Top Banner
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” – LẦN 11, 2022 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế - xã hội TP. HCM, Tháng 4, 2022 BỘ TÀI CHÍNH
125

MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

Mar 06, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG

“TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” – LẦN 11, 2022

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BẢO HIỂM

NHÂN THỌ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế - xã hội

TP. HCM, Tháng 4, 2022

BỘ TÀI CHÍNH

Page 2: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG

“TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” – LẦN 11, 2022

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM BẢO HIỂM

NHÂN THỌ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Việt Hồng Anh

Sinh viên thực hiện:

- Trương Minh Tuấn (nhóm trưởng)

- Nguyễn Thị Hương Quỳnh

- Trần Ngọc Bảo Quyên

TP. HCM, Tháng 4, 2022

Page 3: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

STT Mả số sinh viên Lớp Ghi chú

1 Trương Minh Tuấn CLC-19DTC01 Nhóm trưởng

2 Nguyễn Thị Hương Quỳnh CLC-19DTC03 Thành viên

3 Trần Ngọc Bảo Quyên CLC-19DTC01 Thành viên

Page 4: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

i

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng

dẫnTS Nguyễn Việt Hồng Anh, người chỉ dẫn và hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình

hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Cô đã hướng dẫn lựa chọn chủ đề, hướng tiếp

cận, giúp nhóm tác giả sửa chữa nội dung và cách trình trong suốt quá trình hoàn thành

bài báo cáo.

Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn đến các quý thầy cô

Trường Đại học Tài Chính – Marketing, đặt biệt là các thầy cô khoa Tài chính- ngân

hàng đã nhiệt tình và truyền đạt cho tác giả những kiến thức nền về Tài chính- ngân

hàng trong suốt ba năm học vừa qua. Đó không chỉ là nền tảng kiến thức cho tác giả

thực hiện đề tài nghiên cứu mà còn là cơ sở vững chắc cho tác giả vận dụng vào công

việc sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, tác giả tiến hành chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác

động đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá nhân tại TP

Hồ Chí Minh” là dựa trên nền tảng kiến thức đã học, vận dụng vào thực tế, sau đó so

sánh và đối giữa lí thuyết và thực tế để đúc rút những vốn kiến thức và kinh nghiệm cho

bản thân.

Trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và kiến

thức hạn chế. Do đó, tác giả mong muốn cô đóng góp và chỉ điểm những sai sót để tác

giả có thể điều chỉnh, học hỏi kinh nghiệm và hoàn thiện hơn cho bài báo cáo này.

Cuối cùng, nhóm tác giả kính chúc toàn thể quý thầy cô sức khỏe dồi dào, luôn luôn

nhiệt huyết để tiếp tục hoàn thiện sứ mệnh truyền đạt kiến thức cho thế hệ tương lai và

gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn!

TP. HCM, ngày 17 tháng 4 năm 2022

Nhóm tác giả thực hiện

Trương Minh Tuấn

Nguyễn Thị Hương Quỳnh

Trần Ngọc Bảo Quyên

Page 5: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i

MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. v

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 1

1.1 Tính cấp thiết ...................................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ............................................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................................................... 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................................ 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................... 3

1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 3

1.5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .................................................................................................... 4 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................................................... 4 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................................................... 4

1.6. Kết cấu đề tài...................................................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 6

2.1. Tổng quát về cơ sở lý thuyết bảo hiểm nhân thọ ................................................................. 6 2.1.1. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ ............................................................................................................... 6 2.1.2. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ .............................................................................................................. 8

2.1.2.1. Đối với bản thân và gia đình ........................................................................................................... 8 2.1.2.2. Đối với nền kinh tế-xã hội ............................................................................................................... 9

2.1.3. Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ ........................................................................................................ 10 2.1.4. Phân loại các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ........................................................................................ 11 2.1.5. Đối tượng tham gia bảo hiểm nhân thọ .............................................................................................. 12

2.2 Các mô hình lý thuyết liên quan ......................................................................................... 13 2.2.1. Lý thuyết về thái độ đa thuộc tính....................................................................................................... 13 2.2.2. Lý thuyết về hành vi ............................................................................................................................. 14 2.2.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý .................................................................................................................... 15 2.2.4. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ....................................................................................................... 15 2.2.5. Lý thuyết hành vi dự định (TPB) .......................................................................................................... 16

2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm............................................................................. 17 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................................................. 17 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................................................. 19 2.2.4. Thảo luận các nghiên cứu trước đây ................................................................................................... 22

2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 35 3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu định tính ........................................................................................................... 36 3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu định lượng ........................................................................................................ 37

3.2. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................................ 37 3.2.1. Thái độ đối với BHTN ........................................................................................................................... 37

Page 6: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

iii

3.2.2. Chính sách BHNT của công ty bảo hiểm .............................................................................................. 38 3.2.3. Nhận thức về BHNT ............................................................................................................................. 39 3.2.4. Năng lực của tư vấn viên ..................................................................................................................... 40 3.2.5. Thương hiệu bảo hiểm ........................................................................................................................ 40 3.2.6. Ảnh hưởng xã hội ................................................................................................................................ 41 3.2.7. Cảm nhận rủi ro ................................................................................................................................... 42 3.2.8. Động cơ tham gia ................................................................................................................................. 43 3.2.9. Rào cản trong việc mua bảo hiểm nhân thọ ........................................................................................ 43 3.2.10. Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia bảo hiểm nhân thọ ................................................................ 44 3.2.11. Quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ .......................................................................................... 45

3.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................................... 46 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................................................... 46 3.3.2. Quy trình phân tích và xử lý dữ liệu .................................................................................................... 47

3.3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo ........................................................................................................ 47 3.3.2.2. Phân tích nhân tố EFA ................................................................................................................... 47

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 50

4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ..................................................................................................... 50 4.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ...................................................................................................................... 50 4.1.2. Tình trạng tham gia BHNT trong mẫu khảo sát .................................................................................. 52 4.1.3. Cơ cấu đối tượng tham gia BHXH BB trong mẫu khảo sát .................................................................. 54

4.2. Kiểm định thang đo .......................................................................................................... 55 4.2.1. Thang đo “Thái độ đối với BHXH BB” .................................................................................................. 56 4.2.2. Thang đo “Chính sách BHNT của công ty bảo hiểm” ........................................................................... 57 4.2.3. Thang đo “Nhận thức về BHNT” .......................................................................................................... 57 4.2.4. Thang đo “Năng lực của tư vấn viên” ................................................................................................. 57 4.2.5 Thang đo “Thương hiệu của công ty bảo hiểm” ................................................................................... 57 4.2.6. Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” ............................................................................................................ 58 4.2.7. Thang đo “Cảm nhận rủi ro” ............................................................................................................... 58 4.2.8. Thang đo “Động cơ tham gia” ............................................................................................................. 58 4.2.9. Thang đo “Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT” ................................................................... 58 4.2.10. Thang đo “Quyết định tham gia BHNT” ............................................................................................ 58

4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................... 62

4.4. Kết quả phân tích hồi quy bội ............................................................................................ 68 4.4.1 Kết quả phân tích hồi quy ..................................................................................................................... 68 4.4.2. Phân tích giả thuyết trong mô hình ..................................................................................................... 71

4.4.2.1. Xem xét các giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................... 71 4.4.2.2. Xem xét các giả định phương sai phần dư không đổi ................................................................... 71 4.4.2.3. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư ................................................................................... 72 4.4.2.4. Giả định tính độc lập phần dư ...................................................................................................... 74 4.4.2.5. Kiểm định giả thuyết của mô hình ................................................................................................ 74

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................. 79

5.1. Kết quả và ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................................... 79 5.1.1. Kết quả thống kê mô tả và ý nghĩa ...................................................................................................... 79 5.1.2. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa ............................................................................................................. 79 5.1.3. Ý nghĩa đóng góp của nghiên cứu ........................................................................................................ 81

5.1.3.1. Đóng góp về mặt lý thuyết ........................................................................................................... 81 5.1.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ........................................................................................................... 81

5.2. Một số hàm ý chính sách ................................................................................................... 81

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 83 5.3.1 Hạn chế trong nghiên cứu .................................................................................................................... 83 5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................................... 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 86

Page 7: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

iv

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 87

Page 8: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng kết các yếu tố và kết quả của các nghiên cứu trước đây ..................... 22

Bảng 2.2: Bảng thang đo nghiên cứu trong mô hình các yếu tố tác động đến quyết định

tham gia BHNT của khách hàng tại TP.HCM ............................................................... 30

Bảng 3.1: Thang đo thái độ đối với BHNT ................................................................... 37

Bảng 3.2: Thang đo chính sách BHNT ......................................................................... 38

Bảng 3.3: Thang đo nhận thức BHNT ........................................................................... 39

Bảng 3.4: Thang đo năng lực của tư vấn viên ............................................................... 40

Bảng 3.5: Thang đo thương hiệu BHNT ....................................................................... 40

Bảng 3.6: Thang đo ảnh hưởng xã hội .......................................................................... 41

Bảng 3.7: Thang đo cảm nhận rủi ro ............................................................................. 42

Bảng 3.8: Thang đo động cơ tham gia ........................................................................... 43

Bảng 3.9: Thang đo rảo cản trong việc mua BHNT ...................................................... 44

Bảng 3.10: Thang đo cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT .............................. 44

Bảng 3.11: Thang đo quyết định tham gia BHNT......................................................... 45

Bảng 4.1: Thống kê đối tượng khảo sát về việc tham gia NHNT theo giới tính........... 50

Bảng 4.2: Thống kê đối tượng khảo sát về việc tham gia BHNT theo độ tuổi ............. 50

Bảng 4.3: Thống kê đối tượng khảo sát về việc tham gia BHNT theo lĩnh vực nghề

nghiệp ............................................................................................................................ 51

Bảng 4.4: Thống kê đối tượng khảo sát về việc tham gia BHNT theo mức lương ....... 52

Bảng 4.5: Cơ cấu đối tượng tham gia BHXH BB theo các tiêu chí .............................. 54

Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo chính thức ........................................ 59

Bảng 4.7: Kiểm định hệ KMO và Bartlett ..................................................................... 63

Bảng 4.8: Tổng phương sai được giải thích .................................................................. 63

Bảng 4.9: Ma trận nhân tố đã xoay ................................................................................ 64

Bảng 4.10: Kết quả KMO và Bartlett’s ......................................................................... 67

Bảng 4.11: Tổng phương sai được giải thích ................................................................ 67

Bảng 4.12: Bảng phân tích các hệ số của các yếu tố độc lập trong hồi quy bội ........... 68

Bảng 4.13 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết .................................................. 77

Page 9: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 : Lý thuyết hành động hợp lý ......................................................................... 16

Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự định ............................................................................. 17

Hình 4.1: Thống kê tình trạng mua hay chưa mua BHNT ............................................ 52

Hình 4.2: Thống kê tình trạng hiện tại sử dụng BHNT ................................................. 53

Hình 4.3: Thống kê tình trạng hôn nhân ........................................................................ 53

Biểu đồ 4.1 Đồ thị phân tán ........................................................................................... 72

Biều đồ 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ...................................................... 72

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ tần số P-P ..................................................................................... 74

Page 10: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

BHNT Bảo hiểm nhân thọ

CTBH Công ty bảo hiểm

TRA (Theory of Reasoned Action): Thuyết lựa chọn hợp lý.

TPB (Theory of Planned Behavior): Lý thuyết hành vi hoạch định.

EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá.

SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): Phần mềm thống kê

Page 11: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết

Hiện nay, cụm từ “bảo hiểm nhân thọ” đã trở nên rất quen thuộc với người dân

Việt Nam. Bảo hiểm nhân thọ mang đến cho người dân sự an tâm về tài chính trước

những rủi ro bất ngờ. Bảo hiểm nhân thọ được thực hiện dưới hình thức tiết kiệm và đầu

tư an toàn mang lại hiệu quả cao. Dù con người đang sống trong một xã hội tiến bộ -

văn minh và đang tận hưởng một nền kỹ thuật hiện đại bậc cao nhưng con người cũng

phải bất lực trước những hiểm họa, những rủi ro không lường trước được. Bảo hiểm

nhân thọ được chính thức triển khai nhằm cộng đồng hóa những rủi ro, khắc phục nhanh

những tổn thất đã xảy ra. Bảo Hiểm Nhân Thọ tại Việt Nam đã trải qua hơn 2 năm hình

thành và phát triển với 18 doanh nghiệp cung cấp hơn 450 sản phẩm và thu hút được

hơn 9.8 triệu người tham gia, chiếm 10.19% trong tổng dân số của Việt Nam là hơn 96.2

triệu người (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2019). Theo đà phát triển của xã hội thì dịch

vụ bảo hiểm nhân thọ cũng không ngừng phát triển trong tương lai. Vào những tháng

gần cuối năm 2021, dịch bệnh COVID 19 đã có sự tác động nặng nề đến hầu hết các

khía cạnh ở Việt Nam. Mặc dù vậy, theo đánh giá của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị

trường bảo hiểm Việt Nam được dự báo tiếp tục giữ vững “phong độ” tăng trưởng tốt.

Theo Cục quản lý giám sát bảo hiểm (21/12/2021), tổng doanh thu phí bảo hiểm khai

thác mới 10 tháng đầu năm 2021 ước đạt 39.576 tỷ đồng tăng trưởng 23,4% so với cùng

kỳ năm trước, số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) ước đạt 13.179.589 hợp

đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020, Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước

đạt 123.592 tỷ đồng tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2020, Số lượng hợp đồng khai thác

mới các nghiệp vụ chính còn lại chiếm tỷ trọng 9,2%, tăng 230% so với cùng kỳ năm

2020.

Tuy nhiên, còn nhiều nguyên nhân khiến người dân nước ta chưa tham gia bảo

hiểm nhân thọ, trong đó phải kể đến việc nhận thức chưa đúng đắn về bảo hiểm, các

quyền lợi khi tham gia bảo hiểm nhân thọ hay tâm lý cho rằng việc mua bảo hiểm khi

còn khỏe mạnh là điều xui xẻo. Ngoài ra, với sự phát triển về kinh tế, thu nhập tăng lên

khiến người dân có xu hướng đòi hỏi cao và khắt khe với những dịch vụ kém chất lượng.

Đồng thời, họ cũng có nhiều hình thức đầu tư để lựa chọn như mua vàng, ngoại tệ, gửi

tiết kiệm ngân hàng...bên cạnh hình thức đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ.

Page 12: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

2

Trong hai năm gần đây, bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại

Việt Nam, để phòng ngừa trước những rủi ro không lường trước cho người dân, nhiều

công ty đã đề ra và chú trọng tới việc mở rộng mô hình cũng như chính sách mới về bảo

hiểm nhân thọ cho đối tượng trẻ hóa. Điều này sẽ giúp xu hướng mua bảo hiểm nhân

thọ ngày càng tăng, đa dạng những gói bảo hiểm; mức giá cho người dùng. Giúp người

dùng tiếp cận nhiều hơn chất lượng dịch vụ, ngày càng quan tâm đến yếu tố an toàn,

phòng ngừa những rủi ro không lường trước…Đây là nền tảng vững chắc, giúp cho các

công ty nắm bắt cơ hội phát triển mạnh những gói bảo hiểm nhân thọ trong tương lai

sắp tới.

Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch

vụ của cả nước và là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với tốc độ tăng

trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0.6% diện tích và 9.3% dân số nhưng

đã đóng góp 23% GDP của cả nước và 27% thu ngân sách nhà nước năm 2019 (Đảng

bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020). Dựa trên cơ sở và số liệu đã được tổng hợp như trên,

thị trường thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ sẽ có rất nhiều cơ

hội để phát triển. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã quyết định tiến hành thực hiện đề

tài: “Các yếu tố tác động đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của khách

hàng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Với mục tiêu xác định những rào cản cũng

như các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá

nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất giải pháp nâng cao ý định mua bảo hiểm nhân

thọ của khách hàng một cách hiệu quả.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của

khách hàng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm khảo sát nhu cầu mua bảo hiểm

nhân thọ tại Việt Nam, đồng thời xác định các nhân tố và mức độ tác động của chúng

đến quyết định mua của khách hàng. Bên cạnh đó xây dựng giải pháp nâng cao và có

định hướng phát triển cho những công ty vừa đem lại nguồn kinh tế vừa giúp người dân

yên tâm an tâm về tài chính trước những rủi ro bất ngờ.

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu sẽ giải quyết các mục tiêu

nghiên cứu cụ thể như sau:

Page 13: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

3

1) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm

nhân thọ trong điều kiện của Việt Nam – với khu vực điển hình là thành phố Hồ

Chí Minh.

2) Xác định các yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách

hàng cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó xây dựng nên giả thiết và đề

xuất mô hình nghiên cứu của đề tài

3) Đưa ra một số giải pháp nâng cao và định hướng phát triển nhằm cải thiện hoạt

động kinh doanh của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến quyết định mua sản phẩm bảo

hiểm nhân thọ.

Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu khách hàng đã mua và chưa mua bảo hiểm nhân thọ

tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian nghiên cứu: 12/2021 đến 4/2022

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở hệ thống và phân tích lý luận của các đề tài nghiên cứu trước về

các nội dung liên quan các yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của

khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, nhóm tiến hành thiết kế nghiên cứu cả

hai phương pháp nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính với kỹ thuật

thảo luận nhóm nhằm tìm hiểu và khám phá các thông tin về các yếu tố tác động đến

quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh,

từ đó có nhận định phù hợp để điều chỉnh và bổ sung thang đo. Kết quả của nghiên cứu

sơ bộ này sẽ hình thành bảng hỏi khảo sát trên diện rộng.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng

với số lượng 500 mẫu khảo sát nhằm kiểm định các giả thuyết và mô hình đề xuất để

kiểm tra độ tin cậy và xác thực các thang đo, kiểm định mối quan hệ và mức độ tác động

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá nhân tại

thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó sàng lọc các biến quan sát, xác định các thành phần cũng

Page 14: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

4

như giá trị, độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích

tương quan hồi quy, kiểm định sự khác biệt các đặc điểm cá nhân của khách hàng thông

qua sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0. Các kết quả thu thập được cho

phép xác định và đo lường các yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ

của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, câu hỏi thiết kế theo thang đo Likert

5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định mua

bảo hiểm nhân thọ.

1.5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

1.5.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu này đã đóng góp vào thang đo lý luận về hành vi tiêu dùng của khách

hàng trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, nghiên cứu này nhằm khẳng định lại thang

đo về hành vi tiêu dùng đã có trước đây giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực tiếp thị, các chuyên gia marketing nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó xây

dựng các chương trình marketing hiệu quả để tạo hình ảnh tốt, thu hút khách hàng,...xây

dựng thang đo và kiểm định độ tin cậy của thang đo.

Đề tài cũng đã hệ thống được các cơ sở lý luận cũng như lý thuyết liên quan đến

bảo hiểm nhân thọ, các yếu tố xã hội tác động, hành vi quyết định mua bảo hiểm nhân

thọ, tổng quan các mô hình và phương pháp liên quan phù hợp cho việc nghiên cứu. Kết

quả nghiên cứu bổ sung cho nguồn dữ liệu đã có, có tính chất tham khảo cho những bài

nghiên cứu liên quan sau này có cái nhìn khách quan hoặc đưa ra những phương pháp,

ý tưởng tốt hơn, mang ý nghĩa phát triển cho bài nói riêng và ý nghĩa thực tiễn nói chung.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp thông tin thực tế về các biến số về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại TP HCM.

Khám phá tầm quan trọng tương đối của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại TP HCM.

Chỉ ra mức độ tác động, và hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại TP HCM.

Làm cơ sở cho các công ty trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có cái

nhìn rõ hơn về khách hàng và hoạch định chiến lược phát triển phù hợp.

1.6. Kết cấu đề tài

Page 15: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

5

CHƯƠNG 1: Giới thiệu nghiên cứu: Nêu lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,

đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và kết cấu đề

tài.

CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Nêu rõ về cơ sở nền tảng

cho việc nghiên cứu đề tài. Nội dung chương nêu lên tổng quan về cơ sở lý thuyết và

các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài. Từ đó, giúp xây dựng mô hình nghiên

cứu và các giải thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày rõ phương pháp nghiên cứu,

cách thức chọn mẫu, mô tả giả thuyết nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu định tính

và nghiên cứu định lượng.

CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Đưa ra kết quả từ phân tích dữ

liệu nghiên cứu, cụ thể là thông tin và các thông số kết quả có được sau khi chạy SPSS

như kết quả đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khẳng định và phân tích mô hình

phương trình cấu trúc đồng thời thảo luận và nhận xét kết quả trong quá trình phân tích.

CHƯƠNG 5: Nhận xét và đề xuất giải pháp nghiên cứu: Rút ra được kết quả và

nhận xét kết quả dựa trên các phương diện khác nhau và đề xuất giải pháp phù hợp cho

công ty, doanh nghiệp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh và phát triển bảo hiểm nhân

thọ giúp tiếp cận gần hơn với đa dạng khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Dựa trên kết quả thông tin thu thập được về các yếu tố tác động đến quyết định

mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại khu vực TP.HCM, nhóm tác giả xác định

được vấn đề nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra mục tiêu và

phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và cuối cùng xây dựng bố cục giúp định hình

hướng pháp triển cho đề tài nghiên cứu.

Page 16: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quát về cơ sở lý thuyết bảo hiểm nhân thọ

2.1.1. Khái niệm bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là một cách chuyển đổi rủi ro và tích lũy thông qua việc khi

chủ hợp đồng bảo hiểm đồng ý tham gia vào hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm,

chủ hợp đồng bảo hiểm phải đóng góp một số phí cho công ty tham mà chủ hợp đồng

ký với công ty bảo hiểm, đổi lại công ty bảo hiểm đồng ý trả một khoản tiền nếu người

được bảo hiểm tử vong trong thời gian hợp đồng còn có hiệu lực hoặc trong trường hợp

người được bảo hiểm còn sống nếu đến một thời gian theo quy định của hợp đồng( Jone

và Long (1999)).

Theo Nguyễn Văn Định (2012), Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa hai bên

gồm người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả

cho người tham gia bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền

nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết hoặc

sống đến một thời điểm nhất định), còn người tham gia phải nộp một khoản phí bảo

hiểm nhất định một cách đầy đủ, đúng hạn.

Theo Harriett E. Jones, 1999: “BHNT là một cách chuyển giao rủi ro và tích lũy

tài chính bằng cách khi chủ hợp đồng bảo hiểm đồng ý tham gia vào bảo hiểm với

công ty bảo hiểm, chủ hợp đồng bảo hiểm sẽ đóng góp một số phí cho công ty bảo

hiểm, đổi lại công ty bảo hiểm đồng ý trả một khoản tiền nếu người được bảo hiểm

còn sống đến một thời gian theo quy định của hợp đồng”.

Theo quan điểm của trường Đại học kinh tế Quốc dân cho rằng “bảo hiểm nhân

thọ là sự cam kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó

doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo

hiểm) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo

hiểm bị chết hoặc sống đến một thời điểm nhất định), còn Người tham gia bảo hiểm phải

nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. Nói cách khác, bao hiểm nhân thọ là quá trình bảo

hiểm rủi ro có liên đến quan tính mạng, cuộc sống, tuổi thọ và sự an toàn của con người.”

Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, 2011, tại Việt Nam, BHNT được hiểu theo

hai phương diện: pháp lý và kỹ thuật

- Về mặt pháp lý: BHNT là bản hợp đồng, trong đó để nhận được phí bảo hiểm

của người tham gia bảo hiểm (người ký kết hợp đồng) thì người bảo hiểm cam kết sẽ trả

Page 17: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

7

cho một người hay nhiều người thụ hưởng bảo hiểm một số tiền nhất định hoặc những

khoản trợ cấp định kỳ trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay người được

bảo hiểm sống đến một thời điểm ghi rõ trên hợp đồng.

- Về mặt kỹ thuật: BHNT là nghiệp vụ bao hàm những cam kết mà sự thi hành

những cam kết này thuộc chủ yếu vào tuổi thọ của con người.

Còn theo Khoản 12, Điều 3, Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2000 của Việt Nam thì:

“Bảo hiểm nhân thọ là hình thức bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống

hoặc chết”.

Tóm lại, BHNT là hợp đồng chuyển đổi những rủi ro có thể xảy ra và tích lũy

cho tương lai của bên tham gia bảo hiểm cho bên bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm

có trách nhiệm đóng một khoản chi phí đã thỏa thuận tùy theo hợp đồng cho bên bảo

hiểm. Bên bảo hiểm có nhiệm vụ trả một khoản tiền khi người tham gia bảo hiểm (hoặc

người thụ hưởng) chết hoặc sống đến một thời điểm đã cam kết trong hợp đồng. Tùy

vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác, mức lương, tính đặc thù của công việc của người tham

gia bảo hiểm sẽ có các gói bảo hiểm khác nhau phù hợp với nhu cầu người tham gia bảo

hiểm. BHNT là quá trình bảo hiểm cho các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống

và tuổi thọ của con người.

- Người tham gia bảo hiểm (hoặc bên mua bảo hiểm) là các cá nhân đủ 18 tuổi

trở lên có đủ năng lực hành vi dân sự.

- Người thụ hưởng là người được chỉ định của người tham gia bảo hiểm để nhận

tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

- Sự kiện bảo hiểm là khi người tham gia bảo hiểm chết đi hoặc khi hết thời hạn

hợp đồng.

- Bên bảo hiểm là các doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và tổ chức hoạt

động theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua

bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp

bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng

bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm (Khoản 4, Điều 3, Luật Kinh doanh Bảo

hiểm năm 2000).

Page 18: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

8

2.1.2. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ

2.1.2.1. Đối với bản thân và gia đình

Thứ nhất, BHNT tạo cảm giác yên tâm, tin tưởng cho người tham gia. Tâm lý

của người lao động khi tham gia vào môi trường làm việc thì luôn lo lắng bản thân gặp

bất trắc, rủi ro trong quá trình làm việc. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ người lao động

sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi thực hiện công việc mà công ty giao phó vì khi gặp bất cứ

rủi ro nào cũng đã có bảo hiểm nhân thọ chi trả, lo cho bản thân và gia đình. Hơn nữa,

khi tham gia BHNT, công ty cũng sẽ an tâm hơn trong việc giao phó công việc cho

người lao động đã tham gia bảo hiểm vì họ biết rằng khi có rủi ro xảy ra đã có công ty

bảo hiểm chịu trách nhiệm vì đã chuyển giao rủi ro công ty bảo hiểm từ trước. Vì thế,

lợi ích sẽ đến với cả hai phía, công ty sẽ thoải mái hơn trong việc phân chia công việc

cho nhân viên, làm hiệu suất hoàn thành công việc tăng từ đó làm công ty ngày một phát

triển. Người tham gia bảo hiểm sẽ luôn hết mình vì công việc, giúp người tham gia bảo

hiểm có thể học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng mới từ những công việc được giao và có

thể tăng thêm thu nhập.

