Top Banner
154 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC SINH THPT TỈNH KHÁNH HÒA ThS. Phan Đnh Nhân * 1. Thc trng bo lc học đƣờng tại các trƣờng THPT tnh Khánh Hòa t năm 2012 đến nay 1.1. Bo lc học đƣờng gia hc sinh vi hc sinh Bo lc học đƣờng (BLHĐ) giữa hc sinh vi hc sinh nhiu hình thc, mc độ khác nhau đã diễn ra khá thƣờng xuyên trong các trƣờng THPT hiện nay. Điều này đã đƣợc 50,5% cán bquản lý, giáo viên, đại diện Đoàn thanh niên và ban đại din cha mhc sinh thuộc 9 trƣờng THPT đƣợc chnhiệm đề tài mi tham gia kho sát (gm có 77 ngƣời thuộc các trƣờng THPT Phan Bi Châu - Cam Ranh, Nguyn Hu- Cam Lâm, Nguyễn Văn Trỗi - Nha Trang, Chu Văn An - Nha Trang, Nguyn Thin Thut - Nha Trang, Lc Long Quân - Khánh Vĩnh, Huỳnh Thúc Kháng - Vạn Ninh, Tô Văn Ơn - Vn Ninh và Dân tc Ni trú Tỉnh Khánh Hòa) đƣợc hi ý kiến khẳng định nhƣ vậy; trong đó, có 11,5% ý kiến cho rng mức độ rt phbiến và 39% cho rng mức độ phbiến. Ngoài ra, còn có 43,5% ngƣời tham gia kho sát nhận định rằng đây là mt hiện tƣợng có thật nhƣng ít phổ biến và không có ý kiến nào cho rằng BLHĐ không hxảy ra trong các trƣờng THPT hiện nay. Cũng theo kết qukho sát này, chtính các vBLHĐ bị nhà trƣờng phát hiện thì trong 3 năm học qua 9 trƣờng THPT nói trên đã là 48 vụ (có 1 vnghiêm trọng) và trong đó, có 39 vụ phải đƣa ra hội đồng klut của nhà trƣờng xlý. 1.2. Bo lc học đƣờng gia giáo viên và hc sinh 1.2.1. Giáo viên có hành vi bo lc đối vi hc sinh Theo tng hp kết qukhảo sát đối vi cán bquản lý, giáo viên, đại diện Đoàn thanh niên và ban đại din cha mhc sinh thuộc 9 trƣờng THPT nhƣ đã nói ở trên; vic giáo viên có li nói, hành vi gây bc xúc cho hc sinh ít xy ra (mức độ phbiến là 8,6%, ít phbiến là 71,15%). Thái độ ging dy ca giáo viên thiếu mu mc, chƣa phù hợp, gây căng thẳng cho hc sinh trong gihọc cũng có xảy ra nhƣng không phải là thƣờng xuyên (mức độ phbiến là 10%, ít phbiến là 72,4%). Nhƣ vậy, theo kết qukho sát nói trên, 2 hình thức BLHĐ này có diễn ra trong quá trình dy - hc và giáo dc tại các trƣờng THPT nhƣng không phải là nghiêm trng. * THPT Nguyễn Văn Trỗi, Khánh Hòa
13

Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

Aug 16, 2015

Download

Education

Kien Thuc
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

154

THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN

VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG CHO HỌC

SINH THPT TỈNH KHÁNH HÒA

ThS. Phan Đinh Nhân*

1. Thực trạng bạo lực học đƣờng tại các trƣờng THPT tỉnh Khánh Hòa từ

năm 2012 đến nay

1.1. Bạo lực học đƣờng giữa học sinh với học sinh

Bạo lực học đƣờng (BLHĐ) giữa học sinh với học sinh ở nhiều hình thức, mức

độ khác nhau đã diễn ra khá thƣờng xuyên trong các trƣờng THPT hiện nay. Điều này

đã đƣợc 50,5% cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện Đoàn thanh niên và ban đại diện cha

mẹ học sinh thuộc 9 trƣờng THPT đƣợc chủ nhiệm đề tài mời tham gia khảo sát (gồm

có 77 ngƣời thuộc các trƣờng THPT Phan Bội Châu - Cam Ranh, Nguyễn Huệ - Cam

Lâm, Nguyễn Văn Trỗi - Nha Trang, Chu Văn An - Nha Trang, Nguyễn Thiện Thuật -

Nha Trang, Lạc Long Quân - Khánh Vĩnh, Huỳnh Thúc Kháng - Vạn Ninh, Tô Văn

Ơn - Vạn Ninh và Dân tộc Nội trú Tỉnh Khánh Hòa) đƣợc hỏi ý kiến khẳng định nhƣ

vậy; trong đó, có 11,5% ý kiến cho rằng ở mức độ rất phổ biến và 39% cho rằng ở

mức độ phổ biến. Ngoài ra, còn có 43,5% ngƣời tham gia khảo sát nhận định rằng đây

là một hiện tƣợng có thật nhƣng ít phổ biến và không có ý kiến nào cho rằng BLHĐ

không hề xảy ra trong các trƣờng THPT hiện nay. Cũng theo kết quả khảo sát này, chỉ

tính các vụ BLHĐ bị nhà trƣờng phát hiện thì trong 3 năm học qua ở 9 trƣờng THPT

nói trên đã là 48 vụ (có 1 vụ nghiêm trọng) và trong đó, có 39 vụ phải đƣa ra hội đồng

kỷ luật của nhà trƣờng xử lý.

