Gần 35% là mua đối lưu, 24% là

những hợp đồng bồi hoàn, 9% là những giao dịch bù trừ, 8% là những nghiệp

vụ chuyển giao nghĩa vụ, chỉ có 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng (Nguồn: Biki

11/1/1986 trang 2). Dưới đây là nội dung của mỗi nghiệp vụ buôn bán đối lưu

đó:

Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter) hai bên trao đổi trực tiếp với

nhau những hàng hóa có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra hầu như

đồng thời. Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng cổ điển, đồng tiền không được

dùng để thanh toán và chỉ có hai bên tham gia, ví dụ: đổi 4 tấn cà phê lấy một

xe du lịch. Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng hiện đại, người ta có sử dụng tiền

để thanh toán một phần tiền hàng, hơn nữa lại có thể thu hút tới 3-4 bên tham

gia (xem Columbia Journal of World Business 1980)

Trong nghiệp vụ bù trừ (compensation) hai bên trao đổi hàng hóa với

nhau trên cơ sở ghi trị giá hàng giao, đến cuói kỳ hạn, hai bên mới so sổ

sách, đối chiếu giữa trị giá hàng giao với trị giá hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ

tiền hàng như thế mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu

cầu của bên chủ nợ về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ.

Nghiệp vụ bù trừ là hình thức phát triển nhanh nhất của buôn bán đối

lưu. Hợp đồng bù trừ thường được ký kết cho thời gian dài (có khi tới 10 hoặc

20 năm). Nghiệp vụ bù trừ lại bao gồm nhiều loại hình như:

- Bù trừ theo thực nghĩa của nó.

Page 10: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Bù trừ trước (pre-compensation).

- Bù trừ song hành (parallel-compensation).

Trong nghiệp vụ mua đối lưu (counter-purchase) một bên giao thiết bị

cho khách hàng của mình và, để đổi lại, mua sản phẩm của công nghiệp chế

biến, bán thành phẩm, nguyên vật liệu... Hàng giao và hàng nhận có thể cùng

trong một ngành hàng, có thể thuộc danh mục kinh doanh của một công ty,

nhưng cũng có khi, nghiệp vụ mua đối lưu thu hút nhiều tổ chức tham gia trao

đổi với một danh mục mặt hàng rất rộng rãi. Việc trao đổi hàng hóa trong

khuôn khổ mua đối lưu được thực hiện trong một thời gian không dài (thường

từ 1 đến 5 năm) còn trị giá hàng giao để thanh toán thường không đạt 100%

trị giá hàng mua về.

Trong nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ (switch) bên nhận hàng chuyển

khoản nợ về tiền hàng cho một bên thứ ba. Nghiệp vụ này bảo đảm cho các

công ty, khi nhận hàng đối lưu không phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của

mình, có thể bán hàng đó đi.

Trong giao dịch bồi hoàn (offset) người ta đổi hàng hóa và/hoặc dịch vụ

lấy những dịch vụ và ưu huệ (như ưu huệ trong đầu tư hoặc giúp đỡ bán sản

phẩm). Giao dịch bồi hoàn hiện nay chiếm gần 1/4 số hợp đồng buôn bán đối

lưu. Nó thường xảy ra trong lĩnh vực buôn bán những kỹ thuật quân sự đắt

tiền trong việc giao những chi tiết và cụm chi tiết trong khuôn khổ hợp tác

công nghiệp.

Trong việc chuyển giao công nghệ, người ta thường tiến hành nghiệp

vụ mua lại (buy-backs) trong đó một bên cung cấp thiết bị toàn bộ và/hoặc

sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật (know-how) cho bên khác, đồng thời cam kết

mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật đó

chế tạo ra.

4. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Trong các hợp đồng mua bán đối lưu, người ta thường đề ra những

biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng như:

Page 11: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Dùng thư tín dụng đối khai (reciprocal L/C): Đây là loại L/C mà trong

nội dung của nó có điều khoản quy định "L/C này chỉ có hiệu lực khi người

hưởng mở một L/C khác có kim ngạch tương đương". Như vậy, hai bên đều

vừa phải mở L/C, vừa phải giao hàng.

- Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hóa, người thứ

ba chỉ giao chứng từ đó cho người nhận hàng khi người này đổi lại một

chứng từ sở hữu hàng hóa có giá trị tương đương.

- Dùng một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng để theo dõi việc giao hàng

của hai bên, đến cuối một thời kỳ nhất định (như sau 6 tháng, sau 1 năm...)

nếu còn số dư thì bên bị nợ hoặc phải giao nốt hàng, hoặc chuyển số dư

sang kỳ giao hàng tiếp, hoặc thanh toán bằng ngoại tệ...

- Phạt về việc giao hàng thiếu hoặc chậm giao: bên không giao hoặc

chậm giao hàng phải nộp phạt bằng ngoại tệ mạnh. Mức phạt do hai bên thỏa

thuận quy định trong hợp đồng.

- v.v...

* ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ

1. Khái niệm

Đấu giá quốc tế là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức

công khai ở một nơi nhất định, tại đó sau khi xem trước hàng hóa, những

người đến mua tự do cạnh tranh giá cả và cuối cùng, hàng hóa sẽ được bán

cho người nào trả giá cao nhất.

Trong buôn bán quốc tế, những mặt hàng được đem ra đấu giá thường

là những mặt hàng khó tiêu chuẩn hóa (như da lông thú, chè, hương liệu...)

và những trung tâm đấu gia nổi tiếng là:

- Về da lông thú: New York, London...

- Về len thô: Sydney, London, Liverpool...

- Về chè: Calcutta, Nairobie, Colombia...

- Về hương liệu: London, Amsterdam...

Page 12: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Về rau quả: Amstecdam, Antwerp...

2. Cách thức tiến hành

a) Chuẩn bị đấu giá, bao gồm:

- Chuẩn bị hàng hóa: Hàng được phân thành từng lô căn cứ theo chất

lượng, kích cỡ của chúng.

- Xây dựng thể lệ đấu giá: trong đó, người ta thường quy định về trách

nhiệm của người mua phải xem hàng trước (người bán không chịu trách

nhiệm về phẩm chất hàng), về khoản tiền ký quỹ trước khi tham dự đấu giá,

về mức mặc cả đặt giá...

- In ca-ta-lô về những lô hàng sẽ đem ra đấu giá,

- Đăng quảng cáo để thông báo về ngày giờ, địa điểm tiến hành, số

lượng mặt hàng đấu giá, thể lệ đấu giá...

b) Trưng bày hàng hóa để người muốn mua có thể xem: nếu trong

thời gian này người mua không xem hàng thì sau này cũng mất quyền khiếu

nại về chất lượng hàng.

c) Tiến hành đấu giá: nơi bán đấu giá thường có hình thức của một

hội trường. Trên bục cao, nhân viên đấu giá (auctioner) điều khiển cuộc đấu

giá với tư cách đại diện cho bên bán. Cuộc đấu giá tiến hành theo một trong

hai phương pháp sau:

- Phương pháp nâng giá: nhân viên đấu giá nêu giá khởi điểm thấp

nhất của lô hàng, sau đó khách hàng có mặt nâng giá dần theo một mức mặc

cả quy định. Việc nâng giá có thể bằng phát ngôn, có thể bằng cách làm dấu

hiệu. Lô hàng sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất, sau khi nhân viên

đấu giá gõ búa gỗ xuống bàn để thực hiện hành vi kết luận.

- Phương pháp hạ giá: nhân viên đấu giá nêu giá khởi điểm cao nhất

rồi hạ giá dần tới khi có người đồng ý mua. Phương pháp đấu giá này (gọi là

đấu giá kiểu Hà lan - Dutch auction) khiến cho khách hàng sợ lỡ cơ hội mua

hàng nên thường phải chấp nhận giá cao hơn dự định.

Page 13: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

d) Ký kết hợp đồng và giao hàng: sau cuộc đấu giá người thắng cuộc

đến ban tổ chức ký kết hợp đồng và trả một phần tiền hàng. Hợp đồng

thường làm bằng một mẫu in sẵn.

Người ta chỉ việc điền thêm vào đó những điểm cần thiết. Sau một thời

gian (thường từ 3 đến 14 ngày) người mua phải trả tiền nốt và lấy hàng đi.

* ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

1. Khái niệm

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt trong đó-

người mua (người gọi thầu) công bố trước các điều kiện mua hàng để người

bán (người dự thầu) báo giá cả và các điều kiện trả tiền, sau đó người mua

sẽ chọn mua của người báo giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả

với những điều kiện mà người mua đã nêu.

Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong biệc

mua sắm (đấu thầu mua hàng) và thi công (đấu thầu dịch vụ xây lắp) các

công trình Nhà nước, nhất là tại các nước đang phát triển.

Đấu thầu quốc tế có hai loại hình:

a) Đấu thầu mở rộng: Tất cả những ai muốn tham gia đều có thể dự

thầu bằng cách gửi báo giá của mình đến ban tổ chức.

b) Đấu thầu hạn chế: chỉ một số hãng có đầy đủ những điều kiện nhất

định mới được mời dự thầu.

Đấu thầu có thể được thực hiện thông qua thủ tục sơ thẩm (With pre-

qualification) hoặc không thông qua thủ tục sơ thẩm (Without pre-qualification)

đối với người dự thầu.

Trong trường hợp có sơ thấm, thủ tục này đòi hỏi những ai muốn dự

thầu phải đăng ký trước và kê khai vào một mẫu đơn tất cả những thông tin

như: kinh nghiệm của họ trong việc thực hiện những dịch vụ tương tự, tình

hình tài chính, trang thiết bị, kế hoạch dự kiến về việc tiến hành công trình V.

V...

Page 14: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong trường hợp đấu thầu không có sơ thẩm, ban tổ chức trực tiếp

mời các hãng kinh doanh mà, qua nghiên cứu của mình, ban tổ chức thấy họ

có đủ năng lực cạnh tranh để dự thầu.

2. Cách thức tiến hành

a) Chuẩn bị đấu thầu

Trong giai đoạn này, người ta phải làm các việc sau:

- Xây dựng bản "Điều lệ đấu thầu" (bidding document) trong đó nêu rõ

những mặt hàng và dịch vụ là đối tượng đấu thầu, các điều kiện và tiêu chuẩn

về kỹ thuật đối với hàng hóa và dịch vụ, thủ tục nộp tiền bảo đảm thực hiện

hợp đồng (performance bond), các quy phạm điều tiết quan hệ hợp đồng

thầu, việc giải quyết tranh chấp v.v...

- Thông báo gọi thầu (call for tender): Tùy theo loại hình đấu thầu mà

thông báo trên báo chí, tập san hoặc gửi thư riêng đến các hãng kinh doanh.

b) Sơ tuyển người dự thầu

Nếu Điều lệ quy định thủ tục thẩm định trước, Ban tổ chức phải mời các

hãng tham dự sơ tuyển, giao cho họ các tài liệu sơ tuyển để họ kê khai, phân

tích các văn bản mà họ đã nộp và lựa chọn người dự thầu.

Trong trường hợp ban tổ chức đã nắm vững các thông tin về các hãng

dự thầu thì có thể bỏ qua thủ tục sơ tuyển.

c) Tạo điều kiện thuận lợi cho người dự thầu tìm hiểu các điều kiện đấu thầu

Trong giai đoạn này, Ban tổ chức phân phát bản Điều lệ đấu thầu, tạo

cơ hội cho các người dự thầu tìm hiểu thực địa (trong trường hợp đấu thầu

xây dựng), giải đáp những thắc mắc của người dự thầu.

d) Thu nhận báo giá

Căn cứ vào Điều lệ đấu thầu, những người dự thầu tiến hành lập và gửi

cho Ban tổ chức bản báo giá và các tài liệu cần thiết đựng trong phong bì

niêm phong kỹ, kể cả tiền ký quỹ dự thầu (bid bond). Khi thu nhận tài liệu, Ban

Page 15: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

tổ chức phải giữ nguyên niêm phong và bảo đảm bí mật đối với các tài liệu

báo giá đã được gửi đến.

e) Khai mạc đấu thầu và lựa chọn người cung cấp

Vào ngày giờ đã ấn định trước, cuộc đấu thầu được khai mạc tại địa

điểm quy định, với sự có mặt của những người dự thầu. Ban tổ chức lúc này

mới được mở các phong bì, công bố nội dung các báo giá. Để Ban tổ chức có

thời gian, nghiên cứu so sánh các điều kiện của các báo giá, đồng thời để cho

người dự thầu có thể có điều kiện giải thích rõ thêm hoặc thương lượng thêm,

Ban tổ chức thường không công bố ngay kết quả lựa chọn mà tới một thời

gian nhất định, sau khi bế mạc đấu thầu, mới thông báo sự lựa chọn người

thắng cuộc.

Để so sánh và đánh giá các báo giá (bid evaluation), Ban tổ chức

thường công bố công khai hệ thống các điểm đánh giá (merit points) về nhiều

mặt như về công nghệ, phẩm chất, kỹ thuật, giá cả, tín dụng v.v...

f) Ký kết hợp đồng

Ngay sau khi thông báo kết quả đánh giá, người trúng thầu (tức người

thắng cuộc) ký kết hợp đồng với Ban Tổ chức và nộp tiền bảo đảm thực hiện

hợp đồng (performance bond) theo như quy định của bản Điều lệ đấu thầu.

Còn những người không trúng thầu sẽ lấy lại tiền ký quỹ dự thầu. Sơ đồ thể

thức trình tự đấu thầu và thể thức nhận đơn thầu được trình bày ở các trang

sau.

* GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

1. Khái niệm về sở giao dịch

Sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua

những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại

hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay

thế được với nhau.

Page 16: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Sở giao dịch hàng hóa thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về một mặt

hàng giao dịch trong một khu vực, ở một thời điểm nhất định. Do đó giá công

bố tại sở giao dịch có thể được coi là một tài liệu tham khảo trong việc xác

định giá quốc tế. Những trung tâm giao dịch lớn trên thế giới là:

- London, New York: về kim loại mầu.

- London, New York, Rotterdam, Amsterdam: về cà phê.

- Bombay, Chicago, New York: về bông.

- Winnipeg, Rotterdam, Milan, New York...: về lúa mì.

- v.v

2. Các loại giao dịch ở Sở giao dịch

a) Giao dịch giao ngay (spot transaction) là giao dịch trong đó hàng hóa

được giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng. Hợp đồng giao ngay

được ký trên cơ sở hợp đồng mẫu của sở giao dịch giữa những người có sẵn

hàng muốn giao ngay và người có nhu cầu được giao ngay. Vì vậy đó là hợp

đồng hiện vật. Giá cả mua bán ở đây gọi là giá giao ngay (spot price hoặc

spot quotation). Giao dịch này chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10%) trong các

giao dịch ở sở giao dịch.

b) Giao dịch kỳ hạn (forward transaction) là giao dịch trong đó giá cả

được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán

đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận

do chênh lệch giả giữa lúc ký kết hợp đồng với lúc giao hàng. Ví dụ một

người dự đoán giá cà phê sau ba tháng sẽ hạ đi nên dù không có hàng đã ký

hợp đồng bán cà phê theo giá USdol 2500/1 tấn với hạn giao 3 tháng. Sau khi

đến hạn giao giả dụ giá còn USdol 2450/1 tấn thì người này hưởng chênh

lệch giá USdol 50/tấn. Thuật ngữ chuyên môn gọi người đầu cơ này là "gấu"

(tiếng Anh: bear) còn người đầu cơ giá lên là "bò đực" (tiếng Anh: bull). Vì nội

dung như vậy, giao dịch này còn gọi là giao dịch khống (Fective transaction).

Page 17: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong trường hợp giá cả biến động không đúng như dự đoán của mình,

bên dự đoán không đúng có thể đề nghi đối phương hoãn ngày thanh toán

đến kỳ hạn sau và trả đối phương một khoản tiền bù. Khoản tiền bù mà bên

mua phải bỏ ra gọi là "bù hoãn mua" (contango). Khoản tiền bù mà bên bán

phải trả cho bên mua gọi là "bù hoãn bán" (backwardation).

c) Nghiệp vụ tự bảo hiểm (hedging) là một biện pháp kỹ thuật thường

được các nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tránh những

rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại đến sổ lãi dự tính, bằng cách lợi dụng

giao dịch khống trong sở giao dịch.

Ví dụ, một thương nhận mua một lượng đỗ tương vào tháng 5, dự tính

sau đó 3 tháng sẽ bán lại để thu một số lãi bình thường trong kinh doanh (chứ

không phải nhằm đầu cơ giá cả). Sợ rằng đến tháng 8 giá đỗ tương hạ xuống

thì sẽ bị lỗ cho nên ngay từ tháng 5 khi mua vào, thương nhân đó cũng đến

sở giao địch để bán khống một lượng đỗ tương ngang với lượng đã mua vào,

theo giá cả của tháng 5 và hạn giao vào tháng 8. Đến tháng 8, thương nhân

bán lượng đỗ tương trên thị trường theo giá thị trường lúc đó, thì đồng thời

cũng đến sở giao dịch thanh toán chêch lệch giá của hợp đồng bán khống.

Nếu giá đỗ tương ở tháng 8 hạ hơn giá tháng 5 thì thương nhân này bị lỗ

trong giao dịch hiện vật, nhưng lại được lãí trong giao dịch khống. Ngược lại,

nếu giá đỗ tương ở tháng 8 cao hơn giá tháng 5 thì thương nhân này được lãi

trong giao dịch hiện vật nhưng lại bị lỗ trong giao dịch khống. Lãi của hợp

đồng này bù cho lỗ của hợp đồng kia làm cho thương nhân này không bị tác

động của biến động giá cả và lãi dự tính trong kinh doanh vẫn được giữ ổn

định. Tất nhiên, mức độ biến động giá cả trong giao dịch hiện vật khống hoàn

toàn như trong giao dịch khống. Do đó, các nhà kinh doanh không thể hoàn

toàn tránh khỏi những rủi ro về biến động giá cả.

3. Cách thức tiến hành

Địa điểm doanh nghiệp của sở giao địch gồm có một ngôi nhà lớn, ở

chính giữa là một "đài tròn" để giao địch, chung quanh đài tròn là những bậc

Page 18: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

thang không cao lắm để cho khách hàng đứng. Trong ngôi nhà của sở giao

dịch còn có một trạm điện thoại để thông tin về giá cả.

Kỹ thuật giao dịch, về đại thể, gồm có các bước:

- Khách hàng ủy nhiệm mua hoặc bán hộ mình và nộp tiền bảo đảm

ban đầu. Nội dung giấy ủy nhiệm được đăng ký vào một quyển sổ riêng và

được chuyển ngay đến sở giao dịch cho thư ký của người môi giới sở giao

dịch biết.

- Người môi giới ra "đài tròn" ký hợp đồng mua hoặc bán. Trong lúc đó,

trên đài cao của sở giao dịch nhân viên ghi chép của sở ghi lên bảng yết giá

(quotation) giá cả số lượng và thời hạn giao hàng. Nếu đến cuối ngày nà một

loại giao dịch nào đó không có hợp đồng ký kết thì nhân viên ghi chép ghi lên

giá công bố có liên quan chữ "N" (chữ đầu của từ tiếng Anh "Nominal" có

nghĩa là "Danh nghĩa").

- Người môi giới trao hợp đồng cho khách hàng. Khách hàng ký vào

phần cuống và trả phần cuống ấy cho người môi giới, còn mình giữ lấy hợp

đồng.

- Tới thời hạn, khách hàng lại trao hợp đồng cho người môi giới để

người này đến thanh toán tại phòng thanh toán bù trừ (clearing house).

* GIAO DỊCH TẠI HỘI CHỢ VÀ TRIỂN LÃM

1. Khái niệm về hội chợ và triển lãm

Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ được tổ chức vào một thời gian

và ở vào một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán

đem trưng bày hàng hóa của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp

đồng mua bán.

Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nến kinh

tế hoặc của một ngành kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật... Ví dụ: triển lãm

thành tựu kinh tế quốc đân, triển lãm hội họa, triển lãm công nghiệp. Liên

quan chặt chẽ đến ngoại thương là các cuộc triển lãm công thương nghiệp,

Page 19: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

tại đó người ta trưng bày các loại hàng hóa nhằm mục đích quảng cao để mở

rộng khả năng tiêu thụ.

Ngày nay triển lãm không phải là nơi trưng bày giới thiệu hàng hóa, mà

còn là nơi thương nhân hoặc tổ chức kinh doanh tiếp xúc giao dịch ký kết hợp

đồng mua bán cụ thể.

Về mặt nội dung, người ta phân biệt triển lãm và hội chợ tổng hợp (nơi

trưng bày và mua bán hàng hóa của nhiều ngành) với triển lãm và hội chợ

chuyên ngành (nơi chỉ trưng bày và mua bán hàng hóa của một ngành).

Về mặt quy mô tổ chức, triển lãm và hội chợ có thể mang tính chất địa

phương, quốc gia hay quốc tế.

2. Trình tự tiến hành tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài

Khi nhận được lời mời của ban tổ chức hội chợ (hoặc triển lãm) của

nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp nghiên cứu các vấn đề liên

quan đến tổ chức, trước hết là:

- Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức hội chợ hoặc triển lãm đó.

- Tính chất, vị trí, thời gian và thời hạn công tác.

- Điều kiện và thể thức trưng bày các vật triển lãm.

- Thành phần tham dự và thành phần khách tham quan.

Tiếp đó, phòng Thương mại và Công nghiệp báo cho các công ty XNK

hoặc cac tổ chức kinh tế có thể tham dự để họ dự thảo kế hoạch tham gia hội

chợ hoặc triển lãm đó, dự trù kinh phí... Ban tổ chức hội chợ hoặc triển lãm

thường gửi cho các đơn vị tham gia một bản điều lệ trong đó ghi rõ những

điều kiện chủ yếu của việc tham gia như mục đích, chỗ bố trí, thời gian và chế

độ hoạt động, mức tiền thuê đất và mức tiền thuê diện tích trưng bày, mức

tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại... danh mục đại thể của hàng triển lãm,

các nguyên tắc hải quan, nguyên tắc sử dụng các phương tiện quảng cáo...

Bản điều lệ được dùng làm cơ sở để ký kết các hợp đồng liên quan

giữa ban tổ chức với Phòng Thương mại và Công nghiệp.

Page 20: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Công tác chuẩn bị của các công ty XNK hoặc tổ chức kinh tế tham gia

triển lãm thường bao gồm những việc như:

- Lập kế hoạch công tác chung và kế hoạch công trình triển lãm. Trong

đó kế hoạch công tác chung (còn gọi là kế hoạch tống quát) xác định mục

đích, yêu cầu cần đạt được trong việc tham gia trưng bày, xác định tổng quát

hình thức trình bày, các số liệu tuyên truyền, các yêu cầu trích dẫn... Còn kế

hoạch công trình triển lãm chỉ ra một cách cụ thể thiết kế triển lãm, cách bố trí

các vật trưng bày, phương pháp làm việc, thời gian, chế độ công tác...

- Lập kế hoạch và các biện pháp mua bán tại hội chợ hoặc triển lãm đó,

dự kiến khối lượng hợp đồng sẽ ký kết, dự kiến các mặt hàng sẽ mua bán,

xác định phương hướng mở rộng quan hệ thị trường.

- Lập danh mục hàng sẽ trưng bày.

- Lập đề án thiết kế kỹ thuật và mỹ thuật trên cơ sở kế hoạch tổng quát

và kế hoạch công trình triển lãm. Đề án thiết kế mỹ thuật và kỹ thuật phải do

các họa sĩ xây dựng.

- Lập kế hoạch cho các biện pháp tuyên truyền có tính chất đại chúng.

- Lựa chọn và huấn luyện cán bộ công tác tại hội chợ triển lãm.

- Lập lịch công tác chuyên chở và bốc dỡ các vật trưng bày.

Trước khi khai mạc gian hàng, cần tiến hành các việc như: đôn đốc cho

hàng triển lãm được chở đến kịp thời, lắp rạp, trang trí theo đúng kế hoạch,

thử lại tất cả các phương tiện kỹ thuật và kiểm tra lại các vật trưng bày, tổ

chức bảo vệ...

Sau khi bế mạc, cán bộ và nhân viên phải: kiểm kê vật trưng bày, đồ

trang trí và các vật liệu khác, tháo dỡ và đóng gói các vật trưng bày và đồ

trang trí, kẻ ký mã hiệu, thanh toán với tất cả các hãng và tổ chức có liên

quan.

3. Công việc chuẩn bị cho các hoạt động mua bán tại hội chợ triển lãm, bao gồm:

Page 21: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Nghiên cứu tình hình kinh tế, chính trị, thương mại của nước đăng cai

hội chợ hoặc triển lãm để biết nước đó quan tâm xuất nhập khẩu những gì,

điều kiện vận tải, thuế quan, luật pháp và tập quán thương mại ra sao.

- Tìm hiểu tính chất của cuộc hội chợ hoặc triển lãm, điều lệ của nó,

thành phần và số lượng nước tham gia, danh mục và chất lượng hàng sẽ

trưng bày và sẽ mua bán tại đó.

- Nghiên cứu tình hình hàng hóa và giá cả hiện hành trên thị trường thế

giới và ở nước đăng cai...

- Chuẩn bị và kịp thời phân phát các tái liệu quảng cáo, các tài liệu

thông tin thương nghiệp.

- Xây đựng những mẫu đơn chào hàng, mẫu hợp đồng, có dự tính về

giá cả, số lượng, phẩm chất, yêu cầu kỹ thuật, thời hạn giao hàng và điều

kiện thanh toán.

- Kịp thời phân phát giấy mời đến thăm gian hàng của mình.

- Thao diễn thử các máy móc, cho thí nghiệm các mặt hàng cần thiết.

- Chuẩn bị những vật lưu niệm định bán tại chỗ.

- Chuẩn bị điều kiện vật chất để tiến hành đàm phán thương mại.

* GIA CÔNG QUỐC TẾ

1. Khái niệm

Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh trong đó một bên, gọi

là bên nhận gia công, nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một

bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại

cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công)

Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương

của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng

được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối

với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm

cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ

Page 22: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều

nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có

được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan,

Singapo...

2. Các hình thức gia công quốc tế

Xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể tiến hành

dưới các hình thức sau đây:

+ Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên

nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và

trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo quyền sở hữu

về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.

+ Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau

thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này

quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia

công.

+ Ngoài ra, người ta còn có thể áp dụng một hình thức kết hợp trong đó

bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính, con bên nhận gia công

cung cấp nguyên vật liệu phụ.

Xét về mặt giá cả gia công, người ta có thể chia việc gia công thành hai

hình thức:

+ Hợp đồng thực chi thực thanh (cost plus contract) trong đó bên nhận

gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của

mình cộng với tiền thù lao gia công.

+ Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức (target

price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù

có phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh

toán với nhau theo giá định mức đó.

3. Hợp đồng gia công

Page 23: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Mối quan hệ giữa bên nhận già công với bên đặt gia công được xác

định trong hợp đồng gia công. Hợp đồng này thường bao gồm những loại

điều kiện sau đây:

- Về thành phẩm: yêu cầu về số lượng, quy cách phẩm chất, đóng gói

bao bì, thời hạn giao hàng.

- Về nguyên liệu: yều cầu về số lượng và phẩm chất nguyên liệu, định

mức hao phí nguyên liệu, thời hạn giao nguyên liệu.

- Về giá cả gia công: giá này bao gồm chi phí về nhân công, về nguyên

liệu phụ (nếu có), về lãi định mức và chi phí hành chính của bên nhận gia

công.

- Về cách thanh toán và điều kiện thanh toán.

- Về việc nghiệm thu: phương pháp, địa điểm, thời gian nghiệm thu.

- Về các loại phạt và thể thức khiếu nại và bồi thường.

* GIAO DỊCH TÁI XUẤT

1. Khái niệm

Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất. Nhiều nước Tây Âu và

Mỹ la-tinh quan niệm tái xuất là xuất khẩu những hàng ngoại quốc từ kho hải

quan, chưa qua chế biến ở nước mình. Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi

đó là việc xuất khẩu những hàng ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong nước

dù hàng đó đã qua lưu thông nội địa. Như vậy, các nước đều thống nhất quan

niệm tái xuất là lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đầy đã

nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về

một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba

nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy, người ta

còn gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác (triangular

transaction).

2. Các loại hình tái xuất

Page 24: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Tái xuất có thể được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:

+ Tái xuất theo đúng nghĩa của nó, trong đó hàng hóa đi từ nước xuất

khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước

nhập khẩu. Ngược chiều với sự vận động của hàng hóa là sự vận động của

đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập

khẩu.

+ Chuyển khẩu, trong đó hàng hóa đi thẳng từ nước xuất khẩu sang

nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của

nước nhập khẩu.

Cần phân biệt các loại hình tái xuất khẩu với kinh doanh quá cảnh. Kinh

doanh quá cảnh là kinh doanh dịch vụ vận tải chở hàng nước ngoài từ cửa

khẩu này đến cửa khẩu biên giới khác.

3. Ký kết hợp đồng tái xuất

Người kinh doanh tái xuất thường ký một hợp đồng nhập khẩu và một

hợp đồng xuất khẩu. Hai hợp đồng này về cơ bản không khác những hợp

đồng xuất nhập khẩu thông thường, song chúng có liên quan mật thiết với

nhau. Chúng thường phù hợp với nhau về hàng hóa, bao bì mã hiệu, nhiều

khi cả về thời hạn giao hàng và các chứng từ hàng hóa. Việc thực hiện hợp

đồng nhập khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn cho việc thực hiện hợp

đồng xuất khẩu.

Về mặt thanh toán, nhiều hợp đồng tái xuất quy định dùng phương thức

thư tín dụng giáp lưng - (back to back L/C). Người tái xuất thường cố dàn xếp

để chậm trả tiền hàng nhập và nhanh chóng thu tiền hàng xuất. Nhờ những

biện pháp đó, người tái xuất thu được cả lợi tức về tiền hàng trong khoảng

thời gian chênh lệch.

Kinh doanh tái xuất đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả,

sự chính xác và chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán.

Ngoài những phương thức giao dịch trình bày trên đây, từ sau chiến

tranh thế giới thứ hai, trên thị trường thế giới đã nảy sinh nhiều phương thức

Page 25: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

giao dịch mới. Do khuôn khổ có hạn của cuốn sách, người viết chỉ xin trình

bày những phương thức cơ bản nhất, chủ yếu nhất.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chào hàng là gì? Nội dung của nó gồm những gì? Điều kiện hiệu lực

của nó? Có những loại chào hàng nào?

2. Chấp nhận chào hàng là gì? Khi nào thì chấp nhận có hiệu lực? Giá

trị pháp lý của chấp nhận như thế nào?

3. Đơn đặt hàng là gì? Nội dung một đơn đặt hàng gồm những gì? Giá

trị pháp lý của đơn đặt hàng như thế nào? Đơn đạt hàng được sử dụng trong

những trường hợp nào?

4. Thế nào là buôn bán qua trung gian? Trên thị trường ta thường thấy

những trung gian thương mại nào?

5. Hãy phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các loại trung gian

thương mại.

6. Hãy cho biết khái niệm, đặc điểm của buôn bán đối lưu và nguyên

nhân phát triển phương thức buôn bán này.

7. Hãy trình bày về các loại hình buôn bán đối lưu.

8. Hãy trình bày hình thức, nội dung của hợp đồng buôn bán đối lưu và

những phương pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đó.

9. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm, tác dụng và các hình thức của

đấu giá quốc tế.

10. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm, tác dụng và các hình thức của

đấu thầu quốc tế.

11. Đấu giá quốc tế cần phải trải qua những bước nào?

12. Đấu thầu quốc tế cần phải trải qua những bước nào?

13. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm và tác dụng của các sở giao dịch

hàng hóa.

Page 26: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

14. Ở sở giao dịch hàng hóa có những loại hình giao dịch nào? Nội

dung các loại hình giao dịch đó?

15. Gia công quốc tế là gì? Có những loại hình nào? Nội dung của hợp

đồng gia công quốc tế gồm những điều khoản nào?

16. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm và tác dụng của phương thức tái

xuất và hai loại hình tái xuất.

BÀI TẬP

Giả dụ, mỗi quý ta cần xuất khẩu khoảng 100.000 mét lụa tơ tằm vào

thị trường Hồng Kông, giá bán lẻ tại thị trường đó khoảng 10 - 14 đôla Hồng

Kông/1 mét. Ta cần tìm một đại lý bán hàng.

1. Hãy cho biết những điều kiện cần phải tuân theo trong khi lựa chọn

đại lý nhận gửi bán (Đại lý ký gửi) số hàng trên.

2. Hãy trình bày nội dung của hợp đồng Đại lý để gửi bán số hàng nói

trên.

Chương 2. CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ

Trên thị trường thế giới một số khá lớn điều kiện đã được hình thành từ

thực tiễn của việc giao dịch trao đổi, mua bán sản phẩm, trong đó nêu rõ

nghĩa vụ của người bán và người mua về các mặt như: chịu phí tổn và rủi ro

trong việc chuyên chở, làm thủ tục kiểm tra hàng hóa, trách nhiệm giao nhận

đúng phẩm chất và số lượng V.V.. Những điều kiện đó gọi là những điều kiện

giao dịch.

Những điều kiện giao dịch ra đời như là một quy định của pháp luật,

hoặc như là một tập quán hoặc như là những sự giải thích hay những điều

quy ước của một tổ chức kinh tế quốc tế (ví dụ như của Phòng Thương mại

Quốc tế chẳng hạn).

Page 27: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Sự hình thành những điều kiện giao dịch nói trên có tác dụng thuận lợi

đối với việc đẩy mạnh buôn bán quốc tế, bởi vì nhờ các điều kiện đó, người

bán và người mua mau hiểu biết ý của nhau hơn, giảm bớt những tranh chấp

với nhau... Vì vậy, khi chào hàng, khi hỏi hàng cũng như khi ký kết và thực

hiện hợp đồng, người ta thường vận dụng các điều kiện giao dịch buôn bán

vào hoàn cảnh cụ thể và biến chúng thành các điều khoản cụ thể.

Những điều kiện giao dịch phần nhiều đều có tính chất kỹ thuật - nghiệp

vụ thuần túy, song việc vận dụng chúng lại có tính chất giai cấp rõ rệt, bởi vì

việc vận dụng đó có thể nhằm bảo vệ quyền lợi cho một đương sự nào đó

(hoặc cho người bán hoặc cho người mua). Do đó, việc vận dụng các điều

kiện giao dịch vào một hợp đồng cụ thể nào đó thường phải trải qua một quá

trình đấu tranh phức tạp giữa hai bên liên quan. Ngoài ra, việc vận dụng các

điều kiện giao dịch cũng đòi hỏi phải linh hoạt và sáng tạo, bởi vì bản thân các

điều kiện đó cũng được bổ sung, thay đổi và hoàn chỉnh không ngừng.

Trong quá trình buôn bán với nước ngoài, việc vận dụng chính xác các

điều kiện giao dịch có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta. Đó là do:

Một là, có vận dụng khéo léo và sáng suốt các điều kiện giao dịch,

chúng ta mới thực hiện đúng đắn được các đường lối chủ trương của Đảng

và Chính phủ về công tác ngoại thương.

Hai là, những điều kiện giao dịch, một khi đã được vận dụng và trở

thành nội dung của hợp đồng, sẽ là cơ sở có ý nghĩa bắt buộc trong việc xác

định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ký kết. Vì vậy, có vận dụng chính xác

những điều kiện đó mới ngăn ngừa được những hiểu lầm, tranh chấp và

những hậu quả tai hại trong khi ký kết và thực hiện hợp đồng.

Ba là, những điều kiện giao dịch công bằng và hợp lý, sau khi đã được

các bên liên quan thỏa thuận, thì không những có tác dụng xác định quyền lợi

và nghĩa vụ của họ trong lần giao dịch đó, mà có thể trở thành cơ sở và tiền lệ

để thỏa thuận những giao dịch mới sau đó. Vì vậy, việc vận dụng chính xác

các điều kiện giao dịch có thể có tác dụng rút ngắn được thời gian đàm phán

hoặc tránh được những thiếu sót xảy ra trong quá trình giao dịch bằng thư từ,

Page 28: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

điện tín... Trong buôn bán quốc tế có nhiều điều kiện giao dịch, song chủ yếu

gồm những điều kiện dưới đây.

* ĐIỀU KIỆN TÊN HÀNG

"Tên hàng" là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng, thư hỏi

hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán,

trao đổi. Vì vậy, người ta luôn tìm cách diễn đạt chính xác tên hàng.

Có những cách sau đây để biểu đạt tên hàng:

- Người ta ghi tên thương mại của hàng hóa nhưng còn ghi kèm theo

tên thông thường và tên khoa học của nó.

- Người ta ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó.

Ví dụ: rượu vang Bordeaux, thủy tinh Bohemia...

- Người ta ghi tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất ra hàng đó. Ví dụ:

xe máy Honda, xe hơi Ford...

- Người ta ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của nó. Ví dụ: bia Con hổ

(tiger) thuốc lá Bông sen...

- Người ta ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa đó. Ví

dụ: xe tải 10 tấn, Ti-vi màn ảnh màu 14 inches...

- Người ta ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó. Ví dụ:

tuyn để làm màn, lưỡi cưa để cưa gỗ có dầu...

- Người ta ghi tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng đó trong

danh mục hàng hóa thống nhất. Ví dụ: Mô-tơ điện, mục 100.101.

Ngoài ra, có khi người ta còn kết hợp một hai phương pháp trên đây

với nhau. Ví dụ: Ti-vi 14 inches, màu của hãng Sony (Sony 14" color TV set).

* ĐIỀU KIỆN PHẨM CHẤT

"Phẩm chất" là điều khoản nói lên mặt "chất" của đối tượng - hàng hóa

mua bán, nghĩa là tính năng (như lý tính, hóa tính, tính chất cơ lý...) quy cách,

kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất... của hàng hóa đó. Để quy định

Page 29: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

chính xác mặt "chất" như thế của hàng hóa đó, người ta vận dụng trong các

hợp đồng mua bán ngoại thương những phương pháp xác định phẩm chất

như sau:

1. Dựa vào mẫu hàng

Theo phương pháp này chất lượng của hàng hóa được xác định căn

cứ vào chất lượng của một số ít hàng hóa, gọi là mẫu hàng, do người bán

đưa ra và được người mua thỏa thuận. Những hàng hóa mua bán dựa vào

mẫu hàng thường là những hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa và khó mô tả, ví dụ:

hàng mỹ nghệ, một số hàng nông sản...

Một hợp đồng bán hàng theo mẫu, như quy định của luật pháp nước

Anh (Sale of goods Act, 1893) chẳng hạn, phải đạt được ba điều kiện là: hàng

hóa phải phù hợp về mặt phẩm chất với mẫu hàng, người mua phải có điều

kiện hợp lý để đối chiếu hàng hóa với mẫu hàng, hàng hóa không được có

những khuyết tật khiến cho hàng đó không tiêu thụ được mà những khuyết tật

này khi xem xét mẫu một cách hợp lý cũng không phát hiện được.

Trong tập quán buôn bán quốc tế, người ta ký hoặc đóng dấu vào ba

mẫu hàng: Một giao cho người bán lưu, một giao cho người mua và một giao

cho người thứ ba được hai bên thỏa thuận chỉ định giữ để phân xử khi cần

thiết.

Cũng có khi người mua đưa ra mẫu hàng trước. Trong trường hợp này,

người bán phải sản xuất ra một mẫu đối (counter sample) để làm cơ sở thỏa

thuận giao dịch. Sau đó hai bên cũng cần làm đầy đủ thủ tục như đã nói ở

trên.

2. Dựa vào phẩm cấp (category) hoặc tiêu chuẩn (standard)

Tiêu chuẩn là những quy định về sự đánh giá chất lượng (các chỉ tiêu

phẩm chất), về phương pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiếm tra hàng

hóa... Trong khi xác định tiêu chuẩn người ta cũng thường quy định cả phẩm

cấp, ví dụ những yêu cầu về chất lượng hàng loại 1, hàng loại 2 v.v... Vì thế

phẩm cấp cũng là tiêu chuẩn.

Page 30: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Khi ký kết hợp đồng mua bán dựa trên tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp,

người ta phải tìm hiểu nội dung của tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó. Chẳng

những thế, do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, phẩm cấp của

năm sau có thể có ý nghĩa khác hẳn năm trước. Ví dụ: Xi măng Việt Nam mác

P.500 theo TCVN 140/84 (năm 1984) bằng với mác P.400 theo TCVN

2232/77 (Báo Nhân dân ngày 20/2/1985). Do đó, khi ký hợp đồng mà chất

lượng xác định theo phương pháp này, hai bên phải ghi chính xác số hiệu tiêu

chuẩn và năm ban hành tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó.

3. Dựa vào quy cách của hàng hóa

Quy cách (specification) là những chi tiết về mặt chất lượng như công

suất, kích cỡ, trọng lượng v.v... của một hàng hóa. Phương pháp xác định

phẩm chất hàng dựa vào quy cách thường được dùng trong việc mua bán

các thiết bị, máy móc, công cụ vận tải...

4. Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng

Khi mua bán những mặt hàng nông sản, nguyên liệu mà chất lượng

của chúng khó tiêu chuẩn hóa, trên thị trường quốc tế người ta thường dùng

một số chỉ tiêu phỏng chừng như FAQ, GMQ...

FAQ là từ viết tắt của câu tiếng Anh (Fair average quality) có ý nghĩa là:

phẩm chất bình quân khá. Theo chỉ tiêu này, người bán hàng từ một cảng

nhất định phải giao theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình quân của

loại hàng đó vẫn thường được gửi từ cảng đó, trong một thời kỳ nhất định

(như trong một quý, trong một vụ chẳng hạn). Muốn xác định phẩm chất bình

quân trong một quý thì, trong quý đó, cứ mỗi lô hàng được gửi đến từ một

cảng nhất định, người ta đều lấy mẫu. Đến cuối quý, người ta trộn những

mẫu đó lại và rút ra một mẫu bình quân.

GMQ là từ viết tắt của câu tiếng anh (Good merchantable quality) có

nghĩa là: phẩm chất tiêu thụ tốt. Theo chỉ tiêu này, người bán phải giao hàng

có phẩm chất thông thường được mua bán trên thị trường mà một khách mua

bình thường, sau khi xem xét đẩy đủ, có thể chấp nhận. Nếu hàng hóa có

Page 31: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

nhiều công dụng mà người mua không nói rõ ý định sử dụng của mình đối với

hàng đó thì người bán giao hàng hóa miễn sao đáp ứng được một trong

những công dụng của nó là được.

Ngoài ra, trong từng ngành buôn bán, tập quán lại còn hình thành

những chỉ tiêu đại khái phù hợp với mặt hàng của ngành đó. Ví dụ, trong

buôn bán ca cao hạt, chỉ tiêu "độ lên men vừa" (fair fermented) có nghĩa là

hàng có 10% hạt lép, hạt hỏng, còn "độ lên men tốt" (good fermented) có

nghĩa là hạt lép, hạt hỏng chỉ chiếm 5% tổng số.

5. Dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hóa

Theo phương pháp này, người ta quy định tỷ lệ phần trăm của thành

phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Ví dụ: hàm lượng ta-nanh là 14%

trong vỏ xú. Đồng thời, người ta còn có thể quy định thưởng (bonification) nếu

hàm lượng chất đó cao hơn quy định hoặc phạt nếu hàm lượng chất đó thấp

hơn quy định. Phương pháp này thường dùng trong mua bán nguyên liệu,

lương thực, thực phẩm.

6. Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa đó

Theo phương pháp này, người ta quy định số lượng thành phẩm được

sản xuất ra từ hàng hóa mua bán, ví dụ số lượng dầu lấy được từ hạt có dầu

(như đỗ tương, vừng, lạc, thâu dầu...), số lượng len lấy được từ lông cừu, số

lượng đường kính lấy được từ đường thô... Phương pháp này thường dùng

trong mua bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm.

7. Dựa vào hiện trạng hàng hóa (tale quale)

Phương pháp này thường chỉ được dùng trong buôn bán quốc tế về

hàng nông sản và khoáng sản, khi hợp đồng mua bán ký kết theo điều kiện

"chỉ bán nếu hàng đến" (to arrive sale). Ý nghĩa của nó là "có thế nào, giao

thế nấy". Do đó phẩm chất của hàng giao đúng như mẫu hàng đã lấy được

khi bốc, còn khi hàng đến bến phẩm chất hàng như thế nào người mua phải

nhận như vậy, tức là người mua phải chịu những rủi ro, hư hại về hàng hóa

trong quá trình chuyên chở.

Page 32: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

8. Dựa vào sự xem hàng trước

Phương pháp này còn được gọi là "đã xem và đồng ý" (inspected -

approved), tức là hàng hóa được người mua xem và đồng ý, còn người mua

phải nhận hàng và trả tiền hàng.

Trong trường hợp hợp đồng đã quy định về phẩm chất nhưng còn thêm

rằng người mua sẽ xem hàng và đồng ý thì nếu đến khi xem hàng người mua

thấy hàng hóa không phù hợp với phẩm chất quy định trong hợp đồng, và

không chấp thuận thì hợp đồng sẽ bị coi là không được thành lập.

Trong trường hợp người mua đã xem hàng và đồng ý trước khi ký hợp

đồng (ví dụ trường hợp đấu giá hoặc mua tại kho người bán) thì sau khi ký

hợp đồng, người mua phải nhận hàng và trả tiền hàng, chứ không thể viện lý

do phẩm chất xấu để từ chối hàng hóa.

9. Dựa vào dung trọng hàng hóa

Dung trọng hàng hóa là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị dung tích

hàng hóa. Nó phản ánh tính chất vật lý như hình dạng, kích cỡ, trọng lượng...

và tỷ trọng tạp chất của hàng hóa. Phương pháp xác định phẩm chất dựa vào

dung trọng hàng hóa là phương pháp khá phổ biến trong buôn bán ngũ cốc.

Tuy nhiên, người ta thường sử dụng phương pháp này kết hợp với phương

pháp mô tả.

10. Dựa vào tài liệu ký thuật

Trong việc mua bán máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp tiêu dùng lâu

bền, trên hợp đồng mua bán, người ta thường dẫn chiếu đến một tài liệu kỹ

thuật như: bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng và tác

dụng, bản hướng dẫn sử dụng... Trong trường hợp này, người ta còn ký hoặc

đóng dấu vào tài liệu kỹ thuật và quy định rằng tài liệu đó là bộ phận không

tách rời hợp đồng.

11. Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa

Page 33: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Thường thường đối với những mặt hàng công nghiệp hoặc hàng nông

sản chế biến như đồ hộp, thuốc lá, chè, cà phê, rượu... mỗi nhãn hiệu đại

biểu cho một phẩm cấp nhất định. Ví dụ, chè "Thanh Hương" đại biểu cho

một phẩm chất khác với chè "Ngọc Sơn". Vì vậy, trên hợp đồng, người ta có

thể dẫn chiếu đến nhãn hiệu để nói lên phẩm chất của hàng hóa mua bán.

Thông thường, để xác định chính xác hơn, trong trường hợp này, người ta

còn ghi rõ năm sản xuất (year of production) và xêry sản xuất của loại hàng

có nhãn hiệu đó.

12. Dựa vào mô tả hàng hóa

Theo phương pháp này, trên hợp đồng, người ta nêu lên những đặc

điểm về màu sác, hình dáng, kích thước, tính năng... và các chỉ tiêu khác về

phẩm chất hàng hóa. Phương pháp này được dùng rộng rãi và thường được

dùng kết hợp với các phương pháp khác.

* ĐIỀU KIỆN SỐ LƯỢNG

Nhằm nói lên mặt "lượng" của hàng hóa được giao dịch, điều khoản

này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng

hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.

1. Đơn vị tính số lượng

Nếu hàng hóa mua bán được tính bằng cái, chiếc, hòm, kiện thì rất dễ

dàng. Những hàng tính theo chiều dài, trọng lượng thể tích và dung tích thì

đơn vị phức tạp hơn nhiều: nếu đơn vị tính không được quy định rõ ràng, các

bên giao dịch dễ có sự hiểu lầm nhau. Nguyên nhân của sự hiểu trái ý của

nhau là do, trong buôn bán quốc tế, nhiều đơn vị đo lường có cùng một tên

gọi nhưng ở mỗi nước lại có một nội dung khác. Ví dụ, một bao bông ở Ai

Cập là 330 kg, Braxin là 180 kg, một bì cà phê ở các nước thường là 60 cân

Anh (27 13 kg) nhưng ở Cô-lôm-bia lại là 70 cân Anh (31,7 kg).

Ngoài ra, một nguyên nhân đáng kể khác nữa là sự áp dụng đồng thời

nhiều hệ thống đo lường trong buôn bán quốc tế. Ngoài các đơn vị thuộc mét

hệ, người ta còn dùng hệ thống đo lường của Anh, của Mỹ v.v...

Page 34: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Dưới đây là một số đơn vị đo lường thường được dùng trong buôn bán

quốc tế, ngoài các đơn vị thuộc mét hệ:

- Đơn vị do chiều dài: Inch (2,54 cm): foot (12 inches = 0,304 m); Yard

(3 feet = 0,914 m); mile (1,609 km).

- Đơn vị đo diện tích: Square inch (6,4516 cm2) square foot (2,2903

dm2); square yard (0,836 m2); Acre (0,40468 ha)...

- Đơn vị đo dung tích: Gallon (Anh: 4,546 lít, Mỹ 3,785 lit); Bushel (Anh:

3,637 đêca lít, Mỹ: 3,523 lít); Barrel (158,98 lít).

- Đơn vị do khối lượng (trọng lượng) Grain (0,0648 gam): Dram (1,772

gam); Ounce (28,350 gam trong buôn bán hàng thông thường và 31,1035

gam trong buôn bán vàng bạc); short ton (907,184 kg); long ton (1.016,047

kg); pound (453,59 gam)...

- Đơn vị tính số lượng tập hợp: Tá (12 cái); Gross (12 tá), hộp, đôi...

2. Phương pháp quy định số lượng

Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, người ta có thể quy định số lượng

hàng hóa giao dịch bằng hai cách:

Một là, bên bán và bên mua quy định cụ thể số lượng hàng hóa giao

dịch. Đó là một khối lượng được khẳng định dứt khoát. Khi thực hiện hợp

đồng các bên không được phép giao nhận theo số lượng khác với số lượng

đó. Phương pháp này thường được dùng với những hàng tính bằng cái,

chiếc.

Hai là, bên bán và bên mua quy định một cách phỏng chừng về số

lượng hàng hóa giao dịch. Khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể giao nhận

theo một số lượng cao hoặc thấp hơn số lượng quy định trong hợp đồng.

Khoản chênh lệch đó gọi là dung sai về số lượng. Điều khoản của đơn chào

hàng, hợp đồng hoặc hiệp định quy định dung sai về số lượng gọi là điều

khoản số lượng phỏng chừng (moreless clause).

Page 35: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Điều khoản số lượng phỏng chừng có ý nghĩa rất quan trọng đối với

việc mua bán những mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ cốc, than, quặng,

dầu mỏ... Đó là do việc sản xuất những hàng đó có quy mô lớn, do việc cân

đo hàng đó khó bảo đảm chính xác tuyệt đối, và còn là do khó khăn trong việc

tìm phương tiện chuyên chở phù hợp hoàn toàn với khối lượng hàng. Cho

nên, đối với những mặt hàng này, việc quy định dung sai về số lượng cho

phép tránh được những khó khăn trong khi thực hiện hợp đồng.

Điều khoản này có thể được thực hiện trong hợp đồng bằng cách ghi

chữ "khoảng chừng" (about), “xấp xỉ” (approximately) hoặc "hơn kém"

(moreless), ± (cộng, trừ) hoặc "từ... tấn mét đến... tấn mét".

Phạm vi của dung sai có thể được xác định trong hợp đồng. Nếu

không, nó được hiểu theo tập quán buôn bán hiện hành đối với mặt hàng có

liên quan. Ví dụ, trong tập quán buôn bán hàng ngũ cốc, dung sai là ± 5%,

hàng cà phê là ± 3%, cao su là ± 2,5%, gỗ là ± 10%; máy và thiết bị là ± 5%

về trọng lượng hàng giao.

Hợp đồng cũng có thể quy định về người được hưởng quyền lựa chọn

dung sai như: Do người bán chọn (at Seller’s option), do người mua chọn (at

Buyer’s option) hoặc do bên nào đi thuê tàu thì được chọn (at Charterer’s

option)

Trong nhiều trường hợp, người ta còn thỏa thuận quy định giá hàng

của khoản dung sai về số lượng sao cho một trong hai bên không thể lợi dụng

sự biến động của giá cả thị trường để làm lợi cho mình.

Ngoài việc quy định dung sai về số lượng người ta còn quan tâm đến

địa điểm xác định số lượng và trọng lượng. Nếu lấy trọng lượng được xác

định ở nơi gửi hàng (trọng lượng bốc - Shipped weight) làm cơ sở để xem xét

tình hình người bán chấp hành hợp đồng, hoặc để thanh toán tiền hàng thì

những rủi ro xảy đến với hàng hóa trong quá trình chuyên chở do người mua

phải chịu. Nếu việc thanh toán tiền hàng tiến hành trên cơ sở trọng lượng

được xác định ở nơi hàng đến (trọng lượng dỡ - landed weight) hai bên nhải

căn cứ vào kết quả kiểm tra trọng lượng hàng ở nơi đến. Kết quả này được

Page 36: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

ghi trong một chứng từ do một tổ chức được các bên thỏa thuận chỉ định tiến

hành kiểm tra và lập nên.

Trong những trường hợp cần thiết, người ta cũng có thể quy định một

tỷ lệ miễn trừ (franchise). Ý nghĩa của việc miễn trừ, trong điều kiện này là:

người bán được miễn trách nhiệm (như trách nhiệm giao bổ sung, hoặc giảm

giá, hoặc bồi thường bằng tiền...) nếu mức hao hụt tự nhiên thấp hơn tỷ lệ

miễn trừ đã được quy định.

3. Phương pháp xác định trọng lượng

Để xác định trọng lượng hàng hóa mua bán, người ta thường dùng

những phương pháp sau đây:

- Trọng lượng cả bì: Đó là trọng lượng của hàng hóa cùng với trọng

lượng của các loại bao bì hàng đó. Những mặt hàng được mua bán theo

trọng lượng cả bì không phải là ít. Những cuộn giấy làm báo, các loại đậu tạp

V. V... khi mua bán, người ta thường tính trọng lượng cả bì.

- Trọng lượng tịnh: Đó là trọng lượng thực tế của bản thân hàng hóa.

Nó bằng trọng lượng cả bì trừ đi trọng lượng của vật liệu bao bì. Từ trọng

lượng cả bì, muốn tính ra trọng lượng tịnh, phải tính được trọng lượng bì. Có

mấy phương pháp tính trọng lượng bì:

+ Theo trọng lượng bì thực tế (actual tare): Đem cân tất cả bao bì rồi

tính tổng số trọng lượng bì. Phương pháp này chính xác nhưng mất nhiều

công và nhiều khi không thể thực hiện được.

+ Theo trọng lượng bì trung bình (average rare): Trong số toàn bộ bao

bì, người ta rút ra một số bao bì nhất định để cân lên và tính bình quân. Trọng

lượng bình quân đó được coi là trọng lượng bì của mỗi đơn vị hàng hóa.

+ Theo trọng lượng bì quen dùng (customary tare): Đối với những loại

bao bì đã được nhiều lần sử dụng trong buôn bán người ta lấy kết quả cân đo

từ lâu làm tiền lệ để xác định trọng lượng bì. Khi gặp những loại bao bì như

thế, người ta tính theo một trọng lượng cố định, gọi là trọng lượng bì quen

dùng.

Page 37: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

+ Theo trọng lượng bì ước tính (estimated tare). Trọng lượng bao bì

được xác định bằng cách ước lượng, chứ không qua cân thực tế.

+ Theo trọng lượng bì ghi trên hóa đơn (envoiced tare). Trọng lượng bì

được xác định căn cứ vào lời khai của người bán, không kiểm tra lại.

Trong một số trường hợp, để biểu thị chính xác trọng lượng tịnh thực tế

của hàng hóa người ta còn dùng thuật ngữ "trọng lượng tịnh thuần túy" (net

net weight). Ý nghĩa của thuật ngữ này là: Trọng lượng được xác định chỉ bao

gồm trọng lượng của bản thân hàng hóa, không có bất kỳ một loại bao bì nào.

Khác với "trọng lượng tịnh thuần túy, trọng lượng nửa bì bao gồm trọng lượng

của bản thân hàng hóa cộng với trọng lượng của những vật liệu bao bì trực

tiếp.

Đối với một số mặt hàng mà trọng lượng của bao bì rất nhỏ, không

đáng kể, hoặc đơn giá của bao bì không chênh lệch bao nhiêu so với đơn giá

hàng hóa, nhiều khi người ta còn có thể thỏa thuận với nhau tính giá cả của

bao bì theo cách thức "cả bì coi như tịnh" (gross weight for net). Ý nghĩa của

điều khoản này là: Giá cả của bao bì được tính như giá cả của bản thân hàng

hóa và cả hai yếu tố này đều tính theo trọng lượng.

- Trọng lượng thương mại: Đây là phương pháp áp dụng trong buôn

bán những mặt hàng dễ hút ẩm, co đọ ẩm không ổn định và có giá trị kinh tế

tương đối cao như: tơ tằm, lông cừu, bông, len v.v... Trọng lượng thương mại

là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn. Trọng lượng thương mại

thường được xác định bằng công thức:

GTM = GTT * [(100 + Wtc)/ (100 + Wtt)]

Trong đó:

GTM là trọng lượng thương mại của hàng hóa.

GTT là trọng lượng thực tế của hàng hóa.

Wtt là độ ẩm thực tế của hàng hóa.

Wtc là độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa.

Page 38: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Trọng lượng lý thuyết: Phương pháp này thích hợp với những mặt

hàng có quy cách và kích thước cố định như: thép tấm, thép chữ U, thép chữ

I, tôn lá v.v... và cả trong trường hợp mua bán thiết bị toàn bộ. Theo phương

pháp này, người ta căn cứ vào thể tích, khối lượng riêng và số lượng hàng để

tính toán trọng lượng hàng, hoặc căn cứ vào thiết kế của nó (trường hợp đối

với thiết bị toàn bộ) để xác định trọng lượng hàng hóa cung cấp cho nhau.

Trọng lượng tìm thấy được gọi là trọng lượng lý thuyết.

* ĐIỀU KIỆN BAO BÌ

Trong điều khoản về bao bì, các bên giao dịch thường phải thỏa thuận

với nhau những vấn đề yêu cầu chất lượng của bao bì và giá cả của bao bì.

1. Phương pháp quy định chất lượng của bao bì

Để quy định chất lượng của bao bì, người ta có thể dùng một trong hai

phương pháp sau đây:

- Quy định chất lượng bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải

nào đó. Ví dụ: "Bao bì thích hợp với vận chuyển đường sát", "bao bì đường

biển"...

Sở dĩ người ta có thể thỏa thuận chung chung như vậy, mà vẫn hiểu

nhau được là vì, trong buôn bán quốc tế, đã hình thành một số tập quán quốc

tế về các loại bao bì này.

Theo tập quán đó, bao bì đường biển thường có hình dạng là hình hộp,

ít khi là những hình khác, có độ bên khá đủ để chịu đựng sức ép của những

hàng hóa khác chất xếp trong cùng hầm tàu trong khi chuyên chở có kích

thước là những số nguyên của đơn vị đo lường. Trong chuyên chở hàng hóa

đường biển, ít khi người ta đóng chung những mặt hàng có suất cước khác

nhau vào cùng một kiện hàng, bởi vì trong trường hợp như vậy, các hãng tàu

có quyền áp dụng một suất cước cao nhất trong số các suất cước của hàng

hóa đóng gói chung đó để tính cước cho cả kiện hàng.

Trong chuyên chở đường sắt, bao bì cũng cần khá chắc chắn bởi vì

hàng hóa có thể phải qua nhiều khâu sang toa, dịch chuyển. Đồng thời bao bì

Page 39: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

đường sắt cũng cần có kích thước phù hợp với quy định của các cơ quan

đường sắt, nơi hang đi qua. Những hàng hóa có bao bì quá dài và có trọng

lượng qua nặng, thường gặp khó khăn trong khi đăng ký xin toa, cũng như khi

bốc dỡ.

Bao bì thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay, phải là bao bì nhẹ,

có kích thước phù hợp với quy định của công ty hàng không. Có như vậy, mới

giảm được chi phí chuyên chở, bởi vì suất cước máy bay cao hơn nhiều so

với suất cước của các phương thức chuyên chở khác. Ngoài ra, để tránh

nguy hiểm cho hàng hóa và công cụ vận tải, người ta tránh dùng những vật

liệu dễ bốc cháy trong việc chế tạo bao bì máy bay.

Điểm lại các tập quán buôn bán có liên quan đến bao bì chúng ta thấy

rằng cách quy định chung chung về chất lượng bao bì vẫn có thể gây nên sự

không thống nhất trong việc giải thích yêu cầu đối với bao bì. Ví dụ, mỗi bên

giao dịch có thể hiểu một cách khác nhau về khái niệm "khá chắc chắn" hoặc

"kích thước phù hợp".

- Quy định cụ thể các yêu cầu về bao bì, như:

+ Yêu cầu về vật liệu làm bao bì, ví dụ: bằng gỗ mới bằng màng mỏng

polyetylen, bằng tre nứa đan, bìa bồi (cardboard), gỗ ghép (fiber board).

+ Yêu cầu về hình thức của bao bì, ví dụ: Hòm (case) bao (bale), thùng

(drum) cuộn (roll), bao tải (gunny bag)...

+ Yêu cầu về kích cỡ của bao bì, ví dụ: mỗi bao 50 kg, đay ép

100kg/kiện v.v...

+ Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo mỗi lớp đó, ví dụ: Lớp

trong có bôi mỡ và phủ giấy nến, lớp giữa làm bằng nilông, lớp ngoài là hòm

gỗ mới dầy không dưới 2cm.

+ Yêu cầu về đai nẹp của bao bì, ví dụ: hòm phải có 3 lượt nẹp, mà bề

rộng từ 2 cm trở lên, mỗi góc hòm phải có sát coóc-ne v.v...

Page 40: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Đương nhiên, phương pháp quy định các yêu cầu cụ thể của bao bì có

nhiêu ưu điểm hơn phương pháp quy định chung chung. Song nó đòi hỏi mỗi

bên giao dịch phải có trình độ nhất định, về kiến thức và kinh nghiệm cả trong

lĩnh vực thương phẩm lẫn trong lĩnh vực vận tải.

2. Phương thức cung cấp bao bì

Nói chung, việc cung cấp bao bì được thực hiện bằng một trong ba

cách dưới đây, tùy theo sự thỏa thuận của các bên giao dịch.

Một là, bên bán cung cấp bao bì, đồng thời với việc giao hàng cho bên

mua. Đây là phương thức thông thường nhất, phổ biến nhất.

Hai là, bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa nhưng sau khi

nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì. Nói cách khác, bên bán chỉ bán hàng

hóa còn bao bì được giữ lại tiếp tục sử dụng. Phương thức này chỉ thường

dùng đối với những loại bao bì có giá trị cao hơn giá hàng hoặc những bao bì

sử dụng nhiều lần.

Ba là, bên bán yêu cầu bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói, sau

đó mới giao hàng. Trường hợp này chỉ xảy ra khi nào bao bì quả thật khan

hiếm và khi thị trường thuộc về người bán.

3. Phương thức xác định giá cả của bao bì

Nếu bên bán chịu trách nhiệm cung cấp bao bì, sau đó không thu hồi,

thì hai bên giao dịch thường phải thỏa thuận với nhau việc xác định giá bao

bì. Nói chung việc tính giá của bao bì có thể có mấy trường hợp:

- Giá của bao bì được tính vào giá cả của hàng hóa, không tính riêng.

Đây là biện pháp hay dùng. Trong trường hợp này người ta khẳng định giá

hàng đã bao gồm giá của bao bì (packing charges included).

- Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng. Muốn vậy cần xác định mức

độ chi phí tạo nên giá cả bao bì. Chi phí nay có thể tính theo chi phí thực tế,

có thể tính bằng mức % so với giá hàng. Nhưng cả hai phương pháp này đều

có những điểm không thỏa đáng. Phương pháp trước sẽ khuyến khích bên

Page 41: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

bán chế tạo bao bì bằng vật liệu đắt tiền hoặc với khối lượng lớn quá mức

cần thiết. Phương pháp sau dễ làm cho giá cả bao bì nhiêu hơn chi phí thực

tế vì rằng chi phí bao bì không có quan hệ trực tiếp với giá cả hàng hóa.

- Giá cả của bao bì được tính như giá cả của hàng hóa. Đây là trường

hợp các bên thỏa thuận áp dụng điều khoản “cả bì coi như tịnh" (đã được

trình bày ở "điều kiện về số lượng" trang 45).

