Top Banner
276 ĐỀ TÀI KHOA HC S2.1.1-CS08 NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KHUNG ĐỊNH MỨC VÀ QUI TRÌNH LẬP DỰ TOÁN CHO CUỘC ĐIỀU TRA 1. Cấp đề tài : Cơ sở 2. Thi gian nghiên cu : 2008 3. Đơn vị thc hin : VKế hoch Tài chính 4. Chnhiệm đề tài : CN. Dƣơng Danh Tôn I. LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ I.1 Ngân sách nhà nƣớc(NSNN) Luật NSNN đã đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996 có định nghĩa nhƣ sau: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã đƣợc cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ I.1.1 Cơ cấu NSNN Cơ cấu NSNN theo Luật Ngân sách quy định tại điều 2 gồm thu ngân sách và chi ngân sách - Thu NSNN nƣớc bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. - Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nƣớc; chi trả nợ của Nhà nƣớc; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. I.1.2 Chức năng, vai trò của NSNN NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hƣớng phát triển sản xuất , điều tiết thị trƣờng , bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. 1) Điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế NSNN tham gia định hƣớng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền . Trƣớc hết, Chính phủ sẽ hƣớng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ƣu, tạo điều kiện cho nền
32

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

Aug 29, 2019

Download

Documents

tranthuan
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

276

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KHUNG ĐỊNH MỨC VÀ QUI TRÌNH

LẬP DỰ TOÁN CHO CUỘC ĐIỀU TRA

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2008

3. Đơn vị thực hiện : Vụ Kế hoạch Tài chính

4. Chủ nhiệm đề tài : CN. Dƣơng Danh Tôn

I. LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ

I.1 Ngân sách nhà nƣớc(NSNN)

Luật NSNN đã đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996 có định

nghĩa nhƣ sau: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự

toán đã đƣợc cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện

trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính

phủ

I.1.1 Cơ cấu NSNN

Cơ cấu NSNN theo Luật Ngân sách quy định tại điều 2 gồm thu ngân

sách và chi ngân sách

- Thu NSNN nƣớc bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản

thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc; các khoản đóng góp của các tổ chức và

cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nƣớc; chi trả nợ của

Nhà nƣớc; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

I.1.2 Chức năng, vai trò của NSNN

NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hƣớng phát

triển sản xuất, điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.

1) Điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế

NSNN tham gia định hƣớng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích

phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Trƣớc hết, Chính phủ sẽ

hƣớng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính

phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ƣu, tạo điều kiện cho nền

Page 2: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

277

kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua hoạt động chi Ngân sách,

Nhà nƣớc sẽ cung cấp kinh phí đầu tƣ cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành

các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trƣờng và

điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi

thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn

thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên

cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nƣớc là một trong

những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trƣờng khỏi rơi

vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể,

nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể đƣợc sử dụng để hỗ trợ cho sự

phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn

bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu,

bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, NSNN đảm bảo thực

hiện vai trò định hƣớng đầu tƣ, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh.

2) Giải quyết các vấn đề xã hội

Trợ giúp trực tiếp dành cho những ngƣời có thu nhập thấp hay có hoàn

cảnh đặc biệt nhƣ chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dƣới hình thức trợ

giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân

số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt. Góp phần ổn

định thị trƣờng, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trƣờng hàng hoá: nhà nƣớc

chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng, những mặt hàng mang tính chất

chiến lƣợc. cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu,

dự trữ quốc gia, thị trƣờng vốn, sức lao động: thông qua phát hành trái phiếu

và chi tiêu của chính phủ, kiềm chế lạm phát; cùng với ngân hàng trung ƣơng

với chính sách tền tệ thích hợp NSNN góp phần điều tiết thông qua chính

sách thuế và chi tiêu của chính phủ.

I.2 Tổ chức hệ thống NSNN

Hệ thống NSNN là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền nhà

nƣớc, Tổ chức hệ thống ngân sách chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trƣớc hết

đó là chế độ xã hội của nhà nƣớc và sự phân chia lãnh thổ hành chính. Thông

thƣờng ở các nƣớc hệ thống ngân sách đƣợc tổ chức phù hợp với hệ thống

hành chính. Ở nƣớc ta, với mô hình nhà nƣớc thống nhất nên hệ thống ngân

sách đƣợc tổ chức theo hai cấp: ngân sách trung ƣơng và ngân sách của các

cấp chính quyền địa phƣơng, trong đó ngân sách địa phƣơng bao gồm các cấp

ngân sách: ngân sách thành phố (hay tỉnh), ngân sách quận (huyện), ngân

sách xã (phƣờng).

Page 3: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

278

Hệ thống NSNN của Việt Nam đƣợc tổ chức và quản lý thống nhất theo

nguyên tắc tập trung và dân chủ.

I.3 Phân cấp quản lý ngân sách

Trong nền kinh tề thị trƣờng, NSNN trở thành công cụ quan trọng giúp

nhà nƣớc điều hành nền kinh tế xã hội. Hoạt động của ngân sách nằm trong

sự vận động của thị trƣờng. Tạo nguồn thu cho ngân sách phải gắn với mục

tiêu ổn định và tăng trƣởng kinh tế, các khoản chi của ngân sách phải gắn với

nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Do đó,

việc xác định cơ cấu thu chi của các cấp ngân sách cũng nhƣ phƣơng pháp

quản lý các cấp ngân sách là rất cần thiết. Phân định nguồn thu và các khoản

chi của mỗi cấp ngân sách là nội dung cơ bản của phân cấp quản lý ngân sách

nhằm tạo điều kiện về tài chính cho chính quyền nhà nƣớc các cấp tham gia

vào quá trình tổ chức, huy động, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập

trung của nhà nƣớc để thực hiện các chức năng nhiệm vụ xác định. Khi phân

cấp quản lý ngân sách, cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

- Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ƣơng và vị trí độc lập của

ngân sách địa phƣơng trong hệ thống NSNN thống nhất.

- Xác định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn thu chi giữa các cấp ngân

sách.

- Đảm bảo sự hợp lý và công bằng giữa các địa phƣơng.

I.3.1 Phân định nguồn thu giữa các cấp ngân sách

Có 4 phƣơng pháp thực hiện phân phối nguồn thu giữa các cấp ngân sách:

* Phương pháp thu đủ chi đủ: nội dung của phƣơng pháp này là toàn bộ

số thu và các nhiệm vụ chi của ngân sách đều do ngân sách trung ƣơng đảm

nhận. Phƣơng pháp này đảm bảo cho trung ƣơng quyền chủ động, nhƣng hạn

chế khả năng sáng tạo của địa phƣơng.

* Phương pháp khoán gọn: Trung ƣơng giao cho địa phƣơng đƣợc thu

một số khoản thu xác định để đảm bảo nhiệm vụ chi cho địa phƣơng. Phƣơng

pháp này khuyến khích địa phƣơng quan tâm và bồi dƣỡng nguồn thu của

mình, nhƣng không chú ý đến nguồn thu của trung ƣơng.

* Phương pháp dự phần: Theo phƣơng pháp này ngân sách địa phƣơng

đƣợc hƣởng một phần từ các khoản thu chung đƣợc xác định theo tỷ lệ phần

trăm hay còn gọi là tỷ lệ điều tiết. Phƣơng pháp này khuyến khích địa

phƣơng quan tâm đến khoản thu nhƣng phân định nguồn thu giữa các cấp

ngân sách rất phức tạp và hàng năm phải điều chỉnh.

Page 4: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

279

* Phương pháp hỗn hợp: Là phƣơng pháp áp dụng hỗn hợp cả ba

phƣơng pháp trên, nguồn thu của ngân sách địa phƣơng bao gồm 3 phần

chính: Các khoản thu ổn định, các khoản thu điều tiết và các khoản trợ cấp từ

ngân sách trung ƣơng.

Theo luật NSNN Việt Nam (1996) và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều

của luật NSNN VN (1998) phân định nguồn thu giữa các cấp này của nƣớc ta

đƣợc thực hiên theo phƣơng pháp hỗn hợp.

I.3.2 Phân định chi giữa các cấp ngân sách

Phân công quản lý nhà nƣớc về kinh tế xã hội giữa các cấp chính quyền

là cơ sở để phân định chi giữa các cấp ngân sách. Trong cơ chế thị trƣờng,

nhà nƣớc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

thì phân cấp quản lý chi giữa các cấp ngân sách đƣợc thực hiện theo các

nguyên tắc:

- Ngân sách trung ƣơng đảm nhận nhiệm vụ chi theo các chƣơng trình

quốc gia hoặc các dự án phát triển nhằm hình thành thế cân đối cho nền kinh

tế và tạo môi trƣờng thuận lợi kích thích quá trình tích tụ và đầu tƣ vốn cho

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và dân cƣ.

- Ngân sách địa phƣơng thực hiện các khoản chi gắn với việc thực hiện

chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phƣơng.

I.4 Quá trình NSNN

I.4.1 Lập và phê chuẩn ngân sách

Mục tiêu của công việc này là xác định nhiệm vụ động viên, phân phối

tối ƣu các nguồn vốn nhằm bảo đảm tính vững chắc, tính khả thi của ngân

sách. Giai đoạn này bao gồm:

1) Lập ngân sách (lập dự toán ngân sách)

Hàng năm vào thời điểm qui định trƣớc khi năm tài chính bắt đầu, Chính

phủ và Bộ Tài chính ra thông báo về yêu cầu, nội dung và hƣớng dẫn lập dự

toán ngân sách cho các bộ, ngành, các cấp. Các đơn vị căn cứ vào hƣớng dẫn

của Bộ Tài chính, lập dự toán ngân sách cho đơn vị mình, dựa trên hệ thống

luật, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của năm kế hoạch và các chính

sách, định mức tài chính.

+ Thời gian quy trình xây dựng dự toán ngân sách

Mọi quy trình dự toán ngân sách đều đƣợc kết thúc vào ngày cuối cùng

của một năm ngân sách nhƣng thời điểm bắt đầu của mỗi nƣớc lại có sự khác

nhau, tạo nên độ dài thời gian xây dựng dự toán ngân sách khác nhau. Quy

Page 5: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

280

trình dự toán ngân sách của Việt Nam dài khoảng 6 đến 7, tháng nhƣng ở các

nƣớc trong khu vực thƣờng là 10 đến 11 tháng.