Thứ hai, tạo ra nguồn thu nhập hay một khoản tiết kiệm cho những người phụ khi bản

thân mình là thu nhập chính. Như đã nói ở trên, người lao động luôn cảm thấy lo lắng

bản thân gặp rủi ro trong quá trình làm việc. Vậy khi có bất kỳ rủi ro liên quan đến lao

động chính trong gia đình, những người phụ thuộc sẽ có phần đền bù bảo hiểm giúp họ

vẫn ổn định cuộc sống khi có rủi ro với lao động chính trong gia đình. Hay khi đến ngày

đáo hạn theo thỏa thuận hợp đồng, người tham gia bảo hiểm nhận một khoảng tiền từ

công ty bảo hiểm. Số tiền này có thể dùng để làm vốn cho người người tham gia bảo

hiểm trong các dự định tương lai hoặc dùng để chăm lo cho những người phụ thuộc.

Thứ ba, bảo hiểm nhân thọ góp phần tạo ra sự độc lập về tài chính, tránh phụ thuộc vào

con cái khi về già. Theo định nghĩa thì bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm cho trường hợp sống

hoặc chết. Khi đến một độ tuổi nhất định khi hết hạn hợp đồng, người tham gia bảo hiểm

còn sống thì sẽ được một khoảng tiền từ công ty đã ký kết tham gia bảo hiểm. Vậy khi

đó, người tham gia bảo hiểm sẽ có một khoản tiền lúc về già, họ sẽ tự do hơn về tài

chính của bản thân và sẽ tránh phụ thuộc vào những đứa con của mình. Do đó, cũng

giảm áp bớt sự áp lực, kỳ vọng vào con cái.

Thứ tư, có trách nhiệm hơn trong việc chi tiêu của bản thân mình. Khi tham bảo hiểm

nhân thọ, người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ đóng chi phí bảo hiểm cho công ty bảo

Page 19: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

9

hiểm. Khoảng chi phí này sẽ làm giảm trực tiếp khoảng chi tiêu của người tham gia bảo

hiểm nhân thọ. Khi mất khoản chi tiêu đó, người tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ chi tiêu,

quản lý nguồn tiền của mình tốt hơn để phần tiền còn lại đủ để lo cho mọi sinh hoạt của

mình từ đó có trách nhiệm hơn trong chi tiêu.

2.1.2.2. Đối với nền kinh tế-xã hội

Bảo hiểm nhân thọ giúp huy động nguồn vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế. Nền kinh tế Việt

Nam đã và đang trên đà hội nhập và phát triển, việc cần nguồn vốn để phát triển cơ sở

hạ tầng, đẩy mạnh đầu tư sản xuất phát triển kinh tế là một đều hết sức cần thiết. Với

các thức hoạt động của BHNT, việc thu được phí bảo hiểm giúp các công ty bảo hiểm

có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng, các công ty khởi nghiệp hay thị

trường vốn như thị trường cổ phiếu, trái phiếu, tiền giửi hay góp vốn vào doanh nghiệp,

… góp phẩn phát triển kinh tế. Việc mua BHNT cũng góp phần thay đổi thói quen tích

lũy của người dân Việt Nam, trong tư tưởng của đại đa số người Việt thì tích lũy, tiết

kiệm sẽ là mua vàng hay giửi ngân hàng với lãi suất hằng năm. Điều này gây ra tình

trang nguồn vốn chưa được sử dụng một cách tuyệt đối. Việc có thêm người mua bảo

hiểm và BHNT được biết đến nhiều hơn giúp nền kinh tế sẽ khai thác thêm nhiều nguồn

vốn mới và điều này giúp đất nước ngày càng phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh

tế thế giới.

Tạo ra việc làm cho người lao động. Các công ty BHNT thường cần tiếp cận đến nhiều

khách hàng nhất có thể để khách hàng có thể sử dụng sản phẩm của họ. Việc này đặt ra

yêu cầu các công ty bảo hiểm cần mở nhiều chi nhánh, trụ sở hay các đại lý nhiều nhất

để tiếp cận gần hơn với khách hàng, vì vậy cần có nhiều nhân viên đến để làm việc và

từ đó, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm đã và đang là vấn đề khó giải quyết

hiện nay. Ngoài ra, ngành bảo hiểm cũng cần thêm đội ngũ lao động hơn cả vì cần có cả

mạng lưới máy tính, công nghệ thông tin để phục vụ cho việc quản trị kết nối giữa các

bên liên qua đến bảo hiểm nhân thọ, ngoài ra cần thêm mạng lưới tài chính, kế toán,

…để phục vụ cho các nghiệp vụ, đặc điểm đặc thù của ngành. Vì vậy, BHNT góp phần

tạo ra việc làm, giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho người lao động.

Giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước chi tiêu cho an sinh xã hội. Hằng năm, ngân

sách nước ta vẫn luôn dành một khoản tiền để chu cấp, chăm sóc cho người lớn tuổi,

người già neo đơn hay những người phụ thuộc khi trụ cột chính trong gia đình mất khả

năng lao động hay qua đời. Việc tham gia bảo hiểm nhân thọ sớm giúp người tham gia

Page 20: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

10

có thể giảm gánh nặng cho chính sách an sinh xã hội bằng cách khi có bất kỳ rủi ro nào

xảy ra với bản thân (mất khả năng lao động, chết), thì khi tham gia BHNT bản thân hay

gia đình chúng ta có thể nhận được một khoản phí bảo hiểm đủ để có thể nuôi bản thân

trong một khoản thời điểm nhất định mà không cần nhờ đến chính sách an sinh xã hội

của nhà nước. Điều này giúp giảm áp lực cho nhà nước và giúp cho nhiều người có khả

năng tiếp cận với gói chính sách an sinh xã hội hơn.

2.1.3. Đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ là một dịch vụ nhận rủi ro và tiết kiệm cho người tham gia.

Người tham gia có trách nhiệm đóng một khoản chi phí cho bên bên bảo hiểm. Bên bảo

hiểm có trách nhiệm nhận phí bảo hiểm và sử dụng nó để đầu tư vào các tài sản sinh lời

tùy thuộc vào hợp đồng thỏa thuận. Khi xảy ra các rủi của người tham gia bảo hiểm.

Bên bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường một khoản tiền tương đương như đã cam kết

trong hợp đồng. Khi đến ngày hết hạn hợp đồng người tham gia bảo hiểm không xảy ra

bất kỳ rủi ro gì thì sẽ nhận được một khoản tiền có kèm lãi suất, đây được xem là một

khoảng tiền tiết kiệm. Các hộ gia đình có tiền tiết kiệm bằng cách có thêm bảo đảm dưới

hình thức bảo hiểm nhân thọ sẽ gia tăng khả năng bảo vệ của họ trong những trường

hợp không lường trước được. Họ cũng là những người có nhiều khả năng đang tìm kiếm

các hình thức phân bổ nguồn lực thay thế để tăng sự giàu có của mình (Agnieszka

Strzelecka, Agnieszka Kurdys-Kujawska, Danuta Zawadzka, 2020). Bên cạnh đó, mặc

dù đối sánh của bảo hiểm nhân thọ là con người nhưng bảo hiểm nhân thọ không đảm

bảo với những chi phí y tế như trong các loại hình bảo hiểm tại nạn và sinh mạng cá

nhân trong bảo hiểm phi nhân công. ( Nguyễn Thu Hiền, 2006).

Bảo hiểm nhân thọ giúp chia sẽ những tổn thất. Hoạt động theo nguyên tắc lấy

số đông bù số ít, khi tham gia bảo hiểm không phải ai cũng sẽ gặp các rủi ro hay biến

cố. Nếu như may mắn không gặp biến cố gì thì chỉ với một khoản tiền đóng góp vào

quỹ bảo hiểm thì chúng ta đã giúp đỡ được rất nhiều những trường hợp không mai mắn

trong cuộc sống. Chính vì điều này mà bảo hiểm được gọi là có tính nhân văn. Tuy

nhiên, xã hội có nghĩa vụ đạo đức là đảm bảo cơ hội bình đẳng cho tất cả các thành viên

của nó. Bình đẳng về cơ hội đòi hỏi phải loại bỏ không chỉ các rào cản và phân biệt đối

xử hợp pháp và không chính thức, mà còn phải loại bỏ các rào cản tự nhiên để có cơ hội

bình đẳng. Mọi người không nên có ít cơ hội hơn do các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm

Page 21: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

11

soát của họ và không quan trọng rào cản là xã hội hay tự nhiên (David Blake, Andrew

JG Cairns,2021).

Bảo hiểm nhân thọ mang tính công bằng. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, người

tham gia cần phải đáp ứng được 4 điều: sức khỏe, tài chính, nghề nghiệp, tuổi tác. Khi

tham gia bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm phải thực hiện các kiểm tra kỹ

lưỡng dễ xem mức độ đóng góp vào quỹ bảo hiểm để từ đó đánh giá mức độ bồi thường

khi có rủi ro xảy ra. Nguyên tắc yêu cầu những người có mức độ rủi ro cao thì phí bảo

hiểm cao hoặc bị từ chối bảo hiểm, nhằm đảm bảo rằng sẽ không có người nào được

hưởng lợi một cách không chính đáng từ quỹ bảo hiểm. Chính vì vậy, việc phát hành

hợp đồng bảo hiểm cũng như việc chi trả quyền lợi bảo hiểm phải trải qua một quá trình

thẩm định chặt chẽ để xác định mức độ đóng góp vào quỹ chung và mức chi trả quyền

lợi bảo hiểm. ( Nguyễn Hoài Trâm Anh,2017)

2.1.4. Phân loại các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Theo luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000:

1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:

a) Bảo hiểm trọn đời

b) Bảo hiểm sinh kỳ

c) Bảo hiểm tử kỳ.

d) Bảo hiểm hỗn hợp

đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ

e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;

g) Bảo hiểm hưu trí.

2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm

a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

b) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

c) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyễn đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và

đường không.

d) Bảo hiểm hàng không

đ) Bảo hiểm xe cơ giới

e) Bảo hiểm cháy nổ

g) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu

h) Bảo hiểm trách nhiệm chung

Page 22: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

12

i) Bảo hiểm tính dụng và rủi ro tài chính

k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

l) Bảo hiểm nông nghiệp

m) Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định

3. Bảo hiểm sức khoẻ bao gồm:

a) Bảo hiểm tai nạn con người;

b) Bảo hiểm y tế;

c) Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ.

4. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quy định.

5. Bộ Tài chính quy định Danh mục sản phẩm bảo hiểm.”

2.1.5. Đối tượng tham gia bảo hiểm nhân thọ

Bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào các gói bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ. Tùy thuộc

vào độ tuổi mà chúng ta có các khoảng phí bảo hiểm khác nhau. Theo khoảng 1 điều 34

Luật kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc

nhiều lần theo thời hạn, phương thức thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên,

trừ các cá nhân mắc các bệnh nguy hiểm (bệnh nan y, HI, …) hay làm trong các ngành

nghề có mức độ rủi ro cao (ví dụ: phi công, vũ trụ, công an đặc nhiệm,…) thì có các gói

bảo hiểm đặc biệt hoặc bị miễn trừ bảo hiểm.

Những người là trụ cột chính trong gia đình. Không ai trong chúng ta có thể lường

trước được rủi ro trong cuộc sống đặc biệt là tình trạng COVID-19 đã và đang diễn biến

phức tạp, bảo hiểm nhân thọ giúp ta đảm bảo mức độ an toàn về tài chính cho các thành

viên phụ thuộc trong gia đình khi chúng ta gặp bất kỳ rủi ro nào xảy ra. Tham gia

HÐBHNT là cách tốt nhất để dư phòng tài chính của gia đình truớc những rủi ro như

bệnh tật, tai nạn, tử vong. Khi đó, BHNT sẽ phát huy vai trò của mình chi trả số tiền bảo

hiểm kịp thời giúp người không may mắn và gia đình bù đấp tồn thất và nhanh chóng

vượt qua được khó khăn. (Vũ Đào Trâm Anh, 2021)

Các các nhân muốn bảo hiểm nhân thọ trở thành một kênh tiết kiệm, đầu tư sinh lời để

đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đây là một trong những hình thức huy động vốn nhẹ

nhàng trong dân cư hết sức có hiệu quả; hình thức huy động dân cư, phù hợp với khả

năng tích lũy của mọi đối tượng, từ những người có thu nhập thấp đến những người có

thu nhập cao. Chính hình thức tổ chức đóng phí sự mạo hiểm tại nhà, có thể theo tháng,

quý, 6 tháng hoặc một năm, có bao nhiêu mức phí theo sự lựa chọn và khả năng tài chính

Page 23: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

13

của người tham gia bảo hiểm bộ môn nên sự khác đặc biệt, hình thành ý thức trong dân

cư đã được trả lại thành công cho bảo hiểm nhân thọ (Nguyễn Thu Hiền, 2006). Hiện

nay, có rất nhiều kênh đầu tư khác nhau cho nhà đầu tư lựa chọn. Bảo hiểm nhân thọ

cũng được xem là một kênh sinh lời với lãi suất hằng năm ổn định. Vì vậy, nhà đầu tư

có thể tham gia các gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như một nơi để tiết kiệm hay đầu

tư sinh lời.

2.2 Các mô hình lý thuyết liên quan

2.2.1. Lý thuyết về thái độ đa thuộc tính

Henry Assel (1998) cho rằng “Thái độ là những định hướng tích cực hoặc tiêu

cực của người tiêu dùng đối với một sản phẩm dịch vụ hay nhãn hiệu.” Để định hướng

được hành vi của người tiêu dùng như đã nêu trên thì các doanh nghiệp cần có các biện

pháp tác động trực tiếp lên thái độ của người tiêu dùng. Bởi vì thái độ đóng vai trò rất

quan trọng dẫn đến hành vi người tiêu dùng, và để giải thích sự lựa chọn tham gia vào

dịch vụ hay quyết định mua của người tiêu dùng đối với mặt hàng nào đó. Vì vậy, cần

thiết phải nghiên cứu thái độ của người lao động đối với BHXH, BHYT sẽ quyết định

đến việc tham gia BHXH và BHYT của họ. Khi đánh giá được thái độ của người tiêu

dùng về một sản phẩm dịch vụ nào đó nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tính trước được phản

ứng với sản phẩm, dịch vụ của họ từ phía người tiêu dùng. Ví dụ như nếu một người

tiêu dùng không có kiến thức và sự hiểu biết về BHXH, BHYT thì rất khó để họ tham

gia. Ngược lại, bản thân người đàn ông Họ có kiến thức tốt và khả năng phán đoán tốt

dựa trên kinh nghiệm của những người có liên quan. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế dẫn

đến khả năng họ tham gia sẽ rất lớn. Hiểu được tầm quan trọng của những yếu tố thái

độ này, nhiều chuyên gia Các nhà kinh tế đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu và đưa ra

các mô hình giúp đưa ra các ước tính. Sự thuận tiện, nói rộng hơn, là về thái độ của

người tiêu dùng. Một trong những mô hình có hình Ảnh hưởng chính là mô hình quan

hệ đa thuộc tính của Fishbein và Eisen (1975). phía trong Nội dung của mô hình này thể

hiện mối quan hệ của khách hàng với các thuộc tính dịch vụ. Chúng tôi cung cấp các

sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng. Nhận thức của người mua về tài sản Trong

mô hình này, trọng tâm là sản phẩm và dịch vụ. khi quyết định tiêu dùng một dịch vụ,

một sản phẩm cụ thể và mức độ nhận biết về nó Đừng mua từ họ. Ngoài ra, mô hình là

cảm nhận của khách hàng Quan trọng nhưng không phải là tất cả. Máy khách cũng hiển

thị phản hồi về các thuộc tính dịch. 19 Dịch vụ, sản phẩm, thông qua cảm nhận của họ

Page 24: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

14

về sản phẩm hoặc dịch vụ này. trong mô hình này Mối quan hệ giữa nhận thức và khoái

cảm cũng đang được làm sáng tỏ. Lòng tin Khách hàng có thích các thuộc tính của sản

phẩm hoặc dịch vụ mang lại kết quả không? cummer. Xu hướng tất yếu là các dịch vụ

và sản phẩm mà họ quan tâm sẽ được tiêu dùng. Sử dụng nhiều hơn. Gắn liền với sự tin

cậy theo thuộc tính của từng sản phẩm Khác. Ví dụ, một nhân viên tin tưởng vào lợi ích

của họ là Hình thành thái độ của người lao động đối với sản phẩm tham gia BHXH,

BHYT. Như vậy, kiến thức hay nhận thức là thành phần đầu tiên của thái độ. đến Nếu

người lao động yêu thích và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì cần lưu ý: thuộc

tính của sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ đó nảy sinh ý định mua BHXH, BHYT. Bạn sẽ

thành công hoặc có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hoặc không trong tương lai.

2.2.2. Lý thuyết về hành vi

Theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống được phát triển ở Hoa Kỳ, hành

vi là Con người chỉ là những phản ứng có thể quan sát được (máy móc) đối với các tác

nhân. Nếu không có phản ứng, chúng ta có thể nói rằng không có hành động nào. thuộc

thân thể Lý thuyết này nói rằng chúng ta không thể nghiên cứu những gì chúng ta không

thể làm. Có thể quan sát trực tiếp. Vì vậy, tâm lý và ý thức của con người không thể là

khách thể. Đối tượng nghiên cứu của thuyết hành động. Các nhà hoạt động chính thống

lập luận rằng: Một yếu tố điều chỉnh phản ứng của một người, có thể được hiểu thông

qua phản ứng. đại lý. Jay. Waston là một đại diện điển hình của lý thuyết hành vi trong

tâm lý học Cung cấp một mô hình hành vi được cấu hình với các chuỗi và phản ứng kích

thích. S (đại lý) → r (câu trả lời) Theo sơ đồ này, chúng tôi hoàn toàn máy và động lực

Sự tham gia của ý thức hoặc các yếu tố khác. Khái niệm về khám phá hành động trong

quá trình phát triển hành động sau này Rộng là một mặt hàng rộng và mới. Hành vi mới

(cũng cũng Hành vi xã hội) nói cũng có một yếu tố giữa hai yếu tố và phản ứng. Các

hợp chất trung gian được chia thành hai loại - đây là nhu cầu sinh lý và các yếu tố nhận

thức. Xã Georgy Gert Bộ Ngoại giao Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra logic về bản chất

xã hội của hành vi của trẻ. Mọi người: Bạn không thể hiểu hành vi xã hội do các tác

nhân và phản ứng. áp dụng. Nó nên được phân tích như một cơ thể linh hoạt và không

có phần. Primatism có thể được phân tích hoặc phân tích độc lập. "Nó có nghĩa là một

cây cung VI xã hội là một cơ thể duy nhất bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài

có liên quan. Chặt chẽ với nhau. Do đó, hành vi của con người là một tập hợp nhiều

hành động (hoặc công việc). Cụ thể) Tham chiếu rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều

Page 25: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

15

yếu tố. Nội bộ (ví dụ: thiên nhiên, di truyền ...) và các yếu tố bên ngoài (nền kinh tế, văn

hóa, Xã hội, chính trị, môi trường ...) ở các góc độ khác nhau và các cấp độ khác nhau.

Thứ tư Phần này tạo ra kiến thức, niềm tin, thái độ và tất cả các hành vi thực sự của con

người. hành tây. Mỗi hành vi là một ví dụ của bốn thành phần bên trong loạt cung. Nó

dường như ảnh hưởng đến các ưu đãi bên ngoài cơ thể người.

2.2.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý

Nói chung, trường này - Coleman (1990). Chọn Coleman. "Hành động đã nhắm

mục tiêu một mục tiêu và mục tiêu nhằm vào" hành vi. Nó bao gồm giá trị hoặc ái lực.

"Hai yếu tố chính của lý thuyết này Đây là diễn viên (mục tiêu hành vi) và tiềm năng.

sức mạnh tiềm năng Kiểm soát các diễn viên Mỹ có sự chú ý không liên quan đến họ.

Lý thuyết về sự lựa chọn hợp lý không nên giải thích hành vi xã hội ở cấp độ vi mô.

(Hành vi cá nhân). Lý thuyết này được thiết kế và thiết kế để xem xét hoạt động. Chức

năng của hệ thống và nền kinh tế xã hội ở cấp độ vĩ mô. cái này Được sử dụng làm nhóm

và tính năng riêng tư Mối quan hệ chức năng giữa các nhóm và hệ thống và hệ thống

cũng như toàn bộ hệ thống. Nhập khẩu khác nhau, điều kiện sống khác nhau, những

người khác ... sau đó sau đó Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn cũng như người tiêu

dùng để mua hàng. sản phẩm. Nếu người tiêu dùng có một tiêu chuẩn phong phú của

cuộc sống để mua những thứ đắt tiền Người tiêu dùng số lượng lớn có tiêu chuẩn dân

cư thấp hơn là mua các sản phẩm nhỏ. Nhỏ hơn một. Lựa chọn này phụ thuộc vào bất

kỳ yếu tố nào khác. Do đó, sự lựa chọn mua hàng cho hàng tiêu dùng là khác nhau và

có thể. Thời gian, thay đổi không gian.

2.2.4. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Thuyết hành động hợp lý - TRA do Fishbein & Ajzen (1975) xây dựng thể hiện

21 sự bao hàm và sự sắp đặt phối hợp các thành phần của thái độ trong một cấu trúc mà

được thiết kế để dự đoán và giải thích tốt hơn cho hành vi người tiêu dùng trong xã hội

dựa trên 2 khái niệm cơ bản là:

- Thái độ của người tiêu dùng đối với việc thực hiện hành vi.

- Các chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng. Trong đó, chuẩn mực chủ quan

có thể được đánh giá thông qua 2 yếu tố cơ bản: Mức độ ảnh hưởng từ thái độ của những

người có liên quan đối với việc mua sản phẩm, thương hiệu của người tiêu dùng và động

cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người liên quan. Thái độ của

những người liên quan càng mạnh và mối quan hệ với những người liên quan ấy càng

Page 26: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

16

gần gũi thì xu hướng mua của người tiêu dùng càng bị ảnh hưởng nhiều. Lý thuyết của

hành vi hợp lý được biểu diễn theo hình như sau:

Hình 2.1 : Lý thuyết hành động hợp lý

(Nguồn: Fishbein & Ajzen, 1975)

2.2.5. Lý thuyết hành vi dự định (TPB)

Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991) được phát triển từ lý thuyết hành

động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự

báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng

hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi, và được định

nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen,

1991). Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái

niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh

hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực

hiện hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour)

được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào

mô hình TRA. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó

khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các

cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực

tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức

độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. Hanudin Amin

(2012) đã ứng dụng thuyết hành động hợp lý (TRA) và thuyết hành vi dự định (TBP) để

giải thích mức độ quan tâm tham gia bảo hiểm hồi giáo, Shigeyuki Goto (2003) ứng

dụng TRA, TPB để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua các sản phẩm bảo

hiểm phi nhân thọ, Nguyễn Quốc Bình (2013), Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân

Niềm tin vào hành

vi

Niềm tin của nhóm

khảo sát

Chuẩn mực chủ

quan

Dự định

hành vi

Thái độ cá nhân

Hành vi thực

Page 27: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

17

Thọ, Hồ Huy Tựu (2014) cũng ứng dụng TRA, TPB để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

đến sự quan tâm tham gia BHXH TN của các hộ buôn bán nhỏ lẻ tại tỉnh Phú Yên, tỉnh

Nghệ An.

Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự định

(Nguồn: Ajzen, 1991)

2.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Trong nghiên cứu Ravi Kumar Tati, Ernest Beryl B. Baltazar(2018), cả hai nguồn

dữ liệu chính và phụ đều đã được sử dụng. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua

một bảng câu hỏi tự quản lý bao gồm các câu hỏi liên quan đến các mục tiêu của nghiên

cứu. Bảng câu hỏi bao gồm một số câu hỏi liên quan đến mức độ nhận biết và các thuộc

tính mà nhà đầu tư cân nhắc khi mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Kiểm tra Chi-

square đã được sử dụng để tìm ra mối liên hệ giữa thu nhập hàng năm và các yếu tố ảnh

hưởng đến sự lựa chọn đầu tư của nhà đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ. Phạm vi của nghiên

cứu bao gồm; 1) hồ sơ nhân khẩu học của những người được hỏi, 2) Đầu tư hàng tháng

vào bảo hiểm; 3) các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn hợp đồng bảo hiểm; 4) nhận thức

về các công ty bảo hiểm và chi tiết chính sách; 5) thời hạn của chính sách và mục tiêu;

6) Nguồn mua Hợp đồng bảo hiểm và phương thức thanh toán phí bảo hiểm; và sự lựa

chọn của Công ty Bảo hiểm. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa

chọn của Nhà đầu tư vào Hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ ở thành phố Hyderabad. Mục

tiêu cụ thể là để tìm hiểu liệu có bất kỳ mối liên hệ nào giữa thu nhập hàng năm của nhà

đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đầu tư của người tiêu dùng vào bảo

hiểm nhân thọ. Nghiên cứu đã kết luận rằng không có mối liên quan giữa thu nhập hàng

năm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đầu tư của nhà đầu tư vào bảo hiểm nhân

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Kiểm soát hành vi

cảm nhận

Xu hướng hành vi

Hành vi thực sự

Page 28: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

18

thọ. Chúng tôi đề nghị rằng phần lớn các nhà đầu tư nên coi hợp đồng bảo hiểm không

chỉ là một lựa chọn tiết kiệm thuế mà còn là rủi ro bảo vệ và một lựa chọn đầu tư nhiều

mặt. Tác giả cũng thừa nhận hạn chế của mẫu nhỏ là có thể không đầy đủ cho bất kỳ

quyết định chính sách của các công ty bảo hiểm. Do đó, những phát hiện của nghiên cứu

tương quan với các xu hướng hiện tại trong ngành bằng một nghiên cứu toàn diện.

