Top Banner
1 ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYN THHNG ĐẢNG BTỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NTRONG KHÁNG CHIẾN CHNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SHà Nội 2014
16

ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

Feb 06, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO

PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014

Page 2: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO

PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Tang Bồng

Hà Nội – 2014

Page 3: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 9

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 10

5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................ 10

6. Đóng góp của luận văn .......................................... Error! Bookmark not defined.

7. Kết cấu của luận văn .............................................. Error! Bookmark not defined.

NỘI DUNG ............................................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HƢNG YÊN VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA

PHỤ NỮ HƢNG YÊN ............................................ Error! Bookmark not defined.

1.1 Mảnh đất và con người Hưng Yên ..................... Error! Bookmark not defined.

1.1.1 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên ....................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội ........ Error! Bookmark not defined.

1.2. Những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Hưng YênError! Bookmark not defined.

1.2.1 Lao động cần cù, thông minh, sáng tạo .......... Error! Bookmark not defined.

1.2.2 Đảm đang việc nhà, việc nước góp phần phát triển văn hóa dân tộcError! Bookmark not defined.

1.2.3 Yêu nước chống ngoại xâm, chống áp bức bóc lộtError! Bookmark not defined.

1.3 Phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên từ khi có Đảng đến trước cách mạng

tháng 8 năm 1945 ....................................................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

HƢNG YÊN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG NHỮNG NĂM

ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1950)Error! Bookmark not defined.

2.1 Chủ trương vận động phụ nữ của Trung ương, Liên khu ủy và Tỉnh ủy trong

những năm từ 1945 đến 1950 .................................... Error! Bookmark not defined.

2.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên ............. Error! Bookmark not defined.

Page 4: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

4

2.2.1 Tham gia phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và xây dựng

“Đời sống mới” ......................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và bảo vệ chính quyền cáchError! Bookmark not defined.

2.2.3 Thực hiện nhiệm vụ kháng chiến ........................ Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

HƢNG YÊN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG NHỮNG NĂM

CUỐI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1954)Error! Bookmark not defined.

3.1 Chủ trương vận động phụ nữ của Trung ương, Liên khu ủy, Tỉnh ủy trong

những năm từ 1950 đến 1954 .................................... Error! Bookmark not defined.

3.2 Các hoạt động kháng chiến nổi bật của phong trào phụ nữ Hưng Yên dưới

sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (1950-7/1954) ........... Error! Bookmark not defined.

3.2.1 Tham gia xây dựng làng kháng chiến, phá tề trừ gian, chống địch càn

quét, bảo vệ khu du kích, căn cứ du kích trong vùng địch hậuError! Bookmark not defined.

3.2.2 Chăm sóc, bảo vệ bộ đội, du kích và nhân dânError! Bookmark not defined.

3.2.3 Tham gia công tác giao thông liên lạc ............ Error! Bookmark not defined.

3.2.4 Đẩy mạnh công tác binh vận ........................... Error! Bookmark not defined.

3.2.5 Tổ chức, phát triển đội nữ du kích ................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 4: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC,

LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NỮ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG

YÊN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPError! Bookmark not defined.

4.1 Một vài nhận xét .................................................. Error! Bookmark not defined.

4.2 Một số kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với

phong trào phụ nữ tỉnh trong kháng chiến chống thực dân PhápError! Bookmark not defined.

Tiểu kết ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 11

PHỤ LỤC .................................................................. Error! Bookmark not defined.

Page 5: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hưng Yên - xứ sở của nhãn lồng, mảnh đất văn hiến, nơi có hơn 100 tiến sĩ,

trạng nguyên, có dòng sông Hồng chảy qua cùng thiên tình sử Chử Đồng Tử - Tiên

Dung, là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, thời nào ở Hưng Yên cũng xuất hiện

những danh nhân mà tên tuổi gắn liền với những đóng góp to lớn cho đất nước, quê

hương như: Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) chống quân Lương; Đào Nương

- vị tổ của nghệ thuật ca trù Việt Nam; Hoàng Hoa Thám - Hùm thiêng Yên Thế; Tô

Hiệu - chiến sĩ cách mạng kiên trung; Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư Đảng Cộng

sản Việt Nam, người khởi xướng cho công cuộc đổi mới và nhiều người con ưu tú

khác như: Phạm Công Trứ, Phó Đức Chính, Lê Văn Lương, Nguyễn Bình, Nguyễn

Quyết, Nguyễn Trọng Xuyên, Bùi Thị Cúc, Trần Thị Khang…).