Thời gian xây dựng dự toán ngân sách đủ dài và đƣợc quy định rõ ràng

sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho các cơ quan hữu quan nâng cao

chất lƣợng chuẩn bị, lập, thẩm tra, thảo luận dự toán ngân sách tốt hơn.

Khởi điểm quy trình dự toán ngân sách của Việt Nam khá muộn nên độ

dài quy trình dự toán ngân sách của Việt Nam ngắn hơn các nƣớc. Nếu tính

từ khi Chỉ thị của Thủ tƣớng về xây dựng dự toán NSNN đƣợc ban hành thì

quy trình dự toán ngân sách của Việt Nam bắt đầu từ 31/5; Nếu tính từ thời

điểm UBTVQH cho ý kiến về định mức phân bổ, chế độ chi ngân sách quan

trọng thì thời điểm bắt đầu dự toán ngân sách từ 1/5. Trong khi đó, Malaysia

ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn lập dự toán ngân sách ngày từ tháng thứ nhất;

Hƣớng dẫn dự toán ngân sách và chính sách của Thái Lan đƣợc ban hành

ngay từ tháng thứ 2; Hàn Quốc ban hành Hƣớng dẫn lập dự toán ngân sách từ

tháng thứ 3 hàng năm.

+ Cơ quan chủ trì và phối hợp lập dự toán ngân sách

Tại Việt Nam, Bộ Tài chính chủ trì về tổng dự toán Ngân sách Nhà nƣớc

nhƣng vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cũng không kém phần quan trọng.

Trong đó: (i) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh lập dự toán NSNN và phƣơng án phân bổ ngân sách trung ƣơng; Quản lý

và chỉ đạo thu NSNN; Tổ chức chấp hành ngân sách; Lập quyết toán ngân

sách trung ƣơng và quyết toán NSNN. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về các

công việc hạch toán, kế toán, quyết toán thu, chi NSNN, chịu trách về các

chính sách, chế độ tài chính; (ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chuẩn bị kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội; Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán NSNN; Lập

phƣơng án phân bổ ngân sách trung ƣơng trong lĩnh vực phụ trách theo phân

công của Chính phủ (phần chi đầu tƣ); (iii) Ngân hàng Nhà nƣớc phối hợp

với Bộ Tài chính xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch vay nợ, trả nợ trong nƣớc và

ngoài nƣớc, xây dựng và triển khai thực hiện phƣơng án vay để bù đắp bội

chi NSNN.

+ Hướng dẫn lập dự toán

Hƣớng dẫn lập dự toán ngân sách (do cơ quan chủ trì soạn lập dự toán

ngân sách ban hành) mở ra định hƣớng, quy định các giới hạn trần thu, chi,

bội chi ngân sách, chỉ rõ các quyết sách lớn về kinh tế, tài chính sẽ triển khai

trong năm tới. Trong hƣớng dẫn lập dự toán, cũng có những phân tích, đánh

giá tình hình, bối cảnh, xu hƣớng kinh tế, tài chính, ngân sách... trong nƣớc

và nƣớc ngoài. Đó là những căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành xây

Page 6: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

281

dựng dự toán ngân sách của mình. Hƣớng dẫn lập dự toán luôn có những nội

dung cơ bản nhƣ:

- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và

ngân sách năm hiện hành;

- Dự báo về tình hình kinh tế, tình hình thu, chi ngân sách cho khoảng

thời gian còn lại của năm hiện hành và năm tiếp theo;

- Định hƣớng xây dựng dự toán ngân sách năm tiếp theo;

Tại Việt Nam: Căn cứ để lập dự toán NSNN hàng năm là:

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng;

- Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính

phủ, cơ quan khác ở trung ƣơng, địa phƣơng;

- Chính sách, chế độ thu NSNN; định mức phân bổ NSNN, chế độ, tiêu

chuẩn, định mức chi ngân sách;

- Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển

kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách năm sau; Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ

Tài chính về lập dự toán ngân sách; Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch

và Đầu tƣ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch vốn

đầu tƣ phát triển thuộc NSNN và các văn bản hƣớng dẫn của uỷ ban nhân

dân cấp tỉnh;

- Số kiểm tra dự toán thu, chi NSNN do Bộ Tài chính thông báo và số

kiểm tra dự toán chi đầu tƣ phát triển do Bộ Kế hoạch và đầu tƣ thông báo

cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở

trung ƣơng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng;

Ủy ban nhân dân cấp trên thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc và

uỷ ban nhân dân cấp dƣới;

- Tình hình thực hiện ngân sách các năm.

+ Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách hàng năm:

- Dự toán NSNN và dự toán ngân sách các cấp chính quyền phải tổng

hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thƣờng xuyên, chi đầu

tƣ phát triển, chi trả nợ; khi lập dự toán NSNN phải đảm bảo tổng số thu thuế

và phí, lệ phí lớn hơn chi thƣờng xuyên;

- Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán các cấp phải lập theo đúng nội

dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo Mục

lục NSNN hƣớng dẫn của Bộ Tài chính;

Page 7: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

282

- Hƣớng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra hàng năm;

- Trƣớc ngày 31/5, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị về xây dựng

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau;

- Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, trƣớc ngày 10/6, Bộ Tài

chính ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự

toán NSNN và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách tổng mức và từng

lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ.

Đối với các nƣớc nhƣ Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, các hƣớng dẫn lập

dự toán đều mang tính định hƣớng cao (nhất là ở những nƣớc thực hiện quản

lý ngân sách dựa theo kết quả đầu ra). Việc bố trí ngân sách luôn bám sát Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và ngắn hạn. Các nƣớc quản lý ngân

sách theo mô hình kết quả đầu ra phải xây dựng Khung khổ tài chính trung

hạn, Khung khổ ngân sách trung hạn chung cho cả nƣớc và Khung khổ chi

tiêu trung hạn cho từng bộ chi tiêu. Những khung khổ đó là những tầm nhìn

vĩ mô trung hạn (2, 3 năm) về tình hình kinh tế, tài chính, của cả nƣớc cũng

nhƣ của một ngành, một lĩnh vực.

2) Phê chuẩn ngân sách

Dự toán NSNN trƣớc hết sẽ đƣợc Ủy ban kinh tế và Ngân sách của

Quốc hội nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh và trình Quốc hội. Quốc hội sẽ

thảo luận dự toán NSNN về các nội dung: điều chỉnh tăng, giảm các khoản

thu trên cơ sở sửa đổi luật thuế, điều chỉnh tăng, giảm các khoản chi dựa trên

các giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách. Sau khi thảo luận và thông qua

Quốc hội ra Nghị quyết phê chuẩn Dự toán NSNN và Dự toán NSNN trở

thành một đạo luật của nhà nƣớc mà mọi pháp nhân và thể nhân trong xã hội

đều có trách nhiệm thực hiện.

3) Công bố NSNN

Sau khi dự toán NSNN nƣớc đƣợc Quốc hội phê chuẩn, Dự toán NSNN

sẽ đƣợc chuyển sang cho nguyên thủ quốc gia: Chủ tịch nƣớc để công bố và

giao cho Chính phủ thực hiện bằng cách uỷ nhiệm cho Bộ Tài chính giao các

chỉ tiêu pháp lệnh về thu và chi ngân sách cho từng bộ và từng địa phƣơng để

thi hành.

I.4.2 Chấp hành ngân sách

Dự toán ngân sách đƣợc phê chuẩn và đƣợc thực hiện khi năm tài chính

bắt đầu. Nội dung của giai đoạn này là tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn

thu vào ngân sách và cấp phát cho các nhiệm vụ chi đã xác định nhằm động

Page 8: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

283

viên, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính của xã hội để thực hiện các

mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong năm tài chính. Chấp hành ngân sách

bao gồm chấp hành thu NSNN và chấp hành chi NSNN.

* Căn cứ vào dự toán ngân sách đƣợc giao, các đơn vị thụ hƣởng lập kế

hoạch chi gửi cơ quan tài chính cùng cấp và kho bạc nhà nƣớc nơi giao dịch

để đƣợc cấp phát.

* Cơ quan tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị, căn cứ vào khả

năng của ngân sách để bố trí số chi hàng quý thông báo cho đơn vị thụ hƣởng

và kho bạc nhà nƣớc để thực hiện.

I.4.3 Quyết toán NSNN

Nội dung của giai đoạn này là nhằm phản ảnh, đánh giá và kiểm tra lại

quá trình hình thành và chấp hành NSNN. Sau khi kết thúc năm tài chính, các

đơn vị sử dụng vốn NSNN phải khoá sổ kế toán và lập quyết toán NSNN

theo số thực thu, thực chi theo hƣớng dẫn của Bộ tài chính.

Bộ Tài chính kiểm tra xem xét quyết và tổng hợp quyết toán thu, chi

ngân sách của các bộ, ngành ở trung ƣơng và địa phƣơng, sau đó tổng hợp và

lập tổng quyết toán NSNN trình Chính phủ để Chính phủ đệ trình Quốc hội.

Quốc hội sau khi nghe báo cáo kiểm tra của cơ quan Tổng kiểm toán quốc gia

sẽ xem xét và phê chuẩn tổng quyết toán NSNN.

I.4.4 Lập dự toán của ngành Thống kê

Sau khi có Thông tƣ hƣớng dẫn lập dự toán kinh phí của Bộ Tài chính,

Tổng cục Thống kê hƣớng dẫn các đơn vị cấp dƣới và các Vụ nghiệp vụ của

Tổng cục lập dự toán chi NSNN gửi về Vụ Kế hoạch tài chính (Tổng cục

Thống kê). Trên cơ sở những bảng dự toán năm của đơn vị và dự toán kinh

phí điều tra của các vụ nghiệp vụ, Vụ Kế hoạch tài chính sẽ tiến hành xem

xét, thẩm định dự toán của các đơn vị trực thuộc, sau đó tổng hợp để lập dự

toán chi NSNN toàn ngành gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Bảng dự toán của các đơn vị cấp dƣới bao gồm:

+ Thu NSNN.

- Thu của các đơn vị hoạt động sự nghiệp gồm thu phí, lệ phí và các

khoản thu khác.

+ Chi NSNN.

Chi cho lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp, khoa học quản

lý giáo dục, sự nghiệp nghiên cứu khoa học và chƣơng trình mục tiêu.

