Top Banner
www.sachdoanhtri.com Mạng cộng đồng kinh doanh SÁCH DOANH TRÍ (www.sachdoanhtri.com ) trân trọng giới thiệu tóm tắt cuốn sách Steve Jobs Bản tóm tắt của sinh viên ngoại thương. Cuốn sách của Walter Isaacson ghi lại 1 cách chân thực và sinh động những câu chuyện do chính Steve Jobs kể lại của ,qua đó vén bức màn bí mật về chân dung 1 con người tài ba- nhà đồng sáng lập nên nhãn hiệu Apple, vốn rất kín tiếng trong đời sống riêng tư và luôn “im lặng” trước mọi tin đồn thất thiệt của giới truyền thông. Lời đầu tiên mà Walter Isaacson muốn chia sẻ về Steve Jobs chính là: Có thể Steve Jobs sở hữu một “túi tài năng” và khiến cả thế giới phải “ngước nhìn” vì sự đam mê, sáng tạo hay tài diễn thuyết đỉnh cao...nhưng thực tế, ông không phải là người “dễ chơi”... Tuổi thơ Steve Jobs đầy sóng gió...và ông tự hào vì điều đó...
30

Steve

Jun 24, 2015

Download

Documents

Truong Tho
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Steve

www.sachdoanhtri.com

Mạng cộng đồng kinh doanh SÁCH DOANH TRÍ (www.sachdoanhtri.com)

trân trọng giới thiệu tóm tắt cuốn sách Steve Jobs

Bản tóm tắt của sinh viên ngoại thương.

Cuốn sách của Walter Isaacson ghi lại 1 cách chân thực và sinh động những câu chuyện do chính Steve Jobs kể lại của ,qua đó vén bức màn bí mật về chân dung 1 con người tài ba- nhà đồng sáng lập nên nhãn hiệu Apple, vốn rất kín tiếng trong đời sống riêng tư và luôn “im lặng” trước mọi tin đồn thất thiệt của giới truyền thông.

Lời đầu tiên mà Walter Isaacson muốn chia sẻ về Steve Jobs chính là: Có thể Steve Jobs sở hữu một “túi tài năng” và khiến cả thế giới phải “ngước nhìn” vì sự đam mê, sáng tạo hay tài diễn thuyết đỉnh cao...nhưng thực tế, ông không phải là người “dễ chơi”...

Tuổi thơ Steve Jobs đầy sóng gió...và ông tự hào vì điều đó...

Page 2: Steve

www.sachdoanhtri.com

Jobs là con trai ngoài giá thú của một phụ nữ Mỹ và một người đàn ông mang gốc gác Hồi giáo. Mẹ Jobs là bà Joanne Simpson lúc sinh ra Jobs khi đang là một sinh viên. Không bước qua được những định kiến của gia đình, người phụ nữ này đã không thểsống với người đàn ông mình yêu và càng không thể nuôi con một mình.

Bà Joanne đành lòng cho đi đứa con trai của mình cho một cặp vợ chồng ở San Francisco nhận nuôi. Steve Jobs đã sống những năm tháng tuổi thơ như vậy cho đến khi năm 27 tuổi, ông mới biết thông tin về cha mẹ đẻ của mình.

Steve Jobs luôn tin rằng, số phận của ông được định sẵn từ khi mới sinh ra. Vì mẹ của Jobs là một sinh viên, nên dù không nuôi được con trai của mình, nhưng bà vẫn muốn gửi con cho một gia đình mà có vợ hoặc chồng đã tốt nghiệp đại học để mong Jobs sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt từ họ.

Cuộc gặp đầu tiên để cho con nuôi của bà Joanne là với một cặp vợ chồng luật sư, ngay trong ngày bà sinh ra Jobs. Tuy nhiên, mọi chuyện lại thay đổi vào phút chót vì vợ chồng này đang mong mỏi một đứa con gái nuôi, thay vì một cậu bé như Jobs.

Không gửi được con cho vợ chồng người luật sư, nửa đêm hôm đó, bà Joanne đã gọi đến địa chỉ của một cặp vợ chồng khác nằm trong danh sách xin nhận con nuôi, đó cũng là bố mẹ nuôi của Jobs sau này. Bà Joanne nói: Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?”, cặp vợ chồng nọ trả lời: “Tất nhiên rồi”.

Tuy nhiên, sau đó bà Joanne phát hiện, cặp vợ chồng này chưa hề tốt nghiệp đại học, thậm chí người cha còn chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà Joanne đã từ chối ký vào giấy tờ trao nhận con nuôi, chỉ đến khi cặp vợ chồng này hứa một ngày nào đó, Steve Jobs sẽ được học đại học.

Jobs cũng vẫn ý thức mình là con nuôi, nhưng có lần ông đã chạy ra khỏi nhà và khóc như mưa khi có người nói ông bị bỏ rơi vì cha mẹ đẻ không mong muốn ông vào thời điểm đó. Cha mẹ nuôi sau đó giải thích thực ra họ đã chọn ông. "Từ đó tôi biết tôi không bị bỏ rơi. Bố mẹ đã chọn tôi. Tôi là người đặc biệt", Jobs nói. Isaacson cho rằng chi tiết này chính là "chìa khóa" để hiểu cách suy nghĩ của Jobs.

17 năm sau ngày trở thành con của cặp vợ chồng ở San Fransisco, Steve Jobs cũng có ngày được bước chân vào giảng đường đại học. Nhưng may mắn không mỉm cười với Steve Jobs vì anh đã chọn đúng ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford.

Page 3: Steve

www.sachdoanhtri.com

Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ nuôi đã dồn vào trả học phí cho Jobs và 6 tháng sau đó, ông bắt đầu nhận thấy, việc học không hiệu quả khi những khoản tiền tích cóp cả đời của bố mẹ phải trang trải cho mình ở ngôi trường này.

Cha nuôi, Paul Jobs, cũng là người đã hướng dẫn Jobs tạo nên những điều vĩ đại. Một lần, họ cùng làm hàng rào. Ông nhắc con trai: "Con cần sơn mặt sau hàng rào, phía chẳng ai nhìn thấy, cũng bóng bảy như mặt trước. Ngay cả khi mọi người không thấy, con biết đấy, điều đó thể hiện con đã toàn tâm toàn ý tạo ra một thứ gì đó hoàn hảo".

Steve bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà ông không hứng thú và chỉ đăng ký môn học mà ông quan tâm. Jobs không có suất trong ký túc, nên ông ngủ trên sàn nhà cùng bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt để lấy 5 cent mua đồ ăn, thậm chí phải đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna…

Jobs đã phải trải qua những ngày cơ cực đó chỉ để đổi lấy niềm đam mê vô tận của mình. Khi bỏ học, Jobs quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ nghệ thuật, bởi Trường Reed lúc đó, nổi tiếng nước Mỹ về dạy viết chữ đẹp.

Jobs học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Khi Jobs và những đồng sự thiết kế máy Macintosh, những kiểu viết chữ nghệ thuật này đã được đưa vào và đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp mà sau này window đã sao chép lại.

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Jobs và cha đẻ từng gặp nhau nhưng cả hai đều không hay. "Mãi sau này tôi mới biết hóa ra ông ấy quản lý một cửa hàng ăn và tôi từng đến đó vài lần. Tôi hiểu thêm một chút về cha, nhưng tôi không thích những gì tôi biết nên đã nhắc em gái không kể bất cứ chuyện gì về tôi", Jobs kể.

Khởi nghiệp …

Năm 1976, Steve Jobs cùng người bạn thân là Steve Wozniak sáng lập Hãng Apple Computer tại gara nhà bố mẹ mình. Khi đó, ông chưa đầy 20 tuổi và khởi nghiệp với vài trăm USD. Apple lần lượt tung ra các sản phẩm máy tính Apple I, Apple II và sau đó là Macintosh. Trong vòng 10 năm, Apple trở thành một tập đoàn trị giá 2 tỷ USD với hơn 4.000 nhân viên.

Năm 1983, ông lôi kéo John Sculley, khi đó là Giám đốc điều hành Hãng Pepsi, về đầu quân cho Apple bằng câu hỏi nổi tiếng: "Anh muốn cả đời đi bán thứ nước ngọt có gas ấy hay muốn có cơ hội để thay đổi thế giới?". Thế nhưng một năm sau, chính Sculley đã khiến Jobs bị Apple sa thải vì bất đồng quan điểm.

Page 4: Steve

www.sachdoanhtri.com

Quãng thời gian bị Apple sa thải, đã cho Jobs nhiều kinh nghiệm và thành công hơn bằng chính sự sáng tạo của ông. Jobs đã sáng lập Hãng máy tính NeXT, mua lại Công ty Pixar từ Hãng Lucasfilm với giá 10 triệu USD. Cho đến khi Apple không thể “chịu nổi” sự thiếu vắng Jobs, năm 1997, hãng mời Jobs trở lại với vai trò là Giám đốc điều hành (CEO).

Jobs thực sự biết cách làm thay đổi mọi thứ. Apple không tạo ra thị trường mới, họ "định hình" lại chúng. iPod và iPhone xuất hiện khi máy nghe nhạc và điện thoại đã thịnh hành trên khắp thế giới. Tỷ phú Bill Gates nói về máy tính bảng từ năm 2001 trong khi mãi đến năm 2010, Apple mới giới thiệu iPad. Nhưng họ vẫn thành công hơn bất cứ công ty điện tử tiêu dùng nào trên toàn cầu.

Steve Jobs không chỉ có tầm nhìn về công nghệ, mà còn có tầm nhìn trong thiết kế. Điều đó gói gọn trong triết lý xây dựng sản phẩm của ông: "Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy".

