Top Banner
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRN QUC VINH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH LUN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2020
187

phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Mar 12, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN QUỐC VINH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, Năm 2020

Page 2: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN QUỐC VINH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã Số: 62.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ

PGS.TS. Bùi Quang Bình

Đà Nẵng, Năm 2020

ĐÀ NẴNG – 10/2020

Page 3: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trong

luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên

cứu nào.

Đà Nẵng ngày ... tháng .... năm 2020

Tác giả

Trần Quốc Vinh

Page 4: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

MỤC LỤC ................................................................................................................. ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... v

DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi

DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết .................................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

4. Ý nghĩa khoa học của luận án .......................................................................... 4

5. Kết cấu luận án ................................................................................................. 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN

NUÔI ĐẠI GIA SÚC ................................................................................................ 8

1.1. Lý thuyết về phát triển nông nghiệp .................................................................... 8

1.1.1. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo ba giai đoạn ................................... 8

1.1.2. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản xuất trong nông nghiệp ......... 9

1.1.3. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo dịch chuyển năng suất lao động ..... 11

1.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ........................................ 12

1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan tới phát triển nông nghiệp .......................... 12

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan tới phát triển chăn nuôi đại gia súc ................ 17

1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu: ........................................................................ 24

1.3. Khái niệm, đặc điểm và nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc ................... 24

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của chăn nuôi đại gia súc ................................... 24

1.3.2. Khái niệm về phát triển chăn nuôi đại gia súc ......................................... 27

1.3.3. Nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc ................................................ 28

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi đại gia súc .............................. 34

1.4.1. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................. 35

1.4.2. Yếu tố vốn ................................................................................................ 36

1.4.3. Yếu tố Lao động ....................................................................................... 37

Page 5: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

iii

1.4.4. Yếu tố công nghệ ..................................................................................... 38

1.4.5. Quy hoạch và chính sách.......................................................................... 38

1.4.6. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 39

1.4.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ................................................................... 40

1.4.8. Một số yếu tố khác dưới góc độ vi mô của hộ chăn nuôi ........................ 41

Kết luận chương 5 ..................................................................................................... 43

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 44

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 44

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 44

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ........................................................................... 47

2.1.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 48

2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 49

2.2.1. Phương pháp tiếp cận, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích .......... 49

2.2.2. Phương pháp phân tích ............................................................................. 51

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 59

Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 62

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC TỈNH

BÌNH ĐỊNH ............................................................................................................. 63

3.1. Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc .................................................... 63

3.2. Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định ..................................................... 68

3.3. Thực trạng huy động phân bổ và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi đại gia súc ...

................................................................................................................................... 72

3.4. Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc.............................................................. 79

3.5. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đại gia súc ........................... 82

3.6. Thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ chăn nuôi đại gia súc ....... 87

Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 92

Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT

TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC .................................................................... 94

Page 6: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

iv

4.1 Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc bằng số liệu

vĩ mô .......................................................................................................................... 94

4.1.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình kinh tế

lượng .................................................................................................................. 94

4.1.2. Các nhân tố có liên quan khác ............................................................... 101

4.2. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc bằng số

liệu vi mô ................................................................................................................. 112

Kết luận chương 4 ................................................................................................... 120

Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÀM Ý VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN

NUÔI ĐẠI GIA SÚC ............................................................................................ 123

5.1. Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới và các dự báo có liên quan đến phát

triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định .............................................................. 123

5.1.1. Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới ................................................. 123

5.1.2. Các dự báo có liên quan đến phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình

Định .................................................................................................................. 124

5.2. Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định .......................... 129

5.2.1. Quan điểm phát triển chăn nuôi đại gia súc ........................................... 129

5.2.2. Định hướng phát triển ............................................................................ 130

5.2.3. Mục tiêu ................................................................................................. 131

5.3. Hàm ý về các giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định ........ 132

5.3.1. Hàm ý về giải pháp liên quan tới nội dung phát triển ............................ 132

5.3.2. Hàm ý về giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và khắc phục, hạn chế

các tác động tiêu cực ........................................................................................ 135

Kết luận chương 5 ................................................................................................... 145

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 7: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

CNĐGS Chăn nuôi đại gia súc

CNH Công nghiệp hóa

ĐGS Đại gia súc

GTSX Giá trị sản xuất

GRDP Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên

địa bàn

GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư

NN Nông nghiệp

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OECD Organization for Economic Co-operation and

Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

UBND Ủy ban nhân dân

WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới

Page 8: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu quan trọng ....................................... 56

Bảng 3.1. Quy mô GTSX chăn nuôi đại gia súc ........................................................ 63

Bảng 3.3. Độ ổn định tăng trưởng GTSX chăn nuôi đại gia súc ........................... 65

Bảng 3.4. Quy mô đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng của đại gia súc tỉnh

Bình Định .............................................................................................................................. 66

Bảng 3.5. So sánh quy mô chăn nuôi ĐGS thực tế và quy hoạch phát triển ...... 67

Bảng 3.6. Thay đổi tỷ trọng chăn nuôi đại gia súc trong GTSX ngành chăn nuôi

tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 69

Bảng 3.7. Cơ cấu đàn bò theo địa phương tỉnh Bình Định ..................................... 70

Bảng 3.8. Cơ cấu đàn lợn theo địa phương tỉnh Bình Định .................................... 71

Bảng 3.9. Phân bổ diện tích đất nông nghiệp của tỉnh cho chăn nuôi .................. 73

Bảng 3.10. Diện tích đất trồng cỏ và sản xuất thức ăn của hộ chăn nuôi đại gia

súc ở tỉnh Bình Định .......................................................................................................... 73

Bảng 3.11. Lượng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi ................ 74

tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 74

Bảng 3.12. Vốn đầu tư cho chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định .................... 75

Bảng 3.13. Hiệu quả vốn đầu tư trong chăn nuôi đại gia súc ...................................... 74

Bảng 3.14. Tình hình vốn kinh doanh của hộ chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định

................................................................................................................................................. 76

Bảng 3.15. Tình hình một số chỉ tiêu liên quan tới lao động của chăn nuôi đại

gia súc tỉnh Bình Định ....................................................................................................... 77

Bảng 3.16. Chất lượng lao động của hộ chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định . 78

Bảng 3.17. Kết quả sản xuất và Quy mô nguồn lực của hộ chăn nuôi ĐGS ở

tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 88

Bảng 3.18. Kết quả sản xuất - GO của hộ chăn nuôi ĐGS theo huyện ở

tỉnh Bình Định ..................................................................................................................... 89

Page 9: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

vii

Bảng 3.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định

................................................................................................................................................. 90

Bảng 3.20. Năng suất từng phần của hộ chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định ........... 91

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................... 95

Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến .............................................................. 96

Bảng 4.3. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình ................................................ 98

Bảng 4.4. Kết quả ước lượng ......................................................................................... 100

Bảng 4.5. Mức ảnh hưởng của quy hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc ..... 102

Bảng 4.6. Mức ảnh hưởng của chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc ..... 105

Bảng 4.7. Mức ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở ............................................................ 106

Bảng 4.8. Mức ảnh hưởng của công tác khuyến nông............................................ 108

Bảng 4.9. Mức ảnh hưởng của công tác thú y .......................................................... 110

Bảng 4.10. Mức ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ khác ....................................... 111

Bảng 4.11. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................... 112

Bảng 4.12. Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................... 113

Bảng 4.13. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình ........................................... 114

Bảng 4.14. Kết quả ước lượng ...................................................................................... 117

Page 10: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn sơ khai ...... 9

Hình 1.2. Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn đang phát

triển .................................................................................................................... 10

Hình 1.3. Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn phát triển . 10

Hình 2.1. Khung phân tích ................................................................................. 51

Hình 3.1. Chuỗi giá trị bò và lợn ở Bình Định ................................................... 82

Hình 3.2. Tỷ lệ ý kiến về các thông tin cần thiết cho hộ chăn nuôi ................... 86

Hình 4.1. Phân phối xác suất của lnk ................................................................. 96

Hình 4.2. Phân phối xác suất của lnl .................................................................. 96

Hình 4.3. Phân phối xác suất của hh .................................................................. 97

Hình 4.4. Phân phối xác suất của thoitiet ........................................................... 97

Page 11: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi đại gia súc nói riêng là mục

tiêu của hầu hết các nước đang phát triển. Đây cũng là chủ đề rất được quan tâm bởi

các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách. Vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên

cứu về chủ đề này.

Các nghiên cứu mang tính lý thuyết cho chủ đề này gồm nhóm lý thuyết về

mô hình tăng trưởng kinh tế trong Kinh tế Phát triển, nhóm lý thuyết về mô hình

phát triển nông nghiệp. Các lý thuyết về phát triển nông nghiệp như: Lý thuyết phát

triển nông nghiệp theo ba giai đoạn, Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản

xuất trong nông nghiệp và Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo dịch chuyển năng

suất lao động. Các lý thuyết trên là nền tảng lý luận cho nghiên cứu phát triển nông

nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi đại gia súc nói riêng. Từ cơ sở các nghiên

cứu đó có nhiều nhà nhà kinh tế đã công bố các kết quả nghiên cứu có liên quan tới

chủ đề này. Tuy các công bố này đã đề cập tới nội dung phát triển chăn nuôi đại gia

súc trên nhiều góc độ khác nhau và tập trung vào phạm vi nền kinh tế quốc gia và

trong trường hợp cụ thể ở một nước đang phát triển, nhưng chưa có một khung phân

tích, cũng như vận dụng cơ sở lý thuyết về phát triển ngành chăn nuôi này để

nghiên cứu phát triển chăn nuôi đại gia súc cho một địa phương như trường hợp cụ

thể tỉnh Bình Định.

Bình Định là một tỉnh nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Những năm qua nền kinh tế có sự phát triển khá, tăng trưởng GRDP thường khoảng

trên 8,5% và quy mô GRDP năm 2016 là 41.185,5 tỷ đồng theo giá 2010. Cơ cấu

kinh tế đã có sự thay đổi tích cực và công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng.

Tuy nhiên, đến năm 2016, tỷ trọng của khu vực nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm

27,41% (tỷ trọng GDP khu vực nông lâm ngư nghiệp của cả nước chiếm 20,58%)

nhưng lại tạo ra việc làm và thu nhập cho 49% lao động của tỉnh. Ngành chăn nuôi

đại gia súc có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh khi đóng góp rất

lớn vào kết quả cuối cùng của nền kinh tế và việc làm của tỉnh. Năm 2016, giá trị

sản xuất chăn nuôi đại gia súc chiếm tới gần 75,74% giá trị sản xuất ngành chăn

nuôi và chiếm 26,11% giá trị sản xuất của nông lâm thủy sản hay 8% giá trị sản

Page 12: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

2

xuất của nền kinh tế. Lao động làm việc trong chăn nuôi ĐGS năm 2016 là hơn 38

ngàn người, chiếm 16,84% trong tổng lao động nông nghiệp, tương đương khoảng

8% tổng lao động của nền kinh tế.

Thực tế phát triển chăn nuôi đại gia súc những năm qua đã có sự phát triển khá

nhanh và đạt được những thành tựu đáng kể. Đó là: Sự phát triển chăn nuôi đại gia

súc tỉnh Bình Định khá nhanh dựa vào sự gia tăng của năng lực sản xuất, sự thay

đổi cơ cấu tích cực đang có sự dịch chuyển để phát triển các loại đại gia súc mà tỉnh

có nhiều tiềm năng và hình thành các vùng chuyên canh tập trung; Huy động khá

lớn tiềm năng nguồn lực cho phát triển, hiệu quả sử dụng nguồn lực có được cải

thiện nhất định; Tổ chức sản xuất bước đầu có sự chuyển biến dần sang theo mô

hình trang trại và theo chuỗi; Hiệu quả trong chăn nuôi có sự chú trọng cải thiện và

gia tăng ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển sản xuất chăn nuôi đại gia súc

đã vẫn thể hiện nhiều hạn chế: Sự phát triển về lượng, kém về chất, chủ yếu dựa vào

lợi thế tĩnh của địa phương; Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc cũng thể hiện rõ sự mất

cân bằng trong phân bố sản xuất cũng như việc thay đổi cấu trúc đàn chưa thực sự

chắc chắn, chủ yếu thay đổi về lượng, thiếu sự bảo đảm bởi khả năng thích ứng với

thị trường hoặc chưa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn nhờ yếu tố chỉ dẫn địa lý; Các

nguồn lực huy động và phân bổ để phát triển chăn vẫn theo lối mòn, chú trọng tăng

về lượng hơn đầu tư về chất; Sản xuất vẫn dựa trên mô hình hộ gia đình và gia trại

là chủ yếu; phương thức chăn nuôi chưa phát triển; tổ chức sản xuất có mối liên kết

lỏng, chưa phát triển tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp đầu đàn

tham gia và đóng vai trò cốt lõi trong cả sản xuất và phân phối; Hiệu quả sản xuất

còn khá thấp và có sự khác nhau lớn giữa vùng.

Từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có một nghiên cứu xem xét sự phát triển chăn

nuôi gia súc tỉnh Bình Định theo các nội dung: Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại

gia súc; Thay đổi cơ cấu chăn nuôi đại gia súc; Nguồn lực được huy động và phân

bổ cho chăn nuôi đại gia súc hiệu quả; Tổ chức sản xuất tốt và tham gia chuỗi giá trị

chăn nuôi đại gia súc quốc gia và quốc tế và Hiệu quả chăn nuôi đại gia súc cũng

như cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chăn nuôi đại gia súc.

Đồng thời cũng cần có những hàm ý chính sách cho địa phương. Chính vì vậy, việc

Page 13: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

3

nghiên cứu đề tài “Phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định” có ý nghĩa cả lý

luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi đại

gia súc Bình Định dưới góc độ của các nhà hoạch định chính sách kinh tế phát triển.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Luận án tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, tổng hợp và khái quát khung lý thuyết cho nghiên cứu phát triển

chăn nuôi đại gia súc.

Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh

Bình Định.

Thứ ba, nhận diện và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát

triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định.

Thứ tư, đề xuất được một số hàm ý về giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia

súc tỉnh Bình Định những năm tới.

Để đạt được mục tiêu trên, những câu hỏi nghiên cứu sẽ được làm rõ

trong luận án

Một là, thực trạng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định thời gian

qua như thế nào?

Hai là, các nhân tố nào tác động đến phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình

Định ?

Ba là, những chính sách nào nhằm phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình

Định trong thời gian đến?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển chăn

nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển chăn nuôi đại gia súc ở

tỉnh Bình Định trên góc độ của các nhà hoạch định chính sách kinh tế phát triển. Đó

Page 14: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

4

là (i) xem xét cách thức hay cơ chế huy động phân bổ nguồn lực cho phát triển chăn

nuôi ĐGS; (ii) Mục tiêu cần hướng tới là khai thác sử dụng và duy trì mở rộng các

nguồn lực nhằm bảo đảm sự phát triển chăn nuôi ĐGS duy trì dài hạn; (iii) cơ chế

chính sách của chính quyền địa phương.

Không gian: Nghiên cứu này khảo sát tại 7 huyện, gồm Phù Mỹ, Hoài Nhơn,

An Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn và Phù Cát tỉnh Bình Định. Đây là các

huyện có quy mô đàn đại gia súc chiếm tỷ trọng lớn.

Thời gian: Các số liệu thứ cấp dùng trong nghiên cứu chủ yếu có khoảng thời

gian từ 1991 đến 2016 và các số liệu từ thời kỳ tái lập tỉnh 1986. Các số liệu sơ cấp

được khảo sát qua hai đợt: đợt 1 từ tháng 8 - 10/2016 và đợt 2 từ tháng 2 - 4/2017.

Thời gian có tác dụng của các hàm ý rút ra từ 2020 - 2030.

4. Ý nghĩa khoa học của luận án

4.1. Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận

Thứ nhất, lý luận về phát triển chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi đại

gia súc nói riêng được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau tùy theo điều kiện và bối

cảnh của các lý thuyết khác nhau về chủ đề này. Phần lớn các công trình nghiên cứu

lý thuyết và thực nghiệm về chủ đề này thường gắn với bối cảnh nền kinh tế của

quốc gia hay liên vùng trong quốc gia. Do đó, khi nghiên cứu chủ đề này trên phạm

vi nền kinh tế một tỉnh như Bình Định thành công thì những kết luận rút ra sẽ là sự

đóng góp và làm phong phú, tăng thêm sự đa dạng và đặc thù cho mảng lý luận về

phát triển chăn nuôi đại gia súc ở một địa phương của một nước đang phát triển.

Thứ hai, luận án đã vận dụng cơ sở lý thuyết về phát triển nông nghiệp để

nghiên cứu quá trình phát triển chăn nuôi đại gia súc của một tỉnh dưới tác động của

các nhân tố vĩ mô và vi mô. Đây là khác biệt so với nhiều nghiên cứu về chủ đề này

ở Việt Nam khi chỉ tập trung vào biểu hiện nội dung phát triển chăn nuôi đại gia

súc. Vì thế có thể coi đây là sự đóng góp vào học thuật và lý luận.

4.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

4.2.1. Kết quả nghiên cứu của luận án đã phần nào lấp đầy khoảng trống

nghiên cứu về thực tiễn.

Đó là trạng thái và trình độ phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Bình Định cho

đến hiện nay trên các khía cạnh:

Page 15: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

5

Thứ nhất, kết quả của luận án đã rút ra được những đánh giá toàn diện về quá

trình phát triển chăn nuôi đại gia súc trên các cách tiếp cận khác nhau, đó là:

Những thành công

(i) Sự phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định khá nhanh dựa vào sự

gia tăng của năng lực sản xuất, sự thay đổi cơ cấu tích cực đang có sự dịch chuyển

để phát triển các loại đại gia súc mà tỉnh có nhiều tiềm năng và hình thành các vùng

chuyên canh tập trung;

(ii) Huy động khá lớn tiềm năng nguồn lực cho phát triển, hiệu quả sử dụng

nguồn lực có được cải thiện nhất định;

(iii) Tổ chức sản xuất bước đầu có sự chuyển biến dần sang theo mô hình

trang trại và theo chuỗi;

(iv) Hiệu quả trong chăn nuôi có sự chú trọng cải thiện và gia tăng ở mức độ

nhất định.

Những hạn chế

(i) Sự phát triển về lượng, kém về chất, chủ yếu dựa vào lợi thế tĩnh của địa

phương;

(ii) Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc cũng thể hiện rõ sự mất cân bằng trong phân

bố sản xuất cũng như việc thay đổi cấu trúc đàn chưa thực sự chắc chắn, chủ yếu

thay đổi về lượng, thiếu sự bảo đảm bởi khả năng thích ứng với thị trường hoặc

chưa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn nhờ yếu tố chỉ dẫn địa lý;

(iii) Các nguồn lực huy động và phân bổ để phát triển chăn nuôi vẫn theo lối

mòn, chú trọng tăng về lượng hơn đầu tư về chất;

(iv) Sản xuất vẫn dựa trên mô hình hộ gia đình và gia trại là chủ yếu; phương

thức chăn nuôi chưa phát triển; tổ chức sản xuất có mối liên kết lỏng, chưa phát

triển tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp đầu đàn tham gia và đóng

vai trò cốt lõi trong cả sản xuất và phân phối;

(v) Hiệu quả sản xuất còn khá thấp và có sự khác nhau lớn giữa vùng.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố tới quá trình phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Bình Định.

Page 16: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

6

Các nhân tố vĩ mô

(i) Yếu tố lao động mà gồm cả lượng lao động và vốn con người có mức tác

động tích cực lớn nhất;

(ii) Vốn vẫn rất quan trọng với sự phát triển chăn nuôi đại gia súc và tác động

dương, nhưng cần sử dụng nguồn lực này cho thâm canh và tiếp nhận chuyển giao

và ứng dụng công nghệ hiện đại để cải thiện;

(iii) Điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển những

năm qua nhưng trước bối cảnh biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính ngày càng mạnh

khiến cho nhiệt độ sẽ tăng cao hơn. Việc phát triển chăn nuôi này sẽ phải đối mặt

với những khó khăn nếu không tìm ra hướng đi phù hợp;

(iv) Quy hoạch phát triển chăn nuôi có vai trò rất lớn trong định hướng phát

triển chăn nuôi đại gia súc ở Bình Định những năm qua. Quy hoạch đã bảo đảm sự

phân bổ sản xuất trong mối quan hệ với các ngành khác và là cơ sở để đàn đại gia

súc ở đây bảo đảm tăng trưởng về lượng và cơ cấu đàn nhất là nâng cao tỷ trọng đàn

gia súc lai. Tuy nhiên quy hoạch cũng bộc lộ những vấn đề cần khắc phục trong đó

đặc biệt là chất lượng quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch;

(v) Chính sách phát triển chăn nuôi của tỉnh trong những năm qua đã trở

thành các công cụ hữu hiệu của chính quyền để tác động tới sự phát triển chăn nuôi

đại gia súc. Các chính sách phát triển đã tạo điều kiện cho người chăn nuôi cải thiện

và nâng cao chất lượng giống đại gia súc với năng suất cao hơn và góp phần giải

quyết những khó khăn về vốn, đất đai cho chăn nuôi;

(vi) Sự phát triển của chăn nuôi đại gia súc chịu ảnh hưởng đồng thời thúc đẩy

sự phát triển hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên hạ tầng thương mại và chế biến giết mổ đại

gia súc chưa thực sự phát triển theo kịp sự phát triển của chăn nuôi, hệ thống hạ

tầng thương mại chưa phát triển và thiếu tính kết nối với thị trường khu vực và toàn

quốc để tạo đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi;

(vii) Các công tác tác khuyến nông và thú y đã bảo đảm từng bước chuyển

giao và nâng cao trình độ quản lý và kỹ thuật trong chăn nuôi và bảo đảm phòng

chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Tuy nhiên các công tác này đã và đang có những

tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu từ sự phát triển của ngành này;

Page 17: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

7

(viii) Dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc đã có sự phát triển ở tỉnh Bình Định

những năm qua nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển chăn nuôi.

Các nhân tố vi mô

Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng tích cực tới kết quả sản xuất của hộ trừ chi

phí thức ăn tinh; chi phí thức ăn thô và diện tích cây trồng hàng năm có có mức tác

động mạnh nhất; cần thay đổi thói quen lạm dụng thức ăn công nghiệp và chế biến

bằng nguồn thức ăn tự chế biến và phụ phẩm từ nông nghiệp cho chăn nuôi; cải

thiện yếu tố vốn con người sẽ giúp cho chăn nuôi có hiện quả hơn và cơ sở vật chất

của các hộ chăn nuôi cùng cần được cải thiện hơn nữa sẽ giúp nâng cao kết quả

chăn nuôi đại gia súc.

4.2.2. Kết quả nghiên cứu của luận án đã phần nào lấp đầy khoảng

trống nghiên cứu về yêu cầu hoạch định chính sách và phục vụ đào tạo

chuyên ngành

Thứ nhất, các hàm ý về giải pháp phát triển chăn nuôi ĐGS rút ra từ kết quả

nghiên cứu của luận án cũng sẽ là các gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh

Bình Định trong quá trình soạn thảo, cải thiện và nâng cao chất lượng chính sách

phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi đại gia súc nói riêng.

Thứ hai, kết quả của luận án cũng sẽ làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học

viên cao học và nghiên cứu sinh ngành Kinh tế phát triển.

5. Kết cấu luận án

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi đại gia súc

Chương 2: Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định

Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi đại gia

súc ở Bình Định

Chương 5: Định hướng và hàm ý về giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc

tỉnh Bình Định

Page 18: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN

NUÔI ĐẠI GIA SÚC

1.1. Lý thuyết về phát triển nông nghiệp

1.1.1. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo ba giai đoạn

Lý thuyết này được Todaro (1998) vận dụng nhiều trong kinh tế phát triển nói

chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Theo đó, phát triển nông nghiệp trải qua ba

giai đoạn từ thấp đến cao[64].

Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn

này thể hiện ở các mặt sau: Phần lớn sản phẩm sản xuất ra được tiêu dùng nội bộ

trong khu vực nông nghiệp, sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là từ các loại cây

lương thực và một số con vật nuôi truyền thống; công cụ thô sơ, phương pháp sản

xuất giản đơn, đất, lao động là những yếu tố sản xuất chủ yếu, đầu tư vốn còn thấp.

Do đó xu hướng lợi nhuận giảm dần được thể hiện rõ khi sản xuất mở rộng trên

diện tích đất không màu mỡ, sản lượng nông nghiệp vẫn gia tăng nhưng chủ yếu là

do mở rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Giai đoạn 2: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa. Đa dạng

hóa sản xuất nông nghiệp là bước trung gian từ sản xuất tự cung tự cấp sang chuyên

môn hóa. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này thể hiện ở các mặt sau: Cơ cấu cây

trồng con vật nuôi tên từng diện tích đất nông nghiệp, trên từng hộ, được phát triển

theo hướng hỗn hợp và đa dạng, để thay thế cho chế độ canh tác độc canh trong sản

xuất trước kia. Nhờ vậy, tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp được hạn chế đáng kể;

sử dụng giống mới kết hợp với phân bón hóa học và nước tưới tiêu chủ động làm

tăng năng suất trong nông nghiệp. Sản lượng lương thực tăng nhưng đồng thời tiết

kiệm được diện tích đất sản xuất, phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác, sản

lượng nông nghiệp gia tăng chủ yếu từ nâng cao sản lượng trên 1 đơn vị diện tích đất

nông nghiệp và sản xuất hướng tới thị trường, thoát khỏi tự cung tự cấp.

Giai đoạn 3: Nông nghiệp hiện đại. Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của

nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này thể hiện ở các mặt sau: Trong các

Page 19: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

9

trang trại được chuyên môn hóa, sản xuất được cung ứng hoàn toàn cho thị trường

và lợi nhuận thương mại là mục tiêu của người sản xuất, yếu tố vốn và công nghệ

trở thành các yếu tố quyết định đối với việc tăng sản lượng nông nghiệp, dựa vào

lợi thế về quy mô áp dụng tối đa công nghệ mới, hướng vào sản xuất một vài loại

sản phẩm riêng biệt.

1.1.2. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản xuất trong nông nghiệp

Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo hàm sản xuất trong nông nghiệp được

phát triển bởi Sung Sang Park (1992) [50]. Theo đó, mỗi giai đoạn phát triển, sản

lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau.

Giai đoạn sơ khai: Người sản xuất nông nghiệp chưa sử dụng các yếu tố đầu

vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp. Trong giai đoạn đầu, sản lượng nông

nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết khí hậu và lao động.

Mối quan hệ đầu ra với đầu vào được khái quát bởi hàm sản xuất như sau:

Y=F(N,L) (1)

Trong đó Y: Sản lượng nông nghiệp, N: yếu tố tự nhiên, L: lao động.

Trong giai đoạn sơ khai, quy luật năng suất biên giảm dần thể hiện trong SX.

Đường biểu diễn (F1) trên hình 1 cho biết số quan hệ giữa số lao động nông

nghiệp (L) và sản lượng tính trên 1 ha đất nông nghiệp (Y/S). Lúc đầu, khi tăng

thêm 1 đơn vị lao động, sản lượng trên 1 ha sẽ tăng hơn 1 đơn vị. Sau đó, phần gia

tăng của sản lượng trên 1 ha sẽ giảm dần khi số lao động tiếp tục tăng thêm.

Nguyên nhân của năng suất biên giảm dần chủ yếu là do không chuyển được số lao

động dư thừa trong khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Y/S F1

Hình 1.1. Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn sơ khai

Năng suất biên của lao động nông nghiệp L

Page 20: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

10

Giai đoạn đang phát triển : Trong giai đoạn kế tiếp này: sản lượng nông

nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp

(phân bón, thuốc hóa học)

Mối quan hệ này được khái quát bởi hàm sản xuất sau: Y=F(N,L)+F(R) (2)

Trong đó R: đầu vào do công nghiệp cung cấp.

Trong giai đoạn đang phát triển, sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp (năng

suất đất) tăng lên tương ứng với lượng phân bón và thuốc hóa học sử dụng tăng lên.

Đường biểu diễn (F2) cho thấy sản lượng trên 1 ha ở giai đoạn đang phát triển cao

hơn nhiều so với giai đoạn sơ khai (F1). Thay vì tăng lao động trên 1 ha đất, mà

thêm vào đó là sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn làm cho sản lượng tăng nhanh,

rồi sau đó giảm xuống theo quy luật năng suất biên giảm dần.

Y/S F2

Hình 1.2. Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn đang

phát triển

Giai đoạn phát triển:

Hình 1.3 Đường biểu diễn sản lượng nông nghiệp trong giai đoạn phát

triển

0 Năng suất biên của lao động nông nghiệp

F1

K1 K2 K L2 L1

F4

l1

l2

y2

y1

y l T

Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông nghiệp

Page 21: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

11

Mối quan hệ này được khái quát bởi hàm sản xuất sau:

Y = F(N,L) + F(R) + F(K) (3)

Trong đó: K: vốn sản xuất;

Trong giai đoạn phát triển, sản lượng trên 1 lao động (năng suất lao động, y)

tăng lên tương ứng với lượng vốn sản xuất (K) sử dụng tăng thêm và thu nhập của 1

lao động (I) cũng tăng lên tương ứng.

Trong hình 1.3. trên, lúc đầu ở mức vốn K1, năng suất lao động (y1) và thu

nhập là I1 (tương ứng số lao động là L1). Khi vốn tăng lên K2, năng suất lao động

(y2) và thu nhập là I2 (tương ứng số lao động là L2). Như vậy, do thay đổi vốn làm

cho năng suất lao động tăng, nâng cao thu nhập và tiết kiệm được lao động (L2 –L1).

Thu nhập bình quân của người lao động nông nghiệp trong các nước đang phát

triển và phát triển có sự chênh lệch rất lớn vì khác nhau năng suất lao động. Để thu

hẹp khoảng cách này, theo Park không có con đường nào khác ngoài việc dịch

chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp.

Hàm sản xuất của giai đoạn phát triển cho thấy để tăng năng suất đất cần tăng

đầu tư cho khu vực công nghiệp để tăng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho

nông nghiệp. Vậy muốn tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp cần tăng đầu tư

vốn cho nông nghiệp dưới dạng máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Như vậy theo lý thuyết này quá trình phát triển nông nghiệp thay đổi hàm sản

xuất hay thay đổi cách sử dụng đầu vào theo hướng chuyển dần từ thâm dụng yếu tố

chiều rộng sang yếu tố chiều sâu – công nghệ.

1.1.3. Lý thuyết phát triển nông nghiệp theo dịch chuyển năng suất lao động

Lý thuyết này được phát triển từ tổng kết thực tiễn quá trình tăng trưởng năng

suất lao động nông nghiệp của các nước trên thế giới. Quá trình tăng năng suất này

dựa trên mối quan hệ giữa năng suất nông nghiệp được quyết định bởi năng suất đất

(sản lượng trên 1 đơn vị diện tích) và quy mô đất trên lao động theo công thức (4).

Công thức để xác định năng suất lao động nông nghiệp như sau:

AA

A

Yy

L

Trong đó: yA : Năng suất lao động nông nghiệp

Page 22: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

12

YA : Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp

LA : Số lượng lao động nông nghiệp

Phương trình trên có thể viết dưới dạng:

aAA

a A

LYy x

L L

Trong đó: La: Diện tích đất nông nghiệp

Như vậy năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào (i) năng suất đất

(YA/La) và (ii) quy mô diện tích đất nông nghiệp (La/LA).

Theo lý thuyết này quá trình phát triển là quá trình nâng cao không ngừng

năng suất lao động nông nghiệp. Quá trình này diễn ra nhờ chuyển dần từ sử dụng

tài nguyên ( diện tích đất/lao động) sang cải tiến kỹ thuật áp dụng công nghệ mới để

tăng năng suất đất (sản lượng/diện tích). Cụ thể: trong thời thời kỳ đầu phát triển

nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tăng chủ yếu do tăng diện tích đất

nông nghiệp. Dân số còn thấp so với quy mô đất nên công nghệ sản xuất trong nông

nghiệp chủ yếu là quảng canh, tức sản lượng tăng nhanh do mở rộng diện tích. Tài

nguyên đất nông nghiệp có giới hạn, trong khi dân số không ngừng tăng lên. Do đó,

công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất (giống mới, các loại phân bón hóa học,

thủy lợi) để đáp ứng yêu cầu tăng sản lượng nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích

và thâm dụng lao động. Giai đoạn phát triển cao, nông nghiệp áp dụng công nghệ cơ

giới hóa và công nghệ này có thể làm tiết kiệm lao động hơn, nhưng vẫn tiến hành

sản xuất được nhiều đơn vị diện tích đất, từ đó năng suất lao động nông nghiệp

được tăng lên.

Nhìn chung các lý thuyết phát triển nông nghiệp đã chỉ ra con đường phát triển

nông nghiệp từ sản xuất tự cấp tự túc đa canh sang chuyên môn hóa, từ dựa vào tài

nguyên sang dựa vào công nghệ.

1.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan tới phát triển nông nghiệp

Các nghiên cứu ở ngoài nước

Quan điểm phát triển chăn nuôi thể hiện ngay từ thời David Ricacdo (1772 –

1823). Nhà kinh tế học người Anh cho rằng phát triển nông nghiệp phải chú trọng

Page 23: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

13

phát triển chăn nuôi qua đó sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất quan trọng nhất là

đất đai và nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất nông nghiệp góp phần tăng

năng suất và thu nhập của nông dân [86].

Theo Lewis (1954) đại diện cho trường phái tân cổ điển muốn phát triển nông

nghiệp thì phải chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang những ngành có năng

suất cao hơn như chăn nuôi, công nghiệp. Khu vực nông nghiệp, tồn tại tình trạng

dư thừa lao động và lao động dư thừa này dần dần được chuyển sang khu vực công

nghiệp. Chính Lewis đã chỉ ra tầm quan trọng của sự phát triển nông nghiệp trong

quá trình này đã tạo ra sự tích lũy vốn cho sự phát triển các ngành phi nông nghiệp

hay quá trình chuyển dịch sẽ giúp cho cả nông nghiệp và công nghiệp cùng phát

triển và do đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong ngành nông nghiệp, khác với ngành

trồng trọt, ngành chăn nuôi có khả năng phát triển sản xuất lớn theo hướng công

nghiệp hóa và do đó sẽ thu hút lao động dư thừa từ trồng trọt [82].

Dwight H. Perkins et al (2013) đã khẳng định nông nghiệp có ý nghĩa quan

trọng trên cả kinh tế vĩ mô lẫn vi mô ở hầu hết các nước đang phát triển do mức

đóng góp lớn vào sản lượng cũng như việc làm cho lao động ở đây. Hiện nông

nghiệp chiếm một vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập quốc gia nhưng cũng

rõ ràng rằng vai trò quan trọng của ngành này có xu hướng giảm. Cũng theo tác giả

muốn phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển thì phải tập trung giải quyết

tình trạng công nghệ lạc hậu và thay thế bằng công nghệ hiện đại hơn, đi cùng với

đó là chính sách phát triển hợp lý mà trong đó là chính sách đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng và cuối cùng là thể chế cho phát triển nông nghiệp [93].

Các tác giả Dinesh Kumar, Sivamohan, Nitin Bassi (2013) đã bàn tới nội dung

phát triển nông nghiệp ở các nước thế giới thứ ba gắn với chiến lược an ninh lương

thực trong nền kinh tế ở đây mà trường hợp điển hình là Ấn Độ. Một quốc gia có

nền nông nghiệp tương đối phát triển, có tài nguyên thiên nhiên như đất, nước

phong phú nhưng đang chịu áp lực rất lớn do quá trình phát triển kém bền vững của

ngành. Kết quả đã chỉ ra con đường để phát triển nông nghiệp. Đó là phải chú trọng

tới công tác thủy lợi, làm cơ sở nâng cao năng suất nông nghiệp một cách bền

vững [78].

Page 24: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

14

Nghiên cứu của Bellon, Stephane, Penvern, Servane (2014) đã xem xét tới xu

thế và cách thức để phát triển nông nghiệp trong điều kiện có những thay đổi nhu

cầu của thị trường nông sản các nước. Xu thế này đang diễn ra theo chiều hướng

giảm dần khối lượng nông sản không thân thiện môi trường và thâm dụng phân hóa

học và chất bảo vệ thực vật tổn hại môi trường. Nghiên cứu đã chỉ ra cách thức để

có thể gia tăng sản lượng lương thực nhưng không phải sử dụng các phương pháp

phòng trừ sâu bệnh gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe con người. Nghiên cứu

này cũng giúp các nhà nghiên cứu có sự hiểu biết về quan điểm và những thách thức

trong tương lai khi nghiên cứu về nông nghiệp sạch hiện nay [74].

Các tác giả Bouman, Jansen, Schipper, Hengsdijk, (2011) đã trình bày ý tưởng

phát triển nông nghiệp theo cách tiếp cận hệ thống. Kết quả của nghiên cứu này

khẳng định rằng sự phát triển nông nghiệp phải dựa nhiều hơn vào các yếu tố khoa

học, kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Đây là một nghiên cứu rất hữu ích cho nghiên cứu

về phát triển nông nghiệp với các nền kinh tế có điều kiện như Bình Định nhất là

nội dung phát triển chăn nuôi [76].

Tác giả Julian M.Alston (2014) cho rằng vai trò của khoa học công nghệ của

trong quá trình phát triển nông nghiệp đối với nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Nghiên cứu phát hiện sản lượng nông nghiệp của các nền kinh tế có thu nhập cao

như Mỹ sẽ suy giảm trong khi có sự gia tăng ở các nước thu nhập trung bình như

Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia. Từ các nhận định trên, theo tác giả muốn

phát triển nông nghiệp các nền kinh tế này cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành

nông nghiệp, có như vậy mới tạo ra sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Đây

chính là định hướng cho phát triển chăn nuôi đại gia súc [81].

Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, nhiều công trình khoa học cũng đề cập đến phát triển nông

nghiệp thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau.

Nội dung đầu tiên mà nhiều nghiên cứu như Nguyễn Sinh Cúc (2003), Đặng

Kim Sơn (2008) và Hoàng Thị Chính (2010) đã khẳng định là sự gia tăng quy mô

sản lượng trồng trọt và chăn nuôi thông qua chỉ tiêu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Nhưng nội dung này mới chỉ phản ánh về mặt lượng, các nghiên cứu còn đi vào

Page 25: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

15

xem xét năng suất của các ngành, các sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp. Không

dừng ở đó các nghiên cứu còn đề cập tới nội dung tới sự phát triển của các ngành

trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp [15].

Việc huy động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất được đề cập tới,

Nguyễn Xuân Thảo (2004) và Nguyễn Sinh Cúc đề nghị đầu tư nhiều hơn cho nông

nghiệp, Đặng Kim Sơn (2001, 2008) và Đào Thế Tuân (2008) khẳng định phải nâng

cao trình độ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn

nuôi nói riêng. Tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được đề cập tới, ở Việt Nam

những đột phá trong tổ chức sản xuất nông nghiệp đã trở thành cú hích cho phát

triển. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Đặng Kim Sơn (2008), Bùi Quang Bình (2007)

khẳng định nên sử dụng mô hình kinh tế trang trại và thực hiện dồn điền đổi thửa

mở rộng quy mô chăn nuôi ĐGS. Ngoài ra thu nhập của các hộ nông dân cũng được

quan tâm nghiên cứu [9].

Vũ Thị Ngọc Phùng (2006) cho rằng quá trình phát triển nông nghiệp có thể

chia làm 3 giai đoạn: nông nghiệp truyền thống, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp –

đa dạng hóa cây trồng và giai đoạn thứ 3 là chuyên môn hóa sản xuất – nông nghiệp

thương mại. Nghiên cứu đã chỉ ra mỗi giai đoạn này có những đặc trưng nhất định

làm cơ sở để nhận biết và định hướng phát triển. Nhưng với tính khái quát chung

cho các nền kinh tế đang phát triển nên việc vận dụng kết quả nghiên cứu này vào

thực tế của mỗi nền kinh tế cần phải tính tới các đặc thù riêng [49].

Theo nghiên cứu của Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung, Lưu Văn Duy (2009)

nêu rõ: vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm là nội dung trọng tâm của chính sách

nông nghiệp của các quốc gia. Hoạch định chiến lược và chính sách cho an ninh

lương thực và thực phẩm cần có quan điểm và giải pháp toàn diện cả về lương thực

và thực phẩm, cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu linh hoạt, phát triển hệ thống thị trường,

tạo việc làm và thu nhập để tăng sức mua cho người tiêu dùng [17].

Đinh Phi Hổ (2003) đã trình bày lý thuyết về sản xuất nông nghiệp theo cách

tiếp cận kinh tế học vi mô. Ở đây tác giả dựa trên hàm sản xuất để phản ánh quá

trình tạo ra sản lượng của người sản xuất. Hàm sản xuất – hàm số phản ánh quá

trình tạo ra sản lượng nông nghiệp của người sản xuất thông qua kết hợp các yếu tố

Page 26: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

16

đầu vào hay các yếu tố đầu vào quyết định sản lượng [26]. Thông qua cách tiếp cận

này quan niệm về phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Đó là sử

dụng các yếu tố sản xuất theo cách nào đó để gia tăng sản lượng và đạt được mức

sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng trước hết phải bảo đảm gia tăng được sản

lượng, nhất là giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Nghiên cứu này cho thấy cách

thức phân tích chi phí đầu vào và doanh thu trong nông nghiệp. Trong phần sau tác

giả đã trình bày lý thuyết thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. Có

thể thấy cách tiếp cận vi mô của tác giả là những gợi ý hình thành hướng tiếp cận

cho nghiên cứu về phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng.

Đồng thời cũng gợi ý cho cách phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển

chăn nuôi. Sau này vận dụng và phát triển kết quả trên của Đinh Phi Hổ (2003),

Phạm Ngọc Toản (2008) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố đầu vào

đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông đã cho thấy yếu tố tác động chủ yếu

đến năng suất cây cà phê là phân bón và kiến thức nông nghiệp của hộ, còn lượng

nước tưới ít ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê hơn. Sở dĩ có kết quả như vậy vì

lượng mưa tại địa phương nghiên cứu cao trên 2.400mm nên tại đây các nông hộ

tưới ít hơn các địa phương khác nhưng sản lượng vẫn không thay đổi nhiều [62].

Theo Mai Văn Xuân và Nguyễn Văn Hóa (2011), khi phân tích các nhân tố tác

động đến phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk cho rằng vốn, lao động, đất đai

là những yếu tố góp phần quan trọng trong việc gia tăng năng suất cây cà phê. Bên

cạnh những yếu tố trên thì không thể không kể đến việc thực hiện các biện pháp kỹ

thuật tốt (tưới nước, bón phân, chống xói mòn đất, trồng cây chắn gió…), làm tốt

công tác khuyến nông cũng góp phần nâng cao năng suất của cây cà phê . Trong

nghiên cứu này các tác giả đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để nghiên cứu

tác động của các nhân tố tới theo quy mô và năng suất cà phê của các hộ điều tra

[73].

Nguyễn Trần Trọng (2012) đã đề cập đến phương pháp tiếp cận phát triển

nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam dưới góc độ thị trường. Tác giả

đã đưa ra những định hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp trong giai đoạn 2011-

2020 gồm: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng kinh tế thị

Page 27: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

17

trường, từng bước chuyển các đơn vị, ngành, vùng nông nghiệp có căn bản tự cấp,

tự túc ở các tỉnh miền núi, vùng dân tộc ít người lên sản xuất hàng hóa, xây dựng

các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung; tiếp tục đẩy mạnh tăng năng suất

cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất ruộng đất, đồng thời chú ý tới tăng năng suất lao

động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị nông sản; hoàn thiện cơ cấu sản xuất

nông nghiệp theo hướng phát triển toàn diện trên cơ sở chuyên môn hóa, tập trung

hóa trong từng ngành, từng vùng sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế

biến nông, lâm, thủy sản, xây dựng các vùng nguyên liệu vững chắc, nâng cao chất

lượng sản phẩm chế biến; xây dựng các hình thức kinh tế phù hợp trong nông

nghiệp; thực hiện một số chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp; bảo vệ môi

trường sinh thái trong nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái,

nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch [61].

Nhìn chung, các nghiên cứu tuy tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau nhưng

cũng có thể rút ra quan niệm về phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển chăn

nuôi nói riêng. Phát triển nông nghiệp hay chăn nuôi đều là quá trình vận động theo

chiều hướng tốt theo thời gian và thể hiện qua sự gia tăng không ngừng kết quả sản

xuất nhờ phân bổ sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực. Đồng thời quá trình này

còn phải bảo đảm phân bổ kết quả sản lượng tốt cho tiêu dùng hiện tại và tương lai.

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan tới phát triển chăn nuôi đại gia súc

Trên cơ sở những nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi nói chung và ĐGS nói

riêng của các nhà khoa học đi trước, một số nhà khoa học của Việt Nam đã có

những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có những

công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi ĐGS như:

Hoàng Mạnh Quân (2000) đã nghiên cứu về phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông

dân tỉnh Quảng Bình trên cơ sở xem xét toàn diện các giải pháp kinh tế - và kỹ

thuật. Bằng cách tiếp cận vi mô thông qua phân tích các yếu tố kinh tế và kỹ thuật

như vốn, lao động, kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh, chọn giống, ....với sản lượng,

giá trị gia tăng. Các số liệu thống kê được sử dụng trong nghiên cứu là số liệu điều

tra sơ cấp các hộ chăn nuôi bò. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có những hạn chế

nhất định. Đó là đối tượng nghiên cứu là chăn nuôi sản phẩm bò gồm bò sữa, bò

Page 28: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

18

thịt, bò sinh sản. Chỉ riêng bò sữa và bò thịt thì các yếu tố kinh tế kỹ thuật cũng rất

khác nhau và do vậy các giải pháp cũng không thể giống nhau được. Nhưng dù sao

đây cũng là nghiên cứu hữu ích cho nghiên cứu về phát triển chăn nuôi đại gia súc

nhất là phương pháp nghiên cứu. Nhưng cũng cần lưu ý đối tượng và đặc thù nghiên

cứu sau này [51].

Nguyễn Thế Nhã (2002) đã nêu rõ đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành chăn

nuôi nói chung và đại gia súc nói riêng. Đồng thời các tác giả cũng trình bày Tình

hình, phương hướng và biện pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn ở Việt Nam. Tất

cả những nội dung này rất hữu ích cho việc hình thành khung lý thuyết cho nghiên

cứu phát triển chăn nuôi đại gia súc ở một địa phương. Nghiên cứu này trình bày

các nội dung này trên góc độ khái quát chung của cả nước, do vậy khi vận dụng cho

một địa phương phải có những sự kế thừa sáng tạo phù hợp với đặc thù của địa

phương như Bình Định [45].

Bùi Quang Bình (2004) công bố nghiên cứu Tình hình phát triển chăn nuôi bò

thịt ở tỉnh Bình Định. Quan niệm về phát triển chăn nuôi bò thịt ở đây được xác

định trên các khía cạnh gia tăng về số lượng, quy mô, nâng cao chất lượng sản

phẩm, cải tiến tổ chức sản xuất, bảo đảm các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả với số liệu thứ cấp là

chủ yếu. Các vấn đề cốt lõi của sự phát triển chăn nuôi bò cũng đã được tác giả chỉ

ra, đó là : đàn bò thịt với quy mô số lượng còn chưa xứng với tiềm năng, chất lượng

của con giống chưa cao dẫn tới năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp; tổ chức quản

lý vĩ mô còn mang tính hành chính chưa sát thực tế thể hiện ở việc đề ra, việc phát

triển nhưng thiếu một quy hoạch chi tiết cụ thể, quá trình điều hành hoạt động của

các cơ quan chức năng chưa sát thực tế, chưa nhận thức đúng vai trò của các hợp tác

xã trong vấn đề này và thiếu chính sách và giải pháp hình thành và phát triển hệ

thống HTX kiểu mới - hệ thống cung cấp các dịch vụ cho chăn nuôi bò; đội ngũ cán

bộ kỹ thuật và quản lý tại cơ sở của tỉnh còn thiếu và mỏng, cơ chế chính sách đãi

ngộ và thu hút nhân tài chưa có; người sản xuất - các hộ gia đình và trang trại thiếu

vốn để đầu tư lâu dài. Họ thiếu kiến thức về kỹ thuật, thú y, và tổ chức sản xuất

hàng hóa theo hướng thâm canh; hệ thống các hoạt động phụ trợ hoạt động chưa

Page 29: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

19

hiệu quả, chưa hình thành hệ thống dịch vụ đảm bảo cho các hoạt động này, chưa

đáp ứng cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc ở địa phương trên quy mô hàng

hóa lớn; các giải pháp phát triển cũng theo hướng hoàn thiện các nội dung này. Trên

cơ sở này tác giả kiến nghị các giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi cho

địa phương vì một số kết luận của nghiên cứu được công bố vẫn còn giá trị và kế

thừa. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa sử dụng các dữ liệu sơ cấp để bổ sung cho

các kết luận nghiên cứu, vì vậy đây là gợi mở để sử dụng các dữ liệu sơ cấp cho các

phân tích và nhận định cho luận án này [7].

