Top Banner
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI LÊ THANH HUYỀN THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN HÀ NỘI - 2014
202

THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

Jan 11, 2017

Download

Documents

duongminh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

LÊ THANH HUYỀN

THƯ VIỆN VIỆT NAM

THỜI KỲ PHÁP THUỘC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

HÀ NỘI - 2014

Page 2: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

LÊ THANH HUYỀN

THƯ VIỆN VIỆT NAM

THỜI KỲ PHÁP THUỘC

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện

Mã số: 62 32 02 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt

2. TS. Vũ Thị Minh Hương

HÀ NỘI - 2014

Page 3: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các

kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao

chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo

các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo

đúng quy định./.

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2014

Tác giả luận án

Lê Thanh Huyền

Page 4: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. 1

MỤC LỤC ........................................................................................................................ 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. 4

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN VÀ

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC ....... 16

1.1. Những vấn đề chung về thư viện ..................................................................... 16

1.1.1. Định nghĩa thư viện ............................................................................................. 16

1.1.2. Cấu trúc thư viện ................................................................................................. 20

1.1.3. Vai trò của thư viện ............................................................................................. 21

1.1.4. Tổ chức và hoạt động thư viện ............................................................................ 22

1.1.5. Tiêu chí đánh giá thư viện ................................................................................... 29

1.2. Thư viện Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ... 36

1.2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ................................................... 36

1.2.2. Khái quát sự hình thành và phát triển của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc .. 45

1.3. Tiểu kết............................................................................................................... 47

Chương 2. THỰC TRẠNG THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC ........ 49

2.1. Thư viện Việt Nam giai đoạn 1858 - 1917 ....................................................... 49

2.1.1. Tổ chức thư viện ................................................................................................. 49

2.1.2. Hoạt động thư viện .............................................................................................. 53

2.2. Thư viện Việt Nam giai đoạn 1917 - 1945 ....................................................... 59

2.2.1. Tổ chức thư viện ................................................................................................. 60

2.2.2. Hoạt động thư viện .............................................................................................. 75

2.3. Đánh giá thực trạng thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ...................... 116

2.3.1. Tổ chức thư viện ............................................................................................... 116

2.3.2. Hoạt động thư viện ............................................................................................ 117

2.4. Tiểu kết............................................................................................................. 120

Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC ... 122

TRONG SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM ............................... 122

3.1. Ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc tới sự nghiệp

thư viện Việt Nam ....................................................................................................... 122

3.1.1. Chuyển đổi mô hình thư viện phong kiến sang mô hình thư viện hiện đại ...... 122

3.1.2. Đặt nền móng lý luận và thực tiễn cho thư viện Việt Nam hiện đại ................. 133

3.2. Ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc tới văn hóa

Việt Nam ...................................................................................................................... 137

3.2.1. Môi trường thuận lợi cho giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông - Tây ................... 137

3.2.2. Bảo tồn di sản văn hóa thành văn của dân tộc .................................................. 143

3.2.3. Công cụ phục vụ mục tiêu khai thác thuộc địa và nô dịch................................ 144

3.3. Tiểu kết............................................................................................................. 146

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................. 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 153

Page 5: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

AGGI : Amiraux Gouvernement Général de l’Indochine

(Thống đốc toàn quyền Đông Dương)

EFEO : École Française d’Extrême-Orient (Trường Viễn

Đông bác cổ)

Phông : Fond

GGI : Gouvernement Général de l’Indochine (Toàn quyền

Đông Dương)

Impr. : Imprimerie (Nhà in)

IDEO : Imprimerie d’Extrême-Orient (Nhà in Viễn Đông)

Nxb. : Nhà xuất bản

RST : Résidence Supérieure au Tonkin (Thống sứ Bắc Kỳ)

RST – NF : Résidence Supérieure au Tonkin - Nouveau fonds

(Thống sứ Bắc Kỳ - Phông mới)

Page 6: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1: Ngân sách Đông Dương dành cho lưu trữ và thư viện (1929-1945) ....... 66

Bảng 2-2: Ngân sách Đông Dương dành cho 3 lĩnh vực: Phúc lợi xã hội, kinh tế

và khai thác công nghiệp (1929-1945) ...................................................................... 66

Bảng 2-3: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức

người Âu trong Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ........................................... 71

Bảng 2-4: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức

bản xứ trong Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ............................................... 71

Bảng 2-5: Thống kê so sánh tỉ lệ các lĩnh vực trong vốn tài liệu .............................. 77

Bảng 2-6: Số lượng sách lưu chiểu trên toàn Đông Dương từ 1928 đến 1935 từ

1928 đến 1935 ........................................................................................................... 79

Bảng 2-7: In ấn phẩm định kỳ của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Đương ............. 80

Bảng 2-8: Số lượng ấn phẩm định kỳ bằng các ngôn ngữ nộp lưu chiểu năm

1943-1944.................................................................................................................. 80

Bảng 2-9: Vốn tài liệu bổ sung của Thư viện Trung ương Đông Dương ................. 81

Bảng 2-10: Số lượng sách mua, biếu tặng của Thư viện Trung Kỳ và Nam Kỳ ...... 82

Bảng 2-11: Kinh phí mua sách và đóng sách của Thư viện Trung ương

Đông Dương 1918-1937 ........................................................................................... 83

Bảng 2-12: Vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương và Thư viện Sài Gòn .... 85

Bảng 2-13: Lượt người đọc tại Hà Nội, Sài Gòn, Phnompenh ............................... 104

Bảng 2-14: Lượt bạn đọc tại Phòng đọc và Phòng mượn tại Thư viện .................. 107

Bảng 2-15: Sử dụng vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương ............. 108

Bảng 2-16: Số lượt người đọc ở phòng đọc thiếu nhi của thư viện Sài Gòn .......... 110

Bảng 2-17: Sử dụng vốn tài liệu của thư viện lưu động Nam Kỳ ........................... 112

Bảng 2-18: Hiệu suất hoạt động của thư viện lưu động Nam Kỳ ........................... 113

Page 7: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

5

DANH MỤC BIỂU

Hình 2-1: Ngân sách Đông Dương dành cho cho 3 lĩnh vực: Phúc lợi xã hội,

kinh tế và khai thác công nghiệp (1929-1945) .......................................................... 67

Hình 2-2: So sánh tỉ lệ các lĩnh vực trong vốn tài liệu của Thư viện Trung ương

Đông Dương .............................................................................................................. 76

Hình 2-3: Kinh phí mua sách và đóng sách của Thư viện Trung ương Đông Dương .... 84

Hình 2-4: Biểu đồ so sánh lượt người đọc tại Hà Nội, Sài Gòn, Phnompenh ........ 105

Hình 2-5: Số lượt bạn đọc tại Phòng đọc và Phòng mượn ..................................... 106

Hình 2-6: Sử dụng vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương ................ 109

Page 8: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

6

0. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thư viện ra đời do nhu cầu của xã hội và phát triển dưới những điều kiện lịch

sử nhất định. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thư viện xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý

(thế kỷ 11) và thăng trầm cùng những biến động của lịch sử dân tộc. Dù trong hoàn

cảnh nào, con người Việt Nam vẫn luôn thể hiện niềm tự tôn dân tộc, tiếp thu có sáng

tạo tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác. Sự phát triển của thư viện Việt Nam là một

minh chứng cho khát vọng vươn đến những tầm cao tri thức nhân loại của người Việt Nam.

Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn lịch sử phức tạp của Việt Nam. Pháp là

một đế quốc phát triển có nhiều thuộc địa, có nền công nghiệp hiện đại và phát triển

ở phương Tây. Với nền đế chế thứ hai (một hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản

Pháp), đế quốc Pháp bên trong ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài ráo riết

đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ,

nhân công rẻ mạt, là mục tiêu của thực dân Pháp trong việc mở rộng thuộc địa làm

giàu cho chính quốc. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã phân Việt

Nam thành ba kỳ với các chế độ cai trị khác nhau dẫn đến sự khác biệt về xã hội, kinh

tế và văn hóa giữa các vùng miền. Sự đô hộ của thực dân Pháp đã làm thay đổi cơ

cấu kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam.

Bối cảnh lịch sử phức tạp thời kỳ Pháp thuộc đã tác động mạnh đến sự phát

triển của thư viện Việt Nam. Thư viện là cơ quan văn hóa nhằm mục đích phục vụ bộ

máy cai trị, gây ảnh hưởng văn hóa Pháp trên toàn lãnh thổ Đông Dương.

Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu sâu sắc về kinh tế, thương mại, văn hóa, xã

hội…của Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu

nghiên cứu tổ chức hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ này, trên cơ sở xem xét

các phương diện lịch sử và văn hóa.

Với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư

viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc; đánh giá những đóng góp về lý luận và thực tiễn

Page 9: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

7

của thư viện Việt Nam thời kỳ này đối với sự phát triển của sự nghiệp thư viện và

tiến trình văn hóa Việt Nam; rút ra những bài học về tổ chức và hoạt động của thư

viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc cho sự nghiệp thư viện ngày nay, tôi lựa chọn đề

tài “Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc” làm đề tài luận án tiến sĩ.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích

Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc,

đánh giá vai trò của thư viện Việt Nam thời kỳ này trong lịch sử sự nghiệp thư Việt

Nam nói riêng và tiến trình phát triển văn hoá dân tộc nói chung.

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Xác định những nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội văn hóa, giáo dục tác động

lên sự hình thành và phát triển của các thư viện thời kỳ Pháp thuộc.

+ Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện Việt Nam thời kỳ

Pháp thuộc;

+ Phân tích, đánh giá thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử sự

nghiệp thư viện Việt Nam;

+ Đánh giá vai trò của thư viện thời kỳ Pháp thuộc trong tiến trình phát triển

văn hoá Việt Nam.

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Luận án chọn đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư

viện Việt Nam do chính quyền thuộc địa Pháp thành lập và vận hành trong thời kỳ từ

năm 1858 đến 1945.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết một cách toàn diện vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng phương

pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời quán triệt quan điểm,

đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa và thư viện trong quá trình

nghiên cứu.

Page 10: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

8

Bên cạnh phương pháp chung, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như:

lịch sử, lôgic, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Về mặt lý luận: với mong muốn góp phần lấp đầy khoảng trống về nghiên

cứu lịch sử ngành thư viện thời kỳ này, luận án hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý

luận về tổ chức và hoạt động thư viện; góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của những

nhân tố lịch sử, văn hóa, xã hội tới sự vận động, phát triển của thư viện Việt Nam

thời kỳ Pháp thuộc.

- Về mặt thực tiễn: luận án làm sáng tỏ tổ chức và hoạt động của các thư viện

trong thời kỳ Pháp thuộc; làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học

tập về lĩnh vực thư viện nói riêng và những người nghiên cứu về văn hóa, giáo dục

Việt Nam nói chung.

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu của luận án, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu:

Các tài liệu, công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế Việt Nam

thời kỳ Pháp thuộc; các tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của

mạng lưới thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.

Khảo sát các thư viện, trung tâm lưu trữ được xây dựng trong giai đọan

này về tổ chức, cơ cấu vốn tài liệu, sản phẩm và dịch vụ thông tin, công

tác phục vụ bạn đọc…thông qua các tài liệu lưu giữ tại các thư viện và

trung tâm lưu trữ trong và ngoài nước.

Tài liệu sử dụng trong luận án chủ yếu được thu thập được từ những cuộc khảo

sát thực địa tại:

- Việt Nam:

Trung tâm lưu trữ quốc gia I (thuộc Cục lưu trữ Nhà nước);

Thư viện Quốc gia Việt Nam;

Page 11: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

9

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội;

Trường Viễn Đông bác cổ.

- Cộng hòa Pháp:

Trung tâm lưu trữ hải ngoại tại Aix en Provence;

Trường Viễn Đông bác cổ và Thư viện Quốc gia ở Paris;

Phòng thương mại và công nghiệp Lyon;

Phòng thương mại và công nghiệp Marseille.

6.1. Tài liệu liên quan đến bối cảnh lịch sử thời kỳ Pháp thuộc

Nghiên cứu bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, có khá nhiều công

trình, trong đó có 4 công trình nghiên cứu tiêu biểu như Đại cương lịch sử Việt Nam

tập II của Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ [15], Tiến trình lịch

sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) [20], Việt Nam dưới thời Pháp đô

hộ của Nguyễn Thế Anh [1], Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng

tháng Tám 1945 của Dương Kinh Quốc [22].

Nhìn chung các nhà sử học đều có quan điểm thống nhất trong nhận định về

tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục của nước ta thời kỳ này. Các

tác giả đều nhất trí cho rằng những nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh xâm lược

của thực dân Pháp năm 1858 là triều đại phong kiến nhà Nguyễn đang đi vào giai

đoạn khủng hoảng và suy vong trầm trọng; cùng với sự du nhập thiên chúa giáo,

thương mại, tư tưởng và văn hóa phương Tây.

Thực dân Pháp đã chia Việt Nam thành ba kỳ nhằm thực hiện chính sách "chia

để trị". Chúng đã thiết lập ở mỗi kỳ một chế độ chính trị và thể chế khác nhau nhưng

quyền lực hoàn toàn nằm trong tay người Pháp. Sự khác biệt về chính trị giữa các kỳ

dẫn đến sự phức tạp trong xã hội nước ta. Đây chính là chiến lược trong chính sách

cai trị của thực dân Pháp mà mục đích cuối cùng là xâm lược toàn bộ xứ Đông Dương.

Các nhà sử học đều thống nhất nhận định: nền kinh tế nước ta thời kỳ Pháp

thuộc là nền kinh tế với mục đích phục vụ kinh tế của chính quốc. Bởi vậy, kinh tế

Page 12: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

10

Việt Nam thời kỳ này què quặt, mất cân đối và phụ thuộc chịu ảnh hưởng kinh tế,

chính trị của Pháp. Các cuộc khai thác thuộc địa mà Pháp tiến hành ở những giai đoạn

và lĩnh vực khác nhau đều phục vụ việc khôi phục và phát triển nền kinh tế của chính

quốc. Việt Nam trở thành thuộc địa cung ứng cho chính quốc nguyên liệu và những

sản vật nhiệt đới.

Theo Nguyễn Thế Anh [1], Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Công Bình, Văn

Tạo [29], xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc vô cùng phức tạp. Chính sách kinh tế và

thể chế chính trị mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam dẫn đến những biến đổi xã

hội sâu sắc. Địa vị xã hội của người Việt Nam bị hạn chế. Địa vị hành chính không

công bằng giữa người Việt và người Pháp. Mọi quyền tự do nhân dân ta đều bị phế bỏ.

Sự phân hóa giai cấp diễn ra rõ nét. Giai cấp địa chủ ngày càng giàu có, câu

kết chặt chẽ với thực dân. Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa. Giai cấp

công nhân ra đời và phát triển mạnh mẽ. Những giai cấp mới ra đời từ một nền kinh

tế mang yếu tố tư bản như tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh ở các đô thị.

Các tác giả Nguyễn Thế Anh [1], Tạ Thị Thúy, Ngô Văn Hòa, Vũ Huy Phúc

[25], Trần Viết Nghĩa [16], Phan Ngọc [18], Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương

Trung Quốc [8], Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ [15] đều

thống nhất xu hướng Âu hóa ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ 17.

Một loạt các ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo của phương Tây đã tác động mạnh

mẽ lên văn hóa Việt Nam nói chung và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp

thuộc nói riêng như sự du nhập của Thiên chúa giáo, sự ra đời của chữ Quốc ngữ;

chính sách văn hóa của thực dân Pháp, sự du nhập của văn hóa Pháp, sự ra đời của

báo chí, sự đổi mới của giáo dục và sự hình thành tầng lớp trí thức Tây học.

Mặc dù bị áp đặt những chính sách văn hóa đồng hóa và ru ngủ nhằm mục

đích cai trị về văn hóa, nhưng với tư tưởng tiến bộ và truyền thống văn hóa lâu đời,

nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh phương Tây. Sự du

nhập báo chí, ấn phẩm nước ngoài, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn cổ điển (một

hình thức văn học mới), làm thay đổi tư duy, lối sống và đời sống văn hóa của người

Page 13: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

11

Việt Nam. Đây cũng là cơ sở làm giàu cho vốn tài liệu của các thư viện được thành

lập trong thời kỳ này.

Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc có nhiều đổi thay lớn góp phần làm biến

đổi xã hội, văn hóa trong đó có thư viện. Nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục

của Việt Nam thời kỳ này, trong đó tiêu biểu là: Giáo dục Pháp Việt ở Bắc Kỳ của

Trần Thị Phương Hoa [8], Lịch sử Việt Nam, tập III 1919-1930 của Tạ Thị Thúy, Ngô

Văn Hòa, Vũ Huy Phúc [28], Giáo dục Việt Nam thời Cận đại của Phan Trọng Báu

[4], Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây của Trần Viết Nghĩa [19].

Các tác giả đều thống nhất nhận định: giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc chịu cả ảnh

hưởng tiêu cực và tích cực từ những cải cách giáo dục của thực dân Pháp.

Chính sách giáo dục thuộc địa, áp đặt một nền giáo dục phương Tây đã tạo ra

những ảnh hưởng tiêu cực. Chương trình giáo dục mang tính chất nhồi sọ, nô dịch và

ngu dân nhằm phục vụ mục đích cai trị. Cải cách giáo dục chủ yếu tập trung vào bậc

tiểu học với mục đích xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết. Không phát triển rộng rãi

giáo dục ở bậc cao.

Tuy nhiên những cải cách giáo dục thời kỳ này cũng tạo những hiệu ứng tích

cực. Dù không được ưu tiên phát triển, nhưng những chương trình giáo dục bậc cao

đã chuyển từ phương pháp dạy và học thụ động sang phương pháp chủ động. Cách

học này đã làm thay đổi tư duy và lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam.

Nhìn chung, có thể thấy bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, giáo dục Việt

Nam thời kỳ này cũng có những ảnh hưởng tích cực, chuyển biến căn bản về phương

pháp giáo dục trên cơ sở tiếp thu nền giáo dục hiện đại phương Tây; tạo ra một lớp

trí thức mới tiến bộ; thúc đẩy quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa Đông - Tây.

6.2. Tài liệu về thư viện thời kỳ Pháp thuộc

Ở thời kỳ giao lưu hai nền văn hóa Đông - Tây, tình hình kinh tế, văn hóa, xã

hội Việt Nam có những biến động lớn, thư viện Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và

có những thay đổi căn bản. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của mạng lưới

Page 14: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

12

thư viện thời kỳ này có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả người

Việt và người Pháp.

Một số công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt như "Lịch sử sự nghiệp thư viện

Việt Nam trong tiến trình văn hóa dân tộc" của Dương Bích Hồng; luận án tiến sĩ của

Bùi Loan Thùy "Sự nghiệp thư viện và thư viện học Việt Nam lịch sử, hiện trạng và

triển vọng"; "Thư viện Quốc gia Việt Nam – 85 năm xây dựng và trưởng thành" do

Nguyễn Hữu Viêm, Lê Văn Viết chủ biên, và một số bài báo nghiên cứu về thư viện

thời Pháp thuộc như "Lịch sử thư viện và thư tịch Việt Nam" của Nguyễn Hùng Cường

[5], "Tìm hiểu lịch sử thư viện Việt Nam thời thuộc Pháp của Nguyễn Ngọc Mô"

[16], "Vài con số về các thư viện ở Đông Dương" của Phạm Mạnh Phan [23].

Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu của các tác giả người Pháp như:

Những lưu trữ và thư viện ở Đông Dương (Les archives et les bibliothèque de

l’Indochine) của Paul Boudet đăng trong Tạp chí Đông Dương (Revue Indochinoise)

năm 1919 [45], Đông Dương trong quá khứ (L'Indochine dans le passé) do Hội người

bạn của Hà Nội cổ kết hợp với Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương xuất bản [48],

Các thư viện Đông Dương thuộc Pháp (Les bibliothèques de l’Indochine française)

của Rageau đăng trong Lịch sử các thư viện Pháp (Histoire des bibliothèques

françaises) [52]. Các công trình này chủ yếu giới thiệu tình hình hoạt động của thư

viện Việt Nam trước năm 1917; kế hoạch thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông

Dương, mạng lưới thư viện ở Đông Dương; mô tả một số hoạt động cụ thể của Nha

Lưu trữ và Thư viện Đông Dương như tổ chức triển lãm tư liệu về lịch sử, văn hóa

Đông Dương và châu Á.

Ngoài ra, một số công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án

như "Thư viện Khoa học xã hội" của Hồ Sĩ Quí và Vương Toàn [24]; "Tìm hiểu lịch

sử ngành thư viện - lưu trữ hồ sơ Việt Nam của Nguyễn Ngọc Mô [16]. Những công

trình này giới thiệu lịch sử hình thành ngành thư viện và lưu trữ Việt Nam, những

yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của thư viện và lưu trữ thời Pháp thuộc; Thư viện

Trường Viễn Đông bác cổ (nay là Thư viện Viện Khoa học xã hội); những thay đổi

trong hoạt động của thư viện Việt Nam.

Page 15: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

13

Luận án tiến sĩ của Đào Thị Diến "Lưu trữ thuộc địa ở Việt Nam (1858-1954)

" [46]; "Lịch sử Lưu trữ Việt Nam" của các tác giả Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình

Quyền, Đào Thị Diến, Nghiêm Kỳ Hồng [26]; các bài báo của Vũ Thị Minh Hương

"Paul Boudet người sáng lập và những đóng góp cho lưu trữ Đông Dương" trên Tạp

chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam [12], "Paul Boudet người sáng lập cơ quan lưu trữ và

thư viện Đông Dương" trên Tạp chí Xưa và Nay [13]. Các công trình này tập trung

giới thiệu sự ra đời của lưu trữ và thư viện ở Đông Dương; trình bày tổng quát về hệ

thống tổ chức lưu trữ của triều đình nhà Nguyễn, về quá trình hình thành và phương

pháp sắp xếp tài liệu lưu trữ cũng như các biện pháp bảo quản tài liệu, hệ thống kho

tàng của triều đình; quá trình hình thành và phát triển của hoạt động lưu trữ Việt Nam

thời kỳ thuộc địa; những nỗ lực của người Pháp trong việc áp dụng mô hình tổ chức

và phương pháp sắp xếp tài liệu của Pháp vào cơ quan lưu trữ của triều đình; khẳng

định hệ thống lưu trữ Việt Nam tồn tại song song với hệ thống lưu trữ của chính

quyền thuộc địa; giới thiệu lịch sử lưu trữ của chính quyền thuộc địa từ năm 1917

đến năm 1945.

Trong các công trình nêu trên, các tác giả đều đánh giá thư viện Việt Nam

Thời kỳ Pháp thuộc có những bước phát triển mới về tổ chức và hoạt động so với thư

viện Việt Nam thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, có thể do thiếu nguồn sử liệu, những

đánh giá của các tác giả về hoạt động thư viện thời kỳ này chưa đầy đủ, mô tả các

khâu xử lý nghiệp vụ cũng như hoạt động thư mục còn rất khái quát, công tác đào tạo

và chính sách sử dụng nguồn nhân lực thư viện người Việt Nam cũng dừng lại ở mức

độ giới thiệu sơ lược.

Thư viện và lưu trữ do một cơ quan quản lý là Nha Lưu trữ và Thư viện Đông

Dương. Chính vì vậy, khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Nha Lưu

trữ và Thư viện Đông Dương là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho nghiên cứu

về thư viện thời kỳ Pháp thuộc. Các tài liệu hiện đang được bảo quản ở các Trung

tâm Lưu trữ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Aix-en-

Provence (Pháp). Đây là những tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu

về tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ này.

Page 16: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

14

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu những tài liệu về thư viện của Pháp thời kỳ này

giúp phân tích, đánh giá hoạt động của thư viện Pháp đương thời, mức độ ảnh hưởng

của thư viện Pháp tới sự nghiệp thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc. Liên quan đến

vấn đề này có 3 công trình bằng tiếng Pháp của các nhà thư viện học Pháp xuất bản

những năm giữa thế kỷ 19: “Sự hình thành và phát triển của thư viện công cộng

Pháp” của Lelièvre (Chánh Thanh tra thư viện Pháp) [51], Tổng tập các văn bản luật

(sắc lệnh, dụ, nghị định, thông tư,…) về các thư viện công cộng (huyện, đại học,

trường học và đại chúng xuất bản năm 1883 của Robert [53].

Qua nghiên cứu trên có thể thấy Pháp là một trong những nước có hệ thống

thư viện hình thành và phát triển sớm ở châu Âu. Các thư viện của Pháp thời cận đại

chủ yếu được hình thành từ các bộ sưu tập của tư nhân, các tu viện, các học giả, các

nhà quí tộc và vua chúa. Mạng lưới thư viện của Pháp hoạt động thống nhất theo

nguyên tắc chung về hoạt động tổ chức cũng như qui định về nghiệp vụ trên tinh thần

phục vụ rộng rãi công chúng tự học và nghiên cứu, đặc biệt là các nhà khoa học, tầng

lớp trí thức. Thời kỳ này, Pháp đã quan tâm đến phục vụ nhân dân ở vùng sâu vùng

xa hẻo lánh bằng hình thức thư viện lưu động.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, sự ra đời và phát

triển của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, luận giải

rõ ràng, thuyết phục và tương đối thống nhất, làm cơ sở cho việc nhận định đánh giá

hoạt động thư viện thời kỳ này.

Tuy nhiên, có thể do thiếu tư liệu nên các công trình nghiên cứu về thư viện

Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc chưa phân tích, đánh giá được những điểm mạnh, yếu

của hoạt động của thư viện thời kỳ này. Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào

làm rõ ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc tới tiến trình phát triển

thư viện trong lịch sử nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, cũng như những bài

học rút ra từ tổ chức và hoạt động của thư viện thời kỳ này đối với sự phát triển sự

nghiệp thư viện Việt Nam ngày nay.

Page 17: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

15

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài

được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề chung về thư viện và bối cảnh lịch sử Việt Nam thời

kỳ Pháp thuộc

Chương 2. Thực trạng thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Chương 3. Ảnh hưởng của thư viện thời Pháp thuộc trong sự nghiệp thư viện

và văn hóa Việt Nam.

Page 18: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

16

1. CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN VÀ

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM

THỜI KỲ PHÁP THUỘC

1.1. Những vấn đề chung về thư viện

1.1.1. Định nghĩa thư viện

Thư viện là một hiện tượng xã hội xuất hiện và phát triển nhằm đáp ứng nhu

cầu tinh thần quan trọng của con người trong xã hội: nhu cầu đọc.

Cho đến nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thư viện. Một số định

nghĩa thiên về mô tả thuộc tính bản chất của thư viện: Thư viện là một tổng thể bao

gồm bộ sưu tập tài liệu đáp ứng nhu cầu đọc của xã hội với những điều kiện về tổ

chức và nhân sự. Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học ALA định nghĩa thư viện là

“Một sưu tập những tài liệu đã được tổ chức để đáp ứng nhu cầu một nhóm người mà

thư viện có bổn phận phục vụ, để cho họ có thể sử dụng cơ sở của thư viện, truy dụng

thư tịch, cũng như trau dồi kiến thức của họ. Thư viện có một ban nhân viên được

huấn luyện chuyên môn để cung ứng dịch vụ, chương trình liên quan đến sự truy tìm

thông tin của độc giả” [2, tr.118].

Một số định nghĩa khác tập trung vào thuộc tính thu thập tàng trữ tài liệu để

phục vụ nhu cầu của bạn đọc: thư viện là “cơ quan (hoặc một bộ phận của cơ quan)

thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và phục vụ bạn đọc, đồng thời

tiến hành tuyên truyền giới thiệu các tài liệu đó” [30].

Tổ chức Giáo dục khoa học văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã định nghĩa

“Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào

của sách, ấn phẩm định kỳ, hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân

viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục

đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí”.

Page 19: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

17

Điều 1, chương 1 của Pháp lệnh Thư viện (2000) nhấn mạnh “Thư viện có

chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức

việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức,

cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí, đào tạo

nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục

vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [34, tr.7].

Như vậy có thể thấy, dù được diễn đạt theo những cách khác nhau, về thực

chất thư viện được coi là nơi tàng trữ và sử dụng tài liệu đáp ứng nhu cầu đọc của

cộng đồng.

Có thể phân chia thư viện thành các loại hình khác nhau dựa trên dấu hiệu tính

chất của thư viện: bạn đọc và vốn tài liệu, những yếu tố bản chất của hoạt động thư

viện. Hiện nay ở Việt Nam, thư viện được phân chia thành hai loại hình: thư viện

công cộng và thư viện chuyên ngành (Pháp lệnh Thư viện).

Thư viện công cộng, theo từ điển ALA, là “Một thư viện cung cấp các dịch vụ

tổng quát quát mà không đòi hỏi một sở phí nào của độc giả, của quận hạt hay vùng

mà thư viện phục vụ. Thư viện được ngân sách công hay tư tài trợ, và sưu tập căn bản

của thư viện cũng như dịch vụ thư viện được cung ứng cho tất cả dân sống trong vùng

mà độc giả không phải trả lệ phí, tuy nhiên nếu độc giả thuộc dân cư của một vùng

khác sẽ phải nộp một lệ phí nào đó. Các sản phẩm và dịch vụ thư viện cung ứng ngoài

quản hạt của thư viện có thể hoặc không có thể được thư viện cung cấp miễn phí” [2,

tr.167].

Thư viện thư viện phổ thông (thư viện đại chúng) là “Một sưu tập thư viện có

những tài liệu hấp dẫn và được công chúng ưa thích” [2]

Thư viên trung ương là “Một thư viện đơn độc hay thư viện đóng vai trò trung

tâm hành chính cho một hệ thống thư viện” [2].

Thư viện chuyên ngành là thư viện có bộ sưu tập sâu rộng về một bộ môn (thư

viện kỹ thuật), hay nhiều sưu tập sâu rộng về nhiều bộ môn (thư viện đại học, thư

viện tư nhân lớn) [2, tr.177].

Page 20: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

18

Thư viện đại học là “ Một thư viện, được thành lập như một bộ phận của trường

cao đẳng, một viện đại học, hay một học viện hậu-trung-học khác, được tổ chức và

điều hành để thỏa mãn các nhu cầu về thông tin của sinh viên, giáo chức và nhân viên

của trường” [2, tr.1].

Trong mỗi vùng, mỗi quốc gia có nhiều thư viện phục vụ cho các nhóm đối

tượng bạn đọc khác nhau. Các thư viện trong một vùng, một lãnh thổ quốc gia thường

được tổ chức lại, liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới, theo một cách thức nhất

định, tùy thuộc điều kiện xã hội, chính trị nhằm phục vụ cộng đồng. Tổ chức và hoạt

động của các thư viện trong một vùng, một lãnh thổ quốc gia trong một giai đoạn nhất

định được gọi là sự nghiệp thư viện của vùng, quốc gia đó.

Mạng lưới thư viện là sự liên kết các cơ quan thư viện – thông tin độc lập với

nhau thành một mạng lưới ở những mức độ khác nhau (tập trung hóa toàn bộ, tập

trung hóa từng phần). Mô hình tổ chức mạng lưới thư viện – thông tin được dựa trên

các nguyên tắc : nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc ngành dọc [2].

Từ những nguyên tắc này dẫn tới việc hình thành hệ thống thư viện – thông

tin khác nhau ở trung tâm như mạng lưới thư viện công cộng Nhà nước, mạng lưới

thư viện trường phổ thông [2].

Theo ALA từ điển, hệ thống thư viện và mạng lưới thư viện (library system)

được hiểu như nhau là “Một nhóm thư viện độc lập hay tự trị, kết hợp với nhau bằng

những thỏa thuận chính thức hay không chính thức để đạt được mục đích đặc biệt,

chẳng hạn như hệ thống kết hợp theo lối hợp tác xã, hay hệ thống kết hợp theo lối

liên hợp”. Từ điển này cũng định nghĩa hệ thống và mạng lưới thư viện theo một cách

khác: “Một nhóm thư viện được quản trị chung, chẳng hạn như hệ thống thư viện

hợp nhất hay một thư viện trung ương và những chi nhánh của nó” [2].

Trên cơ sở những định nghĩa trên, chúng tôi tiếp thu, kế thừa và nghiên cứu

theo quan niệm sau: mạng lưới thư viện là sự liên kết các thư viện theo nguyên tắc và

mức độ nhất định. Những hệ thống thư viện được tạo thành trên nguyên tắc hình thành

Page 21: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

19

của mạng lưới thư viện. Hệ thống thư viện bao gồm các thư viện có hình thức tổ chức

và hoạt động tương đồng, cùng phục vụ một hay nhiều đối tượng giống nhau.

Cấu trúc mạng lưới thư viện

Từ những định nghĩa về mạng lưới và hệ thống thư viện, có thể hiểu cấu

trúc mạng lưới thư viện được hình thành trên cơ sở các mức độ và nguyên tắc tổ

chức mạng lưới thư viện. Mô hình tổ chức mạng lưới thư viện theo nguyên tắc

lãnh thổ liên kết các thư viện trên cùng địa bàn: thành phố, tỉnh, vùng; mô hình

tổ chức mạng lưới thư viện theo nguyên tắc ngành dọc liên kết các thư viện trong

cùng bộ, ngành.

Bên cạnh những định nghĩa có tính khái quát, hoạt động thư viện được cụ thể

bằng các định nghĩa về qui trình kỹ thuật thư viện, chu trình thư viện, quá trình thư

viện, thao tác kỹ thuật nghiệp vụ thư viện. Đây là những lý luận cơ bản về tổ chức

lao động trong thư viện.

Qui trình kỹ thuật thư viện – thông tin là toàn bộ công việc thuộc kỹ thuật

nghiệp vụ trong thư viện – thông tin, chiếm đại đa số thời gian, công sức của cán

bộ thư viện. Quy trình này gồm ba chu trình chính của cơ quan thư viện – thông tin:

chu trình đường đi của sách, chu trình thực hiện yêu cầu bạn đọc, chu trình tra cứu.

[2, tr.43].

Chu trình thư viện là một chu trình bao gồm nhiều quá trình có mối liên hệ

chặt chẽ với nhau, có cùng chung mục đích, một nhiệm vụ, được tiến hành lặp đi lặp

lại nhiều lần với mỗi đối tượng mới. Ví dụ: chu trình đường đi chủa sách, chu trình

thực hiện yêu cầu của bạn đọc, chu trình tra cứu.[2, tr.43].

Quá trình thư viện là một phần của chu trình thư viện, mỗi quá trình thực

hiện một công đoạn nhất định nào đó của chu trình. Ví dụ: phòng Phân loại thực

hiện nhiệm vụ phân loại tài liệu, một quá trình nằm trong chu trình đường đi của

sách [2, tr.44].

Page 22: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

20

Thao tác kỹ thuật nghiệp vụ thư viện là một phần của quá trình thư viện, thực

hiện công việc cụ thể nào đó trong quá trình. Ví dụ: quá trình phân loại được thực hiện

bằng các thao tác: đọc lời nói đầu, lời giới thiệu, mục lục, khung phân loại… [2, tr.44].

1.1.2. Cấu trúc thư viện

Theo quan điểm hệ thống, có thể coi thư viện là một chỉnh thể cấu thành bởi

bốn yếu tố cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau: vốn tài liệu, người dùng tin, nhân

lực thư viện và cơ sở vật chất.

Vốn tài liệu là bộ sưu tập tài liệu được tổ chức theo một quy tắc nhất định, đảm

bảo khả năng truy cập thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Vốn tài liệu là bộ phận quan

trọng của thư viện, là tài sản và tiềm lực thông tin của mỗi thư viện. Đồng thời vốn

tài liệu của thư viện cũng là tài sản quý của mỗi quốc gia. Sự phong phú đa dạng và

có giá trị thông tin cao của vốn tài liệu quyết định chất lượng công tác phục vụ người đọc.

Người dùng tin là người có nhu cầu sử dụng tài liệu thư viện. Người dùng tin

sử dụng tài liệu trong thư viện để khai thác thông tin nhằm thoả mãn nhu cầu đọc.

Mục đích cuối cùng của hoạt động thư viện là thoả mãn tối đa nhu cầu đọc người

dùng tin. Vì vậy, người dùng tin và nhu cầu đọc là yếu tố quan trọng, có tính chất

định hướng cho hoạt động thư viện.

Cơ sở vật chất thư viện bao gồm trụ sở, các trang thiết bị phục vụ cho việc xử

lý, lưu trữ và phục vụ tài liệu cho người đọc. Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng

trong việc gìn giữ và bảo quản vốn tài liệu thư viện cả về vật chất (hình thức) và thông

tin (giá trị nội dung tài liệu).

Nhân lực thư viện là người trực tiếp tham gia các công đoạn trong hoạt động

thư viện từ lựa chọn, xây dựng vốn tài liệu đến xử lý kỹ thuật, tổ chức bộ máy tra

cứu, phục vụ bạn đọc. Nhân lực thư viện đóng vai trò chủ thể hoạt động thư viện

“là linh hồn của sự nghiệp thư viện” (Crupxcaia). Năng lực tri thức và kỹ năng nghề

nghiệp của nhân lực thư viện quyết định chất lượng xử lý kỹ thuật nghiệp vụ thư

viện, đảm bảo tài liệu được lưu trữ một cách khoa học, khả năng truy cập thông tin

nhanh chóng.

Page 23: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

21

Bốn yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống

nhất để thư viện có thể vận hành hiệu quả.

1.1.3. Vai trò của thư viện

Trong xã hội, thư viện thường có bốn vai trò cơ bản: văn hóa, giáo dục, thông

tin và giải trí.

Cơ quan văn hoá giáo dục

Thư viện ra đời và tồn tại nhằm thoả mãn nhu cầu bảo tồn và phổ biến các giá

trị văn hoá của nhân loại được thể hiện dưới dạng tài liệu. Tài liệu được coi là một

dạng di sản văn hóa. Khi các thư viện thu thập, bảo quản tài liệu cũng có nghĩa thư

viện đã bảo quản di sản văn hóa của quốc gia và nhân loại.

Vai trò của thư viện thể hiện ở việc luân chuyển tài liệu và thông tin tới bạn

đọc. Vì vậy có thể coi thư viện là một thiết chế văn hóa, nơi lưu giữ và phổ biến các

giá trị văn hóa của xã hội, nơi tập trung tài sản tinh thần của mỗi quốc gia.

Kênh thông tin quan trọng của xã hội

Thư viện là kênh thông tin đầy đủ, có giá trị vượt thời gian và không gian đến

với các thế hệ người dùng tin. Thư viện là nơi lưu giữ và phổ biến thông tin ít bị nhiễu

nhất trong số các kênh thông tin được sử dụng trong xã hội. Trong xã hội hiện đại,

thông tin khoa học ngày càng gia tăng, chất lượng hoạt động của thư viện góp phần

thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển, tăng năng xuất lao động.

Cơ quan giáo dục ngoài nhà trường

Bên cạnh cơ sở đào tạo truyền thống là nhà trường, thư viện trở thành nơi mọi

người có thể tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ thông qua sử dụng tài liệu. Đây

là nơi người học được nuôi dưỡng đạo đức, thẩm mỹ và tâm hồn.

Nơi đáp ứng nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của nhân dân

Bên cạnh những tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học và cung

cấp thông tin, thư viện còn có những tài liệu phục vụ nhu cầu giải trí và đời sống tinh

thần như các tác phẩm văn học nghệ thuật ở các dạng khác nhau.

Page 24: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

22

Thư viện, khi thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, đóng vai trò to lớn

trong sự phát triển xã hội. Tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng thư

viện có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng.

1.1.4. Tổ chức và hoạt động thư viện

Tổ chức và hoạt động của thư viện là hai mặt thống nhất của sự nghiệp thư

viện. Bởi vậy, để tìm hiểu, đánh giá sự nghiệp thư viện, cần phải xem xét cả khía

cạnh tổ chức và hoạt động thư viện trong mối quan hệ tương tác với nhau như một

thiết chế xã hội hoàn chỉnh.

1.1.4.1. Tổ chức thư viện

- Tổ chức

Tổ chức là một vấn đề phức tạp, vì vậy mỗi khoa học khi tiếp cận về tổ chức

có cách hiểu khác nhau. Tiếp cận tổ chức dưới góc độ xã hội, Từ điển Bách khoa Việt

Nam (2005) định nghĩa “Tổ chức là hình thức tập hợp, liên kết các thành viên trong

xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các thành viên, cùng nhau

hành động vì mục tiêu chung…” [32, tr.455].

Tiếp cận tổ chức ở mức độ khái quát hơn, Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn

ngữ xuất bản năm 2010 coi tổ chức là "làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo,

một cấu trúc và những chức năng chung nhất định" [33, tr.1288].

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, tổ chức là liên kết các bộ phận thành

một chỉnh thể, có cấu trúc và chức năng chung nhất định. Để liên kết các bộ phận

thành một chỉnh thể, tổ chức phải xác định được mục tiêu, cơ cấu và được duy trì,

bảo đảm bằng các điều kiện nhân sự, cơ sở vật chất.

Mục tiêu của tổ chức là kết quả mà nhà quản trị muốn đạt được cho tổ chức

trong tương lai. Mục tiêu là yếu tố quyết định nền tảng của tổ chức, quyết định việc

tuyển chọn, sử dụng nhân lực một cách chính xác, hiệu quả. Mục tiêu xác định sự tồn

tại của mọi tổ chức [6].

Page 25: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

23

Cơ cấu tổ chức là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, quyền hạn,

trách nhiệm khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng

cấp, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã định. Mỗi cơ cấu tổ chức

quản lý có hai mối quan hệ cơ bản theo hệ ngang và hệ dọc. Theo quan hệ ngang, cơ

cấu tổ chức quản lý chia thành các chức năng quản lý khác nhau. Theo quan hệ dọc,

cơ cấu tổ chức quản lý được chia thành các cấp quản lý: cấp Trung ương, cấp địa

phương, cấp cơ sở. Cấp quản lý chỉ rõ mối quan hệ phục tùng trong quan hệ thứ bậc

của hệ thống quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý càng được hoàn thiện thì càng có tác

động tích cực tới quá trình hoạt động của tổ chức. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức quản

lý còn chịu tác động của cơ chế quản lý kinh tế, thể chế chính sách, những yếu tố

mang tính truyền thống, bản sắc văn hóa [6].

- Tổ chức thư viện

Theo quan điểm trên có thể coi tổ chức thư viện là liên kết các bộ phận của

thư viện hoặc các thư viện thành một chỉnh thể, có cấu trúc và chức năng nhất định.

Khi xem xét tổ chức thư viện, cần phải làm rõ mục tiêu, cơ cấu tổ chức và các yếu tố

đảm bảo cho tổ chức được duy trì như nhân lực và cơ sở vật chất.

Như vậy, có thể xem xét tổ chức thư viện ở hai cấp độ:

Ở cấp độ vĩ mô, tổ chức thư viện là tổ chức mạng lưới thư viện trong một vùng,

lãnh thổ quốc gia nhằm tận dụng mọi tiềm năng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin

của mọi đối tượng bạn đọc trong không gian địa lí nhất định.

Ở cấp độ vi mô tổ chức thư viện là tổ chức một cơ quan thư viện. Mỗi cơ quan

thư viện được tổ chức thành những bộ phận chuyên môn, liên kết và tương tác với

nhau theo một cơ chế nhất định.

Mục tiêu của thư viện thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế - văn hóa của từng

thời kỳ lịch sử cũng như tính chất của chế độ chính trị - xã hội. Mục tiêu của thư viện

quyết định cơ cấu của tổ chức thư viện. Cơ sở vật chất và nhân lực thư viện là yếu tố

then chốt để thực hiện được mục tiêu của tổ chức thư viện. Các yếu tố trên phải được

xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Page 26: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

24

1.1.4.2. Hoạt động thư viện

- Hoạt động

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, hoạt động là “Một phương pháp đặc thù

của con người quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục

vụ cuộc sống của mình” [31, tr.341].

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ xuất bản năm 2010, hoạt động

là "tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất

định trong đời sống xã hội" [33, tr.586].

Như vậy, có thể hiểu hoạt động là tổng hợp các hành động con người, tác động

vào một đối tượng nhất định nhằm đạt một mục đích nhất định và có ý nghĩa xã hội

nhất định.

- Hoạt động thư viện

Từ quan điểm trên về hoạt động, có thể coi hoạt động thư viện là tổng hợp các

hành động từ lựa chọn tài liệu cho đến khi tài liệu đến tay người sử dụng, bao gồm

quá trình xây dựng và phát triển vốn tài liệu, xử lý, lưu trữ, bảo quản và phổ biến tài

liệu cho người đọc nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của xã hội. Hoạt động thư viện phải

đảm bảo hai mặt của mối quan hệ hữu cơ là tàng trữ tài liệu và tạo mọi điều kiện cho

bạn đọc sử dụng tài liệu, nhằm đáp ứng nhu cầu đọc.

Như vậy, hoạt động thư viện bao gồm các công đoạn xây dựng và phát triển

vốn tài liệu, nguồn lực thông tin; xử lý tài liệu (biên mục tài liệu, phân loại, định chủ

đề và từ khóa tài liệu); tổ chức các sản phẩm thông tin thư viện và phục vụ bạn đọc,

dịch vụ thư viện. Các yếu tố trên luôn tương tác, quan hệ mật thiết với nhau.

1.1.4.3. Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động thư viện

Tổ chức và hoạt động thư viện có mối quan hệ mật thiết và tác động tương hỗ

nhau, là hai mặt không tách rời của sự nghiệp thư viện ở một quốc gia, dân tộc.

Tổ chức thư viện là điều kiện tạo nên chỉnh thể của thư viện, ảnh hưởng lớn

đến hiệu quả hoạt động của thư viện. Tổ chức bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận được

Page 27: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

25

liên kết với nhau theo một cách thức nhất định. Cách thức liên kết, phối hợp giữa các

bộ phận của thư viện, mạng lưới thư viện tạo ra một cơ cấu với một cơ chế hoạt động

nhất định, phát huy hay kìm hãm tiềm năng của tổ chức. Chính vì vậy cách thức tổ

chức ảnh hưởng tới kết quả hoạt động. Tổ chức khoa học, hợp lý là điều kiện để hoạt

động đạt hiệu quả cao.

Hiệu quả hoạt động của thư viện phản ánh mức độ phù hợp của tổ chức thư

viện, là cơ sơ cho sự điều chỉnh tổ chức thư viện. Hoạt động thư viện phát triển, mở

rộng hoặc thu hẹp, tác động trở lại đối với tổ chức, buộc tổ chức phải biến đổi cho

thích hợp.

Tổ chức là hình thức, hoạt động là nội dung tạo thành chỉnh thể thư viện thực hiện

những chức năng nhất định trong xã hội. Tổ chức và hoạt động của thư viện có mối quan

hệ biện chứng không thể tách rời nhau. Chính vì vậy, nghiên cứu sự nghiệp thư viện nhất

thiết phải nghiên cứu cả hai phương diện tổ chức và hoạt động của thư viện.

1.1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động thư viện

- Yếu tố khách quan

Thư viện là một hiện tượng xã hội, phát triển dưới ảnh hưởng của các bối cảnh

lịch sử cụ thể: chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ.

+ Chính trị

Có thể nói, thể chế chính trị, chính sách phát triển nói chung, chính sách văn

hóa và thư viện nói riêng là những yếu tố chi phối sự nghiệp thư viện của mỗi quốc

gia. Thư viện thể hiện văn hóa, tri thức, tinh thần của một xã hội, chịu ảnh hưởng của

thể chế và chính sách xã hội. Yếu tố chính trị sẽ quyết định cơ cấu vốn tài liệu của

thư viện. Chính vì vậy, nghiên cứu về sự nghiệp thư viện không thể đặt ngoài tác

động của yếu tố chính trị và xã hội.

+ Kinh tế

Kinh tế tác động đến mọi hoạt động xã hội trong đó có thư viện. Kinh tế phát

triển sẽ kéo theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, gia tăng

Page 28: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

26

đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực dẫn tới sự gia tăng nhu

cầu thông tin. Nhu cầu thông tin tăng kích thích sự phát triển của thư viện. Hơn nữa,

nền kinh tế phát triển còn tạo điều kiện trong việc đầu tư mở rộng và nâng cao chất

lượng thư viện.

+ Văn hóa

Thư viện là một thiết chế văn hóa, thể hiện tinh thần của một dân tộc ở mọi

thời đại. Mọi biến đổi dù tích cực hay tiêu cực của văn hóa đều ảnh hưởng đến sự

nghiệp thư viện. Thư viện, với tư cách là nơi lưu trữ các giá trị văn hóa thể hiện trên

các dạng tài liệu, biến đổi và phát triển theo sự phát triển của tri thức và sự gia tăng

các giá trị văn hóa. Như vậy, sự nghiệp thư viện không thể tách rời văn hóa của mỗi

quốc gia.

+ Khoa học công nghệ

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực

đời sống xã hội. Sự “bùng nổ thông tin” vào những thập ký cuối của thế kỷ XX đã đặt

ra những nhiệm vụ và yêu cầu mới cho thư viện. Khoa học công nghệ trở thành một

nhân tố tác động mạnh mẽ tạo ra những bước tiến lớn cho thư viện toàn cầu. Sự ra đời

và phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện cho việc tin học

hóa sâu rộng trong hoạt động của thư viện. Sự trao đổi thông tin giữa các thư viện có

thể diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Thư viện không chỉ là nơi tàng trữ, bảo quản sách

báo phục vụ nhu cầu đọc đơn thuần mà trở thành một cơ quan thông tin cung cấp thông

tin phục vụ nhu cầu đọc và nghiên cứu. Vai trò của nhân lực thư viện đã thay đổi: từ

việc cung cấp tài liệu theo yêu cầu trở thành người cung cấp thông tin. Thư viện đã trở

thành một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng thông tin của một quốc gia.

Khoa học, công nghệ cũng tác động mạnh mẽ đến việc quản lý thư viện. Việc

áp dụng tự động hóa và các tiêu chuẩn làm thư viện thay đổi mô hình quản lý, biến

đổi về chất và lượng giúp người đọc/người dùng tin có thể tiếp cận với tài liệu nhanh,

hiệu quả (khắc phục hạn chế về thời gian và không gian).

Page 29: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

27

Nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố tác động đến việc nâng cao

chất lượng tổ chức và hoạt động thư viện. Các hội thảo chuyên gia tận dụng được tư

duy của nhiều nhà thư viện học, những người cộng tác nghiên cứu những vấn đề lý

luận và thực tiễn của sự nghiệp thư viện.

+ Xu thế chung của thời đại

Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu mới cho thư viện. Trong một xã

hội phát triển, khoa học kỹ thuật đạt tới trình độ cao dẫn tới nhu cầu thông tin của

người đọc/người dùng tin ngày càng gia tăng. Từ sự gia tăng nhu cầu thông tin của

xã hội, việc tin học hóa thư viện và chia sẻ tài nguyên thông tin là một tất yếu. Sự

hiện đại hóa thư viện từ sự hỗ trợ của khoa học công nghệ đã giúp người dùng tin có

thể có thể tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi. Từ những đòi hỏi không ngừng của xã

hội, các loại hình thư viện hiện đại ra đời và phát triển như thư viện đa phương tiện,

thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo.

Trên thực tế, thư viện trên toàn thế giới đang ngày càng phát triển phục vụ cho

mục tiêu tăng trưởng kinh tế, văn hóa, giáo dục của mỗi quốc gia. Những quốc gia

thịnh vượng, phồn vinh là những quốc gia có sự nghiệp thư viện phát triển. Sự nghiệp

thư viện luôn gắn liền và phát triển cùng với xu thế chung của thời đại.

+ Môi trường sinh thái

Bên cạnh những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến sự nghiệp thư viện, yếu

tố môi trường sinh thái có tác động trực tiếp đến hoạt động của một cơ quan thư viện

cụ thể. Đây cũng là một trong những yếu tố của tổ chức lao động khoa học trong thư

viện. Các thư viện có môi trường cây xanh, không gian rộng, thoáng mát tạo điều

kiện làm việc cho cán bộ thư viện cũng như người đọc có cảm giác dễ chịu và làm

việc hiệu quả. Môi trường cũng có ảnh hưởng đến vấn đề bảo quản tài liệu trong thư

viện. Đối với các nước nhiệt đới, việc trồng cây xanh trong khuôn viên của thư viện

còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ từ bên ngoài tác động đến kho tài liệu, hạn chế sự

giảm độ bền của tài liệu.

Page 30: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

28

- Yếu tố chủ quan

Bên cạnh các yếu tố khách quan, các yếu tố chủ quan như con người, quản lý

và cơ sở vật chất cũng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động của thư viện trong

mỗi thời kỳ lịch sử.