Steve Jobs: The book of Jobs (Steve Jobs: Cuốn sách về Jobs), cuốn tiểu sử chính thức đầu tiên và duy nhất về thầy phù thủy tin học Steve Jobs, sẽ ra mắt độc giả vào ngày 24.10 tới, sớm hơn một tháng so với dự định. Walter Isaacson, người nổi tiếng với các tác phẩm tiểu sử về Benjamin Franklin hay Albert Einstein, sẽ chấp bút cho cuốn sách này dựa trên hơn 40 cuộc phỏng vấn Jobs cũng như hàng trăm đối thoại khác với người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả đối thủ của ông.

Với niềm đam mê và khát khao thay đổi, tiền bạc không phải thứ mà Steve Jobs hướng đến. Jobs không nhận bất cứ khoản tiền thưởng, phụ cấp hay cổ phiếu nào trong năm 2010 trừ mức lương tượng trưng 1 USD. Ông nắm trong tay 5,5 triệu cổ phiếu Apple nhưng cũng chưa bao giờ bán chúng từ khi trở lại công ty năm 1997.

"Trở thành người giàu nhất nhưng như đang sống trong nghĩa địa chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Mỗi tối trước khi đi ngủ và thấy rằng mình vừa làm được điều gì đó tuyệt vời mới thực sự quan trọng".

Jobs đã làm thay đổi cả thế giới nhờ vào tài năng và sự sáng tạo của mình trong lĩnh vực điện toán. Thế nhưng, Jobs lại không thể thay đổi được chính số phận của mình và suốt cuộc đời ông, khái niệm về “cái chết” đã luôn ám ảnh.

Jobs nhớ lại, khi 17 tuổi, ông đã đọc được ở đâu đó rằng: "Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng".

Steve Jobs và mối lương duyên kì lạ với miền đất Ấn Độ

Page 5: Steve

www.sachdoanhtri.com

Chi tiết về chuyến đi của ông rất ít được biết đến và không được rõ ràng đối với công chúng, nhưng những gì mà Jobs từng kể đã cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc vào những gì ông cảm nhận về sự giác ngộ và tâm linh.

Mối lương duyên với Ấn Độ xảy ra khi ông bỏ học giữa chừng vào khoảng những năm 1970.

Jobs trôi nổi trên đất Ấn vào giữa những năm 70 trong sự tìm kiếm một hướng dẫn tinh thần trước khi sáng lập ra Apple. Người ta cho rằng ông đã đề nghị đặt tên này với người bạn của mình và cũng là người đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, sau một chuyến thăm đến một cộng đồng ở Oregon mà ông gọi đó là một "vườn táo".

Chàng thanh niên 18 tuổi Jobs đã đến Ấn Độ với một tư duy lập dị cùng với một người bạn, Dan Kottke, sau khi rời bỏ Reed, một trường học nhân văn tư nhân ở Portland, Oregon. Là một sinh viên triết học quan tâm nhiều đến tôn giáo, Jobs đã bỏ học chỉ sau một học kỳ do xuất thân từ tầng lớp trung lưu nên đã tạo ra nhiều rắc rối trong một trường học dành cho giới giàu có.

Trong những ngày đầu tiên, ông kiếm sống bằng việc giao lại các chai coca-cola (nhiều người nói rằng ý định chính của ông là để tiết kiệm tiền cho chuyến đi tới Ấn Độ) và đến nhận một bữa ăn miễn phí hàng tuần tại một ngôi đền Hare Krishna ở địa phương.

Jobs từng nói: "Tôi không có phòng ký túc xá, vì vậy tôi ngủ trên sàn nhà trong phòng của bạn bè, tôi đã giao lại các chai coca-cola để lấy khoản tiền gửi 5 xu để mua thực phẩm và tôi đã đi bộ bảy dặm đến thị trấn mỗi tối chủ nhật để xin một bữa ăn mỗi tuần một lần tại ngôi đền Hare Krishna. Tôi thích thế".

Ông đã sớm đến với Phật giáo sau khi đến Ấn Độ. Ông cạo đầu, mặc quần áo Ấn Độ và thường thử nghiệm các chất gây ảo giác.

Tuy nhiên, ông đã đến gặp đạo sư Neem Karori Baba, một tín đồ Hanuman, người đã có một số tín đồ người Mỹ vào những năm 1970 - đã chết trước khi Jobs và người bạn Kottke biến nơi đây thành tu viện khổ hạnh cho ông.

Sau khi trở về từ Ấn Độ, ông đã thuật lại một câu chuyện về một cái giác ngộ khác của ông. Jobs đã trích dẫn: "Chúng ta sẽ không tìm thấy một nơi mà chúng ta có thể đi đến để được giác ngộ trong một tháng. Đó là một trong những lần đầu tiên tôi bắt đầu nhận ra rằng có lẻ Thomas Edison đã làm rất nhiều để cải thiện thế giới này hơn cả Karl Marx và Neem Kairolie Baba cùng hợp sức lại với nhau".

Page 6: Steve

www.sachdoanhtri.com

Câu chuyện của Tập đoàn Apple và câu chuyện làm giàu từ giẻ rách của ông đã đủ vững chãi để kể tiếp câu chuyện đằng sau sự thành công lớn này, một chiến thắng từ nơi không ngoảnh lại. Và cũng đã không ngoảnh lại nhìn vào Ấn Độ. Khi toàn bộ ngành công nghiệp CNTT - từ IBM cho đến HP đều quan tâm đầu tư ở Thung Lũng Silicon của Ấn Độ, thì Jobs đã không quan tâm nhiều đến việc thâm nhập vào đất nước này.

Ngoài mối quan tâm lớn về Phật giáo, Jobs đã không có góc mềm nào dành cho Ấn Độ. Có thể ông đã thất vọng bởi sự nghèo đói và hỗn loạn mà ông đã chứng kiến ở đây. Ông đã trở lại Mỹ và thành lập công ty mà ông muốn. Có lẽ ông đã tìm thấy sự giác ngộ thực sự của riêng ông trong các sản phẩm mà ông đam mê.

Con người sẽ chết nhưng tên tuổi thì bất tử. Steve Jobs vẫn luôn truyền cảm hứng cho hàng ngàn người khao khát muốn thực hi

Tư tưởng về Đạo phật xuyên suốt quá trình kinh doanh của Steve Jobs

“Steve đã xây dựng công ty và văn hóa của công ty không giống với bất kỳ công ty nào khác trên thế giới. Nó như là mã di truyền DNA của chúng tôi vậy.” Tim Cook, người kế vị Steve Jobs đã viết trong bản ghi nhớ nhưvậy sau khi Jobs từ chức quyền lãnh đạo cao cấp của Apple hồi tháng tám.

Tuy nhiên, người hùng của Apple đã ra đi vào hôm thứ tư ởtuổi 56.

Cũng như bất cứ ai khác, những giá trị của Jobs được định hình bởi sự giáo dục và kinh nghiệm sống. Ông sinh năm 1955 ở San Francisco và lớn lên giữa trào lưu văn hóa hippi. Bob Dylan và Beatles là hai dòng nhạc mà ông thích. Ông đã chia sẻnhững bài học về chính trị, tầm nhìn, và thử nghiệm thời niêm thiếu với những loại thuốc an thần.

Tên của công ty ông được lấy cảm hứng từ tập đoàn Apple của Beatles với nhiều lần kiện các hãng điện tử vì vi phạm bản quyền nhãn hiệu hàng hóa cho đến khi ký kết một bản độc quyền phân phối kỹ thuật số với iTunes. Cũng như Beatles, Jobs đã đến Ấn Độ tham dự một khóa tu về tâm linh và thường xuyênđi bộ xung quanh nhà hàng xóm và văn phòng bằng chân đất.

Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, môt nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell, một người từng học quản trị kinh doanh tại trường đại học Standford.

“Cuộc sống là một điều thông minh”

Page 7: Steve

www.sachdoanhtri.com

Tái sinh là khái niệm của Phật Giáo và công ty Apple cũng đã có kinh nghiệm về việc tái sinh này khi Jobs trở lại làm việc sau thời gian bịsa thải trong thời điểm mà công ty sắp bị phá sản.

“Tôi tin rằng cuộc sống là một điều thông minh và mọi thứkhông hề ngẫu nhiên.” Jobs đã trả lời cho tờ báo Time vào năm 1997 , cung cấp một cái nhìn xuyên qua hệ thống niềm tin phức tạp qua những lời dạy của Đức Phật.

Nghiệp là một nguyên tắc của tôn giáo nhưng nó dừng nhưkhông nằm trong hệ thống mà Jobs đã sống. Nếu ông sợ nghiệp quay lại với mình thì những tình cảm rõ ràng với nhưng đồng nghiệp cũ và các đối thủ canh tranhđã trở nên vô vị. Những người từng làm việc cho Jobs mô tả ông là một nhà tài phiệt và họ rất sợ gặp ông ở thang máy.

“Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mọi người ở đây làm việc chăm chỉ như thế nào.” Jobs trả lời cho tờ Businessweek vào năm 2004 như vậy. “Họlàm việc cả đêm và cuối tuần, thỉnh thoảng không gặp được gia đình trong một thời gian. Thỉnh thoảng, họ còn làm việc qua lễ Giáng Sinh để đảm bảo mọi thứ đều đúng để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo nhất mà nó có thế.”

Một số kỹ sư làm việc không mệt mỏi trên hệ điều hành Mac ban đầu phải cách biệt với cả vợ chồng con cái. Đạo đức làm việc của Jobs có thể được hình thành do những rắc rối về gia đình.

“Tôi đã làm những điều mà tôi không bao giờ tự hào”

Jobs là con nuôi của ông bà Clara và Paul Jobs, những người hứa với mẹ ruột của ông là Joanne Simpson là sẽ gởi ông vào trường đại học. Ông rời khỏi trường đại học Reed chỉ sau một mùa học và ông cho biết ông không muốn nói chuyện với cha nuôi của mình.

