Top Banner
Xu hướng kiến trúc Chuyn hóa lun (Metabolism Architecture) Chuyn hóa lun là mt lý thuyết bàn vsvận động và chuyn hóa trong kiến trúc và đô thị. 1. BỐI CẢNH Xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận ra đời nhằm khắc phục sự khủng hoảng của những đô thị tư bản, và đề xuất những nguyên tắc biến động và phát triển hữu cơ của hệ thống điểm dân cư cũng như của quần thể và công trình kiến trúc Ra đời vào năm 1960 trong một cuc hi tho vthiết kế được tchc ti Tokyo, Nht Bn. hi nghnày, phn ln các kiến trúc sư theo tư tưởng Chuyn hóa lun là các kiến trúc sư Nhật Bn: Kisho Kurokawa, Kiyonari Kikutake, Kenzo Tange, Arata Isozaki, Fumihiko Maki, Masato Ohtaka, Noboru Kawazoe. Nhóm kiến trúc sư Chuyển hóa lun tuyên b:Kiến trúc đương đại khác vi kiến trúc trong quá kh, phi có khnăng thay đổi, chuyn hóa để theo kp sthay đổi ca xã hi đương đại. Để làm được điều này, kiến trúc cn phi tto ra nhng công năng có thbiến đổi được, nhng kết cu thay đổi ddàng, nhng yếu tkiến trúc chuyn hóa thay vì nhng công năng và kết cu báp đặt trước, không linh động. Chúng ta hãy đừng nghĩ vkiến trúc nghĩa hp là hình khi và công năng mà rng hơn vkhông gian và nhng sthay đổi ca công năng.”
10

Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

Apr 28, 2023

Download

Documents

Nguyen Minh Ha
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận

(Metabolism Architecture)

Chuyển hóa luận là một lý thuyết bàn về sự vận động và chuyển hóa trong kiến trúc và đô thị.

1. BỐI CẢNH

Xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận ra đời nhằm khắc phục sự khủng hoảng của những đô thị tư

bản, và đề xuất những nguyên tắc biến động và phát triển hữu cơ của hệ thống điểm dân cư cũng

như của quần thể và công trình kiến trúc

Ra đời vào năm 1960 trong một cuộc hội thảo về thiết kế được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản. Ở

hội nghị này, phần lớn các kiến trúc sư theo tư tưởng Chuyển hóa luận là các kiến trúc sư Nhật

Bản: Kisho Kurokawa, Kiyonari Kikutake, Kenzo Tange, Arata Isozaki, Fumihiko Maki, Masato

Ohtaka, Noboru Kawazoe.

Nhóm kiến trúc sư Chuyển hóa luận tuyên bố:“Kiến trúc đương đại khác với kiến trúc trong quá

khứ, phải có khả năng thay đổi, chuyển hóa để theo kịp sự thay đổi của xã hội đương đại. Để làm

được điều này, kiến trúc sư cần phải tự tạo ra những công năng có thể biến đổi được, những kết

cấu thay đổi dễ dàng, những yếu tố kiến trúc chuyển hóa thay vì những công năng và kết cấu bị

áp đặt trước, không linh động. Chúng ta hãy đừng nghĩ về kiến trúc ở nghĩa hẹp là hình khối và

công năng mà rộng hơn về không gian và những sự thay đổi của công năng.”

Page 2: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

Hội chợ Expo 1970 là sự kiện đánh dấu sự lan rộng của xu hướng Chuyển Hóa Luận và đã có những ảnh hưởng không kể hết tới các kiến trúc sư thế kỉ 20 ở cả phương Đông và phương Tây, bao gồm sử gia Reyner Banham và nhóm tiên phong Archigram ở Anh

2. ĐẶC ĐIỂM

Xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận ra đời nhằm:

Đáp ứng hoặc phát triển không ngừng các yêu cầu của xã hội

Chống sự lão hóa của công trình.

Do đó, hình thức của nó cần phải chống lại sự tĩnh tại, cố định và có khả năng thích ứng với môi

trường và thay đổi.

Do chú ý đến tính linh hoạt của kiến trúc nên công trình “xây xong” vẫn còn như dang dở, còn

phải tiếp tục.