Nguyễn Văn Chung (2005) khi nghiên cứu về một số giải pháp phát triển chăn

nuôi bò thịt tại tỉnh Lạng Sơn đã đi nghiên cứu các nội dung cơ bản về cơ sở lý luận

và thực tiễn, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò

thịt của tỉnh Lạng Sơn. Với đề tài này tác giả đi đánh giá sâu về thực trạng phát

triển thông qua phân tích tình hình phát triển chăn nuôi thông qua số lượng đàn,

năng suất, cơ cấu đàn và thu nhập của người chăn nuôi. Tác giả tập trung xem xét

các chính sách và giải pháp mà chính quyền ở đây áp dụng để thúc đẩy phát triển

ngành này. Ở đây vì mục tiêu kiến nghị giải pháp là chính mà nghiên cứu không đi

sâu vào phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả trong chăn nuôi

bò thịt tại các hộ [18].

Nguyễn Văn Thiện (2005) đã nghiên cứu kết quả về chăn nuôi gia súc trong

20 năm qua và hướng phát triển, nghiên cứu trong thời gian tới, trong nghiên cứu

tác giả đã nêu rõ: trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc chăn nuôi gia súc cũng như

chăn nuôi gia cầm, để cung cấp các sản phẩm chăn nuôi cho xã hội, tăng thu nhập

cho người nông dân, góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và

nông thôn. Hướng phát triển chung của ngành chăn nuôi là phát triển theo hướng

bền vững như: phát triển toàn diện các loài vật nuôi thích hợp với các nguồn sinh

thái khác nhau; kết hợp hài hòa giữa chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công

nghiệp, giữa chăn nuôi nhỏ trong gia đình và chăn nuôi trang trại, tạo ra ngành chăn

nuôi hàng hóa có năng suất, có hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ được tính đa dạng sinh

học, bảo vệ môi trường. Riêng ngành chăn nuôi gia súc cần chú trọng phát triển

chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê…) [63].

Page 30: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

20

Trong nghiên cứu sau này Bùi Quang Bình (2005) đã điểm qua tình hình phát

triển chăn nuôi bò thịt ở Bình Định nhiều năm qua. Trong nghiên cứu, tác giả khẳng

định chăn nuôi bò thịt không phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao như nuôi bò sữa, ít

bệnh và phù hợp với trình độ chăn nuôi của nông dân và có thể tận dụng có hiệu quả

nguồn phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp. Nếu nhìn từ góc độ thị trường, hiện tại

nhu cầu thị trường là rất lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ. Với những điều kiện của

tỉnh Bình Định, việc phát triển chăn nuôi bò, đặc biệt là bò thịt là khâu đột phá

trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH nông nghiệp nông thôn, tạo ra

nhiều công ăn việc làm ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội của địa phương một cách bền vững. Những kết luận này có giá trị để nghiên

cứu sinh xem xét vai trò hay ảnh hưởng từ sự phát triển ngành chăn nuôi ĐGS tới

sự phát triển kinh tế ở Bình Định. Tuy nhiên quan điểm phát triển bền vững của tác

giả chỉ gắn với việc phát huy thế mạnh của tự nhiên với tiềm năng lao động và kinh

nghiệm làm ăn của người chăn nuôi mà chưa chưa quan tâm tới yếu tố hội nhập.

Nghiên cứu cũng đưa ra cảnh báo việc chạy theo lai tạo quá nhanh đàn bò ta mà

không bảo tồn nguồn gen này có thể sẽ trả giá trong hội nhập. Đây cũng là gợi ý cho

định hướng phát triển chăn nuôi trong hội nhập cần phải giữ lại những yếu tố bản

sắc từ chỉ dẫn địa lý của địa phương [8].

Nghiên cứu của Dao The Anh and Vu Trong Binh (2005) chỉ ra rằng: chăn

nuôi bò thịt có tiềm năng trong phát triển ở các tỉnh phía Bắc khi đồng cỏ ở đây

rộng lớn, nguồn thức ăn dồi dào, tuy nhiên hệ thống giống bò thịt ở đây còn nhiều

hạn chế như tỷ lệ bò lai thấp, trọng lượng và chất lượng thịt chưa đảm bảo. Từ kết

quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

chăn nuôi bò ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó đặc biệt chú trọng đến giải

pháp về giống và thức ăn [77].

Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (2006) đã tập trung nghiên cứu phát triển chăn

nuôi gia súc ăn cỏ nhưng chỉ hướng tới giải quyết những vấn đề liên quan tới đầu

vào của quá trình sản xuất. Đó là tạo nguồn thức ăn thô xanh chất lượng cao phục

vụ phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Nghiên cứu trên xuất phát từ nhận diện vấn đề

lớn nhất để mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi là

Page 31: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

21

những hạn chế về nguồn thức ăn. Mặc dù tiềm năng tự nhiên và phụ phẩm nông

nghiệp rất lớn ở địa phương nhưng đã không được khai thác và phát huy. Lý do lớn

nhất là phương thức chăn nuôi kiểu cũ và không có định hướng áp dụng tiến bộ kỹ

thuật trong tạo và chế biến nguồn thức ăn. Bằng phương pháp thực nghiệm và phân

tích thống kê, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giống cỏ và cách chế biến bảo

quản thức ăn cho chăn nuôi. Tuy nghiên cứu này chỉ tập trung vào một hướng

nhưng cũng gợi ý cho nghiên cứu sinh cần xem xét vấn đề đầu vào cho chăn nuôi

ĐGS như bảo đảm sự phát triển bền vững [42].

Nguyễn Mạnh Quân (2006) trong nghiên cứu về Thực trạng phát triển chăn

nuôi bò thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê,

phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA và phương pháp đánh giá nông thôn

có sự tham gia của cộng đồng –PRA và điều tra sơ cấp các hộ chăn nuôi bò thịt ở

đây để đánh giá thực trạng của hoạt động này. Kết quả của nghiên cứu đã làm rõ

được Tình hình phát triển chăn nuôi chung thông qua quy mô và tốc độ tăng đàn bò,

cơ cấu giống bò, Tình hình thức ăn cho đàn bò và chuyển giao kỹ thuật cho chăn

nuôi. Đồng thời phân tích thực trạng chăn nuôi của các hộ gia đình theo quy mô sản

xuất và phương thức chăn nuôi. Ở đây tác giả đã tập trung nỗ lực để xem xét tính

bền vững của thu nhập khi áp dụng các phương thức chăn nuôi khác nhau. Nghiên

cứu chưa đề cập đến thị trường đầu ra của chăn nuôi bò thịt. Nhưng từ kết quả phân

tích trên cũng đã chỉ rõ quan niệm về phát triển chăn nuôi gia súc thông qua sự gia

tăng quy mô đàn bò, những thay đổi về cơ cấu, bảo đảm nguồn thức ăn và chuyển

giao kỹ thuật và phương thức sản chăn nuôi phù hợp và cần kết hợp hai cách tiếp

cận vi mô và vĩ mô để phân tích phát triển chăn nuôi đại gia súc [53].

Nghiên cứu của Berthouly C. (2008) khẳng định, nơi có lợi thế trong việc phát

triển đại gia súc, nhất là phát triển đàn trâu và đàn bò là tỉnh Hà Giang của Việt

Nam. Trong 10 năm từ 1998 – 2008, số lượng đàn bò liên tục tăng lên (11,3%/năm),

chất lượng thịt ngày càng được cải thiện nhưng người dân chưa chủ động trong việc

phát triển đàn bò (phòng bệnh, chuyển đổi giống, cung cấp khẩu phần ăn giàu dinh

dưỡng,…), điều này ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ chăn nuôi [75].

Page 32: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

22

Theo Nguyễn Đăng Vang, chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho rằng: với

đặc điểm khô, nóng, độ ẩm thấp..., miền Trung chính là nơi có điều kiện thiên phú

để phát triển bò thịt và miền trung chỉ thích hợp nuôi bò thịt chứ không phải bò sữa.

Ở nước ta, bò thịt các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Nghệ An, Thanh Hóa... hiện

nay đã trở thành thương hiệu. Đối với nông dân nghèo miền Trung, làm ruộng mãi

không thể khá, chỉ cần một con bò là có thể thành sản nghiệp lớn của họ [67].

Nguyễn Quế Côi và cộng sự (2007) khi nghiên cứu để xác định mô hình chăn

nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực đồng bằng Sông

Hồng trên địa bàn 2 tỉnh là Nam Định và Bắc Ninh đã xác định hiệu quả kinh tế

trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại; bằng phương pháp phân tích

hồi quy tương quan giữa một số thông số chi phí với tỷ suất lợi nhuận/chi phí đã xác

định yếu tố chi phí đầu tư như: con giống, thú y có tỷ lệ thuận, chi phí thức ăn có tỷ

lệ nghịch. Trên cơ sở phân tích này muốn phát triển chăn nuôi lợn thì cần phải đầu

tư con giống tốt và công tác thú y phải tốt đồng thời giảm chi phí thức ăn thì mới có

thể tăng lợi nhuận trong chăn nuôi lợn [19].

Lê Ngọc Hướng (2012) đã tập trung nghiên cứu về sản xuất lợn thịt, cung ứng

và tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, phân tích những thuận lợi, khó

khăn và các yếu tố ảnh hưởng trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ lợn thịt, đi sâu phân

tích tài chính, phân tích kinh tế, kết quả và hiệu quả của các tác nhân tham gia vào

ngành hàng lợn thịt và đề xuất các giải pháp kinh tế, xã hội và môi trường để phát

triển ổn định ngành hàng. Tác giả đã sử dụng 3 phương pháp: tiếp cận hệ thống, tiếp

cận theo chuỗi cung ứng và tiếp cận có sự tham gia để phân tích ngành hàng. Công

trình khoa học này đã sử dụng mô hình logic để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định, ứng xử của các tác nhân. Mặc dù vậy, nghiên cứu chỉ mới đề cập

liên kết dọc, chưa đề cập đến liên kết ngang, chưa đề cập rõ về cầu ngành hàng và

chưa chỉ ra được tác nhân gây ảnh hưởng chính và thiệt hại lớn [27].

Theo Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (2017) chăn nuôi lợn theo

hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAHP) là phương thức chăn nuôi mang lại

hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thực phẩm an toàn cho

người tiêu dùng. Hộ nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã và đang áp dụng

Page 33: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

23

quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tập trung theo tiêu chuẩn VietGap. Tuy vậy, để

ứng dụng rộng rãi phương thức chăn nuôi này cần phải đánh giá một cách khoa học

và phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn tập trung theo

hướng VietGAHP, làm cơ sở để các cơ quan chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và người

chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội lựa chọn và phát triển chăn nuôi một cách bền vững

[72].

Lê Thị Mai Hương (2015) tập trung xem xét kết quả, hiệu quả của các trang

trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai. Các trang trại ở đây theo 4 nhóm tham gia sản xuất

kinh doanh là công ty có vốn FDI, các hợp tác xã, các công ty cổ phần, hộ gia đình.

Các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: (i) số liệu thứ cấp của

các cơ quan như Sở NN&PTNT Đồng Nai, Cục Thống kê tỉnh, số liệu thống kê các

huyện, thị trong tỉnh, các số liệu nghiên cứu của các trường đại học. (ii) Số liệu sơ

cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các chủ trang trại chăn nuôi heo

theo bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn. Phạm vi điều tra là các trang trại chăn nuôi

heo trên phạm vi toàn tỉnh Đồng Nai. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong

nghiên cứu này là phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp

phân tích và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các trang trại chăn nuôi heo của

các công ty có vốn FDI hoạt động có hiệu quả nhất vì họ có thế mạnh về vốn, công

nghệ, có quy trình sản xuất khép kín và thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Các

trang trại của các hợp tác xã và công ty cổ phần hoạt động tương đối có hiệu quả.

Riêng các trang trại chăn nuôi heo của hộ gia đình đạt kết quả kinh doanh thấp nhất

trong 4 nhóm vì điều kiện chăn nuôi chưa được hoàn toàn đảm bảo, chủ yếu là kiểu

chuồng hở, nguồn con giống không đảm bảo chất lượng, chi phí thức ăn chăn nuôi

cao và thị trường đầu ra cho sản phẩm có nhiều biến động [32].

Tóm lại các công trình khoa học liên quan tới phát triển chăn nuôi nói chung

và chăn nuôi đại gia súc nói riêng đã cung cấp những hàm ý ở các góc độ khác nhau

về nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình

phát triển ngành này. Các nghiên cứu trên cũng đã gợi ý hướng nghiên cứu và

phương pháp nghiên cứu chủ đề này cho một nghiên cứu ở tỉnh Bình Định.

Page 34: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

24

1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu:

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trên có thể rút ra các khoảng trống sau:

Thứ nhất, Khoảng trống vận dụng lý luận trong nghiên cứu; Các nghiên cứu

về phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng được thực hiện gắn

với các nền kinh tế khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu này đã góp phần làm

giàu, bổ sung, hoàn thiện và phong phú thêm về mảng lý thuyết này. Vì thế một

nghiên cứu phát triển chăn nuôi ĐGS gắn với đặc thù của tỉnh Bình Định sẽ là sự

vận dụng lý luận về phát triển trong nghiên cứu trường hợp cụ thể và kết quả có

được góp phần làm phong phú và bổ sung về kết quả thực nghiệm.

Thứ hai, Khoảng trống về thực tiễn phát triển chăn nuôi ĐGS ở Bình Định; Kết

quả nghiên cứu được tổng quan trên đây tuy có nhiều công trình nghiên cứu về phát

triển chăn nuôi ĐGS của các nước và các địa phương khác của Việt Nam. Đồng thời

các nghiên cứu cũng đề cập tới nhiều khía cạnh về phát triển ngành này. Tuy nhiên

một nghiên cứu đánh giá toàn diện về trạng thái và trình độ phát triển chăn nuôi đại

gia súc ở Bình Định, trong đó trọng tâm xem xét cách thức huy động và phân bổ

nguồn lực cho phát triển chăn nuôi ĐGS ở Bình Định vẫn còn thiếu vắng.

Thứ ba, Khoảng trống về hoạch định chính sách; Kết quả nghiên cứu được

tổng quan trên đây tuy có nhiều công trình đã cung cấp các hàm ý chính sách về

phát triển chăn nuôi ĐGS nhưng gắn với nền nông nghiệp quốc gia hay lãnh thổ nào

đó không phải Bình Định. Vì vậy vẫn thiếu vắng một nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu

cầu hoạch định chính sách phát triển ngành chăn nuôi này cho Bình Định.

1.3. Khái niệm, đặc điểm và nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc

1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của chăn nuôi đại gia súc

Khái niệm về chăn nuôi đại gia súc

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp (theo

nghĩa hẹp), với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản

phẩm đáp ứng nhu cầu của con người (Vũ Đình Thắng, 2006).

Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và

chăn nuôi (Luật Chăn nuôi, 2018).

Page 35: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

25

Theo Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn (RRDC), đại

gia súc là động vật nhai lại. Động vật nhai lại là bất kỳ động vật có số lượng móng

guốc chẵn và quá trình tiêu hóa thức ăn của chúng diễn ra trong hai giai đoạn: giai

đoạn thứ nhất chúng ăn thức ăn thô và nuốt vào dạ dày và giai đoạn thứ hai, chúng

ợ thức ăn đã phân hủy một phần trong dạ dày trở lại miệng để nhai lại. Theo quan

điểm này thì động vật nhai lại bao gồm trâu, bò, ngựa, dê, cừu.

Luận án này cũng đồng quan điểm với một số nhà nghiên cứu tại Việt Nam

khi cho rằng đại gia súc là những động vật có vú và có số lượng móng guốc chẵn

trong đó có cả lợn. Trong Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê cũng xếp

trâu, bò và lợn cùng chung đối tượng, là gia súc chính của hộ chăn nuôi. Bên cạnh

đó, với đặc thù của tỉnh Bình Định thì đại gia súc được các hộ chăn nuôi chính như:

trâu, bò và lợn. Do vậy, trong nghiên cứu này đại gia súc bao gồm các con vật: trâu,

bò và lợn.

Đặc điểm của chăn nuôi đại gia súc

Chăn nuôi ĐGS là một hoạt động trong sản xuất nông nghiệp song có những

khác biệt so với sản xuất của ngành trồng trọt, nên bên cạnh những đặc điểm chung

của sản xuất nông nghiệp thì còn có những đặc điểm riêng mà cần chú ý.

Đối tượng tác động trong sản xuất chăn nuôi đại gia súc là các cơ thể sống.

Quá trình chăn nuôi đại gia súc luôn cần một lượng thức ăn tối thiểu cần thiết

thường xuyên, không kể rằng các đối tượng chăn nuôi đang nằm trong quá trình sản

xuất hay không. Từ đặc điểm này, đặt ra cho người sản xuất hai vấn đề: (i) Bên

cạnh việc đầu tư cơ bản phải tính tới phần đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy

trì và phát triển cho chăn nuôi ĐGS. Nếu cơ cấu đầu tư giữa 2 phần này không cân

đối thì dẫn tới tình trạng dư thừa, lãng phí trong chăn nuôi. (ii) Phải đánh giá chu kỳ

sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý trên cơ sở tính toán cân đối giữa

chi phí sản xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị

đào thải để lựa chọn thời điểm đào thải, lựa chọn phương thức đầu tư mới hay duy

trì tái tạo phục hồi.

Chăn nuôi đại gia súc vừa mang tính chất như sản xuất công nghiệp, vừa

mang tính chất như sản xuất nông nghiệp. Chính đặc điểm này đã làm hình thành

Page 36: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

26

và xuất hiện ba phương thức chăn nuôi khác nhau như chăn nuôi tự nhiên, chăn

nuôi công nghiệp và chăn nuôi sinh thái. Chăn nuôi theo phương thức tự nhiên là

phương thức xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, cơ sở

để thực hiện phương thức này là dựa vào các nguồn thức ăn sẵn có ở trong tự nhiên

tạo ra. Trong phương thức này, người ta sử dụng các giống địa phương bản địa vốn

đã thích ứng với môi trường sống và điều kiện thức ăn ở đó. Phương thức này

thường yêu cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về kỹ thuật song năng suất thịt

cũng thấp, chất lượng sản phẩm thường mang đặc tính tự nhiên nên thường được ưa

chuộng cao. Do đó phương thức này mang lại cho người chăn nuôi hiệu quả khá cao

và dễ tiêu thụ. Phương thức chăn nuôi công nghiệp là phương thức hoàn toàn đối

lập với phương thức chăn nuôi tự nhiên. Phương châm cơ bản của phương thức này

là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn và giảm thiểu quá trình vận động để tiết

kiệm hao phí năng lượng nhằm tăng khối lượng thịt và năng suất thịt. Địa bàn chăn

nuôi thường tĩnh tại bằng cách nhốt trong chuồng trại với quy mô nhỏ nhất

có thể được. Thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp là thức ăn chế biến sẵn theo

phương thức công nghiệp và sử dụng các kích thích tố tăng trưởng có thể cho năng

suất thịt cao nhất. Phương thức chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi phải đầu tư thâm

canh rất lớn, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất thịt khá cao

và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chăn nuôi công nghiệp thường khác xa

với sản phẩm tự nhiên kể cả giá trị dinh dưỡng, hương vị và tính chất vệ sinh an

toàn thực phẩm. Nhưng dù sao phương thức chăn nuôi công nghiệp này vẫn được

chấp nhận và thực hiện rộng rãi trên thế giới. Phương thức chăn nuôi sinh thái

là phương thức chăn nuôi tiên tiến nhất, nó kế thừa cả những ưu điểm của hai

phương thức trên đồng thời hạn chế và khắc phục những mặt yếu kém và tồn tại của

cả hai phương thức chăn nuôi trên. Phương thức chăn nuôi này mang tính tự nhiên

nhưng do con người chủ động hình thành nên luôn bảo đảm tính cân đối và đầy đủ

dinh dưỡng.

Đây là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm đồng thời. Tùy theo mục đích

sản xuất để quy định là sản phẩm chính hay sản phẩm phụ và lựa chọn phương

hướng đầu tư. Chẳng hạn như bò thì thịt là sản phẩm chính, nhưng còn sinh bê con

Page 37: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

27

và nguồn phân bón cho ngành trồng trọt. Vì có nhiều sản phẩm đồng thời mà nhiều

khi giá trị của sản phẩm phụ không kém gì sản phẩm chính. Vì vậy mà trong chăn

nuôi phải biết tận dụng tất cả các loại sản phẩm để bảo đảm hiệu quả kinh doanh

1.3.2. Khái niệm về phát triển chăn nuôi đại gia súc

Trong Lý thuyết kinh tế phát triển, phát triển kinh tế là quá trình thay đổi từ

trình độ thấp lên trình độ phát triển kinh tế cao hơn (Dwight H . Perkins et al

(2013)). Điều này cũng có nghĩa phát triển kinh tế là quá trình đạt được trình độ cao

hơn và tiến bộ hơn trong phát triển kinh tế. Điều này thể hiện thông qua các biểu

hiện như tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế, sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế, tổ

chức sản xuất tốt, hiệu quả kinh tế cao. [92]

Theo Bùi Quang Bình (2012) phát triển nông nghiệp là quá trình thay đổi hoàn

thiện và tiến bộ hơn về mọi mặt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sự thay đổi

này tập trung vào cách thức phân bỏ nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp theo tiến

bộ hiệu quả gắn liền với tiến bộ công nghệ để không ngừng mở rộng năng lực sản

xuất của nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng của xã hội.

Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm tuy không đề cập tới một định nghĩa về

phát triển chăn nuôi ĐGS nhưng vẫn có những hàm ý như sự phát triển này phải gia

tăng kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả này đạt được gắn với tổ chức sản xuất

tiến bộ và phân bổ nguồn lực hợp lý….

Từ đây có thể rút ra khái niệm về phát triển chăn nuôi đại gia súc như sau:

Phát triển chăn nuôi đại gia súc là quá trình vận động ngày càng tốt hơn, tiến

bộ và hoàn thiện hơn cả của hoạt động sản xuất này trên tất cả các mặt của nó.

Phát triển chăn nuôi đại gia súc thể hiện gia tăng về năng lực sản xuất và kết quả đi

cùng với tổ chức sản xuất và phân bổ nguồn lực hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu của xã

hội bằng cách tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi đại gia súc. Sự phát triển này

được thể hiệu bằng các nội dung như:

Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc cao và ổn định

Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc thay đổi hợp lý và hiệu quả

Nguồn lực được huy động và phân bổ cho chăn nuôi đại gia súc hiệu quả

Page 38: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

28

Tổ chức sản xuất tốt và tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi đại gia súc quốc gia

và quốc tế

Hiệu quả chăn nuôi đại gia súc được nâng cao

1.3.3. Nội dung phát triển chăn nuôi đại gia súc

Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi cao và ổn định

Trong lý thuyết kinh tế phát triển, tăng trưởng kinh tế hay tăng trưởng sản

lượng là sự mở rộng năng lực sản xuất và đạt được kết quả sản xuất tốt hơn theo

thời gian, được biểu hiện bằng mức gia tăng sản lượng của nền kinh tế (Bùi Quang

Bình, 2012).

Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi ĐGS là sự mở rộng năng lực sản xuất của

ngành này và đi kèm là sự gia tăng sản lượng. Mức tăng trưởng sản lượng trong

chăn nuôi đại gia súc được đo lường bằng tỷ lệ và mức tăng giá trị sản xuất (tiêu chí

1). Mỗi mức năng lực sản xuất sẽ tương ứng với một mức sản lượng và mức tăng số

lượng (tiêu chí 2). Sự mở rộng năng lực sản xuất là sự tăng khả năng sản xuất sản

phẩm qua đó tăng lượng thịt cho thị trường và sản lượng tăng lên. Nhưng sự gia

tăng này phải gắn với nhu cầu, thích ứng với những thay đổi của nhu cầu để tránh

tình trạng mở rộng năng lực sản xuất dẫn tới dư thừa (cung lớn hơn cầu). Trên góc

độ hoạch định chính sách thì việc duy trì và mở rộng năng lực sản xuất này phải

theo quy hoạch phát triển chung của ngành và địa phương. Phải bảo đảm thích ứng

các bộ phận các khâu trong chăn nuôi và mối liên kết giữa chúng. Không chỉ phát

triển chăn nuôi mà còn phải chú trọng dịch vụ đầu vào và chuỗi giá trị đầu ra, trong

đó đặc biệt là công nghiệp chế biến và chuỗi thương mại tiêu thụ sản phẩm.

Theo các lý thuyết về phát triển trong kinh tế, tăng trưởng sản lượng chăn nuôi

phải đi liền với quá trình tích lũy và mở rộng các nhân tố sản xuất trong ngành này,

bao gồm vốn, lao động, đất đai và công nghệ sản xuất. Nếu tăng tích lũy và mở rộng

các nhân tố trên thì chỉ tăng trưởng về lượng và sẽ kéo theo sản xuất dư thừa hay

thiếu hụt, nghĩa là kém ổn định. Nghĩa là sự gia tăng sản lượng gắn với độ ổn định

sản xuất, và được đo lường bằng so sánh giữa độ lệch chuẩn và tỷ lệ tăng trưởng

trung bình sản lượng (tiêu chí 3). Trong điều kiện ngày nay phải không ngừng cải

thiện và áp dụng công nghệ mới trong chăn nuôi sẽ giữ vai trò quyết định hơn cho

Page 39: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

29

sự tăng trưởng nhanh và ổn định. Nhưng muốn cải tiến và áp dụng công nghệ mới

trong chăn nuôi thì không thể thiếu vốn đầu tư và lao động có trình độ cao. Điều

này có nghĩa là chuyển sang mô hình tăng trưởng sản xuất chăn nuôi ĐGS theo

chiều sâu, dựa trên công nghệ phải bảo đảm sự thích ứng và một tỷ lệ các yếu tố sản

xuất thích hợp. Trong kinh tế thị trường, quy luật thị trường có thể điều tiết để dần

dần sản xuất sẽ cân bằng và từng bước theo quy luật nhưng sẽ rất dài và nhiều điều

chỉnh gây bất ổn. Cần phải có bàn tay nhà nước tham gia điều tiết không chỉ bằng

quy hoạch mà các chính sách kinh tế khác nhau nhằm bảo đảm cho sự tăng trưởng

sản xuất chăn nuôi ĐGS theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường.

Sự tham gia của nhà nước cùng với thị trường điều tiết sản xuất chăn nuôi

thông qua các quy định và thể chế cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất. Từ đầu

vào, tổ chức sản xuất và tiêu thụ cuối cùng mà quan trọng nhất là tạo điều kiện và

thúc đẩy tham gia vào chuỗi giá trị thịt thế giới cũng như mở rộng thị trường ra

nước ngoài. Đồng thời nhà nước chính là người định hướng thực hiện liên kết 4 nhà

trong ngành sản xuất này.

Các tiêu chí phản ánh

- Mức và tỷ lệ tăng giá trị sản xuất;

- Mức và tỷ lệ tăng số lượng;

- Độ ổn định sản xuất;

Cơ cấu chăn nuôi thay đổi hợp lý và hiệu quả

Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu chăn nuôi ĐGS nói riêng thể hiện không

chỉ cấu trúc bên trong của chung mà quan trọng hơn đã thể hiện các tỷ lệ phân bổ

nguồn lực cũng như cơ chế vận hành của hệ thống.

Cơ cấu chăn nuôi ĐGS tiếp cận theo quan điểm cơ cấu kinh tế được hiểu là

tổng thể những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành

của hoạt động sản xuất trong chăn nuôi ĐGS trong một thời gian và trong những

điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và được thể hiện qua tỷ lệ đầu vào và đầu ra của

các bộ phận hay ngành chăn nuôi ĐGS như tiêu chí dưới. Mối quan hệ về số lượng

giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ trọng của mỗi phân ngành nhỏ

của nó trong tổng yếu tố đầu vào hay tổng sản lượng đầu ra. Cơ cấu chăn nuôi ĐGS

Page 40: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

30

không bất định mà luôn thay đổi do nhiều yếu tố tác động cả chủ quan và khách

quan. Khi cơ cấu chăn nuôi ĐGS thay đổi thường được gọi đó là chuyển dịch cơ

cấu chăn nuôi.

Cũng theo cách tiếp cận cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi ĐGS là

sự thay đổi của cơ cấu theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái

và trình độ khác phù hợp với sự phát triển và các điều kiện kinh tế- xã hội nhưng

không lặp lại trạng thái cũ. Chính điều này mà cơ cấu chăn nuôi ĐGS phản ánh sự

thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển. Những thay đổi này

thể hiện thông qua tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng đầu vào và đầu ra trong chăn

nuôi ĐGS và thể hiện ở các tiêu chí dưới.

Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi ĐGS hợp lý và hiệu quả là quá trình thay đổi cơ

cấu để hình thành các cấu thành và tỷ lệ các yếu tố đầu vào của các bộ phận trong

chăn nuôi hợp lý. Sự hợp lý này làm cho các nguồn lực được kết hợp sử dụng hiệu

quả, từ đó thúc đẩy tăng trưởng chung.

Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi ĐGS chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như

điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trường và chính sách, trong

đó yếu tố thị trường như thu nhập, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người tiêu

dùng. Nhưng cũng có cách phân loại các nhân tố theo khía cạnh đầu vào như các

nguồn tự nhiên, nguồn lực con người, vốn hay khía cạnh đầu ra chẳng hạn thị

trường, thói quen tiêu dùng và nhóm nhân tố về cơ chế (Bùi Quang Bình và Nguyễn

Hồng Quang (2016). Nhưng dù phân chia theo cách nào thì đều khẳng định cơ cấu

chăn nuôi của mỗi nước hay địa phương hình thành và thay đổi tuỳ theo sự thay đổi

của các yếu tố này. Ngoài ra cũng cần phải lưu ý rằng mức độ tác động của các

nhân tố cũng khác nhau tùy theo thời điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

khác nhau.

Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu chăn nuôi ĐGS khác nhau theo thời gian

nhưng về cơ bản trong dài hạn chúng vẫn tạo ra những xu thế chuyển dịch cơ cấu

chăn nuôi như sau: nhu cầu sản phẩm ĐGS ngày càng tăng, xu thế sản phẩm sạch,

sản phẩm sản xuất theo công nghệ cao và thân thiện môi trường ngày càng tăng.

Các tiêu chí phản ánh

Page 41: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

31

- Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng sản lượng của các ngành trong chăn nuôi;

- Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng sản lượng sản phẩm chăn nuôi theo các

ngành;

- Tỷ trọng và mức thay đổi tỷ trọng các yếu tố đầu vào cho các ngành trong

chăn nuôi ĐGS.

Huy động phân bổ sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi hiệu quả

Các lý thuyết về phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng

được để cập ở trên đã khẳng định mối quan hệ giữa kết quả sản lượng và cách thức

huy động sử dụng nguồn lực trong sản xuất. Hay nói cách khác tăng trưởng sản

lượng và gia tăng năng lực chăn nuôi ĐGS phụ thuộc vào cách thức huy động và sử

dụng các nguồn lực cho chăn nuôi ĐGS. Gia tăng năng lực chăn nuôi theo cách mở

rộng sử dụng các nguồn lực – phát triển theo chiều rộng, nâng cao hiệu quả phân

phối và sử dụng nguồn lực – phát triển theo chiều sâu.

Theo cách lập luận đó, có thể: (1) Huy động thêm các nguồn lực để tăng quy

mô sản xuất ngành chăn nuôi này như đầu tư tăng thêm số lượng đàn, mở rộng diện

tích đồng cỏ để tăng lượng thức ăn. (2) Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

trong nông nghiệp chẳng hạn đầu tư cải tạo giống cho đàn ĐGS, thâm canh trồng cỏ

trên một đơn vị diện tích, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người chăn nuôi hay áp

dụng quy trình công nghệ quản lý chăn nuôi. Cách phát triển thứ nhất dường như

gặp phải giới hạn của quy luật lợi suất giảm dần khi tăng nguồn lực cho sản xuất.

Hơn nữa nhiều nguồn lực trong nông nghiệp bị giới hạn cứng chẳng hạn diện tích

đất canh tác. Nhưng cách phát triển dựa trên tiến bộ công nghệ cùng các nhân tố

khác lại không bị giới hạn. Các nhà kinh tế học cho rằng phát triển nông nghiệp

phải chú trọng phát triển chăn nuôi nhờ đó sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất

quan trọng nhất là đất đai và nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất nông

nghiệp góp phần tăng năng suất và thu nhập của nông dân. Nghĩa là nâng cao hiệu

quả sử dụng nguồn lực để tăng năng suất vẫn là xu hướng chính để gia tăng sản

lượng chăn nuôi hay là phát triển theo cách thứ hai. Liên quan tới các nguồn lực

được xem xét dưới đây.

Page 42: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

32

Để bảo đảm cho phát triển chăn nuôi ĐGS, không chỉ huy động đủ số lượng

mà cần phân bổ cho ngành này nguồn lao động có chất lượng cao. Điều này đòi hỏi

phải có chính sách lao động tập trung và ưu tiên cho ngành sản xuất này. Cơ chế

huy động và phân bổ nguồn lực lao động cho phát triển chăn nuôi ĐGS này được

thể hiện qua các tiêu chí : (i) Lao động trong chăn nuôi ĐGS; (ii) % lao động trong

ĐGS so với lao động trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp; (iii) Mức năng suất lao

động; (iv) Tỷ lệ vốn đầu tư/lao động chăn nuôi ĐGS; (v) % Lao động qua đào tạo.

Cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư là cách thức, biện pháp của

chính quyền nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất trong chăn nuôi ĐGS có thể tiếp

cận nguồn vốn đầu tư và sử dụng chúng hiệu quả. Điều này được thể hiện ở các tiêu

chí: (i) Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp và chăn nuôi ĐGS; (ii)Tỷ lệ vốn đầu tư

phân bổ cho chăn nuôi ĐGS; (iii) Hệ số hiệu quả vốn đầu tư trong chăn nuôi ĐGS

Chăn nuôi đại gia súc còn yêu cầu có diện tích đất để phục vụ chăn nuôi. Diện

tích đất gồm đất làm chuồng trại, đất chăn thả và đồng cỏ. Diện tích lớn nhất cho

chăn nuôi là đồng cỏ cho gia súc. Thực tế khảo sát cho thấy bình quân một ha trồng

cỏ thể đáp ứng cho 30 con bò. Nhưng với diện tích đất nông nghiệp bình quân cho

một lao động ở Việt Nam nói chung khá thấp trung bình khoảng 0,4 ha/người năm

2016 thì nguồn lực đất cho phát triển chăn nuôi ĐGS không lớn. cách thức huy

động phân bổ sử dụng đất hay các chính sách và biện pháp được sử dụng để phân

bổ sử dụng cho phát triển đồng cỏ, trại chăn nuôi và các công trình hạ tầng phụ trợ

hợp lý sẽ đáp ứng yêu cầu. Điều này thể hiện các tiêu chí: (i) Diện tích đất dành cho

chăn nuôi; (ii) Diện tích đất dành cho trồng cỏ chăn nuôi ĐGS; (iii) Tỷ lệ diện tích

đất dành cho hạng mục chuồng trại, hạ tầng, và đồng cỏ.

Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc theo hướng hiện đại

Lý thuyết về phát triển nông nghiệp đã khẳng định tầm quan trọng của tổ chức

sản xuất trong chăn nuôi. Trình độ tổ chức sản xuất sẽ cho phép gắn kết và sử dụng

các yếu tố sản xuất hiệu quả hơn.

Tổ chức sản xuất chăn nuôi ĐGS là sự bố trí các công đoạn các khâu trong quá

trình chăn nuôi nhằm thực hiện chu trình sản xuất kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu

ra”. Mục tiêu của tổ chức sản xuất chăn nuôi theo hướng hiện đại là sự bố trí các

Page 43: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

33

công đoạn, các khâu của quá trình chăn nuôi nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao

hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật

chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất, rút

ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Do đó quyết định lựa chọn

tổ chức sản xuất theo kiểu nào, hình thức nào là tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất,

chủng loại hay kết cấu sản phẩm của người sản xuất.

Nếu tổ chức sản xuất chăn nuôi theo hướng hiện đại là sự bố trí quá trình chăn

nuôi theo định hướng tập trung đáp ứng cho nhu cầu thị trường ngay từ đầu vào,

quy trình chăn nuôi và sản phẩm đầu ra hay tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Có 2

hình thức liên kết là liên kết dọc và liên kết ngang. Đối với liên kết dọc, doanh

nghiệp đóng vai trò là nhà đầu tư tổ chức sản xuất, ứng dụng KHKT; người chăn

nuôi nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng

cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất. Liên kết dọc có ưu điểm là người chăn

nuôi tham gia chuỗi có thu nhập ổn định, lợi nhuận ít bị biến động bởi giá cả thị

trường. Đối với chuỗi liên kết ngang, người sản xuất và đơn vị kinh doanh liên kết

lại nhằm hỗ trợ nhau đưa sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn, hỗ trợ tích cực cho

kinh tế hộ phát triển. Trong mô hình liên kết này, đơn vị kinh doanh đóng vai trò

cầu nối giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp chế biến, phân phối.

Đối với một ngành sản xuất, tổ chức quản lý bao trùm cả về kỹ thuật, nhân sự,

phương thức sản xuất, cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra. Sự yếu kém hoặc ách

tắc ở bất kỳ khâu nào cũng đều ảnh hưởng đến kết quả của sản xuất. Chăn nuôi

ĐGS ở nước ta hiện nay chủ yếu theo ba hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu: Hộ gia

đình, hợp tác xã và trang trại, trong đó hình thức chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm tỷ

trọng lớn nhất.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi đại gia súc được nâng cao

Quá trình sản xuất trong chăn nuôi ĐGS thực sự phát triển khi nó mang lại

cho người nuôi hiệu quả cao, góp phần gia tăng thu nhập và tích lũy từ chăn nuôi.

Nếu không thỏa mãn điều này thì người sản xuất sẽ chuyển nguồn lực sang sản xuất

sản phẩm khác khi đó quy mô chăn nuôi sẽ giảm. Hiệu quả chăn nuôi ĐGS được

xem xét trên cả góc độ kinh tế và xã hội.

Page 44: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

34

Thông thường, hiệu quả kinh tế thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nền

kinh tế. Do đó hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ĐGS cũng phản ánh hiệu quả sử

dụng nguồn lực ở đây và được biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa kết quả và chi

phí trong ngành chăn nuôi này. Theo đó hiệu quả kinh tế bằng quan hệ so sánh giữa

giá trị sản xuất chăn nuôi ĐGS và chi phí sản xuất hay chi phí lao động. Nhưng

trong nhiều trường hợp có thể xem xét giữa giá trị sản xuất và giá trị gia tăng để biết

tỷ lệ chi phí trung gian. Cũng có thể xem xét quan hệ giữa giá trị sản xuất hay gia

tăng trên 1 đồng đầu tư.

Dưới góc độ xã hội, kết quả là tổng thu nhập của lao động nhận được từ chăn

nuôi, số lượng công ăn việc làm cho lao động từ ngành này và những ảnh hưởng xã

hội tích cực mà nó đem tới.

Các giải pháp để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất chăn nuôi ĐGS là áp

dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, tổ chức tốt sản xuất, nâng cao trình độ

của người sản xuất hay tận dụng tốt điều kiện thuận lợi của tự nhiên.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi đại gia súc được nâng cao thể hiện các chỉ tiêu

dưới đây. Kết quả sản xuất phản ảnh kết quả chăn nuôi đạt được hàng năm tính theo

tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp. Hiệu quả sản xuất phản ánh

năng lực sử dụng nguồn lực thể hiện bằng so sánh kết quả và chi phí bỏ ra.

Các tiêu chí phản ánh

- Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi ĐGS

- Tỷ lệ giữa GTSX và tổng chi phí sản xuất (GO/IC)

- Tỷ lệ giữa GT gia tăng và tổng chi phí sản xuất (VA/IC)

- Tỷ lệ giữa Thu nhập hỗn hợp và tổng chi phí sản xuất (MI/IC)

- Tỷ lệ giữa giá trị sản xuất GO và chi phí lao động (GO/LC)

- Tỷ lệ giữa giá trị gia tăng và chi phí lao động (VA/LC)

- Tỷ lệ giữa giá trị sản xuất thu nhập hỗn hợp và chi phí lao động (MI/LC)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi đại gia súc

Phần lý thuyết về phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói

riêng đã mô phỏng và chỉ ra cách thức tạo ra sản lượng của nền kinh tế mà theo đó

cũng đã chỉ ra các yếu tố đầu vào quyết định tới tăng trưởng sản lượng của nền kinh

Page 45: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

35

tế nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng. Như vậy có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng

tới sự phát triển chăn nuôi ĐGS có thể rút ra từ đây, cụ thể:

1.4.1. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế nói chung và

nông nghiệp nói riêng mà xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, là ngành

sử dụng các đầu vào của tự nhiên.

Trong lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển, vai trò của tài nguyên

đặc biệt là đất đai với tăng trưởng kinh tế đã được đề cập. David Ricardo (1817)

một nhà kinh tế thuộc trường phải này đã chỉ rõ vấn đề giới hạn nguồn tài nguyên

trước nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Do diện tích đất nông nghiệp màu mỡ là có giới

hạn nên nếu mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn nghĩa là phải sử dụng những

diện tích kém màu mỡ hơn. Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận

của nông nghiệp cũng giảm dần. Giá lương thực phẩm tăng khiến cho phải thay đổi

tiền lương trong công nghiệp dẫn tới giảm tích lũy và vì thế doanh nghiệp phải hạn

chế đầu tư, kết quả là tăng trưởng không được duy trì. Quan điểm này vẫn có ý

nghĩa lớn ngày nay trong phát triển nông nghiệp, đó là phải sử dụng có hiệu quả và

tiết kiệm yếu tố sản xuất này.

Từ các lý thuyết về mô hình phát triển nông nghiệp như lý thuyết theo hai giai

đoạn, lý thuyết hàm sản xuất... đều đã khẳng định mức ảnh hưởng của nhân tố tài

nguyên trong tất cả các giai đoạn phát triển của nông nghiệp. Tuy nhiên mức độ ảnh

hưởng và tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ phát

triển của nền nông nghiệp đó. Với các nền nông nghiệp phát triển, nhờ có đầu tư

thỏa đáng và trình độ công nghệ tiên tiến được áp dụng mà năng suất nông nghiệp

ngày càng cao, yếu tố tài nguyên cũng được sử dụng hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn.

Ngược lại với các nước đang phát triển, quy mô tài nguyên, độ màu mỡ, điều kiện

thời tiết … ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và sản lượng nông nghiệp.

Trong chăn nuôi ĐGS thức ăn và nước uống rất quan trọng trong chăn nuôi.

Thức ăn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho đàn vật nuôi. Ngoài việc

trồng cỏ, sử dụng phế phụ phẩm từ trồng trọt và thức ăn tinh thì các bãi cỏ tự nhiên

cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thức ăn cho chăn nuôi,

Page 46: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

36

nhất là ở các hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống theo kiểu chăn thả hoàn

toàn. Bên cạnh đó còn phải kể đến nước uống, nó có tác dụng điều hoà thân nhiệt, là

dung môi cho sự trao đổi chất, nó chiếm tới 80% trọng lượng cơ thể. Ngoài ra nước

còn dùng để tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, phòng tránh dịch bệnh cho bò (Trần Quang

Hạnh, 2007).

1.4.2. Yếu tố vốn

Mức ảnh hưởng và cách thức phát huy tác động của vốn với tăng trưởng sản

lượng đã được các lý thuyết về mô hình tăng trưởng như cổ điển và tân cổ điển đã

chỉ ra và sau này được Mankiw (2010) phát triển trong lý thuyết tăng trưởng hiện

đại. Trong lý thuyết mô hình phát triển nông nghiệp theo hàm sản xuất cũng đã chỉ

ra mức ảnh hưởng tác động sự phát triển củng nông nghiệp thông qua đầu tư hình

thành vốn sản xuất từ đó kéo theo nâng cao năng suất sản lượng và giảm dần nhu

cầu lao động trong nông nghiệp. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra kênh truyền dẫn

tác động, đó là kênh đầu tư. Kênh này được mô hình hóa bằng hàm sản xuất giúp

cho đánh giá tác động của nhân tố này [83].

Vốn trong sản xuất nông nghiệp bao gồm vốn vật chất và vốn tài chính. Vốn

vật chất hay tư bản K được hình thành từ thực hiện các dự án đầu tư để hình thành

cơ sở vật chất trong chăn nuôi như chuồng trại, đường xá, cầu cống, hệ thống máy

móc trang thiết bị cho chăn nuôi, kho dự trữ thức ăn …. Vốn tài chính là nguồn vốn

cần thiết để bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh như mua thức ăn, thuê dịch

vụ thú y, trả công lao động…được tiến hành bình thường [86].

Mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng của vốn với phát triển chăn nuôi được

thể hiện qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam. Theo đó, tình trạng người

nông dân, trang trại, doanh nghiệp trong chăn nuôi khó khăn về vốn để đầu tư cơ sở

vật chất để duy trì hoạt động kinh doanh đã khiến cho sản xuất trong ngành này gặp

khó khăn (Hoàng Mạnh Quân, 2000 và Bùi Quang Bình, 2004). Trong nhiều trường

hợp cần phải khắc phục hậu quả thiên tai nhưng khó khăn này khiến khả năng phục

hồi chậm hơn.

Trình độ phát triển kinh tế cũng sẽ quyết định mức độ phát huy tác động của

vốn tới sự phát triển chăn nuôi ĐGS. Trình độ phát triển kinh tế là sự bảo đảm

Page 47: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

37

nguồn tích lũy cho đầu tư vào ngành, tiếp đó vốn sẽ phát huy tác động theo trình độ

công nghệ của nền kinh tế.

1.4.3. Yếu tố Lao động

Trong sản xuất nói chung thì lao động luôn là nhân tố sản xuất có tầm ảnh

hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền nông nghiệp nói chung và đặc biệt chăn nuôi

ĐGS nói riêng.

Các lý thuyết phát triển và mô hình phát triển nông nghiệp đã khẳng định lao

động với tư cách là đầu vào và yếu tố gắn kết các yếu tố khác để tạo ra sản lượng.

Chăn nuôi ĐGS là ngành sản xuất không chỉ yêu cầu lao động giản đơn mà rất cần

lao động có tay nghề và trình độ. Các nghiên cứu này cũng mô hình hóa cách thức

đánh giá ảnh hưởng của lao động bằng hàm sản xuất. Hàm sản xuất này có thể sử

dụng số liệu thứ cấp hay sơ cấp để đánh giá.

Từ đặc điểm của chăn nuôi ĐGS với nhiều hoạt động đòi hỏi lao động phải có

trình độ đào tạo nhất định như từ chăm sóc, xử lý môi trường, giết mổ và chế biến

bảo quản sản phẩm…Đặc biệt trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, trong

lĩnh vực chăn nuôi ĐGS cũng từng bước ứng dụng công nghệ cao như công nghệ

số, công nghệ thông tin, sinh học…Như vậy, lao động có chất lượng cao vừa là điều

kiện vừa bảo đảm để tiến hành chăn nuôi đại gia súc với năng suất, chất lượng và

hiệu quả.

Ngoài ra, Số lượng và chất lượng lao động là một trong các điều kiện đảm bảo

cho chăn nuôi ĐGS có thể trải qua được các giai đoạn trong tiến trình phát triển.

Trong điều kiện của các nước đang phát triển, chăn nuôi ĐGS về cơ bản sẽ dựa vào

yếu tố tự nhiên như đồng cỏ, nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp và

lao động nông hộ, đó gọi là chăn nuôi theo phương thức quảng canh. Giai đoạn phát

triển tiếp theo của nông nghiệp, chăn nuôi chuyển dần sang bán thâm canh và lao

động đòi hỏi trình độ cao hơn và dần chuyên môn hóa. Giai đoạn cuối, quá trình

phát triển sẽ dựa vào máy móc và kỹ thuật hiện đại và lao động trình độ cao hơn

theo phương thức chăn nuôi thâm canh. Quá trình này năng suất và sản lượng cũng

tăng dần theo.