Jobs có một con gái là Lisa, con ngoài giá thú với Chrisann Brennan. Ông từ chối quyền làm cha trong nhiều năm, thề trước tòa là ông đã triệt sản. Sau đó, ông có ba đứa con với Laurene Powell.

“Tôi đã làm rất nhiều thứ mà tôi chẳng lấy gì làm tự hào, như làm cho bạn gái phải mang thai khi tôi mới 23 tuổi và cái cách mà tôi đã xửlý vấn đề này.” Jobs trả lời như vậy vào năm 2011 để quảng bá cho cuốn hồi ký của mình.

Những suy nghĩ còn trẻ ấy đã đến trước khi Jobs quay về với Phật giáo và nghiệp.

“Giá trị cốt lõi là như nhau”

Page 8: Steve

www.sachdoanhtri.com

Kinh điển Phật giáo, theo truyền thống, được truyền bá bí mật cũng như những thương vụ làm ăn của công ty Apple và những vấn đề cá nhân mà Jobs phải đương đầu. Cũng như các bí mật hoang tưởng xung quanh những sản phẩm mà Apple phát triển, Jobs phớt lờ tất cả những yêu cầu muốn phỏng vấn, làm lạc hướng họ trong những câu phát biểu ông phát biểu,từ chối tiết lộ chi tiết về căn bệnh ung thư của ông cho đến khi được phẫu thuật và trở nên nổi tiếng trong một vụ bê bối liên quan đến việc chọn lựa cổ phiếu.

Dù tất cả những điều như thế, ông vẫn chơi bằng luật lệ của riêng mình.

Với những ai tiết lộ bí mật của ông hay bàn tán về công ty ông đều bị trừng phạt và đe dọa. Apple đã kiện, và cuối cùng giải quyết với một blogger sau một bí mật lớn khi thông báo những tin đồn đúng về Apple vào đầu những năm 2000.

Và sau đó, câu chuyện họ mất nguyên mẫu thiết kế iPhone 4 lại được mua và xuất bản bởi trang blog Gizmodo.

“Khi tất cả điều này với Gizmodo xảy ra, tôi đã nhận được rất nhiều lời khuyên từ mọi người. Bạn phải để nó sang một bên.” Jobs trả lời như vậy trong một cuộc hội thảo về công nghệ vào năm 2010. “Tôi nghĩ rất sâu về điều này và cuối cùng tôi kết luận rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi chúng tôi trở nên lớn mạnh hơn và ít có sự ảnh hưởng đối với thế giới là nếu chúng tôi thay đổi giá trị cốt lõi của mình và bỏ sang một bên. Tôi không thểlàm được. Tốt hơn là tôi nên từ bỏ.”

“Lập trường này đã được lặp đi lặp lại trong năm đó khi Jobs vẫn còn là CEO dù ông đang nghĩ bệnh khi một nhân viên khác lại để phiên bản iPhone 5 ở một quán rượu. Apple phải nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát San Francisco điều tra.”

“Chúng tôi có cùng giá trị côt lõi như chúng tôi đã từng có.” Jobs trả lời như vậy trong cuộc hội thảo AllThingsD. “Chúng tôi có một ít kinh nghiệm, chắc chắn đánh bại, nhưng giá trị cốt lõi vấn như nhau.”

“Chúng ta ở đây để đặt một vết lõm trên vũ trụ”

Có lẽ điều nổi bật nhất của những giá trị, đơn giản là thực hiện những tác động bên ngoài xã hội. Hay như Jobs nói là “Chúng ta ở đây là để đặt một vết lõm trên vũ trụ.” Tuy nhiên, Apple và Jobs đã không tạo ra nhiều vết lõm với các hoạt động từ thiện.

“Chúng tôi làm những điều mà chúng tôi cảm thấy có thể đóng góp đáng kể.” Jobs nói cho tờ Businessweek vào năm 2004 như vậy. “Và giá trị cơbản của chúng tôi ở đây không phải trở nên lớn nhất và giàu nhất.”

Page 9: Steve

www.sachdoanhtri.com

Để đạt được mục tiêu này, Jobs đã trở thành một nhà quản lý vi mô ám ảnh. Một phần trong những lý do mà gen DNA của Jobs lại ăn sâu vào Apple là bởi vì ông ép buộc tay mình vào rất nhiều phần của công ty. Ông đã trực tiếp yêu cầu bộ phận phục vụ khách hàng gởi email cho ông, ông là một người sáng chế sản phẩm rất tích cực, đồng tác giả phát minh hơn 300 sáng kiến và ông bước vào cả lĩnh vực quảng cáo, bao gồm các chiến dịch nổi tiếng nhưNghĩ Khác (Think Difference) và Mac và máy tính cá nhân (Mac vs PC).

“Vậy Apple là gì, sau tất cả những điều như thế?” Jobs trầm ngâm với tờ Time. “Apple là về những người nghĩ ngoài cái hộp có sẵn, những người muốn dùng máy tính để giúp họ thay đổi thế giới, giúp họ tạo ra nhứng thứkhác biệt và không phải chỉ là để làm cho công việc được hoàn tất mà thôi.”

“Tập trung và đơn giản”

Jobs nổi tiếng trong việc thu hút John Sculley, giám đốc của công ty Pepsi đến điều hành Apple bằng việc nói rằng “Bạn có muốn dành phần còn lại của đời mình để bán nước ngọt hay muốn thay đổi thế giới?” (Họ đã vĩnh viễn chia tay khi Jobs khởi động lại Apple).

“Điều gì làm cho phương pháp của Steve khác với người khác là ông luôn tin rằng những quyết định quan trọng nhất mà bạn đưa ra không phải là điều bạn làm, nhưng điều mà bạn quyết định không làm.” Sculley trả lời tờbáo Businessweek năm 2010 như vậy “Ông là một người sống thiểu dục. Tôi nhớ khiđi vào nhà của Steve, ông hầu như chẳng có bất cứ đồ nội thất nào cả. Ông chỉcó môt bức tranh của Einstein, người mà ông vô cùng ngưỡng mộ, một cây đèn Tifany, một cái ghế và một cái gường. Ông không tin vào việc có thật nhiều thứxung quanh nhưng ông lại vô cùng kỹ lưỡng trong những thứ mà ông chọn lựa.”’

Kiềm chế, ít nhất là trong thiết kế và trang trí nội thất, là nguyên tắc căn bản của Jobs. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ông trở lại Apple, ông đã đóng cửa một số bộ phận và chuyển sự chú ý của ông vào một vài sáng kiến then chốt. Ngay cả hiện nay, các dòng sản phẩm của Apple và doanh thu chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp mà công ty có thể thống trị.

“Đó là một trong những câu thần chú của tôi: tập trung vàđơn giản.” Jobs cho tờ Businessweek vào năm 1998 biết như vậy. “Đơn giản có thểkhó hơn phức tạp. Bạn có thể làm việc chăm chỉ chỉ để làm cho suy nghĩ của mình sạch hơn để đơn giản hơn. Tuy nhiên, cuối cùng thì nó có giá trị vì khi bạn đạtđược điều đó, bạn có thể đến được núi cao.”

Page 10: Steve

www.sachdoanhtri.com

Ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn sáu năm sau là:”Mọi thứ đến từ không để có được 1000 thứ để bảo đảm rằng chúng ta không bị đi lạc đường hay cố gắng quá nhiều. Chúng ta luôn nghĩ về thị trường mới mà mình có thể đi vào nhưng đó chỉ là việc nói không để bạn tập trung vào điều thật sự là quan trọng nhất”

“Hãy cứ đam mê và dại khờ”

Mỗi thành viên điều hành trong công ty Apple được truyền thừa một phần của Jobs.

Jonathan Ive, giám đốc điều hành công nghiệp thiết kế thừa hưởng đạo đức đơn giản của Jobs.

Scott Forstall, người đứng đầu về phầm mềm di động, thừa hưởng sự nhiệt tình của Jobs.

Và Cook, cựu điều hành và hiện là người thay thế Jobs điều hành công ty như ông quản lý cuộc đời riêng của mình: trong vòng bí mật.

Tuy nhiên, Cook đi ra khỏi lớp vỏ của mình để truyền đạt các tiêu chuẩn đạo đức cho thế hệ nhân viên tiếp theo. Ông cùng với những người cộng sự giảng dạy tại trường đại học Apple.

• “Steve đã xây dựng công ty và văn hóa của công ty không giống với bất kỳ công ty nào khác trên thế giới. Nó như là mã di truyền DNA của chúng tôi vậy.” Tim Cook, người kế vị Steve Jobs đã viết trong bản ghi nhớ nhưvậy sau khi Jobs từ chức quyền lãnh đạo cao cấp của Apple hồi tháng tám.

Tuy nhiên, người hùng của Apple đã ra đi vào hôm thứ tư ởtuổi 56.

Cũng như bất cứ ai khác, những giá trị của Jobs được định hình bởi sự giáo dục và kinh nghiệm sống. Ông sinh năm 1955 ở San Francisco và lớn lên giữa trào lưu văn hóa hippi. Bob Dylan và Beatles là hai dòng nhạc mà ông thích. Ông đã chia sẻnhững bài học về chính trị, tầm nhìn, và thử nghiệm thời niêm thiếu với những loại thuốc an thần.

Tên của công ty ông được lấy cảm hứng từ tập đoàn Apple của Beatles với nhiều lần kiện các hãng điện tử vì vi phạm bản quyền nhãn hiệu hàng hóa cho đến khi ký kết một bản độc quyền phân phối kỹ thuật số với iTunes. Cũng như Beatles, Jobs đã đến Ấn Độ tham dự một khóa tu về tâm linh và thường xuyênđi bộ xung quanh nhà hàng xóm và văn phòng bằng chân đất.

