Top Banner
Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 1 Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành Tổng biên tập: Nhà văn Hoàng Tiến Phó tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn Biên tập viên: Luật sư Nguyễn Văn Đài Kỹ sư Bạch Ngọc Dương Thư ký tòa soạn: Dương Thị Xuân Trụ sở: Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội. Tel: Nhà văn Hoàng Tiến: 0936 084 293 Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn: 0917 372 313 Luật Sư Nguyễn văn Đài : 0953 573 179 Fax: Email: [email protected] [email protected] Chủ trương của báo Tự Do Dân Chủ là nhằm nâng cao dân trí, thúc đẩy nhận thức và kêu gọi mọi sự Thư của Ban biên tập Tập san TỰ DO DÂN CHỦ Kính thưa Quý độc giả ! Như quý độc giả đã biết, thời gian vừa qua hơn 3 tháng liền (từ giữa tháng 2-2007 đến nay) báo Tập san Tự Do Dân Chủ không ra thêm được số báo nào chỉ tạm dừng ở số báo thứ 7, do bối cảnh toàn bộ ban biên tập báo Tập san Tự do Dân chủ bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho công an đàn áp, khủng bố, bao vây rất gay gắt cụ thể như sau: - Luật sư Nguyễn Văn Đài là một thành viên ban biên tập bị bắt giam, bị truy tố ra tòa và bị gán cho bản án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù. - Kỹ sư Bạch Ngọc Dương bị khủng bố, đe dọa cũng rất nặng nề phải vượt biên sang lánh nạn ở nước láng giềng Căm pu chia, và ở đó người trí thức trẻ tuổi này cũng chưa chắc được yên ổn. Bởi vì sẽ có thể tiếp tục bị công an Việt Nam tìm cách bằng được để bắt đưa về nước giam giữ như trường hợp Lê Trí Tuệ. - Nhà riêng của văn Hoàng Tiến Tổng biên tập Tập san báo và nhà báo Phó tổng biên tập Nguyễn Khắc Toàn liên tục bị công an theo dõi, đặt chốt canh gác nhằm ngăn chặn những người quen biết và những người dân đến gặp các nhà báo để phản ánh khổ nạn của họ và nhờ cậy sự giúp đỡ. Cá nhân các nhà báo này cũng liên tục bị công an gọi thẩm vấn, tra hỏi thường xuyên…. - Thư ký tòa soạn Dương Thị Xuân bị công an công khai theo dõi ngày đêm hàng tháng liền, hơn nữa công an còn gặp chồng chị Xuân đe dọa, khủng bố cả gia đình
77

 · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Jan 05, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

                                                                             

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 1

Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội.

Tổng biên tập:Nhà văn Hoàng Tiến

Phó tổng biên tập:Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn

Biên tập viên:Luật sư Nguyễn Văn ĐàiKỹ sư Bạch Ngọc Dương

Thư ký tòa soạn:Dương Thị Xuân

Trụ sở:Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng,

Hà Nội.

Tel:Nhà văn Hoàng Tiến:

0936 084 293Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn:

0917 372 313Luật Sư Nguyễn văn Đài :

0953 573 179Fax:

Email:[email protected][email protected]

Chủ trương của báo Tự Do Dân Chủ là nhằm nâng cao dân trí, thúc đẩy nhận thức và kêu gọi mọi sự đóng góp của người dân vào công cuộc dân chủ hóa đất nước, công bằng xã hội, sớm đưa đất nước và dân tộc Việt Nam thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, tiến kịp theo xu thế chung của nhân loại văn minh trên thế giới!

Thư của Ban biên tậpTập san TỰ DO DÂN CHỦ

Kính thưa Quý độc giả !

Như quý độc giả đã biết, thời gian vừa qua hơn 3 tháng liền (từ giữa tháng 2-2007 đến nay) báo Tập san Tự Do Dân Chủ không ra thêm được số báo nào chỉ tạm dừng ở số báo thứ 7, do bối cảnh toàn bộ ban biên tập báo Tập san Tự do Dân chủ bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho công an đàn áp, khủng bố, bao vây rất gay gắt cụ thể như sau:

- Luật sư Nguyễn Văn Đài là một thành viên ban biên tập bị bắt giam, bị truy tố ra tòa và bị gán cho bản án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.

- Kỹ sư Bạch Ngọc Dương bị khủng bố, đe dọa cũng rất nặng nề phải vượt biên sang lánh nạn ở nước láng giềng Căm pu chia, và ở đó người trí thức trẻ tuổi này cũng chưa chắc được yên ổn. Bởi vì sẽ có thể tiếp tục bị công an Việt Nam tìm cách bằng được để bắt đưa về nước giam giữ như trường hợp Lê Trí Tuệ.

- Nhà riêng của văn Hoàng Tiến Tổng biên tập Tập san báo và nhà báo Phó tổng biên tập Nguyễn Khắc Toàn liên tục bị công an theo dõi, đặt chốt canh gác nhằm ngăn chặn những người quen biết và những người dân đến gặp các nhà báo để phản ánh khổ nạn của họ và nhờ cậy sự giúp đỡ. Cá nhân các nhà báo này cũng liên tục bị công an gọi thẩm vấn, tra hỏi thường xuyên….

- Thư ký tòa soạn Dương Thị Xuân bị công an công khai theo dõi ngày đêm hàng tháng liền, hơn nữa công an còn gặp chồng chị Xuân đe dọa, khủng bố cả gia đình chị Xuân. Những người quen thân của chị Xuân, bị công an đến tận nhà thẩm vấn, tra hỏi và yêu cầu khai báo về việc quan hệ với chị Dương Thị Xuân…

(Xem tiếp trang 43)

Page 2:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Chào Mừng Người Tù Kiên CườngNguyễn Vũ Bình Đã Ra Khỏi Nhà Tù

Đón đọc Số 9 TDDC đặc biệt về người tù Hà Nội Nguyễn Vũ Bình

Kinh gửi: Ông Nguyễn Phú Trọng trưởng ban bầu cử                                                                               Nhà văn Hoàng Tiến        Tôi đã nhận được thẻ cử tri đi bầu quốc hội khóa XII. Tôi buộc lòng phải làm cái việc đáng ra không nên làm: trả lại thẻ cử tri cho Ban bầu cử.           Vì sao?          Vì nhiều người đã góp ý kiến nhiều chục năm nay: Không nên dùng phương thức “Đảng cử dân bầu” qua cái sàng lọc Mặt trận Tổ quốc nữa. Làm thế là biến một cơ quan dân chủ của dân thành một cơ quan ngoại vi của Đảng (với hơn 90% là đảng viên), quốc hội thành một nơi giơ tay luật hóa những chủ trương, chính sách, thông tư, chỉ thị của Đảng. Có phải như thế không, thưa quý vị?          Dám nhìn thẳng vào sự thật thì phải nói đúng là như thế.          Và như thế lâu nay chúng ta cứ đóng kịch dân chủ.          Hiến pháp ghi: “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước”, nhưng thực tế không phải

vậy, Đảng mới là cơ quan quyền

lực cao nhất nước.          Hiến pháp ghi: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, thực tế cũng không phải vậy. Nhân dân có 80 triệu người chỉ chiếm 10% trong quốc hội; còn Đảng có 3 triệu đảng viên, mà chiếm 90% ghế quốc hội. Thế thì quốc hội là của Đảng chứ đâu phải của Dân.           Vì thế mà quốc hội đã không làm tròn trách nhiêm của mình. Nhiều việc lớn của đất nước, quốc hội không được bàn bạc. Ví dụ như: Hiệp định biên giới Việt Trung, hiệp định lãnh hải Việt Trung …; trước đây như: việc đưa quân sang Campuchia, hay việc chính phủ Phạm Văn Đồng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc về lãnh thổ của họ trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa (gây ra rất rắc rối cho chúng ta bây giờ) …v.v…          Nhiều người đã lên tiếng phàn nàn về mô hình “Đảng cử dân bầu qua sàng lọc Mặt trận Tổ quốc giới thiệu” giả vờ dân chủ ấy, và đòi thực hiện quyền người dân được tự do ứng cử và bầu cử thực sự, như các ông: Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Hộ. Hoàng Hữu

Nhân, Trần Độ, Hoàng Minh

Chính …vv…Toàn là các vị lão thành cách mạng cả. Họ không thể là phản động.          Hiện nay chúng ta đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu (WTO). Đây là cơ hội để chúng ta mở rộng dân chủ cho đất nước, cơ hội để người Việt Nam được hưởng quyền làm dân, quyền làm người, như mọi nơi trên thế giới. Ai mang lại tự do dân chủ lúc này người ấy sẽ được ghi tên vào lịch sử. Cờ đang trong tay quý vị, mong quý vị hãy phất nó lên.          Tôi là người đọc sách, nhìn thấy những việc sai trái, không nói, thì lương tâm cắn dứt. Noi theo người xưa dạy: “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”; cụ Chu Văn An dạy: “Kẻ sĩ phải nói những điều ích nước lợi dân”; tôi đề nghị nếu cứ bầu cử theo lối đã chỉ định sẵn, thì không nên bầu nữa. Đằng nào cũng sắp xếp cả rồi. Hãy dùng số tiền trăm ngàn tỉ đồng tốn kém cho bầu cử, để xây bệnh viện, trường học ở vùng sâu vùng xa đang thiếu thốn khó khăn, và giúp đỡ các trẻ em tàn tật hay lang thang cơ nhỡ, như thế ích lợi hơn. Dân cũng đỡ mất thời giờ đi bầu.

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 2

Page 3:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Ban tổ chức khỏi phải vất vả kiểm phiếu.          Cho nên tôi quyết định trả lại thẻ cử tri cho Ban bầu cử, và công bố để mọi người biết. Qua động thái này, tôi muốn các vị lãnh đạo hãy nhận ra sự bất ưng của lòng người để mà thay đổi  cách thức làm việc. Nhiều người bất ưng lắm, không phải mình tôi. Nếu không tin, xin làm cuộc trưng cầu dân ý, là rõ ngay thôi. Những quyền của dân đã ghi trong Hiến pháp phải được tôn trọng, và tôn trọng thực sự, không nên giả vờ hoặc làm nó biến tướng đi.          Nếu quý vị biết nghe lời nói phải, sửa chữa những sai sót, thì có lợi cho đất nước, có lợi cho quý vị. Nhược bằng khó chịu, bực tức,

muốn dùng biện pháp trừng trị, thì chúng tôi sẵn sàng đón nhận với tấm lòng thanh thản vì đã nói thật được suy nghĩ của mình.          Người đọc sách chúng tôi cứ bị ám ảnh bởi câu ngạn ngữ phương Tây: “Im lặng là đồng lõa với tội ác” (Le silence, c’est la complicité du crime); và câu của một danh sĩ phương Đông: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (tạm dịch thoáng: Người ta rồi ai cũng chết. Để lại một chút lòng với đất nước quê hương.)          Chúng tôi không muốn đồng lõa với cái ác, và cũng muốn có chút lòng với đất nước quê hương.

                                      Đất thiêng Thăng Long, ngày 19 tháng 5 năm 2007                                                                  Hoàng Tiến, nhà văn.Địa chỉ: Nhà A11  Phòng 420              Thanh Xuân Bắc—Hà Nội.Nơi gửi:

 .Ban tổ chức bầu cử quốc hội XII

. Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước          . Bạn bè văn nghệ sĩ.

o Dương Thị Xuân

        Trong suốt thời gian vừa qua ở Việt Nam, các cơ quan thông tấn, truyền thông, báo chí liên tục đưa tin về việc tổ chức bầu cử quốc hội Việt Nam khóa XII và về các quyền con người thì cũng là lúc những người đấu tranh cho tự do dân chủ trong nước bị nhà nước cầm quyền Việt Nam bắt giữ, bỏ tù như Linh mục Nguyễn Văn Lý một trong những người sáng lập và lãnh đạo khối dân chủ 8406, các thành viên lãnh đạo của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Bắc Truyễn, Nguyễn Thùy Trang, Lê Quốc Quân, Trần Quốc Hiền… Ngoài ra những cây bút đấu tranh ôn hòa cho công bằng xã hội, và cho nền dân chủ tự do như Hồ Thị Bích Khương cũng bị bắt tạm giữ tại quê nhà huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An từ ngày 25 /4 /2007.

Hay như tôi đây  – công dân Dương Thị Xuân – Thư ký báo Tự do Dân chủ bị công an bao vây theo dõi liên tục từ ngày 28 tháng 4 đến nay đã gần 1 tháng đi đâu cũng có mấy người đàn ông theo sát như hình bóng. Tôi đến nhà người quen thăm hỏi, thì an ninh mật vụ thuộc phòng PA 21 sở công an Hà Nội cũng vào theo để thẩm vấn, tra hỏi làm gia đình những người này họ lo sợ, hốt hoảng không hiểu có vấn đề nghiêm trọng gì, mà công an không mời đã đứng đầy đường làm hàng xóm cũng kinh hiếp và sợ hãi.        Quyền con người ở Việt Nam sơ đẳng nhất liên tục bị đe dọa như vậy, nên không biết là quyền con người còn có hay không ? Quyền Tự do tư tưởng, tự do đi lại của công dân được Hiến pháp thừa nhận, thì đáp lại công an áp đặt cho mọi công dân Việt Nam

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 3

Page 4:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

cũng phải chịu thứ tự do bị sách hỏi, nhũng nhiễu, đe dọa. Còn các quyền tự do ngôn luận, phát biểu chính kiến…là hễ mà công dân trong nước nói trái ý đảng CSVN và nhà nước tuyên truyền, thì bị bắt giam bỏ vào ngục tù như các trí thức nói trên... . . . .           Sáng chủ nhật 20-5-2007, vừa qua là ngày đảng và nhà nước Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội khóa XII, người nhà tôi đưa thẻ cử tri cho tôi và dặn tôi phải đi bỏ phiếu. Tôi hỏi : “Thế sao không bỏ phiếu hộ được như mọi lần trước đây à ? ”. Người nhà tôi nói : “ Không được, mấy ông bà tổ dân phố, tổ bầu cử và công an đồn phường nói, riêng trường hợp của mẹ con chị là phải tự đi bầu để cho chính quyền và công an biết rõ thái độ chính trị của bản thân. Nếu không chấp hành đi bầu cử thì công an, chính quyền phường sẽ vào tận nhà lập biên bản về hành vi chống đối bầu cử  của gia đình chị là khổ với họ đấy, mẹ con chị không đi bầu là không xong với họ đâu !!!??? ”.          Những khóa bầu cử trước đây tôi thường cầm 5-10 thẻ cử tri đi bầu hộ cho mọi người. Có nhà mà khoảng 10 giờ sáng chưa bỏ phiếu thì thế nào cũng được ông (hoặc bà) tổ trưởng tổ dân phố đến nhắc nhở đi bỏ phiếu đi để tổ mình còn được khen là có người bỏ phiếu sớm hoàn thành nhiệm vụ. Nếu trả lời là người nhà đi vắng chưa về thì ông bà tổ trưởng này nói luôn : “Thế cháu ra bỏ hộ luôn cho nó đi”. Nếu bảo thế bỏ hộ cũng được à thì họ cũng trả lời “Được ai kiểm tra đâu mà biết bỏ hộ hay không”. Năm tôi học lớp 9 lúc đó mới 16 tuổi khoảng năm 1974, tôi là một thanh niên hăng hái và bố tôi là ông Dương Đức Thân cũng là một cán bộ đường phố tích cực, phụ trách tổ bầu cử của đường phố Hàng Gai thuộc Khu Hoàn Kiếm, khu phố này vừa là trung tâm vừa có vị trí này nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội. Gia đình tôi cả nhà tham gia hoạt động phục vụ tổ bầu cử, tối đến chúng tôi có chân trong ban kiểm phiếu bầu cử. Ngay từ lúc đó tôi đã chứng kiến biết bao người đi bỏ phiếu họ cầm từng tập thẻ cử tri đi bầu hộ cho nhau rất nhiều… Và cứ như vậy các cuộc bầu cử tại đất nước gọi là Xã hội chủ nghĩa do độc nhất đảng CSVN nắm trọn quyền lực vẫn diễn đi diễn lại mấy chục năm qua là như vậy đấy.        Còn những năm sau này tôi học và làm việc tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội II địa điểm của trường là thị trấn Xuân Hòa nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú, nơi đây từng được gọi là Thủ đô mới cách Hà Nội khoảng 40-50 Km. Trong thời gian bầu cử có đợt tôi cặm cụi điều khiển chiếc xe đạp cũ kỹ lên Xuân Hòa để tham gia bỏ phiếu thì dọc đường

gặp những vị cán bộ của trường nhờ cầm thẻ cử tri và lên bỏ phiếu hộ giúp họ làm tôi ngao ngán về cách thức bầu cử và cái quyền con người Việt Nam.           Sau này gia đình tôi bị tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm và thành phố Hà nội, nhân danh Nước CHXHCN Việt Nam cướp mất nhà mà bố tôi – ông Dương Đức Thân đã mua phần cửa hàng ở số nhà 69 phố Hàng Gai – Hà Nội, để họat động nuôi dưỡng cán bộ cách mạng của đảng và mặt trận Việt Minh trong thời kỳ giải phóng dân tộc giành độc lập vào năm 1954, thì tôi mới ngày càng rõ hơn về quyền con người Việt Nam có thật hay không ? Nếu có thì sao chúng tôi đi bỏ phiếu bầu cử quốc hội biết bao nhiêu kỳ rồi mà quyền lợi của người dân chúng tôi vẫn chưa tìm được ở đâu, ai bảo vệ quyền cho chúng tôi ? Các ông bà đại biểu quốc hội đại diện cho dân bảo vệ quyền lợi cho ai, cho đảng CSVN và nhà nước của đảng hay cho nhân dân ?           Năm 1990, gia đình tôi cũng đã xin gặp đại biểu quốc hội Hà Nội lúc đó là bà Trần Thị Tâm Đan tại trụ sở tiếp dân của đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội ở số 21 phố Hai Bà Trưng quận Hoàn kiếm – Hà Nội ( Trụ sở này hiện nay là phần đất thuộc Câu Lạc Bộ Vui Chơi, Giải Trí của Tòa Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà nội quản lý ). Lúc đó chúng tôi ngây thơ, yên tâm trình bày nỗi oan khuất của nhà mình và được bà Tâm Đan an ủi tiếp nhận ý kiến… Và chúng tôi càng hy vọng hơn khi được biết bà Tâm Đan là một nhà giáo cùng khoa Hóa - trường Đại học Sư Phạm Hà Nội với bố chồng tôi là giáo sư Nguyễn Đình Huề. Nhưng kỳ thực bà dân biểu của đảng và nhà nước này cũng hứa để mà hứa, vì cái cơ chế này bà quá rõ : “Tiếng là đại biểu cho dân nhưng không bảo vệ dân và không hề do dân tự do lựa chọn ra ”. Bà và các đại biểu quốc hội là do đảng CSVN cử ra để dân bầu vào đó một cách lấy lệ. Do đó bà và tất cả các đại biểu quốc hội phải bảo vệ quyền lợi cho đảng và nhà nước trong cái quốc hội đó là đương nhiên rồi, chứ lầm lẫn làm sao được, mà chỉ có dân chúng là lầm là cái chắc thôi.       Ngày 20-5-2007, các ông bà trong tổ dân phố và tổ bầu cử gửi thẻ cử tri đến tận người nhà để tôi nhận thẻ và phiếu bầu, nhưng tôi đã tính kiên quyết không đi bỏ phiếu. Nhiều người vận động tôi là nên đi. Tôi trả lời rất rõ ràng là : “Trước đây tôi đã đi bỏ phiếu rất nhiều lần, nhưng chẳng ai bênh vực những người mất nhà, mất cửa như tôi. Tôi đã phải đi khiếu kiện dòng dã gần 20 năm nay vẫn chưa đòi được nhà. Vậy tôi bầu làm gì những người không đại diện cho dân, không bảo vệ dân. Nếu trả nhà cho những người dân

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 4

Page 5:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

như tôi thì tôi đi bỏ phiếu. Bầu cử ở Việt Nam từ trước đến nay quyền con người Việt Nam có thật hay không ? ”. Loa truyền thanh của phường oang oang đưa tin 7 giờ sáng khai mạc phòng bỏ phiếu đến 7 giờ 30 bắt đầu bỏ phiếu. Vậy mà khoảng 11 giờ trưa đã thấy loa đưa tin 90% số cử tri (khoảng trên 1.000 người) đã đi bỏ phiếu. Chúng tôi ngồi nhà nghe loa mà nói vui : Họ nói xạo mà xạo quá, mỗi người mất khoảng  1 vài phút để bỏ phiếu vào thùng. Trung bình mỗi khu vực bỏ phiếu có 1 vài thùng cho khoảng trên 1.000 cử tri vậy phải mất bao nhiêu lâu để bỏ liên tục từng lá phiếu 1 chứ nếu không phải là 1 người bỏ hộ cho 5 người trở lên.           Đến ngay mấy bà dân khiếu kiện ở các tỉnh Kiên Giang, Bắc Giang trước ngày bầu cử được công an vận động trở về quê nhà tham gia bầu cử, các bà này nói : “bầu cử cái gì, dân oan đi kêu kiện mà đại biểu quốc hội đại diện cho dân ngồi ở đâu, có đến nhận đơn bảo vệ quyền lợi cho chúng tao đâu. Bầu mãi nên chúng nó mới đầy đọa chúng tao, cướp nhà đẩy mẹ già ra đường như thế này đây”. Có bà còn văng tục : “Bầu cái đéo gì, bầu cái l… tao đây này”, công an nghe thấy vậy xấu hổ quá chạy mất không dám vận động bà con dân oan vẫn đang tụ tập ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng chưa chịu dời đi theo thông báo rầm rĩ từ mấy ngày qua nữa, vì tại địa điểm mới tiếp dân khiếu kiện hiện nay trong quận Cầu Giấy vẫn chưa có gì hết.       Mấy hôm nay tôi đến nhà nào hỏi thăm đều được cho hay : “ Tôi đi bỏ phiếu cho cả nhà, một mình tôi nắm quyền bỏ phiếu cho mấy người nhé ”. Họ còn nói : “đi bầu lấy lệ mà, bầu cho xong không có rách việc với mấy ông công an phường lắm. Sau này có

xin xỏ chứng nhận cái dấu má gì cho con cái, thì họ lại gây khó khăn, nhà nào buôn bán họ lấy cớ lấn chiếm vỉa hè lòng đường rồi tịch thu phạt tiền nặng lắm. Thôi đi cho nó xong chuyện kẻo lôi thôi ấy mà ”.        Vì thế dân chúng Việt nam cứ nô nức đi bầu thật sớm và thật đông để tránh bị chính quyền và công an đưa tên mình vào sổ đen chính trị, để rồi phải chuốc bao hậu quả khó lường cho mình. Nhưng việc bầu bán đó thực chất nó có phải là lá phiếu dân chủ tự do của nhân dân, của cử tri hay không thì dư luận đồng bào trong và ngoài nước hãy quan sát rồi rút ra kết luận hộ dân chúng trong nước giúp. Đối với các nhà báo, nhà quan sát chính trị trên quốc tế, nơi có rất nhiều quốc gia thực hiện chế độ đa đảng, xã hội của họ được tự do ứng cử, bầu cử- một trong những Quyền Con người căn bản thì hãy đánh giá giùm cho dân chúng Việt nam rằng : “Ở đây, nhân dân Việt Nam chúng tôi có các Quyền làm người, quyền làm công dân chân chính, thực sự và đầy đủ hay không ??? 

 Vườn hoa Mai Xuân Thưởng quận Tây Hồ,Hà Nội ngày 21/5/2007 

Dương Thị Xuân – Thư ký báo Tập San Tự Do Dân Chủ

Nhà trước ở số 69 hàng Gai – Hà Nội hiện bị tòa án Việt Nam nhân danh Nước CHXHCN Việt Nam cướp đoạt, tôi đi đòi 20 năm nay chưa được. Nay đang đi ở nhờ gia đình bà con tại phố Ngọc Hà –

Hà NộiEmail : [email protected]

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 5

Ông Võ văn Kiệt nói:“ … Tôi thường nói rằng con đường yêu nước, yêu dân tộc, đất nước mình bằng nhiều đường. Hàng trăm đường chớ không phải chỉ một. Nếu như ông cha mình là phong kiến, là vua chúa đánh ngoại xâm để bảo vệ đất nước của mình là cái gì ? Người ta hoàn toàn có thể không cộng sản, ông cha mình có cộng sản đâu, nhưng yêu nước chứ …”Có thật vậy không?

Page 6:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Nguyễn Khắc Toàn

Trả lời phỏng vấn của nhà báo,nhà tranh đấu Dân chủ, Nhân quyền

Nguyễn Khắc Toàn với báo Đàn Chim Việt (DCV Online) về chiến dịch đàn áp

và tình hình phong trào đấu tranhdân chủ Việt Nam hiện nay.

1/ Thưa ông, vừa rồi ĐCS mở một chiến dịch đàn áp qui mô đối với các nhà dân chủ từ Bắc tới Nam: Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Linh mục Nguyễn Văn Lý... bị bắt, có người bị công an ép buộc phải từ bỏ con đường tranh đấu cho dân chủ. Ông đánh giá sao về đợt đàn áp này?

Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời : Để trả lời được câu hỏi đầu tiên này, trước hết tôi xin điểm lại những sự kiện, diễn tiến cơ bản của chiến dịch trấn áp năm 2007 dưới đây. Như dư luận đã biết, từ đầu tháng 2/2007 đảng CS và nhà nước VN đã khai hỏa chiến dịch đàn áp quy mô lớn sau hơn một năm, tức suốt trong năm 2006 họ đã cố gắng kiềm chế và nhẫn nhịn để nhằm đạt cho được những mục tiêu về kinh tế, chính trị, ngoại giao... nhất định của mình. Cụ thể họ đã tỏ ra mềm mỏng, ôn hòa hơn trong suốt năm qua để được tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC, được kết nạp vào WTO, được Hoa Kỳ xóa tên khỏi danh

sách CPC và cho hưởng quy chế PNTR, đựợc các nước Châu Á và Đông Nam Á lựa chọn là ứng cử viên duy nhất vào chiếc ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ khóa 2008 sắp tới. Cách đây không lâu thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng của nhà nước CSVN, lần đầu tiên đã tiến hành chuyến thăm viếng Tòa Tổng Giám Mục ở Vatican, được Đức Giáo hoàng tiếp kiến, họ đang xúc tiến thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa thánh Vatican sau mấy thập niên bế tắc.... chỉ sau khi đã đạt được những thành công lớn rực rỡ như vậy. Và nhất là trong thời gian họp hội nghị APEC - 14, họ thấy các nước một số nước lớn, giàu có, vốn có truyền thống bênh vực và chú trọng đến vấn đề nhân quyền, dân chủ mà trong đó có Hoa Kỳ, Úc, Canađa...không hoặc lên tiếng quá yếu ớt và nhẹ nhàng. Bởi thế trong tính toán của mình, họ nghĩ rằng nếu có ra tay đàn áp phong trào dân chủ thì dư luận quốc tế và bên ngoài cũng không mấy yểm trợ cho làn sóng phản kháng, đấu tranh dân chủ ở trong nước đang phát triển và có chiều

hướng lan rộng. Nên kết quả của đợt đàn áp năm nay là gần như toàn bộ phong trào dân chủ trong nước bị đàn áp rất dữ dội và đỉnh cao là các nhân vật tranh đấu cho dân chủ, tự do bị bắt giam và sắp tới sẽ đưa ra tòa truy tố gồm Linh mục Nguyễn Văn Lý, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân... Trường hợp GS Nguyễn Chính Kết cũng bị chính thức truy nã toàn quốc và sẽ bị bắt giam ngay khi trở về Việt Nam. Trong bối cảnh ngược lại, nếu dư luận quốc tế, đặc biệt là các nước có truyền thống tôn vinh các giá trị nhân quyền và dân chủ trên thế giới như Tổ chức Liên hợp quốc, Hoa Kỳ, cộng đồng EU, Úc, ....quan tâm sâu sắc hơn, mạnh mẽ, liên tục hơn nữa, thì nhà cầm quyền của đảng CSVN chắc chắn sẽ chùn tay trấn áp phong trào đấu tranh trong nước chưa mạnh mẽ và khốc liệt như mức độ hiện nay.... Còn nhiều trường hợp khác trong năm qua ở trong nước bị khủng bố và đàn áp liên tục nhưng chưa đến mức bị bắt giam, truy tố,

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 6

Page 7:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

điển hình như các trường hợp sau đây : Chấp sự tin lành Trần Văn Hòa đồng thời là đảng viên Đảng DCND gây khó khăn cho cuộc sống, họ bắt anh đi thẩm vấn liên tục nhiều ngày, cũng như bắt giữ nhiều giờ và dùng áp lực để người anh rể đuổi anh Hòa ra khỏi nhà và phải buộc từ bỏ đảng Dân chủ nhân dân. Cựu chiến binh Lê Trí Tụê 1 thành viên Công đoàn Độc lập Việt Nam ( CĐĐLVN ) liên tục bị thẩm vấn sách nhiễu, đánh đập rất tàn bạo và ép buộc anh phải rút khỏi phong trào đấu tranh và phải tuyên bố giải tán CĐĐLVN... Kỹ sư (KS) Bạch Ngọc Dương bị nhắn nhe phải nằm im và viết cam kết không đựợc tiếp tục viết lách phản kháng hay kêu gọi dân chủ nếu không sẽ bị bắt giam ngay. Toàn bộ gia đình KS Bạch Ngọc Dương ở Hải Phòng và Hà Nội đều bị đe dọa và khủng bố nặng nề nhằm khủng bố tinh thần người trí thức yêu tự do, công lý trẻ tuổi này. Ngoài ra phía an ninh đang rất muốn tạm giữ Bạch Ngọc Dương để lấy lời khai nhằm củng cố hồ sơ truy tố Ls Nguyễn Văn Đài thêm chặt chẽ, và họ đánh giá anh là một nhân chứng quan trọng trong vụ án sắp tới của các Ls Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân.... Kỹ sư Nguyễn Phương Anh ngày 12/03/2007 bị công an Hà Nội mời đi làm việc mà thực ra công an Hà nội chủ ý đưa đi thăm hơn 10 buồng giam của công an quận Hai Bà Trưng Hà nội nhằm đè bẹp và khủng bố tinh thần đối kháng của trí thức này. Họ đã yêu cầu Phương Anh phải ngừng lên tiếng nếu không sẽ bị bắt giam như các trường hợp các Ls Nguyễn Văn Đài và Công Nhân. Hiện nay hàng ngày cảnh sát khi vực vẫn đến ‘’ thăm ’’ Phương Anh rất

chặt chẽ, dù cho không được anh mời !? Cử nhân Phạm Văn Trội bị triệu tập liên tục lên sở công an Hà Nội để thẩm vấn về những hoạt động của anh, cũng như những liên quan đến LS Nguyễn Văn Đài và các thành viên trong Ủy ban Nhân quyền. Nhất là mối quan hệ giữa anh với sinh viên Đồng Thị Giang và các sinh viên khác trong khoa phát thanh, báo chí của Trường trung cấp kỹ thuật phát thanh và truyền hình tỉnh Hà Nam mà chính anh là người giới thiệu họ đến học tập, trao đổi về những kiến thức dân chủ, nhân quyền, nhà nước đa đảng tại văn phòng Thiên Ân. Do anh không chấp hành lệnh triệu tập này của công an Hà nội, nên cử nhân Phạm Văn Trội đã bị gần chục công an tỉnh Hà Tây, công an Hà Nội cưỡng chế đi làm việc tại phòng điều tra xét hỏi PA24 sở công an Hà nội. Anh cho biết công an sẽ tiếp tục thẩm vấn, hỏi cung để củng cố hoàn tất hồ sơ vụ án Ls Nguyễn Văn Đài, Công Nhân sớm ra xét xử vào đầu tháng 4/2007. Các sĩ quan công an tuyên bố sẵn sàng khởi tố Phạm Văn Trội nếu có thái độ bất hợp tác với họ trong những ngày tới. Tại Huế, ngoài việc Linh mục (LM) Nguyễn Văn Lý bị công an Việt Nam cưỡng chế, Linh mục còn bị khám xét tịch thu mọi thiết bị, phương tiện làm việc sau đó bị đưa đến đến giáo xứ Bến Củi để quản thúc nghiêm ngặt, và chờ đưa ra xét xử vào ngày 30/03/2007 tới. Tất cả các nhân vật khác là cộng sự của LM Lý bị bắt giam nhiều ngày vào dịp Tết Đinh Hợi vừa qua, như Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng, sau đó họ bị buộc phải đầu hàng, tuyên bố giải tán Đảng Thăng Tiến cùng Liên Đảng Lạc Hồng mới thành lập, đồng thời

tố giác LM Nguyễn Văn Lý là nhân vật chủ mưu. Liên quan đến vụ án chính trị này ở Huế còn có mục sư Tin Lành - Hồng Trung là đại diện của Đảng Vì Dân trong nước cũng bị bắt giam và chờ đưa ra xét xử ở tỉnh Gia Lai trên Tây Nguyên. Cần nhắc lại rằng, ngay trong những ngày đầu năm 2007 vừa qua còn rất nhiều vụ đàn áp khủng bố nhằm vào những người hoạt động tôn giáo, chẳng hạn như các trường hợp : Nhà riêng đồng thời là cơ sở tôn giáo Tin Lành của mục sư Nguyễn Hồng Quang ở Sài Gòn bị đập phá tan hoang vào đúng ngày đầu tiên của năm mới 2007. Mới đây nữa tịnh thất của thượng tọa Thích Thiện Minh và thầy cũng là Chủ tịch Hội cựu tù nhân chính trị và tôn giáo ở Việt Nam, thành viên của giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở tỉnh Bạc Liêu cũng bị đập phá tan tành. Tư gia của vị Thượng tọa này- một cựu tù nhân vừa ra khỏi nhà lao sau 26 năm đầy đọa đã bị hàng chục công an xông vào khám xét, tịch thu máy tính, tài liệu, bị đưa đi đấu tố trước ‘”quần chúng” ở địa phương. Mục sư đạo Tin lành Nguyễn Công Chính ở tỉnh Gia lai – Tây nguyên liên tuc bị công an trên đó hành hung đánh đập, xúc phạm nhân phẩm. Đồng bào theo đạo Hòa hảo ở các tỉnh thuộc Nam bộ cũng bị sách nhiễu, bắt bớ, bỏ tù liên tục gây nhức nhối dư luận không kém.... Kỹ sư Đỗ Nam Hải bị triệu tập đến công an sau đó buộc phải viết giấy thú nhận những hoạt động tranh đấu vì dân chủ, tự do của mình trong mấy năm qua là sai trái, là vi phạm luật pháp và xin đảng và nhà nước khoan hồng tha thứ. Đồng thời anh phải miễn cưỡng tuyên bố chấm dứt tất cả các