Ngành bảo hiểm Trung Quốc đã và đang phát triển đáng kể, và điều này cung

cấp một động lực để kiểm tra thị trường bảo hiểm ở Trung Quốc. Nghiên cứu của Huihui

Wang(2010) đã sử dụng dữ liệu khảo sát để xác định các yếu tố quyết định chính liên

quan đến quyền sở hữu bảo hiểm nhân thọ của người tiêu dùng Trung Quốc, bằng cách

sử dụng mô hình probit. Kết quả cho thấy một số nhóm biến ảnh hưởng đến Người tiêu

dùng Trung Quốc mua bảo hiểm nhân thọ, bao gồm cả kiến thức và lòng tin, người tiêu

dùng hồ sơ và sở thích đầu tư, tầm quan trọng của các thuộc tính sản phẩm và nhân khẩu

học xã hội. Ngoài ra, nghiên cứu này áp dụng phân tích nhân tố để điều tra các nhân tố

quan trọng đối với người tiêu dùng Trung Quốc về bảo hiểm nhân thọ. Kết quả phân

tích nhân tố chỉ ra rằng bốn yếu tố được xác định bao gồm tầm quan trọng của các thuộc

tính sản phẩm, sức mạnh tài chính của người tiêu dùng, thái độ và sự tin tưởng của người

tiêu dùng đối với bảo hiểm nhân thọ ngành và thuộc tính của người tiêu dùng. Cuối

cùng, để hiểu rõ hơn về người tiêu dùng Trung Quốc liên quan đến bảo hiểm nhân thọ,

người tiêu dùng được phân thành ba nhóm chính thông qua áp dụng phân tích cụm. Mỗi

cụm cho thấy sự khác biệt rõ ràng về tiêu chí mua hàng và đặc điểm nhân khẩu học xã

hội.

Nghiên cứu Eko Yiswa Rasti Esau(2015) nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng

của Sản phẩm, Giá cả, Khuyến mại, Con người và Quy trình của Khu vực Quản lý Bảo

hiểm nhân thọ Prudential đối với quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Dữ liệu

được thu thập thông qua phân phối bảng câu hỏi cho 100 người tiêu dùng Khu vực

Manado đảm bảo cuộc sống của Prudential. Nghiên cứu đã sử dụng thử nghiệm Giả định

Cổ điển và Hồi quy Nhiều lần phân tích, xác minh và chứng minh giả thuyết nghiên cứu.

Kết quả phân tích cho thấy rằng sản phẩm, giá cả, khuyến mại, con người và quá trình

ảnh hưởng đồng thời đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy

rằng Khuyến mại biến có ảnh hưởng đáng kể nhất và biến Con người có ảnh hưởng yếu

Page 29: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

19

nhất đến việc mua hàng của người tiêu dùng quyết định. Công ty được kỳ vọng sẽ duy

trì hiệu suất tốt trong các chiến lược xúc tiến và tối đa hóa hiệu suất trên biến khác, đặc

biệt là trong biến người, trong trường hợp này là nhân viên và mọi người tham gia vào

sản xuất sản phẩm và dịch vụ.

Nghiên cứu của Bahtiar Alamsyah(2015) được thúc đẩy bởi ý định mua sản phẩm

của Bảo hiểm nhân thọ SINARMAS ở Tangerang, so với các thành phố khác ở

Indonesia, chẳng hạn như: Jakarta, Bogor và Bekasi. Do đó, nhà nghiên cứu muốn phân

tích ảnh hưởng của động cơ mua hàng, thái độ của khách hàng, sự tin tưởng của khách

hàng và thương hiệu các biến nhận biết tương ứng hoặc đồng thời về ý định mua hàng

Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ SINAR MAS. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định

lượng, bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu của phân tích hồi quy tuyến tính

đơn giản và bội số phân tích hồi quy tuyến tính. Kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua

khảo sát để lấy dữ liệu thứ cấp. Dân số của nghiên cứu này là khách hàng tiềm năng của

bảo hiểm nhân thọ ở khu dân cư Lippo Karawaci Utara, Tangerang, tỉnh Nam Banten.

Đặc điểm là 17-85 tuổi, có thu nhập đều đặn, có nhà, có xe bốn bánh. Bằng các đặc điểm

đó, đã thu được 305 cư dân. Bằng cách sử dụng phương pháp lấy mẫu hạn ngạch, sau

đó số lượng mẫu chỉ định trong nghiên cứu này là 100 người trả lời. Các kỹ thuật lấy

mẫu là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Phát hiện của nghiên cứu này cho

thấy có ảnh hưởng đáng kể của động cơ mua hàng về ý định mua hàng. Mặc dù có ảnh

hưởng đáng kể của sự tin tưởng của khách hàng vào ý định mua hàng. Phân tích dữ liệu

trong nghiên cứu này bao gồm quan hệ nhân quả theo lý thuyết, tài liệu, tạp chí và nghiên

cứu trước đây, cả hai đều thông qua quan sát trực tiếp và dữ liệu thứ cấp. Giai đoạn tiếp

theo là xác định từng biến số nghiên cứu, cụ thể là Động lực mua hàng, Thái độ của

người tiêu dùng, Niềm tin của Người tiêu dùng và Nhận thức về Thương hiệu như một

biến độc lập. Sau đó, ý định mua bảo hiểm nhân thọ dưới dạng biến phụ thuộc.

2.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình Minh và cộng sự (2020) trải qua hai giai đoạn:

một là nghiên cứu định tính để xây dựng và củng cố mô hình nghiên cứu lý thuyết bằng

cách phỏng vấn các số chuyên gia tư vấn BHNT tại địa bàn nghiên cứu cũng như nghiên

cứu từ các công trình nghiên cứu cùng lĩnh vực; hai là nghiên cứu định lượng để xác

định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua

Page 30: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

20

BHNT của khách hàng cá nhân. Mục tiêu nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh

hưởng đến quyết định mua Bảo Hiểm Nhân Thọ (BHNT) của khách hàng cá nhân

tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn

251 khách hàng cá nhân đã mua BHNT tại địa bàn nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu

được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết về quá trình ra quyết định

(Kotler & Keller, 2012) và lý thuyết về hành vi người tiêu dùng (Sheth, Mittal,

& Newman, 1999). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 05 nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định mua bảo hiểm nhân thọ được sắp xếp theo thứ tự mức độ giảm dần như sau: (1)

Nhận thức về giá trị của BHNT, (2) Thương hiệu công ty BHNT, (3) Rào cản mua

BHNT, (4) Tư vấn viên BHNT và (5) Động cơ mua BHNT; trong đó chỉ có nhân

tố Rào cản mua BHNT có tác động nghịch chiều với quyết định mua BHNT còn các

nhân tố khác có tác động cùng chiều với quyết định mua.

Nghiên cứu của Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2020) được thực hiện qua hai

phương pháp nghiên cứu chính: một là thu thập dữ liệu bằng các dữ liệu thu thập đã

phân tích được thu thập từ cuộc khảo sát người hưu trí tại 9 quận, huyện tại địa bàn

thành phố Cần Thơ; hai là phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê mô tả được sử

dụng nhằm mô tả những đặc điểm của khách hàng tại địa bàn nghiên cứu liên quan đến

thực trạngtham gia sản phẩm dịch vụ bảo hiệm nhân thọ. Mục đích của nghiên cứu này

được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân

thọ của nhóm khách hàng hưu trí dựa vào cuộc khảo sát 295 đáp viên trên địa bàn thành

phố Cần Thơ. Công cụ phân tích thống kê mô tả và kỹ thuật ước lượng hồi quy Probit

và Tobit được sử dụng trong phân tích dữ liệu, thu về kết quả phân tích cho thấy các yếu

tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ như: giới tính, tuổi, trình độ

học vấn, số thành viên trong gia đình, thu nhập bình quân, tiền tiết kiệm bình quân, và

yếu tố ảnh hưởng từ người thân. Bên cạnh đó các yếu tố như: trình độ học vấn, tiền tiết

kiệm và ảnh hưởng của người thân là những yếu tố ảnh hưởng đến mức phí chi trả cho

bảo hiểm nhân thọ của người hưu trí.

Nghiên cứu của Mai Thị Hường (2019) khảo sát được thực hiện bằng 2 phương

pháp định tính và định lượng. Đối tượng khảo sát là khách hàng cá nhân hiện tại; tiềm

Page 31: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

21

năng và nhóm chuyên gia bao gồm các quản lý và tư vấn viên của các doanh nghiệp bảo

hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghiên cứu định tính: nhằm mục đích tiếp cận khách hàng hiện tại, tiềm năng,

nhóm quản lý và nhân viên tư vấn.Phương pháp chọn mẫu: phương pháp lấy mẫu thuận

tiện vì phương pháp này thích hợp cho nghiên cứu có thời gian và nguồn lực giới hạn.

Thiết kế bảng câu hỏi định tính.

Nghiên cứu định lượng: Sau khi nghiên cứu định tính, thì tiến hành khảo sát sơ

bộ và điều tra mở rộng nhằm thu thập số liệu định lượng các yếu tố ảnh hưởng.

+) Phương pháp thu thập dữ liệu: nghiên cứu sinh thực hiện khảo sát thông qua phiếu

khảo sát điện tử được tạo trên công cụ “Google docs forms” cho các đối tượng khách

hàng hiện tại và tiềm năng. Sau khi thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu sinh thu về 342

phiếu hợp lệ.

+) Phương pháp phân tích dữ liệu: các nguồn dữ liệu sau khi thu thập được phân tích

thông qua các bước thống kê mô tả; phân tích thống kê mô tả; phân tích hệ số Cronbach’s

Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA; Kiếm tra tính tương quan; Mục đích chạy

tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ

thuộc với các biến độc lập và hồi quy để đánh giá mối liên hệ và chiều hướng tác động

của các nhóm nhân tố đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đã ứng dụng mô hình lý thuyết hành vi dự

định mở rộng (Ajzen và Fishbein, 2005; Ajzen, 2003) để nghiên cứu quyết định mua

sảnphẩm bảo hiểm nhân thọ bằng việc cụ thể hóa biến “thái độ” trong mô hình TPB gốc

bằng 3 biến độc lập “thái độ rủi ro”; “cảm nhận lợi ích sản phẩm”; “nhận thức rủi ro

trong tương lai”. Biến “nhận thức kiểm soát hành vi” bên cạnh việc là biến độc lập còn

đóng vai trò là biến điều tiết ảnh hưởng đến quá trình hình thành từ ý định đến quyết

định mua trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích biến điều tiết để xem xét tác động

của các biến kiểm soát hành vi đến quá trình thúc đẩy từ ý định mua bảo hiểm đến quyết

định mua BHNT trên thực tế thông qua sử dụng công cụ Process Macro của Hayes

(2013).

Đề tài nghiên cứu của Thượng Vũ Minh Trang (2016) nhằm để xác định các yếu

tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ Manulife tại Thành phố Hồ

Page 32: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

22

Chí Minh, xác định mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định chọn mua các sản

phẩm Bảo hiểm nhân thọ của người dân và đưa ra một số kiến nghị từ kết quả phân tích.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu

định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi với chuyên

gia là 10 quản lý kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ tại công ty Manulife để xác định các

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của khách hàng. Sau đó

tiến hành thảo luận nhóm 30 đại lý bảo hiểm nhân thọ tại công ty Manulife để kiểm tra

lại độ tin cậy của các yếu tố đã đề ra. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua

bảng câu hỏi khảo sát, sử dụng thang do Likert 5 mức độ. Phương pháp được sử dụng

trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s

Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn

sử phương pháp hồi quy đa biến, phân tích ANOVA và T-test để kiểm định các giả

thuyết thông qua phần mềm SPSS 20.0 với số lượng mẫu là 330 khách hàng ngẫu nhiên

từ danh sách khách hàng đã tham gia bảo hiểm nhân thọ Manulife và danh sách khách

hàng tiềm năng từ cách quản lý kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy kinh nghiệm

mua bảo hiểm trước đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định tham gia của khách

hàng tại Manulife. Ngoài ra còn có một số yếu tố cũng tác động đến quyết định chọn

mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife của khách hàng là động cơ mua bảo hiểm,

tâm lý chi tiêu và tiết kiệm, dịch vụ khách hàng, sự kiện trong cuộc sống, rào cản mua

bảo hiểm, nhận thức giá trị sản phẩm và thương hiệu công ty. Thêm vào đó, các yếu tố

độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân của khách

hàng cũng tác động ít nhiều đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại

Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những kết quả phân tích được, tác giả đưa ra một số hàm

ý quản trị cho công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife nhằm giúp công ty xác định được

yếu tố nào thực sự tác động đến quyết định quyết định mua bảo hiểm của khách hàng

tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.4. Thảo luận các nghiên cứu trước đây

Bảng 2.1: Tổng kết các yếu tố và kết quả của các nghiên cứu trước đây

Nghiên Cứu Mô Hình Các Yếu Tố Ảnh Hưởng

Các nhân tố ảnh

hưởng đến quyết định

mua bảo hiểm nhân

Mô hình nghiên cứu được

xây dựng dựa trên sự kết

hợp giữa lý thuyết về quá

-Nhận thức về giá trị của

BHNT

Page 33: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

23

thọ của khách hàng cá

nhân tại Thành phố

Hồ Chí Minh (Nguyễn

Thị Bình Minh, Khúc

Đình Nam, Trần Thị

Thanh Thuận; 2020)

trình ra quyết định (Kotler &

Keller, 2012) và lý thuyết về

hành vi người tiêu dùng

(Sheth, Mittal, & Newman,

1999)

- Thương hiệu công ty

BHNT

-Rào cản mua BHNT

-Tư vấn viên BHNT

- Động cơ mua BHNT

Phân tích quyết định

tham gia bảo hiểm

nhân thọ của người

hưu trí tại thành phố

Cần Thơ (Huỳnh

Trường Huy, Nguyễn

Thị Kim, Nguyễn Mai

Uyên, Nguyễn Thanh

Liêm; 2020)

Mô hình lý thuyết BHNT

gắn liền với ba yếu tố cốt lõi

mà mỗi cá nhân tham gia

dịch vụ này quan tâm bao

gồm: lãi suất kỳ vọng, mức

thu nhập từ công việc của

họ, và giá trị tài sản nhận

được trong khoảng thời gian

tham gia hợp đồng BTNT

(Fortune, 1973) và Lý thuyết

hành vi người tiêu dùng

(Jones, 1999)

Giới tính, tuổi, trình độ học

vấn, số thành viên trong gia

đình, thu nhập bình quân,

tiền tiết kiệm bình quân, và

yếu tố ảnh hưởng từ người

thân.

NGHIÊN CỨU CÁC

NHÂN TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH MUA

SẢN PHẨM BẢO

HIỂM NHÂN THỌ Ở

VIỆT NAM (Mai Thị

Hường, 2019)

Mô hình lý thuyết hành vi

dự định mở rộng (Ajzen và

Fishbein, 2005; Ajzen,

2003)

Mức độ chấp nhận rủi ro tài

chính; cảm nhận lợi ích sản

phẩm; nhận thức rủi ro

trong tương lai; thái độ đối

với hành vi mua bảo hiểm

nhân thọ; các nhân tố thuộc

về chuẩn mực chủ quan;

các nhân tố thuộc về nhận

thức kiểm soát hành vi bao

gồm: khả năng hiểu biết về

sản phẩm và khả năng tiếp

cận sản phẩm.

CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN

Thuyết Hành vi người tiêu

dùng (Leon Schiffman,

-Tâm lý chi tiêu và tiết

kiệm

Page 34: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

24

QUYẾT ĐỊNH

THAM GIA BẢO

HIỂM NHÂN THỌ

MANULIFE CỦA

KHÁCH HÀNG TẠI

THÀNH PHỐ HỒ

CHÍ MINH (Thượng

Vũ Minh Trang; 2016)

David Bednall và Aron

O’Cass, 2005 theo Nguyễn

Thị Thùy

Miên, 2011), (Philip Kotler

2005).

-Sự kiện trong cuộc sống

-Động cơ mua BHNT

-Rào cản trong việc mua

BHNT

-Nhận thức giá trị SP

-Thương hiệu công ty

-Dịch vụ KH

-Kinh nghiệm mua BH

trước đây

-Ý kiến người thân.

Các yếu tố ảnh hưởng

đến việc lựa chọn đầu

tư vào Hợp đồng bảo

hiểm nhân thọ (Ravi

Kumar Tati, Ernest

Beryl B. Baltazar;

2018)

Mô hình nghiên cứu được

xây dựng dựa trên sự kết

hợp giữa lý thuyết về quá

trình ra quyết định (Kotler

& Keller, 2012) và lý

thuyết về hành vi người

tiêu dùng (Sheth, Mittal,

& Newman, 1999).

1)Hồ sơ nhân khẩu học của

những người được hỏi, 2)

Đầu tư hàng tháng vào bảo

hiểm; 3) các yếu tố cần cân

nhắc khi lựa chọn hợp đồng

bảo hiểm; 4) nhận thức về

các công ty bảo hiểm và chi

tiết chính sách; 5) thời hạn

của chính sách và mục tiêu;

6) Nguồn mua Hợp đồng

bảo hiểm và phương thức

thanh toán phí bảo hiểm; và

sự lựa chọn của Công ty

Bảo hiểm.

CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN VIỆC

MUA BẢO HIỂM

NHÂN THỌ CỦA

NGƯỜI TIÊU DÙNG

QUYẾT ĐỊNH TẠI

TRUNG QUỐC

(Huihui Wang; 2010)

Thuyết Hành vi người tiêu

dùng (Yaari, 1965; Mantis

và Farmer, 1968; Fisher,

1973; Campbell,

Năm 1980; Lewis, năm

1989; Bernheim, 1991).

Tầm quan trọng của các

thuộc tính sản phẩm, sức

mạnh tài chính của người

tiêu dùng, thái độ và sự tin

tưởng của người tiêu dùng

đối với bảo hiểm nhân thọ

ngành và thuộc tính của

người tiêu dùng.

Page 35: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

25

CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH MUA

HÀNG CỦA NGƯỜI

TIÊU DÙNG ĐỐI

VỚI SẢN PHẨM

BẢO HIỂM TRONG

PT. QUẢN LÝ BẢO

HIỂM NHÂN THỌ

PRUDENTIAL (Eko

Yiswa Rasti Esau;

2015)

Sản phẩm, giá cả, khuyến

mại, con người và quá trình

ảnh hưởng đồng thời đến

quyết định mua hàng của

người tiêu dùng

CÁC YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG ĐẾN SỰ

QUAN TÂM ĐẾN

MUA HÀNG SẢN

PHẨM BẢO HIỂM

NHÂN THỌ

SINARMAS TẠI

TANGERANG

(Bahtiar Alamsyah;

2015)

Nhân khẩu học xã hội và

kinh tế có tác động đến

quyết định nhận thức của

người tiêu dùng

(Rajavardhan và Jahangir;

2015)

1) Hồ sơ nhân khẩu học của

những người được hỏi, 2)

Đầu tư hàng tháng vào bảo

hiểm; 3) các yếu tố cần cân

nhắc khi lựa chọn hợp đồng

bảo hiểm; 4)

nhận thức về các công ty

bảo hiểm và chi tiết chính

sách; 5) thời hạn của chính

sách và

mục tiêu; 6) Nguồn mua

Hợp đồng bảo hiểm và

phương thức thanh toán phí

bảo hiểm; và sự lựa chọn

của Công ty Bảo hiểm.

2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết về thái độ đa thuộc tính, lý thuyết hành vi người tiêu

dùng, lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết hành động hợp lý TRA, lý thuyết hành vi dự

định TPB đồng thời dựa trên kết quả thảo luận nhóm, nhóm tác giả xây dụng mô hình

Page 36: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

26

nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại

TP.HCM như sau:

Thái độ đối với BHNT

Thái độ là một sự biểu lộ mang tính chất đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của một

người đối với người khác, đối với sự kiện, sự vật. Nó phản ánh sự cảm nhận của một

người về một cái gì đó (Nguyễn Quang Vinh, 2016).

Thái độ đối với việc mua BHNT là việc đánh giá các quyền lợi mà chính sách

BHNT mang lại, sự tin tưởng của khách hàng mang tính chất ủng hộ hay không ủng hộ

về việc tham gia BHNT. Nếu khách hàng (người tiêu dùng) đánh giá việc tham gia

BHXH thật sự có ích đối với họ thì mức độ quan tâm đối với việc tham gia BHNT sẽ

lớn hơn (phù hợp với lý thuyết TRA và TPB). Nội dung của từng biến quan sát và ký

hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.

Giả thuyết H1: Thái độ có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc tham gia BHNT.

Chính sách BHNT của công ty bảo hiểm

Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “Chính sách là những chuẩn

tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời

gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng

của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn

hóa…”.

Bảo hiểm nhân thọ không phải là phương án dự phòng tài chính trước sự ra đi

của một người. Thay vào đó, bảo hiểm thể hiện tình yêu thương và trách nhiệm với

người thân, giúp mỗi thành viên trong gia đình được tiếp tục sống, được chu toàn về sức

khỏe, tương lai ổn định và cuộc sống vững vàng. Về quy định số năm đóng góp, một

hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm, 25 năm hoặc trọn đời.

Đặc điểm này cho thấy đây là kênh tài chính dài hạn để chuẩn bị chu đáo cho tương lai.

Thời gian càng dài thì người tham gia càng có lợi vì được bảo vệ lâu hơn, an tâm lập kế

hoạch tài chính, quỹ tích lũy dồi dào, góp phần giúp giai đoạn nghỉ hưu thêm an nhàn.

Về chính sách BHNT đối với khách hàng, độ tuổi chung để tham gia bảo hiểm nhân thọ

từ 0 - 65 tuổi. Đối với sản phẩm dành cho nhóm đối tượng riêng, quy định về tuổi tác

có thể thay đổi. Với bảo hiểm nhân thọ cho con, cha mẹ có thể tham gia cho bé ngay từ

khi còn trong bụng mẹ. Với bảo hiểm nhân thọ hưu trí, điều kiện tuổi tác có thể mở rộng

Page 37: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

27

từ 65 - 80 tuổi. Vì vậy, chính sách hiện hành của các công ty bảo hiểm sẽ tác động đến

việc tham gia BHNT của khách hàng tại địa bàn sinh sống.

Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới

đây.

Giả thuyết H2: Chính sách BHXH của nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc

tham gia BHNT.

Nhận thức về BHNT

Theo từ điển Tiếng Việt, Kiến thức là những điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập

mà nên. Hiểu biết về chính sách BHNT và các thủ tục tham gia BHNT là một nhân tố

quan trọng để người lao động tự do lựa chọn tham gia hay không tham gia. Nguyễn Thị

Xuân Hương và cộng sự (2018) cho rằng mỗi khách hàng khi sử dụng một dịch vụ cụ

thể sẽ có nhận thức khác nhau từ việc tiếp nhận, tổ chức, lý giải thông tin theo cách riêng

của mình. Nhận thức là tiến trình từ đó khách hàng chọn lọc, tổ chức và lý giải thông tin

để hình thành bức tranh có ý nghĩa về các hoạt động liên quan. Vì vậy, nhận thức về

BHNT là giả thuyết mà tác giả đưa vào làm nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHNT.

Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới

đây.

Giả thuyết H3: Nhận thức về BHNT có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc tham gia

BHNT.

Năng lực của tư vấn viên

Công ty BHNT cần chú trọng tuyển dụng những nhân viên tư vấn thật sự tận tâm

hết mực, có trách nhiệm nghề nghiệp cao, có đạo đức, sự kiên trì và sự chu đáo bên

cạnh những kiến thức kỹ năng thông thường khác như giao tiếp, kiến thức xã hội,

thường xuyên đào tạo nâng cao các kĩ năng cho tư vấn viên để họ có thể phát huy hiệu

quả tối đa trong việc tư vấn để có thể thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua

BHNT. Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo

bảng dưới đây.

Giả thuyết H4: Năng lực của tư vấn viên có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc tham

gia BHNT.

Page 38: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

28

Thương hiệu của công ty bảo hiểm

Thương hiệu và uy tín của một công ty bảo hiểm có thể khuyến khích hoặc không

khuyến khích KH mua SP của công ty đó. Sự vững mạnh về tài chính của các công ty

bảo hiểm là đặc biệt quan trọng đối với KH khi quyết định mua các sản phẩm BHNT,

nhất là đối với các SP có thời hạn hợp đồng dài hoặc trọn đời. Bên cạnh đó, dịch vụ và

sự phát triển của công ty bảo hiểm đó trong thời gian qua, những thành tựu và cả hành

vi đạo đức nghề nghiệp của công ty đó cũng được khách hàng xem xét để lựa chọn. Nội

dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.

Giả thuyết H5: Thương hiệu của công ty bảo hiểm có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến

việc tham gia BHNT.

Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội là những tác động từ các đối tượng xung quanh khách hàng

tới quyết định tham gia BHNT. Bao gồm quan điểm của đơn vị sử dụng lao động, người

thân, bạn bè, hàng xóm hay vị thế của khách hàng khi khách hàng tham gia BHNT. Rất

dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng xã hội tới quyết định tham gia BHNT của khách hàng.

Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới

đây.

Giả thuyết H6: Ảnh hưởng của xã hội có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc tham gia

BHNT.

Cảm nhận rủi ro

Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất (Nguyễn Phong, 1988). Nhận thức rủi

ro là sự đánh giá chủ quan về khả năng xảy ra một sự cố tiêu cực (Lund và Rundmo,

2009; Lennart, Moen và Rundmo, 2004). Các động cơ chính cho việc mua bảo hiểm là

lo ngại rủi ro để tránh mất mát về thời gian, tiền bạc, công sức. Cảm nhận rủi ro trong

nghiên cứu này là khách hàng chưa chắc chắn về các lợi ích mà chính sách BHNT đem

lại, các dịch vụ chăm sóc y tế trong các sản phẩm BHNT chưa thực sự đáp ứng đủ nhu

cầu. Do đó, mức độ lo ngại rủi ro được đưa ra giả thuyết là có tương quan tích cực với

nhu cầu tham gia BHNT. Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến

được thể hiện theo bảng dưới đây.

Giả thuyết H7: Cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều (-) đến việc tham gia BHNT.