* ĐIỆU KIỆN CƠ SỞ GIAO HÀNG

Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc

của việc giao nhận hàng hóa giữa bên bán với bên mua. Những cơ sở đó là:

- Sự phân chia giữa bên bán và bên mua các trách nhiệm tiến hành

việc giao nhận hàng, như các trách nhiệm: thuê mướn công cụ vận tải (thuê

tàu, lưu cước...) bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, khai hải quan, nộp thuế

xuất khẩu, nộp thuế nhập khấu v.v...

- Sự phân chia giữa hai bên các chi phí về giao hàng như các chi phí

chuyên chở hàng, chi phí bốc hàng, chi phí dỡ hàng, chi phí lưu kho, chi phí

mua bảo hiểm, tiền thuế...

- Sự di chuyển từ người bán sang người mua những rủi ro và tổn thất

về hàng hóa.

Để nói lên những nội dung trên, quá trình buôn bán quốc tế đã làm nảy

sinh một số thuật ngữ nhất định như: giao tại xưởng (ex work), giao lên tàu

(free on board), tiền hàng + phí bảo hiểm + cước phí (cost insurance freight)

v.v...

Do nội dung của các điều kiện cơ sở giao hàng khá rộng nên mỗi nước,

mỗi khu vực có cách giải thích khác nhau về cùng một điều kiện buôn bán

quốc tế này. Nhiều tổ chức quốc tế đã cố gắng tìm cách thống nhất giải thích

chúng. Nhưng, cho đến nay cách giải thích được nhiều người áp dụng hơn cả

vẫn là "Quy tác quốc tế giải thích các điều kiện thương mại" được nêu trong

cuốn "Điều kiện thương mại quốc tế" gọi là Incoterms (Phiên âm: Incôthơm),

do Phòng Thương mại quốc tế soạn và phát hành. Tuy nhiên, các tập quán

Page 42: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

buôn bán khác vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong sự giải thích, bởi vì bản

thân Incôthơm cũng dẫn chiếu đến tập quán cảng khẩu. Và nếu hợp đồng

không nói rõ sự chấp nhận những điều giải thích của Incôthơm, văn bản này

không áp dụng một cách đương nhiên mà, trong trường hợp này, điều kiện cơ

sở giao hàng được hiểu theo tập quán buôn bán và tập quán vận tải của địa

phương.

Dưới đây xin trình bày tóm tắt nội dung các điều kiện cơ sở giao hàng

đã được giải thích trong Incôthơm (xuất bản năm 1990).

Giao tại xưởng: tùy theo địa điểm giao hàng, người ta có thể gọi điều

kiện này là "giao tại nhà máy" (ex factory) "giao tại mỏ" (ex mine) "giao tại đồn

điền" (ex plantation) "giao tại kho" (ex warehouse)... nhưng tên gọi được lấy

làm tiêu biểu là "giao tại xưởng" (ex work) và ký hiệu quốc tế là EXW.

Theo điều kiện này, người bán phải: đặt hàng hóa dưới quyền định

đoạt của người mua trong thời hạn và tại địa điểm do hợp đồng quy định, nếu

hợp đồng không quy định, tại địa điểm vẫn thường giao hàng đó lên phương

tiện vận tải của người mua. Còn người mua phải nhận hàng tại xưởng của

bên bán, chịu mọi rủi ro và phí tổn để lo liệu việc chuyên chở về địa điểm

đích.

Giao cho người vận tải (free carrier) ký hiệu quốc tế là FCA: theo điều

kiện này người bán phải:

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu nếu có).

- Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải

công cộng đã được người mua chỉ định (người vận tải công cộng ở đây có

thể là tổ chức hàng không, đường sát, đường ô tô, công ty chở hàng bằng

công-tê-nơ...).

- Cung cấp bằng chứng về việc đã giao hàng cho người vận tải.

Còn người mua phải:

- Kịp thời chỉ định người vận tải.

Page 43: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Ký kết hợp đồng vận tải và trả cước.

- Chịu rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã giao cho người

vận tải được chỉ định.

Người vận tải ở đây có thể là công ty vận tải ô tô, công ty hàng không,

đường sắt v.v...

Giao dọc mạn tàu (free alongside ship): ký hiệu quốc tế FAS. Theo điều

kiện này người bán phải:

- Giao hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ định.

- Cung cấp chứng từ hoàn hảo thường lệ chứng minh hàng đã được

đặt thực sự dọc mạn tàu.

Còn người mua phải:

- Kịp thời chỉ định tàu chuyên chở.

- Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước.

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã được thực

sự giao dọc mạn tàu.

Giao lên tàu (free on board), ký hiệu quốc tế FOB. Theo điều kiện này,

người bán phải:

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).

- Giao hàng lên tàu.

- Cung cấp chứng từ vận tải hoàn hảo chứng minh hàng đã được bốc

lên tàu.

- Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng nếu chi phí này

chưa nằm trong tiền cước.

Còn người mua phải:

- Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước.

Page 44: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này được tính vào trong

tiền cước.

- Lấy vận đơn.

- Trả tiền chi phí dỡ hàng.

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua hẳn lan

can tàu ở cảng bốc hàng.

Tiền hàng cộng cước (cost + freight) ký hiệu quốc tế CFR. Theo điều

kiện này người bán phải:

- Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng

đến cảng đích.

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).

- Giao hàng lên tàu;

- Cung cấp cho bên mua hóa đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo;

- Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu;

- Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này đã được tính vào tiền cước.

Còn người mua phải:

- Nhận hàng khi hóa đơn và vận đơn đã được giao

cho mình;

- Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước;

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua hẳn lan

can tàu ở cảng bốc hàng.

Tiền hàng cộng bảo hiểm cộng cước (cost + insurance + freight): ký

hiệu quốc tế CIF. Theo điều kiện này, người bán phải:

- Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển để chở hàng đến cảng đích;

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).

Giao hàng lên tàu:

Page 45: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Ký kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện bảo hiểm tối

thiểu với giá trị bảo hiểm bằng giá CIF + 10%.

- Cung cấp cho người mua hóa đơn, vận đơn hoàn hảo và đơn (hoặc

giấy chứng) bảo hiểm.

- Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu.

Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này đã nằm trong tiền cước

(trường hợp tàu chở hàng là tàu chợ).

Còn người mua phải:

- Nhận hàng theo từng chuyến giao hàng khi hóa đơn, đơn (hoặc giấy

chứng bảo hiểm) và vận đơn được giao cho mình.

- Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước.

Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua hẳn lan

can tàu ở cảng bốc hàng.

Cước trả tới đích (carriage paid to...) ký hiệu quốc tế CPT. Theo điều

kiện này người bán phải:

- Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định.

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu cần).

- Giao hàng cho người vận tải đầu tiên.

- Cung cấp cho người mua hóa đơn và chứng từ vận tải thường lệ.

Còn người mua phải:

- Nhận hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi

hóa đơn và chứng từ vận tải (nếu tập quán yêu cầu chứng từ vận tải) được

giao cho mình.

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao

cho người vận tải đầu tiên.

Cước và bảo hiểm trả tới đích (carriage and insurance paid to...) ký

hiệu quốc tế CIP. Theo điều kiện này, người bán phải:

Page 46: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Ký kết hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định.

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khấu (nếu cần).

- Giao hàng cho người vận tải đầu tiên.

- Ký kết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa và trả phí bảo hiểm.

- Cung cấp cho người mua hóa đơn, chứng từ vận tải thường lệ và đơn

bảo hiểm hoặc bằng chứng khác thể hiện là hàng đã được bảo hiểm.

Còn người mua phải:

- Nhận hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi

hóa đơn, đơn bảo hiểm và chứng từ vận tải thường lệ (nếu tập quán yêu cầu

chứng từ vận tải) được giao cho mình.

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao

cho người vận tải đầu tiên.

Giao tại tàu (delivered ex ship), ký hiệu quốc tế DES. Theo điều kiện

này, người bán phải:

- Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên tàu tại cảng

dỡ.

- Cung cấp vận đơn hoặc lệnh giao hàng sao cho người mua có thể

nhận hàng tại tàu.

Còn người mua phải:

- Nhận hàng trên tàu tại cảng dỡ hàng.

- Trả tiền chi phí dỡ hàng.

- Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu (nếu cần).

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã được đặt

dưới quyền định đoạt của mình trên tàu tại địa điểm dỡ hàng thường lệ tại

cảng dỡ.

Giao trên cầu cảng (delivered ex quay), ký hiệu quốc tế DEQ. Theo

điều kiện này, người bán phải:

Page 47: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên cầu của cảng

đích.

- Cung cấp vận đơn và/hoặc lệnh giao hàng và các chứng từ cần thiết

sao cho người mua có thể nhận hàng từ cầu cảng.

- Trả tiền chi phí dỡ hàng.

- Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí về nhập khẩu

nếu hợp đồng quy định là "trên cầu cảng đã nộp thuế" (DEQ duty paid).

Còn người mua phải:

- Nhận hàng trên cầu cảng của cảng đến.

- Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu nếu hợp đồng

quy định là "người mua phải chịu thuế" (duty on buyer’s account).

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đó đã được đặt

dưới quyền định đoạt của mình trên cầu của cảng dỡ.

Giao tại biên giới (delivered at frontier), ký hiệu quốc tế DAF. Theo điều

kiện này, người bán phải:

- Giao hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên

giới đó sau khi đã hoàn thành thủ tục về xuất khẩu hàng hóa đó.

- Cung cấp cho người mua các chứng từ sao cho người mua có thể

nhận hàng tại biên giới 40 (ví dụ: chứng từ vận tải hoặc giấy biên lai kho

hàng).

Còn người mua phải:

- Nhận hàng tại biên giới quy định hoặc tại địa điểm quy định trên biên

giới đó.

- Trả tiền cước chuyên chở tiếp.

- Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí nhập khẩu

(nếu cần).

Page 48: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đó đã được đặt

dưới quyền định đoạt của mình ở địa điểm giao hàng trên biên giới.

Giao tại đích chưa nộp thuế (delivered duty unpaid) ký hiệu quốc tế

DDU. Theo điều kiện này, người bán phải thực hiện nghĩa vụ như trong điều

kiện DDP trừ nộp thuế quan nhập khẩu và các loại thuế hàng hóa (như VAT

chảng hạn) ở nước nhập khẩu. Các loại thuế này do người mua phải nộp.

Giao tại đích đã nộp thuế (delivered... duty paid), ký hiệu quốc tế DDP.

Theo điểu kiện này, người bán phải:

- Giao hàng tại địa điểm đích quy định.

- Lấy giấy phép nhập khẩu, nộp thuế, thuế quan và lệ phí nhập khẩu

nếu cần (chẳng hạn, người ta có thể quy định cho người bán được miễn thuế

trị giá gia tăng và/hoặc thuế: DDP exclusive of VAT and/or taxes).

- Cung cấp các chứng từ vận tải hoặc biên lai kho hàng sao cho người

mua có thể nhận hàng tại địa điểm đích quy định.

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa cho đến khi hàng đó đã được

đặt dưới quyên định đoạt của người mua ở điểm đích quy định.

Còn người mua phải: Nhận hàng tại điểm đích quy định.

Ngoài những điều kiện cơ sở giao hàng đã được giải thích ở trên, trong

buôn bán quốc tế, người ta còn sử dụng cả những biến dạng của những điều

kiện đó như:

- FOB điều kiện tàu chợ (FOB berth terms): Do tiền cước tàu chợ đã

bao gồm cả chi phí bốc hàng và chi phí dỡ hàng riêng người bán không phải

trả chi phí bốc hàng.

- FOB chở tới đích (FOB shipment to destination): Ngoài những nghĩa

vụ như trình bày trong điều kiện FOB của Incôthơm, người bán còn nhận

trách nhiệm thuê tàu chở hàng đến cảng đích, theo sự ủy thác của người mua

và do người mua chịu phí tổn.

Page 49: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- FOB san hàng (FOB trimmed) hoặc FOB xếp hàng (FOB stowed):

ngoài những nghĩa vụ như trình bày trong điều kiện FOB của Incôthơm,

người bán còn nhận trách nhiệm và chịu chi phí san hàng hoặc xếp hàng

trong khoang tàu. Rủi ro và tổn thất về hàng hóa chuyển từ người bán sang

người mua sau khi hàng đã được san xong hoặc xếp xong trong khoang tàu.

Sự giải thích về FOB xếp hàng vẫn còn có thể gặp ý kiến trái ngược. Vì

vậy, để tránh sự hiểu lầm, trong hợp đồng cần ghi rõ: "FOB san hàng, mọi chi

phí và rủi ro về san hàng do người bán phải chịu" (FOB Stowed, all costs and

risks associated with stowing for seller’s account).

- FOB dưới cần cẩu (FOB under tackle): rủi ro và tổn thất về hàng hóa

chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi móc cẩu đã móc vào hàng

(để đưa vào tàu) tại cảng bốc hàng.

- CFR hàng nổi (CFR afloat) hoặc CIF hàng nổi (CIF afloat): hàng hóa

đối tượng hợp đồng đã ở trên tàu (trên đường đi) từ trước khi hợp đồng được

ký kết.

- CFR lên bờ (CFR landed) hoặc CIF lên bờ (CIF landed): ngoài những

nghĩa vụ như điều kiện CFR hoặc CIF, người bán còn chịu thêm trách nhiệm

và chi phí dỡ hàng lên bờ cảng dỡ, kể cả phí lõng hàng nếu có.

- CIF cộng lệ phí và cộng lãi (CIF c & i): giá hàng là giá CIF cộng thêm

khoản lệ phí ngân hàng và khoản lãi ước tính cho việc chiết khấu hối phiếu.

- CIF cộng hoa hòng (CIF & c): giá hàng là giá CIF cộng thêm hoa hồng

phải trả cho thương nhân trung gian ở nước xuất khẩu.

- CIF cộng hối đoái (CIF & e): giá hàng là giá CIF thêm một khoản tiền

liên quan đến việc chuyển đổi đồng tiền của nước nhập khẩu thành đồng tiền

của nước xuất khẩu. Chữ "hối đoái" trong trường hợp này có nghĩa mơ hồ.

Đôi khi nó chỉ khoản hoa hồng hay phí đổi tiên của ngân hàng. Đôi khi nó chỉ

khoản tiền để bù đắp cho người xuất khẩu về những thiệt hại có thể xảy ra do

biến động của tỷ giá giữa hai đồng tiền.

Page 50: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- CIF cộng lãi (CIF & i): giá hàng là giá CIF cộng thêm khoản lãi ước

tính cho việc chiết khấu hối phiếu. Điều kiện này thường được áp dụng trong

việc thương nhân Anh xuất khẩu sang những thị trường xa xôi, do đó chậm

nhận được tiền hàng. Muốn có tiền ngay họ phải đem chiết khấu hối phiếu và

chịu một khoản tiền lãi về việc này. Vì thế muốn giữ nguyên khoản thu nhập

tiền hàng, họ cộng thêm khoản lãi chiết khấu đó vào giá bán CIF.

- CIF cộng bảo hiểm chiến tranh (CIF & W): giá hàng là giá CIF cộng

thêm phí bảo hiểm chiến tranh mà người bán mua bảo hiểm theo yêu cầu của

người mua.

- CIF cộng bảo hiểm có tổn thất riêng (CIF & WA): giá hàng là giá CIF

cộng thêm phí bảo hiểm "có tổn thất riêng" (W.A) mà người bán mua theo yêu

cầu của người mua.

- CFR điều kiện tàu chợ (CFR liner terms) CIF đieu kiện tàu chợ (CIF

liner terms): chi phí bốc dỡ hàng đã tính gộp trong tiền cước và do đó, đã

nằm trong giá bán, người mua không phải trả chi phí dỡ hàng tại cảng đến.

Trong tiếng Anh, thuật ngữ điều kiện tàu chợ có khi viết "liner terms" có khi

viết "berth terms".

- CIF lên bờ đã nộp thuế (CIF landed duty paid): giá hàng là giá CIF

cộng thêm chi phí dỡ hàng lên bờ và tiền thuế nhập khẩu. Như vậy những chi

phí này do người bán phải chịu.

- CIF dưới cần cẩu (CIF under ship’s tackle): rủi ro đối với hàng hóa

chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi cần cẩu móc vào hàng (để

đưa vào tàu) tại cảng bốc hàng.

* ĐIỀU KIỆN GIÁ CẢ

Trong giao dịch buôn bán điều kiện giá cả là một điều kiện quan trọng,

điều khoản giá cả gồm cả những vấn đề: đồng tiền tính giá, mức giá, phương

pháp quy định giá, phương pháp xác định mức giá, cơ sở của giá cả và việc

giảm giá.

1. Đồng tiền tính giá

Page 51: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Giá cả trong buôn bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của

nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba. Trong việc

lựa chọn đồng tiền tính giá, tập quán buôn bán hiện hành có một ý nghĩa rất

lớn, nhất là đối với những hàng hóa có khối lượng lớn. Ví dụ: trong việc buôn

bán cao su, kim loại mẩu, than... thông thường giá cả được quy định bằng

đồng bảng Anh, trong buôn bán về sản phẩm dầu mỏ, da lông thú - giá cả

thường được quy định bằng đồng đôla Mỹ.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả vẫn là thị trường thuộc về ai và

người đó muốn dùng đồng tiền nào để tính giá. Người xuất khẩu luôn cố gắng

xác định giá cả bằng đồng tiền tương đối ổn định. Ngược lại, người nhập

khẩu muốn xác định giá cả bằng đồng tiền đang có xu hướng mất giá bởi vì

nếu sau khi mức giá hàng đã được xác định rồi, đồng tiền mới mất giá, họ sẽ

có lợi.

2. Mức giá

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương là giá quốc tế. Việc xuất khẩu

thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế làm tổn hại đến tài

sản quốc gia. Vì vậy, trước khi ký hợp đồng, các bên phải tuân theo những

nguyên tắc xác định giá quốc tế.

3. Phương pháp quy định giá

Tùy theo phương pháp quy định, người ta phân biệt các loại giá sau

đây: Giá cố định, giá quy định sau, giá linh hoạt và giá di động.

Giá cố định (fixed price) là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp

đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thỏa thuận khác. Giá cố định

được vận dụng một cách phổ biến trong các giao dịch nhất là trong giao dịch

về các mặt hàng bách hóa, các mặt hàng có thời hạn chế tạo ngắn ngày...

Giá quy định sau là giá cả không được định ngay khi ký kết hợp đồng

mua bán, mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong hợp

đồng, người ta chỉ thỏa thuận với nhau một thời điểm nào đó và những

nguyên tắc nào đó để dựa vào đó hai bên sẽ gặp nhau xác định giá. Ví dụ:

Page 52: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

người ta có thể quy định trong hợp đồng rằng giá cả sẽ được xác định theo

thỏa thuận giữa hai bên một tháng trước khi giao hàng. Đối với những hàng

hóa có trao đổi ở các cơ sở giao dịch, người ta có thể quy định rằng giá cả sẽ

được xác định trên cơ sở giá yết bảng ở một sở giao dịch nào đó, vào thời

điểm nào đó. Đối với những mặt hàng không mua bán ở các sở giao dịch thì

người ta xác định căn cứ vào giá trên thị trường chính về mặt hàng đó, ví dụ

dầu lửa căn cứ vào giá ở Trung Cận Đông.

Giá linh hoạt (flexible price) còn gọi là giá có thể chỉnh lại (revisable

price) là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được

xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hóa đó có

sự biến động tới một mức nhất định. Trong trường hợp vận dụng giá này,

người ta phải thỏa thuận với nhau nguồn tài liệu để phán đoán sự biến động

giá cả và thỏa thuận quy định mức chênh lệch tối đa giữa giá thị trường với

giá hợp đồng khi quá mức này, hai bên có thể xét lại giá hợp đồng. Ngày nay,

trong các hợp đồng dài hạn về mua bán nguyên liệu công nghiệp, hàng lương

thực, người ta thường thỏa thuận điều khoản cho phép xét lại giá hợp đồng

khi giá thị trường biến động vượt quá mức độ 2 hoặc 5% so với giá hợp đồng.

Giá di động (sliding scale price) là giá cả được tính toán dứt khoát vào

lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có đề cập tới

những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng. Giá di

động thường được vận dụng trong các giao dịch về những mặt hàng có thời

hạn chế tạo lâu dài như thiết bị toàn bộ, tàu biển, các thiết bị lớn trong công

nghiệp... Trong trường hợp này, khi ký kết hợp đồng người ta quy định một

giá ban đầu, gọi là giá cơ sở (basic price) và quy định cơ cấu của giá đó (như

lợi nhuận, chi phí khấu hao, tạp phí v.v...) đồng thời quy định phương pháp

tính toán giá di động sẽ được vận dụng.

Ngày nay, phương pháp tính giá di động được nhiều người vận dụng là

phương pháp do Ủy ban kinh tế châu Âu của Liên hơp quốc đề ra trong văn

bản gọi là "Điều kiện chung cung cấp thiết bị". Theo đó, giá di động được tính

bằng công thức:

Page 53: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong đó:

P1 là giá cuối cùng, dùng để thanh toán;

P0 là giá cơ sở được quy định khi ký kết hợp đồng;

A, B, C thể hiện cơ cấu giá cả bằng mức % của các yếu tố mà tổng số

là 1;

A là tỷ trọng của chi phí cố định;

B là tỷ trọng của các chi phí về nguyên vật liệu;

C là tỷ trọng của các chi phí về nhân công;

b1. là giá của nguyên vật liệu ở thời điểm xác định giá cuối cùng;

b0 là giá của nguyên vật liệu ở thời kỳ ký kết hợp đồng;

c1 là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời điểm xác định giá cuối

cùng;

c0 là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời kỳ ký kết hợp đồng.

Trong thực tiễn giao dịch, người ta còn sử dụng những phương pháp

khác để tính giá di động hoặc bổ sung những chi tiết nhất định vào công thức

tính giá di động nêu trên đây.

Đôi khi, cùng một lúc người ta có thể vận dụng hỗn hợp nhiều cách quy

định giá, ví dụ, người ta có thể quy định một phần giá hợp đồng là giá cố định,

còn một phần khác sẽ được tính toán theo công thức tính giá di động...

4. Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan tới giá cả

Trong việc xác định giá cả, người ta luôn luôn định rõ điều kiện cơ sở

giao hàng có liên quan với giá đó. Sở dĩ như vậy là vì điều kiện giao hàng đã

bao hàm các trách nhiệm và các chi phí mà người bán phải chịu trong việc

giao hàng như: vận chuyển bốc dỡ, mua bảo hiểm, chi phí lưu kho, làm thủ

tục hải quan v.v... Vì vậy, trong các hợp đồng mua bán, mức giá bao giờ cũng

được ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định. Ví dụ, hợp đồng

Page 54: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

bán gạo thơm, cần ghi là USD 260/1 tấn mét CIF Hồng Kông theo giải thích

của Incôthơm 1990.

5. Giảm giá

Trong thực tiễn buôn bán quốc tế ngày nay, người ta sử dụng rất nhiều

loại giảm giá. Tính ra có đến gần 20 loại giảm giá.

Nếu xét về nguyên nhân đưa đến giảm giá, chúng ta có thể kể đến các

loại giảm giá như:

Nếu xét về nguyên nhân đưa đến giảm giá, chúng ta có thể kể đến các

loại giảm giá như:

+ Giảm giá do trả tiền sớm: loại giảm giá này được sử dụng khi giá

tham khảo (bảng thời giá, giá chào bán...) đã dự kiến việc bán chịu một thời

hạn ngắn, nhưng nếu người mua lại trả sớm thì được giảm giá. Giảm giá này

thường vào khoảng 2 - 3% của giá tham khảo. Ví dụ, hợp đồng ghi như sau:

3% nếu trả ngay, 2% nếu trả 1 tháng, 1% nếu trả 2 tháng sau khi giao hàng

(COD 3%, one month 2%, two months 1%).

+ Giảm giá thời vụ giành cho những người mua hàng trái thời vụ, nhằm

khuyến khích người mua mua hàng vào lúc nhu cầu ít căng thẳng. Ví dụ, đối

với phân bón nếu mua trái thời vụ chăm bón thì được giảm khoảng 15% so

với giá tham khảo.

+ Giảm giá đổi hàng cũ để mua hàng mới (trade-in) thường vào mức 25

- 30% của bảng thời giá. Loại này giành cho người nào trước đây mua hàng

của một hãng nhất định, sau một thời gian thấy kiểu mẫu lỗi thời lại bán lại

cho hãng đó, nhằm mua hàng mới (cũng của hãng đó).

+ Giảm giá đối với những thiết bị đã dùng rồi đôi khi đạt tới 50% so với

giá thiết bị đó lúc còn mới.

+ Giảm giá do mua với số lượng lớn thường được tính một cách lũy

tiến cùng với số lượng hàng mua bán.

+ v.v...

Page 55: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Nếu xét về cách tính các loại giảm giá, chúng ta thấy có các loại giảm

giá:

- Giảm giá đơn thường được biểu hiện bằng một mức % nhất định so

với giá hàng. Ví dụ: Giá một xe đạp 600 Franc Pháp (FF) giảm giá 20%, giá

thanh toán là:

600FF - (600FF X 20%) = 480FF

Đối với máy móc thiết bị sản xuất hàng loạt, giảm giá này có thể bằng

20 - 30%, hoặc có khi tới 30 - 40% so với giá ghi trong bảng thời giá (current

price list).

- Giảm giá kép (còn gọi là giảm giá liên hoàn) là một chuỗi liên hoàn

các giảm giá đơn mà người mua được hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác

nhau:

Ví dụ: giá hàng là 1000FF, giảm giá 4% + 3% + 2% vì mua số lượng

lớn, vì trả tiền mặt, vì khách hàng mua trái thời vụ. Cách tính giá cuối cùng để

thanh toán tiền hàng được thực hiện như sau:

- Sau lần giảm giá thứ nhất, giá hàng còn:

1000FF - 4% = 960FF

- Sau lần giảm giá thứ hai, giá hàng còn:

960FF - 3% = 931,2 FF

- Giá cuối cùng là:

931,2FF - 2% = 912,58FF

- Giảm giá lũy tiến là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng

được mua bán trong một đợt giao dịch nhất định. Ví dụ:

- Nếu mua đến 10 máy thì mức giảm giá là 5%

- Nếu mua từ 11 đến 20 máy mức giảm giá là 10%

- Nếu mua từ 21 đến 30 máy mức giảm giá là 15%

- Nếu mua từ 31 đến 40 máy thì mức giảm giá là 20%

Page 56: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Nếu mua từ 41 máy trở lên mức giảm giá là 25%

- Giảm giá tặng thưởng (bonus) là loại giảm giá mà người bán thưởng

cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định (như 6 tháng,

1 năm chẳng hạn), tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định. Ví dụ:

- Nếu kim ngạch giao dịch đến 100 triệu FF thì giảm giá 1%.

- Nếu kim ngạch giao dịch từ 101 đến 200 triệu FF giảm giá 3%.

- Nếu kim ngạch giao dịch từ 201 đến 300 triệu FF, giảm giá 5%.

- v.v...

Điểm khác nhau giữa giảm giá này với giảm giá lũy tiến là: giảm giá

tặng thưởng được tính toán trên cơ sở tổng trị giá hàng giao dịch, không hạn

chế loại hàng, còn giảm giá lũy tiến chỉ áp dụng trong việc mua bán một loại

sản phẩm nhất định.

* ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG

Nội dung cơ bản của điều kiện giao hàng là sự xác định thời hạn và địa

điểm giao hàng, sự xác định phương thức giao hàng và việc thông báo giao

hàng.

1. Thời hạn giao hàng

Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ

giao hàng. Nếu các bên giao dịch không có thỏa thuận gì khác, thời hạn này

cũng là lúc di chuyển rủi và tổn thất về hàng hóa từ người bán sang người

mua.

Trong buôn bán quốc tế, người ta có ba kiểu quy định hạn giao hàng

như sau:

- Thời hạn giao hàng có định kỳ: theo phương pháp này, ta có thể xác

định thời hạn giao hàng:

- Hoặc vào một ngày cố định, ví dụ: vào ngày 31-12-1993.

Page 57: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Hoặc vào một ngày được coi là ngày cuối cùng của thời hạn giao

hàng, ví dụ: không chậm quá ngày 31-12-1993.

- Hoặc bằng một khoảng thời gian như: quỹ III năm 1993, tháng 6-1993.

- Hoặc bằng một khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của

một trong hai bên, ví dụ: trong vòng 6 tháng sau khi ký hợp đồng tùy theo sự

lựa chọn của người bán; (within 6 months after concluding the contract, at

Seller’s option) từ tháng 2 đến tháng 7 tùy người mua chọn (delivery Feb/July

at Buyer’s option)...

- Thời hạn giao hàng ngay: Theo phương pháp này, các bên giao dịch

có thể thỏa thuận:

- Giao nhanh (prompt).

- Giao ngay lập tức (immediately).

- Giao càng sớm càng tốt (as soon as possible).

- v.v...

Nội dung của những quy định trên đây được giải thích ở từng nơi, từng

vùng, từng ngành một cách khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ người ta giải thích "giao

ngay" là giao trong vòng 5 ngày sau khi ký hợp đồng, "giao gấp” là giao trong

vòng 5 ngày đến 10 ngày sau khi ký hợp đồng.

Trong bản "Quy tắc Thực hành Thống nhất Tín dụng chứng từ" (Bản

sửa đổi năm 1993), Phòng Thương mại Quốc tế giải thích một cách thống

nhất "các từ ngữ đó là yêu cầu gửi hàng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày

mở thư tín dụng" (tài liệu của Phòng Thương mại quốc tế, số 500).

- Thời hạn giao hàng không định kỳ: Đây là cách quy định chung chung

ít được dùng. Theo cách này người ta có thể thỏa thuận như:

+ Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (Shipment by first available

steamer).

+ Giao hàng khi nào có khoang tàu (Subject to shipping space

available).

Page 58: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

+ Giao hàng sau khi nhận được L/C (Subject to the opening of L/C).

+ Giao hàng khi nào xin được giấy phép xuất khẩu (Subject to export

licence).

2. Địa điểm giao hàng

Việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương

thức chuyên chở hàng hóa và đến điều kiện cơ sở giao hàng. Mặc dù nói

chung điều kiện cơ sở giao hàng đã xác định rõ địa điểm giao hàng, ví dụ khi

thỏa thuận giao hàng theo điều kiện FOB Marseille, FOB Liverpool thì địa

điểm giao hàng đã được quy định rồi. Tuy nhiên, có những điều kiện cơ sở

giao hàng chỉ xác định cảng đến mà không xác định cảng đi (ví dụ điều kiện

CIF, CFR) hoặc có trường hợp hai bên muốn giành giật hơn nữa lợi thế về

mình. Vì thế, hai bên có thể còn phải thỏa thuận quy định địa điểm giao hàng.

Trong buôn bán quốc tế, người ta phân biệt các phương pháp sau đây

về việc quy định địa điểm giao hàng:

- Quy định cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng (ga) thông qua.

- Quy định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga): trong trường hợp đối

tượng giao dịch là hàng bách hóa người ta thường quy định một địa điểm

hàng đi và hoặc một địa điểm hàng đến. Nhưng khi giao dịch về hàng có khối

lượng lớn, người ta có thể quy định nhiều địa điểm gửi hàng và/hoặc nhiều

địa điểm hàng đến. Ví dụ, cảng đi: Hải phòng / Đà nẵng / TP Hồ Chí Minh;

cảng đến: Luân Đôn / Li-vơ-pun / Hăm-bua.

- Quy định cảng (ga) khẳng định và cảng (ga) lựa chọn: dù có quy định

một hoặc nhiều cảng (ga) nhưng phương pháp trên vẫn khẳng định nơi giao

hàng. Tuy nhiên trong buôn bán quốc tế nhiều khi người ta còn cho phép một

bên lựa chọn cảng khẩu (optional ports). Trong trường hợp này người ta có

thể quy định bằng một trong hai phương pháp sau:

+ Trong thuật ngữ về điều kiện cơ sở giao hàng, các bên giao dịch lựa

chọn thêm một cảng thứ hai hoặc thứ ba, ví dụ: FOB Hăm-bua/ Rot-tec-

đam/Am-xtec-đam; CIF Luân Đôn/ Rôt-tec-đam/Hăm-bua.

Page 59: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

+ Các bên giao dịch quy định những cảng chủ yếu của một khu vực

nào đó được coi là cảng lựa chọn đối với một trong hai bên. Ví dụ, nếu các

bên quy định: "CIF European main ports" hoặc "CIF EMP" thì đến lúc giao

hàng, bên mua có thể chỉ định bất cứ một cảng nào đó trong số các cảng chủ

yếu của châu Âu làm cảng hàng đến.

Thật ra, trong cách quy định thứ hai này vẫn có thể xẩy ra tranh chấp

vì, trong số các cảng của châu Âu hiện nay vẫn chưa có một quy định cụ thể

những cảng nào là cảng chủ yếu.

3. Phương thức giao hàng

Thực tiễn giao hàng trong mua bán hàng hóa đã làm nảy sinh nhiều

phương thức giao hàng.

Người ta có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào

đó là giao nhận sơ bộ hoặc là giao nhận cuối cùng. Việc giao nhận sơ bộ

thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản xuất hàng hóa hoặc ở nơi gửi

hàng. Việc giao nhận sơ bộ thường có mục đích là bước đầu xem xét hàng

hóa, xác định sự phù hợp về số lượng và chất lượng hàng so với quy định

trong hợp đồng. Trong khi giao nhận sơ bộ, người mua có quyền đòi hỏi khắc

phục khuyết điểm hàng hóa trước khi giao hàng. Việc giao nhận cuối cùng có

mục đích xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng về các mặt

số lượng, chất lượng hàng, thời gian giao hàng. Qua đó, hai bên thừa nhận

các kết quả kiểm tra hàng hóa đã lấy được ở nơi giao nhận cuối cùng.

Người ta cũng có thể quy định việc giao nhận được tiến hành ở một địa

điểm nào đó là việc giao nhận về số lượng hoặc là việc giao nhận về chất

lượng.

Giao nhận về số lượng là xác định số lượng thực tế của hàng được

giao bằng các phương pháp cân, đo, đếm. Việc giao nhận bằng số lượng

được tiến hành ở đâu là tùy theo điều khoản quy định trong hợp đồng. Ví dụ,

nếu hợp đồng quy định "trọng lượng bốc hàng" thì địa điểm xác định trọng

lượng là cảng gửi hàng, thời gian xác định là khi giao hàng.

Page 60: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Giao nhận về chất lượng là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công

dụng, hiệu suất, kích thước, hình dáng và các chỉ tiêu khác của hàng đó để

xác định sự phù hợp giữa chúng với quy định của hợp đồng. Việc giao nhận

này, tùy theo thỏa thuận của các bên, có thể tiến hành bằng phương pháp

cảm quan hoặc bằng phương pháp phân tích lý tính, hóa tính, cơ học... Cũng

theo sự thỏa thuận đó, việc giao nhận này có thể được tiến hành trên toàn bộ

hàng hóa hoặc chỉ trên cơ sở kiểm tra điển hình. Địa điểm tiến hành việc giao

nhận này cũng phụ thuộc vào quy định của hợp đồng, chẳng hạn như vào các

điều khoản "Phẩm chất bốc hàng" (Shiped quality) hoặc "Phẩm chất dỡ hàng"

(Landed quality) v.v.

4. Thông báo giao hàng

Các điều kiện cơ sở giao hàng đã bao hàm nghĩa vụ về thông báo giao

hàng. Nhưng, bên cạnh đó, các bên giao dịch thường vẫn thỏa thuận thêm về

nghĩa vụ thông báo giao hàng. Trong khi thỏa thuận về việc này, người ta

thường quy định về số lần thông báo giao hàng và những nội dung cần được

thông báo.

Trước khi giao hàng, thường có những thông báo của người bán về

việc hàng đã sẵn sàng để giao hoặc về ngày đem hàng ra cảng (ga) để giao,

của người mua về những điểm hướng dẫn người bán trong việc gửi hàng

hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng.

Sau khi giao hàng, người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao và

kết quả việc giao hàng đó. Nhiều khi người ta còn quy định việc thông báo

trước khi tàu vào cảng dỡ hàng (nếu tàu do bên bán thuê)

Nội dung của mỗi thông báo trên là do mục đích của chúng quyết định.

5. Những quy định khác về việc giao hàng

Ngoài những vấn đề nêu trên, trong điều kiện giao dịch, căn cứ vào nhu

cầu của bên mua, vào khả năng của bên bán và vào những đặc điểm của

hàng hóa, người ta có những quy định đặc biệt như:

Page 61: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Đối với những hàng hóa có khối lượng lớn, người ta có thể quy định

"cho phép giao hàng từng đợt" (partial shipment allowed) hoặc buộc phải

"giao một lần" (Total shipment).

- Nếu trên dọc đường đi cần phải thay đổi phương tiện vận chuyển,

người ta có thể quy định "cho phép chuyển tải"

- Nếu cảng gửi hàng ở gần cảng đến, khi hành trình của giấy tờ lại

chậm hơn hành trình hàng hóa, người ta có thể quy định "vận đơn đến chậm

được chấp nhận "(Stale bill of lading acceptable).

- v.v...

* ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN TRẢ TIỀN

Trong việc thanh toán tiền hàng được mua hoặc bán, các bên thường

phải xác định những vấn đề về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền,

phương thức trả tiền và các điều kiện bảo đảm hối đoái.

1. Đồng tiền thanh toán

Trong buôn bán quốc tế, tiền hàng có thể được thanh toán hoặc bằng

đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc bằng đồng tiền của nước nhập khẩu hoặc

bằng đồng tiần của nước thứ ba. Đồng tiền dùng vào việc thanh toán gọi là

đồng tiền thanh toán (money of payment).

Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp với đồng tiền tính giá (tức đồng

tiền biểu thị giá cả) và cũng có thể không trùng hợp. Khi đồng tiền thanh toán

và đồng tiền tính giá là hai đồng tiền khác nhau, người ta phải xác định tỷ giá

để quy đổi hai đồng tiền đó. Trong đó, đặc biệt người ta lựa chọn:

- Đó là tỷ giá của công cụ thanh toán nào (tỷ giá chuyển tiền bằng điện

hay bằng thư).

- Đó là tỷ giá thị trường tiền tệ nào (ở nước xuất khẩu, ở nước nhập

khẩu hay ở nước thứ ba).

- Đó là tỷ giá mua vào hay tỷ giá bán ra.

Page 62: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Vì lợi ích của mình, người xuất khẩu thường muốn chọn đồng tiền

thanh toán là một đồng tiền ít có khả năng mất giá, hoặc dễ dàng đổi ra đồng

tiền khác hoặc dễ dàng đổi ra vàng. Còn tâm lý của người nhập khẩu thì

ngược lại.

2. Thời hạn trả tiền

Thông thường, trong giao dịch, các bên thường trả tiền trước, trả tiền

ngay hoặc trả tiền sau.

Nhiều khi người ta vận dụng kết hợp cả ba kiểu trả tiền đó, ví dụ trong

các hợp đồng về tàu biển thường quy định: 15% trị giá đơn hàng được trả

ngay sau khi ký hợp đồng; 25% sau khi tàu hạ thủy, 55% sau khi người mua

nhận tàu; 5% sau khi hết thời hạn bảo hành.

a) Trong buôn bán quốc tế, người ta hiểu việc trả tiền ngay là việc

thanh toán vào trước lúc hoặc trong lúc người xuất khẩu đặt chứng từ hàng

hóa hoặc đặt bản thân hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua. Việc

trả tiền ngay có thể được tiến hành bằng cách trả toàn bộ tiền hàng ngay một

lúc, hoặc bằng cách trả từng phần.

Việc trả toàn bộ tiền hàng ngay một lúc đòi hỏi người mua phải trả toàn

bộ trị giá hàng theo một trong các điều kiện sau đây: khi nhận được điện báo

của người xuất khẩu về việc đã sẵn sàng để gửi hàng; khi nhận được điện

báo của người chuyên chở về việc đã hoàn thành việc bốc hàng ở địa điểm

gửi hàng; khi toàn bộ chứng từ quy định trong hợp đồng được trao cho người

mua; sau một số ngày hoặc một số giờ ưu huệ nhất định kể từ khi toàn bộ

chứng từ quy định được trao cho người mua.

Việc trả ngay từng phần đòi hỏi người mua phải trả tiền hàng trong một

số đợt được thỏa thuận trong hợp đồng, căn cứ vào các điều kiện giao hàng

hoặc vào mức độ sẵn sàng của hàng hóa.

Việc trả ngay từng phần căn cứ vào điều kiện giao hàng có thể được

quy định như sau: người mua phải trả cho người bán một phần chủ yếu (80 -

95%) của tiền hàng khi người bán đã gửi hàng hoặc đã gửi chứng từ hàng

Page 63: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

hóa; phần còn lại (5 - 20%) sẽ được trả khi người mua đã nhận hàng hoặc khi

chấm dứt thời hạn bảo hành.

Khi trả ngay từng phần theo mức độ sẳn sàng của hàng hóa, người

mua phải thanh toán tiền hàng trong nhiều đợt căn cứ vào mức độ hoàn

thành các bộ phận riêng biệt của đơn hàng hoặc của hợp đồng. Ví dụ: 10%

tiền hàng trả khi giao xong thiết kế, 70% - khi giao xong thiết bị, 15% khi

nghiệm thu công trình và 5% khi chấm dứt thời hạn bảo hành.

b) Việc trả trước tiền hàng là việc người mua giao cho người bán toàn

bộ hoặc một phần tiền hàng trước khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền

định đoạt của người mua hoặc trước khi người bán thực hiện đơn hàng của

người mua. Mức tiền ứng trước nhiều hay ít phụ thuộc vào tầm quan trọng

của hàng hóa giao dịch, thời hạn chế tạo của hàng đó, mối quan hệ giữa các

bên giao dịch và tập quán hình thành trong ngành buôn bán có liên quan.

Ngày nay, thông thường tiền ứng trước chỉ nằm trong phạm vi 5 - 10% của

giá trị đơn hàng. Việc thanh toán tiền ứng trước thường được tiến hành bằng

cách khấu trừ dần vào tiền hàng hoặc bằng cách tính toán dứt khoát vào lúc

kết toán tiền hàng. Số tiền ứng trước chính là khoản tín dụng mà người mua

cung cấp cho người bán.

c) Còn trong việc trả tiền sau, người bán cung cấp cho người mua một

khoản tín dụng theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Khoản tín dụng này được

hoàn trả hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng hóa. Trong những năm gần đây, trên

thị trường thế giới về thiết bị toàn bộ, một loại hợp đồng khá phổ biến là hợp

đồng "chia sản phẩm" (product sharing), theo đó người nhập khẩu hoàn trả tín

dụng cho người xuất khẩu bằng cách giao một phần (khoảng 20 - 40%) sản

phẩm do chính các thiết bị toàn bộ nói trên sản xuất ra.

Trong việc thanh toán có tín dụng (trả trước hoặc trả sau), các bên

thường quan tâm đến số tiền tín dụng, thời hạn tín dụng, lãi suất tín dụng và

điều kiện hoàn trả.

3. Phương thức trả tiền

Page 64: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong giao dịch trên thị trường thế giới, người ta áp dụng nhiều phương

thức thanh toán khác nhau để trả tiền hàng hóa và dịch vụ. Song phổ biến

hơn cả là phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. Dưới đây

là vài nét về hai phương thức đó.

Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán,

sau khi giao hàng hóa hoặc dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng

hóa hoặc dịch vụ đó.

Nếu phiếu nhờ thu không kèm chứng từ phương thức trả tiền là nhờ

thu phiếu trơn (Clean collection) trong đó Ngân hàng không nắm được chứng

từ, người mua có thể dùng bộ chứng từ mà mình đã nhận được bằng bưu

điện hoặc bằng một đường nào khác để nhận hàng đồng thời vẫn trì hoãn

việc trả tiền.

Nếu phiếu nhờ thu kèm với chứng từ gửi hàng, phương thức trả tiền là

"Nhờ thu kèm chứng từ" (Documentary collection) trong đó ngân hàng khống

chế bộ chứng từ. Trong trường hợp này khi người mua muốn có chứng từ để

đi nhận hàng thì phải:

- Trả tiền, gọi là "chứng từ khi trả tiền" (documents against payment -

viết tắt D/P), hoặc

- Chấp nhận trả tiền, gọi là: "chứng từ khi chấp nhận" (Documents

against acceptance - viết tắt: D/A)

So với nhờ thu phiếu trơn, việc nhờ thu bằng chứng từ đã có đảm bảo

hơn cho người bán trong vấn đề thu tiền hàng (vì được Ngân hàng thay mặt

mình để khống chế chứng từ). Tuy nhiên, quyền lợi của người bán vẫn có thể

bị đe dọa như người mua có thể không muốn nhận hàng và từ chối nhận

chứng từ, trong khi hàng đã được gửi đi rồi. Do phương thức nhờ thu không

bảo vệ đầy đủ cho quyền lợi người bán, Bộ Ngoại thương nước ta (nay là Bộ

Thương mại) đã quy định (trong Thông tư số 04BNg T/XNK ngày 18/1/1986)

chỉ được xuất khẩu theo D/A, D/P trong những trường hợp: mặt hàng xuất

khẩu không thuộc loại có giá trị xuất khẩu cao, trị giá của hợp đồng dưới

Page 65: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

10.000 đô la Mỹ và khi công ty xuất khẩu đã nắm vững khả năng thanh toán

của người mua.

Phương thức tín dụng chứng từ, trong nghiệp vụ buôn bán, là sự thỏa

thuận mà một ngân hàng theo yêu cầu của bên mua sẽ trả tiền cho bên bán

hoặc cho bất cứ người nào theo lệnh của bên bán, khi bên bán xuất trình đầy

đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu được quy định trong một

văn bản gọi là thư tín dụng (letter of credit), viết tắt L/C.

Thư tín dụng có thể thuộc loại có thể hủy ngang được hoặc không hủy

ngang được. Thư tín dụng hủy ngang (revocable L/C) là loại thư tín dụng mà

ngân hàng mở (tức ngân hàng phát hành thư tín dụng) có thể sửa đổi hoặc

hủy bỏ vào bất cứ lúc nào mà không phải báo trước cho người hưởng (bên

bán). Thư tín dụng không hủy ngang (irrevocable L/C) là loại thư tín dụng mà

trong thời hạn hiệu lực của nó, ngân hàng mở không có quyền hủy bỏ hay

sửa đổi nội dung thư tín dụng nếu không được sự đồng ý của người hưởng

ngay cả khi người yêu cầu mở thư tín dụng (bên mua) ra lệnh hủy bỏ hay sửa

đổi thư tín dụng đó. Như vậy, thư tín dụng không hủy ngang là cam kết chắc

chắn đối với người bán trong việc thanh toán tiền hàng.

Thư tín dụng không hủy ngang lại có thể được xác nhận bởi một ngân

hàng nào đó theo yêu cầu của ngân hàng mở. Đó là thư tín dụng không hủy

ngang có xác nhận (confirmed irrevicable L/C): "Xác nhận" ở đây có nghĩa là

cam kết trực tiếp trả tiền cho người hưởng. Thông thường ngân hàng xác

nhận là ngân hàng thông báo thư tín dụng tại nước người bán.

Xét về mặt thực hiện, thư tín dụng có thể là trả tiền ngay (at sight) hoặc

trả tiền sau (with deferred payment) hoặc có thể chuyển nhượng được

(transferable) cho người thứ ba.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn so

với phương thức nhờ thư. Đối với người bán, nó đảm bảo chắc chắn thu

được tiền hàng. Đối với người mua, nó bảo đảm rằng việc trả tiền cho người

bán chỉ được thực hiện một khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ

hợp lệ và ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó.

Page 66: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

4. Điều kiện đảm bảo hối đoái

Trong giai đoạn hiện nay, các đồng tiền trên thế giới thường sụt giá

hoặc tăng giá. Để tránh những tổn thất có thể xảy ra, các bên giao dịch có thể

thỏa thuận những điều kiện đảm bảo hối đoái. Đó có thể là điều kiện bảo đảm

vàng hoặc điều kiện bảo đảm ngoại hối.

Dưới đây là một vài ví dụ về điều kiện bảo đảm vàng (gold clause):

+ "Tổng trị giá hàng ghi trong hợp đồng này trên cơ sở hàm lượng vàng

của một bảng Anh là 2,13281 gam vàng nguyên chất. Nếu khi thanh toán hàm

lượng vàng của đồng bảng Anh có thay đổi thì tổng trị giá hàng cũng phải

thay đổi một cách tương ứng".

+ "Tổng trị giá hàng ghi trong hợp đồng này dựa trên cơ sở giá vàng

trên thị trường Luân Đôn 18 bảng Anh/1 ounce (31,1035 gam) vàng nguyên

chất. Nếu đến khi thanh toán, giá vàng có thay đổi thì tổng trị giá hàng cũng

phải thay đổi một cách tương ứng".

Còn dưới đây là một vài ví dụ về điều kiện bảo đảm ngoại hối (currency

clause):

+ "Phrăng Pháp (FF) được dùng làm đồng tiền ghi giá và đồng tiền

thanh toán trên cơ sở tỷ giá 1 Mác Tây Đức = 2,37 FF. Nếu đến khi thanh

toán tỷ giá này trên thị trường tiền tệ Paris có thay đổi thì tổng trị giá hàng

cũng được điều chỉnh một cách tương ứng".

+ "Tiền hàng trên đây (tính bằng DM) sẽ được thanh toán bằng đồng

FF trên cơ sở tỷ giá giữa hai đồng tiền này vào ngày thanh toán".

- v.v...

* ĐIỀU KIỆN KHIẾU NẠI

Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn

thất hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra, hoặc về những sự vi phạm điều đã

được cam kết giữa hai bên. Trong buôn bán quốc tế, về cơ bản những khiếu

nại xoay quanh việc hàng giao không đúng số lượng, chất lượng như đã thỏa

Page 67: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

thuận, việc chứng từ do người bán xuất trình không phù hợp với tình hình

thực tế giao hàng và việc người bán chậm giao hàng.

Nội dung cơ bản của điều kiện khiếu nại bao gồm các vấn đề: thể thức

khiếu nại, thời hạn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ của các bên có liên quan

đến việc khiếu nại, cách thức giải quyết khiếu nại.

1. Thể thức khiếu nại

Trong buôn bán quốc tế, khiếu nại phải làm bằng văn bản và gồm

những chi tiết sau; tên của hàng hóa bị khiếu nại, số lượng/trọng lượng hàng,

địa điểm để hàng, lý do khiếu nại yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải

quyết khiếu nại.

Đơn khiếu nại thường phải được gửi bằng thư bảo đảm kèm theo tất cả

những điều kiện cần thiết để chứng minh sự kiện như: Biên bản giám định,

biên bản của cơ quan bảo hiểm, vận đơn, bảng kê chi tiết, giấy chứng nhận

phẩm chất hàng hóa, phiếu đóng gói... Tất cả những chứng từ này đều phải

dẫn chiếu đến số hiệu của hợp đồng và số hiệu của chứng từ vận tải có liên

quan.

Ngày khiếu nại được tính từ ngày mà bưu điện nơi gửi đóng dấu lên

thư bảo đảm.

2. Thời hạn khiếu nại

Thời hạn khiếu nại được quy định phụ thuộc trước hết vào sự so sánh

lực lượng giữa các bên giao dịch, vào tính chất hàng hóa và tính chất của

việc khiếu nại. Thường thường nếu người mua càng có ưu thế trong quan hệ

với người bán bao nhiêu thì thời hạn khiếu nại càng dài bấy nhiêu. Thời hạn

khiếu nại đối với hàng tươi sống thường ngắn hơn với hàng thông thường,

thời hạn đối với hàng tiêu dùng ngắn hơn so với thời hạn khiếu nại về thiết bị

máy móc. Thời hạn khiếu nại về phẩm chất bao giờ cũng dài hơn thời hạn

khiếu nại về số lượng bởi vì những khuyết tật về phẩm chất bao giờ cũng khó

phát hiện ngay được.

Page 68: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Nếu bên khiếu nại để quá thời hạn khiếu nại đã được thỏa thuận, đơn

khiếu nại có thể bị từ chối.

3. Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan

Thường thường người ta thỏa thuận rằng khiếu nại của người mua

không thể là cơ sở để người nay từ chối nhận những lô hàng tiếp theo thuộc

cùng một hợp đồng. Đặc biệt, người ta còn quy định nghĩa vụ của người mua

phải:

- Để nguyên trạng hàng hóa, có sự bảo quản cẩn thận, đồng thời báo

cho người bán biết về nơi để hàng và về thời hạn hàng đó sẵn sàng để kiểm

tra lại;

- Lập biên bản giám định về tất cả những khuyết tật đã được phát hiện,

theo những nguyên tắc hiện hành ở nước người mua.

- Gửi cho người bán đơn khiếu nại lập đúng theo thủ tục và đúng trong

thời hạn đã được thỏa thuận.

Người bán có quyền kiểm tra cơ sở khiếu nại của người mua bằng

cách xem xét hàng hóa tại chỗ. Sau một số ngày nhất định kể từ khi nhận

được khiếu nại, người bán phải cử đại diện đến để kiểm tra lại hàng hóa hoặc

phải ủy nhiệm cho một tổ chức trung lập tiến hành việc này. Người bán cũng

phải xem xét đơn khiếu nại trong thời hạn quy định và thông báo quyết định

của mình đối với đơn khiếu nại. Nếu người bán không trả lời đơn khiếu nại

trong khoảng thời hạn đã được thỏa thuận, thì tùy theo sự thỏa thuận, người

mua có thể coi như người bán đã công nhận việc khiếu nại và có quyền đưa

ra trước cơ quan trọng tài, trong đó mọi chi phí trọng tài đều do người bán

chịu.

4. Cách thức giải quyết khiếu nại

Việc khiếu nại có thể được giải quyết bằng một trong những biện pháp

sau đây:

Page 69: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Giao tiếp những hàng hóa bị thiếu hụt hoặc bằng những đợt giao

hàng riêng, hoặc bằng cách giao thêm trong đợt giao hàng sau;

- Chuyên chở trở lại những hàng đã bị khiếu nại và hoàn lại tiền cho

người mua;

- Sửa chữa khuyết tật của hàng hóa đã khiếu nại với phí tổn do người

bán chịu;

- Thay thế những hàng đã bị khiếu nại bằng hàng hóa khác phù hợp với

điều kiện kinh tế - kỹ thuật đã được thỏa thuận với mọi chi phí thay thế hàng

đều do người bán chịu;

- Giảm giá đối với số hàng đã bị khiếu nại hoặc đánh sụt giá toàn bộ lô

hàng theo tỷ lệ thuận với mức khuyết tật;

- Khấu trừ một số tiền nhất định về hàng hóa bị khiếu nại trong khi

thanh toán lô hàng sau của cùng một hợp đồng hoặc của một hợp đồng khác.

Đối với những hàng chuyên dụng, thông thường, người ta dùng biện

pháp thay thế hoặc sửa chữa số hàng bị khiếu nại. Còn trong giao dịch về

nguyên liệu và lương thực, người ta thường dùng biện pháp hạ giá hoặc đánh

sụt giá số hàng bị khiếu nại.

* ĐIẾU KIỆN BẢO HÀNH

Bảo hành là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hóa trong

một thời gian nhất định. Thời hạn này gọi là thời hạn bảo hành. Thời hạn này

được coi là thời hạn giành cho người mua phát hiện những khuyết tật của

hàng hóa.

Trong điều kiện bảo hành, người ta thường thỏa thuận về phạm vi bảo

đảm của hàng hóa, thời hạn bảo hành và trách nhiệm của người bán trong

thời hạn bảo hành.

1. Phạm vi bảo đảm của người bán

Page 70: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Chất lượng của hàng hóa thể hiện qua nhiều chỉ tiêu. Trong số các chỉ

tiêu đó, phạm vi mà người bán bảo đảm phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của

hàng hóa.

Trong các hợp đổng mua bán hàng công nghiệp tiêu dùng lâu ngày

(như đồng hồ, rađiô, xe máy...) điều khoản bảo hành thường chỉ quy định

rằng người bán bảo đảm khả năng làm việc bình thường của hàng hóa. Trái

lại, trong cac hợp đồng mua bán thiết bị tiêu chuẩn hóa, người bán bảo đảm

chất lượng hàng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đã được ban hành và bảo

đảm khả năng hoạt động tốt của thiết bị. Còn trong các hợp đồng mua bán

thiết bị toàn bộ, hoặc tàu biển hoặc các thiết bị phức tạp khác, thì phạm vi bảo

hành cao hơn nhiều. Thường thường, ngoài chỉ tiêu về khả năng hoạt động

tốt của thiết bị, việc bảo hành còn bao gồm cả tính hiện đại của công trình,

tính kinh tế của việc khai thác, việc duy trì được công suất thiết kế v.v...

2. Thời hạn bảo hành

Thời hạn bảo hành có thể là một vài tháng cho đến một vài năm. Nếu

trong quan hệ giao dịch, lợi thế thuộc vê người mua thì thời hạn này được

kéo dài. Nếu các bên giao dịch không thỏa thuận được với nhau về thời hạn

này, người ta thường áp dụng tập quán buôn bán của ngành hàng hóa có liên

quan để xác định thời hạn bảo hành.

Thời hạn bảo hành có thể được tính hoặc từ ngày giao hàng cho người

mua; hoặc từ ngày giao hàng cho người tiêu thụ đầu tiên; hoặc từ lúc người

mua nhận được thông báo của người bán về việc hàng đã sẵn sàng để giao;

hoặc từ ngày máy móc thiết bị (nếu hàng hóa giao dịch là máy móc thiết bị)

được đưa vào sản xuất.

3. Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành

Trừ khi bên giao dịch có sự thỏa thuận khác, nếu ngay trong thời hạn

bảo hành, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hóa hoặc thấy sự

không phù hợp với quy định của hợp đồng thì người bán phải chịu trách

nhiệm và phí tổn về việc sửa chữa khuyết tật của hàng hóa, hoặc thay thế

Page 71: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

hàng đã giao bằng hàng hóa mới có chất lượng tốt hơn và phù hợp quy định

của hợp đồng. Nếu người bán không kịp thời khắc phục khuyết tật hàng hóa,

người mua có thể tiến hành việc này với phí tổn do người bán phải chịu. Nếu

các bên không thỏa thuận với nhau về việc khắc phục khuyết tật hàng hóa,

người mua có quyền từ chối nhận hàng hoặc có quyền đòi người bán phải

giảm giá một cách thỏa đáng.

Trong điều kiện bảo hành, người ta còn quy định cả những trường hợp

không được bảo hành. Chẳng hạn việc bảo hành không được áp dụng đối với

những bộ phận chóng hao mòn của máy móc thiết bị hoặc của phụ tùng thay

thế, đối với sự hao mòn tự nhiên của hàng hóa, đối với những thiệt hại do bên

mua gây ra như: Lắp ráp không đầy đủ hoặc không đúng với hướng dẫn của

người bán, bảo quản không cẩn thận, sử dụng quá tải v.v...

* ĐIỀU KIỆN VỀ TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH

Trong giao dịch trên thị trường thế giới, người ta thường quy định

những trường hợp mà, nếu xảy ra, bên đương sự được hoàn toàn hoặc,

trong chừng mực nào đó, miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp

đồng. Những trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi ký hợp đồng, có tính

chất khách quan và không thể khắc phục được. Những điều khoản nói về

những trường hợp như vậy thường có tên là "trường hợp bất khả kháng"

hoặc "trường hợp miễn trách nhiệm"

Những trường hợp bất khả kháng có thể chia ra làm hai loại:

- Loại có thời hạn dài thường là các trường hợp như: cấm xuất khẩu

hoặc cấm nhập khẩu, chiến tranh, phong tỏa, quản chế ngoại tệ v.v...

- Loại có thời hạn ngắn thường là các trường hợp như: hỏa hoạn, thiên

tai, đóng cửa các kênh lạch ở cảng, đi chệch đường vì chiến tranh v.v...

Khi quy định điều khoản "Trường hợp bất khả kháng" người ta quy định

bằng một trong hai cách: hoặc chỉ quy định những tiêu chuẩn để xác định một

sự kiện là trường hợp bất khả kháng hoặc quy định theo lối liệt kê các sự kiện

sẽ được coi là trường hợp bất khả kháng.

Page 72: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Khi vận dụng phương pháp thứ hai, thường thường người bán muốn kể

ra một số lượng tối đa những trường hợp có thể xảy ra, kể cả những trường

hợp thiếu nguyên liệu, không đủ nhân công, không thuê được phương tiện

vận tải v.v...

Khi gặp trường hợp bất khả kháng thì thời hạn thực hiện hợp đồng

được kéo dài trong một thời gian tương ứng với thời gian xảy ra trường hợp

bất khả kháng, cộng với cả thời gian khắc phục hậu quả của nó.

Tuy nhiên, nếu những trường hợp bất khả kháng kéo dài quá một thời

gian nào đó đã được thỏa thuận quy định thì một bên có quyền xin hủy hợp

đồng mà không phải bồi thường. Thời hạn này lâu mau cần phải được thỏa

thuận với nhau giữa các bên giao dịch có tính đến các yếu tố: Thời hạn thực

hiện hợp đồng, tính chất của hàng hóa và tập quán buôn bán.

Ví dụ: Nếu hợp đồng có thời hạn thực hiện dưới 12 tháng thời hạn quy

định nói trên thường không quá 6 tháng. Đối với hàng mau hỏng như hàng

tươi sống chẳng hạn, hợp đồng thường quy định thời hạn nói trên trong

khoảng 15 - 30 ngày, còn đối với máy móc thiết bị - khoảng 2 - 3 tháng.

Trong điều kiện trường hợp bất khả kháng, người ta cũng quy trách

nhiệm của bên gặp trường hợp đó như: phải lập tức báo tin cho bên kia bằng

văn bản về lúc bắt đầu và lúc chấm dứt sự kiện... Đồng thời người ta cũng

thỏa thuận chỉ định một tổ chức có thể chứng nhận về diễn biến của sự kiện.

Tổ chức này thường thường là Phòng Thương mại ở nơi xảy ra sự kiện.

* ĐIỀU KIỆN TRỌNG TÀI

Khuynh hướng phổ biến ngày nay trên thế giới là sử dụng trọng tài để

giải quyết tranh chấp về hợp đồng, ít dùng tới biện pháp tòa án. Sở dĩ như

vậy vì biện pháp trọng tài có nhiều ưu điểm (như: thủ tục đơn giản, xét xử kín

v.v...)

Khi các bên giao dịch thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì

họ phải xác định một loại hình trọng tài. Nếu đó là trọng tài quy chế

(Institutional arbitration), tức là trọng tài hoạt động thường xuyên theo một quy

Page 73: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

chế định sẵn, thì họ phải tuân theo quy chế đó. Nếu là trọng tài vụ việc (ad

hoc) thì họ phải quy định tất cả những gì liên quan đến việc thành lập và cách

hoạt động của Ban trọng tài đó.

Trong trường hợp thứ hai nói trên, những vấn đề thường quy định là

địa điểm trọng tài, trình tự tiến hành trọng tài, luật áp dụng vào xét xử, việc

chấp hành tài quyết.

1. Địa điểm trọng tài: Có liên quan chặt chẽ đến việc chọn luật áp

dụng vào sự xét xử. Địa điểm của trọng tài có thể là ở nước xuất khẩu, ở

nước nhập khẩu; hoặc ở nước bị cáo, hoặc ở nước nguyên cáo; hoặc ở nước

thứ ba. Trong khi giao dịch với các công ty tư bản chủ nghĩa, chúng ta thường

tranh thủ thỏa thuận địa điểm trọng tài hoặc tại nước ta, hoặc tại một nước

anh em, hoặc tại nước của bên bị cáo.

2. Trình tự tiến hành trọng tài, nói chung, có những bước sau đây:

a) Thỏa hiệp trọng tài: các bên giao dịch thỏa thuận đưa tranh chấp ra

một hội đồng trọng tài. Có khi thỏa thuận này được ghi trên hợp đồng, có khi

đó là một thỏa thuận bổ sung sau khi ký hợp đồng.

b) Tổ chức ủy ban trọng tài: ủy ban trọng tài có thể được thành lập

bằng một trong hai cách sau:

+ Mỗi bên chọn một trọng tài viên. Các trọng tài viên chọn ra một trọng

tài thứ ba (third arbitrator). Trọng tài viên thứ ba có thể làm chủ tịch ủy ban

trọng tài.

+ Hai bên cùng chọn một trọng tài viên để xét xử.

c) Tiến hành xét xử: sau khi được tổ chức xong, ủy ban trọng tài xác

định ngày, giờ xét xử và thông báo cho các bên liên quan biết. Đến ngày xét

xử, dù các bên hoặc đại diện của họ vắng mặt, hội nghị vẫn cứ tiến hành. Khi

xét xử, hai bên liên quan phải cung cấp bằng chứng đầy đủ.

d) Hòa giải: mặc dù đã đưa ra trọng tài, nhưng nếu hai bên đồng ý hòa

giải thì vụ kiện coi như thủ tiêu.

Page 74: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

e) Tài quyết: quyết định của Ủy ban trọng tài (được thành lập theo

cách thứ nhất) phải được thông qua bằng đa số. Quyết định đó là chung thẩm

và có giá trị bắt buộc đối với các bên liên quan.

f) Chi phí trọng tài: Theo tập quán của nhiều nước, mọi chi phí trọng

tài đều do bên thua kiện chịu. Tuy nhiên, tốt nhất là các bên thỏa thuận cụ thể

về vấn đề này.

