Top Banner
UBAN NHÂN DÂN TNH NGHAN TRƢỜNG ĐẠI HC KINH TNGHAN ---------- Chbiên: CN. Võ ThNguyên GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Dùng cho hĐại hc) Vinh - 2014
186

GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

Mar 19, 2018

Download

Documents

danghuong
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN

----------

Chủ biên: CN. Võ Thị Nguyên

GIÁO TRÌNH

GIÁO DỤC THỂ CHẤT (Dùng cho hệ Đại học)

Vinh - 2014

Page 2: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

MỤC LỤC

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT ................................... 1

CHƢƠNG 1: THỂ DỤC THỂ THAO VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƢỜI .................. 1

I. Vị trí sức khỏe trong cuộc sống .......................................................................... 1

II. Lịch sử phát triển TDTT và phong trào Olympic ............................................... 4

III. Lợi ích của hoạt động TDTT .............................................................................. 8

CHƢƠNG 2: VỆ SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO ........... 13

I. Khái niệm .......................................................................................................... 13

II. Mục đích, ý nghĩa .............................................................................................. 13

III. Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ................................................ 14

IV. Phƣơng pháp tự theo dõi sức khỏe .................................................................... 25

CHƢƠNG 3: CHẤN THƢƠNG VÀ BỆNH THƢỜNG GẶP TRONG HOẠT

ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO .............................................................................. 29

I. Chấn thƣơng trong tập luyện TDTT ................................................................. 29

II. Một số chấn thƣơng thƣờng gặp trong TDTT .................................................. 36

III. Các bệnh thƣờng gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao .................... 50

PHẦN II . LÝ LUẬN CÁC MÔN THỰC HÀNH TDTT ..................................... 54

CHƢƠNG 1. THỂ DỤC DỤNG CỤ ( XÀ KÉP, XÀ LỆCH ) ............................... 54

I. Khái niệm – Lịch sử phát triển. ......................................................................... 54

II. Đặc điểm ........................................................................................................... 56

III. Kỹ thuật bài liên hoàn xà kép ............................................................................ 57

IV . Kỹ thuật bài liên hoàn xà lệch......................................................................... 58

V. THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU ...................................................................................... 59

CHƢƠNG 2. MÔN ĐIỀN KINH ............................................................................ 65

I. KHÁI NIỆM ...................................................................................................... 65

II. PHÂN LOẠI MÔN ĐIỀN KINH ..................................................................... 65

III. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH ................................ 67

NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT MỘT SỐ MÔN ĐIỀN KINH .................................... 71

I. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CHẠY .................................................................. 71

Page 3: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

II. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN NHẢY .............................................. 73

III. KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN ................................................................ 76

IV. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CHẠY NGẮN TRÊN CÁC CỰ LY KHÁC NHAU

84

V. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN ........... 85

VI. KỸ THUẬT NHẢY XA ................................................................................... 87

1. CHẠY ĐÀ ......................................................................................................... 87

2. GIẬM NHẢY .................................................................................................... 88

3. BAY TRÊN KHÔNG ....................................................................................... 89

4. RƠI XUỐNG CÁT ........................................................................................... 91

5. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY XA .............................. 92

VII. KỸ THUẬT NHẢY CAO .................................................................... 94

1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN NHẢY CAO .................................................. 94

2. Ý NGHĨA - TÁC DỤNG .................................................................................. 95

3. ĐẶC ĐIỂM MÔN NHẢY CAO ....................................................................... 95

4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NHẢY CAO .......................................................... 95

5. CÁC KIỂU KỸ THUẬT NHẢY CAO ............................................................ 97

6. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG ........................................ 99

7. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU ÚP BỤNG ................................................... 99

8. KỸ THUẬT NHẢY CAO LƢNG QUA XÀ ................................................. 100

CHƢƠNG 3. BÓNG CHUYỀN ........................................................................... 102

I. NGUỒN GỐC ................................................................................................. 102

II. BẢN CHẤT MÔN BÓNG CHUYỀN ............................................................ 103

III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN ........................ 103

IV. TÁC DỤNG CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN .................................................. 104

V. CÁC KỸ THUẬT TRONG BÓNG CHUYỀN. ............................................. 105

1. TƢ THẾ ĐỨNG VÀ DI CHUYỂN TRONG BÓNG CHUYỀN ................... 105

2. CHUYỀN BÓNG ............................................................................................ 107

3. PHÁT BÓNG .................................................................................................. 113

4. ĐẬP BÓNG ................................................................................................... 115

Page 4: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

5. CHẮN BÓNG ................................................................................................. 118

6. CHIẾN THUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN .............................................. 119

LUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN ..................................................................... 135

I. Sân thi đấu ....................................................................................................... 135

II. Lƣới và cột ...................................................................................................... 137

III. Bóng 139

IV. THỂ THỨC THI ĐẤU .................................................................................. 140

CHƢƠNG 4. CẦU LÔNG .................................................................................... 148

I. VỊ TRÍ – TÁC DỤNG MÔN CẦU LÔNG .................................................... 148

II. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG .................................................. 148

III. MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU ............................................... 151

IV. KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CẦU LÔNG ..................................................... 153

V. CHIẾN THUẬT MÔN CẦU LÔNG .............................................................. 162

VI. LUẬT CẦU LÔNG ........................................................................................ 169

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 181

Page 5: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong các trƣờng Đại học, cao đẳng,

Trung cấp chuyên nghiệp, để thực hiện mục tiêu đào tạo một cách toàn diện, góp

phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng nói chung và Giáo dục thể chất

nói riêng. Qua nhiều năm giảng dạy môn học GDTC, trên cơ sở nghiên cứu, tham

khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan cùng với tổng kết kinh nghiệm của bản

thân và các đồng nghiệp. Chúng tôi tiến hành biên soạn cuốn giáo trình Giáo dục

thể chất phục vụ dạy- học cho theo chƣơng trình GDTC dành cho sinh viên trƣờng

Đại học kinh tế Nghệ An.

Nội dung của cuốn giáo trình Giáo dục thể chất gồm 2 phần đƣợc bố trí sắp

xếp cân đối giữa lý luận và thực hành các môn thể thao. Với nội dung đã đƣợc

chọn lựa đảm bảo tính cơ bản, khoa học và thực tiễn. Hy vọng rằng cuốn giáo trình

này sẽ giúp ích cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên,

sinh viên trong trƣờng nói chung về lĩnh vực giáo dục thể chất.

Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng chắc chắn

không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Rất mong đƣợc sự

đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, cùng bạn đọc để những lần xuất bản sau

cuốn giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Bộ môn giáo dục thể chất

Trƣờng Đại học kinh tế Nghệ An

Page 6: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

1

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT

CHƢƠNG 1: THỂ DỤC THỂ THAO VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƢỜI

I. Vị trí sức khỏe trong cuộc sống

Sức khỏe là một trong những yếu tố cơ bản để học tập, lao động, bảo vệ tổ

quốc, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hóa – hiện đại hóa đất nƣớc Việt Nam XHCN.

Với ý nghĩa và vai trò quan trọng của sức khỏe trong cuộc sống nên từ xa

xƣa loài ngƣời đã biết quý trọng, gìn giữ sức khỏe cũng nhƣ gìn giữ nguyên khí

của Quốc gia .

Phƣơng ngôn Pháp có câu: “Mất tiền bạc là mất ít, mất thời gian là mất

nhiều, mất sức khỏe là mất tất cả”.

Ngƣời Trung Quốc coi “ Sức khỏe là trung tâm” của cuộc đời, biết gìn giữ

sức khỏe, kết hợp với vệ sinh dinh dƣỡng, coi trọng rèn luyện thân thể, có nếp sống

khoa học, điều độ là bí quyết để thành đạt của mỗi con ngƣời, mỗi gia đình và của

cả cộng đồng.

Dân tộc Việt Nam ta với truyền thống với truyền thống hơn bốn ngàn năm

dựng nƣớc và giữ nƣớc bằng kinh nghiệm từ xa xƣa đã đúc rút đƣợc rằng: “ Sức

khỏe và trí tuệ là tài sản lớn nhất của con người”.

Những phƣơng ngôn, quan niệm về sức khỏe nhƣ: “ Không ốm, không đau

thì giàu mấy chốc”, hoặc “ Khi người ta khỏe mạnh thì có trăm ngàn điều ước.

Nhưng khi ốm đau người ta chỉ ước một điều – đó là có sức khỏe”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại bằng tầm nhìn của một lãnh tụ thiên tài ngay từ

khi mới giành đƣợc độc lập. Trong muôn vàn gian khó, đất nƣớc còn nghèo đói,

thù trong giặc ngoài. Ngày 27/03/1946, ngƣời đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể

dục, bằng lời lẽ giản dị, xúc tích và dễ hiểu Bác kêu gọi:

“ Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chống giặc ngoại xâm kiến thiết đất nước, gìn giữ dân chủ gây đời sống mới

việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công. Mỗi sớm thức dậy, mọi người nên

giành ít phút để tập thể dục làm cho khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, như

vậy là sức khỏe. Việc này dễ thực hiện, già, trẻ, gái, trai, ai ai cũng làm được. Mỗi

Page 7: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

2

người dân mạnh khỏe làm cho đất nước mạnh khỏe, mỗi người dân yếu ớt làm cho

cả nước yếu đi một phần. Dân cường thì nước thịnh, Tôi mong đồng bào ai cũng

cố gắng, siêng năng tập thể dục.

Tự tôi ngày nào cũng tập”.

Đến nay lời kêu gọi của Bác Hồ vẫn nguyên giá trị. Dƣới ánh sáng các nghị

quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nƣớc về công tác TDTT qua từng thời kỳ của

đất nƣớc. Đặc biệt là luật TDTT đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xá hội chủ

nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI đã từng bƣớc đƣa

sự nghiệp TDTT ngang tầm thời đại.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Sức khỏe là gì? Tại sao phải gìn giữ sức khỏe?

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Sức khỏe “ Đó là một trạng thái hài hòa

về thể chất, tinh thần và xã hội. Mà không chỉ có nghĩa là không có bệnh hoặc

thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi

trường”. Ngƣời có sức khỏe là ngƣời có khả năng giữ đƣợc lâu dài khả năng học

tập, lao động, công tác và có hiệu quả cao trong công việc.

Sức khỏe bao gồm sức khỏe từng ngƣời, sức khỏe gia đình, sức khỏe cộng

đồng và sức khỏe xã hội.

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ con ngƣời mới quan tâm đến sức khỏe.

Từ nhiều năm trƣớc đây các nhà khoa học đã tìm ra câu trả lời. Bằng các nghiên

cứu về cơ thể con ngƣời, các quy luật cơ bản về sự sống họ đã thông nhất về một

số quan điểm:

- Cơ thể sống con ngƣời là một bộ máy tinh vi và phức tạp. Nó hoạt động

thống nhất với nhau và thống nhất với môi trƣờng bên ngoài để tồn tại và phát

triển.

- Bản chất của sự sống là quá trình trao đổi chất, quá trình đồng hóa và dị

hóa này có quy luật: Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Muốn tăng cƣờng sức khỏe, kéo dài

tuổi thọ ngƣời ta thƣờng dùng một số phƣơng pháp nhƣ: Dùng thuốc, Dùng các thủ

pháp y học, Chủ động rèn luyện cơ thể để phòng chống bệnh tật, thích nghi với sự

biến đổi của môi trƣờng…

1. Dùng thuốc

Khi cơ thể bị bệnh tật, ốm đau. Nếu dùng đúng thuốc, đúng theo sự chỉ dẫn

của y bác sỹ, bệnh tật có thể bị đẩy lùi. Hiện nay trên thị trƣờng có hàng ngàn loại

Page 8: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

3

thuốc khác nhau với đủ các kiểu quảng cáo hấp dẫn. Nhƣng phải khẳng định rằng

đến nay không có loại thuốc nào là “Thần dƣợc” có thể giúp con ngƣời đƣợc “

Trƣờng sinh bất lão”. Dùng thuốc dù là đông y hay tây y cũng giống nhƣ con dao

hai lƣỡi. Đang khỏe mạnh mà dùng thuốc thì không có tác dụng, cơ thể sẽ đào thải

gây lãng phí. Dùng sai mục đích hoặc sự chỉ dẫn còn gây nên các tác dụng phụ

ngoài ý muốn. Do vậy không thể coi đây là phƣơng án chủ động để gìn giữ và

nâng cao sức khỏe đƣợc.

2. Dùng các thủ pháp y học

Các thủ pháp bao gồm nhƣ: Truyền dịch, cấy ghép hoặc thay thế một số bộ

phận trên cơ thể. Với sự tiến bộ nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật, không ai có thể

phủ nhận rằng y học hiện đại ngày nay có những bƣớc tiến rất dài và đạt đƣợc

những thành tựu to lớn giúp con ngƣời chống lại bệnh tật nhờ những phát minh về

hóa dƣợc và máy móc thiết bị hiện đại, tinh xảo. Ngành y sinh học còn làm chúng

ta kinh ngạc khi các nhà khoa học đã lập đƣợc bản đồ gen về ngƣời, nghiên cứu

gen di truyền để khắc chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Sáng tạo ra những bộ phận có

thể nối ghép hoặc thay thế các bộ phận trên cơ thể bị hƣ hỏng. Hơn nữa một số nhà

khoa học còn công bố sẽ “ Nhân bản vô tính ở con ngƣời…”. Tuy nhiên về vấn đề

này ở các nƣớc phát triển, nơi có nền y học cao thì có đến 2/3 số trƣờng hợp bệnh

tật không giải quyết đƣợc bằng thuốc men và những máy móc hiện đại nhất. Ngành

y sinh tuy chữa đƣợc số bệnh hiểm nghèo nhƣng chỉ chữa đƣợc “phần ngọn” của

bệnh tật. Rõ ràng mặt trái của y học hiện đại và y sinh học đã tách rời con ngƣời ra

khỏi tự nhiên làm mất đi tính cân bằng thiên nhiên với con ngƣời, kem theo nó là

những hậu quả nguy hại lâu dài nhƣ sự rối loạn về tâm,sinh lý. Làm suy nhƣợc

hoặc làm mất đi chức năng miễn nhiễm của cơ thể.

3. Chủ động rèn luyện cơ thể để phòng chống bệnh tật, thích nghi với sự

biến đổi của môi trường.

Bằng những nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa

học thống nhất cao với nhau về nhận định: Muốn nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi

thojthif phải luôn “đánh thức”, khơi dậy ở mỗi con ngƣời bản năng hoạt động

sống, bản năng này là các hoạt động vận động bao gồm nhƣ: Đi bộ, chạy, nhảy, hít

thở… Đố chính là các tác nhân làm tăng trƣởng một số Hocmon có lợi cho các

phản ứng bảo vệ cơ thể. Tăng cƣờng sức đề kháng và khả năng thích nghi với hoàn

Page 9: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

4

cảnh môi trƣờng khi bị thay đổi. Tạo thành thói quen tích cực trong việc duy tu,

bảo dƣỡng các cơ quan vận động, cơ quan nội tạng trong quá trình phát triển và

hoàn thiện ở cơ thể con ngƣời.

Ngày nay, với nhịp sống công nghiệp luôn bận rộn, hối hả. Nạn ô nhiễm môi

trƣờng, rác thải công nghiệp đang là những vấn nạn của các nƣớc đang phát triển

nhƣ Việt Nam. Các phƣơng tiện hiện đại nhƣ: Ô tô, xe máy, máy bay rất tiện lợi

trong sinh hoạt, đi lại. Nhƣng mặt trái lại là kẻ thù vô hình tạo ra lực cản và sức ỳ

làm cho cơ thể con ngƣời trì trệ, phát triển không hài hòa, cân đối và làm nảy sinh

một số bệnh tật không kiểm soát nổi nhƣ: Ung thƣ, tim mạch, huyết áp, Street,.v.v.

Việc khởi dậy các “ hoạt đông sống” là một trong những biện pháp tiện lợi, rẻ tiền,

dễ thực hiện và mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Đó chính là những phƣơng tiện hữu

hiệu giúp cho con ngƣời giữ gìn, nâng cao sức khỏe hƣớng tới các mục tiêu trong

cuộc sống. Do vậy các loại hình vận động thể chất, các phƣơng tiện rèn luyện thân

thể lần lƣợt ra đời và liên tục phát triển với nhiều hình thức và quy mô thích hợp

cho mọi lứa tuổi, giới tính. Việc tập luyện TDTT không bao giờ là muộn cả. Ai

cũng có thể tập luyện đƣợc và tập bất cứ nơi nào, lúc nào. Từ thói quen lành mạnh

trở thành ý thức của mỗi ngƣời và nó sẽ là hành trang cuộc sống đi theo suốt cuộc

đời chúng ta.

Lịch sử nhân loại đã chứng minh những nhà hoạt động chính trị, khoa khoa,

xã hội xuất sắc và những ngƣời có chí lớn thƣờng là những ngƣời rèn luyện về mọi

mặt: Học vấn, đạo đức và đặc biệt là chăm lo, giữ gìn sức khỏe để làm việc và

cống hiến cho xã hội.

II. Lịch sử phát triển TDTT và phong trào Olympic

Nghiên cứu lịch sử phát triển TDTT không thể không gắn với sự phát sinh

phát triển của xã hội loài ngƣời, bởi xã hội loài ngƣời luôn tồn tại ba loại hoạt

động sản xuất cơ bản:

1. Sản xuất tự thân của loài ngƣời tức tự sinh sôi nảy nở của bản thân loài

ngƣời.

2. Sản xuất vật chất – tức là các hoạt động kinh tế.

3. Sản xuất tinh thần – tức là các hoạt động vân hóa, tinh thần.

Ba loại hình hoạt động này là tiền đề cơ bản cấu thành nên xã hội loài ngƣời

và găn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Page 10: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

5

TDTT là hiện tƣợng của xã hội nằm ở loại hình sản xuất giá trị hóa, tinh

thần. Nó vừa là sản phẩm do con ngƣời sáng tạo ra lại vừa là thành phẩm có giá trị

phi vật thể rất to lớn hỗ trợ cho xã hội phát triển. Khi cơ sở hạ tầng xã hội (kinh tế,

các công trình giao thông, kiến trúc, đền đài…) phát triển thì các cơ sở của kiến

trúc thƣợng tầng xã hội (Đạo đức, tín ngƣỡng, pháp luật, văn hóa…) phát triển. Đó

là quy luật. Sự xuất hiện, phát sinh, phát triển của TDTT cũng không nằm ngoài

quy luật đó.

- Ngay từ khi xuất hiện thời kỳ xã hội nguyên thủy. Cuộc sống loài ngƣời

lúc này chủ yếu là săn bắn và hái lƣợm để sinh tồn. Cuộc sống trở nên ngày một

khó khăn hơn cùng với thiên tai, địch họa, nguồn thức ăn khan hiếm…Con ngƣời

nguyên thủy đã sớm biết luyện tập phóng lao, ném đá, tập chạy, nhảy…chính là

chuẩn bị tốt về thể lực nhằm săn bắt đƣợc nhiều muông thú hơn cho cuộc sống,

chống lại thú dữ để sinh tồn.

- Khi xã hội loài ngƣời có phân chia giai cấp, giai cấp thống trị sử dụng

TDTT nhƣ công cụ để rèn luyện binh lính, đàn áp những cuộc nổi dậy của nô lệ,

của những ngƣời nghèo nổi lên chống đối xã hội thống trị.

- Trong xã hội tiền tƣ bản thì TDTT ngoài chức năng duy trì đẳng cấp xã

hội, hƣớng vào việc vui chơi, giải trí cho giai cấp quý tộc nó còn là phƣơng tiện

tập luyện quân sự để có sức mạnh chiếm cứ thuộc địa, xâm lƣợc bóc lột các dân

tộc khác.

- Xã hội tƣ bản và tƣ bản tập đoàn ngày nay đã coi TDTT không chỉ là mục

đích, là quyền lợi giai cấp mà còn là vì lợi ích cá nhân nhà tƣ bản, đó là lợi nhuận

tƣ bản. Các câu lạc bộ nhà nghề thực sự là những doanh nghiệp cổ phần và là

ngành công nghiệp giải trí với những khoản lợi nhuận khổng lồ.

- Chế độ XHCN lấy con ngƣời làm trung tâm. Coi yếu tố con ngƣời là quyết

định sự đi lên của xã hội. Con ngƣời toàn diện là con ngƣời có đầy đủ phẩm chất

đạo đức, có năng lực chuyên môn cao và có thể chất cƣờng tráng để xây dựng xã

hội mới. Nên TDTT trong xã hội chúng ta là “ Thể dục cho mọi ngƣời, phục vụ

mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ văn minh, đáp ứng với nền kinh tế

thị trƣờng có định hƣớng XHCN”. (Trích nghị quyết TW4 khóa VII và Nghị quyêt

TW2 khóa VIII đảng CSVN).

Page 11: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

6

Xuyên suốt quá trình hình thành, phát triển, phát triển TDTT khong thể

không nói đến phong trào olympic. Đó là di sản lớn lao về thể thao của nhân loại.

Nó xuất hiện vào năm 776 trƣớc Công Nguyên. Lúc này trong xã hội cổ Ly Lạp

do tình trạng chiến tranh liên miên đòi hỏi con ngƣời phải có thân thể khỏe mạnh,

nhanh nhẹn, cƣờng tráng. Những ngƣời xuất thân từ tầng lớp quý tộc, thị dân

thƣờng mƣu tìm thắng lợi trong các cuộc thi đấu thể thao để khẳng định ƣu thế của

mình. Khắp nơi đều có các cuộc thi đấu thể thao nó đƣợc coi nhƣ một bộ phận

trong đời sống và phong tục lúc bấy giờ. Nhƣng đáng kể nhất là đại hội thể thao tổ

chức tại một thành phố nhở trong vùng núi olimpia, nơi ngƣời Hy Lạp cổ thờ các

vị thần linh. Đại hội có ảnh hƣởng đến phong trào thể thao ở các nơi khác. Theo

cổ Hy Lạp cứ đến năm Nhuận – (4 năm một lần) là năm tổ chức Đại hội, hàng

ngàn ngƣời từ khắp mọi nơi kéo về tham dự.

Có nhiều truyền thuyết và luận cứ khác nhau về ngƣời đề xƣng Đại hội

Olympic cổ đại. Nổi bật là có những điều quy ƣớc rất nghiêm ngặt là ai đến dự

Đại hội đều không đƣợc mang theo vũ khí. Trong những ngày diễn ra Đại hội các

nơi tạm ngừng chiến tranh với nhau. Đó cũng là nguồn gốc của ngày hội hòa bình

- hữu nghị giữa con ngƣời, giữa các bộ tộc, giữa các quốc gia thông qua đại hội

Olympic. Có thể nói rằng sự phát triển của phong trào Olympic cổ đại phản ánh

lịch sử xã hội Hy Lạp từ khi hình thành, hƣng thịnh và đến khi suy vong.

Phong trào Olympic cổ đại cực thịnh vào thời kỳ có cuộc chiến tranh xâm

lƣợc Ba Tu (khoảng năm 600 – 449 trƣớc Công nguyên). Giai cấp thống trị coi

Đại hội Olympic ở giai đoạn này là một thủ đoạn chủ yếu để tăng cƣờng thế lực

của mình. Những thắng lợi của đội quân Hy Lạp chống quân lƣợc Ba Tƣ ở một

mức độ chính xác là kết quả của việc thực hiện TDTT cho các chiến binh và dân

chúng Hy Lạp. Trong các cuộc chiến tay đôi, đấu kiếm giáp lá cà. Ngƣời Hy Lạp

thƣờng giành thắng lợi vị khỏe hơn, mạnh hơn, nhanh hơn.

Sau chiến thắng quân xâm lƣợc Ba Tƣ. Hoạt động TDTT đạt đến mức phổ

cập chƣa từng có. Nhƣng đến thế kỷ III trƣớc Công nguyên phong trào bƣớc vào

thời kỳ suy tàn phản ảnh mẫu thuẫn gay gắt xã hội Hy Lạp. Các cuộc khởi nghĩa

của nô lệ nổi lên liên tục. Đế quốc La Mã thừa cơ can thiệp đánh thắng Hy Lạp và

tƣớc đi quyền độc lập của nƣớc này. Thực sự thì ngƣời La mã cũng làm quen với

phong tục của Hy Lạp, tỏ ra khá hứng thú với phong trào Olympic, tiếp tục cho tổ

Page 12: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

7

chức và còn bảo hộ cho nhiều các Đại hội Olympic về sau. Đầu năm 394 thời

Hoàng đế La mã Thêôđozơ thì ra lệnh cấm tổ chức Đại hội Olympic. Chấm dứt

lịch sử phong trào Olympic cổ đại sau 239 lần tổ chức xuyên suốt thời gian hai

Thiên niên kỷ.

Nam tƣớc Pleđơ Cubectanh – Nhà sƣ phạm – Nhà xã hội học nổi tiếng

ngƣời pháp đƣợc coi là ngƣời đề xƣớng phục hồi phong trào Olympic hiện đại sau

1.500 năm bị gián đoạn.

Đầu năm 1889, nhà sƣ phạm Pháp - Pieđờ Cubéctanh (ông sinh năm 1863

mất năm 1937) đã lên tiếng phục hồi các cuộc thi đấu Olympic. Ông đã nhiều năm

giữ chức tổng thƣ ký Liên đoàn thể thao Pháp, đã có vai trò lớn trong việc soạn

thảo những nguyên tắc về lý luận, tổ chức và tƣ tƣởng của phong trào Olympic

hiện đại. Sáng kiến của ông đã đƣợc các nhà hoạt động trong phong trào thể thao

của nhiều nƣớc trên thế giới ủng hộ .

Tháng 6- 1894, hội nghị Olympic lần thứ nhất đã đƣợc tiến hành tại Pari với

sự có mặt của đại biểu 12 nƣớc (21 nƣớc đã gửi thƣ tán thành). Tại hội nghị, đã

thảo luận vấn đề khôi phục đại hội Olympic quốc tế trong đó gồm các đại biểu của

Hi Lạp, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Thụy điển, Hungari, Tiệp khắc, Italia, Bỉ,

Achentina, Niu Dilân. Chủ tịch uỷ ban Olympic quốc tế đầu tiên (1894-1896) là

Dêmêtriux- Vikêlax ngƣời Hi Lạp sau đó Pie-Cubéctanh đã giữ chức này và ông

là ngƣời đứng đầu uỷ bản Olympic cho đến năm 1925. Tại hội nghị đã thông qua

Hiến chƣơng Olympic trong đó qui định những qui tắc cơ bản tiến hành đại hội

Olympic, mục đích và nhiệm vụ của uỷ ban Olympic quốc tế. Thông qua hiến

chƣơng Olympic, các Nghị quyết của phong trào đã giải quyết hàng loạt các

phƣơng hƣớng và mục tiêu cho con ngƣời, vì con ngƣời nhƣ:

- Sƣ phạm học, Thể dục – Thể thao và vấn đề sức khỏe cộng đồng.

- Phát triển nền giáo dục Thể thao ở các trƣờng học, các vùng nông thôn,

thành thị.

- Thể thao đối với phụ nữ, thể thao cho mọi ngƣời.

- Văn học, nghệ thuật phục vụ phong trào Olympic.

- Tâm lý học, sinh lý học trong hoạt động TDTT.

- Đấu chống Đôpinh trong thể thao.

- Cống hiến cho thể thao trong xã hội hiện đại.

Page 13: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

8

- Lý tƣởng và đạo đức thể thao Olympic.

Với phƣơng châm chuyên môn là “Nhanh hơn nữa, cao hơn nữa, mạnh hơn

nữa” nhƣng vẫn có thể thấy rằng những năm gần đây phong trào thể thao trên thế

giới nói chung và phong trào Olympic nói riêng đã góp phần làm cho các dân tộc

xích lại gần nhau, hiểu biết nhau hơn, làm cho thể thao thực sự trở thành phƣơng

tiện củng cố tình hữu nghị giữa các VĐV và hân dân các nƣớc có chế độ xã hội

khác nhau. Các lực lƣợng tiến bộ của tất cả các nƣớc có nhiệm vụ góp phần làm

phát triển nền thể thao. Bỏi lẽ thể thao chứa đựng trong bản thân nó những lý

tƣởng nhân đạo của tiến bộ loài ngƣời.

Việt Nam bƣớc vào vũ đài thể thao Olympic vào năm 1980 nhân thế vận hội

lần thứ 22 đƣợc tổ chức tại Matxcơva (Nga). Là thành viên thứ 161 của Ủy ban

Olympic quốc tế. Trải qua hai cuộc chiến tranh suốt 30 năm chống Pháp và Mỹ.

Đất nƣớc ta đang trên con đƣờng đổi mới. Nền thể thao non trẻ của Việt Nam lúc

này chủ yếu là tham gia hội nhập với ban bè quốc tế. Sau những kỳ thế vận hội

Olympic năm 1988 tại Seoul (Hàn Quốc), 1992 tại Barcelona (Tây Ban Nha),

1996 tại Astlanta (Hoa Kỳ), 2000 tại Sidney (Ôxyraylia), 2004 tại Athens (Hy

Lạp). VĐV Trần Hiếu Ngân đã giành đƣợc một huy chƣơng Bạc của môn võ

Teakowdo tại thế vận hội năm 2000.

Qua các kỳ đại hội thể thao các nƣớc khu vực Đông Nam Á (Seagame), Việt

Nam đã khẳng định đƣợc sự vƣơn lên mạnh mẽ với vị trí số 1 trong kỳ Seagame

lần thứ 22 đƣợc tổ chức tại Việt Nam, thƣờng xuyên canh tranh ngôi đầu khu vực

với Thái Lan. Đây là một bƣớc bứt phá ngoạn mục của thể thao Việt Nam dƣới sự

lãnh đạo của Đảng CSVN trên con đƣờng đổi mới và hội nhập quốc tế. Chúng ta

có quyền hy vọng trong tƣơng lai không xa, Việt Nam sẽ tiến xa hơn nữa trên các

đấu trƣờng khu vực và thế giới trong xu hƣớng hội nhập toàn cầu vì bình đẳng,

bác ái của các dân tộc.

III. Lợi ích của hoạt động TDTT

Có thể khẳng định rằng hoạt động TDTT mang lại nhiều lợi ích. Những

ngƣời thƣờng xuyên luyện tập TDTT một cách hệ thống, khoa học sẽ có đƣợc:

1. Thân thể cƣờng tráng, cân đối với hệ thống cơ săn chắc, sự đàn hồi, tăng

trƣơng lực cơ là rất rõ ràng bởi có sự tăng trƣởng về thiết diện ngang của các sợi

Page 14: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

9

Miôzin và Actin. VĐV thể hình nhƣ: Lý Đức, Phạm Văn Mách là những ví dụ

điển hình thông qua việc tập luyện một cách có hệ thống và khoa học.

2. Hệ thống các xƣơng, khớp, dây chằng đƣợc củng cố vững chắc. Mật độ

canxi trong xƣơng tăng, xƣơng dày và to ra, một chức năng rất quan trọng của tủy

xƣơng chính là “ nhà máy” sản xuất và tái tạo ra hồng huyết cầu cho cơ thể, chức

năng này đƣợc duy trì, cải thiện, số hồng cầu tăng trƣởng và ổn định giúp cơ thể

có “sức trẻ” lâu dài. Điều này đƣợc giải thích và chứng minh ở những ngƣời

thƣờng xuyên tập luyện TDTT là những ngƣời có thể hình, vóc dáng trẻ trung hơn

những ngƣời ít tập luyện.

3. Hệ thống tim mạch, hô hấp đƣợc cải thiện. Cơ thể ngƣời bình thƣờng có

nhịp đập tim trung bình 70 lần/ phút. Tần số hô hấp 13-14 lần/phút. Khi vận động

với cƣờng độ cao, hệ thống này đƣợc rèn luyện, cải thiện có thể chịu đựng đƣợc

tần số 180 lần/phút (VĐV cao cấp có thể tới 200 lần/phút). Khi nghỉ ngơi, hồi

tỉnh, nhịp tim có xu hƣớng chậm đều (60-65 lần/phút). Mạch trầm, tiếng tim rõ,

lƣợng máu tống đi nuôi cơ thể rất “ kinh tế”. Do đó tập luyện TDTT làm cho cơ

thể có sự dẻo dai, làm việc đƣợc dài thời gian, lâu bị mỏi mệt.

Ngƣợc lại với ngƣời ít rèn luyện hoặc không tập luyện, các thực nghiệm đã

chứng tỏ họ không thể chịu đƣợc cƣờng độ tập luyện với tần số khi nhịp tim lên

đến 120 lần/ phút. Khi vận động cao tiếng thở hổn hển, nông và yếu rõ rệt.

4. Hệ thống thần kinh đƣợc củng cố, các phản xạ có điều kiện đƣợc hình

thành vững chắc tăng cƣờng cho các kỹ thuật nghề nghiệp. hệ thần kinh phó giao

cảm và hệ thần kinh ngoại biên hoạt động tăng làm giảm tải cho hệ thống thần

kinh trung ƣơng, giúp đầu óc con ngƣời thƣờng xuyên đƣợc thoải mái, nhẹ nhõm,

làm việc hiệu quả, tránh đƣợc một số bệnh thƣờng gặp trong thời đại công nghiệp

hóa nhƣ: Street, huyết áp tăng, giảm không rõ nguyên nhân, thiểu năng tuần hoàn

não, trầm cảm.v.v.

5. TDTT còn là phƣơng tiện hữu ích giúp con ngƣời hiểu biết, gần gũi đoàn

kết nhau hơn. Các cuộc thi đấu TDTT góp phần tăng cƣờng sự giao lƣu, học hỏi

giữa các đơn vị, trƣờng học. TDTT còn là sứ giả của hòa bình, hữu nghị chống

nạn phân biệt chủng tộc giữa các quốc gia có màu da, tôn giáo, thể chế xã hội

chính trị khác nhau…

Page 15: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

10

Với lợi ích thiết thực nhƣ vậy không phải tập luyện một cách “ tùy hứng” là

có kết quả và phải tuân theo 5 nguyên tắc GDTC. Đó là:

- Nguyên tắc tập luyện tăng tiến.

- Nguyên tắc tập luyện thƣờng xuyên liên tục và có hệ thống.

- Nguyên tắc trực quan.

- Nguyên tắc tập luyện toàn diện.

- Nguyên tắc đối đãi cá biệt.

4. Mục đích, nhiệm vụ của môn học Giáo dục thể chất và hệ thống

quản lý công tác thể thao trƣờng học.

1. Mục đích

Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thƣờng

xuyên.

Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

- Giáo dục mầm non có: nhà trẻ, mẫu giáo.

- Giáo dục phổ thông có: tiểu học, THCS, THPT.

- Giáo dục nghề nghiệp có: TCCN và dạy nghề

- Giáo dục đại học có đào tạo trình độ: CĐ, ĐH, cao học (thạc sỹ), NCS

(tiến sỹ).

Giáo dục Đại học là khâu quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam, trực

tiếp đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, cung cấp cho đất nƣớc nguồn lao động chủ

yếu trên mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội – an ninh, quốc phòng.

- Mục tiêu của giáo dục Đại học là đào tạo ra những cán bộ có trình độ khoa

học kỹ thuật cao, tay nghề vững vàng, có đạo đức nhân cách tốt, có thể lực và sức

mạnh trí tuệ, có năng khiếu thẩm mỹ và lòng yêu nƣớc, trung thành với sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Đại hội VI của Đảng CSVN năm 1986 mở đầu cho sự đổi mới ở Việt

Nam xác định “ Nhân tố con ngƣời” đƣợc coi là nguồn lực to lớn, quý báu nhất, có

tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trên con đƣờng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong chiến lƣợc về con ngƣời đối tƣợng

học sinh, sinh viên luôn là trung tâm.

Page 16: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

11

- Luật TDTT đƣợc Quốc hội khóa XI (Kỳ họp thứ 9 và 10 năm 2006) thảo

luận thông qua đã thể chế hóa đối với mọi công dân trong công tác TDTT.

- Trƣớc yêu cầu về đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế đặt ra nhiều vấn

đề mới trong quản lý đào tạo và giáo dục sinh viên nhƣ: Việc làm, học vấn, sức

khỏe, tình yêu, hôn nhân và gia đình, phòng chống các loại dịch bệnh, môi trƣờng,

tệ nạn xã hội.v.v. xuất hiện và đồng thời phải giải quyết trong đó có vấn đề về giáo

dục thể chất (GDTC) và thể thao.

- Để đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đáp ứng đƣợc nhu cầu của

sinh viên. Mục đích của GDTC cho sinh viên là góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ

khoa học kỹ thuật có thể chất cƣờng tráng, có tri thức và tay nghề đáp ứng đƣợc

với nhu cầu của nền kinh tế thi trƣờng. Nó có vai trò to lớn góp phần giáo dục

toàn diện cho sinh viên thông qua các bài tập trong chƣơng trình giáo dục thể chất

của nhà trƣờng nhằm chủ động nâng cao sức khỏe, thể chất, năng lực vận động,

năng lực tự tập luyện để gìn giữ sức khỏe nâng cao hiệu quả trong học tập, công

tác.

- GDTC góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. Thắt

chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các cơ quan, đơn vị, ngăn chặn tệ nạn xã hội.

Tăng cƣờng sự hiểu biết, mối quan hệ giữa các trƣờng, các ngành nghề, các vùng

miền. Mở rộng khả năng hòa nhập giao lƣu với sinh viên các nƣớc trong khu vực

và trên thế giới.

- GDTC còn là môi trƣờng giáo dục rèn luyện ý chí, đạo đức cho thế hệ

sinh viên, phát hiện bồi dƣỡng các tài năng thể thao cho đất nƣớc.

2. Nhiệm vụ GDTC trong các trƣờng Đại học

- Giáo dục cho sinh viên đạo đức và nhân cách con ngƣời Việt nam. Rèn

luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật. Tính năng động sáng tạo trong học

tập, có nếp sống lành mạnh.

- Hình thành và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản của một số

môn thể thao và trang bi cho sinh viên những tri thức chuyên môn cần thiết nhƣ:

- Những cơ sở lý luận về tập luyện và thi đấu TDTT.

- Một số phƣơng pháp sử dụng các phƣơng tiện tập luyện TDTT, phƣơng

pháp tự tập luyện và phòng ngừa chấn thƣơng. Có khả năng tự tổ chức hoặc vận

động mọi ngƣời cùng tập luyện TDTT.

Page 17: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

12

- Củng cố và tăng cƣờng sức khỏe, phát triển cơ thể cân đối, hài hòa, phát

triển các tố chất thể lực nhƣ: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo theo tiêu

chuẩn “ Rèn luyện thân thể” của Quốc gia và luật TDTT qui định.

3. Hệ thống quản lý thể thao trƣờng học.

Ở nƣớc ta hiện nay có hai hệ thống quản lý, điều hành công tác GDTC và

thể thao trong trƣờng học: Đó là hệ thống tổ chức quả lý nhà nƣớc và hệ thống xã

hội hóa TDTT.

- Hệ thống quản lý nhà nƣớc cao nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham mƣu

công tác GDTC cho Bộ là Vụ công tác Học sinh – Sinh viên.

- Hệ thống quản lý tại các trƣờng Đại học. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách

nhiệm chung chỉ đạo, kiểm tra công tác GDTC của sinh viên. Bộ môn GDTC có

trách nhiệm tổ chức quá trình giảng dạy theo chƣơng trình GDTC của Bộ Giáo

dục và Đào tạo quy định. Kiểm tra, theo dõi kết quả học tập môn học của sinh viên

theo định kỳ.Đồng thời phối hợp với các đoàn thể quần chúng nhƣ Đoàn thanh

niên, Hội sinh viên .v.v..nhằm phát triển phong trào TDTT ngoại khóa của học

sinh, sinh viên trong trƣờng.

Trong trƣờng Đại học có ban Văn – Thể hoặc Hội đồng TDTT có nhiệm vụ

tƣ vấn, giúp hiệu trƣởng quản lý, chỉ đạo công tác hoạt động TDTT của trƣờng, tổ

chức các giải thể thao truyền thống hàng năm nhƣ: Bóng đá, bóng chuyền, cầu

lông, bóng bàn, chạy việt dã.v.v..Tập huấn các đội tuyển thể thao sẵn sàng thi đấu

các giải của ngành và địa phƣơng tổ chức. Bộ môn GDTC và các giáo viên thể dục

là nòng cốt cho các phong trào.

Đơn vi cơ sở của TDTT sinh viên trong trƣờng Đại học là câu lạc bộ các

môn thể thao. Nó có nhiệm vụ thu hút sinh viên thƣờng xuyên tham gia tập luyện

và là nơi phát hiện, tuyển chọn các vận động viên năng khiếu, tổ chức huấn luyện

các vận động viên này swanx sàng tham gia các giải thể thao do trƣờng, địa

phƣơng và ngành tổ chức.

Chƣơng trình học môn GDTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bắt

buộc đối với sinh viên các trƣờng Đại học là 150 tiết đƣợc chia thành 5 đơn vị học

trình, mỗi sinh viên phải tham gia học tập đầy đủ nội dung các môn học. Khi kết

thúc 5 học phần với điểm số đạt yêu cầu trở lên sẽ đƣợc Hiệu trƣởng nhà trƣờng ra

quyết định cấp chứng chỉ học môn GDTC theo kết quả xếp loại trong quá trình

Page 18: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

13

học tập . Chứng chỉ này là điều kiện phải có trƣớc khi đi thực tập tốt nghiệp và là

cơ sở để xét thi hoặc làm luận văn tốt nghiệp.

Việc tập luyện ngoại khóa và tham gia đều đặn các sinh hoạt câu lạc bộ

TDTT là biện pháp rất tốt giúp sinh viên hoàn thành tốt nội dung chính khóa.

Ngoài ra nhà trƣờng còn có các chế độ, chính sách đối với những sinh viên là vận

động viên các đội tuyển thể thao của trƣơng nhƣ đƣợc phép hoàn thi, đƣợc cộng

điểm rèn luyện, đƣợc miễn tiền lao động hàng năm nhằm động viên khuyến khích

mọi ngƣời tham gia tập luyện, duy trì truyền thống thể thao nhà trƣờng trong

nhiều năm qua.

CHƢƠNG 2: VỆ SINH TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO

I. Khái niệm

Vệ sinh TDTT là một môn khoa học nghiên cứu về tác động của tập luyện

TDTT đối với cơ thể và phƣơng pháp tập luyện để tăng cƣờng đƣợc sức khỏe , trên

cơ sở đó đặt ra các yêu cầu với mục đích phát huy cao nhất tác dụng của TDTT đối

với việc rèn luyện, tăng cƣờng sức khỏe. Đồng thời còn nghiên cứu các yêu cầu vệ

sinh tƣơng ứng khác nhƣ vệ sinh dinh dƣỡng, vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh cá nhân,

sân bãi...

II. Mục đích, ý nghĩa

1. Mục đích

Chúng ta đều biết TDTT là một nội dung giáo dục trong hệ thống giáo dục

XHCN nói làm mục đích giúp cho cơ thể con ngƣời phát triển nhanh và hoàn

chỉnh, tăng cƣờng sức khỏe , nâng cao khả năng lao động sản xuất, đảm bảo cho

mọi ngƣời sống hạnh phúc.

2. Ý nghĩa

Trong bất kỳ phƣơng pháp bồi dƣỡng sức khỏe nào cũng cần phải có yêu

cầu điều kiện vệ sinh tƣơng ứng. Nếu không có sẽ không thực hiện đƣợc mục đich

bồi dƣỡng mà chỉ tốn công vô ích, thậm chí còn dẫn đến phản tạc dụng, riêng đối

với phƣơng pháp dùng TDTT để rèn luyện sức khỏe thì yêu cầu điều kiện vệ sinh

lại chiếm vai trò cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa quyết định hiệu quả. VD: Nếu

không nắm đƣợc yêu cầu vệ sinh tập luyện, không có nguyên tắc, không có

Page 19: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

14

phƣơng pháp đúng sẽ dẫn đến mệt mỏi quá độ có hại cho sức khỏe…Và nếu

không nắm đƣợc yêu cầu điều kiện vệ sinh tƣơng ứng nhƣ vệ sinh cá nhân, dinh

dƣỡng, môi trƣờng…sẽ không phát huy đƣợc tác dụng cao nhất của TDTT.

III. Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT

1. các nguyên tắc cơ bản trong tập luyện TDTT

Luyện tập TDTT có tác dụng tăng cƣờng sức khỏe, nhƣng TDTT chiếm vai

trò chủ yếu mang tính chất giáo dục thân thể con ngƣời. Trong TDTT có rất nhiều

môn khác nhau, nên chúng cũng có tác dụng khác nhau nhƣ môn tập cá nhân, tập

thể, có đối kháng, có dụng cụ, trên dụng cụ dƣới nƣớc, trên không …

Do đặc điểm và tác dụng của từng môn khác nhau cho nên chỉ có thể áp

dụng cho các lứa tuổi, giới tính, sức khỏe và trình độ tập luyện khác nhau. Trong

các môn đều có yêu cầu vệ sinh tập luyện khác nhau, phƣơng pháp khác nhau

nhƣng đều phải chấp hành một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện TDTT sau:

1.1 Nguyên tắc tập luyện tăng tiến

Nguyên tắc này đƣợc căn cứ vào quá trình hình thành kỹ năng động tác và

quá trình thích nghi của cơ thể để xây dựng bài tập, do đó khi tập luyện yêu cầu

phải tập luyện từ động tác dễ đến động tác khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến

phức tạp, từ khối lƣợng nhỏ đến khối lƣợng lớn, từ hoạt động nhẹ nhàng đến hoạt

động căng thẳng…

1.2 Nguyên tắc tập luyện thƣờng xuyên liên tục và có hệ thống

Muốn nắm đƣợc kỹ thuật tốt, thành tích cao yêu cầu phải thƣờng xuyên liên

tục, việc tập luyện thƣờng xuyên liên tục không chỉ đơn thuần về củng cố động

tác mà còn tăng cƣờng sức khỏe rèn luyện khả năng thích nghi của cơ thể. Cơ thể

con ngƣời có một cơ cấu vô cùng tinh vi và phức tạp muốn cho các hệ thống, cơ

quan riêng biệt hoạt động đồng thời với nhau, và phát huy khả năng cao nhất đáp

ứng yêu cầu thì phải thƣờng xuyên rèn luyện để đủ khả năng thích nghi đạt thành

tích cao nhất của tác động TDTT.

1.3 Nguyên tắc Tập luyện toàn diện

Tập luyện phát triển toàn diện, không có nghĩa là tập luyện tất cả các môn

TDTT mà tập luyện nhƣ thế nào đó để có thể phát triển cả về hình thái lẫn chức

năng của cơ thể, hay nói sâu hơn là phát triển tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức

bền, mềm, dẻo, và sự khéo léo. Sự phát triển toàn diện này làm cơ sở để nâng cao

Page 20: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

15

thành tích trong tập luyện. Vì tất cả các môn TDTT khác nhau đều yêu cầu một

loại tố chất vận động khác nhau, nhƣng các loại tố chất vận động trong cơ thể đều

có mối quan hệ khăng khít với nhau, làm ảnh hƣởng và thúc đẩy nhau phát triển.

nếu trong quá trình tập luyện chỉ chú ý phát triển một loại tố chất nào đó, bƣớc

đầu thành tích tập luyện phát triển tốt nhƣng đến một giai đoạn nhất định thành

tích sẽ dừng lại và sau này tập luyện công phu cũng khó có thể nâng cao thành

tích lên đƣợc, hoặc chỉ thích tập một môn nào đó không có tính chất hoạt động

toàn thân sẽ dẫn đến cơ thể phát triển không cân đối (theo thuyết học La mác bộ

phận nào cơ thể hoạt động nhiều thì bộ phận đó đƣợc phát triển, bộ phận nào

không đƣợc hoạt động sẽ teo dần hoặc không phát triển…)

1.4 Nguyên tắc đối đãi cá biệt

Do tình hình sức khỏe và trình độ tập luyện của các lứa tuổi, giới tính của

VĐV cũng nhƣ ngƣời thƣờng khác nhau. Do đó khi tập luyện hoặc tự tập không

thể áp dụng nhƣ nhau đƣợc mà phải căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn các

phƣơng pháp, hình thức tập luyện, khối lƣợng tập luyện cơ thể phải chịu đựng

cƣờng độ, mật độ cho phù hợp từng đối tƣợng. Muốn thực hiện nguyên tắc này

yêu cầu ngƣời tập ngoài việc nắm vững đƣợc các kỹ thuật và chiến thuật thể thao,

trên cơ sở đó mới có những hình thái và phƣơng pháp tập luyện thích hợp, đảm

bảo tính chất khoa học, tăng cƣờng đƣợc sức khỏe, nâng cao thành tích tập luyện.

2. Một số nguyên tắc vệ sinh chung trong tập luyện thể dục thể thao.

2.1 Vệ sinh trong phần khởi động

Khởi động là quá trình chuẩn bị cho cơ thể bƣớc vào tập luyện và thi đấu,

làm cho cơ thể nhanh chóng thích nghi với vận động, nội dung phần khởi động

phải phù hợp với nội dung trong phần trọng động.

Khởi động bao gồm: Khởi động chung và khởi động chuyên môn.

+ Khởi động chung: Nhằm tăng cƣờng các chức năng cơ thể và khả năng

hƣng phấn của hệ thần kinh trung ƣơng, hệ vận động, tăng cƣờng trao đổi chất,

điều hòa thân nhiệt tạo điều kiện thuận lợi để chuyển cơ thể từ trạng thái tĩnh sang

trạng thái hoạt động.

Page 21: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

16

+ Khởi động chuyên môn: Tạo nên tình trang hƣng phấn thích hợp với các

thành phần của hệ vận động tham gia vào các hoạt động sắp tới.

- Nguyên tắc vệ sinh trong phần khởi động.

- Tất cả mọi ngƣời tham gia tập luyện đều phải khởi động, khởi động đầy đủ.

- Trình độ tập luyện càng cao cần phải chú ý càng phải khởi động cho kỹ,

tránh khởi động qua loa, khởi động hợp lý sẽ góp phần cho thi đấu tốt, đạt thành

tích cao, hạn chế chấn thƣơng, các động tác khởi động phải khởi động từ động tác

dễ, nhẹ nhàng đến động tác khó và mạnh.

- Thời gian khởi động tùy thuộc vào từng môn thể thao, vào điều kiện môi

trƣờng, vào trình độ thể lực và trang thái tác động của ngƣời tập (thƣờng khởi

động từ 10 – 30 phút).

- Thời gian nghỉ từ khi kết thúc khởi động đến khi vào tập luyện từ 3-8 phút.

2.2 Vệ sinh trong phần trọng động

Trọng động là phần cơ bản của buổi tập, là phần tập trung nhiều sức lực

nhất, yêu cầu chất lƣợng tập luyện cao, cơ thể phải nỗ lực lớn đẻ hoàn thành

nhiệm vụ vận động trong giai đoạn này thƣờng xảy ra chấn thƣơng cần chú ý.

- Cần kiểm tra y học trƣớc cho ngƣời tập (căn cứ vào sức khỏe của ngƣời

học mà đƣa ra những yêu cầu và bài tập phù hợp).

- Tuân thủ các nguyên tắc tập luyện.

- Coi trọng các nguyên tắc về vệ sinh ăn uống trong tập luyện, không nên

uống quá nhiều nƣớc và nhất là không nên uống các loại nƣớc ngọt có ga. Không

nên nghỉ giữa quãng quá lâu.

- Trong buổi tập cần tập trung toàn tâm, toàn ý vào từng động tác, từng chi

tiết nhỏ của bài tập.Tránh tƣ tƣởng cay cú nóng vội, coi trọng việc bảo hiểm trong

tập luyện.

- Tùy theo đặc thù của từng môn thể thao mà đề ra các biện pháp đề phòng

chấn thƣơng.

- Đối với giáo viên, huấn luyện viên TDTT và vận động viên:

+ Cần nắm vững đặc điểm, tình trang sức khỏe của ngƣời tập, chú trọng

kiểm tra y học sƣ phạm trong huấn luyện (phỏng vấn trực tiếp).

Page 22: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

17

+ Nắm vững các kiến thức về sinh lý học TDTT, y học TDTT và tâm lý thể

thao.

2.3 Vệ sinh trong phần hồi phục

Hồi phục là phần không thể thiếu trong buổi tập luyện và thi đấu. sau khi

ngừng hoạt động để cơ thể trở về trạng thái bình thƣờng trƣớc vận động thì các cơ

quan, các hệ cơ quan phải trải qua một quá trình biến đổi để đƣa cơ thể trở về

trạng thái trƣớc vận động. Các biến đổi nhƣ vậy đƣợc gọi là quá trình phục hồi.

Tất cả những ngƣời tham gia tập luyện và VĐV, sau khi kết thúc buổi tập

đều phải thực hiện tốt phần hồi phục sau vận động. Nội dung hồi phục rất đa dạng,

tuy nhiên cần chú ý đến các yêu cầu sau:

- Các động tác, thực hiện trong phần hồi phục cần phải nhẹ nhàng, có sự

phối hợp toàn thân, đặc biệt chú ý đến thả lỏng cơ bắp và thở sâu.

- Các biện pháp, phƣơng pháp hồi phục đƣợc sử dụng sao cho phù hợp, ƣu

tiên hồi phục cơ bắp, trả nợ Oxi tạo cảm giác thoải mái sau tập luyện và bƣớc vào

giai đoạn nghỉ ngơi. Có thể chia thành các biện pháp hồi phục chia làm 3 nhóm

chính.

- Các biện pháp sƣ phạm.

- Các biện pháp tâm lý.

- Các biện pháp y sinh học.

Ba nhóm này có liên quan mật thiết với nhau, mỗi nhóm lại có biện pháp cụ

thể, phụ thuộc vào các đặc tính của các yếu tố tác động đến cơ thể.

3. Một số nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện các môn thể thao trong

trƣờng Đại học

3.1 Môn thể dục dụng cụ

- Ý nghĩa và tác dụng khi tập môn thể dục dụng cụ

Tập luyện môn thể dục dụng cụ đúng phƣơng pháp, khoa học sẽ có ảnh

hƣởng tốt đến toàn bộ cơ thể, tăng cƣờng và hoàn thiện hoạt động của các cơ quan

chức năng.

Tăng tính linh hoạt cơ năng của hệ vận động tăng sức mạnh cơ, có tác dụng

tốt với trung khu vận động, làm phát triển và hoàn thiện chức năng các cơ quan

phân tích.

* Các nguyên tắc vệ sinh:

Page 23: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

18

- Tuân thủ các nguyên tắc chung trong tập luyện thể dục thể thao.

- Khởi động đủ, tốt trƣớc khi bƣớc vào tập luyện và phải thực hiện đầy đủ

hồi phục sau vận động.

- Chuẩn bị cho tập luyện chu đáo: Quần, áo, giày dép, nƣớc uống, không ăn

no, uống nhiều nƣớc trƣớc lúc tập.

- Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh sân bãi dụng cụ nhƣ:

+ Sân bãi, dụng cụ phải đảm bảo yêu cầu, kỹ thuật.

+ Phƣơng tiện bảo hiểm phải chắc chắn, tốt, đầy đủ.

+ Phân công trách nhiệm bảo hiểm tốt, rõ ràng, kỹ thuật bảo hiểm phải hoàn

thiện.