Page 39: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

29

Động cơ tham gia

Đề cập những mục đích, tác động xung quanh khiến khách hàng quyết định mua

bảo hiểm nhân thọ (Thượng Vũ Minh Trang, 2016). Động cơ nhưlà một trạng thái nhu

cầu đã ở mức bức thiết đến mức buộc người tiêu dùng phải có hành vi để đáp ứng và

giải tỏa trạng thái căng thẳng này. Mức độthỏa mãn có đạt được hay không phụ thuộc

vào tình huống mà hành vi được thực hiện (Tống Viết Bảo Hoàng, 2015). Các động cơ

tham gia được thể hiện trong bài nghiên cứu này là các yếu tố kỳ vọng của khách hàng

về bảo hiểm nhân thọ đem lại những lợi ích trong tương lai, đầu tư tài chính và nhiều

người muốn tham gia bảo hiểm để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân hoặc gia đình, nhiều

người muốn lo cho tương lai con cái, hoặc an nhàn cho cuộc sống về hưu có tác động

đến ý định mua BHNT. Do đó, những kỳ vọng tương lai của khách hàng được đưa ra

giả thuyết là có tương quan tích cực với động cơ tham gia BHNT. Nội dung của từng

biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.

Gỉa thuyết H8: Động cơ tham gia có ảnh hưởng ngược chiều (-) đến việc tham gia

BHNT.

Rào cản trong việc mua BHNT

Ở thị trường Việt Nam số người tham gia BHNT còn rất khiêm tốn so với một số

nước trên thế giới và trong khu vực. Có rất nhiều nguyên nhân khiến khách hàng chưa

tham gia BHNT như: khách hàng không tin vào các công ty BHNT; các sản phẩm BHNT

quá phức tạp; phí BHNT cao và sản phẩm BHNT không thực sự cần thiết; dịch vụ khách

hàng chưa tốt và kiến thức về BHNT của khách hàng còn hạn chế; khách hàng không

có thu nhập ổn định (Thượng Vũ Minh Trang, 2016). Các rào càn như công tác nhắc

phí, giải quyết quyền lợi chưa thoả đáng, sự quan tâm của công ty đến KH có tác động

đến ý định mua BHNT (Nguyễn Hoài Trâm Anh, 2017).

Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới

đây.

Gỉa thuyết H9: Rào cản của khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc tham

gia BHNT.

Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT

Page 40: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

30

Edvardsson, Thomsson & Ovretveit (1994) cho rằng, chất lượng dịch vụ là dịch

vụ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Theo

Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Thủy Quỳnh Loan (2010), mỗi khách hàng thường cảm

nhận khác nhau về chất lượng dịch vụ, do vậy việc tham gia của khách hàng trong việc

phát triển và đánh giá chất lượng dịch vụ là rất quan trọng . Trong lĩnh vực dịch vụ, chất

lượng là một hàm của nhận thức khách hàng. Nói một cách khác, chất lượng dịch vụ

được xác định dựa vào nhận thức, hay cảm nhận của khách hàng liên quan đến nhu cầu

cá nhân của họ. Nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng nhằm tạo

điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm nhân thọ có được quyền lợi thụ hưởng,

rút ngắn thời gian làm hồ sơ và giảm những thủ tục hành chính không cần thiết nhưng

vẫn giữ đúng thông tin trong các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Do đó, các khách

hàng tham gia có tác động tích cực hơn trong việc quyết định tham gia bảo hiểm nhân

thọ. Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng

dưới đây.

Gỉa thuyết H10: Cảm nhận về sự thuận tiện có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến việc tham

gia BHNT.

Quyết định tham gia BHNT

Đây có thể coi như là một thành phần tổng hợp các ý kiến và đưa ra quan điểm

tiêu dùng của khách hàng từ đó quyết định sự phát triển đối tượng tham gia BHNT.

Quyết định tham gia BHXH được giả định là sự quan tâm, là nhu cầu tham gia BHNT.

Nhu cầu, mong muốn thỏa mãn nhu cầu sẽ khiến cho con người hành động một cách có

chủ đích. Khi người lao động tự do có quan tâm, có nhu cầu tham gia BHNT thì họ sẽ

tìm mọi cách để tham gia BHNT. Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng

biến được thể hiện theo bảng dưới đây.

Bảng 2.2: Bảng thang đo nghiên cứu trong mô hình các yếu tố tác động đến quyết

định tham gia BHNT của khách hàng tại TP.HCM

biến CÁC TIÊU CHÍ

Nguồn kế thừa từ

các nghiên cứu

trước

TD THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BHTN

Page 41: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

31

TD1 Anh/Chị nhận thấy việc tham gia BHNT là hoàn toàn tin

tưởng vào chính sách của các công ty bảo hiểm.

Vũ Ngọc Huyên và

cộng sự (2014);

Nguyễn Thanh Lâm

(2019) TD2

Anh/Chị cho rằng tham gia BHNT là việc làm hoàn toàn

đúng đắn.

TD3 Anh/Chị cảm thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách

BHNT mang lại.

TD4 Anh/Chị cảm thấy tham gia BHNT là việc cần thiết nên làm.

CS CHÍNH SÁCH BHNT CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM Vũ Ngọc Huyên

cộng sự (2014); Lê

Minh Tuyến (2017);

Nguyễn Thị Xuân

Hương và cộng sự

(2018); Bùi Thị

Tuyết Thanh (2020)

CS1 Anh/Chị nhận thấy mức độ phù hợp và khả thi của các hợp

đồng BHNT.

CS2 Anh/Chị nhận thấy mức độ đảm bảo tính công bằng trong

các hợp đồng BHNT.

CS3

Anh/Chị cho rằng quyền lợi (mức trợ cấp, thời gian và điều

kiện hưởng chế độ, …) BHNT của các công ty bảo hiểm đưa

ra là phù hợp.

CS4 Anh/Chị cho rằng mức phí khi tham gia BHNT như hiện nay

của các công ty bảo hiểm là phù hợp.

NT NHẬN THỨC VỀ BHNT Nguyễn Thị Xuân

Hương và cộng sự

(2018); Nguyễn

Thanh Lâm (2019);

Nguyễn Thị Bình

Minh và cộng sự

(2020)

NT1 Anh/Chị cho rằng mua BHNT giúp Anh/Chị tiết kiệm có tính

kỷ luật.

NT2 Anh/Chị cho rằng mua BHNT là việc đầu tư tương lai.

NT3 Mua BHNT giúp Anh/Chị an tâm về tài chính.

NT4 Anh/Chị cho rằng BHNT mang đến cảm giác an toàn cho

bản thân

NT5 Anh/Chị cho rằng BHNT giúp bảo vệ những người thân của

Anh/Chị, mua BHNT là trách nhiệm đối với gia đình.

TV NĂNG LỰC CỦA TƯ VẤN VIÊN Lê Thị Bích Thơ và

cộng sự (2017); Lê

Minh Tuyến (2017);

Bùi Thị Tuyết

Thanh (2020);

TV1 Anh/Chị chọn mua sản phẩm BHNT từ tư vấn viên đã làm

tôi hài lòng trước đó.

TV2 Tư vấn viên có đủ kiến thức chuyên môn để trả lời thắc mắc

của Anh/Chị.

Page 42: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

32

TV3 Anh/Chị chỉ mua BHNT của tư vấn viên đã có nhiều kinh

nghiệm.

Nguyễn Thị Bình

Minh và cộng sự

(2020) TV4

Anh/Chị chỉ mua BHNT của tư vấn viên tận tâm và thân

thiện.

TV5 Anh/Chị chỉ mua BHNT khi tư vấn viên là người thân hay

người quen của Anh/Chị

TH THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM

TH1 Anh/Chị chọn mua BHNT của công ty luôn hướng về lợi ích

cộng đồng.

TH2 Anh/Chị chọn mua BHNT của công ty có uy tín

TH3 Anh/Chị chọn mua BHNT của công ty có các chính sách hậu

mãi tốt

TH4 Anh/Chị chọn mua BHNT của công ty có tiềm lực tài chính

tốt

TH5 Anh/Chị chọn mua BHNT của công ty có thương hiệu mạnh

XH ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI Chu Thị Kim Loan

và cộng sự (2013);

Lê Thị Bích Thơ và

cộng sự (2017); Đỗ

Hoàng Anh và

Phạm Hoàng Mạnh

(2019)

XH1 Do những người xung quanh tham gia BHNT nên Anh/Chị

cũng muốn tham gia.

XH2 Bạn bè, người thân, … ủng hộ, khuyến khích Anh/Chị tham

gia BHNT.

XH3 Những người đã và đang hưởng chế độ BHNT đã tác động

đến ý định tham gia của Anh/Chị.

XH4

Anh/Chị cho rằng không cần tuyên truyền hay chịu sự ảnh

hưởng từ xã hội (người thân, bạn bè, …) thì Anh/Chị vẫn

tham gia BHNT.

RR CẢM NHẬN RỦI RO Lê Thị Bích Thơ và

cộng sự (2017);

Nguyễn Thanh Lâm

(2019)

RR1 Anh/Chị nghĩ rằng việc tham gia BHNT là rất rủi ro về tiền

bạc, thời gian và công sức.

RR2 Anh/Chị cảm thấy không chắc chắn về những lợi ích mà tôi

có thể nhận được khi tham gia BHNT.

Page 43: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

33

RR3

Anh/Chị nhận thấy hệ thống cung ứng dịch vụ chăm sóc y tế

trong các sản phẩm BHNT không đáp ứng được nhu cầu

(chất lượng dịch vụ, chất lượng thuốc, năng lực chuyên môn,

…).

DC ĐỘNG CƠ THAM GIA

DC1 Anh/Chị nhận thấy ngày càng gia tăng những rủi ro về sức

khỏe trong cuộc sống.

Lê Thị Bích Thơ và

cộng sự (2017);

Nguyễn Thị Bình

Minh và cộng sự

(2020)

DC2 Anh/Chị nhận thấy BHNT sẽ bảo vệ tài chính cho gia đình

DC3 Anh/Chị nhận thấy BHNT là kênh tiết kiệm, chu cấp việc

học và để lại tài sản thừa kế cho con cái trong tương lai

DC4 Anh/Chị nhận thấy BHNT là kênh đầu tư tài chính hiệu quả.

DC5 Anh/Chị mua BHNT khi có bệnh cần chữa trị với chi phí lớn

RC RÀO CẢN TRONG VIỆC MUA BHNT Vũ Ngọc Huyên và

cộng sự (2014); Lê

Minh Tuyến (2017);

Nguyễn Thị Xuân

Hương và cộng sự

(2018); Nguyễn Thị

Bình Minh và cộng

sự (2020)

RC1 Anh/chị cho rằng thu nhập có ảnh hưởng đến việc tham gia

BHNT của anh/chị.

RC2 Mức phí tối thiểu trong khung phí đóng BHNT hiện nay là

cao so với thu nhập thực tế của Anh/Chị.

RC3 Anh/Chị cho rằng việc làm không ổn định là nguyên nhân

dẫn đến khả năng tham gia BHNT gặp khó khăn.

RC4 Anh/Chị cho rằng thời gian đóng tiền BHNT quá lâu

RC5 Anh/Chị cho rằng thông tin về BHNT không đầy đủ

CN CẢM NHẬN SỰ THUẬN TIỆN KHI THAM GIA BHNT Chu Thị Kim Loan

và cộng sự (2013);

Vũ Ngọc Huyên và

cộng sự (2014);

Nguyễn Thị Xuân

Hương và cộng sự

(2018); Đỗ Hoàng

Anh và Phạm

Hoàng Mạnh (2019)

CN1 Hồ sơ, quy trình tham gia và hưởng các chế độ khi đóng

BHNT đơn giản, dễ thực hiện.

CN2 Thông tin về thủ tục được công ty bảo hiểm cung cấp đầy đủ,

thống nhất và dễ dàng có được.

CN3 Các biểu mẫu cung cấp cần thiết không phức tạp, đơn giản,

dễ thực hiện

CN4 Thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục tham gia, thanh toán rõ ràng,

thuận tiện và nhanh chóng.

Page 44: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

34

CN5 Điều khoản quy định về việc tham gia BHNT, phương thức

đóng và phương thức thanh toán phù hợp và thuận tiện.

CN6 Mạng lưới hoạt động rộng khắp, dễ dàng tiếp cận (nộp hồ sơ

tham gia BHNT, đóng phí, yêu cầu khiếu nại,...).

TG QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BHNT Lê Thị Bích Thơ và

cộng sự (2017); Lê

Minh Tuyến (2017);

Bùi Thị Tuyết

Thanh (2020);

Nguyễn Thị Bình

Minh và cộng sự

(2020)

TG1 Anh/Chị cho rằng việc tham gia BHNT là quan trọng đối với

Anh/Chị và gia đình.

TG2 BHNT đáp ứng được nhu cầu về đảm bảo chi phí KCB của

Anh/Chị trong tương lai.

TG3 Tôi chắc chắn tiếp tục/tái tham gia BHNT.

TG4 Tôi bị thuyết phục mua BHNT mà không có ý định ngay từ

đầu

TG5 Trong tương lai, nếu có đủ khả năng tài chính Anh/Chị sẽ

tiếp tục tham gia/tái tham gia BHNT.

TG6 Anh/Chị có ý định muốn giới thiệu người thân, bạn bè tham

gia BHNT.

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, nhóm nghiên cứu đã tập trung làm rõ khái niệm, phân loại, vai trò, lợi

ích của BHNT cùng với đó là các lý thuyết về liên quan đến hành vi quyết định mua

BHNT.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu mua BHNT ngày càng cao. Tuy

nhiên, người tiêu dùng đa số chưa có nhiều kiến thức sâu và đầy đủ về sản phẩm mà họ

mua mà chủ yếu là họ sẽ tìm các tư vấn viên để hoặc các đại lý bảo hiểm nhờ tư vấn để

tìm ra các gói bảo hiểm phù hợp với mình. Cũng có trường hợp một số người tiêu dùng

có kiến thức nhất định lại không tiến hành mua sản phẩm BHNT. Các nghiên cứu trước

đây chưa phản ánh hết quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng tuy nhiên

lại là ở một thời điểm khác và ở địa điểm khác chứ không phải ở thành phố Hồ Chí

Minh.

Page 45: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

35

Việc xem xét quyết định mua BHNT dưới góc độ hành vi là hoàn toàn cần thiết tuy

nhiên sản phẩm nhân thọ cũng có tính đặc thù riêng so với các sản phẩm dịch vụ khác.

Nhóm nghiên cứu sử dụng cơ sở lý thuyết về thái độ đa thuộc tính, lý thuyết về hành vi,

lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết hành động hợp lý, lý thuyết hành vi dự định để

nghiên cứu, tìm hiểu về hành vi người tiêu dùng. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra thang

đo gồm 11 yếu tố và 52 biến quan sát để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định mua BHNT của người mua.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Page 46: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

36

Quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm 2 giai đoạn chính:

3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh các biến quan

sát đo lường các khái niệm nghiên cứu và nhằm mục địch khám phá, phát hiện ra các

yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ mà khách hàng quan tâm tại địa

bàn TP.HCM dựa vào cơ sở lý thuyết, kết quả các nghiên cứu trước đây liên quan đến

đề tài và chuyên gia ở nhiều lĩnh vực. Qua đó nhóm tác giả điều chỉnh và bổ sung thang

đo các khái niệm nghiên cứu.

Cơ sở lý thuyết: Lý thuyết

hành động hợp lý (TRA), lý

thuyết hành vi dự định

(TPB), và các nghiên cứu

thực nghiệm

Nghiên cứu định tính

(Thảo luận nhóm với n = 20)

Điều chỉnh thang đo

Nghiên cứu định lượng

(n = 302)

Đánh giá thang đo: Phương pháp

Cronbach Alpha

Loại các biến có hệ số tương

quan biến – tổng nhỏ

Kiểm định hệ số Cronbach

Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

-Lọai các biến có trọng số

EFA nhỏ

-Kiểm tra các yếu tố và

phương sai trích

Phân tích hồi quy bội Xác định mức độ và chiều

hướng tác động của các yếu tố

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Page 47: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

37

Các thang đo của các khái niệm nghiên cứu sau khi được nhóm tác giả xây dựng

từ phương pháp thảo luận nhóm khảo sát với 20 người nhằm thu nhận những ý kiến

đóng góp để điều chỉnh thang đo câu hỏi và nội dung của nhóm nghiên cứu đã xây dựng

cho phù hợp với nhận thức của khách hàng tại TP.HCM phục vụ cho nghiên cứu. Kết

quả các thang đo đã được điều chỉnh từ phương pháp thảo luận nhóm sẽ đưa vào phương

pháp định lượng chính thức.

3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính

thức thông qua các bảng câu hỏi khảo sát đã qua điều chỉnh từ nhóm tác giả. Dựa trên

kích thước mẫu mục tiêu đặt ra phục vụ cho nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát chính

thức sẽ gửi trực tiếp hoặc qua gmail và các trang mạng xã hội đến khách hàng sử dụng

bảo hiểm nhân thọ đang sinh sống/làm việc tại địa bàn TP.HCM. Mục đích của nghiên

cứu này nhằm đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành

nghiên cứu chính thức. Thang đo đánh giá sơ bộ tiến hành đánh giá thông qua hệ số tin

cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội.

Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng bằng cách phỏng vấn

trực tiếp và trực tuyến đối tượng khảo sát với kích thước mẫu là 300. Nghiên cứu này

dùng để đánh giá độ tin cậy và kiểm định thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng cách

sử dụng phần mềm SPSS để kiểm tra hệ số Cronbach Alpha; tương quan biến tổng; phân

tích nhân tố khám phá EFA, loại bỏ các biến có trọng số EFA, kiểm tra các yếu tố và

phương sai trích; phân tích hồi quy bội, xác định mức độ và chiều hướng tác động của

các yếu tố sau khi đã thu thập từ khách hàng, xử lí và phân tích số liệu.

3.2. Kết quả nghiên cứu định tính

3.2.1. Thái độ đối với BHTN

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Thái

độ đối với bảo hiểm nhân thọ là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về nghiên

cứu và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.1: Thang đo thái độ đối với BHNT

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh

(phương pháp thảo luận nhóm)

Page 48: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

38

Tên biến BIẾN QUAN SÁT BIẾN QUAN SÁT Tên biến

TD THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BHTN

TD1

Anh/Chị nhận thấy việc tham gia

BHNT là hoàn toàn tin tưởng vào

chính sách của các công ty bảo

hiểm.

Không thay đổi TD1

TD2 Anh/Chị cho rằng tham gia BHNT

là việc làm hoàn toàn đúng đắn.

Không thay đổi TD2

TD3

Anh/Chị cảm thấy tin cậy vào các

quyền lợi mà chính sách BHNT

mang lại.

Không thay đổi TD3

TD4 Anh/Chị cảm thấy tham gia

BHNT là việc cần thiết nên làm.

Không thay đổi TD4

3.2.2. Chính sách BHNT của công ty bảo hiểm

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Chính

sách của công ty bảo hiểm là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về nghiên cứu

và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.2: Thang đo chính sách BHNT

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh

(phương pháp thảo luận nhóm)

CS CHÍNH SÁCH BHNT CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

CS1

Anh/Chị nhận thấy mức độ phù

hợp và khả thi của các hợp đồng

BHNT.

Không thay đổi CS1

CS2

Anh/Chị nhận thấy mức độ đảm

bảo tính công bằng trong các hợp

đồng BHNT.

Không thay đổi CS2

Page 49: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

39

CS3

Anh/Chị cho rằng quyền lợi (mức

trợ cấp, thời gian và điều kiện

hưởng chế độ, …) BHNT của các

công ty bảo hiểm đưa ra là phù

hợp.

Không thay đổi CS3

CS4

Anh/Chị cho rằng mức phí khi

tham gia BHNT như hiện nay của

các công ty bảo hiểm là phù hợp.

Không thay đổi CS4

3.2.3. Nhận thức về BHNT

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Chính

sách của công ty bảo hiểm là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về nghiên cứu

và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.3: Thang đo nhận thức BHNT

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh

(phương pháp thảo luận nhóm)

NT NHẬN THỨC VỀ BHNT

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

NT1

Anh/Chị cho rằng mua BHNT

giúp Anh/Chị tiết kiệm có tính kỷ

luật.

Không thay đổi NT1

NT2 Anh/Chị cho rằng mua BHNT là

việc đầu tư tương lai. Không thay đổi NT2

NT3 Mua BHNT giúp Anh/Chị an tâm

về tài chính. Không thay đổi NT3

NT4 Anh/Chị cho rằng BHNT mang

đến cảm giác an toàn cho bản thân Không thay đổi NT4

NT5

Anh/Chị cho rằng BHNT giúp bảo

vệ những người thân của Anh/Chị,

mua BHNT là trách nhiệm đối với

gia đình.

Không thay đổi NT5

Page 50: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

40

3.2.4. Năng lực của tư vấn viên

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Chính

sách của công ty bảo hiểm là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về nghiên cứu

và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.4: Thang đo năng lực của tư vấn viên

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh

(phương pháp thảo luận nhóm)

TV NĂNG LỰC CỦA TƯ VẤN VIÊN

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

TV1

Anh/Chị chọn mua sản phẩm

BHNT từ tư vấn viên đã làm tôi

hài lòng trước đó.

Không thay đổi TV1

TV2

Tư vấn viên có đủ kiến thức

chuyên môn để trả lời thắc mắc

của Anh/Chị.

Không thay đổi TV2

TV3 Anh/Chị chỉ mua BHNT của tư

vấn viên đã có nhiều kinh nghiệm. Không thay đổi TV3

TV4 Anh/Chị chỉ mua BHNT của tư

vấn viên tận tâm và thân thiện. Không thay đổi TV4

TV5

Anh/Chị chỉ mua BHNT khi tư

vấn viên là người thân hay người

quen của Anh/Chị

Không thay đổi TV5

3.2.5. Thương hiệu bảo hiểm

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Chính

sách của công ty bảo hiểm là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về nghiên cứu

và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.5: Thang đo thương hiệu BHNT

Page 51: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

41

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh

(phương pháp thảo luận nhóm)

TH THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

TH1

Anh/Chị chọn mua BHNT của

công ty luôn hướng về lợi ích

cộng đồng.

Không thay đổi TH1

TH2 Anh/Chị chọn mua BHNT của

công ty có uy tín Không thay đổi TH2

TH3

Anh/Chị chọn mua BHNT của

công ty có các chính sách hậu mãi

tốt

Không thay đổi TH3

TH4 Anh/Chị chọn mua BHNT của

công ty có tiềm lực tài chính tốt Không thay đổi TH4

TH5 Anh/Chị chọn mua BHNT của

công ty có thương hiệu mạnh Không thay đổi TH5

3.2.6. Ảnh hưởng xã hội

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Chính

sách của công ty bảo hiểm là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về nghiên cứu

và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.6: Thang đo ảnh hưởng xã hội

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh

(phương pháp thảo luận nhóm)

XH ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

XH1

Do những người xung quanh tham

gia BHNT nên Anh/Chị cũng

muốn tham gia.

Không thay đổi XH1

Page 52: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

42

XH2

Bạn bè, người thân,… ủng hộ,

khuyến khích Anh/Chị tham gia

BHNT.

Không thay đổi XH2

XH3

Những người đã và đang hưởng

chế độ BHNT đã tác động đến ý

định tham gia của Anh/Chị.

Không thay đổi XH3

XH4

Anh/Chị cho rằng không cần

tuyên truyền hay chịu sự ảnh

hưởng từ xã hội (người thân, bạn

bè,…) thì Anh/Chị vẫn tham gia

BHNT.

Không thay đổi XH4

3.2.7. Cảm nhận rủi ro

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Chính

sách của công ty bảo hiểm là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về nghiên cứu

và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.7: Thang đo cảm nhận rủi ro

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh

(phương pháp thảo luận nhóm)

RR CẢM NHẬN RỦI RO

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

RR1

Anh/Chị nghĩ rằng việc tham gia

BHNT là rất rủi ro về tiền bạc,

thời gian và công sức.

Không thay đổi RR1

RR2

Anh/Chị cảm thấy không chắc

chắn về những lợi ích mà tôi có

thể nhận được khi tham gia

BHNT.

Không thay đổi RR2

RR3

Anh/Chị nhận thấy hệ thống cung

ứng dịch vụ chăm sóc y tế trong

các sản phẩm BHNT không đáp

Không thay đổi RR3

Page 53: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

43

ứng được nhu cầu (chất lượng

dịch vụ, chất lượng thuốc, năng

lực chuyên môn,…).

3.2.8. Động cơ tham gia

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Động

cơ tham gia là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về nghiên cứu và dễ hiểu đối

với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.8: Thang đo động cơ tham gia

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh

(phương pháp thảo luận nhóm)

DC ĐỘNG CƠ THAM GIA

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

DC1

Anh/Chị nhận thấy ngày càng gia

tăng những rủi ro về sức khỏe

trong cuộc sống.

Không thay đổi DC1

DC2 Anh/Chị nhận thấy BHNT sẽ bảo

vệ tài chính cho gia đình Không thay đổi DC2

DC3

Anh/Chị nhận thấy BHNT là kênh

tiết kiệm, chu cấp việc học và để

lại tài sản thừa kế cho con cái

trong tương lai

Không thay đổi DC3

DC4 Anh/Chị nhận thấy BHNT là kênh

đầu tư tài chính hiệu quả. Không thay đổi DC4

DC5 Anh/Chị mua BHNT khi có bệnh

cần chữa trị với chi phí lớn Không thay đổi DC5

3.2.9. Rào cản trong việc mua bảo hiểm nhân thọ

Kết quả thảo luận nhóm

Page 54: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

44

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Rào

cản trong việc mua bảo hiểm nhân thọ là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về

nghiên cứu và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.9: Thang đo rảo cản trong việc mua BHNT

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo hiệu chỉnh

(phương pháp thảo luận nhóm)

RC RÀO CẢN TRONG VIỆC MUA BHNT

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

RC1

Anh/chị cho rằng thu nhập có ảnh

hưởng đến việc tham gia BHNT

của anh/chị.

Không thay đổi RC1

RC2

Mức phí tối thiểu trong khung phí

đóng BHNT hiện nay là cao so

với thu nhập thực tế của Anh/Chị.

Không thay đổi RC2

RC3

Anh/Chị cho rằng việc làm không

ổn định là nguyên nhân dẫn đến

khả năng tham gia BHNT gặp khó

khăn.