3. Luật dùng để xét xử hoặc được hai bên thỏa thuận quy định trước

hoặc do ủy ban trọng tài lựa chọn, hoặc được chọn căn cứ vào địa điểm trọng

tài, nếu các bên không thỏa thuận trước.

4. Chấp hành tài quyết: Hai bên cũng cần thỏa thuận quy định trước

việc chấp hành tài quyết nhằm bảo đảm cho tài quyết được thực hiện đầy đủ.

* ĐIỀU KIỆN VẬN TẢI

Trong điều kiện vận tải, người ta thỏa thuận với nhau về những vấn đề

sau:

- Xác định cảng bốc và/hoặc dỡ hàng, địa điểm giao hàng, địa điểm

chuyển tải.

- Phân chia chi phí bốc và dỡ hàng giữa người bán với người mua.

- Lựa chọn mẫu nào của hợp đồng thuê tàu hoặc lựa chọn mẫu nào

của vận đơn để ký kết hợp đồng vận tải biển.

- Trình tự thông báo về tàu đến cảng bốc (dỡ) hàng.

- Mức bốc (dỡ) hàng và cách tính thời gian bốc dỡ.

- Mức thưởng phạt bốc dỡ và cách thanh toán thưởng phạt này.

- Chỉ định người bốc dỡ, đại lý tàu biển và đại lý giao nhận.

Ngoài những điều kiện trên đây, trong quá trình giao dịch tùy tình hình

cụ thể, các bên có thể đề ra những điều kiện khác. Ví dụ:

Page 75: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Điều kiện cấm chuyển bán, thu hẹp quyền hạn của bên mua, không

cho bên mua được bán lại hàng hóa mà mình đã mua theo một hợp đồng

nhất định.

- Điều kiện về quyền lựa chọn cho phép một bên được lựa chọn về một

số nội dung nào đó của hợp đồng như: lựa chọn về số lượng dung sai, lựa

chọn cảng giao hàng v.v...

- Điều kiện chế tài quy định các loại phạt, phạt bội ước, bồi thường thiệt

hại mà bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng phải chịu.

- Điều kiện quy định trình tự thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng.

- Điều kiện cấm chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ của hợp đồng

cho một bên thứ ba, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cùng ký

kết hợp đồng.

- v.v...

Các điều kiện trên đây đều có tính chất tùy ý, cho phép hai bên được tự

nguyện vận dụng. Nhưng một khi đã được vận dụng vào hợp đồng, chúng trở

thành bắt buộc đối với các bên ký kết và phải được thực hiện nghiêm chỉnh.

Trong buôn bán quốc tế, nhiều công ty hoặc hiệp hội công nghiệp ghi

sẵn những điều kiện giao dịch có lợi cho mình vào một văn bản gọi là "hợp

đồng mẫu" (Standard form contract); hoặc "điều kiện chung bán hàng"

(General conditions of sale); hoặc "điều kiện chung giao hàng" (General

conditions for delivery of goods) của họ. Mỗi khi đàm phán để ký kết hợp

đồng, họ đưa ra một dự thảo sẵn của hợp đồng để làm căn cứ thảo luận. Tuy

nhiên, nếu gặp đối thủ yếu thế hơn so với họ, hoặc đối thủ có sơ xuất trong

việc kiểm tra các điều khoản của hợp đồng, họ cũng không ngần ngại buộc

đối thủ phải chấp nhận các điều kiện do họ đưa ra.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy trình bày tầm quan trọng và phương pháp quy định điều khoản

tên hàng trong các hợp đồng mua bán ngoại thương.

Page 76: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Để quy định số lượng hàng trong các hợp đồng mua bán ngoại

thương, người ta cần chú ý đến những vấn đề gì?

3. Trong việc mua bán hàng hóa ngoại thương, người ta thường dùng

đến những loại trọng lượng nào? Cách xác định các loại trọng lượng đó?

Trọng lượng đó được xác định ở đâu?

4. Hãy trình bày các phương pháp quy định phẩm chất hàng hóa trong

các hợp đồng xuất nhập khẩu.

5. Khi cần lựa chọn một phương pháp nào đó để quy định chất lượng

hàng hóa trong hợp đồng, chúng ta phải xem xét những nhân tố nào?

6. Điều khoản bao bì hàng hóa thường bao gồm những nội dung gì?

7. Hãy trình bày nghĩa vụ của các bên theo các điều kiện EXW, FCA,

FOB, CFR, CIF, DAF, DDP và DDU.

8. Hãy so sánh nghĩa vụ của người bán theo điều kiện CIF và CIP

9. Hãy so sánh nghĩa vụ của người bán theo điều kiện CFR và CPT.

10. Hãy so sánh nghĩa vụ của người bán theo điều kiện FOB và FCA.

11. Hãy trình bày nghĩa vụ người mua FOB trong việc thuê tàu đến

nhận hàng.

12. Hãy trình bày nghĩa vụ của người bán CIF trong việc thuê tàu và

mua bảo hiểm.

13. Khi sử dụng Incoterms ta cần chú ý những gì?

14. Hãy trình bày về giá cố định, giá quy định sau, giá được xét lại và

giá trượt.

15. Có những loại giảm giá chủ yếu nào và thực chất của chúng.

16. Hãy trình bày các cách quy định về thời hạn giao hàng và địa điểm

giao hàng.

17. Nhờ thu là gì? Các loại nhờ thu?

Page 77: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

18. Tín dụng chứng từ là gì? Trình tự tiến hành L/C và các loại L/C

thường dùng trong buôn bán ngoại thương?

19. Khi quy định tiền hàng được trả bằng L/C thì điều khoản thanh toán

cần quy định những gì?

20. Thế nào là trường hợp bất khả kháng? Hậu quả nào sẽ xảy ra nếu

gặp trường hợp bất khả kháng? Cách quy định trường hợp bất khả kháng

trong hợp đồng?

21. Trọng tài là gì? Cách thức tiến hành trọng tài trong ngoại thương ra

sao? Cách quy định trong hợp đồng?

22. Thế nào là bảo hành? Hãy nói về bảo hành chung, bảo hành cơ khí,

bảo hành thực hiện và nghĩa vụ các bên trong việc bảo hành.

BÀI TẬP

Bài tập 1. Hãy đánh dấu chéo (x) vào những chỗ thích hợp để chỉ rõ đó

là nghĩa vụ của bên bán hay của bên mua (bảng trang bên)

Bài tập 2. Một hợp đồng xuất khẩu ghi bán 345 tấn ± 10% đay tơ có độ

ẩm 10%. Khi giao hàng để thực hiện hợp đồng đó, chúng ta thấy độ ẩm thực

tế lên tới 15% và giá hàng đang có khuynh hướng giảm sút. Vậy chúng ta có

thể giao bao nhiêu?

Bài tập 3. Một hợp đồng nhập khẩu tàu thủy ghi giá FOB cảng nước

ngoài 3 triệu GBP, trong đó phí cố định 10%, phí nguyên vật liệu 50%, chi phí

nhân công 40%. Khi thanh toán giá nguyên vật liệu tăng 10%, chi phí nhân

công tăng 5%. Bạn hãy tính giá CIF Hải Phòng, biết rằng chi phí lai dắt từ

nước ngoài về Hải Phòng là 0,2 triệu GBP, suất phí bảo hiểm 0,5%.

Bài tập 4. Trong một hợp đồng xuất khẩu than đá đi Mác-xây (Pháp) có

ghi:

- Tên hàng: Than đá

- Phẩm chất: Loại tốt, nhiệt lượng 1500 cal/1kg, có độ bốc và độ tro

trung bình.

Page 78: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Giá cả: 35 đôla/1 tấn CIF cảng đến.

- Giao hàng: Quý IV.

- Thanh toán: Bằng L/C không hủy ngang.

Bạn hãy phân tích các điều khoản trên và, nếu cần, sửa lại 5 điều

khoản đó cho tốt hơn.

Bài tập 5. Chúng ta thỏa thuận bán 500 tấn cà phê chè cho một thương

nhân Singapore theo điều kiện FOB, giá 1000 đôla/1 tấn, giao hàng quý III.

Bạn hãy dự thảo các điều khoản sau đây của hợp đồng xuất khẩu đó:

Tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán,

trường hợp bất khả kháng, trọng tài.

Chương 3. CHUẨN BỊ GIAO DỊCH, ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

* NHỮNG CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ ĐỂ GIAO DỊCH

Hoạt động kinh doanh đối ngoại thường phức tạp hơn các hoạt động

đối nội vì rất nhiều lẽ, chẳng hạn như: bạn hàng ở cách xa nhau, hoạt động

chịu sự điều tiết của nhiều hệ thống luật pháp, hệ thống tiền tệ - tài chính

khác nhau v.v... Do đó, trước khi bước vào giao dịch, đơn vị kinh doanh cần

phải chuẩn bị chu đáo. Kết quả của việc giao dịch phụ thuộc phần lớn ở sự

chuẩn bị đó. Công việc chuẩn bị có thể bao gồm hai bộ phận chủ yếu: Nghiên

cứu tiếp cận thị trường và lập phương án kinh doanh.

1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường

Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách,

luật lệ quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại, đơn vị kinh

doanh ngoại thương cần phải nhận biết hàng hóa kinh doanh, nắm vững thị

trường và lựa chọn khách hàng.

a) Nhận biết hàng hóa

Page 79: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Hàng hóa mua bán phải được tìm hiểu kỹ về khía cạnh thương phẩm

để hiểu rõ giá trị, công dụng, nắm được những đặc tính của nó và những yêu

cầu của thị trường về hàng hóa đó như: quy cách phẩm chất bao bì, cách

trang trí bên ngoài, cách lựa chọn phân loại...

Để chủ động trong việc giao dịch mua bán, còn cần nắm vững tình hình

sản xuất của mặt hàng đó như: thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu, công

nhân, tay nghề, nguyên lý chế tạo...

Về mặt tiêu thụ, phải biết mặt hàng định lựa chọn đang ở giai đoạn nào

của chu kỳ sống của nó trên thị trường. Chu kỳ này là tiến trình phát triển việc

tiêu thụ một mặt hàng bao gồm bốn giai đoạn: (i) thâm nhập, (ii) phát triển, (iii)

bão hòa, (iv) thoái trào. Việc xuất khẩu những mặt hàng đang ở giai đoạn (i)

và (ii) gặp thuận lợi lớn nhất. Tuy vậy, có khi mặt hàng đã ở giai đoạn (iv)

nhưng nhờ thực hiện các biện pháp xúc tiến tiêu thụ (như quảng cáo, cải tiến

hệ thống tổ chức tiêu thụ, giảm giá v.v...) người ta vẫn có thể đẩy mạnh được

xuất khẩu.

Để lựa chọn mặt hàng kinh doanh, một căn cứ nữa cũng được xét tới là

tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng. Tỷ suất này trong trường hợp xuất khẩu, là

tổng số chi tiêu (có tính cả lãi định mức) bằng tiền Việt Nam để có được một

đơn vị ngoại tệ. Còn trong trường hợp nhập khẩu, đó là tổng số tiền VN thu

được khi phải chi tiêu một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu.

Ví dụ về tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu mặt hàng A (giá FOB Hải Phòng 500

USD/1 tấn):

- Chi phí thu mua và bao bì 1 tấn hàng 1.700.000 đồng

- Chi phí vận tải và bốc hàng lên tàu 300.000 đồng/2.000.000 đồng

- Thuế xuất khẩu 5% X 2.000.000 = 100.000 đồng/2.100.000 đồng

- Trích từ quỹ dự phòng 3% X 2.100.000 = 63.000 đồng/ 2.163.000

đồng

Page 80: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Thuế lợi tức 50% của doanh lợi (định mức doanh lợi 15%): 50% X

15% X 2.163.000 = 162.225 đồng/ 2.325.225 đồng

- Lãi ngân hàng (2,7% tháng) 2,7% X 3 tháng X 2.325.225 = 188.343

đồng/ 2.513.568 đồng

Cộng toàn bộ 2.513.568 đồng

Tỷ lệ ngoại tệ xuất khẩu mặt hàng A là: 500 USD/2.513.568đ VN = 1

USD/5027đ VN

Ví dụ về việc tính tỷ suất ngoại tệ mặt hàng nhập khẩu M (có giá CIF

Hải Phòng 1.600 USD/1 tấn). 

- Giá nhập khẩu theo điều kiện CIF: 1.760 USD

- Thuế nhập khẩu 10% 1.600 USD/ 1.760 USD

- Lãi định mức 15% X 1.760 = 264 USD

- Lãi vay ngân hàng 1% tháng: 1% X 3 tháng X 1.760 = 52,8 USD

- Thuế lợi tức 50% X 264 = 132 USD/ 2.208,8 USD

Cộng toàn bộ: 2.208,8 USD

Do giá buôn bán trong nước 2.208.800 đồng VN/1 tấn, tỷ suất ngoại tệ

nhập khẩu mặt hàng này là:

2.208.800đ VN/2208,8 USD = 10.000đ VN/1USD

b) Nắm vững thị trường ngoài nước

Đối với những đơn vị kinh doanh đối ngoại, việc nghiên cứu thị trường

nước ngoài có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Trong việc nghiên cứu đó, những nội dung cần nắm vững về một thị

trường nước ngoài là: những điều kiện chính trị - thương mại chung, luật

pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận

tải và tình hình giá cước...

Bên cạnh những điểm trên đây, đơn vị kinh doanh còn cần nắm vững

những điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường

Page 81: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

nước ngoài đó, như: Dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng,

những kênh tiêu thụ (các phương thức tiêu thụ), sự biến động giá cả...

c) Lựa chọn khách hàng

Việc nghiên cứu tình hình thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh lựa

chọn thị trường, thời cơ thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán và điều

kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, kết quả hoạt

động kinh doanh còn phụ thuộc vào khách hàng. Trong cùng những điều kiện

như nhau, việc giao dịch với khách hàng cụ thể này thì thành công, với khách

hàng khác thì bất lợi. Vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng của đơn vị kinh doanh

trong giai đoạn chuẩn bị là lựa chọn khách hàng.

Để lựa chọn khách hàng, không nên căn cứ vào những lời quảng cáo,

tự giới thiệu, mà cần tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị của thương

nhân, khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trong kinh

doanh.

Khi nghiên cứu những vấn đề trên đây, người ta áp dụng hai phương

pháp chủ yếu là:

- Điều tra qua tài liệu và sách báo. Phương pháp này còn gọi là nghiên

cứu tại phòng làm việc (desk research). Đây là phương pháp phổ biến nhất và

tương đối ít tốn kém. Tài liệu thường dùng để nghiên cứu là các bản tin giá cả

- thị trường của VNTTX và của Trung tâm thông tin kinh tế đối ngoại, các báo

cáo của cơ quan Thương vụ VN ở nước ngoài, các báo và tạp chí như: MOCI

(Pháp), Far Eastern Economic Review (Anh) Financial Time (Anh), Who’s who

in England v.v...

- Điều tra tại chỗ (Field research). Theo phương pháp này, người ta cử

người đến tận thị trường để tìm hiểu tình hình, tiếp xúc với các thương nhân.

Phương pháp này tuy tốn kém nhưng giúp đơn vị kinh doanh mau chóng nắm

được những thông tin chắc chắn và toàn diện.

Ngoài hai phương pháp trên đầy, người ta còn có thể sử dụng các

phương pháp như: Mua, bán thử; mua dịch vụ thông tin của các công ty điều

Page 82: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

tra tín dụng (Credit Information Bureau); thông qua người thứ ba để tìm hiểu

khách hàng v.v...

Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong quá trình nghiên cứu

tiếp cận thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh. Phương án

này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định

trong kinh doanh.

Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:

a) Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân

Trong bước này, người lập phương án rút ra những nét tổng quát về

tình hình, phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh.

b) Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.

Sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích những tình

hình có liên quan.

c) Đề ra mục tiêu. Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh

doanh bao giờ cũng là mục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng, với

giá cả bao nhiêu, sẽ thâm nhập vào những thị trường nào v.v...

d) Đề ra biện pháp thực hiện. Những biện pháp này là công cụ để đạt

tới mục tiêu đề ra. Những biện pháp này có thể bao gồm biện pháp trong

nước (như đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế, tăng giá

thu mua V.V..) và cả các biện pháp ở ngoài nước (như đẩy mạnh quảng cáo,

lập chi nhánh ở nước ngoài, mở rộng mạng lưới đại lý v.v...)

e) Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh danh. Hiệu quả kinh tế

của một hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác

nhau, trong đó chủ yếu là:

- Chi tiều tỷ suất ngoại tệ mà cách tính toán đã được trình bày trên đây

(Mục "Nhận biết hàng hóa"); 

- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T tính theo công thức:

T = S/ (B+A+)

Page 83: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong đó:

S là tổng số tiền (kể cả tự có và đi vay) bỏ ra để kinh doanh

B là lãi

A là khấu hao

I là khoản trả tiền lợi tức và tiền vay

- Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi

Rb tính theo công thức:

Rb = [(B + A)/S] *100

- Chi tiêu điểm hòa vốn (Break-even point) tính toán như sau:

Nếu gọi Xi là số lượng hàng hóa bán ra để thu hồi vốn, d là những chi

phí cố định (như chi phí quản lý hành chính, chi phí nhà xưởng, trụ sở...), p là

giá bán một đơn vị hàng hóa, v là chi phí khả biến để sản xuất, thu mua một

đơn vị hàng hóa thì: Tổng số thu về khi bán Xi hàng là pXi tổng số chi ra khi

bán Xi hàng là d + vXi. Tại điểm hòa vốn ta có:

pxi = d + vxi

Từ đó: xi = d/(p – v)

Gọi s là tổng doanh thu bán hàng trong kỳ, tức s = px và V là tổng chi

phí khả biến, tức V = vx, ta có công thức sau đây để tính doanh thu ở điểm

hòa vốn So:

S0 = d/(1 – V/S)

Gọi t là thời gian trong kỳ hoạt động, to là thời gian đạt hòa vốn, ta có:

to = So/S *t

Tóm lại về đại thể, nội dung phương án kinh doanh thường bao gồm

những điểm sau: nhận định tình hình hàng hóa, thị trường và khách hàng;

nhận định tình hình, dự đoán xu hướng thị trường và thương nhân, mục tiêu

(tối đa và tối thiểu); biện pháp, hành động cụ thể; sơ bộ đánh giá hiệu quả.

Page 84: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Sau khi phương án đã được đề ra, đơn vị kinh doanh phải cố gắng để

thực hiện phương án. Họ xây dựng tổ chức kinh doanh XNK, tiến hành quảng

cáo, bắt đầu chào hàng, chuẩn bị hàng hóa v.v...

Sau giai đoạn nghiên cứu tiếp cận thị trường để chuẩn bị giao dịch xuất

nhập khẩu, các đơn vị tiến hành việc tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp

quảng cáo.

Nhưng để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu

và người nhập khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch, thương lượng

với nhau về các điều kiện giao dịch. Trong buôn bán quốc tế những bước

giao dịch chủ yếu sau:

1. Hỏi giá (inquiry)

Về phương diện pháp luật thì đây là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch.

Nhưng xét về phương diện thương mại thì đây là việc người mua đề nghị

người bán báo cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng.

Nội dung của một hỏi giá có thể gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất,

số lượng, thời gian giao hàng mong muốn. Giá cả mà người mua có thể trả

cho mặt hàng đó thường được người mua giữ kín, nhưng để tránh mất thời

gian hỏi đi hỏi lại người mua nêu rõ những điều kiện mà mình mong muốn để

làm cơ sở cho việc quy định giá: loại tiền, thể thức thanh toán, điều kiện cơ

sở giao hàng...

Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá. Người hỏi giá

thường hỏi nhiều nơi nhằm nhận được nhiều bản chào hàng cạnh tranh nhau

để so sánh lựa chọn bản chào hàng thích hợp nhất. Tuy nhiên, nếu người

mua hỏi giá nhiều nơi quá sẽ gây nên trên thị trường ảo tưởng là nhu cầu quá

căng thẳng. Đó là điều không có lợi cho người mua.

2. Phát giá (chào hàng) (offer)

Luật pháp coi đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng và như vậy phát giá có

thể do người bán hoặc người mua đưa ra. Nhưng trong buôn bán thì phát giá

là chào hàng, là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý định bán hàng của mình.

Page 85: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong chào hàng người ta nêu rõ: tên hàng, quy cách phẩm chất, số

lượng, giá cả điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh

toán, bao bì, ký mã hiệu, thể thức giao nhận hàng... Trường hợp hai bên đã

có quan hệ mua bán với nhau hoặc có điều kiện chung giao hàng điều chỉnh

thì chào hàng có khi chỉ nêu những nội dung cần thiết cho lần giao dịch đó

như tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá, thời hạn giao hàng. Những

điều kiện còn lại sẽ áp dụng như những hợp đồng đã ký trước đó hoặc theo

điều kiện chung giao hàng giữa hai bên.

Trong mậu dịch quốc tế, người ta phân biệt hai loại chào hàng chính:

chào hàng cố định (firm offer) và chào hàng tự do (free offer):

Chào hàng cố định là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một

người mua, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm

vào lời đề nghị của mình. Thời gian này gọi là thời gian hiệu lực của chào

hàng. Trong thời gian hiệu lực, nếu người mua chấp nhận hoàn toàn chào

hàng đó thì hợp đồng coi như được ký kết. Nếu trong chào hàng cố định

người bán không quy định rõ thời hạn hiệu lực thì thời hạn này được tính theo

"thời hạn hợp lý". Thời hạn này thường do tính chất loại hàng, do khoảng

cách về không gian giữa hai bên và cũng nhiều khi do tập quán quy định.

Loại chào hàng không ràng buộc trách nhiệm người phát ra nó là chào

hàng tự do. Việc chào hàng "tự do" cần phải làm rõ khi chào hàng, thường

bằng cách ghi "chào hàng không cam kết" (without engagement). Cùng một

lúc, với cùng một lô hàng, người ta có thể chào hàng tự do cho nhiều khách

hàng. Việc khách hàng chấp nhận hoàn toàn các điều kiện của chào hàng tự

do không có nghĩa là hợp đồng được ký kết. Người mua cũng không thể trách

cứ người bán nếu sau đó người bán không ký kết hợp đồng với mình.

3. Đặt hàng (order)

Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra

dưới hình thức đặt hàng.

Page 86: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hóa định mua và tất cả

những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng.

Trong thực tế, người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ

thường xuyên. Bởi vậy, ta thường gặp những đặt hàng chỉ nêu: tên hàng, quy

cách, phẩm chất, số lượng, thời hạn giao hàng và một vài điều kiện riêng biệt

đối với lần đặt hàng đó. Về những điều kiện khác, hai bên áp dụng điều kiện

chung đã thỏa thuận với nhau hoặc theo nhưng điều kiện của hợp đồng đã ký

kết trong lần giao dịch trước.

4. Hoàn giá (Counter-offer)

Khi người nhận được chào hàng (hoặc đặt hàng) không chấp thuận

hoàn toàn chào hàng (đặt hàng) đó, mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị

mới này là hoàn giá. Khi có hoàn giá, chào hàng trước coi như hủy bỏ. Trong

buôn bán quốc tế, mỗi lần giao dịch thường trải qua nhiều lần hoàn giá mới đi

đến kết thúc.

5. Chấp nhận (Acceptance)

Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng

(hoặc đặt hàng) mà phía bên kia đưa ra. Khi đó hợp đồng được thành lập.

Một chấp thuận muốn có hiệu lực về mặt pháp luật, cần phải đảm bảo những

điều kiện dưới đây:

- Phải được chính người nhận giá chấp nhận;

- Phải đồng ý hoàn toàn vô điều kiện mọi nội dung của chào hàng (đặt

hàng);

- Phải chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng;

- Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra để nghị.

6. Xác nhận (Confirmation)

Hai bên mua và bán, sau khi đã thống nhất thỏa thuận với nhau về điều

kiện giao dịch, có khi cẩn thận ghi lại mọi điều đã thỏa thuận, gửi cho đối

phương. Đó là văn kiện xác nhận. Văn kiện do bên bán gửi thường gọi là giấy

Page 87: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

xác nhận bán hàng, do bên mua gửi là giấy xác nhận mua hàng. Xác nhận

thường được thành lập thành 2 bản, bên lập xác nhận ký trước rồi gửi cho

bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản rồi gửi trả lại một bản.

Trong những bước giao dịch trên thì chào hàng và đặt hàng là hai khâu

được quan tâm hơn cả vì đó là cơ sở để dẫn đến hợp đồng.

Khi xây dựng bản chào hàng người xuất khẩu luôn chú ý viết gọn, rõ

ràng, không để xảy ra tình trạng có thể giải thích theo nhiều cách vừa dễ gây

tranh chấp, vừa mất thời gian hỏi đi, hỏi lại. Ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn

ngữ mà người được chào hàng quen dùng. Nội dung bản chào hàng phải hấp

dẫn, có tính thuyết phục. Điều này chỉ có thể có được nếu người xuất khẩu

hiểu rõ món hàng mình định chào bán và nắm được yêu cầu của khách hàng

để giới thiệu cho thích hợp. Ngoài khả năng hấp dẫn của bản thân mặt hàng,

còn có sự hấp dẫn của các điều kiện giao dịch. Những điều kiện giao dịch

đưa ra vừa phải thích hợp với hàng hóa và khả năng của mình vừa phải phù

hợp với tập quán, thói quen của thị trường, của khách hàng. Những điều kiện

về bao bì, giao nhận, điều kiện cơ sở giao hàng cần được cân nhắc kỹ lưỡng

trên cơ sở có hiểu biết chắc chắn về những yêu cầu, thể lệ, thủ tục... của thị

trường. Giá cả là điều kiện thu hút nhất sự chú ý của khách hàng. Giá cao sẽ

không hấp dẫn khách hàng. Giá quá hạ sau này sẽ khó nâng lên nếu tình

hình thị trường hàng hóa không có gì thay đổi. Mặt khác giá hạ không phải

bao giờ cũng là một yếu tố kích thích tiêu thụ nếu như hàng hóa không đáp

ứng yêu cầu, đòi hỏi của người mua. Định giá hàng là một công việc rất phức

tạp, đòi hỏi phải đánh giá đúng tình hình thị trường, hiểu biết kỹ lưỡng giá trị

mặt hàng định chào bán và nhưng mặt hàng cạnh tranh, nắm được cấu thành

của giá, các chi phí liên quan... cũng như đánh giá được đúng đắn khách

hàng trong quan hệ với mình. Khi nêu giá hàng phải nêu thêm rõ điều kiện, cơ

sở giao hàng. Người xuất khẩu có thể nêu thêm những khoản giảm giá sẽ

dành cho người mua: giảm giá do mua bán lần đâu, do mua với số lượng lớn,

do quan hệ lâu năm... (khi xây dựng giá hàng xuất, xét giá hàng nhập người

ta thường lập phương án giá).

Page 88: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Bản chào hàng gửi đi có thể là để trả lời thư hỏi mua hàng. Trường hợp

này người chào hàng đáp ứng sát nhất nhũng điều kiện giao dịch mà người

mua hàng mong muốn.

Nếu gửi bản chào hàng một cách chủ động, người chào hàng phải cân

nhắc nhiều vấn đề: Gửi đi đâu, gửi cho ai, gửi vào lúc nào? Chào hàng cố

định hay chào hàng tự do? Vấn để này do tình hình thị trường và nhiều điều

kiện khách quan quyết định. Trường hợp cầu lớn hơn cung hoặc người xuất

khẩu giữ độc quyền về mặt hàng đó thì chào hàng tự do thường được sử

dụng. Cũng có khi người xuất khẩu dùng chào hàng tự do để thăm dò thị

trường. Nhưng hiện nay thông thường cung lớn hơn cầu, người bán ở thế

yếu hơn người mua. Mặt khác người mua ít quan tâm đến các chào hàng tự

do. Họ không tin là sau khi chấp nhận thì hợp đồng sẽ được ký kết. Trong lúc

đó thời gian trôi đi và có thể họ bỏ lỡ cơ hội mua hàng. Bởi vậy người xuất

khẩu thường sử dụng chào hàng cố định.

Số lượng bản chào hàng gửi đi cũng cần được cân nhắc. Không phải

cứ gửi nhiều chào hàng cho nhiều khách hàng sẽ bán được hàng nhanh hơn,

nhiều hơn. Các khách hàng có thể có mối liên hệ với nhau, họ có thể đánh giá

người xuất khẩu có một lượng hàng lớn muốn bán nhanh. Do đó họ sẽ trì

hoãn hay từ chối việc mua hàng để đợi giá xuống.

Khi đặt hàng, cần xác định chính xác tên hàng, phẩm chất, quy cách, số

lượng hàng cần đặt mua... Tên hàng cần ghi đúng tên gọi của hàng đó trên thị

trường quốc tế. Phẩm chất quy cách cần đáp ứng yêu cầu của tiêu dùng và

sản xuất trong nước, phù hợp với trình độ kỹ thuật hiện đại. Số lượng hàng

đặt mua phải là số lượng đặt hàng tiết kiệm (economic order quantity - gọi tắt

là EOQ). Số lượng này được tính như sau:

Nếu gọi chi phí mua vào (acquistition cost) là d; nhu cầu hàng năm

(annual demand) là A; trị giá mỗi đơn hàng là Q; chi phí đặt mua mỗi đơn

hàng (procurement cost per order) là p thì chi phí đặt mua hàng năm là AP/Q;

nếu gọi chi phí vận tải tính theo tỉ lệ bình quân hàng đặt mua là S và chi phí

vận tải lưu kho hàng năm là ta có SQ/2, ta có:

Page 89: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

d = AP/Q + SQ/2

Đây là hàm số mà muốn tìm trị số tối thiểu, ta phải lấy đạo hàm và quy

đạo hàm đó về không:

d' = - AP/Q2 + S/2 = 0

Do đó: AP/Q2 = S/2 và Q2 = 2AP/S

Vì vậy Q= căn của 2AP/S

* CÁC HÌNH THỨC ĐÀM PHÁN

1. Đàm phán giao dịch qua thư tín

Ngày nay thư từ và điện tín vẫn còn là phương tiện chủ yếu để giao

dịch giữa những người xuất nhập khẩu. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường

qua thư từ. Ngay khi sau này hai bên đã có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì việc

duy trì quan hệ cũng phải thông qua thư tín thương mại.

So với việc gặp gỡ trực tiếp thì giao dịch qua thư tín tiết kiệm được

nhiều chi phí. Hơn nữa trong cùng một lúc, lại có thể giao dịch trao đổi với

nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau. Người viết thư tín có điều kiện để

cân nhắc suy nghĩ tranh thủ ý kiến nhiều người và có thể khéo léo dấu kín ý

định sự thực của mình.

Nhưng việc giao dịch qua thư tín thường đòi hỏi nhiều thời gian chờ

đợi, có thể cơ hội mua bán tốt sẽ trôi qua. Việc sử dụng điện tín khắc phục

được phần nào nhược điểm này. Với một đối phương khéo léo, già dặn thì

việc phán đoán ý đồ của họ qua lời lẽ trong thư là một việc rất khó khăn. Khi

sử dụng thư tín để giao dịch đàm phán cần phải luôn luôn nhớ rằng thư từ là

"sứ giả" của mình đến với khách hàng, người ta sẽ phê phán, đánh giá mình

qua những thư từ mình gửi đến. Bởi vậy cần phải lưu ý hết sức trong việc viết

thư, gửi thư... Những nhà kinh doanh lâu năm nhận thấy giao dịch bằng thư

tín phải đảm bảo những yêu cầu: lịch sự, chính xác, khẩn trương và kiên

nhẫn.

Page 90: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Giấy viết thư cần được chuẩn bị chu đáo. Trên tiêu đề in rõ ràng và đầy

đủ: tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ điện tín... của đơn vị. Thư chỉ viết trên

một mặt giấy. Mỗi thư chỉ nên đề cập một vấn đề kinh doanh. Lời lẽ trong thư

cần lịch sự, đúng mức, phù hợp với cách xưng hô, chào hỏi của mỗi nước,

mỗi thứ tiếng, tránh cộc lốc và cũng tránh cầu kỳ. Xu hướng hiện nay là viết

ngắn gọn, rõ ràng. Thứ tiếng dùng viết thư nên là thứ tiếng khách quen dùng,

như vậy dễ gây thiện cảm và dễ thu hút sự chú ý của khách.

Nội dung của thư thương mại bao giờ cũng hết sức chính xác. Tránh

những sự hiểu nhầm do trình bày không rõ ràng, không khúc triết hoặc do sử

dụng từ ngữ không chính xác. Mọi lý lẽ được diễn đạt đầy đủ, nhưng không

rườm rà. Cần nhớ rằng mỗi nước có một cách hiểu khác nhau về từng vấn đề

liên quan tới buôn bán như đơn vị đo lường, cách bao bì, đóng gói, cách trả

tiền, sự phân chia các chi phí trong giao nhận bốc dỡ... bởi thế khi đề cập đến

mỗi vấn đề, cần phải thật chi tiết, cụ thể, rõ ràng về quan niệm của mình hoặc

những yêu cầu của mình nêu ra. Không bao giờ nên nghĩ rằng chắc đối

phương cũng hiểu vấn đề này như cách mình hiểu.

Sự khẩn trương trong trao đổi thư tín cần được chú ý thích đáng. Tất

cả mọi thư tín gửi đến đều phải được trả lời một cách nhanh chóng dù rằng

mình chưa có cơ hội bán hàng. Việc trì hoãn trả lời, thậm chí quên không trả

lời thư của khách hàng, sẽ gây những ấn tượng xấu. Một nhà kinh doanh tốt

bao giờ cũng cố gắng mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng.

Trong giao dịch bằng thư tín đức tính kiên nhẫn là cần thiết. Kiên nhẫn

trả lời khách hàng về mọi vấn đề. Kiên nhẫn theo đuổi khách hàng bằng nhiều

thư liên tiếp và quan hệ trong thời gian dài. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi

lựa chọn, những khách hàng quen biết, có giao dịch thư từ trước đó, được ưu

tiên hơn những khách hàng mới xuất hiện lần đầu.

2. Giao dịch đàm phán qua diện thoại

Việc trao đổi qua điện thoại nhanh chóng, giúp người giao dịch tiến

hành đàm phán một cách khẩn trương, đúng vào thời cơ cần thiết. Nhưng phí

tổn điện thoại giữa các nước rất cao, các cuộc trao đổi bằng điện thoại

Page 91: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

thường phải hạn chế về mặt thời gian, các bên không thể trình bày chi tiết,

mặt khác trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng miệng, không có gì làm bằng

chứng cho những thỏa thuận, quyết định trong trao đổi bởi vậy điện thoại chỉ

được dùng trong những trường hợp cần thiết, thật khẩn trương, sợ lỡ thời cơ,

hoặc trong những trường hợp mà mọi điều kiện đã thảo luận xong, chỉ còn

chờ xác nhận một vài chi tiết... Khi phải sử dụng điện thoại, cần chuẩn bị thật

chu đáo để có thể trả lời ngay mọi vấn đề được nêu lên một cách chính xác.

Sau khi trao đổi bằng điện thoại, cần có thư xác nhận nội dung đã đàm phán

thỏa thuận.

3. Giao dịch đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp

Việc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên để trao đổi về mọi điều kiện giao

dịch, về mọi vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán

là hình thức đàm phán đặc biệt quan trọng. Hình thức đàm phán này đẩy

nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho

những đàm phán bằng thư tín hoặc điện thoại đã kéo dài quá lâu mà không

có kết quả. Nhiều khi đàm phán qua thư từ kéo dài nhiều tháng mới đi đến ký

kết hợp đồng. Trong khi đó đàm phán trực tiếp chỉ 2, 3 ngày đã có kết quả.

Hình thức đàm phán này thường được dùng khi hai bên có nhiều điều kiện

phải giải thích cặn kẽ để thuyết phục nhau, khi đàm phán về những hợp đồng

lớn, những hợp đồng có tính chất phức tạp...

Việc hai bên mua bán trực tiếp gặp gỡ nhau tạo điều kiện cho việc hiểu

biết nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ tốt lâu dài với nhau.

Cũng phải thấy rằng đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong

các hình thức đàm phán. Đàm phán trực tiếp đòi hỏi người tiến hành đàm

phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh, nhạy... để có thể

tỉnh táo, bình tĩnh nhận xét, nắm được ý đồ, sách lược đối phương, nhanh

chóng có biện pháp đối phó trong những trường hợp cần thiết hoặc quyết

định ngay tại chỗ khi thấy thời cơ ký kết đã chín muồi. Mất bình tĩnh, không tự

chủ sẽ dễ lộ ý định của mình để đối phương nắm được. Trong trao đổi trực

tiếp, nên tránh bàn bạc tham khảo ý kiến của nhau trước mặt đối phương để

Page 92: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

trả lời cho đối phương. Mỗi lần gặp gỡ nhau thường tốn kém về các chi phí đi

lại, tiếp đón, quà cáp, cho nên gặp gỡ nhau mà không đi đến kết quả gì là

điều mà cả hai bên đều không mong muốn. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến

hành đàm phán trực tiếp là việc hết sức cần thiết.

Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của đợt đàm phán, dư kiến những

biện pháp để đạt được những kết quả mong muốn. Mỗi bên đều phải nghiên

cứu kỹ về hàng hóa mình định mua bán, các điều kiện giao dịch định đưa ra

trao đổi... Quan trọng là việc tìm hiểu kỹ khách hàng mình sẽ gặp. Tính tình,

tác phong, trình độ... đều cần được chú ý. Cần phải để nhiều công sức vào

việc dự đoán cho được ý định của khách hàng, dự kiến những yêu cầu hoặc

những nhận xét mà khách hàng sẽ nêu ra đối với quy cách phẩm chất mặt

hàng, về các điều kiện giao dịch về giá cả, về những hợp đồng đã ký kết

trước đó, về tình hình thực hiện những hợp đồng đó... Cần tránh hai khuynh

hướng: Một khuynh hướng cho rằng chẳng cần chuẩn bị gì nhiều cũng có thể

đàm phán thành công, ỷ vào những hiểu biết và kinh nghiệm vốn có... Một

khuynh hướng khác thì chuẩn bị quá lâu, quá cầu toàn. Việc chuẩn bị đàm

phán cần làm chi tiết, chu đáo nhưng phải nhanh.

Trước giai đoạn này, người ta thường lập phương án đàm phán. Trong

phương án đàm phán nêu rõ mục đích của khách hàng, dự kiến những vấn

đề khách hàng sẽ nêu ra và cách giải quyết những vấn đề đó. Sách lược đàm

phán phải được nghiên cứu chuẩn bị thật kỹ. Có thể chuẩn bị nhiều sách lược

ứng với từng tình huống. Những yêu cầu đạt được trong đàm phán cũng

được đề ra với nhiều mức (yêu cầu tối đa, yêu cầu tối thiểu...). Bên cạnh là

những biện pháp dự kiến bao gồm từ thành phần đàm phán, đến các bước

thăm dò, cách trình bày ý kiến, các điều kiện giao dịch với những nhân

nhượng khuyến khích... và nhất là về giá cả mua bán. Phương án này được

lập dựa trên phương án giao dịch, nhằm thực hiện phương án giao dịch. Nó

cần phải dựa trên những nhân tố cụ thể của lần đàm phán cụ thể đối với một

khách hàng nhất định. Và như vậy nó có những yêu cầu rõ rệt cần đạt được

trong lần đàm phán.

Page 93: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Bên cạnh phương án đàm phán, các cán bộ kinh doanh còn có phương

án tiếp đãi. Trong phương án này có nêu rõ ràng những người tiếp đón, đàm

phán, dự kiến bố trí chương trình làm việc, giải trí, tặng phẩm, chiêu đãi. Khi

tiếp đón khách hàng, cần phải gây thiện cảm ngay từ bước đầu. Nhã nhặn,

quan tâm, nhiệt tình, nhưng đúng mức, không quá vồ vập.

Trong đàm phán, cần theo dõi lời nói, cách phát biểu và những thái độ

biểu lộ của khách hàng để phán đoán được ý định và điều quan tâm thực sự

của khách hàng. Tất nhiên, khách hàng sẽ tìm cách che dấu, nhưng những

cán bộ giàu kinh nghiệm, chuẩn bị kỹ càng, đã tìm hiểu sâu công việc và

khách hàng vẫn có khả năng thăm dò, phát hiện được. Trong quá trình đàm

phán, nên tránh những căng thảng không cần thiết. Ý kiến hai bên có thể đối

lập nhau, nhưng thái độ vẫn phải mêm mỏng lịch sự. Trong một số trường

hợp, người ta tránh việc phân biệt thắng bại rõ ràng mà tìm cách ngăn ngừa

trước không để đối phương đưa ra những ý kiến đối lập, tìm cách làm đối

phương thống nhất, công nhận dần từng lập luận mình đưa ra, để cùng đưa

đến một kết luận thống nhất. Điều này chỉ có thể làm được nếu người đàm

phán nắm được ý đồ của đối phương và giành được chủ động trong đàm

phán.

Việc ký kết hợp đồng trong đàm phán cần được tiến hành kịp thời khi

điều kiện ký kết đã chín muồi. Không nên nôn nóng trong việc ký kết dù thấy

thời gian đàm phán đã sắp hết. Nếu một bên nắm được bên kia có ý nhất

định phải ký hợp đồng trong đợt đàm phán thì sẽ lợi dụng để ép buộc bên kia

phải có nhiều nhượng bộ. Nhiều hợp đồng được ký kết khi tiễn khách ra sân

bay. Nhưng cũng không nên vì thế mà không ký ngay khi có điều kiện.

Người tiến hành đàm phán nên biết ngôn ngữ dùng để đàm phán, vì

như vậy, sẽ dễ chủ động, linh hoạt và nâng cao được tốc độ đàm phán.

Khi cần dùng phiên dịch, người phiên dịch cũng nên được chuẩn bị

trước để nắm được nội dung đàm phán. Việc này giúp người phiên dịch rất

nhiều trong việc hiểu và do đó dịch được trung thành ý tứ của hai bên.

Page 94: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Khi đàm phán có đông người tham dự, nên để một người thống nhất

phát ngôn để tránh sơ hở trong đối đáp. Cũng nên tránh việc bàn bạc trao đổi

ý kiến với nhau ngay trước mặt khách hàng. Việc này vừa không lịch sự, vừa

không có lợi. Phải luôn giả thiết rằng khách hàng cũng hiểu ngôn ngữ của

mình.

Mỗi buổi đàm phán đều được ghi biên bản theo sổ theo dõi đàm phán.

Việc theo dõi này rất có lợi cho việc tìm hiểu khách hàng một cách chu đáo

hơn. Có lợi cho việc rút kinh nghiệm cả ngay trong quá trình đàm phán và sau

này.

* CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ TÍNH GIÁ HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU

Giá cả là yếu tố quan trọng trong giao dịch ngoại thương. Vì vậy, khi

chuẩn bị đàm phán ký kết hợp đồng, người kinh doanh xuất nhập khẩu phải

tiến hành kiểm tra và tính giá. Công việc này có thể có hai giai đoạn: Một là

quy dẫn giá và hai là lựa chọn các phương pháp kiểm tra và tính giá.

I - QUY DẪN GIÁ

Việc mua bán ngoại thương phải được tiến hành trên cơ sở giá quốc tế.

Để tìm hiểu giá quốc tế, chúng ta phải tham khảo giá cả đã hình thành ở các

sở giao dịch, các trung tâm đấu giá quốc tế, các cuộc đấu thầu quốc tế, hoặc

qua giá bán buôn của các nước kinh doanh chủ yếu về mặt hàng có liên

quan, qua giá bình quân thống kê, giá đã chào hàng hoặc giá đã ký kết hợp

đồng... Trong rất nhiều trường hợp, những giá tính được lại không phù hợp

với điều kiện và hoàn cảnh đang giao dịch. Do đó, chúng ta phải tiến hành

quy dẫn giá đó về điều kiện thích hợp. Việc quy dẫn giá có thể gồm:

1. Quy dẫn về cùng một đơn vị đo lường.

2. Quy dẫn về cùng một đơn vị tiền tệ.

3. Quy dẫn về cùng một điều kiện cơ sở giao hàng. Trong việc quy dẫn

này, ta phải làm một số con toán như sau:

Page 95: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Ta gọi tiền hàng là c (cost), phí bảo hiểm là I (insurance), cước phí là F

(freight), suất phí bảo hiểm là R (rate of fremium) và tỷ lệ lãi dự tính là p

(imaginary profit).

Nếu cần biết giá FOB trong khi đã có giá CIF thì ta có

FOB = CIF – 1 – F = CIF – R.(CIF +p.CIF) – F

POB = CIF – RCIF (1 + p) – F (1)

Nếu cần biết giá CIF, ta có thể tính như sau:

CIF = C + 1 + F

CIF = C + RCIF (1 + p) + F

CIF – RCIF (1 + p) = C + F

Do đó:

CIF = (C + F)/[I - R(1 + p)] (2)

Từ công thức tổng quát (2) trên đây ta có thể gặp hai trường hợp cụ

thể:

- Nếu tiền lãi dự tính là 10% tức p = 10% = 0,1 thì:

CIF = (C + F)/ (1 – 1.1R)

- Nếu không tính tiền lãi dự tính thì p = 0 và:

CIF = (C + F)/(1 – R)

4. Quy dẫn về mặt thời gian: Giá cả hình thành ở các thời gian khác

nhau tạo nên chỉ số giá cả khác nhau. Nếu gọi P1 là giá hiện nay (đang cần

biết) và P0 là giá thời kỳ gốc, gọi I1 là chỉ số giá hiện này và I0 là chỉ số giá

thời kỳ gốc, ta có:

P1/P0=I1/I0

Do đó: P1=P0*(I1/I0)

Page 96: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

5. Quy dẫn về điều kiện tín dụng: giữa giá hàng thanh toán ngay PCOD

với giá hàng có tín dụng (tức giá mua bán chịu) Per có mối quan hệ với nhau

thông qua hệ số ảnh hưởng Ker. Theo đó:

Ker=PCOD/Per (3)

Nói cách khác hệ số ảnh thưởng tín dụng là tỷ số giữa giá hàng tiền

ngay và già hàng mua bán chịu. Chẳng hạn, nếu một xe hơi (loại 12 chỗ ngồi)

có giá tiền ngay là 20.000 USD nhưng nếu mua chịu trong 6 tháng người mua

phải trả 25.000 USD thì hệ số ảnh hưởng tính dụng Ker là:

Ker= 20.000/25.000= 0,8

Như vậy, bao giờ cũng thấy PCOD <= Per cho nên Ker <=1

II - LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ TÍNH GIÁ

Có nhiều phương pháp để kiểm tra và tính giá hàng xuất nhập khẩu.

Trong đó, ba phương pháp cơ bản nhất là:

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp xác định trị giá riêng.

- Phương pháp tính toán phỏng chừng. 

Đó là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu về kỹ thuật và về thương mại

của một mặt hàng để rút ra kết luận về giá cả.

Đối với mỗi mặt hàng, cách so sánh và số chỉ tiêu để so sánh lại khác

nhau. Ví dụ: đối với mặt hàng len, các chỉ tiêu kỹ thuật dùng để so sánh là: độ

dài, độ mảnh, độ bên, độ kéo dài, độ dãn dài, độ mềm, độ sạch, độ đồng đều,

v.v... Còn đối với máy móc như động cơ điêden chẳng hạn, thì các chỉ tiêu kỹ

thuật dùng để so sánh lại là: cấu trúc, công suất, mức tiêu hao nhiên liệu và

dầu mỡ, phương pháp làm mát máy, hệ số hữu hiệu, trình độ thuận tiện trong

khi thao tác, độ hao mòn của các chi tiết, chi phí khai thác, trị giá trọng lượng,

trị giá phụ tùng thay thế v.v...

Bên cạnh các chỉ tiêu kỹ thuật, trong khi so sánh người ta còn phải chú

ý đến những chỉ tiêu kinh doanh, như: điều kiện giao hàng, trị giá bao bì, thời

Page 97: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

hạn tín dụng, điều kiện cơ sở giao hàng, loại ngoại tệ dùng để thanh toán

v.v...

Trong phương pháp so sánh, người ta thường lấy những chỉ tiêu kỹ

thuật và chỉ tiêu thương mại của một đơn vị chào hàng nào đó, hoặc của một

hợp đồng nào đó đã được ký kết để làm "chuẩn". Trên cơ sở đó, người ta so

sánh, đối chiếu với những tài liệu cạnh tranh khác để rút ra kết luận. Không

thể bỏ qua những yếu tố khác như: mua với số lượng nhiều thường được rẻ

hơn mua lặt vặt, quan hệ cung cầu có lợi cho người mua hay người bán, việc

cố tình giảm giá thiết bị cơ bản để rồi nâng giá phụ tùng thay thế, v.v...

Dưới đây là ví dụ về sự so sánh giá hai xe du lịch để xác định giá xe

Volkswagen có mầu sơn, số lượng ghế ngồi, trình độ thuận tiện khi lái xe, hệ

thống làm mát máy và hệ thống giảm xóc giống như xe Fiat.

Người ta lấy giá xe Fiat làm giá "chuẩn", nghĩa là mỗi chỉ tiêu ở xe Fiat

là 100% và có bảng so sánh sau đây:

Chỉ tiêu so sánhFIAT VOLKSWAGEN

Số liệu % Số liệu %

- Tốc độ (km/giờ) 150 100 125 -6,7%

- Động cơ (mã lực) 85 100 60 -29,5%

- Mức tiêu hao nhiên liệu

trong 100 km (tính bằng lít) 7,5 100 7,0 + 7%

Giá (£) 1950 100 X -39,2%

Như vậy nếu các chỉ tiêu thương mại như nhau thì giá một xe

Volkswagen phải là:

1.950.60,8/100 = 1.185,6 Bảng Anh

Khi so sánh giá về mặt hàng dệt, người ta chú ý

Page 98: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Nguyên liệu tơ sợi của hai loại hàng dệt phải như nhau, ví dụ đều là tơ

tự nhiên hay đều là sợi Vixco-dơ, hoặc nếu là tơ pha len thì tỷ lệ pha phải như

nhau.

- Tổ chức dệt phải như nhau: cùng vân điểm, hoặc cùng vân chéo.

- Đơn vị trọng lượng và chiều dài như nhau.

Ví dụ: Vải sorento và vải samson cùng làm bằng một nguyên liệu tơ sợi

(35% bông, 65% polyester), cùng chỉ số sợi 68/2 * 34/2, vải sorento rộng 90

cm, nặng 150 g/m2, trước đây ta đã mua theo giá 0,90 USD/1 mét. Nay định

lấy giá đó là "chuẩn" để kiểm tra giá vải samson có chiều rộng là 140 cm,

nặng 190 g/m2. Bằng phương pháp so sánh, ta được giá vải samson là:

0,90USD*140/90*190/150=1,77USD

2. Phương pháp xác định trị giá riêng

Trong thực tiễn người ta có một số cách xác định trị giá riêng. Cách

thường dùng nhất là xác định trị giá riêng theo trọng lượng và theo công suất.

a) Trị giá riêng tính theo trọng lượng: còn gọi là trị giá trọng lượng, là

thương số giữa giá máy và trọng lượng của máy.

Ví dụ: một máy công cụ trị giá 30.000 Mark, nặng 5.000 kg thì trị giá

trọng lượng là 6 Mark/1kg.

Trị giá trọng lượng là một chỉ tiêu rất đơn giản, chỉ thường được dùng

để so sánh gần đúng và so sánh bước đầu thôi. Và mặt hàng thường được

dùng trị giá trọng lượng để xác định cũng là những thiết bị có nhiều kim loại

và phí tổn gia công chế tạo lại chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong giá cả như:

nồi hơi, cần cẩu, xe lăn đường, thiết bị đập quặng, v.v...

Khi xác định giá máy theo trị giá trọng lượng, người ta còn phải chú ý

đề phòng trường hợp người chế tao cố tình làm tăng trọng lượng của máy

một cách không cần thiết để giảm một cách giả tạo trị giá trọng lượng. Ví dụ,

máy công cụ nói trên được đổ thêm gang cho thành 6.000 kg thì trị giá trọng

lượng còn là 5 Mark/1kg trong khi đó giá 1kg gang chỉ chưa đầy 1 Mark.

Page 99: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Những cán bộ nghiệp vụ và cán bộ vật giá có kinh nghiệm thường theo

dõi trị gia trọng lượng về mặt hàng của mình qua các hợp đồng ký kết và qua

sách báo. Trên cơ sở đó, họ lập nên những đồ thị để có thể kiểm tra và tính

giá một cách dễ dàng.

Ví dụ đồ thị (a) giá những máy đòi hỏi phải có thiết bị đặc biệt mới chế

tạo được (trọng lượng càng tăng, trị giá trọng lượng càng giảm)

Đồ thị (b) giá máy chế tạo đồng loạt (trọng lượng càng tăng thì trị giá

trọng lượng càng tăng).

Giả sử hãng A chào bán một máy (thuộc loại mà khi chế tạo cần có

trang bị đặc biệt) nặng 1.500 kg với giá 8.000 Marks, nhưng theo đồ thị (a) giá

1 kg máy đó chỉ co 4,6 Mark. Vậy giá của máy đó có thể chỉ là 6.900 Mark,

hãng A đã nói thách 1.100 Mark.

Trong khi dùng trị giá trọng lượng để phân tích giá cả, người ta cần chú

ý đến tác động của những tiến bộ kỹ thuật và của sự sản xuất dây chuyền,

bởi vì tiến bộ kỹ thuật có thể làm cho trị giá trọng lượng thay đổi, và việc sản

xuất hàng loạt mặt hàng nào đó cũng có thể giảm bớt trị giá trọng lượng của

nó.

b) Trị giá riêng tính theo công suất của một máy là trị giá của một ki-lô-

oát, một tấn hơi, một tấn trọng tải v.v... của máy đó. Trị giá riêng tính theo

công suất thường được dùng vào việc kiểm tra trị giá của những máy năng

lượng như động cơ điêden, động cơ điện, tuốc bin, nồi hơi v.v...

Trong khi tính trị giá riêng của máy móc, thiết bị, người ta chú ý thấy có

một hệ số giữa những trị giá riêng đó và gọi hệ số đó là hệ số hãm giá. Hệ số

hãm giá là tỷ số giữa trị giá riêng của một máy (hay của một bộ máy) có công

suất lớn hơn so với trị giá riêng của một máy (hay bộ máy) có công suất nhỏ

hơn nhưng cùng thuộc về một loại.

Sở dĩ có hệ số hãm giá là vì giá máy không biến đổi theo tỷ lệ thuận

trực tiếp với công suất của nó, không phải hễ công suất gấp 2 thì giá cũng

gấp 2 lần. Trong thực tế, mức đô tăng của giá máy lại nhỏ hơn mức độ tăng

Page 100: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

của công suất. Điều này thể hiện rõ trên đồ thị biểu diễn trị, giá riêng của một

máy đieden tính theo công suất của nó như sau:

Theo đồ thị trên đây, hệ số hãm giá K giữa một máy có công suất 1.000

mã lực với một máy có công suất 2.000 mã lực là:

(4 đôla/ mã lực)/(5 đôla/ mã lực)=0,8

Khi xác định được hệ số hãm giá, ta có thể dễ dàng tính được giá máy

có công suất lớn hơn. Giả dụ, qua tài liệu cạnh tranh ta đã biết trị giá riêng

của máy 1.000 mã lực là:

4.000/1.000= 4 đôla/ mã lực

Như vậy trị giá riêng của máy 2.000 mã lực là:

4 đôla/mã lực * K = 4 đôla/mã lực * 0,8 = 3,2 đôla/mã lực.

Do đó máy đieden 2.000 mã lực có thể là:

2.000 mã lực * 3,2 đôla/mã lực = 6,400 đôla

Từ sự tính toán trên đây, ta có thể lập ra công thức tính giá một máy

lớn hơn khi đã biết giá của máy nhỏ.

Nếu d là giá trị của máy có công suất nhỏ.

P1 là giá máy có công suất lớn

K là hệ số hãm giá

W1 là công suất của máy lớn

P1 = dKW1

Ngược lại, giá P2 của máy có công suất nhỏ W2 là:

Trong đó:

P2= D* ((1/K)*W2)

P2: Giá của máy nhỏ

D: Trị giá riêng của máy nhỏ

W2: Công suất của máy nhỏ

Page 101: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

3. Phương pháp tính giá phỏng chừng

Đối với những hàng hóa nhập khẩu lần đầu tiên, không có tài liệu cạnh

tranh để áp dụng hai phương pháp trên, người ta còn dùng cách tính phỏng

chừng trong việc kiểm tra và tính giá.

Cơ sở để tính phỏng chừng là những kinh nghiệm, là sự phán đoán

một cách tương đối có luận cứ về những yếu tố cấu thành giá cả.

Ví dụ, một hãng buôn bán chào bán một loại cầu dao cắt điện với giá

6.800 Yên. Dựa vào cách tính gần đúng, ta kiểm tra lại thấy như sau:

- Nguyên và vật liệu 2.400 Yên

- Tiền lương 600 Yên

- Chi phí kinh doanh và tạp phí 600 Yên

- Tiền lời 2.600 Yên

Cộng 6.200 Yên

Như vậy, hãng có thể đã phát giá cao hơn ý đồ muốn bán là 200 Yên.

Kết quả tính toán này chỉ gần đúng vì các đại lượng thực tế của những

yếu tố cấu thành giá cả (như trị giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí

kinh doanh, mức lãi v.v...) đều là những số liệu bí mật. Vả lại, trình độ trang bị

của mỗi xí nghiệp một khác, và trình độ trang bị khác nhau thì những chi phí

sản xuất cũng khác nhau. Mặt khác, chế độ trợ cấp xuất khẩu ở mỗi một

nước khác nhau. Muốn tính toán gần đúng, cần phải trừ bớt đi các số tiền

được hưởng về ưu đãi xuất khẩu, bởi vì kinh nghiệm cho hay rằng công ty

nào được hưởng ưu đãi xuất khẩu sẽ mạnh dạn hạ giá cho ta.

Trong ví dụ trên, giả dụ, hãng buôn đó được tiền thưởng xuất khẩu 400

Yên thì giá phỏng chừng mà hãng đó có thể chấp nhận là khoảng:

6200 Yên - 400 Yên = 5800 Yên

Ngoài những phương pháp cơ bản trên đây, ngày nay người ta còn có

nhiều phương pháp khác để kiểm tra và tính giá. Một trong những phương

Page 102: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

pháp ấy là phương pháp tính bằng các hệ số tưowng quan. Nội dung của

phương pháp này dùng hàm số tương quan, giữa giá cả và thông số kỹ thuật

của máy (công suất hay tốc độ quay của động cơ) để xác định cơ số x trong

công thức:

P1/P2= (N1/N2)X

Trong đó: P1 = giá máy lớn

P2 = giá máy nhỏ

N1 = năng suất máy lớn

N2 = năng suất máy nhỏ

Khi tính toán giá cả, đơn vị kinh doanh cần xem xét toàn diện. Tuy mặt

giá cả được chú trọng nhiều, nhưng nhiều khi đơn chào hàng có giá cao hơn

lại được lựa chọn để ký kết, ví dụ khi:

- Vì lợi ích chính trị, cần mở rộng việc buôn bán với một thị trường nào

đó.

- Vì mua hàng trong khuôn khổ nghị định thư hoặc giao dịch đối lưu.

- Vì phẩm chất hàng khác nhau: chẳng hạn, đầu nối ống dẫn nước

bằng gang là 2 Mác và đấu nối bằng sát pha kền là 3 Mác thì cần chọn loại

thứ 2 vì loại thứ hai bền hơn loại thứ nhất nhiều.

- v.v...

* KÝ KẾT HỘP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG

Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp

đồng mua bán ngoại thương.

Ở các nước tư bản, hợp đồng có thể được thành lập dưới hình thức

văn bản hoặc hình thức miệng, hoặc hình thức mặc nhiên (tacit agreement).

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn

bản.

Page 103: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Hợp đồng dưới hình thức văn bản có thể được thành lập bằng nhiều

cách như:

(+) Hợp đồng gồm một văn bản trong đó ghi rõ nội dung mua bán, mọi

điều kiện giao dịch đã thỏa thuận và có chữ ký của hai bên.

(+) Hợp đồng gồm nhiều văn bản như những điện báo, thư từ giao dịch.

Chẳng hạn, hợp đồng gồm 2 văn bản như đơn chào hàng cố định của người

bán và chấp nhận của người mua hoặc đơn đặt hàng của người mua và chấp

nhận của người bán.

Hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với các đơn vị xuất

nhập khẩu của ta trong quan hệ với các nước. Hình thức hợp đồng bằng văn

bản là hình thức tốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của hai bên. Nó xác định

rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, tránh được những

hiểu lầm do không thống nhất về quan niệm. Ngoài ra hình thức văn bản còn

tạo thuận lợi cho thống kê, theo dõi, kiểm tra việc ký kết và thực hiện hợp

đồng.

Khi ký kết hợp đồng, các bên cần chú ý một số đặc điểm như sau:

- Cần có sự thỏa thuận thống nhất với nhau tất cả mọi điều khoản cần

thiết trước khi ký kết. Một khi đã ký kết rồi thì việc thay đổi một điều khoản

nào đó sẽ rất khó khăn và bất lợi.

- Văn bản hợp đồng thường do một bên dự thảo. Trước khi ký kết bên

kia xem xét lại kỹ lưỡng, cẩn thận đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt

được trong đàm phán, tránh việc đối phương có thể thêm vào hợp đồng một

cách khéo léo những điểm chưa thỏa thuận và bỏ qua không ghi vào những

điều đã thống nhất.

- Hợp đồng cần được trình bày rõ ràng, sáng sủa, cách trình bày phản

ánh đúng nội dung đã thỏa thuận, không để tình trạng mập mờ, có thể suy

luận ra nhiều cách.

Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán

để giải quyết những điểm hai bên không đề cập đến.

Page 104: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Những điều khoản trong hợp đồng phải xuất phát từ những đặc điểm

của hàng hóa định mua bán, từ những điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên, xã hội...

của nước người bán, người mua, từ đặc điểm và quan hệ giữa hai bên.

Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện

hành ở nước người bán hoặc ở nước người mua.

- Người đứng ra kỹ kết hợp đồng phải đúng là người có thẩm quyền ký

kết.

- Ngôn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng nên là thứ ngôn ngữ mà cả hai

bên cùng thông thạo.

Một hợp đồng mua bán ngoại thương thường gồm những phần sau:

Số hợp đồng

Ngày và nơi ký hợp đồng

Tên và địa chỉ của các bên ký kết.

Các điều khoản của hợp đồng như:

- Tên hàng - quy cách phẩm chất – số lượng - bao bì, ký mã hiệu

- Giá cả - đơn giá, tổng giá

- Thời hạn và địa điểm giao hàng - điều kiện giao nhận

- Điều kiện thanh toán

- Điều kiện khiếu nại, trọng tài

- Điều kiện bất khả kháng

- Điều kiện cấm tái xuất...

- Chữ ký của hai bên.

Với những hợp đồng phức tạp nhiều mặt hàng thì có thêm các phụ kiện

là bộ phận không tách rời của hợp đồng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Page 105: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

1. Tại sao cần phải nghiên cứu thị trường và thương nhân trước khi

giao dịch đàm phán? Nghiên cứu thị trường và thương nhân gồm những nội

dung gì và phương pháp nghiên cứu thế nào?

2. Phương án kinh doanh là gì? Nội dung của phương án đó gồm

những gì?

3. Tỷ suất ngoại tệ là gì? Ý nghĩa của chỉ tiêu này và phương pháp xác

định nó?

4. Mỗi hình thức đàm phán sau đây có những ưu khuyết điểm gì: Qua

thư tín, qua điện thoại, qua gặp gỡ? Nguyên tắc tiến hành mỗi cách đàm phán

đó?

5. Để kiểm tra và đánh giá hàng ngoại thương, người ta thường dùng

những phương pháp nào?

6. Hãy chứng minh công thức tính lượng đặt hàng tiết kiệm EOQ và

cho thí dụ về cách tính đó.

7. Nội dung chính của hợp đồng xuất nhập khẩu bao gồm những gì?

Trong nội dung đó, cần quan tâm đến điều nào nhất? Tại sao?

BÀI TẬP

Bài tập 1. Chúng ta muốn mua 10 xe con và nhận được 2 đơn chào

hàng sau đây:

Đơn thứ nhất chào giá FOB Tokyo 10.000 USD/cái; trả tiền: 80% - 4

tháng sau khi giao hàng, 10% - 6 tháng sau khi giao hàng, 10% - 8 tháng sau

khi giao hàng.

Đơn thứ hai chào giá CIF Hải Phòng 10.900 USD/cái; trả tiền: 20% - 2

tháng sau khi giao hàng, 30% - 4 tháng sau khi giao hàng, 50% - 5 tháng sau

khi giao hàng.

Biết rằng tiền cước Tokyo - Hải Phòng 500 USD/cái, suất phí bảo hiểm

(R) 0,4 %, bạn hãy tính toán để lựa chọn 1 trong 2 đơn chào hàng nói trên.

