Top Banner
1 BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Trích “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” LỜI BÁC HỒ DẠY
32

LỜI BÁC HỒ DẠY

Oct 15, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: LỜI BÁC HỒ DẠY

1BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Trích “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

LỜI BÁC HỒ DẠY

Page 2: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI2

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối

với lĩnh vực văn hóaTiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, mục

tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 33-NQ/TW, các nội dung trọng tâm nêu trong Kết luận số 76-KH/TW, Thông tri số 25-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển sự nghiệp văn hóa huyện Yên Lạc gắn với xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn dân cư nông thôn kiểu mẫu.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển văn hóa, sáng tạo văn hóa, giáo dục và định hướng hưởng thụ văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc.

Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

Đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin, thể thao, di tích lịch sử văn hóa và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện theo Quyết định số 02/2019/QĐ-UBND, ngày 10/01/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả thiết chế văn hóa, quản lý khai thác và tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao đảm bảo thiết thực hiệu quả. Triển khai thực hiện các dự án xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, kết nối khai thác phát triển du lịch văn hóa tâm linh với môi trường sinh thái.

Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý văn hóa; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa từ huyện đến cơ sở. Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống Đài truyền thanh, chất lượng tin, bài cuốn thông tin kinh tế, xã hội, Cổng thông tin giao tiếp điện tử huyện.

Tăng cường công tác kiểm tra về lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao. Chủ động đấu tranh,

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 76-KL/TW, NGÀY 04/6/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW, NGÀY 06/4/2014 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

(KHÓA XI) VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC

KẾ HOẠCH

Ngày 14/9/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Lạc đã ban hành Kế hoạch số 02-KH/HU về thực hiện Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 06/4/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Ban Biên tập trích đăng nội

dung Kế hoạch như sau:

Page 3: LỜI BÁC HỒ DẠY

3BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

phòng ngừa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các hoạt động lệch chuẩn về văn hóa, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.

3. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, vào việc xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp.

Tăng cường giáo dục xây dựng con người có thế giới quan khoa học, có nhân cách, lối sống đẹp với các đặc tính: Yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Xây dựng lối sống tôn trọng đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tương thân tương ái”. Kết hợp giáo dục tri thức, thẩm mỹ, thể chất, đạo đức, kỹ năng sống trong nhân dân đặc biệt là thanh thiếu niên.

Giáo dục, ý thức tuân thủ pháp luật, chấn chỉnh các hoạt động lợi dụng tự do, dân chủ, tôn giáo, tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan, lôi kéo kích động, gây mất an ninh trật tự.

Đấu tranh loại trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, các hành vi vi phạm pháp luật, truyền bá tư tưởng sai trái, lối sống thực dụng trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

4. Đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, đơn vị văn hóa chất lượng, hiệu quả. Thực hiện công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, phối hợp chặt chẽ gia đình - nhà trường - xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên.

Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn, xử lý đúng đắn với môi trường vì mục đích phát triển bền vững. Thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở, quy chế dân chủ ở cơ sở, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ,

quy ước, hương ước của thôn, làng, tổ dân phố.5. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công

tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm trách nhiệm bảo vệ nền tảng tử tưởng của Đảng, chủ động đấu tranh phản bác mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Hàng năm các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị xã hội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục chính trị tư tưởng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và đội ngũ báo cáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục chính trị tư tưởng trong tình hình mới.

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương đối với cán bộ, đảng viên nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ những người lãnh đạo công tác giáo dục, quản lý văn hóa và những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội và cộng đồng dân cư.

Chủ động phát hiện đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực khác.

Chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng lãnh đạo của chi bộ đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Xây dựng quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tham gia xây dựng chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh.

6. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa

Page 4: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI4

Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Đầu tư xây dựng, nâng cấp và khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trong các cơ quan, đơn vị, thôn, làng. Đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, xây dựng mô hình các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, hàng năm tổ chức các hội thi, hội diễn, mở các lớp tập huấn bồi dưỡng về văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao.

Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ

thông tin trong chỉ đạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục kiểm tra bảo dưỡng, đầu tư trang thiết bị hệ thống Đài truyền thanh, cơ sở vật chất tuyên truyền trực quan đáp ứng công tác thông tin tuyên truyền.

T/M BAN THƯỜNG VỤPHÓ BÍ THƯ

(Đã ký)

Nguyễn Thị Huấn

Ngày 15/10: Ngày truyền thống Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam

Ngày 08/12/1994,  Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ III  chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội với 400 đại biểu tham dự. Đại hội đã thông qua Điều lệ (sửa đổi) của Hội LHTN Việt Nam và quyết định lấy ngày 15/10 là ngày truyền thống hàng năm của Hội LHTN Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới, thanh niên luôn là người đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo lý tưởng của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Phát huy những giá trị truyền thống vẻ vang của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, các thế hệ hội viên, thanh niên Việt Nam nguyện một lòng đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn; cống hiến tất cả tài năng, sức lực và trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngày 20/10: Ngày Phụ nữ Việt NamNgày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ

niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào

ngày 20/10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ghi rõ “Nam nữ bình quyền”. Đảng đã đề cao phụ nữ và coi phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng. Đảng đề ra nhiệm vụ phải giải phóng phụ nữ gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp gắn liền với giải phóng phụ nữ. Đảng cũng đặt nhiệm vụ quan trọng là phải thành lập tổ chức riêng để các tầng lớp phụ nữ tham gia hoạt động. Chính vì thế, chỉ một thời gian ngắn sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam cũng được thành lập. Đảng Cộng sản cũng coi đây là ngày tôn vinh chị em phụ nữ. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 20/10/1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập, mà tiền thân là Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam./.

Tùng Quyên

THÁNG 10 VÀ NHỮNG SỰ KIỆN...(Tiếp theo trang 25)

Page 5: LỜI BÁC HỒ DẠY

5BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG, GÓP PHẦN THỰC HIỆN THẮNG LỢI

CÁC MỤC TIÊU NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN LẠC LẦN THỨ XXII, NHIỆM KỲ 2020-2025 ĐÃ ĐỀ RA

Cách đây 90 năm, ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật số 120 đề cập đến những vấn đề

căn bản về dân vận và công tác dân vận, trở thành kim chỉ nam trong đường lối lãnh đạo của Đảng, hoạt động của chính quyền, các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Xuất phát từ thực tế lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đó, năm 1999, kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ viết bài báo “Dân vận”, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 15/10 hằng năm là “Ngày Dân vận của cả nước”. Năm 2000 Bộ Chính trị (khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 15/10 là “Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng”. Từ đó ngày 15/10 hằng năm đã đi vào đời sống chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta; động viên, nhắc nhở cán bộ, đảng viên, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của Đảng và cả hệ thống chính trị thực hiện tốt chủ trương của Đảng và lời dạy của Bác Hồ đối với công tác dân vận.

Từ thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra bài học sâu sắc “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân”. Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân, phương pháp công tác dân vận phải hết sức linh hoạt, phải xuất phát phải từ cái tâm, đạo đức và trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân. Dân vận không thể chỉ dùng báo chương sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà Bác đã “công thức hóa” người làm công tác dân vận bằng 12 chữ đó là “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, chứ không phải chỉ ngồi nói suông, viết mệnh lệnh; với phương châm “Đảng nói dân tin, chính quyền làm dân theo, Mặt trận, đoàn thể vận động dân đồng tình, hưởng ứng”. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn gần gũi, quan tâm và phải là người “đầy tớ thật trung thành” của nhân dân; tăng cường đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, vận động

nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phát triển kinh tế- xã hội.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội của huyện hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra: Kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá; văn hóa, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ, chính sách an sinh xã hội được quan tâm; nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, hoạt động của hệ thống chính trị đồng bộ, hiệu quả.

Từ thực tiễn công tác dân vận của Đảng, bước đầu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận ở huyện Yên Lạc đó là:

Thứ nhất, Công tác dân vận phải luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở triển khai, tổ chức thực hiện.

Thứ hai, Công tác dân vận phải gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tạo sự đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

Thứ ba, Thường xuyên quan tâm đến công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, gắn với thực hiện cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến

Page 6: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI6

cơ sở thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động.

Thứ tư, Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ dân vận. Cán bộ dân vận phải nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; tranh thủ vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân cư; kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác dân vận.

Thứ năm, Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận. Cấp uỷ thường xuyên, kịp thời lãnh đạo chính quyền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội giải quyết những kiến nghị, đề nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa công tác dân vận, cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ dân vận huyện Yên Lạc cần chú trọng thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị, về ban hành “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị” và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng về công tác dân vận, gắn với công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ chính trị của huyện.

Hai là, Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện tốt Kết luận số 62-KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội gắn với thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư “Về giám sát đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”.

Ba là, Tăng cường đổi mới và nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, trọng tâm là tiếp tục thực hiện Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015, của Ban Bí thư về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp”; Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở”; Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”.

Bốn là, Thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, thực hiện tốt Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Tăng cường đấu tranh phòng, chống các hành vi lợi dụng các vấn đề tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và ngăn ngừa các đạo lạ trên địa bàn huyện.

Năm là, Quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận; kịp thời củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác dân vận.

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 -15/10/2020) là dịp để chúng ta quán triệt sâu sắc, thực hiện đúng những quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân vận và công tác dân vận. Đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận của huyện tiếp tục đoàn kết, trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, xây dựng huyện Yên Lạc ngày càng phát triển toàn diện và bền vững./.

Nguyễn Khoa VănUV BTV, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ,

Chủ tịch UB MTTQ huyện

Page 7: LỜI BÁC HỒ DẠY

7BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNHTHEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để bảo đảm cho Đảng luôn trong

sạch, vững mạnh, thực sự “là đạo đức, là văn minh”, giữ vững vai trò lãnh đạo với sự nghiệp cách mạng, Người nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải luôn đề cao “tự phê bình và phê bình”. Trong bản Di chúc viết năm 1965, trước hết, Người nói về Đảng trong đó đề cập đến ba vấn đề trọng đại: Một là, vấn đề đoàn kết trong Đảng; Hai là, vấn đề tự phê bình và phê bình trong Đảng; Ba là, vấn đề Đảng cầm quyền. Vấn đề tự phê bình và phê bình trong Đảng, Người căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”. Tự phê bình và phê bình được coi là vũ khí sắc bén để xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Để sử dụng vũ khí tự phê bình và phê bình trong Đảng một cách có hiệu quả theo Hồ Chí Minh trước hết phải nhận thức đúng vấn đề. Theo Người: “Nhân vô thập toàn” nghĩa là con người thì ai cũng khó tránh khỏi sai lầm khuyết điểm; càng đảm nhiệm nhiều công việc thì càng dễ có sai lầm khuyết điểm nhiều hơn. Điều quan trọng là ở chổ có có dám tìm ra khuyết điểm để sữa chữa hay không. Trong Đảng cũng vậy, theo Bác: “Một Đảng mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sữa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Thế nhưng trên thực tế thực hành tự phê bình và phê bình không phải là một công việc đơn giản, dễ làm. Vì là một vấn đề khó nên tiến hành tự phê bình và phê bình cần nắm vững những nguyên tắc

cơ bản, thể hiện tính Đảng, tính giáo dục, tính khách quan trung thực, thẳng thắn, dân chủ, đồng bộ sau đây:

1. Tự phê bình và phê bình  phải nhằm mục đích để giúp nhau tiến bộ nên động cơ phải trong sáng, dựa trên “tình đồng chí thương yêu nhau”; không vì phê bình mà công kích áp đặt khuyết điểm cho nhau. Khi phê bình người khác không được xoi mói “bới lông, tìm vết” để tìm cơ hội “hạ bệ’ lẫn nhau; “tránh công kích cá nhân, cãi bướng, trả thù, tiểu khí”. Thực hành tự phê bình và phê bình phải dân chủ, không mệnh lệnh, áp đặt.