Page 48: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

38

1.4.4. Yếu tố công nghệ

Yếu tố công nghệ luôn là quyết định tới sự phát triển của nông nghiệp nói

chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng. Tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của yếu tố

này tới phát triển kinh tế đã được bàn tới ở hầu hết các lý thuyết kinh tế. Nhưng chỉ

lý thuyết tăng trưởng nội sinh tập trung sâu hơn về cách thức phát huy ảnh hưởng

của yếu tố này tới tăng trưởng sản lượng. Theo lý thuyết này, việc thực hiện nghiên

cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ như con giống mới, trang thiết bị

phục vụ chăn nuôi… và nâng cao trình độ cho lao động trong chăn nuôi sẽ là cơ sở

để thúc đẩy phát triển bền vững.

Theo Mankiw (2010) đổi mới công nghệ sản xuất là thay đổi, áp dụng các

cách kết hợp mới hơn các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất để tạo ra sản

phẩm mới. Do đó trong chăn nuôi ĐGS, chuyển từ phương thức chăn nuôi quảng

canh sang thâm canh, áp dụng nhiều hơn kỹ thuật, công nghệ mới và trang thiết bị

mới, giống mới và chuyên môn hóa sâu. Nhưng đó là xu thế tất yếu theo những thay

đổi của thị trường. Vì hiện nay, phát triển chăn nuôi theo hướng thân thiện môi

trường và ứng dụng công nghệ cao là xu thế ở nhiều nước phát triển [83].

Thực tiễn phát triển nông nghiệp ở Việt Nam và qua kết quả các công trình

thực nghiệm cũng chỉ ra vai trò của yếu tố này thể hiện ở trình độ của người sản

xuất nông nghiệp quyết định thế nào tới sản lượng, năng suất như các công trình

nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2004). Trong điều kiện hiện nay việc ứng dụng

những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là tất yếu khách quan, không thể

thiếu được. Nó góp phần không nhỏ vào tăng sản lượng và chất lượng của sản phẩm

được sản xuất ra, đặc biệt là các phương pháp chăn nuôi khoa học cho phép đem lại kết

quả cao nhất như kỹ thuật chế biến thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho bò (ủ chua, ủ

urê, trộn cám,…), kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh trên vật nuôi (Phạm Quang Hùng,

2006) và Trương La, 2012).

1.4.5. Quy hoạch và chính sách

Yếu tố quy hoạch và chính sách thuộc các nhân tố không phải vật chất hay vô

hình nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS

nói riêng. Trong hàm sản xuất thuộc lý thuyết về tăng trưởng tân cổ điển, nhân tố

Page 49: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

39

này nằm trong nhóm các nhân tố ngoài vốn và lao động ảnh hưởng tới sản lượng.

Tuy nhiên nó chỉ được nhấn mạnh trong các lý thuyết kinh tế hiện đại có bàn tới mô

hình kinh tế hỗn hợp giữa nhà nước và thị trường, dù rằng trước đó các nhà kinh tế

học như K.Mark 1 hay sau này Keyness (1936) có bàn tới. Trong lý thuyết tăng

trưởng kinh tế hiện đại, nền kinh tế được điều chỉnh bởi cơ chế thị trường và sự can

thiệp của nhà nước. Công cụ để thực hiện chức năng điều tiết sản xuất nông nghiệp

trong điều kiện kinh tế thị trường chính là quy hoạch và chính sách kinh tế. Nếu quy

hoạch vừa định hướng vừa bố trí sắp đặt không gian cho sản xuất nông nghiệp thì

các chính sách vừa định hướng vừa để huy động và hỗ trợ các nguồn lực cho phát

triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng.

Tác động của quy hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp tới chăn nuôi

đại gia súc trong điều kiện Việt Nam qua các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam.

Tổ chức OECD (2015) đã chỉ ra rằng chính sách nông nghiệp Việt Nam nhiều khi

chưa có căn cứ thực tế, thiết kế chưa chắc chắn, chưa thực sự hỗ trợ nâng cao sức

cạnh tranh và nhiều khi gây méo mó thị trường đã hạn chế sự phát triển của nông

nghiệp. Phạm Đức Long (2009) đã phân tích tiềm năng phát triển đàn đại gia súc ăn

cỏ của tỉnh Gia Lai mà theo tác giả để phát triển chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh những

năm tới cần phải có quy hoạch sản xuất thức ăn, quy hoạch đồng cỏ, dành quỹ đất

tốt cho chăn nuôi. Ngoài ra, Báo điện tử Chính phủ Việt Nam (2015) khi bàn về

Phát triển chăn nuôi đại gia súc ở vùng Trung du miền núi phía Bắc đã chỉ ra rằng

muốn phát triển bền vững cần quy hoạch lại vùng chăn nuôi một cách hiệu quả, hợp

lý. Như vậy tầm quan trọng của quy hoạch và chính sách đối với sự phát triển chăn

nuôi đại gia súc là rất lớn và có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất của

ngành này. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào việc vận dụng và khả

năng của cơ quan nhà nước các cấp trong từng giai đoạn khác nhau.

1.4.6. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong chăn nuôi ĐGS gồm chuồng trại, đường giao

thông, điện, xử lý chất thải, cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm…Cơ sở hạ tầng

1 K.Mark và Ăngghen (1994), Mác – Ăngghen toàn tập, tập 20, NXB Chính trị Quốc gia năm 1994

Page 50: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

40

trong chăn nuôi là điều kiện ban đầu và bảo đảm cho quá trình chăm sóc, nuôi

dưỡng cũng như giết mổ chế biến bảo quản sản phẩm chăn nuôi, đưa sản phẩm tới

khách hàng.

Về lý thuyết, mức ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng tới sự phát triển kinh tế nói

chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng đã được các lý thuyết mô hình tăng trưởng chỉ

ra. Nếu trong hàm sản xuất thuộc lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, hạ tầng cơ sở

thuộc về yếu tố tư bản – K. Theo đó, dường như K tăng thì sản lượng tăng hay tăng

trưởng. Nhưng muốn có K – hay chuồng trại, đường giao thông, điện, xử lý chất

thải, cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm…cho chăn nuôi cần phải có sự đầu tư.

Đây cũng chính là vấn đề rất khó khăn trong phát triển chăn nuôi ĐGS theo phương

thức thâm canh của các trang trại.

1.4.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thực tiễn vấn đề đầu ra cho chăn nuôi ĐGS nói riêng và nông sản nói chung

không phải là vấn đề mới. Đây cũng không phải là vấn đề chỉ với các nền nông

nghiệp của các nước đang phát triển mà cả các nước phát triển. Khủng hoảng thừa

gia súc ở Việt Nam năm 2016 và 2017 là một bằng chứng, đợt khủng hoảng này

chính là cách thị trường phản ứng và điều chỉnh lại chăn nuôi cả về quy mô và cơ

cấu. Trong ngắn hạn biến động này của thị trường sẽ giảm quy mô chăn nuôi nhưng

cần thiết để tạo ra sự phát triển mới.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là tập hợp tất cả các khách hàng trong và ngoài

nước có nhu cầu với sản phẩm của chăn nuôi ĐGS. Nhưng nhu cầu của họ chịu sự

ảnh hưởng của quy luật tiêu dùng rất rõ. Với sản phẩm thịt gia súc cũng như các

nông sản khác, đây là những hàng hóa thiết yếu cho đời sống con người. Nhưng quy

luật tiêu dùng của Engel đã chỉ ra rằng nhu cầu với nông sản không co dãn nhiều

khi thu nhập ngày càng cao. Do đó yếu tố thị trường chi phối rất nhiều và quyết

định tới sự phát triển của chăn nuôi ĐGS.

Như vậy có khá nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chăn nuôi ĐGS và có thể xem xét

theo nhiều cách khác nhau tùy theo các tiếp cận nghiên cứu. Ở đây sẽ tập trung vào

một số yếu tố vĩ mô là chính.

Page 51: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

41

1.4.8. Một số yếu tố khác dưới góc độ vi mô của hộ chăn nuôi

Nhóm yếu tố bên trong hộ chăn nuôi

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi ĐGS bao gồm: quy mô

chăn nuôi của hộ, diện tích đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi hay diện tích trồng cây

hàng năm, chi phí đầu tư thức ăn tinh, thô và phòng trừ dịch bệnh, nguồn gốc con

giống,…Tất cả các yếu tố này ít nhiều đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hộ.

Theo Lê Viết Ly (1995), trong chăn nuôi ĐGS đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn

nên việc chọn con giống là rất quan trọng, phải chọn con giống sao cho phù hợp với

khả năng chăn nuôi của hộ và đạt được hiệu quả cao nhất. Con giống quyết định tới

hơn 50% thành công trong chăn nuôi nên việc lựa chọn con giống là nhân tố quyết

định trong chăn nuôi. Bên cạnh đó việc đảm bảo nguồn thức ăn (rau, cỏ và thức ăn

tinh) cho vật nuôi là hết sức quan trọng vì đây là nguồn dinh dưỡng chính giúp vật

nuôi sinh trưởng và phát triển, ngoài ra còn phải kể đến việc phòng trừ dịch bệnh

nhằm bảo đảm cho chúng được khỏe mạnh và phát triển tốt (Đinh Văn Cải và cộng

tác viên, 2005).

Nhóm các yếu tố bên ngoài nông hộ

Thức ăn tự nhiên và nước uống

Trong chăn nuôi thức ăn và nước uống rất quan trọng. Thức ăn là nguồn cung

cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho vật nuôi. Ngoài việc trồng rau, cỏ, sử dụng phế

phụ phẩm từ trồng trọt và thức ăn tinh thì các bãi cỏ tự nhiên cũng đóng một vai trò

quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thức ăn cho ĐGS, nhất là ở các hộ chăn nuôi

theo phương thức truyền thống theo kiểu chăn thả hoàn toàn. Bên cạnh đó còn phải

kể đến nước uống, nó có tác dụng điều hoà thân nhiệt, là dung môi cho sự trao đổi

chất, nó chiếm tới 80% trọng lượng cơ thể. Ngoài ra nước còn dùng để tắm rửa, vệ

sinh chuồng trại, phòng tránh dịch bệnh cho đàn vật nuôi (Trần Quang Hạnh, 2007).

Khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi đại gia súc

Trong điều kiện hiện nay việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

trong sản xuất là tất yếu khách quan, không thể thiếu được. Nó góp phần không nhỏ

vào tăng sản lượng và chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra, đặc biệt là các

phương pháp chăn nuôi khoa học cho phép đem lại kết quả cao nhất như kỹ thuật chế

Page 52: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

42

biến thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho ĐGS (ủ chua, ủ urê, trộn cám,…), kỹ thuật

phòng trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi (Phạm Quang Hùng, 2006 và Trương La, 2012)

Thông tin thị trường

Sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng chịu sự chi phối

của thị trường rất lớn. Thị trường quyết định quy mô cũng như chất lượng sản phẩm

của ngành. Do sản phẩm của ngành chăn nuôi là những sản phẩm có giá trị kinh tế

tương đối cao nên ở những vùng nông thôn thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành

còn tương đối hạn hẹp nhưng có tới 80% dân số sống ở đây. Vì vậy, việc tìm ra thị

trường ổn định cho phát triển chăn nuôi là rất quan trọng đối với người sản xuất để

có thể chuyên tâm sản xuất không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng của các

sản phẩm chăn nuôi.

Các yếu tố khác:

Ngoài những nhân tố kể trên thì còn rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp và

gián tiếp đến ngành chăn nuôi ĐGS như chuồng trại, vốn cho kinh doanh, trình độ

của người sản xuất, dịch bệnh, công tác thú y, chính sách của nhà nước…. Khi đầu

tư một số vốn tương đối lớn như trong đầu tư phát triển chăn nuôi thì việc quan tâm

đến các nhân tố tác động đến ngành là rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tới việc

thành công hay thất bại trong chăn nuôi (Berthouly C., 2008, Dao The Anh and Vu

Trong Binh, 2005).

Page 53: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

43

Kết luận chương 1

Từ những trình bày trên có thể rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, các lý thuyết về phát triển nông nghiệp đã thể hiện cách thức phát

triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng. Đó là quá trình chuyển từ sản

xuất đa canh sang chuyên môn hóa sâu, từ tổ chức sản xuất theo hộ sang sản xuất

theo trang trại chuyên canh, từ dựa vào khai thác tài nguyên sang dựa vào đầu tư

chiều sâu.

Thứ hai, các nghiên cứu liên quan tới phát triển chăn nuôi nói chung và chăn

nuôi ĐGS nói riêng đã khẳng định tầm quan trọng của ngành chăn nuôi này ở các

nước đang phát triển; phát triển chăn nuôi ĐGS theo các nội dung nhất định. Các

nghiên cứu cả trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát

triển ngành chăn nuôi này là tài nguyên, vốn, lao động, kỹ thuật chăn nuôi và các

chính sách của nhà nước.

Thứ ba, chăn nuôi ĐGS có những đặc điểm nhất định. Đó là đối tượng tác

động trong sản xuất chăn nuôi là các cơ thể sống, sản xuất vừa mang tính chất công

nghiệp vừa mang tính chất nông nghiệp và đây là ngành sản xuất cho nhiều sản

phẩm đồng thời.

Thứ tư, phát triển chăn nuôi ĐGS là quá trình vận động ngày càng tốt hơn, tiến

bộ và hoàn thiện hơn cả của hoạt động sản xuất này trên tất cả các mặt của nó. Phát

triển chăn nuôi thể hiện gia tăng về năng lực sản xuất và kết quả đi cùng với tổ chức

sản xuất và phân bổ nguồn lực hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội bằng cách

tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi ĐGS.

Page 54: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

44

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên [55]

Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Định có tọa độ địa lý từ 103036’30” đến 109

018’15” kinh độ Đông

và từ 13030’45” đến 14

042’15” vĩ độ Bắc. Tỉnh nằm ở phía đông dãy Trường Sơn,

phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh

Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt,

đường thủy và hàng không khá phát triển.

Địa hình

Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ

chênh lệch khá lớn (khoảng 1.000m). Các dạng địa hình phổ biến là: Vùng núi, đồi

và cao nguyên: chiếm 70% diện tích toàn tỉnh với độ cao trung bình 500 - 1.000m,

đỉnh cao nhất là 1.202m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Các dãy núi chạy theo

hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành

các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp.

Đặc điểm đất đai (thổ nhưỡng)

Toàn tỉnh được chia thành 10 nhóm với 27 đơn vị đất. Trong đó: Nhóm bãi cát,

cồn cát và đất ven biển có diện tích 13.283 ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên. Nhóm

đất mặn: diện tích 12.710ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên. Nhóm đất phèn có diện

tích 456 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện Tuy Phước 407 ha,

thành phố Quy Nhơn 49 ha.Nhóm đất phù sa có diện tích 63.756 ha, chiếm 10,54%

diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện An Nhơn 12.133 ha, Hoài Nhơn

9.455 ha, Tuy Phước 9.041 ha, Hoài Ân 8.351 ha, Phù Mỹ 8.796 ha. Nhóm đất xám

và bạc màu có diện tích 70.809 ha, chiếm 11,7% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu

ở các huyện Tây Sơn 19.529 ha, Phù Cát 15.970 ha, Phù Mỹ 10.042 ha, Vân Canh

7.409 ha, Vĩnh Thạnh 5.125 ha, Tuy Phước 4.714 ha, Hoài Nhơn 3.269 ha…

Page 55: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

45

Khí hậu, thời tiết

Khí hậu Bình Định thuộc khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ - miền khí hậu

đông Trường Sơn. Có hai mùa rõ rệt mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, mùa mưa từ

tháng 9 đến hết tháng 12, trong mùa mưa thường chịu ảnh hưởng các cơn bão với

tần suất trung bình từ 1 - 2 cơn/năm. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình biến đổi từ tháng

này qua tháng khác chỉ chênh lệch 1 - 2%, riêng tháng kết thúc mùa khô bắt đầu

mùa mưa độ ẩm không khí chênh lệch 7 - 8%. Biên độ năm của độ ẩm tương đối

trung bình 11 - 13%. Nhiệt độ: Ở Bình Định, những vùng có độ cao dưới 100m

nhiệt độ trung bình năm thường dao động trong khoảng 260C - 27

0C, ở độ cao từ

100 - 300m nhiệt độ năm thường dao động từ 240C - 25

0C. Càng lên cao nhiệt độ

không khí càng giảm. Ở độ cao trên 400m, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống còn

230C - 24

0C, trên 1.000m nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 21

0C.

Tài nguyên nước

Nước mặt: Toàn tỉnh có 4 hệ thống sông lớn là: Sông Lại Giang, sông La

Tinh, sông Kôn và sông Hà Thanh. Tổng chiều dài 352 km. Tổng diện tích lưu vực

5.699 km2. Đặc điểm chung là dòng sông ngắn, hẹp, dốc. Mùa khô lưu lượng dòng

chảy kiệt chỉ bằng 12 - 15% dòng chảy năm, các tháng 5, 6, 7 chỉ còn 7%. Do vậy

hầu hết sông suối nhỏ không có nước, mức nước các dòng sông chính xuống thấp

tạo ra môi trường khô hạn kéo dài không đủ nước sản xuất, một số vùng không có

nước sinh hoạt, mặn xâm nhập vào trong đất liền.

Nước ngầm: Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn Địa chất dự báo tổng trữ

lượng khai thác ở Tam Quan 898 m3/ngày, Trà Ổ 3.077 m

3/ngày, Phù Mỹ 7.049

m3/ngày, Quy Nhơn 17.983 m

3/ngày. Nguồn nước ngầm ở Bình Định có trữ lượng

không lớn song chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt, trữ lượng khai thác

có thể chia thành 2 khu vực.

Nhìn chung, tiềm năng các nguồn nước trên địa bàn tỉnh không nhiều, phân

phối không đều trong năm. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp công trình (hồ chứa,

đập dâng, trạm bơm) có thể giải quyết được nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt

trên địa bàn tỉnh.

Thảm cỏ tự nhiên cho chăn nuôi đại gia súc

Theo phân loại về đồng cỏ Việt Nam, thảm cỏ tự nhiên ở tỉnh Bình Định (kể

cả thảm cỏ dưới tán rừng) được xếp vào loại đồng cỏ chân đồi, ven suối, phát triển

Page 56: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

46

theo mùa. Đây là đồng cỏ hòa thảo trên đất xám phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá

granit.

Đồng bãi cỏ tự nhiên chăn thả ở Bình Định phần lớn là cỏ thô, năng suất thấp

(khoảng 3 ha mới đủ cỏ nuôi một đơn vị gia súc). Đồng cỏ tự nhiên ngày càng bị

thu hẹp do khai thác trồng cây lâm nghiệp, cây lâu năm nên người chăn nuôi bò

ngày càng phải đưa bò đi chăn thả xa hơn; ngoài ra do tập quán chăn nuôi, đa số chỉ

chăn thả trên các bãi cỏ tự nhiên là chủ yếu nên khả năng tái sinh của cỏ cũng bị

hạn chế. Ngoại trừ đồng cỏ trồng cắt (cỏ voi, cỏ sả) của các trang trại và một số hộ

chăn nuôi trồng cỏ trong vườn hoặc trồng xen, song do thiếu nước tưới và ít chăm

sóc đúng kỹ thuật nên lượng cỏ cung cấp cho đàn bò vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

Hiện tại, rơm rạ, thân bắp, đậu, cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu để

nuôi trâu bò, hầu hết các hộ nuôi trâu bò sử dụng cỏ tự nhiên dưới hình thức chăn

thả hoặc cắt cỏ cho bò ăn, ngoài lượng cỏ tự nhiên người chăn nuôi còn trồng cỏ để

cung cấp đủ thức ăn cho trâu bò.

Sản xuất trồng trọt có liên quan đến chăn nuôi

Diện tích gieo trồng lúa cả năm 2016 là 102.551 ha, năng suất 62,3 tạ/ha với

sản lượng 638.900 tấn. Với sản lượng lúa trên, qua xay xát có thể thu được khoảng

trên 42.000 tấn cám là nguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc hoặc sử dụng trực

tiếp cho chăn nuôi lợn làm giảm được giá thành sản phẩm chăn nuôi. Mặt khác,

diện tích trồng lúa cũng cung cấp nguồn rơm rạ sử dụng làm thức ăn thô xanh cho

trâu, bò (khoảng 450.000 tấn). Hiện nay và trong giai đoạn tới đây là nguồn cung

cấp thức ăn chủ yếu cho vật nuôi ở Bình Định.

Diện tích gieo trồng ngô năm 2016 là 8.422 ha, năng suất 58,6 tạ/ha với sản

lượng 49.418 tấn. Diện tích gieo trồng sắn là 12.836 ha, năng suất 252,2 tạ/ha với

sản lượng 323.747 tấn và diện tích rau các loại: 14,05 ha, năng suất 173,3 tạ/ha với

sản lượng 243.560 tấn. Các loại cây trồng trên là nguồn nguyên liệu thức ăn cung

cấp năng lượng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện đang quy hoạch các loại cây

này thành những vùng tập trung, thâm canh tăng năng suất, tạo điều kiện và giới

thiệu các doanh nghiệp nhà máy chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh thu mua

nguyên liệu tại chỗ, giảm được giá thành và chi phí vận chuyển thức ăn gia súc,

tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Page 57: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

47

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Trong thời kỳ 2001 - 2010, tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh Bình Định liên

tục tăng ở mức cao, bình quân 9,85%/năm (bình quân cả nước 2001 - 2010:

7,26%/năm) và quy mô GRDP theo giá 2010 là 28.827,3 tỷ đồng; trong đó, giai

đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 8,90%/năm (bình quân cả nước 2001 - 2005:

7,51%/năm); giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 10,8%/năm (bình quân cả nước

2006 - 2010: 7,01%/năm) và giai đoạn 2011 -2016 GRDP tăng trung bình đạt 7,2%

năm và quy mô GRDP năm 2016 là 41.185,5 tỷ đồng. Mức bình quân

GRDP/người/năm theo giá so sánh 2010 tăng đáng kể, năm 2000 chỉ có 3,13 triệu

đồng/người/năm, năm 2005 tăng lên 6,97 triệu đồng/người/ năm, đến năm 2010

tăng lên 17,90 triệu đồng/người/năm (bình quân cả nước năm 2010: 22,787 triệu

đồng/người/năm) và năm 2016 đạt 44,5 triệu đồng/người/năm. GRDP/người tăng

đồng nghĩa với thu nhập bình quân đầu người tăng góp phần cải thiện đời sống và

tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Thời kỳ 2001 - 2016 cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

công nghiệp, song tốc độ chuyển dịch chậm và chưa phát huy vai trò của khu vực

thương mại dịch vụ. Sau 16 năm, đến năm 2016: Tỷ trọng khu vực công nghiệp -

xây dựng tăng: 10,14%, thương mại - dịch vụ giảm 2,36%, khu vực nông lâm

ngư nghiệp giảm 7,79% chiếm 27,41% (tỷ trọng GDP khu vực nông lâm ngư

nghiệp của cả nước chiếm 20,58%).

Tình hình phát triển xã hội

Dân số trung bình năm 2016 của tỉnh Bình Định là 1,525 triệu người, là

tỉnh có dân số lớn nhất so các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung,

trong đó: Thành thị khoảng 472 ngàn người, chiếm 31%, nông thôn là 1.052

ngàn người, chiếm 69% tổng dân số. Tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2001-

2016 toàn tỉnh là 0,145%/năm, trong đó: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ

1,45% (năm 2001) xuống còn 0,93% (năm 2016), tỷ lệ tăng cơ học trong những

năm gần đây có xu thế tăng dần (năm 2001 là -1,26%, năm 2010 là -1,03%, năm

2016 là -0,78%). Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 250 người/km2. Dân số

phân bố không đều, ở các huyện miền núi chỉ 31 - 39 người/km2, các huyện đồng

bằng ven biển 310 - 836 người/km2, khu vực đô thị gần 1.000 người/km

2. Cơ cấu

Page 58: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

48

dân số trẻ chiếm 62,7% dưới 30 tuổi. Tỷ lệ nữ chiếm 51,3% và số phụ nữ trong

độ tuổi sinh đẻ còn cao.

Tổng số lao động đang làm việc năm 2016 là 924 nghìn người (chiếm

60,59% dân số toàn tỉnh); trong đó lao động khu vực nông lâm nghiệp và thủy

sản giảm từ 74,64% (năm 2001) xuống còn 64,70% (năm 2005) và xuống 49%

(năm 2016); cơ cấu lao động khu vực này của tỉnh cao hơn so với bình quân

chung cả nước (năm 2016 cả nước 42%).

Thu nhập bình quân một hộ ở nông thôn Bình Định khoảng 25,5 - 33 triệu

đồng/năm, trong đó, thu nhập từ chăn nuôi chiếm khoảng 38 - 44%, cho thấy đời

sống nông dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn mới đã và đang đổi thay

từng ngày; từ đó, khả năng đầu tư để tăng quy mô đàn và ứng dụng các tiến bộ kỹ

thuật, mua sắm trang thiết bị của hộ nông dân ngày càng cao hơn, thúc đẩy chăn

nuôi phát triển mạnh.

2.1.3. Đánh giá chung

Từ những trình bày trên có thể thấy những thuận lợi và khó khăn cho phát

triển chăn nuôi đại gia súc như sau:

Những thuận lợi

Vị trí địa lý kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm chăn nuôi của Bình

Định tiêu thụ ở các tỉnh trong vùng Duyên hải nam Trung Bộ và nhất là TP. Hồ Chí

Minh nơi có sức tiêu thụ thực phẩm (thịt, trứng, sữa) lớn nhất cả nước.

Với điều kiện về đất đai, khí hậu... kể trên khá thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát

triển, phù hợp trồng các loại cây thức ăn gia súc và các giống cỏ cao sản; đồng thời, so

sánh với điều kiện sinh lý của các loại vật nuôi nhiệt đới cho thấy thích hợp cho sinh

trưởng phát triển. Tuy nhiên, khí hậu nóng kết hợp với độ ẩm cao (70 - 87%) ít thích

hợp nuôi bò sữa giống HF thuần (phát triển tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ 18 – 200C và

độ ẩm 60 - 75%); ngoài ra cũng tạo môi trường để các mầm bệnh phát triển và lưu trú,

khi có điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh. Thời gian chuyển từ mùa mưa sang mùa khô

và mùa khô sang mùa mưa là thời điểm thời tiết giao mùa cũng dễ làm cho gia súc - gia

cầm mắc bệnh nếu không được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.

Bình Định là một trong số ít tỉnh có đủ các loại hình giao thông, thuận lợi cho

việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là nơi giao thoa

Page 59: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

49

các vùng miền: Tây nguyên và các tỉnh trong cả nước; Campuchia, Lào và Thái

Lan, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học và công nghệ ở

trong nước, trong khu vực và quốc tế.

Những hạn chế và khó khăn

Bình Định có địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn đã gây không ít khó khăn

trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và nhất là trong bố trí phát triển sản xuất nông nghiệp

nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Tỉnh là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu: hàng năm lũ, lụt,

bão, hạn hán, sa bồi thủy phá, nhiễm mặn,... đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất

và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Những năm qua thường xuyên giá cả đầu vào và đầu ra của ngành chăn nuôi

luôn biến động theo chiều hướng bất lợi cho người sản xuất, đã ảnh hưởng đến giá

thành và hiệu quả chăn nuôi.

Thu nhập bình quân/người trên địa bàn tỉnh thời gian qua có sự gia tăng đáng

kể, song so với yêu cầu phát triển sản xuất thì đời sống của người dân nhất là ở khu

vực nông thôn còn gặp không ít khó khăn, phần nào đã ảnh hưởng đến việc đầu tư

phát triển sản xuất.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

Cách tiếp cận

Nghiên cứu sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề, một

số cách tiếp cận như:

Cách tiếp cận hệ thống

Chăn nuôi đại gia súc là một bộ phận của ngành chăn nuôi trong ngành nông

nghiệp theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Ngoài ra tất cả phải

nằm trong hệ thống các ngành kinh tế của tỉnh và vùng. Trong hệ thống này chăn

nuôi đại gia súc đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung và tác động tới các ngành

khác như trồng trọt (cung cấp phân bón và tiêu thụ sản phẩm và phụ phẩm trồng

trọt..), ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc cũng như bảo quản và chế biến

thịt, da…Ngành này lại chịu ảnh hưởng từ chính sách của chính quyền, tác động từ

Page 60: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

50

các ngành khác như cung cấp đầu vào và sự phát triển của các ngành dịch vụ hỗ trợ

và chế biến bảo quản sản phẩm.

Cách tiếp cận kinh tế học phát triển

Kinh tế học phát triển nghiên cứu cách thức để một nền kinh tế từ kém phát triển

trở thành phát triển. Để đạt được mục tiêu này các nền kinh tế kém phát triển phải tìm

cách sự dụng phân bổ nguồn lực có hạn để đạt được thành quả cao nhất có thể trên tất

cả các mặt. Cách thức huy động phân bổ nguồn lực như thế nào sẽ thể hiện qua mức

sản lượng việc làm của nền kinh tế đạt được và gia tăng thế nào trong thời gian dài.

Cách thức huy động này sẽ phụ thuộc vào yếu tố của thị trường và cơ chế chính sách

của nhà nước trong đó đặc biệt quan trọng là cơ chế chính sách của nhà nước.

Ở trong nghiên cứu này việc phân tích đánh giá sự phát triển chăn nuôi đại gia

súc ở tỉnh Bình Định sẽ sẽ tập trung cách thức huy động và phân bổ nguồn lực cho

chăn nuôi đại gia súc theo hướng khai thác sử dụng và duy trì mở rộng các nguồn lực

nhằm bảo đảm sự phát triển chăn nuôi ĐGS duy trì dài hạn. Việc xem xét cách thức

huy động và phân bổ nguồn lực ở đây ngoài yếu tố thị trường thì nhân tố cơ chế chính

sách của nhà nước được quan tâm hơn. Đây là cơ sở đề rút ra các hàm ý chính sách.

Cách tiếp cận vĩ mô

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu phân bổ nguồn lực hữu hạn tạo ra sản lượng cao có

thể. Nguồn lực có hạn nhưng cách thức kết hợp sử dụng chúng không bị giới hạn

nên sẽ có nhiều phương án lựa chọn. Việc lựa chọn luôn gắn liền với thành quả và

sự mất mát.

Theo cách tiếp cận này việc nghiên cứu quá trình phát triển chăn nuôi ĐGS sẽ

tập trung vào đánh giá quá trình huy động và sử dụng nguồn lực trong sự kết hợp

các nguồn lực với nhau ở mức độ hợp lý thế nào, dư địa và khả năng mở rộng đến

đâu. Từ đó cho thấy khả năng có thể phát triển chăn nuôi ĐGS ở đây.

Cách tiếp cận theo vùng

Căn cứ vào điều kiện điều kiện địa lý, thời tiết khí hậu và phân bố sản xuất

mà có thể chia vùng chăn nuôi đại gia súc của tỉnh Bình Định theo ba vùng chính:

vùng đồng bằng ven biển như Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, vùng trung du miền

núi như Tây Sơn, Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh và vùng ven đô thị và

đô thị như Tuy Phước, An Nhơn và Quy Nhơn.

Page 61: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

51

Cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên

Cách tiếp cận này coi kết quả chăn nuôi đại gia súc của hộ chăn nuôi là cơ sở

tạo ra sản lượng của ngành này như một quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực

khác nhau. Quá trình này của hộ khi xem xét nghiên cứu có sự tham gia của nhiều

bên từ điều tra khảo sát, phân tích và đánh giá. Trong đó, sự tham gia của các chủ

thể như hộ chăn nuôi đại gia súc, các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương các cấp, các

chuyên gia đóng vai trò quan trọng. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham

gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

Giả thuyết nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp phân tích

Nghiên cứu về phát triển chăn nuôi đại gia súc là một lĩnh vực trong nông

nghiệp với những đặc điểm gắn với điều kiện tự nhiên nên phương pháp phân tích

cần có sự lựa chọn cho phù hợp. Nhưng trong phần nghiên cứu này chủ yếu là phân

tích định tính vì những số liệu thứ cấp chỉ cho phép như vậy. Phương pháp phân

tích theo khung phân tích sau:

Khung phân tích

Hình 2.1. Khung phân tích

(Nguồn: của tác giả)

Cơ chế chính

sách phát

triển Chăn

nuôi ĐGS

Tự nhiên

Vốn

Lao động

Vốn con người

Khác

Phát triển chăn nuôi

ĐGS:

+ Tăng trưởng sản

lượng chăn nuôi cao

và ổn định

+ Cơ cấu chăn nuôi

thay đổi hợp lý và

hiệu quả

+Tổ chức sản xuất

hợp lý

+ Hiệu quả cao

..

Năng lực sản xuất

Thị trường

Page 62: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

52

Các phương pháp phân tích bao gồm:

Phương pháp diễn dịch trong suy luận:

Tức là nghiên cứu tiến hành xem xét Tình hình phát triển chăn nuôi đại gia súc

trên địa bàn tỉnh Bình Định từ khái quát đến cụ thể. Quá trình này dựa trên cơ sở lý

luận về phát triển chăn nuôi, bài học đúc kết từ thực tiễn để làm cơ sở xem xét đánh

giá toàn diện quá trình phát triển chăn nuôi ĐGS từ tăng trưởng sản lượng, cơ cấu

chăn nuôi, huy động và sử dụng nguồn lực, tổ chức sản xuất và hiệu quả sản xuất

trong chăn nuôi từ đó rút ra những thành công và hạn chế cùng với các nguyên nhân

của quá trình này trong từng điều kiện cụ thể của địa phương.

Phương pháp quy nạp trong suy luận:

Nghiên cứu tiếp cận giải quyết vấn đề từ cụ thể đến khái quát. Theo đó, khi

nghiên cứu phát triển chăn nuôi ĐGS sẽ phân tích cụ thể, toàn diện quá trình phát

triển chăn nuôi đại gia súc từ tăng trưởng sản lượng, cơ cấu chăn nuôi, huy động và

sử dụng nguồn lực, tổ chức sản xuất và hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi ĐGS của

tỉnh Bình Định để đưa ra những đánh giá khái quát thành những kết luận có tính

quy luật và hệ thống.

Phương pháp phân tích thống kê gồm

Phân tích thống kê mô tả

Phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ

liệu thu thập được về chăn nuôi ĐGS qua các cách thức khác nhau. Phân tích thống

kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về các đặc

tính của đối tượng nghiên cứu ở đây. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo

ra nền tảng của mọi phân tích định lượng số liệu về phát triển chăn nuôi ĐGS. Để

hiểu được các hiện tượng và đánh giá chính xác quá trình này, cần nắm được các

phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có

thể có các phương pháp cụ thể như sau:

(i) Phương pháp phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp như sử

dụng hệ thống các loại đồ thị toán học và những bảng thống kê số liệu theo chiều

dọc và chiều ngang mô tả hiện trạng phát triển chăn nuôi ĐGS của địa phương trong

những điều kiện thời gian cụ thể.

Page 63: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

53

(ii) Phương pháp số bình quân, số tương đối, phân tích tương quan, phương

pháp dãy số thời gian … để phân tích biến động và xu thế thay đổi của sự phát triển

đại gia súc của địa phương.

Phân tích so sánh

Phương pháp xem xét quá trình phát triển chăn nuôi ĐGS bằng cách tham

chiếu các tiêu chuẩn đã có và số liệu thực tế của quá trình chăn nuôi này hay có thể

so sánh giữa các số liệu này với nhau theo từng thời kỳ để thấy sự thay đổi cũng

như mức biến động.

Phân tích chuỗi thời gian

Phương pháp này sẽ xem xét và phân tích quá trình thay đổi Tình hình chăn

nuôi ĐGS theo thời gian để tìm ra những xu hướng thay đổi mang tính tích cực hay

không. Kết quả sẽ làm cơ sở cho các đánh giá quá trình phát triển này.

Mô hình kinh tế lượng

Từ tổng quan nghiên cứu, nhất là các lý thuyết về mô hình tăng trưởng kinh tế

đã mô phỏng và chỉ ra cách thức tạo ra sản lượng của nền kinh tế. Sản lượng và gia

tăng sản lượng thường thể hiện sự phát triển, các yếu tố tạo ra và quyết định sản

lượng chính là các nhân tố ảnh hưởng. Vì thế lý thuyết này đã là cơ sở để xây dựng

mô hình kinh tế lượng cho phân tích mà cụ thể sẽ áp dụng hàm sản xuất - Cobb-

Douglass.

Ngoài ra, một số nghiên cứu sau đây đã sử dụng hàm sản xuất để xây dựng mô

hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất nông

nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

Nghiên cứu của Bezabih và Hadera (2007) đã xem xét ảnh hưởng của công

nghệ, rủi ro do thiên nhiên gây ra như bão và dịch bệnh bùng phát… đến sản xuất

nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiên tai và dịch bệnh là những nguyên

nhân chính làm suy giảm năng suất. Hơn nữa, dân số tăng nhanh nên diện tích đất

được giao cho mỗi hộ gia đình giảm dẫn đến sự sụt giảm trong sản xuất. Do đó

muốn tăng năng suất thì người nông dân cần xem thâm canh trong sản xuất như là

một phương tiện để tối đa hóa năng suất đất đai. Nghiên cứu này cũng là cơ sở để

hình thành phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ

chăn nuôi ĐGS [73].

Page 64: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

54

Đinh Phi Hổ (2003) đã trình bày lý thuyết về sản xuất nông nghiệp theo cách

tiếp cận kinh tế học vi mô. Ở đây tác giả dựa trên hàm sản xuất để phản ánh quá

trình ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới kết quả sản xuất nông nghiệp hay sản

lượng nông nghiệp. Thông qua cách tiếp cận này, cho thấy cách thức phân tích chi

phí đầu vào và doanh thu trong nông nghiệp. Trong phần sau tác giả đã trình bày lý

thuyết thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp. Có thể thấy cách tiếp

cận vi mô của tác giả là những gợi ý hình thành mô hình kinh tế lượng để phân tích

các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi [26].

Nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh (2010) tập trung xem xét Những nhân tố

ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân có vay vốn ở huyện Quảng Trạch tỉnh

Quảng Bình. Mục tiêu ở đây nhằm đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động đến thu

nhập của các hộ nông dân có sử dụng vốn vay của Ngân hàng NN&PTNT. Dựa trên

số liệu khảo sát 180 hộ, gồm chăn nuôi gia súc, trồng trọt …có sử dụng vốn vay của

Ngân hàng NN&PTNT ở 9 xã thuộc 3 vùng sinh thái khác nhau, tác giả sử dụng

tổng hợp nhiều phương pháp như phương pháp thống kê, phân tích hồi quy, sử dụng

hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích tác động của các nhân tố đến thu nhập

hỗn hợp của các hộ nghiên cứu. Trong mô hình biến phụ thuộc là thu nhập hỗn hợp

và biến độc lập gồm: trình độ học vấn, tuổi, lao động của hộ, lượng vốn vay, chi phí

đầu vào, diện tích đất canh tác, lãi suất. Kết quả cho thấy cho thấy các yếu tố đầu

vào tác động mạnh đến thu nhập của các hộ nông dân. Bên cạnh đó, các yếu tố như:

điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất, loại hình sản xuất cũng tác động đến thu nhập

của các hộ nông dân [2].

Nghiên cứu Lê Đình Hải (2017) tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới

thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, Hà Nội. Dựa trên số liệu khảo sát

các nông hộ ở đây gồm chăn nuôi gia súc và trồng trọt, tác giả sử dụng mô hình hồi

quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng này tới thu nhập của nông hộ với

biến phụ thuộc là thu nhập của hộ, biến độc lập gồm: diện tích đất của hộ, giới tính

chủ hộ, độ tuổi chủ hộ, số năm đi học, lượng vốn vay, khoảng cách đến thị trường

tiêu thụ sản phẩm, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Kết quả phân tích cho thấy quy

mô vốn, diện tích đất của nông hộ và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất có ảnh hưởng

tích cực đáng kể đến thu nhập của hộ [29].

Page 65: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

55

Nghiên cứu của Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011) xem xét thực

trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập và đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở

đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập

của nông hộ. Nghiên cứu sử dụng: (i) phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA

private) và phương pháp thống kê mô tả để phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ

chăn nuôi gia cầm, ở đồng bằng sông Cửu Long; (ii) mô hình hồi quy đa biến với

biến phụ thuộc là thu nhập của hộ và các biến độc lập là: trình độ học vấn của chủ

hộ, tổng diện tích của hộ, vay vốn, tỷ lệ lao động, ảnh hưởng dịch cúm gia cầm,

kiểm dịch. Số liệu dùng cho phân tích là số liệu được sử dụng trong nghiên cứu

gồm 307 quan sát ở Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Kết

quả phân tích cho thấy rằng, thu nhập của hộ chủ yếu dựa vào hoạt động nông

nghiệp chiếm 95% và nông hộ quan tâm đến việc đa dạng nguồn thu nhập. Các yếu

tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vay vốn, kiểm dịch,

thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông

nghiệp. Xuất phát từ một số vấn đề thu thập từ quá trình khảo sát và phân tích số

liệu thực tế cho thấy rằng để nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi cần sử dụng nguồn

lực đất đai hợp lý, mạnh dạn vay vốn đầu tư khi thiếu vốn, tham gia đầy đủ quá

trình kiểm dịch đàn vật nuôi, quan tâm đến nguồn thu nhập từ chăn nuôi và phi

nông nghiệp [71].

Nghiên cứu của Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng (2015) nhằm phân

tích thực trạng nguồn lực và ảnh hưởng của chúng tới thu nhập của nông hộ tỉnh

Thanh Hóa qua nghiên cứu điển hình tại huyện Hà Trung và Thọ Xuân. Dựa trên số

liệu điều tra của 80 nông hộ ở đây, tác giả sử dụng phương pháp phân tích chính là

thống kê mô tả và hồi quy đa biến để phân tích. Trong mô hình hội quy, biến phụ

thuộc là thu nhập, biến độc lập là địa bàn, giới tính, trình độ học vấn, số lao động,

diện tích đất sản xuất, giá trị phương tiện sản xuất, vốn lưu động, khả năng tiếp cận

vốn vay. Kết quả cho thấy chất lượng lao động, qui mô đất đai và lượng vốn của các

nông hộ điều tra còn ở mức thấp. Thu nhập của nông hộ ở mức bình quân 72 triệu

đồng/năm, đặc biệt thu nhập từ tiền lương, tiền công đóng góp một tỷ lệ khá cao

trong tổng thu nhập của hộ. Các nguồn lực của nông hộ như qui mô đất sản xuất, số

lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sản xuất tỷ lệ thuận với

Page 66: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

56

thu nhập của hộ, trong đó qui mô đất sản xuất có ảnh hưởng dương lớn nhất. Ngoài

ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, giới tính của chủ hộ và địa bàn cũng có tác

động tích cực tới thu nhập của nông hộ nhưng ít hơn [38].

Nguyễn Lan Duyên (2014) đã sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để ước

lượng mô hình hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông

hộ ở An Giang trên cơ sở hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập từ 598 nông hộ được chọn

ngẫu nhiên, các hộ này bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong mô hình hồi quy, biến

phụ thuộc là thu nhập của hộ, biến độc lập gồm số thành viên hộ, thời gian sống tại

địa phương, thời gian cư trú, diện tích đất, lao động của hộ, vị trí xã hội, khả năng vay

vốn, khoảng cách từ nơi ở đến đô thị, lãi suất, số tiền vay chính thức. Kết quả ước

lượng cho thấy các yếu tố như trình độ học vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa

phương, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động

có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của nông hộ ở An Giang [23].

Bảng 2.1. Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu quan trọng

Tác giả

Mục đích và

Phương pháp

nghiên cứu

Mô hình biến số Kết quả nghiên cứu

Đinh Phi

Hổ

(2003)

Đánh giá ảnh

hưởng của các

yếu tố sản xuất

tới kết quả sản

xuất nông

nghiệp. Kết hợp

định tính và định

lượng.

Hàm sản xuất Cobb –Douglas.

Biến phụ thuộc kết quả sản

xuất nông nghiệp các biến độc

lập là diện tích đất canh tác

cho hộ; lao động của hộ; vốn

dùng trong sản xuất; kiến thức

của chủ hộ và các biến độc lập

khác.

Các yếu tố này có ảnh

hưởng tích cực tới kết quả

sản xuất nông nghiệp, hay

thu nhập của hộ nông

nghiệp.

Huỳnh

Thị Đan

Xuân và

Mai Văn

Nam

(2011)

Xem xét thực

trạng thu nhập,

cơ cấu thu nhập

và đa dạng thu

nhập của các hộ

chăn nuôi gia

cầm ở đồng bằng

sông Cửu Long,

đồng thời xác

định các yếu tố

Mô hình hồi quy đa biến dạng

hàm sản xuất với biến phụ

thuộc là thu nhập của hộ và

các biến độc lập là: Trình độ

học vấn của chủ hộ; Tổng diện

tích của hộ; Vay vốn; Tỷ lệ lao

động; Ảnh hưởng dịch cúm gia

cầm.

Thu nhập của hộ chủ yếu

dựa vào hoạt động nông

nghiệp chiếm 95%. Nông hộ

quan tâm đến việc đa dạng

nguồn thu nhập.

Các yếu tố ảnh hưởng đến

thu nhập của hộ là tổng diện

tích đất của hộ, vay vốn,

kiểm dịch, thu nhập từ chăn

nuôi gia cầm, thu nhập từ

Page 67: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

57

ảnh hưởng đến

thu nhập của

nông hộ. Kết hợp

định tính và định

lượng.

chăn nuôi khác và thu nhập

từ phi nông nghiệp.

Lê Đình

Hải

(2017)

Các nhân tố ảnh

hưởng tới thu

nhập của nông

hộ; Kết hợp định

tính và định

lượng.

Mô hình hồi quy đa biến –

hàm sản xuất. Biến phụ thuộc

là thu nhập của hộ, biến độc

lập gồm: diện tích đất của hộ,

giới tính chủ hộ, độ tuổi chủ

hộ, số năm đi học, lượng vốn

vay, Khoảng cách đến thị

trường tiêu thụ sản phẩm, áp

dụng kỹ thuật vào sản xuất.

Quy mô vốn, diện tích đất

của nông hộ và áp dụng kỹ

thuật vào sản xuất có ảnh

hưởng tích cực đáng kể đến

thu nhập của hộ.

Chu Thị

Kim

Loan,

Nguyễn

Văn

Hướng

(2015)

Phân tích thực

trạng nguồn lực

và ảnh hưởng của

chúng tới thu

nhập của nông hộ

tỉnh Thanh Hóa,

Kết hợp định tính

và định lượng.

Mô hình hồi hàm sản xuất với

biến phụ thuộc là Thu nhập,

biến độc lập là Địa bàn, Giới

tính, Trình độ học vấn, Số lao

động, Diện tích đất sản xuất,

Giá trị phương tiện SX, Vốn

lưu động, Khả năng tiếp cận

vốn vay.

Chất lượng lao động, qui mô

đất đai và lượng vốn của các

nông hộ điều tra còn ở mức

thấp. Thu nhập của nông hộ

ở mức bình quân 72 triệu

đồng/năm, đặc biệt thu nhập

từ tiền lương, tiền công

đóng góp một tỷ lệ khá cao

trong tổng thu nhập của hộ.

Các nguồn lực của nông hộ

như qui mô đất sản xuất, số

lượng và trình độ học vấn

của lao động, giá trị phương

tiện sản xuất tỷ lệ thuận với

thu nhập của hộ, trong đó

qui mô đất sản xuất có ảnh

hưởng dương lớn nhất.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận

nguồn vốn vay, giới tính của

chủ hộ và vị trí địa lý cũng

có tác động tích cực tới thu

nhập của nông hộ nhưng ít

hơn.

Page 68: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

58

Nguyễn

Lan

Duyên

(2014)

Xác định các yếu

tố ảnh hưởng đến

thu nhập của

nông hộ ở An

Giang. Kết hợp

định tính và định

lượng.

Hồi quy đa biến biến phụ

thuộc là thu nhập của hộ, biến

độc lập gồm Số thành viên hộ;

Thời gian sống tại địa phương;

thời gian cư trú, diện tích đất,

lao động của hộ, vị trí xã hội,

khả năng vay vốn, khoảng

cách từ nơi ở đến đô thị, lãi

suất, số tiền vay chính thức.

Các yếu tố như trình độ học

vấn, diện tích đất, thời gian

cư trú tại địa phương,

khoảng cách từ nơi ở đến

trung tâm, lượng vốn vay,

lãi suất và số lao động có

ảnh hưởng tích cực đến thu

nhập của nông hộ.

Nguyễn

Việt Anh

(2010)

Đánh giá các

nhân tố chủ yếu

tác động đến thu

nhập của các hộ

nông dân có sử

dụng vốn vay của

Ngân hàng

NN&PTNN. Kết

hợp định tính và

định lượng.

