Top Banner
Mã đề: 01QLVH/ĐH/2015 Trang 1 KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ************ ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN NĂM: 2015 HỌC PHẦN: QLNN VỀ VĂN HÓA LỚP: ĐH12 QTVP THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT (SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU) NỘI DUNG ĐỀ THI: Câu 1: (2,0đ) Tại sao nói văn hoá là động lực, là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và là công cụ hoàn thiện con người và xã hội? Câu 2: (3,0đ) Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hoá cần phải có biện pháp gì? Tại sao? Câu 3: (3,0đ) Hãy phân tích yêu cầu cơ bản đối với quản lý Nhà nước về văn hoá? Câu 4: (3,0đ) Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay văn hoá và phát triển ngày càng có mối quan hệ khăng khít và không thể tách rời. ***HẾT** ĐỀ SỐ: 01
12

KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

May 18, 2018

Download

Documents

vuongdan
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 01QLVH/ĐH/2015 Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

************

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NĂM: 2015

HỌC PHẦN: QLNN VỀ VĂN HÓA

LỚP: ĐH12 QTVP

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

(SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU)

NỘI DUNG ĐỀ THI:

Câu 1: (2,0đ)

Tại sao nói văn hoá là động lực, là mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và là công cụ

hoàn thiện con người và xã hội?

Câu 2: (3,0đ)

Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hoá cần phải có biện pháp gì? Tại

sao?

Câu 3: (3,0đ)

Hãy phân tích yêu cầu cơ bản đối với quản lý Nhà nước về văn hoá?

Câu 4: (3,0đ)

Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay văn hoá và phát triển ngày càng có mối

quan hệ khăng khít và không thể tách rời.

***HẾT**

ĐỀ SỐ: 01

Page 2: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 01QLVH/ĐH/2015 Trang 2

KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

************

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NĂM: 2015

HỌC PHẦN: QLNN VỀ VĂN HÓA

MÃ ĐỀ: 01QLVH/ĐH/2015

LỚP: ĐH12 QTVP

Câu: Nội dung: Điểm:

1. Văn hoá là động lực và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vì:

- Văn hoá cho chúng ta cách nhìn là sự chuyển biến của xã hội là sự chuyển biến về

văn hoá.

- Văn hoá cho chúng ta cách nhìn lịch sử một cách biện chứng và chính xác hơn (đây là

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội) và có cách nhìn khác với lịch sử.

- Văn hoá lại khẳng định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội.

0,75đ

Văn hoá công cụ hoàn thiện con người và xã hội là vì xã hội. Thông qua các chức năng

của mình đã tác động lại với con người với rất nhiều mặt tích cực làm con người ngày

càng hoàn thiện hơn, cụ thể:

- Con người nhận thức về vũ trụ, trời đất, nghĩa là văn hoá nhận thức, ở đây văn hoá đã

trang bị cho con người những chi thức cần thiết để làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản

thân. Hơn nữa bằng các hoạt động văn hoá giúp con người tự sáng tạo, nâng cao trình

độ nhận thức cũng là tự hoàn thiện mình.

- Ở chức năng giáo dục của văn hoá, thì thông qua các hoạt động sản phẩm tác động

một cách có hệ thống lên tinh thần và thể chất con người làm cho con người có được

phẩm chất và năng lực như xã hội yêu cầu. Mặt khác văn hoá tạo thành những giá trị

chuẩn mực để con người học tập, nhờ đó văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc

hình thành nhân cách con người.

- Ở chức năng thẩm mỹ của văn hoá, nó hướng con người hoàn thiện ở góc độ cần có

lối ứng xử xã hội thích hợp, ngăn ngừa những hành vi phi văn hoá để tạo lên lối ứng xử

văn hoá phù hợp với tiến bộ xã hội.

- Văn hoá còn hoàn thiện con người ở chức năng giải trí của nó nghĩa là khi con người

hưởng thụ nền văn hoá nghiêm túc thì giúp họ lấy được tinh thần, họ được nghỉ ngơi để

1,25đ

ĐỀ SỐ: 01

Page 3: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 01QLVH/ĐH/2015 Trang 3

có thể bắt đầu công việc mới, giúp con người phát triển toàn diện và sáng tạo hơn lao

động có hiệu quả hơn.