Không thay đổi RC3

RC4 Anh/Chị cho rằng thời gian đóng

tiền BHNT quá lâu Không thay đổi RC4

RC5 Anh/Chị cho rằng thông tin về

BHNT không đầy đủ Không thay đổi RC5

3.2.10. Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia bảo hiểm nhân thọ

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Cảm

nhận sự thuận tiện khi tham gia bảo hiểm nhân thọ là tin cậy, đầy đủ để đo lường các

khái niệm về nghiên cứu và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.10: Thang đo cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Page 55: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

45

CN CẢM NHẬN SỰ THUẬN TIỆN KHI THAM GIA BHNT

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

CN1

Hồ sơ, quy trình tham gia và

hưởng các chế độ khi đóng BHNT

đơn giản, dễ thực hiện.

Không thay đổi CN1

CN2

Thông tin về thủ tục được công ty

bảo hiểm cung cấp đầy đủ, thống

nhất và dễ dàng có được.

Không thay đổi CN2

CN3

Các biểu mẫu cung cấp cần thiết

không phức tạp, đơn giản, dễ thực

hiện

Không thay đổi CN3

CN4

Thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục

tham gia, thanh toán rõ ràng,

thuận tiện và nhanh chóng.

Không thay đổi CN4

CN5

Điều khoản quy định về việc tham

gia BHNT, phương thức đóng và

phương thức thanh toán phù hợp

và thuận tiện.

Không thay đổi CN5

CN6

Mạng lưới hoạt động rộng khắp,

dễ dàng tiếp cận (nộp hồ sơ tham

gia BHNT, đóng phí, yêu cầu

khiếu nại, ...).

Không thay đổi CN6

3.2.11. Quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ

Kết quả thảo luận nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận đều nhất trí các biến quan sát trong thang đo Quyết

định tham gia bảo hiểm nhân thọ là tin cậy, đầy đủ để đo lường các khái niệm về nghiên

cứu và dễ hiểu đối với người tham gia khảo sát.

Bảng 3.11: Thang đo quyết định tham gia BHNT

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

Thang đo đề suất

(phương pháp chuyên gia)

TG QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BHNT

Page 56: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

46

Tên biến Biến quan sát Biến quan sát Tên biến

TG1

Anh/Chị cho rằng việc tham gia

BHNT là quan trọng đối với

Anh/Chị và gia đình.

Không thay đổi TG1

TG2

BHNT đáp ứng được nhu cầu về

đảm bảo chi phí KCB của

Anh/Chị trong tương lai.

Không thay đổi TG2

TG3 Tôi chắc chắn tiếp tục/tái tham gia

BHNT. Không thay đổi TG3

TG4 Tôi bị thuyết phục mua BHNT mà

không có ý định ngay từ đầu Không thay đổi TG4

TG5

Trong tương lai, nếu có đủ khả

năng tài chính Anh/Chị sẽ tiếp tục

tham gia/tái tham gia BHNT.

Không thay đổi TG5

TG6

Anh/Chị có ý định muốn giới

thiệu người thân, bạn bè tham gia

BHNT.

Không thay đổi TG6

3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi

xác suất. Khi đó, nhà nghiên cứu có thể chọn những phần tử (đối tượng nghiên cứu) có

thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Trong nghiên

cứu này, đối tượng khảo sát là những KH trong độ tuổi từ 18-50 tuổi. Đây là độ tuổi

thường có việc làm ổn định, có năng lực hành vi dân sự, độc lập về tài chính và ít bị chi

phối khi quyết định mua BHNT. Dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn, phương pháp

phân tích cấu trúc tuyến tính đòi hỏi kích thước mẫu lớn để có được ước lượng tin cậy

(Joreskog và Sorborn, 1996, dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, 2009). Theo Hair và cộng

sự (1992) số mẫu quan sát trong phân tích yếu tố phải lớn hơn 100 và có tỷ lệ so với

biến ít nhất là 5/1. Do đó đối với đề tài này, việc xác định cỡ mẫu của nghiên cứu định

lượng được thực hiện theo con số kinh nghiệm = (số biến cần đo) x 5 (ước lượng có 52

biến ~ 260 mẫu khảo sát). Còn theo Tabachnick& Fidell (1996) cho rằng kích thước

Page 57: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

47

được tính theo công thức N ≥ 8m + 50, trong đó: N là số mẫu cần khảo sát, m là số biến

quan sát.

Nghiên cứu này lấy mẫu với 300 cho 52 biến khảo sát. Để thành công lấy được số đầy

đủ dữ kiến, nhóm nghiên cứu đã giửi 400 mẫu đến người làm khảo sát thông qua gmail

phòng trường hợp mẫu không hợp lệ hay người thực hiện khảo sát không thực hiện khảo

sát.

3.3.2. Quy trình phân tích và xử lý dữ liệu

3.3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo

Trước khi vào phân tích nhân tố khám phá EFA thì chúng ta sử dụng chưng trình

SPSS 20.0 để có thể kiểm định độ đáng tin cậy của thang đo các thành phần biến quan

sát theo mô hình nghiên cứu và đề xuất xem xét sự tương quan của các biến quan sát

bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha. Khi sử dụng hệ số phân thích hệ

số tin cậy Cronbach’s Alpha giúp hạn chế những biến quan sát không cần thiết hoặc là

những biến không có ích cho việc nghiên cứu đề tài khiến nghiên cứu sinh khó phán

đoán được độ biến thiên và nhận dạng lỗ trong các biến. Chúng được coi là các biến

rác và sẽ được loại bỏ trong các bước phân tích tiếp theo. Theo (Hoàng Mạnh và Chu

Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)” yêu cầu đặt ra cho Cronbach’s Alpha là lớn hơn 0.6 nhưng

tốt nhất là lớn hơn 0.7”. Tuy nhiên khi phân tích trong bảng có biến quan sát có hệ số

tương quan giữa biến tổng nhỏ hơn 0.3 cũng sẽ bị loại trong những phân tích tiếp theo.

3.3.2.2. Phân tích nhân tố EFA

Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến rất lớn, và

trong số đó, có rất nhiều biến quan sát có sự liên hệ tương quan với nhau. Chẳng hạn

như: Chúng ta có một đối tượng gồm có 20 đặc điểm cần nghiên cứu. Thay vì đi nghiên

cứu từng đặc điểm một, chúng ta sẽ gộp chúng thành 4 đặc điểm lớn, bên trong 4 đặc

điểm lớn bao gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự tương quan lẫn nhau. Cách làm này sẽ giúp tiết

kiệm thời gian và kinh phí cho nghiên cứu đồng thời vẫn không làm thay đổi kết quả.

Từ đó, sự ra đời của một phương pháp định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều

biến đo lường phụ thuộc lần nhau thành một tập các nhân tố (các biến) có ý nghĩa hơn.

Được gọi là phân tích nhân tố khám phá - (Exploratory Factor Analysis), gọi tắt là EFA.

Phân tích nhân tố khám phá EFA thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực

về kinh tế, quản trị, xã hội học, tâm lý… Trong nghiên cứu xã hội, phân tích EFA thường

được dùng trong quá trình xây dựng thang đo (scale) nhằm kiểm tra tính đơn khía cạnh

Page 58: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

48

của thang đo và đo lường các khía cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu. Trong

kinh tế, phân tích nhân tố khám phá có ứng dụng rất rộng rãi, trong nhiều trường hợp và

phổ biến nhất là:

Sử dụng trong phân khúc thị trường để phát hiện ra các nhân tố quan trọng dùng

để phân nhóm người tiêu dùng. Ví dụ như: Những người mua xe có thể được chia thành

4 nhóm theo sự chú trọng tượng đối về tính năng, tiện nghi, kinh tế và sự sang trọng. Từ

đó đưa ra 4 phân khúc về sản phẩm cho người mua xe: những người tiêu dùng tìm kiếm

tính kinh tế, người tiêu dùng tìm kiếm tiện nghi, người tiêu dùng tìm kiếm tính năng và

người tiêu dùng tìm kiếm sự sang trọng.

Trong nghiên cứu định giá, ta có thể sử dụng phân tích EFA để nhận ra các đặc

trưng của những người nhạy cảm với giá. Ví dụ những người tiêu dùng nhạy cảm với

giá có thể là những người có suy nghĩ tiết kiệm, có tính ngăn nắp và không thích ra

ngoài...

Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, chúng ta cần quan tâm tới các chỉ số dưới đây:

- Hệ số Factor Loading: Được định nghĩa là là trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân

tố. Là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Trong đó:

• Nếu 0.3 <=Factor loading <=0.4 được xem là biến quan sát có ý nghĩa thống kê

đạt được mức tối thiểu

• Nếu Factor loading >= 0.5 được xem là biến quan sát có ý nghĩa thực tiễn

• Nếu Factor loading >= 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt

- Hệ số KMO (Kaiser – Meyer - Olkin): Là chỉ số dùng để đánh giá sự thích hợp

của phân tích nhân tố, cụ thể là so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến

với hệ số tương quan riêng phần của chúng. Trị số của KMO được đánh giá như

sau:

• KMO < 0. 50: Không đạt

• 0.50 <= KMO < 0. 60: Xấu

• 0.60 <= KMO < 0. 70: Tạm được

• 0.70 <= KMO < 0. 80: Đạt

• 0.80 <= KMO < 0.90: Tốt

3.3.2.3. Phân tích hồi quy bội

Hồi quy tuyến tính bội thường được sử dụng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân

quả (Cooper và Schindler, 2003). Ngoài là công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội còn có

Page 59: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

49

chức năng kết luận để kiểm định giả thuyết và dự đoán các giá trị của tổng thể nghiên

cứu. Vì vậy, để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của bài này, ta sử dụng phương

pháp hồi quy tuyến tính bội là phương pháp phù hợp nhất. Khi giải thích về phương

trình hồi quy, người nghiên cứu cần lưu ý hiện tượng đa cộng tuyến. Các biến có sự đa

cộng tuyến cao có thề làm kết quả kiểm định không được ổn định và không có tính tổng

quát cao. Có nhiều vấn đề xảy ra khi hiện tượng đa cộng tuyến tồn tại tồn tại một cách

nghiêm trọng, ví dụ sẽ làm sai hệ số beta, tạo ra hệ số hồi quy có dấu ngược với những

gì người nghiên cứu mong đợi và kết quả T- test không có ý nghĩa đáng kể trong khi kết

quả F- test tổng quát cho mô hình thì lại có ý nghĩa thông kê. Độ chấp nhận (Tolerance)

thường được dùng để đo lường hiện tượng đa cộng tuyến. Nguyên tắc nếu độ chấp thuận

của một biến nhỏ thì nó gần như một kết hợp tuyến tính của các biến độc lập khá và đó

là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Hoặc dựa vào hệ số phóng đại (VIF) là giá trị nghịch đảo

của độ chấp thuận. Như vậy, mối quan hệ tương quan giữa các biến thấp thì giá thì giá

trị VIF thấp. Nếu VIF >10 thì hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi đọc các bài nghiên trước và xem xét những ảnh hưởng của các nhân tố

tác động. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng đã thực hiện thang đo. Nghiên cứu nhóm có

hai giai đoạn được thông qua là nghiên cứu sơ bộ bằng cách thông qua thảo luận nhóm

và nghiên cứu chính thức. Kết quả đánh giá sơ bộ, thang đo được nhóm nghiên cứu

đồng tình và không thêm sửa chữa gì thêm. Thang đo chính thức bao gồm 11 yếu tố và

52 biến quan sát (11 yếu tố bao gồm: thái độ đối với BHNT, chính sách BHNT của công

ty bảo hiểm, nhận thức về BHNT, năng lực của tư vấn viên, thương hiệu của công ty

bảo hiểm, ảnh hưởng xã hội, cảm nhận rủi ro, động cơ tham gia, rào cản trong việc mua

BHNT, cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT, quyết định tham gia BHNT) . Ngoài

ra, chương 3 còn trình bày các các phần có liên quan đến quá trình nghiên cứu như: xây

dựng thang đo, xác định kích thước mẫu, phương pháp chọn mẫu. Chương 4 sẽ tiếp tục

phân tích dữ liệu và trình bày các kết quả nghiên cứu.

Page 60: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

50

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa trên các thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc tham

gia BHNT. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành mã hóa và xử lý dữ liệu từ kết quả khảo sát

các đối tượng trong diện tham gia BHNT trên địa bàn thành phố Hồ Chì Minh. Số phiếu

khảo sát thu về hợp lệ là 302 phiếu và dữ liệu đã được mã hóa, làm sạch trước khi đưa

vào phân tích.

4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

4.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

Về giới tính

Bảng 4.1 trình bày thống kê số người tham gia khảo sát phân loại theo giới tính.

Kết quả nhận được có 123 nam chiếm tỷ lệ 40.86% và 179 nữ chiếm tỷ lệ 59,13% trong

tổng số 302 người tham gia cuộc khảo sát.

Bảng 4.1: Thống kê đối tượng khảo sát về việc tham gia NHNT theo giới tính

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Về độ tuổi

Độ tuổi được phân loại trong mẫu nghiên cứu các đối tượng tham gia BHNT

thành 4 nhóm: (i)Từ 18 tuổi đến 25 tuổi; (ii)Từ 26 tuổi đến 35 tuổi; (iii)Từ 35 tuổi đến

50 tuổi; (iv) 50 tuổi được thể hiện ở Bảng 2.2 như sau:

Bảng 4.2: Thống kê đối tượng khảo sát về việc tham gia BHNT theo độ tuổi

Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Từ 18 tuổi đến 25 tuổi 209 69,43

Từ 26 tuổi đến 35 tuổi 42 13.95

Giới tính Số lượng(người) Tỷ lệ (%)

Nam 124 40,86

Nữ 178 59.13

Tổng cộng 302 100

Page 61: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

51

Từ 35 tuổi đến 50 tuổi 28 9.3

50 tuổi 23 7.3

Tổng 302 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Kết quả cho thấy, số người tham gia khảo sát đa số là ở lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi

với 209 người chiếm tỷ lệ 69,43%. Từ 26 tuổi đến 35 tuổi có 42 người tham gia khảo

sát chiếm 13.95%. Ở độ tuổi từ 35 tuồi đến 50 tuổi có 28 người tham gia khảo sát và số

lượng người tham gia khảo sát ở tuổi 50 là 23 người chiếm tỷ lệ lần lượt là 9,3% và

7.3% mẫu khảo sát.

Về lĩnh vực nghề nghiệp

Bảng 4.3: Thống kê đối tượng khảo sát về việc tham gia BHNT theo lĩnh vực nghề

nghiệp

Lĩnh vực nghề nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Học sinh/ sinh viên 179 59,13

Nhân viên văn phòng 49 16,27

Quản lý 14 4,65

Giáo viên 24 7,97

Bác sĩ 17 5,64

Khác 19 6,31

Tổng 302 100

Nguồn: Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy, có 179 người trong 302 người là học sinh/

sinh viên chiếm tỷ lệ 59,13% và chiếm tỷ trong cao nhất trong số người tham gia khảo

sát. Đứng thứ hai là nhân viên văn phòng với 49 người tham gia chiếm 16,27%. Thứ ba

là giáo viên với số lượng tham gia khảo sát là 24 người chiếm tỷ trọng 7,97%. Số người

tham gia khảo sát là quản lý và bác sĩ lả 14 và 17 chiếm tỷ trọng lần lượt là 4.65% và

5.64%. Một số ít người còn lại tham gia khảo sát làm trong ngành kỹ sư, công nhân,

sale, … chiếm 6,31%.

Page 62: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

52

Về mức thu nhập

Bảng 4.4: Thống kê đối tượng khảo sát về việc tham gia BHNT theo mức lương

Thu nhập hàng tháng Số lượng(người) Tỷ lệ (%)

Dưới 5 triệu đồng 150 49,83

Từ 5 -10 triệu đồng 68 22,59

Từ 11 – 20 triệu đồng 45 14,61

Hơn 20 triệu đồng 39 12,95

Tổng 302 100

Nguồn: Kết quả khảo sát

Như đã thấy ở bảng trên, mức thu nhập dưới 5 triệu đồng chiếm số lượng đến

150 mẫu khảo sát, tỷ trọng 49,83%. Từ 5-10 triệu đồng chiếm 68 mẫu khảo sát chiếm

22,59%. Tiếp theo là thu nhập từ 11-20 triệu đồng có 45 mẫu khảo sát chiếm 14,61%.

Còn lại là 12,95% cho ngườ có thu nhập hơn 20 triệu đồng.

4.1.2. Tình trạng tham gia BHNT trong mẫu khảo sát

Đã từng mua hay chưa

Kết quả khảo sát cho thấy có 67,77% đối tượng khảo sát chưa tham gia BHNT

tại thành phố Hồ Chí Minh. Còn lại khoảng 32.22% đối tượng khảo sát đã từng tham

gia BHNT. Số liệu này tương đối phù hợp với tình hình hiện nay trên địa bàn TP Hồ

Chí Minh.

Hình 4.1: Thống kê tình trạng mua hay chưa mua BHNT

Chưa Đã từng

Page 63: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

53

Nguồn: Kết quả khảo sát

Hiện tại có đang sử dụng không

Hình 4.2: Thống kê tình trạng hiện tại sử dụng BHNT

Nguồn: Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy có 29,56% người tham gia khảo sát đã và đang sử dụng

BHNT. Tuy nhiên, có đến 70,43% người chưa sử dụng BHNT tại thành phố Hồ Chí

Minh.

Do vậy, kết quả khảo sát cho thấy mặc dù người lao động với nhiều mức thu

nhập khác nhau, thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau nhưng việc tham gia

BHNT hiện nay vẩn chưa phổ biến ở thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 4.3: Thống kê tình trạng hôn nhân

Nguồn: Kết quả khảo sát

Chưa sử dụng Đã và đang sử dụng

Đã kết hôn Độc thân

Page 64: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

54

Theo như biểu đồ minh họa, số người tham gia khảo sát trong tình trạng độc thân

chiếm 228 mẫu khảo sát, tỷ trọng 75,74%. Còn lại là người đã kết hôn chiếm 24,25%

với 73 mẫu khảo sát

4.1.3. Cơ cấu đối tượng tham gia BHXH BB trong mẫu khảo sát

Để thấy rõ hơn cơ cấu đối tượng tham gia BHNT tại thành phố Hồ Chí Minh, đề

tài thực hiện thống kê số người tham gia BHNT trong mẫu khảo sát theo các yếu tố về

giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập.

Bảng 4.5: Cơ cấu đối tượng tham gia BHXH BB theo các tiêu chí

Các tiêu chí

Chưa sử dụng Đã và đang sử dụng

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam 96 44,81 28 31,46

Nữ 117 55,18 61 68,53

Tổng 213 100 89 100

Độ tuổi

Từ 18 tuổi đến 25 tuổi 149 70,28 60 67,41

Từ 26 tuổi đến 35 tuổi 29 13,67 13 14,6

Từ 35 tuổi đến 50 tuổi 20 9,43 8 8,98

50 tuổi 15 6,6 8 8,98

Tổng 213 100 89 100

Nghề nghiệp

Học sinh / Sinh viên 124 58,49 54 60,67

Nhân viên văn phòng 35 16,5 14 15,73

Quản lý 8 3,77 5 5,61

Page 65: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

55

Giáo viên 18 8,49 5 5,61

Bác sĩ 12 5,66 8 8,98

Khác 15 7,07 3 3,37

Tổng 213 100 89 100

Thu nhập

Dưới 5 triệu đồng 107 50,47 43 48,31

Từ 5 - 10 triệu đồng 52 24,52 16 17,97

Từ 11 - 20 triệu đồng 25 11,79 19 21,34

Hơn 20 triệu đồng 29 13,2 11 12,35

Tổng 213 100 89 100

Tình trạng hôn nhân

Độc thân 158 74,52 70 78,65

Đã kết hôn 54 25,47 20 21,34

Tổng 212 100 90 100

Nguồn: Kết quả khảo sát

Về giới tính, kết quả thống kê ở bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ số người đã và đang tham

gia NHNT ở nữ cao hơn nam. Vì có sự chênh lệch về người tham gia khảo sát giữa nam

và nữ nên số tỷ lệ chưa tham gia bảo hiểm ở nữ cao hơn nam với tỷ lệ 55,18% và 44,81%.

Về độ tuổi, số liệu thống kê cho thấy đa số những người chưa tham gia BHNT trong

mẫu nghiên cứu còn khá trẻ, dưới 35 tuổi chiếm 59,13%. Còn lại khoảng 29,56% trong

số những người đã và đang tham gia BHNT thuộc độ tuổi từ 18 đến 50 tuổi.

Về mức thu nhập, đa số ở những người đã và đang tham gia BHNT đều và chưa tham

gia đều có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng. Tiếp đến là người có thu nhập từ 5- 10 triệu

đồng có tỷ lệ tham gia bảo hiểm cao với 24,12%. Số người đã và đang tham gia BHNT

ở mức lương 11-20 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao so với người chưa tham gia bảo hiểm

nhân thọ.

4.2. Kiểm định thang đo

Page 66: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

56

Trước khi thực hiện mô hình phân tích nhân tố EFA để xác định các yếu tố tác

động đến quyết định mua sản phẩm BHNT của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ

Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo đã được đề

xuất trong chương 1 bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Việc đánh giá hệ số tin cậy

Cronbach’ Alpha trước khi thực hiện phân tích nhân tố giúp bỏ các biến không phù hợp

vì các biến bị loại có thể tạo ra các nhân tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai

Trang, 2009).

Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích cũng như đánh giá độ

tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định Cronbach Alpha là để tìm hiểu xem các

biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Hệ số Cronbach’s

Alpha chỉ cho biết có sự liên kết các đo lường với nhau hay không, nhưng lại không biết

bỏ đi các biến tạo có thể ra các nhân tố giả. Khi đó, tính toán hệ số tương quan giữa

biến- tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát giả, giữa lại biến thật giúp ích cho khái

niệm cần nghiên cứu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Theo nguyên

tắc, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên thì thang đo đáng tin cậy và giải thích hợp lý

(Nunnally & Bernstein, 1994). Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach’s Alpha cao trên khoảng

từ 0.95 trở lên cho thấy khả năng đa cộng tuyến cao giữa các biến giải thích (Nguyễn

Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Thang đo muốn có độ tin cậy cao đòi hỏi thì buộc các biến phải có sự tương quan

mạnh mẽ với nhau, điều này thể hiện qua chỉ số tương quan biến-tổng (Corrected Item

– Total Correlation). Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), chỉ số này

phải lớn hơn 0,3. Các biến có hệ số tương quan biến – tổng (item-total corelation) nhỏ

hơn 0,3 sẽ bị loại. Tuy nhiên, một nhân tố có khả năng giải thích khái niệm cần đo phải

có 4 biến quan sát trở lên. Vì vậy, trong trường hợp nhân tố đo lường được tổng hợp từ

dưới 3 biến quan sát, khi loại các biến một trong ba biến có thể cải thiệ được hệ số

Cronbach’s Alpha nhưng không nên thực hiện (Nguyễn Đình Thọ, 2012).

4.2.1. Thang đo “Thái độ đối với BHXH BB”

Trong thang đo, nhóm nghiên cứu sử dụng 4 biến quan sát để đo lường nhân tố

thái độ đối với BHNT. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố sau khi chạy mô hình này

là 0.839> 0,7 nên thang đo “Thái độ đối với BHNT” đáng tin cậy. Hơn nữa, các biến

quan sát được đề xuất đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Việc bỏ đi biến

quan sát nào trong thang đo đều làm giảm đi hệ số Cronbach’s Alpha. Vì vậy, nhóm

Page 67: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

57

nghiên cứu giữ nguyên 4 biến quan sát đề xuất. (Chi tiết kết quả tính toán ở phần Phụ

lục)

4.2.2. Thang đo “Chính sách BHNT của công ty bảo hiểm”

Trong thang đo Chính sách BHNT của công ty bảo hiểm, nhóm nghiên cứu dùng

4 biến quan sát để kiểm định độ tin cậy. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này là

0,848> 0,7 nên thang đo này có độ tin cậy. Cùng với đó, hệ số tương quan biến tổng của

4 biến quan sát đều cao hơn 0,3 nên việc loại đi biến nào trong thang đo sẽ làm hệ số

Cronbach’s Alpha bị giảm đi. Do vậy, nhóm nghiên cứu giữ nguyên 4 biến quan sát

trong thang đo đề xuất. (Chi tiết kết quả tính toán ở phần Phụ lục)

4.2.3. Thang đo “Nhận thức về BHNT”

Trong thang đo, nhóm nghiên cứu đề xuất 5 biến quan sát để đo lường nhân tố

ảnh hưởng “Nhận thức về BHNT”. Kết quả sau khi chạy phẩn mềm kiểm định hệ số

Cronbach’s Alpha là 0.946 lớn hơn 0,7, vậy thang đo “Nhận thức về BHNT” là đáng

tin. 5 hệ số tương quan biến tổng dao động từ 0,705 đến 0,903 lớn lơn 0,3 nên ta giữ

nguyên 5 biến quan sát đề xuất (Chi tiết kết quả tính toán ở phần Phụ lục)

4.2.4. Thang đo “Năng lực của tư vấn viên”

Trong thang đo, nhóm nghiên cứu từ đó lựa chọn đề xuất 5 biến quan sát đo lường

cho nhân tố “Năng lực của tư vấn viên”. Sau khi phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS,

kết quả hệ số Cronbach’ Alpha của nhân tố này là 0.806> 0.7 đủ điều kiện cho sự tin

cậy. Bên cạnh đó, 5 biến quan sát đo lường cho nhân tố đều có hệ số tương quan tổng

lớn hơn 0.3 thỏa điều kiện. Vì vậy, nhóm nghiên cứu giữ nguyên 5 biến quan sát đề xuất

để tránh làm giảm hệ số Cronbach’s Alpha (Chi tiết kết quả tính toán ở phần Phụ lục)

4.2.5 Thang đo “Thương hiệu của công ty bảo hiểm”

Trong thang đo “Thương hiệu của công ty bảo hiểm”, nhóm nghiên cứu sử dụng

5 biến quan sát để đo lường nhân tố thương hiệu của công ty bảo hiểm. Hệ số Cronbach’s

Alpha của nhân tố sau khi chạy mô hình này là 0.903 > 0,7 nên thang đo “Thương hiệu

của công ty bảo hiểm” đáng tin cậy. Cùng với đó, các biến quan sát được đề xuất đều có

hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Việc bỏ đi biến quan sát nào trong thang đo đều

làm giảm đi hệ số Cronbach’s Alpha. Vì vậy, nhóm nghiên cứu giữ nguyên 5 biến quan

sát đề xuất (Chi tiết kết quả tính toán ở phần Phụ lục)

Page 68: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

58

4.2.6. Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Trong thang đo “Ảnh hưởng xã hội”, nhóm nghiên cứu đề xuất 4 biến quan sát

là để đo lường nhân tố ảnh hưởng xã hội. Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach’Alpha của

thang đo là 0.896 > 0,7, nên thang đo được sự tin cậy. Cùng với đó, kết quả hệ số tương

quan biến tổng giao động từ 0,737 đến 0,832 cao hơn 0,3. Nếu bỏ bất cứ biến quan sát

đề xuất nào sẽ làm cho hệ số Cronbach’s Alpha giảm đi, vì vậy nhóm nghiên cứu giữ

nguyên thang đo không loại biến nào. (Chi tiết kết quả tính toán ở phần Phụ lục)

4.2.7. Thang đo “Cảm nhận rủi ro”

Trong thang đo Cảm nhận rủi ro, nhóm nghiên cứu từ đó lựa chọn đề xuất 3 biến

quan sát đo lường cho nhân tố “Cảm nhận rủi ro”. Sau khi phân tích dữ liệu, kết quả cjo

ra hệ số Cronbach’ Alpha của nhân tố “Cảm nhận rủi ro” là 0.881 > 0.7 đủ điều kiện

cho sự tin cậy. Bên cạnh đó, 3 biến quan sát đo lường cho nhân tố đều có hệ số tương

quan tổng từ 0,822 đến 0,657 cao hơn 0.3 thỏa điều kiện. Vì vậy, để tránh làm giảm hệ

số Cronbach’s Alpha nhóm nghiên cứu giữ nguyên 3 biến quan sát đề xuất. (Chi tiết kết

quả tính toán ở phần Phụ lục)

4.2.8. Thang đo “Động cơ tham gia”

Trong thang đo này, nhóm nghiên cứu đề xuất 5 biến quan sát để đo lường nhân

tố ảnh hưởng nhận thức về BHNT. Kết quả sau khi chạy phẩn mềm kiểm định hệ số

Cronbach’s Alpha là 0,865 lớn hơn 0,7, vậy thang đo “Động cơ tham gia” là đáng tin.

