Top Banner
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG PHẠM NGUYÊN ĐỨC NGHIÊN CU CÁC GII PHÁP NHM NÂNG CAO HIU QUQUN LÝ CHT THI RN TI KHU CÔNG NGHIP PHÚC KHÁNH - THÀNH PHTHÁI BÌNH - TNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Môi trƣờng và phát trin bn vng (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG PGS. TS NGUYN MNH KHI Hà Ni Năm 2016
73

PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

Feb 06, 2022

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

PHẠM NGUYÊN ĐỨC

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU

CÔNG NGHIỆP PHÚC KHÁNH - THÀNH PHỐ

THÁI BÌNH - TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Môi trƣờng và phát triển bền vững

(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

PGS. TS NGUYỄN MẠNH KHẢI

Hà Nội – Năm 2016

Page 2: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

i

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... v

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi

DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2

3. Nội dung nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2

4. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 3

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4

1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới ................................ 4

1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam ................................................. 5

1.3. Quản lý chất thải rắn tại tỉnh Thái Bình ........................................................... 8

CHƢƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................. 10

2.1. Khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 10

2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 10

2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo ...................................................... 10

2.1.3. Đặc điểm về khí tượng, thủy văn .............................................................. 10

2.1.4. Tài nguyên ................................................................................................ 11

2.1.5. Kinh tế, xã hội: ......................................................................................... 12

2.2. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu: ................................................ 13

2.3. Phạm vi nghiên cứu (phạm vi nội dung nghiên cứu): .................................... 13

2.4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 13

2.4.1. Phương pháp luận (tiếp cận hệ thống, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp

ứng): ................................................................................................................... 13

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 14

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 18

Page 3: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

ii

3.1. Hiện trạng chất thải rắn: ................................................................................. 18

3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp ............................................. 18

3.1.2. Lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp ............................................. 21

3.1.3. Đặc điểm và thành phần chất thải rắn: .................................................... 25

3.1.4. Phân bố và thu gom chất thải rắn ............................................................ 30

3.1.5. Thực trạng xử lý và công nghệ xử lý chủ yếu ........................................... 33

3.1.6 Đánh giá khả năng giảm thiểu, thu hồi, và tái chế chất thải rắn ............. 34

3.1.7. Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp ............................................ 38

3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ...................................................................... 39

3.2.1. Hệ thống quản lý ...................................................................................... 39

3.2.2. Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp ở KCN Phúc Khánh ........... 41

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ...................... 43

3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý ................................................................... 43

3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách ............................................................... 49

3.3.3. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân

lực ....................................................................................................................... 49

3.3.4 Giải pháp về đầu tư và tài chính ............................................................... 50

3.3.5. Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra ............................................... 51

3.3.6. Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ .............. 51

3.3.7. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác

kỹ thuật với các tổ chức quốc tế ......................................................................... 52

3.3.8. Các giải pháp về kỹ thuật (khoa học, công nghệ) .................................... 52

3.3.8.2. Giải pháp xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex........................... 54

3.3.9. Một số giải pháp khác .............................................................................. 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 57

1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 57

2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 60

PHỤ LỤC .................................................................................................................... 1

Page 4: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

iii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến PGS.TS Nguyễn

Mạnh Khải đã trực tiếp hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận

văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các anh chị công tác tại ban

quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, Sở TN & MT tỉnh Thái Bình đã

nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành tốt công việc của mình.

Cuối cùng là lời tri ân đến thầy cô Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi

trƣờng, ĐHQGHN đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn tôi trên con đƣờng nghiên

cứu khoa học.

Page 5: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn

khoa học của PGS. TS Nguyễn Mạnh Khải , và các số liệu thu thập và kết quả phân

tích là trung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Tôi

hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Ngày 17 tháng 11 năm 2015

Học viên thực hiện

Phạm Nguyên Đức

Page 6: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CSSX Cơ sở sản xuất

CTR Chất thải rắn

CTRNH Chất thải rắn nguy hại

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

CTRTT Chất thải rắn thông thƣờng

KCN Khu công nghiệp

Page 7: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Lƣợng chất thải rắn phát sinh tại KCN Phúc Khánh ................................ 23

Bảng 3.2: Thành phần chất thải rắn nguy hại tại KCN Phúc Khánh ........................ 26

Bảng 3.3: Thành phần chất thải rắn thông thƣờng tại KCN Phúc Khánh ................. 29

Bảng 3.4: Quản lý chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại KCN Phúc Khánh ......... 33

Bảng 3.5: Đánh giá tỷ lệ % khả năng tái chế chất thải của các ngành sản xuất công

nghiệp ........................................................................................................................ 37

Bảng 3.6: Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020 ..................... 38

Page 8: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí tại KCN .................................................................................. 20

Hình 3.2: Công ty Nien Hsing đang trong quá trình xây dựng, sửa chữa ................. 21

Hình 3.3: Khu vực tập kết chất thải rắn của CSSX Jappa ........................................ 32

Hình 3.5: Công nghệ xử lý chất thải bằng phƣơng pháp ép kiện .............................. 54

Hình 3.6: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex ............................................... 55

Page 9: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

viii

Page 10: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-1-

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Một vấn đề chung của các khu công nghiệp trên cả nƣớc hiện nay đó là công

tác quản lý chất thải rắn phát sinh từ khu công nghiệp đang gặp phải rất nhiều vấn

đề. Trƣớc hết, việc lấp đầy khu công nghiệp bằng phƣơng pháp thu hút các nhà đầu

tƣ triển khai xây dựng, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất tại đây vô hình chung

đã khiến cho lƣợng chất thải rắn công nghiệp từ các cơ sở sản xuất gia tăng một

cách chóng mặt. Ngoài ra, sự đa dạng nguồn phát sinh, sự phức tạp về thành phần

hay tính độc hại từ các loại chất thải rắn này cũng đang làm cho các nhà quản lý

thực sự khó khăn.

Khu công nghiệp Phúc Khánh thuộc tỉnh Thái Bình có tới gần 50 doanh

nghiệp sản xuất, nhƣng chỉ có một cơ sở xử lý, đa phần là thu gom chất thải rắn.

Nhƣ vậy, lƣợng chất thải rắn công nghiệp thải ra là rất lớn, nếu nhƣ không có những

biện pháp cụ thể, chất thải rắn từ khu công nghiệp sẽ ảnh hƣởng đặc biệt nghiêm

trọng đối với môi trƣờng địa phƣơng và gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời dân, cộng

đồng.

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trƣờng tại khu công nghiệp Phúc Khánh

hiện nay vẫn chƣa đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm đúng mức, việc

quản lý, kiểm soát chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất chƣa đƣợc chú trọng, sự liên

kết giữa ban quản lý các khu công nghiệp và công ty quản lý chất thải rắn là không

nhiều, rất ít các quy định mang tính ràng buộc, chƣa có cơ sở xử lý chất thải rắn

riêng cho khu công nghiệp.

Do vậy, một trong những công tác thiết thực nhất hiện nay đó là tìm đƣợc

các giải pháp mới có thể nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, giảm thiểu lƣợng

chất thải rắn phát sinh, tạo cơ sở cho các khu công nghiệp mới hiện nay ở Thái Bình

nói chung và khu công nghiệp Phúc Khánh nói riêng, có thể phát triển bền vững,

xanh sạch đẹp trong tƣơng lai.

Page 11: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-2-

Từ những lý do thực tiễn trên, tác giả luận văn cho rằng việc tiến hành

nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – tỉnh Thái Bình là rất cần thiết.

Mặt khác, hiện nay vẫn chƣa có cá nhân, tổ chức hay đơn vị nào có cùng

nghiên cứu với những lĩnh vực mà đề tài đề cập đến, nhƣ vậy, đề tài luận văn của

tác giả có tính chất mới hoàn toàn, đảm bảo đƣợc các yếu tố khách quan trong

nghiên cứu này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

a, Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn.

Hiện trạng và diễn biến chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh –

thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình nhƣ thế nào?

Các tác động đến môi trƣờng do chất thải rắn gây ra tại khu công nghiệp

Phúc Khánh là gì?

Hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – thành phố

Thái Bình – tỉnh Thái Bình ra sao?

Các giải pháp có thể nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại KCN Phúc

Khánh – tỉnh Thái Bình là gì?

b, Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Tìm kiếm đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất

thải rắn tại KCN Phúc Khánh– tỉnh Thái Bình.

Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu thực trạng chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh –

thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình;

+ Xác định những vấn đề do chất thải rắn tác động tới môi trƣờng.

+ Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công

nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình.

Nội dung nghiên cứu

3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

a. Hiện trạng chất thải rắn công nghiệp tại khu công nghiệp Phúc Khánh

Page 12: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-3-

b. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại KCN Phúc Khánh

c. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp

4. Bố cục luận văn

Cấu trúc luận văn gồm có 3 phần

Chƣơng I: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chƣơng II: Địa điểm, thời gian, phạm vi, phƣơng pháp luận và phƣơng

pháp nghiên cứu

Chƣơng III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Page 13: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-4-

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên thế giới

Dƣới đây là những mô tả tổng quan về tình hình quản lý chất thải rắn công

nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới:

Trung Quốc: Trung Quốc đã đề ra luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn

do chất thải rắn (1995), “đƣợc kết cấu và điều chỉnh theo hai tiêu chí gồm mức độ

nguy hại của chất thải và nguồn phát thải. Trong chất thải thông thƣờng lại chia

thành chất thải cơ bản, chất thải công nghiệp và chất thải đô thị” (nguồn: Kinh

nghiệm một số nước trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường, trang 5)[1], bộ

luật này quy định các ngành công nghiệp phải đăng kí việc phát sinh chất thải, nƣớc

thải…đồng thời phải đăng kí việc chứa đựng, xử lý và tiêu hủy chất thải, liệt kê các

chất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất.

Hàn Quốc: Hàn Quốc ban hành nhiều đạo luật khác để giải quyết từng vấn đề

môi trƣờng cụ thể, có thể kể đến nhƣ: Luật Bảo tồn môi trƣờng tự nhiên (1991);

Luật Trách nhiệm chi trả cải thiện môi trƣờng (1991); Luật Khuyến khích sử dụng

các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng (2004); Luật về Quan trắc và phân tích môi

trƣờng (2006); Luật khung về Phát triển bền vững (2007); Luật Sức khỏe môi

trƣờng (2008). Tại Hàn Quốc, lĩnh vực quản lý chất thải và lĩnh vực quản lý vật chất

độc hại và nguy hiểm đƣợc tách riêng và không nằm trong phạm vi điều chỉnh của

đạo luật khung về chính sách môi trƣờng. Trong giai đoạn từ 1980 – 2008, số lƣợng

các đạo luật liên quan đến môi trƣờng của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, đến

năm 2008 đã có 46 luật liên quan đến bảo vệ môi trƣờng và quản lý tài nguyên.

Nga: Các quy định về bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc đƣa vào hệ thống pháp luật

của Liên bang Nga từ 20 năm qua. Những quy định về quyền, nghĩa vụ của công

dân trong lĩnh vực BVMT đƣợc ghi nhận. Điều 42 quy định “Mọi công dân có

quyền sống trong môi trƣờng trong lành, quyền đƣợc thông tin về môi trƣờng,

quyền đƣợc bồi thƣờng cho những thiệt hại về sức khỏe và tài sản gây ra bởi vi

phạm pháp luật môi trƣờng”. Điều 58 thì đƣa ra nghĩa vụ phải bảo vệ thiên nhiên và

môi trƣờng của mọi công dân. Hiện nay tại Nga có khoảng hơn 20 đạo luật liên

Page 14: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-5-

bang quy định về BVMT. Trong đó, có thể kể đến nhƣ: Luật Bảo vệ môi trƣờng

(2002); Luật Kiểm định sinh thái (1995); Luật Vệ sinh dịch tễ (2001); Luật về Các

khu vực đƣợc bảo vệ đặc biệt (1995); Luật Bảo vệ hồ Baikal (1998); Luật Bảo vệ

bầu khí quyển (1999); Luật Chất thải sản xuất và sinh hoạt (1998). Ngoài ra còn có

một số đạo luật có liên quan khác nhƣ: Luật Sử dụng năng lƣợng nguyên tử; Luật

An toàn phóng xạ; Luật Tiêu hủy vũ khí hóa học; Luật về Hoạt động biến đổi gen;

Luật Tình trạng khẩn cấp; Luật An toàn công nghiệp.

Hà Lan: Việc xử lý chất thải rắn của Hà Lan đƣợc sự tham gia tổng lực của

chính quyền, xã hội cũng nhƣ các cơ quan chuyên ngành. Chất thải đƣợc xử lý bằng

nhiều cách khác nhau, trong đó phần lớn đƣợc thiêu hủy, một phần đƣợc tái chế.

Trƣớc đây, Hà Lan tiến hành thiêu hủy ở ngoài biển, nhƣng từ năm 1990 trở lại đây,

Hà Lan đã tập trung xử lý tại 5 khu vực trên phạm vi toàn quốc, thƣờng do các xí

nghiệp tƣ nhân với sự tham gia của nhiều công ty tiến hành dƣới sự giám sát của

các cơ quan chuyên môn. Ngoài ra, Hà Lan còn đạt đƣợc chuyển biến lớn trong việc

mở rộng chƣơng trình giáo dục trong trƣờng học, trong các xí nghiệp công nghiệp

về sự cần thiết của môi trƣờng và chất thải đƣợc phân loại ngay từ nguồn phát thải.

Việc tiêu hủy chất thải rắn công nghiệp đƣợc tiến hành ở những lò đốt hiện đại với

kỹ thuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất đƣợc ứng dụng những quy trình đặc

biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới.

1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Ngày 7/8/2012, theo công bố của Bộ Tài nguyên & môi trƣờng: “mỗi ngày

các KCN ở Việt Nam hiện nay thải ra khoảng 8.000 tấn CTR, tƣơng đƣơng khoảng

gần 3 triệu tấn CTR mỗi năm. Tuy nhiên, lƣợng CTR đang tăng lên cùng với việc

gia tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN. Tính trung bình cả nƣớc, năm 2005-2006, 1 ha diện

tích đất cho thuê phát sinh CTR khoảng 134 tấn/năm”. (trích: Báo cáo môi trường

năm 2011 – chất thải rắn, trang 59)[2]

Đến năm 2008-2009, con số đó đã tăng lên 204 tấn/năm, mức tăng khoảng

50% tức trung bình 10% mỗi năm. Sự gia tăng phát thải trên đơn vị diện tích phản

ánh sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, xuất hiện các ngành có mức phát

Page 15: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-6-

thải cao và quy mô ngày càng lớn tại các KCN. “Hiện tại, 3 vùng KTTĐ chiếm

khoảng 80% tổng lƣợng CTR công nghiệp, trong đó lớn nhất là vùng KTTĐ phía

Nam. Năm 2009, khu vực này có tổng mức phát thải là 3.435 tấn CTR/ngày đêm”

(nguồn: Báo cáo môi trường 2011 – chất thải rắn, trang 60)[3]

Kết quả điều tra, nhiều KCN chƣa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn

theo quy định. Đối với rác sinh hoạt, phần lớn các doanh nghiệp trong KCN ký hợp

đồng thuê các công ty có năng lực thu gom. Riêng CTR công nghiệp có chứa thành

phần nguy hại, đang đƣợc thuê/giao/bán cho doanh nghiệp có giấy phép hành nghề

vận chuyển CTNH. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chất thải sau hợp đồng chƣa thực

hiện tốt, nguy cơ làm phân tán CTNH ra môi trƣờng cao. Chƣa có báo cáo đánh giá

về tỷ lệ thu gom các CTR từ các KCN.

“Ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, luật môi trƣờng chỉ đƣa ra các

quy định chung dƣới dạng khung pháp lý cho các quy định dƣới luật của các ngành

chức năng” (trích: Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, trang 317) [4] . Tuy nhiên,

với việc ban hành Luật bảo vệ môi trƣờng 2014 mới, thể hiện quyết tâm bảo vệ môi

trƣờng của chính phủ Việt Nam trong tình hình hiện nay. Luật bảo vệ môi trƣờng

2014 đƣợc Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014

và đã có hiệu lực thi hành từ 1 tháng 1 năm 2015. Theo bộ luật này, Bộ Tài nguyên

& Môi trƣờng chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà

nƣớc về bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng

4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu và các Thông tƣ hƣớng dẫn đã đƣợc

ban hành là những căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý chất thải thống nhất theo

định hƣớng mới. Bên cạnh đó, công cụ xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi

trƣờng đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý chất thải rắn công

nghiệp thông thƣờng là bƣớc tiến quan trọng, góp phần ngăn chặn các công nghệ xử

lý, lò đốt không đảm bảo yêu cầu trƣớc khi hoạt động. Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và

Môi trƣờng đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia trong lĩnh vực quản lý chất thải. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng và ban

hành trong năm 2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng đối với lò đốt

Page 16: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-7-

CTR. Đây là căn cứ kỹ thuật quan trọng mang tính sàng lọc cho việc sản xuất, lựa

chọn và thẩm định lò đốt ngay từ giai đoạn đầu.

Hiện nay, một vấn đề dễ nhận thấy là sự phát triển không đồng đều giữa các

vùng miền cũng nhƣ các địa phƣơng trong công tác quản lý CTR. CTR phát sinh

tập trung chủ yếu tại các Vùng kinh tế trọng điểm trong cả nƣớc. Cùng với sự phát

triển mạnh việc công nghiệp hóa tại các tỉnh thành nằm trong Vùng kinh tế trọng

điểm thì lƣợng phát sinh CTR tại địa phƣơng đó càng tăng cao và diễn biến phức

tạp, đòi hỏi cơ sở vật chất để quản lý CTR cũng nhƣ cơ quan quản lý nhà nƣớc về

CTR tại địa phƣơng phải đƣợc xây dựng và vận hành khoa học, đáp ứng với nhu

cầu phát triển. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn ở các khu công nghiệp của các

bộ, ngành và địa phƣơng còn có nhiều chồng chéo, quy hoạch chƣa rõ ràng. Hầu hết

các địa phƣơng chƣa xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện

nay chỉ có một vài địa phƣơng lập quy hoạch nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Bình

Định, Đaklak, Quảng Ninh. Một vài địa phƣơng khác chỉ dừng ở mức quy hoạch,

thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp nhƣ Thừa Thiên Huế hoặc đề xuất các biện

pháp quản lý môi trƣờng nhƣ Long An. Nội dung chủ yếu vấn chỉ xoay quanh vấn

đề lựa chọn bãi chôn lấp, khu xử lý, chƣa xây dựng đƣợc một quy hoạch quản lý

tổng thể chất thải rắn công nghiệp. Chính việc thiếu quy hoạch tổng thể quản lý chất

thải rắn công nghiệp dẫn đến địa phƣơng thiếu căn cứ triển khai các dự án, chƣơng

trình cụ thể, và chƣa đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của tình hình thực tế. Tại Nghị

định 38/2015/NĐ-CP và Thông tƣ số 36/2015/TT-BTNMT đã có các quy định để

có thể có biện pháp quản lý phù hợp với các địa phƣơng kể từ khâu lƣu giữ, thu

gom, vận chuyển và xử lý. Một trong những giải pháp đƣa ra là xây dựng những

trung tâm xử lý CTNH theo cụm hoặc theo Vùng để giải quyết cho những địa

phƣơng phát sinh ít chất thải nguy hại, nhƣng hiện nay vẫn chƣa triển khai đƣợc

nhiều. Vì vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng do chất thải rắn công nghiệp đang là

một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các khu công nghiệp trong cả nƣớc.

Page 17: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-8-

1.3. Quản lý chất thải rắn tại tỉnh Thái Bình

Thái Bình là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp lớn. Thái Bình đã

quy hoạch, phát triển 9 KCN tập trung và 15 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện,

thành phố với tổng diện tích khoảng 3.180,5 ha (có 6 KCN do Thủ tƣớng Chính phủ

thành lập). Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 06 KCN, 29 cụm công nghiệp

(CCN), trên 240 làng nghề thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham gia vào hoạt động

sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, lƣợng CTR phát sinh trong sản xuất công nghiệp

rất lớn, thống kê thực tế cho thấy Thái Bình đang có khoảng 459 công ty, xí nghiệp,

cơ sở sản xuất đang hoạt động, nhƣng chỉ với gần 140 doanh nghiệp nằm trong các

KCN. Hàng tháng các CSSX này thải ra khoảng 12.000 tấn CTR các loại, trong đó

CTR nguy hại chiếm gần 15% (nguồn: số liệu tổng hợp Báo cáo quan trắc môi

trường tỉnh Thái Bình 2015). Và số lƣợng này hiện vẫn không ngừng tăng lên cùng

với sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp trong toàn tỉnh.

Hiện toàn tỉnh Thái Bình chƣa có khu xử lý chất thải rắn nguy hại. Các

doanh nghiệp phải có hợp đồng xử lý chất thải rắn nguy hại với các công ty xử lý có

năng lực. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình quản lý, phụ trách kiểm

tra, xét duyệt các thủ tục, hợp đồng xử lý này. Ngoài ra, việc phân loại chất thải

nguy hại tại nguồn còn nhiều hạn chế, các quy định về lƣu chứa, thu gom vận

chuyển vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Ví dụ: bãi chứa chất thải rắn tại khu

công nghiệp Tiền Hải đã đi vào hoạt động nhƣng hiệu quả không cao, mới chỉ là

chỗ chứa rác của một số doanh nghiệp. Trong khi, theo quy định, rác thải rắn sau

khi đƣa vào bãi rác phải đƣợc phân loại, xử lý theo đúng quy trình.

Bên cạnh đó, tình trạng các doanh nghiệp giao khoán hợp đồng xử lý rác thải

cho các đơn vị đảm nhiệm đang còn thiếu sự kiểm tra, giám sát từ các cơ quan chức

năng. Các đơn vị thu gom chất thải từ nhà máy, xí nghiệp về phân loại, những chất

có thể tái chế đƣợc thì tận dụng, còn chất thải độc hại thì thải ra môi trƣờng hoặc bị

trộn lẫn trong rác thải sinh hoạt rồi đem chôn lấp, gây tác hại nghiêm trọng về môi

trƣờng. Mặt khác, các KCN, cụm công nghiệp vẫn chƣa bố trí quỹ đất để tập kết

CTR công nghiệp. Do đó, việc cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

Page 18: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-9-

quản lý chất thải rắn cho tỉnh Thái Bình là hết sức cần thiết, để giảm thiểu các tác

hại từ việc ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp.

Trong những năm tới, lƣợng CTR tại các KCN, CCN, làng nghề trên địa bàn

tỉnh có xu hƣớng tăng nhanh theo số lƣợng doanh nghiệp đến đầu tƣ. Vì vậy, Thái

Bình đang đầu tƣ xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn tại phía Nam và phía

Bắc tỉnh Thái Bình. Theo dự tính, khi các công trình này đi vào hoạt động sẽ phục

vụ công tác thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt tại khu vực thành

phố và vùng lân cận với quy mô công suất khoảng: 200 - 300 tấn rác/nhà máy. Tuy

nhiên, để xử lý triệt để chất thải rắn cũng nhƣ chất thải nguy hại, cần có những quy

định, giải pháp đồng bộ trong công tác bảo vệ môi trƣờng trong các KCN tại tỉnh

Thái Bình.

Page 19: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-10-

CHƢƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP LUẬN

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khu vực nghiên cứu

2.1.1. Vị trí địa lý

KCN Phúc Khánh có diện tích là: 120 ha, thuộc địa phận xã Phú Xuân,

phƣờng Phúc Khánh, TP Thái Bình, với

+ Phía Bắc là cánh đồng lúa xã Phú Xuân

+ Phía Nam giáp quốc lộ 10

+ Phía Đông giáp sông Bạch

+ Phía Tây cách nghĩa trang TP khoảng 100 m, từ đƣờng vào Khách sạn

Hồng Hà hiện nay ( cách đƣờng trục chinh số 2 là 140 m )

2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo

2.1.2.1. Về địa chất

Địa chất của Thái Bình có cấu trúc tƣơng tự toàn vùng Bắc Bộ, đƣợc chia ra

làm 3 nhóm: trầm tích aluvi; trầm tích vũng vịnh và trầm tích delta. Thành phần chủ

yếu của nhóm trầm tích này là sét màu xám xanh nhạt xen nhiều hạt hữu cơ. Tuổi

tuyệt đối đƣợc xác định từ 7.000-11.000 năm, đƣợc xếp vào Holoxen sớm (Q21).

2.1.2.2. Về địa hình, địa mạo

Thành phố Thái Bình cũng là một vùng đất bằng phẳng, có cao độ 2,6m, với

sông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông đào đã đƣợc nâng cấp,

kè bờ. Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhƣng đƣợc

bồi đắp phù sa.

2.1.3. Đặc điểm về khí tượng, thủy văn

- Khí tượng:

Thành phố Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, tiểu vùng khí

hậu duyên hải. Thành phố có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa nóng ẩm mƣa nhiều kéo

dài từ tháng 4 đến tháng 10, còn lại là mùa khô hanh ít mƣa. Nhiệt độ trung bình ở

đây là 23 độ C, lƣợng mƣa trung bình từ 1.500-1.900mm, độ ẩm không khí giao

động 70-90%, số giờ nắng khoảng 1.600-1.800 giờ mỗi năm.

Page 20: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-11-

- Chế độ Thuỷ văn:

Thành phố có các sông chảy qua: Sông Trà Lý đi qua giữa thành phố, ngoài ra

con có sông Kiến Giang chảy ở phía Nam, và sông Vĩnh Trà.

Thái Bình là vùng hạ lƣu của đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình,

là nơi tiếp giáp giữa biển và lục địa. Các sông Hồng và sông Thái Bình chảy qua

Thái Bình đều là hạ lƣu cuối cùng của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đặc

điểm chế độ thủy văn của Thái Bình đƣợc đặc trƣng bởi chế độ thủy văn của vùng

ven biển và hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông Hồng.

2.1.4. Tài nguyên

2.1.4.1. Khoáng sản:

- Khí mỏ: mỏ khí đốt Tiền Hải đã đƣợc khai thác từ năm 1986 với sản lƣợng

khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên.

- Nƣớc khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lƣợng khoảng 12 triệu

m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lƣợng 9,5 triệu lít

- Nƣớc khoáng nóng: làng Khả xã Duyên Hải huyện Hƣng Hà mỏ nƣớc nóng

57°C ở độ sâu 50 m và nƣớc nóng 72°C ở độ sâu 178 m).

- Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ

lƣợng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lƣợng than tại Quảng Ninh)

2.1.4.2. Tài nguyên vị thế:

Thái Bình rất ổn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công

nghiệp hay xây dựng những công trình cao tầng. Theo quy hoạch đƣợc UBND tỉnh

Thái Bình phê duyệt, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có 6 KCN đi vào hoạt

động, diện tích đã phê duyệt quy hoạch chi tiết là 980,65 ha. 6 khu công nghiệp lớn

gồm: KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh 102 ha, KCN Tiền Hải 250ha,

KCN Cầu Nghìn 214ha, KCN Gia Lễ 85ha, KCN Sông Trà 250ha.

Tổng số có 146 dự án đầu tƣ của 135 doanh nghiệp (bao gồm cả 03 dự án

kinh doanh hạ tầng KCN) còn hiệu lực, trong đó hiện có 128 của 116 doanh nghiệp

đang hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể:

+ Số dự án đầu tƣ trong nƣớc (DDI) là: 80 doanh nghiệp;

Page 21: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-12-

+ Số dự án đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) là: 36 doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công

nghiệp cơ bản ổn định.

2.1.5. Kinh tế, xã hội:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) của các doanh nghiệp

khu công nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 thực hiện ƣớc đạt 6.258 tỷ đồng, trong đó

giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI ƣớc đạt 3.434 tỷ đồng; giá trị

sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong nƣớc ƣớc đạt 2.673 tỷ đồng.

+ Doanh thu hàng hóa, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2015 ƣớc đạt 9.280 tỷ đồng,

trong đó doanh thu của các doanh nghiệp FDI ƣớc đạt 4.598 tỷ đồng; doanh thu của

các doanh nghiệp trong nƣớc ƣớc đạt 4.682 tỷ đồng.

+ Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 ƣớc đạt 240 triệu USD, trong

đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ƣớc đạt 124,66 triệu USD; kim

ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nƣớc ƣớc đạt 115,34 triệu USD.

+ Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 ƣớc đạt 200 triệu USD, trong

đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ƣớc đạt 123,15 triệu USD; kim

ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nƣớc ƣớc đạt 76,85 triệu USD.

+ Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc 6 tháng đầu năm 2015 ƣớc đạt

208 tỷ đồng, trong đó thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc của các doanh

nghiệp FDI ƣớc đạt 120,96 tỷ đồng; thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc của

các doanh nghiệp trong nƣớc ƣớc đạt 87,04 tỷ đồng.

+ Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp 6

tháng đầu năm 2015 ƣớc đạt 52.383ngƣời, trong đó lao động làm việc trong các

doanh nghiệp FDI ƣớc đạt 29.790 ngƣời, bằng 57% tổng số lao động của các doanh

nghiệp khu công nghiệp; số lao động đóng BHXH là 42.780 ngƣời; lƣơng thu nhập

bình quân ƣớc đạt 3,6 triệu đồng/ngƣời/tháng.

Page 22: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-13-

2.2. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu:

Hình 2.1: Địa điểm khu công nghiệp Phúc Khánh

- Địa điểm: phạm vi không gian địa điểm nghiên cứu là khu vực khu công

nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình. Khu công nghiệp Phúc Khánh rộng 120

ha, với hơn 50 doanh nghiệp hiện đang sản xuất tại đây.

- Đối tƣợng nghiên cứu: chất thải rắn công nghiệp, công tác quản lý chất thải

rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh - tỉnh Thái Bình.