Cách mạng tháng Tám thành công tạo bước ngoặt cho lịch sử dân tộc sau hơn

80 năm sống dưới ách nô lệ, nhưng niềm vui của nhân dân ta chưa được bao lâu thì

thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ

Chí Minh vĩ đại đứng đầu nhân dân ta anh dũng đứng lên kháng chiến quyết bảo vệ

nền độc lập tự do vừa giành được.

Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm giữa vùng địch hậu, bị địch

dùng mọi thủ đoạn đàn áp, khống chế, kìm kẹp, khủng bố gắt gao; song dưới sự

lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đứng đầu, nhân dân Hưng Yên

phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm đã sát cánh cùng quân dân cả

nước kiên cường đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn tàn bạo, xảo quyệt và thâm độc

của địch trên địa bàn, góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ - vang dội năm

châu, chấn động địa cầu.

Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là nhờ có

sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là nhờ sức mạnh của

toàn dân tộc trong đó có phụ nữ. Cùng với phụ nữ cả nước, phụ nữ Hưng Yên đã

hăng hái góp sức mình tham gia đấu tranh chống áp bức, chống sưu cao thuế nặng,

Page 6: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

6

chống bắt phu, bắt lính, xây dựng làng chiến đấu, tham gia dân quân du kích, kiên

cường đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch. Phụ nữ Hưng Yên còn tích

cực tham gia các hoạt động ủng hộ kháng chiến; động viên chồng, con, anh, em

xung phong tòng quân giết giặc; vận động binh lính địch quay súng trở về với cách

mạng và gia đình… Có thể khẳng định mọi thành tích, mọi chiến công của Đảng bộ,

quân dân Hưng Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp đều gắn liền và không

thể tách rời với vị trí và vai trò của phụ nữ Hưng Yên.

Chính vì vậy, nghiên cứu về phong trào phụ nữ Hưng Yên trong kháng chiến

chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng là việc cần thiết, không chỉ góp

phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ trong kháng chiến mà còn góp

phần giúp cho các thế hệ người dân Hưng Yên, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu sâu thêm

truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ trong tỉnh. Từ đó

bồi đắp thêm lòng tự hào, ý thức vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc.

Mặt khác, phong trào phụ nữ Hưng Yên là một bộ phận của phong trào phụ nữ

Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, nghiên cứu phong trào phụ nữ tỉnh

Hưng Yên giai đoạn 1945-1954 còn góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử

phong trào phụ nữ Việt Nam; góp phần thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về vai trò,

vị trí của người phụ nữ; đẩy mạnh tiến trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.

Với những suy nghĩ kể trên, được sự gợi ý của các thầy cô thuộc Trung tâm

đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị; các thầy cô bộ môn Lịch sử Đảng

khoa Lịch sử thuộc trường Khoa học xã hội và nhân văn và của thầy hướng dẫn, em

mạnh dạn chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phong trào phụ nữ

trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” làm luận văn thạc sĩ lịch sử

của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào phụ nữ từ trước tới nay đã được

nhiều công trình Trung ương và địa phương quan tâm, nghiên cứu. Có thể tạm phân

chia thành các nhóm công trình sau:

Page 7: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

7

2.1 Nhóm công trình lý luận chung:

Trước hết phải kể đến công trình Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ

(1930 - 1969), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1970. Đây là tác phẩm tập hợp các văn kiện,

các nghị quyết của Đảng về công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn từ năm 1930

đến năm 1969. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những chủ trương, đường lối của

Đảng đối với công tác phụ nữ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến công tác vận động phụ

nữ. Người đã có rất nhiều bài viết, bài báo về công tác vận động phụ nữ được in trong

Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 như: Thư gửi phụ nữ

nhân dịp xuân Bính Tuất (tập 4), Phụ nữ kiểu mẫu (tập 6)… Đồng chí Lê Duẩn - Bí

thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng có tác phẩm: Phải đứng trên

quan điểm giai cấp mà nhận xét vấn đề phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1960…