Page 9: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

284

- Kinh phí định mức theo biên chế và khu vực: Các đơn vị căn cứ vào

kế hoạch biên chế đƣợc Tổng cục giao và Định mức phân bổ kinh phí theo

khu vực vung miền đã đƣợc quy định tại quyết định ban hành định mức phân

bổ dự toán của Tổng cục để lập dự toán thu, chi NSNN.

- Kinh phí ngoài định mức bao gồm kinh phí mua sắm tài sản, trang

thiết bị làm việc và kinh phí sửa chữa trụ sở cấp tỉnh, huyện, sửa chữa ô tô,

máy móc thiết bị: các đơn vị căn cứ vào nhu cầu thực tế của mình, căn cứ vào

thời gian đầu tƣ hoàn thành đƣa vào sử dụng (đối với công trình đầu tƣ

XDCB), thời gian mua sắm tài sản trƣớc đó để làm cơ sở lập dự toán và

thuyết minh khoản kinh phí ngoài định mức. Để lập dự toán phần kinh phí

này các đơn vị phải thuyết minh rõ thời gian đƣa vào sử dụng, hiện trạng sử

dụng và nhu cầu thực tế của mình.

- Kinh phí điều tra thƣờng xuyên, định kỳ và kinh phí các cuộc Tổng

điều tra (nếu có): Căn cứ vào chƣơng trình công tác và nhiệm vụ chuyên môn

đƣợc giao, phƣơng án các cuộc điều tra và quy mô, kích cỡ mẫu điều tra và

chế độ tài chính hiện hành (chế độ công tác phí, hội nghị phí,…) để lập dự

toán kinh phí điều tra, chi tiết theo từng cuộc điều tra. Đối với các cuộc Tổng

điều tra, việc lập dự toán đƣợc thực hiện theo Thông tƣ hƣớng dẫn riêng của

Bộ Tài chính.

- Kinh phí thực hiện các chƣơng trình mục tiêu.

Trên cơ sở các bảng dự toán năm của 73 đơn vị trực thuộc, Vụ Kế hoạch

tài chính thẩm định và tổng hợp để lập tổng dự toán NSNN cả năm của ngành

Thống kê.

I.5 Những vấn đề về định mức

I.5.1 Những vấn đề chung về định mức kinh tế kỹ thuật

Định mức kinh tế kỹ thuật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Bảo đảm là căn cứ tƣơng đối chính xác để xây dựng và thực hiện tốt kế

hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý kỹ thuật;

- Phù hợp với các điều kiện tổ chức - kỹ thuật của từng thời kỳ kế

hoạch;

- Bảo đảm sự thống nhất giữa các loại định mức và phƣơng pháp xây

dựng định mức.

Định mức đƣợc chia thành các loại sau đây:

Page 10: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

285

- Định mức Nhà nƣớc áp dụng chung cho các ngành, các cấp, đƣợc quy

định cho những sản phẩm (công việc) chủ yếu, do Nhà nƣớc thống nhất quản

lý, có liên quan đến các cân đối chung của nền kinh tế quốc dân.

- Định mức áp dụng trong từng ngành, đƣợc quy định cho những sản

phẩm (công việc) khi chƣa có định mức Nhà nƣớc, khi cần cụ thể hóa định

mức Nhà nƣớc, hoặc cho những sản phẩm (công việc) của ngành đƣợc phân

cấp quản lý.

- Định mức tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ƣơng (sau đây

gọi tắt là tỉnh) áp dụng trong phạm vi tỉnh, đƣợc quy định cho những sản

phẩm (công việc) khi chƣa có định mức Nhà nƣớc, định mức ngành; khi cần

cụ thể hóa định mức Nhà nƣớc, định mức ngành; hoặc cho những sản phẩm

(công việc) của tỉnh, đƣợc phân cấp quản lý.

- Định mức huyện, quận và thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (sau đây gọi

tắt là huyện) áp dụng trong phạm vi huyện đƣợc quy định cho những sản

phẩm (công việc) khi chƣa có định mức Nhà nƣớc, định mức ngành, định

mức tỉnh, thành phố; khi cần cụ thể hoá định mức của cấp trên, hoặc cho

những sản phẩm (công việc) của huyện đƣợc phân cấp quản lý.

- Định mức đơn vị cơ sở áp dụng trong từng đơn vị cơ sở đƣợc quy định

cho những sản phẩm (công việc) khi chƣa có định mức Nhà nƣớc, định mức

ngành (đối với xí nghiệp quốc doanh trung ƣơng), định mức địa phƣơng (đối

với xí nghiệp quốc doanh địa phƣơng); khi cần cụ thể hoá định mức của cấp

trên; hoặc cho những sản phẩm (công việc) của đơn vị cơ sở sản xuất đƣợc

phân cấp quản lý.

Định mức là căn cứ pháp lý để tiến hành các công việc sau đây;

- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch;

- Phân phối và cung ứng vật tƣ, lao động, tiền vốn...;

- Xác định giá thành và giá chỉ đạo của Nhà nƣớc;

- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch; xem xét chất lƣợng sản phẩm (công

việc); xét thƣởng hoặc phạt đối với các đơn vị hoặc cá nhân trong việc thực

hiện kế hoạch.

Các định mức kinh tế-kỹ thuật chẳng những là các căn cứ của công tác

kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là căn

cứ kỹ thuật trong tổ chức sản xuất-tiêu dùng nguyên vật liệu và kiểm tra chất

lƣợng sản phẩm. Không có định mức kinh tế-kỹ thuật thì không thể sản xuất

ra sản phẩm có chất lƣợng cao, đồng đều và ổn định, cũng nhƣ không thể tổ

chức sản xuất và quản lý sản xuất một cách khoa học, hợp lý và tiết kiệm.

Page 11: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

286

I.5.2 Những vấn đề chung về định mức tiền lương, tiền công(lao động)

Định mức tiền lƣơng, tiền công đƣợc xác định theo giá trị của lao

động. Giá trị của lao động đƣợc xác định theo thời gian hao phí và trình độ

chuyên môn bình quân .

- Định mức tiền lƣơng cho cán bộ công chức, viên chức,

Cán bộ công chức đƣợc hƣởng tiền lƣơng tƣơng xứng với nhiệm vụ,

công vụ đƣợc giao. Nhà nƣớc đã xác định khá chi tiết các thang, bảng lƣơng

cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các lĩnh vực và các ngành nghề.

- Định mức lao động trong sản xuất

Định mức lao động trong doanh nghiệp nhà nƣớc là cơ sở để kế hoạch

hoá lao động, tổ chức sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ,

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; là cơ sở để xây dựng đơn

giá tiền lƣơng và trả lƣơng gắn với năng suất chất lƣợng và kết quả công việc

của ngƣời lao động. Định mức đƣợc xây dựng dựa vào tay nghề và cƣờng độ

lao động; môi trƣờng lao động; thang bậc tiền lƣơng, tiền công đƣợc xác định

trên nền tảng của định mức lao động.

I.5.3 Định mức phân bổ ngân sách nhà nước

NSNN là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "NSNN"

đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia, NSNN

là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của

quốc gia. Ở nƣớc ta, Luật NSNN đã đƣợc Quốc hội Việt nam thông qua năm

1996 có đƣa ra định nghĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia

trong dự toán đã đƣợc cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và đƣợc

thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ

của chính phủ.

NSNN cũng là một trong những công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế ,

định hƣớng phát triển sản xuất, điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả, điều chỉnh

đời sống xã hội.

Nhƣ chúng ta đã biết, năm 2006 là năm kết thúc một “thời kỳ ổn định”

NSNN. Theo qui định của Luật NSNN, từ năm 2007 sẽ bắt đầu thời kỳ ổn

định mới (2007-2009).

* Định mức phân bổ NSNN theo Quyết định số 139/2003/QĐ - TTg

ngày 11/7/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ

Quyết định này quy định về định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên

NSNN cho các bộ, ngành, cơ quan trung ƣơng và các tỉnh, thành phố trực

Page 12: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

287

thuộc trung ƣơng làm căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán chi thƣờng

xuyên và xác định tổng mức chi thƣờng xuyên cho các Bộ, cơ quan Trung

ƣơng và các địa phƣơng. Định mức phân bổ dự toán chi NSNN quy định tại

Điều 1 của Quyết định này đã bao gồm tiền lƣơng theo quy định tại Nghị

định số 03/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ là cơ sở

để xây dựng dự toán chi ngân sách của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan

thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ƣơng, dự toán chi ngân sách của

từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (bao gồm cấp tỉnh, huyện và cấp

xã). Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khi thực hiện định

mức này mà dự toán chi năm 2004 thấp hơn mức dự toán chi năm 2003 Thủ

tƣớng Chính phủ đã giao thì đƣợc bổ sung để bảo đảm không thấp hơn mức

dự toán năm 2003.

Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính năm 2004 bao gồm

tiền lƣơng, các khoản có tính chất lƣơng, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, kinh phí công đoàn, trích theo lƣơng, chi nghiệp vụ, đoàn ra, đoàn

vào và các khoản mua sắm, sữa chữa thƣờng xuyên.

Quyết định này quy định đối với cơ quan quản lý ngành dọc (trong đó

có Tổng cục Thống kê) đƣợc phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2004 là 20

triệu đồng/biên chế/năm.

Về cơ bản, định mức này phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính công

bằng, công khai và minh bạch các nhiệm vụ chi ngân sách của từng bộ,

ngành, cơ quan trung ƣơng và các địa phƣơng theo quy định của Luật ngân

sách, góp phần thúc đẩy tiết kiệm, khuyến khích xã hội hóa, cải cách hành

chính trong công tác xây dựng và quản lý dự toán NSNN.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện hệ thống định mức phân bổ chi

thƣờng xuyên NSNN năm 2004 còn một số hạn chế: Chƣa điều chỉnh kịp

thời tình trạng lạm phát của quốc gia, chƣa tính đến chỉ số giá tiêu dùng tăng

hàng năm. Phạm vi hệ thống định mức phân bổ chƣa bao quát hết các lĩnh

vực chi thƣờng xuyên củaNSNN; Chƣa tƣơng xứng đối với khó khăn ở các

vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc mặc dù những vùng này

đƣợc ƣu tiên trong hệ thống định mức phân bổ ngân sách; Vẫn còn nhiều lĩnh

vực chƣa xây dựng đƣợc định mức phân bổ ngân sách, điển hình là đầu tƣ

xây dựng cơ bản và sử dụng vốn của các nhà tài trợ quốc tế. Vì thế đã dẫn tới

sự không công bằng giữa nhiều địa phƣơng,

Theo Quyết định này, định mức phân bổ chi thƣờng xuyên của Tổng cục

Thống kê đƣợc quy định là 20 triệu đồng/biên chế/năm. Căn cứ định mức

Page 13: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

288

này, Tổng cục Thống kê xây dựng phƣơng án phân bổ kinh phí cho các đơn

vị dựa trên cơ sở vùng miền.

