Top Banner
CÁC QUY LUẬT GIẢI NGHĨA KINH THÁNH I/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh chúng ta phải nhớ : CHÂN LÝ CỦA KINH THÁNH THÍCH HỢP VỚI TÂM TRÍ CON NGƯỜI . Vì Kinh Thánh được viết để con người biết ý muốn của Chúa. - Thích hợp với tâm trí con người có 2 ý: 1. Thích hợp với trình độ: Giáo hội Công Giáo cho rằng chỉ có hàng Giáo Phẩm mới hiểu được Kinh Thánh. Vì các vị ấy được Thánh Thần linh hướng, được nhận phép truyền chức, được học nhiều năm thần học và triết học. Với quan điểm ấy, mặc dù tín đồ Công Giáo La Mã có thái độ rất trân trọng như đặt Kinh Thánh trên bàn thờ, hoặc hôn Kinh Thánh và nói: “Ay là lời Chúa” nhưng không được khích lệ tự đọc, tự học và suy ngẫm Kinh Thánh. Chính Kinh Thánh bác bỏ quan điểm trên: v Trong thời Cựu Ước, dân Y-sơ-ra-ên được nghe và đọc Kinh Thánh bởi trí hiểu, lòng cảm động. Cho nên họ reo vang lời Amen, Amen! Hay khóc lóc ăn năn (NeNe 8:1 tt). Timôthê khi còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh (IITi 2Tm 3:15-16). Khi dân Y-sơ-ra-ên có thái độ hững hờ với Kinh Thánh. Chúa đã thống trách rằng “Ta đã chép lệ luật Ta cho nó một vạn điều, nhưng nó coi như chẳng can gì đến mình” (OsHs 8:12). v Kinh Thánh là kho tàng vô giá. Bởi Kinh Thánh chúng ta được: - Cứu rỗi (Gia Gc 2:21; RoRm 10:14-17; ICo1Cr 15:1, 2 …) - Được từng trải sự tái sanh (Gia Gc 1:18; IPhi 1Pr 1:23). - Được nên thánh (GiGa 17:17; Thi Tv 119:9-11). - Được tăng trưởng đức tin (GiGa 20:31; RoRm 16:26; ITe1Tx 2:13). - Được bồi dưỡng tâm linh (PhuDnl 8:3; Mat Mt 4:4; Thi Tv 19:7; 119:50; IPhi 1Pr 2:2). - Được soi sáng (Thi Tv 19:8; 119:105, 130; IIPhi 2Pr 1:19). - Được sự khôn ngoan (IITi 2Tm 3:15-16, 17; Thi Tv 119:100). - Được an ủi (119:50; ITe1Tx 4:18). - Được vững vàng (Thi Tv 119:28; IPhi 1Pr 1:22-25). - Được đắc thắng (Eph Ep 6:17; Mat Mt 4:4, 7, 10). - Được hy vọng (trông cậy) (RoRm 15:4; Thi Tv 119:81). - Được lòng vui mừng (GiGa 17:13; Thi Tv 119:24-25). - Được phước và may mắn (Gios Gs 1:8; Thi Tv 1:1tt). - Được lợi ích trong hiện tại và trong ngày phán xét (ChCn 16:20; GiGa 12:48). Không một người nào “cao quá” đến nỗi hái hết những trái hạnh phước trong lời Chúa. Nhưng cũng không có người nào thấp đến nỗi với lòng
24

Quy luat giai nghia kinh thanh

Apr 12, 2017

Download

Spiritual

co_doc_nhan
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Quy luat giai nghia kinh thanh

CÁC QUY LUẬT GIẢI NGHĨA KINH THÁNH

I/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh chúng ta phải nhớ : CHÂN LÝ CỦA KINH THÁNH THÍCH HỢP VỚI TÂM TRÍ CON NGƯỜI . Vì Kinh Thánh được viết để con người biết ý muốn của Chúa.- Thích hợp với tâm trí con người có 2 ý:1. Thích hợp với trình độ: Giáo hội Công Giáo cho rằng chỉ có hàng Giáo Phẩm mới hiểu được Kinh Thánh. Vì các vị ấy được Thánh Thần linh hướng, được nhận phép truyền chức, được học nhiều năm thần học và triết học. Với quan điểm ấy, mặc dù tín đồ Công Giáo La Mã có thái độ rất trân trọng như đặt Kinh Thánh trên bàn thờ, hoặc hôn Kinh Thánh và nói: “Ay là lời Chúa” nhưng không được khích lệ tự đọc, tự học và suy ngẫm Kinh Thánh.Chính Kinh Thánh bác bỏ quan điểm trên:v Trong thời Cựu Ước, dân Y-sơ-ra-ên được nghe và đọc Kinh Thánh bởi trí hiểu, lòng cảm động. Cho nên họ reo vang lời Amen, Amen! Hay khóc lóc ăn năn (NeNe 8:1 tt). Timôthê khi còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh (IITi 2Tm 3:15-16). Khi dân Y-sơ-ra-ên có thái độ hững hờ với Kinh Thánh. Chúa đã thống trách rằng “Ta đã chép lệ luật Ta cho nó một vạn điều, nhưng nó coi như chẳng can gì đến mình” (OsHs 8:12).v Kinh Thánh là kho tàng vô giá. Bởi Kinh Thánh chúng ta được:- Cứu rỗi (Gia Gc 2:21; RoRm 10:14-17; ICo1Cr 15:1, 2 …)- Được từng trải sự tái sanh (Gia Gc 1:18; IPhi 1Pr 1:23).- Được nên thánh (GiGa 17:17; Thi Tv 119:9-11).- Được tăng trưởng đức tin (GiGa 20:31; RoRm 16:26; ITe1Tx 2:13).- Được bồi dưỡng tâm linh (PhuDnl 8:3; Mat Mt 4:4; Thi Tv 19:7; 119:50; IPhi 1Pr 2:2).- Được soi sáng (Thi Tv 19:8; 119:105, 130; IIPhi 2Pr 1:19).- Được sự khôn ngoan (IITi 2Tm 3:15-16, 17; Thi Tv 119:100).- Được an ủi (119:50; ITe1Tx 4:18).- Được vững vàng (Thi Tv 119:28; IPhi 1Pr 1:22-25).- Được đắc thắng (Eph Ep 6:17; Mat Mt 4:4, 7, 10).- Được hy vọng (trông cậy) (RoRm 15:4; Thi Tv 119:81).- Được lòng vui mừng (GiGa 17:13; Thi Tv 119:24-25).- Được phước và may mắn (Gios Gs 1:8; Thi Tv 1:1tt).- Được lợi ích trong hiện tại và trong ngày phán xét (ChCn 16:20; GiGa 12:48).Không một người nào “cao quá” đến nỗi hái hết những trái hạnh phước trong lời Chúa. Nhưng cũng không có người nào thấp đến nỗi với lòng

Page 2: Quy luat giai nghia kinh thanh

khiêm nhường và sốt sắng đến với lời Chúa mà lại không hái được trái nào. Thông thường, những tâm hồn đơn sơ hái được nhiều trái quí hơn cả những kẻ chỉ tưởng mình khôn ngoan (Mat Mt 11:25). Lời Chúa vừa giản dị, vừa sâu xa, làm cho người bình dân say mê, đồng thời cũng làm cho các học giả uyên bác phải ngạc nhiên. Lời Chúa rất thích hợp với tâm trí mọi con người.2. - Thích hợp với tâm trí con người: NHỮNG THỰC TẠI SIÊU NHIÊN ĐƯỢC CỤ THỂ HOÁ, HAY HIỆN THỰC HOÁ CHO THÍCH HỢP VỚI TÂM TRÍ CON NGƯỜI .v Sứ đồ Giăng phô diễn cảnh Thiên thành (KhKh 21:1-22:21). Ông mượn những vật liệu, những hình ảnh trần gian để giúp ta hiểu, liên tưởng đến cảnh tốt đẹp, vinh hiển của chốn ấy. Đây là điều không thể diễn đạt đầy đủ bằng lời lẽ con người. Chúng ta phải lưu ý chữ “giống như” ở trong các đoạn nầy (21:11, 18, 21; 22:1 …).v (SaSt 2:7) chép rằng “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người …). Chúng ta không nên tưởng tượng ra cảnh ĐCT dùng các ngón tay nắn từng chi thể, từng mạch máu, từng dây thần kinh … . Kinh Thánh muốn trình bày điều này: Đức Chúa Trời chỉ phán một Lời, mọi vật liền có (Thi Tv 33:6; HeDt 11:3; IIPhi 2Pr 3:5), nhưng với con người, Ngài tạo dựng cách đặc biệt hơn mọi loài, con người là tạo vật ưu mỹ của Ngài (Thi Tv 139:14). Vậy chúng ta không nên ngạc nhiên trước lối văn cụ thể hoá, để thích hợp với tâm trí của người đương thời.

II/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh chúng ta phải ý thức: KINH THÁNH LÀ MẶC KHẢI TIỆM TIẾN (tiến dần dần). CÀNG GẦN ĐẾN ĐIỂM HOÀN THÀNH CÀNG SÁNG TỎ .v Khi Chúa Jêsus dạy rằng “Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa … Song Ta phán cho các ngươi …” (Mat Mt 5:21, 27, 29, 31, 38, 43…). Những nguyên tắc của Chúa Jêsus cao hơn những nguyên tắc Cựu Ước. Ngài đến để hoàn thiện luật pháp (Mat Mt 5:17).v Khi gặp một điều khó hiểu trong Cựu Ước, chúng ta không nên dừng lại tại chỗ đó để giải thích. Chúng ta phải xem xét chính vấn đề ấy cho đến thời của Tân Ước để có thể thấy cả chương trình tiệm tiến của Chúa.Khi nhìn vào thực trạng: Tội ác thêm nhiều, tình yêu nguội dần (phôi phai), ma quỉ làm nhiều phép lạ, tác oai tác quái, môn đồ bị bách hại vv… nhiều người thắc mắc: Nếu có Đức Chúa Trời thì tại sao Ngài để cảnh ấy cứ tiếp diễn. Thật ra, những sự việc ấy đã được Chúa tiên báo (Mat Mt 24:1-51; IITi 2Tm 3:1-16; KhKh 13:7 …). Hiện nay Ngài còn tỏ bày sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung đối với mọi tội nhân (RoRm 2:4; IIPhi 2Pr 3:15). Rồi trong tương lai Ngài sẽ phán xét công bình và sẽ làm cho mới lại mọi sự (RoRm 2:5; KhKh 21:5). Đừng như một người vào xưởng mộc, thấy

Page 3: Quy luat giai nghia kinh thanh

những đống cây cong queo, đẽo gọt sơ sài đã vội kết luận: Đây là một xưởng mộc kém cỏi. Đáng lý ra anh phải kiên nhẫn tìm hiểu để thấy rằng những cây cong queo ấy khi đã hoàn thành là sản phẩm mỹ thuật cao cấp. Vậy mỗi người phải “đọc Kinh Thánh từ chữ đầu đến chữ chót”, càng nhiều lần càng thông lãm, thì sự học hỏi, suy ngẫm từng câu, từng phân đoạn càng ít méo mó, sai lầm. Hãy khao khát hiểu biết toàn thể mặc khải và tâm niệm rằng: Kinh Thánh là “mặc khải tiệm tiến, càng tiến đến điểm hoàn thành càng sáng tỏ”.

