Top Banner
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am 5/4/2020 • Số 478 Chúa Nhật Lễ Lá - Năm A Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org • [email protected] Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, đứng trước khổ hình thập giá và cái chết đau đớn Chúa vẫn một lòng vâng theo ý Cha; xin cho chúng con và các bạn trẻ biết học xin vâng theo Ý Chúa mỗi ngày. Amen. L ịch P hụng V TUẦN THÁNH Trong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những mầu nhiệm cứu độ mà Chúa Kitô đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng của Người ở trần gian: từ lúc Người vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê- si-a đến cuộc thương khó hồng phúc và sự phục sinh vinh quang của Người. Mùa Chay kết thúc ngay trước Thánh lễ Tiệc Ly. Thứ Hai Tuần Thánh, ngày 6 tháng 4 Bài đọc: Is 42,1-7; Ga 12,1-11. Thứ Ba Tuần Thánh, ngày 7 tháng 4 Bài đọc: Is 49,1-6; Ga 13,21-33.36-38. Thứ Tư Tuần Thánh, ngày 8 tháng 4 Bài đọc: Is 50,4-9a; Mt 26,14-25. TAM NHẬT VƯỢT QUA THÁNH Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu với Thánh lễ tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa, được tiếp diễn trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa và ngày thứ Bảy Tuần Thánh, rồi kết thúc bằng giờ Kinh Chiều I, Chúa Nhật Phục Sinh. Trung tâm của Tam Nhật Vượt Qua là Đêm Canh Thức Vượt Qua. Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 9 tháng 4 Bài đọc: Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15. Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 10 tháng 4 Kính Nhớ Chúa Giêsu Chịu Chết Chuộc Tội Nhân Loại. Hôm nay giữ chay và kiêng thịt. Bài đọc: Is 52,13-53,12; Hr 4,14-16;5,7-9; Ga 18,1-19,42. Thứ Bảy Tuần Thánh. Ngày 11 tháng 4 Các bài đọc: Đêm Vọng Phục Sinh. 1. St 1,1-2,2 (hoặc St 1, 1. 26-31a) . Đc: Tv 103 hoặc Tv 32. 2. St 22,1-18 (hoặc St 22, 1-2. 9a. 10- 13. 15- 18) . Đc: Tv 15. 3. Xh 14,15-15,1a. Đc: Xh 15,1-2. 3-4.5-6.17-18. 4. Is 54,5-14. Đc: Tv 29. 5. Is 55,1-11. Đc: Is 12, 2-3.4bcd. 5-6. 6. Br 3,9-15.32-4,4. Đc: Tv 18. 7. Ed 36,16-17a.18-28; Đc: Tv 41 hoặc 50. 8. Rm 6,3-11. Đc: Tv 117 9. Mt 28,1-10. Chúa Nhật Phục Sinh. Chúa Sống Lại, Năm A Ngày 12 tháng 4 Bài đọc: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MÙA PHỤC SINH Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê- lui-a (AC 22) . Thu nhập GX: Chúa Nhật Lễ Lá và Tuần Thánh. Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha.”. (Mt 26: 42)
6

Sống Đức Tin hứng N hân · Bài đọc: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MÙA PHỤC SINH Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ

Jun 22, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Sống Đức Tin hứng N hân · Bài đọc: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MÙA PHỤC SINH Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am5/4/2020 • Số 478

Chúa Nhật Lễ Lá - Năm AChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected]

Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, đứng trước khổ hình thập giá và cái chết đau đớn Chúa vẫn một lòng vâng theo ý Cha; xin cho chúng con và các bạn trẻ biết học xin vâng theo Ý Chúa mỗi ngày. Amen.

Lịch Phụng Vụ

TUẦN THÁNHTrong Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những mầu nhiệm cứu độ mà Chúa Kitô đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng của Người ở trần gian: từ lúc Người vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a đến cuộc thương khó hồng phúc và sự phục sinh vinh quang của Người. Mùa Chay kết thúc ngay trước Thánh lễ Tiệc Ly.

• Thứ Hai Tuần Thánh, ngày 6 tháng 4Bài đọc: Is 42,1-7; Ga 12,1-11.Thứ Ba Tuần Thánh, ngày 7 tháng 4Bài đọc: Is 49,1-6; Ga 13,21-33.36-38.

• Thứ Tư Tuần Thánh, ngày 8 tháng 4Bài đọc: Is 50,4-9a; Mt 26,14-25.

TAM NHẬT VƯỢT QUA THÁNH

Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu với Thánh lễ tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa, được tiếp diễn trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa và ngày thứ Bảy Tuần Thánh, rồi kết thúc bằng giờ Kinh Chiều I, Chúa Nhật Phục Sinh. Trung tâm của Tam Nhật Vượt Qua là Đêm Canh Thức Vượt Qua.

• Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 9 tháng 4Bài đọc: Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15.

• Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 10 tháng 4Kính Nhớ Chúa Giêsu Chịu Chết Chuộc Tội Nhân Loại. Hôm nay giữ chay và kiêng thịt.Bài đọc: Is 52,13-53,12; Hr 4,14-16;5,7-9; Ga 18,1-19,42.

• Thứ Bảy Tuần Thánh. Ngày 11 tháng 4Các bài đọc: Đêm Vọng Phục Sinh.1. St 1,1-2,2 (hoặc St 1,1.26-31a). Đc: Tv 103

hoặc Tv 32.2. St 22,1-18 (hoặc St 22,1-2.9a.10-13.15-18).