2.3. Phạm vi nghiên cứu (phạm vi nội dung nghiên cứu):

- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung vào nghiên cứu hiện trạng chất thải

rắn và công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh – tỉnh Thái

Bình

2.4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận (tiếp cận hệ thống, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp

ứng):

Tiếp cận đa ngành để nghiên cứu các áp lực (Pressures), hiện trạng (Status)

(hoạt động đổ thải, chất lƣợng môi trƣờng, công tác quản lý môi trƣờng,…) từ đó

phân tích các tác động (Impacts) tới môi trƣờng, tới phát triển kinh tế - xã hội và để

đƣa ra biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp hiệu quả hơn(Responses). Ở đây,

đối tƣợng áp dụng của phƣơng pháp này chủ yếu là mô hình quản lý chất thải rắn

của KCN Phúc Khánh hiện nay.

Page 23: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-14-

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu:

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa các thông tin, từ các nguồn tài liệu sẵn có (thu

thập số liệu thứ cấp):

Quá trình thu thập thông tin từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây để xây

dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Cụ thể, số liệu đƣợc sử dụng từ 5

năm trở lại đây.

Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, các số liệu thứ cấp thu thập từ Trung

tâm quan trắc của Sở tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng

thành phố Thái Bình.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa:

Triển khai điều tra, khảo sát, lấy mẫu xác định chất lƣợng môi trƣờng trầm

tích và nƣớc khu vực khu công nghiệp Phúc Khánh – thành phố Thái Bình – tỉnh

Thái Bình. Các phƣơng pháp điều tra khảo sát, đo đạc và lấy mẫu tuân thủ các quy

định hiện hành. Phƣơng pháp này giúp kiểm tra, đánh giá hiện trạng và các tác động

của chất thải rắn công nghiệp tới môi trƣờng địa phƣơng.

Về điều tra hiện trạng bùn thải, việc thực hiện lấy mẫu phải tuân thủ các quy định

của Việt Nam, theo thông tƣ số : 32/2013/TT-BTNMT, và phải nằm trong KCN

Phúc Khánh:

Trƣớc tiên, xác định không gian (vị trí lấy mẫu – là các bãi bùn từ quá trình

xử lí nƣớc tại KCN Phúc Khánh). Thời gian và tần suất:

“Lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu của mỗi ngày phải khác

nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động).

Phải khuấy, trộn đều trƣớc khi lấy mẫu bùn thải; lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu

nhiên ở các vị trí khác nhau” (trích: thông tƣ số: 32/2013/TT-BTNMT, trang 11)[5].

Về điều tra các hoạt động ảnh hƣởng (loại hoạt động, các nguồn thải và công

tác quản lý) sử dụng phiếu điều tra, cần các thông tin nhƣ: Loại chất thải rắn, lƣợng

thải, tình hình phân loại chất thải rắn, lƣu giữ, xử lý chất thải, ý thức bảo vệ môi

Page 24: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-15-

trƣờng của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các CSSX tại KCN Phúc Khánh.

Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:

+ Lƣợng CTR phát sinh từ sinh hoạt

+ Việc nộp lệ phí thu gom CTR của các đối tƣợng đƣợc tiến hành thu gom

+ Ý kiến của công nhân trong KCN Phúc Khánh về vấn đề môi trƣờng

+ Mức độ hài lòng đối với dịch vụ thu gom

+ Đối tƣợng phỏng vấn: công nhân tại KCN

+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn công nhân tại KCN Phúc Khánh,

+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra

Tiến hành phỏng vấn điều tra các công nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có

sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp.

+ Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn: công nhân làm việc tại các CSSX, công nhân

trực tiếp tham gia thu gom CTR, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực

môi trƣờng

Kết quả của đề tài phụ thuộc phần nhiều vào kết quả khảo sát thực địa, thu

thập thông tin, cập nhật các dữ liệu về điều tra hiện trạng và diễn biến phát sinh, các

hoạt động làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ: Hoạt động xả thải, các hoạt động xử

lý,..

2.4.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp thông tin số liệu:

Sử dụng một số phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các kết quả

nghiên cứu của khu vực có liên quan đến đề tài.

Page 25: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-16-

Khung logic nghiên cứu

Mục tiêu NC Nội dung NC Phƣơng pháp

NC Kết quả dự kiến

Xác định áp

lực làm gia

tăng chất thải

rắn

(Pressures)

Tổng quan chất thải

rắn và ô nhiễm CTR

trên thế giới, Việt

Nam

Thu thập thông

tin, số liệu thứ

cấp

Nắm đƣợc cơ bản về

chất thải rắn và ô nhiễm

CTR trên thế giới, Việt

Nam

Đặc điểm vùng khu

công nghiệp Phúc

Khánh –TP Thái Bình

- tỉnh Thái Bình.

Thu thập thông

tin, số liệu thứ

cấp

Làm rõ đƣợc vị trí, địa

hình, thủy văn và tài

nguyên khu vực này

Hoạt động phát sinh

chất thải rắn (nguồn

thải), thành phần,

khối lƣợng,..

Phát phiếu điều

tra, đối với các

cơ sở sản xuất,

ban quản lý

Xác định đƣợc các hoạt

động chính, mức độ ảnh

hƣởng đến môi trƣờng

hiện tại và tƣơng lai

Nắm đƣợc

hiện trạng chất

thải rắn

(Status)

Hiện trạng chất thải

rắn tại khu công

nghiệp Phúc Khánh

Quan trắc,

phân tích môi

trƣờng

Hiện trạng lƣu lƣợng

chất thải rắn tại khu

công nghiệp Phúc Khánh

- TP Thái Bình - tỉnh

Thái Bình.

Hiện trạng hoạt động

quản lý chất thải rắn

Phát phiếu điều

tra

Đánh giá ƣu điểm,

nhƣợc điểm công tác

quản lý chất thải rắn

Tác động của

chất thải rắn

tới môi trƣờng

(Impacts)

Tác động tới môi

trƣờng, sinh thái và

kinh tế - xã hội

Phân tích tổng

hợp thông tin

số liệu

Xác định đƣợc môi

trƣờng, sinh thái và kinh

tế - xã hội bị tác động

tốt hay xấu

Tìm đƣợc các

giải pháp nâng

Diễn biến và xu thế

lƣu lƣợng chất thải

Phân tích tổng

hợp thông tin

Diễn biến lƣu lƣợng

chất thải rắn trong 05

Page 26: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-17-

Mục tiêu NC Nội dung NC Phƣơng pháp

NC Kết quả dự kiến

cao hiệu quả

(Responses)

rắn tại khu công

nghiệp Phúc Khánh -

TP Thái Bình - tỉnh

Thái Bình.

số liệu ; Suy

diễn

năm qua và ’’bức

tranh’’ xu thế chất thải

rắn của khu vực trong

tƣơng lai

Nghiên cứu và đề

xuất giải pháp nâng

cao hiệu quả quản lý

chất thải rắn tại khu

công nghiệp Phúc

Khánh – thành phố

Thái Bình – tỉnh Thái

Bình

Thống kê, quy

nạp

Các biện pháp khả thi

nâng cao hiệu quả quản

lý chất thải rắn

Page 27: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-18-

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hiện trạng chất thải rắn:

3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Với hàng chục doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp lớn, vừa và nhỏ đang hoạt

động tại khu công nghiệp Phúc Khánh, mọi công tác sản xuất tại đây đều phát sinh

chất thải rắn công nghiệp, tƣơng tự là các hoạt động sinh hoạt từ khối văn phòng

của các cơ sở sản xuất này.

Nhƣ vậy, chất thải rắn công nghiệp tại Phúc Khánh chủ yếu phát sinh từ hai

nguồn chính, đó là: khối sản xuất và khối văn phòng.

Trong hoạt động sản xuất thì sẽ phát sinh hai dạng chất thải rắn chính đó là

chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng và chất thải rắn nguy hại, còn trong hoạt

động phục vụ công tác sản xuất, hay còn là hoạt động sinh hoạt tại các cơ sản xuất

sẽ phát sinh ra chất thải rắn sinh hoạt, xét về đặc tính chất thải rắn thì chất thải rắn

sinh hoạt cũng chứa hai dạng chính đó là chất thải rắn thông thƣờng và chất thải rắn

nguy hại

3.1.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn trong quá trình sản xuất

a, Sự phát sinh chất thải rắn nguy hại

Các hoạt động thƣơng mại và sinh hoạt trong cuộc sống, hay các hoạt động

sản xuất công nghiệp và nông nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ

nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do

trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tuỳ theo cách

nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia

các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính nhƣ sau:

- Hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung

môi methyl chloride, xi mạ sử dụng xyanua, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung

môi là toluen hay xylene..)

- Hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc

hại)

Page 28: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-19-

- Hoạt động thƣơng mại (quá trình nhập - xuất các hàng hoá độc hại không

đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng..)

- Sinh hoạt (ví dụ việc sử dụng gìn, ắc quy..) Trong các nguồn thải nêu trên

thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ

thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp. So với các nguồn phát sinh khác, đây

cũng là nguồn phát sinh mang tính thƣờng xuyên và ổn định nhất. Các nguồn phát

sinh từ dân dụng hay từ thƣơng mại chủ yếu không nhiều, lƣợng chất thải tƣơng đối

nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của ngƣời dân. Các

nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là

nguồn phát sinh chất thải nguy hại rất khó kiểm soát. Lƣợng chất thải nguy hại phát

sinh từ các hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng

nhƣ trình độ dân trí của ngƣời dân trong khu vực.

b, Sự phát sinh chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng đƣợc phát sinh từ các cơ sở sản xuất

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ví dụ nhƣ nguyên, nhiên liệu dƣ thừa, hay phế

thải trong quá trình công nghệ (phế phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang), các

loại bao bì đóng gói nguyên vật liệu và sản phẩm, những loại xỉ sau quá trình đốt,

bùn từ hệ thống xử lý nƣớc thải cũng là một nguồn phát sinh chất thải rắn thông

thƣờng.

Page 29: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-20-

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí tại KCN

3.1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn trong quá trình phục vụ công tác sản xuất

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình phục vụ công tác sản xuất chủ yếu là

chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thải loại từ khối văn phòng, sinh hoạt trong các cơ sở

sản xuất. Chất thải rắn sinh hoạt từ các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, thƣơng mại

của các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy sản xuất trong khu vực khu công nghiệp Phúc

Khánh – tỉnh Thái Bình.

Chất thải rắn sinh hoạt thƣờng đƣợc phát sinh từ các khu vực công nghiệp,

sinh hoạt, dịch vụ thƣơng mại, công sở, văn phòng và sinh hoạt của công nhân trong

khu công nghiệp Phúc Khánh

Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trong KCN Phúc Khánh thƣờng dao

động trong khoảng 0,3 – 0,8 kg/ngƣời/ngày. Hiệu suất thu gom đạt khoảng 40% -

67% (theo tính toán dựa trên kết quả điều tra của tác giả)

Page 30: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-21-

Thành phần chất thải rắn rất đa dạng tùy thuộc vào quy mô sản xuất, điều

kiện kinh tế cũng nhƣ một số yếu tố khác

Ngoài các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt kể ở trên, thì một số nhân tố

khác nhƣ các cơ sở sản xuất trong quá trình xây dựng cũng là một yếu tố khiến gia

tăng lƣợng chất thải rắn công nghiệp. Xây dựng, sửa chữa các cơ sở sản xuất hay

tháo dỡ, đập phá cũng đã để chất thải rắn trong khu công nghiệp

Hình 3.2: Công ty Nien Hsing đang trong quá trình xây dựng, sửa chữa

3.1.2. Lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Lƣợng phát sinh chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh đang gia tăng

một cách chóng mặt và diễn ra vô cùng phức tạp, trong khi thực trạng phát sinh chất

thải rắn chung trên cả nƣớc là 204 tấn/ha/năm, theo báo cáo quan trắc môi trƣờng

Đài Tín năm 2015, thì khu công nghiệp Phúc Khánh đã thải ra gần 127 tấn/ha/năm,

trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm gần 13% và chất thải rắn thông thƣờng chiếm

66%, tuy thấp hơn so với số liệu chung cả nƣớc, tuy nhiên khu công nghiệp Phúc

Khánh hiện nay vẫn chƣa đƣợc lấp đầy, cụ thể thì mới chỉ có 23 CSSX chính thức

hoạt động, tỷ lệ chƣa chiếm tới 50% số dự án đƣợc phê duyệt. Nhƣ vậy, Phúc

Khánh là một trong những khu công nghiệp trong tƣơng lai sẽ có thải lƣợng lớn hơn

so với bình quân cả nƣớc, nếu nhƣ công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp không

đƣợc chú trọng thì khả năng xảy ra ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng cảnh quan đô

thị là rất lớn. Do đó, cần có những biện pháp quản lý thích hợp, kết hợp thúc đẩy

Page 31: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-22-

giảm thiểu chất thải, mới đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trƣờng. Dƣới đây là

bảng số liệu lƣợng chất thải rắn phát sinh của từng CSSX tại khu công nghiệp Phúc

Khánh.

Thải lƣợng của mỗi CSSX tại khu công nghiệp Phúc Khánh đƣợc tính toán

bằng cách lấy tổng lƣợng phát sinh chất thải rắn chia cho diện tích của CSSX đó,

(đơn vị: tấn/ha/tháng)

Page 32: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-23-

Bảng 3.1: Lượng chất thải rắn phát sinh tại KCN Phúc Khánh

TT Tên doanh nghiệp Phát sinh CTR (tấn/tháng) Diện tích

(m2)

Thải lƣợng

(tấn/ha/tháng) CTRTT CTRNH BT

1 Công ty TNHH HUNG YI 2,7 1,6 0,7 9676,86 5,16

2 Công ty TNHH Kim Phát 1,2 1,9 0,8 11460,06 3,4

3 Công ty Cổ phần chính xác Âu Lực 70,8 5,5 2,2 41816 18,77

4 Công ty TNHH công nghiệp Yangsin Việt Nam 24,0 2,0 1,0 30000,2 9

5 Công ty TNHH CN Ngũ Kim Formosa 104,3 0,6 3,5 52832 20,46

6 Công ty TNHH May Nienhsing Việt Nam 415,0 102,0 200,0 100000,5 71,7

7 Công ty TNHH nhựa COTEC 5,3 5,1 1,3 55520 2,1

8 Công ty TNHH dệt Meina Meina 9,0 3,4 1,4 20605 6,7

9 Công ty TNHH điện tử WOOLLEY VN 26,8 3,3 1,4 20231,7 15,56

10 Công ty TNHH khai phát Đài Tín 0,0 0,0 0,0 - -

11 Công ty TNHH CTN TAIHUA Việt Nam 3,9 2,4 1,0 19431,3 3,75

12 Công ty TNHH Garden Pals 0,2 4,1 1,7 14661,2 4,09

13 Công ty TNHH PETLIFE 2,9 0,1 1,5 22008 2,04

14 Công ty TNHH công nghiệp kim loại Taitong Việt Nam 1,6 2,1 0,9 21801 2,1

Page 33: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-24-

15 Công ty TNHH công nghiệp SUMMIT 20,4 6,5 2,7 56487 5,24

16 Công ty TNHH công nghiệp Maxsteel 1,9 0,9 1,3 30000 1,36

17 Công ty TNHH quốc tế công cụ Đỉnh Lực 3,0 0,2 1,1 20000 2,15

18 Công ty TNHH quốc tế MOLATEC 4,7 3,5 1,4 27217 3,52

19 Công ty TNHH Trái Đất Xanh 31,8 0,0 1,8 26401 12,72

20 Công ty TNHH công nghiệp Tactician 62,4 0,2 5,5 82784 8,22

21 Công ty TNHH HSIN YUE HSING 6,0 2,4 1,0 19354,7 4,85

22 Công ty TNHH công nghiệp SHENG FANG 30,0 11,0 47,0 80011 11

23 Công ty TNHH công nghiệp ngũ kim Tai Lian 0,0 0,0 0,0 27217 -

24 Công ty TNHH Forever Fishing Tackle 0,0 0,0 0,0 23067,5 -

TỔNG CỘNG 830 160 280 10,58

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường Đài Tín)

Page 34: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-25-

3.1.3. Đặc điểm và thành phần chất thải rắn:

Căn cứ vào phân loại chất thải rắn, thì tại khu công nghiệp Phúc Khánh gồm

có: chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất và chất thải rắn phát sinh trong

quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong cả hai nguồn phát sinh đó đều phát sinh ra chất

thải rắn nguy hại và chất thất thải rắn thông thƣờng.

