Top Banner
Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016 1
47

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Sep 02, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

1

Page 2: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

2

MỤC LỤC

1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên – Một

số giải pháp thích ứng và giảm nhẹ…………………………………………………... 2

2. Biến đổi khí hậu – Giải pháp giảm thiểu, ứng phó và phát triển nông nghiệp bền

vững tại Gia Lai……………………………………………………………………… 12

3. Công nghệ và thiết bị thời tiết thông minh iMetos ứng phó biến đổi khí hậu, phục vụ

canh tác cây hồ tiêu bền vững……………………………………………………….. 25

4. Dịch vụ truyền thông nông nghiệp đa phương tiện AgriMedia: Phục vụ nhà nông và

doanh nghiệp………………………………………………………………………… 42

5. Slide giới thiệu tại hội thảo………………………………………...……………… 47

Page 3: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

3

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY NGUYÊN - MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ

Trương Hồng - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên - WASI 1. Giới thiệu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là những thay đổi theo thời gian của các yếu tố khí hậu, trong đó bao gồm cả những hoạt động do con người gây ra. Hiện nay BĐKH đã và đang gây ra tác động xấu đến môi trường và sản xuất nông nghiệp của con người.

Theo dự báo của các nhà khoa học nếu như tình hình phát thải khí nhà kính không giảm thì vào năm 2030 nồng độ của khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 700 ppm. Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: lượng mưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Tần suất và cường độ hiện tượng El – Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Mưa trở nên thất thường hơn, cường độ thay đổi.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu. BĐKH sẽ làm hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả nước. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,10oC/thập kỷ. Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nguồn nước. Mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân. BĐKH làm gia tăng nhiệt độ, do vậy sẽ làm tăng mực nước biển. Khi mực nước biển dâng từ 0,2 - 0,6m sẽ có từ 100.000 - 200.000ha đất bị ngập, làm thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng xâm ngập mặn sẽ tăng lên đáng kể.

Bộ Tài nguyên - Môi trường thông báo: trong thập kỷ tới, khoảng từ năm 2010-2020, nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng không dưới 1,5 độ C; số trận lũ lụt trên cả nước sẽ tăng khoảng 20%. Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) cũng cảnh báo: mực nước biển chỉ cần tăng lên 1m thì Việt Nam sẽ bị tác động tới 12,2 % diện tích đất đai; 19 % tổng dân số (17 triệu người); 7% nông nghiệp; giảm 10% GDP.

BĐKH làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm biến mất đi một số loài và nguy cơ xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới trong sản xuất nông nghiệp. BĐKH tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa vụ, tác động xấu đến chăn nuôi, trồng trọt… cụ thể tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng và sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, vật nuôi và diện tích

Page 4: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

4

cây trồng. BĐKH cũng làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái, đặc biệt hiện tượng cháy rừng sẽ xảy ra nhiều hơn và làm suy giảm đa dạng sinh học.

2. Biến đổi khí hậu đã và đang làm tăng nhiệt độ và suy giảm nguồn tài nguyên nước ở Tây Nguyên

2.1. BĐKH làm tăng nhiệt độ ở Tây Nguyên

Liên Hiệp Quốc dự báo BĐKH sẽ làm cho nhiệt độ tăng 2,39 oC vào năm 2100. Số ngày nóng ở Tây Nguyên dự báo sẽ tăng lên 134 vào năm 2050 và 230 vào năm 2100.

Các nhà khoa học sử dụng số liệu quan trắc từ 30 năm đến 33 năm (1979 -2008) để so sánh, đánh giá so với thập niên 1979 -1988, đã nhận thấy rằng nhiệt độ không khí trung bình thập niên 1999 - 2008 cao hơn rõ rệt, nhất là vào các tháng mùa Đông và trên độ cao từ 100 mét đến 800 mét. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến cao hơn từ 0,5oC đến 0,8oC; riêng Kon Tum, cao hơn 1oC. Trong khi đó nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng khoảng 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông cao hơn hẳn so với các thời kỳ khác, tiêu biểu là tháng 1, phổ biến cao hơn từ 0,8oC đến 1,5oC, cá biệt có trạm ở Kon Tum cao hơn 1,7oC. Trong 3 tháng chính Đông, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,8oC đến 1,4oC; riêng thành phố Pleiku cao hơn 1,76oC; trong các tháng mùa hè, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn 0,23oC đến 0,7oC. Điều này khẳng định sự tăng của nhiệt độ xảy ra ở tất cả các trạm quan trắc và nhiệt độ mùa Đông tăng nhanh hơn mùa Hè rõ rệt.

Theo kịch bản về BĐKH của Bộ tài nguyên Môi trường năm 2009 thì Tây Nguyên vào năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng lên khoảng 2,39oC; thấp nhất trong 7 vùng sinh thái của cả nước.

Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)

Năm Tây Bắc

Đông Bắc

Đồng bằng BB

Bắc Trung Bộ

Nam Trung Bộ

Tây nguyên

Nam Bộ

2050 1,41 1,66 1,44 1,68 1,13 1,01 1,21 2100 3,49 4,38 3,71 3,88 2,77 2,39 2,80

Nguồn: Bộ Tài Nguyên Môi trường, 2009

Page 5: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

5

Trong điều kiện El Nino, nhiệt độ trung bình các tháng ở hầu hết các vùng trong cả nước có xu hướng cao hơn TBNN và xuất hiện nhiều hơn các kỷ lục về nắng nóng so với những năm trung tính hay La Nina. Trong năm 2015, do tác động của El Nino, Việt Nam đã xảy ra 14 đợt nắng nóng diện rộng ở miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 5 đến tháng 9 và nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1o C.

Trong những năm El Nino, đặc biệt là năm 2015, 2016 d ng chảy năm ở các sông thuộc Tây Nguyên nhỏ hơn TBNN từ 10% trở lên, có thể hụt tới 50-60%. Lượng dòng chảy tháng nhỏ nhất ở hầu hết các trạm đều nhỏ hơn trị số trung bình nhiều năm và đạt khoảng 6070%. Dòng chảy mùa lũ trong những năm El Nino thường nhỏ hơn trung bình nhiều năm và thường đạt 65 - 90% dòng chảy năm.

2.2. BĐKH làm cho nguồn tài nguyên nước suy giảm

Tài nguyên nước mặt trên các sông suối điển hình ở lưu vực Tây Nguyên như Sê San, Sê rê pốk, sông Ba và Đồng Nai đã kiệt dần từ lưu lượng 173.863l/s của những năm 2004-2005 xuống c n trên dưới 125.000l/s hiện nay.

Sự phân bổ không đồng đều của lượng mưa theo không gian và thời gian, nơi có lượng mưa hằng năm lớn hơn 3000 mm như Kon Plong (Kon Tum) và nơi có lượng mưa chỉ trên dưới 1.500 mm như Krông Buk, Ea Súp… thì sự chênh lệch lưu lượng nước ở đỉnh lũ lớn nhất với lưu lượng kiệt nhỏ nhất là rất cao. Những năm gần đây rừng Tây Nguyên bị chặt phá nghiêm trọng, cộng với những yếu tố bất lợi như mùa khô kéo dài, sự biến đổi thất thường của thời tiết làm cho lũ lụt, hạn hán trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, Tây Nguyên là nơi thượng nguồn của 3 hệ thống sông lớn (Sê rê pốk - Sê San nằm ở phía Tây Bắc và sông Đồng Nai ở phía Nam), người dân tận lực khai thác nước ngầm ngay tại đầu nguồn để tưới cà phê, hoa màu khiến mực nước dưới l ng đất không ngừng bị hạ thấp, dẫn đến quá trình sản xuất tại các vùng hạ lưu gặp khó khăn do thiếu nước.

Từ năm 1997, tổng trữ lượng nước ngầm (ở trạng thái tĩnh, không có sự tác động bất thường của môi trường tự nhiên) tại Đăk Lăk là 120,9 x 109 m3 đến nay chỉ còn khoảng 30-35%. Ngoài lượng mưa hàng năm có xu hướng ít đi, do mùa khô kéo dài, cùng với tình trạng mất rừng nghiêm trọng đã làm thay đổi nhanh chóng của lớp phủ bề mặt, tăng nguy cơ xói m n, suy thoái đất và mực nước ngầm sụt giảm. Theo Đoàn Địa chất 704 thì một số vùng như ở huyện Krông Pách, Lăk, Krông Buk và vùng phía Đông Buôn Ma Thuột… mực nước ngầm tiềm năng không c n nhiều như 10 năm trước. Ví dụ vùng Krông Pách, Lăk…năm 2004 có thể khai thác tối đa 0,4 - 0,6 triệu m3/ngày, thì nay c n chưa đầy 400 nghìn m3/ngày.

Page 6: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

6

Theo báo cáo khảo sát của Bộ Tài Nguyên Môi trường thì mực nước ngầm tại các khu vực như: huyện Krông Pách, Krông Búk, Lắk (tỉnh Đak Lak), Đắk Min, Đắk Song, Cư Jút (tỉnh Đắk Nông), Chư Sê (tỉnh Gia Lai)... đang đứng trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng, giảm từ 3 - 5m so với trước đây.

Theo Đài Khí tưởng Thủy văn tại khu vực Tây Nguyên, tính đến hết ngày 23/09/2015, lượng mưa chỉ đạt từ 65 đến 75% so với trung bình nhiều năm. Cụ thể ở Kon Tum 64%; thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai 75%; Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk 61%. Lượng nước trên các sông ở khu vực này cũng chỉ đạt từ 60-70%. Đặc biệt, mùa mưa năm 2015 ở Đắk Lắk lượng mưa thấp hơn các năm, chỉ đạt 60-80% và phân bố không đồng đều, có nơi chỉ đạt trên 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong 770 hồ chứa trên địa bàn, chỉ mới có 250 hồ tích được 60-80% lượng nước, c n lại đều tích dưới 60% dung tích. Như vậy nguy cơ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk năm 2016 là hiện hữu.

Ngoài yếu tố nhiệt độ có xu hướng tăng, nguồn nước giảm, diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn. Thiên tai xảy ra thường xuyên; lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng vào mùa khô; các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như dông, lốc xoáy, mưa đá xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường hơn. Sự gia tăng biên độ nhiệt, ẩm ngày đêm, khiến một số nơi đang mất dần tính ổn định, tính uy luật về thời tiết khí hậu vốn có của vùng. Trong một vài tháng của mùa khô, hiện tượng nhiệt độ tăng cao, gây nắng nóng hơn bình thường đã xuất hiện ở một vài nơi. Sự phân bố mưa theo không gian và thời gian cũng có những dấu hiệu thay đổi. Trong đó, đáng lưu ý nhất là hiện tượng mưa lớn gia tăng khiến lũ quét xuất hiện nhiều hơn. BĐKH cũng được xem là tác nhân chính làm cho d ng chảy sông suối ở Tây Nguyên mất đi sự hiền h a vốn có, thể hiện nhiều qua mức độ cạn kiệt nghiêm trọng trong mùa khô, và đỉnh lũ ngày càng nhọn hơn, cao hơn, cường suất lũ cao hơn trong mùa lũ.

3. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên

Những năm gần đây, khí hậu Tây Nguyên đang có những dấu hiệu chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đang làm cho các hiện tượng khí hậu và thời tiết ở Tây Nguyên diễn biến ngày càng phức tạp, những hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan gia tăng về mức độ tác động, qui mô ảnh hưởng và tần suất xuất hiện; thêm vào đó, các áp lực khác bao gồm sự suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm nơi cư trú tự nhiên, ô nhiễm môi trường... càng làm gia tăng mức độ rủi ro và khả năng dễ bị tổn thương của con người trước tác động tiêu cực của BĐKH.

Page 7: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

7

BĐKH không chỉ là tăng nhiệt độ, tăng hàm lượng CO2, mà c n làm thay đổi quy luật thời tiết, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng. Tác động của BĐKH gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Mưa lũ xuất hiện nhiều làm tăng nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất canh tác cây lương thực mức độ rủi ro trong sản xuất cao hơn. Bên cạnh đó, những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài cũng đe dọa các ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng của hầu hết các loại cây công nghiệp chủ lực của Tây Nguyên như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu.... Biến động của yếu tố nhiệt ẩm và các yếu tố khí hậu thời tiết khác cũng khiến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi bị giảm; sức đề kháng của vật nuôi kém đi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch heo tai xanh.... Mưa lũ lớn, hạn hán và nắng nóng làm cho đất đai bị rửa trôi, cằn cỗi, tình trạng sa mạc hóa diễn ra nhanh hơn. Rừng mất dần, hệ sinh thái rừng, kiểu rừng thay đổi, tăng nguy cơ tiệt chủng của động thực vật, mất đi những nguồn gen quí hiếm.

Năm 1998, hiện tượng khô hạn xảy ra nghiêm trọng ở Tây Nguyên đã làm giảm năng suất cà phê so với năm 1997 và 1999 từ 20-30%; chất lượng cà phê nhân giảm, cụ thể tỷ lệ hạt trên sàng 16 giảm 45-50% so với các năm có lượng mưa bình thường. Ngoài ra trong năm 1998 do hạn nặng nên số lần tưới cho cà phê đã tăng lên trung bình từ 3 lần lên 5 lần, từ đó làm tăng chi phí và tăng khí phát thải nhà kính.

Cũng trong đợt hạn năm 1998 ở Tây Nguyên, trong tổng số 24.000 ha lúa Đông - Xuân, có 7.800 ha bị thiệt hại; 110.000 ha diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn và có 20.000 ha bị chết. Khoảng 800.000 người bị thiếu nước ngọt.