+ Con người

Con người là chủ thể quản lý thư viện. Vì vậy, trình độ chuyên môn của nhân

lực trong thư viện quyết định chất lượng, hiệu quả tổ chức và hoạt động của thư viện.

Nhân lực trong thư viện là cầu nối giữa người đọc/người dùng tin và tài liệu, giúp họ

thỏa mãn nhu cầu đồng thời làm nảy sinh nhu cầu của người đọc/người dùng tin.

Con người là chủ thể của nhu cầu đọc, là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển

của thư viện. Nhu cầu đọc của người đọc xuất hiện do yêu cầu, đòi hỏi, đồng thời bị

chi phối bởi các mối quan hệ xã hội. Nhu cầu đọc vì vậy rất phong phú, đa dạng và

luôn luôn biến đổi, phát triển.

Đào tạo nhân lực cũng là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất

lượng hoạt động của thư viện. Việc đào tạo chính qui nhân lực thư viện ở các bậc,

các hệ và bỗi dưỡng nâng cao trình độ cần được các cơ sở đào tạo quan tâm nhằm tạo

ra một đội ngũ mạnh về chuyên môn, có khả năng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực

thư viện.

Bên cạnh đó, nhận thức của người lãnh đạo và nhân lực tác nghiệp có ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng của sự nghiệp thư viện. Người lãnh đạo không chỉ có

tư duy khoa học trong chuyên môn mà còn phải có tư duy hội nhập, đào tạo nguồn

nhân lực thư viện, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất thư viện hiện đại. Nhân lực tác

nghiệp chuyên môn cũng cần nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, được đào tạo nâng

cao chuyên môn thường xuyên đáp ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội và

những đòi hỏi của nghề nghiệp.

+ Quản lý

Có thể coi quản lý thư viện là quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ

phận của thư viện, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (cơ sở

vật chất, nhân lực, nguồn lực thông tin). Quản lý thư viện có thể thông qua hệ thống

Page 31: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

29

văn bản, qui định có tính chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong tổ chức điều

hành hoạt động vĩ mô, vi mô của thư viện.

Để hệ thống, mạng lưới và từng thư viện hoạt động hiệu quả, bền vững việc

quản lý thư viện ở tầm vĩ mô và vi mô phải đảm bảo tính thống nhất, khoa học.

Khoa học, công nghệ là một trong những yếu tố có tác độc mạnh mẽ đến việc

quản lý thư viện. Việc áp dụng tự động hóa và các tiêu chuẩn làm thư viện thay đổi

mô hình quản lý kiểu cũ sang kiểu mới, biến đổi về chất và lượng giúp người

đọc/người dùng tin có thể tiếp cận với tài liệu nhanh, hiệu quả (khắc phục hạn chế về

thời gian và không gian).

Cơ chế chính sách của nhà nước là một yếu tố quan trọng định hướng phát

triển sự nghiệp thư viện. Trên thế giới nhà nước luôn quản lý sự nghiệp thư viện thông

qua việc đưa ra các cơ chế chính sách, cung cấp ngân sách và tạo môi trường hoạt

động cho thư viện.

+ Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định chất lượng hoạt động của

thư viện. Cơ sở vật chất chịu ảnh hưởng từ chính sách và điều kiện kinh tế xã hội.

Việc hiện đại hóa trang thiết bị thư viện tạo điều kiện cho việc bảo quản, gìn giữ lâu

dài tài liệu.

Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, vốn tài liệu thư viện

phát triển mạnh mẽ do khả năng chia sẻ thông tin giữa các thư viện ngày càng cao,

trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ

người đọc/người dùng tin.

1.1.5. Tiêu chí đánh giá thư viện

Để đánh giá thư viện trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định một cách khách

quan, cần phải căn cứ vào các tiêu chí cụ thể, phù hợp, khoa học.

1.1.5.1. Tiêu chí đánh giá về tổ chức thư viện

Trên cơ sở khái niệm đã nêu về tổ chức thư viện, có thể đánh giá tổ chức mạng

lưới thư viện trong mỗi thời kỳ lịch sử thông qua các tiêu chí: tính hợp lý trong cơ

Page 32: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

30

cấu mạng lưới thư viện, từng thư viện; cơ chế vận hành hiệu quả mạng lưới thư viện,

từng thư viện; sự tương thích của nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Đây là những tiêu

chí quan trọng đảm bảo đánh giá hiệu quả tổ chức mạng lưới thư viện và từng thư viện.

- Cơ cấu thư viện hợp lý:

Sự phân bố hợp lý các thư viện trên địa bàn dân cư về mặt không gian;

Các loại hình thư viện thích hợp với từng nhóm dân cư trong

một vùng;

Cơ cấu các bộ phận trong từng thư viện phù hợp với chức năng nhiệm

vụ và điều kiện của thư viện đó.

- Cơ chế vận hành hiệu quả:

Có cấu trúc thứ bậc phù hợp;

Có hệ thống văn bản pháp lý hỗ trợ đầy đủ;

Đảm bảo mối quan hệ giữa các thư viện/bộ phận trong thư viện.

- Sự tương thích của nguồn lực con người và vật chất:

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của

mạng lưới;

Điều kiện vật chất đáp ứng yêu cầu công việc;

Tỷ lệ đầu tư cho thư viện hợp lý so với các hoạt động văn hóa,

giáo dục.

1.1.5.2. Tiêu chí đánh giá về hoạt động thư viện

Hiệu quả hoạt động thư viện được xem xét ở mức độ đáp ứng yêu cầu của xã

hội, nhiệm vụ của thư viện. Có nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chí đánh giá hiệu quả

hoạt động của thư viện căn cứ vào các yếu tố tương tác với môi trường xã hội hiện đại.

"Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động" của IFLA gồm 7 nhóm chỉ số với 24

tiêu chí:

- Chỉ số về thông tin sẵn sàng phục vụ gồm 6 tiêu chí:

Khả năng tiếp cận nguồn tin;

Tổng vốn thông tin/tài liệu;

Page 33: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

31

Nội dung tri thức của vốn tài liệu;

Thông tin/tài liệu bên trong địa phương, kiến thức bản địa;

Thông tin/tài liệu từ bên ngoài.

- Chỉ số về sử dụng gồm 5 tiêu chí:

Lượt sử dụng;

Thẻ thư viện;

Sử dụng tại chỗ;

Mượn về;

Các hoạt động khác.

- Chỉ số về mức độ hài lòng gồm 2 tiêu chí:

Nhu cầu của người dùng tin;

Nhu cầu của cộng đồng.

- Chỉ số về quản lý của địa phương đối với thông tin gồm 2 tiêu chí:

Quản lý theo địa phương;

Tài chính.

- Chỉ số về tác động kinh tế xã hội gồm 3 tiêu chí:

Kỹ năng mới đối với sản xuất;

Tạo thu nhập, nâng cao mức sống;

Sức khỏe và dinh dưỡng.

- Chỉ số về cơ sơ kiến thức gồm 4 tiêu chí:

Nhận thức về các vấn đề quốc gia và cộng đồng;

Nâng cao dân trí;

Tỷ lệ thi đậu;

Kiến thức bản địa.

- Chỉ số về tham gia chính quyền và các chương trình của nó gồm 2

tiêu chí:

Tham gia chính quyền;

Tham gia các chương trình mở rộng.

Page 34: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

32

Bộ chỉ số đánh giá hoạt động của IFLA tương đối chi tiết và thích hợp để đánh

giá hiệu quả hoạt động của thư viện trong điều kiện xã hội hiện đại. Tuy nhiên, tổ

chức này cũng khuyến cáo mỗi cơ quan thông tin lựa chọn các chỉ số tương ứng, phù

hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia.

Bộ "Chuẩn đánh giá kết quả hoạt động và tác động" của Việt Nam

Trên cơ sở "Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động" của IFLA, Hội Thư

viện Việt Nam và các đồng nghiệp quốc tế đã lựa chọn 12 trong 24 chỉ số để ban hành

bộ “Chuẩn đánh giá kết quả hoạt động và tác động”. Mỗi chỉ số đưa ra đều có mục

đích đánh giá, tiêu chí đánh giá, dữ liệu cần thiết và công cụ thu thập dữ liệu, phương

pháp tính.

- Chỉ số 1: Khả năng tiếp cận với thư viện

+ Mục đích: chỉ ra mức độ dễ dàng trong việc sử dụng thư viện liên quan tới

khoảng cách, số giờ mở cửa và số chỗ ngồi của thư viện.

+ Tiêu chí đánh giá: Tỉ lệ dân cư trong phạm vi 5 km xung quanh thư viện so

với tổng số dân thuộc địa bàn phục vụ của thư viện: nghĩa là dân số của một tỉnh/thành

cụ thể, và dân số của thư viện quận/huyện, phường/xã; Tỉ lệ giờ mở của của thư viện

so với thời gian nhàn rỗi của dân chúng: thời gian nhàn rỗi là thời gian mọi người có

thể sử dụng thư viện; Số lượng chỗ ngồi trong thư viện trên số lượt sử dụng thư viện

mỗi giờ.

- Chỉ số 2: Vốn tài liệu

+ Mục đích: chỉ ra tổng số các loại hình tài liệu và tính thời sự của tài liệu.

+ Tiêu chí đánh giá: số bản các loại tính theo đầu người dân trên địa bàn; Số

lượng tài liệu các loại tài liệu mới bổ sung vào kho thư viện mỗi năm.

- Chỉ số 3: Lượt sử dụng thư viện

+ Mục đích: chỉ ra số lượt sử dụng dịch vụ thư viện trong mối tương quan với

tổng số dân và chỉ ra nhóm dân cư nào trong cộng đồng sử dụng dịch vụ thư viện

nhiều nhất.

Page 35: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

33

+ Tiêu chí đánh giá: lượt sử dụng thư viện được tính theo đầu người trong tổng

số dân trên địa bàn, tỉ lệ sử dụng thuộc các nhóm đối tượng trong tổng số dân trên địa

bàn và lượt sử dụng thư viện còn phải tính theo đầu người của các thành phần khác

nhau trong tổng số dân trên địa bàn.

- Chỉ số 4: Tham khảo tài liệu tại thư viện

+ Mục đích: chỉ ra việc sử dụng tài liệu các loại của dân cư trên địa bàn nói

chung và của các nhóm đối tượng khác nhau trong số dân cư này, nhu cầu theo từng

lĩnh vực nội dung và loại hình tài liệu, mức độ phù hợp của tài liệu với nhu cầu của

người sử dụng.

+ Tiêu chí đánh giá: Lượt tham khảo tài liệu các loại trong thư viện tính theo

đầu người của dân cư trên địa bàn; Lượt tham khảo các tài liệu các loại trong thư viện

tính theo đầu người của các nhóm đối tượng khác nhau trong số dân cư trên địa bàn;

Tỉ lệ phần trăm của tài liệu các loại được tham khảo theo từng lĩnh vực nội dung; Tỉ

lệ phần trăm của tài liệu các loại được tham khảo theo từng loại hình tài liệu.

- Chỉ số 5: Lưu hành tài liệu

+ Mục đích: chỉ ra việc sử dụng tài liệu các loại bên ngoài thư viện của dân cư

nói chung và của các nhóm đối tượng khác nhau trong số dân cư trên địa bàn, yêu cầu

theo từng lĩnh vực nội dung và theo từng loại hình tài liệu và mức độ phù hợp của tài

liệu với nhu cầu của người sử dụng.

+ Tiêu chí đánh giá: Tỉ lệ phần trăm dân cư trên địa bàn mượn tài liệu; Tỉ lệ

phần trăm dân cư theo nhóm đối tượng khác nhau mượn tài liệu; Tỉ lệ tài liệu được

mượn theo từng lĩnh vực nội dung và theo từng loại hình tài liệu; So sánh giữa tài liệu

và việc mượn các tài liệu đó trong từng lĩnh vực nội dung và theo từng loại hình tài liệu.

- Chỉ số 6: Công nghệ

+ Mục đích: chỉ ra việc sử dụng máy tính của dân cư trên địa bàn nói chung

và chỉ ra được lượt sử dụng máy tính của bạn đọc khi thư viện có kết nối internet

phục vụ công cộng tính theo đầu người trong tổng số dân trên địa bàn.

Page 36: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

34

+ Tiêu chí đánh giá: Lượt sử dụng máy tính trong thư viện tính theo đầu người

của dân cư trên địa bàn; Số lượt sử dụng máy tính có kết nối internet phục vụ công

cộng tính theo đầu người trong tổng số dân trên địa bàn; So sánh giữa dịch vụ internet

phục vụ công cộng và việc truy cập internet theo từng lĩnh vực nội dung.

- Chỉ số 7: Các hoạt động do thư viện tổ chức

+ Mục đích: chỉ ra tỉ lệ phần trăm dân số tham gia vào các hoạt động do thư

viện tổ chức như thi kể chuyện, nói chuyện, giới thiệu sách, thi vẽ tranh, học nhóm,

thảo luận, đố vui có thưởng, triển lãm, các khoá tập huấn…; các hoạt động do thư

viện tổ chức được nhiều người ủng hộ nhất.

+ Tiêu chí đánh giá: Số người tham dự các hoạt động của thư viện trên đầu

người trong tổng số dân cư trên địa bàn; Số người tham dự các hoạt động của thư

viện trên đầu người của từng nhóm người sử dụng khác nhau trong tổng số dân cư

trên địa bàn; Tỉ lệ người tham dự vào các hoạt động cụ thể; Tóm tắt về các giá trị và

lợi ích do người tham dự chương trình báo cáo lại.

- Chỉ số 8: Đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện

Chỉ ra khả năng của thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của người

sử dụng thư viện và chỉ số này chỉ đánh giá mức độ hài lòng của những người sử

dụng thư viện, không đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng nói chung.

- Chỉ số 9: Đáp ứng nhu cầu sử dụng của cộng đồng

Tìm hiểu nhận thức của cộng đồng dân cư về thư viện, tiêu chí để đánh giá là

những quan điểm, ý kiến của các thành viên cộng đồng về các dịch vụ và hoạt động

của thư viện.

- Chỉ số 10: Các kỹ năng mới

Chỉ ra sự tác động của dịch vụ và hoạt động thư viện đối với sự tiếp nhận các

kỹ năng mới hoặc các kỹ năng được hoàn thiện của cộng đồng địa phương. Đây là

chỉ số chính cho mọi đánh giá.

- Chỉ số 11: Nâng cao dân trí

Chỉ ra những đóng góp của các dịch vụ và hoạt động thư viện vào việc bổ

sung, duy trì và sử dụng tri thức. Các tiêu chí đánh giá về số lượng và loại hình của

Page 37: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

35

các hoạt động phổ cập kiến thức do thư viện tổ chức hàng năm và số lượng người

tham dự, số lượng tài liệu phổ cập kiến thức do thư viện tạo ra hàng năm.

- Chỉ số 12: Tri thức bản địa và thông tin địa phương

Chỉ ra khả năng phục vụ của vốn tài liệu địa chí có trong thư viện và các đóng

góp của các dịch vụ và hoạt động thư viện vào việc duy trì/hồi sinh tri thức bản địa

trong cộng đồng địa phương. Tri thức bản địa là kiến thức truyền thống, thông tin địa

chí liên quan đến những gì đang xảy ra và có thể nói đến các sự kiện của địa phương

hoặc là bộ sưu tập các dữ liệu thống kê về dân số, các nhân vật tiêu biểu…[120].

So với Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động do IFLA khuyến cáo, Bộ chỉ

số do các tác giả Việt Nam xây dựng đơn giản hơn, phù hợp hơn với điều kiện thực

tế ở Việt Nam.

Chỉ số sử dụng để đánh giá hoạt động thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Hai bộ chỉ số với những tiêu chí đã trình bày ở trên được áp dụng phổ biến để

đánh giá hoạt động của thư viện trên thế giới và Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, những

chỉ số này không hoàn toàn phù hợp với việc đánh giá hoạt động thư viện trong quá

khứ, nhất là thời kỳ Pháp thuộc do khoa học công nghệ chưa phát triển, trình độ dân

trí và chuyên môn của độc giả chưa cao và chưa đồng đều, điều kiện kinh tế, chính

trị có những nét rất đặc thù.

Thời kỳ Pháp thuộc, một thời kỳ lịch sử phức tạp, số lượng tư liệu thực tiễn để

lại không nhiều trong các thư viện. Để đánh giá một cách khách quan hiệu quả hoạt

động của thư viện thời kỳ này, chúng tôi lựa chọn một số tiêu chí trên cơ sở các tiêu

chí của IFLA và của Hội Thư viện Việt Nam. Các tiêu chí này được tập hợp thành 3

nhóm chính: Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người đọc/người dùng tin; Khả năng

lôi cuốn hấp dẫn cư dân trong cộng đồng; Tác động tới đời sống tinh thần của cư dân

trong xã hội.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người đọc/người dùng tin:

Số lượng vốn tài liệu: tổng số tài liệu/tổng số thẻ đăng ký;

Page 38: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

36

Chất lượng vốn tài liệu: tỷ lệ các môn loại tri thức trong vốn tài liệu so

với nhu cầu tin;

Tỷ lệ lượt đến của bạn đọc/tổng số thẻ đăng ký/năm;

Tổng số lượt luân chuyển sách/tổng số thẻ đăng ký/năm.

- Khả năng lôi cuốn hấp dẫn cư dân trong cộng đồng:

Sự đa dạng và phù hợp của các hình thức phục vụ đối với bạn đọc;

Tỷ lệ bạn đọc đăng ký thẻ thư viện/tổng số cư dân trong vùng;

Tỷ số tổng số sách luân chuyển/tổng số cư dân trong vùng.

- Tác động tới đời sống tinh thần của cư dân trong xã hội:

Thành phần bạn đọc của thư viện;

Sự thay đổi nhận thức của cộng đồng dân cư được thụ hưởng các dịch

vụ thư viện, thông qua các hoạt động giáo dục, khoa học;

Sự thay đổi trong đời sống tinh thần của cư dân.

Do việc đánh giá nhóm tiêu chí "tác động tới đời sống tinh thần của cư dân

trong xã hội" rất trừu tượng nên sẽ được khảo sát và trình bày trong chương 3 của

luận án.

1.2. Thư viện Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ

Pháp thuộc

Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn lịch sử nhiều biến động. Chính sách thuộc

địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự phức tạp của xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực

chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục. Thư viện là một thiết chế văn hóa nên

cũng chịu những ảnh hưởng từ biến động lịch sử này.

1.2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

1.2.1.1. Đặc điểm chính trị

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào thời điểm chế độ phong kiến đang

khủng hoảng trầm trọng. Mọi chính sách của triều đình đều nhằm mục đích phục vụ

Page 39: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

37

lợi ích của tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn. Đời sống của nhân dân ta vô cùng cực

khổ. Nhà Nguyễn đã cầu cứu và dựa vào thế lực ngoại bang, đi ngược lại quyền lợi

dân tộc nên đã không phát huy được sức mạnh dân tộc, gìn giữ đất nước [15], [20].

Sau khi thực dân Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ, Việt Nam chuyển từ chế độ

quân chủ tập quyền, đứng đầu là triều đình phong kiến nhà Nguyễn, sang chế độ thuộc

địa nửa phong kiến. Để làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của dân tộc, thực dân Pháp

đã sử dụng chính sách "chia để trị" với những chế độ chính trị và thể chế khác nhau

ở mỗi kỳ (miền) củaViệt Nam. Sự khác biệt về chính trị này là chiến lược trong chính

sách cai trị của thực dân Pháp nhằm mục đích cuối cùng là xâm lược toàn bộ xứ Đông

Dương. Dưới chế độ chính trị này, quyền lực hoàn toàn nằm trong tay người Pháp,

các thuộc địa không thể phát triển một cách độc lập mà luôn phải phụ thuộc vào mẫu

quốc về mọi mặt [1], [22].

1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế

Khi thực dân Pháp xâm lược, kinh tế Việt Nam đang ở thời kỳ khủng hoảng

trầm trọng do chính sách địa tô nặng nề của nhà Nguyễn [15]. Ruộng đất tập trung

trong tay địa chủ, quan lại. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp áp đặt lên mọi

lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa Việt Nam. Việt Nam trở thành thị

trường tiêu thụ hàng hóa cho nền công nghiệp chính quốc và là nguồn cung cấp

nguyên liệu, sản vật nhiệt đới cho chính quốc. Tính chất thuộc địa của nền kinh tế

cũng được bộc lộ trong chế độ độc quyền đầu tư của chính quyền thuộc địa. Thực dân

Pháp chỉ ưu tiên đầu tư ở những lĩnh vực mang lại lợi nhuận trực tiếp, phục vụ cho

nền kinh tế chính quốc.

Để tận dụng và khai thác nền nông nghiệp thuộc địa ở Việt Nam phục vụ cho

một chính quốc công nghiệp, chính quyền chính quốc và chính quyền thuộc địa đã

đặt ra hàng loạt chính sách cụ thể như: chính sách thuế trực thu và gián thu; chính

sách chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền; phát canh thu tô; chính sách “địa chủ hóa

tầng lớp quan lại” và “quan liêu hóa giai cấp địa chủ”; chính sách lao dịch, chính sách

nhân công;…[22].

Page 40: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

38

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm thay đổi cơ cấu kinh

tế xã hội truyền thống. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chỉ là nền kinh tế nông

nghiệp lạc hậu, công nghiệp yếu ớt, mất cân đối. Tính chất mất cân đối còn thể hiện

rõ rệt giữa các vùng miền đất nước. Miền Bắc, miền Nam kinh tế còn ít nhiều phát

triển. Riêng miền Trung, trong suốt thời cận đại hầu như vẫn trong tình trạng xưa cũ,

nghèo nàn lạc hậu [14].

1.2.1.3. Đặc điểm xã hội

Chính sách kinh tế và thể chế chính trị mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam

dẫn đến những biến đổi xã hội sâu sắc: sự phân hóa giai cấp diễn ra rõ nét; sự ra đời

của những giai cấp mới từ một nền kinh tế mang yếu tố tư bản; sự mất công bằng về

địa vị hành chính của người Việt Nam trong xã hội thuộc địa. Giai cấp địa chủ ngày

càng giàu thêm và câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc. Giai cấp tư sản Việt Nam

ra đời, là lớp người làm đại lý hàng hóa, cung cấp nhân công và nguyên liệu cho tư

bản Pháp. Giai cấp tiểu tư sản thành thị phát triển. Giai cấp nông dân lao động bị bần

cùng hóa do bị cướp đoạt ruộng đất, là nạn nhân của chính sách thuế khóa nặng nề.

Giai cấp công nhân phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng do chính sách

tăng cường đầu tư, đẩy mạnh khai thác thuộc địa của thực dân Pháp [29].

Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam mang trở

nên phức tạp. Quan hệ tư bản chủ nghĩa mang nặng tính thực dân song song tồn tại

với quan hệ phong kiến tạo ra sự phân hóa ngày càng sâu sắc trong xã hội, tác động

vào nền kinh tế Việt Nam [29].

Sự biến đổi cơ cấu xã hội và chính sách thuộc địa cũng dẫn đến sự bất công

bằng về địa vị hành chính của người Việt Nam trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Người Việt Nam dù có học vấn cao, đáp ứng tiêu chuẩn của chính quyền thuộc địa

đặt ra, cũng không được làm việc ở những vị trí xứng đáng. “Cho tới năm 1927, người

Việt chỉ có thể lựa chọn hai tình trạng: hoặc nhận những chức vụ hạ cấp trong các cơ

quan hành chính Pháp như tham biện, phán sự, thông ngôn, ký lục, lính cảnh sát,

thuộc viện thương chính... hoặc gia nhập ngạch quan lại truyền thống. Số các thuộc

Page 41: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

39

viên người Việt trong các cơ quan hành chính của chính phủ bảo hộ đã tăng từ 12.200

năm 1914 lên 23.600 người năm 1929 nhưng họ chỉ lập nên một ngạch nhân viên đặc

biệt, bổ túc cho ngạch công chức Pháp mà thôi” [1, tr.146].

Chính sách sử dụng nhân lực của thực dân Pháp đối với người Việt cũng thể

hiện sự nô dịch và miệt thị. Người Việt Nam cho dù theo học các trường danh tiếng

của Pháp nhưng khi trở về làm việc tại các cơ quan thuộc bộ máy hành chính của

Pháp luôn bị đặt dưới quyền quản lý của người Pháp có chuyên môn thấp hơn. Lương

bổng của họ cũng luôn thấp hơn nhiều lần so với người Pháp làm cùng một vị trí.

Tuy nhiên, ở góc độ tích cực, sự biến đổi cơ cấu xã hội thời Pháp thuộc đã

đem lại những sắc thái mới cho xã hội Việt Nam. Cơ cấu kinh tế truyền thống bị đảo

lộn, giới trung lưu có vai trò quan trọng hơn trong tổ chức xã hội. Những diễn biến

chính trị phức tạp cũng đã dẫn đến nhiều sự thay đổi trong giáo dục: sự phế bỏ thi

Hương vào 1918, cải cách giáo dục đại học theo lối phương Tây [1].

1.2.1.4. Đặc điểm văn hóa

Xu hướng Âu hóa ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ 17 với ảnh

hưởng của văn hóa và tôn giáo của phương Tây như sự du nhập của Thiên chúa giáo,

sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Từ khi Pháp xâm chiếm nước ta, văn hóa Việt Nam biến

đổi mạnh dưới tác động của chính sách văn hóa của thực dân Pháp, sự du nhập của

văn hóa Pháp, sự ra đời của báo chí, sự đổi mới của giáo dục và sự hình thành tầng

lớp trí thức mới.

- Chính sách văn hóa

Chính sách văn hóa là một phần của chính sách thuộc địa nhằm phục vụ mục

đích cai trị của thực dân Pháp về văn hóa. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp

được cụ thể hóa trong từng lĩnh vực xã hội, được thay đổi và điều điều chỉnh qua mỗi

đời toàn quyền nhưng mục đích cuối cùng là đồng hóa văn hóa dân tộc, tuyên truyền

và ru ngủ để nhân dân ta xa rời nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tuyên truyền và áp đặt

văn hóa Pháp.

Page 42: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

40

Chính sách của Toàn quyền Albert Saraut từ năm 1911 đến năm 1919 có ảnh

hưởng nhiều đến lĩnh vực văn hóa. Toàn quyền Saraut đã cho xây dựng bệnh viện,

nhà hộ sinh, nhà chẩn y để phát triển ngành y tế; tổ chức lại hệ thống giáo dục như

bãi bỏ thi hương ở Bắc Kỳ vào năm 1915, ở Trung Kỳ năm 1918; thay thế chương

trình truyền thông bằng chương trình học bằng tiếng Pháp; mở trường trung học Hà

Nội cho học sinh người Việt; Đại học Hà Nội hoạt động lại từ năm 1917 [1]. Đây là

giai đoạn chính sách văn hóa và giáo dục phát triển, mạng lưới thư viện Việt Nam

được quan tâm, tiêu biểu là sự ra đời của Thư viện Trung ương Đông Dương.

Thực dân Pháp đã lập ra những cơ quan tuyên truyền văn hóa văn hóa như Hội

Khai trí - Tiến Đức (được thành lập qua Nghị định Thống sứ Bắc Kỳ 5/2/1919). Nam

phong, cơ quan ngôn luận của hội, thu hút số đông quan lại Nam triều, công chức

trong bộ máy chính quyền thực dân, giới tư sản, địa chủ và tầng lớp trí thức, tuyên

truyền tư tưởng của nước Pháp, phục vụ cho quyền lợi của người Pháp, dung hòa văn

hóa Đông - Tây, cổ động cho chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề. Tờ báo này trở thành một

công cụ thống trị và nô dịch về văn hóa [28]. Bên cạnh đó, chính quyền thuộc địa

cũng mở cửa cho các nhà tư bản Pháp vào đầu tư trong các lĩnh vực văn hóa như in

ấn, xuất bản, nghệ thuật, phim ảnh.

- Sự du nhập của Thiên chúa giáo

Vào nửa cuối thế kỷ 17, thông qua các nhà truyền đạo người Bồ Đào Nha,

Thiên chúa giáo được truyền bá vào Việt Nam và có những ảnh hưởng nhất định đến

đời sống văn hóa của người Việt. Chính những người truyền đạo Thiên chúa giáo đã

sáng tạo ra chữ Quốc ngữ và biến chữ Quốc ngữ thành công cụ để truyền đạo. Sau

này, chữ Quốc ngữ đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng chính thức của người Việt

Nam và trở thành một thành tố quan trọng đánh dấu sự thay đổi về văn hóa, giáo dục

và giao lưu với phương Tây.

Với trình độ học vấn và một nền giáo lý lớn, các nhà truyền đạo muốn dùng

tay của thực dân Pháp để thiết lập một vương quốc của Chúa ở Đông Dương, tạo nên

sự phức tạp trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Họ muốn nhân dân Việt

Page 43: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

41

Nam từ bỏ nền văn hóa lâu đời, với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để đến với Thiên chúa

giáo. Điều này đi ngược lại với mong muốn của người Việt Nam.

Tuy nhiên, sự du nhập của Thiên chúa giáo vào Việt Nam cũng có những tác

động tích cực nhất định đến văn hóa Việt Nam. Những sách mà các giáo sĩ du nhập

vào Việt Nam nhằm mục đích truyền đạo đã mang đến những hiểu biết về một tôn giáo

mới không tồn tại ở Việt Nam trước thế kỷ 17. Chính người Công giáo cũng mang đến

lối tư duy phân tích, đó là lối tư duy còn xa lạ đối với người Việt Nam thời kỳ này.

- Sự ra đời và phổ biến của chữ quốc ngữ

Khi xâm chiếm được ba tỉnh Nam Bộ, Thực dân Pháp đã có trong tay một

công cụ hữu hiệu để truyền bá văn hóa Pháp đó là chữ Quốc ngữ. Sau này, chữ Quốc

ngữ trở thành ngôn ngữ chính của người Việt Nam.

Có thể nói sự ra đời và phát triển của chữ Quốc ngữ ở Việt Nam thời kỳ này

đã đóng vai trò quan trọng, làm thay đổi tư tưởng và tạo thuận lợi tiếp thu những tinh

hoa văn hóa, khoa học kỹ thuật trên thế giới. Bởi vì chữ Quốc ngữ có gốc từ tiếng

Latinh, gốc của ngôn ngữ các nước phương Tây, những nước vốn đi đầu trên thế giới

về tiến bộ khoa học, kỹ thuật cũng như về văn hóa. Phần lớn những sách báo, ấn phẩm

du nhập vào Việt Nam thời kỳ này đều có nguồn từ tiếng Latinh. Sự phát triển và phổ

biến chữ Quốc ngữ cùng với sự phát triển công nghệ in ấn và xuất bản, số lượng báo

chí và các ấn phẩm tăng nhanh làm thay đổi căn bản đời sống văn hóa của nhân dân

ta thời kỳ này.

- Sự ra đời và phát triển của báo chí

Sự ra đời của báo chí là một nhân tố mới mẻ tác động lên xã hội và đời sống

văn hóa của nhân dân Việt Nam thời Pháp thuộc. Báo chí Việt Nam ra đời gần như

đồng thời với sự thiết lập chế độ thuộc địa của Pháp trên đất nước ta. Báo chí ra đời

trước hết do nhu cầu thống trị và xâm lăng văn hóa của chủ nghĩa thực dân. Báo chí

phản ánh cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền

báo chí thực dân với nền báo chí yêu nước và cách mạng [10].

Page 44: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

42

Giai đoạn từ 1925-1929, văn hóa - giáo dục có sự phát triển đáng kể do yêu

cầu phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mị dân của Pháp và nhu cầu nâng cao đời

sống tinh thần của nhân dân. Đây là điều kiện cần thiết tạo nên số lượng lớn độc giả

và kích thích báo chí phát triển. Theo Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương Trung

Quốc, "Giai đoạn này có 40 tờ báo và tạp chí mới xuất bản công khai và hợp pháp.

Ngoài những tờ báo các ngành như chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, thể dục thể

thao, tôn giáo còn báo về y dược học và 6 tờ báo tiếng Pháp đều thuộc loại chính trị.

Một dòng báo chí mới xuất hiện trong lịch sử báo chí nước ta, báo cách mạng, xuất

bản bí mật không hợp pháp. Theo thống kê chưa đầy đủ, thời kỳ này có khoảng trên

50 tờ báo cách mạng. Tính từ khi báo chí ra đời và mới ra đời trong khoảng thời gian

này, có khoảng trên dưới 90 tờ, gấp hai lần tổng số báo chí xuất bản trong 59 năm

(1865-1924)" [10, tr.79].

Thực dân Pháp sử dụng báo chí là công cụ truyền bá văn hóa Pháp, cai trị và

nô dịch văn hóa Việt Nam. Để thực hiện mục đích này, thực dân Pháp đã ban hành

nhiều sắc lệnh và nghị định để ngăn chặn báo chí tiến bộ. Sắc lệnh 30/12/1898 của

Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, được cụ thể hóa bằng Nghị định Toàn quyền Đông Dương

30/6/1899, đặt cả ba kỳ của Việt Nam trong cùng một chế độ báo chí. Theo Nghị định

này, bất cứ một tờ báo nào sử dụng tiếng Việt và các thứ tiếng ngoài tiếng Pháp đều

bị cấm lưu hành. Như vậy, quyền tự do báo chí ở Việt Nam đã bị thủ tiêu [28].

Bên cạnh tác động tiêu cực, báo chí ra đời và phát triển trong thời Pháp thuộc

đã thổi một luồng gió mới vào đời sống xã hội của một tầng lớp người Việt. Báo chí

trở thành nhu cầu sinh hoạt văn hóa phổ thông của người Việt Nam. Báo chí cũng là

cầu nối trong giao lưu văn hóa phương Đông và phương Tây, văn hóa Việt Nam và

văn hóa Pháp. Thông qua báo chí, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trí thức mới,

được tiếp thu những kiến thức về khoa học, triết học, văn học, nghệ thuật. Báo chí

tạo điều kiện cho một nền văn học Việt Nam hiện đại ra đời và trưởng thành. Sự phát

triển của báo chí và xuất bản là điều kiện quan trọng để xây dựng vốn tài liệu thư viện.

- Ảnh hưởng của văn hóa Pháp và phương Tây qua văn học

Cùng với sự ra đời của chữ Quốc ngữ và sự du nhập của Thiên chúa giáo, văn

hóa Việt Nam đã tiếp xúc và ảnh hưởng lớn từ văn hóa Pháp và phương Tây. Công

nghệ in ấn và xuất bản du nhập và phát triển ở ba kì thúc đẩy số lượng và chất lượng

Page 45: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

43

của báo chí sử dụng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Đây chính là những yếu tố thuận lợi

thúc đẩy sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp và phương Tây vào Việt Nam. Các trào lưu

tư tưởng, các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa và nghệ thuật từ phương Tây

thông qua sách báo ồ ạt vào nước ta thúc đẩy và tăng cường sự tiếp xúc giữa hai nền

văn hóa Á - Âu, giữa phương Đông và phương Tây ở Việt Nam. Các xuất bản phẩm

trong nước và nước ngoài về khoa học tự nhiên, luật, triết học làm thay đổi phương

pháp, tư duy nghiên cứu của trí thức mới, hình thành phương pháp tư duy duy lí bên

cạnh lối tư duy duy cảm của người Việt Nam. Những biến đổi này tạo ra sự giao thoa,

tồn tại đan xen đồng thời giữa những yếu tố văn hóa truyền thống và văn hóa ngoại

lai, nền văn hóa nô dịch của các nhà tư bản thực dân và một nền văn hóa mới đang

nảy sinh và phát triển trong lòng xã hội thuộc địa [15].

Những ảnh hưởng đầu tiên và rõ nét của văn hóa phương Tây vào Việt Nam

là sự xuất hiện các tác phẩm văn học dịch nước ngoài, chủ yếu là văn học Pháp. Tiêu

biểu là bản dịch các tác phẩm của Victor Hugo, Balzac, La Fontaine được đăng trên

báo (như Gia Định báo) trước khi được in thành sách. Đặc biệt từ năm 1930 trở đi,

ảnh hưởng của văn học Pháp ngày càng rõ rệt. Theo Phan Ngọc, Việt Nam thời kỳ

này mới manh nha một nền văn học ít nhiều có tính chất thị dân, diễn đạt bằng chữ

Nôm, dưới hình thức các truyện Nôm bằng thơ, tiểu thuyết tiếng Việt bằng văn xuôi

mới chỉ xuất hiện sau khi tiếp xúc với văn hóa Pháp [21].

Văn học mới chiếm được ưu thế trên văn đàn và được công chúng thành thị

đón nhận. Những tác phẩm văn học mới đã đi vào đời sống và trả lời được những vấn

đề của đời sống. Các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói và thơ trong thời

gian này đã phê phán tình trạng thối nát của xã hội đương thời, nêu lên những xung

đột giữa các quan điểm phong kiến và tư tưởng tư sản vừa mới nảy sinh, đả kích thói

hư tật xấu của xã hội đương thời, phơi bày những cảnh lầm than khổ cực của quần

chúng lao động bị thực dân, địa chủ quan lại ức hiếp, bóc lột; đồng thời nói lên tình

cảm yêu nước thương nòi và sự bất lực, chán chường của tầng lớp tiểu tư sản thành

thị trước thời cuộc [15].

Page 46: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

44

Nhìn chung, văn hóa Việt Nam thời Pháp thuộc có những thay đổi lớn do chịu

ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Mặc dù bị áp đặt những chính sách đồng hóa

và ru ngủ nhằm mục đích cai trị về văn hóa, nhưng với tư tưởng tiến bộ và truyền

thống văn hóa lâu đời, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn

minh phương Tây như báo chí, văn học nghệ thuật, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện

ngắn cổ điển. Sự du nhập báo chí, ấn phẩm nước ngoài về các lĩnh vực làm thay đổi

tư duy, lối sống của người Việt Nam đồng thời là một yếu tố làm giàu cho vốn tài

liệu của các thư viện được thành lập trong thời kỳ này.

- Thay đổi phương thức giáo dục và sự hình thành lớp trí thức mới

Khi xâm lược Đông Dương thực dân Pháp đã chủ trương xây dựng nền giáo

dục theo mô hình của nước Pháp kết hợp với những yếu tố bản xứ. Nền Cộng hòa Đệ

Tam chú trọng đến giáo dục nên chính quyền thực dân cũng coi giáo dục là một điểm

nhấn trong chính sách của họ.

Cải cách giáo dục chỉ nhằm một mục đích là phục vụ cho việc khai thác, bóc

lột thuộc địa và duy trì lâu dài nền thống trị thuộc địa. Do đó chương trình giảng dạy

mang tính chất nhồi sọ, nô dịch và ngu dân [28]. Chương trình giáo dục chủ yếu nhằm

vào bậc tiểu học, cốt chỉ xóa nạn mù chữ, để biết đọc biết viết, mà không phát triển

các bậc học trên, bậc trung học và cao đẳng. Chương trình giảng dạy không phù hợp,

không sát với thực tế (trẻ con vỡ lòng, chưa thạo tiếng mẹ đẻ đã phải học bằng tiếng

Pháp....). Vì vậy, số học sinh bỏ học nhiều và tình trạng mù chữ vẫn là phổ biến trong

dân chúng. "Theo thống kê của Phủ Toàn quyền thì năm 1939, cả nước ta có 287.037

học sinh từ tiểu học đến cao đẳng và dạy nghề. Nếu tổng số dân lúc đó là 20 triệu (số

tròn) thì tỉ lệ người đi học sẽ là 1,44%" [4, tr.173].

Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra một lớp người phủ nhận văn hóa dân tộc,

hăng hái đi tìm cái mới, mất gốc, quên đi lịch sử và nguồn gốc của mình, trở thành

những trí thức mất gốc, thiếu tinh thần tự tôn dân tộc, cung cúc phụng sự chế độ thực

dân [28].

Page 47: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

45

Tuy nhiên, trên quan điểm phát triển, có thể thấy những ảnh hưởng tích cực

của giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc. Giáo dục thời kỳ này đã được tổ chức theo

mô hình hiện đại, chương trình học được cải tiến, với phương pháp giảng dạy có quy

trình chặt chẽ, tạo thói quen kỷ luật cho học sinh, sinh viên. Trường học đã được tổ

chức theo mô hình hiện đại, rèn luyện kỷ luật cho học sinh, sinh viên. Chương trình

và phương pháp giảng dạy được đưa vào từ chính quốc đã thay đổi dần lối tư duy và

những kiến thức rập khuôn, có sẵn trong sách vở, cũng có nghĩa là tiếp cận với những

tư tưởng và nền văn minh phương Tây hiện đại. Nhất là chương trình trung học, cao

đẳng và chuyên nghiệp theo mô hình của Pháp thay cho những chương trình học trong

sách vở bằng chữ Hán trước đây, đã làm cho học sinh chuyển từ lối học thụ động

sang lối học chủ động, tích cực... Nền văn minh châu Âu được biết qua sách Pháp,

mở ra một chân trời mới lạ cho thanh niên Việt Nam. Việc học theo lối mới đã mở

mang thêm dân trí, làm mờ nhạt dần ảnh hưởng Hán học, Nho giáo, hạn chế dần ảnh

hưởng của văn minh Trung Hoa [28].

Những ảnh hưởng tích cực này của giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc cùng

với tinh thần hiếu học và yêu nước đã tạo ra một lớp trí thức mới, tiếp thu văn minh

phương Tây một cách sáng tạo. Dù số lượng không nhiều nhưng lớp trí thức mới này

đã góp phần phổ biến khoa học kỹ thuật hiện đại của châu Âu; đấu tranh với những

thói hư, tật xấu trong văn hóa Việt Nam. Đây cũng là tầng lớp có nhu cầu đọc cao, là

bạn đọc tích cực của các thư viện. Những đổi mới về giáo dục đặc biệt là giáo dục

đại học là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của

thư viện.

1.2.2. Khái quát sự hình thành và phát triển của thư viện Việt Nam thời

Pháp thuộc

Các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc có

ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển mạng lưới thư viện ở Việt Nam.

Những năm đầu sau khi xâm lược các tỉnh Nam Kỳ và bắt đầu công cuộc đô hộ Đông

Dương, thực dân Pháp tập trung vào việc thành lập bộ máy chính quyền cai trị thuộc

địa nên chưa quan tâm đến thư viện. Kinh phí chính quyền thuộc địa dành cho lĩnh

Page 48: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

46

vực này còn rất hạn hẹp. Trong các cơ quan hành chính và một số trung tâm nghiên

cứu, tài liệu và sách báo không được sắp xếp qui củ. Năm 1917, Toàn quyền Đông

Dương Albert Sarraut chấp nhận kế hoạch của Boudet [P. Boudet (1888 - 1948), tốt

nghiệp trường Trường Quốc gia pháp điển (École nationale des Chartes), Giám đốc

Thư viện Trung ương Đông Dương từ 1917 đến 3/1945 và từ 1947 đến 1948; người

đã thực hiện chuyến khảo sát tình hình tài liệu ở Đông Dương] và ban hành Nghị định

ngày 29/11/1917 thành lập Thư viện Trung ương Đông Dương (sau này được tiếp

quản và phát triển thành Thư viện Quốc gia Việt Nam). Kế hoạch này được chấp nhận

không nằm ngoài mục đích củng cố sự thống trị của chính quyền thuộc địa Pháp ở

Đông Dương, truyền bá văn hoá Pháp và văn hóa phương Tây, cũng như đưa công

tác lưu trữ, thư viện của Pháp vào nền nếp ở Đông Dương.

Ở giai đoạn đầu quá trình hình thành, thư viện tồn tại dưới dạng các phòng

đọc, thư viện nhỏ nằm trong các cơ quan trong bộ máy cai trị của Pháp. Thư viện lớn

đầu tiên của thời kỳ này là Thư viện Sài Gòn được thành lập ở Nam Kỳ (năm 1865),

sau đó ở Bắc Kỳ [52].

Ở Bắc Kỳ, chính quyền thuộc địa đã thành lập một số thư viện. Điển hình là

Thư viện và lưu trữ Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, thư viện Viện Viễn Đông bác cổ (thành

lập 1899 theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer), thư viện Pháp

- Việt (Bibliothèque Franco-annamite) (1907), hai thư viện tỉnh được thành lập dành

cho người Âu: thư viện tỉnh Bắc Ninh (1910), thư viện Nam Định (1910).

Từ năm 1917, Boudet, với tư cách là thành viên của Viện Viễn Đông bác cổ,

có nhiệm vụ nghiên cứu việc tổ chức tài liệu hành chính cũng như tổ chức và hoạt

động của thư viện ở Đông Dương. Ông chỉ ra những điều kiện cần để đảm bảo hoạt

động của thư viện và lưu trữ ở Đông Dương. Đồng thời ông cũng đề nghị thành lập

một số Sở Lưu trữ và Thư viện ở Đông Dương và nêu rõ các chức năng của tổ chức

này. Toàn quyền Đông Dương đã thông qua đề nghị của Boudet và ban hành Nghị

định ngày 29/11/1917 lập ra chức Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương

bổ nhiệm Boudet làm Giám đốc Lưu trữ và Thư viện thuộc phủ Toàn quyền [12].

Page 49: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

47

Sau các Nghị định quan trọng này, thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc bước

sang một giai đoạn mới. Thư viện đã hoạt động có tổ chức và dần đi vào nền nếp. Thư

viện Trung ương Đông Dương được thành lập theo Nghị định ngày 29/11/1917 và mở

cửa phục vụ công chúng vào ngày ngày 1/9/1919. Sau đó, mạng lưới thư viện từng

bước được thành lập trên toàn Đông Dương, đặc biệt tập trung ở ba kỳ của Việt Nam.

Từ năm 1917 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa đã áp dụng một loạt các

tiêu chuẩn kỹ thuật nghiệp vụ thư viện tiên tiến thời đó vào các thư viện mới được

thành lập. Bên cạnh việc phục vụ bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương, thư viện

Việt Nam đã có những thay đổi lớn và trở thành trung tâm tri thức và văn hóa của

Đông Dương.

Như vậy, sự phát triển của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc có thể được chia

thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất từ khi Pháp bắt đầu xâm chiếm đất nước ta

vào năm 1858 cho đến 11/1917; Giai đoạn thứ hai từ năm1917 đến năm 1945 (đánh

đấu bởi sự kiện thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương năm 1917).

1.3. Tiểu kết

Sự nghiệp thư viện bao gồm tổ chức và hoạt động thư viện trên phương diện

vĩ mô và vi mô. Tổ chức và hoạt động thư viện có mối quan hệ biện chứng tạo nên

sự tồn tại và phát triển bền vững của sự nghiệp thư viện. Sự nghiệp thư viện được

đánh giá thông qua một số tiêu chí cơ bản về tổ chức và hoạt động thư viện trên cơ

sở nguyên tắc tổ chức sự nghiệp thư viện và chức năng của thư viện đối với xã hội.

Thư viện là một thiết chế văn hóa thể hiện trình độ của dân tộc và giai cấp chịu tác

động của các yếu tố khách quan: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các yếu tố chủ

quan: con người, quản lý và cơ sở vật chất.

Sự du nhập của Thiên chúa giáo, sự ra đời của chữ Quốc ngữ, sự xuất hiện và

phát triển của báo chí, sự du nhập của công nghệ in ấn đã làm biến chuyển mạnh mẽ

xã hội và văn hóa Việt Nam. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đã làm thay đổi văn hóa

Việt Nam nói chung và thư viện Việt Nam nói riêng. Bên cạnh ảnh hưởng tiêu cực

dưới tác động của chính sách văn hóa, sự giao lưu của các yếu tố văn hóa Đông - Tây

Page 50: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

48

đã có tác dụng tích cực trong việc thay đổi tư duy của người Việt Nam. Với sức sống

của một truyền thống văn hóa lâu đời, Việt Nam đã tiếp thu những tinh hoa văn hóa

phương Tây góp phần làm giàu thêm văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam đã sử dụng

chính văn hóa để đánh đuổi thực dân và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến bằng

dòng văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng.

Ảnh hưởng của văn hóa Pháp và phương Tây đã có những tác động mạnh mẽ

đến nền giáo dục Việt Nam như thay đổi về hệ thống tổ chức, cơ cấu ngành nghề và

nội dung đào tạo. Thực dân Pháp đã xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục Nho học và mở

rộng giáo dục Việt - Pháp. Mặc dù các bậc đào tạo và cơ cấu ngành nghề không cân

đối, các bậc đào tạo không đồng đều, nhưng có thể nói nền giáo dục này đã tạo ra một

lớp trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn tương đối cao. Sự ra đời của lớp trí

thức này đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời và phát triển của sự nghiệp thư viện ở

Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.

Sự phát triển của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc có thể được chia thành

hai giai đoạn: từ 1858 đến tháng 11 năm 1917 và từ tháng 11 năm 1917 (thời điểm

đánh dấu sự ra đời của Nha lưu trữ và thư viện Đông Dương) cho đến năm 1945.

Page 51: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

49

2. CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THƯ VIỆN VIỆT NAM

THỜI KỲ PHÁP THUỘC

Sự nghiệp thư viện được nghiên cứu trên hai bình diện tổ chức và hoạt động.

Đánh giá vai trò của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc trong lịch sử sự nghiệp thư

Việt Nam nói riêng và tiến trình phát triển văn hoá dân tộc nói chung, nhất thiết phải

nghiên cứu trên hai bình diện này. Để nghiên cứu thực trạng thư viện Việt Nam trong

hai giai đoạn (1858 - 1917 và 1917 - 1945), luận án sử dụng kết hợp phương pháp

tiếp cận lịch sử và thống kê chuyên ngành.

2.1. Thư viện Việt Nam giai đoạn 1858 - 1917

Từ năm 1858 đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thư viện Việt Nam

do chính quyền thuộc địa thành lập vẫn chưa được tổ chức thành một thể thống nhất.

Qui mô tổ chức và hoạt động giữa các thư viện cũng không đồng đều. Vấn đề tổ chức

và hoạt động thư viện thời kỳ này chủ yếu dừng ở các dự định, việc hiện thực hóa các

dự định còn rất hạn chế.

2.1.1. Tổ chức thư viện

2.1.1.1. Mục tiêu của tổ chức thư viện

Ngay từ khi bắt đầu công cuộc xâm lược thuộc địa, chính quyền thuộc địa

Pháp đã quan tâm đến việc thành lập thư viện trong các cơ quan, văn phòng của các

Đô đốc hải quân phục vụ cho việc nghiên cứu về Đông Dương và Việt Nam. Mục

tiêu của tổ chức thư viện thời kỳ này là phục vụ mục đích xâm lược thuộc địa. Thời

kỳ đầu, chính quyền thuộc địa chưa quan tâm nhiều đến việc thành lập và đầu tư cho

các thư viện. Ngân sách dành cho thư viện còn rất hạn hẹp, những vấn đề của thư

viện vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.

2.1.1.2. Cơ cấu mạng lưới thư viện

Trước năm 1917, mặc dù được hình thành khá nhiều nhưng các thư viện thời

Pháp thuộc vẫn chưa có liên kết về hành chính. Việc quản lý các thư viện thuộc chức

Page 52: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

50

năng của các cơ quan, tổ chức riêng lẻ nơi thư viện đóng trụ sở. Việc tổ chức trong

từng thư viện do một số công chức trẻ đảm nhận.

Thư viện thời kỳ này chủ yếu là 2 loại: thư viện công cộng (thư viện tỉnh, thư

viện đại chúng), thư viện chuyên ngành.

Thư viện công cộng thời kỳ này được hình thành ở các đô thị lớn phục vụ bộ

máy chính quyền thuộc địa và một bộ phận công chúng.

Trước khi thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, Thư viện Sài Gòn

là thư viện hoạt động tốt nhất Đông Dương (thành lập năm 1865). Ngay từ khi thành

lập, thư viện có vốn tài liệu khá phong phú do được thừa hưởng những cuốn sách đầu

tiên từ các Đô đốc - Toàn quyền (les Amiraux Gouverneurs). Chính vì vậy thư viện

còn được gọi là Thư viện Phủ Thống đốc Nam Kỳ (hay Thư viện Nam Kỳ Soái phủ).

Năm 1882, Thư viện của Phủ Thống đốc Nam Kỳ đã chuyển thành thư viện công

cộng. Sau khi chuyển thành thư viện công cộng đến trước năm 1917, tình trạng sách

trong Thư viện của Phủ Thống đốc Nam Kỳ còn rất ít và bảo quản chưa hiệu quả do

việc cho mượn sách tùy tiện, với số lượng lớn (từ 3 đến 6 cuốn cùng loại, sau còn

nâng lên thành 25 cuốn). Có những giai đoạn thư viện không có một đợt bổ sung nào

trong vòng hai năm liên tục. Nhân sự thư viện không có khả năng chuyên môn và

không ổn định. Đối tượng phục vụ của các thư viện chủ yếu là người Pháp [87].

