Top Banner
TRƯỜNG ÐI HC CN THƠ KHOA LUT GIÁO TRÌNH LUT HÀNH CHÍNH VIT NAM PHN II PHƯƠNG CÁCH QUN LÝ NHÀ NƯỚC Biên son: TS. PHAN TRUNG HIN Cn Thơ, năm 2009
113

Giao trinh luat hanh chinh 2

Aug 17, 2015

Download

Law

liemphungthanh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Giao trinh luat hanh chinh 2

TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT

GIÁO TRÌNH LUẬT HÀNH CHÍNH VI ỆT NAM

PHẦN II

PHƯƠNG CÁCH QUẢN LÝ NHÀ N ƯỚC

Biên soạn: TS. PHAN TRUNG HIỀN

Cần Thơ, năm 2009

Page 2: Giao trinh luat hanh chinh 2

1

A. CÁCH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chương I

NỘI DUNG - HÌNH TH ỨC- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ N ƯỚC

I. NỘI DUNG, HÌNH TH ỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.Nội dung quản lý nhà nước

Nội dung của quản lý nhà nước là việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trên tất

cả các lĩnh vực của ñời sống xã hội. Ðây chính là hoạt ñộng tổ chức thực hiện pháp luật

trong từng lĩnh vực của ñời sống xã hội cho nên tương xứng với mỗi l ĩnh vực có một

nội dung quản lý khác nhau.

Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất ña dạng và phong phú, ñược tiến

hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...Vì vậy không

thể chỉ ra ñược nội dung cụ thể của quản lý hành chính nhà nước mà chỉ có thể nêu lên

những nội dung cơ bản, mang tính chất tổng quát mà thôi.

2. Hình thức quản lý nhà nước

a. Khái niệm

� Khái niệm:

Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những biểu hiện ra bên ngoài của nội

dung quản lý hành chính nhà nước, thông qua những biểu hiện này chủ thể quản lý hành

chính nhà nước tác ñộng ñến ñối tượng quản lý ñể ñạt ñược những mục ñích ñã ñịnh

trước.

Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất ña dạng nên hình thức của chúng

cũng rất phong phú. Vì thế ñứng trước một ñiều kiện, hoàn cảnh trong ñó có chứa ñựng

những nội dung quản lý thì việc các chủ thể quản lý lựa chọn hình thức nào ñó ñể quản

lý mang lại hiệu quả cao nhất. Hình thức quản lý nhà nước, vì vậy không phụ thuộc vào

ý chí chủ quan của chủ thể quản lý mà phụ thuộc vào những yếu tố sau:

• Ðặc tính của ñối tượng quản lý;

• Ðiều kiện, hoàn cảnh xảy ra quá trình quản lý;

• Mục ñích của quản lý;

• Pháp luật hiện hành.

Page 3: Giao trinh luat hanh chinh 2

2

Việc lựa chọn hình thức quản lý hành chính nhà nước cần phải ñược tiến hành

trên cơ sở những quy luật nhất ñịnh. Trong ñó có:

- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với chức năng quản lý;

- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với nội dung và tổ chức của những

vấn ñề quản lý cần giải quyết;

- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với những ñặc ñiểm của ñối tượng

quản lý cụ thể;

- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với mục ñích cụ thể của hoạt ñộng

quản lý.

b. Phân loại các hình thức quản lý nhà nước

Ðể ñảm bảo sự lựa chọn hình thức quản lý nhà nước ñúng ñắn, ñảm bảo tổ chức

quản lý hợp lý, khoa học cần phải phân loại các hình thức quản lý hành chính nhà nước

thành những nhóm gồm những hoạt ñộng quản lý giống nhau hay tương tự nhau về tính

chất, nội dung, những biểu hiện bề ngoài... Những hình thức cụ thể của hoạt ñộng quản

lý hành chính nhà nước thường liên quan hữu cơ với những hình thức pháp luật của hoạt

ñộng nhà nước nói chung. Nét ñặc trưng của quản lý hành chính nhà nước là những

hình thức pháp lý liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự thống nhất của chức năng

chấp hành- ñiều hành. Vì thế ñể thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các chủ thể

của quản lý hành chính nhà nước cần phải xác lập những quy tắc xử sự dưới luật trong

vấn ñề thẩm quyền của mình; tiến hành hoạt ñộng ñiều hành mà nội dung là áp dụng

quy phạm pháp luật, giải quyết những ñiểm còn tranh luận của việc áp dụng pháp luật,

ñánh giá hành vi xử sự của các bên tham gia quản lý hành chính nhà nước và áp dụng

các biện pháp tác ñộng có tính chất bắt buộc trong những trường hợp pháp luật quy

ñịnh.

� Căn cứ vào tính chất pháp lý của hoạt ñộng quản lý, ta phân loại thành

hai hình thức chủ yếu sau:

- Hình thức pháp lý: là những hình thức quản lý nhà nước trực tiếp tác ñộng ñến

các ñối tượng chịu sự quản lý làm phát sinh, thay ñổi, chấm dứt nghĩa vụ pháp lý;

Ví dụ: Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị xuống các Ủy ban

nhân dân huyện.

- Thực tiễn quản lý hành chính nhà nước cho thấy rằng hoạt ñộng quản lý hành

chính nhà nước còn có thể ñược tiến hành dưới những hình thức không pháp lý. Tuy

Page 4: Giao trinh luat hanh chinh 2

3

nhiên, hình thức không pháp lý cũng yêu cầu chủ thể quản lý hành chính phải tiến hành

hoạt ñộng quản lý nhà nước trên cơ sở pháp luật và ñể thực hiện pháp luật.

Ví dụ: Tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm 05 năm thực hiện Chỉ thị của

Thủ tướng Chính phủ.

Sự khác nhau giữa hình thức pháp lý và hình thức không pháp lý thể hiện ở chỗ

hình thức pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh, thay ñổi hay chấm dứt những

quan hệ pháp luật hành chính. Tuy nhiên, trong khi tiến hành hoạt ñộng quản lý nhà

nước các chủ thể quản lý hành chính phải sử dụng kết hợp cả hai hình thức này.

� Căn cứ vào tính chất và nội dung hoạt ñộng, hình thức quản lý hành chính

nhà nước thành năm loại sau:

� Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật;

� Ban hành những văn bản áp dụng pháp luật;

� Thực hiện những hoạt ñộng mang tính chất pháp lý khác;

� Áp dụng những biện pháp mang tính chất trực tiếp;

� Thực hiện những hoạt ñộng về nghiệp vụ-kỹ thuật.

Cần lưu ý rằng, ñể thực hiện một hoạt ñộng quản lý nhà nước có hiệu quả, trong

nhiều trường hợp, chủ thể quản lý cần phải kết hợp một số hình thức trong quản lý.

Ví dụ: khi lũ lụt xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có lũ lụt sẽ tiến hành các hoạt

ñộng như:

- Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập cuộc họp triển khai kế hoạch phòng chống lũ lụt;

- Sau ñó áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng những biện pháp tổ chức về vật chất,

kỹ thuật ñể phòng chống lũ lụt.

Như vậy các hình thức quản lý ñược tiến hành ở ñây gồm:

+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

+ Áp dụng biện pháp tổ chức trực tiếp;

+ Thực hiện những tác ñộng về nghiệp vụ -kỹ thuật.

c. Phân tích hình thức quản lý nhà nước

� Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ðây là hình thức rất quan trọng ñối với hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước,

bởi vì nhờ có hình thức này mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước cụ thể hóa, chi

tiết hóa những quy ñịnh của Hiến pháp, luật trong từng lĩnh vực của ñời sống xã hội.

Mặt khác, cũng nhờ hình thức này mà ý chí của nhà nước ñược thể hiện và tác ñộng ñến

các ñối tượng quản lý.

Page 5: Giao trinh luat hanh chinh 2

4

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện hữu hiệu ñể

các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác ñộng tích cực lên các lĩnh vực của ñời sống

xã hội thuộc thẩm quyền quản lý của mình trong khuôn khổ những yêu cầu chung của

pháp luật. Nhờ việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mà vai trò ñiều khiển

của hoạt ñộng chấp hành và ñiều hành ñược thể hiện một cách ñầy ñủ hơn, nếu không

có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì hoạt ñộng của các chủ thể quản

lý hành chính nhà nước chỉ có tính chất chấp hành thụ ñộng, ñơn giản mà không mang

tính chủ ñộng, sáng tạo.

Thông qua hoạt ñộng ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủ

thể quản lý hành chính nhà nước ấn ñịnh những quy tắc xử sự chung trong quản lý hành

chính nhà nước; quy ñịnh những nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và nghĩa vụ, thẩm quyền

và trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước; xác ñịnh

những mối liên hệ chủ yếu giữa các bộ phận của hình thức quản lý hành chính nhà

nước; quy ñịnh những hạn chế và những ñiều ngăn cấm, ñặt ra những nghĩa vụ ñặc biệt

hay trao quyền ñặc biệt, thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và ñặt ra những quy ñịnh

chung cho trật tự quản lý hành chính nhà nước.

Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ñóng vai trò quan trọng trong quản lý

hành chính nhà nước cho nên khi ban hành nó phải tuân theo những yêu cầu do pháp

luật quy ñịnh. Cụ thể:

- Phải ñúng thẩm quyền;

- Phải ñúng trình tự, thủ tục và hình thức ñể ñảm bảo chất lượng của văn bản;

- Phải ñảm bảo hiệu lực của văn bản;

- Không ñược trái với Hiến pháp và luật (ñảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa);

- Ngôn ngữ ñược sử dụng phải là tiếng Việt, văn bản phải bảo ñảm tính chính xác,

rõ ràng, dễ hiểu.

Thông qua hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủ

thể quản lý hành chính nhà nước xác ñịnh ñịa vị pháp lý của chủ thể tham gia vào quản

lý hành chính nhà nước.

Tóm lại, trong các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước

quy ñịnh những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; những

nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành

chính nhà nước, xác ñịnh rõ thẩm quyền và thủ tục hoạt ñộng của các ñối tượng quản

lý.

Page 6: Giao trinh luat hanh chinh 2

5

� Ban hành những văn bản áp dụng pháp luật

Ðây là hình thức ñược chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng chủ yếu trong

quá trình quản lý hành chính nhà nước vì nhờ hình thức này mà quy phạm pháp luật ñi

sâu vào ñời sống thực tiễn. Việc ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật làm

phát sinh, thay ñổi, chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính giữa chủ thể quản lý

hành chính với ñối tượng quản lý hành chính.

Ví dụ: Việc ra một quyết ñịnh xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông

sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa cảnh sát giao thông với người vi

phạm; làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể liên quan ñến lợi ích vật

chất hoặc tinh thần của các chủ thể ñó.

Ðặc trưng của văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính cũng như các văn

bản quy phạm pháp luật hành chính là tính chất quyền lực và tính dưới luật. Tuy nhiên,

những văn bản áp dụng quy phạm pháp luật khác nhau về nội dung, tính chất, mục ñích

nên có thể chia chúng thành hai nhóm:

- Nhóm văn bản chấp hành pháp luật.

- Nhóm văn bản bảo vệ pháp luật.

Trong trường hợp ban hành văn bản chấp hành pháp luật, các chủ thể quản lý hành

chính nhà nước áp dụng hoặc hiện thực hóa phần quy ñịnh của quy phạm pháp luật

tương ứng. Còn trong trường hợp ban hành những văn bản bảo vệ pháp luật thì các chủ

thể của quản lý hành chính nhà nước áp dụng hoặc hiện thực hóa phần chế tài của

những quy phạm pháp luật tương ứng. Thông qua việc ban hành những văn bản áp dụng

quy phạm pháp luật các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước tác ñộng một cách

trực tiếp và tích cực ñến mọi mặt hoạt ñộng của các cơ quan cấp dưới, các cơ quan, xí

nghiệp và tổ chức trực thuộc, các tổ chức phi Chính phủ và công dân tham gia vào quan

hệ quản lý hành chính nhà nước.

Việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật làm ảnh hưởng ñến quyền và lợi ích

của các ñối tượng có liên quan nên ñòi hỏi chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản

phải tuân theo những yêu cầu của pháp luật như: ñúng thẩm quyền, ñúng mục ñích và

nội dung mà quy phạm pháp luật hành chính ñiều chỉnh, ñúng trình tự thủ tục ñể ñảm

bảo chất lượng, phải ñược tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công khai và ñúng pháp

luật, việc áp dụng hình thức của văn bản áp dụng quy phạm pháp luật phải ñúng với

hình thức do pháp luật quy ñịnh, kết quả của việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

hành chính phải ñược thực hiện trong ñời sống.

Page 7: Giao trinh luat hanh chinh 2

6

� Thực hiện những hoạt ñộng mang tính chất pháp lý khác

Ðây là một hình thức ñược chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng thường

xuyên. Hình thức này mang tính chất pháp lý vì nó ñược pháp luật quy ñịnh, bao gồm

những hoạt ñộng như:

- Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm hành chính như

kiểm tra bằng lái xe, kiểm tra việc ñăng ký tạm trú, tạm vắng...

- Ðăng ký những sự kiện nhất ñịnh như: ñăng ký khai sinh, khai tử...

- Lập và cấp một số giấy tờ nhất ñịnh, cấp bằng lái xe...

Trong những hoạt ñộng mang tính chất pháp lý khác thì hoạt ñộng công chứng,

chứng thực có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân, tổ chức, nhà nước. Hoạt ñộng này ñược thực hiện trên cơ sở những tài liệu ñược

chứng thực. Vì thế mà nó mang tính chất pháp lý mặc dù nó không trực tiếp làm phát

sinh hậu quả pháp lý.

Như vậy, những hoạt ñộng mang tính chất pháp lý khác có thể trực tiếp làm phát

sinh quan hệ pháp luật hành chính nhưng cũng có thể chỉ mang tính chất bổ trợ làm

phát sinh, thay ñổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

� Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp

Ðây là những hình thức ñược chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng

thường xuyên mang tính chất bổ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước nhưng

nó ñóng một vai trò quan trọng. Thông qua hình thức này các chủ thể quản lý hành

chính nhà nước tiến hành nâng cao ý thức pháp luật cho ñối tượng quản lý, giao nhiệm

vụ, biểu dương những ñiển hình tiên tiến...

Ví dụ: Họp triển khai Nghị quyết Ðảng Cộng sản.

Kết quả của việc thực hiện những biện pháp tổ chức trực tiếp không tạo ra những

quy tắc bắt buộc chung, không làm phát sinh, thay ñổi hay chấm dứt các quan hệ pháp

luật. Tuy nhiên, hoạt ñộng này có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng, nó là khâu then chốt

trong việc giải quyết những nhiệm vụ ñặt ra cho các cơ quan hành chính nhà nước trong

việc mở rộng một cách toàn diện công tác tổ chức quần chúng, trong việc nghiên cứu và

phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến.

Ðối với hoạt ñộng tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước cần nhấn mạnh ñến

công tác hướng dẫn, giải thích, kiểm tra, tổ chức công tác trong bộ máy của những cơ

quan này. Khi thực hiện những hoạt ñộng này không cần ban hành văn bản áp dụng quy

Page 8: Giao trinh luat hanh chinh 2

7

phạm pháp luật mà chỉ thực hiện theo trình tự, thủ tục, hoạt ñộng thông thường của các

cơ quan hành chính nhà nước.

� Thực hiện những hoạt ñộng về nghiệp vụ - kỹ thuật

Ðây là những hoạt ñộng sử dụng kiến thức, nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học

kỹ thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước. Những hoạt ñộng này rất ña dạng,

ñó là việc chuẩn bị tài liệu cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng

quy phạm pháp luật cho việc tiến hành những biện pháp tổ chức, làm báo cáo, công tác

lưu trữ hồ sơ...

Ðây cũng là hình thức không mang tính pháp lý bắt buộc mà tùy thuộc vào ñiều

kiện quản lý, ñối tượng quản lý, tùy thuộc vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà áp

dụng cho phù hợp.

Ví dụ: Sử dụng ñiện toán vào quản lý lương, quản lý giao thông ñô thị; sử dụng

thẻ ATM vào việc trả lương và hoạt ñộng thanh toán trong, ngoài nước...

Hình thức này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hành

chính nhà nước cũng như trong việc cải cách nền hành chính quốc gia. Khoa học càng

phát triển thì hình thức này càng ñược áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong công tác quản

lý hành chính nhà nước ngày càng ñược nâng cao.

Ngoài ra, việc lựa chọn hình thức quản lý hành chính nhà nước không chỉ phụ

thuộc vào những ñặc ñiểm của quan hệ quản lý, những ñặc ñiểm của ñối tượng quản lý

mà còn phụ thuộc vào năng lực của người lãnh ñạo. Người lãnh ñạo có năng lực chuyên

môn và năng lực tổ chức sẽ tìm ra phương án tốt nhất hoàn thành nhiệm vụ ñược giao.

II. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1. Khái ni ệm

� Theo nghĩa hẹp

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức mà chủ thể quản lý hành

chính nhà nước sử dụng ñối với ñối tượng quản lý nhằm ñạt ñược những mục ñích ñã

ñịnh trước. Có nhiều cách tác ñộng như tác ñộng trực tiếp, tác ñộng gián tiếp, tác ñộng

ñể ñối tượng có liên quan tự giác thực hiện yêu cầu, tác ñộng ñể ñối tượng có liên quan

bắt buộc phải thực hiện...

Thông qua phương pháp quản lý ta thấy ñược tính chất và nội dung của các mối

quan hệ giữa chủ thể quản lý và ñối tượng quản lý. Phương pháp quản lý thể hiện ý chí

của nhà nước và chính vì vậy mà nó có hình thức pháp lý nhất ñịnh.

Page 9: Giao trinh luat hanh chinh 2

8

� Theo nghĩa rộng

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức mà chủ thể của quản lý

hành chính nhà nước sử dụng ñể tác ñộng ñến ñối tượng quản lý nhằm ñạt ñược những

hành vi xử sự cần thiết. Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước còn là cách thức

tổ chức hoạt ñộng của các chủ thể quản lý, thể hiện cách thức giải quyết những vấn ñề

phát sinh trong quá trình quản lý.

Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp thì phương pháp quản lý hành chính nhà nước với

tính cách là cách thức tác ñộng của chủ thể quản lý lên ñối tượng quản lý, còn phương

pháp quản lý hành chính nhà nước theo nghĩa rộng với tính cách là cách thức tổ chức

công tác của chủ thể quản lý và cách thức giải quyết những vấn ñề cụ thể phát sinh

trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, trong giới hạn của nội dung môn học ta chỉ nghiên

cứu phương pháp quản lý hành chính nhà nước theo nghĩa hẹp và các phương pháp

quản lý này phải ñáp ứng những yêu cầu sau:

- Phải có khả năng ñảm bảo tác ñộng quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu của quản lý

hành chính nhà nước, có tính ñến ñặc ñiểm của mỗi l ĩnh vực và sự phát triển chung của

xã hội.

- Phải ña dạng và thích hợp ñể tác ñộng lên những ñối tượng khác nhau, bởi vì

cách thức tác ñộng lên cá nhân không giống cách thức tác ñộng lên tập thể, cách thức

tác ñộng lên ñối tượng trực thuộc trực tiếp không giống ñối tượng trực thuộc gián tiếp.

- Phải có tính hiện thực, có khả năng thực hiện trên thực tế, ñem lại hiệu quả cao.

- Phải có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo.

- Phải phù hợp với ñường lối, chính sách chính trị của Ðảng trong từng giai ñoạn

cụ thể.

Ðể lựa chọn một phương pháp quản lý phù hợp thì chủ thể quản lý có thể dựa vào

ý chí chủ quan của mình mà phải dựa vào những ñiều kiện khách quan, phải căn cứ vào

ñặc tính của quản lý, ñối tượng quản lý, ñiều kiện hoàn cảnh xảy ra quá trình quản lý.

Việc lựa chọn ñược một phương pháp quản lý phù hợp, ñúng ñắn sẽ mang lại hiệu quả

cho hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước, ñáp ứng lợi ích xã hội và của việc thực

hiện hoạt ñộng chấp hành và ñiều hành.

Dựa theo những yêu cầu trên, hiện nay có các phương pháp ñược áp dụng phổ biến

trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, ñó là các phương pháp sau:

• Phương pháp thuyết phục.

• Phương pháp cưỡng chế nhà nước.

Page 10: Giao trinh luat hanh chinh 2

9

• Phương pháp hành chính.

• Phương pháp kinh tế.

• Phương pháp quản lý có mục tiêu, ñịnh hướng.

• Phương pháp quản lý tác nghiệp.

• Phương pháp kiểm tra.

2. Các phương pháp quản lý nhà nước

a. Phương pháp thuyết phục

Là một quá trình bao gồm hàng loạt các hoạt ñộng của chủ thể quản lý hành chính

nhà nước như phân tích, giải thích, chứng minh, khuyến khích, giáo dục...ñể tác ñộng

ñến ñối tượng quản lý làm cho ñối tượng quản lý tự giác tuân theo mệnh lệnh của chủ

thể quản lý hoặc cộng tác với chủ thể quản lý ñể ñạt ñược mục ñích quản lý với hiệu

quả cao nhất.

Phương pháp thuyết phục mang tính chất quyền lực nhà nước và tính pháp lý bởi

vì trong chế ñộ xã hội của nhà nước ta, quản lý hành chính nhà nước là thực hiện quyền

lực của nhân dân nên lợi ích cơ bản giữa nhà nước và nhân dân phù hợp với nhau vì thế

mà sử dụng phương pháp thuyết phục mang lại hiệu quả cao.

Phương pháp thuyết phục ñược áp dụng trước hết ñối với các ñối tượng quản lý

chưa vi phạm pháp luật hay nhất thời vi phạm và ñã có ý thức sửa chữa. Thông qua

phương pháp này, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho công dân

nhận thức ñúng ñắn về kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước, ñộng viên họ tự giác thực

hiện nghĩa vụ ñối với nhà nước và xã hội, ñảm bảo và mở rộng dân chủ.

b. Phương pháp cưỡng chế nhà nước.

Là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp

dụng ñối với cá nhân, tổ chức nhằm hạn chế về tài sản hay tự do thân thể của cá nhân, tổ

chức nhằm trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật hay ñể phòng ngừa, ngăn chặn

hành vi vi phạm pháp luật.

Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước là sự sử dụng những

quyết ñịnh bắt buộc ñơn phương ñối với ñối tượng quản lý, phương pháp này thường

ñược áp dụng trong những trường hợp quyết ñịnh ñơn phương không ñược thực hiện

một cách tự giác. Phương pháp này ñóng một vai trò quan trọng trong quản lý hành

chính nhà nước, nếu không có cưỡng chế thì kỷ luật nhà nước không ñược ñảm bảo,

pháp chế không ñược tôn trọng.

Có ba loại cưỡng chế nhà nước:

Page 11: Giao trinh luat hanh chinh 2

10

- Cưỡng chế tư pháp

- Cưỡng chế hành chính

- Cưỡng chế kỷ luật.

• Cưỡng chế tư pháp:

Bao gồm cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự. Do cơ quan tòa án áp dụng theo

trình tự tố tụng hình sự hay tố tụng dân sự, áp dụng ñối với các hành vi vi phạm??? áp

dụng ñối với chủ thể hay hành vi pháp luật hình sự hay pháp luật dân sự.

• Cưỡng chế hành chính:

Là biện pháp cuỡng chế ñược tiến hành trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành

chính nhà nước theo trình tự, thủ tục hành chính nhằm xử lý hành vi vi phạm hành

chính và ngăn chặn vi phạm hành chính. Cưỡng chế hành chính bao gồm các hình thức:

xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp phòng ngừa vi phạm hành chính; các biện

pháp ngăn chặn vi phạm hành chính. Ngoài ra còn có các biện pháp khác như biện pháp

bảo ñảm việc xử lý, cưỡng chế thi hành và khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính,

biện pháp xử lý hành chính khác và các biện pháp ñược áp dụng trong trường hợp thật

cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia...

• Cưỡng chế kỷ luật:

Là biện pháp cưỡng chế nhà nước do thủ trưởng cơ quan áp dụng ñối với cán bộ,

công chức của cơ quan ñó khi họ vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan hay vi phạm kỷ

luật lao ñộng. ðối với cán bộ, cưỡng chế kỷ luật bao gồm các hình thức sau (ðiều 78

Luật cán bộ, công chức):

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức;

- Bãi nhiệm.

Riêng ñối với công chức, cưỡng chế kỷ luật bao gồm các hình thức sau (ðiều 79

Luật cán bộ, công chức):

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Page 12: Giao trinh luat hanh chinh 2

11

Tất cả những hình thức này ñược áp dụng tùy theo ñối tượng, mang tính chất

quyền lực cao và mang tính pháp lý chặt chẽ. Về nguyên tắc, phương pháp cưỡng chế

ñược áp dụng ñối với các ñối tượng vi phạm pháp luật, chống ñối pháp luật và nó phải

ñược thực hiện trên cơ sở kết hợp với phương pháp thuyết phục.

c. Phương pháp hành chính

Là phương pháp ñược chủ thể quản lý sử dụng bằng cách ra mệnh lệnh chỉ ñạo

xuống ñối tượng quản lý. Ðặc trưng của phương pháp này là sự tác ñộng trực tiếp lên

ñối tượng ñạt ñược bằng cách quyết ñịnh ñơn phương nhiệm vụ và phương án hoạt ñộng

của ñối tượng quản lý. Cơ sở của phương pháp này là nguyên tắc tập trung dân chủ mà

cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới ñối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành của

những chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên ñối với cấp dưới.

Ðể xác ñịnh mệnh lệnh, chỉ ñạo của cấp trên có hợp pháp hay không thì phải dựa

vào pháp luật. Nếu mệnh lệnh, chỉ ñạo không hợp pháp, hợp lý cấp dưới phải kiến nghị

bằng văn bản lên cấp trên, nếu cấp trên buộc phải thực hiện thì cấp dưới vẫn thực hiện

và nếu hậu quả xảy ra thì cấp trên hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Trong trường hợp cấp dưới thực hiện mệnh lệnh bất hợp pháp mà không biết thì

tùy vào hậu quả của sự thiệt hại xảy ra mà có hình thức xử lý thích hợp.

d. Phương pháp kinh tế

Là phương pháp mà chủ thể quản lý dùng những khuyến khích về mặt lợi ích vật

chất ñể cho ñối tượng quản lý ñem hết khả năng sáng tạo của mình hoàn thành nhiệm vụ

ñược giao với hiệu quả cao nhất.

Phương pháp kinh tế sử dụng ñòn bẩy kinh tế như quyền tự chủ sáng tạo trong sản

xuất kinh doanh; chế ñộ hạch toán kinh tế, chế ñộ khen thưởng... nhằm tạo ñiều kiện

thuận lợi cho ñối tượng quản lý hoạt ñộng có hiệu quả, ñộng viên các ñối tượng quản lý

phát huy năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất ñể hoàn thành nhiệm vụ, sử dụng hợp lý

tài sản ñược giao, phát huy và khai thác hợp lý nhất những khả năng sẵn có.

Phương pháp kinh tế chỉ có thể phát triển trong ñiều kiện ñược ủng hộ và tạo ñiều

kiện thuận lợi hay nói cách khác là trong ñiều kiện có các tiền ñề hành chính tương ứng

vì so với phương pháp hành chính thì ñằng sau phương pháp kinh tế là tính hợp lý, là

các quy luật chứ không phải là quyền lực nhà nước.

Nếu so sánh các phương pháp hành chính và kinh tế từ góc ñộ tính ổn ñịnh, khả

năng thẩm thấu vào các quan hệ quản lý kinh tế ta thấy rằng phương pháp hành chính có

khả năng nội tại lớn hơn trong việc chiếm lĩnh và duy trì vị trí. Ngoài ra, phương pháp

Page 13: Giao trinh luat hanh chinh 2

12

hành chính còn có khả năng tự khẳng ñịnh và phát triển không cần ñến ñòn bẩy từ bên

ngoài trong khi phương pháp kinh tế ñòi hỏi phải ñược sự ủng hộ và quan tâm thường

xuyên. Bởi vì, ñằng sau phương pháp hành chính là quyền lực nhà nước còn ñằng sau

phương pháp kinh tế là tính hợp lý, là các quy luật kinh tế. Phương pháp kinh tế chỉ có

thể phát triển trong ñiều kiện có các tiền ñề hành chính tương ứng.

e. Phương pháp quản lý có mục tiêu, ñịnh hướng

Quản lý nhà nước là một hoạt ñộng có mục ñích và có tính tiêu liệu. Hiệu quả của

hoạt ñộng quản lý lâu dài, cũng như khả năng giải quyết các tình huống phát sinh trên

thực tế tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp quản lý có mục tiêu, ñịnh hướng. Nhìn

chung, phương pháp này có vai trò:

- Chủ ñộng ñịnh hướng các mục tiêu, chiến lược, chương trình lâu dài, tránh dàn

trải phân tán, thiếu tập trung.

- Chủ ñộng ñặt ra các tình huống phát sinh trong thực tiễn hoạt ñộng của nền hành

chính ñang phát triển trong thời kỳ hội nhập.

- Chủ ñộng về nhân sự, và các ñiều kiện vật chất cần thiết khác cho công tác quản

lý, nhận rõ ñược ñiểm mạnh, ñiểm yếu ngày từ giai ñoạn khởi xướng chương trình ñể có

những hỗ trợ, bồi dưỡng thích hợp.

Ví dụ: Chương trình cải cách hành chính, giai ñoạn cắt giảm 1/3 thủ thủ tục hành

chính; chương trình chăm lo nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời kỳ công

nghiệp hóa…

f. Phương pháp quản lý tác nghiệp

Hoạt ñộng tác nghiệp là các hoạt ñộng trực tiếp phục vụ cho công tác chuyên

ngành, thậm chí từng bộ phận công ñoạn của quản lý chuyên ngành. Việc vận dụng

nhuần nhuyễn phương pháp tác nghiệp sẽ ñem ñến một số hiệu quả:

- Có chương trình bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, phương pháp tác nghiệp sát

với ngành nghề, cập nhật ñược kiến thức khoa học hiện ñại vào trong công tác quản lý

chuyên ngành.

- Ban hành những quyết ñịnh hành chính hoặc thực hiện các hoạt ñộng mang tính

chất nghiệp vụ - kỹ thuật hợp lý, ñúng với yêu cầu của chuyên môn.

- Hoạt ñộng quản lý càng về cấp cở sở, càng trực tiếp (ñặc biệt trong nhóm quản lý

hành chính tư) thì càng phải chú trọng ñến phương pháp quản lý tác nghiệp.

Page 14: Giao trinh luat hanh chinh 2

13

- Phương pháp này, trong chừng mực nhất ñịnh có thể làm hạn chế những ý kiến

chủ quan của nhà quản lý ñể nắm bắt bản chất của ñối tượng quản lý và ñề ra các hình

thức quản lý thích hợp, sát sườn.

g. Phương pháp kiểm tra

Hoạt ñộng quản lý nhà nước là một quá trình từ khi khảo sát ñối tượng quản lý, lên

chương trình kế hoạch, ñến khi ban hành văn bản chủ ñạo, quy phạm, cá biệt và tiến

hành tổ chức thực hiện. Quá trình ñòi hỏi phải có khâu hậu kiểm ñể bảo ñảm cho hoạt

ñộng quản lý ñúng với tiến trình, yêu cầu và mục ñích ñặt ra. Hoạt ñộng quản lý vì vậy

rất cần phương pháp kiểm tra nhằm:

- Theo dõi, quan sát quá trình quản lý và kết quả của công tác quản lý ñối

chiếu với kế hoạch, mục tiêu

- Có những giải pháp, ñối sách thích hợp cho công tác quản lý hiện hành và

rút tỉa kinh nghiệm cho công tác quản lý trong tương lai, ñiều chỉnh từ khâu lập quy

hoạch, kế hoạch.

- Là tiêu chuẩn ñể ñánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Nhìn chung, việc vận dụng các phương pháp quản lý nhà nước ñòi hỏi phải linh

hoạt, mềm dẻo và ñôi khi phải phối hợp giữa các phương pháp. Tiêu chuẩn về hiệu quả

ñặt ra trong công tác quản lý quyết ñịnh cho việc sử dụng các phương pháp và hình thức

quản lý tương thích.