Năm 2009, 2010 nhiệt độ cao hơn các năm trước, nắng nóng kéo dài làm khô hạn rất nhiều nơi trên khu vực Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng. Ví dụ vào cuối tháng 8/2009 đúng vào tháng có nhiều mưa nhất ở những năm trước, nhưng ở xã Đak Tơ Pang (huyện Kông Chro) lại c n nắng nóng. Theo báo cáo của UBND huyện Kông Chro thì các loại cây trồng vụ mùa của huyện đã có hơn 1.000 ha khô cháy, mất trắng, con sông Đak Hway trơ ra toàn đá.

Do ảnh hưởng của hạn hán, vụ Đông - Xuân 2014-2015 của Đắk Lắk đã bị thiệt hại gần 2.000 tỉ đồng, vụ Hè - Thu vừa qua (2016) thiệt hại 171 tỉ đồng do và chính quyền sở tại phải đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại.

Lượng mưa bình quân có xu hướng thay đổi, đặc biệt là từ tháng 4 - 7 giai đoạn cây cà phê cần nhiều nước để đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng cây và phát triển của

Page 8: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

8

quả cà phê, song gần đây vào các tháng này, lượng mưa có xu hướng thấp, tần suất mưa ít, gây thiếu nước, làm quả cà phê bị khô và rụng, hoặc nhân nhỏ, dẫn đến thiệt hại về năng suất và giảm chất lượng cà phê nhân. Năm 2015 lượng mưa bình quân năm chỉ bằng 60% so với bình quân nhiều năm và là năm có mức độ hạn khốc liệt nhất trong những năm trở lại đây. Do tác động của hiện tượng El Nino cũng đã làm cho kích cỡ hạt cà phê nhân giảm so với năm 2013 khoảng 30%, đặc biệt là ở vùng khô hạn nặng thì giảm đến 45%.

Sự thay đổi về thời tiết, nhất là phân bố mưa, lượng mưa ở Tây Nguyên trong v ng 10 năm trở lại đây là rất rõ. Tần suất xuất hiện mưa vào các tháng 12, 1 là khá phổ biến. Điều này đã làm cho các loại cây trồng như điều, cà phê gặp trở ngại trong quá trình thụ phấn thụ tinh. Vào những tháng cuối năm 2015 do có những cơn mưa nhỏ bất thường cũng đã làm cho hoa cà phê nở ở nhiều vùng như Đăk Nông, Lâm Đồng, một số nơi tỷ lệ hoa nở lên đến 20 %, gây khó khăn cho sản xuất cà phê của nông dân.

Cây điều là cây ra hoa, thụ phấn trong mùa khô (tháng 1 - 3), song trong những năm từ 2006 - 2012 quy luật mưa đã thay đổi, vào các tháng này thường có những đợt mưa phùn xảy ra ở các vùng trồng điều, vì vậy hoa điều không thể thụ phấn thụ tinh được. Nếu cây điều ra hoa nhiều đợt thì có thể có các đợt khác đậu quả, song nếu chỉ ra hoa 1 đợt tập trung, gặp mưa phùn thì tỷ lệ đậu quả gần như bằng không. Và như vậy điều sẽ không cho năng suất, nông dân thu nhập thấp. Trong v ng khoảng 5 năm trở lại đây, năng suất điều giảm dần do tác động bất lợi của thời tiết. Điều tra, nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy có tới 85,7% nông dân cho rằng thời tiết bất thường (mưa, nắng, nhiệt độ cao lúc ra hoa và đậu quả) đã làm cho năng suất điều giảm sút nghiêm trọng. Năng suất điều thấp, đời sống người trồng điều gặp khó khăn, vì vậy ở tỉnh Gia Lai, đặc biệt ở các huyện Kon Chro, Krông Pa, Đăk Lăk người dân đã phá bỏ cây điều và chuyển sang trồng sắn và các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Năng suất điều giảm theo thời gian (tạ/ha) Năm Tỉnh Đak Lak Tỉnh Gia Lai 2005 10,46 - 2006 8,53 7,72 2007 8,69 7,45 2008 7,78 6,95 2009 8,34 6,68

Page 9: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

9

2010 7,20 5,60 2013 6,55 5,70

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đak Lak (2010),WASI (2009, 2013)

Sự thay đổi về thời tiết có xu hướng nóng lên cũng làm cho sâu bệnh hại phát triển nhanh và khó dự báo. Rệp sáp hại cà phê đã thành dịch vào những năm 2000 - 2003, bệnh vàng lá do tuyến trùng và nấm đối với cà phê (2000 - 2004), ve sầu hại rễ cà phê (2007 - 2009), bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu (2005 - nay), rầy nâu hại lúa, bọ xít muỗi hại điều, ca cao... đã làm thiệt hại đến năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể.

Ngoài ra, do nhiệt độ tăng, thời gian khô hạn trong năm đến sớm và kéo dài cũng đã làm cho diện tích sản xuất vụ Đông - Xuân giảm mạnh do thiếu hụt nguồn nước, gây ảnh hưởng đến một bộ phận nông dân sản xuất cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, rau....

Sự nóng lên do bức xạ nhiệt tăng thì nhu cầu nước của cây cũng tăng lên, vì vậy yêu cầu về lượng nước tưới sẽ tăng trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt sẽ là thách thức cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Chí phí đầu tư để thu được 1 đơn vị sản phẩm tăng, đồng nghĩa với thu nhập giảm và đời sống của người nông dân càng khó khăn hơn.

Tóm lại, BĐKH trước mắt đã gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông nghiệp. Thiên tai, đặc biệt là hạn hán, ngày càng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả về cường độ và quy mô; quy luật phân bố mưa cũng bị thay đổi. Nguyên nhân của biến đối khí hậu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm cả nguyên nhân do tự nhiên và nguyên nhân do con người. Vì vậy, để giảm thiểu tác hại của BĐKH cần phải có những giải pháp đồng bộ mang tính đa ngành, đa lĩnh vực để đối phó và thích ứng.

4. Các giải pháp đối phó và thích ứng với BĐKH

Hiện nay, cùng với việc tích cực nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH ở Tây Nguyên, người ta cũng đang thực hiện các biện pháp ứng phó mà trước hết là các biện pháp chủ động ph ng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Để đối phó với biến đổi khí hậu, hiện ngành nông nghiệp đang tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp. Những biện pháp đã được triển

Page 10: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

10

khai như: chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu, bao gồm: xây dựng giải pháp quy hoạch đảm bảo 3,8 triệu ha diện tích đất lúa, trong đó 3,2 triệu ha đất canh tác 2 vụ, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; giảm phát khí thải nhà kính qua kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào; thúc đẩy quy trình VietG P trong chăn nuôi; cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hải sản; đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh và làm giàu từ rừng; xây dựng các hệ thống chống ngập, nước biển dâng tại các thành phố lớn.

Ngoài ra, để ứng phó với biến đối khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng định hướng phát triển từ năm 2013 đến năm 2020 trên hầu hết các lĩnh vực của ngành, trong đó dự kiến sẽ triển khai các dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu như: chương trình giảm phát thải, quản lý bền vững rừng ngập mặn, phát triển thủy lợi... với tổng kinh phí hơn 900 triệu USD, ưu tiên kêu gọi các nguồn tài trợ.

Ở Tây Nguyên, bảo vệ rừng, siết chặt công tác quản lý rừng, đầu tư trồng rừng cũng như các dự án trồng cây xanh, các biện pháp quản lý hệ thống thủy lợi và thoát lũ... Rừng chính là “máy điều h a khí hậu” khổng lồ. Các nhà khoa học cho biết: Tạm tính với diện tích 1.000.000 ha nếu chỉ 50% diện tích có rừng cây thân gỗ thì mỗi năm rừng ở dãy Trường sơn giữ được 22-25 triệu tấn CO2, góp phần đáng kể vào giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu mà không cần đầu tư gì ngoài bảo vệ rừng. Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là đảm bảo an ninh môi trường sẽ là một chiến lược thích ứng lợi hại của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng trước tác động BĐKH.

- Trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp, xây dựng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường hệ thống tưới tiêu và các biện pháp chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt; trong quá trình canh tác cần quan tâm đến các giải pháp quản lý xói m n, rửa trôi đất và thất thoát phân bón do sử dụng, bón phân không đúng cách, thiếu cân đối, gây ngộ độc đất. Sử dụng các giống kháng, chịu hạn (cà phê, lúa, ngô...), giống ra hoa nhiều lần (đối với cây điều), bộ giống cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày; bố trí thời vụ thích hợp để tránh hạn, né lũ. Đặc biệt đối với cà phê cần quan tâm sử dụng bộ giống chín muộn để không những tăng năng suất, chất lượng mà c n giảm áp lực tưới nước, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và giảm chi phí đầu vào.

Tăng cường đa dạng sinh học trên vườn cà phê như trồng cây che bóng, cây ăn quả, cây đai rừng sẽ là giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác hại của BĐKH một cách hiệu quả do hệ thống cây trồng này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều

Page 11: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

11

h a vi khí hậu, hạn chế bốc thoát hơi nước trên bề mặt đất và lá, cung cấp hữu cơ, cải tạo đất, hạn chế xói m n và rửa trôi đất giúp sản xuất cà phê bền vững hơn. Tưới nước tiết kiệm hợp lý cho cà phê, hồ tiêu... cũng là giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng với sự BĐKH ở Tây Nguyên. Chuyển một số diện tích đất trồng điều ở các vùng có điều kiện khí hậu bất thuận, sản xuất không hiệu quả sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn như sắn, khoai lang, khoai môn là những loại cây có khả năng thích ứng cao với sự BĐKH và từng bước thay đổi khẩu phần lương thực của chúng ta từ gạo là chủ yếu sang một phần các loại củ để giảm áp lực về an ninh lương thực trong tương lai.

Đối với cây tiêu cần khuyến cáo trồng trên cây choái sống để góp phần hạn chế phá rừng; tăng tính bền vững trong quá trình sản xuất; áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm và bón phân qua hệ thống tưới (Fertigation) để giảm chi phí đầu tư, đồng thời cũng góp phần sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bón phân cân đối, hợp lý; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng cũng góp phần thiết thực trong việc giảm thiểu phát thải nhà kính, từ đó làm hạn chế sự tăng nhanh nhiệt độ trái đất.

Ngân hàng Thế giới (WB), các tổ chức quốc tế đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng, tái cấu trúc ngành khí tượng thủy văn theo hướng hiện đại. Ngoài xây dựng hệ thống quan trắc, dự báo thời tiết vĩ mô, tăng mật độ các đài, trạm khí tượng mặt đất, c n hỗ trợ các tổ chức kinh tế xã hội xây dựng hệ thống các trạm thời tiết chuyên dụng, góp phần xây dựng nền nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH. Viện KHKTVN, Viện KHKTNLN Tây Nguyên đang hợp tác với Công ty CP Truyền thông Nông nghiệp Đa phương tiện ( griMedia JSC) xây dựng hệ thống Trạm quan trắc, cảnh báo thời tiết, môi trường, sâu bệnh thông minh cho từng tiểu vùng sinh thái Tây Nguyên; ứng dụng công nghệ truyền thông đa phương tiện, chuyển tải các thông tin thời tiết nông vụ, khuyến nông, kỹ thuật chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi, tưới tiêu tiết kiệm, chủ động ứng phó với các điều kiện bất lợi của BĐKH, góp phần giúp nông dân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhà nước cần đầu tư nguồn kinh phí thỏa đáng và mang tính chiến lược cho nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp (thông qua các chương trình, dự án....) trong việc chọn tạo giống kháng, chịu hạn; giống kháng/chống chịu sâu bệnh; giống chín tập trung, hoặc rãi rác (tùy đối tượng cây trồng và tùy vùng sinh thái); xây

Page 12: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

12

dựng các phần mềm quản lý canh tác, dự tính, dự báo sâu bệnh, thiên tai (lũ lụt, cháy rừng), nghiên cứu về các giải pháp canh tác tổng hợp cho từng loại cây trồng, trên từng vùng sinh thái theo hướng thích ứng cao với BĐKH, trước mắt ưu tiên tập trung nghiên cứu canh tác cà phê, hồ tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu./.

Page 13: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

13

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU, ỨNG PHÓ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI GIA LAI

TS. Đặng Bá Đàn - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây Hồ tiêu Tóm tắt

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề toàn cầu đang được quan tâm hiện nay. BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Bài viết này nhằm mục tiêu khái quát lại những tác động của BĐKH đến nông nghiệp tại Tây nguyên và tỉnh Gia Lai. 1. Giới thiệu

Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới. Nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra BĐKH toàn cầu trong đó nguyên nhân được chính đó là: Chu kỳ nóng ấm của Trái đất mang tính tự nhiên được đẩy nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn do những tác động của khí thải công nghiệp và hiệu ứng nhà kính.

Theo dự báo của các nhà khoa học nếu như tình hình phát thải khí nhà kính không giảm thì vào năm 2030 nồng độ của khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 700 ppm. Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: lượng mưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Tần suất và cường độ hiện tượng El – Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Mưa trở nên thất thường hơn, cường độ thay đổi. 2. Những biểu hiện của BĐKH trên hành tinh của chúng ta.

Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC - Intergovermental Panel Climate Change) năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,740C trong thời kỳ 1906 - 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó.

Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 300 và giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970. Đồng thời, hiện tượng mưa lớn và tập trung theo mùa có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới.

Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ XX với tốc độ ngày càng lớn. Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961- 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực

Page 14: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

14

nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm. Số liệu đo đạc từ vệ tinh TOPEX/POSEIDON trong giai đoạn 1993 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu là 3,1 ± 0,7mm/năm, nhanh hơn đáng kể so với thời kỳ 1961 – 2003. 3. Tác động của BĐKH tại Việt Nam

Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo thì BĐKH sẽ làm cho các trận bão ở Việt Nam thường xuyên xảy ra hơn với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5oC trên phạm vi cả nước và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam lãnh thổ. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5-0,6oC/50 năm ở Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ vào khoảng 0,3oC/50 năm (bảng 3.1). Bảng 3.1. Mức thay đổi nhiệt độ (0C) trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu Việt Nam

Vùng khí hậu Tháng 1 Tháng 7 Năm Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6 Đồng bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6 Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3 Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6 Nam Bộ 0,8 0,4 0,6

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2013 Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa vào mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi tăng đến 20% trong 50 năm qua (bảng 3.2)

Bảng 3.2. Mức thay đổi lượng mưa (%) trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu

Vùng khí hậu Mùa khô (tháng 11-4) Mùa mưa (tháng 5-10) Năm Tây Bắc Bộ 6 -6 -2 Đông Bắc Bộ 0 -9 -7 Đồng bằng Bắc Bộ 0 -13 -11 Bắc Trung Bộ 4 -5 -3 Nam Trung Bộ 20 20 20

Page 15: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

15

Tây Nguyên 19 9 11 Nam Bộ 27 6 9

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2013

Bộ Tài nguyên - Môi trường chính thức thông báo: trong thập kỷ tới, khoảng từ

năm 2010-2020, nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng không dưới 1,5 độ C; số trận lũ lụt trên cả nước sẽ tăng khoảng 20%. Theo thông báo của UNDP, nếu mực nước biển ở Việt nam tăng lên 1m thì sẽ tác động tới 5% đất đai; 11% tổng dân số; 7% nông nghiệp; giảm 10% GDP. Ở mức tăng 3m-5m có nghĩa là “thảm hoạ có thể xảy ra”. 4. Biến đổi khí hậu tại Tây Nguyên

BĐKH đang hiện hữu rất rõ ở Tây Nguyên, thể hiện ở việc nhiệt độ có xu hướng tăng, nguồn nước giảm, dường như diễn biến thời tiết ở Tây Nguyên đang ngày càng có xu thế cực đoan hơn. Thiên tai xảy ra thường xuyên; lũ lụt, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán, nắng nóng vào mùa khô; các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như dông, lốc xoáy, mưa đá xuất hiện ngày càng nhiều và bất thường hơn. Trong một vài tháng của mùa khô, hiện tượng nhiệt độ tăng cao, gây nắng nóng hơn bình thường đã xuất hiện ở một vài nơi. Sự phân bố mưa theo không gian và thời gian cũng có những dấu hiệu thay đổi. Trong đó, đáng lưu ý nhất là hiện tượng mưa lớn gia tăng khiến lũ quét xuất hiện nhiều hơn. BĐKH cũng được xem là tác nhân chính làm cho d ng chảy sông suối ở Tây Nguyên mất đi sự hiền h a vốn có, thể hiện nhiều qua mức độ cạn kiệt nghiêm trọng trong mùa khô, và đỉnh lũ ngày càng nhọn hơn, cao hơn, cường suất lũ lên lớn hơn trong mùa lũ.

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, tính đến giữa tháng 3/2013, tổng diện tích cây trồng bị hạn là hơn 25.000 ha, trong đó có hơn 7.000 ha lúa và hơn 17.000 ha cà phê. Đã có hơn 2.000 ha cây trồng mất trắng. C n theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai đã có trên 50.000 ha cây trồng bị thiếu nước và hạn hán (trong đó diện tích lúa hơn 14.000 ha, cà phê hơn 34.000 ha, cây trồng khác hơn 2.000 ha). Trong đó số diện tích bị hạn nặng, bị mất trắng hơn 4.000 ha.

Tài nguyên nước mặt (chỉ xét đến lượng nước hiện hữu trên các sông suối điển hình như Sê San, Sê rê pốk, sông Ba và Đồng Nai) đã kiệt dần từ lưu lượng 173.863,54 lít/s của những năm 2004-2005 xuống c n trên dưới 127.000 lít/s hiện nay.

Từ năm 1997, tổng trữ lượng nước ngầm (ở trạng thái tĩnh, không có sự tác động bất thường của môi trường tự nhiên) tại Đak Lak là 120,9 x 109 m3 đến nay chỉ

Page 16: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

16

c n khoảng 30 - 35 %. Theo báo cáo khảo sát của Bộ Tài Nguyên Môi trường thì mực nước ngầm tại các khu vực như: huyện Krông Pách, Krông Búk, Lắk (tỉnh Đắk Lắk), Đắk Min, Đắk Song, Cư Jút (tỉnh Đắk Nông), Chư Xuê (tỉnh Gia Lai)...đang đứng trước tình trạng suy giảm nghiêm trọng, giảm từ 3-5m so với trước đây. 5. Biến đổi khí tại Gia Lai

BĐKH tác động đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Gia Lai thể hiện rõ nhất qua sự thay đổi nhiệt độ và chế độ mưa hàng năm. * Về Nhiệt độ

Phân tích số liệu thu thập tại ba trạm ở tỉnh Gia Lai (trạm Pleiku, An Khê và yun Pa) trong 30 năm qua cho thấy: Nhiệt độ trung bình (NĐTB) ở tỉnh Gia Lai tăng khoảng từ 0,2 – 0,30C/10 năm (bảng 5.1), nói cách khác mỗi năm nền NĐTB ở tỉnh Gia Lai tăng khoảng 0,02 – 0,030C.

Bảng 5.1. Nhiệt độ TB (0C) trong các thời kỳ tại một số địa điểm ở tỉnh Gia Lai

NĐTB Trạm

Thời kỳ 1984 - 1993

Thời kỳ 1994 - 2003

Thời kỳ 2004 - 2013

Mức tăng trong 10 năm

Pleiku 21,7 21,9 22,2 0,2-0,3 An Khê 23,3 23,7 23,8 0,1-0,4 Ayun Pa 25,5 25,9 26,1 0,2-0,4

Nguồn : Số liệu tổng hợp từ Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, 2014

* Về chế độ Mưa Số liệu quan trắc tại các trạm phản ánh tổng lượng mưa hàng năm có xu hướng

giảm dần từ năm 1984 đến nay 2013 ở khu vực phía Tây (Pleiku) và phía Đông Nam (Ayun Pa) tỉnh Gia Lai; riêng khu vực phía Đông ( n Khê) có xu hướng tăng dần.

Bảng 5.2. Lượng mưa trung bình (mm) trong các thời kỳ ở tỉnh Gia Lai Lượng mưa

Trạm Thời kỳ

1984 - 1993 Thời kỳ

1994 – 2003 Thời kỳ

2004 – 2013 Pleiku 2.287,4 2.175,9 2.133,4

An Khê 1.533,8 1.471,0 1.786,9 Ayun Pa 1.374,3 1.258,6 1.212,9

Nguồn : Số liệu tổng hợp từ Đài KTTV khu vực Tây Nguyên, 2014 Gia Lai trong các giai đoạn tới, tổng lượng mưa năm nhìn chung không có biến

động lớn. Tuy nhiên, lượng mưa sẽ tập trung, hạn hán ngày càng nghiêm trọng hơn: xảy ra trên diện rộng hơn, thời gian hạn kéo dài hơn, tập trung chủ yếu vào mùa khô. Điều này có nghĩa là sự tăng lượng mưa thường xảy ra vào các tháng mùa mưa (vụ hè

Page 17: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

17

thu), còn các tháng mùa khô (vụ đông xuân) thì lượng mưa lại giảm đáng kể. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai năm 2013, toàn tỉnh có hơn 1.560 ha cây trồng bị hạn hán, trong đó cây lúa nước là hơn 1.100 ha. Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Gia Lai, đến cuối tháng 2/2013, trên địa bàn có 8.430 hộ (33.850 khẩu) bị thiếu đói. *Dự báo kịch bản BĐKH tỉnh Gia Lai theo kịch bản BĐKH của Việt Nam và khu vực Tây Nguyên.

Trên cơ sở NĐTB của chuỗi số liệu từ năm 1984 đến năm 2013 và dựa vào Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đối với khu vực Tây Nguyên và tỉnh Gia Lai. NĐTB ở tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đều có xu hướng tăng từ 0,5 – 0,7 oC, (bảng 5.3), lượng mưa tăng từ 0,3 – 0,4% (bảng 5.4).

Bảng 5.3. NĐTB (0C) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 NĐTB

Trạm Năm 2003 Năm 2013 Năm 2020 Năm 2030

Pleiku 21,9 22,40 22,76 22,96 An Khê 23,9 23,60 24,36 24,56 Ayun Pa 26,1 26,20 26,56 26,76

Nguồn: Võ Văn Phú, 2015 “Nghiên cứu ứng phó với Biến đổi khí hậu cho ngành Nông nghiệp Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”

Bảng 5.4. Lượng mưa năm (mm) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Lượng mưa

Trạm Thời kỳ

1980 - 1999 Năm 2013 Năm 2020 Năm 2030

Pleiku 2.256,9 2.243,8 2.263,7 2.265,9 An Khê 1.538,7 2.363,5 1.543,3 1.544,9 Ayun Pa 1.368,8 1.387,9 1.372,9 1.374,3

Nguồn: Võ Văn Phú, 2015 “Nghiên cứu ứng phó với Biến đổi khí hậu cho ngành Nông nghiệp Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

6. Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp tại Gia Lai BĐKH tác động lên các yếu tố thời tiết, khí hậu theo hướng ngày càng bất lợi

cho việc sản xuất nông nghiệp truyền thống. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt,… gây nên nhiều tác động và đã để lại hậu quả không mong muốn đối với ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nó không chỉ làm thay đổi thời vụ, mất

Page 18: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

18

mùa hoặc giảm năng suất nghiêm trọng mà c n kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Đó là một sự chuyển dịch thụ động nhằm thích ứng với BĐKH. Trên tầm vĩ mô, tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan c n ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thu hoạch, bảo quản và luân chuyển nông sản, gián tiếp gây tác động lên ngành nông nghiệp của tỉnh. * BĐKH làm thay đổi lịch thời vụ

Bảng 6.1. Sự thay đổi lịch thời vụ một số cây trồng ngắn ngày

Nguồn: Võ Văn Phú “Nghiên cứu ứng phó với Biến đổi khí hậu cho ngành

Nông nghiệp Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2015. Lịch thời vụ trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu chuyển dịch, mức độ thay đổi tùy

thuộc vào từng năm, từng địa phương và từng nhóm cây trồng khác nhau. Sự chuyển mùa vụ kéo theo việc gieo trồng, chăm sóc cũng như thu hoạch bị thay đổi theo rõ rệt.

Nhìn chung, trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu sản xuất 2 vụ chính: vụ Đông Xuân và vụ Mùa. Nhiều năm trở lại đây, thời vụ gieo trồng vụ mùa thường trễ lịch 10 - 20 ngày. Điển hình như năm 2009, nắng hạn kéo dài, mưa đến muộn nên hầu hết diện tích lúa đến tháng 7 mới gieo trồng được (bảng 6.1). * BĐKH làm thay đổi cơ cấu cây trồng

BĐKH gây tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo nên sự thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng thích nghi hơn. Quá trình chuyển đổi biểu hiện khá rõ đối với nhóm cây ngắn ngày như: tăng diện tích trồng sắn, mía và giảm diện tích lạc, thuốc lá;… tăng diện tích trồng lúa nước và giảm diện tích lúa rẫy;... Các cây chịu hạn - năng suất cao được đưa vào trồng và dần thay thế các cây trồng bản địa - năng suất thấp

Page 19: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

19

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng là xu thế tất yếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững trước những tác động của biến đổi khí hậu. * BĐKH làm gia tăng tình hình dịch bệnh trên cây trồng Sự thay đổi thất thường của thời tiết (nóng - ẩm; biên độ dao động nhiệt ngày - đêm, giữa mùa mưa - mùa khô) không chỉ tác động trực tiếp lên cây trồng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sâu hại, dịch bệnh phát sinh, phát triển nhanh và khó dự báo gây ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng. Rệp sáp hại cà phê đã thành dịch vào những năm 2000 - 2003, bệnh vàng lá do tuyến trùng và nấm đối với cà phê (2000 - 2004), ve sầu hại rễ cà phê (2007 - 2009), bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu (2005 - nay), rầy nâu hại lúa, bọ xít muỗi hại điều, ca cao... đã làm thiệt hại đến năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể. Bệnh thường phát triển theo mùa, có khả năng phát triển thành ổ dịch gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. * BĐKH làm giảm diện tích, năng suất và sản lượng

Theo kết quả điều tra tình hình thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với lĩnh vực trồng trọt ở tỉnh Gia Lai, cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động đến lĩnh vực trồng trọt theo hướng tăng dần mức độ thiệt hại.

Hạn hán năm 2013 gây ảnh hưởng đến 1.353 ha lúa ruộng trong đó có 618 ha mất trắng gây giảm năng suất 75%. Tương tự cây ngô cũng dễ bị ảnh hưởng do tác động của thời tiết cực đoan. Năm 2008, hạn hán đã gây thiệt hại 8.917 ha ngô các loại trong đó 6.549 ha bị mất trắng, năng suất giảm 80% ước tính thiệt hại 114,1 tỷ đồng.

Năm 2009 lũ lụt xảy ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại 8.891,8 ha lúa ruộng, 6.511,7 ha lúa nương, 6.247,5 ha ngô,... thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Lũ lụt cũng gây tác động đến diện tích lớn cây dài ngày như cà phê (1.062 ha), cao su (842 ha), hồ tiêu (91 ha).