III/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh chúng ta phải: CĂN CỨ TRÊN LỊCH SỬ, PHONG TỤC, CÁCH VIẾT VÀ NGÔN NGỮ ĐƯƠNG THỜI .1. Phải căn cứ trên lịch sử: Nếu không căn cứ vào bối cảnh lịch sử, chúng ta sẽ dễ giải sai ý nghĩa “mùi của sự sống làm cho sống… Mùi của sự chết làm cho chết” (IICo 2Cr 2:14-17). Có người đã rất sai lầm khi mượn hình ảnh trái sầu riêng, với người nầy là rất thơm ngon, với người kia là rất hôi hám, đáng tránh xa, để giải thích câu Kinh Thánh ấy. Thật ra, câu Kinh Thánh này có bối cảnh lịch sử là cuộc khải hoàn của người La Mã (lưu ý chữ “khải hoàn” trong bản Tân Ước Nhuận chánh). Trong ngày khải hoàn, đoàn quân chiến thắng diễu hành trên đại lộ Khải Hoàn của kinh thành La Mã. Đi đầu là vị nguyên soái, theo sau là đoàn quân chiến thắng, và sau chót là đám tù binh… đến chân đồi Capitol, họ ngửi thấy mùi trầm hương sực nức. Khi ấy, đoàn quân chiến thắng vui mừng reo vang vì biết rằng sắp lên đồi lãnh lương. Trái lại, đám tù binh biết rằng mình sắp bị dẫn xuống trũng để bị hành quyết hay lãnh án phạt. Vậy, cũng mùi trầm hương vừa là mùi sự sống… vừa là mùi sự chết làm cho chết.Nếu không hiểu bối cảnh lịch sử của câu chuyện được ghi lại trong GiGa 8:3-11, chúng ta sẽ không thấy hết sự quỷ quyệt của các thầy thông giáo và người Pha-ri-si. Khi đặt trước Chúa Jêsus chiếc bẫy không có lối thoát. Nếu Chúa tuyên bố tha thứ con người đàn bà tà dâm, họ sẽ ném đá Chúa Jêsus vì họ kết tội Ngài chống với luật pháp Môise, chống với truyền thống dân tộc (LeLv 20:10; PhuDnl 22:22-24). Nếu Ngài truyền hãy ném đá người đàn bà ấy, họ sẽ kết tội Ngài là phản động, chống lại luật pháp của chính quyền La Mã (đang cai trị xứ Do Thái). Và theo luật La Mã, Tổng đốc La Mã mới có quyền kết án tử hình (GiGa 18:31). Trong trường hợp vô cùng nguy hiểm, Chúa Jêsus đã tỏ ra hết sức khôn ngoan.2.. Phải căn cứ trên phong tục: Đối với độc giả ngày nay, dường như Mathiơ đã chọn một phương pháp rất kỳ lạ để mở đầu sách Tin Lành của ông. Giới thiệu ngay từ đầu một bản danh sách dài, đầy dẫy những tên là một phương thức rất dễ làm nản lòng

Page 4: Quy luat giai nghia kinh thanh

độc giả. Nhưng vì sách Mathiơ viết cho người Do Thái, thì sách ấy rất cần thiết và thích thú đối với họ. Tính thuần chủng rất quan trọng đối với dân Do Thái. Con cháu Ha-ba-gia, Ha-cốt và Bat-xi-lai bị ngăn cản không cho hành chức tế lễ vì không tìm ra phổ hệ tỏ ra họ là con cháu Arôn (Exo Er 2:61-62). Vậy gia phổ của Chúa Jêsus có thể truy ngược đến tận Áp-ra-ham gây nên một ấn tượng rất sâu đậm. Phổ hệ của Chúa Jêsus lại được sắp đặt thành 3 nhóm, mỗi nhóm 14 đời. Trong Hy Bá Lai ngữ, mẫu tự cũng là số. Tên của Đavít gồm 3 phụ âm DVD, cũng là 3 số:4 + 6 + 4 = 14. Vậy việc bày tỏ Chúa Jêsus thuộc dòng dõi Đavít và Áp-ra-ham đã được sắp đặt theo tên của Đavít đã giúp người ta dễ học thuộc lòng là điều rất lý thú đối với độc giả Do Thái. Không biết được phong tục Do Thái chúng ta không thấy cái ý vị của trang đầu Tân Ước.Khi đọc RoRm 12:20 nếu không hiểu được phong tục thời bấy giờ, có thể hiểu sai hoàn toàn. Trong thời đó chưa có diêm quẹt, việc nhóm bếp rất phiền toái. Nếu không dành than lửa thì khi mất lửa, người ta đội mẻ than đi xin lửa. Vậy, cho kẻ thù ăn, uống là cho họ than lửa đỏ vào mẻ than đội trên đầu, đều là hành động “dĩ đức báo oán” rất cao thượng.3. Phải căn cứ trên lối viết của người xưa Nhiều người thắc mắc, khi ấy có sự sai biệt về số người mù được chữa lành tai Giêricô. Theo Mathiơ thì có 2 người mù, ông không ghi tên của họ. Theo Mác và Luca thì chỉ có một người mù tên là Batimê (Mat Mt 20:19tt Mac Mc 10:46; LuLc 18:35tt). Sở dĩ có sự khác biệt vì Mathiơ có cái nhìn khác Mác và Luca. Mathiơ thì trình bày chi tiết, còn Mác và Luca lại chú ý đến trọng điểm. Chúng ta có thể hiểu rằng người mù là con trai của Timê (Ba: con trai) khởi xướng việc đặt lòng tin nơi Chúa Jêsus… và được lành, bên cạnh anh ta cũng có một người mù khác biết điều đó nên bắt chước “Lạy Chúa, con nữa!” và cũng được lành. Người mù thứ hai “ăn theo” cho nên không quan trọng theo sự đánh giá của Mác và Luca.Cùng viết về Chúa Jêsus nhưng có đến 4 trước giả Phúc Âm. Với Mathiơ, sách được viết cho người Do Thái, trình bày Chúa Jêsus là Vua (Mat Mt 2:2), “Hầu cho ứng nghiệm…”. Với Mác, sách được viết đặc biệt cho người La Mã, trình bày Chúa Jêsus là “Chúa Cứu Thế” (phục sự và phó sự sống mình), “là tôi tớ của Đức Giê-hô-va” mà tiên tri Êsai đã nói đến. Vì người La Mã hãnh diện về quyền lực, Mác đã khiến họ chú ý đến quyền lực siêu nhiên của Chúa Jêsus. Với Luca, sách được viết cho những người chịu ảnh hưởng văn hoá Hy Lạp. Ông trình bày Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời thành NGƯỜI, NGƯỜI LÝ TƯỞNG . Vẻ đẹp, sự vinh hiển và trọn lành của Chúa Jêsus được Luca mô tả rất kích thích tâm trí của người theo văn minh Hy Lạp vốn thiên về tư tưởng văn hoá mỹ quan và giáo dục. Sách Tin Lành được Giăng viết sau ba sách Tin Lành kia. Trong lúc đã truyền bá khắp nơi.

Page 5: Quy luat giai nghia kinh thanh

Sách này bày tỏ cho cả nhân loại biết Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, đối tượng đức tin của chúng ta (GiGa 20:31). Cùng trình bày về Chúa Jêsus nhưng lối viết khác nhau cho nên có những chi tiết khác nhau là điều không đáng ngạc nhiên, mà còn giúp ta hiểu biết Chúa Jêsus cách phong phú. Vậy khi giải nghĩa một phân đoạn nào, phải quan tâm đến lối viết của trước giả.4. Phải căn cứ trên ngôn ngữ đương thời. (Cổ ngữ Hy Lạp, Hy Bá Lai)Ngôn ngữ Kinh Thánh là ngôn ngữ đại chúng , đó là lối văn căn bản cho sự sinh hoạt hàng ngày. Giả như Kinh Thánh dùng các tiếng lóng của nhà khoa học hay phân tâm học… thì chỉ có những nhà chuyên môn thời nầy hiểu, các thời đại trước thì không hiểu nổi và không bao lâu thứ ngôn ngữ ấy sẽ lỗi thời.Ngôn ngữ Kinh Thánh là ngôn ngữ hiện tượng . Giới hạn vào những gì hiển hiện cho ngũ quan cảm nhận được. Khi Êsai nói “Bốn góc của trái đất” (EsIs 11:12) thì cũng tương tự như ngày nay chúng ta nói “từ mọi góc biển chân trời”. Khi Kinh Thánh nói đến “mặt trời lặn, mặt trời lặn” thì lối nói ấy không khoa học, cũng không phản khoa học, đó là thứ ngôn ngữ hiện tượng rất phổ thông. Nhà khoa học cũng có thể nói với người láng giềng rằng “Hôm nay mặt trời mọc trễ quá”, hay như “Hôm nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm”.Ngôn ngữ Kinh Thánh có tính hiện thực hoá . Chúng ta không thể hiểu sát nghĩa của chữ: trái tim có thể tin (RoRm 10:9-10), gan có thể buồn thảm (CaAc 2:11)… Đây là thứ ngôn ngữ ngày nay mà chúng ta vẫn thường dùng như: buồn héo tim, đau lòng đứt ruột.Các danh từ địa lý, hệ thống đo lường những số liệu vv… được ghi trong Kinh Thánh đều phải hiểu theo nền văn hoá lúc đương thời, vốn rất chú ý đến nghĩa những con số, những sự kiện hơn là chính xác tỉ mỉ.

IV/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh, chúng ta phải tìm: Ý NGHĨA CẢ KHÚC KINH THÁNH, KHÔNG ĐƯỢC VIN VÀO MỘT Ý ĐỂ TÁN RỘNG RA HAY CHÉP THÊM Ý MÌNH VÀO .John Calvin nhắc nhở chúng ta rằng: “Đừng gán cho Kinh Thánh điều mà ta tưởng Kinh Thánh muốn nói mà kỳ thực Kinh Thánh không nói”.Một số người đã vội vàng nắm lấy câu: “Chúa sẽ đến như kẻ trộm” (ITe1Tx 5:1-3) để vừa diễn giải, vừa ứng dụng rằng: Kẻ trộm kiên nhẫn rình chờ… Chúa kiên nhẫn đợi chờ, kẻ trộm đi rón rén… Chúa đến cách nhẹ nhàng, kẻ trộm lấy những vật quý… Chúa lấy lại những khả năng, những của quý vv… Nếu đọc kỹ thượng hạ văn, chúng ta sẽ thấy ý chính trong cả khúc nầy là Chúa đến thình lình. Phao lô chỉ mượn sự thình lình chớ không dùng những điểm khác của kẻ trộm. Vậy tán rộng sẽ đưa đến sự sai trật nguy hiểm.