+ Ngƣời tập luôn phải bình tĩnh, tự tin, can đảm, tập trung toàn tâm toàn ý

vào từng động tác từng chi tiết nhỏ của bài tập.

- Phải tuân thủ theo nguyên tắc “ 5 không”

+ Không tập khi dụng cụ tập luyện không đảm bảo.

+ Không nên tập những động tác khi chƣa nắm vững kỹ thuật.

+ Không tập khi không có ngƣời bảo hiểm.

+ Không tập khi chƣa khởi động.

+ Không tập khi cơ thể không khỏe, hoặc chấn thƣơng chƣa lành.

3.2 Môn điền kinh

Điền kinh là bộ môn thể thao phong phú, đa dạng gồm nhiều môn cụ thể, phù

hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe. Điền kinh đƣợc coi là môn thể

thao cơ sở cho các môn thể thao khác. Do dụng cụ, sân bãi đơn giản, nên có thể

tập luyện môn điền kinh ở mọi nơi.

Tập luyện điền kinh giúp cho thân hình phát triển cân đối, phát triển sự dẻo

dai, hệ cơ thích nghi cao trong hoạt động nơ Oxi, thời trị các cơ giảm nhất là khi

tập các môn chạy cự ly ngắn.

Chức năng của hệ hô hấp, hệ tim mạch đƣợc tăng cƣờng, hạn chế đƣợc một

số bệnh về đƣờng hô hấp, về tim mạch. Tập luyện tốt môn điền kinh thƣờng xuyên

giúp cho thần kinh sảng khoái góp phần chữa một số bệnh nhƣ: Suy nhƣợc thần

kinh, mất ngủ, biếng ăn, và rối loạn các chức năng khác nhƣ lo âu, hồi hộp và

cuộc sống tinh thần căng thẳng.

Các nguyên tắc vệ sinh khi tập luyện môn điền kinh.

Page 24: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

19

- Tuân thủ các nguyên tắc chung trong tập luyện thể dục thể thao.

- Khởi động đủ, tốt trƣớc khi bƣớc vào tập luyện và phải thực hiện đầy đủ

hồi phục sau vận động.

- Chuẩn bị cho tập luyện chu đáo: Quần, áo, giày dép, nƣớc uống, không ăn

no, uống nhiều nƣớc trƣớc lúc tập. Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh sân bãi dụng

cụ.

- Thƣờng xuyên kiểm tra y học sau mỗi giai đoạn tập luyện.

3.3 Các môn bóng

3.3.1 Ý nghĩa, tác dụng

Hoạt động các môn bóng là hoạt động mang tính chất tập thể trong đó cƣờng

độ vận động luôn thay đổi tùy theo hoạt động của đồng đội, đối phƣơng và tùy

theo đặc điểm dụng cụ, sân bãi.

Các tố chất thể lực thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong tập luyện và thi đấu

các môn bóng. Trình độ tập luyện càng cao thì kỹ, chiến thuật, tƣ duy và các tố

chất thể lực ngày càng hoàn thiện.

Do các tác động của kỹ thuật, chiến thuật các môn bóng thƣờng đa dạng,

luôn thay đổi về cƣờng độ, nhịp điệu vì vậy luyện tập các môn bóng có tác dụng

làm tăng độ linh hoạt của trung khu vận động, tăng tốc độ phản ứng trƣớc những

biến đổi bên ngoài, tăng sức mạnh, tốc độ, độ linh hoạt, mền dẻo trong hoạt động

cơ bắp.

Tập luyện tốt các môn bóng làm cho chức năng cơ quan phân tích đặc biệt là

thị giác ngày càng hoàn thiện và chức năng tiền đình cũng tăng lên nhiều.

Do đặc thù là các môn bóng nên chấn thƣơng xảy ra trong tập luyện và thi

đấu các môn bóng chiếm tỉ lệ khá cao đặc biệt là trong môn đối kháng trực tiếp

nhƣ môn bóng đá.

3.3.2 Nguyên tắc vệ sinh

Để hạn chế đề phòng chấn thƣơng cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh sau:

+ Tập theo đúng các nguyên tắc khoa học.

+ Chú ý các nguyên tắc vệ sinh chung trong buổi tập luyện.

+ Tôn trọng các nguyên tắc vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. Chú ý đến giai

đoạn hồi phục nghỉ ngơi.

+ Phải tiến hành kiểm tra y học thƣờng xuyên, định kỳ.

Page 25: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

20

+ Chú trọng các nguyên tắc vệ sinh sân bãi, dụng cụ tập luyện.

+ Cần quan tâm đặc biệt đến mặt tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong thi

đấu của vận đông viên.

4. Vệ sinh dinh dƣỡng

Ăn uống là một trong những nhu cầu sinh học cơ bản của con ngƣời để lựa

chọn một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý về chất, lƣợng, phù hợp với lứa tuổi giới

tính, với thể trang, hoạt động nghề nghiệp nhằm đảm bảo sức khỏe thì chúng ta cần

có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dƣỡng.

Có 6 loại dƣỡng chất cần thiết cho cơ thể sống đƣợc cung cấp từ thức ăn và

đƣợc chia làm hai nhóm:

4.1. Các chất dinh dƣỡng sinh năng lƣợng.

- Gluxit (Hydrat cacbon) còn gọi là chất đƣờng.

Vai trò dinh dƣỡng: Gluxit là nguồn dinh dƣỡng cung cấp năng lƣợng chủ

yếu cho cơ thể (chiếm 50 – 60% tổng số năng lƣợng cho cơ thể).

Năng lƣơng Gluxit cung cấp rất cần thiết cho hoạt động của cơ, của hệ thần

kinh trung ƣơng, của tim và gan. Khi 1g Gluxit đƣợc ô xi hóa trong cơ thể sẽ cho

ra 4 kcal.

Trong cơ thể luôn luôn xảy ra quá trình phân giải gluxit để tạo thành năng

lƣợng nhƣng hàm lƣợng glucoza trong máu luôn duy trì ở mức độ 80 – 120 mg %.

Trong hoạt động TDTT, Gluxit đóng vai trò rất quan trọng, nó cung cấp

năng lƣợng tức thời cũng nhƣ cho những hoạt động gắng sức của ngƣời tập. Ăn

uống quá nhiều, gluxits thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và đến mức độ nhất định sẽ

gây ra hiện tƣợng béo phì.

4.1.1. Nguồn Gluxit trong thực phẩm.

Thực phẩm gluxit đƣợc tinh chế nhƣ: Đƣờng, bánh, kẹo…các sản phẩm từ bột

xay sát kỹ các loại thức ăn dễ tiêu, hấp thụ nhanh. Gluxit có thể gây béo phì, rối

loạn chuyển hóa mỡ, ngƣời già và ngƣời ít lao động chân tay,ít vận động thể lực

sẽ gây rối loạn chuyển hóa mỡ và cholestrol. Do vậy những đối tƣợng này nên hạn

chế lƣợng gluxit tinh chế dƣới 1/3 tổng số gluxit khẩu phần.

4.1.2. Nhu cầu gluxit đối với cơ thể.

Gluxit đảm bảo cung cấp 50 – 60 % năng lƣợng trong khẩu phần (trong đó

lƣợng gluxit tinh chế không quá 1/3 lƣợng gluxit khẩu phần).

Page 26: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

21

VD: Nhu cầu năng lƣợng của một ngƣời trong một ngày cần 3000 kcal thì

năng lƣợng gluxit cung cấp là 1500 – 1800 kcal.

Lipit (dầu, mỡ) hay còn gọi là chất béo.

Vai trò dinh dƣỡng: Là thành phần nhiều dinh dƣỡng cung cấp nhiều năng

lƣợng nhất. Khi oxi hóa 1g

Lipit trong cơ thể có 9kcal (gấp đôi gluxit và protein).

Trong cơ thể ngƣời thì 10% trọng lƣợng cơ thể là mỡ, phần lớn khối lƣợng

mỡ trong cơ thể dƣới dạng dự trữ ở lớp mỡ dƣới da, xung quanh các phủ

tạng để thực hiện chức năng bảo vệ.

Lipit là thành phần cấu trúc tế bào thần kinh, tế bào não…

Lipit (cholesterol) đƣợc cơ thể sử dụng tổng hợp nên mật trong túi

mật.

4.1.3 Nguồn lipit trong thực phẩm:

Là từ mỡ động vật và họ dầu thực vật có nhiều loại nhƣ: Đậu, lạc, vừng…

Cholesterol chỉ có trong mỡ động vật, không có trong dầu thực vật. Khi ăn

nhiều mỡ động vật, trong máu thừa cholesterol, chúng sẽ liên kết tạo thành các cục

vón gây sơ vữa động mạch. Do vậy khẩu phần ăn không nên quá nhiều mỡ động

vật.

4.1.4 Nhu cầu lipit

Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, ngƣời lao động, tỉ lệ năng lƣợng do lipit cung

cấp không nên quá 35% tổng số năng lƣợng tiêu thụ.

- Protein – còn gọi là chất đạm

Vai trò dinh dƣỡng: Đây là thành phần dinh dƣỡng quan trọng nhất, rất cơ

bản của vật chất sống protein tham gia vào cấu tạo tế bào, (là thành phần chính của

nhân và nguyên sinh chất tế bào), protein tham gia vào thành phần cơ, bạch huyết,

máu. Do đó protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể.

Protein còn là nguồn cung cấp năng lƣợng cho cơ thể. Khi 1g protein oxi

hóa trong cơ thể sẽ cho 4kcal.

Protein còn có tác dụng kích thích thèm ăn.

Khi thiếu protein, cơ thể sẽ bị rối loạn nghiêm trọng, trẻ em chậm lớn, chậm

phát triển làm giảm khả năng làm việc của hệ thần kinh trung uơng, rối loạn các

Page 27: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

22

hoạt động của các tuyến nội tiết, làm giảm sức đề kháng đối với các bệnh nhiễm

khuẩn, giảm năng lực hoạt động trí óc và cơ bắp.

4.2. Các chất không sinh năng lƣợng.

Vitamin là những chất hữu cơ không cho cơ thể năng lƣợng, không có chức

năng tạo hình nhƣng lại có chức năng cực kỳ quan trọng. Mỗi một loại vitamin có

một chức năng sinh học riêng không thể thay thế cho nhau đƣợc.

4.2.1 Vai trò sinh lý của một số vitamin đối với cơ thể.

Vitamin A: thuộc nhóm vitamin tan trong chất béo, trong cơ thể vitamin A

duy trì trạng thái bình thƣờng của các biểu mô, có vai trò quan trọng đối với chức

phận thị giác, khi thiếu vitamin A có thể bị chứng quáng gà (kém mắt về buổi

chiều).

Vitamin B1: Có vai trò quan trọng trao đổi chất, chuyển hóa gluxit nó rất

cần cho hoạt động của hệ thần kinh và nhân tố giúp cho sự lớn lên. Thiếu vitamin

B1sex làm cho ngƣời mệt mỏi, biếng ăn, hồi hộp trong các hoạt động phản xạ bị

rối loạn, nặng hơn có thể bị tê phù.

+ Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 là các hạt ngũ cốc, rau đậu, thịt nạc.

Nhu cầu đối với cơ thể là: 1mg/ngày.

Đối với vận động viên nhu cầu cao hơn phụ thuộc vào nhu cầu tập luyện hay

thi đấu từ (2-8 mg/ngày).

Vitamin C: Tham gia nhiều vào quá trình chuyển hóa quan trọng là loại

vitamin mà cơ thể không tự tổng hợp đƣợc và không dự trữ đƣợc và không có dự

trƣc thƣơng xuyên phải cung cấp bổ xung.

Vitamin C giúp cơ thể chống lại mọi tác động của ngoại cảnh, phục hồi sức

khỏe, vết thƣơng mau lành, phát triển khả năng lao động và sự dẻo dai, tăng sức

bền cho mao mạch…

Vitamin C có rất nhiều trong rau quả: bƣởi, chanh, quýt, táo….

+ Trong hoạt động TDTT vitamin rất cần thiết đối với cơ thể vận động viên.

Vitamin C cực kỳ quan trọng trong hấp thụ ôxi, các môn thể thao đòi hỏi

cƣờng độ lớn, thời gian kéo dài (Nhƣ chèo thuyền, đua xe đạp đƣờng dài…chạy

1500m, bóng đá…)sẽ tiêu hao nhiều vitamin vì vậy phải bổ sung đầy đủ.

Ngƣời bình thƣờng: 50mg/ngày.

Vận động viên: 150 – 400 mg/ngày.

Page 28: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

23

Vitamin E: trong những năm gần đây, vitamin E đƣợc các nhà dinh dƣỡng

thể thao rất chú ý, có vai trò gắn bó chặt chẽ với quá trình đồng hóa kém.

+ Vitamin E làm chậm sự mệt mỏi cơ, nâng cao khả năng sử dụng ôxi và

hiệu quả sinh công của cơ bắp, cơ tim, tế bào thần kinh và tế bào gan.

+ Vitamin E có rất nhiều trong mần lúa mạch, mạch nha…

4.3. Các khoáng chất

Là nhóm các chất rất cần thiết, không sinh năng lƣợng nhƣng giữ vai

tròquan trọng trong nhiều chức phận quan trọng của cơ thể.

- Vai trò dinh dƣỡng của chất khoáng.

Một số chất khoáng tham gia vào thành phần các hợp chất hữu cơ có vai trò

đặc biệt, sắt với Hêmoglybin và nhiều men ôxi hóa trong hô hấp tế bào, thiếu sắt

do thiếu máu, thiết Iốt là nguyên nhân gây bệnh bƣớu cổ địa phƣơng.

VD: Các muối photphat và cacbonnat của Ca và Mg là thành phần cấu tạo

xƣơng răng, can xi tham gia vào quá trình đông máu và giảm kích thích thần kinh

cơ.

5. Nguồn chất khoáng có trong thực phẩm.

6. Thức ăn cung cấp nhiều yếu tố kiềm, các loại rau, lá cũ, sữa…

4.4. Nƣớc

Là thành phần cơ bản của tất cả các tổ chức và thể dịch của cơ thể bƣớc

chiếm 2/3 trọng lƣợng cơ thể, nó tham gia vào quá trình trao đổi chất điều hòa

thân nhiệt.

Lƣợng nƣớc trong cơ thể quá nhiều hoặc quá ít đều làm ảnh hƣởng xấu sức

khỏe và thành tích tập luyện, thi đấu. Không nên uống nhiều nƣớc, nếu uống nhiều

nƣớc sẽ làm dạ dày phát triển làm ảnh hƣởng đến sự hoạt động của cơ hoành (cơ

hô hấp) do dung dịch dạ dày tăng dẫn đến đau bụng.

Khi tập luyện trong cơ thể thƣờng xuyên xuất hiện mệt mỏi, khát nƣớc đặc

biệt là về mùa hè do cơ thể ra nhiều mồ hôi nên mất nhiều nƣớc (trung bình 0,7-1

lít mồ hôi/ngày).

Do đó khi tập luyện xong không nên uống nhiều nƣớc mà phải bổ sung dần

dần và tốt nhất là uống nƣớc ấm, không đƣợc uống nƣớc lạnh, vì nƣớc lạnh kích

thích vào niêm mạc của ruột dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vì vậy nhu cầu

Page 29: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

24

nƣớc mỗi ngày của ngƣời bình thƣờng là 2,5 lít. Đối với vận động viên khi tập

luyện và thi đấu có thể 4-5 lít/ngày hoặc hơn.

5. Yêu cầu vệ sinh trang phục, sân bãi, dụng cụ tập luyện

Trang phục của con ngƣời bao gồm: Quần áo, giày tất, mũ…làm những thứ

tạo cho xung quanh cơ thể những điều kiện và khí hậu nhân tạo có điều chỉnh, để

giảm bớt những tác dụng không thuận lợi của môi trƣờng bên ngoài nhƣ: gió,

nóng, lạnh. Quần áo còn bảo vệ cho da tránh đƣợc tác động của vi trùng gây bệnh

của nấm, cũng nhƣ các côn trùng và động vật.

5.1. Yêu cầu vệ sinh quần áo

- Quần áo mặc phải vừa với kích thƣớc của cơ thể, quần áo chật hẹp sẽ làm

cho gò bó các phần cơ thể cản trở hoạt động và làm rối loạn tuần hoàn, khó thở.

- Vào mùa hè nhiệt độ cao, nắng gắt. Quấn áo mùa hè nên may bằng loại vải

dễ thấm nƣớc, nên chọn loại vải sáng màu, phản chiếu lại bức xạ mặt trời, đƣợc

thay giặt hàng ngày.

- Mùa đông nhiệt độ thấp, gió lạnh, dễ làm mất nhiệt độ cơ thể, nên mặc

quần áo bằng loại vải có tính chất cách nhiệt cao nhƣ: len, bông dạ nhƣng phải nhẹ

và mền mại.

- Quần áo mặc mùa đông phải luôn giữ khô và sạch nếu không sẽ làm tăng

độ dẫn nhiệt và bốc hơi nên cơ thể bị mất nhiệt sẽ rất lạnh.

- Trang phục phải phù hợp với từng môn thể thao.

VD: Đối với các môn thể dục dụng cụ quần ao dài tay phải bó sát thân và

bằng chất vải co giãn.

Đối với môn điền kinh phải mặc áo ba lỗ…

5.2. Giày

Giày là một trang phục không thể thiếu khi tập luyện TDTT có tác dụng bảo

vệ, phòng chống chấn thƣơng cho chân và giúp cho hệ thống dây chằng giữ vòm

bàn chân ở tƣ thế bình thƣờng, làm giảm chấn động cho cơ thể khi đi, chạy, nhảy.

Vì vậy giày có một ý nghĩa vệ sinh lớn trong việc bảo vệ cơ thể.

Không đi dày quá rộng hoặc quá chật sẽ làm ảnh hƣởng đến quá trình tập

luyện và thi đấu.

Trang phục thể thao cần đƣợc sử dụng theo đúng nguyên tắc vệ sinh chung

và có cách thức bảo quản nhất định mới phát huy đƣợc hiệu quả.

Page 30: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

25

5.3. Vệ sinh sân bãi, dụng cụ tập luyện

Sân bãi, dụng cụ là phƣơng tiện tập luyện của ngƣời thạm gia hoạt động TDTT,

là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả tập luyện, nâng cao thành tích,

mặt khác còn góp phần hạn chế và đề phòng chấn thƣơng.

Hầu hết các chấn thƣơng xảy ra trong tập luyện và thi đấu mà nguyên nhân là

do dụng cụ sân bãi không tốt chiếm tỉ lệ lớn khoảng 70% các ca chấn thƣơng

trong thể thao. Vì vậy cần kiểm tra sân bãi và dụng cụ tập luyện cho tốt trƣớc khi

vào tập luyện và thi đấu thể thao trong điều kiện có thể.

Sân bãi tập luyện phải có kích thƣớc đủ rộng (tùy tho điều kiện môn thể thao

có thể sao cho phù hợp) sân bằng phẳng, không có vật cứng và nhọn, không lầy lội

mỗi khi tròi mƣa. Mặt khác xung quang sân nên trồng nhiều cây bóng mát sao cho

mát về mùa hè và không gây tối về mùa đông, sân bãi tập luyện nên trồng cỏ để

tránh bụi và chống lầy lội.

Dụng cụ và phƣơng tiện tập luyện phải đảm bảo các yêu cầu về chất lƣợng và

tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp với tầm vóc và cơ thể ngƣời tập.

IV. Phƣơng pháp tự theo dõi sức khỏe

1. Khái niệm

Ngƣời tập tự ghi lại những biến đổi về tâm sinh lý của bản thân một cách liên

tục và có hệ thống thông qua sinh hoạt cũng nhƣ hoạt đông TDTT.

2. Ý Nghĩa

Trong sinh hoạt cung nhƣ trong tập luyện việc xây dựng chế độ tự theo dõi

và kiểm tra sức khỏe có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Là cơ sở vững chắc giúp cho thầy thuốc có kết luận chẩn đoán và điều trị

chính xác, giúp cho vận động viên nắm đƣợc tình hình sức khỏe của VĐV kịp thời,

từ đó mới có thể xếp đặt khối lƣợng tập luyện và chƣơng trình tập luyện đảm bảo

tính khoa học, phát huy tác động cao nhất của tập luyện.

3. Nội dung tự theo dõi sức khỏe

3.1 Cảm giác chủ quan (ăn, ngủ, hoạt động tâm lý đối với tập luyện)

3.1.1 Cảm giác về ăn

Ăn là quy luật hoạt động sinh lý bình thƣờng của cơ thể, cảm giác và lƣợng

ăn đều không thống nhất (ngon ăn nhiều, không ngon ăn ít) và từ 4-5 giờ sau khi

Page 31: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

26

ăn là xuất hiện cảm giác đói. Trong sinh hoạt có khi ăn không ngon hoặc không

muốn ăn, đại đa số là do phá vỡ chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ không đều độ…) hoạt

động tâm lý căng thẳng (vui, lo sợ, buồn sầu,bi quan, chán nản, bực tức…) ăn phải

chất độc…làm rối loạn tiêu hóa gây nên ăn không ngon hoặc không muốn ăn kéo

dài đều là những biểu hiện của cơ quan tiêu hóa có bệnh hoặc phản ứng của một số

bệnh mãn tính nhƣ: viêm dạ dầy, tá tràng, viêm gan, truyền nhiễm… VĐV do mệt

mỏi quá cũng xuất hiện ăn không ngon hoặc không muốn ăn, trong học tập, lao

động sinh hoạt nếu xuất hiện kém ăn hoặc không muốn ăn càn kịp thời tìm nguyên

nhân để điều chỉnh hoặc đi khám bệnh.

3.1.2 Ngủ

Ngủ là nhu cầu sinh lý bình thƣờng của cơ thể, thời gian ngủ chiếm 1/3 đời

ngƣời, ngủ ngon giúp cơ thể hồi phúc sức khỏe nhanh, làm cho tế bào võ não làm

việc trong ngày đƣợc nghỉ ngơi, ngăn ngừa tế bào não mệt mỏi. Muốn có giấc ngủ

ngon trƣớc khi ngủ nên đảm bảo yên tĩnh, tránh mọi kích thích về tâm lý, cũng nhƣ

sinh lý. Đặc biệt không nên tập luyện TDTT trƣớc khi ngủ vì hoạt động sẽ làm cho

tế bào võ não hƣng phấn và làm các hệ thống khác trong cơ thể cung phát sinh

những biến đổi tƣơng ứng làm ảnh hƣởng đến giấc ngủ, không nên ăn no quá, đói

quá, năm đọc sách… nên dánh răng, rửa chân tay trƣớc khi đi ngủ, nếu có nƣớc ấm

rửa hoặc ngâm chân càng tốt.

Ngƣời bình thƣờng mỗi ngày cần ngủ 8-9 giờ trong lao đọng, học tập sinh

hoạt bình thƣờng có đôi ngày ngủ không ngon hoặc thuộc vào loại binh thƣờng.

Nếu ngủ không ngon hoặc mất ngủ kéo dài đó là những báo hiệu của sức

khỏe không bình thƣờng, hoặc thời kỳ đầu của các bệnh nhƣ thần kinh, suy nhƣợc,

bệnh cao huyết áp, lao…

Đối với VĐV trong quá trình tập luyện nếu xuất hiện mất ngủ , ngủ không

ngon nói chung đều thuộc vào loại phản ứng của khối lƣợng tập luyện quá lớn,

vƣợt quá sức chịu đựng của cơ thể đã xuất hiện mệt mỏi hoặc trƣớc khi thi đấu

xuất hiện mất ngủ, ngủ không ngon là biểu hiện của trang thái thi đấu không tốt.

Ngƣợc lại VĐV do khối lƣợng tập luyện quá lớn, trƣớc khi thi đấu xuất hiện buồn

ngủ hay có cảm giác thiếu ngủ do đó khi ghi vào sổ theo dõi nên nghi rõ (thiếu

ngủ, ngủ không ngon, năm mê hay không, thời gian ngủ…).

3.1.3 Hoạt động tâm lý đối với tập luyện.

Page 32: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

27

Ngƣời bình thƣờng cũng nhƣ VĐV luôn say mê, hứng thú với nhiệm vụ của

mình đang làm, đó là những biểu hiện của sức khỏe tốt, tƣ tƣởng lành mạnh, ngƣợc

lại nếu không say mê với tập luyện, học tập, công tác…đó là những biểu hiện của

hoạt động tâm lý không bình thƣờng. Nếu về tâm lý không bình thƣờng nó cũng

biểu hiện trên mặt tâm lý nhƣ: VĐV buồn, chán nản không muoond tập luyện, tính

tình trầm lặng, nhƣng hay vội vàng hấp tấp, cáu gắt… lãnh đạm với những ngƣời

hoạt động xung quanh.

Khi VĐV xuất hiện hoạt động tâm lý không bình thƣờng cần phải tìm

nguyên nhân gải quyết, cấm không đƣợc vội vàng kết luận một cách vô trách

nhiệm sẽ làm ảnh hƣởng đến tinh thần tập luyện hoặc sức khỏe của VĐV.

VĐV có sức khỏe bình thƣờng trƣớc khi tập luyện có cảm giác cơ thể nhẹ

nhàng xung sức, hứng thú tập luyện, tin tƣởng vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ,

nhƣng sau khi tập cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chân tay có cảm giác nặng nề hoặc đau

tức (Đau tức là phản ứng thích nghi) qua một đêm nghỉ ngơi cơ thể hồi phục bình

thƣờng nhƣng cảm giác đau tức có khả năng vẫn chƣa dập tắt VĐV vẫn tập đƣợc

nhƣ bình thƣờng.

Đối với VĐV sức khỏe và trình độ tập luyện kém, nếu phải tập với khối

lƣợng lớn không thích hợp VĐV sẽ có cảm giác sợ và chán ngán không muốn tập,

cơ thể mệt mỏi, có cảm giác thấy tim đập nhanh, nhức đầu chóng mặt, buồn nôn,

đau bụng…

3.2 Chỉ tiêu khách quan (sinh lý)

Chỉ tiêu khách quan phản ứng sức khỏe của con ngƣời. Trong thực tế ngƣời

ta thƣờng dùng một số chỉ tiêu sau:

3.2.1 Mạch (tần số mạch)

Mạch là phản ứng trực tiếp tần số co bóp của tim và thông qua mạch không

những phản ánh trực tiếp tần số co bóp của tim và thông qua mạch không chỉ phản

ánh trực tiếp chức năng của hệ thống tim huyết quản mà còn phản ánh gián tiếp của

hệ thần kinh, nội tiết và các hệ thống nội tiết khác và ngƣợc lại nếu chức năng của

hệ thống và cơ quan riêng biệt khác nhau kém hoặc có bệnh cũng phản ánh lên

mạch.

Page 33: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

28

Mạch của VĐV khi yên tĩnh chậm hơn ngƣời thƣờng (VĐV từ 42-60

lần/phút, ngƣời bình thƣờng 70-80 lần/phút), mạch của VĐV đập có lực, có quy

luật, mạch đập ổn định, khi hoạt động căng thẳng mạch đập có thể tăng lên đến

180-240 lần/phút, khi tập xong mạch hồi phục nhanh, nếu khối lƣợng tập phù hợp

qua một đêm mạch hồi phục bình thƣờng (theo tài liệu của trƣờng TDTT Bắc Kinh,

mạch buổi sang tăng hơn so với buổi sáng hôm trƣớc không quá 12 lần/phút vẫn

thuộc loại phản ứng của cơ thể bình thƣờng), nếu VĐV trình độ kém hoặc sức khỏe

không bình thƣờng hoặc VĐV sức khỏe tốt có thể xuất hiện mệt mỏi khi tập luyện

chƣa đạt đến mức độ căng thẳng mạch đã tăng rất cao, thậm chiskhoong sờ đƣợc

mạch, tăng tần số hô hấp, mặt tái, tứ chi vô cựa, động tác không nhịp điệu, thành

tích giảm, mạch hồi phục chậm, qua một hai ngày nghỉ mạch mới hồi phục.

Theo dõi chỉ tiêu mạch thƣờng lấy mạch buổi tối trƣớc khi ngủ và mạch

sáng sớm còn nằm trên giƣờng, mạch sáng sớm phản ánh tình hình sức khỏe chính

xác nhất, ta nên theo dõi mạch buổi sáng, đơn vị thời gian là 10 giây, do mạch 3

lần, lấy mạch bình quân xong quy thanh phút (sờ mạch ở cổ tay động mạch xƣơng

quay, hoặc động mạch cổ, thái dƣơng đều đƣợc…).

3.2.2 Cân nặng

Chỉ tiêu cân nặng có giá trị đánh giá tình hình sức khỏe và phát triển của cơ

thể, cân nặng của cơ thể quyết định bởi tuổi tác, giới tính, điều kiện lao động, tập

luyện, dinh dƣỡng, tình hình sức khòe…cân nặng của cơ thể từ lúc nhỏ đến lúc già

biến đổi theo quy luật nhất định, ngƣời bình thƣờng ở lứa tuổi từ 24-40 tuổi nếu

điều kiện lao động dinh dƣỡng biến đổi không nhiều thì cân nặng đều ổn định.

Ngƣời mới tham gia tập luyện TDTT có hệ thống từ 3-4 tuần đầu cân nặng giảm

xuống rõ rệt (do mỡ tiêu hao) về sau cân nặng tăng dần và ổn định (sự tăng cân của

VĐV có quan hệ đến đặc điểm của các môn chuyên sâu) VĐV trình độ tập luyện

tốt với điều kiện luyện tập, khối lƣợng bình thƣờng, cân nặng ổn định, tăng giảm từ

1-1.5 kg có khi tới 2kg, sau một buổi tập hoặc thi đấu cân nặng có thể giảm từ 1-1.5

kg (do mất nhiều nƣớc) nhƣng sau 1-2 ngày cân nặng sẽ hồi phục bình thƣờng.

Trong quá trình tập luyện hoặc sinh hoạt nếu cân nặng giảm dần đây là

những báo hiệu của sức khỏe không bình thƣờng nhƣ mệt mỏi quá độ, và thời ký

đầu của bệnh tật, theo dõi chỉ tiêu mạch nên tiến hành một tuần đến 2 tuần một lần

Page 34: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

29

lâu nhất là 1 tháng 1 lần, cân vào buổi sáng trƣớc khi ăn và sau khi đại tiểu tiện, nên

dùng 1 loại cân ổn định.

CHƢƠNG 3: CHẤN THƢƠNG VÀ BỆNH THƢỜNG GẶP TRONG HOẠT

ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO

I. Chấn thƣơng trong tập luyện TDTT

Mục đích của việc tập luyện TDTT là tăng cƣờng sức khỏe và nâng cao

thành tích thể thao, nhƣng nếu xảy ra chấn thƣơng thì VĐV phải nghỉ tập và nếu bị

thƣơng nặng sẽ ảnh hƣởng đến kế hoạch huấn luyện thậm chí con dẫn đến tử vong

Page 35: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

30

và điều này hoàn toàn đi ngƣợc lại với tôn chỉ và mục đích của việc tập luyện

TDTT.

Bên cạnh đó việc đào tạo một VĐV có đẳng cấp cao còn khó hơn nhiều so

với một số cán bộ khoa học bởi vì đối với VĐV cần phải có sức khỏe, có năng

khiếu thể thao, thời gian đào tạo phải mất hàng chục năm việc đào tạo đòi hỏi phải

rất tốn kém, công phu. Trong quá trình huấn luyện nếu VĐV bị chấn thƣơng sẽ

ảnh hƣởng đến kế hoạch đào tạo, gây tốn kém vè kinh tế, ảnh hƣởng đến tâm lý

ngƣời tập và tác động xấu đến phong trào.

Vì lý do trên việc ngăn ngừa chấn thƣơng đã chiếm một vị trí quan trọng và

là một nội dung thiết yếu, không thể thiếu trong công tác huấn luyện và phát triển

phong trào thể thao.

1. Khái niệm và phân loại chấn thƣơng

1.1 Khái niệm

Chấn thƣơng trong thể dục thể thao là những tổn thƣơng về thực thể hoặc

chức năng do tập luyện và thi đấu gây nên.

Đó là sự tổn thƣơng về cấu trúc giải phẫu bình thƣờng của một tổ chức nào

đó do tác động từ bên ngoài kéo theo sự suy giảm, rối loạn hoặc làm mất đi chức

năng sinh lý bình thƣờng của tổ chức đó. Các tác nhân gây ra chấn thƣơng thƣờng

rất đa dạng, có thể là tác nhân co học, lý học hay hóa học … Tùy thuộc vào vị trí,

điều kiện và nguyên nhân gây ra chấn thƣơng mà có thể chia chấn thƣơng thành

các dạng nhƣ: Chấn thƣơng do tai nạn lao động, chấn thƣơng trong sinh hoạt, do

tai nạn giao thông, trong chiến tranh và chấn thƣơng hoạt động TDTT. Trong các

dạng chấn thƣơng trên, chấn thƣơng thể thao chỉ chiếm khoảng 2-3% trong tổng

các ca chấn thƣơng thƣờng gặp nhƣng cũng phải chú trọng tới vấn đề này bởi vì

trong tập luyện TDTT tỉ lệ mắc chấn thƣơng cần phải đƣợc giảm tới mức tối thiểu.

Thực tế cho thấy ở nơi nào mà các huấn luyện viên và giáo viên quan tâm tới vấn

đề này thì nơi đó chấn thƣơng thƣờng ít xảy ra. Vì vậy trong công tác phòng ngừa

chấn thƣơng cần phải có sự tham gia tích cực của các bác sỹ, giáo viên và huấn

luyện viên. Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác này những ngƣời có trách

nhiệm cũng cần phải hiểu biết một cách cặn kẽ và thấu đáo về đặc điểm, nguyên

nhân và điều kiện gây ra chấn thƣơng.

1.2 Phân loại chấn thƣơng

Page 36: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

31

Chấn thƣơng trong thể dục thể thao cũng đƣợc phân loại nhƣ sau:

- Căn cứ vào thực thể tổn thƣơng (tổ chức giải phẫu) đƣợc chia thành hai

loại:

Tổn thương phần cứng nhƣ gãy xƣơng, sai khớp…

Tổn thương phần mền nhƣ đụng dập, rách, thủng, đứt cơ, gân, tổn thƣơng

thần kinh, nội tạng…Trong các chấn thƣơng đụng dập thì gần 50% là các chấn

thƣơng khớp và trong đó chấn thƣơng khớp gối chiếm khoảng 30%.

Căn cứ theo thời gian bị tổn thƣơng (phản ứng cục bộ hoặc toàn thân). Đƣợc

chia làm hai giai đoạn là giai đoạn cấp tính và giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn cấp tính: Là phản ứng cục bộ hoặc toàn thân của cơ thể diễn ra

trong phạm vi 24-48 giờ sau khi bị chấn thƣơng.

Giai đoạn phục hồi: Sau 48 giờ kể từ lúc bị chấn thƣơng và phản ứng của cơ

thể đã kết thúc chuyển sang giai đoạn phục hồi. Thời gian của giai đoạn này sẽ phụ

thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Sơ cứu ban đầu, phƣơng pháp điều trị, sức khỏe của

nạn nhân…và nếu thời gian phục hồi kéo dài mà thực thể hoặc chức năng bị tổn

thƣơng vẫn không hồi phục đƣợc bình thƣờng thì chấn thƣơng sẽ chuyển sang giai

đoạn mãn tính.

Căn cứ vào mức độ tổn thƣơng và ảnh hƣởng của chúng đến kế hoạch huấn

luyện thi đấu đƣợc chia thành những mức độ sau:

Loại nhẹ: Không làm ảnh hƣởng đến kế hoạch huấn luyện không gây nên

những rối loạn lớn trong cơ thể, không làm mất đi năng lực vận động và năng lực

hoạt động thể thao. Loại này thƣờng chiếm 75-85% trong tổng số các ca chấn

thƣơng.

Loại trung bình: Là những chấn thƣơng gây nên những biến đổi nhỏ trong

cơ thể đồng thời làm mất tạm thời năng lực vận động và năng lực hoạt động thể

thao (trong thời gian từ 24 giờ trở lên đến 1,2 tuần) và chiếm khoảng 10-15% các

ca chấn thƣơng.

Loại nặng: Gây nên những biến đổi lớn trong cơ thể, ảnh hƣởng nghiệm

trọng đến trạng thái sức khỏe của vận động viên và vì vậy nhất thiết phải đƣa vào

điều trị trong bệnh viện. Loại này chỉ chiếm khoảng 2-3% tổng số các ca chấn

thƣơng.

Page 37: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

32

Căn cứ vào vị trí chấn thƣơng (phụ thuộc vào sự phá vỡ tiểu mô) đƣợc chia

làm hai loại:

Chấn thương kín: Nhƣ đụng, dập, đứt cơ, dãn hoặc đứt dây chằng.

Chấn thương hở: Các vết xƣớc, xây sát…

Qua nghiên cứu ngƣời ta thấy rằng khả năng xảy ra chấn thƣơng ở các môn

thể thao khác cũng có sự khác biệt nhất định. Trong thi đấu khả năng bị chấn

thƣơng cao hơn gần bốn lần so với trong tập luyện. Trong các giờ học không có

huấn luyện viên và giáo viên hƣớng dẫn tỷ lệ chấn thƣơng cũng cao hơn gấp bốn

lần. Ngoài ra chấn thƣơng còn phụ thuộc vào trình độ tập luyện của vận động viên.

2. Nguyên nhân gây chấn thƣơng trong tập luyện và thi đấu thể dục thể

thao.

Nhìn chung các chấn thƣơng đều do hai nguyên nhân chính là nguyên nhân

bên trong và nguyên nhân bên ngoài, trong đó nguyên nhân bên ngoài là tác nhân

chính còn nguyên nhân bên trong là điều kiện phụ trợ làm xuất hiện chấn thƣơng

hay nói cách khác nguyên nhân bên ngoài gây ra những biến đổi bên trong cơ thể

và chính những biến đổi này sẽ dẫn đến chấn thƣơng.

2.1 Các tác nhân bên ngoài gây ra chấn thương

Do các thiếu sót trong việc tổ chức tập luyện và thi đấu

Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thƣơng ở dạng này thƣờng do sự phân ố

bất hợp lý về vị trí thi đấu, tập trung một lƣợng quá nhiều VĐV hay khán giả tại

cùng một địa điểm thi đấu (Ví dụ: sắp xếp cùng một thời điểm trên một sân các

môn thi đấu khác nhau nhƣ mén lao, mén đĩa, mén lựu đạn… hoặc đồng thời tổ

chức cuộc thi bơi và cuộc thi nhảy cầu trên cùng một bể bơi…), di chuyển VĐV

một cách bất hợp lý (ví dụ: dẫn V ĐV qua khu vực đang thi đấu ném đẩy); phối

hợp tập luyện các nhóm VĐV không cùng trình độ, đẳng cấp, hạng cân, tổ chức

tập luyện và thi đấu không có sự giám sát của huấn luyện viên và giáo viên, huấn

luyện viên một lớp quá đông ngƣời.

Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vật chất, kỹ thuật trong tập luyện

Nguyên nhân này do chất lƣợng của trang thiết bị, dụng cụ thi đấu, trang

phục cá nhân kém, việc chuẩn bị sân bãi, dụng cụ, phòng tập không đầy đủ, bố trí

không hợp lý; không tuân thủ những yêu cầu và nguyên tắc sử dụng đối với các

trang thiết bị và dụng cụ phục vụ thi đấu. Trên thực tế không ít các trƣờng hợp

Page 38: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

33

nguyên nhân gây ra chấn thƣơng là do mặt sân lồi lõm, không bằng phẳng, nền

đƣờng chạy quá cứng, sân trơn, thảm thể dục chất lƣợng thấp, các dụng cụ thể dục

không đƣợc giữ chằng cẩn thận, vòng treo bị nứt…

Việc không tuân thủ các nguyên tắc sử dụng trang thiết bị thể thao, sử dụng

các dụng cụ không đúng kích thƣớc hay tiến hành việc tập luyện trong điều kiện

không có trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ…

Trang phục tập luyện và thi đấu không đảm bảo theo đúng yêu cầu của môn

thể thao chuyên sâu, không phù hợp với điều kiện thời tiết hoặc giày không đúng

tiêu chuẩn và kích cỡ…thì cũng có thể dẫn tới chấn thƣơng.

Do không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện khí hậu và điều kiện vệ

sinh.

Do dụng cụ thi đấu không đƣợc vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng không đảm bảo,

độ thông gió kém, nhiệt độ của phòng tập hay nƣớc ở bể bơi không đáp ứng đúng

yêu cầu, độ ẩm quá cao, gió mạnh và góc chiếu của tia nắng mặt trời quá lớn…

Do hành vi không đúng đắn của vận động viên

Do thiếu tập trung chú ý, thiếu ý thức tổ chức kỹ luật hoặc cố tình phạm luật

bằng các động tác bị nghiêm cấm, đặc biệt trong các môn thi đấu đối kháng (bóng

đá, bóng rổ, võ vật…). Đây là biểu hiện của trình độ kỹ thuật yếu kém và là hậu

quả của việc lơ là trong giáo dục đạo đức thể thao cho vận động viên.

Tuy nhiên để xẩy ra chấn thƣơng trong những trƣờng hợp này ngoài lỗi của

vận động viên còn có một phần trách nhiệm không nhỏ của các trọng tài khi họ

không xử lý kịp thời và đúng đắn những hành vi thiếu đạo đức của VĐV để ngăn

ngừa chấn thƣơng.

Do không tuân thủ những yêu cầu về y tế

Do VĐV tập luyện và thi đấu mà không qua kiểm tra y tế: Không tuân thủ

thời gian nghỉ ngơi hồi phục sau chấn thƣơng, bệnh tật hoặc không thực hiện đúng

các chỉ dẫn của bác sỹ về các vấn đề có liên quan đến trag thái sức khỏe của VĐV

hay việc áp dụng các phƣơng pháp hồi phục.

2.2 Các tác nhân bên trong gây ra chân thương

Các tác nhân bên trong có thể là nguyên nhân và cũng có thể là điều kiện

làm xuất hiện các chấn thƣơng. Các tác nhân này bao gồm: Những đặc điểm bẩm

Page 39: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

34

sinh của cá thể hay những biến đổi về trang thái chức năng và cấu trúc cơ thể dƣới

ảnh hƣởng của các tác nhân không phù hợp bên ngoài.

Trong các tác nhân này cần phải đặc biệt lƣu ý đến một số các tác nhân chủ

yếu nhƣ:

Những rối loạn về khả năng định hình trong không gian và sự giảm sút các

phản ứng bảo vệ, sức tập trung chú ý của vận động viên

Đây là những nguyên nhân rất nguy hiểm thƣờng xuất hiện do mệt mỏi quá

độ gây ra ( Mệt mỏi quá độ là do quá trình tích lũy mệt mỏi gây nên). Những rối

loạn này sẽ làm mất đi cảm giác trong không gian, làm rối loạn khả năng phối hợp

hoạt động của các nhóm cơ đối kháng, làm giảm biên độ tác động, làm mất đi độ

nhanh nhạy và sự khéo léo cần thiết trong quá trình thực hiện động tác nên rất dễ

dẫn đến chấn thƣơng. Ngoài ra đôi khi cũng xảy ra trƣờng hợp đứt cơ hoặc dây

chằng do cơ chƣa kịp phục hồi.

Những biến đổi về trang thái chức năng của một số hệ cơ quan ngừng tập

luyện vì một số lý do nào đó (ốm, mệt…)

Sau giai đoạn nghỉ tập dài các chức năng trong cơ thể giảm sút lực cơ giảm,

tốc độ phản xạ chậm…cho nên cần phải có khoảng thời gian hồi phục lại dần năng

lực vận động trƣớc đây. Vì vậy trong thời kỳ này huấn luyện viên phải tuân thủ

nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về thời gian tập luyện và tiến hành theo dõi y học

sát sao.

Do cấu trúc giải phẫu của cơ thể không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Trong quá trình nghiên cứu ngƣời ta thấy rằng ở tất cả các môn thể thao đều

có những chấn thƣơng riêng biệt mang tính đắc thù. Loại chấn thƣơng này thƣờng

phát sinh không có giai đoạn cấp tính và khi ở V ĐV xuất hiện cảm giác đau làm

ảnh hƣởng đến chất lƣợng động tác và thành tích tập luyện thi đấu thì chấn thƣơng

đã trở thành mãn tính. Đặc điểm lâm sàng của loại chấn thƣơng này giống nhƣ

bệnh thấp khớp (thấp hàn theo quan niệm của đông y) và đƣợc y học thể thao gọi

là viêm khớp dạng vi thƣơng.

3. Cơ chế chân thƣơng thể thao

Page 40: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

35

Theo cơ chế chấn thƣơng thì phần lớn các trƣờng hợp xảy ra do sự va đập và

chủ yếu là do VĐV tự ngã xuống đất, xuống sân, xuống nƣớc…hoặc do đối

phƣơng gây ra, hay do va đập với dụng cụ tập luyện.

Một cơ chế nữa cũng gây ra chấn thƣơng cho VĐV là do hoạt động vƣợt

biên độ cho phép, trong trƣờng hợp này các chấn thƣơng thƣờng gặp là giãn cơ và

dây chằng do gấp duỗi đột ngột và mạnh ở khớp. Trên thực tế cũng có không ít các

trƣờng hợp chấn thƣơng xảy ra theo cơ chế kéo căng hay đè nén do VĐV phải di

chuyển vật nặng (nâng tạ, nâng đồng đội hoặc đối thủ khi tập luyện và thi đấu).

Nhƣ vậy có thể thấy rằng các chấn thƣơng thể thao là hậu quả của việc

không tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong tập luyện, thi đấu và vì vậy để giảm

thiểu các chấn thƣơng, vai trò hƣớng dẫn phòng ngừa do các bác sỹ, huấn luyện

viên và giáo viên hƣớng dẫn đảm nhiệm có ý nghĩa rất quan trọng.

4. Phƣơng pháp phòng ngừa chấn thƣơng

Chấn thƣơng xảy ra trong hoạt động TDTT đƣợc gây ra bởi rất nhiều các

nguyên nhân khác nhau, cho nên muốn nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa

chấn thƣơng thì trƣớc hết chúng ta phải làm tốt công tác điều tra nhằm tìm ra các

quy luật và nguyên nhân chủ yếu để từ đó đề ra các phƣơng pháp phòng ngừa thích

hợp chủ yếu nhƣ:

Tăng cƣờng công tác huấn luyện phát triển toàn diện các tố chất thể lực và

trong quá trình huấn luyện cần phải đặc biệt chú ý đến việc phát triển các bộ phận

cơ thể có cấu trúc giải phẫu không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đồng thời thực

hiện nghiêm túc các nguyên tắc tăng dần và phân tán khối lƣợng, để từng bƣớc làm

cho các bộ phận này thích nghi dần với yêu cầu kỹ thuật của động tác.

Tăng cƣờng công tác giáo dục cho VĐV hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng

của công tác phòng ngừa chấn thƣơng, chỉ rõ cho vận động viên biết về các nguyên

nhân gây ra chấn thƣơng trong môn thể thao chuyên sâu của mình và các phƣơng

pháp phòng ngừa, bảo hiểm và tự bảo hiểm.

Nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc huấn luyện và hiểu rõ về mối quan hệ

giữa các nội dung huấn luyện chủ yếu (kỹ thuật, chiến thuật, tố chất, đạo đức). Để

làm tốt đƣợc điều này huấn luyện viên phải không ngừng trao đổi, học hỏi để nắm

vững về cơ sở khoa học của hoạt động TDTT và nâng cao kiến thức cơ bản, dặc

biệt là về y học TDTT.

Page 41: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

36

Tổ chức hình thức huấn luyện tập thể (lãnh đạo, huấn luyện viên, thầy thuốc,

VĐV) trong đó ngƣời lãnh đạo đề xuất yêu cầu, huấn luyện viên lập kế hoạch,

chƣơng trình huấn luyện, thầy thuốc giúp huấn luyện viên theo dõi sức khỏe và

VĐV thực hiện kế hoạch huấn luyện. Tuy nhiên muốn thực hiện đƣợc nhiệm vụ

này các đối tƣợng trên phải giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để hoàn

thành tốt nhiệm vụ của mình và điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phòng

ngừa chấn thƣơng.

II. Một số chấn thƣơng thƣờng gặp trong TDTT

1. Chấn thƣơng phần mềm

Chấn thƣơng phần mền là các thƣơng tổn ở phần mền nhƣ da, gân cơ dây

chằng và tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng nhƣ tính chất của các tổn thƣơng

này mà ngƣời ta có thể phân chia thành các loại nhƣ sau:

Vết xây sát da.

Vết thương: Gồm các chấn thƣơng gây rách da và các tổ chức dƣới da hoặc

có thể đi sâu vào trong cơ và mạch máu.

Vết đụng dập (chạm thƣơng): là các chấn thƣơng do va chạm gây nên và tuy

không rách da nhƣng lại làm dập nát hoặc chảy máu ở các tổ chức dƣới da (chảy

máu trong).

Giãn dây chằng (bong gân).

1.1 Vết xây sát da.

Là sự tổn thƣơng trên bề mặt da do VĐV bị ngã làm da cọ sát mạnh vào vật

cứng trên nền sân, đƣờng chạy bê tông hoặc dụng cụ thi đấu. Chỗ da xây sát sẽ tấy

đỏ, đau nhƣng chảy máu không nhiều, mà chỉ rớm máu (chảy máu mao mạch) và

chủ yếu là rỉ huyết tƣơng. Tuy nhiên nếu xử lý không tốt có thể sẽ bị nhiễm trùng.

Cách xử lý: Xử lý theo nguyên tắc chung là làm sạch vết xây sát rửa bằng

dung dịch NaCl 9% rồi dùng bông gạc tẩm ôxy già lau vết thƣơng, sau đó lau khô,

bôi xanhmetylen hay thuốc đỏ, hoặc ngâm trong dung dịch novocain 2%. Đối với

các vết xƣớc lớn, trƣớc khi băng bằng băng vô trùng nên bôi mỡ kháng sinh và

tiêm huyết thanh chống uốn ván.

1.2 Vết thƣơng

Page 42: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

37

Thƣờng do các tác động cơ học gây nên phá hủy tính toàn vẹn của da, niêm

mạc cũng có thể kéo theo sự tổn thƣơng của cơ, mạch máu, dây thần kinh, khớp và

các khoang trong cơ thể. Trong hoạt động TDTT vết thƣơng phần mền gồm chủ

yếu xảy ra do va chạm vào dụng cụ có cạnh sắc, nhọn, ngã trên đƣờng chạy hoặc

trên đƣờng đua xe đạp…Đối với các vết thƣơng này thì bất luận dù to hay nhỏ

cũng đều phải chú ý đến vấn đề chảy máu, mất máu và nhiễm trùng.

Chảy máu: là sự tràn máu từ trong mạch qua thành mạch bị tổn thƣơng ra

ngoài.

Phân loại:

+ Căn cứ vào vị trí của mạch máu bị tổn thƣơng, chảy máu đƣợc chia ra

thành chảy máu động mạch, chảy máu mao mạch và chảy máu tĩnh mạch.

Chảy máu động mạch: Máu chảy dữ dội và phun thành tia hoặc thành dòng.

Nếu bịt miệng vết thƣơng thì chỗ đó sẽ to lên rất nhanh, đồng thời đoạn tay chân

đó sẽ lạnh, tím tái và không bắt đƣợc mạch. Nạn nhân mệt mỏi toàn thân, lờ đờ

hoặc mê lim đi, da tái nhợt, mạch nhanh nhỏ có khi khó bắt do mất máu quá nhiều.

Chảy máu tĩnh mạch: máu chảy có màu đỏ thẩm với khối lƣợng tƣơng đối

nhiều (ộc ra hoặc trào ra). Trong trƣờng hợp này thƣờng không nặng nhƣ chảy máu

động mạch nhƣng nếu tổn thƣơng ở những tĩnh mạch lớn thì cũng rất nguy hiểm.

Thông thƣờng khi chảy máu ở động mạch thì cũng chảy máu luôn ở tĩnh mạch vì

chúng đƣợc bố trí đi từng bó với nhau.

Chảy máu mao mạch: Máu chảy rỉ ra thấm ƣớt và có màu hồng tƣơi (không

ồ ạt nhƣng thấm dần). Vết thƣơng càng rộng thì sẽ mất máu càng nhiều, đặc biệt là

ở da, tổ chức dƣới da và cơ.

+ Căn cứ vào cị trí chảy máu và tích tụ máu chảy đƣợc chia thành chảy máu

trong và chảy máu ngoài.

Chảy máu trong: máu chảy ra đƣợc tích tụ lại trong các khoang gian bào

hoặc các khoang tự nhiên nhƣ khoang ngực, khoang bụng, hộp sọ… Đây là loại

chảy máu rất nguy hiểm vì rất khó xác định lƣợng máu mất, đồng thời phƣơng

pháp cầm máu cũng rất khó thực hiện. Bên cạnh đó sự tích tụ của máu sẽ chèn ép

các tổ chức xung quanh và nếu chấn thƣơng xảy ra ở não thì sẽ gây ra các bệnh lý

phụ nhƣ xuất huyết não…

Page 43: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

38

Chảy máu ngoài: Máu chảy qua thành mạch và qua lớp niêm mạc da bị tổn

thƣơng ra ngoài. Loại này thƣơng ít nguy hiểm vì có thể xác định đƣợc lƣợng máu

mất và mức độ nguy hiểm của chấn thƣơng để có thể kịp thời xử lý. Tuy nhiên ở

trƣờng hợp này nếu xử lý không tốt rất dễ gây nhiễm trùng.

+ Căn cứ vào thời gian và số lần chảy máu, ngƣời ta phân ra thành chảy máu

cấp tính và chảy máu mãn tính.

Chảy máu mãn tính: Loại này thƣờng ít nguy hiểm vì lƣợng máu chảy ít và

cơ thể sẽ thích nghi. Chảy máu mãn tính thƣờng gặp ở các bệnh lý nhƣ: đau dạ

dày, tá tràng…

Chảy máu cấp tính: Loại này thƣờng nguy hiểm hơn vì mất máu nhiều trong

một thời gian ngắn và chỉ thƣờng hay gặp trong các chấn thƣơng.

1.3 Chuẩn đoán

Phải lập tức nghĩ tới tổn thƣơng mạch máu khi:

+ Vết thƣơng ở trên vùng có mạch máu đi qua hoặc hƣớng về phía đó.

+ Máu chảy nhiều và có khi rất dữ dội (chảy máu ở cơ xƣơng cũng nhiều

nhƣng sẽ không nhanh bằn). Cần nhớ rằng nếu chảy máu từ động mạch ở đùi hoặc

bẹn mà không đƣợc cầm máu thì có thể gây chết ngƣời chỉ sau dăm ba phút.

1.4 Phƣơng pháp cầm máu

Tuy cơ thể bị tổn thƣơng gây chảy máu thì lập tức sẽ xảy ra phản ứng đông

máu để hàn gắn thành mạch bị tổn thƣơng, nhƣng phƣơng pháp cầm máu trong cấp

cứu vẫn là hình thức nhanh chóng làm giảm bớt hoặc ngƣng hẳn sự chảy máu của

cơ thể.

Dựa trên cơ chế phƣơng pháp cầm máu đƣợc chia thành:

Phƣơng pháp lý học:

Tác động bằng nhiệt độ nhƣ chƣờm lạnh để làm co mạch, giảm chảy máu và

giảm đau hoặc đót mạch đối với những tổn thƣơng mao mạch nhỏ.