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 7

Page 8:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

hoạt động đối kháng, từ bỏ phong trào tranh đấu dân chủ. Luật sư Lê Quốc Quân vừa mới kết thúc khóa học do tổ chức Quỹ Hỗ Trợ Dân chủ ( NED) của một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ đài thọ đã bị bắt giam ngay sau khi trở về nước vào ngày 8/3/2007. Gia đình và người luật sư này đã được thông báo từ phía cơ quan an ninh Việt nam là chính thức bị giam giữ theo lệnh được phê chuẩn của viện kiểm sát do vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN là ‘” âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân...” Hàng loạt các thành viên của khối 8406 bị bắt giam trong năm 2006 chưa xét xử như Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Bá Hải, Vũ Hoàng Hải.... Vụ một số thanh niên yêu dân chủ tự do và có những hoạt động cổ vũ, ủng hộ cao trào đấu tranh dân chủ tự do tại Sài Gòn chống nhà nước và đảng CSVN một cách ôn hòa sắp bị đưa ra xét xử tới đây như Trương Quốc Huy, Hàng Tấn Phát.... ...vv ...........vv........................................... Tôi cho rằng, rõ ràng là công an Việt Nam đã ra tay liên tục trấn áp phong trào đối lập trong nước không chỉ như trên đã trình bày, mà suốt hơn một năm qua họ đã tích cực, liên tục tiến hành nhằm ngăn chặn kiềm chế không cho làn sóng đối kháng lan rộng và phát triển mạnh hơn nữa. Nhưng sau khi họ đạt đuợc những mục tiêu, mong ước của mình với cộng đồng quốc tế, thì họ mới ra tay, lộ diện rồi phát lệnh mở màn chiến dịch trấn áp này đến đỉnh điểm cao nhất trên phạm vi toàn quốc như tôi vừa nêu trên. Qua chiến dịch đàn áp này, nếu quan sát kỹ và phân tích tình hình một cách thấu đáo thì chúng

ta thấy có mấy đặc điểm cơ bản sau đây:

*1. Đảng CS và nhà nước Việt Nam đã tiến hành chiến dịch đàn áp lần này không còn bắt bớ lan tràn, có tính tuyệt diệt như chiến dịch những năm 2001-2003. Khi ấy họ đã lùng bắt không từ và không bỏ sót một ai bất kể tuổi tác, già trẻ, trai gái, bất kể là nhân vật đấu tranh dân chủ chuyên tâm hay chỉ có quan điểm cảm tình với tư tưởng dân chủ tiến bộ. Những người bất đồng chính kiến suốt từ trong Nam đến ngoài Bắc đã bị bắt giam đưa ra xét xử bỏ tù thông qua những bản án vi hiến và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trong số đó nhiều vị là những người tranh đấu nhiều thập niên và rất nổi tiếng như LM Nguyễn Văn Lý, BS Nguyễn Đan Quế, có nhiều người đã già yếu ngoài 70 tuổi như các ông Trần Dũng Tiến, Trần Khuê, Phạm Quế Dương. Những người trẻ tuổi gồm có tôi ( tức Nguyễn Khắc Toàn ), Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Vũ Mạnh Bình. Có một số người chỉ là những người có liên quan rất sơ sài không hề hoạt động dân chủ mạnh mẽ và có tính chất chuyên nghiệp mà cũng bị đưa ra xét xử bỏ tù, như mấy người cháu của LM Nguyễn Văn Lý. Trường hợp kỹ sư chế tạo máy đã tốt nghiệp truờng Đại học Bách Khoa- Hà Nội, anh Vũ Mạnh Bình nhà ở số 36 phố Cửa Đông - quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, chỉ là người có cảm tình và ủng hộ dân chủ, và là chú em kết nghĩa của tôi, sống cùng phường với tôi cũng đã bị bắt giam hơn 11 tháng tại trại giam B14 sau đó đã được thả ra khỏi tù mà không đưa ra xét xử trước tòa án. Chiến dịch đàn áp lực lượng dân chủ đối lập với ĐCSVN lần này họ đã chủ ý sử dụng tấm lưới có những mắt lưới

đã rộng hơn, nên họ không càn quét có tính hủy diệt tàn khốc theo phương châm ‘’ thà bắt lầm còn hơn bỏ sót’’ những nhân vật thuộc phong trào đối kháng như trước đây. Tất nhiên, cũng do bối cảnh đất nước và thế giới bên ngoài đã có nhiều thay đổi, chuyển biến theo hướng tích cực, tiến bộ nên họ không thể tự tung tự tác, tự do hoành hành được như trước kia nữa. *2. Chiến dịch trấn áp năm nay, đảng CSVN và nhà nước của họ chỉ nhằm chủ yếu vào những nhân vật hoạt động đối kháng mạnh mẽ, sâu rộng vào lĩnh vực chính trị, có tính tổ chức, quy mô, có toan tính và mưu đồ chính trị lớn, hoạt động có tính chất táo bạo thách thức nền độc tài tuyệt đối mà đảng và nhà nước CSVN đang trị vì, có những động thái đòi sinh hoạt đa nguyên, thiết lập hệ thống chính trị đa đảng nhanh chóng, có mối liên kết, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đảng phái hội đoàn đấu tranh ôn hòa chống ĐCSVN trong cộng đồng người Việt ở Hải ngoại. Điển hình như các trường hợp LM Nguyễn Văn Lý một trong những nhà hoạt động tích cực, không mệt mỏi vì tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, ông là một trong những thành viên sáng lập ra khối 8406, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, Đảng Thăng Tiến VN, Liên Đảng Lạc Hồng ( hợp tác giữa đảng Thăng Tiến VN và Đảng Vì Dân ở hải ngoại ). Trường hợp LS Nguyễn Văn Đài, họ cho rằng là người đã kết hợp, gắn bó chặt chẽ với tổ chức chính trị và nhân quyền ở hải ngoại như: Đảng Cách mạng Việt Tân, Mạng lưới nhân quyền VN, Tổ chức họp mặt dân chủ, Tổ chức cứu trợ thuyền nhân ở Hải ngoại để lập ra nhiều Đảng chính trị, Tổ

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 8

Page 9:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

chức, Hội đoàn đối lập khác nhau tranh đấu ngay trong nước. Trường hợp nữ luật sư Lê Thị Công Nhân là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Thăng Tiến Việt Nam, nữ trí thức can đảm này đã có những hoạt động chính trị theo chiều hướng chuyên sâu, tỏ ra có bản lĩnh vững vàng như một chính trị gia chuyên nghiệp, xuất sắc và là người phát ngôn chính thức, công khai của chính Đảng này. Đảng CSVN đánh giá rằng đây là một đảng chính trị có nhiều thành viên bí mật trong nước, có cơ sở khắp nơi trên thế giới và sẽ là mối hiểm họa đe dọa vị thế độc tôn của mình đang nắm quyền và kiểm soát chặt chẽ mọi mặt đời sống đất nước. Cần lưu ý trường hợp nữa, là cách đây ít tháng kỹ sư Đỗ Công Thành ( tức Trần Nam ) một lãnh đạo của Đảng Dân Chủ Nhân Dân từ Mỹ về VN thăm thân nhân, kết hợp củng cổ các cơ sở Đảng của anh trong nước cũng bị bắt giam 38 ngày sau đó nhờ áp lực quốc tế đã tránh khỏi vòng tù tội. Còn toàn bộ thành viên Đảng DCND ở trong nước nhất là trong ban lãnh đạo đảng này như Bác sĩ Lê Nguyên Sang, kỹ sư Huỳnh Việt Lang... đều bị bắt giam chờ xét xử. Một trường hợp khác là bà Thương Cúc cũng là Việt Kiều Mỹ đã bị bí mật bắt giam hơn 1 năm trời, sau đó nhờ được dư luận phát hiện nên nhà nước CSVN đã phải xét xử qua quýt chiếu lệ rồi phóng thích khỏi nhà tù Việt Nam. Mới đây nữa anh Phạm Văn Điệp công dân Việt Nam từng sống nhiều năm ở Cộng hòa Liên bang Nga, anh đồng thời là Uỷ viên trung ương Đảng Dân chủ XXI về nước ăn Tết, sau đó đến thăm cụ Hoàng Minh Chính và Ls Nguyễn Văn Đài cũng bị công an Hà Nội bắt giữ thẩm vấn. Lập tức anh bị tước hộ chiếu, điện thoại di động, bị câu

lưu ở quê Thanh Hóa và bị ngăn cản trở về Nga sinh sống đoàn tụ cùng gia đình...v..v Nhiều thành viên khác của nhóm người Việt Nam yêu nước do kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh đứng đầu ở Tiền Giang, Đồng Nai.... cũng bị bắt giam đến nay chưa hề có tin tức. Toàn bộ các nhân vật sáng lập ra Hiệp hội Công – Nông Đoàn Kết, đây chỉ một tổ chức phi chính trị nhằm đấu tranh cho quyền lợi của người công nhân, nông dân và giới lao động cũng đã bị bắt giam và đang chờ ngày xét xử. Kỹ sư Đổ Nam Hải là một trong những người tích cực, hăng hái tham ra thành lập khối 8406, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền bị đe dọa bắt giam và truy tố, sau đó bị khống chế buộc nhận tội, buộc phải từ bỏ đấu tranh dân chủ, rút tên khỏi các tổ chức tranh đấu. Mục sư Hồng Trung đại diện Đảng Vì Dân của đồng bào Việt Nam ở Hoa Kỳ bị bắt giam, dù rằng đây chỉ là một đảng phái chính trị khá ôn hòa, hiền lành và mục tiêu, cương lĩnh, chủ truơng, tôn chỉ của họ là bênh vực cho quyền lợi của dân nghèo, của người lao động tầng lớp bình dân, và phần lớn chủ yếu làm công tác xã hội và từ thiện mà thôi ...v.v...

*3. Trong khi đó những người phát biểu bất đồng chính kiến độc lập như cụ Hoàng Minh Chính, các ông Lê Hồng Hà, các nhà văn Hoàng Tiến, Vũ Cao Quận, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Mạnh Hảo, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, LS Trần Lâm, các linh mục Phan Văn Lợi, Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải, cụ Lê Quang Liêm, Thượng tọa Thích Thiện Minh, tôi – nhà báo Nguyễn Khắc Toàn,.... các trí thức trẻ tuổi như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Phương Anh, Bạch Ngọc Dương, Đào Văn Thụy, Nguyễn Trung Lĩnh, Dương Thị Xuân,

Lương Duy Phương... Cũng như một số công dân yêu nước trong khối những người dân oan như các vị Võ Văn Nghệ, Trần Anh Kim, Hồ Bích Khương, Lê Thị Kim Thu, Vũ Thanh Phương, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Thị Kỷ, Thích Đàm Thoa, Hoàng Trung Kiên.... đến nay vẫn chưa bị sách nhiễu đàn áp, bắt giam, khốc liệt trong chiến dịch đàn áp lần này như những trường hợp trên. Đó là những minh chứng điển hình cho nhận định đó của tôi và nó cũng góp phần làm sáng tỏ một phần chủ trương có thay đổi khác trước của nhà nước CS Việt Nam trước sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh dân chủ trong nước mà nhờ có sự phối hợp yểm trợ của dư luận đồng bào hải ngoại và quốc tế. Nên phần nào buộc họ đã phải nương nhẹ với những người phát biểu bất đồng chính kiến và không còn trù dập, đàn áp nặng nề cũng như không còn coi những tiếng nói này là cực kỳ nguy hiểm cho chế độ như trước đây nữa. Giai đoạn hiện nay đảng CSVN đã tỏ ra biết tập sống chung trong hòa bình với những người có quan điểm, lập trường chính trị khác hoặc đối lập với mình, và thậm chí còn coi họ là những đối tượng phản biện xã hội, chính trị để giúp mình có cơ hội điều chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách khi lãnh đạo quốc gia, góp phần củng cố chế độ chính trị thêm ổn định ! Đó là điều khá lạ lẫm và hoàn toàn bất ngờ theo chiều hướng tích cực và có dấu hiệu tỏ ra khá tiến bộ hơn so với trước kia. Chính điều đó đã minh họa phần nào đúng như lời phát biểu của thứ trưởng, thượng tướng Bộ công an Nguyễn Văn Hưởng trong buổi tiếp ông Johnathan Aloisi - phó đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 06-03-2007 vừa qua mà báo chí trong nước đã đăng tin khá

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 9

Page 10:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

rộng rãi. Nhưng cho dù biện minh đến mấy, thì đợt khủng bố chính trị quyết liệt kỳ này của đảng CSVN và nhà nước của họ vẫn là chuỗi những hành động vi phạm nhân quyền, đàn áp ước mong dân chủ tự do của nhân dân trong nước rất tệ hại cần phải được dư luận tiến bộ rộng rãi cực lực lên án và tố cáo. Trong chiến dịch đàn áp lần này thể hiện rõ là ĐCS và nhà nước Việt Nam đã có bước thay đổi lớn, và chuyển biến khác trước, họ đã lựa chọn trấn áp có trọng tâm, trọng điểm nhằm vào những người họat động chính trị có tổ chức, khát khao cháy bỏng muốn thay đổi nhanh chóng thể chế độc đảng, độc tài hiện nay trở thành thể chế đa đảng một cách nhanh chóng và xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam. Hơn nữa một trong những điều cần nói nữa là, ĐCSVN và nhà nước của họ rất quan ngại đến sự phối kết hợp chặt chẽ giữa những cá nhân hay lực lượng chính trị bên trong vơí bên ngoài để tạo thêm sức mạnh nhằm chuyển hóa tình hình và bối cảnh chính trị hiện tại. Vì trong tính toán của nhà nước CSVN, điều đó nếu không gì khó khăn, cản trở, thì trong tương lai không xa chắc chắn sự xâm nhập vào trong nước của các đảng phái, tổ chức, đoàn thể phi cộng sản kể cả cá nhân có nhiều kinh nghiệm hoạt động và vận động chính trị ở hải ngoại sẽ là mối uy hiếp và đe dọa ghê gớm đến sự tồn vong của thể chế độc đảng, độc tài mà đảng CSVN đang nắm giữ hiện nay.

*4. Song chiến dịch đàn áp năm nay, phía nhà nước CS Việt Nam đã không lường trước được những phản ứng của Dư luận Quốc tế rất mạnh mẽ, nhanh chóng khắp nơi trên thế giới đến thế và trái ngược

hoàn toàn với dự kiến, tính toán và mong muốn của họ trước đây. Nhất là không thể không kể đến làn sóng phản đối khá quyết liệt và hùng hậu của cộng đồng người Việt hải ngoại trên toàn cầu. Đặc biệt là ngay sau khi chiến dịch khủng bố xảy ra trong nước đã có 33 nước đồng loạt vang lên tiếng phản đối, sau đó là toàn bộ 27 nước trong Liên Minh Châu Âu EU cũng lên tiếng phản kháng khá gay gắt. Cụ thể có rất nhiều dân biểu Mỹ, Úc, Âu Châu và nhiều nhân vật của các tổ chức bênh vực tự do báo chí, Tổ chức phóng viên không biên giới, nhiều Đại sứ tại Việt Nam như Úc, Hoa Kỳ, Đức, Bun Ga Ri... đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích gay gắt nhà cầm quyền CSVN đàn áp nhân quyền, dân chủ một cách nhanh chóng và kịp thời. Tổ chức giám sát nhân quyền Quốc tế Human Rights Wacht- HRW là một trong những tổ chức bênh vực nhân quyền có uy tín nhất trên thế giới, đã đánh giá đây là một trong những chiến dịch đàn áp nhân quyền tồi tệ nhất trong gần 20 năm qua xảy ra tại Việt Nam. Hàng loạt báo chí, hãng tin quốc tế lớn trên khắp địa cầu đồng loạt đưa tin, bài tố cáo đảng và nhà nước CSVN đàn áp chính trị và nhân quyền. Chắc chắn là trong thời gian tới, dư luận và lương tri nhân loại tiến bộ vẫn tiếp tục cất cao tiếng thét phản đối hành động đàn áp nhân quyền và khát vọng dân chủ tự do mà nhà nước CSVN đã chủ trương.

*5. Chiến dịch đàn áp năm nay nhà cầm quyền CSVN đã khẩn trương, ráo riết, nhanh chóng củng cố, hoàn tất hồ sơ, cáo trạng để đưa các nhân vật tranh đấu ra gọi là ‘’xét xử’’ nhằm răn đe và ngăn ngừa đông đảo quần chúng nhân dân có thể sẽ hưởng ứng lời kêu

gọi tẩy chay bầu cử quốc hội của đảng CS và nhà nước Việt nam vào ngày 20/5/2007 tới đây, mà khối 8406 đã phát động và chủ trương đề xướng từ rất sớm. Trước đây trong các chiến dịch đàn áp thì phần lớn họ giam cầm khá lâu những thành viên phản kháng có thể cả tới hàng năm trời trước khi mở các phiên tòa bất công và hoàn toàn bí mật. Thêm vào đó, phần lớn trong lần đàn áp này bộ máy chuyên chế trấn áp của họ chỉ dám gán buộc cho những người đấu tranh chính trị ôn hoà theo điều 88 với tội danh ‘’ Tuyên truyền chống nhà nước VN XHCN ‘’ của Bộ luật hình sự. Thì nay họ đã tránh gán ghép cho những người tranh đấu những tội danh mà họ biết chắc chắn sẽ bị dư luận phê phán, chỉ trích nặng nề mạnh mẽ hơn, vì quá lộ liễu, khiên cưỡng, không thuyết phục và nhất là được diễn ra giữa bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang tiến bộ như vũ bão hiện nay. Như các điều 80 về tội danh ‘’ hoạt động gián điệp, tình báo cho nước ngoài ” ; điều 79 tội danh ‘”Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”; điều 87 tội danh ‘’Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc ”..... trong bộ luật hình sự vi hiến, phản nhân quyền, dân chủ và phát xít của họ đang có hiệu lực !!!???

*6. Việt Nam hiện nay đứng trước hoàn cảnh hoàn toàn mới khác trước của thế giới và trào lưu thời đại trên toàn cầu. Thêm vào đó lớp những nhà lãnh đạo già nua, bảo thủ phần lớn đã về vườn, mất nhiều uy tín và ảnh hưởng, tiếng nói của họ suy yếu hơn trước, cộng với việc lớp lãnh đạo ngày nay đã có khá nhiều kinh nghiệm và những bài học đắt giá qua cuộc đàn áp mấy năm trước. Nên chiến dịch đàn áp năm nay không mang bản

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 10

Page 11:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

chất và mục tiêu triệt phá quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến, tự do thông tin, tự do báo chí...như kiểu cũ hàng mấy chục năm trước đây. Mà chủ yếu cuộc trấn áp, khủng bố lần này mang bản chất là đàn áp chính trị, ngăn chặn những tổ chức chính trị, xã hội không do ĐCSVN kiểm soát được hình thành nhằm bảo vệ an toàn thêm lâu hơn nữa thể chế độc quyền cai trị của ĐCSVN và toàn bộ hệ thống chính trị xơ cứng, giáo điều và bảo thủ trì trệ của họ. Bằng chứng là họ vẫn chưa đàn áp bắt bớ những nhân vật đứng đầu 4 tờ báo đối lập trong nước, như các ông Hoàng Minh Chính, Trần Khuê chủ bút tập san Dân chủ cũng là cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ 21; các Linh mục Chân Tín, Phan Văn Lợi chủ bút báo Tự do Ngôn luận; các ông Hoàng Tiến và tôi - Nguyễn Khắc Toàn chủ bút báo Tập san Tự do Dân chủ và 2 thành viên khác tham gia là Bạch Ngọc Dương và Dương Thị Xuân; Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Ông Phạm Quế Dương...chủ bút báo Tổ Quốc cùng toàn bộ các thành viên ban biên tập. Cũng cho đến nay họ chưa bắt và không gán ghép tội cho những người tranh đấu đang sử dụng hệ thống internet làm công cụ và phương tiện đấu tranh hữu hiệu và tiện lợi này nữa....Mặc dù họ rất tức tối, khó chịu và rất muốn tận diệt tối đa, tuyệt đối bịt miệng những người họat động tranh đấu ôn hòa theo phương thức bất bạo động và rất văn minh này. Điều này trái ngược hẳn so với trước, chiến dịch đàn áp năm 2001-2003, khi ấy họ đã vu cáo, gán ghép phần lớn cho anh em dân chủ tội sử dụng thành tựu công nghệ tin học, internet là ‘’ gián điệp” theo điều 80 bộ luật hình sự nước CHXHCN VN !

2/ Chiến dịch đàn áp này có làm ông bất ngờ không? Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời : Việc Đảng CS và nhà nước Việt Nam mở chiến dịch khủng bố dữ dội này không làm cho tôi phải bất ngờ. Bởi vì khi một nhà nước độc tài, chuyên chế chỉ có một đảng độc quyền cai trị toàn xã hội thì phương thức tồn tại của họ bao giờ cũng là lấy đàn áp và khủng bố là biện pháp thường trực, sống còn và đó chính là bản chất thực của họ. Vấn đề này như chị Việt Hồng đã biết cách đây một năm trước kỳ họp Đại hội Đảng CS Việt Nam khai mạc tháng 4/2006, chính tôi trả lời phỏng vấn báo DVCOnline và tiên đoán rằng: ‘’ Sẽ không bao giờ đảng CS và nhà nước Việt Nam im lặng, sẽ không bao giờ họ chịu khoanh tay ngồi yên trước những tiếng nói chỉ trích phê phán vào hệ thống chính trị độc đoán, lạc hậu rầm rộ và liên tục mãi như thế !!!” Nhất là điều họ không thể tưởng tượng được làn sóng đối kháng trở nên mạnh mẽ hơn trong năm 2006 vừa qua đã đấu tranh công khai hơn có tổ chức, qui mô hơn, có sự yểm trợ nhịp nhàng giữa lực lượng đối lập bên trong với ngoài nước và quốc tế rất có hiệu quả. Như việc một số đảng phái, tổ chức phi cộng sản Đảng Dân chủ XXI, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam (CĐDLVN) , Ủy ban Nhân quyền Việt Nam, Hội ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam, Hiệp hội Công nông Đoàn kết đã tự tuyên bố công khai thành lập và đi vào họat động mà không hề ”làm đơn xin phép” đảng CS và nhà nước Việt Nam. Đặc biệt nữa là bốn ấn phẩm báo chí công khai đựợc xuất hiện sau nhiều thời gian bị cấm đoán đàn áp, như tập

san Tự do Ngôn luận ra số 23, tập san Tự do Dân chủ ra số 8, báo Tổ Quốc ra số 12, tập san Dân chủ ra số 3. Trung tâm của phong trào dân chủ là khối 8406 đến nay chưa đầy 1 năm đã có gần 2500 người công khai ký tên, Liên minh Dân chủ Nhân quyền Toàn quốc cũng được thành lập. Cho dù những tổ chức này có thể thực lực chưa đựợc như mong muốn của những người khai sáng và của các lực lượng dân chủ, tiến bộ đang tranh đấu và của tất cả đồng bào khát khao nền Tự do dân chủ sớm cho nước nhà. Nhưng rõ ràng, là phía phong trào dân chủ trong nước đã có những bước tiến bộ và nỗ lực trưởng thành đáng kể, dù rằng một số tổ chức tranh đấu chỉ mang giá trị tượng trưng cho sự hiệp đồng đấu tranh, là biểu tượng của đoàn kết nhiều hơn. Và nhất là có thể xem sự ra đời của các tổ chức, đoàn thể như vậy chính là cuộc tổng diễn tập cho những diễn biến vĩ đại sau này trong tương lai của cuộc cách mạng để đưa sự nghiệp đấu tranh vì dân chủ tự do đến thắng lợi cuối cùng, kết thúc thể chế độc tài toàn trị đã ngự trị trên đất nước ta hàng mấy thập niên. Như vậy là, so với những giai đoạn trước đây, thì đó là niềm vui chung cho cả dân tộc chúng ta. Đồng thời trái lại, đó lại là nỗi lo âu, là sự đe dọa và là thách thức mạnh mẽ đối với thể chế độc tài, độc đảng do ĐCSVN kiểm soát và khống chế tuyệt đối, triệt để, toàn diện trên đất nước ta mấy mươi năm qua. Vì thế, trước tình hình như vậy ĐCSVN rất lo ngại vị trí thống trị độc quyền của mình có thể bị lung lay, bị thách thức nghiêm trọng, nên để giữ vững tư thế độc tôn, độc trị của mình đảng CSVN đã chỉ đạo lực lượng an ninh, công an VN phải ra tay trấn áp mọi khát

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 11

Page 12:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

vọng tự do, dân chủ của quần chúng yêu nước, thì đó là điều không có gì khó hiểu. Tôi chỉ bất ngờ và thấy làm lạ là không thể hình dung ra trước, là họ đã lựa chọn phương thức mới, cách thức mới để áp dụng cho một số trường hợp nhằm không muốn đẩy những nhân vật này thành những nhân vật đối kháng quyết liệt hơn hoặc nổi tiếng hơn, đây là việc khác hoàn toàn với những năm trước đây. Như các trường hợp các trường hợp những người đã tham ra sáng lập Đảng Thăng Tiến VN, gồm 4 cộng sự của Lm Nguyễn Văn Lý ở Huế, thay vì như trước bị bắt giam để chờ ra tòa xử án, thì họ đã thả ra khỏi trại giam để tất cả tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú, sau khi họ lấy được lời khai, lời tuyên bố đầu hàng giải tán đảng Thăng Tiến Việt Nam, Liên đảng Lạc Hồng và mọi cam kết chấm dứt hoạt động chính trị quay về cuộc sống dân sự và mưu sinh. Tôi nghĩ rằng rất có thể cả 4 trường hợp này trong phiên tòa ngày 30/3/2007 tới đây, họ sẽ chỉ bị án treo, hay cải tạo không giam giữ để cốt tròng vào cổ họ sự răn đe thường trực và làm khiếp nhược tinh thần tranh đấu nhằm ngăn ngừa họ mà thôi. Riêng trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý có thể ông vẫn bị tuyên án nặng nề như trước, nhưng họ sẽ không bắt giam đưa ông vào tù, không áp dụng biện pháp ngăn chặn hà khắc nhất như các vụ án trước đây, mà chỉ cần quản thúc ngặt nghèo tiếp tục tại Giáo xứ Bến Củi hoặc nơi nào đó hẻo lánh xa dân cư nhằm hạn chế tối đa các hoạt động tranh đấu của Linh mục là quá đủ để vô hiệu hóa mọi hoạt động của nhà tu hành yêu nước này. Lẽ dĩ nhiên, điều kiện phải là nếu những nhân vật tranh đấu này khi đối diện với tòa án của nhà nước tới đây, họ tỏ ra ngoan ngoãn, dễ bảo không

cứng đầu cứng cổ và làm theo ý đồ sắp đặt và đạo diễn của nhà chức trách. Trái lại nếu khi ra tòa các nhân vật đấu tranh này không làm theo ý muốn của họ, thì chắc chắn vẫn có thể bị trừng phạt bởi những án tù giam rất nặng nề. Về việc này trường hợp bản thân tôi đã là một bài học và kinh nghiệm rất rõ ràng khi tôi kiên quyết khước từ sự dàn xếp, đạo diễn của họ khi bị đưa ra xét xử trong phiên sơ thẩm ngày 20/12/2002 và phúc thẩm ngày 30/03/2003 trước đây. Thay vì hồi đó, nếu tôi nghe theo kế hoạch sắp đặt, chỉ đạo trước của họ thì mức án chỉ là 5 năm tù giam, nhưng vì tôi từ chối quyết liệt không nghe theo họ, nên đã bị giáng tới 12 năm tù như dư luận đã biết !!! Về trường hợp KS Đỗ Nam Hải, họ đã không thực hiện lệnh bắt giam và truy tố sau khi anh đã chấp thuận làm theo yêu cầu của phía công an, tất nhiên với áp lực rất nặng nề. Đây là một việc khá mới lạ, khá bất ngờ và tôi cảm thấy đặc biệt vì điều này hầu như không đúng với pháp luật hiện hành. Qua việc này ta thấy rằng, hình như họ chỉ muốn mình đạt được mục đích vô hiệu hóa tiếng nói và hạ uy tín của anh là được và đủ rồi không cần phải đẩy anh vào tù rồi miễn cưỡng bị trở thành nhân vật tranh đấu có thêm nhiều uy tín, danh tiếng hơn nữa. Mặt khác, khi thực hiện được như vậy chính họ lại tránh được thêm sự chỉ trích và phê phán nặng nề của dư luận quốc tế và công luận nói chung. Trong khi đó chiến dịch đàn áp trước đây bất chấp có những người năn nỉ, van xin và đã thực sự khiếp nhược cầu khẩn được khoan hồng tha thứ trước tòa án chế độ, nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn bỏ mọi lời van xin ngoài tai để tống bằng được họ vào chốn lao tù tới mấy năm rồi sau đó mới thả ra...

. 3/ Theo ông, đợt đàn áp này ảnh hưởng như thế nào tới phong trào dân chủ tại Việt Nam? Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời : Đàn áp khủng bố bao giờ cũng ảnh hưởng nặng nề tới phong trào đấu tranh dân chủ, làm cho phong trào tạm thời lắng xuống. Nhưng đàn áp và khủng bố cũng biểu hiện sự bế tắc, khốn cùng, lo sợ của đảng CS và nhà nước Việt Nam trước làn sóng đối kháng của quần chúng ngày một dâng cao. Bất cứ cuộc cách mạng nào cũng không tránh khỏi đàn áp và khủng bố đó là quy luật tất yếu. Một quy luật khác cũng tự diễn ra là ‘’càng gần thắng lợi càng nhiều gian nan”. Nhưng cho dù khó khăn, gian khổ hay nguy hiểm đến bao nhiêu đi nữa, thì ‘’Thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh này vì Tự do dân chủ và các quyền Con người cơ bản, chắc chắn sẽ thuộc về tất cả các lực lượng dân chủ tiến bộ và thuộc về nhân dân ta. Dù rằng con đuờng vinh quanh đó có thể còn quanh co, còn gặp muôn vàn chông gai thử thách”. Đàn áp và khủng bố cũng chính là cơ hội, là sự sàng lọc tự nhiên làm cho những người vượt qua thử thách như được lửa thử vàng ngày một dũng cảm hơn, kiên định hơn lập trường của mình trên con đường tranh đấu dân chủ cho nhân dân và đất nước Việt Nam của chúng ta và bỏ lại đằng sau những ai không có thực tâm tranh đấu hoặc không đủ nghị lực, bản lĩnh, sự can đảm và lòng kiên nhẫn... Theo tấm gương và kinh nghiệm của các nước cùng hoàn cảnh như nước ta ở Đông Âu, Liên Xô cũ hay Châu Á phải chịu ách cai trị của chế độ độc tài toàn trị trước khi chuyển đổi sang thể chế dân chủ đa đảng văn minh tiến bộ, thì bao giờ phong trào đối kháng

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 12

Page 13:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

trong các nước đó cũng bị đàn áp khủng bố tơi bời, khốc liệt và triền miên. Phong trào đấu tranh này có lúc lên, lúc xuống, lúc công khai, lúc bí mật, phải thay đổi nhiều phương thức uyển chuyển, nhằm bảo toàn lực lượng, mà vẫn kiên định hướng tới mục tiêu tranh đấu cuối cùng để giành thắng lợi hoàn toàn. Tình hình hiện nay ở trong nước tuy bị đàn áp, khủng bố nhưng phong trào phản kháng vẫn đi lên, vẫn có thêm rất nhiều tiếng nói tiếp tục vang lên đòi dân chủ tự do, có thêm nhiều công dân rất can đảm, gan dạ, là ngay trong lúc bộ máy công an mở hết tốc lực vận hành cỗ máy trấn áp mà số các công dân này vẫn vượt qua mọi sợ hãi, vẫn xông vào nơi dầu sôi lửa bỏng không hề run sợ nguy nan, vẫn cất cao tiếng thét đòi tự do, công bằng và công lý. Hiện tượng này đã phản ánh đúng với tiên đoán được Tiến sĩ Hà Sỹ Phu từng viết trong tác phẩm của mình tựa đề là ‘’Đôi điều suy nghĩ của một công dân...” đại khái tóm lược như sau : ‘’ Một trào lưu bị đàn áp, khủng bố liên tục mà có nhiều người tiếp nối, thì đó là một trào lưu tích cực, tiến bộ đang đi lên, Còn một triều đại mà không tìm ra được người xứng đáng kế tục thì chính là một triều đại, một trào lưu hủ bại đang đi xuống ‘’ Tôi tin rằng không bao giờ đảng và nhà nước cộng sản VN có thể dập tắt được khát vọng tự do dân chủ của nhân dân ta. Vì vậy không bao giờ bạo lực và nhà tù, gông cùm và đầy đọa bẻ gẫy được ý chí của những người con ưu tú can trường dũng cảm dám đặt lợi ích của dân tộc và sự nghiệp đại nghĩa lên trên lợi ích riêng của chính gia đình mình, thậm chí cả mạng sống của chính bản thân mình. Chỉ có những người con ưu

tú thực sự yêu nước thương dân, có dũng khí, can đảm tuyệt vời, có trái tim nhiệt huyết, có khối óc trong sáng, thông minh và lành mạnh như vậy mới có thể vựơt qua những cửa ải thử thách nặng nề. Thật đúng như nhiều người đã khẳng định : ”Chỉ khi nào có những đoàn người dũng cảm ngẩng cao đầu, hiên ngang tiến về phía nhà tù, thì khi ấy chế độ độc tài sẽ cáo chung”.