Page 6: Quy luat giai nghia kinh thanh

Các nhà Thần học Công Giáo La Mã đã từng trích dẫn KhKh 12:1-2 để chứng minh “Đức Mẹ là Nữ vương trên trời”. Vì người đàn bà đội mão miện (Nữ vương), vì con trai được tiếp lên tới Đức Chúa Trời, và nơi ngôi Ngài. Thoáng đọc ta tưởng chừng hợp lý. Kỳ thực khi đọc cả khúc (từ câu 1-18) chúng ta thấy không thể giải nghĩa theo cách ấy - Theo câu 13, người đàn bà này đang phải chạy chốn trước con rồng (Satan). Theo câu 17, người đàn bà này có nhiều con, nếu giải thích như Giáo hội Công Giáo La Mã thì chẳng lẽ Đức Mẹ lại chạy trốn trước Satan? - Đức Mẹ đồng trinh sao có nhiều con?Nhiều chỗ trong Kinh Thánh dùng hình ảnh người nữ để chỉ về dân Y-sơ-ra-ên hay Hội Thánh (OsHs 3:1-5; Eph Ep 5:22-23; KhKh 19:6-8). Vậy từ 1-6 nói về Hội Thánh thời Cựu Ước (Y-sơ-ra-ên), và từ câu 7-18 là nói về Hội Thánh thời Tân Ước, điều này hợp lý hơn lối giải thích gượng ép của các nhà Thần học Công Giáo La Mã.Một số anh em đã lớn tiếng chỉ trích những hoạt động hăng say nhiệt thành của các anh em khác. Họ cho rằng như thế là chưa được “Yên nghỉ” (Mat Mt 11:28). Các anh em ấy đã không căn cứ trên ý nghĩa của cả khúc (từ câu 28-30). Kỳ thực sự yên nghỉ trong tâm linh không phải là trùm chăn để ngủ kỹ mà lười biếng. Sự yên nghỉ của kẻ nô lệ được giải phóng không chỉ là thoát ách khốn khổ, mà còn phải học hành và đi xây dựng cho mình một sự nghiệp trong học tập và làm việc, sự phục hồi và phát triển nhân phẩm. Chúa kêu gọi chúng ta đồng mang ách với Chúa: Ách cân đối. Qua kinh nghiệm hầu việc Chúa, phục sự tha nhân, chúng ta từng nếm trải sự yên nghỉ, vui thoả, phước hạnh sâu xa trong tâm linh như chính lời Chúa đã hứa.

V/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh. Chúng ta phải chọn: “NGHĨA” HIỂN NHIÊN NHẤT CỦA KHÚC KINH THÁNH . Phải tự hỏi “Khúc Kinh Thánh nầy có nghĩa bóng hay nghĩa đen?Nhiều người theo thói quen hễ thấy A-ma-léc liền hiểu theo nghĩa bóng là tánh xác thịt (XuXh 17:8-16; ISa1Sm 15:1-35). Thật ra đây là câu chuyện lịch sử, khi ghi lại những điều này các trước giả không có hàm ý biểu tượng. Về sau, xét thấy có nhiều điểm có thể soi sáng cho vấn đề Thần học nên các nhà Thần học mượn câu chuyện ấy làm thí dụ.Những phép lạ trong Kinh Thánh là chuyện có thật, nhưng ngày nay, có nhiều người giải nghĩa dường như các bịnh tật chỉ có nghĩa bóng, nào “mù thuộc linh”, “bại thuộc linh”… do đó chỉ xin Chúa chữa bịnh, chữa lành bịnh thuộc linh.Có người tưởng rằng “sâu nhiệm” là khoác cho những chi tiết đơn giản một nghĩa độc đáo. Thậm chí, có người cho rằng “hai Đơ-ni-ê” trong câu chuyện người Sa-ma-ri nhân lành (LuLc 10:35) là chỉ về Chúa Jêsus. Ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Điều này thật vô căn cứ.

Page 7: Quy luat giai nghia kinh thanh

Trai với quan điểm duy biểu tượng. Nhiều người lại chỉ hiểu nghĩa đen những phần Kinh Thánh hiển nhiên là có nghĩa bóng. Giáo Hội Công Giáo La Mã đã hiểu lời Chúa phán “Nầy là thân thể Ta” theo nghĩa đen. Họ tin rằng bánh và nước nho đã biến thành thịt và huyết thật của Chúa. Nếu hiểu như vậy - Khi Chúa cầm bánh, Chúa có đến hai thể sao? (Một thân thể thật, một thân thể từ bánh biến thành). Khi Chúa phán”Ta là cái cửa” “Ta là cây nho” thì sao? Khi Chúa phán “Nếu các ngươi không ăn thịt Con Người, cũng không uống huyết Ngài thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu” (GiGa 6:53). Dân Y-sơ-ra-ên lấy làm khó hiểu, nhưng Chúa minh xác Ngài nói điều ấy với ý nghĩa biểu tượng. Thịt và huyết chỉ về nghĩa thuộc linh, ăn uống là tiếp nhận, là tin Ngài (6:47-48, 63). Vậy phải tuỳ theo nghĩa hiển nhiên đích thực của văng mạch Kinh Thánh, không nên cố gắn nghĩa bóng cho trường hợp đang phải hiểu theo nghĩa đen hoặc là ngược lại.

VI/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh, chúng ta phải tránh: GIẢI NGHĨA 2 hay 3 LỐI KHÁC NHAU (trừ khi có căn cứ xác đáng).Có người giải nghĩa EsIs 40:30-31 theo cả 2 lối:- Lối thứ nhất: Đây là lời tiên tri mô tả tình trạng xuống dốc của dân Y-sơ-ra-ên (những kẻ trông đợi Đức Giê-Hô-Va) từ bay nhanh trên cao, chậm lại thành chạy và rốt lại là đi bộ (cứ tà tà trên những lối xưa cũ).- Lối thứ hai: Đây là lời hứa dành cho Y-sơ-ra-ên trong thời đang bị lưu đày, họ bay xa ra khỏi cảnh nô lệ ở Babylôn, chạy nhanh tránh xa thảm hoạ và bền đỗ (đi mà không mòn mỏi) trên hành trình dài dằng dặc với bao nhiêu sơn khê cách trở để trở về miền đất hứa!Sau khi nêu ra hai lối giải nghĩa đó rồi đề nghị anh em hãy tự chọn lấy. Điều này gây hoang mang cho tân tín hữu.Tốt nhất nên chọn lối thứ hai, sát với văn mạch hơn.Cũng có người giải nghĩa Cong Cv 15:28-29 theo hai lối:- Lối thứ nhất: Dựa theo bối cảnh: tín hữu Do Thái vốn có truyền thống không ăn huyết, và cũng rất gớm huyết, miệt thị kẻ nào ăn huyết. Trong khi đó, các tín hữu vốn là dân ngoại không có truyền thống đó. Để tránh sự chia rẽ đáng tiếc, các sứ đồ đã ra quyết định: Cấm ăn huyết. Ngày nay Hội Thánh dân ngoại không có bối cảnh ấy, vậy mọi người cứ cảm tạ mà dùng (ITi1Tm 4:1-5).- Lối thứ hai: Cấm ăn huyết là nghiêm lịnh đã có từ thời Cựu Ước (SaSt 9:4-5; LeLv 3:17; 17:10-12) ai vi phạm mạng lịnh này xem như kẻ trọng tội (ISa1Sm 14:32-35; Exe Ed 33:25). Đến thời Tân Ước mạng lịnh được tái xác nhận (Cong Cv 15:20, 28-29; 21:25). Và cũng được các sứ đồ nhấn mạnh “Đức Thánh Linh và chúng ta đã ưng rằng… “ (Cong Cv 15:28). Đối diện trước những lời ấy, có Cơ Đốc Nhân nào an tâm mà ăn huyết

Page 8: Quy luat giai nghia kinh thanh

không? Đã vậy thì “Ai có lòng nghi ngại về thức ăn nào, thì bị định tội rồi, vì chẳng bởi đức tin mà làm. Vả, phàm điều chi không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi” (RoRm 14:23). Sau khi trình bày cả hai lối, người ấy tuyên bố “Anh em hãy chọn lấy, tuỳ theo đức tin mình”. Điều này gây hoang mang. Đáng lý ra người giải nghĩa Kinh Thánh phải noi gương các sứ đồ trong Cong Cv 15:1-41 là bác bỏ những thái độ cực đoan và hay xét đoán. Đồng thời minh xác chính mình không ăn huyết, tuyệt đại đa số Cơ Đốc Nhân đã thận trọng cũng vậy (ICo1Cr 8:13; 10:23-24) Nhưng cũng đừng lấy đó làm cớ khoe mình hoặc xét đoán anh em (CoCl 2:16-17; RoRm 14:1-6).Một ít trường hợp đặc biệt, có căn cứ xác đáng, như các lời tiên tri kép thì vẫn có thể giải nghĩa 2 lối khác nhau:- Lời tiên tri trong DaDn 11:31, 12:11 nguyên văn là “sự gớm ghiếc làm cho kinh hãi” được lập ra trong nơi thánh (Mat Mt 24:15). Lời tiên tri này ứng nghiệm lần thứ nhất nhằm năm 168 TC, khi Antiochus Ephiphane dựng một bàn thờ dân ngoại trong khu vực đền thờ và dâng lên đó một con heo làm tế lễ. Lời tiên tri ấy được Chúa Jêsus nhắc lại trong 24:16 để lưu ý rằng: Việc gớm ghiếc sẽ còn xảy ra trong nơi thánh (đền thờ) một lần nữa. Nếu so IITe 2Tx 2:3-4 thì chúng ta có thể hiểu rằng khi Anti Christ vào đền thờ Giêrusalem (sẽ được dựng lại) và xưng mình là Đức Chúa Trời, đó là khi lời tiên tri trong Đa-ni-ên được ứng nghiệm lần thứ hai.

VII/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh chúng tanên nhớ: CHỈ CÓ MỘT Ý NGHĨA NHƯNG CÓ THỂ CÓ NHIỀU ỨNG DỤNG .Không phân biệt được đâu là ý nghĩa, đâu là ứng dụng. Nhiều người tưởng rằng diễn giả A, diễn giả B… đã cho ta thấy một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ và độc đáo, thật ra chỉ là ứng dụng mới mẻ.Nhiều người đọc quyển “Nếu tôi phải chết thì tôi chết” của Ian Thomas, trong đó Mạc-đô-chê chỉ về Đức Thánh Linh, Haman được chỉ về tánh xác thịt vv… họ lại tưởng rằng đây là một ý nghĩa mới mà từ trước chưa ai khám phá. Thật ra đó không phải là ý nghĩa đích thực của sách Ê-xơ-tê, đây là một giai đoạn lịch sử có thật của Y-sơ-ra-ên được ghi lại. Khi ghi chép những biến cố ấy, trước giả Kinh Thánh không hề có chủ ý nói về “người thiên nhiên, người xác thịt, Đức Thánh Linh…”. Ian Thomas mượn câu truyện trong Cựu Ước để soi sáng cho một vấn đề thuộc Tân Ước. Đây là ứng dụng chứ không phải giải nghĩa.Thi Tv 23:1-6 rất được nhiều người diễn giải. Diễn giả I giảng theo đề tài, diễn giả II giảng theo chữ quan hệ (thí dụ: chữ “Tôi sẽ…”), diễn giả III giảng về Danh Giê-hô-va Rôhi (Đức Giê-hô-va Đấng gìn giữ) có tính Thần học, diễn giả IV giảng giải kinh và vv… Mỗi diễn giả nhắm một mục tiêu

Page 9: Quy luat giai nghia kinh thanh

hoặc triển khai một mặt nào đó nhưng ý nghĩa đích thực của 23:1-6 chỉ có một.Mỗi khi đọc một đoạn, một phân đoạn hay một câu nào. Ta cần phải dụng công để tìm hiểu đúng ý trước khi sử dụng. Đừng vì mình cần mà ép ý (hay cưỡng giải).