2. Để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về văn hoá, cụ thể là cần phải làm các công

việc sau:

- Đẩy mạnh xây dựng thể chế vì để quản lý tốt các hoạt động văn hoá trong quá trình

xã hội hoá văn hoá thì phải chú trọng việc xây dựng thể chế văn hoá, trong khi xây

dựng thể chế văn hoá thì cần phải quản lý việc xây dựng và phát triển văn hoá bằng

pháp luật đó là nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật văn hoá trên cả hai bình

diện quốc tế vì vấn đề văn hoá liên quan đến nhiều quốc gia và nó ràng buộc nhau vì sự

phát triển chung của nhân loại, đặc biệt Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các quốc

gia về vấn đề bảo vệ quyền tác giả, bản quyền và sở hữu trí tuệ. Trên bình diện quốc

gia thì ngoài những văn bản pháp luật về văn hoá đang hiện thành thì nhà nước cần

phải bổ sung những văn bản còn thiếu hoàn thiện lại cả hệ thống pháp luật để nâng cao

hiệu quả quản lý bằng pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho văn hoá phát

triển, và thực hiện xã hội hoá văn hoá trong nền kinh tế thị trường.

Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hoá thì Nhà nước ta cần

chú trong như bản quyền tác giả, cấp giấy phép cho hoạt động văn hoá nghệ thuật,

nghiêm trị các trường hợp vi phạm pháp luật về văn hoá, xây dựng các cơ chế pháp

luật cho các hoạt động của văn hoá để từ đó người hoạt động văn hoá dễ dàng hoạt

động. Đặc biệt là trong quản lý nhất thiết phải sử dụng pháp luật để góp phần tích cực

vào việc lập lại trật tự kỷ cương trong tình hình văn hoá xã hội hiện nay.

- Song song với việc đẩy mạnh quản lý văn hoá bằng pháp luật thì nhà nước phải quản

lý văn hoá bằng quy ước vì đây là một thể chế mến phù hợp với việc quản lý văn hoá

xã hội. Và việc quản lý bằng quy chế cần tập trung mạnh vào tuyên tuyến thuyết phục

người dân giữ gìn bản sắc văn hoá tránh hiện tượng lai căng, du nhập văn hoá ngoại lai

làm băng hoạivăn hoá truyền thống đặc biệt trong việc lễ hội, cưới, tang..

Còn các chủ trương như xây dựng đời sống văn hoá, gia đình, làng, xóm phải thực sự

chứ không hình thức.

- Quản lý văn hoá bằng các chính sách văn hoá: muốn quản lý văn hoá bằng các chính

sách này thì bản thân chính sách phải thực sự khoa học và hiệu quả thì nó mới điều hoà

được các vấn văn hoá. Nói ở một khía cạnh khác thì quản lý bằng chính sách cũng là

bằng pháp luật vì các chính sách này đều thể hiện dưới các văn bản quy phạm pháp

0,75đ

0,75đ

0,75đ

Page 4: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 01QLVH/ĐH/2015 Trang 4

luật.

Hơn nữa để quản lý bằng chính sách có hiệu quả thì cần có sự tăng cường hợp tác với

các cơ quan công quyền ở mọi cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, các tổ chức tư nhân, xã hội để

cùng nhu thực hiện thành công các chương trình dự án.

- Quản lý văn hoá thông qua đầu tư tài chính, đây là một biện pháp quản lý hiệu quả

cao, vì đầu tư cho văn hoá sẽ mang lại lợi nhuận cho nhà nước và cho cả nhân dân.

Nhưng hiện nay việc đầu tư này cũng tồn tại nhiều bất cập do đó phải quản lý chặt chẽ

các nguồn tài chính đầu tư cho xã hội, thẩm định kỹ càng các dự án văn hoá cần đầu tư

tăng cường kiểm tra các hoạt động tài chính của ngành văn hoá.

- Để các biện pháp trên được thực hiện có hiệu quả thì Nhà nước phải tăng cường

thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hoá để đảm bảo các hoạt động này theo đúng

khuôn khổ.