Page 106: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Bài tập 2. Chúng ta nhận được hai thư hỏi mua về 500 tấn than cám

loại I, giao hàng quý III năm nay.

Thư thứ nhất đặt giá 35 USD/1 tấn FOB Hải Phòng, trả tiền: 60% - 1

tháng sau khi giao hàng, 20% - 8 tháng sau khi giao hàng và 20% - 12 tháng

sau khi giao hàng.

Thư thứ hai đặt giá 57 USD/1 tấn CIF Hồng Kông, trả tiền: 30% - 2

tháng sau khi giao hàng, 30% - 6 tháng sau khi giao hàng và 40% - 10 tháng

sau khi giao hàng.

Biết rằng cước Hải Phòng - Hồng Kông 20 USD/1 tấn, suất phí bảo

hiểm 0,25%, lãi suất cho vay của ngân hàng 6% năm. Bạn hãy tính toán để

lựa chọn một trong hai thư hỏi hàng trên.

Bài tập 3. Chúng ta có ý định bán 500 tấn quặng apatit cho công ty

Thomas and Son (Rotterdam) với giá CIF 55 USD/tấn, giao trong quỹ III. Bạn

hãy làm đơn chào hàng phù hợp với ý định đó sao cho chặt chẽ và có khả

năng thực hiện.

Chương 4. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG

Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh

doanh xuất nhập khẩu - với tư cách là một bên ký kết - phải tổ chức thực hiện

hợp đồng đó. Đây là một công việc rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật

quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo

uy tín kinh doanh của đơn vị. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện

các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu

phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả

của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.

Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành

các khâu công việc sau đây:

Page 107: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Dục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương

thức tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa, thuê tàu

hoặc lưu cước, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa, làm thủ tục hải quan,

giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu

nại (nếu có).

Để thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến

hành các khâu công việc sau đây:

Xin giấy phép nhập khẩu, mở L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán

bàng L/C), thuê tàu hoặc lưu cước, mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, nhận

hàng từ tàu chở hàng, kiểm tra hàng hóa (kiểm dịch và giám định), giao hàng

cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại (nếu có) về

hàng hóa bị thiếu hụt hoặc tổn thất.

Như vậy, nói chung trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại

thương, đơn vị kinh doanh xuất nhập khau phải tiến hàng các công việc dưới

đây:

* XIN GIẤY PHÉP XUẤT NHẬP KHẨU

Giấy phép xuất nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước

quản lý xuất nhập khẩu. Vì thế, sau khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu, doanh

nghiệp phải xin giấy phép xuất nhập khẩu chuyến để thực hiện hợp đồng đó.

Ngày nay, trong xu thế tự do hóa mậu dịch, nhiều nước giảm bớt số mặt hàng

cần phải xin giấy phép xuất nhập khẩu chuyến.

Ở nước ta, theo Nghị định 89/CP ngày 15/12/1995 kể từ ngày 1/2/1996

trở đi, chỉ còn 9 trường hợp sau đây cần phải xin giấy phép xuất nhập khẩu

chuyến: Hàng xuất nhập khẩu mà nhà nước quản lý bằng hạn ngạch; Hàng

tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ duyệt; Máy

móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách; Hàng của doanh nghiệp

được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam; Hàng phục vụ thăm

dò, khai thác dầu khí; Hàng dự hội chợ triển lãm; Hàng gia công; Hàng tạm

Page 108: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

nhập tái xuất; Hàng xuất nhập khẩu thuộc diện cần điều hành để bảo đảm cân

đối cung cầu trong nước.

Khi đối tượng hợp đồng thuộc phạm vi phải xin giấy phép xuất nhập

khẩu, doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm: hợp đồng, phiếu hạn

ngạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), hợp đồng ủy thác xuất

nhập khẩu (nếu đó là trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác), giấy báo trúng

thầu của Bộ Tài chính (nếu là hàng xuất khẩu trả nợ nước ngoài)...

Nếu hàng xuất nhập khẩu qua nhiều cửa khẩu, cơ quan Hải quan sẽ

cấp cho doanh nghiệp ngoại thương một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế

được giao nhận ở cửa khẩu, cơ quan Hải quan cửa khẩu đó sẽ trừ lùi vào

phiếu theo dõi đó (theo công văn số 208/TCHQ - GSQL ngày 20/3/1996 của

Tổng cục Hải quan).

Việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu được phân công như sau:

+ Bộ Thương mại (các phòng cấp giấy phép) cấp những giấy phép xuất

nhập khẩu hàng mậu dịch, nếu hàng đó thuộc 1 trong 9 trường hợp nêu ở

trên.

+ Tổng cục Hải quan cấp giấy phép xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch.

Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để xuất hoặc nhập

khẩu một hoặc một số mặt hàng với một nước nhất định, chuyên chở bằng

một phương thức vận tải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định. Đơn xin

giấy phép (và các chứng từ đính kèm) phải được chuyển đến Phòng (hoặc

Tổ) cấp giấy phép của Bộ Thương mại. Sau 3 ngày kể từ ngày nhận được

đơn đó, Phòng (hoặc Tổ) cấp giấy phép phải trả lời kết quả (Thông tư

21/KTĐN/VT ngày 23/10/1989).

* CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU

Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải

tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là

hợp đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh

toán bằng L/C).

Page 109: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom

tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng

xuất khẩu.

1. Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu

Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn.

Trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản, là một nền sản

xuất manh mún, phân tán, vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, muốn làm thành

lô hàng xuất khẩu, chủ hàng xuất nhập khẩu phải tiến hành thu gom tập trung

từ nhiều chân hàng (cơ sở sản xuất - thu mua). Cơ sở pháp lý để làm việc đó

là ký kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất nhập khẩu với các chân hàng.

Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng

mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng

ủy thác thu mua hàng xuất khẩu, hợp đồng nhận ủy thác xuất khẩu, hợp đồng

liên doanh liên kết xuất khẩu... Hợp đồng dù thuộc loại nào đều phải được ký

kết theo những nguyên tắc, trình tự và nội dung đã được quy định trong

"Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế" do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ban hành

ngày 25/9/1989.

Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong chương IX.

2. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu

Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hoặc để rời,

nhưng đại bộ phận hàng hóa đòi hỏi phải được đóng gói và bao bì trong quá

trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là

khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hóa.

Muốn làm tốt được công việc bao bì đóng gói, một mặt cần phải nắm

vững loại bao bì đóng gói mà hợp dồng quy định, mặt khác cần nắm được

những yêu cầu cụ thể của việc bao gói để lựa chọn cách bao gói thích hợp.

a) Loại bao bì:

Page 110: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong buôn bán quốc tế, người ta dùng rất nhiều loại bao bì. Các loại

thông thường là:

- Hòm (case, box): Tất cả những hàng có giá trị tương đối cao, hoặc dễ

hỏng đều được đóng vào hòm. Người ta thường dùng các loại hòm gỗ

thường (wooden case), hòm gỗ dán (plywood case), hòm kép (double case),

hòm gỗ dát kim khí (metallized case) và hòm gỗ ghép (fiberboard case).

- Bao (bag): Một số sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu hóa chất

thường được đóng vào bao bì. Các loại bao bì thường dùng là: bao tải (gunny

bag), bao vải bông (cotton bag), bao giấy (paper bag) và bao cao su (ruber

bag).

- Kiện hay bì (bale): Tất cả các loại hàng hóa có thể ép gọn lại mà

phẩm chất không bị hỏng thì đều đóng thành kiện hoặc bì, bên ngoài thường

buộc bằng dây thép.

- Thùng (barrel, drum): Các loại hàng lỏng, chất bột và nhiều loại hàng

khác nữa phải đóng trong thùng. Thùng có loại bằng gỗ (wooden barrel), gỗ

dán (plywood barrel), thùng tròn bằng thép (steel drum), thùng tròn bằng

nhôm (aluminium drum) và thùng tròn gỗ ghép (fiberboard drum).

Ngoài mấy loại bao bì thường dùng trên đây, còn có sọt (crate), bó

(bundle), cuộn (roll), chai lọ (bottle), bình (carboy), chum (jar)...

Các loại bao bì trên đây là bao bì bên ngoài (outer packing). Ngoài ra

còn có loại bao bì bên trong (inner packing) và bao bì trực tiếp (immediate

packing).

Vật liệu dùng để bao gói bên trong là giấy bìa bồi (cardboard), vải bông,

vải bạt (tarpauline), vải đay (gunny), giấy thiếc (foil), dầu (oil) và mỡ (grease).

Trong bao gói có khi còn phải lót thêm một số vật liệu, thí dụ: phoi bào

(excelsior, wood shaving), giấy phế liệu (paper waste), nhựa xốp (stiropore)

v.v... có khi vải bông cũng được dùng để lót trong.

Trong mấy thập kỷ gần đây, người ta dùng chất tổng hợp để chế ra vật

liệu bao gói như các màng mỏng PE, PVC, PP hay PS.

Page 111: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Ngoài ra người ta còn phát triển việc chuyên chở bằng con-tê-nơ

(container), cá bản (flat), thùng lều (thiết bị đóng gộp hàng máy bay - igioo)

vừa tiết kiệm bao gói, vừa thuận tiện cho việc bốc dỡ và xếp đặt hàng trên

phương tiện vận tải.

b) Những nhân tố cần được xét đến khi đóng gói:

Yêu cầu chung về bao bì đóng gói hàng hóa ngoại thương là "an toàn,

rẻ tiền và thấm mỹ". Điều này có nghĩa là: Bao bì phải đảm bảo sự nguyên

vẹn về chất lượng và số lượng hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu

dùng, phải bảo đảm hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời phải bảo đảm

thu hút sự chú ý của người tiêu thụ. Khi lựa chọn loại bao bì, loại vật liệu làm

bao bì và phương pháp bao bì, chủ hàng xuất nhập khẩu phải xét đến những

điều đã thỏa thuận trong hợp đồng, thứ đến phải xét đến tính chất của hàng

hóa (như lý tính, hóa tính, hình dạng bên ngoài, màu sắc, trạng thái của hàng

hóa) đối với những sự tác động của môi trường và của điều kiện bốc xếp

hàng... Ngoài ra, cần xét đến những nhân tố dưới đây:

+ Điều kiện vận tải: khi lựa chọn bao bì, người ta phải xét đến đoạn

đường dài, phương pháp và thời gian của việc vận chuyển, khả năng phải

chuyển tải ở dọc đường, sự chung đụng với hàng hóa khác trong quá trình

chuyên chở...

+ Điều kiện khí hậu: Đối với những hàng hóa giao cho các nước có độ

ẩm không khí cao (tới 90%) và nhiệt độ trung bình tới 30 - 40°c, hoặc hàng

hóa đi qua những nước có khí hậu như vậy, bao bì phải là những loại đặc biệt

bền vững. Thường thường, đó là những hòm gỗ hoặc bằng kim khí được hàn

hoặc gắn kín. Bên trong bao bì là lớp giấy không thấm nước và/hoặc màng

mỏng PE. Những bộ phận chế bằng kim loại, dễ bị han rỉ, cần bôi thêm dầu

mỡ ở mặt ngoài.

+ Điều kiện về luật pháp và thuế quan: Ở một số nước, luật pháp cấm

nhập khẩu những hàng hóa có bao bì làm từ những loại nguyên liệu nhất

định. Ví dụ: ở Mỹ và Tân-tây-lan, người ta cấm dùng bao bì bằng cỏ khô, rơm,

gianh, rạ v.v... Một vài nước khác lại cho phép nhập khẩu loại bao bì như vậy

Page 112: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

nếu chủ hàng xuất trình những giấy tờ chứng nhận rằng các nguyên liệu bao

bì đã được khử trùng.

Ngoài ra, phương pháp bao bì đóng gói và vật liệu bao bì đóng gói còn

trực tiếp ảnh hưởng tới mức thuế nhập khẩu. Ở một số nước thuộc khối liên

hiệp Anh, hải quan đòi hỏi phải xuất trình những chứng từ về xuất xứ của bao

bì để áp dụng suất thuế quan ưu đãi cho những hàng hóa nhập từ các nước

trong liên hiệp Anh.

Đối với những hàng chịu thuế theo trọng lượng, có một số nước thu

thuế theo "trọng lượng tịnh luật định" là trọng lượng còn lại sau khi đã lấy

trọng lượng cả bì của hàng hóa trừ đi trọng lượng bì do hải quan quy định

sẵn. Trong trường hợp này, rõ ràng trọng lượng của bao bì có thể ảnh hưởng

tới mức thuế quan nhập khẩu.

+ Điều kiện chi phí vận chuyền: Cước phí thường được tính theo trọng

lượng cả bao bì hoặc thể tích của hàng hóa. Vì vậy rút bớt trọng lượng của

bao bì hoặc thu hẹp thể tích của hàng hóa sẽ tiết kiệm được chi phí vận

chuyển. Ngoài ra muốn giảm được chi phí vận chuyển còn phải đề phòng

trộm cắp trong quá trình chuyên chở. Muốn thỏa mãn được những điều kiện

này, người ta thường dùng bao bì vừa nhẹ, vừa bền chắc, tận dụng không

gian của bao bì, thu nhỏ bản thân hàng hóa lại, đồng thời không để lộ dấu

hiệu của hàng hóa được gói bên trong bao bì...

3. Việc kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu

Ký mã hiệu (marking) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng

hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết

cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa.

Kẻ ký mã hiệu là một khâu cần thiết của quá trình đóng gói bao bì

nhằm:

- Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận

- Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ

hàng hóa.

Page 113: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Ký mã hiệu cần phải bao gồm:

+ Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như: tên người

nhận và tên người gửi, trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số

hiệu chuyến hàng, số hiệu kiện hàng.

+ Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hóa như:

tên nước và tên địa điểm hàng đến, tên nước và tên địa điểm hàng đi, hành

trình chuyên chở, số vận đơn, tên tàu, số hiệu của chuyến đi.

+ Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng

hóa trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, như: dễ vỡ, mở chỗ này,

tránh mưa, nguy hiểm v.v...

Việc ký mã hiệu cần phải đạt được yêu cầu sau: Sáng sủa, dễ đọc,

không phai màu, không thấm nước, sơn (hoặc mực) không làm ảnh hưởng

đến phẩm chất hàng hóa.

Để làm hình thành một lô hàng, ngoài những công việc trên đây, đơn vị

kinh doanh xuất khẩu còn phải kiểm tra hàng hóa và lấy giấy chứng nhận sự

phù hợp của hàng hóa với quy định của hợp đồng (giấy chứng nhận phẩm

chất, giấy chứng nhận kiểm dịch v.v...).

* KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

1. Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng xuất khẩu

Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng

về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu

hàng hóa xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan

bệnh (tức kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật).

Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: Ở cơ sở và ở

cửa khẩu. Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở (tức ở đơn vị sản xuất, thu mua,

chế biến như ở các nông trường, xí nghiệp, trạm, trại v.v...) có vai trò quyết

định nhất và có tác dụng triệt để nhất. Còn việc kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu

có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế.

Page 114: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ chức "kiểm tra chất lượng sản

phẩm" (KCS) tiến hành. Tuy nhiên thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách

nhiệm chính về phẩm chất hàng hóa. Vì vậy, trên giấy chứng nhận phẩm

chất, bên cạnh những chữ ký của bộ phận KCS, phải có chữ ký của thủ

trưởng đơn vị.

Việc kiểm địch thực vật ở cơ sở là do phòng bảo vệ thực vật (của

huyện, quận hoặc ở nông trường) tiến hành. Việc kiểm dịch động vật ở cơ sở

là phòng (hoặc trạm) thú y (của huyện, quận hoặc của nông trường) tiến

hành.

Cục thú y và Cục bảo vệ thực vật đều có chi nhánh ở các cửa khẩu

(như cảng, ga quốc tế). Công ty giám định hàng hóa xuất nhập khẩu cũng đặt

ở đó các trạm và các chi nhánh công ty. Do đó, nếu có yêu cầu kiểm tra hàng

hóa ở cửa khẩu trước khi gửi hàng xuất khẩu, chủ hàng phải đề nghị các cơ

quan chứng nhận (về phẩm chất hoặc về sự kiểm dịch) đối với hàng hóa

trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày trước khi hàng được bốc xuống tàu.

2. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

Theo tinh thần của Nghị định 200/CP ngày 31/12/1973 và Thông tư

Liên Bộ Giao thông Vận tải - Ngoại thương số 52/TTLB ngày 25/1/1975, hàng

nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tùy

theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó.

Cơ quan giao thông (ga, cảng) phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước

khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải. Nếu hàng có thể có tổn thất hoặc xếp

đặt không theo lô, theo vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty giám định

lập biên bản giám định dưới tàu (Survey Report). Nếu hàng chuyên chở

đường biển mà bị thiếu hụt, mất mát, phải có "Biên bản kế toán nhận hàng

với tàu" (Report on Receipt of cargo) còn nếu bị đổ vỡ - phải có "Biên bản

hàng đổ vỡ hư hỏng" (Cargo outturn report). Nếu tàu chở hàng đã nhổ neo rồi

việc thiếu hụt mới bị phát hiện, chủ hàng phải yêu cầu VOSA cấp "giấy chứng

nhận hàng thiếu" (Certificate of shortlanđed cargo).

Page 115: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Đơn vị kinh doanh nhập khẩu, với tư cách là một bên đứng tên trên vận

đơn, phải lập thư dự kháng (letter of reservation) nếu nghi ngờ hoặc thực sự

thấy hàng có tổn thất, phải yêu cầu lập biên bản giám định (Survey report)

nếu hàng hóa thực sự có tổn thất, thiếu hụt, không đồng bộ không phù hợp

với hợp đồng.

Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng

nhập khẩu là động vật hoặc thực vật.

* THUÊ TÀU LƯU CƯỚC

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê

tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoản

của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện

vận tải.

Chẳng hạn nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là

CIF hoặc C and F (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FOB (cảng đi)

thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể

là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo). Đó có thể là

tàu chợ (liner) nếu là hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện (general cargo)

và trên đường hàng đi có chuyến tàu chợ (regular line). Việc thuê khoang tàu

chợ còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space).

Nếu ở điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CPT (cảng

đến) hoặc CIP (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FCA (cảng đi), thì

chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để chở hàng.

Trong trường hợp chuyên chở bằng container, hàng được giao cho người vận

tải theo một trong hai phương thức:

- Nếu hàng đủ một container (Full container load - FCL), chủ hàng phải

đăng ký thuê container, chịu chi phí chở container rỗng từ bải container

(Container yard - CY) về cơ sở của mình, đóng hàng vào container, rồi giao

cho người vận tải.

Page 116: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Nếu hàng không đủ một container (Less than container load - LCL),

chủ hàng phải giao hàng cho người vận tải tại ga container (container freight

station - CFS).

Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin

về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy,

trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường ủy thác việc thuê

tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải như: Công ty thuê tàu và môi giới

hàng hải (Vietfracht), Công ty đại lý tàu biển (VOSA)...

Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa hai bên ủy thác thuê tàu với

bên nhận ủy thác thuê tàu là hợp đồng ủy thác. Có hai loại hợp đồng ủy thác

thuê tàu:

+ Hợp đồng ủy thác thuê tàu cả năm.

+ Hợp đồng ủy thác chuyến.

Chủ hàng xuất nhập khẩu căn cứ vào đặc điểm vận chuyển của hàng

hóa để lựa chọn loại hình hợp đồng cho thích hợp.

* MUA BẢO HIỂM

Hàng hóa chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế

bảo hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại

thương.

Các chủ hàng xuất nhập khẩu của ta, khi cần mua bảo hiểm, đều mua

tại các công ty Việt Nam. Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm

bao (open policy) hoặc là hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy). Khi

mua bảo hiểm bao, chủ hàng (tức đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu) ký hợp

đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng xuống tàu xong chủ hàng chỉ gửi đến

Công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là: "Giấy báo bắt đầu vận

chuyển". Khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng phải gửi đến Công ty bảo hiểm

một văn bản gọi là "Giấy yêu cầu bảo hiểm". Trên cơ sở "Giấy yêu cầu..." này,

chủ hàng và Công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Page 117: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm.

Có ba điều kiện bảo hiểm chính: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A) bảo

hiểm có tổn thất riêng (điều kiện B) và bảo hiểm miễn tổn thất riêng (điều kiện

C). Cũng có một số điều kiện, bảo hiểm phụ như: vỡ, rò, gỉ, mất trộm, mất cắp

và không giao hàng, gỉ và ôxi hóa, hư hại do móc cẩu, dây bẩn do dầu hoặc

mỡ... Ngoài ra, còn một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt như: bảo hiểm chiến

tranh (war risk), bảo hiểm đình công, bạo động và dân biến (strike, riost and

civil commotion - viết tắt: SRCC). Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo

hiểm được trình bày tóm tắt ở trang bên.

Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải dựa trên 4 căn cứ sau:

- Điều khoản hợp đồng: chẳng hạn khi bán CIF, chúng ta chỉ mua bảo

hiểm theo điều kiện “C”.

- Tính chất hàng hóa.

- Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng.

- Loại tàu chuyên chở.

* CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM ĐƯỜNG BIỂN

Rủi ro được bảo hiểm

Rủi ro không được bảo hiẻm

Điều kiện A Điều

kiện BĐiều

kiện C

Bảo hiểm chiến tranh

Bảo hiểm đình công

1. Cháy nổ

2. Mắc cạn đắm lật tàu

3. Phương tiện đuờng bộ bị lật, trật ray

4. Đâm va với vật khác không phải nước

5. Dỡ hàng ở cảng lánh nạn

6. Động đất, núi lửa phun, sét đánh

7. Hy sinh tổn thất chung

8-a Vứt hàng xuống biển

8- b. Nước biến cuốn hàng xuống biển

Page 118: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

9. Nước biển, sông hồ tràn vào tàu, thuyền

10. Mất nguyên kiện khi bốc dỡ

11. Chi phí hạn chế tổn thất

12. Mất trộm, mất cắp, không giao

13. Thiệt hại do chất đống hoặc nhiệt độ

14. Dây bẩn vì tiếp xúc hàng khác

15. Dò ri

16. Vỡ và mọi loại tổn thất riêng

Ngoại

trừ

1. Lỗi cố ý của nguời được bảo hiểm

2. Hao hụt bình thường dọc đường

3. Bao bì không thích đáng

4. Tiềm tật hoặc bản chất của đối

tượng

5. Chậm giao

6. Chủ tàu không có khả năng chi trả

7. Lợi dụng khu vực chiến tranh

nguyên tử

8. Cố tình phá hoại

9. Rủi ro chiến tranh

10. Rủi ro đình công

* LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Hàng hóa khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập

khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm 3 bước

chủ yếu sau đây:

1. Khai báo hải quan

Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hóa lên tờ khai (customs

declaration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của

việc khai này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai bao gồm những

mục như: Loại hàng (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới, hàng

Page 119: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

tạm nhập tái xuất...), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận

tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào... tờ khai hải quan phải được

xuất trình kèm theo với một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất

nhập khẩu, hóa đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.

2. Xuất trình hàng hóa

Hàng hóa xuất nhập khẩu phải được sáp xếp trật tự, thuận tiện cho việc

kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các

kiện hàng. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hóa cũng là sự trung thực của

chủ hàng.

3. Thực hiện các quyết định của hải quan

Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hóa, hải quan sẽ ra những quyết

định như: cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi

qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại...) cho hàng đi

qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; hàng không được xuất (hoặc nhập) khẩu...

nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó. Việc vi

phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự.

* GIAO NHẬN HÀNG VỚI TÀU

1. Giao hàng xuất khẩu

Hàng xuất khấu của ta được giao, về cơ bản, bằng đường biển và

đường sắt. Nếu hàng hóa được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến

hành các việc sau:

- Căn cứ vào các chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng

chuyên chở cho người vận tải (Đại diện hàng hải, hoặc thuyền trưởng hoặc

Công ty Đại lý tàu biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Stowage plan).

- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.

- Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.

- Lấy biên lai thuyền phó (mate’s receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy

vận đơn đường biển.

Page 120: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng (clean on

board B/L) và phải chuyển nhượng được (negotiable).

Nếu hàng hóa được giao bằng container khi chiếm đủ một container

(FCL), chủ hàng phải đăng ký thuê Container, đóng hàng vào Container và

lập bảng kê hàng trong container (container list). Khi hàng giao không chiếm

hết một container (LCL), chủ hàng phải lập "bản đăng ký hàng chuyên chở"

(cargo list). Sau khi đăng ký được chấp thuận, chủ hàng giao hàng đến ga

container cho người vận tải.

Nếu hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời

đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng

hóa và khối lượng hàng hóa. Khi đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc

xếp hàng, niêm phong cặp chì và làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu

là vận đơn đường sắt.

2. Giao nhận hàng nhập khẩu

Theo Nghị định 200/CP ngày 31/12/1973 "các cơ quan vận tải (ga,

cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu trên các phương tiện vận

tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hóa đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho,

lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của tổng công ty

đã nhập hàng đó".

Do đó, đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải, hoặc trực tiếp hoặc thông

qua một đơn vị nhận ủy thác giao nhận (như Vietrans chẳng hạn), tiến hành:

- Ký kết hợp đồng ủy thác cho cơ quan vận tải (ga, cảng) về việc giao

nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về.

- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu

từng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ,

vận chuyển, giao nhận.

- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa (như vận

đơn, lệnh giao hàng...) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan

vận tải.

Page 121: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu

hàng nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) về dự kiến ngày hàng về, ngày

thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc ngày toa xe chở hàng về sân ga giao

nhận.

- Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc

xếp, bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu.

- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản

(nếu cần) về hàng hóa và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề

xảy ra trong việc giao nhận.

Trong trường hợp hàng nhập khẩu được xếp trong container, có thể có

một trong hai khả năng sau:

+ Nếu hàng đủ một Container (FCL), cảng giao container cho chủ hàng

nhận về cơ sở của mình và hải quan kiểm hóa tại cơ sở.

+ Nếu hàng không đủ một container (LCL), cảng giao container cho chủ

hàng có nhiều hàng nhất mang về cơ sở để dỡ hàng, phân chia, với sự giám

sát của hải quan.

* LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN

1. Thanh toán bằng thư tín dụng

a) Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng,

đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư

tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/C và khả

năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó. Nếu L/C

không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi

lại, rồi ta mới giao hàng.

Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán

triệt là: nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về

nội dung lẫn hình thức.

Page 122: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

b) Thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một

trong các việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hiện hợp đồng đó là

việc mở L/C.

Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì, phụ thuộc vào thời

gian giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 20 - 25 ngày trước khi

đến thời gian giao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu).

Căn cứ để mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở

L/C, Tổng công ty hoặc Công ty xuất nhập khẩu dựa vào căn cứ này để điền

vào một mẫu gọi là: "Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu".

Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng và

giấy phép nhập khẩu được chuyển đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai

ủy nhiệm chi: một ủy nhiệm chi để ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và

một ủy nhiệm chi nữa để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C.

Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương,

đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ hợp lệ,

trả tiền cho ngân hàng. Có như vậy, đơn vị kinh doanh nhập khẩu mới nhận

được chứng từ để đi nhận hàng.

2. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu

Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương

thức nhờ thu thì, ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải

hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để ủy thác cho

ngân hàng việc thu đòi tiền.

Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh

chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.

Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương

thức nhờ thu thì sau khi nhận chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, đơn vị

kinh doanh nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định,

Page 123: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

nếu trong thời gian này, đơn vị kinh doanh nhập khẩu không có lý do chính

đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền là hợp lệ.

Quá thời hạn quy định cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp giữa bên

bán và bên mua về thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải quyết giữa các

bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài.

* KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu

phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì cần

lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại.

Đối tượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng hoặc số

lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn

giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ...

Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình

chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi của người vận tải gây nên.

Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hóa - đối tượng của

bảo hiếm bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba

gây nên, khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm.

Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như

biên bản giám định, COR, ROROC hay CSC v.v...), hóa đơn, vận đơn đường

biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm) v.v...

2. Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu bị

khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc

xem xét yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu). Việc giải quyết phải

khẩn trương kịp thời và có tình có lý.

Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể

giải quyết bằng một trong những phương pháp như:

- Giao hàng thiếu;

- Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng;

Page 124: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Sửa chữa hàng hỏng;

- Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hóa

giao vào thời gian sau đó.

3. Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng, hai bên có thể

kiện nhau tại Hội đồng trọng tài (nếu có thỏa thuận trọng tài) hoặc tại Tòa án.

* NHỮNG CHỨNG TỪ CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG

Những chứng từ cơ bản của quá trình thực hiện hợp đồng mua bán

ngoại thương là những chứng từ xác nhận việc chấp hành hợp đồng đó, như

là xác nhận việc người bán giao hàng, việc chuyên chở hàng, việc bảo hiểm

hàng hóa, việc làm thủ tục hải quan...

Những chứng từ này bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung và hình

thức khác nhau. Nhưng nói chung, chúng đều được trình bày trên những mẫu

in sẵn. Những chi tiết chung cho nội dung của tất cả các chứng từ là: Tên của

Tổng công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu, địa chỉ, số điện thoại và điện tín

của nó, tên chứng từ, ngày tháng và nơi lập chứng từ, số hợp đồng và ngày

tháng ký kết hợp đồng, tên tàu chở hàng và số vận đơn, tên hàng và mô tả

hàng hóa, số lượng (số lượng kiện, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh), loại

bao bì và ký mã hiệu hàng hóa.

Căn cứ vào chức năng của chúng, các chứng từ được chia thành các

loại: chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng từ kho

hàng và chứng từ hải quan.

* CHỨNG TỪ HÀNG HÓA

Chứng từ hàng hóa có tác dụng nói rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng

và số lượng của hàng hóa. Những chứng từ này do người bán xuất trình và

người mua sẽ trả tiền khi nhận được chúng. Những chứng từ chủ yếu của

loại này là hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng

nhận phẩm chất.

Page 125: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

1. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) là chứng từ cơ bản của

khâu công tác thanh toán. Nó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua

phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn nói rõ đặc điểm

hàng hóa, đơn giá và tổng trị giá của hàng hóa; điều kiện cơ sở giao hàng;

phương thức thanh toán; phương thức chuyên chở hàng.

Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản và được dùng trong nhiều

việc khác nhau: hóa đơn được xuất trình chẳng những cho ngân hàng để đòi

tiền hàng, mà còn cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm khi mua bảo

hiểm hàng hóa, cho cơ quan quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu để xin

cấp ngoại tệ, cho hải quan để tính tiền thuế.

Theo chức năng của nó, hóa đơn có thể được phân loại thành:

Hóa đơn tạm thời (Provisional invoice) là hóa đơn dùng trong việc

thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: giá hàng mới là giá

tạm tính; việc nhận hàng về số lượng và chất lượng được thực hiện ở cảng

đến, hàng hóa được giao làm nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần,

cho đến khi bên bán giao xong mới thanh toán dứt khoát v.v...

Hóa đơn chính thức (Final invoice) là hóa đơn dùng để thanh toán cuối

cùng tiền hàng.

Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice) các tác dụng phân tích chi tiết các bộ

phận của giá hàng.

Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice) là loại chứng từ có hình thức như

hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán bởi vì nó không phải là yêu cầu

đòi tiền. Tuy nhiên điểm giống nhau trong chức năng của nó với hóa đơn

thông thường là: nó nói rõ giá cả và đặc điểm của hàng hóa. Vì vậy nó có tác

dụng đại diện cho số hàng hóa gửi đi triển lãm, để gửi bán hoặc có tác dụng

làm đơn chào hàng hoặc để làm thủ tục xin nhập khẩu.

Hóa đơn trung lập (Neutral invoice) trong đó không ghi rõ tên người

bán.

2. Bảng kê chi tiết (Specification)

Page 126: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong kiện hàng. Nó tạo điều kiện

thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hóa. Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho

hóa đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên gọi khác nhau và có

phẩm cấp khác nhau.

3. Phiếu đóng gói (Packing list)

Là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (hòm,

hộp, container) v.v... Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người

mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để trong một túi gắn ở bên

ngoài bao bì.

4. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality)

Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh

phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu hợp đồng

không quy định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí

nghiệp sản xuất hàng hóa cấp, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm (hoặc

giám định) hàng xuất khẩu cấp.

Trong số các giấy chứng nhận phẩm chất, người ta phân biệt giấy

chứng nhận phẩm chất thông thường và giấy chứng nhận phẩm chất cuối

cùng có tác dụng khẳng định kết quả của việc kiểm tra phẩm chất (Final

certificate). Giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng có tác dụng khẳng định kết

quả của việc kiểm tra phẩm chất ở một địa điểm nào đó, do hai bên thỏa

thuận.

5. Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity)

Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hóa thực giao. Chứng từ này

được dùng nhiều trong trường hợp hàng hóa mua bán là những hàng tính

bằng số lượng (cái, chiếc) như: chè gói, thuốc lá đóng bao, rượu chai v.v...

Giấy này có thể do công ty giám định cấp.

* CHỨNG TỪ VẬN TẢI

Page 127: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Chứng từ vận tải là chứng từ do người chuyên chở cấp để xác nhận

rằng mình đã nhận hàng để chở. Các chứng từ vận tải thông dụng nhất là:

- Vận đơn đường biển; biên lai thuyền phó; biên lai của cảng; giấy gửi

hàng đường biển, v.v...

- Vận đơn đường sắt, khi hàng được chuyên chở bằng đường sắt;

- Vận đơn đường không, khi hàng được chuyên chở bằng máy bay.

1. Vận đơn đường biển (Bill of lading - viết tắt là B/L)

Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho

người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để chở.

Vận đơn đường biển có ba chức năng cơ bản:

- Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng để chở;

- Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đường biển;

- Là chứng chỉ về quyền sở hữu hàng hóa;

Thực hiện chức năng thứ nhất, vận đơn nói rõ tình trạng của hàng hóa

khi bốc lên tàu và tình hình đặc biệt của việc xếp hàng lên tàu, ví dụ: "hàng

trên boong", "hàng đã bốc", "hàng nhận để chở", "bao bì rách"? v.v...

Chức năng thứ hai của vận đơn chỉ thể hiện khi hàng được chở trên

các tàu chợ. Nếu tàu chở hàng là tàu chuyến thì hợp đồng chuyên chở đường

biển là hợp đồng thuê tàu (charter-party). Trong trường hợp này vận đơn vẫn

còn thực hiện chức năng thứ nhất (làm biên lai nhận hàng để chở) và chức

năng thứ ba (chứng chỉ sở hữu hàng hóa).

Thực hiện chức năng thứ ba, vận đơn cho phép người nắm được bản

gốc (original) của vận đơn có quyền định đoạt hàng hóa; có quyển nhận hàng

từ tàu biển; có quyền bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa ghi trên vận đơn.

Vận đơn có nội dung như sau: ở mặt trước, người ta ghi rõ tên người

gửi hàng, tên tàu, số hiệu của chuyến đi, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện,

trọng lượng cả bì, tên người nhận hàng (hoặc "theo lệnh" v.v...), tình hình trả

Page 128: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

cước, tình hình xếp hàng, số bản gốc đã được lập, ngày tháng cấp vận đơn.

Ở mặt sau, người ta in sẵn những điều khoản được áp dụng vào vận đơn.

Những loại vận đơn đường biển được nói đến một cach phổ biến trong

buôn bán quốc tế là vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh và vận đơn vô

danh. Vận đơn đích danh là vận đơn trong đó có ghi rõ tên người nhận hàng.

Vận đơn theo lệnh là vận đơn theo đó người chuyên chở sẽ giao hàng theo

lệnh của người gửi hàng hoặc theo lệnh của người nhận hàng. Trong trường

hợp mục "người nhận hàng" chỉ ghi "theo lệnh" người chuyên chở sẽ giao

hàng cho người nào được người gửi ký hậu chuyển nhượng; và trong trường

hợp ghi "theo lệnh người nhận hàng” - cho người nào được người nhạn hang

ky hậu chuyển nhượng. Vận đơn vô đanh là vận đơn theo đó người chuyên

chở sẽ giao hàng cho người nào cầm được và xuất trình vận đơn đó.

Trong trường hợp một lô hàng được giao cho nhiều người nhận hàng

khác nhau, vận đơn dùng vào việc chia lẻ hàng như vậy mang tên là "lệnh

giao hàng" (Delivery order).

Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc, những bản gốc

này hình thành một bộ vận đơn. Trên nhưng bản gốc, người ta đóng dấu "bản

gốc" (original). Ngoài bộ vận đơn gồm các bản gốc, thuyền trưởng còn ký

phát một số bản sao trên đó có đóng dấu "bản sao" (copy). Bản sao không có

giá trị pháp lý như bản gốc. Bản sao thường chỉ cần thiết cho những việc

thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan v.v...

2. Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)

Là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng hóa trên tàu về

việc đã nhận hàng chuyên chở. Trong biên lai thuyền phó, người ta ghi kết

quả của việc kiểm nhận hàng hóa mà các nhân viên kiểm kiện của tàu (Ship’s

tallymen) đã tiến hành trong khi hàng hóa được bốc lên tàu.

Biên lai thuyền phó không phải là chứng chỉ sở hữu hàng hóa vì thế

người ta thường phải đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển, trừ

trường hợp điều kiện của hợp đồng mua bán cho phép.

Page 129: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

3. Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill)

Giấy gửi hàng đường biển là chứng từ thay thế cho vận đơn đường

biển. Tuy nhiên, giấy gửi hàng đường biển thường được ký phát đích danh

cho nên không có tác dụng chuyển nhượng (negotiable). Nó chỉ được dùng

trong trường hợp hai bên mua bán quen thuộc nhau và thường thanh toán

bằng cách ghi sổ.

4. Phiếu gửi hàng (shipping note)

Phiếu gửi hàng là do chủ hàng giao cho người chuyên chở để đề nghị

lưu khoang xếp hàng lên tàu. Đây là một cam kết gửi hàng và là cơ sở để

chuẩn bị lập vận đơn.

5. Bản lược khai hàng (Manifest)

Bản lược khai hàng là chứng từ kê khai hàng hóa trên tàu (cargo

manifest), cung cấp thông tin về tiền cước (freight manifest). Bản lược khai

thường do đại lý tàu biển soạn và được dùng để khai hải quan và để cung

cấp thông tin cho người giao nhận hoặc cho chủ hàng.

6. Vận đơn đường sắt (Waybill, bill of freight, railroad bill of lading)

Là chứng từ vận tải cơ bản trong việc chuyển chở hàng hóa bằng

đường sắt. Vận đơn đường sắt có chức năng là bằng chứng của hợp đồng

chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt và là biên lai của cơ quan đường sắt

xác nhận đã nhận hàng để chở.

Trong vận đơn đường sắt thường có những chi tiết cơ bản như: tên

người gửi hàng; tên, địa chỉ người nhận hàng; tên ga đi; tên ga đến và tên

của ga biên giới thông qua; tên hàng, số lượng kiện, trọng lượng cả bì của

hàng hóa; tiền cước chuyên chở.

Cơ quan đường sắt thường ký phát một bản chính của vận đơn đường

sắt và một số bản phụ (duplicate). Bản chính được gửi kèm theo hàng và sẽ

được trao cho người nhận hàng. Bản phụ được trao cho người gửi hàng để

Page 130: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

người này dùng trong việc của mình như: thanh toán tiền hàng, thông báo

giao hàng...

7. Vận đơn đường không (Air waybill hoặc Aircraft bill of lading)

Là chứng từ do cơ quan vận tải hàng không cấp cho người gửi hàng để

xác nhận việc đã nhận hàng để chở. Chức nắng của vận đơn đường không là

làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đã được ký kết và làm biên lai

nhận hàng để chở.

Vận đơn đường không do người gửi hàng điền vào ba bản chính rồi

được giao cho người chuyên chở cùng với hàng hóa. Bản thứ nhất có đóng

dấu "để cho người chuyên chở" thì do người gửi hàng ký tên. Bản thứ hai có

đóng dấu "để cho người nhận hàng" thì do người chuyên chở và người nhận

hàng cùng ký tên. Bản thứ ba có chữ ký của người chuyên chở được trả lại

cho người gửi hàng sau khi người chuyên chở đã nhận hàng.

Nội dung của vận đơn bao gồm những chi tiết như: tên người gửi, tên

và địa chỉ người nhận, tên sân bay đi, tên sân bay đến, trị giá hàng, tên hàng,

trọng lượng cả bì của hàng hóa...

* CHỨNG TỪ BẢO HIỂM

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm (trong trường hợp

mua bảo hiểm ở nước ta, đó là Công ty Bảo hiểm Việt nam - Bảo Việt) cấp

nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ

giữa tổ chức bảo hiểm với người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ

chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro

nhất định đến với người mua bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp

cho tổ chức bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng

nhận bảo hiểm:

1. Đơn bảo hiểm (Insurance policy)

Page 131: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ

yếu của hợp đồng bảo hiểm, và nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Đơn bảo

hiểm gồm:

- Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó, người ta

quy định rõ trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm.

- Các điều khoản riêng biệt về đối tượng bảo hiểm (như tên hàng, số

lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng...) và về việc tính toán phí bảo

hiểm (như giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm đã được

thỏa thuận v.v...)

2. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)

Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác

nhận một lô hàng nào đó đã được bảo hiểm theo điều kiện của một hợp đồng

bảo hiểm dài hạn.

Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm những điều

khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính

toán bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.

* CHỨNG TỪ KHO HÀNG

Chứng từ kho hàng là những chứng từ do xí nghiệp kho hàng cấp cho

người chủ hàng nhằm xác nhận đã nhận hàng để bảo quản và xác nhận

quyền sở hữu đối với hàng hóa đó.

Chứng từ kho hàng phổ biến nhất là: biên lai kho hàng và chứng chỉ lưu

kho.

1. Biên lai kho hàng (Warehouse’s receipt)

Là chứng từ do xí nghiệp kho hàng cấp để biên nhận đã lưu kho một số

hàng hóa nhất định, trong một thời hạn nhất định khi người chủ hàng đã trả

một khoản tiền nhất định. Hàng hóa sẽ được giao cho người chủ hàng hoặc

cho một người nào đó được người chủ hàng chuyển nhượng bằng cách ký

hậu trên biên lai kho hàng.

Page 132: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Chứng chỉ lưu kho (Warrant)

Là chứng từ do xí nghiệp kho hàng cấp cho người chủ hàng để xác

nhận hàng hóa đã được tiếp nhận bảo quản trong kho. Chứng chỉ lưu kho

gồm 2 phần: phần chứng nhận lưu giữ hàng và phần chứng nhận cầm cố.

Phần chứng nhận cầm cố được dùng để vay tiền với sự bảo đảm bằng số

hàng đang được lưu kho. Muốn nhận được hàng hóa từ xí nghiệp kho hàng,

người đi nhận hàng phải xuất trình đồng thời cả hai phần nói trên của chứng

chỉ lưu kho.

* CHỨNG TỪ HẢI QUAN

Chứng từ hải quan là những chứng từ mà theo chế độ hải quan, người

chủ hàng phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi hàng hóa ngang qua biên

giới quốc gia. Trong số các chứng từ hải quan, chúng ta thường gặp các loại

chứng từ sau: Tờ khai hải quan, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận

xuất xứ, hóa đơn lãnh sự, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, giấy chứng

nhận kiểm dịch thực vật.

1. Tờ khai hải quan (Entry, Customs declaration)

Là khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục

hải quan khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Theo điều lệ Hải quan Việt

Nam tờ khai hải quan phải được nộp cho cơ quan hải quan ngay sau khi hàng

đến cửa khẩu; tờ khai hải quan phải được đính kèm với giấy phép xuất nhập

khẩu, bảng kê chi tiết hàng hóa, vận đơn (bản sao) đối với hàng nhập khẩu

(theo Nghị định 171/HĐBT ngày 27/5/1991).

2. Giấy phép xuất nhập khẩu (Export/Import licence)

Là chứng từ do Bộ Thương mại cấp, cho phép chủ hàng được xuất

khẩu hoặc nhập khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định, có cùng tên hàng,

từ một nước nhất định, qua một cửa khẩu nhất định, trong một thời gian nhất

định.

Nội dung của giấy phép xuất nhập khẩu bao gôm: tên và địa chỉ của

người bán (hoặc người mua), tên và địa chỉ của người xin xuất/nhập khẩu; số

Page 133: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

hiệu và ngày tháng của hợp đồng; tên của cửa khẩu giao nhận, phương tiện

vận tải; tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, số lượng hoặc trọng lượng,

giá đơn vị và tổng trị giá, thời hạn hiệu lực của giấy phép.

3. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)

Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền (Phòng Thương mại và Công

nghiệp) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa.

Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tùy theo chính sách

của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Đồng thời, trong

chừng mực nhất định, nó nói lên phẩm chất của hàng hóa - nhất là những thổ

sản - bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất ở đó có ảnh hưởng

tới chất lượng hàng hóa.

Nội dung của chứng từ này bao gồm: Tên và địa chỉ của người mua;

tên và địa chỉ của người bán; tên hàng, số lượng, ký mã hiệu; lời khai của chủ

hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng; xác nhận của cơ quan có thẩm

quyền.

Ngày nay có 5 loại giấy chứng nhận xuất xứ: Form A dùng để thực hiện

chế độ ưu đãi phổ cập GSP; Form B là mẫu giấy thông thường; Form O và

Form X dùng cho cà phê xuất khẩu và Form D (do Bộ Thương mại cấp) để

thực hiện biểu thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) giữa các nước ASEAN.

4. Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice) là hóa đơn trên đó lãnh sự của

nước nhập khẩu đang công tác tại nước xuất khẩu chứng thực về giá cả và

tổng trị giá của lô hàng.

Một số nước quy định rằng lãnh sự có thể ký trực tiếp trên hóa đơn

thương mại. Một số nước khác lại quy định rằng hóa đơn lãnh sự phải được

lập trên những giấy in sẵn và phải được lãnh sự kiểm tra lại và thị thực.

Việc xuất trình hóa đơn lãnh sự cho cơ quan hải quan là bắt buộc ở

những nước mà thuế nhập khẩu được tính theo trị giá hàng (ad valorem

duty).

Page 134: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

5. Các giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh

Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủ

hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm

độc...

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Vaterinary certificate) do cơ quan

thú y cấp khi hàng hóa là động vật (súc vật, cầm thú) hoặc có nguồn gốc động

vật (lông cừu lông thú, len, trứng v.v...) hoặc khi bao bì của chúng có nguồn

gốc động vật, đã được kiểm tra và xử lý chống các dịch bệnh.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitaiy certificate), do cơ

quan bảo vệ thực vật cấp khi hàng hóa là thực vật, thảo mộc, hoặc có nguồn

gốc thực vật (hạt giống, bông, thuốc lá V.V...) đã được kiểm tra và xử lý

chống các dịch bệnh, nấm độc, cỏ dại là đối tượng kiểm dịch.

Trong các giấy chứng nhận kiểm dịch trên đây các cơ quan có thẩm

quyền xác nhận rằng ngoài việc đã kiểm tra và xử lý về dịch bệnh - đối tượng

kiểm dịch; chúng còn xuất phát từ vùng an toàn về dịch bệnh.

Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary certificate) do cơ quan có thẩm

quyền về kiểm tra phẩm chất hàng hóa hoặc về y tế cấp cho chủ hàng, sau

khi đã kiểm tra hàng hóa (là thực phẩm, đồ uống, đồ hộp…) và thấy trong đó

không có vi trùng gây bệnh cho người dùng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy trình bày các bước thực hiên hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện

FOB và theo điều kiện FCA (hàng giao bằng container)?

2. Hãy trình bày các bước thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo điều

kiện CIF (hàng giao bằng container)?

3. Hãy trình bày nội dung công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu để thực

hiện hợp đồng đã ký?

4. Hãy trình bày những chứng từ pháp lý ban đầu cần thu thập khi hàng

nhập khẩu bị tổn thất, hư hỏng, đổ vỡ, mất mát.

Page 135: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

5. Sau khi hàng xuất đã được kiểm nghiệm và đã qua thủ tục hải quan,

bạn còn cần phải làm những gì để có thể giao hàng lên tàu và lấy vận đơn?

6. Nếu tiền hàng được thanh toán bằng L/C thì trước và sau lúc giao

hàng doanh nghiệp cần phải làm thế nào để thực hiện đúng hợp đồng xuất

khẩu?

7. Hãy trình bày những trường hợp có thể khiếu nại người bán, người

vận tải, người bảo hiểm?

8. Hãy cho biết nội dung, hình thức và tác dụng của các loại hóa đơn

mà ta thường gặp trong giao dịch xuất nhập khẩu.

9. Khi thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu chúng ta thường gặp hoặc

thường phải làm những loại chứng từ nào?

10. Nếu hàng xuất trong container, bạn phải làm những gì để giao được

hàng?

11. Nếu hàng nhập đựng trong container, bạn nhận hàng thế nào?

BÀI TẬP

Bài tập 1. Chúng ta thỏa thuận mua 1000 tấn phân Urê từ CHLB Nga

theo giá FOB Vladivostok 160 USD/1 tấn, hàng giao quý IV, thanh toán bằng

L/C. Bạn hãy dự thảo hợp đồng nhập khẩu đó.

Bài tập 2. Trên cơ sở hợp đồng đã được lập ra theo dữ kiện của bài tập

1 trên đây, bạn hãy làm các thủ tục để mở L/C cho người bán được hưởng.

Bài tập 3. Nếu hàng ở bài tập 1 trên đây về đến cảng Hải Phòng, bạn

thấy 50 bao bị ướt và 50 bao bị thiếu. Bạn phải lấy những chứng từ gì để

chứng minh? Bạn hãy lập hồ sơ khiếu nại về hai tổn thất trên đây.

Chương 5. QUẢNG CÁO VÀ NHÃN HIỆU TRONG NGOẠI THƯƠNG

* KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA QUẢNG CÁO

Page 136: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Quảng cáo là sự tuyên truyền giới thiệu về hàng hóa và dịch vụ nhằm

thu hút sự chú ý của những người có thể là người mua, gây sự thích thú đối

với hàng hóa và dịch vụ đó và cuối cùng làm cho họ trở thành khách hàng

thực tế của tổ chức kinh doanh hàng hóa và dịch vụ đó.

Tác dụng của quảng cáo đối với người mua có thể tóm tắt qua 4 pha

(phase) sau:

- A (gây chú ý: attention)

- I (gây thích thú: interest)

- D (gây ham muốn: desire)

- A (thúc đẩy hành động mua hàng: action)

Căn cứ vào mục đích của nó, người ta phân biệt các loại quảng cáo:

Quảng cáo ban đầu, quảng cáo cạnh tranh và quảng cáo củng cố.

- Quảng cáo ban đầu nhằm mục đích giới thiệu hàng hóa và dịch vụ,

chất lượng của nó, nguyên tắc sử dụng, địa điểm bán và địa điểm phục vụ

(nếu nói về dịch vụ) v.v... Loại quảng cáo này cần phải thuyết phục được

người tiêu thụ về sự cần thiết và lợi ích của việc mua hàng hóa hoặc sử dụng

dịch vụ được quảng cáo. Loại quảng cáo này còn có tên gọi là quảng cáo

thông tin (Informative advertising).

- Quảng cáo cạnh tranh (competitive advertising) có mục đích đề cao

hàng hóa hoặc dịch vụ được quảng cáo so với mặt hàng hoặc dịch vụ tương

tự do các hãng khác sản xuất, do đó thuyết phục người tiêu thụ mua những

hàng hóa hoặc dịch vụ được quảng cáo.

- Quảng cáo củng cố (persuasive advertising) có mục đích duy trì sự

thích thú của người tiêu thụ với hàng hóa hoặc dịch vụ được quảng cáo.

Căn cứ vào nội dung của nó, người ta phân biệt: Quảng cáo hàng hóa

và quảng cáo công ty. Quảng cáo hàng hóa nhằm giới thiệu, đề cao, tạo ra

nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ được quảng cáo. Quảng cáo công ty nhằm

giới thiệu về tổ chức kinh doanh mặt hàng hoặc dịch vụ có liên quan, đề cao

Page 137: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

uy tín của tổ chức kinh doanh đó và thông qua đó, giới thiệu hàng hóa hoặc

dịch vụ và cách thức mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.

Căn cứ vào địa điểm tiến hành quảng cáo, người ta chia ra các loại:

quảng cáo trong nước và quảng cáo xuất khẩu (còn gọi là quảng cáo ngoại

thương). Do đặc điểm của thị trường ngoài nước, quảng cáo xuất khẩu có nội

dung, phương hướng và hình thức khác với quảng cáo trong nươc.

Căn cứ vào đối tượng được quảng cáo, người ta chia ra: quảng cao

tiêu thụ và quảng cáo tiêu dùng. Quảng cáo tiêu thụ nhằm vào đối tượng là

người mua nói chung, những người này có thể mua hàng về tái chế, để lắp

ráp với hàng khác, để bán lại... Còn quảng cáo tiêu dùng nhằm vào các đối

tượng là những người sử dụng hàng hóa mua được vào việc thỏa mãn nhu

cầu của bản thân mình.

Mang bản chất XHCN, quảng cáo xuất khẩu của nước ta có mục đích

chủ yếu là thông báo hàng hóa, hướng dẫn tiêu dùng, giải thích giá trị của

hàng hóa xuất khẩu của nước ta. Nó là một khâu nghiệp vụ kinh doanh ngoại

thương, vừa có tính khoa học vừa có tính chất nghệ thuật cao. Cả về hình

thức lẫn nội dung, nó phải xuất phát từ yêu cầu phục vụ những nhiệm vụ

chính trị và kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

* NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC QUẢNG CÁO

Hình thức, phương tiện và phương pháp quảng cáo xuất khẩu là rất

phong phú. Có thể dùng lời lẽ bài bản thuyết minh, giới thiệu hay âm thanh,

màu sắc, có thể dùng các loại phương tiện như: báo chí, đài phát thanh, vô

tuyến truyền hình, phim ảnh, triển lãm... có thể dùng một trong những hình

thức và phương tiện đó, hoặc cũng có thể kết hợp các hình thức và phương

tiện quảng cáo đó, trực tiếp giao dịch với khách hàng để quảng cáo hay thông

qua một tổ chức trung gian, một nhân vật nổi tiếng để quảng cáo. Song dù

dưới hình thức nào, phương tiện gì, phương pháp quảng cáo nào thì nội dung

quảng cáo cũng chỉ tương tự như nhau.

Nội dung chủ yếu của quảng cáo cho một mặt hàng là:

Page 138: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Về phẩm chất, chất lượng hàng hóa: các thành phần hàng hóa; tỉ lệ

các chất (nếu hàng hóa là hóa chất, nguyên liệu...), thành phần các chất, tỉ lệ

các chất dinh dưỡng (nếu là thực phẩm), các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (máy

móc thiết bị)...

- Về hiệu quả, công dụng hay lợi ích của việc dùng hàng hóa này;

- Về phương pháp sử dụng hàng hóa đó. Hướng dẫn phương pháp sử

dụng, bảo quản nó. Nói lên những lợi ích, tiện nghi, sự giản đơn, dễ dàng, dễ

điều khiển (nếu là máy) dễ bảo quản...

- Về đặc điểm của hàng, căn cứ vào yêu cầu thị hiếu khách hàng và

đặc điểm thị trường mà nhấn mạnh đặc điểm của hàng. Như khả năng nhiệt

đới hóa, khả năng sửa chữa, đồng bộ (máy móc thiết bị) thời hạn bảo hành.

- Về điều kiện mua bán và giá cả.

- Về địa điểm bán, hoặc nơi trưng bày, triển lãm.

- Về địa chỉ của đơn vị xuất nhập khẩu hoặc cơ quan đại diện cho đơn

vị đó.

- Cách thức gửi đơn đặt hàng.

Đó là những điểm cơ bản mà một quảng cáo cho một mặt hàng thường

nêu lên. Tùy theo mặt hàng và đặc điểm thị trường mà có thể thêm bớt điểm

này hay điểm khác. Nếu lấy ví dụ thực tế hoặc dẫn lời ca ngợi, lời nhận xét

của những khách hàng hay tổ chức, của nhân vật nổi tiếng để chứng minh

phẩm chất tốt của hàng hóa được quảng cáo thì quảng cáo càng có sức

thuyết phục.

* CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC QUẢNG CÁO

Tùy theo tình hình và đặc điểm cụ thể của từng mặt hàng, của từng thị

trường tiêu thụ và tùy theo khả năng quảng cáo của mình mà quyết định lựa

chọn hình thức phương tiện, phương pháp quảng cáo nào cho thích hợp nhất

hiệu quả nhất, nghĩa là chi phí quảng cáo ít tốn kém nhất mà số lượng người

có thể là người mua hàng nhận được tin quảng cáo đạt tới mức cao nhất.

Page 139: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Mặt hàng xuất khẩu của ta trong những năm tới chủ yếu là hàng nông

sản (bao gồm cả nông sản chế biến) và hàng tiêu dùng (sản phẩm công

nghiệp nhẹ). Công tác quảng cáo của ta phải đặc biệt chú trọng cải tiến để

phù hợp với đặc điểm từng mặt hàng của từng thị trường tiêu thụ.

Người ta thường dùng các phương tiện chủ yếu sau để quảng cáo xuất

khẩu:

Đăng ảnh hàng hóa cùng với lời giới thiệu trên báo chí. Đây là hình

thức quảng cáo được áp dụng rộng rãi và thường đạt kết quả cao. Dùng báo

chí, tập san để quảng cáo người ta có thể thông báo tin tức một cách rộng rãi,

kịp thời và thường xuyên, có thể đăng đi đăng lại nhiều lần một mục quảng

cáo, chi phí quảng cáo bằng báo chí, tập san tương đối rẻ so với các phương

tiện quảng cáo khác.

Có rất nhiều loại báo chí, tập san phát hành trong phạm vi một nước.

Có báo chí, tập san phổ thông, phạm vi người đọc rộng, có báo chí tập san

chuyên ngành, phạm vi người đọc ít hơn nhưng có nhiều loại báo chí, tập san

được lưu hành và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Do vậy phải tính toán

chọn đăng quảng cáo trên loại báo chí nào cho thích hợp và đạt được hiệu

quả cao.

Nói chung khi chọn đăng quảng cáo ở báo nào, tập san nào là phải căn

cứ vào những điều kiện chủ yếu sau:

a) Tính chất của tờ báo: tập san, báo chính trị hay báo kinh tế, phổ

thông hay chuyên ngành, chính sách đối ngoại của ta có cho phép sử dụng

báo và tập san đó không.

b) Phạm vi phát hành tờ báo: tập san phát hành rộng hẹp đến đâu, nó

có lưu hành ở khu vực mình định quảng cáo không.

c) Chi phí quảng cáo đắt hay rẻ: chi phí này phụ thuộc vào diện tích mà

quảng cáo chiếm chỗ và thời gian đăng quảng cáo. Giá quảng cáo cao hay

thấp khác nhau cũng còn tùy thuộc vào tính chất của báo, tập san, phụ thuộc

vào số lượng phát hành và tiêu thụ của tờ báo...

Page 140: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Các loại ấn loát phẩm

Đó là bài giới thiệu, những tranh ảnh minh họa (nếu có), bao gồm cả

giấy rời lẫn sách hay bài quảng cáo gửi qua đường bưu điện cho các khách

hàng hoặc đại lý môi giới bán hàng ở nước ngoài. Hình thức quảng cáo này

rất phong phú. Nó bao gồm rất nhiều thể loại (catalô, bảng giá, tập sách nhỏ,

ảnh, bưu ảnh, lịch, thiếp chúc mừng nhân dịp ngày lễ...), trong đó catalô là

hình thức được áp dụng rộng rãi nhất để quảng cáo các mặt hàng máy móc

thiết bị.

Quảng cáo bằng các loại ấn loát phẩm có ưu điểm là nội dung quảng

cáo có thể khá tỉ mỉ, chi tiết, có thể gửi đúng đối tượng quảng cáo và liên hệ

trực tiếp với họ.

3. Quảng cáo ngoài trời

Đó là những tranh hay bảng sơn quảng cáo dọc đường ray trên quảng

trường, mái nhà, sân ga, trạm xe, hoặc ở nơi chuyên để quảng cáo hoặc dán

vào các phương tiện vận tải (trong hoặc ngoài toa tàu), hoặc dùng các loại

đèn điện có màu sắc khác nhau để quảng cáo trên các đường phố. Hoặc hiện

đại hơn là dùng máy bay nhả khói trắng viết thành chữ trên bầu trời. Đây là

hình thức quảng cáo được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển.

Hình thức quảng cáo này thích hợp với nhiều đối tượng, tuyên truyền

được rộng, chi phí quảng cáo rẻ. Hình thức này thích hợp hơn với mặt hàng

máy móc. Tất nhiên muốn sử dụng được các phương tiện này ở nước ngoài

thì phải được luật pháp nước ấy cho phép.

4. Tham gia tổ chức triển lãm, hội chợ quốc tế

Sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước là một tất yếu lịch

sử. Sự trao đổi hàng hóa giữa các nước là điều kiện không thể thiếu được.

Để mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất, tranh thủ thị trường, từ lâu các

nước đã tổ chức các cuộc triển lãm để trưng bày và quảng cáo hàng hóa của

mình một cách quy mô. Đồng thời đây cũng là nơi tụ họp, gặp gỡ các nhà

kinh doanh để đàm phán, ký kết hợp đồng.

Page 141: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Người ta thường tổ chức các cuộc triển lãm hội chợ, các cuộc trưng

bày hàng hóa để giới hiệu những thành tựu xây dựng kinh tế của nước mình

và qua đó họ hiểu biết thêm về khả năng xuất nhập khẩu của mình để tạo

điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán và ký kết các hiệp định, hợp đồng

trao đổi hàng hóa giữa các nước với nhau đạt kết quả tốt.

Việc gửi hàng trưng bày trong các cuộc hội chợ hoặc triển lãm quốc tế

hoặc chủ động tổ chức triển lãm, trưng bày hàng ở trong hoặc ngoài nước rõ

ràng là một hình thức tuyên truyền quảng cáo hàng hóa một cách hiện đại,

quy mô lớn và thường thu được kết quả tốt. Nó thu hút được sự chú ý của

nhiều người trong giới kinh doanh công thương nghiệp. Hình thức này rất

thích hợp đối với những mặt hàng khó biến chất - nhất là hàng máy móc thiết

bị... và để thu được kết quả tốt, việc chuẩn bị về mọi mặt để tham gia tổ chức

hội chợ, triển lãm phải hết sức tỉ mỉ, toàn diện và chu đáo.

Hiện nay có nhiều nước đã áp dụng hình thức hội chợ hoặc triển lãm

có tính chất chuyên đề (chuyên ngành) để quảng cáo các loại thiết bị máy

móc. Ngoài hình thức quảng cáo quy mô lớn và hiện đại trên, người ta còn

thường tổ chức phòng trưng bày, các tủ kính quảng cáo cho các mặt hàng

hoặc chuyên cho mặt hàng nào đó.

Hình thức quảng cáo bằng các cuộc hội chợ, triển lãm, các phòng trưng

bày... có ưu điểm là người ta có thể vận dụng một cách tổng hợp các ưu điểm

của các phương tiện quảng cáo khác (vừa dùng các loại quảng cáo in sẳn, lại

vừa thuyết minh trực tiếp, có thể vừa xem phim lại vừa xem thao diễn trực

tiếp, tiếp xúc trực tiếp với hàng và chủ hàng, đặt quan hệ buôn bán vừa trước

mắt lại vừa lâu dài...) Do đó hiệu quả quảng cáo khá cao.

Hiện nay hàng năm thế giới tổ chức nhiều hội chợ nổi tiếng như: Hội

chợ Lai-xích (Đức), hội chợ Pô-dơ-nan (Ba Lan), hội chợ An-giê v.v...

5. Phát thanh, vô tuyến truyền hình và điện ảnh

Phát thanh, vô tuyến truyền hình và điện ảnh là những phương tiện kỹ

thuật hiện đại đã được sử dụng vào việc quảng cao xuất khẩu. Qua đài phát

Page 142: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

thanh, vô tuyến truyền hình người ta có thể thông báo, giới thiệu hàng một

cách nhanh chóng, kịp thời, phạm vi quảng cáo rộng, đạt kết quả khá (nhất là

đối với những mặt hàng tiêu dùng của nhân dân).

Phim quảng cáo đại thể gồm 2 loại: một loại dùng để quảng cáo hàng

tiêu dùng, loại khác dùng để quảng cáo các hàng máy móc, thiết bị, nguyên

liệu... Loại thứ nhất chủ yếu dùng để chiếu trong các rạp chiếu bóng, chiếu

trên đài vô tuyên truyền hình, thường chiếu trước phim truyện và thời gian

chiếu rất ngắn. Loại thứ hai dùng để giới thiệu hàng với đại lý môi giới với

những đoàn đại biểu thương mại nước ngoài, chiếu trên vô tuyến truyền hình

hoặc ở các hội chợ, triển lãm, các phòng trưng bày hoặc gửi thẳng ra nước

ngoài. Những phim này thường dài, thời gian chiếu trên dưới nửa tiếng. Chi

phí quảng cáo theo các phương tiện này hiện nay còn đắt so với các phương

tiện khác. Ở một số nước dân tộc chủ nghĩa, mức sống của nhân dân lao

động còn thấp các phương tiện còn thiếu thì hình thức quảng cáo này ít mang

lại hiệu quả thích đáng.