VIII/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh, chúng ta phải giữ: SỰ NHẤT TRÍ VỚI CẢ KHÚC VÀ HÒA HỢP VỚI TOÀN BỘ CHÂN LÝ . Vì Kinh Thánh vốn hiệp nhất.Khi đọc ISa1Sm 15:29, 35 chúng ta thấy thật khó hiểu, tại sao câu 29 nói Đức Chúa Trời chẳng phải loài người mà ăn năn, câu 35 lại nói ĐCT ăn năn? Nguyên văn Hy bá lai giúp chúng ta biết rằng: tùy trường hợp mà từ NACHAN, có thể dịch là “ăn năn” hay dịch là “buồn sâu xa”. Cũng đừng quên các trước giả của Cưu Ước rất hay “chơi chữ”. Có người bối rối khi so sánh GiGa 3:16 và IGi1Ga 2:15. Cả hai câu đều do Giăng ghi lại. Tại sao ĐCT yêu thương thế gian mà Ngài lại cấm con cái Ngài yêu thế gian? Kinh Thánh không tự mâu thuẫn. Chữ “thế gian” trong GiGa 3:16 chỉ về nhân thế, còn chữ “thế gian” trong IGi1Ga 2:15 chỉ về nếp sống phức tạp, vô tín và các tập tục hủ bại của thế gian là công cụ của ma quỉ (5:19). Nhiều chỗ khác, chữ “thế gian” chỉ về thế giới thiên nhiên đẹp đẽ với những mùa thay đổi, với ánh mặt trời, bông hoa, núi non, biển cả và bầu trời mùa hạ… Cũng có khi thế gian chỉ có nghĩa là đế quốc La Mã (LuLc 2:1).Hàng ngàn kẻ thù của Kinh Thánh trải qua suốt lịch sử đã “thổi lông tìm vết” nhưng “lời Chúa vẫn cứ đững vững”. Vậy trong trường hợp thấy dường như mâu thuẫn, đừng vội công bố, và cũng đừng lo sợ, lẩm cẩm. Nên cầu nguyện, xem xét kỹ và dụng công tìm hiểu, câu giải đáp đã có sẵn từ hàng ngàn năm rồi, tại ta không biết đó thôi. Nếu phải chia sẻ một ý nào, nên chia sẻ điều mình tin quyết và biết chắc chắn là nhất trí với cả khúc và hoà hợp với toàn bộ chân lý.

IX/ Khi giải nghĩa Kinh Thánh, chúng ta nên nhớ: NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG THEN CHỐT PHẢI ĐƯỢC NHIỀU CÂU KINH THÁNH NÓI ĐẾN .Vì không một toà nhà nào chỉ được xây trên một viên gạch. Qui luật nầy giúp chúng ta nhận biết quan điểm lệch lạc cực đoan hay tà giáo (những chủ trương chỉ căn cứ trên một ý, một chữ hay một hai câu Kinh Thánh không rõ ý).Giáo Hội Công Giáo La Mã căn cứ trên Mat Mt 16:18 để chủ trương “Giáo Hoàng là Vầng đá nền tảng của Giáo Hội, là Đấng Chăn được Chúa trao quyền tối thượng và bất khả ngộ!” (vô ngộ, không sai lầm). Do đó, có ba thẩm quyền tuyệt đối ở trên đàn chiên là Kinh Thánh, Thánh truyền (các lời

Page 10: Quy luat giai nghia kinh thanh

truyền khẩu) và quyền giáo huấn của Giáo Hoàng. Cả ba quyền này bằng nhau (trong thực tế, quyền giáo huấn của Giáo Hoàng vượt trên thẩm quyền Kinh Thánh, giáo dân phải vâng lời Giáo Hoàng hơn là vâng lời Kinh Thánh). Điều ấy có đúng đắn không?Theo nguyên văn Hy Lạp, chữ đá tên của Phierơ là Pétros, nghĩa là đá nhỏ, chữ này cũng được dùng ở trong 13:5, 20; Mac Mc 4:5, 16 … là “đá sỏi”. Trong khi Chúa phán tiếp theo “Ta sẽ lập Hội Thánh ta trên Đá nầy” thì chữ Đá sau là Pétras, nghĩa là Vầng Đá. Cũng chữ này được dùng trong Mat Mt 7:24-25; 27:51… cũng là “Vầng Đá”.Cựu Ước nhiều lần dùng hình ảnh Vầng Đá để chỉ về Đức Chúa Trời (PhuDnl 32:31, 40; IISa 2Sm 22:2, 32; Thi Tv 18:2; EsIs 26:3, 4). Khi tiên tri về Đấng Cứu Thế, Êsai cũng dùng hình ảnh Vầng Đá để chỉ về Ngài (28:18; 32:1-2). Chính Phierơ không bao giờ dám tự nhận là Vầng Đá, và là nền tảng của Hội Thánh. Ông đã thừa nhận Chúa là Vầng Đá, còn ông và các Cơ Đốc Nhân khác là những viên đá sống được xây trên Vầng Đá ấy (IPhi 1Pr 2:4-7). Phao lô cũng đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng “… Vì chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập là Đức Chúa Jêsus Christ” (ICo1Cr 3:10, 11).Lời tán tưởng của Chúa Jêsus đối với Phierơ trong Mat Mt 16:18-19, chúng ta phải hiểu rằng Phierơ được vinh dự làm hòn đá thứ nhất xây trên Vầng Đá (là Chúa Jêsus), các Cơ Đốc Nhân khác là những hòn đá nhỏ xây tiếp theo. Giáo Hội Công Giáo La Mã đã nương trên chỉ một câu ở trong bản Latinh, lại là bản dịch chứ không phải là nguyên văn Hy Lạp để xây dựng những tín lý then chốt trái với nhiều câu Kinh Thánh khác. Vậy uy quyền tối thượng của cả toà Vatican giống như một lâu đài xây trên chỉ một viên đá nhỏ lại là một viên đá nghiêng.Trái ngược với quan điểm cực đoan của Giáo Hội Công Giáo La Mã (tuyệt đối tôn sùng hàng Giáo phẩm từ Giáo Hoàng xuống Linh mục). Tổ chức Hội chúng địa phương lại rơi vào một cực đoan khác. Khi họ chủ trương phế bỏ các chức vụ trong Hội Thánh. Nghê Thác Thanh đã căn cứ trên KhKh 2:6 “Chúa ghét đảng Ni-cô-la”. Ông Nghê đã suy rộng ra rằng:” “không thể tìm thấy nhóm Ni-cô-la nào trong suốt cả lịch sử quá khứ của Hội Thánh”, vì Khải Thị là sách tiên tri, nên chúng ta nhìn vào ý nghĩa của chữ Ni-cô-la ở trong Hy văn gồm 2 chữ “NIKAO” có nghĩa là “chinh phục”, và “LAOS” có nghĩa là “người thường, người thế tục, người phàm”. Vậy “NICÔLA” có nghĩa là “chinh phục người thường, leo cao hơn người thế tục, người thường”. Nhóm NICÔLA ở đây ám chỉ một số người tự đánh giá là mình cao hơn các tín hữu khác…, Chúa ghét lề thói ăn ở của nhóm NICÔLA…Thử nghĩ khi ông Nghê “không tìm thấy nhóm Nicôla nào trong suốt lịch sử” là ông đã thực sự đọc hết , biết hết lịch sử Cơ Đốc Giáo? Ông Nghê

Page 11: Quy luat giai nghia kinh thanh

tuyên bố một điều vượt quá khả năng khi khẳng định NICÔLA là do hai chữ NIKAO và LAOS hợp lại. Ông Nghê quên rằng Cong Cv 6:55 đã từng cho ta biết, trong thời bấy giờ có người tên là NICÔLA. Vậy giải nghĩa rằng đảng Nicôla là tổ chức theo chủ trương của ông Nicôla nào đó thì hợp lý hơn là tách đôi chữ Nicôla. Giả như 2000 năm sau thời đại chúng ta, nhà khảo cổ tìm thấy một bỉ văn có đề cập đến đoàn cải lương “Thanh Nga”, và họ suy diễn rằng”Thanh Nga” là do hai chữ “Thanh” là “thanh niên”, “Nga” là “người Nga” (Liên xô). Đoàn cải lương “Thanh Nga” là đoàn cải lương của Thanh niên nước Nga. Suy diễn như vậy thật là tức cười.Khi căn cứ trên một chữ rồi lý luận vòng vo để chủ trương phế bỏ các chức vụ trong Hội Thánh. Ông Nghê đã đi ngược lại rất nhiều câu Kinh Thánh khác: Các chức vụ Sứ đồ, Trưởng lão (hay Giám mục, Mục sư), chấp sự vv… đã được Kinh Thánh dạy rõ (Mac Mc 3:13-19; ICo1Cr 12:28; Cong Cv 14:23; 20:17; ITi1Tm 3:1-13 vv…). Mãi trong Thiên đàng cũng có danh sách các Sứ đồ (KhKh 21:14).Lưu ý đến các giáo lý then chốt như: Ăn năn, Đức tin, Sự tái sanh, Sự cứu rỗi, Sự xưng công nghĩa, Sự nên thánh vv… đều có nhiều câu Kinh Thánh, có khi đến hằng trăm câu làm nền tảng.

X/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh, nên nhớ rằng: MỌI SỰ GIẢI NGHĨA TỐI HẬU PHẢI CĂN CỨ TRÊN NGUYÊN VĂN . Có nhiều tà giáo nẩy sinh từ căn cứ trên bản dịch.Câu “Ý Cha được nên, ở đất như trời” trong bài cầu nguyện Chúa dạy (Mat Mt 6:9-13) đã từng được một Linh mục dịch rằng “Vâng ý Cha dưới đất như trên trời vậy”. Câu nầy có thể làm sai lạc hoàn toàn ý nghĩa trong nguyên văn khi hiểu “Vâng ý cha dưới đất (Linh mục) như vâng ý Cha trên trời (Đức Chúa Trời”.Giáo Hội Công Giáo La Mã chọn Latinh làm Thánh ngữ và chọn bản Vulgate do Jérom dịch làm tiêu chuẩn. Đây là bản Latinh, khi nguyên văn Cựu Ước là tiếng Hy Bá Lai và nguyên văn của Tân Ước là tiếng Hy Lạp (không phải cổ văn Hy Lạp thời Homère, cũng không phải kim văn Hy Lạp. Là Hy văn thời của Chúa và các sứ đồ “Hy văn Tân Ước”). Chính vì chọn bản Latinh làm tiêu chuẩn cho nên mới có tình trạng gán cho Phierơ là Vầng Đá, vì trong bản Vulgate trước sau đều là Vầng Đá (xem lại quy luật thứ IX).Không một bản dịch nào hoàn toàn lột tả được trọn vẹn ý nguyên văn, đã vậy mà dịch lại từ một bản dịch lại càng gặp nhiều nguy cơ, các bản dịch của Giáo Hội Công Giáo La Mã đã dịch từ bản dịch Latinh (thay vì dịch từ nguyên văn Hy Bá Lai và Hy Lạp). Một câu chuyện vui về sự lệch lạc do qua nhiều bản dịch được ghi lại rằng: Khi đưa vào máy dịch điện tử để dịch

Page 12: Quy luat giai nghia kinh thanh

câu “tâm thần thì muốn lắm mà xác thịt thì lại yếu đuối” (26:41) từ Anh ngữ sang Đức ngữ, từ Đức ngữ sang Nga ngữ và từ Nga ngữ trở về Anh ngữ, câu ấy biến thành “Con ma thì đói mà miếng thịt còn sống”.Vậy mọi giải nghĩa tối hậu phải căn cứ trên nguyên văn Kinh Thánh.