4/ Còn tương lai khối 8406 sẽ ra sao khi mà những người khởi xướng như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Đỗ Nam Hải đều đã bị bắt hoặc bị khống chế? Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời : Như các bạn đã biết khối 8406 là tập hợp những quần chúng giàu lòng yêu nước, có lương tri, có ước vọng tự do dân chủ, nhân quyền cho xứ sở đất nước chúng ta. Đó cũng là tập hợp của những công dân can đảm, dám công khai lần đầu tiên ra nhập một tập thể những người có cùng chung một lý tưởng mong muốn đất nước sớm được dân chủ hóa toàn diện. Tập hợp này càng không phải là một chủ thể chính trị, một đảng phái, hoặc một tổ chức chính trị hay một lực lượng chính trị. Khối quần chúng này là biểu tượng của ước mong thiêng liêng muốn đất nước sớm thay đổi hệ thống chính trị từ độc đảng giáo điều, cực đoan, lạc hậu, vi phạm nhân quyền có hệ thống, phản dân chủ tự do... sang hệ thống chính trị đa đảng đa nguyên, cởi mở, năng động đầy sức sống, tôn trọng các quyền con người cơ bản, tôn trọng và thực thi tự do chính trị, tự do tôn giáo.... Khối 8406 không có mục đích, chủ trương lật đổ hay cướp quyền lãnh đạo của đảng CS và nhà nước VN bằng vũ lực và trả thù. Vì thế trong khối quần chúng

tham gia 8406, có thể nhiều người vẫn tán thành đảng CSVN tham gia chính trường trong nền dân chủ đa đảng, tự do. Dĩ nhiên chỉ sau khi đảng CSVN đã gột rửa lỗi lầm cũ và hiện nay, cải tổ chính bản thân mình để trở thành đảng của cách mạng, tiến bộ và dân tộc. Khi ấy đương nhiên họ vẫn là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, họ vẫn là một bộ phận trong cả hệ thống chính trị bao gồm nhiều đảng phái, hội đoàn trong một xã hội công dân văn minh. Còn những ai ảo tưởng rằng có thế dập tắt được ý chí, khát vọng tự do dân chủ của dân tộc Việt nam và mong ngóng có thể đập tan được tập hợp quần chúng yêu nước và tiến bộ là khối 8406, thì đấy là điều ngông cuồng, ảo vọng và không tưởng. Tự do dân chủ là thành quả đấu tranh của loài người văn minh tiến bộ hiện nay, là xu thế tất yếu của thời đại, là giá trị văn hóa phổ quát của toàn nhân loại nên ĐCSVN không thể ngăn cản và đảo ngược được. Đó là điều khẳng định và bất di bất dịch mãi mãi của tôi. Tuyên ngôn dân chủ tự do 8406 ra đời đã đi vào lịch sử vẻ vang. Văn kiện lịch sử này do 7 nhân vật tranh đấu tham ra khởi xướng, tổ chức, vận động và điều hành, bao gồm cụ Hoàng Minh Chính , LM Nguyễn Văn Lý, LM Phan Văn Lợi, nhà văn hóa Hán Nôm Trần Khuê, tôi (Nguyễn Khắc Toàn), KS Đỗ Nam Hải và GS Nguyễn Chính Kết. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn ngáng trở cụ thể như: cụ Hoàng Minh Chính thì bệnh tật triền miên, sức khỏe quá yếu, tuổi đã quá cao, LM Nguyễn Văn Lý bị bắt giữ tù đầy, quản chế ngặt nghèo, KS Đỗ Nam Hải phải ký giấy tạm từ bỏ phong

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 13

Page 14:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

trào, GS Nguyễn Chính Kết đang vận động dân chủ ở nước ngoài và đang bị truy nã ráo riết. Trường hợp Linh mục Phan Văn Lợi bị bao vây theo dõi, đe dọa rất ngặt nghèo, hoàn cảnh của tôi đang bị án quản chế 3 năm sau khi ra tù rất nghiệt ngã chẳng khác hoàn cảnh các vị trên. Song tôi tin rằng, dù khó khăn gian khổ đến mấy công việc điều hành 8406 vẫn sẽ được tiếp tục bởi những con người quả cảm gan dạ, đầy nhiệt huyết, và thông minh. Công việc đó sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi anh em yêu nước bên ngoài trong hoàn cảnh công nghệ thông tin, internet phát triển như vũ bão hiện nay, thì không bức màn sắt nào, không một mưu đồ đen tối nào, không sức mạnh bạo quyền nào có thể ngăn cản nổi. Tất cả những người yêu dân chủ tự do có thể tự hào khẳng định chắc chắn rằng : không sức mạnh nào có thể đập tan, không ai có thể vùi dập tan hoang Khối 8406 như mong muốn phản tiến bộ, phản cách mạng của họ, nó sẽ sống mãi với thời gian và đi đến tận cùng của chiến thắng.

5/ Xin ông cho biết ông đánh giá thế nào về quyết định ‘’tạm ngừng hoạt động vì chữ hiếu ” của ông Đỗ Nam Hải? Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời : Trước hết KS Đỗ Nam Hải là một trí thức yêu nứơc can đảm, có chí khí, sống có lý tưởng. Anh đã có nhiều bài viết, nhiều hoạt động cổ vũ cho các giá trị dân chủ tự do. Trong mấy năm qua, KS Đỗ Nam Hải đã không tiếc công sức của mình để đóng góp sức mình và sự nghiệp tranh đấu chung của dân tộc. Anh đã không chỉ có những bài viết lộ rõ quan điểm yêu nước, vì dân tộc một cách ôn hòa, công khai mà còn rất xông xáo, có nhiều

sáng kiến trên mặt trận đấu tranh khiến cho đảng, nhà nước, công an Việt Nam rất nhức nhối khó chịu. Những năm 2001 trở về trước khi chưa vào tù, thì tôi chỉ biết đến bút hiệu Phương Nam viết về Hồ Chí Minh và một số bài khác thỉnh thoảng xuất hiện trên Mạng internet. Đầu 2006, khi tôi ra tù dần dần tôi mới biết Đỗ Nam Hải cũng là Phương Nam và biết anh thêm qua nhiều bài viết rất giá trị. Trong lần gặp mặt đầu năm 2006 giữa chúng tôi cùng với anh Trần Khuê, tại Hà Nội để bàn bạc việc sáng lập ra Tuyên ngôn dân chủ tự do - 2006, sau này được gọi tắt là Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 8406, tôi được biết Đỗ Nam Hải nhiều hơn. Qua những lần gặp gỡ trực tiếp này tôi cảm mến anh hơn và thấy anh là một người đấu tranh có bản lĩnh có đầu óc tổ chức, có quy mô và bài bản. Anh đã tham gia ngay từ đầu sáng lập nên các Tổ chức tranh đấu như: Khối 8406, Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam.v..v... Trong suốt năm 2006 kỹ sư Đỗ Nam Hải đã nhiều lần bị công an Sài Gòn liên tục đàn áp, trù dập, tấn công hành hung, nhưng nhờ có khí phách ngoan cường anh đã không lùi bứơc và vượt lên tất cả mọi trở ngại. Quả thật những đóng góp của anh cho phong trào dân chủ chung là rất đáng kể. Anh là một trí thức có nhiệt huyết, có tấm lòng thực sự với đất nước, khát khao nước nhà sớm được tự do dân chủ, là một người sống có hoài bão, có toan tính lớn lao và trong sáng trong sự nghiệp đấu tranh chính trị của mình. Chính vì xác định được điều nguy hiểm và nghiêm trọng đó ở người trí thức trẻ này, nên phía ĐCSVN đã chỉ đạo công an, an ninh chính trị quyết định ra đòn hiểm độc nhằm vào cá nhân những người như anh. Đỉnh cao nhất là

ngày 16/3/2007 công an Việt Nam đã huy động một lực lượng lớn cả một bộ máy trấn áp gồm viện kiểm sát, an ninh chính trị, từ bộ công an, sở công an, quận công an ra đòn tấn công cuối cùng với anh. Đó là việc họ tuyên bố sẽ tiến hành thực thi lệnh bắt giám và truy tố ngay giống như trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế, các LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân ở Hà Nội, nếu như anh không cúi đầu nhận tội và xin tha thứ. Theo anh cho biết là tại quận công an Phú Nhuận, họ đã đưa cả gia đình gồm bố, các chị em gái và con gái anh để gây ảnh hưởng tác động trực tiếp vào cá nhân anh, mong muốn anh đầu hàng viết giấy ký nhận mọi tội lỗi, phủ nhận con đuờng đấu tranh của mình mấy năm qua là sai trái và tha thiết đề nghị đảng và nhà nước khoan hồng tha thứ cho những lỗi lầm của mình đã mắc phải. Trước hoàn cảnh nghiệt ngã phải chịu áp lực nặng nề như vậy từ phía chính quyền, phía gia đình và chính bản thân mình, Đỗ Nam Hải đã buộc phải lựa chọn con đường thứ hai để thoát hiểm. Ngay sau khi được trở về gia đình ngày 17/3/2007, anh đã phát biểu bạch hóa toàn bộ sự việc và mong dư luận cảm thông chia sẻ, thừa nhận tạm ngưng mọi hoạt động trong phong trào dân chủ của mình vì hiếu nghĩa với bố mẹ và gia đình !!! Qua sự việc này đã có nhiều ý kiến đánh giá rằng, đây là một sự đầu hàng của một nhà lãnh đạo Liên minh trứơc công an Việt Nam, đó là Nguyễn Phong thứ hai. Thậm chí có người cho rằng Đỗ Nam Hải còn tệ hại hơn, vì Nguyễn Phong chỉ đầu hàng khi bị bắt giam mấy ngày. Còn Đỗ Nam Hải mới chỉ bị khủng bố tinh thần, bị dọa nạt đã vội vã đầu hàng ngay chưa cần bị tống vào trại giam mà

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 14

Page 15:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

công an VN đã nhanh chóng đạt được mong muốn của họ. Có ý kiến lại cho rằng đó là sách lược, chiến thuật thông minh, là sự lựa chọn đúng đắn nhằm bảo toàn lực lượng cho cuộc đấu tranh còn lâu dài của anh. Có ý kiến khác nói là đó còn là sự hèn yếu của công an nhà nước CSVN, là tối kiến của họ khi không còn cách gì để khuất phục anh nữa....vv.... và vv... Riêng cá nhân tôi thì cho rằng đó cũng là sự lựa chọn, nhưng sự lựa chọn rất đáng tiếc bởi vì kỹ sư Đỗ Nam Hải là một nhà hoạt động tích cực, gan dạ, có tâm huyết, đựơc dư luận đồng bào cả trong và ngoài nứơc đặt nhiều hy vọng, anh em dân chủ tin tưởng, thương yêu, mọi người đặt nhiều kỳ vọng nơi anh. Trước sự kiện này, anh vẫn được xem là một trong những cánh chim đầu đàn của tuổi trẻ đại diện cho phong trào dân chủ ở phía Nam, nên lẽ ra anh là người phải vựơt qua tất cả, kể cả những thử thách cuối cùng và khắc nghiệt nhất. Đáng ra anh nên học tập và theo bước các tấm gương đấu tranh oanh liệt như các LM Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Chân Tín, hòa thượng Thích Quảng Độ, Nguyễn Vũ Bình, Thượng tọa Thích Thiện Minh, các mục sư Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Hồ Bích Khương, Vũ Thanh Phương, Võ Văn Nghệ, Lê Thị Kim Thu.... Chính những tấm gương dũng cảm, can đảm này đã làm cho chúng ta rất phấn chấn, có thêm nhiều lạc quan và đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào dân chủ. Nên trường hợp của KS Đỗ Nam Hải xảy ra vừa qua càng làm chúng ta thấy đáng tiếc cho riêng anh, cũng như cho phong trào dân chủ nói chung. Nhưng tôi tin rằng dù thế nào đi nữa, không một ai phủ nhận

đựơc thực tâm yêu nước, ước vọng thiết tha vì sự nghiệp dân chủ hóa nước nhà cháy bỏng trong con người anh. Còn tất cả chúng ta đang tranh đấu ai ai mà chẳng có gia đình, bố mẹ, vợ con, mỗi người đều có gia cảnh riêng. Mỗi chúng ta đều tâm niệm rằng : sống phải có nghĩa tình, phải hiếu thảo với bố mẹ, gia đình và người thân, tình cảm thiêng liêng đó có trong tất cả mọi người, vì trước hết chúng ta là Con Người sống có đạo lý. Nếu ai đó đã dám xả thân vì đất nước, vì dân tộc thì phải đặt Tổ quốc, Dân tộc lên trên hết, trước hết, và không gì cao quý hơn những giá trị, khái niệm thiêng liêng đó. Cho nên đã là những nhà hoạt động đấu tranh cho sự nghiệp lớn của dân tộc, là những tiếng nói của lương tâm thì phải hy sinh hết thảy, kể cả chính bản thân mình cho sự nghiệp và lý tưởng lớn lao mà mình hằng theo đuổi. Vì thế tấm gương những nhân vật vĩ đại đó đáng đựơc lịch sử vinh danh mãi mãi. Những người đó đang sống cùng thời đại chúng ta đã đứng đầu những phong trào đối kháng lật nhào chế độ độc tài chuyên chế phản động để mở đường cho quê hương, đất nước của họ có dân chủ tự do, để nhân dân thoát khỏi nghèo đói, gông cùm xiềng xích tiêu biểu như : NelSon ManDeLa ở Nam Phi, VapLăc HaVen ở Tiệp Khắc, Lếch VaLenXa ở Ba Lan, AungSan SuKy ở Miến Điện....chính là những con người như vậy. Họ mới thật sự là những con người sẵn sàng ” Bước vào nhà tù nhỏ để cả dân tộc bước ra khỏi nhà tù lớn ”. Hầu như tất cả những con người quả cảm này trước khi bước lên vũ đài chính trị để dẫn dắt cả dân tộc họ bước vào kỷ nguyên dân chủ tự do, họ đều đã từng nếm trải hàng mấy thập kỷ hoặc nhiều

năm trong lao tù đầy đọa của các chế độ phản động, phản cách mạng , phản dân hại nước cũ trước đó đã cai trị dân tộc mình. Ngay chính những người cộng sản cũng có những tấm gương như thế, từ Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Tố Hữu, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt... vv ... Họ cũng là những con người dám quên mình vì nghĩa lớn, vì lý tưởng. Nhưng đáng tiếc là lý tưởng cộng sản và học thuyết Mác-Lê Nin mà họ cuồng tín lựa chọn và quyết tâm đem áp đặt lên đất nước này đã quá nhiều sai lầm, tệ hại chỉ đem nhiều đau thương, khốn cùng và tội ác cho cả dân tộc ta mà thôi !!! Nếu ai đó muốn thành đạt được sự nghiệp lớn thì không thể tránh khỏi phải nỗ lực, dốc hết sức mình phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp đó. Sẽ không bao giờ có con đường nhung lụa êm ái, hay đầy hoa thơm, cỏ ngọt để dẫn tới đỉnh cao vinh quang.

6/ Liệu có gì trở ngại không nếu một ngày gần đây, ông Đỗ Nam Hải lại quay trở lại hoạt động? Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời : Những trường hợp như anh Nguyễn Phong , Nguyễn Bình Thành, Đỗ Nam Hải, Hoàng Thị Anh Đào,Lê Thị Lệ Hằng.... Tôi hy vọng và tin tưởng rằng trong trái tim họ không bao giờ tắt đi ngọn lửa yêu nước và nhiệt tâm tha thiết với sự nghiệp đấu tranh đòi dân chủ hóa nước nhà. Khi điều kiện có nhiều thuận lợi và hoàn cảnh cho phép chắc chắn họ sẽ vẫn lựa chọn con đường đầy hiểm nguy và chông gai để góp sức mình vào phong trào đấu tranh chung. Đất nước, dân tộc và phong trào tranh

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 15

Page 16:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

đấu dân chủ của chúng ta vẫn cần rất nhiều những người như thế và luôn luôn mong muốn các anh chị đó, cùng nhiều người khác tiếp tục xông vào mặt trận gian khổ, nhưng đầy vinh quang này để đưa phong trào tiến lên phía trước và biến khát vọng tự do của cả dân tộc ta sớm trở thành hiện thực. Tôi nghĩ rằng không có gì trở ngại khi các anh chị này quay trở lại Phong trào. Vì chúng ta cần nhìn về một hướng đó là lợi ích đại cuộc, là mục tiêu dân chủ hóa toàn diện đất nước ta. Chúng ta cảm thông và chia sẻ cho tất cả anh chị em tuy họ có nhiệt tình, nhiệt huyết tranh đấu nhưng chưa hề được trải nghiệm nhiều thực tế gian khổ như những anh em khác. Họ là những trí thức, những công dân đang sống dưới mái ấm gia đình chưa hình dung ra những thử thách ngặt nghèo trong môi trường thực tế, chưa có cơ hội rèn luyện khí phách, nhất là bị đầy đọa chốn lao tù khổ ải. Qua các trường hợp này tôi cảm nhận rằng, phần lớn anh em còn xốc nổi, nôn nóng mong muốn sự nghiệp tranh đấu chính nghĩa này của cả dân tộc ta mau chóng thành công. Nhưng trên thực tế thì, con đường tranh đấu đòi dân chủ để đi đến thắng lợi hoàn toàn còn rất nhiều chông gai, thử thách và gian nguy. Nên không ai đựơc quyền ảo tưởng hay lạc quan thiếu căn cứ rằng, cuộc đấu tranh này sẽ giành được thắng lợi trong ngày một ngày hai, trong một sớm một chiều, trong một, hai năm tới. Dù rằng ai ai cũng biết và có thể tiên đoán cuộc đấu tranh giành dân chủ, tự do của nhân dân ta là hoàn toàn sáng ngơì chính nghĩa được cả nhân loại tiến bộ ủng hộ, là phù hợp với trào lưu văn minh tiến hóa, và tiến bộ của thời đại, cũng như cao trào dân chủ tự do sẽ tất thắng không chỉ ở trên Tổ quốc

ta mà sẽ tất thắng trên toàn thế giới. Mặt khác, trong khi đó thực tiễn hiện nay chúng ta phải đối mặt, đương đầu với một lực lượng trấn áp hùng hậu có bề dầy kinh nghiệm khủng bố và thành tích đàn áp nhân dân trong nhiều thập kỷ qua. Họ nắm trong tay đủ các phương tiện kỹ thuật, mọi cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tiền bạc, bộ máy tuyên truyền và toàn bộ hệ thống sức mạnh chuyên chế này sẵn sàng ra tay bất cứ lúc nào cũng như bất chấp tất cả. Nhưng tất cả nguồn lực đen tối này sẽ bị vô hiệu hóa, không còn sức mạnh để trấn áp những người thực sự yêu nước, không có tham vọng cho cá nhân, không có ý đồ chính trị thiếu lành mạnh .... Và chỉ biết đặt lợi ích đất nước, dân tộc, sự nghiệp đòi dân chủ tự do lên trên hết, trước hết, không sợ hy sinh gian khổ, không chùn bước trước đàn áp, khủng bố, thì đó sẽ là sức mạnh vô biên truyền tiếp cho các chiến sỹ dân chủ, hòa bình trong mọi hoàn cảnh của cuộc tranh đấu cam go ngày nay. Khi có được sức mạnh to lớn này trong mỗi bản thân sẽ giúp đưa chúng ta vượt qua mọi hiểm nghèo, gian khó và góp phần đưa công cuộc đấu tranh mau chóng đến thắng lợi cuối cùng.

7/ Cá nhân ông chắc cũng đã từng bị sức ép từ phía gia đình, người thân, ông đã giải quyết việc này ra sao? Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời : Cá nhân tôi cũng chịu những áp lực rất nặng nề từ gia đình người thân. Đặc biệt như mẹ tôi đã cao tuổi năm nay cụ đã 82 tuổi mang nhiều trọng bệnh trong người như huyết áp cao, thừơng xuyên bị đột quỵ, có biểu hiện bệnh về tim mạch, cụ đi lại nhiều khó khăn phải chống gậy và bám

víu vào tường, cụ phải đi bệnh viện cấp cứu liên tục. Mẹ tôi là người phụ nữ vốn hay buồn và lo nghĩ rất nhiều, lo nghĩ cho tôi luôn cho rằng tôi sẽ bị bắt giam, bỏ tù trở lại bất cứ khi nào, do những phát biểu chính kiến của mình. Và cụ còn lo rằng nếu lần thứ 2 tôi phải vào tù, thì án phạt lần này sẽ nặng hơn lần trước nhiều khó có thể sống sót để chứng kiến thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp cách mạng, cũng như không còn dịp để đền ơn, báo hiếu công cha nghĩa mẹ đã sinh thành, dưỡng dục mình nữa. Tôi cũng cần nói thêm về người cha kính yêu của tôi, khi tôi bị bắt và bị giam cầm thì cha tôi tuổi cao đã ngoài 80, sức khỏe rất yếu. Tôi bị biệt giam mới được 8 tháng, cha tôi vì đau buồn suy nghĩ thương tôi mà qua đời, lúc này tôi không được về ở bên chăm sóc cha mình và tiễn đưa người về nơi an nghỉ cuối cùng. Cũng giống như trường hợp Phạm Hồng Sơn, anh cũng không được về gặp cha mình lần cuối cùng dù ngày anh được ra tù đoàn tụ gia đình chỉ cách mấy hôm. Ngoài ra còn rất nhiều anh chị em khác trong phong trào dân chủ hiện nay trong nước đều có bố mẹ đã quá già yếu, nhiều bệnh tật như các trường hợp: Vũ Thanh Phương, Dương Thị Xuân, Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh, Phạm Văn Trội..... Vậy tôi xin đặt câu hỏi lại cho các quý vị, những người như chúng tôi chắc không cần giữ Hiếu với cha mẹ mình hay sao ? Hay là chỉ có các quý vị mới biết giữ chữ Hiếu với cha mẹ của mình vậy ? Bên cạnh đó các chị, các em, các em dâu, các anh rể tôi cũng như toàn thể bà con họ mạc lo lắng không kém. Tất cả họ đã khóc rất nhiều nước mắt vì tôi, lo lắng cho tôi. Tôi không muốn nói chuyện này một cách công khai từ trước

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 16

Page 17:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

tới nay vì đó là một việc riêng, tế nhị nên cần giữ kín. Tôi nghĩ cảnh ngộ đó là của tất cả những anh, chị, em đã dấn bước vào phong trào tranh đấu, mọi người cũng đều phải chịu các áp lực này mà không có ai là ngoại lệ. Nhưng riêng tôi từ trước đến nay là người kiên định rõ ràng con đường mình đã lựa chọn, có tính quyết đoán, có lập trường, lý tưởng vững vàng, tin tưởng sâu sắc vào sự nghiệp tranh đấu của dân tộc nhất định sẽ thành công nên đã vượt qua tất cả mọi chông gai, kể cả chốn ngục tù đầy đọa như những năm vừa qua. Do vậy Mẹ tôi và các anh chị em trong gia đình đều đã phải tôn trọng quyết định của tôi, cho dù đó là một sự lựa chọn đầy khó khăn và nguy hiểm. Lẽ dĩ nhiên mọi người thân trong nhà đều hiểu, rằng những hoạt động của tôi là yêu nước, là vì mong muốn đất nước mau sớm có tự do dân chủ, các quyền con người được tôn trọng và thực thi, nhân dân và cả xã hội sớm chấm dứt cảnh sống lầm than, lam lũ, đói nghèo, nhân phẩm, danh dự được tôn vinh..... Trên bước đường tranh đấu dân chủ nhiều gian nan, nguy hiểm này, tôi mong tất cả mọi người đã dấn thân vào hàng ngũ tranh đấu cần nhận thức những khó khăn trở ngại nói chung, và của mỗi hoàn cảnh cụ thể trong từng gia đình để từ đó giải quyết được vấn đề nội bộ của mình một cách êm thấm, suôn sẻ, sao cho ”tình nhà, nợ nước ” thật hợp lý, nghiã tình vẹn toàn.

8/ Xin hỏi ông câu cuối cùng, ông có bình luận gì về việc tòa án nhà nước CSVN đã kết tội Linh mục Nguyễn Văn Lý và các đồng sự trong phiên tòa xét xử ngày 30-3-2007 vừa qua?

Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời : Vụ xét xử Linh mục Nguyễn Văn Lý và các đồng sự trong phiên tòa mở ngày 30-3-2007 vừa qua tại thành phố Huế, là một minh chứng hùng hồn, rõ ràng nhất cho cái được gọi là phiên tòa ”công khai, minh bạch, đúng pháp luật” của nhà nước pháp quyền XHCN VN !!! Thực tế và sự thật những gì diễn ra trong suốt phiên tòa dư luận bên ngoài tuy không được biết tường tận, cụ thể, chi tiết. Nhưng chúng ta chỉ cần được xem qua đoạn phim rất ngắn và một vài bức hình của các hãng thông tấn quốc tế đã đưa hình ảnh Linh mục Nguyễn Văn Lý tay bị còng khóa chặt, mồm miệng bị nhân viên công an nhà nước bịt kín không cho ông tự bào chữa được phổ biến trên Mạng toàn cầu và tràn ngập các phương tiện truyền thông khác trên khắp thế giới trong những ngày vừa rồi. Qua đó mọi người đã thấy rõ sự thật gian dối, man rợ và giả hiệu của hệ thống tư pháp XHCN hiện nay ở Việt nam như thế nào. Vụ án ‘’xét xử ‘’này đã khép lại, Lm Nguyễn Văn Lý và các đồng sự đã bị tòa án nhà nước CSVN phạt những mức án khác nhau : 3 người đàn ông bị phạt án tù giam, 2 phụ nữ bị án treo được trở về nhà nhưng tiếp tục bị công an theo dõi ngặt nghèo. Phiên tòa lần này khác với hàng loạt vụ án chính trị trước đây là, tuy nhà nước VNCS đã huy động hàng trăm công an, an ninh mật vụ đông đảo bao vây, cô lập nơi xét xử để cố tình bưng bít sự thật không bị phơi bày, nhưng nay họ cũng đã phải chấp nhận cho hàng chục phóng viên trong nước và quốc tế và nhiều nhà ngoại giao ở Hà nội quan tâm đến vụ án được ngồi dự ở phòng bên cạnh theo dõi qua màn

hình. Đặc biệt họ đã dành cho các nhà báo ít phút vào phòng xử án để quay phim chụp ảnh trong lúc khai mạc và khi phiên tòa bế mạc. Nên tuy bị nhà nước bưng bít thông tin tối đa, các hình ảnh diễn ra trong phiên tòa vẫn lọt được ra ngoài. Đoạn phim về hình ảnh Lm Nguyễn Văn Lý đang tư thế ngồi bị 2 công an xốc nách lôi xềnh xệch ra trước vành móng ngựa, cũng như hình ảnh Lm Nguyễn Văn Lý mấy lần đang hô vang lời phản đối ĐCSVN và tòa án chế độ bị 1 công an chỉ có nhiệm vụ được giao bịt miệng ngay lập tức vị tù nhân Linh mục này đã gây xúc động, bàng hoàng và phẫn nộ cho toàn thể dư luận loài người có lương tri trên khắp năm Châu.... Qua sự kiện chấn động này làm chúng ta càng khẳng định rằng, đây không phải là một vụ xử án theo đúng luật pháp, ngay cả theo luật lệ của ĐCS hay luật pháp nhà nước VN XHCN đang có hiệu lực!!! Mà thực tế đây là một vụ đàn áp con người, khủng bố công dân, chà đạp Nhân quyền man rợ bằng bạo lực thông qua các công cụ chuyên chính là tòa án, viện kiểm sát và bộ máy công an, cảnh sát....của một nhà nước độc tài phi nhân tính. Xem ra vụ xét xử này làm chúng ta liên tưởng và nhớ tới hàng loạt các vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất cách đây hơn nửa thế kỷ ở miền Bắc VN, hay nó cũng giống như các vụ đấu tố rùng rợn trong ‘’cách mạng văn hóa ’’ của họ Mao ở Trung quốc trong những năm 1965-1975 như được hiện về từ quá khứ xa xăm.... Lịch sử trên thế giới đã cho chúng ta chứng kiến nhiều chế độ độc tài chuyên chế, phản động, phát xít và quân phiệt, chúng đã mở các phiên tòa xét xử những con nguời dũng cảm dám đấu tranh chống lại bất công của các chế độ

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 17

Page 18:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

chính trị. Nhưng chúng ta chưa thấy một chế độ nào như vậy lại có cách hành xử của tòa án lại man rợ, thô bạo, tàn nhẫn như phiên tòa 30-3-2007 ở Huế khi công diễn vụ xét xử Lm Nguyễn Văn Lý và các đồng sự như vừa qua. Chúng ta còn nhớ trong năm 30-40 của thế kỷ trước, tòa án của chế độ phát xít Đức của Hít Le khi đưa lãnh tụ CS của Bun ga ri và quốc tế CS là Đimitơrôp ra xét xử khi ông là nghi can trong vụ đốt tòa nhà Quốc hội Đức thời đó. Tuy là phiên tòa của nước Đức phát xít, nhưng ông vẫn được tự biện minh bảo vệ mình và chế độ Đức quốc xã của Hít le tàn ác như vậy mà vẫn cho luật sư hỗ trợ bào chữa cho ông và kết quả tòa án nhà nước Đức quốc xã đã tôn trọng lẽ phải, công lý và sự thật nên đã tuyên án ông vô can rồi trả tự do cho nhà hoạt động CS này.... Một trường hợp nữa cách đây hơn nửa thế kỷ, là lãnh tụ CS Phiđen Caxtrô ở đảo quốc Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài đương quyền thời đó bị bắt giam, khi bị nhà nước độc tài Batsita đem xét xử, thì ông cũng được tự bào chữa, biện minh cho mình là vô tội hàng mấy giờ liền không hề bị ngăn cản với câu nói nổi tiếng : ‘’Lịch sử sẽ xóa án cho tôi” !?. Tất nhiên là, những gì đã diễn ra trên hòn đảo Ngục tù này gần nửa thế kỷ qua kể từ khi ông dựng lên chế độ độc tài CS đã không thể xóa án được cho ông như mong muốn của nhà độc tài CS duy nhất còn sót lại bên kia Tây bán cầu. Mà trái lại dân tộc Cu Ba còn phải kết thêm nhiều bản án cho con người gian trá, tham tàn và quỷ quyệt này. Vì chính ông đã phản bội lại nhân dân, phản bội cuộc cách mạng năm xưa và đã gây ra cho nhân dân quốc đảo này quá nhiều tội ác, đau khổ, lầm than...