2.  Tự phê bình và phê bình  phải có thái độ kiên quyết không khoan nhượng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự phê bình và sữa chữa có khi dễ, nhưng có khi cũng khó khăn, đau đớn vì tự ái, vì thói quen, hoặc vì nguyên nhân khác. Đó là một cuộc đấu tranh”. Vì thế thực hiện tự phê bình và phê bình  phải “Ráo riết, triệt để”, đúng mức, thật thà không nể nang, không thêm bớt. Thực hành tự phê bình và phê bình mà làm hời hợt, quanh co, chiếu lệ sai đúng không rõ ràng sẽ tạo môi trường cho khuyết điểm tồn tại và phát triển nặng thêm. Bởi vậy phải có thái độ khen chê đúng mức thì mới giúp cho người có khuyết điểm sữa chữa; đồng thời có ý nghĩa giúp người khác thấy đó mà đề phòng, tránh gặp khuyết điểm tương tự. Khuyết điểm sớm được sữa chữa sẽ dễ hơn khi để trở thành căn bệnh trầm kha. Vì Người cho rằng: “Người mắc khuyết điểm hôm nay, ngày mai chưa chắc đã mắc khuyết điểm. Người hôm nay chưa mắc khuyết điểm chưa chắc ngày mai cũng không mắc khuyết điểm”.

3. Tự phê bình và phê bình  muốn có hiệu quả tốt cần có phương pháp tốt. Tự phê bình và phê bình  phải “biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo, như chiếu tấm gương cho mọi người

(Xem tiếp trang 21) ►

Page 8: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI8

KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNGNGÀNH TUYÊN GIÁO, TỔ CHỨC, DÂN VẬN, VĂN PHÒNG

CẤP ỦY VÀ 72 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNGNGÀNH KIỂM TRA CỦA ĐẢNG

Cách đây 90 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên

mới-độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Tại Hội nghị BCH Trung ương lâm thời lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và Điều lệ của một số đoàn thể quần chúng. Điều lệ Đảng quy định: “Trung ương và các cấp uỷ đảng chiếu theo các việc mà lập ra các bộ như bộ tổ chức, bộ tuyên truyền, bộ công nhân vận động...”. Theo đó, các cơ quan tham mưu của Đảng lần lượt được hình thành; tuy thời gian hình thành khác nhau, nhưng đều ra đời gắn liền với yêu cầu cách mạng, với nhiệm vụ xây dựng Đảng.

Ban Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930 - 01/8/2020): công tác tư tưởng luôn được Đảng ta xác định là mặt trận quan trọng hàng đầu. Ngay sau khi ra đời (1930), Ban Chấp hành Trung ương đã lập Ban Cổ động và Tuyên truyền, là cơ quan tham mưu, chỉ đạo công tác tư tưởng của Đảng. Ngày 01/8/1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền Trung ương đã cho ấn hành tài liệu “Ngày quốc tế đỏ 01/8”. Tài liệu này khi được phát hành đã có sức cổ vũ to lớn đối với Nhân dân Việt Nam, hưởng ứng mạnh mẽ cuộc đấu tranh chống đế quốc, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Năm 2000, Bộ Chính trị khóa VIII quyết định lấy ngày 01/8 hằng năm làm ngày truyền thống công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng; đến năm 2007, sau khi Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X quyết định lấy ngày 01-8 hằng năm làm ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo của Đảng.

Ban Tổ chức của Đảng (14/10/1930 - 14/10/2020): là cơ quan tham mưu của Đảng về

công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính trị trong Đảng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác tổ chức, coi đó là vấn đề trọng yếu liên quan đến sự vững mạnh của Đảng, là một bộ phận chủ yếu hợp thành và có tính chất quyết định thắng lợi trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Ngày 14/10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất tại Hương Cảng đã quyết định thành lập Bộ Tổ chức kiêm Giao thông (tiền thân của Ban Tổ chức Trung ương ngày nay). Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 14/10 hằng năm được lấy là ngày truyền thống Ngành Tổ chức xây dựng Đảng. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, công tác xây dựng Đảng đều đặt ra cho công tác tổ chức cán bộ những nhiệm vụ cụ thể đòi hỏi phải được đáp ứng kịp thời. Trong các giai đoạn đó, Đảng ta đều có các hình thức tổ chức và phương thức hoạt động phù hợp, công tác tổ chức và cán bộ đã tập trung vào việc thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu mà Đảng và cách mạng đặt ra. Thông qua hoạt động thực tiễn, Ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã tham mưu giúp Đảng củng cố, phát triển tổ chức của hệ thống chính trị và tuyển chọn được những cán bộ, đảng viên, những chiến sĩ ưu tú, trung kiên cho Đảng, cho cách mạng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Ban Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2020):  công tác dân vận là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa sống còn của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. 90 năm qua, với các tên gọi khác nhau (Ban Công vận, Bộ Dân vận, Ban Dân vận

Page 9: LỜI BÁC HỒ DẠY

9BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

- Mặt trận và từ 1981 đến nay là Ban Dân vận), bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận không ngừng lớn mạnh và hoàn thành tốt công tác tham mưu cho Trung ương và cấp ủy các cấp trên lĩnh vực được giao. Ngày Dân vận của Đảng được Bộ Chính trị khóa VIII quyết định là ngày 15/10 gắn với 2 sự kiện quan trọng: Một là, từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và Án nghị quyết về: Công nhân vận động, Nông dân vận động, Cộng sản Thanh niên vận động; Phụ nữ vận động,... Hai là, sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận đăng trên Báo Sự thật số ra ngày 15/10/1949 , từ đó, ngày 15/10 hằng năm được lấy là ngày truyền thống Ban Dân Vận.

Ủy Ban Kiểm tra Đảng (16/10/1948 - 16/10/2020): Là cơ quan tham mưu cho Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, chủ động phòng ngừa vi phạm kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, giữ gìn, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng được chọn là ngày 16/10 hằng năm gắn với sự kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng) họp từ ngày 15-17/10/1948, ngày có Quyết nghị số 29-QN/TW của Ban Thường vụ Trung ương về việc thành lập Ban Kiểm tra Trung ương - cơ quan kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng. Từ đây, công tác kiểm tra Đảng có bước phát triển toàn diện, cùng với các ban xây dựng Đảng, góp phần to lớn vào những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Điều đáng tự hào là trong mọi thời kỳ của cách mạng, dù trong thời kỳ chiến tranh giải phóng đất nước hay thời kỳ xây dựng đất nước và kể cả những thời điểm thử thách gay go, quyết liệt nhất, đội ngũ cán bộ kiểm tra vẫn luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, tin tưởng ở sự lãnh đạo và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; có ý thức tổ chức kỷ luật và lối sống liêm khiết, trong sạch, lành mạnh;

luôn hết lòng hết sức chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ. Chúng ta có thể khẳng định: tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy với nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, đoàn kết, kỷ luật là truyền thống tốt đẹp của cơ quan kiểm tra và cán bộ kiểm tra các cấp. Ngày 16/10 hằng năm được lấy là ngày truyền thống Ủy Ban Kiểm tra Đảng.

Văn phòng cấp ủy (18/10/1930 - 18/10/2020): Là cơ quan tham mưu giúp cấp ủy mà trực tiếp là Ban Thường vụ và Thường trực tổ chức điều hành công việc lãnh đạo chung, phối hợp điều hòa hoạt động của các Ban Đảng; đồng thời là nơi tổng hợp thông tin, là cơ quan phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày của cấp ủy đảng. Cùng với sự phát triển của cách mạng, vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng cường và mở rộng, chức năng của văn phòng cấp ủy cũng ngày càng được hoàn thiện. Văn phòng cấp uỷ các cấp không ngừng trưởng thành, ngày càng thực hiện tốt hơn hai chức năng quan trọng là tham mưu giúp cấp ủy mà trực tiếp là giúp ban thường vụ và thường trực cấp ủy tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ cấp ủy và phục vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày của cấp ủy. Ngày truyền thống của Văn phòng cấp ủy được Bộ Chính trị khóa XIII quyết định là ngày 18/10. Từ đó, hằng năm, ngày 18/10 được lấy là ngày truyền thống Văn phòng cấp ủy .

Trải qua 90 năm đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống giặc ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ đất nước và tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra, dân vận và văn phòng của Đảng không ngừng được củng cố và phát triển; hệ thống các cơ quan và đội ngũ cán bộ công tác xây dựng Đảng ngày càng trưởng thành, tích lũy được nhiều kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn sinh động của quá trình trình cách mạng qua các thời kỳ và có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc.

T.H

Page 10: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI10

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠTTHÀNH TÍCH CAO TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA

YÊU NƯỚC CỦA NGÀNH KIỂM SÁT VĨNH PHÚC

Viện kiểm sát nhân dân huyện luôn xác định thi đua khen thưởng là động lực phấn đấu của tập thể, cá nhân công

chức, người lao động trong đơn vị. Toàn thể đơn vị luôn tham gia tích cực vào các phong trào thi đua của ngành cũng như các phong trào do địa phương phát động. Với tinh thần đoàn kết, một lòng phấn đấu đơn vị đã đạt được những thành tích nhất định. Giai đoạn từ 2015-2019, Viện kiểm sát nhân dân huyện luôn bám sát chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác của ngành. Toàn thể công chức và người lao động trong đơn vị đoàn kết, tích cực hoàn thành chỉ tiêu công tác, lập thành tích đóng góp cho sự phát triển của đơn vị, của ngành và của địa phương. Hàng năm, tỉ lệ giải quyết tin báo đạt từ 95%, giải quyết bắt giữ hình sự đạt 95%, án kết thúc điều tra đạt trên 85%, truy tố đạt 95% trở lên. Kiểm sát 100% bản án, quyết định dân sự của Tòa án, tham gia 100% các phiên tòa, phiên họp theo quy định. Tổ chức cho cán bộ, kiểm sát viên và lãnh đạo trong đơn vị tham gia 130 phiên tòa hình sự, dân sự, sau mỗi phiên tòa tổ chức họp rút kinh nghiệm toàn đơn vị để nâng cao chất lượng của kiểm sát viên khi tham dự phiên tòa. Kiểm sát 100% các quyết định thi hành án, lập hồ sơ đầy đủ, tiến hành các cuộc kiểm sát trực tiếp theo qui định. Thường trực tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, xử lí đơn theo qui định. Giải quyết 100% các đơn thuộc thẩm quyền kịp thời, không có khiếu kiện kéo dài. Trong 5 năm đơn vị không có án oan, sai, án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, công tác phê chuẩn, khám nghiệm, đối chất, nhận dạng... đều được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm sát hoạt động

tư pháp đảm bảo đúng quy định của pháp luật, cơ bản đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng cho cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Qua công tác kiểm sát, ban hành nhiều kiến nghị, kháng nghị, cụ thể: Ban hành 22 kiến nghị đối với cơ quan điều tra trong công tác giải quyết tin báo và điều tra án hình sự; 10 kiến nghị phòng ngừa đối với Chủ tịch UBND huyện; 20 kiến nghị, 02 kháng nghị trong công tác xét xử hình sự đối với Tòa án; 12 kiến nghị, 01 kháng nghị đối với cơ quan Thi hành án dân sự; 28 bản kiến nghị và nhiều kiến nghị trong kết luận đối với công tác thi hành án hình sự của công an huyện và UBND cấp xã. Trong công tác kiểm sát giải quyết án Dân sự, HC, KDTM đã ban hành 29 bản kháng nghị phúc thẩm, 21 bản kiến nghị và một số báo cáo đề nghị kháng nghị. Các bản kiến, kháng nghị của Viện kiểm sát cơ bản đạt chất lượng cao và được chấp nhận. Kết quả, hiệu quả công tác ngày càng được nâng cao.

Với những kết quả đó trong 5 năm qua tập thể đơn vị đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua, Bằng khen, Giấy khen trong các phong trào thi

Page 11: LỜI BÁC HỒ DẠY

11BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

đua. Hàng năm, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, riêng năm 2016 và 2019, đơn vị đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và đạt cờ thi đua tập thể dẫn đầu khối. 100% cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và được công nhận danh hiệu thi đua “Lao động tiên tiến”, trong đó nhiều cán bộ, kiểm sát viên được công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, được tặng bằng khen của Viện trưởng tối cao do có thành tích 02 năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc 02 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều đồng chí được tặng bằng khen của Viện trưởng tối cao, giấy khen của Viện trưởng tỉnh trong các phong trào thi đua.