6. Gửi tặng phẩm, quà biếu

Một phẩn rất nhỏ hàng xuất khẩu được dùng làm quà biếu tặng cho đối

tượng quảng cáo hoặc đại lý môi giới bán hàng cho mình. Những tặng phẩm

này là hàng tiêu dùng (hoặc một vài đơn vị máy móc) như là một ít chè hoặc

cà phê vải vóc, bút máy, sổ hoặc lịch, đài bán dẫn, máy thu thanh, ôtô, máy

cày... Những tặng phẩm này được gửi biếu trong những dịp thích hợp như

ngày lễ, ngày tết, hoặc nhân dịp có đoàn ngoại giao hoặc kinh tế đi thăm...

Trong những vật phẩm này hoặc đi kèm với những vật phẩm này có thể có

những bài giới thiệu, thuyết minh cho vật phẩm.

Trong những năm gần đây, các nước phát triển áp dụng hình thức này

rất nhiều. Đây là hình thức quảng cáo khá tinh vi và tế nhị. Nó có thể nhanh

chóng tranh thủ được tình cảm của người được quảng cáo để kích thích hoặc

mau chóng gây thói quen ưa dùng hàng của mình.

Vì vậy mặc dù phí tổn của hình thức quảng cáo này rất lớn đi chăng

nữa người ta vẫn sử dụng rộng rãi. Ngoài các phương tiện đó, đối với một số

Page 143: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

không ít hàng hóa mà bao bì và sản phẩm có ích được coi như là một tổ hợp

(diêm, thuốc lá, rượu chai, đồng hồ, máy ảnh, máy khâu, máy thu thanh máy

thu hình...) thì nhãn hiệu hàng hóa cùng với sự trang trí những lời giải thích

trên bao bì của chúng lại là sự quảng cáo của chính hàng hóa đó. Nhãn hiệu

và sự trình bay bên ngoài của bao bì đối với mặt hàng này có giá trị quảng

cáo rất lớn.

* TỔ CHỨC QUẢNG CÁO

Tiền đề phát triển của công tác tuyên truyền quảng cáo là hàng hóa

xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, kim ngạch xuất

khẩu ngày càng tăng thì càng đòi hỏi và càng tạo điều kiện cho công tác

tuyên truyền quảng cao phát tnển. Công tác quảng cáo tuyên truyền tiến hành

tốt thì lại càng thúc đẩy xuất khẩu, làm mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy nhanh

tốc độ và quy mô xuất khẩu. Chính vì thế mà cơ quan quảng cáo xuất khẩu

đều được thành lập ở các nước (và được coi như là cơ quan xuc tiến xuất

khẩu).

Ở các nước công nghiệp phát triển do cạnh tranh gay gắt nhằm tranh

giành thị trường và khách hàng để tiêu thụ, việc tổ chức quảng cáo xuất khẩu

lại càng trở nên cấp thiết đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu. Các hãng lớn,

nhất là các hãng tư bản độc quyền, đều tự đảm nhận lấy việc quảng cáo cho

hàng hóa của mình. Họ chiếm trong tay hoặc khống chế được các phương

tiện quảng cáo. Còn các nhà xuất khẩu khác hoặc là thuê đại lý quảng cáo

(phí đại lý thường từ 15% đến 20% giá trị quảng cáo) hoặc là ủy thác công tác

quảng cáo cho các đại lý bán hàng của mình ở nước ngoài (chi phí quảng cáo

thường chia đôi, mỗi bên chịu một nữa).

Các tổ chức ngoại thương cũng thường ủy thác cho các đại lý bán

hàng của mình ở nước tiêu thụ đứng ra quảng cáo và cũng thường thuê các

đại lý quảng cáo ở các nước ngoài tiến hành tuyên truyền cho hàng hóa của

mình. Cũng như các loại đại lý khác, đại lý quảng cáo xuất hiện nhan nhản

trong các nước phát triển. Vì vậy mõoi khi muốn thuê một đại lý quảng cáo

Page 144: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

cần phải điều tra nghiên cứu tỉ mỉ và thận trọng các tổ chức đại lý quảng cáo

ở nước đó và ký kết hợp đồng, kiểm tra thực hiện hợp đồng chặt chẽ.

Ở nước ta, chúng ta chưa có nhiều hàng để xuất khẩu, mặt hàng của

chúng ta chưa phong phú lắm. Tuy nhiên công tác tổ chức quảng cáo đang

trở nên cần thiết. Hiện nay nghiệp vụ quảng cáo của ta còn chưa ổn định. Tuy

vậy công tác quảng cáo xuất khẩu đã được hình thành và đã có phần phát

triển. Bước đầu ta đã có kinh nghiệm và đã chú ý đi sâu nghiên cứu nghiệp vụ

quảng cáo. Đó là những điều kiện tốt để chúng ta góp phần đẩy mạnh xuất

khẩu trong bước đi ban đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ở nước ta hiện nay, các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu và Phòng

Thương mại và Công nghiệp là cơ quan chủ yếu có trách nhiệm tiến hành

quảng cáo.

Nhiệm vụ của Phòng Thương mại và Công nghiệp gồm có:

- Nghiên cứu tình hình quảng cáo tại các thị trường nước ngoài, đề ra

phương hướng, kế hoạch quảng cáo hàng năm và giúp đỡ các đơn vị kinh

doanh xuất nhập khẩu vạch ra kế hoạch quảng cáo.

- Theo dõi đôn đốc các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện kế

hoạch quảng cáo và sử dụng kinh phí quảng cáo.

- Phối hợp với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu để tiến hành các

loại quảng cáo cho thích hợp.

- Nghiên cứu các hình thức, phương pháp quảng cáo đối với từng mặt

hàng ở từng thị trường.

Kinh doanh dịch vụ quảng cáo là các công ty quảng cáo. Ví dụ: Công ty

Triển lãm và quảng cáo xuất nhập khẩu (Vinexad) có chức năng nhận làm

thuê cho các tổ chức trong nước về biên soạn, thiết kế, ấn loát, phát hành các

công cụ quảng cáo như catalogue, phim ảnh, pa-nô..., tổ chức triển lãm ở

nước ta và nước ngoài.

Page 145: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Các khoản chi phí về quảng cáo đều do các tổng công ty (hoặc đơn vị

kinh doanh xuất nhập khẩu) chịu trách nhiệm và hạch toán vào lỗ lãi kinh

doanh. Đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ:

- Hàng năm đề ra kế hoạch quảng cáo và giành ngân quỹ kinh doanh

để làm quảng cáo.

- Đề ra yêu cầu phương hướng biên soạn (nếu không thuê Vinexad

biên soạn) nội dung quảng cáo.

- Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp và/hoặc Vinexad để

thống nhất về phương pháp và hình thức quảng cáo.

- Thanh toán các khoản chi phí về quảng cáo của đơn vị mình.

* NHÃN HIỆU HÀNG HÓA

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để nhận biết hạng hóa,

dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có

thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng

một hoặc nhiều màu sắc.

1. Ý nghĩa và tác dụng của nhãn hiệu

Người sản xuất dùng nhãn hiệu để chỉ rõ hàng hóa đó do mình sản

xuất ra. Người sản xuất lớn, kinh doanh nghiêm chỉnh, dùng nhãn hiệu để giữ

uy tín, mở mang kinh doanh. Còn đối với những người tiêu dùng thì nhờ có

nhãn hiệu mà có thể phân biệt được các mặt hàng do các xí nghiệp khác

nhau sản xuất, có thể dễ dàng nhận rõ được những hàng mà chính mình ưa

thích, đã quen dùng và do đó lựa chọn và mua được những thứ hàng thích

hợp với yêu cầu của mình. Như vậy nhãn hiệu hàng hóa là điều kiện cần thiết

cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Trên thị trường, hàng hóa (sản

phẩm công nghiệp) nào không có nhãn hiệu thì coi như hàng hóa đó kém

phẩm chất.

Page 146: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Nhờ vậy mà chất lượng hàng hóa thường được bảo đảm ở mức độ

nhất định và ngăn ngừa, hạn chế được sự làm giả hàng hóa. Ngoài ra, nhãn

hiệu còn góp phần quảng cáo cho chính hàng hóa đó nữa.

Ở nước ta, nhãn hiệu hàng hóa cùng với sự giữ vững và nâng cao

phẩm chất của hàng hóa ấy còn có nghĩa bảo vệ và phát triển uy tín của xí

nghiệp sản xuất, của tổng công ty kinh doanh xuất khẩu nói riêng và bảo vệ

phát triển uy tín của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung.

2. Nguyên tắc cấu tạo nhãn hiệu

Nhãn hiệu của một hàng hóa là tên gọi tượng trưng của hàng hóa đó.

Có bao nhiêu thứ loại hàng hóa thì có bấy nhiêu tên gọi. Cách sáng tác nhãn

hiệu cho một loại hàng hóa rất phong phú. Không thể kể hết được các loại

hình của các loại nhãn hiệu. Song điều đó không có nghĩa là cấu tạo của

nhãn hiệu là vô nguyên tắc.

Về cơ bản nhãn hiệu có thể hình thành bằng chữ, bằng hình vẽ hoặc

bằng cách phối hợp cả hình vẽ lẫn chữ với nhiễu màu sắc khác nhau. Dùng

những phương tiện này nhà xuất bản có thể tạo nên rất nhiều loại hình nhãn

hiệu khác nhau phù hợp với từng mặt hàng của từng đối tượng tiêu thụ. Theo

tập quán quốc tế, chúng ta không dùng các loại nhãn hiệu sau đây:

- Giống quốc kỳ, quốc huy hay quân kỳ của nước nào đó.

- Huy hiệu hay giống huy hiệu của một đoàn thể xã hội nào đó.

- Trùng hoặc giống hệt một nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đã được

dùng.

- Chân dung của một người khác mà chưa được sự đồng ý của người

đó.

- Chân dung hay tên lãnh tụ.

- Dùng tên địa lý...

Ở nước ta theo Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa (ban hành bởi Nghị định

197/HĐBT ngày 14/2/1982 và bổ sung bởi Nghị định 84 HĐBT ngày

Page 147: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

20/3/1990), các dấu hiệu dưới đây không được chấp nhận là nhãn hiệu hàng

hóa:

a) Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt như tập hợp các dạng

hình học đơn giản, các chữ số chữ cái hoặc những chữ không có khả năng

phát âm như một từ ngữ, trừ trường hợp đặc biệt các dấu hiệu này đã sử

dụng rộng rãi và được tín nhiệm từ trước.

b) Các dấu hiệu quy ước, các hình vẽ và tên gọi thông thường của

hàng hóa đã được sử dụng rộng rãi, mọi người đều biết.

c) Các dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất chủng

loại, chất lượng, số lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị... mamg

tính chất mô tả hàng hóa.

d) Các dấu hiệu làm hiểu sai lệch về xuất xứ, tính năng, công dụng của

hàng hóa hoặc các dấu hiệu có tính chất lừa đảo người tiêu dùng.

e) Các dấu hiệu giống hoặc tương tự với dấu chất lượng, dấu kiểm tra,

dấu bảo hành... của các tổ chức trong hay ngoài nước.

f) Các dấu hiệu mang hình quốc kỳ, quốc huy, biểu tượng quốc gia, ảnh

lãnh tụ, ảnh anh hùng dân tộc, địa danh Việt Nam cũng như của nước ngoài;

các tên gọi, biểu tượng của các tổ chức quốc tế nếu không được các cơ quan

có thẩm quyền tương ứng cho phép.

g) Các dấu hiệu trái với pháp luật Nhà nước, trật tự và đạo đức xã hội

chủ nghĩa.

h) Các dấu hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa đã đăng

ký trước tại Việt Nam hoặc đã được bảo hộ theo một Hiệp ước quốc tế mà

Việt Nam tham gia, cho cùng một loại hàng hóa.

3. Chế độ đăng ký nhãn hiệu

Hàng hóa phải có nhãn hiệu, đó là đòi hỏi của người bán, người tiêu

thụ lẫn người sản xuất đối với nhau. Ngày nay ít thấy hàng hóa sản phẩm

công nghiệp lại không có nhãn hiệu.

Page 148: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Chế độ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là sản phẩm của một nền sản xuất

hàng hóa (lớn). Nó gắn liền với quyền sở hữu công nghiệp, nó liên quan tới

việc giữ vững và nâng cao phẩm chất hàng hóa. Nó hạn chế khả năng làm

hàng giả, bán hàng kém phẩm chất.

Hiện nay, ở nhiều nước nhất là những nước công nghiệp phát triển,

đều đã có những cơ quan chuyên môn đăng ký nhãn hiệu. Người có nhãn

hiệu hàng mới muốn được quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu đó phải làm

đơn xin đăng ký ở cơ quan này. Cơ quan đăng ký xét thấy đơn xin phù hợp

với luật lệ hiện hành và nếu thấy không có ai phản đối thì cơ quan đăng ký

chính thức phê chuẩn thừa nhận sự đăng ký và từ đó nhà sản xuất mới có

quyển sở hữu và sử dụng nhãn hiệu đó.

Chế độ đăng ký nhãn hiệu của các nước không hoàn toàn giống nhau,

nói chung có thể phân ra 3 loại:

- Được quyền hưởng nhãn hiệu do sử dụng trước nhất.

- Được quyền hưởng nhãn hiệu do đăng ký trước.

- Được quyền hưởng nhãn hiệu nếu sau khi đăng ký một thời gian

không có ai kháng nghị.

Trên thị trường thế giới nhãn hiệu hàng hóa cũng có giá trị đáng kể như

ở thị trường trong nước. Vì vậy năm 1883 nhiều nước đã ký ở Paris và năm

1891 lại ký ở Madrid công ước về đăng ký nhãn hiệu quốc tế mà thế giới gọi

là: "Công ước quốc tế bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp". Theo những Công

ước này thì một nhãn hiệu muốn được đăng ký ở các nước tham gia công

ước phải được đăng ký trước ở trong nước hội viên và khi đã đăng ký được ở

trong một nước hội viên thì chỉ cần thông báo cho các nước hội viên khác biết

là coi như đã được đăng ký ở tất cả các nước hội viên khác.

Ở nước ta ngày nay, Cục sáng chế phát minh thuộc ủy ban Khoa học

Kỹ thuật Nhà nước là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ đăng ký nhãn

hiệu hàng hóa, sáng chế, bí quyết kỹ thuật. Phòng Thương mại và Công

nghiệp là một tổ chức giúp các nhà sáng chế Việt Nam đăng ký sáng chế

Page 149: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

nhãn hiệu của ta ở nước ngoài và giúp các nhà sáng chế nước ngoài đăng ký

sáng chế nhãn hiệu của họ ở Việt Nam.

Theo quy định hiện hành ở nước ta, muốn được bảo hộ pháp lý nhãn

hiệu hàng hóa, chủ của nó phải nộp hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu và các

khoản lệ phí đăng ký. Mỗi hồ sơ chỉ sử dụng cho một nhãn hiệu và phải kèm

theo danh mục các loại hàng hóa sẽ mang nhãn hiệu đó. Trong một tháng, kể

từ ngày nhận được hồ sơ, Cục sáng chế xem xét hồ sơ về mặt hình thức và

thủ tục. Trong phạm vi 6 tháng tính từ ngày công bố tính hợp lệ của hồ sơ,

Cục sáng chế ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký

nhãn hiệu.

Nhãn hiệu được bảo hộ thì được đăng ký trong sổ đăng ký nhãn hiệu

hàng hóa quốc gia.

Nếu những nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn hoặc giống

nhau do hai hay nhiều người nộp hồ sơ đăng ký cho cùng một loại hàng thì

quyền ưu tiên thuộc về người nộp hồ sơ sớm nhất và được xác nhận trên cơ

sở:

- Ngày Cục sáng chế nhận được hồ sơ đăng ký hoặc ngày gửi hồ sơ

qua bưu điện.

- Ngày nộp đầu tiên của một nước khác theo quy định của Hiệp ước mà

Việt Nam tham gia.

- Ngày trưng bày hiện vật có mang nhãn hiệu hàng hóa tại một cuộc

triển lãm chính thức ở Việt Nam, nếu hồ sơ xin đăng ký được nộp trong vòng

6 tháng kể từ ngày hiện vật được trưng bày tại triển lãm.

Chủ của nhãn hiệu có thể xin đăng ký ở nước ngoài sau khi đã nộp hồ

sơ xin đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, nếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam

tham gia không quy định một thể thức khác.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm tính

từ ngày ưu tiên. Thời hạn này có thể kéo dài mỗi lần 10 năm nếu chủ của

Page 150: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

nhãn hiệu có đơn xin gia hạn trong vòng 6 tháng trước khi hết hạn giấy chứng

nhận.

Chủ nhãn hiệu có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc từng phân

quyền sử dụng nhãn hiệu với điều kiện người được chuyển nhượng phải đảm

bảo tính năng và chất lượng của hàng hóa mang nhãn hiệu đó.

Giấy chứng nhận bị đình chỉ hiệu lực khi:

- Chủ nhãn hiệu có đơn xin từ bỏ sự bảo hộ pháp lý nhãn hiệu.

- Chủ nhãn hiệu không còn tồn tại hoặc không tiếp tục hoạt động mà

không có người thừa kế.

- Chủ nhãn hiệu không sử dụng mà không chuyển nhượng cho người

khác trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.

Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào sử dụng nhãn hiệu của người khác

mà không được phép, sử dụng những dấu hiệu giống hoặc tương tự có khả

năng làm cho người tiêu dùng lầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người

khác, cho các loại hàng đã được liệt kê trong danh mục đều được coi là vi

phạm độc quyền sử dụng của chủ nhãn hiệu. Chủ nhãn hiệu có quyền yêu

cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm quyền sử dụng

nhãn hiệu của mình.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Quảng cáo là gì? Quảng cáo hàng xuất khẩu nhằm những mục tiêu

gì?

2. Hãy trình bày phương châm của quảng cáo và sự vận dụng phương

châm đó vào việc quảng cáo hàng xuất khẩu của ta.

3. Hiệu quả của quảng cáo thể hiện ở chỗ nào? Hãy trình bày cách xác

định hiệu quả của quảng cáo hàng xuất khẩu.

4. Để quảng cáo hàng xuất khẩu, chúng ta có thể vận dụng những

phương tiện quảng cáo nào? Phương tiện này có những ưu khuyết điểm gì?

Page 151: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

5. Nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu có tác dụng gì? Cần phải chú ý những gì

khi thiết kế một nhãn hiệu cho hàng xuất khẩu?

6. Chế độ đăng ký nhãn hiệu nhằm mục đích gì? Hãy cho biết các hệ

thống đăng ký nhãn hiệu trên thế giới. Nội dung chủ yếu của Công ước Paris

về nhãn hiệu gồm những gì?

BÀI TẬP

Doanh nghiệp của bạn mới được thành lập, cần thuê một công ty

quảng cáo soạn thảo và in một tờ gấp (plier) để tuyên truyền về doanh nghiệp

của bạn. Bạn hãy cho biết những công việc phải làm và những nội dung chính

của hợp đồng mà bạn sẽ ký với công ty quảng cáo đó.

Chương 6. NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ

* KHÁI NIỆM VỀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ VÀ TÌNH HÌNH BUÔN BÁN THIẾT BỊ TOÀN BỘ

Trong buôn bán quốc tế, người ta thường hiểu thiết bị toàn bộ là một

tập hợp những máy móc và dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện những quá

trình công nghệ nhất định. Trong nhiều trường hợp đó có thể chỉ là thiết bị

cho một dây chuyền sản xuất, chủ yếu bao gồm những thiết bị cơ bản có liên

quan đến công tác chính của dây chuyền này. Thường thường các tập hợp

và thiết bị dụng cụ nói trên hoặc thành những phân xưởng riêng hoặc thành

những bộ phận của một xí nghiệp đang được xây dựng hay đã được xây

dựng xong. Trong các trường hợp khác, tập hợp thiết bị và dụng cụ đó chẳng

những bao gồm các thiết bị công nghệ, mà còn bao gồm cả các thiết bị phụ

trợ. Đó là trường hợp bộ tập hợp thiết bị và dụng cụ được giao để xây dựng

cả một xí nghiệp, một công trình lớn, nhất là những xí nghiệp, những công

trình được xây dựng ở các nước kém phát triển. Ví dụ, khi xây dựng một nhà

máy hóa chất ở các nước đang phát triển thì ngoài các thiết bị trực tiếp dùng

cho việc sản xuất hóa chất, người ta còn phải nhập khẩu các thiết bị lò hơi,

Page 152: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

thiết bị động lực, thiết bị điện, phương tiện vận tải, những ống dẫn hơi, ống

dẫn nước và nhiều loại thiết bị khác nữa.

Trong cơ cấu xuất khẩu những năm gần đây của các nước tư bản phát

triển, máy móc thiết bị chiếm khoảng 30%, còn thiết bị toàn bộ chiếm khoảng

10 - 15% của khối lượng xuất khẩu về máy móc, thiết bị. Sự phát triển nhanh

chóng của ngành buôn bán này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau:

Một là sự thành lập các quốc gia trẻ tuổi, vừa mới thoát khỏi chế độ

thực dân, đang xây dựng một nền kinh tế dân tộc độc lập. Họ cần nhập thiết

bị toàn bộ để phục vụ chủ trương công nghiệp hóa đất nước.

Hai là sự tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh chóng. Đặc biệt sự tiến bộ

khoa học kỹ thuật lại diễn ra trong điều kiện của quy luật phát triển không đều

của chủ nghĩa tư bản. Do đó, việc sản xuất những thiết bị tiên tiến hiện đại tập

trung vào một số nước. Các nước khác muốn có thiết bị đó thì cần phải nhập

khẩu.

Ba là, trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế gay gắt, sự thay đổi thiết bị, kể

cả thiết bị toàn bộ, diễn ra rất nhanh chóng. Các nước phải nhập khẩu thiết bị

toàn bộ để đổi mới trang thiết bị cho nền sản xuất nước mình.

* CÁC GIAI ĐOẠN NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ

Muốn xây dựng một công trình thiết bị toàn bộ, từ khâu nghiên cứu đến

khâu hoàn thiện công trình, người ta phải thực hiện sáu (6) giai đoạn sau:

1. Nghiên cứu khả thi (Feasibility study)

Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là nghiên cứu một cách khái quát

các mặt kinh tế - kỹ thuật, xã hội của công trình để khẳng định khả năng có

thể đưa công trình vào sản xuất kinh doanh có lãi, có hiệu quả cao.

Mục tiêu đặt ra của giai đoạn nghiên cứu này là nắm vững nguồn

nguyên liệu của xí nghiệp, tình hình thị trường của sản phẩm, tình hình vốn

đầu tư (trong và ngoài nước), những vấn để môi trường, khả năng thu hồi

vốn.

Page 153: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Kết quả nghiên cứu của giai đoạn này thể hiện trong bản "Luận chứng

kinh tế kỹ thuật" của công trình. Văn bản này còn có tên là "Bản nghiên cứu

khả thi".

2. Thiết kế kỹ thuật sơ bộ (Preliminary engineering)

Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là tìm ra một dây chuyền sản xuất

công nghệ đảm bảo để vận hành, tiêu thụ một cách ít nhất nguyên liệu và

năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, đồng thời đảm bảo không gây tiếng ồn

và ô nhiễm môi trường. Ngay trong giai đoạn này, người ta phải tính toán cân

nhắc kỹ mặt kinh tế của công trình.

3. Thiết kế kỹ thuật cơ bản (Basic engineenng)

Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là tìm ra được các thông số kỹ thuật

của từng thiết bị cũng như của cả dây chuyền. Trên cơ sở đó chọn nhập khẩu

những thiết bị thích hợp với quy mô công trình, phù hợp với những yêu cầu

đặt ra từ giai đoạn trước. Tiếp theo, giai đoạn này còn phải thiết kế mặt bằng

của công trình, thiết kế hệ thống cấp thoát nước, thiết kế chống sét...

Giai đoạn này cũng phải khẳng định một lần nữa sự đảm bảo thu hồi

vốn của công trình.

4. Thiết kế kỹ thuật chi tiết (Detail engineering)

Đây là giai đoạn rất quan trọng, đảm bảo khi công trình hoàn thành thì

vận hành dễ dàng, bảo dưỡng đơn giản, ít tốn kém và đồng bộ.

Những tài liệu kỹ thuật nước ngoài cần phải được sao chép, sửa chữa

cho phù hợp với thực tế hoàn cảnh của địa phương.

Trong giai đoạn này, người ta phải tìm mọi biện pháp giải quyết những

điểm chưa ăn khớp giữa các công đoạn.

5. Cung cấp thiết bị và xây lắp công trình (Implementation)

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và khó khăn. Đại diện hai bên phải

thảo luận để phân công cung cấp thiết bị, việc cung cấp thiết bị phải thực hiện

đúng tiến độ thi công.

Page 154: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Để giải quyết những vấn đề phức tạp thường xảy ra trên công trường,

người ta thành lập bộ phận hiện trường. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo đảm:

hoàn thành thi công đúng thời gian quy định, chất lượng kỹ thuật tốt và vốn

sử dụng trong phạm vi đã được duyệt.

6. Chạy thử và đưa vào sản xuất (Commissioning and start-up)

Nhiệm vụ của giai đoạn này là kiểm tra từng máy, từng công đoạn sản

xuất, kiểm tra toàn bộ dây chuyền sản xuất bằng cách chạy thử không tải,

chạy thử có tải. Giai đoạn này là thời kỳ tốt nhất cho việc thực tập của cán bộ

công nhân vận hành dưới sự hướng dẫn kiểm tra của các chuyên gia của

hãng bán thiết bị và các chuyên gia đào tạo.

Cuối giai đoạn này, người ta tiến hành kiểm tra, kiểm kê và đánh giá

các thiết bị và dụng cụ đã được cung cấp. Các quy trình sản xuất cũng phải

được hoàn tất trong giai đoạn này.

* CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ

Trong khi nhập khẩu thiết bị toàn bộ, người ta có thể ký hợp đồng chỉ

mua một hoặc một số dịch vụ, hàng hóa kể trên đây (xem các giai đoạn nhập

khẩu thiết bị toàn bộ), ví dụ: hợp đồng chỉ thuê làm nghiên cứu khả thi, hợp

đồng mua thiết kế sơ bộ... Người ta cũng có thể ký hợp đồng mua bao

(package job) toàn bộ hoặc phần lớn các dịch vụ, hàng hóa kể trên. Cụ thể,

người nhập khẩu (người chủ công trình) có thể lựa chọn một trong bốn

phương thức sau:

1. Phương thức tự quản (in-house method), trong đó người chủ công

trình tự lập dự án, thiết kế, thi công và chỉ nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật

liệu.

2. Phương thức cổ truyền (conventional method), trong đó người chủ

công trình phải lựa chọn một đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm lập dự án, khảo

sát, thiết kế và soạn các quy chế, giúp chủ công trình tổ chức đấu thầu và

giám sát việc thi công, xây lắp của nhà thầu.

Page 155: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

3. Phương thức quản lý dự án (Project Management Methed) trong đó

người chủ công trình thuê một công ty tư vấn thay mặt cho mình đứng ra giao

dịch với các đơn vị thiết kế đơn vị cung ứng thiết bị và đơn vị xây lắp. Công ty

tư vấn đứng ra giám sát, quản lý dự án với tư cách người làm thuê cho người

chủ công trình nhưng không phải là người tổng thâu xây dựng theo kiểu chìa

khóa trao tay dưới đây.

4. Phương thức chìa khóa trao tay (turn-key method), trong đó người

chủ công trình chỉ quan hệ với một đơn vị tổng thầu, đơn vị này chịu trách

nhiệm toàn bộ quá trình nhập khẩu và xây lắp hoàn chỉnh để giao cho người

chủ công trình chỉ việc vận hành.

Tùy theo mức độ dịch vụ mà người tổng thầu cung cấp, việc mua bán

"chìa khóa trao tay" có thể phân thành:

- Chìa khóa trao tay thuần túy (classical/light/full turn-key): Người bán

(người tổng thầu) có trách nhiệm chuyển thêm cho người mua (người chủ

công trình) một số hướng dẫn về vận hành.

- Chìa khóa kỹ thuật trao tay (Plus/heavy tum-key): Người bán giúp đỡ

người mua thêm về kỹ thuật nhưng không bảo đảm kết quả vận hành đạt sản

lượng và quy cách phẩm chất theo thiết kế.

- Sản phẩm trao tay (Product-in hand tum-key): Người bán chịu thêm

trách nhiệm đào tạo cho người mua một đội ngũ cán bộ công nhân đảm bảo

vận hành công trình đạt sản lượng, quy cách quy định.

- Thị trường trao tay (Market-in-hand tum-key): Người bán đảm nhận

thêm trách nhiệm giúp người mua trong hoạt động marketing, đào tạo đội ngũ

quản lý, kinh doanh...

Ngày nay, một số hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ lại còn được ký

kết theo phương thức "xây dựng + vận hành + chuyển giao" (tiếng Anh là:

Build + Operate + Transfer, viết tắt BOT). Đây cũng là một phương thức mới

ra đời, trong đó người bán thiết bị toàn bộ đảm nhận một số khá lớn công việc

của 6 giai đoạn kể trên kia.

Page 156: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

* HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ

Hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ thường có các điều khoản như

sau:

- Đối tượng (hay mục đích) của hợp đồng

- Các định nghĩa

- Giá cả và trị giá của hợp đồng

- Điều kiện cơ sở giao hàng, các điều kiện giao nhận

- Thời hạn giao hàng

- Bao bì và ký mã hiệu

- Điều kiện thanh toán

- Kiểm tra và thử nghiệm

- Tài liệu kỹ thuật

- Bảo hành

- Vận hành và kiểm tra vận hành

- Giúp đỡ kỹ thuật

- Trường hợp bất khả kháng

- Phạt

- Hủy hợp đồng

- Khiếu nại và trọng tài

- Các quy định chung v.v...

Dưới đây chúng ta nghiên cứu một số điều khoản của hợp đồng này.

1. Đối tượng (hay mục đích) của hợp đồng

Trong điều khoản này, người ta thường quy định một cách đầy đủ, toàn

diện và bao quát về đối tượng mua bán và (khối lượng) nghĩa vụ mà người

bán phải thực hiện.

Page 157: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Về đối tượng của hợp đồng, người ta có thể quy định rõ cả công suất,

mục đích xây dựng và địa điểm xây dựng thiết bị toàn bộ. Ví dụ đối tượng

hợp đồng được ghi trong một hợp đồng như sau: xây dựng một nhà máy

cung cấp nước uống ở Đà Lạt có công suất 20.000 m3/ngày 20 giờ.

Về khối lượng nghĩa vụ của người bán (tùy theo sự thỏa thuận của các

bên có liên quan) người ta có thể buộc người bán phải ghi rõ hoặc:

- Cung cấp thiết bị, vật liệu.

- Làm và giao các thiết kế (thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật hay thiết kế

thi công).

- Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật.

- Cung cấp phụ tùng thay thế.

Trong việc cung cấp thiết bị, vật liệu và phụ tùng, người bán thường

muốn dành quyền thay đổi quy cách. Người mua cần quy định rõ ràng sự thay

đổi đó phải trên cơ sở sự thỏa thuận bằng văn bản.

2. Các định nghĩa

Vì trong một hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ có nhiều thuật ngữ

được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, muốn đảm bảo ngắn gọn mà vẫn chính xác,

tạo thuận lợi cho việc trao đổi thư từ và điện tín, người ta đề ra mục định

nghĩa nhằm giải thích mọi vấn đề cần thiết. Ví dụ, trong mục này người ta

định nghĩa rằng thuật ngữ "nhà máy" chỉ đối tượng của hợp đồng, thuật ngữ

"bên mua" chỉ Tổng công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và trao đổi kỹ thuật,

thuật ngữ "người thầu phụ" chỉ một người thứ ba nào đó được bên bán thu

hút vào việc xây dựng công trình v.v...

3. Giá cả và trị giá của hợp đồng

Trong mục này, người ta quy định rõ: giá cố định hay giá di động, nếu

là giá di động thì nguồn tài liệu để tính toán lại giá đó như thế nào, đồng tiền

tính giá là đồng tiền nào v.v...

Page 158: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong nhiều hợp đồng người ta còn quy định trị giá của một tấn trọng

lượng tịnh lý thuyết của từng nhóm hàng để trên cơ sở đó, các bên có thể tạm

thanh toán với nhau trong quá trình giao hàng.

4. Điều kiện cơ sở giao hàng

Tùy theo khả năng thuê tàu, các bên có thể quy định những điều kiện

cơ sở giao hàng khác nhau cho từng nhóm hàng khác nhau. Có khi thiết bị

được giao theo điều kiện FOB (cảng nước người bán) mà phụ tùng hoặc vật

liệu lại được giao theo điều kiện CIF (cảng nước người mua). Cũng có khi tất

cả đối tượng mua bán đều được giao theo một điều kiện cơ sở.

5. Thời hạn giao hàng

Thường thường việc giao hàng được thực hiện theo một tiến trình

(harmonogramme) nhất định. Tiến trình này được lập ra trên cơ sở lịch thi

công mà người mua và người bán đã thỏa thuận.

Thời hạn này bắt đầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực, hoặc từ

ngày người mua hoàn thành một nghĩa vụ nhất định (ví dụ giao số liệu thiết

kế, gửi kết quả mẫu thí nghiệm, ứng tiền trước...).

6. Kiểm tra và thử nghiệm

Trong mục này, người ta thường quy định sự phân chia trách nhiệm về

việc kiểm tra và thử nghiệm, cơ quan tiến hành việc đó và địa điểm kiểm tra

cuối cùng.

7. Tài liệu kỷ thuật

Trong mục này, người ta thường quy định: tài liệu kỹ thuật gồm những

loại gì? bằng tiếng nước nào? được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật

nào? việc xét duyệt thiết kế thực hiện theo trình tự nào?

Người mua thường yêu cầu quy định quyền của người mua được cử

cán bộ kỹ thuật tới theo dõi quá trình thiết kế và quy định trách nhiệm của

người bán về việc đảm bảo tính chính xác của thiết kế, cũng như các tài liệu

kỹ thuật khác.

Page 159: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Người bán thường yêu cầu quy định việc giữ bí mật tài liệu và quyền sở

hữu về tài liệu.

8. Bảo hành

Việc bảo hành đối với thiết bị toàn bộ thường gồm 3 nội dung: bảo

hành chung, bảo đảm cơ khí và bảo đảm các chỉ tiêu thực hiện.

Trong việc bảo hành chung, người bán phải đảm bảo cung cấp thiết bị

và dịch vụ kỹ thuật để công trình đạt được các chỉ tiêu xác định về công suất

và chất lượng. Trong phần này, nhiều hợp đồng quy định rằng người bán phải

đảm bảo giao thiết bị mới sản xuất, thiết bị đã được nhiệt đới hóa, thiết bị đáp

ứng yêu cầu về kỹ thuật công nghệ hiện đại và giải quyết đầy đủ các vấn đề

thi công xây dựng.

Trong việc bảo đảm cơ khí, người bán thỏa thuận với người mua thời

hạn cụ thể cho việc bảo hành, ví dụ 18 tháng kể từ ngày ký biên bản nghiệm

thu công trình hoặc từ ngày đưa vào sản xuất.

Trong việc bảo đảm các chỉ tiêu thực hiện, cả người bán cùng với

người mua quy định rõ các chỉ tiêu chất lượng cần được bảo đảm như: công

suất, phẩm chất sản phẩm, mức tiêu hao nhiên liệu v.v...

9. Vận hành và kiểm tra thử

Sau khi xây dựng xong, đại diện của người mua và của người bán

thành lập một Ban nghiệm thu để kiểm tra từng bộ phận cũng như toàn bộ

công trình. Nó xem xét việc chạy thử từng máy, từng phân xưởng và toàn bộ

nhà máy để kiểm tra các thông số kỹ thuật. Việc cho chạy thử như vậy có thể

qua các giai đoạn:

+ Thử không tải (No-load test).

+ Thử có tải (Load test).

+ Thử quá tải (Over load test).

+ Thử các chỉ tiêu chất lượng (Performance test).

10. Giúp đỡ kỷ thuật

Page 160: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Những quy định về giúp đỡ kỹ thuật có thể là một điều khoản, có thể là

một phụ lục hợp đồng hoặc là một hợp đồng riêng. Trong phần này, người ta

nêu rõ:

+ Khối lượng công việc và phạm vi giúp đỡ kỹ thuật. Ví dụ làm quy

hoạch, giám sát thiết kế, giám sát thi công, hướng dẫn vận hành...

+ Những yêu cầu về trình độ chuyên gia, số lượng chuyên gia, thời gian

công tác của họ.

+ Nhiệm vụ của các chuyên gia.

+ Quy định về chế độ làm việc tại công trường, chế độ ăn ở đi lại của

chuyên gia, chế độ lương bổng của họ.

+ Việc thay thế chuyên gia.

+ v.v...

11. Phạt

Trong các hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ, người ta thường quy định

nhiều loại phạt như phạt vì chậm giao hàng, phạt vì hàng giao không đồng bộ,

phạt vì thiết bị không đạt các chỉ tiêu công suất hoặc chất lượng sản phẩm

không đạt yêu cầu...

Trong nhiều trường hợp, hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ lại gắn

liền với hợp đồng mua bán công nghệ (xin xem chương VII sau đây). Vì vậy

khi nghiên cứu hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ, chúng ta phải đồng thời

nghiên cứu cả hợp đồng mua bán công nghệ.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thiết bị toàn bộ là gì? Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ có ý nghĩa đặc

biệt gì trong quan hệ giữa người bán với người mua?

2 Tại sao trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai tỷ trọng

buôn bán thiết bị toàn bộ lại tăng lên trong buôn bán quốc tế?

Page 161: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

3. Muốn nhập khẩu thiết bị toàn bộ, chúng ta phải thực hiện những

bước nào?

4. Bạn hãy so sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương thức nhập

khẩu tự quản, nhập khẩu cổ truyền, nhập khẩu bằng quản lý dự án và nhập

khẩu chìa khóa trao tay.

5. Bạn hãy so sánh việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ bằng nhiều hợp

đồng và bằng một hợp đồng. Cách nào tốt hơn?

BÀI TẬP

Bạn hãy dự thảo các điều khoản sau đây của hợp đồng nhập khẩu một

dây chuyền ép dầu lạc theo thiết kế do người bán đưa ra: bảo hành, giúp đỡ

kỹ thuật, kiểm tra và thử nghiệm.

Chương 7. NGHIỆP VỤ MUA BÁN CÔNG NGHỆ

* CÔNG NGHỆ VÀ MUA BÁN CÔNG NGHỆ

1. Khái niệm

Trước đây trên thị trường quốc tế, người ta đã quen dùng khái niệm kỹ

thuật (technique) với ý nghĩa là công cụ, giải pháp, kiến thức được sử dụng

trong sản xuất, tiếp dó, khái niệm công nghệ (technologie) xuất hiện với ý

nghĩa ban đầu còn rất hẹp, chỉ là tuần tự các giải pháp kỹ thuật trong một dây

chuyền sản xuất. Từ những năm 60 trở lại đây, việc mua ban công nghệ đã

trở thành một hoạt động sôi nổi trong giới kinh doanh của thế giới. Do đó ý

nghĩa của khái niệm công nghệ được mở rộng và hoạt động công nghệ được

luật pháp quốc tế xem là một đối tượng điều chỉnh. Từ đó, đã ra đời nhiều

định nghĩa về công nghệ. Định nghĩa của ESCAP được nhiều người chấp

nhận, theo đó: Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế

biến vật chất hoặc thông tin.

Với quan niệm như thế, người ta phân chia công nghệ gồm "phần

cứng" như máy móc, thiết bị và "phân mềm" gồm kỹ năng, kiến thức, phương

Page 162: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

pháp, bí quyết... Vì vậy, sẽ là sai lầm những ai hiểu việc mua bán công nghệ

đồng nhất với việc mua bán thiết bị (thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ). Thật ra,

mua bán công nghệ bao gồm việc mua bán cả bốn yếu tố: trang thiết bị

(Technoware); kỹ năng (Humanware); thông tin (Inforware) và tổ chức

(Organware).

Qua kinh nghiệm thực tế của mình UNCTAD đã đưa ra mấy loại hoạt

động thuộc phạm trù công nghệ như sau:

1. Nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khi đầu tư.

2. Thu thập thông tin về một số kỹ thuật sẵn có.

3. Thiết kế kỹ thuật.

4. Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị.

5. Phát triển công nghệ sản xuất tức là các tri thức về bản thân quá

trình sản xuất.

Ngoài ta, theo UNCTAD, cũng có thể xếp vào phạm trù công nghệ

những yếu tố sau:

1. Tri thức về quản lý và vận hành các phương tiện sản xuất.

2. Thông tin thị trường.

3. Năng lực cải tiến tại chỗ để nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất.

Theo "Pháp lệnh chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam"

do Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành tháng

12/1988 thì hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm:

1. Chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu

ích hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.

2. Chuyển giao các bí quyết hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn dưới

dạng phương án công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật có

hoặc không kèm theo thiết bị.

Page 163: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

3. Cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ công nghệ, kể cả đào tạo và

thông tin.

Như vậy, ta có thể xác định công nghệ là những kiến thức về quá trình

chế biến vật chất (hoặc thông tin), kiến thức ấy hàm chứa trong những thông

tin, trong các phương tiện, thiết bị và con người tham gia vào quá trình chế

biến vật chất (thông tin) đó.

Để có công nghệ, người ta có thể thực hiện một trong hai cách:

a) Tự tiến hành nghiên cứu khoa học.

b) Mua của nước ngoài (nhập khẩu) thông qua các hợp đồng chuyển

giao công nghệ.

Như vậy, thuật ngữ "chuyển giao công nghệ" là một từ chung để chỉ

"việc mua bán công nghệ".

Theo UNCTAD việc mua bán công nghệ được thưc hiện thông qua ba

phương thức cơ bản:

- Mua bán không kèm li-xăng.

- Mua bán có kèm li-xăng.

- Bán công nghệ kèm đầu tư tư bản.

2. Nội dung hợp đồng mua bán công nghệ

Theo pháp lệnh: "Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt

Nam", hợp đồng mua bán công nghệ phải bao gồm các điều khoản chính sau

đây:

1. Đối tượng chuyển giao công nghệ: tên, nội dung, đặc điểm công

nghệ và kết quả đạt được.

2. Giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán.

3. Địa điểm, thời hạn và tiến độ chuyển giao.

4. Điều khoản liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

5. Thời hạn hiệu lực, điều kiện sửa đổi và kết thúc hợp đồng.

Page 164: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

6. Cam kết của hai bên về chất lượng và độ tin cậy, bảo bành, phạm vi

bí mật của công nghệ và các cam kết khác để bảo đảm không có những sai

sót trong công nghệ và chuyển giao công nghệ.

7. Việc đào tạo liên quan đến chuyển giao công nghệ.

8. Thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng

chuyển giao công nghệ; luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp.

3. Phê duyệt của Nhà nước đối với hợp đồng mua bán công nghệ

Sau khi ký kết hợp đồng, đương sự Việt Nam phải lập hồ sơ xin chuẩn

y hợp đồng. Hồ sơ này bao gồm:

- Đơn xin chuẩn y hợp đồng.

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ và các phụ lục kèm theo.

- Bản giải trình về mục tiêu và khả năng thực hiện của công nghệ được

chuyển giao.

- Những thông tin liên quan đến tư cách pháp lý của các bên tham gia

hợp đồng.

Hợp đồng và những văn bản kèm theo phải làm bằng tiếng Việt Nam và

tiếng nước ngoài thông dụng. Văn bản tiếng Việt Nam và văn bản tiếng nước

ngoài thông dụng đó đều có giá trị ngang nhau.

Hồ sơ trên đây phải được chuyển giao đến cơ quan quản lí khoa học

các cấp (ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước hoặc ủy ban Khoa học kỹ thuật

cấp tỉnh, thành phố).

* MUA BÁN SÁNG CHẾ (MUA BÁN LI-XĂNG)

1. Khái niệm về mua bán sáng chế

Trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, đối tượng của đại đa số các

hợp đồng mua bán là sáng chế và bí quyết kỹ thuật.

Page 165: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Sáng chế là một giải pháp sáng tạo hữu ích có tính chất hoàn toàn mới,

có khả năng áp dụng để giải quyết nhiệm vụ nào đó trong lĩnh vực kinh tế,

văn hóa, y tế hoặc quốc phòng.

Bí quyết kỹ thuật là những kinh nghiệm hoặc kiến thức kỹ thuật để sản

xuất những sản phẩm nhất định hoặc để áp dụng một quy trình công nghệ

nào đó một cách tốt nhất, hoặc để nâng cao chất lượng một sản phẩm kỹ

thuật nào đó mà, nếu không có kinh nghiệm và kiến thức này thì không thể

sản xuất được sản phẩm, hoặc không thể tiến hành việc sản xuất một cách

chính xác và có hiệu quả kinh tế như thế.

Người có sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật, hay người thừa kế hợp pháp

của người này, có thể được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy

chứng nhận về đặc quyền đối với sáng tạo kỹ thuật của mình, giấy chứng

nhận đó là bằng sáng chế còn gọi là patăng (patent).

Người chủ của sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật có thể tự mình khai

thác sáng tạo kỹ thuật của mình, cũng có thể bán hoặc chuyển nhượng một

phần hoặc toàn bộ quyền lợi của mình cho một người khác. Nếu người chủ

của sáng tạo kỹ thuật đem bán hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi của

mình, do bằng sáng chế đem lại, thì đó là bán bằng sáng chế. Nếu người này

bán hay chuyển nhượng một phần quyền lợi về sáng chế hoặc bí quyết kỹ

thuật thì người này cấp cho người mua một văn bản gọi là giấy phép dùng

sáng chế (tức li-xăng - license). Hợp đồng ký kết về việc này gọi là hợp đồng

mua bán sáng chế (còn gọi là hợp đồng mua bán li-xăng).

Trong buôn bán quốc tế, có một số loại hợp đồng mua bán sáng chế:

hợp đồng về li-xăng giản đơn, hợp đồng về li-xăng toàn quyền và hợp đồng

về li-xăng đặc quyền.

Theo hợp đồng về li-xăng giản đơn người bán sáng chế vẫn giữ quyền

sử dụng sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật cho bản thân mình và vẫn có quyền

cấp những giấy phép tương tự cho các người khác.

Page 166: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Theo hợp đồng về li-xăng đặc quyền, người bán sáng chế trao cho

người mua quyền sử dụng đặc biệt đối với sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật

trong một phạm vi đã được quy định trong hợp đồng. Người bán bị mất quyền

cấp những giấy phép tương tự cho người khác và mất quyền sử dụng sáng

chế đó trên lãnh thổ đã quy định.

Khi mua bán theo hợp đồng về li-xăng đặc quyền, người ta vẫn thường

hạn chế những quyền được trao cho bên mua bằng những điều khoản như:

quy định về thời hạn hiệu lực của giấy phép; quy định lãnh thổ có hiệu lực của

giấy phép; quy định về số lượng hoặc thể loại hoặc quy cách của sản phẩm

được sản xuất theo sáng chế hay bí quyết kỹ thuật đó.

Theo hợp đồng về li-xăng toàn quyền, người bán sáng chế chuyển cho

người mua toàn bộ quyền lợi của mình về sáng tạo kỹ thuật trong suốt thời

hạn hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên người bán li-xăng vẫn có quyền sở

hữu đối với sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật và có thể hủy bỏ hợp đồng khi đủ

điều kiện, cũng như có thể chấm dứt hợp đồng khi hết thời hạn hiệu lực của

hợp đồng.

Người mua sáng chế, trong phạm vi quyền hạn của mình, có thể bán lại

sáng chế cho một người thứ ba... Hợp đồng mua bán sáng chế, trong trường

hợp này, là hợp đồng vẽ li-xăng phụ thuộc (sub-license).

Để tiện trình bày, trong nhiều trường hợp của bài này, chúng tôi dùng

chung chữ "sáng chế" để chỉ chung cho sáng chế và bí quyết kỹ thuật.

2. Trị giá của sáng chế và những nhân tố ảnh hưởng đến nó

Trong việc mua bán sáng chế và những bí quyết kỹ thuật, công tác

phức tạp nhất là công tác xác định trị giá của li-xăng. Cơ sở của việc tính toán

trị giá của li-xăng là việc xác định khoản lãi mà người mua sáng chế sẽ thu

được do việc sử dụng sáng chế. Một bộ phận của khoản lãi này trở thành thù

lao cho người bán sáng chế. Do đó mức thù lao được bên mua sáng chế và

bên bán sáng chế xác định căn cứ vào loại hợp đồng mua bán sáng chế và

căn cứ vào nhiều yếu tố khác nữa. Trong số các nhân tố này trước hết phải

Page 167: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

kể đến mức độ gia công của đối tượng trong li-xăng, trình độ hoàn bị về kỹ

thuật để ứng dụng sáng chế trong công nghiệp. Thường thường người ta

phân biệt ra ba mức độ gia công của một sáng chế: ý đồ sáng chế; sáng chế

đã xin cấp bằng nhưng chưa sử dụng và sáng chế đã ứng dụng trong công

nghiệp.

Ý đồ sáng chế có giá trị thấp nhất bởi vì nó đòi hỏi còn phải chi phí

nhiều để kiểm tra lại tính hữu ích của nó trong thực tế ứng dụng và để tiếp tục

nghiên cứu đến nơi đến chốn.

Một sáng chế đã xin cấp bằng nhưng chưa được áp dụng trong công

nghiệp thường có giá trị cao hơn ý đồ sáng chế ở chỗ nó đã được pháp luật

bảo vệ. Khi bán li-xăng về loại sáng chế này, người bán sẽ mất đi hoàn toàn

hoặc một phần kiểm soát đối với sáng chế, nhưng người mua chịu mọi rủi ro

trong việc bảo vệ những quyền lợi do bằng sáng chế đem lại và trong việc

cung cấp tín dụng để tổ chức sản xuất.

Đối với một sáng chế đã được ứng dụng trong công nghiệp và đã được

bảo vệ về pháp lý thì mức thù lao về sáng chế phụ thuộc vào khối lượng và

tính chất của quyền lợi được chuyển cho người mua, vào tình hình thị trường,

dung lượng thị trường và một số nhân tố khác.

Vì mức tiền thù lao về li-xăng phụ thuộc vào khối lượng và tính chất của

quyền lợi chuyển cho bên mua, cho nên khi bán li-xăng đặc quyền, bên bán

sáng chế thường giành được trong khoản lãi của người mua sáng chế gấp 2 -

3 lần so với bán li-xăng giản đơn. Có khi thu thập của bên bán tới 50% khoản

lãi của bên mua. Thường thường, khi bán li-xăng giản đơn, phần thu nhập

của bên bán không quá 1/3 mức lãi của bên mua.

Phần của người bán trong khoản lãi còn phụ thuộc vào sự phân chia

trách nhiệm và chi phí bảo vệ quyền lợi về pa-tăng một khi có sự vi phạm của

kẻ khác, giữa bên mua với bên bán, bên nào chịu những chi phí đó thì có

quyền đòi hỏi phần cao hơn trong mức lãi về việc sử dụng sáng chế.

Page 168: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trị giá li-xăng của sáng chế đã được cấp bằng bao giờ cũng cao hơn trị

giá li-xăng của sáng chế chưa được cấp bằng. Cả khối lượng giúp đỡ kỹ

thuật mà bên sáng chế giành cho bên mua cũng ảnh hưởng đến mức tiền thù

lao về li-xăng. Nếu sản phẩm được chế tạo theo sáng chế lại có dung lượng

thị trường tiêu thụ càng cao thì bên sáng chế có thể đòi chi phần lãi về li-xăng

sáng chế ít đi; nhưng để bù lại trong trường hợp này, bên sáng chế lại lấy thù

lao bằng cách đòi mức % trích nộp từ giá trị sản lượng của hàng hóa, gọi tiền

kỳ vụ (royalty). Đó chính là lý do tại sao có hiện tượng mức tiền trả theo hợp

đồng mua bán li-xăng về hàng tiêu dùng lại thấp hơn mức trả theo hợp đồng

mua bán sáng chế về công cụ sản xuất.

Phần lãi do sử dụng li-xăng đem lại còn chịu ảnh hưởng của thời hạn

hiệu lực của li-xăng đó. Thời gian này càng dài thì mức lãi càng thấp, bởi vì

trong thời gian này có thể sẽ xuất hiện những sáng chế mới trong lĩnh vực có

liên quan, do đó rủi ro về sự hao mòn vô hình của đối tượng của li-xăng sẽ

tăng lên.

Nếu trên thị trường mua bán sáng chế lại xuất hiện những người cạnh

tranh, với những bằng sáng chế tương tự, thì mức tiền thù lao về li-xăng càng

giảm mạnh.

Mức thuế đánh vào tiền lãi và tiền thù lao li-xăng cũng có ảnh hưởng

lớn đến giá trị của sáng chế.

Trên thực tế, việc xét đến tất cả những nhân tố ảnh hưởng đến tiền thù

lao li-xăng là một việc rất phức tap. Nhưng trong khi tính toán, cần phải đánh

giá một cách tương đối chính xác từng yếu tố một để có thể thấy được trị giá

đúng đắn của sáng chế.

Để tính toán trị giá của li-xăng người ta thường dùng những số liệu cơ

sở sau đây: chi phí tổ chức sản xuất theo sáng chế trong điều kiện của nước

người mua lợi ích kinh tế của người mua (tức là khoản thu do sáng chế đem

lại) khi sử dụng li-xăng đã mua; giá xí nghiệp hoặc giá bán buôn sản phẩm do

sáng chế đó làm ra; giá bán lẻ (nếu tiền thù lao li-xăng lại tính theo giá bán

Page 169: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

lẻ); lượng sản xuất, tiêu thụ vể sản phẩm chế tạo theo li-xăng ở tại lãnh thổ

mà, theo hợp đồng người mua được độc quyền v.v...

Để làm thí dụ, chúng ta hãy xem xét bảng tính toán trị giá của li-xăng kỹ

thuật sản xuất ben-zôn bằng cách tổng hợp trong điều kiện của nước Anh

trong một năm, tính bằng xu Anh (pence) đối với một cân Anh (pound -

453,59 gam).

Phương pháp tổng hợp cổ điển

Quy trình tổng hợp trực tiếp

1. Trị giá nguyên liệu

- Ben-xôn

- Axit sunphuaric

- Anhydrit sunphuarơ

- Xut côtxtic

4.88

1.88

2,92

4,90

1,60

0,80

4,04

Cộng

Trị giá của phản ứng hữu ích

(sunphat natri)

9,60

3,81

10,84

5,98

Cộng 5,79 4,86

2. Khấu hao - tính trong 10 năm.

Sửa chữa, kiểm tra kỹ thuật

3,35

1,20

2,85

1,00

3. Tiền lương công nhân (tính

06,5 xu Anh/một giờ)

0,36 0,24

4. Nhiên liệu, điện năng 1,25 0,75

5. Chi phí quản lý hành chính

thuế, bảo hiểm v.v...

1,00 1,00

Tổng hợp giá thành 12,95 10,70

Với giá trị bán buôn ben-zôn 14 xu Anh/1 cân Anh, lợi nhuận của nhà

kinh doanh khi áp dụng phương pháp cũ là (14 - 12,95 =) 1,05 xu Anh, và khi

Page 170: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

áp dụng sáng chế là (14 - 10,70 =) 3,30 xu Anh tính trên 1 cân Anh. Như vậy,

hiệu quả kinh tế của việc áp dụng sáng chế là:

3,30 - 1,05 = 2,25 xu Anh/1 cân Anh.

Với công suất của nhà máy là 7,5 nghìn tấn dài (2240 cân Anh), hiệu

quả kinh tế hàng năm là:

(2,25 X 7500 X 2240)/100= 378.000 Bảng Anh

Theo điều kiện thời hạn hiệu lực 10 năm của hợp đồng mua bán li-xăng

hiệu quả kinh tế đạt được là 1.564.900 bảng Anh.

Trong thực tiễn buôn bán quốc tế, khi bán li-xăng đặc quyền, người bán

thường lấy 20 - 35% hiệu quả kinh tế thu được. Trong trường hợp đó, nếu

người bán sáng chế lấy 30% hiệu quả kinh tế, trị giá của li-xăng đặc quyền là:

378.000 X 30% = 113.400 bảng Anh.

3. Nội dung của hợp đồng mua bán li-xăng

Nội dung của hợp đồng mua bán li-xăng là những sự thỏa thuận tiến tới

xác lập quan hệ khoa học kỹ thuật nhằm ứng dụng những sáng chế và bí

quyết kỹ thuật và đưa chúng vào sản xuất. Cùng với mối quan hệ đó, những

quan hệ về tài chính, về sản xuất, về tiêu thụ sản phẩm, về quản lý xí

nghiệp... cũng nảy sinh giữa bên bán và bên mua.

Từ thực tiễn buôn bán đã ra đời nhiều loại hợp đồng mẫu về mua bán

sáng chế. Những hợp đồng mẫu này do nhiều tổ chức quốc gia và quốc tế

thảo ra như các tổ chức Liên hiệp quốc, các hãng công nghiệp, các hiệp hội...

Nội dung của hợp đồng mua bán li-xăng có thể bao gồm những điều

khoản cơ bản sau đây:

a) Các bên trong hợp đồng: hợp đồng mua bán li-xăng bao giờ cũng

bắt đầu bằng việc chỉ rõ chủ thể của hợp đồng, tên của hai bên, tư cách pháp

lý và địa chỉ của họ.

b) Điều khoản chung: trong điều khoản chung người ta ghi rõ số hiệu

và ngày tháng cấp bằng sáng chế là cơ sở của hợp đồng, đồng thời quy định

Page 171: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

quyền sở hữu của bên bán với bằng sáng chế và ý định của bên mua sử

dụng những quyền hạn xuất phát từ giấy phép dùng sáng chế đã được thỏa

thuận. Nếu hợp đồng dựa trên cơ sở một bí mật sản xuất thì trong điều khoản

chung, người ta thường nhấn mạnh quyền sở hữu của bên bán đối với bí mật

đó. Nếu sáng chế mới chỉ được đăng ký xin cấp bằng, người ta cũng ghi rõ số

hiệu và ngày tháng của đơn vị xin cấp bằng hoặc tờ biên nhận đơn xin cấp

bằng.

c) Đối tượng của hợp đồng mua bán li-xăng.

Đối tượng của hợp đồng mua bán li-xăng là: sáng chế đã được cấp

bằng, hoặc quy trình công nghệ, hoặc bí quyết kỹ thuật, hoặc hình mẫu công

nghiệp, hoặc nhãn hiệu hàng hóa.

Đối tượng quan trọng nhất của hợp đồng mua bán li-xăng là sáng chế

đã được cấp bằng. Trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng bên mua phải

thừa nhận và bảo vệ các quyền của bên bán xuất phát từ bằng sáng chế đó.

Để loại trừ khả năng bên mua sử dụng sáng chế vào những mục đích chưa

lường trước được, đồng thời để xác định chính xác giới hạn trách nhiệm của

mình với hiệu quả kỹ thuật của sáng chế, bên bán thường mô tả rất chi tiết

sáng chế và quy định rõ việc bảo đảm những đặc tính kỹ thuật nhất định.

Khi bán sáng chế hoặc quy trình công nghệ kèm với những thiết bị

phức tạp, người ta còn quy định cả việc truyền đạt bí quyết kỹ thuật như là

một đối tượng của hợp đồng.

Khi đối tượng của hợp đồng bao gồm bí quyết kỹ thuật, người ta quy

định rõ những điều kiện truyền đạt bí quyết này, nhằm tránh việc lợi dụng

không thích đáng của bên mua. Cụ thể, người ta có thể quy định: các bí quyết

kỹ thuật được thừa nhận thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của bên bán trong

suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng cũng như sau khi hết thời hạn dó.

Điều khoản này của hợp đồng còn quy định việc giữ bí mật hoàn toàn

đối với các tài liệu được giao và cách thức truyền đạt các tài liệu đó cho công

nhân của bên mua.

Page 172: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Đối tượng của hợp đồng còn có thể là nhãn hiệu hàng hóa. Thường

thường, bên sáng chế được hưởng quyển sử dụng nhãn hiệu đó cùng với

quyển sử dụng sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật. Nhưng nhãn hiệu hàng hóa

cũng có thể là đối tượng của một hợp đồng độc lập.

Hiện nay, những loại hợp đồng tiêu biểu nhất là những hợp đồng cho

bên mua được phép sử dụng sáng chế đã được cấp bằng hoặc quy trình

công nghệ cùng với những kiến thức kỹ thuật, bí quyết kỹ thuật và cả nhãn

hiệu hàng hóa.

d) Loại li-xăng được thỏa thuận:

Một điều khoản quan trọng của hợp đồng là điều khoản quy định loại li-

xăng được thỏa thuận: đó là li-xăng đơn giản, li-xăng đặc quyền hay li-xăng

toàn quyền.

Khi lựa chọn loại li-xăng, người ta thường căn cứ vào đặc điểm của

sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật được ký kết và vào dung lượng thị trường

của nước hay lãnh thổ có hiệu lực của li-xăng. Chẳng hạn, đối với thị trường

mà dung lượng không lớn lắm thì người bán nên cấp li-xăng đặc quyền, bởi vì

những người mua li-xăng giản đơn có thể có sự cạnh tranh không cần thiết

với nhau trên thị trường của nước có hiệu lực cuối cùng có thể làm giảm giá

sản phẩm và ảnh hưởng đến số tiền thù lao về li-xăng dùng sáng chế.

e) Các điều kiện thanh toán:

Tiền thù lao sáng chế được thanh toán theo nhiều hình thức khác nhau.

Tùy theo cách tính toán, tiền thù lao có thể chia làm:

1) Tiền trả kỳ vụ (Royalty): được quy định bằng mức % cố định mà bên

mua phải trả cho bên bán theo từng thời kỳ quy định (như hàng năm, hàng

quý, hàng tháng), số tiền này được tính toán theo giá trị của sản phẩm chế

tạo trên cơ sở sáng chế hoặc theo số tiền bán sản phẩm đó; hoặc theo đơn vị

sản phẩm làm ra hay bán ra dưới dạng một mức % nhất định của giá cả hay

giá thành hàng hóa; hoặc theo một thỏa thuận riêng nào đó (như trên cơ sở

công suất quy định của thiết bị, trên cơ sở nguyên liệu được chế biến theo

Page 173: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

phương pháp công nghệ của sáng chế, trên cơ sở trị giá sản phẩm trị giá hay

số lượng của các linh kiện được dùng trong quá trình sản xuất v…v)

Theo thực tiễn buôn bán sáng chế ngày nay, mức kỳ vụ thường xuyên

tính trung bình là 2 - 10% trong đó phổ biến là 3 - 5%. Mức kỳ vụ thường thay

đổi tùy theo loại giấy phép được thỏa thuận, thời hạn hiệu lực của hợp đồng,

khối lượng sản phẩm được chế tạo, giá bán của sản phẩm, thị trường tiêu thụ

sản phẩm ở trong hay ngoài nước.

Để đảm bảo quyền lợi của mình, đôi khi bên bán còn đòi đưa thêm vào

hợp đồng điều khoản về mức thù lao tối thiểu. Điều khoản này còn nhằm mục

đích khuyến khích bên mua nhanh chóng tổ chức và mở rộng sản xuất, nhằm

tránh hành vi thiếu thiện chí của bên mua (như mua sáng chế mà không

nhằm ứng dụng nào khác chẳng hạn). Trong các điều khoản này, người ta

thường quy định rằng, trong một thời kỳ nhất định, nếu số tiền trả kỳ vụ không

đạt tới mức tối thiểu thì bên mua phải trả khoản chênh lệch, sao cho bằng

mức tối thiểu.

2) Mức dự phần vào khoản lãi của người mua là khoản thù lao trả cho

người bán sáng chế, được tính bằng một mức % trên khoản lãi mà người

mua thu được trên cơ sở áp dụng sáng chế. Mức này thường vào khoảng từ

20 - 30% trong trường hợp mua bán li-xăng độc quyền và chỉ dưới 10% trong

trường hợp mua bán li-xăng giản đơn.

3) Tiền trả gọn là tổng số tiền thù lao đã được quy định sẵn trong hợp

đồng. Việc thanh toán thù lao sáng chế bằng tiền trả gộp được áp dụng trong

các trường hợp sau: khi sáng chế được bán kèm theo với thiết bị, khi tính

chất nhất thời của hợp đồng đòi hỏi phải xác định ngay trị giá của hợp đồng,

khi bên mua là một hãng ít quen biết, khi mua bán bí mật sản xuất (trong

trường hợp này tiền trả gộp giống như một đảm bảo cho những tổn thất, khi

có bất đồng), khi bên mua không muốn cho bên bán kiểm soát việc sử dụng

sáng chế, khi luật lệ của nước người mua gây trở ngại cho việc chuyển tiền

lãi ra nước ngoài.