---------------------------------------

Câu hỏi

1. Căn cứ ñể xác ñịnh nội dung quản lý hành chính nhà nước?

2. Nêu các phương pháp quản lý hành chính nhà nước? Xem xét tính chất

quyền lực nhà nước và tính pháp lý của mỗi loại.

3. Hãy phân tích năm hình thức quản lý hành chính theo bảng sau:

Hình thức Khái

niệm

Tính chất

pháp lý

Tác

dụng Ví dụ

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

2. Ban hành văn bản áp dụng pháp luật

3. Thực hiện hoạt ñộng mang tc phlý khác

4. Áp dụng biện pháp trực tiếp

5. Thực hiện hñ về nghiệp vụ - kỹ thuật.

Page 15: Giao trinh luat hanh chinh 2

14

Chương II

QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH

I. QUAN NIỆM VỀ QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH

Trong khoa học pháp lý, quyết ñịnh hành chính (quyết ñịnh quản lý nhà nước) là

một khái niệm tồn tại nhiều hình thức khác nhau. Ðó có thể là:

- Những hành vi vật chất cụ thể (hành vi hành chính);

- Văn bản hành chính;

- Mệnh lệnh hành chính dưới hình thức nói;

- Kí hiệu hành chính.

Tất cả các loại quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước thể hiện rõ tính quyền lực

nhà nước thông qua cơ quan nhà nước hoặc của viên chức nhà nước có thẩm quyền ñể

thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Quyết ñịnh quản lý hành chính nhà

nước chủ yếu do các chủ thể quản lý hành chính thực hiện nhằm giải quyết các công

việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, nó là một quyết ñịnh pháp lý mang tính

chất dưới luật vì nó là quyết ñịnh hành chính dựa trên cơ sở luật và ñể thi hành luật.

ðiều này có nghĩa là các quyết ñịnh pháp luật của các cơ quan lập pháp, chủ tịch

nước, cơ quan toà án, cơ quan kiểm sát vẫn có thể là quyết ñịnh hành chính nếu ñược

ban hành nhằm thực hiện hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước (không phải là hoạt

ñộng lập pháp, hoạt ñộng tư pháp).

Vậy, quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước là một loại quyết ñịnh pháp luật có

tính chất dưới luật ñược các chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước trong hoạt

ñộng của mình tiến hành theo một trình tự, thủ tục, dưới những hình thức do pháp luật

quy ñịnh nhằm ñem lại hiệu quả nhất ñịnh trong việc quản lý.

Xét về tiêu chí tính chất thì quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước có ñầy ñủ tính

chất của một quyết ñịnh pháp luật. Ðó là tính ý chí, tính quyền lực và tính pháp lý .

� Tính ý chí

Trên cơ sở thẩm quyền của mình, do pháp luật quy ñịnh, các chủ thể ñược thể hiện

ý chí thông qua hoạt ñộng lập quy dưới dạng văn bản, hoặc các hoạt ñộng khác như: ban

hành mệnh lệnh hành chính, kí hiệu hành chính… Ðây là quyền quan trọng thể hiện ý

chí nhưng ý chí ở ñây là ý chí ñơn phương thể hiện quyền lực công vì mục ñích duy

nhất của quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước là phục vụ cho lợi ích công và ñể thi

hành pháp luật.

Page 16: Giao trinh luat hanh chinh 2

15

� Tính quyền lực

Quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện rõ tính quyền lực nhà nước

trên cơ sở ủy nhiệm của cơ quan lập pháp tối cao. Ðó là thẩm quyền nhân danh các cơ

quan nhà nước, các tổ chức ñược trao thẩm quyền hành chính nhà nước. Ngoài ra, ñiều

này còn thể hiện ở tính ñảm bảo thi hành, các chủ thể của quản lý hành chính ñược

quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.

� Tính pháp lý

Quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước là quyết ñịnh dưới luật. Quyết ñịnh này

ñược ban hành trên cơ sở luật và ñể thi hành pháp luật. Quyết ñịnh quản lý hành chính

nhà nước có thể làm thay ñổi, phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Thông

qua các loại quyết ñịnh hành chính tương ứng, các qui phạm pháp luật ñược ñặt ra, sửa

ñổi, bãi bỏ.

Tuy nhiên các tính chất này có quan hệ hữu cơ với nhau. Tính ý chí và tính quyền

lực chỉ ñược thực hiện khi quyết ñịnh ñó ñược ban hành và thực hiện trên cơ sở các quy

ñịnh của pháp luật, nghĩa là trước hết phải bảo ñảm tính pháp lý.

II. PHÂN LO ẠI QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH

Có nhiều căn cứ ñể phân loại quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên

trong nội dung chương trình, chúng ta chỉ phân loại dựa trên các căn cứ sau:

1. Căn cứ vào tính chất pháp lý, quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước

ñược chia ra làm quyết ñịnh chủ ñạo, quyết ñịnh quy phạm và quyết ñịnh cá biệt

a) Quyết ñịnh chủ ñạo

Là loại quyết ñịnh chủ yếu ñựợc ban hành với mục ñích ñề ra các chủ trương chính

sách quản lý hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền của các chủ thể ban hành. Trên

thực tế, hầu hết các quyết ñịnh chỉ ñạo ñược ban hành dưới hình thức văn bản Nghị

quyết. Nội dung của quyết ñịnh chỉ ñạo ñịa phương (Nghị quyết của HÐND) thường ñề

cập ñến các vấn ñề về phát triển kinh tế-xã hội, về quyết ñịnh ngân sách ñịa phương, về

bầu cử Ủy ban nhân dân, thường trực hội ñồng nhân dân. Ðây là quyết ñịnh tạo cơ sở

cho các quyết ñịnh khác như quyết ñịnh quy phạm, quyết ñịnh cá biệt.

Loại quyết ñịnh này rất quan trọng nên khi ban hành các chủ thể phải cân nhắc

kỹ lưỡng, căn cứ vào nội dung, mục ñích, ñối tượng quản lý ñể ra quyết ñịnh ñúng ñắn

tránh tình trạng quyết ñịnh ñưa ra không chuẩn xác gây ảnh hưởng không tốt ñến các

quyết ñịnh khác. Trên thực tế, một số ñáng kể quyết ñịnh chỉ ñạo nặng về hình thức gắn

Page 17: Giao trinh luat hanh chinh 2

16

liền với những thuật ngữ: "tăng cường", "quyết tâm", ñẩy mạnh", "kiên quyết"...Tất

nhiên các thuật ngữ này là cần thiết nếu ñược sử dụng ñúng chỗ, loại trừ hô hào chung

chung, "vô thưởng vô phạt".

b) Quyết ñịnh quy phạm

Quyết ñịnh qui phạm ñược thể hiện dưới hình thức văn bản qui phạm pháp luật

hành chính. Cụ thể hơn, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản ñặt ra các quy tắc xử sự

chung ñó do cơ quan hành chính nhà nước hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban

hành theo trình tự thủ tục nhất ñịnh nhằm thi hành Hiến pháp, luật với mục ñích ñiều

chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước. Ðây là

hình thức quyết ñịnh hành chính rất thiết yếu ñể thực hiện quản lý hành chính nhà nước

bởi chúng thể hiện rõ tính quyền lực nhà nước, tính khái quát và bắt buộc chung. Quy

phạm pháp luật hành chính có thể thể hiện dưới dạng quy phạm tiên phát (ñiều chỉnh

các quan hệ xã hội mới mà các văn bản pháp luật hiện hành chưa ñiều chỉnh), hoặc quy

phạm thứ phát (quy ñịnh cụ thể, chi tiết áp dụng cho các quy phạm hiện hành; ñình chỉ,

sửa ñổi, bãi bỏ, hoặc thay ñổi phạm vi hiệu lực ñối với quy phạm pháp luật hiện hành).

c) Quyết ñịnh cá biệt

Là loại quyết ñịnh ñược ban hành trên cơ sở các quyết ñịnh chủ ñạo, quyết ñịnh

quy phạm với mục ñích giải quyết các công việc cụ thể ñược áp dụng một lần. Quyết

ñịnh cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay ñổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.

Tính ñặc trưng của quyết ñịnh cá biệt thể hiện:

- Chỉ áp dụng một lần. Giá trị pháp lý của quyết ñịnh cá biệt sẽ kết thúc khi quyết

ñịnh ñược thực hiện.

- Có ñối tượng áp dụng cụ thể. Chỉ có ñối tượng ñược nêu ñích danh phải tuân thủ

quyết ñịnh hành chính cá biệt tương ứng.

- Phải căn cứ trên ít nhất một quyết ñịnh qui phạm ñể ban hành. Các chế tài trong

qui phạm tương ứng phải ñược áp dụng ñúng, chính xác...

2. Căn cứ vào chủ thể ban hành, quyết ñịnh hành chính có thể ñược rất

nhiều chủ thể ban hành nếu thỏa mãn các ñiều kiện

- ðược pháp luật quy ñịnh thẩm quyền quản lý nhà nước;

- ðược pháp luật cho phép ban hành quyết ñịnh quản lý nhà nước (có thể ở dạng

văn bản hoặc mệnh lệnh hành chính…)

- Quyết ñịnh quản lý nhà nước ban hành phải là quyết ñịnh dưới luật, nhằm thi

hành luật.

Page 18: Giao trinh luat hanh chinh 2

17

Với cách tiếp cận như vậy, số chủ thể này rất dồi dào, nên tạm chia thành hai

nhóm:

- Nhóm 01: cơ quan, cán bộ hành chính nhà nước.

- Nhóm 02: các chủ thể khác có thẩm quyền hành chính nhà nước.

Nhóm 01 ñược nghiên cứu cụ thể là quyết ñịnh hành chính của cơ quan hành chính

nhà nước có thẩm quyền chung và quyết ñịnh hành chính của cơ quan hành chính nhà

nước có thẩm quyền chuyên môn

Cơ quan hoặc người ñứng ñầu cơ quan hành chính nhà nước

có thẩm quyền chung

Chính phủ Nghị ñịnh Trung ương

Thủ tướng Chính phủ Quyết ñịnh

Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết ñịnh, chỉ thị

Ủy ban nhân dân huyện Quyết ñịnh, chỉ thị

Ðịa phương

Ủy ban nhân dân xã Quyết ñịnh, chỉ thị

Bảng 2.1 Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước

có thẩm quyền chung

Cơ quan hoặc người ñứng ñầu cơ quan hành chính nhà nước

có thẩm quyền chuyên môn

Trung ương Bộ trưởng Thông tư

Bảng 2.2 Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước

có thẩm quyền chuyên môn

Các văn bản liên tịch

Trung

ương

Chính phủ phối hợp với cơ quan

trung ương của tổ chức chính trị- xã hội

Nghị quyết liên

tịch

Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan

ngang Bộ phối hợp với Chánh án Tòa án

nhân dân tối cao, hoặc phối hợp với Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Thông tư liên tịch

Bảng 2.3 Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch của cơ quan

hành chính nhà nước

Page 19: Giao trinh luat hanh chinh 2

18

3. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

Theo căn cứ này thì có các quyết ñịnh hành chính có hiệu lực trên phạm vi cả

nước và có hiệu lực trên từng ñịa phương.

• Những quyết ñịnh hành chính có hiệu lực trong phạm vi cả nước, do các cơ quan

trung ương ban hành, ngoại trừ trường hợp cơ quan ban hành tự thu hẹp phạm vi tác

ñộng của quyết ñịnh. Trường hợp này có thể:

- Do chỉ cần ñiều chỉnh trong phạm vi vùng miền, hoặc cụm một số tỉnh

Ví dụ: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống lũ lụt cho vùng ñồng

bằng sông Cửu long trong mùa mưa năm 2009.

- Chỉ áp dụng ñối với các ñịa phương có liên quan, tức là có ñiều kiện thích ứng

với giả ñịnh của quyết ñịnh hành chính

Ví dụ: Quyết ñịnh của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý tổ chức chặt chẽ các

khu dân cư biên giới. Chỉ những tỉnh có ñịa bàn vùng biên giới mới trực tiếp chịu sự

ñiều chỉnh của quyết ñịnh hành chính nêu trên.

• Những quyết ñịnh hành chính nhà nước do các cơ quan ñịa phương ban hành có

hiệu lực pháp lý trong phạm vi ñịa phương ñó. Pháp luật không quy ñịnh hình thức văn

bản quy phạm pháp luật “phối hợp” giữa các ñịa bàn ñịa phương.

III. TRÌNH T Ự XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH QUY ẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH

1. Sáng kiến ban hành quyết ñịnh

Ðây là giai ñoạn ñầu tiên của việc ra quyết ñịnh. Tùy thuộc vào nội dung và tính

chất của quan hệ pháp luật cần ñiều chỉnh ñể có ñược sáng kiến với tư cách là một quá

trình ra quyết ñịnh.

2. Dự thảo

Ðây là giai ñoạn rất quan trọng vì nếu giai ñoạn này ñược chuẩn bị tốt thì quyết

ñịnh mới có thể mang tính khả thi. Giai ñoạn chuẩn bị dự thảo ñược tiến hành theo từng

bước nhất ñịnh như: quyết ñịnh cơ quan chủ trì soạn thảo, thành lập ban soạn thảo, tổng

kết thực tiễn thi hành pháp luật, tổ chức nghiên cứu, lấy ý kiến các cơ quan, chuẩn bị tờ

trình, dự thảo...

3. Trình và thông qua dự thảo

Sau khi hoàn tất dự thảo của quyết ñịnh cần ñưa ra thì dự thảo bắt buộc phải ñược

trình ra cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hiện nay theo quy ñịnh của pháp luật thì:

Page 20: Giao trinh luat hanh chinh 2

19

- Dự thảo Nghị ñịnh của Chính phủ phải qua thẩm ñịnh. Bộ Tư pháp là cơ

quan có trách nhiệm thẩm ñịnh các dự thảo khi trình Chính phủ.

- Các Quyết ñịnh của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm

tham gia ý kiến bằng văn bản; các Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các dự thảo

phải trình lên Bộ trưởng.

- Dự thảo Nghị ñịnh phải ñược quá nửa thành viên của Chính phủ thông qua

mới hợp lệ.

- Còn các Quyết ñịnh của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan soạn thảo phải chỉnh

lý dự thảo và báo cáo Thủ tướng, trên cơ sở ñó Thủ tướng xem xét và ñi ñến ký Quyết

ñịnh.

ðối với các hình thức văn bản pháp quy của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ

hành chính nhà nước trước ñây ñược phép ban hành, nhưng nay không còn quy ñịnh

trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị quyết (Chính phủ), Chỉ thị

(Thủ tướng Chính phủ), Quyết ñịnh, Chỉ thị (Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ)

thì mặc nhiên không ñược xem là văn bản quy phạm pháp luật nếu ban hành sau ngày

01/01/2009 (Xem ðiều 01 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008).

4. Ðưa quyết ñịnh ñến ñối tượng thi hành

Ðây là giai ñoạn cuối cùng của trình tự xây dựng và ban hành quyết ñịnh hành

chính. Nó là một khâu quan trọng vì chỉ khi nào làm tốt khâu này thì ñối tượng quản lý

mới tiếp cận ñược với các quyết ñịnh... Có nhiều cách ñưa quyết ñịnh ñến ñối tượng

quản lý như thông qua ñiểm báo, công báo, qua các hình thức thông tin ñại chúng, tuyên

truyền pháp luật...

5. Giai ñoạn kiểm tra việc thực hiện quyết ñịnh

Kiểm tra việc thực hiện quyết ñịnh là khâu bảo ñảm sự thành công và hiệu quả của

quyết ñịnh bởi vì việc thực hiện quyết ñịnh bao giờ cũng gắn liền với việc kiểm tra. Chủ

thể có thẩm quyền kiểm tra là:

- Cơ quan chủ quản phải kiểm tra thường xuyên.

- Cơ quan Thanh tra nhà nước trong phạm vi thẩm quyền tương ứng.

- Tổ chức chính trị (ðảng Cộng sản Việt Nam), tổ chức chính trị- xã hội (Mặt trận

tổ quốc Việt Nam) và các tổ chức xã hội khác, ví dụ như tổ chức tự quản: Thanh tra

nhân dân

Từ việc kiểm tra, sẽ có những kết luận, ñánh giá về việc thực hiện quyết ñịnh. Yêu

cầu trên hết của giai ñoạn ñánh giá là phải trung thực, chính xác và cụ thể.

Page 21: Giao trinh luat hanh chinh 2

20

IV. TÍNH H ỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA CÁC QUYẾT ÐỊNH HÀNH

CHÍNH

1. Khái niệm về tính hợp pháp, hợp lý

Hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước xét về thực chất là hoạt ñộng chấp hành

ñiều hành. Ðể hoạt ñộng này mang lại hiệu quả thì cần phải ñảm bảo tính hợp pháp và

hợp lý của các quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước. Tính hợp lý và hợp pháp luôn

có sự tác ñộng qua lại lẫn nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau như một chỉnh thể.

Thực tiễn cho thấy nhiều quyết ñịnh hành chính không mang lại hiệu quả hoặc

hiệu quả không cao là do các quyết ñịnh ñó chưa ñảm bảo tính hợp lý hoặc tính hợp

pháp. Do vậy, muốn nâng cao và làm cho các quyết ñịnh quản lý hành chính thực thi

trên thực tế một cách có hiệu quả thì cần phải ñảm bảo hai tính chất trên.

a) Tính hợp pháp của quyết ñịnh hành chính

Các quyết ñịnh hành chính phải có nội dung và mục ñích phù hợp với những quy

ñịnh của pháp luật, không ñược trái với Hiến pháp và luật cũng như các văn bản quy

phạm pháp luật, văn bản chủ ñạo của cơ quan nhà nước cấp trên. Quyết ñịnh quản lý

hành chính nhà nước phải ñược ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền, theo ñúng

trình tự, thủ tục do pháp luật quy ñịnh. Nói chung, tính hợp pháp ñặt ra các yêu cầu sau:

- Các quyết ñịnh quản lý hành chính phải phù hợp với nội dung và mục ñích của

văn bản pháp luật cấp trên, tức là không ñược trái với Hiến pháp và các văn bản mang

tính luật (Bộ luật, Luật, Pháp lệnh).

- Phải ñược ban hành trong phạm vi thẩm quyền nội dung ñược qui ñịnh cho chủ

thể mang thẩm quyền hành chính nhà nước.

- Phải ñược ban hành ñúng thẩm quyền hình thức, ñảm bảo ñúng hình thức và thủ

tục do pháp luật qui ñịnh.

Ví dụ: Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không

ñúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ñược quy ñịnh trong Luật ban hành văn

bản quy phạm pháp luật và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội ñồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

b) Tính hợp lý của quyết ñịnh hành chính

Quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước ñược ban hành phải ñảm bảo ñược lợi

ích nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của

cuộc sống, phải giải quyết ñược các nhiệm vụ hiện tại và có tính dự báo cho tương lai.

Page 22: Giao trinh luat hanh chinh 2

21

Khi ban hành một quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước phải ñảm bảo ñược

cả tính hợp lý và tính hợp pháp, nếu thiếu một trong hai tính chất ñó thì quyết ñịnh quản

lý hành chính nhà nước ñược ban hành sẽ không có tính thực thi hoặc không phù hợp

với pháp luật. Ðể ñảm bảo tính hợp lý, quyết ñịnh hành chính nhà nước cần phải ñảm

bảo các yêu cầu sau:

- Hài hoà giữa lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và các nhân. Cơ quan nhà nước,

cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải dựa trên quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

như một tiêu chí hàng ñầu trong việc ban hành văn bản.

- Phải có tính cụ thể, phù hợp với từng vấn ñề, ñối tượng thực hiện.

- Ðảm bảo tính hệ thống toàn diện. Ðó là việc xem xét ñến tất cả các mặt của ñời

sống xã hội: kinh tế, văn hoá, xã hội; xem xét ñến mục ñích trước mắt, mục ñích lâu dài;

tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp.

- Ngôn ngữ, văn phong phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác, không ña

nghĩa.

c) Mối quan hệ giữa tính hợp pháp và hợp lý trong quyết ñịnh hành chính

• Tính hợp pháp và tính hợp lý của quan hệ pháp luật hành chính có mối liên hệ

chặt chẽ nhau. Quyết ñịnh hành chính chỉ có giá trị pháp lý và có giá trị áp dụng thực tế

khi bảo ñảm ñủ hai tính chất nêu trên. Nói cách khác, quyết ñịnh hành chính sẽ thực thi

và ñược xã hội chấp nhận.

• Nếu tính hợp pháp và hợp lý không ñồng nhất nhau, thì phải ưu tiên xem xét tính

hợp pháp. Có thể do cơ quan ban hành chưa kịp sửa chữa quyết ñịnh lỗi thời, hoặc

không tính toán hết ñược những ñặc ñiểm của từng ñịa phương nên quyết ñịnh hành

chính phù hợp với ñịa phương này, nhưng không khả thi, không phù hợp với ñịa

phương khác. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền áp dụng vẫn phải thi hành

nghiêm chỉnh quyết ñịnh của cấp trên, ñồng thời kiến nghị cơ quan cấp trên bãi bỏ hoặc

sửa ñổi cho phù hợp với tình hình thực tế của ñịa phương. Bởi vì, tính "chấp hành" của

quản lý hành chính nhà nước không cho phép cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới tự

ý ban hành trái với quyết ñịnh cấp trên.

2. Các hình thức xử lý ñối với quyết ñịnh hành chính bất hợp pháp hoặc

bất hợp lý

Các quyết ñịnh hành chính không tuân theo các yêu cầu về tính hợp pháp hoặc hợp

lý thì tuỳ theo tính chất và mức ñộ vi phạm ñể xem xét quyết ñịnh ñó là vô hiệu toàn bộ

Page 23: Giao trinh luat hanh chinh 2

22

hoặc vô hiệu từng phần. Các biện pháp chung là: tạm ñình chỉ, ñình chỉ, bãi bỏ. Nhìn

chung, tạm ñình chỉ, ñình chỉ, bãi bỏ áp dụng trong các trường hợp:

- Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền ñình chỉ, bãi bỏ Quyết ñịnh sai trái

của Ủy ban nhân dân cấp dưới (ðiều 124 Hiến pháp 1992).

- Trong trường hợp cơ quan này cần ñược giám sát bởi cơ quan kia.

Ví dụ: Thủ tướng Chính phủ có quyền ñình chỉ Nghị quyết của Hội ñồng nhân

dân cấp tỉnh, ñề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ (ðiều 114 Hiến pháp 1992).

• Tạm ñình chỉ

Khi có dấu hiệu vi phạm về tính hợp pháp, hoặc hợp lý của quyết ñịnh nhưng chưa

có căn cứ cụ thể ñể khẳng ñịnh rõ chính xác.

• Ðình chỉ

Nếu tìm ra những căn cứ chính xác là quyết ñịnh hành chính bất hợp pháp hoặc bất

hợp lý, quyết ñịnh hành chính này sẽ bị ñình chỉ.

• Bãi bỏ

Việc ñình chỉ hay bãi bỏ một văn vản pháp luật hành chính tuỳ thuộc vào thẩm

quyền ñình chỉ, bãi bỏ quyết ñịnh hành chính của các cơ quan tương ứng. Lưu ý rằng,

cơ quan có thẩm quyền ñình chỉ quyết ñịnh hành chính không mặc nhiên có thẩm quyền

bãi bỏ quyết ñịnh hành chính ấy.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân cấp trên chỉ có thẩm quyền ñình chỉ Nghị quyết sai trái

của Hội ñồng nhân dân cấp dưới, còn quyền bãi bỏ Nghị quyết ñó thuộc về Hội ñồng

nhân dân cấp trên trực tiếp.

• Hủy bỏ

Ngoài thuật ngữ “bãi bỏ”, trong pháp luật còn dùng thuật ngữ “hủy bỏ”. Thật ra,

hai thuật ngữ này giống nhau ở chỗ cùng là “bỏ ñi”, làm chấm dứt hiệu lực của văn bản

ñó. Tuy nhiên, các nhà khoa học luật và các nhà lập pháp ở Việt Nam có cách hiểu khác

nhau, cụ thể như sau:

- Theo quan ñiềm của các nhà khoa học luật và căn cứ trên câu chữ, hai thuật ngữ

này khác nhau ở mốc thời ñiểm hết hiệu lực: bãi bỏ là làm cho văn bản ñó hết hiệu lực

ngay tại thời ñiểm mà cơ quan có thẩm quyền tuyên bố bãi bỏ; còn việc hủy bỏ là làm

cho văn bản không có hiệu lực ngay từ thời ñiểm văn bản ñược ban hành (giống như

hợp ñồng vô hiệu ngay từ khi ký kết). Do vậy, ñối với trường hợp hủy bỏ, các quan hệ

xã hội ñã bị văn bản pháp luật ñó ñiều chỉnh thì sự ñiều chỉnh ñó bị vô hiệu và phải

Page 24: Giao trinh luat hanh chinh 2

23

ñược ñiều chỉnh lại. Với cách hiểu này thì bãi bỏ gắn liền với văn bản bất hợp lý, còn

hủy bỏ gắn liến với văn bản bất hợp pháp.

- ðối với các nhà lập pháp ở Việt Nam: họ nhận thấy rằng nếu hiểu theo nghĩa hủy

bỏ văn bản ñã nêu trên thì việc khắc phục hậu quả pháp lý là rất khó khăn. Vì thế trong

quy ñịnh của nhà làm luật hiện nay vẫn chưa có sự quy ñịnh rõ ràng phân ñịnh hai việc

bãi bỏ và hủy bỏ.

Vì những lý do nêu trên, toàn bộ phần này chỉ thảo luận các trường hợp theo luật

là tạm ñình chỉ, ñình chỉ, bãi bỏ các văn bản bất hợp pháp, bất hợp lý.

a) Bất hợp pháp.

• Có thể rơi vào một trong các trường hợp: tạm ñình chỉ, ñình chỉ, bãi bỏ.

• Khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại nếu như:

- Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, trừ trường hợp xảy ra hoàn

toàn do lỗi nạn nhân hay do bất khả kháng.

- Sự tổn hại là có thật, tức là có thể tính ra ñược giá trị bằng tiền. Trường hợp này

tính ñến cả những thiệt hại về mặt tinh thần, nhân phẩm.

- Sự tổn hại phải trực tiếp do quyết ñịnh hành chính ñó gây ra.

• Truy cứu trách nhiệm người có lỗi: tuỳ theo mức ñộ vi phạm và hậu quả xảy ra,

chủ thể ban hành quyết ñịnh hành chính có thể chịu trách nhiệm kỷ luật hoặc trách

nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự ñược áp dụng khi có ñủ các yếu tố cấu thành tội

phạm ñược qui ñịnh trong luật hình sự.

Theo tình hình thực tiễn, số lượng vi phạm về thủ tục và hình thức là con số không

nhỏ. Vì vậy, các biện pháp ñối với các chủ thể ban hành quyết ñịnh hành chính trái thủ

tục có thể phải chịu trách nhiệm. Riêng quyết ñịnh vi phạm ñó bị tạm ñình chỉ, ñình chỉ,

bãi bỏ hoặc không ñược công nhận ngay từ khi ban hành, bởi vì: “văn bản do cơ quan

nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không ñúng thẩm quyền, hình thức, trình tự,

thủ tục ñược quy ñịnh trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải

là văn bản quy phạm pháp luật” (ðiều 01 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

2008).

b) Bất hợp lý

- Có thể rơi vào một trong các trường hợp: tạm ñình chỉ, ñình chỉ, bãi bỏ.

- Khắc phục hậu quả. Ðối với các quyết ñịnh bất hợp lý trong trường hợp bất khả

thi, do không gây ra hậu quả nên không phải khắc phục tình trạng cũ.

Page 25: Giao trinh luat hanh chinh 2

24

- Trách nhiệm của chủ thể có lỗi: có thể chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỉ

luật nếu tái phạm nhiều lần, nhưng không chịu trách nhiệm hình sự.

V. QUYỀN PHẢN KHÁNG QUY ẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH B ẤT HỢP

PHÁP, BẤT HỢP LÝ

Theo Ðiều 01, Luật khiếu nại, tố cáo 1999, ñã ñược sửa ñổi, bổ sung năm 2004,

2005: "Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết ñịnh hành chính, hành vi

hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người thẩm quyền trong cơ quan

hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết ñịnh hành chính, hành vi hành chính

ñó là trái pháp luật, xâm phạm ñến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.

Trước một quyết ñịnh bất hợp pháp, công dân hoặc tổ chức có thể sử dụng một

trong hai phương thức: khiếu nại hành chính hoặc tố tụng hành chính theo các trình tự

cụ thể sau.

Xuất phát từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, và căn cứ trên quy ñịnh của

pháp luật hiện hành, quyết ñịnh hành chính bất hợp lý về nguyên tắc lại không ñược

xem xét là ñối tượng khiếu nại, khiếu kiện. Mặt khác, cho ñến nay, luật Việt Nam chỉ

thừa nhận việc khiếu nại, khiếu kiện ñối với quyết ñịnh hành chính cá biệt, cụ thể. Vì

vậy, các loại quyết ñịnh hành chính quy phạm, quyết ñịnh hành chính chủ ñạo không

phải là ñối tượng của khiếu nại, khiếu kiện hành chính ở Việt Nam.

1. Khiếu nại hành chính

Theo Luật khiếu nại, tố cáo của công dân: công dân có quyền yêu cầu chính chủ

thể ñã ban hành quyết ñịnh hành chính bất hợp pháp sửa ñổi hoặc bãi bỏ quyết ñịnh ñó;

và yêu cầu cơ quan hành chính, cán bộ hành chính phải bồi thường cho họ khi quyết

ñịnh hành chính ñã gây ra tổn hại cho quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, của

tổ chức.

Nếu không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết khiếu nại, công dân có quyền yêu cầu

cơ quan cấp trên của cơ quan ñó xem xét giải quyết, hoặc gửi ñơn ñến tòa hành chính.

2. Khiếu kiện hành chính

Sau khi công dân, tổ chức ñã có yêu cầu cơ quan hành chính ra quyết ñịnh xem xét

lại quyết ñịnh ấy, nhưng không ñược giải quyết hoặc việc giải quyết không thoả mãn

với yêu cầu ñặt ra, công dân tổ chức có thể gửi ñơn yêu cầu giải quyết khiếu kiện hành

chính. Khiếu kiện tố tụng hành chính Toà hành chính là phương thức theo ñó người dân

Page 26: Giao trinh luat hanh chinh 2

25

yêu cầu cơ quan tài phán hành chính xét và giải quyết. Các ñặc ñiểm cần chú ý của

khiếu kiện quyết ñịnh hành chính:

- Mặc dù có những ñiểm ñặc trưng so với các hình thức tố tụng khác (dân sự, hình

sự...), quyết ñịnh hành chính ñược giải quyết theo thủ tục tố tụng, nhưng là tố tụng hành

chính.

- Toà hành chính chỉ xem xét tính hợp pháp của quyết ñịnh hành chính, luật hiện

hành chưa ghi nhận toà hành chính có thẩm quyền giải quyết ñối với quyết ñịnh hành

chính bất hợp lý.

- ðối tượng của khiếu kiện hành chính là các quyết ñịnh hành chính, hành vi hành

chính ñã ñược khiếu nại mà không ñược giải quyết hoặc ñã ñược giải quyết mà vẫn

không ñồng ý.

VI. PHÂN BI ỆT QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH V ỚI M ỘT SỐ QUYẾT

ÐỊNH PHÁP LUẬT KHÁC

1. Phân biệt quyết ñịnh hành chính với quyết ñịnh pháp luật của cơ quan

quyền lực nhà nước

• Về thẩm quyền ban hành:

- Quyết ñịnh pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước là do các chủ thể thuộc hệ

thống cơ quan quyền lực nhà nước ban hành, tức là Quốc hội và HÐND các cấp;

- Quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước do các chủ thể chủ yếu thuộc hệ thống

cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành. Cụ thể hơn, chủ thể chủ yếu là Chính

phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các Bộ, Sở, Phòng, Ban trực thuộc.

• Giá trị pháp lý:

- Các quyết ñịnh của cơ quan quyền lực nhà nước (văn bản pháp luật) mang tính

chất chung, ñề cập ñến những vấn ñề cơ bản nhất trên mọi l ĩnh vực của ñời sống xã hội.