Việc xây dựng định mức phân bổ mới vẫn đảm bảo không vƣợt quá tổng

số kinh phí định mức thƣờng xuyên đƣợc Chính phủ giao. Ngoài ra vẫn còn

tiết kiệm đƣợc một số kinh phí để sử dụng cho việc mua sắm trang thiết bị

phục vụ cho công tác chuyên môn. Định mức mới này đã khắc phục đƣợc

tính trạng mất cân đối kinh phí giữa các vùng miền, đáp ứng đƣợc kinh phí

hoạt động thƣờng xuyên cho các đơn vị thuộc tỉnh đồng bằng. Do vậy đã góp

phần quan trọng cho các đơn vị hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chuyên môn,

chính trị của ngành.

* Định mức phân bổ ngân sách theo Quyết định số 151/2006/QĐ-

TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ

Định mức phân bổ chi thƣờng xuyên quy định trong Quyết định 139 của

Thủ tƣớng Chính phủ còn những bất cập nhất định nên phải xây dựng định

mức phân bổ mới.

Định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên NSNN đƣợc quy định tại

Quyết định này áp dụng cho năm ngân sách 2007, năm đầu tiên của thời kỳ

ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật NSNN.

Theo Quyết định này, định mức phân bổ chi thƣờng xuyên của Tổng

cục Thống kê đƣợc quy định là 32,5 triệu đồng/biên chế/năm. Căn cứ định

mức này, Tổng cục đã ban hành Quyết định số 1253/QĐ-TCTK ngày

20/11/2006 quy định về định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính

năm 2007 cho các đơn vị áp dụng cho các năm 2007, 2008, 2009. Quyết định

này đã tính yếu tố vùng, miền, cụ thể, nên đã đƣa ra những định mức sau:

- Định mức phân bổ dự toán cho Văn phòng Tổng cục: 39,3 triệu

đồng/biên chế/năm.

- Định mức phân bổ dự toán cho Phòng Thống kê huyện, thị xã của

khu vực đồng bằng: 30,0 triệu đồng/biên chế/năm.

- Định mức phân bổ dự toán cho Văn phòng Cục Thống kê và Phòng

Thống kê thành phố thuộc tỉnh đồng bằng: 31,0 triệu đồng/biên chế/năm.

- Định mức phân bổ dự toán cho Văn phòng Cục Thống kê và Phòng

Thống kê huyện, thị xã khu vực núi thấp - vùng sâu: 34,0 triệu đồng/biên

chế/năm.

- Định mức phân bổ dự toán cho Văn phòng Cục Thống kê và Phòng

Thống kê huyện, thị xã khu vực núi cao - hải đảo: 37,0 triệu đồng/biên

chế/năm.

Page 14: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

289

- Định mức phân bổ dự toán cho Văn phòng Cục Thống kê và Phòng

Thống kê các Quận của thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố

Cần Thơ: 31,0 triệu đồng/biên chế/năm.

Định mức này là căn cứ để các đơn vị trực thuộc Tổng cục xây dựng dự

toán cho thời kỳ ổn định ngân sách bắt đầu từ năm 2007. Định mức trên đã

bao gồm: tiền lƣơng, các khoản có tính chất lƣơng, các khoản trích theo

lƣơng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Nghị định số

118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ, chi nghiệp vụ, chi đoàn ra,

chi đoàn vào và các khoản chi mua sắm sửa chữa thƣờng xuyên. Định mức

này vừa là cơ sở để lập dự toán hàng năm, đồng thời cũng là căn cứ quan

trọng để phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. Vì vậy,việc xây dựng

định mức phân bổ kinh phí đóng vai trò quan trọng trong quản lý, điều hành

NSNN.

I.6 Một số văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực quản lý, sử

dụng và quyết toán kinh phí điều tra thống kê có sử dụng NSNN và quy

định chung lĩnh vực tài chính đối với cơ quan Nhà nƣớc

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐIỀU TRA

THỐNG KÊ

II.1 Đặc điểm hoạt động của hệ thống thống kê nhà nƣớc Việt Nam

II.1.1 Tổ chức thống kê

Theo điều 28 của Luật Thống kê, Hệ thống tổ chức thống kê nhà nƣớc

bao gồm hệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê bộ, cơ quan

ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát

nhân dân tối cao.

Theo điều 29 của luật Thống kê, Hệ thống tổ chức thống kê tập trung

đƣợc tổ chức theo ngành dọc gồm cơ quan thống kê trung ƣơng và các cơ

quan thống kê địa phƣơng. .

II.1.2 Hoạt động thống kê và điều tra thống kê

Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có

nhiệm vụ phải cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính

xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nƣớc trong việc đánh giá, dự

báo tình hình, hoạch định chiến lƣợc, chính sách, xây dựng kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức,

cá nhân.

1. Hoạt động thống kê đƣợc xác định theo theo khoản 1 Điều 3 Luật

thống kê : "Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và

Page 15: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

290

công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tƣợng

kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể do tổ chức

thống kê nhà nƣớc tiến hành".

2. Điều tra thống kê đƣợc xác định theo Nghị định 40/2004/NĐ-CP và

hƣớng dẫn một số điều của Luật Thông kê tại Điều 7:

- Tổng điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê cơ bản,

trên phạm vi cả nƣớc theo chu kỳ dài, quy mô lớn, phạm vi rộng liên quan

đến nhiều ngành, nhiều cấp, sử dụng lực lƣợng và kinh phí lớn.

- Điều tra thống kê để thu thập thông tin thống kê từ các tổ chức, hộ gia

đình và cá nhân trong các trƣờng hợp sau:

+ Điều tra thống kê để thu thập thông tin thống kê từ các tổ chức không

phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê;

+ Điều tra thống kê để bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế

độ báo cáo thống kê;

+ Điều tra thống kê để thu thập những thông tin từ hộ hoặc cơ sở kinh

doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân;

+ Điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê khi có nhu

cầu đột xuất.

II.1.3 Kinh phí cho điều tra thống kê

Kinh phí điều tra thống kê đƣợc quy định tại điều 12 của Nghị định

40/2004/NĐ-CP:

1. Kinh phí để thực hiện các cuộc điều tra thống kê do NSNN đảm bảo

và đƣợc bố trí trong dự toán ngân sách của các cơ quan theo quy định của

Luật NSNN (bao gồm cả nguồn kinh phí khác do tổ chức quốc tế tài trợ theo

các chƣơng trình dự án) theo quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra.

2. Kinh phí bảo đảm cho các cuộc điều tra thống kê ngoài chƣơng trình

điều tra thống kê quốc gia do Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống

kê và các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định theo quy

định hiện hành.

3. Kinh phí đảm bảo cho các cuộc điều tra thống kê do Uỷ Ban nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định do ngân sách địa phƣơng đảm

bảo.

4. Kinh phí đảm bảo cho các cuộc điều tra thống kê phải đƣợc lập và gửi

cho cơ quan tài chính để trình cấp sơ thẩm quyền xem xét, quyết định.

Page 16: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

291

5. Cơ quan tài chính các cấp căn cứ dự toán kinh phí các cuộc điều tra

đƣợc tiến hành theo quy định tại Điều 8, Điều 9, của Nghị định và khoản 1,

khoản 2, khoản 3 Điều này để đảm bảo kinh phí cho các cuộc điều tra, hƣớng

dẫn việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí điều tra thống kê theo quy

định của Luật Ngân sách.

II.1.4 Phân loại các cuộc điều tra

Theo phạm vi điều tra, có những loại điều tra sau:

- Điều tra toàn bộ: là thu thập tài liệu của toàn bộ tổng thể (gọi là tổng

điều tra). Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu đầy đủ nhất cho nghiên cứu thống

kê, có lợi ích rất lớn, song có lúc đòi hỏi chi phí rất lớn, vì vậy không thể tiến

hành một cách thƣờng xuyên (ví dụ Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành

10 năm 1 lần, Tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và Tổng điều tra cơ sở

kinh tế, hành chính , sự nghiệp tiến hành 5 năm 1 lần).

- Điều tra không toàn bộ: là thu thập tài liệu của một số đơn vị đƣợc

chọn ra từ tổng thể chung. Do khối lƣợng đơn vị điều tra ít hơn điều tra toàn

bộ, nên chi phí tƣơng đối thấp, có thể tiến hành điều tra, với nội dung điều tra

rộng hơn, thời gian điều tra ngắn hơn so với điều tra toàn bộ. Theo cách lựa

chọn một số đơn vị có những loại điều tra không toàn bộ khác nhau:

+ Điều tra chọn mẫu: Là điều tra đƣợc tiến hành một số đơn vị của tổng

thể đƣợc chọn ra từ tổng thể theo phƣơng pháp chọn ngẫu nhiên. Kết quả

điều tra trên mẫu đƣợc suy rộng cho tổng thể chung.

+ Điều tra trọng điểm: Chỉ điều tra bộ phận đã đƣợc xác định trƣớc của

tổng thể. Kết quả điều tra không suy rộng cho tổng thể, nhƣng vẫn giúp ta

nắm những đặc điểm cơ bản của hiện tƣợng.

+ Điều tra chuyên đề: Chỉ điều tra một số ít đơn vị đã dƣợc xác định

trƣớc, nhƣng lại đi sâu để nghiên cứu chi tiết mọi khía cạnh khác nhau của

những đơn vị đó. Loại điều tra này thƣờng nhằm nghiên cứu kỹ những điển

hình (tốt, xấu) để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra các kinh nghiệm.