Đc: Tv 15.

3. Xh 14,15-15,1a. Đc: Xh 15,1-2. 3-4.5-6.17-18.4. Is 54,5-14. Đc: Tv 29.5. Is 55,1-11. Đc: Is 12, 2-3.4bcd. 5-6.6. Br 3,9-15.32-4,4. Đc: Tv 18.7. Ed 36,16-17a.18-28; Đc: Tv 41 hoặc 50.8. Rm 6,3-11. Đc: Tv 1179. Mt 28,1-10.

• Chúa Nhật Phục Sinh. Chúa Sống Lại, Năm ANgày 12 tháng 4Bài đọc: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9

MÙA PHỤC SINHNăm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22).

Thu nhập GX: Chúa Nhật Lễ Lá và Tuần Thánh.

“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”“Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

“ Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha.”.(Mt 26: 42)

Page 2: Sống Đức Tin hứng N hân · Bài đọc: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MÙA PHỤC SINH Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

Chúng ta đang trải nghiệm một hoàn cảnh thật khó khăn từ sinh hoạt gia đình đến xã hội và đời sống đức tin vốn quen thuộc nay cần thích nghi. Mặc dù không đến Nhà Thờ tham dự phụng vụ, nhưng có lẽ mọi người vẫn luôn nhớ tới Nhà Thờ trong giai đoạn này. Giáo xứ vẫn luôn cần đến đóng góp (tiền rổ) hàng tuần từ các gia đình và anh chị em. Trong Tuần Thánh này, khi đến nhận lá hoặc cầu nguyện, anh chị em có thể bỏ phong bì đóng góp hàng tuần vào thùng tại tiền sảnh, bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân.

Thông báo

1/ Chúc Mừng Phục Sinh“ Đây là ngày Chúa đã làm ra, nào ta hãy vui mừng hoan hỷ” (Đáp ca Chúa Nhật Phục Sinh)

Kính chúc: Quý Sơ, Ban Thường Vụ, Hội Đồng Tài Chánh, Các Hội Đoàn, Ca Đoàn, Phong trào và quý ông bà, anh chị emLễ Phục Sinh và một Mùa Phục Sinh đầy tràn ân sủng và Bình an của Chúa.Alleluia! Alleluia!Chúa đã sống lại thật!Linh mục Gioan Baotixita Nghiêu Nguyễn, O.P.Chánh xứ

2/ Giữ chay kiêng thịt ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.Thứ Sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2020 là ngày giữ chay và kiêng thịt:- Giáo luật điều 1251 dạy: “Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu

Tuần Thánh phải giữ chay và kiêng thịt.”- Tuổi giữ chay, theo Giáo luật điều 1252: “Mọi người

từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì phải giữ chay” và điều 97 khoản 1 quy định: “Ai đã đến 18 tuổi trọn thì là thành niên.”

- Luật kiêng thịt “buộc những người từ 14 tuổi trọn.” (Giáo luật điều 1252).

3/ Chương trình Tuần Thánh cập nhậtĐể phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, cùng với hướng dẫn của Tòa Giám mục. Chương trình Tuần Thánh sắp xếp lại như sau:(1) Chúa Nhật Lễ Lá, ngày 5/4/2020: Truyền hình

trực tiếp vào lúc 10:00am, từ 12:00pm - 2:00pm: Các gia đình đến Nhà Thờ lấy lá tại bàn cuối Nhà Thờ, và vào Nhà Thờ cầu nguyện. Xin lễ và bỏ phong bì đóng góp hàng tuần vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân.

(2) Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 9/4/2020: Truyền hình trực tiếp vào lúc 6:00pm, từ 8:00pm - 10:00pm: Các gia đình có thể đến Nhà Thờ viếng Mình Thánh Chúa.

(3) Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 10/4/2020: Truyền hình trực tiếp vào lúc 3:00pm.Tại gia đình: Trong khi tham dự nghi thức trực tuyến, nên có một Thánh giá trên bàn thờ, và

bái kính suy tôn Thánh giá cùng thời gian với cử hành livestream tại Nhà Thờ. Từ 5:00pm - 7:00pm: Các gia đình có thể đến Nhà Thờ cầu nguyện.

(4) Thứ Bẩy, Vọng Phục Sinh ngày 11/4/2020: Truyền hình trực tiếp vào lúc 6:00pm,

Tại gia đình: Trong khi tham dự nghi thức trực tuyến, nên đốt nến trên bàn thờ cùng thời gian với cử hành livestream tại Nhà Thờ.Từ 8:00pm - 10:00pm: Các gia đình có thể đến Nhà Thờ cầu nguyện.

(5) Chúa Nhật Phục Sinh ngày 12/4/2020: Truyền hình trực tiếp vào lúc 10:00am, từ 12:00pm - 2:00pm: Các gia đình đến Nhà Thờ lấy lá tại bàn cuối Nhà Thờ, và vào Nhà Thờ cầu nguyện. Xin lễ và bỏ phong bì đóng góp hàng tuần vào thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân.

Lưu Ý: Khi đến Nhà Thờ cầu nguyện, số người hiện diện không quá 10 người và cách nhau 6 feet. Đây là thời gian xin lễ và giáo xứ đón nhận phong bì dâng cúng cũng như lòng quảng đại của anh chị em trong Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh.

