Top Banner
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SSNG (Earth and Life Sciences) 1. Mã môn hc: GEO1050 2. Stín ch: 3 tín ch- Stiết lý thuyết: 42 tiết - Stiết thc hành: 3 tiết - Stiết thc: 0 tiết 3. Môn hc tiên quyết: không 4. Ngôn ngging dy: Tiếng Vit 5. Ging viên: - Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý - Giảng viên 2: Các cán bthích hp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Môi trường, Sinh học. 6. Mc tiêu môn hc: 6.1. Kiến thc: Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nht vTrái đất trong không gian, các chuyển động của Trái đất và hquca nó; Nhớ và hiểu được đặc điểm chính ca các quyn (thch quyn, khí quyn, thy quyn, thquyn, sinh quyn); Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất; Nhớ và hiểu được các đới tnhiên và nhng quy luật địa lý chung của Trái đất; Nhớ và hiểu được lch shình thành ssng, sxut hiện con người và vai trò của Trái đất đối vi ssng của con người; Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng ca các hoạt động này tới môi trường; Nhớ và hiểu được thực trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhn thức được trách nhiệm của con người trước thiên nhiên và các gii pháp bo v, nâng cao chất lượng môi trường sống. 6.2. Knăng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp
243

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Jan 28, 2017

Download

Documents

phamnguyet
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG

(Earth and Life Sciences)

1. Mã môn học: GEO1050

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

- Số tiết lý thuyết: 42 tiết

- Số tiết thực hành: 3 tiết

- Số tiết tự học: 0 tiết

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

- Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý

- Giảng viên 2: Các cán bộ thích hợp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Môi trường, Sinh học.

6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức:

Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nhất về Trái đất trong không gian, các chuyển động của Trái đất và hệ quả của nó;

Nhớ và hiểu được đặc điểm chính của các quyển (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ quyển, sinh quyển);

Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất;

Nhớ và hiểu được các đới tự nhiên và những quy luật địa lý chung của Trái đất;

Nhớ và hiểu được lịch sử hình thành sự sống, sự xuất hiện con người và vai trò của Trái đất đối với sự sống của con người;

Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng của các hoạt động này tới môi trường;

Nhớ và hiểu được thực trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhận thức được trách nhiệm của con người trước thiên nhiên và các giải pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

Page 2: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

Nhận thức rõ vị trí của kiến thức Khoa học Trái đất và Sự sống trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước;

Nhận thức được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống liên quan tới việc sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;

Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

Có ý thức phát huy các nghiên cứu cơ bản và tuyên truyền, phổ biến cho xã hội hiểu được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống tới bảo vệ Hành tinh Xanh nói chung và bảo vệ chính cuộc sống của mỗi con người.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và Sự sống để hiểu hơn mục tiêu của các nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên;

Bước đầu vận dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống cho việc nhìn nhận, đánh giá các tác động của con người tới tự nhiên ở các môi trường khác nhau;

Bước đầu ứng dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống để nhận dạng môi trường, các tai biến thiên nhiên thường phát triển ở Việt Nam (qua phương tiện thông tin đại chúng, thực tập, thực tế), giải thích nguyên nhân và đưa ra các định hướng khắc phục, ứng phó.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (20%)

- Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học.

Page 3: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Hình thức: viết một câu tóm tắt lại nội dung vừa học; viết vấn đề hứng thú với bài giảng; viết đề cương với các đề mục lớn để sinh viên bổ sung các đề mục nhỏ;

7.2. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ (20%)

Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên trong tiến trình của môn học.

- Hình thức kiểm tra: thi viết (1 giờ tín chỉ)

- Tiêu chí đánh giá:

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3 đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng. 1 đ

Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo chính xác, hợp lệ 1 đ

Tổng 10đ

7.3. Thi hết môn (60%)

- Hình thức: thi viết (90 phút)

- Tiêu chí:

Trả lời được những nội dung chính của câu hỏi 5 đ

Phân tích logic vấn đề, liên hệ thực tế 4 đ

Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng 1 đ

Tổng: 10đ

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Cơ sở Địa lý tự nhiên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

- Lưu Đức Hải, Trần Nghi, Giáo trình Khoa học Trái đất, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.