- Quyết ñịnh hành chính là văn bản dưới luật, là các quyết ñịnh ñược ban hành trên

cơ sở luật và thi hành luật nên có hiệu lực thi hành hạn chế hơn so với quyết ñịnh của cơ

quan quyền lực nhà nước.

- Ngoài ra trình tự, thủ tục ban hành của hai quyết ñịnh này cũng như tên gọi của

chúng cũng khác nhau.

2. Phân biệt quyết ñịnh hành chính với quyết ñịnh của cơ quan tư pháp

Các cơ quan tư pháp gồm tòa án, Viện kiểm sát thực hiện quyền lực nhà nước

trong hoạt ñộng xét xử, kiểm sát và công tố. Ðể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ này

Page 27: Giao trinh luat hanh chinh 2

26

các cơ quan ñó ñược quyền ban hành các quyết ñịnh pháp luật. Các quyết ñịnh pháp

luật này khác với các quyết ñịnh quản lý hành chính ở chủ thể ban hành, về tính chất

pháp lý và phạm vi ñiều chỉnh.

• Chủ thể ban hành

Quyết ñịnh quản lý hành chính nhà nước chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước

ban hành. Trong một số trường hợp ñặc biệt, toà án (cơ quan tư pháp) có thẩm quyền

ban hành quyết ñịnh hành chính. Ví dụ: ñiều 40 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

2002 (ñược sửa ñổi, bổ sung năm 2007, 2008).

Quyết ñịnh của cơ quan tư pháp ñược ban hành bởi cơ quan tư pháp tương ứng.

Cơ quan hành chính nhà nước không có thẩm quyền ban hành quyết ñịnh tư pháp.

• Tính chất pháp lý

- Quyết dịnh hành chính tác ñộng ñến các ñối tượng trong hoạt ñộng chấp hành và

ñiều hành ñối với ñối tượng chịu sự tác ñộng của chủ thể quản lý.

- Trong khi ñó quyết ñịnh của các cơ quan tư pháp tác ñộng ñến các ñối tượng

tham gia vào các quan hệ tố tụng.

• Phạm vi ñiều chỉnh

- Quyết ñịnh hành chính nhà nước (văn bản quản lý hành chính nhà nước) ñiều

chỉnh những quan hệ quản lý phát sinh từ hoạt ñộng chấp hành - ñiều hành của cơ quan

nhà nước. Văn bản quản lý ñược ban hành bởi rất nhiều chủ thể khác nhau và chiếm

một số lượng lớn trong hệ thống văn bản nhà nước.

- Quyết ñịnh của các cơ quan tư pháp (văn bản pháp luật do các cơ quan kiểm sát,

xét xử ban hành) chủ yếu là những văn bản cá biệt nhằm giải quyết các vụ án hình sự,

dân sự, hôn nhân và gia ñình...

---------------------------------

Câu hỏi

1. Phân loại quyết ñịnh quản lý hành chính căn cứ vào tính chất pháp lý. Có

phải chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền ban hành quyết ñịnh hành

chính hay không? Tại sao?

2. Phân biệt quyết ñịnh qui phạm và quyết ñịnh cá biệt?

3. Thế nào là tính hợp pháp của quyết ñịnh hành chính? Tại sao quyết ñịnh

hành chính cần phải hội ñủ cả hai yêu cầu: tính hợp pháp và tính hợp lý?

4. Trên cơ sở cơ phân loại quyết ñịnh hành chính theo cơ quan ban hành, hãy

chỉ ra từng quyết ñịnh ñó theo tính chất pháp lý?

Page 28: Giao trinh luat hanh chinh 2

27

Chương III

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHI ỆM HÀNH CHÍNH

I. VI PH ẠM HÀNH CHÍNH

1. Khái ni ệm, ñặc ñiểm và dấu hiệu của vi phạm hành chính

a. Khái niệm

Thuật ngữ vi phạm hành chính xuất hiện trong thời gian gần ñây. Trước khi Pháp

lệnh xử phạt vi phạm hành chính ban hành ngày 30/11/1989 thì người ta không gọi là vi

phạm hành chính mà gọi là vi cảnh. Từ sau ngày 30/11/1989 ñến khi Pháp lệnh xử lý vi

phạm hành chính ñược ban hành ngày 6/7/1995 thì người ta gọi là vi phạm hành chính.

Trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 cũng như Pháp lệnh hiện hành (có hiệu

lực ngày 01/10/2002) không ñưa ra khái niệm vi phạm hành chính mà chỉ ñưa ra khái

niệm xử lý vi phạm hành chính, bao gồm:

- Xử phạt vi phạm hành chính;

- Các biện pháp xử lý hành chính khác.

Căn cứ vào khoản 2-Ðiều 1- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (ñược

sửa ñổi, bổ sung năm 2007, 2008) về khái niệm xử phạt vi phạm hành chính và dưới góc

ñộ pháp lý ta có thể ñưa ra khái niệm vi phạm hành chính như sau:

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc

vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy

ñịnh của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

b. Ðặc ñiểm cơ bản của vi phạm hành chính

- Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, do cá nhân

hay tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý;

- Ðặc ñiểm không phải là tội phạm ở ñây ñược hiểu: vi phạm hành chính có tính

chất, mức ñộ nguy hiểm thấp hơn tội phạm;

- Ða số các vi phạm hành chính có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần xét ñến

hành vi xảy ra mà không cần tính ñến hậu quả;

- Vi phạm hành chính hiện nay ñược quy ñịnh cụ thể trong các văn bản dưới luật.

Trong ñó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 là qui ñịnh cơ bản có tính luật, ñịnh

ra các nguyên tắc chung trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính;

- Là hành vi ñược pháp luật quy ñịnh phải bị xử phạt hành chính.

c. Dấu hiệu của vi phạm hành chính

Page 29: Giao trinh luat hanh chinh 2

28

Vi phạm hành chính là một dạng của vi phạm pháp luật nên nó có ñầy ñủ các dấu

hiệu của vi phạm pháp luật:

- Vi phạm hành chính luôn là hành vi (hành ñộng hay không hành ñộng vi

phạm pháp luật hành chính) của cá nhân hoặc tổ chức;

- Hành vi ñó luôn thể hiện tính có lỗi.

- Hành vi ñó phải do chủ thể vi phạm hành chính bao gồm cá nhân, tổ chức có

năng lực chủ thể thực hiện;

- Hành vi ñó là hành vi trái pháp luật và phải bị tác ñộng bởi biện pháp cưỡng

chế tương ứng của chế tài.

2. Cấu thành của vi phạm hành chính

Cấu thành của vi phạm hành chính là tổng hợp những dấu hiệu ñặc trưng thể hiện

ñầy ñủ tính xâm hại cho trật tự quản lý nhà nước của một loại vi phạm hành chính và

cần thiết cho việc xác ñịnh ranh giới của các vi phạm hành chính với nhau.

Trong một loại vi phạm hành chính có thể có nhiều cấu thành vi phạm hành chính

khác nhau. Dựa vào các yếu tố trong cấu trúc của vi phạm hành chính, ñể xây dựng cho

mỗi loại vi phạm hành chính một cấu thành vi phạm hành chính cơ bản. Trên cơ sở cấu

thành vi phạm hành chính cơ bản và căn cứ vào tình hình vi phạm hành chính, yêu cầu

ñấu tranh phòng chống mỗi loại vi phạm ñể xây dựng cấu thành vi phạm hành chính

tăng nặng và cấu thành vi phạm hành chính giảm nhẹ.

Cấu thành vi phạm hành chính tăng nặng bao gồm những dấu hiệu ñặc trưng của

cấu thành vi phạm hành chính cơ bản và những dấu hiệu bổ sung. Những dấu hiệu bổ

sung này phản ánh mức ñộ xâm hại cho xã hội cao hơn của một loại vi phạm hành chính

so với cấu thành vi phạm hành chính cơ bản.

Cấu thành giảm nhẹ cũng bao gồm những dấu hiệu ñặc trưng của cấu thành vi

phạm hành chính cơ bản và những dấu hiệu bổ sung, những dấu hiệu bổ sung này phản

ánh mức ñộ xâm hại cho xã hội thấp hơn của loại vi phạm hành chính ñó so với cấu

thành vi phạm hành chính cơ bản.

Dựa tương ứng trên các dấu hiệu của vi phạm hành chính, cấu thành của hành vi vi

phạm hành chính phải có ñủ bốn yếu tố cơ bản sau:

- Yếu tố khách quan của vi phạm hành chính;

- Yếu tố chủ quan của vi phạm hành chính;

- Yếu tố chủ thể của vi phạm hành chính;

- Yếu tố khách thể của vi phạm hành chính.

Page 30: Giao trinh luat hanh chinh 2

29

a. Yếu tố khách quan của vi phạm hành chính

Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài của hành

vi vi phạm hành chính. Yếu tố có hành vi vi phạm là yếu tố bắt buộc, thể hiện:

- Hành vi vi phạm hành chính: là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức tác

ñộng vào thế giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài cụ thể gây tác hại ñến sự

tồn tại và phát triển bình thường của trật tự quản lý nhà nước. Những biểu hiện này

ñược thể hiện dưới dạng hành ñộng hoặc không hành ñộng bởi ý thức và ý chí của chủ

thể vi phạm hành chính.

- Hành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, chủ thể vi phạm hành chính

bằng hành ñộng hay không hành ñộng thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm hoặc

không cho thực hiện những hành vi nhất ñịnh mà pháp luật quy ñịnh. Tính chất trái

pháp luật của hành vi xét về mặt hình thức nó thể hiện ở các dạng sau ñây:

+ Làm một việc (hành ñộng) mà pháp luật cấm không ñược làm;

+ Không làm một việc (hành ñộng) mà pháp luật ñòi hỏi phải làm (nghĩa vụ pháp

lý);

+ Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép.

- Hậu quả của hành vi trái pháp luật: là trật tự quản lý của nhà nước bị hành vi vi

phạm hành chính tác ñộng tới, gây xâm hại. Tuy nhiên, do ña số các hành vi vi phạm

hành chính là hành vi có cấu thành hình thức nên hậu quả phải ñược xem là trật tự ñã vi

phạm, chứ không cần có hậu quả nhất ñịnh nào ñó trên thực tế.

- Quan hệ nhân quả: là mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả

của vi phạm hành chính, trong ñó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền ñề xuất hiện

của nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính. Việc xác ñịnh mối quan hệ nhân

quả cần phải có những căn cứ nhất ñịnh. Cụ thể:

+ Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả xâm hại các quan hệ xã hội về

mặt thời gian;

+ Hành vi trái pháp luật phải chứa ñựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả

xâm hại quy tắc quản lý nhà nước;

+ Hậu quả xâm hại ñã xảy ra phải chính là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm

phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.

Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như: ñịa ñiểm, thời gian, phương tiện, công

cụ... của vi phạm hành chính. Ðây là không phải là những dấu hiệu có ý nghĩa quyết

ñịnh trong mọi cấu thành vi phạm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể chúng sẽ

Page 31: Giao trinh luat hanh chinh 2

30

trở thành dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa, làm tăng hoặc giảm mức ñộ của hành vi vi

phạm hành chính.

b. Yếu tố chủ quan của vi phạm hành chính

Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là quan hệ tâm lý bên trong, bao gồm các

yếu tố: lỗi, mục ñích, ñộng cơ của vi phạm hành chính.

• Lỗi là trạng thái tâm lý của một người khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính,

biểu hiện thái ñộ của người ñó ñối với hành vi của mình. Lỗi trong vi phạm hành chính

gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý.

- Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính: là thái ñộ tâm lý của một người khi thực hiện

hành vi trái pháp luật hành chính nhận thức ñược nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nhưng lại

có ý thức xem thường mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử sự theo ñúng nghĩa vụ ñó.

- Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của một người khi thực hiện hành vi trái

pháp luật hành chính do vô tình hoặc thiếu thận trọng mà ñã không nhận thức ñược

những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, mặc dù họ có khả năng và ñiều kiện xử sự theo ñúng

nghĩa vụ này.

Trong ñó lỗi là một dấu hiệu cơ bản, bắt buộc phải hiện diện trong mọi cấu thành

của hành vi vi phạm pháp luật, có ý nghĩa quyết ñịnh ñến các yếu tố khác trong mặt chủ

quan của vi phạm hành chính. Vì vậy, các trường hợp loại trừ yếu tố lỗi sẽ không ñủ các

dấu hiệu cần thiết ñể xác ñịnh là hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ:

- Tình thế cấp thiết;

- Phòng vệ chính ñáng;

- Sự kiện bất ngờ...

Tuy nhiên mức ñộ của lỗi thì tuỳ trường hợp ñể xem xét. Thậm chí, trong rất nhiều

cấu thành của hành vi vi phạm hành chính, khi truy cứu cũng không cần xem xét mức

ñộ lỗi là: lỗi cố ý hay lỗi vô ý.

Ví dụ: Hành vi vượt ñèn ñỏ.

• Mục ñích, ñộng cơ của vi phạm hành chính là dấu hiệu không bắt buộc phải có

trong mọi cấu thành của mọi loại vi phạm hành chính. Nó chỉ có ở một số cấu thành

nhất ñịnh, tồn tại ở một số hành vi với lỗi cố ý.

c. Yếu tố khách thể của vi phạm hành chính

Khách thể của vi phạm hành chính là các quy tắc quản lý nhà nước có nội dung xã

hội là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước ñược pháp luật quy

Page 32: Giao trinh luat hanh chinh 2

31

ñịnh và bảo vệ. Còn hình thức pháp lý của chúng là các quy tắc xử sự mang tính bắt

buộc chung, bao gồm:

- Khách thể chung: là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà

nước hay nói cách khác là trật tự quản lý nhà nước nói chung. Khách thể chung ñược

thể hiện trong các qui phạm pháp luật tổng quát, có tính luật.

Ví dụ: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

- Khách thể loại: là những quan hệ xã hội có cùng hoặc gần tính chất với nhau

trong từng lĩnh vực nhất ñịnh của quản lý nhà nước. Ðây chính là trật tự quản lý nhà

nước chuyên ngành hoặc từng lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ: Nghị ñịnh 23/2009-Nð-CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt ñộng

xây dựng; kinh doanh bất ñộng sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

- Khách thể trực tiếp: là quan hệ xã hội cụ thể quy ñịnh và bảo vệ bị chính hành vi

vi phạm hành chính xâm hại tới.

d. Yếu tố chủ thể của vi phạm hành chính

• Chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm:

- Các cơ quan nhà nước;

- Các tổ chức xã hội, ñơn vị kinh tế;

- Các tổ chức nước ngoài hoạt ñộng ở Việt Nam;

- Công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch.

Gọi chung là cá nhân, tổ chức.

• Tất cả các chủ thể nêu trên phải ñủ năng lực chủ thể, tức là phải có năng lực

pháp luật và năng lực hành vi.

- Ðối với tổ chức nói chung, năng lực pháp luật và năng lực hành vi phát sinh cùng

lúc từ khi tố chức ñó có quyết ñịnh thành lập hoặc công nhận hoạt ñộng hợp pháp. Vì

vậy, cả hai loại năng lực này cùng chấm dứt khi tổ chức chấm dứt hoạt ñộng hoặc theo

pháp luật, bị buộc phải chấm dứt hoạt ñộng.

+ Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

+ Sau khi chấp hành quyết ñịnh xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác ñịnh cá nhân có lỗi

gây ra vi phạm hành chính ñể xác ñịnh trách nhiệm pháp lý của người ñó theo quy ñịnh

pháp luật.

- Ðối với cá nhân, năng lực pháp luật phát sinh khi cá nhân ñó ra ñời và mất khi cá

nhân ñó chết ñi. Còn năng lực pháp luật ñược phát sinh sau khi có năng lực pháp luật

Page 33: Giao trinh luat hanh chinh 2

32

mà tự mình có thể nhận thức và ñiều khiển hành vi bản thân, thể hiện người ñó thoả

mãn các ñiều kiện luật ñịnh: ñạt ñến một ñộ tuổi nhất ñịnh, không mắc bệnh tâm thần

hoặc các bệnh khác làm mất khả năng ñiều khiển hành vi. Trong khi ñó, ñộ tuổi có năng

lực hành vi theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (Ðiều 7) ñược xác ñịnh như

sau:

+ Người từ ñủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm

hành chính do mình gây ra;

+ Người từ ñủ 14 tuổi ñến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính ñối với những vi

phạm hành chính ñược thực hiện với lỗi cố ý.

+ Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và

những người thuộc lực lượng Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như các

công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số

giấy phép hoạt ñộng vì mục ñích quốc phòng, an ninh thì người xử phạt không trực tiến

xử lý mà ñề nghị cơ quan, ñơn vị Quân ñội, Công an có thẩm quyền xử lý theo ðiều

lệnh kỷ luật;

- Riêng ñối với cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi

lãnh thổ, vùng ñặc quyền kinh tế và thềm lục ñịa của nước ta thì bị xử phạt hành chính

theo quy ñịnh của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp ñiều ước quốc tế mà Việt Nam ký

kết hoặc gia nhập có quy ñịnh khác.

3. Phân biệt vi phạm hành chính với một số vi phạm khác

a) Phân biệt vi phạm hành chính với vi phạm hình sự

Vi phạm hành chính khác với vi phạm hình sự trước hết là ở mức ñộ nguy hiểm

của hành vi vi phạm.

- Tội phạm và hình phạt ñược luật hình sự quy ñịnh. Còn vi phạm hành chính và

xử phạt vi phạm hành chính do các văn bản luật và văn bản dưới luật quy ñịnh.

- Tội phạm ñược xử lý theo trình tự và thủ tục tư pháp còn vi phạm hành chính chủ

yếu thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hành chính nhà nước và theo thủ tục hành

chính.

Lưu ý rằng hành vi vi phạm hành chính và vi phạm hình sự trong cùng một lĩnh

vực có nhiều nội dung tương ñồng về mặt bản chất, chỉ khác nhau về tính chất, mức ñộ

hoặc hậu quả gây ra trên thực tế. Chính vì vậy, một hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào

mức ñộ, mà có thể bị truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự hoặc trách nhiệm pháp lý

hành chính, mà không thể truy cứu ñồng thời hai loại trách nhiệm này.

Page 34: Giao trinh luat hanh chinh 2

33

b) Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật

Vi phạm kỷ luật là hành vi của công nhân viên chức xâm phạm kỷ luật nội bộ cơ

quan nhà nước, còn vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các quy tắc về quản lý

nhà nước.

Vi phạm hành chính và vi phạm kỷ luật còn khác nhau ở chủ thể vi phạm, trình tự,

thủ tục xử lý vi phạm.

c) Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm dân sự

Vi phạm hành chính xâm phạm các quyền liên quan ñến quản lý hành chính nhà

nước, còn vi phạm dân sự xâm phạm tới quyền chủ thể của người bị thiệt hại. Mặt khác,

chế tài dân sự luôn nhằm mục ñích khắc phục thiệt hại ñã xảy ra; còn chế tài hành chính

ngoài mục ñích này còn nhằm duy trì một trật tự hành chính ổn ñịnh, mang tính trừng

phạt, răn ñe.

II. NH ỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHI ỆM HÀNH CHÍNH

1. Khái niệm

Khái niệm trách nhiệm theo nghĩa chủ ñộng ñược sử dụng ñể chỉ nghĩa vụ, bổn

phận, nhiệm vụ của công dân, tổ chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Trách nhiệm hành chính theo nghĩa bị ñộng gắn liền với hành vi vi phạm pháp

pháp luật hành chính, tức là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm

pháp luật hành chính của mình thông qua các chế tài. Ðó là sự phản ứng của Nhà nước

ñối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, vì thế nó gắn liền với

sự cưỡng chế của Nhà nước trong những trường hợp cần thiết, cho dù chủ thể vi phạm

pháp luật hành chính có chấp nhận hay không chấp nhận.

Thực hiện trách nhiệm pháp lý vừa có mục ñích giáo dục cụ thể, vừa có ý nghĩa

giáo dục chung cho mọi người hiểu và tôn trọng các qui tắc quản lý nhà nước.

2. Mối quan hệ giữa vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính

Về nguyên tắc trách nhiệm hành chính chỉ ñặt ra khi và chỉ khi có hành vi vi phạm

pháp luật hành chính. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi vi phạm hành chính ñều phải

chịu trách nhiệm hành chính tương ứng, nếu thuộc một trong các trường hợp sau ñây:

• Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý. Lưu ý rằng thời hiệu này tính từ thời

ñiểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính, ngoại trừ các trường hợp vi phạm liên tục,

nhiều lần hoặc trốn tránh thì không áp dụng thời hiệu. Thậm chí, việc trốn tránh, che

Page 35: Giao trinh luat hanh chinh 2

34

giấu vi phạm hành chính còn là tình tiết tăng nặng trong việc truy cứu trách nhiệm hành

chính;

Ví dụ: Theo ðiều 10, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa ñổi, bổ

sung năm 2007, 2008): thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ khi hành

vi vi phạm hành chính ñược thực hiện; ñối với các vi phạm trong lĩnh vực ñất ñai, nhà

ở, xuất bản, xuất khẩu, ñê ñiều thì thời hiệu trên là 02 năm.

• Các trường hợp miễn trừ ngoại giao ñối với các ñối tượng và hành vi ñược miễn

trừ.

Ví dụ: ðối với cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi

lãnh thổ, vùng ñặc quyền kinh tế và thềm lục ñịa của nước ta thì bị xử phạt hành chính

theo quy ñịnh của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp ñiều ước quốc tế mà Việt Nam ký

kết hoặc gia nhập có quy ñịnh khác (ðiều 6, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002,

sửa ñổi, bổ sung 2007, 2008).

• Hành vi vi phạm pháp luật ñã chuyển hoá thành tội phạm. ðây là trường hợp tuy

là hành vi vi phạm pháp luật hành chính nhưng do tái phạm hoặc có nhiều tình tiết tăng

nặng, ñủ cấu thành tội phạm nên ñã chuyển hoá thành tội phạm hình sự.

Ví dụ: Khi xem xét vụ vi phạm ñể quyết ñịnh xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm

có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến

hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm

có dấu hiệu tội phạm ñể xử phạt hành chính.

ðối với trường hợp ñã ra quyết ñịnh xử phạt, nếu sau ñó phát hiện hành vi vi

phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì

người ñã ra quyết ñịnh xử phạt phải hủy quyết ñịnh ñó. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ

ngày hủy quyết ñịnh xử phạt, phải chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng

hình sự có thẩm quyền (ðiều 62, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, sửa ñổi, bổ

sung 2007, 2008).

III. TRUY C ỨU TRÁCH NHI ỆM HÀNH CHÍNH

Trách nhiệm hành chính ñược thể hiện trên thực tế là các chế tài hành chính thông

qua các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.

Theo quy ñịnh tại Ðiều 1- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì xử lý vi

phạm hành chính bao gồm việc xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp

xử lý hành chính khác ñối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các

Page 36: Giao trinh luat hanh chinh 2

35

quy tắc quản lý nhà nước mà chưa ñến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và theo

quy ñịnh của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

1. Các nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hành chính

Theo quy ñịnh tại Ðiều 3- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, các cơ quan

có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính khi tiến hành xử lý phải tuân thủ các nguyên

tắc sau:

+ Mọi hành vi vi phạm hành chính phải ñược phát hiện kịp thời và phải bị ñình chỉ

ngay. Việc xử lý phải ñược tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt ñể; mọi hậu quả do

vi phạm hành chính gây ra phải ñược khắc phục theo ñúng pháp luật.

+ Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính

do pháp luật quy ñịnh. Ðiều này chứng tỏ rằng cơ sở ñể xử phạt hành chính là phải có vi

phạm hành chính. Thứ nhất, nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc pháp chế, nghĩa là

chỉ truy cứu và trừng trị trong phạm vi pháp luật qui ñịnh. Thứ hai, trong ñiều kiện thẩm

quyền xử phạt ñược qui ñịnh rất nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều ngành và trình ñộ của

các cán bộ áp dụng xử phạt không ñồng bộ, thì ñiều này ñảm bảo một nguyên tắc là

không truy cứu trách nhiệm hành chính oan sai. Do ñó khi áp dụng các biện pháp xử

phạt ñòi hỏi các cơ quan hay cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải xác ñịnh rõ có vi

phạm hành chính xảy ra hay không, tính chất, mức ñộ của vi phạm như thế nào, hành vi

vi phạm ñó ñã ñược quy ñịnh trong các văn bản pháp luật có quy ñịnh về xử phạt hành

chính hay chưa.

+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo

ñúng quy ñịnh của pháp luật.

+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Tuy nhiên, trong trường

hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành

vi vi phạm.

Ví dụ: Một người vừa có hành vi trốn thuế, vừa có hành vi kinh doanh văn hóa

phẩm ñồi trụy thì người ñó sẽ bị xử phạt theo từng hành vi ñã vi phạm, sau ñó sẽ tổng

hợp các mức phạt.

Trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính vi

thì mỗi người vi phạm ñều bị xử phạt.

+ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất mức ñộ vi phạm,

nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng ñể quyết ñịnh hình thức, biện pháp xử

lý thích hợp.

Page 37: Giao trinh luat hanh chinh 2

36

Ví dụ: Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính là phụ nữ có thai, người già

yếu; người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng ñiều

khiển hành vi của mình thì sẽ ñược áp dụng mức phạt nhẹ hơn theo quy ñịnh tại Ðiều 8-

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 về các tình tiết giảm nhẹ.

+ Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp ñược xem là không có

lỗi; ví dụ như tình thế cấp thiết, phòng vệ chính ñáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm

hành chính trong khi ñang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng

nhận thức hoặc khả năng ñiều khiển hành vi của mình.

2. Ðối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

Theo quy ñịnh tại Ðiều 06 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì ñối tượng

bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm cá nhân và tổ chức.

a. Cá nhân

Bao gồm công dân Việt Nam, người không quốc tịch, người nước ngoài. Một cá

nhân khi có hành vi vi phạm hành chính sẽ trở thành chủ thể của vi phạm hành chính

nếu có ñủ ñiều kiện: Có năng lực trách nhiệm hành chính, nghĩa là ñạt ñến một ñộ tuổi

nhất ñịnh, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng ñiều

khiển hành vi;

Theo quy ñịnh của pháp luật, những người từ ñủ 14 tuổi ñến 16 tuổi là những

người bắt ñầu có năng lực trách nhiệm hành chính, họ chỉ chịu trách nhiệm hành chính

khi thực hiện vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Còn ñối với người từ ñủ 16 tuổi trở lên

phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.

Riêng ñối với ñối tượng là người nước ngoài, khi thực hiện hành vi vi phạm hành

chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng ñặc quyền kinh tế và thềm lục ñịa của Việt Nam thì

bị xử phạt hành chính theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp ñiều ước quốc tế mà

Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy ñịnh khác.

b. Tổ chức

Bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức nước ngoài, ñơn vị kinh tế. Về

phương diện logic, rất khó, thậm chí có những trường hợp không thể truy cứu trách

nhiệm hành chính của tổ chức, cơ quan, bởi mỗi người có suy nghĩ và tư duy riêng.

Thậm chí trong các ngành luật rất gần với luật hành chính (ví dụ: Luật hình sự) thì chỉ

xác ñịnh trách nhiệm pháp lý của cá nhân.

Tuy nhiên, nhằm ñể phòng ngừa ñấu tranh chống mọi hành vi vi phạm hành chính,

trong trường hợp không xác ñịnh rõ hoặc chưa thể xác ñịnh rõ trách nhiệm hành chính

Page 38: Giao trinh luat hanh chinh 2

37

của từng cá nhân trong tổ chức, thì việc truy cứu trách nhiệm tổ chức là cần thiết. Theo

quy ñịnh tại Khoản b, Ðiều 6 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì tổ chức phải

chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Tuy nhiên, sau ñó tổ chức

bị xử phạt xác ñịnh cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính ñể xác ñịnh trách nhiệm

pháp lý của người ñó theo qui ñịnh của pháp luật. Ðây có thể là trách nhiệm vật chất

hoặc trách nhiệm kỷ luật.

3. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

a. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính: Các chủ thể có thẩm

quyền xử lý rất ña dạng, bao gồm các cơ quan hành chính và cán bộ nhà nước có

thẩm quyền, có thể phân chia như sau:

• Người ñứng ñầu các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung bao

gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.

• Các cán bộ có thẩm quyền (thuộc các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm

quyền chuyên môn, hoặc các cơ quan nhà nước khác ñược giao quyền xử lý):

- Công an nhân dân: chiến sỹ Công an nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công an…;

- Bộ ñội biên phòng: chiến sỹ Bộ ñội biên phòng, Chỉ huy Trưởng Bộ ñội biên

phòng cấp tỉnh…;

- Cảnh sát biển: Cảnh sát viên, Cục trưởng Cục cảnh sát biển…;

- Cán bộ Hải quan: nhân viên Hải quan, Cục trưởng cục Hải quan…;

- Cán bộ kiểm lâm: kiểm lâm viên, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm…;

- Cục trưởng cục thuế, nhân viên thuế...;

- Cục trưởng cục quản lý thị trường...;

- Thanh tra chuyên ngành;

- Giám ñốc Cảng vụ thủy nội ñịa, hàng hải, hàng không;

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (Toà án nhân dân), chấp hành viên, trưởng các cơ

quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

• Ngoài các cán bộ nêu trên, Pháp lệnh sửa ñổi, bổ sung năm 2008 còn quy ñịnh:

- Người ñứng ñầu cơ quan ñại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác

ñược ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

- Chủ tịch Hội ñồng cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh;

- Ủy ban chứng khoán: Chánh thanh tra, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Page 39: Giao trinh luat hanh chinh 2

38

Số lượng cơ quan có thẩm quyền cũng như nội dung thẩm quyền xử lý của các cơ

quan là khá lớn. Ðiều này dẫn ñến có những vụ việc thuộc thẩm quyền của nhiều cơ

quan giải quyết. Vì vậy cần phải có nguyên tắc phân ñịnh thẩm quyền.

b. Các nguyên tắc phân ñịnh thẩm quyền :

- Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong

các lĩnh vực quản lý nhà nước ở ñịa phương.

- Người có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính ñược xử phạt vi phạm

thuộc lĩnh vực hay ngành mình quản lý.

- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ

quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý ñầu tiên thực hiện.

Ví dụ: Cán bộ thu thuế ñang thi hành công vụ phát hiện một cơ sở kinh doanh dịch

vụ cho thuê băng ñĩa hình video mà không kê khai ñăng ký thuế ñồng thời ñang cho lưu

hành băng ñĩa hình có nội dung ñồi trụy. Như vậy, theo quy ñịnh của pháp luật việc xử

phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này thuộc thẩm quyền của hai cơ quan, ñó là

cơ quan thuế và cơ quan chuyên ngành văn hóa thông tin, nhưng ở ñây cơ quan thụ lý

ñầu tiên lại là cơ quan thuế do ñó thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về cơ quan thuế.

- Thẩm quyền xử phạt của các chủ thể ñược quy ñịnh trong Pháp lệnh xử lý vi

phạm hành chính là thẩm quyền áp dụng ñối với một hành vi vi phạm hành chính.

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt ñược xác ñịnh căn cứ vào mức tối ña

của khung tiền phạt quy ñịnh ñối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính

thì thẩm quyền xử phạt ñược xác ñịnh theo nguyên tắc sau ñây:

- Nếu hình thức, mức xử phạt ñược quy ñịnh ñối với từng hành vi ñều thuộc

thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người ñó;

- Nếu hình thức, mức xử phạt ñược quy ñịnh ñối với một trong các hành vi

vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người ñó phải chuyển vụ vi phạm ñến cấp

có thẩm quyền xử phạt;

- Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành

khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử

phạt nơi xảy ra vi phạm.

4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, theo quy ñịnh của Pháp lệnh xử lý vi

phạm hành chính có phân biệt hai mức:

Page 40: Giao trinh luat hanh chinh 2

39

- Một năm kể từ ngày vi phạm hành chính ñược thực hiện, áp dụng ñối với hầu

hết các vi phạm hành chính;

- Hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính ñược thực hiện, áp dụng ñối với các vi

phạm hành chính trong một số lĩnh vực như tài chính, xây dựng, môi trường, nhà ở, ñất

ñai, ñê ñiều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, buôn lậu, sản xuất

và buôn bán hàng giả.

