Top Banner
1 Phụ lục 1b BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐỒ CHƠI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CHO TRẺ Ở HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NĂM HỌC 2016-2017 I. MỤC ĐÍCH CỦA THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, có rất nhiều những món đồ chơi được lắp đặt hiện đại, trẻ vô cùng thích thú. Song, bên cạnh những món đồ chơi đó cũng mang lại không ít các tác hại cho trẻ: đồ chơi siêu nhân, súng điện tử...quá bạo lực đối với lứa tuổi của trẻ hoặc các đồ chơi mà chất cấu tạo từ chúng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu: chất nhờn ma quái, nhựa độc hại… Vì thế những món đồ chơi tự làm, tự tạo không ảnh hưởng sức khỏe là không thể thiếu và rất cần thiết đối với hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Tâm lý chung của các trẻ bao giờ cũng muốn khám phá, tò mò tìm tòi những cái mới lạ. Trẻ rất thích thú khi được vừa học vừa chơi, không bị ép buộc vào bất cứ khuôn khổ nào. Chính vì thế, đồ dùng đồ chơi - đồ dùng dạy học sẽ thỏa mãn tâm lý trẻ và cũng thỏa mãn được nhu cầu giáo dục trẻ mần non . Một số đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻđã đáp ứng đầy đủ hai yếu tố học mà chơi - chơi mà học, thiết kế các trang trên vải nỉ phát huy tối đa tính tích cực thông qua vui chơi. Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu được các kiến thức sơ đẳng về toán học, lắp ghép các hình học, các chữ số, thực hiện các kỹ năng cơ bản, trò chơi dân gian, kể chuyện sáng tạo, thông qua đó có thể nhận biết chữ cái, sự đa dạng tổng hợp các kiến thức, các kĩ năng đã học trẻ có thể tạo ra sản phẩm khi chơi. Bên cạnh những tác dụng từ đồ chơi phát triển trí tuệ đối với trẻ, bản thân những món đồ chơi ấy nêu bật lên những giá trị thẩm mỹ, màu sắc tươi sáng, rõ từng chi tiết, trẻ dễ nhìn, trẻ định vị cụ thể từng loại với cách chơi rõ ràng và trẻ có thể sáng tạo trong khi chơi. Từ những món đồ chơi vừa phát triển trí tuệ, vừa khơi gợi tính thẩm mỹ, trẻ còn được tự tay thao tác khi chơi, chính những điều đó sẽ kích thích rất nhiều sự phấn khích, sáng tạo, khơi nguồn những tiềm ẩn phát minh sáng chế sau này ở trẻ . II. TÍNH KHOA HỌC: 1. Thực trạng ban đầu của vần đề: Đầu tiên tôi thực hiện những món đồ chơi nghiêng về chữ cái và chữ số, nhưng khi càng làm bản thân tự nảy sinh ra nhiều ý tưởng, càng say mê sáng tạo ra thật nhiều thật nhiều đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ. Ban đầu khi thực hiện gặp không ít khó khăn. Dạy 2 buổi/ ngày, thời gian làm đồ chơi chỉ là 2 khoảng thời gian ngắn: buổi trưa từ 11 giờ đến 13 giờ, buổi tối khoảng thời gian từ 8 giờ tối đến 11 giờ khuya, chưa kể khoảng thời gian soạn bài chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Những khi bận rộn nhưng lại nghĩ ra ý định, tôi sợ
15

Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

Dec 03, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

1

Phụ lục 1b

BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT

MỘT SỐ ĐỒ CHƠI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CHO TRẺ

Ở HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

NĂM HỌC 2016-2017

I. MỤC ĐÍCH CỦA THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, có rất

nhiều những món đồ chơi được lắp đặt hiện đại, trẻ vô cùng thích thú. Song, bên

cạnh những món đồ chơi đó cũng mang lại không ít các tác hại cho trẻ: đồ chơi

siêu nhân, súng điện tử...quá bạo lực đối với lứa tuổi của trẻ hoặc các đồ chơi mà

chất cấu tạo từ chúng tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của các

cháu: chất nhờn ma quái, nhựa độc hại… Vì thế những món đồ chơi tự làm, tự tạo

không ảnh hưởng sức khỏe là không thể thiếu và rất cần thiết đối với hoạt động

giáo dục trẻ mầm non.