0,75đ

3. Văn hoá là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm như vấn đề dân tộc và tôn giáo do vậy trong

quá trình quản lý nhà nước về văn hoá phải có quy tắc riêng biệt và đặc biệt là phải có

yêu cầu để đảm bảo việc quản lý văn hoá có thể thực hiện một cách hiệu quả:

- Quản lý Nhà nước về văn hoá và công tác tư tưởng gắn liền với quyền lực Nhà nước

và hơn bất cứ lĩnh vực nào thì văn hoá càng cần có sự quản lý và lãnh đạo của Nhà

nước, quốc gia nào cũng có cơ cấu quản lý nhà nước về các hoạt động văn hoá, đặt ra

yêu cầu này là vì: trước hết là do sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về văn hoá, Nhà

nước có nhiệm vụ quản lý và lãnh đạo tất cả các ngành, lĩnh vực trong đó không loại

trừ lĩnh vực văn hoá, hơn nữa nhà nước tham gia vào quản lý văn hoá là nhằm làm cho

văn hoá ngày một phát triển đúng hướng, đúng với lòng mong muốn của nhân dân, và

bảo vệ nền văn hoá dân tộc không bị mai một hoặc bị pha trộn hỗn tạp. Ta có thể thấy

rõ yêu cầu này là cần thiết qua ví dụ sau: đó là bản quyền tác giả nếu không có sự quản

lý của nhà nước thì quyền lợi của các tác giả sẽ không được tồn trọng các tác phẩm của

họ sẽ bị sử dụng bừa bãi.

-Tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong việc trực tiếp quản lý các công trình văn

hoá và những cơ sở phục vụ nhucầu văn hoá của người dân. Đảm bảo cho văn hoá có

cơ sở vật chất vững chắc, đồng thời là trách nhiệm của cả cộng đồng trong sự nghiệp

phát triển văn hoá xã hội hoá các hoạt động văn hoá, văn nghệ, đây là một yêu cầu

quan trọng vì nước ta có nền kinh tế chưa phát triển vì vậy nền văn hoá chưa tự thân

hoạt động mà nó vẫn dựa vào nguồn tài chính từ nhà nước để hoạt động như các lĩnh

0,5đ

0,5đ

Page 5: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 01QLVH/ĐH/2015 Trang 5

vực truyền hình, điển ảnh… Mặt khác, tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong

việc quản lý các công trình để bảo vệ các công trình này tránh tình trạng "Cha chung

không ai khóc" như việc bảo tồn và duy trì các đền chua miếu mạo là các di tích lịch sử

và nghệ thuật truyền thống hay như các môn nghệ thuật trưyền thống như múa rối nước

hiện nay đang dần mai một nếu Nhà nước không đứng ra sưu tầm và bảo tồn thì chỉ ít

lâu nữa nó thất lạc và mai một đi, và Việt Nam mất đi một nét đẹp văn hoá.

- Văn hoá thuộc nhân dân, mọi người đều có quyền hưởng thụ và có nghĩa vụ đóng góp

bảo vệ nền văn hoá dân tộc. Trong việc quản lý văn hoá ngoài Nhà nước ra cần khuyến

khích các hình thức tự quản của nhân dân trong việc vệ và phát triển văn hoá, bảo đảm

tính đa dạng của văn hoá và đáp ứng nhu cầu của người dân các đoàn thể quần chúng,

hiệp hội nghề nghiệp có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và phát triển văn hoá.

+ Văn hoá thuộc nhân dân là vì chính nhân dân là những người từng bước xây dựng

nền văn hoá như ngày nay, qua nhiều thời kỳ họ đúc kết lại những nét đẹp văn hoá

truyền thống và lưu giữ lại cho đời sau, chính vì thế mà họ cũng là người có quyền

hưởng thụ sản phẩm do chính mình làm ra, nhưng chính họ cũng phải tích cực bảo vệ

và tiếp tục phát huy nó để nó ngày càng giầu đệp hơn.

+ Ngày nay, việc bảo vệ văn hoá không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà nó là nhiệm

vụ của tất cả mọi người vì văn hoá rất đa dạng và phong phú, nó tồn tại ở khắp mọi nơi

xung quanh cuộc sống của con người vì vậy người dân là người bảo vệ hữu hiệu cho

nền văn hoá của chính mình.

+ Trong thực tế thì người dân thực hiện các hương ước, tham gia xây dựng làng, xóm,

gia đình văn hoá là đang phát triển và bảo vệ văn hoá.

- Văn hoá Việt Nam là văn hoá đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em và cùng với bằng ấy

nền văn hoá đã tạo nên một nền văn hoá tổng hợp đa dạng của văn hoá Việt Nam.

Chính vì sự đa dạng này nên ngành văn hoá nước ta cần phải đặc biệt chú ý đến các

biện pháp quản lý riêng biệt cho phù hợp với nền văn hoá của từng dân tộc thiểu số,

sao cho vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá riêng trong các văn hoá chung của cả dân

tộc.