Phƣơng pháp hóa học

Dùng dung dịch Adrênlin 1% bôi lên bề mặt vết thƣơng để làm co thắt các

mạch máu và dung dịch oxy già 3% để tăng sự đông máu của cơ thể. Ngoài ra có

thể dùng thuốc để tăng cƣờng sự đông máu (vitamin K) và phƣơng pháp này

thƣờng đƣợc sử dụng với phƣơng pháp cơ học.

Phƣơng pháp cơ học

Page 44: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

39

Phương pháp trực tiếp: là phƣơng pháp tác động trực tiếp lên bề mặt vết

thƣơng để cầm máu nhƣ băng, chèn vết thƣơng.

Phương pháp gián tiếp: Là phƣơng pháp cầm máu nhƣ garô, đè động mạch.

Phƣơng pháp sinh học

Thƣờng chỉ đƣợc thực hiện tại các bệnh viện

1.5 Cầm máu gián tiếp

Phƣơng pháp garô: là phƣơng pháp cầm máu nhanh nhất nhƣng thƣờng chỉ

đƣợc sử dụng khi bị thƣơng chảy máu nhiều và các phƣơng pháp cầm máu khác

không có hiệu quả.

Khi đặt garô nhất thiết phải đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc sau:

+ không đặt garô trực tiếp lên da để tránh làm tổn thƣơng da.

+ Khi đặt garô không đƣợc xoắn chặt làm nạn nhân đau đớn nhƣng cũng

không đƣợc băng quá lỏng vì nhƣ vậy thi máu vẫn sẽ tiếp tục chảy.

+ Không đặt garô quá xa vết thƣơng, đối với vết thƣơng nhỏ đặt trên vết

thƣơng khoảng 2cm, với vết thƣơng lớn 5cm.

+ Sau 1 giờ phải nới garô một lần. Khi nới phải làm tù từ, mỗi lần khoảng 30

giây (để tránh làm hủy hoại các tổ chức do thiếu máu lƣu thông).

+ Thời gian đặt garô không quá 6 giờ (với điều kiện sau 1 giờ phải nới 1

lần).

1.6 Cầm máu trực tiếp

Phƣơng pháp băng:

Băng nhằm thực hiện các mục đích nhƣ sau:

Cầm máu: Do tất cả các vết thƣơng đều gây ra chảy máu (ít hoặc nhiều) cho

nên băng bó sẽ làm ngừng hoặc giảm thiểu mức độ của chảy máu.

Giảm đau: Băng bó sẽ làm cho vết thƣơng ổn định hơn (cố định một phần)

và giảm đau cho nên vết thƣơng sẽ chóng lành.

Chống nhiễm khuẩn: Băng bó sẽ cách li vết thƣơng với môi trƣờng xung

quanh (nơi ít nhiều đều có vi khuẩn gây bệnh) và việc sát trùng lúc đầu hoặc trong

khi thay băng sẽ loại trừ đƣợc dịch mủ… cộng với tác dụng của các loại thuốc sẽ

làm giảm thiểu mức độ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện thuận lợi giúp cho vết

thƣơng chóng lành.

Phương tiện: Gồm băng (để cuốn) và bông gạc (để đắp vết thƣơng).

Page 45: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

40

Băng: Đƣợc làm từ nhiều vật liệu với các hình thức khác nhau tùy theo yêu

cầu sử dụng (trong sinh hoạt, tập luyện thi đấu…) và đƣợc cuộn săn theo phƣơng

pháp công nghiệp hoặc thủ công. Trong các loại này thì phổ biến nhất vần là băng

bằng vải thƣa (đƣợc làm từ vải màn hoặc đƣợc dệt theo phƣơng pháp riêng) vừa có

tác dụng băng bó chặt, vừa thông thoát đƣợc dịch máu, mủ…Ngoài ra còn có các

loại băng bằng vải mỏng (phin) hoặc đƣợc dệt kèm sợi thun (băng chun giãn).

Băng thƣờng đƣợc khử trùng và bao bọc kỹ để chống ẩm, chống nhiễm khuẩn với

chiều dài khoảng 4-5 m và rộng có thể 8,10,15 hoặc 20 cm.

1.7 Bông gạc : đƣợc làm từ các loại vải thƣa ( vải màn ) có khả năng thấm

hút nƣớc tốt, phải có thể không hoặc đƣợc độn bông để thấm hút dịch. Bông gạc

vừa có tác dụng che chắn chống nhiễm khuẩn vừa hút dịch mủ ở vết thƣơng.

Tuy vậy do yêu cầu của việc cấp cứu đôi lúc cũng phải sử dụng cả quần áo,

khăn , vải… chƣa đƣợc vô trùng để băng bó vết thƣơng cho dù sao cũng phải giữ

sạch tối đa phƣơng tiện băng bó để tạo điềi kiện thuận lợi cho việc điều trị sau này.

Yêu cầu :

Phải sạch sẽ vô trùng. Khi hoàn cảnh cho phép phải dùng bông gạc sạch để

lau máu và vệ sinh quanh vết thƣơng rồi bôi thuốc sát trùng (thuốc đỏ, i ốt, cồn )

và băng bó lại bằng băng gạc đã đƣợc sát trùng. Khi hoàn cảnh không cho phép

thực hiện nhƣ trên thì phải cố gắng vận dụng và giữ sạch tối đa phƣơng tiện băng

bó.

Băng phải đủ chặt để khỏi bị tuột và có thể ép cầm máu nhƣng cũng không

đƣợc chặt quá gây ứ trệ máu ở phần vết thƣơng và làm tím tái sƣng nề phía ngọn

chi.

- Băng càng sớm càng tốt để giảm máu chảy, bớt nhiễm trùng và phải thực

hiện đúng vị trí, đúng kỹ thuật.

1.8 Các kiểu băng

Băng vòng khóa : Đƣợc sử dụng khi bắt đầu băng

Băng hình xoắn ốc : Mỗi vòng băng lại cuốn chếch lên trên để tạm thời giữ

gạc trong lúc bắt đầu cuốn vòng sau và vòng sau lại cuốn đè lên hoặc 1/3 vòng

trƣớc, kiểu băng này thƣờng đƣợc sử dụng để băng những đoạn chi tròn đều nhƣ

ngón tay, cánh tay hoặc dƣới ngực và bụng. Khi băng các ngón tay của bàn tay trái

Page 46: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

41

ngƣời giữ băng gạc và dầu băng, tay phải cuộn trong 1 vòng, tay phải giữ băng và

thực hiện từ phải qua trái.

Băng chữ nhân : Thực hiện tƣơng tự nhƣ kiểu băng xoắn ốc nhƣng sau mỗi

vòng lại gập lật lại. Kiểu băng này thƣờng đƣợc sử dụng để băng những đoạn

không đều ( dƣới thon, trên phình to ) nhƣ nửa trên cẳng tay , cẳng chân.

Băng hình số 8 :

Băng nhƣ kiểu xoắn ốc nhƣng lƣợt trên bắt chéo lên lƣợt dƣới, vòng sau

bắt chéo lên vòng trƣớc. Kiểu băng này đƣợc dùng để băng các vùng khớp nhƣ

khuỷu tay, vai, cổ, bẹn, mông… Với 2 cách băng chính là băng dàn về 2 phía hoặc

ngƣợc lại và nơi bắt chéo có thể là phía trƣợc hoặc sau.

* Những điều chú ý khi băng

- Tay phải hoặc tay trái cầm cuộn băng trải dài ra khoảng 10cm hoặc hơn,

đặt chếch băng từ vết thƣơng băng vòng 1 vòng rồi gấp đầu băng lại vòng khóa.

Vòng 2 khóa đầu băng lại và băng từ phía xa đến phía gần tim.

- Khi băng xong dùng băng dính băng lại nếu buộc thì đầu nút buộc không

đƣợc chặt vào vết thƣơng.

- Ở những bộ phận lồi hoặc lõm của cơ thể phải đệm thêm cho chặt băng

và đảm bảo cho máu lƣu thông.

1.9 Chạm thƣơng trong vận động

Là loại tổn thƣơng hay gặp nhất trong tập luyện và thi đấu thể thao thƣờng

xảy ra di VĐV bị ngã, bị va đập vào dụng cụ hoặc va chạm vào nhau trong thi đấu.

1.9.1 Các dấu hiệu

Đau ở vùng chạm thương : Do tổn thƣơng và bị chèn ép ở các đầu mút

của dây thần kinh

Sưng tấy : Do đứt các mao mạch gây chảy máu trong.

Bầm tím : Do dập nát các tổ chức bên trong gây chảy máu và tụ ở dƣới da.

Nếu chạm thƣơng nông thì vết bầm thƣờng xuất hiện ngay hoặc sau 1 vài giờ sau

khi va đập, còn trong trƣờng hợp chạm thƣơng sâu (cơ và màng xƣơng) thì vết

bầm tím sẽ xuất hiện muộn hơn (sau 2 – 3 ngày) và có thể lan rộng xuống cả phía

dƣới chỗ chạm thƣơng. Nhìn chung vết bầm tím thƣờng biến mất dần từ màu tím

sẫm sang màu xanh, vàng rồi mất đi.

Page 47: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

42

Tuy cảm giác đau ít nhiều cũng ảnh hƣởng đến vận động nhƣng vẫn cử

động đƣợc cơ, khớp và trƣơng lực cơ giảm không nhiều.

1.9.2 Cách xử lý

- Khi bị chạm thƣơng nên giữ yên vùng bị thƣơng để giảm đau, giảm máu

tụ và trong trƣờng hợp cần thiết có thể hơi nâng cao chi bị thƣơng lên.

- Chƣờm lạnh ngay sau khi bị va chạm bằng túi nƣớc đá, khăn lạnh, hoặc

xịt Cloretilamin. Trong ngày đầu tiên chƣờm 20 – 30 phút rồi nghỉ 2-3 giờ và lại

tiếp tục chƣờm thêm 1 lần nữa. Sau đó băng ép nhẹ và giữ cố định chi bị thƣơng.

Những ngày tiếp theo nếu thấy vết bầm tím không lan rộng ra nữa thì có thể

chƣờm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để tăng tự tái hấp thụ của máu tụ.

Chú ý: Khi chạm thƣơng mạnh vào vùng bụng cần phải đặc biệt chú ý đến

tình trạng của các cơ quan trong ổ bụng và các biến chƣng nguy hiểm nhƣ:

- Vỡ tạng rỗng gây viêm phúc mạc.

- Vỡ tạng đặc (gan, lá lách…) gây chảy máu trong. Lúc này có thể thấy sắc

mặt nạn nhân rất nhợt nhạt, đau nhiều ở vùng bụng, sờ thấy thành bụng cứng,

mạch nhanh, nhỉ, khó bắt, huyết áp hạ thấp và nạn nhân ợ buồn nôn. Trƣờng hợp

này cần phải đƣa gấp nạn nhân đến bệnh viện để kịp thời cấp cứu.

1.10 Giãn dây chằng

Trong hoạt động thể dục thể thao giãn dây chằng là tổn thƣơng thƣờng gặp

nhất , đặc biệt là ở khớp cổ chân, khớp gối (trong điền kinh, bóng đá) khớp cổ tay

(thể dục dụng cụ) và khớp ngón tay (bóng chuyền)

Đây là những tổn thƣơng ở các mức độ khác nhau của dây chằng quanh

khớp và bao khớp.

Khớp đƣợc tạo nên do các đầu xƣơng áp sát vào nhau và đƣợc giữ bởi hệ

thống bao khớp dây chằng gân cơ vừa mềm dẻo, vừa vững chắc để khớp hoạt động

đƣợc chính xác và linh hoạt. Vì vậy khi có tác động mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp

khớp sẽ bị vặn mạnh, khe khớp sẽ bị mở rộng ra làm các dây chằng bị kéo căng

,giãn mạnh hoặc đứt hẳn, đồng thời cũng làm tổn thƣơng luôn cả bao khớp, giãn

mạnh hoặc đứt hẳn, đồng thời cũng làm tổn thƣơng luôn cả bao khớp, gây chảy

máu nhiều, rất đau và vì vậy sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của bún.

Page 48: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

43

1.10.1 Triệu chứng của giãn dây chằng

Đau : Đau ở khớp bị thƣơng ngay cả trong lúc để tự nhiên và đôi lúc xuất

hiện những cơn đau dữ dội. Cảm giác đau thƣơng diễn biến theo các giai đoạn sau:

+ Ngay sau khi bị thƣơng đau dữ dội

+ Sau đó cơn đau giảm daafnsau 1 vài giờ

+ Đau dữ dội trở lại.

+ Sau đó lại giảm đau dần cho đến khi khỏi hẳn.

Sưng : Xuất hiện ngay sau khi bị thƣơng và sƣng to rất nhanh do các hõm

quanh khớp đầy lên vì trong khớp có tràn dịch và chảy máu.

Giảm cơ năng của khớp :Tuy hoạt động của khớp bị hạn chế nhiều nhƣng

vẫn có thể vận động đƣợc khớp (khác với gãy xƣơng và sai khớp do mất cơ năng).

1.10.2 Xử lý

- Chƣờm lạnh ngay sau khi bị thƣơng và tiến hành lên tục trong 2-3 ngày

để làm co mạch và làm co vùng giãn dây chằng bớt chảy máu, bớt sƣng. Không

đƣợc chƣờm nóng và xoa bóp trong những ngày đầu bởi vì nếu vậy sẽ làm giãn

mạch vùng bị thƣớng sẽ tiếp tục chảy máu và sƣng thêm. Trong những ngày tiếp

theo nếu thấy khớp không sƣng to thêm nữa thì có thể chƣờm nóng và xoa bóp nhẹ

nhàng, nhƣng cũng không đƣợc dùng dầu và các loại thuốc xoa bóp bởi vì chúng

có thể gây nên tình trạng vôi hóa dây chằng, bao khớp và làm cứng khớp.

- Băng ép, bất động khớp trong thời gian sớm nhất và giữ đủ thời gian cần

thiết tùy theo mức độ tổn thƣơng. Không nên cho rằng khi đã hết đau là coi nhƣ

dây chằng đã hồi phục để tiếp tục vận động lại, vì điều này sẽ gây nên giãn dây

chằng mãn tính, dễ tái phát chấn thƣơng và ảnh hƣởng xấu đến cơ năng của khớp.

Theo J.S Mironova thì khi có tổn thƣơng dây chằng, bao khớp thời gian

nghỉ tối thiểu của VĐV là 30 – 35 ngày.

2. Chấn thƣơng phần cứng.

2.1 Gãy xƣơng

2.1.1 Phân loại

Gãy xƣơng là một tổn thƣơng nặng trong chấn thƣơng thể dục thể thao

nhƣng thƣờng chỉ hay gặp gãy xƣơng kín, còn gãy xƣơng hở rất ít khi xảy ra.

Gãy xương kín : Là xƣơng bị gãy nhƣng không làm tổn thƣơng bề mặt da.

Gãy xương hở : Da, cơ bị rách và đầu xƣơng lộ ra ngoài miệng vết thƣơng .

Page 49: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

44

Gãy xương hoàn toàn : Xƣơng gãy thành 2 hay nhiều đoạn rời nhau.

Gãy xương không hoàn toàn : Xƣơng gãy nhƣng không rời nhau ( mẻ, lún,

rạn xƣơng). Trƣờng hợp này đặc biệt thƣờng hay xảy ra ở trẻ em do tổ chức xƣơng

còn mềm và thƣờng đƣợc gọi là gãy kiểu cành tƣơi.

Gãy xƣơng có thể làm đứt , rách mạch máu và dây thần kinh hoặc đầu

xƣơng gãy có thể chèn ép gây tắc bó mạng thần kinh ( biến chứng cần phải cấp cứu

kịp thời )

2.1.2 Triệu chứng

Triệu chứng toàn thân : Khi bị chấn thƣơng mạnh , làm gãy xƣơng lớn

hoặc gãy nhiều xƣơng , mất nhiều máu làm cho VĐV rất đau đớn và có thể gây sốc

với các biểu hiện nhƣ: Hốt hoảng, da xanh, tái nhợt, chân tay lạnh , mũi lạnh, đổ

mồ hôi và rơi vào tình trạng lơ mơ hoặc thờ ơ với xung quanh ,đồng thời mạch

nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp hạ thấp không đo đƣợc.

Khi gặp trƣờng hợp này phải tiến hành chống sốc 1 cách tích cực và khẩn

trƣơng theo các phƣơng pháp tổng hợp sau:

+ An ủi, động viên,ủ ấm cho bệnh nhân và cho họ uống chè đƣờng nóng.

+ Tiêm thuốc giảm đau.

+ Tiến hành truyền dịch, truyền máu.

2.1.3 Triệu chứng tại chỗ

Đau: Cảm giác đau tự nhiên sẽ giảm dần, đặc biệt là sau khi đã cố định

chỗ gãy . Tuy nhiên khi ngón tay của ngƣời cấp cứu ấn đúng điểm gãy thì cảm giác

đau nhói sẽ tăng lên rõ rệt và khi gõ dồn từ cuối chi lên cơn đau sẽ xuất hiện ở nơi

bị gãy.

Mất cử động: Nạn nhân không thể tự nhấc chi lên đƣợc.

Biến dạng chi : Chi bị gãy đổi hình dạng và ngắn đi ( do 2 đầu xƣơng gãy

chồng lên nhau), vẹo lệch đi hoặc thay đổi hƣớng trục.

Cử động bất thường : Khi nạn nhân cố gắng nhấc chi bị thƣơng lên xuất

hiên những cử động bất thƣờng ở những chỗ không có khớp do 2 đầu xƣơng gãy

rời ra gây nên.

Tiếng lạo xạo: Thƣờng cảm nhận đƣợc khi sờ nắn vào chỗ gãy và tiếng lạo

xạo gãy xƣơng bao giờ cũng đi đôi với những cử động bất thƣờng.

2.1.4 Sơ cứu

Page 50: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

45

Nhìn chung gãy xƣơng không nguy hiểm đến tính mạng của VĐV nhƣ 1 số

các chấn thƣơng khác nhƣng nếu coi thƣờng, không sơ cứu kịp thời đúng đắn thì

có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nhƣ sốc ảnh hƣởng đến quá trình điều trị.

Vì vậy khi gặp phải trƣờng hợp này cần phải xử lý 1 cách nghiêm túc và nếu vẫn

còn nghi ngờ thì cũng không nên xử lý nhƣ bị gãy xƣơng.

Phải ủ ấm cho nạn nhân nếu trời rét và cho uống nƣớc chè đƣờng nóng.

Cố định chi bị gãy và tuyệt đối không đƣợc để các đầu xƣơng gãy bị xê

dịch gây đau đớn và tổn thƣơng thêm các phần mềm nhƣ mạch máu, thần kinh…

xung quanh đồng thời chú ý đề phòng sốc. Nếu xƣơng gãy mà đầu xƣơng chƣa bị

di lệch thì việc giữ bất động chi bị thƣơng trở nên đặc biệt có hiệp quả.

Việc cố định chi bị thương nhất thiết phải tuân theo các nguyên tắc sau:

+ Khi sơ cứu không đƣợc nắn sửa chỗ gãy mà phải để nguyên hiện trạng để

cố định.

+ Không đƣợc cởi quần áo, dày dép … của nạn nhân vì làm nhƣ vậy sẽ gây

đau đớn hoặc di lệch đầu xƣơng ( nếu cần thiết thì chỉ đƣợc rạch đƣờng chỉ may ).

+ Nẹp phải đủ dài ( tốt nhất là dùng nẹp chuyên dụng) để cố định chắc chắn

khớp trên và khớp dƣới của chỗ bị gãy, tránh gây chèn ép làm tăng cơn đau ở

những đoạn đầu nẹp chỗ xƣơng lồi ra ( mắt cá, lồi xƣơng đùi…) phải cuốn băng

vải mềm hay đệm lót bằng bông.

+ Nẹp phải đƣợc cố định chắc chắn vào chi bị thƣơng để tạo thành 1 khối

thống nhất.

Đối với chi trên, sau khi băng xong phải băng chéo buộc chi vào thân mình

còn đối với chi dƣới sau khi nẹp cố định có thể buộc 2 chi vào nhau và dùng chi

lành đỡ cho chi gãy.

Nếu trƣờng hợp gãy xƣơng hở phải xử lý nhƣ với 1 vết thƣơng ( cầm máu ,

chống nhiễm trùng … ) rồi sau đó mới tiến hành cố định.

2.2 Sai khớp

Sai khớp ( hay trật khớp ) là sự sai lệch các diện khớp xảy ra do tai nạn,

chấn thƣơng làm thay đổi vị trí giải phẫu thông thƣờng, làm cản trở hoạt động tự

nhiên của khớp.

Sai khớp thƣờng do những tác động mạnh gián tiếp vào thân xƣơng (nhƣ

kiểu dòn bẩy) làm cho đầu xƣơng bật ra khỏi bao khớp, hoặc do những tác động

Page 51: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

46

trực tiếp vào khớp làm cho đầu xƣơng bật ra ( trƣờng hợp này ít xảy ra hơn và

thƣờng có kèm theo gãy xƣơng ).

Trong hoạt động thể dục thể thao, do luôn phải thực hiện những động tác

nhanh mạnh, cho nên sai khớp thƣờng xảy ra đặc biệt là ở khớp khuỷu, khớp vai và

khớp ngón cái.

Khớp bị sai có thể bị lệch hoàn toàn, nhƣng cũng có thể chi sai lệch 1 phần

và trƣờng hợp này gọi là bán sai khớp.

2.2.1 Triệu chứng

Đau : Khi có tác động mạnh , bất ngờ trực tiếp hoặc gián tiếp vào khớp sẽ

gây nên những cơn đau dữ dội.

Mất cử động : Chi bị thƣơng chỉ để đƣợc ở 1 tƣ thế nhất định, không thay

đổi đƣợc và nếu cố tình thay đổi đƣợc thì sẽ rất đau. Nếu kéo khớp ngƣợc lại với tƣ

thế biến dạng rồi đột ngột bỏ tay ra để khớp tự do thì khớp sẽ trở lại vị trí biến

dạng ban đầu và trong y học điều này đƣợc gọi mà “Dấu hiệu lò xo”.

Biến dạng khớp: So với bên khớp lành, có thể thấy rõ chỗ trƣớc kia đầu

xƣơng lồi ra thì lại lõm vào và đầu xƣơng sẽ lồi ra chỗ khác , đồng thời khi sờ vào

ổ khớp sẽ thấy trống rỗng.

Dấu hiệu sai khớp vai : Vai có vẻ vuông hơn , hẹp hơn và gồ lên ở phía

trƣớc , cánh tay luôn bị dạng ra không áp vào đƣợc nhƣ bình thƣờng và tay luôn

ngửa ( bị xoay ra ngoài )

Dấu hiệu sai khớp khuỷu : Khuỷu hơi gập, mỏm khuỷu nhô cao về phía sau

làm cho cánh tay phía trƣớc nhƣ bị lõm vào và bệnh nhân thƣờng có động tác tay

lành đỡ ta đau

2.2.2 Xử lý

Tuy sai khớp phải đƣợc các thầy thuốc chuyên khoa chữa trị nhƣng việc sơ

cứu ban đầu là rất quan trọng và cần thiết. Khi sơ cứu cần đảm bảo các nguyên tắc

sau:

+ Tốt nhất là phục khớp ngay tại hiện trƣờng.

+ Khi phục khớp không đƣợc làm cho các tổ chức xung quanh bị tổn thƣơng

hoặc kẹp vào khớp.

+ Khi phục khớp phải đảm bảo hồi phục lại đƣợc công năng bình thƣờng.

Page 52: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

47

+ Sau khi phục khớp phải đảm bảo hồi phục lại đƣợc công năng bình

thƣờng.

+ Phục khớp xong nên chiếu chụp X quang để kiểm tra xem khớp đã vào

hoàn toàn chƣa? Có mảnh xƣơng vỡ hoặc tổ chức phần mềm nào bị kẹp vào trong

khớp không?

2.2.3 Sai khớp vai

Do đặc điểm giải phẫu của khớp vai là lồi cầu xƣơng cánh tay to nhƣng hõm

khớp lại nhỏ, nông và sụn viền ít nên hoạt động của khớp rất linh hoạt ( khớp hoạt

động đa trục). Tuy nhiên do bao khớp to và lại ít dây chằng cho nên cũng là khớp

dễ bị sai nhất và cũng chiếm tỉ lệ cao nhất trong hoạt động thể dục thể thao.

Phân loại

Sai khớp vai đƣợc chia làm 2 loại là sai khớp phía trƣớc và sai khớp phía

sau, do sai khớp về phía sau thƣờng ít gặp trong hoạt động thể dục thể thao cho nên

trong phần này chỉ đề cập tới các trƣờng hợp sai khớp vè phía trƣớc, chấn thƣơng

thƣờng gặp trong thể thao cũng nhƣ trong sinh hoạt hàng ngày.

* Nguyên nhân

Vì bất kì lý do nào trong sinh hoạt cũng nhƣ trong tập luyện khi tay dạng từ

20 – 30o chếch về sau mà bàn tay hoặc khuỷu tay chạm đất thì đều có thể làm cho

lồi cầu xƣơng cánh tay trong hõm khớp vƣợt qua sụn viền ở phía trƣớc, bên dƣới

mỏm quạ xƣơng bả vai. Khi lồi cầu xƣơng cánh tay chệch khỏi hõm khớp mà vẫn

nằm trong bao khớp thì đƣợc gọi là sai khớp trong bao khớp, tùy thuộc vào mức độ

tác động của ngoại lực mà các tổ chức của khớp sẽ bị tổn thƣơng ở các mức độ

khác nhau nhƣ tổn thƣơng bao khớp, sụn, viền, ống vai …

2.2.4 Triệu chứng và chẩn đoán

Tuy chẩn đoán sai khớp về phía trƣớc tƣơng đối dễ nhƣng trong khi chẩn

đoán cũng cần phải hỏi kĩ về tƣ thế bị ngã và phải chú ý tới 1 số dấu hiệu lâm sàng

nhƣ:

+ Đau vai, gây trở ngại cho hoạt động (Chức năng của khớp mất hoàn toàn).

Page 53: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

48

+ Cánh tay dạng cố định ở 1 góc từ 25 – 30o, độ phòng của cơ delta mất đi

(vai vuống góc), hõm nách đầy lên, lúc đứng và đi bao giờ cũng phải lệch ngƣời và

dùng bàn tay lành đỡ lấy khuỷu ( mỏm khuỷu ) của tay bên sai.

+ Kết quả thƣ nghiệm Dulas (+) tính (bàn tay bên sai không với tới bên vai

lành, khớp khuỷu không dựa đƣợc vào thành ngực).

+ Sờ thấy mỏm dƣới cùng vai lõm xuống, lồi cầu xƣơng cánh tay nằm dƣới

mỏm quạ hoặc dƣới xƣơng đòn.

+Dùng X quang chụp, chiếu thấy rõ sai khớp.

2.2.5 Phương pháp phục khớp vai

Phục khớp vai có rất nhiều phƣơng pháp,nhƣng thƣờng đƣợc sử dụng nhất

vẫn là phƣơng pháp phục khớp Kecher ( Phƣơng pháp đòn bẩy ). Đây là phƣơng

pháp đơn giản , an toàn và dễ thực hiện với các bƣớc cụ thể sau: Để nạn nhân nằm

ngửa, ngƣời phục khớp ngồi cạnh mặt hƣớng vào nạn nhân và dùng bàn chân phải

hoặc trái ( cùng chiều với bên vai sai ) tỳ vuông góc với nách nạn nhân. Ngƣời

phục khớp phải căn cứ vào độ daficura chân mình để điều chỉnh vị trí ngồi cho

thích hợp và sau khi đã điều chỉnh đƣợc vị trí ngồi thì bắt đầu tiến hành phục khớp

theo 2 bƣớc :

Bƣớc 1 : Ngƣời phục khớp xoay và nhẹ lách bàn chân vào nách nạn nhân rồi

dùng 2 tay nắm lấy bàn tay bên vai sai và từ từ, nhẹ nhàng kéo thẳng, hơi dạng ra

ngoài đồng thời xoay bàn chân để lòng bàn chân tỳ vuông góc vào nách của nạn

nhân.

Bƣớc 2 : Động tác tiếp theo, 2 tay nắm bàn tay bên sai và từ từ dùng sức kéo

căng hết mức ở tƣ thế dạng (để lồi cầu xƣơng cánh tay tụt xuống phía trƣớc, dƣới

hõm khớp ) đồng thời dùng lực của bàn chân bẩy cánh tay sang bên hết mức và từ

từ đƣa về phía bụng ( lúc này lồi cầu xƣơng cánh tay nằm dƣới hõm khớp, cao hơn

sụn viền) để nhờ sức kéo của cơ delta và nhóm cơ ống vai kéo lồi cầu vào hõm

khớp. Lúc này có thể cảm nhận sự di chuyển của lồi cầu vào hõm khớp và sau đó

mọi dấu hiệu lam sàng sẽ biến mất. Sau khi phục khớp phải dùng băng cố định

cánh tay bên sai vào thân và thời gian cố định sẽ tùy vào mức độ chấn thƣơng và

tuổi tác, sức khỏe của nạn nhân… Nhìn chung việc cố định thƣờng kéo dài từ 2 – 3

Page 54: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

49

tuần và trong thời gian cố định cần thực hiện 1 số bài tập thể dục để đề phòng hiện

tƣợng cứng khớp, teo cơ và tăng tốc độ hồi phục. Đối với VĐV khi bị sai khớp thì

sau 2 tháng mới có thể tham gia tập luyện bình thƣờng và phải chú ý điều trị triệt

để bởi vì khớp vai rất có thể dẫn đến sai mãn tính.

2.2.6 Sai khớp khuỷu

Sai khớp Khuỷu là sai khớp thƣờng gặp trong các hoạt động thể dục thể thao

( sau sai khớp vai ) và cũng đƣợc chia làm 2 loại là sai khớp về phía trƣớc (mỏm

khuỷu chạy ra phía trƣớc, lồi cầu xƣơng cánh tay phía sau) và sai khớp về phía sau

( mỏm khuỷu ở phía sau, lồi cầu xƣơng cánh tay vƣợt qua mỏm vẹt nằm ở phía

trƣớc )

Nguyên nhân

Trong mọi trƣờng hợp khi khớp khuỷu đang gập mà bị lực mạnh tác động

trực tiếp vào phía sau làm gãy mỏm khuỷu thì đều sẽ dẫn đến sai khớp về phía

trƣớc, còn khi khớp khuỷu duỗi, hoặc dạng quá mức (ngã, bàn tay chống đất) làm

lồi cầu xƣơng cánh tay vƣợt qua mỏm vẹt sẽ dẫn đến sai khớp về phía sau. Đây là

loại sai khớp thƣờng gặp trong hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là các môn : thể

dục dụng cụ, bóng đá, bóng rổ, bóng ném, nhảy cao….

Triệu chứng và chẩn đoán

Chẩn đoán sai khớp thƣờng rất đơn giản: Nếu sai khớp về phía sau khớp

khuỷu thì khuỷu sẽ ở tƣ thế bán gấp, không gấp duỗi đƣợc, chi sai ngắn lại, khu

tam giác trƣớc phình to, đƣờng kính trƣớc sau khớp rộng ra, cục bộ sƣng to, sờ sau

khớp sẽ thấy mối quan hệ tam giác sau khớp thay đổi. ( Bình thƣờng mỏm khuỷu,

lồi cầu trong, ngoài khi gấp khớp khuỷu sẽ tạo thành hình tam giác cân, còn khi

duỗi khớp đỉnh của 2 lồi cầu và mỏm khuỷu sẽ nằm trên 1 đƣờng thẳng ).

Đối với sai khớp về phía trƣớc khi khớp khuỷu ở tƣ thế duỗi thẳng vị trí của

mỏm khủy sẽ thay đổi, mối quan hệ tam giác ở phía trƣớc và phía sau bị phá vỡ…

Phương pháp phục khớp

Đối với sai khớp về phía sau phƣơng pháp phục khớp tƣơng đối dề, nhƣng

nếu không thận trọng thì rất dễ làm gãy mỏm vẹt và làm cho chấn thƣơng trở thành

phức tạp hơn. Khi phục khớp tốt nhất nên thực hiện ngay tại hiện trƣờng và cũng

không cần phải gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân. Phƣơng pháp cụ thể thƣờng

Page 55: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

50

đƣợc tiến hành nhƣ sau: Để nạn nhân ngồi cao, cần hai ngƣời khỏe mạnh ( 1 chính,

1 phụ ), ngƣời phụ dùng hai tay nắm chặt vào chính giữ của nạn nhân, ngƣời chính

để hổ khẩu của tay phải hoặc trái ( cùng chiều với bên sai ) vào hõm khớp khuỷu,

ngón cái và bốn ngón còn lại vòng sang 2 bên và tay kia nắm chặt cổ tay của nạn

nhân ( động tác chuẩn bị). Sau khi đã chuẩn bị xong , ngƣời phục khớp chính duỗi

thẳng tay rồi từ từ dồn lực vào tay đè vào hõm khớp để đƣa dòng dọc của cánh tay

lên cao hơn mỏm vẹt. Khi đã đè hết sức thì từ từ làm động tác gấp khớp khuỷu để

nhờ lực kéo của cơ nhị đầu xƣơng cánh tay đƣa dòng dọc của xƣơng cánh ay vào

hõm sigma lớn của xƣơng trụ. Sau khi phục khớp phải dùng thuốc bó, băng dính

hoặc thạch cao để cố định khớp trong 2 – 3 tuần. Sau đó cho tập bằng các động tác

gấp duỗi các cơ ở khớp cổ tay và khớp khuỷu để tăng độ ổn định và khả năng hoạt

động của khớp. Đối với các động tác nhƣ xà đơn, vòng treo, san tô … thì thƣờng

phải sau từ 2 – 3 tháng mới có thể tham gia tập luyện.

III. Các bệnh thƣờng gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao

Các bệnh thƣờng gặp trong tập luyện thi và đấu thể dục thể thao là do các

phản ứng rất mạnh của cơ thể dối với việc tập luyện thể dục thể thao gây ra , dẫn

đến sựu rối loạn chức năng sinh lý bình thƣờng của cơ thể. Vì vậy những nguyên

nhân chính dẫn đến các bệnh trong thể dục thể thao là việc tổ chức tập luyện không

khoa học, phƣơng pháp huấn luyện sai dẫn đến lƣợng vận động quá lớn gây vƣợt

giới hạn sinh lý cho phép của cơ thể VĐV.

1. Choáng trọng lực (shock )

Choáng trọng lực là 1 loại bệnh cấp tính xảy ra sau khi chạy về đích bị ngã

xuống mất tri giác tạm thời trong thời gian ngắn.

1.1 Nguyên nhân

Sau khi VĐV về tới đích, đột nhiên giảm tốc độ hoặc đứng dừng lại ngay mà

không tiếp tục vận động nhẹ nhàng thì rất dễ bị choáng ngất. Hiện tƣợng này xảy

ra khi vận động máu tập trung nhiều về các cơ quan vận động, lƣợng máu lƣu

thông trong tuần hoàn đƣợc tăng lên rõ rệt (gấp 30 lần so với yên tĩnh ). Nhờ vào

các động tác vận động làm các nhóm cơ phải luôn luôn co rút và thả lỏng nên máu

đƣợc lƣu thông trong vòng tuần hoàn dễ dàng. Khi cơ bắp dừng hoạt động đột

ngột, tốc độ máu lƣu thông trong mao mạch và tĩnh mạch bị cản trở, lại thêm trọng

lực bản thân của dịch máu, làm cho 1 lƣợng máu lớn tích tụ ở mạch máu chi dƣới ,

Page 56: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

51

lƣợng máu về tim giảm, lƣu lƣợng máu qua tim thấp. Các yếu tố trên làm cho máu

lƣu thông lên não ít, kết quả là não thiếu máu, thiếu oxi đột ngột. Tóm lại choáng

trọng lực là do thiếu máu não gây nên.

1.2 Triệu chứng

Đột nhiên mất tri giác, choáng ngã xuống. Trƣớc khi ngã cảm thấy toàn

thân vô lực,hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buốn nôn. Mặt tái xanh, vã mồ hôi, chân tay

lạnh. Tim đập chậm yếu , nhịp thở chậm, đồng tử của mắt co lại. Những triệu

chứng trên sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ hồi phục dần. Nhƣng sau đó

còn có những hiện tƣợng nhƣ : nhức đầu, tinh thần không đƣợc thoải mái, ngƣời

cảm thấy nặng nề.

1.3 Xử lý ban đầu

Đƣa VĐV vào nơi thoáng mát (mùa hè) , ấm áp (mùa đông). Đặt VĐV nằm

ngửa, gối đầu thấp, nới lỏng quần áo để máu dễ lƣu thông. Lấy nƣớc ấm xoa

ngƣời, dùng động tác xoa đẩy từ cẳng chân lên đùi để đẩy máu về tim. Châm cứu

hoặc ấn huyệt Nhân trung, Bách hội, Hợp cốc, Dũng tuyền là có thể làm cho VĐV

tỉnh lại.

1.4 Phòng ngừa

Trong khi tập luyện và thi đấu phải luôn nhắc nhở VĐV khi về tới đích

không dừng lại ngay mà phải chạy với tốc độ giảm dần, hít thở sâu nhịp nhàng

trong khoảng thời gian trong khoảng thời gian thích hợp để cho hệ thống tuần hoàn

và hô hấp đƣợc hồi phục.

2. Đau bụng trong tập luyện

Đau bụng là chứng bệnh thƣờng gặp nhất trong quá trình tập luyện. Ở 1 số

môn thể thao nhƣ : Chạy cự ly trung bình, chạy dài, maratong , bóng rổ… số ngƣời

bị nhiều hơn. Trong đó 1/3 nguyên nhân không phải xuất phát từ bệnh, mà là do 1

vài yếu tố tập luyện thể dục thể thao gây ra. Đại đa số khi yên tĩnh không đau,

trong tập luyện mới xuất hiện. Quá trình đau phụ thuộc vào lƣợng vận động, cƣờng

độ vận động và tốc độ vận động…

2.1 Nguyên nhân

Một vài nhân tố có liên quan đến sự phát sinh ra đau bụng trong tập luyện

thể dục thể thao là tập luyện không đầy đủ,trình độ tập luyện thấp, chuẩn bị khởi

Page 57: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

52

động không tốt, không kỹ, sức khỏe không đảm bảo , mệt mỏi, tinh thần căng

thẳng; các động tác hoạt động kết hợp với thở không nhịp nhàng; chế độ ăn uống

không hợp lý, thức ăn trong dạ dày không kịp tiêu hóa ; tốc độ và cƣờng độ vận

động tăng quá nhanh hoặc quá đột ngột.

Nguyên nhân chủ yếu của đau bụng trong tập luyện bao gồm:

+ Trình độ tập luyện kém nên phải thực hiện hoạt động với cƣờng độ cao,

máu ở tĩnh mạch trở về tim bị cản trở,máu tập trung nhiều ở gan, làm cho màng

gan và lách căng lên dẫn đến đau bụng.

+ Phƣơng pháp thở không đúng nhất là sự phối hợp giữa các động tác với

nhịp thở không tốt làm quan hệ của tuần hoàn – hô hấp và máu bị rối loạn. Máu

đọng lại nhiều ở tĩnh mạch và nội tạng dẫn đến đau bụng. Một yếu tố nữa là thở

quá gấp làm cho hoạt động của cơ hoành bị rối loạn, cơ hoành thiếu oxi hoặc bị

chuột rút dẫn đến đau bụng.

+ Chuẩn bị hoạt động không tốt hoặc bắt đầu chạy quá nhanh làm cho chức

năng của hệ tiêu hóa không thích nghi( ống tiêu hóa bị thiếu máu , thiếu oxy gây ra

rối loạn co thắt nhu động ruột) sinh ra đau bụng. Sau khi ăn xong tập luyện ngay,

thức ăn chƣa khịp tiêu hóa, tích tụ lại ở dạ dày làm chƣớng bụng, căng màng ruột

và màng dạ dày cũng dẫn đến đau bụng.

Ngoài các nguyên nhân do tập luyện gây ra, còn có các nguyên nhân thƣờng

gặp khác do bệnh tật nhƣ : Viêm gan, các bệnh về đƣờng ruột (nhƣ vêm túi mật,

sỏi mật ....), viêm ruột thừa…

2.2 Triệu chứng

Trƣớc tập luyện không thấy đau bụng. Khi khởi động và bƣớc vào phần

trọng động ( phần cơ bản của buổi tập ) thì thấy đau ở vùng hạ sƣờn phải, hạ sƣờn

trái. Lúc đầu vào cảm thấy đỡ, sau đó cơn đau lại tăng lên và không thể tiếp tục tập

luyện đƣợc. Dừng tập luyện thì cơn đau giảm dần và cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu

tiếp tục tập lại xuất hiện đau bụng.

2.3 Xử lý

Nếu xuất hiện đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ vận

động, thở sâu và nhịp nhàng trong thời gian từ 5 – 10 phút có thể khỏi. Nếu đau

nặng quá thì phải dừng tập luyện, mời bác sĩ đến khám xác định nguyên nhân để

điều trị cho đúng.

Page 58: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

53

2.4 Phương pháp phòng ngừa

+ Tăng cƣờng huấn luyện toàn diện cho VĐV

+ Trƣớc khi tập luyện không đƣợc ăn quá no, uống quá nhiều. Sau khi ăn no

cần đƣợc nghỉ ngơi từ 90 – 120 phút mới đƣợc tập luyện.

+ Trƣớc khi tập cần phải khởi động kỹ càng, chú ý các động tác hoạt động

phải kết hợp với thở nhịp nhàng và thở sâu.

+ Phải tuân thủ các nguyên tắc trong thể dục thể thao nhất là nguyên tắc tăng

tiến.

3. Chuột rút

Chuột rút là hiện tƣợng cơ bắp bị co cứng không chủ động duỗi ra đƣợc.

Trong tập luyện thể dục thể thao thƣờng gặp hiện tƣợng chuột rút ở cơ tam đầu

cẳng chân, nhóm cơ gấp ngón bàn chân thứ nhất và nhóm cơ bụng.

3.1 Nguyên nhân

+ Do bị lạnh: Tập luyện trong những ngày thời tiết lạnh rét, nếu khởi động

không kỹ thì cơ bắp dễ bị chuột rút. Hay bị nhiều nhất ở các môn thể thao: Bơi lội,

điền kinh và những môn bóng.

+ Trong cơ thể mất nhiều chất điện giải: Tập luyện trong điều kiện trời nóng

nực, oi bức, cơ thể ra nhiều mồ hôi làm mất nhiều nƣớc mà muối. Khi đó cơ thể sẽ

bị rối loạn các chất điện giải và bị thiếu muối. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến

chuột rút.

+Trong tập luyện và thi đấu, việc cơ bắp luôn phải co rút nhanh và thả lỏng

không đầy đủ hoặc quá ngắn, trong một thời gian dài sẽ bị chuột rút. Nguyên nhân

này thƣờng gặp ở những VĐV mới tập hoặc trình độ tập luyện còn thấp.

+Tập luyện mệt mỏi: Khi cơ thể mệt mỏi, việc đào thải các sản phẩm trao

đổi chất giảm, trong cơ bắp bị tích tụ lƣợng axit lactic lớn. Đây chính là nguyên

nhân lam cho cơ bắp bị co cứng và gây ra hiện tƣợng chuột rút.

3.2 Triệu chứng

Cơ bị co cứng không tự thả lỏng đƣợc, sờ vào nhóm cơ bị chuột rút thấy

cứng chắc và rất đau. Ngƣời bị chuột rút không thể tiếp tục hoạt động đƣợc nữa.

3.3 Xử lý

Khi cơ bị chuột rút không nghiêm trọng thì chỉ cần kéo căng cơ bị chuột rút

theo hƣớng ngƣợc lại đến lúc cơ đó không tự co lại nữa.

Page 59: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

54

Ví dụ: Khi cơ tam đầu chân bị chuột rút làm cho bàn chân duỗi thẳng ra.

Cách xử lý là dùng lực đẩy mũi bàn chân để gấp mu bàn chân lên cẳng châ. Sau đó

dùng các kỹ thuật xoa bóp để xoa bóp cục bộ cơ bị chuột rú. Chú ý sử dụng lực

xoa bóp tƣơng đối mạnh, có thể bấm huyệt và châm cứu.

Nếu bị chuột rút ở dƣới nƣớc thì cần phải nhanh chóng đƣa nạn nhân lên bờ

sau đó mới xử lý.

3.4 Phương pháp phòng ngừa

+ Tập luyện đúng và đủ khối lƣợng tùy theo trình độ VĐV

+ Ăn uống đầy đủ, bổ sung muối và nƣớc, chuẩn bị khởi động kỹ trƣớc khi

vào tập luyện và thi đấu, mùa đông xuống nƣớc cần lấy nƣớc lau qua ngƣời để cơ

thể thích nghi dần với lạnh

+ Tăng cƣờng huấn luyện toàn diện cho VĐV

PHẦN II . LÝ LUẬN CÁC MÔN THỰC HÀNH TDTT

CHƢƠNG 1. THỂ DỤC DỤNG CỤ ( XÀ KÉP, XÀ LỆCH )

I. Khái niệm – Lịch sử phát triển.

1. Khái niệm

Thể dục dụng cụ là môn thể thao mang tính nghệ thuật cao đƣợc mọi ngƣời

ƣa thích. Là môn thể thao hỗn hợp, gồm nhiều dụng cụ, só lƣợng động tác phong

phú và độ phức tạp cao, nên phƣơng pháp giảng dạy và huấn luyện thể dục mang

những nét đặc biệt mà nhiều môn thể dục khác không thể có đƣợc.

2. Lịch sử phát triển

Các bài thể dục phát triển xuất hiện từ thời xa xƣa. Những di sản văn hóa ,

nghệ thuật để lại đã xác định rằng : các bài tập thể dục và nhào lộn đã đƣợc sử

dụng nhằm mục đích chứng minh sức mạnh và sự khéo léo của con ngƣời trong

những ngày hội lớn ở Ấn Độ, Trung Quốc cổ đại, và các nƣớc Châu Á khác. Song,

thể dục nhƣ một biện pháp và phƣơng pháp giáo dục đã đƣợc phát triển ở thời cổ

Hi Lạp, còn ở thời cổ La Mã ,để huấn luyện binh lính, ngƣời ta đã sử dụng các

dụng cụ thể dục. Các tƣ liệu khảo cổ học để lại thừa nhận rằng : Ở 1 số bộ lạc Nam

Page 60: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

55

Mỹ, vào trƣớc thời kì câm lƣợc của chủ nghĩa Tƣ Bản Bắc Mỹ, đã áp dụng những

bài tập đơn giản ở xà đơn và xà nhào lộn.

Vào thời Phục Hƣng, song song với các bài tập thể dục dụng cổ cổ điển,

trong giáo dục thể lực ngƣời ta đã sử dụng các bài tập trên dụng cụ. Cuối thế kỉ

XVIII , đầu thế kỉ XIX các bài tập thể sục dụng cụ đƣợc sử dụng rộng rãi trong hệ

thống thể dục của Đức. Trong cuốn sách của Gút-Mút “ Thể dục thanh niên”

(1793) ông đã mô tả các động tác xà đơn, xà kép, các động tác thăng bằng trên cầu

thăng bằng. Để kích thích học tập, các cuộc thi đấu đã đóng góp lớn vào công cuộc

sửa soạn về kĩ thuật các bài tập trên các dụng cụ thể dục là Ian, Friden, Âyđêlen.

Các ông đã xuất bản sách giáo khoa “Thể dục Đức” ,trong đó các tác giả miêu tả

tất cả các bài tập thẻ dục dụng cụ của thời kì này. Khi thực hiện bài tập đòi hỏi tƣ

thế đầu phải giữ thẳng thắn,mũi chân duỗi, tƣ thế đứng ngay ngắn khi đứng

nghiêm, khi di chuyển phải theo đƣờng thẳng để thực hiện các yêu cầu trên, phải

biết tự chủ bản thân . Trong các buổi học, thƣờng áp dụng phƣơng pháp thi đấu,

nhằm nâng cao sự chú ý, tính hứng thú của học sinh.

Sau này, hệ thống thể dục Sôcôn của Tiệp Khắc đã có nhiều công lao trong

việc soạn thảo kỹ thuật của bài tập thê dục. Ngƣời sáng lập hệ thống thể dục Sôcôn

là giáo sƣ lịch sử và nghệ thuật trƣờng Đại học Tổng hợp Praha M.turoso. Ông đã

dùng các bài tập gồm các động tác có sức hấp dẫn, hình thức đẹp trên các dụng cụ.

Các động tác này còn đƣợc áp dụng trên các bài tập thê dục dụng cụ cho đến tận

ngày nay. Ngoài ra Hệ thống thể dục Sôcôn còn sử dụng các bài tập với dụng cụ và

tay không…

Từ năm 1862, thi đấu thể dục đƣợc tiến hành theo luật lệ chuyên môn đƣợc

soạn thảo ở thời kì này

Chƣơng trình thi đấu đầu tiên đƣợc tiến hành năm 1862, gồm các môn : Thể

dục tự do, nhảy xa, nhảy cừu, ngựa vòng, xà đơn, xà kép, vòng treo, thang trếch…

Vào những giai đoạn khác nhau ,trong từng cộc thi còn đƣa vào chƣơng trình các

môn phụ khác , song các môn hỗn hợp chính vẫn đƣợc giữ lại. Chƣơng trình thi

đấu của nƣớc Nga cũng đƣợc tuân theo nguyên tắc này.

Đại chiến thế giới lần thứ I ( Năm 1914 – 1918 ) , chƣơng trình thi đấu thể

dục vẫn còn các môn điền kinh, các bài tập mang vác,bắn cung góp phần phát triển

thể lực toàn diện và huấn luyện quân sự. Sau này với sự xuất hiên tiêu chuẩn rèn

Page 61: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

56

luyện thân thể để bảo vệ tôt quốc, thi đấu thể dục đƣợc ổn định dàn theo các môn

hỗn hợp chính. Điều đó cho phép chú ý nhiều hơn đến nắm vững các động tác

phức tạp,có độ khó cao hơn.

Sau Thế chiến II, thể dục dụng cụ phát triển với nhịp độ nhanh dần. Nguyên

nhân thì có nhiều, nhƣng sự tham gia của các VĐV thể dục Xô Viết và các nƣớc

XHCN khác trong các cuộc thi vô địch thế giới và thi đấu Olympic, đã kích thích

sự phát triển của môn thể thao này vào những năm 1950, đã diễn ra sự thay đổi to

lớn về luạt thi và chƣơng trình thi đấu , quy định 6 môn cho nam và 4 môn cho nữ.

Luật thi đấu và trọng tài thƣờng xuyên đƣợc hoàn thiện, nên các yêu cầu về

độ khó và kết cấu bài tập, cũng nhƣ trình độ thực hiện cũng đã khác biệt rõ rệt

hơn.Nhƣng gần đây, ngƣời ta đặc biệt khuyến khích những bài liên hợp đẩm bảo 3

tiêu chuẩn: Động tác nguy hiểm, Sự độc đáo và Tính chính xác. Điều đó có nghĩa

là VĐV có thể đƣợc thêm điểm nếu nhƣ trình độ diễn bài có những động tác khó

và mạo hiểm, kết cấu độc đáo, thực hiện thành thạo và điêu luyện.

II. Đặc điểm

Các bài tập trên xà bao gồm các động tác lăng, dùng sức và các tƣ thế tĩnh.

Các bài trên xà là những phƣơng tiện rất tốt để phát triển sức mạnh các nhóm cơ,

tay, thân – mình và vùng bả vai ,đồng thời phát triển khả năng phối hợp vận động,

xác định cảm giác không gian chính xác, bồi dƣỡng tinh thần dũng cảm và lòng

kiên trì.

Khi thực hiện các bài tập lăng trên xà ở tƣ thế chống thì trục vai (trục phải-

trái) trở nên di động trên điểm chống, cố định ở khớp cổ tay. Do đó vai và chân của

ngƣời tập luyện chuyển động ngƣợc nhau, nhờ vậy mà cơ thể giữ thăng bằng.

Ngƣời tập cần phải phối hợp cử động của mình 1 cách chính xác, điều chỉnh

các hoạt động khi tính chất chuyển động thay đổi và đặc biệt khi tăng biên độ của

các động tác.

Bắt đầu luyện tập môn xà, nên học từ các động tác đơn giản và thích hợp

nhƣ : các tƣ thế treo, chống, chống lăng di chuyển… để xay dựng tƣ thế đúng đầu

tiên nên làm các bài tập này trên xà thấp và xà trung bình. Khi tập các động tác khó

Page 62: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

57

phải sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ, bảo hiểm. Trình tự tập luyện các bài tập trên

xà phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và thể lực của ngƣời học.

Đặc điểm của các động tác trên xà là sự thay đổi tính chất nhanh chóng , sự

luân phiên của các động tác có đà lăng, động tác tĩnh, và dùng sức , do đó trong 1

bài tập liên hợp dài vẫn có điều kiện nghỉ ngơi tích cực.

Lƣợng vận động viên tập trung vào các nhóm cơ vai, cơ tay. Ngoài ra còn có

sự đóng góp sức của cơ thành bụng, lƣng, hông nên cần chú ý đúng mức đến việc

tập luyện để phát triển những nhóm cơ trên và độ linh hoạt của các khớp đó.

III. Kỹ thuật bài liên hoàn xà kép

1. Tƣ thế khi vào xà: Đi vào giữa xà từ 2 phía đầu xà (không chui qua

xà) . Khi vào giữa xà thân ngƣời đứng nghiêm, đƣa 2 tay sang ngang song song

mặt đất, lòng bàn tay úp – hạ thấp trọng tâm sử dụng lực nhóm cơ chân bật

nhảy lên cao tách tay sang 2 bên bắt vào xà, lòng bàn tay hƣớng vào trong

(ngón cái phía trên, 4 ngón còn lại ở phía dƣới). Cơ thể lúc này đƣợc treo trên

xà bởi trục của 2 vai.

2. Tạo đà lăng lên sau rồi chống : Từ tƣ thế treo động tác đƣợc thực

hiện theo 2 nhịp :

Nhịp 1: Từ tƣ thế treo, thân ngƣời thẳng,dùng sức gập hông đƣa chân ra

trƣớc – lên cao. Duỗi các ngón cơ hông, đùi, cẳng chân tạo thành đà lăng chân.

Khi hết đà lăng từ vị trí đó để thân ngƣời chuyển động tự nhiên xuống dƣới qua

phƣơng thẳng đứng dùng sức của đùi lăng chân ra sau lên cao.

Nhịp 2: Khi đà trở lại, qua vị trí thẳng đứng dƣới( thân thẳng, mũi chân

duỗi thẳng) , lăng chân theo hƣớng ra trƣớc – lên cao. Quá trình lăng tạo biên

độ lớn nhất rồi lại để cơ thể đi xuống qua phƣơng thẳng đứng, tích cực lăng

chân ra sau – lên cao. Chân lên cao mặt xà, đồng thời thực hiện đẩy tay nâng

thân lên, vai đƣa về trƣớc chuyển động thành chống, tay duỗi thẳng trƣớc khi

kết thúc đà lăng. Theo quán tính đà lăng đƣa cơ thể di chuyển về trƣớc.

3. Chuối vai: Khi thành chống, đà lăng tiếp tục ra sau, qua phƣơng thẳng

đứng, dùng sức của đùi lăng mạnh chân ra sau lên cao. Khi thân ngƣời gần đến

vị trí chuối, ngƣời tập co tay , từ từ hạ vai xuống xà, khuỷu tay mở sang bên.