Thư viện Huế là một thư viện trong cơ quan hành chính thuộc Tòa Khâm sứ,

sở hữu một khối lượng khá lớn sách về lịch sử Trung Kỳ. Tuy nhiên trái ngược với

thư viện Sài Gòn, Thư viện Huế lại không phát huy được vai trò của mình do việc

cho mượn rất hạn chế.

Hai thư viện tỉnh được thành lập trong thời kỳ này là thư viện Tỉnh Bắc Ninh

(thành lập năm 1910) dành cho người bản xứ và thư viện tỉnh Nam Định (thành lập

năm 1914) dành cho người Âu làm việc ở địa phương.

Ngoài ra, thời kỳ này các thư viện khác ở Hà Nội, Huế và Hải Phòng dường

như chỉ tồn tại ở dạng các phòng đọc sách, thỉnh thoảng được mở cửa và sách được

phục vụ không có quy định chặt chẽ.

Page 53: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

51

Thư viện phổ thông (thư viện đại chúng)

Thư viện của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ vừa là một Thư viện trong cơ quan hành

chính, vừa là một Thư viện cho mượn phổ thông thu nhỏ.

Thư viện Pháp-Việt (Bibliothèque Franco-annamite) là thư viện phổ thông chủ

yếu dành cho người bản xứ (số 73 phố Jules Ferry nay là phố Hàng Trống) do Nha

Học chính Bắc Kỳ thành lập năm 1906 [66].

Thư viện chuyên ngành tiêu biểu thời kỳ này là: Thư viện Bảo hộ

(Bibliothèque Protectorat) - thư viện ngành giáo dục (được Thống sứ Bắc Kỳ thành

lập năm 1908 theo đề nghị của Giám đốc Sở học chính Bắc Kỳ), Thư viện của trường

đại học Đông Dương, thư viện trường Y - Dược. Các thư viện này chủ yếu phục vụ

cho nghiên cứu và học tập của các giảng viên, sinh viên.

Thư viện Trường Viễn Đông bác cổ (EFEO) là một thư viện chuyên ngành

nghiên cứu về Viễn Đông, ra đời cùng với Trường Viễn Đông bác cổ năm 1899 theo

quyết định của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Trong một báo cáo về công

việc của EFEO từ năm 1902 đến 1907 gửi Toàn quyền Đông Dương, Giám đốc EFEO

có nêu Thư viện EFEO là một thư viện chuyên ngành. Mục tiêu của thư viện là thu

thập tất cả các sách liên quan tới Đông Dương và khu vực Viễn Đông bằng các ngôn

ngữ khu vực, ngôn ngữ châu Âu [24].

Nhìn chung các thư viện do chính quyền thuộc địa Pháp thành lập trước năm

1917 hoạt động độc lập, chưa được nhà nước quan tâm. Kinh phí hoạt động của các

thư viện lấy từ kinh phí của địa phương hoặc các cơ quan, tổ chức quản lý thư viện.

2.1.1.3. Cơ sở vật chất và ngân sách thư viện

Cho đến trước năm 1917, trên toàn Đông Dương, hầu như không có thư viện

nào được dành riêng một tòa nhà. Chỉ riêng Thư viện Sài Gòn được xây dựng một

nhà kho riêng, trong đó có một bộ phận dành cho kho lưu trữ. Các thư viện còn lại

đều trong tình trạng cơ sở vật chất đơn giản. Phòng đọc vừa là phòng làm việc, vừa

Page 54: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

52

là phòng quản lý và vừa là kho tài liệu. Trang thiết bị rất sơ sài, chủ yếu là các giá

sách và những tủ để trống [107].

Bên cạnh đó, Thư viện EFEO là thư viện có cơ sở vật chất khá tốt. Thư viện

lúc đầu đặt trong trụ sở của EFEO tại Sài Gòn. Sau khi thực dân Pháp chiếm xong

Đông Dương và lấy Hà Nội làm thủ đô Đông Dương, ngày 1/6/1902, EFEO chuyển

trụ sở ra Hà Nội. Sau nhiều lần chuyển địa điểm, Thư viện đã được chuyển chính thức

về số 26 phố Careau (nay là phố Lý Thường Kiệt) vào tháng 6 năm 1905 và được

nhiều lần mở rộng thêm [24].

Về ngân sách, trong các Niên giám thống kê Đông Dương (Annuaire

statistique de l’Indochine) trước năm 1917 không có số liệu ngân sách Đông Dương

dành cho lĩnh vực thư viện và lưu trữ. Các thư viện hoạt động trong kinh phí của cơ

quan, tổ chức và địa phương phụ trách.

Có thể nói, với nguồn kinh phí của các cơ quan tổ chức thành lập thư viện, vấn

đề xây dựng trụ sở cũng như trang bị cơ sở vật chất cho thư viện giai đoạn này chưa

được quan tâm.

2.1.1.4. Nhân lực thư viện

Việc sắp xếp, bồi dưỡng đội ngũ thư viện viên có nhiều trở ngại do thiếu đội

ngũ nhân sự chuyên môn. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động

của các thư viện thời kỳ này. Việc tổ chức sắp xếp tài liệu trong các thư viện chủ yếu

do cá nhân hay một nhóm nhân viên được giao phụ trách đề xuất.

Công tác đào tạo cán bộ thư viện thời kỳ này hầu như không được quan tâm.

Nhân sự hoàn toàn không có kỹ năng chuyên môn, số lượng thiếu và không ổn định.

Chính vì vậy việc đảm bảo sự hoạt động đều đặn của thư viện vô cùng khó khăn [45].

Như vậy, có thể nói tổ chức mạng lưới thư viện giai đoạn này chưa có sự gắn

kết hành chính, cơ sở vật chất còn rất sơ sài, nhân lực thư viện chủ yếu do các nhân

viên không được đào tạo đúng chuyên môn đảm nhiệm. Công tác đào tạo nhân lực

chưa được đặt ra dẫn đến tổ chức và hoạt động không quy củ, thiếu thống nhất.

Page 55: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

53

2.1.2. Hoạt động thư viện

2.1.2.1. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

Giai đoạn đầu, việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu thời kỳ này chủ yếu do

lực lượng hải quân thực hiện. Các đô đốc Hải quân Pháp ở Việt Nam đã tập hợp

những bộ sưu tập được lựa chọn từ các văn phòng trong các công sở của họ ở Sài

Gòn. Người ta đã tìm thấy trong thư từ của các Đô đốc Hải quân đề cập đến những

khó khăn trong việc sưu tầm và thu thập những cuốn sách có giá trị và các ấn phẩm

định kỳ như Sỹ quan Hải quân (Moniteur de la Flotte) và Những tờ báo nhỏ của hai

vùng Charente (Tablettes des Deux Charentes), Tạp chí Hai thế giới (La Revue des

Deux Mondes), Họa báo (L’Illustration), Tạp chí hội họa (Le Magasin pittoresque),

Thời báo (Le Temps) và nhiều loại báo khác. Song một khối lượng lớn các báo này

đều trong tình trạng bị mối mọt xông và gần như bị hỏng toàn bộ.

Sau các Đô đốc Hải quân, nhiều Bộ trưởng và Thống đốc có quan tâm nhất

định đến công tác thư viện ở Đông Dương. Một Ủy ban mới thành lập để phụ trách

những vấn đề về thư viện bắt đầu đi vào hoạt động. Ủy ban này gồm 7 người, dự kiến

bổ sung khoảng 20.000 đầu sách, gồm sách quí có giá trị, sách ngoại văn, sách tiếng

bản xứ, một khối lượng lớn các ấn phẩm định kỳ bằng tiếng địa phương và tiếng các

nước lân cận. Ủy ban này còn dự tính sao chụp các bản thảo ở Thư viện Quốc gia

Pháp để bổ sung vào kho tài liệu. Năm 1885, khoản tiền 1.450 đồng bạc Đông Dương

đã được cấp cho Ủy ban này để bổ sung sách thông qua một hợp đồng ký kết với một

nhà sách [45]. Đến năm 1886, Ủy ban này đã giải tán khi chưa kịp thực hiện kế hoạch

đề ra. Một kế hoạch mới được xây dựng với nhân sự mới trong đó có 2 người Âu, 2

thư ký người bản xứ. Một ngân sách 8.000 đồng bạc Đông Dương dùng cho việc bổ

sung sách và 2.000 đồng cho việc bổ sung ấn phẩm định kỳ cùng với những chi phí

cho cơ sở vật chất cần th iết.

Một số thư viện đại chúng được thành lập giai đoạn đầu có số vốn tài liệu nhỏ

do kinh phí hạn hẹp. Hai thư viện có vốn sách khá phong phú như Thư viện Sài Gòn

và Thư viện Trường Viễn Đông Bác cổ. Thư viện Trường Viễn Đông Bác cổ có số

Page 56: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

54

vốn tài liệu là 50.000 bản, tập hợp những bộ sưu tập độc nhất trên thế giới với nhiều

tài liệu về Hán học, trong đó có nhiều tác phẩm bằng chữ Trung Quốc, Nhật Bản,

Pali,...và nhiều bản thảo chép tay có giá trị. Do đó, cùng với việc thực hiện các hoạt

động khoa học, EFEO đã xây dựng thư viện ngay từ khi mới thành lập và coi việc

phát triển thư viện là một nhiệm vụ chính của mình (Điều 3, Sắc lệnh ngày 26/2/1901

của Tổng thống Pháp [24]). Số lượng sách của Thư viện tăng trưởng không ngừng từ

các nguồn sách chuyển đến từ Paris, Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương, do

EFEO xuất bản, do các thành viên của Thư viện EFEO sưu tầm tại các nước thuộc

vùng Viễn Đông, Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và mua bằng tiền ngân sách

Đông Dương. Ngoài ra, nguồn bổ sung tài liệu của EFEO còn từ việc trao đổi qua lại

với các thư viện, các trường đại học và các tổ chức khoa học trên thế giới.

Nhìn chung, vốn tài liệu của các thư viện thời kỳ này ít về số lượng và chủng

loại. Nguồn bổ sung tài liệu chủ yếu từ sưu tầm trong và ngoài nước. Chưa có chính

sách và diện bổ sung cụ thể cho từng loại thư viện do chưa có một cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyền điều hành hoạt động của mạng lưới thư viện.

2.1.2.2. Xử lý tài liệu

Mặc dù Pháp là một nước đi đầu trong lĩnh vực thư viện ở châu Âu và là nước

đầu tiên thực hiện nguyên tắc công cộng trong tổ chức và hoạt động thư viện, nhưng

thời gian đầu của công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp chưa quan tâm đến

hoạt động thư viện và lưu trữ ở Đông Dương. Công tác đào tạo cán bộ thư viện - lưu

trữ cũng không được quan tâm nên việc xử lý nghiệp vụ trong các thư viện ở Việt

Nam thời kỳ này chưa được thực hiện theo quy tắc thống nhất.

Ở Thư viện của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, khi nhập về sách được đăng ký, đánh

số thứ tự và xếp trên giá theo thứ tự chữ cái tên tác giả. Tại Thư viện của Trường

Viễn Đông bác cổ, tài liệu được sắp xếp lại theo 7 nhóm: tài liệu Âu; tài liệu Trung

Hoa; tài liệu Việt Nam; tài liệu Nhật Bản; bản đồ và bình đồ; bản chép tay; bản

rập bia.

Page 57: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

55

Về công tác biên mục, do các thư viện hình thành tự phát, hoạt động của các

thư viện do một số nhân viên đề xuất phương pháp xử lý sắp xếp nên không có hướng

dẫn thống nhất.

2.1.2.3. Tổ chức và bảo quản tài liệu

Phần lớn các thư viện chưa có kho riêng để lưu giữ và bảo quản tài liệu. Tình

trạng sách để tràn lan ở hành lang, các tủ giá để trống khá phổ biến. Một sai lầm lớn

trong công tác bảo quản thời kỳ này, theo Boudet, là để tài liệu trên những giá bằng

sắt sau bóng râm của cửa kính hoặc để trong những tủ gỗ tốt sẽ tránh được hơi ẩm và

côn trùng. Trên thực tế, do để quá kín trong bóng tối, không đảm bảo việc lưu thông

không khí trong kho, đã tạo điều kiện cho côn trùng phát triển. Do điều kiện bảo quản

kém, ẩm thấp hoặc để ở hành lang, chịu tác động của ánh sáng mặt trời, nên sách

thường trong tình trạng bụi bặm hoặc bị côn trùng tấn công. Đa số các bộ sưu tập

sách, báo đều trong tình trạng chưa được đóng bìa và tình trạng vật lý kém. Nhiều

sách quí hiếm của thư viện đã bị mất, số còn lại ít có giá trị. Những tài liệu này đều

là những tài liệu duy nhất và quí hiếm về lịch sử Việt Nam [86].

2.1.2.4. Sản phẩm thư viện

Mặc dù vấn đề xử lý tài liệu chưa thống nhất nhưng sản phẩm thư viện giai

đoạn này đã hình thành hai loại cơ bản: mục lục và thư mục. Hoạt động này đặt nền

móng cho sản phẩm thư viện ở giai đoạn tiếp theo.

- Mục lục

Các thư viện giai đoạn này đều tổ chức hai loại mục lục chủ yếu: mục lục chữ

cái tên tác giả và mục lục phân loại. Tuy nhiên cách tổ chức chưa thống nhất và hợp

lý. Thư viện của EFEO có mục lục tra cứu riêng cho mỗi phông tài liệu: châu Âu,

Trung Quốc, Hán Nôm, Nhật Bản, Bản đồ và bình đồ, các bản viết tay, các bản rập

bia [24]. Thư viện của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ phân loại mục lục thành 12 nhóm chủ

đề (série). Cách tổ chức mục lục chưa hợp lý (Ví dụ ở série 5, bao gồm gần như tất

cả các tri thức về con người được thu hẹp trong giới hạn một đề mục của hệ thống

phân loại gây khó khăn trong tìm tài liệu) [107].

Page 58: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

56

- Thư mục

Thư mục được các tác giả người Pháp ở Đông Dương quan tâm biên soạn.

Những thư mục được biên soạn thời kỳ này tuy chưa quan tâm nhiều đến kỹ thuật

nghiệp vụ nhưng là một thành công trong việc tập hợp những tài liệu ở Đông Dương

phục vụ cho những người nghiên cứu.

Thư mục đầu tiên tập trung các tác phẩm liên quan đến Đông Dương từ năm

1862 được De Bellcombe (thành viên của Hội châu Á và Hội Dân tộc học) thực hiện

mang tên Bibliographie Annamique (trình bày trong cuốn "Bức tranh Nam Kỳ" của

Cortambert và Rosny).

Vài năm sau, Barbié du Bocage, (Phó thư ký Ủy ban Trung ương của Hội Địa

lý học Paris) công bố "Thư mục Annam" trong Tạp chí Hàng hải và thuộc địa. Đây

là một thư mục có giá trị tư liệu lịch sử, địa lý khá cao. Tác giả đã xác định thư mục

có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam.

Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu này rất tản mát nên cần thu thập và biên soạn phục

vụ công tác nghiên cứu. Tác giả cũng chỉ rõ, để khai thác Annam, cần nắm được

những tài liệu có giá trị, hoàn thiện những hiểu biết về lịch sử, địa lý và văn hóa của

thuộc địa.

Thư mục được thực hiện sẽ giúp cho những người làm trong bộ máy nhà nước

Pháp, những thủy thủ, những nhà buôn có thể tiếp cận tài liệu cần thiết một cách

nhanh chóng [116]. Thư mục này chia làm 5 phần: Phần đầu liệt kê 257 cuốn sách

sắp xếp theo tên tác giả và theo từ đầu tiên của nhan đề của những sách khuyết danh;

Phần hai liệt kê những bài trích trong các ấn phẩm định kỳ và những bộ sưu tập lớn

các chuyến đi theo thứ tự thời gian; Phần ba dành riêng cho tài liệu của những kho

lưu trữ chính ở Paris và những bản thảo liên quan đến Đông Dương; Phần bốn dành

cho bản đồ và tập bản đồ; Phần năm gồm các bảng tra theo tên tác giả. Đây là một dự

án lớn của Du Bocage trong giai đoạn mà những nghiên cứu về Viễn Đông còn rất

hạn chế.

Từ việc kết hợp các khảo sát và nghiên cứu về thuộc địa, Ủy ban Nông nghiệp

và Công nghiệp Nam Kỳ (thành lập năm 1863) xuất bản cuốn "Danh mục những suốn

Page 59: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

57

sách về Nam Kỳ, Trung Kỳ và Campuchia công bố từ năm 1866" vào năm 1878 (Liste

d'ouvrages sur la Cochinchine, l'Annam et le Cambodge parus depuis 1866). Thư

mục này được hoàn thiện như thư mục của Du Bocage, giữ nguyên kết cấu và chỉ sửa

đổi một chút về nhan đề.

Sau Du Bocage, Lander và Folliot đã xây dựng một thư mục có kết cấu hoàn

toàn mới cho giai đoạn 1880-1889 có nhan đề "Thư mục Đông Dương Viễn Đông từ

1880" (Bibliographie de l'Indochine Orientale depuis 1880). Tất cả các mô tả được

sắp xếp theo trật tự duy nhất chữ cái tên tác giả và các chủ đề. Thư mục được in với

cỡ chữ to hơn để tạo điều kiện cho tra cứu dễ dàng. Việc xuất bản thư mục này được

chính thức tư nhân hóa với sự ra đời của Hội Nghiên cứu Đông Dương vào năm 1883.

Trong thời gian này, nhiều danh mục sách riêng lẻ được công bố. Maybon đã

lập một công trình thư mục bậc hai (thư mục của thư mục) Ghi chép về các công trình

thư mục về Đông Dương thuộc Pháp (Note sur les travaux bibliographies concernant

l'Indochine française) giới thiệu khoảng hai mươi thư mục đã được xuất bản từ năm

1882 đến 1910, trong đó có nhiều thư mục chuyên đề về dân tộc học, về những chuyến

đi khảo sát, khảo cổ về Champa và Campuchia [116].

Mercié đã tập hợp hàng nghìn tài liệu theo bố cục giống với thư mục nổi tiếng

về Trung Quốc của Cordier (Arch. Central de l'Indochine. Résdence Supérieure

Tonkin, N°2532). Thư mục tổng quát Đông Dương được biên soạn và đăng trong Tạp

chí Đông Dương (Revue Indochinoise) (1908). Thư mục này có những hạn chế về tổ

chức và phương pháp thực hiện.

Cordier đã tập hợp một khối lượng lớn các xuất bản phẩm về Đông Dương và

biên soạn thư mục Bibliotheca Indosinica (công bố từ 1912 đến 1915 trong bộ sưu

tập các xuất bản phẩm của EFEO). Với sự đầu tư công phu, một số lượng lớn các chỉ

dẫn thư mục và các tài liệu trước năm 1912 đã được giới thiệu tương đối đầy đủ. Tuy

nhiên thư mục có cấu trúc hơi lộn xộn, thiếu bảng tra chữ cái do quan niệm của tác

giả theo phân loại truyền thống. Thư mục Bibliotheca Indosinica bao gồm 4 tập tập

trung tất cả các tài liệu về Đông Dương. Nguyên tắc sắp xếp trong đề mục Đông

Dương thuộc Pháp như sau [116]:

Page 60: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

58

Những vấn đề tổng quát

Địa lý

Lịch sử

Tôn giáo

Khoa học và nghệ thuật

Ngôn ngữ và Văn học

Quan hệ quốc tế

Tóm lại, về nội dung, các thư mục được biên soạn trong giai đoạn này chủ yếu

do các tác giả người Pháp ở Đông Dương biên soạn bằng tiếng Pháp. Các tài liệu đưa

vào thư mục là những tài liệu có nội dung liên quan đến những vấn đề tồng quát, lịch

sử, địa lý, phong tục, ngôn ngữ của các nước ở Đông Dương; cuộc xung đột Pháp –

Hoa; hành trình và nghiên cứu của các nhà truyền giáo ở Đông Dương... Các thư mục

được biên soạn trong giai đoạn này chưa thống nhất về hình thức và phương pháp

biên soạn do các tác giả tập trung nhiều hơn vào việc thu thập các tài liệu đưa vào thư

mục. Đã xuất hiện hình thức thư mục bậc hai.

2.1.2.5. Phục vụ bạn đọc

Các thư viện thời kỳ này chưa có qui định thống nhất về hoạt động phục vụ

bạn đọc. Các thư viện thời kỳ này chủ yếu áp dụng hai hình thức phục vụ phục vụ

đọc tại chỗ và cho mượn về nhà [86]. Phục vụ đọc tại chỗ thường dưới hình thức

những phòng đọc nhỏ ở các cơ quan hành chính và các thư viện công cộng (do qui

mô thư viện chưa lớn, chưa có qui chế hoạt động rõ ràng).

Mỗi thư viện có chế độ giờ mở cửa riêng phù hợp với đối tượng phục vụ. Nhìn

chung thư viện mở cửa từ 7 giờ đến 17 giờ và từ 20 giờ đến 21 giờ. Thư viện Pháp -

Việt (Biblothquèque Franco-annamite), thư viện phổ thông chủ yếu dành cho người

bản xứ, mở cửa từ 11 giờ đến 14 giờ và từ 17 giờ đến 22 giờ, trừ thứ hai. Đối tượng

chủ yếu là các nhân viên văn phòng, phiên dịch, thư ký, sinh viên, những người buôn

bán thương mại. Độc giả có thể mượn sách về nhà với thời gian 15 ngày, tiền đặt

cược là 1 đồng.

Page 61: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

59

Thư viện có khoảng 500 cuốn sách bằng tiếng Pháp, chữ quốc ngữ và chữ Hán

Nôm. Vốn sách của thư viện gồm các sách về văn học, khoa học, địa lý, lịch sử, từ

điển... trong đó có nhiều sách mà độc giả không thể tìm thấy ở hiệu sách. Thư viện

này cũng có các sách quí hiếm, bổ ích nhưng khó đọc (do nhiều độc giả Việt Nam

gặp khó khăn trong việc đọc các sách bằng tiếng Pháp, đặc biệt là những sách về khoa

học). Để giải quyết những khó khăn này, thư viện tiến hành lựa chọn những cuốn

sách có văn phong đơn giản, dễ hiểu giới thiệu cho độc giả đọc trước. Tư vấn để độc

giả đọc sách có nội dung từ dễ đến khó [66].

Thư viện EFEO là thư viện chuyên ngành có hoạt động qui củ nhất so với các

thư viện được thành lập trong giai đoạn này. Phòng đọc của thư viện mở cửa từ 8h30

đến 11h00 và từ 14h30 đến 17h00 tất cả các ngày, trừ chủ nhật và ngày lễ. Các tài

liệu chủ yếu được phục vụ tại chỗ. Các tài liệu như từ điển, sách ngữ pháp, bản đồ,

tạp chí chưa được đóng thành bộ và các tài liệu quí hiếm chỉ được đọc tại chỗ. Để

mượn tài liệu về nhà, người mượn phải là người ở Hà Nội và phải được sự đồng ý

của Giám đốc. Thời hạn mượn tối đa là 15 ngày. Quá thời hạn trên, thủ thư sẽ gửi thư

đòi tài liệu người mượn. Những trường hợp làm mất sách, hỏng sách hoặc mượn quá

thời hạn đều phải bồi thường và mất quyền được mượn sách [24].

Nhìn chung, hình thức cho mượn về nhà của hầu hết các thư viện không được

tuân thủ theo một qui chế thống nhất. Sách cho mượn tràn lan, tình trạng sách còn lại

trong thư viện không nhiều trong khi kinh phí cho bổ sung rất hạn hẹp. Việc quản lý

sách lỏng lẻo dẫn đến việc mất mát nhiều, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng vốn

tài liệu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc phục vụ độc giả, hoạt động của các

phòng đọc và phòng mượn chưa được quy định chặt chẽ, chưa ghi lại các con số thống

kê liên quan đến lượt đọc, lượt sử dụng thư viện, lượt luân chuyển sách báo.

2.2. Thư viện Việt Nam giai đoạn 1917 - 1945

Từ khi Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương thành lập tháng 11 năm 1917,

thư viện Việt Nam có sự biến chuyển căn bản về mô hình tổ chức và hoạt động.

Page 62: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

60

2.2.1. Tổ chức thư viện

Thư viện giai đoạn này đã vận hành và phát triển theo mô hình thư viện hiện

đại. Tổ chức thư viện đã có những chuyển biến rõ nét từ quản lý, tổ chức mạng lưới

đến cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và ngân sách.

2.2.1.1. Mục tiêu của tổ chức thư viện

Sau khi chiếm toàn Đông Dương, thực dân Pháp tập trung vào công cuộc khai

thác thuộc địa qui mô lớn biến Đông Dương thành một thuộc địa thực thụ. Nhằm thực

hiện mục đích chính trị này, Pháp triển khai kế hoạch xây dựng ở thuộc địa những cơ

quan văn hóa, trong đó có thư viện, phục vụ tầng lớp trí thức - đội ngũ có vai trò quan

trọng trong công cuộc khai thác thuộc địa.

Sau đợt công tác rà soát tình hình tài liệu hành chính và lưu trữ thư viện ở

Đông Dương, Boudet đã đề nghị Toàn quyền Đông Dương nhanh chóng thành lập cơ

quan lưu trữ và thư viện, cải tổ và làm mới thư viện, duy trì hoạt động bình thường,

đều đặn ở các cơ quan lưu trữ, thư viện. Ông đề xuất việc tổ chức lại hoạt động thư

viện như sau [9]:

1. Đảm bảo ngân sách ổn định;

2. Có tổ chức hợp lý;

3. Đảm bảo lợi ích người đọc và lợi ích của thư viện;

4. Nguồn nhân lực thư viện có khả năng chuyên môn.

Boudet nhấn mạnh "Cần thiết phải làm cho thư viện phát triển và phát triển

đều vì nhu cầu của người dân bản xứ ngày một tăng. Nếu không, cũng như việc thiết

lập giáo dục đại học mà không có sự hỗ trợ của sách. Cơ cấu vốn tài liệu cũng cần

thay đổi, không cần quá nhiều sách văn học mà cần những sách tư liệu, vì sách giải

trí đã quá nhiều. Nếu biết trân trọng những lợi ích này, người bản xứ sẽ ngày một

nâng cao trình độ" [87].

Bản dự án thành lập cơ quan lưu trữ và việc kiểm tra thường xuyên công tác

lưu trữ và thư viện ở Đông Dương do Boudet soạn thảo đã được Hội Đồng Chính phủ

Page 63: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

61

xem xét và phê chuẩn. Ngày 29 tháng 11 năm 1917, Chính quyền thuộc địa đã thành

lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, bổ nhiệm Boudet làm "Giám đốc Lưu trữ

và Thư viện thuộc phủ Toàn quyền Đông Dương". Quyền hạn của Giám đốc Nha Lưu

trữ và Thư viện Đông Dương được qui định [49]:

1. Định kỳ thanh tra các cơ sở lưu trữ và thư viện công của các Kỳ;

2. Tổ chức việc sắp xếp tài liệu lưu trữ và quản lý các thư viện công trong

toàn Đông Dương theo kế hoạch và khung sắp xếp thống nhất;

3. Hướng dẫn cho các nhân viên người Âu, người bản xứ làm trong thư viện

và lưu trữ về cách sắp xếp tài liệu và các công việc liên quan;

4. Khi cần thiết báo cáo với cấp có thẩm quyền để thưởng, phạt đối với

các nhân viên;

5. Thường xuyên chỉ đạo cho các thư viện công bổ sung những xuất bản

phẩm cần thiết và có ích;

6. Rà soát tổ chức của các thư viện công hiện có và xúc tiến thành lập những

thư viện mới, phục vụ đọc tại chỗ và cho mượn về nhà;

7. Từng bước công nhận và xếp hạng các thư viện công lớn của

Đông Dương.

2.2.1.2. Cơ cấu mạng lưới thư viện

Ở Pháp, thời kỳ này, thư viện được phân chia thành các loại hình: Thư viện

Quốc gia, thư viện tỉnh, thư viện đại học và thư viện chuyên ngành. Mô hình thư viện

ở Đông Dương áp dụng theo mô hình của Pháp. Các thư viện ở Đông Dương thời kỳ

này được phân chia thành 2 loại hình chính: thư viện công cộng và thư viện chuyên

ngành. Thư viện công cộng có các bộ sưu tập lớn và ổn định, gồm những cuốn sách

có giá trị liên quan đến các môn loại tri thức. Thư viện công cộng phục vụ đọc tại chỗ

và cho mượn về nhà mà độc giả được tra tìm tự do. Thư viện chuyên ngành được lập

trong các công sở hay các viện nghiên cứu khoa học như Thư viện EFEO, Thư viện

Sở Công chính. Với mong muốn có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, các thư

viện này phục vụ mọi tầng lớp trong xã hội [86].

Page 64: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

62

Thời kỳ này, bên cạnh hai thư viện thư viện công cộng tiêu biểu là Thư viện

Trung ương Đông Dương Hà Nội và Thư viện Sài Gòn còn có các thư viện thành lập

ở tỉnh (Huế, Hải Phòng, Bắc Ninh). Thư viện Sài Gòn hoạt động tự chủ và chịu sự

lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Văn phòng Phủ Thống đốc - Toàn quyền Nam Kỳ,

kinh phí hoạt động từ chính phủ Nam Kỳ. Thư viện được tổ chức lại từ năm 1920

theo mô hình của Thư viện Pierre Pasquier (Thư viện Trung ương Đông Dương). Vào

năm 1935, thư viện này được mở rộng diện tích và sát nhập vào Nha Lưu trữ và Thư

viện Đông Dương.

Thư viện chuyên ngành tiêu biểu là Thư viện EFEO thành lập theo quyết định

của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ngày 15/12/1898. Thư viện ra đời cùng

với sự ra đời của Trường Viễn Đông bác cổ trực thuộc Viện Hàn lâm văn khắc và văn

chương của Pháp (Académie des inscriptions et des belles lettres).

Theo Báo cáo về tình hình lưu trữ thư viện của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông

Dương từ năm 1927 đế 1953 (Phông Văn phòng Bộ Thuộc địa Pháp), mạng lưới thư

viện ở Đông Dương được phân bố như sau [113]:

- Những thư viện chính ở Đông Dương:

1. Thư viện EFEO, Hà Nội

2. Thư viện lưu động Bắc Kỳ

3. Thư viện Trung ương Pierre Pasquier (Thư viện trung ương Đông Dương

Hà Nội)

4. Thư viện tổng hợp Đại học Đông Dương, Hà Nội

5. Thư viện thành phố Sài Gòn

6. Thư viện lưu động Nam Kỳ

7. Thư viện thành phố Huế

8. Thư viện thành phố Phnom-pênh

9. Thư viện Hoàng gia Phnom-pênh

10. Thư viện nghệ thuật Campuchia - Phnom-pênh

11. Thư viện Tòa Khâm sứ Trung Kỳ - Huế

12. Thư viện Bảo Đại - Huế

Page 65: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

63

- Các thư viện chi nhánh và các hội tại các tỉnh ở Đông Dương:

1. Thư viện quân sự, Sài Gòn

2. Thư viện hội nghiên cứu Đông Dương, Sài Gòn

3. Thư viện Thương mại, Hải Phòng

4. Thư viện liên bang, Hà Nội

5. Thư viện Thanh Hóa

6. Thư viện Đà Nẵng

7. Thư viện Phnom-pênh

8. Thư viện Rive – Droite, Huế

9. Thư viện Vinh

10. Thư viện Qui Nhơn

11. Thư viện Franco-annamite (Pháp - Việt), Quảng Ngãi

12. Thư viện Faifo, Hội An

Có thể thấy các thư viện công cộng và chuyên ngành lớn và nhỏ phần lớn tập

trung ở 3 kỳ của Việt Nam. Đến nay, số tài liệu minh chứng về thư viện thời kỳ này

rất hạn chế, chỉ còn lại chủ yếu về các thư viện lớn như Thư viện Trung ương Đông

Dương, Thư viện Trường Viễn Đông bác cổ, Thư viện Sài Gòn, thư viện Viện Hải

Dương học Nha Trang, Thư viện Đại học Tổng hợp Đông Dương và một số thư viện

phổ thông nhỏ.

2.2.1.3. Cơ sở vật chất và ngân sách thư viện

Sau khi thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, cơ sở vật chất và

ngân sách của thư viện đã được chính quyền thuộc địa quan tâm hơn giai đoạn trước.

Đây là yếu tố quyết định sự ổn định và phát triển của thư viện giai đoạn này.

- Cơ sở vật chất

Tuy cơ sở vật chất của các thư viện ở Việt Nam thời kỳ này đã được quan tâm

hơn, nhưng chưa thích đáng. Việc xây dựng cơ cở vật chất cho các cơ quan lưu trữ

và thư viện bị ảnh hưởng nhiều từ tình hình kinh tế của Pháp. Thời kỳ đầu (sau khi

Page 66: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

64

thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương), trụ sở và kho tàng là một vấn đề

rất khó khăn đối với các thư viện và lưu trữ ở Đông Dương. Từ khi thành lập Nha

Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1917) cho đến năm 1945, kế hoạch xây dựng trụ

sở các sở Lưu trữ Trung Kỳ và Nam Kỳ vẫn không thực hiện được do những khó

khăn về kinh tế và chiến tranh.

Trụ sở của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương cũng sử dụng lại Tòa nhà

của Nha kinh lược Bắc Kỳ cũ. Trong báo cáo năm 1918 về tình hình tài liệu của Phủ

Toàn quyền Đông Dương và Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Boudet đã đề nghị xây kho lưu

trữ và thư viện trên khu đất của Phòng thương mại và Nông nghiệp Bắc Kỳ (nay là

Thư viện Quốc gia Việt Nam). Tòa nhà này đã được cải tạo lại, sắp xếp và trang bị

bên trong hợp lý. Các giá để sách đều bằng gỗ có thể thay đổi vị trí các ván đợt cho

phù hợp với kích cỡ của sách. Trong phòng đọc, bách khoa thư, niên giám, sách nghệ

thuật, luật, địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, triết học, tôn giáo, khoa học, một số

sách khác về Đông Dương và Viễn Đông, các bộ ấn phẩm định kỳ về Đông Dương

và những số cuối của 66 ấn phẩm định kỳ Pháp và nước ngoài thường được sắp xếp

trên các tủ giá phục vụ tại chỗ cho độc giả. Cách bố trí này phù hợp với một thư viện

tầm cỡ lớn nhất ở Đông Dương.

Sở Lưu trữ và Thư viện Trung Kỳ được thành lập vào năm 1943 (29/3/1943)

có nhiệm vụ tổ chức lại lưu trữ và thư viện nước bảo hộ và tổ chức lại lưu trữ hoàng

cung. Sở được đặt tạm thời trong phủ Khâm sứ Trung Kỳ. Sở chưa thể tổ chức một

thư viện mở cửa tiếp đón rộng rãi công chúng do chưa có trụ sở và kho tàng chính

thức. Trụ sở tạm thời này gồm một kho sách chứa 28 giá hai mặt và một phòng đọc

có sức chứa khoảng 20 độc giả; bên cạnh đó có kho tài liệu lưu trữ gồm 15 tủ. Trong

quy hoạch, Sở Lưu trữ và Thư viện Trung Kỳ được dành một miếng đất đẹp nhìn ra

Vườn hoa công cộng và đại lộ chính của Huế. Tuy nhiên, chiến tranh nổ ra năm 1946

làm kế hoạch xây dựng kho Lưu trữ và Thư viện trên đại lộ chính của thành phố Huế

không được thực hiện.

Trụ sở của Thư viện Sài Gòn trở nên chật hẹp do vốn tài liệu ngày càng gia

tăng đáng kể. Vấn đề xây dựng một thư viện phù hợp với nhu cầu phục vụ đã được

Page 67: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

65

Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ xem xét. Tuy nhiên vì thiếu kinh phí nên vấn đề này

vẫn chưa được giải quyết. Đến năm 1943, vấn đề trụ sở của Sở Lưu trữ và Thư viện

Nam Kỳ vẫn chưa được cải thiện. Sở vẫn sử dụng trụ sở của Sở Mỏ địa chất làm

phòng mượn tạm thời trong tòa nhà chính vốn đã quá chật hẹp [103].

Trong tất cả các thư viện thời kỳ này, Thư viện EFEO là thư viện được quan

tâm hơn cả về cơ sở vật chất. Năm 1943, EFEO được mở rộng thêm một tòa nhà 5

tầng (kinh phí 185.900 phơ-răng (Nghị định ký ngày 17/3/1923 của Toàn quyền Đông

Dương) tại 23, 25 Đại lộ Đồng Khánh, nay là phố Hàng Bài). Hiện nay, tòa nhà này

là kho sách của Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội và trung tâm Thông tin Tư

liệu Khoa học công nghệ Quốc gia [24].

- Ngân sách dành cho thư viện

Ngân sách Trung ương dành cho lưu trữ và thư viện thuộc lĩnh vực các Cơ

quan phúc lợi xã hội (Services d’intérêt sociale) chiếm từ 1,6 đến 2,6% ngân sách

Phúc lợi xã hội. Ngân sách Trung ương chi cho thư viện tăng dần từng năm, đặc biệt

trong hai năm 1944-1945. Tuy nhiên có thể nhận thấy ngân sách chi cho nhân lực thư

viện luôn cao gấp 2 đến 3 lần chi cho cơ sở vật chất (bao gồm toàn bộ các khoản chi

cho thư viện và lưu trữ). Điều này cho thấy phân bổ ngân sách cho cơ sở vật chất và

các hoạt động của thư viện chưa được quan tâm đầu tư thích đáng. Ngân sách chi cho

nhân sự chủ yếu tập trung cho nhân lực người Pháp và người Âu. Lực lượng nhân lực

này được giữ những vị trí việc làm cao cấp và hưởng chế độ lương, phụ cấp cao gấp

nhiều lần các nhân sự bản xứ (Bảng 2-1).

Mặt khác, ngân sách đầu tư cho phúc lợi xã hội ngày càng tăng nhưng tỉ lệ

ngân sách dành cho thư viện ngày càng thấp. Nếu so sánh ngân sách của lĩnh vực

phúc lợi xã hội với ngân sách của lĩnh vực kinh tế và khai thác công nghiệp thì con

số này không đáng kể (Bảng 2-1). Sự hạn chế ngân sách này bắt nguồn từ chính sách

ưu tiên đầu cho kinh tế và khai khoáng phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế chính quốc .

Page 68: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

66

Bảng 2-1: Ngân sách Đông Dương dành cho lưu trữ và thư viện (1929-1945)

Năm Nhân sự

thư viện-

lưu trữ

Cơ sở vật

chất thư

viện-lưu trữ

Tổng cộng ngân

sách cho thư viện

và lưu trữ

Tổng chi ngân

sách Phúc lợi

xã hội

Tỉ lệ % so với

tổng ngân sách

phúc lợi xã hội

1929 60 16 76 2 941 2,6

1930 65 19 84 3 514 2,4

1932 46 16 62 3 381 1,8

1933 52 17 69 2 803 2,5

1934 48 14 62 2 532 2,4

1935 38 13 51 2 471 2,1

1936 47 14 61 2 602 2,3

1937 48 16 64 3 146 2,0

1938 51 20 71 3 510 2,0

1939 61 23 84 3 920 2,1

1940 67 20 87 4 217 2,1

1941 70 24 94 4 062 2,3

1942 83 30 113 5 166 2,2

1943 85 32 117 6 902 1,7

1944 102 47 149 8 664 1,7

1945 150 59 209 12 816 1,6

Đơn vị: nghìn đồng Đông Dương (milliers piastre).

Nguồn: [37, tr.203, 204], [38, tr.269, 270], [39, tr.237, 238], [40,tr.219, 220], [41,

tr.239, 240], [42, tr.225, 226], [43, tr.241, 242], [44, tr.257, 258].

Bảng 2-2: Ngân sách Đông Dương dành cho 3 lĩnh vực: Phúc lợi xã hội,

kinh tế và khai thác công nghiệp (1929-1945) Năm Phúc lợi xã hội Kinh tế Khai thác công nghiệp

1929 2 941 3 841 7 426

1930 3 514 6 942 8 428

1932 3 381 7 759 7 322

1933 2 803 4 302 6 219

1934 2 532 2 316 5 681

1935 2 471 2 178 5 373

1936 2 602 2 250 6 052

1937 3 146 2 132 6 313

1938 3 510 2 463 7 868

1939 3 920 4 215 8 198

1940 4 217 5 964 8 631

1941 4 062 5 931 9 391

1942 5 166 5 747 10 449

1943 6 902 7 202 26 433

1944 8 664 10 977 14 257

1945 12 816 14 664 10 450

Đơn vị: Nghìn đồng Đông Dương (milliers piastre).

Nguồn: [37, tr.203, 204], [38,tr.269, 270], [39, tr.237, 238], [40,tr.219, 220], [41,

tr.239, 240], [42, tr.225, 226], [43, tr.241, 242], [44, tr.257, 258].

Page 69: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

67

Hình 2-1: Ngân sách Đông Dương dành cho cho 3 lĩnh vực: Phúc lợi xã

hội, kinh tế và khai thác công nghiệp (1929-1945)

Đơn vị: Nghìn đồng Đông Dương (milliers piastre).

Nguồn: [37, tr.203, 204], [38,tr.269, 270], [39, tr.237, 238], [40,tr.219, 220], [41,

tr.239, 240], [42, tr.225, 226], [43, tr.241, 242], [44, tr.257, 258].

* Từ năm 1913 đến 1929 không có số liệu ngân sách dành cho thư viện và lưu trữ.

2.2.1.4. Nhân lực thư viện

- Cơ cấu nhân sự và chính sách tuyển dụng

Nhân lực thư viện giai đoạn này có những thay đổi lớn về chất và lượng so với

giai đoạn trước [49, tr.1941].

Cơ cấu nhân sự lưu trữ và thư viện thời kỳ này được chia thành hai ngạch:

ngạch bậc viên chức dàng cho người Pháp, người Âu và ngạch bậc viên chức dàng

cho người bản xứ [49], [77].

- Ngạch bậc viên chức lưu trữ và thư viện cho người Pháp và người Âu bao

gồm: quản thủ cao cấp; quản thủ bậc 1, 2, 3; lưu trữ - thư viện viên bậc 1, 2, 3; lưu

trữ - thư viện viên tập sự.

- Ngạch bậc viên chức người bản xứ bao gồm 3 hạng: Hạng 1: lưu trữ - thư

viện viên chính bản xứ bậc 1, 2, 3; lưu trữ - thư viện viên bản xứ bậc 1, 2, 3, 4, 5;

hạng 2: thư ký chính ngoại bậc; thư ký chính bậc 1, 2, 3, 4; thư ký bậc 1, 2, 3, 4, 5, 6;

thư ký tập sự; hạng thấp: chánh thừa phái bậc 1, 2, 3; thừa phái chính bậc 1, 2, 3, thừa

phái bậc 1, 2, 3; thừa phái tập sự.

Page 70: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

68

Viên chức hạng 1 và 2 được tuyển vào các vị trí ổn định, viên chức hạng thấp

thường vào các vị trí không ổn định, nghĩa là có thể thay đổi theo nhu cầu của cơ

quan tuyển dụng. Đối với ngành thư viện và lưu trữ, viên chức bản xứ chỉ được bổ

nhiệm vào chức danh lưu trữ - thư viện viên (tức là viên chức hạng 1), các thư ký và

nhân viên chạy giấy đều là viên chức hạng 2 và hạng thấp. Riêng viên chức chạy giấy

trong các cơ quan lưu trữ và thư viện tuyển dụng ở chế độ không cố định. Đối với các

ngành nghề khác như bác sĩ và kỹ sư trong một số lĩnh vực như nông học, công chính,

điện báo vô tuyến có thể tuyển dụng viên chức bản xứ vào vị trí hạng cao cấp nhưng

chỉ là vị trí việc làm không cố định. Riêng cha cố và giáo viên cấp 1 (tiểu học), giáo

viên có bằng cử nhân hay bằng sư phạm thì được ở hạng cao cấp và vị trí việc làm ổn định.

Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương được lựa chọn trong số các

cựu sinh viên Trường Quốc gia pháp điển, có bằng lưu trữ cổ tự học (Nghị định ngày

29/11/1917). Phó Giám đốc cũng phải đạt tiêu chuẩn về bằng cấp như Giám đốc, hoặc

có bằng cử nhân Văn khoa. Các quản thủ thư viện chỉ được công nhận khi có Nghị

định tiếp nhận của Toàn quyền theo đề nghị của Viên Thủ hiến các kỳ sau khi đã

được Giám đốc Lưu trữ và thư viện xem xét về văn bằng.

Nhân sự của các cơ quan lưu trữ, thư viện của Đông Dương được phát triển

bằng hình thức tuyển trực tiếp và các nhân sự đến từ các cơ quan khác của Đông

Dương. Đối với viên chức người Âu, các lưu trữ - thư viện viên tập sự được tuyển

dụng trong số các cựu sinh viên Trường Quốc gia pháp điển; những người có bằng

cử nhân văn chương hay cử nhân luật [77]. Nhân sự bản xứ của Nha Lưu trữ và Thư

viện Đông Dương chỉ bao gồm một nhân sự hạng một, một hạng hai, một hạng thấp.

Viên chức người bản xứ thuộc các ngành khác từ các công sở ở Đông Dương chuyển

đến được hưởng nguyên lương theo ngạch bậc của họ.

Nhân sự người bản xứ được tuyển dụng với số lượng ít và điều kiện tuyển

dụng rất ngặt nghèo (Nghị định ngày 25/10/1930 của Toàn quyền Đông

Dương).Người được tuyển dụng phải là nam giới có bố là người Pháp, mẹ là người

gốc Á Đông Dương (hoặc mẹ của người được tuyển dụng có bố là người Pháp), những

Page 71: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

69

công dân người Á (trừ Đông Dương) hoặc được người Pháp bảo trợ. Các ứng viên

được tuyển dụng vào các vị trí nhân sự người bản xứ của Nha Lưu trữ và Thư viện

Đông Dương phải từ 18 tuổi đến 25 tuổi, hoặc phải được chứng thực từ những cơ

quan làm việc trước đây (để đủ thâm niên hưởng các khoản lương hưu khi 55 tuổi).

Các viên chức hạng một và hai của bộ máy nhân sự bản xứ của Nha Lưu trữ

và Thư viện Đông Dương trước khi vào làm việc cần có các giấy tờ:

Giấy đảm bảo quốc tịch và hộ khẩu;

Bản sao bằng Cao đẳng tiểu học Pháp bản xứ, hoặc chứng chỉ Cao đẳng

tiểu học đối với cán bộ hạng hai, bằng tú tài đối với cán bộ hạng một;

Bản sao lý lịch tư pháp;

Giấy chứng nhận sức khỏe.

Các viên chức bậc thấp được tuyển mộ tùy thuộc vào nhu cầu của đơn vị, ưu

tiên đối với những người đã tham gia quân ngũ. Đối với người đã tham gia quân ngũ

trước khi gia nhập cơ quan lưu trữ và thư viện, nhân sự cần có xác nhận của cơ quan

quân sự.

Các thư ký tập sự được tuyển dụng trong số các ứng viên có bằng cao đẳng

tiểu học và đạt kết quả trong kỳ thi với chương trình và các điều kiện được Giám đốc

Nha Lưu trữ và Thư viện quyết định và được Toàn quyền Đông Dương thông qua [50].

- Sử dụng nhân lực

Việc thăng cấp cho nhân sự lưu trữ và thư viện chủ yếu là do tuyển chọn. Trong

giai đoạn tổ chức và xây dựng bộ máy nhân sự, viên chức làm trong các cơ quan ở

Đông Dương đủ một năm có thể được bổ nhiệm vào một vị trí mới thông qua một Ủy

ban bổ nhiệm của Toàn quyền Đông Dương. Việc bổ nhiệm và thăng cấp nhân sự

người bản xứ của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương được Toàn quyền Đông

Dương thông qua trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Nha Lưu trữ và thư viện Đông

Dương hoặc qua đề nghị của Trưởng phòng hành chính. Việc nâng bậc của các lưu

trữ-thư viện viên và các thư ký của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương hai phần

ba do tuyển chọn và một phần ba do có thâm niên.

Page 72: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

70

Vị trí viên chức hạng cao nhất dành cho các các viên chức người Âu và người

Pháp. Không có viên chức bản xứ được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo hạng cao

nhất trừ ông Ngô Đình Nhu (bằng của Trường Đại học quốc gia pháp điển) được bổ

nhiệm làm Phó Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1938).

Nhận định về chính sách sử dụng nguồn nhân lực của chính quyền thuộc địa,

Pinto cho rằng "Trong tất cả giai đoạn bảo hộ, một nguyên tắc chính được áp dụng là

không một người dân Việt nào, dù cho có đầy đủ khả năng chuyên môn ấy đi nữa, lại

có thể giữ một chức vụ cao cấp trong tổ chức hành chính Đông Dương: có trường

hợp những người tốt nghiệp với thứ hạng cao sau khi theo học các trường danh tiếng

ở Pháp, khi trở về đã phải làm việc dưới quyền những người Pháp có kiến thức chuyên

môn thấp kém hơn, và chỉ được trả lương bổng bằng một phần năm lương trả cho một

người Pháp làm cùng một việc" [1, tr.148].

Đặc biệt, các viên chức nữ người Âu có quyền được đảm nhận các vị trí làm

việc trong các cơ quan của Đông Dương như ở chính quốc, điều này không được thực

hiện đối với phụ nữ người bản xứ, trong đó có phụ nữ Việt Nam [77].

Có thể nói, chính sách sử dụng nhân lực nói chung và nhân lực thư viện nói

riêng giai đoạn này chịu ảnh hưởng của chính sách nô dịch của chính quyền thuộc

địa. Theo đó, nhân lực người bản xứ chủ yếu được sử dụng trong những vị trí công

việc hạng thấp, chế độ lương bổng cũng thể hiện rõ nét sự phân biệt đối xử của chính

quyền thuộc địa đối với người bản xứ. Tuy nhiên, ưu điểm của chính sách sử dụng

nhân lực theo ngạch bậc là thiết lập những tiêu chí rõ ràng cho từng vị trí việc làm.

- Chế độ đãi ngộ

Chế độ đãi ngộ đối với nhân lực thư viện có sự phân biệt lớn giữa người Âu,

người Pháp và người bản xứ, thể hiện qua chế độ lương bổng, phụ cấp và kỷ luật.

+ Lương bổng

Các nghị định của Toàn quyền Đông Dương từ năm 1921-1929 qui định cấp

bậc và lương của người Âu và người bản xứ khác nhau. Cấp bậc, lương bổng và sự

sắp xếp giữa các chức danh cấp bậc và sắp xếp nhân sự người Âu trong các cơ quan

Lưu trữ và Thư viện được xác định trong Bảng 2-3.

Page 73: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

71

Bảng 2-3: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức

người Âu trong Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương

Cấp bậc sắp xếp Lương

(phờ - răng)/năm

Quản thủ cao cấp 16 000

Quản thủ bậc 1 14 000

Quản thủ bậc 2 12 000

Quản thủ bậc 3 11 000

Lưu trữ - thư viện viên bậc 1 10 000

Lưu trữ - thư viện viên bậc 2 9 000

Lưu trữ - thư viện viên bậc 3 8 000

Lưu trữ - thư viện viên tập sự 7 000

Nguồn: [77].

Các viên chức người Âu trong các ngành khác trong bộ máy hành chính Đông

Dương cũng được hưởng lương theo qui định tương tự.

Đối với nhân sự người bản xứ, Nghị định ngày 25/10/1930 của Toàn quyền

Đông Dương qui định bậc và vị trí tương đương với lương của viên chức thư viện

người bản xứ trong Bảng 2-4.

Bảng 2-4: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức

bản xứ trong Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương

(Viên chức hạng 1)

Bậc và vị trí Lương

(phờ-

răng/năm)

Thời gian tối thiểu để

được nâng bậc

Lưu trữ - thư viện viên chính bản xứ bậc 1 3 000

Lưu trữ - thư viện viên chính bản xứ bậc 2 2 736 4 năm

Lưu trữ - thư viện viên chính bản xứ bậc 3 2 472 3 năm

Lưu trữ - thư viện viên bản xứ bậc 1 2 196 3 năm

Lưu trữ - thư viện viên bản xứ bậc 2 1 920 3 năm

Lưu trữ - thư viện viên bản xứ bậc 3 1 644 3 năm

Lưu trữ - thư viện viên bản xứ bậc 4 1 512 2 năm

Lưu trữ - thư viện viên bản xứ bậc 5 1 380 2 năm

Nguồn: [50].