4/ Chặng Đàng Thánh Giá trong Tuần Thánh.Chặng Đàng Thánh giá là truyền thống có từ lâu trong Giáo hội Công giáo kể từ thế kỷ IV, khi các Kitô hữu đi hành hương về Thánh địa. Chặng Đàng Thánh giá rất phong phú và ý nghĩa, nối kết chúng ta vào cuộc sống hằng ngày, như Đức Thánh cha Phanxicô nói tại Đại hội Giới trẻ Thế giới, 26/7/2013: Đàng Thánh giá cho chúng ta tín thác vào Chúa Giêsu. Thập giá Chúa Kitô chứa đựng trọn vẹn tình yêu Thiên Chúa, nơi chúng ta khám phá lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là tình yêu mà chúng ta có thể hoàn toàn tín thác, hoàn toàn tin tưởng … hãy tín thác bản thân nơi Chúa Giêsu, trao trọn con người mình cho Chúa, bởi Ngài không để ai thất vọng bao giờ! Chỉ có trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại, chúng ta mới có thể tìm thấy cứu độ và cứu chuộc.’ Chính vì thế, khi bước vào Tuần Thánh, chúng ta không đến Nhà Thờ đi Đàng Thánh Giá được. Hiện nay, trên trang nhà cuả Giáo xứ: www.chungnhan.org có mục Chặng Đàng Thánh giá với hai phần:(1) Trường Thánh Vinh Sơn Liêm (English) gồm hai

phiên bản video và audio: “Saint Vincent Liem School follows Christ’s Passion”

(2) Giáo xứ tiếng Việt (audio), gồm 2 phiên bản: “Gia đình con bước đi với Chúa vào cuộc Thương Khó” dành chung cho gia đình) và “Con bước đi với Chúa vào Cuộc Thương Khó” dành cho cá nhân.

(3) Trong Tuần Thánh này: Mỗi gia đình đặt Thánh giá và đốt nến trên Bàn Thờ cùng nhau suy niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu qua các Chặng Đàng Thánh Giá, theo những bài gợi ý từ trang nhà Giáo xứ.

5/ Hướng dẫn tham dự Thánh Lễ trực tuyếnĐể Thánh Lễ trực tuyến đạt được đúng ý nghĩa của cử hành phụng vụ, và mang lại những ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, chúng ta cần thực hiện những hướng dẫn sau:(1) Trước Khi Tham Dự:

- Tìm một nơi trang nghiêm thích hợp trong nhà (quy tụ trước bàn thờ gia đình) để đặt máy tính hoặc TV, tạo nên một không gian xứng hợp để tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện. Tắt điện thoại di động hoặc các ứng dụng tin nhắn (text mes-sage, tablet ...)

- Chuẩn bị tâm hồn và y phục như tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thờ với Cộng đoàn phụng vụ Giáo xứ. Có thể đọc sinh, suy niệm Lời Chúa trước giờ tham dự cử hành trực tuyến.

- Tham dự đúng giờ để có thể bình tâm cầu nguyện và bắt đầu Thánh Lễ. Cần tham dự Thánh lễ phát trực tiếp để được hiệp thông cách trọn vẹn và sống động.

(2) Trong Khi Tham Dự- Tham dự như đang hiện diện giữa Cộng đoàn

Phụng vụ tại Nhà Thờ. Thưa/đáp, lắng nghe Lời Chúa. Thực hiện các tư thế, cử chỉ tôn kính và giữ thinh lặng theo quy định của Thánh Lễ.

- Cần có tâm hồn thành tâm thống hối và ước ao kết hợp với Chúa bằng việc rước lễ Thiêng liêng. Đọc kinh nguyện rước lễ thiêng liêng.

- Không làm việc riêng, hay bất cứ việc gì, hoặc ăn uống trong khi tham dự Thánh Lễ.

(3) Sau Khi Tham Dự- Sau khi kết thúc Thánh Lễ, cần sống giá trị bí

tích vừa tham dự và bổn phận loan báo Tin mừng- Thực thi bác ái, chia sẻ với những hoàn cảnh khó

khăn; quảng đại với đóng góp, dâng cúng cho những nhu cầu Giáo xứ và Giáo phận.

- Qua Thánh lễ, chúng ta hiệp thông với Hội Thánh, hiệp thông với Cộng đoàn Giáo xứ, đồng thời lãnh nhận ơn chữa lành và an ủi của Chúa. Hãy lan tỏa bình an và tình yêu đến mọi người. Hãy quan tâm đến những người trong gia đình, ngoài xã hội – nhất là những người già, người đau yếu và nghèo khổ.

* Những hướng dẫn này dựa theo ’Những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ.” Của Ủy ban Phụng Tự HĐGMVN ngày 27/3/2020

6/ Bản Tin Chứng Nhân và Thánh Lễ trực tuyến Chúa Nhật Lễ Lá, ngày 5/4/2020(1) Bản Tin Chứng Nhân sẽ đăng tại trang nhà

www.chungnhan.org với đường kết nối: https://chungnhan.org/hangtuan/476.pdf (số Bản Tin thay đổi theo tuần).