XI/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh, chúng ta phải thừa nhận: SỰ HIỂU BIẾT CỦA MÌNH CÓ GIỚI HẠN . Nhiều chỗ trong Kinh Thánh chúng ta chưa biết rõ hết (ICo1Cr 13:12) Vì tri thức chưa thêm lên (DaDn 12:4, 5).Vụ án Galilê đã từng gây chấn động mạnh mẽ, và là vết nhơ khó tẩy xoá của Giáo Hội Công Giáo La Mã thời Trung Cổ. Giáo Hội Công Giáo La Mã thời bấy giờ theo quan niệm của những người đương thời. Những tưởng rằng Kinh Thánh chủ trương trời tròn, đất lại vuông. Kỳ thực ra vì Giáo Hội không biết (Giop G 26:10 EsIs 40:22 “Ngài vẽ một vòng tròn trên mặt nước” (mặt biển cong) và “Đấng ngự trên vòng trái đất nầy…). Vậy chúng ta phải dè dặt trước những điều mình chưa biết và không hổ thẹn khi thừa nhận rằng “Tôi chưa biết thấu đáo vấn đề ấy).Lời tiên tri về Do Thái lập quốc tuy được rất nhiều nơi ở trong Kinh Thánh nói đến, nhưng những thế kỷ trước, nhiều nhà giải Kinh vận dụng lý trí để phân tích, và cho rằng họ không thể trở về. Những người nghèo thì không có phương tiện để về, và những người giàu làm ăn phát đạt không muốn về. Dân Palestine đã làm chủ đất ấy hàng ngàn năm, không chấp nhận cho họ trở về, và vv… Do đó họ giải thích rằng đây chỉ là những lời tiên tri về dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh (Hội Thánh) sẽ phục hưng, các lời tiên tri chỉ có nghĩa bóng. Ngày nay chúng ta đã thấy rõ cách Đức Chúa Trời tể trị mọi biến cố “khi kỳ hạn đã được trọn” Ngài đã đem dân Y-sơ-ra-ên trở về cố hương đúng như Lời thành tín của Ngài. Những nhà giải Kinh đã không theo kiến thức thông thường, nhưng bởi đức tin “tin chắc rằng, điều chi Đức Chúa Trời đã hứa, Ngài cũng có quyền làm cho trọn” (RoRm 4:21). Sự “trung tín” của họ được chứng nghiệm là “tin đúng”.Khi Talmage còn là thanh niên với tánh háo thắng, hay chất vấn vị Mục sư già tại quê nhà của anh. Một ngày kia, cụ Mục sư ôn tồn nói rằng “Cậu Talmage à, cậu phải để cho Đức Chúa Trời biết những điều cậu không biết chứ!” (PhuDnl 29:29). Câu nói ấy giúp cho Talmage nên người khiêm nhường mỗi khi đến với Lời Chúa và ông đã trở nên nhà truyền giáo trứ danh ở trong lịch sử như chúng ta đã biết.

XII/ Khi giải nghĩa Kinh Thánh, chúng ta phải nhớ rằng: Ý NGHĨA MẬP MỜ PHẢI NHƯỜNG CHO Ý NGHĨA RÕ HƠN .Ý nghĩa chữ “con lạc đà” trong lời Chúa phán “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào nước Đức Chúa Trời” (Mac Mc 10:25). Có người

Page 13: Quy luat giai nghia kinh thanh

cho rằng những người sao chép Kinh Thánh đã viết sai chữ KAMILOS (dây thừng), thành ra KAMÉLOS (lạc đà). Nhưng giải nghĩa theo cách ấy không sáng tỏ bằng lối giải nghĩa vẫn giữ nguyên ngữ “con lạc đà”. Đối chiếu với Mat Mt 23:24 “Lạc đà” và “ruồi nhỏ” cho ta thấy rằng: lạc đà thì tượng trưng cho sự thô kệch, to lớn, nặng nề. Tham khảo Mac Mc 10:24 và lưu ý chữ “CẬY” (hay theo nguyên văn: “DỰA VÀO”). Thật vậy, kẻ cậy của cải để vào nước Thiên đàng không bao giờ vào được, cũng như con lạc đà thô kệch không thể chui qua lỗ kim.Tìm hiểu mạng lịnh Chúa Jêsus phán với 12 Sứ đồ “Đừng đi đến dân ngoại, cũng đừng đi vào một thành nào của dân Samari cả, song thà đi đến cùng những con chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên” (Mat Mt 10:5-6). Có người cho rằng những môn đồ Do Thái bảo thủ (Cong Cv 15:1-2) về sau đã thêm vào bản văn. Vì những lời nầy gây mâu thuẫn với thái độ thanh nhã Chúa đã tỏ ra với thầy đội, người đàn bà Ca-na-an và người đàn bà Sa-ma-ri (Mat Mt 8:5-13; 15:21-28; GiGa 4:2-42).Trái với câu chuyện bất hủ nói lên điều trọng yếu của cả Kinh Thánh là “tình yêu thương” và nhân vật chính là một người Sa-ma-ri (LuLc 10:29-37). Cũng trái với nhiều mạng lịnh khác (Mat Mt 28:18-20; Mac Mc 16:15; Cong Cv 1:8). Và tính độc quyền không thích hợp với Chúa Jêsus. Tuy nêu ra được nhiều ý nghĩa mạnh mẽ nhưng sự giải nghĩa sáng tỏ hơn vẫn là tin rằng lời ấy thật là của Chúa Jêsus phán. Đây không phải là mạng lịnh dành cho mọi thời đại, chỉ là mạng lịnh riêng cho các sứ đồ trong bối cảnh lúc ấy. Lần đầu họ tập sự truyền giáo, họ chưa được trang bị đầy đủ để thực hiện một hành trình lâu dài và nhiều gian khổ ở hải ngoại như về sau Ngài dành cho chính họ khi họ đã được trưởng thành (ICo1Cr 9:5). Ngài muốn họ trước hết đến với dân Do Thái, thành phần đáng được ưu tiên nghe Tin Lành. Vì những người Do Thái thuộc xứ Galilê vốn là hậu duệ của những người di cư, có tính cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận những điều mới mẻ. Ngài muốn các môn đồ có giới hạn ở trong mục tiêu dễ đạt, để ngay lần đầu truyền giáo với một thời lượng ngắn ngủi, họ có được sự khích lệ. Vậy mạng lịnh của Chúa chẳng những hợp lý, mà còn tỏ ra Chúa có sách lược rất tuyệt vời.v Rõ ràng sự giải nghĩa trước không vững nền tảng, vì chủ trương xoá bỏ các câu Kinh Thánh, sự giải nghĩa ấy đã phải nhường chỗ cho sự giải nghĩa sau rõ ràng và trong sáng hơn.

XIII/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh, chúng ta phải tham chiếu với: NHỮNG NỖ LỰC TÌM TÒI CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC VỀ CHÍNH VẤN ĐỀ MÀ TA ĐANG NGHIÊN CỨU TRONG CÁC NGÀNH: GIẢI KINH, THẦN HỌC, LỊCH SỬ, KHẢO CỔ, THIÊN VĂN vv …

Page 14: Quy luat giai nghia kinh thanh

Như trong câu chuyện Chúa chữa lành cho hai người mù ở tại Giê-ri-cô, trong đó có Batimê (đã được đề cập một phần trong phần 3/III). Theo Mac Mc 10:46 và LuLc 18:35, thì phép lạ xảy ra khi Chúa đã ra khỏi Giê-ri-cô. Vậy chúng ta phải giải thích cách nào? Nhờ tham chiếu tài liệu khảo cổ, ta biết rằng thành Giê-ri-cô thời Tân Ước cách xa thành Giê-ri-cô thời Cựu Ước chừng một dặm về phía Nam. Cả hai thành ấy ngày nay không còn, làng Giê-ri-cô hiện thời ở cách xa thành Giê-ri-cô thời Tân Ước chừng một dặm về phía Đông Nam. Vậy mãi đến năm 1936, nhờ khám phá của Tấn sĩ John Garstang, chúng ta mới giải thích được điều khác biệt giữa sự ký thuật của Mathiơ và Mác với Luca. Mathiơ thì căn cứ trên Cựu Ước nên ông ghi là đã ra khỏi Giê-ri-cô (Thời Cựu Ước), còn Mác và Luca thì căn cứ trên Giê-ri-cô đương thời, nên bảo rằng Chúa Jêsus sắp vào thành Giê-ri-cô. Phép lạ xảy ra ở khoảng giữa hai thành cho nên đôi bên tuy khác nhau mà hoà hợp trọn vẹn.Giải nghĩa sách Sáng thế ký đòi hỏi chúng ta phải tham chiếu với các ngành: Thiên văn học, Cổ sinh vật học, Địa chất học, Khảo cổ học, Lịch sử, Địa lý v.v…Tinh thần hẹp hòi, không chịu tham khảo với những nỗ lực để tìm tòi của những người đi trước mình về chính vấn đề mà ta đang nghiên cứu sẽ đưa đến chỗ lệch lạc, chủ quan. Ngay trong vấn đề Thần học, để nghiên cứu lịch sử Thần học, chúng ta biết rằng rất nhiều người đã dâng cả cuộc đời chăm chú tra khảo Kinh Thánh, trải qua hàng ngàn cuộc tranh luận mới đúc kết được như ngày nay. Những điều ta mới khám phá trong Kinh Thánh thì hàng ngàn người ở trước ta đã khám phá rồi mà ta không biết. Thật là với lịch sử giải nghĩa Kinh Thánh đã gần 2.000 năm đến nay “không có gì mới dưới mặt trời”. Nếu tham chiếu với “cái khôn của muôn đời” vẫn hơn là chỉ cậy vào cái khôn của riêng mình.