Có thể thấy sự khác biệt lớn giữa lương của viên chức thư viện người Âu và

người bản xứ. Lương của lưu trữ - thư viện viên bậc thấp người Âu cao gấp 2,3 lần

lương của Lưu trữ - thư viện viên chính bậc 1, hạng 1 người bản xứ (7.000 phờ - răng

Page 74: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

72

so với 3.000 phờ - răng). Lương của lưu trữ thư viện viên bậc 1 người Âu cao gấp

hơn 4,5 lần so với chức danh lưu trữ -thư viện viên bản xứ bậc 1, hạng 1 (10.000 phờ

- răng so với 2.196 phờ - răng).

Lương của lưu trữ - thư viện viên bản xứ thấp hơn so với lương của viên chức

bản xứ của một số ngành khác như y tế và công nghiệp [Phụ lục 3, tr. 170].

+ Phụ cấp

Chế độ phụ cấp và lương hưu áp dụng đối với nhân sự người bản xứ trong thư

viện cũng giống trong các cơ quan Trung ương và các cơ quan địa phương ở Đông

Dương (Nghị định 29/12/1913, 18/2/1914 và 9/7/1925 của Toàn quyền Đông Dương)

nhận từ Quĩ Trợ cấp dân sự bản xứ. Trợ cấp hưu đối với các cán bộ, nhân viên bản

xứ, trong đó có cán bộ, nhân viên lưu trữ và thư viện bao gồm: trợ cấp thâm niên

(thấp nhất: 90 phờ - răng/năm); viên chức bị tàn phế, mất khả năng lao động trước 20

tuổi được hưởng 25% lương (thấp nhất là 72 phờ - răng/năm), sau 20 tuổi hưởng 25

% lương (mức thấp nhất là 90 phờ - răng/năm); trợ cấp cho con (10 phờ - răng/năm/1

con, với nhiều nhất là 3 con).

Lưu trữ - thư viện viên, thư ký và chạy giấy tập sự chỉ được hưởng chế độ

lương hưu khi được tuyển dụng vĩnh viễn. Thời gian liên tục công tác được tính trong

suốt quá trình làm việc kể cả thời gian tập sự. Chế độ này được tiến hành xem xét

trong thời gian 1 năm trước khi viên chức nghỉ hưu. Khoản lương hưu này tương

đương 6% của khoản tiền nhận được trong quá trình làm việc của viên chức [77].

+ Kỷ luật

Có 4 hình thức kỷ luật đối với viên chức lưu trữ và thư viện bản xứ [77]:

Khiển trách;

Khiển trách và ghi trong hồ sơ viên chức kèm theo kéo dài thời gian

nâng bậc trong 1 năm;

Hạ bậc vị trí công tác;

Cách chức.

Page 75: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

73

Hai hình thức kỷ luật đầu đối với nhân sự bản xứ do Giám đốc cơ quan lưu trữ

và thư viện hoặc Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương công bố sau khi

có ý kiến của một Ban điều tra được Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm (bao gồm:

1 viên chức người Âu của Nha làm chủ tịch, 1 viên chức của Phòng Tổ chức cán bộ,

1 viên chức bản xứ cùng ngạch, làm Ủy viên). Trong trường hợp việc xem xét kỷ luật

có những chi tiết dẫn đến Ban điều tra không thể kết luận theo khung kỷ luật thì có

thể đệ trình lên Toàn quyền Đông Dương xem xét quyết định.

Hình thức kỷ luật hạ bậc vị trí công tác hoặc cách chức do Toàn quyền Đông

Dương quyết định theo đề nghị của Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện. Những viên

chức bị hạ bậc chỉ có thể được đề nghị nâng bậc khi đảm bảo những điều kiện về

thâm niên và không tiếp tục vi phạm. Nếu các viên chức đang theo lớp thực tập thư

ký tập sự có thể bị ngừng học theo đề nghị của Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện

và được Toàn Quyền Đông Dương thông qua [77].

Có thể nói, Pháp là một đất nước có nền công nghiệp phát triển từ rất sớm.

Chính vì vậy, kỷ luật lao động được coi là một trong những yếu tố quyết định hiệu

quả và chất lượng lao động. Những hình thức kỷ luật lao động của chính quyền thuộc

địa áp dụng vào Đông Dương đã thay đổi phong cách của người lao động, vốn xuất

thân từ một nước nông nghiệp Á Đông kém phát triển. Những qui định này có nhiều

điểm tương đồng với những qui định về khen thưởng, kỷ luật hiện hành.

- Đào tạo nguồn nhân lực thư viện

Chương trình đào tạo và thi tuyển vào vị trí nhân sự thư viện thời Pháp thuộc

thể hiện những ưu điểm lớn trong việc xây dựng nguồn nhân lực trong các thư viện.

Đào tạo nguồn nhân lực thư viện được thực hiện theo hai phương thức [49]: Đào tạo

chính ngạch tại Trường quốc gia pháp điển. Người bản xứ có rất ít cơ hội được đào

tạo tại Pháp do điều kiện kinh tế hạn hẹp. Đào tạo tại chỗ do Nha Lưu trữ và Thư viện

Đông Dương chịu trách nhiệm từ thiết kế chương trình đến đào tạo trực tiếp.

Trước tình trạng thiếu nhân viên người bản xứ làm việc trong các thư viện,

Boudet đã tìm ra giải pháp đào tạo tại chỗ các các vị trí thư ký - lưu trữ - thư viện cho

tất cả các xứ thuộc Đông Dương. Đối tượng đào tạo chỉ lấy trong số các thư ký tập

Page 76: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

74

sự hoặc thư ký chính thức của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính của chính quyền

thuộc địa (Nghị định ngày 25/10/1930 của Toàn quyền Đông Dương). Trong thời

gian đào tạo, họ được hưởng nguyên lương và phụ cấp của các của cơ quan đã cử họ

đi tham gia đào tạo. Thời gian đào tạo của mỗi khóa được ấn định từ ngày 1/4 đến

30/9 hàng năm. Mặc dù thời gian đào tại tại chỗ trong sáu tháng nhưng chương trình

đã giới thiệu khá đầy đủ cả lý luận và thực tiễn nghiệp vụ thư viện. Danh sách học

viên mỗi khóa được ấn định không quá 20 người.

Chương trình đào tạo nghiệp vụ thư viện bao gồm bốn phần: Phần một bao

gồm những kiến thức lịch sử, sách, chữ viết và xuất bản; Phần hai gồm những kiến

thức nghiệp vụ thư viện: chu trình xử lý sách, cách sắp xếp tổ chức kho, vệ sinh bảo

quản sách và kho tàng, các hình thức phục vụ độc giả; Phần ba gồm hình thức và tổ

chức thư viện, giới thiệu lịch sử thư viện Pháp, Mỹ và Đức - những quốc gia có sự

nghiệp thư viện phát triển; bổ sung tài liệu, thực hành về trụ sở trang thiết bị thư viện,

hoạt động của các thư viện địa phương, thư viện trong các cơ quan và thư viện lưu

động; công tác kế toán và tài chính; Phần cuối gồm những kiến thức về thư mục và

thư mục Đông Dương: khái niệm thư mục, vai trò của thư mục, nguyên tắc biên soạn

thư mục của Pháp và nước ngoài, nguyên tắc biên soạn những ấn phẩm, những cuốn

sách quan trọng phục vụ nghiên cứu Đông Dương và thư mục sách; dịch vụ tra cứu,

giới thiệu những ấn phẩm định kỳ cơ bản ở Đông Dương [Phụ lục 6, tr. 179].

Các kỳ thi hết khóa đào tạo được tổ chức vào tuần thứ nhất của tháng 10 bao

gồm: ba môn lý thuyết (cả nói và viết) có nội dung về sắp xếp tài liệu, thư viện học,

những khái niệm về tổ chức hành chính ở Đông Dương; các môn thi thực hành có nội

dung về sắp xếp tài liệu cụ thể và biên mục thống kê, quản lý thư viện, biên mục

phiếu, phân loại tài liệu và biên soạn thư mục [Phụ lục 4, tr. 172]. Hội đồng Giám

khảo gồm ba người do Giám đốc Nha Lưu trữ - Thư viện Đông Dương làm chủ tịch,

một người là viên chức của Nha, người thứ ba là viên chức của cơ quan ngoài [50].

Nhìn chung, chương trình đào tạo bao gồm cả lý thuyết và thực hành nhưng

kỹ năng thực hành chiếm tỉ lệ lớn hơn. Việc tổ chức các khóa đào tạo theo cách thức

này giúp học viên những phương pháp làm việc như ở chính quốc.

Các khóa đào tạo được tổ chức đều đặn và ngày càng mở rộng, thu hút nhiều

học viên từ các cơ quan hành chính ở Đông Dương tham gia. Từ năm 1931 đến năm

Page 77: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

75

1943, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đã đào tạo được 190 nhân viên lưu trữ

và thư viện.

So với giai đoạn trước năm 1917, tổ chức thư viện kể từ sau khi thành lập Nha

Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đã có những thay đổi lớn. Tổ chức thư viện đã

được chính quyền thuộc địa quan tâm quản lý bằng các văn bản pháp qui. Chính

quyền thuộc địa đã có định hướng về việc công nhận các thư viện đủ điều kiện trở

thành thư viện công cộng. Các thư viện tổ chức theo mô hình của Thư viện Trung

ương Đông Dương. Nhìn chung, tổ chức mạng lưới chưa gắn kết thành hệ thống, các

thư viện vẫn hoạt động độc lập, dùng kinh phí tự chủ của địa phương và cơ quan chủ quản.

2.2.2. Hoạt động thư viện

2.2.2.1. Xây dựng và phát triển vốn tài liệu

- Cơ cấu vốn tài liệu

Vốn tài liệu của các thư viện thời kỳ này được bổ sung từ nhiều nguồn khác

nhau. Thư viện Trung ương Đông Dương và Thư viện Sài Gòn dù có cách tổ chức và

hoạt động tương đồng nhưng không có nguồn bổ sung giống nhau vì thuộc các cơ

quan chủ quản khác nhau. Thư viện Trung ương Đông Dương có nguồn bổ sung từ

việc mua đều đặn, từ Phủ Toàn quyền và các công sở, nguồn tặng biếu và đặc biệt là

nguồn nộp lưu chiểu. Các thư viện thành lập ở một số tỉnh (Huế, Hải Phòng, Bắc

Ninh), vốn tài chủ yếu dựa vào nguồn mua, kinh phí hoạt động từ ngân sách của

địa phương.

Vốn tài liệu của các thư viện được bổ sung chủ yếu có nội dung liên quan đến

Đông Dương. Bên cạnh đó là các tư liệu quí hiếm bằng tiếng Anh và Pháp về những

vấn đề xã hội của Mỹ và Nhật Bản, Viễn Đông, Ấn Độ, Trung Quốc, vấn đề thuộc

địa và hòa bình thế giới và các loại từ điển, luật.

Thư viện Trung ương Đông Dương và Thư viện Trường Viễn Đông bác cổ là

hai thư viện có nội dung tài liệu phong phú nhất, đặc biệt là những tài liệu về Viễn

Đông: chỉ dẫn về ngôn ngữ học Đông Dương, thư mục thực vật châu Á, điêu khắc

Ấn độ, Trung Quốc, các bản sách chép tay từ năm 1875.

Page 78: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

76

Vốn tài liệu của các thư viện tiếp tục được bổ sung thường xuyên và cập nhật

những thay đổi của tư tưởng hiện đại, những tài liệu quí có nội dung tổng hợp (Bách

khoa thư về y học, nghệ thuật của Pháp, từ điển kỹ thuật). Bằng việc bổ sung bằng

kinh phí ưu tiên cũng như một số nguồn khác, chính quyền thuộc địa tham vọng

xây dựng Thư viện Trung ương Đông Dương trở thành một thư viện bách khoa.

Tuy nhiên, do bị chi phối bởi chính sách thuộc địa, việc bổ sung vốn tài liệu

của các thư viện thời kỳ này không cân đối. Ví dụ: Thư viện Trung ương Đông Dương

có sự chênh lệch lớn về thành phần vốn tài liệu giữa các lĩnh vực khoa học. Sách văn

học chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 50% vốn sách). Hàng năm, tỉ lệ bổ sung giữa các lĩnh

vực tương tự như nhau thể hiện rõ mục đích của chính quyền thuộc địa trong việc gây

ảnh hưởng văn hóa, kích thích nhu cầu giải trí, không quan tâm đến phát triển khoa

học kỹ thuật (Bảng 2-5).

Hình 2-2: So sánh tỉ lệ các lĩnh vực trong vốn tài liệu của Thư viện

Trung ương Đông Dương

Nguồn: [103].

0 20000 40000 60000

Văn học

Ấn phẩm định kỳ

Triết học

Toán học

Khoa học

Luật

Ngữ văn học

Thể thao

Địa lý

Tiểu sử

Thời sự

Viễn Đông

Lịch sử

Nghệ thuật

Giáo dục học, du lịch, tôn giáo, nông …

1941-1942 Số lượng (cuốn) 1940-1941 Số lượng (cuốn)

Page 79: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

77

Bảng 2-5: Thống kê so sánh tỉ lệ các lĩnh vực trong vốn tài liệu

Các chủ đề 1940-1941 1941-1942

Số lượng (cuốn) Tỷ lệ % Số lượng (cuốn) Tỉ lệ %

Văn học 45 250 46,65 53 489 49,44

Ấn phẩm định kỳ 7 962 8,20 7 642 7,06

Triết học 6 581 6,78 7 049 6,51

Toán học 6 067 6,25 6 733 6,22

Khoa học 6 065 6,25 6 074 5,62

Luật 5 879 6,06 6 123 5,65

Ngữ văn học 2 170 2,23 2 091 1,96

Thể thao 2 143 2,23 2 744 2,56

Địa lý 2 137 2,23 2 213 2,04

Tiểu sử 2 013 2,07 2 137 1,97

Thời sự 1 911 1,97 1 784 1,63

Viễn Đông 1 824 1,89 2 084 1,93

Lịch sử 1 482 1,52 1 585 1,46

Nghệ thuật 1 331 1,37 1 678 1,55

Giáo dục học, du lịch, tôn giáo,

nông nghiệp và vệ sinh

4 182 4,30 4 762 4,40

Tổng cộng: 96 997 108 188

Nguồn: [103].

- Phương thức bổ sung

Vốn tài liệu của các thư viện được bổ sung bằng phương thức phải trả tiền và

không phải trả tiền (bao gồm biếu tặng, cung cấp hành chính, trao đổi). Riêng Thư viện

Trung ương Đông Dương có thêm phương thức bổ sung là nhận lưu chiểu.

+ Phương thức phải trả tiền

Có thể trực tiếp đặt mua sách tại các nhà sách ở địa phương hoặc đặt mua tại

nước ngoài qua danh mục của các nhà sách.

+ Phương thức không phải trả tiền

Phương thức cung cấp hành chính và biếu tặng được thực hiện từ các cơ quan

hành chính địa phương và các văn phòng lớn về sách.

Page 80: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

78

Phương thức trao đổi được thực hiện giữa các thư viện hoặc giữa thư viện với

các nhà khoa học và các trường đại học. Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương thực

hiện thường xuyên việc trao đổi sách và ấn phẩm định kỳ với các cơ quan ở Đông

Dương như Phủ Khâm sứ Trung Kỳ, Phủ thống sứ Lào, Phủ Thống đốc - Toàn quyền

Nam Kỳ, Ban hoạt động kinh tế của Phủ Toàn quyền Đông Dương, Trường Trung

học bổ túc Vinh.

+ Phương thức lưu chiểu

Trước khi Thư viện Trung ương Đông Dương ra đời (1917), chế độ lưu chiểu

chưa được quy định rõ ràng. Trường EFEO được nhận lưu chiểu từ các nhà xuất bản

ở Đông Dương dựa vào Thông tư 3/7/1900 của Toàn quyền Đông Dương Paul

Doumer [24].

Đến ngày 31/1/1922, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành chính sách mới

về lưu chiểu qui định tập trung quản lý công tác lưu chiểu về Nha Lưu trữ và Thư

viện Đông Dương. Chế độ lưu chiểu ở Đông Dương được soạn thảo trên cơ sở

Luật Báo chí (29/7/1881). Theo đó, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương chịu

trách nhiệm:

Chuyển mỗi xuất bản phẩm một bản tới Bộ Nội vụ và Thư viện Quốc

gia Pháp;

Gửi số bản còn lại tại Thư viện Trung ương Đông Dương;

Soạn thảo danh mục các xuất bản phẩm lưu chiểu và gửi đăng trên Công

báo Đông Dương (Journal officiel de l’Indochine).

Tác giả phải nộp 2 bản cho văn phòng của Chính quyền tỉnh đối với mỗi tỉnh,

vào tòa Đốc lý của mỗi thành phố đối với những thành phố được hưởng chế độ là

thành phố ngoài các chính quyền Trung ương các xứ và tỉnh. Tác giả sẽ được nhận từ

viên chức của văn phòng nhận lưu chiểu giấy xác nhận cho phép lưu hành xuất bản

phẩm. Các văn phòng lưu chiểu, cũng như các cơ quan hành chính nêu trên sẽ gửi

cho Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương vào cuối mỗi tháng những xuất bản phẩm

lưu chiểu và một bảng kê chi tiết.

Từ năm 1922, Thư viện Trung ương Đông Dương chịu trách nhiệm bảo quản

tất cả các sách tiếng Pháp và Đông Dương công bố ở các nước thuộc địa và gửi lưu

chiểu các xuất bản phẩm này đến Thư viện Quốc gia Pháp.

Page 81: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

79

Thư viện Trung ương Đông Dương là thư viện duy nhất trong mạng lưới thư

viện ở Đông Dương được quyền nhận lưu chiểu các xuất bản phẩm xuất bản ở Đông

Dương, làm nên sự khác biệt của Thư viện Trung ương Đông Dương với các thư viện

cùng thời kỳ. Điều đó đảm bảo vốn tài liệu tăng trưởng một cách ổn định, lâu dài và

phong phú về thể loại, góp phần đưa Thư viện Trung ương Đông Dương trở thành

một thư viện lớn và quan trọng nhất của Đông Dương thời kỳ này.

Từ năm 1928 đến 1935, số lượng sách lưu chiểu trên toàn Đông Dương tăng

đáng kể (Bảng 2-6). Các báo cáo của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương không

thể hiện con số lưu chiểu của Lào gửi đến Thư viện Trung ương Đông Dương cho

thấy hoạt động in ấn trên đất nước này không được quan tâm. Trong đó, số lượng

sách gửi lưu chiểu của Việt Nam vẫn chiếm số lượng lớn nhất trong các nước Đông

Dương (luôn chiếm từ 94% đến 96% tổng số sách lưu chiểu). Việc mất cân đối giữa

các vùng miền còn thể hiện ở ba kỳ của Việt Nam. Số lượng sách lưu chiểu ở Nam

Kỳ và đặc biệt là Bắc Kỳ luôn lớn hơn so với ở Trung Kỳ. Cụ thể, trong một số năm

nghiên cứu (1934-1939), dù tổng số lượng sách lưu chiểu trên toàn Đông Dương biến

động nhiều nhưng tỷ lệ sách lưu chiểu ở Bắc Kỳ so với tổng số sách lưu chiểu tăng

liên tục từ 47% (1934) lên 55% (1939). Trong khi đó, dù cũng chiếm một tỷ lệ lớn

trong tổng số sách lưu chiểu ở Đông Dương, nhưng tỷ lệ sách lưu chiểu của Nam Kỳ

liên tục giảm từ 43% (1934) xuống 35% (1939). Có thể cho rằng, việc ra đời của Nha

lưu trữ và Thư viện Đông Dương đặt tại Hà Nội (Bắc Kỳ) đã chứng tỏ vai trò của

mình trong hoạt động lưu chiểu ở toàn Đông Dương.

Bảng 2-6: Số lượng sách lưu chiểu trên toàn Đông Dương

từ 1928 đến 1935

Năm 1928 1929 1930 1931 1932 1933 1934 1935 1937 1938 1939

Số bản gửi

lưu chiểu

1272 1070 861 751 995 804 852 1069 944 903 846

Nguồn: [91], [93].

Báo chí nộp lưu chiểu tăng đều từ khi có chế độ lưu chiểu và nhất là từ sau

năm 1936 (Bảng 2-7). Tuy nhiên, lưu chiểu báo định kỳ có dấu hiệu giảm rõ rệt trong

năm 1942 do tình trạng thiếu giấy. Số lượng in ấn hàng năm giảm, cụ thể, báo giảm

20,3%, tập san giảm 7,4%, xuất bản phẩm giảm 12,1%.

Page 82: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

80

Bảng 2-7: In ấn phẩm định kỳ của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Đương

Tên loại ấn phẩm 1937 1938 1939

Báo 118 132 136

Bản tin và tạp chí 186 195 216

Xuất bản in hàng năm 153 156 165

Đơn vị: Tên loại ấn phẩm.

Nguồn: [91].

Trong những năm 1943, 1944, số ấn phẩm nộp lưu chiểu chủ yếu bằng tiếng

Pháp và tiếng Việt (Niên giám thống kê năm 1943-1944 (Annuaire statistique de

l’Indochine)). Bên cạnh việc số lượng ấn phẩm bằng tiếng Pháp chiếm tỷ lệ cao nhất,

số lượng ấn phẩm tiếng Việt cũng chiếm tỷ lệ áp đảo so với các ngôn ngữ khác trong

khu vực (Bảng 2-8). Qua đó, có thể thấy chính sách phát triển vốn tài liệu, in ấn và

xuất bản của chính quyền thuộc địa tập trung vào Việt Nam.

Bảng 2-8: Số lượng ấn phẩm định kỳ bằng các ngôn ngữ nộp lưu chiểu năm

1943-1944

Ngôn ngữ 1943 1944

Báo

Tiếng Pháp 38 28

Tiếng Việt 25 20

Campuchia 1 1

Thái đen 1 0

Trung Quốc 1 5

Pháp và Lào 1 1

Pháp và Việt Nam 1 1

Bản tin, tạp chí

Tiếng Pháp 79 69

Tiếng Việt 47 43

Campuchia 3 3

Trung Quốc 1 1

Song ngữ 15 13

Ấn phẩm không định kỳ

Tiếng Pháp 307 272

Tiếng Việt 267 274

Đơn vị: Tên loại.

Nguồn: [44].

Page 83: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

81

Nhìn chung các phương thức bổ sung tài liệu này đã được các thư viện thực

hiện hiệu quả, tiêu biểu là Thư viện Trung ương Đông Dương, qua thống kê chi tiết

của 3 thư viện công cộng tiêu biểu cho ba kỳ (Bảng 2-9).

Từ khi Chế độ lưu chiểu có hiệu lực, vốn tài liệu của Thư viện Trung ương

Đông Dương gia tăng đáng kể từ nguồn này. Nếu trong những năm 1924-1925, tỷ lệ

vốn tài liệu bổ sung có nguồn gốc từ lưu chiểu chỉ tương đương với vốn tài liệu bổ

sung từ nguồn biếu tặng (382 bản, tương đương 7,6%) thì trong những năm tiếp theo,

tỷ lệ này không ngừng gia tăng.

Có những lúc cao điểm, tỷ lệ vốn tài liệu từ nguồn lưu chiểu đạt đến gần 40%

(năm 1941-1942). Xét cả giai đoạn từ năm 1924 đến 1943, tỷ lệ vốn tài liệu bổ sung

từ nguồn lưu chiểu tăng hơn 4 lần (từ 382 bản (7,6%) lên 1433 bản (32%)). Qua đó,

có thể thấy, bên cạnh nguồn bổ sung vốn tài liệu từ việc mua, nguồn bổ sung từ lưu

chiểu ngày càng trở nên quan trọng, giúp việc giảm chi phí cho việc mua bổ sung tài

liệu. Nếu trong giai đoạn đầu, nguồn bổ sung vốn tài liệu chủ yếu từ nguồn mua (85%

năm 1924), thì những năm tiếp theo, tỷ lệ này đã được giảm dần. Đến năm 1942-

1943, nguồn bổ sung vốn tài liệu từ nguồn mua giảm một nửa (còn 43% năm 1943).

Bên cạnh đó, việc xã hội hóa thư viện được ngày càng phát huy. Nguồn tài liệu bổ

sung từ nguồn biếu tặng cũng gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn này (từ 7% trong

năm đầu lên đến gần 30% trong những năm tiếp theo (1940, 1941, 1942)) (Bảng 2-9).

Bảng 2-9: Vốn tài liệu bổ sung của Thư viện Trung ương Đông Dương Năm Mua Biếu tặng Lưu chiểu Tổng số

1924-1925 4 305 360 382 5 047

1935-1936 2 571 260 1 197 4 882

1937-1938 2 967 205 1 913 5 085

1939-1940 3 285 663 1 612 5 560

1940-1941 1 585 1 031 854 3 470

1941-1942 913 809 1 075 2 797

1942-1943 1 928 1 120 1 433 4 481

Đơn vị: Bản.

Nguồn: [91], [92], [94], [102], [103].

Page 84: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

82

Nếu không tính nguồn bổ sung vốn tài liệu từ lưu chiểu, tổng số vốn tài liệu

bổ sung của Thư viện Trung ương Đông Dương vẫn lớn hơn tổng số vốn tài liệu bổ

sung của Thư viện Nam Kỳ và đặc biệt là Thư viện Trung Kỳ. Giai đoạn đầu, có

những thời điểm, vốn tài liệu bổ sung hàng năm, không kể từ lưu chiểu, của Thư viện

Trung ương Đông Dương lớn gấp hơn 5 lần nguồn bổ sung vốn tài liệu của Thư viện

Nam Kỳ (2831 bản so với 539 bản năm 1935-1936). Ngay cả đến những giai đoạn

phát triển về sau, vốn tài liệu bổ sung của Thư viện Nam kỳ cũng chỉ đạt từ 60% đến

85% của Thư viện Trung ương Đông Dương.

Bảng 2-10: Số lượng sách mua, biếu tặng của Thư viện Trung Kỳ và Nam Kỳ

Năm Trung Kỳ Nam Kỳ

Mua Biếu

tặng

Tổng số Mua Biếu

tặng

Tổng số

1924-1925 250

1935-1936 130 529 529

1939-1940 52

1940-1941 974 193 1 167

1941-1942 1 142 316 1 458

1942-1943 114 139 253 1 601 282 1 883

1943-1944 1 329 71 1 400 596 309 905

Đơn vị: Bản.

Nguồn: [91], [94], [102].

- Kinh phí bổ sung vốn tài liệu

Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương 29/11/1917, việc bổ sung sách

mới hoặc bất kỳ loại xuất bản phẩm nào được lấy từ nguồn kinh phí tu bổ và làm cơ

sở mới [49]. Trong quá trình bổ sung tài liệu, hàng năm thư viện dành kinh phí thường

xuyên cho việc mua, đóng sách cũng như đóng bìa để bảo quản sách phục vụ lâu dài,

đặc biệt đối với những sách có bìa mỏng. Thư viện Trung ương Đông Dương là thư

viện thực hiện tốt nhất công tác bảo quản tài liệu (Bảng 2-11).

Ngay sau khi thành lập Thư viện Trung ương Đông Dương, nguồn kinh phí

dành cho việc bổ sung vốn tài liệu tăng đột biến. Năm 1919, nguồn kinh phí rót cho

Thư viện Trung ương Đông Dương tăng 800% (từ 500 đồng Đông Dương lên 4.000

đồng). Giai đoạn tiếp theo, từ năm 1919 đến 1932, nguồn kinh phí bổ sung vốn tài

liệu ổn định và tăng đều quanh mức 5.000–9.000 đồng Đông Dương. Kinh phí dành

Page 85: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

83

cho việc mua sách và đóng sách cũng được phân phối theo tỷ lệ ổn định, không có

nhiều đổi. Kinh phí dành cho việc mua sách trong cả giai đoạn này chiếm từ 75% đến

80% tổng kinh phí của Thư viện Trung ương Đông Dương. Suy thoái kinh tế thế giới

cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn kinh phí dành cho việc bổ sung vốn tài liệu. Sau

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm đầu của thập kỷ 30 của thế kỷ XX,

kinh phí dành cho việc bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương

bị chững lại trong 4 năm (từ 1933 đến 1936). Kinh phí dành cho việc bổ sung vốn tài

liệu của những năm này chỉ tương đương với những năm 1920-1926.

Bảng 2-11: Kinh phí mua sách và đóng sách của Thư viện Trung ương Đông

Dương 1918-1937

Năm Kinh phí

mua sách

Kinh phí

đóng sách

Tổng cộng

1918 500

1919 4 000

1920 4 000 1 000 5 000

1921 4 000 1 000 5 000

1922 4 000 1 000 5 000

1923 4 000 1 000 5 000

1924 5 000 2 000 7 000

1925 5 000 2 000 7 000

1926 5 000 1 600 6 600

1927 5 000 2 000 7 000

1928 6 000 1 400 7 400

1929 6 000 2 000 8 000

1930 6 000 1 500 7 500

1931 7 000 2 000 9 000

1932 7 100 2 000 9 100

1933 6 500 2 000 8 500

1934 6 500 2 000 8 500

1935 5 000 1 500 6 500

1936 5 000 1 500 6 500

1937 5 500 2 000 7 500

Đơn vị: Đồng Đông Dương.

Nguồn: [99].

Page 86: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

84

Hình 2-3: Kinh phí mua sách và đóng sách của Thư viện Trung ương Đông Dương

Đơn vị: Đồng Đông Dương.

Nguồn: [99].

- Phát triển vốn tài liệu

Với các phương thức bổ sung khác nhau, các thư viện thời kỳ Pháp thuộc đã

xây dựng được vốn tài liệu tương đối lớn, tiêu biểu là Thư viện Trung ương Đông

Dương, Thư viện Sài Sòn và Thư viện Trường Viễn Đông bác cổ (Bảng 2-12).

Tổng số vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương có tốc độ tăng

nhanh, liên tục trong giai đoạn 1920 – 1940. Nếu như năm 1920, tổng số vốn tài liệu

của Thư viện Trung ương Đông Dương chỉ là 9.000 cuốn thì đến năm 1940 số vốn

này đã tăng gấp gần 10 lần (87.397 cuốn). Trong những năm đầu của giai đoạn 1920

– 1940, tổng số vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương có tốc độ tăng

đặc biệt nhanh. Tổng số vốn tài liệu này tăng gấp hai lần trong 4 năm (từ 1920 -

1924). Sau đó chỉ cần 3 năm tiếp theo, tổng số vốn tài liệu này đã tăng gấp 3 lần (từ

1924 đến 1927), 4 lần (từ 1927 đến 1930) so với số lượng ban đầu. Sau đó tốc độ tăng

trưởng vốn tài liệu vẫn tăng, tuy nhiên do gặp những vấn đề về khủng khoảng kinh tế

nên không còn giữ được nhịp độ như trước. Nhìn chung trong 20 năm (từ 1920 –

1940), trung bình mỗi năm Thư viện Trung ương Đông Dương bổ sung gần 4000

cuốn vào vốn tài liệu của mình.

Page 87: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

85

Bảng 2-12: Vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương và Thư viện

Sài Gòn

Năm Thư viện Trung ương

Đông Dương

Thư viện Sài Gòn

1920 11 228

1921 14 501

1922 16 614

1923 18 704 7 640

1924 22 886 8 963

1925 27 933 10 091

1926 32 546 11 438

1927 35 798 13 422

1928 40 447 15 741

1929 46 508 25 934

1930 52 218 27 444

1931 55 989 28 722

1932 60 375 29 722

1933 64 022 30 233

1934 69 144 30 520

1935 73 436 32 554

1936 78 073 33 286

1937 83 067 34 461

1938 88 152 38 422

1939 92 613 41 794

1940 98 173 44 209

1941 101 643 45 376

1942 104 440 47 259

1943 108 921 48 164

Đơn vị: Bản.

Nguồn: [96], [98].

Thực dân Pháp xây dựng một nền kinh tế thuộc địa mất cân đối trong các

ngành, các lĩnh vực và mất cân đối cả phạm vi vùng miền. Trung Kỳ không được

chính quyền thuộc địa quan tâm. Kinh phí dành cho phát triển vốn tài liệu và cơ sở

vật chất của thư viện Trung Kỳ không được ưu tiên như Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Cho đến

năm 1943, vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương đã đạt đến 108.921

bản, thư viện Sài Gòn là 48.164 bản, trong khi vốn tài liệu của Thư viện Trung Kỳ

mới đạt con số 4.156 bản [96], [98].

Trong số các thư viện thời kỳ này, Thư viện Trường Viễn Đông bác cổ là thư

viện có vốn tài liệu tương đối lớn. “Theo Malleret thì trong vòng 50 năm thư Viện

Page 88: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

86

Viễn Đông bác cổ đã có 85.000 cuốn sách, 5.700 bản chép tay Đông Phương, trong

số này 3.500 bản bằng tiếng Việt và 516 bản gốc chữ châu Âu. Viện cũng có phông

bản rập bia Chàm, Khơme, Lào, Việt Nam và Trung Hoa lên tới con số 25.000, còn

có 132 bằng phong thần cùng với các bản sao xếp thành 457 tập. Thư viện cũng thu

thập được 800 chú dẫn, câu hỏi điều tra về truyền thuyết về các vị thần, các địa

phương, các điền bạ (des registres de rizières), các hương ước (coutumiers) và qui

chế xã thôn (règlements communaux). Viện còn có một sưu tập ảnh với hơn 25.000

ghi chép ảnh..." [16, tr.116-117].

Tính đến năm 1945, tư liệu của Trường Viễn Đông bác cổ gồm 36.000 tác

phẩm bằng ngôn ngữ châu Âu, hơn 1.000 tác phẩm bằng tiếng Việt, 2.000 bản đồ,

hơn 7.000 ảnh; các bản viết tay bao gồm: 33.000 bản bằng chữ Hán, 4.000 bản bằng

chữ Nôm và 10.000 bản chữ Nhật; 25.000 bản văn khắc, gần 9.000 bản Hương ước

bằng chữ Việt và chữ Hán, các xuất bản thường kỳ được để lại Hà Nội, đặc biệt là

các báo xuất bản từ đầu thế kỷ trên toàn Đông Dương [24].

Thư viện Hải học viện – Nha Trang (nay là Viện Hải dương học Nha Trang)

lưu giữ 8.000 cuốn sách, trong đó có khoảng 1.000 cuốn sách tổng quát và những

phác trình về các cuộc thám hiểm ở đại dương của Challenger, Siboga, Vladivia,

Prince de Monaco,…Khoảng 260 loại tập san có được xuất bản từ khoảng đầu thế kỷ

XX. Thư viện có hoạt động trao đổi ấn phẩm với 230 cơ quan khoa học quốc tế; thư

viện cũng đảm nhiệm việc xuất bản các ấn phẩm của Viện. Thư viện lưu giữ nhiều

tài liệu quí giá độc nhất về tình hình hải học ở Đông Dương [9].

Thư viện của Đại học Đông Dương Hà Nội có 14.000 cuốn. Thư viện trường

Đại học Y – Dược Hà Nội có 5.000 cuốn sách. Vốn tài liệu này dành phục vụ công

tác nghiên cứu và học tập của giáo sư và sinh viên năm thứ năm [5].

Mặc dù mất cân đối trong thành phần vốn tài liệu nhưng nhìn chung, các thư

viện thời Pháp thuộc đã chú trọng công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu thông

qua các phương thức bổ sung khác nhau. Thư viện đã tập hợp được vốn tài liệu thành

Page 89: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

87

văn quí giá, minh chứng cho một thời kỳ lịch sử của Việt Nam cũng như đáp ứng nhu

cầu đọc ngày một gia tăng của độc giả, đặc biệt ở các đô thị lớn.

2.2.2.2. Xử lý tài liệu

Vấn đề xử lý tài liệu đã được Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương qui định

thống nhất từ quy trình xử lý tài liệu, biên mục mô tả và phân loại tài liệu.

- Quy trình xử lý tài liệu

Sách nhập vào thư viện được xử lý theo qui trình thủ công nhưng chặt chẽ,

không chồng chéo giữa các khâu nghiệp vụ (được thống nhất trong Cẩm nang sắp

xếp thư viện ở Đông Dương). Thư viện Trung ương Đông Dương là nơi áp dụng qui

định này khá qui củ [106], [90].

Quy trình xử lý tài liệu:

1- Rà soát sách đã được bổ sung vào thư viện (nếu sách bị trùng thì trả lại

cho nhà sách);

2- Dán tem, đóng dấu của thư viện (dấu hình chữ nhật ghi số đăng ký nhập

vào thư viện, được đóng ở trang tên sách; dấu hình ô van được đóng trên

bìa, trang 39 và trang cuối của cuốn sách.

3- Nhập sách (đăng ký sách vào sổ đăng ký cá biệt);

4- Chia sách theo các khổ cỡ khác nhau;

5- Đánh ký hiệu cho mỗi cuốn sách (từng cỡ) từ 1 đến n và dán nhãn.

6- Đánh chỉ số (mục lục chữ cái tên tác giả đánh chỉ số theo tên tác giả,

mục lục chủ đề đánh theo các chủ đề như văn học, luật, toán…);

7- Mô tả phiếu;

8- Dán phiếu;

9- Sắp xếp phiếu và sách lên giá.

- Đăng ký tài liệu

Sách nhập vào thư viện được tuân theo một qui trình xử lý logic và khoa học,

đảm bảo chu trình đường đi của sách thống nhất, không chồng chéo giữa các bộ phận

trong thư viện. Thư viện sử dụng một hệ thống sổ để đăng ký tài liệu, bao gồm: sổ

Page 90: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

88

đăng ký cá biệt, sổ đăng ký vị trí, sổ cho mượn. Trên mỗi tờ của sổ đăng ký chia thành

nhiều cột ghi ký hiệu, số đăng ký đến của tài liệu, tên tác giả, những từ đầu tiên của

nhan đề. Cột cuối cùng ghi những lưu ý để đăng ký sự sắp xếp trên tờ rời và lồng tờ

rời vào mỗi khi một cuốn sách mới đến dưới một ký hiệu đã sử dụng (điều này thường

xảy ra đối với bộ sưu tập sách chuyên ngành (collections spéciales)).

Sổ Đăng ký cá biệt là sổ đăng ký ghi chi tiết những thông tin về cuốn sách,

không được gạch xóa, nhằm mục đích để rà soát lại các hóa đơn của các nhà sách. Sổ

đăng ký cá biệt có tác dụng thống kê vốn tài liệu và giúp cho việc đánh giá trách

nhiệm của nhân viên thư viện.

Sổ Đăng ký vị trí cho phép tìm thấy vị trí cuốn sách theo ký hiệu. Những đăng

ký chỉ dẫn về cuốn sách không cần chi tiết như trong sổ đăng ký cá biệt. Sổ đăng ký

vị trí phục vụ kiểm kê mỗi năm. Số thứ tự đăng ký của sách (cùng 1 khổ) tương đương

với cuốn sách trên giá. Những đăng ký này dùng để tạo ký hiệu nếu tất cả các cuốn

sách được sắp xếp theo thứ tự đến của cuốn sách. Đăng ký vị trí cũng dùng để sắp

xếp sách trên giá theo khổ và chỉ dẫn đến số đăng ký cá biệt của sách.

Bên cạnh các sổ đăng ký trên, thư viện còn sử dụng một số loại sổ khác như:

Đăng ký các ấn phẩm định kỳ, các bộ sưu tập và các xuất bản phẩm liên tục. Các ấn

phẩm định kỳ có ký hiệu riêng: B đối với ấn phẩm định kỳ tiếng Pháp và tiếng nước

ngoài, C đối với ấn phẩm định kỳ của Đông Đương. Trong sổ đăng ký đến, chỉ đăng

ký định kỳ một lần mỗi năm (không đăng ký cho từng số nhập vào thư viện). Trong

mục lục ấn phẩm định kỳ, mỗi loại được thể hiện bằng một phiếu chỉ ghi từ năm mà

thư viện bắt đầu bổ sung ấn phẩm định kỳ đó. Chỉ làm phiếu trích cho những bài báo

có giá trị của một số ấn phẩm định kỳ lớn như: Tạp chí Paris (Revue de Paris), Tạp

chí hai thế giới (Revue de deux Mondes), Tạp chí Sao Thủy của Pháp (Mercure de

France), Tạp chí Pháp mới (Nouvelle Revue française), Báo Mỹ thuật (Gazette des

Beaux-Art), Tạp chí Lịch sử các thuộc địa (Revue de l'Histoire des Colonies).

Mỗi ấn phẩm định kỳ được thể hiện bằng một phiếu trên đó ghi số, thời gian

của mỗi số và thời gian mà số đó bắt đầu được bổ sung về thư viện. Những phiếu này

Page 91: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

89

được xếp trong hộp nhỏ hình chữ nhật nhằm mục đích phát hiện nhanh những số

thiếu. Cách làm đơn giản nhất là sắp xếp các phiếu nằm ngang để theo dõi việc đặt

mua các ấn phẩm định kỳ.

Những phiếu tổng hợp này giúp theo dõi thường xuyên ấn phẩm định kỳ. Phía

trên của tờ phiếu ghi ký hiệu, nhan đề, địa chỉ, thời gian bắt đầu đặt mua, nguồn gốc

(biếu tặng, đặt mua, lưu chiểu hay trao đổi). Trên những phiếu này thay vì đăng ký

chi tiết từng số chỉ cần đăng ký theo năm và thông số đủ hay thiếu. Những phiếu tổng

hợp này có kích thước lớn hơn các phiếu kiểm soát.

- Biên mục mô tả

Theo hướng dẫn của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, biên mục mô tả

tuân theo cẩm nang nghiệp vụ thư viện của Pháp có điều chỉnh để phù hợp đặc điểm

xuất bản và chế độ chính trị xã hội ở Đông Dương [106].

- Nguyên tắc đưa thông tin thư mục vào phiếu mô tả:

Căn cứ vào trang tên sách (không sử dụng trang bìa sách);

Các vùng mô tả bắt buộc: tên tác giả, nhan đề, chi tiết xuất bản, ký hiệu

(code) và số đăng ký cá biệt.

- Trật tự sắp xếp: Các vùng, yếu tố và hệ thống ký hiệu được qui định trên các

phiếu mục lục và trong các thư mục [Phụ lục 5, 6, 7, tr.175 – 180]. Tên tác giả được

lấy làm tiêu đề, đặt phía trên cùng của tờ phiếu (họ, tên tác giả được mô tả theo thứ

tự họ - đệm – tên). Sau đó đến nhan đề (được mô tả giống như trên trang tên sách),

tác giả và chi tiết xuất bản (mô tả chính xác theo thư tự trên phiếu như trên trang tên

sách). Trường hợp tên tác giả nằm trong nhan đề, người biên mục lấy tên tác giả làm

tiêu đề mô tả. Các chi tiết về xuất bản ghi trên phiếu theo thứ tự: Nơi xuất bản - Nhà

xuất bản (chỉ ghi địa danh tỉnh, thành của nhà xuất bản) - Năm xuất bản.

Một số lưu ý về các chỉ dẫn mô tả trên phiếu:

1. Ký hiệu ghi ở phía trên bên trái;

2. Tên (các) tác giả được ghi ở phía trên bên phải (trường hợp không có

tên tác giả cần xem chỉ dẫn đặc biệt);

Page 92: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

90

3. Nhan đề được ghi lại toàn bộ trừ trường hợp (hiếm gặp) tên sách quá

dài, ít thông tin quan trọng, có thể dùng dấu ba chấm để thay thế phần lược

bỏ của nhan đề;

4. Địa chỉ tra tìm cách nhan đề bằng dấu chấm gạch ngang (.-). Theo thứ

tự tiếp đến: nơi xuất bản, tên nhà xuất bản (hoặc người bán sách, chủ nhà

in được ghi trên bìa sách) và năm xuất bản. Trường hợp không thấy những

thông tin này trên bìa sách có thể xem trên trang cuối hoặc bìa cuối, hoặc

trong các tập thư mục và ghi những chữ viết tắt: s.l.(không nơi xuất bản),

s.d. (không năm xuất bản), s.é. (không nhà xuất bản), s.l.n.d. (không nơi

xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản) đồng thời chuyển những chỉ dẫn này

đến vị trí dành cho địa chỉ thư mục và để trong ngoặc vuông[ ];

5. Khi cuốn sách đã được đăng ký vào một bộ sách thì cần ghi tên bộ sách

và tên tập (nếu có);

6. Phía dưới ghi số đăng ký cá biệt trong dấu ngoặc đơn để chỉ ra đây là

một cuốn sách dành cho kho mượn;

7. Cuối cùng, ghi ký hiệu mục lục chủ đề, căn cứ vào ký hiệu này có thể xếp

phiếu trong mục lục.

- Hình thức phiếu mô tả cho mỗi tài liệu : Phiếu sử dụng bìa có kích thước

9x12,5cm dùng để mô tả những thông tin của sách. Ban đầu, thư viện dùng máy đánh

phiếu nhập từ Mỹ, giá rất đắt, chỉ sử dụng giấy briton (rất nhanh hỏng). Sau này, thư

viện chuyển sang cách khác: đánh nhiều bản phiếu bằng giấy polure thành hai cột sau

đó được cắt và dán lên bìa và đục lỗ dùng để sâu thanh suốt bằng kẽm hoặc đồng thau

nhằm giữ phiếu trong hộp phiếu. Phần giấy polure đánh máy được dán dưới mép trên

của bìa phiếu 2cm để vị trí trống ghi tên đề mục chủ đề. Các phiếu mục lục được đánh

6 bản (5 bản được in trên giấy polure, bản thứ 6 được in trên giấy dày dùng để theo

dõi mục lục, trên một cột hai mặt, để lề rộng). Khi cần một khối lượng lớn các phiếu

mục lục có thể nhân bản bằng máy hoặc thủ công.

Như vậy, từ những năm đầu thế kỷ 20, thư viện ở Đông Dương đã được áp

dụng qui tắc biên mục tài liệu giống như qui tắc biên mục tài liệu của Pháp. Trong

Page 93: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

91

biên mục mô tả, thư viện đã tuân theo nguyên tắc biên mục chặt chẽ và chi tiết như

trong biên mục hiện đại đối với từng yếu tố [Phụ lục 7, tr.180]. Những qui định thống

nhất trong việc mô tả thư mục đã góp phần xây dựng những phương tiện tra cứu khoa

học, tạo điều kiện tra tìm tài liệu nhanh và hiệu quả.

- Phân loại tài liệu

Bên cạnh các tiêu chuẩn áp dụng cho biên mục, thư viện phân loại tài liệu dựa

trên quy định trong Khung phân loại thập phân quốc tế (Cadre de classement

bibliographie du système décimal international) tại Thư viện Trung ương Đông

Dương cũng như các thư viện trên toàn Đông Dương [Phụ lục 8, tr.189]. Có thể nói,

tài liệu thư viện ở Việt Nam thời kỳ này được phân loại, lần đầu tiên, theo một bảng

phân loại tương đối khoa học và chi tiết. Khung phân loại sử dụng 10 chữ số từ số 0

đến số 9 để thể hiện các lớp chính, tương đương với các lĩnh vực cơ bản:

0 Những vấn đề tổng hợp

1 Triết học

2 Tôn giáo, thần học

3 Khoa học xã hội và luật

4 Ngữ văn học

5 Khoa học tự nhiên

6 Khoa học ứng dụng

7 Mỹ thuật

8 Văn học

9 Lịch sử và địa lý

Trong mỗi lớp chính này lại chia thành 9 lớp nhỏ hơn theo nguyên tắc thập

phân. Khung phân loại thập phân áp dụng trong các thư viện ở Đông Dương có một

số đặc điểm:

- Cấu tạo của bảng phân loại này tương đồng với bảng phân loại UDC của

Pháp nhưng có những điểm khác biệt: lớp 4 trong bảng UDC bỏ trống nhưng trong

bảng phân loại áp dụng ở thư viện ở Đông Dương là mục Ngữ văn học ; trong bảng

Page 94: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

92

phân loại này, các lớp chia thứ hai chỉ có mục 11, 21, 31….91 mà không có các mục

10, 20, 30 ….90 như trong bảng UDC.

- Đây là khung phân loại thập phân dùng ký hiệu đồng nhất, thể hiện tính

khoa học.

- Trong mục 0 Những vấn đề tổng hợp, Thư viện học được đặt ở một mục riêng

là 02, Thư mục học được đặt ở mục 01 và Thư viện chuyên ngành ở mục 08. Như vậy,

khoa học Thư viện đã chiếm một vị trí ưu tiên trong bảng phân loại.

- Ở khung phân loại này, trong mục 2 Tôn giáo và Thần học, Cơ đốc giáo được

quan tâm nhiều hơn các tôn giáo khác (do Cơ đốc giáo là tôn giáo chính ở Pháp).

- Mục 4 Ngữ văn học, ưu tiên cho tài liệu bằng ngôn ngữ của những nước châu

Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Latinh, Hy Lạp). Tất cả các ngôn ngữ khác

chỉ nằm trong một mục. Mục 8 Văn học cũng được bố trí tương tự.

2.2.2.3. Tổ chức và bảo quản tài liệu

Mặc dù cơ sở vật chất của các thư viện chưa được đầu tư thích đáng, nhưng

vấn đề tổ chức và bảo quản kho tài liệu được Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương

rất quan tâm. Các thư viện được áp dụng phương pháp tổ chức và bảo quản của các

thư viện Pháp, có tính đến điều kiện khí hậu và cơ sở vật chất ở Việt Nam.

- Tổ chức tài liệu

Cách sắp xếp tài liệu thư viện được qui định giống như ở các thư viện của Pháp

và các nước phương Tây phát triển thời kỳ này (Cẩm nang sắp xếp thư viện của Nha

Lưu trữ và Thư viện Đông Dương) [106]. Thư viện áp dụng sắp xếp kho theo 2 cách:

theo chủ đề và tác giả (cách xếp ở kho mượn) và theo khổ cỡ (cách xếp ở kho đọc).

Để giúp độc giả tìm sách dễ dàng, thư viện sử dụng các nhãn (étiquette) bằng chữ

đậm dán lên mỗi cuốn sách.

+ Sắp xếp theo chủ đề (Placement méthodique)

Cách sắp xếp theo chủ đề giúp độc giả tìm sách trực tiếp, không cần phải tra

mục lục thư viện. Cách sắp xếp này phù hợp với những thư viện có vốn tài liệu hạn

Page 95: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

93

chế, các kho mượn, nơi mà độc giả được tự tìm sách trên giá theo nhu cầu. Tuy nhiên,

đối với những thư viện lớn, cách sắp xếp này có những hạn chế do khó xác định vị trí

dự trữ cho từng chủ đề trong thời gian dài. Mặt khác, theo cách xếp này, các sách có

khổ cỡ khác nhau có thể xếp cạnh nhau, tốn diện tích và không đảm bảo mỹ quan.

Theo cách sắp xếp này, nguyên tắc sắp xếp sách trên giá lại giữ một vai trò rất quan

trọng. Thư viện áp dụng nguyên tắc sắp xếp như sau:

* Sắp xếp theo chủ đề:

Các sách được xếp theo ký hiệu đề mục. Các đề mục không được đánh số liên

tục. Sau một chủ đề lớn, thông thường có hai đề mục để trống nhằm mục đích bổ

sung các chủ đề liên quan gần mà không làm mất đi thứ tự số hiện tại của hệ thống

phân loại (Ví dụ: sau mục 10 Nghệ thuật, mục 11,12 để trống, tương tự với các mục

13 Tiểu sử, 16 Thuộc địa,... [Phụ lục 9, tr. 193]).

Trong từng chủ đề, sách được xếp theo thời gian đến của sách. Nếu thư viện

có sách trùng hai bản thì có thể xếp cuốn sách trùng bên cạnh và đánh một số khác

(Ví dụ: 10(2) và 10(3)) hoặc có thể xếp ở các chủ đề khác nhau nếu cuốn sách thể

hiện hai chủ đề (Ví dụ: một cuốn sách về Naponéon có hai cuốn: 1 cuốn ở mục 13

Tiểu sử, 1 cuốn ở mục 34 Lịch sử Pháp).

* Sắp xếp theo tác giả:

Sách được xếp trên giá theo trật tự chữ cái họ tên (các) tác giả nổi tiếng (mỗi

tác giả được đánh một số). Ví dụ: tác giả About có số 100, Adam có số 101. Sách

được ký hiệu theo bằng số của tác giả kèm thứ tự đánh số của các tác phẩm. Ví dụ:

cuốn "Le nez d'un notaire" của About ký hiệu 100(1), cuốn sách tiếp theo của About

là "Roi des Montagnes" ký hiệu là 100(2). Sách xếp trên lên giá không liên tục, mỗi

tác giả được dành vị trí trống để bổ sung các sách mới của họ.