2.2 Nhóm công trình về lịch sử phụ nữ Việt Nam:

Đó là các công trình: 30 năm đấu tranh của phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo

của Đảng, Trần Huy Liệu, Nghiên cứu lịch sử (13), 1960, tr. 1-12; Phụ nữ Việt Nam

qua các thời đại, Lê Thị Nhâm Tuyết, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973; Lịch sử

phong trào phụ nữ Việt Nam, Nguyễn Thị Thập (chủ biên), tập 1, Nxb Phụ nữ, Hà

Nội, 1981; Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp xâm lược (1946-1955), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ban chấp hành

hội liên hiệp phụ nữ liên khu 3, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2002; Biên niên

lịch sử Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Lâm Bá Nam (chủ biên), Vũ Quang Hiển,

Nguyễn Đình Lê, tập 1 (1930-1976), Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2012… Do đối tượng,

phạm vi thể hiện, các công trình trên chủ yếu trình bày hoạt động và thành tích

chung của phụ nữ toàn quốc, chứ không có điều kiện nghiên cứu sâu về phong trào

phụ nữ ở từng vùng cụ thể.

2.3 Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo về Hưng Yên và phong trào

phụ nữ tỉnh Hưng Yên:

Có thể điểm qua một số công trình như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, tập

1(1929-1954) do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xuất bản năm 1998. Cuốn

Page 8: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

8

sách trình bày những nét khái quát về vùng đất, con người và những truyền thống

tốt đẹp của con người nơi đây; về quá trình thành lập Đảng bộ tỉnh và sự lãnh đạo

nhân dân đấu tranh giành chính quyền, giữ vững chính quyền cách mạng, kháng

chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Song đây là cuốn lịch sử Đảng

bộ nên không thể trình bày sâu về hoạt động của phụ nữ.

Cuốn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn tỉnh Hải Hưng

(1945-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990. Cuốn sách tái hiện lại quá

trình chuẩn bị, diễn biến và tình hình hoạt động chiến đấu của nhân dân và các lực

lượng vũ trang tỉnh Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên) trong cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược. Cuốn sách giúp người đọc hiểu rõ hơn, cụ thể hơn

về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hải Hưng, song do đối tượng và phạm vi

thể hiện, cuốn sách chưa có điều kiện trình bày kĩ và toàn diện về phong trào phụ nữ

và các hoạt động của phụ nữ Hưng Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bộ sách: Đường 5 anh dũng quật khởi, là bộ hồi ký nhiều tập của các nhân

chứng lịch sử Võ An Đông, Nguyễn Huy Trường, Đào Ngọc Quế... Những con

người trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ đạo chiến đấu giai đoạn tiền khởi nghĩa,

giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Hải Phòng, Hải Dương, Hưng

Yên. Bộ sách này cũng giới thiệu một số hoạt động và phong trào phụ nữ tỉnh Hưng

Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lịch sử đấu tranh cách mạng của phụ nữ tỉnh Hải Hưng (1930-1945) của Hội

Liên hiệp phụ nữ Hải Hưng, xuất bản năm 1983, giới thiệu những truyền thống tốt

đẹp của phụ nữ Hải Hưng cũng như phong trào đấu tranh cách mạng của phụ nữ

tỉnh trong thời kì từ năm 1930 đến năm 1945.

Cuốn: Nữ du kích Hoàng Ngân của Lê Thị Toàn, Võ Hoàng Mai, Lê Huyền,

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, xuất bản năm 1996, ghi lại những chiến công anh

dũng bất khuất của những nữ du kích Hoàng Ngân trong kháng chiến chống thực

dân Pháp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Công trình này chủ yếu trình bày các hoạt

động chiến đấu chứ chưa phản ánh toàn diện những hoạt động, những đóng góp của

lực lượng phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy.