Với những thành tích đó, ngày 19/6/2020 tại Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 đến 2019 của ngành kiểm sát Vĩnh Phúc, Viện kiểm sát nhân dân huyện vinh dự được tặng giấy khen do có thành tích cao trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015 – 2019.

Để đạt được những thành tích như đã nêu trên nguyên nhân chủ yếu là do sự cố gắng, nỗ lực, đoàn kết một lòng của tập thể cán bộ, kiểm sát viên, lãnh đạo trong đơn vị. Sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tư pháp, các cơ quan hữu quan trên địa bàn huyện. Sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của huyện ủy và chính quyền địa phương. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng, trong 5 năm qua đơn vị đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong công tác thi đua. Cụ thể là:

Thứ nhất, tăng cường nhận thức của công chức, người lao động trong đơn vị về vị trí, vai trò của các phong trào thi đua trong việc xây dựng và phát triển của đơn vị và cá nhân mỗi công chức, người lao động. Vì nhận thức là tiền đề và định hướng cho hành động. Nhận thức tốt sẽ giúp mỗi

công chức, người lao động trong đơn vị tự giác, hăng say thực hiện nhiệm vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác. Vì vậy đây được coi là biện pháp quan trọng, then chốt để đạt được thành tích trong thi đua.

Thứ hai, thi đua phải gắn chặt với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác chuyên môn tức là nâng cao chất lượng công tác thi đua. Trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác chuyên môn thì yếu tố con người là them chốt. Là lãnh đạo đơn vị phải biết nhìn nhận, đánh giá chính xác, khách quan công chức, người lao động trong đơn vị để có sự phân công công việc và đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với năng lực, sở trường của từng người. Bên cạnh việc phân công nhiệm vụ, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công chức, người lao động trong đơn vị mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tiêu cực trong khi thực hiện nhiệm vụ. Lãnh đạo đơn vị phải là tấm gương trong việc tham gia tích cực các phong trào thi đua, đề xuất những cá nhân có thành tích tiêu biểu để xem xét việc khen thưởng. Thi đua phải thực sự công bằng, dân chủ và thực chất đặc biệt là trong việc phân loại, đánh giá cán bộ, công chức hằng năm về số lượng, chất lượng, hiệu quả và khả năng công tác của mỗi người. Trong thi đua tuyệt đối không chạy theo số lượng mà phải đi sâu vào chất lượng, đối với những cá nhân chưa xứng đáng, chưa có những thành tích nổi bật thì kiên quyết không đưa vào danh sách đề nghị khen thưởng mặc dù chỉ tiêu khen thưởng vẫn còn. Có như vậy mới thúc đẩy được phong trào thi đua phát triển, hạn chế tiêu cực, bất mãn trong thi đua.

Thứ ba, việc xây dựng kế hoạch thi đua của đơn vị phải kịp thời và phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị trong từng năm công tác. Việc xây dựng kế hoach thi đua kịp thời sẽ giúp đơn

(Xem tiếp trang 13) ►

Page 12: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI12

Trung Hà là một xã vùng bãi, nằm ở phía Nam huyện, có diện tích tự nhiên 359,05 ha, 8 thôn dân cư, 1757 hộ với 8650 nhân

khẩu, Đảng bộ có 254 đảng viên sinh hoạt ở 13 chi bộ, là địa phương không có nhiều lợi thế về tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội; không có làng nghề truyền thống; diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít. Bởi vậy, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy, HĐNĐ, UBND xã đã xây dựng và ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh chính trị, góp phần từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Trong đó chú trọng đẩy mạnh cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.

Với sự định hướng đúng đắn của Ban Chấp hành Đảng bộ, cùng sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền, sự vào cuộc của tổ chức chính trị, xã hội và sự nhạy bén, năng động của người dân, sau 5 năm nỗ lực phấn đấu tổng giá trị sản xuất đạt 728 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 13.2%/năm. Trong đó, CN-TTCN-xây dựng đạt 162.2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,3%; Dịch vụ đạt 508,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70%; Nông-lâm-thủy sản đạt 57.4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7.7%.

Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật được quan tâm, nhiều giống cây, con có năng suất, chất lượng được đưa vào sản xuất như bò 3B, bò sữa, chim câu, ong mật..., nhiều mô hình sản xuất chất lượng cao được triển khai đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất cây lúa bình quân đạt 63 tạ/ha, ngô đạt 49 tạ/ha, đậu tương đạt 18 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt trên 1000 tấn/năm (đạt mục tiêu đại hội đề ra). Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Tận dụng bãi nổi ven sông Hồng rộng hơn 100 ha, đất đai màu mỡ phù sa, nhân dân trồng cỏ, phát triển mô hình nuôi bò sữa và bò lấy thịt. Đến nay đàn bò sữa đã

có gần 200 con, đàn bò thịt 1500 con.Phát huy lợi thế “cận giang”, cùng sự năng

động, nhạy bén của người dân, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Trung Hà đã quan tâm, tạo điều kiện, khuyến khích người dân phát triển dịch vụ vận tải thủy và các dịch vụ khác như: vận tải hàng hóa, hành khách, dịch vụ lao động...góp phần không nhỏ vào ngân sách, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động địa phương, với thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng.

Công nghiệp, xây dựng phát triển mạnh. Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, UBND xã phối hợp với các Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất. Đến nay, toàn xã có 17 cơ sở chế biến lâm sản, 18 cơ sở kinh doanh đồ mộc, hàng chục hộ sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề...Tổng giá trị sản xuất CN-XD đạt 162.2 tỷ đồng, tăng 10.5%/năm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 8-10 triệu đồng/tháng. Với sự nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền cùng sự năng động, nhạy bén của người dân, đến nay số hộ nghèo giảm còn 1.15%, giảm 3.95% so với đầu nhiệm kỳ, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Giá trị sản xuất bình quân đạt 83.6 triệu đồng/người/năm.

SỨC SỐNG MỚITRÊN QUÊ HƯƠNG TRUNG HÀ

Page 13: LỜI BÁC HỒ DẠY

13BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Trong phong trào xây dựng NTM, Trung Hà là một trong những xã về đích NTM sớm trong huyện và đang triển khai xây dựng NTM nâng cao trong nhiệm kỳ mới. Trong những năm qua, với đầu tư của tỉnh, huyện, sự đồng thuận của Nhân dân, xã Trung Hà đã huy động tối đa nguồn lực nhằm duy trì, giữ vững và nâng cao tiêu chí xây dựng trên 250 tỷ đồng xây dựng nhà ở, chỉnh trang sân vườn, các thiết chế văn hóa, công trình công cộng, bê tông hóa đường giao thông nông thôn... Nhờ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 95%, 8/8 thôn đạt thôn văn hóa. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, cả 3 cấp học đều đạt chuẩn quốc gia. Trong lĩnh vực y tế, nhờ được trang bị về cơ sở vật chất, nhân lực, xã luôn giữ danh hiệu chuẩn quốc gia về y tế. Tình hình an ninh chính trị, TTATXH được giữ vững và ổn định.

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, mục tiêu xây dựng Trung Hà thành xã NTM nâng cao phát triển toàn diện, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong xã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết; phát huy lợi thế sẵn có, phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng TTCN, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp gắn với phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, toàn diện. Phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất hơn 1.089 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9.5%/năm, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 117.1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 95%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1%... Với sức sống mới và kiên trì hướng đi và mục tiêu đã xác định, xã Trung Hà sẽ hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra./.

Trần Ngọc ThạchHUV, Bí thư Đảng ủy xã Trung Hà

vị và mỗi cá nhân triển khai sớm và kịp thời những biện pháp, cách thức để đạt được thành tích trong thi đua, kế hoạch thi đua phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị sẽ góp phần đưa công tác thi đua được thực hiện đúng hướng, chất lượng, hiệu quả và thúc đẩy được các phong trào thi đua.

Thứ tư, bản thân các cá nhân trong đơn vị phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỉ luật, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác, lập thành tích tham gia các phong trào thi đua. Xác định các phong trào gắn liền với công tác chính trị của ngành như phong trào “Xây dựng đội ngũ kiểm sát viên vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỉ cương và trách nhiệm”; Phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới... là

các phong trào thi đua xuyên suốt, có ý nghĩa đặc biệt cần tích cực tham gia. Các phong trào này đòi hỏi cán bộ, công chức ngành kiểm sát phải phấn đấu không ngừng nghỉ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh, kỉ cương, có đạo đức trách nhiệm, có sán g kiến đổi mới trong công tác./.

Vũ Thành VinhHUV, Viện trưởng VKSND huyện

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠT...(Tiếp theo trang 11)

Page 14: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI14

Học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách

Hồ Chí Minh

HỌC TẬP BÁC HỒ TIẾT KIỆM ĐIỆN

Là nguyên thủ quốc gia, Bác Hồ của chúng ta được ưu tiên cấp điện trong sinh hoạt hàng ngày nhưng tinh thần dùng điện tiết kiệm của Bác

đáng cho mọi người trân trọng, suy ngẫm và học tập.Tiết kiệm theo Bác là “không xa xỉ, không hoang

phí, không bừa bãi”, nhưng cũng “không phải là bủn xỉn, tiết kiệm không phải ép nhịn ăn, nhịn mặc mà chi tiêu ở những việc cần thiết, thể hiện nếp sống văn minh”.

Các chiến sĩ cảnh vệ của Bác cho biết, nói đến điện là Bác Hồ nói đến tiết kiệm điện. Về việc này thì Bác là một tấm gương lớn. Bác thường nhắc nhở: Nước ta còn nghèo, nên càng phải tiết kiệm điện. Mỗi người, mỗi nhà, mỗi cơ quan, xí nghiệp đều tiết kiệm điện thì chúng ta sẽ có đủ điện để dùng cho đời sống và sản xuất. Ý thức và hành vi tiết kiệm điện của Bác đã “ngấm” sang tất cả mọi người, vì thế, không cần ai nhắc nhở, thời ấy, ai cũng có ý thức và thói quen tiết kiệm điện.

Ông Phạm Ngọc Toản, đại tá Công an về hưu tại xã Tam Nghĩa (Núi Thành, Quảng Nam), người đã từng là chiến sỹ cận vệ trung thành bên cạnh Hồ Chủ tịch trong suốt 15 năm cho đến khi Bác đi xa, kể rằng: “Bác vẫn thường dặn anh em cận vệ tắt điện khi ra khỏi phòng”. Theo ông Toản, vào những ngày hè oi bức, Bác thường dùng chiếc quạt lá cọ và rất ít khi dùng quạt điện.

Hồi ký của các đồng chí cán bộ lão thành cảnh vệ kể lại nhiều mẩu chuyện hay. Thời gian đầu về thủ đô, Bác ở trong ngôi nhà của người thợ điện phục vụ trong Phủ Toàn quyền cũ. Phòng ở hẹp nên mùa hè rất nóng, Bác thường dùng chiếc quạt làm bằng lá cọ.

Có lúc thấy Bác ở chật chội, Bộ Ngoại giao đã mua cho Bác chiếc máy điều hòa nhiệt độ. Nhân lúc Bác đi công tác, anh em phục vụ đã lắp máy điều hòa. Vừa về đến nhà, Bác hỏi cảnh vệ: “Này chú! Hôm nay nhà mình có mùi gì “hôi” quá” (khi lắp máy điều hòa, nhân viên phục vụ dùng lọ nước hoa khô cho thơm phòng). Biết không giấu được Bác, các đồng chí phục

vụ phải trình bày lý do về chiếc máy điều hòa.Không thấy Bác nói gì, nhưng đến chiều thì

Bác bảo: “Các chú hãy mang chiếc máy điều hòa này cho anh em thương binh ở Hàng Bột. Hôm Bác đến thăm thấy các chú ấy ở nóng lắm. Còn Bác thì chưa cần”. Thế là ngay chiều hôm ấy anh em phục vụ phải chuyển chiếc máy điều hòa cho anh em thương binh theo yêu cầu của Bác...