3.1.3.1. Đặc điểm, thành phần chất thải rắn nguy hại

Theo thống kê, chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Phúc Khánh chiếm tới

13% tổng chất thải rắn của toàn khu công nghiệp, chất thải nguy hại đa dạng về

chủng loại và rất phức tạp về thành phần.

Chất thải rắn nguy hại thƣờng có chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,

dễ nổ, dễ gây độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác, hoặc

tƣơng tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.

Chất thải nguy hại có 1 trong 4 đặc tính sau: cháy, ăn mòn, phản ứng, độc.

Chất thải rắn nguy hại bao gồm các thành phần:

- Chất lỏng dễ cháy

- Tác nhân oxy hóa

- Chất độc

- Chất dễ cháy nổ

- Chất dễ cháy, khí không cháy, không độc

- Chất phóng xạ

- Chất ăn mòn

Page 35: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-26-

Bảng 3.2: Thành phần chất thải rắn nguy hại tại KCN Phúc Khánh

Ngành công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp

nguy hại

Số lƣợng

CSSX

Tỷ lệ thải

lƣợng

Công nghiệp hóa chất

(acquy, pin hóa học,

hóa chất các loại, mực

in, vecni, sơn, các sản

phẩm nhựa, dƣợc

phẩm, công nghệ vật

liệu mới)

- Bao bì, thùng chứa hóa chất,

dung môi, sơn

- Hóa chất, dung môi, sơn, chất

tẩy rửa, nhựa

- Cao su, nhựa phế thải

- Bùn, cặn lắng hóa chất hoặc từ

hệ thống xử lý nƣớc thải

1 0.92%

Dệt nhuộm (dệt, may,

nhuộm)

- Phế phẩm

- Bao bì chứa hóa chất (thuốc

nhuộm, thuốc tẩy)

- Vải, chỉ vụn, nylon, carton, bao

tải

- Bùn từ hệ thống xử lý nƣớc thải

3 58.3%

Sản phẩm từ gốm sứ,

thủy tinh

- Sứ vụn, thủy tinh

- Bao bì, thùng chứa hóa chất

gốm sứ

- Bùn từ hệ thống xử lý nƣớc thải

- Cặn lắng, bùn, cặn sơn, keo dán

- Phế phẩm

1 2.64%

Các sản phẩm gỗ (gỗ

xây dựng, gỗ gia

dụng)

- Cặn lắng, bùn thải, cặn sơn,

vecni, keo dán

- Mạc cƣa, gỗ vụn, bao bì, giấy

phế phẩm

1 0.57%

Công nghệ giấy và bột

giấy (giấy viết, giấy

- Bao bì, thùng đựng hóa chất

- Bùn từ hệ thống xử lý nƣớc thải

2 3%

Page 36: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-27-

vệ sinh, giấy vàng mã,

các loại bao bì bằng

giấy)

Luyện kim,(luyện

kim, xi mạ)

- Các loại tạp chất vô cơ trơn,

gạch phế thải

- Gạch ngói vụn, gạch men phế

thải, xà bần, tro, bùn từ hệ thống

xử lý nƣớc thải

2 2.51%

Chế tạo máy (linh

kiện điện tử, sản xuất

phụ tùng xe máy)

- Mảnh vụn kim loại, các chất

thải nhiễm dầu, xi hàn chì,

bản mạch điện loại, bùn từ hệ

thống xử lý nƣớc thải.

12 31.28%

Chế biến ( thức ăn gia

súc, gia cầm)

- Bã than hoạt tính, bao bì, bao

nylon, rỉ đƣờng, than, bã cà phê,

nhãn hiệu giấy, tro đốt vỏ hạt

điều, vỏ lụa, vỏ các loại trái cây,

phế liệu bột thức ăn, bụi, tro

than đá, thức ăn thừa, gia cầm

chết

1 0.3%

(Nguồn:Tổng hợp số liệu thống kê điều tra)

- Chất thải nguy hại trong đó có chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh

từ các đơn vị công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói chung và các khu công

nghiệp nói riêng rất đa dạng và phức tạp. Nguồn phát sinh chủ yếu từ các xí nghiệp

sản xuất giày da, may mặc, điện tử, ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, cơ khí, Trong đó

ngành cơ khí, giày da, điện - điện tử, may mặc chiếm tỷ lệ rất lớn, cụ thể nhƣ:

- Chất thải chứa kim loại phát sinh chủ yếu từ các ngành sản xuất cơ khí,

điện tử trong đó có 2 loại chất thải chính là xỉ, vụn kim loại, chứa chì, kẽm...trong

đó xỉ chì phát sinh chủ yếu từ nhà máy sản xuất ắc quy, tấm lợp mạ kẽm và từ công

Page 37: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-28-

đoạn hàn chì của các nhà máy sản xuất linh kiện điện và điện tử, loại này hàm lƣợng

tạp chất ít và có khả năng tái sinh. Loại 2 là bùn thải từ các hệ thống xử lý nƣớc thải

của nhà máy điện tử, mạ kim loại có chứa các kim loại nặng nhƣ Pb, As, Hg,

Cr,...không có khả năng tái sinh, lƣợng bùn này chiếm khoảng 81% trong lƣợng

chất thải, trong đó nguồn xuất phát chính là từ nhà máy sản xuất bảng mạch in điện

tử chiếm khoảng 84% tổng lƣợng chất thải này.

- Chất thải là dung môi hữu cơ bao gồm aceton, xylen, toluen, trichloetylen,

MEK, cyclohexanone...và một số loại dung môi tẩy rửa, hoá chất phòng thí nghiệm

phát sinh chủ yếu từ các nhà máy sản xuất giày, may mặc thuốc bảo vệ thực vật sản

xuất động cơ do quá trình tẩy rửa động cơ hay máy móc thiết bị, lƣợng dung môi

này có thành phần biến động liên tục và có khả năng tái sinh cao.

- Chất thải là dầu nhớt thải. phát sinh từ hầu hết các doanh nghiệp, chủ yếu là

dầu nhớt cặn, dầu mỡ vệ sinh thái bị ở các doanh nghiệp có sử dụng nồi hơi, máy

phát điện, bôi trơn máy móc thiết bị,...tỷ lệ tái sinh và sử dụng vào mục đích khác

của loại chất thải này rất cao, trừ một số dầu nhớt có lẫn nƣớc với tỷ lệ cao thì khả

năng tái sinh và tái sử dụng là thấp.

3.1.3.2 Đặc điểm, thành phần chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng đƣợc loại ra trong quá trình sản xuất

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà con ngƣời không muốn giữ lại, bao gồm

nguyên, nhiên liệu dƣ thừa, phế thải trong quá trình công nghệ (phế phẩm, bán

thành phẩm, sản phẩm dở dang), các loại bao bì đóng gói nguyên vật liệu và sản

phẩm, những loại xỉ sau quá trình đốt, bùn từ hệ thống xử lý nƣớc thải. Dƣới đây là

thành phần chất thải rắn thông thƣờng.

Page 38: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-29-

Bảng 3.3: Thành phần chất thải rắn thông thường tại KCN Phúc Khánh

Hợp phần % khối lƣợng Độ ẩm (%) Khối lƣợng riêng (kg/m

3)

Khoảng giá trị Trung bình Khoảng giá trị Trung bình Khoảng giá trị Trung bình

Chất thải thực phẩm

Giấy

Catton

Chất dẻo

Vải vụn

Cao su

Gỗ

Gốm sứ, thủy tinh

Can hộp

Kim loại không thép

Kim loại thép

Bụi, tro, gạch

6 – 25

24 - 45

3 - 15

2 - 8

0 - 4

0 - 2

1 - 4

4 - 16

2 - 8

0 - 1

1 - 4

0 – 10

15

40

4

3

2

0,5

2

8

6

1

2

4

50 - 80

4 - 10

4 - 8

1 - 4

6 - 15

1 - 4

15 - 40

1- 4

2 - 4

2 - 4

2 - 6

6 - 12

70

6

5

2

10

2

20

2

3

2

3

8

12 - 80

32 - 128

38 - 80

32 - 128

32 - 96

96 - 192

128 - 1120

160 - 480

48 - 160

64 - 240

128 - 1120

320 - 960

28

81,6

49,6

64

64

128

240

193,6

88

160

320

480

Tổng hợp 100 15 - 40 20 180 - 420 300

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Thái Bình, Trung Tâm quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi trường)

Page 39: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-30-

3.1.4. Phân bố và thu gom chất thải rắn

3.1.4.1. Phân bố chất thải rắn tại KCN Phúc Khánh

Khu công nghiệp Phúc Khánh là một khu công nghiệp với nhiều cơ sở sản

xuất lớn, vừa và nhỏ, vì vậy mỗi CSSX thải ra một khối lƣợng chất thải rắn công

nghiệp là không đồng đều, do đó mà sự phân bố chất thải rắn có sự khác biệt giữa

các công ty, xí nghiệp.

3.1.4.2. Thu gom chất thải rắn tại KCN Phúc Khánh

Việc thu gom chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh trƣớc hết đƣợc

các cơ sở sản xuất tự thực hiện bằng cách thu gom tất cả chất thải rắn công nghiệp

về một địa điểm nhất định trong khuôn viên CSSX. Từ đây, công ty thu gom chất

thải đã ký hợp đồng với CSSX sẽ phân loại và chuyển chất thải đi xử lý.

a, Hình thức thu gom với chất thải rắn phát sinh trong quá trình phục vụ công tác

sản xuất

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu ở đây là chất thải rắn sinh hoạt

Quá trình quét dọn thu gom rác của công nhân vệ sinh

· Bước 1:

- Thu gom rác phát sinh có khối lƣợng nhỏ, thu gom rác đống, bịch trên

đƣờng phố trong KCN vào thùng 660L.

· Bước 2: Dùng các xe chuyên dụng và lực lƣợng công nhân thu gom tại các thùng

rác có sẵn trong các CSSX.

- Lấy thùng rác dự trữ hoặc chờ sau khi giao rác cho xe cơ giới xong tiếp tục

thu gom trên các vị trí đặt thùng rác, thời gian lƣu trữ từ 1 đến 2 ngày.

· Bước 3: Chuyển rác từ thùng 660L sang xe chuyên dùng

- Tại điểm hẹn khi xe cơ giới đến công nhân thu gom rác đổ vào gàn xe ép,

từ đó đƣợc vận chuyển tới khu vực xử lý chất thải rắn của các doanh nghiệp đứng ra

thu gom vận chuyển và xử lý.

b, Hình thức thu gom với chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong quá trình sản

xuất

* Hình thức thu gom với chất thải rắn thông thƣờng

Page 40: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-31-

Quá trình quét dọn thu gom rác của công nhân vệ sinh

· Bước 1:

- Thu gom rác phát sinh có khối lƣợng nhỏ, phân loại rác thải tại nguồn,

những loại rác tái chế đƣợc thì đƣợc thu gom riêng để tái chế sử dụng, còn lại đƣợc

thu gom riêng đối với rác sinh hoạt.

· Bước 2: Dùng các xe chuyên dụng và lực lƣợng công nhân thu gom tại các

thùng rác có sẵn trong CSSX

- Lấy thùng rác dự trữ hoặc chờ sau khi giao rác cho xe cơ giới xong tiếp tục

thu gom trên các vị trí đặt thùng rác, thời gian lƣu trữ từ 1 đến 2 ngày.

· Bước 3: Chuyển rác từ thùng 660L sang xe chuyên dùng

- Tại điểm hẹn khi xe cơ giới đến công nhân thu gom rác đổ vào gàn xe ép,

từ đó đƣợc vận chuyển tới khu vực xử lý chất thải rắn của các doanh nghiệp đứng ra

thu gom vận chuyển và xử lý.

* Hình thức thu gom với chất thải rắn nguy hại

Bước 1:

- Thu gom rác phát sinh có thùng rác riêng chứa các chất dễ cháy, nổ riêng

theo quy định hiện hành

Bước 2: dùng các xe chuyên dụng và lực lƣợng công nhân thu gom tại các

thùng rác có sẵn trong CSSX

Bước 3: khi chuyển sang thùng chuyên dụng thì vẫn tách riêng 7 nhóm chất

trong nhóm chất thải nguy hại.

- Tại điểm hẹn khi xe cơ giới đến công nhân thu gom rác đổ vào gàn xe ép,

từ đó đƣợc vận chuyển tới khu vực xử lý chất thải rắn của các doanh nghiệp có năng

lực đứng ra thu gom vận chuyển và xử lý.

3.1.4.3. Hoạt động thu gom của đội vệ sinh dân lập

Quy trình thu gom chƣa thống nhất còn tùy thuộc vào phƣơng tiện và cách

thức thu gom khác nhau. Vệ sinh dân lập cùng với công nhân vệ sinh thu gom đƣợc

khoảng 70% các công ty trong KCN, cơ quan trên địa bàn KCN.

Page 41: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-32-

a, Hoạt động của đội vệ sinh trong khu công nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp có ban an toàn lao động và vệ sinh môi trƣờng,

thành phần tham gia là các tổ sản xuất, quản đốc các phân xƣởng, và đƣợc phổ biến

rộng rãi tới công nhân và đội vệ sinh trong công ty, ban an toàn lao động và vệ sinh

môi trƣờng Khu công nghiệp đƣợc đi học các lớp an toàn lao động và các giấy

chứng nhận trong lĩnh vực này, từ đó nâng cao sự hiểu biết về chất thải công

nghiệp.

b, Hoạt động của đội vệ sinh của công ty Môi trường

Công nhân của các công ty có chức năng thu gom, xử lý và vận chuyển chất

thải và chất thải rắn nguy hại đƣợc thƣờng xuyên tập huấn các lớp do các phòng ban

của Sở tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Bình tổ chức, từ đó bảo đảm về bảo hộ

lao động trong quá trình thu gom cũng nhƣ việc tránh xẩy ra các sự cố về sức khỏe

trong quá trình thu gom và vận chuyển chất thải. Bảo đảm công nhân khi tham gia

thu gom có 100% bảo hộ lao động, bên cạnh đó có các đơn vị giám sát nhƣ Phòng

quản lý Môi Trƣờng KCN, Phòng Môi trƣờng, SởTN &MT, ban quản lý các khu

công nghiệp tỉnh Thái Bình, Thanh tra môi trƣờng...