XIV/ - Khi giải nghĩa Kinh Thánh, nên nhớ qui luật căn bản này: “KINH THÁNH GIẢI NGHĨA KINH THÁNH ”.Phải thận trọng và bền lòng tìm kiếm các lời khải thị ở trong Tân Ước để giải nghĩa Cựu Ước hay ngược lại. Trong nội dung các qui luật trước không thiếu những thí dụ cho điều nầy. Một khi chúng ta đọc đi đọc lại Kinh Thánh nhiều lần có sẵn ở trong ta, có hàng trăm hàng ngàn câu gốc thì bất cứ lúc nào cần, ta cũng có thể nhớ lại những câu Kinh Thánh hỗ trợ. Nếu chưa thấy phong phú, chúng ta có thể dùng Thánh Kinh phù dẫn (nhất là Thánh Kinh phù dẫn cả Cựu lẫn Tân Ước, Thánh Kinh tự điển, Kinh tiết sách dẫn v.v…) những sách ấy giúp chúng ta biết được hàng trăm câu Kinh Thánh liên hệ đến chủ đề ta đang cần được hiểu và giải nghĩa.Có những Cơ Đốc Nhân chia sẻ theo lối nối kết những hàng chục, hàng trăm

Page 15: Quy luat giai nghia kinh thanh

câu Kinh Thánh. Thật là sự giải nghĩa đầy sức mạnh. Cũng có những Cơ Đốc Nhân tư tưởng có theo tư tưởng của Kinh Thánh cho nên lời nói cầu nguyện, lời chia sẻ và ngay trong những lời thông công với anh em cũng đều đượm hương thơm của Lời Ngài.

NHỮNG QUY LUẬT ỨNG DỤNG KINH THÁNH

I/ - Mỗi ứng dụng từ các sự dạy dỗ trong Kinh Thánh PHẢI CỤ THỂ VÀ LIÊN HỆ ĐẾN Ý CHÍ CỦA CHÍNH MÌNH .Thầy thông giáo, người Pha-ri-si và nhiều người Do Thái tra cứu Kinh Thánh để “dạy dỗ kẻ khác” mà không nhận sự dạy dỗ cho chính mình, vì họ mà danh Đức Chúa Trời bị nói phạm giữa dân ngoại (RoRm 2:17-24). Họ có chìa khoá của sự biết nhưng không vào, mà người khác muốn vào họ lại ngăn trở (LuLc 11:52). Chúa đã dùng các tiên tri và các Sứ đồ nhiều lần trách quở thái độ nghe mà không ứng dụng cụ thể vào hành động (Exe Ed 33:30-33; Gie Gr 11:7-8; Mat Mt 7:26-27; Gia Gc 1:22-24).Ngày nay, chúng ta dễ mắc hiểm hoạ ấy, khi học Kinh Thánh dễ để thấy “sự dạy dỗ này đúng với trường hợp ông A”, “mạng lịnh này thích hợp với bà B”… Có người đã vận dụng Kinh Thánh để chỉ trích hay nói gần nói xa anh em, cho nên phải tránh ứng dụng những lời như: Có người như thế nầy, có người như thế kia, lại càng phải tuyệt đối tránh ứng dụng theo cách ấy trong lời cầu nguyện giữa mọi người. Đây là cách ứng dụng của người Pha-ri-si (LuLc 18:11-12), ứng dụng như vậy chỉ làm cho mình trở nên kẻ nói hành, gây vấp phạm và làm tan vỡ nhóm học Kinh Thánh. Nên nhớ rằng, học Kinh Thánh từng nhóm khác với buổi giảng bồi linh, trong đó có các diễn giả được Chúa dùng cách đặc biệt giảng bồi linh trong chức vụ quở trách tội lỗi. Nếu học Kinh Thánh mà: “chẳng lấy đức tin nhận lời đó thuộc về mình” (HeDt 4:2), thì chẳng những không ích lợi mà còn mắc nhiều hiểm hoạ. Kinh Thánh cần thiết và quí báu như ánh sáng mặt trời, nhưng với những tâm hồn bịnh hoạn (hay mượn Kinh Thánh để xét đoán kẻ khác, mượn Kinh Thánh để mắng thuê cho mình…), thì “cảm nắng” cũng có thể đưa đến sự chết.Chúng ta nên học gương của Đaniên, bởi nghiên cứu Kinh Thánh, ông đã khóc lóc cầu nguyện, ăn năn. Dù Đaniên là một người công bình, ông vẫn đồng hoá mình với dân sự trong sự xưng tội (DaDn 9:2). Chúng ta nên tâm niệm “Lạy Chúa, TÔI phải làm gì” (Cong Cv 22:10). Không là: “Các anh em phải…” hay “Quí vị phải…”. Nếu có thể được, nên hạn chế dùng chữ “Chúng ta”, “chúng ta phải…”. Tốt nhất vẫn là: “Qua lời Chúa hôm nay, TÔI đã được Chúa tỉnh thức (dạy dỗ, nhắc nhở), vì tôi đã…, ước ao rằng từ

Page 16: Quy luat giai nghia kinh thanh

hôm nay, tôi sẽ… Đừng tưởng ứng dụng như vậy anh em không được ích lợi, trái lại chính lúc bản thân ta nồng nhiệt tiếp nhận sự dạy dỗ của Kinh Thánh và quyết chí thực hiện là lúc có tác động mạnh mẽ đến những tâm linh khác. Sự gây dựng tốt nhất là: “TỪ LÒNG ĐẾN LÒNG”.1. “Chúa muốn con làm gì cho Ngài?”2. “Chúa muốn con làm gì cho Hội Thánh của Chúa?”3. “Chúa muốn con làm gì cho đồng bào, đồng loại của con?”4. “Chúa muốn con làm gì cho gia đình của con?”5. “Chúa muốn con làm gì cho chính con?” (Bản thân phải khắc phục điều gì? Và phát huy điều gì?).

II/ - Mỗi ứng dụng PHẢI DỰA TRÊN PHẦN KINH THÁNH ĐANG HỌC .Nhiều buổi học Kinh Thánh từng nhóm nhỏ, không đạt được kết quả tốt vì không bám chặt vào khúc Kinh Thánh nền tảng. Chúng ta dễ bị cám dỗ dựa vào một hai câu, một hai chữ để đưa ra một quan điểm. Rồi quan điểm của người nầy bất đồng với quan điểm của người kia. Do đó mỗi bên phải vận dụng nhiều câu Kinh Thánh ở khắp Cựu và Tân Ước để binh vực. Rồi mải mê tranh luận cho đến hết giờ, thế là chỉ học một hai ý, một hai câu chớ không học được hết cả khúc Kinh Thánh. Về ứng dụng cũng vậy, ban đầu dựa vào một câu Kinh Thánh ở trong khúc Kinh Thánh nền tảng, nhưng lúc ứng dụng thấy phải giải thích thêm, giải thích thêm nữa. Rốt lại phần ứng dụng cốt yếu đã không còn dính dáng gì đến phần Kinh Thánh đang học.Điển hình trong trường hợp như: “Tôi được nhiều sự dạy dỗ khi học Mat Mt 1:1, chúng ta thấy Chúa Jêsus thuộc về dòng vua Đavít, mà vua Đavít là vị vua vĩ đại của Y-sơ-ra-ên, mà Y-sơ-ra-ên là dòng dõi của Áp-ra-ham, mà Áp-ra-ham đã cậy đức tin lìa bỏ xứ sở thờ hình tượng, quyết tâm theo Chúa. Vậy chúng ta phải cậy đức tin dứt khoát với hình tượng, quyết tâm theo Chúa”. Đây là trường hợp rất “chánh giáo” nhưng “lẩm cẩm”. Người ta thường gọi vui là “ứng dụng chạy nọc”.Tuy nhiên, đừng vì quá sợ sai trật đến nỗi luôn luôn thụ động, không dám ứng dụng. Cũng không nên “khó tính thái quá” khi anh em không ứng dụng rất sát với ý nghĩa.Sau đây là một điển hình: Với phân đoạn Kinh Thánh GiGa 1:35-42, một số anh em đã ứng dụng:- Người thứ nhất: (Chọn câu 36). Tôi được phước qua câu “Chúa Jêsus đi ngang qua”. Cuộc đời của Anh Rê và Giăng được biến đổi từ khi “Chúa Jêsus đi ngang qua”. Với tôi cũng vậy, từ con người trụy lạc, nghiện ngập, sống bằng nghề cờ gian bạc lận. “Khi Jêsus đi qua” cuộc đời tôi đã hoàn toàn biến cải. Dường như chỉ qua một đêm. Cảm tạ Chúa! Cảm tạ Chúa!

Page 17: Quy luat giai nghia kinh thanh

- Người thứ hai: (Chọn câu 38). Tôi được tỉnh thức khi suy ngẫm lời Chúa hỏi hai môn đồ “Các ngươi tìm chi?”. Anh Rê và Giăng dạn dĩ xác nhận rằng “Họ tìm Chúa Cứu Thế”. Còn tôi những ngày qua, tôi miệt mài tìm kiếm tiền bạc, ngay như chiều hôm nay nếu như anh Việt không ghé thăm và nhắc nhở, chắc tôi đã quên buổi học Kinh Thánh này. Bắt đầu giờ học tôi vẫn còn miên man suy nghĩ chuyện tiền nong. Nhưng khi đọc đến lời Chúa hỏi “Các ngươi tìm chi?”. Tôi giật mình! Tôi có cảm tưởng như Chúa nhìn thẳng vào mặt tôi và hỏi “Người tìm chi?” (Sau đó anh nức nở… ngại mất nhiều thì giờ, anh em xin phép tiếp tục chia sẻ).- Người thứ ba: (Chọn câu 39). “… Sở dĩ Anh Rê đưa được anh mình là Phierơ về cùng Chúa vì ông đã có những giờ? ở cùng Chúa” những ngày gần đây, tôi không đưa được ai đến với Chúa. Hôm nay tôi đã biết lý do, vì tôi thiếu thì giờ ở với Chúa. Nhớ lại cũng tháng này năm rồi, tôi có thể dành hai, ba giờ cầu nguyện. Nhất là cầu thay cho từng người trong “mạng lưới thân bằng quyến thuộc”. Lúc ấy tôi dắt đưa được nhiều người trở lại với Chúa. Hôm nay Chúa ban những lời này để điều chỉnh lại thời biểu của việc làm tôi”.Trên đây là 3 trong những ứng dụng phát xuất từ GiGa 1:35-42. Theo cách nầy, người đơn sơ nhất cũng có thể dựa trên phần Kinh Thánh nền tảng để tự ứng dụng.