• Ðể khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính, theo quy ñịnh của Pháp lệnh xử

lý, mặc dù không xử phạt các vi phạm hành chính ñã quá thời hạn nói trên, nhưng vẫn

có thể áp dụng các biện pháp như:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban ñầu ñã bị thay ñổi do vi phạm hành chính gây

ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan

dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

- Buộc ñưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm,

phương tiện.

- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng,

văn hóa phẩm ñộc hại;

- Các biện pháp khác do Chính phủ qui ñịnh.

• Ðối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết ñịnh ñưa vụ án ra xét xử theo

thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết ñịnh ñình chỉ ñiều tra hay quyết ñịnh ñình chỉ vụ án

thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính. Trong thời hạn

ba ngày, kể từ ngày ra quyết ñịnh ñình chỉ ñiều tra, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

phải chuyển quyết ñịnh ñình chỉ ñiều tra hoặc ñình chỉ vụ án kèm theo hồ sơ vụ vi phạm

và ñề nghị xử phạt vi phạm hành chính ñền người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành

chính. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt là ba tháng kể từ ngày người có thẩm

quyền xử phạt nhận ñược quyết ñịnh ñình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

• Tuy nhiên, nếu trong thời hạn nêu trên mà các nhân, tổ chức có vi phạm hành

chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu trên.

Ðồng thời thời hiệu vi phạm hành chính ñược tính lại kể từ thời ñiểm thực hiện vi phạm

hành chính mới hoặc chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Page 41: Giao trinh luat hanh chinh 2

40

IV. CÁC HÌNH TH ỨC CHÍNH Y ẾU TRONG TRUY CỨU TRÁCH NHI ỆM

HÀNH CHÍNH

1. Xử phạt vi phạm hành chính

a. Khái niệm

Có thể xem xử phạt vi phạm hành chính là nội dung quan trọng trong Pháp lệnh xử

lý vi phạm hành chính. Nghiên cứu chế ñịnh xử phạt vi phạm hành chính thực chất là

nghiên cứu một loại hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước. Ðây là loại hoạt ñộng bao

gồm một loạt các hành vi cụ thể liên quan mật thiết với nhau như:

- Phân tích, ñánh giá tính chất, mức ñộ của vi phạm hành chính;

- Ðối chiếu với quy ñịnh của pháp luật ñể xác ñịnh thẩm quyền xử phạt;

- Áp dụng hình thức và mức phạt thông qua việc ban hành quyết ñịnh xử phạt

hành chính.

Quyết ñịnh xử phạt hành chính khi ñược ban hành sẽ gây một hậu quả pháp lý làm

phát sinh trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, tức là buộc

họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước nhà nước về tinh thần hoặc tài sản. Từ ñó

cho thấy, xử phạt vi phạm hành chính có những ñặc ñiểm sau:

- Xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt ñộng cưỡng chế nhà nước, mang

tính quyền lực nhà nước;

- Cơ sở ñể xử phạt hành chính là hành vi vi phạm hành chính;

- Hoạt ñộng xử phạt hành chính ñược tiến hành qua nhiều khâu, nhiều giai ñoạn

nhưng kết quả của hoạt ñộng này phải ñược thể hiện bằng quyết ñịnh xử phạt hành

chính;

- Hoạt ñộng xử phạt hành chính phải ñược tiến hành trong khuôn khổ và phải tuân

theo pháp luật về trình tự, thủ tục hành chính.

Từ những ñặc ñiểm trên ta có thể ñưa ra khái niệm xử phạt vi phạm hành chính

như sau: Xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt ñộng cưỡng chế hành chính cụ

thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có vi phạm hành chính; biểu hiện ở việc

áp dụng các chế tài hành chính gây cho ñối tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất hoặc

tinh thần và do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện theo quy ñịnh

của pháp luật.

b. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy ñịnh của pháp luật, hiện nay có hai nhóm hình thức xử phạt vi phạm

hành chính: hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.

Page 42: Giao trinh luat hanh chinh 2

41

� Hình thức xử phạt chính: bao gồm hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền.

Ngoài ra, ñiểm mới trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 có nêu thêm hình

thức trục xuất ñược áp dụng ñối với các ñối tượng giới hạn là người nước ngoài.

• Cảnh cáo

Cảnh cáo trong xử phạt vi phạm hành chính ñược áp dụng:

- Ðối với cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhỏ, lần ñầu, có

tình tiết giảm nhẹ;

- Ðối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ ñủ 14 tuổi

ñến dưới 16 tuổi.

Nói chung, phạt cảnh cáo thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục ñơn giản (sẽ trình

bày ở phần sau), và hình thức này mang nặng ý nghĩa giáo dục.

• Phạt tiền

Phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính ñược áp dụng phổ biến ñối với nhiều

loại vi phạm hành chính. Trong các hình thức xử phạt hành chính thì phạt tiền là một

hình thức xử phạt hành chính ñã và ñang ñem lại hiệu quả to lớn ñối với việc ñấu tranh

phòng và chống vi phạm hành chính. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002

ñược sửa ñổi, bổ sung năm 2007, 2008, mức tiền phạt thành vi phạm hành chính từ 10

nghìn ñến 500 triệu ñồng, với hai trường hợp ngoại lệ:

- ðối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa

ñược qui ñịnh thì Chính phủ ñược qui ñịnh mức tiền phạt tiền, từ 10 nghìn ñến 100 triệu

ñồng.

- Trong trường hợp luật quy ñịnh mức phạt tiền tối ña khác với quy ñịnh trong

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng theo quy ñịnh của luật ñó.

Khi áp dụng mức phạt tiền, cán bộ có thẩm quyền xử phạt cần xem xét nhân thân

người vi phạm, tính chất, mức ñộ và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vi phạm hành

chính ñể quyết ñịnh cho công bằng, chính xác.

� Hình thức phạt bổ sung bao gồm các hình thức: tước quyền sử dụng

giấy phép, chứng chỉ hành nghề; và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

• Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề:

Là hình thức tước bỏ có thời hạn hoặc không thời hạn việc sử dụng giấy phép,

chứng chỉ hành nghề nhất ñịnh ñã ñược cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ñối

với công dân hoặc tổ chức khi những ñối tượng này vi phạm ñiều kiện sử dụng ñối với

Page 43: Giao trinh luat hanh chinh 2

42

quyền và nghĩa vụ ñược ghi trong giấy phép ñó. Hình thức này không ñược áp dụng

ñộc lập mà chỉ ñược áp dụng cùng với hình thức phạt chính khi:

- Văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quy ñịnh có thể áp dụng hình

thức phạt này;

- Cá nhân, tổ chức vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép.

Ví dụ: Kinh doanh không ñúng với nội dung giấy phép.

• Tịch thu tang vật, phương tiện ñược sử dụng ñể vi phạm hành chính:

Là hình thức tước bỏ quyền sở hữu của người vi phạm và chuyển sang quyền sở

hữu của Nhà nước những vật, tiền, hàng hoá, phương tiện liên quan trực tiếp ñến vi

phạm hành chính (gọi là sung vào công quỹ nhà nước).

• Ngoài ra, Pháp lệnh còn ghi nhận trục xuất vẫn có thể là hình thức xử phạt bổ

sung, áp dụng ñối với chủ thể là người nước ngoài.

Ðối với vật, tiền, phương tiện ñược sử dụng ñể vi phạm hành chính thuộc các hình

thức sở hữu hợp pháp bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm ñoạt hoặc sử dụng

trái phép thì không áp dụng hình thức phạt tịch thu, mà trả lại cho các chủ sở hữu hợp

pháp ñó.

� Sự khác nhau giữa hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ

sung

- Hình thức xử phạt chính có thể và chỉ áp dụng ñộc lập. Việc phân ñịnh các loại

hình thức xử phạt chính chủ yếu căn cứ vào mức ñộ vi phạm và ñối tượng vi phạm, chứ

không phải là từng loại hành vi vi phạm.

- Hình thức xử phạt bổ sung có thể áp dụng nhiều hình thức trong cùng một hành

vi vi phạm nhưng bao giờ cũng phải ñi kèm với hình thức xử phạt chính.

� Các biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung, các cá nhân tổ chức có thề bị áp

dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Việc áp dụng các biện pháp này có ñặc ñiểm:

- Khi có hậu quả thực tế xảy ra hoặc có khả năng thực tế sẽ xảy ra;

- Khác với hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp này ñược áp dụng không kể

là trong thời hiệu hay ngoài thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

• Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban ñầu ñã bị thay ñổi do vi phạm hành chính gây

ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

Page 44: Giao trinh luat hanh chinh 2

43

- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây

lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

- Buộc ñưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm,

phương tiện;

- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng

văn hóa phẩm ñộc hại;

- Ngoài ra, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn xác ñịnh thêm trường hợp:

Các biện pháp khác do Chính phủ qui ñịnh.

c. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính gồm có hai loại: thủ tục ñơn giản và thủ tục

có lập biên bản.

• Thủ tục ñơn giản: ñược áp dụng trong trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền

từ 10 nghìn ñến 200 nghìn ñồng. Khi xử phạt không cần lập biên bản mà ra quyết ñịnh

phạt tại chỗ, trừ trường hợp vi phạm hành chính ñược phát hiện nhờ sử dụng phương

tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

- Nếu phạt cảnh cáo thì phải cho người bị xử phạt biết nội dung phạt (hành vi vi

phạm, ñiều khoản áp dụng).

- Trường hợp phạt tiền thì trong quyết ñịnh phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ

chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có

thẩm quyền xử phạt phải giao biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt.

- Quyết ñịnh xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết ñịnh; tên, ñịa chỉ của

chủ thể vi phạm; hành vi vi phạm; ñịa ñiểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người

ra quyết ñịnh; ñiều khoản của văn bản pháp luật ñược áp dụng.

- Quyết ñịnh này phải ñược giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trong

trường hợp người chưa thành niên bị phạt cảnh cáo thì quyết ñịnh xử phạt cảnh cáo còn

ñược gửi cho cha mẹ, người giám hộ của người ñó hoặc nhà trường nơi người chưa

thành niên vi phạm ñang học tập.

• Thủ tục có lập biên bản: ñược thực hiện trong trường hợp áp dụng mức phạt

tiền trên 200 nghìn ñồng và phải theo các bước chủ yếu sau:

- Phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính. Khi phát hiện vi phạm hành chính

thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền ñang thi hành công vụ phải kịp

thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục ñơn giản.

Page 45: Giao trinh luat hanh chinh 2

44

Biên bản vi phạm phải lập theo quy ñịnh của pháp luật. Sau ñó, trong thời hạn

pháp luật quy ñịnh, người có thẩm quyền phải ra quyết ñịnh xử phạt. Trong biên bản về

vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ñịa ñiểm lập biên bản; họ, tên, chức

vụ người lập biên bản; họ, tên, ñịa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, ñịa chỉ tổ

chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, ñịa ñiểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các

biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo ñảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng

tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc ñại diện tổ

chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc ñại diện tổ chức bị thiệt

hại thì phải ghi rõ họ, tên, ñịa chỉ, lời khai của họ.

Trong trường hợp người vi phạm hành chính cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách

quan mà không có mặt tại ñịa ñiểm xảy ra vi phạm thì biên bản ñược lập xong phải có

chữ ký của ñại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng

kiến.

Biên bản phải ñược lập thành ít nhất hai bản; phải ñược người lập biên bản và

người vi phạm hoặc ñại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị

thiệt hại hoặc ñại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong

trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi

phạm, ñại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc ñại diện tổ

chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên

bản lập xong phải ñược giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm

vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người ñó phải gửi biên bản ñến

người có thẩm quyền xử phạt

- Xem xét và ra quyết ñịnh xử phạt theo thẩm quyền. Trong trường hợp vi phạm

hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản ñó phải

ñược chuyển ngay ñến người có thẩm quyền xử phạt ñể tiến hành xử phạt. Trong trường

hợp vi phạm hành chính ñược phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật

nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính ñược tiến hành ngay sau khi xác

ñịnh ñược người có hành vi vi phạm. Riêng vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu

biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản ñể chuyển cho

người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về ñến sân bay, bến cảng.

- Thi hành quyết ñịnh xử phạt.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể thực hiện một số bước khác như:

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn;

Page 46: Giao trinh luat hanh chinh 2

45

- Xem xét và giải quyết khiếu nại;

- Cưỡng chế thi hành quyết ñịnh xử phạt.

d. Quyết ñịnh xử phạt vi phạm hành chính

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có

thẩm quyền phải ra quyết ñịnh xử phạt vi phạm hành chính; nếu có nhiều tình tiết phức

tạp thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không ñược quá 30 ngày. Trong trường hợp

xét cần có thêm thời gian xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải

báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản ñể xin gia hạn; việc gia hạn phải

bằng văn bản, thời hạn gia hạn không ñược quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên,

người có thẩm quyền xử phạt không ñược ra quyết ñịnh xử phạt, trừ trường hợp xử phạt

trục xuất. Trong trường hợp không ra quyết ñịnh xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện

pháp khắc phục hậu quả và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu

hành.

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc ñể quá thời hạn mà không ra

quyết ñịnh xử phạt thì bị xử lý như sau:

“Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao

che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không ñúng mức, xử lý vượt thẩm quyền quy

ñịnh thì tuỳ theo tính chất, mức ñộ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách

nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy ñịnh của pháp luật” (ðiều

121, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002).

Cá nhân tổ chức bị xử phạt phải thi hành quyết ñịnh trong thời hạn 03 ngày kể từ

ngày ñược giao quyết ñịnh xử phạt (ðiều 56, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

2002).

2. Các biện pháp xử lý hành chính khác

Theo quy ñịnh tại Ðiều 22 ñến Ðiều 27 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002,

các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Ðưa vào trường giáo dưỡng;

- Ðưa vào cơ sở giáo dục;

- Ðưa vào cơ sở chữa bệnh;

Mỗi hình thức xử lý vi phạm hành chính khác, ta nghiên cứu các yếu tố chính yếu

như: thẩm quyền áp dụng, ñối tượng áp dụng và mục ñích áp dụng.

Page 47: Giao trinh luat hanh chinh 2

46

a. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

• Chủ thể có thẩm quyền áp dụng

Chủ tịch UBND cấp xã ñối với những ñối tượng vi phạm pháp luật tại nơi

cư trú của họ trong thời hạn từ ba tháng ñến sáu tháng.

• Mục ñích áp dụng

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức hữu quan

và gia ñình quản lý, giáo dục ñối với những vi phạm pháp luật nhằm giúp họ sửa

chữa sai phạm ñể trở thành người có ích cho xã hội, tự giác tuân thủ pháp luật.

• ðối tượng áp dụng

- Người từ ñủ 12 tuổi ñến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của

một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy ñịnh tại Bộ luật Hình sự;

- Người từ ñủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa ñảo

nhỏ, ñánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng;

- Người nghiện ma tuý từ ñủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất

thường xuyên từ ñủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất ñịnh;

- Người trên 55 tuổi ñối với nữ và trên 60 tuổi ñối với nam thực hiện hành

vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ,

danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn

xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa ñến mức truy cứu trách nhiệm hình

sự.

b. Ðưa vào trường giáo dưỡng

• Chủ thể có thẩm quyền áp dụng

Chủ tịch UBND cấp huyện áp dụng. Thời hạn áp dụng ñưa vào trướng giáo

dưỡng là sáu tháng ñến hai năm

• Mục ñích áp dụng

Áp dụng ñối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật ñể học

văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao ñộng, sinh hoạt dưới sự quản lý,

giáo dục của trường.

• ðối tượng áp dụng

- Người từ ñủ 12 tuổi ñến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của

một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc ñặc biệt nghiêm trọng quy ñịnh tại Bộ luật

Hình sự;

Page 48: Giao trinh luat hanh chinh 2

47

- Người từ ñủ 12 tuổi ñến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của

một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy ñịnh tại Bộ luật

Hình sự mà trước ñó ñã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất ñịnh;

- Người từ ñủ 14 tuổi ñến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp

vặt, lừa ñảo nhỏ, ñánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước ñó ñã bị áp

dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp

này nhưng không có nơi cư trú nhất ñịnh.

c. Ðưa vào cơ sở giáo dục

• Thẩm quyền áp dụng

Do UBND cấp tỉnh áp dụng. Thời hạn áp dụng biện pháp ñưa vào cơ sở

giáo dục là sáu tháng ñến hai năm.

• Mục ñích áp dụng

Áp dụng ñối với người thành niên có hành vi vi phạm pháp luật ñể lao

ñộng, học văn hoá, học nghề, lao ñộng, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo

dục.

• ðối tượng áp dụng

ðối tượng bị áp dụng biện pháp ñưa vào cơ sở giáo dục là người thực hiện

hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức

khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự,

an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa ñến mức truy cứu trách

nhiệm hình sự, ñã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc

chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất ñịnh. Tuy nhiên,

không ñưa vào cơ sở giáo dục người chưa ñủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60

tuổi

d. Ðưa vào cơ sở chữa bệnh

• Thẩm quyền áp dụng

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết ñịnháp dụng. Thời hạn áp dụng

biện pháp ñưa vào cơ sở chữa bệnh ñối với người nghiện ma tuý là từ một năm

ñến hai năm, ñối với người bán dâm là từ ba tháng ñến mười tám tháng.

Page 49: Giao trinh luat hanh chinh 2

48

• Mục ñích áp dụng

ðưa vào cơ sở chữa bệnh do ñối với người có hành vi vi phạm pháp luật

quy ñịnh ñể lao ñộng, học văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của

cơ sở chữa bệnh. Cơ sở chữa bệnh phải tổ chức khu vực dành riêng cho người

dưới 18 tuổi. Cơ sở chữa bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây

nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.

• ðối tượng áp dụng

Người nghiện ma tuý từ ñủ 18 tuổi trở lên ñã bị áp dụng biện pháp giáo dục

tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi

cư trú nhất ñịnh;

Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ ñủ 16 tuổi trở lên ñã bị áp

dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp

này nhưng không có nơi cư trú nhất ñịnh. Không ñưa vào cơ sở chữa bệnh người

bán dâm dưới 16 tuổi hoặc trên 55 tuổi.

Cần lưu ý thêm rằng xử phạt vi phạm hành chính chính là “kết quả” của hành vi vi

phạm hành chính. Tuy nhiên, các biện pháp hành chính khác thì có bản chất khác hẳn.

Một hành vi không vi phạm hành chính vẫn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành

chính khác; hoặc hành vi ñó có thể có dấu hiệu của một tội phạm hình sự nhưng không

ñủ yếu tố cấu thành do chủ thể thực hiện hành vi không ñủ tuổi.

Ví dụ: ðối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:

- Người từ ñủ 12 tuổi ñến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của

một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy ñịnh tại Bộ luật hình sự;

- Người từ ñủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa ñảo nhỏ,

ñánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng;

- Người nghiện ma tuý từ ñủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất

thường xuyên từ ñủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất ñịnh...

3. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo ñảm việc xử lý vi

phạm hành chính

ðể ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc ñể bảo ñảm việc xử lý vi phạm

hành chính ñược hiệu quả, ñúng pháp luật, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện

pháp sau ñây theo thủ tục hành chính:

Page 50: Giao trinh luat hanh chinh 2

49

• Tạm giữ người;

• Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

• Khám người;

• Khám phương tiện vận tải, ñồ vật;

• Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

• Bảo lãnh hành chính;

• Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian

làm thủ tục trục xuất;

• Truy tìm ñối tượng phải chấp hành quyết ñịnh ñưa vào trường giáo dưỡng,

cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.

a. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính

- Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ ñược áp dụng trong trường

hợp cần ngăn chặn, ñình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương

tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ

ñể quyết ñịnh xử lý vi phạm hành chính.

- Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không ñược quá 12 giờ,

kể từ thời ñiểm bắt ñầu giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ

có thể kéo dài hơn nhưng không ñược quá 24 giờ. ðối với người vi phạm quy chế biên

giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải ñảo thì thời hạn tạm

giữ có thể kéo dài hơn nhưng không ñược quá 48 giờ, kể từ thời ñiểm bắt ñầu giữ người

vi phạm.

- Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ñược quy ñịnh tại

ðiều 45 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính1 không chỉ là cơ sở ñể tạm giữ người,

1 Những người sau ñây có quyền quyết ñịnh tạm giữ người theo thủ tục hành chính: a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường; b) Trưởng Công an cấp huyện; c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông ñường bộ-ñường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông ñường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát ñiều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng cảnh sát ñiều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát ñiều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; d) Thủ trưởng ñơn vị Cảnh sát cơ ñộng từ cấp ñại ñội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu; ñ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, ðội trưởng ðội Ki ểm lâm cơ ñộng; e) Chi cục trưởng Hải quan, ðội trưởng ðội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, ðội trưởng ðội Ki ểm soát chống buôn lậu và Hải ñội trưởng Hải ñội kiểm soát trên biển thuộc Cục ñiều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan; g) ðội trưởng ðội Quản lý thị trường; h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải ñoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải ñội biên phòng, Trưởng ñồn biên phòng và Thủ trưởng ñơn vị bộ ñội biên phòng ñóng ở biên giới, hải ñảo; i) Hải ñội trưởng, Hải ñoàn trưởng Cảnh sát biển; k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển ñã rời sân bay, bến cảng.

Page 51: Giao trinh luat hanh chinh 2

50

mà ñồng thời là cở sở ñể tạm giữ phương tiện, khám người…Những người có thẩm

quyền tạm giữ người có thể uỷ quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người

theo thủ tục hành chính khi vắng mặt và ñược uỷ quyền thực hiện các biện pháp ngăn

chặn vi phạm hành chính và bảo ñảm việc xử lý vi phạm hành chính khác. Việc uỷ

quyền phải ñược thực hiện bằng văn bản. Cấp phó ñược uỷ quyền phải chịu trách nhiệm

về quyết ñịnh tạm giữ người của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

b. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

- Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ ñược áp dụng

trong trường hợp cần ñể xác minh tình tiết làm căn cứ quyết ñịnh xử lý hoặc ngăn chặn

ngay vi phạm hành chính. Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành

chính và một số cán bộ có thẩm quyền khác như: Chánh Thanh tra chuyên ngành bộ, cơ

quan ngang bộ…có quyền quyết ñịnh tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần ñược niêm phong thì

phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến

hành niêm phong trước mặt ñại diện gia ñình, ñại diện tổ chức, ñại diện chính quyền và

người chứng kiến.

- ðối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư

hỏng thì người ra quyết ñịnh tạm giữ phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay.

Tiền thu ñược phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc nhà nước. Nếu sau ñó theo

quyết ñịnh của người có thẩm quyền, tang vật ñó bị tịch thu thì tiền thu ñược phải nộp

vào ngân sách nhà nước; trong trường hợp tang vật ñó không bị tịch thu thì tiền thu

ñược phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

c. Khám người theo thủ tục hành chính

- Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ ñược tiến hành khi có căn cứ

cho rằng người ñó cất giấu trong người ñồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

- Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính có

quyền quyết ñịnh khám người theo thủ tục hành chính. Trước khi tiến hành khám người,

người khám phải thông báo quyết ñịnh cho người bị khám biết. Khi khám người, nam

khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.

d. Khám phương tiện vận tải, ñề vật theo thủ tục hành chính

Page 52: Giao trinh luat hanh chinh 2

51

- Việc khám phương tiện vận tải, ñồ vật theo thủ tục hành chính chỉ ñược

tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, ñồ vật ñó có cất giấu tang

vật vi phạm hành chính.

- Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính và

một số cán bộ có thẩm quyền khác như: chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên ðội

nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sỹ Bộ ñội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên thuế vụ,

kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành ñang thi hành công vụ có quyền

khám phương tiện vận tải, ñồ vật trong phạm vi thẩm quyền của mình.

- Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, ñồ vật phải có mặt chủ phương

tiện vận tải, ñồ vật hoặc người ñiều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến;

trong trường hợp chủ phương tiện, ñồ vật hoặc người ñiều khiển phương tiện vắng mặt

thì phải có hai người chứng kiến.

e. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ ñược tiến

hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi ñó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành

chính.

- Những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính có

quyền quyết ñịnh khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong

trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết ñịnh

khám phải ñược sự ñồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước

khi tiến hành.

- Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có

mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia ñình họ và người chứng

kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia ñình họ vắng

mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có ñại diện chính quyền và hai người

chứng kiến.

- Không ñược khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

vào ban ñêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám ñang ñược thực hiện mà chưa kết

thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

f. Bảo lãnh hành chính

- Bảo lãnh hành chính là việc giao cho gia ñình, tổ chức xã hội nhận quản

lý, giám sát người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc ñối tượng bị áp dụng biện pháp

ñưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong thời gian cơ quan có

Page 53: Giao trinh luat hanh chinh 2

52

thẩm quyền làm thủ tục xem xét, quyết ñịnh việc áp dụng các biện pháp này nếu người

ñó có nơi cư trú nhất ñịnh.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết ñịnh giao việc bảo lãnh hành

chính cho gia ñình, tổ chức xã hội nơi ñối tượng cư trú. Trong trường hợp ñối tượng là

người chưa thành niên thì trách nhiệm bảo lãnh hành chính ñược giao cho cha mẹ hoặc

người giám hộ. Gia ñình, tổ chức xã hội, người ñược giao trách nhiệm bảo lãnh hành

chính có trách nhiệm không ñể ñối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo ñảm sự có

mặt của ñối tượng tại nơi cư trú khi ñược yêu cầu.

V. KHI ẾU NẠI VÀ GI ẢI QUYẾT KHI ẾU NẠI

Khác với Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, Pháp lệnh xử lý vi

phạm hành chính năm 1995 và năm 2002 không quy ñịnh người bị xử phạt có quyền

khiếu nại lên cấp trên trực tiếp, mà ñầu tiên có quyền khiếu nại với chính người ñã ra

quyết ñịnh xử phạt theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo, cụ thể như sau:

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người ñại diện hợp pháp

của họ có quyền khiếu nại về quyết ñịnh xử phạt vi phạm hành chính, quyết ñịnh áp

dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo ñảm việc xử lý vi phạm hành chính.

- Người bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn, ñưa vào trường giáo dưỡng, ñưa vào

cơ sở giáo dục, ñưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính hoặc người ñại diện hợp

pháp của họ có quyền khiếu nại về việc áp dụng biện pháp ñó.

- Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành

chính.

- Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo ñược thực hiện theo

quy ñịnh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Trong trường hợp không ñồng ý với quyết ñịnh giải quyết khiếu nại ñó thì người

khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người ñã ra quyết ñịnh xử phạt

(gọi là khiếu nại theo lần thứ hai) hoặc là khởi kiện ra toà hành chính. Việc khởi kiện

ñối với quyết ñịnh xử phạt vi phạm hành chính, quyết ñịnh áp dụng các biện pháp ngăn

chặn và bảo ñảm việc xử lý vi phạm hành chính, quyết ñịnh giáo dục tại xã, phường, thị

trấn, ñưa vào trường giáo dưỡng, ñưa vào cơ sở giáo dục, ñưa vào cơ sở chữa bệnh,

quản chế hành chính ñược thực hiện theo quy ñịnh của pháp luật về thủ tục giải quyết

các vụ án hành chính.

Page 54: Giao trinh luat hanh chinh 2

53

---------------------------------------

Câu hỏi

1. Hành vi nào ñược xem là hành vi vi phạm pháp luật hành chính? Các dấu

hiệu cần thiết ñể kết luận một hành vi là hành vi vi phạm pháp luật?

2. Các nhận ñịnh sau ñây là ñúng hay sai? Giải thích.

a. Hành vi trái luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

b. Chỉ có hành vi với lỗi cố ý mới có thể bị xem là hành vi vi phạm hành

chính hành chính.

c. Ðộng cơ, mục ñích là yếu tố bắt buộc trong mọi hành vi vi phạm hành

chính hành chính.

d. Người từ ñủ 18 tuổi trở lên mới có thể thực hiện hành vi vi phạm hành

chính hành chính.

e. Chỉ xem là hành vi vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hành

chính khi có hậu quả xảy ra.

f. Mọi hành vi vi phạm hành chính hành chính ñều phải chịu trách nhiệm pháp lý

hành chính.

g. Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi còn trong thời hiệu xử phạt.

h. Thủ tục ñơn giản không cần lập biên bản.

i. Hình thức xử phạt bổ sung có thể ñược áp dụng ñộc lập.

j. Trục xuất vừa có thể là hình thức xử phạt chính, có thể là hình thức xử phạt bổ

sung.

k. Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm ñặt ra ñối với cá nhân hoặc tổ

chức.

Page 55: Giao trinh luat hanh chinh 2

54

Chương IV

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. KHÁI NI ỆM, ÐẶC ÐIỂM, Ý NGH ĨA CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Những quan ñiểm chung về thủ tục hành chính

Theo nghĩa thông thường thủ tục là phương cách giải quyết công việc theo một

trình tự nhất ñịnh. Cũng có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế ñộ, phép tắc hay quy

ñịnh chung phải tuân theo khi làm việc công.

Trong hoạt ñộng của mình, tương ứng với các chức năng, nhà nước cần phải ñặt ra

và tuân theo những quy tắc pháp lý, những quy ñịnh chung về trình tự, cách thức khi sử

dụng thẩm quyền của từng cơ quan ñể giải quyết công việc. Khoa học pháp lý gọi ñó là

những quy phạm thủ tục. Quy phạm này gồm các bộ phận: thủ tục lập pháp, thủ tục tố

tụng tư pháp và thủ tục hành chính.

- Thủ tục lập hiến và lập pháp: là thủ tục làm hiến pháp và làm luật .

- Thủ tục tố tụng tư pháp: là thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, ñịnh tội ñược

thực hiện bởi các hoạt ñộng ñiều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

- Thủ tục hành chính: là thủ tục thực hiện thẩm quyền trong hoạt ñộng quản lý

hành chính nhà nước.

Toàn bộ các quy tắc pháp luật quy ñịnh về trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền

của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm vụ nhà nước và công việc liên quan

ñến công dân tạo thành hệ thống quy phạm thủ tục. Chúng là những nguyên tắc bắt buộc

các cơ quan nhà nước cũng như công chức nhà nước phải tuân theo trong quá trình giải

quyết công việc thuộc chức năng của mình. Nó nhằm bảo ñảm cho công việc ñạt ñược

mục ñích ñã ñịnh, phù hợp với thẩm quyền, chức năng do luật quy ñịnh cho các cơ quan

trong hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước. Bởi vậy có thể xem thủ tục hành chính là

trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức ñược

ủy quyền trong việc thực thi công vụ, trong việc giải quyết các kiến nghị, yêu cầu của

dân.

Có nhiều quan ñiểm khác nhau về khái niệm thủ tục hành chính hoặc cho rằng thủ

tục là cách thức, là lề lối giải quyết công việc theo một trình tự nhất ñịnh tức là quy ñịnh

chung phải tuân theo khi thực hiện công vụ hoặc cho ñó là trình tự phải thực hiện kế

tiếp nhau theo thứ tự thời gian nhằm thực hiện công vụ hoặc cho rằng ñó là trình tự kế

tiếp nhau theo thứ tự thời gian nhằm thực hiện hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước.

Page 56: Giao trinh luat hanh chinh 2

55

Ngoài ra, cũng có quan ñiểm cho rằng thủ tục hành chính là trình tự thực hiện

thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức ñược ủy quyền

hợp pháp trong việc giải quyết các công việc của nhà nước và các kiến nghị, yêu cầu

thích ñáng của công dân hoặc tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính, bảo ñảm

công vụ nhà nước và phục vụ nhân dân.

Do tính ña dạng của hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước nên có rất nhiều loại

thủ tục và tất cả các thủ tục ñó có những ñối tượng chung tạo thành khái niệm thủ tục

hành chính. Từ những quan ñiểm trên có thể ñịnh nghĩa thủ tục hành chính như sau:

"Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian và là cách thức giải quyết

công việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức

và cá nhân công dân. Nó ñược ñặt ra ñể các cơ quan nhà nước có thể thực hiện mọi

hình thức hoạt ñộng cần thiết của mình trong ñó bao gồm cả trình tự thành lập công sở,

trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, ñiều ñộng cán bộ, công chức, trình tự lập quy, áp dụng

quy phạm pháp luật ñể ñảm bảo các quyền chủ thể và xử lý vi phạm, trình tự ñiều hành,

tổ chức các hoạt ñộng tác nghiệp hành chính."