Page 9: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

9

Điểm qua tình hình nghiên cứu nói trên có thể thấy phong trào phụ nữ nói

chung từ năm 1945 đến năm 1954 dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được khá nhiều

người quan tâm nghiên cứu. Song phong trào phụ nữ ở một địa bàn cụ thể như

Hưng Yên thì đến nay mới chỉ được đề cập một cách lẻ tẻ, riêng rẽ. Chưa có công

trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chưa làm nổi bật vị trí vai trò của phong

trào phụ nữ, vai trò lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh đối với phong

trào phụ nữ cũng như chưa tổng kết được kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ đối

với phong trào phụ nữ. Để có một cái nhìn toàn diện và cụ thể về phong trào phụ nữ

tỉnh Hưng Yên trong 9 năm kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng cần phải nghiên

cứu tìm hiểu có hệ thống từ chủ trương, đường lối của Đảng, của từng tổ chức cho

đến quá trình xây dựng, hoạt động của phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên trong 9 năm

kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tuy nhiên, những bài viết, bài nghiên cứu các cuốn sách và tạp chí kể trên có

ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ là một nguồn tư liệu quý giá mà còn gợi ý

cho tôi nhiều vấn đề khi nghiên cứu, thực hiện đề tài.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Góp phần tái hiện sự lãnh đạo của của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với

phong trào phụ nữ; nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra những bài học

kinh nghiệm phục vụ hiện tại.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

- Tập hợp, hệ thống hóa những chỉ thị, nghị quyết, văn kiện phản ánh đường

lối, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân

Pháp (1945-1954)

- Trình bày quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác

phụ nữ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và những hoạt động chính, tiêu biểu của phong

trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên từ năm 1945 đến năm 1954.

- Làm rõ vị trí, vai trò của phụ nữ Hưng Yên trong cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp (cụ thể ở đây là lực lượng phụ nữ Hưng Yên đối với cuộc kháng

chiến diễn ra trên địa bàn tỉnh).

Page 10: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

10

- Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm chính trong quá trình Đảng

lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến trên địa bàn, góp phần phục vụ công tác lãnh

đạo, tổ chức hoạt động phong trào phụ nữ hiện nay.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và quá trình chỉ đạo thực

hiện của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với phong trào phụ nữ tỉnh từ năm 1945 đến

năm 1954.

Những hoạt động tiêu biểu của phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên trong kháng

chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Phản ánh những vấn đề liên quan đến hoạt động và phong trào

phụ nữ tỉnh Hưng Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo

của Đảng.

Về thời gian: Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi kháng chiến

thắng lợi tháng 7 năm 1954.

Về không gian: Chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối kháng chiến của Đảng và những chủ trương giải

pháp lãnh đạo kháng chiến trên địa bàn của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài

ra còn kết hợp các phương pháp khác như điền dã, khai thác tư liệu kể của các nhân

chứng, phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp…

5.3. Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu chính của chúng tôi là các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của

Đảng từ 1945-1954, những chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy Hưng Yên đối với phong

Page 11: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ (2005), Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

2. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng (1990), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng,

tập 1 (1927-1954), Hải Hưng.

3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1998), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên

(1929-1954), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban tuyên huấn Trung ương (1957), Những quan điểm cơ bản trong công tác

vận động phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hà Nội.

5. Báo cáo của phụ nữ Việt Nam tại hội nghị phụ nữ Á châu (1949), Phụ nữ Việt

Nam đấu tranh cho độc lập quốc gia và hòa bình dân chủ thế giới, Nxb Phụ nữ,

Hà Nội.

6. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Hưng (1988), Lịch sử cuộc kháng chiến chống

Pháp trên địa bàn tỉnh Hải Hưng (1945-1954), Hải Hưng.

7. Bộ giáo dục (1967), Nghị quyết về một số chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện

những nghị quyết của Đảng và Chính phủ về công tác phụ nữ, Nxb Hà Nội.

8. Bộ tư lệnh quân khu 3, Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử kháng

chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu 3 (1945-1954), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ Quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến

tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

10. Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Cục hậu cần (2004), Lịch sử hậu cần quân khu 3 trong

kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

11. Cục xuất bản Báo chí (1975), Bốn mươi lăm năm hoạt động của Đảng lao động

Việt Nam (1930 -1975), Hà Nội.