Page 11: Steve

www.sachdoanhtri.com

Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, môt nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell, một người từng học quản trị kinh doanh tại trường đại học Standford.

“Cuộc sống là một điều thông minh”

Tái sinh là khái niệm của Phật Giáo và công ty Apple cũng đã có kinh nghiệm về việc tái sinh này khi Jobs trở lại làm việc sau thời gian bịsa thải trong thời điểm mà công ty sắp bị phá sản.

“Tôi tin rằng cuộc sống là một điều thông minh và mọi thứkhông hề ngẫu nhiên.” Jobs đã trả lời cho tờ báo Time vào năm 1997 , cung cấp một cái nhìn xuyên qua hệ thống niềm tin phức tạp qua những lời dạy của Đức Phật.

Nghiệp là một nguyên tắc của tôn giáo nhưng nó dừng nhưkhông nằm trong hệ thống mà Jobs đã sống. Nếu ông sợ nghiệp quay lại với mình thì những tình cảm rõ ràng với nhưng đồng nghiệp cũ và các đối thủ canh tranhđã trở nên vô vị. Những người từng làm việc cho Jobs mô tả ông là một nhà tài phiệt và họ rất sợ gặp ông ở thang máy.

“Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mọi người ở đây làm việc chăm chỉ như thế nào.” Jobs trả lời cho tờ Businessweek vào năm 2004 như vậy. “Họlàm việc cả đêm và cuối tuần, thỉnh thoảng không gặp được gia đình trong một thời gian. Thỉnh thoảng, họ còn làm việc qua lễ Giáng Sinh để đảm bảo mọi thứ đều đúng để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo nhất mà nó có thế.”

Một số kỹ sư làm việc không mệt mỏi trên hệ điều hành Mac ban đầu phải cách biệt với cả vợ chồng con cái. Đạo đức làm việc của Jobs có thể được hình thành do nhữngrắc rối về gia đình.

“Tôi đã làm những điều mà tôi không bao giờ tự hào”

Jobs là con nuôi của ông bà Clara và Paul Jobs, những người hứa với mẹ ruột của ông là Joanne Simpson là sẽ gởi ông vào trường đại học. Ông rời khỏi trường đại học Reed chỉ sau một mùa học và ông cho biết ông không muốn nói chuyện với cha nuôi của mình.

Jobs có một con gái là Lisa, con ngoài giá thú với Chrisann Brennan. Ông từ chối quyền làm cha trong nhiều năm, thề trước tòa là ông đã triệt sản. Sau đó, ông có ba đứa con với Laurene Powell.

Page 12: Steve

www.sachdoanhtri.com

“Tôi đã làm rất nhiều thứ mà tôi chẳng lấy gì làm tự hào, như làm cho bạn gái phải mang thai khi tôi mới 23 tuổi và cái cách mà tôi đã xửlý vấn đề này.” Jobs trả lời như vậy vào năm 2011 để quảng bá cho cuốn hồi ký của mình.

Steve Jobs- con người “lắm tài nhiều tật”

"Ông ấy nóng nảy, hay giận dỗi. Ông ấy rất 'dễ vỡ' và đôi khi tỏ ra nhỏ nhen. Dù đó là một nhân viên đã thức cả đêm để viết mã (coding), ông đơn giản nói rằng: "Cậu làm sai rồi. Thật kinh khủng". Vì sao Jobs khắc nghiệt thế? Bởi ông ấy muốn thấy sự hoàn hảo ở người khác và cũng đối xử như thế với bản thân", Isaacson cho hay

Là cha đẻ của siêu phẩm công nghệ Ipad- một sản phẩm gây tiếng vang mạnh mẽ trên toàn thế giới và thay thế những thế hệ máy tính “siêu cồng kềnh”, Steve đã nhận được sự ngưỡng mộ đến từ mọi đôi mắt của thế giới, bao gồm cả cha đẻ của Microsoft Word .Gates nói với Isaacson, "Ở đây tôi chỉ đơn thuần là cứu thế giới khỏi bệnh sốt rét và quy định các trật tự của thế giới, còn Steve mới là đôi bàn tay vàng tạo nên sự sáng tạo không biên giới cho những sản phẩm ấy”, thêm vào đó,Gates cũng tâm sự"Đáng lẽ ra, tôi nên ở lại trong chơi đó"(Isaacson, 553).

Khi Apple phát hành cổ phiếu, Steve Wozniak (người sáng lập thứ hai tại Apple) cực kỳ hào phóng trong việc chia sẻ cổ phiếu, cố gắng biến mọi người thành triệu phú. Jobs thì ngược lại, ông lạnh lùng trong việc xem xét ai được và không được hưởng, dù đó là những người đồng hành với ông trong giai đoạn khó khăn.

Đó không phải là ví dụ duy nhất thể hiện tính cách tàn nhẫn của ông. Vào thời điểm này, bạn gái ông có thai và sinh một bé gái có tên Lisa. Jobs, được sinh ra khi cha mẹ chưa kết hôn và bị bỏ rơi, vẫn thẳng thừng từ chối sự ràng buộc với cô bé và không chịu chu cấp cho hai mẹ con cho đến khi tòa án can thiệp (ông còn tuyên bố trước tòa là mình bị vô sinh).

Ông có một chiếc xe Mercedes không biển số vì "không muốn mọi người theo dõi tôi", nhưng sau đó thừa nhận lời Isaacson rằng: "Không biển số thực ra lại càng dễ gây chú ý hơn. Tôi vốn khác biệt".

"Ông ấy không phải nhà quản lý giỏi. Thực ra, ông ấy là một trong những nhà quản lý tồi nhất. Ông ấy ném mọi thứ vào đống hỗn độn. Điều đó tạo ra các sản phẩm tuyệt vời, nhưng không làm nên một phong cách quản lý đáng ngưỡng mộ", tác giả cuốn tiểu sử khẳng định.

Đây là một trong số những lý do Jobs bị "đá" (từ của Isaacson) khỏi Apple. Jobs bán toàn bộ cổ phiếu để thành lập NeXT Computer, sản xuất những cỗ máy tính thú vị

Page 13: Steve

www.sachdoanhtri.com

nhưng đắt đỏ và không ai mua. Nhưng ông cũng bỏ ra 5 triệu USD để cứu một công ty nhỏ - Pixar Studios - và làm nên cuộc cách mạng phim hoạt hình máy tính, biến ông thành tỷ phú.

Khi ông qua đời vào ngày 5/10/2011, Apple trở thành công ty giá trị thứ nhì thế giới, theo sát Exxon-Mobil. Ông đã cách mạng hóa hoặc định hình lại 7 lĩnh vực: máy tính cá nhân, phim hoạt hình, phân phối nhạc, điện thoại, máy tính bảng, xuất bản nội dung số và cửa hàng bán lẻ. Ông thực hiện điều đó bằng cách đứng ngay điểm giao cắt giữa khoa học và nhân loại, kết nối sự sáng tạo trong công nghệ và trí tưởng tượng để tạo ra những thiết bị mới mà con người không cần nghĩ nhiều về nó hay phải học cách sử dụng nó.

"Đó là điều Microsoft không thể làm vì họ chỉ sản xuất phần mềm nhưng không có phần cứng. Đó là điều Sony không thể làm bởi họ cho ra đời vô số thiết bị nhưng không thực sự có một hệ thống phần mềm hoàn chỉnh", Isaacson nhận định.

Steve Jobs và cuộc cách mạng mang tên Pixar

Pixar có lẽ sẽ mãi chỉ là một nhóm đồ họa bị lãng quên dưới cái tên “The Graphics Group”, nếu như không có một ngày Steve Jobs xuất hiện, đem tài năng, tư tưởng và tiền bạc của mình viết nên một chương mới cho lịch sử phim hoạt hình thế giới.[/B]

Giành 26 tượng vàng Oscar, 7 quả cầu vàng, 3 giải Grammy cùng vô số những giải thưởng khác, Pixar cho đến nay vẫn là gã khổng lồ trong ngành phim hoạt hình, bất khả chiến bại. Từ “Toy Story” đến “Finding Nemo”, “Cars”, “Ratatouille”, “Wall-E”, “Up”…những bộ phim bom tấn đem về cho hãng lên tới 7.2 tỉ đô la lợi nhuận và hàng triệu triệu người hâm mộ.

Những kỳ tích như thế, hẳn đã không xảy ra, nếu không có Steve Jobs.

Bước ngoặt đến với Pixar vào năm 1986, khi Jobs quyết định bỏ ra 5 triệu đô la mua lại studio chuyên dựng kĩ xảo đồ họa “The Graphics Group” từ “ông trùm” phim Chiến tranh giữa các vì sao – George Lucas, sau khi ông này không cảm thấy mặn mà gì với những giá trị kinh doanh mà studio này mang lại. Thêm 5 triệu đô nữa, Jobs hoàn tất thủ tục và đặt tên cho người bạn mới của mình cái tên Pixar. Vào thời điểm đầu tư ấy, Pixar trong suy nghĩ của Jobs chỉ mang ý nghĩa của một công ty máy tính đơn thuần, hơn là một studio sáng tạo nghệ thuật.

Cho đến một ngày John Lasseter, chàng trai có niềm đam mê và hoài bão vô hạn trong việc đem đồ họa máy tính sản xuất phim hoạt hình đã khiến Steven Jobs phải thay đổi

Page 14: Steve

www.sachdoanhtri.com

suy nghĩ ấy. Khi bộ phim hoạt hình đầu tiên của Pixar – “Luxo Jr.” do John sáng tạo nên khuấy đảo toàn bộ giới làm phim hoạt hình, Jobs mới choàng tỉnh, nhận ra những tiềm năng vô hạn của studio nhỏ bé này. Tuy nhiên, phải mất tới 5 năm kiên định giữ vững niềm tin và tiêu tốn thêm 50 triệu đô la để Steven Jobs tới được ngày nhìn Pixar vươn mình trỗi dậy.