Page 17: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

292

Các hình thức thu thập số liệu thống kê có thể khái quát qua sơ đồ sau:

II.1.5 Chương trình điều tra thống kê

Ngày 15/8/2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

144/2008/QĐ -TTg về Chƣơng trình điều tra thống kê quốc gia, có 49 cuộc

tổng điều tra và điều tra trong đó có 3 cuộc Tổng điều tra còn lại là 46 cuộc

điều tra.

- Điều tra về đất đai, dân số, lao động việc làm có 4 cuộc, Tổng cục

Thống kê thực hiện 3 cuộc;

- Điều tra về đầu tƣ, tài khoản quốc gia, tài chính tiền tệ có 4 cuộc do

Tổng cục Thống kê thực hiện;

- Điều tra về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có 8 cuộc, trong đó

Tổng cục Thống kê thực hiện 7 cuộc;

- Điều tra về công nghiệp, xây dựng có 5 cuộc trong đó Tổng cục Thống

kê thực hiện 4 cuộc;

- Điều tra về thƣơng mại,du lịch, giao thông vận tải có 7 cuộc trong đó

Tổng cục Thống kê thực hiện 6 cuộc;

- Điều tra về giá cả có 1 cuộc do Tổng cục Thống kê thực hiện;

- Điều tra về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trƣờng có 2 do cuộc Khoa

học & Công nghệ thực hiện.

Điều tra không toàn bộ Điều tra toàn bộ

Điều tra

trọng điểm

Điều tra

chọn mẫu

Điều tra

chuyên đề

Thu thập số liệu thống kê

Báo cáo thống kê định kỳ Điều tra thống kê

Page 18: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

293

- Điều tra về y tế, giáo dục, văn hoá, trật tự an toàn xã hội có 7 cuộc

trong đó Tổng cục Thống kê thực hiện 1 cuộc;

II.1.6 Lập dự toán cơ bản cho một cuộc điều tra

Mỗi cuộc điều tra thống kê phải có phƣơng án và kinh phí thực hiện.

Phƣơng án điều tra thống kê bao gồm các quy định và hƣớng dẫn về mục

đích, yêu cầu, phạm vị, đối tƣợng đơn vị, nội dung phƣơng pháp điều tra, thời

điểm, thời gian điều tra, tổng hợp phân tích, công bố kết quả điều tra. Kinh

phí điều tra là yếu tố cơ bản để thực hiện quá trình điều tra theo phuơng án đã

ban hành.

NSNN đảm bảo kinh phí cho các cuộc điều tra, quản lý sử dụng có cơ

chế riêng. Kinh phí cấp cho điều tra thống kê hàng năm chỉ thực hiện cho các

cuộc điều tra, không đƣợc sử dụng vào mục đích khác nhƣ mua sắm tài sản,

lập quỹ thu nhập tăng thêm, đặc biệt nếu không sử dụng hết thì phải nộp lai

NSNN và đƣợc quyết toán hàng năm cùng với kinh phí thƣờng xuyên theo

chế độ đã quy định.

Về việc quản lý sử dụng kinh phí điều tra hiện nay tại các đơn vị cũng

chƣa thống nhất. Có nơi khoán cho phòng nghiệp vụ theo nhƣ dự toán của

tổng cục phân bổ về cho đơn vị, chỉ để lại một tỷ lệ nhất định cho khâu điều

hành và các chi phí phục vụ mang tính chất hành chính. Có nơi điều hành tập

trung do lãnh đạo đơn vị điều hành có sự cân đối điều hoà giữa các cuộc điều

tra với nhau. Có nơi phân bổ cho tới huyện, quận theo hình thức giao dự toán

của các cuộc điều tra. Có nơi tập trung chỉ đạo điều hành tại cục thống kê. Có

nơi căn cứ vào hƣớng dẫn, định mức quy định của tổng cục cứ thế triển khai

thực hiện. Có nơi căn cứ vào thực tế của địa phƣơng mình hƣớng dẫn của

Tổng cục đã đƣa ra những hƣớng dẫn cụ thể cho phù hợp với thực tiễn và

định mức công điều tra cũng còn nhiều phức tạp.Trong phần kinh phí để thực

hiện các cuộc điều tra, công thu thập số liệu cơ bản thƣờng chiếm tỷ trọng

lớn nhất,thƣờng 60 - 70%.

Riêng công thu thập thông tin ban đầu cũng còn những bất cập nhất

định. Công tính là công bình quân thực tế còn lệ thuộc rất nhiều yếu tố, nhiều

khâu, chẳng hạn nhƣ yếu tố địa lý đặc thù các vùng miền, có nơi đi lại thuận

tiện, có nơi đi lại rất khó khăn, có nới các đơn vị điều tra nằm tập trung, có

nơi các đơn vị điều tra lại nằm phân tán rải rác rất xa cách nhau, chẳng hạn

nhƣ tần xuất xuất hiện trên phiếu điều tra khác, nhau có nơi các chỉ tiêu thu

thập đƣợc trên phiếu chiếm từ 30 đến 60%, có nơi tỷ lệ này lại rất thấp thậm

chí dƣới 30%.

Page 19: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

294

Công điều tra phải căn cứ vào thời gian lao động thực tế thu thập thông

tin. Các vụ nghiệp vụ, Vụ KHTC và các đơn vị liên quan cũng chƣa đủ cơ sở

để tính định mức chuẩn đƣợc, vẫn dự tính mang tính tƣơng đối dựa vào kinh

nghiệm, dựa vào điều hành chung của các tỉnh, thành phố, căn cứ vào khả

năng ngân sách đƣợc giao. Ngày tính công, có cuộc điều tra tính tới 2,5 công

/phiếu, có cuộc lại tính 6 đến 7 phiếu, thậm chí 10 phiếu/công. Việc tính 2,5

hay 6;7 hoặc 10 phiếu cũng là vấn đề cần bàn luận. Nếu tính theo đủ yếu tố

thì có thể dao động từ 2 đến 2,5 công hoặc từ 6,1 đến 7 phiếu /công cũng

đƣợc.Một số cuộc điều tra tính theo phƣơng thức bù trừ các loại phiếu lấy

phiếu nọ bù cho phiếu kia. Một số phiếu điều tra khi thiết kế nhằm thu thập

thông tin trên toàn quốc. Một số cuộc điều tra khi lập dự toán thi thuê ngoài,

nhƣng triển khai thực hiện lại do cán bộ công chức thống kê thực hiện nếu

khâu lập dự toán cũng vậy thì chƣa có đủ cơ sở thuyết phục đối với các bộ

ngành khi thẩm định kinh phí. Phân bổ kinh phí cho các cuộc điều tra cũng

còn những bất hợp lí nhất định là nguyên nhân gây nên tình trạng suy bì tỵ

nạnh giữa các đơn vị.

II.2 Định mức nhà nƣớc đối với các cuộc điều tra thống kê

II.2.1 Vận dụng các văn bản nhà nước về định mức trong việc xác định

khung định mức điều tra thống kê

Hiện tại, đối với những cuộc điều tra thống kê thƣờng xuyên, theo định

kỳ có sử dụng NSNN, Tổng cục căn cứ vào Thông tƣ số 120/2007/TT-BTC

ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính.Đây chính là căn cứ pháp lý chủ yếu cho

công tác quản lý, sử dụng kinh phí các cuộc điều tra thống kê. Sự ra đời của

Thông tƣ 120 cho thấy mức độ quan tâm của các cơ quan chức năng nhà

nƣớc đối với hoạt động điều tra thống kê. Thông tƣ 120 đã tạo nhiều thuận

lợi cho hoạt động thống kê nói chung và Tổng cục thống kê nói riêng.Những

thông tƣ hƣớng dẫn trƣớc đây nhƣ Thông tƣ số 114/2000/TT-BTC ngày

27/11/2000 và Thông tƣ số 65/2003/TT/BTC ngày 2/7/2003 của Bộ Tài chính

đều ấn định một mức chi cố định thì đến Thông tƣ 120 lại định mức cho các

công việc thực hiện đƣợc qui định theo từng khoản, tạo thành khung định

mức có sự áp dụng linh hoạt.Thông tƣ này tạo đƣợc bƣớc tiến dài về định

mức ngày công.Trƣớc đây, định mức ngày công tại Thông tƣ 65/2003/TT-

BTC chỉ có 25.000đồng/ngày còn Thông tƣ 120 qui định định mức ngày

công dựa trên mức lƣơng ngày công cơ bản tối thiểu do nhà nƣớc ban hành.

Việc qui định định mức ngày công “mở” nhƣ trên đã tạo chủ động cho ngành

thống kê trong việc lập dự toán, phân bổ kinh phí, hƣớng dẫn sử dụng kinh

phí, quan trọng hơn là xây dựng đƣợc định mức chi phí tƣơng đối phù hợp để

Page 20: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

295

có thể tuyển chọn điều tra viên đáp ứng đƣợc yêu cầu, đồng thời góp phần

công khai, minh bạch về tài chính.

II.2.2 Thực trạng khung định mức điều tra thống kê có sử dụng NSNN

Hàng năm, Tổng cục Thống kê phải tổ chức trên 20 cuộc điều tra thuộc

các lĩnh vực khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ giá

cả, dân số, lao động việc làm, xã hội môi trƣờng... Mỗi cuộc điều tra có

phƣơng án khác nhau, số lƣợng đơn vị điều tra khác nhau, phƣơng pháp điều

tra khác nhau, kinh phí thực hiện của các cuộc điều tra cũng khác nhau. Về

định mức điều tra, nhà nƣớc chỉ ban hành một số định mức chung. Riêng về

định mức cho các cụộc điều tra thống kê, dựa vào tình hình thực tế vừa xây

dựng và chỉnh sửa hoàn thiện dần

Trƣớc năm 2000, chƣa xác định đƣợc kinh phí dành cho điều tra thống

kê, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nƣớc cấp cho ngành.Trên cơ sở đó, Tổng

cục căn cứ các nhu cầu chi của ngành ƣu tiên bố trí chi cho con ngƣời, còn

chi các hoạt động khác nhƣ mua sắm sửa chữa, kinh phí chi cho các cuộc

điều tra (trừ kinh phí tổng điều tra theo quyết định của thủ tƣớng chính phủ

quyết định hoặc điều tra một lần) các cuộc điều tra thƣờng xuyên hàng năm

Tổng cục chỉ giao cho từng lĩnh vực theo chuyên ngành nhƣ công nghiệp,

nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ giá cả, xã hội môi trƣờng chứ chƣa giao cụ

thể cho từng cuộc điều tra trên cơ sở đó các vụ nghiệp vụ hƣớng dẫn các cục

thống kê tỉnh, thành phố thực hiện, cục thống kê căn cứ vào kinh phí đƣợc

giao bàn bạc trao đổi thống nhất bố trí kinh phí cho từng cuộc điều tra và giao

cho từng phòng nghiệp vụ triển khai thực hiện, giai đoạn này mới xây dựng

hình thành toàn bộ quy trình các bƣớc phải thực hiện của điều tra cũng chƣa

xác định đƣợc chi tiết từng giai đoạn và nhất là định mức công thu thập thông

tin ban đầu và kinh phí dành cho điều tra chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với kinh

phí chung, thông thƣờng từ 8 đến 10%.