Năm 2013 lũ lụt làm ảnh hưởng và thiệt hại đến 11.881,7 ha lúa ruộng, 7.531,7 ha lúa nương, 6.257,4 ha ngô, 15.530 ha cây trồng các loại, 1.074 ha cà phê, 745 ha cao su và 83 ha hồ tiêu. Những cây công nghiệp dài ngày thường ít chịu tác động của thời tiết, tuy nhiên biến đổi khí hậu đã làm thay đổi các qui luật chung của thời tiết. Hậu quả là các đợt lũ diễn ra trên địa bàn ngày càng tăng cả về cường độ, tần suất và quy mô kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng. * Dự báo tác động của hạn hán và lũ lụt đến nhóm cây ngắn ngày

Cây ngắn ngày (CNN) đang được trồng phổ biến ở Gia Lai. Tập trung nhiều nhất ở các huyện phía Đông và Đông Nam của tỉnh. Bao gồm 4 nhóm cây chính: cây lương

Page 20: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

20

thực như lúa nước, lúa rẫy, ngô; cây tinh bột như sắn, khoai lang, dong riềng; cây thực phẩm như đậu, rau các loại và một số cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, thuốc lá,... Đây là nhóm cây chịu nhiều tác động bởi yếu tố thời tiết, đặc biệt là thiếu nước do hạn hán và lũ lụt gây nguy cơ mất trắng.

Dựa vào diễn biến và sự biến động của nhiệt độ và lượng mưa ở Gia Lai đến năm 2020 và 2030, kết hợp với tình hình thiệt hại do hạn hán, lũ lụt, ngập úng gây ra đối với nhóm cây ngắn ngày trong những năm qua (2000-2013), các nhà khoa học đã đưa ra dự báo diện tích cây trồng ngắn ngày sẽ bị ảnh hưởng (bảng 6.2).

Bảng 6.2.Dự báo diện tích (ha) CNN bị ảnh hưởng do hạn hán và lũ lụt đến năm 2020 và 2030

Lúa Ngô Sắn Mía

2013 2020 2030 2013 2020 2030 2013 2020 2030 2013 2020 2030

Hạn hán 1.447 2.884 4.114 3.674 5.133 7.334 3.204 3.977 4.695 2.346 2.975 3.607

Lũ lụt 11.881 10.432 14.532 6.257 6.273 7.494 4.744 5.633 7.733 2.730 2.725 3.205

Nguồn: Võ Văn Phú “Nghiên cứu ứng phó với Biến đổi khí hậu cho ngành Nông nghiệp Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2015.

* Dự báo tác động của hạn hán và lũ lụt đến nhóm CDN Ở Gia Lai, nhóm cây dài ngày phát triển mạnh và là nhóm cây trồng chủ đạo trong

phát triển nông nghiệp toàn tỉnh. Nhóm cây này chủ yếu là các loại cây công nghiệp như: hồ tiêu, cao su, cà phê, điều, chè, … Đây là các cây trồng lâu năm nên ít bị tác động bởi hạn hán hơn so với nhóm cây ngắn ngày. Tuy nhiên, về lâu dài, BĐKH sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, ra hoa, tạo quả, tạo hạt cũng như tạo các loại sản phẩm khác của nhóm cây này.

Bảng 6.3. Dự báo diện tích (ha) CDN bị ảnh hưởng do hạn hán và lũ lụt đến năm 2020 và 2030

Cà phê Cao su Điều Hồ tiêu

2013 2020 2030 2013 2020 2030 2013 2020 2030 2013 2020 2030

Hạn hán 5.462 6.366 9.096 6.093 7.144 10.190 660 775 1.108 294 345 490

Lũ lụt 1.074 1.492 1.925 7.881 10.511 12.093 392 897 1.341 1.465 1.359 1.417

Nguồn: Võ Văn Phú “Nghiên cứu ứng phó với Biến đổi khí hậu cho ngành Nông nghiệp Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2015.

Page 21: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

21

Qua bảng 6.3 ta có thể nhận thấy, diện tích bị ảnh hưởng được dự báo ngày càng tăng từ đây cho đến năm 2030. Do đó, qua những dự báo này chúng ta cần đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển trồng trọt nhằm giảm thiểu tối đa những tác động không đáng có do BĐKH gây ra đối với Nông nghiệp tỉnh Gia Lai. 7. Giải pháp ứng phó với BĐKH và phát triển nông nghiệp bền vững 7.1. Hạn chế tác động của con người đến môi trường

Bảo vệ rừng, siết chặt công tác quản lý rừng, đầu tư trồng rừng cũng như các dự án trồng cây xanh trên lãnh thổ của mình, các biện pháp quản lý hệ thống thủy lợi và thoát lũ... Rừng chính là “máy điều hòa khí hậu” “bể hấp thụ khí nhà kính” khổng lồ. Các nhà khoa học cho biết: Tạm tính với diện tích 1.000.000 ha nếu chỉ 50% diện tích có rừng cây thân gỗ thì mỗi năm rừng ở Trường sơn hấp thụ được 22-25 triệu tấn CO2, góp phần đáng kể vào giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu mà không cần đầu tư gì ngoài bảo vệ rừng. Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là đảm bảo an ninh môi trường sẽ là một chiến lược thích ứng lợi hại của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng trước thảm họa BĐKH.

Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng xanh như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... thay thế dần các nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ,... 7.2. Các nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH * Nhóm giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải theo hướng tăng diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, điều,... và giảm diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả. Đồng thời chuyển dịch các diện tích cây ngắn ngày theo hướng tăng cường thâm canh cây lúa, nhất là lúa nước, mở rộng diện tích đối với các cây ngắn ngày chịu hạn, hình thành các vùng chuyên canh, chăn nuôi tập trung có sử dụng công nghệ cao để ứng phó với sự tác động biến đổi khí hậu đến sản xuất.

- Đối với cây ngắn ngày Bảng 7.1. Chuyển đổi cơ cấu diện tích (ha) một số cây trồng ngắn ngày

Diện tích một số cây chủ yếu (ha)

2013 (a) 2020 (b) 2030 (c) Tốc độ tăng bình quân (%) 2013-2020 2020-2030

+ Lúa 73.981 80.000 78.000 8,1 -2,5 + Ngô 52.649 60.000 65.000 13,9 8,3 + Sắn 55.227 50.000 50.000 -9,4 0 + Cây mía 35.000 25.000 25.000 -28,5 0

Page 22: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

22

Nguồn: a) Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, 2014 b) Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Gia Lai đến năm 2020

c) Dự báo dựa trên chuỗi số liệu thu thập được - Đối với cây công nghiệp dài ngày (CDN) Định hướng trong thời gian tới, tiếp tục tăng mạnh diện tích các loại cây trồng

mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây cà phê, cây điều, cây tiêu. Đối với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, chè, sẽ giảm nhẹ diện tích trồng đến năm 2020 và sau đó ổn định đến năm 2030. Hồ tiêu là cây trồng có tốc độ tăng diện tích nhiều nhất do khả năng chống chịu với thời tiết khô nóng và là loại cây trồng mang hiệu quả kinh tế cao, thị trường đang được cải thiện.

Bảng 7.2. Chuyển đổi cơ cấu diện tích (ha) một số loại CDN Diện tích một số cây CN

chủ yếu (ha) 2013 (a) 2020 (b) 2030 (c)

Tốc độ tăng trưởng (%) 2013-2020 2020-2030

+ Cây cao su 105.064 103.736 103.736 -1,2 0 + Cây cà phê 78.030 80.000 82.800 2,5 3,5 + Cây điều 17.808 18.200 18.800 2,2 3,1 + Cây tiêu 10.391 15.000 24.500 44,3 63,2 + Cây chè 880 851 851 -3,2 0

Nguồn: a) Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai, 2014 b) Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020

c) Dự báo dựa trên chuỗi số liệu thu thập được * Nhóm giải pháp về điều chỉnh lịch thời vụ

Điều chỉnh lịch thời vụ sản xuất phù hợp với tình hình BĐKH, tránh thiên tai như: hạn hán, bão, lũ,... Với mức BĐKH đã được dự báo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho thấy, có khả năng mùa khô kéo dài, mùa mưa sẽ đến muộn hơn và kết thúc sớm hơn, do đó, lịch thời vụ sẽ dịch chuyển phù hợp với sự thay đổi trên.

Đối với nhóm cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, điều, hồ tiêu,.... Dự báo đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, sự biến động của thời tiết chưa tác động lớn đến lịch gieo trồng, có thể diễn ra chậm hơn khoảng 5 ngày so với hiện tại.

Đối với nhóm cây ngắn ngày, Dự báo đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, BĐKH có ảnh hưởng lớn đến thời vụ gieo trồng. Vì vậy lịch thời vụ sẽ có nhiều dịch chuyển theo sơ đồ 7.3.

Page 23: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

23

Bảng 7.3. Sự chuyển dịch thời vụ đối với cây ngắn ngày

Nguồn: Võ Văn Phú “Nghiên cứu ứng phó với Biến đổi khí hậu cho ngành

Nông nghiệp Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, 2015. * Nhóm giải pháp về sử dụng các giống theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu

Các hiện tượng thời tiết cực đoan của xu thế biến đổi khí hậu ở tỉnh Gia Lai trong thời gian tới tác động lên lĩnh vực trồng trọt chính là hạn hán và lũ lụt thông qua nhiệt độ cao, mưa tập trung, hạn kéo dài. Do đó, việc lựa chọn sử dụng các giống kháng, chịu hạn (cà phê, hồ tiêu, lúa, ngô...), giống ra hoa nhiều lần (đối với cây điều), bộ giống cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày được ưu tiên hơn cả. * Hình thành các vùng chuyên canh

- Hình thành các vùng cây chuyên canh theo hướng thích ứng với BĐKH: + Đối với cây ngắn ngày Ưu tiên phát triển ở những vùng có khả năng đáp ứng cung cấp nước tưới tiêu

gồm các huyện Kbang, Kông Chro, Phú Thiện, Krông Pa, Đăk Pơ, Ia Pa, thị xã n Khê và thị xã yun Pa.

+ Đối với cây công nghiệp dài ngày Định hướng phát triển ở thành phố Pleiku và các huyện Mang Yang, Đăk Đoa,

Chư Pưh, Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê. Tập trung phát triển vùng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, chè, tiêu… gắn với phát triển công nghiệp chế biến. * Nhóm giải pháp công trình cho nền nông nghiệp

Xây dựng một nền nông nghiệp ở Gia Lai theo hướng sinh thái gắn với thích ứng BĐKH, ứng dụng các công nghệ mới nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Page 24: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

24

- Phát triển, nhân rộng mô hình sinh thái nông nghiệp áp dụng 3 giảm – 3 tăng trên cây lúa đó là: giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật và tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng chất lượng sản phẩm

- Trồng rau sạch trong nhà kính, bón phân vi sinh. - Xây dựng phương thức canh tác hiệu quả và bền vững phải thích hợp với điều

kiện tự nhiên, sinh thái của vùng, cung cấp nước và phát huy tính ưu việt trong tập quán canh tác của người dân địa phương, phát huy được tiềm năng của vùng đồng thời cải tạo, tăng độ phì, chống xói m n đất. Với các kỹ thuật gieo trồng, làm đất, điều chỉnh mật độ, bón phân hợp lý tạo điều kiện cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh,... Đây là những kỹ thuật đang được chỉ đạo mở rộng trên toàn tỉnh và trên nhiều loại cây trồng.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác như bón phân theo độ phì đất, áp dụng ICM trong canh tác, sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước,... đây là hướng đi nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Thực hiện biện pháp canh tác nông lâm kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường. Có thể nghiên cứu xem xét thực hiện giải pháp trồng cây công nghiệp dài ngày xen dưới tán rừng khộp. Trồng cây công nghiệp hỗn giao theo đám, theo băng (diện tích đủ lớn) với mật độ hợp lí xen kẽ với diện tích rừng tự nhiên để các loại cây hỗ trợ sinh thái cho nhau như trong các khu rừng tự nhiên. Các loại cây có thể áp dụng phương thức này bao gồm: hồ tiêu, cao su, mía, sắn, gỗ tếch,… 7.3. Xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo nông nghiệp

Trên cơ sở dữ liệu thu thập về điều kiện khí hậu cũng như các diễn biến thời tiết bất thường ở tỉnh Gia Lai. Đã xây dựng được các hệ thống bản đồ số hóa về biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Xây dựng các trạm thời tiết thông minh nhằm cung cấp các thông tin về thời tiết nông nghiệp, cảnh báo các bệnh cây trồng, thiên tai,... thông qua dịch vụ thông tin nông nghiệp thông minh thích ứng với BĐKH.

Đây là những cơ sở dữ liệu quan trọng để có thể giúp người dân, các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà khoa học đưa ra các dự báo kịp thời để giảm thiểu các thiệt hại từ thiên nhiên, phát triển nông nghiệp bền vững.

Page 25: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2009, (cập nhật bổ sung năm 2012), Hà Nội.