1.2. Bạo lực học đƣờng giữa giáo viên và học sinh

1.2.1. Giáo viên có hành vi bạo lưc đối với hoc sinh

Theo tổng hợp kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện Đoàn

thanh niên và ban đại diện cha mẹ học sinh thuộc 9 trƣờng THPT nhƣ đã nói ở trên;

việc giáo viên có lời nói, hành vi gây bức xúc cho học sinh ít xảy ra (ở mức độ phổ

biến là 8,6%, ít phổ biến là 71,15%). Thái độ giảng dạy của giáo viên thiếu mẫu mực,

chƣa phù hợp, gây căng thẳng cho học sinh trong giờ học cũng có xảy ra nhƣng không

phải là thƣờng xuyên (ở mức độ phổ biến là 10%, ít phổ biến là 72,4%). Nhƣ vậy, theo

kết quả khảo sát nói trên, 2 hình thức BLHĐ này có diễn ra trong quá trình dạy - học

và giáo dục tại các trƣờng THPT nhƣng không phải là nghiêm trọng.

* THPT Nguyễn Văn Trỗi, Khánh Hòa

Page 2: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

155

1.2.2. Hoc sinh có hành vi bạo lưc đối với giáo viên

Hiện tƣợng học sinh cãi lại giáo viên không phải là hiếm vì dạy - học ngày nay

khuyến khích việc trao đổi, thậm chí là tranh luận thẳng thắn trong giờ học, kể cả giữa

giáo viên và học sinh. Nhƣng việc cãi lại giáo viên với thái độ thiếu tôn trọng, thậm

chí là hỗn láo, vô lễ thì không phải là xảy ra thƣờng xuyên trong các trƣờng THPT. Đã

có 71% ngƣời đƣợc hỏi ý kiến cho rằng hiện tƣợng này ít phổ biến và 10% tin rằng

không hề xẩy ra (trong khi đó chỉ có 13% ngƣời đƣợc hỏi ý kiến cho là phổ biến và

2,8% cho là rất phổ biến mà thôi).

1.2.3. Hậu quả của bạo lưc hoc đường

Hậu quả trực tiếp của BLHĐ là đã ảnh hƣởng đến thể chất và gây tổn hại về sức

khỏe học sinh; nhẹ thì trầy xƣớc, chấn thƣơng phần mềm; nặng hơn thì bị các thƣơng

tích khác nhƣ gãy chân, gãy tay; thậm chí gây nên tàn phế hoặc cƣớp đi mạng sống

của bạn học. Điều này đã đƣợc 52,1% ý kiến khảo sát cho rằng BLHĐ gây hậu quả ở

mức nghiêm trọng và có 10,1% ý kiến cho rằng rất nghiêm trọng; trong khi ý kiến cho

rằng ít nghiêm trọng là 26% và mức độ ở không nghiêm trọng chỉ có 10,1% ý kiến

đồng ý.

1.3. Thực trạng công tác quản lý phòng, chống bạo lực học đƣờng của các

trƣờng THPT tỉnh Khánh Hòa

1.3.1. Thưc trạng về nội dung giáo dục phòng, chống bạo lưc hoc đường của

cac trường THPT tỉnh Khánh Hòa

Do tính chất phức tạp và hậu quả khó lƣờng của BLHĐ nên công tác giáo dục

phòng chống BLHĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý của ngành giáo

dục và đào tạo nói chung cũng nhƣ các trƣờng THPT nói riêng. Trong thời gian qua,

các trƣờng THPT ở tỉnh Khánh Hòa đã có nỗ lực nhất định trong việc nghiên cứu, tìm

hiểu tình hình; từng bƣớc hoạch định và tìm ra các giải pháp có hiệu quả nhằm nâng

cao nhận thức, hiểu biết học sinh; có biện pháp răn đe những học sinh vi phạm nhằm

ngăn ngừa, hạn chế đến mức tối đa tình trạng BLHĐ và những hậu quả đáng tiếc do

BLHĐ mang lại.

Hạn chế là trong thực tế, công tác giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh vẫn

chƣa đƣợc các trƣờng THPT chú trọng thực hiện chu đáo và duy trì đều đặn trong suốt

năm học. Việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra công tác quản lý phòng chống BLHĐ

tuy đã có triển khai nhƣng chƣa thực sự đầy đủ, kịp thời và đúng mức.

Việc xử phạt các hành vi BLHĐ của học sinh một số trƣờng THPT hiện nay chƣa

đúng mực nên ít có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tốt. Với câu hỏi “Học sinh đánh

nhau, trường thực hiện việc xét kỷ luật ở mức độ nào?” thì chỉ có 15,9% ngƣời trả lời

là nhà trƣờng đã thực hiện rất thƣờng xuyên, 26% là thƣờng xuyên, 34,7% là thỉnh

thoảng và 1,4% là không hề thực hiện.

Page 3: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

156

Mối quan hệ giữa nhà trƣờng - gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục

đạo đức học sinh nói chung và phòng chống BLHĐ nói riêng có lúc, có nơi chƣa gắn

kết chặt chẽ nên chƣa tạo ra sức mạnh tổng hợp. Có tới 90,8% ý kiến cho rằng BLHĐ

có liên quan đến việc gia đình thiếu quan tâm, giáo dục con em mình và 72,5% ý kiến

cho rằng phụ huynh đã khoán trắng việc giáo dục học sinh cho nhà trƣờng và giáo viên

chủ nhiệm.