Năm 1991, Pixar sản xuất bộ phim “Toy Story” theo hợp đồng đã ký kết với Disney. Bộ phim đầu tiên được làm hoàn toàn bằng công nghệ máy tính khiến giới truyền thông, khán giả cũng như những họa sĩ làm phim truyền hình bàng hoàng bởi sự tân tiến và hấp dẫn của nó. Với đầu óc của một thiên tài marketing, Jobs hiểu rằng, đây là lúc để ông biến Pixar trở thành một thương hiệu toàn cầu, trải dài trên khắp thế giới.

Vào những năm 1990, Pixar không phải là studio duy nhất sử dụng đồ họa máy tính để làm phim. Nhưng nó lại là studio duy nhất làm được, thành công và chứng tỏ cho mọi người thấy rằng đó là giấc mơ trong tầm tay, trên cả hai phương diện: công nghệ và sự sáng tạo.

Nếu như John Lasseter là linh hồn của Pixar, thì Steven Jobs là trái tim theo Pixar từng nhịp thở.

Có lẽ bởi nhìn thấy được đam mê và khí thế tràn ngập, nên mỗi lần làm việc trong studio của Pixar, Steve lại trở thành một người vô cùng kiên nhẫn, chờ đợi để lắng nghe những ý tưởng sẽ được các nhân viên của mình nói tới. Steve không thích vùi dập trí tưởng tượng của bất cứ ai. Ông cho các cộng sự tâm đắc như Lasseter và Catmull thêm tự tin để họ dành thêm nhiều thời gian cũng như năng lượng hơn cho từng bộ phim của Pixar – tốt và hoàn hảo đúng như nó phải thế.

Công việc chủ yếu của Jobs ở studio Pixar tại California trong suốt hàng năm trời, là vạch định hướng đi với mong muốn biến Pixar một ngày sánh ngang với Walt Disney – kẻ tiên phong trong thế giới phim hoạt hình từ trước đó rất lâu. Một tuần sau khi Toy Story phát hành, Steve đã nhanh chóng đoán trước được sự tăng trưởng từ cổ phiếu của Pixar và phát triển vốn cho công ty từ đó.

Page 15: Steve

www.sachdoanhtri.com

Năm 2006, Walt Disney đã tiêu tốn tới 7,4 tỉ đôla để mua lại Pixar, một lần nữa khẳng định tầm nhìn phi thường của Steven Jobs. Sau hơn 25 năm tồn tại và phát triển, Pixar vẫn là hãng phim hoạt hình đáng tôn trọng và ngưỡng mộ trên toàn thế giới. Tính nhân văn, khả năng sáng tạo vô hạn về trí tưởng tượng nhân vật, các công nghệ mới…trong từng bộ phim đều khiến hàng triệu người hâm mộ phải ngả mũ thán phục.

Pixar đã đem đến cho ngành phim hoạt hình của thế giới một cuộc cách mạng mà cho đến nay vẫn tiếp tục diễn ra không ngừng nghỉ, đem đến cho khán giả toàn cầu những món ăn tinh thần luôn tuyệt vời trên cả mức mong đợi của họ. Điều mà Steve Jobs làm được cho Pixar, chính là thổi một luồng gió mới, của lòng tin và sự bền bỉ vào cuộc cách mạng ấy.

Xin được trích lời của John Lasseter, người bạn, người đồng nghiệp của Steve như một lời khẳng định khách quan nhất về thành quả của Steve đã làm ở Pixar: “Steve Jobs là người có mắt nhìn xa khác thường, là người bạn chân thành của chúng tôi, và là ngọn hải đăng sáng chói cho gia đình Pixar…Ông ấy nhìn thấy những tiềm năng mà Pixar có thể chạm đến trước bất kỳ ai trong chúng tôi, và vượt ngoài những gì mọi người tưởng tượng. Cái Steve đưa cho chúng tôi là lòng tin, cơ hội để biến những giấc mơ điên rồ làm phim hoạt hình từ máy tính trở thành sự thực. Ông ấy luôn nói, một cách rất đơn giản, rằng: “hãy làm cho nó tuyệt nhất”. Steve là lý do tại sao Pixar bước trên con đường của ngày hôm nay, và sức mạnh, sự thẳng thắn, tình yêu sống của ông là điều khiến chúng ta trở thành những con người hoàn thiện hơn. Ông ấy sẽ mãi mãi là một phần cơ thể của Pixar”.

Steve Jobs được biết đến nhiều nhất với việc đã biến một hãng Apple suy yếu trở thành một biểu tượng toàn cầu, nhưng với những biến đổi của ông cho một công ty đồ họa kỹ thuật số nhỏ bé trở thành một người khổng lồ Pixar trong giới phim hoạt hình đã khẳng định sự nhạy bén tương tự.

Steve đã mua lại Pixar từ người tạo ra siêu phẩm “Star Wars” George Lucas vào năm 1986 sau khi bị buộc rời khỏi công ty máy tính Apple, và lúc đầu ông đã bỏ ra hàng triệu đô tiền túi của mình để duy trì sự vận hành của hãng đồ họa này.

Page 16: Steve

www.sachdoanhtri.com

Từ đó, Pixar đã trở thành một trong những hãng có doanh thu và ảnh hưởng nhất trong lịch sử của ngành điện ảnh, sản xuất những bộ phim hay hơn mọi đối thủ bao gồm nhượng quyền thương mại phim “Toy Story”, “Finding Nemo” và “Up” trong số các phim khác.

Khi ông mua nó với giá 10 triệu đô, hãng Pixar thiên về một công ty máy tính hơn là một hãng làm phim.

“Ban đầu, Steve không có ý định biến nó thành một hãng phim hoạt hình vì ông muốn phát triển các chương trình đồ họa cho máy tính hơn”, Tom Sito - một người kỳ cựu của hãng Disney với phim(“Aladdin and The Little Mermaid”) và Dreamworks với phim (“Shrek”), cho biết.

“Lúc đầu Pixar là một cửa hàng phần cứng,” ông thêm vào. “Nhưng Steve đã bị ý tưởng làm phim hoạt hình lôi kéo bởi những phim ngắn thành công mà hãng Pixar và John Lasseter đã làm”, như “Luxo Jr.” và “Tin Toy”.

Những kiệt tác thứ yếu của Lasseter – người đã tiếp tục trở thành giám đốc sáng tạo của hãng Pixar và Disney – đã hứa hẹn, nhưng điều đó cần có tầm nhìn và lòng can đảm để hình dung rằng việc sản xuất phim hoạt hình vi tính có thể kiếm ra tiền nghiêm túc.

Steve không thiếu những điều đó. “Ông rất giỏi trong việc lãnh đạo công ty. Bởi vì họ toàn là những nhà khoa học và nghệ sĩ, những người không biết gì về kinh doanh”, Sito – giáo sư về ngành phim ảnh ở Đại học Nam California (USC), cho biết.

“Họ đã đọc nhiều sách để tìm đường tạo dựng một chỗ đứng trong ngành công nghiệp kiến tiền tỷ nhưng đầy rủi ro này. Và Steve đã cho họ chiến lược để điều hành công ty”, ông nói thêm.

Nhưng điều đó đòi hỏi nhiều hơn những ý định hay để điều hành Pixar, một hãng đang chịu nợ kinh niên.

Page 17: Steve

www.sachdoanhtri.com

“Dù cho họ đã đạt được những thành công ngắn, và họ đã làm quảng cáo và đang tìm những cách khác để mở rộng, tới cuối tháng thì Steve cũng phải mở hầu bao”, Sito cho hay.

“Ông chi 50 triệu đô tiền túi của mình để giữ cho Pixar tiếp tục”, ông thêm vào.

Nhưng người nhìn xa trông rộng thật sự xuất hiện vào năm 1991, khi Jobs thỏa thuận với Disney để sản xuất phim hoạt hình “Toy Story” đầu tiên, bộ phim đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng vi tính.

Phim là một tiếng vang phòng vé và đảm bảo cho mặt tài chính của hãng Pixar. Nhưng Steve, với trực giác chính xác và sự tiếp thị thiên tài, cũng đã đảm bảo mốc chuyển đổi của Pixar trở thành một thương hiệu toàn cầu.

Năm 1982 phim về tôn giáo “Tron” được thực hiện cho Disney bằng ba công ty máy tính, những người sau này đã bị lãng quên, bởi vì những cái tên của họ chỉ được xuất hiện trong danh sách cuối phim.

Jobs đã yêu cầu Pixar được ghi trong danh sách đầu phim.

“Steve Jobs đã rất khăng khăng trong các cuộc thương lượng rằng cái tên “Pixar” phải được đưa lên đầu phim, ngay cạnh cái tên Disney, bởi vì ông muốn tạo sự vững chắc cho việc công nhận một cái tên thương hiệu.

“Ông muốn tên của hãng Pixar được phổ biến trong công chúng”, Sito cho hay.

Tầm nhìn chiến lược của Jobs cũng được phản ánh trong cách Pixar lên sàn trong thị trường chứng khoán, cùng thời điểm với sự ra mắt của phim “Toy Story” vào cuối năm 1995 – sự thành công về phòng vé của nó đã gây ấn tượng với các nhà đầu tư và giúp ích cho giá cổ phiếu.

80 phần trăm cổ phiếu của Steve trong công ty có giá trị khoảng 600 triệu đô vào lúc đó.

Sau khi ông trở về hãng Apple năm 1997, Jobs đã trao quyền lại cho đội ngũ sáng tạo ở Pixar, những người đã tiếp tục tạo nên một loạt phim đình đám, bao gồm phim “Cars” và “Ratatouille”, kiếm được 6,5 triệu đô từ phòng vé.