- Kết hợp hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị trong hoạt động văn hoá. Đây là yêu

cầu cần thiết trước hết là hiệu quả kinh tế cần kết hợp với văn hoá là vì ngành văn hoá

tuy được nhà nước cung cấp ngân sách nhưng bản thân ngân sách chưa đủ để phát triển

mà ngành văn hoá phải tự thân vận động để tạo nên nguồn lực hoạt động và mang lại

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Page 6: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 01QLVH/ĐH/2015 Trang 6

lợi nhuận cho nhà nước, ta có thể thấy hiệu quả kinh tế thông qua việc phát triển du

lịch tại các làng nghề truyền thống, kết hợp các nghệ thuật cổ như hát quan họ múa rối,

nhã nhạc cung đình Huế với du lịch sẽ mang lại hiệu quả cao, tổ chức lễ hội để thu hút

du khách.

- Còn hiệu quả chính trị, thì Nhà nước ta với văn hoá là một mặt trận quan trọng trong

công tác dân vận, thông qua văn hoá chúng ta có thể lồng ghép các chủ trương đường

lối của Nhà nước để tuyên truyền đến dân nhân. Như thông qua các vở kịch, cuốn sách

bộ phim để truyền tải tư tưởng của Nhà nước.

Như vậy để quản lý Nhà nước về văn hoá có hiệu lực và hiệu quả thì nhất thiết phải

đảm bảo đồng bộ các yêu cầu trên.

0,5đ

4. Trong thời đại ngày nay văn hoá và phát triển ngày càng có mối quan hệ khăng khít và

không thể tách rời là vì:

- Văn hoá vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển nói chung, khi xã hội phát triển thì

kéo theo đó là văn hoá phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển.

- Văn hoá là tinh thần còn sự phát triển là vật chất. Nếu xảy ra sự mất cân đối giữa vật

chất và tinh thần hay giữa sự phát triển và văn hoá bao giờ cũng tạo ra sự khập khiểng,

hụt hẫng trong tâm trí con người trong xã hội.

- Phát triển tác động đến văn hoá, đó là với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cung

cấp những phương tiện hiện đại cho văn hoá nghệ thuật phát triển tạo điều kiện cho giá

trị tinh thần đời sống, tạo được tác dụng là thúc đẩy nâng cao dân trí, cải thiện đời sống

tinh thần cho người dân, kích thích trí sáng tạo cho nhân dân để họ tiếp tục nâng cao sự

phát triển hiện có của xã hội có nghĩa là sự sáng tạo hay phát triển đều được xây dựng

trên cơ sở văn hoá tinh thần.

- Văn hóa là nền tảng của sự phát triển. Nghĩa là sự phát triển của đất nước phải nẩy

mầm từ chính nền văn hoá truyền thống của dân tộc, thể hiện được bản sắc dân tộc,

chứ không thể phát triển bằng văn hoá ngược lại như vậy có nghĩa là tha hoá về văn

hoá. Ngày nay nếu sự phát triển trên cơ sở nền tảng của văn hoá truyền thống thì văn

hoá sẽ trở thành trung tâm của sự phát triển nghĩa là phát triển kinh tế xã hội là nhằm

mục tiêu phát triển văn hoá và đổi mới văn hoá.

Như vậy ta có thể thấy được rằng giữa văn hoá và phát triển là có sự khăng khít và

không thể tách rời.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Page 7: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 02QLVH/ĐH/2015 Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

************

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NĂM: 2015

HỌC PHẦN: QLNN VỀ VĂN HÓA

LỚP: ĐH12 QTVP

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

(SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU)

NỘI DUNG ĐỀ THI:

Câu 1: (3,0đ)

Hãy trình bày những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về văn hoá?

Câu 2: (4,0đ)

Anh/Chị hãy phân tích những thách thức của quản lý nhà nước về văn hoá? Giải

pháp cơ bản để khắc phục?

Câu 3: (2,5đ)

Quan điểm cho rằng: “Nước nào có trình độ giáo dục cao, đầu tư mạnh cho giáo dục

thì nhất định sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao”. Điều này đúng hay sai? Hãy giải

thích?