Ở Việt Nam cách đây 75 năm cũng có trường hợp người thanh niên Nguyễn Tất Thành sau này là ông Hồ Chí Minh do những hoạt động cộng sản bị bắt giam những năm 1931-1932, rồi bị đưa ra tòa án của chế độ thực dân Anh ở Hương Cảng xét xử. Tại tòa án ông cũng được thả sức biện minh cho mình về những hoạt động chính trị vì chủ nghĩa cộng sản và chống thực dân Pháp để minh chứng sự vô tội của mình. Đáng chú ý nhất là vụ án này cũng nhờ có luật sư Lôdơbai người Anh bào chữa trong nhiều tháng cộng với hệ thống pháp luật của nhà nước thực dân Anh công minh và tôn trọng công lý, nên ông đã được tha bổng và tránh bị giải giao về Đông Dương nơi bản án của nhà nước phong kiến, thực dân Pháp đã có sẵn bản án tử hình chờ đợi. Sau này vào năm 1961, trên cương vị chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa và đứng đầu đảng Lao động VN ( tức ĐCSVN ngày nay), ông Hồ Chí Minh còn trân trọng mời cả gia đình người luật sư giàu lòng nhân ái, đồng thời cũng là vị ân nhân của mình sang Hà nội để ông được tạ ơn Người đã cứu mạng sống cho mình hơn 30 năm về trước !!! Nhưng thật xót xa và mỉa mai thay, giờ đây chính cái tòa án nhà nước của chế độ do ông sáng lập ra lại đi ngược hoàn toàn với tiến bộ, văn minh và công lý của loài người mà ông Hồ Chí Minh đã được hưởng từ hơn ¾ thể kỷ về trước. Điều đặc biệt vụ án kỳ quái này lại được phơi diễn ra ngay giữa thời đại văn minh tin học, kỹ thuật khoa học, công nghệ, internet phát triển rực rỡ trên như hiện nay, nhất là toàn thế giới đang tích cực hợp tác để phát triển, bắt tay nhau cùng chung sống hòa bình, trong tình nhân ái, đoàn kết và lấy những giá trị nhân quyền, dân chủ tự do, công

bằng làm thước đo văn minh làm nguyên tắc văn hóa cao nhất. Và chúng ta cũng không thể ngờ có một thể chế mang danh ‘’xã hội chủ nghĩa đầy ưu việt và tiên tiến’’, một ‘’nhà nước bản xứ” xét xử những ‘’công dân bản xứ” của mình lại man rợ, thô bạo hơn tất cả chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc, độc tài phát xít trước đây. Một phiên tòa mà người ‘’được gọi ‘’ là bị cáo không hề được tự bào chữa, hay biện minh cho mình, không hề có luật sư bảo vệ, không hề có mặt thân nhân bị cáo, không hề có nhân chứng, không hề được nhận, giữ các lệnh khám xét, bắt giam, kết luận điều tra, cáo trạng và kể cả bản án kết tội mình, không được biết nhà tù nơi mình sẽ bị thụ án.... Còn tất cả những cái mà bị gọi là tang vật của vụ án thì lại là những sản phẩm của nền văn minh tin học, kỹ thuật số là máy vi tính, điện thoại di động, máy in, simcard điện thoại và các tài liệu là những báo chí, bài viết, hình ảnh cổ vũ cho các giá trị tự do, nhân quyền, dân chủ, công bằng xã hội và tự do tôn giáo. Cùng với đó là tất cả những người được mời dự phiên tòa chỉ bao gồm là những sĩ quan an ninh, công an có chức quyền và các cán bộ của ĐCS của nhà nước. Nên ngay giữa một thời đại như hôm nay khi thông tin không thể còn bị bưng bít như mấy chục năm trước, khi phần lớn nhân loại trên địa cầu đã được sống trong kỷ nguyên văn minh chính trị là nền dân chủ tự do, các giá trị nhân quyền được tôn trọng, cả loài người được hưởng mọi thành quả của tiến bộ khoa học kỹ thuật, cả nhân loại sống chung như một ngôi làng và không còn biên giới quốc gia...Thế mà vụ án đàn áp chính trị và các Quyền Con người rất điển hình như ngày phiên tòa ngày 30/3/2007 vẫn diễn ra như trên là

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 18

Page 19:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

một điều mà dư luận tiến bộ không chấp nhận được và phải cực lực lên án. Điều cần nói nữa là tất cả 4 đồng sự của Lm Nguyễn Văn Lý tại ngay tòa án chế độ họ đã đồng loạt phản cung tố cáo bộ máy công an VN bắt giam rồi bức cung trái pháp luật trong những ngày mở màn chiến dịch tấn công đảng Thăng Tiến VN dịp Tết Đinh Hợi vừa qua. Họ còn công bố bản viết tay tái khẳng định lập trường đấu tranh chính trị của mình rộng rãi trên Mạng trước khi phiên tòa khai diễn. Chính vì những động thái như vậy nên cả 2 nhân vật chủ chốt của Đảng này ở Huế đã bị tù giam. Mặc dù trong những ngày trước khi đem họ ra xét xử, phía công an tỉnh Thừa Thiên- Huế đã ra sức thuyết phục nên quy phục trước tòa án để nhà nước khoan hồng và dành cho một bản án nhẹ nhất theo sắp đặt từ trước của họ. Sau cùng, tôi cho rằng vụ án đấu tranh đòi tự do chính trị do Linh mục Nguyễn Văn Lý đứng đầu, nếu như trước đây chỉ mấy năm thôi, nhà nước và ĐCSVN

hoàn toàn có thể vu cáo, gán buộc cho ông và các cộng sự trong đảng Thăng Tiến và Liên đảng Lạc Hồng cũng như cả khối 8406....với tội danh ‘’ Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân ‘’ với những hình phạt rất nặng nề. Thì nay họ chỉ gán ghép cho ông và tất cả 1 loại tội danh khác tỏ ra ‘’nương nhẹ hơn’’. Điều này cũng đủ cho dư luận thấy rõ họ đã tự ý thức được rằng thời đại bám giữ quyền lực độc đoán, đầy tội lỗi của mình rồi sẽ sắp sang trang, thời gian và lịch sử đã không còn đứng về phía họ nữa, và họ cũng không muốn là những bị cáo trong các phiên tòa lịch sử sẽ đến trong tương lai không còn mấy xa xôi nữa.... Trước sự đàn áp phong trào dân chủ của ĐCS và nhà nước VN vừa qua, tất cả những người đấu tranh dân chủ phải tiếp tục vững bước hơn nữa để cho nền tự do dân chủ mau sớm được thiết lập trên đất nước ta. Để sao cho không còn những phiên tòa ô nhục như đã xét xử Lm Nguyễn Văn Lý và các đồng sự trong ngày 30-3-2007, cũng như các phiên tòa Ls Lê Thị

Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, anh Hồng Trung... sắp tới được tái diễn nữa.

Xin cám ơn ông đã dành cho DCVOnline cuộc trả lời phỏng vấn này

Ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời: Cuối cùng, nhân dịp đầu năm mới 2007, tôi xin chúc ban biên tập báo điện tử Đàn Chim Việt, một trang website lớn và có uy tín của hệ thống báo chí trên Mạng toàn cầu giành được nhiều thành công trong công tác của mình. Chúc các bạn luôn luôn có những bài vở, tài liệu hấp dẫn, trung thực, độc đáo đóng góp vào sự nghiệp cao cả đấu tranh cho công cuộc đòi dân chủ tự do và canh tân của Tổ quốc Việt nam chúng ta sớm thắng lợi hoàn toàn. Chân trọng cám ơn các bạn đã dành cho tôi thời gian và cơ hội được phát biểu trên diễn đàn này. Xin tạm biệt các quý vị đã đọc, lắng nghe và hẹn gặp lại.

Hà Nội ngày những ngày cuối tháng 3 / 2007

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 19

Ông Võ văn Kiệt nói:“ … Tôi đặt ra vấn đề và cũng viết trong một số bài. Cái này phải nói rằng cũng có sự méo mó của phía những người cộng sản. Tức là coi như cộng sản là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nhưng những người yêu nước khác không phải là cộng sản, không phải là chủ nghĩa xã hội thì gần như coi người ta không yêu nước đủ như mình. Cũng có một số người có quan điểm như thế. Cái đó hoàn toàn không đúng …”Có thật vậy không?

Page 20:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

GỞI LÃNH ĐẠO CSVNThứ Ba, ngày 17 tháng 4 năm 2007

Kính gửi ngài Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước CHXHCN Việt nam,Kính gửi ngài Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch quốc hội nước CHXHCN Việt nam,Kính gửi ngài Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng nước CHXHCN Việt nam Cách đây một năm chúng tôi vui mừng chào đón sự xuất hiện của Tuyên Ngôn 2006 (tên đầy đủ là Tuyên Ngôn Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam 2006). Tuyên Ngôn 2006 noi theo đường hướng của Hiến Chương 77 như là phương thức bất bạo động và dân chủ để bày tỏ quan điểm phê phán đối với tình hình đất nước.Tương tự như trường hợp Hiến Chương 77, những người ký tên vào bản Tuyên Ngôn 2006 bao gồm các công dân Việt Nam thuộc những thiên hướng chính trị cũng như tư tưởng khác nhau và nghề nghiệp khác nhau. Đáng tiếc chính quyền Việt Nam đã tiến hành đàn áp những người đại diện của phong trào này. Cuối tháng 3 đã diễn ra phiên toà xét xử ông Nguyễn Văn Lý, một trong những phát ngôn viên chính của Tuyên Ngôn 2006, ông đã bị kết án 8 năm tù và 5 năm quản chế. Ngoài ông Lý còn 4 thành viên khác của phong trào cũng bị kết án (Nguyễn Phong 6 năm tù, Nguyễn Bình Thành 5 năm tù, hai phụ nữ Hoàng Thị Anh Đào và Lê Thị Hằng mỗi người 1,5 năm án treo), và hơn thế nữa một loạt nhân vật khác đã bị bắt giam, kể cả hai người đoạt giải thưỏng Hellman-Hammet năm 2007 do quĩ Human Rights Watch trao tặng.Ông Nguyễn Văn Lý là linh mục thiên chúa giáo, trong quá khứ ông bị chính quyền Việt Nam nhiều lần truy bức và đã ở tù tổng cộng 14 năm. Những người bị kết án còn lại đều là người đã ký tên vào bản

Tuyên Ngôn 2006 và là đảng viên đảng Thăng Tiến, thành lập năm 2006 với Nguyễn Phong là chủ tịch đảng.Chúng tôi rất bất bình trước việc làm phi dân chủ này, điều mà chúng tôi coi như sự vi phạm thô bạo các quyền công dân. Chúng tôi bày tỏ tình đoàn kết với những người bị kết án và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho những người đã bị kết án và những người đang bị giam cầm. Đã ký tên (sắp xếp theo abc):Rudolf Battěk, Jan Bednář, Jiří Bednář, Zbyněk Benýšek, Luisa Geisslerová, Jiří Gruntorád, Tomáš Haleš, Václav Havel, Dana Němcová, Martin Palouš, Tomáš Pěkný, Stanislav Pitaš, Kamila Bendová, Jarmila Bělíková, John Bok, Jiří Boreš, Vladimír Bosák, Tereza Boučková, Vratislav Brabenec, Miroslav (Kamil) Černý, Libuše Čeřovská, Zbyněk Čeřovský, Jiří Dienstbier, Viktor Dobal, Blanka Dobešová, Jindřich Dohnal, Ivan Dubský, Jan Zeno Dus, Přemysl Fialka, Jiří Fiedor, Karel Freund, Zina Freundová, Alena Hromádková, Jaroslav Hutka, Heřman Chromý, Eva Joachimová, Jaroslav Javorský, Přemysl Janýr, Ivan Jirous,Juliana Jirousová, Helena Klímová, Alfréd Kocáb, Michael Konůpek, Vavřinec Korčiš, Josef Kordík, Jiří Kostúr, Václav Malý, Lenka Marečková-Hoffmanová, Ivan Mašek, Ivo Mludek, Miroslav Mráček, Vladimír Muzička, Jiří Müller, Petr Pithart, Tomáš Pštross, Věřa Roubalová, Jan Ruml, Vojtěch Sedláček, Jan Schneider, Karol Sidon, Jan Sokol, Jan Šabata, Anna Šabatová, Jiřina Šiklová, Libuše Šilhánová, Petruška Šustrová, Jan Štern, Václav Trojan, Jan Trefulka, Petr Uhl, Jan Urban, Jiří Vančura

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 20

Page 21:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Chịu trách nhiệm - người canh giữ di sản của Hiến Chương 77 kýJiří Gruntorád 

o BS Phạm Hồng Sơn

ại thêm một Quốc hội dưới sự sắp xếp, chọn lựa kỹ càng của đảng cộng sản sắp được hình thành. Số

lượng đại biểu là đảng viên cộng sản sẽ không chiếm dưới 90%, trong đó sẽ có ít nhất 160 đại biểu tái cử (160 cũng là số lượng ủy viên trung ương đảng cộng sản hiện có). Trước bầu cử đã có vài niềm hy vọng cho một sự tiến bộ khiêm tốn nào đó khi có những thông tin mang tính mở rộng thực quyền cho Quốc hội, có một số thành viên Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt nam còn đề nghị phải tăng thêm tỷ lệ đại biểu ngoài đảng cộng sản, cùng với việc xuất hiện một số người trong và ngoài đảng cộng sản đã gây được cảm kích với dân chúng ra ứng cử độc lập đã làm cho không ít người phấn chấn. Nhưng cuối cùng những phát biểu chỉ là phát biểu, các đề nghị, ý kiến tâm huyết chỉ được phản hồi bằng sự im lặng, các ứng cử viên độc lập được trông đợi đều bị loại bỏ mỗi người một vẻ, ông “ Hội đồng” nổi tiếng vì chất vấn với đầy đủ “vật chứng” trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân thì tự rút lui với lý do “ tự thấy chưa đủ năng lực”, anh giáo nghèo không quản hiểm nguy để bảo vệ đạo đức nhà giáo thì bị chính các đồng nghiệp cúi đầu loại bỏ, vị thứ trưởng trăn trở với đất đai của dân chúng thì đành phải chấp nhận từ bỏ ứng cử theo sự phân công của đảng… Trong lúc đó vị đứng đầu đảng cộng sản báo chí đưa tin rầm rộ được dân chúng sở tại tín nhiệm

100% , bất chấp trong đảng của ông có một bộ phận “không nhỏ” sa vào tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân một cách nghiêm trọng. Với những dấu hiệu đó, Quốc hội tới vẫn sẽ tiếp tục là nơi thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng cộng sản, cho dù cũng sẽ có những phiên chất vấn “ thẳng thắn” nhưng chỉ dừng ở mức sắp lật ra cội nguồn, sẽ có nhiều bộ luật được thông qua nhưng hiệu quả thực hiện phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan cấp dưới, sẽ có nhiều dự luật đáp ứng đòi hỏi của xã hội được nằm chờ vì e ngại ý thức cộng đồng sẽ thoát khỏi sự kiềm chế của đảng, cũng vẫn sẽ có nhiều đại biểu không bao giờ phát biểu, nhiều đại biểu là thành viên chính phủ sẽ “dũng cảm” tiếp tục nhận khuyết điểm, Quốc hội vẫn sẽ không thể bãi nhiệm các “ công bộc” yếu kém, thiếu trách nhiệm khi chưa có ý kiến của đảng và Quốc hội vẫn tiếp tục phải mang bảng hiệu “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” !Với cách tạo tác và và vận hành của Quốc hội như thế, một đảng viên cộng sản đang bi quan nhất cho số phận của đảng cũng sẽ không ngần ngại khi khẳng định quyền lợi của đảng mình sẽ được cân nhắc hàng đầu trong các chương trình nghị sự sắp tới của Quốc hội và một người dân lạc quan nhất cho vận mệnh của đất nước cũng không dám nghĩ đến Quốc hội sắp tới đưa ra các quyết định có lợi cho đất nước vượt trên

sự sinh tồn của đảng cộng sản. Sẽ có người biện hộ cho rằng khả năng Quốc hội sẽ chỉ đưa ra các quyết định vừa có lợi cho đảng vừa có lợi cho đất nước hoặc có lợi cho đất nước nhưng không làm tổn hại đến quyền lợi của đảng. Nhưng nhu cầu, lợi ích của đất nước luôn bao trùm và vượt qua quyền lợi riêng tư của bất kỳ cá nhân, đảng phái, vậy, với Quốc hội đó, làm sao đảm bảo đất nước sẽ không phải nhận phần hy sinh khi đảng cộng sản cần sự sinh tồn. Tuy nhiên, những trường hợp quyền lợi của đất nước phải hy sinh cho lợi ích của đảng sẽ là điều “ tối mật” đối với dân chúng. Song, đảng cộng sản luôn khẳng định “ Ngoài lợi ích của nhân dân đảng không còn lợi ích nào khác”. Với giả định đó là phát biểu thực tâm của những người lãnh đạo đảng cộng sản thì người dân không thể hiểu nổi tại sao đảng cộng sản lại cứ quyết tâm duy trì cái cách tạo ra Quốc hội có hại cho đất nước như thế. Dù giả thiết này đúng hay sai, đều chứng tỏ một đảng như thế không xứng đáng để nắm quyền lãnh đạo đất nước, đúng như những gì hiện nay đảng cộng sản đang nói là phải để người có tâm có tầm ( có đức, có tài) lãnh đạo đất nước. Đã không thực tâm thì làm gì có tâm hay đức hoặc đã không nhận ra sự tai hại của một mô hình thì làm sao có thể có tầm hay tài. Còn lý luận là đảng cộng sản đã phải hy sinh nhiều trong các cuộc chiến trước đây nên xứng đáng để tiếp tục lãnh đạo đất

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 21

Page 22:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

nước thì có khác gì đảng cộng sản đã coi thường sự hy sinh của hàng triệu đồng bào ngoài đảng và đảng cộng sản đã phủ nhận lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước từ bao đời “ …Đinh, Lê, Lý, Trần,…” và nếu thế sao đảng cộng sản không trao lại quyền lực cho hậu duệ, con cháu của các dòng họ vua chúa trước đây.Việc tung tin cho rằng đa nguyên, đa đảng sẽ làm rối loạn xã hội cũng chỉ là cái cớ để lảng tránh, trì hoãn việc cạnh tranh chính trị, tung hỏa mù dư luận và trù dập những quan điểm có lợi cho đất nước nhưng ảnh hưởng tới đặc quyền đặc lợi của giới lãnh đạo đảng cộng sản. Đa nguyên và cạnh tranh là hai đặc tính cơ bản giúp cho thế giới tồn tại và phát triển, hai đặc tính đó luôn cần thiết tiên quyết cho mọi lĩnh vực muốn có phát triển vững bền. Một thực tế hiển nhiên là không có một nước phát triển hay một quốc gia thịnh vượng nào có thể chế chính trị một đảng hay đi theo “ xã hội chủ nghĩa”. Ngay văn kiện Đại hội X vừa qua đảng cộng sản cũng phải thừa nhận “ chậm làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, vậy tại sao chưa sáng tỏ lại không để xã hội được thảo luận, trao đổi công khai để làm sáng tỏ mà lại phủ nhận, trù dập các quan điểm, lý luận khác biệt, triệt hạ ngay cả đối với các đảng viên đồng sự của mình. Một hệ thống chính trị đã mang trong nó sự mâu thuẫn, ngụy biện và bất công thì những lời hứa của nó về đẩy lùi và xóa bỏ bất công, suy đồi trong xã hội cũng kỳ cục như ước muốn tự nắm tóc mình nhấc qua khe núi.Vua quan triều Nguyễn gần như suốt đời chỉ quanh quẩn ở kinh thành Huế đã bị lịch sử phán xét là ấu trĩ, có tội với dân tộc khi không

tin có “chiếc đèn treo ngược” để mở cửa canh tân đất nước. Vậy các vị lãnh đạo của đảng cộng sản hiện nay sẽ nghĩ gì về phán xét của lịch sử khi sống trong thời đại mà các rào cản thông tin, tri thức, kinh nghiệm của loài người đã bị “phẳng hóa” và các phi cơ chuyên biệt luôn sẵn sàng đưa các vị tới bất cứ đâu để chiêm ngưỡng, học hỏi nhưng các vị lại cho các ý kiến, các quan điểm khác với các vị là “ phản động”, “thù địch”, “chống phá” và cứ nhất quyết bắt dân tộc phải đi theo con đường vẫn chưa “ sáng tỏ”.Rõ ràng tiền đồ, vận mệnh của cả dân tộc đã và đang bị ràng buộc, kìm hãm bởi một thiểu số (đảng cộng sản hiện chỉ chiếm khoảng 4% trong đất nước 84 triệu người). Đó không phải là điều ngạc nhiên đối với một chính thể độc đảng nhưng là một trớ trêu đau đớn của dân tộc khi chế độ quân chủ đã được tuyên bố chấm dứt cách đây hơn 60 năm. Bất kể dưới góc độ nào, sự độc đoán quyền lực hiện nay của đảng cộng sản đã trở thành một ngáng trở rõ ràng trước nhu cầu phát triển của đất nước.Khi lợi ích của cả một dân tộc phải so kè với quyền lợi của một đảng đã nói lên lòng tự trọng của dân tộc bị tổn thương trầm trọng. Khi lòng tự trọng của dân tộc đã bị thương tổn, bất kể bởi kẻ ngoại bang hay nội bang, thì sức mạnh tự tôn của dân tộc sẽ trào dâng như một phản ứng tự vệ của cơ thể Dân tộc. Sức mạnh tự tôn đó chính là nguồn lực âm thầm hun đúc các trái tim yêu nước, thúc giục những tấm lòng trăn trở với đất nước ngày càng cương trực và dám hy sinh. Những trái tim yêu nước và những tấm lòng trăn trở đã và đang tiếp tục nảy nở ở mọi giai tầng của xã hội, ở khắp các thành phần của dân tộc không phân biệt đảng cộng

sản hay không đảng cộng sản. Một loạt các cá nhân yêu nước bộc trực bị bỏ tù với những cáo buộc ”chống đảng”, “làm lộ bí mật nhà nước”, “gián điệp”, “lợi dụng quyền dân chủ”, “phá hoại chính sách đại đoàn kết”, “tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN”…,cùng với các bày tỏ quan điểm “đa nguyên”, phản đối độc đảng một cách kín đáo, hàm súc của các vị Viện trưởng, Cố vấn chính phủ, Doanh nhân giàu có, Nhà khoa học uy tín, Nhà văn nổi tiếng… dường như đang hợp lại thành một lực lượng nhằm cứu nguy cho vận mệnh Dân tộc.Sức mạnh tri thức của thời đại số hóa và truyền thông không dây đang mở dần các cánh cửa tâm hồn đã bị bao bọc, đang dần thắp lại những ngọn lửa trí tuệ đã bị che chắn bởi những bàn tay cố tình che mặt trời. Nội lực của đất nước đang được bổ trợ bởi hàng triệu trái tim nhiệt huyết và trí óc của đống bào Việt nam đang có mặt trên khắp hoàn cầu. Nhận thức của người dân đang dần nhận ra tiền đồ của bản thân và đất nước phải được ủy nhiệm cho một mô hình quản lý mà người dân sẽ lựa chọn “đày tớ” qua các cuộc thi tài rộng mở cho mọi con dân nước Việt, sẽ có toàn quyền bổ nhiệm hay phế truất bất kỳ kẻ “đày tớ” nào không hoàn thành nhiệm vụ. Nhận thức đã được khai mở và tiếp nối từ các bậc cha chú 80-90 tuổi đến các thế hệ con, cháu 18, 20. Từ những bức bối sơ khai “mất mùa thì tại thiên tai, được mùa thì tại thiên tài đảng ta” cho tới những “Đôi điều suy nghĩ”, rồi dứt khoát “Chia tay ý thức hệ” đến những “Dự án chính trị” , đề xuất “Con đường phục hưng”, “Tiền đồ đất nước”, “Suy tưởng”…, tiến đến những sơ khai, mầm mống đoàn thể, liên kết trong ngoài, những vận động quốc tế đa

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 22

Page 23:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

chiều, những bàn luận xuyên quốc gia về những nền tảng, giải pháp, chuẩn bị cho sự chuyển đổi thể chế một cách ôn hòa hiệu quả. Cho dù luôn phải đối mặt với những uy hiếp, trấn áp nhưng sức mạnh tự tôn dân tộc đang âm thầm lan tỏa, khích lệ người Việt ở khắp nơi và lôi cuốn lương tri con người khắp thế giới. Thời đại đang ủng hộ và là cơ hội hiếm quý cho sự tiến bộ của Dân tộc, cho sự hội nhập chân

thành của đất nước vào quĩ đạo trí tuệ của loài người, ở quĩ đạo đó những mục tiêu như WTO hay PNTR sẽ không còn là vấn đề, CPC sẽ trở nên xa lạ. Đất nước là của tất cả, Dân tộc là tất cả, sự chuyển đổi mô hình quản lý đất nước thành công ắt phải cần đến sự góp sức của tất cả con dân nước Việt, trong đó đảng cộng sản Việt nam và cả những thành viên trong “Quốc hội” hôm nay không thể

không đóng một vai trò quan yếu. Bánh xe lịch sử luôn tiến về phía trước không chờ đợi ai, không dung thứ sự níu kéo, kìm hãm. Dân tộc đang hướng theo thời đại, Tiền đồ đang ở trước mắt Dân tộc, tiếc thay, giữa đó vẫn chưa là khoảng trống.

Phạm Hồng Sơn

17/05/2007

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 23

Trong Số Này:Thư Của Ban Biên Tập ... Ban Biên Tập

Trang 01Về Việc Bầu Cử … Nhà văn Hoàng Tiến

Trang 02Bầu Cử Quốc Hội Việt Nam … Dương Thị Xuân

Trang 03Nguyễn Khắc Toàn Trả Lời Phỏng Vấn … ĐCV Online

Trang 06Gởi Lãnh Đạo Đảng CSVN … Nhóm Hiến Chương 77

Trang 20Quốc Hội, Đảng Và Dân Tộc … BS. Phạm Hồng Sơn

Trang 21Phỏng Vấn Võ Văn Kiệt … Xuân Hồng (BBC)

Trang 24Nhiều Điều Võ Văn Kiệt Nói… Âu Dương Thệ

Trang 32Ở Cuối Hai Con Đường … Phạm Tín An Ninh

Trang 35Điều 88 Bộ Luật Hình Sự … Đào Văn Thụy

Trang 41Thư Của BBT (Tiếp theo) … Ban Biên Tập

Trang 43Ngày Nào Gọi Là “Giải Phóng Miền Nam” … Vũ Thanh Phương

Trang 44

Ông Võ văn Kiệt nói:“ … Theo tôi thì tôi nghĩ rằng nên mở rộng đối thoại. Và tôi cũng có ý kiến chánh thức với những người lãnh đạo. Tất cả những chánh kiến khác nhau, khác nhau là chuyện thường, điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau, mà nói chuyện một cách sòng phẳng. Tức là phải nghe những lời phê phán, hay có thể nghe những quan điểm của người ta. Người ta có quyền trình bày những quan điểm của người ta, nhưng mình cũng có quyền phê phán lại những quan điểm ấy. Quá trình đối thoại là quá trình thuyết phục. Tôi cho là cần phải làm như vậy hơn là dùng biện pháp hành chính. Quan điểm của tôi là như thế, mà chắc chắn là sự đối thoại sòng phẳng, công bình thì tôi nghĩ rằng có thể có sự thuyết phục với nhau được…”Có thật vậy không?

Page 24:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

BBC Phỏng VấnCựu Thủ Tướng VÕ VĂN KIỆT

Toà soạn Tập san Tự Do Dân Chủ :Cựu Thủ Tưóng Võ Văn Kiệt vừa rồi có trả lời trên đài BBC, một đài phát thanh danh tiếng của Anh quốc về nhiều vấn đề liên hệ đến đất nước. Tập san Tự Do Dân Chủ đánh giá cao về bài phát biểu này, nhưng rất tiếc bài phỏng vấn chỉ có trên đài BBC và các trang web hải ngoại, tuyệt nhiên trên 600 tờ báo trong nước không hề nhắc đến. Chúng tôi cho đây là một sự bất công đối với nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt trừ trường hợp đây là điều có tính toán cuả đảng CSVN.Dù vì lý do gì, chúng tôi thách thức 600 tờ báo trong nước được gọi là “ tự do báo chí” hãy đăng lại bài phỏng vấn cuả thủ tướng Võ Văn Kiệt để lời phát biểu cuả Ông không liên hệ đến điều 88 bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam đối với những công dân trong nước hiện nay dám lưu trữ hay phát tán bài phát biểu cuả Ông.Bài phát biểu cuả nguyên Thủ Tướng Võ văn Kiệt được thực hiện tại văn phòng 2 cuả chánh phủ ( tại Sài gòn) và Ông Võ văn Kiệt xác quyết :(1)Tôi thường nói rằng con đường yêu nước, yêu dân tộc, đất nước mình bằng nhiều đường. Hàng trăm đường chớ không phải chỉ một. Nếu như ông cha mình là phong kiến, là vua chúa đánh ngoại xâm để bảo vệ đất nước của mình là cái gì ? Người ta hoàn toàn có thể không cộng sản,ông cha mình có cộng sản đâu, nhưng yêu nước chứ. . . .(2)Tôi đặt ra vấn đề và cũng viết trong một số bài. Cái này phải nói rằng cũng có sự méo mó của phía những người cộng sản. Tức là coi như cộng sản là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nhưng những người yêu nước khác không phải là cộng sản, không phải là chủ nghĩa xã hội thì gần như coi người ta không yêu nước đủ như mình. Cũng có một số người có quan điểm như thế. Cái đó hoàn toàn không đúng(3)Theo tôi thì tôi nghĩ rằng nên mở rộng đối thoại. Và tôi cũng có ý kiến chánh thức với những người lãnh đạo. Tất cả những chánh kiến khác nhau, khác nhau là chuyện thường, điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau, mà nói chuyện một cách sòng phẳng. Tức là phải nghe những lời phê phán, hay có thể nghe những quan điểm của người ta. Người ta có quyền trình bày những quan điểm của người ta, nhưng mình cũng có quyền phê phán lại những quan điểm ấy. Quá trình đối thoại là quá trình thuyết phục. Tôi cho là cần phải làm như vậy hơn là dùng biện pháp hành chính. Quan điểm của tôi là như thế, mà chắc chắn là sự đối thoại sòng phẳng, công bình thì tôi nghĩ rằng có thể có sự thuyết phục với nhau được.Cùng thời gian phát biểu cuả Ông Võ văn Kiệt, đảng CSVN đã đưa hàng chục người bất đồng chính kiến ra toà và bỏ tù họ như Linh mục Nguyễn văn Lý, Bác Sĩ Lê Nguyên Sang, Luật Sư Nguyễn Đắc Truyễn, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, công dân Hồ Thị Bích Khương …và biên tập viên Tự Do Dân Chủ luật sư Nguyễn văn Đài của chúng tôi chỉ vì họ yêu nước theo cách thức cuả họ.Ông Võ Văn Kiệt cũng xác nhận là trong giai đoạn 10 năm (1975-1986), đảng cộng sản VN đã đưa đất nước vào con đường bế tắc, tụt hậu thê thảm hơn, trách nhiệm đó là thuộc về ai, do ai ???

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 24

Page 25:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Kính thưa quý vị, BBC Việt ngữ hân hạnh được tiếp đón một người khách đặc biệt, ông Võ Văn Kiệt. Ông sinh ngày 23/11/1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vĩnh Liêm tỉnh Vĩnh Long trong một gia đình nông dân và ông đã gia nhập cách mạng rất sớm. Năm 18 tuổi ông tham gia vào phong trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đến năm 1954 khi hiệp định Geneva chia cắt đất nước, ông không đi tập kết ra Bắc như một số đồng chí của ông mà chọn ở lại hoạt động ở miền Nam. Vào năm 1975 ông có mặt trong Ủy ban Quân quản tiếp thu Sài Gòn và một năm sau đó ông được đề cử ủy viên dự khuyết bộ chính trị trung ương đảng. Vào năm 1986, trong đại hội đảng lần thứ 7 ông được chỉ định làm thủ tướng nước CHXHCNVN. Ông được coi là kiến trúc sư của đổi mới tại Việt Nam.Trên đây là một vài nét sơ lượt về sự nghiệp của ông Võ Văn Kiệt. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi do ông Võ Văn Kiệt và tôi, Xuân Hồng, tại văn phòng 2 của chính phủ Việt Nam số 7 đường Lê Duẩn, Sài Gòn. Xuân Hồng (XH): Thưa ông, từ trước tới giờ đối với những nhà lãnh đạo cộng sản thì ít người biết đến gia đình hoặc người thân của của họ. Thưa ông, ông có thể cho thính giả của đài BBC biết gia đình của ông hiện giờ sanh sống ra sao không ạ?