Hàm Cobb – Douglas, biến

phụ thuộc là thu nhập hỗn hợp

và biến độc lập gồm Trình độ

học vấn; Tuổi; Lao động của

hộ; Lượng vốn vay; Chi phí

đầu vào; Diện tích đất canh

tác; Lãi suất.

Yếu tố đầu vào tác động

mạnh đến thu nhập của các

hộ nông dân. Bên cạnh đó

các yếu tố như: điều kiện tự

nhiên, loại hộ sản xuất; loại

hình sản xuất cũng tác động

đến thu nhập của các hộ

nông dân.

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trên cho thấy bối cảnh nghiên cứu có

những nét tương đồng với nghiên cứu này. Đó là (i) bối cảnh của 1 địa phương cụ

thể ở Việt Nam, (ii) nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp, hay khía cạnh của phát

triển nông nghiệp, cũng như sự phát triển của một ngành trong nông nghiệp; (iii) tác

động của các yếu tố nguồn lực đến phát triển. Đồng thời các nghiên cứu này đề sử

dụng mô hình hàm sản xuất với các biến là đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Vì

vậy có thể sử dụng mô hình dạng hàm Cobb – Douglass như sau:

Y =A.X1β1

X2β2

….Xnβn

eα1D1+ α2D2 + … αnDn

(III.1)

Trong Y là sản lượng chăn nuôi đại gia súc

Xi là các yếu tố đầu vào sản xuất trong chăn nuôi đại gia súc của hộ

Di là biến giả

A là nhân tố năng suất tổng hợp

Để hồi quy sẽ cần chuyển về dạng logarit và dựa trên cơ sở số liệu khảo sát và

sẽ được trình bày dưới đây.

Page 69: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

59

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Từ đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu đã nêu ở trên

là cơ sở để xác định phương pháp thu thập số liệu cần thiết. Đó là phương pháp thu

thập số liệu thứ cấp.

Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ Niêm giám

thống kê tỉnh Bình Định và một số số liệu từ một số sở ban ngành của tỉnh. Các bản

Niêm giám thống kê này được Cục Thống kê công bố từng năm và có lưu trữ trong

Thư viện Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN và các cơ quan và đoàn thể của tỉnh Bình

Định như Sở NN&PTNT, Hội nông dân. Do vậy, tính pháp lý và độ tin cậy có thể

chấp nhận được. Khoảng thời gian của số liệu sẽ từ năm 1991 tới năm 2016, có

tham khảo số liệu từ khi tái lập tỉnh. Ngoài ra NCS còn tham khảo số liệu điều tra

nông nghiệp nông thôn của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Số liệu về giá trị sản xuất (GO) của tỉnh và các ngành đặc biệt là ngành nông

nghiệp được tổng hợp từ mục Tài khoản Quốc gia của Niên giám thống kê tỉnh.

Đơn vị tính là tỷ đồng theo giá 2010.

Số liệu về GRDP và giá trị gia tăng của các ngành được tổng hợp từ mục Tài

khoản Quốc gia của Niên giám thống kê tỉnh. Đơn vị tính là tỷ đồng theo giá 2010.

Số liệu về vốn đầu tư phát triển trong mục Đầu tư và Xây dựng của Niên giám

thống kê. Đơn vị tính là tỷ đồng và tính theo giá hiện hành và giá cố định năm 2010.

Phần lao động ở trong phần dân số và lao động. Số lao động ở đây là số lao

động đang làm việc trong nền kinh tế. Có thể chia theo ngành kinh tế, thành phần

kinh tế. Đơn vị tính là số người.

Số liệu về chăn nuôi gồm:

GO chăn nuôi đại gia súc trong mục Nông lâm thủy sản của Niên giám thống

kê và đơn vị tính là tỷ đồng theo giá hiện hành và 2010.

Số liệu chăn nuôi đại gia súc đơn vị tính con trong mục Nông lâm thủy sản của

Niên giám thống kê của Cục Thống kê.

Số liệu hộ và trang trại chăn nuôi đại gia súc của tỉnh từ niên giám thống kê

của Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định.

Số liệu về diện tích đất đai chung và dành cho chăn nuôi đại gia súc lấy từ Cục

Thống kê tỉnh Bình Định, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định.

Page 70: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

60

Số liệu sơ cấp

Khảo sát các hộ chăn nuôi đại gia súc

Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu

Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu

thuận tiện (phi xác suất). Lý do lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện là

nhằm tiết kiệm được thời gian, chi phí và xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề

nghiên cứu.

Với phân tích hồi quy đa biến, theo Tabachnick và Fidell (1996) thì kích cỡ

mẫu tối thiểu cần có để phân tích được tính theo công thức:

n = 50 + 8 x m

Với m: là số lượng biến độc lập trong mô hình

n: là kích thước mẫu

Về nguyên tắc chung là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên

cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ

thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà

nghiên cứu đó có thể có được để thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu này có 6 biến

nên số mẫu cần thu thập ít nhất là 98 mẫu. Do đó trong bài nghiên cứu này tác giả

đã thực hiện khảo sát là 175 mẫu.

Như vậy tác giả đã chọn ngẫu nhiên 175 hộ nông dân thuộc 7 huyện, gồm Phù

Mỹ, Hoài Nhơn, An Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn và Phù Cát. Các huyện này

bao gồm hai huyện miền núi, ba huyện đồng bằng và ven biển, một huyện đang đô

thị hóa. Đây cũng là 7 huyện có quy mô đại gia súc chiếm tỷ lệ khá cao. Mỗi huyện

sẽ khảo sát 25 hộ tương đương với 14,2% số phiếu.

Bảng hỏi điều tra

Bảng hỏi này nhằm thu thập thông tin để đáp ứng mục tiêu thu thập thông tin

về kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi đại gia súc ở Bình Định cũng như các yếu tố

đầu vào của họ. Đồng thời từ thông tin này không chỉ có thể đánh giá được mức độ

ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi đại gia súc. Phần

câu hỏi khảo sát được chia thành 3 phần, gồm thông tin chung, hoạt động sản xuất

của hộ và tiếp cận thông tin chính sách. Câu hỏi được thiết kế theo dạng định lượng

Page 71: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

61

các tiêu chí và theo dạng một nhận định để hỏi về mức độ đồng ý của người được

phỏng vấn, gồm đồng ý và không đồng ý.

Tổ chức điều tra: Điều tra được tổ chức từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2017.

NCS cùng với các nhân viên của Cục Thống kê tỉnh Bình Định tiến hành khảo sát

và phỏng vấn (phụ lục 2).

Với khảo sát ý kiến các nhà quản lý, các chuyên gia

NCS sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định và đánh giá các nhân tố

ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành này. NCS sẽ xây dựng phiếu điều tra với câu

hỏi kín nhằm thu thập ý kiến đánh giá của chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng tới

sự phát triển chăn nuôi đại gia súc .

Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu

Phương pháp chọn mẫu của nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu

thuận tiện (phi xác suất). Lý do lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện là nhằm

tiết kiệm được thời gian, chi phí và xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên

cứu. Vì phỏng vấn chuyên gia nên NCS chỉ lựa chọn 20 chuyên gia. Đây là các cán

bộ làm ở Ban giám đốc sở, văn phòng, Chi cục Chăn nuôi Thú y, Trung tâm

Khuyến nông, Trung tâm Giống vật nuôi, Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp, nông

thôn của Sở NN &PTNT tỉnh, các trưởng phòng NN&PTNT huyện.

Bảng hỏi điều tra

Bảng hỏi này nhằm thu thập thông tin để đáp ứng mục tiêu thu thập thông tin

về đánh giá của các chuyên gia về các yếu tố và mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển

chăn nuôi đại gia súc của tỉnh. Phần câu hỏi khảo sát được chia thành 2 phần gồm

thông tin chung và đánh giá nhân tố ảnh hưởng. Câu hỏi được thiết kế theo dạng

định lượng các tiêu chí và theo dạng một nhận định để hỏi về mức độ đồng ý của

người được phỏng vấn, gồm 11 mức từ 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ....10=

ảnh hưởng lớn nhất.

Tổ chức điều tra

Điều tra được tổ chức từ tháng 1/2017 đến tháng 3/2017. NCS cùng với các nhân

viên của Cục Thống kê tỉnh Bình Định tiến hành khảo sát và phỏng vấn (phụ lục 1).

Page 72: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

62

Kết luận chương 2

Chương này đã khái quát được đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bình

Định. Những đặc điểm này có nhiều điểm thuận lợi và thách thức cho sự phát triển

chăn nuôi đại gia súc ở đây. Những thuận lợi như vị trí địa lý ở Nam trung Bộ với

điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đất đai, đất trồng cỏ phù hợp với ngành chăn nuôi

này. Nghề chăn nuôi đại gia súc đã có từ lâu và người chăn nuôi có nhiều kinh

nghiệm. Nền kinh tế phát triển nhanh tạo ra thị trường cho sự phát triển. Những khó

khăn bao gồm: thời tiết khắc nghiệt kém thiên tai, địa hình bị chia cắt mạnh, có độ

dốc lớn đã gây không ít khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và nhất là trong bố

trí phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Những năm qua thường

xuyên giá cả đầu vào và đầu ra của ngành chăn nuôi luôn biến động theo chiều

hướng bất lợi cho người sản xuất, đã ảnh hưởng đến giá thành và hiệu quả

chăn nuôi.

Các phương pháp nghiên cứu cũng được sử dụng trong luận án cũng được

trình bày ở đây. Do đặc điểm của đề tài đòi hỏi phải tiếp cận theo nhiều cách khác

nhau như cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận kinh tế học phát triển, tiếp cận vĩ

mô, cách tiếp cận vùng và cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên. Luận án

không sử dụng một phương pháp riêng biệt mà kết hợp nhiều phương pháp khác

nhau trong, đặc biệt là kết hợp định tính và định lượng.

Page 73: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

63

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC

TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc

Tăng trưởng sản lượng ngành chăn nuôi đại gia súc phản ánh kết quả sản xuất

cũng như năng lực sản xuất của ngành này thay đổi ra sao.

Bảng 3.1. Quy mô GTSX chăn nuôi đại gia súc

Đơn vị tính: tỷ đồng, giá 2010 và (%)

Nội dung Năm

1991

Năm

2000

Năm

2010

Năm

2015

Năm

2016

GTSX nông nghiệp theo

nghĩa hẹp 5.076 6.339,2 10.615,5 13.159,4 13.554,2

GTSX chăn nuôi gia súc 443,8 814,8 2.674,4 3.896,4 4.111,3

GTSX chăn nuôi trâu 4,0 13,0 28,3 43,3 46,1

GTSX chăn nuôi bò 200,3 375,8 816,3 1.347,4 1.405,2

GTSX chăn nuôi lợn 236,1 414,8 1.805,7 2.468,9 2.620,9

GTSX ĐGS khác 3,4 11,1 24,1 36,8 39,2

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)

GTSX nông nghiệp theo nghĩa hẹp (sẽ gọi tắt là nông nghiệp) tăng liên tục

trong hơn 30 năm qua. Theo giá 2010, nếu GTSX nông nghiệp năm 2000 là 6.339,2

tỷ đồng thì đến năm 2016 đạt là 13.554,2 tỷ đồng, tăng khoảng hơn 2,6 lần.

Bảng 3.1 cho thấy giá trị sản xuất chăn nuôi đại gia súc tăng cùng chiều với

GTSX nông nghiệp. Nếu năm 1991 GTSX chăn nuôi đại gia súc chỉ mới 443,8 tỷ

đồng, năm 2000 là 814,8 tỷ đồng thì năm 2016 đã tăng đến 4.111,3 tỷ đồng. GTSX

chăn nuôi bò chiếm khá cao và tăng nhanh từ 136 tỷ đồng năm 1986, tăng lên 200,3

tỷ đồng năm 1991, 816,3 tỷ đồng năm 2010 và đạt 1.405,2 tỷ đồng năm 2016.

GTSX của chăn nuôi lợn cũng tăng đáng kể, lần lượt là 146 tỷ đồng, 236,1 tỷ đồng,

1.805,7 tỷ đồng và 2.620,9 tỷ đồng trong thời gian này.

Page 74: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

64

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng GTSX chăn nuôi đại gia súc

Đơn vị tính: (%)

Nội dung 1991-2000 2000-2010 2010-2016 1986-2016

Tăng trưởng GTSX NN

theo nghĩa hẹp

2,5 5,3 4,4 4,0

TT GTSX chăn nuôi ĐGS 7,0 12,6 7,8 9,3

TT GTSX chăn nuôi Trâu 14,0 8,1 8,9 10,3

TT GTSX chăn nuôi bò 7,2 8,1 10,5 8,1

TT GTSX chăn nuôi lợn 6,5 15,8 6,5 10,1

TT GTSX gia súc khác 14,0 8,1 8,9 10,3

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)

Bảng 3.2 thể hiện những số liệu về tăng trưởng GTSX nông nghiệp, GTSX

chăn nuôi ĐGS và GTSX của các phân ngành trong đó. Tăng trưởng GTSX chăn

nuôi ĐGS nhanh hơn so với tốc độ tăng GTSX nông nghiệp chung. Tăng trưởng

trung bình giai đoạn 1986-2016 của GTSX chăn nuôi đại gia súc là 9,3%, trong đó

thấp nhất là giai đoạn 1991-2000 là 7% và cao nhất là giai đoạn 2006-2010 là hơn

12,6%.

Trong các loại ĐGS của tỉnh, tuy tăng trưởng trung bình giai đoạn 1991-2016

nhưng không ổn định. GTSX chăn nuôi bò tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn

1991-2016, là hơn 8%. Tăng trưởng GTSX chăn nuôi trâu là 10,3%, và GTSX của

chăn nuôi heo là 10,1%.

Động thái trên được thể hiện qua mức độ ổn định tăng trưởng chăn nuôi đại

gia súc. Độ ổn định GTSX chăn nuôi ĐGS kém hơn so với GTSX nông nghiệp, độ

ổn định này là 38,86% (hệ số càng cao tức mức biến động càng lớn). Biến động

tăng trưởng GTSX nông nghiệp là 30,39%. Trong các loại ĐGS thì mức biến động

GTSX của bò và lợn đều khá cao, với bò là 43,6% và của lợn là 39,9%.

Page 75: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

65

Bảng 3.3. Độ ổn định tăng trưởng GTSX chăn nuôi đại gia súc

Đơn vị tính: (%)

Chỉ tiêu 1991-2000 2001-2010 2011-2016 1986-2016

GTSX nông nghiệp 28,17 21,3 42,72 30,39

GTSX chăn nuôi ĐGS 40,42 38,5 32,50 38,86

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Tóm lại, GTSX chăn nuôi ĐGS là tăng khá nhanh nhưng kém ổn định, trong

đó chăn nuôi bò, heo có quy mô lớn hơn nhưng kém ổn định nên ảnh hưởng đến xu

hướng chung.

Tiếp theo sẽ xem xét tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc dưới góc độ

hiện vật tức là số lượng đầu con và lượng thịt xuất chuồng.

Tổng đàn gia súc chính nhìn chung đều tăng trong suốt những năm qua. Tổng

đàn bò cũng tăng từ 194 ngàn con năm 1991 lên 238,8 ngàn con năm 2000 và lên

301,7 năm 2016, tức tăng gần 107 ngàn con. Tổng đàn trâu từ hơn 15,4 ngàn con

năm 1991, tăng lên hơn 18,6 ngàn con năm 2000, đã tăng lên 21,1 ngàn con năm

2016, tức tăng gần 6 ngàn con so với 1991. Tổng đàn heo trong từng mốc theo thời

gian này lần lượt là 242 ngàn con, 299,3 ngàn con, 411 ngàn con và 851 ngàn con,

tăng 551 ngàn con.

Về lượng thịt hơi xuất chuồng cũng tăng theo số lượng đàn những năm qua.

Lượng thịt hơi xuất chuồng chung tăng 5,1 lần từ 27.730 tấn năm 1991 lên 142.097

tấn năm 2016.

Page 76: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

66

Bảng 3.4. Quy mô đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng

của đại gia súc tỉnh Bình Định

Đơn vị tính: 1.000 con và tấn

Chỉ tiêu Năm

1991

Năm

2000

Năm

2010

Năm

2015

Năm

2016

Tổng đàn trâu 15,4 18,6 19,4 21,5 21,1

Tổng đàn bò 194,9 238,8 276,5 266,0 301,7

Tổng đàn heo 299,3 411,1 569,4 797,7 851,1

Thịt hơi xuất chuồng 27.730 55.458 106.951 132.961 142.097

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Quy mô sản lượng chăn nuôi ĐGS của tỉnh Bình Định đã tăng khá nhanh.

Điều này đã cho thấy năng lực sản xuất chăn nuôi ĐGS tăng khá nhanh nhưng ở đây

chủ yếu là năng lực sản xuất chăn nuôi theo chiều rộng, tăng số lượng và quy mô

đàn. Việc gia tăng quy mô đàn này cũng như tình trạng chung cả nước, đã dẫn tới

tình trạng phá vỡ quy hoạch. Bảng 3.5 cho thấy chỉ có số lượng đàn trâu và lợn còn

dư địa theo quy hoạch, còn đàn bò đã vượt so với quy hoạch năm 2015 và tốc độ

này sẽ vượt quy hoạch năm 2020. Lưu ý, trong quy hoạch có tính tới sự cân đối

giữa quỹ đất cho phát triển đồng cỏ, cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ thú y, cung cấp

đầu vào và hệ thống giết mổ. Khi vượt quá về lượng sẽ rất khó đảm bảo về chất

lượng của quá trình phát triển chăn nuôi.

Việc quy mô sản lượng chăn nuôi bò cao hơn và vượt quy hoạch, đã thể hiện

sự kém bền vững trong phát triển. Với đàn lợn, dù chưa hết dư địa nhưng tình trạng

biến động giá lợn cuối 2016 và năm 2017 khi cung vượt cầu. Hậu quả người sản

xuất đã cắt giảm lượng lợn. Lý do của tình trạng này còn do năng lực và bảo quản

chế biến thịt còn quá yếu và do đó khó có thể tạo ra hệ thống kho đệm điều hòa quá

trình cung cấp thịt cho thị trường.

Page 77: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

67

Bảng 3.5. So sánh quy mô chăn nuôi ĐGS thực tế và quy hoạch phát triển

Đơn vị tính: 1.000 con và (%)

Nội dung

Thực tế Quy hoạch So sánh

Thực tế /QH

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2015

Năm

2020

Năm

2015

Năm

2020

Tổng đàn trâu 21,53 21,13 22,4 25 0,96 0,85

Tổng đàn bò 266,03 301,71 260 320 1,02 0,94

Tổng đàn lợn 797,7 851,1 800 1.000 99 85,1

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định và Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bình định đến năm 2020)

Hãy xem xét những đánh giá về hệ thống chế biến và bảo quản sản phẩm chăn

nuôi thông qua hệ thống giết mổ ở Bình Định.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có trên 725 điểm giết mổ gia súc,

gia cầm; trong đó có 51 điểm giết mổ trâu bò, 665 điểm giết mổ lợn và 9 điểm giết

mổ gia cầm. Hình thức kinh doanh của các cơ sở giết mổ trâu bò, lợn là cho thuê

mặt bằng, thương lái đưa gia súc vào và thuê mướn công nhân giết mổ. Số lượng

gia súc, gia cầm được giết mổ hàng đêm bình quân khoảng 1.200 con lợn, 1.000 con

gia cầm và 100 con bò (Quy hoạch phát triển chăn nuôi Bình Định, 2014).

Phần lớn số cơ sở và điểm giết mổ gia súc có quy mô nhỏ, phân tán và xen kẽ

trong khu dân cư. Đa số các lò mổ và điểm giết mổ gia súc đều áp dụng phương

thức giết mổ thủ công (giết mổ nằm), các công đoạn trong quá trình giết mổ đều

thực hiện trên bệ chỉ cách mặt đất 10 - 15 cm, việc mổ, xẻ thân thịt nằm trên bệ dẫn

đến tình trạng các thao tác của công nhân và nước thải, chất thải trong quá trình giết

mổ (như lông, huyết) dễ gây nhiễm bẩn cho thân thịt, không đảm bảo an toàn vệ

sinh thực phẩm. Đây là nhược điểm lớn của phương thức giết mổ thủ công, tuy

nhiên do chưa có hướng dẫn, quy định bắt buộc trong quy trình giết mổ theo những

phương thức hợp vệ sinh hơn (như phải treo thân thịt khi tiến hành mổ lấy lòng và

chẻ mảnh) nên hiện nay chưa khắc phục được tình trạng vấy nhiễm trên thân thịt

trong giết mổ gia súc; đồng thời, nguồn nước cung cấp không tốt, không thông qua

Page 78: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

68

kiểm định, một số cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng hoạt

động chưa đảm bảo, nước thải thoát ra môi trường xung quanh, thẩm thấu xuống

lòng đất, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, làm ô nhiễm vệ sinh môi trường xung

quanh (có rất ít cơ sở giết mổ có hệ thống xử lý nước thải song rất đơn giản thông

qua các bể lắng).

Có thể rút ra đánh giá sau:

Sự tăng trưởng sản lượng chăn nuôi ĐGS của Bình Định khá nhanh, tuy biến

động nhưng đã vượt quy hoạch. Năng lực sản xuất chăn nuôi tăng nhanh và mất

cân đối với khả năng hệ thống hạ tầng, đất đai cho chăn nuôi, năng lực chế biến,

bảo quản và hệ thống dịch vụ cho chăn nuôi. Điều này như nguyên nhân khiến sự

phát triển chủ yếu về quy mô nhưng kém hiệu quả.

3.2. Cơ cấu chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

Phần này sẽ xem xét cơ cấu chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định. Cơ cấu và

sự thay đổi cơ cấu sẽ phản ánh cấu trúc sản xuất cũng như tính hợp lý của phân bổ

sản xuất trong chăn nuôi. Trước tiên xem xét cơ cấu giá trị sản xuất, cơ cấu đàn theo

địa lý.

Trong ngành chăn nuôi của tỉnh Bình Định, chăn nuôi ĐGS giữ vai trò quan

trọng. Tỷ trọng của ngành này chiếm khá cao. GTSX chăn nuôi ĐGS chiếm 65,6 %

năm 1991, là 66,87% năm 2000, là 60 % năm 2010 và năm 2016 là 61,43%. Trong

giai đoạn 1991-2010 tỷ trọng GTSX chăn nuôi ĐGS giảm 5,59% và 1991-2016 chỉ

là -4,18 %. Tuy tỷ trọng có giảm dần nhưng tỷ trọng của chăn nuôi đại gia súc vẫn

chiếm khoảng hơn 60% GTSX ngành chăn nuôi.

Trong GTSX chăn nuôi đại gia súc, tỷ trọng của chăn nuôi bò, lợn chiếm gần

như tuyết đối, hiện đang ở mức gần 98%. Chăn nuôi trâu chỉ khoảng hơn 1% và các

gia súc khác chưa tới 1%.

Xu thế chuyển dịch cơ cấu theo GTSX đang cho thấy, tỷ trọng GTSX của

chăn nuôi trâu tăng nhẹ, đàn lợn tăng nhanh trong giai đoạn 1991-2016, và tỷ trọng

GTSX của chăn nuôi bò giảm dần.

Page 79: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

69

Về cơ bản cơ cấu ĐGS của tỉnh Bình Định thay đổi rất chậm và chất lượng

chuyển dịch cũng thấp. Hệ số cosφ và góc φ – góc chuyển dịch cơ cấu rất nhỏ. Từ

1986- 2016 hệ số cosφ = 0,9999188 và góc φ = 0,729 độ.

Bảng 3.6. Thay đổi tỷ trọng chăn nuôi đại gia súc trong GTSX ngành chăn

nuôi tỉnh Bình Định

Đơn vị tính: (%)

Nội dung Năm

1991

Năm

2000

Năm

2010

Năm

2016

2010 so

1991

2016 so

1991

Cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi

GTSX ngành chăn nuôi 100 100 100 100

GTSX chăn nuôi ĐGS 65,60 66,87 60,02 61,43 -5,59 -4,18

Cơ cấu GTSX chăn nuôi ĐGS

GTSX chăn nuôi ĐGS 100 100 100 100

GTSX chăn nuôi trâu 0,91 1,60 1,06 1,12 0,15 0,22

GTSX chăn nuôi bò 45,13 46,13 30,52 34,18 -14,60 -10,95

GTSX chăn nuôi lợn 53,20 50,91 67,52 63,75 14,32 10,55

GTSX ĐGS khác 1,36 0,90 0,95 0,95 0,13 0,18

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Bảng 3.7 thể hiện cơ cấu và thay đổi cơ cấu phân bố đàn bò của tỉnh theo các

huyện. Số lượng bò tập trung chủ yếu ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, An

Nhơn và Hoài Nhơn, hiện chiếm khoảng 73%. Sáu huyện còn lại chỉ chiếm khoảng

27%. Điều này cho thấy vùng chăn nuôi bò của tỉnh tập trung chủ yếu ở 5 huyện

này. Đây là các huyện nằm ở đồng bằng ven biển và duy nhất có Tây Sơn là huyện

trung du.

Cơ cấu này dường như thay đổi rất ít trong hơn 20 năm qua. Những huyện có

đàn bò lớn và tỷ trọng cao như Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn... Đây cũng là những

huyện có số lượng tăng và tỷ trọng tăng lên. Tuy đã xuất hiện xu hướng chuyển

Page 80: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

70

dịch chăn nuôi từ đồng bằng ven biển sang các huyện miền núi nhưng còn thấp. Tỷ

trọng đàn bò của các huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh đều tăng khoảng 1%.

Bảng 3.7. Cơ cấu đàn bò theo địa phương tỉnh Bình Định

Đơn vị tính: 1.000 con và (%)

Chỉ tiêu Năm

1991

Năm

2000

Năm

2010

Năm

1015

Năm

2016 2016/1991

Tổng đàn bò 194,9 238,8 276,5 266 301,7 1,54

Trong đó % của

Quy Nhơn 2,57 2,58 2,72 2,11 2,15 -0,42

An Lão 1,60 1,66 2,43 2,95 2,68 1,08

Hoài Nhơn 8,51 8,53 8,71 9,17 9,12 0,61

Hoài Ân 5,53 5,51 5,09 5,70 5,52 -0,01

Phù Mỹ 17,65 20,08 19,26 18,64 18,64 0,99

Vĩnh Thạnh 4,63 4,66 4,73 5,87 5,39 0,76

Tây Sơn 18,03 17,03 14,98 13,52 15,46 -2,57

Phù Cát 17,65 18,80 20,41 18,94 18,80 1,15

An Nhơn 12,11 9,39 10,71 10,82 11,10 -1,01

Tuy Phước 7,11 6,80 5,83 6,21 5,59 -1,52

Vân Canh 4,60 4,96 5,11 6,08 5,53 0,93

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Cơ cấu đàn lợn theo các huyện cũng không khác mấy so với đàn bò. Phân bố

đàn lợn chủ yếu tập trung ở 5 huyện gồm Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Ân, Phù Cát,

An Nhơn. Tổng đàn lợn của các huyện này hiện chiếm tới hơn 70% và 6 địa phương

còn lại chỉ chiếm khoảng gần 30%. Phần lớn số lượng và tỷ trọng đàn lợn của các

huyện đều giảm thì tỷ trọng của huyện Hoài Ân tăng tới 14% trong hơn 20 năm qua.

Page 81: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

71

Bảng 3.8. Cơ cấu đàn lợn theo địa phương tỉnh Bình Định

Đơn vị tính: 1.000 con và (%)

Chỉ tiêu Năm

1991

Năm

2000

Năm

2010

Năm

1015

Năm

2016 2016/1991

Tổng đàn lợn 299,3 411,1 569,4 797,7 851,1 2,84

Trong đó % của

Quy Nhơn 3,6 2,4 2,4 2,2 2,1 -1,5

An Lão 2,5 2,7 2,6 2,6 2,6 0,2

Hoài Nhơn 22,9 21,6 20,2 19,8 18,9 -4,0

Hoài Ân 15,0 23,4 25,4 27,6 29,1 14,2

Phù Mỹ 10,9 8,7 8,3 8,1 7,9 -3,0

Vĩnh Thạnh 3,5 3,0 2,9 2,9 2,9 -0,7

Tây Sơn 5,6 6,1 7,0 6,9 7,4 1,7

Phù Cát 14,2 12,9 12,2 11,8 11,7 -2,5

An Nhơn 12,5 11,1 10,9 10,5 10,0 -2,5

Tuy Phước 8,1 7,0 6,7 6,4 6,1 -2,0

Vân Canh 1,2 1,1 1,4 1,3 1,4 0,2

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Cơ cấu và thay đổi cơ cấu đàn lợn theo địa phương đang thể hiện quá trình

hình thành dần vùng sản xuất chuyên canh chăn nuôi lợn ở Bình Định.

Page 82: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

72

Như vậy có thể rút ra một số đánh giá sau:

Về cơ cấu và CDCC giá trị sản xuất:

Chăn nuôi ĐGS là ngành sản xuất có vai trò quan trọng nhất trong chăn nuôi

của tỉnh Bình Định, hiện vẫn chiếm hơn 60% GTSX chăn nuôi. Điều này cũng phù

hợp với điều kiện thực tế và tiềm năng của tỉnh để phát triển ngành chăn nuôi này.

Trong cơ cấu GTSX đại gia súc, chăn nuôi lợn và bò chiếm tuyệt đối hay vai trò chủ

yếu, chăn nuôi trâu không đáng kể. Xu thế chính hiện nay là tỷ trọng chăn nuôi lợn

tăng dần, tỷ trọng đàn trâu tăng nhẹ và chăn nuôi bò giảm dần.

Về cơ cấu đàn theo địa bàn

Cơ cấu và CDCC theo đàn ĐGS đang theo thay đổi khá tích cực. Xuất hiện xu

hướng hình thành các vùng chuyên môn hóa chăn nuôi tập trung ở tỉnh. Đó là vùng

chuyên canh chăn nuôi bò và vùng chuyên canh chăn nuôi lợn. Vùng chuyên canh

chăn nuôi bò sẽ thuộc các huyện miền núi, nơi có tiềm năng phát triển còn nhiều.

Vùng chuyên môn hóa chăn nuôi lợn lại tập trung ở các huyện đồng bằng ven biển

của tỉnh. Việc hình thành vùng chuyên canh sẽ thuận lợi hơn cho việc huy động,

phân bổ nguồn lực và phân bố sản xuất trong chăn nuôi theo hướng chuyên môn

hóa cũng như tổ chức chăn nuôi theo chuỗi. Đồng thời cũng là cơ sở để phát triển

cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế biến.

3.3. Thực trạng huy động phân bổ và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi

đại gia súc

Phần này sẽ xem xét Tình hình huy động và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi.

Các nguồn lực đây bao gồm đất đai cho chăn nuôi, vốn đầu tư và lao động.

Số liệu Bảng 3.9. Cho thấy diện tích đất để trồng cỏ cho chăn nuôi của tỉnh đã

tăng dần những năm qua. Năm 2000 là 2.045 ha đã tăng lên là 3.025 ha năm 2005,

năm 2010 là 4.234 ha và năm 2015 là 5.122 ha. Như vậy từ năm 2000 đến 2015 đã

tăng được 3.077 ha. Nếu tổng đàn trâu, bò năm 2016 là 322 ngàn con, với định mức

diện tích trồng cỏ cho 1 con bò là 500 m2 thì cần khoảng 16,1 ngàn ha. Diện tích để

trồng cỏ hiện nay là 5.122 ha chỉ đáp ứng khoảng 31,8% tổng số đại gia súc.

Page 83: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

73

Bảng 3.9. Phân bổ diện tích đất nông nghiệp của tỉnh cho chăn nuôi

Đơn vị tính: ha

ST

T Chỉ tiêu

Năm

2000

Năm

2005

Năm

2010

Năm

2015

2015

so với

2000

Tổng diện tích tự nhiên 602.555 603.956 605.058 607.133 4.578

1 Đất nông nghiệp 310.803 385.791 441.435 512.831 202.030

A Đất sản xuất nông nghiệp 114.237 136.651 131.717 138.97 24.733

- Đất trồng cây hằng năm 90.441 98.479 99.635 103.682 13.241

- Đất trồng cây lâu năm 23.796 38.171 32.080 35.28 11.492

B Đất nông nghiệp còn lại 196.565 249.14 309.710 338.570 142,01

2 Đất phi nông nghiệp 55.269 60.851 69.030 71.190 15.929

3 Đất chưa sử dụng 236.483 31.868 236.480 23.100 -213,4

4 Diện tích đất trồng cỏ

chăn nuôi 2.045 3.025 4.234 5.122 3.077

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Bảng 3.10. cho thấy diện tích trung bình của hộ chăn nuôi ĐGS được khảo sát

chỉ 568,1 m2 hộ. Diện tích này là khá thấp, với số lượng trung bình chăn nuôi của

hộ khoảng 5-7 con thì chỉ đáp ứng lượng cỏ cho 1 con trâu hay bò.

Bảng 3.10. Diện tích đất trồng cỏ và sản xuất thức ăn của hộ chăn nuôi đại gia

súc ở tỉnh Bình Định

Chỉ tiêu Số quan

sát

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Diện tích trồng

cỏ (m2)

175 568,1 546,61 0 3.500

(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)

Lượng phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi

Page 84: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

74

Bảng 3.11. Lượng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi

tỉnh Bình Định

Tên phụ phẩm

Mức sản lượng

trung bình ở

VN (tấn

khô/ha/năm)

Diện tích cây

trồng đến năm

2015 (ha)

Sản lượng phụ

phẩm khô năm

2015 (tấn)

1. Rơm ra từ lúa. 3,4 105.747 359.540

2. Cây ngô (đã thu bắp) 3,07 8.715 26.755,1

3. Dây lạc 1,78 1.824 3.246,72

4. Lá mía 1,5 1.623 2.434,5

5. Ngọn lá sắn 1,26 13.581 17.112,1

6. Dây lang 0,93 275 255,75

Tổng cộng 11,94 131.765 409.344

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Tuy nhiên lượng phụ phẩm nông nghiệp của tỉnh cũng còn nhiều. Bảng 3.11

cho thấy lượng thức ăn khô từ phụ phẩm nông nghiệp là khá lớn, chỉ riêng rơm rạ từ

lúa mỗi năm có khoảng 360 ngàn tấn, bắp là 26,7 ngàn tấn…. Mỗi năm lượng phụ

phẩm nông nghiệp quy ra tấn khô là khoảng gần 410 ngàn tấn. Nếu trung bình một

con đại gia súc lớn như trâu, bò, lợn sử dụng khoảng 1,5 tấn thì lượng phụ phẩm

này có thể bảo đảm cho đàn khoảng 270 ngàn con. Như vậy, nếu chú trọng chế biến

thức ăn từ phụ phẩm sẽ góp phần giảm tình trạng thiếu đất trồng có nuôi gia súc.

Phần tiếp theo sẽ xem xét đầu tư cho phát triển chăn nuôi ĐGS của tỉnh

Bình Định.

Page 85: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

75

Bảng 3.12. Vốn đầu tư cho chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định

Chỉ tiêu Năm

1991

Năm

2000

Năm

2010

Năm

2016

Tổng đầu tư cho nông nghiệp

(theo giá hiện hành và tỷ đồng) 105,4 273 1.266 1.488

Đầu tư cho chăn nuôi ĐGS

(theo giá hiện hành và tỷ đồng) 18,7 59,2 257,0 610,2

Tỷ lệ đầu tư dành cho

chăn nuôi ĐGS (%) 20,6 21,7 20,3 41,01

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Số liệu ở Bảng 3.12 thể hiện lượng vốn đầu tư cho chăn nuôi ĐGS ở tỉnh Bình

Định. Lượng vốn đầu tư dành cho ngành này đã tăng liên tục từ năm 1991 đến 2016

cùng xu hướng với lượng vốn đầu tư dành cho ngành Nông Lâm Thủy sản. Nếu năm

1991 là 105.4 tỷ đồng, năm 2005 là 82,8 tỷ đồng thì đến năm 2016 là 610,2 tỷ đồng.

Điều này cũng cho thấy nguồn đầu tư phân bổ cho chăn nuôi đại gia súc khá cao.

Trong thời kỳ 1991-2016, tăng trưởng trung bình vốn đầu tư trong chăn nuôi

đại gia súc không ổn định, là khoảng 10% nhưng giai đoạn 2006-2010 đạt cao nhất

đạt hơn 20% và giai đoạn 2011-2016 chỉ là 5,6%. Điều này cũng cho thấy sự phát

triển chăn nuôi đại gia súc không có sự ổn định. Tăng trưởng rất nhanh những năm

trước đó kéo theo dòng vốn đầu tư đổ vào và khi khó khăn ở những năm sau dòng

vốn lại dịch chuyển ra khỏi.

Bảng 3.13. Hiệu quả vốn đầu tư trong chăn nuôi đại gia súc

Đơn vị tính: (%)

Chỉ tiêu 1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

2011-

2016

1991-

2016

Tốc độ tăng trưởng vốn

đầu tư chăn nuôi ĐGS 5,848 15,6 3,151 20 5,60 10

Hệ số hiệu quả vốn đầu

tư trong chăn nuôi ĐGS 0,164 0,192 0,209 0,217 0,273 0,216

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Page 86: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

76

Hệ số hiệu quả đầu tư của ngành chăn nuôi ĐGS thể hiện trên bảng 3.13. Hệ

số này tăng liên tục trong những năm qua, trung bình 1991-2016 là 0,216 và cao

nhất là giai đoạn 2011-2016 là 0,273 và thấp nhất là giai đoạn 1991-1995 là 0,164.

Điều này cũng hàm ý rằng hiệu quả vốn đầu tư trong chăn nuôi ĐGS đang giảm. Vì

hệ số này cho biết để tăng 1 đồng giá trị sản xuất cần mấy đồng vốn đầu tư cho

ngành này.

Bảng 3.14. Tình hình vốn kinh doanh của hộ chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Số quan

sát

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Nhỏ

nhất Lớn nhất

Tổng số vốn trung bình

của hộ 175 106.531,1 216.921,1 20.000 2.605.000

Số vốn dành cho chăn

nuôi 175 95.471,72 207.519,1 20.000 2.600.000

Số vốn tự có 175 95.099,77 185.770,3 15.000 2.405.000

(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)

Để thấy rõ hơn về Tình hình huy động và sử dụng vốn trong chăn nuôi ĐGS,

phần tiếp theo sẽ xem xét mức huy động và khả năng về vốn của các hộ chăn nuôi ở

tỉnh. Số liệu bảng 3.14 cho thấy tổng số vốn trung bình của hộ điều tra là 106 triệu

đồng, nhưng chênh lệch khá lớn giữa các hộ chăn nuôi. Hộ có tổng số vốn ít nhất

chỉ có 20 triệu đồng trong khi hộ cao nhất có tới 2,6 tỷ đồng. Số vốn huy động cho

chăn nuôi trung bình là gần 955 triệu đồng và có mức chênh lệch giống như trên. Số

vốn tự có của hộ gia đình trung bình là 95 triệu, trong đó hộ thấp nhất là 15 triệu

đồng và cao nhất là 2,4 tỷ đồng.

Khảo sát các hộ chăn nuôi ĐGS cho thấy những khó khăn của hộ về vốn cho

kinh doanh. Chăn nuôi đại gia súc như bò, lợn cần rất nhiều vốn. Ngoài vốn để xây

dựng chuồng trại, nhà xưởng, mua sắm máy móc, còn cần vốn để chi phí mua thức

ăn công nghiệp, thuốc thú y, con giống…. trong đó chi phí thức ăn rất nhiều. Tuy

nhiên thực tế số liệu khảo sát cho thấy chỉ có 10,8% số hộ khảo sát trả lời có vay

thêm vốn để kinh doanh. Vốn vay chỉ khoảng 23 triệu đồng trung bình và hộ vay ít

nhất là 0 đồng và nhiều nhất là 200 triệu đồng. Tỷ lệ vốn dành cho chăn nuôi chiếm

Page 87: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

77

khoảng 90%. Về nguồn vốn thì tỷ lệ vốn tự có so với tổng số chiếm gần 90% và vốn

vay chỉ khoảng 10%. Cơ số này cũng có sự khác biệt giữa hộ chăn nuôi bò, lợn và

trâu. Trung bình về vốn của hộ chăn nuôi bò, lợn gần như nhau, nhưng hộ chăn nuôi

trâu chỉ bằng 60% mức trung bình. Điều này cũng phù hợp với kết quả phân tích về

cơ cấu vốn của hộ chăn nuôi ĐGS ở Bình Định tỷ lệ vốn tự có so với tổng số chiếm

gần 90% và vốn vay chỉ khoảng 10%. Mục đích vay vốn chủ yếu để mua giống.

Những năm qua, tỉnh đã có nhiều chính sách để phát triển chăn nuôi đại gia

súc trong đó có chính sách vốn vay. Tuy nhiên không phải hộ chăn nuôi nào cũng

được hưởng chính sách này. Số liệu khảo sát cũng cho thấy chỉ có khoảng 12,5%

vay được vốn từ chính sách này. Qua đó cho thấy, chính sách vốn vay còn chưa đi

vào cuộc sống.

Phần tiếp theo sẽ phân tích tình hình lao động trong ngành chăn nuôi ĐGS. Số

lượng lao động huy động đã tăng liên tục trong những năm qua. Nếu năm 2000 gần

33 ngàn người thì đến năm 2016 đạt gần 39 ngàn người. Như vậy từ 2000 đến 2016

qua số lao động trong ngành này đã tăng gần 11,3 ngàn người. Tăng trưởng bình

quân khoảng 1,1% năm. Xu thế này đã cho thấy sự phát triển chăn nuôi đại gia súc

đã được bảo đảm bởi việc huy động nguồn lực lao động cho ngành đã tăng dần.

Bảng 3.15. Tình hình một số chỉ tiêu liên quan tới lao động của chăn nuôi đại

gia súc tỉnh Bình Định

Chỉ tiêu Năm

1991

Năm

2000

Năm

2010

Năm

2016

Lao động trong chăn nuôi ĐGS

(1.000 người) 29,72 32,87 36,36 38,80

% lao động trong ĐGS so với lao

động trong nông nghiệp theo nghĩa

hẹp 11,83 11,83 14,79 16,84

NSLĐ (triệu đồng/người) 3,92 7,58 23,23 65,07

Tỷ lệ vốn đầu tư/lao động chăn nuôi

ĐGS (triệu đồng/lao động) 0,63 1,80 7,07 15,73

% Lao động qua đào tạo 7,31 8,32 10,28 12,14

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Page 88: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

78

Năng suất lao động trong ngành chăn nuôi như Bảng 3.15 tăng liên tục trong

những năm qua. Theo giá hiện hành, năm 1991 năng suất lao động là gần 4 triệu

đồng/người đã tăng lên 7,58 triệu đồng/người năm 2000, 23,23 triệu đồng/người, năm

2010 và 65 triệu đồng/người năm 2016 tức tăng hơn 20 lần. Điều này cho thấy mặc

dù biến động về Tình hình giá cả đầu ra nhưng năng suất vẫn tăng do quy mô ĐGS

tăng trong thời kỳ này. NSLĐ tăng nhờ sự gia tăng tỷ lệ vốn đầu tư so với lao động

(cấu tạo hữu cơ) và tỷ lệ lao động qua đào tạo ở đây. Đó là kết quả gia tăng đầu tư đã

góp phần cải thiện cơ sở vật chất và kỹ thuật cho ngành chăn nuôi đại gia súc.

Về phân bổ lao động trong ngành chăn nuôi đại gia súc cơ bản được tập trung

cho chăn nuôi bò và lợn và hiện chiếm khoảng 95 % lao động. Về chất lượng lao

động về cơ bản không cao, nếu tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nông nghiệp chỉ

khoảng dưới 8% qua đào tạo thì ở ngành này là trên 10%. Bảng 3.15 cho thấy nếu

năm 1986 là 6,7%, năm 1991 tỷ lệ này của lao động chăn nuôi ĐGS là 7,31% thì

năm 2000 là 8,32%, năm 2010 là 10,28% và 2016 là 12,14%.

Bảng 3.16. Chất lượng lao động của hộ chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

Chỉ tiêu

Số

quan

sát

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Nhỏ

nhất

Lớn

nhất

Tuổi trung bình của chủ hộ

chăn nuôi ĐGS 175 53,03 11,29 29 82

Số năm học phổ thông 175 7,21 3,130 0 12

Số lao động chăn nuôi đại

gia súc của hộ (lao động) 175 1,43 0,572 1 4

(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)

Theo kết quả điều tra, độ tuổi trung bình của chủ hộ chăn nuôi ĐGS là 53 tuổi,

trong đó trẻ nhất là 29 và cao nhất là 82 tuổi. Những người ở độ tuổi này thường có

thâm niên và kinh nghiệm chăn nuôi khá. Học vấn của chủ hộ trung bình là 7,521

năm, nhưng chênh lệch khá lớn có nhiều người không đi học năm nào nhưng nhiều

người tốt nghiệp 12. Những người có trình độ thấp thường tập trung ở các huyện

Page 89: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

79

miền núi như An Lão và Vân Canh, trung bình ở An Lão là 5,3 và Vân Canh là 3,3

năm. Số lao động trung bình mỗi hộ là 1,43 lao động. Khoảng chênh lệch khá lớn,

thấp nhất là 1 và cao nhất là 4. Dường như xu hướng sử dụng lao động gia đình vẫn

là chủ yếu thay vì thuê mướn. Điều này gắn với kiểu tổ chức sản xuất trong chăn

nuôi đại gia súc hiện nay ở tỉnh Bình Định. Đó là tổ chức theo hộ gia đình với quy

mô nhỏ. .

Từ phân tích trên có thể rút ra những đánh giá sau:

Thứ nhất, diện tích đất dành cho chăn nuôi ĐGS có tăng nhưng khá còn thấp,

quy mô đàn đại gia súc tăng nhanh hơn nhiều so với nguồn cung thức ăn. Đây là sự

mất cân đối sẽ hạn chế sự phát triển chăn nuôi ĐGS.

Thứ hai, vốn đầu tư được huy động cho ngành này tăng liên tục đã góp phần

tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiệu quả sử dụng vốn khá, tuy nhiên tăng không

đều và hiệu quả đầu tư đang giảm. Khả năng huy động vốn của hộ chăn nuôi

ĐGS cao nhưng chênh lệch khá lớn, nguồn vốn vẫn chủ yếu là vốn tự có, vốn vay

còn rất thấp.

Thứ ba, lượng lao động chăn nuôi ĐGS tăng những năm qua, chất lượng lao

động được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, năng suất lao động tăng, trang bị cho lao

động cũng tăng.

3.4. Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc

Phần này sẽ phân tích tổ chức sản xuất trong chăn nuôi ĐGS của tỉnh Bình

Định. Phát triển chăn nuôi nói chung và đại gia súc nói riêng đòi hỏi trình độ tổ

chức sản xuất chặt chẽ và thiết lập được mối liên hệ phù hợp và hiệu quả mới bảo

đảm hiệu quả sản xuất.

Số liệu thống kê của tỉnh cho thấy tổng số trang trại của tỉnh năm 2011 chỉ có

14 trang trại chăn nuôi và năm 2016 là 114 trang trại chăn nuôi. Trong đó có 99

trang trại nuôi lợn, còn lại là chăn nuôi hỗn hợp trâu, bò. Qua đó cho thấy, số lượng

trang trại còn quá thấp so với tổng đàn chăn nuôi đại gia súc, và các hình thức chăn

nuôi chủ yếu là hộ gia đình và gia trại.

Chăn nuôi truyền thống

Phương thức chăn nuôi ĐGS truyền thống là phương thức chăn nuôi còn khá

phổ biến trong các nông hộ ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

Page 90: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

80

dân tộc thiểu số như ở An Lão và Vân Canh…. Theo kết quả khảo sát thì có 24,5%

(43/175) số hộ chăn nuôi theo cách này. Chăn nuôi dựa trên kinh nghiệm và cách

thức từ lâu đời nay và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Phương thức chăn nuôi này

chủ yếu theo lối quản canh dựa nhiều vào tự nhiên. Chăn nuôi với quy mô 2-3

con/hộ với trâu và bò, quy mô 2- 20 con /hộ với chăn nuôi lợn.

Các giống ĐGS nuôi chủ yếu là giống địa địa phương với đàn bò là bò vàng

và giống bò lai Zebu. Loại này có tỷ lệ máu lai thấp. Giống trâu gồm 100% là giống

địa phương. Chúng đã thích nghi tốt với điều kiện sinh thái nhưng có hạn chế về

trọng lượng, năng suất và tỷ lệ thịt khi giết mổ. Giống lợn chủ yếu là giống lai. Tỷ

lệ chuồng trại kiên cố thấp chỉ đạt 51%; bán kiên cố là 36% và không có chuồng trại

là 13% (tập trung ở các hộ là người Đồng bào dân tộc thiểu số).

Nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu từ tự nhiên như cỏ trồng, cỏ tự nhiên và phụ

phẩm ngành trồng trọt, khoảng 90% khẩu phần ăn và 10% còn lại được cung cấp từ

thức ăn bổ sung (cám gạo, cám bắp, cám mì,…).

Chăn nuôi bán thâm canh

Đây là phương thức chăn nuôi ĐGS chủ yếu của các trang trại, gia trại và của

một số hộ chăn nuôi hiện nay ở Bình Định. Số liệu khảo sát hộ chăn nuôi ĐGS cho

thấy có 57,7% (101/175) số hộ khảo sát lựa chọn phương thức bán thâm canh trong

chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả ngoài đồng, bãi và cho ăn

tại chuồng (gồm cỏ, phụ phẩm nông nghiệp và thức ăn tinh). Giống bò được nuôi

thường là bò lai Zêbu có tỷ lệ máu lai từ 50% trở lên và trâu là 100% giống địa

phương... Giống lợn chủ yếu gồm giống lai như lợn Ba Xuyên hay lợn Thuộc Nhiêu

và giống ngoại như Yorkshire, Landrace, Duroc .

Quy mô chăn nuôi tùy thuộc vào điều kiện đất đai và khả năng đầu tư của hộ

và trang trại. Đối với trang trại, gia trại quy mô chăn nuôi phổ biến từ 15-20 con,

cũng có một số trạng trại có hơn 20 con. Đối với hộ chăn nuôi, quy mô phổ biến từ

5-7 con/hộ theo số liệu khảo sát.

Chăn nuôi thâm canh

Đây là phương thức chăn nuôi mới phát triển ở Bình Định trong thời gian gần

đây, số liệu khảo sát cho thấy có 17,7% số hộ lựa chọn phương thức này. Đây là

phương thức chăn nuôi đòi hỏi đầu tư cao. Rất nhiều hoạt động đang được thực

Page 91: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

81

hiện. Năm 2014, Sở NN&PTNT Bình Định đã triển khai “Đề án chăn nuôi bò thịt

chất lượng cao” trong đó tập trung khuyến khích người dân chăn nuôi với quy mô

trang trại thâm canh. Theo quy mô đề án, đến năm 2015 tổng đàn bò đạt 260.000

con; năm 2020 đạt 520.000 con, trong đó, đàn bò nuôi trong nông hộ là 320.000

con; đàn bò nuôi trong doanh nghiệp 200.000 con. Năm 2015 Trung tâm Khuyến

nông Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn

đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn

bê con” tại xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn. Khi chăn nuôi theo hình thức này, các cơ

sở chăn nuôi có một số đặc điểm nổi bật như sau:

Về quy mô một cơ sở chăn nuôi dao động từ 8-15 con/hộ, đây là số lượng khá

phù hợp với điều kiện đầu tư của các hộ. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là

nuôi bò lai có tỷ lệ máu ngoại cao, giống bò được nuôi chủ yếu là bò lai Sind, bò

vàng địa phương chiếm thấp, khoảng 7%.

Về chuồng trại: Hầu hết được xây dựng kiên cố trên nền xi măng (hiện đã có

72,12% bán kiên cố) và có hơn 50% số hộ xây dựng thêm hầm ủ thức ăn, hầm ủ

phân, hầm chứa nước tiểu và nước dội chuồng. Theo ý kiến của các chuyên gia,

việc xây dựng các hầm chứa vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa giúp các hộ giảm chi

phí bón phân cho cỏ và còn giải quyết được vấn đề thiếu nước tưới trong mùa khô

cho cây cỏ.

Về cung cấp và chế biến thức ăn: Khoảng 60% khẩu phần ăn của trâu bò được

cung cấp từ thức ăn thô xanh (cỏ trồng, cỏ tự nhiên và phế phụ phẩm của ngành

trồng trọt) và 40% khẩu phần còn lại được bổ sung từ thức ăn tinh (cám viên, cám

gạo, cám bắp, muối,...). Ngoài việc sử dụng các loại cỏ và phụ phẩm trồng trọt cho

gia súc ăn ngay thì các hộ chăn nuôi còn ủ chua, ủ urê, trộn hỗn hợp các loại thức ăn

để tăng độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bò, cũng như chủ động thức ăn cho

bò trong mùa khô.

Công nghệ trong chăn nuôi: Các cơ sở bước đầu áp dụng các công nghệ cao

trong chăn nuôi như hệ thống quản lý còn giống, lịch trình chăn nuôi, hệ thống kiểm

tra và kiểm soát thức ăn.

Page 92: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

82

3.5. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đại gia súc

Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc không chỉ xem xét phương thức chăn

nuôi của người chăn nuôi mà cần xem xét mô liên kết của họ trong sản xuất. Tổ

chức sản xuất từ khâu đầu vào, chăm sóc nuôi đàn gia súc, các hoạt động phụ trợ và

giết mổ chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm còn thô sơ chuỗi giá trị thiếu liên kết và giá trị

thấp. Số liệu khảo sát cho thấy các hộ chăn nuôi bán sản phẩm chăn nuôi của mình

cho thương lái, cơ sở thu mua và doanh nghiệp và họ thường bán ngay tại cơ sở

chăn nuôi. Trong đó tới 98% số hộ bán cho thương lái và cơ sở thu mua, chỉ có gần

2% bán cho doanh nghiệp.

Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh

Bình Định như trên là do thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ gồm (i) thị trường

địa phương gồm các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn

tỉnh; (ii) Thị trường các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà

Nẵng và địa phương lân cận; Theo đó, thị trường nội tỉnh tiêu thụ khoảng 60%. Thị

trường các thành phố lớn khoảng 40%.

Tình hình tiêu thụ của đại gia súc trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua các

kênh tiêu thụ như sau:

Hình 3.1. Chuỗi giá trị bò và lợn ở Bình Định

(Nguồn: Tính toán từ khảo sát tác giả)

Người

chăn

nuôi

Chợ,

các siêu

thị

Người

tiêu

dùng

Doanh

nghiệp

thu mua,

giết mổ

chế biến

bảo quản

Thương

lái và cơ

sở thu

mua trên

địa bàn

Cơ sở

giết

mổ

46%

(41%)

18%

(20%)

)

16%

(18%)

20%

(21%)

Page 93: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

83

Do đàn lợn và bò là loại đại gia súc lớn nhất của Bình Định, nên ở đây sẽ tập

trung phân tích 2 chuỗi giá trị của chúng qua đó sẽ đánh giá thị trường tiêu thụ sản

phẩm. Cơ bản các kênh giữa lợn và bò giống nhau nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng giữa

các tác nhân sẽ khác nhau. Số tỷ lệ phần trăm trong ngoặc là của chuỗi giá trị lợn.

Kênh 1: Người chăn nuôi Thương lái và cơ sở thu mua cơ sở giết mổ

chợ, siêu thị người tiêu dùng

Kênh 2: Người chăn nuôi Thương lái và thu mua giết mổ Doanh nghiệp

thu mua chế biến giết mổ bảo quản chợ, siêu thị người tiêu dùng

Kênh 3: Người chăn nuôi cơ sở giết mổ chợ, siêu thị người tiêu dùng

Kênh 4: Người chăn nuôi Doanh nghiệp thu mua chế biến giết mổ bảo quản

chợ, siêu thị người tiêu dùng

Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi bò, lợn. Về giá trị ở đây chỉ tính

tới giá trị sản phẩm bán ra đến tay người tiêu dùng để chế biến thức ăn hàng ngày

thông qua kênh thứ nhất chiếm 98%.

Người chăn nuôi

Người chăn nuôi gồm các hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi. Họ chăn nuôi và

bán đại gia súc có độ tuổi từ 1 - 2 năm, bê con giống vài tháng tuổi và lợn thịt, lợn

giống. Khách hàng chủ yếu cho 2 nhóm gọi chung là doanh nghiệp và cơ sở thu

mua, giết mổ chế biến bảo quản. Họ có thể là các hộ giết mổ nhỏ tại xã và lò mổ và

thương lái và doanh nghiệp thu mua để thu gom, giết mổ chế biến bảo quản cung

cấp cho thị trường. Phương thức giao dịch trên thị trường tự do theo thói quen thuận

mua vừa bán hầu như không theo hợp đồng sản xuất thu mua sản phẩm nên giá cả

tùy theo thị trường. Với cách giao dịch này nên người chăn nuôi nằm ở phần đáy

của chuỗi giá trị và chịu rất nhiều rủi ro do: (i) Không xác định được giá bán và nhu

cầu của thị trường; (ii) Cân đo thiếu chính xác; (iii) Đánh giá chất lượng bò và lợn

theo cảm quan và thiếu sự tin cậy với thương lái; (iv) Định giá theo vị thế của các

bên trong quan hệ mua bán mà phần thất thế thuộc về người chăn nuôi. Do vậy phần

giá trị gia tăng của người chăn nuôi bò trong chuỗi chiếm trung bình 46% với bò và

Page 94: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

84

41% với lợn. Đa số người chăn nuôi sử dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình. Vì

thế, mà phần giá trị gia tăng cao.

Thương lái và cơ sở thu mua

Thương lái thu mua đại gia súc được hình thành một cách tự phát thành mạng

lưới phi chính thức nhưng thương lái có vai trò quan trọng trong việc quyết định giá

thu mua và giá bán lợn hay bò cũng như lưu thông sản phẩm từ người chăn nuôi đến

người tiêu dùng thông qua điểm giết mổ và người bán lẻ. Nếu thiếu họ thì sẽ bất lợi

khi sản phẩm được chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Số lượng thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua đại gia súc là tương đối lớn,

hàng tháng mỗi thương lái mua từ 5-15 con bò, 35-65 con lợn, số lượng giao dịch

rải đều trong năm nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 12 âm lịch cho đến giáp tết. Giá

trị gia tăng trong chuỗi đối với thương lái và cơ sở thu mua chiếm 18% với bò và

20% với lợn.

Thương lái thu mua xong có thể (i) tiến hành giết mổ để bán ra các chợ và

trung tâm thương mại hay (ii) bán con sống cho các cơ sở và doanh nghiệp thu mua.

Tuy nhiên nhóm này chịu tương đối ít rủi ro. Họ giết mổ chủ yếu ở lò mổ trên địa

bàn tỉnh.

Tính đến 2016, trên địa bàn tỉnh Bình Định có trên trong đó có 51 điểm giết

mổ trâu bò, 665 điểm giết mổ lợn. Hình thức kinh doanh của các cơ sở giết mổ này

là cho thuê mặt bằng, thương lái đưa gia súc vào và thuê mướn công nhân giết mổ.

Số lượng bò được giết mổ hàng đêm bình quân khoảng 80 con bò, trâu và 1.500 con

lợn. Phần lớn số cơ sở và điểm giết mổ gia súc có quy mô nhỏ, phân tán và xen kẽ

trong khu dân cư. Đa số các lò mổ và điểm giết mổ đều áp dụng phương thức giết

mổ thủ công (giết mổ nằm), các công đoạn trong quá trình giết mổ đều thực hiện

trên bệ chỉ cách mặt đất 10 - 15 cm, việc mổ, xẻ thân thịt nằm trên bệ dẫn đến tình

trạng các thao tác của công nhân và nước thải, chất thải trong quá trình giết mổ

(như lông, huyết) dễ gây nhiễm bẩn cho thân thịt, không đảm bảo an toàn vệ sinh

thực phẩm.

Page 95: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

85

Cơ sở giết mổ

Là những hộ gia đình đảm nhiệm giết mổ nhưng họ cũng tự mình thu mua để

giết mổ và cung cấp cho thị trường. Nếu họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng hay

nhà hàng. Tùy theo đối tượng mà tỷ lệ giá trị gia tăng khác nhau.

Doanh nghiệp thu mua, giết mổ chế biến bảo quản

Ở địa bàn tỉnh đã hình thành một số doanh nghiệp thực hiện chức năng thu

mua, giết mổ chế biến bảo quản thịt. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp còn chiếm

tỷ lệ rất ít, và chỉ có khoảng 2% hộ bán qua doanh nghiệp. Trong chuỗi giá trị họ

thu mua đại gia súc, bê con giống và lợn thịt để cung cấp cho thị trường trong và

ngoài tỉnh. Họ cũng có hai kênh bán ra gồm (i) giết mổ, sơ chế và bảo quản cung

cấp cho siêu thị nhà hàng hay các nhà xuất khẩu hay vận chuyển và bán con sống

cho các doanh nghiệp ở bên ngoài mà chủ yếu thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay

xuất khẩu ở phía Bắc; (ii) Mở điểm bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại chợ hay

trung tâm thương mại.

Chợ và siêu thị

Đây là tác nhân cuối cùng trong chuỗi giá trị chăn nuôi. Họ có thể là các

thương nhân bán hàng trong các chợ, các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cung cấp

thực phẩm trong chợ, trung tâm thương mại và các siêu thị. Họ trực tiếp bán thịt cho

người tiêu dùng cuối cùng. Sản phẩm thịt có thể chỉ sơ chế và bán trong ngày hoạch

có tủ đông để bảo quản và bán hàng. Nhóm này mua bán thường theo hợp đồng

không giao kèo chính thức truyền thống (thương lái và cơ sở thu mua và hộ kinh

doanh), thanh toán bằng tiền mặt và mối liên kết dựa vào chữ tín, hoặc theo hợp

đồng giữa các doanh nghiệp với nhau và thanh toán theo con đường chính thức và

ràng buộc bởi các hợp đồng kinh tế. Tỷ lệ giá trị trong chuỗi của nhóm này chiếm

khoảng 20% với bò và 21% với lợn.

Với chuỗi giá trị ĐGS vừa trình bày trên cho thấy có tình trạng mất đối xứng

về thông tin thị trường. Đây cũng là khó khăn cho cả người sản xuất và các nhà

phân phối.

Page 96: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

86

Số liệu khảo sát hộ chăn nuôi ĐGS về vấn đề này cho thấy mức quan tâm

của các hộ chăn nuôi. Hình 3.2. cho thấy rằng có 54% số hộ trả lời thông tin về giá

các là thông tin đáng quan tâm nhất, đây là thông tin mà họ cần để phục vụ cho quá

trình kinh doanh. Kế đến có 38% số hộ cho rằng thông tin liên quan tới kỹ thuật

chăn nuôi và chỉ có 5% số hộ quan tâm đến thông tin liên quan đến dự báo.

Tuy nhiên nguồn thông tin cung cấp cho các hộ lại chủ yếu từ Ti vi, đài, báo là

gần 81%. Chiếm vị trí thứ hai là từ hộ khác, hay thông tin từ những người sản xuất

với nhau chiếm 12% và các nguồn khác chỉ chiếm 7%.

Kết quả trên cũng cho thấy thông tin giá cả và kỹ thuật chăn nuôi là những

thông tin cần nhất hiện nay. Nhưng nguồn cung cấp chủ yếu từ tivi, báo và có thể

hữu ích nhưng có thể chưa sát và phù hợp với thực tế của địa bàn này. Do đó nếu có

thể cung cấp kịp thời, chính xác sẽ giúp cho các hộ chăn nuôi có thể nâng cao kết

quả sản xuất của họ.

Hình 3.2. Tỷ lệ ý kiến về các thông tin cần thiết cho hộ chăn nuôi

(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)

Có thể rút ra các đánh giá sau:

Thị trường tiêu thụ có 2 thị trường chính, thị trường nội địa trong tỉnh chiếm

khoảng 60% thị phần và Thị trường các thành phố lớn của Việt Nam khoảng 40%.

Tổ chức tiêu thụ sản phẩm còn thô sơ chuỗi giá trị thiếu liên kết và giá trị thấp.

Chuỗi giá trị chăn nuôi đại gia súc Bình Định tuy đã hình thành và tạo ra mối liên

Page 97: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

87

kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Chuỗi cũng đã

bảo đảm cho quá trình hoạt động chăn nuôi đại gia súc ở đây phát triển nhất định.

Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể phát triển tốt hơn, chẳng

hạn rất cần những doanh nghiệp có quy mô lớn tham gia vào chuỗi nhằm hạn chế

những rủi ro đầu ra và nâng cao giá trị cho hộ chăn nuôi.

3.6. Thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ chăn nuôi đại

gia súc

Mẫu khảo sát các hộ chăn nuôi ĐGS như đã trình bày trên đây. Từ thông tin

kết quả khảo sát có thể rút ra một số đặc điểm chung của hộ chăn nuôi ĐGS ở

Bình Định.

Thứ nhất, chăn nuôi đại gia súc chỉ là một trong cấu thành sản xuất của hộ sản

xuất. Các hộ sản xuất thường kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi với nhau. Tỷ lệ hộ

sản xuất hỗn hợp cả chăn nuôi và trồng trọt là 16/175 hay 9,1%. Điều này cũng có

nghĩa là mức độ chuyên môn hóa chưa cao.

Thứ hai, quy mô chăn nuôi đại gia súc còn nhỏ và có sự cách biệt khá lớn giữa

các hộ.

Số liệu bảng 3.17 cho thấy tổng giá trị sản xuất của các hộ chăn nuôi trung

bình khoảng gần 63,391 triệu đồng/hộ, trong đó hộ thấp nhất không có thu nhập từ

chăn nuôi đại gia súc và lớn nhất là 1,9 tỷ đồng. Quy mô đất trồng cỏ cho chăn nuôi

trung bình là 568 m2 trong đó có hộ không có diện tích trồng cỏ và hộ có diện tích

trồng cỏ lớn nhất cũng chỉ là 3.500 m2. Tương tự số vốn kinh doanh chăn nuôi ĐGS

trung bình khoảng gần 41 triệu, hộ có vốn là ít nhất là 20 triệu đồng và nhiều nhất là

2,6 tỷ đồng. Lao động trực tiếp tham gia chăn nuôi của hộ trung bình là 1,4 và thấp

nhất là 1 và cao nhất là 4.

Thứ ba, các hộ chăn nuôi ĐGS phần lớn là người kinh, chăn nuôi đại gia súc

được các hộ ở các huyện miền núi coi là sinh kế chính. Tỷ lệ các hộ người kinh

chiếm tới gần 86%. Ở hai huyện An Lão và Vân Canh, số hộ nuôi ĐGS chiếm

khoảng 77%.

Thứ tư, số hộ nghèo tham gia chăn nuôi ĐGS là không lớn hay cơ hội cho họ

là không nhiều. Tỷ lệ hộ nghèo có chăn nuôi bò hay lợn chỉ chiếm khoảng 13%, chủ

yếu tập trung ở các huyện miền núi của tỉnh.

Page 98: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

88

Thứ năm, quy mô gia đình của hộ chăn nuôi ĐGS không lớn, trung bình chỉ

1,23 người/hộ, trong đó hộ thấp nhất có 1 người và lớn nhất có 4 người.

Phần này sẽ xem xét kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS với

hai nhóm hộ chăn nuôi bò và lợn. Kết quả và hiệu quả sản xuất sẽ được xem xét

thông qua các chỉ tiêu đã được trình bày ở cơ sở lý luận.

Bảng 3.17. Kết quả sản xuất và Quy mô nguồn lực của hộ chăn nuôi ĐGS ở

tỉnh Bình Định

Chỉ tiêu Số quan

sát

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Nhỏ

nhất Lớn nhất

Giá trị sản xuất từ

CNĐGS (1.000 đồng) 175 68.391,28 20.123,15 0 1.901.500

Diện tích trồng cỏ và

thức ăn (ĐVT: m2 )

175 568,1 546,61 0 3.500

Vốn kinh doanh chăn

nuôi (1.000 đồng) 175 95.471,72 207.519,1 20.000 2.600.000

Số lao động chăn nuôi

đại gia súc 175 1,43 0,572 1 4

(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)

Bảng 3.18 cho thấy giá trị sản xuất trung bình của một hộ chăn nuôi bò ở tỉnh

là 68,7 triệu đồng năm và chăn nuôi lợn là 69,819 triệu đồng năm, giá trị này chiếm

khoảng hơn 55% giá trị sản xuất chung của hộ điều tra. Trong giá trị sản xuất của

các hộ thì giá trị bán sản phẩm chính là bò và lợn chiếm khoảng 80% và sản phẩm

phụ là phân bón là khoảng 20%. Trong các huyện điều tra thì GO chăn nuôi bò của

Phù Mỹ, An Nhơn và Tây Sơn cao hơn mức trung bình từ 48% tới 72%, trong khi

đó GO các huyện còn lại thấp hơn đặc biệt là Vân Canh và Phù Cát chỉ bằng 26%

và 31%. GO chăn nuôi lợn của Hoài Ân và Hoài Nhơn cao hơn mức trung bình là

khoảng 56%.

Page 99: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

89

Bảng 3.18. Kết quả sản xuất - GO của hộ chăn nuôi ĐGS theo huyện ở

tỉnh Bình Định

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Địa phương

Tổng GO

của hộ

GO chăn nuôi bò GO chăn nuôi lợn

Phù Mỹ 226.056 118.620 120.601

Hoài nhơn 97.396 59.742,4 60.532

An Nhơn 176.164,3 105.559,6 107.020

An Lão 77.354,2 55.653,46 56,275

Vân Canh 76.992 18.120 18.748

Tây Sơn 152.773,3 102.259,2 103.504

Phù Cát 63.648,48 21.520 22.054

Chung của tỉnh 124.340,6 68.782,09 69.819,0

(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)

Như vậy có sự khác biệt khá lớn GO chăn nuôi bò và lợn của các huyện trong

tỉnh. Những huyện có GO chăn nuôi bò và lợn cao cũng là những huyện có mức độ

tập trung sản xuất cao hơn.

Phần tiếp theo sẽ phân tích sâu hơn hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS ở

tỉnh Bình Định theo hai nhóm chăn nuôi chính, gồm chăn nuôi bò và chăn nuôi lợn.

Page 100: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

90

Bảng 3.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định

(Tính bình quân/hộ/năm)

Nội dung

Chăn nuôi bò Chăn nuôi lợn

Số lượng

Tỷ trọng

so với GO

(%)

Số lượng

Tỷ trọng

so với GO

(%)

Số lượng (con) 7,12 15,5

Tổng giá trị sản xuất – GO

(1.000 đồng) 68.782,09 69.819

Chi phí trung gian (IC) (1.000

đồng) 16.103,14 23,41 21.294,80 30,5

Giá trị gia tăng (VA)

(1.000 đồng) 52.678,95 76,59 46.569,29 66,7

Khấu hao (A)

(1.000 đồng) 809,70 1,18 1.954,93 2,8

Thu nhập hỗn hợp (MI) (1.000

đồng) 51.869,25 75,41 44.614,35 63,9

(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)

Từ bảng 3.19 cho thấy hộ chăn nuôi ĐGS tạo ra giá trị sản xuất - GO trung

bình là 68,782 triệu đồng năm với hộ chăn nuôi bò và hộ chăn nuôi lợn là 69.819

triệu đồng, Chi phí trung gian với hộ chăn nuôi bò 16,10 triệu đồng và với hộ chăn

nuôi lợn 21,294 triệu đồng, giá trị gia tăng với với hộ chăn nuôi bò là 52,67 triệu

đồng và với với hộ chăn nuôi lợn là 46,569 triệu đồng. Thu nhập hỗn hợp với hộ

chăn nuôi bò là 51,8 triệu đồng và với hộ chăn nuôi lợn là 44,614 triệu đồng. Tỷ lệ

VA/GO với hộ chăn nuôi bò là 75,5% và MI/GO là 75,4%. Và với hộ chăn nuôi lợn

là 66,7% và 63,9%.

So sánh hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi đại gia súc với hai nhóm chăn

nuôi chính cho thấy tỷ lệ chi phí trung gian của hộ chăn nuôi lợn là 30,03% lớn hơn

so với mức 23,41% của chăn nuôi bò. Do đó tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ lệ thu nhập

hỗn hợp của chăn nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi lợn.

Page 101: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

91

Mỗi năm tiến hành chăn nuôi, các hộ chăn nuôi đã tiêu tốn các khoản chi phí

trung gian như chi mua dụng cụ mau hỏng, thức ăn, giống, thuốc thú y…mà trong

đó chi phí thức ăn là chủ yếu. Nhưng do thói quen sử dụng thức ăn công nghiệp

ngày càng cao trong chăn nuôi lợn so với chăn nuôi bò. Đó là lý do giải thích hiệu

quả khác biệt giữa các nhóm.

Hiệu quả chăn nuôi của các hộ theo các tiêu chí năng suất vốn và lao động

được phân tích cụ thể như sau:

Năng suất vốn chung của các hộ chăn nuôi thể hiện trên bảng 3.20 Năng suất

vốn của chăn nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi lợn. Các hộ chăn nuôi bò sẽ thu

được 4,27 đồng và hộ chăn nuôi lợn thu được 3,28 đồng giá trị sản xuất khi bỏ ra

chi phí 1 đồng. Tương tự như vậy giá trị gia tăng trên mỗi đồng chi phí lần lượt của

chăn nuôi bò và lợn lần lượt là 3,27 và 2,19. Thu nhập hỗn hợp trên mỗi đồng chi

phí lần lượt của chăn nuôi bò và lợn là 3,22 và 2,10.

Bảng 3.20. Năng suất từng phần của hộ chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định

Chỉ tiêu Hộ chăn nuôi bò Hộ chăn nuôi lợn

1. Năng suất vốn của hộ chăn nuôi đại gia súc ( lần )

GO/IC 4,27 3,28

VA/IC 3,27 2,19

MI/IC 3,22 2,10

2. Năng suất lao động của hộ chăn nuôi đại gia súc ( 1.000 đồng/người )

GO/LC 48.099,4 48.824,5

VA/LC 36.838,4 32.565,9

MI/LC 36.272,2 31.198,8

(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)

Page 102: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

92

Về năng suất lao động, số liệu trên bảng 3.20 cho thấy mỗi lao động chăn nuôi

của hộ chăn nuôi bò tạo ra 48.099,4 ngàn đồng GO; 36.838,4 ngàn đồng giá trị gia

tăng và 36.272,2 ngàn đồng thu nhập hỗn hợp. Các con số này của hộ chăn nuôi lợn

lần lượt là 48.824,5; 32.565,9 và 31.198,8 ngàn đồng. Như vậy năng suất lao động

của chăn nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi lợn.

Đánh giá về thực trạng kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ chăn nuôi

đại gia súc

Kết quả chăn nuôi đại gia súc chỉ là một trong cấu thành giá trị sản xuất của hộ

sản xuất; kết quả sản xuất tăng dần nhưng chưa cao, có sự khác biệt khá lớn giữa

giá trị sản xuất chăn nuôi bò và lợn của các huyện trong tỉnh. Kết quả sản xuất phụ

thuộc vào mức độ tập trung sản xuất;

Hiệu quả trong chăn nuôi đại gia súc chưa thực sự cao, có sự khác biệt giữa

các loại gia súc, trong đó tỷ lệ giá trị gia tăng và tỷ lệ thu nhập hỗn hợp của chăn

nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi lợn;

Năng suất vốn và năng suất lao động trong chăn nuôi ĐGS có sự khác biệt

theo nhóm trong đó của chăn nuôi bò cao nhất.

Kết luận chương 3

Từ kết quả phân tích trên có thể thấy giả thuyết thứ nhất của luận án đã được

chứng minh và thể hiện mấy điểm sau:

Thứ nhất, sản lượng chăn nuôi ĐGS của Bình Định khá nhanh nhờ năng lực

sản xuất mở rộng khá nhanh hay tăng trưởng chủ yếu về quy mô và số lượng đàn,

chất lượng và hiệu quả kém.

Thứ hai, những thay đổi cơ cấu chăn nuôi ĐGS có những dấu hiệu khá tốt, tập

trung phát triển các loại đại gia súc mà địa phương có tiềm năng. Đồng thời từng

bước hình thành các vùng chuyên môn hóa với chăn nuôi bò và lợn. Tuy nhiên cơ

cấu chăn nuôi cũng thể hiện rõ sự mất cân bằng trong phân bố sản xuất cũng như

việc thay đổi cấu trúc đàn chưa thực sự chắc chắn, chủ yếu thay đổi về lượng, thiếu

Page 103: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

93

sự bảo bởi khả năng thích ứng với thị trường hoặc chưa tạo ra sức cạnh tranh cao

hơn nhờ yếu tố chỉ dẫn địa lý.

Thứ ba, sự phát triển chăn ĐGS tỉnh Bình Định những năm qua đã được bảo

đảm nguồn lực lớn và đã sử dụng các nguồn lực này một cách có hiệu quả. Tuy

nhiên các nguồn lực huy động và phân bổ để phát triển chăn nuôi vẫn theo lối mòn,

chú trọng tăng về lượng hơn đầu tư về chất.

Thứ tư, chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định vẫn dựa trên mô hình hộ gia đình và

gia trại là chủ yếu, trang trại chăn nuôi đã hình thành nhưng vẫn còn ít và quy mô

nhỏ. Phương thức chăn nuôi khá đa dạng bao gồm cả truyền thống, bán và thâm

canh tùy theo điều kiện nhưng bán thâm canh vẫn là phổ biến. Nếu lựa chọn và áp

dụng mô hình tổ chức sản xuất phù hợp và hiện đại sẽ tạo ra động lực mới cho sự

phát triển chăn nuôi đại gia súc ở đây.

Thứ năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐGS tỉnh Bình Định vẫn là thị trường

nội tỉnh và các thành phố lớn của Việt Nam, thị trường xuất khẩu còn nhỏ. Các kênh

tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ĐGS hình thành mang tính tự phát và có mối liên kết

lỏng, chưa phát triển tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp đầu đàn

tham gia và đóng vai trò cốt lõi trong cả sản xuất và phân phối.

Thứ sáu, kết quả sản xuất chăn nuôi ĐGS nhìn chung cao hơn sản xuất nông

nghiệp nói chung. Kết quả sản xuất chăn nuôi bò cao hơn so với chăn nuôi lợn.

Hiệu quả sản xuất chăn nuôi đại gia súc có sự khác biệt giữa hình thức chăn nuôi.

Chăn nuôi bò có ưu thế cả về năng suất chung và năng suất từng phần so với chăn

nuôi lợn.

Page 104: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

94

Chương 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC

4.1. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc

bằng số liệu vĩ mô

4.1.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình kinh

tế lượng

Phát triển chăn nuôi đại gia súc được đại diện bởi chỉ tiêu giá trị sản xuất chăn

nuôi đại gia súc (GO theo giá 2010). GO phản ánh kết quả sản xuất và thể hiện năng

lực sản xuất của ngành, cũng như các nghiên cứu trong kinh tế, chỉ tiêu này thường

được sử dụng làm đại diện sự phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Tình hình phát triển chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định về cơ bản được phân tích

ở trên. Các yếu tố sản xuất cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi ĐGS bao

gồm vốn sản xuất, vốn con người, lao động và điều kiện thời tiết khí hậu. Các yếu

tố liên quan khác sẽ được xem xét qua khảo sát ý kiến chuyên gia ở mục dưới.

Giá trị sản xuất chăn nuôi ĐGS theo giá 2010 tăng khá nhanh. Nếu năm 1991

GTSX chăn nuôi đại gia súc chỉ mới 443,8 tỷ đồng thì năm 2000 là 814,8 tỷ đồng,

năm 2010 là 2.674,4 tỷ đồng và năm 2016 là 4.111 tỷ đồng.

Đầu tư cho chăn nuôi ĐGS khá biến động. Giai đoạn 1991-2016, tăng trưởng

trung bình vốn đầu tư trong chăn nuôi gia súc không ổn định, là khoảng 10% nhưng

giai đoạn 2006-2010 đạt cao nhất đạt hơn 20% và giai đoạn 2011-2016 chỉ là 5,6%.

Giá trị tuyệt đối của vốn đầu tư cho chăn nuôi ĐGS năm 1991 là 18,7 tỷ đồng thì

năm 2000 là 59,2 tỷ đồng, năm 2005 là 82,8 tỷ đồng, năm 2010 là 257 tỷ đồng và

năm 2016 là 610,2 tỷ đồng.

Lao động trong trong chăn nuôi ĐGS cũng tăng nhưng rất chậm. Nếu năm

1991 số lượng lao động là hơn 29 ngàn người thì đến năm 2000 và đạt gần 39 ngàn

năm 2016. Như vậy từ 1991 đến 2016 qua số lao động trong ngành này đã tăng gần

10 ngàn người.

Page 105: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

95

Vốn con người trong chăn nuôi đại gia súc được đại diện bằng tỷ lệ lao động

qua đào tạo trong ngành chăn nuôi. Nếu tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nông

nghiệp chỉ khoảng dưới 8% qua đào tạo thì ở ngành này là trên 10%. Năm 1991 tỷ

lệ này của lao động chăn nuôi ĐGS là 7,31% thì năm 2000 là 8,32%, năm 2010 là

10,28% và 2016 là 12,14%.

Thời tiết khí hậu của tỉnh Bình Định được đại diện bằng nhiệt độ trung bình

trong năm. Nhiệt độ ở đây dao động từ gần 26 độ đến gần 28 độ. Nhìn chung thay

đổi không nhiều nhưng cũng thể hiện rõ tăng dần do biến đổi khí hậu ngày càng

khắt nghiệt.

Phần dưới đây sẽ mô tả các số liệu thống kê cho phân tích

Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Tên biến Số quan sát Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị bé

nhất

Giá trị lớn

nhất

lny 31 6,037 0,6633 5,152 7,280

lnk 31 6,106 0,8672 4,459 7,601

lnl 31 3,508 0,0775 3,391 3,658

hh 31 9,891 2,780 6,411 15,919

thoitiet 31 27,09 0,2306 26,17 27,6

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Bảng 4.1 đã thể hiện một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình (cụ thể

ở Phụ lục 3), giá trị trung bình của biến phụ thuộc – đại diện cho phát triển chăn

nuôi đại gia súc lny là 6,037, giá trị nhỏ nhất là 5,152 và giá trị lớn nhất là 7,280,

Tương tự giá trị của các biến khác thể hiện trong bảng 4.1. Với thống kê mô tả các

Page 106: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

96

biến này có thể thấy số liệu về cơ bản là không có sự phân tán hay hội tụ, có thể sử

dụng phân tích.

Ma trận tương quan giữa các biến

Sử dụng ma trận tương quan để xem xét mối quan hệ giữa các biến từ đó có

thể kỳ vọng chiều hướng tác động của các biến độc lập với biến phụ thuộc.

Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến

Tên biến lny lnk lnl hh thoitiet

lny 1,0000

lnk 0,9803 1,0000

lnl 0,9600 0,9191 1,0000

hh 0,9544 0,9277 0,9202 1,0000

thoitiet 0,9122 0,8899 0,8618 0,8419 1,0000

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT

tỉnh Bình Định)

Số liệu trình bày ở bảng Ma trận tương quan giữa các biến và phụ lục 3, Có

thể thấy GTSX –GO của chăn nuôi đại gia súc có mối quan hệ thuận chiều với vốn

sản xuất với hệ số tương quan khá cao. Mức GO này cũng chịu ảnh hưởng thuận

chiều với các yếu tố còn lại như lao động, vốn con người và thời tiết. Ngoài ra giữa

các biến độc lập cũng có hệ số tương quan khá cao, điều đó cho thấy có thể sẽ có

hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên cần phải kiểm định cụ thể. Như vậy kỳ vọng

chiều hướng hay chiều tác động sẽ là tác động dương.

Phân bố xác suất của các biến

Hình 4.1. Phân phối xác suất của lnk Hình 4.2. Phân phối xác suất của lnl

Page 107: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

97

Thông thường phân bố xác suất của sai số ngẫu nhiên này lại là phân bố xác

suất của biến độc lập, vì thế ở đây cần xem xét phân phối chuẩn của các biến độc

lập thông qua khảo sát đồ thị của các biến được dùng như biến độc lập như mô hình

ước lượng dưới đây.

Hình 4.3. Phân phối xác suất của hh Hình 4.4.Phân phối xác suất của thoitiet

Hình 4.1 và 4.2 là biểu đồ hình cột cho biết phân bố xác suất của biến đại diện

cho vốn sản xuất trong chăn nuôi đại gia súc lnk và lao động làm việc trong chăn

nuôi đại gia súc lnl, phân bố này có dạng phân bố gần phân bố chuẩn.

Phân phối chuẩn của biến hh và thoitiet cũng có dáng phân phối chuẩn trên

hình 4.3 và hình 4.4. Qua quan sát biểu đồ cho thấy giá trị trung bình đại diện cho

số đông nên có thể sử dụng làm biến phụ thuộc trong các mô hình ước lượng.

Mô hình sử dụng cho phân tích

Mô hình sử dụng để phân tích ở đây là mô hình (III,1) đã trình bày trong mục

2.2.2, nhưng ở đây sẽ sử dụng số liệu vĩ mô chính của nền kinh tế nên viết dưới

dạng mới (III,2)

Y =Kβ1

Lβ2

eβ3hh+ β4thoitirt2

(III,2)

Trong: Y là GTSX chăn nuôi đại gia súc;

K là vốn sản xuất trong chăn nuôi đại gia súc;

L là lao động làm việc trong chăn nuôi đại gia súc;

Page 108: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

98

hh là vốn con người;

thoitiet: biến phản ảnh điều kiện thời tiết

Để hồi quy cần chuyển về dạng logarit và dựa trên cơ sở số liệu khảo sát và

được trình bày dưới đây,

lnY = β0 + β1lnK + β2lnL + β3hh + β4thoitiet + εi (III,3)

Bảng 4.3. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình

Tên biến Ký hiệu Diễn giải và cách tính

Giá trị sản xuất

chăn nuôi đại gia

súc

lnY

Đại diện cho sự phát triển chăn nuôi đại gia súc, ở

đây sẽ lấy logarit giá trị sản xuất chăn nuôi đại gia

súc, GO được tính theo giá 2010 đơn vị tỷ đồng

Vốn sản xuất Lnk

Đại diện cho yếu tố vốn, ở đây K là vốn sản xuất do

kết quả đầu tư, tính bằng tỷ đồng theo giá 2010

dưới dạng logarit,

Lao động Lnl

Đại diện cho biến lao động, ở đây L là số lượng lao

động làm việc trong chăn nuôi đại gia súc, tính bằng

1000 người

Vốn con người Hh Đại diện vốn con người, ở đây là tỷ lệ lao động qua

đào tạo của lao động trong ngành này

Thời tiết khí hậu thoitiet Đại diện cho thời tiết khí hậu, được xác định bằng

nhiệt độ trung bình năm tính bằng độ C.

Số liệu sử dụng cho phân tích

Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ Niên giám

thống kê tỉnh Bình Định được cục thống kê tỉnh công bố hằng năm và từ một số sở

ban ngành của tỉnh.

Khoảng thời gian của số liệu sẽ từ năm 1986 tới năm 2016 nhờ mở rộng thêm

số liệu từ thời kỳ chia tách tỉnh Nghĩa Bình cũ.

Page 109: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

99

GO chăn nuôi đại gia súc chung trong mục Nông lâm thủy sản của niên giám

thống kê và tài liệu nông nghiệp của Cục Thống kê tỉnh Bình Định, đơn vị tính là tỷ

đồng theo giá hiện hành và 2010.

Số liệu về vốn đầu tư phát triển trong mục Đầu tư và Xây dựng của Niên giám

thống kê và số liệu đầu tư phát triển của Cục Thống kê. Đơn vị tính là tỷ đồng và

tính theo giá hiện hành và giá cố định năm 2010. Từ đây có thể áp dụng phương

pháp của Bùi Quang Bình (2014) để tính ra lượng vốn sản xuất trong chăn nuôi đại

gia súc, Theo đó K của năm 1986 bằng 0,5 giá trị GO năm 1986, K của năm 1987

bằng K năm 1986 trừ đi lượng khấu hao và cộng với lượng đầu tư năm 1985, Ở đây

giả định toàn bộ lượng đầu tư của năm trước được chuyển thành tài sản của năm sau

toàn bộ.

Số lượng lao động làm việc trong chăn nuôi đại gia súc và tỷ lệ lao động qua

đào tạo của ngành này ở đây do Cục thống kê tỉnh cung cấp dựa trên số liệu nông

lâm thủy sản của Cục, tính bằng ngàn người.

Nhiệt độ trung bình trong mục thời tiết khí hậu của niêm giám tỉnh, tính bằng

nhiệt độ C.

Phương pháp ước lượng

Từ số liệu thứ cấp về chăn nuôi đại gia súc có được của tỉnh Bình Định trong

khoảng thời gian từ 1986 - 2016 nên có thể áp dụng phương pháp truyền thống, đó

là phương pháp hồi quy đa biến – phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Tuy

nhiên phương pháp này khá thô sơ vì thể sẽ phải giả định rằng các hệ số hồi quy (hệ

số chặn và hệ số góc) là không thay đổi theo thời gian. Ngoài ra, còn một giả định

quan trọng nữa là các biến độc lập phải là các biến ngoại sinh chặt tức là nó không

phụ thuộc vào các giá trị quá khứ, hiện tại, và tương lai của sai số ngẫu nhiên,

Quá trình ước lượng và kết quả cụ thể được trình bày trong phụ lục 3, ở đây

trình bày ngắn gọn các bước tiến hành ước lượng.

Thực hiện hồi quy đa biến sẽ tiến hành các bước như:

Thứ nhất, thực hiện hồi quy với số liệu đã có để xem xét kiểm định F, kiểm

định t và hệ số tương quan

Thứ hai, tiến hành kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test để xem xét

hiện tượng phương sai thay đổi

Page 110: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

100

Thứ ba, tiến hành xem xét hệ số VIF về hiện tượng đa cộng tuyến

Thứ tư, kiểm định Durbin-Watson để xem xét hiện tượng tự tương quan,

Bảng 4.4. Kết quả ước lượng

Biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế- lny

Biến độc lập Hệ số ước lượng

Lnk +0,3523***

(0,05086)

Lnl +2,2897***

(0,50124)

Hh +0,0427**

(0,01437)

thoitiet +0,34722**

(0,12988)

Tung độ gốc -13,977***

(3,3569)

R- sq 0,9880

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for

heteroskedasticity

Prob > chi2 = 0,5276

Durbin-Watson 1,497

vif 8,4

N 31

Prob>F 0,000

Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN & PTNT

tỉnh Bình Định)

Khi ước lượng bằng OLS kết quả các kiểm định đều có ý nghĩa thống kê ở

mức < 0,05 cụ thể:

Thứ nhất, qua kết quả phân tích sau P(F)= 0,000<0,05 nên có thể khẳng định

tồn tại mối quan hệ giữa các biến và chấp nhận giả thiết hệ số hồi quy của các biến

khác không, tức là mô hình phù hợp,

Page 111: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

101

Thứ hai, các kiểm định t với kết quả tại biểu Coefficients, tất cả các giá trị Sig,

= p(t) tương ứng với các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05,

Thứ ba, kiểm định Breusch – Pagan có Prob > chi2 = 0,5276 > 0,05 nghĩa là

không tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất,

Thứ tư, các giá trị VIF gắn với các biến giải thích (biến độc lập) đều nhỏ hơn

10 cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến,

Thứ năm, hệ số Durbin-Watson đều nằm trong khoảng 1 đến 3 cho thấy mô

hình không có hiện tượng tự tương quan,

Thứ sáu, hệ số tương quan khoảng 0,98 cho biết sự thay đổi của lny được giải

thích từ sự tác động của các yếu tố sản xuất là khoảng hơn 98%,

Với kết quả này có thể sử dụng để nhận xét như sau:

Tăng trưởng yếu tố vốn sẽ thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi đại

gia súc, Hệ số hồi quy ở đây bằng +0,3523, điều này hàm ý rằng vốn sản xuất trong

ngành này tăng 1% sẽ thúc đẩy GTSX chăn nuôi đại gia súc tăng 0,3523%.

Nếu tăng lao động vào chăn nuôi đại gia súc sẽ thúc đẩy tăng trưởng GTSX

chăn nuôi đại gia súc, với hệ số hồi quy như bảng 4.4. gợi ý rằng khi các nhân tố

khác không đổi nếu lao động vào các ngành này tăng 1% sẽ làm cho GTSX chăn

nuôi đại gia súc tăng trưởng +2,2897 %.

Vốn con người có tác động tích cực tới tăng trưởng GTSX của chăn nuôi đại

gia súc, hệ số hồi quy là 0,0427 hàm ý rằng nếu các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ

lao động qua đào tạo với lao động ngành này thì GTSX sẽ tăng 0,0427%.

Yếu tố thời tiết ở đây khá thuận lợi nên đã kích thích tăng trưởng GTSX của

ngành và có hệ số hồi quy là +0,34722. Điều này hàm ý rằng nhiệt độ tăng 1% trong

khoảng từ 26-28 độ C thì tăng trưởng GTSX là 0,34722%.

Kết quả này cũng cho thấy yếu tố lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng

có ý nghĩa rất lớn với sự phát triển của ngành.

4.1.2. Các nhân tố có liên quan khác

Phần lý thuyết trên đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới chăn nuôi đại gia súc,

trong đó một số nhân tố đã được phân tích ở trên, phần này sẽ xem xét thêm một số

liên quan như công tác quy hoạch chăn nuôi, chính sách của chính quyền, cơ sở hạ

tầng, các hoạt động phụ trợ, công tác khuyến nông và thú y….Dựa trên đánh giá của

Page 112: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

102

các chuyên gia là các nhà quản lý làm việc trong các cơ quan có liên quan tới quản

lý nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

Ảnh hưởng của quy hoạch phát triển chăn nuôi

Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế thị trường sẽ quyết định phân bổ nguồn

lực và do đó quyết định sự phát triển của nền kinh tế, chăn nuôi đại gia súc cũng

chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường, nhưng đó là với nền kinh tế thị trường tự do

cạnh tranh hoàn toàn, còn trong điều kiện kinh tế thị trường hỗn hợp có sự can thiệp

của nhà nước bằng các chính sách và công cụ khác nhau thì khác, các công cụ đó có

nhiều nhưng trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi gia súc thì quy hoạch và các

chính sách phát triển chăn nuôi có sự ảnh hưởng lớn.

Bảng 4.5. Mức ảnh hưởng của quy hoạch phát triển chăn nuôi đại gia súc

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8

Giá trị trung bình 6,45 6,65 5,95 5,5 7,8 7,1 5,6 6,85

Mode 8 5 6 7 9 8 6 7

Độ lệch chuẩn 2,37 2,30 2,19 2,52 1,61 1,71 2,33 1,73

Nhỏ nhất 2 2 1 1 4 4 1 2

Lớn nhất 10 10 9 10 10 10 10 9

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Trong đó

1: Quy hoạch đã định hướng được sự phát triển chăn nuôi đại gia súc

2: Quy hoạch đã được triển khai xuống các địa phương

3 :Các hộ chăn nuôi đại gia súc đã có và nắm được thông tin quy hoạch

4 :Các vùng chăn nuôi đại gia súc đã phát triển phù hợp theo quy hoạch

5 :Tổng đàn bò đang theo đúng với quy hoạch

6 :Cơ cấu đàn bò đang theo đúng với quy hoạch

7 :Các cơ sở giết mổ và chế biến đã phát triển theo quy hoạch và hỗ trợ cho CN

8 :Các giải pháp của quy hoạch đã được triển khai tốt

Page 113: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

103

Ở phần trên có xem xét sự sự gia tăng số lượng đàn gia súc và hệ thống giết

mổ trong mối quan hệ với quy hoạch. Kết quả cho thấy tuy đã có định hướng phát

triển nhưng dường như vẫn chưa thể điều chỉnh được tính tự phát trong phát triển

dưới ảnh hưởng từ tác động của thị trường. Phần dưới sẽ xem xét kỹ hơn qua ý kiến

của các chuyên gia, những người vừa tham gia hoạch định và quản lý thực hiện quy

hoạch phát triển chăn nuôi. Với mức đánh giá từ không liên quan, 1 là ít quan trọng

đến 10 là quan trọng nhất, điểm trung bình càng cao hàm ý tác động của yếu tố

thành phần càng cao.

Nhân tố thành Quy hoạch phát triển chăn nuôi ĐGS có 8 yếu tố thành phần,

theo ý kiến các chuyên gia các yếu tố này có điểm trung bình từ 5,5 tới 7,8 ở mức

trung bình khá, độ lệch chuẩn khá lớn và điểm cho tập trung không khác giá trị

trung bình. Nhìn chung Quy hoạch phát triển chăn nuôi có tác động nhưng chỉ ở

mức quan trọng trung bình khá. Hai yếu tố được đánh giá cao nhất hay có ảnh

hướng tốt nhất của quy hoạch phát triển là tổng đàn ĐGS theo đúng với quy hoạch

và cơ cấu đàn đang theo đúng với quy hoạch.