***HẾT**

ĐỀ SỐ: 02

Page 8: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 02QLVH/ĐH/2015 Trang 2

KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

************

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NĂM: 2015

HỌC PHẦN: QLNN VỀ VĂN HÓA

MÃ ĐỀ: 02QLVH/ĐH/2015

LỚP: ĐH12 QTVP

Câu: Nội dung: Điểm:

1. Những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về văn hoá:

* Xây dựng thể chế:

Để quản lý tốt hoạt động văn hoá trong quá trình xã hội hoá văn hoá thì nhà nước cần

chú trọng xây dựng thể chế văn hoá. Trong nội dung xây dựng thể chế thì Nhà nước

chú trọng tới việc xây dựng thể chế mềm và thể chế cứng.

- Thể chế cứng: nghĩa là Nhà nước quản lý văn hoá bằng pháp luật. Trong lĩnh vực này

lại bao gồm 2 nội dung nhỏ đó là:

+ Quản lý trên bình diện quốc tế thì có đề cập tới những bộ luật, điều luật có tính quốc

tế về văn hoá mà Việt Nam tham gia đó là công ước quốc tế về quyền tác giả, luật bảo

hộ sản xuất bằng đĩa, và Việt Nam cũng cần tích cực tham gia vào các điều ước này để

tạo thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế về văn hoá.

+ Quản lý trên trên bình diện quốc gia, hầu hết các quốc gia đều có những điều luật về

văn hoá, ở Việt Nam cũng vậy sự quản lý Nhà nước về văn hoá thể hiện ngay trong

Hiến Pháp - văn bản pháp luật cao nhất của nước ta, và hàng loạt các đạo luật riêng đối

với một số hoạt động văn hoá như luật về tổ chức bộ máy quản lý văn hoá, luật bảo vệ

di sản văn hoá, bảo vệ quyền tác giả, luật xuất bản, báo chí… tóm lại nội dung quản lý

Nhà nước về văn hoá của Việt Nam được tóm lại ở 12 lĩnh vực cơ bản và các văn bản

này đã tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động văn hoá khi thực hiện xã hội hóa hoạt

động văn hoá trong nền kinh tế thị trường.

+ Trong quản lý Nhà nước về văn hoá, cũng đặt ra những vùng cấm trong hoạt động

văn hoá như nghiêm cấm các hoạt động về chính trị làm tiết lộ bí mật quốc gia, thất

thoát di sản văn hoá quốc gia, xâm phạm quyền tác giả, đặc biệt là nghiêm cấm làm

băng hoại đạo đức phá hoại nhân phẩm.

1,0đ

ĐỀ SỐ: 02

Page 9: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 02QLVH/ĐH/2015 Trang 3

- Thể chế mềm là quản lý nhà nước về văn hoá bằng quy ước vì hoạt động văn hoá là

loại hoạt động dân sự, gắn với xã hội nên áp dụng thể chế này sẽ có hiệu quả hơn.

+ Ngày nay Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một số nội dung quản lý văn hoá đó là việc

xây dựng đời sống văn hoá ở cở sở phù hợp với từng điều kiện của địa phương, và từ

đó chúng ta chú trọng xây dựng quy ước tập trung vào một số lĩnh vực sau: Thông tin

tuyên truyền, các cầu lạc bộ; Thư viện, sách báo, giải trí, thể thao; Văn nghệ quần

chúng; Xây dựng gia đình văn hoá và nếp sống văn hoá; Bảo vệ di tích lịch sử, văn

hoá, giáo dục truyền thống.

+ Ngoài ra, Nhà nước ta còn xây dựng các quy ước về nếp sống như lễ hội, tết, cưới

xin, ma chay, cũng như các quy ước về gia đình văn hoá, làng văn hoá. Nhà nước ta

làm như vậy là để tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc quản lý các hoạt động

văn hoá.

* Hệ thống các chính sách về văn hoá. Đây là một nội dung có ý nghĩa to lớn trong

điều kiện nề kinh tế thị trường nhằm điều chỉnh những bất bình đẳng trong văn hoá do

thị trường tạo ra, khích lệ hỗ trợ cho những xu hướng văn hoá vì chính sách văn hoá là

sự thể chế hoá các quan điểm và phương hướng phát triển văn hoá, nhằm tác động lên

các nhóm cộng đồng văn hoá, cộng đồng chính trị và cộng đồng dân cư để giải quyết

các vấn để phát sinh trong quá trình văn hoá.