(2) Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Lá trực tuyến (lives-tream) vào lúc 10:00AM với đường kết nối trực tiếp: https://www.youtube.com/watch?v=LS-

Page 3: Sống Đức Tin hứng N hân · Bài đọc: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MÙA PHỤC SINH Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ

chứng nhân Số 478

J9ItkwaRghoặc Youtube: https://www.youtube.com/CVM-RVAvà Facebook: https://www.facebook.com/groups/CVMRVA

Lưu Ý: Vì không được quy tụ trên 10 người, nên trong các giờ truyền hình trực tuyến, anh chị em KHÔNG đến Nhà Thờ.

7/ Ủy Ban Phụng Tự: Những lưu ý về trực tuyến Thánh LễThánh lễ là “hành vi cao cả được thực hiện để tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa con người” (Hiến chế về Phụng vụ thánh, Sacrosanc-tum Concilium, số 7). Vì thế, ở mọi nơi và trong mọi trường hợp, thánh lễ cần phải được chuẩn bị, cử hành và tham dự trong tâm thế và tư thế xứng hợp với giá trị linh thánh của hành vi phụng vụ cao cả này. Đối với nhiều hoàn cảnh đặc thù như tại bệnh viện, trại giam, hoặc những tình huống ngoại thường hay cấm cách, Hội Thánh không ngừng tìm kiếm những phương thế thuận lợi nhất để giúp các tín hữu không ngừng liên kết với Đức Kitô Thượng Tế và nhiệm thể của Người là Hội Thánh, nhờ đó kín múc dồi dào ân sủng từ suối nguồn Thánh Thể. Ngày nay với những phương tiện kỹ thuật trực tuyến và truyền thông xã hội, các tín hữu có thể tham dự thánh lễ theo nhiều cách thức đa dạng; tuy nhiên, các phương tiện trực tuyến có thể đánh mất tính linh thánh của cử hành phụng vụ. Vì thế, trong hoàn cảnh của đại dịch COVID-19 hiện nay, Ủy ban Phụng tự lưu ý những nguyên tắc chung cho việc cử hành và tham dự thánh lễ trực tuyến như sau:1/ Về kỹ thuật, vài cách thức trực tuyến phổ biến hiện nay gồm có (1) phát trực tiếp: thu hình/ quay phim và truyền trực tiếp cùng thời điểm (lives-tream); (2) phát lại: những chương trình đã được “phát trực tiếp” còn lưu trên các kênh truyền thông và không gian mạng (ví dụ: Youtube, ứng dụng truyền hình,…); (3) thu sẵn: sản xuất một chương trình với mục đích để phát lại sau đó theo thời gian định sẵn (pre-recorded).Trong phụng vụ, khi giám mục giáo phận cho phép, chương trình trực tuyến thánh lễ trong giáo phận chỉ được sử dụng cách thức “phát trực tiếp” để thu và phát sóng thánh lễ đang cử hành cho cộng đoàn tham dự từ xa. Như thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, các tín hữu nên tham dự thánh lễ “phát trực tiếp” để được hiệp thông cách trọn vẹn và sống động, hơn là xem các thánh lễ được “phát lại” trên mạng sau thời điểm đã cử hành. Phương thức “thu sẵn” một thánh lễ với ý định để phát lại vào thời điểm sau đó thì không được chấp nhận là một cử hành phụng vụ trực tuyến.2/ Do “việc truyền thanh và truyền hình về những hoạt động thánh, đặc biệt về việc cử hành thánh lễ, phải được thực hiện cách xứng đáng và thận trọng dưới sự hướng dẫn và đảm bảo của người

có đủ năng lực do các giám mục chỉ định” (SCsố 20), giám mục giáo phận chịu trách nhiệm đối với các chương trình trực tuyến thánh lễ để luật phụng vụ được tuân thủ cách đầy đủ: cử hành đúng lịch phụng vụ, đúng bản văn phụng vụ và kinh thánh đã được phê chuẩn,… (x. SCsố 22). Vì thế, trong hoàn cảnh đại dịch hiện nay, giám mục giáo phận cần chỉ định các nhà thờ và linh mục được chính thức cử hành thánh lễ phát trực tuyến nhằm tránh những vi phạm kỷ luật phụng tự đối với bí tích cao cả này.3/ Vì bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống và sứ vụ Hội Thánh nên dù thánh lễ được cử hành riêng hoặc với cộng đoàn phụng vụ, được phát trực tuyến hay không, các linh mục vẫn cần có những chuẩn bị xứng hợp về tâm hồn cũng như những yếu tố đòi buộc theo quy chế tổng quát của sách lễ Rôma:– Thành tâm cử hành mầu nhiệm thánh thật sốt sắng và trang nghiêm; không hời hợt, vội vã;– Lưu tâm đến lễ phục (áo alba, dây các phép và áo lễ), khung cảnh phụng tự và chỉ cử hành trong nhà thờ hoặc nhà nguyện;– Không tự ý bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố của nghi thức thánh lễ.Cách riêng khi cử hành các thánh lễ được phát trực tuyến, vì cộng đồng mạng tham gia chương trình trực tuyến bao gồm anh chị em thuộc các tôn giáo bạn và nhiều thành phần xã hội mở rộng nên chủ tế cần lưu tâm thêm đến những yếu tố sau:– Chuẩn bị bài giảng chu đáo, ý thức đây là cơ hội

loan báo Tin Mừng;– Chọn lựa ngôn từ để xây dựng một cộng đồng yêu

thương, hợp nhất theo tinh thần Phúc m;– Cần tập trung làm nổi bật sự hiện diện của Chúa

Kitô trong cử hành phụng vụ, tránh những thái độ phô diễn cá nhân;

– Ý thức đang cử hành với cộng đoàn phụng vụ tham dự trực tuyến.