Chỉ có các hoạt ñộng quản lý hành chính ñược quy phạm thủ tục hành chính ñiều

chỉnh mới là thủ tục hành chính, còn các hoạt ñộng tổ chức - tác nghiệp cụ thể nào ñó

trong hoạt ñộng quản lý hành chính không ñược các quy phạm thủ tục hành chính ñiều

chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính .

Thủ tục hành chính chủ yếu là thủ tục trong việc thực hiện chỉ ñạo thi hành pháp

luật. Thủ tục này do pháp luật quy ñịnh. Toàn bộ những quy phạm pháp luật về thủ tục

hành chính tạo thành một chế ñịnh quan trọng của luật hành chính gọi là chế ñịnh thủ

tục hành chính. Về chế ñịnh thủ tục hành chính có thể chia thành một số nhóm sau:

• Nhóm quy ñịnh về quy chế ban hành thủ tục hành chính và thẩm quyền

các cơ quan tiến hành thủ tục.

• Nhóm quy ñịnh việc thông qua quyết ñịnh cho từng loại thủ tục, truyền

ñạt ñến cho người thi hành thủ tục; việc thực hiện và trình tự khiếu nại, giải

quyết khiếu nại ñối với quyết ñịnh ban hành.

2. Ðặc ñiểm của thủ tục hành chính

Qua nghiên cứu cho thấy, thủ tục hành chính có những ñặc ñiểm sau:

- Thủ tục hành chính ñược thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức nhà nước.

Ngoài cơ quan hành chính và công chức nhà nước là những chủ thể chủ yếu tiến hành

Page 57: Giao trinh luat hanh chinh 2

56

thủ tục hành chính, theo quy ñịnh của pháp luật hiện hành các cơ quan hành pháp, các

cơ quan tư pháp cũng có loại hoạt ñộng thuộc hệ thống nền hành chính nhà nước cho

nên các cơ quan này cũng thực hiện một số thủ tục hành chính.

- Thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết công việc nội bộ của nhà nước và công

việc liên quan ñến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân. Do vậy những công

việc có thể ñòi hỏi nhiều khâu, nhiều bước.

- Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt ñộng cho phép, ra quyết ñịnh có

tính chất ñơn phương và ñòi hỏi thi hành ngay nhằm mục ñích giải quyết nhanh chóng,

có hiệu quả những công việc diễn ra hàng ngày trong xã hội. Do vậy, việc quy ñịnh thủ

tục hành chính ñòi hỏi phải kết hợp những khuôn mẫu ổn ñịnh tương ñối và chặt chẽ với

các biện pháp, thích ứng với từng loại công việc và ñối tượng ñể ñảm bảo kịp thời giải

quyết ñược công việc theo từng trường hợp cụ thể.

- Hoạt ñộng quản lý hành chính nhà nước ñược thực hiện chủ yếu tại tại văn phòng

công sở nhà nước và phương tiện truyền ñạt quyết ñịnh cũng như các thông tin quản lý

phần lớn là văn bản. Vì thế hoạt ñộng này có mối quan hệ chặt chẽ với công tác văn thư.

- Nền hành chính nhà nước Việt Nam chuyển từ hành chính ñơn thuần sang hành

chính phục vụ, làm dịch vụ cho xã hội, từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan

liêu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ñã làm cho hoạt ñộng quản lý

hành chính ngày càng ña dạng về nội dung hình thức, phương pháp...

- Cải cách thủ tục hành chính là một hoạt ñộng ñòi hỏi phải thực hiện thường

xuyên, hiệu quả và cần có sự chung sức giữa các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, các

doanh nghiệp và của toàn dân, trong ñó việc nhận thức và thực hiện của hệ thống cơ

quan hành chính nhà nước là nồng cốt quyết ñịnh.

3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính ñảm bảo cho các quy phạm vật chất quy ñịnh trong các quyết

ñịnh hành chính ñược thi hành thuận lợi. Nếu bỏ qua các thủ tục hành chính thì trong

nhiều trường hợp sẽ làm cho văn bản hành chính bị vô hiệu hóa dễ xảy ra quan liêu, cửa

quyền, tùy tiện.

Thủ tục hành chính bảo ñảm cho việc thi hành các quyết ñịnh ñược thống nhất và

có thể kiểm tra ñược tính hợp lý cũng như các hậu quả do việc thực hiện các quyết ñịnh

hành chính tạo ra.

Thủ tục hành chính khi ñược xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo khả

năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết ñịnh quản lý ñã ñược thông qua, ñem lại

Page 58: Giao trinh luat hanh chinh 2

57

hiệu quả thiết thực cho hoạt ñộng quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính liên quan ñến

nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Do vậy khi ñược xây dựng hợp lý và vận dụng tốt

vào ñời sống nó sẽ tạo ra mối quan hệ tốt giữa nhà nước với nhân dân.

Thủ tục hành chính cũng là một biện pháp của pháp luật về hành chính nên việc

xây dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn ñối với quá trình

xây dựng và phát triển luật pháp. Ðặc biệt khi nhà nước ta ñang tiếp tục công cuộc cải

cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam thì thủ tục

hành chính càng ñóng vai trò quan trọng .

Thủ tục hành chính xét trên một phương diện nhất ñịnh là sự biểu hiện trình ñộ

văn hóa của tổ chức. Ðây là văn hóa giao tiếp trong bộ máy nhà nước, văn hóa ñiều

hành, nó thể hiện mức ñộ văn minh của một nền hành chính phát triển.

II. CH Ủ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Chủ thể của thủ tục hành chính gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ

chức kinh tế, ñơn vị vũ trang và công dân.

Trong thủ tục hành chính có chủ thể thực hiện thủ tục và chủ thể tham gia thủ tục.

a) Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là những chủ thể có thẩm quyền

nhân danh nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính gồm các cơ quan nhà nước, các tổ

chức xã hội và những người có thẩm quyền công vụ. Ðây là những chủ thể bắt buộc

phải có trong quan hệ pháp luật hành chính, tuy nhiên không phải mọi hoạt ñộng thủ tục

của chủ thể này làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính.

b) Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là công dân và cũng có thể là cơ quan

nhà nước, tổ chức xã hội và những người có thẩm quyền công vụ. Loại chủ thể này

bằng hành ñộng của mình làm xuất hiện thủ tục và tạo ñiều kiện ñể thực hiện thủ tục có

hiệu quả. Các hành ñộng ñó như: gửi ñơn xin cấp một loại giấy tờ, gửi ñơn tố cáo, thực

hiện hành vi vi phạm hành chính.

c) Ngoài ra, còn có chủ thể của thủ tục hành chính với tư cách là bên thứ ba

như: người làm chứng, người giám ñịnh, người phiên dịch, người chứng kiến.

III. QUY PH ẠM VÀ QUAN H Ệ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Quy phạm thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính bao gồm các quy phạm quy ñịnh về tổ chức, nhiệm vụ, quyền

hạn của các cơ quan hành chính nhà nước cũng như quy ñịnh quyền và nghĩa vụ của các

Page 59: Giao trinh luat hanh chinh 2

58

tổ chức xã hội, của công dân trong quản lý nhà nước. Những quy phạm ñó hợp thành

những quy phạm nội dung. Bên cạnh các quy phạm nội dung còn có các quy phạm quy

ñịnh trật tự tiến hành công việc nhằm thực hiện các quy ñịnh của quy phạm nội dung.

Những quy phạm ñó hợp thành các quy phạm thủ tục, là các quy tắc xử sự ñiều chỉnh

các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của các chủ

thể.

Quy phạm thủ tục là phương tiện ñể các quy phạm nội dung của luật hành chính

và một số ngành khác vào cuộc sống. Vì vậy có thể nói, quy phạm thủ tục phát sinh trên

cơ sở quy phạm nội dung. Tuy nhiên quy phạm thủ tục có ñối tượng và phạm vi ñiều

chỉnh riêng.

Quy phạm thủ tục hành chính rất ña dạng. Dựa vào một số căn cứ nhất ñịnh có thể

chia quy phạm thủ tục hành chính thành từng nhóm. Cụ thể:

• Nếu căn cứ vào nội dung có thể chia quy phạm thủ tục hành chính thành:

- Nhóm quy phạm quy ñịnh các nguyên tắc thủ tục hành chính và thẩm quyền của

các cơ quan tiến hành thủ tục.

- Nhóm quy phạm quy ñịnh quyền của các bên tham gia thủ tục.

- Nhóm quy phạm quy ñịnh trình tự tiến hành thủ tục và nội dung, hình thức giấy

tờ, công văn thích ứng.

- Nhóm quy phạm quy ñịnh thủ tục thông qua quyết ñịnh phù hợp với từng loại thủ

tục hành chính, truyền ñạt ñến ngưới thi hành, việc thực hiện và trình tự khiếu nại, giải

quyết khiếu nại các quyết ñịnh ñã ban hành.

• Nếu căn cứ vào mục ñích của các quy phạm thủ tục, có thể chia quy phạm thủ

tục hành chính thành:

- Nhóm quy phạm quy ñịnh trình tự tiến hành, giải quyết các công việc liên quan

liên quan ñến quyền chủ thể của các tổ chức và công dân.

- Nhóm quy phạm quy ñịnh trình tự tiến hành giải quyết các hoạt ñộng thuộc quan

hệ nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan nhà nước khác.

Các quy phạm thủ tục hành chính là ñảm bảo pháp lý cho việc thực hiện các quy

phạm nội dung. Nếu thiếu các quy phạm thủ tục thì quy phạm nội dung ñược áp dụng

thiếu thống nhất. Vì thế ñể hoàn thiện pháp luật hành chính Việt Nam thì cần phải chú ý

ñến việc hoàn thiện hệ thống quy phạm thủ tục hành chính.

Page 60: Giao trinh luat hanh chinh 2

59

2. Quan hệ thủ tục hành chính

Các qui phạm thủ tục hành chính ñiều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình

thực hiện thủ tục hành chính làm phát sinh các quan hệ thủ tục hành chính. Các quan hệ

thủ tục hành chính phát sinh trên cơ sở quy phạm thủ tục hành chính ñược gọi là quan

hệ thủ tục hành chính.

Ðể cho quan hệ thủ tục hành chính phát sinh cần phải có một số ñiều kiện nhất

ñịnh. Cụ thể:

- Có quy phạm nội dung và các quy phạm thủ tục hành chính phù hợp với nó.

- Có sự kiện pháp lý làm cơ sở ñể xuất hiện quan hệ pháp luật hành chính.

- Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính phải có năng lực chủ thể hành chính.

Các quan hệ thủ tục hành chính ñược hình thành trong quá trình thực hiện hoạt

ñộng chấp hành và ñiều hành. Nó luôn luôn có chủ thể bắt buộc là cơ quan hành chính

nhà nước. Các cơ quan này ñại diện cho quyền lực nhà nước thực hiện các hoạt ñộng

thủ tục hành chính, có quyền quyết ñịnh ñơn phương trên cơ sở pháp luật. Quan hệ thủ

tục hành chính xuất hiện do bất kỳ sáng kiến của bên nào mà sự ñồng ý của bên kia

không phải là ñiều kiện bắt buộc. Trong thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền và xử lý

các vi phạm pháp luật thường hình thành quan hệ ba bên. Ðó là quan hệ giữa hai bên

tham gia thủ tục và quan hệ giữa chúng với chủ thể có thẩm quyền thực hiện thủ tục giải

quyết vụ việc.

Nội dung của quan hệ thủ tục hành chính là tổng thể các quyền và nghĩa vụ quy

ñịnh lẫn nhau giữa các chủ thể thủ tục hành chính do quy phạm thủ tục hành chính xác

ñịnh. Ngoài ra quy phạm thủ tục hành chính còn quy ñịnh cả trình tự, cách thức thực

hiện các hoạt ñộng cụ thể ñể giải quyết các công việc. Các quan hệ thủ tục hành chính

xuất hiện trên cơ sở thực hiện các quy phạm thủ tục hành chính nhằm mục ñích là bảo

ñảm thực hiện những yêu cầu của quy phạm nội dung.

IV. CÁC LO ẠI TH Ủ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Phân loại theo ñối tượng quản lý hành chính nhà nước

Theo cách phân loại này, thủ tục hành chính ñược xác ñịnh cho từng chức năng

của bộ máy quản lý hiện hành. Sự phân loại này giúp cho người quản lý xác ñịnh ñược

tính ñặc thù của lĩnh vực mà mình phụ trách từ ñó ñề ra yêu cầu xây dựng cho lĩnh vực

này những thủ tục hành chính cần thiết nhằm quản lý tốt các nhiệm vụ ñặt ra theo mục

tiêu do nhà nước quy ñịnh. Căn cứ theo cách phân loại này thì ta có các thủ tục như:

Page 61: Giao trinh luat hanh chinh 2

60

- Thủ tục trước bạ, hộ tịch;

- Thủ tục trong lĩnh vực ñăng ký và hoạt ñộng kinh doanh;

- Thủ tục trong xuất nhập khẩu hàng hóa;

- Thủ tục liên quan ñến ñất ñai, nhà ở, xây dựng;

- Thủ tục liên quan ñến hoạt ñộng ñền bù và giải phóng mặt bằng…

2. Phân loại theo các loại hình công việc cụ thể mà các cơ quan nhà nước

ñược giao thực hiện trong quá trình hoạt ñộng của mình

Theo cách phân loại này thì ta có các thủ tục như:

- Thủ tục thông qua và ban hành văn bản pháp quy;

- Thủ tục xét phong ñơn vị, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi ñua;

- Thủ tục tuyển dụng cán bộ

- Thủ tục giải quyết các công việc hành chính theo yêu cầu hợp pháp của các cá

nhân, tổ chức…

Cách phân loại này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng vì nó giúp cho người thừa

hành công vụ và những người thi hành các thủ tục trong thực tế ñịnh hướng ñược công

việc một cách dễ dàng và chính xác hơn.

3. Phân loại theo chức năng hoạt ñộng của các cơ quan

Cách phân loại này cũng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng như cách phân loại thủ

tục hành chính theo các loại hình công việc cụ thể. Nó giúp cho các nhà quản lý khi giải

quyết công việc chung có liên quan ñến các tổ chức khác hoặc với công dân, tìm ñược

các hình thức giải quyết thích hợp theo ñúng chức năng quản lý nhà nước của cơ quan

mình.

4. Phân loại dựa trên quan hệ công tác

Theo cách phân loại này có thể chia thủ tục hành chính làm ba nhóm:

• Thủ tục hành chính nội bộ:

Là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan nhà nước, trong hệ thống

cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói chung. Nó bao gồm các thủ tục quan

hệ lãnh ñạo, kiểm tra của các cơ quan nhà nước cấp trên ñối với cấp dưới; quan hệ hợp

tác, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, ngang cấp; quan hệ công tác giữa

chính quyền cấp tỉnh với các bộ... ñây là vấn ñề quy ñịnh còn lỏng lẽo và các thủ tục

ñang có hiệu lực chưa ñược thi hành nghiêm. Thủ tục hành chính nội bộ bao gồm:

- Thủ tục ban hành quyết ñịnh;

- Thủ tục khen thưởng, kỷ luật;

Page 62: Giao trinh luat hanh chinh 2

61

- Thủ tục lập các tổ chức, thi tuyển và bổ nhiệm cán bộ viên chức nhà nước.

• Thủ tục hành chính liên hệ:

Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan ñến quyền tự do, quyền và

lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính. Ðây

là thủ tục rất ña dạng.

Trước hết nó là thủ tục giải quyết các yêu cầu, ñề nghị của công dân và tập thể

công dân. Trong những trường hợp công dân muốn thực hiện phải xin phép nhà nước.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét và giải quyết các ñơn ñó bằng

quyết ñịnh hành chính cá biệt cho phép. Tuy nhiên, quá trình giải quyết ñó phải tuân

theo những trình tự, thủ tục nhất ñịnh. Có thể gọi ñó là thủ tục cho phép, ví dụ:

- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng;

- Thủ tục xin giấy phép ñăng lý kinh doanh.

- Thủ tục giải quyết các yêu cầu của cơ quan, tổ chức khác của cơ quan nhà

nước;

- Thủ tục xem xét kiến nghị, yêu cầu khiếu nại, tố cáo của công dân…

Thứ hai là khi công dân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính hay cố

tình không chịu thi hành các quyết ñịnh hành chính thì các cơ quan hành chính hoặc

cán bộ, công chức có thẩm quyền ñược thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử phạt hay

cưỡng chế thi hành bằng quyết ñịnh hành chính có tính cách ra lệnh và các hành vi

hành chính trực tiếp. Quá trình ñó phải tuân theo các ñiều kiện, thủ tục do pháp luật quy

ñịnh. Thủ tục cưỡng chế thi hành và xử phạt cần phải có thời hạn và ñiều kiện ñể tránh

lạm quyền, xâm phạm ñến quyền tự do, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Thủ tục áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành chính;

- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính;

- Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính...

Thứ ba là trong một số trường hợp nhất ñịnh, cơ quan hành chính có quyền thực

hiện việc trưng mua, trưng dụng, thu hồi ñất. Tuy nhiên phải tuân theo thủ tục về trưng

dụng, trưng mua, thu hồi ñất có ñền bù do luật quy ñịnh. Thủ tục này bao gồm:

- Thủ tục tiến hành trưng mua, trưng dụng;

- Thủ tục thu hồi ñất trong quy hoạch xây dựng…

• Thủ tục văn thư

Ðể ñưa ra một quyết ñịnh hành chính ñúng ñắn, phù hợp cần phải dựa vào các căn

cứ có tính chất chứng lý trong ñó có nhiều chứng cứ là văn bản giấy tờ. Toàn bộ các

Page 63: Giao trinh luat hanh chinh 2

62

hoạt ñộng lưu trữ, xử lý, cung cấp công văn giấy tờ và ñưa ra các quyết ñịnh liên quan

chặt chẽ ñến hoạt ñộng văn thư, tạo thành thủ tục văn thư trong hoạt ñộng hành chính.

Thủ tục văn thư khá tỉ mỉ, phức tạp và tính chất văn thư tùy thuộc vào từng công

việc cần giải quyết .

Việc căn cứ vào tổ chức hoạt ñộng của hành chính nhà nước là giải quyết trực tiếp

công việc của nhà nước và của công dân. Việc phân loại thủ tục hành chính chỉ là ước

lệ, có tính chất tương ñối ñể nghiên cứu, còn trong thực tiễn các thủ tục ñan xen, thống

nhất với nhau. Thực hiện một thủ tục nội bộ ñòi hỏi phải tiến hành những công việc

thuộc thủ tục liên hệ và thủ tục văn thư.

V. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH

CHÍNH

1. Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính

Việc xây dựng các thủ tục hành chính ñược ñặt trên những nguyên tắc cơ bản do

Hiến pháp quy ñịnh. Những nguyên tắc này có thể trực tiếp liên quan ñến việc xây dựng

các thủ tục hành chính nhưng cũng có thể chỉ ñược quy ñịnh trên những nguyên tắc

chung và ñòi hỏi phải cụ thể hóa bằng các văn bản luật khác như luật tổ chức chính phủ,

luật tổ chức hội ñồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, bộ luật hình sự, bộ luật dân

sự. Ngoài ra việc việc xây dựng thủ tục hành chính còn phải tuân theo một số nguyên

tắc khác. Cụ thể:

- Xây dựng thủ tục hành chính phải phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù

hợp với pháp luật hiện hành của nhà nước ta. Theo nguyên tắc này chỉ có các cơ quan

nhà nước, những người có thẩm quyền do pháp luật quy ñịnh mới ñược ban hành thủ

tục hành chính nhất ñịnh và phải thực hiện ñúng trình tự với những phương tiện, biện

pháp và hình thức ñược pháp luật cho phép. Thủ tục hành chính ñược thực hiện bằng

phương tiện vật chất của nhà nước là chủ yếu, nhằm tạo ñiều kiện cho các ñương sự

thực hiện quyền và thi hành nghĩa vụ .

- Xây dựng thủ tục hành chính phù hợp với thực tế, với nhu cầu khách quan của sự

phát triển kinh tế xã hội của ñất nước.

Theo nguyên tắc này, thủ tục hành chính phải ñược xây dựng trên cơ sở nhận thức

ñược yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay ñất nước ta

ñang ñi vào công nghiệp hóa, xã hội hóa ñất nước do vậy cần phải xây dựng thủ tục

hành chính sao cho phù hợp với tình hình ñất nước hiện tại ñể tạo ñiều kiện cho nền

Page 64: Giao trinh luat hanh chinh 2

63

kinh tế thị trường hoạt ñộng hữu hiệu. Ðồng thời với việc ban hành những thủ tục mới

cần phải kịp thời sửa ñổi, bổ sung, bãi bỏ những thủ tục không còn hiệu lực ñể tạo ñiều

kiện tốt cho các hoạt ñộng của nền kinh tế thị trường phát triển.

- Xây dựng thủ tục hành chính sao cho ñơn giản, dễ hiểu, công khai, thuận lợi cho

việc thực hiện

Theo nguyên tắc này việc xây dựng thủ tục hành chính cần tránh phức tạp, rườm

rà, gây cho dân khó hiểu, khó chấp hành. Chính sự ñơn giản sẽ tiết kiệm tiền của, sức

lực của nhân dân trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, ñồng thời sẽ hạn chế việc lợi

dụng chức quyền vi phạm quyền tự do của công dân.

Bên cạnh ñó việc xây dựng thủ tục hành chính cũng cần ñảm bảo tính công khai.

Có như thế mọi người dân mới biết ñược mà tuân thủ. Ðồng thời, ñể người dân có thể

kiểm tra ñược tính nghiêm túc của cơ quan nhà nước khi giải quyết những công việc có

liên quan ñến tổ chức, công dân.

2. Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính ñược thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc ñược ghi nhận

trong Hiến pháp, luật và các văn bản pháp quy, cụ thể:

- Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy ñịnh mới ñược thực

hiện các thủ tục hành chính nhất ñịnh và phải thực hiện ñúng trình tự với những phương

tiện, biện pháp và hình thức ñược pháp luật cho phép. Thủ tục hành chính ñược thực

hiện bằng phương tiện vật chất của nhà nước là chủ yếu và tạo ñiều kiện cho các ñương

sự thực hiện quyền và thi hành nghĩa vụ.

- Khi thực hiện thủ tục hành chính phải ñảm bảo tính chính xác, công minh: tính

chính xác, công minh trong thủ tục hành chính ñược ñảm bảo thực hiện bởi hoạt ñộng

của cơ quan tiến hành thủ tục. Cơ quan tiến hành thủ tục phải có ñủ tài liệu, chứng cứ và

có quyền ñòi hỏi cung cấp thông tin, áp dụng những biện pháp cần thiết ñảm bảo cho cá

nhân, tổ chức hữu quan thực hiện thủ tục hành chính ñược thuận lợi.

- Các bên tham gia thủ tục hành chính bình ñẳng trước pháp luật.

Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ các cơ quan hành chính nhà nước phải giải quyết

quyền chủ thể của công dân, tổ chức khi ñề nghị của họ có ñủ ñiều kiện luật ñịnh. Cơ

quan có thẩm quyền giải quyết phải ra lệnh ñối với các bên hữu quan ñể ñảm bảo quyền

tự do, lợi ích hợp pháp của ñương sự.

- Thủ tục hành chính phải ñược thực hiện ñơn giản, tiết kiệm.

Page 65: Giao trinh luat hanh chinh 2

64

Ðể thực hiện thủ tục hành chính mang lại hiệu quả cần giảm bớt các cấp, các cửa,

các giai ñoạn, tăng quyền ñồng thời với trách nhiệm của các cơ quan thực hiện thủ tục,

giảm tới mức tối thiểu và trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí ñối với công

dân, tổ chức. Ðây là nguyên tắc quan trọng nhằm ñảm bảo cho mọi công dân có thể

tham gia thủ tục hành chính ñể bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của mình và ñể nhà

nước phục vụ nhân dân tốt hơn.

VI. TH ỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện thủ tục hành chính

- Thủ tục hành chính liên quan ñến thể chế quản lý, tổ chức bộ máy, chế ñộ công

vụ, quy chế làm việc và sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính. Do vậy, nghĩa vụ

hành chính ñối với việc thực hiện các thủ tục hành chính trước hết biểu hiện ở chỗ các

cơ quan hành chính nhà nước cần phải quy ñịnh một cách hợp lý thể chế quản lý thích

hợp nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ ñặt ra. Cần quy ñịnh chế ñộ làm việc rõ ràng ñể

tránh tình trạng vô trách nhiệm trong công tác, giảm bớt những phiền hà cho nhân dân

trong quá trình những công việc có liên quan ñến họ.

- Mọi cơ quan nhà nước khi giải quyết công việc phải công khai hóa các thủ tục

hành chính có liên quan ñến hoạt ñộng của mình và có nghĩa vụ phải tự mình thực hiện

ñúng các thủ tục ñã công bố, không ñược tùy tiện thay ñổi, bổ sung. Nếu cần bổ sung thì

phải tuân theo ñúng những quy ñịnh của pháp luật và phải công khai những bổ sung ñó.

- Giải quyết kịp thời các khiếu nại của nhân dân về việc thực hiện không ñúng các

thủ tục hành chính làm tổn hại ñến lợi ích của nhà nước và của nhân dân.

- Các cơ quan nhà nước và cán bộ có thẩm quyền khi nhận ñược ñơn thư khiếu nại

của công dân, tổ chức cần phải kịp thời trả lời, giải quyết theo ñúng thẩm quyền của

mình. Nhà nước cần phải quy ñịnh rõ ràng trách nhiệm của công chức nhà nước trong

việc tiếp nhận, giải quyết ñơn thư, khiếu nại của công dân ñể ñảm bảo yêu cầu của nhân

dân không bị ñùn ñẩy từ cơ quan này sang cơ quan khác.

2. Các giai ñoạn của thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là tổng thể các hoạt ñộng diễn ra theo trình tự thời gian. Vì vậy

có thể chia thủ tục hành chính thành hai giai ñoạn:

a. Giai ñoạn 1: Quy ñịnh thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục áp

dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành chính có những ñặc ñiểm riêng ñược

xem xét trong các quy ñịnh về trách nhiệm hành chính, văn bản hành chính.

Page 66: Giao trinh luat hanh chinh 2

65

b. Giai ñoạn 2: Quy ñịnh thủ tục giải quyết các vụ việc riêng biệt - cụ thể bao

gồm thủ tục xử phạt hành chính; thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo ñối với hành vi lạm

quyền, vi phạm pháp luật của người có chức vụ; thanh tra... ñều có những nét chung.

Cái chung ñó ñược quy ñịnh bởi các thủ tục ñược thực hiện trong phạm vi hoạt ñộng

hành chính nhà nước, chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, có tính thống

nhất về mặt cơ cấu - tổ chức. Thủ tục này bao gồm một số bước sau:

- Khởi xướng vụ việc;

- Xem xét và ra quyết ñịnh giải quyết vụ việc;

- Thi hành quyết ñịnh;

- Khiếu nại và xem xét lại quyết ñịnh bị khiếu nại hoặc xem xét lại quyết ñịnh ñã

ra khi phát hiện tình tiết mới.

• Khởi xướng vụ việc: là giai ñoạn bắt ñầu thủ tục, nó thuộc quyền hạn của cơ

quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự mình hoặc căn cứ

vào sáng kiến về vụ việc của công dân, tổ chức ñể ñề ra vụ việc cần giải quyết. Trong

những trường hợp do pháp luật quy ñịnh thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải

ñưa vụ việc ra giải quyết. Vì vậy các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, các vụ vi

phạm trật tự quản lý, các công việc cần phải giải quyết trong quản lý hành chính nhà

nước... là căn cứ bắt ñầu thực hiện thủ tục hành chính.

• Xem xét và ra quyết ñịnh giải quyết vụ việc: là giai ñoạn chính, trung tâm của

thủ tục hành chính. Trong giai ñoạn này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hai

giai ñoạn nghiên cứu, xem xét, thu thập, xác minh, ñánh giá khách quan, toàn diện vụ

việc xảy ra và ra quyết ñịnh là hành vi có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý kết thúc

giai ñoạn trên.

• Thi hành quyết ñịnh hành chính: là giai ñoạn các chủ thể của thủ tục hành chính

thực hiện quyết ñịnh, không có khiếu nại. Ở giai ñoạn này pháp luật quy ñịnh quyền và

nghĩa vụ của cơ quan chịu trách nhiệm thi hành quyết ñịnh và áp dụng các biện pháp

cưỡng chế khi cần thiết, cũng như quyền và nghĩa vụ của người phải trực tiếp thi hành

quyết ñịnh theo ñúng thời hạn trình tự.

• Khiếu nại và xét khiếu nại ñối với quyết ñịnh: là giai ñoạn có thể xảy ra sau khi

ra quyết ñịnh và cả trong trường hợp quyết ñịnh ñã thi hành. Việc xem xét lại quyết

ñịnh ñã ban hành ñược thực hiện khi xuất hiện các căn cứ:

- Khiếu nại của các bên trực tiếp phải thực hiện quyết ñịnh và các bên hữu quan;

Page 67: Giao trinh luat hanh chinh 2

66

- Có ý kiến của cơ quan cấp trên của cơ quan ñã ban hành quyết ñịnh hoặc chính

cơ quan ra quyết ñịnh ñề xướng.

- Theo pháp luật của nhà nước ta, việc khiếu nại ñược tiến hành bằng con ñường

hành chính hoặc sau ñó chọn ra toà án.

VII. CẢI CÁCH TH Ủ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là cơ sở và ñiều kiện cần thiết ñể cơ quan nhà nước giải quyết

công việc của nhân dân, các cơ quan nhà nước và các tổ chức theo pháp luật nhằm bảo

ñảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan có công việc cần giải quyết. Tuy

nhiên, thủ tục hành chính của nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều nhược ñiểm. Cụ thể:

• Ðòi hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho nhân dân nhất là ñối với những người

ít hiểu biết các quy ñịnh về lề lối làm việc của các cơ quan nhà nước.

• Nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, rườm rà, không rõ ràng về trách

nhiệm.

• Trì trệ, không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa, còn theo thói quen, kinh

nghiệm và còn dựa trên các cơ sở thực tế không còn phù hợp.

• Thiếu thống nhất, thường bị thay ñổi một cách tùy tiện.

• Thiếu công khai.

Hệ quả chung khi áp dụng hệ thống thủ tục hành chính ñó là việc gây phiền hà,

kém hiệu quả trong việc thực hiện công việc chung của các cơ quan; gây trở ngại cho

việc giao lưu và hợp tác giữa nước ta với nước ngoài; gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ

trong guồng máy hành chính, dễ phát sinh tệ tham nhũng, làm giảm lòng tin của nhân

dân vào cơ quan nhà nước.

Do vậy, cải cách thủ tục hành chính ñang là yêu cầu bức xúc của nhân dân, của các

tổ chức và các nhà ñầu tư nước ngoài, là khâu ñột phá của quá trình cải cách hành chính

nhà nước.

2. Ý nghĩa của việc cải cách thủ tục hành chính

- Cải cách thủ tục hành chính trước hết là nhằm giảm bớt những quy ñịnh rườm rà

không cần thiết.

- Cải cách thủ tục hành chính nhằm khắc phục sự chồng chéo lẫn nhau trong việc

phục vụ các yêu cầu của người dân.

Page 68: Giao trinh luat hanh chinh 2

67

- Cải cách thủ tục hành chính là ñiều kiện cần thiết ñể tăng cường, củng cố mối

quan hệ giữa nhà nước với nhân dân; tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước của

nhân dân.

3. Mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính trong giai ñoạn hiện

nay

- Phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu ñồng bộ, rườm rà, phức tạp.

Theo ðề án 302 (Chung tay cải cách thủ tục hành chính), phải ñơn giản hóa và kiến nghị

ñơn giản hóa tối thiểu 30% các quy ñịnh hiện hành về cải cách thủ tục hành chính.