Thân ngƣời khống chế thẳng. Dừng lại 3 giây ở tƣ thế chuối vai.

4. Đổ nghiêng – Tiếp đất

Page 63: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

58

Từ tƣ thế chuối vai, chống tay nghiêng ngƣời về 1 bên cơ thể sẽ từ từ đổ

ra ngoài ( Cơ thể đổ về bên nào thì buông tay đang nắm bên xà đối diện) . Khi

tiếp đất chùng gối hoãn xung, 1 tay nắm xà, 1 tay đƣa lên cao.

IV . Kỹ thuật bài liên hoàn xà lệch

1. Treo lăng tách chân vƣợt xà thấp thành treo nằm trên xà thấp

Có 2 cách thực hiện động tác :

Cách thứ nhất : Từ tƣ thế đứng, 2 tay đƣa ra sau khuỷu gối, bật rút hông

hai chân tách sang ngang đƣa về trƣớc lên cao, 2 tay bắt xà cao ( 4 ngón nhỏ

phía trên, ngón cái phía dƣới tạo thành hình vòng khuyên). Sau đó nhanh chóng

gập khớp hông, hai tay đá sang ngang, nhanh chóng khép chân trƣớc mặt nâng

hông hai chan đƣa về trƣớc thành tƣ thế treo nằm trên xà thấp.

Cách thứ hai : Từ tƣ thế treo xà cao, lăng chân ra sau thân ngƣời ƣớn

căng, vai hơi đƣa về trƣớc , mắt nhìn thẳng. Sau đó nhanh chóng gập khớp hông

hai tay đá sang ngang , chân chống nhanh chóng khép chân trƣớc mặt, nâng

hông. Hai chân đƣa về trƣớc thành tƣ thế treo nằm trên xà thấp.

2. Ke thân

Từ tƣ thế treo nằm trên xà thấp, thân ngƣời ƣỡn căng, ổn định tƣ thế từ 2-

3s tách chân phải lên cao vuông góc với thân ngƣời, thực hiện kĩ thuật đổi tay

xoay lật thân 360o đồng thời tay trái chuyển về sau , tay nắm xà thấp thực hiện

theo các ke thân lần 1, 2 thân duỗi thẳng tạo thành 1 góc khoảng 30 – 45o so với

xà thấp từ từ hạ chân: chân trái duỗi thẳng đùi chân phải áp sát mặt nhìn thẳng,

tay phải nắm xà cao, tiếp tục thực hiện ke thân lần 2. Sau đó thu chân trái về

chống trên mặt xà thấp, dùng lực của 2 tay kết hợp với chân trái đứng lên.

3. Thăng bằng sấp

Từ tƣ thế đứng trên xà thấp tay phải nắm xà cao, quay tay trái vòng từ

dƣới lên trên ra sau 360o, đồng thời thân ngƣời và tay trái đổ về trƣớc, chân

phải duỗi hết ra sau tạo thành tƣ thế thăng bằng sấp trên xà.

- Từ tƣ thế thăng bằng sấp đƣa chân phải qua xà cao. Đổi tay thực hiện

chống mũi chân phải ra trƣớc, tay trái đƣa lên cao, mắt nhìn theo tay,đƣa chân

phải về trƣớc miết xuống dƣới ra sau tay trái nắm xà thấp thực hiện động tác tạo

Page 64: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

59

đà lăng chuỗi tay, tay phải chuyển từ xà cao xuống nắm tay xà thấp gập hông

kết khúc động tác khuỵu chân, tay trái đƣa lên cao.

V. THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU

1. Bài tập của nam ( 16 động tác)

- Động tác 1.

- Động tác 2.

- Động tác 3.

Page 65: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

60

- Động tác 4.

- Động tác 5.

- Động tác 6.

- Động tác 7.

- Động tác 8.

- Động tác 9.

Page 66: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

61

- Động tác 10.

- Động tác 11.

- Động tác 12.

- Động tác 13.

- Động tác 14

-

-

-

- Động tác 15.

Page 67: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

62

- Động tác 16.

2. Bài tập của nam

- Động tác 1.

- Động tác 2.

- Động tác 3.

- Động tác 4.

-

-

-

- Động tác 5.

Page 68: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

63

-

- Động tác 6.

Động tác 7.

- Động tác 8.

- Động tác 9.

- Động tác 10.

Page 69: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

64

- Động tác 11.

- Động tác 12.

- Động tác 13.

- Động tác 14.

- Động tác 15.

Page 70: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

65

Động tác 16.

CHƢƠNG 2. MÔN ĐIỀN KINH

Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, đƣợc ƣa chuộng và phổ biến

rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một

vị trí quan trọng trong chƣơng trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc

tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại.

I. KHÁI NIỆM

Điền kinh là một môn thể thao đa dạng, nó bao gồm các nội dung: đi bộ,

chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh, từ chính thức đƣợc dùng ở

nƣớc ta, thực chất là một từ Hán – Việt dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện

và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đƣờng chạy (kinh). Nó có nghĩa tƣơng ứng với

từ Aletic trong tiến Hy Lạp cổ, Athletics trong tiếng Anh. Một số ít nƣớc trên thế

giới (Nga, Bungari…) còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt với môn cử tạ

“Điền kinh nặng”.

II. PHÂN LOẠI MÔN ĐIỀN KINH

Điền kinh đƣợc phân loại theo hai cách chủ yếu sau:

- Cách thứ nhất: phân loại theo nội dung.

Page 71: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

66

Điền kinh đƣợc chia thành 5 nội dung chính gồm: đi bộ - chạy – nhảy – ném

đẩy và nhiều môn phối hợp.

- Cách thứ hai: phân loại theo tính chất hoạt động

Dựa theo tính chất hoạt động của môn điền kinh, ngƣời ta phân thành: Hoạt

động có chu kỳ (gồm đi bộ và chạy) và hoạt động không có chu kỳ (gồm các môn

nhảy – ném đẩy và nhiều môn phối hợp).

Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể đƣợc phân biệt theo cự ly

hoặc theo đặc điểm vận động.

1. Đi bộ thể thao:

Cự ly tập luyện và thi đấu từ 3-50km là những môn thi trong các đại hội thể

thao.

2. Chạy:

2.1 Chạy trong sân vận động:

- Chạy cự ly ngắn: bao gồm các cự ly từ 20m đến 400m. Trong đó: chạy

100m,

200m, 400m là các môn thi trong các đại hội thể thao Olympic.

- Chạy cự ly trung bình: bao gồm các cự ly từ 500m đến 2.000m. Trong đó,

các môn chạy 800m đến 1.500m là các môn thi của đại hội thể thao Olympic.

- Chạy cự ly dài: bao gồm các cự ly từ 3.000m đến 30.000m. Trong đó, các

môn chạy 3.000m (nữ), 5.000m và 10.000m (nam) là các môn thi của đại hội thể

thao Olympic.

2.2 Chạy trên địa hình tự nhiên:

Chạy trên địa hình tự nhiên có thể từ 500m đến 50.000m. Trong đó, môn

chạy Marathon (42.195m) là môn thi trong đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra, các

cuộc thi chạy việt dã, chạy Marathon còn đƣợc tổ chức riêng cho các khu vực hoặc

các quốc gia trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Điền kinh nghiệp dƣ quốc tế.

2.3 Chạy vượt chướng ngại vật: chạy vƣợt chƣớng ngại vật bao gồm chạy

vƣợt rào từ 80m đến 400m và chạy 3.000m vƣợt chƣớng ngại. Trong đó, các môn

chạy vƣợt rào 100m (nữ), 110m (nam), 200m và 400m rào, 3.000m vƣợt chƣớng

ngại vật là những môn thi đấu trong đại hội thể thao Olympic.

2.4 Chạy tiếp sức: chạy tiếp sức bao gồm: chạy tiếp sức cự ly ngắn (từ 50m

đến 400m), tiếp sức cự ly trung bình (từ 800m đến 1.500m) và chạy tiếp sức hỗn

Page 72: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

67

hợp (800m + 400m + 200m + 100m; 400m + 300m + 200m + 100m…). Trong đó,

các môn chạy tiếp sức 4 x 100m và 4 x 400m là các môn thi của đại hội thể thao

Olympic.

3. Nhảy:

Bao gồm các môn: nhảy xa, nhảy 3 bƣớc, nhảy cao, nhảy sào. Các môn này

đều có trong chƣơng trình thi đấu của đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra, còn có

các môn nhảy xa, nhảy cao không đà (tại chỗ nhảy xa, nhảy cao) đƣợc dùng để tập

luyện và kiểm tra thể lực.

4. Ném đẩy:

Ném đẩy bao gồm các môn: ném bóng, ném lựu đạn, ném đĩa, ném lao, ném

tạ xích và đẩy tạ. Trong đó, ném lao, ném đĩa, ném tạ xích và đẩy tạ là những môn

thi của đại hội thể thao Olympic.

5. Nhiều môn phối hợp:

Là nhóm môn có nhiều môn phối hợp trong thi đấu và đánh giá thành tích

bằng cách cộng điểm các nội dung thi đấu với nhau. Có thể có 3, 4, 5, 7 và 10 môn

phối hợp, trong đó 7 môn phối hợp của nữ (chạy 100m rào, đẩy tạ, nhảy cao, chạy

200m, nhảy xa, ném lao, chạy 800m) và 10 môn phối hợp của nam (chạy 100m,

nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 400m, chạy 110m rào, ném đĩa, nhảy sào, ném lao

và chạy 1.500m) là những môn thi chính thức trong đại hội thể thao Olympic.

III. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH

1. Nguồn gốc hình thành và phát triển môn điền kinh:

- Đi bộ, chạy, nhảy, ném là hoạt động tự nhiên của con ngƣời. Từ thời đại

nguyên thủy ngƣời ta đã biết sử dụng các hoạt động tự nhiên nhƣ: chạy, nhảy, ném

để làm phƣơng tiện sinh sống và tự vệ, dần dần hình thành các trò chơi vận động,

các cuộc thi đấu và nó thu hút mọi ngƣời tập luyện.

- Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến các bài tập điền kinh chiếm vị

trí quan trọng trong việc rèn luyện thể lực và kỹ thuật chiến đấu. Bài tập điền kinh

đƣợc loài ngƣời sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Lịch sử phát triển của nó đƣợc ghi

nhận trong cuộc thi đấu chính thức vào năm 776 trƣớc Công nguyên (còn gọi là

Olympic cổ đại,trong thi đấu gồm 5 môn: chạy rào, ném đĩa, ném lao, chạy dài và

Page 73: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

68

môn vật, đều là những môn có trong đời sống và chiến tranh. Olympic kéo dài

1.000 năm thì bị hủy bỏ).

- Trong chế độ tƣ bản, điền kinh đƣợc phát triển và hiện đại dần. Năm 1837,

tại thành phố Legpi (Anh) cuộc thi đấu 2 km đầu tiên đƣợc tổ chức.

- Từ năm 1851, các môn chạy tốc độ, vƣợt chƣớng ngại vật, nhảy xa, nhảy

cao, ném vật nặng đƣợc đƣa vào thi đấu ở các trƣờng đại học Oxfo, Kemboria của

Anh.

- Từ năm 1886 – 1888, môn điền kinh đƣợc đƣa vào chƣơng trình thi đấu ở

nhiều nƣớc: Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Na Uy…

- Năm 1896, việc khôi phục truyền thống của đại hội thể thao Olympic tại

Aten (Hy Lạp). Môn điền kinh trở thành nội dung chủ yếu trong chƣơng trình Thế

vận hội.

- Năm 1912, Liên đoàn điền kinh nghiệp dƣ quốc tế IAAF (International

Amateur Athletic Federation) ra đời. Đây là tổ chức tối cao lãnh đạo phong trào

điền kinh toàn thế giới. Hiện nay có 209 thành viên là các Liên đoàn điền kinh

quốc gia ở các Châu lục, trong đó có Liên đoàn điền kinh Việt Nam. HIện nay, trụ

sở của Liên đoàn điền kinh nghiệp dƣ quốc tế đặt tại Monaco.

- Thành tích môn điền kinh ngày một phát triển và vƣơn tới đỉnh cao, bên

cạnh là sự hoàn thiện của các bài tập điền kinh, nhờ các nhà khoa học đã luôn tìm

ra phƣơng pháp huấn luyện và cải tiến kỹ thuật nhƣ: trƣớc kia kỹ thuật nhảy cao là

kiểu “cắt kéo”, nay đã có đổi mới là kiểu nhảy “lƣng qua xà” thành tích cao hơn

kiểu “cắt kéo”…Đồng thời cũng nhờ vào phƣơng tiện tập luyện thay đổi nhƣ:

đƣờng chạy trƣớc kia là đƣờng đất nay đã có đƣờng chạy là đƣờng nhựa tổng hợp,

trƣớc kia khu vực rơi của nhảy cao làm bằng cát nay đã có nệm mút xốp…Luật lệ

thi đấu cũng thay đổi theo tiến độ kỹ thuật nhƣ: kích thƣớc, góc độ sân bãi, trọng

lƣợng của dụng cụ…cũng thay đổi.

2. Sơ lược phát triển điền kinh Việt Nam:

Trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nƣớc và giữ nƣớc của

dân tộc Việt Nam, tổ tiên chúng ta đã rất quen thuộc với các hoạt động đi bộ, chạy,

nhảy, ném d9ey63. Lịch sử đã ghi nhận một chiến công, dƣới sự lãnh đạo của vị

anh hùng dân tộc Quang Trung, hàng chục vạn quân Tây Sơn đã hành quân thần

Page 74: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

69

tốc ba ngày đêm từ Phú Xuân (Bình Định) đến Thăng Long đánh tan quân Thanh

xâm lƣợc, giành độc lập cho Tổ quốc.

Động lực phát triển môn điền kinh đã tiềm ẩn trong lịch sử sinh tồn, dựng

nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam.

Trong thời gian dài thực dân Pháp đô hộ nƣớc ta, đƣơng nhiên môn điền

kinh phát triển rất chậm và yếu ở cả Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Theo tờ báo

“Tƣơng lai Bắc kỳ” (bằng tiếng Pháp), cuộc thi đấu điền kinh đầu tiên tại Hà Nội

vào tháng 4/1925 bao gồm 9 môn (chạy 100m, 110m rào, 400m, 1.500m, nhảy cao,

nhảy sào, đẩy tạ, ném đĩa, phóng lao). Thành tích thi đấu còn rất thấp nhƣ: chay

100m nam 11,3 giây, chạy 1.500m nam 4 phút 56 giây 4, đẩy tạ nam 10,45m…

Qua nhiều năm chiến đấu gian khổ dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam, dân tộc ta đã giành đƣợc độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên

ngôn Độc lập, khai sinh nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, mở

ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta. Nhƣng ngay sau đó, thu757c dân

Pháp đã quay trở lại xâm lƣợc. Dƣới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và

Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), toàn quân, toàn dân

ta đã tiến hành 9 năm kháng chiến. Từ năm 1945 – 1954, kế tục truyền thống hào

hùng của tổ tiên, một lần nữa các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy nhƣ một

động lực phát triển môn điền kinh trong tƣơng lai, lại đƣợc vận dụng nhiều trong

chiến tranh giữ nƣớc.

Từ tháng 10/1954 đến tháng 5/1975, do âm mƣu chia cắt của đế quốc Mỹ,

miền Bắc nƣớc ta trở thành hậu phƣơng lớn và miền Nam nƣớc ta trở thành tiền

tuyến lớn cùng chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giành độc lập, hòa

bình, thống nhất đất nƣớc. Trong thời kỳ này, ở miền Nam nƣớc ta, môn điền kinh

vẫn đƣợc phát triển, tuy tốc độ chậm và ít đƣợc chú trọng nhƣ môn bóng đá,

Tennis…Tuy vậy, so với thời kỳ Pháp đô hộ nƣớc ta, nội dung thi đấu điền kinh đã

phong phú hơn, bao gồm hầu hết các môn thi đấu quy định trong đại hội thể thao

Olympic quốc tế. Sự phát triển hạn chế của môn điền kinh, cũng nhƣ nhiều môn

thể thao khác ở miền Nam là do hầu nhƣ không có cán bộ, huấn luyện viên đƣợc

đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học thể dục thể thao trở lên. Trong thời kỳ lịch sử

này, ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm phát triển

thể dục thể thao, mặc dù kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn và chiến tranh phá

Page 75: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

70

hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt (từ năm 1964 – 1972). Phong trào tập luyện

môn điền kinh trong nhân dân đƣợc phát triển tƣơng đối rộng rãi. Các phong trào

“chảy, nhảy, bơi, bắn, võ”, “Rèn luyện chạy vì miền Nam ruột thịt…đƣợc nhân

dân hƣởng ứng không phải chỉ để tăng cƣờng sức khỏe mà còn để tăng cƣờng ý chí

chiến dấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Ở miền Bắc nƣớc ta đã thành lập đội

tuyển điền kinh quốc gia “chuyên nghiệp” (có bậc lƣơng Nhà nƣớc và các tiêu

chuẩn khác) tại “Trƣờng huấn luyện kỹ thuật quốc gia” (nay là “Trung tâm huấn

luyện thể thao quốc gia I”). Ở Hà Nội, Hải Phòng, Năm Định, Lạng Sơn, Thanh

Hóa, Quảng Bình, Quảng Ninh và nhiều tỉnh khác đều có đội tuyển điền kinh

“chuyên nghiệp”. Một số ngành nhƣ Quân đội, Đƣờng sắt…cũng có những vận

động viên “chuyên nghiệp” điền kinh. Hầu hết các đội điền kinh đều quan tâm đào

tạo vận động viên trẻ kế cận. Chính vì vậy, từ khoảng 1959 – 1969, hàng năm đều

có từ 3 – 5 cuộc thi đấu điền kinh của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành

tích các môn điền kinh có trong chƣơng trình thi đấu tại Đại hội thể thao Olympic

quốc tế đều đƣợc nâng lên rõ rệt trong giai đoạn này, hơn hẳn những giai đoạn

trƣớc đây và hơn thành tích ở miền Nam dƣới chính quyền cũ. Điền kinh đƣợc đƣa

vào chƣơng trình giảng dạy thể dục thể thao ở các trƣờng học, nhƣ một nội dung

giáo dục quan trọng. Điền kinh là một trong những nội dung chủ yếu trong chƣơng

trình đào tạo ở các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp thể dục thể thao của nƣớc

Việt Nam Dân chủ Công hòa.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, từ tháng 5/1975 đến

nay, trong điều kiện tổ quốc hòa bình, độc lập, môn điền kinh tiếp tục đƣợc phát

triển mạnh hơn so với các giai đoạn trƣớc đây. Nhiều ngƣời tự rèn luyện thân thể

bằng tập đi bộ, tập chạy chậm. Chƣơng trình giáo dục thể dục thể thao nói chung

và môn điền kinh nói riêng đã đƣợc cải tiến trong các trƣờng học. Sau Đại hội

Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, Đảng và Chính phủ ta đƣa đất nƣớc vào

công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách “mở cửa” muốn làm bạn với tất cả các

nƣớc vì hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại. Trong công cuộc đổi mới, chúng ta

đã đạt đƣợc những thắng lợi to lớn về khinh tế - xã hội, ngoại giao…từ đó, môn

điền kinh có thêm điều kiện, vận hội phát triển mới. Chúng ta đã có nhiều dịp tiếp

xúc thi đấu quốc tế, Châu Á, Đông Nam Á nhằm thực hiện chính sách đối ngoại

Page 76: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

71

của Đảng và Nhà nƣớc ta, đồng thời nâng cao thành tích, đem lại vinh dự cho dân

tộc ta. Môn điền kinh lả một trong số ít môn thể thao giành đƣợc một số huy

chƣơng trong các Đại hội thể thao Đông Nam Á gần đây và trong một số cuộc thi

đấu điền kinh Châu Á, Quốc tế.

NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT MỘT SỐ MÔN ĐIỀN KINH

Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các động tác rất phong phú, đa dạng

và gần gũi với những hoạt động tự nhiên của con ngƣời (đi bộ, chạy, nhảy, ném

đẩy…), vì vậy, khi thực hiện chúng dƣới dạng các bài tập không mấy khó khăn,

ngay cả đối với các vận động viên mới tham gia tập luyện. Song để đạt thành tích

cao, các vận động viên (VĐV) cần phải có sự hoàn thiện kỹ thuật.

Hoàn thiện kỹ thuật, thông thƣờng đƣợc hiểu là phƣơng pháp thực hiện động

tác thể thao một cách hợp lý và có hiệu quả nhất để đạt thành tích cao.

Kỹ thuật các môn điền kinh cần phải hợp lý về phƣơng diện sinh cơ học

(phƣơng hƣớng, biên độ, nhịp điệu, tốc độ động tác…), phải thuận lợi nhất cho các

vận động viên thể hiện sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ linh hoạt trong các khớp,

phải tối ƣu về mặt chức năng tâm lý.

Một động tác toàn vẹn nhƣ chạy, nhảy, ném có thể chia thành các giai đoạn

(thí dụ nhƣ chạy đà, giậm nhảy,…). Mỗi giai đoạn lại gồm nhiều bộ phận cấu

thành (thí dụ nhƣ bƣớc đà…) và các thời điểm xác định những tƣ thế riêng của cơ

thể VĐV (thí dụ nhƣ thời điểm kết thúc đạp sau trong chạy…).

I. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CHẠY

Chạy là phƣơng pháp di chuyển tự nhiên của con ngƣời, là dạng phổ biến

nhất trong các bài tập thể lực và đƣợc sử dụng rộng rãi trong hầu hết các môn thể

thao.

Page 77: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

72

1. Sự giống nhau và khác nhau trong một chu kỳ đi và chạy

Cũng nhƣ đi bộ, Chạy là một hoạt động có chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm hai

bƣớc. Nhƣng chạy khác với đi bộ ở chỗ, trong một chu kỳ chạy có hai thời kỳ bay

và trong chạy: tốc độ, biên độ hoạt động lớn hơn đi bộ

2. Ảnh hưởng của nội và ngoại lực đối với trọng tâm cơ thể trong quá trình

chạy:

Trong chạy, khi ở thời kỳ chống tựa, trọng tâm cơ thể di chuyển về trƣớc.

Lúc chống trƣớc tốc độ hơi giảm và lúc đạp sau tốc độ lại tăng lên. Tốc độ chạy

càng lớn thì phản lực chống trƣớc càng mạnh, sự kìm hãm tốc độ nằm ngang càng

nhiều. Vì thế, khi đặt chân chống trƣớc, vận động viên cần chủ động đặt gần với

điểm dọi của trọng tâm cơ thể và thực hiện động tác miết bàn chân từ trƣớc ra sau.

Động tác đạp sau đƣợc bắt đầu khi hình chiếu của trọng tâm cơ thể đi qua

điểm chống và kết thúc lúc chân rời đất. Để tăng cƣờng hiệu quả đạp sau, vận động

viên cần đạp nhanh, mạnh, đúng hƣớng, duỗi hết các khớp và đạp với góc độ thích

hợp. Trong chạy cự ly trung bình và dài, góc đạp sau thƣờng từ 50 – 55 độ (Hình

1). Trong lúc bay, ngƣời chạy không tăng đƣợc tốc độ vì hoạt động của cơ thể lúc

này không tạo nên đƣợc phản lực chống, vì thế rút ngắn thời gian bay càng nhiều

Hình 1.

Page 78: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

73

thì tốc độ chạy càng tăng. Biên độ động tác đánh tay phụ thuộc vào tốc độ chạy,

tốc độ càng cao, biên độ đánh tay càng lớn. Hoạt động chéo nhau giữa tay và chân

khi chạy làm cho trọng tâm cơ thể đỡ bị dao động sang hai bên, giữ đƣợc thăng

bằng và kéo dài bƣớc chạy.

Khi chạy trên đƣờng vòng, do xuất hiện lực ly tâm nên kỹ thuật có thay đổi.

Tốc độ chạy trên đƣờng vòng càng lớn thì lực ly tâm càng mạnh và độ nghiêng

thân ngƣời vào phía trong càng nhiều.

Sự dao động lên xuống của trọng tâm cơ thể trong chạy có thể lên tới 40 cm.

Vị trí cao nhất của trọng tâm là trong giai đoạn bay và thấp nhất là trong thời gian

chống tựa khi thẳng đứng. Việc dao động của trọng tâm cơ thể trong khi chạy có

ảnh hƣởng xấu đến tốc độ chạy, vì thế ngƣời tập cần cố gắng hạn chế sự dao động

này tới mức thích hợp.

II. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN NHẢY

1. Định nghĩa và đặc điểm kỹ thuật các môn nhảy

Nhảy là phƣơng pháp vƣợt qua chƣớng ngại vật. Trong các môn nhảy có

môn vƣợt qua chƣớng ngại vật nằm ngang nhƣ nhảy xa, nhảy 3 bƣớc, nhƣng có

môn vƣợt qua chƣớng ngại vật thẳng đứng nhƣ nhảy cao, nhảy sào. Các môn nhảy

là hoạt động không có chu kỳ, bao gồm nhiều động tác liên kết với nhau một cách

chặt chẽ và phức tạp từ chạy lấy đà, giậm nhảy, bay trên không và kết thúc là rơi

xuống đất. Đặc điểm chung của các môn nhảy là cần phải kéo dài khoảng cách bay

trên không do nỗ lực của ngƣời nhảy trong lấy đà và giậm nhảy tạo nên. Quỹ đạo

của trọng tâm cơ thể trong lúc bay phụ thuộc vào từng môn nhảy (phụ thuộc vào

tốc độ chạy đà, lực giậm nhảy và góc độ giậm nhảy). Ngƣời ta chia kỹ thuật các

môn nhảy ra thành bốn giai đoạn chính:

- Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy.

- Giậm nhảy.

- Bay trên không.

- Rơi xuống đất.

2. Chạy lấy đà và chuẩn bị giậm nhảy:

Giai đoạn này tính từ khi bắt đầu chạy đà đến khi đặt chân vào chỗ giậm

nhảy. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tạo tốc độ nằm ngang cần thiết và chuẩn bị tốt

cho động tác giậm nhảy. Tƣ thế chuẩn bị của ngƣời nhảy trƣớc khi chạy đà có thể

Page 79: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

74

khác nhau nhƣng phải ổn định và trở thành thói quen. Tốc độ chạy phải tăng tới

mức thích hợp và đạt cao nhất ở bƣớc cuối cùng trƣớc khi giậm nhảy. Trừ môn

nhảy cao, còn nói chung cơ cấu của chạy đà là gần giống nhƣ trong chạy ngắn.

Nhƣng trong từng môn nhảy tính chất tăng tốc độ, nhịp điệu và chiều dài các bƣớc

cũng có những đặc điểm riêng. Trong giai đoạn cuối cùng của chạy đà, vì phải

chuẩn bị giậm nhảy, nên nhịp điệu và tần số bƣớc, nhất là ba, bốn bƣớc cuối cùng

có sự thay đổi thích hợp với từng môn nhảy.

3. Giậm nhảy:

Giai đoạn này tính từ khi đặt chân vào chỗ giậm nhảy đến khi chân giậm rời

khỏi mặt đất. Đặt chân vào chỗ giậm nhảy phải nhanh, mạnh, đồng thời chân chạm

đất gần nhƣ thẳng, sau đó co lại hoãn xung để chuẩn bị khi duỗi ra có hiệu quả

hơn. Chân đặt vào chỗ giậm nhảy phải luôn luôn ở phía trƣớc điểm dọi của trọng

tâm cơ thể. Khoảng cách này lớn nhất trong nhảy cao, còn các môn khác ngắn hơn.

Chân giậm nhảy đƣa về trƣớc càng nhiều, khoảng cách từ điểm đặt chân đến điểm

dọi của trọng tâm cơ thể càng xa thì khả năng chuyển từ tốc độ nằm ngang sang tốc

độ thẳng đứng càng cao Nhiệm vụ của giậm nhảy là thay đổi phƣơng chuyển động

của trọng tâm cơ thể phù hợp với mục đích của từng môn nhảy. Sau khi đặt chân

vào chỗ giậm nhảy, do ảnh hƣởng của quán tính và trọng lực, chân giậm gập lại ở

khớp gối, khớp hông và cả thân trên cũng hơi ngả về trƣớc. Do sự gập lại, trọng

tâm thân thể xích lại gần điểm chống tựa, và khi giậm nhảy trọng tâm thân thể lại

tách xa khỏi điểm chống. Trong lúc này chân giậm hoạt động nhƣ một đòn bẩy tạo

điều kiện cho lực ly tâm xuất hiện làm thay đổi phƣơng chuyển động của trọng

tâm cơ thể. Trong các môn nhảy, góc độ gấp giữa cẳng chân và đùi khoảng 135 –

140 độ, để giảm chấn động, nhƣng nếu gấp quá nhiều thì những cơ duỗi chân

giậm sẽ bị kéo căng ra quá làm ảnh hƣởng đến hiệu quả bật lên khi giậm nhảy.

Động tác giậm nhảy đƣợc thực hiện thông qua việc nhanh chóng duỗi các

khớp. Lúc đầu là duỗi khớp hông, khớp gối rồi khớp cổ chân. Lúc ngƣời nhảy

vƣơn thẳng ngƣời lên, có hai lực xuất hiện. Hai lực này bằng nhau về độ lớn, cùng

phƣơng nhƣng ngƣợc chiều. Khi ngƣời nhảy vƣơn ngƣời lên, áp lực ở điểm tựa

tăng lên, khi thân ngƣời vƣơn thẳng hoàn toàn thì áp lực ở điểm tựa giảm xuống

bằng không và tốc độ bay lên đạt mức tối đa. Nhƣ vậy chứng tỏ rằng động tác

Page 80: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

75

vƣơn thẳng ngƣời tạo ra tốc độ bay ban đầu và là cơ sở để nâng thân ngƣời lên theo

quán tính.

Tốc độ bay ban đầu của ngƣời nhảy phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn của phản

lực khi giậm nhảy, hay nói cách khác, phụ thuộc vào sức mạnh do cơ sản sinh ra và

khoảng cách trọng tâm cơ thể di chuyển từ tƣ thế thấp nhất ban đầu đến tƣ thế cao

nhất khi kết thúc giậm nhảy. Sức mạnh tƣơng đối (sức mạnh trên 1kg trọng lƣợng

cơ thể) có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giậm nhảy. Sức mạnh tƣơng đối

càng lớn, năng lực giậm nhảy càng cao. Động tác đá lăng chân và đánh lăng tay

cũng có tác dụng hổ trợ cho động tác giậm nhảy, làm cho tốc độ giậm nhảy tăng

lên. Tùy thuộc vào đặc điểm từng môn mà góc độ giậm nhảy có sự khác nhau. Góc

độ này đƣợc xác định bởi độ nghiêng của chân giậm so với mặt đất lúc kết thúc

động tác giậm nhảy.

4. Bay trên không:

Giai đoạn này tính từ khi chân giậm rời khỏi mặt đất đến khi một bộ phận cơ

thể bắt đầu tiếp xúc với mặt đất. Nhiệm vụ của giai đoạn này là hợp lý mọi hoạt

động trong khi bay để nâng cao hiệu quả qua xà (đối với nhảy cao, nhảy sào) và

giữ thăng bằng tạo điều kiện cho ngƣời nhảy với xa chân về trƣớc để đạt thành tích

cao nhất (đối với nhảy xa, nhảy ba bƣớc). Sau khi chân giậm rời khỏi mặt đất,

trọng tâm thân thể di chuyển theo một đƣờng bay (quỹ đạo) nhất định. Đƣờng bay

này phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu, góc độ bay và lực cản không khí. Góc độ

bay đƣợc tạo nên bởi tốc độ nằm ngang và tốc độ thẳng đứng của cơ thể lúc kết

thúc giậm nhảy. Trong nhảy cao, tốc độ nằm ngang phần lớn đƣợc chuyển thành

tốc độ thẳng đứng, vì vậy góc độ bay lớn (khoảng 60 - 65 độ). Trong nhảy xa, tốc

độ nằm ngang lớn hơn tốc độ thẳng đứng do đó góc độ bay nhỏ hơn (khoảng 23 –

26 độ ). Sau khi giậm nhảy, cơ thể bay lên theo một góc nào đó song do ảnh hƣởng

của trọng lực nên cơ thể đồng thời di chuyển xuống 10dƣới với gia tốc 9,8m/giây.

Vì vậy, nửa đầu đƣờng bay tốc độ bay lên chậm dần đều còn nửa sau đƣờng bay

tốc độ rơi nhanh dần đều. Trong khi bay do không có điểm tựa, nên mọi hoạt động

của ngƣời nhảy không thể làm thay đổi quỹ đạo bay mà chỉ có tác dụng giữ thăng

bằng hoặc làm thay đổi tƣ thế thân ngƣời và các bộ phận khác nhau của cơ thể so

với tổng trọng tâm cơ thể .

Page 81: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

76

Lúc này sự di chuyển của trọng tâm một bộ phận cơ thể nào đó sẽ gây ra

hoạt động di chuyển bù trừ ở các bộ phận khác theo hƣớng ngƣợc lại. Sự hoạt động

này đƣợc xác định theo công thức:

P.L

X =

B-P

Trong đó:

X: Là khoảng cách di chuyển bù trừ ở các bộ phận khác của cơ thể theo

hƣớng ngƣợc lại.

B: Là trọng lƣợng ngƣời nhảy.

P: Là trọng lƣợng của bộ phận cơ thể di chuyển.

L: Là khoảng cách di chuyển của trọng tâm bộ phận cơ thể.

Ví dụ: Một ngƣời nhảy xa có trọng lƣợng 50kg, trong khi bay tay đánh từ

trên cao xuống dƣới và trọng tâm tay di chuyển với khoảng cách 50cm và trọng

lƣợng tay là 5kg, thì khoảng cách bù trừ của chân khi đƣa lên cao sẽ là:

5.50

= 5.5 cm

50 – 5

5. Rơi xuống đất:

Giai đoạn này tính từ khi một bộ phận đầu tiên của cơ thể chạm đất đến lúc

chuyển động của thân ngƣời hoàn toàn dừng lại. Trong nhảy cao và nhảy sào, giai

đoạn rơi xuống đất chỉ có nhiệm vụ là đảm bảo an toàn cho ngƣời nhảy, nhƣng

trong nhảy xa và nhảy ba bƣớc nó còn có tác dụng giữ và nâng cao thành tích. Vì

vậy, trong giai đoạn này, ngƣời nhảy phải làm sao tận dụng hết đƣớng bay của

trọng tâm cơ thể và cố gắng với chân xa về phía trƣớc

III. KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN

Chạy cự ly ngắn đƣợc chia một cách quy ƣớc thành 4 giai đoạn: xuất phát,

chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích.

1. XUẤT PHÁT:

Trong chạy ngắn ngƣời ta áp dụng cách xuất phát thấp vì kỹ thuật này giúp

vận động viên bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt đƣợc tốc độ cực đại trong

Page 82: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

77

khoảng thời gian ngắn. Để xuất phát nhanh, ngƣời ta sử dụng bàn đạp xuất phát,

bàn đạp xuất phát bảo đảm cho vận động viên có điểm tỳ vững chắc để đạp sau, sự

ổn định khi đặt chân. Có 3 cách bố trí bàn đạp xuất phát cơ bản.

- Cách “thông thƣờng”: bàn đạp trƣớc đặt cách vạch xuất phát 1 – 1.5 bàn

chân, còn bàn đạp sau cách bàn đạp trƣớc một khoảng bằng độ dài cẳng chân (gần

2 bàn chân).

- Cách “kéo dãn”: vận động viên rút ngắn khoảng cách giữa hai bàn đạp

xuống còn một bàn chân hoặc ít hơn. Khoảng cách từ bàn đạp trƣớc đến vạch xuất

phát gần 2 bàn chân (khoảng cách này đƣợc kéo dãn).

(Hình 2.)

0- Cách “làm gần”: khoảng cách giữa 2 bàn đạp đƣợc rút ngắn lại còn một

bàn chân hoặc nhỏ hơn, song khoảng cách từ vạch xuất phát đến bàn đạp trƣớc chỉ

còn khoảng 1 – 1.5 bàn chân (nhƣ vậy khoảng cách từ bàn đạp sau đến vạch xuất

phát đƣợc làm gần lại). Việc đặt bàn đạp xuất phát gần nhau bảo đảm sự nổ lực

đồng thời của cả hai chân khi bắt đầu chạy và tạo cho ngƣời chạy gia tốc lớn hơn ở

những bƣớc đầu. Song vị trí gần nhau của hai bàn chân và việc hầu nhƣ đạp sau

đồng thời của chúng gây trở ngại cho việc chuyển đến đạp sau luân phiên của từng

chân ở những bƣớc tiếp theo. Mặt tựa của bàn chân trƣớc nghiêng dƣới góc 45 –

Page 83: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

78

50 độ ; mặt tựa của bàn đạp sau từ 60 - 80 . Góc nghiêng của mặt tựa bàn đạp thay

đổi tùy thuộc vào khoảng cách đến vạch xuất phát. Khi bàn đạp đƣợc đặt gần vạch

xuất phát thì góc nghiêng mặt tựa bàn đạp giảm đi, còn khi kéo xa khỏi vạch xuất

phát thì góc nghiêng tăng lên. Khoảng cách giữa hai bàn đạp và việc đặt bàn đạp

xa hay gần vạch xuất phát tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể vận động viên, trình độ

phát triển các tố chất nhanh, mạnh và những tố chất khác của họ.

Theo hiệu lệnh “vào chỗ”, vận động viên chạy tiến ra trƣớc hai bàn đạp,

ngồi xuống và chống tay về phía trƣớc vạch xuất phát. Từ thƣ thế này, vận động

viên chuyển chân từ phía trƣớc ra phía sau, lần lƣợt tỳ bàn chân lên mặt tựa bàn

đạp trƣớc rồi đến bàn đạp sau. Hai mũi giầy chạy chạm mặt đƣờng hoặc hai đinh

đầu tiên tỳ xuống mặt đƣờng. Sau khi hạ gối sau xuống, vận động viên thu hai tay

về và đặt xuống sát sau vạch xuất phát. Lúc này giữa ngón cái và các ngón còn lại

để sát nhau tạo thành vòm. Hai tay duỗi thẳng tự nhiên, chống tỳ trên đất ở độ rộng

bằng vai. Thân trên thẳng, đầu duỗi thẳng so với thân trên và trọng lƣợng cơ thể

đƣợc phân đều giữa hai tay, chân chống trƣớc và đầu gối chân sau.

Theo lệnh “sẵn sàng”, vận động viên hơi duỗi chân, gối chân đặt sau tách

khỏi mặt đƣờng làm trọng tâm hơi chuyển lên trên và ra trƣớc. Lúc này, trọng

lƣợng cơ thể dồn trên hai tay và chân chống trƣớc, hình chiếu của trọng tâm cơ thể

trên đất phải cách vạch xuất phát từ 15 – 20 cm. Hai đế giầy tỳ sát vào mặt tựa bàn

đạp, vùng hông nâng cao hơn vai 10 – 20 cm và lúc này hai cẳng chân gần nhƣ

song song với nhau. Trong tƣ thế “sẵn sàng”, điều cần lƣu ý là không nên dồn

trọng lƣợng cơ thể quá nhiều xuống hai tay vì điều này làm ảnh hƣởng xấu đến

thời gian hoàn thành xuất phát thấp

Trong tƣ thế “sẵn sàng”, góc gấp chân ở khớp gối có vai trò quan trọng.

Việc tăng góc này (trong giới hạn nào đó) tạo điều kiện cho đạp sau nhanh hơn.

Trong tƣ thế sẵn sàng xuất phát, góc tối ƣu giữa đùi và cẳng chân của chân tỳ trên

bàn đạp sau khoảng 115 – 138 độ . Góc giữa thân trên và đùi chân trƣớc khoảng

19 – 23 độ (V.Borzop – 1980).

Trong tƣ thế “sẵn sàng”, vận động viên không nên quá căng thẳng, gò bó.

Điều quan trọng lúc này là tập trung chú ý đợi tín hiệu xuất phát.

Khi nghe súng nổ (hay những tín hiệu xuất phát khác), vận động viên phải

đột ngột lao nhanh về trƣớc. Động tác này đƣợc bắt đầu bằng đạp mạnh hai chân

Page 84: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

79

và đánh tay nhanh. Đạp sau vào mặt tựa bàn đạp xuất phát đƣợc thực hiện đồng

thời bằng cả hai chân nhằm tạo áp lực lớn trên mặt tựa để đẩy cơ thể lao nhanh về

trƣớc, song thời gian đạp bằng cả hai chân rất ngắn. Chân sau chỉ hơi duỗi và sau

đó nhanh chóng đƣa đùi về phía trƣớc, trong khi đó, chân trƣớc đột ngột duỗi thẳng

trong tất cả các khớp

Trong bƣớc đầu tiên, góc đạp sau từ bàn đạp của những vận động viên chạy

ngắn cấp cao khoảng 42 – 50 độ , đùi chân lăng tạo với thân trên một góc gần 30

độ . Tƣ thế nêu trên giúp cho lực đạp đẩy cơ thể về trƣớc nhiều hơn, tạo điều kiện

thuận lợi cho đạp sau mạnh và giữ đƣợc độ nghiêng nói chung của cơ thể trong

những bƣớc chạy đầu tiên.

2. CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT

Để đạt đƣợc thành tích trong chạy ngắn, điều rất quan trọng trong xuất phát

là nhanh chóng đạt tốc độ gần cực đại trong giai đoạn chạy lao. Thực hiện đúng và

nhanh các bƣớc chạy từ lúc xuất phát phụ thuộc vào độ lao của cơ thể dƣới một

góc nhọn so với mặt đƣờng, cũng nhƣ vào sức mạnh, sức nhanh của vận động viên.

Bƣớc đầu tiên đƣợc kết thúc bằng việc duỗi thẳng hoàn toàn của chân đạp sau khỏi

bàn đạp trƣớc và việc nâng đùi đồng thời của chân kia lên, ta thấy rất rõ độ

nghiêng lớn khi xuất phát và việc nâng đùi chân lăng tới mức tối ƣu tạo thuận lợi

cho việc chuyển sang bƣớc tiếp theo.

(Hình 3)

Page 85: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

80

Bƣớc đầu tiên đƣợc kết thúc bằng việc tích cực hạ chân xuống dƣới – ra sau

và chuyển thành đạp sau mạnh. Động tác này thực hiện càng nhanh thì việc đạp

sau tiếp theo xảy ra càng nhanh và mạnh.

Trong một vài bƣớc chạy đầu tiên, vận động viên đặt chân trên đƣờng ở phía

sau hình chiếu của tổng trọng tâm thân thể. Ở những bƣớc tiếp theo, chân đặt trên

hình chiếu của tổng trọng tâm và sau đó thì đặt chân ở phía trƣớc hình chiếu của

tổng trọng tâm.

(Hình 4)

Cùng với việc tăng tốc độ, độ nghiêng thân trên về trƣớc của vận động viên

giảm đi và kỹ thuật chạy lao dần chuyển sang kỹ thuật chạy giữa quãng. Chạy giữa

quãng thƣờng bắt đầu từ mét thứ 25 – 30 (sau khoảng 13 – 15 bƣớc chạy), khi đạt

90 – 95% tốc độ chạy tối đa, song không có giới hạn chính xác giữa chạy lao sau

xuất phát và chạy giữa quãng. Các vận động viên cấp cao cần tính toán để đạt đƣợc

tốc độ cực đại ở mét thứ 50 – 60, còn ở trẻ em lứa tuổi 10 – 12 thì ở mét thứ 25 –

30. Các vận động viên chạy ngắn ở bất kỳ đẳng cấp và lứa tuổi nào, trong giây đầu

tiên sau xuất phát cần đạt đƣợc 55% tốc độ tối đa; trong giây thứ hai 76%; trong

giây thứ ba 91%; trong giây thứ tƣ 95% và giây thứ năm là 99%.

Page 86: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

81

Tốc độ chạy lao sau xuất phát đƣợc tăng lên chủ yếu do tăng độ dài bƣớc

chạy và một phần không nhiều do tăng tần số bƣớc. Việc tăng độ dài bƣớc chủ yếu

đến bƣớc thứ tám – thứ mƣời (bƣớc sau dài hơn bƣớc trƣớc từ 10 – 15cm), sau đó

thì độ dài bƣớc đƣợc tăng ít hơn (4 – 8cm). Việc thay đổi độ dài bƣớc đột ngột

dƣới hình thức nhảy là không tốt vì làm mất đi nhịp điệu chạy.

Cùng với việc tăng tốc độ di chuyển của cơ thể, thời gian bay trên không

tăng lên và thời gian tiếp đất giảm đi.

Tay đánh mạnh về trƣớc cũng có ý nghĩa đáng kể. Trong chạy lao sau xuất

phát, về cơ bản việc đánh tay cũng tƣơng tự nhƣ trong chạy giữa quãng song với

biên độ lớn hơn.

Ở những bƣớc đầu tiên sau xuất phát, hai bàn chân đặt xuống đƣờng hơi

tách rộng so với chạy giữa quãng. Sau đó cùng với việc tăng tốc độ, hai chân đƣợc

đặt gần hơn đến đƣờng giữa.

Nếu so sánh thành tích chạy 30m xuất phát với chạy 30m tốc độ cao của

cùng một vận động viên thì dễ dàng xác định đƣợc thời gian tiêu phí lúc xuất phát

và tăng tốc độ sau xuất phát. Ở những vận động viên chạy giỏi, mức tiêu phí trong

giới hạn từ 0.8 – 1.0 giây.

3. CHẠY GIỮA QUÃNG

Khi đạt đƣợc tốc độ cao nhất, thân trên của vận động viên chạy hơi đổ về

phía trƣớc (72 – 78 độ ). Trong một bƣớc chạy, độ nghiêng của thân trên có thể

thay đổi. Lúc đạp sau, độ nghiêng thân trên tăng lên còn trong pha bay thì lại giảm

đi. Chân đặt trên đƣờng có đàn tính và tiếp xúc với đƣờng từ phần trƣớc bàn chân

Hình 5.

Page 87: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

82

và cách hình chiếu khớp chậu – đùi trên đƣờng khoảng 33 – 43 cm. Tiếp đó chân

đƣợc gập lại ở khớp gối và cổ chân. Góc gấp ở khớp gối lớn nhất khoảng 140 –

148 độ . Khi chân chống chuyển vào tƣ thế đạp sau, chân lăng đƣợc đƣa mạnh về

trƣớc – lên trên. Việc duỗi thẳng chân đạp sau diễn ra khi đùi chân lăng nâng đủ

cao và tốc độ nâng cao của nó đƣợc giảm đi. Đạp sau đƣợc thực hiện do việc duỗi

chân chống ở khớp gối và khớp cổ chân. (Hình 5)

Trong lúc bay, đùi hoạt động càng nhanh càng tốt. Chân chống tựa khi kết

thúc đạp sau, theo quán tính hơi đƣa ra sau – lên trên, sau đó chân đƣợc gấp lại ở

khớp gối và bắt đầu chuyển nhanh đùi về trƣớc. Để giảm tác động kìm hãm tốc độ

khi đặt chân trên đƣờng, chân tiếp xúc đất ở phần trƣớc bàn chân, khi chân chống

chuyển vào tƣ thế đạp sau, chân lăng đƣợc đƣa mạnh về trƣớc – lên trên. Việc duỗi

thẳng chân đạp sau diễn ra khi đùi chân lăng nâng đủ cao và tốc độ nâng cao của

nó đƣợc giảm đi. Đạp sau đƣợc thực hiện do việc duỗi chân chống ở khớp gối và

khớp cổ chân.

Khi chạy giữa quãng, các bƣớc chạy đƣợc thực hiện thƣờng không bằng

nhau, do bƣớc của chân khỏe thƣờng dài hơn. Để chạy có nhịp điệu và tốc độ đều

hơn, nên tập để có đƣợc độ dài bƣớc nhƣ nhau của mỗi chân bằng cách lƣu ý phát

triển sức mạnh cơ chân yếu. Khi chạy trên đƣờng thẳng cần đặt mũi bàn chân

thẳng về trƣớc. Việc xoay mũi chân ra ngoài gây ảnh hƣởng xấu tới hiệu quả đạp

sau.

Cả trong chạy lao sau xuất phát cũng nhƣ chạy giữa quãng, tay gấp ở khớp

khuỷu đƣợc đánh mạnh về trƣớc – ra sau phù hợp với nhịp điệu hoạt động của

Hình 6.

Page 88: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

83

chân. Tay đánh về trƣớc hơi đƣa vào trong còn khi ra sau thì hơi ra ngoài. Góc gấp

của tay ở khớp khuỷu không cố định, khi đánh ra trƣớc tay gấp lại nhiều nhất, khi

đƣa xuống dƣới – ra sau thì hơi duỗi ra.

Các ngón tay trong khi chạy nên nắm hờ hay duỗi. Không nên duỗi thật

thẳng các ngón tay hay nắm chúng lại thật chặt. Động tác đánh tay tích cực không

đƣợc làm nâng vai lên hoặc gò vai vì đó là những dấu hiệu đầu tiên của căng thẳng

quá mức. Kỹ thuật chạy ngắn sẽ bị ảnh hƣởng xấu nếu nhƣ vận động viên không

biết thả lỏng những nhóm cơ khi nó không cần tham gia tích cực vào hoạt động.

Kết quả phát triển tốc độ chạy đáng kể phụ thuộc vào việc biết chạy nhẹ nhàng, thả

lỏng và không có những căng thẳng thừa của vận động viên.

4. VỀ ĐÍCH:

Tốc độ chạy cực đại trong cự ly 100 – 200 m cần cố duy trì cho tới cuối cự

ly, song ở khoảng 15 – 20 m cuối cùng, tốc độ thƣờng bị giảm đi từ 3 – 8%.

Chạy đƣợc kết thúc khi vận động viên dùng thân trên chạm vào mặt phẳng

thẳng đứng đi qua đƣờng đích. Để nhanh chóng chạm vào dây đích đƣợc kéo căng

ở độ cao ngang ngực, ở bƣớc chạy cuối cùng, vận động viện cần thực hiện động

tác gập thân trên đột ngột về trƣớc để chạm ngực vào dây đích. Cách này đƣợc gọi

là “đánh ngực”. (Hình 7)

Ngƣời ta còn áp dụng cả phƣơng pháp vừa gập thân trên vừa xoay để một

bên vai chạm vào dây đích. Sau khi chạm dây đích, để khỏi ngã, vận động viên cần

đặt nhanh chân lăng xa về phía trƣớc để giữ thăng bằng.

(Hình 7)

Page 89: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

84

Kỹ thuật chạm đích tốt giúp vận động viên chạm dây đích sớm hơn khi có

hai hoặc nhiều đối thủ ngang nhau muốn tranh thứ hạng nhất. Song, nếu không

quen hoặc kỹ thuật chƣa thuần thục thì nên chạy qua đích với toàn bộ tốc độ mà

không cần nghĩ tới việc thực hiện động tác về đích.

IV. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CHẠY NGẮN TRÊN CÁC CỰ LY KHÁC

NHAU

- Chạy 100m: cự ly này đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại nên vận động

viên phải xuất phát nhanh, tăng tốc độ thật nhanh trong chạy lao sau xuất phát để

có đƣợc tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới đích.

- Chạy 200m: khác với chạy 100m, vận động viên xuất phát và chạy ngay

vào đƣờng vòng ở nửa đầu cự ly. Để thuận lợi khi xuất phát, bàn đạp xuất phát

đƣợc bố trí ở mép ngoài ô chạy theo hƣớng tiếp tuyến với đƣờng vòng.

Khi chạy trên đƣờng vòng, vận động viên cần nghiêng toàn bộ cơ thể vào

phía trong để khắc phục lực ly tâm. Việc tăng độ nghiêng thân về trái – vào trong

cần thực hiện dần dần. Lúc này chân phải ở thời điểm thẳng đứng gấp ở đầu gối ít

hơn so với chân trái.

Khi chạy trên đƣờng vòng, tốt nhất nên đặt chân gần với mép đƣờng vòng và

hơi xoay bàn chân về trái.

Động tác đánh tay cũng hơi khác so với khi chạy trên đƣờng thẳng. Tay

phải hƣớng vào trong nhiều hơn còn tay trái hơi hƣớng ra ngoài. Lúc này trục vai

hơi đƣợc xoay sang trái.

Ở những mét cuối cùng của đƣờng vòng cần dần dần giảm độ nghiêng vào

trong của cơ thể để chuẩn bị chạy ra đƣờng thẳng. Khi chạy 200m, nửa đầu cự ly

nên chạy chậm hơn thành tích 100m tốt nhất trên đƣờng thẳng của mình khoảng

0.1 – 0.3 giây.

- Chạy 400m: Chạy 400m đƣợc thực hiện với cƣờng độ tƣơng đối nhỏ hơn

so với chạy 100m và 200m. Độ nghiêng của cơ thể trên đƣờng vòng cũng ít hơn;

độ dài bƣớc ngắn hơn (khoảng 7 – 8 bàn chân).

Xuất phát trong chạy 400m cũng tƣơng tự nhƣ trong chạy 200m. Sau khi

đạt đƣợc tốc độ cần thiết, vận động viên chuyển sang bƣớc chạy thoải mái và cố

gắng duy trì tốc độ đã đạt đƣợc càng lâu càng tốt.

Page 90: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

85

Cần cố gắng vƣợt qua cự ly với nhịp điệu tƣơng đối đều. Vận động viên

chạy 400m cần chạy 100m đầu tiên với thời gian chậm hơn 0.3 – 0.5 giây so với

thành tích 100m của mình; chạy 200m đầu tiên chậm hơn 1.3 – 1.8 giây so với

thành tích 200m của mình.

Kỹ thuật chạy trong khoảng 300m đầu ít thay đổi. Ở 100m cuối cùng do mệt

mỏi, kỹ thuật bị thay đổi rõ rệt. Tần số bƣớc chậm lại, độ dài bƣớc cũng giảm đi.

V. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN

Chạy cự ly ngắn bao gồm: 60m, 100m, 200m, 400m. Kỹ thuật chạy cự ly

ngắn thƣờng đƣợc tiến hành giảng dạy sau khi đã dạy kỹ thuật chạy cự ly trung

bình và dài.

Trình tự các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy đƣợc tiến hành nhƣ sau:

1. Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỹ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của

ngƣời học thông qua các biện pháp chủ yếu sau:

- Giáo viên phân tích và làm mẫu kỹ thuật.

- Cho xem phim, ảnh kỹ thuật (đúng và sai, toàn bộ và chi tiết động tác).

- Cho ngƣời học chạy lặp lại 30m – 50m, giáo viên nhận xét ƣu nhƣợc điểm

của từng ngƣời.

2. Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật chạy trên đƣờng thẳng thông qua các biện pháp

sau:

- Chạy bƣớc nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ (tăng

dần cự ly, tần số và độ dài bƣớc chạy).

- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính từ 60 – 70m.

- Tập đánh tay (đứng tại chỗ, tăng dần biên độ và tần số động tác).

- Chạy biến tốc các đoạn ngắn (40 – 60m)..

3. Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy trên đƣờng vòng với những biện pháp

sau:

- Giáo viên phân tích và làm mẫu kỹ thuật.