Những tác phẩm của những tác giả ít nổi tiếng được xếp ở một vị trí khác với

một hệ thống ký hiệu khác bao gồm một chữ và một số. Phần chữ của ký hiệu là chữ

cái đầu của họ tác giả (tác giả có họ bắt đầu bằng chữ A sẽ có ký hiệu là A, tác giả có

họ bắt đầu bằng chữ cái B có ký hiệu là B). Phần số là số thứ tự đến của cuốn sách.

Ví dụ: một cuốn sách của Alem có ký hiệu A.20 nghĩa là cuốn sách này xếp thứ tự

Page 96: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

94

thứ 20 của nhóm A. Tiếp theo, một cuốn sách của Alexandre sẽ được ký hiệu là A.21.

Một cuốn sách mới đến của Alem sẽ có ký hiệu là A.22.

+ Sắp xếp theo khổ cỡ kết hợp với số đăng ký cá biệt

Cách sắp xếp này được áp dụng để tổ chức kho đọc và phòng đọc. Đối với

kho đọc, độc giả viết phiếu yêu cầu gửi thủ thư tại phòng đọc sau khi tra cứu

mục lục.

Có 5 khổ được ký hiệu như sau:

- P: sách có khổ nhỏ (dưới 20cm);

- M: sách có khổ trung bình (20cm đến 30cm);

- G: sách có khổ lớn (30cm đến 50cm);

- HG: sách có khổ cực lớn (trên 50cm);

- AT: bản đồ.

Kí hiệu của tài liệu bao gồm chỉ dẫn về khổ cỡ (P, M, G, HG, AT), sau đó là

số thứ tự. Mỗi khổ sẽ tuân theo một thứ tự đánh số cá biệt từ 1 đến vô cùng (Ví dụ:

P1, P2, P3).

Trong phòng đọc, những tài liệu phục vụ thường xuyên, có tần số sử dụng cao

như sách tra cứu, ấn phẩm định kỳ, được mang một kí hiệu cá biệt tạm thời là “usuel”

(sách sử dụng thường xuyên) đặt sau số thứ tự của sách. Ký hiệu cá biệt tạm thời này

sẽ thay thế ký hiệu thực của cuốn sách. Sách khi lấy ra khỏi giá được thay thế bằng

một phiếu thế (fantôme) để đánh dấu vị trí. Ký hiệu cá biệt tạm thời này cũng được

sử dụng đối với những ấn phẩm định kỳ, sách bộ và sách trùng bản thứ hai để thể

hiện những tài liệu này thuộc bộ sách [106].

- Bảo quản tài liệu

+ Môi trường kho tài liệu

Chỉ có một số thư viện công cộng và chuyên ngành ở các thành phố lớn được

quan tâm xây dựng kho tàng (tiêu biểu là Thư viện Trung ương Đông Dương và thư

viện EFEO). Kho tài liệu được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp, có tính đến yếu tố

Page 97: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

95

khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Đảm bảo thông gió và ánh sáng hợp lý trong kho là

yếu tố quan trọng trong công tác bảo quản.

Kho được xây bằng bê tông cốt thép kiên cố, tường dày, đảm bảo cách nhiệt

tốt. Các cửa sổ của kho có kích thước rộng và cao, kéo dài xuống mặt sàn tạo điều

kiện tốt cho thông gió tự nhiên với mục đích đẩy các ấu trùng, vi sinh có hại cho tài

liệu ra ngoài. Các cửa sổ này có các màn gió vải dày để che nắng. Các tầng kho cao

2m80, lối đi giữa các giá trong kho rất rộng đảm bảo không khí dễ dàng lưu thông

trong kho. Sàn kho để khuyết lỗ dưới các để tạo luồng không khí lưu thông trong toàn

bộ nhà kho. Sàn kho được làm bằng bê tông xốp không lát gạch đá, mục đích hút ẩm

từ không khí. Các giá sách được để cách cửa sổ một khoảng tạo thành hành lang

nhỏ, giữa hai dãy giá sách có lối đi lớn tạo thành hành lang làm cho không khí

trong kho được lưu thông dễ dàng. Giá tài liệu được làm bằng gỗ lim có tính thẩm

mỹ và độ bền cao.

+ Kiểm kê

Công tác kiểm kê, vệ sinh kho tàng và các biện pháp bảo quản chỉ dành cho

nhân viên thư viện bản xứ thực hiện, theo qui trình kỹ thuật được Nha Lưu trữ và Thư

viện qui định [106]. Việc kiểm tra tài liệu trên giá cũng như tình trạng vật lý của tài

liệu được ghi trên phiếu kiểm kê (bao gồm các nhãn cần thay thế, các cuốn sách phải

tu bổ, những cuốn sách bị mất). Việc kiểm kê tổng thể được thực hiện hàng năm (Thư

viện Trung ương Đông Dương đóng cửa tháng bảy hàng để thực hiện kiểm kê, vệ

sinh sách và kho tàng).

+ Vệ sinh kho tàng

Vệ sinh kho tàng là một trong những công tác bảo quản tài liệu được Pháp

quan tâm. Qui trình và cách thức vệ sinh kho tàng được qui định bắt buộc đối với các

thư viện trong mạng lưới (Cẩm nang nghiệp vụ sắp xếp thư viện). Thư viện Trung

ương Đông Dương là một trong những thư viện áp dụng nghiêm chỉnh qui định này.

Công tác vệ sinh kho tàng cũng được đảm nhiệm bởi các nhân viên thư viện

bản xứ dưới sự hướng dẫn của Giám đốc Nha Lưu trữ và Thư viện. Hàng ngày, các

cửa sổ được mở trong nhiều giờ (trừ trường hợp thời tiết quá ẩm). Khi vệ sinh kho

Page 98: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

96

tàng, toàn bộ cửa sổ được mở rộng để bụi bay ra ngoài. Không dùng chổi và bàn chải

để vệ sinh sách, kho tàng mà phải lau bằng khăn ẩm để ngăn bụi bay và bám lại tài

liệu. Hơn nữa, không sử dụng lau khăn có tẩm xăng vì ván đợt làm bằng gỗ đánh si.

Khăn len được sử dụng để vệ sinh sách (do dễ hút bụi tĩnh điện và dễ giũ bụi bên

ngoài kho). Khi vệ sinh, sách được mở để kiểm tra tình trạng vật lý bên trong. Nếu

hư hỏng sẽ được đưa đi tu bổ, đóng bìa lại. Nếu hư hỏng nặng thì được gửi đến xưởng

đóng sách để phục chế và đóng bìa. Đối với sách có bìa bằng da nhân viên thư viện

sử dụng "rapid-fluid" (sản phẩm làm sạch nhanh bằng chất lỏng) hoặc sản phẩm tương

đương để ngăn chặn nấm mốc [106].

+ Phòng và chống côn trùng

Biện pháp bảo quản tài liệu và kho tàng áp dụng theo tiêu chuẩn của Pháp có

tính tới thực tiễn khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, mà mọt gỗ và gián là hai tác nhân phá

hoại tài liệu. Để diệt mọt gỗ, chloropirine được phết lên các bề mặt gỗ và giá (tỉ lệ 2

mg/l nước). Tùy trường hợp côn trùng tấn công sách, thư viện áp dụng các biện pháp

khác nhau như để sách mở trong một hộp tráng kẽm được bịt kín chứa foc-môn và

sun-fua cac-bon. Ngoài ra, có thể xếp sách trong một phòng kín, xông hơi crêzin

nguyên chất (đun sôi, để lửa nhỏ) trong vòng 2 đến 3 giờ. Tuy nhiên, cách làm này

không được khuyến khích vì không thể lật từng trang sách trong môi trường crêzin

độc hại. Một phương pháp đôi khi được áp dụng là phun sương dung dịch lỏng gồm

xăng, creozot, bột pirit vào kẽ hở bìa sách. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa côn

trùng tốt nhất vẫn là giữ kho tàng, giá sách luôn thông gió, có đủ ánh sáng và giữ sách

trong trạng thái sạch sẽ [106].

2.2.2.4. Sản phẩm thư viện

Những tiến bộ về xử lý nghiệp vụ giúp thư viện thời kỳ này xây dựng được

các sản phẩm thư viện giúp độc giả có thể tìm tài liệu nhanh chóng và hiệu quả tiêu

biểu như mục lục và thư mục.

- Mục lục

Hệ thống mục lục tại các thư viện ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam

nói riêng được tổ chức giống các thư viện ở châu Âu và Pháp. Thư viện Trung ương

Page 99: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

97

Đông Dương được tổ chức như một thư viện mẫu: các loại mục lục được bố trí xếp

quanh phòng đọc giúp độc giả có thể tiếp cận dễ dàng (Phụ lục 12, tr. 197). Có hai

loại mục lục được tổ chức: mục lục chữ cái và mục lục chủ đề. Những mục lục này

được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả hoặc tên sách, chữ cái tên chủ đề. Các

hộp phiếu được trình bày trong các tủ mục lục đóng bằng gỗ lim. Ngoài hộp phiếu

dán nhãn chữ cái (đối với mục lục chữ cái) và chữ cái chủ đề (đối với mục lục chủ

đề). Ngoài những mục lục này, từ năm 1931, thư viện đã xây dựng bộ phiếu trích

những bài báo có giá trị trong các tạp chí.

+ Mục lục chữ cái

Mục lục này được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả (trong trường khuyết

danh thì sắp xếp theo tên sách).

+ Phiếu được xếp theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả (không tính đến tiểu từ.

Ví dụ : de, le, la (tác giả Pháp), von (tác giả Đức)). Đối với tác giả người Việt, tên tác

giả được xếp đầu tiên, họ và đệm được xếp sau và để trong ngoặc đơn.

+ Tên người dịch, người cộng tác, người giới thiệu, người minh họa… được

đặt làm tiêu đề mô tả và ghi bên cạnh tên từ viết tắt chỉ công việc của họ như: trad.

(người dịch), coll.(người cộng tác), préf. (người giới thiệu), ill. (người minh họa).

+ Những cuốn sách khuyết danh được xếp theo từ đầu tiên của nhan đề (không

tính đến các mạo từ le, la, les (tiếng Pháp)).

+ Phiếu mục lục của những cuốn sách cùng tác giả được xếp theo chữ cái của

từ đầu tiên của nhan đề (không tính đến các mạo từ le, la, les (tiếng Pháp)).

+ Mục lục chủ đề

Mục lục chủ đề chia thành nhiều mục chủ đề và sắp xếp theo chữ cái tên chủ

đề của cuốn sách. Mỗi chủ đề có thể chia thành những khía cạnh nhỏ hơn của chủ đề

và sắp xếp theo thứ tự chữ cái. Ví dụ, mục Droit (Luật) sẽ được chia thành các khía

cạnh nhỏ hơn như:

Droit administratif (luật hành chính)

Droit canon (luật giáo hội)

Page 100: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

98

Droit civil (luật dân sự)

Droit colonial (luật thuộc địa)

Droit commercial (luật thương mại)

Thậm chí, các khía cạnh quan trọng còn có thể được phân chia chi

tiết hơn:

Droit civil. Codes (Luật dân sự. Bộ luật)

Droit civil. Contrats (Luật dân sự. Hợp đồng)

Droit civil. Famille (Luật dân sự. Gia đình)

Droit civil. Mariage (Luật dân sự. Hôn nhân)

Các chủ đề lịch sử, nghệ thuật và văn học, phiếu được sắp xếp theo niên đại

(lịch sử Pháp được sắp xếp theo thế kỷ và triều đại).

Các mục được ngăn cách bằng các phiếu nhô kim loại có màu sắc khác nhau

giúp cho việc tra tìm dễ dàng. Ví dụ, tên địa danh dùng phiếu nhô màu đỏ, tên cá nhân

màu xanh lá cây, tên chủ đề màu đen, những mục liên quan đến Đông Dương màu

xanh da trời. Trong các mục, các phiếu mục lục được sắp xếp theo thời gian xuất bản

(ấn phẩm mới được xếp trước, ấn phẩm không có thời gian xuất bản được xếp cuối

cùng). Ngoài ra, cũng có những một số ngoại lệ trong sắp xếp:

- Trong các mục tiểu thuyết và kịch, phiếu được sắp xếp theo từ đầu tiên của

nhan đề tác phẩm.

- Trong các mục văn học khác như hồi ký, thư từ trao đổi, phiếu được sắp xếp

theo trật tự chữ cái tên tác giả.

Để tránh sự gia tăng và tích tụ những phiếu trong đề mục Pháp và Đông Dương,

thư viện sắp xếp phiếu về vấn đề chung cùng nhau và không thiết lập thêm các mục

nhỏ hơn. Những cuốn sách liên quan đến các vấn đề chi tiết của Pháp và Đông Dương

được phân chia trong toàn bộ mục lục. Ví dụ, mục “Histoire. France” (Lịch sử. Pháp)

gồm những phiếu liên quan đến lịch sử Pháp. Tương tự, phiếu về lịch sử Đức được

xếp vào “Histoire. Allemagne”. Mục “Voyage. Indochine” (Hành trình. Đông

Dương) gồm những phiếu liên quan đến hành trình ở Đông Dương…

Page 101: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

99

Theo khảo sát thực tế tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, các mục lục truyền

thống của khối tài liệu tiếng Pháp xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc được tổ chức

theo đúng nguyên tắc qui định của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương. Cấu trúc

của phiếu mô tả thời kỳ này có một số khác biệt so với ngày nay : ngoài kích thước

của phiếu đứng (phiếu mô tả hiện tại là phiếu nằm ngang), phía dưới bên trái của tờ

phiếu có đánh chỉ số chủ đề của tài liệu [Phụ lục 5, tr. 175].

- Thư mục

Phục vụ cho việc nghiên cứu khai thác thuộc địa, các thư viện ở Đông Dương,

tiêu biểu là thư viện Trung ương Đông Dương tiến hành biên soạn các loại thư mục

nhằm kiểm soát các nguồn tài liệu. Thư viện Trung ương Đông Dương và Thư viện

EFEO đã biên soạn một số thư mục có giá trị sau: Thư mục tổng quát về Pháp (Thư

mục sách về Pháp, Danh mục các nhà xuất bản Pháp, Thư mục của Thư viện quốc

gia Pháp (Xếp theo tên tác giả từ A - L)); Thư mục Đông Dương (Thư mục Annam,

Thư mục Bibliotheca Indosinica, Thư mục sách xuất bản trong năm, Thư mục Đông

Dương thuộc Pháp, Thư mục sách lưu chiểu). Ngoài ra còn các thư mục khác: Thư

mục địa chí, Thư mục ấn phẩm định kỳ (périodique) (gồm 90 loại), Thư mục thông

báo sách mới.

Năm 1921, Thư viện Trung ương Đông Dương công bố một thư mục có tên

Pour mieux connaître l'Indochine, Revue Indochinoise, T. XXVI (nov.-dec.1921),

pp.339-400. (thư mục Để hiểu biết hơn về Đông Dương) trong Tạp chí Đông Dương.

Đến năm 1927, Thư viện Trung ương Đông Dương đã biên soạn tổng hợp tất cả các

tài liệu vào một thư mục.

Trong các thư mục của Thư viện Trung ương Đông Dương, những thư mục về

Đông Dương đặc biệt được quan tâm biên soạn như: Thư mục Annam của Bocage và

thư mục Bibliotheca Indosinica của Cordier tập trung các tài liệu có nội dung về các

lĩnh vực lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán... của vùng Viễn Đông và Việt Nam. Đây

là những thư mục phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương, đặc biệt là

Việt Nam. Tuy nhiên kết cấu và cách sắp xếp còn hơi lộn xộn, thiếu bảng tra chữ cái

gây khó khăn trong việc tra cứu.

Page 102: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

100

Để khắc phục những hạn chế của các bản thư mục trước, Thư mục Đông

Dương thuộc Pháp 1913-1926 (Bibliographie de l'Indochine Française 1913-1926)

của Boudet và Bourgeois được chia làm hai phần:

Phần thứ nhất gồm các mục được xếp theo chữ cái, đó là các mục tổng quát

như hành chính, lịch sử, địa lý, các mục chuyên ngành, tên tác giả và tên địa danh.

Một cuốn sách liên quan đến nhiều chủ đề thì các mô tả của nó sẽ được nhắc lại ở các

đề mục liên quan. Trong mỗi đề mục, các sách được xếp theo trật tự chữ cái tên tác

giả (sách khuyết danh được xếp theo từ đầu tiên của nhan đề cuốn sách). Cách sắp

xếp này đơn giản, tạo thuận lợi cho tra cứu. Mỗi một mô tả bao gồm những chỉ dẫn

thư mục như: ký hiệu phân loại thập phân, kí hiệu xếp giá của Thư viện Trung ương

Đông Dương hay Thư viện EFEO. Trong trường hợp những thông tin của sách không

đầy đủ hoặc không chính xác, mô tả thư mục thể hiện những giải thích bằng chữ nhỏ

hơn để cung cấp thêm chi tiết.

Phần thứ hai của thư mục gồm chỉ dẫn chữ cái tên tác giả và tên sách khuyết

danh. Mỗi mô tả chỉ bao gồm tên tác giả và mô tả thư mục (Không có các ký hiệu).

Nhan đề của các ấn phẩm định kỳ không được mô tả ở phần này mà được mô tả ở

phần 1 ("ấn phẩm định kỳ"). Ngoài ra, ở cuối thư mục còn giới thiệu những cuốn sách

và bài trích về Đông Dương thuộc Pháp ở các thư viện thuộc địa hay các thư viện Pháp.

Các Thư mục Đông Dương thuộc Pháp tiếp theo được Boudet và Bourgeois

điều chỉnh và bổ sung những tài liệu liên quan đến các nước Đông Dương trên cơ sở

những góp ý phê bình của bạn đọc: năm 1931 gồm những tài liệu xuất bản từ năm

1927 đến 1929; năm 1933 giới thiệu những tài liệu được xuất bản trong năm 1930.

Kết cấu và phương pháp biên soạn của hai tập này đã được điều chỉnh:

Trong mỗi chủ đề, tài liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất bản

(cũ trước mới sau), chứ không theo trật tự chữ cái của tên các tác giả.

Các chủ đề lớn được chia thành những chủ đề nhỏ giúp tra cứu dễ dàng

hơn, các chỉ dẫn quan hệ được tăng cường nhằm làm nhẹ đề mục chủ

đề chính.

Page 103: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

101

Trong bảng tra chữ cái tên tác giả và tên sách khuyết danh, các ấn phẩm

có cùng tác giả được sắp xếp theo từ đầu tiên của nhan đề ấn phẩm thay

vì theo trật tự thời gian xuất bản.

Ký hiệu phân loại thập phân và ký hiệu của Thư viện Trung ương Đông

Dương Hà Nội và Thư viện EFEO được bỏ đi do lợi ích của chỉ dẫn

không nhiều trong khi lại chiếm khá nhiều vị trí trong các mô tả.

Đối với các ấn phẩm định kỳ, trước năm 1912, chỉ có Cordier làm các phiếu

trích một cách đầy đủ. Từ sau năm 1912, chỉ có Boudet và Bourgeois tiếp tục theo

đuổi công việc này. Hai tác giả này đã tiến hành làm phiếu trích cho khoảng 60 ấn

phẩm định kỳ và sau đó bổ sung thêm phiếu trích cho 30 ấn phẩm định kỳ khác.

Thư mục Đông Dương thực sự là một công trình công phu, giúp cho những

người nghiên cứu quan tâm đến Đông Dương sử dụng những chỉ dẫn đến tài liệu một

cách đầy đủ và hiệu quả. Cho đến nay, đáng tiếc hầu hết các thư mục này đã được

mang về lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Pháp, thư mục ở Việt Nam chỉ còn lại Thư

mục Đông Dương thuộc Pháp của Boudet và Bourgeois.

Danh mục ấn phẩm lưu chiểu (Liste des imprimés déposés au service de dépôt

légal) do Thư viện Trung ương biên soạn, xuất bản từ năm 1922-1944 là một tài liệu

tra cứu quí giá về Đông Dương thời kỳ thuộc Pháp. Đây là một thư mục quan trọng

được biên soạn trên cơ sở chế độ lưu chiểu ở Đông Dương, phản ánh khá đầy đủ tài

liệu xuất bản trong thời kỳ này. Trong trường hợp tài liệu không tìm được tại Thư

viện Trung ương Đông Dương, có thể tìm lại tại Thư viện quốc gia Paris (do một bản

đã được gửi lưu chiểu tại đây).

Trong suốt quá trình hoạt động, Thư viện Trung ương Đông Dương liên tục

biên soạn và cập nhật các thư mục. Phương pháp biên soạn thư mục được điều chỉnh

phù hợp với nhu cầu của bạn đọc, tạo điều kiện cho việc tra cứu dễ dàng và hiệu quả.

Cách sắp xếp theo thứ tự chữ cái các chủ đề và chia nhỏ các chủ đề nhỏ trong các chủ

đề lớn là cách sắp xếp khoa học, giúp tra cứu tập trung theo chủ đề. Trong các thư

mục đều có các bảng tra tạo điều thuận lợi cho người sử dụng. Đặc biệt trong các thư

mục ngoài sách còn có các bài trích trong 90 tạp chí.

Page 104: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

102

2.2.2.5. Phục vụ bạn đọc

- Đối tượng phục vụ

Đối tượng phục vụ trong các thư viện được Nha Lưu trữ và Thư viện Đông

Dương qui định rõ (Cẩm nang nghiệp vụ sắp xếp thư viện). Ví dụ, trong “Chỉ dẫn độc

giả sử dụng Thư viện Trung ương Đông Dương” quy định:

1- Độc giả người Âu từ 16 tuổi trở lên;

2- Người Việt Nam phục vụ trong ngành giáo dục;

3- Sinh viên các trường đại học;

4- Người Việt Nam và người châu Á từ 18 tuổi trở lên có đủ trình độ, các

viên chức trong các cơ quan của Đông Dương [90].

Các độc giả thuộc ba đối tượng (2,3,4) muốn sử dụng phòng đọc phải khai

những thông tin về họ tên, nghề nghiệp, nơi ở và thẻ căn cước (chứng minh thư) [90].

Bên cạnh những đối tượng chính theo qui định, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương

còn cho phép học sinh một số trường Trung học phổ thông trực thuộc Nha học chính

Đông Dương tới đọc.

Theo thống kê của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, năm 1937, lượng

độc giả người Việt trong lĩnh vực giáo dục chiếm 72% (54% là học sinh tiểu học, phổ

thông cơ sở và trung học, 14% là sinh viên đại học, 4% là những người làm công tác

giảng dạy). Số còn lại là cán bộ, viên chức, thương nhân, nhà báo [90].

- Hình thức phục vụ

Giai đoạn này, các thư viện đã áp dụng hai hình thức phục vụ chủ yếu là phục

vụ đọc tại chỗ và mượn về nhà. Bên cạnh đó, có hai hình thức phục vụ mới và tiến

bộ là phục vụ thiếu nhi và phục vụ lưu động.

+ Phục vụ đọc tại chỗ

Qui trình phục vụ đọc tại chỗ cũng được tiến hành tương tự các thư viện của

Pháp. Thư viện Trung ương Đông Dương là một ví dụ cụ thể cho cách tổ chức phục

vụ này.

Page 105: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

103

Giờ mở cửa của các thư viện được qui định chung từ 9h đến 22h. Tuy nhiên,

các thư viện có thể điều chỉnh thời gian mở cửa phù hợp với đối tượng và vị trí địa lý

cũng như hoàn cảnh thực tế của các thư viện.

Độc giả trình thẻ thư viện khi mượn và trả sách tại phòng đọc. Mỗi yêu cầu

sách được thực hiện trên một phiếu và chuyển đến người tiếp nhận, ghi lại ký hiệu

của cuốn sách và tìm sách trong kho. Một phiếu thế được gài vào vị trí của cuốn sách

lấy ra. Cuối mỗi ngày, những phiếu thế này được gom lại để thống kê thư viện hoặc

kiểm tra trong khi cần thiết.

Phòng đọc của thư viện bố trí các tủ giá phục vụ tại chỗ các tài liệu tra cứu

theo mô hình thư viện ở châu Âu. Cách bố trí này cũng vẫn được áp dụng ở thư viện

các nước tiên tiến trên thế giới đến nay. Các sách tra cứu này gồm bách khoa thư,

niên giám, sách nghệ thuật, luật, địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, văn học, triết học, tôn giáo,

khoa học, một số sách khác về Đông Dương và Viễn Đông, các bộ ấn phẩm định kỳ

về Đông Dương và những số cuối của 66 ấn phẩm định kỳ Pháp và nước ngoài.

Tất cả sách của thư viện tại phòng đọc đều được phục vụ tại chỗ. Việc cho

mượn về nhà chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt. Thời gian mượn

về nhà không quá hai tuần. Độc giả không được phép mang những tài liệu sau ra khỏi

thư viện: sách tra cứu, ấn phẩm định kỳ, bản đồ, bản vẽ, sách lưu chiểu, sách dự trữ.

Mọi hành động hủy hoại, cắt xé hay làm thay đổi hình thức và nội dung của sách, ấn

phẩm định kỳ, an-bom, bản đồ, bản khắc, tranh ảnh đều bị truy tố và xét xử với mức

tiền phạt tùy thuộc vào mức độ vi phạm và có thể phạt tù (qui định ở Điều 254, 255

và 257 của Bộ Luật hình sự). Thủ thư trông coi phòng đọc chịu trách nhiệm nhắc nhở

độc giả giữ gìn trật tự, chỉ dẫn và hướng dẫn độc giả tra cứu các mục lục với một thái

độ lịch sự [106].

Việc chính quyền thuộc địa áp dụng những qui định tại phòng đọc của Thư

viện Trung ương Đông Dương và các thư viện công ở Việt Nam giống như tại các

thư viện Pháp giúp cho thư viện có thể bảo quản và gìn giữ khối tài liệu quí giá và

nâng cao vai trò của thư viện đối với sự phát triển của xã hội.

Page 106: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

104

Tuy nhiên, với sự đầu tư mất cân đối giữa các lĩnh vực và vùng miền, có thể

thấy các thư viện có số lượng vốn tài liệu lớn và lượt sử dụng cao đều tập trung ở các

kỳ thuộc Việt Nam. Theo Báo cáo thống kê của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông

Dương về số lượt độc giả của Hà Nội, Sài Gòn và Phnompenh năm 1919-1941, có

thể thấy lượt độc giả đến sử dụng thư viện của các thư viện ở Hà Nội vẫn chiếm tỉ lệ

cao nhất (Bảng 2-13), cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong chính sách khai

thác thuộc địa của Pháp, cũng như nhu cầu đọc ở các thành phố lớn ở Việt Nam.

Bảng 2-13: Lượt người đọc tại Hà Nội, Sài Gòn, Phnompenh

Năm Hà Nội Sài gòn Phnompenh

1919 12 000

1920 23 000 13 000

1921 30 000 14 000

1922 33 000 15 000

1923 38 000 19 200

1924 43 000 28 191

1925 55 000 34 449 2 000

1926 66 000 51 712 11 000

1927 71 000 47 540 18 300

1928 75 000 47 607 19 000

1929 71 364 45 267 21 000

1930 69 815 46 777 24 000

1931 77 383 44 638 25 449

1932 75 724 46 894 32 982

1933 74 699 50 270 31 249

1934 74 612 50 039 30 090

1935 95 602 56 545 29 418

1936 100 530 52 360 36 506

1937 102 115 46 773 37 857

1938 123 597 52 431 42 331

1939 119 494 67 290 47 378

1940 130 737 82 125 55 636

1941 144 897 89 433 61 381

Đơn vị: Lượt.

Nguồn: [100].

Page 107: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

105

Hình 2-4: Biểu đồ so sánh lượt người đọc tại Hà Nội, Sài Gòn, Phnompenh

Đơn vị: Lượt.

Nguồn: [100].

+ Phục vụ mượn về nhà

Hình thức phục vụ này được tổ chức ngay từ trước năm 1917, dưới dạng các

thư viện nhỏ, thư viện phổ thông. Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương cũng đề ra

các qui định chung cho hình thức phục vụ này (Cẩm nang nghiệp vụ sắp xếp thư

viện). Thư viện Trung ương Đông Dương - một thư viện có vốn tài liệu lớn nhất ở

Đông Dương cũng như phục vụ nhiều loại đối tượng, tiêu biểu cho hình thức phục vụ

mới mẻ này.

Hình thức phục vụ mượn về chủ yếu phục vụ những người không có thời gian

đến thư viện. Thư viện phục vụ mượn về nhà có tỷ lệ lớn vốn tài liệu sách giải trí, đặc

biệt là tiểu thuyết. Tuy nhiên, thư viện vẫn có những sách phổ biến khoa học, sách

chỉ dẫn, nghệ thuật và văn chương.

Bộ phận cho mượn cũng hoạt động ngoài giờ làm việc. Ở Hà Nội, phòng mượn

mở cửa liên tục từ 9h sáng đến 20h. Điều kiện được mượn là người đọc phải sống

trong thành phố hay khu vực phụ cận thành phố; xuất trình thẻ căn cước và biên lai

trả tiền nhà. Thư viện không cung cấp thẻ mượn cho những học sinh không chứng

minh được chỗ ở chính xác trong thành phố [106].

Để đảm bảo phục vụ tối đa cho độc giả, bộ phận cho mượn áp dụng cách tổ

chức kho mở. Độc giả được lấy sách trực tiếp trên giá theo nhu cầu. Sách được sắp

Page 108: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

106

xếp hợp lý giúp độc giả có thể tìm thấy dễ dàng trên giá mà không phải tra cứu mục

lục. Với cách tổ chức kho này, thủ thư được ngồi ở vị trí có thể quan sát được giá

sách và lối ra, tránh không làm phiền độc giả.

Thư viện hướng tới việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người mượn. Các thư

viện ở Hà Nội, đặc biệt là Thư viện Trung ương Đông Dương áp dụng phương thức

thiết lập số phiếu tương đương với số độc giả đăng ký. Những phiếu này bao gồm

nhiều ô vuông, trên đó các thủ thư cho mượn ghi duy nhất ký hiệu của cuốn sách và

thời gian cho mượn và thời gian trở lại.

Mặc dù hạn chế về đối tượng đọc, yêu cầu cần được đáp ứng của người Việt

Nam theo qui định về đối tượng được sử dụng thư viện đòi hỏi chặt chẽ hơn so với

người Âu, nhưng số người đọc Việt Nam vẫn rất cao và ngày càng gia tăng thể hiện

nhu cầu tiếp thu kiến thức rất lớn của nhân dân Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt

Nam nói chung (thống kê của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương). Số lượt độc

giả người Việt tăng đáng kể (năm 1920 là 5.000 lượt, đến năm 1940 là 83.537 tăng

hơn 16,7 lần). Dù có những hạn chế về thành phần vốn tài liệu nhưng đây là một dấu

hiệu tích cực trong việc nâng cao trình độ và tiếp xúc với những yếu tố tích cực của

văn minh phương Tây của một bộ phận tầng lớp trí thức Việt Nam (Bảng 2-14).

Hình 2-5: Số lượt bạn đọc tại Phòng đọc và Phòng mượn

Nguồn: [97].

Page 109: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

107

Bảng 2-14: Lượt bạn đọc tại Phòng đọc và Phòng mượn tại Thư viện

Trung ương Đông Dương

Năm Người Việt Người Âu Tổng số Lượt bạn

đọc/ngày Số lượt Tỉ lệ % Số lượt Tỉ lệ %

1920 5 000 55,56 4 000 44,44 9 000 30

1921 5 500 55,00 4 500 45,00 10 000 37

1922 6 000 54,55 5 000 45,45 11 000 38

1923 7 683 56,70 5 867 43,30 13 550 45

1924 11 340 60,51 7 400 39,49 18 740 62

1925 12 919 66,93 6 382 33,07 19 301 75

1926 19 130 74,25 6 636 25,75 25 766 100

1927 21 002 77,99 5 927 22,01 26 929 128

1928 22 857 76,21 7 134 23,79 29 991 130

1929 24 787 74,29 8 577 25,71 33 364 130

1930 26 743 71,23 10 800 28,77 37 543 130

1931 26 666 76,64 8 130 23,36 34 796 131

1932 32 130 75,00 10 712 25,00 42 842 160

1933 36 656 85,98 5 978 14,02 42 634 160

1934 38 885 89,88 4 378 10,12 43 263 162

1935 52 605 88,21 7 028 11,79 59 633 217

1936 58 059 91,96 5 074 8,04 63 133 267

1937 69 883 94,53 4 045 5,47 73 928 270

1938 76 363 94,05 4 828 5,95 81 191 290

1939 79 239 95,19 4 005 4,81 83 244 305

1940 83 537 95,58 3 860 4,42 87 397 315

Nguồn: [97].

Có thể thấy số lượt bạn đọc người Việt đến sử dụng Thư viện Trung ương

Đông Dương luôn nhiều hơn số lượng người Âu, đặc biệt từ năm 1936 đến 1940. Con

số này có thể là do bạn đọc người Âu chủ yếu tập trung vào các viên chức trong các

cơ quan thuộc bộ máy chính quyền thuộc địa vốn có số lượng ít. Mặt khác, giai đoạn

1936-1939, tự do dân chủ ở thuộc địa (ảnh hưởng Mặt trận bình dân ở Pháp) được

Page 110: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

108

mở rộng. Bên cạnh đó là phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trên nhiều lĩnh vực

kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Trong

giai đoạn này, nhiều sách lí luận, chính trị được đưa từ nước ngoài về, nhiều tác phẩm

văn học hiện thực phê phán ra đời như Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), Tắt

đèn, Lều Chõng (Ngô Tất Tố), Dông Tố, Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Thơ (Tố Hữu)...

Cuối năm 1937, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào truyền bá chữ Quốc

ngữ giúp quần chúng đọc sách báo, nâng cao hiểu biết về chính trị và cách mạng [15].

Chính những tác động của tình hình chính trị trong nước và trên thế giới giai

đoạn này làm nảy sinh nhu cầu đọc sách, báo đặc biệt là những người thuộc tầng lớp

tri thức yêu nước muốn cách tân đất nước (Bảng 2-15).

Bảng 2-15: Sử dụng vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương

Năm Tổng số vốn tài liệu Số lượt người đọc

1920 9 000 11 228

1921 10 000 14 501

1922 11 000 16 614

1923 13 550 18 704

1924 18 740 22 886

1925 19 301 27 933

1926 25 766 32 546

1927 26 929 35 798

1928 29 991 40 447

1929 33 364 46 508

1930 37 543 52 218

1931 34 796 55 989

1932 42 842 60 375

1933 42 634 64 022

1934 43 263 69 144

1935 59 633 73 436

1936 63 133 78 073

1937 73 928 83 067

1938 81 191 88 152

1939 83 244 92 613

1940 87 397 98 173

Nguồn: [97].

Page 111: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

109

Hình 2-6: Sử dụng vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương

Nguồn: [97].

Trong giai đoạn 1920 – 1940, trên phương diện đáp ứng nhu cầu độc giả, vốn

tài liệu gia tăng không ngừng với tốc độ lớn (trung bình 12,7%/năm). Tốc độ tăng trung

bình của số lượt mượn thấp hơn không đáng kể so với vốn tài liệu (11,6%/năm). Vấn

đề này có thể được lí giải là đối tượng sử dụng của Thư viện Trung ương Đông Dương

chỉ được giới hạn ở tầng lớp trí thức người Pháp (đối tượng chiếm tỷ lệ không nhiều).

Trong thời kỳ đầu của giai đoạn 1920 – 1940, tốc độ tăng trưởng của vốn tài

liệu và lượt người đọc gần như nhau (tốc độ tăng trưởng trung bình 16,7%/năm từ

1920 – 1930). Tuy nhiên, giai đoạn tiếp theo, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế

giới, tốc độ tăng trưởng của tổng số vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông

Dương không theo kịp tốc độ tăng trưởng của số lượt mượn (tốc độ tăng trưởng trung

bình của vốn tài liệu 8,2%/năm từ 1930 – 1934).

+ Phục vụ thiếu nhi

Mặc dù ra đời muộn so với các loại hình phục vụ cho người lớn nhưng sự xuất

hiện phòng đọc cho thiếu nhi trong các thư viện công cộng lớn như Thư viện Trung

ương Đông Dương, Thư viện Sài Gòn là một ưu điểm lớn trong hoạt động của Nha

Page 112: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

110

Lưu trữ và Thư viện Đông Dương. Lần đầu tiên trong hoạt động của thư viện Việt

Nam, thiếu nhi là đối tượng bạn đọc và được quan tâm phục vụ ở một bộ phận riêng.

Sự xuất hiện phòng đọc dành cho thiếu nhi là một yếu tố mới du nhập từ văn minh

phương Tây.

Theo Báo cáo hàng năm của Nha Lưu trữ và Thư viện ở Đông Dương, năm

1940, Thư viện Trung ương Đông Dương đã thành lập phòng đọc dành cho thiếu nhi,

thu hút được một khối lượng lớn bạn đọc trẻ em (15 tuổi và dưới 15 tuổi). Phòng đọc

dành cho thiếu nhi thường xuyên có số lượng độc giả đông, con số sách phục vụ lên

tới 15.000 cuốn/năm vào năm 1941-1942 [101], [103]. Tại Thư viện Sài Gòn, phòng

đọc dành cho thiếu nhi có số lượng người mượn tăng đều, đặc biệt vào năm 1940-

1941 (Bảng 2-16):

Bảng 2-16: Số lượt người đọc ở phòng đọc thiếu nhi của thư viện Sài Gòn

Năm Lượt (người)

1939-1940 6 079

1940-1941 9 491

1942-1943 6 760

1943-1944 8 010

Nguồn: [101], [103].

+ Phục vụ lưu động

Mạng lưới thư viện ở Đông Dương phát triển đã tác động mạnh đến đời sống

văn hóa và tinh thần của nhân dân, trong đó phải kể đến sự xuất hiện hình thức phục

vụ thư viện lưu động cho các vùng dân cư hẻo lánh. Hình thức phục vụ thư viện này

được đón nhận nồng nhiệt từ công chúng Nam Kỳ và Bắc Kỳ.

- Cách tổ chức thư viện lưu động thời Pháp thuộc

Theo Cẩm nang sắp xếp thư viện ở Đông Dương, có hai loại thư viện lưu động

được tổ chức [106]:

1. Kho sách lưu động: Tổ chức trung tâm gửi định kỳ một số sách (đóng theo

thùng) tới các địa phương có vùng dân cư hẻo lánh. Việc vận chuyển các thùng sách

bằng các xe cam-nhông nhỏ hoặc bằng đường sắt. Những kho sách này là những thư

viện nhỏ. Sách được chuyển đến trong những thùng có chiều dài 0,90m, rộng 0,70m,

Page 113: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

111

cao 0,35cm, được chia làm hai tầng theo chiều dài bằng một ván đợt trở thành 2 giá

sách. Các thùng chồng lên nhau, sách trong thùng đã được sắp xếp như trên giá thư

viện. Kèm theo mỗi thùng là một bản thống kê số sách trong mỗi thùng. Các thùng

sách được luận chuyển, thay thế bằng các thùng mới sau một thời gian để chuyển

sang địa phương khác.

2. Ô tô thư viện: Trong những vùng nơi dân cư sống tản mát, kho sách để cố

định một nơi không phát huy hết được tác dụng phục vụ. Thư viện sử dụng hình

thức tổ chức xe ô tô thư viện. Những giá trong ô tô thư viện có hai mặt và đặt hai

giá trong xe, lối đi giữa để đi lại lấy sách. Một nhân viên thư viện đi theo ô tô thư

viện, mang theo sổ thống kê sách, mục lục và sổ đăng ký cho mượn. Độc giả tự

chọn sách và ghi vào sổ cho mượn. Ở chuyến xe lần sau, độc giả sẽ trả sách cũ và

mượn sách mới. Một mục lục chung của thư viện lưu động được kèm theo mỗi ô tô

thư viện. Nhờ vào mục lục này, độc giả có thể tra cứu toàn bộ cuốn sách và đăng ký

mượn trong chuyến xe sau.

Dự án thư viện lưu động đầu tiên được xây dựng nhằm phục vụ ở Bắc Kỳ, kế

hoạch mở rộng sau đó trên toàn Đông Dương. Trung tâm điều phối sách được thành

lập với mục đích điều phối sách cho các địa phương (sách chữ Pháp, chữ Quốc ngữ

và sách phổ biến khoa học). Trung tâm bao gồm một bộ phận ở Hà Nội và một kho

sách ở các Thủ phủ của mỗi tỉnh. Việc trông coi giao cho một thư ký của Tòa Công

sứ chịu trách nhiệm đăng ký cho mượn và bán sách phổ biến khoa học. Hai xe cam-

nhông nhỏ được trang bị đặc biệt để chở sách qua các tỉnh.

Trên thực tế thư viện lưu động thời kỳ này được tổ chức chủ yếu theo cách sử

dụng ô tô thư viện. Dự án xây dựng thư viện lưu động nhằm phục vụ ở Bắc Kỳ. Tuy

nhiên những thử nghiệm của hình thức phục vụ thư viện này lại được thực hiện trước

ở Nam Kỳ.

- Hoạt động của thư viện lưu động Nam Kỳ

Thử nghiệm đầu tiên về tổ chức thư viện lưu động được thực hiện ở Nam Kỳ

từ tháng 3 năm 1936 đã được đón nhận nhiệt tình từ công chúng . Một xe thư viện

lưu động đã được sử dụng để thực hiện ở 11 tỉnh. Từ khi thực hiện hoạt động này, số

Page 114: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

112

lượng bạn đọc của thư viện lưu động tăng nhanh hơn dự kiến (Bảng 2-17). Do chưa

đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc bằng một xe thư viện lưu động, một xe thứ hai đã

được bổ sung và hoạt động từ 6/12/1937 phục vụ cho các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau,

Rạch Giá, Hà Tiên, Châu Đốc, Tây Ninh, Bà Rịa và Vũng Tàu. Thủ phủ các tỉnh thời

điểm này được phục vụ mỗi tháng hai lần.

Tài liệu của thư viện lưu động gồm gần 3800 cuốn được sắp xếp theo chữ cái,

chủ đề và tác giả. Do nhu cầu của độc giả chủ yếu là giải trí và sử dụng thời gian rỗi,

hơn nữa những tài liệu cổ là những cuốn sách khó đọc đối với đa số bạn đọc ở các

tỉnh nên được thay bằng những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn có nội dung dễ hiểu.

Sách chữ Quốc ngữ chiếm được sự quan tâm lớn của bạn đọc. Sau này, thư viện bổ

sung ngày càng nhiều sách mới trong tất cả các lĩnh vực và sách của các tác giả lớn.

Thư viện lưu động đã phục vụ bạn đọc ở Nam Kỳ trong 5 năm từ 1936-1941 và thực

hiện được 138 chuyến.

Bên cạnh việc cho mượn sách, Thư viện lưu động Nam Kỳ còn thực hiện các

hoạt động trao đổi, biếu tặng với các đơn vị khác trong vùng. Năm 1943-1944, Thư

viện lưu động Nam Kỳ đã gửi 60 cuốn sách cho Làng Toàn quyền Nam Kỳ ở Đà Lạt,

30 cuốn cho các kiều dân Pháp ở Sông Bé, 32 cuốn phục vụ và 106 cuốn sách còn

trong tình trạng tốt được tặng cho Nhà tù Nam Kỳ.

Bảng 2-17: Sử dụng vốn tài liệu của thư viện lưu động Nam Kỳ

1936-1937 1937-1938 1939-1940 1940-1941

Số người mượn 1 225 2 581 2 734 2 792

Số lượt mượn 10 016 21 542 22 714 23 540

Nguồn: [91], [92], [93], [94], [101].

Trong giai đoạn 1936-1941, dù số lượng tài liệu của thư viện lưu động Nam

Kỳ không có sự biến đổi (3.759 cuốn) nhưng số lượng người mượn lại tăng nhanh

(Bảng 2-17). Cụ thể có thể thấy tỷ lệ tổng số người mượn hàng năm trên số lượng

sách gia tăng đều đặn từ 33% lên 74%. Tức là trung bình cứ 10 cuốn sách thì có 3

độc giả mượn (33% năm 1936) tăng lên gần 8 độc giả (74% năm 1941). Đặc biệt năm

1937 có sự gia tăng đột biến lượng người mượn lên gấp hai lần (từ 33% lên 69%).

Như vậy đến năm 1941 thì trung bình cứ ba độc giả được mượn bốn cuốn sách.

Page 115: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

113

Bên cạnh việc gia tăng số lượng độc giả, vòng quay của sách cũng tăng lên

đáng kể. Trong giai đoạn 1936 – 1941, tỷ lệ số lượng lượt mượn sách trên tổng số

sách đã tăng gấp hai lần (từ 2,7 lần lên 6,3 lần). Có thể thấy, nếu năm 1937, trung

bình mỗi năm một cuốn sách chỉ được mượn 3 lần thì đến năm 1941 cuốn sách này đã

được mượn 6 lần.

Bảng 2-18: Hiệu suất hoạt động của thư viện lưu động Nam Kỳ

1936-

1937

1937-

1938

1939-

1940

1940-

1941

Số người mượn/tổng số vốn tài liệu (%) 33 69 73 74

Số lượt mượn/tổng số vốn tài liệu (lần) 2,7 5,7 6,0 6,3

Nguồn: [91], [92], [93], [94], [101].

Điều này có thể thấy nội dung tài liệu, phương thức hoạt động và phục vụ của

thư viện lưu động Nam Kỳ ngày càng trở nên hiệu quả. Thu hút được nhiều độc giả

đến sử dụng thư viện, thư viện đã làm thay đổi đời sống văn hóa của cộng đồng. Xét

trong bối cảnh trình độ văn hóa và dân trí còn rất hạn chế của những vùng dân cư hẻo

lánh thời kỳ này thì những kết quả đat được của thư viện lưu động Nam Kỳ rất đáng

ghi nhận.

Tuy nhiên, với số lượng độc giả ngày càng gia tăng, trong khi số lượng sách

không phát triển sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, chất lượng thông tin và chất

lượng vật lý của vốn tài liệu.

Việc dừng phục vụ của thư viện lưu động cho phép thư viện Nam Kỳ thực hiện

các công việc thống kê và kiểm kê các sách bổ sung kết thúc vào 10/1942. Thư viện

lưu động của Nam Kỳ hoạt động trở lại do Toàn quyền Nam Kỳ đề nghị chuyển đổi

một trong hai xe ô tô lưu động thành xe xà lim phục vụ nhu cầu đọc của Nhà tù Nam

Kỳ. Có thể thấy, việc dành hẳn 50% quỹ thư viện lưu động cho nhà tù thể hiện chính

sách cải huấn tù nhân của chính quyền thuộc địa thời kỳ này.

+ Hoạt động của thư viện lưu động Bắc Kỳ

Ở Bắc Kỳ, thư viện lưu động được tổ chức dưới hình thức khá đặc biệt: thư

viện kết hợp với hiệu thuốc lưu động. Được thành lập ở Bắc Giang, thư viện lưu động

bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 1937. Thư viện có 406 cuốn sách bằng chữ Quốc

ngữ và tiếng Pháp có nguồn mua từ quỹ Hỗ trợ Xã hội (Assitance Sociale) (241 cuốn)

Page 116: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

114

và từ nguồn biếu tặng (145 cuốn). Sách của thư viện này được sắp xếp theo các mục:

1- Kiến thức thông dụng, 2- Khoa học, văn học và du lịch, 3- Tiểu thuyết, 4- Ba đầu tạp

chí định kỳ.

Thư viện lưu động này đi khắp các khu vực lân cận của thủ phủ tỉnh như Lạng

Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Yên Thế và đi đến những chợ lớn để phân phát thuốc

miễn phí cho nhân dân và cho mượn sách. Lý Trưởng chịu trách nhiệm quản lý và

tập trung sách cho mượn và trả lại cho các nhân viên thư viện vào chuyến xe sau. Số

lượng độc giả của thư viện tăng liên tục, đến tháng 4 năm 1937 đạt 265 người, số người

bệnh sử dụng hiệu thuốc lưu động miễn phí đạt 4.937 ((La presse Associée) [113]).

So với hoạt động của thư viện lưu động Nam Kỳ, có thể thấy thư viện lưu động

Bắc Kỳ hoạt động kém hiệu quả hơn. Ví dụ, năm 1937, số lượng đầu sách và số lượng

người mượn ở Bắc Kỳ chỉ bằng một phần mười ở Nam Kỳ (406/3.800 cuốn,

265/2.581 người). Việc này có thể được lý giải, dù mục đích ban đầu của việc kết hợp

thư viện lưu động và hiệu thuốc miễn phí là tốt, tuy nhiên có thể do việc tập trung

nhiều hơn cho hoạt động y tế đã giảm hiệu quả hoạt động và tính chuyên nghiệp của thư

viện lưu động Bắc Kỳ.

Tóm lại, hình thức phục vụ thư viện lưu động giai đoạn này đã làm thay đổi

đời sống tinh thần của nhân dân ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Về phương diện phục

vụ độc giả, thư viện lưu động thực sự là một nét tiến bộ trong hoạt động của thư viện

Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, dù Toàn quyền Đông Dương và Nha Lưu

trữ và Thư viện Đông Dương quan tâm, ủng hộ, nhưng thư viện lưu động vẫn chỉ hạn

chế phạm vi hoạt động ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ, hình thức phục vụ này không được tổ chức

ở Trung Kỳ.

- Triển lãm tài liệu

Với mục đích quảng bá hình ảnh của Pháp với thế giới, giới thiệu văn hóa

Đông Dương và Việt Nam, chính quyền thuộc địa cũng tổ chức các cuộc triển lãm tư

liệu cùng với các hội chợ, triển lãm phục vụ mục đích xúc tiến thương mại. Đa số các

cuộc triển lãm tư liệu này đều do Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương chủ trì tổ

chức. Ngay từ những năm đầu thành lập, ngoài việc xây dựng phát triển vốn tài liệu

Page 117: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

115

và kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động của thư viện, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông

Dương đã tổ chức và tham gia nhiều cuộc triển lãm tư liệu trong và ngoài nước. Đây

là một hoạt động tuyên truyền mới xuất hiện của thư viện. Đặc biệt, những cuộc triển

lãm này giúp cho các viên chức người Pháp và người Âu làm việc trong bộ máy chính

quyền thuộc địa hiểu biết về lịch sử, văn hóa và con người Đông Dương và Việt Nam.

Từ năm 1922, Thư viện Trung ương Đông Dương đã tham gia triển lãm sách,

ấn phẩm định kỳ ở Marseille (Pháp) gồm hàng trăm cuốn sách, bộ sưu tập Công báo

Đông Dương và một số tạp chí đặc sắc… Những tài liệu này bước đầu đem đến cho

người Pháp sự hiểu biết về Đông Dương và Việt Nam. Trong khuôn khổ các cuộc

triển lãm ở nước ngoài, vào năm 1939 và 1940, Thư viện Trung ương Đông Dương

đã tham gia hai cuộc triển lãm tư liệu tại San Francisco, Hoa Kỳ. Triển lãm đã gây

được tiếng vang và cảm tình của người xem bằng cách giới thiệu các tài liệu về văn

hóa, nghệ thuật, âm nhạc và tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam. Những

cuộc triển lãm này được nhiều tờ báo ca ngợi (Ví dụ: tờ báo tiếng Pháp "Le Courrier

du Pacifique” (Báo Thái Bình Dương) tại San Francisco [113], [119]).

Năm 1938, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đã phối hợp với Hội người

bạn của Hà Nội cổ tổ chức một cuộc triển lãm tài liệu về lịch sử Đông Dương tại Thư

viện Pierre Pasquier (Thư viện Trung ương Đông Dương). Triển lãm giới thiệu tư

liệu về 3 xứ Bắc - Trung - Nam Kỳ và lịch sử Hà Nội, từ thời cổ đại cho đến khi là

thuộc địa của Pháp [48]. Năm 1941, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đã tổ chức

một cuộc triển lãm lớn về lịch sử Đông Dương nhân dịp Hội chợ lần thứ 15 của Hà

Nội diễn ra tại Bảo tàng Maurice Long với sự giúp đỡ của chính quyền Trung Kỳ,

Campuchia và Lào. Triển lãm giới thiệu các tư liệu quí như bản đồ cổ, sách, các bản

khắc nhằm giới thiệu với thế giới sự thay đổi của Việt Nam, gắn kết nhân dân các

nước thuộc liên bang Đông Dương và giới thiệu Đông Dương với thế giới. Chương

trình triển lãm còn có các cuộc thi của các cơ quan khoa học và các nhà sưu tầm.