Tâm lý chung của các trẻ bao giờ cũng muốn khám phá, tò mò tìm tòi những

cái mới lạ. Trẻ rất thích thú khi được vừa học vừa chơi, không bị ép buộc vào bất

cứ khuôn khổ nào. Chính vì thế, đồ dùng đồ chơi- đồ dùng dạy học sẽ thỏa mãn

tâm lý trẻ và cũng thỏa mãn được nhu cầu giáo dục trẻ mần non . “Một số đồ chơi

phát triển trí tuệ cho trẻ” đã đáp ứng đầy đủ hai yếu tố học mà chơi- chơi mà học,

thiết kế các trang trên vải nỉ phát huy tối đa tính tích cực thông qua vui chơi.

“ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu được các

kiến thức sơ đẳng về toán học, lắp ghép các hình học, các chữ số, thực hiện các kỹ

năng cơ bản, trò chơi dân gian, kể chuyện sáng tạo, thông qua đó có thể nhận biết

chữ cái, sự đa dạng tổng hợp các kiến thức, các kĩ năng đã học trẻ có thể tạo ra sản

phẩm khi chơi.

Bên cạnh những tác dụng từ đồ chơi phát triển trí tuệ đối với trẻ, bản thân

những món đồ chơi ấy nêu bật lên những giá trị thẩm mỹ, màu sắc tươi sáng, rõ

từng chi tiết, trẻ dễ nhìn, trẻ định vị cụ thể từng loại với cách chơi rõ ràng và trẻ có

thể sáng tạo trong khi chơi.

Từ những món đồ chơi vừa phát triển trí tuệ, vừa khơi gợi tính thẩm mỹ, trẻ

còn được tự tay thao tác khi chơi, chính những điều đó sẽ kích thích rất nhiều sự

phấn khích, sáng tạo, khơi nguồn những tiềm ẩn phát minh sáng chế sau này ở trẻ.

II. TÍNH KHOA HỌC:

1. Thực trạng ban đầu của vần đề:

Đầu tiên tôi thực hiện những món đồ chơi nghiêng về chữ cái và chữ số, nhưng

khi càng làm bản thân tự nảy sinh ra nhiều ý tưởng, càng say mê sáng tạo ra thật

nhiều thật nhiều đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ.

Ban đầu khi thực hiện gặp không ít khó khăn. Dạy 2 buổi/ ngày, thời gian

làm đồ chơi chỉ là 2 khoảng thời gian ngắn: buổi trưa từ 11 giờ đến 13 giờ, buổi tối

khoảng thời gian từ 8 giờ tối đến 11 giờ khuya, chưa kể khoảng thời gian soạn bài

chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Những khi bận rộn nhưng lại nghĩ ra ý định, tôi sợ

Page 2: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

2

mình quên nên ghi chép ngay vào sổ cá nhân, đến thời gian được làm lật sổ ra và

nhớ ngay thực hiện.

Nhưng với sự háo hức, mong muốn nhìn thấy niềm vui sự phấn khích

từ các cháu đã nung đúc tinh thần tôi phải hoàn thành thật nhiều những đồ chơi

phát triển trí tuệ cho trẻ.

2. Những biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:

Xuất phát từ những thực trạng vừa nêu trên, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, học

hỏi, thiết kế và cho ra những quyển sách bằng vải nỉ với các tên “Một số đồ chơi

phát triển trí tuệ cho tre” ”nhằm giúp trẻ luôn thể hiện được tối đa tính tích cực

qua việc tìm tòi, khám phá. Bên cạnh đó cũng giúp trẻ thể hiện được những kỹ

năng đơn giản, hằng ngày nhằm thỏa mãn nhu cầu làm người lớn và thích làm

người lớn. Thích tự mình làm những điều mình muốn, mình thích. Trẻ được tự

do thao tác với với những trang sách vải nỉ mà không sợ hư, sợ nguy hiểm… Với

những màu sắc phong phú bắt mắt làm trẻ hứng thú hơn ở góc chơi học tập,

không còn cảm thấy nhàm chán, sợ sệt khi được cô hướng dẫn chơi góc học tập

như trước, với sự thoải mái và tự tin hơn làm cho tâm lý của trẻ cũng vững vàng

hơn khi được cô hỏi đến.