- Chạy trên đƣờng vòng có bán kính lớn (ô chạy thứ 5,6) sau đó thu hẹp dần

(ô chạy thứ 3, 2, 1) với tốc độ khoảng 70 – 80% tốc độ tối đa.

- Chạy tăng tốc độ từ đƣờng thẳng vào đƣờng vòng (60 – 80m).

- Chạy tăng tốc độ từ đƣờng vòng ra đƣờng thẳng (60 – 80m).

- Chạy lặp lại 200m với tốc độ 70 – 80% tốc độ tối đa.

Page 91: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

86

4. Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao thông qua các biện

pháp sau:

- Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp.

- Thực hiện động tác theo khẩu lệnh “vào chỗ”, “sẵn sàng”.

- Tự xuất phát không có khẩu lệnh.

- Xuất phát thấp với tín hiệu chạy khác nhau (tiếng hô, súng phát lệnh, tiếng

còi).

- Xuất phát thấp và chạy lao 30 – 40m.

5. Nhiệm vụ 5: Dạy chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng thông qua

những biện pháp sau:

- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính.

- Xuất phát thấp, chạy lao rồi chạy theo quán tính.

- Chạy biến tốc các đoạn ngắn (50 – 60m).

- Chạy 60m xuất phát thấp.

6. Nhiệm vụ 6: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp đầu đƣờng vòng thông qua

những biện pháp sau:

- Hƣớng dẫn cách đóng bàn đạp đầu đƣờng vòng.

- Xuất phát và chạy lao 20 - 25m đầu đƣờng vòng (vị trí xuất phát cự ly

200m, 400m).

- Chạy 200m xuất phát thấp.

7. Nhiệm vụ 7: Dạy kỹ thuật chạy về đích thông qua những biện pháp sau:

- Giới thiệu và làm mẫu kỹ thuật.

- Chạy chậm 6 – 10m làm động tác đánh đích.

- Chạy 50m làm động tác đánh đích.

8. Nhiệm vụ 8: Hoàn thiện kỹ thuật chạy cự ly ngắn thông qua những biện

pháp sau:

- Chạy 30m xuất phát thấp (lặp lại).

- Chạy 50m, 100m xuất phát thấp với toàn bộ kỹ thuật (từ 80 – 100% tốc độ

tối đa).

- Chạy 100m, 200m, 400m với toàn bộ kỹ thuật.

- Thi đấu và kiểm tra ở cự ly chính.

Page 92: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

87

VI. KỸ THUẬT NHẢY XA

Để đạt thành tích cao trong nhảy xa, vận động viên cần có tầm vóc tốt, có

trình độ cao về sức mạnh – tốc độ và nắm vững kỹ thuật nhảy (Bảng 1).

Bảng 1: MỘT VÀI CHỈ SỐ TIÊU BIỂU

Ở CÁC VẬN ĐỘNG VIÊN NHẢY XA XUẤT SẮC NHẤT

Thành tích (m) Tuổi

(năm)

cao

(cm)

Nặng

(kg)

Chạy

100m/s

Nhảy cao

(cm) k

Nam 8.32 -8.90 21 - 19 178 - 191 68 - 85 10”4 – 9”81 200 - 209 0.79- 0.83

Nữ 7.20 – 7.85 21 – 24 169-180 56-65 11”5-10”7 170-186 0.74-0.76

Ghi chú: k là hệ số kỹ thuật, thể lực đƣợc biểu thị qua tƣơng quan giữa thành

tích nhảy xa và tốc độ tối đa có đƣợc trƣớc khi giậm nhảy.

Thành tích nhảy xa (S) về cơ bản phụ thuộc vào góc bay của tổng trọng tâm

(a) khi rời đất và tốc độ bay ban đầu (V0 ). Tốc độ bay phụ thuộc nhiều vào tốc độ

đà tối đa có đƣợc trƣớc lúc giậm nhảy và lực giậm nhảy.

Về lý thuyết, độ xa của lần nhảy đƣợc tính theo công thức:

V0² sin2a

S =

g

Trong đó, S là độ xa, V0 là tốc độ bay ban đầu, a là góc bay và g là gia tốc

rơi tự do.

Để phân tích, kỹ thuật nhảy xa có thể thia thành 4 giai đoạn: chạy đà, giậm

nhảy, bay trên không và rơi xuống đất.

1. CHẠY ĐÀ

Mục đích của chạy đà là tạo ra tốc độ tối đa theo phƣơng nằm ngang trƣớc

khi giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào ván

giậm. Số bƣớc chạy đà ở các Vận động viên (VĐV) nam xuất sắc là 18 – 24

bƣớc (khoảng 38 – 48m), còn ở các VĐV nữ: 16 – 24 bƣớc (khoảng 32 – 42m). Số

Page 93: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

88

lƣợng bƣớc chạy đà tối ƣu phụ thuộc nhiều vảo trình độhuấn luyện chuyên môn về

chạy của VĐV.

Tính chuẩn xác của chạy đà phụ thuộc vào độ dài chuẩn và nhịp d0iệu thực

hiện các bƣớc chạy trong đà.

Bắt đầu chạy đà tốt cũng đóng vai trò quan trọng, vì vậy VĐV cần có tƣ thế

ban đầu và động tác ổn định. Có một vài cách bắt đầu chạy đà: đứng tại chổ, đi bộ

vài bƣớc, chạy bƣớc đệm vài bƣớc.Thông thƣờng là VĐV đứng tại chỗ, một chân

đứng vào vạch giới hạn của cự ly đà, chân kia để ở phía sau, hoặc bắt đầu chạy đà

bằng vài bƣớc đi bộ hay chạy nhẹ nhàng rồi tăng dần tốc độ. Đến khoảng giữa cự

ly đà, độ ngả của thân trên giảm dần (chỉ còn 78 - 80 độ), tăng biên độ động tác

của tay và chân. Kết thúc đà, ở những bƣớc cuối cùng, thân trên gần nhƣ thẳng

đứng. Điều rất quan trọng là phải duy trì kỹ thuật chạy đúng cho đến bƣớc đà cuối

cùng, có cảm giác về “độ nẩy” khi tiếp xúc đất và kiểm tra đƣợc các động tác của

mình.Hai phƣơng án chạy đà thƣờng đƣợc dùng là: tăng tốc độ đều trên toàn đà và

đạt tới tốc độ tối đa ở các bƣớc cuối cùng (cách này phù hợp với những ngƣời mới

tập nhảy); cố gắng chạy nhanh ngay từ đầu, duy trì tốc độ cao trên cự ly và lại cố

gắng tăng tốc độ ở cuối cự ly. Dù theo phƣơng án nào, VĐV cũng cần đạt tới tốc

độ chạy đà 9 – 10 m/giây với nữ và 10 – 11 m/giây với nam. Để giậm nhảy chính

xác ở mỗi VĐV cần xác định vạch báo hiệu 2 (nơi bắt đầu vào 4 – 6 bƣớc cuối

cùng). Nếu chạy đà không cần điều chỉnh nhịp điệu, dộ dài bƣớc chạy mà vẫn có

độ dài 4 – 6 bƣớc cuối theo dự kiến thì mới đảm bảo giậm nhảy đúng ván giậm với

tốc độ tối ƣu.

Thông thƣờng độ dài bƣớc cuối nên ngắn hơn bƣớc trƣớc đó 15 – 20 cm (nữ

là 5 – 10 cm). Tuy vậy cũng có VĐV có độ dài 2 bƣớc cuối nhƣ nhau và thậm chí

có trƣờng hợp bƣớc cuối dài hơn bƣớc trƣớc đó.

2. GIẬM NHẢY

Phần lớn các VĐV dặt bàn chân xuống ván giậm bằng gót hoặc cả bàn chân.

Tại thời điểm đặt bàn chân trên ván giậm, VĐV phối hợp toàn thân làm động tác

rời ván giậm nhảy: duỗi thẳng các khớp của chân giậm, đồng thời gập gối đƣa

nhanh đùi của chân lăng vể trƣớc – lên trên. Tay bên chân giậm vung về trƣớc –

lên trên và dừng khi cánh tay song song với mặt đất. Tay bên chân lăng gập ở

Page 94: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

89

khuỷu và đánh sang bên để nâng cao vai. Kết thúc giậm nhảy, cơ thể rời đất ở tƣ

thế bƣớc bộ trên không.

Khi giậm nhảy, lực tác động lên trọng tâm cơ thể hƣớng về trƣớc theo

phƣơng nằm ngang và chiếm 87% trong khi lực hƣớng lên trên, theo phƣơng thẳng

đứng chỉ chiếm 13%.

Khi chân giậm nhảy rời đất, tốc độ bay V của các vận động viên xuất sắc có

thể tới 9.2 - 9.6 m/giây.

3. BAY TRÊN KHÔNG

Sau khi rời đất, trọng tâm cơ thể bay theo đƣờng vòng cung. Toàn bộ các

động tác của VĐV trong lúc bay là nhằm giữ thăng bằng và tạo điều kiện thuận lợi

để rơi xuống hố cát có hiệu quả nhất.

Sự khác biệt giữa các kiểu nhảy xa chính là ở giai đoạn này. Có 3 kiểu

chính: “Ngồi”, “ƣỡn thân” và “cắt kéo”.

3.1 Kiểu “ngồi”:

Đây là kiểu đơn giản, tự nhiên nhất, phù hợp với ngƣời mới tập. Sau khi bay

ở tƣ thế “bƣớc bộ” đƣợc 1/3 – 1/2 cự ly, VĐV kéo chân giậm lên song song với

chân ở phía trƣớc (chân lăng) và nâng 2 đùi lên sát ngực. Ở tƣ thế này, thân trên

không nên gập nhiều về trƣớc. Tiếp đó, trƣớc khi rơi xuống hố cát 2 chân hầu nhƣ

đƣợc duỗi thẳng hoàn toàn đồng thời 2 cánh tay đánh thẳng xuống dƣới – về trƣớc

và ra sau. Động tác có tính chất bù trừ này tạo điều kiện tốt cho việc duỗi thẳng

chân trƣớc khi rơi xuống và giữ thăng bằng. ( Hình 8)

Page 95: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

90

(Hình 8)

3.2 Kiểu “ưỡn thân”:

Sau khi cơ thể rời đất và bay lên ở tƣ thế “bƣớc bộ”, chân lăng phía trƣớc

đƣợc hạ xuống dƣới, về sau sát cùng với chân giậm. Lúc này hai chân dƣờng nhƣ ở

phía sau, chân lăng duỗi thẳng hơn, còn chân giậm gấp ở khớp gối. Đồng thời với

việc chủ động đƣa vùng hông về trƣớc (so với tổng trọng tâm cơ thể) ngƣời nhảy

ƣỡn căng vùng thắt lƣng và ngực. Hai tay lúc này hơi gập ở khuỷu và đƣa sang

ngang hoặc đƣa sang ngang – ra sau – lên trên cũng tạo điều kiện cho việc “ƣỡn

thân” tích cực. Do “ƣỡn thân” mà các cơ ở mặt trƣớc thân đƣợc kéo dãn tạo điều

kiện cho vận động viên gập thân trên mạnh và dễ dàng đƣa chân về trƣớc xa hơn

khi rơi xuống cát. Khi rơi xuống, hai chân gấp ở khớp gối và đƣa nhanh lên trên về

trƣớc, còn hai tay đánh về trƣớc, xuống dƣới và ngƣời nhảy ở tƣ thế chuẩn bị chạm

cát. (Hình 9)

(Hình 9)

3.3 Kiểu “cắt kéo”

Ngay sau khi rời đất, hai chân làm tiếp các động tác nhƣ chạy trên không.

Hai tay duỗi thẳng (hoặc hơi co ở khuỷu) thực hiện động tác đánh vòng tròn, đuổi

nhau (lấy vai làm trục) và so le với chân, vừa hổ trợ cho động tác chân vừa để giữ

thăng bằng. Thông thƣờng có thể thực hiện 2.5 bƣớc chạy trên không, nhƣng cũng

có thể thực hiện tới 3.5 bƣớc. (Hình 10)

Kiểu nhảy này có hiệu quả hơn do duy trì đƣợc cấu trúc phối hợp của bƣớc

chạy khi chuyển từ đà sang giậm nhảy và các động tác trong giai đoạn bay. Song

Page 96: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

91

để phát huy đƣợc những ƣu thế của kỹ thuật, ngƣời nhảy cần có trình độ huấn

luyện tốt, có độ linh hoạt cao ở khớp hông để thực hiện động tác “cắt kéo” với biên

độ lớn và có cảm giác không gian chính xác khi thực hiện kỹ thuật trên không

(Hình 10)

4. RƠI XUỐNG CÁT

Để đạt đƣợc độ xa của lần nhảy, việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi xuống

cát có ý nghĩa rất lớn. Không ít VĐV do có kỹ thuật này kém nên đã không đạt

đƣợc thành tích tốt nhất của mình. Trong tất cả các kiểu nhảy, việc thu chân chuẩn

bị rơi xuống cát đƣợc bắt đầu khi tổng trọng tâm cơ thể ở cách mặt cát ngang với

mức khi họ kết thúc giậm nhảy. Để chuẩn bị cho việc rơi xuống cát, đầu tiên cần

nâng đùi, đƣa 2 đầu gối lên sát ngực và gập thân trên nhiều về trƣớc Cẳng chân

lúc này đƣợc hạ xuống dƣới, hai tay chuyển từ trên cao ra phía trƣớc. Tiếp đó là

duỗi chân, nâng cẳng chân để gót chân chỉ thấp hơn mông một chút. Thân trên lúc

này không nên gập về trƣớc quá nhiều vì sẽ gây khó khăn cho việc nâng chân lên

cao. Tay lúc này hơi gấp ở khuỷu và đƣợc hạ xuống theo hƣớng xuống dƣới và ra

sau. Sau khi 2 gót chân chạm cát cần gập chân ở khớp gối để giảm chấn động và

tạo điều kiện chuyển trọng tâm cơ thể xuống dƣới – ra trƣớc vƣợt qua điểm chạm

cát của gót. Thân trên lúc này cũng cố gập về trƣớc để giúp không đổ ngƣời về sau

làm ảnh hƣởng đến thành tích. (Hình 11)

Page 97: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

92

5. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY XA

Giảng dạy kỹ thuật nhảy xa nên tiến hành sau khi ngƣời học đã đƣợc tập

luyện chạy ngắn và bao gồm những nhiệm vụ, biện pháp chủ yếu sau:

5.1. Nhiệm vụ 1: Xây dụng khái niệm kỹ thuật thông qua các biện pháp sau:

- Giới thiệu, phân tích, làm mẫu, cho xem phim, ảnh kỹ thuật các kiểu nhảy

và làm quen.

- Tập chạy tăng tốc độ 30 – 50m.

5.2 Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật giậm nhảy và bƣớc bộ thông qua các biện

pháp sau:

- Tại chỗ tập đặt chân giậm nhảy và giậm nhảy.

- Chạy 1 bƣớc, 3 bƣớc đà làm động tác giậm nhảy.

- Tập bƣớc bộ liên tục (3 đến 6 lần một tổ).

- Chạy đà 3 – 5 bƣớc giậm nhảy bƣớc bộ đầu chạm vật chuẩn treo trên cao

(bóng hoặc cành lá).

- Chạy đà ngắn giậm nhảy bƣớc bộ bƣớc bộ qua xà thấp 40-50cm đặt cách

ván giậm nhảy một nửa đƣờng bay.

5.3 Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy bƣớc bộ thông qua các

biện pháp sau:

- Chạy đà 5 bƣớc giậm nhảy bƣớc bộ liên tục (30 – 50m).

- Chạy đà 7 đến 11 bƣớc làm động tác giậm nhảy bƣớc bộ rơi xuống hố cát

bằng chân lăng rồi chạy thẳng ra khỏi hố.

- Chạy với đà trung bình (13 – 15 bƣớc) làm động tác giậm nhảy bƣớc bộ rơi

xuống hố cát bằng chân lăng (yêu cầu đặt chân giậm đúng ván giậm nhảy).

5.4 Nhiệm vụ 4: Dạy kỹ thuật bay trên không “kiểu ngồi” và rơi xuống đất

thông qua những biện pháp sau:

- Nhảy xa tại chỗ, rơi xuống hố cát bằng hai chân.

- Nhảy xa với đà ngắn đến quá nửa đƣờng bay thu chân giậm về trƣớc, cùng

với chân lăng duỗi cẳng chân rơi vào hố cát có đánh dấu trƣớc.

- Nhảy xa “kiểu ngồi” với đà ngắn và trung bình.

(Hình 11)

Page 98: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

93

5.5 Nhiệm vụ 5: Dạy kỹ thuật nhảy hiểu “ƣỡn thân” thông qua các biện pháp

sau:

- Tại chỗ, từ tƣ thế bƣớc bộ làm động tác ƣỡn thân (ép miết chân lăng và

căng chân) sau đó bật về trƣớc, rơi xuống bằng hai chân.

- Đứng trên bục cao làm động tác ƣỡn thân rơi xuống hố cát.

- Chạy đà ngắn giậm nhảy lên bục cao (30 – 40cm) làm động tác ƣỡn thân

sau khi đã bay bƣớc bộ rồi rơi xuống hố cát.

- Chạy đà ngắn, giậm nhảy bƣớc bộ, miết gót chân lăng chạm vào vật chuẩn

đặt cách ván giậm 1.5 – 1.8m.

- Nhảy xa kiểu “ƣỡn thân” với chiều dài đà tăng dần.

5.6 Nhiệm vụ 6: Dạy kỹ thuật nhảy kiểu “cắt kéo” thông qua các biện pháp

sau:

- Treo ngƣời trên xà đơn (hoặc cành cây) làm động tác mô phỏng “cắt keo”

hai chân.

- Chạy đà ngắn giậm nhảy bƣớc bộ, thực hiện đổi chân ở trên không, rơi

xuống bằng chân giậm rồi chạy tiếp.

- Chạy đà ngắn giậm nhảy lên bục, làm động tác “cắt kéo” trên không rồi

rơi xuống bằng hai chân.

- Nhảy xa kiểu “cắt kéo” với chiều dài đà tăng dần.

Page 99: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

94

(Hình 12)

5.7 Nhiệm vụ 7: Hoàn thiện kỹ thuật kiểu nhảy quy định (hoặc lựa chọn)

thông qua những biện pháp sau:

- Hoàn thiện từng phần kỹ thuật động tác của kiểu nhảy quy định, xác định

cự ly đà chính thức.

- Nhảy xa với chiều dài đà tăng dần và nhịp điệu động tác ổn định.

- Thi đấu, kiểm tra đánh giá kết quả.

VII. KỸ THUẬT NHẢY CAO

1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN NHẢY CAO

Năm 1886 lần đầu tiên môn nhảy cao đƣợc tổ chức thi đấu tại Anh.

Năm 1893 Môn Nhảy Cao phát triển mạnh và lan rộng ra khắp các nƣớc trên

thế giới. Năm 1896 Đại Hội Olympic hiện đại đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp , Nhảy

Cao là một trong những môn thi đấu chính tại Đại hội. Kỷ lục Olympic đầu tiên

của môn nhảy cao là Vận động viên E clac với thành tích 1m81 bằng Kỹ thuật

bƣớc qua …

Ikyr lục nhảy cao đầu tiên của thế giới đƣợc công nhận vào tháng 5/1912 với

thành tích 2m00 của vận độnh viên O Rin (Mỹ) bằng kiểu nhảy nằm

nghiêng.7/1957 vận động viên Stê- Pa- Nop (Liên Xô cũ) qua xà 2m16 , và cho ra

đời Kỹ thuật mới “Nhảy úp bụng” . Thời đó ngƣời ta gọi là kiểu nhảy Stê- Pa-

Nop.1968 Đại hội Olympic lần thứ 19 tại Mêhicô vận động viên Plot (Mỹ) cho ra

đời kỹ thuật mới “Kỹ thuật nhảy lƣng qua xà” cũng từ đó đến nay Kỹ thuật nhảy

cao lƣng qua xà đƣợc phát triển mạnh và chiếm ƣu thế hơn so với các Kỹ thuật

trƣớc đó và đƣợc hầu hết các Vận động viên áp dụng để thi đấu.

Kỷ lục nhảy cao

- Kỷ lục Nhảy cao thế giới hiện nay là 2m45 của Vận động viên Stomayo

(Cuba)

- Kỷ lục của nữ thế giới hiện nay là : 2m08

- Kỷ lục Nhảy cao của Nam Việt Nam hiện nay là : 2m25 của vận động viên

Nguyễn Duy Bằng ( Bến Tre ).

Page 100: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

95

- Kỷ lục Nhảy cao nữ Việt Nam hiện nay là : 1m94 của Vận động viên Bùi

Thị Nhung ( Hải Phòng ).

2. Ý NGHĨA - TÁC DỤNG

- Giúp cho con ngƣời phát triển sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo và đặc biệt

là sức bật, một yếu tố rất cần thiết cho các môn thể thao khác.

- Tập luyện Nhảy cao giúp cho con ngƣời rèn luyện ý chí bền bỉ, sắt đá và

lòng dũng cảm không sợ khó khăn nguy hiểm, luôn tự tin vào chính bản thân

mình.

3. ĐẶC ĐIỂM MÔN NHẢY CAO

3.1. Nhảy cao là một môn thể thao bắt đầu bằng động tác chạy đà phối hợp

với động tác dậm nhảy để làm thay đổi quỹ đạo của trọng tâm cơ thể vƣợt qua xà

ngang.

3.2. Trong hoạt động nhảy cao đòi hỏi vận động viên phải gắng sƣc tối đa ,

đồng thời còn phải có tính linh hoạt và phối hợp rất cao trong một thời gian ngắn .

Vì vậy hoạt động của Nhảy cao còn đƣợc gọi là hoạt động sức mạnh bộc phát.

3.3 Thành tích Nhảy cao phụ thuộc vào tốc độ chạy đà , độ chính xác , lực

dậm nhảy , tốc độ bay và góc độ bay ban đầu; mặt khác vận động viên còn biết sử

dụng Kỹ thuật qua xà có tính ƣu việt thì mới có thể đạt thành tích cao trong thi đấu.

3.4 Mỗi lần nhảy là một hoạt động trọn vẹn không ngừng , nhƣng để tạo

điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy , học và tập luyện môn Nhảy cao; ngƣời ta

thƣờng chia Kỹ thuật nhảy cao thành các giai đoạn nhƣ sau :

- Chạy đà và chuẩn bị dậm nhảy.

- Giậm nhảy.

- Qua xà ( bay trên không ).

- Rơi xuống đất.

4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT NHẢY CAO

4.1. CHẠY ĐÀ VÀ CHUẨN BỊ DẬM NHẢY.

Page 101: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

96

4.1.1 Mục đích : Tạo ra tốc độ nằm ngang lớn để chuẩn bị tốt cho dậm nhảy.

4.1.2 Tƣ thế chuẩn bị chạy đà : mỗi vận động viên đều có một tƣ thế và một

thói quen riêng. Nhƣng đa số thƣờng sử dụng Kỹ thuật xuất phát cao trong chạy

đà.

4.1.3 Chạy lấy đà : Tốc độ tăng nhanh dần và các bƣớc chạy cuối cùng đạt

tốc độ tối ƣu hợp với tình trạng thể lực , Kỹ thuật , giới tính , lứa tuổi của Vận

động viên.

4.1.4 Chuẩn bị dậm nhảy : Chân dậm nhảy đặt vào điểm dậm nhảy nhanh ,

mạnh , tích cực , khi bắt đầu tiếp xúc với điểm dậm nhảy chân hầu nhƣ thẳng. Sau

đó gập gối ( khoảng 1350 – 1400 ) để giảm chấn động và chuẩn bị cho động tác

đạp duỗi. Điểm đặt chân dậm bao giờ cũng ở phía trƣớc trọng tâm cơ thể ; điểm đặt

càng xa bao nhiêu thì khả năng chuyển tốc độ nằm ngang sang thẳng đứng càng

lớn.

4.2 GIẬM NHẢY

4.2.1 Mục đích : Làm thay đổi hƣớng chuyển động của trọng tâm cơ thể để

tạo ra tốc dộ bay ban đầu lớn và góc độ bay ban đầu hợp lí; tạo điều kiện thuận lợi

cho động tác trên không.

4.2.2 Động tác dậm nhảy : Phụ thuộc vào sự phối hợp khi chạy đà và chuẩn

bị dậm nhảy động tác dậm nhảy đƣợc đánh giá bằng sự tăng áp lực đối với mặt đất

để nâng cơ thể lên cao.

4.2.3 Với tốc độ dậm nhảy thích hợp , thời gian dậm nhảy càng rút ngắn

càng tốt. Do tính chất đàn hồi để tăng áp lực lên mặt đất nên lúc hoãn xung chan

dậm nhảy cần gấp gối tích cực, trọng tâm cơ thể hạ thấp. Động tác khuỵu gối càng

Page 102: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

97

ngắn và nhanh thì phản xạ co duỗi cơ bắp càng nhạy dẫn đến kết quả dậm nhảy

càng tốt.

4.2.4 Động tác lăng chân nhằm để tăng cƣờng sƣc mạnh cho chân dậm nhảy.

4.2.5 Động tác đánh tay phối hợp nhịp nhàng đồng bộ với hai chân cũng có

tác dụng tốt trong việc nâng trọng tâm cơ thể lên cao.

4.3 GIAI ĐOẠN BAY TRÊN KHÔNG

4.3.1 Sau khi cơ thể rời khỏi mặt đất : Bắt đầu bay trong không gian theo

một quỹ đạo nhất định và phụ thuộc vào tốc độ bay và góc độ bay ban đầu cùng

với lực cản của không khí, gió và lực hút trái đất.

4.3.2 Khi bay trên không : mọi động tác đều không có tác dụng làm thay đổi

quỹ đạo bay của trọng tâm cơ thể đã đạt đƣợc lúc dậm nhảy. Mọi sự thay đổi vị trí

của cơ thể trong không gian theo luật bù trừ cho nhau.

4.4.3 Nhiệm vụ : Hợp lí hóa mọi chuyển động khi bay để nâng cao cơ thể

qua xà.

4.4 GIAI ĐOẠN RƠI XUỐNG ĐẤT

Xảy ra rất ngắn và gây chấn động lớn cho cơ thể . Do vậy để đảm bảo an

toàn và tránh xảy ra chân thƣơng cho cơ thể cần chú ý kéo dài giai đoạn hoãn xung

bằng cách gập sâu gối , hông và vật liệu đàn hồi ở điểm rơi.

5. CÁC KIỂU KỸ THUẬT NHẢY CAO

5.1. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƢỚC QUA

5.1.1 Cự li chạy đà : Thƣờng khoảng từ 7 - 11 bƣớc chạy ( 12 – 15m)

5.1.2 Cách đo đà : Thƣờng ngƣời ta nối 5 bàn chân liền nhau bằng 1 bƣớc

chạy.

5.1.3 Tốc độ chạy đà : Từ chậm đến nhanh dần và đạt tốc độ tối ƣu khi dậm

nhảy.

5.1.4 Kỹ thuật chạy đà : Các bƣớc chạy đà của Nhảy cao kiểu bƣớc qua có

đàn tính cao; trọng tâm cơ thể nhấp nhô lớn, độ ngã thân trên về phía trƣớc không

nhiều, bàn chân khi tiếp xúc đất từ gót lăng nhanh qua mỗi bàn chân. Để chuẩn bị

tốt cho động tác dậm nhảy các bƣớc chạy đà cuối cùng phải đạt tốc độ tối ƣu và

trọng tâm cơ thể hạ thấp nhất ở bƣớc cuối.

Có 3 cách tăng tốc độ chạy đà nhảy cao:

Page 103: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

98

- Cách 1: Độ dài 3 bƣớc cuối cùng giảm dần, tốc độ chạy vẫn tăng và

đƣợc tăng đột ngột ở bƣớc cuối.

- Cách 2: Tốc độ chạy đà vẫn tăng dần, độ dài bƣớc chạy nhƣ nhau.

Riêng bƣớc chạy đà cuối ( bƣớc trƣớc bƣớc dậm nhảy ) dài hơn tất cả các bƣớc

khác một bàn chân ( 30 – 40 cm) . Ở cách chạy đà này tốc độ đƣợc tăng tối ƣu ở

bƣớc cuối cùng. Đây là cách chạy đà chiếm ƣu thế nhất.

- Cách 3: Lập lại 2 lần nhịp điệu chạy đà của cách thứ 2 ( dài,

ngắn,dài,ngắn)

5.1.5 Kỹ thuật dậm nhảy :

- Giai đoạn chống trƣớc : Chân dậm nhảy nhanh chóng đặt vào điểm dậm

nhảy bằng gót bàn chân, đùi và gót chân hầu nhƣ thẳng tạo thành góc 48 – 63 độ so

với mặt sân. Do chân dậm nhảy đƣa nhanh về trƣớc hơn tốc độ chạy đà nên thân

trên giữ lại ở phía sau; hông đẩy về trƣớc tạo cho chân dậm và thân trên hầu nhƣ

thành một đƣờng thẳng. Hai tay co lại 90 độ ở khuỷu tay và đƣa về sau. Trọng tâm

cơ thể dồn lên chân lăng.

- Giai đoạn thẳng đứng : Do quán tính của tốc độ chạy trên đà nên ngƣời

nhảy tiếp tục di chuyển về trƣớc, đồng thời để giảm chấn động cơ thể và chuẩn bị

cho động tác đạp duỗi, chân dậm gập gối khoảng 135 – 140 độ ; chân chuyển điểm

tiếp xúc từ gót sang cả bàn chân. Trọng tâm cơ thể chuyển từ chân lăng sang chân

dậm.

- Giai đoạn đạp duỗi : Kết thúc động tác dậm nhảy chân dậm nhảy đạp duỗi

thẳng hết các khớp ; chân lăng thẳng ở ngang thắt lƣng và tạo với thân trên thành 1

góc khoảng 90 độ, hai khuỷu tay cao ngang vai hoặc hơn vai một ít. Lực dậm nhảy

khoảng 650kg, thời gian dậm nhảy khoảng 0,18 – 0.22 giây. Tốc độ bay ban đầu

khoảng 4,1m/s - 4,2m/s , góc độ bay ban đầu khoảng 60 – 75 độ.

*Kỹ thuật qua xà kiểu bƣớc qua

Khi chân lăng đang ở trên xà nhanh chóng hạ xuống phía bên kia xà, thân

trên ngã về trƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho chân dậm nhảy nâng lên, bàn chân

gập tự nhiên , mũi bàn chân hơi xoay ra ngoài, hai tay giữ tự nhiên ở trên cao. Nhờ

động tác hạ nhanh chân lăng giúp cho chân dậm vƣợt qua xà. Ngƣời nhảy rơi

xuống bằng chân lăng rồi tiếp đến là chân dậm, khi vừa chạm hố cát hai chân

Page 104: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

99

nhanh chóng gập gối để giảm chấn động cơ thể lúc này ngƣời nhảy xoay mặt lại

đối diện với xà.

6. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG

o Cự li chạy đà từ 7 – 11 bƣớc.

o Hƣớng chạy đà : Theo hƣớng phía chân dậm nhảy gần xà. Góc độ chạy

đà tạo với mặt phẳng thẳng đứng của xà khoảng 30 – 40 độ.

o Tốc độ chạy đà và Kĩ thuật chạy đà giống nhƣ kiểu bƣớc qua.

o Kỹ thuật dậm nhảy cũng đƣợc phân tích giống nhƣ Kỹ thuật nhảy bƣớc

qua.

*Kỹ thuật qua xà kiểu nằm nghiêng.

Kết thúc động tác dậm nhảy khi chân đá lăng lên cao, mũi bàn chân xoay

vào trong và ép xuống dƣới ; đồng thời chân dậm nhảy co gối bàn chân thu lại ở

khuỷu chân lăng hình thành tƣ thế nằm nghiêng trên xà. Chân lăng duỗi dọc theo

xà và hất cổ lên phía trên, vai cùng bên của chân lăng ép nhanh xuống dƣới tạo

điều kiện để xoay thân tiếp tục qua xà. Sau đó chân dậm và thân trên hạ xuống hố

cát cùng lúc bằng 2 tay và chân dậm.

7. KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU ÖP BỤNG

o Cự li chạy đà từ 7-11 bƣớc

o Hƣớng chạy đà : Theo phía chân dậm nhảy gần xà , góc độ chạy đà tạo

với mặt phẳng thẳng đứng của xà ngang từ 25 – 40 độ.

o Tốc độ chạy đà và kỹ thuật chạy đà giống nhƣ kỹ thuật nhảy cao bƣớc

qua.

Kiểu úp bụng

Page 105: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

100

o Kỹ thuật dậm nhảy: Cũng đƣợc phân tích giống nhƣ kỹ thuật nhảy cao

bƣớc qua.

7.1 Kỹ thuật qua xà kiểu bằng

Tay cùng bên với chân lăng duỗi dọc theo chân lăng ; tay cùng bên với chân

dậm co tự nhiên, chân dậm co ở gối bàn chân thu lên gần gối chân lăng. Khi qua xà

tay bên chân lăng thả xuống dƣới, vai bên chân lăng chủ động ép xuống dƣới

quanh xà ngang. Chân lăng duỗi thẳng và ép mũi bàn chân vào trong. Chân dậm

khi qua xà vừa thực hiện động tác duỗi thẳng chân vừa „mở hông‟ cùng lúc thân

trên và hông xoay dọc theo xà tạo diều kiện thuận lợi cho chân dậm qua xà.

7.2 Kỹ thuật qua xà kiểu lặn

Khi thân trên đã cao hơn xà thì tay cùng bên với chân lăng chúi xuống dƣới

phía bên kia xà cùng lúc chân lăng đang ở cao hơn xà nhanh chóng xoay mũi chân

xuống dƣới một cách tích cực ( thân trên và chân lăng không nằm song song trên

xà nhƣ kiểu bằng ) , tay cùng bên với chân dậm co tự nhiên và ép vào sát ngực.

Đầu và thân trên cũng tích cực hạ xuống bên kia xà. Do các chuyển động trên đƣa

cơ theer nằm úp sấp trên xà ngang.

7.3 Kỹ thuật qua xà kiểu lặn

Xà ngang cắt trục dọc cơ thể theo hình chữ thaajo (+) . Cùng với động tác

xoay ép của chân lăng , tay , vai cùng bên với chân lăng xuống dƣới, chân dậm

nhảy chủ động duỗi chân và mở hông tƣ thế úp sấp bật nghiêng qua xà và rơi

xuống hố cát đầu tiên là chân lăng và tay cùng bên với chân lăng, sau đó tay gập lại

để giảm chấn động, tiếp theo là chạm vai, lƣng, lúc này thân ngƣời cuộn tròn lại.

8. KỸ THUẬT NHẢY CAO LƢNG QUA XÀ

o Cự li chạy đà : từ 7-13 bƣớc

o Hƣớng chạy đà : Theo hƣớng chân lăng gần xà

o Góc độ chạy đà : Bắt đầu khoảng 70 – 90 độ so với xà ngang,đến 4

bƣớc cuối góc độ chỉ còn khoảng 30 so với mặt phẳng thẳng đứng của xà ngang,

đƣờng chạy đà là một hình vòng cung.

o Kỹ thuật chạy đà : Giống nhƣ kiểu nhảy úp bụng ở các bƣớc cuối tốc

độ chạy đà có thể lên đến 7,6m/s – 7,8m/s .

o Kỹ thuật dậm nhảy : Ở các bƣớc cuối cùng chân dậm nhảy đặt vào

điểm dậm nhảy cách cà ngang từ 90 – 100 cm bằng cả bàn chân, sau đó khuỵu gối

Page 106: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

101

khoảng 140 – 160 độ. Chân lăng sau khi rời đất, gập gối và dùng sức đá đùi chân

lăng lên cao , và hƣớng đầu gối hơi ra phía ngoài xà. Hai tay đồng thời đánh tích

cực từ sau ra trƣớc lên trên giống nhƣ kiểu úp bụng , tay cùng bên với chân lăng

đánh tích cực hơn , và hƣớng khuỷu tay ra ngoài xà tạo điều kiện thuận lợi cho lƣng

hƣớng vào xà . Khác với kiểu nhảy úp bụng trọng tâm không hạ thấp nhiều nên thời

gian hoàn thành dậm nhảy rất nhanh khoảng 0,14 – 0,17/s. Tốc độ bay ban đầu

khoảng 4,1 m/s – 4,3 m/s và góc độ bay ban đầu khoảng 75 độ.

Kỹ thuật qua xà kiểu lƣng

Kết thúc động tác dậm nhảy cơ thể bốc lên cao lƣng hƣớng vào xà ngang.

(nhờ động tác dậm nhảy và tốc độ chạy đà theo đƣờng vòng tạo ra ). Lúc này

ngƣời nhảy ngã ngửa đầu vào vai, sang phía bên kia xà, hai tay co tự nhiên trƣớc

ngực, hông ƣỡn ngửa hƣớng lên trời; chân dậm co gối đuổi kịp chân lăng, lúc này

ngƣời nhảy nằm ngửa trên xà. Ngƣời nhảy tiếp đất.

Page 107: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

102

CHƢƠNG 3. BÓNG CHUYỀN

• Mục tiêu:

- Sinh viên nắm đƣợc nguồn gốc, lịch sử phát triển của môn Bóng chuyền.

- Sinh viên nắm đƣợc những mốc thời gian quan trọng về sự phát triển môn

Bóng chuyền Thế giới và sự gia nhập môn Bóng chuyền vào Việt nam.

- Tác dụng của môn Bóng chuyền đối với đời sống thể chất và tinh thần của

ngƣời tập và ảnh hƣởng đến đời sống xã hội.

I. NGUỒN GỐC

Vào năm 1895 William Morgan, một giáo viên Thể dục ở Hội các thành

viên tôn giáo ( YMCA) trình diễn một trò chơi mới mang tên Mintonette. Đó là trò

chơi dùng ruột của quả Bóng rỗ, đƣợc chuyền qua chuyền lại qua một tấm lƣới

căng ở độ cao 6,6 foot tại YMCA thành phố Holyoke bang Massachusete Mỹ. Với

William Morgan trò chơi chuyền bóng qua lƣới tƣơng tự nhƣ Quần vợt, cái khác là

ở chổ “ không dùng vợt mà phải dùng tay để chuyền bóng. Bóng không quá nhỏ

mà phải có kích thƣớc lớn”. Vào năm 1947 tại Paris ( Pháp) Ông Paul Libaud là

ngƣời đã hợp nhất các liên đoàn Bóng chuyền quốc gia thành liên đoàn Bóng

chuyền quốc tế ( FIVB). FIVB nhận trọng trách phát triển môn Bóng chuyền trên

toàn thế giới. Vào năm 1984 Tiến sỉ Ruben Acosta ngƣời Mehico đƣợc bầu làm

chủ tịch FIVB. Ông mơ ƣớc bƣớc vào thế kỷ 21 môn Bóng chuyền sẽ trở thành

môn thể thao phổ cập nhất trên hành tinh.

Page 108: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

103

II. BẢN CHẤT MÔN BÓNG CHUYỀN

Bóng chuyền là một môn thể thao tập thể đƣợc ngăn cách giữa sân, cột và

lƣới. Chính vì có cột và lƣới ngăn cách giữa hai đội cho nên nó là môn thể thao

đối kháng không trực tiếp.

Bóng chuyền khác với các môn thể thao khác là bóng không dừng lâu trên

cơ thể. Sự tiếp xúc với bóng khác với các môn bóng đá, bóng rỗ, bóng ném là khi

bóng chạm vào tay phải nhanh chóng bật bóng đi (ngoại trừ khi phát bóng).

Phần lớn sự tiếp xúc với Bóng trong Bóng chuyền là sự tiếp xúc trong không gian.

Việc tiếp xúc bóng là điều cơ bản, sự phối hợp với đồng đội là điều sống

còn, phối hợp tốt sẽ dẫn đến thắng lợi.

Bóng chuyền cần sự tập trung cao độ của ngƣời chơi, sự sắp xếp cầu thủ,

khả năng di chuyển hợp lý trên sân là nền tảng cho sự thắng lợi. Thực hiện tốt các

chức năng nhiệm vụ của từng cầu thủ là mấu chốt chiến thuật .

III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN

Ra đời vào năm 1895 và ngay sau đó vào năm 1896 trò chơi này đƣợc đƣa ra

thảo luận tại Hội nghị YMCA thành phố Springfield bang Massachusete và trình

diển trƣớc các Giám đốc Giáo dục thể chất, sau đó đƣợc đổi tên là Volleyball (trái

bóng bay) mà ở Việt nam chúng ta gọi là Bóng chuyền. Trong vòng 20 năm từ khi

thành lập, Bóng chuyền phát triển rất nhanh. Số ngƣời chơi không quy định, không

có chiến thuật, các kỹ thuật còn hạn chế chủ yếu là chuyền bóng, các điều luật còn

đơn giản. Năm 1913 Bóng chuyền đƣợc đƣa vào chƣơng trình thi đấu của Đại hội

thể thao vùng Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức tại thành phố Manila Philipine.

Năm 1916 Hội thể thao Đại học toàn Mỹ thừa nhận Bóng chuyền là môn thể

thao vì đã có trên 2000 ngƣời Mỹ mê say tập luyện môn thể thao này. Đồng thời

lúc này Luật Bóng chuyền ra đời và ban hành tại Mỹ.

Năm 1922 Giải Bóng chuyền toàn Mỹ lần đầu tiên đƣợc tổ chức

Năm 1928 Liên đoàn Bóng chuyền Mỹ đƣợc thành lập

Năm 1929 Liên đoàn Bóng chuyền Nhật bản đƣợc thành lập và môn Bóng

chuyền đƣợc đƣa vào thi đấu trong Đại hội thể thao Trung Mỹ và vùng biển

Caribe.

Vào ngày 20/04/1947 tại Paris (Pháp) Đại biểu của 14 nƣớc gồm: Bỉ, Brazin,

Page 109: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

104

Tiệp khắc, Ai cập, Hunggari, Italia, Ba lan, Rumani, Mỹ…. thành lập liên đoàn

Bóng chuyền Quốc tế FIVB (Federation International Volleyball).

Chủ tịch liên đoàn Bóng chuyền Thế giới đầu tiên là Ông Paul Libaud ngƣời

Pháp. Năm 1949 Giải vô địchBóng chuyền đầu tiên đƣợc tổ chức tại Praha (Tiệp

Khắc). Năm 1957 Bóng chuyền đƣợc thừa nhận là môn thi đấu trong Thế vận Hội.

Năm 1964 tại Thế vận hội lần thứ 18 ở Tokyo (Nhật Bản) lần đầu tiên chƣơng

trình thi đấu có môn Bóng chuyền . Ngày 26/07/1984 tại cuộc hội thảo ở bờ biển

đƣợc tổ chức trong kỳ Thế vận hội ở Los Angeles. Tiến sỉ Ruben Acosta ngƣời

Mêhico đƣợc bầu làm chủ tịch. Năm 1987 FIVB tổ chức Giải Bóng chuyền bãi

biển lần đầu tiên.

• Bóng chuyền gia nhập và phát triển ở Việt Nam:

Ở Việt Nam: Bóng chuyền xuất hiện vào năm 1922, du nhập bằng con

đƣờng quân đội. Mới đầu môn Bóng chuyền không phát triển rộng khắp do chiến

tranh liên tục, sự đầu tƣ cơ sở vật chất cũng nhƣ đội ngũ VĐV hạn chế. Khi nƣớc

nhà thống nhất, môn Bóng chuyền đƣợc phát triển rộng khắp từ nông thôn đến

thành thị, trong các nghành, các lĩnh vực, ở mọi lứa tuổi đều tham gia thi đấu.

Hơn 30 năm qua, môn Bóng chuyền nƣớc ta đã đạt đƣợc một số kết qủa cả

hai phƣơng diện: Bóng chuyền quần chúng và Bóng chuyền thành tích cao.

Những năm gần đây, môn Bóng chuyền không ngừng phát triển và đƣợc coi

là môn thể thao mũi nhọn. Đƣợc đầu tƣ và phát triển nâng cao thành tích thi đấu.

Trong mấy năm qua, đội Bóng chuyền nƣớc ta đã tham gia giải bóng chuyền Đông

Nam Á cùng giải Bóng chuyền Châu Á và đã đạt đƣợc thành tích đáng khích lệ.

Đặc biệt là chiếc huy chƣơng đồng đầu tiên của đội bóng chuyền nữ nƣớc ta tại

Đại hội TDTT Đông Nam Á (Segames) 19 tổ chức tại Inđônêxia. Đã góp phần vào

tiếng nói chung Bóng chuyền Việt Nam trên đấu trƣờng Đông Nam Á.

IV. TÁC DỤNG CỦA MÔN BÓNG CHUYỀN

- Bồi dƣỡng con ngƣời về mặt ý chí, phẩm chất và đạo đức.

- Tăng cƣờng sức khỏe và nâng cao thể lực.

- Nâng cao tính kỷ luật, tập thể và tăng cƣờng tình đoàn kết giữa các đơn

vị, Dân tộc và các Quốc gia. Bóng chuyền còn là sự ngoại giao hợp tác giữa các

Dân tộc và Quốc gia.

Page 110: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

105

V. CÁC KỸ THUẬT TRONG BÓNG CHUYỀN.

1. TƢ THẾ ĐỨNG VÀ DI CHUYỂN TRONG BÓNG CHUYỀN

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quá trình thi đấu VĐV Bóng chuyền

phải thực hiện các tƣ thế đứng và các dạng di chuyển khác nhau. Do đó các tƣ thế

đứng và di chuyển là biện pháp cơ bản và là nền tảng cho việc thực hiện có hiệu

quả các nhiệm vụ vận động, các tƣ thế đứng đƣợc phân thành 02 loại:

1.1. Tƣ thế chuẩn bị:

Là tƣ thế đứng của VĐV trong quá trình tập luyện và thi đấu, là tƣ thế khởi

đầu của các hoạt động kỹ thuật và các hoạt động di chuyển, tƣ thế này còn gọi là tƣ

thế cơ bản.

Tƣ thế chuẩn bị đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Hai chân mở rộng bằng vai hoặc hơn vai, chân trƣớc chân sau, trọng tâm

dồn về phía trƣớc. Đầu gối hơi gập lại khoảng từ 90° - 125° thân trên hơi gập hai

tay co tự nhiên ở khớp khuỷu sát thân mình. Cẳng tay, cổ tay và các ngón tay giữ ở

tƣ thế tự nhiên mắt quan sát bóng (chú ý toàn thân phải thoải mái tự nhiên, tránh

lên gân). Tƣ thế chuẩn bị thông thƣờng chia ra làm 3 loại:

1.1.1 Tư thế trung bình

· Động tác:

Tƣ thế trung bình thƣờng dùng chuyền bóng, vì ở tƣ thế này dễ phối hợp, di

chuyển nhanh. Hai chân mở rộng bằng vai, chân trƣớc cách chân sau nửa bàn chân.

1.1.2 Tư thế cao

Tƣ thế cao thƣờng dùng trong trƣờng hợp đứng sát lƣới để chuẩn bị nâng

bóng, chắn bóng

· Động tác:

Toàn bộ động tác nhƣ tƣ thế trung bình chỉ khác hai đầu gối khuỵu rất ít,

thân ngƣời gần nhƣ thẳng.

1.1.3 Tư thế thấp

Tƣ thế thấp thƣờng dùng khi phòng thủ ở hàng sau, khi yểm hộ đập và đỡ

những đƣờng bóng thấp.

· Động tác:

Hai chân mở rộng hơn vai (rộng hơn so với hai tƣ thế trên), chân trƣớc cách

chân sau xa hơn để lúc khuỵu xuống thì đầu gối chân sau gần ngang với gót chân

Page 111: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

106

trƣớc. Hai đầu gối khuỵu thật thấp (gần nhƣ ngồi xổm). Trọng lƣợng thân thể dồn

nhiều trên chân trụ (chân sau hoặc chân phía đón bóng). Bụng hóp lại nhiều hơn và

không đƣợc ngồi hẳn xuống gót chân. Thông thƣờng sau khi chuyền bóng đi có kết

hợp ngã ngửa và ngả nghiêng.

1.2. Các bƣớc di chuyển:

* Bao gồm nhiều loại xong cơ bản nhất là có 4 bƣớc nhƣ sau:

- Bƣớc bên

- Bƣớc chéo

- Bƣớc phối hợp

- Bƣớc xoạc

* Di chuyển trong Bóng chuyền chủ yếu theo các hƣớng:

- Về phía trƣớc

- Về phía sau

- Sang hai bên

1.2.1 Bước bên:

Khi thực hiện di chuyển sang phía 02 bên không khó, nhƣng về phía sau thì

khó hơn. Do đó trong khi tập luyện cần chú ý thực hiện động tác di chuyển về phía

sau nhiều hơn.

Khi sử dụng bƣớc di chuyển sang 02 bên thông thƣờng đƣợc sử dụng ở cự ly

ngắn. Đƣợc sử dụng nhiều nhất trong thi đấu Bóng chuyền đƣợc gọi là bƣớc lƣớt

có thể tính về trƣớc, lùi về sau và sang 02 bên.

Kỹ thuật di động bằng bƣớc lƣớt là di chuyển một chân về hƣớng cần di

động sau đó chân sau theo đà lƣớt theo chân trƣớc ngay sau khi chân trƣớc chạm

đất.

1.2.2 Bước chéo:

Bƣớc chéo thƣờng đƣợc sử dụng khi di chuyển ở đoạn ngắn (tuy nhiên có

dài hơn bƣớc lƣớt).

Kỹ thuật đƣợc thực hiện là : muốn di chuyển sang phải VĐV từ tƣ thế chuẩn

bị bƣớc chân trái chéo qua chân phải, khi chân trái vừa chạm đất, chân phải bƣớc

tiếp sang phải đồng thời tiếp tục thực hiện chu kỳ tiếp theo.

1.2.3 Bước phối hợp:

Page 112: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

107

Đƣợc sử dụng ở khoản cách cự ly xa nhất có thể các đoạn từ 5 – 7 - 10m

đƣợc thực hiện ở các tƣ thế xuất phát khác nhau. Tùy theo tình huống để sử dụng

tốc độ nhanh chậm khác nhau. Những bƣớc cuối bƣớc dài hơn, bƣớc cuối cùng

thực hiện kỹ thuật dừng trong quá trình di chuyển có thể thực hiện động tác đánh

bóng hay chuẩn bị đánh bóng.

1.2.4 Bước xoạc:

Đƣợc thực hiện để đở các đƣờng bóng ở cự ly gần nhất, những đƣờng

bóng nhanh, bất ngờ, đƣờng bóng bay ở tầm thấp. Chủ yếu thực hiện đỡ các

đƣờng bóng phía trƣớc và hai bên.

Kỹ thuật thực hiện chân bƣớc theo hƣớng bóng khi chân chạm đất, đầu gối

gập, chuyển trọng tâm lên chân trƣớc chân sau duỗi thẳng.

Ngoài ra trong khi di chuyển còn thực hiện các động tác nhảy, có thể nhảy bàng 01

chân, 02 chân để đƣợc thực hiện trong tấn công và phòng thủ. Các động tác lăn ngã

không chỉ là phƣơng pháp di động để đỡ bóng mà còn là biện pháp để bảo vệ thân

thể tránh những chấn thƣơng trong tập luyện và thi đấu.

2. CHUYỀN BÓNG

Trong thi đấu, chuyền bóng không đơn thuần là kỹ thuật phòng thủ mà còn

có tính chất tấn công. Yêu cầu của tổ chức tấn công không những chỉ là đỡ đƣợc

bóng do đối phƣơng đánh sang mà cần phải chuyền tới chỗ đã định. Hai nhiệm vụ

đó gọi chung là chuyền bóng. Cho nên muốn chuyền bóng đƣợc tốt phải hết sức

chú ý tới tƣ thế chuẩn bị.

Tƣ thế chuẩn bị chúng tôi đã trình bày trong phần I. Tƣ thế đứng và di

chuyển trong Bóng chuyền

2.1. Chuyền bóng cao tay (hình 13)

Hình 13. Chuyền bóng cao tay

Page 113: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

108

Chuyền bóng cao tay là phƣơng pháp chủ yếu của kỹ thuật chuyền bóng

trong thi đấu bóng chuyền.

2.1.1. Chuyền bóng cao tay bằng hai tay

• Khi chuyền bóng, điều quan trọng là phải xác định hƣớng bóng bay tới để

nhanh chóng di chuyển đến đón bóng.

• Sau khi ổn định vị trí, tƣ thế, hai tay đƣa từ phía trƣớc lên chuyền bóng,

thân ngƣời hơi ngã về phía sau, các ngón tay tiếp xúc với bóng ở tầm trƣớc, hai

ngón tay cái cách mặt chừng 15cm, khi tay chạm bóng cần có sự phối hợp nhịp

nhàng giữa tay và toàn thân dƣớn để chuyền bóng đi…

• Khi đỡ bóng (ghìm bóng lại), phải dùng sức cả mƣời đầu ngón tay, chủ

yếu và ngón tay cái là ngón tay đeo nhẫn, các ngón khác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ.

Khi chuyền bóng chủ là ngón tay trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn.

Ngón tay cái lúc này chỉ có tác dụng điều khiển đƣờng bóng. Cổ tay thả lỏng tự

nhiên.

Chú ý: Khi bắt đầu chạm bóng thì các ngón tay hơi lên gân, nhƣng khi

chuyền bóng đi rồi tay phải thả lỏng tự nhiên. Khi chuyền bóng không đƣợc duỗi

thẳng cánh tay hết sức mà phải giữ khuỷu tay hơi cong để có thể điều khiển bóng

đƣợc dễ dàng, chỉ khi cần chuyền bóng đi thật xa mới duỗi thẳng hoàn toàn.Các

ngón tay bao quanh 2 phần 3 quả bóng về phía sau.

• Hai ngón tay cái thành hình chữ “Bát” ngƣời có ngón tay khoẻ thì hai

ngón tay cái gần nhƣ thành đƣờng thẳng ngang.

• Khoảng cách giữa hai đầu ngón tay cái tuỳ theo cỡ tay từng ngƣời, nhƣng

không đƣợc rộng quá một nửa quả bóng để khỏi bị trƣợt ra phía sau.

• Đỡ bóng từ phía trƣớc mặt tới và chuyền về phía trƣớc.

• Đỡ bóng từ trên cao xuống nhƣ đỡ phát bóng thấp tay, phát bóng cao tay

hoặc chuyền bóng ra phía sau đầu. Hai tay gần nhƣ song song với mặt đất, mặt

ngửa lên theo hƣớng bóng.

2.1.2. Đệm bóng (Hình 14)

· Động tác:

Page 114: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

109

Đấu thủ di chuyển thật nhanh và sâu vào tầm bóng, chân bƣớc dài, khuỵu thấp, vai

hạ thấp, hai cánh tay thẳng tự nhiên, bàn tay chấp lại và khi chạm bóng thì gần nhƣ

song song với mặt sân (nhƣ vậy khi đỡ bóng thì đƣờng bóng sẽ bổng lên). Dùng

cổ tay để đệm bóng và chủ yếu là dùng sức bả vai nâng cánh tay lên chuyền bóng

theo ý định (sức gập cổ tay và khuỷu tay phối hợp rất ít).

Bóng rơi càng mạnh thì dùng sức càng ít, có khi gần nhƣ để bóng chạm tay

nảy lên. Bóng rơi nhẹ thì dùng sức nhiều hơn, phối hợp sức cổ tay và khuỷu tay

cũng nhiều hơn.