- Phải ñạt ñược sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và giải quyết công việc của

dân và tổ chức. Thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính với mục ñích

chính là công khai hóa tất cả các thủ tục hành chính hiện hành của trung ương và ñịa

phương. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính là hệ thống thông tin về thủ tục

hành chính và các văn bản pháp luật quy ñịnh về thủ tục hành chính liên quan ñến cá

nhân và tổ chức ñược thiết lập trên cơ sở các Quyết ñịnh công bố thủ tục hành chính

hoặc thủ tục giải quyết công việc của 24 bộ, ngành và 63 ñịa phương. Mục tiêu chính

của cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp một ñịa ñiểm duy nhất ñể người sử dụng có thể tìm

kiếm các thủ tục hành chính quan tâm. Cơ sở dữ liệu sẽ tăng cường khả năng tiếp cận

thông tin về các quy ñịnh, tăng tính minh bạch của hệ thống thể chế và thiết lập một cơ

sở lịch sử về hệ thống thủ tục hành chính. ðây là một bước tiến quan trọng sau hơn 30

năm ñất nước giải phóng, nền hành chính thực sự bước sang một chặng mới, hướng ñến

công khai, minh bạch và sự giản ñơn, thuận tiện cho người dân.

---------------------------------

2 Xem Công văn số 256/CCTTHC ngày 25/8/2009 của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tại về việc rà soát ngay những thủ tục hành chính theo ñúng chỉ ñạo của Thủ tướng Chính phủ.

Page 69: Giao trinh luat hanh chinh 2

68

Câu hỏi

1. Thế nào là thủ tục hành chính? Ý nghĩa của thủ tục hành chính trong quản

lý hành chính nhà nước?

2. Có bao nhiêu loại thủ tục hành chính? Mối quan hệ giữa qui phạm thủ tục

và quan hệ thủ tục hành chính.

3. Tại sao cần phải cải cách thủ tục hành chính?

4. Một thủ tục hành chính có làm phát sinh, thay ñổi, chấm dứt quan hệ pháp

luật hành chính hay không? Cho ví dụ.

5. Hiểu biết gì ðề án 30 về cải cách thủ tục hành chính. Những ưu, khuyết

ñểm (nếu có) của ñề án này.

Page 70: Giao trinh luat hanh chinh 2

69

B. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ÐẢM HI ỆU QUẢ TRONG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chương V

NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ÐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VÀ KỶ LUẬT NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ N ƯỚC

I. KHÁI NI ỆM, YÊU CẦU ÐỐI VỚI VI ỆC BẢO ÐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VÀ K Ỷ LUẬT NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Nhà nước Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp tích cực ñể pháp luật nhà nước ñược

thi hành thống nhất và nghiêm chỉnh. Pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước có

mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời. Ðó là ñiều kiện ñể duy trì và củng

cố sự vững mạnh của chính quyền nhà nước, bảo ñảm cho việc quản lý của nhà nước

ñược thực hiện ñạt hiệu quả cao.

1. Khái ni ệm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước trong quản lý

nhà nước

a. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế xã hội chủ nghĩa có nội dung là sự triệt ñể tôn trọng và thực hiện pháp

luật một cách nghiêm chỉnh, chính xác của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhân

viên các cơ quan nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân, là phương thức

thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa là một vấn ñề mang tính quy luật trong suốt

quá trình tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội. Chế ñộ xã hội chủ nghĩa tạo ra

những tiền ñề khách quan cho việc thiết lập và củng cố pháp chế ñồng thời ñòi hỏi pháp

chế phải không ngừng tăng cường và ngày càng hoàn thiện.

Nói tới pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước là nói tới

việc bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích chính ñáng của công dân, ñồng thời cũng

nói tới việc thực hiện pháp luật một cách thường xuyên, thống nhất, tự giác và nghiêm

chỉnh của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân; xử lý nghiêm minh và ñấu

tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm pháp luật. Ðể bảo ñảm thực hiện các nội dung

này thì ñòi hỏi nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất.

Trong ñó nhà nước quy ñịnh ñầy ñủ quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như các biện

Page 71: Giao trinh luat hanh chinh 2

70

pháp thực hiện, quy ñịnh ñịa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệ quản lý nhà nước,

quy ñịnh trật tự quản lý nhà nước, các biện pháp bảo ñảm cho pháp luật ñược thi hành

trên thực tế và các vấn ñề có liên quan khác.

b. Khái niệm kỷ luật nhà nước trong quản lý nhà nước

Theo nghĩa chung nhất, kỷ luật nhà nước là tổng thể các quy tắc do nhà nước, các

cơ quan nhà nước ban hành nhằm ñảm bảo hoạt ñộng bình thường của nhà nước, là việc

các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân thực hiện ñúng trật tự ñược quy ñịnh

trong pháp luật và hoàn thành các nhiệm vụ ñược nhà nước giao. Kỷ luật nhà nước ñược

thể hiện trong các lĩnh vực quản lý nhà nước bao gồm các loại kỷ luật như: kỷ luật lao

ñộng, kỷ luật kế hoạch, kỷ luật hợp ñồng, kỷ luật tài chính ...

� Kỷ luật lao ñộng là tổng thể các quy tắc lao ñộng do nhà nước ban hành

nhằm ñiều chỉnh các quan hệ lao ñộng, trật tự lao ñộng và nghĩa vụ lao ñộng của công

nhân cán bộ, công chức nhà nước.

� Kỷ luật kế hoạch là tổng thể các quy tắc do nhà nước bàn hành nhằm ñiều

chỉnh quá trình kế hoạch hóa và hoạt ñộng của cán bộ, công chức nhà nước khi thực

hiện kế hoạch.

� Kỷ luật tài chính là tổng thể các quy phạm pháp luật về tài chính, ngân

sách, các nguyên tắc kế toán tín dụng, lưu thông tiền tệ.

� Kỷ luật hợp ñồng là tổng thể các quy phạm pháp luật ñiều chỉnh các quan

hệ kinh tế thông qua hợp ñồng.

c. Mối quan hệ giữa kỷ luật nhà nước và pháp chế xã hội chủ nghĩa

Kỷ luật nhà nước và pháp chế xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ khắng khít, mật

thiết với nhau trong quan hệ với pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật nhà nước sẽ có tác

ñộng tích cực hoặc tiêu cực ñối với pháp chế tùy theo kỷ luật ñó như thế nào. Những

hành vi vi phạm kỷ luật nhà nước ñều trực tiếp hay gián tiếp xâm phạm trật tự quản lý

hành chính nhà nước, vi phạm pháp chế. Buông lỏng kỷ luật trong quản lý là tạo cơ hội

cho vi phạm pháp luật nảy sinh và phát triển, phá vỡ kỷ cương nhà nước. Ngược lại,

pháp luật ñược củng cố sẽ góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Trong quan hệ với kỷ luật nhà nước, pháp chế xã hội chủ nghĩa cũng có vai trò tác

ñộng hết sức to lớn. Nếu pháp chế ñược tôn trọng thì pháp luật ñược thực hiện nghiêm

minh, tạo ñiều kiện thuận lợi, cần thiết cho việc củng cố kỷ luật nhà nước.

d. Bảo ñảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước

Page 72: Giao trinh luat hanh chinh 2

71

Các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng thực

hiện quản lý hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương ñến ñịa phương trên cơ sở

pháp luật nhằm thực hiện pháp luật. Do vậy, việc bảo ñảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và

kỷ luật nhà nước trong quá trình quản lý là yêu cầu thường xuyên.

Bảo ñảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước ñược thực hiện thông qua

hoạt ñộng của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Bên cạnh ñó,

nhà nước còn thành lập các cơ quan, tổ chức chuyên làm nhiệm vụ bảo ñảm việc tôn

trọng pháp luật một cách triệt ñể cũng như bảo ñảm giữ gìn kỷ luật nhà nước một cách

nghiêm minh (tòa án, thanh tra...). Tùy theo các ñối tượng có vị trí chức năng, nhiệm vụ

khác nhau trong quản lý hành chính nhà nước mà việc bảo ñảm pháp chế xã hội chủ

nghĩa và kỷ luật nhà nước có thể là hoạt ñộng giám sát, kiểm tra, thanh tra.

Vậy, bảo ñảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước trong quản lý hành

chính nhà nước là tổng thể những biện pháp mang tính tổ chức - pháp lý ñược các cơ

quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng thông qua các hình thức giám sát,

kiểm tra, thanh tra... nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp

pháp của công dân cũng như lợi ích của nhà nước.

Các hoạt ñộng giám sát thanh tra, kiểm tra... là các phương thức kiểm soát ñối với

hành chính nhà nước. Mỗi loại hình kiểm soát kể trên có vai trò, tác ñộng xã hội nhất

ñịnh, chúng phối hợp tạo thành công lực ñể củng cố pháp chế và trật tự pháp luật.

• Giám sát: là khái niệm dùng ñể chỉ hoạt ñộng của các cơ quan quyền lực nhà

nước, tòa án, các tổ chức xã hội và công dân nhằm ñảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh

pháp luật trong quản lý xã hội. Như vậy, hoạt ñộng giám sát chủ yếu ñược thực hiện

ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc (bao gồm cả giám sát trực tiếp và giám sát gián

tiếp), mà thuộc hệ thống cơ quan khác hoặc của nhân dân. ðối với chức năng giám sát

của các cơ quan nhà nước, ñặc biệt là cơ quan quyền lực nhà nước, hậu quả pháp lý của

việc giám sát là cơ quan giám sát có quyền ñình chỉ, bãi bỏ quyết ñịnh hành chính của

cơ quan chịu giám sát.

• Kiểm tra: là khái niệm rộng ñược vận dụng theo hai hướng.

- Một là, kiểm tra là hoạt ñộng thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ

quan nhà nước cấp dưới nhằm xem xét, ñánh giá mọi mặt hoạt ñộng của cấp dưới khi

cần thiết hoặc kiểm tra một vấn ñề cụ thể, việc thực hiện một quyết ñịnh hành chính nào

ñó.

Page 73: Giao trinh luat hanh chinh 2

72

- Hai là, kiểm tra là hoạt ñộng của các tổ chức xã hội như kiểm tra Ðảng, kiểm tra

của các tổ chức xã hội ñối với hành chính nhà nước.

Sự khác nhau giữa hai loại kiểm tra này ở chỗ: kiểm tra trong hệ thống là hoạt

ñộng mang tính quyền lực nhà nước, nên có quyền trực tiếp áp dụng các biện pháp

cưỡng chế (nếu cần). Trong khi ñó, hoạt ñộng kiểm tra mang tính xã hội thì không mang

tính quyền lực nhà nước nên chỉ áp dụng các biện pháp tác ñộng mang tính xã hội.

• Thanh tra: là phạm trù dùng chỉ hoạt ñộng của các tổ chức thuộc tổng thanh tra

nhà nước và thanh tra nhà nước chuyên ngành.

Cơ quan thanh tra và ñối tượng bị thanh tra thường không có quan hệ trực thuộc.

Cơ quan thanh tra do thủ trưởng các cơ quan hành chính thành lập, do vậy nó hoạt ñộng

với tư cách là cơ quan chức năng giúp thủ trưởng cùng cấp. Trong quá trình thanh tra,

cơ quan thanh tra có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế ñể bảo ñảm công tác thanh

tra, kể cả các biện pháp trách nhiệm kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính nhưng không

có quyền sửa ñổi, bãi bỏ quyết ñịnh của ñối tượng bị thanh tra mà chỉ có quyền ñình chỉ,

tạm ñình chỉ việc thi hành một số loại quyết ñịnh hành chính nào ñó, trong những

trường hợp ñặc biệt cần thiết hoặc ñối với hành vi vi phạm pháp luật.

2. Các yêu cầu ñối với việc bảo ñảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật

nhà nước

Trong lĩnh vực chấp hành, ñiều hành các chủ thể quản lý nhà nước thường xuyên

thực hiện các hành vi có liên quan ñến quyền và nghĩa vụ của công dân. Do ñó các hoạt

ñộng thực thi pháp luật phải ñảm bảo một số yêu cầu nhất ñịnh. Cụ thể là:

a. Các yêu cầu ñảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước

- Hoạt ñộng của các cơ quan nhà nước phải phù hợp với mục ñích, nội dung và

yêu cầu của các văn bản pháp luật, nếu vi phạm yêu cầu này sẽ dẫn ñến những hoạt

ñộng tùy tiện, không thống nhất của các chủ thể có thẩm quyền, trực tiếp xâm phạm ñến

các khách thể mà pháp luật bảo vệ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Các cơ quan nhà nước chỉ ñược hoạt ñộng trong phạm vi thẩm quyền do pháp

luật quy ñịnh, không ñược tiến hành các hoạt ñộng vượt quá giới hạn thẩm quyền, cũng

như không ñược tự ý thu hẹp hoặc thay ñổi thẩm quyền ñó.

- Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành phải có nội dung và hình

thức phù hợp, chúng chỉ hết hiệu lực khi bị thay thế bởi một văn bản khác do cùng một

cơ quan ban hành hoặc bị hủy bỏ bởi quyết ñịnh của cơ quan có thẩm quyền.

Page 74: Giao trinh luat hanh chinh 2

73

- Phải bảo ñảm tính thống nhất trong việc áp dụng luật và các văn bản pháp quy

khác. Tuy nhiên, khi áp dụng pháp luật cần lưu ý ñến những ñiều kiện, tình hình kinh tế,

chính trị, xã hội của từng ñịa phương, từng vùng, từng ñối tượng ñể có các biện pháp

quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

b. Các nguyên tắc ñể thực hiện các yêu cầu ñảm bảo pháp chế xã hội chủ

nghĩa và kỷ luật nhà nước

• Nguyên tắc pháp luật hóa

Tất cả các hoạt ñộng ñược thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách hay không

chuyên trách nhằm duy trì và bảo vệ pháp luật như hoạt ñộng thanh tra, kiểm tra... phải

ñược quy ñịnh trong các văn bản pháp luật. Ðây là cơ sở pháp lý ñể các chủ thể thực

hiện quyền chủ ñộng khi tham gia bảo ñảm pháp chế và kỷ luật nhà nước, ñồng thời còn

là cơ sở ñể buộc các ñối tượng có hành vi xâm phạm pháp chế và kỷ luật nhà nước

không ñược cản trở hoặc thoái thác trách nhiệm khi bị áp dụng các biện pháp trách

nhiệm mà nhà nước ñã quy ñịnh.

• Nguyên tắc thường xuyên

Hoạt ñộng quản lý diễn ra hàng ngày. Nó liên tục làm phát sinh các quan hệ pháp

lý cụ thể và cũng có thể thường xuyên xâm hại ñến quyền và lợi ích của các ñối tượng

quản lý do những hành vi trái pháp luật hoặc những hoạt ñộng vô kỷ luật của các chủ

thể. Vì vậy, hoạt ñộng nhằm ñảm bảo pháp chế và kỷ luật nhà nước phải ñược tiến hành

thường xuyên mới có thể duy trì ñược trật tự pháp luật và giữ vững kỷ luật nhà nước.

Nếu không sẽ dẫn ñến những hậu quả khó khắc phục hoặc có khi sự tác ñộng chậm trễ

hoặc không thường xuyên là nguyên nhân dẫn ñến sự phá vỡ trật tự quản lý.

• Nguyên tắc công khai và hiệu quả

Mọi hoạt ñộng nhằm ñảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước phải

ñược tiến hành công khai. Có như vậy mới thu hút ñược ñông ñảo các chủ thể tham gia,

nếu không sẽ gây hiểu nhầm, làm giảm hiệu quả của việc bảo ñảm cho pháp luật ñược

tôn trọng và kỷ luật nhà nước ñược tăng cường.

• Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt

chẽ giữa các cơ quan nhà nước

Ðảm bảo nguyên tắc này sẽ tạo ñiều kiện cho các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn

nhau, tạo ra những ñối trọng nhất ñịnh giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Ðây là

nguyên tắc ñặc biệt quan trọng trong các nguyên tắc nhằm bảo ñảm pháp chế và kỷ luật

nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước.

Page 75: Giao trinh luat hanh chinh 2

74

II. CÁC BI ỆN PHÁP BẢO ÐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ

KỶ LUẬT NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Quản lý nhà nước là hoạt ñộng mang tính dưới luật, ñiều ñó ñòi hỏi mọi hoạt ñộng

của các cơ quan hành chính nhà nước phải ñặt dưới sự kiểm tra của các cơ quan nhà

nước khác, các tổ chức xã hội và công dân, nhằm ñảm bảo pháp chế và kỷ luật trong

quản lý nhà nước. Hoạt ñộng kiểm tra ñối với quản lý hành chính nhà nước không ñối

lập, không cản trở hoạt ñộng ñó, ngược lại làm cho nó trở nên trong sạch và vững mạnh

hơn.

1. Hoạt ñộng giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ñối với cơ quan hành

chính nhà nước

Theo quy ñịnh của Hiến pháp, các cơ quan hành chính nhà nước do các cơ quan

quyền lực nhà nước cùng cấp lập ra. Do vậy quyền giám sát ñược coi như quyền có tính

chất hiến ñịnh của cơ quan quyền lực ñối với mọi hoạt ñộng của các cơ quan hành chính

nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan ñại diện cho ý chí, nguyện vọng của

ñông ñảo quần chúng nhân dân, thực hiện quyền lực nhân dân và chịu trách nhiệm trước

nhân dân cho nên quyền lực nhà nước tập trung trong hệ thống cơ quan quyền lực và

chúng tác ñộng, chi phối các cơ quan nhà nước khác, ñặc biệt là hệ thống hành chính

nhà nước. Thông qua hoạt ñộng giám sát của mình, các cơ quan quyền lực nhà nước

thường xuyên và trực tiếp kiểm tra mọi mặt hoạt ñộng của cơ quan hành chính nhà nước

cùng cấp. Trong quá trình giám sát, các cơ quan quyền lực nhà nước sẽ phát hiện những

yếu kém về mặt tổ chức, những lệch lạc trong nhận thức và hành ñộng, những vướng

mắc trong quá trình hoạt ñộng của cơ quan hành chính nhà nước từ ñó có biện pháp

thích ứng khắc phục kịp thời.

Ðây cũng là biện pháp quan trọng ñể cơ quan quyền lực kiểm nghiệm lại tính phù

hợp với thực tế của những nghị quyết mà mình ñã ban hành, những biện pháp mà mình

quản lý. Trên cơ sở ñó ñưa ra những biện pháp cải tiến về phương pháp quản lý, hoàn

thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý. Ðồng thời hoạt ñộng giám sát còn

giúp cơ quan quyền lực nhà nước phát hiện ra các vi phạm pháp luật, các hành vi xâm

phạm ñến lợi ích nhà nước, tập thể, công dân của cán bộ có thẩm quyền từ ñó có biện

pháp xử lý hoặc yêu cầu xử lý nghiêm minh các vi phạm ñó.

Page 76: Giao trinh luat hanh chinh 2

75

Như vậy, các cơ quan quyền lực nhà nước có thể chỉ ñạo một cách trực tiếp,

thường xuyên công tác của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp thông qua hoạt ñộng

giám sát.

• Hoạt ñộng giám sát của Quốc hội:

Theo quy ñịnh của pháp luật, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngoài chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội

còn thực hiện quyền giám sát tối cao ñối với toàn bộ hoạt ñộng của nhà nước. Ngoài ra,

“Quốc hội còn thực hiện quyền giám sát của mình thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc

hội, Hội ñồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ñoàn ñại biểu Quốc hội và ñại biểu

Quốc hội.” 3 Hoạt ñộng giám sát ñó ñược thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như:

- Thông qua việc nghe báo cáo của Chính phủ, các Bộ;

- Thông qua việc ñánh giá công văn, báo cáo của Chính phủ, các Bộ;

- Thông qua việc chất vấn của ñại biểu Quốc hội ñối với các thành viên của Chính

phủ;

- Thông qua hoạt ñộng giám sát thường xuyên của các tổ ñại biểu hoặc các ñại

biểu ñối với hoạt ñộng của cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ quản lý có thẩm

quyền;

- Thông qua việc tiếp xúc ñể nghe yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại tố cáo của cử tri;

- Thông qua việc lập ñoàn kiểm tra ñặc biệt ñể xem xét các vụ việc quan trọng.

Quốc hội có thể lập các Ủy ban lâm thời ñể ñiều tra những vấn ñề nhất ñịnh.

Có thể nói, quyền giám sát của Quốc hội ñối với quản lý hành chính nhà nước có

phạm vi rất lớn, thể hiện rõ tính quyền lực nhà nước kể cả về mặt tổ chức (trong việc

thành lập, bãi bỏ các cơ quan, các chức danh của bộ máy hành chính nhà nước) và cả

những lĩnh vực hoạt ñộng cụ thể của bộ máy hành chính nhà nước (chỉ có Quốc hội mới

có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật,

nghị quyết của Quốc hội).

Như vậy, quyền giám sát của Quốc hội là quyền giám sát tối cao, quyền này không

bị giới hạn bởi ñối tượng, phạm vi giám sát. Ðể củng cố pháp chế và kỷ luật trong quản

lý nhà nước cần phải tăng cường hoạt ñộng giám sát của Quốc hội ñối với hệ thống

hành chính.

3 Nguyễn Cửu Việt, PGS.TS: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.457.

Page 77: Giao trinh luat hanh chinh 2

76

Ngoài ra, trong những trường hợp ñược uỷ nhiệm hoặc thông qua những nhiệm vụ

quyền hạn của mình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có hoạt ñộng giám sát nhất

ñịnh, tuy nhiên về bản chất ñây không phải là sự giám sát tối cao.

• Hoạt ñộng giám sát của Hội ñồng nhân dân các cấp:

Hội ñồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở ñịa phương, thực hiện quyền

giám sát ñối với hoạt ñộng của Ủy ban nhân dân và các cơ quan quản lý chuyên môn ở

ñịa phương cũng như hoạt ñộng của các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức trực thuộc và trực

thuộc cấp trên ñóng tại ñịa phương.

Hoạt ñộng giám sát của Hội ñồng nhân dân ñược thực hiện thông qua việc;

- Nghe báo cáo, ñánh giá báo cáo của Ủy ban nhân dân.

- Thông qua việc xem xét, giải quyết các khiếu nại, kiến nghị của cử tri ñối với

hoạt ñộng của các cơ quan hành chính.

- Có quyền bãi miễn các chức danh của cơ quan hành chính ñịa phương.

- Có quyền bãi bỏ các quyết ñịnh sai trái của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

Quyền giám sát của Hội ñồng nhân dân ñối với Ủy ban nhân dân cùng cấp có

phạm vi rộng và thể hiện trên nhiều phương diện. Các cơ quan hành chính phải chấp

hành sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, nhưng nếu nhìn một cách tổng thể

trên toàn hệ thống thì các cơ quan hành chính nhà nước không hoàn toàn bị ñộng trong

các quan hệ giám sát ñó mà có tính chủ ñộng, có sự tác ñộng trở lại ñối với cơ quan

quyền lực nhà nước.

Hội ñồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng hoạt ñộng của nó mang

tính ñặc thù của một cơ quan chính quyền ñịa phương, là nghiêm chỉnh chấp hành Hiến

pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cấp trên. Ðương nhiên, trong hoạt ñộng của

mình, Hội ñồng nhân dân phải chịu sự chỉ ñạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên trong

ñó có HÐND cấp trên và Chính phủ.

2. Hoạt ñộng thanh tra, kiểm tra của các cơ quan hành chính nhà nước,

của các cán bộ cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền

Kiểm tra là hoạt ñộng không thể thiếu trong quá trình quản lý của các chủ thể quản

lý có thẩm quyền. Thông qua biện pháp kiểm tra, các cơ quan hành chính nhà nước và

cán bộ cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền phát hiện những hiện tượng sai trái,

lệch lạc hay những ñiển hình tốt, từ ñó có biện pháp xử lý ñối với những hiện tượng tiêu

cực và có biện pháp tác ñộng tích cực ñối với những gương ñiển hình.

Page 78: Giao trinh luat hanh chinh 2

77

Sự kiểm tra hành chính của cơ quan hành chính nhà nước là sự kiểm tra toàn diện

trên mọi l ĩnh vực của ñời sống xã hội trong phạm vi cả nước hay từng ñịa phương, từng

ngành.

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực nào, ngành

nào thì có quyền kiểm tra trong lĩnh vực ñó, ngành ñó. Sự kiểm tra của cán bộ có thẩm

quyền ñối với nhân viên thuộc quyền là hoạt ñộng kiểm tra mang tính chất toàn diện

trong phạm vi từng cơ quan, từng ñơn vị mà người cán bộ ñó phụ trách.

Hoạt ñộng kiểm tra của các cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ có thẩm quyền

là hoạt ñộng mang tính quyền lực nhà nước. Thể hiện:

- Bên kiểm tra có quyền tiến hành kiểm tra một cách ñơn phương chỉ tuân theo

pháp luật không cần sự ñồng ý của bên bị kiểm tra. Có thể tiến hành kiểm tra theo ñịnh

kỳ hoặc ñột xuất ñối với ñối tượng bị kiểm tra nhằm mục ñích tìm hiểu sự thật khách

quan trong quá trình quản lý.

- Bên kiểm tra có quyền yêu cầu bên ñối tượng bị kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu,

chứng cứ liên quan ñến vấn ñề cần kiểm tra, bên bị kiểm tra phải chấp hành, nếu không

sẽ bị xử lý theo pháp luật.

- Bên kiểm tra có quyền ra chỉ thị về phương hướng thời hạn và biện pháp sửa

chữa sai sót phát hiện ñược trong quá trình kiểm tra.

Hoạt ñộng kiểm tra của bộ máy hành chính nhà nước ñối với các hoạt ñộng phát

sinh trong lĩnh vực chấp hành, ñiều hành bao gồm:

• Hoạt ñộng thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

chung.

Ðây là những hoạt ñộng ñược thực hiện bởi Chính phủ và Ủy ban nhân dân các

cấp ñối với ñối tượng quản lý thuộc quyền. Việc kiểm tra ñược tiến hành bằng nhiều

hình thức như: nghe, xem xét, ñánh giá báo cáo của ñối tượng quản lý; thành lập ñoàn

thanh tra tổng hợp ñể thanh tra, kiểm tra chung hoặc thông qua cơ quan thanh tra nhà

nước, thanh tra bộ, thanh tra sở...

Khi kiểm tra, cơ quan kiểm tra có quyền ra quyết ñịnh bắt buộc ñối với ñối tượng

kiểm tra, có quyền ñình chỉ, bãi bỏ quyết ñịnh trái pháp luật, áp dụng biện pháp kỷ luật

ñối với người có chức vụ hoặc các cơ quan, tổ chức trực thuộc.

• Hoạt ñộng kiểm tra chức năng:

Là hoạt ñộng kiểm tra do các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tiến hành ñối với

các ñơn vị không trực thuộc mình về mặt tổ chức. Trong phạm vi quyền hạn của mình,

Page 79: Giao trinh luat hanh chinh 2

78

các bộ có quyền chỉ ñạo, hướng dẫn ñồng thời kiểm tra các Ủy ban nhân dân các cấp,

các cơ quan nhà nước khác, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh

vực, có quyền ñình chỉ việc thi hành và ñề nghị Thủ tướng bãi bỏ những quyết ñịnh của

Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các ñối tượng khác trái với các văn bản

của bộ về ngành lĩnh vực mà bộ phụ trách.

• Hoạt ñộng kiểm tra nội bộ:

Là hoạt ñộng kiểm tra ñược tiến hành trong nội bộ cơ quan, tổ chức bởi thủ trưởng

cơ quan, tổ chức. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có quyền áp dụng các hình thức, biện

pháp thuộc quyền hạn của mình như khen thưởng, kỷ luật và bãi bỏ các quyết ñịnh sai

trái của nhân viên thuộc quyền quản lý.

• Hoạt ñộng thanh tra nhà nước (thanh tra Chính phủ):

Là hoạt ñộng chuyên trách nhằm bảo ñảm pháp chế và kỷ luật nhà nước, là

phương thức thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước.

Mục ñích của thnah tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp

luật; phát hiện những sơ sở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật ñể kiến nghị với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục.

- Tổ chức thanh tra nhà nước theo cấp hành chính bao gồm:

+ Thanh tra Chính phủ.

+ Thanh tra cấp tỉnh.

+ Thanh tra cấp huyện.

Là hệ thống thanh tra thuộc các cơ quan có thẩm quyền chung, có quyền tiến hành

hoạt ñộng thanh tra trong phạm vi rộng liên quan ñến các lĩnh vực quản lý của các cơ

quan có thẩm quyền chung.

- Bên cạnh ñó, còn có tổ chức thanh tra theo ngành, lĩnh vực, bao gồm:

+ Thanh tra bộ.

+ Thanh tra sở.

Là hệ thống cơ quan thanh tra thuộc cơ quan có thẩm quyền chuyên môn tiến hành

công tác thanh tra trong phạm vi chuyên môn thuộc quyền quản lý của các cơ quan ñó.

Chức năng thanh tra nhà nước ở xã, phường do ủy ban nhân dân cùng cấp trực tiếp ñảm

nhận. Khác với hệ thống thanh tra theo cấp hành chính, thanh tra chuyên ngành có thẩm

quyền xử phạt vi phạm hành chính (ðiều 25, ðiều 28, Luật Thanh tra 2004). Khi tiến

hành hoạt ñộng thanh tra, các tổ chức thanh tra nhà nước phải tuân theo các quy ñịnh

của pháp luật về hoạt ñộng thanh tra.

Page 80: Giao trinh luat hanh chinh 2

79

Như vậy, hoạt ñộng thanh tra có vai trò quan trọng trong việc ñảm bảo thực thi

pháp luật của tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong quá trình quản lý

hành chính. Hoạt ñộng thanh tra góp phần phát hiện ra các vi phạm pháp luật và ngăn

chặn vi phạm pháp luật. Ðồng thời góp phần củng cố hoạt ñộng của bộ máy hành chính

cũng như ñội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

• Hoạt ñộng kiểm toán nhà nước:

Ðây là một hình thức kiểm tra ñặc biệt ñối với hoạt ñộng quản lý hành chính nhà

nước. Theo Quyết ñịnh số 70/CP ngày 11/7/1994 kiểm toán nhà nước ñược chính thức

thành lập với tư cách là cơ quan nhà nước ñặc thù có chức năng xác nhận tính ñúng ñắn,

hợp pháp của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các

ñơn vị hành chính sự nghiệp, các ñơn vị kinh tế nhà nước và các ñoàn thể quần chúng,

các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

Như vậy, kiểm toán nhà nước chủ yếu nhằm vào hệ thống các cơ quan hành chính

nhà nước, mọi hoạt ñộng gắn liền với tài chính nhà nước - là ñối tượng kiểm tra của

kiểm toán nhà nước. Khi thi hành nhiệm vụ kiểm toán nhà nước chỉ tuân theo pháp luật

và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ, có quyền yêu cầu các ñơn vị ñược kiểm toán và

các ñơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.

3. Hoạt ñộng của Tòa án nhân dân trong việc bảo ñảm pháp chế và kỷ luật

nhà nước

Tòa án là cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng xét xử. Thông qua

việc xét xử Tòa án giải quyết những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong một số quan

hệ pháp luật, tòa án nhân dân không chỉ xử lý nghiêm minh ñối với người vi phạm pháp

luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của

tập thể, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân mà còn có thể ñề

nghị các cơ quan hành chính nhà nước khắc phục những nguyên nhân, ñiều kiện dẫn

ñến vi phạm pháp luật.

Tòa án nhân dân góp phần bảo ñảm pháp chế và kỷ luật nhà nước thông qua hoạt

ñộng tài phán hành chính. Qua xét xử các vụ án hành chính, tòa hành chính trực tiếp

kiểm tra, giám sát và có thể xử lý ñối với hoạt ñộng của cơ quan hành chính nhà nước.

Ðiều ñó có giá trị tích cực trong việc tăng cường pháp chế và kỷ luật nhà nước.

4. Hoạt ñộng kiểm tra Ðảng, kiểm tra giám sát của các tổ chức xã hội

• Hoạt ñộng kiểm tra Ðảng:

Page 81: Giao trinh luat hanh chinh 2

80

Hoạt ñộng kiểm tra Ðảng là chức năng không tách rời quyền lãnh ñạo của Ðảng vì

Ðảng cộng sản Việt Nam lãnh ñạo toàn diện mọi mặt hoạt ñộng của nhà nước Việt

Nam.