Tổng đàn đại gia súc đang theo đúng với quy hoạch được đánh giá mức điểm

trung bình là 7,8 hay mức khá, nghĩa là quy hoạch đã bảo đảm định hướng sự phát

triển về mặt số lượng. Điều này đúng với thực tế khi tổng đàn trong quy hoạch với

thực tế tương đương nhau, các chuyên gia đánh giá mức gần quan trọng nhất nhiều

nhất (mode = 9) và độ lệch chuẩn thấp chỉ 1,66.

Cơ cấu ĐGS đang theo đúng với quy hoạch được đánh giá khá với mức điểm

trung bình là 7,1. Điều này hàm ý rằng quy hoạch đã điều chỉnh để cơ cấu đàn gia

súc đặc biệt là đàn bò có sự thay đổi tích cực, ví dụ tỷ lệ bò lai sind đạt trên 71%,

lợn lai 95%, Điều này được số chuyên gia đánh giá khá nhiều nhất (mode = 8) và

khá tập trung (độ lệch chuẩn là 1,71).

Yếu tố được các chuyên gia đánh giá thấp nhất hay ảnh hưởng kém nhất là

“Các vùng chăn nuôi ĐGS đã phát triển phù hợp theo quy hoạch” hay hàm ý Các

vùng chăn nuôi này đã phát triển chưa phù hợp lắm theo quy hoạch, điều này cũng

Page 114: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

104

đúng với những phân tích ở phần thực trạng phát triển ĐGS tỉnh Bình Định, với

điểm trung bình 5,5 hay quan trọng trung bình, mode = 7 nhưng ít có sự thống nhất

vì độ lệch lớn là 2,52 từ điểm 1 tới 10,

Yếu tố có mức đánh giá kém thứ hai là “Các cơ sở giết mổ và chế biến đã phát

triển theo quy hoạch và hỗ trợ cho CN ĐGS” hay hàm ý rằng quy hoạch đã không

tác động để các cơ sở này phát triển theo định hướng. Điều này đúng với phần thực

trạng trên và điểm trung bình chỉ là 5,6, mode = 6 nhưng độ thống nhất thấp.

Các chuyên gia cũng đánh giá các yếu tố “Quy hoạch đã định hướng được sự

phát triển chăn nuôi ĐGS”, “Quy hoạch đã được triển khai xuống các địa phương”

và “Các giải pháp của quy hoạch đã được triển khai tốt” có mức quan trọng trung

bình khá với điểm số là 6,45, 6,65 và 6,85, Mức độ thống nhất không cao (độ lệch

chuẩn khá cao, trên 2,33 chỉ có yếu tố cuối có độ lệch là 1,73).

Từ phân tích có thể thấy, công tác quy hoạch đã có ảnh hưởng đến sự phát

triển ngành chăn nuôi này như bảo đảm tăng trưởng đàn và cơ cấu đàn. Tuy nhiên

vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện như nâng cao chất lượng quy hoạch để hình

thành các vùng chăn nuôi tập trung, thúc đẩy sự phát triển hệ thống giết mổ, đồng

thời phải làm tốt công tác tuyên truyền và quản lý quy hoạch.

Ảnh hưởng của chính sách phát triển chăn nuôi

Nhân tố chính sách phát triển được đánh giá có mức ảnh hưởng khá hơn so với

quy hoạch, điểm trung bình chủ yếu là trung bình khá và khá.

Các chuyên gia cũng đánh giá “Chính sách về hỗ trợ giống vật nuôi là phù

hợp” với mức điểm cao nhất là 7,73 và số chuyên gia đánh giá điểm 9 nhiều nhất

(mode = 9) và mức thống nhất khá cao (độ lệch chuẩn là 1,33), điều này cũng hàm ý

các chính sách phát triển đã giúp cho người chăn nuôi con giống và cải tạo giống

gia súc địa phương góp phần tăng năng suất và phù hợp với phân tích ở thực trang

phát triển chăn nuôi.

Page 115: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

105

Bảng 4.6. Mức ảnh hưởng của chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6

Giá trị trung bình 7,2 6,5 5,45 6,65 7,73 7,4

Mode 9 9 6 7 9 8

Độ lệch chuẩn 1,58 2,35 2,14 1,39 1,33 1,73

Nhỏ nhất 4 1 1 2 4,5 2

Lớn nhất 9 9 9 9 9,5 10

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Trong đó:

1: Đã có đủ các chính sách cho phát triển chăn nuôi ĐGS

2: Chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển chăn nuôi đã tạo ra động lực thu

hút đầu tư vào ngành khá tốt

3: Chính sách hướng tới giải quyết đầu ra cho chăn nuôi khá tốt

4: Chính sách đã thúc đẩy phát triển CN chế biến sản phẩm chăn nuôi

5: Chính sách về hỗ trợ giống vật nuôi là phù hợp

6: Chính sách hỗ trợ vốn đã giúp giải quyết khó khăn về vốn cho chăn nuôi

Thấp hơn một chút là mức đánh giá của chuyên gia về nhận định “Chính sách

hỗ trợ vốn đã giúp giải quyết khó khăn về vốn cho chăn nuôi” ở mức điểm là 7,4

với số chuyên gia nhiều nhất ở mức 8 và khá tập trung. Điều này cũng phù hợp với

thực tế chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực giải quyết khó khăn về vốn cho

chăn nuôi đại gia súc. Các chuyên gia cũng đã cho rằng “Đã có đủ các chính sách

cho phát triển chăn nuôi ĐGS” với điểm trung bình là 7,2, độ tập trung khá. Ngoài

ra, các chuyên gia cũng đánh giá “Chính sách khuyến khích đầu tư vào phát triển

chăn nuôi đã tạo ra động lực thu hút đầu tư vào ngành” chỉ ở mức trung bình khá,

điểm 6,5 và độ thống nhất chưa cao lắm (độ lệch là 2,33), điều này hàm ý rằng

chính sách chưa thực sự tạo ra động lực đủ lớn để thu hút đầu tư vào chăn nuôi phát

triển đại gia súc.

Page 116: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

106

Đầu ra vẫn luôn là vấn đề lớn nhất với chăn nuôi nói chung và đại gia súc nói

riêng, vì thế không ngạc nhiên khi các chuyên gia cho nhận định “Chính sách hướng

tới giải quyết đầu ra cho chăn nuôi khá tốt” chỉ ở mức 5,45 và số chuyên gia đánh

giá trung bình cao nhiều (mode = 6) với độ thống nhất trung bình, điều này hàm ý

rằng chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc cần chú trọng hơn tới giải quyết đầu

ra cho sản phẩm chăn nuôi.

Như vậy về cơ bản các chuyên gia đánh giá chính sách phát triển chăn nuôi

ĐGS đã có tác động khá tốt tới sự phát triển ngành chăn nuôi này, theo đó về cơ

bản là đủ chính sách cho phát triển, đã góp hỗ trợ giống vật nuôi và giúp giải quyết

khó khăn về vốn, tuy nhiên chính sách vẫn chưa phát huy tác động như mong muốn,

chưa giúp cải thiện vấn đề đầu ra, phát triển công nghiệp chế biến, chưa tạo ra

động lực để thu hút đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc.

Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở

Đánh giá mức ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở tới sự phát triển chăn nuôi ĐGS

rất khác nhau giữa các yếu tố. Hai yếu tố “Cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông

phục giúp cho người chăn nuôi có các thông tin cần thiết” và “Hệ thống hạ tầng

giao thông thuận lợi giúp giảm chi phí chăn nuôi” được đánh giá khá tốt, với điểm

trung bình lần lượt là 8,2 và 7,77, số chuyên gia đánh giá gần quan trọng nhất chiếm

(mode =9) và độ lệch nhỏ.

Bảng 4.7. Mức ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5

Giá trị trung bình 8,2 7,77 5 4,75 5,65

Mode 9 9 3 5 4

Độ lệch chuẩn 2,02 1,71 2,51 2,27 2,30

Nhỏ nhất 2 3 0 0 1

Lớn nhất 10 10 9 9 9

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Page 117: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

107

Trong đó:

1: Cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông phục giúp cho người chăn nuôi có các

thông tin cần thiết

2: Hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi giúp giảm chi phí CN

3: Cơ sở hạ tầng giết mổ phù hợp và chi phí thấp

4: Hạ tầng thương mại giúp cho chăn nuôi giải quyết đầu ra

5: Hạ tầng về môi trường hỗ trợ chăn nuôi xử lý chất thải

Các chuyên gia cũng cho rằng “Hạ tầng thương mại giúp cho chăn nuôi giải

quyết đầu ra” chưa tốt, điểm trung bình chỉ là 4,75. Số chuyên gia đánh giá mức ảnh

hưởng trung bình lớn nhất (mode = 5) và độ phân tán lớn, kết quả này cũng hàm ý

tỉnh chưa chú trọng phát triển hạ tầng thương mại hoặc phát triển hạ tầng này chưa

phù hợp nên chưa giúp giải quyết đầu ra cho chăn nuôi ĐGS. Ngoài ra, “Cơ sở hạ

tầng giết mổ phù hợp và chi phí thấp” chỉ được đánh giá có ảnh hưởng trung bình,

điểm trung bình là 5, điều này cũng phù hợp với thực tế về sự phát triển của hệ

thống này ở tỉnh Bình Định. Riêng đối với “Mức ảnh hưởng của Hạ tầng về môi

trường hỗ trợ chăn nuôi xử lý chất thải” tuy được chuyên gia đánh giá cao hơn một

chút nhưng về cơ bản cũng chỉ đạt mức trung bình khá, điểm trung bình 5,65 và các

ý kiến không tập trung, điều này cũng hàm ý cơ sở hạ tầng xử lý chất thải chưa

được chú trọng phát triển hoặc người chăn nuôi thiếu kinh phí để thực hiện.

Theo ý kiến của các chuyên gia mức ảnh hưởng của hạ tầng giao thông và

truyền thông khá trong khi hạ tầng thương mại và chế biến giết mổ ảnh hưởng thấp,

nghĩa là cần định hướng lại sự phát triển hạ tầng thương mại phục vụ tốt giải quyết

đầu ra cho chăn nuôi và tập trung nhiều nỗ lực hơn để phát triển hạ tầng chế biến

và giết mổ đại gia súc.

Ảnh hưởng của công tác khuyến nông

Công tác khuyến nông cho chăn nuôi ĐGS đã được tỉnh Bình Định rất chú

trọng. Các thành tựu trong phát triển chăn nuôi đại gia súc những năm qua có sự

đóng góp của công tác khuyến nông tỉnh. Điều này cũng được thể hiện qua đánh giá

của các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của công tác khuyến nông ở tỉnh, có 4

trên 6 yếu tố được đánh giá khá và khá tốt, chỉ có hai yếu tố được đánh giá trung

bình khá.

Page 118: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

108

Tuy yếu tố “Hệ thống khuyến nông đã xây dựng được các mô hình chăn nuôi

ĐGS tiên tiến ở tỉnh” được đánh giá ở mức tác động khá tốt (trung bình 7,95), nghĩa

là các mô hình được cơ quan khuyến nông đưa ra đạt được tiêu chuẩn tiến bộ và có

thể áp dụng vào thực tiễn,

Nhưng yếu tố “Các mô hình chăn nuôi tiên tiến đã được người chăn nuôi áp

dụng rộng rãi” đã được chuyên gia nhận định là người chăn nuôi ở tỉnh đã áp dụng

các mô hình vào chăn nuôi đại gia súc, điểm trung bình là 8,35 với độ tập trung khá

cao (độ lệch chuẩn là 1,14), điều này hàm ý rằng tác động của việc đưa mô hình

chăn nuôi tiên tiến là khá mạnh.

Bảng 4.8. Mức ảnh hưởng của công tác khuyến nông

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6

Giá trị trung bình 7,95 8,35 8,1 6,6 6,2 7,7

Mode 9 9 9 7 7 9

Độ lệch chuẩn 1,39 1,14 1,21 1,27 1,61 1,34

Nhỏ nhất 4 6 5 4 3 5

Lớn nhất 10 10 10 9 9 9

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Trong đó:

1: Hệ thống khuyến nông đã xây dựng được các mô hình chăn nuôi ĐGS tiên tiến ở

tỉnh

2: Các mô hình chăn nuôi tiên tiến đã được người chăn nuôi áp dụng rộng rãi

3: Đã nâng cao được trình độ kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn đại gia súc

4: Bảo đảm cung cấp thức ăn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và ATVS

5: Giảm chi phí chăn nuôi

6: Các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi đã hỗ trợ người chăn nuôi tốt

Điều quan trọng và tác động rõ và mạnh của công tác khuyến nông là đã nâng

cao được trình độ kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng đàn ĐGS ở tỉnh, vì thế được các

chuyên gia đã đánh giá khá cao, điểm trung bình là 8,1 và có độ tập trung. Công tác

khuyến nông thông qua “Các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi đã hỗ trợ người chăn

Page 119: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

109

nuôi” của tỉnh nhưng năm qua được các chuyên gia đánh giá khá cao mức ảnh

hưởng của yếu tố này, điểm trung bình là 7,7, tập huấn kỹ thuật và công tác khuyến

nông có vai trò lớn để cải thiện trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi đại gia súc, số liệu

khảo sát các hộ chăn nuôi đại gia súc cho thấy 81/175 hộ hay 46% tham gia tập

huấn kỹ thuật chăn nuôi, như vậy số hộ tham gia là không nhiều, tham gia tập huấn

chủ yếu là người chồng với tỷ lệ là 63/81, vợ tham gia là 14/81 và con là 2/81, điều

này cũng phù hợp vì số chủ hộ là đàn ông chiếm đa số, chăn nuôi đòi hỏi kỹ thuật

cao vì vậy các hộ gia đình ngoài kênh tập huấn còn có nhiều kênh khác để tiếp cận

kỹ thuật chăn nuôi, số liệu khảo sát cho thấy ngoài số hộ có được kiến thức kỹ thuật

nhờ được tập huấn khuyến nông chiếm 46%, còn 35% nhờ kế thừa kinh nghiệm gia

đình, và 16% nhờ học từ các nông trường doanh nghiệp, tỷ lệ hộ có được nhờ tự đúc

rút kinh nghiệm hay học hỏi từ các hộ khác chỉ chiếm khoảng 3%,

Công tác khuyến nông có tác động chỉ ở mức trung bình khá với hai yếu tố, đó

là “Bảo đảm cung cấp thức ăn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và ATVS” và “Giảm chi phí

chăn nuôi”, điểm trung bình chỉ hay mức tác động chỉ là 6,6 và 6,2.

Như vậy công tác khuyến nông chăn nuôi đại gia súc đã góp phần cải thiện và

nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi tuy nhiên vẫn còn chưa bảo đảm cung cấp

thức ăn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và ATVS và cắt giảm chi phí chăn nuôi.

Ảnh hưởng của công tác thú y

Trong công tác thú y, các chuyên gia cho điểm cao nhất là việc “Xử lý tốt các

đợt dịch bệnh của ĐGS nhanh và kịp thời” với điểm trung bình là 8,1, độ thống nhất

cao (độ lệch chuẩn là 0,97), điều này cũng hàm ý công tác thú y đã xử lý tốt và góp

phần dập các đợt dịch nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi,

Việc “Người chăn nuôi chấp hành và thực hiện phòng trừ dịch bệnh cho động

vật tốt nhờ công tác tuyên truyền và kiểm tra của các cơ quan thú y” được đánh giá

ở mức tác động là 8, như vậy ảnh hưởng của công tác tuyên truyền và kiểm tra của

các cơ quan thú y đã tạo ra ý thức chấp hành nghiêm túc, đúng quy trình, quy định

của người chăn nuôi, điều này đã bảo đảm chăn nuôi đại gia súc tránh được

dịch bệnh.

Page 120: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

110

Bảng 4.9. Mức ảnh hưởng của công tác thú y

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6

Giá trị trung bình 6,65 8 7,45 7,05 5,8 8,1

Mode 6 9 8 8 5 9

Độ lệch chuẩn 0,99 1,03 0,89 1,05 1,64 0,97

Nhỏ nhất 5 6 6 5 2 6

Lớn nhất 8 9 9 9 9 9

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Trong đó:

1: Các cơ sở chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn về chuồng trại và xử lý chất thải

2: Người chăn nuôi chấp hành và thực hiện phòng trừ dịch bệnh cho động vật tốt

nhờ công tác tuyên truyền và kiểm tra

3: Công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ đã thúc đẩy thực hiện nghiêm

túc của người chăn nuôi và giết mổ

4: Công tác quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật giúp kiểm

soát dịch bệnh cho người chăn nuôi

5: Việc quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y theo đúng quy định đã được người

cung cấp và chăn nuôi thực hiện tốt

6: Xử lý tốt các đợt dịch bệnh nhanh và kịp thời

“Công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ đã thúc đẩy thực hiện

nghiêm túc của người chăn nuôi và giết mổ” và “Công tác quản lý dịch bệnh, kiểm

dịch động vật và sản phẩm động vật giúp kiểm soát dịch bệnh cho người chăn nuôi”

được các chuyên gia đánh giá khá tốt, mức tác động trung bình là 7,45 và 7,05.

Ảnh hưởng yếu nhất theo đánh giá của các chuyên gia về “Việc quản lý thức

ăn chăn nuôi và thuốc thú y theo đúng quy định đã được người cung cấp và chăn

nuôi thực hiện tốt” rất thấp, điểm trung bình là 5,8, điều này cũng hàm ý công tác

quản lý thức ăn và thuốc thú y chưa tốt.

Yếu tố “bảo đảm tiêu chuẩn về chuồng trại và xử lý chất thải của các cơ sở

chăn nuôi” cũng chỉ đạt mức ảnh hưởng trung bình khá và bằng 6,65, điều này cũng

Page 121: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

111

cho thấy vấn đề bảo đảm tiêu chuẩn về kỹ thuật và xử lý chất thải của hộ chăn nuôi

chưa tốt cần phải cải thiện nếu không các biện pháp thú y khác cũng mất ý nghĩa.

Rõ ràng công tác thú y cần phải hoàn thiện hơn về quản lý thuốc thú y, tiêu

chuẩn thức ăn cũng như cải tạo và xây dựng chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải

đúng tiêu chuẩn.

Ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ khác

Các dịch vụ hỗ trợ khác cho chăn nuôi ở tỉnh Bình Định được các chuyên gia

đánh giá có tác động không mạnh như các yếu tố trên, tất cả các yếu tố chỉ ở mức

trung bình và trung bình khá.

Mức ảnh hưởng kém nhất là “dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm”,

các chuyên gia đánh giá mức ảnh hưởng là 5,5, đây cũng là vấn đề chung của Việt

Nam.

Dịch vụ “Hỗ trợ người chăn nuôi có thông tin thương mại, nghiên cứu thị

trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường trong và ngoài nước tốt” cũng chỉ cao

hơn chút ít, mức điểm đánh giá trung bình là 5,65.

Các dịch vụ “Hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh”, “Hỗ trợ liên kết 4 nhà” trong

chăn nuôi ĐGS, “Hỗ trợ và tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan” cũng chỉ đạt trung

bình khá, điểm trung bình lần lượt là 6,85, 6,7 và 6,35.

Như vậy cải thiện dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi là nhiệm vụ rất quan trọng, trong

đó dịch vụ hỗ trợ tìm đầu ra, hỗ trợ thông tin thị trường là quan trọng nhất, các

dịch vụ này sẽ góp phần giúp người chăn nuôi có thể hoạch định chiến lược chăn

nuôi tốt và hiệu quả.

Bảng 4.10. Mức ảnh hưởng của các dịch vụ hỗ trợ khác

Chỉ tiêu 1 2 3 4 5

Giá trị trung bình 5,65 5,5 6,7 6,85 6,35

Mode 6 6 7 7 7

Độ lệch chuẩn 2,03 1,73 1,30 1,60 1,53

Nhỏ nhất 1 1 4 3 3

Lớn nhất 9 8 9 9 8

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Page 122: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

112

Trong đó:

1: Hỗ trợ người chăn nuôi có thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây

dựng cơ sở dữ liệu các thị trường trong và ngoài nước tốt

2: Hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm tốt

3: Hỗ trợ liên kết 4 nhà trong chăn nuôi

4: Hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh

5: Hỗ trợ và tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan

4.2. Phân tích các yếu tố tác động tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc

bằng số liệu vi mô

Phần này sẽ phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ

chăn nuôi ĐGS ở tỉnh Bình Định, phương pháp phân tích đã được trình bày ở

chương 2, phần đầu sẽ áp dụng mô hình hàm sản xuất để đánh giá mức độ tác động

của các nhân tố đầu vào với quá trình chăn nuôi, phần tiếp theo sẽ xem xét tác động

của các yếu tố có ảnh hưởng tới kết quả sản xuất qua ý kiến của các hộ chăn nuôi

đại gia súc.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 4.11. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Tên biến Số quan

sát

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị bé

nhất

Giá trị lớn

nhất

lngo 175 10,72 0,82 9,21 14,46

lngiong 175 9,18 1,30 5,70 13,30

lntatho 175 8,19 1,01 5,99 11,92

hh 175 6,20 3,02 1,83 15,00

lndtcayhanam 175 7,76 0,53 5,99 9,17

lntscd 175 9,20 1,18 6,13 12,68

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Bảng 4.11 thể hiện một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình (xem

thêm Phụ lục 4), số liệu về các thống kê cơ bản có tính chất hội tụ và có thể sử dụng

phân tích, cụ thể: giá trị trung bình của biến phụ thuộc – đại diện cho kết quả sản

Page 123: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

113

xuất của hộ chăn nuôi đại gia súc - lngo là 10,72, giá trị nhỏ nhất là 9,210 và giá trị

lớn nhất là 14,458, tương tự giá trị của các biến khác thể hiện trong bảng 4.11.

Ma trận tương quan giữa các biến

Ma trận tương quan giữa các biến được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa

các biến, qua mối quan hệ này có thể kỳ vọng chiều hướng tác động của các biến

độc lập với biến phụ thuộc, số liệu cụ thể trình bày ở bảng 4.12 và phụ lục 4.

Bảng 4.12 cho thấy kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS – biến phụ thuộc

có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chi phí con giống ĐGS –lngiong và mức tương quan

0,286, với chi phí thức ăn thô – lntatho và có hệ số tương quan không lớn lắm là

0,481, biến phụ thuộc cũng có mối quan hệ thuận chiều với các biến còn lại là vốn

con người, diện tích cây trồng hàng năm và giá trị tài sản cố định của hộ sản xuất,

hệ số tương quan lần lượt là 0,199; 0,240 và 0,521. Ngoài ra, hệ số tương quan giữa

các biến độc lập có biến nhỏ hơn 0,3 nhưng cũng có biến lớn hơn 0,3. Điều này cho

thấy có khả năng sẽ xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên cần phải kiểm

định cụ thể, với kết quả của ma trận có thể kỳ vọng chiều hướng hay chiều tác động

sẽ là tác động dương.

Bảng 4.12. Ma trận tương quan giữa các biến

Tên biến lngo lngiong lntatho hh lndtcayhanam lntscd

lngo 1

lngiong 0,286 1,000

lntatho 0,481 0,041 1,000

hh 0,199 0,255 -0,033 1,000

lndtcayhanam 0,240 -0,093 0,262 0,039 1,000

lntscd 0,521 0,218 0,447 0,068 0,125 1

(Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát chuyên gia)

Page 124: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

114

Mô hình sử dụng cho phân tích

Ở đây sẽ sử dụng mô hình (II,1) đã trình bày trong mục 2.2.2 nhưng ở đây sẽ

sử dụng số liệu điều tra hộ chăn nuôi ĐGS và viết dưới dạng (II,2)

GOi =giongi β1

tathoi β2

dtcayhanami β3

tscdi β4

eβ5hhi

(II,2)

Ở đây

Trong GO là giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS.

giong là chi phí con giống của hộ chăn nuôi ĐGS.

tatho là chi phí thức ăn thô của hộ chăn nuôi ĐGS.

dtcayhanam là diện tích cây trồng hàng năm của hộ chăn nuôi ĐGS đây là

nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc.

tscd là giá trị tài sản cố định của hộ chăn nuôi ĐGS.

hh là vốn con người – số năm kinh nghiệm chăn nuôi của chủ hộ.

i là thứ tự hộ thứ i trong khảo sát.

Để hồi quy sẽ cần chuyển về dạng logarit và dựa trên cơ sở số liệu khảo sát và

sẽ được trình bày dưới đây.

Tuy nhiên để xem xét có sự khác biệt giữa chăn nuôi bò và lợn, ở đây sẽ thêm

biến giả DD đại diện cho chăn nuôi bò.

Lngoi = β0 + β1lngiongi + β2lntathoi + β3lndtcayhanami + β4lntscdi + β5hhi +

β6DD + εi (II,3).

Bảng 4.13. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình

Tên biến Ký hiệu Diễn giải và cách tính

Giá trị sản xuất

của hộ chăn

nuôi ĐGS

lngo

Đại diện cho kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi

ĐGS, ở đây sẽ lấy logarit giá trị sản xuất chăn

nuôi ĐGS của hộ, GO được tính theo đơn vị

1.000 đồng.

Chi phí con

Giống của hộ

chăn nuôi ĐGS

lngiong

Đại diện cho là chi phí con giống của hộ chăn

nuôi ĐGS dưới dạng logarit, Chi phí tính bằng

1.000 đồng.

Page 125: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

115

Tên biến Ký hiệu Diễn giải và cách tính

Giá trị sản xuất

của hộ chăn

nuôi ĐGS

lngo

Đại diện cho kết quả sản xuất của hộ chăn nuôi

ĐGS, ở đây sẽ lấy logarit giá trị sản xuất chăn

nuôi ĐGS của hộ, GO được tính theo đơn vị

1.000 đồng.

Chi phí thức ăn

thô của hộ chăn

nuôi ĐGS

lntatho

Đại diện cho chi phí thức ăn thô cho ĐGS của

hộ chăn nuôi dưới dạng logarit, Chi phí tính

bằng 1.000 đồng.

Diện tích cây

trồng hàng năm

của hộ chăn

nuôi ĐGS

lndtcayhanam

Đại diện cho điều kiện cung cấp thức ăn cho

chăn nuôi của hộ dưới dạng logarit, Diện tích

tỉnh bằng m2

Giá trị Tài sản

cố định của hộ

chăn nuôi ĐGS

lntscd

Đại diện cho vốn sản xuất hay cơ sở chất cho

chăn nuôi của hộ dưới dạng logarit, Giá trị

TSCĐ được tính bằng 1.000 đồng.

Vốn con người hh Đại diện cho vốn con người, tính bằng số năm

kinh nghiệm của chủ hộ chăn nuôi.

Biến giả đại

diện cho chăn

nuôi bò

DD Đại diện cho chăn nuôi bò.

Số liệu sử dụng cho phân tích

Số liệu dùng trong phân tích là số liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát hộ

chăn nuôi ĐGS ở Bình Định nhưng tập trung vào hai nhóm chính nhưng do chăn

nuôi đại gia súc ở Bình Định chủ yếu tập trung vào chăn nuôi bò và chăn nuôi lợn

nên khảo sát hộ chăn nuôi sẽ tập trung vào hai nhóm này, NCS đã chọn ngẫu nhiên

175 hộ nông dân chia thành 77 phiếu khảo sát hộ nuôi bò và 78 phiếu khảo sát hộ

nuôi lợn, 77 phiếu khảo sát hộ chăn nuôi bò cho 7 huyện gồm Phù Mỹ, Hoài Nhơn,

An Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn và Phù Cát, các huyện này bao gồm hai

Page 126: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

116

huyện miền núi, ba huyện đồng bằng và ven biển, một huyện đang đô thị hóa, đây

cũng là 7 huyện có quy mô đàn bò chiếm tỷ trọng lớn nhất, Mỗi huyện sẽ khảo sát

11 hộ, Và 78 phiếu họ chăn nuôi lợn cho 6 huyện gồm Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Hoài

Ân, Phù Cát, An Nhơn và Tây Sơn, mỗi huyện khảo sát 13 phiếu, nội dung và

phương pháp khảo sát được trình bày ở mục 2.2.3.

GO – giá trị sản xuất của hộ là giá trị sản phẩm chính và phụ bán ra và thu

được trong năm 2016 của hộ chăn nuôi và tính bằng 1.000 đồng, chi phí giống là

chi phí mua con giống của hộ chăn nuôi, chi phí mua thức ăn tinh cho lợn, bò gồm

chi phí mua cám chế biến hay thức ăn công nghiệp và các sản phẩm đã chế biến

khác, chi phí thức ăn thô là chi phí mua cỏ, rau, rơm và phụ phẩm nông nghiệp cho

ĐGS ăn, diện tích cây trồng hàng năm của hộ bao gồm diện tích trồng lúa, lạc, ngô,

khai, sắn… mà phụ phẩm của nó có thể dùng làm thức ăn thô hay chế biến thức ăn

cho ĐGS, giá trị tài sản cố định của hộ là giá trị bằng tiền của chuồng trại, nhà cửa

liên quan tới chăn nuôi, máy móc trang thiết bị phục vụ chăn nuôi.

Phương pháp ước lượng

Ở đây sẽ sử dụng phương pháp truyền thống trong kinh tế để phân tích số liệu,

đó là phương pháp hồi quy đa biến – phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS),

mặc dù phương pháp này khá thô sơ vì thế sẽ phải giả định rằng các hệ số hồi quy

(hệ số chặn và hệ số góc) là không thay đổi theo thời gian. Ngoài ra, còn một giả

định quan trọng nữa là các biến độc lập phải là các biến ngoại sinh chặt tức là nó

không phụ thuộc vào các giá trị quá khứ, hiện tại, và tương lai của sai số ngẫu nhiên

nhưng với số liệu có được đây vẫn là phương pháp được nhiều nghiên cứu khác đã

sử dụng.

Việc ước lượng sẽ tiến hành 2 lần, thứ nhất không có biến giả DD và có biến

có biến DD, ở đây muốn xem xét có sự khác biệt giữa hai ngành chăn nuôi này,

thực hiện hồi quy đa biến sẽ tiến hành các bước như:

Thứ nhất, thực hiện hồi quy với số liệu đã có để xem xét kiểm định F, kiếm

định t và hệ số tương quan.

Thứ hai, tiến hành kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg test để xem xét

hiện tượng phương sai thay đổi.

Thứ ba, tiến hành xem xét hệ số VIF về hiện tượng đa cộng tuyến.

Page 127: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

117

Thứ tư, kiểm định Durbin-Watson để xem xét hiện tượng tự tương quan.

Quá trình ước lượng và kết quả cụ thể được trình bày trong phụ lục 4, ở đây

trình bày ngắn gọn các bước tiến hành ước lượng.

Khi ước lượng bằng OLS kết quả các kiểm định đều có ý nghĩa thống kê ở

mức < 0,05 cho cả hai lần ước lượng, không có và có biến DD, cụ thể:

Thứ nhất, qua kết quả phân tích sau P(F)= 0,000<0,05 nên có thể khẳng định

tồn tại mối quan hệ giữa các biến và chấp nhận giả thiết hệ số hồi quy của các biến

khác không, tức là mô hình phù hợp.

Thứ hai, các kiểm định t với kết quả tại biểu Coefficients, tất cả các giá trị Sig,

= p(t) tương ứng với các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05.

Thứ ba, kiểm định Breusch – Pagan có Prob > chi2 < 0,0523 lần đầu nghĩa là

có tồn tại hiện tượng phương sai không đồng nhất vì vậy ở đây đã sử dụng lệnh

robust trong STATA để điều chỉnh.

Bảng 4.14. Kết quả ước lượng

Biến phụ thuộc giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi ĐGS - lngo

Biến độc lập Hệ số ước lượng

(I) (II)

Lngiong 0,11**

(0,04)

0,21***

(0,05)

Lntatho 0,24***

(0,060

0,19***

(0,06)

lndtcayhangnam 0,20*

(0,10)

0,23**

(0,10)

Lntscd 0,22***

(0,06)

0,18***

(0,06)

Hh 0,04*

(0,02)

0,047**

(0,02)

DD 0,41***

(0,13)

Page 128: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

118

Tung độ gốc 3,82***

(0,98)

3,35***

(0,95)

R- sq 0,4518 0,4518

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test

for heteroskedasticity

Điều chỉnh bằng

lệnh robust

Điều chỉnh bằng

lệnh robust

Durbin-Watson 1,116 1,116

Vif < 3 < 3

N 175 175

Prob>F 0,000 0,000

Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, ***,**,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%

(Nguồn: xứ lý tứ số liệu khảo sát của tác giả)

Thứ tư, các giá trị VIF gắn với các biến giải thích (biến độc lập) đều nhỏ hơn 3

cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến,

Thứ năm, hệ số Durbin-Watson bằng 1,116 cho thấy mô hình không có hiện

tượng tự tương quan,

Thứ sáu, hệ số tương quan khoảng 0,4518 cho biết sự thay đổi của lny được

giải thích từ sự tác động của các yếu tố sản xuất là khoảng hơn 45%,

Với kết quả các kiểm định này đều cho thấy cả hai lần ước lượng đều có ý

nghĩa thống kê, nhưng ở đây sẽ dùng kết quả của lần có biến giả DD để đánh giá,

tuy nhiên cũng sẽ so sánh với kết quả lần đầu.

Có thể sử dụng kết quả để đánh giá như sau:

Chi phí con giống có tác động dương, hệ số hồi quy là 0,21, điều này có nghĩa

nếu các yếu tố khác không đổi thì khi chi phí mua con giống tăng 1% thì kết quả sản

xuất sẽ tăng 0,21%, kết quả này hàm ý rằng chi phí mua giống cao gắn với chất

lượng tốt hơn thì kết quả sẽ tốt hơn, đồng thời khi so sánh với kết quả lần đầu cho

thấy với những chủ hộ có kinh nghiệm hơn thì sẽ giảm sự phụ thuộc vào chất lượng

con giống,

Page 129: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

119

Chi phí thức ăn thô có hệ số hồi quy là +0,19, hay tác động tích cực tới kết

quả sản xuất, khi các yếu tố khác cố định, chi phí thức ăn thô tăng 1% thì kết quả

sản xuất tăng 0,19%, điều này cũng hàm ý sử dụng phụ phẩm chăn nuôi rẻ hơn và

hiệu quả hơn, nếu biết sơ chế sẽ càng tốt hơn, và những chủ hộ có kinh nghiệm chăn

nuôi biết chế biến tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và tự nhiên sẽ cho kết quả

cao hơn.

Biến diện tích cây hàng năm của hộ gia đình có tác động dương với hệ số hồi

quy là 0,23, như vậy khi diện tích này của hộ gia chăn nuôi tăng 1% thì kết quả sản

xuất của họ tăng 0,23%, Như vậy diện tích cây trồng hàng năm tăng hộ sẽ có thêm

nguồn cung cấp thức ăn cho đại gia súc và thúc đẩy tăng kết quả sản xuất.

Biến giá trị TSCĐ có hệ số hồi quy là +0,18 cũng cho thấy tác động thuận từ

đây và hàm ý rằng đầu tư vào tài sản cố định như chuồng trại, máy móc phục vụ

chăn nuôi sẽ thúc đẩy tăng kết quả sản xuất,

Vốn con người có tác động dương và hệ số hồi quy là +0,047. Như vậy với

các chủ hộ có kinh nghiệm và kiến thức cao hơn thì kết quả sản xuất cũng tốt hơn.

Biến giả đại diện cho chăn nuôi bò có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy là

0,41. Điều này hàm ý rằng khi các yếu tố khác không thay đổi thì kết quả chăn nuôi

bò cao hơn chăn nuôi ĐGS là 0,41% (Kết quả này cũng phù hợp với phân tích trên

mục 3.6).

Page 130: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

120

Kết luận chương 4

Từ những phân tích có thể thấy sự phát triển của chăn nuôi ĐGS Bình Định

chịu ảnh hưởng từ:

Các nhân tố vĩ mô

Thứ nhất, trong các yếu tố vĩ mô được ước lượng từ mô hình kinh tế lượng có

thể thấy rằng yếu tố lao động có mức tác động lớn nhất, nếu tính thêm ảnh hưởng

của vốn con người thì tác động của nhân tố này càng lớn hơn.

Thứ hai, nhân tố vốn vẫn có vai trò rất quan trọng với phát triển chăn nuôi

ĐGS, kết quả phân tích định tính và khảo sát các hộ chăn nuôi cũng khẳng định kết

quả này. Phát triển chăn nuôi theo hướng chuyên canh và áp dụng công nghệ cao

đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu tư hơn, đồng thời nâng cao trình độ lao động và yếu

tố này chỉ được phát huy khi trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất được tăng cường.

Thứ ba, những năm qua về cơ bản yếu tố thời tiết khí hậu ở tỉnh thuận lợi nên

có ảnh hưởng tích cực tới chăn nuôi ĐGS. Nhưng có thể thấy biến động nhiệt độ

trung bình không lớn lắm và trong phạm vi thích hợp với phát triển chăn nuôi, đó

cũng là lý do chăn nuôi ĐGS ở đây đã có từ lâu và rất phát triển, nhưng trước bối

cảnh biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính ngày càng mạnh khiến cho nhiệt độ sẽ

tăng cao hơn, việc phát triển chăn nuôi ĐGS sẽ phải đối mặt với những khó khăn

nếu không tìm ra hướng đi phù hợp.

Thứ tư, quy hoạch phát triển chăn nuôi có vai trò rất lớn trong định hướng phát

triển chăn nuôi ĐGS ở Bình Định những năm qua, quy hoạch đã bảo đảm sự phân

bổ sản xuất trong ngành chăn nuôi này trong mối quan hệ với các ngành khác để

phát triển ổn định và đạt được nhiều thành quả, đồng thời quy hoạch được thực hiện

và là cơ sở để đàn ĐGS ở đây bảo đảm tăng trưởng về lượng và cơ cấu đàn nhất là

nâng cao tỷ trọng đàn bò lai, Tuy nhiên quy hoạch cũng bộc lộ những vấn đề cần

khắc phục trong đó đặc biệt là chất lượng quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch.

Thứ năm, chính sách phát triển chăn nuôi ĐGS của tỉnh trong những năm qua

đã trở thành các công cụ hữu hiệu của chính quyền để tác động tới sự phát triển

chăn nuôi ĐGS, các chính sách phát triển đã tạo điều kiện cho người chăn nuôi cải

thiện và nâng cao chất lượng giống ĐGS với năng suất cao hơn, chính sách không

Page 131: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

121

chỉ tạo điều kiện mà còn góp phần giải quyết những khó khăn về vốn, đất đai cho

chăn nuôi. Tuy nhiên chính sách vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò là công cụ

quan trọng của ngành.

Thứ sáu, sự phát triển của chăn nuôi ĐGS chịu ảnh hưởng đồng thời thúc đẩy

sự phát triển hạ tầng cơ sở, những năm qua, hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông

nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng đã có sự phát triển khá và tạo thuận

lợi cho ngành chăn nuôi này phát triển nhất là hạ tầng giao thông và truyền thông,

tuy nhiên hạ tầng thương mại và chế biến giết mổ ĐGS chưa thực sự phát triển theo

kịp sự phát triển của chăn nuôi, hệ thống hạ tầng thương mại chưa phát triển và

thiếu tính kết nối với thị trường khu vực và toàn quốc để tạo đầu ra cho sản phẩm

chăn nuôi.

Thứ bảy, sự thành công trong phát triển ĐGS của tỉnh Bình Định có sự đóng

góp lớn từ công tác khuyến nông và thú y, nó không chỉ bảo đảm từng bước chuyển

giao và nâng cao trình độ quản lý và kỹ thuật trong chăn nuôi mà còn bảo đảm

phòng chống dịch bệnh cho đàn ĐGS. Tuy nhiên các công tác này đã và đang có

những tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu từ sự phát triển của ngành, đó là bộ máy

cồng kềnh và trì trệ với cơ chế hoạt động cứng nhắc và quan liêu, công tác khuyến

nông chưa giúp cho kiểm soát thức ăn gia súc theo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh

cũng như chi phí còn cao, công tác thú y còn tồn tại nhiều vấn đề trong quản lý

thuốc thú y, tiêu chuẩn thức ăn cũng như cải tạo và xây dựng chuồng trại và hệ

thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn.

Thứ tám, dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi ĐGS đã có tác động tới sự phát triển chăn

nuôi ĐGS như cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm tốt, hỗ

trợ liên kết 4 nhà trong chăn nuôi ĐGS, hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh và hỗ trợ và

tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan. Tuy nhiên chất lượng các dịch vụ này chưa cao

như mong muốn của người sử dụng đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ tìm đầu ra, hỗ trợ

thông tin thị trường, đặc biệt là chủ thể cung cấp các dịch vụ này dường như chưa rõ

ràng và chuyên nghiệp, chưa có cơ chế để bảo đảm lợi ích cho các cơ quan tổ chức

cung ứng dịch vụ này.

Page 132: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

122

Các nhân tố vi mô

Hầu hết các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng tích cực tới kết quả sản xuất của hộ

trừ chi phí thức ăn tinh, chi phí thức ăn thô và diện tích cây trồng hàng năm có mức

tác động mạnh nhất, người chăn nuôi ĐGS ở tỉnh đang lạm dụng thức ăn công

nghiệp và chế biến thay vì nguồn thức ăn tự chế biến và phụ phẩm từ nông nghiệp.

Khi chủ hộ có vốn con người cao hơn, nhiều kinh nghiệm và trình độ hơn sẽ có kết

quả cao hơn cũng như phát huy hiệu quả các nguồn lực, cơ sở vật chất của các hộ

chăn nuôi cùng cần được cải thiện hơn nữa sẽ giúp nâng cao kết quả chăn nuôi đại

gia súc.

Page 133: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

123

Chương 5

ĐỊNH HƯỚNG VÀ HÀM Ý VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI ĐẠI GIA SÚC

5.1. Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới và các dự báo có liên quan

đến phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

5.1.1. Bối cảnh chăn nuôi đại gia súc thế giới

Kể từ sau cuộc cách mạng nông nghiệp 1960 đến nay, ngành chăn nuôi ĐGS

trên thế giới đã đạt tốc độ phát triển cao và liên tục, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật

mới, công nghệ cao vào chăn nuôi nên góp phần nâng cao năng suất, chất lượng. Xu

thế phát triển chăn nuôi trên thế giới khi trải qua 4 giai đoạn sẽ giảm số cơ sở chăn

nuôi, song lại tăng số lượng vật nuôi ở một cơ sở và tính hợp tác liên kết ngày càng

cao. Dự báo những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi thế giới trong thế kỷ

hai mốt sẽ ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình

Định nói riêng.

Các cơ hội

Cầu sản phẩm chăn nuôi trên thế giới sẽ tăng đáng kể do: dân số tăng từ 7,7 tỷ

người vào năm 2018 sẽ lên 9 tỷ người vào năm 2040, bình quân thu nhập đầu người

tăng, nhất là ở những nước đang phát triển.

Cách mạng công nghiệp 4,0 diễn ra và tác động mạnh, nhiều thành tựu nghiên

cứu khoa học - công nghệ được ứng dụng thành công trong ngành chăn nuôi nói

chung và ĐGS nói riêng, đặc biệt là lai tạo thành công các giống vật nuôi có năng

suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, kháng bệnh.

Chính phủ các nước đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp, trong đó có ngành

chăn nuôi nói chung và ĐGS nói riêng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, thực

phẩm toàn cầu và từng quốc gia.

Cầu các sản phẩm chăn ĐGS chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm sẽ tăng, trên thực tế cung luôn không đủ cầu.

Thách thức

Biến đổi khí hậu diễn biến rất phức tạp, các yếu tố thời tiết cực đoan xuất hiện

với tần suất ngày càng ngắn lại, mức độ ảnh hưởng rộng, cường độ cao và thay đổi

Page 134: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

124

đột ngột (bão, lũ lụt, giá lạnh, xâm nhập mặn, khô hạn - nắng nóng...) đã ảnh hưởng

đến quá trình chăn nuôi cũng như việc sản xuất thức ăn chăn nuôi ĐGS và hoạt

động sinh lý của vật nuôi.

Dịch bệnh gây hại cho ĐGS xảy ra trên diện rộng, khó kiểm soát, virus gây

bệnh luôn có biến thể, kháng thuốc (điển hình bệnh bò điên, bệnh lở mồm long

móng, lợn tai xanh...) khó ngăn chặn dịch bệnh một cách triệt để.

Chăn nuôi thiếu kiểm soát đối với ĐGS tập trung là nguyên nhân gây ra ô

nhiễm môi trường, trước hết là đất sản xuất, nguồn nước, không khí,… đầu tư xử lý

tốn kém và sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, nên không ít nhà đầu tư xây dựng công

trình chăn nuôi ĐGS mang tính đối phó hoặc không vận hành.

Các rào cản kỹ thuật liên tục được dựng lên và được kiểm tra, giám sát chặt

chẽ nhất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy

nguyên nguồn gốc sản phẩm, trên thực tế đã xảy ra các cuộc chiến mậu dịch đối với

các sản phẩm chăn nuôi của các thị trường lớn ngày càng nhiều.

Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc ngày càng khan hiếm và

giá bán liên tục tăng (dự báo đến 2050 giá tăng ít nhất gấp 2,0 lần năm 2010), trong

khi chi phí thấp lại tiếp tục giảm.

Địa bàn và không gian dành cho phát triển chăn nuôi đại gia súc bị thu hẹp do

gia tăng diện tích đất chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, sa mạc

hóa, ngập úng bởi nước biển dâng và xâm nhập mặn.

5.1.2. Các dự báo có liên quan đến phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh

Bình Định

Dự báo Tình hình sản xuất và mậu dịch các sản phẩm chăn nuôi đại gia

súc trên thế giới

Trên cơ sở tài liệu như Trang thị trường và xúc tiến thương mại nông sản của

Bộ NN&PTNT, Dự báo mậu dịch thế giới đến năm 2026/2027, Thông tin dự báo

của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) [48], các dự thảo báo cáo quy hoạch phát triển

ngành chăn nuôi của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định và ý kiến của các chuyên gia

chăn nuôi của tỉnh có thể tổng hợp các dự báo như sau:

Những thuận lợi

Page 135: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

125

Mức tiêu dùng thịt trên thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng và thúc đẩy gia tăng

xuất khẩu bởi nhiều nước, mức tiêu dùng thịt lợn và thịt bò dự báo

mỗi loại sẽ tăng với tốc độ gần 1,0%/năm đến năm 2026. Trong thời kỳ dự báo,

xuất khẩu thịt từ các nước xuất khẩu chủ yếu sẽ tăng 1,9%/năm, tăng 4,9 triệu tấn

vào 2026 (2,4%/năm), trong đó thịt bò sẽ tăng 1,7 triệu tấn (2%/năm), và xuất khẩu

thịt lợn sẽ tăng 0,9 triệu tấn (1,2%/năm). Một số khu vực chủ yếu như: Khu vực

Trung Đông và Bắc Phi, với dân số và thu nhập gia tăng nhanh, được dự báo sẽ tăng

nhập khẩu thịt bò từ mức 1,2 triệu tấn của năm 2017 lên trên 1,7 triệu tấn vào năm

2026, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,1%/năm, Ngoài ra, nhập khẩu thịt bò vào

Trung Quốc và Hồng Kông gộp lại dự báo sẽ tăng xấp xỉ 42% trong thập niên tới,

đạt khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2026, do nhu cầu thịt bò gia tăng với tốc độ nhanh

hơn gia tăng sản lượng, Mức gia tăng này chiếm phần tăng trưởng nhập khẩu lớn

nhất trong số các nước nhập khẩu thịt bò chủ chốt. Riêng các nước Đông Nam Á

vẫn duy trì tốc độ gia tăng thu nhập mạnh mẽ, khiến tăng 36% nhập khẩu thịt bò

vào các nước này từ năm 2017 đến 2026, bổ sung thêm 206 ngàn tấn vào nhu cầu

nhập khẩu trên thế giới.

Nhập khẩu thịt lợn vào các nước nhập khẩu chủ yếu trên thế giới được dự báo

sẽ tiếp tục tăng, tăng nhẹ trên 728 ngàn tấn (+9,2%) từ năm 2017 đến năm 2026,

Mêhicô, Philippin, Trung Quốc và Hồng Kông có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu

mạnh nhất trong thời kỳ dự báo.

Mức nhập khẩu thịt lợn hàng năm vào Trung Quốc đã tăng mạnh từ năm 2009

và dự báo sẽ tăng vừa phải, vào khoảng 5% từ năm 2017 đến năm 2026, đạt trên 2,5

triệu tấn, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới vào

năm 2016 và được dự báo sẽ tiếp tục là nước nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới

trong suốt thời kỳ dự báo, trong thập niên tới, mức tăng nhập khẩu thịt lợn vào

Trung Quốc và Hồng Kông cộng lại sẽ đạt khoảng 165 ngàn tấn trong thập niên tới.