• Đệm và chuyền bóng về hƣớng trƣớc mặt

• Điểm chạm bóng tốt nhất là khoảng giữa cổ tay và cánh tay, hai ngón tay

cái cong lên có tác dụng hỗ trợ.

• Khi đệm bóng chỉ dùng lực của cẳng tay, vì vậy khuỷu tay bị gập nên khi

đệm bóng đi không chính xác, dễ phạm lỗi hai tiếng.

• Điểm chạm bóng không thấp quá hoặc cao quá.

2.1.3. Đỡ bóng bằng một tay

Áp dụng trong trƣờng hợp bóng đi

nhanh, bất ngờ, hoặc quá xa khi không

kịp đệm bóng bằng hai tay.

· Động tác:

Đỡ bóng một tay chủ yếu là dùng

sức cổ tay và cánh tay mở hoặc nắm tự

nhiên (mở tay dễ bị dính khi bóng chạm

lòng bàn tay).

2.2. Phƣơng pháp giảng dạy kỹ

thuật chuyền bóng

Muốn nắm đƣợc kỹ thuật chuyền bóng cần phải biết rõ phƣơng pháp chuyền

bóng cao tay. Trƣớc hết phải tập hình tay chạm bóng.

• Từng ngƣời hai tay cầm bóng tập đƣa từ dƣới đất lên trƣớc mặt nhƣ khi

chuyền bóng để kiểm tra hình tay.

• Sau đó một ngƣời tung bóng, một ngƣời đỡ nhƣng không chuyền bóng,

dần dần tập trung vào bắt bóng (không chuyền) tập giữ bóng trên đỉnh đầu. Yêu

cầu:

Hình 14. Đệm bóng

Page 115: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

110

• Không để bóng rơi xuống đất.

• Điểm tiếp xúc bóng chính xác (hình tay chính xác).

• Đội hình vòng tròn: Giáo viên đứng giữa chuyền bóng cho từng ngƣời,

ngƣời đó chuyền trả lại đúng cho giáo viên.

• Đội hình hai hàng ngang: ngƣời tập xếp thành hàng ngang quay mặt vào

nhau cách chừng 3m, đứng chếch nhau. Ngƣời đầu hàng chuyền bóng, khi bóng tới

cuối hàng thì chuyền ngƣợc lại.

Đội hình vòng tròn không có ngƣời đứng giữa: Toàn đội đứng vòng tròn,

chuyền bóng cho nhau, vòng theo tay phải và ngƣợc lại.

Chú ý: Khi tập trung theo đội hình này phải xoay ngƣời đón bóng trƣớc khi

chuyền bóng cho ngƣời khác.

Sau khi đã chuyền bóng đi tƣơng đối tốt, chuyển sang di chuyển chuyền

bóng, lúc đầu không tập di chuyển lung tung vì nhƣ vậy sẽ không chú ý tới yếu

lĩnh chuyền bóng mà tiến hành bằng cách giáo viên ném bóng hoặc chuyền bóng

sang hai bên, ra phía trƣớc, phía sau để sinh viên chuyền trả lại đúng chỗ cho giáo

viên (làm chậm).

Sau đó tập theo các đội hình nhƣ sau:

Đội hình một hàng dọc: cho Sinh viên đứng thành một hàng dọc lần lƣợt

nhận bóng của giáo viên đứng trƣớc hàng cách chừng 4 - 5m chuyền tới (khi đã

chuyền khá thì tăng khoảng cách xa hơn) rồi chuyền trả lại cho giáo viên, sau đó

chạy xuống cuối hàng.

Sau khi đã chuyền bóng chính xác thì lần lƣợt thay thế cho giáo viên và tập

nhƣ trên. Cùng với đội hình này, khi chuyền qua lƣới cần phải di chuyển nhanh

hơn. Khi trình độ chuyền bóng đã khá, chuyển sang tập di động theo những đội

hình phức tạp hơn nhƣ:

• Đứng thành vòng tròn, học sinh phải di chuyển đỡ bóng (với các tƣ thế

chạy, di động ngang, khuỵu chân vừa và thấp) chuyền lại cho giáo viên đứng giữa

vòng.

• Cũng theo phƣơng pháp trên nhƣng bố trí hai em đứng giữa vòng giáp

lƣng vào nhau, một em chuyền bóng thấp cho em khác tập di động tới để chuyền

bóng ở tƣ thế trungbình, một em chuyền bóng cao để em khác tập nhảy lên chuyền

bóng đi.

Page 116: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

111

Cho Sinh viên tập di động theo vòng tròn nhƣng bố trí hai em đứng ngoài

vòng tròn chuyền bóng.

Cho Sinh viên tập xếp thành một hàng dọc, phía trƣớc bố trí một vài em

đứng cách xa nhau để chuyền bóng, em tập tiến lên đỡ bóng và xoay ngƣời chuyền

bóng trả lại cho từng em một (có thể bố trí ít hoặc nhiều khoảng cách khác nhau

để khi tập phải xoay ngƣời liên tục).

• Cho Sinh viên tập đứng theo đội hình vòng tròn chuyền bóng cho nhau,

nhƣng khi chuyền bóng tới em nào thì em đó phải di động ngay tới chỗ ngƣời vừa

chuyền bóng cho mình.

• Di động theo vòng tròn tập dựng bóng trên đỉnh đầu

Chú ý: Khi di động chuyền bóng phải hết sức chú ý ổn định tƣ thế trƣớc khi

chuyền bóng đi và hƣớng bóng phải chuẩn xác theo yêu cầu của giáo viên.

• Trong khi tập chuyền bóng phải bố trí xen kẽ những trò chơi chuyền bóng

hỗ trợ và tổ chức nhiều hình thức thi đua với nhau (dựa theo các trò chơi giới thiệu

trong cuốn “Trò chơi hỗ trợ bóng chuyền”).

Đi đôi với phƣơng pháp luyện tập di động, phải luôn luôn chú ý tới mức

độ chuyền bóng chuẩn xác. Có thể tập chuyền bóng vào tƣờng, chuyền bóng vào

vòng bóng rổ (nếu không có sân bóng rổ thì làm một vòng tre đƣờng kính 0,6m

buộc vào cành cây cao chừng 3m mà tập).

Khi đã đạt đƣợc trình độ kỹ thuật nhất định có thể vào thi đấu, thi tập

chuyền bóng vào lƣới với các đội hình có tính cách chiến thuật (nghiên cứu các bài

tập trong cuốn: những bài tập mẫu bóng chuyền”).

Trong khi chuyền bóng phải hết sức tranh thủ chuyền bóng cao nhƣng khi

gặp những đƣờng bóng thấp không đỡ đƣợc, cần phải tập ngã chuyền bóng và tập

đệm bóng.

Sau khi phổ biến yếu lĩnh động tác, giáo viên hƣớng dẫn tập theo đội hình

một hàng dọc. Khi đã nắm đƣợc kỹ thuật chính xác, phải tập di động đỡ bóng ở

phía trƣớc, phía sau, bên phải, bên trái.

Sau đó tập từng đôi, một ngƣời ném bóng bổng và ra xa, trƣớc hoặc sau để

ngƣời thứ hai phải lao nhanh tới đệm bóng hoặc đánh bóng qua lƣới.

Tập đỡ hai tay tốt rồi mới tập đỡ một tay, thông thƣờng tập đỡ một tay sau

giai đoạn tập ngã chuyền bóng.

Page 117: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

112

Chú ý: Đệm bóng không nên xếp thành một mục riêng, tập thƣờng xuyên,

mà chỉ nên phân phối thời gian, rất ít, tránh gây cho ngƣời tập thói quen ngại đỡ

bóng cao tay.

· Ngã chuyền bóng:

Trƣớc hết phải tập cho có phản ứng nhanh, tập hỗ trợ nhào lộn cho quen rồi

mới tập ngã chuyền bóng.

Khi tập ngã chuyền bóng, thì tập ngã ngửa chuyền bóng trƣớc, sau đó mới

tập ngả nghiêng. Còn động tác nhảy chỉ khi nào có trình độ chuyền bóng giỏi mới

tập.

Khi đã biết ngã chuyền và đệm bóng thì tập kỹ thuật phòng thủ, nhƣ vậy sẽ

tạo cho ngƣời tập những điều kiện thực tế giống nhƣ trong khi thi đấu.

• Cho các em đứng thành vòng tròn, giáo viên đứng giữa ném bóng bất ngờ,

có thể đập mạnh, nhẹ hoặc giả đập mạnh rồi chuyền nhẹ, chuyền ra phía trƣớc,

phía sau, sang hai bên để cho các em tập phải đối phó với mọi tình huống và vận

dụng các phƣơng pháp chuyền bóng khác nhau (chuyền cao, ngã chuyền, đệm

bóng…)

• Cũng phƣơng pháp trên nhƣng một em ném bóng cho một hoặc ba, bốn

em tập.

• Cũng phƣơng pháp trên nhƣng hai em ném bóng cho một em để tập đối

phó liên tục.

• Cho các em tập đứng vào các vị trí trên sàn nhƣ khi thi đấu, giáo viên

đứng trên ghế cao bên kia lƣới, ném bóng hoặc đập bóng cho các em đỡ theo đúng

yêu cầu.

· Tập cứu những quả bóng ở lƣới bật ra:

Cứu những quả bóng ở lƣới bật ra là những trƣờng hợp thƣờng gặp trong khi

thi đấu. Trƣớc hết cần phải nhớ xem quả bóng đó đã chuyền lần thứ mấy.

- Nếu là lần thứ nhất thì bắt buộc phải cứu bóng lên cao cho đồng đội tấn

công.

- Nếu là lần thứ hai, phải đƣa bóng sang đối phƣơng ngay. Phải quan sát

nhanh chóng và xác định một cách chính xác vị trí bóng rơi vào lƣới:

• Bóng rơi vào mép trên lƣới thì thƣờng tụt xuống ngay sát vạch giữa.

• Bóng rơi vào khoảng giữa lƣới thì nảy ra một chút.

Page 118: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

113

• Bóng rơi vào mép dƣới thì nảy ra xa hơn. Nhƣng bất cứ trong tình huống

nào, ngƣời tập cũng không đƣợc lao thẳng ngƣời, úp mặt vào lƣới, nhƣ vậy

sẽ không quan sát đƣợc tầm bóng và các bộ phận của cơ thể, dễ vƣợt qua vạch

giữa. Cho nên thông thƣờng phải di động dọc theo lƣới và nếu bóng bật ra xa phải

quay hẳn lƣng vào lƣới nhƣng tránh hấp tấp vội vàng. Tuỳ theo tốc độ bóng nảy ra

nhanh hay chậm, lƣới căng hay chùng mà phán đoán đƣờng bóng rơi, chờ cho

bóng rơi xuống thật thấp mới đỡ bóng. nếu bóng vừa nảy ra đã vội vàng đỡ thì rất

dễ phạm sai lầm, đƣờng bóng đi sẽ mất chính xác. Tầm bóng từ lƣới nảy ra hầu hết

là thấp nên tốt nhất là dùng phƣơng pháp đệm bóng hay đỡ bóng bằng một tay.

Trong trƣờng hợp bóng nảy ra thật xa và cao thì vẫn cố gắng chuyền bóng cao tay.

3. PHÁT BÓNG

* Mục tiêu: Trang bị cho ngƣời học về mục đích sử dụng kỹ thuật phát

bóng, phƣơng pháp giảng dạy và các sai lầm thƣờng mắc phải và hệ thống các bài

tập.

Phát bóng thấp tay

Phát bóng cao tay

Nhảy phát bóng

Phƣơng pháp giảng dạy kỹ thuật phát bóng

Phát bóng mở đầu cho cuộc tấn công vào trận tuyến đối phƣơng, có thể trực

tiếp dành đƣợc điểm, làm tan vỡ ý đồ chiến thuật của đối phƣơng, cho nên mỗi

ngƣời khi tập chuyền bóng cần phải biết phát bóng nhanh và chính xác. Muốn vậy

mỗi đấu thủ phải tập luyện nhiều cách phát bóng thích hợp với sở trƣờng của

mình.

3.1. Phát bóng thấp tay

3.1. 1 Phát bóng thấp tay trước mặt (chính diện)

* Tƣ thế chuẩn bị

Hình 15. Phát bóng thấp tay chính diện

Page 119: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

114

Đứng quay mặt về phía lƣới, hai chân mở rộng bằng vai (chân trƣớc cách chân

sau nửa bƣớc), trọng tâm dồn vào chân sau, tay trái cầm bóng đƣa ra phía trƣớc

một ít (nếu đánh bóng tay phải), vai và tay phải đƣa về phía sau.

* Tung bóng

Dùng một tay (tay trái) tung bóng lên cao phía trƣớc mặt từ 0,2m đến 0,3m.

* Vung tay đánh bóng

Cùng lúc với tung bóng, tay đánh bóng duỗi thẳng tự nhiên, vung từ sau ra

trƣớc, dùng cùi tay đánh vào phía dƣới quả bóng (ở tầm dƣới thắt lƣng).

Khi đánh bóng trọng tâm chuyển về chân trƣớc; bóng rời khỏi tay, cầu thủ

phải bƣớc vào sân ngay.

3.1.2 Phát bóng thấp tay nghiêng mình

* Tƣ thế chuẩn bị:

Ngƣời tập đứng hông hƣớng về phía lƣới, hai chân mở rộng bằng hai vai, hai

bàn chân gần nhƣ song song. Trọng tâm dồn trên hai chân.

* Tung bóng:

Dùng một tay (tay trái hoặc tay phải) tung bóng lên cao phía trƣớc mặt từ

0,4m đến 0,5m.

* Vung tay đánh bóng:

Khi tung bóng thân ngƣời hơi xoay về phía tay đánh bóng, hai chân hơi

khuỵu và trọng tâm chuyển về chân sau (chân xa lƣới). Cánh tay đánh bóng thẳng

tự nhiên, vung ngang từ sau ra trƣớc, dùng cùi tay đánh vào dƣới quả bóng nhƣng

chếch về phía sau.

Khi đánh bóng, trọng lƣợng thân ngƣời chuyển về chân trƣớc, đồng thời

xoay thân ngƣời hƣớng về phía lƣới. Bóng rời khỏi tay, bƣớc vào sân ngay.

3.2. Phát bóng cao tay

Phát bóng cao tay là khi bóng phát ra ở tầm cao trên đầu. Có hai cách:

3.2.1 Phát bóng cao tay trước mặt (chính diện)

Hình 15. Phát bóng cao tay chính diện

Page 120: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

115

* Tƣ thế chuẩn bị:

Ngƣời tập đứng nhƣ khi phát bóng thấp tay trƣớc mặt, nhƣng trọng tâm dồn

cả trên hai chân.

* Tung bóng:

Tay phải hoặc tay trái (tay kia gập khuỷu giơ trên vai) cầm bóng đƣa lên tới

ngang mặt mới tung bóng lên cao từ 0,8m đến 1m và hơi chếch về trƣớc mặt, phía

tay đánh bóng (nếu bóng rơi khỏi tay ở tầm thấp thì đƣờng bóng tung lên sẽ khó

chính xác).

* Vung tay đánh bóng:

Cùng với lúc tung bóng lên, cánh tay đánh bóng co lại và nhịp nhàng chuyển

động từ phía trƣớc lên cao, ra sau. Bàn tay mở tự nhiên đƣa sát mang tai (khuỷu

tay hƣớng ra phía trƣớc rồi kéo ra sau), đồng thời chân sau hơi khuỵu, thân ngƣời

ngã về sau và hơi xoay về phía tay đánh bóng, trọng tâm chuyển về chân sau.

Khi bóng rơi xuống tới tầm, tay giơ thẳng hoàn toàn, cánh tay vung thẳng từ

phía sau lên cao ra phía trƣớc đánh mạnh vào nửa sau của quả bóng, có sự phối

hợp toàn lực của thân, cổ tay gập kịp thời để điều khiển bóng vào hƣớng đã định

trƣớc. Lúc này chân sau dƣớn lên theo đà tay đánh bóng, trọng lƣợng thân ngƣời

dồn vào chân trƣớc. Sau khi đánh bóng đi phải bƣớc vào sân ngay.

Chú ý: Sau khi đánh bóng đi, thân ngƣời và tay cần tiếp tục chuyển động

theo hƣớng bóng đi, sau đó mới hạ tay xuống theo đƣờng vòng cung.

• Nếu gập ngƣời, hoặc hạ tay quá sớm, bóng sẽ dễ chạm lƣới; ngƣợc lại

không gập ngƣời, bóng dễ bay ra ngoài sân.

• Mức độ ngữa bàn tay về sau và gập về phía trƣớc trong lúc đánh bóng đi

phụ thuộc vào tầm vóc của đấu thủ và vị trí của bóng.

• Bóng ở cách xa ngƣời chừng nào thì gập cổ tay về phía trƣớc ít chừng ấy.

• Tầm vóc đấu thủ càng cao thì có thể gập cổ tay về phía trƣớc càng nhiều

4. ĐẬP BÓNG (Hình 16)

• Mục tiêu: Trang bị cho ngƣời

học về mục đích sử dụng kỹ thuật

đập bóng, nguyên lý các kỹ thuật đập

bóng, phƣơng pháp giảng dạy và các

Hình 16. Đập bóng

Page 121: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

116

sai lầm thƣờng mắc phải và hệ thống các bài tập.

Đập bóng trƣớc mặt

Đập bóng nghiêng mình

Đập bóng là một phƣơng thức tấn công chủ yếu khi thi đấu bóng chuyền.

Muốn làm cho chiến thuật biến hoá muôn hình muôn vẻ, một yêu cầu rất lớn đối

với mỗi đấu thủ là phải có trình độ kỹ thuật điêu luyện, biết nhiều kiểu đập và đập

nhiều hƣớng khác nhau, trong những tình huống khác nhau. Nhƣng muốn đập

đƣợc nhiều kiểu, nhiều cách, đấu thủ phải có trình độ cơ bản vững vàng với

phƣơng pháp đập chủ yếu.

4.1. Đập bóng trƣớc mặt

Đập bóng chính diện là phƣơng pháp đập cơ bản nhất.

- Tƣ thế chuẩn bị: Đứng cách lƣới khoảng 2 - 3m (nếu đứng sát lƣới thì

không có chỗ lấy đà và nhảy lên sẽ bị chạm lƣới). Không nên đứng nguyên một

chỗ mà nên xê dịch nhẹ để có thể sẵn sàng điều chỉnh bƣớc nhảy và gốc độ chạy

lấy đà. Đầu gối hơi chùng, thân ngƣời hơi ngã về phía trƣớc trong sân, mắt theo

dõi ngƣời chuyền bóng.

- Yếu lĩnh cơ bản:

Đập bóng có thể chia làm 4 giai đoạn:

4.1.1. Lấy đà:

Để có sức bật cao hơn và điều chỉnh khoảng cách, vị trí đập bóng cho thích

hợp.

- Thời gian lấy đà: Khi đã xác định đƣợc đƣờng bóng và hƣớng bóng nâng

tới. Thông thƣờng là khi bóng vừa rời tay ngƣời nâng. Nếu đập bóng càng thấp

càng phải lấy đà sớm hơn, đập bóng cao lấy đà chậm hơn.

- Góc độ của đƣờng lấy đà (so với lƣới) phụ thuộc vào khả năng ngƣời đập,

ngƣời đập giỏi có thể lấy đà với góc độ lớn hơn, có khi thẳng góc với lƣới (90độ).

Nếu đập kém hoặc mới tập mà chạy góc độ lớn thì ngƣời sẽ chạm vào lƣới, và

đƣờng bóng đập dễ bị chắn cho nên góc độ lấy đà (so với lƣới) thông thƣờng từ 35

– 50 độ với ngƣời mới tập thì trung bình 45 độ

- Số bƣớc lấy đà: có thể 1 - 4 bƣớc nhƣng thông thƣờng là 3 bƣớc.

4.1.2. Giậm nhảy

Page 122: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

117

Việc chuyển từ bƣớc lấy đà cuối cùng sang giậm nhảy phải thật liên tục

cũng có ngƣời giậm nhảy một chân. Nhƣng thƣờng giậm nhảy bằng hai chân.

Bƣớc cuối cùng là bƣớc ở vị trí giậm nhảy, bƣớc này rất quan trọng, vì phải làm

thế nào để khi nhảy lên có thể đập bóng ở tầm trƣớc mặt. Gót chân ở bƣớc cuối

cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau, thân ngƣời vẫn ngả về phía trƣớc,

thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên.

Muốn bật đƣợc cao phải dùng sức bật của đầu gối, tới khớp xƣơng hông (vƣơn

bụng) và cuối cùng là sức cổ chân. Đồng thời phải phối hợp đánh tay, tức là trƣớc

khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì hai

tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân.

4.1.3. Nhảy và đập:

Chuẩn bị đập bóng đƣợc bắt đầu khi thân ngƣời bật lên tới tầm cao nhất,

ngƣời ngửa ra phía sau và hơi nghiêng về phía tay đập bóng, hai chân hơi gập tự

nhiên, không khép sát quá cũng không dang rộng quá.

Tay đập bóng từ trên cao đƣa sát mang tai ra phía sau, cánh tay duỗi thẳng

và cổ tay đập gập vào bóng, cổ tay còn có tác dụng điều khiển bóng. Tay kia cũng

từ phía trên hạ xuống phối hợp.

Khi đập vào bóng, thân ngƣời vƣơn thẳng, hai chân cũng duỗi ra phía trƣớc

(đầu gối thẳng) tạo thành sức mạnh đập trúng vào bóng. Đập bóng thông thƣờng ở

tầm cao hơn đầu và chếch về phía trƣớc mặt chừng 10 - 15cm.

Bóng nâng cao hay thấp tuỳ theo quả đập cao, trung bình hay thấp. Những

điểm chạm bóng vẫn phải ở tầm cao nhất cho nên bất cứ đập kiểu nào cũng phải

nhảy thật cao.

4.1.4. Rơi xuống:

Sau khi đập xong, muốn cho ngƣời rơi xuống không bị mất thăng bằng,

chạm lƣới hay vƣợt qua vạch giữa thì phải thả lỏng các bắp thịt, rơi xuống bằng

mũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lƣới, đầu gối hơi khuỵu.

* Những điều cần chú ý khi đập bóng nâng xa hay gần lƣới:

- Khi bóng nâng xa lƣới:

Điểm giậm nhảy phải ở sâu trong tầm bóng, để ngƣời gần bóng hơn, thân

ngƣời ngả ra sau nhiều hơn bật mạnh về phía trƣớc để tăng thêm sức mạnh đập

bóng. Phải gập bụng trƣớc gập tay. Khi gập bụng không đƣợc cúi xuống, mà chỉ co

Page 123: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

118

mạnh các bắp thịt bụng, cánh tay khi hạ xuống theo đà bóng phải ngừng lại một

chút, nhƣ vậy bóng ít va vào lƣới.

- Khi bóng nâng gần lƣới:

Góc độ đƣờng lấy đà phải thu hẹp lại. Khi đập bóng chủ yếu phải dùng

sức cánh tay trƣớc và cổ tay, gập bụng rất ít. Nhƣ vậy mới tránh đƣợc lỗi chạm

lƣới.

4.2. Đập bóng nghiêng mình

Bóng nâng xa lƣới mà nhảy quá

sớm thì sử dụng kiểu đập móc câu

(động tác

giống nhƣ phát bóng cao tay nghiêng

mình). Chạy đà giậm nhảy giống nhƣ

đập bóng trƣớc mặt theo hƣớng lấy đà.

Sau khi nhảy lên vai trái hƣớng vào

lƣới (nếu đập tay phải) tay phải đƣa xuống dƣới ra phía sau (hoặc cánh tay đƣa

vòng cung từ phía trƣớc ra sau) ngƣời hoàn toàn duỗi hết ra. Tay phải duỗi thẳng

chuẩn bị làm động tác đập bóng. Khi đập bóng thân trên quay về bên trái - dùng

động tác quay ngƣời đƣa cánh tay nhanh chóng đập bóng, tay giơ thẳng đi theo

hình vòng cung từ trƣớc xuống dƣới ra sau rồi lên cao, dùng cả bàn tay đập vào

phía trên quả bóng. Khi đập bóng xong quay ngƣời về hƣớng lƣới nhẹ nhàng thu

tay về để tự nhiên theo ngƣời rơi xuống đất.

5. CHẮN BÓNG

• Mục tiêu: Trang bị cho ngƣời học về mục đích sử dụng kỹ thuật chắn

bóng, nguyên lý các kỹ thuật chắn bóng một và chắn bóng nhóm, phƣơng pháp

giảng dạy và các sai lầm thƣờng mắc phải và hệ thống các bài tập.

Chắn bóng là phƣơng pháp phòng thủ tích cực nhất. Kỹ thuật chắn bóng

càng đƣợc cải tiến, càng đòi hỏi kỹ thuật đập bóng phải biến hoá muôn hình muôn

vẻ.

Chắn bóng nhằm hai mục đích:

• Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đồng đội tấn công, giảm sức uy hiếp của

đối phƣơng (không phải mục đích chắn bóng để ăn điểm).

• Nếu có thể trực tiếp dẫn điểm.

Hình 17.

Page 124: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

119

Kỹ thuật động tác:

5.1. Tư thế chuẩn bị

Sau khi phát bóng xong thì phải sẵn sàng bám sát lƣới để chuẩn bị chắn

bóng, đấu thủ thƣờng phải đứng cách lƣới chừng 0,25 - 0,35m. Trƣớc hết phải

quan sát và phát hiện mục tiêu (điểm tấn công), nắm vững đặc điểm đập bóng của

đối phƣơng và hƣớng đập bóng để quyết định vị trí chắn bóng. Phải luôn luôn

đứng đối diện với hƣớng bóng tới, cho nên phải di chuyển dọc theo lƣới. Sau khi

xác định vị trí giậm nhảy rồi, hai chân đứng song song cách nhau khoảng một bàn

chân, hai tay co lên phía trƣớc cao hơn thắt lƣng để chuẩn bị nhảy.

5.2. Nhảy và chắn bóng

Thời gian nhảy phụ thuộc vào tính chất và tầm bóng cao thấp. Bóng cao thì

nhảy chậm, bóng thấp thì nhảy sớm. Nhƣng nói chung phải nhảy sau ngƣời đập

một chút, phải quan sát hoạt động tay của đối thủ đập bóng để quyết định nhảy

chắn. Thông thƣờng là đứng tại chỗ nhảy lên hoặc nhích lên một bƣớc, hai đầu gối

khuỵu xuống, hai cánh tay đƣa sát thân ngƣời theo bên sƣờn từ dƣới lên lấy đà bật

lên cao. Nhảy tới tầm cao nhất, tiếp tục quan sát lần cuối cùng, nhanh chóng đƣa

hai tay cản đƣờng bóng đập. Tay đƣa lên không duỗi hết mức để khi cần thiết có

thể chuyển hƣớng chắn bóng đƣợc dễ dàng.

Khi chắn bóng bàn tay mở nhƣ khi chuyền bóng, hơi ngửa ra phía sau, các

ngón tay hơi lên gân để khi bóng chạm tay sẽ bật bổng lên. Hai bàn tay cách nhau

chừng nửa quả bóng để bóng không thể lọt qua. Hai cùi tay phải sát mép lƣới; nếu

xa quá, bóng dễ bị lọt xuống theo ngƣời.

Sau khi chạm bóng, không đƣợc gập cổ tay theo, nhƣ vậy dễ bị chạm lƣới.

5.3. Rơi xuống đất

Khi chắn bóng xong rơi xuống đất bằng mũi bàn chân và tiếp tục quan sát để

đề phòng đối phƣơng tấn công nhƣng nếu bóng bật trở lại trong sân mình thì phải

nhanh chóng lùi xuống chuẩn bị đập bóng và bƣớc hai.

6. CHIẾN THUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN

• Mục tiêu: Trang bị cho ngƣời học về mục đích sử dụng các miếng chiến

thuật để áp dụng hợp lý trong quá trình thi đấu. Trong dó có chiến thuật tấn công

và phòng thủ, cá nhân và nhóm.

Page 125: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

120

Chiến thuật bóng chuyền là sự tổ chức các hoạt động thi đấu của mỗi cá

nhân, nhóm và toàn đội. Nó là sự lựa chọn một cách sáng tạo, cách thức thi đấu

của một đội để thi đấu với một đội nào đó nhằm giành thắng lợi cho đội mình.

Hoạt động chiến thuật của một đội bóng và sự thể hiện quá trình chuẩn bị

thể lực, kỹ thuật, tâm lý và trình độ lý luận chuyên môn của từng đấu thủ và toàn

đội. Mặt khác, việc thực hiện chiến thuật còn phụ thuộc và trình độ của đối

phƣơng.

1. CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG

* Chiến thuật cá nhân trong tấn công

1.1 CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN TRONG PHÁT BÓNG

Phát bóng là là quả tấn công đầu tiên, mở màn cho một trận đấu, một hiệp

đấu và một lần chơi. Nếu phát bóng tốt có thể ăn điểm trực tiếp hoặc gây khó khăn

trong chuyền 1 làm ảnh hƣởng xấu cho việc tổ chức phối hợp chiến thuật tấn công

của đối phƣơng. Ngƣợc lại nếu phát bóng không có uy lực thì sẽ tạo điều kiện

thuận lợi cho đối phƣơng tổ chức chiến thuật tấn công lại đội mình. Chiến thuật cá

nhân trong phát bóng bao gồm: khi chƣa có bóng và khi có bóng.

1.1.1 Khi chưa có bóng

• Quan sát, đánh giá đội hình và khả năng chuyền 1 của đối phƣơng.

• Lựa chọn vị trí đứng phát cho phù hợp với thói quen của mình.

• Di chuyển đến khu vực phát và chuẩn bị phát nhanh hay chậm (tuỳ theo

ình hình diễn biến

trên sân, phù hợp với chiến thuật của đội).

1.1.2 Khi có bóng

• Phát vào khu vực xung yếu, chỗ trống trên sân đối phƣơng, chỗ các đối thủ

đổi chỗ cho nhau để chuẩn bị tấn công.

• Phát vào một đấu thủ: Chuyền 1 kém, tâm lý không vững, mới thay vào,

ngƣời có biểu hiện mệt mỏi, ngƣời chuyền 2…

• Luân phiên sử dụng các kiểu phát khác nhau (nếu có khả năng).

• Phát phù hợp với tình huống trận đấu (ánh sáng mặt trời, ánh sáng của đèn,

gió, khán giả…)

1.2 CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN TRONG CHUYỀN 1

Page 126: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

121

Đỡ phát bóng (chuyền 1) là hoạt động phòng thủ, ví nhƣ ta đã biết phát bóng

là quả tấn công đầu tiên của đối phƣơng sang sân của đội mình. Đồng thời chuyền

1 lại mang một ý nghĩa quan trọng khác: nó là khâu đầu tiền, là cơ sở đảm bảo cho

việc tổ chức phối hợp chiến thuật tấn công của đội mình, cho nên có thể nói

chuyền 1 nằm trong hệ thống tấn công. Chiến thuật cá nhân trong chuyền 1 bao

gồm: Khi đối phƣơng chƣa phát bóng và khi đối phƣơng phát bóng.

1.2.1 Khi đối phương chưa phát bóng

- Lựa chọn vị trí chuyền 1:

• Không tạo thành chỗ trống trên sân mình, dễ quan sát đối phƣơng.

• Có thể di chuyển thuận lợi.

• Không làm khó khăn cho đồng đội trong: quan sát đối phƣơng, di chuyển

trong chuyền 1 và trong các hoạt động phối hợp chiến thuật.

- Quan sát ngƣời phát và nhận định:

• Tâm lý của ngƣời phát.

• Khả năng thực hiện kỹ thuật của ngƣời phát: phát kiểu gì ? Lực phát ?

Đƣờng bay của bóng ? Điểm rơi ?…

- Nhìn ký hiệu của đấu thủ chuyền 2 để biết đội hình mình tấn công theo

miếng chiến thuật nào ? Do đó sẽ phải chuyền 1 tới vị trí nào ? Cho ai ? Đƣờng

bóng chuyền 1?… cho phù hợp.

1.2.2. Khi đối phương phát bóng

• Đánh giá chất lƣợng của quả bóng: Lực, đƣờng bay và điểm rơi để di

chuyển đến vị trí và quyết định động tác đỡ bóng (đệm bóng bằng 2 tay trƣớc mặt

hay hai bên…)

• Chuyền 1: Chuyền bóng cho ngƣời chuyền 2 theo dự kiến ban đầu.

• Nếu bóng không phát vào khu vực chuyền 1 của mình thì phải sẵn sàng

chuyền 2 điều chỉnh hoặc cứu đỡ bóng khi đồng đội chuyền 1 không chuẩn.

1.3 CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN TRONG CHUYỀN 2 KHI ĐỐI

PHƢƠNG PHÁT BÓNG

Ngƣời chuyền 2 là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt

động tấn công. Chuyền 2 thƣờng đƣợc thực hiện bằng kỹ thuật chuyền cao tay

đứng tại chỗ hoặc nhảy chuyền. Chiến thuật cá nhân trong chuyền 2 bao gồm: khi

đối phƣơng chƣa phát bóng và khi đối phƣơng phát bóng.

Page 127: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

122

1.3.1 Khi đối phương chưa phát bóng

• Chọn ví trí đứng trong đội hình chuyền 1 sao cho thuận lợi trong việc quan

sát và di chuyển tới vị trí chuyền 2, không làm cản trở đồng đội chuyền 1.

• Đánh giá khả năng tấn công của đồng đội trong thời điểm đó (trạng thái

tâm lý, tình trạng sức khoẻ, ai đang đập ăn điểm…)

• Sẽ tấn công bằng miếng chiến thuật nào? Và ra ký hiệu cho đồng đội.

Đồng thời suy nghĩ ngay đến phƣơng án hai nếu bóng chuyền 1 khó. Điều kiện

ngoại cảnh (nắng, gió, điện…)

• Sẵn sàng đánh 2 chuyền khi đứng ở hàng trên.

1.3.2 Khi đối phương phát bóng

• Đánh giá chất lƣợng quả phát bóng.

• Theo dõi sự di chuyển đổi chỗ trong hàng chắn bóng của đối phƣơng.

• Quan sát đƣờng bay, hƣớng đi, tốc độ, điểm rơi của quả chuyền 1 để di

chuyển đến bóng, chọn kỹ thuật chuyền, quyết định chuyền theo phƣơng án nào và

chuyền cho ai, ở đâu.

• Trong khi chuyền 2 nếu có khả năng “chuyền kín đáo”, chuyền động tác

giả thì sẽ góp phần đáng kể vào kết quả tấn công chung của toàn đội.

• Tiếp tục chơi: Ngay sau khi chuyền 2 xong, đấu thủ chuyền 2 phải yểm hộ

cho đấu thủ tấn công. Chú ý:

Khi chuyền 2 trong phản công thì đấu thủ chuyền 2 có rất ít thời gian để

quyết định chiến thuật do đó đòi hỏi đấu thủ chuyền 2 phải thật nhạy cảm, đồng

thời phải có những quy định trƣớc với các đấu thủ tấn công theo chất lƣợng của

bóng phòng thủ đƣa lên tốt hay xấu mà phối hợp tấn công theo miếng nào.

1.4 CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN TRONG ĐẬP BÓNG KHI ĐỐI

PHƢƠNG PHÁT BÓNG

Đập bóng là giai đoạn cuối cùng mang tính chất quyết định của mọi phối

hợp chiến thuật tấn công. Trong trƣờng hợp đối phƣơng phát bóng, nếu đập tốt thì

đƣợc điểm và giành đƣợc quyền phát bóng, nhƣng nếu đập hỏng thì đối phƣơng

đƣợc điểm. Chiến thuật cá nhân trong đập bóng bao gồm: Khi đối phƣơng chƣa

phát bóng và khi đối phƣơng phát bóng.

1.4.1 Khi đối phương chưa phát bóng

Page 128: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

123

• Mình đang ở vị trí nào và sẽ đánh theo chiến thuật nào (căn cứ theo ký hiệu

của ngƣời chuyền 2)

• Tỷ số điểm, hiệp.

• Quan sát hàng chắn của đối phƣơng, hàng phòng thủ của đối phƣơng (số 6

tiến hay lùi)

• Điều kiện ngoại cảnh.

1.4.2 Khi đối phương phát bóng

- Theo dõi quả phát bóng, đánh giá chất lƣợng quả chuyền 1.

- Phán đoán khả năng của ngƣời chuyền 2 và chất lƣợng của bóng chuyền 2

- Quan sát sự di chuyển của hàng chắn và phòng thủ của đối phƣơng.

- Quyết định đập:

• Trên tay chắn

• Bật tay chắn

• Lọt tay chắn

• Lực mạnh hay nhẹ

• Giả đập - bỏ nhỏ.

- Sau khi đập thì sẵn sàng tự yểm hộ và tiếp tục chơi.

Nếu không có bóng để đập thì nhanh chóng chuyển sang yểm hộ cho đồng

đội.

Chú ý: Trong phản công, đấu thủ đập bóng quyết định chiến thuật trong thời

gian rất ngắn và phải có những quy định chiến thuật trƣớc với đấu thủ huyền 2 tuỳ

theo chất lƣợng của bóng phòng thủ đƣa lên.

* Chiến thuật tập thể trong tấn công

Chiến thuật tập thể là sự phối hợp hoạt động của hai hay nhiều đấu thủ để

giải quyết một nhiệm vụ chiến thuật cụ thể nào đó. Nó đòi hỏi quan hệ chặt chẽ

giữa các khâu chuyền 1 với chuyền 2, giữa chuyền 2 với tấn công. Chiến thuật tập

thể bao gồm: Nhóm và toàn đội.

1.1 ĐỘI HÌNH CHUYỀN 1

Sắp xếp vị trí các đấu thủ chuyền 1 hợp lý và phân công nhiệm vụ cụ thể

trong đội hình chuyền 1 là điểm quan trọng để đƣa bóng chuyền 1 lên đúng khu

vực của ngƣời chuyền 2 và phù hợp với yêu cầu chiến thuật tấn công của đội mình.

Page 129: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

124

Sắp xếp vị trí chuyền 1 phải căn cứ vào khả năng phát bóng của từng đấu thủ bên

đối phƣơng.

Đồng thời phải bảo đảm mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đấu thủ

chuyền 1 tốt và đấu thủ chuyền 1 kém.

Thông thƣờng các đội hình chuyền 1 cơ bản đƣợc sắp xếp vị trí đứng nhƣ sau:

1.1.1 Khi đấu thủ chuyền 2 ở hàng trên

Đấu thủ chuyền 2 có thể đập hay chuyền hoặc tổ chức tấn công:

• Khi đấu thủ chuyền 2 ở vị trí số 2 (hình 1) hoặc giả đan (hình 2)

• Khi đấu thủ chuyền 2 ở vị trí số 3 (hình 3) hoặc giả đan (hình 4)

• Khi đấu thủ chuyền 2 ở vị trí số 4 (hình 5) hoặc giả đan (hình 6)

1.1.2 Khi đấu thủ chuyền 2 ở hàng sau đan lên

• Khi đấu thủ chuyền 2 ở vị trí số 1 (hình 7)

• Khi đấu thủ chuyền 2 ở vị trí số 6 (hình 8)

Page 130: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

125

• Khi đấu thủ chuyền 2 ở vị trí số 5 (hình 9)

1.2 PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẤU THỦ TẤN CÔNG

Phối hợp một cách nhịp nhàng các hoạt động của từng đấu thủ tấn công sẽ

hình thành các miếng chiến thuật mà ngƣời chỉ huy sự phối hợp đó chính là ngƣời

chuyền 2. Các hoạt động phối hợp của các đấu thủ tấn công bao gồm: không có

bóng và có bóng.

• Không có bóng: Di chuyển, chạy đà, bật nhảy… nhằm thu hút sự chú ý và

đánh lạc hƣớng, phân tán hàng phòng thủ của đối phƣơng.

• Có bóng: Chính là chiến thuật cá nhân trong đập bóng.

1.3 CÁC MIẾNG PHỐI HỢP TRONG CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG

(MIẾNG CƠ BẢN)

1.3.1 Khi đấu thủ chuyền 2 ở hàng trên

• Đánh 2 chuyền động tác giả: Nếu bóng chuyền 1 lên có thể đập đƣợc thì

đấu thủ chuyền 2 có thể nhảy: đập, giả đập rồi chuyền 2, giả chuyền 2 rồi đập hoặc

bỏ nhỏ.

• Tổ chức tấn công 3 chuyền: Với các đội ở trình độ thấp thì chỉ phối hợp

với 2 đấu thủ ở hàng trên, nhƣng đối với những đội trình độ cao thì ngoài 2 đấu thủ

ở hàng trên còn phối hợp với chủ công tấn công ở hàng sau.

a. Khi đấu thủ chuyền 2 ở số 2

• Phối hợp 1: Số 4 đập biên, bóng lao hoặc cao. Số 3 đập nhanh hoặc lao

ngắn ở vị trí số 3 (hình 10). Thêm số 1 đập hàng sau ở số 2.

• Phối hợp 2: Số 4 đập biên, bóng lao hoặc cao. Số 3 đập nhanh, lao ngắn

hoặc trung bình ở số 2 (hình 11). Thêm số 1 đập hàng sau ở số 2.

• Phối hợp 3: Số 3 và số 4 phối hợp nhƣ phối hợp 2. thêm số 5 đập hàng sau

ở giữa vị trí số 3 và số 4 (hình 12).

Page 131: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

126

• Phối hợp 4: Số 4 đập nhanh hoặc lao ngắn ở vị trí số 3. Số 3 nhƣ phối hợp

2. Thêm số 5 đập ở hàng sau ở vị trí số 4 (hình 13).

• Phối hợp 5: Số 4 đập nhanh ở vị trí số 3, số 3 đập làn sóng sau lƣng số 4.

Thêm số 5 đập ở hàng sau ở vị trí số 4 (hình 14).

b. Khi đấu thủ chuyền 2 ở vị trí số 4 có thể phối hợp ngược lại một số miếng

(phù hợp với khả năng của đội) khi chuyền 2 ở số 2

c. Khi đấu thủ chuyền 2 ở vị trí số 3

Phối hợp 1: Số 4 và số 2 đập biên, bóng lao hoặc cao. Thêm số 5 đập hàng

sau ở giữa vị trí số 3 và số 4 (hình 15)

· Phối hợp 2: Số 4 đập nhanh ở vị trí số 3. Số 2 nhƣ phối hợp 1. Thêm số 5

đập hàng sau ở vị trí số 4 (hình 16).

· Phối hợp 3: Số 4 đập nhƣ phối

hợp 1. Số 2 đập nhanh ở vị trí số 2

hoặc số 3. Thêm số 1 đập hàng sau ở

vị trí số 2 (hình 17)

1.3.2 Khi đối thủ chuyền 2 ở

hàng sau đan lên.

Có ba đối thủ tấn ở hàng trên

và có thể thêm 1 đấu thủ tấn công ở hàng sau:

Page 132: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

127

- Khi đấu thủ chuyền 2 ở số 1 hoặc số 6:

• Phối hợp 1: Số 4 đập biên, bóng cao hoặc lao. Số 3 đập nhanh, giả nhanh

hoặc lao ngắn ở vị trí số 3. Số 2 đập nhanh, lao ngắn hoặc trung bình ở vị trí số 2

(hình 18). Thêm số 5 đập hàng sau ở giữa vị trí số 3 và số 4.

• Phối hợp 2: Số 4 đập nhanh ở vị trí số 3. Số 3 đập lần sóng hoặc đập chồng

sau lƣng số 4. Số 2 đập lao hoặc biên ở vị trí số 2 (hình 19). Thêm số 5 đập hàng

sau ở vị trí số 4.

• Phối hợp 3: Số 3 đập lao ngắn ở vị trí số 3. Số 4 đập len. Số 2 đập nhƣ phối

hợp 2 (hình 20). Thêm số 5 đập hàng sau ở vị trí số 4.

• Phối hợp 4: Số 4 đập nhƣ phối hợp 1. Số 2 đập nhanh sau đầu đối thủ

chuyền

2. Số 3 đập bóng lao hoặc trung bình ở vị trí số 2 (hình 21). Thêm số 5 đập

hàng sau ở vị trí giữa số 3 và số 4.

• Phối hợp 5: Số 4 đập nhƣ phối hợp 1. Số 3 đập nhanh ở vị trí số 3. Số 2

đập làn sóng sau số 3 (hình 22). Thêm số 6 đập hàng sau ở vị trí số 2.

• Phối hợp 6: Trƣờng hợp đấu thủ số 4 thuận tay phải và khả năng di chuyển

nhanh (trình độ cao). Số 3 đập nhanh ở vị trí số 3. Số 2 đập làn sóng sau số 3. Số 4

đập lao ngắn hoặc trung bình ở số 2 (hình 23). Thêm số 5 đập sau vị trí số 4.

· Phối hợp 7: Trƣờng hợp đấu thủ số 2 thuận tay trái và có khả năng di

chuyển nhanh. Số 4 đập nhanh ở vị trí số 3. Số 3 đập làn sóng hoặc chồng sau lƣng

Page 133: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

128

số 4. Số 2 di chuyển đập lao hoặc biên ở số 4 (hình 24). Thêm số 6 đập hàng sau ở

vị trí số 2.

- Khi đấu thủ chuyền 2 ở số 5 thì thực hiện các miếng chiến thuật trên có

khó khăn hơn, do đó nên lựa chọn những miếng chiến thuật phù hợp với khả năng

của đội mình.

* Yểm hộ tấn công

Yểm hộ tấn công bao gồm các hoạt động tự yểm hộ của đấu thủ tấn công và

các hoạt động yểm hộ của đồng đội.

Đặc điểm của chiến thuật bóng chuyền hiện đại là tăng cƣờng số lƣợng đấu

thủ tham gia tấn công, do đó ở hàng sau thƣờng chỉ còn 2 đấu thủ. Một trong hai

đấu thủ này phải làm nhiệm vụ yểm hộ tấn công và đấu thủ còn lại sẽ phải bảo vệ

nửa sân phía sau.

Nếu chuyên môn hoá yểm hộ tấn công thì trong đội hình thi đấu sẽ phân

công 2 đấu thủ (thƣờng là phụ công) làm nhiệm vụ yểm hộ tấn công và xếp chéo

nhau để đảm bảo ở hàng sau luôn có 1 đấu thủ yểm hộ.

Nếu không chuyên môn hoá thì đấu thủ hàng sau đỡ chuyền 1 phía số 1 sẽ

lên yểm hộ cho tấn công ở khu vực số 2 và 3, đấu thủ đỡ chuyền 1 phía sau số 5 sẽ

lên yểm hộ cho tấn công ở khu vực số 4.

Các hoạt động của đấu thủ yểm hộ tấn công:

• Quan sát các hoạt động chiến thuật tấn công của đội mình.

• Quan sát các hoạt động của hàng chắn bóng bên đối phƣơng.

• Xác định bóng chuyền 2: Tầm bóng cao hay thấp; xa hay gần lƣới; tốc độ

bóng nhanh hay chậm; đến vị trí nào.

• Biết đặc điểm của đấu thủ đập bóng và phán đoán khả năng bóng bị chắn

trở lại theo hƣớng nào, rơi vào đâu để nhanh chóng di chuyển chọn vị trí yểm hộ.

• Nhiệm vụ đỡ các đƣờng bóng tấn công bị chắn trở về nửa sân trên (có thể

phối hợp với đấu thủ chuyền 2 và đấu thủ không đập bóng).

• Nếu bóng không rơi vào khu vực mình bảo vệ thì sẵn sàng tiếp ứng cho

đồng đội.

• Sau khi yểm hộ thì nhanh chóng lùi về vị trí phòng thủ

Page 134: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

129

2. CHIẾN THUẬT PHÕNG THỦ

* Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ

2.1 CHIẾN THUẬT CHẮN BÓNG CÁ NHÂN

Chắn là phƣơng tiện phòng thủ cơ bản và tích cực nhất nhằm mục đích ngăn

chặn hoặc hạn chế uy lực tấn công của đối phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi cho

đồng đội phòng thủ hàng sau. Không những thế, chắn bóng còn có thể giành đƣợc

điểm trực tiếp. Chiến thuật chắn bóng cá nhân bao gồm: khi chƣa có bóng và khi

có bóng.

2.1.1 Khi chưa có bóng

• Đang ở vị trí nào? Có đổi vị trí không?

• Tỷ số điểm, hiệp?

• Đánh giá các đấu thủ hàng trên (và cả chủ công đứng ở hàng sau có thể

tham gia tấn công) và khả năng chiến thuật của đối phƣơng.

• Bóng chuyền 1 lên (hoặc phòng thủ) nhƣ thế nào ? Khả năng và đặc điểm

của ngƣời chuyền 2 ?

• Quan sát các hoạt động di chuyển của các đấu thủ tấn công bên sân đối

phƣơng.

• Phán đoán: Khu vực đập ? Ai đập ? Hƣớng đập ? Lực đập ?

• Di chuyển: Sau khi quan sát và phán đoán thì nhanh chóng di chuyển đến

vị trí cần thiết để chắn.

2.1.2 Khi có bóng

a. Vị trí nhảy chắn phụ thuộc vào

• Vị trí ở hàng trên (đứng ở số nào: 2, 3, 4)

• Đƣờng bóng chuyền 2.

• Đặc điểm ngƣời tấn công: tay trái hay tay phải, vào đà ? hay đập hƣớng

chéo hay dọc biên ?

b. Thời điểm dậm nhảy

Tuỳ theo bóng chuyền 2 và đặc điểm ngƣời tấn công mà quyết định thời

gian dậm nhảy. Thông thƣờng thì:

• Đập nhanh và lao ngắn: dậm nhảy gần nhƣ cùng lúc với ngƣời đập.

• Đập trung bình: dậm nhảy chậm hơn ngƣời đập một chút.

Page 135: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

130

• Đập cao biên: dậm nhảy khi ngƣời đập căng thân chuẩn bị đập vào bóng.

Mặt khác còn phải căn cứ vào bóng chuyền 2 gần hay xa lƣới.

• Đập hàng sau: tuỳ theo bóng chuyền 2 mà có thể dậm nhảy nhƣ chắn bóng

biên hoặc chậm hơn một chút.

c. Vị trí của tay và lƣới:

• Bóng gần lƣới thì qua hết tay, hai bàn tay xoè rộng áp sát vào bóng.

• Bóng xa lƣới thì hai tay thẳng trên lƣới để tận dụng hết chiều cao của tay

chắn. Động tác khi chạm bóng là gập cổ tay.

d. Vị trí của tay và bóng:

Phụ thuộc vào hƣớng chạy đà, thân, bả vai và cổ tay của ngƣời đập mà quyết

định chắn tay đối diện với bóng, chéo ít hay chéo nhiều… Ở giai đoạn cuối có thể

di động tay chắn sao cho đúng hƣớng đi của bóng.

e. Khi chắn bóng phải mở mắt và ngửa mặt lên để theo dõi bóng (trong thực

tế tập luyện và thi đấu có nhiều đấu thủ khi chắn bóng thì mắt nhắm lại và đầu cúi

xuống).

f. Sau khi chắn:

Trong khi rơi xuống đất, đồng thời xoay thân theo hƣớng bóng để tự yểm hộ

hoặc tiếp ứng cho đồng đội.

2.2 CHIẾN THUẬT CÁ NHÂN TRONG PHÕNG THỦ HÀNG SAU

VÀ YỂM HỘ

Cùng với chắn bóng, phòng thủ hàng sau đã góp phần không nhỏ vào kết

quả của hệ thống phòng thủ. Phòng thủ hàng sau là hoạt động đón đỡ các đƣờng

bóng chạm tay chắn bật về phía sau, các quả đập lọt tay chắn, các đƣờng bóng xử

lý trong tấn công của đối phƣơng. Phòng thủ hàng sau là có cơ sở để tổ chức phản

công. Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ hàng sau bao gồm: khi chƣa có bóng và

khi có bóng.

2.2.1 Khi chưa có bóng:

• Quan sát giống nhƣ đấu thủ chuẩn bị chắn bóng. Đặc biệt quan sát vị trí tay

chắn và bóng để xác định khu vực an toàn trên sân.

• Từ những quan sát trên để phán đoán hƣớng đập, điểm rơi của bóng.

• Di chuyển: sau khi phán đoán thì di chuyển ngay đến vị trí cần thiết của

mình để đón đỡ bóng.

Page 136: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

131

2.2.2 Khi có bóng

a. Nếu là đấu thủ phòng thủ hàng sau:

- Khi có bóng đập vào khu vực phòng thủ của mình thì phải nhanh chóng

quyết định sử dụng kỹ thuật nào: đệm hai tay, đỡ một tay, lăn ngã cứu bóng…

Bóng phòng thủ tốt nhất là tới chỗ ngƣời chuyền 2 để tổ chức phản công.

- Nếu bóng không vào khu vực phòng thủ của mình thì phải sẵn sàng tiếp

ứng cho đồng đội nếu đồng đội giữ bóng không tốt: cứu đỡ bóng hoặc chuyền 2

điều chỉnh.

b. Nếu là đấu thủ yểm hộ cho đấu thủ chắn bóng:

- Bảo đảm đỡ các đƣờng bóng rơi vào phía sau đấu thủ chắn và khu vực giữa

sân (có thể phối hợp với đấu thủ hàng trên không tham gia chắn bóng hoặc đấu thủ

chắn bóng tự yểm hộ)

- Đỡ bóng chạm tay chắn ra ngoài ở gần khu vực của mình bảo vệ.

- Sẵn sàng tiếp ứng cho đồng đội (cứu đỡ bóng hoặc tham gia chuyền 2 khi

cần thiết).

* Chiến thuật tập thể trong phòng thủ

Chiến thuật tập thể trong phòng thủ bao gồm chiến thuật nhóm và toàn đội:

nhóm của các đấu thủ hàng trên, nhóm của các đấu thủ hàng sau và sự Phối hợp

của các đấu thủ giữa hàng trên và hàng sau.

2.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHIẾN THUẬT TRONG CHẮN BÓNG TẬP

THỂ

Chiến thuật chắn bóng tập thể dựa trên cơ sở chiến thuật cá nhân trong chắn

bóng.

2.1.1 Phối hợp chắn bóng hai người

- Di chuyển:

• Sau khi quan sát và xác định khu vực và đấu thủ đập bỏ bóng thì đấu

thủchắn bóng phối hợp di chuyển đến vị trí chắn bóng.

• Các hình thức di chuyển trong chắn bóng tập thể gồm: chạy, bƣớc chéo và

bƣớc lƣớt ngang.

- Thời điểm dậm nhảy: giống nhƣ xác định thời điểm dậm nhảy trong chắn

bóng cá nhân.

Page 137: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

132

- Chắn bóng: Hai đấu thủ phải phối hợp đặt tay chắn để tạo thành vòng cung

bao lấy bóng, bốn bàn tay chắn phải đặt gần nhau (không để có khoảng trống để

đối phƣơng đập bóng lọt qua).

- Đối phƣơng thƣờng đập bỏ theo ba hƣớng:

• Theo phƣơng lấy đà.

• Theo hƣớng chéo.

• Theo hƣớng dọc biên (chữ I)

Khi đối phƣơng đập bỏ theo phƣơng lấy đà thì bốn bàn tay sẽ tạo thành vòng

cung bao lấy bóng.

Khi đối phƣơng đập bỏ theo hƣớng chéo thì một đấu thủ chắn hƣớng chéo

và đấu đấu thủ thứ hai phối hợp chắn theo phƣơng lấy đà.