Cách làm, cách sử dụng của từng quyển sách trong “ Một số đồ chơi

phát triển trí tuệ cho trẻ”:

Sách trò chơi học tập “ Một số đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ ” được

thiết kế thành 3 quyển sách với những nội dung như sau :

Quyển 1 “ Khám phá khoa học – toán sơ đẳng cho trẻ ”

- Trò chơi “Cây và quả”: Giáo viên làm 2 cây xanh và những quả rời nhau,

bên trong tán cây 2 cây xanh chứa những quả, làm các thẻ số bằng vải nỉ hình

tròn, trong đó có trái cam xanh và cam chính vàng, trẻ chọn quả gắn lên cây

và đếm số lượng sau đó đặt thẻ số tương ứng cho mỗi cây – thẻ số dùng

chung ở hình 4. (Hình 1a)

- Trò chơi “ Thời gian”: Giáo viên làm chiếc đồng hồ 24 giờ/ ngày, mặt trời,

mặt trắng, ngôi sao, mây... Với một chiếc đồng hồ thời gian, và biểu tượng

ngày và đêm. Khi chơi trẻ sẽ quay kim đồng hồ chỉ vào số giờ trẻ muốn và

Page 3: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

3

chọn biểu tượng ngày đêm cho phù hợp ( ví dụ: 9h sáng – ban ngày có mặt

trời, mây… (Hình 2a)

Hình 1a Hình 2a

- Trò chơi “ Tìm hình dạng đúng ” : Giáo viên dùng vải nỉ cắt hình tròn, tam

giác, chữ nhật…. trang trí thêm cuốn lá cho hình tròn để tạo thành quả cam,

gây hứng thú và đẹp mắt hơn. Trong trò chơi này thì những hình hình học:

vuông, chữ nhật, tròn, tam giác... được cắt thành những mảnh rời nhau,

nhiệm vụ của trẻ là phải tìm mẫu đúng còn lại và ghép vào nhau để cho ra

hình hoàn chỉnh. Ngoài ra trẻ có thể chơi gắn những hình khác nhau để tạo

thành một sản phẩm theo ý riêng của mình. (Hình 3a)

- Trò chơi “ Chậu hoa màu sắc ” : Giáo viên làm một chậu cây và với những

bông hoa rời nhau, nhiều màu sắc, thẻ số. Với trò chơi này trẻ sẽ được tự tay

trang trí hoa lên chậu hoa với những bông hoa nhiều màu và chọn số tương

ứng gắn vào cây hoa. Có 9 bông hoa và thẻ số từ 1-9. (Hình 4a)

Hình 3a Hình 4a

Page 4: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

4

- Trò chơi “ Của hàng xe ” : Giáo viên dùng vải nỉ cắt thành 3 loại xe khác

nhau. Ở trang này các bạn chơi sẽ được tháo và lắm ghép 3 loại xe khác nhau

với những hình dạng tương đồng của hình hình học.

Hình 5a Hình 6a

Trò chơi “ Hình dạng cắt đôi ” : Nhiệm vụ được giao khi chơi trò chơi

này là trẻ sẽ phải tìm 2 hình giống nhau của được cắt đôi từ hình hình học và gắn

lại cho đúng với hình mẫu ( Ví dụ: Hình tròn được cắt ra làm đôi, trẻ phải tìm

được mỗi bên là nữa hình trò đặt dấu cộng và giữa 2 nữa hình tròn và dấu bằng ở

hình tròn lớn.