Thay cho những tư duy về hình khối và chức năng, kiến trúc sư có thể tập trung vào vấn đề

không gian và có thể thay đổi chức năng. Với quan niệm không gian kiến trúc cần thay đổi và

phát triển không ngừng, họ cho rằng kiến trúc có thể đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong mỗi

thời điểm một cách hoàn chỉnh.

Trên cơ sở tính “động” và tính “luôn thay đổi để thích ứng” trong truyền thống văn hóa Nhật

Bản, Kisho Kurokawa đề nghị: “Chúng ta cần phải phá vỡ kiến trúc thành những mảnh vụn, có

thể thay đổi và không thể thay đổi được…”, và “nếu chúng ta thay thế cho những bộ phận chịu

Page 3: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

sự thay đổi, toàn thể công trình sẽ đứng vững lâu hơn và năng lượng sẽ được bảo toàn trong một

cuộc vận hành kéo dài”.

Họ quan niệm trong vật thể kiến trúc tồn tại hai bộ phận, một bộ phận của cái khả biến và bộ

phận kia thuộc về cái bất biến.

– Bộ phận Bất biến (không thể thay đổi) chính là các giá trị “tinh thần” của công trình như biểu

tượng, tôn giáo, sở thích, thẩm mỹ… là những yếu tố mà chúng ta chỉ có thể nhận biết được bằng

vốn sống và nhận thức văn hóa của mình.

– Bộ phận Khả biến (có thể thay đổi) là các yếu tố như công năng, công nghệ, vật liệu xây

dựng… là những cái mà chúng ta có thể nhận biết dễ dàng bằng trực giác, có thể cân đong, đo

đếm được.

Vì vậy, hai yếu tố khả biến và bất biến chính là những yếu tố đã tạo cho kiến trúc Chuyển hóa

luận một sức sống mãnh liệt để vừa hấp thu được các giá trị quốc tế và hiện đại, lại vừa lưu giữ

được đặc trưng của văn hóa truyền thống.

3. Ví Dụ

1. Nakagin Capsule Tower – Tokyo, Nhật Bản (1972) – KTS. Kisho Kurokawa

Module căn hộ 1 người

Page 4: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

- Chức năng: tổ hợp nhà ở với nhiều module căn hộ 1 người

-Tòa nhà như một cơ thể sinh vật cấu thành từ các tế bào:

• Bộ phận khả biến: các module nhà ở tiền chế bằng bê tông cốt thép đúc sẵn – công năng, hình

thức bên ngoài có thể thay đổi

• Bộ phận bất biến: trụ kỹ thuật trung tâm đúc bằng bê tông cốt thép với thang máy và hệ thống

thang bộ kết nối các hộ lệch tầng xung quanh – vừa là xương sống bảo đảm hoạt động cho công

trình vừa là giá trị “tinh thần” của công trình: biểu tượng kiến trúc gỗ truyền thống.

Page 5: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

Trung tâm báo chí và phát thanh Kofu,1967,Kenzo Tange

Tái thiết Quận Tsukiji,1963,Kenzo Tange

Khách sạn Tokoen, Tottori. Kiyonori Kikutake, 1964

Page 6: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

Xu hướng hậu hiện đại

1. BỐI CẢNH Danh từ “hậu hiện đại” này được sử dụng một cách phổ biến vào thập niên 1960 tại New York, theo sau

sự xuất bản hai cuốn sách phê bình về mỹ thuật kiến trúc:

The Death and Life of Great American Cities của Jane Jacobs vào năm 1961

Complexity and Contradiction in Architecture của Robert Venturi vào năm 1966.

Trong khi Jacobs phê bình những quá trình hiện đại hoá đô thị đã làm mất đi tính mỹ thuật về kết cấu

tổng thể của thành phố thì Venturi phê bình lối kiến trúc đơn điệu cộc lốc của các cao ốc mang nặng tính

thực dụng của diện tích mặt bằng mà lại bỏ quên tính đa dạng, sự hài hoà giữa lịch sử cổ điển và văn

minh đương đại. Trong hai tập sách, mặc dầu không nhắc đến chữ chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng cả hai

tác giả đều đề nghị giới trí thức hiện đại phải có tầm nhìn vượt lên trên thời hiện đại.