Các đồng chí cảnh vệ còn cho biết, Bác thường tự tay tắt những bóng đèn, cái quạt, và cả cái đài nữa khi không có người dùng. Ở trong Phủ Chủ tịch, nhìn thấy ở xa có những chiếc bóng đèn sáng là Bác bảo anh em cảnh vệ đến xem ở đó có cần không, nếu không thì tắt đi cho đỡ lãng phí.

Một đồng chí phục vụ kể: Những năm được ở gần Bác, tôi được mệnh danh là “cán bộ tắt đèn!”. Một lần, Bác đi thăm đồng bào ở một tỉnh xa. Bảy giờ sáng, xe đang chạy trên đường Phan Đình Phùng (Hà Nội) thì thấy một cơ quan còn ba bóng điện sáng ở cổng. Tuy đang vội, nhưng Bác vẫn bảo lái xe dừng lại. Bác cử một đồng chí vào nhắc nhở: Bác Hồ đi công tác qua, bảy giờ rồi vẫn thấy các đồng chí để ba ngọn đèn sáng ở cổng. Bác nhắc các đồng chí tắt đi. Thế là ba ngọn đèn được tắt ngay. Sau đó, cơ quan ấy tính lại thấy không cần thiết để đèn ở cổng nữa, bèn tháo luôn để tiết kiệm điện.

Ra nước ngoài cũng vậy, đi qua một hành lang, hay trong nhà khách của bạn, thấy những bóng điện sáng không cần thiết là Bác tìm cách tắt đi. Trong chuyến thăm Ba Lan năm 1957, Bác được đón tiếp tại phòng lễ tân lúc 9 giờ sáng. Lúc này 3 chùm đèn vẫn bật sáng trưng. Bác Hồ đã yêu cầu gặp Vụ trưởng Vụ lễ tân và hỏi: “Chỗ tắt điện ở đâu?”. Lập tức mấy chiến sĩ bảo vệ đi tắt điện. Chủ tịch Ba Lan lúc ấy là Zawasdzki nói giọng nghiêm trang: “Xin cảm ơn đồng chí Hồ Chí Minh. Tôi thành thật nhận khuyết điểm chưa nghiêm túc thực hiện tiết kiệm”.

(Theo http://www.socongthuongbp.gov.vn)

Page 15: LỜI BÁC HỒ DẠY

15BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

HỘI LHPN HUYỆN YÊN LẠC TRIỂN KHAITHỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ PHONG TRÀO

THI ĐUA GIAI ĐOẠN 2015-2020

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Nghị

quyết Đại hội Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Hàng năm, BTV Hội LHPN huyện xây dựng Kế hoạch, phát động và ký giao ước thực hiện PTTĐ (phong trào thi đua), chấm điểm các chỉ tiêu thi đua, chọn điểm chỉ đạo để nhân diện các mô hình, điển hình tiên tiến, biểu dưởng khen thưởng kịp thời các gương điển hình tập thể, cá nhân hội viên phụ nữ có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đồng thời tổ chức quán triệt học tập các nội dung thi đua đến 100% cán bộ, hội viên phụ nữ.

Nội dung các PTTĐ được Hội LHPN từ huyện đến cơ sở cụ thể hóa từ các chương trình trọng tâm của Hội, gắn với các mục tiêu nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện và của từng địa phương, đơn vị. Trong 5 năm các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã tổ chức nhiều PTTĐ như: phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”; “giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”; phong trào “Phụ nữ Vĩnh phúc cử chỉ đẹp sống nhân văn; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Tham gia các chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương như: Phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, “làm đường giao thông nông thôn”; “làm đường giao thông nội đồng”; “đền ơn đáp nghĩa”; phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT... Nội dung PTTĐ được phát động có trọng tâm, trọng điểm theo từng đợt, gắn việc thực hiện PTTĐ với thực hiện các Cuộc vận động. Kết quả 5 năm triển khai, thực hiện PTTĐ, các cấp Hội PN trong huyện đạt được cụ thể như sau:

Trong lĩnh vực kinh tế, với đặc thù là huyện nông nghiệp, tỷ lệ lao động nữ trực tiếp sản xuất

nông nghiệp chiếm gần 70% tổng số lao động của huyện, phát huy vai trò lực lượng nòng cốt, các tầng lớp phụ nữ Yên Lạc đã tích cực tham gia các chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương. Tập trung thực hiện tốt Kế hoạch của Huyện ủy về “Phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống nông dân”; Kế hoạch của UBND huyện về thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn, Kế hoạch về dồn thửa, đổi ruộng trong nông nghiệp trên địa bàn huyện, Nghị quyết của BCH Đảng bộ Huyện về phát triển công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và đô thi. Phát huy tính tự chủ của kinh tế hộ gia đình, chi em phụ nữ tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, mạnh dạn ứng dụng KHKT vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, tham gia các mô hình trình diễn về chuyển giao khoa học công nghệ mới cho năng xuất cao và phát triển trang trại, phát triển ngành nghề truyền thống, kinh doanh, dịch vụ, của mỗi địa phương, điển hình như: Chị Lê Thị Tân xã Văn Tiến với mô hình VAC, tổng thu nhập trừ chi phí là 2,5-4 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 15 lao động địa phương; chị Hoàng Thị Xuân, xã Đại Tự với mô hình trồng măng tây thu nhập trừ chi phí là 2,4 tỷ đồng, tạo việc làm tại chỗ cho 8 lao động địa phương; chị Dương Thị Minh Trang -Thị trấn Yên Lạc, chuyên sản xuất đồ mộc tạo công ăn việc làm cho 20 lao động tại địa

Page 16: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI16

phương, thu nhập 2 tỷ đồng/năm, chị Tạ Thị Dung - xã Yên Đồng chuyên sản xuất chăn ga gối đệm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng/1 năm, đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 100 triệu đồng/1 năm, giải quyết việc làm cho 50-100 lao động tại địa phương; chị Nguyễn Thị Hiền kinh doanh gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh cao cấp thu nhập hàng năm từ 5-10 tỷ đồng / năm; Chị Bùi Thị Nhung - xã Tề Lỗ kinh doanh phế liệu, máy súc, máy cẩu cho thu nhập từ 4-6 tỷ đồng / năm..v.v..

Trong PTTĐ “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Phụ nữ giúp nhau thường xuyên” “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”: Trong 5 năm qua các cấp Hội đã tích cực khai thác các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thông qua các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ TYM, vốn Quỹ hội và tiết kiệm tại chi hội với tổng số vốn là 205 tỷ đồng giúp cho trên 12.500 hộ PN vay phát triên kinh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.

Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được triển khai ở 100% cơ sở Hội, 5 năm qua các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã giúp cho trên 3.500 lượt hộ phụ nữ nghèo số tiền là 18.5 tỷ đồng, 1.500 con giống các loại, 1.500 ngày công lao động, 60 tấn phân bón trả chậm, trong đó có 1.245/1.245 = 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được Hội giúp, đến nay đã có 735 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được giúp thoát nghèo. Vận động 22.950 lượt hội viên phụ nữ giúp cho 1.122 lượt hộ gia đình phụ nữ vay phát triển kinh tế gia đình trị giá số tiền giúp là 19,1 tỷ đồng.

Hàng năm Hội phối hợp với Trung tâm dạy nghề tổ chức được 110 lớp dạy nghề ngăn hạn cho trên 7.000 phụ nữ nhằm giúp chị em có việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình. Giới thiệu việc làm cho trên 8.500 lao động nữ có việc làm thường xuyên tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh. Điển hình như chị Nguyễn Thị Kim Oanh - GĐ Trung tâm dạy nghề Minh Tiến đã tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho trên 6.500 lao động nữ, chị Đỗ Thị Thu Hương -xã Yên Phương là chủ cơ sở sản

xuất may mặc, thường xuyên giải quyết việc làm cho 50-70 lao động nữ, chị Nguyễn Thị Chung và chị Nguyễn Thị Dung - xã Yên Đồng hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động nữ với mức lương từ 5-10 triệu đồng/tháng. Kết quả từ hoạt động của Hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 2,67% (năm 2015) đến nay xuống còn 1,35% (năm 2019).

Trong lĩnh vực văn hóa xã hội: 5 năm qua, nhiều PTTĐ được Hội phát động sâu rộng trong toàn thể cán bộ hội viên PN như phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phong trào “Phụ nữ Vĩnh Phúc cử chỉ đẹp, sống nhân văn”, gằn với CVĐ rèn luyện phẩm chất đạo đức phụ nữ “Tự tin, tự trọng, trung hậu, Đảm đang”... Với phong trào giỏi việc nước, đảm việc nhà vai trò của nữ CNVC-LĐ trong huyện được thể hiện ngày càng rõ nét, tham gia trong công tác quản lý nhà nước, kinh tế xã hội, tích cực lao động sản xuất, thực hiện tốt công tác chuyện môn và tổ chức cuộc sống gia đình.

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo: Đội ngũ giáo viên nữ của ngành đã tích cực thực hiện phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt”, thi đua xây dựng mái trường xanh, sạch đẹp. Với tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, học tập, quản lý, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần cùng ngành giáo dục thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết số 01/NQ-HU về phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Điển hình như: Cô giáo Trần Thị Vân - giáo viên trường THCS Yên Lạc. Cô giáo Hoàng Thị Kim Chi - Phó hiệu trưởng trường tiểu học Nguyệt Đức, vv...

Page 17: LỜI BÁC HỒ DẠY

17BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Thực hiện PTTĐ “Làm theo Bác thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững” đã được cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng tham gia thông qua nhiều hình thức tiết kiệm như: Hũ gạo tiết kiệm, tiết kiệm lợn nhựa, tiết kiệm phế liệu, tiết kiệm điện, tiết kiệm tại chi Hội v.v.. Trong 5 năm toàn huyện đã xây dựng được 244 mô hình với 25.995 thành viên tham gia, với tổng số tiền tiết kiệm được là 19,4 tỷ đồng.

Phong trào phụ nữ chung sức “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được đông đảo hội viên phụ nữ tham gia thực hiện, Hội đã gắn việc tuyên truyền nội dung CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với CVĐ xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch”. Vận động hội viên phụ nữ tham gia ủng hộ tiền, ngày công lao động, hiến đất, xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, ủng hộ xây dựng nhà Mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng mô hình CLB xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, mô hình Đoạn đường phụ nữ tự quản, Đường hoa phụ nữ, Hạn chế sử dụng túi nilon v.v... Từ những hoạt động của các mô hình đã thu hút hàng ngàn hội viên phụ nữ tham gia, góp phần thực hiện có hiệu quả CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Phong trào xây dựng tổ chức Hội vững mạnh được các cấp Hội coi trọng. Trong 5 năm Hội đã tổ chức 2.820 buổi tuyên truyền quán triệt học tập các chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho trên 22.500 hội viên PN; tổ chức 25 lớp tập huấn triển khai, quán triệt Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII; 05 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho 828 lượt cán bộ Hội. Phát triển mới được 1.860 hội viên; Xây dựng mới 52 mô hình CLB, 217 tổ phụ nữ theo chuyên đề. Xây dựng được 19,4 tỷ đồng quỹ hội đưa tổng số quỹ tiết kiệm tại chi hội toàn huyện hiện nay lên 23 tỷ đồng, giúp cho 1.107 hội viên vay phát triên kinh tế gia đinh.

PTTĐ và hoạt đông công tác Hội trong 5 năm

qua đã thu được nhiều kết quả, các chỉ tiêu thi đua hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, các nôi dung thi đua đã trở thành động lực thúc đẩy chị em vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong 5 năm Hội đã phát hiện, giới thiệu và biểu dương 54 điển hình tập thể, 125 cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong các lĩnh vực PTTĐ; lựa chọn 10 tập thể, 10 điển hình cá nhân tiêu biểu, xuất sắc để nghị TW Hội, tỉnh Hội biểu dương khen thưởng. Với kết quả đạt được trong 5 năm qua Hội LHPN huyện đã được tặng 03 Bằng khen của TW Hội LHPN Việt Nam, 02 cờ thi đua xuất sắc và 01 Bằng khen của UBND tỉnh, 07 Bằng khen của Hội PN tỉnh. Có 29 tập thể Hội LHPN xã, 39 cá nhân được nhận Bằng khen của TW Hội, Tỉnh Hội và UBND tỉnh; 83 tập thể, 70 cá nhân được UBND huyện và các ngành tặng giấy khen. Có 10 lãnh đạo chủ chốt, 54 cán bộ Hội và 09 hội viên được tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển phụ nữ Việt Nam. Những kết quả trên đã khẳng định vai trò của tổ chức Hội trong công tác chỉ đạo và thực hiện PTTĐ góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của huyện nhà.

