YOU ARE DOWNLOADING DOCUMENT

Please tick the box to continue:

Transcript
Page 1: Leaflet IBC project Vietnam (final)

Sắn thường bị nhiều loại côn trùng phá hại như rệp sáp

hồng, ruồi trắng (Whitefly), nhện đỏ, bọ xít (Mealybugs), bọ

trĩ, dòi đục củ, sâu xám, sâu đục thân,... và các bệnh đốm

nâu lá (Brown leaf spot), bệnh chổi rồng, bệnh chảy nhựa

thân cây,...

Phương pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng

trước khi trồng và xử lý hom giống bằng thuốc nội hấp

(nhúng hom giống vào dung dịch Formandehyt) và một số

thuốc hóa học thích hợp đối với từng loại dịch hại.

SẢN XUẤT SẮN BỀN VỮNG

TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

SÂU BỆNH HẠI

Dự án IBC Quảng Bình

Sở NN&PTNT Quảng Bình

Thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

Một số loại sâu bệnh trên cây sắn

Viện Di truyền nông nghiệp

Đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Phone: (+84)4 375766969

Fax: (+84) 4 3757 0999

Website: www.ciat.cgiar.org

Văn phòng CIAT Châu Á

Thu hoạch sắn

Văn phòng SNV Việt Nam

Tầng 6, Nhà B, Khách sạn La Thành

218 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84) 4 38463791

Website: www.snvworld.org

Page 2: Leaflet IBC project Vietnam (final)

Giống sắn Rayong72

có thân xanh, lá

xanh, tai lá rõ, cọng

lá màu tím. Củ hơi

ngắn và có nhiều rễ

con, vỏ củ màu trắng.

Năng suất củ tươi đạt

từ 32-50 tấn/ha, thậm

chí có thể đạt tới 70

tấn/ha. Hàm lượng

tinh bột 27-29%, chỉ số thu hoạch 66%, thời gian sinh

trưởng từ 8-10 tháng.

Giống sắn KM21-12 có dạng cây gọn, dày mắt, không

phân cành hoặc phân cành cấp 1, nên có thể trồng với mật

độ cao. Năng suất củ tươi có thể đạt 40-45 tấn/ha, cao hơn

KM94 từ 3-5 tấn/ha trên các vùng đất khó khăn, tỷ lệ tinh

Hom sắn: Chọn những cây

sắn giống khỏe mạnh, không

bị nhiễm sâu bệnh, nhặt mắt.

Dùng dao sắc chặt hom, khi

chặt tránh làm dập nát hai

đầu hom.

Chiều dài hom từ 15-20cm, tối thiểu mỗi hom có từ

4-6 đốt. Có thể đặt hom đứng, nghiêng hoặc nằm.

Khoảng cách 0,8-0,9 x 0,8-0,9 mét, mật độ trồng

12.346 - 15.625 cây/ha.

Ngoài ra, có thể lên luống để tạo điều kiện phát

triển củ và tránh ngập úng.

Trồng xen 2 hàng lạc

giữa 2 hàng sắn (mỗi

hàng lạc được trồng

trên một sườn luống

sắn) nhằm tăng thêm

thu nhập và cải tạo đất.

Lạc và sắn có thể được

trồng cùng nhau.

Khoảng cách lạc cây cách cây từ 8-10 cm. Chăm

sóc lạc kết hợp đồng thời chăm sóc cho cả sắn. Khi

thu hoạch lạc vùi toàn bộ thân lá lạc làm phân bón

tại chỗ cho cây sắn.

Để thâm canh sắn cần phải bón đầy đủ phân, bón

cân đối các nguyên tổ dinh dưỡng, bón đúng lúc và

đúng cách.

Lượng bón: 90 kg N+ 60 kg P205 + 120 kg K2O/ha,

trên cơ sở sử dụng phân tổng hợp NPK Sao Việt (có

hàm lượng N:P:K = 18:6:12), với mức bón thích hợp

mỗi sào 15 kg NPK Sao Việt + 5 kg đạm Urê + 12,5

kg Supe lân + 7 kg kali.

Cách bón: Bón lót (lúc trồng): Toàn bộ phân chuồng

+ 100% lân + toàn bộ phân tổng hợp NPK. Bón thúc

lần 1: khoảng 40-50 ngày sau trồng, làm cỏ, bón 50%

đạm + 50% kali và vun nhẹ cho sắn. Bón thúc lần 2:

khoảng 80-100 ngày sau trồng, làm cỏ, bón nốt 50%

lượng đạm và kali còn lại, cào đất lấp kín phân và

vun cao cho sắn. Bón phân khi đất đủ ẩm, cách gốc 8

-10 cm. Lấp đất kín phân, vun luống.

CÁC GIỐNG SẮN TỐT KỸ THUẬT BÓN PHÂN KỸ THUẬT TRỒNG SẮN

KỸ THUẬT TRỒNG XEN

Giống sắn KM21-12

Giống sắn Rayong 72

Kỹ thuật bón phân lót cho sắn

Các đặt hom sắn

Trồng xen sắn, lạc


Related Documents