Hệ số tương quan biến tổng các biến đề xuất lớn hơn 0,3 nên ta giữ nguyên 5 biến quan

sát đề xuất (Chi tiết kết quả tính toán ở phần Phụ lục)

4.2.9. Thang đo “Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT”

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng 6 biến quan sát để đo lường

nhân tố Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân

tố sau khi chạy mô hình này là 0.908 > 0,7 nên thang đo “Cảm nhận sự thuận tiện khi

tham gia BHNT” đáng tin cậy. Cùng với đó, các biến quan sát được đề xuất đều có hệ

số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Việc bỏ đi biến quan sát nào trong thang đo đều

làm giảm đi hệ số Cronbach’s Alpha. Vì vậy, nhóm nghiên cứu giữ nguyên 6 biến quan

sát đề xuất (Chi tiết kết quả tính toán ở phần Phụ lục)

4.2.10. Thang đo “Quyết định tham gia BHNT”

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng 6 biến quan sát để đo lường

nhân tố Quyết định tham gia BHNT. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố sau khi chạy

Page 69: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

59

mô hình này là 0.801 > 0,7 nên thang đo “Quyết định tham gia BHNT” đáng tin cậy.

Cùng với đó, các biến quan sát được đề xuất đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn

0,3. Tuy nhiên, chỉ số tương quan biến tổng của biến TG4 - “Tôi bị thuyết phục mua

BHNT mà không có ý định ngay từ đầu” khá thấp chỉ có 0.085< 0.3. Vì vậy, nhóm

nghiên cứu loại bỏ đi biến quan sát TG4 và chạy lại mô hình với các biến quan sát đề

suất TG1, TG2, TG3, TG5, TG6. Sau khi chạy lại mô hình, hệ số Cronbach’s Alpha

tăng lên 0,949 > 0,7 làm tăng độ tin cậy của thang đo. Các biến quan sát đề xuất có hệ

số tương quan tổng giao động từ 0,722 đến 0.912 hoàn toàn cao hơn 0,3 vì vậy nhóm

nghiên cứu không bỏ biến quan sát đề xuất nào để tránh hệ số Cronbach’s Alpha giảm.

4.2.11. Thang đo “Rào cản trong việc mua BHNT”

Trong thang đo Rào cản trong việc mua BHNT, nhóm nghiên cứu dùng 5 biến

quan sát để kiểm định độ tin cậy. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này là 0,813 >

0,7 nên thang đo này có độ tin cậy. Cùng với đó, hệ số tương quan biến tổng của 5 biến

quan sát đều dao động từ 0,542 đến 0,676 cao hơn 0,3 nên việc loại đi biến nào trong

thang đo sẽ làm hệ số Cronbach’s Alpha bị giảm đi. Do vậy, nhóm nghiên cứu giữ

nguyên 5 biến quan sát trong thang đo đề xuất để đo lường. (Chi tiết kết quả tính toán ở

phần Phụ lục)

Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả kiểm định thang đo chính thức

Mã biến

Hệ số tương quan biến tổng

(Corrected Item-Total Correlation)

Cronbach’s Alpha if Item

Deleted

TD Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,839

TD1 0,726 0,774

TD2 0.794 0,750

TD3 0,523 0,859

TD4 0,679 0,793

CS Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,848

CS1 0,664 0,816

Page 70: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

60

CS2 0.698 0,802

CS3 0,670 0,813

CS4 0,711 0,795

NT Hệ số Cronbach’s Alpha:0.946

NT1 0,705 0,962

NT2 0,896 0,926

NT3 0,903 0,925

NT4 0,901 0,924

NT5 0,885 0,928

TV Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,806

TV1 0,946 0,797

TV2 0,584 0,770

TV3 0,681 0,739

TV4 0,632 0,755

TV5 0,563 0,776

TH Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,903

TH1 0,735 0,887

TH2 0.808 0,873

TH3 0,782 0,883

TH4 0,799 0,875

TH5 0,714 0,892

XH Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,896

XH1 0,737 0,879

Page 71: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

61

XH2 0,756 0,872

XH3 0,832 0,843

XH4 0,759 0,871

RR Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,881

RR1 0,822 0,783

RR2 0,850 0,755

RR3 0,657 0,924

DC Hệ số Cronbach’s Alpha:0,865

DC1 0,723 0,827

DC2 0,754 0,820

DC3 0,646 0,851

DC4 0,700 0,833

DC5 0,625 0,851

CN Hệ số Cronbach’s Alpha:0.908

CN1 0,764 0,889

CN2 0,789 0,885

CN3 0,741 0,892

CN4 0,733 0,893

CN5 0,701 0,898

CN6 0,741 0,892

TG Hệ số Cronbach’s Alpha: 0,949

TG1 0,902 0,930

TG2 0,906 0,929

Page 72: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

62

TG3 0,912 0,928

TG5 0,722 0,965

TG6 0,887 0,933

RC Hệ số Cronbach’s Alpha:0,813

RC1 0,676 0,754

RC2 0,638 0,767

RC3 0,567 0,793

RC4 0,607 0,776

RC5 0,542 0,794

Bảng 4.6 Thống kê trên trình bày thang đo đù điều kiện để tiếp tục thực hiện hiện

phân tích “Các yếu tố tác động đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của

khách hàng cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh” thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA.

Mô hình ban đầu có 9 nhân tố tác động đến quyết định mua sản phẩm BHNT và 1 nhân

tố quyết định mua BHNT với 52 biến quan sát. Sau khi chạy phần mềm, kết quả kiểm

định có một nhân tố bị loại bỏ là TG4. Do đó, còn lại 51 biến quan sát được sử dụng để

đưa vào phân tích nhân tố EFA nhằm xác định các nhân tố có giá trị, tác động đến quyết

định mua sản phẩm BHNT của khách hàng cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh trước khi thực

hiện hồi quy định lượng.

4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Đề tài tiến hành nghiên cứu phân tích khám phá EFA đối với 10 thang đo của

nhóm biến độc lập trong mô hình nghiên cứu và 1 thang đo “Quyết định tham gia

BHNT” của biến phụ thuộc. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp trích Principal

Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có

eigenvalue >1.

Đồng thời, hệ số KMO là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân

tích nhân tố EFA. Theo Hair và cộng sự (2008), trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở

lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ

hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.

Bên cạnh đó, kiểm định giá trị Bartlett cũng được áp dụng. Kiểm định Bartlett (Bartlett’s

Page 73: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

63

test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với

nhau hay không. Nếu kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05),

chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố (Hair và cộng sự,

2008).

a) Nhóm các nhân tố tác động đến quyết định tham gia BHNT của người dân

TP.HCM

Kiểm định tính thích hợp của mô hình

Bảng 4.7: Kiểm định hệ KMO và Bartlett

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy.

.828

Bartlett's Test of Sphericity

Approx.Chi-Square 9234.252

df 1035

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS)

Theo Bảng 4.7, chỉ số KMO = 0,828> 0,5 thỏa mãn yêu cầu để thực hiện phân

tích nhân tố khám phá EFA. Hơn nữa, theo Kaiser (1974), nếu KMO > 0,90 là rất tốt

cho việc thực hiện phân tích nhân tố khám phá.

Giá trị Sig. = 0,000 < 0,05, có nghĩa là các biến có quan hệ với nhau nên có thể thực

hiện phân tích nhân tố khám phá. Như vậy, dữ liệu này phù hợp để thực hiện phân tích

nhân tố khám phá.

Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát với thước đo đại diện (Phân

tích phương sai trích)

Bảng 4.8: Tổng phương sai được giải thích

Page 74: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

64

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 4.210 84.207 84.207 4.210 84.207 84.207

2 .416 8.319 92.527

3 .175 3.503 96.030

4 .112 2.240 98.269

5 .087 1.731 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS)

Theo Gerbing & Anderson (1988), các thang đo của mô hình chỉ được chấp nhận

khi tổng phương sai trích lớn hơn 50%. Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy với 46 nhân tố đưa

vào phân tích theo mô hình nghiên cứu đề xuất thì kết quả cho thấy có 9 nhân tố được

tổng hợp với tỷ lệ giải thích là 69,761%. Hệ số Eigenvalue = 1,505 >1 đạt yêu cầu, điểm

dừng tại nhân tố thứ 9 với phương sai trích là 69,761%. Điều này có nghĩa là 9 nhân tố

được rút ra giải thích được 69,761% biến thiên của dữ liệu.

Ngoài ra, theo Hair và cộng sự (1998), các biến quan sát có hệ số tải phải đạt mức

tối thiểu là 0,3 trở lên và lớn hơn 0,5 thì biến được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Bảng 4.9: Ma trận nhân tố đã xoay

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8 9

TD2 .847

TD1 .817

TD4 .791

CS3 .786

Page 75: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

65

CS2 .786

CS1 .754

CS4 .742

TD3 .683

NT3 .905

NT2 .894

NT4 .893

NT5 .882

NT1 .781

CN2 .851

CN1 .838

CN3 .824

CN6 .820

CN4 .810

CN5 .784

TH2 .878

TH1 .851

TH4 .846

TH3 .804

TH5 .714

DC2 .848

DC1 .827

DC4 .814

DC5 .770

DC3 .760

XH3 .860

XH4 .826

XH2 .822

XH1 .796

RC1 .802

RC4 .768

RC2 .765

Page 76: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

66

RC5 .720

RC3 .715

TV3 .822

TV4 .772

TV2 .729

TV5 .708

TV1 .672

RR2 .876

RR1 .838

RR3 .826

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a

a. Rotation converged in 6 iterations.

(Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS)

Trong Bảng 4.3 có 9 cột nghĩa là có 9 nhân tố được rút trích từ các biến quan sát,

các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5. Như vậy, kết quả phân tích EFA cho thấy mô hình

nghiên cứu còn 9 nhân tố tác động đến quyết định tham gia BHNT so với 46 nhân tố

ban đầu. 9 nhân tố được rút trích qua phương pháp phân tích EFA sẽ đại diện cho 9 biến

độc lập trong mô hình nghiên cứu:

Nhân tố thứ 1: gồm 8 biến quan sát (TD1, TD2, TD3, TD4, CS1, CS2, CS3,

CS4). Nhân tố này được gộp từ 2 nhóm nhân tố “Thái độ đối với BHNT”,

“Chính sách BHNT của công ty”. Đề tài sẽ đặt tên cho nhân tố mới này là:

“Thái độ và chính sách BHNT của công ty”. Ký hiệu biến khi đưa vào mô hình

nghiên cứu: TDCS

Nhân tố thứ 2: gồm 5 biến quan sát (NT1, NT2, NT3, NT4, NT5). Đây là nhân

tố “Nhận thức về BHNT” trong mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Ký hiệu

biến: NT

Nhân tố thứ 3: gồm 6 biến quan sát (CN1, CN2, CN3, CN4, CN5, CN6). Đây

là nhân tố “ Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT”. Ký hiệu biến: CN

Nhân tố thứ 4: gồm 5 biến quan sát (TH1, TH2, TH3, TH4, TH5). Đây là nhân

tố “Thương hiệu của công ty bảo hiểm”. Ký hiệu biến: TH

Page 77: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

67

Nhân tố thứ 5: gồm 5 biến quan sát (DC1, DC2, DC3, DC4, DC5). Đây là nhân

tố “Động cơ tham gia”. Ký hiệu biến: DC

Nhân tố thứ 6: gồm 4 biến quan sát (XH1, XH2, XH3, XH4). Đây là nhân tố

“Ảnh hưởng xã hội”. Ký hiệu biến: XH

Nhân tố thứ 7: gồm 5 biến quan sát (RC1, RC2, RC3, RC4, RC5). Đây là nhân

tố “Rào cản trong việc mua BHNT”. Ký hiệu biến: RC

Nhân tố thứ 8: gồm 5 biến quan sát (TV1, TV2, TV3, TV4, TV5). Đây là nhân

tố “Năng lực của tư vấn viên”. Ký hiệu biến: TV

Nhân tố thứ 9: gồm 3 biến quan sát (RR1, RR2, RR3). Đây là nhân tố “Cảm

nhận rủi ro”. Ký hiệu biến: RR

b) Nhân tố quyết định tham gia BHNT của người dân TP.HCM

Bảng 4.10: Kết quả KMO và Bartlett’s

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .899

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1736.76

8

df 10

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS)

Kết quả phân tích nhân tố đối với thang đo “Quyết định tham gia BHNT” cho

thấy 4 biến quan sát TG1, TG2, TG3, TG5, TG6 nhóm thành 1 nhân tố được rút trích

ra, không có biến quan sát nào bị loại và EFA phù hợp. Với hệ số KMO = 0,899 > 0,5,

giá trị Sig. = 0,000 < 5% của kiểm định Bartlett cho thấy dữ liệu phù hợp để thực hiện

phân tích nhân tố khám phá.

Bảng 4.11: Tổng phương sai được giải thích

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Page 78: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

68

Total % of

Variance Cumulative % Total

% of

Variance Cumulative %

1 4.210 84.207 84.207 4.210 84.207 84.207

2 .416 8.319 92.527

3 .175 3.503 96.030

4 .112 2.240 98.269

5 .087 1.731 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

(Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS)

Kết quả phân tích phương sai trích với 1 thành phần có hệ số Eigenvalue = 4,087.

Tổng phương sai trích là 84,207% có nghĩa là nhân tố này có thể giải thích được

84,207% biến thiên của dữ liệu. Hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0.5 và không

có biến nào cần phải loại ra khỏi thang đo. Do vậy, biến phụ thuộc đưa vào mô hình

nghiên cứu là: “Quyết định tham gia BHNT”, ký hiệu TG

4.4. Kết quả phân tích hồi quy bội

4.4.1 Kết quả phân tích hồi quy

Bảng 4.12: Bảng phân tích các hệ số của các yếu tố độc lập trong hồi quy bội

Model Summaryb

Model R R

Square

Adjuste

d R

Square

Std.

Error of

the

Estimat

e

Change Statistics

Durbin-

Watson

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

1 .865a .749 .741 .508631

35 .749 96.832 9 292 .000 1.802

a. Predictors: (Constant), RR, TV, RC, XH, DC, TH, CN, NT, TDCS

b. Dependent Variable: TG

Page 79: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

69

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

Collinearity

Statistics

B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1

(Consta

nt)

1.961E-

017 .029 .000 1.000

TDCS .069 .029 .069 2.368 .019 1.000 1.000

NT .793 .029 .793 27.060 .000 1.000 1.000

CN .143 .029 .143 4.878 .000 1.000 1.000

TH .063 .029 .063 2.164 .031 1.000 1.000

DC -.032 .029 -.032 -1.098 .273 1.000 1.000

XH .286 .029 .286 9.743 .000 1.000 1.000

RC .041 .029 .041 1.392 .165 1.000 1.000

TV .046 .029 .046 1.562 .119 1.000 1.000

RR -.063 .029 -.063 -2.156 .032 1.000 1.000

a. Dependent Variable: TG

(Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS)

ANOVAa

Model Sum of

Squares df

Mean

Square F Sig.

1

Regression 225.458 9 25.051 96.832 .000b

Residual 75.542 292 .259

Total 301.000 301

a. Dependent Variable: TG

b. Predictors: (Constant), RR, TV, RC, XH, DC, TH, CN, NT,

TDCS

Page 80: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

70

Bảng 4.12 cho thấy kết quả hồi quy 9 nhân tố của thang đo các yếu tố tác động

đến quyết định tham gia BHNT bằng phương pháp Enter. Kết quả hệ số R2 hiệu chỉnh

là 0,741, nghĩa là 9 nhân tố độc lập giải thích được 74,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc

“Quyết định tham gia BHNT”. Bên cạnh đó, hệ số Durbin – Watson là 1.802 (nằm trong

0 <1.802< 4) vậy không có sự tương quan chuỗi bậc 1 trong mô hình. Vì vậy, mô hình

không bị vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội.

Theo bảng ANOVA, ta có F = 96.832 # 0, hệ số Sig = 0 < 0,05 suy ra mô hình

hồi quy phù hợp với tổng thể. Kết quả kiểm định các hệ số hồi quy như sau:

- Biến TDCS có hệ số hồi quy là 0,069 và giá trị Sig. = 0,019 < 0,05. Điều này có nghĩa

là nhân tố “Thái độ và chính sách BHNT của công ty” có tác động dương đến “Quyết

định tham gia BHNT” với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với

giả thuyết 1 và giả thuyết 2

- Biến NT có hệ số hồi quy là 0,793 và giá trị Sig. = 0,000 < 0,1. Điều này có nghĩa là

nhân tố “Cảm nhận rủi ro” có tác động dương đến “Quyết định tham gia BHNT”. Do

vậy, giả thuyết 3 được chấp nhận.

- Biến CN có hệ số hồi quy là 0,143 và giá trị Sig. = 0,000<0,01. Điều này có nghĩa là

nhân tố “Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT” có tác động dương đến “Quyết

định tham gia BHNT” với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với

giả thuyết 10.

- Biến TH có hệ số hồi quy là 0,063 và giá trị Sig. = 0,031< 0,05. Điều này có nghĩa là

nhân tố “Thương hiệu của công ty bảo hiểm” có tác động dương đến “Quyết định tham

gia BHNT” với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết

5.

- Biến DC có hệ số hồi quy là -0.032 và giá trị Sig. = 0,273 > 0,1. Điều này có nghĩa là

nhân tố “Động cơ tham gia” không có tác động có ý nghĩa thống kê đến “Quyết định

tham gia BHNT”. Do vậy, giả thuyết 8 không được chấp nhận.

- Biến XH có hệ số hồi quy là 0,286 và giá trị Sig. = 0,000<0,01. Điều này có nghĩa là

nhân tố “Ảnh hưởng của xã hội” có tác động dương đến “Quyết định tham gia BHNT”

với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết 6.

- Biến RC có hệ số hồi quy là 0,041 và giá trị Sig. = 0,165 > 0,01. Điều này có nghĩa là

nhân tố “Rào cản trong việc mua BHNT” không có tác động có ý nghĩa thống kê đến

Page 81: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

71

“Quyết định tham gia BHNT” với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Kết quả nghiên cứu

không phù hợp với giả thuyết 9.

- Biến TV có hệ số hồi quy là 0,046 và giá trị Sig. = 0,119 > 0,01. Điều này có nghĩa là

nhân tố “Năng lực của tư vấn viên” không có tác động có ý nghĩa thống kê đến “Quyết

định tham gia BHNT” với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Kết quả nghiên cứu không phù

hợp với giả thuyết 4.

- Biến RR có hệ số hồi quy là -0,063 và giá trị Sig. = 0,032 < 0,05. Điều này có nghĩa là

nhân tố “Cảm nhận rủi ro” có tác động đến “Quyết định tham gia BHNT” với mức ý

nghĩa thống kê là 5%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết 7.

Phương trình hồi quy (1) đối với các biến đã chuẩn hóa có dạng như sau:

TG = 0,000 + 0,069TDCS + 0,793NT+ 0,143CN + 0,063TH + 0,286XH – 0,063RR

4.4.2. Phân tích giả thuyết trong mô hình

4.4.2.1. Xem xét các giả định không có hiện tượng đa cộng tuyến

Trong mô hình hồi quy tuyến tính bội, giả thuyết giữa các biến độc lập của mô

hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Để kiểm tra xem có hiện tượng đa cộng tuyến

xảy ra trong mô hình hay không ta có thể thông qua hệ số phóng đại (VIF). Theo đó,

nếu VIF lớn hơn 10 thì đa cộng tuyến nghiêm trọng. Vì vậy, để mô hình không xảy ra

đa cộng tuyến thì VIF phải nhỏ hơn 10. Nhìn vào bảng 4.7, giá trị VIF thành phần đều

nhỏ hơn 10 chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

4.4.2.2. Xem xét các giả định phương sai phần dư không đổi

Để xem phương sai có thay đổi hay không ta nhìn vào đồ thị phần dư chuẩn hoá

theo giá trị dự báo của biến phụ thuộc quyết định tham gia bảo hiểm. Xem biểu đồ 4.1,

ta có thể thấy được phần dư phân tán ngẫu nhiên theo đường hoành độ không. Như vậy,

giả định phương sai không đổi của mô hình hồi quy không đổi.

Page 82: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

72

Biểu đồ 4.1 Đồ thị phân tán

4.4.2.3. Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì nhiều lý do, sử dụng mô

hình không đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng phần dư không đủ nhiều

để phân tích (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong phần này, tác giả

sử dụng biểu đồ Histogram, P-P để xem xét. Nhìn vào Biểu đồ 4.2 và Biểu đồ 4.3, giả

định phần phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Trước hết, xem xét tần số

của phần dư chuẩn hóa ở biểu đồ 4.2, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn St.Dev = 0,985

tức gần bằng 1. Do đó, có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi

phạm.

Biều đồ 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Page 83: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

73

Page 84: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

74

Biểu đồ 4.3. Biểu đồ tần số P-P

Từ Biểu đồ 4.3, các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng

mà phân tán dọc theo, sát đường kỳ vọng nên có thể chấp nhận giả thuyết cho rằng phân

phối của phần dư là phân phối chuẩn. Từ các kết quả kiểm định trên, có thể kết luận giả

định phân phối chuẩn không bị vi phạm.

4.4.2.4. Giả định tính độc lập phần dư

Khi xảy ra sự tự tương quan, các ước lượng của quy mô không còn đáng tin cậy

nữa. Phương pháp kiểm định Dubin-Waston (d) là phương pháp tốt nhất để kiểm định

sự tự tương quan. Nếu 1<d<3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan, nếu 0< d<

1 thì kết luận mô hình có sự tương quan dương, nếu 3< d< 4 thì kết luận mô hình có tự

tương quan âm. Bảng 4.7 thể hiện Durbin- Waston là 1.802, có nghĩa là chấp nhận giả

thuyết không có sự tương quan phần dư. Như vậy, các giả định hồi quy đều thỏa mãn.

Tiếp theo là các kiểm định về độ phù hợp và kiểm định các hệ số hồi quy trình bày.

4.4.2.5. Kiểm định giả thuyết của mô hình

a. Thái độ đối với BHNT và Chính sách BHNT của công ty bảo hiểm

Giả thuyết H1: Thái độ có ảnh hưởng cùng chiều đến việc tham gia BHNT.