Ông Võ Văn Kiệt (VVK): Khi giải phóng Sài Gòn thì nhiều anh em trí thức ở Sài Gòn trong một số tháng, anh em cũng lần lần quen thân với nhau thì cũng có câu hỏi tương tự như ông: “nghe nói là anh em cán bộ cộng sản tình cảm, quan hệ gia đình nó không được nhiều. Tức nhiên là không thể không có, nhưng nó có một cách không bình thường. Có thể nó khác với người ta, cho nên bỏ nhà ra đi suốt cả”. Tôi có nói với anh em như thế này: đó là các anh nghe, tưởng tượng mấy cái anh cộng sản khô khan, vì đất nước, vì dân hoặc kể cả vì chủ nghĩa cho nên không cần gì đến gia đình. Tôi nói, tôi là 6 Dân, Mai Chí Thọ là 5 Xuân, Trần Bạch Đằng là 4 Ánh, hay trước đây anh Nguyễn Hộ là 8 Yến. Các anh em có biết rằng những tên của chúng tôi như thế, không phải là tên thật, là cái gì, anh em nói là chắc đi hoạt động cách mạng nên đặt cái tên để nghi trang vậy thôi nhưng tôi có thể cho các anh biết đấy tất cả gần như là tên con với vợ, mình thương con gái đặt tên con gái, có lúc đến chỗ khác mình đặt tên mình là con trai . Tôi là 6 Dân, tên con tôi là Hiếu Dân. Tôi hoạt động ở thành phố lấy tên là 9 Dũng, con trai của tôi là Chí Dũng, 5 Xuân cũng là con gái, 8 Yến cũng tên con gái . Cho nên nói những người hoạt động trong tổ

chức đảng cộng sản thì tình cảm không có gì đặc biệt đối với gia đình.Tôi thấy rằng anh em nhận như thế là không hẳn đối với anh em như thế.XH: Nhưng thưa ông, một cách cụ thể hơn là ông có bao nhiêu người con trai, bao nhiêu người con gái?VVK: Tôi có 3 trai, mất đi 2 cháu trai, còn một cháu trai.XH: Thưa Ông mất đi trong thời chiến hay là …Mất đi trong thời chiến. 3 cháu gái, mất đi 2 cháu XH: cũng trong thời chiến. VVK: Có thể tôi nhắc thì ông nhớ là trong vụ thảm sát ở sông Sài Gòn năm 1966, tức là Mỹ bắn chìm trong một cuộc hành quân ở vùng Củ Chi bán chìm tàu Thuận Phong . Trên 100 người, trong đó có vợ con tôi, 1 trai, 1 gái và nhà tôi. Tới bây giờ tôi chưa tìm lại được hài cốt, có thể cũng như một số người dân khác bị nạn cũng tương tự như thế.XH: Một số người khác bên đây chiến tuyến thì họ cũng có những mất mác về gia đình của họ, cũng như bên phía gọi là “cách mạng” thì cũng có sự mất mác về gia đình. Thưa ông, làm sao mà hóa giải được hận thù đó, làm sao mà có thể đi đến sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Ông có một biện pháp cụ thể nào để đề xuất chuyện đó hay không?VVK: Trong quan niệm của tôi ngay sau lúc sau giải phóng miền Nam, một trong những người có liên quan đến chủ trương đối với người Mỹ mất tích ở Việt Nam, liên quan đến hài cốt của người Mỹ mất tích ở Việt Nam. Trong lúc đó thì chưa có quan hệ bình thường với nhau, nhưng trong lãnh đạo chúng tôi đều xác định rằng đấy là một vấn đề nhân đạo. Người đã mất rồi, mình chưa có khả năng ấy thì bây giờ người Mỹ có khả năng ấy thì mình cho họ tìm lại hài cốt và tạo điều kiện giúp đỡ cho họ. Tiếp tục bây giờ vẫn còn cái đó. Việt Nam, nhất là ở miền Nam tôi thường biết và hiểu nhiều gia đình đều có hai bên. Chính trong thân tộc của tôi, các anh em tôi, các cháu ruột của tôi cũng có số bên này và số bên kia. Cái đó nó có hoàn cảnh của nó – có khi bị ép, có khi thế này thế khác. Hay trong một vùng mở rộng du kích, con cháu nó ở trong vùng đó thì phải tham gia. Ở những vùng khác tạm thời bị chiếm đóng thì phải làm nghĩa vụ quân dịch. Và cái đó người dân không có sức chống đối được. Cho nên ngay trong thân nhân của tôi cũng có hai bên. Có những gia đình, một người mẹ có con đi chiến đấu chết ở bên này và một đứa con khác thì đi chiến đấu chết ở bên kia. Trên bàn thờ hai người con. Thế

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 25

Page 26:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

thì người mẹ họ suy nghĩ gì? Không lẽ họ chia ra? Con nào cũng là núm ruột cả. Điều đó ngay cả trong một gia đình cũng là một gắn bó. Hay trong giòng họ, nhất là ở miền Nam thì mối quan hệ đó rất bình thường. Như vậy là đối với cả dân tộc của mình thì chuyện bên này hay bên kia thì nguồn gốc nó là gì? Từ đâu nó sinh ra cái này. Bây giờ chúng tôi khẳng định cũng là từ bên ngoài. Chuyện mà nếu không có từ bên ngoài xen vào…XH: Ông nói từ bên ngoài là như thế nào?VVK: Tức là từ chủ nghĩa thực dân, tôi xác định.Tham gia vào. Như Pháp, cách mạng tháng 8 là đã giải quyết về chủ quyền của mình rồi, nhưng sau đó thực dân Pháp trở lại, tái chiếm lại ở Việt Nam. Mỹ cũng là từ bên ngoài. Nếu trong Việt Nam – Việt Nam với nhau hoàn toàn có khả năng có thể hòa giải được. Nếu có những quan điểm, chính kiến, hay một cái gì đó khác nhau. Hoàn toàn không có bên ngoài chen vào thì chúng ta có thể hòa giải được. XH: Nhưng bây giờ có khả năng hòa giải được không, thưa ông?VVK: Tôi cho đây là một cơ hội có thể nói hết sức là tốt. Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, thì không có lý do gì mà có thể là giữa chúng ta với nhau không hòa giải được. Vì kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù của Việt Nam là Trung Quốc trong thời đánh biên giới Việt Bắc. Chúng ta cũng khép lại quá khứ được thì tại sao chúng ta với chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy, mà chúng ta cứ đối kỵ với nhau, rồi có những sự chống đối.Tôi cho rằng bây giờ thì càng có điều kiện để chúng ta làm điều đó. XH: Nhưng thưa ông, phải có những biện pháp để mình đi từng biện pháp để đi đến chỗ hòa giải với nhau. Ông đề xuất ra biện pháp nào?VVK: Tôi cho trong hòa hợp dân tộc thì không có vấn đề gì. Liên quan đến hòa giải, theo quan điểm của tôi, hòa giải trong tình hình hiện nay không có nghĩa là hai chuyến tuyến, tức là một bên là quốc gia, tôi tạm gọi là như thế .Một bên gọi là cộng sản như trước đây… có lúc giữa quốc gia và cộng sản đối nghịch nhau vì anh là quốc gia tôi là cộng sản. Bây giờ không còn cái gọi là một bên là quốc gia,. Một bên là cộng sản để hòa giải với nhau – cái đó tôi chống – không có. Việt Nam với Mỹ cũng khép lại quá khứ và bàn chuyện hợp tác với nhau. Hợp tác hữu nghị và nhắm vào tương lại. Thí quá khứ của nó là cái gì? Quá khứ của nó là hận thù, chúng ta khép lại. Bây giờ chúng ta

tính đến tương lai là sự hợp tác cùng phát triển. Trong quá trình hợp tác phát triển không phải không có vấn đề kèm theo có hòa giải trong này những vấn đề cụ thể như chất độc màu da cam. Nhưng đó là cục bộ, đó là những vấn đề cụ thể, chớ không phải là toàn bộ. Không phải là hai chiến tuyến bây giờ phải bàn với nhau để hòa giải. Từ đó mà tôi nghĩ rằng giữa những người Việt Nam chúng ta không còn có chuyện hòa giải như hồi còn đối đầu với nhau, trong lúc còn Mỹ chủ mưu đối với dân tộc. Không có hòa giải theo kiểu đó.XH: Nghĩa là theo ý ông thì với thời gian, chuyến tuyến giữa quốc gia với cộng sản đã mờ nhạt dần, phải không ạ?VVK: Tôi cho rằng cái đó nó vô lý. Tôi nói ngay cái này, có một số anh em trước đây cùng chiến đấu bên cạnh Mỹ, nhân danh là người quốc gia xác định chúng tôi chiến đấu lại người cộng sản - nghĩa là người cộng sản không có quốc gia. Như vậy y như là bao gồm cả chuyện mà nói là người cộng sản không có quốc gia – không phải. Chúng tôi có quốc gia chớ, chúng tôi yêu nước, chiến đấu cho dân tộc này, cho quốc gia này. Các ông xem xuyên suốt (thì thấy) chúng tôi chiến đấu cho quốc gia nào khác nữa . Tôi nói chuyện với anh Nguyễn Văn Hảo. Anh hay xưng anh là người quốc gia và tôi là người cộng sản. Nhưng hai anh em cũng thân lắm. Tôi nói rằng đấy là anh tự xác định như thế là anh coi anh là quốc gia còn tôi không có quốc gia? Nếu nói đầy đủ hơn, đúng nghĩa hơn, anh là quốc gia thì chuyện do thân ai thì chuyện đó chúng tôi có thể đặt ra, anh quốc gia thân Mỹ, thân Pháp. Nhưng tôi người quốc gia theo chũ nghĩa cộng sản. Chớ còn anh phủ định, coi như là người cộng sản không có quốc gia, người cộng sản không có dân tộc – hoàn toàn không đúng. Bây giờ phải nói với nhau là quốc gia là của mình, quốc gia là của chúng ta, dân tộc là của chúng ta. Nhưng anh quốc gia không cộng sản, tôi quốc gia cộng sản thì có thể còn khác với nhau chỗ đó, ngoài ra không có khác gì nữa. XH: Làm sao chúng ta có thể khép lại cách biệt nhỏ đó, thưa ông?VVK: Tôi đặt ra vấn đề và cũng viết trong một số bài. Cái này phải nói rằng cũng có sự méo mó của phía những người cộng sản. Tức là coi như cộng sản là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội nhưng những người yêu nước khác không phải là cộng sản, không phải là chủ nghĩa xã hội thì gần như coi người ta không yêu nước đủ như mình. Cũng có một số người có quan điểm như thế. Cái đó hoàn toàn không đúng.

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 26

Page 27:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Tôi thường nói rằng con đường yêu nước, yêu dân tộc, đất nước mình bằng nhiều đường. Hàng trăm đường chớ không phải chỉ một. Nếu như ông cha mình là phong kiến, là vua chúa đánh ngoại xâm để bảo vệ đất nước của mình là cái gì? Người ta hoàn toàn có thể không cộng sản,ông cha mình cócộng sản đâu, nhưng yêu nước chứ. Hay sau này, những phong trào như Yên Bái, Đề Thám hay sau nữa là những nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu thì lấy gì để đo sự yêu nước của họ cao thấp so với người cộng sản. Cho nên chúng ta phải xác định tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình – của mọi người, không của riêng ai cả. Không riêng của người cộng sản, không riêng của bất cứ một tôn giáo, phe phái nào. Nếu chúng ta xác định như thế thì hoàn toàn chúng ta có thể gặp nhau. Cái đó, sự thực trong cuộc sống, trong mặt trận đều có chuyện như thế. Ông Huỳnh Thúc Kháng đâu có chấp nhận cộng sản đâu, ổng là một người yêu nước như mình.Sau này có những nhân sĩ yêu nước cùng trong Mặt trận Giải phóng miền Nam, người ta chưa phải là người yêu chủ nghĩa xã hội đâu, có người cũng chưa chấp nhận cộng sản. Nhưng người ta yêu nước chớ. Cho nên chúng tôi nói nhau với nhiều người và tôi khẳng định điều đó. Người cộng sản chưa thể nói cái yêu nước của mình cao hơn hoặc nói người ta không chịu chủ nghĩa xã hội thì không phải người ta giảm lòng yêu nước của người ta. Nếu như chúng ta cùng xác định như thế, chúng ta biết quý trọng lẫn nhau vì đất nước, vì dân tộc… thì tôi nghĩ chỗ đó là chỗ hòa hợp được. XH: Ông nghĩ sao khi nghĩa trang Biên Hòa, tức là nghĩa trang dành cho các binh sĩ của Việt Nam Cộng Hòa tử trận được chôn ở đó đã được dân sự hóa ạ? VVK: Bây giờ nó có một vấn đề cũng từ lịch sử, người sống cũng như người chết. Mà điều đó cũng có những cái có thể nói là rất vô lý. Người sống cũng còn đối kỵ với nhau thì tất nhiên là nó liên quan đến người chết. Có vấn đề như thế. Trước đây coi như không muốn thừa nhận nghĩa trang đó là của quân đội miền Nam, cho nên là quân sự hóa. Mà quân sự hóa trong xã hội thì nó có thời gian, quân sự hóa người chết thì cũng mấy chục năm. Bây giờ cũng thấy ra là cũng vô lý. Cho nên cũng có một quyết định, tuy trễ, nhưng dù sao cũng rất tốt. Kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng, ổng làm tốt hơn tôi cái đó. Lúc tôi làm, tôi chưa làm được cái này. Bây giờ ổng làm cái này, quyết định giao lại cho dân sự.

Nhiều đơn vị đề nghị trả về cho dân sự. Đấy là quyết định tôi cho là đúng.XH: Nhưng cũng có một số người ở ngoại quốc thì họ nói rằng dân sự hóa tức là sau này sẽ chuyển giao cái đó cho một chính quyền địa phương, rồi chính quyền địa phương sẽ hợp thức hóa đất đai ở đó để mà chiếm dụng. Ông thấy có khả năng đó xảy ra không ạ?VVK: Trước hết tôi khẳng định không có khả năng ấy bởi lẽ tôi gặp sau quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tôi gặp Bình Dương là người của thủ tướng giao vùng đất này cho Bình Dương quản lý. Tôi nhớ là bao gồm diện tích của nghĩa trang cũ và một số diện tích của người dân ở đó để đơn vị đóng ở đó, nói chung lại là 58 hét ta và hiện nay năm 2005 thì mồ mã ở đây còn 12800, thế thì tới đầu năm nay khi tôi làm việc với anh em để coi lại mồ mã của anh em quân đội trước đây của miền Nam thì còn lại 12600, số 200 trong thời gian này bà con xin đưa về quê.12600 này tôi hỏi anh em Bình Dương dự kiến như thế nào và quyết định của thủ tướng đã nói rằng quản lý theo hình thức mồ mã tập trung chớ không hề có quyết định nào, xóa nó đi để làm kinh tế hay xây cất những công trình khác.XH: Ông nghĩ sao về phong trào dân chủ tại Việt Nam trong lúc này, thưa ông?VVK: Tôi đánh giá là dân chủ ở Việt Nam có bước phát triển. Nếu tính tiến trình đổi mới từ đầu đến bây giờ, ý kiến của dân tham gia đối với những người lãnh đạo đất nước, người ta mạnh dạn hơn. Người ta phê phán những sai trái, kể cả những con người cụ thể. Tôi cho đó là bước phát triển có tốt hơn. XH: Đi vào cụ thể hơn, thưa ông, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang chẳng hạn, cũng bị cấm đoán trong lúc phát biểu hay các luật sư như luật sư Nguyễn Văn Đài… Ông nghĩ sao về các nhân vật đó?VVK: Theo tôi thì tôi nghĩ rằng nên mở rộng đối thoại. Và tôi cũng có ý kiến chánh thức với những người lãnh đạo. Tất cả những chánh kiến khác nhau, khác nhau là chuyện thường, điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau, mà nói chuyện một cách sòng phẳng. Tức là phải nghe những lời phê phán, hay có thể nghe những quan điểm của người ta. Người ta có quyền trình bày những quan điểm của người ta, nhưng mình cũng có quyền phê phán lại những quan điểm ấy. Quá trình đối thoại là quá trình thuyết phục. Tôi cho là cần phải làm như vậy hơn là dùng biện pháp hành chính. Quan điểm của tôi là như thế, mà chắc chắn là sự đối thoại

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 27

Page 28:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

sòng phẳng, công bình thì tôi nghĩ rằng có thể có sự thuyết phục với nhau được.Tôi cho rằng không nên dùng biện pháp hành chính đi đầu. Bất đắc dĩ, nếu như cuối cùng mà con người hay sự việc đó nó có nguy hại đối với đất nước thì chúng ta phải bảo vệ lợi ích của đất nước trên hết. Nhưng cũng không nên áp đặt người ta, không phải là quy chụp người ta. Cái đó tôi cho là không nên. Tăng cường đối thoại, nói dịu với nhau. XH: Thưa ông, năm nay một trong những sự kiện nổi bật nhất trên chính trường là chuyện những người được tự ứng cử vào quốc hội. Ông nghĩ sao về việc tự ứng cử?VVK: Việc tự ứng cử quốc hội, tôi và cũng không ít anh em là nên khuyến khích. Nên có một sự đổi mới trong bầu cử quốc hội ở Việt Nam. Ngoài chuyện hiệp thương chọn lựa hoặc đảng giới thiệu, cái đó cũng có thể cứ làm cũng được bởi vì một đảng cầm quyền thì anh làm cái đó, không nhất thiết là không? Nhưng đồng thời thì anh nên có chủ trương khuyến khích kể cả đảng viên cũng như là người ngoài đảng tự ứng cử. Cái đó để khuyến khích họ có trách nhiệm, ứng cử chưa phải đã là đại biểu quốc hội. Bởi vì còn phải qua sự “tín nhiệm” nữa. Nếu như có sự tín nhiệm của cử tri, nếu là đảng viên thì coi như là đảng viên được chọn lựa qua sự tín nhiệm của cử tri. Như vậy là anh được chớ không có gì.Thêm nữa, anh vào một nhiệm kỳ trong quốc hội, anh tỏ rõ năng lực, trách nhiệm của anh đối với người dân. Cũng như người dân ở đây tín nhiệm ông hội đồng Khoa. Chưa có người đại biểu hội đồng nhân dân nào mà người ta gọi anh là hội đồng cả mà ông Khoa thì người ta là “hội đồng Khoa”. Cái đó lại là một sự thử thách thêm… như vậy, nếu là cán bộ đảng, nếu là người đảng viên thì cái đó là được chọn lựa lần thứ hai. Anh sẽ trở thành người mà người ta tín nhiệm anh. Có thể ở những thứ bực, cương vị này hay cương vị khác, hoàn toàn là sự tín nhiệm của quần chúng, của dân.XH: Thưa ông, ông có nghĩ rằng những người sống ở nước ngoài có thể ứng cử vào quốc hội hay không?VVK: Tôi nghĩ rằng cái này nó còn liên quan đến quốc tịch. Về luật pháp thì nó liên quan đến quốc tịch. Nếu như, tôi là người rất ủng hộ cái này và đề xuất cái này, tức là nên có chủ trương hai quốc tịch, nếu người Việt Nam ở nước ngoài đồng ý cái này. Như thế nếu có quốc tịch Việt Nam, mà cái đó cũng rất thông thường thôi không có gì riêng biệt cả, thì người nào có quốc tịch ở Việt Nam thì có quyền ứng

cử như mọi người Việt Nam khác. Không có gì phân biệt cả và cái đó nó tốt thêm thôi.XH: Ông nhìn thế nào khi mà một quốc hội do những người dân tự ứng cử ra và được dân bầu lên. Theo ý ông thì quốc hội trong tương lai nó sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ hay không?VVK: Tôi cho rằng nếu như được dân chọn lựa, tín nhiệm một cách tự do.XH: Dân tín nhiệm một cách tự do là tín nhiệm như thế nào, thưa ông?VVK: Tức là anh tự ứng cử với những điều kiện nào đó, tức là có luật pháp đặt ra. Phải có một tiêu chuẩn nào mà anh họ chấp nhận rằng cần chọn lựa những người có tiêu chuẩn ấy. Trên nhất là anh phải yêu nước (cười…), cái đó là cái chung nhất. Rồi khả năng hoạt động của anh thế nào… tất cả mọi cái anh trình bày với dân.XH: Trở lại câu chuyện khi ông nói rằng người cộng sản có lòng yêu nước và người quốc gia cũng có lòng yêu nước thì làm sao mà đo lường được chuyện mà ông đánh giá rằng ông này không phù hợp với những nguyên tắc của đảng cộng sản, và ông này không yêu nước bằng ông kia…?VVK: Cái đó nó bộc lộ qua một quá trình người đó sống ở trong dân, người ta lo cho dân, người ta lo cho đất nước này… người ta đấu tranh, kể cả đấu tranh với chính quyền, đấu tranh với đảng về những sai trái mà có hại cho đất nước, dân tộc. Như việc chống tham nhũng bây giờ, nó có hại cho đất nước thế nào. Và người đó luôn luôn vì lợi ích dân tộc gắn liền với lợi ích của họ. Cái đó người ta không phải đo lường gì cả, người ta đều biết.Bây giờ anh tìm mọi cách để anh gây chia rẽ. Anh phê phán thì không có vấn đề gì, nhưng phê phán để xây dựng. Còn phê phán để phá chuyện đoàn kết ở trong xã hội, trong dân.. thì cái nó dân người ta hiểu. Tôi cho cái đó liên quan đến người dân, mà theo tôi đánh giá thì người dân người ta xác định được cái đó. XH: Nhiều nhà nghiên cứu ở phương Tây đánh giá ông là kiến trúc sư cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, ông có chấp nhận lời phê phán đó hay không?VVK: Tôi cho là nói như thế thì hơi quá. Bởi vì họ chưa hiểu cơ chế của đảng cộng sản lắm. Có thể tôi cùng trong đảng là một tập thể kiến trúc về cái sự việc đổi mới và được đại đa số trong đảng đồng tình. Tỉ dụ như đại hội 6. Đại hội 6 coi như là bước ngoặc, những người lãnh đạo ở trên nhìn thấy cơ chế cũ không phù hợp. Mà mình đi vào hướng này là sai lầm. Nhận ra cái sai lầm đó, nhận ra sự thật đó. Cả

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 28

Page 29:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

tập thể trên của Bộ chính trị, ban chấp hành trung ương khi phân tích, đánh giá về những vấn đề như thế, nguyên nhân của cái đi xuống của 10 năm trước đưa ra đại hội đảng lần thứ 6. Khi đại hội đảng thông qua thì có thể nói đó là quyết định của cơ quan tối cao của đảng. Nhưng cũng phải có những người kiến trúc cho cái này, người kiến trúc đó chính là bộ chính trị. Trong bộ chính trị cũng có thể có phần của tôi trong đó nhưng không phải là một người. Lúc bấy giờ tổng bí thư là ông Trường Chinh, tôi là thành viên trong bộ chính trị thôi.Nhưng cũng phải xác định là về mặt thi công cho công trình ấy thì tôi có phần trách nhiệm để thực hiện việc thi công này vì lúc bấy giờ tôi được giữ trọng trách được đảng phân công cho tôi. Nếu nói tôi là kiến trúc sư thì cũng hơi quá. XH: Tại sao bộ chính trị lúc trước thì không thấy được chuyện phải đổi mới kinh tế, thưa ông?VVK: Việt Nam thì cả một quá trình dài, không có một mô hình kinh tế nào riêng mình. Trong quá trình đấu tranh vũ trang thì cũng đứng về phía của các nước xã hội chủ nghĩa, chống Pháp và sau này chống Mỹ cũng vậy. Xã hội chủ nghĩa có một mô hình đi kèm theo, gọi là mô hình kinh tế của xã hội chủ nghĩa. Quá trình này coi như mình sao chép lại mô hình ấy, coi như là đúng để đưa nó vào cuộc sống của mình, trong xây dựng đất nước của mình. Phân nữa nước miền Bắc là xây dựng theo mô hình này. Cũng phải nói thế này, trong chiến tranh thật ra nó không có hiệu quả. Bởi vì cái hợp tác hóa, tập trung nguồn nhân tài vật lực cho cuộc chiến đấu thì rõ ràng là phát triển của nó là do chiến tranh nên nó không có gì nổi trội lên. Nhưng cái huy động thì nó nổi trội lên. Huy động về tài lực, về nhân lực thì có thể nói là miền Bắc đảm bảo cho hậu phương lớn này. Và có thể nói rằng rất tốt, con em của đồng bào miền Bắc đi vào miền Nam, coi như nghĩa vụ. Ở hậu phương, tất cả làm ra dành dụm cho tiền phương. Ý nghĩa đó, thực tế phải nói rằng nó tích cực. Nhưng đến khi đất nước thống nhất rồi, hòa bình rồi thì những tưởng rằng theo con đường này thì đất nước của mình sẽ đi lên. Do kháng chiến, do ngoại xâm gì đó. Cũng nghĩ vì đất nước tốt hơn, sẽ đi lên con đường này đời sống của dân được cải thiện hơn và sự giúp đở bên ngoài tạo cho Việt Nam có lợi thế tốt hơn.XH: Nhưng mà lúc đó thì đi vào con đường bế tắt?VVK: Trong 10 năm đầu chúng tôi đặt ra vấn đề sau chiến tranh, 10 năm đầu có nhiều cơ hội mình không

phải mất đi nhưng rất tiếc là 10 năm đầu mình mất bởi cơ chế này, nếu như phân nửa hay như hiện thời thì Việt Nam không phải như bây giờ.XH: Theo ý ông là tốt đẹp hơn nhiều ?VVK: Tốt đẹp hơn nhiều! Tôi so sánh nếu Việt Nam không bị ép vào cơ chế chung mà hình thành được như cơ chế hiện nay thì cái điều chắc nhất là không tụt hậu so với Thái Lan vì Thái Lan lúc đó cũng ngang với mình thôi, Malaysia cũng vậy thôi ! Cho nên mất đi 10 năm.XH: Trong phát triển kinh tế thì dân chúng làm giàu không có gì sai trái . Ông nghĩ sao về những người làm giàu vì cơ chế ?VVK: Trong đánh giặc, những người dám đánh giặc với đánh giặc giỏi mình tôn vinh họ vì đó là chỗ dựa của mình. Trong xây dựng phải dựa vào những người sản xuất giỏi, những người làm ăn giỏi, những người kinh doanh giỏi, tài năng. Thì đó mới là con đường đi lên của đất nước mình. Cho nên bây giờ nguy cơ lớn nhất của Việt Nam là tụt hậu, không bắt kịp với thiên hạ, từ cái tụt hậu đó sẽ sản sinh ra biết bao nhiêu nguy cơ khác, cho nên quyết đưa đất nước đi lên thì xã hội nếu làm ăn dở (mà dở là số đông), không lần lần chuyển thành làm ăn giỏi thì tự nhiên đời sống của dân sẽ thấp thôi. Mà muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng còn phải tiếp tục làm. Đời sống kinh tế xã hội thì phải nhiều người, kể cả Việt Nam cũng phải có những người làm ăn thật giỏi với cái tầm ngang ngang với các doanh nghiệp lớn như xung quanh Việt Nam trong Asia này.XH: Ông hình dung ra sao khi nước Việt Nam bước vào sân chơi mới là WTO hoàn toàn vào năm 2012 ?VVK: Tôi nghĩ quá trình phát triển đổi mới của Việt Nam từ kinh tế hàng hóa bắt đầu trong đổi mới của mình thì trong vấn đề thị trường đổi mới phải theo cơ chế thị trường mà ban đầu cũng không ít người cùng làm nhưng mà cũng băn khoăn. Quá trình này cũng băn khoăn, thăm dò, chưa có người tin chắc là mình sẽ thành công trong đổi mới và có người sợ chệch hướng này hay hướng khác.Nhưng đến nay hơn 20 năm hội nhập của Việt Nam với thế giới (đặc biệt cuối năm 2006 được tham gia vào thị trường chung), quan hệ Việt Nam với Mỹ và những tồn tại trước nay coi như dứt, không còn gì vướng vấp cả . Tôi đánh giá bước ngoặc này là bước ngoặc đối với cả dân tộc, nếu coi lại sử trước đây thì dân tộc mình chưa có được như ngày hôm nay về đối nội cũng như đối ngoại, sự thống nhứt rất cao trong sự hội nhập này.

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 29

Page 30:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

XH: Nhưng Ông có thực sự nghĩ Việt Nam có đủ thực lực cho cuộc hội nhập này không ?VVK: Tôi nghĩ rằng nếu nói đủ thì chưa phải đủ, mà quá trình hội nhập là Việt Nam sẽ trưởng thành lên, quá trình đó Việt Nam sẽ thích nghi trong hội nhập cần phải có thời gian và chắc rằng Việt Nam sẽ vào hội nhập được và đưa đất nước mình lên tốt hơn cũng như là đối chiếu với đổi mới trong 20 năm.XH: Ông nghĩ sao về một số anh em văn nghệ sĩ ngày xưa?VVK: Có lẽ ông muốn hỏi tới Nhân Văn Giai Phẩm chăng?XH: Không, gần hơn. Tức là một số anh em viết văn trước đây ở miền Nam.VVK: Trong này nhiều cái nó cũng phức tạp. Cũng như trước đây Nhân Văn Giai Phẩm, đứng ở một gốc độ nào đó để đánh giá, phân tích thì anh em này sai đường, không đúng. Nhưng bây giờ, như vừa rồi tôi thấy có một cái cũng đáng mừng là có 4 người trước đây được, không phải là phục hồi, được tặng thưởng. Cái đó cũng là một sự đánh gíá. Số anh em nghệ sĩ sau này có những tác phẩm chống đối, không phù hợp, hoặc có thể đấy là sự cản trở cho sự đi lên của mình. Theo sự đánh giá đó thì tôi nghĩ rằng nếu đứng bây giờ, với cái hội nhập bây giờ, với cái đánh giá bây giờ mà nhìn lại thì cũng có thể có cái nhìn khác hơn. Bây giờ cũng có nhiều tác phẩm mà nó không phải không có nội dung như trước đây, nhưng nó cũng được xuất bản. Coi như trong quá trình đi lên nó cũng còn mặt này mặt khác trong cách xử lý đối với những người văn nghệ sĩ. Cũng như có thể nói thẳng với nhau thế này, cũng như một số người đối lập bây giờ có những ý kiến khác nhau, chính kiến khác nhau thì mình xử lý không được tốt. Thì tôi nghĩ trong quá trình đi lên thì có thể mình cũng phải nhìn lại và phải khắc phục.XH: Thưa ông, báo chí ngoại quốc và các nhà bảo vệ môi trường dạo gần đây rất lấy làm vui thích trước một tin nói rằng nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lên tiếng bênh vực cho 41 con cọp và nhà chăn nuôi các con cọp đó. Ông nghĩ sao khi ông lên tiếng bảo vệ các con cọp này.VVK: Bởi phải bảo vệ mấy con cọp này nó liên quan đến bảo vệ công lao chăm sóc của người dân. Chính những người dân bình thường đó họ cưu mang 5 con cọp bắt đầu bị bệnh tật, không biết từ đâu đem đến bán. Gia đình ấy mua, nuôi và chăm sóc, và có thể nói là rất tốt. Tôi cũng thông qua báo chí đăng tin ấy, tôi mới đến thăm. Thì quả thật là như báo chí nói, sanh sản thêm và người ta chăm sóc. So với số chăm

sóc ở các thảo cầm viên thì tôi thấy chẳng những không kém mà còn có phần hơn. Con người và vậy nó gắn bó với nhau, kể cả một số cọp còn nhỏ ra chơi với người. Tôi thấy thú vị quá.Thứ hai nữa là người ta không phải chăm sóc mấy con cọp này là bất hợp pháp. Có trình thưa cơ quan chức năng của địa phương, của huyện, của tỉnh và nuôi một cách công khai. Bàn dân thiên hạ ở xung quanh ai cũng biết cả.Một lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt, cái môi trường… người ta rất hoan nghênh. Nhà nước của mình cả mấy năm như thế không có cái gì phi pháp cả, tức là hợp pháp kể cả cơ quan chức năng ở dưới thừa nhận. Cái lớn hơn là dân người ta chấp nhận, hoan nghênh chuyện này. Nó quy cho người ta là nuôi loại thú ở rừng một cách bất hợp pháp. Chuyện đó không có đạo lý gì cả, không nói công lao người ta, không nói sự chăm sóc của người ta, tốn kém của người ta mà quy cho người ta là nuôi phi pháp. Bắt buộc nhà nước phải tịch thu. Cái này không phải tôi mà dư luận xã hội người ta cũng chấp nhận. Cái đó mình phải có ý kiến.XH: Khi ông tranh đấu để cho 41 con cọp đó được người dân chăm sóc thì thưa ông, có phải lòng trắc ẩn đối với con vật này nó xuất phát từ hồi ông đi kháng chiến, khi ở trong rừng thì ông cũng ở kề cận với những con thú dữ không, thưa ông?VVK: Tôi có cái này cũng rất tự nhiên, không biết từ kháng chiến hay từ đâu. Nhưng mối quan hệ giữa con người với con vật, giữa con người với thiên nhiên. Nếu nói có kháng chiến nữa thì nó như là một thứ hồng ân. Cho nên tôi rất quý. Nếu như bất cứ loại thú, kể cả thú dữ mà người ta thuần được nó, chăm sóc, nuôi nó cũng như sấu,như gấu. Mình tưởng như con người không thể gần nó, chỉ có một số người chuyên môn gọi là xiếc người ta có thể tập luyện, người ta dày công với nó lắm. Nhưng con người bình thường thì khó có thể thuần hóa nó. Nhưng lần hồi rồi tôi thấy một điều rất thú vị là lần lượt sau này, có thể gần như tất cả các loại thú hoang dã, con người có thể gần nó được và nuôi nó được. Gấu, heo rừng, nhiếm, trúc v.v… nuôi được. Đến bây giờ một số gia đình như thế này, cọp nuôi được, họ thuần hóa được. Con cọp dữ trở thành hiền lành, quan hệ với con người rất tốt.Điều đó đối với tôi hết sức thích thú. Trong này nó có một nguyên lý, tức là muốn hạn chế săn đuổi động vật hoang dã. Lần lần con người đông hơn, lần lần môi trường thay đổi. Không có con đường nào khác,