Ông vẫn là người đứng đầu của Pixar cho đến khi nó được Disney mua lại vào năm 2006, khi Steve chiếm một ghế trong hộ đồng quản trị của người khổng lồ giải trí.

Page 18: Steve

www.sachdoanhtri.com

Đời sống tình cảm của Steve

Nếu như Steve Jobs quá cố làm thay đổi cuộc sống con người bằng công nghệ với những ý tưởng mới lạ và những sản phẩm mang tính cách mạng thì vợ ông, Laurene Powell Jobs đã quyết định thay đổi cuộc sống của nhiều người bằng những hành động giản dị.

Steve Jobs và vợ - Laurence Jobs không thường xuyên xuất hiện nơi công cộng.

Laurene Powell Jobs, 47 tuổi, vợ của huyền thoại Steve Jobs, nhà đồng sáng lập Apple, không phải là người của công chúng. Bà sống nội tâm hơn chồng mình và rất hiếm khi trả lời các cuộc phỏng vấn. Thỉnh thoảng giới truyền thông mới nhìn thấy bà xuất hiện nơi công cộng bên cạnh chồng mình - Steve Jobs.

Steve Jobs gặp Laurene vào năm 1990 sau một buổi thuyết giảng trong lớp học thạc sĩ kinh tế MBA tại trường đại học Stanford. Câu chuyện tình yêu của họ giống như một bộ phim lãng mạn.

“Tôi đứng trong bãi đỗ xe, cùng với một chiếc chìa khóa, và tự nghĩ, nếu đây là đêm cuối cùng mình còn sống trên trái đất này, thì mình sẽ dành nó để gặp gỡ đối tác hay hẹn hò với người phụ nữ này? Tôi chạy qua bãi đỗ xe và hỏi cô ấy có muốn ăn tối cùng tôi không. Cô ấy trả lời “có”, chúng tôi đi dạo trong thị trấn và trở thành của nhau từ lúc đó”, Steve Jobs kể về thời trẻ của mình trên trang Gizmodo.

Laurene và Steve Jobs tổ chức đám cưới vào ngày 18/3/1991, và có với nhau 3 người con sau 20 năm chung sống hạnh phúc.

Page 19: Steve

www.sachdoanhtri.com

Laurene từng là chuyên gia đầu tư ngân hàng tại 2 công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ - Merrill Lynch và Goldman Sachs nhưng bà dành sự quan tâm đặc biệt đến nền giáo dục. Từ lâu bà đã là người hỗ trợ cho các chương trình từ thiện, vì sự phát triển của giáo dục. Laurene Jobs đã giúp các học sinh khó khăn, những người phụ nữ thiệt thòi bằng những khoản tiền tài trợ và bà cũng đóng góp vào quỹ từ thiện của vợ cựu Tổng thống Mỹ Hillary Rodham Clinton.

Sau nhiều năm là nhà tài trợ tại trường trung học Belmont's Carlmont, bà Laurene Jobs đã đồng sáng lập và dẫn dắt quỹ từ thiện phi lợi nhuận mang tên College Track rất thành công. Quỹ với tiền tài trợ của gia đình Jobs đã giúp hàng nghìn gia đình thiểu số và những học sinh nghèo có cơ hội đến trường.

“Tôi không biết vì sao tôi tìm đến từ thiện nhưng thực sự tôi đã đam mê nó từ lâu”, Laurene Jobs trả lời trong một buổi phỏng vấn năm 2008 về các chương trình từ thiện của bà.

Laurene đã chăm sóc Steve Jobs từ những lúc huy hoàng nhất cho đến khi ông qua đời. Bà đã giấu kín về sức khỏe của Jobs ngay cả khi ông phải chống chọi với căn bệnh ung thư suốt 7 năm qua.

Gặp người phụ nữ của Steve Jobs:

Steve Jobs và Laurence Jobs thời còn trẻ.

Page 20: Steve

www.sachdoanhtri.com

Steve Jobs và vợ tay trong tay trong sự ngưỡng mộ của người hâm mộ

tại Apple Store sau khi ra mắt iPhone đầu tiên năm 2007.

Laurence Jobs là đồng sáng lập quỹ từ thiện College Track nổi tiếng tại Mỹ.

Page 21: Steve

www.sachdoanhtri.com

Steve Jobs và Laurene Powell tham dự lễ trao giải Oscar lần thứ 82 ở Holywood ngày 7/3/ 2010

Page 22: Steve

www.sachdoanhtri.com

Steve Jobs và Laurence trong sự kiện ra mắt dịch vụ

iCoud tổ chức ở San Francisco, California hồi tháng 6.

Những nỗ lực chống lại bệnh tật của Steve Jobs

Năm 2004, Steve Jobs bước vào cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u khỏi tụy. Năm 2009, ông bước vào cuộc phẫu thuật ghép gan, trong một nỗ lực giữ lại càng nhiều chức năng sinh lý bình thường càng tốt, sau khi ung thư đã di căn đi nhiều nơi. Tháng 1 năm đó, ông đã đệ đơn xin từ chức.

"Tôi luôn nói rằng nếu như có ngày tôi không còn có thể thực hiện những nghĩa vụ và tâm nguyện của mình ở Apple, tôi sẽ là người đầu tiên nói cho các bạn biết." -- trích lời Steve Jobs trong lá thư gửi ban quản trị tập đoàn Apple vào ngày 24 tháng 8. "Thậtkhông may mắn, ngày đó đã đến."

Người phát triển phác đồ điều trị này, tiến sĩ Nicholas Gonzalez đã thừa nhận rằng việc sử dụng các men tụy là một cách thức rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư tụy. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu xuất bản năm 2009 trên tờ Journal of Clinical Oncology (1 tạp chí xuất bản 1 năm 3 lần của hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ), sự so sánh giữa 2 nhóm bệnh nhân, 1 nhóm điều trị theo phác đồ của Gonzalez, 1 nhóm điều trị theo phác đồ hóa trị liệu thông thường, cho thấy rằng nhóm của Gonzalez chỉ sống thêm được trung bình là 3-4 tháng, trong khi nhóm còn lại là khoảng 14 tháng.

Không có báo cáo chính thức nào cho thấy Steve Jobs đã thử phương thức điều trị của Gonzalez, tuy nhiên ông đã được điều trị theo những phác đồ điều trị thay thế

Page 23: Steve

www.sachdoanhtri.com

khác.Theo báo cáo của tờ Fortune năm 2008, Steve Jobs đã bắt đầu điều trị bằng chếđộ kiêng khem thay vì phẫu thuật, sau khi ông được chẩn đoán bệnh vào năm 2004. Cũng theo báo cáo của Fortune năm 2009, Steve Jobs đã đến Thụy Sĩ để tiến hành phác đồ điều trị xạ trị phụ thuộc hormone. Chi tiết cụ thể không được tiết lộ, nhưng trường đại học Y Basel ở Thụy Sĩ cho biết đó là một liệu pháp điều trị đặc biệt cho những khối u thần kinh nội tiết, và không được phép áp dụng ở Hoa Kỳ.

Những nỗ lực đó để kéo dài tuổi thọ cho Steve Jobs, hay để cải thiện chất lượng cuộc sống cho những ngày cuối cùng của ông, điều đó vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nhưng những chuyên gia trong lĩnh vực ung thư đều bất ngờ khi Steve Jobs vẫn có thể sống và chiến đấu với bệnh tật được lâu đến thế. Phần lớn những bệnh nhân ung thư tụy đều chết sau 4-6 tháng kể từ khi được chẩn đoán. Một nhân vật nổi tiếng khác cũng mắc bệnh ung thư tụy, diễn viên Patrick Swayze, không được may mắn như Steve. Ông mất 20 tháng sau khi được chẩn đoán.

Theo như các chuyên gia, cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư tụy của Jobs là một cuộc chiến không cân sức. "Không chỉ mắc ung thư, ông ấy còn phải chiến đấu chống lại chứng ngăn chặn miễn dịch sau khi ghép gan" - Trích lời bác sỹ Timthy Donahue trong bài phỏng vấn với MSNBC.com. "Phần lớn bệnh nhân được ghép gan sống thêm được khoảng 2 năm sau khi phẫu thuật".

Phác đồ điều trị chuẩn cho bệnh ung thư tụy, cũng giống như các loại ung thư khác, bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị, và gần đây nhất, là những loại thuốc điều trịnhắm đích kháng tế bào ung thư, góp phần kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Năm 2005, cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ đã cho phép sử dụng thuốc erlotinib (một loại thuốc chuyên nhắm vào những yếu tố thúc đẩy phát triển khối u), trong phác đồ điều trị bệnh ung thư tụy. Loại thuốc này đã chứng tỏ vai trò của nó trong thực nghiệm, khi tăng phần trăm bệnh nhân sống sót qua 1 năm lên 23% khi phối hợp với hóa trị liệu. Khối u ở bệnh nhân được dùng loại thuốc này kết hợp với hóa trị liệu phát triển chậm hơn thấy rõ, so với những bệnh nhân chỉ dùng liệu pháp hóa trị liệu đơn độc.

Tiên lượng ở những bệnh nhân ung thư tụy thường là rất xấu, tuy nhiên, vẫn có nhiều bệnh nhân lựa chọn giải pháp điều trị thay thế, trong đó phổ biến nhất là chế độ ăn kiêng mang tên nhà khoa học Gonzalez, liên quan tới việc sử dụng các men của tuyến tụy để chống lại chính khối u ở tụy. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ này còn nhận một lượng cung cấp dinh dưỡng lớn, bao gồm các vitamin và khoáng chất, ví dụnhư magie sulfat.