12. Chủ nghĩa Mác-Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ (1977), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

13. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Lê Duẩn (1960), Phải đứng trên quan điểm giai cấp mà nhận xét vấn đề phụ

nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

Page 12: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

12

15. Lê Duẩn (1976), Vai trò và nhiệm vụ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới

của cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 10, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 11, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 13, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

26. Võ An Đông, Nguyễn Huy Trường, Đào Ngọc Quế (1996), Đường 5 anh dũng

quật khởi, tập 1, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

27. Võ An Đông, Vũ Thư, Học Phi (1997), Đường 5 anh dũng quật khởi, tập 2,

Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

28. Võ An Đông, Đào Ngọc Quế, Nguyễn Huy Trường (1999), Đường 5 anh dũng

quật khởi, tập 6, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

29. Võ An Đông, Hoàng Minh Thảo, Hoàng Công Ngôn (2002), Đường 5 anh dũng

quật khởi, tập 12, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

Page 13: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

13

30. Đỗ Hồng Đức (2009), Phụ nữ với vấn đề giải phóng phụ nữ, Tạp chí khoa học,

số 2, tr. 72-78.

31. Lê Sĩ Giáo (1992), “Phụ nữ với việc phát minh ra nền văn minh nông nghiệp

trồng lúa”, Tạp chí Khoa học và phụ nữ số 1.

32. Thanh Hà (2004), Phụ nữ Việt Nam nhìn từ góc độ hoạt động chính trị, Toàn

cảnh sự kiện -dư luận, số 171, tr.14-15.

33. Vũ Thị Thu Hạ, Lê Công Hưng, Trần Mạnh Hưng (2003), Lịch sử phong trào

phụ nữ Thái Bình (1927-2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Vũ Quang Hiển (2001), Một số căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ trong kháng

chiến chống Pháp (1945-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

35. Lê Văn Hòe (1944), Lược luận về phụ nữ Việt Nam, Quốc học thư xã, Hà Nội.

36. Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả

ngạn sông Hồng (2001), Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu Tả ngạn sông

Hồng 1945-1955, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Hội Liên hiệp phụ nữ Hải Hưng (1983), Lịch sử đấu tranh cách mạng của phụ

nữ tỉnh Hải Hưng (1930-1945), Hải Hưng.

38. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải

phóng phụ nữ, bảo vệ hòa bình (Nghị quyết của Đại hội đại biểu hội Liên hiệp

phụ nữ toàn quốc lần thứ I, tháng 4-1950).

39. Hội Liên hiệp phụ nữ Trung ương (1955), Đường lối công tác phụ nữ, Tài liệu

học tập của cán bộ xã.

40. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1956), Sơ lược thành tích 10 năm của phụ nữ

Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

41. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1957), Công tác vận động phụ nữ tham gia

cách mạng, Tài liệu huấn luyện cán bộ xã.

42. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1968), Quan điểm cơ bản về vấn đề giải phóng

phụ nữ trong Đảng lao động Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

43. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ban chấp hành hội liên hiệp phụ nữ liên khu 3

(2002), Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp xâm lược (1946-1955), Nxb Lao động, Hà Nội.

Page 14: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

14

44. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (2004), Nghiên cứu

hệ thống tư liệu về Bác Hồ với phụ nữ, Hà Nội.

45. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (2005), Hoạt động

của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hà Nội.

46. Đỗ Huy (1991), “Vai trò của người phụ nữ trong văn hóa gia đình Việt Nam”,

Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, số 4.

47. Phùng Hưng (1996), “Phụ nữ và văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Văn hoá nghệ

thuật, tháng 2, tr 45 -47.

48. Nguyễn Văn Khoan (chủ biên), (2005), Bản trường ca về phụ nữ Việt Nam

trong công tác giao thông liên lạc, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

49. Nguyễn Văn Ký (2001), “Phụ nữ Việt Nam qua những trang lịch sử, các huyền

thoại và khẩu truyền”, Việt Nam học -Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ I, Tập

IV, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 177 -190.

50. Nguyễn Phúc Lai, Nguyễn Quốc Ngọc (2008), Hưng Yên -Vùng phù sa văn

hóa, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh.

51. Kinh Lịch (1965), Nữ du kích Hoàng Ngân, Nxb Quân Đội nhân dân, Hà Nội.

52. Trần Huy Liệu (1960), 30 năm đấu tranh của phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh

đạo của Đảng, Nghiên cứu lịch sử (số 13), tr. 1-12.

53. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (chủ biên), (Tập 1: 1994; Tập 2: 1996), Các giá trị

truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Phan Thị Minh Lệ (2001), “Quan điểm của một số người có tên tuổi về vị trí

của người phụ nữ trong xã hội những năm 1930”, Việt Nam học, Kỷ yếu hội

thảo quốc tế lần thứ I, Tập IV, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr 196 -206.