Giai đoạn từ 2001 đến 2005 rút kinh nghiệm từ các cuộc tổng điều tra và

các cuộc điều tra thƣờng xuyên hàng năm và nhất là từ khi triển khai thực

hiện luật NSNN và Luật Thống kê, Tổng cục đã chỉ đạo Vụ KHTC phaỉ đổi

mới công tác lập dự toán.Vụ KHTC cùng các vụ đã dựa vào phƣơng án của

các cuộc điều tra, tham khảo tình hình thực tế của các cục thống kê đƣa ra

một số định mức ngày công thu thập của các cuộc điều tra. Giai đoạn này,

kinh phí cho các cuộc điều tra thƣờng xuyên đƣợc đƣa vào kinh phí thực hiện

tự chủ, còn kinh phí các cuộc điều tra lần đầu và tổng điều tra vào kinh phí

không thực hiện tự chủ. Hàng năm, cũng chỉ dự trù kinh phí từ 23000 triệu

đến 35000 triệu đồng cho các cuộc điều tra thƣờng xuyên đây là bƣớc đột phá

Page 21: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

296

vì đã đƣa ra đƣợc một số định mức cụ thể cho các cuộc điều tra tuy chƣa sát

thực tế lắm nhƣng là tiền đề để hoàn thiện tiếp theo.

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay, hầu hết các đơn vị đã hoàn thiện, sửa

đổi, ban hành phƣơng án điều tra mới.Trên cơ sở đó, các đơn vị đã lập dự

toán kinh phí cho từng cuộc điều tra để làm cơ sở bảo vệ dự toán cũng nhƣ

phân bổ kinh phí cho các cuộc điều tra đƣợc sát thực tế hơn...

II.2.3 Những tồn tại trong việc thực hiện định mức điều tra thống kê

a. Thu nhận một số ý kiến phản hồi từ địa phương đối với việc lập

định mức kinh phí điều tra hiện hành:

- Điều tra doanh nghiệp nên có thù lao cho đơn vị cung cấp thông tin

- Đề nghị bổ sung thêm điều tra xác định tình trạng doanh nghiệp.

- Điều tra doanh nghiệp nên phân ra doanh nghiệp lớn định mức cao

hơn, doanh nghiệp nhỏ định mức thấp hơn.

- Các cuộc điều tra thƣờng xuyên khoán gọn theo đầu phiếu để đơn vị bố

trí chi các phần việc cho hợp lý; quà cho hộ chi 1 loại định mức.

- Các cuộc điều tra theo định kỳ mà yêu cầu chất lƣợng cao, công việc

điều tra không dễ nên có quà cho đối tƣợng cung cấp thông tin nhƣ: Điều

tra công nghiệp tháng kết thúc năm nên có quà cho ngƣời cung cấp thông

tin; điều tra mức sống hộ gia đình và điều tra tài khoản quốc gia nên có

quà cho hộ.

- Không nên phân biệt doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp thƣơng

mại, doanh nghiệp nông nghiệp.

- Điều tra tình hình cơ bản của xã thuộc các lĩnh vực điều tra nên áp

dụng thống nhất một định mức chi cho các xã.

b. Định mức các công điều tra giữa phương án và thực tế:

Theo phƣơng án điều tra đã đƣợc phê chuẩn thì hầu hết nhân lực thực

hiện công việc điều tra thu thập số liệu đều là điều tra viên thuê ngoài. Song

cũng có một số cuộc điều tra khó khăn yêu cầu phải huy động trực tiếp cán

bộ thống kê thực hiện nhƣ: điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống, điều tra

lao động việc làm. Nếu cán bộ thống kê đi làm điều tra viên thì chỉ đƣợc

thanh toán công tác phí. Nhƣ vậy đối với những địa bàn vùng miền núi

khoảng cách dƣới 10 km và dƣới 15 km đối với vùng đồng bằng thì không

đƣợc thanh toán theo công tác phí .

Page 22: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

297

c. Sự chênh lệch về đời sống xã hội của các khu vực:

Do điều kiện kinh tế vùng, lãnh thổ khác nhau nên vẫn còn những bất

cập trong việc xây dựng định mức kinh phí điều tra. Những thành phố lớn,

đời sống xã hội cao, chi phí đắt đỏ, cơ hội việc làm dễ dàng với mức chi phí

50.000 đồng/ngày công (bao gồm cả chi phí đi lại) thì rất khó có thể thuê

đƣợc điều tra viên.

Ngƣợc lại miền núi, vùng cao với định mức trên lại dễ dàng thuê đƣợc

d. Định mức cho những công việc do cán bộ thống kê thực hiện:

Việc xây dựng định mức chi cho những công việc thuê ngoài đã khó.

Việc xây dựng định mức chi cho những công việc nhƣ soạn thảo phƣơng án

điều tra, viết báo cáo phân tích lại càng khó khăn hơn. Trên thực tế ngƣời ta

thƣờng coi trọng việc đánh giá một báo cáo kiểm toán hay báo cáo tài chính

hơn là việc đánh giá một báo cáo phân tích thống kê. Để thực hiện một báo

cáo kiểm toán độc lập, rất nhiều doanh nghiệp đã phải thuê các hãng kiểm

toán tới vài trăm triệu đồng. Trong khi đó, để thực hiện một báo cáo phân tích

số liệu thống kê thì các chyên gia trong lĩnh vực thống kê chỉ đƣợc thanh toán

từ vài trăm đến vài triệu đồng tuỳ theo hình thức thanh toán là chấm công

làm thêm giờ hay hợp đồng giao khoán sản phẩm ngoài giờ. Thậm chí, có ý

kiến cho rằng đó là công tác thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ thƣờng xuyên,

ngƣời làm công tác thống kê đƣợc nhà nƣớc trả lƣơng phải thực hiện. Có lẽ

cũng vì quan điểm đó, các văn bản tài chính của nhà nƣớc chƣa qui định định

mức chi cho nội dung công việc này. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho

công tác tài chính kế toán trong ngành thống kê.

III. HOÀN THIỆN KHUNG ĐỊNH MỨC

VÀ QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN CHO CÁC CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ.

III.1 Xây dựng khung định mức

III.1.1 Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng

Hoàn thiện khung định mức và quy trình lập dự toán cho các cuộc điều

tra là công việc phức tạp. Theo góc độ quản lý tài chính, công việc này nhằm

một số mục đích sau:

- Tạo thuận lợi cho công tác lập dự toán, đảm bảo tính công khai, minh

bạch và dân chủ cho các đối tƣơng trong việc quản lý, điều hành, sử dụng và

quyết toán kinh phí các cuộc điều tra thống kê.

- Làm cơ sở trong việc bảo vệ kinh phí với các Bộ, và việc thẩm định

kinh phí của các Bộ ngành đối với kinh phí điều tra thống kê.

Page 23: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

298

- Dễ kiểm tra, kiểm soát nhất là đối với công tác thanh tra, kiểm toán.

- Là căn cứ xác định trách nhiệm của từng đối tƣợng thực hiện ở các

khâu công việc khác nhau.

- Đảm bảo sự công bằng giữa các cuộc điều tra.

III.1.2 Căn cứ để xây dựng định mức

- Các văn bản của nhà nƣớc quy định về quản lý kinh phí các cuộc điều

tra nhƣ Thông tƣ số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính

hƣớng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều

tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nƣớc...

Các văn bản của Tổng cục đã ban hành nhƣ Công văn số 242/TCTK-

KHTC ngày 28/3/2008 hƣớng dẫn thực hiện dự toán ngân sách năm 2008;

Công văn số 507/TCTK-KHTC ngày 25/6/2008 về việc sửa đổi Công văn

242 và Công văn số 163/TCTK-KHTC ngày 07/3/2008 về việc hƣớng dẫn

thực hiện Thông tƣ số 120 và Công văn số 1147 của Bộ Tài chính.

- Phƣơng án cụ thể của các cuộc điều tra những, định mức năm trƣớc đã

đƣa ra. Yếu tố vùng miền và đặc thù của từng địa phƣơng.

- Sự hợp tác giữa các đơn vị nghiệp vụ, giữa đơn vị nghiệp vụ với Vụ

KHTC.

III.1.3 Phương pháp xây dựng định mức

Các nƣớc tiến tiến nhƣ Thụy Điển xây dựng định mức cho sản phẩm

điều tra thống kê dựa vào giờ công lao động trực tiếp và gián tiếp cho sản

phẩm thống kê. Cán bộ thống kê hàng ngày, hàng tuần phải báo cáo thời gian

làm việc cụ thể cho từng sản phẩm để tổng hợp giá chi phí cụ thể cho sản

phẩm thống kê.

- Ở Việt Nam, khi xây dựng định mức công thu thập số liệu điều tra các

chuyên gia thống kê đã tính đến mức độ phức tạp của bảng hỏi, yêu cầu chất

lƣợng của phiếu điều tra, trình độ điều tra viên, khả năng trả lời của đối tƣợng

điều tra.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật của các công đoạn nhƣ chỉnh sửa, làm sạch phiếu,

nhập tin số liệu điều tra bằng phƣơng pháp quét (scaning) hay nhập bằng hình

thức keyboard thông thƣờng, yêu cầu chất lƣợng của sản phẩm đầu ra đối với

từng cuộc điều tra là căn cứ quan trọng nhất.

- Khi có sự điều chỉnh hay đổi mới một công việc cụ thể nào dẫn tới sự

thay đổi về định mức thì các căn cứ lịch sử luôn đƣợc xem đến nhƣ một bằng

chứng gốc.