Phan Thị Minh HiềnPhó Chủ tịch Hội LHPN huyện

Khắp nẻo đường quê rợp sắc cờXóm làng giàu đẹp tỏa hồn thơ

Thành công đổi mới dân mong đợiThắng lợi canh tân Đảng ước chờPhú quý khang ninh nay vững thế

Ấm no hạnh phúc hiện bền cơTương lai rộng mở ngời non nước

Yên Lạc an vui rộng bến bờ./.Lê Văn Doanh

Yên Lạc hôm nay

Page 18: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI18

Ngay từ đầu năm 2020, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh huyện đã họp và phát động phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương

mẫu”, với nhiều nội dung quan trọng, cùng những chỉ tiêu thiết thực, hiệu quả, tập trung cao cho công tác xây dựng Hội vững mạnh toàn diện. 22 Hội cơ sở đã ký giao ước thi đua, triển khai tổ chức 155 hội nghị, phát động sâu rộng trong toàn Hội, tích cực thực hiện thắng lợi các nội dung, chỉ tiêu giao, lập nhiều thành tích cao, chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lạc nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Từ đầu năm đến nay Hội Cựu chiến binh huyện luôn phát huy tốt bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, luôn chủ động, bám sát sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Huyện ủy, của Hội cấp trên, tích cực tuyên truyền để các thế hệ Cựu chiến binh hiểu rõ; các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch của chính quyền, tập trung cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trên 10.000 hội viên Cựu chiến binh và trên 2.000 hội viên là đảng viên, luôn nêu cao vai trò nòng cốt, gương mẫu đi đầu, thực hiện tốt các phong trào thi đua của địa phương và của Hội, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền. 17 Hội cựu chiến binh các xã, thị trấn, chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác chuẩn bị Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2020-2023 và Đại hội Đảng bộ các xã, thị trấn nhiệm kỳ 2020-2025, góp phần đáng kể cho công tác Đại hội thành công. Đại hội Chi bộ các xã, thị trấn, gắn với chi bộ khu dân cư, đã bầu 239/465 đồng chí là hội viên Cựu chiến binh trúng vào Ban chi ủy chi bộ, chiếm tỷ lệ 51% ; 110/155 đ/c hội viên, được bầu làm Bí thư chi bộ chiếm tỷ lệ 70,1%; 66/155đ/c được bầu làm phó bí thư Chi bộ chiếm 42,6%; 63/465 đ/c được

bầu là chi ủy viên, chiếm 13,5%. Kết quả trên cho thấy vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ chi ủy chi bộ là Cựu chiến binh đương nhiệm, trong công tác xây dựng chi bộ và chính quyền thôn vững mạnh toàn diện, góp phần tích cực cho Đại hội Đảng bộ các xã, thị trấn thành công tốt đẹp.

BCH Hội CCB huyện thường xuyên quan tâm chỉ đạo sâu sát Hội Cựu chiến binh các xã, thị trấn động viên cán bộ, hội viên tích cực lao động sản xuất, vận dụng sáng tạo các mô hình kinh tế điển hình vào mô hình kinh tế hộ để kinh doanh phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CCB và nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển kinh tế năm 2020.

763 mô hình kinh tế do CCB làm chủ, 18 Câu lạc bộ CCB-CQN làm kinh tế giỏi có hiệu quả, thu hút gần 4.000 lao động, giải quyết việc làm cho con em hội viên CCB và nhân dân. Chủ động khai thác, sử dụng các nguồn vốn hiệu quả như vốn từ quỹ Hội: 11.950.000đ. Vốn NHCSXH: 54,942,4đ/1598 hộ vay. Vốn từ quỹ của 18 câu lạc bộ CCB-CQN làm kinh tế giỏi = 2,9 tỷ.

Phối hợp với Ban Công tác Mặt trận tiếp nhận và tặng 2.170 suất quà cho hộ CCB thuộc diện chính sách người có công, hộ nghèo, cận nghèo. Các Hội cơ sở trong huyện vận động được: 164 suất quà = 76.000.000đ. Phối hợp với các Ban Công tác Mặt trận, Hội người cao tuổi tổ chức mừng thọ cho 538 hội viên Hội CCB các xã, thị trấn đã ủng hộ “Qũy nghĩa tình đồng đội” năm 2020 được 183.839.000đ, vượt 22,9% so với kế hoạch vận động.

Hội chủ động phối hợp với các ban công tác mặt trận ở cơ sở, thực hiện đồng bộ các kế hoạch của trên về phòng chống dịch bệnh COVID-19 đạt

HỘI CỰU CHIẾN BINH HUYỆN YÊN LẠCTHI ĐUA LẬP NHIỀU THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2020-2025

(Xem tiếp trang 28) ►

Page 19: LỜI BÁC HỒ DẠY

19BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”. Đó là châm ngôn cũng là kim chỉ nam định hướng cho những phấn đấu của cô học trò đầy cần mẫn, chăm chỉ và đầy nhiệt huyết - Trần Thị Tuyết Chinh, học sinh lớp 10A8, Trường THPT Đồng Đậu. Chinh là tấm gương sáng trong học tập cũng như trong các phong trào hoạt động của trường, của lớp.

Ở bậc THCS, em được các thầy cô đánh giá cao về học tập. Bốn năm liền là học sinh khá, giỏi đạt giải Khuyến khích môn KHXH cấp huyện và cấp tỉnh năm học 2017-2018. Hết bậc THCS, em chọn ngôi trường THPT Đồng Đậu với điểm tuyển sinh đầu vào là 34,8, em lọt trong tốp 15/ 360 học sinh đỗ vào trường. Vào ngày lễ khai giảng, em đã thay mặt 360 học sinh của khối 10 lên phát biểu và tặng hoa cho nhà trường.

Năm học lớp 10, bỡ ngỡ đứng trong đội tuyển học sinh giỏi Ngữ văn của trường, vượt qua sự lo âu, phấp phỏng, những khó khăn nhọc nhằn của những ngày tháng ôn thi, mặc dù không được tham dự vòng Tỉnh (do dịch Covid-19), em cũng đã cố gắng và đạt giải cấp trường. Kết quả mũi nhọn cũng như đại trà, em luôn có mặt trong danh sách điểm cao của nhà trường và được nhà trường trao thưởng. Thi khảo sát chất lượng cuối năm, em đã đạt điểm cao nhất khối 10 với tổng ba môn là 27,5 (Văn: 9; Sử: 9,5; Địa: 9).

Không dừng lại ở kì thi chọn học sinh giỏi văn hóa, Tuyết Chinh đã mạnh dạn và khẳng định mình trong cuộc thi Nghiên cứu khoa học dành cho học sinh Trung học dưới sự hướng dẫn của

thầy giáo Nguyễn Mạnh Quỳnh ở lĩnh vực nghiên cứu Khoa học xã hội và hành vi. Vừa tích cực, nỗ lực trong học tập, Tuyết Chinh còn là một bí thư Đoàn năng nổ, một cây văn nghệ “chủ chốt” của chi đoàn 10A8 nói riêng và của nhà trường nói chung. Em rất nhiệt tình trong mọi hoạt động và tích cực để đưa Chi đoàn 10A8 ngày cành vững mạnh.

Với bạn bè, Tuyết Chinh là một người bạn thân thiện, hòa nhã, cởi mở, đáng tin cậy, tràn đầy niềm lạc quan. Em luôn truyền cho các bạn niềm vui, tinh thần vượt qua mọi gian khó. Với các thầy cô, Tuyết Chinh luôn chăm ngoan, lễ phép, hoàn thành mọi việc thầy cô giao phó. Vì vậy, em được thầy cô yêu quý, tin tưởng và thường xuyên giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Trong gia đình, Chinh luôn thể hiện đúng vai trò của một cô con gái lớn, một chị cả gương mẫu để các em noi theo. Mỗi khi đi học về hay lúc rảnh rỗi, em giúp đỡ bố mẹ bán hàng tạp hóa, nấu cơm, dạy dỗ, bảo ban các em học... Em gái Chinh là Trần Diệu Linh đạt giải học sinh giỏi môn Địa lý, IOE Tiếng

TRẦN THỊ TUYẾT CHINHTẤM GƯƠNG TRONG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN

Ảnh: Tuyết Chinh thay mặt 360 HS lớp 10 phát biểu cảm nghĩ về ngày đầu tiên ở ngôi trường mới và tặng hoa cho nhà trường

(Xem tiếp trang 32) ►

Page 20: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI20

TRẠM Y TẾ XÃ YÊN PHƯƠNG LÀM TỐT CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO NHÂN DÂN,

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa

bàn, từ đầu năm đến nay, Trạm y tế xã Yên Phương đã đẩy mạnh thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên toàn xã, trong đó các hoạt động tiêm chủng mở rộng hàng tháng theo quy định không có tai biến xảy ra, duy trì chăm bón vườn cây thuốn nam luôn được Trạm y tế xã quan tâm thực hiện.

Xác định công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, do đó đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên của Trạm luôn tâm niệm thực hiện tốt lời Bác dạy “lương y phải như từ mẫu”, tận tình chăm sóc bệnh nhân, thực hiện tốt 12 điều y đức của người thầy thuốc. Với 7 cán bộ, nhân viên, 10 cán bộ y tế thôn, tất cả đều được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp với chuyên môn. Về cơ sở vật chất, được cấp các trang thiết bị y tế cơ bản phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh, như máy siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, máy khí dung, máy điện tim... Trạm y tế đã xây dựng kế hoạch hoạt động, thực hiện công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân trong xã. Những ca bệnh thông thường được chẩn đoán, xử lý nhanh tại trạm, các ca bệnh phức tạp, vượt quá khả năng chuyên môn được chuyển lên tuyến trên kịp thời, không để trường hợp xấu xảy ra.

Công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe ban đầu nhân dân luôn được chú trọng, bằng nhiều hình thức sinh động, như thông qua các chiến dịch truyền thông, qua các cuộc trao đổi, họp thôn, qua hệ thống pa nô, áp phích, phát trên hệ thống loa truyền thanh xã... Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc: Vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội..., qua đó, góp phần

nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân về công tác chăm sóc sức khỏe. Chuyên môn vững vàng, thái độ phục vụ nhiệt tình, các y, bác sĩ từng bước đưa công tác khám, chữa bệnh tại trạm ngày càng đạt nhiều kết quả cao. Trạm đã khám cho 1110 bệnh nhân, kê 1042 đơn thuốc. Trung bình hàng năm có khoảng 2500 lượt người đến khám và điều trị. Không chỉ làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, trạm còn thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Hằng năm có gần 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ; 100% trẻ trong độ tuổi được uống vitamin A, tư vấn dinh dưỡng, vì vậy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm xuống qua từng năm. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm; phụ nữ mang thai được quản lý thai nghén, khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván sơ sinh, uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu. Hàng năm, trạm lập danh sách theo dõi người già 60 tuổi trở lên, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các cụ từ 80 tuổi trở lên, khám 388 học sinh mầm non, qua đó phát hiện kịp thời bệnh tật cũng như tư vấn phòng bệnh, cấp thuốc điều trị.