Bên cạnh những cuộc triển lãm ở Hà Nội, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông

Dương cũng tổ chức một số hoạt động triển lãm nhỏ dành cho Bắc Kỳ, Trung Kỳ và

Nam Kỳ (Ví dụ : cuộc triển lãm tổ chức nhân dịp tết Nam Giao tại điện Di Luân (Huế)

Page 118: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

116

[102]). Trong Hội chợ triển lãm năm 1942 của Thư viện Sài Gòn, Thư viện Trung

ương Đông Dương đã hỗ trợ Thư viện Sài Gòn 42 tài liệu ảnh, 12 cuốn sách liên quan

đến những quan hệ đầu tiên giữa Phương Đông với Phương Tây và đời sống của

những người dân Việt Nam thế kỷ 17. Năm 1943, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông

Dương cũng tham gia triển lãm giấy, sách và tranh in tay.

2.3. Đánh giá thực trạng thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

2.3.1. Tổ chức thư viện

- Ưu điểm

Có thể nói, ngay từ khi chiếm toàn bộ Đông Dương và trong cả quá trình khai

thác, đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã quan tâm đến việc thành lập, phát triển thư viện

và đã đạt được những thành tựu nhất định. Mạng lưới thư viện đã bước đầu được thiết

lập và từng bước kiện toàn bộ máy quản lý. Từ việc các thư viện được thành lập riêng

lẻ trong các cơ quan hành chính và nghiên cứu, mạng lưới thư viện đã từng bước hình

thành. Nha Lưu trữ và thư viện Đông Dương được chính quyền thuộc địa thành lập

với mục đích quản lý nhà nước về lĩnh vực thư viện trên toàn Đông Dương đánh dấu

bước ngoặt của sự nghiệp thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Hệ thống văn bản

pháp qui qui định cụ thể quy trình tổ chức và hoạt động thư viện đã được kịp thời ban

hành, đưa hoạt động của mạng lưới thư viện đi vào hoạt động ổn định, thống nhất.

Mạng lưới thư viện được thành lập theo mô hình của Pháp: thư viện công

cộng và thư viện chuyên ngành. Mạng lưới thư viện thời kỳ này đã được thành lập

chủ yếu ở các đô thị lớn. Hạn chế và nguyên nhân. Thư viện đề cao không gian sử

dụng thoáng đãng, thân thiện, tạo cảm giác dễ chịu cho người đọc. Thư viện phục

vụ miễn phí là một trong những yếu tố đảm bảo tiêu chí phổ cập và công cộng của

thư viện thời kỳ này.

- Hạn chế và nguyên nhân

Do được thành lập bởi chính quyền thuộc địa và chịu ảnh hưởng của chính

sách thuộc địa nên tổ chức của các thư viện bộc lộ những hạn chế nhất định. Mạng

Page 119: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

117

lưới thư viện chủ yếu vẫn tập trung ở các đô thị lớn phục vụ công cuộc khai thác

thuộc địa nên chưa cân đối giữa các vùng miền. Việc sử dụng và đào tạo nhân lực thư

viện chưa được quan tâm. Những vị trí quan trọng trong thư viện vẫn do người Pháp

đảm nhiệm nên người Việt không có cơ hội để tiếp cận công nghệ và cách quản lý

thư viện. Đào tạo nhân lực bản xứ không được thực hiện kịp thời và chỉ dừng ở đào

tạo nghề.

Một trong những nguyên nhân chính của những hạn chế này bắt nguồn từ việc

chính quyền thuộc địa trong giai đoạn đầu thành lập thư viện với mục tiêu chỉ để

nghiên cứu phục vụ công cuộc xâm lược và khai thác thuộc địa.

2.3.2. Hoạt động thư viện

- Ưu điểm

Việc xây dựng vốn tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học là được chính quyền

thuộc địa quan tâm hàng đầu. Sự ưu tiên này tập trung vào thư viện chuyên ngành

và những thư viện công cộng ở những trung tâm hành chính lớn. Với chính sách ưu

tiên và các phương thức bổ sung phong phú (mua sách từ kinh phí Đông Dương, từ

các nguồn sưu tầm, trao đổi trong nước và quốc tế, lưu chiểu xuất bản phẩm,…) các

thư viện thời Pháp thuộc đã xây dựng và phát triển được một vốn tài liệu khá lớn,

góp phần quan trọng cho những nghiên cứu về Đông Dương và Viễn Đông. Số

lượng tài liệu được in ấn ở Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Pháp chiếm ưu thế.

Những xuất bản phẩm này là minh chứng cho một thời kỳ lịch sử nhiều biến động

của đất nước ta.

Vốn tài liệu của các thư viện đã được tổ chức theo mô hình của các thư viện

của Pháp từ xử lý kỹ thuật, sắp xếp bố trí phòng đọc, phòng mượn, tổ chức kho tạo

điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và sử dụng của bạn đọc. Việc sắp xếp tài liệu

phù hợp với từng phương thức phục vụ đã tạo điều kiện để người đọc, với sự đa dạng

về trình độ và nhu cầu, có thể tiếp cận tài liệu trong những hoàn cảnh và điều kiện

phù hợp nhất.

Page 120: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

118

Việc bảo quản và sử dụng lâu dài vốn tài liệu cũng được đặc biệt quan tâm

bằng cách áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến.

Áp dụng bộ chỉ số sử dụng để đánh giá hoạt động thư viện Việt Nam thời kỳ

Pháp thuộc mà chúng tôi đưa ra (Chương 1. Tiểu mục 1.1.5.2.), có thể nhận thấy mức

độ đáp ứng nhu cầu tin của người đọc thông qua số lượng vốn tài liệu đã được nâng

lên. Ví dụ, tại Thư viện Trung ương Đông Dương, đơn cử năm 1935, với dân số Hà

Nội là 125 nghìn người, có thể thấy tỷ lệ giữa tổng số vốn tài liệu luân chuyển so với

tổng số dân cư đã đạt gần một nửa. Năm 1936, tổng số thẻ đăng ký mới tại Thư viện

Trung ương Đông Dương tăng 12% (531 thẻ so với 475 thẻ năm 1935). Tốc độ tăng

vốn tài liệu chưa đáp ứng được với tốc độ tăng của người đọc (năm 1935, tổng số vốn

tài liệu gấp 126 lần tổng số lượng thẻ, năm 1936, tỷ lệ này còn 119 lần). Trong giai

đoạn 1935 – 1940, tổng số vốn tài liệu tăng lên (tăng 47%) nhưng không theo kịp tốc

độ tăng của số lượng bạn đọc làm thẻ thư viện (tăng 60%).

Như vậy có thể nói mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người đọc thông qua số

lượng vốn tài liệu đã được nâng lên nhưng không theo kịp tốc độ tăng người đọc. Tuy

nhiên việc đáp ứng nhu cầu tin của người đọc của thư viện thời kỳ này là sự chuyển

biến lớn so với thời kỳ phong kiến (thư viện không dành cho nhân dân).

Qua những số liệu vừa phân tích, có thể thấy khả năng lôi cuốn, hấp dẫn cộng

đồng của thư viện đã tăng lên đáng kể. Trong sáu tháng đầu năm 1936, trung bình

độc giả tới thư viện hàng ngày tăng 23% so với cùng kỳ năm 1935 (267 so với 217

độc giả). Năm 1936, tổng số độc giả của thư viện đã tăng thêm 3.500 người (63.133

so với 59.633 năm 1935). Theo đó, trung bình hàng tháng số lượt độc giả cũng nhiều

hơn 1.200 lượt so với cùng kỳ năm 1935.

Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu người đọc, các thư viện đã sử dụng phương

thức phục vụ đa dạng: tại chỗ, cho mượn về nhà, phục vụ thiếu nhi. Ngoài ra, thư

viện còn tổ chức các hình thức phục vụ lưu động được áp dụng ở những vùng hẻo

lánh và phục vụ nhu cầu đọc cho nhà tù. Có thể thấy, những hình thức phục vụ của

thư viện ngày càng phong phú, nhất là từ sau khi Nha lưu trữ và Thư viện Đông

Page 121: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

119

Dương ra đời, đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin và làm thay đổi đời

sống tinh thần của nhân dân.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc, giờ mở cửa của các thư viện kéo

dài từ 9h đến 22h và được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi thư

viện. Các phương thức phục vụ đa dạng này đã thể hiện sự tiến bộ, nâng cao vai trò

xã hội của thư viện trong việc phục vụ cộng đồng.

Về khả năng lôi cuốn, bạn đọc được tạo cảm giác thân thiện khi đến sử dụng

thư viện, được hướng dẫn đọc sách hiệu quả, cũng như được hình thành thói quen

tiếp nhận thông tin kiểu mới (chưa từng có ở các thư viện thời kỳ phong kiến). Số

lượt bạn đọc tăng nhanh mỗi năm đặc biệt vào những năm 1940, 1941 đã thể hiện

được sự ảnh hưởng của thư viện đối với đời sống tinh thần người dân và nhu cầu

thông tin ngày càng cao của công chúng thời kỳ này. Bên cạnh hoạt động cơ bản là

phục vụ bạn đọc, thư viện còn tổ chức các hoạt động bổ trợ bằng hình thức tổ chức

triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá, tuyên truyền về thư viện cũng

như về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam và Đông Dương.

- Hạn chế và nguyên nhân

Một trong những hạn chế cơ bản nhất của hoạt động thư viện thời kỳ này là

thành phần vốn tài liệu của các thư viện không cân đối (tỉ lệ tài liệu văn học chiếm

gần một nửa vốn tài liệu). Vì sự mất cân đối này của vốn tài liệu, nhân dân ta chủ yếu

chỉ tiếp cận được với văn học Pháp và phương Tây, chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn

minh phương Tây. Do trình độ văn hóa còn thấp, việc chỉ tiếp cận sách văn học sẽ

hướng người đọc đến việc chấp nhận hoàn toàn văn hóa và sau đó là chấp nhận sự đô

hộ của người Pháp. Đây chính là mục đích của chính sách thuộc địa của thực dân Pháp.

Cũng để thực hiện mục đích trên, thư viện cũng có những định hướng về đối

tượng sử dụng. Thư viện không dành cho tất cả những người có nhu cầu đọc và nhu

cầu sử dụng thư viện. Ngoài việc quy định tuổi của người đọc bản xứ cao hơn người

người Pháp và người Âu, các qui định về trình độ cũng hạn chế cơ hội được sử dụng

thư viện của người Việt Nam. Mặt khác, mạng lưới các thư viện công cộng và chuyên

Page 122: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

120

ngành cũng chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị nơi tập trung các bộ máy hành

chính của chính quyền thuộc địa.

Những hạn chế này bắt nguồn từ mục đích khai thác thuộc địa. Trên thực tế,

hoạt động thư viện không phải nhằm mục đích nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu

thông tin của người Việt. Thư viện chủ yếu phục vụ các viên chức làm việc trong

bộ máy của chính quyền thuộc địa, các giáo sư, giảng viên, giáo viên và sinh viên,

những người có ảnh hưởng, có tác dụng tuyên truyền văn hóa, văn minh Pháp.

2.4. Tiểu kết

Sự phát triển của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc được chia thành hai

giai đoạn (1858-1917 và 1917-1945) với những đặc điểm riêng biệt về tổ chức và

hoạt động.

Giai đoạn từ 1858 đến 1917, các thư viện được thành lập ngay trong bộ máy

hành chính. Mặc dù chưa được đầu tư thích đáng, nhân lực thư viện còn thiếu và chưa

được đào tạo bài bản, các thư viện ở Việt Nam đã từng bước hình thành, bao gồm thư

viện công cộng và thư viện chuyên ngành. Tổ chức và hoạt động của các thư viện giai

đoạn này còn đơn giản, tự phát và chưa có quy định thống nhất.

Từ 1917 đến 1945, Nha lưu trữ và thư viện Đông Dương ra đời đã dần dần

đưa mạng lưới thư viện Việt Nam đi vào hoạt động quy củ và thống nhất. Các thư

viện công cộng giai đoạn này được thành lập ở những thành phố lớn. Các văn bản

pháp qui qui định tổ chức và hoạt động của thư viện đã tạo hành lang pháp lý giúp

thư viện tổ chức và hoạt động ổn định và phát triển lên một bước mới so với giai

đoạn trước.

Cơ sở vật chất thư viện đã được quan tâm nhưng chưa đúng mức. Thời kỳ này,

không có một thư viện nào được xây trụ sở mà chủ yếu hoán cải, cải tạo từ các trụ sở

của các cơ quan khác. Tuy nhiên, việc sắp xếp và bố trí thư viện đã theo mô hình thư

viện kiểu mẫu ở châu Âu. Công tác đào tạo nhân lực thư viện chỉ dừng ở đào tạo nghề

tại chỗ. Vấn đề sử dụng nhân lực có sự phân biệt. Nhân lực thư viện người Việt Nam

không được quan tâm bồi dưỡng, tiếp cận phương pháp quản lý, vận hành thư viện

mà chỉ sử dụng vào những vị trí việc làm đơn giản.

Page 123: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

121

Các qui trình hoạt động thư viện thời kỳ này đã được thiết lập theo tiêu chuẩn

và phương pháp của các thư viện của Pháp như: bổ sung vốn tài liệu, xử lý kỹ thuật

nghiệp vụ, xây dựng các sản phẩm thư viện, tổ chức phục vụ người đọc với nhiều hình

thức và một số hoạt động khác của thư viện như triển lãm tư liệu trong và ngoài nước.

Mạng lưới thư viện có các phương thức phục vụ phong phú, tổ chức và hoạt

động theo mô hình thư viện hiện đại kiểu Pháp đã thu hút một số lượng lớn người đọc

sử dụng thư viện. Điều đó đã góp phần nâng cao trình độ dân trí và phục vụ việc

nghiên cứu của tầng lớp trí thức Việt Nam.

Bên cạnh những ưu điểm, tổ chức và hoạt động của các thư viện thời kỳ này

vẫn còn một số hạn chế. Mạng lưới thư viện chưa rộng khắp để đáp ứng nhu cầu đọc

của nhân dân ở nông thôn. Thành phần vốn tài liệu mất cân đối, chủ yếu là sách văn

học nhằm làm cho người Việt chấp nhận hoàn toàn văn hóa và sự đô hộ của người

Pháp. Đối tượng sử dụng thư viện còn hạn chế đối với người Việt Nam.

Page 124: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

122

3. CHƯƠNG 3

ẢNH HƯỞNG CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC

TRONG SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chịu tác động từ bối cảnh lịch sử, đặc biệt là chính sách thuộc địa, sự nghiệp

thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã chịu tác động tích cực cũng như tiêu cực

trong quá trình hình thành và phát triển. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, thư

viện Việt Nam thời kỳ này đã ra đời và phát triển góp phần làm thay đổi đời sống

xã hội Việt Nam nói chung và sự nghiệp thư viện và văn hóa Việt Nam nói riêng.

3.1. Ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc tới sự nghiệp

thư viện Việt Nam

Với ảnh hưởng của thư viện hiện đại phương Tây, Thư viện Việt Nam thời kỳ

Pháp thuộc đã đánh dấu sự chuyển đổi mô hình thư viện phong kiến kiểu cũ sang mô

hình thư viện hiện kiểu mới. Sự chuyển đổi mô hình này đã đặt nền móng về lý luận

và thực tiễn cho thư viện Việt Nam hiện đại.

3.1.1. Chuyển đổi mô hình thư viện phong kiến sang mô hình thư viện

hiện đại

Thư viện Việt Nam thời kỳ này đã có những biến chuyển mạnh mẽ về cả mô

hình tổ chức và hoạt động.

3.1.1.1. Hình thành mạng lưới thư viện

Nhìn chung, cách tổ chức của thư viện thời kỳ phong kiến trước 1858 và phong

kiến đương thời vẫn chịu ảnh hưởng của thư viện Trung Quốc. Các thư viện hoạt

động độc lập; đối tượng phục vụ chủ yếu là tầng lớp vua chúa, quan lại. Thời kỳ

phong kiến, việc đào tạo cán bộ thư viện không được đặt ra. Người phụ trách thư viện

được chỉ định trong số các nhà Nho.

Theo Trần Nghĩa và Francois Gros trong Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục

đề yếu, mầm mống của thư viện ở Việt Nam hình thành từ thời Lý dưới hình thức là

các nhà tàng kinh. Theo thống kê của hai học giả này từ thế kỷ 11 đến năm 1922, số

Page 125: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

123

lượng các thư viện ở Việt Nam đã hình thành có: Nhà Bát giác chứa kinh (năm 1021),

Kho Đại Hưng (năm 1023), Kho Trùng Hưng (năm 1036), Kho kinh Phật ở Thiên

Trường ở Nam Định, Nam Hà (năm 1295), Điện Bảo Hòa một thư viện đời nhà Trần

(năm 1383), Thư viện Bồng Lai thành lập vào đời Lê, Thư viện Sùng Chính thành

lập năm 1791 [18].

Theo Dương Bích Hồng, trong suốt 10 thế kỷ (từ thế kỷ I đến thế kỷ X) ở Việt

Nam thư tịch chủ yếu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Hình thức xuất bản rất thô sơ,

thủ công. Thế kỷ X, khi đạo Phật hưng thịnh, các tài liệu chủ yếu là các ván khắc

chép tay và phổ biến là kinh Phật. Việc chép sách và in khắc gỗ thủ công kéo dài hàng

chục thế kỷ, từ triều Lý cho đến triều Nguyễn thì kết thúc. Việc tàng trữ thư tịch đã

được đặt ra nhưng do chiến tranh, loạn lạc, sách vở bị đốt và mai một rất nhiều, số

còn lại không được bao nhiêu. Tàng trữ thư tịch qua các triều đại có thể chia thành 3

nhóm: nhóm thư viện nhà nước, kho kinh sách của nhà chùa và tủ sách của các danh

nho, các gia đình, dòng họ [9].

Thư viện Nhà nước do nhà nước phong kiến chủ trương lập ra và quản lý,

trong đó phải nói đến thư viện Bí thư giám trong Quốc tử Giám. Các triều đại Lý,

Trần, Lê, đều hết sức coi trọng các cơ sở tàng trữ này. Bên cạnh các thư viện nhà

nước, có các thư viện được xây dựng trong các chùa chiền, nội dung sách là sách kinh

phục vụ các tầng lớp tăng ni, đối tượng sử dụng rất hạn chế.

Thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn, thư viện được quan tâm nhiều hơn. Có một

số thư viện được thành lập: Thư viện Tụ Khuê thành lập đời Minh Mạng (1820-1840),

Thư viện Sử quán thành lập năm Thiệu Trị I (năm 1841), Thư viện tư nhân gia đình

Lê Nguyên Trung đời Thiệu Trị, Thư viện Nội các (năm 1908), Tân Thư viện thành

lập vào đời Duy Tân (1907-1916), Thư viện Viện Cổ học thành lập năm 1922 [18].

Có thể nói thư viện thời kỳ phong kiến có số lượng ít, tồn tại biệt lập, chưa

hình thành mạng lưới thư viện có sự can thiệp của chính quyền về tổ chức, nhân lực,

cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư. Thư viện chủ yếu phục vụ cho tầng lớp quan lại và trí

thức phong kiến.

Page 126: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

124

Thời kỳ Pháp thuộc, bắt đầu hình thành mạng lưới thư viện có chủ định do

chính quyền thuộc địa thành lập và quản lý; mô hình thư viện hiện đại đã xuất hiện.

Mạng lưới thư viện bao gồm thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành. Đối tượng

phục vụ đã mở rộng tới một bộ phận công chúng. Các hình thức phục vụ của thư viện

được đa dạng hóa, đặc biệt là hình thức phục vụ lưu động được tổ chức để phục vụ

những vùng dân cư hẻo lánh.

- Tăng cường quản lý nhà nước với thư viện

Từ năm 1917, vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực thư viện đã thể hiện rõ

bằng việc thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đại diện cho Toàn quyền

Đông Dương quản lý nhà nước lĩnh vực thư viện và lưu trữ. Sau văn bản này là các

văn bản pháp qui của Toàn quyền Đông Dương qui định về bộ máy nhân sự, chế độ

chính sách đối với nhân lực thư viện, đào tạo, tổ chức và hoạt động mạng lưới thư

viện, hoạt động nghiệp vụ trong các thư viện.

Các thư viện công cộng lớn (Thư viện Sài Gòn, Thư viện Trung Kỳ và thư

viện ở các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh,…) dần được công nhận, sáp

nhập, chịu sự quản lý và tuân theo những chỉ đạo về nghiệp vụ của Nha Lưu trữ và

Thư viện Đông Dương, cũng như tổ chức theo mô hình của Thư viện Trung ương

Đông Dương. Các thư viện phổ thông hoạt động theo kinh phí của các Hội nhưng

cũng có điều lệ hoạt động, qui định về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thư viện. So

với các thư viện của nhà nước phong kiến trước 1858 và phong kiến đương thời,

mạng lưới thư viện thời Pháp thuộc đã được hình thành có chủ định và từng bước

được quản lý có hệ thống.

Ngân sách dành cho thư viện đã được quy định thành thể chế trong Nghị định

của Toàn quyền Đông Dương với tư cách là một lĩnh vực hoạt động thuộc phúc lợi

xã hội. Việc qui định về ngân sách này tạo điều kiện cho thư viện duy trì hoạt động

ổn định, đặc biệt trong điều kiện thư viện hoạt động theo mô hình mới với đầy đủ các

hoạt động của thư viện hiện đại.

- Bước đầu chú trọng đào tạo nguồn nhân lực

Để vận hành được thư viện theo khuôn mẫu của các thư viện hiện đại đương

thời ở Pháp, chính quyền thuộc địa đã thiết lập các khóa đào tạo tại chỗ để giải quyết

Page 127: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

125

khiếm khuyết về nhân lực. Nội dung của các khóa đào tạo đã bước đầu trang bị những

kiến thức về lý luận về thư viện học, thư mục học và đặc biệt là kỹ năng trong tất cả

các khâu nghiệp vụ thư viện. Mặc dù chưa quan tâm đào tạo nguồn nhân lực thư viện

bậc cao nhưng chương trình đào tạo tại chỗ này đã góp phần không chỉ kỹ năng

chuyên ngành mà còn đào tạo, rèn luyện đào tạo, bồi dưỡng nhận thức nghề nghiệp

cho nhân lực thư viện trong một xã hội văn minh. Đây là một trong những vẫn đề

được quan tâm của thư viện học hiện đại.

Việc đào tạo cùng với chế độ lương bổng, đãi ngộ, kỷ luật lao động đã tạo ra

một lớp nhân lực thư viện lành nghề góp phần đưa sự nghiệp thư viện đương thời

hoạt động ổn định.

- Bất bình đẳng trong việc sử dụng nguồn nhân lực

Bên cạnh những ưu điểm của mô hình thư viện kiểu mới hiện đại, thư viện Việt

Nam thời kỳ này cũng bộc lộ một số hạn chế có nguyên nhân từ chính sách thuộc địa.

Vấn đề sử dụng nhân lực thư viện thời Pháp thuộc bộc lộ sự phân biệt trình độ

đối xử của thực dân Pháp đối với người bản xứ. Sự phân biệt này đã làm hạn chế trình

độ của nhân lực thư viện người Việt Nam.

Để được tuyển dụng vào cơ quan thuộc bộ máy của chính quyền thuộc địa,

người bản xứ phải đảm bảo các yêu cầu và điều kiện tuyển dụng rất ngặt nghèo, thể

hiện sự bất bình đẳng giữa người Việt và người Pháp, đồng thời thể hiện rõ nét sự bất

bình đẳng về giới. Trong hầu hết các vị trí việc làm (trừ nữ hộ sinh) trong đó có viên

chức lưu trữ - thư viện, chính quyền thuộc địa chỉ tuyển viên chức nam giới nhưng

phải có nguồn gốc nhân thân liên quan đến người Pháp. Chính vì lý do này, phụ nữ

người Việt Nam dường như không có mặt trong bộ máy hành chính của chính quyền

thuộc địa. Chính vì lý do đó, không có phụ nữ người Việt làm việc trong các cơ quan

thư viện và lưu trữ.

Công tác đào tạo đội ngũ viên chức lưu trữ - thư viện chưa được coi trọng đúng

mức. Gần 15 năm sau khi thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, năm 1931,

vấn đề đào tạo tại chỗ viên chức lưu trữ - thư viện mới được đặt ra và mở được lớp đào

tạo đầu tiên. Việc đào tạo đội ngũ thủ thư thư viện mới dừng ở đào tạo nghề. Sự thiếu

Page 128: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

126

quan tâm trong đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho thư viện làm cho việc vận hành tổ

chức và hoạt động trong thư viện sau này thiếu tính chủ động. Những thao tác quản lý

và nghiệp vụ quan trọng thường do người Pháp đảm nhiệm. Đây là nguyên nhân dẫn

đến sự hẫng hụt về nguồn nhân lực thư viện khi Việt Nam hoàn toàn độc lập.

3.1.1.2. Xây dựng và tổ chức kho tài liệu theo các qui tắc thống nhất

Tài liệu trong các thư viện nhà nước phong kiến chủ yếu là chép tay, nghèo

nàn về chủng loại. Thời kỳ phong kiến, công tác xử lý kỹ thuật nghiệp vụ còn sơ sài,

thiếu tính thống nhất. Các sản phẩm dịch vụ chưa phong phú. Vấn đề đào tạo nhân

lực thư viện chưa được đặt ra nên hoạt động của các thư viện chưa có sự thống nhất

về nghiệp vụ, các thư mục chưa thống kê được đầy đủ các tài liệu.

Về công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu, các thư viện thời kỳ Pháp

thuộc này đã có những đóng góp lớn. Bổ sung vốn tài liệu bằng nhiều phương thức,

đặc biệt là phương thức lưu chiểu và trao đổi, những phương thức bổ sung hiện đại,

đã làm hình thành một khối lượng tài liệu đáng kể ở Việt Nam. Trong đó có những

dạng tài liệu chưa từng có trong quá khứ và trong thời kỳ phong kiến đương thời

như báo, tạp chí, tập san, kỷ yếu, đặc biệt là những tạp chí nghiên cứu khoa học tầm

cỡ như Tạp chí Đông Dương (Revue indochinoise). Các dạng tài liệu mới này mang

đến một môi trường nghiên cứu khoa học cho giới trí thức Việt Nam. Bên cạnh đó,

việc chính quyền thuộc địa dành riêng ngân sách đều đặn cho lĩnh vực thư viện nói

chung, công tác bổ sung tài liệu nói riêng là đã đảm bảo tính ổn định và phát triển

vốn tài liệu.

Vấn đề thu thập tài liệu của dân tộc ta đã được chính quyền thuộc địa quan

tâm và đầu tư. Bên cạnh thư viện Trung ương Đông Dương, thư viện của Trường

Viễn Đông bác cổ đã có những đóng góp lớn. Với sự kiên trì và những chi phí không

nhỏ, EFEO đã sao lại các tư liệu tại Nội các nhà Nguyễn từ thời Minh Mạng, Thiệu

Trị, Tự Đức hoặc in khắc gỗ tại Sử quán; thu thập và thuê chép lại tại các địa phương

và các gia đình những văn bản chưa xuất bản, những tư liệu về đền chùa, làng xã và

về các dòng họ… Những cuốn sách này chủ yếu là sách chữ Hán, một số sách chữ

Page 129: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

127

Nôm. Ngoài ra còn có những bản dập văn khắc ở các nước Đông Dương, nhiều nhất

là ở Việt Nam [24].

Những tài liệu quí hiếm như Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn (trước đây chỉ

phục vụ cho tầng lớp quan lại phong kiến) đã được đầu tư sắp xếp lại và phục vụ công

chúng. Thông qua khối tài liệu quí giá này, nhân dân ta có điều kiện tìm hiểu, nghiên

cứu về lịch sử của đất nước.

Vấn đề tổ chức kho tài liệu theo các tiêu chuẩn của các thư viện Pháp: theo

chủ đề (đối với kho mượn) và theo chữ cái (kho đọc) là một phương pháp sắp xếp

khoa học hướng tới hiệu quả phục vụ người đọc. Theo cách xếp kho theo chủ đề ở

kho mượn, người đọc dễ dàng tìm tài liệu trong thời gian ngắn nhất, phù hợp và kích

thích nhu cầu đọc, tạo cảm giác thoải mái và chủ động. Tuy nhiên, cách tổ chức này

không được thực hiện trong kho mượn ở các thư viện Việt Nam hiện nay.

3.1.1.3. Xử lý nghiệp vụ thư viện theo phương pháp và qui tắc thống nhất

Thời kỳ phong kiến, các thư viện xử lý nghiệp vụ tùy theo quan điểm và trình

độ của người phụ trách thư viện.

Về phân loại, vào thế kỷ 18, về phân loại sách, trong Vân đài loại ngữ, nhà bác

học Lê Quí Đôn đã chia tri thức làm 9 loại: Lí trí (vũ trụ luận), Hình tượng (vũ trụ

học), Khu vũ (địa lý), Vững điểm (điều lệ, chế độ), Văn nghệ (văn học), Am tư (ngôn

ngữ, văn tự), Thư tịch (bàn về sách), Phẩm vật (vật loại thiên nhiên). Sau Lê Quí Đôn

(1726-1784), Phan Huy Chú (1782-1840) trong Lịch triều hiến chương loại chí phân

loại các bộ môn tri thức làm 10 chí:

Địa dư chí: giới thiệu địa lý, lịch sử nước ta;

Nhân vật chí: tiểu sử các vua, quan, nho sĩ, tướng lĩnh, những người

trung trực, trong sạch nổi tiếng trong lịch sử nước ta;

Quan chế chí: chế độ quan lại Việt Nam;

Lễ nghi chí: nghi thức về việc lễ ở triều đình, phẩm phục của vua chúa và

quan lại;

Page 130: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

128

Khoa mục chí: chế độ khoa cử, danh sách những người đạu tiến sĩ

trở lên;

Quốc dụng khí: tài chính và chế độ thuế của các triều đại;

Hình luật chí: pháp luật áp dụng dưới các triều đại;

Văn tịch chít: tình hình sách Hán - Nôm từ triều Lý đến triều Lê;

Bang giao: chính sách ngoại giao, lịch sử ngoại giao giữa Việt Nam và

Trung Hoa.

Trong Văn tịch chí (Lịch triều Hiến chương loại chí), Phan Huy Chú cũng

không chia sách thành 10 bộ môn tri thức như ông đã quan niệm, chia làm 4 loại như

Lê Quí Đôn và một phụ loại:

Hiến chương: 26 bộ

Kinh sử: 27 bộ

Thi văn: 106 bộ

Truyện ký: 54 bộ

Phụ loại là các sách phương kỹ.

Về biên mục:

Ở cung điện không có người chuyên trách về thư viện, không có người tổ chức

kiểm tra các văn bản sao chép. Lê Quí Đôn là người đầu tiên dành thời gian lập bản

kê những sách Hán Nôm từ triều Lý đến đầu triều Lê trung hưng. Bản kê đó là một

thư mục tổng quát được ông đặt tên là Nghệ Văn chí biên soạn năm 1759. Nghệ Văn

chí trong bộ Lê triều thông sử là một tài liệu vô giá cho ngành Thư viện và Lưu trữ.

Qua các công trình thư mục, cách biên mục không theo qui tắc chặt chẽ, song

những yếu tố chính đều được đề cập tới. Điều này có thể lý giải do thời kỳ này chưa

có công nghệ in ấn, sách chủ yếu là chép tay và sau này là in trên bản khắc nên các

yếu tố về xuất bản chưa có và số lượng bản còn ít dẫn đến phân loại cũng chưa

phong phú.

Thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn, theo Trần Nghĩa, về mô tả thư mục, các yếu

tố thư mục trong Tụ Khuê thư viện tổng mục sách được trình bày theo các yếu tố tên

Page 131: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

129

sách, số bộ, số bản, tác giả, tình trạng sách, nguồn cung cấp sách… Nội các thư mục

và Tân thư mục thủ sách đều theo phương pháp làm thư mục của Tứ khố toàn thư.

Thư viện cổ học thành lập tại Huế năm 1922. Cổ học thư tịch thủ sách là bản

thư mục kết hợp giữa thư mục học Trung Quốc và thư mục học Việt Nam. Về mô tả,

các yếu tố thư mục trong Cổ học thư tịch thủ sách được trình bày theo các yếu tố: Tên

sách, số bộ, đủ hoặc thiếu; nội dung sách; người biên soạn; số quyển nguyên có; số

quyển hiện đóng; kí hiệu sách; khắc in hoặc sao chép và lai lịch sách; cách đóng của

sách. Trong mô tả và trong phân loại Cổ học thư tịch thủ sách vừa tiếp thu các nhân

tố hợp lý của Tứ khố toàn thư (Kinh, Sử, Tử, Tập) vừa cải tiến và đổi mới phương

pháp phân loại cho phù hợp với tình hình sách vở và phân ngành học thuật đương

thời [18].

Thời kỳ Pháp thuộc, so với hoạt động của thư viện Việt Nam trước thế kỷ 19

vấn đề xử lý tài liệu của thư viện đã có một bước tiến, theo xu hướng sâu hơn, chuẩn

hóa hơn. Với thế mạnh của một nước phát triển ở châu Âu, Pháp đã du nhập vào Đông

Dương cách tổ chức và hoạt động của các thư viện bước đầu hiện đại ở châu Âu thời

kỳ này. Công tác bổ sung, qui trình xử lý tài liệu, các sản phẩm thư viện, tổ chức và

bảo quản và phục vụ độc giả đều đã được tiêu chuẩn hóa trong các tài liệu hướng dẫn.

Qui tắc biên mục đã được ban hành định ra tiêu chuẩn cụ thể được sử dụng ở

Pháp có điều chỉnh phù hợp với xuất bản ở Việt Nam. Qui tắc biên mục đã qui định

rõ ràng cách mô tả tên người Việt và tên hiệu của vua chúa (thể chế chính trị của Việt

Nam trước khi Pháp đô hộ). Những yếu tố mới được đưa vào biên mục do nghề in ấn

và xuất bản ra đời như nơi xuất bản, nhà xuất bản, nơi in, nhà in. Đặc biệt, việc đánh

chỉ số trên phiếu mô tả là một bước tiến mới khoa học trong biên mục, tạo điều

kiện cho độc giả có thể xác định chủ đề của tài liệu ngay trên phiếu mô tả mục lục.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này cũng định ra hệ thống dấu kí hiệu ngăn cách các vùng,

yếu tố tạo tiền đề cho việc tiêu chuẩn hóa biên mục sau này.

Phân loại tài liệu được tạo một bước ngoặt từ việc ứng dụng một Bảng phân

loại thập phân quốc tế đáp ứng và phù hợp với tình hình phát triển của xuất bản phẩm

Page 132: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

130

gia tăng khi nghề in ấn, xuất bản và du nhập vào Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh

tài liệu bằng các ngôn ngữ phương Tây có nội dung về các lĩnh vực tri thức khoa học

kỹ thuật, luật pháp, y học, văn học du nhập ồ ạt vào Việt Nam thời kỳ này. Các tài

liệu của thư viện Việt Nam thời kỳ này đã được phân loại lại theo một bảng phân loại

mới, khoa học, không giống với cách phân chia theo bộ (ảnh hưởng của phương pháp

phân loại của Trung Quốc). Việc áp dụng một bảng phân loại thập phân quốc tế trong

phân loại tài liệu thư viện thời kỳ này đánh dấu bước tiến cả về lý luận và thực tiễn

của thư viện Việt Nam.

3.1.1.4. Sự đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thư viện

Mục lục và thư mục là các sản phẩm và dịch vụ thư viện thể hiện ưu việt của

mô hình hoạt động kiểu mới hiện đại thời kỳ này. Các sản phẩm và dịch vụ này hướng

tới việc phục vụ tra tìm cho người đọc thuận lợi và hiệu quả.

Có hai loại mục lục được thiết lập trong các thư viện thời kỳ này là: mục lục

chữ cái và mục lục chủ đề. Việc xây dựng được hai loại mục lục cơ bản này dựa trên

thành tựu về biên mục và phân loại tài liệu của Pháp mà chính quyền thuộc địa cho

áp dụng ở các thư viện Việt Nam. Mặc dù mới ở dạng truyền thống nhưng các mục

lục đã góp phần giúp độc giả tiếp cận với tài liệu nhanh chóng, làm thay đổi chất

lượng phục vụ trong bối cảnh lưu lượng độc giả đến đọc sách ngày càng nhiều. Mục

lục trong các thư viện thời kỳ này là một đóng góp cho thực tiễn thư viện học Việt

Nam. Lần đầu tiên thư viện đã hướng tới người đọc thông qua sản phẩm thư viện, tối

ưu hóa việc tra tìm tài liệu. Đây cũng chính là mục tiêu của thư viện hiện đại mà thư

viện thời kỳ này đã thực hiện được.

Về thư mục, trong các thư viện nhà nước phong kiến, Nghệ văn chí là bản thư

mục liệt kê những sách Hán Nôm ở nước ta từ thời Lý - Trần đến đời Hậu Lê. Cách

mô tả thư mục giống như biên mục. Trong thư mục, mỗi bộ sách chỉ liệt kê tên sách,

tên người biên soạn hay sáng tác, số quyển, nhận xét về tình trạng sách còn hay mất,

thiếu hay đủ, có quyển ghi ý kiến phê bình của tác giả. Đặc điểm của thư mục là bảng

kê tên sách. Nghệ văn chí là bản thư mục đầu tiên của nước ta [16].

Page 133: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

131

Tuy nhiên hai thiên thư mục này cũng còn một số hạn chế: Các sách chữ Nôm

chưa được phản ánh đúng vị trí trong khi chữ Nôm thế kỷ 18-19 phát triển khá mạnh.

Nhiều tác phẩm Nôm có giá trị cao không được đưa vào thư mục như Chinh phục

ngâm bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,

Truyện Kiều của Nguyễn Du... và một số truyện Nôm có giá trị nghệ thuật như Nhị

Độ Mai, Quan Âm Thị Kính..., một số sách về y, dược có giá trị cao chưa được đưa

vào vị trí xứng đáng như Nam dược Thần điệu của Tuệ Tĩnh không được phản ánh

trong Nghệ văn chí của Phan Huy Chú [25].

Sản phẩm thư mục là một thành công lớn của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp

thuộc. Lần đầu tiên các thư mục được biên soạn theo nguyên tắc theo tiêu chuẩn biên

mục hiện đại của Pháp [Phụ lục 6, 179]. Các thư mục chủ yếu do người Pháp biên

soạn nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu về Đông Dương và Việt Nam. Các công

trình thư mục này đã tạo điều kiện cho người nghiên cứu tiếp cận với tài liệu nhanh

nhất thông qua những chỉ dẫn của thư mục. Đặc biệt đã xuất hiện thư mục bậc hai

(Note sur les travaux bibliographies concernant l'Indochine française) và Danh mục

ấn phẩm lưu chiểu (Liste des imprimés déposés au service de dépôt légal) là tiền đề

cho hoạt động thư mục hiện đại.

Như vậy, hoạt động thư mục trong thư viện thời kỳ Pháp thuộc đã phát triển

một bước so với thời kỳ phong kiến trước đây cả về nội dung và phương pháp biên

soạn. Những người biên soạn đã thu thập khá đầy đủ tài liệu trong trong các cơ quan

hành chính, các cơ quan nghiên cứu và trong nhân dân nhằm phục vụ cho công tác

nghiên cứu và học tập. Ngoài thư mục tổng quát, chuyên đề, thư mục sách lưu chiểu,

thư mục bậc hai xuất hiện thống kê những công trình thư mục đã được biên soạn,

tránh việc trùng lặp thư mục thể hiện sự tiến bộ trong lý luận và thực tiễn thư mục

học. Về nội dung, những công trình thư mục biên soạn thời kỳ này không chỉ là nguồn

tài liệu quý báu cho nghiên cứu lịch sử, văn hóa Việt Nam mà còn là những tư liệu

tham khảo và kinh nghiệm thực tiễn cho công tác biên soạn thư mục trong thư viện

ngày nay.

Page 134: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

132

Công tác phục vụ bạn đọc đã thể hiện sự rõ nét sự tiến bộ trong khai thác tài

liệu thư viện của hoạt động thư viện thời kỳ này. Các phương thức phục vụ đã được

đa dạng hóa cùng với cách tổ chức bố trí phòng đọc, phòng mượn, kho lưu động để

có thể tiếp đón tối đa bạn đọc. Đặc biệt là hình thức phục vụ thiếu nhi (một đối tượng

đọc lần đầu tiên được quan tâm) và phục vụ lưu động đã phát huy tối đa vai trò xã

hội của thư viện đối với cộng đồng. Một số qui định trong hoạt động phục vụ bạn đọc

như giờ phục vụ người đọc kéo dài và linh hoạt, qui định giữ gìn sách và vệ sinh trong

phòng đọc, phạt tội làm mất sách theo luật định đã thiết lập vai trò quan trọng của

sách đối với cộng đồng. Những qui định này đã góp phần quan trọng trong việc gìn

giữ và bảo quản sách lâu dài. Bên cạnh các đối tượng đọc phổ biến, tù nhân cũng

được phục vụ đọc sách bằng hình thức thư viện lưu động. Hình thức phục vụ này thể

hiện tính nhân văn trong nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhận thức, tâm hồn cho con

người. Theo con số thống kê của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, lưu lượng

người đọc ngày càng tăng theo năm. Có thể nói, thư viện đã làm thay đổi thói quen

tiếp nhận thông tin và làm nảy sinh nhu cầu đọc của nhân dân.

Thiết kế kho tàng để bảo quản lâu dài tài liệu là một vấn đề mới mẻ của thư

viện thời kỳ này. Các thư viện thời phong kiến bảo quản sách trong các tàng thư, đình

chùa có diện tích nhỏ, kho tàng thấp mang đặc trưng của kiến trúc phương Đông. Kho

sách của thư viện thời Pháp thuộc được thiết kế kiên cố, cao, nhiều tầng để có thể

tàng trữ được nhiều sách trong bối cảnh vốn tài liệu tăng nhanh và cũng đảm bảo yếu

tố khí hậu. Pháp là một nước ôn đới có khí hậu khô và lạnh nên việc thiết kế kho để

bảo quản tài liệu không gặp nhiều khó khăn. Tại Việt Nam, chính quyền thuộc địa đã

không áp dụng hoàn toàn thiết kế kho ở chính quốc mà đã thay đổi phù hợp với khí

hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều. Kho thư viện và lưu trữ của Nha Lưu trữ và Thư

viện Đông Dương là niềm tự hào của chính quyền thuộc địa.

3.1.1.5. Một số hạn chế

Việc chuyển đổi mô hình thư viện phong kiến sang mô hình thư viện hiện đại

mang lại cho thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc nhiều biến đổi tích cực. Như đã

trình bày ở trên, mạng lưới thư viện đã được hình thành và bước đầu quản lí theo hệ

Page 135: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

133

thống; xây dựng, tổ chức kho tài liệu và xử lý nghiệp vụ theo những phương pháp và

qui tắc thống nhất, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thư viện. Tuy nhiên, bên

cạnh những biến đổi tích cực, có thể nói thư viện thời kỳ này cũng có một số ảnh

hưởng tiêu cực đến thư viện Việt Nam đương thời như sự bất bình đẳng trong phục

vụ bạn đọc và mất cân đối trong phát triển vốn tài liệu.

- Bất bình đẳng trong phục vụ bạn đọc

Để phục vụ bộ máy chính quyền thuộc địa, mạng lưới thư viện chủ yếu được

thành lập ở các đô thị lớn phục vụ cho một bộ phận người đọc là trí thức, công chức,

giảng viên, giáo viên, sinh viên. Yêu cầu về đối tượng và trình độ đã hạn chế thành

phần người đọc. Số lượng người đọc dù tăng dần hàng năm nhưng chỉ tập trung ở

tầng lớp trí thức, đại đa số nhân dân không được sử dụng thư viện và không có điều

kiện sử dung thư viện, đặc biệt là nhân dân ở nông thôn. Hoạt động của các thư viện

chủ yếu phục vụ cho tầng lớp trí thức phục vụ cho bộ máy chính quyền và khai thác

thuộc địa. Các thư viện đại chúng hoạt động trong các hội chủ yếu phục vụ việc dạy

học tiếng Pháp, tuyên truyền văn hóa và văn minh Pháp. Như vậy, mặc dù đã hình

thành thư viện công cộng và chuyên ngành, nhưng trên thực tế các thư viện vẫn chưa

hoàn toàn thực hiện được chức năng công cộng đó là phục vụ tất cả các tầng lớp nhân

dân, không phân biệt tuổi tác nghề nghiệp.

- Mất cân đối trong phát triển vốn tài liệu

Sự mất cân đối trong thành phần vốn tài liệu của thư viện thời kỳ này đã làm

hạn chế khả năng tiếp cận của người đọc tới các lĩnh vực khoa học tiên tiến. Sự mất

cân đối này cũng làm hạn chế đến việc tiếp cận trong nghiên cứu khoa học và triển

khai trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, việc cấm lưu hành những tài liệu tiến bộ của các trí thức yêu nước trong

các thư viện làm cho di sản văn hóa thành văn thiếu tính toàn diện.

3.1.2. Đặt nền móng lý luận và thực tiễn cho thư viện Việt Nam hiện đại

Những tác động của việc chuyển đổi mô hình, thư viện Việt Nam thời Pháp

thuộc đã làm thay đổi căn bản tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam đương

Page 136: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

134

thời. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi này cũng có những ảnh hưởng tới thư viện Việt

Nam hiện đại về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh lịch sử mới của đất nước.

3.1.2.1. Về lý luận

Có thể nói, thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã tạo một bước biến chuyển

mới về tổ chức và hoạt động. Sự chuyển biến này được thể hiện từ việc áp dụng tổ

chức mạng lưới, tạo hành lang pháp lý cho sự nghiệp thư viện, áp dụng những tiến

bộ về tiêu chuẩn, qui tắc nghiệp vụ tạo ra một chất lượng mới trong lĩnh vực thư viện

và đặt nền móng cho thư viện Việt Nam hiện đại; giúp thư viện Việt Nam tiếp cận dễ

dàng với xu thế chuẩn hóa và thống nhất của thư viện thế giới ngày nay.

Những vấn đề lý luận về thư viện hiện đại đã được du nhập vào Việt Nam từ

thời Pháp thuộc thông qua vốn các tài liệu trong thư viện. Những tài liệu có tính lý

luận và chỉ dẫn quốc tế về nghề thư viện của Pháp đã được bổ sung và lưu hành ở

Việt Nam như Tiểu luận về sự phát triển của các thư viện công cộng và các nhà sách

trong hai thế giới (Bibliothèques Essai sur le développement des bibliothèques

publiques et de la librairie dans les deux mondes), Lịch sử sách của Pháp từ nguồn

gốc đến cuối đế chế thứ hai (Le Livre francais des origines à la fin du second empire),

Chế độ lưu chiểu ở Đông Dương (Régime du dépôt légal en Indochine), Bộ sách nhiều

tập về nghề thư viện mang tên cẩm nang nghề thư viện (Manuels d'apprentissage),

Tổng tập về luật, sắc lệnh, dụ, nghị định, thông tư,... về thư viện công cộng, thư viện

tỉnh thành phố, thư viện đại học, trường phổ thông và thư viện đại chúng (Recueil de

lois, décrets, ordonnances, arrêtés, circulaires, etc Concernant les bibliothèques

publiques, communales, universitaires, scolaires et populaire). Những tài liệu có tính

nguyên tắc, khuôn mẫu của thư viện hiện đại trên thế giới là một trong những tiền đề

chuẩn hóa hoạt động của thư viện ở Việt Nam ngày nay.

Hệ thống văn bản pháp qui quản lý nhà nước trong lĩnh vực thư viện thời kỳ

Pháp thuộc đã tạo tiền đề cho tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện Việt Nam

hiện đại. Từ hệ thống văn bản này, thư viện đã được ghi nhận vai trò như một thiết

chế xã hội hoàn chỉnh, có ý nghĩa với mọi thời đại.

Vấn đề phục vụ công cộng của thư viện đã mở ra một chương mới cho sự

nghiệp thư viện Việt Nam hiện đại. Mạng lưới và hệ thống thư viện Việt Nam ngày

Page 137: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

135

nay vẫn duy trì và phát huy tính công cộng của thư viện thời kỳ này, đây cũng là một

tiêu chí quan trọng của thư viện thế giới trong xu thế chung của thời đại. Thư viện là

một phương tiện thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phục vụ mục đích kinh tế, văn hóa,

giáo dục của mỗi quốc gia.

Phương pháp đào tạo nhân lực thư viện đề cao thực hành là kinh nghiệm tham

khảo cho công tác đào tạo cán bộ thư viện hiện nay. Mặc dù thời gian đào tạo ngắn,

nhưng nội dung đào tạo bao gồm cả lý luận và thực tiễn về thư viện học và thư mục

học. Các phần kỹ năng thực hành được dành trọng số thời gian nhiều và trọng số điểm

cao. Người giảng dạy và hướng dẫn thực hành là những người có bằng cấp đúng

chuyên ngành, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thư viện, có khả năng giải quyết những

vấn đề phức tạp của nghề nghiệp. Sự tuân thủ nghiêm ngặt về thi cử và chương trình

đào tạo đã tạo ra một lớp nhân lực lành nghề đáp ứng những đòi hỏi có tính tiêu chuẩn

của thư viện hiện đại.

Trải qua nhiều cuộc chiến tranh (từ thời phong kiến đến khi thành lập nước

1945) di sản văn hóa thành văn của dân tộc ta đã bị mai một nhiều. Chưa có một cơ

quan nào làm được việc thu thập, lưu giữ và phổ biến tài liệu bằng nhiều ngôn ngữ

và thời kỳ lịch sử khác nhau. Thư viện thời kỳ Pháp thuộc đã không chỉ thu thập tài

liệu từ nhiều nguồn mà còn xây dựng và phát triển vốn tài liệu, tổ chức và bảo quản

lâu dài vốn tài liệu. Có thể nói, bên cạnh những tác ảnh hưởng tích cực về tổ chức và

hoạt động nghiệp vụ của thư viện hiện đại, thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã

thành công trong việc thu thập, gìn giữ và bảo quản kho tàng văn hóa thành văn của

dân tộc và tạo ra Thư viện Quốc gia Việt Nam. Đây là một đóng góp lớn cho văn hóa

và thư viện Việt Nam hiện đại.

3.1.2.2. Về thực tiễn

- Phương pháp bảo quản mới

Kinh nghiệm bảo quản tài liệu của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc là

những đóng góp đáng kể cho thư viện Việt Nam hiện đại. Xét trên phương diện kỹ

thuật, việc bảo quản tài liệu phải được xử lý từ khâu thiết kế kho tàng hợp lý, phù hợp

với khí hậu, không áp đặt theo khuôn mẫu của một thư viện hiện đại nào trên thế giới.

Thiết kế kho tàng phù hợp kết hợp với việc đóng mở kho theo độ ẩm hàng ngày, giữ

Page 138: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

136

gìn thoáng gió trong toàn bộ kho bằng thông gió tự nhiên vẫn là cách bảo quản lý

tưởng và tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc áp dụng máy móc hiện đại như các thiết

bị hút ẩm vào những ngày có thời tiết ẩm ướt. Xét trên phương diện hiệu quả, kỹ thuật

bảo quản thư viện đã góp phần to lớn vào việc giữ gìn những tài liệu quí giá như Châu

bản và Mộc bản triều Nguyễn.

Mặc dù ở những năm đầu thế kỷ XX, thư viện chưa được trang bị những thiết

bị hiện đại để bảo quản và phục chế, nhưng trên thực tế tài liệu của thư viện luôn

được gìn giữ hiệu quả. Những biện pháp này vẫn được sử dụng trong các thư viện

sau khi giành độc lập, trong chiến tranh chống Mỹ và những năm đất nước còn khó

khăn. Sau chiến tranh, kho lưu trữ và thư viện được xây dựng từ thời Pháp thuộc, các

tài liệu vẫn được bảo quản và sử dụng hiệu quả mà không cần đến các thiết bị bảo

quản tốn kém. Đây là một thành công trong xây dựng kho tàng trong điều kiện vật

chất hạn chế và điều kiện khí hậu không thuận lợi..