III/ - Khi ứng dụng nên: NHỚ KINH THÁNH LÀ SÁCH VỀ NGUYÊN TẮC CHỚ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT BẢNG LIỆT KÊ TỈ MỈ CÁC SỰ DẠY DỖ .Có người đã tự biện hộ rằng “hút thuốc phiện không phải là tội, vì Kinh Thánh không cấm việc nầy”. Trong Kinh Thánh không nêu đích danh tôi hút thuốc phiện, nhưng việc ấy gây tổn hại trầm trọng cho đền thờ của Đức Chúa Trời, là thân thể của ta (ICo1Cr 6:19-20). Phí tiền bạc, thì giờ và sức khoẻ để làm nô lệ cho thuốc phiện là điều trái với Kinh Thánh (IIPhi 2Pr 2:19). Đó là chưa kể những tội lỗi do hậu quả và hệ quả khác của việc nghiện hút gây nên.Kinh Thánh trình bày nguyên tắc”Bất cứ việc gì tựa như điều ác thì phải tránh đi” (ITe1Tx 5:24).Không riêng những việc xã hội khinh miệt lên án như thuốc phiện, mà cả những việc mọi người trong xã hội đều có phép làm nhưng với một số người việc ấy gây vấp phạm mà không làm gương tốt thì cũng nên tránh (RoRm 14:20-23; ICo1Cr 8:9, 12-13; IICo 2Cr 6:3). Thánh Kinh báo năm 1952 có đăng lại câu chuyện về một Cơ Đốc Nhân sốt sắng giảng Tin Lành, cho nên dù là một nhân viên ngân hàng nhưng được mọi người quí trọng không kém Mục sư. Một ngày kia, theo lời mời của bằng hữu, ông đến rạp hát dự buổi

Page 18: Quy luat giai nghia kinh thanh

hoà nhạc. Sáng hôm sau, ông gặp một nhân viên ngân hàng khác mà ông đã thấy có mặt trong đêm hoà nhạc, mặc dù người ấy không thấy ông. Câu chuyện làm quà của người tín hữu tin kính nầy là: “Ông nghĩ gì về buổi hoà nhạc tối qua?”, câu nói của người bạn ngoại đạo như ly nước lạnh tạt vào mặt của Cơ Đốc Nhân sốt sắng làm cho ông bừng tỉnh “Ông cũng có mặt nơi ấy à?”.Về việc nên làm, tuy Kinh Thánh có rất nhiều lời dạy dỗ cụ thể, và nhiều gương mẫu. Nhưng Kinh Thánh cũng nêu lên các nguyên tắc. Nên làm những việc:1. Vinh hiển danh Chúa.2. Làm gương cho anh em trong Chúa.3. Cứu được nhiều người đang hư mất.4. Thật sự lợi ích cho chính mình. (ICo1Cr 10:31-33)- “Phàm điều chi chơn thật, điều chi đáng tôn, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có danh tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen thì anh em phải nghĩ đến” (Phi Pl 4:8).- “Hãy xét xem mọi sự việc, điều chi lành thì giữ lấy” (ITe1Tx 5:21).Vậy, trong những việc đáng phải tránh, cũng như việc nên làm, chúng ta không đợi Kinh Thánh nêu chính xác từng việc. Kinh Thánh là sách về nguyên tắc, chớ không phải bảng liệt kê tỉ mỉ các sự dạy dỗ.

IV/ - Thỉnh thoảng có những ứng dụng: PHẢI THEO TINH THẦN CỦA KINH THÁNH, CHỚ KHÔNG NÊN ỨNG DỤNG THEO NGHĨA ĐEN .Mạng lịnh của Chúa trong Mat Mt 5:29-30 chúng ta phải ứng dụng như thế nào?Có phải chúng ta nên móc mắt, chặt tay, chặt chân, vì đó là nguyên nhân của tội hoặc quyến rũ phạm tội? Nếu phải hiểu sát nghĩa đen như vậy thì trước khi tha thứ và trọng dụng Phierơ, Chúa phải buộc ông cắt lưỡi. Không, Chúa đã tha thứ vì ông đã thật sự thống hối, ăn năn (26:76). Chúa sẵn sàng trọng dụng Phierơ vì ông yêu mến Ngài hơn mọi sự, và chính tình yêu đó cất bỏ sự sợ hãi, là nguyên nhân đưa ông đến hành động chối Chúa (GiGa 21:15-29; IGi1Ga 4:18).Trước đây nhiều năm, một sinh viên Thần học mỗi ngày rửa tay rất nhiều lần. Mỗi lần rửa tay anh ta đều dùng xà bông thượng hảo hạng và kỳ cọ rất lâu. Anh sinh viên ấy tưởng rằng mình đang ứng dụng Gia Gc 4:8 “Hỡi kẻ có tội, hãy rửa tay mình” (BNC). Nếu hiểu sát nghĩa đen thì việc chỉ chú trọng rửa sạch bề ngoài của người Pha-ri-si Chúa đã không quở trách (Mat Mt 23:25-26). Chúng ta phải ứng dụng theo tinh thần của mạng lịnh nầy “Kẻ

Page 19: Quy luat giai nghia kinh thanh

đang nhúng tay vào tội lỗi, phải chấm dứt hành động ấy, và nhờ huyết Chúa Jêsus rửa sạch mọi tội” (KhKh 1:6; IGi1Ga 1:7-10).

V/ - NHỮNG MẠNG LỊNH VÀ SỰ DẠY DỖ TRONG BỐI CẢNH VĂN HOÁ CỦA THỜI BẤY GIỜ PHẢI CHUYỂN SANG VĂN HOÁ THỜI NAY RỒI MỚI ỨNG DỤNG. Phép cắt bì có giá trị quan trọng lớn lao đối với dân Do Thái. Cựu Ước nhiều lần nhắc đến mạng lịnh này. Khi Tin Lành được truyền bá cho dân ngoại là những người sống ở trong bối cảnh văn hoá La-Hy (La mã-Hy lạp) thì Hội Thánh đã có quyết nghị: Không cần Do Thái hoá (chịu cắt bì) trước khi môn đồ hoá (Cong Cv 15:1-34). Đây là quyết nghị đến từ Đức Thánh Linh (15:26). Tỏ ra Đạo cứu rỗi của Chúa thích hợp với mọi văn hoá. Miễn sao văn hoá đó không đối nghịch với lại những điều then chốt của đức tin Cơ Đốc. Phao lô đã vạch tỏ cho ta biết rằng: Phép cắt bì không làm nên sự công nghĩa, mà xác chứng cho sự công nghĩa là bởi đức tin (RoRm 4:9-12). Ngày nay chúng ta được xưng công nghĩa cũng bởi đức tin như Áp-ra-ham và báp têm là ấn chứng bề ngoài cho ân điển thuộc linh bên trong. Báp têm cũng mang ý nghĩa tương tự như cắt bì. Các nữ tín hữu tại Cô-rinh-tô tưởng rằng họ có thể cất bỏ thói tục trùm đầu để bày tỏ sự bình đẳng nam nữ. Nhưng ở trong bối cảnh văn hoá nơi ấy, thói tục trùm đầu chẳng những bày tỏ địa vị khiêm tốn đáng phải có của phụ nữ, mà còn để phân biệt với các phụ nữ “kỹ nữ trong các miếu thờ”. Vậy Phao lô tự truyền cho các phụ nữ phải trùm đầu khi họ hiện diện giữa công chúng, vì ông không muốn đạo Chúa bị mang tiếng xấu, là gây vấp phạm cho mọi người (ICo1Cr 11:2-16). Về việc phụ nữ phải trùm đầu chỉ thích với hoàn cảnh địa lý lúc bấy giờ, chúng ta không nên nhất thiết phải ứng dụng cho Hội Thánh mọi nơi trong mọi thời đại, còn như phụ nữ phải là khiêm tốn, kín đáo, cẩn trọng khi xuất hiện trước công chúng vẫn là nguyên tắc muôn đời.

VI/ - Khi ỨNG DỤNG CÁC GƯƠNG MẪU

Phải lưu ý 5 điều:

1. CẦN PHẢI PHÂN BIỆT NHỮNG GÌ KINH THÁNH GHI LẠI VÀ NHỮNG GÌ KINH THÁNH TÁN THÀNH .Có người đã bào chữa cho tính thích cãi lẫy bằng câu chuyện Ba-na-ba và Phao lô “cãi nhau dữ dội” (Cong Cv 15:35-41). Đây là câu chuyện được Luca ghi lại cách trung thực nhưng không phải là điều được Kinh Thánh tán thành. Về sau, chính Phao lô dường như nhận ra rằng việc ông thành kiến với Giăng (Mác) gây nên nguyên nhân cãi lẫy, phần khiếm khuyết thuộc về

Page 20: Quy luat giai nghia kinh thanh

ông (IITi 2Tm 4:41). Cho nên ông nhắc đi nhắc lại lời khuyên “Phải tránh sự cãi lẫy về lời nói, sự đó thật là vô dụng, chỉ hại cho người nghe mà thôi” (2:14; Tit Tt 3:9).Cũng có người vin vào tiểu xảo của Đavít (ISa1Sm 27:8-12) để chủ trương rằng: chúng ta được phép nói dối, miễn không có hại cho ai mà chính mình được lợi ích. Việc Đavít nói dối nhờ đó được vua Philitin tin cậy, ban đầu dường như khôn ngoan, nhưng về sau vua Akích hết lòng tin cậy cho nên dùng Đavít làm kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”. Nếu Chúa không thương xót thì “tiểu xảo” của Đavít đã biến thành “đại hoạ” (29:1-11). Vậy việc nói dối của Đavít được Kinh Thánh ghi lại, chớ Kinh Thánh không hề tán thành (LeLv 19:11; Eph Ep 4:25; CoCl 3:9; Gia Gc 3:14).2. NHỮNG MẠNG LỊNH TRỰC TIẾP CHO CÁ NHÂN KHÔNG NHẤT THIẾT CHO TA .Một người kia với vẻ buồn rầu đến gặp Mục sư chủ toạ Hội Thánh nơi bà đang sinh hoạt và tỏ cho Mục sư biết rằng “Mục sư ơi, tôi sẽ chết cách đau đớn!” Mục sư tưởng bà vừa được bác sĩ báo cho biết bà bị ung thư hay một chứng nan y nào đó, nhưng khi dò hỏi về tình trạng sức khoẻ bà ấy bảo mọi sự bình thường, “Do đâu bà biết rằng bà sẽ chết cách đau đớn?”. Vẫn vẻ mặt long trọng bà nhấn mạnh từng tiếng, “Sáng nay Chúa phán với tôi qua GiGa 21:18-19”. Thì ra, lời Chúa phán riêng cho Phierơ về tương lai của cá nhân ông, bà ấy đem ứng dụng cho bà, bà ta trở thành “long trọng viên” một cách buồn cười.Một sinh viên Thần học bỗng dưng không nói chuyện nữa, chỉ ra dấu. Mọi người không biết chuyện gì, nhưng các bạn cùng lớp thì biết. Anh ta ứng dụng cho mình lời Chúa phán chỉ cho Êxêchiên “Ta sẽ khiến lưỡi ngươi dính nơi họng ngươi, ngươi sẽ câm” (Exe Ed 3:26).Trên đây là hai trong nhiều thí dụ điển hình nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận khi ứng dụng các mạng lịnh có tính cách cá nhân dành cho các nhân vật trong Kinh Thánh.

3. KHI ỨNG DỤNG CÁC GƯƠNG MẪU, KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI TẠO RA NHỮNG HOÀN CẢNH Y NHƯ KINH THÁNH ĐÃ CHÉP .Nhiều người tưởng rằng cầu nguyện trên phòng cao để được đổ đầy Đức Thánh Linh hơn cầu nguyện ở tầng trệt (Cong Cv 1:12-24). Có người lại tưởng rằng để tóc mọc tự do, ăn mặc lùi xùi cho có vẻ giống Giăng Báp Tít sẽ được Chúa trọng dụng dễ (LuLc 1:15; Mac Mc 1:6). Người khác tưởng rằng thỉnh thoảng phải cạo đầu như Phao lô thì sẽ được ơn dễ hơn (Cong Cv 18:18).Thật ra tâm tình của người cầu nguyện hơn là nơi cầu nguyện (Gie Gr 29:13; Mat Mt 10:19-20). Chúa Thánh Linh đã từng đầy dẫy ở trên những cá nhân,

Page 21: Quy luat giai nghia kinh thanh

những hội chúng, bất luận đã cầu nguyện nơi nào (Cong Cv 4:31; 10:1-48; 19:1-7…). Chính việc quá chú trọng đến bề ngoài từ ăn mặc đến chén, mâm… đã khiến cho người Pha-ri-si cách biệt với mọi người và họ bị Chúa quở trách (Mat Mt 23:1tt).