Bên cạnh đó, trạm còn làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức cho người dân về

Page 21: LỜI BÁC HỒ DẠY

21BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thông qua đội ngũ cộng tác viên y tế thôn để tuyên truyền cho Nhân dân những kiến thức về phòng, chống bệnh covid-19, bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, an toàn vệ sinh thực phẩm.... Do vậy, nhiều năm gần đây trên địa bàn xã không có dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trong đợt phòng chống dịch Covid-19, Trạm y tế xã đã tập trung triển khai thực hiện nội dung phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, Trạm y tế xã đã phối hợp với các đơn vị nhà trường, các tổ chức đoàn thể của xã thực hiện việc quản lý, theo dõi sức khỏe đối với 40 trường hợp công dân có liên quan từ vùng dịch và lao động nước ngoài về địa phương. Để đảm bảo việc phát hiện sớm bệnh dịch, hàng ngày các cán bộ y tế đã nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra sức khỏe, đo thân nhiệt với 40 trường hợp người có liên quan từ vùng dịch về và 3 nhà trường tại địa phương. Hướng dẫn các hộ dân việc phòng chống dịch bệnh, thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng chống dịch Covid-19. Trạm y tế xã cũng đã phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền cấp phát trên 5650 tờ rơi, treo 17 băng zôn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đến với người dân. Viết 36 bài tuyên truyền về

phòng chống dịch Covid-19 gửi cho Đài Truyền thanh xã tuyên truyền, bệnh nhân đến khám bệnh tại trạm đều được hướng dẫn phòng chống dịch bệnh Covid-19, phân luồng khám bệnh tại trạm, cách sử dụng khẩu trang y tế ... Tổ chức nói chuyện về công tác phòng dịch covid-19 cho giáo viên các nhà trường tại trung tâm văn hóa xã. Với những hoạt động tích cực trong công tác khám chữa bệnh, công tác phòng chống dịch bệnh, Trạm y tế xã Yên Phương đã góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định chính trị an ninh xã hội.

Trần Thị HườngPhó Trưởng trạm phụ trách

Trạm y tế xã Yên Phương

soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sữa chữa”. Tự phê bình và phê bình  phải được tiến hành trong tổ chức, chứ không phải gặp đâu nói đó. Người đứng đầu phải rất công minh, tạo được chỗ dựa tin cậy, khơi dậy được không khí dân chủ, thẳng thắn để ai cũng có thể nói rõ chính kiến của mình, không phải “thậm thà, thậm thụt” “ngồi lê mách lẻo”, “việc bé xé ra to” là nguyên nhân của sự mất đoàn kết.

4. Tự phê bình và phê bình  phải có thái độ chân tình cầu thị, nói đúng ưu điểm và khuyết điểm, phê bình phải đúng lúc, có hoàn cảnh thích hợp; phải biết lắng nghe và chờ đợi đồng

chí tiếp thu để tránh việc làm cho người bị phê bình “nản chí, oán ghét”. Vì làm như vậy theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng khác “bánh ngọt là một thứ ngon lành, nhưng đem bánh ngọt bắt người ta ăn, nhét vào miệng người ta thì ai cũng chán”.

Nghiên cứu, quán triệt và vận dụng những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình có ý nghĩa giá trị sâu sắc đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là trong giai đoạn cách mạng hiện nay, góp phần thiết thực nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

BBT

NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH...(Tiếp theo trang 7)

Page 22: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI22

TAM HỒNG XỨNG TẦM LÀ TRUNG TÂMKINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN YÊN LẠC

Là huyện đồng bằng, nằm ở phía Nam của tỉnh Vĩnh Phúc, Yên Lạc có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Yên Lạc có diện tích tự nhiên 107,7 km2, dân số trên 160.000 người, có 17 đơn vị hành chính gồm 16 xã và 01 thị trấn. Những năm qua, với tầm nhìn chiến lược và mục tiêu xây dựng một không gian NTM phát triển bền vững gắn với phát triển đô thị, Yên Lạc đã sớm hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, cải tạo và chỉnh trang đô thị và đã ghi những dấu ấn mới khi đưa xã Tam Hồng là xã đầu tiên của huyện trở thành đô thị loại V vào tháng 7/2014 và tiếp theo có 5 xã, gồm: Nguyệt Đức, Đồng Văn, Tề Lỗ, Trung Nguyên và Thị trấn Yên Lạc trở thành đô thị loại V trong 5 năm gần đây.

So với các xã khác trong huyện, Tam Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành một thị trấn. Bởi Tam Hồng đã đạt chuẩn xã NTM năm 2014 và đã trở thành đô thị loại V sớm nhất. Tam Hồng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo

dục, thể dục thể thao của huyện, là xã có nhiều đường tỉnh lộ, huyện lộ đi qua. Đây là những điều kiện thuận lợi để xã Tam Hồng mở rộng quan hệ kinh tế và giao lưu với các vùng trong huyện, trong tỉnh. Nâng cấp xã Tam Hồng lên thị trấn không những đánh dấu bước phát triển cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội mà còn đánh dấu bước phát triển đột phá của huyện trong những năm tới, tạo động lực phát triển cho cả huyện và cả vùng lân cận. Việc nâng cấp lên thị trấn là nguyện vọng của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Tam Hồng cũng như của nhân dân trong huyện, phù hợp với xu thế tất yếu và chiến lược phát triển đô thị của Vĩnh Phúc, hướng tới thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai, tạo tiền đề để huyện Yên Lạc phát triển lên một tầm cao mới. Đây không chỉ là nhiệm vụ của Nhân dân, Đảng bộ, Chính quyền xã Tam Hồng mà còn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, Chính quyền huyện Yên Lạc. Được quy hoạch nằm trong Chương trình tổng thể phát triển đô thị của tỉnh, trong nhiều năm qua, xã Tam Hồng đã có sự bứt

Page 23: LỜI BÁC HỒ DẠY

23BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

phá mạnh mẽ về phát triển hạ tầng đô thị khi có hàng loạt công trình giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa .... được triển khai xây dựng để phục vụ vụ tốt hơn đời sống của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa.

Cùng với việc được công nhận là đô thị loại V tại Quyết định số 2057/QĐ-UBND ngày 30/07/2014 của UBND tỉnh, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong quá trình phát triển đô thị và các điều kiện rất thuận lợi khác đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để thành lập thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc. Việc thành lập thị trấn Tam Hồng được huyện xác định trên cơ sở nâng cấp giữ nguyên hiện trạng địa giới hành chính với phía Bắc giáp thị trấn Yên Lạc, xã Tề Lỗ, Trung Nguyên; phía Nam giáp xã Liên Châu, Yên Phương; phía Tây giáp xã Yên Đồng; phía Đông giáp xã Yên Phương, có diện tích 9,3 km2, dân số 16.355 người, mật độ dân số là 1.723 người/km2. Xã có số người trong độ tuổi lao động là 9.115 người, số lao động phi nông nghiệp là 7.736 người chiếm 84,87%. Địa hình của xã tương đối bằng phẳng. Trong 10 năm trở lại đây, xã có sự thay đổi nhanh chóng về mọi mặt. Kinh tế phát triển theo hướng CNH - HĐH, có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ và CN-TTCN, giảm dần tỷ trọng ngành Nông nghiệp. Hiện nay tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 12%, tỷ trọng ngành Thương mại – Dịch vụ và CN-TTCN của xã đã chiếm 87,6%. Xã có mạng lưới thương mại - dịch vụ phát triển rộng khắp, tăng nhanh về số lượng các cơ sở thương mại và đa dạng, phong phú với các ngành nghề. Dọc hai bên đường tỉnh lộ 304, 305 và trục trung tâm xã, đường liên xã đang có hàng chục cơ sở, cửa hàng, cửa hiệu sản xuất kinh doanh buôn bán như: cửa hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng, cửa hàng điện tử, điện lạnh, thuốc tân dược, văn phòng phẩm... đang hoạt động rất nhộn nhịp, tạo nên bộ mặt đô thị mới trên địa bàn xã Tam Hồng.

Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ như: bưu chính viễn thông, tài chính - tín dụng, vận tải hành khách, hàng hóa .... cũng phát triển mạnh cả về quy mô và xu hướng hiện đại, văn minh. Đặc biệt trên địa bàn xã có Chợ Tam Hồng đang là trung tâm giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ không chỉ trên địa bàn xã mà còn phục vụ cho các địa phương lân cận như: xã Yên Đồng, Đại Tự, Bình Định. Trên địa bàn xã hiện có nhiều công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau như: may mặc, điện tử, giày da, xây dựng .... thu hút nhiều lao động trong và ngoài xã tới làm việc, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân.

Nhiều năm trở lại đây, Tam Hồng là một trong những địa phương có tổng thu ngân sách lớn của huyện và luôn đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội của xã có nhiều khởi sắc. Xã có 4 trường học ở 3 cấp học đều đạt chuẩn, trong đó có 2 trường tiểu học .... đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của con em tại địa phương. Trạm y tế của xã đạt chuẩn Quốc gia, với đầy đủ các trang thiết bị thiết yếu và đội ngũ chuyên môn đáp ứng công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

Toàn xã có 13 thôn thì cả 13 thôn đều có nhà văn hóa; có 09 sân bóng chuyền, 13 sân cầu lông, 21 sân bóng bàn đủ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt vui chơi, giải trí cho nhân dân trong xã. Xã có 13/13 thôn đều đạt Thôn Văn hóa, có 89% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa. Các chính sách an sinh xã hội, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, công tác xóa đói giảm nghèo ... luôn được xã quan tâm thực hiện tốt. Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều chỉ còn 55 hộ chiếm 1,3%.

Trong phát triển cơ sở hạ tầng, các khu dân cư được quy hoạch đồng bộ, xây dựng nhà ở khang trang, đúng quy hoạch ... có 100% nhà

Page 24: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI24

ở dân cư được xây dựng kiên cố; các công trình công cộng như: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông các cấp; trạm y tế, nhà văn hóa thôn được xây dựng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của nhân dân.100% hệ thống đường giao thông được nhựa hóa, cứng hóa, đảm bảo thông thoáng. HTX dịch vụ điện luôn đảm bảo cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Các hộ dân đều đã tự đầu tư thiết bị lọc nước sạch để dùng cho sinh hoạt. Công tác vệ sinh môi trường đô thị được quan tâm với 01 bãi rác thu gom và xử lý rác thải, 01 HTX môi trường thu gom đến tận hộ gia đình vận chuyển rác thải sinh hoạt, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh môi trường và kiến trúc cảnh quan.

Tình hình an ninh trên địa bàn được giữ vững, trật tự xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, tội phạm hình sự được kiềm chế, không có tội phạm nghiêm trọng sử dụng vũ khí nóng gây án, tai nạn giao thông giảm; công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội được tăng cường, duy trì 132 tổ liên gia tự quản, phối hợp mô hình “tự phòng, tự quản, tự bảo vệ”

Có thể nói sau 5 năm xây dựng và phát triển, xã Tam Hồng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc và ngày càng khang trang. Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển xã Tam Hồng trong những năm gần đây đã nảy sinh những khó khăn thách thức trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Quan hệ sản xuất, giao dịch hành chính, thương mại, nét văn hóa văn minh của người dân đã chuyển dần từ nông thôn sang đô thị, từ đó phát sinh nhiều vấn đề trong

quản lý kinh tế, quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật, quản lý dân cư, phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự công cộng, bảo vệ môi trường do bộ máy chính quyền hành chính vẫn được tổ chức theo mô hình chính quyền nông thôn. Từ thực tế đó, việc thành lập thị trấn Tam Hồng là hết sức cần thiết nhằm tổ chức bộ máy chính quyền đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển về. Đây cũng chính là yêu cầu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai để Tam Hồng tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh và các nguồn lực của địa phương, tạo cơ hội và động lực cho phát triển lâu dài.

Thị trấn Tam Hồng được thành lập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới đã đáp ứng Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra, đáp ứng lòng mong đợt của cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Tam Hồng sau những nỗ lực cố gắng phấn đấu thời gian qua, đồng thời tạo động lực to lớn thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng quá trình đô thị hóa, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, vai trò của huyện trong tiến trình phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc./.

Trần Văn BiểnPhó Giám đốc Trung tâm VH-TT-TT huyện

Page 25: LỜI BÁC HỒ DẠY

25BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Ngày 1/10: Ngày Quốc tế người cao tuổiNgày quốc tế người cao tuổi là một ngày

do Liên Hiệp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ các người cao tuổi trong mọi nước thành viên vào ngày 1/10 hàng năm. Ngày 14/12/1990, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1/10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi. Ngày Quốc tế người cao tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 01/10/1991 là ngày để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi và cũng là ngày để tôn vinh, khen ngợi những đóng góp mà người cao tuổi đã làm cho xã hội.