Hình 3.3: Khu vực tập kết chất thải rắn của CSSX Jappa

Page 42: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-33-

Bảng3.4: Quản lý chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại KCN Phúc Khánh

1. Hình thức thu gom chất thải rắn

Có trạm trung chuyển chất thải rắn

hay không

Có Không

Có phân loại chất thải rắn hay không Có Không

2. Tình hình phát sinh chất thải rắn Đơn vị Kết quả

Tổng lƣợng chất thải rắn phát sinh tấn/tháng 1.270

- Chất thải rắn thông thƣờng tấn/tháng 830

- Chất thải rắn nguy hại tấn/tháng 160

- Bùn thải tấn/tháng 280

- Khác tấn/tháng 0

3. Xử lý chất thải rắn theo hình thức nào

Hợp đồng vận chuyển với đơn vị khác (ghi rõ tên): Công ty TNHH MTV môi

trƣờng và công trình đô thị Thái Bình; Công ty 27/7; Công ty TNHH Môi trƣờng

Xanh; Các đơn vị xử lý chất thải nguy hại khác; Các cơ sở thu gom phế liệu…

Tái chế, tái sử dụng:

Tự vận chuyển ra bãi thải chung:

Chôn lấp tại khu đất của KCN:

Phƣơng pháp khác nếu có:

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường Đài Tín 2015)

3.1.5. Thực trạng xử lý và công nghệ xử lý chủ yếu

Việc xử lý chất thải rắn tại KCN Phúc Khánh đƣợc các doanh nghiệp tự tổ

chức, thông qua Hiệp hội thƣơng nghiệp Đài Loan ký hợp đồng thu gom và xử lý

rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp với Công ty TNHH MTV môi trƣờng

và công trình đô thị Thái Bình. Một số doanh nghiệp có chất thải rắn công nghiệp

đặc thù tiến hành thu gom và phân loại bán tái chế hoặc chuyển giao cho các đơn vị

thu gom xử lý chất thải rắn khác.

Page 43: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-34-

Mặc dù, đối với chất thải nguy hại các doanh nghiệp đã đăng ký chủ nguồn

thải với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, các đơn vị có đủ chức năng đến hợp đồng

thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với các doanh nghiệp trong khu

công nghiệp. Tuy nhiên việc quản lý chất thải nguy hại đối với một số doanh nghiệp

có số lƣợng chất thải nguy hại phát sinh ít chƣa đảm bảo, các doanh nghiệp này hầu

hết chƣa có khu lƣu trữ chất thải nguy hại riêng, công tác phân loại chƣa tốt, cụ thể

còn để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn thông thƣờng.

Đối với chất thải rắn thông thƣờng, các công ty đã kí hợp đồng thu gom, xử

lý với các CSSX sẽ sử dụng phƣơng pháp chôn lấp chung với rác thải từ thành phố

Thái Bình. Còn chất thải rắn nguy hại đƣợc các công ty môi trƣờng có năng lực xử

lý, mỗi loại chất thải nguy hại sẽ đƣợc sử dụng một công nghệ nhất định nhƣ: lò

đốt, đóng rắn..

Nói chung việc quản lý chất thải rắn tại KCN Phúc Khánh chƣa thể hiện

đƣợc sự bền vững lâu dài và đảm bảo các quy định của pháp luật về Bảo vệ môi

trƣờng ở nƣớc ta hiện nay.

3.1.6 Đánh giá khả năng giảm thiểu, thu hồi, và tái chế chất thải rắn

3.1.6.1 Đánh giá khả năng giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp

Với tình hình hiện nay của khu công nghiệp Phúc Khánh, thì khả năng giảm

thiểu, thu hồi và tái chế chất thải rắn tại đây là rất thấp. Việc không có nơi trung

chuyển chất thải rắn công nghiệp, trƣớc hết đã giảm khả năng quản lý của các cơ

quan chức năng, bên cạnh đó các trạm chuyển tiếp còn có thể đƣợc dùng để thực

hiện một chức năng quan trọng là giảm lƣợng CTR đƣa đến bãi chôn lấp chung của

thành phố và sử dụng lại các vật liệu có khả năng thu hồi.

Mặt khác, hiện nay tại khu công nghiệp Phúc Khánh mới chỉ có nhà máy xử

lý nƣớc thải, chƣa có nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp, điều này khiến cho

lƣợng chất thải rắn phát sinh tại khu công nghiệp rất khó khăn để giảm thiểu do mất

nhiều thời gian di chuyển về các nhà máy xử lý CTR, cũng nhƣ làm tăng thêm chi

phí vận tải.

Page 44: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-35-

3.1.6.2 Đánh giá khả năng thu hồi tái chế chất thải rắn công nghiệp

Tái chế chất thải rắn là một trong những điều kiện, phƣơng pháp giúp giảm

thiểu lƣợng chất thải rắn tại bãi cho khu công nghiệp Phúc Khánh một cách hiệu

quả nhất, từ đó gián tiếp làm giảm chi phí xử lý rác cho khu công nghiệp. Bên cạnh

đó, tái chế chất thải rắn trong khu công nghiệp Phúc Khánh còn tiết kiệm quỹ đất

cho xử lý, giảm nguy cơ ô nhiễm từ bãi rác. Nếu nhƣ việc tái chế chất thải rắn đƣợc

chú trọng, thì hoàn toàn có thể tiết kiệm tài nguyên, đặc biệt là các loại tài nguyên

khó tái tạo qua việc sử dụng nguyên liệu tái chế thay cho nguyên liệu thô. Ngoài ra,

tái chế chất thải rắn còn tạo ra giá trị kinh tế thông qua lợi nhuận và việc làm cho

ngƣời lao động. Nhƣ vậy, tái chế chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh là

việc cần thiết và nên có.

Chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh chỉ có một số loại hình chất

thải có thể tái chế, tái sử dụng đƣợc, phần chất thải không có giá trị tái chế đƣợc đi

chôn lấp đối với chất thải không nguy hại hoặc xử lý chung với chất thải nguy hại

+ Ngành may mặc, dệt nhuộm: vải vụn đƣợc tái sử dụng lại cho mục đích

khác nhƣ làm giẻ lau nhà, đan thành tấm chà chân, xơ sợi phế phẩm đƣợc dùng để

làm thú nhồi bông, tận dụng làm đệm trong chăn

+ Ngành chế biến thực phẩm: bao bì bằng giấy, nhựa…bán lại cho các cơ sở

tái chế giấy, tái chế nhựa. Các vỏ tôm, vỏ ghẹ, ruột cá…đƣợc tái chế làm thức ăn

gia súc, gia cầm, làm phân bón…

+ Ngành sản xuất thủy tinh: chai lọ thủy tinh phế phẩm, mảnh vỡ thủy tinh

đƣợc tái sản xuất

+ Ngành giấy và bột giấy: giấy vụn, bột giấy, các loại giấy phế phẩm đƣợc

đem nghiền với giấy nguyên liệu, trộn phụ gia để tái chế ra sản phẩm mới

+ Ngành sản xuất gỗ: gỗ vụn, mạt cƣa, dăm bào…tất cả đều tận dụng lại làm

bán chất đốt

+ Ngành cơ khí: kim loại phế thải, vụn sắt đƣợc tái chế lại ngay trong nhà

máy hoặc bán phế liệu cho các cơ sở tái chế khác bên ngoài nhà máy

Page 45: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-36-

+ Ngành sản xuất nhựa – plastic: nhựa phế phẩm, bao bì nylon đƣợc tái sử

dụng hoặc tái chế thành những sản phẩm khác ngay tại nhà máy hoặc bán nguồn

nguyên liệu phế phẩm này cho các cơ sở khác ngoài nhà máy

+ Ngành sản xuất hóa chất: chỉ có bao bì, chai lọ phế thải có thể tận dụng để

tái chế thành các loại sản phẩm khác. Ngoài ra còn có một lƣợng nhỏ các hóa chất,

dung môi có thể tái sinh.

Page 46: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-37-

Bảng 3.5: Đánh giá tỷ lệ % khả năng tái chế chất thải của các ngành sản xuất công

nghiệp

STT Ngành công nghiệp

Tỷ lệ khả năng có

thể tái chế trên lý

thuyết (%)

Tỷ lệ tái chế thực tế

tại KCN Phúc Khánh

(%)

1 Chế biến thực phẩm 60 – 80% 40%: làm thức ăn gia

súc, phân bón

2 Dệt nhuộm, may mặc 80 – 90% < 30%: làm giẻ lau,

tấm chà chân

3 Thủy tinh, gốm sứ 100% 100%

4 Giấy và bột giấy 100% 90 – 95%

5 Gỗ 80 – 95% 80% làm chất đốt

6 Cơ khí 90 – 100% 90%

7 Luyện kim 70 – 90% 80%

8 Điện tử 50 – 80% 40%

9 Các ngành khác Chôn lấp Chôn lấp

(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường tỉnh Thái Bình, Trung Tâm quan trắc phân

tích Tài nguyên và Môi trường, Thái Bình)

Hiện nay, tại khu công nghiệp Phúc Khánh, tuỳ từng loại ngành công nghiệp

khác nhau mà tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế cũng có những khác biệt nhất định,

thông thƣờng ngành công nghiệp thuỷ tinh, gốm sứ có tỷ lệ tái chế cao với gần

100%, ngƣợc lại những ngành công nghiệp nhƣ điện tử lại có tỷ lệ chất thải rắn có

thể tái chế rất thấp, rơi vào khoảng 50-80%. Tuy nhiên, trên thực tế, tại khu công

nghiệp Phúc Khánh, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp đã và đang tái chế, (bao gồm cả

chất thải nguy hại) thì không đƣợc nhƣ khả năng tái chế trên lý thuyết. Tỷ lệ tái chế

thực tế cao nhất chỉ tập trung tại một số ngành nghề tiêu biểu nhƣ giấy, nhựa, thủy

tinh, kim loại…cụ thể, ngành thủy tinh, gốm sứ có thể tái chế đạt 100%, ngành giấy

Page 47: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-38-

và bột giấy đạt 95%...Đặc biệt, lƣợng chất thải rắn từ ngành dệt nhuộm, may mặc

khu công nghiệp Phúc Khánh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thể chất thải rắn của

khu công nghiệp, nhƣng thực tế thì chỉ tái chế đƣợc dƣới 30% thấp hơn rất nhiều so

với khả năng có thể tái chế của ngành dệt nhuộm, may mặc, điều này khiến cho

lƣợng chất thải rắn của khu công nghiệp Phúc Khánh phải xử lý không thể giảm

xuống rõ rệt.

3.1.7. Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp

Theo kết quả điều tra, tổng hợp từ năm 2012 – năm 2015 ta có thể thấy đƣợc

lƣợng chất thải rắn sản sinh trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp ngày

càng tăng. Có nhiều nguyên nhân, yếu tố dẫn đến sự gia tăng đó, trong đó kể đến

nhất là sự gia nhập của nhiều cơ sở sản xuất, số lƣợng công nhân làm việc. Việc gia

nhập nhiều cơ sở sản xuất đã làm gia tăng lƣợng chất thải rắn công nghiệp, đồng

thời cũng làm gia tăng số lƣợng công nhân làm việc điều đó kéo theo việc gia tăng

lƣợng chất thải rắn sinh hoạt.

Dựa vào số liệu thống kê từ năm 2012 đến năm 2015 ta có thấy đƣợc lƣợng chất

thải rắn gia tăng trung bình khoảng 11%/năm. Cùng với tốc độ gia nhập của các cơ

sở sản xuất và lƣợng công nhân vào làm việc ngày càng tăng, ta có thể đƣa ra dự

báo lƣợng chất thải rắn phát sinh đến năm 2020 qua bảng dƣới đây:

Bảng 3.6: Dự báo phát sinh chất thải rắn công nghiệp đến năm 2020

Năm

Thống kê thực tế

(tấn/tháng)

Dự báo phát sinh

(tấn/tháng)

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

CTRTT 585 650 738 830 921.3 1022.6 1135.1 1259.9 1398.5

CTRNH 112 125 142 160 177.6 197.1 218.8 242.8 269.6

Bùn thải 197 219 249 280 310.8 344.9 382.9 425.0 471.8

Tổng 895 994 1130 1270 1409.7 1564.7 1736.8 1927.9 2140

Page 48: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-39-

Với sự gia tăng về lƣợng chất thải rắn từ năm 2012 là 895 tấn/tháng và đến

năm 2020 là 2140 tấn/tháng, cùng với sự gia tăng về cơ sở sản xuất thì thành phần

và tính chất của chất thải rắn trong khu công nghiệp cũng sẽ thay đổi đa dạng và

phong phú hơn nhiều. Nhƣ vậy chắc chắn sẽ gây áp lực về diện tích bãi tập trung

rác, áp lực đến cảnh quan và môi trƣờng. Vì vậy khu công nghiệp cần có những

biện pháp về quản lý và xử lý thích hợp để có thể kiểm soát đƣợc lƣợng chất thải

rắn phát sinh hàng ngày và giữ gìn đƣợc môi trƣờng trong khu công nghiệp đƣợc

đảm bảo.

3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn

3.2.1. Hệ thống quản lý

Việc quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh đƣợc tỉnh Thái

Bình giao cho ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình trực tiếp chỉ đạo và

điều hành

Hình 3.4: Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Bình

Page 49: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-40-

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình đƣợc thành lập theo Quyết

định số 15/2004/QĐ-TTg ngày 29/01/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ và đƣợc xếp

hạng II theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 36/2005/TT-BNV ngày 06/4/2005 của Bộ

Nội vụ về xếp hạng Ban Quản lý khu công nghiệp. Ban Quản lý các khu công

nghiệp tỉnh là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý

nhà nƣớc trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của

pháp luật; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính

công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tƣ và sản xuất kinh

doanh cho nhà đầu tƣ trong các khu công nghiệp.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Bình

đƣợc quy định tại Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 04/8/2008 của UBND tỉnh

Thái Bình, cụ thể bao gồm 21 nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực nhƣ: Quản lý đất

đai, môi trƣờng; quản lý dự án đầu tƣ; quản lý lao động,... cụ thể về môi trƣờng là:

- Xem xét các vấn đề bảo vệ môi trƣờng khi quy hoạch khu công nghiệp

- Thẩm định các vấn đề bảo vệ môi trƣờng khi lập dự án

- Thẩm định cơ sở hạ tầng về môi trƣờng

- Kiểm tra, giám sát môi trƣờng

- Giải quyết khiếu nại, tranh chấp về môi trƣờng.