Page 24: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

299

- Tham khảo thêm các phƣơng pháp xây dựng định mực chung.

* Phương pháp kỹ thuật: phƣơng pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các

chuyên gia về thống kê để nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế thời gian thực

hiện phỏng vấn, ghi phiếu, chỉnh sửa, hoàn chỉnh phiếu… và thời gian di

chuyển đến đối tƣợng điều tra khác nhằm mục đích xác định lƣợng thời gian

cần thiết để thực hiện một công đoạn hay hoàn chỉnh một chuỗi các công

đoạn của cuộc điều tra trong từng điều kiện cụ thể. Các chuyên gia phân tích

đã tính đến tính chất vùng miền. Bởi vì trình độ của các điều tra viên và trình

độ của đối tƣợng có khác nhau giữa miền núi và đồng bằng, đặc biệt thời gian

di chuyển giữa đối tƣợng điều tra này đến đối tƣợng điều tra khác. Chính vì

vậy, định mức công thu thập thông tin thống kê cho các tỉnh miền núi bằng

1,2 lần so với định mức công các tỉnh đồng bằng.

* Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại kết quả thực hiện

đƣợc ở những cuộc điều tra trƣớc và so sánh với các cuộc điều tra có cùng

tính chất, hoàn cảnh, địa điểm. Ví dụ nhƣ điều tra doanh nghiệp thuộc lĩnh

vực thƣơng mại và lĩnh vực công nghiệp, hay giữa các cuộc điều tra mang

tính xã hội với nhau, thậm chí giữa các cuộc điều tra có cùng mục đích, nội

dung và qui mô, chỉ khác nhau về thời điểm điều tra nhƣ điều tra về năng

xuất sản lƣợng vụ đông, vụ mùa, vụ hè thu,…

Tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi

phí phát sinh các kỳ trƣớc đã phù hợp hay chƣa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì

bỏ hay xây dựng lại.

* Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh định mức cho phù hợp với từng

điều kiện cụ thể của từng cuộc điều tra.

Chi phí đi lại di chuyển từ địa điểm điều tra này đến địa điểm điều tra

khác. Đó chính là thời gian lao động hao phí cần thiết để thực hiện một công

đoạn điều tra nào đó gọi là ngày công..

Với đặc điểm hoạt động thống kê tập trung từ Trung ƣơng đến địa

phƣơng cho nên bất cứ một qui định dù là của cấp hành chính nào ban hành,

dù tổng quát hay chi tiêt đến đâu cũng không thể thoả mãn tất cả các đặc

trƣng theo từng vùng lãnh thổ. Chính vì vậy, phƣơng pháp xem xét, điều

chỉnh trong việc xây dựng định mức luôn đƣợc Tổng cục Thống kê coi trọng

với mong muốn đạt đến sự thích hợp tối đa.

Trƣớc và sau khi ban hành khung định mức điều tra thống kê hiện hành,

các chuyên gia về thống kê thuộc các lĩnh vực khác nhau, và các chuyên gia

về quản lý tài chính của ngành đã phối hợp thảo luận thống nhất cùng đƣa ra

khung định mức áp dụng chung cho toàn ngành. Song song với công việc đó

Page 25: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

300

là công tác kiểm tra thực tế, lắng nghe ý kiến phản hồi của địa phƣơng,

những ngƣời điều hành hay thực hiện trực tiếp các cuộc điều tra. Những ý

kiến phản hồi để xem xét, chỉnh sửa định mức công điều tra.

III.2 Quy trình lập dự toán các cuộc điều tra

Hàng năm Tổng cục Thống kê triển khai nhiều cuộc điều tra khác nhau

có cuộc điều tra theo tháng, quý, năm, điều tra theo thời điểm...phạm vi sử

dụng kinh phí cũng rất khác nhau. Nhƣng công tác lập dự toán của các cuộc

điều tra đều phải tuân theo trình tự cơ bản nhƣ sau:

III.2.1 Quy trình xây dựng dự toán các cuộc điều tra thống kê thường

xuyên và theo chu kỳ

Quy trình xây dựng dự toán các cuộc điều tra thống kê thƣờng xuyên và

theo chu kỳ đƣợc thể hiện nhƣ hình trên. Theo đó căn cứ vào kế hoạch hàng

năm các Vụ nghiệp vụ xác định các cuộc điều tra cần thực hiện trong năm,

căn cứ phƣơng án điều tra, xác định các công việc cần thực hiện. Từ đó vận

dựng các văn bản tài chính hƣớng dẫn hiện hành lập dự toán kinh phí gửi vụ

kế hoạch tài chính, qua một số lần thảo luận giữa Vụ KHTC và các Vụ

nghiệp vụ để thống nhất mức kinh phí của từng cuộc điều tra, Vụ KHTC tổng

hợp toàn bộ dự toán kinh phí điều tra cùng dự toán năm gửi cấp trên.

Để tổ chức một cuộc điều tra thống kê ta phải tuân theo trình tự và lập

dự toán theo những bƣớc nhƣ sau:

Page 26: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

301

1. Chi công tác chuẩn bị

+ Xây dựng phƣơng án, thiết kế phiếu, các tài liệu khác, sổ tay hƣớng

dẫn, biểu tổng hợp

+ Văn phòng phẩm ( giấy, bút chì…)

+ Lập danh sách đơn vị điều tra, thiết kế mẫu, rà soát sơ đồ- bảng kê

+ In phiếu điều tra, sổ tay hƣớng dẫn điều tra viên và các tài liệu có

liên quan

(phƣơng án, phiếu điều tra, sổ tay hƣớng dẫn, các tài liệu khác…)

2. Chi tập huấn nghiệp vụ điều tra (lập theo các lớp tập huấn)

+ Dự kiến số ngày tập huấn

+ Lập danh sách đại biểu tham gia tập huấn (thời gian tập huấn, địa

điểm tập huấn)

- Tính chế độ hƣởng thụ của ngƣời tham gia tập huấn (cho ngƣời

hƣởng lƣơng và ngƣời không hƣởng lƣơng)

+ Phụ cấp công tác phí cho đại biểu

+ Tiền ngủ của đại biểu

+ Tiền đi lại (2 lƣợt, bằng các loại phƣơng tiện)

+ Tiền thuê hội trƣờng

+ Báo cáo viên

+ Văn phòng phẩm cho đại biểu

+ Nƣớc uống cho đại biểu

+ Chi khác

3. Chi thu thập số liệu tại cơ sở, địa bàn điều tra

+ Công điều tra (theo định mức công trên)

+ Công dẫn đƣờng

+ Công phiên dịch

4. Chi công tác phí giám sát (lập theo các cấp giám sát)

+ Tiền tàu xe, đi lại

+ Phụ cấp công tác phí

+ Phụ cấp công lƣu trú

Page 27: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

302

5. Chi cho đối tƣợng cung cấp thông tin

+ Chi thù lao cho đối tƣợng cung cấp thông tin

6. Chi công tác phúc tra

+ Tiền tàu xe, đi lại

+ Phụ cấp công tác phí

+ Phụ cấp công lƣu trú

+ Tổng hợp kết quả phúc tra, viết báo cáo kết quả phúc tra

7. Chi cho công tác nghiệm thu phiếu điều tra (theo từng cấp

nghiệm thu)

+ Tiền tàu xe, đi lại

+ Phụ cấp công tác phí

+ Phụ cấp công lƣu trú

8. Chi vận chuyển, gửi tài liệu

+ chi phí gửi tài liệu ( 2 lƣợt)

9. Chi xử lý tổng hợp kết quả:

+ Kiểm tra, nghiệm thu phiếu ( theo địa bàn điều tra)

+ Kiểm tra làm sạch phiếu trƣớc khi nhập tin

+ Đánh mã phiếu

+ Nhập tin

+ In kết quả đầu ra

+ kiểm tra kết quả sau khi in

10. Chi phân tích, in, công bố kết quả điều tra

+ Biên soạn, phân tích kết quả điều tra

+ Đọc và góp ý

+ In sách kết quả điều tra

Đối với các cuộc Tổng điều tra thêm các khoản chi sau:

11. Hoạt động của ban chỉ đạo tổng điều tra các cấp;

12. Tuyền truyền tổng điều tra các cấp

13.Tổng kết khen thƣởng

Page 28: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

303

III.2.2 Xây dựng dự toán cho những cuộc Tổng điều tra có chu kỳ 5 năm,

10 năm

Đặc thù của những cuộc Tổng điều tra là phạm vi và cỡ mẫu trải rộng

khắp cả nƣớc, nên khối lƣợng công việc rất lớn và rất phức tạp, quan trọng

hơn là do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định, cần tốn kém rất nhiều thời gian,

công sức và kinh phí.

Do đặc thù chu kỳ điều thƣờng là 5 hoặc 10 năm, tình hình kinh tế xã

hội đã có sự thay đổi lớn. Do đó khâu chuẩn bị để bắt đầu một cuộc điều tra

mới gần nhƣ bắt đầu xây dựng lại từ đầu đòi hỏi phải cập nhật các thông tin,

nghiên cứu và khảo sát mới.

Những cuộc điều tra theo chu kỳ và điều tra thƣờng xuyên không cần

phải thành lập Ban chỉ đạo. Nhƣng các cuộc Tổng điều tra các cuộc Tổng

điều tra có chu kỳ 5 năm thƣờng do thứ trƣởng làm trƣởng Ban Chỉ đạo

Trung ƣơng. Riêng với cuộc Tổng điều tra dân số chu kỳ 10 năm trƣởng ban

chỉ đạo Trung ƣơng là Phó Thủ tƣớng Chính phủ.

Các cuộc điều tra thƣờng xuyên và chu kỳ thì không cần phải tuyên

truyền, nhƣng các cuộc Tổng điều tra thì cần phải tuyên truyền sâu rộng tới

các đối tƣợng điều tra.

Việc chuẩn bị tài liệu, hậu cần phục vụ cho Tổng điều tra cũng cần phải

tính toán kỹ lƣỡng để tránh tình trạng nơi thừa nơi thiếu gây lãng phí và

không hiệu quả.