1.3.2. Thưc trạng về phương phap, hinh thức giáo dục phòng, chống bạo lưc

hoc đường của cac trường THPT tỉnh Khánh Hòa

Trƣớc thực trạng BLHĐ có xu hƣớng gia tăng và ngày càng phức tạp nhƣ hiện

nay, để ngăn ngừa có hiệu quả BLHĐ ở đơn vị mình, nhiều trƣờng THPT đã có các

hình thức, giải pháp khác nhau để phòng chống và hạn chế BLHĐ xảy ra. Có nhiều

hoạt động tuy không mới về nội dung nhƣng đã đƣợc cải tiến không ngừng về mặt

hình thức để thu hút học sinh tham gia nhằm góp phần hạn chế tình trạng bạo lực trong

trƣờng THPT.

Trong công tác quản lý, các trƣờng cũng đã thực hiện nhiều hoạt động khác

nhau để hạn chế BLHĐ nhƣ tổ chức Ban nền nếp nhà trƣờng nhằm duy trì trật tự đối

với học sinh (31,8% ý kiến cho rằng rất thƣờng xuyên và 50,7% ý kiến cho rằng

thƣờng xuyên); quan tâm vấn đề giáo dục kỹ năng sống về phòng chống BLHĐ cho

học sinh (13% rất thƣờng xuyên và 52,1% thƣờng xuyên); phối hợp với Ban đại diện

cha mẹ học sinh (8,6% rất thƣờng xuyên và 42% thƣờng xuyên) và đặc biệt là kịp thời

phối hợp với từng gia đình học sinh, khi xảy ra trƣờng hợp các em đánh nhau thì mời

phụ huynh đến trƣờng để bàn biện pháp giải quyết phù hợp (17,3% rất thƣờng xuyên

và 65,2% thƣờng xuyên).

1.3.3. Kết quả công tác giáo dục phòng, chống bạo lưc hoc đường của các

trường THPT tỉnh Khánh Hòa

Công tác giáo dục phòng chống BLHĐ trong các trƣờng THPT đã đƣợc quan tâm,

chú trọng hơn trƣớc và cũng đã đƣợc mở rộng với nhiều hình thức, giải pháp khác

nhau nên đã đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu. Nhận thức của phần lớn học sinh về tác hại

của BLHĐ có chuyển biến tích cực, kỹ năng sống đƣợc bổ sung và nâng cao dần.

Tuy vậy, nhìn trên diện rộng thì thực trạng công tác quản lý phòng chống BLHĐ

trong các trƣờng THPT ở tỉnh hiện nay vẫn còn không ít mặt hạn chế, bất cập. Chính

vì vậy, BLHĐ vẫn xảy ra và có thể diễn biến phức tạp trong các nhà trƣờng bất cứ lúc

nào nếu nhƣ từng đơn vị, trƣờng học lơ là, mất cảnh giác đối với vấn đề BLHĐ.

2. Nguyên nhân thực trạng

2.1. Do học sinh thiếu tu dƣỡng, rèn luyện và dễ bị kích động bởi bạo lực

Có thể thấy rằng, những học sinh tham gia vào BLHĐ hầu hết không chăm chỉ

học tập, lêu lổng, ham chơi; trong đó, có những học sinh đi học một cách miễn cƣỡng

Page 4: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

157

theo ý muốn của cha mẹ, luôn sẵn sàng bỏ học bất kỳ lúc nào nên không hề e ngại các

hình thức kỷ luật của nhà trƣờng. Nguyên nhân này đã đƣợc nhiều ngƣời đồng thuận

với 16,8% ý kiến rất đồng ý và 62,3% đồng ý; trong khi đó số không đồng ý chỉ là

3,6%. Điều này đã đƣợc chứng minh trong thực tế, khi số lƣợng các vụ bạo lực học

đƣờng ở các trƣờng THPT ngoài công lập hoặc các trƣờng có “đầu vào” thấp luôn cao

hơn các trƣờng có chất lƣợng giáo dục tốt.

2.2. Giáo viên chƣa mẫu mực và thiếu kinh nghiệm

Trong các hành vi BLHĐ giữa học sinh với học sinh hoặc giữa giáo viên với học

sinh thì cũng có nhiều nguyên nhân liên quan đến vai trò, vị trí, trách nhiệm của các

thầy cô giáo. Tuy giáo viên luôn đƣợc coi là nhân tố quan trọng trong công tác giáo

dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhƣng trong thực tế vẫn có một số thầy cô giáo

chƣa thực sự mẫu mực về lối sống, hạn chế về nhân cách đạo đức … cũng đã góp phần

tạo nên BLHĐ (2,4% rất đồng ý và 38,9% đồng ý). Các biểu hiện thƣờng thấy là giáo

viên ứng xử không tốt với học sinh (1,2% rất đồng ý và 48% đồng ý); quá khắt khe với

học sinh (7,2% rất đồng ý và 55,8% đồng ý).

2.3. Hoạt động của Đoan, Hội chƣa chú trọng việc giáo dục hành vi, lối sống

cho thanh niên

Qua khảo sát cho thấy, BLHĐ xảy ra cũng có phần do các đoàn thể trong nhà

trƣờng chƣa phát huy tốt chức năng, tác dụng cần có của mình. Đó là hoạt động của

Đoàn, Hội chƣa trở thành sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút học sinh tham gia vì nội

dung thiếu phong phú, ít thiết thực (4,8% ý kiến rất đồng ý và 44,1% ý kiến đồng ý);

chƣa đƣa vấn đề phòng chống BLHĐ vào nội dung giáo dục thanh niên (4,8% ý kiến

rất đồng ý và 33,7% ý kiến đồng ý).