- Nguyễn Như Hiền, Sinh học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về Trái Đất, bao gồm những đặc điểm chung, các quy luật vận động và phân hóa tự nhiên trên Trái đất, lịch sử hình thành và phát triển sự sống, đặc biệt là con người, tác động của con người đến Trái đất, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Người học sẽ được lĩnh hội những kiến thức cơ bản về vị trí của Trái đất trong không gian, cấu trúc và đặc điểm của các

Page 4: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

quyển trên trái đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và sinh quyển, cũng như các quy luật vận động của các quyển trên và hệ quả của chúng là sự phân đới tự nhiên trên Trái đất. Người học cũng được trang bị kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển sự sống cũng như tác động của con người lên Trái đất và môi trường sống, những vấn đề mới nhất về biến đổi khí hậu, các tai biến thiên nhiên và các giải pháp ứng phó, thích ứng. 10. Nội dung chi tiết môn học Mở đầu 1. Tổng quan về Trái Đất (6 tiết)

1.1 Trái Đất trong không gian; 1.2 Các giả thuyết về nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh; 1.3 Hình dạng, kích thước của Trái Đất và ý nghĩa của chúng; 1.4 Chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt

Trời và những hệ quả địa lý của chúng; 1.5 Đặc điểm chung về sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất; 1.6 Khái quát các quyển của Trái Đất.

2. Thạch quyển và địa hình bề mặt Trái đất (9 tiết) 2.1 Khái niệm chung về thạch quyển 2.2 Cấu trúc bên trong của Trái Đất; 2.3 Tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất; 2.4 Tinh thể và khoáng vật 2.5 Thành phần thạch học của thạch quyển (các nhóm đá: magma, trầm tích và biến

chất); 2.6 Hoạt động địa chất nội sinh (thuyết kiến tạo mảng; hoạt động đứt gãy; động đất;

núi lửa); 2.7 Quá trình phong hóa (phong hóa vật lý; phong hóa hóa học; vỏ phong hóa) 2.8 Địa hình bề mặt Trái đất 2.8.1. Hình thái chung của bề mặt Trái Đất; 2.8.2. Các nhân tố thành tạo địa hình 2.8.3 Khái quát các dạng địa hình cơ bản và tài nguyên địa hình 2.9 Tài nguyên địa chất và cảnh quan 2.9.1. Tài nguyên trong lòng đất 2.9.2. Tài nguyên địa mạo và cảnh quan

Page 5: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3. Khí quyển (3 tiết)

3.1 Cấu tạo của khí quyển

3.2 Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

3.3 Các đặc trưng cơ bản của trạng thái khí quyển

3.4 Khái niệm thời tiết và khí hậu

3.5 Bức xạ mặt trời và các mùa

3.6 Nước trong khí quyển

3.7 Hoàn lưu chung khí quyển

4. Thủy quyển (3 tiết) 4.1. Khái niệm về chế độ nước lục địa và các đơn vị đo dòng chảy

4.2. Sự phân bố và tuần hoàn của nước trên Trái Đất

4.3. Các tính chất vật lý cơ bản của nước

4.4. Nước dưới đất và nguồn gốc nước dưới đất

4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm tới dòng chảy

4.6. Mạng lưới thủy văn (sông ngòi, ao hồ và đầm lầy)

4.7. Đại dương và Biển cả

5. Thổ quyển (3 tiết) 5.1. Đất và các yếu tố, các quá trình hình thành đất; 5.2. Thành phần vật lý, hóa học của đất; 5.3. Các kiểu đất chính trên thế giới và Việt Nam.

6. Sinh quyển (3 tiết) 6.1. Thành phần, cấu trúc, vai trò và chức năng của sinh quyển; 6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên trái đất; 6.3. Các đới sinh vật; 6.4. Các khu sinh học trên Trái đất

7. Các đới tự nhiên và các quy luật địa lý chung của Trái đất (5 tiết) 7.1. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ địa lý; 7.2. Tuần hoàn vật chất và năng lượng; 7.3. Quy luật địa đới; 7.4. Quy luật phi địa đới; 7.5. Tính nhịp điệu;

Page 6: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

7.6. Các đới tự nhiên trên Trái đất; 8. Trái đất và Con người (5 tiết)

8.1. Lịch sử hình thành, xuất hiện sự sống 8.2. Lịch sử xuất hiện và phát triển của Loài người 8.3. Vai trò của Trái đất đối với cuộc sống Con người

9. Môi trường và bảo vệ môi trường (5 tiết) 9.1. Tác động của con người tới Trái đất 9.2. Khái niệm chung về môi trường 9.3. Biến đổi khí hậu và tác động của con người Biến đổi khí hậu (biến đổi khí hậu

trong lịch sử; tác động của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu; tác động của con người đối với biến đổi khí hậu; hậu quả của biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó).