Tuy nhiên, công tác quản lý CTRCN trên địa bàn khu công nghiệp Phúc

Khánh còn tồn tại nhiều hạn chế, vai trò của ban quản lý khu công nghiệp trong việc

thu gom, xử lý chất thải là không nhiều, ban quản lý KCN chỉ mới kiểm tra, đảm

bảo các CSSX phải có đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn thông thƣờng, chất thải

rắn nguy hại theo quy định, chƣa có sự giám sát đối với quá trình thu gom hay đối

với cơ sở xử lý chất thải, và cũng chƣa tạo đƣợc điều kiện để công tác xử lý chất

thải rắn công nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Chƣa có khu trung chuyển chất thải rắn

hay quy định các tuyến thu gom theo quy định…đó là những ví dụ minh chứng

nhất.

Tóm lại, cơ chế chính sách, các quy định về quản lý CTR còn thiếu; nguồn

lực tài chính đầu tƣ cho công tác quản lý CTR chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc, công

Page 50: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-41-

tác xã hội hóa quản lý CTR chƣa đƣợc chú trọng và đẩy mạnh, chƣa thu hút đƣợc sự

tham gia của các thành phần kinh tế khác; việc xử lý CTR còn gặp nhiều khó khăn

do chƣa có hệ thống phân loại CTR tại nguồn, công nghệ chƣa ổn định và hạn chế

về kinh phí vận hành.

3.2.2. Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp ở KCN Phúc Khánh

3.2.2.1. Quản lý chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động phục vụ công tác sản xuất

Các nguồn phát sinh chủ yếu chất thải rắn khu công nghiệp gồm: Từ các

doanh nghiệp. Ngoài ra, chất thải rắn còn phát sinh từ các đơn vị vận chuyển hàng

hóa trong và ngoài Khu công nghiệp... Trên thực tế, tình hình và quy mô công nhân

tăng lên kéo theo tình hình rác thải trên địa bàn KCN diễn biến khá phức tạp. Lƣợng

rác thải sinh hoạt trong khu công nghiệp ngày càng nhiều, hiện nay lên đến 400

tấn/ngày với nguồn phát sinh đa dạng và khó kiểm soát điều đó tạo nên áp lực rất

lớn đối với công tác giữ gìn vệ sinh môi trƣờng. Hiện nay tất cả các loại chất thải

rắn phát sinh trên địa bàn KCN do nhiều công ty dịch vụ đứng ra thu gom và chịu

trách nhiệm thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý.

3.2.2.2. Quản lý chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất trong khu công

nghiệp

a, Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Các nguồn phát sinh chủ yếu loại chất thải rắn khu công nghiệp này chủ yếu

từ các doanh nghiệp, từ quá trình sản xuất... Hiện nay theo số lƣợng thống kê, lƣợng

chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng trong khu công nghiệp khoảng 830

tấn/tháng. Tƣơng tự chất thải rắn sinh hoạt, tất cả các loại chất thải rắn công nghiệp

phát sinh trên địa bàn KCN đều do các công ty dịch vụ đứng ra thu gom và chịu

trách nhiệm về quá trình thu gom này cùng vận chuyển đến nơi xử lý.

b, Quản lý chất thải rắn nguy hại

Các nguồn phát sinh chất thải rắn khu công nghiệp chủ yếu từ các doanh

nghiệp, quá trình sản xuất... Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn độc hại là phức

tạp hơn rất nhiều, theo số liệu thống kê thì lƣợng chất thải rắn nguy hại trong khu

công nghiệp lên đến 160 tấn/ tháng, đây là một con số rất lớn, điều này thực sự đang

Page 51: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-42-

tạo nên áp lực đối với công tác quản lý. Do đó, việc xử lý chất thải rắn nguy hại do

nhiều công ty dịch vụ có năng lực đứng ra thu gom và chịu trách nhiệm vận chuyển

và xử lý dƣới sự giám sát năng lực của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái

Bình cũng nhƣ các cơ quan chức năng.

3.2.2.3. Đánh giá công tác quản lý tại khu công nghiệp Phúc Khánh

Hiện nay công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh do

công ty Đài Tín thực hiện, công ty TNHH Đài Tín nằm dƣới sự giám sát của Ban

quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn

công nghiệp tại đây là chƣa thực sự triệt để, còn nhiều vấn đề cần phải đặt ra. Xét

trên các tiêu chí nhƣ công tác thu gom, công tác tái chế chất thải rắn và năng lực

giám sát để đánh giá công tác quản lý của khu công nghiệp Phúc Khánh, thì Phúc

Khánh mới chỉ đáp ứng đƣợc một số yêu cầu nhất định.

Về năng lực quản lý, hiệu quả quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc

Khánh về phƣơng diện pháp luật, thủ tục đƣợc thực hiện khá tốt, các công ty xử lý

chất thải rắn nguy hại đều phải đƣợc đánh giá, giám sát năng lực xử lý, còn các

công ty thu gom chất thải rắn thông thƣờng cũng phải có nhân lực, phƣơng tiện thực

hiện công việc và có những cam kết về thu gom với ban quản lý.

Về năng lực thu gom chất thải rắn, theo các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thu

gom đạt 40-67%, đây là một tỷ lệ chƣa cao, phản ánh công tác quản lý chất thải rắn

tại khu công nghiệp Phúc Khánh cần phải có thêm nhiều giải pháp triệt để trong

tƣơng lai để hiệu quả thu gom tăng cao hơn nữa, nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô

nhiễm môi trƣờng trong khu công nghiệp.

Về năng lực tái chế chất thải rắn, Phúc Khánh là một khu công nghiệp đa

ngành nghề, và công tác tài chế ở mỗi ngành có sự khác biệt, trong đó ngành dệt

nhuộm và may mặc chiếm một tỷ trọng rất lớn, với gần 58% chất thải rắn trong khu

công nghiệp là từ ngành này, tuy nhiên tỷ lệ tái chế lại chỉ có <30%, trong khi theo

lý thuyết thì ngành dệt nhuộm và may mặc có thể tái chế đến 80-90%. Nhƣ vậy,

năng lực tái chế của khu công nghiệp chƣa mang lại hiệu quả cao, vẫn đang còn ở

mức khá thấp.

Page 52: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-43-

Nhìn chung, để công tác quản lý chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh

mang lại hiệu quả cao, cần phải tập trung vào các tiêu chí cần thiết và kết hợp các

yếu tố này với nhau để tạo thành một bộ khung trong công tác quản lý.

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn

3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý

3.3.1.1 Đề xuất quản lý CTR trong KCN

a, Đề xuất quản lý chất thải rắn nguy hại

Thu gom, vận chuyển và đặc biệt là đốt chất thải nguy hại rất đắt tiền. Cần

phải có chiến lƣợc giảm thiểu chất thải tại các công ty và tái sử dụng chất thải khi

đó chi phí xử lý chất thải và các tác động môi trƣờng sẽ giảm.

Các biện pháp bao gồm:

• Tận dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải.

• Thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải

• Xử lý, chôn lấp và biến đổi chất thải nguy hại thành chất thải không nguy hại

• Chôn lấp hợp vệ sinh (ở bãi chôn lấp riêng biệt).

Ngoài ra, giai đoạn trƣớc xử lý/chôn lấp, cần củng cố kỹ thuật phân loại và tồn

trữ tại các nhà máy nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trƣờng. Do đó, biện pháp

quản lý chất thải đƣợc đề nghị nhƣ sau:

• Tất cả các nguồn thải và khối lƣợng chất thải phải đƣợc xác định chính xác.

Mỗi xí nghiệp phải lập một danh sách các nguồn thải nguy hại và các đặc tính của

chúng. Chất thải nguy hại có thể đƣợc phân loại dựa vào hệ thống phân loại của

Việt Nam với các đặc điểm sau:

• Tính dễ cháy - hầu hết là các chất bay hơi và các dung dịch lỏng dễ cháy,

chất khí…

• Tính ăn mòn: acid, base…

• Tính hoạt động: cyanide, sulfide…

• Tính độc: các hợp chất độc.

Page 53: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-44-

• Các xí nghiệp cần phải đặt mục tiêu là giảm thiểu cả số lƣợng chất thải lẫn

thành phần độc hại trong chất thải. Biện pháp giảm thiểu chất thải cần phải đƣợc

thực hiện nhƣ sau:

• Không sản xuất chất thải nguy hại (không dùng nguyên liệu, hoá chất độc).

• Nếu nguyên liệu và hóa chất độc cần cho công nghệ sản xuất, khi đó sử

dụng với lƣợng nhỏ nhất (chỉ ở các công đoạn đặc biệt cần).

• Tái chế nguyên liệu nếu có thể (ví dụ sử dụng lại chất thải cho một công

đoạn nào khác trong xí nghiệp).

• Nếu nguyên liệu và hóa chất độc cần cho công nghệ sản xuất và không thể

tái chế chúng, khi đó biến đổi chúng thành những hợp chất không độc (ví dụ trung

hòa chất thải acid bằng kiềm, sử dụng các hợp chất hoạt động mạnh để oxi hóa hợp

chất hữu cơ).

• Trong trƣờng hợp không thể biến đổi chúng thành chất thải không nguy hại,

khi đó cẩn thận tồn trữ và xử lý chúng.

• Có những trƣờng hợp chất thải là những hoá chất có giá trị cần cho nhiều

công nghệ sản xuất khác nhau. Do đó cần phải có những hệ thống tái chế chất thải

trong từng xí nghiệp và giữa các xí nghiệp liên quan.

• Sở TN&MT và Sở CN phải chịu trách nhiệm để xây dựng các kế hoạch /

chƣơng trình chi tiết để nghiên cứu thị trƣờng chất thải và khuyến khích các xí

nghiệp trao đổi chất thải.

• Mỗi xí nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết quản lý chất thải nguy

hại, trong đó đề cập đến sự giúp đỡ của thành phố về việc tìm ra thị trƣờng tái sử

dụng sản phẩm của họ.

• Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại từ từng xí nghiệp hoặc KCN

cần phải đƣợc hoạch định tốt và phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về kỹ thuật

và độ an toàn. Chất thải công nghiệp nguy hại phải đƣợc phân loại ngay tại điểm xả

và vận chuyển riêng từng loại chất thải tùy vào đặc tính của chúng. Cần phải lƣu ý

một lần nữa là phải phân loại các chất thải không đồng nhất và giữa chất thải nguy

Page 54: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-45-

hại và không nguy hại. Khi không có điều kiện mà phải lƣu giữ ngoài trời thì cần

tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:

“Khi lƣu giữ chất thải nguy hại ngoài trời thì phải có mái che mƣa che nắng.

Các thùng chứa phải đặt thẳng đứng trên gỗ lót, phải lƣu giữ các thùng sao cho luôn

có đủ đƣờng ra, vào để chữa cháy. Thùng lƣu giữ đặt trên mặt đất phải đƣợc đặt

trong khu vực có đắp gờ ngăn cách, có thể tích không nhỏ hơn 110% thùng lớn nhất

đặt phía trong.

Các chất thải nguy hại chứa trong thùng trên mặt đất không đƣợc lƣu giữu

chung trong các khu vực riêng biệt nếu không có cùng cách phân loại quốc tế. Gờ

ngăn cách từng khu vực phải làm bằng vật liệu chống thấm.

Nhà ăn, phòng thay quần áo không đƣợc xây dựng nhƣ là một phần cấu

thành nhà kho mà phải xây tách biệt với khu lƣu trữ ít nhất 10m. Cần phải có các

phƣơng tiện vệ sinh thích hợp, có vòi nƣớc rửa mắt trong trƣờng hợp khẩn cấp.

Không cho phép đặt khu nhà ở hay nhà bếp trong kho bãi lƣu giữ chất thải nguy

hại.” (trích: Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006) Giáo trình quản lý chất thải

nguy hại, trang 122) [6]

• Một khi nguồn chất thải nguy hại đƣợc xác định và đã tận dụng mọi

phƣơng cách để giảm thiểu hoặc tái sử dụng chất thải, xí nghiệp phải có biện pháp

kiểm soát chất thải nghiêm ngặt. Tùy thuộc vào mức ô nhiễm (chất lƣợng và số

lƣợng) để quyết định việc đóng cửa xí nghiệp hay đổi mới công nghệ.

b, Đề xuất quản lý chất thải rắn thông thường

Thực tế cho thấy chỉ có một phần nhỏ các chất thải rắn công nghiệp là đƣợc

tuần hoàn và tái sử dụng bên trong và bên ngoài các xí nghiệp này. Còn lại hầu hết

các chất thải rắn công nghiệp từ các CSSX đƣợc trộn lẫn với chất thải sinh hoạt

(rác) và đƣợc chở đi đổ bỏ tại các bãi rác thành phố. Một thực tế tệ hại hơn cũng

đƣợc ghi nhận: các chất thải công nghiệp từ KCN Phúc Khánh đôi khi đƣợc đổ trực

tiếp xuống các bãi đất trống gây ra một tình trạng ô nhiễm khá nặng nề cho môi

trƣờng, tình trạng mất vệ sinh môi trƣờng và mỹ quan công nghiệp khá nặng nề

cũng nhƣ đe doạ chất lƣợng các nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Hơn nữa, có một

Page 55: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-46-

phần đáng kể các chất thải đƣợc xem nhƣ là nguy hại chứa trong thành phần các

chất thải rắn công nghiệp từ các Doanh nghiệp, và điều này có thể mang lại một mối

đe dọa trực tiếp cho sức khỏe cộng đồng. Giải pháp này áp dụng phù hợp cho các xí

nghiệp công nghiệp qui mô lớn:

- Thu gom và vận chuyển: Chất thải công nghiệp thƣờng đƣợc phân loại tại

điểm xả và đƣợc vận chuyển riêng tùy từng loại và tùy đặc tính của chất thải.

- Thực hiện tốt việc phân loại chất thải tại điểm xả, đặc biệt phân loại chất

thải nguy hại từ hỗn hợp chất thải rắn. Bảo đảm mỗi loại chất thải đƣợc thu gom

riêng biệt trong từng container.

- Phân loại tại điểm xả: Tất cả các nguyên liệu không độc và có thể bán,

đƣợc xem nhƣ là chất thải công nghiệp sẽ đƣợc phân thành từng loại nhƣ giấy (báo,

tạp chí và những dạng chất thải giấy khác), kim loại (sắt, các kim loại không phải

sắt nhƣ vỏ đồ hộp), thủy tinh (chai lọ, thủy tinh vụn), nhựa, quần áo, gỗ, rác thực

phẩm.

- Các nguồn thải khác cũng nên đƣợc phân loại, trƣớc khi thải ra ngoài, thành

những dạng nhƣ sau: chất thải nguy hại (ngoại trừ những chất dễ cháy), chất dễ

cháy và chất không cháy.

- Xây dựng một địa điểm để xử lý sơ bộ chất thải. Địa điểm này đƣợc sử

dụng để: thu gom, trung chuyển, xử lý sơ bộ nhƣ phân loại, điều biến (thay đổi

tính chất) sơ bộ… Khi xây dựng địa điểm này cần phải tuân thủ tất cả các yêu cầu

về kỹ thuật và quản lý; đặc biệt phải chú trọng bảo đảm điều kiện môi trƣờng của

khu vực xung quanh và tạo một điều kiện thuận lợi nhất đểvận chuyển chất thải từ

xí nghiệp đến bãi chôn lấp hoặc thị trƣờng chất thải.