- Trò chơi “ Dây hột – hình hình học ” : Trang sách này trẻ sẽ được chơi như

sau: Cột dọc là những chữ số từ 1-10 chọn một chữ số gắn lên và di chuyển

những hột hạt sao cho tương ứng với số mình đã đặt, có thể sử dụng hình

hình học thay cho hột hạt. Hình 7a

Hình 7a Hình 8a

Page 5: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

5

- Trò chơi “ Quả trứng đáng yêu ” : Trẻ sẽ chọn và gắn lên quá trình nở trứng

của một con gà theo đúng quy luật mũi tên, gắn đúng số theo thứ tự ( ví dụ:

quả trứng nguyên ở vị trí số 1 thì tiếp là quả trứng nứt ra ở vị trí số 2….) .

(Hình 8a)

- Trò chơi “ Ô số vuông ” : Nhiệm vụ của trẻ khi chơi ở trang này là chọn 2 số

bất kì và chia số lượng thành 2 phần , sau đó chia dây hạt ở trên mỗi bên

cũng tương ứng với số ở phía dưới, cũng có thể chơi theo hướng tách gộp

không cần dùng dây hạt. (Hình 9a)

Hình 9a Hình 10a

- Trò chơi “ Ghép thân cho sâu ” : Có một cây ăn quả sai trĩu quả, có một con

sâu với những thân rời nhau nhiệm vụ của trẻ chơi là phải gắn thân vào cho

sâu theo số thứ tự 1-10. (Hình 10a)

- Trò chơi “ Đếm số lượng ” : Ở trò chơi này các trẻ chơi sẽ đặt những quả

tương ứng và gắn chữ số tương ứng với số lượng quả mà trẻ muốn – Chơi

được nhiều chủ để khác nhau như: Động vật, thực vật, trường mầm non, đồ

dùng gia đình…

Page 6: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

6

Hình 11a Hình 12a

- Trò chơi “ Chiếc tủ kì diệu ” : Với một chiếc tủ xinh xắn bên trong chứa

những đồ dùng trong gia đình thì trẻ sẽ gắn đồ dùng nào mình thích, gắn chữ

số tương úng cho số lượng đồng dùng – chơi nhiều chủ đề khác nhau.

- Trò chơi “ Xếp tương ứng 1-1 ” : Với 10 ô hình chữ nhật nhiệm vụ của trẻ

chơi chọn đồ dùng bên trong túi phía dưới gắn lên tương ứng 1-1 ( Ví dụ:

một chú thỏ tương ứng với 1 củ cà rốt ).

Hình 13a Hình 14a

- Trò chơi “ Quy luật xa gần – trái phải ” : Với những chiếc thuyền được sắp

xếp theo quy luật xa gần thì nhiệm vụ của trẻ chơi là chọn hướng di chuyển

bên trái hay bên phải thì dùng tay kéo thuyền của mình, thuyền di chuyển

được là nhờ có những sợ dây.

Page 7: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

7

Quyển 2: Bé thực hành kỹ năng

- Trò chơi “ Bong bóng và voi ” : Giáo viên làm 1 chú voi và 5 quả bong

bóng, 5 quả bong bóng được đơm bằng nút bóp của áo. Nhiệm vụ của trẻ là gắn

những quả bong bóng rời vào những mẫu bong bóng có sẵn trùng với màu sắc theo

quy định. ( Hình 1a)

Hình 1a Hình 2a

- Trò chơi “ Chiếc áo xinh xắn ” : Giáo viên dùng vải nỉ cắt thành 1 cái áo,

dùng nút và dây để làm khuy áo. Khi chơi trẻ sẽ thực hiện kĩ năng cài khuy áo cho

ngay. ( Chỉ số 5 – Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi) ( Hình 2a)

- Trò chơi “ Ngôi nhà mơ ước ” : Giáo viên dùng nỉ cắt thành ngôi nhà, cây,

sao, mặt trời.... với những mảnh rời nhau, khi chơi thì trẻ sẽ gắn làm sao cho thành

mộ khung cảnh hay một bức tranh theo ý thích của trẻ và có thể sử dụng để nói về

môi trường xung quanh bức tranh thoe trí tưởng tượng của trẻ ( Hình 3a).