Page 24: Steve

www.sachdoanhtri.com

Người phát triển phác đồ điều trị này, tiến sĩ Nicholas Gonzalez đã thừa nhận rằng việc sử dụng các men tụy là một cách thức rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư tụy. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu xuất bản năm 2009 trên tờ Journal of Clinical Oncology (1 tạp chí xuất bản 1 năm 3 lần của hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ), sự so sánh giữa 2 nhóm bệnh nhân, 1 nhóm điều trị theo phác đồ của Gonzalez, 1 nhóm điều trị theo phác đồ hóa trị liệu thông thường, cho thấy rằng nhóm của Gonzalez chỉ sống thêm được trung bình là 3-4 tháng, trong khi nhóm còn lại là khoảng 14 tháng.

Không có báo cáo chính thức nào cho thấy Steve Jobs đã thử phương thức điều trị của Gonzalez, tuy nhiên ông đã được điều trị theo những phác đồ điều trị thay thếkhác.Theo báo cáo của tờ Fortune năm 2008, Steve Jobs đã bắt đầu điều trị bằng chếđộ kiêng khem thay vì phẫu thuật, sau khi ông được chẩn đoán bệnh vào năm 2004. Cũng theo báo cáo của Fortune năm 2009, Steve Jobs đã đến Thụy Sĩ để tiến hành phác đồ điều trị xạ trị phụ thuộc hormone. Chi tiết cụ thể không được tiết lộ, nhưng trường đại học Y Basel ở Thụy Sĩ cho biết đó là một liệu pháp điều trị đặc biệt cho những khối u thần kinh nội tiết, và không được phép áp dụng ở Hoa Kỳ.

Những nỗ lực đó để kéo dài tuổi thọ cho Steve Jobs, hay để cải thiện chất lượng cuộc sống cho những ngày cuối cùng của ông, điều đó vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nhưng những chuyên gia trong lĩnh vực ung thư đều bất ngờ khi Steve Jobs vẫn có thể sống và chiến đấu với bệnh tật được lâu đến thế. Phần lớn những bệnh nhân ung thư tụy đều chết sau 4-6 tháng kể từ khi được chẩn đoán. Một nhân vật nổi tiếng khác cũng mắc bệnh ung thư tụy, diễn viên Patrick Swayze, không được may mắn như Steve. Ông mất 20 tháng sau khi được chẩn đoán.

Jobs cho hay đã chứng kiến tiền bạc ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người ở Apple như thế nào và thề sẽ tránh sống xa hoa: "Tôi không để tiền bạc hủy hoại cuộc đời tôi. Bill Gates cuối cùng đã là người giàu nhất thế giới. Tôi không biết đó có phải mục tiêu của ông ấy không, nhưng nếu đúng thì ông ấy đã đạt được rồi. Nhưng đó không phải đích đến của tôi".

Nhà đồng sáng lập Apple tỏ ra ưu ái Facebook: "Tôi ngưỡng mộ CEO Facebook Mark Zuckerberg. Tôi chỉ biết một chút về cậu ta nhưng rất ngưỡng mộ vì Mark đã không bán lại công ty. Vì cậu ấy thực sự muốn tạo ra một công ty".

Jobs gặp vợ lần đầu năm 1990 và họ trao đổi số điện thoại. Sau đó, ông có một cuộc gặp gỡ đối tác. "Tôi cầm chìa khóa xe trong tay và nghĩ, nếu đây là đêm cuối cùng của tôi trên đời, tôi nên dùng nó làm việc, hay đi với người phụ nữ ấy? Cuối cùng, tôi chạy đến và hỏi cô ấy có thể ăn tối với tôi hay không. Cô ấy đồng ý", Jobs nói.

Page 25: Steve

www.sachdoanhtri.com

Ông tỏ ra hối hận vì đã trì hoãn cuộc phẫu thuật mà đáng lẽ đã cứu được cuộc đời ông. Khi đó, ông nghĩ việc mổ xẻ cơ thể ông là một sự xúc phạm. Chỉ 9 tháng sau đó, Jobs mới tham gia phẫu thuật nhưng ung thư đã lan đến các tế bào xung quanh tuyến tụy.

Jobs nói với cựu CEO Apple John Scully rằng nếu không thành lập Apple, ông sẽ đến Paris làm nhà thơ.

Jobs chỉ tải một cuốn sách trên máy iPad 2 là An Autobiography of a Yogi. Mỗi năm ông đọc nó một lần từ khi còn niên thiếu.

Bill Clinton đã gọi điện cho Jobs khi đang gặp rắc rối vì scandal chấn động với Monica Lewinsky. Ông nói với cựu tổng thống Mỹ rằng: "Nếu chuyện này có thật, ông nên nói với cả nước".

Jobs chia sẻ với Isaacson rằng ông muốn thực hiện cuộc cách mạng TV tương tự ông đã làm với máy tính, máy nghe nhạc và điện thoại: biến chúng trở lên đơn giản và trang nhã. "Nó sẽ có giao diện đơn giản nhất mà bạn có thể hình dung. Và cuối cùng, tôi đã tìm ra cách". Có lẽ, sản phẩm đột phá tiếp theo của Apple sẽ liên quan đến TV.

Jobs đã có nhiều quyết định lớn nhưng ban đầu ông từ chối một trong những sáng kiến quan trọng với Apple sau này: Ứng dụng. Art Levinson, thành viên ban quản trị, đã phải gọi điện cho ông ít nhất cả chục lần để thuyết phục. Và ông đã đổi ý.

Chuyên gia thiết kế Jonathan Ive nắm quyền lực cao nhất tại Apple sau ông. "Hầu hết những người trong cuộc đời Jobs đều có thể thay thế được. Nhưng không phải Jony", vợ Jobs khẳng định.

Jobs từ bỏ đạo Cơ đốc từ năm 13 tuổi khi ông thấy những đứa trẻ chết đói trên bìa tạp chí Life. Sau một chuyến đi tới Ấn Độ khi còn trẻ, tính giản đơn trong đạo Phật đã ảnh hưởng đến các cảm nhận về thiết kế của Jobs sau này. Tuy nhiên, vào những ngày cuối đời, ông nghĩ nhiều hơn về Chúa và thế giới bên kia. "Đôi khi, tôi tin vào Chúa. Đôi khi tôi lại không. Nhưng từ khi bị ung thư, tôi bắt đầu tin hơn. Có thể vì tôi tin vào cuộc sống mới sau cái chết. Cái chết có lẽ giống như một sự bật/tắt công tắc vậy".

Tuy nhiên điều quan trọng nhất giúp cho Apple vượt lên mọi hãng khác là cảm nhận thẩm mỹ của Steve được mang áp dụng vào sản phẩm của Apple đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của các loại sản phẩm kỹ thuật số vốn lạnh lẽo và vô cảm.

Đầu những năm 1980, Jobs là một trong vài người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng con chuột

Page 26: Steve

www.sachdoanhtri.com

dẫn đến việc ra đời chiếc máy tính Macintosh. Phát hiện của Steve thật sự là một bước ngoặt cho công nghệ graphic design áp dụng vào vi tính.

Năm 1998, Steve Jobs tổ chức một cuộc họp tại Apple, và nói thẳng với nhân viên của mình rằng sản phẩm của Apple quá tồi tệ lý do là không có ‘sex’ trong đó.

Cái sex mà Jobs miêu tả chính là tính thẩm mỹ của sản phẩm. Ông buộc nhân viên của mình phải có khái niệm mỹ thuật trước tiên khi phác họa một sản phẩm mới.

Tiêu chuẩn đẹp đến với Steve thật ra chỉ quay trở lại với ông theo như lời ông kể trong bài diễn văn bất hủ đọc tại lễ tốt nghiệp đại học Stanford vào năm 2005:

“Tôi xin kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là ngôi trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Toàn bộ khuôn viên trong trường là các tấm poster, tranh vẽ tay với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Lúc đó tôi đã bỏ học, tôi ghi danh vào lớp dạy viết tay các loại chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào.

Tôi học cách sáng tạo trong nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm... Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp.

Steve Jobs

Tôi học cách sáng tạo trong nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật nhưng mang dấu ấn lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được.

Môn học này lúc ấy dường như chẳng thể ứng dụng vào thực tế trong cuộc đời tôi. Thế nhưng 10 năm sau đó, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ hình như quay trở lại với tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp.”

Ngôi trường mà Steve Jobs theo học là một trong 10 trường mỹ thuật nổi tiếng nhất nước Mỹ. Tọa lạc tại một khu vực yên tĩnh của thành phố Portland tiểu bang Oregon, Reed College tập trung nhiều giảng viên nổi tiếng và trong mỗi mùa hè sinh viên có nhiều hoạt động mỹ thuật ngoại khóa khá sôi động.

Tranh vẽ của sinh viên cao học dựng bên cạnh các thân hình khỏa thân xuất hiện trong khuôn viên trường thẩm thấu vào óc thẩm mỹ và gây cảm hứng cho Steve về cái đẹp mà ông đem áp dụng triệt để vào sản phẩm của Apple trong nhiều chục năm sau.

Page 27: Steve

www.sachdoanhtri.com

Trước khi Apple thành hình, người họa sĩ thiết kế đồ họa phải làm mọi việc bằng tay, từ phác thảo đến tạo mẩu trên sản phẩm. Sau khi các chương trình ứng dụng như Illustrator và PhotoShop ra đời đã thay đổi toàn bộ khuôn mặt của nền đồ họa đương đại. Steve Jobs là người có công đầu đưa ý tưởng này vào các phần mềm mỹ thuật. Với ông, mọi sản phẩm của Apple phải bắt đầu bằng tiêu chí thẩm mỹ trước khi nói đến tính ứng dụng của sản phẩm.

Triết lý đưa mỹ thuật vào kinh doanh là tiêu chí hàng đầu của Steve khi ông tập trung sức lực vào ngay hình ảnh logo của công ty. Năm 1976 logo đầu tiên được Ronald Wayne sáng tác chỉ sau một năm đã bị chính Steve từ chối vì trông quá cổ điển và đơn điệu. Hình ảnh của Isaac Nerwton ngồi dưới gốc cây trầm tư trong khi trái táo treo lơlửng trên đầu hoàn toàn không nói lên được mục đích của Apple. Logo miêu tả tính kinh điển của khoa học máy tính hơn là sự sáng tạo một sản phẩm thực sự cần thiết cho người tiêu dùng theo ý đồ của Steve.