2. Chi cục thống kê tỉnh Gia Lai, 2014. Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2013. 3. Trương Hồng, 2009. Biến đổi khí hậu với sản xuất nông nghiệp vùng Tây

Nguyên. 4. Sở TNMT tỉnh Gia Lai, 2012. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai 5. Sở TNMT tỉnh Gia Lai, 2012. Quy hoạch sử dụng đất năm đến 2020, kế hoạch sử

dụng đất 5 năm (2011 – 2015) tỉnh Gia Lai. Võ Văn Phú, 2015. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu ứng phó với Biến đổi khí hậu cho ngành Nông nghiệp Gia Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Page 26: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

26

CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ THỜI TIẾT THÔNG MINH IMETOS ỨNG PH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔNG H P PHỤC VỤ

CANH TÁC NÔNG NGHIỆP T NGU N BỀN VỮNG

PGS.TS. Mai Quang Vinh, PGS.TS. Nguy n Ngọc Thạch, ThS Tô Đức Hải (Cty Truyền thông Nông nghiệp Đa phương tiện AgriMedia JSC, Chương trình iMetos Việt Nam, Email: [email protected])

I. N NG NGHI P TH NG MINH VỚI KH H U T I VI T N M 1.1. Bất cập của nông nghiệp Việt Nam trước biến đổi khí hậu

Việt Nam nằm trong 10 nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), bao gồm các đặc trưng: Thời tiết diễn biến theo xu hướng ít theo quy luật, khí hậu (các thông số thời tiết trung bình nhiều năm) trên các vùng thường biểu hiện: mùa mưa - mùa khô đến sớm/muộn hàng tháng, các xu thế thời tiết cực trị: nhiệt độ (quá nóng, lạnh, băng giá, sương muối), lượng mưa (lũ lụt, hạn hán), độ ẩm (quá ẩm, quá khô nóng), bão tố (tố lốc, siêu bão), nước biển dâng, xâm nhập mặn ngày càng sâu trong đất liền, dẫn tới các loại sâu bệnh ngày càng tăng về cường độ và về tần xuất, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển, năng suất của cây trồng, sức khỏe của vật nuôi, thủy sản. Trong khí đó, người dân thụ động trước thời tiết, thiên tai, cây trồng có sức đề kháng yếu với thiên tai, sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón thiếu khoa học, ít căn cứ vào nhu cầu của cây ở từng loại đất, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, phân tan nhanh, đốt bỏ rơm rạ, chất hữu cơ, gây lãng phí tới 70% phân bón, gây ô nhiễm môi trường, tăng chi phí đầu vào, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

1.2. Thế nào là nông nghiệp thông minh với khí hậu (NNTMKH)

NNTMKH (Smart-Climate griculture – SC ), một cụm thuật ngữ đang phổ biến trên thế giới để chỉ ra nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp thế giới trước BĐKH, bao gồm một loạt các giải pháp khoa học công nghệ đồng bộ - cả gói. Mục tiêu của CS là: Chủ động né tránh, ph ng chống các tác động ảnh hưởng; chủ động tăng cường sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi, thủy sản trước các biến đổi bất lợi của thiên nhiên; có được các biện pháp quản lý, xử lý hữu hiệu, giảm nhẹ tác động của thiên tai, bảo đảm nông nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên người nông dân nước ta hiện nay chưa được tiếp cận với các thông tin thời tiết chính xác, cụ thể: Hệ thống các đài trạm khí tượng thủy văn của ta chủ yếu thực hiện chức năng cơ bản thu thập, lưu trữ thông tin thời tiết, thủy văn của các vùng miền, các dự báo/cảnh báo thời tiết, sâu

Page 27: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

27

bệnh ở ta c n chung chung cho từng vùng miền lớn, các bản tin phát (miễn phí) hàng ngày thường phục vụ chung cho 7 vùng khí hậu lớn: Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ (thủ đô Hà Nội), Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ, mà thiếu chỉ ra từng vùng, tọa độ cụ thể, như thời tiết tại huyện , B xảy ra theo thời gian (theo giờ). Trong khi đó ở các nước phát triển do nhà nước, xã hội đầu tư với hạ tầng khí tư ng thủy văn dày đặc khoảng 4 km2 Trạm, ở ta mật độ c n rất thưa 14 – 2 km Trạm . Ngoài hệ thống dự báo thời tiết, môi trường - thiên tai quốc gia, các chủ trang trại lớn từ vài trăm ha đến vài ngàn ha đất canh tác tự sắm hoặc thuê một hoặc vài trạm thời tiết – khí hậu – môi trường, cảnh báo sâu bệnh tự động, phục vụ 24/24 giờ quanh năm, cung cấp cho nông dân các thông số thời tiết, cảnh báo, dự báo thời tiết, thiên tai, sâu bệnh, tình hình môi trường đất tới từng giờ với độ chính xác cao, kịp thời. Các giải pháp khoa học công nghệ, canh tác được tiến hành đồng bộ như: canh tác thủy canh trong nhà điều h a khí hậu, sử dụng các kỹ thuật công nghệ thông minh như giống kháng, phân bón, thủy lợi, bảo vệ thực vật, bảo quản nông sản, nông lịch thời vụ chi tiết, giảm chi phí, bảo đảm canh tác bền vững, hiệu quả cao cho người nông dân. II. GIỚI THI U C NG NGH – THI T B THỜI TI T, M I TRƯỜNG TH NG MINH IMETOS 1. Tính cấp thiết

1.1. Vấn đề, thách thức:

¾ Để có giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu (BĐKH), cần phải có công nghệ thích ứng chủ động với thời tiết – phản ứng nhanh, tức thời với mỗi hiện tượng thời tiết cực đoan, sâu bệnh, tăng độ chính xác của các dự báo, truyền tải kịp thời tới người dân để ph ng tránh và giảm nhẹ tác động.

¾ Việt Nam hiện có hạ tầng khí tượng thủy văn lạc hậu với số lượng c n quá ít với 182 Đài/Trạm khí tượng mặt đất1, mật độ 1,400 – 2,000 km2/Trạm (tại các nước phát triển 200 – 400km2). Chức năng chủ yếu là quan trắc và đo đạc các hiện tượng và yếu tố vật lý của khí quyển để cung cấp thông tin phục vụ dự báo thời tiết và nghiên cứu thời tiết, khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phóng và ph ng chống thiên tai.

¾ Chất lượng dịch vụ thời tiết yếu kém, dự báo thời tiết mới đạt độ chính xác 50%, 24h mới đạt 60%, người dân chưa được cung cấp dịch vụ thời tiết, cảnh báo kịp thời thiên tai, sâu bệnh.

1 Quy hoạch Tổng thể Mạng lưới KTTVQG đến 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006

Page 28: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

28

¾ Bản chất của công tác cảnh báo - dự báo thời tiết, thiên tai (mưa lũ, cháy rừng), sâu bệnh, quản lý an toàn hồ đập, quản lý trồng trọt, thủy sản, tưới tiêu, môi trường … đều dựa trên các thông số thời tiết cơ bản, được xử lý, truyền tải nhanh chóng tới người sử dụng, cần thiết có cơ sở hạ tầng khí tượng thủy văn tự động , kết nối hệ thống, giá thành r , bền, ổn định. Công nghệ iMetos cho phép mở rộng hệ thống này.

Cơ hội:

¾ p lực của biến đối khí hậu, thiên tai ngày càng tăng, gây thiệt hại cho kinh tế, đ i hỏi cần có các giải pháp cung cấp dịch vụ thời tiết, cảnh báo thiên tai cho cộng đồng phát triển bền vững với biến đổi khí hậu, chính phủ Việt Nam hiện đang có nhiều chính sách quan tâm tới ứng phó với biến đổi khí hậu.

¾ Tiến bộ khoa học công nghệ về công nghệ cảm biến, xử lý và chuyển tải thông tin thời tiết, thiên tai ngày càng chính xác, độ bền cao, có thể ứng dụng trên diện đại trà với chi phí tiết kiệm, hiệu quả kinh tế – xã hội cao.

¾ Theo World Bank (2012)2: “Hệ thống cảnh báo và dự báo bão, lũ đúng lúc, đáng tin cậy là một trong những điều kiện căn bản để tăng cường quản lý rủi ro thiên tai. Mạng lưới Khí tượng- thủy văn cung cấp những thông tin quan trọng phục vụ cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản”.

¾ Trong hơn 2 năm (từ 2013 đến nay), Chương trình iMetos Việt Nam của Trung tâm Nông nghiệp Chính xác đã khảo nghiệm và kết nối phần mềm thành công các Trạm đo iMetos của CH o tại 7 tỉnh Việt Nam với 10 Trạm thời tiết thông minh đã tạo cơ hội mở rộng thị trường ứng dụng phục vụ cộng đồng giải pháp hữu hiệu ứng phó với Biến đổi khí hậu3.

Giải pháp và kết quả:

¾ Sử dụng Trạm thời tiết thông minh công nghệ iMetos phục vụ cấp huyện bán kính hoạt động từ 5-25 km (đạt hiệu quả cao trong phạm vi 70 – 400 km2), làm việc tự động, tự cung cấp năng lượng hoạt động bằng pin mặt trời, kết nối – truy cập số liệu qua internet bằng mạng thông tin di động 3G, hoạt động 24/24h, thông báo thời tiết hàng giờ (hoặc có thể cài đặt 10 – 20 – 30 – 60 phút/lần), kết nối dự báo thời tiết 24h – 144h (1 – 6 ngày) của Hãng Meteoblue (Thụy Sỹ), cảnh báo thời tiết quá ngưỡng, bệnh cây trồng, tự động cảnh báo 5 cấp cháy rừng qua các phương tiện

2 Tài liệu đề dẫn ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, WB, 2012. 3 Tài liệu của các Hội thảo Quốc tế, Quốc gia, Khu vực về Công nghệ iMetos, 2013, 2014.

Page 29: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

29

thông dụng như internet, bảng điện tử đặt ngoài trời, Mobifone cho tới người sử dụng.

¾ Xây dựng phần mềm bản quyền Việt Nam kết nối giữa các trạm, đầu đo vào 1 cổng thông tin tự động giao diện tiếng Việt: www.thoitietnhanong.vn, thoitietnongviet.vn dùng chung cho cộng đồng, cho các ngành khác nhau, đưa thông tin qua điện thoại, bảng điện tử, website, wapsite trên quy mô tiểu vùng (huyện, khu vực).

¾ Cung cấp thiết bị, giải pháp phần mềm, dịch vụ thời tiết, cảnh báo thiên tai, sâu bệnh cho từng loại cây trồng, cho từng vùng sản xuất,...

1.2. Các đặc điểm ưu thế của Công nghệ quản l khí hậu tự động iMetos3

TT Tính năng tác dụng

Công nghệ khí tượng thủy văn truyền thống

Công nghệ thời tiết môi trường thông minh iMetos

1 Quan trắc Thời tiết, khí hậu bằng quan trắc vật lý

Thời tiết, khí hậu, môi trường (300 cảm biến)

2 Quy mô phục vụ

Rộng, 1.400-2.000 km2/trạm, kết nối bán tự động, độ chính xác của dự báo không cao

Hẹp, 70 – 400 km2/trạm mặt đất, kết nối tự động, độ chính xác cao phù hợp tiểu vùng với bán kính 5 – 25km.

3 Tính cập thời cung cấp thông tin tới người sử dụng

Quan trắc 4 lần-obs/24h, chưa cập thời, chậm tới dân và cộng đồng

Thời gian quan trắc: 6 giây/lần thu số liệu. Cung cấp thông tin theo nhu cầu 10-20-30-60-120 phút/lần/24/24h tới mọi địa điểm cho cộng đồng qua Internet, Mobifone, Bảng điện tử.

4 Thông tin thời tiết, môi trường

- Chưa cung cấp cập thời các thông số thời tiết, môi trường

- Cung cấp cập thời 8-10 thông số: nhiệt độ (TB, T,C), độ ẩm (BT, T, C), lượng mưa, Bức xạ, Khí áp kế, Gió (Tốc độ, thời gian, hướng gió), độ ướt lá, nhiệt độ điểm sương (TB, T).

- Chưa cảnh báo cập thời

- Cung cấp cảnh báo cập thời 5 – 7 ngưỡng thời tiết môi trường (cao, thấp) qua điện thoại di động: mưa, nhiệt độ, nhiệt độ ẩm sương, độ ẩm, gió, mực nước lưu vực (TB,C,T).

Page 30: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

30

- Dự báo thiếu chính xác, chỉ đạt 50 – 60%, thiếu cụ thể, thiếu trực quan, chưa lưu trữ, cung cấp số liệu kịp thời

- Hãng Meteoblue (Thụy Sỹ) kết nối dự báo toàn cầu với số liệu của Trạm iMetos mặt đất, cung cấp 2 bảng ảnh Dự báo thời tiết 6 – 7 ngày theo ngày, giờ, điểm mưa trong bán kính 55 km với khả năng (xác xuất) cụ thể %, độ chính xác dự báo 6 ngày 70%, dự báo 24h: 90%, đặc biệt có thể dự báo thời gian bắt đầu – kết thúc mưa, lượng mưa (mm).

- Chưa thấy có các tính năng: lịch thời tiết, nông vụ, kết nối hệ thống, cung cấp số liệu hệ thống, quy trình cảnh báo thiên tai, cảnh bảo sâu bệnh hại

- Thông báo lịch thời tiết nông vụ 6 ngày cho các hoạt động: phun thuốc BVTV, tưới nước, bón phân, gieo trồng, thu hoạch - Kết nối các Trạm quan trắc thành hệ thống, tiện ích trong quản lý thiên tai, thời tiết trong 1 vùng cụ thể. - Cung cấp toàn bộ lượng mưa, dự báo mực nước lưu vực 24h, 48h và 6 ngày trên lưu vực sông, suối, hồ đập cỡ trung và nhỏ, cung cấp căn cứ ra quyết định đối phó với thiên tai. - Cung cấp quy trình cảnh báo lũ lụt, lũ quét, thiên tai trên địa bàn. - Cung cấp cảnh báo tình hình 30 loại bệnh hại trên 18 loại cây trồng qua thời tiết phục vụ nông nghiệp trên địa bàn (cần xây dựng phần mềm chuyên dụng cho điều kiện VN).