- Hầu hết các chính sách văn hoá của nhà nước đều thể hiện dưới hình thức các văn bản

quy phạm pháp luật của cơ quan pháp luật và Nhà nước.

- Khi thực hiện chính sách văn hoá cần phải có sự tăng cường hợp tác với các cơ quan

công quyền ở mọi cấp đặc biệt là ở địa phương vì đặc biệt phải đáp ứng được mối quan

tâm của 3 nhóm cộng đồng.

- Hiện nay, các chính sách văn hoá của chính phủ Việt Nam đều tập trung vào một số

các mục tiêu cơ bản như sau:

+ Mục tiêu về sự phát triển văn hoá ở cơ sở.

+ Hoạt động sáng tạo văn hoá, nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền

thống.

+ Mục tiêu về phát triển đội ngũ cán bộ văn hoá, về sự quản lý và phân cấp quản lý…

1,0đ

* Đầu tư tài chính cho văn hoá. Đây là một nội dung cần thiết vì hầu hết tất cả các

quốc gia trên thế giới đều có khoản đầu tư này để xây dựng một nền văn hoá cho cả đất

nước. Ở nước ta cơ cấu đầu tư cho văn hoá bao gồm phần ngân sách cho giáo dục,

1,0đ

Page 10: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 02QLVH/ĐH/2015 Trang 4

khoa học, nghệ thuật và những công việc văn hoá, phát thành truyền hinh báo chí, thể

dục thể thao…

- Nguồn đầu tư hiện nay cho văn hoá chủ yếu là lấy từ ngân sách Nhà nước do Bộ Văn

hoá Thông tin quản lý ở cấp vĩ mô, còn sở chỉ quản lý ở các địa phương. Ngoài ra còn

có các nguồn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân.

- Khi đầu tư ngân sách cho văn hoá thì Chính phủ cũng áp dụng những nguồn tài chính

trong đầu từ để đạt được mục tiêu quản lý Nhà nước về văn hoá.

2. Để đạt được mục tiêu quản lý về văn hoá, thì chúng ta cần vượt qua các thách thức cơ

bản như sau:

* Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập. Đây là một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay,

chúng ta không chỉ hội nhập về kinh tế mà còn hội nhập về văn hoá. Những thách thức

to lớn đặt ra cho các nhà quản lý văn hoá là làm sao để hội nhập thành công nhưng lại

không làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc. Hiện nay không chỉ là sự lo lắng mà nó đã

trở thành sự thật ở một số khía cạnh như nếp sống của một bộ phận thanh niên đua đòi

lai căng…

Về xu thế toàn cầu hoá thì nó diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tạo điều kiện để mọi quốc

gia giao lưu và mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá cũng như quảng bá nền văn hoá

của quốc gia mình cho thế giới biết đến, nhưng toàn cầu hoá cũng mang lại cho xã hội

nhiều mặt trái như tình trạng chẩy máu cổ vật ở Việt Nam, một số người bị tha hoá đạo

đức, nếp sống do tác động xấu từ các luồng văn hoá độc hai…

* Đặc tính thương mại trong văn hoá. Đây cũng đang là một thách thức khó khăn,

đánh rằng văn hoá ở một khía cạnh nào đó khi mang tính thương mại thì sẽ mang lại

lợi nhuận cho Nhà nước như các hoạt động du lịch văn hoá, sản xuất các đồ mỹ nghệ

xuất khẩu. Nhưng này nay cùng với nền kinh tế thị trường thì một bộ phận văn hoá đã

bị thương mại hoá quá mức như hiện tượng xây dựng các đền chùa giả mạo ở chùa

Hương để lừa khách du lịch là một kiểu thương mại hoá văn hoá quá mức, nó làm cho

hình ảnh văn hoá tốt đẹp của lễ hội chùa Hương bị giảm sút. Và một điểm nữa đang

làm đau đầu các nhà quản lý văn hoá đó là việc vi phạm bản quyền tác giả, in lậu băng

đĩa và các hình thức thương mại hoá văn hoá trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; điều

này làm hạn chế chất lượng của các sản phẩm văn hoá ảnh hưởng đến quyền lợi ích của

người thụ hưởng văn hoá.