2.4. Ban đại diện cha mẹ học sinh chƣa thực sự quan tâm công tác giáo dục

đạo đức cho học sinh

Qua khảo sát ở 9 trƣờng THPT nói trên cho thấy là các Ban đại diện cha mẹ học

sinh chƣa quan tâm nhiều đến công tác phòng chống BLHĐ (6,4% ý kiến rất đồng ý và

61% ý kiến đồng ý) và đến nay cũng chƣa có sự phối hợp giữa nhà trƣờng với Ban đại

diện cha mẹ học sinh về công tác quan trọng này (2,4% ý kiến rất đồng ý và 40,2% ý

kiến đồng ý).

2.5. Gia đinh chƣa quan tâm giáo dục va lam gƣơng tốt cho con em

Kết quả khảo sát cho thấy vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức học sinh và

nhất là giáo dục phòng chống BLHĐ trong các trƣờng THPT hiện nay rất hạn chế.

Nhiều phụ huynh chƣa quan tâm hoặc chƣa giáo dục đúng mức con em mình về tác hại

của BLHĐ (24,6% ý kiến rất đồng ý và 66,2% ý kiến đồng ý); nhiều ngƣời không theo

dõi, liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để biết đƣợc tình hình học tập, rèn luyện của con

em mình tại lớp, tại trƣờng (18% ý kiến rất đồng ý và 54,5% ý kiến rất đồng ý).

Page 5: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

158

2.6. Môi trƣờng xã hội chƣa an toan, các đoan thể xã hội chƣa tích cực phối

hợp với nha trƣờng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Một trong những nguyên nhân có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến BLHĐ chính là

môi trƣờng văn hóa xã hội hiện nay chƣa an toàn; ở một số nơi đang ảnh hƣởng xấu

đến môi trƣờng giáo dục. Sự phát triển chóng mặt của internet, dịch vụ giải trí game

online, phim ảnh, sách báo … mang tính bạo lực đã góp phần làm cho BLHĐ phức tạp

và nghiêm trọng hơn (có đến 38,9% ý kiến rất đồng ý và 50,6% ý kiến đồng ý; chỉ có

3,6% ý kiến lƣỡng lự và 1,2% ý kiến không đồng ý).

2.7. Các trƣờng trung học phổ thông chƣa chủ động, sáng tạo và quyết tâm

trong công tác quản lý phòng chống bạo lực học đƣờng

Nhìn chung, phần lớn các trƣờng THPT ở tỉnh ta vẫn chƣa thực sự chủ động,

sáng tạo trong công tác quản lý phòng chống BLHĐ bằng các kế hoạch, hoạt động cụ

thể mà thông thƣờng chỉ lồng ghép trong các hoạt động giáo dục khác của nhà trƣờng,

của Đoàn thanh niên …. Mỗi khi có vụ BLHĐ xảy ra thì mới chạy theo giải quyết hậu

quả một cách thụ động.

2.8. Còn thiếu sự chỉ đạo xuyên suốt va đầy đủ, kịp thời của các cấp quản lý

nha nƣớc

Cho đến nay, chƣa thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các chƣơng trình, kế

hoạch, đề án … về phòng chống BLHĐ để chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản

quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung này.

Ở tỉnh Khánh Hòa, cũng chƣa thấy UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo có

tính chất chuyên sâu về công tác quản lý phòng chống BLHĐ để làm căn cứ pháp lý và

định hƣớng chỉ đạo cho ngành giáo dục và đào tạo, các ban ngành liên quan và các địa

phƣơng triển khai thực hiện.

Trong nội bộ ngành giáo dục và đào tạo thì Sở Giáo dục và Đào tạo đến nay cũng

chƣa có kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo riêng về công tác quản lý phòng chống BLHĐ

mà chỉ đƣa nội dung này lồng ghép với các nội dung chỉ đạo và các hoạt động giáo dục

khác nhƣ xây dựng “trƣờng học thân thiện - học sinh tích cực”; tăng cƣờng trật tự - an

ninh trƣờng học; phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trƣờng học. Do thiếu sự chỉ

đạo tập trung và xuyên suốt nên công tác quản lý phòng chống BLHĐ chƣa trở thành

trọng tâm trong công tác quản lý của ngành và các đơn vị, trƣờng học.

3. Các biện pháp:

3.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức va năng lực cho cán bộ quản lý,

giáo viên, nhân viên, phụ huynh về công tác phòng chống bạo lực học đƣờng

3.1.1. Biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo

viên, nhân viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng, chống BLHĐ .

Page 6: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

159

Mục tiêu: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng,

chống BLHĐ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh.

Ý nghĩa: nhận thức là sự khởi đầu của thái độ, hành vi của con ngƣời, nếu có

nhận thức đúng sẽ có thái độ đúng và phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Do vậy,

để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ cần

phải nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về công tác

phòng, chống BLHĐ. Trên cơ sở đó, với nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân sẽ có ý thức

tự nâng cao trách nhiệm, phối hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh để làm tăng hiệu

quả công tác phòng, chống BLHĐ.

Nội dung biện pháp:

- Làm cho mọi ngƣời hiểu đúng đắn và thực hiện đầy đủ những qui định về

nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL, giáo viên và phụ huynh trong công tác học sinh

(đƣợc qui định tại Điều lệ trƣờng THPT); từ đó, nâng cao nhận thức cho mọi ngƣời và

xây dựng tinh thần hợp tác, cùng tích cực tham gia các hoạt động quản lý công tác

phòng, chống BLHĐ. Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức lồng ghép trong các phiên

họp hội đồng giáo viên hàng tháng, trong những phiên họp cha mẹ học sinh tại lớp vào

đầu năm học, kết thúc học kỳ I và cuối năm học.