Page 85: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

75

Giả thuyết H2: Chính sách BHNT của nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều đến

việc tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β1=0.069, sig(β1) =0.019<5% Ủng hộ giả thuyết H1 và

giả thuyết H2

Nhận xét: Thái độ tích cực dẫn đến ý định và hành vi tích cực, và theo kết quả

khảo sát, ảnh hưởng này không lớn. Sự an tâm và hài lòng phù hợp ảnh hưởng đến thái

độ tích cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Có rất nhiều chính sách bảo vệ quyền

lợi của khách hàng khi mua bảo hiểm nhân thọ với mỗi khách hàng sẽ có yêu cầu riêng

về chính sách nên có rất nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng cho từng vấn đề riêng và

rất nhiều chính sách cơ bản. Từ đó ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua và sử dụng

bảo hiểm nhân thọ.

b. Nhận thức về BHNT

Giả thuyết H3: Nhận thức về BHNT có ảnh hưởng cùng chiều đến việc tham gia

BHNT

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β2=0.793, sig(β2) =0.000<1% Ủng hộ giả thuyết H3

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy người mua có nhận thức về BHNT thì sẽ có

khả năng ý định mua BHNT càng cao. Khi nhận thức được những lợi ích mà bảo hiểm

nhân thọ mang lại như bảo vệ bản thân và gia đình khi có rủi ro xảy ra hay tiết kiệm, …

người tham gia sẽ có nhu cầu tham gia nhiều hơn.

c. Năng lực của tư vấn viên

Giả thuyết H4: Năng lực của tư vấn viên có ảnh hưởng cùng chiều đến việc tham

gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β8=0.046, sig(β8) =0.119 >1% Không ủng hộ giả thuyết

H4

Nhận xét: Theo nguyên tắc, sig(β) < 1% thì kết quả được ủng hộ. Tuy nhiên,

sig(β1) =0.119> 1%, vậy kết quả khảo sát cho thấy năng lực của tư vấn viên không làm

ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của người mua.

d. Thương hiệu của công ty bảo hiểm

Giả thuyết H5: Thương hiệu của công ty bảo hiểm có ảnh hưởng cùng chiều đến

việc tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β4=0.063, sig(β4) =0.031<5% Ủng hộ giả thuyết H4

Page 86: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

76

Nhận xét: Sig(β1) < 5%, điều này cho thấy thương hiệu công ty bảo hiểu có ảnh

hường đến ý định của người mua. Thương hiệu gồm uy tính, người đại diện, phải luôn

được đánh giá cao trong mắt khách hàng. Khi thương hiệu công ty càng tăng lên thì khả

năng ý định mua bảo hiểm nhân thọ càng cao.

e. Ảnh hưởng xã hội

Giả thuyết H6: Ảnh hưởng của xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến việc tham

gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β6=0.286, sig(β6) =0.000<5% Ủng hộ giả thuyết H6

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy khi ảnh hưởng xã hội cao thì khách hàng sẽ

có ý định mua BHNT, yếu tố này tác động mạnh sau yếu tố nhận thức. Người mua sẽ

quan tâm đến cách giới thiệu và sự uy tín của sản phẩm còn có các phản hồi tích cực về

sản phẩm.

f. Cảm nhận rủi ro

Giả thuyết H7: Cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều đến việc tham gia

BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β9= -0.063, sig(β9) =0.032 <5% Ủng hộ giả thuyết H7

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho ta thấy được “Cảm nhận rủi ro” có ảnh hưởng

ngược chiều đến kết quả khảo sát. Cảm nhận khoảng phí mình đóng vào công ty bảo

hiểm có thể mất hết, chiến tranh xảy ra hay có thiên tai làm niềm tin về BHNT giảm

xuống. Vì vậy, rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ,

cảm nhận rủi ro càng lớn thì ý định mua bảo hiểm càng thấp.

g. Động cơ tham gia

Gỉa thuyết H8: Động cơ tham gia có ảnh hưởng cùng chiều đến việc tham gia

BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β5= -0.032, sig(β5) =0.273 >1% Không ủng hộ giả

thuyết H8

Nhận xét: Theo nguyên tắc, sig(β) < 1% thì kết quả được ủng hộ. Tuy nhiên,

sig(β5) =0,273 > 1%, vậy kết quả khảo sát cho thấy động cơ tham gia không làm ảnh

hưởng đến quyết định mua BHNT của người mua.

h. Rào cản trong việc mua BHNT

Gỉa thuyết H9: Rào cản của khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến việc tham

gia BHNT.

Page 87: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

77

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β7=0.041, sig(β7) =0.165 >1% Không ủng hộ giả thuyết

H9

Nhận xét: Theo nguyên tắc, sig(β) < 1% thì kết quả được ủng hộ. Tuy nhiên,

sig(β7) =0,165 > 1%, vậy kết quả khảo sát cho thấy động cơ tham gia không làm ảnh

hưởng đến quyết định mua BHNT của người mua.

i.Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT

Gỉa thuyết H10: Cảm nhận về sự thuận tiện có ảnh hưởng cùng chiều đến việc

tham gia BHNT.

Hệ số hồi quy chuẩn hóa β3=0.143, sig(β3) =0.000 <1% Ủng hộ giả thuyết H10

Nhận xét: Theo nguyên tắc, sig(β) < 1% thì kết quả được ủng hộ. Vậy kết quả

khảo sát cho thấy cảm nhận về sự thuận tiện có ảnh hưởng đến việc tham gia BHNT.

Bảng 4.13 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết

Giả

thuyết Nội dung

Kết quả kiểm

định

H1 Thái độ có ảnh hưởng cùng chiều đến việc tham gia

BHNT Ủng hộ H1

H2 Chính sách BHNT của nhà nước có ảnh hưởng cùng

chiều đến việc tham gia BHNT Ủng hộ H2

H3 Nhận thức về BHNT có ảnh hưởng cùng chiều đến

việc tham gia BHNT Ủng hộ H3

H4 Năng lực của tư vấn viên có ảnh hưởng cùng chiều

đến việc tham gia BHNT Không ủng hộ H4

H5 Thương hiệu của công ty bảo hiểm có ảnh hưởng

cùng chiều đến việc tham gia BHNT Ủng hộ H5

H6 Ảnh hưởng của xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến

việc tham gia BHNT Ủng hộ H6

H7 Cảm nhận rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều đến

việc tham gia BHNT. Ủng hộ H7

H8 Động cơ tham gia có ảnh hưởng cùng chiều đến

việc tham gia BHNT Không ủng hộ H8

Page 88: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

78

H9 Rào cản của khách hàng có ảnh hưởng cùng chiều

đến việc tham gia BHNT Không ủng hộ H9

H10 Cảm nhận về sự thuận tiện có ảnh hưởng cùng

chiều đến việc tham gia BHNT Ủng hộ H10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Nhóm nghiên cứu đã xác định được thái độ làm việc của nhân viên, chính sách BHNT

và nhận thức về bảo hiểm của người tiêu dùng, ngoài ra còn thương hiệu của công ty

bảo hiểm, năng lực của tư vấn viên, những tác động của xã hội, sự thuận tiện, rào cản

hay động cơ tham gia đều có tác động tích cực đến việc tham gia bảo hiểm nhân thọ và

nhóm cũng đã kiểm định được cảm nhận rủi ro của khách hàng có tác động tiêu cực đến

việc tham gia BHNT. Căn cứ trên kết quả này nhóm sẽ có các hàm ý ở các chương tiếp

theo.

Page 89: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

79

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Chương 5 sẽ trình bày những kết luận chính từ những chương trước, đồng thời

đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sự hiệu quả và sức cạnh tranh trong lĩnh vực bảo

hiểm nhân thọ tại các công ty bảo hiểm hiện nay tại TP.HCM.

5.1. Kết quả và ý nghĩa nghiên cứu

5.1.1. Kết quả thống kê mô tả và ý nghĩa

Kết quả từ phần thống kê mô tả, tỉ lệ nhận biết việc tham gia bảo hiểm nhân thọ

của khách hàng tại TP.HCM cho thấy hầu hết những người tham gia bảo hiểm nhân thọ

có sự quan tâm đến dịch vụ bảo hiểm, số còn lại còn một số chưa có sự quan tâm đến

dịch vụ này cũng như chưa tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Kết quả khảo sát cho thấy có 67,77% đối tượng khảo sát chưa tham gia BHNT

tại thành phố Hồ Chí Minh. Còn lại khoảng 32.22% đối tượng khảo sát đã từng tham

gia BHNT. Các công ty bảo hiểm cần chú ý khai thác số lượng khách hàng chưa tham

gia BHNT còn khá lớn, giúp họ tiếp cận rõ ràng hơn tới thông tin, chính sách và các loại

bảo hiểm nhân thọ. Nâng cao số lượng người tham gia dịch vụ giúp lĩnh vực này phát

triển lâu dài trong tương lai.

5.1.2. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa

Kết quả của khảo sát cho thấy các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan đều

tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại TP.HCM. Yếu tố

chủ quan, đó là thái độ đối với BHNT, chính sách BHNT của công ty bảo hiểm và nhận

thức về BHNT. Và yếu tố khách quan là năng lực của tư vấn viên, thương hiệu của công

ty bảo hiểm và ảnh hưởng xã hội.

a. Sự tác động của các yếu tố chủ quan tác động đến quyết định mua bảo hiểm

nhân thọ

Quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng bị tác động bởi các yếu tố

chủ quan. Nhân tố chủ quan gồm 3 yếu tố “thái độ đối với BHNT”, “chính sách BHNT

của công ty bảo hiểm” và “nhận thức về BHNT”. Hai yếu tố “thái độ đối với BHNT” và

“chính sách BHNT của công ty bảo hiểm” có tác động ít đến quyết định mua bảo hiểm

với β là 0.69. Nhưng có một điểm sáng trong ba yếu tố này có tác động mạnh mẽ đến

quyết định mua bảo hiểm của khách hàng đó là “nhận thức về BHNT” với β = 0.793.

Điều này cho thấy quyết định mua bảo hiểm nhân thọ không những phụ thuộc vào thái

Page 90: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

80

độ của họ và chính sách của công ty mà còn phụ thuộc hầu hết vào nhận thức của họ và

còn các yếu tố khác.

Khi các khách hàng chưa hiểu rõ về những chính sách về bảo hiểm nhân thọ của

công ty cũng như quyền lợi, thời gian, mức trợ cấp.. Để khách hàng tin tưởng hơn trong

việc sử dụng sản phẩm, công ty cần phổ biến rõ ràng về các chính sách của bảo hiểm

nhân thọ từ đó làm cải thiện hơn thái độ của khách hàng, tăng mức độ tin tưởng về bảo

hiểm nhân thọ. Như vậy sẽ thúc đẩy quyết định mua sản phẩm của các công ty bảo hiểm.

Bên cạnh đó, yếu tố “cảm nhận rủi ro” có tác động đến việc tham gia bảo hiểm

nhân thọ. Điều này chứng tỏ, nếu người dân chưa thực sự tin tưởng vào các chính sách,

hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì họ sẽ không muốn tham gia. Vì vậy, các công ty bảo

hiểm phải tập trung hoàn thiện các chính sách bảo hiểm, tạo sự tin tưởng khi giới thiệu

các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng để thu hút sự quan tâm và tham gia bảo hiểm.

b. Sự tác động của các yếu tố khách quan tác động đến quyết định mua bảo hiểm

nhân thọ

Nhân tố khách quan ở đây là các yếu tố “thương hiệu của công ty” và “ảnh hưởng

xã hội” mà khách hàng cảm nhận được khi quyết định mua bảo hiểm nhân thọ. Yếu tố

“ảnh hưởng xã hội” với β = 0.286 có tác động lớn nhất tới quyết định mua bảo hiểm

nhân thọ của khách hàng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì khách hàng thường chọn tham

khảo những nguồn tin cậy bên ngoài hơn như những người từng sử dụng bảo hiểm,

người thân, và các chế độ chính sách mà họ được hưởng từ bảo hiểm nhân thọ. Ngoài

ra “cảm nhận sự thuận tiện” và “thương hiệu công ty” cũng tác động tới quyết định với

hệ số β tương ứng là 0,143 và 0.063. Các công ty bảo hiểm cần chú ý cải thiện hơn về

sản phẩm của công ty cũng như thái độ tư vấn tận tâm dành cho khách hàng, tập trung

mở rộng mạng lưới, chi nhánh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để khách hàng cảm

thấy thuận tiện khi tham gia bảo hiểm. Từ đó nâng cao thương hiệu công ty tạo được

lòng tin tới khách hàng tiềm năng sử dụng bảo hiểm nhân thọ, duy trì lâu dài và có những

chính sách đảm bảo cho họ.

Nhận xét: Sự tác động của các yếu tố chủ quan là lớn hơn các yếu tố khách quan

lên quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại TP.HCM. Điều này sẽ đưa ra

cho các công ty bảo hiểm giải pháp phù hợp khi đưa ra các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

từ công ty của mình tới khách hàng.

Page 91: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

81

5.1.3. Ý nghĩa đóng góp của nghiên cứu

5.1.3.1. Đóng góp về mặt lý thuyết

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày một phát triển, đối mặt với nhiều rủi ro

luôn hiện diện trong cuộc sống, bảo hiểm nhân thọ đóng góp một phần quan trọng đối

với cuộc sống con người và tiềm năng phát triển lớn trong tương lai tại Việt Nam, do đó

rất cần các nghiên cứu về mặt lý thuyết để định hướng cho hoạt động thực tiễn. Nghiên

cứu này đã đóng góp thêm một tài liệu khoa học trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

nhân thọ, thông qua việc áp dụng mô hình lý thuyết TAM & TPB giải thích các yếu tố

tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cho thấy việc áp dụng

mô hình khá phù hợp với dữ liệu khảo sát tại thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

5.1.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Thông qua việc xác định các yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân

thọ, nghiên cứu đã đưa ra cho các công ty cung cấp một cái nhìn cụ thể hơn về quan

điểm của khách hàng trong việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. Đồng thời các công ty có

thể tham khảo qua các đề xuất của nghiên cứu để tăng tính cạnh tranh cho dịch vụ của

mình trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu này đã cung cấp hướng

nghiên cứu cho các công ty trong việc thực hiện những nghiên cứu tương tự ở các khu

vực trong và ngoài nước.

5.2. Một số hàm ý chính sách

Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến quyết định mua

bảo hiểm nhân thọ của khách hàng, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị cho các công

ty bảo hiểm cải thiện và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Theo kết quả khảo sát yếu tố chủ quan tác động tương đối mạnh lên quyết định

mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại TP.HCM, vì thế để đẩy mạnh sự phát triển

các công ty cần quan tâm nhiều đến các yếu tố này. Tuy nhiên, vẫn còn hai yếu tố cần

được củng cố hơn cho các công ty bảo hiểm để giúp khách hàng quan tâm nhiều tới sản

phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đó là thái độ khách hàng đối với BHNT và chính sách

của công ty bảo hiểm. Vì vẫn còn nhiều bất cập trong việc tư vấn, giới thiệu sản phẩm

bảo hiểm nhân thọ tiếp cận với khách hàng cũng như tính minh bạch trong chính sách

đề ra trong các công ty bảo hiểm.

Từ hai yếu tố tác động chưa đủ mạnh trên, để thúc đẩy quyết định mua bảo hiểm

nhân thọ phòng ngừa các rủi ro trong tương lai của mỗi khách hàng, các công ty bảo

Page 92: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

82

hiểm cần củng cố bộ phận tư vấn viên để giải đáp thắc mắc, tư vấn rõ ràng, cung cấp

đầy đủ các thông tin và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm tạo dựng sự tin tưởng tới

từ khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về các chính sách đề ra trong bảo hiểm nhân thọ.

Trong các chính sách đó phải xây dựng được tính phù hợp, đảm bảo tính công bằng

trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, những quyền lợi được hưởng khi tham gia rõ

ràng và đa dạng nhiều mức phí giúp cho khách hàng ngày càng hiểu sâu hơn khi quyết

định mua bảo hiểm nhân thọ.

Điểm sáng trong ba yếu tố đó là nhận thức về bảo hiểm nhân thọ có tác động cực

kỳ mạnh mẽ tới khách hàng. Khi các khách hàng quyết định tham gia, bảo hiểm nhân

thọ được coi như là nơi đầu tư tài chính cho tương lai tiết kiệm sinh lợi vừa có tính đảm

bảo, an toàn cao vừa có thể hưởng lợi khi gặp những rủi ro ngoài ý muốn liên quan tới

tính mạng người tham gia. Nhìn nhận được những mặt tích cực trong việc mua bảo hiểm

nhân thọ, các công ty cần phải cố gắng giúp khách hàng nhận thức được tầm quan trọng

của nó. Kết hợp với thời đại thông minh 4.0, cần phải định hình rõ lại những kiến thức

đúng đắn, thông tin rõ ràng trên các diễn đàn trực tuyến trước khi tham gia, thay đổi tư

duy tiêu cực về việc tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Yếu tố khách quan có phần tác động thấp hơn yếu tố chủ quan về quyết định mua

bảo hiểm nhân thọ của khách hàng. Có hai yếu tố cần được công ty cải thiện đó là năng

lực tư vấn viên và thương hiệu của công ty bảo hiểm. Tương tự phần góp ý cải thiện từ

hai yếu tố “thái độ đối với bảo hiểm” và “chính sách của công ty bảo hiểm”ở yếu tố chủ

quan, từ đó nâng cao thương hiệu của công ty ngày càng uy tín hơn đối với khách hàng,

có các chính sách hậu mãi tốt, luôn hướng về lợi ích cộng đồng và có tiềm lực tài chính

tốt đảm bảo an toàn cho khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ. Từ đó khách hàng thấy

được chất lượng trong dịch vụ và lựa chọn đầu tư lâu dài phòng ngừa rủi ro xảy ra ngoài

ý muốn.

Bên cạnh đó, yếu tố “ảnh hưởng xã hội” cũng góp phần tác động không nhỏ tới

khách hàng trước khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Nhận thấy được tiềm năng của yếu

tố này, công ty bảo hiểm phải đảm bảo những quyền lợi minh bạc trong hợp đồng bảo

hiểm nhân thọ đã đề ra cho những khách hàng đi trước. Khi cảm nhận được sự chắc

chắn trong dịch vụ, công ty sẽ nhận lại được những phản hồi đánh giá tích cực từ các

khách hàng này. Đồng thời các khách hàng tiềm năng có thể giúp cho những người thân

của họ đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ từ những đánh giá đã trải nghiệm khi sử dụng dịch

Page 93: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

83

vụ, giúp thương hiệu công ty ngày phát triển và có chỗ đứng uy tín trên thị trường bảo

hiểm nhân thọ.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1 Hạn chế trong nghiên cứu

Bên cạnh những đóng góp tích cực của đề tài nghiên cứu mà nhóm tác giả đưa ra

thì đề tài nghiên cứu còn những hạn chế ở một số khía cạnh không tránh khỏi. Cụ thể

như sau:

Hạn chế 1: Mô hình nghiên cứu có 𝑅2hiệu chỉnh là 0.741, nghĩa là có 74.1% sự

biến thiên về quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại TP.HCM được

giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần trong mô hình đề xuất. Như vậy, tỷ lệ

khá lớn của sự biến thiên về quyết định mua bảo hiểm nhân thọ chưa được giải thích bởi

biến thiên các thành phần, còn rất nhiều biến quan sát cần được bổ sung vào mô hình.

Hạn chế 2: Do giới hạn về thời gian, kinh phí, nhân lực, công cụ hỗ trợ... nghiên

cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện nên tính đại diện của mẫu trong tổng

thể chưa cao. Mặt khác, kích thước mẫu chưa thực sự lớn, nên những đánh giá chủ quan

của nhóm đối tượng khảo sát có thể làm lệch kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, khu vực

khảo sát chưa được trải đều lên tất cả các quận trên địa bàn TPHCM nên kết quả nhận

được vẫn chưa bao quát hết phân khúc địa lí của bài nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu tiếp

theo có thể thực hiện với kích thước mẫu lớn hơn, chọn mẫu theo xác suất và có phân

lớp đối tượng rõ ràng để tăng tính khái quát của nghiên cứu.

Hạn chế 3: Các đề xuất giải pháp mà nhóm tác giả đưa ra chỉ mang tính phù hợp

cho thời điểm nghiên cứu hiện tại. Trong tương lai sẽ có rất nhiều yếu tố tác động đến

quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương

lai về quyết định mua bảo hiểm nhân thọ cần linh hoạt thay đổi các yếu tố phù hợp thời

điểm nghiên cứu diễn ra.

5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Các nghiên cứu trong tương lai cũng có thể áp dụng nghiên cứu này để thu thập

dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng để kiểm tra độ tin cậy của thang đo cũng

như sự phù hợp của mô hình. Ngoài ra, cần mở rộng phạm vi nghiên cứu trên cả nước

và có thể làm phong phú và phát triển bài nghiên cứu bằng cách nghiên cứu chuyên sâu

các yếu tố hoặc những khía cạnh khác ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm

nhân thọ hoặc phân tích tầm quan trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng ảnh

Page 94: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

84

hưởng đến các công ty trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, nhằm đóng góp

cho sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam nói riêng và các công ty bảo hiểm khác

nói chung tại thời điểm nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5 đã làm rõ đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa “Các yếu tố ảnh hưởng

đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại TP.HCM”, từ đó đưa ra đề

xuất những phương hướng cho sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ tại TP.HCM nói

riêng cũng như của Việt Nam nói chung. Đồng thời, nội dung của chương còn đưa ra

những hạn chế của nhóm nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu sau.

Page 95: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

85

KẾT LUẬN CHUNG

Với các kết quả nghiên cứu đã nhóm nghiên cứu đã trình bày như ở trên đã hệ

thống lại hệ thống lại các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các yếu tố

tác động đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ một cách tổng hợp nhất. Bên cạnh đó,

thông qua các cơ sở lý thuyết nhóm nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp

với nhu cầu ở một nơi cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh.

Để giải quyết các vướng mắc, nhóm nghiên cứu đã thông qua việc khảo sát khách

hàng từ 18 đến 50 tuổi, những khách hàng đã và đang sử dụng, những khách hàng tiểm

năng của doanh nghiệp bảo hiểm. Cùng với đó là nhóm cũng tiến hành thảo luận nhóm

20 người ở đủ độ tuổi và trong mọi lĩnh vực khác nhau.

Kết quả thống kê cho thấy, dịch vụ bảo hiểm được khách hàng tại Thành phố Hồ

Chí Minh dành đươc sự quan tâm nhiều nhất, số còn lại ít tham quan tâm hoặc chưa

quan tâm đến dịch vụ cũng như chưa tham gia bảo hiểm nhân thọ. Kết quả của khảo sát

cho thấy các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan đều tác động đến quyết định mua

bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại TP.HCM. Yếu tố chủ quan, đó là thái độ đối với

BHNT, chính sách BHNT của công ty bảo hiểm và nhận thức về BHNT. Và yếu tố

khách quan là năng lực của tư vấn viên, thương hiệu của công ty bảo hiểm và ảnh hưởng

xã hội.

Page 96: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Anh, N.H.T (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua các sản phẩm bảo

hiểm nhân thọ trên địa bàn tỉnh Thành phố Rạch Gía (Luận văn Thạc sĩ kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM)

2. Anh,V.Đ.T (2021). Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam (Luận

văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội)

3. Hien, N.T.T (2006). Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật

Việt Nam ( Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội)

4. Huong, M.T (2019). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản

phẩm bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học

kinh tế quốc dân)

5. Nguyễn Văn Định (2010), giáo trình Bảo Hiểm, Xuất bản lần thứ 2, Nhà xuất bản

Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Phương,N.T.L (2013). Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ví

điện tử tại Việt Nam (Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp.

HCM)

7. Trang, T.V.M ( 2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm

nhân thọ Manulife của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn Thạc

sĩ, Trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh)

Tài liệu tiếng Anh:

1. Jones, H. E., & Long, D. L. (1999). Principles of insurance: life, health, and

annuities (2nd ed.). Atlanta, GA: FLMI Insurance Education Program Life

Management LOMA

Page 97: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

87

2. Harriett E. Jones, Dani L. Long (1999), Principles of ínurance: Life, Health,

and Annuities, LOMA, Chapter 1, pp.8-10.

PHỤ LỤC

I/ QUY TRÌNH THẢO LUẬN NHÓM

PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM

1. KẾ HOẠCH THẢO LUẬN

a) Lựa chọn mẫu: Tiêu chuẩn lựa chọn mẫu tham gia nghiên cứu định tính thảo luận

nhóm:

Những người từ độ tuổi 18 đến 50 tuổi

Có kinh nghiệm hoặc có kiến thức về BHNT

Dựa trên tiêu chuẩn trên tác giả lựa chọn các đối tượng gồm:

- Nguyễn Quốc Khang (19 tuổi)

- Nguyễn Minh Tú (30 tuổi)

- Nguyễn Viết Nam (25 tuổi)

- Lương Chí Quốc (40 tuổi)

- Vũ Thị Liên (20 tuổi)

Page 98: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

88

- Hồ Thị Lan (31 tuổi)

- Nguyễn Thị Dung (28 tuổi)

- Nguyễn Mạnh Huy (35 tuổi)

- Vũ Thanh Long (18 tuổi)

- Phạm Ngọc Thanh (34 tuổi)

- Phạm Thị Mỹ Duyên (29 tuổi)

- Nguyễn Thị Thảo (26 tuổi)

- Phan Cẩm Thi (44 tuổi)

- Hoàng Minh Thái (40 tuổi)

- Trương Ngọc Minh Thư (24 tuổi)

- Thái Minh Quyết (21 tuổi)

- Trịnh Doãn Lực (38 tuổi)

- Nguyễn Thành Nhân (32 tuổi)

- Nguyễn Thị Ngọc Mai (26 tuổi)

- Đào Duy Tân (24 tuổi)

Những đối tượng trên đều trong độ tuổi, có kinh nghiệm hoặc có kiến thức về BHNT.

b) Tiến hành thảo luận: Dựa trên dàn bài thảo luận tại phần 2 dưới đây, nhóm tác

giả tiến hành như sau:

- Tiến hành thảo luận lần lượt với từng đối tượng tham gia.

- Tiếp theo tổng hợp, rút ra kết quả từ các ý kiến của cuộc thảo luận và xây dựng

bảng câu hỏi định lượng.

- Cuối cùng, cùng nhau trao đổi, đánh giá lại nội dung của từng phát biểu xem có

rõ ràng, dễ hiểu và cần sửa đổi hoặc xem xét bổ sung thêm phát biểu nào không.

Qúa trình nghiên cứu định tính kết thúc khi các đối tượng khảo sát đều cho ý kiến

giống nhau và không tìm thấy thay đổi gì mới.

2. DÀN BÀI THẢO LUẬN

A. Phần giới thiệu

Chào mọi người,

Chúng tôi là nhóm sinh viên thực hiện Nghiên Cứu Khoa Học đến từ khoa Tài

chính - Ngân hàng tại trường Đại học Tài Chính - Marketing.

Hiện tại nhóm chúng tôi đang thực hiện Nghiên cứu về "Các yếu tố tác động đến quyết

định mua bảo hiểm nhân thọ của người dân tại TP.HCM". Rất mong quý mọi người

Page 99: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

89

dành một chút thời gian của mình giúp đỡ nhóm chúng tôi bằng cách trả lời các câu hỏi

trong bảng khảo sát dưới đây.

Nhóm mình xin cam kết thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên

cứu chỉ công bố dưới dạng số liệu thống kê.

Kính mong nhận được sự giúp đỡ của mọi người.

Mọi thông tin thắc mắc, ý kiến góp ý Anh/Chị xin vui lòng liên hệ với chúng tôi

qua email: [email protected]

Xin chân thành cảm ơn mọi người!

B. Nội dung thảo luận

1. Nội dung đánh giá thang đo

Sử dụng các phát biểu sau để tìm hiểu ý kiến người được phỏng vấn

a. Thái độ đối với BHNT:

Tôi nhận thấy việc tham gia BHNT là hoàn toàn tin tưởng vào chính sách của

các công ty bảo hiểm.

Tôi cho rằng tham gia BHNT là việc làm hoàn toàn đúng đắn.

Tôi cảm thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHNT mang lại.

Tôi cảm thấy tham gia BHNT là việc cần thiết nên làm.