Tổng điều tra tổ chức tập huấn ở 3 cấp: Trung ƣơng tập huấn cho cấp

tỉnh, sau đó cấp tỉnh tập huấn cho cấp huyện và cấp huyện cho cấp xã. Từng

khâu công việc đều phải tập huấn nhƣ tập huấn nghiệp vụ điều tra, tập huấn

kiểm tra đánh mã, tập huấn nhập tin… Số ngƣời tham dự là bao nhiêu tùy

thuộc vào yêu cầu của từng cuộc điều tra. Căn cứ để xây dựng dự toán những

cuộc Tổng điều tra là Thông tƣ số 48/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm

2007 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

những cuộc Tổng điều tra do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định. Nội dung và

mức chi đƣợc quy định tại Thông tƣ này nhƣ sau:

1. Nội dung chi:

- Chi điều tra thí điểm, điều tra thử để hoàn thiện phƣơng án, phƣơng

pháp, chỉ tiêu, biểu mẫu điều tra;

- Chi hội nghị triển khai tổng điều tra;

- Chi chọn mẫu tổng điều tra;

Page 29: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

304

- Chi tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành và các chuyên gia;

- Chi xây dựng phƣơng án, biểu mẫu, quy trình điều tra và các tài liệu

hƣớng dẫn nghiệp vụ;

- Chi dịch, biên soạn tài liệu nƣớc ngoài phục vụ cho tổng điều tra (nếu

có);

- Chi tập huấn nghiệp vụ ;

- Chi hoạt động của Ban Chỉ đạo tổng điều tra các cấp;

- Chi công tác tuyên truyền về tổng điều tra các cấp;

- Chi in, vận chuyển phiếu điều tra và các tài liệu nghiệp vụ phục vụ cho

công tác tổng điều tra;

- Chi xây dựng sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên;

- Chi vẽ sơ đồ địa bàn điều tra ở những địa bàn xét thấy cần thiết do cơ

quan đƣợc giao chủ trì thực hiện tổng điều tra xem xét, quyết định (nếu có);

- Chi lập danh sách các đơn vị điều tra;

- Chi trả công thuê phiên dịch tiếng dân tộc và ngƣời dẫn đƣờng tại địa

bàn điều tra;

- Chi công tác phí cho cán bộ trong biên chế tham gia tổng điều tra;

- Chi trả công thuê điều tra, phúc tra, thu thập số liệu;

- Chi văn phòng phẩm, đồ dùng thiết yếu trực tiếp phục vụ công tác điều

tra cho điều tra viên;

- Chi tổng hợp nhanh số liệu cấp huyện, cấp tỉnh;

- Chi xử lý kết quả tổng điều tra và lập báo cáo kết quả tổng điều tra

(bao gồm kiểm tra, chỉnh sủa, hoàn thiện phiếu điều tra); trong trƣờng hợp cơ

quan thực hiện tổng điều tra có đủ năng lực xây dựng phần mềm để xử lý kết

quả tổng điều tra thì đƣợc tự quyết định mức chi nhƣng không cao hơn mức

thuê ngoài.

- Chi xây dựng cơ sở dữ liệu, trang Web, xuất bản các sản phẩm điện tử

phục vụ tổng điều tra và xuất bản kết quả điều tra cho đối tƣợng phải cung

cấp;

- Chi thuê bảo quản phiếu điều tra (nếu có);

- Chi tổng kết, khen thƣởng;

- Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác tổng điều tra.

Page 30: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

305

2. Một số mức chi cụ thể:

Mức chi, chế độ chi cho cuộc tổng điều tra thực hiện theo chế độ chi tiêu

tài chính hiện hành đƣợc cấp có thẩm quyền quy định; Thông tƣ này hƣớng

dẫn thêm một số mức chi cụ thể nhƣ sau:

+ Về chế độ công tác phí, hội nghị phí:

- Đối với cán bộ công chức thuộc các cơ quan trung ƣơng đi công tác,

hội nghị tập huấn phục vụ cho công tác tổng điều tra ở các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ƣơng, mức thanh toán tiền công tác phí và chi tiêu hội nghị

thực hiện theo mức quy định của cơ quan chủ trì thực hiện tổng điều tra cụ

thể hóa mức chi quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi

tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp

công lập;

- Đối với cán bộ công chức thuộc các địa phƣơng đi công tác; hội nghị

tập huấn phục vụ cho công tác tổng điều tra thanh toán tiền công tác phí và

chi tiêu hội nghị theo mức quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ƣơng cụ thể hóa mức chi quy định của Bộ Tài

chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với

các cơ quan nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Chi xây dựng phƣơng án tổng điều tra: Mức chi tối đa cho 1 phƣơng

án điều tra (bao gồm đề cƣơng tổng quát đến chi tiết đƣợc duyệt) bằng mức

chi xây dựng đề cƣơng chi tiết của đề tài khoa học cấp nhà nƣớc do Liên tịch

Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính quy định.

+ Chi hội thảo nghiệp vụ, lấy ý kiến chuyên gia các ngành liên quan về

phƣơng án, biểu mẫu, quy trình điều tra: Mức chi cho tổ chức các cuộc hội

nghị, hội thảo, tập huấn để triển khai công tác tổng điều tra đƣợc thực hiện

theo quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ

tƣớng Chính phủ ban hành quy định chế độ hội họp trong hoạt động của các

cơ quan hành chính nhà nƣớc; Mức chi cụ thể: Bằng mức chi hội thảo nghiệp

vụ khoa học do Liên tịch Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Tài chính quy định

đối với đề tài khoa học cấp nhà nƣớc do Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và

công nghệ quy định.

+ Chi in ấn tài liệu, hƣớng dẫn phiếu điều tra, biểu mẫu, sổ tay nghiệp

vụ của điều tra viên phục vụ cho công tác điều tra: Chi này đƣợc xác định

qua đấu thầu các công việc in ấn đã nêu.

+ Chi xây dựng sổ tay nghiệp vụ cho điều tra viên mức chi thực hiện

đƣợc xác định theo chế độ chi trả nhuận bút hiện hành.

Page 31: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

306

+ Chi thù lao cho giảng viên tham gia tập huấn nghiệp vụ điều tra: dựa

vào quy định trong Thông tƣ số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài

chính hƣớng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ,

công chức nhà nƣớc.

+ Chi công điều tra:

- Chi thuê điều tra viên là ngƣời không hƣởng lƣơng từ NSNN, chi thuê

ngƣời phiên dịch tiếng dân tộc kiêm ngƣời dẫn đƣờng: Mức tiền công 1

ngƣời/ngày tối đa không quá 200% mức lƣơng tối thiểu chung tính theo

lƣơng ngày do nhà nƣớc quy định cho khu vực quản lý hành chính;

(450.000đ : 22 ngày x 200%).

- Chi thuê ngƣời dẫn đƣờng (không phải phiên dịch): Mức tiền công 1

ngƣời/ngày tối đa không quá 130% mức lƣơng tối thiểu chung tính theo lƣơng

ngày do nhà nƣớc quy định cho khu vực quản lý hành chính; ( 450.000đ : 22

ngày x 130%).

Mức chi cụ thể do Thủ trƣởng cơ quan, đơn vị đƣợc Thủ tƣớng Chính

phủ giao chủ trì cuộc tổng điều tra căn cứ vào đặc thù từng vùng, miền để

quy định cho phù hợp, nhƣng không đƣợc vƣợt quá mức tối đa quy định tại

Thông tƣ này và trong phạm vi dự toán kinh phí tổng điều tra đã đƣợc cấp có

thẩm quyền giao.

- Đối với ngƣời hƣởng lƣơng từ NSNN trƣờng hợp làm đêm, làm thêm

giờ đƣợc thanh toán tiền làm đêm, tiền làm thêm giờ theo quy định hiện hành

và dựa vào bảng chấm công làm đêm, làm thêm giờ đƣợc thủ trƣởng đơn vị

duyệt.

Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ƣơng là tổ chức có trách nhiệm xây

dựng dự toán dựa vào các chế độ chi tiêu tài chính quy định hiện hành, sau đó

hội thảo lấy ý kiến góp ý bổ sung hoàn thiện.

Vụ KHTC sẽ tổng hợp vào kinh phí của toàn ngành kinh phí định mức

phân theo biên chế và vùng miền; kinh phí mua sắm sửa chữa, kinh phí cho

các cuộc điều tra thống kê thƣờng xuyên, các cuộc điều tra định kỳ; kinh phí

Tổng điều tra… thành một bộ dự toán gửi Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Bộ Tài

chính. Từ năm 2007 trở về trƣớc, khi Tổng cục Thống kê chƣa trực thuộc Bộ

Kế hoạch và đầu tƣ chỉ trực thuộc Chính phủ, sau khi lập dự toán xong trình

ngay Bộ Tài chính, Song từ năm 2007 trở đến này thì khi tổng hợp dự toán

xong phải trình Bộ kế hoạch đầu tƣ, Bộ Tài chính để thẩm định.

Bộ Tài chính sau khi kiểm tra, xem xét có kế hoạch để Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ (Tổng cục Thống kê) bảo vệ dự toán của mình. Bộ Tài chính tổ chức hội

Page 32: ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.1-CS08 - vienthongke.vnvienthongke.vn/attachments/article/2858/08. 2.1.1-CS08.pdfsố, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng

307

nghị thảo luận dự toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm. Về phía Tổng cục Thống

kê, có Lãnh đạo Vụ KHTC và chuyên viên trực tiếp phụ trách phần xây dựng dự

toán toàn ngành và đại diện lãnh đạo các Vụ chuyên ngành có cuộc điều tra phát

sinh trong năm; còn về phía Bộ Tài chính có Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Hành

chính sự nghiệp và Lãnh đạo và chuyên viên Vụ Ngân sách nhà nƣớc. Tổng cục

Thống kê sẽ phải thuyết minh và phải trình rõ dự toán kinh phí của ngành mình

trong đó có phần kinh phí điều tra. Bộ Tài chính qua xem xét dự toán sẽ phải

cho ý kiến nhận xét của Bộ.

Sau khi Tổng cục Thống kê đã giải trình rõ dự toán, Bộ Tài chính sẽ trình

Chính phủ phê duyệt dự toán cho Bộ kế hoạch đầu tƣ trong đó Tổng cục Thống

kê sẽ đƣợc ghi ở dòng riêng.

Dựa vào quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

ra quyết định giao dự toán kinh phí cho Tổng cục Thống kê.

Đó là quy trình xây dựng dự toán các cuộc điều tra thống kê thƣờng xuyên,

hàng năm, định kỳ và Tổng điều tra của Tổng cục Thống kê.