- Trong các phiên họp hội đồng giáo viên của nhà trƣờng, họp tổ giáo viên chủ

nhiệm, họp cha mẹ học sinh tại lớp, Hiệu trƣởng cần chuẩn bị nội dung tuyên truyền

về công tác phòng, chống BLHĐ để truyền đạt thật rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Có

thể những nội dung tuyên truyền này đƣợc in trên giấy và phát cho đối tƣợng đƣợc

tuyên truyền. Có nhƣ vậy, giáo viên, nhân viên, phụ huynh đƣợc quán triệt sâu sắc,

đầy đủ và nhận thức sẽ đƣợc nâng cao hơn.

Lƣu ý khi thực hiện biện pháp

- Thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về hoạt động quản lý

công tác phòng, chống BLHĐ cần tránh làm hình thức, chiếu lệ và phải chuẩn bị nội dung

thật chu đáo.

- Hiệu trƣởng nên đƣa nội dung về hoạt động quản lý công tác phòng, chống

BLHĐ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị để thực hiện thƣờng xuyên, theo dõi,

kiểm tra chặt chẽ và lƣu hồ sơ.

3.1.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý hoc sinh cho lưc lượng giáo viên

chủ nhiệm, giáo viên bộ môn va cho đội ngũ can bộ Đoan thanh niên, Hội Liên hiệp

thanh niên của trường THPT.

Mục tiêu: trang bị thêm kiến thức và kỹ năng về quản lý công tác phòng,

chống bạo lực học đƣờng cho lực lƣợng giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ

môn (GVBM) và cán bộ Đoàn, Hội (CBĐ) trong trƣờng THPT.

Page 7: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

160

Ý nghĩa: năng lực quản lý học sinh có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả

của hoạt động quản lý công tác phòng, chống BLHĐ. Do vậy, cần quan tâm bồi dƣỡng

nghiệp vụ công tác quản lý học sinh cho lực lƣợng giáo viên chủ nhiệm và cho đội ngũ

cán bộ Đoàn, Hội của trƣờng THPT.

Nội dung biện pháp:

- Đối với lực lương giáo viên chủ nhiệm

Đầu năm học, khoảng cuối tháng 8 Hiệu trƣởng tổ chức hội nghị GVCN với nội

dung bồi dƣỡng năng lực và kỹ năng công tác quản lý học sinh, phòng chống BLHĐ;

đồng thời bồi dƣỡng GVCN về kỹ năng tƣ vấn tâm lý học sinh. Hiệu trƣởng phân công

một số giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác GVCN làm báo cáo viên và chủ

trì buổi thảo luận tạo điều kiện để các GVCN học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Hội nghị

sẽ đề cập đến những đặc điểm tâm sinh lý tuổi vị thành niên và một số kỹ năng cần

thiết. Qua hội nghị này, những mặt ƣu điểm trong công tác GVCN sẽ đƣợc khẳng định,

ghi nhận và phát huy; những khó khăn, vƣớng mắc về công tác quản lý học sinh sẽ

đƣợc nhà trƣờng giải quyết và tạo thuận lợi cho công tác phòng chống BLHĐ có hiệu

quả hơn.

Giáo viên chủ nhiệm cần đƣợc nghiên cứu một số kỹ năng nhƣ: kỹ năng kiềm

chế bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng thƣơng lƣợng và

hòa giải…trên cơ sở đó, GVCN sẽ chủ động vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý

học sinh của mình. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, GVCN vừa đóng vai trò là thầy cô

giáo, vừa là ngƣời cha, ngƣời mẹ, anh chị của các em học sinh. Có nhƣ vậy, GVCN

mới gần gũi, thân thiện với học sinh và làm tốt nhiệm vụ tƣ vấn tâm lý cho các em.

- Đối với giáo viên bộ môn

Thông qua phiên họp hội đồng giáo dục hàng tháng, các buổi họp tổ chuyên môn

nhà trƣờng hƣớng dẫn giáo viên về một số biện pháp giáo dục để giúp học sinh thực

hiện tốt công tác phòng, chống BLHĐ nhƣ thƣờng xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện

nghiêm túc nội qui, phát hiện và báo cáo kịp thời những hiện tƣợng bất thƣờng (học

sinh xích mích nhau, tập trung đám đông, …) cho Ban nền nếp, Đoàn trƣờng để có

biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Đối với lực lương cán bộ Đoàn, Hội thanh niên

Khoảng đầu tháng 9, Đoàn trƣờng phối hợp với Thành Đoàn (Huyện Đoàn) mở

lớp tập huấn công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn cấp trƣờng và cấp chi đoàn. Nội

dung tập huấn là một số kiến thức trọng tâm về thanh niên (tâm lý, sinh lý, xã hội) và

một số kỹ năng cơ bản của ngƣời CBĐ. Có thể buổi tập huấn này mời thêm lãnh đạo

nhà trƣờng tham dự và có ý kiến chỉ đạo về công tác thanh niên sát với tình hình nhà

trƣờng trong đó, có công tác phòng, chống BLHĐ.