Nhật Bản được dự báo là nước nhập khẩu thịt lợn lớn thứ hai thế giới trong thập

niên tới, nhập khẩu thịt lợn tăng vừa phải, tăng 9.900 tấn trong thời kỳ dự báo, và

đạt 1,33 triệu tấn vào năm 2026, nhập khẩu thịt lợn vào Nhật Bản tăng dưới 1% từ

năm 2017 đến năm 2026 do dân số vừa đang già hóa vừa đang suy giảm và dự tính

ít có sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng protein.

Page 136: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

126

Mêhicô là nước nhập khẩu thịt lợn lớn thứ ba thế giới, với nhập khẩu tăng từ

mức 1,05 triệu tấn năm 2017 lên 1,27 triệu tấn vào năm 2026, thu nhập tăng và gia

tăng dân số là những động lực chủ yếu làm tăng nhu cầu thịt lợn ở Mêhicô, Mêhicô

chiếm 30% tổng mức tăng nhập khẩu thịt lợn trên thế giới.

Hàn Quốc tăng nhập khẩu thịt lợn để đáp ứng nhu cầu một số loại thịt lợn

mạnh, với nhập khẩu tăng 17% trong thời kỳ dự báo, tăng nhập khẩu thịt lợn thêm

110 ngàn tấn/năm, đạt 740 ngàn tấn. Nhập khẩu thịt lợn vào Philippin dự báo tăng

từ mức 250 ngàn tấn năm 2017 lên 430 ngàn tấn năm 2026, tăng thêm 180 ngàn tấn.

Gia tăng thu nhập và gia tăng dân số thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng nhập khẩu thịt

lợn ở khu vực Trung Mỹ và Caribê, nhập khẩu sẽ tăng với tốc độ 3,3%/năm trong

thập niên tới, đạt 269 ngàn tấn, tăng 68 ngàn tấn vào năm 2026 (USDA Agricultural

Projections to 2026, 2017).

Những khó khăn

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

được thực thi từ đầu năm 2019 và hàng loạt các Hiệp định thương mại khác mà Việt

Nam tham gia ký kết, thì bên cạnh việc các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam có cơ

hội vươn ra "biển lớn" cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức và áp lực, khi

Hiệp định CPTPP được thực thi, điều này sẽ tạo ra áp lực đối với ngành chăn nuôi,

bởi trong 11 nước tham gia Hiệp định thì có tới 6 nước hiện có năng lực, sức sản

xuất phát triển hơn Việt Nam, Điển hình như Australia, Canada, New Zealand... Khi

đó, các mặt hàng nông sản, thực phẩm của các nước như Canada, Nhật Bản,

Australia… với thuế suất bằng 0% có giá cạnh tranh hơn sẽ "ồ ạt" tràn vào thị

trường Việt Nam. Khi đó, thuế suất của các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là mặt

hàng thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm sẽ bị cắt giảm ngay, đây là một áp lực đối với

ngành chăn nuôi, trong các năm sau những nguy cơ từ các sản phẩm chăn nuôi cùng

nhóm của các nước sẽ cạnh tranh với sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước

Vùng Đông Nam bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà

Rịa-Vũng Tàu nói riêng, nơi đang diễn ra quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

mạnh mẽ, nên địa bàn chăn nuôi bị thu hẹp, khả năng phát triển chăn nuôi rất hạn

chế; hiện nay, để cân đối cho tiêu dùng phải nhập thịt từ các vùng khác và thậm

Page 137: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

127

chí cả nước ngoài. Trong những năm tới, ngoài việc tăng nhu cầu về các sản phẩm

chăn nuôi ở khu vực thành thị, còn đòi hỏi yêu cầu về sản phẩm phải có chất

lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; đặc biệt sản phẩm đại gia súc sạch không thể

đáp ứng đủ nhu cầu. Đối với Bình Định, đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn

nuôi cần tập trung vào, nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay và trong thời

gian tới thị trường thành phố Đà Nẵng tiếp tục sẽ là thị trường tiêu thụ một số

lượng lớn sản phẩm chăn nuôi đại gia súc của Bình Định, ngoài ra, nếu có đủ điều

kiện sẽ tham gia xuất khẩu.

Dự báo nhu cầu thịt đại gia súc ở thị trường tỉnh Binh Định

Hiện nay, việc dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi được dựa trên

cơ sở dự báo về tốc độ tăng trưởng thu nhập, sự tương quan giữa mức thu nhập và

mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi và dự báo về phát triển dân số. Theo Quy

hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm

2030, dự báo đến năm 2025, dân số trung bình toàn tỉnh ước đạt: 1,7 triệu người;

trong đó, dân số thành thị: 930.800 người (52%) và nông thôn: 859.200 người

(48%) và dự báo đến năm 2030 dân số tỉnh tiếp tục tăng theo mức tăng bình quân

như hiện nay, ngoài ra lượng khách du lịch đến Bình Định hằng năm đều tăng

khoảng 3 đến 4 triệu người/mỗi năm.

Dự báo kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới áp

dụng vào phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc tỉnh Binh Định

Trong những năm gần đây, tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi của

Việt Nam đã có bước tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, đối với Bình Định

có thể thừa kế và ứng dụng vào sản xuất ngành chăn nuôi các tiến bộ khoa học -

công nghệ sau:

Nghiên cứu lai tạo và khảo nghiệm thành công các cặp lợn lai 3 - 5 máu ngoại

có tỷ lệ nạc 56 - 60%, khối lượng xuất chuồng 90 - 95kg, trên cơ sở nguồn gen quý

của các giống lợn nhập nội từ Mỹ và từ Australia như Landrace, Yorkshire,

Duroc,… qua nhiều thí nghiệm lai chéo dòng, đã xác định được công thức lai tối ưu

tạo con lai thương phẩm 3 máu ngoại là (đực Duroc x cái (Landrace x Yorkshire)),

đã góp phần cải tiến năng suất đàn lợn Yorkshire nuôi (số con sơ sinh tăng 0,4 -

0,47 con/lứa, tăng khối lượng 47g/ngày, tỉ lệ nạc tăng thêm 2,9%), khả năng sinh

Page 138: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

128

trưởng và chất lượng tinh dịch của lợn đực lai 2 máu PD và DPD tốt, đời con của

chúng có khối lượng tăng: 653 - 661g/ngày, độ dày mỡ lưng: 10,30 - 11,90mm.

Phát triển đàn đại gia súc lai với các giống Charolais, Hereford, Limousine,

Red Brahman,… Quy trình nuôi bò lai lấy thịt, lúc 22 tháng tuổi đạt khối lượng 250

- 300 kg, quy trình vỗ béo bò thịt và bò loại thải nuôi thịt bằng phụ phế phẩm nông

nghiệp, bò vỗ béo tăng trọng 350 - 800 g/con/ngày, khối lượng thịt tinh từ 60 -

65kg/bò sau khi vỗ béo tăng lên 100 - 110 kg/bò.

Nuôi lợn an toàn sinh học (VietGap): Thực hiện các biện pháp thực tiễn để các

mầm mống gây dịch bệnh không tới được đàn lợn và không để đàn vật nuôi tiếp xúc

với những chủ thể mang mầm mống dịch bệnh. An toàn sinh học bao quát toàn bộ

hoạt động của trại nuôi theo thời gian (từ lúc chọn vị trí xây dựng trại đến lúc trại

cho ra sản phẩm) và không gian (thực hiện trong toàn bộ trại nuôi và cả ở vùng cách

ly an toàn của nó). An toàn sinh học cần thiết cho mọi cơ sở chăn nuôi chuyên

nghiệp và mỗi cơ sở chăn nuôi đều có khả năng tự thực hiện an toàn sinh học trong

điều kiện cụ thể của mình.

Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học: Chất thải chăn nuôi theo

hệ thống ống dẫn kín áp lực âm (chìm dưới đất) chuyển về giếng thu chất thải, ở

đấy các chất thải rắn được tách ra để sản xuất phân hữu cơ, chất thải lỏng được

chuyển vào hệ thống yếm khí, sau đó được bổ sung các men sinh học và chuyển

sang bể lên men, sau khi lên men được chuyển sang khu sục khí, sau khi xử lý,

nước được chuyển sang các bể chứa dùng tưới cây bóng mát trong khu chăn nuôi.

Công nghệ tin học trong ngành chăn nuôi cũng đã và đang được chú trọng

phát triển, trong những năm qua, hàng loạt các trang Website thông tin về ngành

chăn nuôi, hàng chục phần mềm về hệ thống quản lý giống và thức ăn dinh dưỡng

gia súc, đã được thiết kế và ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở giống gia súc, của cả

nước, đã góp phần nâng cao không ngừng năng suất chất lượng sản phẩm chăn

nuôi.

Dự báo biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, đất đai thường bị khô hạn vào mùa khô và bị lũ

lụt, rửa trôi, bão, ngập úng vào mùa mưa, những hạn chế này đã làm giảm năng

Page 139: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

129

suất, chất lượng sản phẩm và gây nên tình trạng sản xuất chăn nuôi ĐGS kém bền

vững.

Mưa lớn kết hợp lụt bão (tần suất 2 - 3 năm có 1 trận lũ lớn, ảnh hưởng 3 - 6

trận bão/ năm) thường xảy ra vào tháng 10, 11 gây ra úng lụt trên diện rộng, cần dự

trữ thức ăn chăn nuôi và củng cố chuồng trại trước khi bão lụt xảy ra.

Bình Định là một trong số các tỉnh chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu

(BĐKH), BĐKH xảy ra ảnh hưởng chăn nuôi ĐGS theo các hướng chủ yếu là tăng

nhiệt độ, bão lụt, khô hạn và một số biến đổi dị thường khác, như thời tiết không

theo quy luật, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh trưởng, sinh sản của đàn gia súc; làm

giảm sức đề kháng, phát sinh các loại bệnh nguy hiểm và tăng chi phí thuốc thú y,

khô hạn, nhiệt độ tăng dẫn đến thiếu nước phục vụ chăn nuôi; chi phí chăn nuôi

tăng do duy trì cho hệ thống thông gió, làm mát chuồng trại chăn nuôi.

Để đối phó với biến đổi khí hậu, cần đầu tư nghiên cứu lai tạo, gây giống ĐGS

có khả năng chịu nóng, có sức đề kháng cao với dịch bệnh, Song song với việc

nghiên cứu chọn tạo các giống ĐGS thích ứng với BĐKH như trên, các quy trình kỹ

thuật cũng cần phải được thay đổi hay cải tiến, hoàn thiện nâng cao hiệu quả và tính

bền vững của mô hình sản xuất như quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình

tiết kiệm điện năng làm mát chuồng trại, sưởi ấm gia súc, tiết kiệm nước trong vệ

sinh chuồng trại chăn nuôi; tận dụng phân gia súc để tạo khí sinh học làm chất đốt

hay chạy máy phát điện công suất nhỏ phục vụ lại chăn nuôi.

5.2. Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

5.2.1. Quan điểm phát triển chăn nuôi đại gia súc

Tận dụng tối ưu các tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa các nguồn lực, để phát

huy vai trò của ngành chăn nuôi ĐGS trong nông nghiệp Bình Định, phát triển chăn

nuôi ĐGS theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời

bảo vệ tốt môi trường, phát triển chăn nuôi ĐGS góp phần tăng trưởng chung của

nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao về số lượng, chất lượng cho

tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Áp dụng quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại trong chăn nuôi, gia

trại, trang trại công nghiệp, giết mổ và chế biến công nghiệp để nâng cao giá trị sản

Page 140: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

130

phẩm chăn nuôi ĐGS và vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm

chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi ĐGS nhỏ lẻ, phân tán ở hộ gia đình sang

chăn nuôi trang trại, gia trại với quy mô hợp lý gắn với công nghệ tiên tiến là việc

làm cần thiết để nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng kiểm soát dịch bệnh, an

toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học.

Từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi ĐGS liên kết theo chuỗi giá trị gia

tăng, gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người chế biến và

người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật công nghệ với đổi mới tổ chức quản lý

sản xuất - kinh doanh, giữa phát triển chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ gắn

với xây dựng nông thôn mới.

Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi ĐGS theo

hướng trang trại, gia trại - công nghiệp, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi

ĐGS theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi gia

trại, trang trại trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới và công nghệ cao.

Xây dựng hệ thống giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi ĐGS tập trung,

theo hướng giảm số lượng cơ sở, tăng quy mô công suất cho một cơ sở gắn liền với

đổi mới dây chuyền thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh thú y và

an toàn thực phẩm.

Chăn nuôi ĐGS phải đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm,

kiểm soát và khống chế có hiệu quả các dịch bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi,

Trước hết là dịch lở mồm long móng gia súc, dịch bệnh lợn tai xanh, xây dựng và

công nhận một số vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

5.2.2. Định hướng phát triển

Định hướng chung

Phát triển chăn nuôi ĐGS trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng

sinh thái trong tỉnh để phát triển toàn diện, bền vững theo chuỗi giá trị, chăn nuôi an

toàn sinh học, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi

khí hậu và đối xử nhân đạo với vật nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước,

đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Page 141: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

131

Phát triển ngành chăn nuôi ĐGS theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ gắn với chăn nuôi truyền thống. Đồng thời

Nâng cao sức cạnh tranh của chăn nuôi ĐGS trên cơ sở ứng dụng nhanh khoa học

và chuyển giao công nghệ, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ 4.0.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong ngành chăn nuôi ĐGS phát triển

chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh

doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

Định hướng cụ thể:

Chăn nuôi lợn: Phát triển nhanh quy mô đàn lợn theo phương thức chăn nuôi

gia trại, trang trại - công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, đồng thời phát triển

chăn nuôi lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ ở một số địa

phương miền núi.

Chăn nuôi bò: Tăng nhanh tỷ lệ đàn bò lai, phát triển ở quy mô thích hợp,

quan tâm đến chất lượng con giống phù hợp với đặc điểm về khí hậu thời tiết, ứng

dụng quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến, để nâng cao năng suất sản phẩm, đảm

bảo đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi, ưu tiên phát triển ở các huyện miền núi,

trung du có điều kiện về đất đai để chăn thả, khuyến khích phát triển chăn nuôi

trang trại, gia trại.

Chăn nuôi trâu: Phát triển ở quy mô thích hợp với đặc điểm về khí hậu thời

tiết, ứng dụng quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến, để nâng cao năng suất sản

phẩm. Khuyến khích phát triển theo phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại.

Chăn nuôi dê: Tăng nhanh số lượng, ưu tiên phát triển ở các huyện miền núi,

trung du có điều kiện về đất đai để chăn thả, khuyến khích phát triển chăn nuôi

trang trại, gia trại.

5.2.3. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2025, chăn nuôi ĐGS của tỉnh thuộc nhóm các địa phương có trình

độ phát triển khá cao của Việt Nam; phần lớn phát triển theo phương thức gia trại,

trang trại chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sản phẩm chăn nuôi.

Về tốc độ tăng trưởng GTSX chăn nuôi ĐGS từ 2021 -2025 tăng bình quân

khoảng 9% năm

Page 142: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

132

- Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng

đến đến năm 2025 chiếm trên 35- 40% (hiện là hơn 26%)

Mục tiêu cụ thể:

(1)Về số lượng đàn:

Đến năm 2030 tổng đàn đại gia súc sẽ là:

Đàn trâu là trên 25 ngàn con

Đàn bò đạt và duy trì mức 340 - 350 ngàn con

Trong đó: tỷ lệ bò lai đạt 80%, duy trì đàn bò vàng địa phương (bò đặc sản)

20%

Đàn dê đạt 20-25 ngàn con

Đàn lợn khoảng hơn 1,1 triệu con.

(2) Về sản lượng sản phẩm chăn nuôi

- Thịt bò: khoảng 50.000 tấn

- Thịt trâu: khoảng 6000 tấn

- Thịt heo: khoảng 150-160 ngàn tấn

- Thịt dê: Khoảng 2000 tấn

Về tỷ trọng vật nuôi nuôi tại trang trại và gia trại

- Heo nuôi trang trại và gia trại: 90 -95%

- Bò nuôi trang trại và gia trại: 40-45%

5.3. Hàm ý về giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc tỉnh Bình Định

5.3.1. Hàm ý về giải pháp liên quan tới nội dung phát triển

Thứ nhất, muốn tăng nhanh quy mô kinh tế trong chăn nuôi ĐGS cần phải

điều chỉnh lại quy hoạch phát triển phù hợp với nguồn lực của địa phương và nhu

cầu thị trường. Tập trung hình thành các vùng chuyên canh lớn theo hướng vừa cải

tạo vừa duy trì chăn nuôi con đặc sản giống địa phương, phải chú trọng không chỉ

tập trung năng lực chăn nuôi mà cả năng lực cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ, giết

mổ và chế biến bảo quản. Sự cân đối hài hòa cần phải được xác định ngay từ khâu

quy hoạch và các chính sách kèm theo. Phát triển chăn nuôi ĐGS theo hướng nâng

cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ tốt môi trường và góp

phần tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Page 143: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

133

Đặt vấn đề xây dựng quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi ĐGS trọng điểm

cần phải xem đây như là sự cụ thể hoá quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và quy

hoạch phát triển đàn đại gia súc của tỉnh. Quy hoạch phải đảm bảo vừa bổ sung, vừa

có thể phát huy giữa các ngành chăn nuôi ĐGS, điều chỉnh bổ sung này còn nhằm

đảm bảo sự thống nhất hài hoà và nâng cao hiệu quả của quy hoạch tổng thể và quá

trình phát triển chăn nuôi, từ đó sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển

chung của nông nghiệp nông thôn (chẳng hạn như vấn đề xử lý phân rác do chăn

nuôi với môi trường), mặt khác sẽ nâng cao hiệu quả của các công trình đầu tư khác

như đường xá, hệ thống cung cấp điện.

Từ đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm ĐGS nói riêng

cũng như điều kiện tiêu thụ các sản phẩm này có thể đưa ra nguyên tắc để xây dựng

quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi ở tỉnh Bình Định như sau: Phát triển chăn nuôi

ĐGS tập trung theo hướng CNH: từ nuôi đến mua gom, chế biến thịt và tiêu thụ ở

các địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu.

Như vậy, vùng chăn nuôi bò trọng điểm bao gồm các huyện Phù Cát, Phù Mỹ,

Tây Sơn, An Nhơn và Hoài Nhơn, Vùng chăn nuôi lợn trọng điểm bao gồm Hoài

Nhơn, Phù Mỹ, Hoài Ân, Phù Cát, An Nhơn, với vùng quy hoạch các huyện này

bảo đảm thực hiện phát triển vùng sản xuất tập trung chuyên canh hàng hóa lớn,

thuận lợi cho thu mua chế biến. Quy mô vùng trọng điểm chiếm khoảng 80% tổng

đàn và vùng ngoài trọng điểm ở các huyện còn lại là 20% tổng đàn, việc duy trì quy

mô như vậy cho khu vực này là phù hợp vì: thứ nhất, khu vực này có lượng phụ

phẩm nông nghiệp khoảng 100 ngàn tấn, cộng với diện tích quy hoạch 200 ha và

diện tích rừng và ruộng sau thu hoạch có thể chăn thả sẽ đủ thức ăn và thứ hai là

phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của nông dân của khu vực.

Với các huyện trong vùng trọng điểm nên duy trì quy mô hiện có và tăng chút

ít, trọng tâm là nâng cao chất lượng vì với quy mô hiện có việc giải quyết cỏ cho

chăn nuôi hiện đang là vấn đề khó khăn, hiện nay ngoài phụ phẩm nông nghiệp,

diện tích đồng cỏ trồng rất không đáng kể, vẫn phải mua cỏ và thức ăn xơ từ các

huyện khác và chăn thả tự nhiên trên diện tích rừng, đồng ruộng sau thu hoạch và

vùng đất cỏ hoang. Các huyện còn lại chú trọng vừa tăng quy mô với tốc độ khoảng

Page 144: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

134

5% năm, điều này có thể thực hiện trên cơ sở các liên kết liên doanh giữa người

chăn nuôi với nhau.

Thứ hai, duy trì xu hướng thay đổi cơ cấu nhưng cần thiết có sự điều chỉnh

phù hợp nhằm bảo đảm tính bền vững của ngành chăn nuôi ĐGS, trước hết cần ưu

tiên hình thành vùng chuyên canh để bảo đảm các yếu tố nguồn lực cần thiết cho

phát triển nhưng cũng cần phát huy thế mạnh của các vùng tuy không có điều kiện

để thực hiện sản xuất tập trung nhưng có tiềm năng lớn để duy trì giống trâu, bò,

lợn địa phương thuần chủng, con đặc sản có chất lượng thịt ngon phù hợp với thị

trường, đi cùng với đó là bảo đảm một cơ cấu chăn nuôi phù hợp giữa các khâu, cần

thiết xây dựng thương hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý sản phẩm ĐGS địa phương và

thân thiện với môi trường, Cần thiết phải bảo đảm cân đối giữa tổng đàn và khả

năng cung ứng dịch vụ và thức ăn cho chăn nuôi.

Thứ ba, điều chỉnh cách thức huy động và sử dụng nguồn lực tập trung nâng

cao chất lượng phát triển lấy năng suất và hiệu quả làm mục tiêu, cụ thể dành quỹ

đất thích hợp để bảo đảm nguồn thức ăn sạch kết hợp tận dụng nguồn phụ phẩm

nông nghiệp cho chăn nuôi, trồng cỏ thâm canh với những giống cho năng suất cao

là một trong những cách giải quyết tốt nhất đối với những vùng khan hiếm đất đai

hoặc những vùng mà việc sử dụng đất còn kém hiệu quả. Hình thành các doanh

nghiệp cung cấp thức ăn gia súc dựa trên khai thác phụ phẩm nông nghiệp địa

phương gắn với tiêu chuẩn sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước cần đầu tư

thích đáng cũng như khuyến khích xã hội hóa và áp dụng nhiều hơn hình thức kết

hợp công tư cho các công trình hạ tầng chăn nuôi, đặc biệt là hạ tầng chế biến và

bảo quản sản phẩm giết mổ. Cần có giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng

lao động chăn nuôi đại gia súc trên cơ sở phát triển và cải thiện chất lượng đào tạo

nghề, công tác khuyến nông và thú y. Áp dụng quy trình quản lý tiên tiến và công

nghệ hiện đại trong chăn nuôi, gia trại, trang trại công nghiệp, giết mổ và chế biến

công nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm,

đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thứ tư, những năm tới cần tập trung phát triển chăn nuôi dựa trên gia trại,

trang trại chuyên môn hóa, chuyển dần từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán ở hộ

gia đình sang chăn nuôi trang trại - gia trại với quy mô hợp lý đối với một số loại

Page 145: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

135

vật nuôi thế mạnh của tỉnh với công nghệ tiên tiến, là việc làm cần thiết để nâng cao

năng suất, chất lượng, khả năng kiểm soát dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm,

gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. Khuyến khích các tổ chức và cá

nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại - công nghiệp, đồng

thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần

sang phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ

thuật mới và công nghệ cao. Từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết theo

chuỗi giá trị gia tăng, gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người

chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật công nghệ với đổi mới tổ

chức quản lý sản xuất - kinh doanh, giữa phát triển chăn nuôi - giết mổ - chế biến -

tiêu thụ gắn với thị trường. Kêu gọi và tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp lớn

đầu tư và làm chủ trì cho chuỗi liên kết chăn nuôi ĐGS theo hướng khép kín từ đầu

vào tới đầu ra, tỉnh có thể kêu gọi và mới các công ty lớn như Vissan Việt Nam đầu

tư vào tỉnh, Công ty sẽ hỗ trợ đầu vào như giống, thú y và thức ăn cùng quy trình

chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm qua hệ thống nhà máy đặt tại Bình Định, với tiềm

lực tài chính công ty sẽ bảo đảm chuỗi liên kết hiệu quả nhất.

5.3.2. Hàm ý về giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và khắc phục, hạn chế

các tác động tiêu cực

Thứ nhất, phát huy tốt tiềm năng lao động theo cả quy mô và chất lượng sẽ tạo

ra sự phát triển chăn nuôi ĐGS của tỉnh bền vững hơn, muốn như vậy phải tăng

cường lao động nhưng gắn liền với nâng cao chất lượng lao động chăn nuôi ĐGS.

Không chỉ tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao

động nông thôn thì nâng cao chất lượng công tác khuyến nông và thú ý cũng có ý

nghĩa lớn.

Thứ hai, muốn phát triển chăn nuôi ĐGS thì nhất thiết phải huy động thêm

nguồn đầu tư vào ngành này, nhất là muốn theo hướng áp dụng công nghệ cao. Một

mặt tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi đổi mới mô hình tổ chức sản xuất từ hộ sang

trang trại và doanh nghiệp để huy động đầu tư thì có thể tạo điều kiện khơi thông

nguồn lực từ trong dân như đất đai và ngay chính từ số lượng đàn gia súc để vay

vốn. Tuy nhiên vẫn cần nguồn đầu tư từ nhà nước cho các công trình hạ tầng phục

vụ cho nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng.

Page 146: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

136

Kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam đã cho thấy chính quyền đã giải quyết cho

người nuôi vay ưu đãi đã thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi ĐGS. Vì thế đây là một

kênh vốn lớn không thể thiếu cho phát triển chăn nuôi, nhưng vấn đề là phải sử

dụng nguồn vốn ưu đãi cho đầu tư phát triển của ngân sách có hiệu quả. Hiện nay

cần thiết phải hoàn thiện cơ chế và chính sách ưu đãi vốn từ nguồn đầu tư phát triển,

chẳng hạn: thứ nhất: cần phân biệt vay vốn cho chăn nuôi ĐGS với thực hiện các

hoạt động dịch vụ do đặc điểm khác nhau; thứ hai: thời hạn vay vốn cần phù hợp

với chu kỳ sản xuất và chăn nuôi đại gia súc, vì chăn nuôi có chu kỳ dài và yêu cầu

đầu tư liên tục; thứ ba: cần xem xét một số điều kiện để thực hiện tín chấp trong vay

vốn thay vì thế chấp như hiện nay, sẽ giảm bớt thủ tục và thời gian thẩm định dự án,

làm cho nhiều nông hộ có thể tiếp cận nguồn vốn.

Sở NN&PTNT cùng với Sở KH&ĐT cần xây dựng những nội dung và chế độ

ưu đãi đầu tư trong hình thức chăn nuôi thâm canh, đồng thời tổ chức các hoạt động

quảng bá nhằm thu hút các nguồn lực từ bên ngoài địa phương vào phát triển ngành

chăn nuôi này của địa phương, giúp các nhà sản xuất đại gia súc tìm đối tác liên

doanh tổ chức các hoạt động sản xuất hay dịch vụ chăn nuôi.

Muốn huy động các nguồn vốn cho phát triển chăn nuôi, phải tạo ra môi

trường thuận lợi cho đầu tư, làm cho nguồn vốn đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc có

thể đem tới lợi nhuận nhiều hơn hay bằng với kinh doanh dịch vụ thì chắc chắn

luồng vốn sẽ chuyển vào việc chăn nuôi này. Nhưng đặc thù của ngành cần thực thi

các chính sách ưu đãi hơn đối với kinh doanh chăn nuôi ĐGS chẳng hạn như miễn

thuế nếu đầu tư kinh doanh đại gia súc thâm canh nhưng thời hạn và tỷ lệ miễn

giảm phải lớn hơn các hoạt động kinh doanh khác vì mức rủi ro của ngành này rất

lớn, hoặc ưu tiên thuê đất xây dựng đồng cỏ với giá phù hợp, thậm chí trong những

năm đầu không thu như trường hợp các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, hỗ trợ

thủy lợi phí trên đất trồng cỏ trong những năm đầu. Ngoài ra, chính quyền cần tiếp

tục cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh.

Tỉnh cần có sự tác động hướng hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội

vào thực hiện các hoạt động tài trợ tín dụng cho nông hộ tham gia vào chương trình

chăn nuôi. Ngoài ra, tỉnh cũng cần phải có định hướng cho các tổ chức tín dụng xây

Page 147: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

137

dựng dự án riêng dành cho người chăn nuôi ĐGS với lãi suất vừa phải để kích thích

chăn nuôi.

Thứ ba, phát triển chăn nuôi ĐGS của tỉnh theo hướng áp dụng công nghệ cao

là xu thế tất yếu để có thể thích ứng với biến đổi khí hậu và giải pháp về khoa học

công nghệ đóng vai trò quan trọng, mang tính “đột phá”. Trong thời gian đến cần

tập trung làm tốt các công việc sau:

Nghiên cứu ứng dụng các giống gia súc mới, cao sản; chọn tạo các tổ hợp lai

phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ưng dụng các chế phẩm công nghệ sinh học trong chăn nuôi và cải thiện môi

trường trong chăn nuôi.

Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chế biến, bảo quản, dự trữ để nâng cao

giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn thô xanh, phế phụ phẩm trong công nghiệp, nông

nghiệp cho chăn nuôi.

Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong giết mổ, chế biến, bảo quản

sản phẩm gia súc - gia cầm.

Ưng dụng công nghệ cao về công nghệ sinh học, công nghệ chẩn đoán phòng

trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến bảo quản, công nghệ xử lý môi trường,… thông

qua hợp đồng đặt hàng giữa cơ quan quản lý nhà nước về khoa học với các tổ chức,

viện, trường đại học, cá nhân nghiên cứu khoa học, gắn chặt đề tài nghiên cứu với

các nhu cầu thực tế của người chăn nuôi. Để thực hiện giải pháp này, tỉnh cần tiến

hành xây dựng một số mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Áp dụng công nghệ thông tin để quản lý giống bò, giống lợn, đây là lĩnh vực

rất có lợi thế không chỉ riêng ở Bình Định.

Thiết kế chuồng trại chăn nuôi phải có tường, rào ngăn cách, có vùng đệm an

toàn, có hệ thống thông gió, hệ thống làm mát, điều khiển ánh sáng, máng ăn, núm

uống tự động và xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, đồng thời áp dụng biện

pháp chăn nuôi và an toàn sinh học (VietGap).

Nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

trên cơ sở phát triển nền công nghiệp hữu cơ.

Page 148: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

138

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hệ thống chăn nuôi vào thị trường tiêu thụ sản

phẩm chăn nuôi, từ đó, rút ra cơ sở khoa học và thực tiễn để đề ra chính sách kinh

tế, thị trường liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi.

Thứ tư, cần tổ chức hệ thống quản lý giống ĐGS đặt ở cơ quan chuyên môn

quản lý chung về con giống, trước mắt là Trung tâm khoa học kỹ thuật vật nuôi tỉnh

Bình Định, hệ thống quản lý giống đại gia súc này phải có đội ngũ cán bộ chuyên

ngành quản lý sản xuất từ tỉnh xuống các địa phương (các hợp tác xã), được đầu tư

trang bị hệ thống máy vi tính, sử dụng các phần mềm quản lý thống nhất bằng phần

mềm quản lý chất lượng giống để theo dõi và phân tích các dữ liệu về giống phục

vụ cho việc đánh giá, chọn giống và chuẩn bị cho chương trình kiểm tra giống cho

các thế hệ tiếp theo. Thay đổi cơ cấu đàn ĐGS, sử dụng giống lai gắn với nâng cao

chất lượng đàn ĐGS, nâng cao tỷ lệ đàn lai tạo lên hơn 60% trong những năm tới,

cách thức giải quyết vấn đề này là đẩy mạnh chương trình bằng thụ tinh nhân tạo.

Theo đó, Sở NN&PTNT phải tiếp tục đầu tư chỉ đạo chương trình cải tạo và lai

giống đàn gia súc chẳng hạn sind hoá đàn bò vàng của tỉnh và khuyến khích người

chăn nuôi tiến hành phối tinh cho những con bò đủ tiêu chuẩn. Chi cục khuyến nông

-khuyến lâm và Trung tâm khoa học kỹ thuật vật nuôi tỉnh Bình Định nhất thiết phải

tổ chức thực hiện chọn lọc bình tuyển những con giống đã được lai tạo đủ tiêu

chuẩn, việc lai tạo phải được quản lý chỉ đạo chặt chẽ tránh hiện tượng trùng huyết

ở thế hệ bò F2 và tránh rủi ro cho người chăn nuôi sau này.

Thứ năm, cần thiết hoàn thiện chính sách phù hợp hơn với thực tế phát triển

của ngành này, các chính sách không những chỉ bảo đảm huy động nguồn lực phát

triển sản xuất nhất là đầu tư mà cần phải bảo đảm cân đối với đầu ra, phát triển hệ

thống công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Để ngành chăn nuôi ĐGS phát triển, trong thời gian tới tỉnh tiếp tục hoàn thiện

và phát huy một số chính sách như sau:

Chính sách phát triển chăn nuôi bò và lợn chất lượng cao.

Chính sách khuyến khích phát triển các vùng chăn nuôi trang trại, gia trại.

Chính sách vay vốn tín dụng phát triển chăn nuôi.

Chính sách khuyến khích xây dựng cơ sở giết mổ gia súc tập trung.

Page 149: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

139

Thứ sáu, giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi kết hợp

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Cần tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm, quản lý chặt từ khâu con giống,

đến nguyên liệu đầu vào và đầu ra, từ đó giảm bớt khâu trung gian trong chuỗi sản

xuất đó.

Cải tiến phương thức chăn nuôi, đầu tư phù hợp, nhằm hạ giá thành sản xuất,

từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn cho người chăn nuôi.

Thúc đẩy liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người chăn

nuôi, nhất là sự liên kết giữa những người chăn nuôi với nhau để cùng sản xuất, từ

đó giảm bớt sự phụ thuộc vào thương lái tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là các doanh

nghiệp để hỗ trợ xây dựng chợ đầu mối, các doanh nghiệp thu mua và phân phối

qua hệ thống cửa hàng, đại lý bán lẻ của mình, đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ các

doanh nghiệp xây dựng được hệ thống phân phối phù hợp, giảm các khâu trung

gian, bên cạnh đó là quản lý chặt về kiểm dịch vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia

súc, nhằm giảm bớt đầu nậu, gây "lũng loạn" thị trường.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về sản xuất cũng như nhu cầu thị trường để

người chăn nuôi có thể cập nhật thông tin giá cả một cách thường xuyên, yên tâm

quyết định giá bán hợp lý. Cùng với đó là việc quy hoạch, xây dựng mạng lưới giết

mổ, chợ đầu mối góp phần giảm bớt số lượng tiểu thương buôn bán nhỏ tại các chợ

cóc, chợ tạm. Có như vậy, người tiêu dùng mới được mua thực phẩm tươi sống với

giá cả phù hợp.

Để thúc đẩy việc lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng,

ngành thương mại sẽ phát triển nhiều loại hình kinh doanh mới như: Trung tâm

thương mại, siêu thị, khu thương mại dịch vụ; đồng thời đầu tư và xây dựng mới,

nâng cấp hệ thống chợ; trong đó, đặc biệt coi trọng việc phát triển chợ ở khu vực

nông thôn và chợ đầu mối nông sản.

Tại quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, sẽ có một số cửa hàng

chuyên bán thực phẩm (thịt tươi sống, thịt đông lạnh và thực phẩm chế biến)

phục vụ cho công nhân làm việc tại các khu, cụm công nghiệp và nhân dân trong

khu vực.

Page 150: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

140

Trong các chợ nông thôn, cần xây dựng khu vực độc lập bán thực phẩm và

thiết kế các ô, quầy sạp cũng như sắp xếp các ngành hàng cho phù hợp, nhất là khu

vực bán thực phẩm tươi sống. Tất cả các điểm bán thịt gia súc, cũng như việc kinh

doanh ở các chợ bán lẻ phải được chấn chỉnh, cải tạo, nâng cấp theo tiêu chí quy

định, riêng các cửa hàng chuyên doanh thịt gia súc phải có tủ mát để chứa thịt, phải

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với các chợ bán lẻ ở thành phố, thị xã, tập trung nâng cấp các chợ hiện

hữu, đặc biệt là nâng cấp khu vực bán buôn thực phẩm, kiên quyết giải tán các chợ

tự phát và những nơi buôn bán thịt không theo quy hoạch. Khuyến khích phát triển

các hệ thống siêu thị, các cửa hàng bán lẻ thực phẩm trong thành phố, thị xã, các

huyện.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cần tăng cường công tác tuyên truyền

giáo dục bằng nhiều hình thức, vận động nâng cao ý thức của người quản lý, người

kinh doanh, người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thịt gia súc. Đồng

thời cũng phải nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước trong

công tác quản lý về hoạt động kinh doanh thực phẩm trên.

Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức và chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra an toàn

thực phẩm, chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp về an toàn thực phẩm tại địa

phương theo quy định của pháp luật. Quản lý việc công bố hợp qui, cấp giấy chứng

nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, quản lý việc cấp giấy chứng nhận lưu

hành tự do, chứng nhận y tế, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hoặc các giấy chứng

nhận khác có liên quan đối với thực phẩm tiêu dùng nội địa. Có cơ chế khuyến

khích, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn nâng

cao điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Chỉ đạo việc điều tra, khắc phục và giải

quyết hậu quả ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.

Thanh tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm; giải quyết khiếu nại, tố

cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về an

toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Sở Y tế, Sở NN&PTNT, Sở Công thương giúp UBND tỉnh, thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương theo phạm vi quản lý

Page 151: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

141

của các Bộ chuyên ngành tương ứng và phân cấp cụ thể của UBND tỉnh. Đồng thời

Sở Y tế phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh để thực hiện thống nhất quản lý

nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn, làm đầu mối tổng hợp, báo cáo tình

hình an toàn thực phẩm tại địa phương cho UBND tỉnh.

UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm: Tham gia hoạt động kiểm tra

an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường; xử lý vi phạm pháp luật về an toàn

thực phẩm theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo về an toàn thực phẩm lưu

thông trên thị trường theo quy định của pháp luật; theo dõi, thống kê, tổng hợp Tình

hình an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường tại địa phương; tuyên truyền, phổ

biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định

của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo phân cấp

của tỉnh.

UBND huyện, thị xã, thành phố, chỉ đạo tổ chức và phối hợp các ngành trong

việc kiểm soát, xử lý triệt để hoạt động kinh doanh thực phẩm, đồng thời sắp xếp

chỉnh trang cải tạo lại khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống ở các chợ trên

địa bàn,

UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về an toàn thực phẩm; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy

định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý; phối hợp với các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về an toàn thực phẩm

trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan chức năng phối hợp để hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến chế biến,

bảo quản, lưu thông và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Sửa đổi, bổ sung và

ban hành các văn bản phù hợp với giai đoạn mới; đồng thời, tăng cường các hoạt

động phối hợp liên ngành trong kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm định

kỳ và đột xuất tại các các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, nhất là

đối với các công ty (hoặc cơ sở) kinh doanh cung cấp suất ăn công nghiệp; giám sát

tình hình ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua

thực phẩm.

Page 152: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

142

Thứ bảy, những năm tới ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hơn hệ thống hạ tầng

giao thông và truyền thông thì cần tập trung phát triển hạ tầng thương mại trên toàn

tỉnh bảo đảm tính phát triển và kết nối với bên ngoài. Tập trung nguồn lực phát triển

hạ tầng chế biến và giết mổ hiện đại và bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ

sinh thực phẩm trong đó đặc biệt chú trọng hệ thống kho lạnh, muốn vậy cần thiết

tạo ra khung pháp lý cần thiết để tạo ra liên kết và huy động đầu tư từ các thành

phần kinh tế nhất là các doanh nghiệp lớn. Chính quyền tỉnh cũng cần dành một

khoản đầu tư từ ngân sách để thực hiện theo hình thức công tư trong lĩnh vực này.

Thứ tám, tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông và thú y theo hướng xã hội

hóa các hoạt động này.

Công tác thú y

Để bảo vệ và phát triển bền vững quy mô đàn ĐGS, việc củng cố và tăng

cường năng lực mạng lưới thú y ở các cấp là rất cần thiết, mạng lưới Thú y phải

được xây dựng và hoạt động theo Luật Thú y 2015 và Nghị định số 35/2016/NĐ-CP

của Chính phủ ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y. Mặt

khác, trong quá trình xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu phòng

chống sự xâm nhập và lây lan dịch bệnh động vật, góp phần vào bảo vệ sức khỏe và

tính mạng con người; đồng thời thực hiện được đầy đủ các nghĩa vụ của Hiệp định

Vệ sinh kiểm dịch động, thực vật của WTO (WTO/SPS), cơ quan Thú y các cấp cần

phải có đủ năng lực. Việc củng cố và tăng cường đủ năng lực hệ thống ngành Thú

y, phải được thực hiện tốt và đồng bộ ở từng cấp chính quyền. Thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng và qua công tác khuyến nông, cần tuyên truyền

giáo dục cho người dân tích cực tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh động

vật. Đồng thời, để có đủ năng lực hoạt động theo hướng hiện đại hóa, cần có sự đầu

tư cho lĩnh vực Thú y, ưu tiên đầu tư cho công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và

kiểm tra vệ sinh thú y, cần tăng cường công tác quản lý trên lĩnh vực thú y:

Giám sát, thông tin dịch bệnh: Hệ thống giám sát, thông tin dịch bệnh gia súc,

cần phải được củng cố, xây dựng, thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và đầy đủ ở

các cấp chính quyền. Thực tế thời gian qua cho thấy việc nắm bắt thông tin và giám

sát dịch bệnh có lúc buông lỏng, dịch bệnh xảy ra nhưng chậm được phát hiện nên

không kịp thời triển khai các biện pháp ngăn chặn, khiến dịch lây lan gây ra những

Page 153: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

143

thiệt hại về kinh tế. Hơn nữa việc thông tin không kịp thời và chính xác khiến người

dân hoang mang lo sợ, gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.

Phòng chống dịch bệnh: Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh

gia súc, cần nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích số liệu, dự báo, cảnh báo dịch

bệnh, xây dựng các chương trình phòng, khống chế và thanh toán dịch bệnh, nhất là

những bệnh nguy hiểm, bệnh lây giữa người và động vật. Xây dựng vùng, cơ sở an

toàn dịch bệnh, nâng cao năng lực chẩn đoán nhằm phát hiện nhanh và chính xác

mầm bệnh theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.

Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y: Để phát hiện, ngăn chặn

kịp thời dịch bệnh lây lan cần phải xây dựng, trang bị và củng cố các trạm/chốt

kiểm dịch trên các tuyến quốc lộ 1A, 1D, 19, các tuyến tỉnh lộ và các đầu mối giao

thông, buôn bán động vật, sản phẩm động vật. Tăng cường công tác kiểm soát vận

chuyển, kiểm dịch tại gốc nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh lây lan. Các cơ sở giết mổ

gia súc phải có cán bộ thú y có trình độ chuyên môn và trang thiết bị thích hợp để

thực hiện kiểm soát giết mổ, Các sản phẩm động vật trước và trong khi lưu hành

phải có sự kiểm tra và giám sát của cơ quan thú y. Thường xuyên kiểm tra điều kiện

vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ. Cần có các chương trình giám sát

chất tồn dư trong sản phẩm động vật, các mô hình xử lý chất thải tại các cơ sở chăn

nuôi, giết mổ.

Công tác khuyến nông

Chi cục Phát triển nông thôn với chức năng là cầu nối giữa cơ quan nghiên

cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhanh nhất cần giúp đỡ nông dân

về các thông tin kỹ thuật, tiếp thị, sớm tiếp cận với kỹ thuật mới, áp dụng vào sản

xuất có hiệu quả. Liên kết với các Cục, Viện, Trường, các nhà khoa học, tiếp nhận

các thành tựu khoa học ứng dụng vào thực tế sản xuất, phổ biến khoa học - kỹ thuật

đến người chăn nuôi và tổ chức xây dựng mô hình mẫu chăn nuôi để nông dân tham

quan, cụ thể: (i) Mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thâm canh, kỹ thuật chế

biến thức ăn đại gia súc (thức ăn thô xanh, thức ăn tinh) và công tác thú y; (ii)

Thông qua các chương trình, dự án, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới từ các viện,

trường, các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức khác trong, ngoài tỉnh; (iii) Cung

cấp các thông tin về giống, về giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ và giá cả sản

Page 154: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

144

phẩm,… để giúp người chăn nuôi có quyết định đúng đắn; (iv) - Phối hợp cùng

UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các điểm mẫu chăn nuôi điển hình

nhằm khuyến cáo kỹ thuật và hướng dẫn thực hành cho người chăn nuôi; (v) Hỗ trợ

người chăn nuôi xây dựng các tổ chức hợp tác thích hợp và giúp đỡ các hoạt động

về chăn nuôi, tạo vốn, tiếp thị tiêu thụ sản phẩm.

Thứ chín, giải quyết tốt khâu thức ăn cho chăn nuôi trên cơ sở phát triển công

nghiệp chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn kết hợp với tự chế biến thức ăn từ phụ

phẩm nông nghiệp và nguồn tự nhiên. Tỉnh cần gắn quy hoạch phát triển chăn nuôi

với công nghiệp chế biến thức ăn gia súc cũng như quản lý tốt chất lượng sản phẩm

của mạng lưới cung cấp thức ăn gia súc trên địa bàn, ngoài ra cần quy hoạch diện

tích trồng cỏ chăn nuôi ở các vùng chăn nuôi tập trung. Định hướng chung vẫn cần

phát triển chăn nuôi ĐGS theo chuỗi để kiểm soát chất lượng thức ăn và các yếu tố

đầu vào, quá trình chăn nuôi và đầu ra cho sản phẩm thịt. Riêng các hộ chăn nuôi có

thể nâng cao hiệu quả sản xuất của mình bằng cách chế biến thức ăn từ phụ phẩm

nông nghiệp và thực vật từ tự nhiên. Một số cách có thể như chế biến rơm lúa, cây

ngô già bằng urê làm thức ăn; chế biến ngọn lá sắn bằng phương pháp ủ chua; chế

biến và sử dụng thân cây lạc và lá mía làm thức ăn. Tuy nhiên, cũng cần chú trọng

kiểm soát chất lượng và dư lượng các chất bảo vệ thực vật của các nguồn phụ phẩm

để bảo đảm chất lượng đầu vào cho chăn nuôi.

Page 155: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

145

Kết luận chương 5

Từ kết quả phân tích trên có thể thấy giả thuyết thứ nhất của luận án đã được

chứng minh và thể hiện một số điểm sau:

Chương 5 đã dự báo những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi thế giới

trong thế kỷ hai mốt sẽ ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định.

Đồng thời đưa ra các dự báo có liên quan đến phát triển chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình

Định như: Dự báo Tình hình sản xuất và mậu dịch các sản phẩm chăn nuôi ĐGS

trên thế giới; Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước; Dự báo

nhu cầu thịt ĐGS ở thị trường tỉnh Bình Định; Dự báo kết quả nghiên cứu khoa học

- công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào phát triển ngành chăn nuôi ĐGS

tỉnh Bình Định đến năm 2030.

Kế tiếp chương này đã đưa ra các định hướng phát triển chăn nuôi ĐGS tỉnh

Bình Định trong thời gian tới như: tận dụng tối ưu các tiềm năng, lợi thế, huy động

tối đa các nguồn lực; áp dụng quy trình quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại

trong chăn nuôi; chuyển dần từ hình thức chăn nuôi ĐGS nhỏ lẻ, phân tán ở hộ gia

đình sang chăn nuôi trang trại - gia trại với quy mô hợp lý gắn với công nghệ tiên

tiến; xây dựng hệ thống giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi ĐGS tập trung,

theo hướng giảm số lượng cơ sở, tăng quy mô công suất cho một cơ sở gắn liền với

đổi mới dây chuyền thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh thú y và

an toàn thực phẩm cũng như các định hướng và mục tiêu phát triển của ĐGS.