5 - Chưa cung cấp số liệu thời tiết phổ cập, cụ thể theo thời gian thực tới người sử dụng

- Giao diện cung cấp thông tin đa dạng cập thời qua máy tính, Ipad, iPhone, Trang Website, bảng điện tử, bảng EXCEL.

6 Độ chính xác Theo quy chuẩn quốc gia

Bảo đảm quy chuẩn quốc gia và quy chuẩn EU

7 Độ bền Nhiều năm, ổn định 5 – 7 năm, độ ổn định cao với mọi địa hình, khí hậu, ít hỏng hóc

8 Độ tin cậy khi ứng dụng

Đảm bảo độ tin cậy, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Chứng chỉ EU, đã được ứng dụng tại 80 nước (trên 30 ngàn trạm), tại Việt Nam đã và đang được khảo nghiệm, vận hành ổn định tại Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ, Hà

Page 31: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

31

Nội, Quảng Trị, Kon Tum, Cần Thơ. Đã được Trung tâm KT&TV Quốc gia kiểm định, cấp chứng chỉ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

9 Quản lý Bán thủ công + Tự động phục vụ dự báo thời tiết

Tự động hoàn toàn và kết nối trực tiếp với người sử dụng bằng công nghệ Internet không dây (Wireless) và mạng thông tin di động phổ thông (GPRS, GSM)

10 Lĩnh vực ứng dụng

Kinh tế, đời sống trên diện rộng

Đa tác dụng cho cộng đồng, nông, lâm nghiệp, cảnh báo thiên tai. Chuyên dụng cho từng ngành, từng đối tượng 12/12 tháng

11 Tính phục vụ kịp thời

C n hạn chế (Bản tin phục vụ nông nghiệp chỉ công bố sau 10 ngày, cháy rừng sau 5 ngày…), chưa cung cấp bản tin dự báo thời tiết 6-7 ngày thường xuyên cho tiểu vùng

Phục vụ nhanh, kịp thời (cảnh báo nhiệt độ lũ lụt, cháy rừng, bão gió, sâu bệnh hại…), cập thời, đảm bảo độ chính xác. Cung cấp bản tin dự báo thời tiết từ 1-7 ngày cho khu vực đặt trạm (bán kính 5-25km tùy theo địa hình). Số liệu được lưu trữ vàoBảng EXCEL thuận lợi truy cập, khai thác lấy số liệu.

12 Cổng thông tin điện tử thời tiết, cảnh báo thiên tai, sâu bệnh cấp huyện

Chưa có Phổ cập thông tin thời tiết, cảnh báo sớm thời tiết, sâu bệnh, thiên tai cập thời tới cộng đồng bằng các phương tiện phổ thông: Website, Bảng điện tử, Điện thoại di động, iPad, iPhone…

13 Năng lượng sử dụng

Điện lưới, điện mặt trời Điện mặt trời, chủ động trong mọi hoàn cảnh thời tiết

14 Chi phí vận hành, bảo dưỡng

Cao, sử dụng nhiều nhân lực, mặt bằng

Thấp (50 – 280 triệu VND/Trạm tùy thuộc loại cảm biến), dễ vận hành, bảo dưỡng, đã được chính Hãng Pessl Instruments ( o) ủy nhiệm tại Việt Nam.

15 Kinh nghiệm vận hành và dịch vụ tại VN

Chưa thấy có kết quả tương tự như iMetos

Đã có 10 Trạm iMetos G và ECO-D2 đang hoạt động thử nghiệm ổn định tại 7 tỉnh từ tháng 3/2013 tới nay.

16 Các Trạm thời tiết tự động của Trung Quốc, của Việt Nam và một số nước

Cần khảo sát về tính chính xác, ổn định, độ tin cậy khi hoạt động trong các điều kiện

Page 32: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

32

khác khắc nghiệt. 17 Các Bản tin thời tiết tự động CN vệ tinh

trên Smartphone: Accuweather, Weather Forcast...

Cập nhật 4 lần ngày, độ chính xác và tin cậy không cao.

Hiện nay, nhiều Bộ, Ngành, địa phương đang xem xét mở rộng quy mô ứng dựng công nghệ iMetos và các công nghệ kết nối như một giải pháp hữu ích trong việc ph ng chống và giảm nhẹ thiên tai cho nông lâm nghiệp và đời sống. 2. Trạm iMetos-AG (Phục vụ nông nghiệp Du lịch Đời sống)

2.1. Mục tiêu: Chủ động ứng phó với thời tiết phục vụ nông nghiệp 2.2. Địa chỉ ứng dụng

¾ Các trang trại, công ty sản xuất nông sản hàng hóa (lúa giống, chè, rau, hoa, quả)

¾ Các ph ng nông nghiệp cấp huyện.

¾ Phục vụ quản lý nông nghiệp các cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã, hộ nông dân cùng truy cập, sử dụng số liệu.

¾ Dân cư trên địa bàn và những người quan tâm thời tiết của khu vực.

2.3. Khả năng:

¾ Thông báo/ Cảnh báo/ Dự báo thời tiết, sâu bệnh, thiên tai (lũ lụt, cháy rừng) theo thời gian thực hiện tại, bằng Bản tin SMS tới người sử dụng qua điện thoại di động, website, bảng điện tử, máy tính.

¾ Dự báo, cảnh báo thời tiết, bệnh cây trồng 24h-144h (1-6 ngày, tiến tới 7 ngày) với độ chính xác 70-80%, dự báo 24h có thể đạt 90-100%, có thể dự báo được lượng mưa và thời gian mưa (bắt đầu - kết thúc, báo động lượng mưa quá ngưỡng), nhiệt độ cực đoan (nóng, lạnh, rét đậm, rét hại, sương muối), sâu bệnh cây trồng.

¾ Phạm vi phục vụ: Các hoạt động nông nghiệp, du lịch, đời sống với bán kính 5 - 25 km cách nơi đặt Trạm, Thời gian hoạt động 5 - 7 năm.

¾ Lưu trữ số liệu thời tiết từng giờ bằng Bảng EXEL trong toàn bộ thời gian hoạt động của Trạm phục vụ công tác chỉ đạo, nghiên cứu, điều hành sản xuất.

¾ Tự động hoàn toàn, sử dụng pin mặt trời, kết nối truyền tải thông tin qua mạng thông tin di động 3G, dễ lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành ít trục trặc.

2.4. iải pháp công nghệ

¾ Bao gồm 1 Trạm chính iMetos-AG

Page 33: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

33

¾ Nguồn năng lượng nuôi Trạm: Panel pin mặt trời và ắc quy bảo đảm cung cấp điện năng 7 vol/24h, trong điều kiện phát đáp tín hiệu 1h/lần.

¾ Các cảm biến (8 Sensors): đo thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa, độ ẩm sương, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ mặt trời, độ ướt lá).

¾ Thu nhận tín hiệu: 6 giây (sec) – 5 phút/lần.

¾ Phát đáp tín hiệu, nhắn tin 10 – 60 phút thông qua hệ thống điện thoại di động và internet không dây (Wireless) 3D COM (Viettel, VinaPhone, Mobifone…)

¾ Xử lý, kết nối, phân tích thông tin, ra khuyến nghị cho người sử dụng thông qua Phần mềm mở.

¾ Cung cấp Dịch vụ thời tiết 6 - 7 ngày do hãng Meteoblue (Thụy Sỹ) cho vị trí đặt trạm trên cơ sở dự báo thời tiết toàn cầu kết hợp Dự báo thời tiết khu vực của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia và số liệu thời tiết nơi đặt Trạm Thu nhận.

¾ Thông báo thông tin qua: máy tính (để bàn, laptop, iPad), điện thoại di động, bảng điện tử hiện thị số 24/24h.

2.5. Mô tả công nghệ

iMETOS®AG – phục vụ tốt nhất cho ngành khí tượng, thủy văn, nông nghiệp do Hãng PI thiết kế và phát triển với kinh nghiệm 30 năm, có thể kết nối hỗ trợ tới 300 bộ cảm biến khác nhau do Hãng lựa chọn thông qua các nhà cung cấp có uy tín hàng đầu thế giới.

Các thông số phát đáp qua internet trên trang chủ toàn cầu Fieldclimate.com và thoitietnhanong.vn; thoitietnongviet.vn với độ bảo mật, chính xác, ổn định cao, bảo đảm có được số liệu linh hoạt, năng động theo nhu cầu của người sử dụng (đặt ngưỡng cảnh báo, cung cấp số liệu về các tình huống thời tiết nguy hiểm như: tốc độ gió, nhiệt độ cao, thấp, lượng mưa lớn, sâu, bệnh…).

Page 34: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

34

H.1. Sơ đồ công nghệ Trạm khí hậu tự động CS công nghệ iMetos

2.6. Hệ thống điều hành tưới thông minh ECO-D2

¾ Bao gồm hệ thống : Trạm ECO-D2 đo mưa + Đo độ ẩm tự động tại các tầng đất + Hệ thống rơle và các van điều tiết tưới (theo dây dẫn hoặc bằng dàn tưới)

¾ Kết nối với tính năng dự báo thời tiết 24 – 144h của iMetos- G, lập trình tự động chu kỳ tưới tiết kiệm, bảo đảm đủ độ ẩm cho từng loại cây trồng phát triển cho năng suất cao nhất.

2.7. Giới thiệu các thế hệ iMetos 1 và 2 (xem hình 2 – 3)

H.2 – Tram iMetos1- G (trái) và iMetos2- G (phải) phục vụ nông nghiệp

Page 35: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

35

H.3 – Trạm iMetos2-PRO và Cảm biến đo độ ẩm đất, đo mực nước phục vụ đa mục tiêu

3. Trạm quản l an toàn hồ đập cảnh báo lũ tự động iMetos-PRO

3.1. Mục tiêu Quản lý an toàn hồ đập, ph ng chống thiên tai, phục vụ nông nghiệp, du lịch

3.2. Địa chỉ ứng dụng

¾ Quản lý an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện cỡ trung và nhỏ

¾ Cảnh báo mưa lũ, lũ quét

¾ Kiêm dụng phục vụ quản lý nông nghiệp, du lịch trên địa bàn với bán kính phục vụ 10 - 25 km (tùy địa hình).

¾ Các cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã, hộ nông dân cùng truy cập, sử dụng số liệu

3.3. Khả năng

¾ Quan trắc mực nước hiện có thông qua Cảm biến mực nước (Water level sensor).

¾ Dự báo, cảnh báo mực nước về hồ sau 1 đợt mưa, sau 1-6 ngày (24-144h) làm cơ sở cho nhà quản lý đóng - mở cửa đập, xả lũ khi có dự báo mực nước vượt ngưỡng cao trình.

¾ Thông báo thời tiết hiện tại, lưu trữ số liệu thời tiết từng giờ trong toàn bộ thời gian hoạt động của Trạm, dự báo, cảnh báo thời tiết, bệnh cây trồng 24-144h tại khu vực đặt Trạm.

Page 36: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

36

¾ Phục vụ quản lý an toàn hồ, hoạt động nông nghiệp, du lịch bán kính 20 – 25 km cách nơi đặt Trạm chính và đo mưa tự động trong lưu vực hồ, thủy vực sông, suối.

3.4. iải pháp công nghệ

¾ Bao gồm 1 Trạm chính iMetos PRO và các Trạm phụ đo mưa iMetos-R(Rain)

¾ Nguồn năng lượng nuôi Trạm: Panel pin mặt trời và acqui bảo đảm cung cấp điện năng 7 vol/24h, trong điều kiện phát đáp tín hiệu 1h/lần.

¾ Các cảm biến (8 Sensors): đo thời tiết (lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm sương, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ mặt trời,), đo mực nước, độ ướt lá.

¾ Thu nhận tín hiệu: 6 giây (sec) – 5 phút/lần.

¾ Phát đáp tín hiệu, nhắn tin 10 – 60 phút thông qua hệ thống điện thoại di động và internet không dây (Wireless) 3D COM (Viettel, VinaPhone, Mobifone…)

¾ Xử lý, kết nối, phân tích thông tin, ra khuyến nghị cho người sử dụng thông qua Phần mềm mở.

¾ Thu nhận, thông báo thông tin qua: máy tính (để bàn, laptop, iPad), điện thoại di động, bảng điện tử hiện thị số.

4. Hệ thống điều hành tưới thông minh ECO-D2 4.1. Mô tả

¾ Bao gồm hệ thống : Trạm ECO-D2 đo mưa + Đo độ ẩm tự động tại các tầng đất + Hệ thống rơle và các van điều tiết tưới (theo dây dẫn hoặc bằng dàn tưới)

¾ Kết nối với tính năng dự báo thời tiết 24 – 144h của iMetos- G, lập trình tự động chu kỳ tưới tiết kiệm, bảo đảm đủ độ ẩm cho từng loại cây trồng phát triển cho năng suất cao nhất.

Page 37: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

37

4.2. Hệ thống cảm biến và các van điều khiển tự động

4.3. Trạm cảnh báo côn trùng điện tử iTRAP-View

Quan trắc và cảnh báo côn trùng, sâu hại bằng thiết bị công nghệ iMetos – iTRAP, làm việc tự động, tự cung cấp năng lượng hoạt động bằng pin mặt trời, kết nối – truy cập số liệu qua internet bằng mạng 3G, hoạt động 24/24h, tự động cảnh báo thời gian, mật độ côn trùng hại như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên cây lúa, ruồi đục trái trên cây ăn quả… Giúp truy cập nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm xuất khẩu.