Page 8: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

161

Cán bộ Đoàn đƣợc tập huấn về kỹ năng tập hợp thanh niên, kỹ năng nắm bắt

kịp thời về diễn biến tình hình trong chi đoàn (lớp), kỹ năng giải quyết một số mâu

thuẫn nảy sinh giữa các bạn trong lớp, kỹ năng hòa giải…

Lƣu ý khi thực hiện biện pháp

- Trong hội nghị GVCN, tập huấn cho CBĐ và đầu năm học cần có sự chuẩn bị

chu đáo về nội dung và hình thức. Cần tiến hành sớm để triển khai kịp thời trong năm

học và góp phần ổn định nhanh hoạt động của nhà trƣờng.

- Bên cạnh những nội dung báo cáo viên cung cấp trong hội nghị GVCN, lớp tập

huấn CBĐ cần photo tài liệu để làm cẩm nang của công tác GVCN, công tác CBĐ.

3.2. Nhóm biện pháp giáo dục học sinh về công tác phòng chống bạo lực học

đƣờng

3.2.1. Tổ chức sinh hoạt tập thể có nội dung phòng chống BLHĐ

Mục đích: qua sinh hoạt tập thể tại lớp hay tập trung theo khối lớp để giáo

dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đƣờng.

Ý nghĩa: giáo dục học sinh có ý thức phòng, chống BLHĐ sẽ tạo thuận lợi

cho các em học tốt và rèn luyện tốt; đồng thời góp phần tạo môi trƣờng giáo

dục ổn định, trật tự bảo đảm chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.

Nội dung biện pháp

- Trong các buổi chào cờ đầu tuần, học sinh tập trung theo khối lớp và đây là

điều kiện thuận lợi để thực hiện giáo dục các em về phòng, chống BLHĐ. Thƣờng

hoạt động này đƣợc giao cho Đoàn trƣờng thực hiện nhƣng có sự phối hợp với Tổ

chuyên môn nhƣ Tổ Sử-Địa-Giáo dục công dân. Hiệu trƣởng chỉ đạo xây dựng kế

hoạch và phân công cụ thể các bộ phận, cá nhân trong buổi ngoại khóa với nội dung

phòng, chống BLHĐ.

- Hình thức buổi ngoại khóa này có thể là tổ chức giao lƣu với học sinh qua một

số câu hỏi đƣợc Ban tổ chức chuẩn bị trƣớc; hoặc hƣớng dẫn học sinh thực hiện sân

khấu hóa qua một tiểu phẩm tiêu biểu về tình huống tạo nên BLHĐ; hoặc kết hợp giữa

hai hình thức này.

- Qua buổi sinh hoạt ngoại khóa nên giáo dục học sinh về một số kỹ năng cần

thiết để phòng, chống BLHĐ nhƣ: kỹ năng tự kiềm chế bản thân, kỹ năng hòa giải, kỹ

năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bằng thƣơng lƣợng…

Lƣu ý khi sử dụng biện pháp:

- Buổi ngoại khóa về phòng, chống BLHĐ đƣợc lồng ghép vào tiết chào cờ đầu

tuần do vậy không có nhiều thời gian, thƣờng chỉ diễn ra khoảng 40 phút. Vì thế, cần

chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, nội dung, hình thức để các phần của ngoại khóa đƣợc

diễn ra ngắn gọn, súc tích, không kéo dài thời gian.

Page 9: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

162

- Nội dung các câu hỏi cho học sinh về BLHĐ, nội dung tiểu phẩm phải đƣợc

chọn lọc, kiểm duyệt trƣớc khi trình diễn trƣớc toàn thể giáo viên và học sinh. Có nhƣ

vậy, để tránh những câu hỏi, hành vi, lời thoại có thể gây phản cảm và không bảo đảm

tính giáo dục.

- Nên tạo điều kiện, khuyến khích học sinh nêu thắc mắc, nêu một số tình huống

thƣờng gặp có thể gây nên BLHĐ; qua đó, nhà trƣờng giúp các em giải quyết hợp lý

và hợp tình. Vì thế nên có Ban cố vấn, gồm một số giáo viên nhiều kinh nghiệm và uy

tín để hỗ trợ buổi ngoại khóa.

3.2.2. Xây dưng Phòng tư vân tâm lý hoc sinh

Mục đích: Phòng tƣ vấn tâm lý học sinh là nơi giúp học sinh lựa chọn biện

pháp giải quyết những thắc mắc, những bức xúc riêng tƣ của các em, hƣớng dẫn học

sinh về những hiểu biết trong lĩnh vực sức khỏe vị thành niên, phòng chống các tệ nạn

xã hội…

Ý nghĩa: hoạt động của phòng tƣ vấn tâm lý học sinh sẽ góp phần quan trọng

trong việc hình thành nhân cách các em. Những kiến thức văn hóa mà thầy cô trang bị

trên lớp chỉ mới nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức khoa học của các bộ môn; các

em còn nhiều thắc mắc, nhiều bức xúc trong đời sống tâm lý, trong hoạt động thƣờng

ngày cần đƣợc trợ giúp để các em ổn định sức khỏe, tâm lý và trí tuệ…và góp phần

nâng cao hiệu quả trong học tập và rèn luyện.

Nội dung biện pháp:

- Hiệu trƣởng thành lập Ban tƣ vấn tâm lý học sinh gồm những giáo viên giàu

kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, yêu mến học sinh và có uy tín; chỉ đạo Ban tƣ vấn

xây dựng kế hoạch hoạt động, xác định những nhiệm vụ chủ yếu và phân công ca trực

tại phòng tƣ vấn.