- Áp dụng các phƣơng pháp thích hợp để xử lý chất thải tại địa điểm xử lý,

một số biện pháp đƣợc đề nghị nhƣ sau:

+ Phƣơng pháp đốt: đây là phƣơng pháp có khả năng ứng dụng rất cao để xử

lý một số loại chất thải tại địa điểm xử lý chất thải trong phạm vi xí nghiệp: thực

phẩm, giấy và một số loại chất thải không độc có khả năng cháy khác. Một số loại

Page 56: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-47-

lò đốt thông dụng và đơn giản đƣợc sử dụng cho mục đích này: lò đốt stocker và lò

đốt fluidising bed.

+ Xử lý chất thải không có khả năng đốt: trong một số trƣờng hợp, có thể xử

lý sơ bộ chất thải nguy hại không có khả năng đốt và những nguyên liệu độc, biến

đổi chúng thành dạng ít độc hơn, sạch hơn, thích hợp hơn cho chôn lấp hoặc xử lý

tiếp theo tại khu xử lý chung của thành phố. Phƣơng pháp này rất phù hợp cho

một số loại chất thải công nghiệp hóa chất. Một số quá trình công nghệ đơn giản

hoàn toàn có thể áp dụng trong phạm vi khu xử lý của xí nghiệp là: trung hòa (bằng

hóa chất), ổn định, làm ráo nƣớc, phân hủy sơ bộ.

+ Nhìn chung, trong phạm vi xí nghiệp, kiến nghị không xử lý chất thải nguy

hại và độc hại ngoại trừ việc cẩn thận phân loại và vận chuyển ra khỏi xí nghiệp.

Kiến nghị những tuyến đƣờng thích hợp nhất cho các phƣơng tiện thu gom

chất thải, hoàn thiện kế hoạch thu gom chất thải…là nhiệm vụ của mỗi xí

nghiệp trong KCN. Hơn nữa, mỗi KCN (ban quản lý) phải thành lập những con

đƣờng và kế hoạch tƣơng tự cho toàn bộ KCN.

- Chất thải công nghiệp đƣợc phân loại tại nguồn và đƣợc thu gom trong các

container riêng biệt tại địa điểm gọi là “điểm tập kết rác” của xí nghiệp. Điểm này

dùng để chứa rác thu gom và là trạm trung chuyển.

- Các xe tải hoặc các xe chở rác khác sẽ chở các container rác đã đƣợc tập

kết tại đây đến trạm xử lý sơ bộ của KCN. Trạm này đƣợc xây dựng với chức năng

sau:

+ “Xử lý” chất thải: sau khi phân loại, các chất thải cần xử lý đƣợc đốt bằng

lò đốt. Có thể áp dụng các biện pháp xử lý đơn giản khác

+ Tái sử dụng chất thải: xây dựng một diện tích để chứa loại chất thải này.

Phân loại chất thải để tái xử lý trƣớc khi vận chuyển ra khỏi KCN đến thị trƣờng

chất thải. Dạng chất thải có thể tái sử dụng trong phạm vi KCN có thể đƣợc thỏa

thuận giữa các nhà máy.

+ Trạm trung chuyển: Chất thải đƣợc phân loại trƣớc khi đƣa ra khỏi nhà

máy đến các khu xử lý chung của thành phố.

Page 57: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-48-

3.3.1.2. Đề xuất quản lý CTR trong KCN từ phía nhà quản lý

- Ban quản lý khu công nghiệp Phúc Khánh nên xây dựng tuyến đƣờng lộ

trình thu gom rác cho các xí nghiệp, nhà máy, cơ sơ sản xuất tại đây, nhằm tối ƣu

khả năng thu gom rác, dễ quản lý, đảm bảo mỹ quan khu công nghiệp, ít gây ô

nhiễm môi trƣờng.

- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Cục bảo vệ Môi trƣờng, Ban quản lý các

khu công nghiệp tỉnh Thái Bình, Công ty quản lý cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Phúc Khánh – công ty Đài Tín nên tổ chức điều tra khảo sát thực tế, các cuộc hội

thảo thu thập ý kiến nhằm cung cấp các dữ liệu, thông tin để các cấp ra những quyết

định tăng cƣờng công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại trong

khu công nghiệp Phúc Khánh.

- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban quản lý khu công nghiệp, Công ty Đài

Tín, Các Công ty thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải cần đƣợc trang bị

các trang thiết bị lƣu giữ và phân loại chất thải đồng thời thiết lập hệ thống

cho việc lƣu giữ tạm thời chất thải an toàn, thuận lợi trong quá trình thu gom,

vận chuyển ra khỏi khu công nghiệp Phúc Khánh, tăng cƣờng công tác kiểm tra

nhằm đảm bảo 100% chất thải đƣợc thu gom, phân loại, lƣu giữ an toàn và vận

chuyển, tái chế, xử lý chất thải đúng qui định và đảm bảo về mặt môi trƣờng.

- Các Công ty, doanh nghiệp sản xuất nên đƣợc gặp gỡ, trao đổi thông tin,

tuyên truyền nhận thức BVMT và công nghệ sản xuất nhằm giảm khối lƣợng chất

thải rắn công nghiệp - chất thải nguy hại phát sinh phải đem đi xử lý. “Giảm thiểu

chất thải rắn tại nguồn có thể thực hiện bằng cách thiết kế, sản xuất và đóng gói các

sản phẩm bằng các loại vật liệu hay bao bì với thể tích nhỏ nhất, hàm lƣợng độc tố

thấp nhất hay sử dụng các loại vật liệu có thời gian sử dụng lâu dài hơn”(trích: Võ

Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Giáo trình chất thải rắn và chất thải nguy hại,

trang 21) [7]

- Báo đài, thông tin đại chúng, hỗ trợ các công ty thu gom, xử lý chất thải,

hƣớng dẫn thu gom, phân loại chất thải để gia tăng kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng tốt

hơn.

Page 58: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-49-

3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

– Kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trƣờng từ Sở tài

nguyên và môi trƣờng tỉnh Thái Bình đến ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Thái Bình theo Luật bảo vệ môi trƣờng 2014.

– Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tới cấp

thành phố Thái Bình, cấp phƣờng Phúc Khánh; trách nhiệm các cơ quan chuyên

môn cụ thể là ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình; trách nhiệm của tổ

chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; trách nhiệm của các cơ sở sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ; cũng nhƣ trách nhiệm của cộng đồng dân cƣ ở phƣờng

Phúc Khánh trong công tác quản lý chất thải.

– Đẩy mạnh công tác thực hiện Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4

năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu do thủ tƣớng chính phủ ban hành, nghị

định này có hiệu lực từ ngày 15/06/2015, cùng với các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải. Trong đó nêu rõ “Tổ chức, cá nhân có trách

nhiệm tăng cƣờng áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lƣợng; sử

dụng tài nguyên, năng lƣợng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lƣợng sạch thân

thiện với môi trƣờng; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi trƣờng đối với chất thải và

các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải”(trích: điều 4,

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)[8]

– Triển khai hiệu quả công cụ pháp lý trong công tác quản lý chất thải rắn: xác

nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trƣờng đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt,

cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng trƣớc khi hoạt động.

- Áp dụng công cụ tin học để quản lý CTR công nghiệp. Cụ thể là triển khai hệ

thống thông tin quản lý chất thải (CTNH-Sys 2.0) tại Sở TN&MT Thái Bình.

3.3.3. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân

lực

Giáo dục môi trƣờng và nâng cao nhận thức về môi trƣờng cho cộng đồng có ý

nghĩa cực kỳ quan trọng. “Nó thƣờng đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động xã

hội, các tổ chức quần chúng, các đoàn thể chính trị xã hội để từng bƣớc tiến tới xã

Page 59: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-50-

hội hoá công tác bảo vệ môi trƣờng, điều này có nghĩa là huy động các nhân tố thị

trƣờng và cộng đồng dân cƣ vào các mặt hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi

trƣờng ”(trích: Lê Văn Khoa, Khoa học môi trường, trang 289)[9]. Trong đó, một

số phƣơng án có thể áp dụng đó là:

– Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý chất thải quy định tại

Luật bảo vệ môi trƣờng 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm

2015 về quản lý chất thải và phế liệu rộng rãi tới các Sở, ban, ngành tỉnh Thái Bình,

tổ chức, cá nhân, ngƣời dân. Đặc biệt là các CSSX, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn

khu công nghiệp Phúc Khánh.

– Tăng cƣờng trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công

tác quản lý chất thải rắn, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp

dụng cùng mô hình xử lý chất thải rắn giữa các địa phƣơng, giữa các xí nghiệp, nhà

máy..

– Đào tạo và tăng cƣờng nguồn nhân lực biên chế phục vụ cho công tác quản

lý chất thải rắn.

– Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho

doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh chất thải rắn;

quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn theo đúng các quy định

của pháp luật. Tăng cƣờng giáo dục ý thức bảo vệ Môi trƣờng trong từng phân

xƣởng sản xuất trong các doanh nghiệp, và trong cả KCN từ đó lồng ghép trong các

cuộc thi các doanh nghiệp với nhau.

– Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử

về chất thải rắn; các tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý chất thải rắn.

3.3.4 Giải pháp về đầu tư và tài chính

- Huy động mọi nguồn lực đầu tƣ cho công tác quản lý chất thải rắn: nguồn

ngân sách nhà nƣớc (cả vốn ODA), quỹ bảo vệ môi trƣờng, các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài nƣớc. Có thể mở rộng hỗ trợ tín dụng nhà nƣớc cho các công trình

đầu tƣ, dự án tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lƣợng từ chất thải rắn cũng nhƣ

các ƣu đãi về thuế, phí và lệ phí cho các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy..

Page 60: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-51-

- Đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị và phƣơng tiện. Hỗ trợ các doanh nghiệp,

CSSX vay vốn để đầu tƣ trang thiết bị bảo vệ môi trƣờng từ quỹ bảo vệ môi trƣờng

Việt Nam.

- Khuyến khích các CSSX, xí nghiệp, nhà máy đầu tƣ vào hoạt động tái chế,

tái sử dụng và thu hồi năng lƣợng từ chất thải rắn trong khu công nghiệp Phúc

Khánh. Đẩy mạnh hợp tác công – tƣ (PPP) trong lĩnh vực xử lý, tái chế chất thải rắn

công nghiệp.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác thu gom, vận chuyển và vận hành cơ sở xử lý

chất thải rắn; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt

động thu gom, vận chuyển chất thải rắn;

– Lựa chọn các địa điểm hợp lý để đầu tƣ các trung tâm xử lý và tái chế chất

thải ở quy mô liên vùng, liên tỉnh. Bố trí kinh phí đầu tƣ các cơ sở xử lý chất thải

nguy hại công ích ở các vùng, miền còn gặp nhiều khó khăn hoặc không có cơ sở

xử lý nhƣ các tỉnh miền núi, hải đảo…

3.3.5. Giải pháp về giám sát, kiểm tra, thanh tra

– Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng

của khu công nghiệp Phúc Khánh, cụ thể ở đây là ban quản lý các khu công nghiệp

tỉnh Thái Bình trong kiểm soát chặt chẽ các khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp chất

thải dành cho khu công nghiệp Phúc Khánh cũng nhƣ việc vận chuyển chất thải rắn

trong khu công nghiệp hay liên tỉnh.

– Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đến các CSSX, các xí nghiệp trong

địa bàn khu công nghiệp Phúc Khánh về hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý

chất thải rắn, nhằm phòng ngừa cũng nhƣ kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.

- Áp dụng giám sát môi trƣờng định kỳ và báo cáo cam kết bảo vệ môi trƣờng,

các hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chặt chẽ và thƣờng xuyên cùng

với đó là thanh tra, kiểm tra từ các Phòng TNMT thành phố Thái Bình, Chi cục bảo

vệ Môi trƣờng Thái Bình, Ban quản lý các dự án khu công nghiệp tỉnh Thái Bình,

cảnh sát Môi trƣờng Thái Bình.

3.3.6. Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ

Page 61: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-52-

– Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn theo hƣớng giảm thiểu

lƣợng chất thải rắn chôn lấp, tăng cƣờng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng

lƣợng từ chất thải

– Tăng cƣờng nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sẵn có tốt

nhất (BAT), công nghệ thân thiện với môi trƣờng.

– Áp dụng các công nghệ tái chế hiện đại, thân thiện với môi trƣờng thay thế

các công nghệ cũ, lạc hậu ở các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp..

3.3.7. Giải pháp về đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ

thuật với các tổ chức quốc tế

“Phát triển bền vững là một công cuộc cần đến năng lực tài trợ, trong đó nó

đòi hỏi những khoản đầu tƣ cho hiện tại vì những lợi ích lớn lao gấp nhiều lần trong

tƣơng lai”(trích: Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2000),

Chiến lược và chính sách môi trường, trang 150)[10]. Nhƣ vậy, có thể nói rằng để

phát triển bền vững thì việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tƣ, tài trợ

cho công tác môi trƣờng từ nƣớc ngoài cũng là một phƣơng án thiết thực và hiệu

quả. Cụ thể nhƣ sau:

– Chủ động đề xuất, xây dựng cơ chế và nội dung hợp tác song phƣơng và đa

phƣơng, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp.

– Tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia phát triển cơ sở hạ

tầng, nhà máy phục vụ quản lý chất thải rắn công nghiệp.

– Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo trong hoạt động

tái chế, tái sử dụng thu hồi năng lƣợng từ chất thải rắn.

3.3.8. Các giải pháp về kỹ thuật (khoa học, công nghệ)

3.3.8.1 Giải pháp xử lý chất thải rắn bằng công nghệ ép kiện

Ép kiện đƣợc thực hiện trên cơ sở toàn bộ chất thải đƣợc tập trung thu gom

vào nhà máy, chất thải rắn thu gom tập trung đƣợc phân loại bằng phƣơng pháp thủ

công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng đƣợc nhƣ: Kim loại,

nilon, giấy, thủy tinh, nhựa…. đƣợc thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ đƣợc

băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích giảm tối đa thể

Page 62: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-53-

tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao. Các khối rác ép này đƣợc sử

dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ đắp đê, san lấp, làm bờ chắn, san bằng các

vùng đất trũng sau khi phủ lên các lớp đất cát.

Công nghệ ép kiện giúp cho các cơ sở sản xuất cũng nhƣ nhà máy xử lý giảm

thiểu không gian để chứa đựng chất thải rắn công nghiệp, tuy không thể giảm trọng

lƣợng của khối chất thải rắn ban đầu, nhƣng việc giảm đƣợc không gian chứa đựng

đồng nghĩa với tăng lƣợng lƣu trữ chất thải rắn trong khuôn viên CSSX, nhà máy

xử lý, gián tiếp hỗ trợ cho việc thu gom chất thải rắn trong những thời điểm mà

công tác thu gom chƣa thể đáp ứng hết hoàn toàn nhu cầu của khu công nghiệp.