Ngày 10/10: Ngày giải phóng Thủ đôVới chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy

năm châu, chấn động địa cầu”, Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954, đồng thời rút hết quân về nước. Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, tiếp quản Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm (từ năm 1945). Hà Nội từ đây sạch bóng quân thù, cờ hoa hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về trong ngày lịch sử. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kỳ to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến. Kể từ đây, Thủ đô đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của đế quốc thực dân; nhân dân lao động thoát khỏi chế độ áp bức, bóc lột. Người dân được đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, xây dựng xã hội mới, mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước.

Ngày 13/10: Ngày Doanh nhân Việt NamNgày 20/9/2004, Thủ tướng Phan Văn Khải

đã ký quyết định về việc lấy ngày 13/10 hằng năm là ngày Doanh nhân Việt Nam nhằm tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Theo quyết định này, việc tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam phải “thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức” và phải đảm bảo các yêu cầu biểu dương khen thưởng bằng các biện pháp thích hợp đối với những doanh nghiệp, doanh nhân  kinh doanh  giỏi, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ngày 14/10: Ngày truyền thống Hội Nông dân Việt Nam

Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14/10 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam (theo Tờ trình của Đảng đoàn, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam).  Từ lúc thành lập đến nay, tổ chức Hội Nông dân đã thay đổi với nhiều tên gọi khác nhau như: Nông hội đỏ, Nông hội, Việt Nam nông dân cứu quốc Hội, Hội Nông dân giải phóng miền Nam (ở miền Nam), Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam. Sự thay đổi về tên gọi ở từng giai đoạn khác nhau nhằm phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như thực tiễn cách mạng. Chặng đường lịch sử vẻ vang 90 năm của giai cấp nông dân Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam, với tinh thần “Đoàn kết - đổi mới - hội nhập -  phát triển”; đã mở ra một giai đoạn mới về công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.

THÁNG 10 VÀ NHỮNG SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý

(Xem tiếp trang 4) ►

Page 26: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI26

Trong 5 năm qua (2015-2020), Kho bạc Nhà nước Yên Lạc đã bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Kho bạc Vĩnh Phúc;

phối hợp chặt chẽ của các địa phương, cơ quan trong khối tài chính, cơ quan, ban, ngành đạt được nhiều kết quả tích cực trong quản lý quỹ NSNN, phân phối nguồn lực của địa phương, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp quan trọng trong việc tạo ra sự lành mạnh hóa nền tài chính.

Bám sát sự chỉ đạo của Kho bạc Nhà nước các cấp, KBNN huyện đã tham gia tích cực, chủ động vào công cuộc cải cách bộ máy hành chính, hiện đại hóa quy trình nhiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành nhằm quản lý NSNN theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và hiệu quả. Hiện KBNN huyện đang thực hiện 13 thủ tục hành chính thuộc các nhóm lĩnh vực, gồm thu ngân sách Nhà nước, chi ngân sách Nhà nước, huy động vốn; trước đó, năm 2014 thực hiện 24 thủ tục hành chính theo Quyết định số 26/QĐ-BTC ngày 03/01/2014 của Bộ Tài Chính; đến năm 2016, thực hiện 22 thủ tục hành chính theo Quyết định số 1848/QĐ-BTC ngày 29/8/2016 của Bộ Tài chính. Như vậy, thủ tục hành chính đã được giảm đi đáng kể, giúp giảm thiểu thời gian, chi phí thực hiện thủ tục cho các đơn vị dự toán ngân sách, chủ đầu tư và người dân trong giao dịch với hệ thống KBNN.

Việc tiếp nhận, giải quyết thanh toán chi ngân sách nhà nước công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước được thực hiện theo cơ chế 1 cửa. Nếu như trước đây, bình quân 1 hồ sơ thanh toán mất 7 ngày làm việc, nay giảm còn tối đa 3 ngày. Đặc biệt, kể từ khi thực hiện cơ chế “một cửa, một giao dịch viên”, khách hàng đến giao dịch với

KBNN chỉ gặp một cán bộ trong giải quyết hồ sơ kiểm soát chi, việc yêu cầu, bổ sung hồ sơ được thực hiện không quá 1 lần trong suốt quá trình giải quyết. Cán bộ kiểm soát chi trực tiếp hướng dẫn, giao dịch, trả kết quả, đây chính là một bước đột phá trong công tác kiểm soát chi khi xử lý kịp thời những vướng mắc về hồ sơ, thủ tục trong quan hệ giao dịch. Từ đó, giảm bớt khâu trung gian giữa cán bộ kiểm soát chi và chủ đầu tư (đơn vị sử dụng ngân sách), tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong thủ tục, rút ngắn thời gian thanh toán, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, trách nhiệm kiểm soát và đơn giản hóa thủ tục.

Trên cơ sở phối hợp với UBND huyện, KBNN huyện đề ra nhiều giải pháp điều hành thu NSNN theo hướng chủ động, tích cực, sáng tạo, trong đó tập trung chỉ đạo tất cả các ban, ngành tăng cường bồi dưỡng các nguồn thu, chống thất thu thuế, xử lý nghiêm người nộp thuế trốn thuế, quyết liệt thu nợ thuế, không để nợ thuế kéo dài. Phối hợp với cơ quan thuế rà soát, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính về thuế.

Trong 5 năm (2015-2019), tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt 993,8 tỷ đồng. Trong đó, năm 2015 thu 120,8 tỷ so với dự toán 90,6 tỷ đạt 133%; năm 2016 thu 154,4 tỷ so với dự toán 110,2 tỷ đạt 140%; năm 2017 thu 214,9 tỷ so với dự toán 123,2 tỷ đạt 174,4%; năm 2018 thu 240,3 tỷ so với dự toán 127,2 tỷ đạt 174%; năm 2019 thu 263,4 tỷ so với dự toán 127,4 đạt 206%. Thu trên địa bàn hàng năm đều tăng và vượt dự toán được giao, năm sau cao hơn năm trước, phân bổ đúng tỷ lệ quy định cho từng cấp NSNN, nợ đọng, thất thu thuế từng bước được khắc phục tạo điều kiện để nuôi dưỡng, khai thác nguồn thu NSNN ổn định.

KHO BẠC NHÀ NƯỚC YÊN LẠC HOÀN THÀNH TỐT KẾ HOẠCH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

5 NĂM (2015-2020)

Page 27: LỜI BÁC HỒ DẠY

27BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

Công tác kiểm soát chi ngân sách được coi là nhiệm vụ trọng tâm của ngành và KBNN huyện, đảm bảo đúng quy trình, chế độ của Nhà nước quy định, thực hiện giao dịch một cửa trong kiểm soát chi, chấp hành quy trình thanh toán vốn đầu tư XDCB và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, quy trình kiểm soát cam kết chi NSNN; điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền, thanh toán nhanh, chi trả kịp thời các khoản chi ngân sách; góp phần vào việc sử dụng NSNN của địa phương đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần vào công tác phòng, chống lãng phí, tham nhũng. Tổng chi ngân sách huyện (2015-2019) là 2.573,7 tỷ đồng. Trong đó: Năm 2015, chi ngân sách huyện 354,1 tỷ, so với dự toán 345,2 tỷ đạt 102%; Năm 2016 là 463,6 tỷ, so với dự toán 377,1 tỷ, đạt 123%; Năm 2017, là 559,7 tỷ, so với dự toán 488,5 tỷ đạt 114,5%; Năm 2018 là 568,0 tỷ, so với dự toán 480,0 tỷ, đạt 118%; Năm 2019 là 628,3 tỷ, so với dự toán 495,5 tỷ, đạt 126%. Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN đã từ chối thanh toán 31 món chi với số tiền 10.452 trđ đồng do chi sai mục lục NSNN, vượt dự toán, sai nguồn, không đủ hồ sơ..., yêu cầu các đơn vị dự toán hoàn thiện, bổ sung.

Việc quản lý ngân quỹ luôn đảm bảo vốn cho công tác thanh toán, quản lý chi tiền mặt đúng chế độ, đáp ứng nhu cầu chi trả và thanh toán. Công tác quản lý tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt gắn với thanh toán và kiểm soát chi được thực hiện quản lý đúng chế độ; tổng thu tiền mặt trong năm 2018-2019 là 181.148 triệu đồng; trong đó thu lĩnh ngân hàng 115.700 triệu đồng, thực thu tại đơn vị 65.448 triệu đồng, chiếm 99,75% so với tổng chi tiền mặt, không để tiền giả lọt vào kho quỹ, trả lại tiền nộp thừa cho khách hàng, đảm bảo an toàn tiền, tài sản nhà nước, từng bước hạn chi bằng tiền mặt trong dân cư.

Nhằm cải cách thủ tục hành chính, KBNN huyện đã tích cực triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ thanh toán điện tử vào Chế độ kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN (TABMIS); thanh toán

song phương điện tử và phối hợp thu; triển khai dịch vụ công KBNN. Thực hiện tốt chế độ mở và sử dụng tài khoản, chế độ hạch toán kế toán; đối chiếu số dư, xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm ứng, quyết toán NSNN các cấp hàng năm đúng quy định. Theo số liệu thống kê, doanh số hoạt động năm 2015 là 3.320 tỷ đồng, năm 2017 là 4.067 tỷ đồng; năm 2019 là 6.414 tỷ đồng; với trên 123 đơn vị giao dịch, số lượng 245 tài khoản giao dịch, và trên 1.964 chứng từ xử lý hàng tháng.

Nhằm đảm bảo công tác kiểm tra và giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo, KBNN huyện đã xây dựng kế hoạch tự kiểm tra của đơn vị lập, tự kiểm tra định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện những sai sót, tồn tại của công tác nghiệp vụ để kịp thời khắc phục sửa chữa và hoàn thiện đúng chế độ. Tự kiểm tra mỗi tháng ít nhất 1 lần về an toàn kho quỹ, trực bảo vệ cơ quan, từng quý tự kiểm tra theo sự chỉ đạo của KBNN về chuyên đề các nghiệp vụ, kết quả kiểm tra đơn vị chấp hành tốt các quy định của Nhà nước. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được thực hiện đúng quy định, thẩm quyền của Luật khiếu nại tố cáo, bố trí phòng tiếp dân, nội quy tiếp công dân, số điện thoại được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của KBNN huyện, trong nhiệm kỳ không phát sinh đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân gửi KBNN huyện.

Cùng với hệ thống KBNN, KBNN Yên Lạc hướng tới mục tiêu Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030: “Xây dựng KBNN hiện đại; hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định vững chắc và hình thành KBNN điện tử”, KBNN huyện đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới:

Một là, Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN; phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu NSNN hàng năm được giao; điều tiết cho các cấp ngân đúng tỷ lệ quy định.

Hai là, Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về quản lý thu NSNN theo hướng hiện đại hóa;

Page 28: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI28

(Tiếp theo trang 18)

tăng cường Ủy nhiệm thu, trao đổi thông tin, dữ liệu thu NSNN giữa KBNN với các cơ quan thu, hệ thống ngân hàng thương mại nhằm giảm thời gian nộp thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

Bà là, Thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN, nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong quản lý chi NSNN. Bám sát chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp trong quản lý, điều hành chi NSNN và đầu tư công đúng quy định. Phối hợp với các ngành, các chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, thu hồi tạm ứng, ứng trước vốn đầu tư, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân 100% kế hoạc vốn giao, tổng hợp báo cáo đầy đủ, kịp thời cho các cấp

lãnh đạo để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.Bốn là, Đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền,

tài sản của Nhà nước, tiền gửi của các đơn vị tại KBNN, tiền gửi kho bạc tại ngân hàng, hấp hành tốt chế độ mở và sử dụng tài khoản; Chế độ quản lý tiền mặt giấy tờ có giá, ấn chỉ và tài sản quý, không để tiền lẫn loại, tiền giả lọt trong kho quỹ.