Page 174: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Tiền trả gọn có thể được trả một lần hoặc trả dần, hình thức thù lao này

cũng vẫn giúp người bán có thể thu được toàn bộ tiền thù lao trong một thời

gian ngắn hơn so với các hình thức khác.

4) Tổng số tiền mặt là số tiền được quy định trong hợp đồng mà người

mua phải trả trong một hoặc nhiều lần, trong thời hạn quy định hoặc sau khi

một số điều khoản của hợp đồng đã được thực hiện.

Hình thức thanh toán thù lao này thường được áp dụng như một cách

bổ sung cho những hình thức thù lao khác.

5) Tiền trả bằng chứng khoán có giá (như cổ phiếu hoặc trái phiếu) là

một hình thức thanh toán được áp dụng độc lập hoặc kết hợp trong việc trả

thù lao cho người bán sáng chế.

6) Thanh toán bằng cách trao đổi tài liệu kỹ thuật là hình thức trong đó,

bên sáng chế đồng thời là bên mua; hai bên trao đổi sáng chế cho nhau

(feedback).

Trong điều khoản thanh toán, người ta còn quy định về các vấn đề như:

đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, cơ sở để tính trị giá của sản

phẩm được chế tạo ra hoặc được bán ra và cách thức thanh toán các khoản

khấu trừ v.v...

f) Trách nhiệm của bên bán trong hợp đồng mua bán sáng chế:

Về cơ bản, bên bán phải đảm bảo cho bên mua thực hiện được những

quyền đã chuyển cho bên mua trên cơ sở hợp đồng đã ký kết. Do đó, bên

bán bao giờ cũng phải chịu trách nhiệm về tính mới mẻ của sáng chế, về hiệu

quả kinh tế của sáng chế trong phạm vi được bên bán đảm bảo, về việc

thường xuyên nộp thuế bằng sáng chế để duy trì hiệu lực của bằng sáng chế

về việc chuyển giao những cải tiến kỹ thuật có liên quan đến sáng chế.

Ngoài ra, đôi khi hợp đồng còn quy định trách nhiệm của bên bán phải

giúp đỡ bên mua tổ chức sản xuất, cung cấp phụ tùng, dụng cụ, cụm chi tiết

hay bán thành phẩm và nguyên liệu. Có khi hợp đồng còn có điều khoản đặc

biêht buộc bên bán phải đảm bảo giúp cho bên mua có đủ khả năng sản xuất

Page 175: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

ra sản phẩm được sản xuất tại xí nghiệp của bên bán, khi bên mua sử dụng

đúng đắn những tài liệu kỹ thuật đã nhận được.

g) Trách nhiệm của bên mua trong hợp đồng mua bán li-xăng:

Trách nhiệm của bên mua là trả tiền thù lao kịp thời và đầy đủ. Để thực

hiện trách nhiệm này, bên mua phải xuất trình kịp thời bảo lãnh của ngân

hàng, phải chịu các khoản chi phí có liên quan đến việc đổi tiền và chuyển

tiền trả cho bên bán.

Ngoài ra, hợp đồng còn ràng buộc bên mua trách nhiệm phải sử dụng

đối tượng của hợp đồng mua bán sáng chế, phải nghiêm khắc tuân theo

những chỉ dẫn kỹ thuật của bên bán và phải sản xuất ra những sản phẩm có

chất lượng như chất lượng của sản phẩm chế tạo tại xí nghiệp của bên bán.

Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, bên mua không được trực tiếp

hay gián tiếp cạnh tranh với hàng do bên bán làm ra.

Đôi khi, người ta còn quy định việc bên mua phải tổ chức một số công

việc về quảng cáo cho các sản phẩm sản xuất theo sáng chế đã thỏa thuận.

h) Thời hạn hiệu lực của li-xăng. Những điều kiện chấm dứt hiệu lực của hợp đồng mua bán li-xăng:

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng mua bán li-xăng phụ thuộc trước tiên

vào thời gian có lợi cho việc khai thác sáng chế. Bên bán sáng chế thường

thích ký kết những hợp đồng dài hạn, nếu thời hạn hiệu lực của bằng sáng

chế sắp hết; bởi vì trong trường hợp này, bên bán vẫn thu được tiền thù lao

ngay cả khi bằng sáng chế hết hiệu lực. Thời hạn hiệu lực dài hạn của hợp

đồng còn có lợi cho bên bán khi đối tượng của hợp đồng là bí mật sản xuất,

bởi vì nhờ đó mà bí mật không bị lộ trong một thời gian khá dài. Ngược lại,

nếu bên bán muốn bản thân mình chiếm được thị trường để tự mình sẽ bán

hàng của mình, sau khi kết thúc thời hạn hiệu lực của hợp đồng, hoặc nếu

bên mua là hãng không quen biết thì bên bán cố gắng hạn chế bớt thời gian

hiệu lực của hợp đồng sao cho càng ngắn càng tốt; đồng thời bên bán sẽ còn

Page 176: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

đưa vào hợp đồng điều kiện cho phép chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như

vì lý do vi phạm hợp đồng hoặc vì bên mua phá sản...

Trước kia, hợp đồng mua bán li-xăng thường có thời hạn hiệu lực 15 -

20 năm. Trong thời gian gần đây thời hạn này có khuynh hướng giảm đi. Điều

này có nguyên nhân trước hết là sự hao mòn vô hình nhanh chóng của máy

móc, thiết bị và quy trình công nghệ. Ngày nay, phổ biến nhất là các hợp đồng

có thời hạn hiệu lực khoảng 5-10 năm.

4. Một số điều khoản hạn chế trong hợp đồng mua bán li-xăng

a) Hạn chế xuất khẩu: Thường bên bán sáng chế không muốn bên mua

đưa ra thị trường cạnh tranh với họ. Do đó, trong một số điều khoản bên bán

có thể đòi cấm hoàn toàn việc xuất khẩu, hoặc họ yêu cầu bên mua sáng chế

khi xuất khẩu phải xin phép hoặc trao đổi trước. Ở Việt Nam, theo điều lệ

201/HĐBT ngày 28/12/1988, điều khoản cấm xuất khẩu được coi là bất hợp

pháp.

b) Hạn chế về ấn định giá: Nếu bên mua sáng chế sau này sản xuất có

giá rẻ hơn so với bên bán sáng chế thì bên bán đòi ấn định phải bán sản

phẩm theo một mức giá cao, do đó không thể cạnh tranh được với bên bán.

Điều lệ của nước ta cũng không cho phép áp dụng kiểu ấn định giá này đối

với những sản phẩm mà Việt Nam phải nhập li-xăng của nước ngoài.

c) Hạn chế về khối lượng sản xuất: Theo đó bên bán sáng chế buộc

bên mua không được phép sản xuất quá một khối lượng quy định. Luật lệ của

nhiều nước cũng như luật lệ của ta không cho phép thi hành hạn chế này.

d) Hạn chế tự do mua nguyên liệu, vật liệu: Theo đó, bên bán sáng chế

buộc phải mua các sản phẩm của họ. Nhiều nước đã phản đối điều khoản

này.

e) Hạn chế vi phạm sử dụng: Theo đó, người bán sáng chế yêu cầu

người mua chỉ được phép sử dụng một lãnh vực cụ thể nào đó. về vấn đề

này, luật lệ của nhiều nước cũng không chấp nhận.

Page 177: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Ngoài ra còn một số hạn chế khác như vấn đề tiêu thụ sản phẩm,

không gian và thời gian sử dụng v.v... Nói chung điều lệ của mỗi nước có quy

định một khác về những điều khoản hạn chế này.

* MUA BÁN DỊCH VỤ KỸ THUẬT

1. Khái niệm về dịch vụ kỹ thuật và các loại hình của chúng

Trong vòng 10 - 15 năm gần đây, việc mua bán các dịch vụ kỹ thuật đã

trở thành một ngành buôn bán độc lập trên thị trường thế giới. Những dịch vụ

này có thể chia làm hai nhóm: nhóm thứ nhất có các dịch vụ có liên quan đến

việc xây dựng một công trình cụ thể nào đó như: nghiên cứu sơ bộ vấn đề

đầu tư vào một xí nghiệp; xác định doanh lợi của việc đầu tư đó; lựa chọn

phương án tối ưu cho việc đầu tư; làm thiết kế sơ bộ; thiết kế kỹ thuật và thiết

kế thi công; chuẩn bị những cuộc đàm phán theo dõi thực hiện quá trình thi

công, cung cấp và thực hiện các công tác. Nhóm thứ hai là các dịch vụ có tính

chất tổng hợp nhất như: nghiên cứu những điều kiện kinh tế tài chính và xã

hội của một nước, của một khu vực, hoặc của một xí nghiệp nào đó; cải tiến

tổ chức và quản lý sản xuất; giải quyết những vấn đề năng lượng và những

vấn đề về sử dụng nhân công, phát triển cấu trúc hạ tầng v.v... Trong các

nước tư bản chủ nghĩa, những dịch vụ này tập hợp trong khái niệm "dịch vụ

in-gi-nia-rinh" (Engineering).

Thời kỳ đầu, dịch vụ in-gi-nia-rinh xuất hiện ở nước Anh trong lĩnh vực

xây dựng dân dụng. Ở thời kỳ đó, dịch vụ in-gi-nia-rinh chỉ bao gồm những

dịch vụ thuộc lao động trí óc, có liên quan hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với

việc xây dựng một công trình hay chế tạo một sản phẩm. Vì thế theo nguồn

gốc xuất phát của nó người ta định nghĩa in-gi-nia-rinh là tổng hợp những

công trình nghiên cứu và luận chứng (theo quan điểm tối ưu) về kinh tế kỹ

thuật trước khi lập đề an đối với quy trình công nghệ hoặc đối với tiêu bản

được tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc trong thực tiễn, việc làm thiết kế

công nghiệp từ khâu sơ khảo đến khâu thiết kế chi tiết cho một sản phẩm

hoặc cho một công trình. Kể cả việc lập biên bản chi tiết trang bị phù hợp với

yêu cầu của người đặt hàng và việc cung cấp những dịch vụ tiếp theo hoặc

Page 178: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

cho ý kiến tư vấn khi đưa sản phẩm đó vào sản xuất và sử dụng có tính chất

công nghiệp trong quá trình xây lắp và vận hành.

Trong thực tế hiện nay, các dịch vụ in-gi-nia-rinh không còn chỉ bó hẹp

ở phạm vi sản phẩm của lao động trí óc, với những công trình nghiên cứu,

những đề án thiết kế và những ý kiến tư vấn về kỹ thuật mà trong nhiều

trường hợp, dịch vụ in-gi-nia-rinh được thực hiện kèm theo với việc cung cấp

thiết bị, bao thầu xây dựng công trình cho đến khi hoàn chỉnh.

Trở thành đối tượng của hợp đồng ngoại thương có thể là một trong

những dịch vụ kỹ thuật kể trên đây, cũng có thể là tổng hợp toàn bộ những

dịch vụ đó kèm với việc cung cấp thiết bị và bao thầu xây dựng công trình

theo điều kiện "chìa khóa trao tay" (tum-key); tức là đặt toàn bộ xí nghiệp đã

xây dựng xong và đã đưa vào sản xuất dưới quyền định đoạt vào tay của

người đặt hàng.

Thực hiện những dịch vụ trên đây, trên thị trường tư bản chủ nghĩa, có

thể là kỹ sư - cố vấn độc lập, những công ty in-gi-nia-rinh chuyên nghiệp hoặc

những hãng công nghiệp. Các kỹ sư cố vấn là những công ty in-gi-nia-rinh

chuyên nghiệp chỉ cung cấp các dịch vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực lao động trí

óc. Còn các hãng công nghiệp thường kinh doanh kết hợp các dịch vụ kỹ

thuật với những hoạt động sản xuất; thậm chí có khi hãng công nghiệp chỉ

nhận cung cấp dịch vụ kỹ thuật nào đó nếu người đặt hàng đồng ý mua thiết

bị do hãng đó sản xuất.

2. Những điều khoản chủ yếu của hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trên thị trường quốc tế

Tùy theo đặc điểm và khối lượng dịch vụ kỹ thuật được mua bán, trên

thực tế, người ta sử dụng nhiều loại hợp đồng khác nhau. Khi mua bán dịch

vụ tư vấn kỹ thuật hoặc hợp đồng thuê chuyên gia để làm những công việc

nhất định. Còn khi mua bán dịch vụ thi công, người ta thường ký kết hợp

đồng bao thầu hoặc hợp đồng giúp đỡ kỹ thuật thi công (hợp đồng xây lắp...).

Page 179: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong trường hợp các dịch vụ kỹ thuật được cung cấp cùng với thiết bị

máy móc, người ta có thể hoặc liệt kê các dịch vụ thành một điều khoản của

hợp đồng mua bán thiết bị hoặc ký kết một hợp đồng riêng. Trong buôn bán

giữa các nước, người ta thường áp dụng những hợp đồng mẫu do các liên

đoàn quốc gia hoặc các liên đoàn quốc tế của các hãng kỹ thuật, hoặc do ủy

ban kinh tế Châu Âu của Liên hiệp quốc thảo ra. Trong số những hợp đồng

mẫu đó, đáng chú ý nhất là "Mẫu hợp đồng quốc tế giữa người đặt hàng với

người hướng dẫn kỹ thuật" và "Điều kiện chung quốc tế của hợp đồng giữa

người đặt hàng với người hướng dẫn kỹ thuật (IGRA 1963)" "Mẫu hợp đồng"

và "Điều kiện chung" này do "Liên đoàn quốc tế của các kỹ sư cố vấn"

(Federation Internationale des ingeneurs conseillers - gọi tắt là: FIDIC) thảo

ra.

1. Một số điểm trong điều kiện chung của hợp đồng giữa người đặt hàng với người hướng dẫn kỹ thuật "IGRA 1963"

a) Đối tượng của hợp đồng:

Đối tượng của hợp đồng này là việc thực hiện bất kỳ loại dịch vụ kỹ

thuật nào của người kỹ sư - cố vấn bao gồm việc cung cấp ý kiến tư vấn về

các vấn đề kỹ thuật, việc thiết kế các công trình và giám sát thi công các công

trình đó.

b) Quyền hạn và nghĩa vụ của người đặt hàng và của người kỹ sư cố vấn:

Theo điều khoản này, người kỹ sư - cố vấn phải hoạt động trong lĩnh

vực chuyên môn của mình như một người cố vấn trung thực và như một

người trung gian vô tư giữa người đặt hàng với người nhận bao thầu công

trình; còn người đặt hàng phải cung cấp cho kỹ sư cố vấn tất cả những số liệu

hiện có và cần thiết đối với kỹ sư - cố vấn để thực hiện những nghĩa vụ của

mình.

Để đảm bảo, trong một phạm vi nào đó, tính trung thực và vô tư của kỹ

sư - cố vấn, hợp đồng quy định rằng thù lao duy nhất của kỹ sư - cố vấn là số

Page 180: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

tiền mà hợp đồng đã xác định. Kỹ sư - cố vấn không được nhận bất kỳ một

khoản hoa hồng, một khoản tiền gián tiếp nào khác, cũng không thu lợi nhuận

trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách lợi dụng những hiểu biết của mình về thiết

kế các quy trình công nghệ hay về thiết kế sản phẩm mới.

Trách nhiệm của kỹ sư - cố vấn là xác nhận những công việc đã hoàn

thành để dựa vào đó làm căn cứ, người đặt hàng trả tiền cho người bao thầu.

Hợp đồng có thể cho phép người kỹ sư - cố vấn được nhờ một kỹ sư -

cố vấn khác hoặc một chuyên viên khác giúp đỡ, nếu việc này đã được người

đặt hàng thỏa thuận trước bằng văn bản. Những chi phí về việc này do kỹ sư

- cố vấn phải chịu.

c) Cách xác định thù lao cho kỹ sư – cố vấn:

Thù lao của kỹ sư - cố vấn có thể là một trong ba dạng dưới đây:

- Một khoản tiền tính trên cơ sở tiền lương theo thời gian cộng với các

phụ phí;

- Một mức % tính theo trị giá của công việc cộng với những phụ phí;

- Một khoản tiền xác định cộng với các phụ phí;

Mức lương ngày của kỹ sư - cố vấn, mức % của trị giá công việc hoặc

khoản tiền xác định đều được hai bên thỏa thuận ghi rõ trên hợp đồng.

Trong hợp đồng người ta cũng liệt kê tất cả những dịch vụ bổ sung có

thể xảy ra, đồng thời xác định rõ khái niệm "trị giá của công việc".

d) Điều kiện thanh toán:

Mỗi khi hoàn thành một giai đoạn công việc, người đặt hàng phải tạm

ứng tiền thù lao trả cho kỹ sư - cố vấn vào những thời hạn đã được thỏa

thuận trong hợp đồng. Tới khi kết toán, người ta mới tính lại các khoản tiền đã

tạm ứng, tiền thù lao tính theo thời gian cũng như các khoản phụ phí đều phải

được thanh toán hàng tháng. Nếu không có quy định gì khác tất cả các khoản

tiền phải trả đều thanh toán vào tài khoản của kỹ sư - cố vấn, ở tại ngân hàng

nước mình.

Page 181: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

e) Đồng tiền chi trả:

Đồng tiền của nước người kỹ sư - cố vấn được dùng làm đồng tiền

thanh toán. Nếu các bên lựa chọn đồng tiền của nước khác thì hợp đồng phải

quy định rõ tỷ giá chuyển đổi từ đồng tiền thanh toán sang đồng tiền của

nước người kỹ sư - cố vấn.

Ngoài những điều khoản trên đây, người ta còn có thể đưa vào hợp

đồng những điều khoản quy định cách thức chuẩn bị, ký kết, sửa đổi và chấm

dứt hợp đồng, cách thức giải quyết tranh chấp, cách thức điều hòa quan hệ

giữa hai bên khi công trình là đối tượng hợp đồng bị hư hỏng hay bị phá hoại

v.v...

2. Một số điều khoản của hợp đồng thầu (contract agreement)

a) Các bên của hợp đồng:

Trong quan hệ hợp đồng bao thầu, một bên - gọi là người thầu - phải

chịu chi phí và rủi ro hoàn thành trong một thời hạn nhất định một công việc

xác định do người đặt thầu giao cho làm, hoặc bằng vật liệu của người đặt

thầu hoặc bằng vật liệu của mình còn người đặt hàng phải tiếp nhận và trả

tiền cho công việc mà người thầu đã hoàn thành.

Trong quan hệ này, người thầu là một nhà kinh doanh độc lập. Người

này tự tổ chức lấy công việc, tự xác định lấy những phương pháp thực hiện

công việc. Khi cần thiết, và có sự thỏa thuận, người này có thể thu hút các

hãng khác vào làm việc với tư cách người thầu phụ (Sub-contractor) nhưng

bản thân vẫn chịu trách nhiệm trước người đặt thầu. Đối với người thầu phụ,

người thầu với danh nghĩa người thầu chính (General contractor) phải ký kết

hợp đồng với người thầu phụ. Hợp đồng này không liên quan đến người đặt

thầu.

Khi người thầu chịu trách nhiệm cung cấp những thiết bị thì trong hợp

đồng, người này mang tên là người cung cấp. Nhưng bản chất của quan hệ

hợp đồng vẫn là hợp đồng bao thầu.

Page 182: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

b) Đối tượng của hợp đồng này có thể là việc thực hiện từng dịch vụ

hay toàn bộ các dịch vụ kỹ thuật; kể từ khi làm nhiệm vụ thiết kế, làm thiết kế

cho đến khi đưa xí nghiệp vào sản xuất và đạt được công suất thiết kế.

c) Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng:

Người đặt thầu thường có trách nhiệm cung cấp cho người thầu bản đồ

và các tài liệu cần thiết khác, tổ chức cho chuyên gia của. Người thầu đến

thăm ở những khu vực dự định tiến hành công việc, cung cấp cho các chuyên

gia này phương tiện để đi lại và các vật liệu cần thiết. Sau khi hoàn thành

những nhiệm vụ đã được quy định trong hợp đồng, các chuyên gia của người

thầu phải báo cáo cho người đặt thầu biết về những công việc đã làm và

những kết quả đã đạt được. Thường thường, người thầu còn tiến hành lựa

chọn khu đất thi công và thu thập các số liệu ban đầu.

Trước khi làm dự kiến thi công, người thầu phải làm xong các bản thiết

kế. Những thiết kế này được lập ra trên cơ sở bản nhiệm vụ thiết kế do người

đặt thầu làm ra và trên cơ sở các số liệu ban đầu do người đặt thầu cung cấp.

Trong thiết kế sơ bộ, người thầu phải xác định được những chỉ tiêu kinh tế -

kỹ thuật chủ yếu của công trình; sơ đồ bố trí các công trình và các thiết bị;

nhu cầu về nguyên liệu, nước, nhiên liệu, số lượng nhân công và chuyên gia;

đồng thời kê khai chi tiết, các thiết bị cơ bản và vật liệu chủ yếu cần thiết cho

công trình. Thiết kế đó còn phải bao gồm cả những số liệu thi công, trong đó

có khối lượng công việc xây lắp, nhu cầu về vật liệu xây dựng và nhu cầu về

nhân công. Trên cơ sở thiết kế sơ bộ, người thầu làm thiết kế thi công.

Sau khi làm xong các bản thiết kế, người thầu cử chuyên gia đến nước

người đặt thầu để giám sát việc thực hiện những công việc đề ra trong thiết

kế.

Trong hợp đồng người ta thường dùng chữ "lắp máy" để chỉ tất cả công

việc lắp ráp, hiệu chỉnh và đưa thiết bị vào hoạt động sản xuất. Một dạng đặc

biệt của việc lắp máy là giám sát lắp ráp, nghĩa là theo dõi hướng dẫn kỹ

thuật về lắp ráp thiết bị khi người đạt thầu tự tiến hành xây dựng công trình.

Page 183: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong trường hợp này, người đặt thầu chịu trách nhiệm làm mọi việc chuẩn bị

lắp ráp, cung cấp dụng cụ gá lắp và vật liệu phụ, điện nước v.v...

Người thầu phải đảm bảo hoàn thành công việc trong thời hạn quy

định. Còn người đặt thầu phải kịp thời tiếp nhận công việc đã hoàn thành.

d) Trị giá của công việc:

Trị giá của công việc có thể được xác định: hoặc bằng một tổng số tiền

vốn được cung cấp tài chính về tất cả mọi công việc nói chung hoặc bằng

tổng số chi phí đã được khái toán, trong đó liệt kê rõ các loại công việc và trị

giá của từng công việc.

e) Thanh toán:

Trong điều khoản này, người ta quy định phương pháp xác định tiền

thù lao cho người thầu và các hình thức thanh toán tiền này. Thông thường,

người ta còn quy định việc bồi hoàn các chi phí thực tế mà người thầu đã chi

cộng với những khoản thù lao; hoặc quy định việc trả gọn một khoản tiền

được xác định trước. Theo cách thứ nhất, người thầu được bồi hoàn các

khoản chi phí có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng cộng với tiền thù lao

tính theo mức độ % so với chi phí sản xuất. Còn cách thứ hai, người thầu chỉ

nhận một khoản tiền trả gọn, người đặt thầu không biết đến những khoản chi

tiêu mà người thầu bỏ ra.

Trong hợp đồng bao thầu, người ta còn quy định trách nhiệm của người

thầu khi vi phạm hợp đồng, quy định cách giải quyết tranh chấp, cách thức

hủy bỏ hay điều chỉnh hợp đồng v.v...

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Công nghệ học là gì? Giữa công nghệ học và kỹ thuật có mối quan

hệ thế nào?

2. Nội dung hợp đồng mua bán công nghệ thường bao gồm những điều

khoản nào?

Page 184: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

3. Thế nào là sáng chế? Sáng chế có đặc điểm gì? Giữa sáng chế và

phát minh có gì giống nhau và có gì khác nhau?

4. Bí quyết kỹ thuật là gì? Bí quyết kỹ thuật có những đặc điểm gì?

5. Pháp luật bảo vệ thế nào đối với người chủ của sáng chế?

6. Hãy phân biệt li-xăng và pa-tăng?

7. Hãy trình bày sự khác nhau giữa li-xăng toàn quyền, li-xăng đặc

quyền và li-xăng giản đơn.

8. Trị giá của một li-xăng phụ thuộc vào những nhân tố nào?

9. Hợp đồng mua bán li-xăng có những điều khoản chủ yếu nào?

10. Engineering là gì? Ý nghĩa của nó đối với việc xuất khẩu máy móc

thiết bị ra sao?

BÀI TẬP

Chúng ta thỏa thuận thuê một kỹ sư trưởng người nước ngoài để

hướng dẫn ta sản xuất que hàn dưới nước, với mức lương 3000 USD/1

tháng. Thời gian thuê là 6 tháng. Bạn hãy dự thảo hợp đồng thuê chuyên gia

đó.

Chương 8. NGHIỆP VỤ THUÊ VÀ CHO THUÊ THIẾT BỊ

* KHÁI NIỆM VỀ THUÊ VÀ CHO THUÊ THIẾT BỊ

Cho thuê thiết bị là việc một xí nghiệp này (gọi là người cho thuê) giao

cho một xí nghiệp khác (gọi là người đi thuê) được quyền sử dụng máy móc

thiết bị theo những điều kiện nhất định, trong một thời hạn nhất định. Để đền

bù lại việc đó, người đi thuê phải trả một khoản tiền nhất định, trong những kỳ

hạn nhất định, cho xí nghiệp cho thuê.

Về bản chất kinh tế, việc cho nước ngoài thuê thiết bị cũng là một

phương thức di chuyển thiết bị ra thị trường ngoài nước (để xuất khẩu). Đồng

thời đầy lại là một hình thức đặc biệt của việc cung cấp vốn xuất khẩu.

Page 185: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Tuy nhiên, việc tiêu thụ máy móc và thiết bị qua hình thức cho thuê có

những đặc điểm khác hẳn với việc bán đoạn (mua đứt) hàng hóa đó ở chỗ:

- Khi cho thuê, người xuất khẩu vẫn còn giữ quyền sở hữu đối với máy

móc thiết bị. Còn khi bán đoạn máy móc thiết bị thì quyền sở hữu hàng đó

chuyển từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu, nếu hợp đồng không quy

định gì khác, hoặc ngay vào lúc ký kết hợp đồng hoặc vào lúc giao hàng.

- Việc tiêu thụ máy móc thiết bị bằng cách cho thuê không giúp cho

người xuất khẩu thu hồi toàn bộ giá trị hàng hóa vào một lúc hoặc vào một

thời kỳ nhất định như khi bán đoạn. Trong hình thức cho thuê thiết bị, giá trị

của thiết bị được thực hiện một cách dần dần thông qua việc thu tiền thuê

trong suốt một thời gian dài. Chính vì đặc điểm này, xét về mặt tài chính, việc

tiêu thụ bằng cách cho thuê máy móc thiết bị rất giống việc bán chịu (bán

trong điều kiện có tín dụng) dài hạn.

Việc thuê và cho thuê thiết bị ở phạm vi quốc tế là việc mới bắt đầu

phát triển từ những năm 60 của thế kỷ này. Nhưng nó đã được chuẩn bị từ

lâu bởi nghiệp vụ cho thuê ở phạm vi quốc gia. Ngày nay, nghiệp vụ thuê và

cho thuê thiết bị, ở cả phạm vi quốc gia lẫn trong phạm vi quốc tế, đều phát

triển rất nhanh, đặc biệt từ nửa sau những năm 70 sang đầu thập kỷ 80. Đến

cuối những năm 80 đã có tới trên 700 công ty cho thuê thiết bị hoạt động

trong 56 nước.

Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự phát triển nhanh như vậy là sự tiến

bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Sự tiến bộ như vũ bão của khoa học

kỹ thuật đã làm cho máy móc thiết bị hao mòn vô hình nhanh chóng. Do đó

các chủ xí nghiệp buộc phải luôn luôn đổi mới công cụ sản xuất. Vận dụng

phương thức thuê thiết bị, họ sẽ được lợi ở chỗ vừa khỏi bị đọng vốn, vừa

khỏi sợ thiết bị "chóng già".

những nước tư bản phát triển, Nhà nước thường có chính sách

khuyến khích đổi mới tư bản cố định. Họ thường đề ra những biện pháp ưu

đãi đối với các công ty kinh doanh cho thuê thiết bị khi các công ty này nhập

Page 186: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

khẩu thiết bị mới. Ví dụ ở Anh khi các công ty này nhập khấu thiết bị thì được

giảm thuế từ 25 đến 100%.

Đối với nhà xuất khẩu, việc cho thuê thiết bị đem lại lợi nhuận cao hơn

việc bán đứt. Theo tài liệu của báo chí Mỹ, một thiết bị trị giá bán tiền ngay là

100.000 USD, nếu được bán chịu trong 5 năm thì giá sê là 112.000 USD. Nếu

nó được bán theo điều kiện trả kỳ hạn trong vòng 10 năm và đặt trước 25% trị

giá thiết bị thì người mua phải trả tới 132.000USD. Nếu thiết bị đó được đem

cho thuê trong thời hạn 5 năm thì nhà xuất khẩu sẽ thu về được 140.000

USD.

* CÁC LOẠI HÌNH THUÊ VÀ CHO THUÊ THIẾT BỊ

Trong thực tiễn buôn bán, người ta chia nghiệp vụ thuê và cho thuê

thiết bị làm hai loại hình chính:

- Leasing là hình thức cho thuê dài hạn (tới 15 năm). Đối tượng của

hợp đồng thường là những thiết bị kỹ thuật công nghiệp, kể cả thiết bị toàn

bộ. Những công ty kinh doanh leasing thường chỉ đơn thuần làm chức năng

tài chính, với nghiệp vụ cung cấp vốn (financing) cho những hoạt động về việc

giao cho người đi thuê quyền sử dụng những thiết bị cần thiết. Có chủ xí

nghiệp bán nhà máy của mình cho hãng leasing rồi sau đó lại thuê lại để kinh

doanh. Trong trường hợp này, nghiệp vụ đi thuê có tên gọi là nghiệp vụ thuê

lại (tiếng Anh là lease-back).

- Renting (còn gọi là "hiring") là cho thuê ngắn hạn, thường dưới 3 năm.

Đối tượng cho thuê, trong trường hợp này, chủ yếu là những thiết bị tiêu

chuẩn hóa như ôtô, máy kéo, toa xe, máy làm đường như bulldozer,

autograder, seraper v.v... Những công ty kinh doanh "renting" thường là

những xí nghiệp buôn bán thông thường, có một số máy nhàn rỗi dành vào

việc cho thuê và có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật với nghiệp vụ chuyên môn

cung cấp dịch vụ lắp ráp, khai thác những máy móc nói trên. Công ty cũng

thường bổ sung "giàn" máy móc của mình bằng cách mua những máy móc

mới nhất, hoàn chỉnh nhất.

Page 187: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Ngoài hai loại hình thuê và cho thuê thiết bị trên đây, trong thực tiễn

buôn bán quốc tế, người ta còn sử dụng một nghiệp vụ mang tính chất "nửa

thuê, nửa mua". Đó là nghiệp vụ thuê — mua (tiếng Anh hire-purchase).

Trong nghiệp vụ này, công ty cho thuê nắm quyền sở hữu tài sản cho đến khi

hết thời hạn hợp đồng. Sau khi người thuê thực hiện đầy đủ các điều kiện quy

định của hợp đồng về việc trả tiền thuê và trả tiền tài sản, người này sẽ trở

thành chủ sở hữu về tài sản đã thuê. Nói cách khác, đầy là loại hợp đồng mà

một đương sự trước là thuê, sau là mua tài sản - đối tượng của hợp đồng.

Trong ba loại hình nghiệp vụ kể trên đây, nghiệp vụ leasing là nghiệp vụ

chủ yếu nhất. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế đã nắm lấy nghiệp vụ này, coi

đây là công cụ làm giàu có hiệu quả ở nhiều nơi. Ví dụ, công ty Tài chính

Quốc tế (International Financial Company - IFC) - một chi nhánh của Ngân

hàng Quốc tế phục hưng và phát triển IBRD - đã tổ chức các công ty leasing

ở Colombia, Jordanie, Thái Lan, Nam Triều Tiên, Sri-Lanca, Philippine,

Uruguay.

* HỢP ĐỒNG THUÊ THIẾT BỊ

Cũng như nhiều loại hợp đồng khác, hợp đồng thuê thiết bị là một hợp

đồng ứng thuận (consensual contract) và là một hợp đồng đền bù (onerous

contract). Trong đó cả bên cho thuê lẫn bên đi thuê đều có nghĩa vụ tương

ứng.

Nghĩa vụ cơ bản của người cho thuê là phải kịp thời giao thiết bị trong

tình trạng thích hợp với việc sử dụng, sao cho người đi thuê có thể sử dụng

và khai thác được.

Đối với người đi thuê, nghĩa vụ cơ bản là phải trả tiền thuê thiết bị. Tiền

thuê có thể được trả làm nhiều lần, từng tuần, từng tháng hay từng quý. Cũng

có trường hợp tiền thuê được trả ngay lúc thuê (thường là trường hợp thời

hạn thuê dưới 1 tháng). Trong trường hợp này, hợp đồng leasing được gọi là

"hợp đồng thuê trả trước" (prepaid lease).

Page 188: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Người đi thuê còn có trách nhiệm sử dụng thiết bị theo đúng công dụng

của nó, không được làm hư hỏng thiết bị. Ví dụ trong trường hợp thuê xe ô tô

vận tải, người ta không cho phép người đi thuê chở một vật đang bốc cháy và

không được chở hàng vào khu vực đang cháy.

Khi hợp đồng đã hết hiệu lực, người đi thuê hoặc phải hoàn lại thiết bị

phù hợp với tình trạng lúc nhận, có trừ đi những hao mòn định mức, hoặc có

thể mua lại thiết bị đã thuê. Theo thống kê ở Mỹ, trong số 100 hợp đồng cho

thuê đã được ký kết thì 95 hợp đồng kết thúc bằng cách bán thiết bị cho

người thuê hoặc cho một người khác.

Về việc bảo dưỡng máy và thiết bị trong thời gian cho thuê cũng như về

việc tính tiền khấu hao, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên, hợp đồng có thể

quy định điều này thuộc nghĩa vụ của người đi thuê, hoặc của người cho

thuê.

Trong thực tiễn, người ta sử dụng hai loại hợp đồng sau đây:

a) Hợp đồng tài chính (Financial lease): theo hợp đồng này, công ty cho

thuê không chịu bất kỳ chi phí nào về bảo quản tài sản cũng như những chi

phí khác có thể xảy ra đối với tài sản cho thuê sau khi hợp đồng đã được ký

kết. Không bên nào được phép hủy hợp đồng trước thời hạn. Quyền sở hữu

đối với tài sản thuê, sau khi hợp đồng chấm dứt, tùy thuộc vào sự thỏa thuận

đạt được trong hợp đồng, cụ thể là: người đi thuê có thể mua đứt tài sản thuê

hoặc có thể tiếp tục thuê lại tài sản, hoặc có thể hoàn trả lại tài sản cho người

chủ tài sản.

Hợp đồng thuê tài chính thường có thời hạn hiệu lực khoảng từ 3 đến 7

năm.

Hợp đồng thuê tài chính có một số biến tướng như:

* Hợp đồng "bear lease", trong đó người đi thuê còn làm thêm một số

chức năng của người cho thuê như: làm thủ tục nhận và trả tiền đăng ký biển

số cho thiết bị (nhất là khi thiết bị được thuê là thiết bị vận tải).

Page 189: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

* Hợp đồng "cost plus lease", trong đó người cho thuê, với một số tiền

thu thêm, còn làm một số công việc về bảo dưỡng máy.

b) Hợp đồng thuê sử dụng (Operating lease): Theo hợp đồng này,

người cho thuê phải chịu mọi chi phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cho thuê.

Để làm được nghĩa vụ này, người cho thuê phải thông thạo chuyên môn về kỹ

thuật sửa chữa và bảo dưỡng máy móc cho thuê để có thể phục vụ người đi

thuê. Sau khi hợp đồng hết hiệu lực, tài sản được hoàn trả lại cho người chủ

tài sản (người cho thuê). Những tài sản thuê theo loại hợp đồng này thường

là những tài sản chóng bị lạc hậu.

Hợp đồng thuê sử dụng thường có thời hạn hiệu lực ngắn (không quá 3

năm).

* TRÌNH TỰ LẬP VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THUÊ THIẾT BỊ

1. Trước khi làm hợp đồng

Người đi thuê liên hệ với nhà kinh doanh tài sản để xác định loại tài sản

cần thuê, sau đó liên hệ với hãng "leasing" bằng cách ghi đầy đủ các chi tiết

của tài sản cần thuê như: Loại tài sản, tính năng, tác dụng, kích cỡ, thời hạn

sử dụng, địa điểm định lắp đặt tài sản, đại lý bán hàng hay nhà sản xuất, thời

hạn hợp đồng, chi tiết công trình, điều kiện tài chính của người đi thuê để cho

hãng leasing xem xét.

2. Lập hợp đồng

Sau khi chấp nhận đơn của người đi thuê, hãng leasing liên hệ với nhà

kinh doanh tài sản để có thêm các chi tiết như: thời hạn hợp đồng, số tiền

thanh toán v.v... Sau khi thỏa thuận về các điều kiện của hợp đồng, hãng

leasing và người đi thuê cùng nhau dự thảo và ký kết hợp đồng.

3. Sau khi ký hợp đồng

Trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết, hãng leasing thu xếp mua loại tài

sản mà người đi thuê đã yêu cầu, rồi trực tiếp giao tài sản đó cho người đi

thuê. Người đi thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê tài sản theo những

Page 190: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng

(tức trong thời hạn thuê), người đi thuê chịu trách nhiệm bảo quản tài sản và

hãng leasing tiến hành mua bảo hiểm tài sản.

4. Chấm dứt hợp đồng

Quyền sử dụng đối với tài sản sau khi chấm dứt hợp đồng, như đã trình

bày ở trên, thực tế tùy thuộc ở sự thỏa thuận đạt được trong hợp đồng. Tiền

thuê tài sản mà hãng leasing đòi hỏi người đi thuê phải thanh toán phụ thuộc

vào những chi phí có liên quan, suất lãi hiện hành, chi phí vận hành, những

rủi ro thương mại trong thời gian hiệu lực của hợp đồng v.v... Hãng leasing có

thể thu tiền thuê trước theo một tỉ lệ nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ thu trước này

lại phụ thuộc vào khả năng vay vốn của người đi thuê.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Leasing là gì? Leasing có tác động thế nào đối với buôn bán quốc

tế?

2. Thuê mua là gì? Nghĩa vụ của người đi thuê và người cho thuê

thường được, quy định thế nào trong hợp đồng thuê mua?

3. Chúng ta có thể gặp những loại nào về hợp đồng thuê thiết bị?

Người cho thuê và người đi thuê có nghĩa vụ thế nào trong mỗi trường hợp

thuê như thế?

BÀI TẬP

Chúng ta cần có 40 xe tải có trọng tải 40 tấn/cái, nhưng lại đang thiếu

vốn. Giá bán tiền ngay của xe đó là 100.000 USD/cái. Giá đi thuê mỗi xe đó là

2000 USD/1 tháng/cái. Thời hạn thuê được bắt đầu tính từ ngày giao xe

xuống tàu. Cước phí chở đi và chở về do người đi thuê chịu.

Trong khi đó, lãi suất tiền vay ngân hàng là 6% năm.

Bạn hãy tính toán để cân nhắc việc đi vay tiền để mua với việc đi thuê

40 xe tải này, trong đó việc nào có lợi hơn cho doanh nghiệp của bạn?

Page 191: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Chương 9. THU MUA, CUNG ỨNG HÀNG XUẤT KHẨU

* TÌM HIỂU NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU

Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa có hai khâu liên hệ mật thiết với nhau:

(a) thu mua, huy động hàng xuất khẩu từ các đơn vị kinh tế trong nước và (b)

ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài. Thu mua hàng xuất

khẩu là tiền đề vật chất của xuất khẩu hàng hóa.

Muốn tổ chức tốt việc thu mua, huy động hàng xuất khẩu, một mặt cần

quán triệt quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến

khích phát triển sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, đơn vị ngoại thương phải

có biện pháp phân loại và quản lý tốt từng loại nguồn hàng, đi sâu nghiên cứu

nguồn hàng để phát triển nguồn hàng, có phương thức huy động thích hợp.

I - PHÂN LOẠI NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU

Các nguồn hàng xuất khẩu có thể được phân loại theo ba (03) tiêu

thức:

1. Phân loại theo chế độ phân cấp quản lý gồm có:

- Nguồn hàng thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước. Đây là những mặt

hàng mà Nhà nước đã cam kết giao cho nước ngoài trên cơ sở những hiệp

định (hiệp định thương mại, hiệp định hợp tác sản xuất, hiệp định hợp tác

khoa học v.v...) hoặc nghị định thư hàng năm. Sau khi đã ký kết các hiệp định

hoặc nghị định thư với nước ngoài, Nhà nước phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị

sản xuất, để các đơn vị này phải giao nộp hàng xuất khẩu. Vì thế, đối với đơn

vị ngoại thương nguồn hàng này khá được bảo đảm cả về mặt số lượng, chất

lượng và thời hạn giao hàng.

- Nguồn hàng ngoài kế hoạch: Nguồn hàng ngoài kế hoạch gồm những

mặt hàng sản xuất lẻ tẻ. Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu căn cứ vao nhu

cầu của thị trường ngoài nước tiến hành sản xuất, thu mua, chế biến theo số

lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng đã hoặc sẽ được thỏa thuận với

khách hàng nước ngoài.

Page 192: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Phân loại nguồn hàng theo đơn vị giao hàng

Các đơn vị kinh doanh xuất khẩu có thể mua, huy động (như đổi hàng,

cho gia công, cho làm đại lý thu mua):

- Từ các xí nghiệp công nghiệp trung ương và địa phương.

- Từ các xí nghiệp nông, lâm nghiệp trung ương và địa phương.

- Từ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

- Từ các cơ sở công ty hợp doanh.

- Từ các hợp tác xã, tư nhân, hộ gia đình.

- Từ các xí nghiệp bán buôn.

- Từ các xí nghiệp sản xuất của xí nghiệp thương nghiệp.

- Từ các xí nghiệp trực tiếp thuộc cơ quan mình.

3. Phân loại nguồn hàng theo phạm vi phân công của đơn vị kinh doanh xuất khẩu, gồm có:

- Nguồn hàng trong địa phương là nguồn hàng nằm trong khu vực hoạt

động của đơn vị kinh doanh đó. Ví dụ, đối với một công ty liên hiệp ngoại

thương tỉnh, nguồn hàng trong tỉnh là nguồn hàng trong địa phương.

- Nguồn hàng ngoài địa phương là nguồn hàng không thuộc phạm vi

phân công cho đơn vị ngoại thương đó thu mua, nhưng đơn vị đã tranh thủ

lập được quan hệ cung cấp hàng xuất khẩu.

Trong mối quan hệ giữa hai nguồn hàng trên đây, phương châm giải

quyết là: cố gắng tận thu mua đối với nguồn hàng trong địa phương, tranh thủ

điều kiện thuận lợi khai thác nguồn hàng ngoài địa phương, hết sức tránh việc

"tranh mua" với tổ chức ngoại thương ở địa phương sở tại.

Ngoài những nguồn hàng đã kể trên đây, đối với những xí nghiệp và

liên hiệp xí nghiệp được giao quyền trực tiếp xuất khẩu thì nguồn hàng quan

trọng nhất là những sản phẩm của chính xí nghiệp mình hoặc của các xí

nghiệp thành viên.

Page 193: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

II - NGHIÊN CỨU NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU

Muốn khai thác và phát triển nguồn hàng, đơn vị ngoại thương phải

nghiên cứu nguồn hàng. Thông qua việc nghiên cứu nguồn hàng, ta có thể

nắm được khả năng cung cấp hàng xuất khẩu của các đơn vị trong ngành, và

ngoài ngành, trong địa phương và ngoài địa phương, quốc doanh và tư doanh

để khai thác, huy động cho xuất khẩu.

Nghiên cứu nguồn hàng cũng còn tạo cơ sở chắc chắn cho việc ký kết

và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Có hai phương pháp nghiên cứu nguồn hàng: phương pháp lấy mặt

hàng làm đơn vị nghiên cứu và phương pháp lấy cơ sở sản xuất làm đơn vị

nghiên cứu.

Lấy mặt hàng làm đơn vị nghiên cứu: theo phương pháp này, người ta

nghiên cứu tình hình khả năng sản xuất và tiêu thụ của từng mặt hàng. Dùng

phương pháp này, người ta làm phiếu theo dõi đối với từng mặt hàng. Nói

chung, ở mỗi phiếu đều có những khoản mục như sau:

PHIẾU THEO DÕI MẶT HÀNG X

Yêu cầu của khách hàng

Nguồn hàng đã có quan hệ

Nguồn hàng chưa có quan hệ

Số

lượng

Giá trị Tên

người

cung

cấp

Số

lượng

Giá trị Tên

người

cung

cấp

Số

lượng

Giá trị

Dùng phương pháp này, ta có thể biết được tình hình chung về khả

năng sản xuất và nhu cầu xuất khẩu từng mặt hàng. Nhưng muốn tìm hiểu cụ

thể tình hình sản xuất của từng cơ sở thì phải vận dụng phương pháp thứ hai

sau đây.

Page 194: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Lấy cơ sở sản xuất làm đơn vị nghiên cứu: Theo phương pháp này,

người ta theo dõi năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm của từng cơ sở

sản xuất. Năng lực này thể hiện thông qua các chỉ tiêu: số lượng và chất

lượng hàng cung cấp hàng năm, giá thành, tình hình trang thiết bị, trình độ kỹ

thuật, số lượng công nhân, trình độ tổ chức và quản lý.

Phương pháp này giúp ta nắm tình hình của từng xí nghiệp hoặc từng

địa phương, nhưng lại không nắm được tình hình sản xuất và tiêu thụ từng

mặt hàng. Do đó, các tổ chức kinh doanh xuất khẩu thường phải dùng cả hai

phương pháp để bổ sung lẫn cho nhau.

* LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH HÀNG XUẤT KHẨU

Trong quan hệ giữa đơn vị ngoại thương với các đơn vị "chân hàng"

(tức đơn vị sản xuất, thu mua, chế biến hàng xuất khẩu), ba phương thức

giao dịch sau đây thường được vận dụng: xuất khẩu ủy thác, liên doanh, liên

kết xuất khẩu và thu mua hàng xuất khẩu.

I - XUẤT KHẨU ỦY THÁC

Trong phương thức xuất khẩu ủy thác, đơn vị "chân hàng" gọi là bên ủy

thác, giao cho đơn vị ngoại thương, gọi là bên nhận ủy thác, tiến hành xuất

khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận

ủy thác) nhưng với chi phí của bên ủy thác, về bản chất pháp lý, bên nhận ủy

thác là một đại lý hoa hồng của bên ủy thác. Cho nên phí ủy thác thực chất là

tiền thu lao (hoa hồng) trả cho đại lý. Trong trường hợp này, đơn vị ngoại

thương chắc chắn có hàng để giao cho khách hàng nhằm mục đích thực hiện

hợp đồng xuất khẩu.

II - LIÊN DOANH LIÊN KẾT XUẤT KHẨU

Trong phương thức này, đơn vị "chân hàng" cùng bỏ vốn kinh doanh

chung với đơn vị ngoại thương, lãi cung hưởng, lỗ cùng chịu, lãi lỗ và rủi ro

phân chia theo số vốn đóng góp của mỗi bên. Phần vốn góp của đơn vị chân

hàng thường là trị giá của bản thân hàng xuất khẩu, của đơn vị ngoại thương

Page 195: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

là khoản tiền để thu mua bổ sung hoặc để gia công, tái chế, đóng gói bao bì

và để chi những tạp phí về việc xuất khẩu.

III - THU MUA HÀNG XUẤT KHẨU

Phương thức thu mua trong trường hợp thu mua hàng nông lâm, thủy

sản được vận dụng khác với trường hợp thu mua hàng công nghiệp và thủ

công nghiệp.

1. Thu mua nông, lâm, thủy sản, đơn vị ngoại thương thường áp dụng những hình thức:

- Ký kết hợp đồng sản xuất, khai thác, đánh bắt với các đơn vị sản xuất

nông, lâm, thủy sản.

- Thu mua tự do từ những người sản xuất nhỏ trên cơ sở tự do thỏa

thuận về giá cả và các điều kiện giao dịch trong mỗi lần mua bán.

- Gia công nông nghiệp, trong đó đơn vị ngoại thương giao giống, phân

bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc cho đơn vị sản xuất nông nghiệp để đơn

vị này trồng trọt hoặc chăn nuôi ra thành phẩm xuất khẩu. Sau khi giao nộp

thành phẩm, đơn vị sản xuất được hưởng thù lao gia công.

- Đổi hàng đổi hạt, trong đó đơn vị ngoại thương giao cho đơn vị sản

xuất hàng tiêu dùng hoặc tư liệu sản xuất để đổi lấy sản phẩm xuất khẩu.

2. Thu mua công nghệ phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ, đơn vị ngoại thương thường áp dụng những hình thức như:

- Bao tiêu (tức thu mua toàn bộ) đối với các xí nghiệp hoặc hợp tác xã

thủ công chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.

- Đặt hàng, trong đó đơn vị ngoại thương căn cứ vào nhu cầu của thị

trường ngoài nước đặt đơn vị sản xuất làm hàng xuất khẩu, đơn vị sản xuất

phải tự lo liệu cho mình những nguyên vật liệu cần thiết.

- Gia công, trong đó đơn vị ngoại thương giao nguyên vật liệu cho đơn

vị sản xuất để sau một thời gian sản xuất, sẽ thu hồi thành phẩm và trả cho

đơn vị sản xuất tiền thù lao (gọi là phí gia công).

Page 196: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Bán nguyên liệu ra, mua thành phẩm vào, trong đó đơn vị ngoại

thương tiến hành thu mua hàng xuất khẩu trên cơ sở bán nguyên liệu, theo

một định mức thỏa thuận cho đơn vị sản xuất để đơn vị này sản xuất ra hàng

xuất khẩu từ nguyên liệu nói trên.

- Đổi hàng, trong đó đơn vị ngoại thương giao cho đơn vị sản xuất một

hoặc một số lô hàng (tư liệu sản xuất hoặc vật liệu tiêu dùng) để đổi lấy sản

phẩm xuất khẩu.

Các hình thức thu mua trên đây có thể được vận dụng hoặc riêng rẽ,

hoặc kết hợp với nhau, tuy theo tình hình thị trường tùy theo yêu cầu của đơn

vị sản xuất, trên cơ sở chính sách của Nhà nước về quản lý nguyên liệu và

khuyến khích ngành nghề.

* HỢP ĐỒNG KÝ KẾT VỚI ĐƠN VỊ CHÂN HÀNG HÀNG XUẤT KHẨU

I - HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH GIỮA CÁC ĐƠN VỊ TRONG NƯỚC ĐỀU LÀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

1. Khái niệm

Việc giao dịch kinh tế giữa các đơn vị trong nước (trong đó có giao dịch

về hàng xuất khẩu) đều được tiến hành trên cơ sở tự nguyện ký kết hợp

đồng, gọi là hợp đồng kinh tế, theo đúng pháp lệnh do Hội đồng Nhà nước

ban hành ngay 25/9/1989. Theo Pháp lệnh này, "Hợp đồng kinh tế là sự thỏa

thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện

công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy

định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế

hoạch của mình" (điều 1).

2. Căn cứ để ký kết hợp đồng kinh tế là:

- Định hướng kế hoạch của Nhà nước, các chính sách, chế độ, các

chuẩn mực kinh tế - kỹ thuật.

- Nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng.

Page 197: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế

của mình.

- Tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng bảo

đảm về tài sản của bên ký hợp đồng.

3. Các bên ký kết hợp đồng kinh tế là:

- Pháp nhân với pháp nhân.

- Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp

luật.

4. Người ký hợp đồng kinh tế phải là đại diện hợp pháp của pháp

nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh doanh.

Người đứng đầu của pháp nhân hoặc người đứng tên đăng ký kinh

doanh có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mình ký hợp đồng

kinh tế. Người được ủy quyền chỉ được ký hợp đồng kinh tế trong phạm vi

được ủy quyền và không được ủy quyền lại cho người thứ ba.

5. Nội dung của hợp đồng kinh tế bao gồm:

a. Ngày, thàng, năm ký hợp đồng kinh tế.

b. Tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên

người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.

c. Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc

giá trị quy ước đã thỏa thuận.

d. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng

hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.

đ. Giá cả.

e. Bảo hành.

f. Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.

g. Phương thức thanh toán.

h. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.

Page 198: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

i. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế.

k. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế.

l. Các thỏa thuận khác.

Khi ký kết hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận áp dụng các biện

pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như: thế chấp tài sản, cầm cố, bảo lãnh tài

sản theo quy định của pháp luật.

Các bên ký kết có thể làm chứng thư hợp đồng kinh tế tại cơ quan công

chứng, hoặc đăng ký ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của

pháp luật.

6. Việc thay đổi, đình chỉ, thanh lý hợp đồng kinh tế được làm bằng

văn bản trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Hợp đồng được thanh lý khi:

- Nó đã được thực hiện xong;

- Thời hạn hiệu lực của nó đã hết và các bên không thỏa thuận kéo dài

thời hạn đó;

- Nó bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ;

- Khi nó không được tiếp tục thực hiện do bên nhận chuyển giao nghĩa

vụ không đủ điều kiện thực hiện hợp đồng hoặc do bên ký kết phải giải thể.

7. Trách nhiệm tài sản của bên vi phạm hợp đồng kinh tế là phải trả

cho bên bị vi phạm tiền phạt bội ước từ 2% đến 12% giá trị phân hợp đồng bị

vi phạm và trong trường hợp có thiệt hại, bên vi phạm còn phải bồi thường

thiệt hại cho bên bị vi phạm.

8. Các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng kinh tế được giải

quyết bằng cách tự thương lượng giữa các bên với nhau và, nếu việc tự

thương lượng không có kết quả, được đưa ra giải quyết tại Tòa án kinh tế.

II - NHỮNG LOẠI HỢP ĐỒNG KINH TẾ THƯỜNG GẶP TRONG GIAO DỊCH CUNG ỨNG HÀNG XUẤT KHẨU

Page 199: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trong việc thu mua và cung ứng hàng xuất khẩu, người ta thường ký

kết những loại hợp đồng sau đây:

1. Hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu

Theo hợp đồng mua bán này, đơn vị "chân hàng" chuyển vào quyển sở

hữu của đơn vị ngoại thương một hoặc một số lô hàng xuất khẩu nhất định;

còn đơn vị ngoại thương có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

Hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng một chiều, nếu

đơn vị ngoại thương chỉ mua hàng xuất khẩu; hoặc có thể là hợp đồng hai

chiều nếu đơn vị ngoại thương vừa mua hàng xuất khẩu, vừa bán hàng đối

lưu. Hợp đồng hai chiều lại có thể là hợp đồng hai chiều có ứng trước vật tư,

nếu đơn vị ngoại thương giao vật tư đối lưu ngay từ trước thời vụ gieo trồng

để tới khi cuối vụ thu hoạch mới nhận hàng xuất khẩu.

Trong khi đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, ngoài

điều khoản tên hàng và số lượng ra, các bên thường chú trọng tới mấy điều

khoản sau đây:

- Phẩm chất hàng hóa cần được xác định căn cứ vào yêu cầu của thị

trường ngoài nước, nếu đã có hợp đồng hoặc đơn đặt hàng của nước ngoài,

hoặc nếu đã có kinh nghiệm về việc tiêu thụ mặt hàng đó trên thị trường ngoài

nước. Ngoài những trường hợp đó, phẩm chất hàng phải phù hợp với quy

định về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước (TCVN, TCN) hoặc tiêu

chuẩn chất lượng của đơn vị đã đăng ký tại cơ quan tiêu chuẩn - đo lường -

chất lượng theo đúng quy định về đăng ký chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa.

- Giá cả hàng hóa là do các bên thỏa thuận trên cơ sở tham khảo về

tình hình thị trường, về giá cả của loại hàng tương tự, về chi phí sản xuất...

Tuy nhiên, nếu muốn khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, giá đó phải

được xác định sao để không những bù đắp được chi phí sản xuất mà người

sản xuất còn có lãi.

- Thời hạn giao hàng cần được xác định phù hợp với thời hạn giao

hàng đã cam kết với nước ngoài.

Page 200: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Về bao bì, đóng gói, nguyên tắc chung là khuyến khích đóng gói bao

bì hoàn chỉnh tại nơi sản xuất, thu mua, chế biến. Chỉ đối với những hàng mà

phẩm chất có thể bị thay đổi bởi ảnh hưởng của khí hậu thời tiết và những

hàng chưa hoàn chỉnh cỡ, mã thì đơn vị ngoại thương mới phải phân loại, làm

đồng bộ rồi tái chế đóng gói bao bì hoàn chỉnh.

- Việc thanh toán tiền hàng thường được thực hiện chủ yếu thông qua

các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: Nhờ thu, ủy nhiệm chi,

séc bảo chi, séc định mức, séc chuyển khoản, thư tín dụng. Ngoài ra, trong

một số trường hợp các bên ký kết củng có khi thỏa thuận thanh toán bằng

tiền mặt.

2. Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu

Theo hợp đồng gia công này, đơn vị ngoại thương giao nguyên vật liệu

hoặc bán thành phẩm cho đơn vị sản xuất và yêu cầu đơn vị sản xuất gia

công, chế biến chúng thành ra sản phẩm xuất khẩu. Đơn vị ngoại thương sau

khi nhận thành phẩm xuất khẩu phải trả phí gia công.

Về bản chất pháp lý, hợp đồng gia công khác hẳn với hợp đồng lao

động. Theo hợp đồng lao động, người lao động không phải chịu rủi ro và chi

phí trong quá trình gia công. Còn theo hợp đồng gia công, người sản xuất

phải chịu mọi rủi ro và chi phí để chế biến từ nguyên vật liệu ra loại thành

phẩm mà hợp đồng đã quy định.

Trong hợp đồng gia công, người ta thường chú trọng đến các điều

khoản như:

- Điều khoản về tên gọi, số lượng và chất lượng thành phẩm;

- Điều khoản về chủng loại, số lượng và chất lượng nguyên vật liệu;

- Điều khoản về định mức hao phí nguyên vật liệu;

- Điều khoản về giao hàng (thời hạn, địa điểm, điều kiện giao hàng và

về nghiệm thu (địa điểm, thời hạn và phương thức nghiệm thu).

Page 201: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Điều khoản về chi phí gia công, bao gồm: tiền thù lao gia công, chi phí

nguyên vật liệu phụ mà bên nhận gia công tự mua sắm, chi phí bao bì đóng

gói và làm thủ tục xuất nhập khẩu.

- Điều khoản về thanh toán.

3. Hợp đồng đại lý thu mua hàng xuất khẩu

Theo hợp đồng loại này, đơn vị ngoại thương ủy nhiệm cho đơn vị nội

thương, hợp tác xã mua bán hoặc cho cá nhân (có đăng ký kinh doanh) tiến

hành thu mua hàng xuất khẩu tại một địa phương nhất định. Đơn vị ngoại

thương phải trả cho đơn vị thu mua một khoản thù lao nhất định gọi là phí đại

lý thu mua.

Trong hợp đồng đại lý thu mtua, người ta phải quy định cụ thể về các

vấn đề như:

- Những yêu cầu đối với hàng hóa: tên hàng, quy cách, phẩm chất, sự

phân loại, sơ chế, đóng gói bao bì...

- Địa bàn thu mua;

- Giá thu mua (giá tối thiểu va giá tối đa);

- Thời hạn và địa điểm giao hàng; phương thức giao hàng, phương

thức nghiệm thu;

- Thù lao đại lý: thù lao này có thể tính thành mức % so với doanh số,

hoặc thành khoản chênh lệch giữa giá mua vào của đại lý với giá bán cho

đơn vị ngoại thương;

- Thanh toán, bao gồm: thanh toán tiền hàng, thanh toán thù lao đại lý

và thanh toán những khoản chi mà đơn vị thu mua đã phải ứng chi.

4. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu

Theo hợp đồng này đơn vị "chân hàng" (gọi là bên ủy thác) ủy thác cho

đơn vị ngoại thương (gọi là bên nhận ủy thác) tiến hành xuất khẩu những

hàng hóa nhất định với danh nghĩa của bên nhận ủy thác nhưng với chi phí

do bên ủy thác chịu. Theo Thông tư của Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương

Page 202: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

mại) số 03 BNgT/XK ngày 11/01/1984 thì trách nhiệm của hai bên trong hợp

đồng ủy thác xuất khẩu như sau:

Bên ủy thác xuất khẩu có trách nhiệm đối với hàng hóa cho đến tận lúc

hàng được chuyển cho khách hàng ở nước ngoài; chỉ được ủy thác cho một

đơn vị xuất khẩu, phải chuẩn bị hàng hóa, đóng gói hàng hoàn chỉnh và vận

chuyển hàng đến cảng (nếu không có khả năng đóng gói, bao bì vận chuyển

thì có thể giao cho bên nhận ủy thác làm với chi phí do bên nhận ủy thác

chịu); cung cấp các thông tin cần thiết cho việc chào bán; trả chi phí ủy thác.

Bên nhận ủy thác phải khẩn trương giao dịch đàm phán, ký hợp đồng

xuất khẩu với điều kiện có lợi nhất; phải làm mọi việc cần thiết để giải quyết

khiếu nại (nếu có) một cách hợp tình, hợp lý, theo yêu cầu của bên ủy thác,

giúp đỡ bên ủy thác về phẩm chất, bao bì, làm thủ tục v.v... với chi phí do bên

ủy thác chịu.

5. Hợp đồng liên doanh, liên kết xuất khẩu

Theo hợp đồng này, đơn vị chân hàng và đơn vị ngoại thương cùng

chung vốn, chung sức, chung chịu rủi ro để kinh doanh xuất khẩu.

Hợp đồng liên doanh, liên kết xuất khẩu có thể là liên kết nhất thời

(trong một việc giao dịch xuất khẩu nào đó) có thể là liên kết kinh doanh trong

một đơn vị thời gian (6 tháng, một năm)... Sự liên kết kinh doanh cũng có thể

đối với một hoặc một số mặt hàng.

Hợp đồng liên doanh thường có những nội dung như: số vốn góp của

mỗi bên, phương pháp và hình thức góp vốn; trách nhiệm của mỗi bên trong

hoạt động kinh doanh (như xin hạn ngạch, thu mua và bao bì đóng gói, vận

chuyển và giao nhận, nộp thuế và làm thủ tục thanh toán v.v...); cách hạch

toán lỗ lãi; thời hạn và phương pháp quyết toán, cách rút vốn và đình chỉ kinh

doanh v.v...

* TIẾP NHẬN BẢO QUẢN VÀ XUẤT KHO GIAO HÀNG XUẤT KHẨU

I - TIẾP NHẬN HÀNG

Page 203: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết, đơn vị "chân hàng" giao hàng

cho đơn vị ngoại thương và đơn vị ngoại thương phải tiếp nhận hàng đó.

1. Chuẩn bị nhận hàng

Muốn tiếp nhận tốt hàng xuất khẩu, đơn vị ngoại thương phải chuẩn bị

chu đáo. Việc chuẩn bị này gồm các mặt sau:

a. Chuẩn bị kho chứa, tức là căn cứ vào loại hàng sẽ nhận, số lượng

của nó, đặc điểm về phẩm chất và bao bì của nó để chuẩn bị diện tích kho,

bãi và vị trí để hàng cho phù hợp với quy hoạch của kho.

b. Chuẩn bị phương tiện bốc dỡ - vận chuyển phù hợp với loại hàng,

khối lượng hàng sẽ nhận, phù hợp với khoảng cách từ nơi nhận hàng đến nơi

chứa hàng.

c. Chuẩn bị thiết bị và dụng cụ cần thiết để cân, đo, đong, đếm, kiểm

nghiệm...

d. Chuẩn bị cán bộ và công nhân tiếp nhận, căn cứ vào đặc điểm và

khối lượng hàng hóa.

e. Chuẩn bị các giấy tờ và chứng từ cần thiết theo thủ tục quy định.

2. Nhận hàng

a) Nhận hàng theo số lượng: Nhận theo số lượng là việc người nhận

hàng kiểm tra số lượng hàng thực nhận và đối chiếu với số lượng hàng trên

chứng từ kèm theo (như hợp đồng kinh tế, phiếu giao, hóa đơn, vận đơn

v.v...)

Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng loại hàng và cách đóng gói mà

có thể dùng phương pháp cân, đo hoặc đong hoặc đếm.

Việc nhận hàng theo số lượng phải do bên nhận hàng trực tiếp thực

hiện và có bên giao hàng tham gia để kịp thời phát hiện những sự mất mát,

thừa thiếu hàng hóa.