4/ Khi người tín hữu ở trong hoàn cảnh đặc thù như hiện nay, không thể tham dự cử hành bí tích tại giáo xứ, họ vẫn có thể hiệp thông với Hội Thánh đồng thời lãnh nhận ơn chữa lành và an ủi của Chúa qua việc tham dự thánh lễ trực tuyến tại nhà. Tuy nhiên, các tín hữu vẫn phải tham dự thánh lễ được trực tuyến một cách ý thức, tích cực và trọn vẹn với những ưu tiên sau:– Chuẩn bị tâm hồn và y phục như tham dự thánh

lễ tại giáo xứ với cộng đoàn phụng vụ, có thể đọc kinh, suy niệm Lời Chúa trước giờ tham dự trực tuyến;

– Tham dự thánh lễ trực tuyến như khi đang hiện diện giữa cộng đoàn phụng vụ tại giáo xứ: không sử dụng điện thoại, không làm việc riêng, vẫn thưa đáp (và hát), thực hiện các tư thế, cử chỉ tôn kính và giữ thinh lặng theo quy định của thánh lễ;

– Hiệp ý với chủ tế để cầu nguyện cho các nhu

cầu của Hội Thánh, cộng đoàn và cá nhân, đặc biệt cho các nhu cầu khẩn thiết trong cơn đại dịch này;

– Cần có tâm hồn thành tâm thống hối và ước ao kết hợp với Chúa bằng việc rước lễ thiêng liêng. Mỗi giáo phận có thể hướng dẫn kinh nguyện cho tín hữu chuẩn bị tâm hồn rước lễ thiêng liêng;

– Sau khi tham dự thánh lễ cách trọn vẹn (từ xa), cần ý thức sống giá trị bí tích vừa tham dự và bổn phận loan báo Tin Mừng cứu độ.

Ngày 27 tháng 03 năm 2020.

Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam* Kênh Truyền hình trực tuyến của Giáo xứ đã được

phép của Đức Giám Mục và ban Phụng vụ Giáo phận. Có tên trên YouTube là CMVRVA

Suy nghĩ Về đại dịch coVid-19Lễ Lá trong mùa đại dịch: Nhành lá cọ chính là các việc lànhWGPSG / Aleteia -- Chúa nhật Lễ Lá năm nay sẽ diễn ra trong hoàn cảnh bất thường vì các nhà thờ sẽ vắng bóng người. Nhưng những hoàn cảnh bất thường không ngăn cản chúng ta giương cao nhành lá cọ và biến tuần lễ sắp tới thành một Tuần Thánh thực sự.Cuộc rước kiệu vào Chúa nhật Lễ Lá khởi đầu cho Tuần Thánh với sự hiện diện của Chúa Giêsu được thể hiện qua phụng vụ của Giáo hội. Mặc dù nó gợi lên những sự kiện từ quá khứ xa xôi, nhưng sự hiện diện nhiệm mầu của Chúa Kitô sẽ gắn kết nó với hiện tại.Vào Chúa nhật Lễ Lá, Chúa Giêsu khải hoàn tiến vào Thành thánh Jerusalem, nơi Ngài sẽ chết và phục sinh. Tất cả các Kitô hữu tham gia vào việc làm sống lại sự kiện này. Họ là đám đông tung hô Chúa với những nhành lá cọ trong tay.Vào Chúa nhật này, chúng ta ca ngợi Chúa Giêsu là Đấng chiến thắng vĩ đại, đã vào thành Jerusalem để chiến đấu. Người đang chiến đấu chống lại thế lực của sự dữ và cái chết. Sự đau khổ của Người sẽ được biến đổi một cách nhiệm mầu thành con đường dẫn đến chiến thắng; cái bẫy của sự chết bị Người giẫm nát bằng sự Phục sinh của Người.Các Kitô hữu rất chắc chắn về chiến thắng của Người - Người chẳng phải là Con Thiên Chúa sao? Họ hoan nghênh Chúa Giêsu ngay cả trước khi trận chiến này bắt đầu: “Hoan hô trên các tầng trời!”Một cái nhìn vượt xa hơn các cử chỉ phụng vụNăm nay, các nhà thờ phải đóng cửa và chúng ta có thể không có được các nhành lá được làm phép.Nhưng chúng ta có thể nghĩ về bản thân mình như những nhành lá đang được giương cao, dưới hình thức các việc lành và những hy sinh mà ngay cả trong hoàn cảnh bị cách ly, chúng ta vẫn tung hô Chúa theo những cách có ý nghĩa hơn và lâu dài

Page 4: Sống Đức Tin hứng N hân · Bài đọc: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MÙA PHỤC SINH Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ

hơn là những cử chỉ phụng vụ.Nhành lá cọ của chúng ta là lời cầu nguyện thiết tha nhất, là sự chú tâm của chúng ta khi đọc các văn bản phụng vụ trong các sách kinh nguyện.Nhành lá cọ của chúng ta là việc xét mình cẩn thận về đời sống trước khi nhận lãnh ơn tha thứ cho tội lỗi của chúng ta, và là sự quyết tâm nghiêm túc để sống tốt hơn.Nhành lá cọ của chúng ta là những việc hãm mình nho nhỏ mà chúng ta thực hành trong tuần này, để góp phần vác Thánh giá giúp Chúa Kitô.Cuối cùng, nhành lá cọ là sự tiến bộ trong việc bác ái, trong sự tử tế vô điều kiện và tận tâm giúp đỡ mọi người. Nhờ vậy, vào ngày lễ Phục sinh, tất cả chúng ta sẽ được tràn đầy niềm hân hoan vô bờ bến. Edifa (Aleteia) / Thảo Uyên chuyển ngữ/