Hình 3a Hình 4a

Page 8: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

8

- Trò chơi “ Chú bò ngộ nghĩnh – Cây thông ” : Giáo viên dùng vải nỉ cắt

thành hình dáng một chú bò và chia thành 4 mảnh rời nhau ( 2 cây thông với 6

mảnh rời nhau). Trẻ sẽ gắn, ghép làm sao cho ra hình chú bò ngộ nghĩ và cây thông

– chơi ở nhiều chủ đề khác nhau ( Hình 4a)

- Trò chơi “ Dây hoa sắc màu ” : Giáo viên cắt thành nhiều bông hoa có

màu sắc khác nhau cùng với số thứ tự 1-10, trên mỗi bông hoa có 1 sợi vòng nhỏ.

Nhiệm vụ của trẻ là sẽ sâu sợi dây rời giáo viên chuẩn bị theo thứ tự số 1-10 ( Hình

5a)

Hình 5a Hình 6a

- Trò chơi “ Bạn trai hay bạn gái ” : Giáo viên cắt hình dạng của đầu người,

với những bộ phận rời nhau như: Tóc, mắt, mũi miệng, phụ kiện trang trí… Khi

chơi trẻ sẽ tạo hình mặt của bạn trai hoặc bạn gái tùy ý thích của trẻ. ( Hình 6a )

- Trò chơi “ Đan lát ” : Giáo viên cắt những dây dài rời nhau với 2 màu

hồng và xanh dạ quang. Nhiệm vụ của trẻ là thể hiện kỹ năng đan xe từng sợi dây

để thành một mảng hoàn chỉnh ( Hình 7a)

Hình 7a Hình 8a

Page 9: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

9

- Trò chơi “ Hoa của bé ” : Giáo viên cắt những cánh hoa rời nhau, dán keo

gai phía sau những cánh hoa. Khi chơi trẻ sẽ gắn những cánh hoa ấy thành 1 bông

hoa cho đều và đẹp. ( Hình 8a)

- Trò chơi “ Dây xúc xích” : Giáo viên cắt những sợi dây rời nhau, dùng kéo

xe dán vào 2 đầu. Khi chơi trẻ sẽ nối những dây đó lại với nhau tạo thành 1 dây

xúc xích ( Hình 9a)

Hình 9a Hình 10a

- Trò chơi “Be làm người lớn”: Giáo viên cắt và làm một số đồ dùng trong

gia đình như: Máy giặt, bàn ủi, quần áo, …. Khi chơi trẻ sẽ thực hiện kỹ năng và

thỏa mãn nhu cầu làm việc giống người lớn là sẽ ủi đồ, bỏ đồ và giặt và phơi đồ…

Giáo dục cháu không tự tay cắm điện.( Hình 10a)

- Trò chơi “Bản thân bé” : Giáo viên cắt và tạo hình quần áo, giày là những

mảnh rời….. Khi chơi trẻ được tự tay mặc quần áo cho bé “ sâu keo” – giống chơi

trò chơi búp bê nhưng với đồ chơi bằng vải nỉ sẽ không gây hại nhưng búp bê nhựa

vì chất nhựa độc. ( Hình 11a)

Hình 11a Hình 12a

Page 10: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

10

- Trò chơi “Bé biết gì về giao thông”: Giáo viên tạo hình chốt đèn giao

thông, xe, người…. Khi chơi trẻ sẽ thể hiện những kiến thức và kỹ năng khi tham

gia giao thông. Qua đó giáo viên có thể giáo dục kịp thời để cháu khắc sâu những

kiến thức về luật an toàn giao thông ( Hình 12a)

- Trò chơi “Xếp hình”: Giáo viên cắt những hình rời nhau trên một trang vải

nỉ. Khi chơi trẻ sẽ thể hiện kỹ năng ghi nhớ, quan sát.. để gắn những mảnh hình

xếp rời khớp với nhau. ( Hình 13a)

Hình 13a Hình 14a

- Trò chơi “Cặp đôi giống nhau”: Giáo viên cắt những ô vuông nhỏ và

những loại trái cây khác nhau, mỗi ô vuông tương ứng với 1 quả có 12 ô với 6 cặp

quả giống nhau. Khi chơi trẻ phát huy được khả năng ghi nhớ , nhiệm vụ của trẻ là

chọn 2 hình giống nhau thì được lấy chúng ra và sau khi lật hết ô vuông sẽ tổng kết

lại số quả mình lật được – chơi được nhiều chủ đề ( Hình 14a)