Chỉ một năm sau ngày ra mắt, logo năm 1976 được thay thế bằng hình ảnh một trái táo có màu sắc cầu vồng bị cắn mất một miếng bên hông. Họa sĩ Rob Janoff đã theo gợi ý của Steve sáng tác logo này trên ý thức khi nhìn vào người ta sẽ cảm nhận sự sống xuất hiện trên đó với những ẩn ý về Ham muốn, Hiểu biết, Hy vọng và Nổi loạn.

Miếng cắn làm cho quả táo mất góc là điểm nhấn của logo. Nó trở thành quen thuộc với mắt người nhìn do khác với một trái táo tròn trịa và đơn điệu. Cho dù tình cờ đi chăng nữa chính cái góc khuyết này làm cho trái táo có duyên và hiệu quả.

Logo này tưởng chừng như không thể thay thế như nhiều người đã nghĩ, chỉ có Steve là không nghĩ như vậy. Với người có óc sáng tạo mạnh mẽ thì sự thay đổi là yếu tố không thể thiếu trong sáng tạo. Trái táo nhiều màu rồi cũng ra đi khi Steve quay trở lạicông ty vào năm 1998. Ông cho rằng trái táo màu cầu vồng đã thực hiện xong bổn phận của nó và bây giờ là lúc chiếc logo phải nói lên tính thời đại của sản phẩm. Thế là chiếc logo đơn sắc, gần với thẩm mỹ đương đại ra đời.

“ Thời gian của bạn không nhiều đâu đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác.” - Steve Jobs

Logo không phải là vật duy nhất làm nên thương hiệu Apple. Steve luôn suy nghĩ tận cùng đến điều gì đẹp đẽ nhất nhằm mang đến cho người tiêu dùng cảm giác dễ chịu qua cảm nhận thẩm mỹ của đại chúng. Ông không dùng những sáng tạo của các khuynh hướng đương đại, ông tập trung vào những nét đẹp mà thời đại chấp nhận và phát triển nó vào sản phẩm.

Page 28: Steve

www.sachdoanhtri.com

Imac, iphone, ipad được sáng tạo trên cái nền thẩm mỹ này và Apple đạt thành công vượt mức trước ý tưởng đúng đắn của con chim đầu đàn Steve Jobs.

Giống như Jobs đã chau chuốt lại máy tính cá nhân và điện thoại, ông đặt dấu ấn không thể xóa mờ trong kiến trúc, nhất là trong mô hình đại lý bán lẻ. "Trước đây, các cửa hàng bán sản phẩm ở Mỹ có không gian tù túng. Đa số không được xem xét, chỉnh sửa tỉ mỉ và nhất là không được đầu tư. Nó xấu xí và như cái gai trong phong cảnh chung", James Timberlake, sáng lập công ty KieranTimberlake, nhận định.

Ngược lại, công trình của Bohlin và các đồng nghiệp dành cho Apple lại bóng bảy, lung linh, quyến rũ, tạo cảm giác hi-tech, sang trọng và còn nhiều mỹ từ khác được sử dụng khi người ta mô tả về chúng. Ý tưởng dùng kính trong xây dựng cửa hàng đã trở nên quá nổi bật và độc đáo đến mức Apple đang muốn đăng ký bản quyền cho kiến trúc này. Công ty của Bohlin cũng đã giành được 42 giải thưởng vì những công trình họ làm cho Apple, còn bản thân ông cũng được Viện kiến trúc Mỹ trao huy chương vàng năm 2010.

Đại lý bằng kính đầu tiên do Bohlin thiết kế là ở Soho, New York (Mỹ). "Chúng tôi có một không gian 2 tầng và việc khuyến khích khách hàng chịu lên xuống cầu thang khi đó là một thách thức lớn, nên chúng tôi tính chuyện dùng kính. Steve rất ủng hộ ý tưởng cầu thang kính. Ông nhận ngay ra sự kỳ diệu của nó", kiến trúc sư hiện 74 tuổi kể lại. "Giống như khi kiểm duyệt các sản phẩm Apple, Steve hối thúc chúng tôi tạo không gian làm sao trông vừa đơn giản, trang nhã nhưng lại vừa tinh xảo, nghệ thuật, chi tiết. Tại gian hàng ở Hamburg (Đức), cầu thang như bay trong không trung và chỉ có hai đầu gắn ở chân và đỉnh".

Việc dùng kính trong chuỗi cửa hàng bán lẻ bắt đầu được chú ý khi Apple Store ở Fifth Avenue (New York) ra đời năm 2006. Ban đầu, gian hàng nằm ở vị trí không thực sự "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Nó ở dưới mặt đất và xung quanh toàn là các tòa nhà hình chữ nhật. Các kiến trúc sư đã nghĩ đến giải pháp xây dựng một khối lập phương ánh sáng vừa hài hòa với không gian xung quanh, vừa nổi bật và tinh khôi.

Mọi người bắt đầu xếp hàng dài từ 42 tiếng trước khi Apple Store khai trương. "Truyền thống" xếp chỗ đợi sản phẩm của "Quả táo" cũng đã bắt đầu hình thành từ đó. Dù thành công, Bohlin và Steve Jobs không lặp lại khối lập phương ở những nơi khác. Apple Store ở Thượng Hải (Trung Quốc) cũng nằm dưới lòng đất nhưng có hình trụ kính uốn cong và trở thành một trong những biểu tượng ở đây.

"Chúng tôi nghĩ, sao lại không xây một gian hàng hình trụ tọa lạc ngay giữa lối đi hình tròn vào khu mua sắm? Nó là một ý tượng hay nhưng vượt tầm kiểm soát của chúng tôi. Tòa nhà lúc đó được khởi công rồi. Tuy nhiên, Steve đã gặp kỹ sư thiết kế

Page 29: Steve

www.sachdoanhtri.com

để thỏa thuận thiết kế lại và xây lại. Tôi cũng không biết sao ông ấy làm được thế", Bohlin cho hay.

Steve Jobs mất ngày 5/10 và Apple mất đi một nhà lãnh đạo vừa có tầm nhìn vừa có con mắt nghệ thuật và giới phân tích bắt đầu lo ngại cho tương lai của hãng này. Tuy nhiên, bên trong trụ sở Cupertino, California (Mỹ) có một đội ngũ chuyên gia đang làm việc cho một dự án tuyệt mật vài năm nay. Dự án đó không phải là một sản phẩm mới mà là một chương trình đào tạo mang tên Apple University. Đây là chương trình Jobs coi là mang tính sống còn với công ty do ông sáng lập: đào tạo ban lãnh đạo Apple "nghĩ" như ông, tức họ phải học khả năng trình bày, chú ý đến tiểu tiết, sự hoàn hảo, đơn giản và bí mật trong mọi kế hoạch từ phát triển sản phẩm cho tới hệ thống phân phối.

"Một trong những điều Steve Jobs nhận ra là Apple không giống bất cứ công ty nào trên hành tinh này và họ cần một bộ tài liệu giáo dục riêng để các nhà quản lý Apple có thể đưa ra quyết định và sáng tạo như thể họ là Steve Jobs", chuyên gia phân tích Tim Bajarin chia sẻ trên báo LA Times.

Sự ra đi vĩnh viễn của 1 vĩ nhân

Khi nhận xét về thiên tài IT này, Tổng thống Barack Obama đã gửi điện chia buồn tới gia đình Steve Jobs như sau:

“Steve là một trong những nhà sáng tạo vĩ đại nhất nước Mỹ – đủ dũng cảm để suy nghĩ khác người, đủ mạnh mẽ để tin rằng có thể thay đổi thế giới, và đủ tài năng để thực hiện điều đó.

Xây dựng một trong những công ty thành công nhất thế giới từ một gara, Steve là hiện thân của tinh thần sáng tạo, khéo léo của người Mỹ.

Sản xuất ra những chiếc máy tính cá nhân, rồi đưa internet thu gọn vào trong túi, Steve đã tạo ra một cuộc cách mạng thông tin không chỉ dễ truy cập mà còn mãn nhãn và đem lại những niềm vui.

Biến tài năng thành những câu chuyện huyền thoại, ông đã mang lại niềm vui cho hàng triệu trẻ em cũng như người lớn tuổi.

Steve thường nói ông luôn sống như thể ngày hôm nay là ngày cuối cùng trong đời. Và ông đã làm đúng như thế.

Page 30: Steve

www.sachdoanhtri.com

Và Steve Jobs đã làm được, đã thay đổi cuộc sống, định nghĩa lại cả nền công nghiệp và đạt được một trong những thành tựu hiếm có của lịch sử nhân loại: đó là thay đổi cách mà mỗi chúng ta nhìn nhận thế giới.

Thế giới đã mất đi một tài năng có tầm nhìn”

Dù đã có rất nhiều sách viết về Jobs, tác phẩm mang tên “Steve Jobs” của Walter Isaacson là cuốn tiểu sử đầu tiên và duy nhất nhận được sự chấp thuận của nhà sáng lập Apple. Isaacson, tác giả của “Benjamin Franklin” và “Albert Einstein” trước đó, đã tái hiện lại bức tranh cuộc đời của 1 vĩ nhân từ giây phút cất tiếng khóc chào đời đến những ngày cuối đời Bức tranh có đủ những mảng trắng, đen, ẩn chứa bao nhiêu câu chuyện nghiệt ngã nhưng đầy ý nghĩa. Đó là cuốn sách chứa đựng những điều Jobs muốn nói với cả thế giới.