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật Phục SinhJn 20:1-9.Ngôi mộ trống1/ Sức mạnh của tình yêu: Tác giả Sách Diễm Ca ca tụng tình yêu: “Nước lũ không dập tắt nổi tình yêu, sóng cồn chẳng tài nào vùi lấp. Ai đem hết gia tài sự nghiệp mà đổi lấy tình yêu,ắt sẽ bị người đời khinh dể.”(1) Chúa Giêsu yêu Mary Magdala: Bà là người được Chúa Giêsu chữa cho khỏi bảy quỉ. Đối với con người, chẳng có gì là đáng yêu trong người đàn bà này; nhưng đối với Thiên Chúa, Ngài thương con cái mình bị ma quỷ xiềng xích. Từ lúc được lành bệnh, Bà luôn theo Chúa Giêsu, và đứng dưới chân Thập Giá khi Ngài hấp hối.(2) Bà Mary Magdala yêu Chúa Giêsu: Bà là người đã khóc công khai để lấy nước mắt rửa chân, lấy tóc lau chân, và lấy dầu đắt tiền xức chân Chúa. Ngay cả cái chết cũng không dập tắt nổi tình yêu của Bà Mary Magdala dành cho Chúa Giêsu. Một người có thể nói Bà là người sống tình yêu với Chúa hơn ai hết qua sự kiện Bà chỉ chờ khi bắt đầu ngày mới (3-6 giờ sáng), là người đầu tiên lên đường ra mộ tìm Chúa. Tình yêu dành cho Chúa Giêsu làm Bà vượt qua nhiều sự sợ hãi: quân lính Rôma, người Do-thái, bóng tối, ma quỉ, lạnh lẽo, lười biếng …Khi đến nơi và thấy tảng đá lớn đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”2/ Hai ông Phêrô và Gioan ra thăm mộ: Các môn đệ không dám xuất hiện trước công chúng vì họ sợ sẽ bị truy tố như Thầy mình. Các ông chắc cũng thất vọng vì Chúa Giêsu không hoàn thành ước mơ của các ông. Khi được Mary Magdala cho biết tin ngôi mộ trống, ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó,

nhưng không vào.(1) Ngôi mộ trống: Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Hai câu hỏi được nêu ra từ trình thuật này:- Tại sao người môn đệ chạy tới trước không vào lại chờ cho Phêrô tới và vào trước? Phải chăng vì ông sợ? Phải chăng vì ông muốn tôn trọng quyền bính của Phêrô? Tuy Phêrô đã chối Chúa ba lần, nhưng ông luôn là người đứng đầu Nhóm Mười Hai. Chính Chúa Giêsu đã đặt Phêrô vào địa vị này.- Vì các ông không ngờ là Chúa đã sống lại, nên chỉ còn giả thuyết là người ta đã đánh cắp xác Chúa; nhưng điều làm các ông ngạc nhiên là tại sao lấy xác mà không lấy khăn niệm, lại còn cuộn lại cẩn thận và xếp gọn lại một nơi!(2) Ông đã thấy và ông đã tin: “Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết.”- Thấy và tin: Đây là niềm tin thực nghiệm.- Theo Kinh Thánh: Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết. Đây là niềm tin dựa vào uy thế của Sách Thánh.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Biến cố Chúa Giêsu phục sinh chứng tỏ rõ ràng cho chúng ta một điều quan trọng: chết không hết. Chúa Giêsu đi trước để dọn đường, và Ngài sẽ kéo mọi người chúng ta lên với Ngài. Vì thế, chúng ta không được sống như không có đời sau.- Chúa Giêsu đã gánh chịu mọi đau khổ để đền thay tội lỗi của chúng ta, và Ngài đã phục sinh vinh hiển để chuẩn bị cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu mai sau. Còn ai yêu thương và lo lắng cho chúng ta hơn Chúa Giêsu? Hãy dành trọn vẹn tình yêu cho Ngài.- Hãy làm hết sức cho có được tình yêu với Chúa Giêsu như Mary Magdala. Một khi có được tình yêu như thế, chúng ta sẽ vượt qua mọi trở ngại để trung thành với Thiên Chúa và làm chứng cho Thiên Chúa bằng cách yêu thương mọi người

Easter Sunday of the Resurrection of the LordJohn 20:1-9“He saw and he believed.”

IllustrationCities like Valladolid in Spain are renowned for their Holy Week processions. During Lent, men and women who belong to organised religious groups, like brotherhoods or guilds, prepare to carry reli-gious statues through the streets to commemorate the passion of Christ. The statues are both lifelike and life-size and may date from the eighteenth and nineteenth centuries. Graphically they show the wounds and suffering of Christ, his mother Mary and the people who were involved in the passion.