Rác thải Phễu

nạp rác

Băng tải

rác

Phân

loại

Các khối

kiện sau khi

ép

Băng tải

thải vật

liệu

Máy ép

rác

Kim loại

Thủy tinh

Giấy

Nhựa

Page 63: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-54-

Hình 3.5: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện

3.3.8.2. Giải pháp xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex

Công nghệ Hydromex nhằm xử lý chất thải rắn thành các sản phẩm phục vụ

xây dựng, làm vật liệu, năng lƣợng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích.

Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và

sử dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm. Rác thải đƣợc thu gom

chuyển về nhà máy, không cần phân loại đƣợc đƣa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau đó

đi qua băng tải chuyển đến các thiết bị trộn. Chất thải lỏng đƣợc pha trộn trong bồn

phản ứng, các chất phản ứng trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn. Sau đó chất

thải lỏng từ bồn phản ứng đƣợc bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết dính với

nhau sau khi thành phần polyme đƣợc cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột ƣớt

chuyển tới nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn về

mặt môi trƣờng và không độc hại.

Ưu điểm

Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn

Xử lý đƣợc cả chất thải rắn và lỏng

Rác sau khi xử lý bán thành phẩm

Tăng cƣờng khả năng tái chế, tận dụng lại chất thải, tiết kiệm diện tích đất

làm bãi chôn lấp.

Page 64: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-55-

Hình 3.6: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex

3.3.9. Một số giải pháp khác

1. Hạn chế tối đa những quy trình sản xuất tạo ra nhiều chất thải công

nghiệp. “Có nhiều cách khác nhau để qua đó chính phủ có thể khuyến khích các

thành phần kinh tế tƣ nhân đảm đƣơng trách nhiệm giảm bớt chất thải xuống tối

thiểu. Chẳng hạn nhƣ những hiệp hội công nghiệp dành cho các loại công nghiệp cụ

thể hoặc dành cho các địa hình cụ thể” (trích: Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh,

Nguyễn Tiến Dũng (2000), Chiến lược và chính sách môi trường, trang 154)[11]

2. Tối ƣu hoá và đổi mới công nghệ sản xuất để đảm bảo thải bỏ tối thiểu.

3. Xác định cụ thể những chính sách về tuần hoàn, tận dụng và tái chế chất

thải rắn trong sản xuất và tiêu thụ.

4. Đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên

cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.

Chất thải rắn chƣa

phân loại

Chất thải lỏng hỗn

hợp

Thành phần Polyme

hóa

Kiểm tra bằng mắt

Cắt xé hoặc nghiền

nhỏ

Làm ẩm

Trộn đều

Ép hoặc đùn

Sản phẩm mới

Page 65: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-56-

5. Hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp nghiên cứu sản phẩm

mới, áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nƣớc

thay thế nhập khẩu, hƣớng tới xuất khẩu.

6. Chú trọng đào tạo các nghề mới phục vụ cho các nhà máy sản xuất các

sản phẩm tái chế với công nghệ cao. Các cơ sở sản xuất tự tổ chức đào tạo tại chỗ

đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho cơ sở.

7. Hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thƣơng hiệu, nhãn hiệu, mẫu mã và chất

lƣợng sản phẩm của mình với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để đƣợc bảo hộ.

Xây dựng các giải pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm.

Page 66: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-57-

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua các kết quả nghiên cứu về hiện trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt

tại khu công nghiệp Phúc Khánh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình đã rút ra một

số kết luận sau:

Thực trạng phát sinh chất thải rắn tại khu công nghiệp Phúc Khánh hiện

nay đang diễn biến khá phức tạp, nếu nhƣ không có những chế tài hợp lý sẽ khó

khăn trong công tác quản lý, khi thực trạng phát sinh chất thải rắn chung trên cả

nƣớc là 204 tấn/ha/năm, thì khu công nghiệp Phúc Khánh đã thải ra gần 127

tấn/ha/năm, trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm gần 13% và chất thải rắn thông

thƣờng chiếm 66%. Nhƣ vậy, Phúc Khánh là một trong những khu công nghiệp

phát sinh rắn chất thải rắn còn thấp so với cả nƣớc, tuy nhiên chỉ mới có 24 doanh

nghiệp hoạt động(chiếm 48%) , nếu công tác quản lý không đƣợc chú trọng thì khả

năng lƣợng chất thải rắn tăng lên nhanh chóng xảy ra ô nhiễm môi trƣờng, ảnh

hƣởng cảnh quan đô thị là rất lớn. Đây là một áp lực rất lớn đối với việc quy hoạch

và quản lý.

Lƣợng chất thải rắn của khu công nghiệp Phúc Khánh nhƣ đã dự báo

trong vòng một vài năm tới sẽ tăng với năm 2012 là 895 tấn/tháng đến năm 2020 là

2140 tấn/tháng , khi khu công nghiệp đƣợc lấp đầy bởi các cơ sở sản xuất, thì lƣợng

chất thải rắn tại khu công nghiệp sẽ tăng thêm đáng kể, bên cạnh đó thì khả năng

tái chế, tái sử dụng chất thải của khu công nghiệp Phúc Khánh là không cao khiến

cho việc giảm thiểu chất thải rắn là rất hạn chế.

Các khu vực tập kết rác thải của các cơ sở sản xuất chƣa đƣợc đầu tƣ

đúng mức, trong thời gian chờ thu gom có thể gây ô nhiễm, ảnh hƣởng xấu đến môi

trƣờng của khu công nghiệp.

Công tác thu gom, vận chuyển chất thải đã đƣợc thực hiện trong khu công

nghiệp ,nhƣng hiệu quả thu gom mới chỉ đạt ở mức trung bình, từ 40% - 67%. Mặt

khác công tác thu gom chất thải rắn trong khu công nghiệp còn thiếu các thiết bị

chuyên dụng phục vụ cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, lực lƣợng công

Page 67: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-58-

nhân vệ sinh, thu gom rác thải còn thiếu, vì vậy lƣợng rác thải đƣợc thu gom chƣa

cao.

Chỉ có một phần nhỏ các chất thải rắn công nghiệp là đƣợc tuần hoàn và

tái sử dụng bên trong và bên ngoài các xí nghiệp này. Trên thực tế, tại khu công

nghiệp Phúc Khánh, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp đã và đang tái chế, (bao gồm cả

chất thải nguy hại) thì không đƣợc nhƣ khả năng tái chế trên lý thuyết. Đặc biệt,

lƣợng chất thải rắn từ ngành dệt nhuộm, may mặc khu công nghiệp Phúc Khánh

chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thể chất thải rắn của khu công nghiệp, nhƣng thực

tế thì chỉ tái chế đƣợc dƣới 30% thấp hơn rất nhiều so với khả năng có thể tái chế

của ngành dệt nhuộm, may mặc. Còn lại hầu hết các chất thải rắn công nghiệp từ

các cơ sở sản xuất đƣợc trộn lẫn với chất thải sinh hoạt (rác) và đƣợc chở đi đổ bỏ

tại các bãi rác thành phố. Các chất thải công nghiệp từ khu công nghiệp Phúc Khánh

đôi khi đƣợc đổ trực tiếp xuống các bãi đất trống gây ra một tình trạng ô nhiễm khá

nặng nề cho môi trƣờng, làm mất vệ sinh môi trƣờng và mỹ quan công nghiệp cũng

nhƣ đe doạ chất lƣợng các nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Hơn nữa, có một phần

đáng kể các chất thải đƣợc xem nhƣ là nguy hại chứa trong thành phần các chất thải

rắn công nghiệp từ các doanh nghiệp, và điều này có thể mang lại một mối đe dọa

trực tiếp cho sức khỏe cộng đồng.

Mặc dù, đối với chất thải nguy hại các doanh nghiệp đã đăng ký chủ

nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, các đơn vị có đủ chức năng đến hợp

đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với các doanh nghiệp trong

khu công nghiệp. Tuy nhiên việc quản lý chất thải nguy hại đối với một số doanh

nghiệp có số lƣợng chất thải nguy hại phát sinh ít chƣa đảm bảo, các doanh nghiệp

này hầu hết chƣa có khu lƣu trữ chất thải nguy hại riêng, công tác phân loại chƣa

tốt, cụ thể còn để lẫn chất thải nguy hại với chất thải rắn thông thƣờng.

Công tác quản lý rác thải hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa

triển khai đến các doanh nghiệp một cách cụ thể, chƣa đề cao đƣợc tính tự giác của

ngƣời lao động trong khu công nghiệp

Page 68: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-59-

2. KIẾN NGHỊ

Trong công tác nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu

công nghiệp Phúc Khánh- tỉnh Thái Bình, dù áp dụng phƣơng pháp nào, hình thức

nào thì việc nâng cao nhận thức cho các CSSX, ngƣời dân, công nhân… về chất thải

rắn công nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Điều này khiến cho chất thải rắn công

nghiệp đƣợc phân loại ngay tại nguồn trong quá trình thu gom, hạn chế rác thải

đƣợc thải ra, tận thu tài nguyên, tái sử dụng rác thải, giảm nguy cơ gây độc hại của

các loại chất thải rắn nguy hại, bảo vệ môi trƣờng

Công tác quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên cả nƣớc nói

chung cũng nhƣ tại khu công nghiệp Phúc Khánh – tỉnh Thái Bình nói riêng vẫn cần

một thể chế, quy định chặt chẽ hơn nữa mà trong đó nhà nƣớc vừa đóng vai trò dẫn

dắt, vừa thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trƣờng đặc biệt là áp dụng các công cụ

kinh tế trong quản lý môi trƣờng, từ thu phí nƣớc thải tiến tới thu phí khí thải, phí

chất thải rắn, chất thải nguy hại sẽ có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn, áp

dụng công nghệ.

Nên coi chất thải cũng nhƣ là một loại tài nguyên. Quá trình xử lý cần khai

thác triệt để tính hữu ích của chất thải. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lƣợng từ

chất thải… là để phát triển một nền kinh tế tuần hoàn phục vụ cuộc sống con ngƣời,

góp phần làm giảm khối lƣợng chất thải, giảm chi phí xử lý.

Page 69: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-60-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2011), Báo cáo môi trường 2011 – chất thải rắn,

Hà Nội, 151tr [2]

2- Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2010), Báo cáo môi trường Quốc gia Việt Nam:

Tổng quan môi trường Việt Nam, Hà Nội, 193tr [3]

3- Bộ Tài nguyên và môi trƣờng (2013), Thông tư số: 32/2013/TT-BTNMT, Hà Nội,

27tr [5]

4- Chính phủ (2015), Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Hà Nội, 43tr [8]

5- Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006), Giáo trình quản lý chất thải nguy hại,

NXB Xây dựng, Hà Nội, 285tr [6]

6- Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục, Hà

Nội, 362tr [4] [9]

7- Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng (2000), Chiến lược và

chính sách môi trường, NXB ĐHQGHN, 294tr [10] [11]

8- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Bình (2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo

quan trắc môi trường tỉnh Thái Bình,Thái Bình, 200tr.

9- Sở TNMT Thái Bình (2015) Báo cáo kết quả quan trắc môi trường Đài Tín, Thái

Bình, 16tr

10- Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2013), Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường, Hà Nội, 25tr, [1]

11- UBND tỉnh Thái Bình (2012), Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài

nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm

2020, Thái Bình, 84tr.

12- Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn (2008), Giáo trình chất thải rắn và chất thải

nguy hại, 112tr [7]

Page 70: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-1-

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

Kết quả quan trắc phân tích mẫu bùn thải tại Trạm XLNT tập trung của khu

công nghiệp tháng 6/2015 nhƣ sau:

TT Thông số Đơn vị Kết quả

QCVN

50:2013/BTNMT,

H(ppm)

1 pHKCl - 6,1 pH ≥ 12,5 hoặc pH ≤ 2,0

2 Asen (As) ppm 3,82 40

3 Bari (Ba) ppm 18,64 2.000

4 Bạc (Ag) ppm 0,26 100

5 Cadimi (Cd) ppm 0,28 10

6 Chì (Pb) ppm 17,64 300

7 Coban (Co) ppm 3,82 1.600

8 Kẽm (Zn) ppm 107,30 5.000

9 Niken (Ni) ppm 11,56 1.400

10 Thủy ngân (Hg) ppm 0,184 4

11 Crom VI (Cr6+

) ppm 20,08 100

Page 71: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-2-

Phụ lục 2: Thông tin các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất tại khu công

nghiệp Phúc Khánh

TT Tên doanh nghiệp

Loại hình

sản xuất

chính

Tình trạng

lập báo

cáo quan

trắc môi

trƣờng

Tình trạng

hoạt động

1 Công ty TNHH HUNG YI Luyện kim

màu Đầy đủ SX

2 Công ty TNHH Kim Phát Cơ khí Đầy đủ SX

3 Công ty Cổ phần chính xác Âu

Lực Cơ khí Đầy đủ SX

4 Công ty TNHH công nghiệp

Yangsin Việt Nam

Luyện kim

màu Đầy đủ GĐI

5 Công ty TNHH CN Ngũ Kim

Formosa Cơ khí Đầy đủ SX

6 Công ty TNHH May Nienhsing

Việt Nam May mặc Đầy đủ SX

7 Công ty TNHH nhựa COTEC Đồ chơi trẻ

em Đầy đủ GĐI

8 Công ty TNHH dệt Meina

Meina Dệt may Đầy đủ SX

9 Công ty TNHH điện tử

WOOLLEY VN Điện tử Đầy đủ SX

10 Công ty TNHH khai phát Đài

Tín Dịch vụ - ĐXD

11 Công ty TNHH CTN TAIHUA Đồ dùng Đầy đủ GĐI

Page 72: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-3-

Việt Nam bằng gỗ

12 Công ty TNHH Garden Pals Cơ khí Không đầy

đủ SX

13 Công ty TNHH PETLIFE Thực phẩm Đầy đủ SX

14 Công ty TNHH công nghiệp

kim loại Taitong Việt Nam Cơ khí Đầy đủ GĐI

15 Công ty TNHH công nghiệp

SUMMIT

Văn phòng

phẩm Đầy đủ GĐI

16 Công ty TNHH công nghiệp

Maxsteel Cơ khí Đầy đủ GĐI

17 Công ty TNHH quốc tế công

cụ Đỉnh Lực Cơ khí Đầy đủ GĐI

18 Công ty TNHH quốc tế

MOLATEC

Sản phẩm

hóa trang

Không đầy

đủ SX

19 Công ty TNHH Trái Đất Xanh Gốm sứ Đầy đủ SX

20 Công ty TNHH công nghiệp

Tactician Cơ khí Đầy đủ GĐI

21 Công ty TNHH HSIN YUE

HSING

Văn phòng

phẩm Đầy đủ GĐI

22 Công ty TNHH công nghiệp

SHENG FANG Cơ khí Đầy đủ SX

23 Công ty TNHH công nghiệp

ngũ kim Tai Lian Cơ khí - CXD

24 Công ty TNHH Forever

Fishing Tackle Cơ khí - CXD

Page 73: PHẠM NGUYÊN ĐỨ - repository.ntt.edu.vn

-4-

Phụ lục 3: Sơ đồ vị trí các dự án khu công nghiệp Phúc Khánh