- Chủ thể kiểm tra ðảng: là tất cả các cơ quan thuộc hệ thống của ðảng, gắn liền

với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, ñơn vị kinh tế.

- Phạm vi kiểm tra: là toàn diện và tuyệt ñối. Pháp luật hiện hành còn quy ñịnh

ðảng là chủ thể duy nhất lãnh ñạo toàn bộ ñội ngũ cán bộ, công chức.

- Cách thức kiểm tra: Công tác kiểm tra Ðảng ñối với hoạt ñộng quản lý nhà nước

ñược thực hiện bởi cơ quan Ðảng, thông qua việc nghe các Ðảng viên lãnh ñạo cơ quan

nhà nước tương ứng báo cáo về hoạt ñộng của bộ máy do họ chỉ ñạo, ñồng thời kiểm tra

việc thực hiện nghị quyết của Ðảng trong các Ðảng viên.

- Các biện pháp tác ñộng sau quá trình kiểm tra: Tuy hoạt ñộng kiểm tra này

không mang tính quyền lực nhà nước, nhưng nó có tác ñộng rất lớn trên thực tế. Trong

một số trường hợp nhất ñịnh, kiểm tra ðảng là kết luận cuối cùng ñối với hành vi vi

phạm của cán bộ công chức là ðảng viên. Tất nhiên, với tư cách là một tổ chức chính

trị, ðảng có thể áp dụng hình thức kỷ luật ðảng ñối với thành viên của mình. Trên cơ sở

này, cơ quan, ñơn vị nơi ðảng viên công tác sẽ quyết ñịnh hình thức kỷ luật về mặt

chính quyền, và các cơ quan thanh tra, kiểm tra hữu quan truy cứu trách nhiệm pháp lý

ñối với cán bộ vi phạm.

• Hoạt ñộng kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội

Kiểm tra xã hội là hoạt ñộng ñược tiến hành chủ yếu thông qua các tổ chức xã hội

như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ðoàn thanh niên, Hội phụ nữ...

Kiểm tra xã hội là việc nhân dân lao ñộng tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý

xã hội thông qua hoạt ñộng kiểm tra của các tổ chức xã hội ñối với các cơ quan nhà

nước, cán bộ nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân trong việc thực hiện pháp luật.

Khi phát hiện những vi phạm pháp luật hoặc những yếu kém về mặt tổ chức và hoạt

ñộng của các cơ quan nhà nước thì tổ chức xã hội có quyền kiến nghị, yêu cầu các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hay khắc phục, góp phần tích cực vào việc tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước.

• Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân cũng là một tổ chức xã hội (tổ chức tự quản); tuy nhiên, vì

ñóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra giám sát nên ñược nghiên cứu thành một nội

dung riêng. Các tổ chức thanh tra nhân dân ñược thành lập ở xã, phường, thị trấn, ñơn vị

Page 82: Giao trinh luat hanh chinh 2

81

sản xuất, kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp ñể thực hiện giám sát, kiểm tra

việc thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nước tại ñịa phương, ñơn vị, cơ quan mình.

Trong phạm vi chức năng của mình, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Liên ñoàn lao ñộng

các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ ñạo hoạt ñộng thanh tra nhân dân và cùng với các tổ

chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp với các tổ chức thanh tra Nhà nước trong

hoạt ñộng thanh tra, cụ thể như sau:

- Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,

việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã,

phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, ñơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

- Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử

lý theo quy ñịnh của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị ñó.

- Khi cần thiết, ñược chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người ñứng

ñầu cơ quan nhà nước, ñơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những

vụ việc nhất ñịnh.

- Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người ñứng ñầu cơ

quan nhà nước, ñơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót

ñược phát hiện qua việc giám sát; bảo ñảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và

người lao ñộng, biểu dương những ñơn vị, cá nhân có thành tích.

• Hoạt ñộng của trọng tài kinh tế

Bằng hoạt ñộng của mình trọng tài kinh tế tác ñộng tích cực ñến các tổ chức kinh

tế, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm làm cho các quan hệ kinh tế phát triển lành

mạnh, ñẩy mạnh sản xuất, lưu thông hàng hóa, phòng ngừa các vi phạm pháp luật và

tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt ñộng kinh tế.

Cùng với việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, xử lý vi phạm hợp ñồng, trọng tài

kinh tế còn có quyền yêu cầu ñơn vị kinh tế, cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan áp

dụng biện pháp cần thiết ñể khắc phục nguyên nhân, ñiều kiện làm phát sinh vi phạm

pháp luật tại ñơn vị, tổ chức ñó.

5. Hoạt ñộng khiếu nại, tố cáo của công dân

Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền hiến ñịnh ((ðiều 53, ðiều 74 Hiến pháp 1992).

Theo quy ñịnh tại Luật khiếu nại tố cáo, việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công

dân có vai trò to lớn trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực

vào việc tăng cường pháp chế và kỷ luật nhà nước trong hoạt ñộng quản lý nhà nước .

Page 83: Giao trinh luat hanh chinh 2

82

Tuy nhiên, ñể công dân thực hiện tốt quyền của mình thì cần phải hiểu rõ khái

niệm về khiếu nại, tố cáo.

- Khiếu nại ñược sử dụng khi quyền chủ thể của công dân khiếu nại bị vi phạm do

quyết ñịnh hoặc hành vi trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước

hoặc các cán bộ, công chức nhà nước, công chức nhà nước.

- Tố cáo là việc công dân phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc

làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền gây thiệt hại hoặc

ñe dọa gây thiệt hại ñến lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của

công dân.

Ðối tượng của khiếu nại, tố cáo là mọi quyết ñịnh hành chính nhà nước hoặc hành

vi trái pháp luật của các chủ thể quản lý nhà nước. Bên cạnh việc ñặt ra các quy ñịnh về

quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cũng như ñặt ra các quy ñịnh về thủ tục, thời hạn,

thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhà nước còn ñặt ra và thực hiện

các biện pháp bảo ñảm pháp lý ñối với người khiếu nại, tố cáo giúp công dân thực sự sử

dụng quyền này như một phương tiện ñể giảm sát việc thực hiện pháp luật của cán bộ,

cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, cá nhân công dân .

Những biện pháp bảo ñảm ñó bao gồm:

- Mọi công dân ñều có quyền khiều nại, tố cáo ñể bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình, của người khác hoặc của nhà nước, của tập thể mà không bị hạn chế bất

cứ ñiều kiện nào;

- Người khiếu nại, tố cáo ñược ñảm bảo tránh mọi sự ñe dọa hay trả thù;

- Người khiếu nại, tố cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu họ khiếu nại, tố

cáo ñúng sự thật. Ngược lại, nếu họ lợi dụng quyền này ñể xuyên tạc sự thật làm giảm

uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước thì họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp

luật.

-----------------------------------

Câu hỏi

1. Nêu các phương thức ñể bảo ñảm pháp chế XHCN và kỷ luật nhà

nước?

2. Phân biệt pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước. Mối quan

hệ giữa chúng?

Page 84: Giao trinh luat hanh chinh 2

83

Chương VI

THAM NH ŨNG, PHÒNG VÀ CHỐNG THAM NH ŨNG

I. NHỮNG QUY ðỊNH CHUNG

1. Khái ni ệm chung về tham nhũng

Ðể nâng cao hiệu quả của việc phòng ngừa và ñấu tranh chống tham nhũng, tăng

cường kỷ cương pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, Nhà nước ta ñã và ñang ñẩy mạnh công tác ñấu tranh phòng và chống

tham nhũng. Theo Ðiều 1 Luật phòng chống tham nhũng: Tham nhũng là hành vi của

người có chức vụ, quyền hạn ñã lợi dụng chức vụ quyền hạn ñó vì vụ lợi.

2. Ðặc ñiểm của hành vi tham nhũng

• Phải ñược thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn.

Ðây là dấu hiệu bắt buộc ñể xác ñịnh hành vi nào là hành vi tham nhũng và ñối

tượng nào có ñiều kiện ñể trở thành chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng. ðiều kiện

ñầu tiên ñược quy ñịnh phải là người có chức vụ quyền hạn, cụ thể như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy ñịnh của Luật cán bộ công

chức;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ

quan, ñơn vị thuộc Quân ñội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật

trong cơ quan, ñơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Cán bộ lãnh ñạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước; cán

bộ lãnh ñạo, quản lý là người ñại diện phần góp vốn của Nhà nước tại doanh

nghiệp;

- Những người khác ñược giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi

thực hiện nhiệm vụ công vụ ñó.

Dấu hiệu trên cho thấy, pháp luật “khoanh vùng” ñối tượng tham nhũng là những

người làm việc, công tác trong các cơ quan, tổ chức thuộc khối nhà nước, hoặc các

doanh nghiệp có phần góp vốn của nhà nước. Các ñối tượng này ít nhiều ñược giao một

quyền hạn công vụ và ñã lạm dụng quyền hạn công vụ ñó ñể thực hiện một hành vi có

chủ ñích: hành vi lạm dụng quyền hạn vì vụ lợi

Page 85: Giao trinh luat hanh chinh 2

84

• Người có chức vụ quyền hạn ñã lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc cố ý làm trái

pháp luật ñể thực hiện những hành vi vụ lợi riêng, gây thiệt hại ñến lợi ích nhà nước,

tập thể và công dân, xâm phạm ñến hoạt ñộng ñúng ñắn của cơ quan, tổ chức.

Phân tích trên cho thấy, nếu một hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn của người

có chức vụ quyền hạn nhưng không vì mục ñích vụ lợi thì không thể xem là tham

nhũng. Ngược lại nếu một hành vi có mục ñích vụ lợi mà không thong qua con ñường

quyền hạn cũng không thể xem là hành vi tham nhũng. Dấu hiệu vụ lợi ñược hiểu là

nhằm ñược hưởng lợi một lợi ích vật chất không có căn cứ pháp luật - bất hợp pháp.

Tuy nhiên, ñó có thể là một khoản tiền, khoản vật chất có giá trị, hay ngay cả những

ñiều kiện trực tiếp làm phát sinh một lợi ích vật chất. Suy cho cùng, hành vi tham nhũng

phải thỏa mãn 3 ñặc ñiểm:

- Phải là người có chức vụ quyền hạn;

- Hành vi phải có mục ñích vì vụ lợi;

- Giữa “chức vụ, quyền hạn” và “vì vụ lợi” phải có mối dây liên hệ

trực tiếp.

3. Các hành vi ñược xem là tham nhũng

Các hành vi mà người có chức vụ quyền hạn ñã làm ñược xem là hành vi tham

nhũng gồm:

- Tham ô tài sản.

- Nhận hối lộ.

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm ñoạt tài sản.

- Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác ñể vụ lợi.

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.

- ðưa hối lộ, môi giới hối lộ ñược thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn ñể

giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, ñơn vị hoặc ñịa phương vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi.

- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn ñể bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật

vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, ñiều

tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Page 86: Giao trinh luat hanh chinh 2

85

Yếu tố “vì vụ lợi” là dấu hiệu bắt buộc trong các hành vi tham nhũng. Bởi vì, nếu

việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn ñể nhằm mục ñích khác (không phải vì vụ lợi) thì

không thể hiện bản chất của hành vi tham nhũng. Trong ñó, tham ô là một dạng hành vi

của tham nhũng, khi tài sản hoặc lợi ích vật chất mà chủ thể mong muốn “vụ lợi” là tài

sản của nhà nước, tổ chức thuộc khối nhà nước, doanh nghiệp có phần vốn của nhà

nước.

4. Khái ni ệm phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng có ñặc thù riêng là ñược thực hiện bởi những người có chức vụ quyền

hạn. Cho nên những thiệt hại do chính nhũng hành vi tham nhũng của những cán bộ

thoái hoá, biến chất sẽ làm ảnh hưởng một cách nghiêm trọng ñến sự phát triển chung

của toàn xã hội, ảnh hưởng to lớn ñến uy tín và niềm tin của nhân dân vào sự lãnh ñạo

của Ðảng, vào chất lượng hoạt ñộng của các cơ quan, tổ chức ñược nhà nhà nước trao

quyền. Chính vì vậy, nhà nước ta ñã ñưa ra nhiều biện pháp ñể kịp thời phát hiện ngăn

chặn và xử lý nghiêm minh những người có hành vi tham nhũng. Luật phòng chống

tham nhũng quy ñịnh hai chế ñịnh quan trọng. Một là phòng ngừa tham nhũng. Hai là,

chống tham nhũng.

- Phòng ngừa tham nhũng ñược hiểu là việc luật hóa những hành vi và hoạt ñộng

trong quản lý nhà nước nhằm hạn chế ñến mức có thể khả năng xảy ra tham nhũng.

- Chống tham nhũng có thể ñược hiểu theo nghĩa hẹp là các biện pháp của nhà

nước nhằm tác ñộng trực tiếp ñến các ñối tượng thực hiện hành vi tham nhũng từ hình

thức kỷ luật ñến truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, các biện pháp phòng, chống tham nhũng ñược quy ñịnh ña dạng trong các

văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng, Luật cán bộ,

công chức, Bộ luật hình sự và các văn bản khác có liên quan. Nhìn chung, các văn bản

này thể hiện:

- Luật phòng chống tham nhũng quy ñịnh: mọi hành vi tham nhũng ñều

phải ñược phát hiện kịp thời. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị,

chức vụ nào ñều phải bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy ñịnh của pháp luật.

Tài sản bị chiếm ñoạt do hành vi tham nhũng phải ñược thu hồi, tài sản do tham

nhũng mà có phải bị tịch thu, người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải

bồi thường.

- Ðể công tác ñấu tranh phòng chống tham nhũng ñạt hiệu quả, chúng ta có

quy ñịnh sự khoan hồng của nhà nước ñối với những người có hành vi tham

Page 87: Giao trinh luat hanh chinh 2

86

nhũng nhưng ñã chủ ñộng khai báo, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái

pháp luật của mình gây ra, nộp lại tài sản ñã tham nhũng thì tuỳ trường hợp mà

ñược xem xét giảm nhẹ hoặc miễn xử lý kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn

truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy ñịnh của pháp luật. Tuy nhiên nhà nước

cũng có quy ñịnh những khung, mức hình phạt tăng nặng cho những người có

hành vi tham nhũng mà dùng thủ ñoạn xảo quyệt ñể che giấu hành vi vi phạm,

cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý.

5. Nguyên tắc xử lý tham nhũng

ðể ñảm bảo cho công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ñược nhanh chóng, ñúng

người, ñúng với hành vi tham nhũng thì cần phải ñảm bảo một số nguyên tắc sau ñây:

- Mọi hành vi tham nhũng ñều phải ñược phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời,

nghiêm minh.

- Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo

quy ñịnh của pháp luật.

- Tài sản tham nhũng phải ñược thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng

gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy ñịnh của pháp luật.

- Người có hành vi tham nhũng ñã chủ ñộng khai báo trước khi bị phát hiện, tích

cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản

tham nhũng thì có thể ñược xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt

hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy ñịnh của pháp luật.

- Việc xử lý tham nhũng phải ñược thực hiện công khai theo quy ñịnh của pháp

luật.

- Người có hành vi tham nhũng ñã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải

bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình ñã thực hiện

Tất nhiên, những nguyên tắc trên chỉ có thể ñược thực hiện triệt ñể khi Luật phòng

chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn tạo ñược khung pháp lý và các ñiều kiện

cần thiết, thống nhất và ñồng bộ ñể hoạt ñộng phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

ñược thực hiện nghiêm minh. ðặc biệt, cần phải tăng cường các biện pháp khen thưởng

các ñối tượng phát hiện hành vi tham nhũng, “bảo vệ” thích hợp cho người phát hiện

hành vi tham nhũng ñể họ không bị rơi vào trường hợp bị cô lập, ức hiếp hay ñe dọa.

Page 88: Giao trinh luat hanh chinh 2

87

ðiều này suy cho cùng không chỉ có ý nghĩa ñối với việc trực tiếp phát hiện và xử lý

tham nhũng mà trên hết là góp phần vào việc phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả.

II. VAI TRÒ, NHI ỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÔNG

DÂN TRONG VI ỆC PHÒNG CHỐNG THAM NH ŨNG

Ðấu tranh phòng và chống tham nhũng là một nhiệm vụ không chỉ của riêng một

cơ quan, tổ chức nào mà ñây là cuộc ñấu tranh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp

ngành, các cơ quan, tổ chức, cán bộ, ñảng viên và cá nhân công dân. Luật phòng chống

tham nhũng ñã quy ñịnh quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ và xác ñịnh vai trò phối hợp giữa

công dân, các cơ quan, tổ chức là rất quan trọng, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho

công tác chống tham nhũng.

1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, ñơn vị và người có chức vụ, quyền hạn

• Cơ quan, tổ chức, ñơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách

nhiệm sau ñây:

- Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

- Tiếp nhận, xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi

tham nhũng;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo

hành vi tham nhũng;

- Chủ ñộng phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông

tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá

trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.

• Người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm sau ñây:

- Gương mẫu, liêm khiết; ñịnh kỳ kiểm ñiểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ

và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý

người có hành vi tham nhũng;

- Chịu trách nhiệm khi ñể xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, ñơn

vị do mình quản lý, phụ trách (xem thêm mục III.5 bài này).

• Người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm sau ñây:

Page 89: Giao trinh luat hanh chinh 2

88

- Thực hiện nhiệm vụ, công vụ ñúng quy ñịnh của pháp luật;

- Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy ñịnh của pháp luật về

phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc ñạo ñức nghề nghiệp;

- Kê khai tài sản theo quy ñịnh của Luật phòng chống tham nhũng và chịu trách

nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai ñó.

2. Ban chỉ ñạo về phòng chống tham nhũng

- Ban chỉ ñạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ

ñứng ñầu có trách nhiệm chỉ ñạo, phối hợp, kiểm tra, ñôn ñốc hoạt ñộng phòng, chống

tham nhũng trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Ban chỉ ñạo trung ương về phòng,

chống tham nhũng có bộ phận thường trực hoạt ñộng chuyên trách.

- Ban chỉ ñạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng

do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ñứng ñầu có trách

nhiệm chỉ ñạo, phối hợp, kiểm tra, ñôn ñốc hoạt ñộng phòng, chống tham nhũng trong

phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ban chỉ ñạo tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương về phòng, chống tham nhũng có bộ phận giúp việc.

- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt ñộng của Ban chỉ ñạo trung ương

về phòng, chống tham nhũng, Ban chỉ ñạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về

phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy ñịnh theo ñề nghị của

Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Luật còn quy ñịnh các ñơn vị chuyên trách về chống tham nhũng trong

Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ñơn vị chuyên

trách về chống tham nhũng. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của ñơn vị chuyên trách về

chống tham nhũng này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy ñịnh.

3. Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng

- Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham

nhũng trong phạm vi cả nước.

- Hội ñồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạn của mình giám sát công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực do mình phụ

trách.

Page 90: Giao trinh luat hanh chinh 2

89

- Uỷ ban tư pháp của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

- Hội ñồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có

trách nhiệm giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại ñịa phương.

- ðoàn ñại biểu Quốc hội, ñại biểu Quốc hội, ñại biểu Hội ñồng nhân dân trong

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện các quy ñịnh của pháp

luật về phòng, chống tham nhũng.

Mỗi chủ thể nêu trên có tính chất, phạm vi giám sát khác nhau. Ví dụ, giám sát của

Quốc hội là sự giám sát tối cáo của một cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; trong khi

ñó, giám sát của Hội ñồng nhân dân chỉ gói gọn trong phạm vi ñịa bàn, ñịa phương.

4. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, ñiều

tra, Vi ện kiểm sát, Toà án và của cơ quan, tổ chức, ñơn vị hữu quan

Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, ñiều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp

với cơ quan, tổ chức, ñơn vị hữu quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý

người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận,

quyết ñịnh của mình trong quá trình thanh tra, kiểm toán, ñiều tra, truy tố, xét xử vụ

việc tham nhũng.

Cơ quan, tổ chức, ñơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo ñiều kiện, cộng tác với cơ

quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, ñiều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc phát

hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng

• Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ có trách

nhiệm sau ñây:

- Tổ chức, chỉ ñạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy ñịnh của

pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì ñề

nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý;

- Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.

• Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Kiểm toán nhà nước có trách

nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng;

Page 91: Giao trinh luat hanh chinh 2

90

trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì ñề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

xử lý.

• Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có

trách nhiệm tổ chức, chỉ ñạo thực hiện hoạt ñộng ñiều tra tội phạm về tham nhũng.

• Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức, chỉ ñạo thực hiện hoạt

ñộng truy tố các tội phạm về tham nhũng; kiểm sát hoạt ñộng ñiều tra, xét xử, thi hành

án ñối với các tội phạm về tham nhũng.

• Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm xét xử, hướng dẫn công tác xét xử các tội

phạm về tham nhũng.

5. Nội dung phối hợp hoạt ñộng giữa các cơ quan nhà nước

• Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, ñiều tra, Viện kiểm sát, Toà án có trách

nhiệm phối hợp trong phòng, chống tham nhũng theo các nội dung sau ñây:

- Trao ñổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống

tham nhũng;

- Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý;

- Tổng hợp, ñánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải

pháp phòng, chống tham nhũng.

• Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với cơ quan ñiều

tra

- Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc

tham nhũng cho cơ quan ñiều tra thì cơ quan ñiều tra phải tiếp nhận và giải quyết theo

quy ñịnh của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Trong trường hợp không ñồng ý với việc giải quyết của cơ quan ñiều tra thì cơ

quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có quyền thông báo với Vi ện kiểm sát cùng cấp, cơ

quan ñiều tra cấp trên.

• Phối hợp công tác giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước với Vi ện kiểm sát

- Trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan ñiều tra thì cơ

quan thanh tra, kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng

cấp ñể thực hiện việc kiểm sát.

Page 92: Giao trinh luat hanh chinh 2

91

- Trong trường hợp cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ vụ việc

tham nhũng cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết và thông báo

kết quả giải quyết bằng văn bản cho cơ quan ñã chuyển hồ sơ.

6. Trách nhiệm của Mặt tr ận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm ñộng viên

nhân dân tham gia tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; phát hiện, kiến nghị cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc

thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

7. Trách nhiệm của cơ quan báo chí

Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợp

tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi

ñưa tin phải bảo ñảm chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội

dung của thông tin ñã ñưa.

8. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng

Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác,

giúp ñỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có

hành vi tham nhũng.

Ngoài ra, với tư cách là một quốc gia, Việt Nam cam kết thực hiện ñiều ước quốc

tế về phòng, chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên, hợp tác với các nước, tổ

chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt ñộng phòng, chống tham nhũng

trên nguyên tắc tôn trọng ñộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, các bên cùng có lợi.

III. CÁC BI ỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NH ŨNG

1. Công khai, minh bạch trong hoạt ñộng của cơ quan, tổ chức, ñơn vị

a. Nguyên tắc công khai

- Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải ñược

công khai, minh bạch, bảo ñảm công bằng, dân chủ.

- Cơ quan, tổ chức, ñơn vị phải công khai hoạt ñộng của mình, trừ nội dung thuộc

bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy ñịnh của Chính phủ.

Page 93: Giao trinh luat hanh chinh 2

92

b. Hình thức công khai

Hình thức công khai bao gồm các hình thức dưới ñây. Tuy nhiên, người ñứng ñầu

cơ quan, tổ chức, ñơn vị có trách nhiệm lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai

(ngoại trừ trường hợp pháp luật có ấn ñịnh rõ hình thức công khai cho nội dung, hoạt

ñộng nào ñấy):

- Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, ñơn vị;

- Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, ñơn vị;

- Thông báo bằng văn bản ñến cơ quan, tổ chức, ñơn vị, cá nhân có liên quan;

- Phát hành ấn phẩm;

- Thông báo trên các phương tiện thông tin ñại chúng;

- ðưa lên trang thông tin ñiện tử;

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

c. Các nội dung công khai

ðể phòng ngừa tham nhũng hữu hiệu, các cơ quan, tổ chức có tham gia hoạt ñộng

quản lý nhà nước hoặc ñược nhà nước hỗ trợ kinh phí trong quá trình hoạt ñộng phải

công khai, minh bạch một số nội dung tương ứng sau ñây:

- Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản;

- Công khai, minh bạch trong quản lý dự án ñầu tư xây dựng;

- Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước

- Công khai, minh bạch việc huy ñộng và sử dụng các khoản ñóng góp của nhân

dân

- Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ

- Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp của Nhà nước

- Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước

- Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước

- Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ñất

- Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục

Page 94: Giao trinh luat hanh chinh 2

93

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực khoa học - công nghệ

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao.

- Công khai, minh bạch trong hoạt ñộng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,

kiểm toán nhà nước

- Công khai, minh bạch trong hoạt ñộng giải quyết các công việc của cơ quan, tổ

chức, ñơn vị, cá nhân

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp

- Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ

- Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng.

Suy cho cùng, những quy ñịnh này là quá trình cụ thể hóa về các nguyên tắc của

Hiến pháp. ðể phát huy hiệu quả, những quy ñịnh về công khai, minh bạch phải ñược

cụ thể trong các Nghị ñịnh và các Thông tư các ngành, các lĩnh vực về cách thức, trình

tự, thời hạn và việc kiểm tra, giám sát hoạt ñộng công khai.

d. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin

ðiểm mới của Luật phòng chống tham nhũng 2005 là ñã quy ñịnh chặt chẽ các

trường hợp ñược quyền yêu cầu cung cấp thông tin, bao gồm các ñối tượng sau:

• Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí

trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị

có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt ñộng của cơ quan, tổ chức, ñơn vị mình theo

quy ñịnh của pháp luật.

- Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận ñược yêu cầu, cơ quan, tổ chức, ñơn

vị ñược yêu cầu phải cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin ñã ñược

công khai trên các phương tiện thông tin ñại chúng, ñược phát hành ấn phẩm hoặc niêm

yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp ñược thì phải trả lời

bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do.

Page 95: Giao trinh luat hanh chinh 2

94

• Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao ñộng khác có quyền yêu cầu người

ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về hoạt ñộng

của cơ quan, tổ chức, ñơn vị ñó.

- Công dân có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi

mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt ñộng của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

ñó.

- Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận ñược yêu cầu, người ñược yêu cầu

có trách nhiệm cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin ñã ñược công khai

trên các phương tiện thông tin ñại chúng, ñược phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công

khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp ñược thì phải trả lời bằng văn bản

cho người yêu cầu biết và nêu rõ lý do.

2. Xây dựng và thực hiện các chế ñộ, ñịnh mức, tiêu chuẩn

Việc quy ñịnh này nhằm xác ñịnh ranh giới giữa hành vi nên thực hiện và hành vi

trái với quy tắc nghề nghiệp thông qua “yếu tố chuẩn” là chế ñộ, ñịnh mức, tiêu chuẩn.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, các ñiều kiện ñặc thù của cơ quan, ñơn vị mà chế ñộ,

ñịnh mức, tiêu chuẩn có thể khác nhau. Tuy nhiên, tất cả những ñịnh mức, chế ñộ này

phải thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương, các hướng dẫn của

ñơn vị quản lý ngành và văn bản ở ñịa bàn ñịa phương ñó.

3. Thiết lập các quy tắc ứng xử, quy tắc ñạo ñức nghề nghiệp, việc chuyển

ñổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức phải ứng xử theo các quy tắc nhất ñịnh như: báo cáo và xử lý

báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, trách nhiệm trong việc tặng quà, nhận quà, thực hiện

quy tắc ñạo ñức nghề nghiệp, việc thực hiện chuyển ñổi vị trí công tác của cán bộ, công

chức nhằm phòng ngừa tham nhũng. ðặc biệt, những việc ñược làm và không ñược làm

ñược quy ñịnh cụ thể trong Luật phòng chống tham nhũng.

• Cán bộ, công chức, viên chức không ñược làm những việc sau ñây:

- Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà ñối với cơ quan, tổ chức, ñơn vị,

cá nhân trong khi giải quyết công việc;

Page 96: Giao trinh luat hanh chinh 2

95

- Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, ñiều hành doanh nghiệp tư

nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh

viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có

quy ñịnh khác;

- Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài

về các công việc có liên quan ñến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc

thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;

- Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước ñây mình có trách nhiệm quản lý sau khi

thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất ñịnh theo quy ñịnh của Chính phủ;

- Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, ñơn vị vì vụ lợi.

• Người ñứng ñầu, cấp phó của người ñứng ñầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những

người ñó không ñược góp vốn vào doanh nghiệp hoạt ñộng trong phạm vi ngành, nghề

mà người ñó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

• Người ñứng ñầu, cấp phó của người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị không

ñược bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý

về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, ñơn vị

hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp ñồng cho cơ quan, tổ chức, ñơn vị

ñó.

• Người ñứng ñầu, cấp phó của người ñứng ñầu cơ quan không ñược ñể vợ hoặc

chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

• Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội ñồng quản trị, Tổng giám ñốc,

Phó tổng giám ñốc, Giám ñốc, Phó giám ñốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý

khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không ñược ký kết hợp ñồng với doanh nghiệp

thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp

thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu

của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức

vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp

hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp ñồng cho doanh nghiệp.

Page 97: Giao trinh luat hanh chinh 2

96

4. Minh bạch tài sản, thu nhập

Luật phòng chống tham nhũng quy ñịnh rõ nghĩa vụ kê khai tài sản của các ñối

tượng, các loại tài sản phải kê khai, thủ tục phải kê khai, cũng như thủ xác minh kê khai

tài sản ñó.

a. Nghĩa vụ kê khai tài sản

Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến ñộng về tài sản

thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành

niên. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm về

việc kê khai. Những người sau ñây phải kê khai tài sản:

- Cán bộ từ Phó trưởng phòng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh trở lên và tương ñương trong các cơ quan, tổ chức, ñơn vị;

- Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý

ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ

quan, tổ chức, ñơn vị, cá nhân;

- Người ứng cử ñại biểu Quốc hội, ñại biểu Hội ñồng nhân dân.

- Chính phủ quy ñịnh cụ thể những người phải kê khai tài sản.

b. Tài sản phải kê khai

Các loại tài sản phải kê khai bao gồm:

- Nhà, quyền sử dụng ñất;

- Kim khí quý, ñá quý, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác mà giá trị của

mỗi loại từ năm mươi triệu ñồng trở lên;

- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

- Thu nhập phải chịu thuế theo quy ñịnh của pháp luật.

c. Thủ tục kê khai tài sản

- Việc kê khai tài sản ñược thực hiện hằng năm tại cơ quan, tổ chức, ñơn vị nơi

người có nghĩa vụ kê khai làm việc và ñược hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng

12.

- Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải ghi rõ những thay ñổi về tài sản so với lần

kê khai trước ñó.

Page 98: Giao trinh luat hanh chinh 2

97

- Bản kê khai tài sản ñược nộp cho cơ quan, tổ chức, ñơn vị có thẩm quyền quản

lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản.

d. Xác minh tài sản

Việc xác minh tài sản chỉ ñược thực hiện khi có quyết ñịnh của cơ quan, tổ chức

có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản. Việc xác minh tài sản ñược

thực hiện trong các trường hợp sau ñây:

- Phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ

luật ñối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết;

- Theo yêu cầu của Hội ñồng bầu cử hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Có hành vi tham nhũng.

e. Xử lý người kê khai tài sản không trung thực

- Người kê khai tài sản không trung thực bị xử lý kỷ luật theo quy ñịnh của pháp

luật. Quyết ñịnh kỷ luật ñối với người kê khai tài sản không trung thực phải ñược công

khai tại cơ quan, tổ chức, ñơn vị nơi người ñó làm việc.

- Người ứng cử ñại biểu Quốc hội, ñại biểu Hội ñồng nhân dân mà kê khai tài sản

không trung thực thì bị xoá tên khỏi danh sách những người ứng cử; người ñược dự

kiến bổ nhiệm, phê chuẩn mà kê khai tài sản không trung thực thì không ñược bổ

nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ ñã dự kiến.