Khi đối phƣơng đập theo hƣớng dọc biên đấu thủ sát biên sẽ đặt tay chắn đối

diện với bóng và bàn tay phía biên hƣớng vào phía trong; đấu thủ thứ hai

phối hợp chắn hƣớng theo phƣơng lấy đà.

Chú ý: Ở giai đoạn cuối của chắn bóng, có thể di động tay chắn sao cho

đúng hƣớng đi của bóng.

2.1.2 Phối hợp chắn bóng ba người

Trong thi đấu, ít khi chắn ba ngƣời. Chắn ba ngƣời thƣờng chỉ đƣợc sử dụng

để chắn các chủ công có lối đánh quyết liệt với bóng chuyền 2 cao đơn giản hoặc

chuyền 2 điều chỉnh.

Khi chắn bóng: đấu thủ ở giữa chắn hƣớng đập theo phƣơng lấy đà, hai đấu

thủ hai bên chắn hƣớng chéo và hƣớng chữ I (bàn tay phía ngoài của đấu thủ chắn

hƣớng chữ I hƣớng vào trong).

2.1.3 Vị trí đứng của hàng chắn bóng

Cách sắp xếp vị trí và phân công nhiệm vụ cho các đấu thủ chắn bóng là phụ

thuộc vào đặc điểm chiến thuật tấn công của đối phƣơng. Có thể đứng nhƣ sau:

Page 138: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

133

Hình 25: Chắn đối phƣơng tấn công đơn giản nhanh, biên

Hình 26: Chắn đối phƣơng tấn công phức tạp

Hình 27: Chắn đối phƣơng tấc công phức tạp, có chắn bù.

Nói chung, các đấu thủ chắn bóng, trƣớc tiên phải bố trí theo dạng 1 kèm 1.

Sau khi xác định là đối phƣơng không tấn công nấc 1 thì đấu thủ chắn nấc 1 nhanh

chóng di chuyển phối hợp chắn 2.

2.2. HỆ THỐNG CHIẾN THUẬT PHÕNG THỦ

Hệ thống chiến thuật phòng thủ là hoạt động phối hợp của chiến thuật chắn

bóng và chiến thuật phòng thủ hàng sau. Trong chiến thuật phòng thủ hàng sau bao

gồm: chiến thuật phòng thủ số 6 tiến và chiến thuật phòng thủ số 6 lùi.

2.2.1 Chiến thuật phòng thủ số 6 tiến

Đấu thủ ở vị trí số 6 luôn luôn tiến lên phía trƣớc làm nhiệm vụ yểm hộ chắn

bóng khi đối phƣơng tấn công. Số 5 và số 1 đỡ bóng nửa sân sau. Chiến thuật

phòng thủ số 6 tiến đƣợc sử dụng khi đối phƣơng thƣờng hay bỏ nhỏ ở phía sau

đấu thủ chắn hoặc khu vực giữa sân, tấn công không quyết liệt lắm và thƣờng theo

hƣớng chéo hoặc chữ I. Đội hình phòng thủ với số 6 tiến đƣợc sắp xếp nhƣ sau:

a. Khi đối phƣơng tấn công ở số 4

b. Khi đối phƣơng tấn công ở số 3

Page 139: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

134

c. Khi đối phƣơng tấn công ở số 2

Cách sắp xếp đội hình phòng thủ ngƣợc lại với đội hình phòng thủ khi đối

phƣơng tấn công ở số 4.

2.2.2 Chiến thuật phòng thủ số 6 lùi

Đấu thủ ở vị trí số 6, lùi về phía cuối sân để đỡ các đƣờng bóng đập mạnh

hoặc bật tay chắn rơi xuống phía sân sau. Số 5 hoặc số 1 lên yểm hộ cho chắn

bóng. Chiến thuật phòng thủ số 6 lùi đƣợc sử dụng khi đối phƣơng tấn công mạnh,

dài xuống cuối sân, ít bỏ nhỏ và khả năng tự yểm hộ của hàng chắn tốt.

Đội hình phòng thủ với số 6 lùi đƣợc sắp xếp nhƣ sau:

a. Khi đối phƣơng tấn công ở số 4

b. Khi đối phƣơng tấn công ở số 3

c. Khi đối phƣơng tấn công ở số 2:

Cách sắp xếp đội hình phòng thủ ngƣợc lại với đội hình phòng thủ khi đối

phƣơng tấn công ở số 4.

Page 140: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

135

LUẬT THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN

I. Sân thi đấu

Diện tích sân thi đấu bao gồm sân đấu và khu tự do. Sân thi đấu phải là hình chữ

nhật và đốí xứng. (Điều 1.1).

1. Kích thƣớc:

Sân đấu hình chữ nhật, kích thƣớc 18 x 9m, xung quanh là khu tự do rộng ít nhất

3m về tất cả mọi phía. Khoảng không tự do là khoảng không gian trên khu sân đấu

không có vật cản nào - ở chiều cao tối thiểu 7 m tính từ mặt sân.

Khu tự do của các cuộc thi đấu thế giới của FIVB rộng tối thiểu 5m từ đƣờng biên

dọc và 8m từ đƣờng biên ngang. Khoảng không tự do phải cao tối thiểu 12,5m tính

từ mặt sân.

Hình 1. Khu vực sân bãi

Page 141: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

136

2. Mặt sân

2.1. Mặt sân phải phẳng, ngang bằng và đồng nhất.

Mặt sân phải đảm bảo không có bất kỳ nguy hiểm nào gây chấn thƣơng cho

vận động viên. Cấm thi đấu trên mặt sân gồ ghề hoặc trơn. Mặt sân trong các cuộc

thi đấu thế giới và chính thức của FIVB chỉ đƣợc làm bằng gỗ hoặc chất liệu tổng

hợp. Các loại mặt sân đều phải đƣợc FIVB công nhận trƣớc.

2.2. Mặt sân thi đấu trong nhà phải là màu sáng:

Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB các đƣờng biên phải

là màu trắng. Sân đấu và khu tự do phải có màu sắc khác biệt nhau. (Điều 1.1; 1.3)

2.3. Sân ngoài trời có độ dốc thoát nƣớc mỗi mét là 5mm. Cấm làm các

đƣờng biên bằng các vật liệu rắn cứng. (Điều 1.3).

3. Các đƣờng trên sân:

3.1. Bề rộng các đƣờng trên sân là 5cm có màu sáng khác với màu sân và

bất kỳ đƣờng kẻ nào khác. (Điều 1.2.2)

3.2 Các đường biên:

Hai đƣờng biên dọc và hai đƣờng biên ngang giới hạn sân đấu. Các đƣờng

này nằm trong phạm vi sân đấu. (Điều 1.l)

3.3. Đường giữa sân

Trục đƣờng giữa sân chia sân đấu ra làm hai phần bằng nhau. mỗi phần 9 x

9m. Đƣờng này chạy dƣới lƣới đến hai đƣờng biên dọc.

3.4. Đường tấn công:

Ở mỗi bên sân. đƣờng tấn công đƣợc kẻ cách trục của đƣờng giữa sân 3m.

Trong những cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, đƣờng tấn công đƣợc

kéo dài thêm từ các đƣờng biên dọc và vạch ngắt quãng, mỗi vạch dài 15cm, rộng

5cm, cách nhau 20cm và độ dài tổng cộng l,75m. (Điều 1.3.3; 1.4.l).

4. Các khu trên sân:

4.1. Khu trước:

Ở mỗi bên sân khu trƣớc đƣợc giới

hạn bởi đƣờng giữa sân và đƣờng tấn

công. Khu trƣớc đƣợc mở rộng từ mép

ngoài đƣờng biên dọc tới hết khu tự do.

(Điều 1. l; 1.3.2; 1.3.3; 1.3.4)

Hình 2. Các khu trên sân

Page 142: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

137

4.2. Khu phát bóng:

Khu phát bóng là khu rộng 9m nằm sau đƣờng biên ngang (không tính

đƣờng biên ngang). Khu phát bóng đƣợc giới hạn bởi hai vạch dài 15cm thẳng góc

với đƣờng biên ngang, cách đƣờng này 20cm và đƣợc coi là phần kéo dài của

đƣờng biên dọc. Cả hai vạch này đều thuộc khu phát bóng. Khu phát bóng kéo dài

tới hết khu tự do. (Điều 1.1; 1.3.2),

4.3. Khu thay người:

Khu thay ngƣời đƣợc giới hạn bởi hai đƣờng kéo dài của đƣờng tấn công

đến bàn thƣ ký (Điều 1.3.4).

4.4. Khu khởi động:

Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức Của FIVB ở mỗi góc sân của

khu tự do có l khu khởi động 3 x 3m.

4.5. Khu phạt:

Mỗi bên sân ở khu tự do, trên đƣờng kéo dài của đƣờng biên ngang, ở sau

ghế ngồi của mỗi đội cách 1,5m có l khu phạt kích thƣớc l x lm giới hạn bằng các

vạch đỏ rộng 5cm, trong đặt hai ghế.

5. Nhiệt độ:

Nhiệt độ thấp nhất không đƣợc dƣới 10 độ C (500F). Trong các cụộc thi đấu

thế giới và chính thức của FIVB nhiệt độ tối đa không đƣợc cao hơn 25 độC

(770F) và thấp dƣới l6 độC (610F).

6. Ánh sáng:

Tại các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB độ sáng của sân đấu đo

ở độ cao 1m cách mặt sân phải đạt tử 1000 đến 1500 lux.

II. Lƣới và cột

1. Chiều cao của lƣới

1.1. Lƣới đƣợc căng ngang trên đƣờng giữa sân. Chiều cao mép trên của

lƣới nam là 2,43m và của nữ là 2,24m. (Điều 1.3.3)

1.2. Chiều cao của lƣới phải đƣợc đo ở giữa sân. Hai đầu lƣới ở trên đƣờng

biên dọc phải cao bằng nhau và không cao hơn chiều cao quy định 2cm. (Điều 1.l;

1.3.2; 2.1.l) .

2. Cấu tạo

Page 143: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

138

Lƣới màu đen, dài 9,5 - 10m, rộng lm, đan thành các mắt lƣới hình vuông

mỗi cạnh l0cm (mỗi bên đầu lƣới kể từ mép ngoài băng giới hạn lƣới có l khoảng

dài từ 0.25m đến 0.5m) .

Viền suốt mép trên lƣới là một băng vải trắng gấp lại rộng 7cm. Hai đầu

băng vải có một lỗ để luồn dây buộc vào cọc lƣới.

Luồn một sợi dây cáp mềm bền trong băng vải trắng tới hai cọc lƣới để căng

mép trên của lƣới. Mỗi đầu băng viền mép trên của lƣới có hai lỗ và dùng hai dây

để buộc kéo vào cột giữ căng vải băng mép trên lƣới.

Viền suốt mép dƣới lƣới là một băng vải trắng gấp lại rộng 5cm, trong luồn

qua l dây buộc giữ căng phần dƣới của lƣới vào hai cột.

3. Băng giới hạn

Là hai băng trăng dài lm, rông 5cm đặt ở hai bên đầu lƣới thẳng góc với giao

điểm của đƣờng biên dọc và đƣờng giữa sân. Băng giới hạn là một phần của lƣới

(Điều 1.3.2)

4. Ăng ten

Ăng ten là thanh tròn dẻo đƣờng kính 10mm dài l,8m làm bằng sợi thuỷ tinh

hoặc chất liệu tƣơng tự.

Ăng ten đƣợc buộc chặt sát với mép ngoài mỗi băng giới hạn. Ăng ten đƣợc

đặt đối nhau ở hai bên lƣới (Điều 2.3)

Phần ăng ten cao hơn lƣới 80cm, đƣợc sơn xen kẽ các đoạn màu tƣơng phản

nhau, mỗi đoạn dài 10cm, tốt nhất là màu đỏ và trắng.

Ăng ten thuộc phần của lƣới và giới hạn 2 bên của knoảng không gian bóng

qua trên lƣới (Điều 11.1.l)

5. Cột lƣới: (Hình 3)

Page 144: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

139

5.1. Cột căng giữ lƣới đặt ở ngoài sân cách đƣờng biên dọc 0.5 - lm, cao

2,55m. có thê điều chỉnh đƣợc.

Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, cột căng giữ lƣới

phải đặt ngoài sân cách đƣờng biên dọc lm.

5.2. Cột lƣới tròn và nhẵn, đƣợc cố định chắc xuống đất không dùng dây cáp

giữ. Cấm cột lƣới có các dụng cụ phụ trợ nguy hiểm.

6. Thiết bị phụ

Tất cả các thiết bi phụ phải theo đúng quy định

III. Bóng

Bóng phải là hình cầu tròn, làm bằng da mềm hoặc da tổng hợp, trong có

ruột bằng cao su hoặc chất liệu tƣơng tự. Màu sắc của bóng phải đồng màu, hoặc

phối hợp các màu.

Chất liệu da tổng hợp và phối hợp các mầu của bóng dùng trong các cuộc thi

đấu quốc tế phải theo đúng chuẩn mức của FIVB.

Chu vi của bóng: 65 - 67cm, trọng lƣợng của bóng là 260 - 280g.

Áp lực trong của bóng: từ 0,3 đến 0 325 kg/cm2 (294,3 - 318,82mbar hoặc

hPa).

1. Bóng chuẩn

2. Tính đồng nhất của bóng

Mọi quả bóng dùng trong một trận đấu phải có cùng chu vi, trọng lƣợng, áp

lực, chủng loại, màu sắc… (Điều 3.l)

Hình 3.

Hình 4. Bóng

Page 145: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

140

Các cuộc thi đấu thế giới. thi đấu chính thức của FIVB. Vô địch quốc gia

hay vô địch Liên đoàn phải dùng bóng đƣợc FIVB công nhận, trừ khi FIVB cho

phép khác.

3. Hệ thống sử dụng 3 bóng

Các cuộc thi đấu thế giới của FIVB và chính thức đều sử dụng 3 bóng thi

đấu với 6 ngƣời nhặt bóng, mỗi góc sân ở khu tự do một ngƣời và sau mỗi trọng tài

một ngƣời.

IV. THỂ THỨC THI ĐẤU

Điều VI: Đƣợc một điểm, thắng một hiệp và thắng một trận

1. Đƣợc 1 điểm

1.1. Đƣợc 1 điểm khi:

1.1.1. Bóng chạm sân đối phƣơng (Điều 9.3; 11.1.1)

1.1.2. Do đội đối phƣơng phạm lỗi (Điều 6.1.2;)

1.1.3. Đội đối phƣơng bị phạt (Điều 12.3; 22.3.1)

1.2. Phạm lỗi:

Khi một đội có hành động đánh bóng sai luật hoặc phạm luật bằng hành

động nào khác thì trọng tài thổi còi phạm lỗi xét mức phạm lỗi và quyết định phạt

theo luật.

1.2.1. Nếu hai hay nhiều lỗi xảy ra liên tiếp thì chỉ tính lỗi đầu tiên.

1.2.2. Nếu hai đội cùng phạm hai hoặc nhiều lỗi thì xử hai đội cùng phạm

lỗi. Đánh lại pha bóng đó.

l.3. Hậu quả của thắng một pha bóng:

Một pha bóng là chuỗi các hành động đánh bóng tính từ thời điểm ngƣời

phát bóng đánh chạm bóng đến khi khi trọng tài thổi còi “bóng chết” (Điều 9.1;

9.2)

1.3.1. Nếu đội phát bóng thắng pha bóng đó thì đội phát bóng đƣợc một

điểm và tiếp tục phát bóng..

1.3.2. Nếu đội đối phƣơng đỡ phát bóng thắng pha bóng đó thì đội đó đƣợc

một điểm và giành quyền phát bóng.

2. Thắng một hiệp

Page 146: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

141

Đội thắng một hiệp (trừ hiệp thứ 5 - hiệp quyết thắng) là đội đƣợc 25 điểm

trƣớc và hơn đội kia ít nhất 2 điểm. Trƣờng hợp hoà 24 - 24, phải đấu tiếp cho đến

khi hơn nhau 2 điểm (26 - 24; 27 - 25…) (Điều. 6.3.2) (Hiệu tay 11.9)

3. Thắng một trận

3.1. Đội thắng một trận là đội thắng 3 hiệp (Điều 6.2) (Hiệu tay 11.9).

3.2. Trong trƣờng hợp hoà 2 - 2, hiệp quyết thắng (hiệp 5) đấu đến 15 điểm

và đội thắng phải hơn ít nhất 2 điểm Điều 1; 16.4.1).

4. Bỏ cuộc và đội hình không đủ ngƣời đấu

4.1. Nếu một đội sau khi đã đƣợc mời đến thuyết phục vẫn từ chối không

đấu, đội đó bị tuyên bố bỏ cuộc và bị thua với kết quả toàn trận 0- 3, mỗi hiệp 0 -

25 (Điều 6.2; 6.3).

4.2. Nếu một đội không có lý do chính đáng để có mặt đúng giờ thi đấu thì

bị tuyên bố bỏ cuộc và xử lý kết quả thi đấu nhƣ Điều 6.4.1.

4.3. Một đội bị tuyên bố không đủ đội hình thi đấu một hiệp hoặc một trận

(Điều 3.l) thì bị thua hiệp đó.hoặc trận đó. Đội đối phƣơng đƣợc thêm đủ số điểm

và số hiệp còn thiếu để thắng hiệp hoặc trận đấu đó. Đội có đội hình không đủ

ngƣời đấu bị giữ nguyên số điểm và kết quả các hiệp trƣớc

Điều VII: Tổ chức thi đấu

1. Bắt thăm

Trƣớc trận đấu, trọng tài thứ nhất cho bắt thăm để chọn quyền ƣu tiên đội

nào phát bóng trƣớc và đội nào chọn sân ở hiệp đấu thứ l (Đlều l3.1.l).

Nếu thi đấu hiệp thứ 5, phải tiến hành bắt thăm lại (Điều 6.3.2).

1.1. Tiến hành bắt thăm với sự có mặt của hai đội trƣởng hai đội (Điều 5.1).

1.2. Đội thắng khi bắt thăm đƣợc chọn:

1.2.1. Quyền phát bóng hoặc đỡ phát bóng (Đ iều 13.l.1.)

1.2.2. Chọn sân: Đội thua lấy phần còn lại.

1.3. Nếu hai đội khởi động riêng, đội nào phát bóng trƣớc đƣợc khởi động

trên lƣới trƣớc (Điều 2).

2. Khởi động

2.l . Trƣớc trận đấu, nếu các đội đã khởi động ở sân phụ thì mỗi đội đƣợc

khởi động 3 phút với lƣới; nếu không, mỗi đội đƣợc khởi động 5 phút,..

Page 147: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

142

2.2. Nếu cả hai đội trƣởng đề nghị khởi động chung với lƣới thì cả hai đội

đƣợc khởi động 6 hoặc 10 phút, theo Điều 2.1.

3. Đội hình thi đấu của đội

3.1. Mỗi đội phải luôn có 6 cầu thủ khi đấu:

Đội hình thi đấu ban đầu chỉ rõ trật tự xoay vòng của các cầu thủ trên sân.

Trật tự này phải giữ đúng suốt hiệp đấu (Điều 6.4.3; 6).

3.2. Trƣớc hiệp đấu, huấn luyện viên phải ghi đội hình của đội vào phiếu

báo vị trí (xem Điều 20.1.2) và ký vào phiếu, sau đó đƣa cho trọng tài thứ hai hoặc

thƣ ký (Điều 5.2.3.1; 20.1.2; 25.3.1; 26.2.1.2)

3.3. Các cầu thủ không có trong đội hình thi đấu đầu tiên của hiệp đó là cầu

thủ dự bị (trừ Libero) (Điều 3.2.8; 20.1.2).

3.4. Khi đã nộp phiếu báo vị trí cho trọng tài thứ hai hoặc thƣ ký thì không

đƣợc phép thay đổi đội hình trừ việc thay ngƣời thông thƣờng (Điều 8; 16.2.2)

3.5. Sự khác nhau giữa vị trí cầu thủ trên sân và phiếu báo ví trí (Điều

25.3.1)

3.5.1. Trƣớc khi bắt đầu hiệp đấu nếu phát hiện có sự khác nhau giữa vị trí

đấu thủ trên sân với phiếu báo ví trí thì các cầu thủ phải trở về đúng vị trí nhƣ

phiếu báo vị trí ban đầu mà không bị phạt (Điều 3.2).

3.5.2. Nếu trƣớc khi bắt đầu hiệp đấu phát hiện một cầu thủ trên sân không

đƣợc ghi ở phiếu báo vị trí của hiệp đó thì cầu thủ này phải thay bằng đấu thủ đã

ghi ở phiếu báo vị trí mà không bị phạt (Điều 3.2).

3.5.3. Tuy nhiên, nếu huấn luyện viên muốn giữ cầu thủ không ghi trong

phiếu báo vị trí ở lại trên sân thì huấn luyện viên có thể xin thay thông thƣờng một

hay nhiều lần ngƣời theo luật và ghi vào biên bản thi đấu (Điều 16.2.2).

4. Vị trí: Ở thời điểm cầu thủ phát bóng đánh bóng đi thì trừ cầu thủ này,

các cầu thủ của mỗi đội phải đứng đúng vị trí trên sân mình theo đúng trật tự xoay

vòng (Điều 6.1; 9.1; 13.4)

4.1. Vị trí của các cầu thủ đƣợc xác định nhƣ sau:

4.1.1. Ba cầu thủ đứng dọc theo lƣới là những cầu thủ hàng trƣớc: Vị trí số 4

(trƣớc bên trái), số 3 (trƣớc giữa) và số 2 (trƣớc bên phải).

4.1.2. Ba cầu thủ còn lại là các cầu thủ hàng sau : Vị trí số 5 (sau trái), số 6

(ở sau giữa) và l (sau bên phải).

Page 148: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

143

4.2 . Quan hệ vị trí giữa các cầu thủ:

4.2.1. Mỗi cầu thủ hàng sau phải đứng xa lƣới hơn ngƣời hàng trƣớc tƣơng

ứng của mình.

4.2.2. Các cầu thủ hàng trƣớc và hàng sau phải đứng theo trật tự nhƣ Điều

4.3. Xác định và kiểm tra vị trí các cầu thủ bằng vị trí bàn chân chạm đất

4.3.1. Mỗi cầu thủ hàng trƣớc phải có ít nhất một phần bàn chân gần đƣờng

giữa sân hơn chân của cầu thủ hàng sau tƣơng ứng (Điều 1.3.3).

4.3.2. Mỗi cầu thủ ở bên phải (bên trái) ph ải có ít nhất một phần bàn chân

gần đƣờng biên dọc bên phải (trái) hơn chân của cầu thủ đứng giữa cùng hàng của

mình (Điều 1.3.2).

4.4. Khi bóng đã phát đi, các cầu thủ có thể di chuyển và đứng ở bất kỳ vị trí

nào trên sân của mình và khu tự do (Điều 12.2.2).

5. Lỗi sai vị trí: Hiệu tay 11 (13))

5.1. Một đội phạm lỗi sai vị trí: khi ngƣời phát bóng đánh chạm bóng, lại có

bất kỳ cầu thủ nào đứng không đúng vị trí (Điều 3 và 4).

5.2. Nếu lỗi sai vị trí xảy ra lúc cầu thủ phát bóng phạm lỗi phát bóng đúng

lúc đánh phát bóng đi (Điều l3.4 và l3.l), thì phạt lỗi phát bóng trƣớc lỗi sai vị trí.

5.3. Nếu cầu thủ phát bóng phạm lỗi sau khi phát bóng (Điều l3.2) và có lỗi

sai vị trí thì bắt lỗi sai vị trí trƣớc.

5.4. Phạt lỗi sai vị trí nhƣ sau:

5.4.1. Đội phạm lỗi bị xử thua pha bóng đó (Điều 6.1.3).

5.4.2. Các cầu thủ phải đứng lại đúng vị trí của mình (Điều 3; 4).

6. Xoay vòng

6.1. Thứ tự xoay vòng theo đội hình đăng ký đầu mỗi hiệp, và theo đó kiểm

tra trật tự phát bóng và vị trí các cầu thủ trong suốt hiệp đấu (Điều 3.l; 4.1; l3.2).

6.2. Khi đội đỡ phát bóng giành đƣợc quyền phát bóng, các cầu thủ của đội

phải xoay một vị trí theo chiều kim đồng hồ: cầu thủ ở vị trí số 2 chuyển xuống vị

trí số l để phát bóng, cầu thủ ở vị trí số l chuyển sang vị trí số 6… (Điều l3.2.2).

7. Lỗi thứ tự xoay vòng: (Hiệu tay 11(13))

7.1. Khi phát bóng phạm lỗi xoay vòng không đúng trật tự xoay vòng (Điều

6.1; 13).Phạt nhƣ sau:

7.l.1. Đội bị phạt thua pha bóng đó (Điều 6.1.3).

Page 149: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

144

7.1.2. Các cầu thủ phải trở lại đúng vị trí của mình (Điều 6.l).

7.2. Thƣ ký phải xác định đƣợc thời điểm phạm lỗi, huỷ bỏ tất cả các

điểm thắng của đội phạm lỗi từ thời điểm phạm lỗi. Điểm của đội kia vẫn giữ

nguyên (Điều 26.2 .2.2).

Nếu không xác định đƣợc thời điểm phạm lỗi sai thứ tự phát bóng thì không

xoá điểm của đội phạm lỗi mà chỉ phạt thua pha bóng (Điều 6.1.3).

Điều VIII: Thay ngƣời

Thay ngƣời là hành động mà một cầu thủ sau khi đã đƣợc thƣ ký ghi lại, vào

sân thay thế vị trí cho một cầu thủ khác phải rời sân (trừ Libero). Thay ngƣời phải

đƣợc phép của trọng tài (Điều 16.5; 20.3.2)

1. Giới hạn thay ngƣời

1.l. Một hiệp mỗi đội đƣợc thay tối đa 6 lần ngƣời. Cùng một lần có thể thay

một hay nhiều cầu thủ.

l.2. Một cầu thủ của đội hình chính thức có thể đƣợc thay ra sân và lại thay

vào sân nhƣng trong một hiệp chỉ đƣợc một lần và phải đúng vị trí của mình trong

đội hình đã đăng ký (Điều 3.l).

1.3. Một cầu thủ dự bị đƣợc vào sân thay cho một cầu thủ chính thức l lần

trong l hiệp nhƣng chỉ đƣợc thay ra bằng chính cầu thủ chính thức đã thay

2. Thay ngƣời ngoại lệ

Khi một cầu thủ bị chấn thƣơng (trừ vận động viên Libero) không thể tiếp

tục thi đấu đƣợc thì phải thay ngƣời hợp lệ. Trƣờng hợp không thể thay hợp lệ thì

đội đó đƣợc thay ngƣời ngoại lệ ngoài giới hạn thay ngƣời của Điều l (Điều

20.3.3). Thay ngƣời ngoại lệ nghĩa là bất cứ cầu thủ nào không có trên sân lúc xảy

ra chấn thƣơng trừ cầu thủ Libero hay cầu thủ thay cho anh ta có thể vào thay cầu

thủ bị thƣơng. Cầu thủ bị chấn thƣơng đã thay ra không đƣợc phép vào sân thi đấu

nữa. Trong mọi trƣờng hợp thay ngƣời ngoại lệ đều không đƣợc tính là thay ngƣời

thông thƣờng.

3. Thay ngƣời bắt buộc

Một cầu thủ bị phạt đuổi ra sân hoặc bị truất quyền thi đấu (Điều 22.3.2 và

22.3.3) thì phải thay ngƣời hợp lệ . Nếu không thực hiện đƣợc, thì đội đó bị tuyên

bố đội hình không đủ ngƣời (Điều 6.4.3; l và 3.l).

4. Thay ngƣời không hơp lệ

Page 150: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

145

4.1.

Thay

ngƣời

không

hợp lệ

vƣợt

quá

giới

hạn

thay

ngƣời

theo

Điều

1 (trừ

trƣờn

g hợp

Điều 2).

4.2. Trong trƣờng hợp một đội thay ngƣời không hợp lệ mà cuộc đấu đã tiếp

tục (Điều 9.1) thì xử lý nhƣ sau:

4.2.1. Đội bị phạt thua pha bóng đó, (Điều 6.1.3).

4.2.2. Sửa lại việc thay ngƣời.

4.2.3. Huỷ bỏ những điểm đội đó giành đƣợc từ khi phạm lỗi, giữ nguyên

điểm của đội đối phƣơng.

Page 151: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

146

Page 152: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

147

Page 153: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

148

CHƢƠNG 4. CẦU LÔNG

I. VỊ TRÍ – TÁC DỤNG MÔN CẦU LÔNG

Ngay từ khi ra đời, môn cầu lông đã là môn chơi giải trí bởi dễ tập, dễ chơi

cho mọi đối tƣợng (già, trẻ, gái, trai) đều có thể tập luyện đƣợc. Dụng cụ, sân bãi

đơn giản nên mặc dù ra đời khá muộn so với nhiều môn thể thao khác, song nó

nhanh chóng thu hút đông đảo quần chúng tham gia và ngày càng phát triển rộng

khắp. Việc tập luyện môn cầu lông có ý nghĩa lớn trong việc tăng cƣờng sức khỏe,

phát triển thể lực cho ngƣời tập. Đây còn là môn thể thao đƣợc giao lƣu quốc tế, là

cầu nối giữa các dân tộc thể hiện tinh thần đoàn kết – hợp tác hữu nghị.

Việc phát triển luyện tập cầu lông sâu rộng trong quần chúng là điều kiện

quan trọng để phát triển thể thao thành tích cao của môn cầu lông. Đặc biệt từ năm

1992 môn cầu lông đã trở thành một môn thể thao thi đấu chính thức của Thế Vận

Hội, điều này càng tạo đà cho việc phát triển môn thể thao “quý tộc” này cả về

chiều sâu và chiều rộng. Điều đó có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế -

xã hội mà còn có ý nghĩa tinh thần trong đời sống nhân dân.

II. NGUỒN GỐC RA ĐỜI MÔN CẦU LÔNG

1. Từ “trò chơi Poona” đến sự ra đời của “Badminton”

Dựa vào các tƣ liệu ghi chép lại, môn cầu lông hiện đại có nguồn gốc từ

nƣớc Anh. Đây là môn thể thao đƣợc biến đổi dần từ trò chơi “Poona” của Ấn Độ.

Tƣơng truyền rằng vào giữa thế kỷ 19 trong thành Poona của Ấn Độ có một

loại trò chơi rất phổ biến và giống với các hoạt động của môn cầu lông, đó là ngƣời

ta đã dùng vợt gỗ đánh một quả bóng đƣợc dệt bằng sợi nhung, trên có cắm lông

vũ để đánh qua lại trên một chiếc lƣới ngăn cách.

Vào những năm 60 của thế kỷ 19, một tốp sĩ quan ngƣời Anh phục viên đã

đem trò chơi Poona (Poonagame) từ Ấn Độ về nƣớc Anh và từ trò chơi này đã dần

dần đƣợc biến đổi trở thành một môn thể thao thi đấu.

Năm 1873 ở thị trấn Badminton thuộc quận Gơlasco của Anh quốc, có một

vị Công tƣớc tên là Beau Fort. Trong một lần mời khách về dự tiệc ở trang viên

của mình, không may gặp mƣa to nên các vị khách đành tập trung tại phòng khách

của lâu đài, lúc đó một sĩ quan quân đội phục viên từ Ấn Độ trở về đã đem trò chơi

“Poona” giới thiệu cho mọi ngƣời, đồng thời tiến hành chơi ngay trong đại sảnh.

Page 154: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

149

Do trò chơi này rất thú vị nên đã đƣợc phổ biến rất nhanh ra khắp nơi và chẳng bao

lâu đã nhanh chóng lan rộng khắp nƣớc Anh. Badminton từ đó đã trở thành tên gọi

bằng tiếng Anh của môn cầu lông.

2. Sự truyền bá và phát triển môn cầu lông trên thế giới

Năm 1877, cuốn Luật thi đấu cầu lông đầu tiên đƣợc xuất bản ở nƣớc Anh.

Năm 1893, ở nƣớc Anh thành lập Liên đoàn cầu lông đầu tiên trên thế giới.

Năm 1899, Liên đoàn này đã tiến hành tổ chức “Giải vô địch cầu lông toàn

nƣớc Anh” lần thứ nhất. Sau đó mỗi năm, giải tổ chức 1 lần và duy trì cho đến nay.

Môn cầu lông từ đảo Pơliêdento lan rộng đến Naveya của Skan và các nƣớc thuộc

Liên hiệp Anh. Đầu thế kỷ 20, môn cầu lông lan rộng đến châu Á, châu Mỹ, châu

Đại Dƣơng, cuối cùng đến châu Phi. Cùng với việc ngày càng có nhiều nƣớc trên

thế giới phát triển môn thể thao này nên vào năm 1934 Liên đoàn Cầu lông Quốc

tế đã đƣợc thành lập gọi tắt là IBF (International Badminton Federation), trụ sở đặt

tại Luân Đôn. Năm 1939 Liên đoàn Cầu lông Quốc tế đã thông qua “Luật thi đấu

cầu lông” mà tất cả các nƣớc hội viên phải tuân thủ.

Từ những năm 20 đến những năm 40 của thế kỷ 20, môn cầu lông ở các

quốc gia Âu Mỹ phát triển rất nhanh, đặc biệt là Anh quốc và Đan Mạch. Các nhà

vô địch tại các cuộc thi đấu quốc tế lớn hầu nhƣ là vận động viên của hai nƣớc này.

Kế đó là vận động viên nƣớc Mỹ và Canada cũng có trình độ tƣơng đối cao.

Từ năm 1948 đến 1949, giải vô địch đồng đội nam thế giới lần đầu tiên (Cup

Thomas) đã đƣợc tổ chức. Tại giải này, Malaixia đã dánh bại Mỹ, Anh, Đan Mạch

và một số đội mạnh khác để vinh dự bƣớc lên vị trí đầu bảng. Từ đó bắt đầu thời

kỳ ngƣời châu Á chiếm lĩnh các đỉnh cao trên vũ đài cầu lông quốc tế.

Những năm 50 của thế kỷ 20, môn cầu lông của châu Á phát triển rất nhanh.

Đầu tiên là ở Malaixia, nơi đã xuất hiện không ít các tuyển thủ ƣu tú giành chức vô

địch Cúp Thomas tổ chức năm 1951 và năm 1955. Đồng thời trong giải vô địch

toàn Anh, họ lại một lần nữa giành chức vô địch đánh đôi và đánh đơn.

Cuối những năm 50 của thế kỷ này, trên vũ đài cầu lông quốc tế, đội cầu

lông của Inđônêsia bắt đầu trỗi dậy. Trên cơ sở học kỹ thuật, cách đánh của các

tuyển thủ châu Âu, các tuyển thủ Inđônêsia đã có nhiều sáng tạo, tăng nhanh tốc độ

thi đấu và khống chế điểm rơi, làm cho trình độ kỹ thuật cầu lông nâng cao lên một

Page 155: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

150

mức mới. Trong Cup Thomas lần thứ 4, Inđônêsia đã đánh bại đội Malaixia một

cách dễ dàng và giành chức vô địch.

Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, trình độ kỹ thuật của đội

Inđônêsia trên vũ đài cầu lông quốc tế (ngoại trừ Trung Quốc) đã ở vị trí dẫn đầu

khá xa. Từ Cup Thomas lần thứ 4 đến thứ 11, trừ lần thứ 7 đội Malaixia dành chức

vô địch, còn lại đều thuộc về đội Inđônêsia. Đồng thời Inđônêsia hầu nhƣ chiếm

hết các chức vô địch đánh đơn và đánh đôi nam của các giải vô địch cầu lông toàn

Anh.

Về các vận động viên nữ mà nói thì từ giữa những năm 50 đến đầu những

năm 60, Mỹ chiếm vị trí ƣu thế trên thế giới. Liên tục ở 3 cúp Uber, vận động viên

nữ cầu lông Mỹ đều giành chức vô địch đồng đội nữ. Nhƣng từ những năm 60 đến

những năm 70, ƣu thế trên vũ đài cầu lông nữ thế giới lại thuộc về đội nữ Nhật

Bản.

Tháng 5 năm 1981, Liên đoàn Cầu lông Quốc tế khôi phục lại địa vị hợp

pháp của Trung Quốc ở Liên đoàn Cầu lông Quốc tế. Từ đó mở ra 1 trang mới cho

lịch sử cầu lông quốc tế với sự đăng quang huy hoàng của các tuyển thủ cầu lông

Trung Quốc.

Năm 1988, trong Đại hội

Olympic Sêun, môn cầu lông

đƣợc đƣa vào chƣơng trình biểu

diễn tại Đại hội.

Năm 1992, ở Đại hội

Olympic Bácxêlôna, cầu lông

chính thức đƣợc đƣa vào nội dung

thi đấu. Từ đó, môn cầu lông đã

bƣớc vào một thời kỳ phát triển

mới.

3. Sự phát triển của môn

Cầu lông ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ năm 1960,

môn cầu lông bắt đầu xuất hiện ở

vài câu lạc bộ và thành phố lớn

Page 156: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

151

nhƣ Hà Nội, Sài Gòn; đến năm 1975 thì lan ra các tỉnh thành: Hải

Phòng, Huế, Cần Thơ, An Giang, Hà Bắc…đến năm 1980, phong trào cầu lông

cũng mới bắt đầu vào các ngành.

Năm 1980, giải cầu lông vô địch toàn quốc lần đầu tiên đƣợc tổ chức tại thủ

đô Hà Nội.

Năm 1990, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam đƣợc thành lập.

Năm 1994, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức

của Liên đoàn Cầu lông Thế giới.

Đến nay, nhờ có sự định hƣớng và lãnh đạo, phong trào cầu lông đã và đang

đƣợc phát triển mạnh, lan ra khắp đất nƣớc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và đã đi

vào các lứa tuổi của mọi miền.

III. MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT ĐÁNH CẦU

1. Quy luật bay trong không gian của cầu

Cầu lông có những kỹ thuật cơ bản mà ngƣời chơi phải thuần thục. Để nắm

đƣợc kỹ thuật đầu tiên phải nắm đƣợc quy luật bay của cầu trong không gian, để

xác định động tác tiếp xúc giữa vợt với cầu và đƣa quả cầu đi theo quỹ đạo đƣợc

chính xác, không phạm lỗi kỹ thuật, đạt đƣợc ý đồ chiến thuật và hiệu quả cao

trong thi đấu.

Cầu bay trong không gian luôn theo một quy luật – phần núm cầu đi trƣớc

và cánh cầu đi sau. Cách tiếp xúc vợt theo hƣớng cầu đến để đƣa cầu đi theo góc

độ nhƣ sau:

+ Cầu bay hƣớng chếch,không vuông góc với mặt sân, thì góc độ vợt tiếp

xúc với cầu từ 130 – 140 độ, tùy theo ý đồ đánh cầu xa hay gần mà thực hiện góc

mở của cánh tay và mặt vợt cho thích hợp.

+ Khi cầu từ độ cao rơi theo hƣớng tự do, có xu hƣớng vuông góc với mặt

sân, thì góc độ mặt vợt và tay tiếp xúc với cầu ở góc độ từ 135 – 175 độ. Tùy theo

ý đồ đánh cầu đi xa hay gần mà sử dụng góc độ thích hợp.

+ Trƣờng hợp cầu bay ngang , gần song song với mặt sân, thì góc độ tiếp

xúc mặt vợt với cầu từ 85 – 95 độ. Tùy theo ý đồ đánh trả theo đƣờng thẳng ha

chéo mà mở góc độ cánh tay và xoay thân ngƣời cho phù hợp.

Page 157: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

152

+ Trong thực tế, có nhiều đƣờng cầu, nhiều tình huống khác nhau, đòi hỏi

ngƣời chơi phải phán đoán đúng xử lí nhanh và có giải pháp thích hợp với thực tế

trên sân.

1.1. Các yếu tố đánh cầu

Nắm vững các yếu tố cơ bản của môn cầu lông nhƣ sức mạnh, tốc độ, điểm

rơi có thể giúp cho việc thực hiện đỡ và đánh cầu tốt hơn. Muốn đánh cầu tốt, phải

nắm vững và ứng dụng tốt cũng nhƣ kết hợp hài hòa cả 3 yếu tố cơ bản trên. Ba

yếu tố cơ bản này có tính độc lập với nhau song lại có mối liên hệ hữu cơ với nhau

luôn thể hiện trong nhiều kỹ thuật cơ bản của cầu lông. Nắm vững 3 yếu tố, biết sử

dụng hợp lí trong phối hợp 3 yếu tố sẽ đảm bảo đƣợc hiệu suất đánh cầu và đạt kết

quả cao trong thi đấu. Trong quá trình tập luyện kĩ thuật phải luôn chú ý rèn luyện

cả 3 yếu tố hợp lí thì trong thi đấu mới vận dụng luôn linh hoạt và đạt kết quả cao.

Sức mạnh

Sức mạnh là yếu tố quan trọng nhất trong tập luyện và thi đấu cầu lông.Sức

mạnh cho đƣờng cầu đi nhanh, dứt điểm làm cho đối phƣơng bị động, khó khăn.

Trong cầu lông, sức mạnh thƣờng đƣợc thể hiện bằng quả đập cầu, đánh từ trên

cao, đặc biệt đƣợc sử dụng di chuyển để bật nhảy đánh cầu từ trên cao cắm xuống

sân.

Sức mạnh đƣợc tính theo công thức F = ma ( m là khối lƣợng của quả cầu; a

là gia tốc chuyển động ) muốn tăng cƣờng sức mạnh phải tăng khối lƣợng hoặc

tăng gia tốc chuyển động của quả cầu. Tăng khối lƣợng quả cầu ( luật không cho

phép ) vì vậy chỉ còn cách tăng gia tốc cho cầu để tạo tốc độ tối đa.

Tốc độ

Việc tăng khối lƣợng cầu – luật không cho phép. Vì vậy chỉ còn có thể tăng

gia tốc. Việc tăng gia tốc phụ thuộc vào 2 yếu tố, đó là sự phối hợp lực toàn thân

và gia tốc khi đánh cầu – tạo biên độ lớn dồn lực đánh cầu với thời gian ngắn nhất.

Theo công thức e + 1/2mv-2

. Để thực hiện sự dồn lực, tạo gia tốc lớn phải di

chuyển chân đến điểm đánh cầu thích hợp nhất, để phát huy đƣợc các yếu tố trên.

Vì vậy phải tăng cƣờng luyện tập phát triển cơ bắp và biên độ hoạt động của các

khớp đặc biệt là bả vai và cổ tay.

Page 158: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

153

Yếu tố đánh cầu theo công thức : v = s/t cho nên muốn xác định tốc độ chỉ

có 2 cách:

- Trong thời gian nhất định, vật thể chuyển động về trƣớc có cự li dài thì tốc

độ nhanh.

- Trong cự li nhất định, vật chuyển động về trƣớc có thời gian ngắn nhất thì

tốc độ nhanh. Dựa vào các nguyên lí trên, kết hợp với đặc điểm môn cầu lông,

muốn gia tăng tốc độ đánh cầu cần phải:

+ Rút ngắn thời gian đánh cầu bằng cách rút ngắn cự li đánh cầu. Tranh thủ

đánh cầu ở gần lƣới hoặc sử dụng các động tác bật nhảy đánh cầu trên.

+ Trong cự li đánh cầu nhất định phải tăng nhanh tốc độ động tác: tăng

nhanh tốc độ co duỗi cơ, sử dụng lực cổ tay, hạn chế biên độ cánh tay khi thực hiện

động tác.

Điểm rơi

Điểm rơi của cầu trên sân phụ thuộc vào điểm tiếp xúc giữa cầu với mặt vợt

trong khi đánh. Sử dụng tốt yếu tố điểm rơi sẽ luôn tạo cho đối phƣơng những tình

huống bất ngờ, bị động phải di chuyển đỡ cầu ở phạm vi sân mình. Sử dụng tốt

điểm rơi sẽ đảm bảo hiệu quả trong thi đấu, tạo điều kiện để thực hiện chiến thuật

đƣợc linh hoạt, đánh những đƣờng cầu dài, ngắn, thẳng hoặc chéo với tốc độ cao

… Muốn sử dụng tốt điểm rơi cần chú ý :

- Thực hiện biến hóa và đƣờng cầu dài, ngắn, thẳng hoặc chéo nhất là đánh

vào 2 góc gần lƣới và 2 góc chéo sân.

- Đánh cầu vào vị trí xa đối phƣơng đang chuẩn bị phòng thủ. Muốn thực

điện đƣợc điểm này, trƣớc khi đánh cầu phải luôn quan sát đối phƣơng đứng rồi

đánh cầu tới vị trí buộc đối phƣơng phải di chuyển để đỡ cầu.

IV. KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CẦU LÔNG

1. Tƣ thế chuẩn bị trên sân

Tƣ thế chuẩn bị khi đánh cầu gồm 3 tƣ thế: cao, trung bình, thấp. Tƣ thế

đứng có sự giống nhau cơ bản là 2 chân có thể đứng chân trƣớc, chân sau, khoảng

cách giữa 2 chân rộng bằng vai hoặc có thể đứng 2 chân ngang nhau mở rộng bằng

vai. Tƣ thế đứng chân trƣớc chân sau đƣợc sử dụng nhiều trong thực tế. Các tƣ thế

chỉ có thể khác nhau ở khuỵu gối, góc gập chân, trọng tâm cơ thể cao thấp và góc

độ tay cầm vợt

Page 159: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

154

Trong thi đấu cầu lông tƣ thế chuẩn bị đứng đỡ cầu giữ vai trò quan trọng, vì

tất cả các chuyển động sau đó có nhanh và chính xác hay không đều phụ thuộc vào

tƣ thế chuẩn bị. Di chuyển nhanh hay chậm, động tác đánh cầu mạnh, chính xác

hay không đều liên quan đến tƣ thế chuẩn bị.

Nếu lấy tƣ thế trung bình là trung tâm để phân tích ( vì tƣ thế trung bình

chuyển thành tƣ thế cao hay thấp đều thuận tiện ). Có thể đứng hai chân song song,

trọng tâm ở giữa 2 chân, hoặc chân trƣớc, chân sau trọng tâm dồn và chân trƣớc,

khoảng cách 2 chân mở rộng bằng vai,lƣng cong, thân trên ngả về trƣớc tự nhiên,

đầu ngẩng, mắt theo dõi đƣờng cầu của đối phƣơng. Tay thuận cầm vơi ở phía

trƣớc thân ngƣời, mặt vợt ngang tầm trán, các khớp chân tay thả lỏng tự nhiên và

sẵn sàng di chuyển đón đỡ đánh cầu.

2. Cách cầm cầu và vợt

2.1 Cầm cầu

Động tác cầm cầu đúng sẽ giúp bạn thực hiện kĩ thuật phát cầu đƣợc tốt,

theo ý muốn, không mắc lỗi. Có 3 kiểu cầm cầu: Cầm cầu bằng 2 ngón tay trỏ và

cái; cầm vòng tròn đƣờng cách cầu bằng ngón trỏ và ngón cái; cầm núm cầu bằng

ngón trỏ và cái.

2.2 Cầm vợt

Cầm vợt cũng đòi hỏi phải chính xác và theo từng ngƣời . Có 2 cách cầm vợt

- Cầm để mặt vợt dọc theo cánh tay , vợt và tay trên một đƣờng thẳng. Bàn

tay nắm cán vợt, 4 ngón tay 1 bên và nón cái 1 bên. Các ngón tay để thoải mái ,

nắm vừa phải, không nắm chặt quá, khi tiếp xúc cầu mới nắm chặt để truyền lực

đƣợc tốt khi đánh cầu đi.

Hình 17. Cách cầm vợt thuận tay

Hình 1:

Cách cầm vợt thuận tay

Hình 1:

Cách cầm vợt thuận tay

Page 160: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

155

- Cách cầm mặt vợt hƣớng thẳng theo bàn tay. Bàn tay nắm cán vợt với ngón

cái một bên, 4 ngón một bên, nắm vừa phải để xoay vợt khi tiếp xúc, điều khiển

theo ý muốn. Cách cầm vợt do đặc tính của từng ngƣời nhƣng phải thoải mái, để

vận động đƣợc linh hoạt, đánh cầu đƣợc chuẩn xác đúng theo ý muốn. Cách cầm

vợt thứ nhất đƣợc nhiều ngƣời áp dụng vì có nhiều thuận lợi, khi xoay mặt vợt để

đỡ,đánh cầu.

2.2.1 Kỹ thuật di chuyển

Di chuyển trong tập luyện và thi đấu cầu lông là một kỹ thuật quan trọng

và là kỹ thuật cơ bản cần đƣợc huấn luyện trƣớc tiên. Muốn đánh đƣợc cầu và đánh

đúng kỹ thuật hoặc phối hợp hiệu quả trong thi đấu cần phải tập luyện đến mức tự

động hóa các kỹ thuật di chuyển theo hƣớng trong cầu lông. Để đạt đƣợc thành tích

thi đấu cao cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các động tác kỹ thuật với

nhau. Chỉ riêng động tác tay nhanh, mạnh cũng chƣa đủ mà cần phải biết kết hợp

hài hòa các bƣớc chuyển của chân với mỗi kỹ thuật của tay trong từng vị trí, điểm

rơi của cầu, từng thời điểm một cách hợp lí, thông minh và sáng tạo mới dành

đƣợc thắng lợi trong trận đấu. Trong cầu lông kỹ thuật di chuyển đƣợc chia làm 3

loại:

Di chuyển đơn bƣớc : Là sự di chuyển thay đổi v trí một chân, còn chân kia

vẫn giữ nguyên. Kỹ thuật này đƣợc sử dụng nhiều trong các trƣờng hợp cầu đối

phƣơng đánh sang ở gần ngƣời. Kỹ thuật di chuyển này thƣờng đƣợc áp dụng đối

với các kỹ thuật phòng thủ trong cầu lông.

- Tƣ thế chuẩn bị của kỹ thuật di chuyển bƣớc đơn là 2 chân đứng song song

hoặc trƣớc sau rộng bằng vai, gối khuỵu, trọng tâm dồn vào giữa hai chân, ngƣời

Hình 18. Cầm vợt trái tay

Page 161: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

156

hơi ngả về trƣớc, mắt theo dõi cầu, hai tay co để trƣớc ngực. Tƣ thế này có các

bƣớc di chuyển sau:

+ Nếu đối phƣơng đánh cấu sang bên phải, phía trƣợc dùng chân trái làm trụ,

chân phải bƣớc chếch lên trƣớc sang phải một bƣớc dài , ngắn tùy theo điểm cầu

rơi, góc bƣớc khoảng 450. Chân phải khuỵu gối, trọng tâm dồn nhiều vào chân

phải, ngƣời hơi cúi gập về trƣớc ở tƣ thế đánh cầu phải.

+ Nếu đối phƣơng đánh cầu sang bên trái phía trƣớc, vẫn dùng gót chân trái

làm trụ, mũi chân xoay sang trái tạo với hƣớng đánh càu khoảng 850

– 900. Chân

phải bƣớc lên trƣớc vòng sang trái 1 bƣớc dài, ngắn tùy theo điểm cầu rơi. Bàn

chân phải tạo với hƣớng đánh cầu 1 góc từ 1300 – 135

0. Gót chân nằm trên đƣờng

gần song song với hƣớng đánh cầu đƣợc kéo dài từ mũi bàn chân trái.

+ Đối phƣơng đánh cầu sang đi sát ngƣời hoặc phía sau bên phải thì vẫn

dùng gót chân trái làm trụ xoay bàn chân phảu tạo với hƣớng đánh một góc 130o –

135o. Chân phải bƣớc lùi về phía sau 1 bƣớc dài từ 50 – 80 cm sao cho mũi bàn

chân phải và gót bàn chân trái nằm trên đƣờng thẳng song song với hƣớng đánh

cầu. Bàn chân phải tạo với hƣớng đánh 1 góc 45o, trọng tâm dồn vào chân phải,

toàn thân tạo thành tƣ thế đánh cầu phải.

+ Đối phƣơng đánh cầu sang đi sát ngƣời hoặc phía sau bên trái thì dùng gót

chân phải làm trụ, xoay bàn chân trái tạo với hƣớng đánh 1 góc từ 130-135o. Chân

trái bƣớc lùi về sau 1 bƣớc dài từ 50-80cm sao cho mũi bàn chân trái và gót bàn

chân phải nằm trên đƣờng thẳng song song với hƣớng đánh cầu. Bàn chân trái tạo

với hƣớng đánh 1 góc 45o, trọng tâm dồn vào chân trái, toàn thân tạo thành tƣ thế

đánh cầu trái.

+ Di chuyển bƣớc đơn chỉ cho phép cầu thủ đánh cầu với những quả cầu rơi

quanh ngƣời trong phạm vi bán kính từ 1 – 1,5m. Còn những quả cầu đánh cách xa

ngƣời thì phải sử dụng di chuyển nhiều bƣớc để thực hiện đƣợc động tác đánh cầu

hợp lí.

- Di chuyển đa bƣớc : Là sự di chuyển có sự thay đổi vị trí của 2 chân,

thƣờng từ 2 bƣớc trở lên. Kỹ thuật này thƣờng đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và có

ảnh hƣởng trực tiếp đến kỹ thuật các động tác tay, cũng nhƣ việc thực hiện chiến

thuật. Đây là một kỹ thuật rất đa dạng phong phú, là động tác để phối hợp với các

kỹ thuật tấn công và phòng thủ cơ bản trong tập luyện và thi đấu cầu lông.

Page 162: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

157

Tƣ thế chuẩn bị trong kỹ thuật di chuyển nhiều bƣớc cũng nhƣ ở di chuyển

đơn bƣớc , dùng sức đạp của chân và trọng tâm đổ về hƣớng di chuyển, hai chân

bƣớc luân phien đến điểm rơi của cầu. Tần số nhanh chậm, bƣớc dài, ngắn phụ

thuộc vào điểm rơi và tốc độ cầu đối phƣơng đánh sang. Bƣớc cuối cùng ở vị trí

đánh cầu đúng nhƣ các bƣớc đơn đã phân tích ở trên.

Di chuyển bƣớc nhảy gồm:

- Nhảy về trƣớc : Là kỹ thuật di chuyển quan trọng trong phòng thủ, đƣợc áp

dụng nhiều để đỡ những quả cầu bỏ sát lƣới hay bỏ dọc 2 biên. Di chuyển bƣớc

nhảy rất hiệu quả vì nhanh và hợp lí với những quả cầu rơi xa ngƣời mà di chuyển

bƣớc đơn không thể tới đƣợc.

Tƣ thế chuẩn bị cơ bản , dùng sức mạnh bột phát của đôi chân bật mạnh

đƣa cơ thể lên cao về trƣớc theo hƣớng di chuyển. Chân phải (chân thuận), tay cầm

vợt nhanh chóng vƣơn dài về phía trƣớc, chân trái vẫn ở phía sau, thân ngƣời có

giai đoạn bay trên không về hƣớng di chuyển. Khi chạm đất mũi bàn chân xoay

sang trái để hoãn xung, gối khuỵu, trọng tâm dồn vào chân trƣớc. Ngƣời và tay cầm

vợt vƣơn dài về trƣớc tới điểm cầu rơi và thực hiện động tác đánh cầu. Sau khi

đánh xong, nhanh chóng đạp mạnh chân bƣớc theo hƣớng ngƣợc lại về tƣ thế c

- Nhảy có bƣớc đệm: Cũng giống nhƣ kỹ thuật nhảy về trƣớc , nhƣng khác

là có giai đoạn bật và bay. Đầu tiên là chân dùng sức bột phát bật lên cao đƣa cơ

thể bay trên không về hƣớng di chuyển, nhanh chóng dùng 1 chân tiếp xúc với mặt

đất ( thƣờng là chân ngƣợc với tay cầm vợt) rồi nhanh chóng bật tiếp lần nữa đƣa

cơ thể bay nhanh hơn về hƣớng di chuyển, chân thuận vƣơn dài về trƣớc và tiếp

đất nhƣ di chuyển nhảy về trƣớc để đánh cầu.