Trong phần mở đầu cuốn sách "Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu hiện đại", tác giả Charles Jencks đã thông

báo "Kiến trúc Hiện đại đã chết ở Saint Louis, Missouri ngày 15 tháng 7 năm 1972 vào hồi 15h32".

Kèm theo đó là bức ảnh chụp một ngôi nhà nhiều tầng đang bị nổ tung. Đó là một trong những block của

quần thể lớn nhà ở do kiến trúc sư Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế. Cuốn sách này đã gây tiếng

vang lớn trong giới kiến trúc và được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nó báo hiệu một

trào lưu kiến trúc mới ra đời: Kiến trúc Hậu hiện đại

Từ thời kỳ này, những kiến trúc sư tài năng đã giải phóng họ ra khỏi những tư tưởng Phong cách quốc tế

trước đó, Micheal Graves và Frank Gehry ở Mỹ, Rem Koolhaus và Norman Foster ở châu âu, và một vài

công trình tiêu biểu của phong cách mới đã trở thành “hậu hiện đại”. Những thiết kế mềm mại với những

tiêu chí đi ngược lại với chủ nghĩa hiện đại. Những xu hướng quay về với giá trị lịch sử và môi trường

hay xu hướng chiết trung đều được coi là những biểu hiện hậu hiện đại chống lại chủ nghĩa hiện đại.

2. ĐẶC ĐIỂM

Các công trình kiến trúc Hậu hiện đại phải gắn với môi trường xung quanh, là một bộ phận của

môi trường. Ở đây, vấn đề đã khác so với kiến trúc Hiện đại là không xem xét đến bối cảnh mà

có thể đặt công trình ở bất kỳ môi trường nào, bất kỳ nước nào.

Trường phái kiến trúc này, trái ngược với trường phái của kiến trúc Hiện đại, là sự xuất hiện của

các chi tiết trang trí, tính đa nghĩa của biểu tượng trong kiến trúc.

Page 7: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

Kiến trúc hâu hiện đại có các điểm sau:

Ẩn dụ Hình thức của công trình phải nói lên nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết kiến trúc mang tính tượng

trưng.

Trang trí Tính chất trang trí của các chi tiết kiến trúc được khôi phục lại, trái ngược lại với những gì mà

kiến trúc Hiện đại cho là "trọng tội".

Xu hướng "Lịch sử" Xu hướng quay về với cổ điển được ưa chuộng ở kiến trúc Hậu hiện đại. Thiết kế công trình loại

này sao cho tạo được cảm tưởng đây là một công trình cổ điển được thiết kế theo quan điểm

thẩm mỹ của phong cách quốc tế. Hai khái niệm chủ đạo của kiến trúc Hậu hiện đại nhằm chế

ngự được công chúng là xác định được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử (quá khứ) và xác định

hình ảnh hiện tại của thành phố.

Xu hướng "Hồi sinh nghiêm ngặt" Ở xu hướng này có hai cách sau:

Sao chép nguyên xi các chi tiết kiến trúc cổ.

Kết hợp lại các chi tiết kiến trúc của một số công trình cổ.

Ví dụ

Năm 1974, kiến trúc sư người Nhật Bản Mozuna Monta thiết kế ngôi nhà Okawa House với mặt

ngoài là phong cách lâu đài Farnèse, ở bên trong thì phong cách nhà thờ Pazzi.

Page 8: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

Xu hướng "Tân bản xứ"

Xu hướng này phát triển trong thập niên 1970, nó là một sự lai tạo của kiến trúc Hiện đại và công

trình bằng gạch ở thế kỷ 19. Nó bao gồm các yếu tố:

- Mái dốc

- Có chi tiết nào đó dạng vuông vức,

- Các khối phân chia rất ngoạn mục và bằng gạch.

Xu hướng "thích hợp"

Xu hướng thích hợp dựa trên sơ đồ nhị nguyên về tính dễ hiểu và dễ đọc của đô thị.