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 30

Page 31:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

mà tôi thường đặt ra là phải nuôi, phải ngăn cấm chuyện săn đuổi nó thì những động vật quý hiếm mới còn tồn tại được, mới phát triể được. XH: Ông có nghĩ rằng trong hoàn cảnh phát triển kinh tế thì mình phải bảo vệ môi trường không? VVK: Tôi cho cái đó bây giờ là một nỗi nhức nhối rất lớn. Thật ra đối với môi trường thì trước đây tôi hiểu một cách chung chung. Nhưng lần lần tiếp cận được với quá trình phát triển của mình thì nó gắn liền với chuyện hư hỏng môi trường thế nào. Lần lần đi đến chỗ thấy trong phát triển của mình nếu đặc biệt không chú ý đến môi trường thì nó ảnh hưởng đến con người thế nào. Trong sản xuất của mình, trong kinh tế cũng vì con người. Nhưng những gì . . . vì từ con người mà nó phá hoại đến con người, đến môi trường sống của con người thì điều đó đối với tôi, tôi không chấp nhận được. Cũng như rừng, tôi là người mà có thể nói hết sức tha thiết về chuyện quản lý bảo vệ rừng. Nó là môi trường, môi sinh cho các thứ động vật, các thứ sinh thái mà có con người nữa cho nên tôi rất hoan nghênh việc này. Hồi tôi còn làm, rừng không những tôi tiếp tục trồng mới, khôi phục lại cỡ từ 40, 50 đến 60% môi trường sinh thái của rừng. Nhưng đến bây giờ rất tiếc là rừng cũng bị phá phách rất nghiêm trọng. XH: Khi rừng bị phá phách như vậy thì ông có đề xuất một biện pháp, một phương án nào để cứu hay không ạ?VVK: Có thể một trong những vấn đề hết sức bức xúc đối với tôi hiện nay tập trung lại là nhiều, nhưng đại khái có hai vấn đề. Một là tai nạn giao thông, hai là lần lần rừng bị phá hại nặng. Tôi vừa đề xuất, có thể nói chung thế này, không có bất cứ cái nào mà tôi đề xuất với những người lãnh đạo đất nước mà chỉ đề xuất thôi, mà kèm theo là hàng loạt những biện pháp. Bởi vì hồi lúc tôi còn làm, có trọng trách trong chính phủ, tôi hết sức quan tâm đối với những người phê phán, những người đề xuất. Họ phê phán và họ đề xuất những vấn đề cần phải khắc phục thế nào. Cho nên bây giờ đối với rừng tôi rất nhiều lần đặt ra. Tôi nói thí dụ như bây giờ đương thời điểm mà có thể nói là rất dễ cháy rừng. Nhưng người ta đặt ra hết sức đơn giản mà cũng lập đi lập lại và nói cũng mạnh dạn lắm. Nghĩa là phải chăm sóc rừng, phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với chữa cháy, chữa cháy rừng nó nguy hại như thế nào đến môi trường môi sinh. Họ nói đủ thứ hết.Nhưng cái gốc của vấn đề không phải thời tiết. Tự thời tiết của trời đất rừng nó tự cháy mà do con

người. Con người mới gây ra cháy rừng, hút thuốc, bất cẩn rồi tất cả mọi cái… nó gây ra cháy rừng. Ngoài ra sự cố ý của họ, do lòng tham của họ cũng không phải hoàn toàn loại trừ. Bây giờ tại sao lại mùa khô nó có một thời gian nhất định thôi, và rừng nó có thể tập trung rừng khó chữa,bổi nhiều và dễ cháy thì mình cũng có thể tập trung những điểm phải chú ý nhất. Có thể mình dùng hình thức bảo vệ, bảo vệ ở đây là bảo vệ đời sống, lợi ích cho dân. Giữ nước tất cả mọi cái, rồi môi trường môi sinh cho con người. Có thể tôi cho là giới nghiêm trong thời gian đó một thời gian, không cho người vào trong rừng. Bởi lẽ là rừng không có người mang lữa vào thì không cháy. Nó như thế thôi. Rồi canh gác, bảo vệ. Nếu như có những người làm công vụ đối với rừng thì phải kiểm tra rất kỹ. Nếu người nào làm công vụ về bảo vệ rừng, có thể cũng cần có số người như thế, thì tuyệt đối phải kiểm tra họ tuyệt đối không được mang cái gì sinh ra cháy. Cái đó là dứt khoát phải làm như thế. Thứ ba nữa là phải tăng cường kiểm tra, có thể là kiểm tra 24/24. Huy động cả dân quân, huy động cả lực lượng vũ trang bảo vệ rừng. Coi như là một cuộc chiến đấu với lửa, với lại đời sống. Tôi cho hoàn toàn là có khản năng hạn chế, mà hạn chế một cách chủ động. Thứ hai nữa là biện pháp, nói như thế chớ tuyệt đối 100% thì cũng khó, nếu có xảy ra cháy rừng thì anh phải đánh giá ngay rằng nếu để cho nó cháy thì nó sẽ ảnh hưởng bao nhiêu. Trong đó anh có thể dám hy sinh 100 hecta để cứu 1 vạn hecta, 1000 hecta… anh làm khoảng cách nối ra, ngoài ra còn các phương tiện khác. Nói thí dụ như thế. XH: Vừa rồi là ông Võ Văn Kiệt, thủ tướng đầu tiên của giai đoạn đổi mới tại Việt Nam. Ông sinh ngày 23/11/1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉh Vĩnh Long trong một gia đình nông dân. Và ông đã gia nhập cách mạng rất sớm. Năm 18 tuổi ông tham gia phong trào Nam kỳ khởi nghĩa. Năm 1954 khi hiệp định Geneva chia cách đất nước ông không đi tập kết ra Bắc như một số đồng chí của ông mà đã chọn ở lại hoạt động ở miền Nam. Vào năm 1975 ông đã có mặt trong ủy ban quân quản tiếp thu Sài Gòn và 1 năm sau ông được đề cử ủy viên dự khuyết Bộ chính trị trung ương đảng. Vào năm 1986, trong đại hội đảng lần thứ 7 ông được chỉ định làm thủ tướng nước CHXHCNVN. Ông được coi như là kiến trúc sư của đổi mới tại Việt Nam.

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 31

Page 32:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Nhiều điều Võ Văn Kiệt nói rất đúng. Nhưng phải thể hiện bằng hành động và uy quyền cụ thể!

o Âu Dương Thệ

Vào dịp kỉ niệm 30.4 vừa qua cựu

Thủ tướng (TT) Võ Văn Kiệt đã trả lời khá dài trong cuộc phỏng vấn của đài BBC. Trong đó ông Kiệt đã trình bày một số vấn đề quan trọng vừa có tính cách thời sự, vừa có tính cách nguyên tắc về lập trường…. Điểm rất đáng lưu ý là, cựu TT Võ Văn Kiệt đã dám nói thẳng một số điều từ trước tới nay vẫn coi là cấm kị đối với giới lãnh đạo CSVN (ít nhất là về mặt công khai). Nhưng nay chính những điều cấm kị này đã được một nhân vật quan trọng, trong nhiều năm đã từng giữ những chức vụ cao và hiện nay tuy đã về hưu nhưng vẫn còn một số ảnh hưởng nhất định, lần đầu tiên trình bày thẳng trong cuộc phỏng vấn của một đài phát thanh ngoại quốc tại ngay Văn phòng 2 Chính phủ ở Sài gòn, đó lại càng đáng lưu ý. Kì này cũng như sắp tới chúng tôi sẽ phân tích quan điểm, thái độ và nhất là động cơ cũng như thử xem ảnh hưởng những điều phát biểu của ông Kiệt vào hiện tình chính trị VN như thế nào.

Trong cuộc phát thanh mở đầu phần I của cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt được BBC truyền đi ngày 30.4.07, ông Kiệt đã đặt trọng tâm vào vấn đề hòa giải dân tộc. Sau khi ông Kiệt tự thuật về những mất mát rất lớn trong gia đình ông do cuộc chiến

vừa qua để lại, ông nhìn nhận đây

cũng là hoàn cảnh chung cho các gia đình VN. Không có gia đình nào lại không mất người thân, có những bà mẹ VN phải ngậm ngùi thắp nén nhang cho các con mình đã chết ở hai chiến tuyến đối đầu với nhau!

Ông nhìn nhận là, chiến tranh đã để lại hận thù khủng khiếp từ Bắc vào Nam. Nhưng ông Kiệt đã tự đặt câu hỏi rất quan trọng: Tại sao tới nay chế độ đã hòa giải với những thế lực thù địch bên ngoài từ Pháp, Mĩ đến Trung hoa, nhưng vì sao giữa người Việt chưa hòa giải được với nhau?

„… Kẻ thù của Việt Nam là Pháp trước đây, kẻ thù của Việt Nam là Mỹ sau này, kẻ thù của Việt Nam là Trung quốc trong thời đánh biên giới Việt Bắc. Chúng ta cũng khép lại quá khứ được thì tại sao chúng ta với chúng ta lại không khép lại quá khứ ấy, mà chúng ta cứ đố kỵ với nhau, rồi có những sự chống đối?“

Sau khi phân bua ông là một người CS yêu nước. Nhưng liền đó cựu TT Võ Văn Kiệt đã đưa ra một khẳng định công khai rằng, điều đó không có nghĩa là những Việt Nam không CS là không yêu nước. Ông còn thẳng thắn phê bình và đả phá quan điểm của những người đang cầm quyền là vẫn coi, chỉ những người CS

mới là người yêu nước và nhất là

vẫn muốn bắt người khác làm theo mình „yêu nước là yêu CNXH!“:

„Tức là coi như cộng sản là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhưng những người yêu nước khác không phải là cộng sản, không phải là chủ nghĩa xã hội thì gần như coi người ta không yêu nước đủ như mình. … Cái đó hoàn toàn không đúng. Tôi thường nói rằng, con đường yêu nước, yêu dân tộc, đất nước mình bằng nhiều đường. Hàng trăm đường chớ không phải chỉ một.“

Những nhận định trên đây của ông Kiệt được coi là rất thẳng thẳn và chính xác. Đối với những người dân chủ đa nguyên thì nó hoàn toàn không mới mẻ và từ ít năm nay đối với nhiều đảng viên CS cấp tiến cũng vậy. Nhưng đối với nhiều đảng viên CS bảo thủ thì việc một nhân vật từng giữ chức vụ quan trọng của chế độ nay đã nói thẳng và công khai trên một đài ngoại quốc về lập trường như thế thì phải nói đây lại là một việc rất mới. (Cho tới trước khi có cuộc phỏng vấn của BBC, người ta đã đọc được quan điểm tương tự của ông Kiệt trong một số tài liệu. Nhưng các tài liệu này phần lớn đều là các thư gởi cho Bộ chính trị (BCT) và Trung ương đảng (TUĐ) và đều là những tài liệu được xếp vào bí mật). Nhưng nay quan điểm

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 32

Page 33:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

trên đây của Võ Văn Kiệt đã được trình bày công khai, cho nên có thể dùng làm một trong số những cơ sở về tư tưởng để các bên bàn bạc với nhau về một VN tương lai. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề quan trọng này trong dịp tới.

Nhưng trước khi vươn tới tương lai thì phải vượt qua được hiện tại!

Nếu đây là những điều nói từ đáy lòng mình chứ không phải là những lời đầu môi chót lưỡi thì ông Kiệt, ít nhất là trong lời nói, có thể là người đã làm gương cho nhiều người bảo thủ CSVN.  Ông đã dám nói những sự thực và những suy nghĩ của nhiều người CS còn có lòng và biết tự trọng. Nó khác với nhiều người CS bảo thủ độc tài, vì thiếu bản lĩnh nên cho tới nay vẫn còn ngượng ngùng, không dám mở miệng !

Nhưng trong chính trị, nhất là những vấn đề hệ trọng tới vận mạng chung của dân tộc, thì một chính khách có tinh thần trách nhiệm không thể chỉ đưa ra các tuyên bố lớn, những lời hay, lời ngọt, rồi chỉ dừng lại ở đấy. Nếu làm như thế thì không mấy người tin, nhất là với người Việt chúng ta. Vì trong suốt hơn nửa thế kỉ vừa qua nhiều thế hệ người Việt đã từng được nghe rất nhiều hứa hẹn rất tốt, rất đẹp, nhưng cuối cùng chỉ là những thùng rỗng, chỉ nói mà không làm, hoặc nguy hiểm hơn nữa là nói một đằng làm một nẻo!

Trong khi miệng thì tuyên bố „đoàn kết, đại đoàn kết“, nhưng thực tình thì lại thực hiện các biện pháp chia rẽ, đàn áp và khủng bố; tuyên bố „dân chủ, tự do“, nhưng thực tình là xây dựng chế độ độc tài toàn trị theo giáo điều „yêu nước là yêu CNXH“: Giai đoạn sau khi cướp chính quyền 1945,

giai đoạn nắm chính quyền ở miền Bắc 1954 và giai đoạn chiếm miền Nam 1975 không thể nào kể siết những màn kịch được dàn dựng để đánh lừa nhân dân! Hoặc ngay cả hiện nay, người đứng đầu chế độ tuyên bố chống tham nhũng và bảo vệ những người tố tham nhũng, nhưng lại đang để cho thân nhân tham nhũng và bỏ tù những ai dám can đảm chống tham nhũng!

Chỉ nhắc một trường hợp điển hình thôi. Ông Kiệt hẳn còn nhớ lời tuyên bố của Phạm Văn Đồng, người tiền nhiệm của ông. Trong giai đoạn cuối của Hội nghị Paris về chiến tranh VN, giới lãnh đạo CSVN lúc đó đã đưa ra chiêu bài „Hòa hợp Hòa giải Dân tộc“ và „Chính phủ ba thành phần“. Vào chính dịp đó TT Phạm Văn  Đồng đã được chỉ thị phải đưa ra những tuyên bố thích hợp. Vì thế, trong cuộc phỏng vấn dành cho báo chí quốc tế lúc đó, Phạm Văn Đồng đã nhìn nhận rằng, cuộc chiến VN đã để lại những thảm khốc cho toàn dân tộc từ Nam ra Bắc, không một gia đình VN nào lại không bị mất mát trong chiến tranh…!

Vẫn cái ý này, trong cuộc phỏng vấn của BBC ông Kiệt đã lập lại vào năm 2007, sau 32 năm chiến tranh chấm dứt.

Nhưng thử hỏi trong suốt mấy chục năm đó đã diễn ra những gì ở VN từ thời TT Phạm Văn Đồng đến thời TT Võ Văn Kiệt?

Sau khi chiếm đóng miền Nam thì không thấy hòa giải dân tộc mà chỉ thấy hàng trăm ngàn người phải đi cải tạo mút mùa; không thấy tự do dân chủ mà chỉ thấy „đảng cử dân bầu“, „yêu nước là yêu CNXH“; không thấy tự do tôn giáo mà chỉ thấy các nhà tu hành có lương tâm bị tù đày, rồi phe chiến thắng lại còn dựng lên các tổ chức tôn giáo quốc doanh;

không thấy tự do buôn bán làm ăn mà lại chỉ thấy „đánh đổ tư sản mại  bản“, „kinh tế mới“, bắt nông dân phải „làm ăn tập thể“ và tự do lập xí nghiệp quốc doanh; cả cái gọi là MTGPMN và CPCMLTMNVN cũng bị cưỡng bách phải giải tán…!

Ông Kiệt thừa biết, chính trong thời gian này ông đã từng là Ủy viên BCT (cho tới cuối 1997) và giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Sài gòn cũng như cả nước: Bí thư thành ủy TPHCM, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng….Đấy là chưa kể, trước khi rời chức TT chính Ông cũng từng kí NĐ 31/CP để giam giữ tại gia các nhà tu hành và những người dân chủ không muốn „yêu nước là yêu CNXH“! Suốt trong mấy chục năm cầm quyền đó Ông đã ngậm miệng và tuân lệnh „yêu nước là yêu CNXH“, một điều mà mãi tới nay khi không còn giữ một chức vụ gì thì Ông mới dám công khai lên tiếng coi là sai lầm!

Kể lại những việc trên đây không phải là gợi dậy quá khứ hay khơi hận thù, nhưng chính là để nhắc nhở Ông  là, cần phải nói và làm đi đôi với nhau. Nếu giả thử trong cuộc phỏng vấn của BBC ông Kiệt có dụng tâm dùng tình cảm vào dịp 30.4  để khơi dậy lòng trắc ẩn của con người thì chẳng mấy ai nghe và tin nữa!

Giữ thái độ thận trọng là cái quyền và trách nhiệm của những ai làm việc có tinh thần trách nhiệm, không thể cẩu thả tin mù quáng…. Nhất là trong chính trị, không thể hành động theo cảm tính.

Thật vậy, chính vào lúc ông Kiệt đưa ra lời kêu gọi các thành phần dân tộc cần „hòa giải dân tộc“ với nhau. Có nghĩa là trong

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 33

Page 34:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

đó có cả thành phần đang cầm quyền hiện nay và cần phải nhấn mạnh ở đây, chính thành phần này phải đứng ra làm gương trước hết. Vì họ đang cầm quyền và đang nắm trong tay tất cả phương tiện sinh sát. Nhưng ông Kiệt giải thích như thế nào về một sự thực mà Ông và tất cả mọi người đang phải chứng kiến là: Chính lúc này đây, thành phần đang cầm quyền lại đang thi thố một loạt những biện pháp tàn bạo hoàn toàn đi ngược với những đòi hỏi của ông Kiệt và  đông đảo nhân dân? Vì thế, những vấn đề này cần phải có những giải thích thỏa đáng. Nó đòi hỏi những người dân chủ đa nguyên phải thận trọng, cân nhắc để đánh giá những lời tuyên bố và hành động của các bên:

1.      Tại sao trong thời gian vừa qua hàng loạt những người dân chủ hoạt động bằng phương pháp phi bạo lực cho tự do dân chủ và nhân quyền, trong đó có nhiều người trẻ, đã bị bắt giữ, bị bôi nhọ và đối xử tàn tệ?

2.      Tại sao tuyên bố bầu cử Quốc hội dân chủ, nhưng trong thực tế lại đang tiến hành lối bầu „đảng cử dân bầu“, bằng cách loại những người ngoài đảng và cả những đảng viên trong sạch và có uy tín làm ứng cử viên để chỉ cho những cán bộ đảng viên thuộc phe cánh ra ứng cử, dù họ đang tham nhũng và lộng quyền?

3.      Hiện nay chế độ đang chuẩn bị ráo riết cho chuyến đi Mĩ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Có phải vì sợ sự chống đối mãnh liệt của cộng đồng

lớn VN ở Hoa kì nên lại tìm cách ra một chiêu „hòa giải hòa hợp“ mới?Do đó, trước khi nói tới hòa

giải dân tộc thì phải tạo một không khí trong lành, thiết lập một sân chơi bình đẳng, nghĩa là phải trả lại ngay các quyền công dân của những người VN đang bị chèn ép bất công và giam giữ oan trái! Việc này ông Kiệt cũng đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn của BBC truyền đi ngày 4.5. Đây không phải là điều kiện tiên quyết, mà là những nguyên tắc làm việc „sòng phẳng, công bình“, ngay thẳng và thành thực ở trong tất cả các cuộc làm việc chung…

Trong các thành phần dân tộc VN thì mọi người đang chờ đợi và đòi hỏi ở thành phần đang cầm quyền  phải chứng minh bằng việc làm cụ thể để chứng tỏ là, họ biết tôn trọng những nguyên tắc cơ bản này. Vì trong suốt nửa thế kỉ qua nhiều thành phần dân tộc đã bị phía đảng cầm quyền đánh lừa rất quỉ quyệt nhiều lần. Cho nên nay không còn ai tin vào lời nói xuông của phía cầm quyền. Họ phải chứng minh bằng hành động!

Trong việc này ông Kiệt có thể giúp phía cầm quyền được nhiều chuyện. Vì  nay ông Kiệt tuy không còn là Thủ tướng và cũng chẳng còn giữ chức vụ gì trong chính phủ, nhưng ông còn uy thế và uy quyền đối với nhiều giới, nhất là đối với TT Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết…Do đó, ông Kiệt nên dùng uy tín và ảnh hưởng của mình, yêu cầu họ hãy trả tự do ngay cho những người dân chủ đang bị giam giữ. Cụ thể là một số người vừa bị bắt trong các tháng gần đây, như các LS Nguyễn Văn Đài, Lê Thi Công Nhân, Lê Quốc Quân, nhà văn Trần Khải Thanh

Thủy, LM Nguyễn Văn Lý, BS Lê Nguyên Sang, các ông Nguyễn Bắc Truyển, Huỳnh Nguyên Đạo và Trần Quốc Hiền…, cũng như  chấm dứt ngay việc giam cầm tại gia các HT Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, BS Nguyễn Đan Quế, GS Nguyễn Thanh Giang, TS Nguyễn Xuân Tụ…

Như chính Ông và nhiều đảng viên CS tiến bộ cũng đều biết, họ là những người yêu nước, yêu dân chủ và chỉ đấu tranh bằng con đường phi bạo lực. Đây là những cách yêu nước mà trong bài phỏng vấn ông Kiệt cho là một trong những cách yêu nước chân thành. Nếu ông Kiệt có quyền tự nhìn nhận mình là người CS cũng yêu nước, thì những người dân chủ đang bị tù cũng có cái quyền yêu nước theo cách của họ. Họ không làm hại dân, hại nước; có chăng là họ đã can đảm tố cáo những phần tử tham nhũng, độc tài trong bộ máy đảng và nhà nước. Một việc mà chính ông Kiệt cũng đã nhiều lần kết án trong các thư gởi cho BCT và TUĐ. Họ cũng như ông đang chống bầu cử phản dân chủ … Rõ ràng là nhiều người trẻ đang dùng nhiệt tình của tuổi trẻ, chỉ vì lí tưởng… Chả lẽ lại nhẫn tâm, yên lặng để cho những người trẻ này phải bị tù tội bất công phi lí như thế?

Những vị tu hành và nhiều người dân chủ đang làm và làm rất nhiệt thành, những gì ông Kiệt đang cổ võ hay đang chống đối. Như thế,  một cách gián tiếp họ là đồng minh của Ông. Vì thế, một khi bênh vực và bảo vệ những người này, Ông sẽ chứng tỏ rằng, Ông đang bảo vệ một cách thành thực và quyết tâm quan điểm và lập trường của Ông. Chỉ làm như thế thì người ngoài mới tin được những lời của Ông.

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 34

Page 35:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Nếu không thể hiện bằng hành động cụ thể mà chỉ dừng lại bằng những lời tuyên bố ngon ngọt thì ông Kiệt không thể trách được người khác là không tin vào lời của ông . Bởi một lẽ dễ hiểu là, người Việt đã bị đánh lừa quá nhiều trong suốt nửa thể kỉ vừa qua. Nhưng nay họ đã trưởng thành và tự tin. Họ chỉ tin và trọng những ai dám nói dám làm. Còn những đòn tỉnh cảm để phỉnh gạt chắc chắn không còn ăn khách nữa. Những ai đang mưu tính như  vậy thì đang tính toán sai lầm rất nguy hiểm!

Những người dân chủ đa nguyên đồng ý „cần phải có sự đối thoại“, và các bên cần biết „nghe những lời phê phán“. Nhưng đối thoại phải bình đẳng và công bằng! Người ta không thể đối thoại với nhau khi bên kia chĩa mũi súng vào mình! Tự do trước hết phải là tự do cho những người đang mất tự do! Ông Kiệt đang được tự do nói. Nhưng Ông phải dùng ảnh hưởng và uy tín của Ông để đòi tự do cho những người Việt khác đang bị mất tự do!      

Những người Dân chủ Đa nguyên, những người yêu nước không theo Chủ nghĩa Xã hội, đang chăm chú theo dõi để xem quyết tâm và lòng thành thực của ông Kiệt như thế nào!Ghi chú: Những chữ trong ngoặc kép và in nghiêng là trích lời của cựu TT Võ Văn Kiệt trong cuộc phỏng vấn của đài BBC mới đây.Mục Thời sự Tạp chí Dân chủ & Phát triển điện tử:

            www.dcpt.orghay www.dcvapt.net

(Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lạinhân dịp 32 năm từ ngày miền Nam thất thủ)

Phạm Tín An Ninh Những năm "cải tạo" ở miền Bắc, tôi được chuyển đi khá nhiều trại. Từ Lào Cai, xuống Hoàng Liên Sơn, rồi Nghệ Tĩnh. Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Đây là một vùng sơn lâm chướng khí, nên chỉ mới gần hai năm mà tôi đã có hơn 20 người bạn tù nằm lại vĩnh viễn ở dưới sườn đồi.

Sau đó, tôi được chuyển về trại 6/ Nghĩa Lộ. Trại này nằm gần Ban chỉ huy Tổng Trại, và cách trại 5, nơi giam giữ gần 30 tướng lãnh miền Nam, chỉ một hàng rào và mấy cái ao nuôi cá trám cỏ. Ban ngày ra ngoài lao động, tôi vẫn gặp một vài ông thầy cũ, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện vui buồn.

Ngày nhập trại, sau khi "biên chế" xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ "đồng chí cán bộ quản giáo" đến tiếp nhận.

Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Môt nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng

xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám tù chúng tôi ai cũng có cùng một suy nghĩ : - Đây mới đích thực là nợ máu đây, biết trả như thế nào cho đủ?

Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi , miệng nở nụ cười. Nhìn khuôn mặt hiền lành, và ánh mắt thật thà, chúng tôi cũng bớt lo âu.

Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh quản giáo giới thiệu tên mình: Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" môt số nội quy, yêu cầu của Trại. Anh đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang".

Tôi đang ngồi hý hoáy viết cái bản kê khai lý lịch ba đời với bao nhiêu thứ "tội" dưới biển trên trời mà tôi đã thuộc lòng từ lâu lắm - bởi đã phải viết đến cả trăm lần, ngay cả những lần bị đánh thức lúc nửa đêm - bỗng nghe tiếng anh quản giáo hỏi:

- Trong này có anh nào thuộc Sư 23?

Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng:

- Thưa cán bộ, có tôi ạ.Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 35

Page 36:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

- Anh ở trung đoàn mấy?- Trung Đoàn 44.

- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở KonTum đầu mùa hè 1972?

- Vâng, có ạ.

Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa, lên;

- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.

Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:

- Lúc ấy cán bộ ở đơn vị nào?

- Tôi ở trung đoàn xe tăng thuộc Sư 320.

Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh, rồi hạ giọng tiếp tục:

- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng. Cả một tiểu đoàn tăng của tôi còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt làm tù binh.

- Sau đó cán bộ được trao trả ? tôi hỏi.

- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về quân y viện Pleiku chữa trị . Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối cùng năm 1973, sau khi có hiệp định Ba Lê.

Dạo đó, miền Bắc, đặc biệt trên vùng Hoàng Liên Sơn, trời lạnh lắm. Mỗi láng được đào một cái hầm giữa nhà, đốt những gốc cây được anh em nhặt ngoài rừng, sau giờ lao động, mang về sưởi ấm. Tối nào, anh quản giáo cũng xuống sinh hoạt với anh em. Gọi là sinh hoạt, nhưng thực ra anh chỉ tâm tình những chuyện vui buồn đời lính, thăm hỏi hoàn cảnh của anh em tù, và khuyên anh em nên cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng làm điều gì sai phạm để không phải nghe mấy ông cán bộ nặng lời. Anh thường nói:

- Tôi rất đau lòng, khi thấy các anh phải nghe những lời thô lỗ. Tôi biết các anh đều là những người có trình độ văn hóa và ai cũng đã từng chỉ huy.

Mùa đông, không trồng trọt được, nên khẩu phần ăn của một nguòi tù chỉ có một miếng bánh mì đen bằng hai ngón tay, hoặc lưng một bát bắp hạt. Phần thiếu ăn, một phần ẩm ướt thiếu vệ sinh, nên nhiều anh em tù bị bệnh kiết lỵ. Thuốc men hoàn toàn

không có, nên bệnh kéo dài lâu ngày. Nhiều người đứng không vững.

Một buổi chiều cuối đông, mưa phùn rả rích, sương mù giăng kín cả thung lũng trại tù, cả đám tù chúng tôi ngồi co ro trong láng, cố nhai từng hạt bắp cứng như viên sỏi, nhìn ra cánh đồng phía trước, thấp thoáng một người mang áo tơi (loại áo mưa kết bắng lá cây) chạy lúp xúp từ chỗ này đến chỗ khác, cho đến khi trời tối.

Đêm đó, như thường lệ, anh Thà xuống sinh hoạt với anh em bên bếp lửa. Anh bảo nhỏ anh đội trưởng:

- Tôi để một giỏ cá đàng sau láng. Trước giờ ngủ, anh ra mang vào, chia cho mấy anh bị bệnh kiết lỵ đang mất sức để các anh bồi dưỡng. Nhớ giữ kín, đừng để trên biết.

Bây giờ anh em mới hiểu, người mà chiều nay, đặt lờ bắt cá ngoài đồng ruộng chính là quản giáo Thà. Ai cũng cảm động.

Biết là anh em tù bị đói triền miên, nhất là sau mùa đông dài, một buổi sáng đầu mùa xuân , quản giáo Thà đưa cả đội 50 người tù lên một đồi trồng toàn sắn của một hợp tác xã nào đó. Sắn đầu mùa, củ còn nhỏ. Anh chỉ cho anh em cách đào lấy củ mà thân sắn vẫn còn nguyên; đào mấy cái bếp "Hoàng Cầm" để luột sắn mà không ai phát hiện có khói. Anh dắt hai anh tù xuống đồi xách hai thùng nước mang lên, căn dặn anh em thay phiên nhau luột sắn ăn cho no. Anh đích thân ở lại đứng gác, nếu có ai vào, anh vờ ra lệnh "chuẩn bị đi về", anh em tức khắc dấu hết "tang vật" xuống một cái hố đã đào sẵn.

Dường như đó là cái ngày duy nhất mà 50 người tù chúng tôi được no -dù chỉ là no sắn.

Không biết tối hôm ấy, trong giờ "giao ban" , quản giáo Thà đã báo cáo với ban chỉ huy trại là đội tù của chúng tôi đã phát được bao nhiêu hecta rừng?

Mỗi lần ra bãi thấy anh em lao động nặng nhọc, anh Thà bảo nhỏ:

- Anh em làm việc vừa phải, khi nào mệt thì ta nghỉ. Nhớ giữ gìn sức khỏe, vì thời gian cải tạo còn dài lắm.

Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 36

Page 37:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:

- Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm . Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku. Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ các anh chăm sóc tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình con người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi. Tình cảm ấy tôi chôn chặt tận đáy lòng, không dám tâm sự cùng ai, vì lòng tôi lúc nào cũng nghĩ đến vợ con tôi, và nhất là người mẹ già gần tuổi 80 đang ngày đêm mong chờ tôi trở về.

Anh cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng rõ ràng là giọng nói của anh sắp nghẹn ngào.

- Khi về lại ngoài Bắc, người ta có còn tin cậy anh không? - một anh tù hỏi.

- Ngay sau khi được trao trả, tôi phải vất hết thuốc men và những thứ các anh cho. Tôi cố dấu mấy viên thuốc trụ sinh phòng nhiễm trùng, nhưng họ khám xét kỹ quá, tôi phải tìm cách vất đi. Trước khi đưa về Bắc, chúng tôi được học tập hơn một tháng, làm kiểm điểm và lên án sự đối xử tàn ác của các anh. Tôi thấy xấu hổ lắm khi nói điều ngược lại, nhưng rồi ai cũng thế, không thể làm khác hơn. Chính vì vậy mà lòng tôi cứ dằng vặt mãi cho đến hôm nay.

Thời gian vàng son của năm mươi người tù đội 4 trại 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn, kéo dài không quá sáu tháng.

Một buổi sáng sớm, khi sương mù còn vương trên thung lũng trại tù, một người đạp chiếc xe đạp vội vã rời ban chỉ huy trại. Sau xe đèo theo một cái rương bằng gỗ và một túi đeo lưng bộ đội. Một vài anh em nhận ra anh Thà và báo cho anh em. Cả một đội năm mươi người tù vừa mới thức dậy, còn ngái ngủ, chạy ùa ra sân, vẫy tay gọi. Anh Thà không nhìn lại, đưa cánh tay chỉ còn một nửa lên vẫy vẫy, rồi biến dạng trước cổng trại.

Chiếc thuyền nhỏ mang theo trên 30 người vượt biển, trong đó có tôi và ba người bạn cùng tù ở Nghĩa Lộ ngày trước, ra đến hải phận quốc tế hai ngày thì gặp bão. Chúng tôi may mắn được một chiếc tàu chuyên chở dầu hỏa của vương quốc Nauy, trên đường từ Nhật sang Singapore, cứu vớt. Hai ngày đêm trên tàu là cả một thiên đường. Từ vị thuyền trưởng đến anh thủy thủ, chị bác sĩ, y tá, đều hết lòng săn sóc lo lắng cho chúng tôi. Hôm rời tàu để được chuyển đến trại tị nạn Singapore, chúng tôi quá xúc động không ai cầm được nước mắt. Tất cả thủy thủ đoàn đều ra đứng thành hai hàng dài trên boong tàu, ai nấy đều khóc sướt mướt ôm lấy từng người chúng tôi mà chia tay. Rồi những ngày sống trong trại, chúng tôi được thầy cô giáo và ông đại sứ Nauy, thường xuyên có mặt lo lắng cho chúng tôi đủ điều. Chúng tôi vừa xúc động vừa đau đớn. Nỗi đau của một người vừa mới bị anh em một nhà hành hạ, đuổi xô đến bước đường cùng, phải bỏ nhà bỏ xứ để thoát thân trong cái chết, bây giờ lại được những kẻ xa lạ không cùng ngôn ngữ, màu da, màu tóc, lại hết lòng đùm bọc yêu thương. Mang cái ân tình đó, chúng tôi chọn Nauy là nơi tạm gởi phần đời còn lại của mình.