- Nhảy lên cao đánh cầu: Là kỹ thuật thƣờng xuyên đƣợc áp dụng phối hợp

trong các kỹ thuật tấn công. Kỹ thuật nhảy đánh cầu để chiếm lĩnh điểm cao của

đƣờng cầu bay, đánh cầu sớm , nhanh và điểm điểm đập cầu cao để đƣờng cầu cắm

hơn.

Kỹ thuật nhảy đập, từ tƣ thế chuẩn bị chân trƣớc, chân sau, trọng tâm dồn

vào chân trƣớc, gối khuỵu, lƣng hơi gập về trƣớc, đầu ngẩng, tay thuận cần vợt giơ

cao, mặt vợt ngang trán, khi thực hiện động tác bật nhảy đánh cầu thì nhanh chóng

chuyển trọng tâm từ chân trƣớc ra chân sau, chân trái dời mặt đất trƣớc, đồng thời

chân phải bật mạnh đến điểm cao nhất thì thực hiện động tác đánh cầu. Khi rơi

Page 163: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

158

xuống chân chạm đất là chân ngƣợc với tay cầm vợt, sau đó chân kia hạ xuống tiếp

và nhanh chóng về tƣ thế ban đầu.

1. Kĩ thuật phát cầu

Phát cầu là điểm xuất phát của mọi lần đánh mở đầu. Chỉ đƣợc phát cầu

đúng ô, khu vực quy định của sân đối phƣơng, quan trọng là phát nhƣ thế nào để

thực hiện đƣợc ý đồ chiến thuật. Phát cầu là mở đầu sự tấn công vì vậy phải nắm

vững kĩ thuật phát cầu. Quá trình phát cầu cần lƣu ý hƣớng bay của cầu luôn luôn

phụ thuộc vào độ nghiêng của vợt khi tiếp xúc với cầu. Bởi vậy, khi phát cầu cần

đạt góc độ hợp lí, hƣớng đƣờng cầu khi phát bay theo ý đồ chiến thuật của mình.

3.1 Kỹ thuật phát cầu cơ bản gồm

+ Kỹ thuật phát cầu thuận tay thƣờng đƣợc sử dụng trong thi đấu đơn với

đƣờng cầu phát dài, ngắn.

Hình 19. Phát cầu thuận tay cao sâu

Page 164: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

159

Tƣ thế chuẩn bị : chân trái trƣớc , chân phải sau, 2 chân cách nhau khoảng 1

bàn chân. Bàn chân trƣớc thẳng với hƣớng phát cầu, bàn chân sau xoay mở 1 góc

90o so với hƣớng phát. Trọng tâm dồn vào chân sau,vai trái hƣớng chếch về phía

phát cầu,tay trái cầm cầu giơ cao ngang ngực, tay phải cầm vợt ở phía sau hơi cao

hơn vai.

Động tác phát cầu : tay trái thả cầu, hoặc tung cầu, tay phải nhanh chóng đƣa

vợt từ trên xuống dƣới ra trƣớc, tiếp xúc cầu, trọng tâm cơ thể chuyển từ chân sau

lên chân trƣớc. Điểm tiếp xúc cầu và vợt chếch trƣớc bên phải, cách thân ngƣời từ

60 – 70 cm, nhƣng không đƣợc cao quá thắt lƣng. Góc độ mặt vợt khi tiếp xúc

đƣợc mở tùy ý theo ý đồ chiến thuật phát cầu. Phát cầu xong nhanh chóng về tƣ thế

chuẩn bị đỡ cầu đối phƣơng đánh trả.

+ Kỹ thuật phát cầu trái tay, thƣờng đƣợc sử dụng trong thi đấu đôi với

đƣờng cầu thấp gần, khống chế sự tấn công của đối phƣơng (Hình 20).

Page 165: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

160

Tƣ thế chuẩn bị : chân phải đứng trƣớc, chân trái đứng sau, hai chân cách nhau

khoảng 1 bàn chân, trọng tâm cao dồn vào chân trƣớc, thân ngƣời xoay thẳng

hƣớng phát cầu. Tay trái cầm cầu, tay phải cầm vợt đặt hơi trúc ở phía dƣới, mặt

vợt bên trái phía sau quả cầu. Cẳng tay và cánh tay tạo 1 góc khoảng 90o, khuỷu tay

đƣa ra trƣớc ngực.

Động tác phát cầu : Tay trái thả cầu, tay phải kéo vợt từ trái qua phải ra

trƣớc. Điểm phát cầu ở phía trƣớc thân ngƣời cách khoảng 40 cm, ngang thắt lƣng,

dùng lực cổ tay , mở gốc độ vợt, tùy theo ý đồ chiến thuật điều khiển cầu đi đúng

hƣớng. Phát cầu xong nhanh chóng trở về tƣ thế chuẩn bị đỡ cầu đối phƣơng đánh

trả.

4. Kỹ thuật phòng thủ

Trong thi đấu cầu lông phƣơng châm lấy tấn công làm chính song phòng thủ lại

là khâu quan trọng không thể thiếu đƣợc. Phòng thủ tốt tích cực sẽ tạo điều kiện để

chuyển sang tấn công hoặc phản công lại đối phƣơng, đặc biệt những trƣờng hợp

phòng thủ chủ động là cơ hội giành điểm hoặc giành cơ hội phát cầu. Kỹ thuật

phòng thủ cơ bản của cầu lông gồm 2 loại chính là :

+ Kỹ thuật đỡ - đánh cầu thấp tay bên phải : Là kỹ thuật phòng thủ chủ yếu của

cầu lông, đƣợc sử dụng khi đối thủ đánh cầu sang bên phải sân mình, đƣờng bay

của cầu thấp.

Tƣ thế chuẩn bị của kỹ thuật phòng thủ giống nhƣ tƣ thế chuẩn bị cơ bản. Khi

đối phƣơng đánh cầu sang bên phải, lấy chân trái làm trụ, chân phải bƣớc một bƣớc

về hƣớng cầu đến, dộ dài bƣớc tùy thuộc vào điểm rơi của cầu. Đồng thời với bƣớc

chân tay phải đƣa vợt từ trƣớc sang phải, ra sau lên trên. Khi chân đã cố định,

nhanh chóng đƣa vợt từ trên xuống dƣới, ra trƣớc đón đỡ, đánh cầu. Điểm tiếp xúc

vợt vào cầu ở trƣớc mũi chân phải ngang tầm với gối. Sử dụng lực của toàn thân (

trọng tâm di chuyển từ sau tra trƣớc ) để đánh cầu trong đó đặc biệt quan trọng là

sử dụng lực của cổ tay để tăng lực đồng thời điều khiển cầu theo ý muốn. Sau khi

tiếp xúc đánh cầu của đối phƣơng đánh trả.

+ Kỹ thuật đỡ - đánh cầu thấp tay bên trái: Là kỹ thuật phòng thủ khi đối

phƣơng đánh sang trái đƣờng cầu thấp dƣới thắt lƣng. Động tác này thƣờng đƣợc

sử dụng đánh trả lại sân đối phƣơng bằng những đƣờng cầu ngắn.

Hình 20. Phát cầu trái tay

Page 166: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

161

Tƣ thế chuẩn bị cơ bản, chân trái làm trụ chân phải bƣớc lên trƣớc vòng sang

trái một bƣớc, độ dài bƣớc tùy thuộc vào điểm rơi của cầu. Đồng thời với động tác

xoay thân sang trái, tay phải đƣa vợt từ trƣớc sang trái ra sau và cẳng tay khoảng

100 – 110o, giữa cẳng tay với vợt khoảng 135o. Trọng tâm dồn vào chân sau. Khi

đánh cầu : Cầu gần đến điểm tiếp xúc thì vợt nhanh chóng đƣa từ sau xuống dƣới ra

trƣớc. Điểm tiếp xúc cầu thẳng mũi bàn chân trƣớc và ngang tầm đầu gối.

Khi tiếp xúc cầu phải sử dụng linh hoạt cổ tay bằng gập ngƣời để tăng lực và

điều chỉnh hƣớng đi của cầu. Tiếp xúc đánh cầu xong cần dừng cổ tay và nhanh

chóng về tƣ thế chuẩn bị cơ bản để tiếp tục đón đánh cầu của đối phƣơng đánh trả

5. Kỹ thuật đánh cầu

+ Kỹ thuật đập cầu: 1 trong các kỹ thuật tấn công của cầu lông đƣợc coi là quan

trọng nhất đó là kỹ thuật đập cầu. Sử dụng kỹ thuật đập cầu có thể thắng điểm trực

tiếp hoặc tạo cơ hội để thắng điểm ở quả đánh sau.

Page 167: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

162

Tƣ thế chuẩn bị: Chân trái đứng trƣớc, chân phải đứng sau,trọng tâm dồn vào

chân trƣớc, lƣng hơi cong, mắt theo dõi cầu, tay cầm vợt ở phía trƣớc, mặt vợt cao

ngang trán, góc giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 90o.

Khi đối phƣơng đánh cầu sang cao trên đầu, thân trên nhanh chóng quay sang

phải, trọng tâm chuyển từ chân trƣớc về chân sau. Tay phải cầm vợt đƣa từ trƣớc

lên cao, ra sau, đầu vợt chúc xuống, vai trái hơi cao hƣớng về hƣớng đánh cầu, vai

phải hạ thấp ở phía sau nhanh chóng đập mạnh mũi chân phải, kiễng gót duỗi thẳng

khớp gối, xoay hông, lật vai. Tay phải đƣa vợt từ dƣới lên trên, cơ thể vƣơn cao hết

sức, điểm tiếp xúc ở trƣớc trán khaorng cách bằng chiều dài của tay cộng với vợt.

Quá trình thực hiện động tác trọng tâm lại di chuyển từ chân sau về trƣớc đồng thời

gập nhanh thân ngƣời để phối hợp lúc đập cầu. Chú ý sử dụng động tác gập cổ tay

khi tiếp xúc cầu để cầu đi cắm hơn. Tiếp xúc đánh cầu xong cần nhanh chóng về tƣ

thế chuẩn bị cơ bản để tiếp tục đón đánh cầu của đối phƣơng đánh trả. Phối hợp kỹ

thuật đập cầu với kỹ thuật nhảy lên cao tròn động tác nhảy đập cầu ở điểm cao nhất

mà cơ thể có thể vƣơn tới.

+ Kỹ thuật đánh cầu trên đầu ( đánh cao sâu ) : Là kĩ thuật tấn công thƣờng

đƣợc sử dụng khi đối phƣơng đánh cầu cao xa xuống cuối sân, không kịp lùi đập

cầu thì dùng kỹ thuật này để đánh trả.

Toàn bộ động tác kỹ thuật giống nhƣ kỹ thuật đập cầu, điểm khác nhau là vị trí

tiếp xúc vợt và cầu của kỹ thuật đánh trên đầu ở phía sau, ngay trên đỉnh đầu thẳng

lên hoặc hơi ở phía sau đầu . Khi tiếp xúc cầu, mặt vợt ngửa. Kết thúc động tác, vợt

không theo quán tính mà dừng cánh tay và cổ tay rồi lại về trí chuẩn bị cơ bản

V. CHIẾN THUẬT MÔN CẦU LÔNG

1. Ý nghĩa chiến thuật của môn cầu lông

Chiến thuật của môn cầu lông là cơ mƣu (ý thức) và hành động của VĐV

cầu lông đƣợc sử dụng để thể hiện trình độ thi đấu cao nhất nhằm giành chiến

thắng đối phƣơng trong mỗi cuộc thi.

Trong thi đấu cầu lông, hai bên đấu thủ đều muốn khống chế lẫn nhau để

giành quyền chủ động, lấy điểm mạnh của mình để trị lại điểm yếu của đối

phƣơng; hạn chế tối đa điểm mạnh của đối phƣơng, dấu đi những điểm yếu của

mình, sự cạnh tranh giữa khống chế và phản khống chế là hết sức gay gắt. Mỗi bên

Hình 21. Kỹ thuật đập cầu

Page 168: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

163

đều có thể dựa vào đặc điểm khác nhau của đối thủ mà sử dụng các biện pháp kỹ

thuật ứng biến để đánh là thắng. Đó là ý nghĩa của chiến thuật.

2. Yêu cầu chiến thuật của môn cầu lông.

Để đạt đƣợc mục đích đề ra nhất thiết khi vận dụng chiến thuật phải tuân thủ

các yêu cầu sau:

2.1.1 Điều chuyển vị trí của đối phƣơng:

Đối phƣơng thƣờng đứng ở vị trí trung tâm của sân để quán xuyến tất cả các

điểm của sân và sẵn sàng đánh trả lại tất cả các loại đƣờng cầu khi chúng ta

đánh đến. Nếu nhƣ chúng ta có thể điều chuyển đƣợc vị trí của họ, buộc họ phải rời

khỏi vị trí trung tâm thì sân của họ sẽ xuất hiện chỗ trống và chính chỗ trống này sẽ

trở thành mục tiêu để tấn công.

2.1.2 Buộc đối phƣơng phải đánh trả bằng đƣờng cầu cao ở sân sau và giữa

sân. Thực hiện kỹ thuật đánh cầu cao, chém đập, chém treo hoặc vê cầu sát

lƣới… tạo thành khó khăn cho việc đánh trả của đối phƣơng, buộc đối phƣơng phải

đánh trả sang bằng đƣờng cầu cao, đƣờng cầu không thể đánh đến đƣờng biên

ngang sân của mình. Nhƣ vậy, sẽ có thể tạo điều kiện tốt nhất để tăng thêm sức

mạnh uy hiếp của lần đập vụt mạnh và đập tạt cầu sát lƣới tiếp sau đó của mình,

giáng cho đối phƣơng những đòn chí mạng.

2.1.3 Làm cho đối phƣơng mất đi sự khống chế trọng tâm:

Lợi dụng các đƣờng cầu lặp lại hoặc sử dụng động tác giả làm rối loạn bƣớc

di chuyển của đối phƣơng, làm cho đối phƣơng mất đi sự ổn định của trọng tâm,

không thể di chuyển đến kịp vị trí thuận lợi để đánh trả hoặc làm chậm thời gian

đánh cầu dẫn tới chất lƣợng cầu đánh trả sẽ kém, từ đó tạo thành thế bị động cho

đối phƣơng.

2.1.4 Tiêu hao thể lực của đối phƣơng:

Điều khiển điểm rơi chuẩn xác của cầu, lợi dụng tối đa diện tích của toàn bộ

mặt sân, đƣa cầu đánh đến 4 góc của sân đối phƣơng hoặc những chỗ xa với vị trí

đứng của đối phƣơng, làm cho đối phƣơng mỗi lần di chuyển đánh trả cầu phải tiêu

hao thể lực lớn. Khi giành giật sự đƣợc mất của một quả cầu, cũng nên sử dụng

phối hợp nhiều loại hình kỹ thuật nhƣ đánh mạnh, đánh nhẹ, đánh chuẩn để điều

chuyển đối phƣơng, buộc đối phƣơng phải chạy chỗ nhiều, đến khi cảm thấy thể

lực đối phƣơng không trụ nổi mới giáng đòn quyết định.

Page 169: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

164

2.2 Tƣ tƣởng chỉ đạo chiến thuật của môn cầu lông.

Với phƣơng châm: “lấy mình làm chính”, “lấy nhanh làm chính”, “lấy công

làm chính” là tƣ tƣởng chỉ đạo chiến thuật của môn cầu lông.

2.2.1 “Lấy mình làm chính”

Phải căn cứ vào trình độ kỹ thuật, thể hình, tố chất thể lực, phẩm chất tâm lý

và đặc điểm cách đánh của mình… để lựa chọn chiến thuật cho phù hợp.

2.2.2 “Lấy nhanh làm chính”

Tức là về mặt biến hóa và chuyển đổi chiến thuật, cần thể hiện đặc điểm

“nhanh”. Ví dụ: sau khi phát hiện thấy đối phƣơng có ƣu nhƣợc điểm gì về

mặt kỹthuật, chiến thuật, phải nhanh chóng và mạnh dạn thay đổi chiến thuật và

cần kịp thời từ công chuyển sang thủ, từ thủ chuyển sang công hoặc từ quá độ

chuyển sang tấn công, từ tấn công chuyển sang quá độ, tốc độ chuyển đổi phải

nhanh, phải nắm chắc thời cơ có lợi để nhanh chóng chuyển đổi.

2.2.3 “Lấy công làm chính”

Tức là khi xây dựng ý đồ chiến thuật cần nhấn mạnh tƣ tƣởng chủ đạo là tấn

công, khi phòng thủ cũng cần nhấn mạnh phòng thủ tích cực, tìm cơ hội tấn

công. 2.3 Chiến thuật đánh đơn.

Chiến thuật đánh đơn trong cầu lông tƣơng đối đa dạng, tuy vậy căn cứ vào

đặc điểm, tính chất có thể đƣa ra 6 loại hình chiến thuật đánh cầu cơ bản sau là:

2.3.1 Chiến thuật phát cầu cƣớp tấn công:

Phát cầu không chịu sự cản trở của đối phƣơng, do đó, ngƣời phát cầu có thể

dựa vào luật thi đấu, tùy ý theo thói quen có thể vận dụng bất cứ phƣơng thức nào

để phát cầu sang bất cứ một điểm nào trên sân đỡ cầu của đối phƣơng. Ngƣời giỏi

về lợi dụng kỹ thuật phát cầu biến hóa là ngƣời có thể trƣớc hết phát cầu để khống

chế đối phƣơng giành quyền chủ động, dùng phát cầu lao nhanh phối hợp với phát

cầu gần lƣới, tranh thủ tạo ra cơ hội chủ động tấn công ở lần đánh sau, tổ hợp

thành chiến thuật phát cầu giành quyền tấn công trƣớc (cƣớp tấn công).

2.3.2 Chiến thuật tấn công sân sau (cuối sân):

Sử dụng lặp lại kỹ thuật đánh cầu cao sâu hoặc cầu cao ngang, ép 2 góc cuối

sân của đối phƣơng, đẩy đối phƣơng rơi vào trạng thái bị động. Một khi chất lƣợng

của cầu đối phƣơng đánh sang không cao, liền chớp lấy thời cơ tấn công đập, treo

cầu vào chỗ trống của đối phƣơng.

Page 170: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

165

2.3.3 Chiến thuật buộc đối phƣơng đánh cầu trái tay:

Trong thực tế, nhìn chung là tính tấn công của đánh cầu cuối sân trái tay

không mạnh, đƣờng cầu cũng tƣơng đối đơn giản. Nhƣng khi thi đấu với các đối

thủ có kỹthuật đánh cầu cuối sân trái tay kém, thì không thể bỏ qua việc tăng

cƣờng tấn công ởkhu vực đánh cầu trái tay cuối sân.

Trƣớc hết cần kéo rộng vị trí của đối phƣơng, làm cho khu vực trái tay của

đối phƣơng lộ ra chỗ trống. Sau đó thực hiện đánh cầu vào khu vực trái tay, buộc

đối phƣơng phải sử dụng đánh cầu trái tay.

Ví dụ: Trƣớc tiên treo cầu khu vực thuận tay sát lƣới của đối phƣơng, đối

phƣơng hất cao cầu, chúng ta dùng ngay cầu cao ngang tấn công vào khu vực trái

tay cuối sân của đối phƣơng. Khi tấn công lặp lại khu vực trái tay của đối phƣơng,

buộc họ phải rời xa vị trí trung tâm, và lúc này đột ngột treo cầu chéo góc sát lƣới.

2.3.4 Chiến thuật đánh cầu 4 điểm rồi đột kích:

Sử dụng kỹ thuật đánh cầu cao ngang tốc độ nhanh, cũng có thể đánh treo

cầu chuẩn xác đến 4 góc sân cảu đối phƣơng, buộc đối phƣơng phải chạy di

chuyển sang phải, sang trái, lên trên, xuống dƣới. Khi phát hiện đối phƣơng không

kịp trở về vị trí trung tâm hoặc mất trọng tâm để lộ ra chỗ trống và chỗ yếu thì tiến

hành đột kích ngay.

2.3.5 Chiến thuật đánh treo, đập cầu rồi lên lƣới tấn công:

Trƣớc tiên, ở cuối sân dùng kỹ thuật đập nhẹ phối hợp với đánh treo cầu để

ép cầu xuống dƣới, điểm rơi cần lựa chọn ở phía 2 bên của sân đối phƣơng, buộc

đối phƣơng bị động đánh trả. Nếu đối phƣơng đánh trả cầu sát lƣới, liền nhanh

chóng di chuyển lên lƣới vê cầu hoặc móc cầu chéo góc hoặc đẩy cầu ngang tốc độ

nhanh. Nếu đối phƣơng đánh trả bằng hất cầu co ở sát lƣới, có thể lợi dụng trong

lúc họ lùi vềphòng thủ, sẽ trực tiếp đánh thẳng cầu vào ngƣời họ.

2.3.6 Chiến thuật phòng thủ trƣớc, tấn công sau:

Chiến thuật này có thể dùng để đối phó với đối thủ tấn công kém hiệu quả và

thể lực kém. Bắt đầu thi đấu, trƣớc tiên dùng đƣờng cầu cao để dụ đối phƣơng tấn

công, khi đối phƣơng mải mê với tấn công mà lỏng lẻo trong phòng thủ thì lập tức

đột kích tấn công. Cũng có thể trong lúc thể lực đối phƣơng giảm sút, tốc độ di

chuyển chậm lại thì mới phát động tấn công. Đây là chiến thuật chờ đối phƣơng

mệt mới phát động tấn công để giành thắng lợi.

Page 171: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

166

2.4 Chiến thuật đánh đôi

2.4.1 Chiến thuật tấn công (hai đánh một):

Đây là một loại chiến thuật thƣờng đƣợc vận dụng đạt hiệu quả tốt. Trong

quá trình thi đấu, nếu phát hiện thấy bên đối phƣơng 1 ngƣời có năng lực phòng

thủ hoặc phẩm chất tâm lý kém, tỷ lệ đánh hỏng cầu tƣơng đối cao hoặc trong khi

phòng thủ có đƣờng cầu đơn điệu, thì sẽ sử dụng loại chiến thuật này bằng cách tập

trung toàn bộcầu tấn công của hai ngƣời vào bên (ngƣời) tƣơng đối yếu này.

Loại chiến thuật này có thể tập trung ƣu thế của sức mạnh lấy nhiều đánh ít,

lấy thế mạnh đánh thế yếu tạo ra sự chủ động giành điểm; nếu thực hiện tốt có thể

làm rối loạn vị trí đứng phòng thủ của đối phƣơng, do còn một ngƣời nữa không bị

tấn công, không có cầu mà đánh, dần dần ngƣời này sẽ chuyển dịch vị trí đứng

sang phía đồng đội tạo ra khe trống trên sân có lợi cho bên mình đánh một đƣờng

cầu quyết định vào chỗ trống để giành điểm; có lợi cho việc tạo thành mâu thuẫn

về tƣ tƣởng của đối phƣơng, làm cho giữa 2 ngƣời của đối phƣơng không tin tƣởng

lẫn nhau, ảnh hƣởng đến tinh thần chung của đội.

2.4.2 Chiến thuật tấn công trung lộ:

Trong quá trình thi đấu, bất luận đối phƣơng đánh cầu đến vị trí nào, thì bên

mình cũng đều dồn cầu đánh tập trung vào điểm khe giữa hai ngƣời, đồng thời

đánh hơi lệch sang phía ngƣời có năng lực phòng thủ kém hơn hoặc đánh vào

đƣờng trung tâm. Chiến thuật tấn công trung lộ có thể tạo thành hiện tƣợng hai

ngƣời của đối

phƣơng tranh cầu lẫn nhau hoặc do nhƣờng cầu cho nhau mà bỏ cầu; có thể

hạn chếđối phƣơng hất cầu có góc độ lớn; có lợi cho việc sử dụng kỹ thuật đánh bịt

lƣới ở sát lƣới.

2.4.3 Chiến thuật tấn công đƣờng thẳng:

Tức là thực hiện tất cả các đƣờng đập cầu và điểm rơi đều là đƣờng thẳng,

không có mục tiêu và đối tƣợng cố định, chỉ dựa vào hiệu quả của sức mạnh và

điểm rơi của đập cầu để giành đƣợc điểm. Khi cầu của đối phƣơng đánh sang sát

với biên dọc, thì điểm rơi của cầu tấn công sang sân đối phƣơng ở trên đƣờng biên;

khi cầu của đối phƣơng đánh sang ở khu vực giữa, thì điểm rơi của cầu tấn công

sang sân đối phƣơng về phía trung lộ. Chiến thuật này khi sử dụng dễ ghi nhớ và

Page 172: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

167

quán triệt. Đập cầu đƣờng biên mặc dù độ khó cao hơn một chút, nhƣng hiệu quả

khá cao, thuận tiện cho đồng đội thực hiện bịt chắn sát lƣới.

2.4.4 Chiến thuật tấn công sân sau (cuối sân):

Trong khi thi đấu gặp phải đối phƣơng có năng lực đập vụt cuối sân tƣơng

đối kém, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật đánh cầu cao ngang, đẩy cầu ngang, đỡ

đập hất cầu cao… buộc bên đối phƣơng 1 ngƣời phải di chuyển sang 2 góc cuối

sân đánh trả. Một khi họ đánh trả ở thế bị động thì sử dụng kỹ thuật đánh tạt, đập

cầu mạnh. Nếu 40phát hiện thấy 1 ngƣời trong cặp đôi của đối phƣơng di chuyển

lùi sau để chi viện thì có thể lập tức đánh cầu vào chỗ trống sát lƣới.

2.4.5 Chiến thuật ngƣời đứng sau tấn công, ngƣời đứng trƣớc bịt lƣới:

Trong quá trình thi đấu, khi bên mình đã giành đƣợc quyền chủ động, một

ngƣời phòng thủ ở cuối sân gặp cầu cao tất sẽ đập cầu, còn đồng đội ở sân trƣớc

phải nhanh chóng tích cực di chuyển thực hiện bịt lƣới tạt cầu (Hình 22).

2.4.6 Chiến thuật tấn công trong phòng thủ:

Khi phòng thủ, đối phƣơng tấn công cầu đƣờng thẳng, bên mình hất cầu cao

ngang chéo góc; đối phƣơng tấn công cầu chéo góc, bên mình hất cầu cao bằng

đƣờng thẳng, nhằm đạt đƣợc mục đích điều động đối phƣơng di chuyển. Sau đó, có

thể sử dụng kỹ thuật chặn hoặc câu cầu sát lƣới buộc đối phƣơng phải tiến hành

thuật đối công. Sử dụng chiến thuật này khi đối phó với đối thủ có nhƣợc điểm

xoay ngƣời sang phải, trái không linh hoạt và kỹ thuật đánh treo, đẩy cầu sát lƣới

yếu, có thể rất nhanh chuyển từ phòng thủ sang giành quyền chủ động tấn công

(Hình 23).

Page 173: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

168

Hình 22: Chiến thuật người đứng sau tấn công, người đứng

trước bịt lƣới

Hình 23: Chiến thuật tấn công trong phòng thủ

Page 174: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

169

2.5 Ý nghĩa chiến thuật của môn cầu lông.

Chiến thuật của môn cầu lông là cơ mƣu (ý thức) và hành động của VĐV

cầu lông đƣợc sử dụng để thể hiện trình độ thi đấu cao nhất nhằm giành chiến

thắng đối phƣơng trong mỗi cuộc thi.

Trong thi đấu cầu lông, hai bên đấu thủ đều muốn khống chế lẫn nhau để

giành quyền chủ động, lấy điểm mạnh của mình để trị lại điểm yếu của đối

phƣơng; hạn chế tối đa điểm mạnh của đối phƣơng, dấu đi những điểm yếu của

mình, sự cạnh tranh giữa khống chế và phản khống chế là hết sức gay gắt. Mỗi bên

đều có thể dựa vào đặc điểm khác nhau của đối thủ mà sử dụng các biện pháp kỹ

thuật ứng biến để đánh là thắng. Đó là ý nghĩa của chiến thuật.

VI. LUẬT CẦU LÔNG

* CÁC KHÁI NIỆM:

- Vận động viên (VĐV): bất kỳ ai chơi cầu lông.

- Trận đấu: là một cuộc thi đấu cơ bản trong cầu lông mà mỗi bên đối diện

nhau

trên Sân gồm 1 hoặc 2 VĐV.

Page 175: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

170

- Thi đấu đơn: là trận đấu mà mỗi bên đối diện nhau trên sân có 1 VĐV.

- Thi đấu đôi: là trận đấu mà mỗi bên đối diện nhau trên sân có 2 VĐV.

- Bên giao cầu: là bên đang có quyền giao cầu.

- Bên nhận cầu: là bên đối diện với bên giao cầu.

- Pha cầu: là một cú đánh hay một loạt nhiều cú đánh đƣợc bắt đầu bằng quả

giao cầu cho đến khi cầu ngoài cuộc.

- Cú đánh: là chuyển động của vợt về phía trƣớc của VĐV.

ĐIỀU 1. SÂN VÀ THIẾT BỊ TRÊN SÂN.

1.1 Sân là một hình chữ nhật nhƣ trong sơ đồ “A” và kích thƣớc ghi trong sơ

đồ đó, các vạch kẻ rộng 40mm.

1.2 Các đƣờng biên của sân phải dễ phân biệt và tốt hơn là màu trắng hoặc

màu vàng.

1.3 Để chỉ rõ vùng rơi của quả cầu đúng quy cách khi thử, có thể kẻ thêm 4

dấu 40mm x 40mm phía trong đƣờng biên dọc của sân đánh đơn thuộc phần bên

giao cầu bên phải, cách đƣờng biên ngang cuối sân 530mm và 990mm. Khi kẻ các

dấu này, chiều rộng của các dấu phải ở trong phạm vi kích thƣớc đã nêu, nghĩa là

Hình 24. Sơ đồ A

Page 176: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

171

dấu phải cách với cạnh ngoài của đƣờng biên ngang cuối sân từ 530mm đến

570mm và từ 950mm đến 990mm.

1.4 Mọi vạch kẻ đều là phần của diện tích đƣợc xác định.

1.5 Nếu mặt bằng không cho phép kẻ đƣợc sân đánh đơn và đôi thì kẻ sân

đánh đơn nhƣ trong sơ đồ “B”.

1.6 Hai cột lƣới cao 1m55 tính từ mặt sân. Chúng phải đủ chắc chắn và đứng

thẳng khi lƣới đƣợc căng trên đó. Hai cột lƣới và các phụ kiện của chúng không

đƣợc đặt vào trong sân.

1.7 Hai cột lƣới đƣợc đặt ngay trên đƣờng biên đôi bất kể là trận thi đấu đơn

hay đôi (nhƣ sơ đồ A).

1.8 Lƣới phải đƣợc làm từ những sợi nylông (dây gai) mềm màu đậm, và có

độ dày đều nhau với mắt lƣới không nhỏ hơn 15mm và không lớn hơn 20mm.

1.9 Lƣới có chiều rộng 760mm và chiều dài ngang sân là 6,7m.

1.10 Đỉnh lƣới đƣợc cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lƣới hoặc dây

cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lƣới phải nằm phủ lên dây lƣới hoặc dây cáp lƣới .

Hình 25. Sơ đồ B

Page 177: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

172

1.11 Dây lƣới hoặc dây cáp đƣợc căng chắc chắn và ngang bằng với đỉnh hai

cột lớn.

1.12 Chiều cao của lƣới ở giữa sân tính từ đỉnh lƣới đến mặt sân là 1,524m,

và cao 1,55m ở hai đầu lƣới tại biên dọc sân đánh đôi.

1.13 Không đƣợc để khoảng cách giữa lƣới và cột lƣới, nếu cần có thể buộc

các cạnh bên của lƣới vào cột.

ĐIỀU 2. CẦU.

2.1. Cầu đƣợc làm từ chất liệu thiên

nhiên, hoặc tổng hợp. Cho dù quả cầu đƣợc

làm từ chất liệu gì thì đặc tính đƣờng hay

tổng quát của nó phải tƣơng tự với đƣờng

bay của quả cầu đƣợc làm từ chất liệu thiên

nhiên có đế bằng Lie phủ một lớp da mỏng.

2.2. Cầu lông vũ:

2.2.1. Quả cầu có 16 lông vũ gắn vào

đế cầu.

2.2.2. Các lông vũ phải đồng dạng và có độ dài trong khoảng 62mm đến

72mm tính từ lông vũ cho đến đế cầu.

2.2.3. Đỉnh của các lông vũ phải nằm trên vòng tròn có đƣờng kính từ

58mm đến 68mm.

2.2.4 Các lông vũ đƣợc buộc lại bằng chỉ hoặc vật liệu thích hợp khác.

2.2.5 Đế cầu có đƣờng kính từ 25mm đến 28mm và đáy tròn.

2.2.6 Quả cầu nặng từ 4,74 gram đến 5,50 gram.

2.3 Cầu không có lông vũ:

2.3.1 Tua cầu, hay hình thức giống nhƣ các lông vũ làm bằng chất liệu tổng

hợp, thay thế cho các lông vũ thiên nhiên.

2.3.2 Đế cầu đƣợc mô tả ở Điều 2.1.5.

2.3.3 Các kích thƣớc và trọng luợng nhƣ trong các Điều 2.2.2, 2.2.3, và

2.2.6. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỷ lệ trọng và các tính năng của chất liệu tổng

hợp so với lông vũ, nên một sai sô tối đa 10% đƣợc chấp thuận.

2.4 Do không có thay đổi về thiết kế tổng quát, tốc độ và đƣờng bay của quả

cầu, nên có thể thay đổi bổ sung một số tiêu chuẩn trên với sự chấp nhận của Liên

Hình 26. Cầu

Page 178: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

173

đoàn thành viên liên hệ, đối với những nơi mà điều kiện khí hậu phụ thuộc vào độ

cao hay khí hậu làm cho quả cầu tiêu chuẩn không còn thích hợp nữa.

ĐIỀU 3. THỬ TỐC ĐỘ QUẢ CẦU.

3.1 Để thử quả cầu, một VĐV sử dụng cú đánh hết lực theo hƣớng lên trên

từ đƣờng biên cuối sân, và đƣờng bay của quả cầu song song với biên dọc.

3.2 Một quả cầu có tốc độ đúng sẽ rơi xuống sân ngắn hơn biên cuối sân bên

kia không dƣới 530mm và không hơn 990mm (trong khoảng giữa 2 vạch thử cầu

tuỳ ý ở sơ đồ B).

ĐIỀU 4. VỢT.

4.1 Khung vợt không vƣợt quá 680mm

tổng chiều dài 230mm tổng chiều rộng, bao gồm

các phần chính đƣợc mô tả từ Điều 4.1.1 đến

4.1.5 và đƣợc minh hoạ ở hình dƣới.

4.1.1. Cán vợt là phần của vợt mà VĐV

cầm tay vào.

4.1.2 Khu vực đan lƣới là phần của vợt mà

VĐV dùng để đánh cầu.

4.1.3 Đầu vợt giới hạn khu vực đan dây.

4.1.4 Thân vợt nối đầu vợt với cán vợt

4.1.5 Cổ vợt ( nếu có ) nối thân vợt với đầu

vợt.

4.2 Khu vực đan lƣới:

4.2.1 Phải bằng phẳng và gồm một kiểu mẫu các dây đan xen kẽ hoặc cột lại

tại những nơi chúng giao nhau. Kiểu đan dây nói chung phải đồng nhất, và đặc

biệt không đƣợc thƣa hơn bất cứ nơi nào khác.

4.2.2. Khu vực đan lƣới không vƣợt quá 280mm tổng chiều dài và 220mm

tổng chiều rộng. Tuy nhiên các dây có thể kéo dài vào một khoảng đƣợc xem là cổ

vợt, miễn là:

4.2.2.1. Chiều rộng của khoảng đan lƣới nối dài này không vƣợt quá 35mm,

4.2.2.2. Tổng chiều dài của khu vực đan lƣới không vƣợt quá 330mm.

4.3. Vợt:

ÐI U 4. V T. 4.1 Khung v t không vu t quá

680mm t ng chi u dài 230mm t ng

chi u r ng,

bao g m các ph n chính du c mô t

t Ði u 4.1.1 d n 4.1.5 và du c minh

ho hình

du i.

4.1.1. Cán v t là ph n c a v t mà

VÐV c m

tay vào.

4.1.2 Khu v c dan lu i là ph n c a v

t mà

VÐV dùng d dánh c u.

4.1.3 Ð u v t gi i h n khu v c dan

dây.

4.1.4 Thân v t n i d u v t v i cán

v t

4.1.5 C v t ( n u có ) n i thân v t v

i d u v t.

4.2 Khu v c dan lu i:

4.2.1 Ph i b ng ph ng và g m m t

ki u m u

các dây dan xen k ho c c t l i t i

nh ng noi chúng

giao nhau. Ki u dan dây nói

Hình 27. Vợt

Page 179: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

174

4.3.1. Không đƣợc gắn thêm vào vợt vật dụng khác làm cho nhô ra, ngoại

trừ những vật chỉ dùng đặc biệt để giới hạn hoặc ngăn ngừa trầy mòn hay chấn

động, hoặc để phân tán trọng lƣợng hay để làm chắc chắn cán vợt bằng dây buộc

vào tay VĐV, mà phải hợp lý về kích thƣớc và vị trí cho những mục đích nêu trên;

4.3.2. Không đƣợc gắn vào vật gì mà có thể giúp cho VĐV thay đổi cụ thể

hình dạng của vợt.

ĐIỀU 5. TRANG THIẾT BỊ HỢP LỆ.

Liên đoàn Cầu lông Thế giới sẽ quyết định bất cứ vấn đề nào về tính hợp lệ

so với quy định của bất cứ loại vợt, cầu, trang thiết bị hoặc bất cứ loại nguyên mẫu

nào đƣợc sử dụng trong thi đấu cầu lông. Quyết định này có thể đƣợc thực hiện

theo sáng kiến của Liên đoàn, hay theo cách áp dụng của bất cứ bên nào có lợi ích

quan tâm chính đáng, bao gồm VĐV, nhân viên kỹ thuật, nhà sản xuất trang thiết

bị, hoặc Liên đoàn thành viên, hay thành viên liên quan.

ĐIỀU 6. TUNG ĐỒNG XU BẮT THĂM.

6.1. Trƣớc khi trận đấu bắt đầu, việc tung đồng xu bắt thăm cho hai bên thi

đấu đƣợc thực hiện và bên đƣợc thăm sẽ tuỳ chọn theo Điều 6.1.1 hoặc 6.1.2.

6.1.1. Giao cầu trƣớc hoặc nhận cầu trƣớc;

6.1.2. Bắt đầu trận đấu ở bên này hay bên kia của sân.

6.2. Bên không đƣợc thăm sẽ đƣợc thăm sẽ nhận lựa chọn còn lại.

ĐIỀU 7. HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM.

7.1. Một trận đấu sẽ thi đấu theo thể thức ba ván thắng hai, trừ khi có sắp

xếp cách khác (phụ lục 2 và 3: thi đấu 1 ván 21 điểm; hoặc thi đấu ba ván 15 điểm

cho các nội dung đôi + đơn nam và ba ván 11 điểm cho nội dung đơn nữ).

7.2. Bên nào ghi đƣợc 21 điểm trƣớc sẽ thắng ván đó, ngoại trừ trƣờng hợp

ghi ở Điều 7.4 và 7.5.

7.3. Bên thắng một pha cầu sẽ ghi môt điểm vào điểm số của mình. Một bên

sẽ thắng pha cầu nếu: bên đối phƣơng phạm một “Lỗi” hoặc cầu ngoài cuộc vì đã

chạm vào bên trong mặt sân của họ.

7.4. Nếu tỷ số là 20 đều, bên nào ghi trƣớc 2 điểm cách biệt sẽ thắng ván đó.

7.5. Nếu tỷ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 sẽ thắng ván đó.

7.6. Bên thắng ván sẽ giao cầu trƣớc ở ván kế tiếp.

ĐIỀU 8. ĐỔI SÂN.

Page 180: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

175

8.1. Các VĐV sẽ đổi sân:

8.1.1. Khi kết thúc ván đầu tiên;

8.1.2. Khi kết thúc ván hai, nếu có thi đấu ván thứ ba; và

8.1.3. Trong ván thứ ba, khi một bên ghi đƣợc 11 điểm trƣớc.

8.2. Nếu việc đổi sân chƣa đƣợc thực hiện nhƣ nêu ở Điều 8.1, thì các VĐV

sẽ đổi sân ngay khi lỗi này đƣợc phát hiện và khi cầu không còn trong cuộc. Tỷ số

ván đấu hiện có vẫn giữ nguyên.

ĐIỀU 9. GIAO CẦU.

Hình hƣớng dẫn giáo cầu cho đúng luật

9.1. Trong một quả giao cầu đúng:

9.1.1. Không có bên nào gây trì hoãn bất hợp lệ cho quả giao cầu một khi: cả

bên giao cầu và bên nhận cầu đều sẵn sàng cho quả giao cầu. Khi hoàn tất việc

chuyển động của đầu vợt về phía sau của ngƣời giao cầu, bất cứ trì hoãn nào cho

việc bắt đầu quả giao cầu (Điều 9.2) sẽ bị xem là gây trì hoãn bất hợp lệ;

9.1.2. Ngƣời giao cầu và ngƣời nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu đối

diện chéo nhau mà không chạm đƣờng biên của các ô giao cầu này;

9.1.3. Một phần của cả hai bàn chân ngƣời giao cầu và ngƣời nhận cầu phải

còn tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định từ khi bắt đầu quả giao cầu (Điều 9.2)

cho đến khi quả cầu đƣợc đánh đi.

9.1.4. Vợt của ngƣời giao cầu phải đánh tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu;

9.1.5. Toàn bộ quả cầu phải dƣới thắt lƣng của ngƣời giao cầu tại thời điểm

nó đƣợc mặt vợt của ngƣời giao cầu đánh đi. Thắt lƣng đƣợc xác định là một

đƣờng tƣởng tƣợng xung quanh cơ thể ngang với phần xƣơng sƣờn dƣới cùng của

ngƣời giao cầu;

9.1.6.Tại thời điểm đánh quả cầu, thân vợt của ngƣời giao cầu phải luôn

hƣớng xuống dƣới;

9.1.7. Vợt của ngƣời giao cầu phải chuyển động liên tục về phía trƣớc từ lúc

bắt đầu quả giao cầu cho đến khi quả cầu đƣợc đánh đi (Điều 9.3);

9.1.8. Đƣờng bay của quả cầu sẽ đi theo hƣớng lên từ vợt của ngƣời giao cầu

vƣợt qua trên lƣới, mà nếu không bị cản lại nó sẽ rơi vào ô của ngƣời nhận giao

cầu (có nghĩa là trên và trong các đƣờng giới hạn ô giao cầu đó)

Page 181: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

176

9.1.9. Khi có ý định thực hiện quả giao cầu, ngƣời giao cầu phải đánh trúng

quả cầu.

9.2. Khi các VĐV đã vào vị trí sẵn sàng, chuyển động đầu tiên của đầu vợt

về phía trƣớc của ngƣời giao cầu là lúc bắt đầu quả giao cầu.

9.3. Khi đã bắt đầu (Điều 9.2), quả giao cầu đƣợc thực hiện khi nó đƣợc mặt

vợt ngƣời giao cầu đánh đi, hoặc khi có ý định thực hiện quả giao cầu, ngƣời giao

cầu đánh không trúng quả giao cầu.

9.4. Ngƣời giao cầu sẽ không giao cầu khi ngƣời nhận cầu chƣa sẵn sàng.

Tuy nhiên ngƣời nhận cầu đƣợc xem là đã sẵn sàng nếu có ý định đánh trả quả cầu.

9.5. Trong đánh đôi, khi thực hiện quả giao cầu, các đồng đội có thể đứng ở

bất cứ vị trí nào bên trong phần sân của bên mình, miễn là không che mắt ngƣời

giao cầu và ngƣời nhận cầu của đối phƣong.

ĐIỀU 10. THI ĐẤU ĐƠN.

10.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:

10.1.1. Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tƣơng

ứng của mình khi ngƣời giao cầu chƣa ghi điểm hoặ ghi đƣợc điểm chẵn trong ván

đó.

10.1.2. Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tƣơng

ứng của mình khi ngƣời giao cầu ghi đƣợc điểm lẻ trong ván đó.

10.2. Trình tự trận đấu và vị trí trên sân:

Trong pha cầu, quả cầu sẽ đƣợc đánh luân phiên bởi ngƣời giao cầu và

ngƣời nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của VĐV đó cho đến khi cầu

không còn trong cuộc (Điều 15).

10.3. Ghi điểm và giao cầu:

10.3.1. Nếu ngƣời giao cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), ngƣời giao cầu sẽ ghi

cho mình một điểm. Ngƣời giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại.

10.3.2. Nếu ngƣời nhận cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), ngƣời nhận cầu sẽ ghi

cho mình 1 điểm. Ngƣời nhận cầu lúc này trở thành ngƣời giao nhận cầu mới.

ĐIỀU 11. THI ĐẤU ĐÔI.

11.1. Ô giao cầu và ô nhận cầu:

11.1.1. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ

chƣa ghi điểm hoặc ghi đƣợc điểm chẵn trong ván đó.

Page 182: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

177

11.1.2. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi

đƣợc điểm lẻ trong ván đó.

11.1.3. VĐV có quả giao cầu lần cuối trƣớc đó của bên giao cầu sẽ giữ

nguyên vị

trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô

hình ngƣợc lại sẽ đƣợc áp dụng cho đồng đội của ngƣời nhận cầu.

11.1.4. VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ

là ngƣời nhận cầu.

11.1.5. VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tƣơng ứng của mình cho đến khi

họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.

11.1.6. Bất kỳ lƣợt giao cầu nào cũng đƣợc thực hiện từ ô giao cầu tƣơng

ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trƣờng hợp nêu ở Điều 12.

11.2. Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân:

Sau khi quả giao cầu đƣợc đánh trả, cầu đƣợc đánh luân phiên bởi một trong

hai VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của bên nhận cầu cho đến khi

cầu không còn trong cuộc (Điều 15).

11.3. Ghi điểm và giao cầu:

11.3.1. Nếu bên giao cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), họ sẽ ghi cho mình một

điểm. Ngƣời giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tƣơng ứng còn

lại.

11.3.2. Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu (Điều 7.3), họ sẽ ghi cho mình một

điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới

11.4. Trình tự giao cầu:

Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng đƣợc chuyển tuần tự:

11.4.1. Từ ngƣời giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên

phải,

11.4.2. Đến đồng đội của ngƣời nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu

đƣợc thực hiện từ ô giao cầu bên trái,

11.4.3. Sang đồng đội của ngƣời giao cầu đầu tiên,

11.4.4. Đến ngƣời nhận cầu đầu tiên,

11.4.5. Trở lại ngƣời giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục nhƣ thế…

Page 183: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

178

11.5. Không VĐV nào đƣợc giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc

nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trƣờng hợp

nêu ở Điều

11.6. Bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở

ván tiếp theo, và bất kỳ VĐV nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở

ván tiếp theo.

ĐIỀU 12. LỖI Ô GIAO CẦU.

12.1 Lỗi ô giao cầu xảy ra khi một VĐV:

12.1.1. Đã giao cầu hoặc nhận cầu sai phiên; hay

12.1.2. Đã giao hoặc nhận cầu sai ô giao cầu.

12.2. Nếu một lỗi ô giao cầu đƣợc phát hiện, lỗi đó phải đƣợc sửa và điểm

số hiện có vẫn giữ nguyên.

ĐIỀU 13. LỖI.

Sẽ là “Lỗi”:

13.1. Nếu giao cầu không đúng luật (Điều 9.1);

13.2. Nếu khi giao cầu, quả cầu:

13.2.1. Bị mắc trên lƣới và bị giữ lại trên lƣới;

13.2.2. Ssau khi qua lƣới bị mắc lại trong lƣới; hoặc

13.2.3. Đƣợc đánh bởi đồng đội ngƣời giao cầu.

13.3. Nếu trong cuộc, quả cầu:

13.3.1. Rơi ở ngoài các đƣờng biên giới hạn của sân (có nghĩa là không ở

trên hay không ở trong các đƣờng biên giới hạn đó);

13.3.2. Bay xuyên qua lƣới hoặc dƣới lƣới;

13.3.3. Không qua lƣới;

13.3.4. Chạm trần nhà hoặc vách;

13.3.5. Chạm vào ngƣời hoặc quần áo của VĐV;

13.3.6. Chạm vào bất kỳ ngƣời nào hay vật nào khác bên ngoài sân; ( Khi

cần thiết do cấu trúc nơi thi đấu, thẩm quyền cầu lông địa phƣơng có thể, dựa vào

quyền phủ quyết của Liên đoàn thành viên của mình, áp dụng luật địa phƣơng cho

trƣờng hợp cầu chạm chƣớng ngại vật)

13.3.7. Bị mắc và dính trên vợt khi thực hiện một cú đánh;

Page 184: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

179

13.3.8. Đƣợc đánh hai lần liên tiếp bởi cùng một VĐV với hai cú đánh.

Tuy nhiên, bằng một cú đánh, quả cầu chạm vào đầu vợt và khu vực đan lƣới của

vợt thì không coi là một “Lỗi”;

13.3.9. Đƣợc đánh liên tục bởi một VĐV và một VĐV đồng đội; hoặc

13.3.10. Chạm vào vợt mà không bay vào phần sân của đối phƣơng;

13.4. Nếu, khi quả cầu trong cuộc, một VĐV:

13.4.1. Chạm vào lƣới, các vật chống đỡ lƣới bằng vợt, thân mình hay quần

áo;

13.4.2. Xâm phạm sân đối phƣơng bằng vợt hay thân mình, ngoại trừ trƣờng

hợp ngƣời đánh có thể theo quả cầu bằng vợt của mình trong quá trình một cú đánh

sau điểm tiếp xúc đầu tiên với quả cầu ở bên lƣới của phần sân ngƣời đánh;

13.4.3. Xâm phạm sân của đối phƣơng bên dƣới lƣới bằng vợt hay thân

mình mà làm cho đối phƣơng bị cản trở hay mất tập trung; hoặc

13.4.4. Cản trở đối phƣơng, nghĩa là ngăn không cho đối phƣơng thực hiện

một cú đánh hợp lệ tại vị trí quả cầu bay qua gần lƣới;

13.4.5. Làm đối phƣơng mất tập trung bằng bất cứ hành động nào nhƣ la hét

hay bằng cử chỉ;

13.5. Nếu một VĐV vi phạm những lỗi hiển nhiên, lặp lại, hoặc nhiều lần

theo Điều 16.

ĐIỀU 14. GIAO CẦU LẠI.

14.1 “Giao cầu lại” do Trọng tài chính hô, hoặc do một VĐV hô (nếu không

có Trọng tài chính) để ngừng thi đấu.

14.2. Sẽ là “giao cầu lại” nếu:

14.2.1. Ngƣời giao cầu giao trƣớc khi ngƣời nhận cầu sẵn sàng (Điều 9.5);

14.2.2. Trong khi giao cầu, cả ngƣời giao cầu và ngƣời nhận cầu cùng phạm

lỗi;

14.2.3. Sau khi quả giao cầu đƣợc đánh trả, quả cầu bị:

14.2.3.1. Mắc trên lƣới và bị giữ lại trên lƣới, hoặc

14.2.3.2. Sau khi qua lƣới bị mắc lại trong lƣới;

14.2.4. Khi cầu trong cuộc, quả cầu bị tung ra, đế cầu tách rời hoàn toàn

khỏi phần còn lại của quả cầu;

Page 185: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

180

14.2.5. Theo nhận định của Trọng tài chính, trận đấu bị gián đoạn hoặc một

VĐV của bên đối phƣơng bị mất tập trung bởi Huấn luyện viên của bên kia;

14.2.6. Nếu một Trọng tài biên không nhìn thấy và Trọng tài chính không

thể đƣa ra quyết định

14.2.7. Trƣờng hợp bất ngờ không thể lƣờng trƣớc xảy ra.

14.3, Khi một quả “Giao cầu lại” xảy ra, pha đấu từ lần giao cầu vừa rồi sẽ

không tính, và VĐV nào vừa giao cầu sẽ giao cầu lại.

ĐIỀU 15. CẦU KHÔNG TRONG CUỘC.

Một quả cầu là không trong cuộc khi:

15.1. Cầu chạm vào lƣới hay cột lƣới và bắt đầu rơi xuống mặt sân phía bên

này lƣới của ngƣời đánh;

15.2. Chạm mặt sân; hoặc

15.3. Xảy ra một “Lỗi” hay một quả “Giao cầu lại”

Page 186: GIÁO DỤC THỂ CHẤT - dhktna.edu.vn Giao duc the chat co... · Một số yêu cầu vệ sinh trong hoạt động TDTT ... Phƣơng pháp tự theo dõi sức ... Với sự

181

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tập 1 – 2 bản dịch từ tiếng Nga, 1976. Lý luận và phương pháp giáo dục

thể chất. Moscova: Nhà xuất bản Thể dục thể thao.

2. Hà Nội, 2005. Tâm lý học thể dục thể thao. Nhà xuất bản thể dục thể thao.

3. Văn An và Lý Gia Thành, 1997. 100 năm thế vận hội Olimpic. Nhà xuất

bản Thanh Niên.

4. Luật gia Hồng Anh, 2007.Cẩm nang ngành TDTT. NXB Thống kê.

5. Nguyễn Danh Tốn, Nguyễn Toán, Đồng Văn Triệu, 1993. Lý luận và

phương pháp giáo dục thể chất. Hà Nội: NXB Thể dục thể thao.

6. PGS. TS Dƣơng Nghiệp Chí, 2000. Điền kinh. Hà Nội: NXB TDTT.

7. GS Lê Văn Lẫm. Giáo dục thể chất một số nước trên thế giới. Hà Nội:

Nhà xuất bản Thể dục thể thao.

8. Trần Gia Cai, 2002. Hướng dẫn tập luyện kỹ chiến thuật cầu lông. Hà

Nội: Nhà xuất bản Thể dục thể thao.

9. Ma Tuyết Điền, 1994. Kỹ chiến thuật và phương pháp tập luyện bóng đá.

Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục thể thao.

10. PGS. TS Lƣu Quang Hiệp, 2000. Y học thể dục thể thao. Hà Nội: Nhà

xuất bản Thể dục thể thao.

11. Đặng Tuyết Nga, 2000. Luật điền kinh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục

thể thao.

12. TS. Đào Chí Thanh, 2002. Huấn luyện chiến thuật thi đấu cầu lông. Hà

Nội: Nhà xuất bản Thể dục thể thao.

13. N.KILESEP và A.G ARIANX, 1977. Bóng chuyền. Hà Nội: Nhà xuất

bản Thể dục thể thao.

14. Nguyễn Xuân Sinh, 1999. SGK Thể dục. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục

thể thao.