Phần cuối chương này đề xuất 2 nhóm giải pháp (1) Nhóm giải pháp liên quan

tới nội dung phát triển gồm: thứ nhất, muốn tăng nhanh quy mô kinh tế trong chăn

nuôi ĐGS cần phải điều chỉnh lại quy hoạch phát triển phù hợp với nguồn lực của

địa phương và nhu cầu thị trường; thứ hai, duy trì xu hướng thay đổi cơ cấu nhưng

cần thiết có sự điều chỉnh phù hợp nhằm bảo đảm tính bền vững của ngành chăn

nuôi ĐGS này; thứ ba, điều chỉnh cách thức huy động và sử dụng nguồn lực tập

trung nâng cao chất lượng phát triển lấy năng suất và hiệu quả làm mục tiêu; thứ tư,

những năm tới cần tập trung phát triển chăn nuôi dựa trên gia trại, trang trại chuyên

môn hóa. (2) Nhóm các giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và khắc phục, hạn

chế các tác động tiêu cực gồm: thứ nhất, phát huy tốt tiềm năng lao động theo cả

Page 156: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

146

quy mô và chất lượng sẽ tạo ra sự phát triển chăn nuôi ĐGS của tỉnh bền vững hơn;

thứ hai, muốn phát triển chăn nuôi ĐGS thì nhất thiết phải huy động thêm nguồn

đầu tư vào ngành này, nhất là muốn theo hướng áp dụng công nghệ cao; thứ ba, cần

tổ chức hệ thống quản lý giống ĐGS đặt ở cơ quan chuyên môn quản lý chung về

con giống; thứ tư, cần thiết hoàn thiện chính sách phù hợp hơn với thực tế phát triển

của ngành này. Các chính sách không những chỉ bảo đảm huy động nguồn lực phát

triển sản xuất nhất là đầu tư mà cần phải bảo đảm cân đối với đầu ra, phát triển hệ

thống công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi; thứ năm, giải pháp hoàn thiện hệ

thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi kết hợp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên

địa bàn tỉnh; thứ sáu, tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng chế biến và giết mổ hiện

đại và bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm trong đó đặc biệt

chú trọng hệ thống kho lạnh; thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông và

thú y theo hướng xã hội hóa các hoạt động này và thứ tám, giải quyết tốt khâu thức

ăn cho chăn nuôi trên cơ sở phát triển công nghiệp chế biến thức ăn gia súc trên địa

bàn kết hợp với tự chế biến thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp và nguồn tự nhiên.

Page 157: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

147

KẾT LUẬN

1. Về lý thuyết

Lý thuyết về phát triển kinh tế nói chung và lý thuyết phát triển nông nghiệp

nói riêng và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này chính là cơ sở lý

luận về phát triển chăn nuôi ĐGS. Cơ sở lý luận này đã chỉ ra cách thức và cơ chế

tạo ra sự phát triển và ảnh hưởng các yếu tố tới quá trình đó. Theo đó, sự phát triển

chăn nuôi đại ĐGS là quá trình vận động ngày càng tốt hơn, tiến bộ và hoàn thiện

hơn cả của hoạt động sản xuất này trên tất cả các mặt của nó. Phát triển chăn nuôi

ĐGS thể hiện gia tăng về năng lực sản xuất và kết quả đi cùng với tổ chức sản xuất

và phân bổ nguồn lực hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội bằng cách tham gia

vào chuỗi giá trị chăn nuôi, Cơ sở lý luận này cũng chỉ ra phương pháp để nghiên

cứu về chủ đề này.

2. Về phát triển chăn nuôi đại gia súc

Sản lượng chăn nuôi đại gia súc của Bình Định khá nhanh nhờ năng lực sản

xuất mở rộng hay tăng trưởng chủ yếu về lượng. Tuy nhiên tăng trưởng đang có dấu

hiệu phá vỡ quy hoạch và thiếu cân đối giữa chăn nuôi và hệ thống cung cấp đầu

vào, hạ tầng, chế biến và bảo quản sản phẩm.

Cơ cấu chăn nuôi ĐGS thể hiện một cấu trúc ngành sản xuất có sự phát triển

phụ thuộc vào khai thác thế mạnh tự nhiên và kinh nghiệm của người dân. Những

thay đổi cơ cấu chăn nuôi đại gia súc khá tích cực, đang có sự dịch chuyển sản xuất

đến những nơi có nhiều tiềm năng hơn, tỷ lệ giống mới và lai đã tăng đáng kể góp

phần nâng cao năng suất, sản xuất đang có xu hướng tập trung và là cơ sở để hình

thành vùng chăn nuôi chuyên canh. Tuy nhiên cơ cấu chăn nuôi cũng thể hiện rõ sự

mất cân bằng trong phân bố sản xuất cũng như việc thay đổi cấu trúc đàn chưa thực

sự chắc chắn, chủ yếu thay đổi về lượng, thiếu sự bảo bởi khả năng thích ứng với

thị trường hoặc chưa tạo ra sức cạnh tranh cao hơn nhờ yếu tố chỉ dẫn địa lý. Cơ cấu

giữa đàn gia súc và khả năng cung ứng dịch vụ và nguồn thức ăn chưa bảo đảm.

Sự phát triển chăn nuôi ĐGS Bình Định đã được bảo đảm nguồn lực lớn và

các nguồn lực này một cách có hiệu quả. Diện tích đất phục vụ cho chăn nuôi ngày

càng tăng và được sử dụng có hiệu quả. Nguồn đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng chăn

nuôi, con giống....tăng nhanh và được khai thác có hiệu quả. Đã tận dụng được tiềm

Page 158: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

148

năng lao động của địa phương cả về số lượng và vốn kinh nghiệm chăn nuôi của

người dân. Tuy nhiên các nguồn lực huy động và phân bổ để phát triển chăn nuôi

đại gia súc vẫn theo lối mòn, chú trọng tăng về lượng hơn đầu tư về chất. Đất đai và

tiềm năng phụ phẩm nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, hiệu quả đầu tư

ngày càng giảm, chất lượng và năng suất lao động chăn nuôi chưa được cải thiện

nhiều và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Chăn nuôi ĐGS ở Bình Định vẫn dựa trên mô hình hộ gia đình và gia trại là

chủ yếu, trang trại chăn nuôi đã hình thành nhưng vẫn còn ít và quy mô nhỏ.

Phương thức chăn nuôi khá đa dạng bao gồm cả truyền thống, bán thâm canh và

thâm canh tùy theo điều kiện nhưng bán thâm canh vẫn là phổ biến. Chăn nuôi đại

gia súc đã bắt đầu được tổ chức theo chuỗi giá trị nhưng vẫn còn nhiều vấn đề, đó là

(i) chuỗi giá trị vẫn còn rất sơ khai chỉ mới nằm chủ yếu từ khâu sản xuất, chăn nuôi

đại gia súc đến bán sản phẩm thô hay sơ chế (sản xuất thô); (ii) Giá trị toàn chuỗi

còn thấp và người chăn nuôi có tỷ lệ thấp và chịu nhiều rủi ro nhất; (iii) Mối liên kết

giữa các khâu thường vẫn theo hình thức mua đứt bán đoạn mà thiếu sự liên kết để

tạo ra sự thống nhất trong toàn chuỗi và không bảo đảm kiểm soát chất lượng sản

phẩm từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; (iv) Thiếu một doanh nghiệp đầu

đàn làm trụ cột để quản trị và định hướng chung toàn chuỗi; (v) Đồng thời chính

sách và các biện pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh chưa đủ liều lượng để tạo ra

chuỗi liên kết trong ngành chăn nuôi này.

3. Về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi đại gia súc

Thứ nhất, trong chăn nuôi ĐGS tỉnh Bình Định hiện nay, sự phát triển chịu

ảnh hưởng quyết định từ số lượng và chất lượng của lao động, điều này phù hợp với

thực tế ở đây, chăn nuôi vẫn phát triển dựa vào hộ gia đình, quy mô sản xuất nhỏ,

dựa vào tự nhiên là chính, kiểu tổ chức sản xuất như vậy nhằm tận dụng lao động

gia đình và hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng từ hành vi kinh doanh của của hộ.

Thứ hai, cũng như các ngành sản xuất khác ở Việt Nam, nhân tố vốn vẫn có

vai trò rất quan trọng với phát triển chăn nuôi ĐGS theo phân tích vĩ mô, kết quả

phân tích vi mô chỉ ra quy mô TSCĐ ảnh hưởng tích cực và khá lớn tới sự phát

triển, chi phí để có giống tốt sẽ cải thiện kết quả kinh doanh theo chiều hướng tích

cực, trong điều kiện hiện nay, tăng vốn đầu tư và kinh doanh cho phép các hộ sản

Page 159: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

149

xuất tăng quy mô sản xuất, chuyển từ hộ sang trang trại để thực hiện chuyên canh

và áp dụng công nghệ cao sẽ là định hướng phát triển chăn nuôi ĐGS, tuy nhiên,

khó khăn về vốn, cơ sở hạ tầng đang là những nút thắt trong sự phát triển.

Thứ ba, thay đổi phương thức sử dụng nguồn lực như kết hợp chăn nuôi với

phát triển các loại cây trồng hàng năm, sử dụng thức ăn hợp lý trong quá trình sản

xuất sẽ cho phép phát triển chăn nuôi ĐGS bền vững hơn.

Thứ tư, các chính sách phát triển chăn nuôi ĐGS của tỉnh trong những năm

qua đã trở thành các công cụ hữu hiệu của chính quyền để tác động tới sự phát triển.

Quy hoạch đã bảo đảm sự phân bổ sản xuất trong ngành chăn nuôi này trong mối

quan hệ với các ngành khác để phát triển ổn định và đạt được nhiều thành quả, các

chính sách đã tạo điều kiện và giải quyết những khó khăn về vốn, đất đai cho chăn

nuôi. Tuy nhiên chất lượng của quy hoạch và chính sách chưa cao, quá trình quản lý

thực thi chưa đạt được hiệu năng.

Thứ năm, sự thành công trong phát triển ĐGS của tỉnh Bình Định có sự đóng

góp lớn từ các dịch vụ như khuyến nông, thú y và dịch vụ cung cấp thông tin thị

trường, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, các dịch vụ này có chất lượng

chưa cao, quy mô nhỏ chưa được đầu tư thích đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu từ

sự phát triển của ngành.

Hạn chế của luận án

Thứ nhất, chăn nuôi ĐGS chỉ là một nhóm trong ngành chăn nuôi, như vậy đối

tượng là tương đối hẹp trong sản xuất nông nghiệp nói chung, nghiên cứu phát triển

chăn nuôi ĐGS sẽ được tiếp cận dưới góc độ của kinh tế phát triển nhưng cho một

đối tượng của kinh tế nông nghiệp, nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào khía cạnh

của phát triển hay tập trung vào cách thức phát triển chăn nuôi này. Do vậy, có

những khía cạnh của kinh tế nông nghiệp nói chung và chăn nuôi ĐGS nói riêng sẽ

được đề cập không sâu.

Thứ hai, nghiên cứu phát triển chăn nuôi ĐGS phải dựa vào và vận dụng lý

thuyết về phát triển nói chung và nông nghiệp nói riêng cũng như tổng kết các kết

quả nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này trong và ngoài nước. Do đó khi xác định

các nội dung phát triển chăn nuôi ĐGS có thể chỉ tập trung vào một số nội dung mà

nghiên cứu sinh cho là quan trọng nhất.

Page 160: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

150

Thứ ba, đầu vào của nghiên cứu là dữ liệu thống kê, trong nghiên cứu này các

dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn như Niên giám thống kê của tỉnh Bình Định

qua nhiều năm, số liệu về nông nghiệp và chăn nuôi của sở NN&PTNT, số liệu điều

tra nông thôn, nông nghiệp và nông dân của Tổng cục Thống kê và nguồn sơ cấp tự

điều tra của NCS, do nhiều nguồn nên tính đồng nhất của các số liệu khó đảm bảo

và phải xử lý bằng các phương pháp thống kê, ví dụ xử lý vấn đề giá hiện hành, giá

cố định 1994 và giá so sánh 2010.

Thứ tư, Cho đến thời điểm bảo vệ khoảng thời gian số liệu cho nghiên cứu chỉ

từ 1991-2016. Trong trường hợp có điều kiện nghiên cứu tiếp NCS sẽ mở rộng

khoảng thời gian nghiên cứu cho những năm tiếp theo để có thể kế thừa và phát

triển kết quả nghiên cứu này.

Việc phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô sử dụng số liệu vĩ mô chỉ có 31

quan sát và chỉ sử dụng mô hình hồi quy đa biến với phương pháp ước lượng OLS.

Sau này nghiên cứu tiếp NCS sẽ cập nhật dữ liệu và mở rộng diện xem xét để ứng

dụng được các phương pháp ước lượng khác.

Việc đánh giá tác động của các yếu tố có liên quan khác trong mục 4.1.2. chỉ

khảo sát nhóm chuyên gia mà không khảo sát nhóm người sản xuất là hạn chế của

nghiên cứu.

Thứ năm, phương pháp ước lượng được thực hiện trên đây cũng còn một số

nhược điểm, NCS chỉ có thể áp dụng phương pháp OLS thông thường mà không áp

dụng được các phương pháp khác cho phép khắc phục nhược điểm của OLS vì

nguồn số liệu thu thập được, đồng thời chưa thể xác định được tác động dài hạn của

các nhân tố tới phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Page 161: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

[1] Trần Quốc Vinh và Nguyễn Văn Nam (2017), Tăng trưởng xanh ở Việt Nam

trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Kinh tế Châu Á

Thái Bình Dương, tr.83-86, số 502/2017.

[2] Trần Quốc Vinh (2017), Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia

súc ở tỉnh Bình Định trong thời gian tới, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình

Dương, tr 110-112, số 506/2017.

[3] Trần Quốc Vinh và Nguyễn Văn Nam (2018), Những chuyển biến của nông

nghiệp Việt Nam từ khi gia nhập WTO, Tạp chí Khoa học xã hội miền

Trung, tr. 24-35, số 3/2018.

[4] Đỗ Ngọc Mỹ và Trần Quốc Vinh (2018), Lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng

đến kết quả sản xuất chăn nuôi đại gia súc của nông hộ trên địa bàn tỉnh

Bình Định, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây

Nguyên, Nxb Nông nghiệp, tr. 433-438, 6/2018.

[5] Trần Quốc Vinh (2019), Lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển

chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định: cách tiếp cận vĩ mô, Tạp chí kinh tế

châu Á Thái Bình Dương, tr. 28-30, số 552, 2019.

Page 162: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

[1] ùi Mỹ Anh (2009), Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Tân Lạc,

tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ 2009.

[2] Nguyễn Việt Anh (2010), “Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông

dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình”, Tạp chí Khoa học,

Trường Đại học Huế, Số 62, 2010

[3] Báo Điện tử Chính Phủ (2011), “Xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp khu vực

Trung du miền núi phía Bắc”, http://baochinhphu.vn/Tieu-diem/Xuc-tien-

dau-tu-vao-nong-nghiep-khu-vuc-Trung-du-mien-nui-phia-Bac/93791.vgp

Truy cập ngày 10/10/2018.

[4] Vũ Trọng Bình (2013), “Nông nghiệp Việt Nam năm 2012 và triển vọng phát

triển”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 187(1/2013).

[5] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quy hoạch tổng thể phát

triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Bộ

NN&PTNT.

[6] Bùi Quang Bình (2002), “Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi bò sữa theo mô

hình hợp tác xã ở các nước ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số

6 (67).

[7] Bùi Quang Bình (2004), Đề tài cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp nhằm phát

triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2010”, B2004-14-

28.

[8] Bùi Quang Bình (2005), “Chăn nuôi bò thịt - con đường phát triển kinh tế ở

Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam”, Tạp chí kinh tế Châu Á Thái Bình

Dương, số 20 (64).

[9] Bùi Quang Bình (2007), Đề tài cấp Bộ “ Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê

của hộ gia đình và những ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế bền

vững ở tỉnh Đăk Lăk”, B 2007 –ĐN04-17.

[10] Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thông

năm 2012.

Page 163: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

[11] Bùi Quang Bình (2014), “Nghiên cứu TFP ngành công nghiệp tỉnh Quảng

Nam”,Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 8(93), 2015,

trang 94-98, ISSN - 1859-1531.

[12] Bùi Quang Bình, Nguyễn Hồng Quang (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng tới

CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số

8(459) 8-/2016 trang 78-86, ISSN – 0866 – 7489.

[13] Đinh Văn Cải và cộng tác viên (2005), Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm

nâng cao khả năng sản xuất bò thịt Việt Nam, Báo cáo tại hội nghị Tổng kết

chương trình nghiên cứu chọn lọc tạo giống cây trồng, lâm nghiệp và giống

vật nuôi, giai đoạn 2001 – 2005.

[14] Đào Duy Cầu (2005), Công nghệ chăn nuôi, NXB Lao động và Xã hội, Hà

Nội.

[15] Hoàng Thị Chính (2010), “Để nông nghiệp phát triển bền vững”, Tạp chí

Phát triển kinh tế số tháng 6-2010.

[16] Đỗ Kim Chung (2009), Nguyên lý Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp,

Hà Nội.

[17] Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung, Lưu Văn Duy, “An ninh lương thực và thực

phẩm, một số vấn đề về lý luận, thực tiễn và định hướng chính sách cho

Việt Nam”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 6 tháng

6/2009.

[18] Nguyễn Văn Chung (2005), Một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt tại

tỉnh Lạng Sơn, Luận án tiến sĩ 2005.

[19] Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Trầng Minh Hạnh (2007). Nghiên

cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao

trong nông hộ khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Báo cáo Khoa học

Viện chăn nuôi 2007.

[20] Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới

1986-2002, NXB Thống kê, Hà Nội.

[21] Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005), Giáo trình phát triển nông thôn,

Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 164: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

[22] Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Phạm Thế Huệ, Phạm Hùng Cường

(2005), “Điều tra Tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Đắk Lắk”,

Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, (Số 19),

[23] Nguyễn Lan Duyên (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông

hộ ở An Giang”, Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 63 – 69, Trường

Đại học An Giang.

[24] Văn Tiến Dũng, Lê Đức Ngoan, Lê Đình Phùng (2009), Hiện trạng chăn

nuôi bò thịt ở nông hộ tại huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk, Đề tài khoa học cấp

sở, Trường Đại học Tây Nguyên.

[25] Đỗ Mạnh Hồng (2013), “Thị trường lao động Việt Nam: thực trạng và vấn

đề”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị số 8(208) 2013.

[26] Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê 2003.

[27] Lê Ngọc Hướng (2012), Nghiên cứu ngành hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh

Hưng Yên, Luận án Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Học viện Nông Nghiệp

Việt Nam.

[28] Quốc Hội (2018), Luật Chăn nuôi, số 32/2018/QH14, Hà Nội, ngày 19 tháng

11 năm 2018

[29] Lê Đình Hải (2017), “Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ trên

địa bàn huyện Ba Vì, TP Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm

nghiệp số 4-2017.

[30] Trần Quang Hạnh (2007), Điều tra Tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp

làm thức ăn cho bò tại huyện EaKar, tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Tây Nguyên.

[31] Nguyễn Thanh Hải (2014), Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền

núi phía bắc Việt Nam theo hướng bền vững, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện

Chiến lược phát triển, Hà Nội.

[32] Lê Thị Mai Hương (2015), “Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi

heo ở Đồng Nai”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 25 (35) - Tháng 11-

12/2015.

Page 165: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

[33] Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm (2010), Kỹ thuật chăm sóc và nuôi

dưỡng bò thịt, NXB Thời đại, Hà Nội.

[34] Phạm Quang Hùng (2006), Giáo trình chăn nuôi cơ bản, NXB Nông nghiệp

- Hà Nội.

[35] Hội chăn nuôi Việt Nam, Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, tập 3 (Cẩm

nang chăn nuôi gia súc ăn cỏ), Nhà xuất bản nông nghiệp, 2006.

[36] K,Mark và Ăngghen (1994), Mác – Ăngghen toàn tập, tập 20, NXB Chính trị

Quốc gia năm 1994.

[37] Trương La (2012), Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm

phát triển nuôi bò cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, Báo cáo

tổng kết Kết quả thực hiện đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ nông

nghiệp vốn vay ADB.

[38] Chu Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Hướng (2015), “Ảnh hưởng của nguồn lực

đến thu nhập của nông hộ tỉnh Thanh Hóa: Nghiên cứu điển hình ở huyện

Thọ Xuân và Hà Trung”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 6:

1051-1060.

[39] Lê Viết Ly (1995), Nuôi bò thịt và những kết quả bước đầu ở Việt Nam,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[40] Phạm Đức Long (2009) , Khai thác tốt thế mạnh chăn nuôi đại gia súc, Báo

Gia Lai 16/12/2009. http://baogialai.com.vn/channel/722/200912/khai-thac-

tot-the-manh-chan-nuoi-dai-gia-suc-1920538/

[41] Nguyễn Tiến Mạnh (1995), Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào

sản xuất cây lương thực, thực phẩm, NXB Hà Nội, 1995.

[42] Nguyễn Thị Mùi và các tác giả (2006), “Nghiên cứu tạo nguồn thức ăn thô

xanh chất lượng cao phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc ăn cở tại Đồng

Văn”, Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi 2006.

[43] Đỗ Thị Minh Nhâm (2013), “Hướng đi cho phát triển ngành chăn nuôi ở tỉnh

Hưng Yên”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 2013.

Page 166: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

[44] Lê Đức Ngoan, Trần Thị Bích Hường (2008), “Đánh giá thực trạng và hiệu

quả kinh tế chăn nuôi bò ở nông hộ tại hai vùng sinh thái (đồng bằng và

miền núi) của Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, (số 46).

[45] Nguyễn Thế Nhã, Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống kê, 2002

[46] Niên Giám Thống Kê tỉnh Bình Định các năm từ năm 1991-2017.

[47] OECD (2015), Các chính sách nông nghiệp của Việt Nam 2015, Nhà xuất

bản PECD, Paris.

[48] Cao Minh Phương (2017), Dự báo mậu dịch thế giới đến năm 2026/2027,

Thông tin dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

[49] Vũ Thị Trọng Phùng (2006), Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội.

[50] Park S,S (1992), Tăng trưởng và Phát triển (bản dịch), Viện quản lý kinh tế

Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội.

[51] Hoàng Mạnh Quân (2000), Một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu phát

triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình, Luận án tiến sĩ năm

2000.

[52] Hoàng Mạnh Quân, Lê Đình Phùng, Nguyễn Xuân Bả (2009), “Hiện trạng và

giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt ở các nông hộ đã được chuyển giao

tiến bộ kỹ thuật tại Quảng Trạch, Quảng Bình”, Tạp chí khoa học, Đại học

Huế, số 52, 2009.

[53] Nguyễn Mạnh Quân (2006), “Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh

Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số

11/2006.

[54] Phạm Văn Quang, An Như Hải, Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.

[55] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, Báo cáo tổng hợp

quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến 2020, UBND

tỉnh Bình Định, 2014.

[56] Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hoá từ nông nghiệp - lý luận thực tiễn

và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 167: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

[57] Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn,

nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

[58] Đào Thế Tuân (2008), Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt

Nam, NXB Tri Thức 2008.

[59] Vũ Đình Thắng (2006), Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc

dân.

[60] Đỗ Khắc Thịnh (1999), Bản chất và phương pháp xác định kết qua, hiệu quả

kinh tế, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kinh tế quản trị kinh

doanh 1995 – 1999, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[61] Nguyễn Trần Trọng (2012), Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn

2011-2020”, Tạp chí Cộng sản 5/6/2012. http://www.tapchicongsan.org.vn

/Home/ nong-nghiep-nong-thon/2012/16540/Phat-trien-nong-nghiep-Viet-

Nam-giai-doan-2011-2020.aspx. Truy cập ngày 15/4/2018.

[62] Phạm Ngọc Toản (2008), “Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh

tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[63] Nguyễn Văn Thiện (2005), Kết quả nghiên cứu về chăn nuôi về gia súc trong

20 năm qua và hướng phát triển, nghiên cứu trong thời gian tới, khoa học

công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-tập 2- chăn nuôi thú y,

NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 (Tr 18).

[64] Torado M,P (1998), Kinh tế học cho thế giới thứ ba, NXB Giáo dục năm

1998.

[65] USAID/Văn phòng Môi trường khu vực Châu Á (2016), Hiện trạng phát

triển Tôm-Lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tăng cường năng lực cộng

đồng thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Mekong (USAID

Mekong ARCC) – 2016.

[66] Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB

Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Page 168: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

[67] Nguyễn Đăng Vang (2005), Một số kết quả nghiên cứu khoa học được áp

dụng vào ngành chăn nuôi, khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20

năm đổi mới-tập 2- chăn nuôi thú y, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2005

(Tr 11).

[68] Nguyễn Đăng Vang, Bình Định, Phú Yên là những mô hình chăn nuôi,

http://nongnghiep,vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/116959/thoi-su/bo-thit-loi-

the-lon-nhat,html [truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017].

[69] Michael Dower, Bộ cẩm nang Đào tạo và Thông tin về phát triển nông thôn

toàn diện (Đặng Hữu Vinh dịch), NXB Nông nghiệp, 2001.

[70] Chu Văn Vũ và Nguyễn Văn Huân (1995), Các đặc trưng của hộ và thực

trạng kinh tế hộ nước ta, Kinh tế hộ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr, 23-

56.

[71] Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011), “Phân tích Các yếu tố ảnh

hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐB sông cửu Long”, Tạp

chí Khoa học – Đại học Cần Thơ, 2011:17b 87-96.

[72] Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (2017), Hiệu quả kinh tế chăn nuôi

lợn tập trung theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap) của các hộ

nông dân ngoại thành Hà Nội, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số

10,2017.

[73] Mai văn Xuân và Nguyễn Văn Hóa (2011), “Ảnh hưởng của các yếu tố đầu

vào đến phát triển cà phê bền vững trên đại bàn tỉnh Đăk Lắk”, Tạp chí

Khoa học Đại học Huế, Số 68; trang 135 – 145.

Tiếng anh

[74] Bellon, S., & Penvern, S. (2014). Organic food and farming as a prototype

for sustainable agricultures. In Organic Farming, Prototype for

Sustainable Agricultures (pp. 1-19). Springer, Dordrecht.

[75] Berthouly C, (2008), Characterisation of the cattle, buffalo and chicken

populations in the northern Vietnamese province of Ha Giang, Thesis of

AgroParis Tech, 243 p.

Page 169: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

[76] Bouman, Jansen, Schipper, Hengsdijk, (2011) System Approaches for

Sustainable Agricultural Development, Springer, New York City.

[77] Dao The Anh and Vu Trong Binh, (2005), Agriculture contracts, cooperative

action by farmer and poor people’s participation in Northern Vietnam, In

ADB/M4P, Linking farmers to markets through contracts farming, Hanoi,

ADB, pp, 13-19,

[78] Dinesh Kumar, Sivamohan, Nitin Bassi (2013), Water Management,

Food Security and Sustainable Agriculture in Developing Economies,

Springer, New York City.

[79] FAO (2006), "Lessons and implications for agriculture and food security

Republic of Korea, Thailand and Viet Nam", http://www,fao,org/. Truy cập

ngày 2/4/2018.

[80] J, H, Beaumont and E, T, Fukunaga (1958), Factors affecting the growth and

yield of coffee in Kona, Hawaii, Hawaii Agricultural experiment station,

Bulletin 113.

[81] Julian M,Alston (2014), Agriculture in the Global Economy, University of

California.

[82] Lewis, A, W, (1954), Economic Development with Unlimited Supplies of

Labour, The Manchester School, 22 (2), 1954, pp,139-191.

[83] Mankiw, N,G, (2010), Macroeconomics, 7th edition, Worth Publishers, New

York.

[84] Micah B, Masuku (2013), “Factors Affecting the Productivity and

Profitability of Vegetables Production in Swaziland”, Journal of

Agricultural Studies; ISSN 2166-0379.

[85] Behnassi, M., Shahid, A. S., & D’Silva, J. (2014). Sustainable agricultural

development, Springer.

[86] Ricardo D, (1817), On the Principles of Political Economy and Taxation,

London: John Murray, 1821

[http://www,econlib,org/library/Ricardo/ricPContents,html]. Truy cập ngày

2/8/2018.

Page 170: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

[87] Solow, R,M (1956), “A contribution to the theory of economic growth”, The

Quarterly Journal of Economics, 1956 – JSTOR, Vol,70, no,1 (Feb,, 1956, 65-

94).

[88] Swan, T,W (1956), “Economic Growth and Capital Accumulation”,

Economic Record, vol 32, 334-61.

[89] Tabachnick, B,G & Fidell, L,S (1996), Using Multivariate Statistics,

HarperCollins College , New York.

[90] Mankiw, N.G. (2010). Macroeconomics, 7th edition, Worth Publishers, New

York

[91] Torado ,M,P, Economics for a Third World, Thord edition, Publishers

Longman 1995,

[92] Perkins, Dwight H., Steven Radelet and David L. Lindauer. Economics of

Development. 6th ed. New York: W. W. Norton & Company. 2013.

Page 171: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

BẢNG KHẢO SÁT

(Dành cho các chuyên gia, các nhà quản lý địa phương)

Trong khuôn khổ thực hiện luận án “Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn

tỉnh Bình định” của NCS tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN. NCS có nhu cầu thu

thập ý kiến của chuyên gia và nhà quản lý ở tỉnh Bình Định về các yếu tố và mức độ

ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc. Vì vậy, NCS rất mong

nhận được sự hợp tác giúp đỡ của quý Ông/Bà bằng việc cung cấp thông tin vào

bảng khảo sát dưới đây. Các thông tin do quý vị cung cấp chỉ được sử dụng cho

mục đích nghiên cứu của đề tài này, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác.

Phiếu số:............

Phần 1: Thông tin chung của người trả lời

Họ và tên người được phỏng vấn: ...................................

Nơi ở hiện nay: ...............................................................

Trình độ chuyên môn: .....................................................

Lĩnh vực công tác: ..........................................................

Phần 2: Đánh giá nhân tố ảnh hưởng

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Ông (Bà) với các phát biểu dưới đây về

mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi đại gia súc của tỉnh Bình Định,

2.1. Quy hoạch phát triển chăn nuôi

( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số

phù hợp nhất ở mỗi dòng)

Q1. Quy hoạch đã định hướng được sự phát triển

chăn nuôi ĐGS

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q2. Quy hoạch đã được triển khai xuống các địa

phương

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q3. Các hộ chăn nuôi ĐGS đã có và nắm được

thông tin quy hoạch

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q 4. Các vùng chăn nuôi ĐGS đã phát triển phù

hợp theo quy hoạch

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Page 172: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Q 5. Tổng đàn trâu, bò, lợn đang theo đúng với

quy hoạch

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q6. Cơ cấu đàn trâu, bò, lợn đang theo đúng với

quy hoạch

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q7. Các cơ sở giết mổ và chế biến đã phát triển

theo quy hoạch và hỗ trợ cho chăn nuôi ĐGS

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q8. Các giải pháp của quy hoạch đã được triển

khai tốt

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2.2. Về chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc

( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số

phù hợp nhất ở mỗi dòng)

Q9. Đã có đủ các chính sách cho phát triển chăn

nuôi ĐGS

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q10. Chính sách khuyến khích đầu tư vào phát

triển chăn nuôi đã tạo ra động lực thu hút đầu tư

vào ngành khá tốt

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q11. Chính sách hướng tới giải quyết đầu ra cho

chăn nuôi khá tốt

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q12. Chính sách đã thúc đẩy phát triển công

nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q13. Chính sách về hỗ trợ giống vật nuôi là phù

hợp

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q14. Chính sách hỗ trợ vốn đã giúp giải quyết

khó khăn về vốn cho chăn nuôi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2.3. Về cơ sở hạ tầng

( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số

phù hợp nhất ở mỗi dòng)

Q15. Cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông phục

giúp cho người chăn nuôi có các thông tin cần

thiết

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q16. Hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi giúp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Page 173: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

giảm chi phí chăn nuôi

Q17. Cơ sở hạ tầng giết mổ phù hợp và chi phí

thấp

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q18. Hạ tầng thương mại giúp cho chăn nuôi giải

quyết đầu ra

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q19. Hạ tầng về môi trường hỗ trợ chăn nuôi xử

lý chất thải

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2.4. Công tác khuyến nông

( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số

phù hợp nhất ở mỗi dòng)

Q20. Hệ thống khuyến nông đã xây dựng được

các mô hình chăn nuôi ĐGS mẫu ở tỉnh

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q21. Các mô hình này đã được người chăn nuôi

áp dụng tốt

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q22. Đã nâng cao được trình độ kỹ thuật chăm

sóc và nuôi dưỡng đàn đại gia súc

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q23. Bảo đảm cung cấp thức ăn đúng tiêu chuẩn

kỹ thuật và ATVS

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q24. Giảm chi phí chăn nuôi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q25. Các lớp tập huấn đã kỹ thuật chăn nuôi đã

hỗ trợ người chăn nuôi tốt

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2.5. Công tác thú y

( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ số

phù hợp nhất ở mỗi dòng)

Q26. Các cơ sở chăn nuôi ĐGS bảo đảm tiêu chuẩn

về chuồng trại và xử lý chất thải

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q28. Công tác tuyên truyền và kiểm tra thực hiện

phòng trừ dịch bệnh cho động vật tạo ra sự chấp

hành nghiêm túc, đúng quy trình, quy định của

người chăn nuôi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Page 174: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Q29. Công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát

giết mổ đã thúc đẩy thực hiện nghiêm túc của

người chăn nuôi và giết mổ

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q30. Công tác quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động

vật và sản phẩm động vật giúp kiểm soát dịch bệnh

cho người chăn nuôi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q31. Việc quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y

theo đúng quy định đã được người cung cấp và

chăn nuôi thực hiện tốt

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q32. Xử lý tốt các đợt dịch bệnh của ĐGS nhanh

và kịp thời

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2.6. Các dịch vụ hỗ trợ khác

( 0= không liên quan; 1= ít ảnh hưởng ,,,,10= lớn nhất nhất (khoanh tròn 01 chữ

số phù hợp nhất ở mỗi dòng)

Q33. Hỗ trợ người chăn nuôi có thông tin thương

mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu

các thị trường trong và ngoài nước tốt

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q34. Hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q35. Hỗ trợ liên kết 4 nhà trong chăn nuôi đại gia súc 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q36. Hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Q37. Hỗ trợ và Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

XIN CẢM ƠN!

Page 175: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Phụ lục 2:

PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ

Tỉnh: Bình Định

Thị xã/ Huyện: …………………………………………………………

Phường/Xã:………………………………………………………………

……………, Ngày tháng năm 2017

PHIẾU SỐ:

Kính thưa Ông/ Bà!

Trong khuôn khổ thực hiện luận án “Phát triển chăn nuôi đại gia súc trên

địa bàn tỉnh Bình định” của NCS tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN. NCS

muốn tìm hiểu tỉnh hình chăn nuôi đại gia súc (chủ yếu: trâu, bò, lợn) của hộ

ông bà có những thay đổi nào về số lượng và chất lượng vật nuôi của ông bà

trong thời gian qua, nhằm phục vụ cho việc học tập của tôi.

Cuộc trao đổi ngày hôm nay là hoàn toàn tự nguyện. Những thông tin thu

thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp

tác của ông/bà và gia đình.

Page 176: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH

1. Tên chủ hộ :……………………………………………

2. Giới tính…………

3. Tuổi : ……………

4. Trình độ học vấn chủ hộ (ghi đã học hết lớp mấy) : ….

5. Tôn giáo : …………

6. Dân tộc: …………..

7. Tình trạng hôn nhân :

Độc thân Đang có vợ/chồng

Đã ly hôn Góa vợ/chồng

8. Tổng số thành viên trong gia đình ……......

9. Số lao động:…

10. Số lao động trực tiếp chăn nuôi ĐGS:……

11. Phân loại hộ gia đình

Nghèo Trung Bình Khá Giàu

Phần II: THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHĂN NUÔI CỦA HỘ

2.1. Đất đai của hộ

- Tổng diện tích đất SXNN:................. m2

+ Đất canh tác cây hàng năm: ..............m2

+ Đất trồng cây lâu năm: ..................... m2

+ Đất trồng cây thức ăn: ...................... m2

- Đất ở :......... m2

- Đất xây dựng chuồng trại:.................m2

2.2. Vốn chăn nuôi của hộ

Tổng vốn: ................................triệu đồng

Page 177: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Trong đó:

Vốn chăn nuôi bò:...................triệu đồng

Vốn chăn nuôi trâu: ................triệu đồng

Vốn chăn nuôi lợn ..................triệu đồng

Vốn tự có : .....................triệu đồng

Vốn vay : .....................triệu đồng

Lãi suất vốn vay : ....................%/năm

2.3. Số lượng con vật nuôi hiện nay của ông bà là

Tên vật nuôi

Hiện có

Số con Trị Giá (1.000đ)

1. Trâu (cả nghé)

2. Bò (tổng số)

3. Lợn (tổng số)

4. Dê (tổng số)

5. Gà, vịt, ngan, ngỗng

6.Cá (diện tích nuôi)

7. Khác

Page 178: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

2.4.Thu và Chi của hộ gia đình trong năm qua ( 2016)

2.4.1. Thu và chi trong năm qua của hộ gia đình

Nguồn thu

Tổng Thu Chi phí

(1000đ)

Thu nhập

(1000đ) Số lượng Đơn giá

(1000đ)

1. Thu từ trồng trọt

1.1. Cây hàng năm

1.2. Cây lâu năm

2. Thu từ chăn nuôi

- Đại gia súc

+ Trâu

+ Bò

+ Lợn

- Gia cầm

- Khác

3. Thu nhập từ các hoạt

động khác

- Lương và lương hưu

- Làm thuê

- Khác

Page 179: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

2.4.2. Cụ thể Chi cho sản xuất chăn nuôi đại gia súc của hộ

STT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá Giá trị

(1.000đ)

I Chi phí vật chất

1 Công cụ, dụng cụ CN

2 Giống

3 Thức ăn tinh

4 - TA ủ khô từ cây xanh

- Loại cây:…………

5 Cây thức ăn tươi (cỏ,

rau, cây đậu)*

6 Thuốc thú y

7 Trả lãi vay

8 Chi bằng tiền khác

9 Chăn thả tự nhiên

II Chi phí lao động:

+ Lđ gia đình

+ Lđ thuê ngoài

III Khấu hao TSCĐ

IV Thuế phải nộp cho

nhà nước

Tổng chi

Page 180: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Ghi chú:* Nếu tự kiếm thì ghi rõ là (tự kiếm);

Nếu của nhà trồng thì hỏi thêm thông tin dưới đây:

Diện tích trồng cây thức ăn: ………… m2

Loại cây:……………… Tên giống:……………Chi phí mua giống:………...........

Chi phí phân bón:………………………………Số lứa cắt trong năm:…………...

2,5 Phương thức chăn nuôi đại gia súc của hộ:

- Chăn nuôi quảng canh

- Chăn nuôi bán thâm canh

- Chăn nuôi thâm canh

2,6 Tình hình chăm sóc đại gia súc của hộ:

Kiểu chuồng trại chăn nuôi:

- Kiên cố:

- Bán kiên cố:

- Không có chuồng:

Nếu không có chuồng thì hỏi thêm: vì sao gia đình lại không có chuồng để nuôi?

- Thiếu vốn - Thói quen chăn nuôi - Không cần thiết

Đàn đại gia súc của gia đình có nguồn gốc từ đâu?

- Giống địa phương - Giống lai

Nguồn thức ăn chăn nuôi đại gia súc của hộ:

- Thức ăn bổ sung - Thức ăn thô - Thức ăn ủ khô

Thức ăn thô của hộ lấy từ đâu?

- Tự trồng cỏ, rau - Bãi cỏ tự nhiên - Thức ăn thô xanh tự kiếm

Gia đình sử dụng lao động cho chăn nuôi ĐGS là:

- Công gia đình - Thuê lao động

Nếu công gia đình thì hỏi thêm:

Page 181: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Mỗi ngày gia đình thường dành bao nhiêu thời gian để chăm sóc đàn đại gia

súc…………giờ/ngày,

Nếu thuê lao động thì hỏi:

Gia đình thuê bao nhiêu lao động?.................................................

Mỗi ngày thuê bao nhiêu thời gian? ..............................................giờ/ngày

Giá thuê lao động là bao nhiêu?.................................................... đồng/công

Từ năm 2010 cho đến nay đàn đại gia súc của gia đình có mắc bệnh không?

- Có - Không

Nếu có thì hỏi thêm: Khi mắc bệnh gia đình có sử dụng thuốc thú y không?

- Có - Không

Nếu không thì hỏi thêm: Tại sao gia đình không sử dụng thuốc?

- Thiếu vốn - Không cần thiết

2,7 Tình hình tiêu thụ đại gia súc của hộ:

- Gia đình thường bán vào lúc nào?

1. Khi đã trưởng thành 2. Khi hết nguồn thức ăn

3. Khi cần tiền 4. Khi giá bán cao

- Gia đình thường bán cho ai?

1. Lái buôn 2. Lò mổ 3. Doanh nghiệp

Số lượng: ….......con Số lượng:……..con Số lượng ……con

- Gia đình bán ở đâu?

1. Tại nhà 2. Lò mổ 3. Doanh nghiệp

Số lượng: …......con Số lượng:……..con Số lượng ……con

- Gia đình nghĩ gì về giá bán đại gia súc của nhà mình?

- Tốt - Trung bình - Thấp

- Điều gì ảnh hưởng đến giá bán?

1. Bị ép giá 2.Không biết thông tin về giá cả

Page 182: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

3. Do quá cần tiền 4. Do chất lượng

- Gia đình sử dụng phân để làm gì?

1. Để bán 2. Để bón cho cây trồng

Nếu để bán thì hỏi thêm:

- Gia đình bán bao nhiêu tiền một khối?......................................đồng/khối

- Một năm gia đình bán được bao nhiêu khối? ...........................khối/năm

Phần III. TIẾP CẬN THÔNG TIN, CHINH SÁCH

3.1,.Tiếp cận thông tin thị trường

Gia đình có nhu cầu muốn biết thông tin gì?

1. Thông tin giá cả 2. Sản xuất, tiêu thụ đại gia súc trên thế giới

3. Thông tin về kỹ thuật 4. Sản xuất, tiêu thụ đại gia súc trong nước

5. Dự báo thị trường 6. Khác ................

3.2. Nguồn thông tin tiếp cận của hộ

1. Ti vi/ đài/ báo 2. Đài phát thanh địa phương 3. Người mua/ đại lý

3. Nông hộ khác 4. Các hiệp hội 6. Không có thông tin

3.2. Dịch vụ tín dụng

Trong năm 2016, gia đình có vay thêm vốn để chăn nuôi đại gia súc không?

1. Có 2. Không

Số lượng vốn vay: ..............triệu đồng Lãi suất: ........% năm

Nguồn vay: 1. Ngân hàng 2.Tư nhân

Mục đích sử dụng vốn vay:

1, Xây dựng chuồng trại 2. Đầu tư con giống 3. Khác

Gia đình có được hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn của Chính quyền địa phương?

1. Có 2. Không

Page 183: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

3.3.Dịch vụ khuyến nông

Gia đình có tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc không?

1. Có 2. Không

Số lần tham gia: ......

Ai được tập huấn: 1. Chồng 2. Vợ 3. Con

Hình thức: Huấn luyện kỹ thuật Hội thảo :

Tham quan Xây dựng mô hình điểm

Tiếp cận kiến thức chăn nuôi đại gia súc của nông hộ:

1. Nhờ được tập huấn khuyến nông 2. Học từ nông trường

3. Tự đúc rút kinh nghiệm 4. Học hỏi từ các hộ khác

5. Kế thừa kiến thức gia đình

3.4. Chính sách hỗ trợ giống, kỹ thuật chăn nuôi

Gia đình có được hỗ trợ giống và kỹ thuật chăn nuôi từ chính quyền địa phương hay

các dự án khác như: chương trình Tam Nông không?

1. Có 2. Không

Xin chân thành cảm ơn ông/ bà đã tham gia trả lời phỏng vấn!

Page 184: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Phụ lục 3:

Durbin-Watson d-statistic( 5, 31) = 1.497136

. dwstat

Prob > chi2 = 0.5276

chi2(1) = 0.40

Variables: fitted values of lny

Ho: Constant variance

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity

. hettest

Mean VIF 8.47

thoitiet 5.11 0.195609

lnl 8.61 0.116195

hh 9.10 0.109950

lnk 11.08 0.090230

Variable VIF 1/VIF

. vif

_cons -13.97747 3.356971 -4.16 0.000 -20.87782 -7.077116

thoitiet .3472247 .1298887 2.67 0.013 .0802347 .6142146

hh .0427638 .0143731 2.98 0.006 .0132194 .0723081

lnl 2.28978 .501247 4.57 0.000 1.259452 3.320107

lnk .3523247 .0508683 6.93 0.000 .2477634 .456886

lny Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

Total 13.2028734 30 .440095781 Root MSE = .07258

Adj R-squared = 0.9880

Residual .136955955 26 .005267537 R-squared = 0.9896

Model 13.0659175 4 3.26647937 Prob > F = 0.0000

F( 4, 26) = 620.12

Source SS df MS Number of obs = 31

. reg lny lnk lnl hh thoitiet

thoitiet 0.9122 0.8899 0.8618 0.8419 1.0000

hh 0.9544 0.9277 0.9202 1.0000

lnl 0.9600 0.9191 1.0000

lnk 0.9803 1.0000

lny 1.0000

lny lnk lnl hh thoitiet

(obs=31)

. cor lny lnk lnl hh thoitiet

thoitiet 31 27.09581 .2306625 26.77 27.6

hh 31 9.891803 2.780314 6.411423 15.91987

lnl 31 3.508078 .0775527 3.39172 3.658324

lnk 31 6.106192 .8672008 4.459508 7.601466

lny 31 6.037961 .6633972 5.152655 7.280192

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

. sum lny lnk lnl hh thoitiet

Page 185: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Phụ lục 4:

.

lntscd 0.5205 0.2178 0.4473 0.0682 0.1252 1.0000

lndtcayhan~m 0.2395 -0.0932 0.2616 0.0393 1.0000

hh 0.1986 0.2545 -0.0327 1.0000

lntatho 0.4806 0.0408 1.0000

lngiong 0.2855 1.0000

lngo 1.0000

lngo lngiong lntatho hh lndtca~m lntscd

(obs=175)

. cor lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd

.

lntscd 175 9.201805 1.182974 6.13123 12.6803

lndtcayhan~m 175 7.759857 .531599 5.991465 9.17012

hh 175 6.195163 3.021744 1.833333 15

lntatho 175 8.191762 1.006468 5.991465 11.91839

lngiong 175 9.184182 1.303685 5.703783 13.30468

lngo 175 10.71984 .8191612 9.21034 14.45815

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

. sum lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd

.

delta: 1 unit

time variable: n, 1 to 175

. tsset n

Page 186: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

Prob > chi2 = 0.0366

chi2(1) = 4.37

Variables: fitted values of lngo

Ho: Constant variance

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity

. hettest

.

_cons 3.350289 .8360946 4.01 0.000 1.699683 5.000894

dd .4086518 .1339196 3.05 0.003 .1442696 .6730339

lntscd .1833272 .0472117 3.88 0.000 .0901226 .2765318

lndtcayhangnam .2262946 .0923605 2.45 0.015 .0439578 .4086315

hh .0471756 .0164581 2.87 0.005 .0146844 .0796669

lntatho .190653 .0563465 3.38 0.001 .0794146 .3018914

lngiong .2060877 .048784 4.22 0.000 .109779 .3023963

lngo Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

Total 116.758371 174 .671025119 Root MSE = .61726

Adj R-squared = 0.4322

Residual 64.0097068 168 .381010159 R-squared = 0.4518

Model 52.748664 6 8.791444 Prob > F = 0.0000

F( 6, 168) = 23.07

Source SS df MS Number of obs = 175

. reg lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd dd

.

_cons 3.818974 .841833 4.54 0.000 2.157111 5.480837

lntscd .2225402 .0465328 4.78 0.000 .1306797 .3144007

lndtcayhangnam .2043136 .0943163 2.17 0.032 .0181238 .3905034

hh .0366227 .0164815 2.22 0.028 .0040865 .0691589

lntatho .2434842 .0549234 4.43 0.000 .1350599 .3519084

lngiong .1139137 .039238 2.90 0.004 .0364539 .1913734

lngo Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

Total 116.758371 174 .671025119 Root MSE = .63226

Adj R-squared = 0.4043

Residual 67.5574724 169 .399748358 R-squared = 0.4214

Model 49.2008984 5 9.84017967 Prob > F = 0.0000

F( 5, 169) = 24.62

Source SS df MS Number of obs = 175

. reg lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd

Page 187: phát triển chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bình định

.

_cons 3.350289 .951838 3.52 0.001 1.471184 5.229393

dd .4086518 .1326404 3.08 0.002 .1467951 .6705084

lntscd .1833272 .0604693 3.03 0.003 .0639496 .3027048

lndtcayhangnam .2262946 .0960195 2.36 0.020 .0367344 .4158548

hh .0471756 .020948 2.25 0.026 .0058204 .0885309

lntatho .190653 .0593347 3.21 0.002 .0735153 .3077906

lngiong .2060877 .0474716 4.34 0.000 .1123699 .2998054

lngo Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

Robust

Root MSE = .61726

R-squared = 0.4518

Prob > F = 0.0000

F( 6, 168) = 17.35

Linear regression Number of obs = 175

. reg lngo lngiong lntatho hh lndtcayhangnam lntscd dd, robust

Durbin-Watson d-statistic( 7, 175) = 1.116266

. dwstat

.

Mean VIF 1.50

lndtcayhan~m 1.10 0.908335

hh 1.13 0.885350

lntscd 1.42 0.702002

lntatho 1.47 0.680854

lngiong 1.85 0.541361

dd 2.03 0.492685

Variable VIF 1/VIF

. vif