0,5đ

0,5đ

Page 11: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 02QLVH/ĐH/2015 Trang 5

* Khoảng cách về đời sống văn hoá giữa các vùng miền. Đây là một thách thức to lớn

đặt ra trong việc quản lý hiện nay, đó là việc rút ngắn sự cách biệt này, nhưng nhiệm

vụ này thật hết sức khó khăn do ở Việt Nam khoảng cách này là rất lớn, đặc biệt là các

khu vực thành thị với nông thôn và miền núi hay giữa các dân tộc với nhau. Ở Việt

Nam một số vùng còn có người mù chữ, họ không được tiếp cận với thông tin từ truyền

hình hay báo chí, đài phát thanh. Hay ở các vùng dân tộc còn tồn tại rất nhiều những

tập tục văn hoá lạc hậu, ấu trĩ, có hại cho nền văn hoá nói riêng và cho đất nước nói

chung như thời gian du canh du cư của đồng bào dân tộc ít người.

* Thiếu thông tin dữ liệu để xây dựng chính sách. Chính sách văn hoá là một biện pháp

quan trọng để quản lý nhà nước về văn hoá, nhưng hiện nay các chính sách chưa nhiều,

mà cũng lại chưa có hiệu quả do đó thách thức đạt ra là làm thế nào để có một chính

sách tốt để quản lý văn hoá. Trong thực tế ngành văn hoá thông tin nước ta chưa làm

tốt công tác thu thập thông tin văn hoá, đôi khi còn có nhiều lĩnh vực chưa nắm vững

do đó khi có thể đề ra biện pháp chính sách đúng đắn cho quản lý.

* Mỗi quan hệ văn hoá với thực tiễn còn chưa sâu sắc có những vấn đề văn hoá chỉ là

lý luận suông chưa thực sự vào thực tiễn cuộc sống, hay ngược lại cũng có vấn đề đã

xẩy ra trong thực tế nhưng lại không được nghiên cứu để giải quyết.

* Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá cũng là một thách thức - đây là một thách

thức chủ quan đối với ngành văn hoá. Nếu đội ngũ quản lý còn chưa đáp ứng được đầy

đủ về trình độ quản lý thì làm sao có thể quản lý tốt cho dù đã giải quyết được phần

nào các thách thức đã nêu ở trên. Hơn nữa trong quản lý nhân tố con nhười là cực kỳ

quan trọng nó quyết định phần nhiều hiệu quả của quản lý.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Sinh viên đưa ra được các giải pháp cụ thể…. 1,0đ

3. Nước nào có trình độ giáo dục cao, đầu tư mạnh cho giáo dục thì nhất định sẽ đạt tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng và rất khoa học.

0,5đ

Giải thích:

- Trình độ giáo dục cao thì sẽ có tốc độ tăng trưởng cao bởi lẽ giáo dục là lĩnh vực

truyền bá cung cấp và trang bị những tri thức, khoc học cho con người nhằm phát triển

trí tuệ, nâng cao trình độ, lối sống và xây dựng kỹ năng lao động, thông qua đó con

người có thể vận dụng trí tuệ này để làm việc phục vụ cuộc sống của bản thân và cho

toàn xã hội.

0,75đ

Page 12: KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG BỘ MÔN QUẢN LÝ NHÀ ...dulieu.tailieuhoctap.vn/books/khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van/luat-bao... · Tại sao cho rằng trong thời đại ngày nay

Mã đề: 02QLVH/ĐH/2015 Trang 6

- Giáo dục ở trình độ cao, hiện đại thì sẽ có năng lực để đào tạo ra một nguồn nhân lực

có trình độ cao, có khả năng thích ứng với môi trường và được áp lực công việc. Đây

sẽ là một nhân tố thúc đẩy trực tiếp tạo nên sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế. Mặt

khác giáo dục ở trình độ cao sẽ có khả năng cao trong việc phát huy hết được tiềm

năng của con người vào phục vụ cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền

kinh tế xã hội.

- Giáo dục ở trình độ cao sẽ giúp cho người học tiếp cận được với các tri thức mới,

khoa học công nghệ hiện đại, luôn luôn được cập nhật thông tin nhanh chóng bằng các

phương tiện hiện đại điều này sẽ tạo nên nền kiến thức cơ bản và tri thức đầy đủ cho

con người phục vụ cho việc phát triển đất nước.

- Đầu tư cho giáo dục là sẽ giúp cho giáo dục có khả năng cập nhật tri thức để cung cấp

cho người học thì sẽ là điều kiện quan trọng cho giáo dục hỗ trợ cho việc phát triển

kinh tế.

0,75đ

0,5đ

0,5đ