Page 38: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

38

Nguyên l hoạt động: iTR P và Trapview là một sự kết hợp phần cứng và phần mềm giải đã được cấp bằng sáng chế về giải pháp giám sát từ xa côn trùng nông nghiệp và công nghiệp khác nhau. Trong iTrap, với nguyên lý giám sát điện tử tấm dính (bẫy côn trùng), dùng bẫy đèn để thu hút các loại côn trùng như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân; dùng pheromone để hấp dẫn ruồi đục trái. Trên cánh đồng, thiết bị tự hoạt động bằng năng lượng mặt trời và pin tích điện. Các máy ảnh với ảnh chụp có độ phân giải cao hình ảnh côn trùng trên tấm dính của iTR P. Hình ảnh được gửi qua GPRS với trên nền tảng Trapview web. Những hình ảnh được phân tích tự động phát hiện côn trùng hại với kết quả có thể nhìn thấy trên trang web hoặc hiển thị trên điện thoại di động. Kiểm soát với thời gian thực và dữ liệu thu thập được có thể được sử dụng để phân tích thêm để ra quyết định cảnh báo, diệt trừ kịp thời côn trùng khi mới bùng phát.

Bẫy côn trùng iTrap-View

4 Camera độ phân giải cao

Tấm dĩnh (bẫy), định dạng loài tự động

4.4. Giới thiệu các thế hệ iMetos 1 và 2 (Xem hình 2-3)

Mã hiệu. Hạng mục thiết bị - Mô tả

iMetos 2-AG (IMT300)

Trạm thời tiết tự động iMetos2 G (Model 3.3. phục vụ thời tiết, tưới tiêu, bảo vệ thực vật) Panel mặt trời, pin xạc 4,5AH, chuyển phát GPRS, iMetos nền tảng dữ liệu, Chân đế lắp đặt, cảm biến theo mô hình: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, tốc độ gió, hướng gió, độ ướt lá.

ECO D2

iMetos ECO D2 - Thiết bị Giám sát Trực tuyến từ xa: Panel mặt trời, Pin xạc 4,5AH, chuyển phát GPRS, 1 đầu vào kỹ thuật số cho chuỗi cảm biến (có thể khuếch trương - SCH020), đầu vào cho đo mưa và đo nhiệt độ, Antenna nội bộ, 1 năm dịch vụ trực tuyến (bao gồm)

BẪ CÔN TRÙNG ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG

Page 39: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

39

ECO D2 (iDEC36)

Máy đo mưa tự động iMetos ECO D2 hỗ trợ cảm biến mưa – Pin xạc mặt trời, được xây dựng với giao diện cho cảm biến đo mực nước.

ECO D2 (iDEC36-LMP306)

Máy đo mưa, đo mực nước tự động Cảm biến đo mực nước (độ chính xác +/-0,5%) – tùy theo độ sâu của mực nước để thiết kế độ dài của cáp truyền tín hiệu (không bao gồm cáp truyền tải tín hiệu)

IM-TR-HR

Bẫy côn trùng điện tử độ phân giải cao (TrapVIEW ĐỘ PHÂN GIẢI CAO) Thiết bị giám sát côn trùng trực tuyến Internet trang bị máy ảnh 5MPixel giám sát côn trùng nhỏ (Ruồi đục trái, rầy nâu, Drosphila Suzikii, etc): panel năng lượng mặt trời, pin sạc, GPRS Logger, đầu vào trang bị 1 cảm biến nhiệt độ (không bao gồm cảm biến), GPS, Mobile App cho Trap truyền thống, 1 năm dịch vụ Website.

III. C C GIẢI PH P KHCN C NH T C N NG NGHI P TÂY NGUY N BỀN VỮNG Cần áp dụng các giải pháp KHCN đồng bộ, kinh tế, dễ triển khai: 3.1. Các Trạm thời tiết – môi trường thông minh chuyên dụng phục vụ nông nghiệp công nghệ iMetos tích h p thành Cổng thông tin điện tử thời tiết tiếng Việt thoitietnhanong.vn:

¾ Hệ thống này phục vụ quy mô cấp huyện (80 – 900 km2) thông báo thời tiết 6 ngày đạt 70% độ chính xác, 24h đạt 90%, dự báo diễn biến thời tiết từng giờ. Bản tin thời tiết nông vụ cho tiểu vùng: giúp cho nông dân chủ động lịch thời vụ chi tiết tới 24h, giúp dân chủ động ứng phó với các hiện tượng thời tiết, thiên tai bất lợi, bảo đảm sản xuất bền vững, tiết kiệm tối đa chi phí.

¾ Mỗi vùng với bán kính 20 km sử dụng 1 Trạm thời tiết và 1 Trạm giám sát độ ẩm, pH.

¾ Các Trạm thông báo 1h/lần diễn biến, cảnh báo thời tiết, độ ẩm, bệnh cây tiêu phát trên bằng nhắn tin SMS, Điện thoại di động, website, wapsite (cho điện thoại di đồng) qua Cổng thông tin Thời tiết Thông minh iMetos Việt Nam (thoitietnhanong.vn).

Page 40: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

40

¾ Lập trình phần mềm quản lý canh tác tiêu bền vững, lịch tưới nước, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, bảo quản khoa học, thông tin giá cả, thị trường cho sản phẩm hồ tiêu.

3.2. Các giống cây trồng thế hệ mới: Tích hợp được 3 cao (năng suất, chống chịu, chất lượng) phục vụ hệ thống canh

tác tiến bộ, ví dụ các giống lúa thích ứng rộng, cực ngắn ngày, chất lượng tốt cho cả 3 miền, thích hợp cho các cơ cấu 3 vụ: 2 lúa + 1 vụ cây màu thu đông (đông xuân) sớm đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm phát thải khí nhà kính. Các giống ngô chuyển gen chống sâu đục bắp, đậu tương chịu hạn, úng, mặn, bệnh. Các giống điều cho ra hoa nhiều đợt, có thể bù trừ ra hoa, đậu trái khi gặp thời tiết bất lợi… 3.3. Sử dụng phân hữu cơ có xử l vi sinh Trichoderma đối kháng nấm bệnh

Thông thường phân ủ tự nhiên không xử lý thường mang nhiều mầm bệnh. Giải pháp hiệu quả nhất ủ phân hữu cơ (ủ đống trong 1 tháng trước khi bón) với Vi nấm Trichoderma Tam Nông thế hệ mới có cùng lúc 4 tác dụng (4 trong 1): chuyển hóa hữu cơ nhanh, đối kháng nấm bệnh, đối kháng tuyến trùng, kích thích rễ phát triển. Lượng dùng 1 kg chế phẩm cho 3-4 m2 phân. Phân ủ ra có hàm lượng chất mùn cao, sạch mầm bệnh, ký sinh trùng (tuyến trùng, trứng giun sán, mối, kiến…) giúp đất giữ được dinh dưỡng và cây dễ hút phân, đồng thời tiếp tục phân giải cành rơi lá rụng thành phân bón, giải phóng ra chất điều tiết sinh trưởng tự nhiên, kích thích bộ rễ phát triển và ngăn ngừa bệnh cây do nấm khuẩn và tuyến trùng hại rễ cây. 3.4. Sử dụng phân bón cân đối dinh dư ng đa, trung và vi lư ng

¾ Thực tế đất đai ở Tây Nguyên thường là chua, pH thấp từ 3,8- 4,2 lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, Bo và những chất vi lượng khác nhưng lại thừa Đạm N, Lưu huỳnh S gây ngộ độc đất tại nhiều vùng chuyên canh tiêu, cà phê. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để cây sinh trưởng, phát triển được trên đất có pH tối ưu là 5,5 - 6,5. Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K), cây rất cần hút các các nguyên tố trung và vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển.

¾ Khuyến cáo nhà nông nên dùng các loại phân bón đa yếu tố chuyên dụng cho từng loại cây trồng, cho từng loại cây và phù hợp với từng loại đất, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, phân bón tan chậm, tan theo nhu cầu dinh dưỡng của cây do các Công ty sản xuất phân bón có uy tín cao trên địa bàn cung ứng như Văn Điển, Bình Điền…

3.5 Bảo quản nông sản b ng công nghệ Nano khử oxy

Page 41: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

41

Do Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam nghiên cứu và phát triển với ứng dụng chất khử oxy FOCO R 4 tạo môi trường bảo quản nghèo ôxy (đưa môi trường bảo quản từ 21% oxy bình thường xuống c n 1%), có 4 tác dụng trong 1: (1) Chống oxy hóa, chống suy giảm chất lượng sản phẩm, (2) Làm ngạt chết mối mọt, côn trùng…, (3) Ngăn ngừa nấm men mốc phát triển, (4) Hạn chế chuyển hóa tự nhiên khác (như gây ngủ nghỉ, kéo dài thời gian chín của quả và hạt sau thu hoạch…). Mô hình ứng dụng thành công với 3.000 tấn thóc dự trữ quốc gia, bước đầu thử nghiệm với hạt giống lúa, ngô, đậu tương, lạc, quả chuối xanh (21 ngày), quả đu đủ (15 ngày), cam quýt (30 ngày), dược liệu khô, đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu, Bộ Y Tế cấp Giấy chứng nhận số 565/2013/ TTP-CNĐK bảo đảm vệ sinh trong bảo quản lương thực thực phẩm, đã được đăng ký bảo hộ sở hữu an toàn thực phẩm. IV. KẾT NỐI THÔNG TIN THỜI TIẾT IMETOS VỚI TRU ỀN THÔNG NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH CẢNH BÁO THỜI TIẾT NÔNG NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG CẤP TIỂU VÙNG

Từ tháng 12/2015, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VNPT (VinaPhone, MobiFone) và Công ty CP Truyền thông Nông nghiệp Đa phương tiện ( griMedia) đã hợp tác với Chương trình iMetos Việt Nam tổ chức phát thử các Bản tin Tư vấn Nông nghiệp tại Cần Thơ (lúa) và sắp tới tại 5 tỉnh Tây Nguyên (tiêu, cà phê, cao su, lúa, macca, rau, hoa quả). Chất lượng, độ tin cậy của các bản tin được dựa trên cơ sở các dữ liệu đầu vào như sau:

4.1. Cơ sở dữ liệu các thông số thời tiết và cảnh báo thiên tai, sâu bệnh:

¾ Do các Trạm thời tiết iMetos đặt tại các tiểu vùng sinh thái cung cấp 1h/lần cho toàn hệ thống.

¾ Trạm hoạt động như 1 thiết bị chuyên ngành, được pháp luật nhà nước cho phép, thông báo cho Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND tỉnh quản lý...

¾ Xuất xứ thiết bị và công nghệ: Cộng h a o (Hãng Công nghệ Pessl Instruments), Liên bang Thụy Sỹ.

¾ Có chứng chỉ lưu hành toàn cầu của EU

¾ Có chứng chỉ kiểm định/hiệu chuẩn của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

4.2. Cơ sở dữ liệu dự báo thời tiết 24h và 6 ngày:

Page 42: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

42

¾ Do Hãng Dự báo Thời tiết toàn cầu Meteoblue (Thụy Sỹ) phối hợp với các số liệu Trạm mặt đất của Hãng Pessl Instruments và Chương trình iMetos Việt Nam đặt tại địa phương.

¾ Tham khảo dự báo khí tượng thủy văn khu vực và quốc gia.

4.3. Cơ sở dữ liệu xây dựng các bản tin thời tiết nông vụ và khuyến nông:

¾ Căn cứ vào cơ sở dữ liệu thời tiết thực (real time) của Trạm iMetos.

¾ Căn cứ cơ sở dữ liệu do phần mềm kết nối cảnh báo thời tiết, thiên tai, sâu bệnh

¾ Căn cứ vào các quy trình kỹ thuật khuyến nông, bảo vệ thực vật của nhà nước

¾ Căn cứ kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp và kết quả phối hợp của các kỹ thuật viên, chuyên viên nông nghiệp tại địa phương.

4.4. Cơ sở dữ liệu cho các bản tin thị trường – giá cả nông sản:

¾ Do các Trung tâm giá cả thị trường của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp cung cấp

¾ Do các nguồn số liệu của Chương trình thu thập được.

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Công nghệ thời tiết – môi trường iMetos đã được khảo nghiệm thành công sau 3 năm tại Việt Nam trên 7 tỉnh thành, được kết luận có tính ổn định, độ bền cao, làm việc hoàn toàn tự động, giá thành r , có triển vọng là công cụ hữu hiệu ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, hiện đại. 5.2. Trong 3 năm 2016-2018: Công ty CP Truyền thông Nông nghiệp Đa phương tiện griMedia có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống các Trạm thời tiết – môi trường Thông minh iMetos cho các vùng sinh thái, bước I: tập trung cho 5 tỉnh Tây Nguyên trên các cây trồng chủ lực cà phê, tiêu, cao su, lúa, rau, hoa, chăn nuôi, thủy sản, xây dựng các bản tin hướng tới nông dân và doanh nghiệp phục vụ canh tác nông nghiệp bền vững trước biến đổi khí hậu, thị trường hội nhập. 5.3. Đề nghị nhà nước, các cấp các ngành và doanh nghiệp phối hợp với Chương trình đầu tư xây dựng các phần mềm kết nối, quản lý hệ thống, truyền thông nhanh chóng tới người sử dụng thông qua mạng viễn thông hiện đang phát triển tại Việt Nam./.