Những tài liệu này đến nay hầu như vẫn trong tình trạng vật lý tốt và được

phục vụ rộng rãi người đọc. Kho tài liệu quí hiếm tiếng Pháp của thư viện Quốc gia

Việt Nam vẫn giữ nguyên ký hiệu của thư viện Trung ương Đông Dương trước đây

để tổ chức phục vụ và số hóa tài liệu. Châu bản triều Nguyễn được chuyển từ Quốc

sử quán sang Văn thơ viện và được bảo quản, tổ chức, sắp xếp lại cũng như mở cửa

phục vụ rộng rãi nhân dân. Ngày nay những tài liệu quí giá này được Nhà nước ta

bảo quản và phục vụ công chúng tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1- Cục Lưu trữ Nhà

nước. Kho tài liệu còn lại của Thư viện Trung ương Đông Dương (Thư viện Quốc

gia Việt Nam), Thư viện trường Viễn Đông bác cổ (Thư viện Viện Khoa học xã

hội), thư viện Viện Hải Dương học Nha Trang... là một sưu tập tài liệu có tính lịch

sử, khoa học có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học ngày nay.

- Thiết lập chức năng cơ bản cho Thư viện Quốc gia Việt Nam

Hoạt động của thư viện thời Pháp thuộc mà điển hình là hoạt động của Thư

viện Trung ương Đông Dương đã đặt móng cho một số hoạt động cơ bản của Thư

viện Quốc gia ngày nay, đó là thiết lập chế độ nhận lưu chiểu ở Đông Dương và biên

soạn Thư mục thống kê hay còn gọi là Danh mục ấn phẩm lưu chiểu (Liste des

imprimés déposés au service de dépôt légal). Chế độ lưu chiểu này đã được duy trì

Page 139: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

137

và phát huy sau khi Việt Nam độc lập thông qua Sắc lệnh 18 được chủ tịch Hồ Chí

Minh ký năm 1946. Sắc lệnh này đã được thay thế bằng Luật xuất bản phù hợp với

tình hình mới của đất nước. Bên cạnh đó, Thư viện Trung ương Đông Dương đã tham

gia hỗ trợ chuyên môn và triển lãm tư liệu cho một số thư viện (trong đó có thư viện

Sài Gòn) thể hiện vai trò, chức năng của một thư viện trung tâm. Đây là những chức

năng cơ bản của Thư viện Quốc gia Việt Nam vẫn được duy trì cho đến nay.

3.2. Ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc tới văn hóa

Việt Nam

Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước ta. Sự giao

lưu và tiếp biến văn hóa Đông - Tây đã làm thay đổi diện mạo văn hóa Việt Nam, đặc

biệt là thư viện với tư cách là một thiết chế văn hóa. Bên cạnh đó, với ảnh hưởng từ

chính sách văn hóa của thực dân Pháp, thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã có

những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới văn hóa Việt Nam.

3.2.1. Môi trường thuận lợi cho giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông - Tây

Với chức năng văn hóa và thông tin, thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc đã có

những mang đến cho văn hóa Việt Nam một sắc thái mới, tạo điều kiện cho quá trình

tiếp biến và giao lưu văn hóa Đông – Tây. Bên cạnh việc tiếp thu những ấn phẩm từ

nền văn hóa phương tây, thư viện thời kỳ này đã có những hoạt động tổ chức, bảo

quản và phục vụ khai thác sử dụng tài liệu Hán Nôm cổ, góp phần bảo tồn di sản văn

hóa thành văn của dân tộc.

Những đặc điểm lịch sử của Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã tác động mạnh

mẽ đến văn hóa Việt Nam. Từ một đất nước với nền văn hóa đậm nét phương Đông

lâu đời, Việt Nam đã tiếp thu và giao lưu với nền văn hóa phương Tây khác biệt và

hiện đại. Thư viện thời kỳ này đã trở thành cầu nối giữa hai nền văn hóa tạo nên sự

phong phú đa dạng của văn hóa Việt Nam hiện đại.

3.2.1.1. Phương tiện tiếp nhận văn hóa phương Tây

Các ấn phẩm in, báo và tạp chí được bổ sung của các thư viện mặc dù nhằm

mục đích chủ yếu phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa nhưng đồng thời cũng trở

thành phương tiện quan trọng cho sự giao lưu văn hóa Pháp - Việt.

Page 140: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

138

Sách văn học chiếm tỉ lệ lớn nhất ở Thư viện Trung ương Đông Dương (gần

50%) [Bảng 2-5, tr.77] một mặt thể hiện sự phiến diện trong thành phần vốn tài liệu,

mặt khác đã đem đến Việt Nam một luồng tư tưởng mới, làm thay đổi tư duy và

phương pháp sáng tác văn học của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam thời kỳ này. Có

thể kể đến những tác phẩm văn học nổi tiếng của các đại văn hào Pháp Victor Huygo,

Balzac, La Fontaine có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam. Chính từ thời kỳ này,

văn học Việt Nam đã xuất hiện thể loại tiểu thuyết văn xuôi.

Với chính sách lưu chiểu cùng với việc du nhập tài liệu bằng tiếng Pháp và

tiếng nước ngoài, thư viện Việt Nam đã trở thành một trung tâm lưu giữ những ấn

phẩm về các lĩnh vực khoa học, lịch sử, xã hội và nhân văn. Các tài liệu xuất bản

bằng chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp tại Đông Dương, trong đó có cả tài liệu lưu trữ là một

nguồn sử liệu quí giá minh chứng cho cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc ta. Các tài

liệu khoa học, văn học, nghệ thuật du nhập từ phương Tây và Pháp vào Việt Nam

được lưu giữ và phổ biến trong thư viện đã góp phần làm thay đổi lối tư duy từ duy

cảm vốn có của người Việt Nam sang lối tư duy duy lý của các trí thức, các nhà

nghiên cứu Việt Nam.

Thành phần bạn đọc đã minh chứng cho việc thư viện ở Việt Nam trong thời

kỳ Pháp thuộc là nơi giao lưu của một lớp trí thức mới Việt Nam, những trí thức thấm

đậm tư tưởng Nho học lại được tiếp thu những tinh hoa của văn minh phương Tây.

Chính lớp trí thức này là những tinh hoa của dân tộc trong việc gìn giữ và bảo vệ văn

hóa Việt Nam và xây dựng đất nước sau này.

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của báo chí đã làm thay đổi lớn thành phần

vốn tài liệu của các thư viện. Bên cạnh loại hình tài liệu truyền thống là sách đã có

các ấn phẩm định kỳ xuất hiện trong thư viện. Báo chí đã mang vào một mầu sắc mới

trong đời sống văn hóa của một bộ phận công chúng được sử dụng thư viện, trong đó

phải kể đến độc giả là giới trí thức Việt Nam bắt đầu giao lưu và ảnh hưởng phong

cách nghiên cứu khoa học của phương Tây. Ngoại trừ những tờ báo có nội dung nô

dịch, thì báo chí đã làm thay đổi mầu sắc của đời sống văn hóa của nhân dân ta và

thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin đại chúng.

Page 141: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

139

Bên cạnh công tác in ấn phát hành trực tiếp, thư viện là nơi lưu giữ toàn bộ các

ấn phẩm định kỳ trong đó báo và tạp chí là một loại hình tài liệu mới nhất xuất hiện

ở Đông Dương và Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Loại hình tài liệu mới

này là một nguồn dữ liệu phong phú phục vụ cho nghiên cứu trong các lĩnh vực chưa

từng xuất hiện trước đây trong thư viện ở Việt Nam.

Thư viện cũng là một công cụ quan trọng tác động mạnh đến giáo dục ở Việt

Nam thời Pháp thuộc. Trước khi tiếp xúc với phương Tây, chế độ giáo dục của Việt

Nam chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, học chữ Hán để đi thi. Chế độ giáo dục này

này phổ biến chặt chẽ trên toàn quốc. Cách học là thuộc lòng, tập làm câu đối, làm

văn. Đối tượng thường là những người có chức sắc hay giàu có rồi mới đến một số

học sinh trong làng. Đây là cách học thụ động không làm nảy sinh nhu cầu nghiên

cứu cũng như đọc sách.

Sau khi chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp bỏ hẳn chế độ thi cử phong kiến và mở

trường thông ngôn, một số trường dạy tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ. Đến năm 1905,

Toàn quyền Paul Beau chủ trương cải cách giáo dục, lập Hội đồng cải cách giáo dục

toàn Liên bang và Nha học chính Đông Dương (1905). Thi Hội cũng chấm dứt năm

1919, kết thúc chế độ khoa cử phong kiến ở nước ta. Bậc đại học thực sự được thành

lập vào năm 1919, lúc đầu chỉ có các trường Cao đẳng chuyên nghiệp để giúp việc

cho người Pháp ở các công sở. Đến năm 1927 thành lập các trường Y khoa, Dược,

Luật, Hành chính, Sư phạm theo mô hình Pháp. Các trường hậu bổ, sĩ hoạn để đào

tạo quan lại kiểu cũ bị bãi bỏ.

Với sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề và bậc học, giáo dục và đào tạo ở

Việt Nam đã từng bước đi theo cách giáo dục và đào tạo của Pháp và phương Tây.

Sự thay đổi về giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời và

phát triển của thư viện. Trên thực tế, thư viện thời kỳ Pháp thuộc đã thực hiện được

vai trò quan trọng trong việc cung cấp học liệu cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Việc

tổ chức lại các thư viện ở Đông Dương đã có những tác động tích cực đối với giáo

dục. Trong Báo cáo của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương năm 1917-1937 về

Page 142: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

140

thành phần độc giả tại Thư viện Trung ương Đông Dương Hà Nội nêu rõ 54% độc

giả người Việt là học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở, 14% là sinh viên đại học, 4% là

những người làm công tác giảng dạy, chiếm 72% số lượng độc giả. Số phần trăm còn

lại là các cán bộ, viên chức, thương nhân, nhà báo [93]. Có thể nói, đây chính là hiệu

ứng tích cực của thư viện đối với giáo dục Việt Nam, chuyển từ nền giáo dục kiểu cũ

sáng nền giáo dục kiểu mới năng động và hiện đại.

3.2.1.2. Trung tâm truyền bá các giá trị văn hoá Việt Nam trong nước và

thế giới

Sự chuyển đổi sang mô hình thư viện kiểu mới với đầy đủ các hoạt động của

thư viện hiện đại đã mang đến những sắc thái mới cho sự nghiệp thư viện Việt Nam.

Một trong các hoạt động nổi bật của thư viện thời kỳ này là triển lãm tư liệu. Hoạt

động Hội chợ và triển lãm, một hoạt động đặc thù phổ biến ở các nước phương Tây

thời kỳ này. Mục đích của các hội chợ và triển lãm là đưa hàng hóa của Pháp vào

Đông Dương đồng thời giới thiệu và bán các sản phẩm quí của Đông Dương ra nước

ngoài. Theo Vũ Thị Minh Hương trong “Nội thương Bắc Kỳ thời kỳ 1919-1939”,

“các cuộc triển lãm và hội chợ đã bắt đầu được tổ chức tại Hà Nội, sau đó lan dần

đến các tỉnh và thành phố thuộc Bắc Kỳ, đặc biệt là thời kỳ từ năm 1919 đến 1939”

[11, tr. 124]. Hội chợ và triển lãm trở thành một thị trường trao đổi lớn của Pháp ở

Đông Dương cũng như ở nước ngoài, là biện pháp thúc đẩy hoạt động thương mại

của các thương nhân người Pháp. Bên cạnh mục đích kinh tế thương mại, các cuộc

triển lãm này cũng lồng ghép những hoạt động văn hóa nhằm mục đích truyên truyền

những thành công của Pháp ở thuộc địa và giới thiệu lịch sử, văn hóa, con người

Đông Dương.

Triển lãm tư liệu - một phương thức truyền thông hiện đại được thư viện thời

kỳ Pháp thuộc thực hiện thường xuyên. Từ năm 1922 đến năm 1943, Nha Lưu trữ và

Thư viện Đông Dương đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm tư liệu trong nước và nước

ngoài, trong đó có ba cuộc triển lãm quốc tế vào năm 1922 ở Marseille (Pháp) và năm

1939, 1940 ở San Francisco (Mỹ). Các tài liệu mang tới triển lãm phong phú về thể

loại bao gồm sách, tranh ảnh bản đồ, bản khắc, sách chép tay. Nội dung của tài liệu

Page 143: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

141

giới thiệu về lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Đông Dương và Việt Nam. Các

cuộc triển lãm tư liệu trong nước và nước ngoài là một cơ hội để nhân dân Đông

Dương và Việt Nam mở rộng những hiểu biết về lịch sử và văn hóa của đất nước.

Cũng như giới thiệu hình ảnh con người và văn hóa Việt Nam với nhân dân Pháp và

nhân dân thế giới; mở ra một tương lai cho việc xúc tiến du lịch và đầu tư trong lĩnh

vực văn hóa và các lĩnh vực khác.

Chế độ lưu chiểu ở Đông Dương qui định nộp 01 bản tới Thư viện Quốc gia

Pháp không những góp phần làm giàu kho sách của Thư viện Trung ương Đông

Dương mà còn góp phần quan trọng giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam

với nhân dân Pháp và thế giới. Trong cơ sở dữ liệu thư mục của Thư viện Quốc gia

pháp có thể tìm thấy những tài liệu ở các dạng khác nhau trước năm 1945 liên quan

đến các vấn đề của Đông Dương. Cụ thể về Bắc Kỳ có 10.114 tài liệu, Trung Kỳ có

6957 tài liệu và Nam Kỳ có 9.624 tài liệu. Bên cạnh đó còn có rất nhiều tài liệu nói

về Đông Dương nói chung, trong đó có Việt Nam (18.442 tài liệu) [120].

Công tác in ấn và công bố là một hoạt động nổi bật của thư viện Việt Nam thời

Pháp thuộc có tác động mạnh đến công tác nghiên cứu của giới trí thức trong và ngoài

nước. Tạp chí Đông Dương (Revue Indochinoise) được sát nhập với Nha Lưu trữ và

Thư viện Đông Dương từ tháng 7 năm 1919. Đây là tạp chí được ưa chuộng nhất ở

Viễn Đông, là một cơ quan tuyên truyền hình ảnh của Đông Dương với thế giới thời

kỳ này. Tạp chí cung cấp những bài báo có giá trị khoa học cho trí thức và những

người ham mê nghiên cứu và được đánh giá cao trong các nước thuộc địa cũng như

ở Paris, Bordeaux, Marseille (Pháp), Thượng Hải và Bắc Kinh (Trung Quốc). Tất cả

các chủ đề liên quan đến Đông Dương đều được đề cập trong tạp chí và được duy trì

thường xuyên bởi các cộng tác viên có trình độ và am hiểu sâu sắc về Đông Dương.

Đây thực sự là một Tạp chí nổi tiếng ở Viễn Đông và giữ vai trò là một cơ quan tuyên

truyền của Pháp.

Bên cạnh công tác công bố và in ấn về Đông Dương, chính quyền thuộc địa đã

có những ý tưởng xây dựng tập trung các quần thể kiến trúc văn hóa bảo tàng, lưu trữ

và thư viện ở 3 kỳ trong đó có Huế. Theo sáng kiến của Khâm sứ Trung Kỳ tập hợp

Page 144: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

142

xung quanh Bảo tàng Khải Định và Bảo Đại là Lưu trữ và Thư viện Hoàng gia tạo

thành quần thể tri thức ở Huế. Sự qui tụ quần thể này phải đảm bảo yêu cầu thanh

lịch và thuận tiện cho người tham quan.

Theo điều 3 và 4 của Dụ ngày 11/8/1943, Sở Lưu trữ và Thư viện Hoàng gia

có trách nhiệm phân loại và bảo quản thường xuyên tài liệu, dịch và đưa ra phục vụ

nhiều tập tài liệu của triều đại vua Gia Long và Minh Mạng. Với sự quan tâm Khâm

sứ Trung Kỳ, Sở lưu trữ và thư viện Trung Kỳ đã có thể thực hiện trong một thời gian

ngắn những điểm chính của chương trình được Toàn quyền Đông Dương thông qua

trong Nghị định ngày 29/3/1943, đặc biệt đối với tài liệu lưu trữ hoàng gia. Việc làm

này đã góp phần gìn giữ, bảo quản và đưa ra phục vụ công chúng tài liệu châu bản và

mộc bản triều Nguyễn.

3.2.1.3. Tiếp thu hài hòa phong cách kiến trúc thư viện phương Tây

Trong hoàn cảnh hạn hẹp về kinh phí dành cho cơ sở vật chất cho thư viện,

với sự quan tâm của chính quyền thuộc địa và quan điểm hiện đại của Pháp về thư

viện học, Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đã có những cố gắng nhất định trong

việc cải tạo các tòa nhà theo kiến trúc châu Âu dành cho các thư viện. Điển hình là

tòa nhà của Nha Kinh lược Bắc Kỳ được cải tạo làm cơ sở của Nha Lưu trữ và Thư

viện Đông Dương.

Sau này chính quyền thuộc địa đã cho mở rộng phòng đọc và kho tài liệu vào

năm 1935 phù hợp với khí hậu của Việt Nam cũng như tình hình số lượng độc giả gia

tăng nhanh chóng (khi hòa bình lập lại cho đến năm 2009, kho tài liệu này được sử

dụng làm kho lưu giữ tài liệu lưu trữ). Thư viện Trung ương Đông Dương đã trở thành

một thư viện kiểu mẫu với khuôn viên cây xanh cũng như hệ thống kho tàng, phòng

đọc, phòng mượn được bố trí sắp xếp như các thư viện của Pháp đương thời. Theo

khảo sát tại các thư viện của Pháp hiện nay, trong đó có hai thư viện Quốc gia Paris,

đặc biệt là thư viện Quốc gia đầu tiên của Pháp tại phố Richelieu (Paris), có thể thấy

Thư viện Trung ương Đông Dương có kiến trúc và bố trí kho tàng và hệ thống phòng

đọc và phòng mượn tương đồng [Phụ lục 15, tr. 200].

Page 145: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

143

Về phong cách kiến trúc và bố trí kho tàng, những thư viện lớn ở Việt Nam

thời kỳ Pháp thuộc đều có phong cách kiến trúc của các thư viện hiện đại của phương

Tây và Pháp. Kiến trúc Thư viện Trung ương Đông Dương (nay là Thư viện Quốc

gia Việt Nam), Thư viện Trường Viễn đông bác cổ (Thư viện Viện Hàn lâm khoa học

xã hội cũ), thư viện Viện Hải Dương học Nha trang là kiến trúc có sự kết hợp hài hòa

giữa phương Tây và phương Đông. Thư viện luôn có khuôn viên cây xanh dành cho

người đọc có thể thư giãn sau khi đọc sách. Kiến trúc của thư viện mang phong cách

cổ điển và lãng mạn, hiền hòa rất phù hợp với con người Việt Nam đem lại sự tĩnh

tại, hòa hợp với thiên nhiên. Hiện nay, dù đã được tu sửa và mở rộng nhiều lần nhưng

Thư viện Quốc gia Việt Nam vẫn luôn giữ được dáng vẻ của kiến trúc và khuôn viên

của Thư viện Trung ương Đông Dương.

Thiết kế không gian kho tàng, phòng tra cứu và phòng đọc bên trong tòa nhà

thư viện cũng thể hiện sự tinh tế về ánh sáng, cây xanh, bàn ghế, giá tủ bố trí trong

phòng đọc - một trong những yếu tố thành công của tổ chức lao động khoa học trong

thư viện ở các nước phương Tây (Pháp đã áp dụng từ những năm giữa và cuối thế kỷ

19). Ngày nay, dù theo xu thế thiết kế của thế giới, nhưng thư viện Việt Nam vẫn chịu

ảnh hưởng phong cách thư viện thời Pháp thuộc. Quần thể kiến trúc sân vườn của thư

viện thời Pháp vẫn phù hợp với thư viện hiện đại ngày nay ở các nước phát triển và

Việt Nam [Phụ lục 10, 11, 12, tr. 195 - 197].

3.2.2. Bảo tồn di sản văn hóa thành văn của dân tộc

Từ năm 1943, chính quyền thuộc địa đã đầu tư cơ sở vật chất cho các thư viện

và sắp xếp lại theo phương pháp hiện đại. Các thư viện như Văn thơ viện, Thư viện

Bảo Đại, đã được sửa sang thiết kế, bố trí lại phòng đọc. Tài liệu của Vua Gia Long,

Minh Mạng được xây dựng mục lục và các công cụ tra cứu, phục vụ công chúng. Đây

chính là những yếu tố giúp cho những tài liệu lịch sử quí giá của triều Nguyễn còn

lưu giữ được đến ngày nay cũng như được công chúng khai thác và nghiên cứu. Có

thể nói, bên cạnh những thành công của phương pháp bảo quản hiện đại, giữ gìn tài

liệu lâu dài, thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc đã giáo dục nhận thức cho người

làm công tác thư viện, đó là ý thức gìn giữ di sản, trong đó có di sản thành văn.

Page 146: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

144

Chế độ lưu chiểu ban hành ngày 31 tháng 1 năm 1922 theo Nghị định của Toàn

quyền Đông Dương [49], cùng với kinh phí bổ sung đều đặn của Chính quyền thuộc

địa, đã biến Việt Nam thành một nơi lưu giữ xuất bản phẩm, một trung tâm nghiên

cứu đầy đủ và phong phú nhất ở Đông Dương và Viễn Đông. Với việc tổ chức theo

tiêu chuẩn của các thư viện lớn ở Pháp, thư viện Trung ương Đông Dương được xếp

cùng hạng với các thư viện của những thành phố lớn ở Pháp thời kỳ này. Các thư viện

ở Việt Nam đã trở thành niềm tự hào của Pháp ở thuộc địa.. Ngày nay, nhiều nhà

khoa học trên thế giới đã đến Việt Nam để nghiên cứu các tài liệu của thời kỳ lịch sử

đầy biến động này.

3.2.3. Công cụ phục vụ mục tiêu khai thác thuộc địa và nô dịch

Bị chi phối bởi chính sách thuộc địa, bên cạnh những đóng góp tích cực, thư

viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc cũng có những tác động tiêu cực đến văn hóa Việt

Nam. Thư viện trở thành một trong những công cụ truyền bá văn hóa Pháp, nô dịch

và kìm hãm văn hóa Việt Nam.

Các thư viện đã được thành lập ngay trong các cơ quan hành chính của Pháp

như Phủ thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Thống đốc Toàn quyền Nam Kỳ và phủ Khâm sứ

Trung Kỳ, phục vụ nhu cầu đọc của các viên chức trong bộ máy cai trị, nghiên cứu

về Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam. Bên cạnh đó, mạng lưới thư viện ở Việt Nam

và Đông Dương thời kỳ này là một công cụ quan trọng để thực hiện mục đích thực

hiện cuộc xâm lược văn hóa: xóa bỏ Nho giáo (vốn ăn sâu trong tiềm thức của người

Việt Nam), loại bỏ văn hóa Trung Hoa (vốn ảnh hưởng hàng nghìn năm đến văn hóa

Việt Nam), truyền bá văn hóa phương Tây và văn hóa Pháp.

Báo chí - một bộ phận của thành phần của vốn tài liệu trong các thư viện trở

thành một trong những công cụ thực hiện mục tiêu xâm lược văn hóa của thực dân

Pháp. Trong giai đoạn đầu của công cuộc khai thác thuộc địa, báo chí tiếng Pháp

chiếm vị trí chủ yếu trên diễn đàn. Cùng với các báo chí tiếng Pháp, những tờ báo

chữ quốc ngữ, ngoài việc phục vụ bộ máy hành chính thuộc địa, thực hiện vai trò

tuyên truyền văn hóa Pháp. Một số lượng lớn các tác phẩm Pháp tán dương chủ trương

Pháp - Việt đề huề, thừa nhận chế độ cai trị của của Pháp, tuyên truyền ca ngợi văn

Page 147: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

145

minh Pháp được công bố trong báo, tạp chí như Nam Phong, Đông Dương tạp chí,

Hội Khai trí Tiến Đức.

Thành phần vốn tài liệu của những thư viện lớn như Thư viện Trung ương

Đông Dương và Thư viện Sài Gòn thể hiện sự mất cân đối rõ nét. Sách văn học, tiểu

thuyết trinh thám vẫn chiếm một tỉ lệ rất lớn (gần 50%) so với các tài liệu thuộc các

lĩnh vực khác [Bảng 2-5, tr. 77]. Có thể thấy các tài liệu về khoa học kỹ thuật chiếm

một tỉ lệ rất nhỏ (5,62%) so với sách văn học. Sự mất cân đối về thành phần vốn tài

liệu thể hiện chính sách thuộc địa của thực dân Pháp: không phát triển khoa học kỹ

thuật; không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế chính quốc; dùng văn học, báo chí để

tuyên truyền văn hóa Pháp; thừa nhận chế độ cai trị của Pháp.

Không chỉ bị hạn chế tiếp cận tài liệu khoa học kỹ thuật, độc giả người Việt

còn bị giới hạn quyền sử dụng thư viện. Người Việt Nam bình thường không làm

trong các cơ quan hành chính của Pháp hoặc không đủ trình độ yêu cầu thì không

được vào đọc trong những thư viện công cộng. Đối tượng đọc người bản xứ được qui

định trong Chỉ dẫn độc giả sử dụng thư viện Trung ương Đông Dương [90] như sau:

người Việt Nam phục vụ trong ngành giáo dục, sinh viên các trường đại học, người

Việt Nam và người châu Á từ 18 tuổi trở lên có đủ trình độ, các viên chức trong các

cơ quan của Đông Dương. Như vậy, đối tượng bạn đọc được sử dụng thư viện chủ

yếu tập trung ở các đô thị lớn, nơi có các cơ quan hành chính, trường học. Theo tác

giả Phan Trọng Báu trong cuốn Giáo dục Việt Nam thời Cận đại tỷ lệ người Việt

được đi học rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1,44% dân số. Đại đa số dân ta thời điểm này

mù chữ và không thể sử dụng thư viện. Bên cạnh đó, thư viện tập trung ở các đô thị

lớn ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Nhân dân ta ở đô thị nhỏ, vùng nông thôn không có cơ hội

tiếp cận văn hóa, tri thức. Điều này tạo nên sự mất cân đối về trình độ văn hóa giữa

các vùng miền.

Bên cạnh việc chủ động làm mất cân đối thành phần vốn tài liệu, chính quyền

thuộc địa còn chủ trương nghiêm cấm các ấn phẩm có tư tưởng chống đối, các ấn

phẩm tiến bộ phản ánh tiếng nói của nhân dân, những tờ báo cách mạng. Chính vì

Page 148: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

146

vậy, những tài liệu này đã không thể có mặt trong các thư viện. Đây là nguyên nhân

của sự hạn chế trong tuyên truyền, sáng tạo văn hóa của nhân dân ta.

3.3. Tiểu kết

Trong gần một thế kỷ đô hộ, thực dân Pháp đã từng bước thành lập mạng lưới

thư viện ở Việt Nam nhằm xóa bỏ Nho giáo, tuyên truyền văn hóa Pháp và phục vụ

bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương. Với sự chi phối của chính sách thuộc địa, tổ

chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc còn những hạn chế. Tuy

nhiên, chính quyền thuộc địa đã áp dụng phương pháp tổ chức và hoạt động thư viện

hiện đại phương Tây làm đổi mới hoàn toàn hoạt động thư viện ở Việt Nam. Đây là

tiền đề về lý luận và thực tiễn cho sự nghiệp thư viện Việt Nam sau này.

Thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc cũng có những tác động tích cực và tiêu

cực đối với tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam. Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp

thuộc đã có những tác động tích cực, làm biến đổi và phát triển văn hóa Việt Nam.

Thư viện trở thành trung tâm tàng trữ văn hóa phẩm của dân tộc, tạo môi trường thuận

lợi cho giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông - Tây trên các lĩnh vực giáo dục, văn học,

nghệ thuật. Đặc biệt, thư viện thời kỳ này đã góp phần làm thay đổi tư duy khoa học

của tầng lớp trí thức và thói quen tiếp nhận thông tin đại chúng của người Việt Nam.

Tuy nhiên, chính quyền thuộc địa đã chủ đích sử dụng thư viện để nô dịch và kìm

hãm việc tiếp cận khoa học công nghệ của nhân dân ta. Việc phát triển không đồng

đều vốn tài liệu, hạn chế tiếp cận thư viện và việc cấm đoán ấn phẩm tiến bộ đã

ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn hóa Việt Nam.

Page 149: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

147

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4. Kết luận

1. Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc ra đời và phát triển trong giai đoạn

lịch sử tăm tối của một dân tộc thuộc địa. Toàn bộ nền kinh tế, chính trị xã hội và văn

hóa Việt Nam có những biến đổi lớn và phức tạp. Việt Nam trở thành một nước thuộc

địa nửa phong kiến với nền kinh tế thuộc địa, què quặt, mất cân đối. Xã hội Việt Nam,

dưới tác động của nền kinh tế có yếu tố tư bản và chính sách thuộc địa, đã hình thành

những giai cấp mới.

Văn hóa Việt Nam chịu những tác động mạnh mẽ của văn minh phương Tây

và có những biến đổi căn bản. Bên cạnh một nền văn hóa truyền thống, hình thành

một nền văn hóa mới sản phẩm của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông - Tây. Với

mục đích biến Việt Nam và Đông Dương trở thành một thuộc địa thực thụ, thực dân

Pháp đã thực hiện cuộc xâm lăng văn hóa như tuyên truyền văn hóa, văn minh Pháp,

áp đặt chính sách văn hóa nhằm thủ tiêu tư tưởng Nho giáo và truyền thống văn hóa

Việt Nam.

Ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa, sự phát triển của thư viện Việt

Nam thời kỳ Pháp thuộc cơ bản được chia thành hai giai đoạn 1858–1917 và 1917–

1945. Trong giai đoạn lịch sử này, thư viện Việt Nam đã có những biến đổi tích cực

và tiêu cực.

2. Đứng trên quan điểm phát triển, hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ

Pháp thuộc đã có những chuyển biến tích cực.

Nhằm mục đích phục vụ bộ máy cai trị, chính quyền thuộc địa đã bước đầu

thiết lập một mạng lưới thư viện có chủ định tại các thành phố lớn, các cơ quan hành

chính và các trung tâm nghiên cứu. Mạng lưới thư viện công cộng và chuyên ngành

chuyển từ mô hình tổ chức và hoạt động kiểu cũ sáng mô hình thư viện kiểu mới .

Với tư duy thực tiễn thư viện học châu Âu, người Pháp vận dụng thành tựu

khoa học đương thời trong lĩnh vực thư viện vào Việt Nam, đặc biệt là tổ chức thông

tin. Thư viện thời kỳ này có mặt như một thiết chế văn hóa, tồn tại và phát triển cùng

Page 150: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

148

với sự phát triển của xã hội cũng như trở thành một nhân tố thúc đẩy xã hội ngày một

văn minh.

Sự xuất hiện thư viện công cộng đã làm thay đổi thói quen tiếp cận thông tin

đại chúng của người Việt Nam. Mặc dù có những hạn chế về đối tượng phục vụ, thư

viện thời kỳ Pháp thuộc đã bước đầu hướng tới các tầng lớp nhân dân, phục vụ mục

đích phát triển xã hội, nâng cao trình độ dân trí và khoa học. Người đọc tiếp cận thư

viện và được thỏa mãn nhu cầu đọc bằng nhiều phương thức khác nhau: tại chỗ, mượn

về nhà, phòng đọc dành cho thiếu nhi và phục vụ lưu động.

Vấn đề quản lý nhà nước sự nghiệp thư viện lần đầu tiên được đặt ra thông qua

các văn bản pháp qui của chính quyền thuộc địa, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức

mạng lưới và hoạt động thư viện trên toàn Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

Việc xây dựng và phát triển vốn tài liệu bằng nhiều phương thức khác nhau,

đặc biệt là phương thức lưu chiểu, thư viện Việt Nam đã đã trở thành một kho tàng

ấn phẩm thành văn lớn nhất ở Đông Dương, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình

giao lưu và tiếp biến văn hóa Đông - Tây.

Thư viện là phương tiện tiếp nhận văn hóa phương Tây thông qua nguồn tài

liệu du nhập từ Pháp và nước ngoài. Điều này đã mang đến một luồng tư tưởng mới,

làm thay đổi tư duy của tầng lớp trí thức Việt Nam. Sự du nhập các tác phẩm văn học

nghệ thuật của Pháp đã làm thay đổi phương pháp sáng tác của các nhà văn, nhà thơ

Việt Nam. Không những thế, thư viện còn trở thành một trung tâm nghiên cứu về

Việt Nam.

Qui trình xử lý nghiệp vụ tài liệu thư viện tiên tiến ở Pháp đã được áp dụng

ở Việt Nam: bổ sung vốn tài liệu; xử lý nghiệp vụ tài liệu; đặc biệt là các sản phẩm

thư viện (mục lục và thư mục); bảo quản và tổ chức kho tài liệu; phục vụ người đọc.

3. Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bối cảnh lịch sử, chính sách văn hóa của thực

dân Pháp, thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc đã có những biến đổi lớn mang tính

tiêu cực.

Các thư viện thời Pháp thuộc được thành lập chủ yếu nhằm giải quyết việc đào

tạo và phục vụ lớp trí thức người Pháp và bộ máy của chính quyền thuộc địa. Thư

Page 151: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

149

viện trở thành công cụ thực hiện mục tiêu nô dịch và xâm lăng văn hóa, kìm hãm,

ngăn cản nhu cầu văn hóa chân chính của nhân dân ta. Việc hạn chế thành phần vốn

tài liệu dẫn đến việc tiếp cận tri thức một cách phiến diện, hạn chế sự phát triển khoa

học kỹ thuật của đất nước ta.

4. Nhìn chung, hoạt động của thư viện thời Pháp thuộc đã để lại những dấu ấn

lớn đối với sự nghiệp thư viện và văn hóa Việt Nam. Những tác động dù tiêu cực hay

tích cực của thư viện thời kỳ này đã được con người Việt Nam chắt lọc những tinh

hoa và phát triển thêm một bước phù hợp với xu thế phát triển của thư viện và giao

lưu văn hóa thế giới. Hoạt động của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc là tiền đề cho

những lý luận và thực tiễn thư viện học hiện đại của Việt Nam sau khi đất nước hoàn

toàn độc lập và hội nhập với quốc tế.

5. Kiến nghị

Trên quan điểm phát triển, những vấn đề về sự nghiệp thư viện thời kỳ Pháp

thuộc cần được xem xét đầy đủ hơn và bổ khuyết trong các tài liệu nghiên cứu và

giảng dạy thư viện để người nghiên cứu có cái nhìn tổng thể, khách quan về những

đóng góp tích cực của thư viện thời kỳ này đối với sự nghiệp thư viện Việt Nam. Từ

việc nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ này,

chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:

1. Nâng cao vai trò của quản lý Nhà nước về thư viện

Ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng vấn đề xây dựng hành lang pháp lí

đã được chính quyền thuộc địa quan tâm và được thể chế hóa từ văn bản pháp qui cao

nhất đến các qui định về qui trình hoạt động trong thư viện. Để thư viện trở thành một

phương tiện góp phần đưa Việt Nam xây dựng một nền kinh tế tri thức, các cấp quản

lý cần quan tâm kịp thời và hiệu quả bằng việc nhanh chóng ban hành các văn bản

pháp qui tạo tiền đề cho sự phát triển của thư viện. Như vậy, các nhà quản lý ngành,

các nhà thư viện học phải là những người tiên phong trong công tác soạn thảo, đảm

bảo tính pháp lý, khoa học và chuyên nghiệp.

Page 152: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

150

2. Vận dụng thành tựu khoa học công nghệ một cách hợp lý

Tiếp thu những thành quả tiến bộ từ thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc, sự

nghiệp thư viện Việt Nam đã có những thuận lợi để phát triển về tổ chức hoạt động:

cơ sở vật chất, vốn tài liệu, tiêu chuẩn nghiệp vụ, đào tạo cán bộ, tổ chức thông tin,

kiến trúc và bố trí kho tàng, bảo quản tài liệu. Tuy nhiên, có những thành tựu của sự

nghiệp thư viện thời kỳ này chưa được đánh giá và kế thừa đầy đủ. Tiêu biểu như

trong thiết kế kho tàng và bảo quản tài liệu.

Các cơ quan lưu trữ và thư viện ngày nay đã bỏ hệ thống thông gió tự nhiên

trong thiết kế kho tàng cũ và thay vào là hệ thống máy móc hiện đại chi phí năng

lượng cao. Trong điều kiện thuận lợi về thời tiết, hệ thống thông gió tự nhiên không

chỉ giúp lưu thông không khí trong toàn bộ kho mà còn thổi các ấu trùng và côn trùng

gây hại tài liệu ra ngoài. Hệ thống này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến hệ thống

máy hút ẩm, điều hòa không khí khi thời tiết không thuận lợi.

3. Chú trọng kỹ năng thực hành của nguồn nhân lực

Chương trình đào tạo của nhân viên thư viện thời kỳ này, dù ngắn hạn, vẫn

quan tâm đến lý luận và thực tiễn. Đặc biệt là vấn đề tổ chức thư viện ở các nước phát

triển trên thế giới như Mỹ, Đức, giúp người học có thể có sự so sánh và học hỏi. Vấn

đề thực hành kỹ năng rất được quan tâm trong tất cả các nội dung chương trình đào

tạo. Đây là vấn đề vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong các chương trình đào tạo

nhân lực thư viện hiện nay dẫn đến người học sau khi ra trường gặp khó khăn trong

công việc thực tiễn nghề nghiệp.

Từ kinh nghiệm này, chương trình đào tạo nhân lực thư viện ngày nay ở tất

cả các bậc, các học phần thuộc ngành Khoa học thông tin - thư viện cần đưa vào nội

dung thực hành, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động thư viện.

4. Thực hiện chuẩn hóa trong các khâu hoạt động thư viện

Vấn đề chuẩn hóa các khâu hoạt động thư viện cần được thể chế bằng văn bản

và được tập huấn đầy đủ cũng như thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện. Công việc

Page 153: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

151

này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự thống nhất các khâu hoạt động

thư viện mà còn trong việc đồng bộ dữ liệu và chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các

thư viện, tiết kiệm kinh phí, phục vụ người đọc với hiệu quả và chất lượng cao nhất.

5. Tổ chức kho mở trong thư viện

Tổ chức kho mở trong các thư viện lớn, đặc biệt là thư viện các trường đại học

là một tiêu chuẩn bắt buộc. Đây là cách tổ chức kho ở thư viện các nước văn minh

trên thế giới nhằm tạo điều kiện tiếp cận thông tin chủ động và hiệu quả nhất cho

người đọc. Công việc này đã được thực hiện tốt trong các thư viện thời kỳ Pháp thuộc.

Tuy nhiên, không phải tất cả các thư viện Việt Nam hiện nay đều thực hiện điều này

vì những lý do khác nhau như thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm soát người

đọc, tài liệu. Đồng thời ý thức kém của người đọc cũng là một trong những trở ngại

cho việc hiện thực hóa tổ chức kho mở. Để kho mở được tổ chức thành công và phổ

biến, nhà nước cần quan tâm đầu tư về ngân sách, chú trọng công tác thanh tra, kiểm

tra và đào tạo người dùng tin.

6. Tổ chức hình thức phục vụ lưu động đến vùng sâu, vùng xa

Tổ chức thư viện lưu động là hình thức phục vụ phổ biến ở các nước phát triển

như Mỹ, Úc, Pháp và các nước phương Tây nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của cộng

đồng ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Hình thức phục vụ này đã được áp dụng khá

hiệu quả ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Tuy nhiên, hình thức phục vụ này đã không

được tiếp tục duy trì thường xuyên và rộng khắp ở Việt Nam từ năm 1954 đến nay.

Để duy trì và phát triển hình thức phục vụ lưu động, nhà nước và các cấp quản lý cần

thể chế hóa bằng văn bản nhằm đưa hình thức phục vụ này vào hoạt động của mạng

lưới thư viện; cung cấp ngân sách trang bị phương tiện cũng như bổ sung vốn tài liệu

đều đặn. Việc triển khai tốt hình thức phục vụ vày sẽ góp phần nâng cao dân trí, văn

hóa đọc và làm giàu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vùng sâu, vùng xa.

Page 154: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Thanh Huyền (2009), “Về sự ra đời của Thư viện ở Đông Dương”, Tạp chí Văn

hóa Nghệ thuật, số 300 (tháng 6), tr. 77 - 79.

2. Lê Thanh Huyền (2012), “Chế độ lưu chiểu ở Đông Dương thời kỳ Pháp thuộc”,

Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 6 (tháng 11), tr. 15 -19, 43.

3. Lê Thanh Huyền (2012), “Hoạt động của thư viện Quốc gia Việt Nam thời Pháp

thuộc”, Tạp chí Xưa và Nay, số 114 (tháng 10), tr. 13 -17.

4. Lê Thanh Huyền (2013), “Hoạt động của thư viện lưu động ở Việt Nam thời Pháp

thuộc”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 345 (tháng 3), tr. 63 -65.

5. Lê Thanh Huyền (2013), “Hoạt động của thư viện Sài Gòn thời Pháp thuộc”, Tạp

chí Văn hóa Nghệ thuật, số 343 (tháng 1), tr. 69-73.

Page 155: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

153

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1.] Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb. Văn học,

Hà Nội.

[2.] ALA từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh – Việt (1996), Galen Press

Ltd, Tucson, Arizona, USA.

[3.] Toan Ánh (1971), “Thư viện Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Năm thứ

nhất, bộ mới 3, tr. 27.

[4.] Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

[5.] Nguyễn Hùng Cường (1971), “Lịch sử thư viện và thư tịch Việt Nam”, Văn hóa

tập san, số 1, tr.67-100.

[6.] Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Cúc, Đức Uy (2004), Những vấn đề cơ bản của khoa

học tổ chức, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[7.] Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý thư viện và Trung

tâm thông tin, Nxb. Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội

[8.] Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp Việt ở Bắc Kỳ, Nxb. Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

[9.] Dương Bích Hồng (1999), Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam trong tiến trình

văn hóa dân tộc, Vụ thư viện - Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[10.] Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương Trung Quốc (2000), Lịch sử báo chí

Việt Nam 1865-1945, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[11.] Vũ Thị Minh Hương (2002), Nội Thương Bắc Kỳ. Luận án tiến sĩ ,Viện Sử học,

Hà Nội.

[12.] Vũ Thị Minh Hương (2002), “Paul Boudet người sáng lập và những đóng góp cho

lưu trữ Đông Dương”, Tạp chí Văn Thư Lưu trữ Việt Nam, số 2, tr. 45-48.

[13.] Vũ Thị Minh Hương (2002), “Paul Boudet người sáng lập cơ quan lưu trữ và

thư viện Đông Dương”, Tạp chí Xưa và Nay, số 123 (tháng 9), tr. 32-33.

Page 156: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

154

[14.] Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa

(1858-1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[15.] Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ (1998), Đại cương lịch

sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

[16.] Nguyễn Ngọc Mô (2002), Tìm hiểu Lịch sử ngành Thư viện - Lưu trữ hồ sơ Việt

Nam, Nxb. Thế Giới, Hà Nội

[17.] Nguyễn Ngọc Mô (1996), “Tìm hiểu lịch sử thư viện Việt Nam thời thuộc

Pháp”, Tập san Thư viện, tr.3-7.

[18.] Trần Nghĩa, Gros, F. (1993), Di sản Hán - Nôm Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

[19.] Trần Viết Nghĩa (2012), Tri thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây

thời Pháp thuộc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[20.] Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Minh Giang, Đỗ Quang Hưng,...(2009), Tiến trình

lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

[21.] Phan Ngọc (2006), Sự tiếp xúc văn hóa Việt Nam với Pháp, Nxb. Văn hóa Thông

tin, Viện Văn hóa, Hà Nội.

[22.] Dương Kinh Quốc (2005), Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng

tháng Tám 1945.- Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[23.] Phạm Mạnh Phan (1943), “Vài con số về các thư viện ở Đông Dương”, Tri Tân,

số 94, tháng 6, tr.358-359.

[24.] Hồ Sĩ Quí, Vương Toàn (2011), Thư viện Khoa học xã hội, Nxb. Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

[25.] Nguyễn Thị Lan Thanh (2006), Thư mục học, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[26.] Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình Quyền, Đào Thị Diến, Nghiêm Kỳ Hồng

(2010), Lịch sử Lưu trữ Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

[27.] Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương, Đại học Quốc

gia, Tp. Hồ Chí Minh.

[28.] Tạ Thị Thúy, Ngô Văn Hòa, Vũ Huy Phúc (2007), Lịch sử Việt Nam, T.3:1919-

1930, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Page 157: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

155

[29.] Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Công Bình, Văn Tạo,...(2004), Lịch sử Việt Nam,

T.2 1858-1945, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[30.] Tiêu chuẩn Việt Nam 5453-1991. Hoạt động thông tin khoa học và tư liệu: Thuật

ngữ và khái niệm cơ bản, Nxb. Trung tâm Thông tin tư liệu khoa học và công

nghệ Quốc gia, Hà Nội.

[31.] Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), tập 2, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[32.] Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), tập 4, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[33.] Từ điển tiếng Việt (2010), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[34.] Ủy ban Thường vụ Quốc Hội 10. Pháp lệnh thư viện (2000),

[35.] Nguyễn Hữu Viêm, Lê Văn Viết (2002), Thư viện Quốc gia Việt Nam – 85 năm

xây dựng và trưởng thành (1917-2002), Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

TIẾNG NGA

[36.] Буй Лоан Тxу (2003), Библотечное дело и библиотековедение Вьетнама

(история, современное состояния и перспективы) Кан. Дис. Пед. наук

05.25.03/Буй Лоан Тxу. - Санкт-Петербург. - 403c.; 30см+1реф. (Sự nghiệp

thư viện và thư viện học Việt Nam lịch sử, hiện trạng và triển vọng: Luận án

phó tiến sĩ)

TIẾNG PHÁP

[37.] S357 - Annuaire statistique de l’Indochine 1930-1931, Hanoi, 1932.

[38.] S359 - Annuaire statistique de l’Indochine 1932-1933, Hanoi, 1935.

[39.] S361 - Annuaire statistique de l’Indochine 1934-1935- 1936, Hanoi, 1937.

[40.] S362 - Annuaire statistique de l’Indochine 1936-1937, Hanoi, 1938.

[41.] S363 - Annuaire statistique de l’Indochine 1937-1938, Hanoi, 1939.

[42.] S364 - Annuaire statistique de l’Indochine 1939-1940, Hanoi, 1942.

[43.] S365 - Annuaire statistique de l’Indochine 1940- 1942, Hanoi, 1945.

[44.] S366 - Annuaire statistique de l’Indochine, Vol 111943-1946, Saigon, 1948.

Page 158: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

156

[45.] Boudet, P. (1919), “Les archives et les bibliothèque de l’Indochine.”, Revue

Indochinoise, 1919, tr. 721- 738.

[46.] Đào Thị Diến (2004), Les archives coloniales au Vietnam (1858-1954) Les

fonds conservés au Dépôt Central de Hanoi, Fonds de la Résidence

supérieure au Tonkin (Lưu trữ thuộc địa ở Việt Nam (1858-1954) Các phông

bảo quản ở kho Lưu trữ Trung ương tại Hà Nội, phông phủ Thống sứ Bắc

Kỳ), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Paris VII, Cộng hòa Pháp, 405 tr.

[47.] S1220. Conseil de Gouvernement de l’Indochine. Session ordinaire de 1925.

Rapport sur la Direction des Archives et des Bibliothèques (juin 1924-juin

1925), H., 1925, 12p; 27cm.

[48.] L'Indochine dans le passé Exposition de documents relatifs à l''Histoire de

l''Indochine, organisée par la Direction des Archives et de Bibliothèques, avec

le concours des Amis du Vieux Hanoi (22 - 30 Nov. 1938), Impr. Lê Vạn Tân,

Hanoi, 117 p.

[49.] J 1091 - Journal officel de l'Indochine 29 dec. 1917.

[50.] J1143- Journal officel de l'Indochine, 2e semestre 1930

[51.] Lelièvre, P. (1950), Genèse et évolution des bibliothèques publiques en France,

Bibliothèques, Numéro spécial de l’Education nationale, décembre 1950, pp.

5 - 6. (Sự hình thành và phát triển của các thư viện công cộng ở Pháp), Thư

viện, Số đặc biệt về giáo dục quốc gia, 12/1950, tr. 5 - 6.)

[52.] Pasquel-Rageau, C. (1992), “Les bibliothèques de l’Indochine francaise”,

Histoire des bibliothèques francaises, tome 4, Paris.

[53.] Robert, U. (1883), Recueil de lois (décrets, ordonnances, arrêtés, circulaires

etc.) concernant les bibliothèques publiques (communes, universitaires,

scolaires et populaires) publié sous les auspices du Ministère de l’Instruction

publique, H. Champion, Libraire, Paris.

Page 159: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

157

Tài liệu lưu trữ tại Hà Nội

Phông Toàn quyền Đông Dương(GGI)

[54.] GGI - V8 - 01897. Etat des abonnements aux journaux et revue périodiques

nécessaire aux Services Militaires et Maritime de l’Annam et du Tonkin

pendant l’année 1898, 22fs.

[55.] GGI - V3 - 074183. A/s fondation de la bibliothèque populaire au public de

Hanoi, 1898, 7fs.

[56.] GGI - V8 - 03456. Impression de l’annuaire colonial de 1906, 1904-1905, 5fs.

[57.] GGI - V3 - 02821. Ouverture et règlement de la Bibliothèque Franco-Annamite,

1907, 7fs.

[58.] GGI - V8 - 05177. A/s des abonnement aux journaux, périodiques officiels et

autres par diver Servises de l’Indochine, 1908, 4fs.

[59.] GGI - V8 - 05178. A/s des souscription à diverses publication, 1908, 10fs.

[60.] GGI - V8 - 02025. Annuaire des marées – Répartition – Abonnement, 1911-

1912, 5fs.

[61.] GGI - V0 - 07815. Bibliothèque des Servise économiques et correspondances

diverse 1916-1917, 91fs.

[62.] GGI - V8 - 06412. Lettre et correspondances relatives à l’échange des divers

imprimés, 1919.

[63.] GGI - V7 - 07209. Coupure de presse concernant le Gouverneur général Pierre

Pasquier, 1928, 18fs.

Phông Thống sứ Bắc Kỳ (Résidence Supérieure au Tonkin - RST)

[64.] RST - V3 - 022935. Création des bibliothèques populaire coloniales, 1891, 2fs.

[65.] RST - V4 - 075532. Procès – verbaux de la prise de possession de poste de

bibliothécaire, archivistes de la Résidence supérieure au Tonkin à Hanoi à la

date du 3 juin 1904, 155fs.

Page 160: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

158

[66.] RST - V6 - 27.095. Avis relatif au prêt à domicile des livres de la Bibliothèque

Franco-annamite, 1907, 2fs.

[67.] RST - V0 - 008116. A/s de la création d’une bibliothèque à l’usage des indigène

à Bacninh, 1910, 2fs.

[68.] RST - H7 - 075531. Réparation et entretien de l’immeuble de la bibliothèque

populaire 12/10/1908 – 28/2/1910, 9fs.

[69.] RST - V4 - 004470. A/s de la bibliothèque de Namdinh, 1914, 3fs.

[70.] RST - V3 - 074181. Création à Hanoi d’une bibliothèque franco-annamite,

1906-1916, 177fs.

[71.] RST - V3 - 013689. A/s de la création et réfection de la bibliothèque et archives

de la Résidence supérieure au Tonkin, 1902-1917, 82fs.

[72.] RST - V5 - 044995. A/s du dépôt légal des imprimés de 1917 versés à la

Bibliothèque centrale de l’Indochine, 1917, 28fs.

[73.] RST - V5 - 044989. A/s du dépôt légal de la Revue indochinoise de 1904 à 1918

versés à la Bibliothèque centrale de l’Indochine, 1904-1918, 76fs.

[74.] RST - V5 - 044996. A/s du dépôt légal des imprimés de 1919 versés à la

Bibliothèque centrale de l’Indochine, 1919, 48fs.

[75.] RST - V5 - 044999. A/s du trensfert des archives et de la bibliothèque de la

Résidence supérieure au Tonkin à la Direction des Archives et bibliothèque à

Hanoi, 1919-1921, 28fs.

[76.] RST - V5 - 044997. A/s du dépôt légal des imprimés de 1920 à 1921 versés à la

Bibliothèque centrale de l’Indochine, 1920-1921, 51fs.

[77.] RST - A1, C.0 - 1014-04. Recueil des arrêtés du Gougal de l'Indochine portant

les règlementations sur l'avancement, la solde, les indemnités, les congés,

...des fonctionnaires et agents en service en Indochine, 1921-1929, 121 fs..].

[78.] RST - V5 - 074199. Organisation du dépôt légal au Tonkin, 1881-1928, 130fs.

[79.] RST - V5 - 045016. A/s du dépôt légal des publications périodique et non-

périodique versés à la Direction des Archives et des Bibliothèque de

l’Indochine, 1929-1930, 61fs.