9.4. Tai biến thiên nhiên và suy thoái môi trường 9.5. Bảo vệ Trái đất và Phát triển bền vững

Page 7: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

1. Mã môn học: MAT1090 2. Số tín chỉ: 03 3. Môn học tiên quyết: không 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

+ Nguyễn Đức Đạt, PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học + Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học + Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học + Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học

6. Mục tiêu môn học: Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên có khái niệm và biết tính toán với số phức, hiểu và nắm bắt các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính, các khái niệm ban đầu về không gian véc tơ, hiểu được bản chất sự độc lập, phụ thuộc tuyến tính các véc tơ. Môn học giúp sinh viên hiểu được bản chất tích vô hướng và ứng dụng, biết các khái niệm ban đầu về ánh xạ tuyến tính. Sinh viên có cách nhìn tổng quát với các đường bậc hai, làm quen với các mặt bậc hai cơ bản. Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có khả năng độc lập làm các bài toán có liên quan tới số phức, ma trận, không gian véc tơ; biết áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề khác. Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20% Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20% Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản): - Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 1-

Đại số và Hình học giải tích, NXB Giáo dục, 2001. - Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập 1- Đại số tuyến tính và Hình học giải

tích, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. - Jim Hefferon, Linear Algebra. http://joshua.smcvt.edu/linearalgebra/

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Page 8: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Các nội dung chính của chương một trong phần đại số tuyến tính bao gồm: Tập hợp và ánh xạ, trong đó đề cập đến các khái niệm cơ bản như tập hợp, ánh xạ, nhóm, vành, trường; trường số thực và số phức. Môn học cung cấp các kiến thức chung về nghiệm của đa thức, từ đó làm cơ sở cho việc trình bày việc phân tích một đa thức thành tích các nhân tử, một phân thức hữu tỷ thành tổng các phân thức hữu tỷ đơn giản. Trong phần ma trận, định thức, hệ phương trình đại số tuyến tính, các kiến thức có liên quan được trình bày trên ngôn ngữ hạng của ma trận để sinh viên có cái nhìn thấu đáo về tính liên kết giữa ba khái niệm trên và phương pháp thực hành giải hệ phương trình đại số tuyến tính, một nội dung thường gặp trong tất cả các lĩnh vực khoa học và ứng dụng. Nội dung tiếp theo đề cập tới những vấn đề cơ bản của không gian véc tơ, không gian Euclid. Đây có thể coi như những tổng quát hóa lên trường hợp nhiều chiều của các khái niệm mặt phẳng toạ độ, hệ toạ độ trong không gian mà sinh viên đã nắm vững từ bậc phổ thông. Khảo sát một số tính chất quan trọng của ánh xạ tuyến tính, toán tử tuyến tính trong không gian véc tơ hữu hạn chiều, phép biến đổi trực giao, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương. Phần nội dung về hình học giải tích cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đường bậc hai và mặt bậc hai, các dấu hiệu nhận dạng từng loại. 10. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1. Tập hợp và ánh xạ. Số phức. Đa thức (4 giờ LT; 2 giờ BT) 1.1. Tập hợp. Phép toán với các tập hợp. 1.2. Ánh xạ. Phân loại các ánh xạ. 1.3. Số phức. Biểu diễn số phức. Các phép toán với số phức. 1.4. Định lý cơ bản của đại số. Phân tích đa thức thành tích các nhân tử. 1.5. Tính chất nghiệm của đa thức với hệ số thực. 1.6. Phân tích phân thức hữu tỉ thành tổng của các phân thức đơn giản. Chương 2. Ma trận, định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính (8 giờ LT; 4 giờ BT) 2.1. Ma trận; Ma trận chuyển vị ; Các phép toán đối với ma trận. 2.2. Định thức; Các tính chất và cách tính định thức. 2.3. Ma trận nghịch đảo; Hạng và cách tính hạng của ma trận. 2.4 Hệ phương trình đại số tuyến tính; Hệ Cramer; Hệ thuần nhất; Định lý Kronecker-Capelli. Giải hệ phương trình đại số tuyến tính bằng phương pháp Gauss. Chương 3. Không gian véctơ và không gian Euclid (7 giờ LT; 4 giờ BT) 3.1. Không gian véctơ; Hệ các véctơ độc lập tuyến tính.