Đối với những hàng hóa nhận từ các cơ quan vận tải (sắt, thủy, bộ)

không có người của đơn vị giao hàng đi theo thì bên nhận hàng cùng với đại

Page 204: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

diện của cơ quan vận tải phải tiến hành kiểm tra sơ bộ khi hàng còn ở trên

phương tiện vận tải, xác định xem hàng có bị mất mát ở dọc đường hoặc còn

nguyên niêm phong cặp chì. Sau đó mới nhận hàng bằng cách cân, đo, đong,

đếm để xác định so lượng.

b) Nhận hàng theo chất lượng: Nhận theo chất lượng là xác định hàng

hóa có đúng phẩm chất, quy cách, kích thước, đồng bộ theo quy định hay

không. Nội dung của việc nhận theo chất lượng bao gồm những sự xác định

về:

- Tính chất cơ, lý, hóa của hàng hóa;

- Hình thái, màu sắc, kích thước, đề tài của hàng hóa;

- Sự đồng bộ của hàng hóa;

- Số lượng hàng hư hỏng và mức độ hàng hư hỏng;

- Số lượng hàng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu;

- Ký mã hiệu hàng hóa.

Việc tiếp nhận hàng theo số lượng và chất lượng phải được tiến hành

đồng thời và phải hoàn thành đồng thời trong một thời gian ngắn nhất nhằm

tránh lãng phí thời gian, phương tiện và nhân công, tránh để hàng hóa lưu

kho bãi quá lâu gây nên hư hỏng, mất mát.

II – BẢO QUẢN HÀNG TRONG KHO

Mục đích của việc bảo quản hàng xuất khẩu trong kho là để tiếp tục làm

thủ tục xuất khẩu, hoặc đẻ chờ đợi người mua mở L/C, chờ đợi phương tiện

vận tải, hoặc có khi để phân loại tái chế v.v...

Nội dung công việc này gồm có các khâu sau đây:

1. Bố trí hợp lý địa điểm bảo quản hàng, cụ thể là:

- Lựa chọn các loại kho có kiến trúc phù hợp với tính chất của từng loại

hàng;

- Xác định vị trí cho từng nhóm hàng;

Page 205: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Xếp đặt hàng bảo đảm giãn cách cần thiết giữa các vị trí chất xếp,

giữa vị trí chất xếp với các tường kho và mái kho;

- Bố trí cách ly những hàng kỵ nhau. Ví dụ: Không để hàng dễ tỏa mùi

bên cạnh hàng dễ hút mùi, hàng dễ bốc cháy bên cạnh hàng dễ bén lửa,

hàng có hàm lượng nước cao bên cạnh hàng dễ hút nước.

2. Chất xếp hàng hóa một cách khoa học, nhằm vừa tiết kiệm diện tích

kho chứa, vừa bảo quản chất lượng hàng, vừa bảo đảm dễ chăm sóc và dễ

xuất kho.

Ba phương pháp cơ bản để chất xếp là: đổ đống, xếp thành chồng và

xếp lên giá hàng.

3. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong kho bằng những cách như: thông

gió, hút ẩm (bằng silicagen, calci chlorure, vôi sống...) hoặc tăng thêm độ ẩm

(đối với hàng rau quả tươi, xăng dầu...); chống nóng cho hàng hóa; hạn chế

tác động có hại của ánh nắng; ngăn cản hơi nước và ôxy ăn mòn kim loại.

4. Trị trùng bọ, nấm mốc, chuột, mối.

5. Thực hiện chế độ vệ sinh kho tàng.

6. Phòng chống thiên tai và kẻ gian phá hoại.

7. Quản lý tốt định mức hao hụt hàng hóa để giảm thiểu định mức này.

Ill - XUẤT KHO GIAO HÀNG

Việc xuất kho giao hàng có thể có nhiều mục đích khác nhau như: để

xuất khẩu, để đưa gia công chế biến, để bán trong nước, để điều chuyển giữa

các kho v.v... Nhưng dù có mục đích nào, việc xuất kho giao hàng đều phải

đúng với các thủ tục quy định và phải có đầy đủ các văn bản hợp lệ.

1. Chuẩn bị giao hàng

Trước khi xuất kho giao hàng, cần làm những việc cụ thể như:

a) Đối chiếu lệnh xuất kho với hàng hóa thực có ở kho.

b) Hoạch định thời gian và trình tự giao các loại hàng.

Page 206: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

c) Chuẩn bị hàng hóa về các mặt: phân lô, phân loại, kiểm tra bao bì và

ký mã hiệu, xác định số lượng.

d) Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển, nhân lực và địa điểm để

tiến hành giao hàng.

2. Giao hàng

a) Hướng dẫn công nhân bốc hàng để tránh nhầm lẫn và tránh làm

hỏng hàng.

b) Soát lại số lượng kiện và tình trạng của bao bì, ký mã hiệu.

c) Cùng với người nhận hàng tiến hành kiểm tra về số lượng và chất

lượng hàng.

d) Người giao hàng và người nhận hàng ký "phiếu xuất kho" hoặc

"phiếu giao hàng".

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Để huy động hàng xuất khẩu, chúng ta có những phương thức nào?

Mỗi phương thức đó có những ưu điểm nào, nhược điểm nào?

2. Hợp đồng kinh tế là gì? Nó có những gì khác và giống hợp đồng mua

bán ngoại thương?

3. Để thu mua hàng xuất khẩu, chúng ta có thế phải ký kết những loại

hợp đồng nào? Mỗi loại hợp đồng đó có nội dung gì?

4. Bản chất pháp lý của hợp đồng ủy thác xuất khẩu là gì? Trong quan

hệ hợp đồng ủy thác xuất khẩu, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên thế nào?

5. Hãy trình bày mối quan hệ giứa hợp đồng kinh tế thu mua hàng xuất

khẩu với hợp đồng xuất khẩu ký kết với người mua ở nước ngoài.

6. Giá hàng xuất khẩu được xác định thế nào?

7. Hàng xuất khẩu được công ty xuất khẩu trả tiền cho đơn vị cung ứng

theo những phương thức nào?

BÀI TẬP

Page 207: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Giả dụ doanh nghiệp của bạn đã ký hợp đồng xuất khẩu No.U-T/04/92

(xem phụ lục số 1 dưới đây) với nước ngoài. Để thực hiện hợp đồng đó, bạn

phải ký hợp đồng kinh tế mua số lạc nhân đủ giao cho nước ngoài. Bạn hãy

dự thảo hợp đồng kinh tế đó.

Chương 10. GIAO DỊCH TRONG NƯỚC VỀ HÀNG NHẬP KHẨU

Các đơn vị kinh tế trong nước muốn nhập khẩu hàng hóa (hoặc bằng

ngoại tệ tự có, hoặc được Nhà nước cấp ngoại tệ) nhiều khi gặp khó khăn

như: không có hạn ngạch nhập khẩu, chưa được phép trực tiếp nhập khẩu,

chưa có kinh nghiệm trực tiếp giao dịch với thị trường ngoài nước v.v... Trong

những trường hợp đó, họ phải nhập khẩu thông qua đơn vị ngoại thương. Mối

quan hệ giữa hai đơn vị này được xác định từ lúc có đơn hàng nhập khẩu đến

lúc nhận hàng nhập khẩu, thanh toán và khiếu nại (nếu có).

* ĐƠN ĐẶT HÀNG NHẬP KHẨU

1. Ý nghía của đơn đặt hàng nhập khẩu trong quan hệ giữa đơn vị ngoại thương với đơn vị đặt hàng

Một khi muốn nhập khẩu hàng hóa, dù dưới hình thức ủy thác nhập

khẩu (bằng vốn ngoại tệ tự có) hay dưới hình thức mua đoạn của đơn vị

ngoại thương, các đơn vị đặt hàng phải có đơn đặt hàng. Như vậy, đơn đặt

hàng tạo cơ sở cho việc lập quan hệ giữa hai bên.

Dựa trên đơn đặt hàng, đơn vị ngoại thương ký kết hợp đồng kinh tế

với đơn vị đặt hàng, lập đơn hàng ngoại và ký kết hợp đồng với nước ngoài.

Do đó, đơn đặt hàng là một tài liệu pháp lý ban đầu cho các hoạt động nghiệp

vụ nhập khẩu. Chính vì thế, theo Nghị định 200/CP ngày 31/12/1973, nếu đơn

vị ngoại thương đã căn cứ vào đơn đặt hàng để đàm phán với nước ngoài và

được nước ngoài chấp nhận thì đơn vị đặt hàng dù có ký hợp đồng hay từ

chối ký hợp đồng với đơn vị ngoại thương cũng phải nhận hàng và trả tiền

hàng (điều 13).

Page 208: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Nội dung đơn đặt hàng

Đơn hàng thường gồm những nội dung sau đây:

- Tên và địa chỉ đơn đặt hàng, số hiệu tài khoản và ngân hàng giao

dịch;

- Số và ngày tháng lập đơn đặt hàng;

- Tên hàng (bằng tiếng Việt và ngoại ngữ);

- Quy cách phẩm chất (cần có dung sai);

- Mục đích sử dụng;

- Số lượng (cần ghi rõ số lượng tối thiểu, tối đa);

- Ước giá

- Thời hạn và địa điểm hàng về ở Việt Nam.

3. Điều kiện để đơn đặt hàng có hiệu lực

- Đơn hàng phải phù hợp với hạn ngạch nhập khẩu (NK) do Bộ Thương

mại cấp, hoặc phải phù hợp với kế hoạch xuất nhập khẩu đã được đăng ký tại

Bộ Thương mại (nếu là mặt hàng NK trong phạm vi Nghị định thư hoặc là

hàng nhập khẩu ngoài Nghị định thư mà không cần hạn ngạch).

- Đơn hàng phải đầy đủ thủ tục quy định cho việc lập đơn hàng. Chẳng

hạn, nếu là hàng ủy thác nhập khẩu thì đơn hàng phải kèm với chứng nhận

của Ngân hàng về việc đơn vị đặt hàng có vốn ngoại tệ. Nếu là hàng nhập

khẩu bằng vốn ngân sách thì đơn hàng phải được cấp có thấm quyền phê

duyệt.

- Nội dung của đơn đặt hàng phải rõ ràng, ví dụ, không gây ra hiểu lầm

giữa mặt hàng này với mặt hàng khác.

* HỢP ĐỒNG KINH TẾ VỀ HÀNG NHẬP KHẨU

Cũng như mọi nghiệp vụ kinh tế khác ở nước ta, hoạt động hợp đồng

cũng phải thông qua việc ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế. Chế độ

hợp đồng kinh tế đã được giới thiệu tóm tắt ở chương IX. Trong chương này,

Page 209: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

chúng tôi chỉ xin trình bày một số nét đặc thù của hợp đồng kinh tế về nhập

khẩu theo chế độ ủy thác NK (bằng vốn tự có) và hợp đồng kinh tế về nhập

khẩu bằng vốn do ngân sách cấp.

1. Hợp đồng ủy thác nhập khẩu

Theo hợp đồng này, đơn vị đặt hàng gọi là bên ủy thác giao cho đơn vị

ngoại thương gọi là bên nhận ủy thác, tiến hành nhập khẩu một số lô hàng

nhất định. Bên nhận ủy thác phải ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu với

danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên ủy thác.

Trên cơ sở thông tư số 03 BNgT/XK ngày 11/1/1984 của Bộ Ngoại

thương (nay là Bộ Thương mại), ta thấy trách nhiệm của bên ủy thác và bên

nhận ủy thác nhập khẩu như sau:

- Bên ủy thác nhập khẩu phải: Đưa đơn hàng kèm theo xác nhận của

ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về khả năng thanh toán, tham gia giao

dịch mua hàng, khi hàng về phải mở hòm trong vòng 1 tháng và nếu phát hiện

hàng không đúng hợp đồng hoặc hàng tổn thất, phải để nguyên trạng đồng

thời mời công ty Giám định tới lập biên bản giám định, phải trả chi phí ủy thác.

- Bên nhận ủy thác phải: ký hợp đồng nhập khẩu với điều kiện có lợi

cho bên ủy thác; thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng, báo tin

hàng về... và giúp đỡ mọi mặt để bên ủy thác có thể nhận hàng; tiến hành cac

biện pháp hạn chế tổn thất nếu hàng về có hư hỏng tổn thất.

2. Hợp đồng mua bán hàng nhập khẩu

Theo hợp đồng này, đơn vị ngoại thương chịu mọi rủi ro và chi phí để

nhập khẩu hàng hóa cho đơn vị đặt hàng trên cơ sở đơn đặt hàng của đơn vị

đặt hàng, còn đơn vị đặt hàng phải nhận hàng và trả tiền hàng.

Theo Nghị định 200/CP ngày 31/12/1973, một số nội dung sau đây đã

được quy định cho mối quan hệ hợp đồng mua bán hàng nhập khẩu:

a) Về đối tượng của hợp đồng và thời hạn giao hàng:

Page 210: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Đơn vị ngoại thương phải ký kết hợp đồng với nước ngoài theo đúng

đơn đặt hàng về các mặt tên hàng, số lượng, quy cách phẩm chất, điều kiện

kỹ thuật và thời hạn giao hàng.

Nếu cần thay đổi về quy cách, phẩm chất, thời hạn giao hàng v.v... khi

ký hợp đồng với nước ngoài, đơn vị ngoại thương phải có sự thỏa thuận của

đơn vị đặt hàng, nếu không đơn vị đặt hàng có quyền từ chối nhận hàng và

không thanh toán tiền hàng.

Sau khi đơn vị ngoại thương đã ký hợp đồng với nước ngoài theo đúng

đơn đặt hàng thì đơn vị đặt hàng không được điều chỉnh đơn đặt hàng, trừ

trường hợp có thể thương lượng được với nước ngoài.

b) Về giá hàng nhập khẩu:

Ngày nay, người ta thường tính giá này bằng giá bán lẻ trừ đi chiết

khấu thương nghiệp (bán buôn và bán lẻ) hoặc bằng giá nhập khẩu nguyên tệ

theo điều kiện CIF cảng Việt Nam nhân với tỉ giá hối đoái hiện hành cộng với

phí và lãi của đơn vị ngoại thương.

c) Về thanh toán tiền hàng nhập khẩu:

Phương thức thanh toán được áp dụng là: Nhờ thu có chấp nhận có cải

tiến. Theo phương pháp này, trước khi hàng về, đơn vị ngoại thương phải gửi

"hóa đơn báo trước" cho đơn vị đặt hàng để, nếu chấp nhận hóa đơn đó, đơn

vị đặt hàng phải chuẩn bị tiền hàng và gửi vào tài khoản ở ngân hàng.

Khi hàng về, đơn vị ngoại thương phải xuất trình cho ngân hàng bộ

chứng từ thanh toán gồm: lệnh giao hàng có đóng dấu ghi rõ ngày dỡ lô hàng

đầu tiên ra khỏi tàu biển; hóa đơn bán hàng, giấy nhờ thu, các giấy tờ khác

mà hai bên đã thỏa thuận.

Trong phạm vi 5 ngày kể từ ngày dỡ lô hàng đầu tiên ra khỏi tàu biển,

đơn vị đặt hàng phải trả tiền hàng nhập khẩu. Quá thời hạn đó, ngân hàng

bên mua sẽ tự động trích tài khoản của đơn vị đặt hàng để trả cho đơn vị

ngoại thương. Nếu đơn vị đặt hàng đã nhận được hàng mà chưa có chứng từ

thanh toán thì chỉ phải trả tiền hàng cho đơn vị ngoại thương trong phạm vi 5

Page 211: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

ngày kể từ ngày ngân hàng chuyển giấy nhờ thu và chứng từ thanh toán hàng

nhập cho đơn vị đặt hàng (theo Thông tư Liên Bộ Tài chính - Ngoại thương -

Ngân hàng số 13 TT/LB ngày 10/7/1974).

* GIAO NHẬN VÀ KIỂM TRA HÀNG NHẬP KHẨU

Những quy định sau đây tại Nghị định 200/CP ngày 31 12/1973 vẫn có

hiệu lực đối với hàng nhập khẩu, dù hàng đó nhập khẩu theo hợp đồng ủy

thác hay theo hợp đồng mua bán (đặt hàng).

1. Về người tiếp nhận hàng nhập khẩu

Nghị định 200/CP ngày 31/12/1973 đã một lần nữa khẳng định sự phân

công đã được nêu lên từ trước (Nghị định 38/CP ngày 8/3/1962) là: Các cơ

quan giao thông (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng nhập khẩu trên các

phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hóa đó trong quá trình

xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng

của đơn vị ngoại thương. Muốn vậy, đơn vị ngoại thương phải ký hợp đồng

ủy thác cho cơ quan giao thông (ga, cảng).

2. Về địa điểm giao hàng

Hàng nhập khẩu, về nguyên tắc, được đơn vị ngoại thương giao cho

đơn vị đặt hàng tại cảng Việt Nam (nếu hàng về đường biển) hoặc tại biên

giới Việt Nam (nếu hàng về bằng đường bộ, đường sắt). Theo yêu cầu của

đơn vị đặt hàng, đơn vị ngoại thương có thể giao hàng tại một địa điểm ấn

định trong hợp đồng kinh tế. Trong trường hợp này, đơn vị đặt hàng phải chịu

thêm phí vận chuyển từ cảng hoặc biên giới về đến địa điểm giao hàng.

3. Về thông báo giao hàng

Để chuẩn bị cho công việc giao nhận được tốt, đơn vị ngoại thương

phải thông báo tình hình hàng hóa từ nước ngoài về cho đơn vị đặt hàng

được biết. Trong trường hợp hàng về đường biển, phải có thông báo hai lần:

- Lần thứ nhất: ít nhất 7 ngày trước khi tàu đến cảng Việt Nam (địa

điểm hoa tiêu).

Page 212: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Lần thứ hai: trong vòng 24 giờ sau khi tàu đến cảng Việt Nam (địa

điểm hoa tiêu).

Nếu hàng về từ một cảng châu Á thì chỉ cần báo một lần, sau khi tàu

đến cảng Việt Nam theo cách thức báo lần thứ hai trên đây.

4. Trình tự giao nhận hàng

Khi nhận được giấy báo của đơn vị ngoại thương, đơn vị đặt hàng cử

người đến gặp đại diện của đơn vị ngoại thương tại ga hoặc cảng để nhận

"lệnh giao hàng", sau đó mang lệnh giao hàng cùng với hồ sơ chứng từ ra ga

hoặc cảng để nhận hàng.

Nếu chậm cử người đến nhận hàng, đơn vị đặt hàng phải chịu phí tổn

lưu kho, lưu bãi và chịu mọi rủi ro tổn thất do việc chậm trễ đó gây nên.

Nếu đơn vị đặt hàng mang phương tiện vận tải đến nhận hàng mà cảng

(hoặc ga) không giao hàng đúng thời hạn quy định thì cảng (hoặc ga) phải bồi

thường mọi phí tổn cho đơn vị đặt hàng.

Hàng giao theo số lượng ghi trên vận đơn.

Hàng được giao theo lô, theo vận đơn. Nếu hàng xếp trên tàu biển

(hoặc toa xe) không theo đúng lô, vận đơn thì khi dỡ hàng, cảng (hoặc ga)

phải chọn lọc, sắp xếp cho đúng lô hàng, vận đơn.

Đối với hàng hư hỏng, thừa thiếu cảng (ga) phải xếp riêng và có biên

bản kèm theo.

5. Kiểm tra và khiếu nại hàng nhập khẩu

Khi nhận hàng nhập khẩu, đơn vị đặt hàng phải tiến hành kiểm tra, phát

hiện thiếu hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời khiếu nại đòi bồi thường.

Đối với hàng giao lẻ, nếu số lượng, trọng lượng hàng bị thừa thiếu thì

cảng (ga) phải lập biên bản thừa thiếu với đơn vị đặt hàng và gửi cho đơn vị

ngoại thương một bản sao. Nếu cảng (ga) không chịu lập biên bản giao nhận

thì đơn vị đặt hàng báo cho đại diện đơn vị ngoại thương cùng với hải quan

Page 213: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

lập biên bản. Biên bản này có giá trị pháp lý và cảng (ga) phải bồi thường nếu

việc thiếu hụt hàng đó do những thiếu sót về quản lý của cảng (ga) gây nên.

Đối với hàng bị tổn thất hay nghi là bị tổn thất thì, trước khi nhận hàng,

đơn vị đặt hàng phải yêu cầu công ty giám định (VINACONTROL) làm giám

định tại địa điểm giao hàng.

Đối với nhứng lô hàng lớn được giao theo phương thức nguyên toa,

nguyên tàu, thì sau khi giao hàng xong cho đơn vị đặt hàng, cảng (ga) phải

kết toán và, nếu thiếu hụt, mất mát phải có biên bản giao nhận hợp lệ.

Đối với hàng giao nguyên đai, nguyên kiện, khi về kho của mình đơn vị

đặt hàng mới phát hiện thiếu hụt, hư hỏng bên trong hoặc quy cách phẩm

chất không phù hợp với hợp đồng thì đơn vị đặt hàng phải giữ nguyên trạng

hàng hóa và báo ngay cho đơn vị ngoại thương biết để cử người xem xét và

xin giám định. Quá 5 ngày kể từ ngày báo, nếu đơn vị ngoại thương không trả

lời, đơn vị đặt hàng phải yêu cầu công ty giám định (VINACONTROL) đến xét

nghiệm và lập biên bản giám định để đòi bồi thường.

Đơn vị đặt hàng phải kiểm tra và phát hiện mất mát, thiếu hụt, sai quy

cách, tổn thất trong thời gian ngắn nhất:

- Trong vòng 30 ngày đối với thiếu hụt về số lượng, trọng lượng.

- Trong vòng 45 ngày đối với hàng sai quy cách phẩm chất.

Thời hạn này tính từ ngày dỡ hàng tại phương tiện vận tải nước ngoài

về, trừ trường hợp có quy định riêng trong hợp đồng kinh tế.

Quá thời hạn kể trên, đơn vị ngoại thương có quyền từ chối việc khiếu

nại của đơn vị đặt hàng.

* MỘT SỐ NÉT RIÊNG TRONG GIAO DỊCH HÀNG NHẬP LÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ

Trong việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ, đơn vị đặt hàng và đơn vị ngoại

thương vừa phải tuân thủ Nghị định 200/CP ngày 31/12/1973 (về Điều lệ

nhập khẩu), vừa phải tuân thủ những văn bản pháp quy riêng cho mặt hàng

Page 214: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

này. Đặc biệt trong số các văn bản đó, có Thông tư của Hội đồng Chính phủ

số 07/TTg ngày 6/1/1961.

Khái niệm

Theo Thông tư 07/TTg ngày 6/1/1961, "thiết bị toàn bộ là nhà máy, cơ

sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cơ sở khoa học hay thí nghiệm, bệnh

viện, trường học, công trình kiến trúc, công trình thủy lợi, công trình giao

thông bưu điện v.v... nhờ nước ngoài thiết kế hoặc giúp ta thiết kế, do nước

ngoài cung cấp thiết bị, nguyên liệu sản xuất thử, hướng dẫn xây lắp và sản

xuất thử. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình đặc biệt, có thể có một số thiết bị tuy

không đủ các điều kiện trên nhưng được ủy ban Kế hoạch Nhà nước duyệt là

thiết bị toàn bộ, thì cũng được coi là thiết bị toàn bộ.

Thay đổi số lượng, quy cách và lịch thi công

Sau khi hợp đồng đã được ký với nước ngoài, mọi thay đổi về số

lượng, quy cách thiết bị và lịch thi công đều phải được bàn bạc thống nhất

giữa đơn vị ngoại thương với đơn vị đặt hàng. Sự thay đổi đó chỉ được thể

hiện nếu nước ngoài thỏa thuận. Chi phí do sự thay đổi đó gây ra sẽ tính theo

nguyên tắc: bên nào yêu cầu có sự thay đổi đó thì bên đó phải chịu chi phí.

Trong trường hợp thiết bị toàn bộ được nhập khẩu bằng vốn ngân sách

Nhà nước (Trung ương) cấp, nếu sự thay đổi số lượng và quy cách thiết bị lại

ảnh hưởng đến công suất thiết kế của công trình thì sự thay đổi đó phải được

ủy ban Xây dựng Nhà nước duyệt. Việc thay đổi lịch trình thi công trong

trường hợp này cũng phải được ủy ban Xây dựng Nhà nước cho phép.

Kiểm tra hàng nhập khẩu

Thiết bị toàn bộ nhập khẩu thường qua hai lần kiểm tra:

- Lần đầu, các thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu sản xuất thử về đến nước

ta đều phải được kiểm tra những hàng lẻ và thiết bị lẻ nhập khẩu, theo đúng

quy định đã được trình bày ở mục "giao nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu"

thuộc chương này.

Page 215: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Lần thứ hai, sau khi công trình vừa hoàn thành, một Ban nghiệm thu

sẽ được thành lập gồm các đại diện của đơn vị đặt hàng, của đơn vị thi công,

của người bán (bên cung cấp thiết bị toàn bộ) để tiến hành kiểm kê và đánh

giá từng hạng mục. Nếu có hư hỏng, mất mát, thiếu hụt, đổ vỡ..., Ban này sẽ

tùy trường hợp xử lý mà khiếu nại đòi bồi thường.

Thanh toán tiền hàng

Trình tự tiến hành thanh toán thiết bị toàn bộ cũng được thực hiện

giống như đối với hàng lẻ và thiết bị lẻ (xem mục "Hợp đồng kinh tế về hàng

nhập khẩu" tiểu mục 2 điểm c). Tuy nhiên ngân hàng làm nhiệm vụ thanh toán

hàng thiết bị toàn bộ là hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển, chứ không

phải là ngân hàng công thương hay ngân hàng nông nghiệp. Ví dụ:

Nếu thiết bị toàn bộ do các Bộ, các ngành Trung ương đặt hàng bằng

vốn ngân sách Trung ương, Bộ chủ quản phải căn cứ vào số vốn đầu tư xây

dựng cơ bản và theo kế hoạch hàng về mà lập hạn mức vốn hàng quý để xin

ngân sách Nhà nước cấp. Hạn mức này phải gửi vào tài khoản ở Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Trung ương để sẵn sàng thanh toán tiền hàng nhập

khẩu.

Nếu thiết bị toàn bộ phân phối cho địa phương và thanh toán bằng vốn

trợ cấp của ngân sách Trung ương, khi có chứng từ thanh toán hàng nhập

của đơn vị ngoại thương, Bộ Tài chính dùng vốn thuộc ngân sách Trung

ương trợ cấp kiến thiết cơ bản cho ngân sách địa phương thông qua Ngân

hàng Đầu tư Phát triển Trung ương, làm các thủ tục cấp phát và thanh toán

thẳng cho đơn vị ngoại thương.

Nêu thiết bị toàn bộ nhập khẩu thuộc các công trình xây dựng của địa

phương và do vốn tự có của ngân sách địa phương thanh toán, Ủy ban Nhân

dân Tỉnh, Thành phố chỉ định đơn vị phụ trách nhập hàng: đơn vị này phải xin

hạn mức của địa phương và gửi vào ngân hàng Đầu tư Phát triển của địa

phương để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Page 216: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

1. Hãy trình bày nội dung và giá trị hiệu lực của đơn đặt hàng trong mối

quan hệ giữa công ty xuất nhập khẩu với đơn vị trong nước đặt mua hàng

nhập khẩu.

2. Để mua bán hàng nhập khẩu ở trong nước chúng ta có những loại

hợp đồng nào? Hãy phân tích nội dung của những hợp đồng.

3. Hàng nhập khẩu được giao từ Công ty xuất nhập khẩu cho đơn vị

đặt mua hàng đó tại đâu? Vào thời điểm nào? Chi phí giao nhận này được

phân chia thế nào giữa đơn vị đặt mua với công ty xuất nhập khẩu?

4. Một khi hàng nhập khẩu về đến nơi trong tình trạng thiếu, mất, hư

hỏng, đơn vị đặt mua phải làm những thủ tục nào và lấy những chứng từ nào

để khiếu nại đòi bôi thường? Thời hạn khiếu nại là bao lâu?

5. Nếu hàng nhập khẩu là thiết bị toàn bộ thì việc giao nhận tiến hành

như thế nào? Trách nhiệm của công ty xuất nhập khẩu đối với hàng thiếu,

mất, hư hỏng như thế nào?

BÀI TẬP

Một nhà máy có trụ sở tại Thái Nguyên đã đặt mua 50 tấn hàng A, hàng

giao tại ga Yên Viên. Khi hàng về đến Yên Viên, nhà máy đã yêu cầu cơ quan

đường sắt để nguyên các toa đó và lai dắt về Thái Nguyên. Khi hàng dỡ tại

Thái Nguyên thì phát hiện thấy thiếu hụt, mất mát trên đường Yên Viên - Thái

Nguyên một số lượng hàng đáng kể. Bạn hãy phân tích về việc phân chia chi

phí dỡ hàng và việc phân chia trách nhiệm đối với số hàng bị thiếu mất đó.

PHỤ LỤC SỐ 1

UNION OF PRODUCTION AND IMPORT-EXPORT

No. 551 Tràng Tiền Street - Hanoi - Vietnam

Cable address: UPROSEXIM HANOI

Tel: 3.45359

Page 217: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

To TECKOSA PTE LTD

Singapore

Dear Sirs,

We are learned from the "Vietnam Foreign Trade Journal” that you are

interested in agricultural products.

We are experienced exporter of such products as nee, groundnut, soja

beans, maize etc...

Enclosed are our illustrated catalogue and price list covering products

we are dealing with.

Taking this opportunity we have the pleasure to firmly offer to you

groundnut kernel on the following terms:

- Name of goods: Groundnut Kernel North grade I

- Quality: Grain size: 2200 kernels max / 1kg

Moisture: 10%

Foreign matters: 5%

- Quantity: about 17,000.00 metric tons.

- Price: USD 510.00/1MT CNF Singapore.

- Time of delivery: Sept. - Nov. 1992

- Payment: By irrevocable L/C, at sight.

Hoping to hear from you at soonest, we are.

Yours faithfully,

UPROSEXIM

* BẢN DỊCH

Kính gửi: Công ty TECKOSA PTE LTD

Singapore

Page 218: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Thưa các ngài,

Chúng tôi được biết từ Tạp chí Ngoại thương Việt Nam rằng quý ngài

đang quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp.

Chúng tôi là người xuất khẩu có kinh nghiệm về các sản phẩm như

gạo, lạc, đậu tương, ngô, v.v... Chúng tôi gửi kèm theo đây Catalo và bảng

giá về những sản phẩm mà chúng tôi kinh doanh.

Nhân dịp này, chúng tôi vui sướng chào bán cố định cho các ông lạc

nhân theo những điều kiện sau đây:

Tên hàng: Lạc nhân phẩm cấp miền Bắc loại I.

- Phẩm chất: Cỡ hạt: tối đa 2200 hạt/lkg

Thủy phần: 10%

Tạp chất: 5%

- Số lượng: khoảng 17.000 tấn mét.

- Giá cả: 510 USD/1MT CNF Singapore.

- Hạn giao: Tháng 9 - 11/1992.

Trả tiền: Bằng L/C không hủy ngang, trả ngay.

Hy vọng nhận được trả lời sớm nhất.

Xin gửi lời chào trân trọng.

UPROSEXIM

CONTRACT N°. U-T/04/92

Between LIÊN HIỆP SẢN XUẤT DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

(Union of Productin Service and Import - Export)

No. 551Trangtien Street - Hanoi - Vietnam

Cable Address: UPROSEXIM HANOI hereinafter referred as the Seller,

Page 219: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

And TECKOSA PTE LTD

No. 110 Hongkong Street Singapore 01056 Cable address; TECKOSA

SINGAPORE hereinafter referred as the Buyer,

It is agreed that the Seller commits to sell and the Buyer commits to buy

the following described goods upon the terms and conditions hereinafter set

forth:

Article 1: Commodity:

Vietnamese Groundnut kernels, North grade I (Scientific name:

ARACHIS HYPOGEA L)

Article 2: Quality

- Grain size: 2200 kernels max/1kg.

- Moisture: 10%.

- Aflatoxin: Negative.

- Foreign matters: 5%.

Article 3: Quantity

17,000 Metric tons moreless 5%

Article 4: Packing

The goods must be packed in new jute bags of 50 kg net each.

Article 5: Price

- Unit price: USD 510.00/1MT

- Total price; about USD 8,670,000.00

- These prices are understood CFR Singapore as per Incoterms 1990,

packing charges included.

Article 6: Shipment

a- Shipment shall be made during the period of September to

November 1992.

Page 220: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

b- Shipment shall be made by vessels of about 3,000 - 10,000 tons,

unless otherwise separately agreed.

c- Port of loading: Haiphong Port - Vietnam Port of discharge:

Singapore.

Article 7: Loading / unloading conditions

a- Rate of loading / discharge

Cargo to be loaded / unloaded at the average rate of 1,500 metric tons

per WWDSHEX e.u.

b- Laytime commencement

Laytime shall commence at 1.00 p.m if NOR is given before noon and at

8.00 a.m. next working day if NOR is given in the afternoon office hour (from

1.30 p.m to 4.30 p.m).

NOR can be submitted WIBON, WIPON, WFPON. WCCON.

c- Demurrage / Despatch money

If vessel longer detained than the time allowed, the Buyer shall pay the

Seller demurrage at the rate below per running day or pro-rata for time lost.

If vessel sooner unloaded, the Seller shall pay the Buyer despatch

money at the rate below per running day or pro-rate for time saved.

Vessel size Demurrage / Despatch money

7000 DWT below USD 2,000 / USD 1,000

7000 DWT over USD 3,000 / USD 1,500

Demurrage or Despatch money for each vessel to be settled by

telegraphic transfer remittance.

The demurrage and despatch money can be paid by offsetting their

amounts.

Article 8: Inspection of goods

Page 221: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

In respect to quality and to weight for each shipment certificate of

inspection and certificate of weight issued by VINACONTROL at loading port

shall be taken as final.

All claim by the Buyer shall be made within 30 days after arrival of the

goods at port of destination.

Article 9: Payment

For each shipment the Buyer must open an irrevocable Letter of Credit,

at sight, in us Dollars covering full value lodged with the Bank for Foreign

Trade of Vietnam (Hanoi) by a Bank agreed by both parties. L/C must reach

the Seller no later than 15 days prior expected shipment time and be valid 30

days. TTR is acceptable.

The such L/C shall be available for payment against presentation of the

following documents:

a- Bill of exchange at sight, drawn under the Buyer,

b- Full set(s) of clean on board ocean bill(s) of lading marked "Freight

prepaid",

c- Commercial invoice in quadruplicate.

d- Packing list in duplicate, e- Phytosanitiry certificate in duplicate, f-

Certificate of Origin in duplicate, g- Certificate of quality and of aflatoxin in

duplicate.

Article 10: Force majeure

The contracting parties are not responsible for the non-performance of

any contract obligation in case of usually recognized force majeure.

As soon as occured the condition under which force majeure has been

invoked, i.e. extra ordinary, unforeseenable and irresistible event, a cable

should be sent to the other for information.

A certificate of Force majeure issued by the competent Government

Authorities will be sent to the other party within 7 days.

Page 222: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

As soon as the condition under which force majeure has been invoked

has been ceased to exist, this contract will enter immediately into force.

Article 11: Penalty

In the event that the Buyer fails to open L/C under this contract in due

time, the Seller will have the right to demand from the Buyer the payment of a

penalty in the amount equivalent to 1% per day of the contract amount.

Should the Seller fails to deliver the goods in due time, the Buyer will have the

right to demand from the Seller the payment of a penalty of 1% per day of the

value of goods not delivered.

Article 12: Arbitration

Any disputes arising out from this contract, if the two parties cannot

reach an amicable arrangement

for them, must be refered to arbitration. Arbitration to be held in the

country of the defending party. Awards by arbitration to be final and binding

both parties. All charges relating to arbitrations to be bom by the losing party.

Made in Hanoi on July 18th 1992

For and on behalf of the Buyer

For and on behalf of the Seller

HỘP ĐỒNG SỐ U-T/04/92

Một bên là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

Số 551 phố Tràng Tiền Hà Nội Việt Nam,

Điện tín: UPROSEXIM HANOI, dưới đây gọi là bên bán, và

Một bên là CKOSA PTE LTD,

Số 110 Phố Hồng Kông, Singapore,

Điện tín: TECKOSA Singapore, dưới đây gọi là bên mua.

Page 223: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Đã có sự thỏa thuận rằng bên bán cam kết bán và bên mua cam kết

mua những hàng hóa mô tả dưới đây theo các điều kiện và điều khoản ghi

dưới đây:

Điều 1: Tên hàng

Lạc nhân Việt Nam, Loại 1 miền Bắc.

Tên Khoa học: Arachis Hypogea L.

Điều 2: Phẩm chất

Cỡ hạt: tối đa 2200 hạt/lkg.

Thủy phần: 10%.

Hàm lượng Aflatocxin: Không có.

Tạp chất: 5%.

Điều 3: Số lượng

17.000 tấn mét, hơn kém 5%.

Điều 4: Bao bì

Hàng phải được đóng trong bao đay mới 50 kg tịnh.

Điều 5: Giá cả

- Đơn giá: 510 USD/1 MT

- Tổng giá: Khoảng 8.670.000 USD

- Những giá trên đây là giá CFR Singapore theo Incoterms 1990, bao

gồm cả chi phí bao bì.

Điều 6: Gửi hàng

a- Hàng được gửi trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1992.

b- Hàng được gửi theo tàu khoảng 3000 đến 10000 tấn, trừ phi có quy

định riêng khác.

c- Cảng bốc hàng là cảng Hải Phòng Cảng dỡ hàng: Singapore.

Page 224: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Điểu 7: Điều kiện bốc dỡ

a- Mức bốc dỡ

Hàng được bốc dỡ theo mức trung bình 1500 tấn mét mỗi ngày làm

việc tốt trời không kể ngày lễ, ngày chủ nhật, có làm không tính.

b- Bắt dầu thời hạn bốc dỡ

Thời hạn bốc dỡ bắt đầu từ 1 giờ chiều nếu thông báo sẵn sàng được

trao trước 12 giờ và bắt đầu 8 giờ sáng ngày làm việc hôm sau nếu thông báo

sẵn sàng được trao vào giờ làm việc chiều (từ 1h30 đến 4h30).

Thông báo có thể được trao: Dù tàu có cặp cầu hay không, dù tàu đã

được tự do tiếp xúc với bờ hay chưa, dù đã hoàn thành thủ tục hải quan hay

chưa.

c- Thưởng phạt bốc dỡ

Nếu tàu phải ở lại dài hơn thời gian cho phép, bên mua phải trả cho

bên bán tiền phạt theo mức ghi dưới đây cho mỗi ngày trời hoặc theo tỷ lệ với

thời gian tiêu phí.

Nếu tàu được dỡ hàng sớm hơn, bên bán phải trả cho bên mua tiền

thưởng theo mức dưới đây cho mỗi ngày trời hoặc theo tỷ lệ với thời gian tiết

kiệm được.

Cỡ tàu Phạt/Thưởng

Dưới 7000 tấn USD 2000/USD 1000

Từ 7001 tấn trở lên USD 3000/USD 1500

Tiền thưởng phạt cho mỗi tàu được trả bằng chuyển tiền điện.

Tiền thưởng phạt có thể thanh toán bù trừ cho nhau.

Điều 8: Kiểm tra hàng hóa

Đối với phẩm chất và trọng lượng của mỗi chuyến gửi từ cảng bốc

VINACONTROL sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm nghiêm và giấy chứng nhận

trọng lượng, giấy này coi là chứng từ quyết định cuối cùng.

Page 225: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Mọi khiếu nại của người mua phải tiến hành trong vòng 30 ngày sau khi

hàng đến cảng đến.

Điều 9: Trả tiền

Đối với mỗi lần giao hàng, bên mua phải mở một L/C không hủy ngang,

trả tiền ngay, bằng US Dollar, để trả cho toàn bộ trị giá hàng, chuyển đến

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ một ngân hàng do hai bên thỏa thuận.

L/C phải đến tay bên bán ít nhất 15 ngày trước thời gian dự định giao hàng và

có giá trị 30 ngày, chấp nhận TTR, L/C này sẳn sàng thanh toán khi xuất trình

những chứng từ sau:

a- Hối phiếu trả tiền ngay, ký phát cho bên mua.

b- Trọn bộ ba bản gốc vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng, ghi rõ "cước đã

trả".

c- Hóa đơn thương mại: 4 bản.

d- Phiếu đóng gói: 2 bản.

e- Giấy chứng nhận kiểm định thực vật: 2 bản.

f- Giấy chứng nhận xuất xứ: 2 bản.

g- Giấy chứng nhận phẩm chất và độc tố aflatocxin: 2 bản

Điều 10: Trường hợp bất khả kháng

Các bên ký kết sẽ không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện

nghĩa vụ hợp đồng trong trường hợp vẫn thường được công nhận là trường

hợp bất khả kháng.

Ngay khi xảy ra điều kiện gây nên trường hợp bất khả kháng, nghĩa là

sự kiện bất thường, không lường trước được và không khắc phục được, một

bức điện thông báo phải được gửi đi để báo tin cho bên đối tác. Thông báo

này phải có xác nhận của chính quyền địa phương và gửi cho bên đối tác

trong vòng 7 ngày. Ngay khi chấm dứt điều kiện phát sinh bất khả kháng, hợp

đồng này có hiệu lực lại ngay.

Page 226: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Điều 11: Phạt

Khi bên mua không mở L/C kịp thời theo hợp đồng này, bên bán có

quyền đòi hỏi bên mua phải nộp phạt một số tiền bằng 1% tính theo mỗi ngày

và theo số tiền của hợp đồng. Nếu bên bán không giao hàng, bên mua có

quyền đòi bên bán phải nộp phạt là 1% mỗi ngày tính trên cơ sở trị giá của

hàng chậm giao.

Điều 12: Trọng tài

Mọi tranh chấp xảy ra từ hợp đồng này, nếu hai bên không thể đi đến

hòa giải, đều phải đưa ra trọng tài. Trọng tài được tổ chức ở nước bị cáo.

Phán quyết của trọng tài được coi là chung thẩm và ràng buộc cả hai bên.

Mọi chi phí về trọng tài là do bên thua kiện chịu.

Làm tại Hà Nội ngày 18 tháng 7 năm 1992

Thay mặt bên mua

Đã ký

Thay mặt bên bán

Đã ký

Our ref No. Hanoi, August 18th 1992

TO UNION OF PRODUCTION AND IMPORT - EXPORT

(UPROSEXIM) - HANOI

ADVICE OF DOCUMENTARY LETTER OF CREDIT

Credit No.: SL 16890

for: USD 90,780.00

Dear Sir(s),

We advice you that we have received a teletransmission dated 18th

August 1992.

From Mitsubishi Bank LTD., Singapore Branch.

Reading in substance as shown on the attached sheet.

Page 227: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Please note that this letter solely an advice and conveys no

engagement by us. And please further note that in case of message we

received by teletransmission. Ae assume no responsibility for any error and/or

translation of the teletransmission and we reserve the right to make such

corrections as may be found neccessary.

You are requested to check the credit terms carefully. In the event that

you do not agree with, the terms and conditions of the L/C No. 16890 and if

you feel unable to comply with any of the terms and conditions please arrange

an amendment of the credit/amendment through your contacting party (the

Applicant for credit).

This letter must be presented for each drawing hereunder.

Yours faithfully,

Bank for Foreign Trade of Vietnam

- 11504 VCB VT 231 1534

B

BISHIBK RS 13

411504 VCB VT

DATE: 18TH 1992

TO: BANK FOR FOREIGN TRADE OF THE SOCIALIST OF VIETNAM

HANOI

TEST: 39-620 FOR USD86,700-00 VALUE AUG 18, 1992 BETWEEN

OUR HO TOKYO AND YOURSELVES.

WE HEREBY ISSUE OUR IRREVOCABLE DOCUMENTARY LETTER

OF CREDIT

NO: SL 16890

BENEFICIARY: UNION OF PRODUCTION SERVICE AND

IMPORT-EXPORT STR, HANOI VIETNAM

Page 228: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

(UPROSEXIM HANOI)

ACCOUNTEE: TECKOSA PTE LTD, 110 HONG KONG STREET,

SINGAPORE 0105

AMOUNT: USDLRS 86,700-00 (UNITED STATES DOLLARS EIGHTY

SIX THOUSAND AND SEVEN HUNDRED ONLY)

PRESENTATION OF DOCUMENTS MUST BE EFFECTED NOT

LATER THAN 20 SEP 1992 AT NEGOTIATING BANK’S COUNTER IN

VIETNAM AND ALSO WITHIN 10 DAYS AFTER THE DATE OF ISSUANCE

OF THE TRANSPORT DOCUMENTS.

CREDIT IS AVAILABLE BY NEGOTIATION WITH ANY BANK

AGAINST BENEFICIARY’S DRAFT(S) AT SIGHT DRAWN ON APPLICANT

ACCOMPANIED BY THE FOLLOWING DOCUMENTS.

SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN FOUR COPIES

INSURANCE IS TO BE EFFECTED BY BUYER

FULL SET OF CLEAN ON BOARD OCEAN BILLS OF LADING MADE

OUT OR ENDORSED TO THE ORDER OF THE MITSUBISHI BANK LTD

MARKED FREIGHT PREPAID NOTIFY ACCOUNTEE.

EVIDENCING SHIPMENT OF:

170 METRIC TONS GROUNDNUT KERNELS, NORTH GRADE I 2200

PCS MAX/100GM AT USD510-00 PER METRIC TON CNF SINGAPORE.

FROM VIETNAM TO SINGAPORE

CERTIFICATE OF VIETNAMESE ORIGIN IN DUPLICATE

CERTIFICATE OF QUALITY AND OF AFLATOXIN IN DUPLICATE

PACKING LIST IN DUPLICATE

PHYTOSANITARY CERTIFICATE IS REQUIRED

SHIPMENT MUST BE EFFECTED NOT LATER THAN SEP 10, 1992

PARTIAL SHIPMENTS ARE PERMITTED.

Page 229: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

TRANSSHIPMENT IS PROHIBITED.

SPECIAL INSTRUCTIONS

1) ALL BANKING CHARGES OUTSIDE SINGAPORE INCLUDING

REIMBURSEMENT AND PAYMENT COMMISSION ARE FOR ACCOUNT

OF BENEFICIARY.

2) CERTIFICATE ISSUED BY VINACONTROL CERTIFYING THAT

AFLAT OXiN LESS THAN 5PPB IN THE GROUNDNUT KERNELS IS

REQUIRED.

3) SHIPMENT MUST BE EFFECTED BY CONTAINERS ONLY.

4) SHIPPER IS TO NOTIFY COMMERCIAL UNION ASS CO PTE, N04

ROBINSON ROAD 05-00 COMMERCIAL UNION BUILDING SINGAPORE

0105 BY REGISTERED AIRMAIL ADVISING DETAILS OF SHIPMENT.

WITHIN THREE DAYS AFTER SHIPMENT DATE AND QUOTING

OPEN COVER NOTE C77/155. A COPY OF THIS NOTIFICATION AND THE

RELATIVE POSTAL RECEIPT ARE REQUIRED FOR NEGOTIATION.

5) 5 PCT MORE OR LESS BOTH IN AMOUNT AND QUANTITY

ALLOWED SPECIAL INSTRUCTIONS TO THE NEGOTIATING BANK

ALL THE DOCUMENTS BE FORWARDED DIRECTLY TO us BY TWO

CONSECUTIVE REGISTERED AIRMAILS.

UPON RECEPT OF THE RELATIVE DRAFTS AND SHIPPING

DOCUMENTS STRICTLY IN COMPLIANCE WITH THE L/C TERMS WE

WILL REMIT TO YOU THE DRAFT AMOUNT LESS OUR TELEX

CHARGES AS PER YOUR INSTRUCTIONS!

ALL DRAFTS so DRAWN MUST INDICATE LETTER OF CREDIT

NUMBER, DATE OF THIS CABLE AND NAME OF ISSUING BANK OF THIS

CREDIT.

THE AMOUNT OF EACH DRAWING UNDER THIS CREDIT MUST BE

ENDORSED BY THE NEGOTIATING BANK ON THE REVERSE HEREOF.

Page 230: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

WE HEREBY ENGAGE WITH THE DRAWERS, ENDORSERS AND

BONA FIDE HOLDERS OF DRAFTS DRAWN UNDER AND IN

COMPLIANCE WITH THE TERM OF THIS CREDIT THAT SUCH DRAFTS

WILL BE DULY HONORED UPON PRESENTATION TO THE DRAWEE

PROVIDED THAT SUCH DRAFTS ARE PRESENTED WITHIN THE

VALIDITY OF THIS CREDIT. THE ADVISING BANK IS KINDLY REQUIRED

TO DELIVER THIS CREDIT TO THE BENEFICIARY URGENTLY.

EXCEPT SO FAR AS OTHERWISE EXPRESSLY STATED, THIS

DOCUMENTARY CREDIT IS SUBJECT TO UNIFORM CUSTOMS AND

PRACTICE FOR DOCUMENTARY CREDITS (1993 REVISION).

INTERNATIONAL CHAMBER OF COMMERCE PUBLICATION NO 400

THIS TELEX CONSTITUTES AN OPERATIVE INSTRUMENT AND MAIL

CONFIRMATION WILL NOT FOLLOW.

FULLSTOP.

MISUBISHI BANK LTD SINGAPORE BRANCH (SUF)

411504 VCB VT

BISHIBK RS 21913

MESSAGE: 446 - RECEIVED ON 18/08/92 AT 15 H 33 ELAPESED

10MN 24

DISCONECT CODE: 13

Bank for Foreign Trade of Vietnam

UPROSEXIM UNION OF PRODUCTION - SERVICE AND

IMPORT- EXPORT

No. 551 Trang Tien Street - Hanoi Cable Address:

UPROSEXIM

Page 231: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Tel: 345359

Hanoi Sep. 10, 1992

To: COMMERCIAL UNION ASS CO PLC No. 4 Robinson Road Hex 05-

00 Commercial Uinion Building Singapore 0105

Re: Open cover No. C77/155

We would like to advise you the following details of shipment of:

Commodity: Groundnut Kernels, North Grade 1, 220 PCS

Max/100GH

Quantity delivered: 3,500 bags.

Net weight: 180.136 MT

Gross weight: 180.136 M/T

Vessel’s name: KJESPERSEN

B/L No. 13/S Dated: Sep. 09th, 1992

B/L No. 22-S Dated: Sept. 10th, 1992

Container No/Scal:

SZDU 2783142/165 SZDU 2753301/26

MMMU 3424923/23 SZDU 2044375/24

SZDU 2819380/22 SZDU 2439570/25

MMMU 0220335/27 SZDU 2560447/38

MMMU 0142398/28 MMMU 4043135/30

MMMU 3231550/39

ETD Vietnam: Sept. 10, 1992

ETA Singapore: Sept. 17, 1992

Yours faithfully, General Director

Page 232: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

(Signed)

GIẤY CHỨNG NHẬN NƠI SẢN XUẤT CERTIFICATE OF ORIGIN

NGƯỜI NHẬN: TECKOSA PTE LTD (BUYER): 110 HONG KONG

STREET, SINGAPORE 0105

NGƯỜI GỬI: UNION OF PRODUCTION SERVICE AND IMPORT

(CONSIGNOR): EXPORT

Mã và Số hiệu

Mark and

Numbers

Tên hàng

Description of goods

Trọng lượng và

số lượng Weight

& Quantity

Số của hóa đơn

Number of

Invoices

GROUNDNUT

KERNELS, NORTH

GRADE 1,220 PCS

MAX/100GM AT

USD 510-00PER

METRIC TON CNF

SINGAPORE

3,560 bags

N.w: 178,000 M/T

G.w: 180.136 M/T

29 Dated: Sep.

10, 1992

Phòng Thương mại và Công nghiệp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt nam chứng nhận hàng hóa kê trên là sản xuất tại Việt nam

The Chamber of Commerce and Industry of the Socialist Republic of

Vietnam hereby certifies the above - mentioned goods are of Vietnam origin.

No HH/28/92

Ngày 11 tháng 9 năm 1992

Phòng Thương mại và Công nghiệp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY OF THE SOCIALIST

REPUBLIC OF VIETNAM

(Signed)

Page 233: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

PHỤ LỤC SỐ 2

CONTRACT N° 12 / Mich / 92-NK

Between LIÊN HIỆP SẢN XUẤT DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU

(Union of production service and Import Export)

No. 551 Trang Tien Street Hanoi

Cable Address: UPROSEXIM HANOI

Tel: 345359

Hereinafter called the Buyer

And: Michell International Commodities Ltd.

11/F Baskenvile House 22 - Ice House Street Central Hong Kong

Telex: 66516 HK

Hereinafter called the Seller,

It is mutually agreed to sign this contract covering the following terms

and conditions:

Article I: Commodity, Price terms, Packing

1. Name of commodity:

Scoured wool M414 and M342

2. Specifications, quality:

Scoured wool type M342 and Scoured wool type M414

Quality as per sealed sample, confirmed by both parties.

3. Country of origin:

New Zealand

4. Maker’s name:

Michel

5. Quantity:

Page 234: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

100 MT consist of type M414/50MT

Type 342/50MT

6. Price:

- Unit price: USD 2.35/kg FOB Haiphong net weight for type M414

USD 2.32/kg FOB Haiphong net weight for type M342

- Amount: USD 233,500.00

Two hundred thirty three thousand five hundred US Dollars only.

The above mentioned prices are understood to be CIF Haiphong on the

option of the Buyer in accordance with Incoterms 1990 packing included.

7. Packing: as per Export standard Seaworthy packing

8. Marking: On the both sides of each package, the following indications

should be noted in indelible ink:

- Name of consigner: Michel International Commodities Ltd.

- Name of consignee: UPROSEXIM HANOI

- Contract number: 12/Mich/92-NK

- Marks 0508/55217/M342-M414

- Package No.: Net weight, Gross weight, Measurement

- Port of destination: Haiphong port Together with warning signals of

umbrella and arrow (for the right laying of carton boxes)

Article II: Delivery terms, Insurance and Payment

1. Preadvice of delivery: Before transporting the goods to the port of

loading at the date stipulated, the Seller must advise 20 days before by cable

or telex to the Buyer: number of L/C, number of contract, name of the goods,

value, quantity, net weight, gross weight, cubage, date for arrival of the goods

at the loading port.

Page 235: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Advice of delivery: Within 24 hours after loading the Seller should

cable or telex the Buyer: contract number, quantity, gross weight, number of

bales, invoice value, name of carrying vessel, bill of lading number, sailing

date, ETA for import formalities. The expenses resulted from the failure of the

Seller such shipment advice in time will be for the Seller’s account.

3. Shipping marks: 0508/63217/M342 or M414 UPROSEXIM HANOI

4. Shipping time: May/93: 50 MT June/93: 50MT

5. Port of departure: New Zealand port

6. Port of destination: Haiphong port

7. Transhipment: Within 24 hours after transhipment, the Seller should

advise by cable or telex the Buyer the name of transhipment vessel and Bill of

lading, place and date transhipment for making import procedures.

8. Shipping documents: The Seller must send 3 sets of documents to

the Buyer. Each set of documents comprises: Bill of lading, invoice, packing

list, certificate of quality, certificate of weight. Among 3 sets of documents, one

set of which will be accompanying the cargo on carrying vessel (no need

invoice enclosed) and 24 hours after the vessel sailing, 2 sets should be sent

by registered airmail to the Buyer.

9. Insurance; The goods will be insured by the Seller with condition "all

risks" and "war risks".

10. Terms of payment: By L/C at sight in favour of Michell Co. Ltd

through the Vietcombank Hanoi paid by UPROSEXIM Hanoi. L/C will be

opened 30 days prior to time of shipment. The payment is to be made upon

Presentation of the following documents.

- Original and clean "shipped on board" bill of lading, made out to order,

marked "Freight pre-paid" 3ex

- Signed commercial invoice 3ex

- Packing list 3ex

Page 236: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Insurance Policy 2 orig., 1 copy

- Certificate of quality issued by maker 3ex

- Certificate of origin issued by Chamber of Commerce and Industruy

3ex

- Test or inspection certificate issued by testing Organisation or Maker

3ex

- Confirmation of cable advice for telex) for shipment, lcopy.

- Receipt of shipmaster acknowledging due receipt of 03 sets of non-

negotiable document for transmission to Uprosexim at the Haiphong port 3

copies.

Article III: Claim and Arbitration

Upon receiving the goods the Buyer shall have the goods inspected. If

their quality and specifications are not in conformity with those mentioned in

this contract, the Buyer shall have the right to make claiưi to the Seller. All

claim by the Buyer shall be made within 90 days with regard to the apparent

defects and 180 days with regard to latent defects after arrival of the goods at

port of destination and shall be confirmed in writing by registered airmail

together with particulars of survey report of "Vinacontrol" of the Socialist

Republic of Vietnam which should be regarded as final.

The claim arising out of this contract will be first settled amicably, should

it not be possible to reach such settlement this claim with be settled by the

Vietnam International Arbitration Centre attached to the Chamber of

Commerce and Industry of the Socialist - Republic of Vietnam.

- The award of this Committee should be considered as final and is

binding to both parties.

Article IV: Penalty against delay in delivery.

Page 237: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

In case the Seller fails to deliver the goods under this contract on time

the Buyer shall be entitled to demand from the Seller the payment of a penalty

as follows:

This penalty is caculated from the first day of delay in delivery and at

the rate of 0.05 PCT per day of the amount not delivered for the first 30 days

and 0.08 PCT per day for following 30 days and 0.12 PCT per day for sequent

delaying days. However, the total of once penalty should not exceed 10PCT of

amount of the goods not delivered.

Article V: Force Majeure

Force majeure circumstance must be notified by cable or telex by the

one party 1X5 the other within seven days. After such cable notification, a

certificate of Force majeure issued by the competent Government Authorities

will be sent to the other party. Beyond this time force majeure circumstance

shall not be taken into consideration.

Article VI: Other Conditions

- All amendments and alterations to this contract are valid only after

written confirmation by both sides.

- All negotiation either in writing 'or in oral forms which were made prior

to this conclusion and in different explanation way of this contract are not

valid.

- All charges, expenses and taxes occured in the Seller’s country

relating to the execution of this contract are for the Seller’s account, but those

in the Buyer’s country will be for the Buyer’s account.

- In case of doubt as to the interpretation of commercial terms contained

in this present text, both parties shall refer to the International Commercial

terms (Incoterms 1990).

Made at Hanoi this day of April 11th 1993 in English language into eight

copies, of which four copies each party.

Page 238: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

For the Seller

(Signed)

For the Buyer

(Signed)

HỢP ĐỒNG (nhập khẩu) số 12/MICH/92-NK

Giữa: Liên hiệp sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu

Số 551 phố Tràng Tiền Hà Nội,

Điện tín: UPROSEXIM Điện thoại: 345359,

Dưới dây gọi là bên Mua,

và: Michel International Commodities Ltd.

11/F Baskenvile House 22 - Ice House

Street Central Hong Kong

Telex: 66516 HK

Dưới đây gọi là bên Bán

Đã thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng với những điều khoản và điều

kiện sau:

Điều I: Tên hàng, giá cả, bao bì

1. Tên hàng: len chải M414 và M-342

2. Quy cách phẩm chất:

Len chải loại M342 và loại M414

Phẩm chất như mẫu đóng dấu và xác nhận bởi hai bên.

3. Nước xuất xứ: New Zealand

4. Tên người sản xuất: Michel

5. Số lượng: 100MT gồm: Loại M414/50MT

Loại M342/50MT

6. Giá cả: Đơn giá: USD 2,35/kg tịnh, loại M414;

Page 239: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

USD 2,32/kg tịnh, loại M342. Tổng giá: 233.500 USD.

Những giá trên đây được hiểu là giá CIF Hải Phòng tùy theo sự lựa

chọn của bên mua phù hợp với Incôthơm 1990, kể cả bao bì.

7 Bao bì: Phù hợp tiêu chuẩn xuất khẩu - bao bì có thể chuyển vận

đường biển.

8. Ký mã hiệu: Ở hai mặt của mỗi kiện hàng, những chỉ dẫn sau đây

phải được ghi bằng mực không phai:

- Tên người gửi:

Michell International Commodities Ltd.

- Tên người nhận: UPROSEXIM Hà Nội

- Số hợp đồng: 12/Mich/92-NK

- Kỹ mã số hiệu 0508/55217/M342-M414

- Kiện số, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, kích thước.

- Cảng đến: Cảng Hải Phòng

Cùng với những ký hiệu nhắc nhở là cái ô và mũi tên (ở bên phải thùng

hàng).

Điểu II: Điều kiện giao hàng, bảo hiểm và trả tiền

1. Thông báo trước khi giao: Bên Bán phải thông báo bằng điện tín

hoặc telex cho bên Mua 20 ngày trước khi vận chuyển hàng ra cảng để bốc

hàng vào ngày quy định: số L/C, số hợp đồng, tên hàng, trị giá, số lượng,

trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, thể tích, ngày hàng đến cảng bốc.

2. Thông báo giao hàng: Trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi bốc hàng

bên Bán phải gửi điện tín hoặc telex cho bên Mua: số hợp đồng, số lượng,

trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, số kiện, trị giá hóa đơn, tên tàu chở hàng,

số vận đơn, ngày khởi hành, ngày dự kiến tàu đến để bên mua làm thủ tục

nhập khẩu. Những chi phí do việc bên Bán không thông báo kịp thời sẽ do

bên Bán chịu.

Page 240: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

3. Ký hiệu gửi hàng: 0508/55217/M342-M414

4. Thời hạn gửi hàng: Tháng Năm/93: 50MT

Tháng Sáu/93: 50MT

5. Cảng đi: Cảng New Zealand

6. Cảng đến: Cảng Hải Phòng

7. Chuyển tải: Trong vòng 24 giờ sau khi chuyển tải, bên Bán phải

thông báo bằng điện tín hoặc telex cho bên Mua tên tàu chuyển tải và vận

đơn địa điểm và ngày chuyển tải để làm thủ tục nhập khẩu.

8. Chứng từ gửi hàng: Bên Bán phải gửi cho bên Mua 3 bộ chứng từ.

Mỗi bộ chứng từ gồm: vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận

phẩm chất, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận trọng lượng. Trong số

3 bộ đó, một bộ sẽ được gửi kèm theo hàng trên tàu chở hàng (không cần

kèm hóa đơn), và 24 giờ sau khi tàu khởi hành 2 bộ phải được gửi bằng thư

bảo đảm cho bên Mua.

9. Bảo hiểm: Hàng hóa sẽ do bên Bán mua bảo hiểm theo điều kiện

mọi rủi ro và rủi ro chiến tranh.

10. Điều kiện trả tiền: Bằng L/C trả ngay cho Michell Co. Ltd. được

hưởng thông qua Vietcombank Hanoi do Uprosexim trả tiền. L/C sẽ được mở

30 ngày trước thời hạn giao hàng. Việc trả tiền phải được tiến hành trên cơ

sở xuất trình những chứng từ sau:

- Bản gốc vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng, lập theo lệnh, ghi rõ "cước

đã trả" 3 bản

- Hóa đơn thương mại 3 bản

- Phiếu đóng gói 3 bản

- Đơn bảo hiểm 2 bản gốc, 1 bản sao

- Giấy chứng nhận phẩm chất do người sản xuất cấp 3 bản

- Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Thương mại cấp 3 bản

Page 241: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Giấy chứng nhận thử nghiệm do tổ chức kiểm nghiệm của người sản

xuất cấp 3 bản

- Giấy xác nhận điện báo giao hàng 1 bản sao

- Biên lai của thuyền trưởng xác nhận đã được đầy đủ 3 bộ chứng từ

không giao dịch được để chuyển cho Uprosexim tại cảng Hải Phòng 3 bản

sao.

Điều III: Khiếu nại và trọng tài

Khi nhận được hàng bên Mua phải kiểm tra hàng. Nếu phẩm chất và

quy cách không phù hợp với hợp đồng, bên Mua có quyền khiếu nại bên Bán.

Mọi khiếu nại của bên Mua phải được làm trong vòng 90 ngày đối với khuyết

tật dễ thấy và 180 ngày đối với khuyết tật kín, tính từ sau ngày hàng tới cảng

đến và sẽ được xác nhận bằng thư bảo đảm gửi máy bay, cùng với những dữ

kiện của biên bản giám định của Vinacontrol của nước CHXHCN Việt Nam,

biên bản này được coi là cuối cùng.

Khiếu nại xảy ra về hợp đồng này trước tiên phải được giải quyết bằng

thương lượng, nếu không thể giải quyết được, đơn khiếu nại phải do Trung

tâm Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp nước

CHXHCN Việt Nam giải quyết.

Quyết định của Trung tâm này được coi là chung thẩm ràng buộc cả hai

bên.

Điều IV: Phạt chậm giao hàng

Trong trường hợp bên Bán không giao hàng của hợp đồng này đúng

hạn, bên Mua có quyền đòi bên Bán phải nộp phạt như sau:

Phạt này được tính từ ngày đầu tiên chậm giao theo mức 0,05% mỗi

ngày của số tiền hàng không giao đối với 30 ngày đầu và 0,08% mỗi ngày đối

với 30 ngày tiếp theo và 0,12% mỗi ngày đối với những ngày sau đó.

Tuy nhiên tổng số tiền phạt không quá mức 10% của số tiền hàng

không giao.