The processions on Good Friday and Easter Sun-day are completely different in mood but togeth-er present the drama of God’s plan of salvation. Whilst on Good Friday the mood is funereal and sombre, on Easter Sunday it is full of joy and gladness. The black penitential hoods worn by the men on Good Friday are removed, as are the black mantillas worn by the women. Their bright and joyful faces can be seen and the women wear white mantillas as well as bright colours. In Val-ladolid, a procession carrying a statue of the risen Christ weaves its way around the streets to meet the procession carrying Our Lady in the Plaza May-or. Jesus, risen from the dead, greets his mother in the square and their statues bow reverentially to one another. Her sorrow is turned into joy and the hope of the resurrection leads to great applause by all present. Families then gather either at home or in local restaurants to celebrate the Easter feast with tapas, fine wines and rich food.

Gospel TeachingThe Gospel for this Easter Sunday tells how Mary of Magdala arrives early in the morning and sees that the stone has been rolled away and that the tomb is empty. Her first reaction is one of shock after the tragic and sorrowful events of Good Fri-day. She has come to grieve and spend some quiet time with her beloved friend and to try to make some sense of what has happened. It is only a week since Jesus had ridden into Jerusalem on a donkey and the crowds had cheered and waved their palm branches. Now she is greatly surprised to find that the tomb is empty and she runs off to find the apostles.When St Peter and St John arrive at the tomb, John waits for the leader, Peter, to go first. We don’t hear Peter’s reaction when he sees the linen cloths and the empty tomb. We know that when John enters, he sees and believes. All that Jesus has taught and preached suddenly becomes clear and John knows that Jesus is the Son of God who has risen from the dead. Suffering, evil and death have been conquered. The kingdom of God can continue to be preached.From this joyful scene at the tomb, the belief that Jesus has risen from the dead spreads to Peter, to Mary of Magdala, and then to the other apostles. They continue to gather and pray and wait for the Holy Spirit. At Pentecost their fear will be over-come and the gift of the Spirit will lead them out to the ends of the earth proclaiming the Good News. Peter will carry the Good News to Caesarea and baptise Cornelius the soldier and his household. The hope of Jesus is not only for the Jewish people but for all men and women. From Jerusalem to Rome to this church, we stand in that great line of witnesses who celebrate this holy feast. We are people who carry the light of Christ to others and have the responsibility to hand on our faith.

Page 5: Sống Đức Tin hứng N hân · Bài đọc: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MÙA PHỤC SINH Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ

ApplicationSt Paul teaches us about our new life in Christ. We hope to share in his resurrection, not only at the end of our earthly lives, but each day as a member of Christ’s body, the Church. This new life invites us to model our attitudes and actions on those of Christ: to love the weakest members of the com-munity, to be generous to those who are poor, to forgive wrongs, to heal those who hurt, to contin-ue to sing a song of joy and celebrate the day of resurrection. We rely on the Holy Spirit to bring to fulfilment our lives in Christ. We pray that God who has begun this good work in us may bring it to fulfilment.May you know the peace and joy of this Easter Day. Happy Easter.

Ý Lễ

Thánh Lễ 10: 00 Sáng• LH Phaolo Nguyễn Thanh Vân (Tạ Thanh Nghĩa)• LH Gioan Baotixita Phạm Hoan Lễ Giỗ 6 năm

(Tuyết Nguyễn)

Trước nạn dịch Covid-19, Đức Hồng Y Pie-tro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh kêu gọi thế giới hãy cùng nhau đoàn kết và nói lên sự dấn thân của Giáo hội cho những người đang đau khổ vì coronavirus.(Tin Vatican - Andrea Tornielli)

Xin tóm lược ý chính của cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Quốc vụ khanh của Tòa Thánh về nhiều vấn đề như sau:

1. Đức Thánh Cha và Giáo triều La Mã sinh hoạt ra sao trước cuộc khủng hoảng này?Chúng tôi cùng chia sẻ những khó khăn với mọi người. Chúng tôi nghĩ tới những người mắc bệnh, những người già cả, sắp chết và gia đình của họ. Chúng ta đang sống trong thời gian của đêm đen đợi chờ sự Phục Sinh của Chúa. Giáo hội thật sự gần gũi với mọi thành phần con cái của Giáo hội trên thế giới và cầu mong tất cả mau chóng thoát khỏi cơn đại dịch!“Lazarus, hãy trỗi dậy!” (Ga 11,43), là tiếng kêu trong thời gian đen tối này. Đức Thánh Cha qua các phương tiện truyền thông hiệp nhất, gần gũi với mọi người trên khắp thế giới. Ngài dâng lễ trực tuyến hàng ngày từ nguyện đường thánh Marta. Ngài liên nỉ cầu nguyện cho các nạn nhân, gia đình của họ, cho các nhân viên y tế, tình nguyện viên, linh mục, công nhân, và các gia đình...Cuộc khủng hoảng này đang ảnh hưởng đến các gia đình, thay đổi cuộc sống của mọi người và gây ra hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt... Nó có thể dạy chúng ta điều gì?Trước hết, chúng ta đang phải đối mặt với sự mong manh và mỏng dòn của thân phận con người chúng ta. Chúng ta nhìn nhận rằng

chúng ta không phải là người sáng tạo, mà là những hữu thể đáng thương, tồn tại được nhờ vào Đấng Chí tôn.