Với tinh thần đoàn kết, nhất trí, KBNN Yên Lạc phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, tạo điều kiện thuậnj lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện./.

Hoàng Văn BinhKế toán trưởng KBNN Yên Lạc

hiệu quả cao, 22 hội cơ sở đã tổ chức 155 hội nghị, quán triệt, tuyên truyền đến trên 9.000 lượt hội viên về các biện pháp phòng chống dịch, 68 Câu lạc bộ CCB tự quản bảo vệ môi trường với 2.131 thành viên, làm nòng cốt đã cùng toàn dân tham gia hàng vạn ngày công vệ sinh môi trường; 225 cán bộ hội, đã tham gia hàng trăm ngày công cùng với ban, tiểu ban chỉ đạo phòng chống dịch tại 17 xã, thị trấn, trực tiếp phụ trách, theo dõi, rà soát từng địa bàn, giám sát, phát hiện 31 trường hợp nghi ngờ được cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế, đều có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19. Phát hiện 1.085 trường hợp từ nước ngoài và từ vùng dịch trở về và các trường hợp khác có liên quan, đã hoàn thành cách ly theo đúng qui định. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”. Thực hiện cuộc vận động ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 do Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động, các thế hệ cán bộ, hội viên CCB huyện đã ủng hộ về MTTQ các cấp 425.534.000đ.

Phối hợp chặt trẽ với các cấp chính quyền cơ sở, tổ chức quản lý, động viên, thăm hỏi, tiễn

285 tân binh và 27 thanh niên vào nghành Công an đợt 1 năm 2020, tất cả vui vẻ lên đường nhận nhiệm vụ mới.

Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Tích cực thực hiện Công văn số 1164-CV/HU ngày 07/6/2019 của Huyện ủy; Kế hoạch số 1202/KH-UBND ngày 5/6/2019 của UBND huyện về xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, xử lý môi trường; Kế hoạch 1259/KH-UBND, ngày 11/6/2019 của UBND huyện, xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn dân cư nông thôn kiểu mẫu. Hội đã cùng với nhân dân xây dựng được 32 tuyến rãnh, đường dài 3411m, hội viên đã tham gia đóng góp 1,24 tỷ, ủng hộ 212 triệu đồng. Tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” năm 2020, lập nhiều thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lạc, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.

Nguyễn Hải BaPhó chủ tịch Hội CCB huyện

HỘI CỰU CHIẾN BINH HUYỆN YÊN LẠC...

Page 29: LỜI BÁC HỒ DẠY

29BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

* Hỏi: Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất?

* Đáp: Điều 74 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất

1. Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này có nhu cầu gia hạn sử dụng đất thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trước khi hết hạn sử dụng đất tối thiểu là 06 tháng, người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất.

Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án thì nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư;

b) Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm định nhu cầu sử dụng đất; trường hợp đủ điều kiện được gia hạn thì giao Văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định gia hạn quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký.

Đối với trường hợp xin gia hạn sử dụng đất mà phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư thì việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư có điều chỉnh quy mô mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án thì thời

hạn sử dụng đất được điều chỉnh theo thời gian hoạt động của dự án;

c) Người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp, chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp được gia hạn sử dụng đất cho cơ quan tài nguyên và môi trường;

d) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận gia hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã;

đ) Đối với những trường hợp không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thông báo cho người sử dụng đất và làm thủ tục thu hồi đất theo quy định.

2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đaimà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;

c) Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Page 30: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI30

* Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2020; chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lạc, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2020-2025. BTV huyện Đoàn Yên Lạc chỉ đạo BTV đoàn xã Yên Đồng xây dựng công trình thanh niên ‘Vườn hoa thanh niên”, được sự nhất trí của Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã, BTV Đoàn xã phối hợp với các ban, ngành đoàn thể trong xã cùng với sự đoàn kết, nhiệt tình ủng hộ của các bạn ĐVTN, tuổi trẻ Yên Đồng đã đề xuất, tham mưu với thường trực Đảng ủy xã Yên Đồng xây dựng 01 công trình thanh niên đó là “Vườn hoa thanh niên”. Công trình thanh niên của tuổi trẻ xã Yên Đồng đã được hoàn thành với trị giá hơn 70 triệu đồng , diện tích gần 100m2, vườn hoa được trồng với các loại hoa cỏ lạc, ngũ sắc, mười giờ.... Đây là một hoạt động thiết thực của tuổi trẻ Yên Đồng chào mừng thành công đại hội Đảng bộ Huyện Yên Lạc, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời góp phần tạo cảnh quan của trụ sở UBND xã thêm xanh, sạch, đẹp.

* Ngày 30/8/2020, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Lạc đã tổ chức bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2020-2025 theo đúng kế hoạch và theo đúng quy định của pháp luật. Đây là dịp để nhân dân phát huy quyền làm chủ trực tiếp bầu chọn người có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, là người đại diện hợp pháp cho nhân dân thực hiện nhiệm vụ tại thôn, tổ dân phố góp phần quan trọng trong việc xây

dựng củng cố chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh. Kết quả, toàn huyện đã bầu được 150/154 Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2020-2025; Có 14 thôn và tổ dân phố phải bầu lại theo quy định.

* Sáng ngày 01/9/2020, Đoàn lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Yên Lạc do đồng chí Nguyễn Thị Huấn - Phó Bí thư TT Huyện ủy làm trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Yên Lạc nhân dịp Đại lễ vu lan năm 2020. Nhân dịp này, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã tổ chức đi thăm tặng quà các Nhà chùa có sư trụ trì trên địa bàn huyện nhân ngày Lễ vu lan 2020.

* Sáng ngày 05/9/2020, các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non trên địa bàn toàn huyện đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2020-2021. Trong ngày khai giảng, các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện đã tới dự chúc mừng, chung vui cùng thầy cô giáo và các em học sinh một số trường học. Do dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, thực hiện theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Lễ khai giảng năm học

Page 31: LỜI BÁC HỒ DẠY

31BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI

2020-2021 được các nhà trường tổ chức ngắn gọn, trang trọng, tuân thủ đúng các các biện pháp bảo đảm an toàn, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh. Trong dịp này, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện trích Quỹ người nghèo huyện để hỗ trợ 296 suất quà cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn với tổng giá trị là 148 triệu đồng.

* Sáng 08/9/2020, Ban chỉ đạo cưỡng chế thu hồi đất huyện đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, giai đoạn 3 tại xã Đồng Cương. Sau một quá trình tuyên truyền, vận động và thuyết phục, tính đến ngày 7/9 có 243/249 hộ dân đồng tình, chấp thuận phương án bồi thường, còn lại 6 hộ chưa nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. Đến sáng ngày cưỡng chế 08/9/2020,  trước khi công bố quyết định cưỡng chế  có 2 hộ dân đã hiểu và nhận bồi tiền bồi thường GPMB. Tuy nhiên, vẫn còn 4 hộ cố tình không nhận bồi thường GPMB. Tại buổi cưỡng chế có đầy đủ các thành phần theo đúng quy định, UBND huyện đã thông qua quyết định cưỡng chế với sự tham gia, chứng kiến của đầy đủ của các thành phần và quần chúng nhân dân. Tiếp đó, Ban thực hiện cưỡng chế của huyện cùng nhà thầu thi công đã tiến hành san gạt, giải phóng mặt bằng. Quá trình cưỡng chế diễn ra theo đúng trình tự và đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

* Sáng ngày 11/9/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức hội nghị tổng kết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 và hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 2, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị đã đánh giá tổng kết kết quả tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII và nhận được sự đồng tình nhất trí cao của các đại biểu dự. Tại hội nghị tổng kết, Ban Thường vụ đã khen thưởng 11 tập thể và 24 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phục vụ Đại hội. Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ

huyện lần thứ 2, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thông qua các nội dung sau: Dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện ủy khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025; Dự thảo quy chế làm việc của UBKT Huyện ủy khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025; Dự thảo Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy đánh giá cao tinh thần tập trung thảo luận, góp ý kiến vào các dự thảo và yêu cầu các cơ quan giúp việc tiếp thu, hoàn chỉnh các dự thảo.

* Ngày 11/9/2020, Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện mở lớp bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ công tác MTTQ năm 2020 cho 140 đồng chí học viên là trưởng, phó, thành viên Ban thanh tra nhân dân các xã, thị trấn. Trong thời gian tập huấn, các học viên được nghiên cứu, trao đổi các nội dung cơ bản như Chuyên đề năm 2020 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh”; kết quả Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025; thông tin tình hình thời sự 8 tháng đầu năm 2020; nghiệp vụ công tác thanh tra nhân dân. Qua lớp bồi dưỡng giúp đội ngũ cán bộ Mặt trận cơ sở nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, chức năng của MTTQ trong tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Đảng, chính quyền. Đồng thời đây cũng là dịp để những người làm công tác mặt trận trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ ở cơ sở, từ đó đề ra giải pháp hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh

Page 32: LỜI BÁC HỒ DẠY

BẢN TIN KINH TẾ XÃ HỘI32

(Tiếp theo trang 19)

quốc phòng tại địa phương, đơn vị.* Trong 2 ngày 16-17/9/2020, Ban

Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp với Hội Nông dân huyện mở lớp bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ công tác Hội Nông dân cơ sở năm 2020 cho 154 đồng chí học viên là chi hội trưởng nông dân các xã, thị trấn. Trong trong thời gian tập huấn, các đồng chí học viên được học tập, nghiên cứu, trao đổi các chuyên đề về kết quả Đại hội Đảng bộ

huyện Yên Lạc lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025; Chuyên đề năm 2020 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghiệp vụ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; phổ biến giáo dục pháp luật; công tác NTM nâng cao; chính sách pháp luật về BHYT. Qua lớp bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ đã giúp các đồng chí học viên được nâng cao nhận thức, lý luận, từ đó áp dụng vào từng lĩnh vực công tác.

Anh, Toán Violympic của Trường THCS Yên Lạc. Em trai là học sinh Trường Tiểu học Trung Nguyên từng đạt giải thi Toán - Tiếng Việt Olympic, giờ đang tham gia vào Đội cờ vua của trường. Bố mẹ luôn yên tâm và cảm thấy tự hào về chị em Chinh.

Kỳ nghỉ hè “muộn màng” này, Chinh đã tham gia “Đội tình nguyện xanh” của Trường để tiếp sức cho các anh chị lớp 12 trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Mặc dù thời tiết nóng bức nhưng Chinh và các anh chị trong đội đã không quản gian khổ đứng ngoài chờ các anh chị ra trao từng chai nước, hộp sữa... Một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa vô cùng lớn. Chính “Đội tình nguyện xanh” của các em đã góp phần cho kì thi tốt nghiệp THPT “lịch sử” thành công.

Không “ngủ quên trên chiến thắng”, không thỏa mãn

với những gì đã đạt được. Mặc dù nghỉ hè nhưng em vẫn không quên nhiệm vụ học tập. Trong thời điểm cả nước vẫn gồng mình chống chọi với dịch bệnh Covid - 19, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, em rất quyết tâm học để tham dự kì thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 vượt cấp sắp tới qua các bài học trực tuyến. Em đã từng tâm sự rằng: “Hết lớp 12, em muốn thi vào Học viện An ninh nhân dân. Em muốn góp một phần công sức của mình giữ gìn trật tự, đem lại yên bình cho cho đất

nước và trở thành niềm tự hào của quê hương Trung Nguyên”.

Với những thành tích đạt được tuy chưa là quá xuất sắc nhưng cũng thật đáng tự hào về một cô học trò đầy chăm chỉ, hăng say, nhiệt huyết. Bước vào năm học 2020 – 2021, chúc cho “bông hoa” ấy mãi giữ trong mình ngọn lửa của những đam mê bỏng cháy và gặt hái nhiều thành công.

Nguyễn Thị HươngGiáo viên Trường THPT

Đồng Đậu

Ảnh: Tuyết Chinh đi tập văn nghệ chuẩn bị cho lễ chào mừng Tết Độc lập 2/9 và ngày khai giảng năm học mới

TRẦN THỊ TUYẾT CHINH TẤM GƯƠNG...