55. Nguyễn Thị Loan (2010), Chủ trương thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

và quá trình vận động phụ nữ của Đảng trong kháng chiến chống Pháp (1945-

1954), Hà Nội.

56. Hồ Chí Minh, Lê Thanh Nghị, Phạm Văn Đồng (1961), Vai trò phụ nữ trong

công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tập 1, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

57. Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

Page 15: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

15

58. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

59. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

60. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

61. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

62. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

63. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

64. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

65. Lê Minh (1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội.

66. Lâm Bá Nam (chủ biên), Vũ Quang Hiển, Nguyễn Đình Lê (2012), Biên niên

lịch sử Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tập 1, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.

67. 50 năm hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội.

68. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2005), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

69. Nguyễn Thị Nhu, Lâm Ngọc Thắng, Lã Vinh (2000), Phụ nữ Việt Nam anh

hùng, Bình Dương.

70. Những quan điểm cơ bản và những nhiệm vụ chủ yếu thể hiện trong Nghị quyết

phụ vận và nghị quyết đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ ba (1961), Nxb Phụ nữ,

Hà Nội.

71. Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất

nước (2007), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

72. Vũ Thị Phụng (1995), “Phụ nữ Việt Nam qua một số hương ước và phong tục

làng cổ truyền”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 18, tr 6-10.

73. Quân khu Ba (1998), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội.

74. Quân khu Ba (1995 ), Trung đoàn 42 trung dũng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

75. Đào Ngọc Quế, Nguyễn Huy Trường, Nguyễn Hữu Trí (2007), Võ An Đông

(1922-2006) tưởng niệm và hồi ký, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

76. Nguyễn Thị Ngọc Quế (1985), Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng

phụ nữ, Thông báo khoa học, số 2, tr. 76-78.

77. Văn Tân (1967), Truyền thống đánh giặc cứu nước của phụ nữ Việt Nam trong

lịch sử dân tộc, Nghiên cứu lịch sử, số 97, tr. 4-12.

Page 16: ĐẠI HỌC QU I I HỌC KHOA H NGUYỄN THỊ HẰNG TỈNH HƢNG …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/7037/1/02050002645.pdf · 2 ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng

16

78. Cao Tự Thanh (chủ biên), Trần Thị Kim Anh, Cao Việt Anh (2012), Phụ nữ

Việt Nam trong lịch sử, tập 1, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

79. Nguyễn Thị Thập (1960), Con đường giải phóng phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ

nữ, Hà Nội.

80. Nguyễn Thị Thập (chủ biên), (1981), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập

1, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

81. Dương Thoa (1982), Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

82. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Lê Huỳnh, Nguyễn Văn Phú (2010),

Việt Nam các tỉnh và thành phố, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

83. Lê Thu, Chu Thị Kim Sơn, Mai Thị Gai (1980), Bước theo cờ Đảng -Tập hồi ký

cách mạng 1930-1945, Tỉnh Hội Phụ nữ Hải Hưng, Hải Hưng.

84. Lê Thị Toàn, Võ Hoàng Mai, Lê Huyền (1996), Nữ du kích Hoàng Ngân, Nxb

Quân đội nhân dân, Hà Nội.

85. Tổng cục Chính trị (1994), Công tác vận động phụ nữ trong quân đội nhân dân

Việt Nam, Hà Nội.

86. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam -Ban nữ công (1965), Phong trào nữ công

nhân lao động và hoạt động nữ công công đoàn Việt Nam (1930 -1993), Nxb

Lao động, Hà Nội.

87. Trung tâm nghiên cứu phụ nữ (1990), Bác Hồ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ,

Hà Nội.

88. Lê Thị Nhâm Tuyết (1973), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

89. Ủy ban kháng chiến hành chính Khu Tả ngạn (1953), Đoàn kết toàn dân phá

âm mưu mới của giặc, Hưng Yên.

90. Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ 1930-1969 (1970), Nxb Phụ nữ,

Hà Nội.

91. Trần Quốc Vượng (1972), Truyền thống phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

92. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử kháng chiến chống thực dân

Pháp 1945-1954, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

93. Trần Thị Vinh (1992), “Quốc triều hình luật và làng xã đối với phụ nữ trong xã

hội cổ truyền”, Tạp chí Khoa học và phụ nữ số 3.