5. Chế ñộ trách nhiệm của người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị kinh tế

khi ñể xảy ra tham nhũng

Luật phòng chống tham nhũng hiện hành không chỉ quy ñịnh trách nhiệm của

người có hành vi tham nhũng, mà cả trách nhiệm của cán bộ quản lý ñể xảy ra hành vi

tham nhũng. ðiều này phù hợp với Luật cán bộ, công chức vì cán bộ, công chức lãnh

ñạo ngoài việc chịu trách nhiệm về hành vi do chính mình thực hiện, còn phải chịu trách

nhiệm về hành vi của cán bộ, công chức thuộc quyền.

a. Trách nhiệm của người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị khi ñể xảy ra

hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, ñơn vị do mình quản lý, phụ trách

- Người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị phải chịu trách nhiệm về việc ñể xảy ra

hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, ñơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Page 99: Giao trinh luat hanh chinh 2

98

- Người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc

ñể xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.

- Cấp phó của người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị phải chịu trách nhiệm trực

tiếp về việc ñể xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong ñơn vị do

mình trực tiếp phụ trách.

- Người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị phải chịu trách nhiệm liên ñới về việc

ñể xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong ñơn vị do cấp phó của

mình trực tiếp phụ trách.

- Người ñứng ñầu ñơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực

tiếp về việc ñể xảy ra hành vi tham nhũng trong ñơn vị do mình quản lý.

- Việc xử lý trách nhiệm người ñứng ñầu và cá nhân khác có trách nhiệm trong tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức

khác có sử dụng ngân sách nhà nước về việc ñể xảy ra hành vi tham nhũng ñược thực

hiện theo quy ñịnh của Luật phòng chống tham nhũng và ñiều lệ, quy chế của tổ chức

ñó.

- Trách nhiệm của người ñứng ñầu, cấp phó của người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức,

ñơn vị ñược loại trừ trong trường hợp họ không thể biết ñược hoặc ñã áp dụng các biện

pháp cần thiết ñể phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

b. Xử lý trách nhiệm người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị khi ñể xảy ra

hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, ñơn vị do mình quản lý, phụ trách

- Người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về

việc ñể xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, ñơn vị do mình quản lý, phụ

trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị khi phải chịu trách nhiệm liên ñới về

việc ñể xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, ñơn vị do mình quản lý, phụ

trách thì bị xử lý kỷ luật.

- Người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị ñược xem xét miễn hoặc giảm trách

nhiệm pháp lý nếu ñã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu

quả của hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức

có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.

Page 100: Giao trinh luat hanh chinh 2

99

- Trong kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán, kết luận ñiều tra vụ việc, vụ án

tham nhũng phải nêu rõ trách nhiệm của người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị ñể

xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức ñộ sau ñây:

a) Yếu kém về năng lực quản lý;

b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý;

c) Bao che cho người có hành vi tham nhũng.

Kết luận phải ñược gửi cho Ban chỉ ñạo trung ương về phòng, chống tham nhũng,

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

6. Cải cách hành chính, ñổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh

tóa

Ngoài các giải pháp ngòng ngừa nêu trên, Luật phòng chống tham nhũng còn ñưa

ra các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như:

- Cải cách thủ tục hành chính, trong ñó có việc công khai minh bạch tất cả các thủ

tục hành chính trên trang thông tin ñiện tử trung ương (Cơ sở dữ liệu thủ tục hành

chính) và các trang thông tin ñiện tử của ñịa phương (trang web ở các tỉnh thành).

- Tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ vào công tác quản lý với mục ñích

chính là bảo ñảm tính khách quan, khoa học và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước

- ðổi mới phương thức thanh toán qua ngân hàng là một trong những phương cách

tạo sự rõ ràng, minh bạch trong thanh toán, tài chính.

IV. CÁC BI ỆN PHÁP XỬ LÝ ðỐI VỚI HÀNH VI THAM NH ŨNG

Khi phát hiện hành vi tham nhũng công dân có trách nhiệm kịp thời tố cáo với cơ

quan tổ chức có thẩm quyền. Các cơ quan này có nhiệm vụ phải kịp thời xử lý các

nguồn thông tin này. Người có chức vụ quyền hạn không thực hiện ñầy ñủ trách nhiệm,

nhiệm vụ ñược giao ñể người khác vi phạm pháp luật thu lợi bất chính thì tuỳ theo tính

chất mức ñộ vi phạm mà xử lý bằng các hình thức thích hợp. ðối tượng của hành vi

tham nhũng rất ña dạng, bao gồm:

- Người có hành vi tham nhũng.

- Người không báo cáo, tố giác khi biết ñược hành vi tham nhũng.

- Người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng.

Page 101: Giao trinh luat hanh chinh 2

100

- Người có hành vi ñe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố

cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

- Người ñứng ñầu cơ quan, tổ chức, ñơn vị ñể xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ

quan, tổ chức, ñơn vị do mình quản lý, phụ trách.

- Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy ñịnh của Luật phòng chống tham

nhũng này và quy ñịnh khác của pháp luật có liên quan.

Việc xử lý người có hành vi tham nhũng ñược chia thành hai trường hợp là truy

cứu trách nhiệm hình sự và xử lý bằng hình thức kỷ luật.

1. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người nào có một trong các hành vi tham nhũng theo Luật phòng chống tham

nhũng mà ñã có ñủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý theo qui ñịnh của Bộ luật hình

sự năm 1999 ñược sửa ñổi, bổ sung năm 2009, trong nhóm các tội phạm về tham nhũng,

cụ thể như sau:

- Tội tham ô tài sản (Ðiều 278).

- Tội nhận hối lộ (Ðiều 279).

- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm ñoạt tài sản (Ðiều 280)

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Ðiều 281)

- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Ðiều 282)

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng ñối với người khác ñể trục lợi

(Ðiều 283)

- Tội giả mạo trong công tác (Ðiều 284).

2. Xử lý bằng hình thức kỷ luật

a. Ðiều kiện áp dụng

- Hành vi tham nhũng chưa ñến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Mức ñộ kỷ luật tùy thuộc vào các yếu tố: mức ñộ vi phạm, giá trị tài sản tham

nhũng, mức ñộ thiệt hại, và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

c. Các hình thức kỷ luật

Người có hành vi tham nhũng, nhưng chưa ñến mức bị truy cứu trách nhiệm hình

sự thì tuỳ theo tính chất, mức ñộ của hành vi vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

mà bị xử lý bằng các hình thức kỷ luật. ðối với cán bộ, các hình thức kỷ luật bao gồm:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

Page 102: Giao trinh luat hanh chinh 2

101

- Cách chức;

- Bãi nhiệm.

Riêng ñối với công chức, hình thức kỷ luật bao gồm:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Giáng chức;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Trong ñó, việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng ñối với công chức giữ chức vụ

lãnh ñạo, quản lý.

d. Mối quan hệ giữ trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hình sự trong ñối với

hành vi vi phạm về tham nhũng

Người có hành vi tham nhũng trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng

và bản án, quyết ñịnh ñã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; ñối với ñại biểu

Quốc hội, ñại biểu Hội ñồng nhân dân thì ñương nhiên mất quyền ñại biểu Quốc hội, ñại

biểu Hội ñồng nhân dân.

-------------------------------

Câu hỏi

1. Ðối tượng nào ñược xem là người có khả năng thực hiện hành vi tham

nhũng?

2. Phân biệt hành vi tham ô và hành vi tham nhũng.

3. Ðể phòng ngừa tham nhũng, người có chức vụ, quyền hạn phải công khai

những gì? Việc công khai ñó hiện nay ñược thực hiện như thế nào?

4. Các biện pháp xử lý ñối với hành vi tham nhũng.

Page 103: Giao trinh luat hanh chinh 2

102

Chương VII

CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ N ƯỚC

I. SỰ CẦN THI ẾT CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ N ƯỚC

Thực trạng về ñời sống kinh tế, chính trị, xã hội nước ta trong những năm 70 và 80

ñã có dấu hiệu trì trệ, kinh tế bị khủng hoảng ñiều ñó ñặt ra nhu cầu cấp bách là phải

thay ñổi một cách mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng nền

kinh tế thị trường có ñiều tiết của nhà nước bao gồm nhiều thành phần phát triển theo

ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa loại bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp làm cho

nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ và ñẩy mạnh tốc ñộ phát triển làm tiền ñề ñổi mới và

phát triển các mặt ñời sống xã hội, bảo ñảm ổn ñịnh về chính trị.

Trong quá trình xây dựng ñất nước theo nền kinh tế thị trường, bộ máy hành chính

nhà nước với tư cách là chủ thể chính yếu trong quá trình vận hành phải ñổi mới,

chuyển biến về nhận thức và khả năng giải quyết công việc hành chính. Mặc dù nhà

nước ñã khởi xướng công cuộc cải cách hành chính từ rất sớm, nhưng hiệu quả về ñổi

mới quản lý nhà nước vẫn còn là vấn ñề cần phải quan tâm, chú ý, trong ñó có ba nội

dung không thể thiếu:

- Sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh giản; phân ñịnh lại chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, tổ chức và cán bộ cho rành mạch, rõ ràng.

- Ðổi mới về tổ chức phải gắn liền với ñổi mới về hình thức và phương pháp quản

lý, phong cách công tác nhất là thủ tục giải quyết công việc, quy trình ra quyết ñịnh thực

hiện quyết ñịnh phải có căn cứ khoa học.

- Ðổi mới toàn diện công tác cán bộ cần xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu ñối với cán

bộ ñến ñổi mới quy trình ñào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn sắp xếp, bố trí cán bộ, hoàn

thiện chính sách ñãi ngộ, chế ñộ trách nhiệm rõ ràng.

1. Những ưu ñiểm của nền hành chính

- ðã có những bước thay ñổi về nhận thức và chuyển biến về hoạt ñộng quản lý

hành chính trong nền kinh tế thị trường, hướng ñến mục tiêu xây dựng nhà nước của

dân, do dân, vì dân.

- Luôn luôn là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị, phục vụ nhiệm vụ

chính trị của Ðảng lãnh ñạo, thực hiện chức năng hành pháp của quyền lực Nhà nước.

- Xây dựng ñược nhiều văn bản pháp quy cơ bản về tổ chức bộ máy Nhà nước, về

hành chính Nhà nước.

Page 104: Giao trinh luat hanh chinh 2

103

- Có ñội ngũ những người quản lý Nhà nước và công chức có tinh thần yêu nước

XHCN, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng sự lãnh ñạo của Ðảng và lợi ích của nhân

dân.

- Hiệu quả của bộ máy nhà nước có một số chuyển biến ñáng khích lệ trong thời

kỳ hội nhập.

2. Những khuyết tật và yếu kém

- Là một cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, trong ñó chưa xác ñịnh ñúng và phân biệt rõ

sự lãnh ñạo của Ðảng và vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước, cơ quan quyền lực

chính trị nắm công quyền quản lý toàn xã hội. Các chức năng lập pháp hành pháp, tư

pháp, ñặc biệt là thẩm quyền của bộ máy Nhà nước chưa ñược phân ñịnh rõ ràng.

- Quyền lập quy và hoạt ñộng lập quy của hệ thống hành pháp chưa ñủ, trên cơ sở

hoạt ñộng lập pháp và hệ thống luật chưa ñầy ñủ; hệ thống pháp luật (Hiến pháp - luật -

pháp lệnh - văn bản pháp quy dưới luật) vừa thiếu, không ñồng bộ, không hoàn chỉnh,

vừa có những mặt lạc hậu, không ñáp ứng kịp yêu cầu của cơ cấu kinh tế và cơ chế thị

trường mới, cũng như yêu cầu chính trị, xã hội, văn hóa trong giai ñoạn mới.

- Bộ máy quản lý Nhà nước và nền hành chính không xác ñịnh rõ sự phân biệt và

sự kết hợp biện chứng giữa Nhà nước và kinh tế, giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh

doanh.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính bộc lộ nhiều nhược ñiểm, xét về phân bố các

chức năng giữa cơ quan quyền lực hành pháp và bộ hành chính ở Trung ương cũng như

về mặt phân cấp quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm giữa Trung ương và ñịa phương các

cấp. Bộ máy tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều ñầu mối rườm rà,

không ñúng nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Ðội ngũ cán bộ, công chức nhìn chung còn thừa, vừa thiếu kiến thức quản lý Nhà

nước, quản lý hành chính, pháp luật. Tinh thần trách nhiệm kỷ luật, mẫn cán, ý thức học

tập, rèn luyện vươn lên và hiệu suất công tác nói chung chưa ñáp ứng ñược yêu cầu của

nền kinh tế hội nhập hiện nay.

- Quy chế hoạt ñộng của hệ thống hành chính, một mặt chưa ñược quy ñịnh hoàn

chỉnh, chặt chẽ, mặt khác là một hệ thống thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp,

phiền toái, trì trệ có tính chất bàn giấy, sự chậm trễ do thiếu kỹ năng nghiệp vụ hành

chính, bệnh cửa quyền và bệnh tham nhũng trở nên thực sự phổ biến và nghiêm trọng.

- Nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính còn thủ công, lạc hậu, ít sử dụng những kỹ

thuật máy móc thông thường trong nghiệp vụ hành chính; hệ thống thông tin rất cũ,

Page 105: Giao trinh luat hanh chinh 2

104

chưa thực sự ñáp ứng kịp sự phát triển của xã hội và sự ñòi hỏi của một nhà nước hiện

ñại.

3. Nguyên nhân của những yếu kém

Thiếu một hệ thống nhận thức, quan ñiểm, nguyên tắc có ñủ căn cứ khoa học về

xây dựng hệ thống các cơ quan nhà nước trong một nền kinh tế thị trường, về bộ máy

quản lý hành chính nhà nước trong thời kỳ hội nhập. Nếu nhìn tổng hợp thì có thể quy

lại thành 5 ñiểm lớn:

- Bệnh quan liêu, vô cảm, xa dân, xa cấp dưới và cơ sở;

- Nạn tham nhũng và lãng phí của công;

- Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cương trong hệ thống hành chính và trong

xã hội.

- Bộ máy hành chính cồng kềnh, nặng nề, vận hành không ñồng bộ.

- Ðội ngũ cán bộ công chức, tuy ñã ñược cải thiện, nhưng vẫn còn thiếu kiến thức,

năng lực, một bộ phận không nhỏ kém phẩm chất, thậm chí hư hỏng.

II. QUAN ðIỂM CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

- Thực hiện ñầy ñủ quyền dân chủ của nhân dân, ñặc biệt là quyền tiếp cận thông

tin trong một nền hành chính công khai, minh bạch.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặc chẽ giữa

các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cần

nhận thức rõ ñược tầm quan trọng của từng hệ thống cơ quan. Tiến tới ghi nhận và áp

dụng án lệ và tăng cường vai trò của tòa án, mở rộng phạm vi khiếu nại, khiếu kiện của

người dân.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt ñộng và tổ chức của nhà nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ñược quy ñịnh sát hợp với tính chất, chức năng

của từng tổ chức, từng lĩnh vực hoạt ñộng.

- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt

Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, ñồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao ñạo ñức xã

hội chủ nghĩa.

- Tăng cường vai trò lãnh ñạo của Ðảng ñối với nhà nước, dựa trên cơ sở ñổi mới

chỉnh ñốn Ðảng, bao gồm ñổi mới nội dung và phương thức lãnh ñạo Ðảng.

Page 106: Giao trinh luat hanh chinh 2

105

1. Tư tưởng chỉ ñạo

- Nền hành chính nhà nước là một bộ phận chủ yếu của hệ thống chính trị; cải cách

nền hành chính là trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước, gắn với ñổi mới

và chỉnh ñốn Ðảng.

- Cải cách hành chính phải phối hợp chặt chẽ với ñổi mới tổ chức và hoạt ñộng của

Quốc hội, của các cơ quan tư pháp, phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các

cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực trong việc thực thi cả ba quyền lập pháp,

hành pháp, tư pháp.

- Xây dựng nền hành chính của một nhà nước pháp quyền hướng ñến lợi ích của

người dân, một nền hành chính dân chủ, trong sạch, phục vụ ñắc lực nhân dân và giữ

vững trật tự, kỷ cương xã hội theo pháp luật.

- Cải cách hành chính phải phục vụ ñắc lực và thúc ñẩy mạnh mẽ công cuộc ñổi

mới và phát triển ñất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa.

- Mọi chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước ñều phải xuất phát từ yêu cầu

của cuộc sống, sát với ñiều kiện thực tế, nhằm thu ñược kết quả thiết thực trong việc

nâng cao hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính, tác ñộng tích cực tới các lĩnh vực của

ñời sống xã hội.

- Tiến ñến xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp với tính chuyên môn hóa cao,

áp dụng ñược công nghệ kỹ thuật vào quản lý nhưng vẫn bảo ñảm sự uyển chuyển, linh

ñộng trong khuôn khổ pháp luật.

2. Mục tiêu và quan ñiểm cải cách nền hành chính

Những khuyết ñiểm nêu trên làm cho bộ máy Nhà nước không ñủ quyền lực, năng

lực, hiệu lực, hiệu quả ñể quản lý Nhà nước - ñặc biệt ñể ñảm ñương chức năng, nhiệm

vụ mới của Nhà nước trong công cuộc ñổi mới kinh tế, tạo ñiều kiện cho các bệnh quan

liêu, tham nhũng tồn tại và phát triển. Khắc phục những căn bệnh ấy tức là xây dựng

một nền hành chính trong sạch, có ñủ năng lực, sử dụng ñúng quyền lực và từng bước

hiện ñại hóa ñể quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, ñược dân tin,

dân yêu. Muốn vậy, không thể chỉ sửa ñổi cục bộ, chắp vá mà phải tạo ra sự biến ñổi

căn bản, có hệ thống của nền hành chính trên cơ sở giữ vững sự ổn ñịnh chính trị. Với ý

nghĩa ñó, phải tiến hành một cuộc cải cách sâu sắc và toàn diện với nền hành chính.

- Cải cách nền hành chính theo mục tiêu ñề ra là công việc nặng nề, phức tạp, phải

tiến hành từng bước, liên tục trong nhiều năm, không thể nóng vội, giản ñơn. Những

Page 107: Giao trinh luat hanh chinh 2

106

bệnh trạng của nền hành chính mang tính chất phổ biến, nghiêm trọng và kéo dài có

căn nguyên xã hội và lịch sử, không thể chữa trong một thời gian ngắn.

- Nền hành chính là một bộ phận của hệ thống chính trị dưới sự lãnh ñạo của

Ðảng. Cải cách nền hành chính liên quan mật thiết với ñổi mới hệ thống chính trị.

Những vấn ñề ñã xác ñịnh trong nghị quyết Ðại hội Ðảng, hội nghị ñại biểu giữa nhiệm

kỳ và trong Hiến pháp hiện hành, có thể tiến hành ngay.

- Cơ sở kinh tế ñổi mới và phát triển ñòi hỏi khuôn khổ thể chế phải thích ứng và

làm thay ñổi chức năng của bộ máy Nhà nước, trước hết là bộ máy hành chính; từ ñó,

cơ cấu tổ chức và con người trong hệ thống hành chính cũng phải ñổi mới cho phù hợp.

- Hiện nay, một trở lực lớn ñang kìm hãm tiến trình ñổi mới và phát triển kinh tế là

nền hành chính chậm ñược cải cách, thể chế chưa ñược ñổi mới ñồng bộ, bộ máy cồng

kềnh, vận hành không thông suốt, một bộ phận ñội ngũ cán bộ công chức yếu kém cả

năng lực và phẩm chất.

- Mọi chủ trương cải cách nền hành chính Nhà nước ñều phải xuất phát từ yêu cầu

của cuộc sống, sát với ñiều kiện thực tế, nhằm thu ñược kết quả thiết thực, tác ñộng tích

cực tới các lĩnh vực của ñời sống xã hội. Ðối với những vấn ñề ñang gây bất bình, nhức

nhối trong xã hội, như nạn tham nhũng, các tệ nạn xã hội, tình trạng thiết trật tự, kỷ

cương... cần phải có thái ñộ kiên quyết, bền bỉ ñấu tranh, ngăn chặn, nhưng mức ñộ giải

quyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp, không thể vì sức ép của dư luận mà ñặt vấn

ñề một cách giản ñơn, nóng vội, thoát ly ñiều kiện và khả năng thực tế.

III. N ỘI DUNG CẢI CÁCH M ỘT BƯỚC NỀN HÀNH CHÍNH

Cuộc cải cách một bước nền hành chính phải tiến hành ñồng bộ trên cả ba mặt: cải

cách thể chế, chấn chỉnh bộ máy và xây dựng, làm trong sạch ñội ngũ cán bộ, công

chức, song trên từng mặt phải tập trung giải quyết một số việc như:

1. Cải cách thể chế của nền hành chính

Hệ thống hành chính, trước hết là Chính phủ có vai trò chính trong việc cải cách

và hoàn thiện thể chế ñáp ứng hai yêu cầu cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước

với nhân dân và với kinh tế thị trường.

Một là, xây dựng thể chế của nền hành chính dân chủ thực hiện quyền lực của dân,

phục vụ lợi ích và ñáp ứng nguyện vọng của dân, phát huy trí tuệ của dân, ñòi hỏi nghĩa

vụ ở dân và thiết lập trật tự, kỷ cương theo pháp luật trong ñời sống xã hội.

Page 108: Giao trinh luat hanh chinh 2

107

Hai là, ñổi mới và hoàn chỉnh thể chế quản lý Nhà nước phù hợp với kinh tế thị

trường, tạo sự thích ứng về thể chế trong quan hệ ñối ngoại với luật pháp và tập quán

quốc tế.

Việc thực hiện là một quá trình tiến hành từng bước và không ngừng nâng cao

theo trình ñộ phát triển kinh tế - xã hội và trình ñộ dân trí. Trước mắt, có 5 vấn ñề bức

xúc cần tập trung giải quyết:

- Cải cách một bước cơ bản các thủ tục hành chính.

- Ðẩy mạnh việc giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện của dân.

- Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh thể chế kinh tế mới.

- Ðổi mới quy trình lập pháp và lập quy.

- Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật.

2. Chấn chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạt ñộng của hệ thống hành chính

Chấn chỉnh tổ chức và quy chế hoạt ñộng của hệ thống hành chính xuất phát từ hai

căn cứ:

Một là, sự thay ñổi chức năng của Nhà nước khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị

trường, thể hiện trong việc ñổi mới và hoàn thiện thể chế ñi ñôi với sắp xếp lại khu vực

kinh tế Nhà nước như ñã nêu trên.

Hai là, mối quan hệ giữa Trung ương và ñịa phương, giữa tập thể và cá nhân trong

bộ máy hành chính ñược làm rõ hơn trên cơ sở vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ

phù hợp với ñặc ñiểm của hệ thống hành chính, gắn với nguyên tắc kết hợp quản lý theo

ngành và theo lãnh thổ.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ ñược ñiều chỉnh theo hướng giảm dần số

lượng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ. Giảm số lượng bộ trên cơ

sở thay ñổi chức năng thì ñồng thời tinh giản ñược bộ máy, bớt ñược ñầu mối quản lý

nhà nước.

- Trách nhiệm và thẩm quyền của Bộ trưởng ñược tăng cường, tạo ñiều kiện cho

Thủ tướng tập trung ñược vào những vấn ñề lớn, vượt khỏi thẩm quyền của Bộ trưởng.

- Xác ñịnh rành mạch, cụ thể trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của bộ và của

chính quyền ñịa phương phù hợp với tính chất, ñặc ñiểm từng ngành, từng lĩnh vực, trên

cơ sở ñó quy ñịnh hợp lý tổ chức bộ máy và quy chế hoạt ñộng của từng bộ và các cơ

quan chuyên môn cấp dưới, bảo ñảm sự chỉ ñạo của cơ quan ngành dọc cấp trên và của

ủy ban nhân dân ñịa phương. Một số ngành do yêu cầu quản lý tập trung thống nhất cao

có thể tổ chức cơ quan cấp dưới theo khu vực, không nhất thiết gắn với ñịa giới cấp

Page 109: Giao trinh luat hanh chinh 2

108

hành chính, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng phải sắp xếp lại bộ máy

các sở, ban ngành cho phù hợp.

3. Xây dựng ñội ngũ cán bộ, công chức, làm trong sạch một bước bộ máy

hành chính

• Yêu cầu ñầu tiên là hoàn thiện chế ñộ công cụ và quy chế công chức, tiếp tục

hoàn thiện hệ thống ngạch, bậc, tiêu chuẩn chức danh và cải tiến từng bước chế ñộ tiền

lương. Ðó là những căn cứ cho việc sắp xếp, ñào tạo, ñãi ngộ ñội ngũ cán bộ, công

chức, từng bước làm trong sạch và nâng cao chất lượng bộ máy hành chính.

Vấn ñề tinh giản biên chế không ñặt ra một cách máy móc, nhất loạt mà xuất phát

từ cơ cấu tổ chức ñược ñiều chỉnh theo sự thay ñổi chức năng, từ việc soát xét ñội ngũ

cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh; sa thải những người thoái hóa, biến chất; ñưa ñi ñào

tạo và sắp xếp lại những người không ñủ năng lực có chính sách thỏa ñáng tạo ñiều kiện

cho những người ñi ra tìm việc làm, ổn ñịnh ñời sống; thực hiện chế ñộ nghỉ hưu ñúng

tuổi.

Phải tạo sự lưu chuyển bình thường trong ñội ngũ công chức ñể thu hút ñược

những người trẻ, ñã qua ñào tạo vào bộ máy qua thi tuyển hoặc kiểm tra sát hạch, khắc

phục tình trạng "lão hóa" ñang diễn ra phổ biến trong cơ quan Nhà nước.

Xúc tiến việc hiện ñại hóa từng bước các công sở, hình thành mạng tin học trong

hệ thống hành chính.

• Công tác ñào tạo, bồi dưỡng công chức phải mở rộng nhanh nhưng thiết thực, có

chất lượng, ñáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính có năng lực, hiệu lực và hiệu quả,

từng bước theo kịp trình ñộ hiện ñại, bao gồm cả tiêu chuẩn về ngoại ngữ và ứng dụng

tin học, cấp bách hiện nay là xây dựng chương trình, soạn thảo tài liệu giảng dạy và ñào

tạo gắn với kỹ năng ngành nghề trong công tác quản lý chuyên môn, chuyên ngành.

• Cuộc ñấu tranh chống quan liêu tệ tham nhũng, lãng phí của công trong nghị

quyết lần này ñược ñặt trong nội dung cải cách hành chính kết hợp chặt chẽ với công tác

chỉnh ñốn Ðảng trong sạch, vững mạnh. Hàng loạt chủ trương, biện pháp pháp trong

cuộc cải cách này như việc cải cách thể chế và thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy

và áp dụng, chế ñộ công vụ, quy chế công chức... có tác dụng ngăn chặn từ gốc tệ tham

nhũng, lãng phí của công.

Tăng cường kỷ luật và thi hành nghiêm chế ñộ trách nhiệm không chỉ ñối với

người vi phạm mà còn phải quy ñịnh hình thức kỷ luật tương ứng với mức ñộ trách

Page 110: Giao trinh luat hanh chinh 2

109

nhiệm của tập thể và cá nhân có cương vị chủ chốt của cơ quan, của tổ chức Ðảng, tổ

chức quần chúng ở ñơn vị xảy ra tham nhũng hoặc có lãng phí của công nghiêm trọng.

---------------------------------------------

Câu hỏi

1. Những khuyết tật yếu kém của nền hành chính nước ta? Nguyên nhân dẫn

ñến những khuyết tật ấy?

2. Nội dung của việc cải cách một bước nền hành chính quốc gia? Theo anh

(chị), trong các nội dung trên, nội dung nào là cơ bản, có tính chất ñột phá trong quá

trình cải cách?

Page 111: Giao trinh luat hanh chinh 2

110

MỤC LỤC

A. CÁCH TH ỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC..................................................................................................... 1

Chương I. NỘI DUNG - HÌNH TH ỨC- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ................................. 1

I. NỘI DUNG, HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC .................................................................................... 1

II. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC................................................................................................... 7

Chương II. QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH ................................................................................................. 14

I. QUAN NIỆM VỀ QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH ...................................................................................... 14

II. PHÂN LOẠI QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH............................................................................................. 15 III. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH ........................................... 18 IV. TÍNH HỢP PHÁP VÀ HỢP LÝ CỦA CÁC QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH .......................................... 20 V. QUYỀN PHẢN KHÁNG QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH BẤT HỢP PHÁP, BẤT HỢP LÝ................... 24 VI. PHÂN BIỆT QUYẾT ÐỊNH HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ QUYẾT ÐỊNH PHÁP LUẬT KHÁC....... 25 Chương III. VI PH ẠM HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHI ỆM HÀNH CHÍNH ....................................... 27

I. VI PHẠM HÀNH CHÍNH............................................................................................................................ 27

II. NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH........................................................... 33 III. TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH ......................................................................................... 34

IV. CÁC HÌNH THỨC CHÍNH YẾU TRONG TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH ................... 40 V. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI............................................................................................. 52

Chương IV. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ....................................................................................................... 54

I. KHÁI NI ỆM, ÐẶC ÐIỂM, Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.................................................... 54 II. CHỦ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH............................................................................................... 57 III. QUY PHẠM VÀ QUAN HỆ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ......................................................................... 57

IV. CÁC LOẠI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ..................................................................................................... 59 V. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH................................... 62

VI. THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH .................................................................................................. 64 VII. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ................................................................................................... 66 B. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ÐẢM HI ỆU QUẢ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.................................... 69

Chương V. NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO ÐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ K Ỷ LUẬT

NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ......................................................................................................69

I. KHÁI NI ỆM, YÊU CẦU ÐỐI VỚI VIỆC BẢO ÐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ KỶ LUẬT NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ............................................................................................. 69

II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ÐẢM PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ KỶ LUẬT NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC............................................................................................................................... 74

Chương VI. THAM NH ŨNG, PHÒNG VÀ CHỐNG THAM NH ŨNG .................................................... 83

I. NHỮNG QUY ðỊNH CHUNG .................................................................................................................... 83 II. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÔNG DÂN TRONG VIỆC PHÒNG

CHỐNG THAM NHŨNG ........................................................................................................................................... 87

III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG ............................................................................... 91

IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ðỐI VỚI HÀNH VI THAM NH ŨNG ........................................................... 99 Chương VII. CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ N ƯỚC.................................................................. 102 I. SỰ CẦN THIẾT CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ............................................................ 102 II. QUAN ðIỂM CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH......................................................................... 104

III. NỘI DUNG CẢI CÁCH MỘT BƯỚC NỀN HÀNH CHÍNH ................................................................. 106

Page 112: Giao trinh luat hanh chinh 2

111

DANH M ỤC TÀI LI ỆU THAM KH ẢO

� Văn bản qui phạm pháp luật

� Hiến pháp 1992, sửa ñổi, bổ sung năm 2001.

� Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999, sửa ñổi, bổ sung năm 2009.

� Luật khiếu nại tố cáo 1998, sửa ñổi, bổ sung năm 2004, 2005.

� Luật thanh tra 2004.

� Luật tổ chức Hội ñồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004.

� Luật phòng, chống tham nhũng 2005, sửa ñổi, bổ sung năm 2007.

� Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật 2008.

� Luật cán bộ, công chức 2008, có hiệu lực ngày 01/01/2010.

� Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sửa ñổi, bổ sung năm 1998, 2006.

� Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực năm 2002, sửa ñổi, bổ sung năm 2007, 2008.

� Sách, giáo trình

� Ðinh Văn Mậu, PTS và Phạm Hồng Thái, PTS: Nhập môn Hành chính Nhà nước, Nxb Tp. Hồ Chí Minh;

� Ðoàn Trọng Truyến, GS: Hành chính học ñại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997;

� Jean Michel De Forges: Luật hành chính, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội, 1995;

� Lê Sĩ Dược, TS: Cải cách bộ máy hành chính cấp trung ương trong công cuộc ñổi mới hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội, 2000;

� Nguyễn Cửu Việt, PGS.TS: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.

Page 113: Giao trinh luat hanh chinh 2

112

� Phan Trung Hiền, TS: ðể hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

� Phan Trung Hiền, TS: Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật ñại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

� Phùng Văn Tửu: Xây dựng, hoàn thiện nhà nước và pháp luật của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia;

� Trường Ðại học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 1998;

� Vũ Huy Từ, GS.TS chủ biên: Hành chính học và cải cách hành chính, Nxb Chính trị quốc gia.