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 37

Page 38:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Bốn anh em, những người cùng tù Nghĩa Lộ năm nào, được sắp xếp ở gần nhau. Mỗi ngày gặp nhau đều nhắc lại những năm tháng khốn khổ trong tù. Đặc biệt khi nhắc tới quản giáo Thà, ai trong chúng tôi cũng ngậm ngùi, nghĩ đến một người không cùng chiến tuyến mà còn có được tấm lòng. Sau lần bị "hạ tầng công tác" ở trại tù Nghĩa Lộ, không biết anh đi về đâu, nhưng chắc chắn là bây giờ cũng vất vả lắm.

Sau hai năm theo học, tôi được nhận vào làm trong ngân hàng bưu điện trung ương. Tại đây, tôi quen với Kenneth Hansen, một bạn đồng nghiệp còn trẻ tuổi, lại ở gần nhà, nên sau này trở nên thân tình. Anh ta là sinh viên đang theo học về kinh tế, chỉ làm việc thêm ngoài giờ hoc. Làm chung gần một năm, thì anh bạn Nauy này lại được nhận vào một công ty lớn và sang làm việc ở chi nhánh bên Ấn Độ.

Bẵng đi vài năm, bất ngờ một hôm anh gọi điện thoại báo là sẽ đến thăm tôi và đem đến cho tôi một bất ngờ. Và đúng là bất ngờ thật, vì cùng đến với anh là một người con gái Việt nam. Anh giới thiệu với vợ chồng tôi, đó là vị hôn thê của anh.

Cô gái tên Đoan, nói giọng Hà Nội chính tông. Gặp chúng tôi ở một nơi xa lạ, cô vui mừng lắm, nhưng khi nhìn thấy tấm ảnh của tôi treo trên tường, mang quân phục và cấp bậc của quân đội VNCH, cô có vẻ ái ngại. Biết vậy, chúng tôi cũng niềm nỡ , đùa cợt cho cô được tự nhiên. Cô cho biết cô là bạn thân với nữ ca sĩ Ái Vân từ lúc hai người còn đi học ở Hà Nội. Sau sáu năm du học ở Đông Đức, rồi Liên Xô, cô được sang thực tập tại Ấn Độ. Chính tại đây cô có dịp gặp và quen với chàng trai Nauy này. Khi ấy cô đã có chồng và một đứa con trai. Người chồng trước cùng du học ở Liên Xô, sau này trở thành một cán bộ cao cấp trong ngành dầu khí tại Hà Nội. Sau thời gian thực tập ở Ấn Độ trở về, cô được bạn bè và người thân cho biết là anh chồng đã cặp một cô gái khác chỉ một vài tuần sau ngày cô đi. Cô đem việc này nói phải trái với chồng, lại bị anh ta hành hung và nói những lời thô lỗ. Cô vừa buồn vừa giận, bỏ chồng, xin sang học tiếp chương trình Tiến sĩ tại một đại học ở Đông Đức.

Sau ngày bức tường Bá Linh ô nhục bị nhân dân Đức phá sập, nước CHND Đức (Đông Đức) bỗng chốc không còn nữa. Cô không về nước mà tìm cách trốn sang Tây Đức. Qua một thời gian hết sức khó khăn, cô may mắn liên lạc được với anh Kenneth Hansen, để được bảo lãnh sang Nauy. Biết

cô thuộc gia đình một đảng viên cộng sản cao cấp, bởi cô được du học ở nhiều nước thuộc khối cộng sản trước đây, nhưng tôi không hỏi vì sợ cô ngại. Sau này chính Kenneth Hansen, cho biết, bố của cô trước kia là đại sứ Việt Nam tại Liên Xô cũ. Sau ngày Liên Xô sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ của toàn khối cộng sản Đông Âu, ông xót xa nhìn ra được một điều gì đó. Trở về Việt Nam, ông không còn được nhà nước Cộng sản trọng dụng, trở thành kẻ bất mãn, cả ngày nằm nhà không tiếp xúc một ai.

Sau một thời gian, được cấp quốc tịch Nauy, cô Đoan trở về Việt Nam thăm gia đình, đặc biệt là người cha già đang ốm nặng. Nhân tiện xin mang đứa con trai sang Nauy với cô.

Việc cô Đoan trở về Hà Nội, làm tôi nghĩ dến anh quản giáo Nguyễn văn Thà thưở trước. Tôi cùng với mấy người bạn tù cũ, góp một số tiền khoảng 800 đôla, nhờ cô Đoan về Nghệ Tĩnh tìm và trao lại cho anh, như để tỏ chút lòng biết ơn một người bao nhiêu năm sống trong đám bùn lầy nước đọng mà vẫn còn giữ sạch được tấm lòng. Việc tìm anh không phải dễ dàng, vì chúng tôi không biết nhiều về anh. Trong mảnh giấy nhắn tin, chỉ vỏn vẹn vài chữ : "ông Nguyễn văn Thà, gốc Nghệ Tĩnh, khoảng năm 1979 là thượng úy, làm quản giáo trại tù cải tạo số 6/ Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn ". Cô Đoan vui vẻ nhận lời và hứa sẽ tìm đủ mọi cách để gặp hoặc liên lạc anh Thà. Cô cũng cho biết là cô có ông chú họ hiện làm việc tại bộ quốc phòng. Cô sẽ nhờ ông ta tìm hộ.

Một tháng sau, cô Đoan trở lại Nauy, báo cho chúng tôi biết là ông chú của cô không tìm thấy tên Nguyễn văn Thà trong danh sách sĩ quan. Ông đoán là anh ta đã bị phục viên từ lâu lắm rồi. Cô đã đích thân vào Nghệ Tĩnh, hỏi thăm mọi cơ quan, nhưng không ai biết. Cuối cùng cô phải thuê mấy tờ báo địa phương đăng lời nhắn tin, trong đó có ghi số điện thoại của tôi. Cô còn cho biết là nhân tiện có mặt ở Nghệ Tĩnh thì cô nhờ họ thôi, chứ không có nhiều hy vọng gì, vì chỉ một ít người ở thành phố có báo đọc.

Thời gian trôi qua, bận bịu bao nhiêu việc làm ăn, lo cho con cái, để kịp hội nhập vào đời sống trên quê hương mới, chúng tôi không còn ai nhắc đến chuyện anh Thà.

Bỗng một hôm, khi đang say ngủ, nghe tiếng điện thoại reo, tôi giật mình tỉnh giấc. Xem đồng hồ, hơn hai giờ sáng. Mùa đông Bắc Âu, nhiệt độ bên ngoài cửa sổ chỉ - 20 độ C. Tôi ái ngại. Giờ này mà ai gọi

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 38

Page 39:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

điện thoại thì phải có điều gì khẩn cấp lắm. Tôi bốc ống nghe, Đầu giây bên kia là giọng một cô gái, nói tiếng Việt rất khó nghe. Cô hối hả, nhưng rất lễ phép, xin được gặp tôi. Cô cẩn thận nhắc lại tên tôi hai lần, với đầy đủ họ và tên.

- Xin lỗi, cô là ai và đang ở đâu ạ ? tôi hỏi.

- Dạ, cháu là Hà, Nguyễn Thị Hà, cháu đang ở Ba Lan ạ.

Tôi im lặng. Thoáng lục lọi trong trí nhưng tôi không nhớ là mình đã quen ai tên Hà. Bên kia đầu giây, cô gái lên tiếng:

- Bác có còn nhớ ông Thà, làm quản giáo ở Nghĩa Lộ không ạ?

- Ông Thà, Nguyễn Văn Thà, Bác nhớ, nhưng cô là gì của ông Thà, và sao lại ở Ba-Lan ?

- Dạ, ông Thà là bố cháu. Cháu ở Ba-Lan với một đứa em trai. Bọn cháu khổ lắm Bác ạ. Tiếng cô gái sụt sùi.

- Cháu cho bác số phôn, bác gọi lại ngay, để cháu khỏi tốn tiền.

Tôi gọi lại, và nghe tâm sự não nề của cô gái. Cô và em trai, tên Tĩnh, được bố mẹ lo lắng, chạy vạy, bán hết đồ đạc trong nhà, kể cả chiếc xe đạp Trung quốc mà cha cô nâng niu như là một thứ gia bảo, vay mượn thêm, lo cho hai chị em cô sang lao động ở Ba-Lan. Sau khi chính quyền cộng sản Ba-Lan bị cuốn theo làn sóng dân chủ ở Đông Âu, chị em cô cùng hầu hết những người được chính quyền Việt Nam gởi sang lao động, đã không về nước, trốn ở lại. Vì sống bất hợp pháp, nên không tìm được việc làm chính thức. Hầu hết làm chui, buôn bán thuốc lá lậu. Một số trở thành ăn cắp, băng đảng, quay lại cướp bóc hoặc tống tiền chính những nguòi đồng hương, đồng cảnh. Số người Việt này trở thành mối bận tâm không nhỏ cho những chính quyền mới ở các nước Đông Âu.

Hai chị em cô Hà thuê một căn gác nhỏ trong thành phố Warszawa, nhận thuốc lá của một người khác, mang đi bán. Nhưng mỗi lần dành dụm được một ít, chưa kịp gởi về giúp gia đình thì bị cướp sạch. Một hôm, cậu em trai nhận thuốc lá mang đi bán, bị cảnh sát bắt và phát hiện là số thuốc lá kia vừa bị mất cắp tại một cửa hàng Ba-Lan. Vì vậy cậu em trai bị nhốt vào tù, còn cô Hà thì đang bị truy nã. Việc xảy ra một ngày trước khi cô Hà gọi điện thoại cho tôi.

- Bây giờ cháu đang ở đâu ? Tôi hỏi.

- Cháu đang trốn ở nhà một nguòi bạn, nhưng cô ta không dám chứa cháu lâu. Cháu không biết phải làm sao, thì bất ngờ nhớ đến lá thư của ba cháu gởi cho cháu cách nay vài tháng. Ba cháu bảo cháu trong trường hợp rất cần thiết mới gọi cho bác.

- Ba cháu bây giờ làm gì?

- Ông bị ốm nặng. Cách nay hai năm bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, nên chỉ nằm một chỗ. Vì vậy nên chị em cháu trốn ở lại đây để kiếm tiền gởi về cho bố cháu điều trị và sống qua ngày bác ạ.

Tôi ghi số điện thoại, địa chỉ người bạn của Hà, tên nhà tù mà Tĩnh, em trai của Hà đang bị giam giữ, trấn an và hẹn sẽ gặp cô trong một ngày rất gần ở Ba-Lan.

Tôi nhớ tới một người bạn Ba-lan, anh Zbigniew Piwko. Chúng tôi quen khá thân lúc cả hai vừa mới đến Nauy. Anh ta lớn hơn tôi ba tuổi. Trước kia là một đại tá không quân, chỉ huy môt không đoàn chiến đấu thuộc quân đội cộng sản Ba-Lan. Về sau. anh ta ngầm ủng hộ Công Đoàn Đoàn Kết do ông Walesa lãnh đạo. Hành tung bại lộ, trong khi bị truy bắt, anh đã lấy một chiếc trực thăng, chở gia đình, gồm người vợ và hai đứa con, bay sang Tây Đức. Theo sự thỉnh cầu của anh, gia đình anh được chính phủ Nauy đặc biệt nhận cho tị nạn chính trị.

Anh và tôi học tiếng Nauy cùng một lớp, và sau đó có một thời gian chúng tôi cùng làm thông dịch cho Sở Cảnh Sát. Nhưng chỉ hơn một năm sau, thì tình hình chính trị ở Ba-Lan thay đổi bất ngờ. Công Đoàn Đoàn Kết của ông Walesa lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang . Ông được bầu làm Tổng Thống đầu tiên của nước Ba-Lan dân chủ. Anh Piwko, người bạn tị nạn của tôi, được mời về nước để giữ môt chức vụ khá lớn trong ngành cảnh sát. Vào những dịp Giáng sinh, nhớ đến tôi, anh gởi thiệp mừng giáng sinh và năm mới. Anh kể đủ thứ chuyện về xứ sở của anh, về niềm vui và hy vọng của người dân Ba-Lan bây giờ. Sau tấm thiệp không đủ chỗ nên lúc nào anh cũng viết kèm theo vài trang giấy. Anh mời vợ chồng tôi có dịp thu xếp sang chơi với gia đình anh vài hôm và xem đất nước Ba-Lan của anh đang hồi sinh trong dân chủ.

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 39

Page 40:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Sáng hôm sau, tôi tìm lại số phôn và gọi cho anh. Anh rất vui mừng khi nghe tôi báo tin sang thăm . Vì đi vội, nên tôi chỉ đi một mình. Vợ chồng anh đón tôi ở phi trường, nơi dành cho VIP (thượng khách). Anh chị còn cho biết là rất thú vị khi có dịp được dùng lại ngôn ngữ Nauy để nói chuyện với tôi. Tôi thực sự xúc động trước sự tiếp đón nồng hậu mà gia đình anh đã dành cho tôi. Tôi ngại ngùng không dám nói với anh những điều muốn nhờ anh giúp. Nhưng rồi cuối cùng, tôi cũng phải tâm tình cùng anh về chuyện anh quản giáo Thà trong trại tù Nghĩa Lộ năm nào, và hoàn cảnh khốn cùng của hai đứa con hiện đang ở tại đây, ngay trên đất nước Ba-Lan của anh. Nghe tôi kể, anh ngậm ngùi giây lát rồi đứng lên ôm vai tôi, hứa sẽ hết lòng giúp tôi về việc này.

Anh đưa tôi đến gặp hai chị em cháu Hà. Đưa Hà về nhà ở với gia đình anh. Hai hôm sau anh làm thủ tục bảo lãnh Tĩnh, em của Hà từ trại tù về.

Trước khi về lại Nauy, tôi đã thức trọn một đêm để tâm tình khuyên lơn hai chị em Hà, biếu cho hai cháu một số tiền để tạm sinh sống và chuyển về Việt nam biếu anh Thà, bố hai cháu. Trên đường đưa tôi ra phi trường, vợ chồng Piwko bảo tôi yên tâm, anh chị xem hai chị em Hà như là cháu trong nhà và sẽ tận tình lo lắng cho hai cháu.

Hơn một tháng sau, Piwko gọi phôn báo cho tôi tin mừng: hai chị em Hà đã được Piwko bảo trợ, được cấp giấy tờ chính thức cư trú tại Ba-lan. Hai cháu đang được học ngôn ngữ Ba-lan. Hà, vì lớn tuổi, nên sẽ xin việc làm. Tĩnh, em Hà, sẽ được tiếp tục theo học tại một trường trung học.

       "Các Anh thân quí,

      Khi ngồi viết nhừng dòng này cho các anh, thực tình tôi không còn nhớ mặt các anh, nhưng tôi còn nhớ rất rõ thời gian tôi làm quản giáo ở trại Nghĩa Lộ. Vậy mà không ngờ hôm nay các anh còn nhớ đến tôi. Đọc thư của cháu Hà từ Ba-Lan gởi về, cùng với số tiền của các anh gởi cho, lòng tôi cảm xúc đến nghẹn ngào. Tôi và gia đình xin muôn vàn cảm tạ. Các anh làm tôi nhớ tới một câu nói của Các-Mác: Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại". Ngày nay, cả thế giới đều lên án Mác, những nước một thời lấy chủ nghĩa Mác làm ánh đuốc soi đường, bây giờ cũng đã từ bỏ Mác, chỉ còn một vài nơi lấy Mác làm bức bình phong để che đậy những mục nát ở phía bên trong, nhưng câu nói

trên kia của Mác, với tôi, vẫn mãi mãi là một lời vàng ngọc. Điều tệ hại là những kẻ một thời theo Mác đã luôn luôn làm ngược lại lời nói này của Mác.

      Chúng tôi mừng cho các anh đã đưa được gia đình ra khỏi nước. Mặc dù tôi biết một người phải bỏ quê hương mà đi, còn đau đớn nào hơn. Ngay cả con cái chúng tôi, vất vả biết chừng nào, mà tôi cũng đành khuyên các cháu phải ra đi để may ra còn tìm được một chút tương lai, giá trị nào đó của kiếp con người

      Phần tôi, sau khi bị kiểm điểm nặng nề ở trại Nghĩa Lộ, tôi bị điều ra mặt trận phương Bắc, trong thời kỳ giặc bành trướng Trung Quốc tràn qua biên giới . Nhờ thương tật, tôi được bố trí một công tác lặt vặt ở hậu cần. Mặt trận kết thúc, tôi bị phục viên về nhà, tiền phụ cấp không đủ nuôi chính bản thân. Tôi chỉ còn một cánh tay mà phải phát rẫy trồng rau để phụ giúp gia đình.

      Hơn ba năm nay, tôi bị ốm nặng, nằm liệt giường. Nhờ chị em cháu Hà gởi tiền về nuôi tôi và cả gia đình, tôi mới còn sống được đến hôm nay. Biết trốn lại Ba Lan, không có giấy tờ, hai cháu sẽ khó khăn ghê lắm, nhưng vẫn còn hơn là về lại bên này. Có làm suốt ngày cũng chẳng đủ ăn. May mà nhờ các anh hết lòng giúp hai cháu. Cái ơn này biết khi nào chúng tôi mới trả được cho các anh đây.

      Tôi biết mình không còn sống bao lâu. Cuối đời một con người, tôi nghiệm rõ được một điều: Chỉ có cái tình con người với nhau mới thực sự quí giá và tồn tại mãi với thời gian. Những chế độ này, chủ nghĩa nọ, cuối cùng cũng chỉ là những đám mây đen bay trên đầu. Đôi khi che ta được chút nắng, nhưng nhiều lúc đã trút bao cơn mưa lũ xuống để làm khốn khổ cả nhân gian..."Không ngờ lá thư đầu tiên này cũng là lá thư cuối cùng chúng tôi nhận được từ anh Thà. Anh đã qua đời sau đó không lâu. Nghe cháu Hà kể lại. Khi hấp hối, anh bảo vợ anh mang mấy cái huy chương, anh được cấp trong thời chiến tranh, đào lỗ chôn xuống phía sau nhà. Anh thầm thì: xin hãy chôn chặt hộ tôi cái quá khứ đau thương và lầm lỡ đó lại. Chính nó đã gây biết bao chia lìa, tang tóc, và sự thù hận giữa những người anh em cùng một mẹ, không biết sẽ kéo dài cho đến bao giờ?

Phạm Tín An NinhVương Quốc Nauy

ĐÀO VĂN THỤYTự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 40

Page 41:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Và Vụ Bắt Giữ Người Dân Oan Vô Tội

Chị Hồ Thị Bích Khương sinh năm 1967 quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống yêu nước và “cách mạng cộng sản”. Gia đình chị có ông bà bên nội và ngoại sớm tham gia đảng cộng sản Đông Dương, tức ĐCSVN ngày nay ngay từ những ngày mới thành lập vào năm 1930. Còn chị là một người dân hơn 10 năm đi đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình bị một số kẻ có chức có quyền tại địa phương cướp đoạt.Sau nhiều năm trường kỳ khiếu kiện, chị hoàn toàn tuyệt vọng trước cả một hệ thống chính quyền mục ruỗng với bao tệ nạn tham ô, hối lộ, cửa quyền, áp bức, đàn áp và bất công… lan tràn. Cho đến khoảng cuối tháng 8/2006 khi chị ra Hà Nội đã được gặp trực tiếp và được sự giác ngộ của các nhà tranh đấu dân chủ như cụ Hoàng Minh Chính và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, nên chị đã tham gia ngay vào phong trào đấu tranh dân chủ để cùng nhân dân trong nước tố cáo những việc làm sai phạm của một số quan chức có nhiều sai trái, vi phạm pháp luật nhằm minh bạch và thúc đẩy tiến trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.Trước nguy cơ những người dân đi khiếu kiện trong tỉnh Nghệ An có thể tập hợp và đoàn kết lại sẽ gây bất ổn cho cái hệ thống chính trị vốn đã vô cùng mục nát. Mà phía

các lực lượng an ninh mật vụ của đảng và nhà nước đã tiến hành trăm phương ngàn kế để chia rẽ họ, cô lập họ cùng phong trào dân chủ, thậm chí đe doạ, đánh đập, bắt bớ, bỏ tù họ…nhưng chưa có mấy kết quả như mong muốn.Ngày 25/4/2007 căn cứ vào điều 88 bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam, nhà cầm quyền đã ra lệnh bắt giữ chị Hồ Thị Bích Khương tại huyện Nam Đàn quê chị. Theo những giấy tờ cơ quan công an gửi lại cho gia đình thì chị đã tàng trữ các tài liệu có nội dung chống nhà nước. Được biết rằng: Các tài liệu đó không có một tài liệu nào bị pháp luật Việt Nam cấm gồm khoảng gần hai chục bộ đơn khiếu nại, tố cáo của người dân quanh vùng thuộc tỉnh Nghệ An đã gửi chị và nhờ viết lại để gưỉ các nơi có thẩm quyền và kể cả việc có thể sẽ công bố lên Mạng internet toàn cầu. Tất nhiên có cả một số bài kêu gọi đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và phê bình bộ máy quan liêu, áp bức của đảng CSVN và nhà nước mà chị đã viết và được chị công bố trên Mạng internet thời gian qua.Điều đó khiến chúng ta cần phải nhìn nhận lại điều luật 88 của Bộ Luật Hình sự và hàng loạt các tội danh gọi là “xâm phạm an ninh quốc gia” của Bộ luật hình sự vốn đã quá lỗi thời đã quy định nguyên văn như sau:

“Điều 88 : Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.b) Tuyên truyền những luật điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mạng trong nhân dân.c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoà phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.…”.Điều luật này chứa đựng tư tưởng sai lầm rất nghiêm trọng. Chúng ta hãy mổ xẻ một vài khía cạnh của nội dung quy định về tội danh mà điều 88 này đã nêu như trên.Nếu thừa nhận sự tồn tại của nhà nước là tất yếu khách quan, “là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được” và thừa nhận bản chất của nhà nước “là một bộ máy trấn áp” thì việc đấu tranh của nhân dân chống lại sự trấn áp của nhà nước cũng là một tất yếu không thể không thừa nhận nếu là những người Macxit chân chính. Chính sự đấu tranh này là sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Và đây là một quy luật cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 41

Page 42:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Điều luật 88 cũng hoàn toàn trái với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin khi lấy đường lối, chính sách của nhà nước làm tiêu chuẩn của sự đúng đắn lên cấm các hành vi tuyên truyền chống lại nhà nước. Vì Mác coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý chứ đường lối chính sách của nhà nước không thể là tiêu chuẩn của chân lý và thực tế đã chứng minh đường lối, chính sách của nhà nước luôn gặp phải sai lầm. Bởi thế, nên sau hơn 30 năm xây dựng đất nước ta vẫn là một quốc gia tụt hậu, đói nghèo đeo bám dai dẳng. Giả thử coi đường lối chính sách của nhà nước là luôn đúng đắn vậy đại hội VI của đảng CSVN, một tổ chức chính trị hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật đã công khai phủ nhận nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, công khai phổ biến những quan điểm, tài liệu chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vậy đại hội VI có vi phạm điều 82 cũ không ???Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa một nguyên tắc được coi là nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong quá trình xây dựng và áp dụng luật hình sự. Nguyên tắc này đảm bảo những ai có những hành vi phải được ghi trong điều luật thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng điều luật 88 của Bộ Luật Hình Sự đã tạo ra một sự mù mờ về lý luận dẫn đến không thể xác định cấu thành tội phạm.Nếu tra một số từ điển dịnh nghĩa về hành vi tuyên truyền thì không thể phân biệt khái niệm “tuyên truyền” trong điều luật với “góp ý kiến” cho đảng và nhà nước hoặc chủ trương “chấp nhận những quan điểm trái chiều ”, hay “Chát trực tuyến với thủ tướng” mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố là không né tránh bất cứ câu hỏi nào do bạn đọc, thính giả ở bất cứ đâu đưa ra !!!”.

Việc phân biệt nội dung nào là nội dung chống nhà nước, nội dung nào là ủng hộ xuôi chiều với đảng và nhà nước gặp rất nhiều khó khăn. Tôi lấy một ví dụ để so sánh đó là nội dung của một số cuốn sách mà công an thu được tại Văn phòng Luật sư Nguyễn Văn Đài so với cuốn sách Hệ thống xã hội chủ nghĩa do tiến sĩ Nguyễn Quang A biên dịch, thì tài liệu thu được tại văn phòng luật sư Nguyễn Văn Đài có nội dung thua xa về tính khoa học, tính toàn diện và triệt để của cái gọi là chống nhà nước xã hội chủ nghĩa vậy tại sao cuốn sách đó không bị coi là tài liệu có nội dung chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam ???Trong bản án kết tội luật sư Nguyễn Văn Đài và nữ luật sư Lê Thị Công Nhân vừa qua được công bố trên Mạng khá rộng rãi, chúng ta cũng tìm thấy một dữ liệu quan trọng là các tài liệu gọi là “chống phá nhà nước VN XHCN” được tìm thấy trong ổ cứng máy tính vậy những nhà cung cấp dịch vụ mạng chứa hàng ngàn, hàng triệu tài liệu như vậy tại sao họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự ???Điều 88 bộ luật hình sự cũng trái ngược với nguyên tắc dân chủ. Vì đã dân làm chủ thì nhân dân có quyền định đoạt số phận của nhà nước đó là quyền cơ bản của người làm chủ, nếu không đảm bảo được quyền này thì không phải là người làm chủ. Nếu không tuân thủ nguyên tắc ấy thì bản chất của nhà nước chỉ là một tổ chức bạo lực, và dùng các cơ quan nhân danh bảo vệ luật pháp như công an, viện kiểm sát, tòa án chị là những công cụ trấn áp nhân dân. Nếu coi chế độ của mình là một chế độ dân chủ thì pháp luật phải luôn coi nhà nước đó như là “một tên tội phạm” luôn sẵn sàng chờ có cơ hội là xâm phạm đến các quyền tự do dân chủ

của nhân dân. Các điều luật của bộ luật hình sự hay các văn bản pháp luật khác phải luôn xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi của nhân dân chứ không thể xuất phát từ sự cần thiết bảo vệ một thiết chế quyền lực chuyên để trấn áp nhân dân.Sai lầm của điều luật 88 bộ luật hình sự hiện nay và hàng loạt các các quy phạm pháp luật về tội xâm phạm an ninh quốc gia bắt nguồn từ việc đảng CSVN và nhà nước của họ đã “thay mặt dân tộc”, “thay mặt lịch sử”, “thay mặt toàn dân”…… định nghĩa lại tổ quốc là gì ? Họ đã đồng hóa dân tộc, nhân dân, đất nước, tổ quốc... cũng chính là đảng CSVN !!! Họ tự lấy tư cách của nhà làm luật cho riêng ĐCSVN để định nghĩa lại tổ quốc, dân tộc…đó là một hành vi phủ nhận công lao của nhân dân bao đời đã dầy công xây đắp nên tổ quốc Việt Nam hôm nay, phủ nhận công lao của các vị anh hùng dân tộc, phủ nhận hoàn toàn lịch sử, phủ nhận hoàn toàn dân tộc Việt Nam.Một điều luật chứa đựng sự mơ hồ và mang nhiều sai lầm như vậy lại cộng thêm sự tuỳ tiện về pháp luật, tình trạng tham ô, hối lộ… lộng hành thì các đơn khiếu kiện của công dan Hồ Thị Bích Khương được cơ quan công an khẳng định là các tài liệu chống nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là một điều dễ hiểu. Việc công an của đảng CSVN và nhà nước bắt giam và tịch thu các phương tiện làm việc và cũng là tài sản của chị Hồ Thị Bích Khương cách đây đúng hơn 1 tháng, về bản chất thực ra là đàn áp bịt miệng chị và các công dân khác dám dũng cảm cất lên tiếng nói đấu tranh đòi công bằng xã hội, đòi công lý và góp phần đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước một cách ôn hòa mà thôi. Và tất nhiên rằng về phía nhà cầm

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 42

Page 43:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

quyền là họ đã dùng các phương tiện nhân danh bảo vệ pháp luật để khủng bố và trù dập mọi công dân sử dụng quyền hợp pháp của mình để phát biểu tranh đấu một cách hòa bình, hợp hiến, và cũng phù hợp với các tiêu chuẩn sơ đẳng nhất về Nhân quyền. Hành vi ấy của bộ máy công quyền nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam rõ ràng là một sự vi phạm Nhân quyền, vi phạm quyền công dân rất nghiêm

trọng rất đáng phải cực lực lên án trước dư luận toàn thế giới văn minh ngày nay.Điều luật 88 của Bộ luật hình sự đang có hiệu lực và đang được các lực lượng “công an bảo vệ chính trị” trong nước tích cực áp dụng lan tràn để trấn áp nhân dân và toàn bộ xã hội, và hàng loạt các điều luật khác trong tội danh xâm phạm an ninh quốc gia cần được quốc hội mới được bầu ra, cùng

đảng và nhà nước hủy bỏ ngay, hoặc xem xét lại để trả lại cho nhân dân, cho toàn thể xã hội các quyền Con người cơ bản như các quốc gia và các dân tộc trên địa cầu đang được hưởng dụng đầy đủ.Hà Nội ngày 31/5/2007Công dân - kỹ sư Đào Văn ThụyThành viên của Công Đoàn Độc Lập Việt NamMobile : 0904 130 759

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 43

Thư Của Ban Biên Tập … (Tiếp theo trang 1)

Ngoài ra còn rất nhiều các nhà hoạt động dân chủ và các công dân khác yêu mến, tha thiết với sự nghiệp dân chủ tự do cho nước nhà là những cộng tác nhiệt thành của Tập san Tự Do Dân Chủ cũng bị công an bắt giữ, bỏ tù, khủng bố dữ dội như : Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, Hồ Thị Bích Khương, Lê Trí Tuệ, Võ Văn Nghệ, Vũ Thanh Phương, Lê Thị Kim Thu, … Chính vì những hành vi đàn áp khốc liệt với toàn bộ ban biên tập và các cây bút đấu tranh đã cùng cộng tác với quý báo như vậy, nên đã làm cho việc các số báo tiếp của báo tập san Tự Do Dân Chủ gặp rất nhiều khó khăn, bị gián đoạn một thời gian khá dài trong thời gian qua. Bởi thế, việc góp tiếng nói trên mặt trận tự do thông tin và tự do báo chí để truyền bá những giá trị dân chủ, tự do, nhân quyền của tờ báo chúng tôi bị ngắt quãng không liên tục để đáp lại lòng mong mỏi của quý vị. Cũng như tờ báo không thể tới tay bạn đọc được như trước thời điểm nhà nước CSVN khai hỏa chiến dịch đàn áp phong trào tranh đấu dân chủ hồi trước và giữa dịp Tết Đinh Hợi vừa qua. Ban biên tập báo Tập san Tự Do Dân Chủ chúng tôi lên án kịch liệt việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mở các cuộc đàn áp, khủng bố đối với các nhà hoạt động dân chủ như nêu trên. Hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng các điều trong chính Bộ luật hình sự và Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam, cũng như vi phạm các Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, Tuyên ngôn Nhân quyền toàn thế giới do tổ chức Liên Hợp quốc công bố năm 1948, mà nhà nước cộng sản Việt Nam là một thành viên quốc gia đã xin tham gia ký tên và long trọng cam kết thực hiện từ tháng 9 năm 1982. Hành động trù dập các quyền tự do dân chủ và các quyền Con người căn bản này của đảng CSVN và nhà nước CHXHCN Việt Nam cần phải bị lên án mạnh mẽ, thật rộng rãi trước dư luận tiến bộ trên toàn Thế giới, và cần phải được đưa ra điều trần trước toàn dân Việt Nam có lương tri. Đến nay vì hoàn cảnh và điều kiện cho phép để đáp ứng lòng tin cậy, mong mỏi của Quý vị độc giả và với rất nhiều nỗ lực cố gắng ban biên tập báo Tập san Tự do Dân chủ đã tiếp tục phát hành các số báo của Tập san tiếp theo như trước kia. Trân trọng tri ân các Quý vị đã cùng chúng tôi giữ lửa Tự Do Dân Chủ, để tiếng nói Tự do Ngôn luận của chúng ta được tiếp tục cất cao giữa lòng đất nước và dân tộc, và vẫn còn đang phải rên xiết lầm than này !

Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Quý vị. Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của tất cả các quý bạn đọc xa gần và xin chúc Quý vị an khang, gặp nhiều may mắn.

Hà nội ngày 5/6/2007Ban biên tập báo Tập san Tự Do Dân Chủ.