- Trò chơi “Chiếc giầy của ai?”: Giáo viên cắt vải nỉ thành hình đôi giầy, và

đóng lổ cho đôi giầy. Khi chơi trò chơi này trẻ sẽ thể hiện kỹ năng xỏ giầy làm sao

đẹp, không bị rối.( Hình 15a)

Hình 15a

Page 11: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

11

Quyển 3: “ Trò chơi dân gian - Sáng tạo ”

- Trò chơi “ Oẳn tù tì ” : Giáo viên làm cắt vải nỉ làm 2 con thỏ, và 10

củ cà rốt. chơi 2 cháu sẽ oẳn tù tì với nhau và chọn thỏ màu yêu thích – trắng hoặc

hồng, đến hết lượt chơi bạn nào nhiều hơn là thắng ( Ví dụ: 2 bạn A – B. Lượt oẳn

tù tì lần 1 nếu A thắng được chon thỏ, lượt 2 nếu a lại thắng được đi 1 củ cà rốt

trên hàng ngang..) ( Hình 1a)

Hình 1a Hình 2a

- Trò chơi “ Lựa đậu “ : Giáo viên làm 2 hình tam giác, 1 hình vuôn, 1

hình chữ nhật và một hình tròn. Khi tham gia chơi trò chơi này thì hình tròn là nơi

để đậu, các hình còn lại là chổ để đậu của mỗi cá nhân trẻ chơi, 4 bạn chơi sẽ chọn

đậu mà mình thích. Giáo viên giáo dục cháu trước khi chơi, không bỏ đậu vào mũi,

tay,… của bản thân hoặc của bạn ( Hình 2a)

- Trò chơi “ Búng thun”: Giáo viên làm 2 mảnh hình bán nguyệt bằng

phim trong. Với trò chơi này , khi 2 trẻ chơi cùng nhau thì có nhiều cách thức để

chơi như: búng cặp thun , búng qua mức của bạn, búng tiến về hướng bạn…. (

Hình 3a)

Hình 3a Hình 4a

Page 12: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

12

- Trò chơi “ Thẩy đá ” : Với chiếc túi hình chữ nhật viền đường mép

rực rỡ có mảnh phim trong đựng những viên đá sỏi nhiều màu sắc, khi chơi trẻ sẽ

lấy những viên đá sỏi ra khỏi túi, tận dụng phần nền phim trong làm không gian

cho các cháu cùng chơi thẩy đá. (Hình 4a)

- Trò chơi “Cắp cua”: Giáo viên làm 1 vòng tròn rỗng đặt ở giữa để

những viên đá khi chơi. Trẻ chơi sẽ oẳn tù tì chọn lượt chơi trước, hai bàn tay đan

nhau cắp những viên đá bằng 2 ngón trỏ, sản phẩm thu được của người chơi sẽ cho

vào 2 hình tròn rỗng đặt phía dưới. Kết thúc trò chơi mỗi người chơi sẽ đếm xem

mình cắp được bao nhiêu viên đá hoặc có thể gộp sản phẩm của hai người chơi lại

xem thu được số lượng bao nhiêu, đó là mục đích của việc trang trí nữa vòng tròn

rỗng. Để trò chơi vừa hứng thú vừa thu hút cháu giáo viên đã thiết kế thêm một

chiếc bình nhỏ đựng những viên đá tiện cho việc thu dọn.( Hình 5a)

Hình 5a

Sau những trò chơi dân gian thuộc nhóm trò chơi vận động tinh thì giáo viên

có lồng ghép thêm hoạt động sáng tạo để trẻ có thể suy nghĩ, lập luận, vận dụng

những kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày, kết hợp với kiến thức đã học, trẻ

sẽ cho ra một bức tranh hay một câu chuyện hoàn chỉnh theo trí tưởng tượng của

trẻ.