Page 242: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Điều V: Trường hợp bất khả kháng

Một bên phải thông báo cho bên kia về trường hợp bất khả kháng trong

vòng 7 ngày. Sau khi điện báo như vậy, đương sự phải gửi cho bên kia một

giấy chứng nhận của nhà cầm quyền về trường hợp bất khả kháng. Quá thời

hạn này, sự kiện không được coi là bất khả kháng.

Điểu VI: Các điều kiện khác

- Mọi sự bổ sung và sửa đổi hợp đồng chỉ có hiệu lực khi có xác nhận

bằng văn bản của hai bên.

- Mọi thương lượng dù bằng văn bản hoặc bằng miệng trước khi ký

hợp đồng và trong việc giải thích hợp đồng đều không còn hiệu lực.

- Mọi chi phí và thuế khóa ở nước bên Bán có liên quan đến việc thực

hiện hợp đồng này đều do bên Bán chịu, còn chi phí ở nước bên Mua do bên

Mua chịu.

- Khi còn nghi ngại về việc giải thích điều kiện thương mại trong hợp

đồng này, hai bên sẽ theo bản Điều kiện Thương mại Quốc tế (Incôthơm

1990).

Làm tại Hà Nội ngày 11/4/1993 bằng tiếng Anh, thành tám bản, mỗi bên

giữ bốn bản.

Thay mặt bên Bán

Đã ký

Thay mặt bên Mua

Đã ký

PHỤ LỤC SỐ 3

PROCESSING CONTRACT N° 01/GC

Date: Hanoi Dec. 24th 1992

Between CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU QUẦN ÁO VIỆT NAM

(Vietnam company for import-export of Garments)

Page 243: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Address: 333 Láng Thượng Street Hà Nội.

Cable: VIGARIMEXCO

Tel. 3.45358

Represented by Mr. Võ Nết Na - Director.

Hereinafter called: VIGARIMEX

and SHINSAN TRADING Ltd Co.

Address: 1-7-20 Yeasu, Chou-ku, Tokyo SHINSAN, Tel: 397.456.224

Represented by: Mr. Tanaka Kovure - Director Hereinafter called: SHINSAN

The both parties have agreed to conclude the present contract for

processing children’s garment for which Shinsan is to deliver material (fabric

and accessories) to Vigarimex and Vigarimex is responsible to undertake the

processing under the following terms and conditions.

Article I: Made - up goods and Quantity

Children’s Garments (size 100 - 160)

- One piece: 30,000 pieces

- Two piece: 30,000 pieces

- Single jacket: 40,000 pieces.

Article II: Quality and specification

Quality of the goods must be about as per sealed counter sample

marked signatures of both sides in the possession of Vigarimex and Shinsan

and Vinacontrol.

Article III: Materials

Shinsan shall supply to Vigarimex the materials (fabric and accessories)

for processing the garment with 3% loss allowance on the basis of CIF

Haiphong under the baby L/C at 180 days after B/L date, established by

Vigarimex. Description, quantity and unit price shall be agreed by both parties.

Page 244: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Article IV: Price

Vigarimex shall deliver to Shinsan the made - up goods on the basis

FOB Haiphong under the master L/C at sight, established by Shanko Songyo.

The prices is to be understood as:

* Unit price (FOB Haiphong)

= CMT + (consumption X 1.03) X unit price of fabric (CIF Haiphong) +

Acessories cost per piece + cost of printing / embroidering.

* CMT is consisted of charges to be born by Vigarimex in production,

finishing, inspection, packing (carton box shall be prepared by Vigarimex),

inland transportation of materials and made-up goods, shipment and taxes.

Table of CMT (including cost of sewing yarn)

- One piece USD 7/dz

- Two piece USD 9/dz

- Single jacket USD 9/dz

* Embroidering cost (includes cost of yarn) per 1000 strokes: USD

1.00/dz.

Article V: Payment

a) Master L/C covering made-up goods: Irrevocable L/C at sight

established by Shanko Songyo in favour of Vigarimex.

b) Baby L/C covering materials: Irrevocable L/C established by

Vigarimex soon after receipt of the master L/C, at 180 days after B/L date, in

favour of Shanko Songyo,

Article VI: Time of shipment

a) Material (fabric and accessories): To be shipped by the end of June

1993.

b) Made-up goods: To be partially shipped from November-December

1993.

Page 245: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

First shipment: 10,000 pieces over per lot, or one twenty - feet -

container.

Article VII: Inspection of goods

Materials and made-up goods must be inspected by VINACONTROL at

Haiphong port. Results of the such inspection must be taken as final.

In case that Shinsan sends his expert(s) to Vigarimex’s premise, any

written confirmation by the said expert(s) shall be taken as final. In that case,

any costs for living, accommodation and transport of the said expert(s) shall

be bom by Shinsan.

Article VIII: Penalty

The delivery time stipulated by the present contract (Article VI) cannot

be delayed without preliminary agreement between Shinsan and Vigarimex.

Should however all the supplies or part of them be delayed, unless a cause of

"Force majeure" according to international regulation has occured, the

following penalties will apply:

- First month: 1 % of the value of the delayed goods.

- Second month and following: 1% of the value of the dalayed goods per

month.

Article IX: Arbitration

Each and every dispute that may arise between Shinsan and Vigarimex

whether as regards int'erpretation or as regards execution of the present

contract, shall be setted by the Vietnam International Arbitration centre (No 33

Ba Trieu Street Hanoi) under the Rules of this centre. The decision of the

arbitration board, which shall be legally binding, shall be final. Shinsan and

Vigarimex shall not have the right to appeal against it.

Article X: others

a) Designs/instructions (such as patterns, marking, pictures) are to be

supplied by Shinsan to Vigarimex before arrival of materials.

Page 246: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

b) Other details relating to the delivery in compliance with Inco terms

1990.

For and on behalf of

VIGARIMEX

Agreed

Signature

For and on behalf of

SHINSAN Ltd. Co.

Agreed

Signature

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG số 01/GC

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 1992

Giữa: Công ty xuất nhập khẩu quần áo Việt Nam.

Địa chỉ 333 phố Láng Thượng - Hà Nội, Điện tín: Vigarimex.

Điện thoại: 3.45358, do ông Võ Nết Na - Giám đốc đại diện, dưới đây

gọi là "Vigarimex".

Với: SHINSAN TRADING Ltd. Co., địa chỉ 1-70-20

Yeasu Chuo-ko, Tokyo. Điện tín SHINSAN, điện thoại 397.456.224, do

ông Tanaka Kovure giám đốc đại diện, dưới đây gọi là "Shinsan".

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng này về việc gia công quần áo trẻ

em mà Shinsan phải giao nguyên liệu (chính và phụ) cho Vigarimex và

Vigarimex chịu trách nhiệm gia công theo những điều khoản và điều kiện sau

đây:

Điều I: Tên và số lượng thành phẩm

Quần áo trẻ em (Cỡ 100 - 160)

- Một mảnh vải liền: 30.000 chiếc

- Hai mảnh vải can: 30.000 chiếc

- Áo bờ-lu-dông đơn 40.000 chiếc

Điều II: Phầm chất quy cách

Page 247: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Chất lượng hàng phải tương tự như mẫu đối đã được đóng dấu, có

chữ ký hai bên, do Vigarimex và Shinsan và Vinacontrol giữ.

Điều III: Nguyên vật liệu

Shinsan phải cung cấp cho Vigarimex nguyên vật liệu (chính và phụ) để

gia công quần áo, với 3% hư hao cho phép, trên cơ sở CIF Hải Phòng theo

L/C loại nhỏ trả tiền 180 ngày sau ngày ký phát vận đơn do Vigarimex mở.

Tên hàng, số lượng và đơn giá do hai bên thỏa thuận.

Điều IV: Giá cả

Vigarimex phải giao hàng thành phẩm cho Shinsan theo điều kiện FOB,

theo L/C chủ, trả tiền ngay, do Shinsan Songyo mở.

Giá hàng được hiểu như sau:

* Đơn giá: (FOB Hải Phòng) = Phí gia công + (Tiêu hao nguyên vật liệu

X 1,03) X đơn giá nguyên liệu chính + chi phí nguyên vật liệu phụ + chi phí

in/thêu.

* Chi phí gia công bao gồm những chi phí do Vigarimex chịu để sản

xuất, hoàn chỉnh, kiểm tra, đóng gói (hộp các-tông do Vigarimex chuẩn bị),

chuyên chở nội địa về nguyên liệu và thành phẩm, gửi hàng và thuế má.

Bảng kê phí gia công (gồm cả chỉ may)

- Loại một mảnh vải liền 7 đoola/1 tá

- Loại hai mảnh vải can 9 đôla/1 tá

- Áo bờ-lu-dông dơn 9 đôla/1 tá

* Chi phí thêu (gồm cả tiền chỉ) tính theo 1000 mũi: 1 đôla/1 tá.

Điều V: Trả tiền:

a) L/C chủ đề trả tiên thành phẩm là L/C không hủy ngang, trả tiền

ngay, do Shanko Songyo mở cho Vigarimex.

Page 248: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

b) L/C loại nhỏ để trả tiền nguyên vật liệu là L/C không hủy ngang, do

Vigarimex mở ngay sau khi nhận được L/C chủ, trả tiền 180 ngày sau ngày ký

phát vận đơn, cho bên Shanko Songyo hưởng.

Điều VI: Thời gian giao hàng:

a) Nguyên vật liệu (chính và phụ): phải được gửi vào hạ tuần tháng 6

năm 1993.

b) Hàng thành phẩm: phải được giao dần từ tháng 11 đến tháng 12

năm 1993.

Đợt đầu giao 10.000 chiếc hoặc hơn nữa theo lô hoặc trong một

container 20 feet.

Điều VII: Kiểm tra hàng hóa

Nguyên vật liệu và hàng thành phẩm phải do VINACONTROL kiểm tra

lại tại cảng Hải Phòng. Kết quả kiểm tra đó được coi là cuối cùng (quyết định).

Trong trường hợp Shinsan cử chuyên gia đến cơ sở của Vigarimex,

mọi xác nhận bằng văn bản của chuyên gia đó sẽ được coi là quyết định cuối

cùng. Trong trường hợp này, mọi chi phí về ăn, ở, đi lại của chuyên gia đó do

Shinsan chịu.

Điều VIII: Phạt

Thời gian giao hàng do hợp đồng này quy định (điều VI) không thể

được kéo dài nếu không có sự thỏa thuận trước giữa Shinsan và Vigarimex.

Tuy nhiên, nếu toàn bộ hoặc một phần lô hàng bị kéo dài thì, trừ trường hợp

do nguyên nhân trường hợp bất khả kháng mà các quy định quốc tế công

nhận, các mức phạt sau đây sẽ được áp dụng:

Tháng đầu: 1% của giá trị hàng giao chậm, từ tháng thứ hai trở đi: hàng

tháng 1% của trị giá hàng giao chậm hàng tháng.

Điều IX: Trọng tài

Mọi tranh chấp xảy ra giữa Shinsan và Vigarimex dù thuộc về sự giải

thích hoặc về việc thực hiện hợp đồng này, sẽ được giải quyết tại Trung tâm

Page 249: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Trọng tài Quốc tế Việt Nam (số 33 phố Bà Triệu Hà Nội) theo những quy tắc

của Trung tâm này. Quyết định của Trung tâm Trọng tài là quyết định chung

thẩm, ràng buộc cả hai bên. Shinsan và Vigarimex không có quyền chống án.

Điều X: Những điều khoản khác

a) Shinsan phải cung cấp cho Vigarimex những bản vẽ/bản hướng dẫn

(như mẫu kiểu, nhãn mã, tranh vẽ) trước khi nguyên vật liệu đến nơi.

b) Mọi chi tiết khác liên quan đến việc giao hàng và vận chuyển hàng

phải được giải thích theo Incôthơm 1990.

Thay mặt Vigarimex

Đã kỹ

Thay mặt Shinsan Ltd Co.

Đã ký

PHỤ LỤC SỐ 4

CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ

(Công ước Viên 1980)

Các nước thành viên của công ước này:

+ Coi trọng những mục tiêu tổng quát ghi trong các Nghị quyết về sự

thành lập một nền trật tự kinh tế quốc tế mới mà Đại hội đồng Liên hợp quốc

đã chấp nhận trong khóa họp bất thường lần thứ sáu,

+ Cho rằng việc chấp nhận các quy tắc thống nhất điều chỉnh các hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính đến các hệ thống xã hội, kinh tế và

pháp lý khác nhau sẽ thúc đẩy việc loại trừ các trở ngại pháp lý trong thương

mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thương mại quốc tế, đã thỏa

thuận những điều sau:

PHẦN 1. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I. PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 1.

Page 250: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa

các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

a) Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc.

b) Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật

của nước thành viên Công ước này.

2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau

không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối

quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là

từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.

3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính

chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định

phạm vi áp dụng Công ước này.

Điều 2. Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:

a) Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi

người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết

hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua

để sử dụng như thế.

b) Bán đấu giá.

c) Để thi hành luật hoặc văn kiện ủy thác khác theo luật.

d) Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông

hoặc tiền tệ.

e) Tàu thủy, máy bay và các tàu chạy trên đệm không khí.

f) Điện năng.

Điều 3.

1. Được coi là hợp đồng mua bán các hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ

chế tạo hay sản xuất, nếu bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn

các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất hàng hóa đó.

Page 251: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ

của bên giao hàng chủ yếu là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp

các dịch vụ khác.

Điều 4.

Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các

quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó.

Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công ước

không liên quan tới:

a) Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc của bất cứ điều khoản nào của

hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.

b) Hậu quả mà hợp đồng có thể có đối với quyền sở hữu các hàng hóa

đã bán.

Điều 5. Công ước này không áp dụng cho trách nhiệm của người bán

trong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết

một người nào đó.

Điều 6. Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với

điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của

Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.

Chương 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 7

1. Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của

nó, đến sự cần thiết phải hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân

thủ trong thương mại quốc tế.

2. Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này

mà không quy định thẳng trong Công ước thì sẽ được giải quyết chiếu theo

các nguyên tắc chung mà từ đó Công ước được hình thành hoặc nếu không

có các nguyên tắc này, thì chiếu theo luật được áp dụng theo quy phạm của

tư pháp quốc tế.

Page 252: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Điều 8

1. Nhằm phục vụ Công ước này, tuyên bố và cách xử sự khác của một

bên được giải thích theo đúng ý định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không

thể không biết ý định ấy.

2. Nếu điểm trên không được áp dụng thì tuyên bố cách xử sự khác

của một bên được giải thích theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó

được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảnh tương tự cũng sẽ

hiểu như thế.

3. Khi xác định ý muốn của một bên hoặc cách hiểu của một người có

lý trí sẽ hiểu thế nào, cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc

đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ,

các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai bên.

Điều 9

1. Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các

thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ.

2. Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng

có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là

những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các

bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong

lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều

chỉnh việc ký kết hợp đồng đó.

Điều 10. Nhằm phục vụ Công ước này:

a) Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương

mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với

hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống

mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc

vào thời điểm hợp đồng.

Page 253: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

b) Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú

thường xuyên của họ.

Điều 11. Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác

nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của

hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng

những lời khai của nhân chứng.

Điều 12. Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều 29 hoặc phần thứ hai

của Công ước này cho phép hợp đồng mua bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ

hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào hàng và chấp nhận

đơn chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập và

không phải dưới hình thức viết mà dưới bất cứ hình thức nào sẽ không được

áp dụng khi dù chỉ một trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là

thành viên của Công ước mà nước đó đã tuyên bố bảo lưu theo điều 96 của

Công ước này. Các bên không được quyền làm trái với điều này hoặc sửa đổi

hiệu lực của nó.

Điều 13. Theo tinh thần của Công ước này, điện báo và telex cũng

được coi là hình thức văn bản.

PHẦN 2. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Điều 14

1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định

được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của

người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận

chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định

số lượng và giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức

xác định những yếu tố này.

2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một

lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.

Điều 15

Page 254: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.

2. Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như

thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào trước hoặc cùng lúc

với chào hàng.

Điều 16

1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu

hồi chào hàng, nếu như thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào

hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.

2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị thu hồi:

a) Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp

nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị thu hồi, hoặc.

b) Nếu một cách hợp lý người nhận coi để ước là không thể thu hồi

được và đã hành động theo chiều hướng đó.

Điều 17. Chào hàng, dù là loại cố định, sẽ mất hiệu lực khi người chào

hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng.

Điều 18

1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng

biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng

hoặc bất tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận.

2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận

được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự

chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người

này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định

như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch,

trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng

sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các

tình tiết bắt buộc ngược lại.

Page 255: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có

giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào

hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào

đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ

không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu

lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó

phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên.

Điều 19

1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có

chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là

từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.

2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng

nhưng có chứa dựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà

không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là

chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện

bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự

phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không

làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với

những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.

3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả,

thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao

hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết các tranh

chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của

chào hàng.

Điều 20

1. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định

trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc

vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày, bưu điện

đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng

Page 256: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc

khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng.

2. Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn

được quy định để chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó.

Tuy nhiên, nếu thông báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa

chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì

ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại

của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới

ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.

Điều 21

1. Một chấp nhận chào hàng muộn màng cũng có hiệu lực của một

chấp nhận nếu người chào hàng phải thông báo miệng không chậm trễ cho

người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông báo về việc đó.

2. Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa

đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong

những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó đã đến tay người

chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp nhận đến

kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi

thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi

chào hàng của mình đã hết hiệu lực.

Điều 22. Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo về việc hủy

chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có

hiệu lực.

Điều 23. Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào

hàng có hiệu lực chiều theo các quy định của công ước này.

Điều 24. Theo tinh thần của phần II Công ước này, một chào hàng, một

thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng

được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói

với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người

Page 257: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nếu

họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường

trú của họ.

Phần 3. MUA BÁN HÀNG HÓA

Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 25. Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ

bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong

một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp

đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý

trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh

tương tự.

Điều 26. Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu

được thông báo cho bên kia biết.

Điều 27. Bởi vì trong phần II của Công ước này không có quy định gì

khác nên, trong trường hợp, nếu thông báo yêu cầu hay thông tin khác đã

được thực hiện bởi một bên của hợp đồng chiếu theo phần III này và bằng

một phương tiện thích hợp với hoàn cảnh, thì một sự chậm trễ hoặc lầm lẫn

trong việc chuyển giao thông tin hoặc sự thông tin không đến người nhận,

cũng sẽ không làm bên đó mất quyền viện dẫn các thông tin của mình.

Điều 28. Nếu một bên có quyên yêu cầu bên kia phải thi hành một

nghĩa vụ nào đó thì chiếu theo các quy định của Công ước này, Tòa án không

bị bắt buộc phải ra phán quyết buộc bên kia thực hiện thực sự hợp đồng trừ

trường hợp nếu tòa án ra phán quyết đó trên cơ sở luật nước mình đới với

các hợp đồng mua bán tương tự không do Công ước này điều chỉnh.

Điều 29

1. Một hợp đồng có thể được sửa đổi hay chấm dứt bằng thỏa thuận

đơn thuần giữa các bên.

Page 258: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Một hợp đồng bằng văn bản chứa đựng một điều khoản quy định

rằng mọi sự sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng phải được các bên làm bằng

văn bản thì không thể bị sửa đổi hay chấm dứt theo thỏa thuận giữa các bên

dưới một hình thức khác. Tuy nhiên hành vi của một bên có thể không cho

phép họ được viện dẫn điều khoản ấy trong chừng mực nếu bên kia căn cứ

vào hành vi này.

Chương 2. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN

Điều 30. Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan

đến hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa theo đúng quy định

của hợp đồng và của Công ước này.

Mục I: Giao hàng và chuyển giao chứng từ:

Điều 31: Nếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi

nhất định nào đó, thì nghĩa vụ giao hàng của người này là:

a) Nếu hợp đồng mua bán quy định cả việc vận chuyển hàng hóa, thì

người bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho

người mua.

b) Nếu trong những trường hợp không dự liệu bởi điểm nói trên, mà đối

tượng của hợp đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải

được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay

sản xuất ra và vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng hóa đã có

hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì người bán

phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó.

c) Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới

quyền định đoạt của người mua tại nơi nào mà người bán có trụ sở thương

mại vào thời điểm ký kết hợp đồng.

Điều 32

1. Nếu chiếu theo hợp đồng hay Công ước này, người bán giao hàng

cho một người chuyên chở, và nếu hàng không được cá biệt hóa một cách rõ

Page 259: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

ràng dành cho mục đích của hợp đồng bằng cách ghi ký mã hiệu trên hàng

hóa, bằng các chứng từ chuyên chở hay bằng một cách khác, thì người bán

phải thông báo cho người mua biết về việc họ đã gửi hàng kèm theo chỉ dẫn

về hàng hóa.

2. Nếu người bán có nghĩa vụ phải thu xếp việc chuyên chở hàng hóa,

thì họ phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện

tới đích, bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và

theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.

3. Nếu người bán không có nghĩa vụ phải bảo hiểm hàng hóa trong quá

trình hàng chuyên chở, thì họ phải cung cấp cho người mua, nếu người này

yêu cầu, mọi thông tin cần thiết mà họ có thể giúp người mua ký kết hợp đồng

bảo hiểm.

Điều 33. Người bán phải giao hàng:

a) Đúng vào ngày giao hàng mà hợp đồng đã quy định, hay có thể xác

định được bằng cách tham chiếu vào hợp đồng.

b) Vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn

định hay có thể xác định được khoảng thời gian giao hàng bằng cách tham

chiếu vào hợp đồng, nếu như không thể căn cứ vào các tình tiết để biết ngày

giao hàng mà người mua ấn định là ngày nào.

c) Trong trường hợp khác, trong một thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng

được ký kết.

Điểu 34. Nếu người bán có nghĩa vụ phải giao các chứng từ có liên

quan đến hàng hóa thì họ phải thi hành nghĩa vụ này đúng thời hạn, đúng địa

điểm và đúng hình thức như quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp

người bán giao chứng từ trước kỳ hạn, thì họ có thể, trước khi hết thời hạn

quy định sẽ giao chứng từ, loại bỏ bất kỳ điểm nào không phù hợp trong

chứng từ với điều kiện là việc làm này không gây cho người mua một trở ngại

hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên, người mua vẫn có quyền đòi người bán bồi

thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.

Page 260: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Mục II: Tính phù hợp của hàng hóa và quyền của người thứ ba.

Điều 35

1. Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy

định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.

2. Ngoại trừ những trường hợp đã được các bên thỏa thuận khác, hàng

hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:

a) Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng

hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.

b) Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán

đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký kết hợp đồng, trừ trường hợp

nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến

hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không

hợp lý.

c) Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà

người bán đã cung cấp cho người mua.

đ) Hàng không được đóng bao bì theo cách thông thường cho những

hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích

hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hóa đó.

3. Người bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng

hợp đồng như đã nêu trong các điểm từ a đến d của khoản trên nếu như

người mua đã biết hoặc khống thể không biết về việc hàng không phù hợp

vào lúc ký kết hợp đồng.

Điều 36

1. Người bán chịu trách nhiệm chiếu theo hợp đồng và Công ước này,

về mọi sự không phù hợp nào của hàng hóa mà sự không phù hợp đó vào lúc

chuyển giao rủi ro sang người mua, ngay cả khi sự không phù hợp của hàng

hóa chỉ được phát hiện sau đó.

Page 261: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Người bán cũng chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của

hàng hóa xảy ra sau thời điểm đã nói ở điểm trên và là hậu quả của việc

người bán vi phạm bất cứ một nghĩa vụ nào của mình, kể cả việc không thể

hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào đó, hàng hóa vẫn thích hợp

cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì

được những tính chất hay đặc tính đã quy định.

Điều 37. Trong trường hợp giao hàng trước thời hạn, người bán có

quyền, cho tới trước khi hết hạn giao hàng, giao một phần hay một số lượng

thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã giao không phù hợp với hợp

đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa đã giao với điều

kiện là việc làm đó của người bán không gây cho người mua một trở ngại hay

phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên người mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại

chiếu theo Công ước này.

Điều 38

1. Người mua phải kiểm tra hàng hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng

trong một thời hạn ngắn nhất mà thực tế có thể làm được tùy tình huống cụ

thể.

2. Nếu hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, thì việc

kiểm tra hàng có thể được đòi lại đến lúc hàng tới nơi đến.

Nếu địa điểm đến của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên

đường vận chuyển hoặc hàng được người mua gửi đi tiếp và khi đó người

mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, còn người bán đã biết

hay đáng lẽ phải biết khi ký kết hợp đồng về khả năng đổi lộ trình hay gửi tiếp

đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng tới nơi đến mới.

Điều 39

1. Người mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp

hợp đồng nếu người mua không thông báo cho người bán những tin tức về

việc không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã phát

hiện hay đáng lẽ đã phải phát hiện ra sự không phù hợp đó.

Page 262: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Trong mọi trường hợp, người mua bị mất quyền khiếu nại về việc

hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán

biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực

sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo

hành quy định trong hợp đồng.

Điều 40. Người bán không có quyền viện dẫn các quy định của các

điều 38 và 39 nếu như sự không phù hợp của hàng hóa liên quan đến các

yếu tố mà người bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đã không thông

báo cho người mua.

Điều 41. Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi

bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trừ trường hợp người

mua đồng ý nhận loại hàng bị ràng buộc vào quyền hạn và yêu sách như vậy.

Tuy nhiên, nếu những quyền hạn và yêu sách đó được hình thành trên cơ sở

sở hữu công nghiệp hay sở hữu trí tuệ khác thì nghĩa vụ của người bán sẽ

được điều chỉnh theo điều 42.

Điều 42. Người bán phải giao những hàng hóa không bị ràng buộc bởi

bất cứ quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu công

nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác mà người bán đã biết hoặc không biết vào

thời điểm ký kết hợp đồng, với điều kiện nếu các quyền và yêu sách nói trên

được hình thành trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.

a) Chiếu theo pháp luật của quốc gia nơi hàng hóa sẽ được bán lại hay

sử dụng bằng cách khác, nếu các bên có dự đoán vào lúc ký kết hợp đồng

rằng hàng hóa sẽ được bán lại hay sử dụng bằng cách khác tại quốc gia đó,

hoặc là:

b) Trong mọi trường hợp khác – chiếu theo luật pháp của quốc gia có

trụ sở thương mại của người mua.

Trong các trường hợp sau đây, người bán không bị ràng buộc bởi

nghĩa vụ nêu trên, nếu:

Page 263: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

a) Vào lúc ký kết hợp đồng, người mua đã biết hoặc không thể không

biết về sự hiện hữu của quyền lợi hay yêu sách nói trên, hoặc là:

b) Quyền lợi hay yêu sách bắt nguồn từ sự kiện người bán đã tuân theo

các bản thiết kế kỹ thuật, hình vẽ, công thức hay những số liệu cơ sở do

người mua cung cấp.

Điều 43

1. Người mua mất quyền khiếu nại dựa vào các quy định của điều 41

và 42 nếu như họ không thông báo cho người bán những tin tức về tính chất

của quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba, trong một thời hạn hợp lý kể

từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về quyền hoặc yêu sách đó.

2. Người bán không có quyền viện dẫn những sự quy định từ điểm 1

nêu trên nếu người bán đã biết về quyền hạn hay yêu sách của người thứ ba

và về tính chất của quyền hạn hay yêu sách đó.

Điều 44. Bất chấp những quy định của điểm 1 điều 39 và khoản 1 điều

43, người mua có thể giảm giá chiếu theo điều 50 hay đòi bồi thường thiệt

hại, ngoại trừ khoản lợi bị bỏ lỡ, nếu người mua có lý do hợp lý để giải thích

vì sao họ không thông báo tin tức cần thiết cho người bán.

Mục III: Các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng

Điều 45

1. Nếu người bán đã không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát

sinh từ hợp đồng mua bán hay Công ước này, thì người mua có căn cứ để:

a) Thực hiện những quyền hạn của mình theo quy định tại các điều từ

46 đến 52.

b) Đòi bồi thường thiệt hại như đã quy định tại các điều từ 74 đến 77.

2. Người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng

quyền dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác.

Page 264: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

3. Không một thời hạn trì hoãn nào có thể được Tòa án hay Trọng tài

ban cho người bán khi người mua sử dụng đến bất kỳ biện pháp bảo hộ pháp

lý nào trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng.

Điều 46

1. Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ

phi người mua sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu

đó.

2. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi

người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một

sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt

ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc

trong một thời hạn hợp lý sau đó.

3. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền

đòi người bán phải loại trừ sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp khi

điều này không hợp lý xét theo tất cả các tình tiết. Việc yêu cẩu loại trừ sự

không phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng phải được tiến hành hoặc là

cùng một lúc với thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một

thời hạn hợp lý sau đó.

Điều 47

1. Người mua có thể cho người bán thêm một thời hạn bổ sung hợp lý

để người bán thực hiện nghĩa vụ.

2. Trừ phi người mua đã được người bán thông báo rằng người bán sẽ

không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó, người mua

không được sử dụng đến bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào trong trường

hợp người bán vi phạm hợp đồng trước khi thời hạn bổ sung kết thúc. Tuy

nhiên ngay cả trong trường hợp này người mua cũng không mất quyển đòi

bồi thường thiệt hại do người bán chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ của

mình.

Điều 48

Page 265: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

1. Với điều kiện tuân thủ quy định của điều 49 người bán có thể, ngay

cả sau khi hết thời hạn giao hàng, loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện

nghĩa vụ của mình, phí tổn do người bán chịu, với điều kiện là điều đó không

kéo theo một sự chậm trễ vô lý mà không gây ra cho người mua những trở

ngại phi lý hay tình hình bất định về việc người bán phải hoàn trả các phí tổn

mà người mua gánh chịu. Tuy nhiên ngừời mua duy trì quyền đòi bồi thường

thiệt hại chiếu theo Công ước này.

2. Nếu người bán yêu cầu người mua cho biết là người mua có chấp

nhận việc loại trừ thiếu sót nói trên của người bán hay không và nếu người

mua không đáp ứng yêu cầu này của người bán trong một thời hạn hợp lý, thì

người bán có thể loại trừ thiếu sót đó trong phạm vi thời hạn mà người bán đã

ghi trong đơn yêu cầu. Người mua không thể, trước khi mãn hạn ấy, sử dụng

bất cứ biện pháp bảo hộ pháp lý nào không thích hợp cho việc thi hành nghĩa

vụ của người bán.

3. Nếu người bán thông báo cho người mua rằng người bán sẽ thực

hiện việc loại trừ thiếu sót trong một thời hạn ấn định thì cần hiểu rằng thông

báo nói trên bao gồm cả yêu cầu người mua cho biết họ chấp nhận việc loại

trừ thiết sót hay không chiếu theo quy định của khoản 2 nói trên.

4. Yêu cầu hay thông báo của người bán theo quy định của các khoản

2 hay 3 của điều này sẽ không có hiệu lực nếu người mua không nhận được.

Điều 49

1. Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng:

a) Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ

phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu

đến hợp đồng, hoặc:

b) Trong trường hợp không giao hàng: nếu người bán không giao hàng

trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho họ chiếu theo khoản 1

điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian

được gia hạn này.

Page 266: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người

mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp

đồng.

a) Khi người mua giao hàng chậm trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc

pgười mua đã biết rằng việc giao hàng đã được thực hiện.

b) Đối với mọi trường hợp vi phạm trừ trường hợp giao hàng chậm trễ,

trong một thời hạn hợp lý:

i) Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó.

ii) Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho

người bán chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố

rằng, họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia

hạn thêm đó, hoặc:

iii) Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu

theo khoản 2 điều 48 hay sau khi ngươi mua đã tuyên bố là họ không chấp

nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ

Điều 50. Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù

tiền hàng đã được trả hay chưa, người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ

căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá

trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên,

nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo

điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện

của người bán chiếu theo các điều này thì người mua không được giảm giá

hàng.

Điều 51

1. Nếu người bán chỉ giao một phần hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần

hàng hóa đã giao phù hợp với hợp đồng thì các điều 46 đến 50 sẽ được áp

dụng đối với phần hàng hóa thiếu hoặc phần hàng không phù hợp với hợp

đồng.

Page 267: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Người mua chỉ được tuvên bố hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc

không thực hiện hợp đồng hoặc một phần hàng giao không phù hợp hợp

đồng cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng.

Điều 52

1. Nếu người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua

được quyền lựa chọn hoặc chấp nhận hoặc từ chối việc giao hàng đó.

2. Nếu người bán giao một số lượng nhiều hơn số lượng quy định trong

hợp đồng, thì người mua có thể chấp nhận hay từ chối việc giao số lượng

phụ trội, nếu người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội

nói trên thì người mua phải trả tiền hàng phụ trội. Nếu người mua chấp nhận

toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên thì người mua phải trả tiền

hàng phụ trội theo giá hợp đồng quy định.

Chương 3. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

Điều 53. Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng

theo quy định của hợp đồng và của Công ước này.

Mục I. Thanh toán tiền hàng

Điều 54. Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm việc

áp dụng các biện pháp và tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi

hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng.

Điều 55. Trong những trường hợp, nếu hợp đồng đã được ký kết một

cách hợp pháp, nhưng trong hợp đồng không quy định giá cả một cách trực

tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy định cách xác định giá thì được phép suy

đoán rằng, các bên, trừ phi có quy định trái ngược, đã có ngụ ý dựa vào giá

đã được ấn định cho loại hàng hóa như vậy khi hàng hóa này được đem bán

trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan.

Điều 56. Nếu giá cả được ấn định theo trọng lượng của hàng hóa thì

trong trường hợp có nghi ngờ, giá sẽ được xác định theo trọng lượng tịnh.

Điều 57

Page 268: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng tại một

địa điểm quy định nào đó thì họ phải trả tiền cho người bán:

a) Tại nơi có trụ sở thương mại của người bán hoặc:

b) Tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm

cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ.

2. Người bán phải gánh chịu mọi sự gia tăng phí tổn để thực hiện việc

thanh toán do sự thay đổi địa điểm của trụ sở thương mại của mình sau khi

hợp đồng được ký kết.

Điều 58

1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải trả tiền vào một thời hạn cụ

thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này,

người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các

chứng từ nhận hàng. Người bán có thể đặt điều kiện phải thanh toán như vậy

để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ.

2. Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể

gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho

người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.

3. Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ

có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp mà có thể thức giao hàng

hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm việc đó.

Điều 59

Người mua phải trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể

được xác định theo hợp đồng và Công ước này, mà không cần phải có một

lời yêu cầu hay việc thực hiện một thủ tục nào khác về phía người bán.

Mục II: Nhận hàng

Điều 60. Nghĩa vụ nhận hàng của người mua gồm:

a) Thực hiện mọi hành vi mà người ta có quyền chờ đợi ở họ một cách

hợp lý để cho phép người bán thực hiện việc giao hàng, và.

Page 269: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

b) Tiếp nhận hàng hóa.

Mục III. Các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng

Điều 61

1. Nếu người mua không thực hiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng

mua bán hay bản Công ước này, thì người bán có thể:

a) Thực hiện các quyền quy định tại các điều 62 và 65.

b) Đòi bồi thường thiệt hại như quy định tại các điều từ 74 đến 77.

2. Người bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng

quyền áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý khác.

3. Không một thời hạn gia hạn nào có thể được tòa án hay Trọng tài

ban cho người mua khi người bán viện dẫn một biện pháp bảo hộ pháp lý nào

đó mà họ có quyền sử dụng trong trường hợp người mua vi phạm hợp đồng.

Điều 62. Người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay

thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện

pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó.

Điều 63

1. Người bán có thể chấp nhận cho người mua một thời hạn bổ sung

hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của mình.

2. Trừ phi nhận được thông báo của người mua cho biết sẽ không thực

hiện nghĩa vụ trong thời gian ấy, người bán, trước khi mãn hạn, không thể

viện dẫn bất cứ một biện pháp bảo hộ pháp lý nào mà họ được sử dụng trong

trường hợp người mua vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, do sự việc này, người

bán không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại vì người mua chậm thực hiện

nghĩa vụ

Điều 64

1. Người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng:

Page 270: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

a) Nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo

hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng,

hoặc.

b) Nếu người mua không thi hành nghĩa và trả tiền hoặc không nhận

hàng trong thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận cho họ chiếu theo

khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó trong thời hạn ấy.

2. Tuy nhiên trong những trường hợp khi người mua đã trả tiền, người

bán mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ không làm việc này:

a) Trong trường hợp người mua chậm thực hiện nghĩa vụ trước khi

người bán biết nghĩa vụ đã được thực hiện, hoặc:

b) Trong trường hợp người mua vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào khác

ngoài việc chậm trễ - trong một thời hạn hợp lý:

Kể từ lúc người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết sự vi phạm đó, hoặc:

- Sau khi hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận chiếu theo

khoản 1 điều 63 hay sau khi người mua đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực

hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó.

Điều 65

1. Nếu theo hợp đồng người mua phải xác định hình dáng, kích thước

hay những đặc điểm khác đặc trưng của hàng hóa và nếu người mua không

làm điều ấy vào thời hạn đã thỏa thuận hay trong một thời hạn hợp lý kể từ

lúc nhận được yêu cầu của người bán, thì người bán có thể tự mình xác định

hàng hóa chiếu theo nhu cầu của người mua mà họ có thể biết mà không làm

hại đến các quyền lợi khác.

2. Nếu chính người bán tự mình thực hiện việc xác định hàng hóa, họ

phải báo chi tiết cho người mua biết nội dung việc xác định và cho người mua

một thời hạn hợp lý để người này có thể xác định khác. Nếu, sau khi nhận

được thông báo của người bán mà người mua không sử dụng khả năng này

Page 271: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

trong thời hạn nói trên, thì sự xác định hàng hóa do người bán thực hiện có

tính chất bắt buộc.

Chương 4. CHUYỂN RỦI RO

Điều 66. Việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro

chuyển sang người mua không miễn trừ cho người này nghĩa vụ phải trả tiền,

trừ phi việc mất mát hay hư hỏng ấy là do hành động của người bán gây nên.

Điều 67

1. Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người

bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang

người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để

chuyển giao cho người mua chiếu theo hợp đồng mua bán. Nếu người bán bị

buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi

ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho

người chuyên chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng

từ nhận hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao rủi ro.

2. Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa

không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng

cách ghi ký mã hiệu trên hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một

thông báo gửi cho người mua hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác.

Điều 68. Người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán

trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở

là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên,

nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải

biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho

người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa do người bán

phải gánh chịu.

Điều 69

1. Trong các trường hợp không được nêu tại các điều 67 và 68, các rủi

ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng hoặc, nếu họ

Page 272: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

không làm việc này đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc hàng hóa được đặt

dưới quyền định đoạt của người mua và người mua đã vi phạm hợp đồng vì

không chịu nhận hàng.

2. Tuy nhiên, nếu người mua bị buộc phải nhận hàng tại một nơi khác

với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán, rủi ro được chuyển giao khi

thời hạn giao hàng phải được thực hiện và người mua biết rằng hàng hóa đã

được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó.

3. Nếu hợp đồng mua bán liên quan đến hàng hóa chưa được cá biệt

hóa, hàng chỉ được coi là đã đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nào

nó được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng này.

Điều 70. Nếu người bán gây ra một sự vi phạm chủ yếu đối với hợp

đồng, thì các quy định của những điều 67, 68, 69 không ảnh hưởng đến

quyền của người mua sử dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường

hợp xảy ra vi phạm như vậy.

Chương 5. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG CHO NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VÀ NGƯỜI MUA

Mục I: Vi phạm trước và các hợp đồng giao hàng từng phần

Điều 71

1. Một bên có thể ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu có dấu

hiệu cho thấy rằng sau khi hợp đồng được ký kết, bên kia sẽ không thực hiện

một phần chủ yếu những nghĩa vụ của họ bởi lẽ:

a) Một sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng thực hiện hay

trong khi thực hiện hợp đồng.

b) Cung cách sử dụng của bên kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay

trong khi thực hiện hợp đồng.

2. Nếu người bán đã gửi hàng đi khi phát hiện những lý do nêu trong

khoản trên, họ có thể ngăn cản không để hàng hóa được giao cho người mua

ngay cả nếu người này giữ trong tay chứng từ cho phép họ nhận hàng. Mục

Page 273: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

này chỉ liên quan đến các quyền của người mua và người bán đối với hàng

hóa.

3. Một bên nào ngừng việc thực hiện hợp đồng, không phụ thuộc vào

việc đó xảy ra trước hay sau khi gửi hàng đi, thì phải gửi ngay một thông báo

về việc đó cho bên kia và phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bên kia cung

cấp những bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện nghĩa vụ của họ.

Điều 72

1. Nếu trước ngày quy định cho việc thi hành hợp đồng, mà thấy hiển

nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, bên kia có

thể tuyên bố hợp đồng bị hủy.

2. Nếu có đủ thời giờ, bên nào có ý định tuyên bố hợp đồng bị hủy thì

phải gửi một thông báo hợp lý cho bên kia để cho phép họ cung cấp những

bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình.

3. Các quy định của khoản trên không áp dụng nếu bên kia đã tuyên bố

rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình.

Điều 73.

1. Nếu hợp đồng quy định giao hàng từng phần và nếu sự kiện một bên

không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến một lô hàng cấu thành một sự

vi phạm chủ yếu đến hợp đồng về lô hàng đó thì bên kia có thể tuyên bố hủy

hợp đồng về phần lô hàng đó.

2. Nếu sự kiện một bên không thực hiện một nghĩa vụ có liên quan đến

bất cứ lô hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một

sự vi phạm chủ yếu đến hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương

lai thì họ có thể tuyên bố hủy hợp đồng đối với các lô hàng tương tự với điều

kiện phải làm việc đó trong một thời hạn hợp lý.

3. Người mua tuyên bố hủy hợp đồng đối với bất kỳ lô hàng nào có thể

cùng một lúc, tuyên bố hợp đồng bị hủy đối với các lô hàng đã giao hoặc đối

với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai nếu, do tính liên kết, các lô hàng

Page 274: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

này không thể sử dụng được cho những mục đích do hai bên đã dự tính vào

lúc ký kết hợp đồng.

Mục II: Bồi thường thiệt hại

Điều 74. Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng

là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải

chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này

không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu được

hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có

thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc

đáng lẽ phải biết.

Điều 75. Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong

một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế

hay người bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận

phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng

như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo điều

74.

Điều 76

1. Khi hợp đồng bị hủy và hàng có một giá hiện hành, bên đòi bồi

thường thiệt hại có thể, nếu họ đã không mua hàng thay thế hay bán lại hàng

chiếu theo điều 75, đòi nhận phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp

đồng và giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng, cùng mọi khoản tiền bồi thường

thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo điều 74. Mặc dầu vậy, nếu bên đòi

bồi thường thiệt hại đã tuyên bố hủy hợp đồng sau khi đã tiếp nhận hàng hóa,

thì giá hiện hành vào lúc tiếp nhận hàng hóa được áp dụng và không phải là

giá hiện hành vào lúc hủy hợp đồng.

2. Theo mục đích của điều khoản trên đây, giá hiện hành là giá ở nơi

mà việc giao hàng đáng lẽ phải được thực hiện hoặc nếu không có giá hiện

hành tại nơi đó, là giá hiện hành tại một nơi nào mà người ta có thể tham

Page 275: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

chiếu một cách hợp lý, có tính đến sự chênh lệch trong chi phí chuyên chở

hàng hóa.

Điều 77. Bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì phải

áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn

chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu họ

không làm điều đó, bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản

tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ đã có thể hạn chế

được.

Mục III: Tiền lãi

Điều 78. Nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền

thiếu khác, bên kia có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó mà không

ảnh hưởng đến quyền đòi bồi thường thiệt hại mà họ có quyền đòi hỏi chiếu

theo điều 74.

Mục IV. Miễn trách

Điều 79

1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một

nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy

là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ

đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng

hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.

2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba

mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực

hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:

a) Được miễn trách chiếu theo quy định của khoản trên, và.

b) Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của

khoản trên được áp dụng cho họ.

3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời

kỳ tồn tại trở ngại đó.

Page 276: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho

bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện

nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ

khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó

thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận

được thông báo.

5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng

mọi quyền khác ngoài quyền được bôi thường thiệt hại chiếu theo Công ước

này.

Điều 80. Một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa

vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do

những hành vi hay sơ suất của chính họ.

Mục V: Hậu quả của việc hủy hợp đồng

Điều 81

1. Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ,

trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có

hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh

chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp

đồng bị hủy.

2. Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi

bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện

hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải

làm việc này cùng một lúc.

Điều 82

1. Người mua mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng hay đòi người bán

phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng

về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.

2. Điều khoản trên không áp dụng:

Page 277: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

a) Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại

hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua

nhận không phải do một hành động hay một sự sơ suất của họ.

b) Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được

hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.

c) Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa

không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng

hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu

dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử

dụng bình thường.

Điều 83. Người mua đã mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng hay đòi

người bán phải giao hàng thay thế chiếu theo điều 82, vẫn duy trì quyền sử

dụng biện pháp bảo hộ pháp lý khác mà họ có theo hợp đồng và Công ước

này.

Điều 84

1. Nếu người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi

trên tổng số của giá tiền đó kể từ ngày người mua thanh toán.

2. Người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi

nhuận mà họ đã được hưởng từ hàng hóa hay một phần hàng hóa:

a) Khi họ phải hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa, hoặc.

b) Khi họ không thể hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa hay

không thể hoàn lại hàng trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng họ

đã nhận và mặc dầu vậy họ đã tuyên bố hợp đồng bị hủy hay đã đòi người

bán phải giao hàng thay thế.

Mục VI: Bảo quản hàng hóa

Điều 85. Khi người mua chậm trễ nhận hàng hay không trả tiền, hoặc

trong những trường hợp khi việc trả tiền và việc giao hàng phải được tiến

hành cùng một lúc, nếu hàng hóa còn ở dưới quyền định đoạt hay kiểm soát

Page 278: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

của người bán thì người bán phải thực hiện những biện pháp hợp lý trong

những tình huống như vậy để bảo quản hàng hóa. Người bán có quyền giữ

lại hàng hóa cho tới khi nào người mua hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.

Điều 86

1 Nếu người mua đã nhận hàng và có ý định sử dụng quyền từ chối

không nhận hàng chiếu theo hợp đồng hay Công ước này, thì họ phải thi

hành các biện pháp hợp lý trong những tình huống như vậy, để bảo quản

hàng hóa. Người mua có quyền giữ lại hàng hóa cho tới khi nào người bán

hoàn trả cho họ các chi phí hợp lý.

2. Nếu hàng hóa gửi đi cho người mua đã được đặt dưới quyền định

đoạt của người này tại nơi đến và nếu người mua sử dụng quyền từ chối

hàng thì họ phải tiếp nhận hàng hóa chi phí do người bán chịu với điều kiện là

người mua có thể làm việc này mà không phải trả tiền hàng và không gặp trở

ngại hay các chi phí không hợp lý. Quy định này không áp dụng nếu người

bán hiện diện tại nơi đến hay tại nơi đó có người có thẩm quyền để nhận

hàng hóa cho người bán và chi phí do người bán chịu. Những quyền lợi và

nghĩa vụ của người mua khi người này tiếp nhận hàng hóa chiếu theo khoản

này được điều chỉnh bằng quy định tại khoản trên.

Điều 87. Bên nào bị buộc phải có những biện pháp để bảo quản hàng

hóa có thể giao hàng vào kho của người thứ ba, chi phí bên kia phải chịu, với

điều kiện là các chi phí này phải hợp lý.

Điều 88

1. Bên nào phải bảo quản hàng hóa chiếu theo các điều 85 hay 86 có

thể bán hàng đi bằng cách thích hợp nếu bên kia chậm trễ một cách phi lý

trong việc tiếp nhận hàng hóa hay lấy lại hàng hoặc trong việc trả tiền hàng

hay các chi phí bảo quản, nhưng phải thông báo cho bên kia trong những

điều kiện hợp lý, ý định phát mãi hàng.

2. Nếu hàng hóa thuộc loại hàng mau hỏng hay khi việc bảo quản nó sẽ

gây ra các chi phí phi lý thì bên nào có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa chiếu

Page 279: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

theo các điều 85 hay 86 phải tiến hành các biện pháp hợp lý để bán hàng đi.

Theo khả năng của mình họ phải thông báo cho bên kia biết ý định phát mại.

3. Bên bán hàng có quyền giữ trong khoản thu do việc bán hàng đem

lại một số tiền ngang với các chi phí hợp lý trong việc bảo quản và phát mại

hàng hóa. Họ phải trả phần còn lại cho bên kia.

Phần 4. NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

Điều 89. Tổng thư ký Liên hiệp quốc được chỉ định là người giữ lưu

chiểu bản Công ước này.

Điều 90. Công ước này không ảnh hưởng đến hiệu lực của bất kỳ một

điều ước quốc tế nào đã được hay sẽ được ký kết mà bao gồm những quy

định liên quan đến các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước này, với

điều kiện là các bên của hợp đồng phải có trụ sở thương mại tại các quốc gia

thành viên của điều ước quốc tế đó.

Điều 91

1. Công ước này sẽ để ngỏ cho các bên ký kết tại phiên họp bế mạc

của hội nghị Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, và sẽ để

ngỏ cho các quốc gia ký kết tại trụ sở Liên hợp quốc ở NEW YORK, cho tới

này 30-11 1981.

2. Công ước này phải được sự phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y các

quốc gia ký tên.

3. Công ước này sẽ nhận sự gia nhập tất cả các quốc gia không ký tên,

kể từ ngày Công ước để ngỏ cho các bên ký kết.

4. Các văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập sẽ được

giao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu giữ.

Điều 92

1. Mọi quốc gia thành viên có thể, vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp

nhận, chuẩn y hay gia nhập, tuyên bố sẽ không bị ràng buộc phần thứ hai,

hay phần thứ ba của Công ước này.

Page 280: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

2. Một quốc gia thành viên, chiếu theo điều khoản trên, đưa ra một

tuyên bố về phần thứ hai hay phần thứ ba của Công ước này, sẽ không được

coi là một quốc gia thành viên theo nghĩa của khoản 1 điều 1 của Công ước

này về các vấn đề quy định trong phần của bản Công ước có liên quan đến

tuyên bố đó.

Điều 93

1. Nếu một quốc gia thành viên mà bao gồm hai hay nhiều đơn vị lãnh

thỗ, trong đó theo hiến pháp của quốc gia các hệ thống pháp luật khác nhau

được áp dụng cho các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước này thì

quốc gia đó có thể, vào lúc ký kết, phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia

nhập, tuyên bố rằng Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ

hay chỉ cho một hay nhiều đơn vị và có thể bất cứ lúc nào sửa đổi tuyên bố

đó bằng một tuyên bố khác.

2. Các tuyên bố này sẽ được thông báo cho người giữ lưu chiểu và

trong các tuyên bố này phải nêu rõ Công ước được áp dụng tại những đơn vị

lãnh thổ nào.

3. Nếu chiếu theo một tuyên bố được làm đúng theo điều này thì Công

ước này được áp dụng cho một hay nhiều đơn vị lãnh thổ của một quốc gia

thành viện, nhưng không phải cho tất cả, và nếu trụ sở thương mại của một

bên hợp đồng đóng tại quốc gia đó, thì theo mục đích của Công ước này, trụ

sở thương mại đó sẽ được coi là không đóng một quốc gia thành viên, trừ phi

trụ sở thương mại đó đóng tại một đơn vị lãnh thổ nơi Công ước được áp

dụng.

4. Nếu một quốc gia thành viên không ra tuyên bố chiếu theo khoản

một điều này thì Công ước sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của

quốc gia đó.

Điều 94

1. Hai hay nhiều quốc gia thành viên, khi áp dụng các quy tắc pháp lý

tương tự hay giống nhau về những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của

Page 281: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Công ước này, bất cứ lúc nào cũng có thể tuyên bố không áp dụng Công ước

cho các hợp đồng mua bán hoặc cho việc ký kết các hợp đồng này trong

những trường hợp khi các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia này. Các

quốc gia có thể cùng nhau ra tuyên bố nói trên hoặc trao cho nhau những

tuyên bố đơn phương về vấn đề này.

2. Nếu một quốc gia thành viên đối với các vấn đề được điều chỉnh bởi

Công ước này, áp dụng các quy tắc pháp lý tương tự hoặc giống với các quy

tắc pháp lý của một hay nhiều quốc, gia không phải là thành viên thì quốc gia

đó có thể, bất cứ lúc nào, tuyên bố rằng bản Công ước sẽ không áp dụng cho

các hợp đồng mua bán hay cho việc ký kết các hợp đồng mua bán hay cho

việc ký kết các hợp đồng này nếu các bên có trụ sở thương mại tại các quốc

gia không phải là thành viên công ước.

3. Khi một quốc gia liên quan đến một tuyên bố được làm chiếu theo

khoản trên sau đó trở thành một quốc gia thành viên, thì tuyên bố này, kể từ

ngày bản Công ước nay có hiệu lực đối với quốc gia thành viên mới đó, sẽ có

hiệu lực như một tuyên bố được làm chiếu theo khoản 1, với điều kiện là quốc

gia thành viên mới đó, chấp nhận tuyên bố này hay ra một tuyên bố đơn

phương có tính chất tương hỗ.

Điều 95

Mọi quốc gia có thể tuyên bố, khi nộp văn bản phê chuẩn, chấp nhận,

chuẩn y hay gia nhập, rằng quốc gia đó sẽ không bị ràng buộc bởi các quy

định tại đoạn b khoản 1 điều thứ nhất của Công ước này.

Điều 96

Nếu luật của một quốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải

được ký kết hay xác nhận bằng văn bản thì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào

tuyên bố chiếu theo điều 12, rằng mọi quy định của các điều 11, 29 hay của

phần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn

bản cho việc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi

chào hàng, chấp nhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không

Page 282: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

áp dụng nếu như chí cẩn một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc

gia.

Điều 97

1. Các tuyên bố được làm chiếu theo bản Công ước này vào lúc ký kết

phải được xác nhận khi phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y.

2. Các tuyên bố và sự xác nhận các tuyên bố phải được làm bằng văn

bản và chính thức thông báo cho người giữ lưu chiểu.

3. Các tuyên bố sẽ có hiệu lực vào ngày Công ước này bắt đầu có hiệu

lực đối với quốc gia ra tuyên bố. Tuy nhiên các tuyên bố mà người giữ lưu

chiểu chính thức nhận được sau ngày Công ước có hiệu lực sẽ có hiệu lực

vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 6 tháng kể từ ngày

người giữ lưu chiểu nhận làm tuyên bố. Các tuyên bố đơn phương và tương

hỗ được làm chiếu theo điều 94 sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo

sau khi hết một thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được

tuyên bố cuối cùng.

4. Bất cứ quốc gia nào ra một tuyên bố chiếu theo Công ước này đều

có thể bất kỳ lúc nào rút lui tuyên bố đó bằng một thông báo chính thức bằng

văn bản cho người giữ lưu chiểu. Sự thu hồi này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu

tháng tiếp theo sau khi hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu

nhận được thông cáo.

5. Sự thu hồi một tuyên bố được chiếu theo điều 94 kể từ ngày có hiệu

lực cũng sẽ chấm dứt hiệu lực của mọi tuyên bố tương hỗ của một quốc gia

khác chiếu theo điều này.

Điều 98. Không một bảo lưu nào được cho phép ngoài các bảo lưu

được cho phép bởi Công ước này.

Điều 99

1. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực với điều kiện tuân thủ các quy

định của khoản 6 điều này, vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một hạn

Page 283: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

kỳ 12 kể từ ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập thứ

mười được đệ trình kể cả những văn bản chứa đựng một tuyên bố được làm

chiếu theo điều 92.

2. Khi một quốc gia phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này

hoặc gia nhập Công ước sau ngày văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn

y, gia nhập thứ mười được đệ trình, Công ước ngoại trừ phần không chấp

nhận sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với quốc gia đó với điều kiện tuân thủ các quy

định của khoản 6 điều này vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời

hạn 12 tháng kể từ ngay văn bản phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia

nhập được đệ trình.

3. Mọi quốc gia phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này hay

gia nhập Công ước và là thành viên của Công ước Luật thống nhất về ký kết

các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làm tại La-Haye ngày 1-7-1964

(Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp đồng) hoặc của Công ước Luật thống

nhất về mua bán hàng hóa quốc tế làm tại La-Haye ngày 1-7-1964 (công ước

La-Haye 1964 về mua bán) hoặc là thành viên của cả hai Công ước La-Haye,

sẽ phải đồng thời hủy bỏ, tùy trường hợp, Công ước La-Haye 1964 về mua

bán bay Công ước La-Haye về ký kết hợp đồng hoặc cả hai Công ước bằng

cách gửi một thông cáo với mục đích này cho Chính phủ Hà Lan.

4. Một quốc gia thành viên của Công ước La-Haye 1964 về mua bán

hàng hóa mà phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này (tức Công

ước Viên 1980) hoặc gia nhập Công ước này và tuyên bố hay đã tuyên bố

chiếu theo điều 92 rằng họ không bị rằng buộc bởi phần thứ hai của Công

ước sẽ hủy bỏ vào lúc phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, bản

Công ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa bằng cách gửi một thông cáo

với mục đích đó cho Chính phủ Hà Lan.

5. Mọi quốc gia thành viên của Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp

đồng mà phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này, hoặc gia nhập

Công ước này và tuyên bố hay đã tuyên bố chiếu theo điều 92 rằng họ không

bị rằng buộc bởi phần thứ ba của Công ước sẽ hủy bỏ vào lúc phê chuẩn,

Page 284: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

chấp nhận, chuẩn y hay gia nhập, bản Công ước La-Haye 1964 về ký kết hợp

đồng bằng cách gửi một thông cáo với mục đích đó cho Chính phủ Hà Lan.

6. Vì mục đích của điều này, các sự phê chuẩn, chấp nhận, chuẩn y và

gia nhập Công ước này của các quốc gia thành viên của Công ước La-Haye

1964 về ký kết hợp đồng hay Công ước La-Haye 1964 về mua bán hàng hóa

chỉ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày các thông báo hủy bỏ của các quốc gia đó

đối với hai Công ước nói trên cũng sẽ có hiệu lực. Người giữ lưu chiểu bản

Công ước này sẽ thỏa thuận với Chính phủ Hà Lan, vốn là người giữ lưu

chiểu các Công ước 1964, để đảm bảo sự phối hợp cần thiết về vấn đề này.

Điều 100

1. Công ước này áp dụng cho việc ký kết các hợp đồng trong những

trường hợp khi một đề nghị ký kết hợp đồng được làm vào ngày Công ước

bắt đầu có hiệu lực hoặc sau ngày đó đối với các quốc gia thành viên nội tại

đoạn a khoản 1 điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói ở đoạn b

khoản 1 điều thứ nhất.

2. Công ước này chỉ áp dụng cho các hợp đồng được ký kết vào đúng

ngày hoặc sau ngày Công ước bát đầu có hiệu lực đối với các quốc gia thành

viên nói tại đoạn a khoản 1 điều thứ nhất hoặc đối với quốc gia thành viên nói

ở đoạn b khoản 1 điều thứ nhất.

Điều 101

1. Mọi quốc gia thành viên có thể hủy bỏ Công ước này hoặc phân thứ

hai hay thứ ba của Công ước, bằng một thông cáo chính thức bằng văn thư

gửi cho người giữ lưu chiểu.

2. Sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau

khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được

thông cáo. Nếu thông cáo ấn định một thời hạn dài hơn cho sự bắt đầu có

hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước thì sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ

khi kết thúc thời hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông báo.

Page 285: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Làm tại Viên, ngày mười một tháng tư năm một ngàn chín trăm tám

mươi, thành một bản chính mà các bản tiếng Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha,

Trung Quốc, Nga, Pháp đều là bản chính thức.

Để chứng thực các vị đặc mệnh toàn quyền ký tên dưới đây được các

Chính phủ của mình ủy quyền, đã ký vào bản Công ước này.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương 1. CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH MUA BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

- Giao dịch thông thường

- Giao dịch qua trung gian

- Buôn bán đối lưu

- Đấu giá quốc tế

- Đấu thầu quốc tế

- Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa

- Giao dịch tại hội chợ và triển lãm

- Gia công quốc tế

- Giao dịch tái xuất

- Câu hỏi ôn tập, bài tập

Chương 2. CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH TRONG BUÔN BÁN QUỐC TẾ

- Điều kiện tên hàng

- Điều kiện phẩm chất

- Điều kiện số luợng

- Điều kiện bao bì

Page 286: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Điều kiện cơ sở giao hàng

- Điều kiện giá cả

- Điều kiện giao hàng

- Điều kiện thanh toán trả tiền

- Điều kiện khiếu nại

- Điều kiện bảo hành

- Điều kiện về trường hợp miễn trách

- Điều kiện trọng tài

- Điều kiện vận tải

- Câu hỏi ôn tập, bài tập

Chương 3. CHUẨN BỊ GIAO DỊCH, ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

- Những công việc chuẩn bị để giao dịch

- Các bước giao dịch

- Các hình thức đàm phán

- Các phương thức kiểm tra và tính giá hàng xuất nhập khẩu

- Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương

- Câu hỏi ôn tập, bài tập

Chương 4. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG

- Xin giấy phép xuất nhập khẩu

- Chuẩn bị hàng xuất khẩu

- Kiểm tra chất lượng

- Thuê tàu lưu cước

- Mua bảo hiểm

- Làm thủ tục hải quan

Page 287: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Giao nhận hàng với tàu

- Làm thủ tục thanh toán

- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

- Những chứng từ cơ bản trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán

ngoại thương

- Chứng từ hàng hóa

- Chứng từ vận tải

- Chứng từ bảo hiểm

- Chứng từ kho hàng

- Chứng từ hải quan

- Câu hỏi ôn tập và bài tập

Chương 5. QUẢNG CÁO VÀ NHÃN HIỆU TRONG NGOẠI THƯƠNG

- Khái niệm và mục đích của quảng cáo

- Nội dung và hình thức của quảng cáo

- Các phương tiện và phuơng thức quảng cáo

- Tổ chức quảng cáo

- Nhãn hiệu hàng hóa

- Câu hỏi ôn tập, bài tập

Chương 6. NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TOÀN BỘ

- Khái niệm về TBTB và tình hình buôn bán TBTB

- Cái giai đoạn nhập khẩu TBTB

- Các phương thức nhập khẩu TBTB

- Hợp đồng nhập khẩu TBTB

- Câu hỏi ôn tập, bài tập

Chương 7. NGHIỆP VỤ MUA BÁN CÔNG NGHỆ

Page 288: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

- Công nghệ và mua bán công nghệ 

- Mua bán sáng chế

- Mua bán dịch vụ kỹ thuật

- Câu hỏi ôn tập, bài tập

Chương 8. NGHIỆP VỤ THUÊ VÀ CHO THUÊ THIẾT BỊ

- Khái niệm thuê và cho thuê thiết bị

- Các loại hình thuê và cho thuê thiết bị

- Hợp đồng thuê thiết bị

- Trình tự lập và chấm dứt hợp đồng thuê thiết bị

- Câu hỏi ôn tập, bài tập

Chương 9. THU MUA VÀ CUNG ỨNG HÀNG XUẤT KHẨU

- Tìm hiểu nguồn hàng xuất khẩu

- Lựa chọn phương thức giao dịch hàng xuất khẩu

- Hợp đồng ký kết với đơn vị chân hàng hàng xuất khẩu

- Tiếp nhận bảo quản và xuất kho giao hàng xuất khẩu

- Câu hỏi ôn tập, bài tập

Chương 10. GIAO DỊCH TRONG NƯỚC VỀ HÀNG NHẬP KHẨU

- Đơn đặt hàng nhập khẩu

- Hợp đồng kinh tế về hàng nhập khẩu

- Giao nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu

- Một số nét riêng trong giao dịch hàng nhập là TBTB

- Câu hỏi ôn tập, bài tập

Phụ lục 1. Hợp đồng Xuất khẩu

Phụ lục 2. Hợp đồng nhập khẩu

Page 289: Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (Word)saomaidata.org/library/223.KyThuatNghiepVuNgoaiThuon…  · Web viewkỸ thuẬt nghiỆp vỤ ngoẠi thƯƠng. kỸ thuẬt nghiỆp

Phụ lục 3. Hợp đồng gia công

Phụ lục 4. Công ước Liên hộp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế

(Công ước Viên 1980)

---//---

KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

(Tái bản có bổ sung)

Tác giả: PGS. VŨ HỮU TỬU

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

HÀ NỘI - 1996

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc PHẠM VĂN AN

Tổng biên tập: NGUYỄN NHƯ Ý

Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

GS. PTS. BÙI XUÂN LƯU

Biên soạn: PGS. VŨ HỮU TỬU

Biên tập và sửa bản in: TRƯƠNG BÍCH CHÂU

Mã số: 7L112A6

In 3.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm tại Công ty Thiết bị In - Bộ Văn hoá Thông

tin. Trích ngang số 1399 NXB Giáo Dục cấp ngày 30-8-1996. In xong và nộp

lưu chiểu tháng 10 năm 1996.