2. Làm thế nào để sống đức tin Kitô giáo trước những gì đang xảy ra?Thiên Chúa trở thành xác phàm để chia sẻ với chúng ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi! Ngài đã vui lòng gánh chịu đau khổ và chết để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta đang chuẩn bị kỷ niệm lại cuộc thương khó, sự chết và sự Phục sinh quang vinh của Ngài… Chúa Giêsu đã sống lại, chiến thắng sự chết để ban cho chúng ta sự sống.Đức tin và niềm hy vọng cho thời điểm đen tối này giúp chúng ta nép mình vào Chúa, cầu xin Ngài giúp chúng ta vượt qua được thời gian thử thách này. Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục tu sĩ hãy dấn thân vượt lên trên cả bổn phận mục vụ; Ngài cũng cảm kích trước những dấn thân của các bác sĩ, y tá, các tình nguyện viên đang miệt mài chiến đấu với căn bệnh này...Tôi nhận ra rằng, dù khủng hoảng đen tối nhưng tất cả mọi người đang tìm đến với nhau qua các phương tiện truyền thông để hỗ trợ lẫn nhau.

3. Tòa thánh làm gì để nâng đỡ các Giáo hội địa phương khắp nơi trên thế giới?Thông qua các Bộ sở của Tòa Thánh, Tòa Thánh liên hệ với các Giáo hội địa phương, nâng đỡ và giúp cách phòng chống sự lây lan của coronavirus, vượt trên lãnh vực tôn giáo hay quốc gia. Kể từ khi cơn dịch bùng phát, chính Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự gần gũi và hiệp thông của Ngài với nhân dân Trung Quốc, gửi những tặng phẩm đến cho Trung quốc, cho Hồng Kông, và sau đó là cho Iran, Ý và Tây Ban Nha… Nhiều sáng kiến khác nhau đang được nghiên cứu để nói lên những cử chỉ cụ thể của sự đoàn kết, qua các công tác từ thiện.Các Thánh lễ và các nghi lễ phụng vụ khác - bao gồm cả tang lễ - đã bị đình chỉ! Nhưng nhiều Nhà thờ vẫn được mở cửa.

4. Bạn nghĩ gì khi các tín hữu không thể lãnh nhận các bí tích?Việc đình chỉ cử hành phụng vụ là điều cần thiết để tránh các cuộc tụ họp đông người hầu ngăn chặn sự lây lan của cơn bệnh! Tuy nhiên, ở nhiều nơi, các nhà thờ vẫn được mở cửa. Chúa Giêsu hiện diện nơi đó trong Bí tích Thánh Thể.Các linh mục hằng liên nỉ cầu nguyện và cử hành thánh lễ dù các tín hữu không thể tham dự. Chúng ta có thể hiệp thông cầu nguyện, tham dự các nghi thức Thánh lễ cũng như Tuần thánh qua các phương tiện trực tuyến và truyền thông...

Đối với nhiều thành viên của cộng đoàn cảm thấy hụt huẫng đau khổ vì họ không thể được nhận lãnh các Bí tích, tôi thành tâm chia sẻ nỗi buồn với anh chị em. Nhưng tôi muốn nhắc nhớ cho tất cả hay biết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô, đại diện thánh Phêrô Tông đồ, đã rộng ban ân toàn xá đặc biệt cho mọi tín hữu, không chỉ cho những nạn nhân của Covid-19, mà còn cho những ai đang chăm sóc họ, các thành viên gia đình và tất cả những người chăm sóc họ dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả việc cầu nguyện.

5. Cô đơn là một trong những thách thức lớn nhất vào lúc này.Trước cơn đại dịch Covid-19, nhiều người đang hấp hối một mình, không một an ủi nào từ những người thân yêu! Làm thế nào Giáo hội cho thấy Giáo hội đang gần gũi với họ?Đây là hậu quả bi thương của cơn đại dịch! Dù linh mục không thể hiện diện bên giường chết của người tín hữu, nhưng qua lời cầu nguyện và qua bàn tay của các bác sĩ, y tá, những người này đang an ủi và đồng hành cùng người bệnh trong những giây phút cuối đời của họ, đã trở thành bàn tay và lời nói của tất cả chúng ta, của Giáo hội, của gia đình để cầu xin ơn tha thứ và giã biệt họ! Đó chính là tình thương tha thứ của Chúa cứu chữa và ban sự sống, sự sống vĩnh cửu cho họ….

6. Phụng vụ Tuần Thánh sẽ diễn ra như thế nào tại Vatican?Chúng tôi đã nghiên cứu các hình thức khác nhau so với các hình thức truyền thống. Trên thực tế, đã không còn các cuộc triều yết như mọi khi. Để tránh lây lan, Tòa thánh sẽ cử hành các Nghi thức Phục sinh hiệp thông với tất cả mọi người thông qua các kênh viễn thông…Giáo hội không chỉ quan tâm đến tình trạng khẩn cấp về cơn đại dịch hiện nay, mà Giáo hội còn quan tâm đến các cuộc chiến, đến các anh chị em tỵ nạn, đến những người túng nghèo đói khổ!Giáo hội mời gọi thế giới hãy đoàn kết lại với nhau để hòa giải mọi bất đồng, chấm dứt chiến tranh qua các cuộc hòa đàm ngưng chiến... Hãy vượt lên trên những lợi ích cá nhân, phe nhóm và cả lợi ích quốc gia, hầu mang lại hòa bình và cơm no áo ấm cho quảng đại quần chúng, cho công ích chung theo các giá trị của tự do và công bình chân lý.

Page 6: Sống Đức Tin hứng N hân · Bài đọc: Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9 MÙA PHỤC SINH Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