4. NÊN TÌM NGUYÊN TẮC THUỘC LINH QUA CẢ ĐỜI SỐNG NHÂN VẬT HOẶC QUA NHIỀU ĐỜI SỐNG .Trước giả Hêbơrơ đã cho chúng ta thấy nguyên tắc thuộc linh quan trọng qua nhiều đời sống, đó là “đức tin” (HeDt 11:1tt).Khi học về cuộc đời của Sa-mu-ên, chúng ta nhận thấy ông chịu ảnh hưởng của một người mẹ sốt sắng cầu nguyện (ISa1Sm 1:10-12). Từ thơ ấu đã lắng nghe tiếng của Chúa (3:1-21), bắt đầu chức vụ quan xét ông kêu gọi dân chúng kiêng ăn, xưng tội và cầu nguyện (ISam 7:2-6;). Đối phó với quân thù mạnh sức, Sa-mu-ên không nao núng vì ông biết vận dụng vũ khí cầu nguyện, và kết quả là đắc thắng và đắc thắng luôn luôn (7:7-17). Khi ôn lại cả lịch sử tuyển dân, trước giả Thi Tv 99:1-9 học thấy một nguyên tắc thuộc linh nổi bật “Trong vòng các người cầu khẩn Danh Chúa có Sa-mu-ên” (99:6). Thật là “Sa-mu-ên người cầu nguyện”.Qua đời sống của Giê-rê-mi chúng ta vừa nhìn thấy những giọt nước mắt đầy tình yêu thương đối với đồng bào và cũng vừa thấy sự can đảm phi thường. Tấm lòng của Giê-rê-mi dường như được dệt bằng những đường tơ mỏng mảnh rất dễ rung động (Gie Gr 8:8; 9:1; 13:17; 14:17; CaAc 1:16; 2:11…). Nhưng cũng giống như khối thép đã trui thật kỹ (Gie Gr 1:18). Ông kiên cường trước “sự chống đối của người đồng hương, của bạn bè kết nghĩa và của quần chúng bị tiên tri giả dẫn dụ” (11:18-23; 20:10; 20:7-9). Dù bị kẻ thù vu khống (37:11-16) hay bị khổ nhục trong cảnh tù đày, ông vẫn không nao núng (38:1-17). Trong Giê-rê-mi, chúng ta học thấy một nguyên tắc thuộc linh cân đối hài hoà là lùng giữa ĐA CẢM và DŨNG CẢM. Hai đặc tính có cần của người phục vụ chân lý.

5. ĐỪNG BIẾN KINH NGHIỆM RIÊNG THÀNH RA NGUYÊN TẮC CHUNG CHO MỌI THỜI .Có người vin vào câu “Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy ở trong Đấng Christ về đời nầy mà thôi thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết” (ICo1Cr 15:19) để phóng đại sự hy sinh của mình. Phao lô và Hội Thánh ở thời ấy phải chịu bách hại khốc liệt (IICo 2Cr 11:23-28; IITi 2Tm 4:16-18; HeDt 10:32-39; 11:33-40…), cho nên ở trong hoàn cảnh ấy, lời chia sẻ của Phao lô thật xác đáng. Ngày nay một số người có thể ứng dụng điều đó, một số khác thì phải cẩn trọng e rằng phạm tội nói dối vì ngay trong lãnh vực tâm hồn và vật chất (đời này), có nhiều Cơ Đốc Nhân vẫn yên vui, thoải mái, phong phú hơn nhiều người ngoài Chúa và hơn hẳn thời kỳ còn làm tội nô.

Page 22: Quy luat giai nghia kinh thanh

Trong trường hợp này, có thể lớn tiếng cảm tạ Chúa và nhất thiết ta không phải nói như Phao lô.Một số anh em đã chia sẻ rằng “Trong hôn nhân ta phải ứng dụng gương của Y-sác, không cần tìm hiểu chi về người bạn đời tương lai” (SaSt 24:1tt). Có người còn nói thêm “như chính tôi đây, không cần tìm hiểu gì vẫn hạnh phúc”. Nhưng một số anh em đã đau đớn nói rằng “Vì không tìm hiểu đầy đủ, tôi đã vội vàng đặt tay và đeo nhẫn cưới” (ITi1Tm 5:22a). Một cựu truyền đạo tâm sự “ vì vợ của ông truyền đạo ít nữa phải có học ở Thần học viện trước khi tập sự cho nên tôi cưới đại một cô”. Ông lại chua chát tiếp bằng thí dụ “khi con cò thấy nước lớn nhanh chóng quá, cò ta “gắp đại” một con cá, lại trúng nhằm con cá éc” (cá éc là loại cá nước ngọt đen thui từ đầu đến cuối). Không cần nói rõ chúng ta cũng có thể biết cả hai cuộc hôn nhân trên sẽ không được đưa đến kết quả tốt đẹp.Vậy chúng ta không thể biến kinh nghiệm cá nhân hay kinh nghiệm của riêng một giai đoạn lịch sử thành nguyên tắc chung cho mọi người trong mọi thời.

VII/ - KHI ỨNG DỤNG CÁC LỜI HỨA

Nên lưu ý 3 điều:

1. PHẢI XEM XÉT LỜI HỨA PHỔ THÔNG HAY DÀNH CHO CÁ NHÂN .Có người đã vui mừng nắm lấy lời hứa: “Nhưng bây giờ ta khuyên các ngươi hãy vững lòng, trong các ngươi chẳng mất ai hết, chỉ mất chiếc tàu mà thôi” (Cong Cv 27:22). Nhưng sau đó đau đớn và buồn thảm! Tại sao? - Vì đây là lời hứa dành cho Phao lô và những người cùng đi chung tàu với ông. Ứng dụng sai có thể đưa đến vỡ mộng.Có người nắm lấy lời hứa “Chẳng ai tra tay trên ngươi đặng làm hại đâu” (18:10). Nhưng rồi mọi sự xảy ra cách trái ngược, đây là lời hứa dành cho Phao lô, nhiều năm sau, Chúa đã cho phép người La Mã và Do Thái “tra tay trên mình ông” (21:27-28). Vậy chúng ta được phép ứng dụng rất nhiều lời hứa phổ thông như: GiGa 3:16 “Hễ ai…”, EsIs 45:22 “Hỡi các ngươi ở hết thảy các nơi đầu cùng đất”, (Mat Mt 11:28-30; GiGa 5:24…).Về các lời hứa dành cho cá nhân, ở trong một số trường hợp có thể nêu ra và tỏ lòng mong ước “Lạy Chúa, con nữa”. Miễn là phải ý thức rằng lời hứa ấy không dành, không có tính cách phổ thông.

2. PHẢI XEM XÉT LỜI HỨA CÓ ĐI ĐÔI VỚI ĐIỀU KIỆN NÀO KHÔNG ?Nhiều Hội Thánh chỉ tin một phần lời hứa Chúa phán “Quả thật, ta nói cùng

Page 23: Quy luat giai nghia kinh thanh

các ngươi: Kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm, lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha” (GiGa 14:12). Trong khi đó, một số Hội Thánh khác lại thắc mắc “Chúng tôi được Kinh Thánh cho biết ba việc chính Chúa đã từng làm trong chức vụ là “dạy dỗ, giảng Tin Lành và chữa lành bịnh” (Mat Mt 4:23; 9:35). Chúng tôi được lời hứa là sẽ làm các việc ấy nhưng tại sao chúng tôi chỉ có ít kết quả trong việc giảng Tin Lành, dạy dỗ mà không có quyền năng chữa lành bịnh?”. Nên lưu ý điều kiện “Kẻ nào TIN TA”. Chúa vẫn thành tín (CaAc 3:23; IITi 2Tm 2:13). Nhưng vì Hội Thánh chưa thoả mãn điều kiện của Ngài cho nên lời hứa chưa được thành tựu trọn vẹn.Ngày nay rất nhiều Hội Thánh tại Triều Tiên, Nam Dương và ngay tại Việt Nam (và nhất là ở các Hạt Thượng) lời hứa ấy đã nhiều lần ứng nghiệm.Vào thời William Carey, Hội Thánh tại Anh quốc chỉ chú trọng nghi lễ, không lo truyền giáo cho muôn dân, William Carey đã long trọng nhắc nhở rằng “Phải chăng chúng ta chỉ muốn tiếp nhận phần sau của lời Chúa phán: Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế”. Mà bỏ qua phần đầu của lời ấy: “Hãy môn đồ hoá muôn dân…” (Mat Mt 28:19-20). Vậy ứng dụng lời hứa, đừng quên điều kiện gắn liền với lời hứa ấy.

3. PHẢI XEM XÉT LỜI HỨA CÓ CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA KHÔNG ?Có những lời hứa trong Cựu Ước đã chấm dứt trong thời Tân Ước. Ngày nay vẫn còn một số người Do Thái trông đợi Đấng Mê-si, Đấng Cứu Thế giáng lâm. Họ không biết rằng lời hứa ấy đã hoàn thành. Đáng lý họ nên trông đợi Chúa Cứu Thế tái lâm.Một số tín hữu vẫn hay cầu nguyện “Lạy Chúa, xin ban cho Hội Thánh chúng con Đức Thánh Linh như Cha đã hứa”. Thật ra, Chúa đã ban Đức Thánh Linh cho Hội Thánh trong ngày lễ ngũ tuần rồi (Cong Cv 2:1-4). Đáng lý họ nên cầu xin được đổ đầy Đức Thánh Linh vì đây là lời hứa đặc biệt cho thời đại sau rốt nầy (2:17-18).Cũng có những lời hứa chỉ được thành toàn khi ta bước vào Thiên Đàng (DaDn 12:3; RoRm 8:18; IPhi 1Pr 1:3-4; IIPhi 2Pr 1:11 v.v…).Hiện nay, chúng ta có thể ứng dụng những lời hứa dành cho cả thời Cựu Ước lẫn Tân Ước như:- Được tha tội (Thi Tv 103:8-13; Cong Cv 2:38-39; IGi1Ga 1:9).- Được yên nghỉ (HeDt 4:1-10; Mat Mt 11:28-30).- Được cứu giúp (Thi Tv 121:1-8; EsIs 41:10-13; RoRm 8:31-39).- Được mọi sự hiệp lại làm ích lợi cho ta (8:27-28 v.v…).Trong Kinh Thánh có đến hàng ngàn lời hứa. Nếu chúng ta đặc biệt quan tâm ghi nhớ và ứng dụng đúng đắn. Nhất là ứng dụng trong lúc cầu nguyện,

Page 24: Quy luat giai nghia kinh thanh

chúng ta sẽ hưởng được rất nhiều phước hạnh, sẽ thấy sự thành tín lạ lùng của Chúa ./.