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

b. Chính sách BHNT của công ty bảo hiểm:

Tôi nhận thấy mức độ phù hợp và khả thi của các hợp đồng BHNT.

Tôi nhận thấy mức độ đảm bảo tính công bằng trong các hợp đồng BHNT.

Tôi cho rằng quyền lợi (mức trợ cấp, thời gian và điều kiện hưởng chế độ,…)

BHNT của các công ty bảo hiểm đưa ra là phù hợp.

Tôi cho rằng mức phí khi tham gia BHNT như hiện nay của các công ty bảo

hiểm là phù hợp.

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

Page 100: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

90

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

c. Nhận thức về BHNT:

Tôi cho rằng mua BHNT giúp Anh/Chị tiết kiệm có tính kỷ luật.

Tôi cho rằng mua BHNT là việc đầu tư tương lai.

Mua BHNT giúp tôi an tâm về tài chính.

Tôi cho rằng BHNT mang đến cảm giác an toàn cho bản thân.

Tôi cho rằng BHNT giúp bảo vệ những người thân của tôi, mua BHNT là

trách nhiệm đối với gia đình.

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

d. Năng lực của tư vấn viên:

Tôi chọn mua sản phẩm BHNT từ tư vấn viên đã làm tôi hài lòng trước đó.

Tư vấn viên có đủ kiến thức chuyên môn để trả lời thắc mắc của tôi.

Tôi chỉ mua BHNT của tư vấn viên đã có nhiều kinh nghiệm.

Tôi chỉ mua BHNT của tư vấn viên tận tâm và thân thiện.

Tôi chỉ mua BHNT khi tư vấn viên là người thân hay người quen của tôi.

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

e. Thương hiệu của công ty:

Tôi chọn mua BHNT của công ty luôn hướng về lợi ích cộng đồng.

Page 101: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

91

Tôi chọn mua BHNT của công ty có uy tín.

Tôi chọn mua BHNT của công ty có các chính sách hậu mãi tốt.

Tôi chọn mua BHNT của công ty có tiềm lực tài chính tốt.

Tôi chọn mua BHNT của công ty có thương hiệu mạnh.

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

f. Ảnh hưởng xã hội:

Do những người xung quanh tham gia BHNT nên tôi cũng muốn tham gia.

Bạn bè, người thân,… ủng hộ, khuyến khích tôi tham gia BHNT.

Những người đã và đang hưởng chế độ BHNT đã tác động đến ý định tham

gia của tôi.

Tôi cho rằng không cần tuyên truyền hay chịu sự ảnh hưởng từ xã hội (người

thân, bạn bè,…) thì tôi vẫn tham gia BHNT.

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

g. Cảm nhận rủi ro:

Tôi nghĩ rằng việc tham gia BHNT là rất rủi ro về tiền bạc, thời gian và công

sức.

Tôi cảm thấy không chắc chắn về những lợi ích mà tôi có thể nhận được khi

tham gia BHNT.

Tôi nhận thấy hệ thống cung ứng dịch vụ chăm sóc y tế trong các sản phẩm

BHNT không đáp ứng được nhu cầu (chất lượng dịch vụ, chất lượng thuốc,

năng lực chuyên môn,…).

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

Page 102: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

92

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

h. Động cơ tham gia:

Tôi nhận thấy ngày càng gia tăng những rủi ro về sức khỏe trong cuộc sống.

Tôi nhận thấy BHNT sẽ bảo vệ tài chính cho gia đình.

Tôi nhận thấy BHNT là kênh tiết kiệm, chu cấp việc học và để lại tài sản thừa

kế cho con cái trong tương lai.

Tôi nhận thấy BHNT là kênh đầu tư tài chính hiệu quả.

Tôi mua BHNT khi có bệnh cần chữa trị với chi phí lớn.

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

i. Rào cản trong việc mua BHNT

Tôi cho rằng thu nhập có ảnh hưởng đến việc tham gia BHNT của tôi.

Mức phí tối thiểu trong khung phí đóng BHNT hiện nay là cao so với thu

nhập thực tế của tôi.

Tôi cho rằng việc làm không ổn định là nguyên nhân dẫn đến khả năng tham

gia BHNT gặp khó khăn.

Tôi cho rằng thời gian đóng tiền BHNT quá lâu.

Tôi cho rằng thông tin về BHNT không đầy đủ.

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

Page 103: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

93

j. Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT

Hồ sơ, quy trình tham gia và hưởng các chế độ khi đóng BHNT đơn giản, dễ

thực hiện.

Thông tin về thủ tục được công ty bảo hiểm cung cấp đầy đủ, thống nhất và

dễ dàng có được.

Các biểu mẫu cung cấp cần thiết không phức tạp, đơn giản, dễ thực hiện.

Thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục tham gia, thanh toán rõ ràng, thuận tiện và

nhanh chóng.

Điều khoản quy định về việc tham gia BHNT, phương thức đóng và phương

thức thanh toán phù hợp và thuận tiện.

Mạng lưới hoạt động rộng khắp, dễ dàng tiếp cận (nộp hồ sơ tham gia BHNT,

đóng phí, yêu cầu khiếu nại,...).

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

k. Quyết định tham gia BHNT

Tôi cho rằng việc tham gia BHNT là quan trọng đối với tôi và gia đình.

BHNT đáp ứng được nhu cầu về đảm bảo chi phí KCB của tôi trong tương

lai.

Tôi chắc chắn tiếp tục/tái tham gia BHNT.

Tôi bị thuyết phục mua BHNT mà không có ý định ngay từ đầu.

Trong tương lai, nếu có đủ khả năng tài chính tôi sẽ tiếp tục tham gia/tái tham

gia BHNT.

Tôi có ý định muốn giới thiệu người thân, bạn bè tham gia BHNT.

Với các phát biểu này anh chị cho biết:

i) Anh/Chị hiểu được nội dung của từng phát biểu? Nếu không hiểu, vui lòng

cho biết lý do? Nếu hiểu thì phát biểu đó nói lên điều gì?

ii) Anh/Chị cho rằng các phát biểu này đã tốt chưa? Nếu chưa nên thay đổi thế

nào?

Page 104: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

94

iii) Với từng hạng mục, có cần bổ sung hoặc loại bỏ phát biểu nào không?

II/BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Chào Anh/Chị,

Nhóm nghiên cứu chúng tôi đến từ trường Đại học Tài chính- Marketing. Hiện tại,

chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài "Các yếu tố tác động đến quyết định mua sản

phẩm bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh". Nhóm nghiên

cứu rất hi vọng Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời câu hỏi của nhóm. Trong bảng

câu hỏi, không có quan điểm hoặc thái độ đúng hay sai, tất cả các ý kiến đều là thông

tin có ích giúp nhóm hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt nhất.

A. Anh chị vui lòng đánh dấu chéo (X) trực tiếp vào các ô thích hợp với chọn lựa

của mình.

1. Anh/Chị hiện tại có đang sinh sống tại TP.HCM không?

Có Không

2. Anh/Chị đã từng mua BHNT hay chưa?

Đã từng Chưa

3. Anh/Chị hiện tại có đang sử dụng dịch vụ Bảo hiểm nhân thọ không?

Đã và đang sử dụng Chưa sử dụng

B. Dưới đây là các phát biểu về các yếu tố ảnh hưởng ý định mua sản phẩm bảo

hiểm nhân thọ. Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các

phát biểu bằng cách đánh dầu (X) vào các ô thích hợp.

Phát biểu Hoàn

toàn

không

đồng ý

Không

đồng ý

Bình

thường

Đồng

ý

Hoàn

toàn

đồng

ý

I. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI BHNT

1. Tôi nhận thấy việc tham gia BHNT là

hoàn toàn tin tưởng vào chính sách

của các công ty bảo hiểm.

1 2 3 4 5

2. Tôi cho rằng tham gia BHNT là việc

làm hoàn toàn đúng đắn.

1 2 3 4 5

3. Tôi cảm thấy tin cậy vào các quyền

lợi mà chính sách BHNT mang lại.

1 2 3 4 5

Page 105: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

95

4. Tôi cảm thấy tham gia BHNT là việc

cần thiết nên làm.

1 2 3 4 5

II. CHÍNH SÁCH BHNT CỦA

CÔNG TY BẢO HIỂM

1 2 3 4 5

1. Tôi nhận thấy mức độ phù hợp và khả

thi của các hợp đồng BHNT.

1 2 3 4 5

2. Tôi nhận thấy mức độ đảm bảo tính

công bằng trong các hợp đồng

BHNT.

1 2 3 4 5

3. Tôi cho rằng quyền lợi (mức trợ cấp,

thời gian và điều kiện hưởng chế

độ,…) BHNT của các công ty bảo

hiểm đưa ra là phù hợp.

1 2 3 4 5

4. Tôi cho rằng mức phí khi tham gia

BHNT như hiện nay của các công ty

bảo hiểm là phù hợp.

1 2 3 4 5

III. NHẬN THỨC VỀ BHNT

1. Tôi cho rằng mua BHNT giúp tôi tiết

kiệm có tính kỷ luật.

1 2 3 4 5

2. Tôi cho rằng mua BHNT là việc đầu

tư tương lai.

1 2 3 4 5

3. Mua BHNT giúp tôi an tâm về tài

chính.

1 2 3 4 5

4. Tôi cho rằng BHNT mang đến cảm

giác an toàn cho bản thân.

1 2 3 4 5

5. Tôi cho rằng BHNT giúp bảo vệ

những người thân của tôi, mua BHNT

là trách nhiệm đối với gia đình.

1 2 3 4 5

IV. NĂNG LỰC CỦA TƯ VẤN VIÊN

1. Tôi chọn mua sản phẩm BHNT từ tư

vấn viên đã làm tôi hài lòng trước đó.

1 2 3 4 5

Page 106: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

96

2. Tư vấn viên có đủ kiến thức chuyên

môn để trả lời thắc mắc của tôi.

1 2 3 4 5

3. Tôi chỉ mua BHNT của tư vấn viên

đã có nhiều kinh nghiệm.

1 2 3 4 5

4. Tôi chỉ mua BHNT của tư vấn viên

tận tâm và thân thiện.

1 2 3 4 5

5. Tôi chỉ mua BHNT khi tư vấn viên là

người thân hay người quen của tôi.

1 2 3 4 5

V. THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM

1. Tôi chọn mua BHNT của công ty

luôn hướng về lợi ích cộng đồng.

1 2 3 4 5

2. Tôi chọn mua BHNT của công ty có

uy tín.

1 2 3 4 5

3. Tôi chọn mua BHNT của công ty có

các chính sách hậu mãi tốt.

1 2 3 4 5

4. Tôi chọn mua BHNT của công ty có

tiềm lực tài chính tốt.

1 2 3 4 5

5. Tôi chọn mua BHNT của công ty có

thương hiệu mạnh.

1 2 3 4 5

VI. ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI

1. Do những người xung quanh tham gia

BHNT nên tôi cũng muốn tham gia.

1 2 3 4 5

2. Bạn bè, người thân,… ủng hộ,

khuyến khích tôi tham gia BHNT.

1 2 3 4 5

3. Những người đã và đang hưởng chế

độ BHNT đã tác động đến ý định

tham gia của tôi.

1 2 3 4 5

4. Tôi cho rằng không cần tuyên truyền

hay chịu sự ảnh hưởng từ xã hội

(người thân, bạn bè,…) thì tôi vẫn

tham gia BHNT.

1 2 3 4 5

VII. CẢM NHẬN RỦI RO

Page 107: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

97

1. Tôi nghĩ rằng việc tham gia BHNT là

rất rủi ro về tiền bạc, thời gian và

công sức.

1 2 3 4 5

2. Tôi cảm thấy không chắc chắn về

những lợi ích mà tôi có thể nhận được

khi tham gia BHNT.

1 2 3 4 5

3. Tôi nhận thấy hệ thống cung ứng dịch

vụ chăm sóc y tế trong các sản phẩm

BHNT không đáp ứng được nhu cầu

(chất lượng dịch vụ, chất lượng

thuốc, năng lực chuyên môn,…).

1 2 3 4 5

VII. ĐỘNG CƠ THAM GIA

1. Tôi nhận thấy ngày càng gia tăng

những rủi ro về sức khỏe trong cuộc

sống.

1 2 3 4 5

2. Tôi nhận thấy BHNT sẽ bảo vệ tài

chính cho gia đình.

1 2 3 4 5

3. Tôi nhận thấy BHNT là kênh tiết

kiệm, chu cấp việc học và để lại tài

sản thừa kế cho con cái trong tương

lai.

1 2 3 4 5

4. Tôi nhận thấy BHNT là kênh đầu tư

tài chính hiệu quả.

1 2 3 4 5

5. Tôi mua BHNT khi có bệnh cần chữa

trị với chi phí lớn.

1 2 3 4 5

VIII. RÀO CẢN TRONG VIỆC MUA BHNT

1. Tôi cho rằng thu nhập có ảnh hưởng

đến việc tham gia BHNT của tôi.

1 2 3 4 5

2. Mức phí tối thiểu trong khung phí

đóng BHNT hiện nay là cao so với

thu nhập thực tế của tôi.

1 2 3 4 5

Page 108: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

98

3. Tôi cho rằng việc làm không ổn định

là nguyên nhân dẫn đến khả năng

tham gia BHNT gặp khó khăn.

1 2 3 4 5

4. Tôi cho rằng thời gian đóng tiền

BHNT quá lâu.

1 2 3 4 5

5. Tôi cho rằng thông tin về BHNT

không đầy đủ.

1 2 3 4 5

IX. CẢM NHẬN SỰ THUẬN TIỆN KHI THAM GIA BHNT

1. Hồ sơ, quy trình tham gia và hưởng

các chế độ khi đóng BHNT đơn giản,

dễ thực hiện.

1 2 3 4 5

2. Thông tin về thủ tục được công ty bảo

hiểm cung cấp đầy đủ, thống nhất và

dễ dàng có được.

1 2 3 4 5

3. Các biểu mẫu cung cấp cần thiết

không phức tạp, đơn giản, dễ thực

hiện.

1 2 3 4 5

4. Thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục tham

gia, thanh toán rõ ràng, thuận tiện và

nhanh chóng.

1 2 3 4 5

5. Điều khoản quy định về việc tham gia

BHNT, phương thức đóng và phương

thức thanh toán phù hợp và thuận

tiện.

1 2 3 4 5

6. Mạng lưới hoạt động rộng khắp, dễ

dàng tiếp cận (nộp hồ sơ tham gia

BHNT, đóng phí, yêu cầu khiếu

nại,...).

1 4 3 4 5

X. QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BHNT

1. Tôi cho rằng việc tham gia BHNT là

quan trọng đối với tôi và gia đình.

1 2 3 4 5

Page 109: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

99

2. BHNT đáp ứng được nhu cầu về đảm

bảo chi phí khám chữa bệnh của tôi

trong tương lai.

1 2 3 4 5

3. Tôi chắc chắn tiếp tục/tái tham gia

BHNT.

1 2 3 4 5

4. Tôi bị thuyết phục mua BHNT mà

không có ý định ngay từ đầu.

1 2 3 4 5

5. Trong tương lai, nếu có đủ khả năng

tài chính tôi sẽ tiếp tục tham gia/tái

tham gia BHNT.

1 2 3 4 5

6. Tôi có ý định muốn giới thiệu người

thân, bạn bè tham gia BHNT.

1 2 3 4 5

C. Thông tin phân nhóm và thống kê

1. Độ tuổi của Anh/Chị

Từ 18 tuổi đến 25 tuổi Từ 26 tuổi đến 35 tuổi

Từ 35 tuổi đến 50 tuổi 50 tuổi

2. Tình trạng hôn nhân của Anh/Chị

Độc thân Đã kết hôn

3. Thu nhập hàng tháng của Anh/Chị

Dưới 5 triệu đồng Từ 5 - 10 triệu đồng

Từ 11 - 20 triệu đồng Hơn 20 triệu đồng

4. Nghề nghiệp của Anh/Chị

Học sinh / Sinh viên Nhân viên văn phòng

Quản lý Giáo viên Bác sĩ

Xin chân thành cảm ơn và chúc Anh/Chị mạnh khỏe và thành công!

III/KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

1. Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình nghiên cứu

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation Analysis N

Page 110: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

100

TD1 4.0132 1.20897 302

TD2 4.1424 .94864 302

TD3 3.9106 1.07923 302

TD4 4.0497 1.01526 302

CS1 3.9139 1.04669 302

CS2 3.9238 .98367 302

CS3 3.8642 1.05250 302

CS4 3.7583 1.07424 302

NT1 4.4801 .87296 302

NT2 4.6093 .73790 302

NT3 4.5695 .75161 302

NT4 4.5033 .81411 302

NT5 4.5728 .76878 302

TV1 3.0397 1.19178 302

TV2 3.3444 1.13855 302

TV3 3.3013 1.18347 302

TV4 3.4338 1.15878 302

TV5 3.5000 1.13755 302

TH1 3.5265 1.24331 302

TH2 3.6523 1.12136 302

TH3 3.3113 1.46129 302

TH4 3.5960 1.08557 302

TH5 3.8013 1.04083 302

XH1 4.1258 .86884 302

XH2 4.0728 .93723 302

XH3 4.0894 .91242 302

XH4 4.0894 .95163 302

RR1 2.2020 1.43830 302

RR2 2.2947 1.43146 302

RR3 2.9437 1.20636 302

DC1 3.7384 .95468 302

DC2 3.8377 .90596 302

Page 111: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

101

DC3 3.5629 1.08494 302

DC4 3.8311 .89737 302

DC5 3.8841 .87593 302

RC1 3.7417 .93981 302

RC2 3.8675 .88678 302

RC3 3.5298 1.09549 302

RC4 3.8609 .89695 302

RC5 3.9040 .84754 302

CN1 3.9901 .98320 302

CN2 3.9139 1.04032 302

CN3 3.9801 .98474 302

CN4 3.9834 .95916 302

CN5 3.9768 .99640 302

CN6 3.9834 1.02286 302

(Nguồn: Tính toán từ phần mềm SPSS)

2. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha

a) Thang đo“Thái độ đối với BHNT”

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha N of Items

.813 5

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

TD1 12.1026 6.391 .726 .774

TD2 11.9735 7.315 .794 .750

TD3 12.2053 7.944 .523 .859

TD4 12.0662 7.484 .679 .793

Page 112: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

102

b)Thang đo “Chính sách BHNT của công ty bảo hiểm”

Item-Total Statistics

Scale

Mean if

Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

CS1 11.5464 7.079 .664 .816

CS2 11.5364 7.213 .698 .802

CS3 11.5960 7.026 .670 .813

CS4 11.7020 6.748 .711 .795

c) Thang đo“Nhận thức về BHNT”

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.946 5

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

NT1 18.2550 8.496 .705 .962

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha N of Items

.848 4

Page 113: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

103

NT2 18.1258 8.456 .896 .926

NT3 18.1656 8.358 .903 .925

NT4 18.2318 8.026 .901 .924

NT5 18.1623 8.329 .885 .928

d) Thang đo “ Năng lực của tư vấn viên”

Case Processing Summary

N %

Case

s

Valid 302 100.0

Exclude

da 0 .0

Total 302 100.0

a. Listwise deletion based on

all variables in the procedure.

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

TV1 13.5795 13.268 .496 .797

TV2 13.2748 12.918 .584 .770

TV3 13.3179 12.005 .681 .739

TV4 13.1854 12.477 .632 .755

TV5 13.1192 13.069 .563 .776

e) Thang đo “Thương hiệu bảo hiểm”

Page 114: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

104

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.903 5

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

TH1 14.3609 16.909 .735 .887

TH2 14.2351 17.197 .808 .873

TH3 14.5762 14.983 .782 .883

TH4 14.2914 17.523 .799 .875

TH5 14.0861 18.491 .714 .892

f) Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

XH1 12.2517 6.315 .737 .879

XH2 12.3046 5.953 .756 .872

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.896 4

Page 115: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

105

XH3 12.2881 5.800 .832 .843

XH4 12.2881 5.880 .759 .871

g) Thang đo “Cảm nhận rủi ro”:

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.881 3

h) Thang đo “Động cơ tham gia”

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.865 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance

if Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

RR1 5.2384 5.757 .822 .783

RR2 5.1457 5.660 .850 .755

RR3 4.4967 7.653 .657 .924

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected Item-

Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

DC1 15.1159 9.398 .723 .827

DC2 15.0166 9.511 .754 .820

DC3 15.2914 9.131 .646 .851

Page 116: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

106

i) Thang đo “Rào cản trong việc mua BHNT”

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

RC1 15.1623 8.077 .676 .754

RC2 15.0364 8.487 .638 .767

RC3 15.3742 7.883 .567 .793

RC4 15.0430 8.580 .607 .776

RC5 15.0000 9.083 .542 .794

j) Thang đo “Cảm nhận sự thuận tiện khi tham gia BHNT”

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha N of Items

.908 6

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

DC4 15.0232 9.803 .700 .833

DC5 14.9702 10.268 .625 .851

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.813 5

Page 117: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

107

CN1 19.8377 17.339 .764 .889

CN2 19.9139 16.757 .789 .885

CN3 19.8477 17.492 .741 .892

CN4 19.8444 17.720 .733 .893

CN5 19.8510 17.695 .701 .898

CN6 19.8444 17.222 .741 .892

k) Thang đo “Quyết định tham gia BHNT”

Lần 1: 6 biến quan sát

Item-Total Statistics

Scale Mean if

Item Deleted

Scale

Variance if

Item Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if Item

Deleted

TG1 20.8642 13.646 .798 .728

TG2 20.8808 13.494 .819 .723

TG3 20.8311 13.437 .803 .724

TG4 22.3113 15.471 .085 .949

TG5 20.9404 13.332 .695 .740

TG6 20.7947 13.905 .772 .734

Lần 2: Loại bỏ biến TG4

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of Items

.801 6

Page 118: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

108

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

TG1 4.4603 .82933 302

TG2 4.4437 .83635 302

TG3 4.4934 .85781 302

TG5 4.3841 .97382 302

TG6 4.5298 .80948 302

3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

a) Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNT

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy. .828

Bartlett's Test

of Sphericity

Approx. Chi-Square 9234.252

df 1035

Sig. .000

Total Variance Explained

Compone

nt Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of

Items

.949 5

Page 119: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

109

Total

% of

Varianc

e

Cumulat

ive % Total

% of

Varianc

e

Cumulat

ive % Total

% of

Varianc

e

Cumulat

ive %

1 6.65

4 14.466 14.466 6.654 14.466 14.466 5.015 10.902 10.902

2 5.34

5 11.619 26.085 5.345 11.619 26.085 4.336 9.426 20.327

3 4.34

8 9.452 35.537 4.348 9.452 35.537 4.213 9.158 29.485

4 4.02

0 8.739 44.276 4.020 8.739 44.276 3.743 8.137 37.622

5 3.08

6 6.708 50.984 3.086 6.708 50.984 3.335 7.249 44.871

6 2.85

3 6.202 57.186 2.853 6.202 57.186 3.107 6.754 51.625

7 2.56

9 5.585 62.771 2.569 5.585 62.771 2.942 6.395 58.020

8 1.71

0 3.718 66.489 1.710 3.718 66.489 2.934 6.379 64.399

9 1.50

5 3.272 69.761 1.505 3.272 69.761 2.467 5.362 69.761

10 .974 2.117 71.878

11 .841 1.827 73.705

12 .768 1.669 75.375

13 .704 1.531 76.906

14 .646 1.404 78.310

15 .614 1.335 79.645

16 .596 1.296 80.941

17 .568 1.235 82.176

18 .511 1.111 83.287

19 .502 1.091 84.378

20 .476 1.035 85.413

Page 120: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

110

21 .453 .984 86.397

22 .448 .974 87.370

23 .429 .932 88.302

24 .395 .858 89.161

25 .380 .827 89.988

26 .371 .807 90.795

27 .364 .792 91.586

28 .330 .718 92.305

29 .308 .670 92.975

30 .298 .649 93.624

31 .289 .627 94.251

32 .262 .569 94.820

33 .255 .554 95.374

34 .243 .528 95.902

35 .227 .493 96.394

36 .211 .458 96.853

37 .209 .455 97.307

38 .192 .416 97.724

39 .177 .385 98.109

40 .171 .371 98.480

41 .153 .333 98.813

42 .138 .299 99.112

43 .119 .260 99.371

44 .115 .250 99.622

45 .093 .201 99.823

46 .081 .177 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Page 121: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

111

TD2 .847

TD1 .817

TD4 .791

CS3 .786

CS2 .786

CS1 .754

CS4 .742

TD3 .683

NT3 .905

NT2 .894

NT4 .893

NT5 .882

NT1 .781

CN

2

.851

CN

1

.838

CN

3

.824

CN

6

.820

CN

4

.810

CN

5

.784

TH2 .878

TH1 .851

TH4 .846

TH3 .804

TH5 .714

DC

2

.848

Page 122: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

112

DC

1

.827

DC

4

.814

DC

5

.770

DC

3

.760

XH3 .860

XH4 .826

XH2 .822

XH1 .796

RC

1

.802

RC

4

.768

RC

2

.765

RC

5

.720

RC

3

.715

TV3 .822

TV4 .772

TV2 .729

TV5 .708

TV1 .672

RR

2

.876

RR

1

.838

Page 123: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

113

RR

3

.826

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a

a. Rotation converged in 6 iterations.

b) Nhân tố quyết định tham gia BHNT

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of

Sampling Adequacy. .899

Bartlett's Test

of Sphericity

Approx. Chi-

Square

1736.76

8

df 10

Sig. .000

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total %of Variance Cumulative % Total %of Variance Cumulative %

1 4.21

0

84.207 84.207 4.210 84.207 84.207

2 .416 8.319 92.527

3 .175 3.503 96.030

4 .112 2.240 98.269

5 .087 1.731 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Page 124: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

114

Component Matrixa

Component

1

TG3 .950

TG2 .947

TG1 .944

TG6 .931

TG5 .808

Extraction Method: Principal Component

Analysis.

a. 1 components extracted.

4. Kết quả hồi quy

Model Summaryb

Mode

l R

R

Square

Adjuste

d R

Square

Std.

Error of

the

Estimat

e

Change Statistics

Durbin-

Watson

R

Square

Change

F

Change df1 df2

Sig. F

Change

Page 125: MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...

115

1 .865a .749 .741 .508631

35 .749 96.832 9 292 .000 1.802

a. Predictors: (Constant), RR, TV, RC, XH, DC, TH, CN, NT, TDCS

b. Dependent Variable: TG