- Nhà trƣờng cần tiến hành tuyên truyền về công tác giáo dục học sinh liên quan

đến sức khỏe sinh sản vị thành niên, những vƣớng mắc trong đời sống thƣờng ngày,

những bức xúc trong quan hệ bạn bè, tình bạn, tình yêu…khuyên các em nên đến

phòng tƣ vấn tâm lý của nhà trƣờng. Phòng tƣ vấn tâm lý là địa chỉ đáng tin cậy của

học sinh và phụ huynh; nơi đây sẽ giúp các em giải tỏa những bức xúc, những thắc

mắc riêng tƣ và bảo đảm tính bảo mật cá nhân.

Lƣu ý khi sử dụng biện pháp:

- Hiệu trƣởng cần bố trí Phòng tƣ vấn tâm lý học sinh ở vị trí hợp lý, tế nhị và

lịch sự để các em không ngại ngùng khi đến phòng này.

- Cần quan tâm về chế độ ƣu đãi đối với các giáo viên làm công tác tƣ vấn, có thể

giảm bớt tiết dạy trong tuần, vận dụng quỹ của Ban đại diện cha mẹ học sinh để hỗ trợ

thêm cho giáo viên…Có nhƣ vậy mới thiết thực động viên thầy cô tham gia công tác

tƣ vấn tâm lý học sinh.

Page 10: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

163

- Giáo viên lúc tƣ vấn cho học sinh không nên đƣa ra lời khuyên với các em, vì

rằng có thể thầy cô chƣa hiểu hết chiều sâu nội tâm, hoàn cảnh các em, nên lời khuyên

có thể chƣa đúng. Giáo viên chỉ hƣớng dẫn các em biết cách lựa chọn giải pháp tích

cực nào là phù hợp nhất với bản thân các em để sớm ổn định tâm lý và tập trung tƣ

tƣởng vào việc học.

3.2.3. Giáo dục kỹ năng sống cho hoc sinh

Mục đích: thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm trang bị cho

các em những hiểu biết và cách xử lý một số tình huống khó khăn trong việc giải quyết

các mâu thuẫn giữa bạn bè, từ đó, góp phần hạn chế bạo lực học đƣờng.

Ý nghĩa: học sinh có khả năng vận dụng một số kỹ năng sống vào thực tế

trong mối quan hệ bạn bè, sẽ tạo đƣợc không khí thân mật, hạn chế những xích mích

gây mâu thuẫn. Quan hệ bạn bè trong lớp, trong trƣờng tốt sẽ góp phần xây dựng

“trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập

tốt hơn.

Nội dung biện pháp:

- Hiệu trƣởng cử giáo viên tham gia lớp tập huấn về giáo dục kỹ năng sống do Sở

và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Những giáo viên này sẽ truyền đạt nội dung giáo dục kỹ năng sống cho hội

đồng giáo viên, đặc biệt là lực lƣợng giáo viên chủ nhiệm; trên cơ sở đó trong tiết sinh

hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm sẽ giáo dục học sinh về một số kỹ năng sống cần thiết

nhƣ kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hòa

giải, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn…

- Hiệu trƣởng phân công giáo viên hƣớng dẫn cho học sinh về một số kỹ năng

sống cho lớp trƣởng, bí thƣ chi đoàn của các khối lớp nhằm nâng cao năng lực cho các

em cán bộ lớp, cán bộ Đoàn góp phần trong công tác quản lý học sinh và duy trì ổn

định nền nếp dạy học.

- Thông qua buổi họp Hội đồng giáo viên hàng tháng, buổi họp tổ chuyên môn,

nhà trƣờng có nội dung lồng ghép về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số môn

học có thuận lợi trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là Văn, Sinh học, Giáo dục

công dân…Những giáo viên bộ môn này sẽ tiến hành lồng ghép giáo dục kỹ năng sống

trong tiết dạy với những chƣơng, mục thích hợp.

- Một số buổi ngoại khóa trong tiết chào cờ đầu tuần, những hoạt động tập thể

(kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, ngày Phụ nữ Việt Nam…) có thể lồng ghép nội dung

về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Lƣu ý khi sử dụng biện pháp:

Page 11: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

164

- Kỹ năng sống có nhiều dạng, cần chọn lọc những dạng nào là thiết thực với học

sinh, nhất là giúp các em dễ vận dụng trong mối quan hệ với bạn bè để tạo không khí

thân mật, gần gũi.

- Giáo viên đƣợc Hiệu trƣởng chọn để hƣớng dẫn cho học sinh về kỹ năng sống

phải đạt một số yêu cầu nhƣ có uy tín với học sinh, nhiệt tình, gần gũi các em và có

hiểu biết về kỹ năng sống.

- Không nên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hình thức “đọc-chép” mà

giáo viên nên lấy những tình huống trong thực tế của học sinh để giúp các em lựa chọn

giải pháp xử lý thích hợp nhất.

3.2.4. Xử lý hoc sinh vi phạm đanh nhau

Hiệu trƣởng cần có hình thức xử lý những học sinh vi phạm nội quy nhà trƣờng

về hành vi đánh nhau một cách kịp thời, nghiêm khắc và đủ sức răn đe giáo dục học

sinh. Ngay những mâu thuẫn trong học sinh tuy chƣa dẫn đến đánh nhau, nhƣng có

tiềm ẩn xung đột thì Hiệu trƣởng cũng có Quyết định phê bình trƣớc toàn trƣờng. Với

học sinh có đánh nhau, Hiệu trƣởng kịp thời tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, những

em liên quan và hậu quả; dựa vào mức độ nghiêm trọng của hiện tƣợng đánh nhau,

Hiệu trƣởng kịp thời mời phụ huynh của các học sinh liên quan hoặc lập Hội đồng kỷ

luật để xem xét kỷ luật các học sinh này.