Xu hướng "ẩn dụ và trừu tượng" Kiến trúc Hậu hiện đại, tính ẩn dụ xuất phát từ truyền thống hữu cơ có liên quan đến hình ảnh

con người, động vật và thực vật. Sự đối xứng hình mặt người, cảm giác vận động từ trong ra

ngoài, từ trên xuống dưới

Vd: Kiến trúc sư người Nhật Bản Yamashita Kazumasa cũng đã thiết kế một ngôi nhà kiểu mặt

người, công trình được làm năm 1974 ở Kyoto.

Xu hướng "Không gian Hậu hiện đại"

Xu hướng thiết kế này tạo ra một không gian vô hạn, không rõ ràng, nhập nhằng với nhau

Xu hướng "chiết trung triệt để"

Chủ nghĩa chiết trung ở thế kỷ 19 là sự trốn tránh cái khó khi phải lựa chọn, đó là tính cơ hội và

vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, chủ nghĩa chiết trung mạnh mẽ và

đa dạng một cách triệt để hơn.

Page 9: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

Những thủ pháp của kiến trúc Hậu hiện đại

Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển

Các kiến trúc sư Hậu hiện đại có các tác phẩm rất đa dạng, phong phú, nhưng Chủ nghĩa Hậu

hiện đại đã làm họ gần nhau hơn, các tác phẩm của họ luôn thể hiện sự trung thành với truyền

thống

Thủ pháp bài trừ sự thiếu tính đồng nhất cho công trình

Trong kiến trúc này, người ta khai thác tính chất đối xứng, tính "chính, phụ" và có "tâm" của

công trình.

Thủ pháp vận dụng ngược đời các chi tiết cổ

Thủ pháp này vận dụng khi thiết kế công trình, người ta lắp các chi tiết cổ không đúng với vị trí

thường thấy.

Vd:

- Trong ngôi nhà Sun-Tumori, kiến trúc sư Watanabe Toykazu đã làm một mái nhà có sống

mái dốc ngược lên tạo một phối cảnh kỳ dị.

- Kiến trúc sư Aida Takefumi năm 1979 cũng làm một ngôi nhà có hai cái mái hình tam

giác cân. Cái mái này lại được đỡ bằng một cột ở giữa theo truyền thống nhà ở Nhật

Bản.

Thủ pháp đề cao tính trật tự

Các kiến trúc sư vận dụng thủ pháp này đã tránh trang trí, không dùng trực tiếp các yếu tố kiến

trúc Cổ điển nhưng sử dụng tính trật tự của bố cục, các trục chính, phụ. Họ thường sử dụng

những hình hình học sơ cấp, là những hình đơn giản nhất.

Vd:

- Kiến trúc sư Isozaki Arata lại sử dụng chủ yếu hình vuông và khối lập phương để diễn

đạt ý tưởng cho công trình.

- Năm 1972-1974 ông thiết kế bảo tàng Kitakyushu và toà nhà Shu Sha, cả hai công trình

đều là những hình vuông và khối lập phương hết sức đơn giản

Kiến trúc hậu hiện đại tương phản với kiến trúc hiện đại ở những điểm sau : 1- Lấy sự phức tạp và đầy mâu thuẫn để chống lại tính chất đơn giản hoá cao độ

của KTHĐ 2- Lấy tính chất nhập nhằng nước đôi và kịch tính căng thẳng để chống lại tính cứng

đờ 3- Lấy tính hai mặt để chống tính chuyên nhất 4- Lấy tính lai tạp chống tính thuần khiết 5- Lấy tính nhiều chiều để chống tính một chiều 6- Lấy sức sống lộn xộn chống lại cái đơn nhất nguyên khối.

Page 10: Xu hướng kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism Architecture)

3. Ví dụ

Atelier in Tomigaya - KTS Itsuko Hasegawa:

Trong một không gian đô thị ngày càng xa rời thiên nhiên, Hasegawa sử dụng. Những tấm

alumilum đục lỗ góp phần đưa nắng, gió vào bên trong công trình, tạo nên một ngăn chia hờ

hừng giữa nội ngoại thất. đây chính la biểu hiện của giá trị văn hóa phi vật thể : ưa thích tính

trống trải, tính không bền, sự phù du, trôi dạt, sẵn sàng chấp nhận các điều kiện của xã hội hiện

đại