- Trò chơi “ Kể chuyện sáng tạo với nhân vật ” : Giáo viên làm những

con vật từ vải nỉ như: Gấu, thỏ mẹ, thỏ con, cây, mây…. Với những nhân vật như

trên trẻ có thể kể một câu chuyện theo kiến thức đã học như: Thỏ con vâng lời mẹ,

ai đáng khen nhiều hơn….Ngoài ra trẻ vẫn có thể nghĩ ra một câu chuyện theo

những gì trẻ biết và giáo viên không áp đặt với một cốt truyện nào. (Hình 6b)

Page 13: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

13

Hình 6a Hình 7a

- Trò chơi “ Sáng tạo với hình hình học”: Giáo viên cắt một số hình

hình học như: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. Khi chơi trẻ sẽ

sử dụng những hình rời nhau tại thành một bức tranh ngôi nhà, xe… và nhận biết

hình dạng hình học ( Ví dụ: Trẻ chọn 2 hình vuông và 3 hình tam giác lớn sẽ tạo

được máy nhà + 1 hình vuông lớn thành ngôi nhà hoàn chỉnh, hình tam giác nhỏ có

thể tạo thành cỏ, cửa sổ xe tải hay là đàn én bay trên trời…( Hình 7a)

3. Kết quả đạt được:

Trong vui chơi kích thích được tính tích cực của cháu, cháu tự mình lắp đặt

các đồ chơi, trẻ càng thích thú. Khi tổ chức các hoạt động học cháu thích quan sát ,

tập trung vào hoạt động.

Khi tổ chức cho các cháu vui chơi, góc chơi học tập là góc chơi có ít cháu

lựa chọn nhất vì sự khô ráp, cứng nhất, nhạt nhẽo, nhưng từ khi xuất hiện đồ chơi

trí tuệ các cháu tham gia hoạt động hào hứng hơn, mỗi ngày là một sự mong chờ,

sự chinh phục những thách thức của món đồ chơi đặt ra, sự cạnh tranh trí tuệ giữa

các cháu mà không hề mang đến không khí căng thẳng, áp lực nào cả. Các cháu

vui chơi cùng nhau, thể hiện bản lĩnh của chính mình.

III. TÍNH THỰC TIỄN:

1. Tác dụng của thiết bị dạy học – đồ chơi:

Đồ dùng dạy học – đồ chơi trí tuệ giúp trẻ tư duy, trí tuệ vận động,

vừa thỏa mãn tâm lý trẻ vừa thỏa mãn nhu cầu giảng dạy của giáo viên.

2. Phạm vi tác dụng:

Đồ dùng của tôi được áp dụng rộng rãi, lâu dài qua hoạt động vui

chơi.

3. Những bài học kinh nghiệm:

Hướng dẫn các cháu cách sử dụng đồ dùng đúng lúc gây hứng thú để

cháu thích thú học, tiếp thu bài tốt. Phát huy tối đa những giá trị sử dụng của đồ

chơi.

iáo viên phải là người ham học hỏi, tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo nhiều món đồ

dùng vừa thỏa mãn tâm lý trẻ vừa tiện lợi khi lên tiết, toàn tâm toàn ý với nghề.

IV. KẾT LUẬN:

Để hoạt động học và hoạt động chơi ở các góc đạt kết quả cao và đặc biệt là

điều kiện thực tế lớp học thì giáo viên mầm non cần phải làm nhiều đồ dùng đồ

chơi đẹp mắt phù hợp với từng chủ đề, phù hợp cơ sở vật chất lớp học.

Page 14: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

14

Mỗi ngày đến lớp của các con là một ngày các con thích sáng tạo, khám phá

những điều thú vị, hòa mình cùng nhau, cùng học cùng chơi, mở ra một thế hệ con

Việt sánh vai ngang hàng cùng quốc tế.

Phú Hưng, ngày 28 tháng 02 năm 2017

Người viết

Trần Ngọc Thảo

Page 15: Phụ lục 1 - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/16_Thuyet_minh.pdf · “ Một số đồ chơi trí tuệ cho trẻ” giúp trẻ phát triển nhận thức,

15

Tên tác giả: Trần Ngọc Thảo

Chức vụ: Giáo viên

Số điện thoại: 0164 219 9234

Năm học: 2016 – 2017

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ TÂN

TRƯỜNG MẪU GIÁO PHÚ HƯNG

***

***