Page 161: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

159

[80.] RST - V5 - 045017. A/s du versement de divers imprimés au dépôt légal à la

Résidence supérieure au Tonkin, 1923-1931, 238fs.

[81.] RST - V3 - 85406. Règles de placement des livres dans la bibliothèque centrale

de Hanoi, 1934, 42fs.

[82.] RST- V5 - 045023. Formalité de l’envoi au dépôt légal des imprimés, 1925-

1934, 21fs.

[83.] RST - V1 - 074177. Ouverture d’un cours professionnel à la Direction des

Archives et des Bibliothèque, 1937, 4fs.

[84.] RST - V1 - 074176. Cours de formation des sécrétairé archivistes

bibliothécaires, 1936-1940, 10fs.

[85.] RST - V5 - 074199-02. Bordereaux des publication périodiqué expédiés au

Service du dépôt légal des Archives et des Bibliothèque de l’Indochine.

Phông Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (Direction des Archives et

des Bibliothèques de l’Indochine)

[86.] V0 - 37. Organisation du Service des Archives et des Bibliothèques de

l'Indochine. 20fs

[87.] V0 - 38. Création de la Direction des Archives et des Bibliothèques de

l'Indochine, 1917, 32fs

[88.] V0 - 9. Rapport sur l’organisation et le fonctionnement de la Direction des

Archives et des Bibliothèques de l'Indochine. 1921, 13fs.

[89.] V0 - 10 Rapport sur le fonctionnement de la Direction des Archives et des

Bibliothèques de l'Indochine. 1922, 16fs.

[90.] V3 - 877. Guide du lecteur à la Bibliothèque centrale de l’Indochine. 1933, 10fs.

[91.] V0 - 1421. Rapport annuels sur le fonctionnement des Services des Archives

des Bibliothèques de l'Indochine pendant les années 1935-1936, 127fs.

Page 162: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

160

[92.] V0 - 1418. Rapport annuels sur le fonctionnement des Services des Archives et

des Bibliothèques de l’Indochine pendant les annés, 1937-1938, 115fs.

[93.] V0 - 1625. Rapport sur le fonctionnement de la Direction des Archives et des

Bibliothèques de l’Indochine, 1937-1939, 28fs.

[94.] V0 - 1413. Rapport annuels sur le fonctionnement des Services des Archives et

des Bibliothèques de l’Indochine pendant les annés, 1939-1940, 59fs.

[95.] V0 - 1636. Statistique de l’acroisement annuel de 1922 à 1941 des collections

de la Bibliothèque centrale de Hanoi, 1922-1941, 4fs.

[96.] V3 - 1638. Statistiques annuelles de 1920 à 1941 des livres en magasin de la

Bibliothèque centrale de Hanoi, 2fs.

[97.] V0 - 1631. Statistiques du nombre des lecteurs indigènes et européens

fréquentés à la Bibliothèque centrale de Hanoi. 1920-1941, 9fs.

[98.] V3 - 1626. Statistiques de l'accroissement des collections des ouvrages à la

Bibliothèque de la Cochinchine. 1923-1941, 3fs

[99.] V0 - 1633. Statistiques annuelles de 1918 à 1941 des crédits pour achat et reliure

des livres de la Bibliothèque centrale de Hanoi. 1918-1941, 5fs.

[100.] V0 - 1632. Statistiques annuelles de 1919 à 1941 des lecteurs fréquentés dans

les Bibliothèques de Hanoi, Saigon et Phnom Penh. 1919-1941,1f.

[101.] V0 - 1412. Rapport annuels sur le fonctionnement des Services des Archives

et des Bibliothèques de l’Indochine pendant les annés, 1940-1941, 73fs.

[102.] V0 - 1411. Rapports annuels sur le fonctionnement des Services des Archives

et des Bibliothèques de l'Indochine pendant les années 1941-1942, 85p.

[103.] V0 - 1410. Rapport annuels sur le fonctionnement des Services des Archives

et des Bibliothèques de l’Indochine pendant les annés, 1942-1943, 78fs.

[104.] V0 - 1669. Organisation et fonctionnement de la Direction des Archives et des

Bibliothèques de l'Indochine. 1945-1946, 40fs.

[105.] V3 - 05. Division du cadre de classement bibliographie du système décimal

international, 8fs.

[106.] V3 - 1276. Manuel d’appentisage du classement des bibliothèques, 91fs.

Page 163: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

161

[107.] V0 - 11. Rapport sur l'Organisation des Archives du Gouvernement général à

Hanoi et des archives et de la bibliothèque de la Résuper au Tonkin, sd, 14fs.

Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Aix - en – Provence

Cộng hòa Pháp)

Phông Toàn quyền Đông Dương (Gouvernement Général de l’Indochine -

GGI)

[108.] GGI - C2 - 4610. Situation du bibliothècaire – archiviste du Parquet général,

1907.

[109.] GGI - R41 - 50883. Bibliothèque de l’École francaise d’Extrême Orient.

Bibliothèque, 1910.

[110.] GGI - V4- 47457. Projet de création de bureaux des publications indigènes et

de bibliothèque à l’usage des annamites, 1929.

[111.] GGI - V4- 47458. Création de bibliothèque populaire à l’usage des indigènes

1929-1930.

[112.] GGI- V4- 47466. Subvention du buget général pour journaux de propagande

et bibliothèque indigène en Annam (Questions d’enseignement), 1929-1931.

Phông Bộ Thuộc địa (Fond Ministériels Agence des Colonies)

[113.] 368. Archives et bibliothèque, 1927-1953. Fond Ministériels Agence des

Colonies.

Phông Thống sứ Bắc Kỳ (Fond RST – NF)

[114.] 4195. Création et forrmation du corps des sécrestaires archivistes

bibliothécaires, 1943-1944.

[115.] 4197. Dépôt légalpieces de principe, liste mensuelles des périodiques

paraissant au Tonkin, 1881-1945.

Thư mục

[116.] BOUDET, Paul Boudet, BOURGEOIS, Rémy (1929), Bibliographie de

l''Indochine Francaise 1913-1926, Impr. d''Extrême-Orient, Hanoi, vii, 346p..].

Page 164: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

162

110. BOUDET, Paul Boudet, BOURGEOIS (1931), Bibliographie de

l''Indochine Francaise 1927-1929, Impr. d''Extrême-Orient, Hanoi, vii, 240p.

[117.] BOUDET, Paul Boudet, BOURGEOIS (1933), Bibliographie de l''Indochine

Francaise 1930, Impr. d''Extrême-Orient, Hanoi, 196p.

Tài liệu điện tử

[118.] Ron. Bentley. French Indochina participation in the Golden Gete Exposition.

www.sicp-online.org

[119.] Cơ sở dữ liệu thư mục của Thư viện Quốc gia Paris

http://www.bnf.fr/fr/acc/x.accueil.html.

[120.] Nguyễn, T. B., Vĩnh, Q.B., Ngô, T.H.Đ., Nguyễn, T.T.M., Prestley, C. (2010),

Cung cấp thông tin thông qua thư viện công cộng Việt Nam: chuẩn đánh giá

hoạt động và tác động. Hội thư viện Việt Nam. Bản tin các Trung tâm Học liệu

số 8 © 2012 Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên.

Page 165: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

LÊ THANH HUYỀN

THƯ VIỆN VIỆT NAM

THỜI KỲ PHÁP THUỘC

PHỤ LỤC LUẬN ÁN

HÀ NỘI - 2014

Page 166: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

164

MỤC LỤC

Phụ lục 1: Nghị định ngày 29 tháng 11 năm 1917 thành lập các kho lưu trữ và

thư viện công cộng ở Đông Dương .............................................................................. 165

Phụ lục 2a: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức

bản xứ trong Nha lưu trữ và Thư viện Đông Dương ................................................... 168

Phụ lục 2b: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức

bản xứ trong Nha lưu trữ và Thư viện Đông Dương ................................................... 169

Phụ lục 3 : Bảng lương một số ngành .......................................................................... 170

Phụ lục 4 : Chương trình đào tạo và thi lấy bằng nhân viên lưu trữ và thư viện

bản xứ ........................................................................................................................... 172

Phụ lục 5: Phiếu mô tả thư mục và mục lục ................................................................. 175

Phụ lục 6: Thư mục Đông Dương thuộc Pháp ............................................................. 179

Phụ lục 7: Qui tắc biên mục mô tả ............................................................................... 180

Phụ lục 8 : Khung phân loại thập phân quốc tế ........................................................... 189

Phụ lục 9: Cách sắp xếp sách theo chủ đề trong kho mượn ........................................ 193

Phụ lục 10: Thư viện Trung ương Đông Dương .......................................................... 195

Phụ lục 11: Thư viện trường Viễn Đông bác cổ .......................................................... 196

Phụ lục 12: Quang cảnh phòng đọc Thư viện Trung ương Đông Dương .................... 197

Phụ lục 13: Quang cảnh phòng mượn Thư viện Trung ương Đông Dương ................ 198

Phụ lục 14: Quang cảnh kho mượn Thư viện Trung ương Đông Dương .................... 199

Phụ lục 15: Thư viện quốc gia Pháp ............................................................................ 200

Page 167: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

165

PHỤ LỤC 1: NGHỊ ĐỊNH NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1917 THÀNH LẬP CÁC KHO

LƯU TRỮ VÀ THƯ VIỆN CÔNG CỘNG Ở ĐÔNG DƯƠNG

Page 168: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

166

Page 169: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

167

Page 170: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

168

PHỤ LỤC 2A: BẢNG QUI ĐỊNH CẤP BẬC VÀ LƯƠNG CỦA CÁC VỊ TRÍ VIỆC

LÀM CỦA VIÊN CHỨC BẢN XỨ TRONG NHA LƯU TRỮ VÀ THƯ VIỆN ĐÔNG

DƯƠNG

(VIÊN CHỨC HẠNG 2)

Bậc và vị trí Lương hiện tại/năm Thời gian tối thiểu

để được nâng bậc

Thư ký chính ngoại bậc 1.920

Thư ký chính bậc 1 1.644 3 năm

Thư ký chính bậc 2 1.428 3 năm

Thư ký chính bậc 3 1.344 2 năm

Thư ký chính bậc 4 1.248 2 năm

Thư ký bậc 1 1.152 2 năm

Thư ký bậc 2 1.044 18 tháng

Thư ký bậc 3 948 18 tháng

Thư ký bậc 4 852 18 tháng

Thư ký bậc 5 756 18 tháng

Thư ký bậc 6 660 18 tháng

Thư ký tập sự 564 1 năm

* Thời gian nghỉ phép cá nhân sẽ bị khấu trừ trong thời gian liên tục thâm niên được tính để

nâng bậc.

Nguồn: A1, C.0 - 1014-04. Tổng tập các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương về các qui

định nâng bậc, lương, phục cấp, nghỉ phép,...của các viên chức làm việc trong các cơ quan ở

Đông Dương, 1921-1929. Phông Thống sứ Bắc Kỳ.

Page 171: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

169

PHỤ LỤC 2B: BẢNG QUI ĐỊNH CẤP BẬC VÀ LƯƠNG CỦA CÁC VỊ TRÍ VIỆC

LÀM CỦA VIÊN CHỨC BẢN XỨ TRONG NHA LƯU TRỮ VÀ THƯ VIỆN ĐÔNG

DƯƠNG

(VIÊN CHỨC HẠNG THẤP)

Bậc và vị trí Lương hiện tại/năm Thời gian tối thiểu để

được nâng bậc

Chánh Thừa phái bậc 1 648

Chánh Thừa phái bậc 2 588 3 năm

Chánh Thừa phái bậc 3 540 3 năm

Thừa phái chính bậc 1 468 3 năm

Thừa phái chính bậc 2 408 3 năm

Thừa phái chính bậc 3 336 2 năm

Thừa phái bậc 1 300 2 năm

Thừa phái bậc 2 276 2 năm

Thừa phái bậc 3 240 2 năm

Thừa phái tập sự 210 18 tháng

Nguồn: A1, C.0 - 1014-04. Tổng tập các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương về các qui

định nâng bậc, lương, phục cấp, nghỉ phép,...của các viên chức làm việc trong các cơ quan ở

Đông Dương, 1921-1929. Phông Thống sứ Bắc Kỳ.

Page 172: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

170

PHỤ LỤC 3 : BẢNG LƯƠNG MỘT SỐ NGÀNH

KHUNG LƯƠNG CỦA KỸ SƯ NGÀNH ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ

Cấp bậc và vị trí Lương/năm (đơn vị

franc)

Thời gian tối thiểu được

nâng bậc hoặc thưởng tại bậc

Kỹ sư đo đạc bậc cao 2.640

Kỹ sư đo đạc bậc 1 2.340 3 năm

Kỹ sư đo đạc bậc 2 2.100 3 năm

Kỹ sư đo đạc bậc 3 1.860 3 năm

Kỹ sư phó đo đạc bậc 1 1.620 2 năm

Kỹ sư phó đo đạc bậc 2 1.440 2 năm

Kỹ sư phó đo đạc bậc 3 1.260 2 năm

Kỹ sư phó đo đạc bậc 4 1.080 2 năm

Kỹ sư phó đo đạc bậc 5 960 2 năm

Kỹ sư phó đo đạc tập sự 840 Từ 2 đến 3 năm Nguồn: A1, C.0 - 1014-04. Recueil des arrêtés du Gougal de l'Indochine portant les règlementations sur

l'avancement, la solde, les indemnités, les congés, ...des fonctionnaires et agents en service en Indochine, 1921-

1929, 121 fs.(Phông Thống sứ Bắc Kỳ)

KHUNG LƯƠNG CỦA GIÁO VIÊN CÓ BẰNG CỬ NHÂN HOẶC GIÁO VIÊN

CÓ BẰNG SƯ PHẠM NGƯỜI BẢN XỨ

Vị trí, cấp bậc Lương/năm (đơn vị franc)

Giáo viên chính ngoại bậc 3.600

Giáo viên chính bậc 1 3.300

Giáo viên chính bậc 2 3.000

Giáo viên chính bậc 3 2.700

Giáo viên bậc 1 2.430

Giáo viên bậc 2 2.160

Giáo viên bậc 3 1.900

Giáo viên bậc 4 1.640

Giáo viên tập sự 1.400 Nguồn: A1, C.0 - 1014-04. Recueil des arrêtés du Gougal de l'Indochine portant les règlementations sur

l'avancement, la solde, les indemnités, les congés, ...des fonctionnaires et agents en service en Indochine, 1921-

1929, 121 fs. (Phông Thống sứ Bắc Kỳ)

Page 173: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

171

KHUNG LƯƠNG CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NGƯỜI BẢN XỨ

Vị trí, cấp bậc Lương/năm (đơn vị franc) Giáo viên chính ngoại bậc 3.000

Giáo viên chính bậc 1 2.700

Giáo viên chính bậc 2 2.430

Giáo viên chính bậc 3 2.160

Giáo viên bậc 1 1.900

Giáo viên bậc 2 1.640

Giáo viên bậc 3 1.400

Giáo viên bậc 4 1.160

Giáo viên tập sự 960 Nguồn: A1, C.0 - 1014-04. Recueil des arrêtés du Gougal de l'Indochine portant les règlementations sur

l'avancement, la solde, les indemnités, les congés, ...des fonctionnaires et agents en service en Indochine, 1921-

1929, 121 fs. (Phông Thống sứ Bắc Kỳ)

KHUNG LƯƠNG CỦA BÁC SĨ NGƯỜI BẢN XỨ

Vị trí, cấp bậc Lương/năm (đơn vị franc) Bác sĩ chính ngoại bậc 4.800

Bác sĩ chính bậc 1 4.400

Bác sĩ chính bậc 2 4.000

Bác sĩ chính bậc 3 3.600

Bác sĩ bậc 1 3.200

Bác sĩ bậc 2 2.800

Bác sĩ bậc 3 2.400

Bác sĩ bậc 4 2.100

Bác sĩ tập sự 1.800 Nguồn: A1, C.0 - 1014-04. Recueil des arrêtés du Gougal de l'Indochine portant les règlementations sur

l'avancement, la solde, les indemnités, les congés, ...des fonctionnaires et agents en service en Indochine, 1921-

1929, 121 fs. (Phông Thống sứ Bắc Kỳ)

KHUNG LƯƠNG CỦA KỸ SƯ CÔNG CHÍNH NGƯỜI BẢN XỨ

Vị trí, cấp bậc Lương/năm (đơn vị franc) Kỹ sư ngoại bậc 4.800

Kỹ sư bậc 1 4.400

Kỹ sư bậc 2 4.000

Kỹ sư bậc 3 3.600

Kỹ sư phó bậc 1 3.200

Kỹ sư phó bậc 2 2.800

Kỹ sư phó bậc 3 2.400

Kỹ sư phó bậc 4 2.100

Kỹ sư tập sự 1.800 Nguồn: A1, C.0 - 1014-04. Recueil des arrêtés du Gougal de l'Indochine portant les règlementations sur

l'avancement, la solde, les indemnités, les congés, ...des fonctionnaires et agents en service en Indochine, 1921-

1929, 121 fs. (Phông Thống sứ Bắc Kỳ).

Page 174: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

172

PHỤ LỤC 4 : CHƯƠNG TRINH DAO TẠO VA THI LẤY BẰNG NHAN VIEN LƯU

TRỮ VA THƯ VIỆN BẢN XỨ

Nguồn: J 1143- Công báo Đông Dương, quí 2 năm 1930 (Journal officel de l'Indochine, 2e

semestre 1930).

Chương trình thi tuyển của viên chức lưu trữ-thư viện bản xứ bao gồm những

nội dung sau: Những kiến thức lý luận chung về thư viện và lưu trữ :

Công tác tư liệu và sắp xếp tài liệu

1- Kiến thức chung

2- Kiến thức hành chính

Khái niệm

Phân biệt các tài liệu

Sắp xếp tài liệu

Trang thiết bị hiện đại

Ứng dụng các nguyên tắc vào vận hành tổ chức một văn phòng trong một cơ quan

Sắp xếp tài liệu lưu trữ

Tài liệu lưu trữ

Vai trò của tài liệu lưu trữ

Phân biệt Phông lưu trữ

Những nguyên tắc và phương pháp sắp xếp

Chỉnh lý tài liệu lưu trữ

Biên mục bên trong tài liệu

Biên soạn danh mục thống kê tài liệu

Sắp xếp tài liệu trong kho

Cơ sở vật chất (nhà kho)

Trang thiết bị

Phòng chống côn trùng và độ ẩm

Tài liệu Hành chính Đông Dương

Phục vụ tài liệu cho các cơ quan hành chính và cho công chúng

Thực hành thực tiễn và đánh máy phiếu mục lục

Tham quan kho lưu trữ

Sắp xếp trong các thư viện

1- Các sách: Theo khái niệm lịch sử và thực tiễn

Page 175: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

173

2- Các công việc của cán bộ thư viện: Lựa chọn sách, tiếp nhận sách, sắp xếp, làm

mục lục, lưu trữ và bảo quản, nguyên tắc đặc thù cho ấn phẩm định kỳ, các bộ sưu

tập, sách nhập liên tục (ouvrages à suite) và sách mỏng; phục vụ sách cho độc giả,

cho mượn sách.

3- Hình thức và tổ chức hoạt động thư viện: lịch sử thư viện, thực hành thư viện, cách

làm mới thư viện, vận hành hoạt động của một thư viện địa phương, thư viện cơ quan

hành chính và thư viện lưu động.

4 - Thư mục Đông Dương.

Cụ thể trong phần thi tuyển viên chức lưu trữ-thư viện viên, kiến thức về sắp

xếp thư viện được Nghị định ngày 25/10/1930 qui định như sau:

1- Đối với sách:

+ Khái niệm lịch sử của chữ viết, bản chép tay, sách xuất bản

+ Về thực hành: in ấn, sửa bản in, khổ, đóng bìa, đóng sách.

2 - Những công việc của thư viện viên:

+ Lựa chọn sách và làm phiếu đặt mua

+ Tiếp nhận sách: đối chiếu sách nhận với danh mục đặt mua, đóng dấu, đăng ký vào sổ, định

giá, dán nhãn (bài tập thực hành)

- Sắp xếp sách trong kho, bao gồm:

+ Theo chủ đề căn cứ vào cách cũ hoặc theo hệ thống phân loại thập phân

+ Theo khổ và số thứ tự; ưu điểm của cách sắp xếp này

- Biên soạn mục lục:

+ Biên soạn phiếu mục lục (tác giả, nhan đề, địa chỉ thư mục); vai trò của việc biên soạn

phiếu mục lục (bài tập thực hành)

+ Nguyên tắc sắp xếp phiếu theo tác giả; theo chủ đề (bài tập thực hành)

- Giữ gìn và bảo quản

+ Vệ sinh, đóng sách, phòng chống côn trùng và độ ẩm

- Các qui tắc đặc thù cho ấn phẩm định kỳ, các bộ sưu tập, sách và sách mỏng

(có bìa mỏng)

Page 176: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

174

- Phục vụ sách cho độc giả: thẻ độc giả, sổ theo yêu cầu, sử dụng tự do các sách

tra cứu và các ấn phẩm định kỳ mới trong thư viện.

- Cho mượn sách

+ Nguyên tắc cơ bản tự do lấy sách trên giá

+ Nhóm các tiểu thuyết cùng tác giả

+ Sắp xếp theo chủ đề, theo số thứ tự và ưu điểm và nhược điểm của các cách sắp xếp này

3- Hình thức và tổ chức thư viện

- Lịch sử thư viện quá khứ và hiện tại ở Pháp, Mỹ và Đức

- Thực hành: trụ sở thư viện (phòng đọc, kho tàng, sơ đồ đối với thư viện nhỏ và lớn);

trang thiết bị, giá sách;

- Bổ sung tài liệu

+ Đặt mua, nhận biếu tặng và lưu chiểu

+ Qui trình nhận lưu chiểu ở Pháp và Đông Dương. Đăng ký vào sổ và đăng ký hàng tháng

(có bài tập thực hành)

- Hoạt động của thư viện địa phương

- Hoạt động của thư vện của cơ quan hành chính: những ấn phẩm hành chính, danh

mục tài liệu.

- Hoạt động của thư viện lưu động: các hệ thống thư viện lưu động khác nhau ở Mỹ,

trang bị bên trong xe cam nhông lưu động. Kiểm tra nội dung của các két sách. Kế toán

và cơ sở vật chất.

4- Thư mục Đông Dương

Khái niệm thư mục; sự cần thiết của thư mục; Những tổng tập thư mục Đông

Dương; Những nguyên tắc của thư mục Pháp và nước ngoài; Nguyên tắc tóm tắt các

phiếu thư mục; Những cuốn sách quan trọng phục vụ nghiên cứu Đông Dương và danh

mục sách; Những dịch vụ phục vụ tra cứu và sử dụng sách; Những ấn phẩm định kỳ cơ

bản của Đông Dương và Bảng danh mục công bố những ấn phẩm định kỳ này.

Page 177: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

175

PHỤ LỤC 5: PHIẾU MÔ TẢ THƯ MỤC VÀ MỤC LỤC

Page 178: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

176

Page 179: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

177

Page 180: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

178

Page 181: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

179

PHỤ LỤC 6: THƯ MỤC ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP

Page 182: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

180

PHỤ LỤC 7: QUI TẮC BIÊN MỤC MÔ TẢ

Họ tên

Nếu tên của tác giả chỉ được thể hiện trên cuốn sách bằng chữ cái đầu thì có thể tìm tên

đầy đủ dưới sự hỗ trợ của từ điển hay mục lục và được mô tả đầy đủ. Nếu tác giả có hai

tên (tên kép) thì mô tả cả hai tên.

Ví dụ: VODOYER (Jean-Louis)

Nếu tác giả có trên ba tên thì chỉ mô tả tên đầu.

Trường hợp có tiểu từ đằng trước họ tên của tác giả: các tiểu từ de hay d’ được

để trong ngoặc đơn sau tên và không được tính khi sắp xếp họ của tác giả trong hộp

phiếu.

Ví dụ: LAMARTINE (Alphonse de)

ALEM (Gilbert d’)

Nếu họ bắt đầu bằng de la được xếp theo la và để sau tên của tác giả

Ví dụ: Georges de la Fouchardière sẽ được xếp theo La Fouchardière (Georges de)

Nếu họ bắt đầu bằng du được mô tả bắt đầu bằng du

Ví dụ: Madeleine du Genestoux được mô tả Du GENESTOUX (Madeleine)

Nếu họ bắt đầu bằng le, la, les được xếp bắt đầu bằng le, la, les

Ví dụ: La fayette được xếp theo La Fayette

Những từ này được sắp xếp như là một từ viết liền.

Nếu họ được bắt đầu bằng des được xếp theo des

Ví dụ: Marquis des Méloises được xếp theo des Méloises (Marquis)

Như vậy chỉ có tiểu từ De hay D’ là phải đổi chỗ khi sắp xếp

Trường hợp họ kép cách nhau bằng dấu gạch ngang, phiếu tên tascgiar được xếp

theo họ đầu. Nếu từ thứ hai cả tác giả được đứng riêng để chỉ học tác giả người ta có

thể mô tả một phiếu theo họ thứ 2 để chỉ đến phiếu họ thứ nhất. Ví dụ: Lacour – Gayet,

Gayet xem Lacour Gayet-Gayet.

Page 183: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

181

Nhiều tác giả có thói quen để họ và tên cách nhau bằng dấu gạch ngang, ví dụ

Pol-Neveux. Trường hợp này xếp theo họ đầu và làm một phiếu chỉ dẫn đến họ thứ hai.

Trường hợp con của các nhà văn nổi tiếng khi viết văn lấy tên của cha đặt trước

họ và nối bằng một dấu gạch ngang (Paule Henry-Bordeaux).

Phiếu sẽ được mô tả như sau: Bordeaux, Paule Henry.

Phiếu chỉ dẫn được mô tả: Henry-Bordeaux, Paule, Xem: Bordeaux, Paule

Henry

Sắp xếp phiếu: Đối với những họ kép được xếp sau những họ đơn (họ đầu)

Ví dụ:

Durand, Henry

Durand, Victor

Durand – Rosé, Jacques

Biệt hiệu, bút danh

Khi tác giả mang bút danh, biệt hiệu hay họ giả, mô tả phiếu theo họ được thể

hiện trên sách và làm phiếu chỉ dẫn tới họ thật.

Ví dụ Pierre Loti là bí danh của Julien Viaud, họ mà tác giả không bao giờ dùng

trên tác phẩm. Mô tả phiếu chính cho Loti và làm phiếu chỉ dẫn:

Viaud, Julien, Xem: Loti (Pierre)

Nếu tác giả nổi tiếng hơn ở họ thật sẽ sắp xếp họ của tác giả với phiếu chỉ dẫn bí

danh, biệt hiệu đến Họ thật. Ví dụ: Mat-Gieng, Xem: Crayssac, René.

Tuy nhiên, tất cả các phiếu trong mục lục được sắp xếp theo họ chính, phiếu chỉ

dẫn chỉ được làm một lần cho tất cả các phiếu dưới tên ít sử dụng ngay cả khi tác giả sử

dụng lúc họ này, lúc họ khác.

Thời kỳ Pháp thuộc, các thư viện lập danh mục các tác giả cùng bí danh, biệt

hiệu hay họ giả để tiện xử lý trong biên mục phiếu.

Khi họ tác giả bắt đầu bằng một chữ cái, sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Page 184: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

182

1- Chữ cái bắt đầu là chữ các chính của họ: Nếu họ của tác giả nổi tiếng, thêm

vào họ của tác giả dấu ngoặc đơn. Nếu chữ cái đầu của họ đứng một mình, và trong

trường hợp đầu sẽ làm một phiếu chỉ dẫn đến chữ cái đầu của họ.

Ví dụ: R.C. Crayssac (René)

R.C. voir: Crayssac (René)

Sắp xếp chữ cái đầu tiên của họ theo trật tự chữ cái không phân biệt giữa chữ cái

đầu của họ hay tên. Ví dụ R.C. không xếp C.(R)

2- Chữ cái đầu của họ tác giả được viết tắt là x, y, hay z: Nếu họ tác của bắt đầu

bằng những chữ cái trên cần làm phiếu chỉ dẫn đến họ trên phiếu chính.Ví dụ: Maurice

Larouy viết tác phẩm “L’Odyssé” dưới biệt hiệu là Y, phải sắp xếp phiếu như sau:

Larrouy, Maurice nhưng phải làm một phiếu chỉ dẫn: Y, xem Larrouy (Maurice).

Trong trường hợp không biết tên tác giả thì xếp phiếu theo Y, Z…

Trường hợp họ của tác giả được thể hiện bằng nhiều chữ cái viết tắt người ta

biên soạn phiếu theo chữ cái theo trật tự thể hiện trên trang tên sách và xếp phiếu theo

chữ cái đầu tiên và coi chữ cái thứ hai như là từ thứ hai. Trường hợp có nhiều phiếu

trong đó có những phiếu ghi tên tác giả viết tắt và những phiếu tên tác giả không viết

tắt nhưng đều bắt đầu bằng chữ cái như nhau thì xếp phiếu có tên tác giả viết tắt trước,

tên tác giả đầy đủ sau.

Ví dụ: L.G.K

Lamartine

Ludendorff

Tên Thánh

Tên thánh luôn được thể hiện như là tên của tác giả chứ không phải là họ. Ví dụ:

Saint Augustin sẽ mô tả như sau: Augustin(Saint). Khi sắp xếp phiếu tác giả có tên

thánh luôn đứng trước những tác giả có cùng tên.

Ví dụ:

Augustin(Saint)

Page 185: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

183

Augustin(Antoine)

Tuy nhiên có nhiều trường hợp tác giả có họ bắt đầu bằng Saint nhưng kèm theo

là dấu gạch ngang, trường hợp này không có nghĩa là tên thánh, có thể mô tả bắt đầu

bằng Saint.

Ví dụ: Saint-Exupéry (Antoine de)

Tên tác giả nữ

Khi tên của tác giả lấy tên thời con gái của mình và sau đó trong tác phẩm khác

lại mang họ chồng, xếp theo họ được sử dụng nhiều nhất và làm phiếu chỉ dẫn đến họ

khác.

Ví dụ: Colette Simone là họ thời con gái nhưng viết văn dưới họ của hai người

chồng: Willy và De Jouvenel và sử dụng Colette là Tên. Xếp các phiếu theo Colette và

làm hai phiếu chỉ dẫn Willy(Colette), xem Colette và Jouvenel (Colette de), xem

Colette

Tên vua, hoàng hậu, hoàng tử:

Các phiếu của các tác phẩm của họ được mô tả theo tên.

Ví dụ: Marguerite de Navarre được xếp theo Marguerite, không xếp theo

Navarre.

Danh hiệu danh dự

Những danh hiệu danh dự như Viện sĩ Viện hàn lâm Pháp, Thành viên của

Hội…đều bỏ khi mô tả phiếu trừ các cấp bậc trong quân đội và danh hiệu tiến sĩ, đôi

khi cả chức danh hành chính và được để trong ngoặc đơn. Ví dụ: Toàn quyền Đông

Dương(Gouverneur Générale). Tuy nhiên các thư viện thường thay thế chức danh này

bằng tên. Ví dụ Pierre Pasquier, Toàn quyền Đông Dương, được mô tả Pasquier

(Pierre)

Người dịch, xuất bản, đề tựa

Họ được coi như là tác giả và được lập danh mục.

Page 186: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

184

Người dịch

Khi sắp xếp một cuốn sách dịch, thư viện tiến hành mô tả phiếu chính cho họ

tên tác giả, sau đó mô tả một phiếu cho người dịch và ghi thêm chữ viết tắt chỉ công

việc của họ như dịch (trad.)

Người xuất bản

Chức danh này được hiểu theo hai nghĩa: Trong ngôn ngữ hàng ngày, nghiêng

theo nghĩa thương mại, người xuất bản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuốn sách.

Tuy nhiên đồng thời xét theo công việc khoa học và văn học, người xuất bản chịu trách

nhiệm sửa chữa, sắp xếp những ghi chép của tác giả, có nghĩa là người xuất bản trí

thức. Trường hợp này thường xảy ra đối với các tác phẩm là di cảo và với những nhà

xuất bản truyền thống. Người ta làm một phiếu theo họ tên của Người xuất bản và kèm

theo từ chỉ công việc của họ: éd.(xuất bản). Ví dụ: Richilieu & Gaucheron, éd.

Người đề tựa

Bài đề tựa dẫn dắt và mở đầu của tác phẩm được thực hiện bởi một người khác

không phải là tác giả, trong khi lời giới thiệu được tác giả thực hiện. Người biên mục

làm một phiếu cho họ tên người đề tựa như với trường hợp người dịch và xuất bản kèm

theo từ chỉ công việc của họ: préf. (đề tựa)

Người minh họa

Khi tác phẩm có nhiều minh họa mang tính nghệ thuật thì người minh họa được

mô tả trên phiếu. Trong mục lục tác giả, người biên mục mô tả một phiếu riêng có tiêu

đề mô tả là tên của người minh họa kèm theo từ chỉ công việc minh họa: ill.

Ví dụ: DORE (Gustave), ill.

Sắp xếp các phiếu của người dịch và người xuất bản

Khi một tác phẩm của một tác giả bao gồm các bản gốc, các bản in và bản

dịch…người ta sắp xếp đầu tiên theo chữ cái chức danh của những tác phẩm gốc, sau

đó là những tác phẩm dịch hay xuất bản theo vần chữ cái tác giả của các ấn phẩm.

Ví dụ:

Page 187: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

185

Ch.Baudelaire. Vers latin….

Ch.Baudelaire, trad.

Những người đề tựa, dịch và giới thiệu được xếp theo vần chữ cái các tác giả

Baudelaire (Charles), éd.

Baudelaire (Charles), préf.

Những lưu ý khi biên soạn phiếu

Mô tả nhan đề

- Khi Nhan đề qua dài có thể lược bỏ những từ trong câu nhưng không làm thay đổi ý

nghĩa của nhan đề và thay thế bằng dấu ba chấm vào phần lược bỏ. - Trường hợp nhan

đề của cuốn sách không hoàn chỉnh, thiếu rõ ràng, người biên mục có thể hoàn chỉnh

câu và để phần thêm vào đó trong ngoặc vuông ngay sau nhan đề hoặc ở phần cuối của

phiếu.

- Trường hợp một cuốn sách thiếu nhan đề có thể thiết lập một nhan đề ngắn gọn và rõ

ràng và để trong ngoặc vuông.

- Có thể lược bỏ chức danh, biệt hiệu sau tên người trừ trường hợp đòi hỏi cần phải

giữ lại.

- Những từ Monsieur (ông), Son Excellence (ngài), Docteur (tiến sĩ) được thể hiện đầy

đủ có thể thay thế bằng từ viết tắt các chức danh đó.

- Có thể lược bỏ những thông tin chung đôi khi có ở phía trên nhan đề như " Cộng hòa

Pháp", " Chính quyền bảo hộ Bắc kỳ",...

- Có thể lược bỏ những thông tin về để trong ngoặc đơn về bộ sách hoặc nguồn gốc của

sách được ghi trên đầu cuốn sách trừ khi những thông tin này cần thiết cho nhan đề của

sách.

- Nhan đề bằng tiếng nước ngoài được đặt trong dấu ngoặc vuông và dịch nhan đề, trừ

các ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Latinh.

Page 188: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

186

Ghi chú về khổ và số trang

Thời gian đầu, khổ được đặt sau yếu tố thời gian xuất bản và cách bằng dấu

chấm phẩy. Sau đó khổ thay thế bằng chiều cao và chiều rộng của sách tính bằng

milimet (220/190).

Số trang được đặt sau khổ. Số trang của sách được lấy là số trang ghi trên trang

cuối của sách.Tuy nhiên nếu trang giới thiệu sách được đánh số theo chữ số La mã, ghi

số trang của phần giới thiệu trước rồi đến phần số trang của chính văn bằng chữ số Ả

rập. Số trang nào được đứng trước hay sau tùy thuộc vào sắp xếp thứ tự đánh số của

sách. Ví dụ: XXV-617pp.

Ghi chú về phần địa chỉ thư mục

Địa chỉ thư mục bao gồm Nơi xuất bản, Nhà xuất bản, Năm xuất bản cách nhau

bằng dấu phẩy. Sau đó đến khổ và số trang, ngoài ra có thể ghi những thông tin khác về

hình thức, kiểu đóng, bản đồ...(nếu có)

Khi sách không ghi thông tin về nhà xuất bản có thể thay thế bằng những ghi

chép như Tên pháp lý, địa chỉ. Khi tên pháp lý của nhà in hay nhà xuất bản mang tên

của Giám đốc hay người thừa kế có quyền đối với nhà xuất bản hay nhà in thì mới

được ghi nhận là thông tin của địa chỉ xuất bản.

Khi trang tên sách không ghi địa chỉ xuất bản và ở phần khác của sách (trang

sau của trang tên sách hay trang cuối cùng của sách) cung cấp những thông tin chính

xác, có thể lấy những thông tin này để mô tả trong phần địa chỉ thư mục nhưng để

trong ngoặc đơn.

Đối với những cuốn sách nước ngoài, địa chỉ thư mục được trình bày bằng tiếng

của chính nước đó, trừ tiếng Nga và phương Đông thì cần dịch ra tiếng Pháp trước khi

mô tả.

Năm xuất bản luôn được mô tả bằng chữ số Ả rập ngay cả khi được thể hiện

trên sách bằng chữ số La Mã, trừ các thời kỳ cách mạng. Nếu các thời kỳ cách mạng

được thể hiện trên sách bằng chữ số Ả rập thì vẫn được mô tả bằng chữ số Ả rập. Khi

Page 189: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

187

một cuốn sách bao gồm nhiều phần hay nhiều tập xuất bản trong nhiều năm, khi mô tả

lấy năm cuối cùng. Nếu tập đầu có năm xuất bản sau các tập khác thì chỉ rõ ở phần

chú thích.

Khi sách không có năm xuất bản khi mô tả ghi chữ viết tắt s.d.(sans date). Nếu

người biên mục tìm thấy năm xuất bản thì để trong ngoặc vuông. Đối với những cuốn

sách không ghi năm xuất bản trên trang tên sách nhưng vẫn không coi là không có

năm, có thể sử dụng năm nộp lưu chiểu làm năm xuất bản.

Từ đồng nghĩa

Phiền toái chính của mục lục chủ đề các từ đồng nghĩa. Nếu không lưu ý có thể

dẫn đến tình trạng có nhiều phiếu của cùng một chủ đề do các tác giả khác nhau sử

dụng các thuật ngữ khác nhau để thể hiện cùng một chủ đề. Trong trường hợp này chỉ

chọn một thuật ngữ duy nhất để xếp tất cả các phiếu có cùng chủ đề. Làm phiếu chỉ

chỗ cho các từ đồng nghĩa đến thuật ngữ được lựa chọn. Ví dụ: ba cuốn sách gastrite

(viêm dạ dày), gastropathie (thủ thuật cố định dạ dày), estomac (dạ dày) thì xếp tất cả

các cuốn sách vào thuật ngữ estomac( dạ dày) được lựa chọn trong các thuật ngữ nêu

trên và làm phiếu chỉ chỗ: gastrite voir estomac (viêm dạ dày xem dạ dày)... Phải luôn

lưu ý chọn thuật ngữ cho phép nhóm chủ đề tốt nhất, sử dụng nhiều và đơn giản nhất.

Trường hợp từ đồng âm

Khi xếp các phiếu có chứa từ đồng âm khác nghĩa cần lưu ý giải nghĩa từ và để

trong ngoặc đơn. Ví dụ: Décoration (art) và Décoration (phân biệt danh dự)

Cách viết chính tả khác nhau

Trường hợp một từ có những cách viết khác nhau gây khó khăn trong nhận biết

phiếu, người biên mục phải chọn một cách viết chính tả thông dụng thay cho những

cách viết khác nhau, sau đó làm phiếu chỉ chỗ cho những cách viết khác. Ví dụ:

Halong, xem Along. Shanghai xem Changhai

Từ nhiều bộ phận

Page 190: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

188

Trong nhiều trường hợp, chủ đề được thể hiện bằng một từ gồm nhiều bộ phận.

Ví dụ: Calcul des probabilité (phép tính xác suất). Người biên mục sẽ xếp phiếu theo từ

đầu tiên mặc dù không đầy đủ nghĩa bằng từ thứ hai. Sau đó làm một phiếu chỉ chỗ:

"Probabilités" (Calcul), xem Calcul des probabilités.

Từ cùng gốc

Khi gặp những từ cùng gốc, người biên mục phải tìm một thuật ngữ khái quát

nhất để nhóm các phiếu dưới một tiêu đề mô tả. Ví dụ: Japon inconnu (Nước Nhật xa

lạ), Japonerie d'automne (Mỹ nghệ Nhật mùa thu), Le sourise japonais (Nụ cười Nhật

Bản), tất cả các từ này đều được xếp dưới tiêu đề là Japon (Nhật Bản).

Nguồn: Manuel d’apprentisage du classement des bibliothèques, 91fs.(Phông Nha Lưu

trữ và Thư viện Đông Dương)

Page 191: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

189

PHỤ LỤC 8 : KHUNG PHÂN LOẠI THẬP PHÂN QUỐC TẾ

0 OUVRAGES GÉNÉRAUX (SÁCH VỀ VẤN ĐỀ TỔNG HỢP)

01 Bibliographie ( Thư mục học)

02 Bibliothéconomie (Thư viện học)

03 Encyclopédie général ( bách khoa thư tổng hợp)

04 Collections générales d'essais (Các bộ sưu tập tiểu luận tổng hợp)

05 Périodique généraux. Revue (Ấn phẩn định kỳ tổng hợp. Tạp chí)

06 Sociétés générales. Académies (Các hội. Viện hàn lâm)

07 Journaux. Journalisme ( Báo chí. Nghề làm báo)

08 Bibliothèque spéciales (Thư viện chuyên ngành)

09 Manuscrits et livres précieux (sách chép tay và sách quí hiếm)

1 PHILOSOPHIE (Triết học)

11 Généralités (đại cương)

12 Métaphisique (Siêu hình)

13 L'esprit et le corps (ý thức và vật chất)

14 Systèmes philosophiques (Hệ thống triết lý)

15 Psycchologie (Tâm lý học)

16 Logique (lôgich)

17 Morale (Đạo đức)

18 Philosophies enciens (Triết học cổ điển)

19 Philosophies modernes (Triết học hiện đại)

2 RELIGION. THEOLOGIE (TÔN GIÁO. THẦN HỌC)

21 Théogie, religion naturelles ( Thần học, tôn giáo tự nhiên)

22 Bible évangile (Kinh Phúc âm)

23 Théologie doctrinale (Thần học chủ nghĩa)

24 Pratique religieuse. Dévotion (Thực hành tôn giáo. Sùng đạo)

Page 192: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

190

25 Oeuvres pasterales (Công việc giám mục)

26 L'Eglise (Nhà thờ)

27 Histoire de l'Eglise (Lịch sử Nhà thờ)

28 Eglise et sectes chrétiennes (Nhà thờ và Cơ đốc giáo)

29 Religions non - chrétiennes (Những tôn giáo khác)

3 SCIENCE SOCIALE ET DROIT (KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ LUẬT)

31 Statistique (Thống kê)

32 Science politique (Khoa học chính trị)

33 Economie politique (Kinh tế chính trị)

34 Droit (Luật)

35 Administration. Droit administre ( Hành chính. Luật hành chính)

36 Assistance. Assurance. Associat. (Cứu trợ. Bảo hiểm. Hiệp hội)

37 Enseignement. Esducation (Giáo dục. Đào tạo)

38 Commerce. Transport. Communic. (Thương mại. Giao thông. Truyền thông)

39. Coutumes. Costumes (Tập quán. Trang phục)

4 PHILOLOGIE (NGỮ VĂN HỌC)

41 Philologie comparée ( Ngữ văn học so sánh)

42 Anglaise (Tiếng Anh)

43 Germanique (Tiếng Đức)

44 Francaise (Tiếng Pháp)

45 Italienne (Tiếng Ý)

46 Espagnole (Tiếng Tây Ban Nha)

47 Latine (Tiếng Latinh)

48 Grecque (Tiếng Hy Lạp)

49 Những ngôn ngữ khác

Page 193: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

191

5 SCIENCES NATURELLES (KHOA HỌC TỰ NHIÊN)

51 Mathématique (Toán học)

52 Astronomie. Géodésie. Navigation (Thiên văn học. Trắc địa học. Hàng không)

53 Physique (Vật lý)

54 Chimie et minéralogie (Hóa học và khoáng vật học)

55 Géologie (Địa chất học)

56 Paléontelogie (Cổ sinh vật học)

57 Biologie. Anthropologie (Sinh học. Nhân loại học)

58 Botanique (Thực vật học)

59 Zoologie (Động vật học)

6 SCIENNES APPLIQUES ( KHOA HỌC ỨNG DỤNG)

61 Médecine (Y học)

62 Art de l'ingénieur (Kỹ sư kỹ nghệ)

63 Agriculture (Nông nghiệp)

64 Economie domestique. (Kinh tế)

65 Commerce. Transport (Thương mại. Vận tải)

66 Industries chimiques ( Công nghiệp hóa học)

67 Manufactures (Chế tạo máy)

68 Industrie mécanique et métiers (Công nghiệp cơ khí và nghề cơ khí)

69 Construction (Xây dựng)

7 BEAUX ART (MỸ THUẬT)

71 Paysages de jardins (Phong cảnh vườn)

72 Architecture (Kiến trúc)

73 Sculpture. Nominatique (Điêu khắc. Định danh)

74 Dessin. Décoration (Vẽ. Nghệ thuật trang trí)

75 Peinture (Hội họa)

76 Gravure (Khắc)

77 Photographe (Nhiếp ảnh)

Page 194: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

192

78 Musique (âm nhạc)

79 Diversements. Jeux. Sport.

8 LITTÉRATURE (VĂN HỌC)

81 Généralités (Văn học nói chung)

82 Anglaise (Văn học Anh)

83 Germanique (Văn học Đức)

84 Francaise (Văn học Pháp)

85 Italienne (Văn học Ý)

86 Espagnole (Văn học Tây Ban Nha)

87 Latine (Văn học Latinh)

88 Grecque (Văn học Hy Lạp)

89 Văn học các nước khác

9 HISTOIRE ET GEOGRAPHIE (LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ)

91 Géographie et voyage (Địa lý và Du lịch)

92 Biographie (Tiểu sử)

93 Histoire ancienne (Cổ sử)

94 Histoire mod. Europe (Lịch sử hiện đại châu Âu)

95 Histoire mod. Asie (Lịch sử hiện đại châu Á)

96 Histoire mod. Afrique (Lịch sử hiện đạichâu Phi)

97 Histoire mod. Amérique du Nord (Lịch sử hiện đại Bắc Mỹ)

98 Histoire mod. Amérique du Sud (Lịch sử hiện đại Nam Mỹ)

99 Histoire mod. Océanie. Régions polaires (Lịch sử hiện đại châu Đại Dương. Các

vùng địa cực)

Nguồn: V3 - 211 - 05. Division du cadre de classement bibliographie du système décimal

international, 8fs.(Phông Nha Lưu trữ và thư viện Đông Dương)

Page 195: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

193

PHỤ LỤC 9: CÁCH SẮP XẾP SÁCH THEO CHỦ ĐỀ TRONG KHO MƯỢN

1- Các tác phẩm tự do

2- Minh họa- Sân khấu

3- Minh họa - Tiểu thuyết

4- Tạp chí Hai thế giới (Revue de Deux

mondes)

5- Tạp chí Paris (Revue de Paris)

6- Tạp chí Pháp (Revue de France)

7-Mercure

8 và 9 (để trống)

10- Nghệ thuật - Khảo cố - Âm nhạc

11 và 12 (để trống)

13- Tiểu sử

14 và 15 (để trống)

16- Thuộc địa

17 và 18 (để trống)

19- Luật

20 và 21 (để trống)

22 - Kinh tế

23 và 24 (để trống)

25 - Giáo dục

26 và 27 (để trống)

28 - Địa lý - du lịch

29 và 30 (để trống)

31- Chiến tranh - Quân đội - Hải quân

32 và 33 (để trống)

34- Lịch sử và chính trị Pháp

35 và 36 (để trống)

37- Lịch sử và chính trị các nước khác

38 và 39 (để trống)

40- Đông Dương

41 và 42 (để trống)

43 Công nghiệp

44 và 45 (để trống)

46 - Ngôn ngữ

47 và 48 (để trống)

49 - Văn học: phê bình

50 và 51 (để trống)

52 - Y học - Vệ sinh

53 và 54 (để trống)

55 - Hồi ký - Thư từ

56 và 57 (để trống)

58- Phong tục - Tập quán - truyền

thuyết

59 và 60 (để trống)

61- Triết học

62 và 63 (để trống)

64 - Thơ

65 và 66 (để trống)

67- Tôn giáo

68 và 69 (để trống)

70 - Khoa học

71 và 72 (để trống)

Page 196: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

194

73 - Thể thao - Giải trí

74 và 75 (để trống)

76 - Sân khấu và điện ảnh

77 và 78 (để trống)

79 - Cuộc sống thường thức

80 và 81 (để trống)

82- Sách cho trẻ em

84 và 85 (để trống)

101-999- Các tác giả chính

1001-3.999 (để trống)

4.001-5.999 Sách có khổ trung bình

6.001-7.999 (để trống)

8.000 Sách khổ lớn

A-Z: Tiểu thuyết phụ (ít phổ biến) sắp

xếp theo chữ cái đầu tiên của họ tác giả

Page 197: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

195

PHỤ LỤC 10: THƯ VIỆN TRUNG ƯƠNG ĐÔNG DƯƠNG

Nguồn: HS 598 Đổi tên thư viện Trung ương Đông Dương mang tên Thư viện Pierre

Pasquier, 1934-1935- Phông Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ( Changement le nom de

la Bibliothèque central de l'Indochine à la rue de Trang Thi - Hanoi au nom de bibliothèque

Pierre Pasquier, 1934-1935)

Page 198: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

196

PHỤ LỤC 11: THƯ VIỆN TRƯỜNG VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ

Nguồn: Tòa nhà của Trường Viễn đông bác cổ - Cơ sở dữ liệu ảnh Thư viện Viện hàn lâm

khoa học xã hội)

Nguồn: Tòa nhà của Trường Viễn đông bác cổ, mặt phía tây, phòng của Giám đốc

Mã số ảnh N60-00982 (Cơ sở dữ liệu ảnh Thư viện Viện hàn lâm khoa học xã hội)

Page 199: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

197

PHỤ LỤC 12: QUANG CẢNH PHÒNG ĐỌC THƯ VIỆN TRUNG ƯƠNG

ĐÔNG DƯƠNG

Nguồn: V0 – 1421.Rapports annuels sur le fonctionnement des Services des Archives et des

Bibliothèques de l'Indochine pendant les années 1935-1936,127fs. (Phông Nha Lưu trữ và

Thư viện Đông Dương).

Page 200: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

198

PHỤ LỤC 13: QUANG CẢNH PHÒNG MƯỢN THƯ VIỆN TRUNG ƯƠNG

ĐÔNG DƯƠNG

Nguồn: V0 – 1421.Rapports annuels sur le fonctionnement des Services des Archives et des

Bibliothèques de l'Indochine pendant les années 1935-1936,127fs. (Phông Nha Lưu trữ và

Thư viện Đông Dương).

Page 201: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

199

PHỤ LỤC 14: QUANG CẢNH KHO MƯỢN THƯ VIỆN TRUNG ƯƠNG

ĐÔNG DƯƠNG

Nguồn: V0 – 211- 1421.Rapports annuels sur le fonctionnement des Services des Archives et

des Bibliothèques de l'Indochine pendant les années 1935-1936,127fs. (Phông Nha Lưu trữ và

Thư viện Đông Dương).

Page 202: THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC

200

PHỤ LỤC 15: THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP

(Phố Richelieu, Paris)

Nguồn: dữ liệu từ website Thư viện Quốc gia Pháp https://www.google.com.vn/search?q=bibliotheque+nationale+de+Paris+Richelieu&client=firefox-beta&hs=j3N&rls=org.mozilla:en-

US:official&channel=np&tbm=isch&tbo=u&source=univ&sa=X&ei=uGbLUtn5MsyaiAe7vIHoDg&ved=0CFUQsAQ&biw=1366&bih=664

#facrc=_&imgdii=_&imgrc=LUe_P4o6iAqRSM%3A%3BQ6ECdmyt1rT6zM%3Bhttp%253A%252F%252Fblog.bnf.fr%252Fuploads%252Flecteurs%252F2010%252F08%252Fsalle_lecture_mazarine.jpg%3Bhttp%253A%252F%252Fblog.bnf.fr%252Flecteurs%252Findex.php%2

52Ftag%252Facces-a-internet%252F%3B800%3B533