Page 44:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

Ngày Nào Gọi Là“Giải Phóng Miền Nam”Là Ngày Đó Gia Đình Tôi Tan Nát

o Vũ Thanh Phương

Chỉ còn mấy ngày nữa là cả nước, nhất là đồng bào miền Nam kể từ phần đất phía bờ Nam sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị sẽ bồi hồi, đau đớn kỷ niệm 32 năm ngày sụp đổ hoàn toàn cả nền chính trị cộng hòa. Và cũng là ngày nửa phần đất dải phía Nam Tổ quốc này rơi vào tay những người Cộng sản miền Bắc Việt nam. Khi phải nhắc lại vết thương đến đau lòng sau 32 năm chưa được hàn gắn do chính quyền cộng sản ác độc gieo rắc cho gia đình chúng tôi có biết bao nhiêu vấn nạn cần nói tới…

Gia đình chúng tôi gốc là dân di cư năm 1954 theo Đạo Thiên Chúa Giáo toàn tòng vùng Bùi Chu Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình thuộc miền Bắc Việt nam. Đến tháng 7 năm 1954 theo hiệp định đình chiến Giơ Ne Vơ để lập lại hòa bình tại Đông Dương cả gia đình chúng tôi di cư vào miền Nam để định cư. Tuy là một gia đình nông điền thuần túy, nhưng gia đình chúng tôi hồi đó ở miền Bắc trước khi di cư vào Nam năm 1954 đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tương đối đủ đầy. Cha Mẹ tôi vốn là những người siêng năng cần mẫn chăm chỉ làm lụng quanh năm với ruộng rẫy và thờ phượng Chúa. Ước nguyện của cả đời ông chỉ muốn con cái mình được ăn học khôn lớn thành tài để phục vụ gia đình, lợi ích Tổ quốc và dân tộc. Bởi qua trải nghiệm của chính cuộc đời bản thân mình, vì ông vốn là người nông dân nghèo khổ, thất học không biết chữ nên rất thiệt thòi. Khi mới 12 tuổi Cha tôi đã bị mồ côi cả bố lẫn mẹ, ở tuổi 12 đó cha tôi phải đi chăn trâu, cắt cỏ, làm thuê ở đợ cho các gia đình giầu có quanh vùng để tự kiếm sống, nên ông luôn luôn có

chí hướng và nỗ lực phấn đấu không ngừng để vượt lên số phận nghèo khó, không may bất hạnh ấy của mình.

Sau khi vào tới miền Nam, cha mẹ tôi cùng với nhiều đồng bào đồng cảnh ngộ di cư vào Nam hồi đó như mình đã quyết định lập nghiệp tại phường Tân Mai – thành phố Biên Hoà. Tôi cũng còn được người lớn và cả bố mẹ tôi kể lại là chính phủ Việt nam Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm thời đó đã quy hoạch vùng này cho tất cả giáo dân Bùi Chu Phát Diệm di cư từ Bắc vào xây dựng quê hương mới tại đó. Với bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó, nên khi bỏ nhà cửa, ruộng vườn, toàn bộ gia sản ở lại quê hương vùng Bùi Chu Phát Diệm tỉnh Ninh Bình miền Bắc để chạy vào Nam chỉ với hai bàn tay trắng hoàn toàn vô sản. Thế mà, bằng sự cần cù siêng năng nên hơn 4 năm sau vào năm 1959, cha mẹ tôi đã dẫn dắt cả gia đình vượt qua được cuộc sống nghèo khổ để vươn lên thành khá giả, đẩy cuộc đời người nông dân lam lũ tăm tối quanh năm như dưới thời sống ở Bắc Việt lùi xa, lùi xa dần vào dĩ vãng….

Năm 1971, vào lúc cuộc chiến tranh nhằm thôn tính nốt nửa phần miền Nam của đất nước này do những người cộng sản miền Bắc tiến hành ở miền Nam đang leo thang đến cao điểm. Những người cộng sản miền Bắc Việt Nam chủ chiến đã dùng mọi cách thức, mọi biện pháp phá hoại làm cả xã hội miền Nam lao đao, hỗn loạn, thậm chí băng hoại về đạo đức xã hội nghiêm trọng. Vì muốn tránh tệ nạn xì ke,

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 44

Page 45:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

ma tuý cho các anh trai ruột của tôi, nên cha mẹ tôi đã quyết định rời bỏ cuộc sống nơi phố phường tấp nập để lên miền rừng sơn cước xa xôi hẻo lánh. Lúc đó gia đình, bố mẹ chúng tôi đã bán 2 căn nhà và thu gom hết tài sản lên rừng lập nghiệp vì mong muốn có tương lai tốt đẹp cho con cái mai sau. Và cũng chỉ sau một thời gian ngắn ngủi vào những năm khi dời bỏ cuộc sống nơi đô hội phồn hoa ở thành phố công nghiệp Biên Hòa để “di cư lần thứ 2 này ”, nên gia đình chúng tôi đã mau chóng trở thành một gia đình giàu có nhất nhì vùng đó. Nhưng cũng oái ăm và thật là một mối nguy hiểm, chính vì như vậy nên gia đình chúng tôi đã lọt vào tầm ngắm của những người hoạt động du kích và bộ đội cộng sản trong rừng quanh khu vực mà gia đình tôi đang sinh cơ lập nghiệp. Cha mẹ tôi và người lớn kể lại là vào thời kỳ đó tất cả mọi người dân luôn phải tuân theo qui định của những du kích và cán bộ Việt cộng đang lẩn lút trong rừng đã tuyên bố bằng miệng mà không hề có văn bản, cho dù là văn bản rừng rú với dân chúng trong vùng như : ai cũng phải đóng thuế ruộng, thuế rừng, ai muốn khai hoang, khai thác lâm sản phải xin phép bọn họ….Thậm chí hàng tháng phải cống nạp đủ thứ thực phẩm, lương thực như : gạo, mắm, thuốc Tây, vải vóc quần áo, tiền bạc, cá khô, muối v…v… để chu cấp cho chúng tồn tại cuộc sống ẩn nấp trong rừng rậm và hoạt động chống phá chế độ do chánh phủ Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Cứ mỗi khi bọn họ lên tiếng cần là phải đáp ứng đầy đủ không được thiếu thứ gì mà chúng muốn. Ngược lại, bằng không người dân khó có thể sống được yên ổn ở vùng đó với chúng, mà gia đình chúng tôi cũng không bị loại trừ. Nếu ai ngoan cố không đáp ứng thực hiện các đòi hỏi này thì đêm đêm bọn họ cho du kích xâm nhập từ rừng núi xuống sẽ đốt cháy nhà, thiêu hủy toàn bộ gia sản thậm chí đánh và bắt người đưa vào rừng tra khảo, khủng bố rồi bắt phải cam kết sẽ cống nộp cho họ những nhu yếu phẩm mà họ cần. Hồi đó tôi còn rất bé mới 5 -6 tuổi thôi, nhưng tôi đã hiểu và thường xuyên để ý đến những việc hay xảy ra này, đó là một thứ tội ác chống lại con người, chống lại xã hội văn minh, chống lại những người nông dân hiền lành vô tội. Vậy thì làm sao có thể gọi họ là “những người cách mạng tiến bộ, là những chiến sĩ giải phóng đồng bào miền Nam ruột thịt khỏi ách kìm kẹp của đế quốc Mỹ và tay sai ???!!! Làm sao có thể gọi họ là đấu tranh để giải phóng giai cấp khỏi bộ máy thống trị và bóc lột, trong khi họ đánh vào cả những người nông dân, kể cả những người lao động nghèo khổ như vậy được ???”. Có rất nhiều lần mỗi khi sáng dậy qua một

đêm ngủ, tôi lại nghe người lớn nói chuyện với nhau : “Đêm qua chúng lại về đốt nhà đấy ”. Những chuyện như thế vẫn thường xuyên xảy ra ở địa phương tỉnh Đồng Nai của tôi thời còn chiến tranh. Ngày đó bố mẹ tôi cũng phải nộp thuế và cống nạp lương thực, thực phẩm hàng tháng rất đều đặn cho bọn họ, rồi hàng hóa được chở bằng những chiếc máy cày của gia đình tôi vào căn cứ trong rừng sâu cho chúng. Việc đóng góp lương ăn và các đồ dùng cần thiết khác như vậy rất thuận lợi và giữ được bí mật tuyệt đối mấy năm trời mà phía cảnh sát, quân đội và chánh quyền Việt Nam Cộng hòa không hề phát hiện ra. Cũng nhiều khi họ cho người từ trong rừng ra buộc bố tôi phải vào căn cứ của họ để “làm việc khẩn cấp”. Những lúc như vậy, khi bố tôi phải ra đi với họ mấy ngày liền làm mẹ tôi và cả nhà rất lo lắng đứng ngồi không yên, chỉ vì lo sợ bố tôi ra đi mãi mãi không bao giờ trở lại nữa….

Còn chuyện này mà tiện đây cũng xin kể lại cùng quý vị. Ấy là hồi trước năm 1975 bố mẹ tôi có gởi tiền tiết kiệm ở Ngân hàng Đại Nam chi nhánh tỉnh Long Khánh tới 4.000.000 đồng VN chẵn - tiền thời VNCH, đồng tiền thời đó có giá trị cao lắm. Khi kết thúc cuộc chiến ở miền Nam, gia đình tôi muốn rút hết ra để chi tiêu vì quá nghèo khổ, lúc đó hoàn cảnh cả nhà tôi 11 người bị chánh quyền CS mới tiếp thu miền Nam đuổi ra khỏi nhà chỉ với 2 bàn tay trắng đã phải lang thang vạ vật, màn trời chiếu đất rồi. Thế nhưng họ kiên quyết không cho rút số tiền bạc là mồ hôi công sức của cả nhà và bố mẹ tôi ra khỏi Ngân hàng mà họ đang kiểm soát. Lần cuối cùng bố tôi chỉ rút được 600.000 VNĐ tiền chế độ mới đã mất giá rất nhiều so với trứơc vào ngày 23 tháng 2 năm 1977, số còn lại họ tuyên bố không trả nữa. Như vậy là họ đã tước đoạt nốt gia sản của cả nhà tôi thật trắng trợn và táng tận lương tâm. Hiện nay gia đình tôi vẫn còn giữ tất cả những chứng từ giao dịch với Ngân hàng này vào những năm 1976-1977, kể cả đơn viết tay xin rút tiền của bố tôi lúc đó…

Vậy là, hình ảnh và ấn tượng về những người cộng sản Việt Nam đã hằn sâu trong ký ức khó có thể phai mờ từ thủa ấu thơ khi tôi khi còn rất bé bỏng, chỉ chập chững tập đi và sống trong tình yêu thương của cha mẹ tôi như thế đấy !!!

Tôi cũng như cả nhà chúng tôi hoàn toàn có quyền căm thù họ đến xương tủy vì những tội ác mà họ đã gây ra cho bố mẹ tôi và tất cả 9 anh chị em ruột thịt

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 45

Page 46:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

trong toàn gia quyến chúng tôi, giống như họ đã gây ra cho hàng triệu các gia đình, cá nhân đồng bào miền Nam nói chung đã là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản vô nhân đạo, vô nhân tính. Nhưng không !!! Chúng tôi vẫn sẵn sàng bao dung và bỏ qua mọi lỗi lầm ấy cho họ, nếu thực sự họ biết ăn năn, hối hận sửa chữa những sai lầm trong quá khứ trước đây và hiện nay để tỉnh táo phục thiện…

Rồi chiến tranh cũng trôi theo dòng thời gian, cho đến ngày 30 / 4 / 1975 tai bay vạ gió đã ập xuống đầu cả gia đình chúng tôi cũng như ập tràn chụp xuống đầu của cả mấy chục triệu đồng bào miền Nam. Cái ngày mà báo chí của chế độ mới kiểm soát được hoàn toàn miền Nam và tuyên truyền trên cả đất nước này, gọi là “Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối ”, thì đó cũng chính là ngày gia đình tôi tan nát !!!

Khi cuộc chiến ở Nam Việt nam vừa tắt tiếng súng, tâm lý chung của tất cả đồng bào từ Nam chí Bắc ai ai chả vui mừng khôn xiết, là đất nước đã có hòa bình, chiến tranh đã trở thành quá khứ. Bởi từ nay đất nước không còn cảnh nồi da xáo thịt nữa, không còn cảnh đồng bào ruột thịt trong cùng một nước chém giết lẫn nhau nữa chỉ vì một thứ chủ nghĩa nhập ngoại do những người cộng sản mang về từ Âu Châu ….

Chỉ cách có mấy ngày sau khi đánh chiếm trọn vẹn cả miền Nam, gia đình tôi những tưởng sẽ vĩnh viễn có yên vui hạnh phúc hơn thời chiến tranh trước kia Nên cả nhà ai ai cũng đổ ra đường đón chào “đoàn quân giải phóng” từ rừng núi trở về tiếp quản mọi cơ sở vật chất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũ. Nhưng đồng bào cả miền Nam đã lầm to, đã vỡ lẽ ra sự thật. Bắt đầu từ đây, cái ngày bi thảm này đã trở thành ngày uất hận cho tất cả đồng bào từng sống dưới chế độ cộng hòa và tự do trên dải đất ở vị trí phía Nam nửa đất nước này. Bởi vì mục đích cuộc chiến tranh mà những người cộng sản miền Bắc phát động và tiến hành không phải để cho đồng bào trong Nam cũng như cả nước được tự do, dân chủ, hạnh phúc đủ đầy hơn trước. Mà mục đích chính của họ là muốn áp đặt lên đầu lên cổ cuộc sống của đồng bào miền Nam cái tai ách của thể chế chính trị mang danh chủ nghĩa xã hội và cộng sản kia ….

Ngay sau khi tràn vào nhà tôi các du kích và cán bộ cộng sản từ trong rừng ra đã chụp mũ qui kết,

xuyên tạc, vu khống, dựng tội là Cha tôi làm việc cho cục tình báo CIA của chánh phủ Hoa kỳ. Để từ đó họ có cớ mà ra tay tước đoạt khối tài sản khổng lồ mà Cha mẹ chúng tôi đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt và công sức để tạo lập. Vậy thử hỏi làm sao gia đình tôi có thể coi họ là những người vì dân vì nước, những người cách mạng văn minh, những người đến để giải phóng cho nhân dân miền Nam đang bị cùm kẹp được ???

Khi ra tay tước đoạt tài sản của gia đình tôi, bọn họ không hề có một căn cứ pháp luật nào để khẳng định Cha tôi là nhân viên của cục tình báo CIA - Mỹ. Họ đã không có 1 quyết định nào, tài liệu hay văn bản nào, ấy thế mà họ dám ngang nhiên cướp đoạt tài sản của gia đình tôi một cách sạch sẽ và trắng trợn. Bọn họ trên thực tế đã chỉ dùng cường quyền thay cho pháp luật, dùng súng đạn, nhà tù và đàn áp nhân dân thay cho đạo lý và công lý. Bọn họ đã ỷ vào sức mạnh của một nhà nước độc tài chuyên chế để bắt buộc gia đình chúng tôi gồm 11 người phải rời ngay tức khắc khỏi nhà, rời bỏ ngay khỏi địa phương để ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Vậy tôi thử hỏi các ngài tổng bí thư của ĐCSVN, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, chủ tịch quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, thủ tướng chánh phủ nước CHXHCN Việt Nam cùng tất cả các quan chức, đảng viên CSVN lớn nhỏ mấy triệu người và những ai có lương tri, thì hành vi đó của những cán bộ cộng sản có phải là một tội ác tày trời, vô nhân đạo đến tột cùng cho gia đình một nông dân như hoàn cảnh gia đình chúng tôi lúc đó không ? Cho nên tôi rất đồng tình phần nào với câu nói của cựu thủ tuớng nhà nước CSVN Võ Văn Kiệt năm 2005 là : “ Chiến tranh kết thúc đã làm cho hàng triệu người vui, nhưng cũng làm cho hàng triệu người buồn….” là vậy. Tôi liên hệ cảnh ngộ của gia đình tôi thì thật đúng là đã rơi vào số hàng chục triệu gia đình miền Nam Việt nam phải đau buồn như vậy đấy…

Sau khi đã tước đoạt sạch sẽ được khối tài sản của gia đình tôi. chính quyền huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai đã dùng căn nhà đó làm cơ quan của ban tuyên huấn huyện ủy Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai (cơ quan trong hệ thống của đảng CSVN ) và lấy đó làm nơi gây nhiều tội ác với nhân dân trong huyện. Bọn chúng đã bắt biết bao nhiêu người vô tội về đó đánh đập, khảo đả và tra tấn. Cha tôi cũng là 1 trong những người bị truy lùng gắt gao để bắt bớ. Lúc đó quyền lực của bọn họ vô cùng lớn và làm cho nhân dân rất

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 46

Page 47:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

ghê sợ. Bọn họ hình như đã đem luật từ rừng ra để hành xử với cả một xã hội văn minh. Nên tâm lý chung của dân chúng cả miền Nam rất khiếp đảm, hoảng loạn trước nền chính trị man rợ của đảng CS cố tình áp đặt, úp chụp lên cả đất nước khốn khổ này. Vì thế hàng chục triệu người dân cả ở miền Bắc và miền Nam sau cái ngày gọi là được giải phóng đó đã phải liều mạng chốn chạy, vượt biên để tìm cách ra nước ngoài đến những nơi có chế độ tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền để sinh sống…

Cái ngày gọi là giải phóng hoàn toàn miền Nam đã xảy ra bi thảm và đến nay vẫn chưa chấm dứt cách đây gần 1/3 thế kỷ , mà hoàn cảnh gia đình chúng tôi chỉ là một cảnh ngộ bi đát như thế đó !

Chính quyền cộng sản tỉnh Đồng nai đã xô đẩy cả gia đình chúng tôi vào cảnh nhà tan cửa nát, và cũng không riêng gì gia đình chúng tôi mà có đến hàng chục triệu gia đình Việt nam rơi vào hoàn cảnh bi thương như vậy. Ngày đó, bọn họ cùng với những người lính cộng sản ngây ngô từ rừng núi kéo xuống với vũ khí súng ống lăm

lăm trong tay đã tràn vào khắp đô thị, phố phường, làng xóm thôn quê miền Nam để bắt đầu lục soát vơ vét, chiếm đoạt tài sản của Nhân dân một cách vô tội vạ, thoải mái. Họ đã làm cả miền Nam lúc đó sống trong lo âu hoảng loạn và hãi hùng…Giải phóng mà thế này ư ? Cách mạng mà là thế này sao ?

Ngày 30 – 4 - 1975 đối với tôi nó đã trở thành ngày uất hận, nghẹn ngào đau xót. Tôi căm phẫn những ai đã gây ra cho đồng bào cả nước mọi đau khổ, nghèo đói lầm than đến tận xương tủy. Vì những kẻ ác đức và vô nhân đó quá dã man và tàn bạo. Tại sao họ lại có thế mù quáng dùng chính

dân tộc mình để thử nghiệm xây dựng một thể chế XHCN không tưởng, phản khoa đến như vậy được nhỉ ?

Ngay từ khi còn rất nhỏ tôi đã có những suy nghĩ và nhận xét về chế độ mà các đảng CS trên khắp thế

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 47

Page 48:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

giới áp buộc và thống trị dân tộc mình thực chất chỉ là chế độ độc tài, tàn bạo và đầy rẫy bất công, sẽ chẳng đem đựơc lợi ích gì đến cho nhân dân cả.

Tính đến nay thấm thoát đã 32 năm trôi qua, quả là đáng buồn và lấy làm xấu hổ, vì đảng và nhà nước chưa làm đựơc gì nhiều tốt đẹp cho dân tộc và đất nước. Cho đến nay là thế kỷ 21 rồi mà nước ta vẫn chỉ là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu bậc nhất nhì của thế giới. Một đất nước nổi tiếng về thành tích đàn áp nhân dân, đàn áp dân chủ và đàn áp tôn giáo. Phần lớn cán bộ đảng viên có chức quyền thì suy đồi đạo đức, thoái hoá biến chất. Tệ nạn quan chức cộng sản tham nhũng phát triển không gì khống chế được. Bọn tham quan ở khắp các địa phương ra tay cưỡng đoạt đất đai của nhân dân hàng loạt. Khiến cho người dân phải lao đao khổ sở, cuộc sống lầm than cơ cực. Người dân mất đất đai, nhà cửa phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Vậy thử hỏi rằng chính quyền và đảng CSVN để nhân dân ai oán như vậy thì họ có còn xứng đáng để lãnh đạo đất nước này nữa hay không ?

Nói về việc oan sai của riêng gia đình tôi sau 32 năm theo đuổi hành trình kêu kiện oan khuất. Cho đến nay chính quyền CS địa phương đã phải công nhận Cha tôi bị quy chụp oan uổng và họ đã tổ chức minh oan cho Cha tôi tại địa phương nơi gia đình tôi sinh sống. Nhưng còn khối tài sản thì các cấp chính quyền vẫn chây lỳ không chịu trả lại cho gia đình tôi. Họ không khôi phục các quyền lợi hợp pháp, không bồi thường thiệt hại theo Nghị Định 47/CP mà luật pháp đã qui định. Họ vẫn còn cố tình vịn vào đủ mọi lý do để chiếm đoạt rồi hợp thức hoá khối tài sản đó của gia đình chúng tôi. Mới đây trong buổi tổ chức đối thoại với đại diện gia đình là 2 chị em tôi tại trụ sở chính quyền huyện Xuân Lộc ngày 23/3/2007 họ còn dám nói rằng :

1. “ Thực tế không gây hậu quả gì đối với gia đình tôi”.

* Thật là giọng lưỡi quá trắng trợn, lưu manh, gian dối không thể chấp nhận được và nghe xuôi tai. Họ đã gây hậu quả rất nặng nề mà gia đình tôi phải gánh chịu suốt 32 năm nay. Cảnh nhà tan cửa nát, đến 10 năm trời sống ngoài vòng pháp luật, trong cảnh không chứng minh thư, không sổ hộ khẩu gia đình, con cái không được học hành và xin được việc làm. Cha tôi phải chết oan uổng, chết tức tưởi, còn Mẹ tôi thì bị tâm thần mất trí nhớ hoàn toàn. Vậy mà họ còn

dám mở miệng nói không gây hậu quả gì cho gia đình chúng tôi. Thế thì tôi hỏi họ có phải là con người nữa hay không ?

2. Gia đình chúng tôi có đủ chứng cứ về nguồn gốc đất theo khoản I điều 50 luật đất đai năm 2003. Những giấy tờ đó của chế độ cũ, có mộc đỏ hẳn hoi. Thế mà bọn họ dám cãi là “không có giá trị pháp lý”.

3. “Xét thấy không có tình tiết mới thì không giải quyết nữa !”.

* Gia đình chúng tôi chỉ có mỗi một nguyên tắc và nội dung là :

Họ đã vu oan phải minh oan và đền oan có thế thôi. Còn ai muốn biết thêm tình tiết mới thì mời đến công an. Qua quá trình đi đòi công lý công an VN đã nhiệt tình tiếp tay cho chính quyền của nhà nước CS gây thêm nhiều tội ác mới như : đàn áp đánh đập tôi dã man tại thành phố Sài Gòn ngày 27/11/2000. Mới đây trong dịp hội nghị APEC- 14 tại thủ đô Hà Nội họ lại chỉ đạo công an bắt và giam giữ chúng tôi trái phép nhiều ngày trong trại giam trá hình là trại bảo trợ xã hội huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Ngày 27/3/2007 họ lại cho công an Sài Gòn vô cớ bắt, giam giữ tôi để thẩm vấn gần 10 giờ tại công an phường 7 quận 3…. Đó chính là những tình tiết mới phát sinh đấy !!! Vậy họ có dám xử lý những ai đã chỉ đạo những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật như vậy không hay lại lờ đi, hoặc bao che cho nhau ?

Tôi cũng phải nói về sự kiện là gần đây nhất ngày 23-3-2007. cơ quan Tổng Thanh Tra Chính Phủ chỉ đạo thành lập đoàn về tỉnh Đồng Nai giải quyết việc khiếu nại của gia đình tôi. Đoàn do Ông Trần Văn Minh cán bộ Vụ 5 làm trưởng đoàn. Qua buổi trực tiếp đối thoại các cấp chính quyền ngày hôm đó giữa tôi các vị quan chức có thẩm quyền ở cả trung ương và địa phương. Tôi thấy ông Trần Văn Minh có nhiều biểu hiện quan liêu xa rời thực tế, nên đã ra sức cố bảo vệ những sai trái do tỉnh Đồng Nai đã gây ra cho gia đình tôi. Ông làm vậy có ý để dẹp quyền khiếu nại tố cáo hợp pháp của gia đình tôi. Việc đó đã đựơc thể hiện rõ trong nội dung biên bản đối thoại tại Đồng Nai ngày 23-3-2007. Những ý kiến mà tôi đã phản bác gay gắt trong cuộc họp không được đưa vào biên bản. Do đó ngay sau đó tôi có đơn tố cáo Đoàn Thanh Tra Chính phủ làm việc, không khách quan, không trung thực, không tôn trọng nhân dân, làm việc

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 48

Page 49:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

hoàn toàn áp đặt và bao che sai trái cho các cấp chính quyền ở địa phương.

Suốt 32 năm, từ cái ngày gọi là “giải phóng hoàn toàn miền Nam” tôi quá chán ngán kiểu cách lề lối làm việc của các quan chức CSVN. Tôi chẳng còn tin gì ở nhà cầm quyền CSVN này nữa. Tất cả những gì mà họ đã tuyên truyền trên ti vi, báo đài ra rả đêm ngày chỉ là sự giả dối lừa mị dân mà thôi. Hoàn cảnh người dân oan chầu chực đi khiếu kiện rất thê thảm đau xót không gì tả xiết, chúng tôi còn biết tin vào ai. Chỉ còn cách cuối cùng là phải đấu tranh đòi tự do, nhân quyền, đòi dân chủ hoá hoàn toàn đất nước. Để mau chóng giải phóng nhân dân sớm thoát ra khỏi nhà tù lớn, thì mới mong tìm được sự công bằng và công lý mà thôi.

Và trong cuộc đấu tranh này, còn 1 việc mà tôi cũng hoàn toàn đồng tình với chị Hồ Thị Bích Khương, một người bạn tranh đấu cùng tôi mấy năm nay ở Mai Xuân Thưởng Hà Nội là kiên quyết vạch mặt kẻ mà chúng tôi không tiện nói tên tuổi đích danh đã len lỏi và trà trộn vào phong trào chung đã núp bóng dân oan đau khổ để kiếm sống suốt mấy năm qua. Cũng chính kẻ đó đã gieo rắc cho dân oan Việt nam quá nhiều khổ đau, nhũng nhiễu, tai nương, phức tạp và chia rẽ mất đoàn kết. Nhưng vì chúng có quá nhiều thủ đoạn tinh vi, lừa lọc dư luận, y đã lừa dối được đồng bào nhất là ở hải ngoại trong một thời gian khá dài. Vụ việc này dư luận đồng bào trong và ngoài nước cần phải biết nhìn thẳng vào sự thật không nên né tránh và nên có thái độ ủng hộ dân oan lương thiện cũng như phong trào tranh đấu đòi dân chủ, công bằng xã hội trong sáng lành mạnh để tiếp thêm nguồn cổ vũ cho anh chị em và bà con trong nước. Kẻ gian manh này đã lập “hội dân oan Việt Nam” giả mạo nhằm mục đích để trục lợi, thị đã dùng rất nhiều ngón đòn và các phương cách lường gạt nham hiểm, thị lại có chút chữ nghĩa và khoác áo trí thức. Nhưng thực ra chỉ có đạo đức giả nên đã hãm hại vu cáo xuyên tạc khá nhiều dân oan dũng cảm dám đứng lên vạch trần bộ mặt thật của thị ra ánh sáng. Vậy nên tôi kính mong bà con cô bác anh chị em vốn theo dõi sát tình hình quốc nội nên nêu cao cảnh giác để khỏi mắc mưu gian của thị hoặc những kẻ tương tự. Cuối cùng xin trân trọng cám ơn các quý vị đã quan tâm đến bài viết tâm tình này của tôi và hẹn gặp lại.

Trong bài này tôi có đính kèm 4 bức hình minh họa chụp nhân ngày đòi được nhà - một phần tài sản bị cưỡng đoạt sau ngày 30/4/1975. Ảnh chụp ngày mùng 4 tết năm 2000 với nội dung lần lượt như sau :

1/ Chân dung tôi - Vũ Thanh Phương chụp ảnh mặc áo trắng, đội mũ trắng hưởng ứng ngày 1 và 15 hàng tháng vì tự do dân chủ cho nước nhà do khối 8406 kêu gọi.

2/ Cảnh em ruột tôi là Vũ Thiên Nga đón mừng bà con dân oan khiếu kiện cùng cảnh ngộ quanh vùng đến chia vui với gia đình sau khi được chính quyền địa phương minh oan buộc phải trả lại nhà - một phần tài sản của gia đình bị cưỡng đoạt sau ngày “ giải phóng 30/4/1975 ”.

3/ Cảnh trong nhà tôi ở xã Xuân Phú, huyện xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai chăng đầy biểu ngữ, khẩu hiệu đấu tranh được mang về từ Sàigòn. Những tấm biểu ngữ bằng vải này do tôi viết và đã căng nhiều ngày trước trụ sở tiếp dân của đảng và chánh phủ CSVN đặt tại số 7 đường Lê Duẩn TP Sài Gòn, chính vì vậy dẫn đến tôi và nhiều phụ nữ bị công an đàn áp đánh đập tàn nhẫn. Gia đình tôi đã căng các tấm biểu ngữ này cho đến khi mục nát mới bỏ đi, trong suốt mấy năm đó công an xã và huyện liên tục thuyết phục gia đình và tôi gỡ bỏ nhưng tôi kiên quyết từ chối.

4/ Cảnh chụp ảnh kỷ niệm với tất cả bà con dân khiếu kiện, cùng họ hàng thân quyến và hàng xóm láng giềng tụ họp chụp hình lưu niệm ngay sau bữa cơm liên hoan Mừng đòi được nhà sau hơn 25 năm. Trong ảnh là có 2 chị em là Lư Thị Thu Duyên ( mặc áo đỏ hàng đầu ) và Lư Thị Thu Trang ( mặc áo hoa đang quàng vai em ruột tôi Vũ Thiên Nga ở hàng đầu giữa ảnh ). Đây cũng chính là những nạn nhân cũng đã bị công an thành phố Sài Gòn đánh đập dã man đến đổ máu ngày 27/11/2000. Còn Tôi mặc bộ quần áo xanh tím ngồi bệt doãi chân ra, ở hàng đầu trong ảnh.

5/ Ảnh chụp cuốn sổ gửi tiền tiết kiệm mang tên bố tôi ông Vũ Văn Mạnh do Đại Nam Ngân Hàng chi nhánh tỉnh Long Khánh cấp dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ trước ngày 30/4/1975. Và ảnh chụp đơn viết tay ngày 09/04/1976 của bố tôi gưỉ lãnh đạo Ngân hàng Trung ương thời chế độ mới của nhà nước CSVN để xin được rút tiền ra sinh sống và chữa bệnh đau tim, nhưng không được họ chấp nhận. Đơn này

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 49

Page 50:  · Web viewMột lần tôi đến xem thì người chủ đó thuật lại là có một số người báo chí quốc tế đến xin xem và xin quay phim cái sinh hoạt,

có xác nhận của chánh quyền ấp 1 và xã Bùi Tiếng thành phố Biên Hòa.

Xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ngày 25 – 4 – 2007

Vũ Thanh Phương

Địa chỉ: Số nhà 182-ấp Bình Xuân I – xã Xuân Phú –

huyện Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai.

Mail: [email protected]

Mobile: 0986 859 390

Mấy dòng viết thêm :

Khi tôi đặt bút viết xong bài báo này thì được tin dữ, là đúng ngày này chị Hồ Thị Bích Khương một người bạn tốt của dân oan chúng tôi mấy năm nay cùng tranh đấu tại “ trụ sở tiếp công dân của đảng, nhà nước và quốc hội nước CHXHCN VN ” tại vườn

hoa Mai Xuân Thưởng – Hà Nội đã bị công an huyện Nam Đàn Nghệ An bắt giữ. Anh chị em trong phong trào dân chủ và bà con dân oan đau đớn, phẫn nộ những kẻ dã tâm, ác đức đã gây nên cơ sự như vậy. Lẽ ra bài báo đã được phổ biến nhân ngày 30 /4/ 2007 cho thật có ý nghĩa. Nhưng tôi đã kiềm chế chưa muốn công bố bài viết nêu lên những suy tư thành tâm của mình vào đúng dịp đó. Nay tôi quyết định gửi những tâm tư hiền hòa chân thật này tới bạn bè tôi và những ai quan tâm. Cũng là thân tặng chị Hồ Bích Thị Bích Khương thân mến của chị em chúng tôi đang trong ngục tối của nhà cầm quyền CSVN huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tôi rất biết việc nói nên những suy nghĩ chân thành mộc mạc này của riêng mình là vô cùng nguy hiểm cho tính mạng mình. Nhưng điều đó tôi sẵn sàng chấp nhận và dám xả thân mình vì sự thật, bởi sự thật một cách thanh thản và đàng hoàng….

Hà Nội ngày 22 / 5 / 2007

Công dân Vũ Thanh Phương

Tạm trú tại nhà số 3 ngõ 94 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội.

Tự Do Dân Chủ / Số 8 – Trang 50