Page 43: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

43

DỊCH VỤ TRU ỀN THÔNG NÔNG NGHIỆP ĐA PHƯ NG TIỆN AGRIMEDIA PHỤC VỤ NHÀ NÔNG VÀ DOANH NGHIỆP

ThS. Tô Đức Hải, S.TS. Mai uang Vinh (Công ty CP Truyền thông Nông nghiệp Đa phương tiện griMedia)

1. Nhu cầu cấp thiết dịch vụ thông tin cho nhà nông và doanh nghiệp

Trong khi ở đô thị và các vùng nông nghiệp đồng bằng, hàng ngày nhà nông được tiếp cận với vô vàn các dịch vụ thông tin như TV, internet, các loại quảng cáo, tờ rơi tiếp thị, thật giả lẫn lộn, thay dần các loại truyền thông truyền thống không tương tác 2 chiều như báo giấy, radio, thì người nông dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc c n rất thiếu các dịch vụ này. Người nông dân gặp khó khi cần tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả, trồng cây gì, nuôi con gì bán được giá, chất lượng thế nào, bán ở đâu, bán cho ai, vào thời điểm nào Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước rất khó đến với người dân, có nhiều vùng sâu, vùng xa, báo giấy, bưu điện thư từ phải mất hàng tuần mới tới nơi. Truyền thông, thông tin nhanh, kịp thời, chính xác đang được nhiều nước áp dụng làm tăng giá trị nông sản lên nhiều lần, dịch vụ này được gọi là dịch vụ giá trị nông nghiệp gia tăng ( gri V S). Phương tiện đóng góp đáng kể là điện thoại di động, theo các số liệu ước tính của 3 nhà mạng di động lớn nhất nước ta là Vinaphone, MobiFone, Viettel, trong 10 năm gần đây Việt Nam đã có tới 135 triệu thuê bao di động, tại nông thôn, điện thoại di động chiếm tới 70 triệu thuê bao, hầu như mọi nhà đều có. Đây là phương tiện truyền tải thông tin rất tiện ích của thời đại, dịch vụ nhắn tin SMS, lướt Web đã trở thành công cụ phổ biến hàng ngày, được griMedia liên kết với các nhà mạng, phát triển thành dịch vụ thông tin – truyền thông nông nghiệp, các bản tin nhắn ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, thiết thực, chất lượng cao do các nhà khoa học, khuyến nông, cộng tác viên biên tập vào từng thời điểm thích hợp cho từng đối tượng, vùng, miền sinh thái khuyến cáo nông dân canh tác khoa học, thông minh với thời tiết, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, các vật tư, giống, giá cả, kết nối thị trường – đầu ra cho sản phẩm, chủ động ph ng chống thiên tai, sâu bệnh.

2. Đưa số liệu Thời tiết thông minh iMetos vào các bản tin

Hàng ngày bà con nông dân thường hay bị động về thời tiết, thông tin thời tiết rất hữu ích để nhà nông có kế hoạch chủ động, ph ng tránh, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại. Để có giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu (BĐKH), cần phải có công nghệ thích ứng chủ động với thời tiết – phản ứng nhanh, tức thời với mỗi hiện tượng thời tiết cực đoan, sâu bệnh, tăng độ chính xác của các dự báo, truyền tải kịp

Page 44: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

44

thời tới người dân để ph ng tránh và giảm nhẹ tác động. Trong khi tại Việt Nam, hạ tầng khí tượng thủy văn c n lạc hậu với số lượng c n quá ít với 182 Đài/Trạm khí tượng mặt đất, mật độ rất thưa 1,400 – 2,000 km2/Trạm (tại các nước phát triển 200 – 400km2). Chức năng chủ yếu là quan trắc và đo đạc các hiện tượng và yếu tố vật lý của khí quyển để cung cấp thông tin phục vụ dự báo thời tiết và nghiên cứu thời tiết, khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phóng và ph ng chống thiên tai. Chất lượng dịch vụ thời tiết phục vụ nông nghiệp c n bất cập, dự báo thời tiết mới đạt độ chính xác khoảng 50%, 24h mới đạt 60%, người dân chưa được cung cấp dịch vụ thời tiết, cảnh báo kịp thời thiên tai, sâu bệnh.

Để cảnh báo - dự báo được các hiện tượng thời tiết, thiên tai (mưa lũ, cháy rừng), sâu bệnh, quản lý an toàn hồ đập, quản lý trồng trọt, thủy sản, tưới tiêu, môi trường… cần phải dựa trên các thông số thời tiết cơ bản, được xử lý, truyền tải, truyền thông nhanh chóng tới người sử dụng, cần thiết có cơ sở hạ tầng khí tượng thủy văn tự động, kết nối thành hệ thống, giá thành r , bền, ổn định. Hiện nay, trên thế giới đang phát triển rộng các Trạm thời tiết chuyên dùng cho ngành nông nghiệp, mỗi trang trại lớn, tiểu vùng sinh thái đều trang bị loại Trạm thời tiết này, trong số đó, công nghệ và thiết bị Trạm thời tiết – môi trường iMetos- G của CH o đang áp dụng tại 80 nước (trong đó có 28 nước EU) với 30 ngàn trạm đang hoạt động rất hiệu quả. Tại Việt Nam đã có 3 năm khảo nghiệm tại 7 tỉnh với 10 Trạm đã chứng tỏ các ưu việt sau đây:

- Làm việc hoàn toàn tự động, hoạt động bằng năng lượng mặt trời, kết nối internet qua mạng thông tin di động 3G. Dễ lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành ít trục trặc, giá thành phù hợp với các nước đang phát triển. Tuổi thọ bền, thời gian hoạt động 5 - 7 năm.

- Thông báo và cảnh báo cập thời 8 thông số thời tiết với tần suất phát theo nhu cầu từ 10 – 120 phút/lần: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời, tốc độ gió, hướng gió, khí áp, độ ẩm ướt lá cây. Dự báo thời tiết, sâu bệnh, thiên tai (lũ lụt, cháy rừng) theo thời gian thực hiện tại, bằng Bản tin SMS tới người sử dụng qua điện thoại di động, website, bảng điện tử, máy tính.

- Dự báo, cảnh báo thời tiết 24-144h (1 - 6 ngày) với độ chính xác 70-80%, dự báo 24h có thể đạt 90-100%, có thể dự báo được lượng mưa và thời gian mưa (bắt đầu - kết thúc, báo động lượng mưa quá ngưỡng), nhiệt độ cực đoan (nóng, lạnh, rét đậm, rét hại, sương muối), sâu bệnh cây trồng, thiên tai (lũ lụt, cháy rừng) theo thời gian thực hiện tại.

- Phạm vi phục vụ: Các hoạt động nông nghiệp, du lịch, đời sống với bán kính 5 - 25 km (theo từng địa hình) cách nơi đặt Trạm.

Page 45: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

45

- Các Trạm Quan trắc, cảnh báo môi trường iMetos ECO-D2 có thể kết nối với 300 cảm biến đo, quan trắc thông số, hình ảnh môi trường, làm việc hoàn toàn tự động, kết nối internet 3G.

- Lưu trữ số liệu thời tiết từng giờ bằng Bảng EXEL trong toàn bộ thời gian hoạt động của Trạm phục vụ công tác chỉ đạo, nghiên cứu, điều hành sản xuất. 3. Dịch vụ AgriMedia và các tiện ích thông tin cho nhà nông doanh nghiệp

Hàng ngày, hàng giờ 24/24h, các Trạm thời tiết thông minh iMetos do griMedia quản lý cung cấp các thông tin xác thực tại hiện trường – tọa độ nơi đặt trạm các thông tin cập thời về thời tiết, cảnh báo tức thời các thông số thời tiết quá ngưỡng, dự báo thời tiết 24h – 6 ngày, sâu bệnh, thiên tai trên địa bàn cung cấp tự động hoặc xử lý qua chuyên gia, biên tập viên đưa vào các Bản tin thời tiết nông vụ, khuyến nông, quy trình chăm sóc, lịch bón phân, phun thuốc, tưới tiêu, thu hoạch phù hợp, chủ động cho cây trồng, vật nuôi. Các dịch vụ này căn cứ theo phác đồ của từng cây trồng/vật nuôi nhằm giúp các biên tập viên chuẩn bị nội dung tin phù hợp với thời điểm, địa điểm phát bản tin. Hỗ trợ biên tập viên bản tin xây dựng các bộ câu hỏi thường gặp và tham gia trả lời các câu hỏi chuyên sâu (nếu có) của khách hàng.

Các bản tin griMedia chia theo từng Gói - Theo đối tượng phục vụ cây, con, vùng sinh thái, hiện tại griMedia đã hợp tác với các nhà Mạng triển khai 2 Gói lớn: N NG TH N X NH (VinaPhone, từ tháng 1/2015), NH N NG X NH (MobiFone, từ tháng 10/2015) và chia thành các gói nhỏ với các Bản tin Tư vấn Nông nghiệp (kỹ thuật, thị trường, giá cả) theo các gói lúa, cà phê, tiêu, macca, theo 7 vùng sinh thái (nông nghiệp Hà Nội, nông nghiệp ĐBBB...). Mỗi gói sản phẩm có giá dịch vụ là 5.000 – 7.000 đ/tuần, Gói vùng sinh thái: 10.000 đ/tháng, trừ tiền vào Tài khoản điện thoại với 2 bản tin/ngày tùy từng gói dịch vụ.

4. Cách truy cập và tiếp cận dịch vụ

Để cập nhật nhanh chóng, chính xác, hàng ngày thông tin giá cả, cảnh báo dịch bệnh và cách ph ng trị bệnh nông nghiệp, thông tin thời tiết, khuyến nông, thông tin thị trường và các thông tin quan trọng khác, bà con nông dân có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ của griMedia:

Qua mạng MobiFone: Dịch vụ có tên Nhà nông xanh. Dịch vụ hiện cung cấp các thông tin hữu ích về giá, thị trường nông nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến các loại cây trồng cơ bản như Lúa, Cà phê, Tiêu, Macca….. Ngoài ra dịch vụ còn có thêm gói Cảnh báo nông nghiệp để dự báo thời tiết, đưa ra lời khuyên, tư vấn dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp. Có 2 kênh đăng kí dịch vụ bao gồm:

Page 46: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

46

- Truy cập wapsite: http://nhanongxanh.vn, chọn gói dịch vụ cần sử dụng, click nút Đăng kí

- Soạn tin nhắn theo các cú pháp: DK Tên gói dịch vụ gửi 9311. Tên các gói dịch vụ bao gồm: LUA (gói Lúa), CF (gói Cà phê), CB (gói Cảnh báo nông nghiệp). Dịch vụ miễn phí 7 ngày đầu tiên với các thuê bao đăng kí sử dụng lần đầu.

Qua mạng VinaPhone: Trên mạng VinaPhone, dịch vụ có tên Nông thôn xanh. Hiện nay các gói được mở trên mạng VinaPhone khá đa dạng, có gần 20 gói dịch vụ cho bà con lựa chọn. Dịch vụ Nông thôn xanh ngoài các gói cơ bản như gói Lúa, cà phê, tiêu, cao su, điều, tôm, cá…. dịch vụ còn cung cấp các gói bản tin thời tiết mở rộng cho 7 vùng trên cả nước. Để đăng kí sử dụng dịch vụ, bà con có thể soạn tin nhắn theo cú pháp: DK Tên gói gửi 1595. Tên các gói dịch vụ bao gồm: LU (gói Lúa, giá 5.000đ/tuần), TIEU (gói Tiêu), DIEU (gói Điều), CS (gói Cao su), CF (gói Cà phê), TOM (gói Tôm), CA (gói Cá) – giá 7.000đ/tuần. Miễn phí ngày đầu cho thuê bao đăng kí sử dụng lần đầu tiên. Để biết thêm chi tiết, bà con có thể truy cập website của VinaPhone để biết thêm chi tiết: http://vinaphone.com.vn/services/nongthonxanh#gioithieu-tab Qua Cổng thông tin Website AgriMedia: http://agrimedia.vn; thoitietnhanong.vn

Dự kiến trong năm 2016, griMedia sẽ phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương, doanh nghiệp phát triển thử nghiệm thêm 50 Trạm thời tiết, xây dựng các phần mềm kết nối cho các vùng hàng hóa, thiên tai trọng điểm, cho ra các gói chăn nuôi (lợn, gia cầm), thanh long, chè, thủy sản..., phát triển Dịch vụ chăm sóc khách hàng với công nghệ tương tác M2M, dịch vụ tương tác thoại trả lời thông tin tự động IVR, Tổng đài chăm sóc khách hàng Call Center, lưu trữ số liệu, kết nối trực tuyến nông dân với chuyên gia, doanh nghiệp tìm hiểu kỹ thuật, đầu ra sản phẩm, thị trường với chất lượng ngày càng cải thiện, nâng cao độ tin cậy của các Bản tin tư vấn cho các sản phẩm chủ lực của từng vùng trên cơ sở các dữ liệu đầu vào tin cậy từ các Cơ sở dữ liệu các thông số thời tiết, dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai, sâu bệnh của hệ thống các Trạm iMetos đặt tại các tiểu vùng sinh thái, Phác đồ canh tác từng loại cây trồng, Cơ sở dữ liệu cho các bản tin thị trường – giá cả nông sản do các Trung tâm giá cả thị trường của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp cung cấp và các nguồn số liệu của hệ thống cộng tác viên địa bàn của griMedia.

Bạn đọc có có thể đến địa chỉ văn ph ng giao dịch của Công ty CP Truyền thông Nông nghiệp Đa phương tiện tại Tầng 4, C4.9, Tòa nhà Golden Palace, đường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 04 62539352; Hoặc gửi yêu

Page 47: Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi ...thoitietnhanong.vn/wordpress/wp-content/uploads/2016/01/Tai-lieu-Hoi... · đến sinh sản, sinh trưởng

Hội thảo Truyền thông nông nghiệp thông minh với Biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên bền vững 01/2016

47

cầu qua Email: [email protected] để được hỗ trợ tư vấn các vấn đề mà khách hàng quan tâm.