Đồng thời với biện pháp mang tính hành chính nhƣ đã nêu trên của Hiệu trƣởng,

nhà trƣờng gợi ý phụ huynh của học sinh đánh bạn đến nhà bạn bị đánh để xin lỗi. Đây

là biện pháp có tính tình cảm nhằm góp phần hóa giải mâu thuẫn của học sinh.

3.2.5. Phối hợp với các tổ chức trong công tác phòng chống bạo lưc hoc đường

Mục đích: phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng nhằm tạo môi

trƣờng giáo dục thuận lợi trong việc giáo dục học sinh về phòng, chống BLHĐ và tạo

nên sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi BLHĐ.

Ý nghĩa: hoạt động dạy - học trong nhà trƣờng nhằm giáo dục học sinh về

những khiến thức văn hóa, rèn luyện đạo đức để phát triển nhân cách các em. Sự phối

hợp giữa nhà trƣờng với các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng có vai trò quan trọng

trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Theo đó, sự phối

hợp với các tổ chức ngoài nhà trƣờng sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục học

sinh phòng, chống BLHĐ có hiệu quả hơn.

Nội dung biện pháp:

- Đầu năm học khoảng tháng 9, 10 nhà trƣờng tổ chức ngoại khóa về phòng,

chống BLHĐ cho toàn thể học sinh. Ngoài sự chuẩn bị chu đáo của nhà trƣờng về hình

thức, nội dung buổi ngoại khóa cần có sự phối hợp với một số tổ chức ở địa phƣơng.

Nhà trƣờng mời Công an (hoặc Thanh niên xung kích, đại diện Sở-Phòng Lao động

thƣơng binh xã hội) đến nói chuyện với học sinh, góp phần giáo dục các em về phòng

Page 12: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

165

chống các tệ nạn xã hội trong đó, có nội dung BLHĐ; qua đó, còn có tác dụng răn đe

những học sinh cá biệt hay gây sự đánh nhau với bạn.

- Khi nhà trƣờng xem xét mâu thuẫn trong học sinh dẫn đến đánh nhau, tùy

trƣờng hợp cần có sự phối hợp với Thanh niên xung kích hoặc Công an địa phƣơng để

giải quyết thì kết quả sẽ tốt hơn. Sự vào cuộc của cơ quan an ninh - trật tự sẽ góp phần

quan trọng trong việc hạn chế và đẩy lùi BLHĐ.

- Để thiết thực ngăn chặn BLHĐ, nhất là vào thời điểm học sinh đến trƣờng hay

giờ tan học cần có những “Cộng tác viên” là một số ngƣời dân ở gần trƣờng, ngƣời

bán hàng rong cạnh trƣờng…Những ngƣời này kịp thời báo cho Công an địa phƣơng

khi có hiện tƣợng bất thƣờng về học sinh nhƣ tụ tập đám đông, có dấu hiệu đánh nhau,

có thanh niên mang hung khí…Có nhƣ vậy mới kịp thời ngăn chặn BLHĐ một cách

hiệu quả.

- Nhân dịp kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam, nhà trƣờng mời đại diện Hội Phụ nữ

đến nói chuyện với học sinh về vai trò ngƣời Phụ nữ và tình cảm cao quý dành cho mẹ,

chị, em gái. Qua đó giáo dục học sinh có ý thức trân trọng phụ nữ, thƣơng yêu mẹ

bằng những hành động thiết thực, không gây gổ đánh nhau, không xung đột với bạn

bè…để mẹ, cô giáo không phiền lòng.

- Trong quá trình quản lý học sinh, nhà trƣờng nắm đƣợc những em cá biệt, hay

gây gổ với bạn bè…; Ban nền nếp mời các em này để trao đổi, dặn dò và có mời đại

diện phụ huynh (nên mời mẹ các em này) để góp phần khuyên nhủ các em trong cách

cƣ xử tình cảm thân thiện với bạn, biết kiềm chế bản thân lúc nóng nảy và nên tránh

xảy ra xung đột làm ảnh hƣởng xấu đến quan hệ cá nhân, trƣờng, lớp.

Lƣu ý khi thực hiện biện pháp:

- Để có sự phối hợp tốt với các tổ chức, nhà trƣờng cần có mối quan hệ gần gũi,

thân quen với các tổ chức này, nhờ vậy, sẽ tạo thuận lợi trong hoạt động phòng, chống

BLHĐ.

- Khi xây dựng kế hoạch năm học, Hiệu trƣởng cần quan tâm hoạt động phối hợp

với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng đối với công tác giáo dục của nhà trƣờng;

trong đó có công tác phòng, chống BLHĐ.

Page 13: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cho học sinh THPT tỉnh Khánh Hòa (ThS. Phan Đình Nhân)

KKhhoo EEbbooookk mmiiễễnn pphhíí

eebbooookkffrreeee224477..bbllooggssppoott..ccoomm

CCơơ ssởở DDữữ lliiệệuu HHộộii tthhảảoo//TThhaamm lluuậậnn

tthhuuvviieennhhooiitthhaaoo..bbllooggssppoott..ccoomm

tthhuuvviieenntthhaammlluuaann..bbllooggssppoott..ccoomm

CCHHIIAA SSẺẺ TTRRII TTHHỨỨCC