Page 9: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.2. Chiều của không gian véc tơ. Cơ sở không gian véctơ n chiều; Công thức biến đổi tọa độ khi chuyển cơ sở. 3.3. Khái niệm không gian Euclid. Cơ sở trực giao và trực chuẩn. Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và dạng toàn phương (7 giờ LT; 3 giờ BT) 4.1. Khái niệm ánh xạ tuyến tính, phép biến đổi tuyến tính. 4.2. Hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính. 4.3. Ma trận và hạng của ánh xạ tuyến tính. 4.4. Dạng toàn phương. Chương 5. Đường bậc hai và mặt bậc hai (4 giờ LT; 2 giờ BT) 5.1. Đường thẳng và mặt phẳng. 5.2. Đường bậc hai. Đưa phương trình tổng quát về dạng chính tắc. Dấu hiệu nhận biết đường bậc hai. 5.3. Mặt bậc hai. Các dạng mặt bậc hai cơ bản. 5.4. Phương trình tổng quát và phân loại mặt bậc hai.

Page 10: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIẢI TÍCH 1

1. Mã môn học: MAT1091

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân và phép tính tích phân hàm một biến, các khái niệm về chuỗi số.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về hàm một biến như tính giới hạn của hàm số, tính liên tục, tính khả vi của hàm một biến. Biết các ứng dụng của vi phân để tính gần đúng; ứng dụng tích phân tính diện tích, thể tích, giải quyết các bài toán thực tế.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 2, Phép tính giải tích một biến số, NXB Giáo dục, 2001.

Page 11: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm- Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

- James Stewart., Calculus:Early Transcendentals, Publisher Brooks Cole, 6th edition, June, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn:

Môn học cung cấp các kiến thức về đạo hàm, vi phân của hàm một biến số và ứng dụng để tính gần đúng, đạo hàm cấp cao, công thức khai triển Taylor, Măc Lôranh, quy tắc tìm giới hạn Lôpitan. Nội dung cũng đề cập đến các phương pháp tìm nguyên hàm và tính tích phân xác định, tính các tích phân suy rộng loại 1và 2. Trình bày về chuỗi số, chuỗi số dương, chuỗi số đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Furie.

10. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1. Nhập môn giải tích (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

1.1. Tập hợp.

1.2. Dãy số và giới hạn của dãy số.

1.3. Hàm một biến và đồ thị các hàm một biến cơ bản.

1.4. Hàm số hợp.

1.5. Hàm số ngược và đồ thị của hàm số ngược. Chương 2. Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

2.1. Giới hạn và các tính chất giới hạn của hàm một biến.

2.2. Giới hạn một phía.

2.3. Vô cùng lớn và vô cùng bé.

2.4. Sự liên tục của hàm một biến.

2.5. Điểm gián đoạn.

2.6. Các tính chất của hàm liên tục.

Chương 3. Phép tính vi phân của hàm số một biến (8 giờ lý thuyết; 4 giờ bài tập)

3.1. Đạo hàm và vi phân cấp một của hàm số.

3.2. Đạo hàm một phía.

Page 12: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.3. Đạo hàm cấp cao.

3.4. Các định lý về giá trị trung bình.

3.5. Công thức khai triển Taylo, Măc Lôranh và ứng dụng.

3.6. Quy tắc Lôpitan.

Chương 4. Phép tính tích phân của hàm số một biến (10 giờ lý thuyết; 5 giờ bài tập)

4.1. Nguyên hàm và tích phân bất định.

4.2. Các phương pháp tính tích phân bất định.

4.3. Tích phân xác định và điều kiện khả tích.

4.4. Các phương pháp tính tích phân xác định.

4.5. Tích phân suy rộng.

4.6. Ứng dụng của tích phân.

Chương 5. Chuỗi số và chuỗi luỹ thừa (6 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

5.1. Chuỗi số.

5.2. Chuỗi dương. Các tiêu chuẩn hội tụ chuỗi dương.

5.3. Chuỗi đan dấu và tiêu chuẩn hội tụ.

5.4. Khái niệm chuỗi hàm.

5.5. Chuỗi luỹ thừa. Miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa. Chuỗi Furie.

Page 13: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIẢI TÍCH 2

1. Mã môn học: MAT1092

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học:

Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân của hàm hai, ba biến. Mở rộng cho hàm nhiều biến. Giúp sinh viên hiểu bản chất phép tích phân bội, tích phân đường và mặt. Sinh viên được trang bị các phương pháp giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về hàm nhiều biến, từ đó có khả năng độc lập nghiên cứu, ứng dụng toán học theo hướng ngành học của mình.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản): - Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập 3-

Phép tính giải tích nhiều biến số, NXB Giáo dục, 2008.

Page 14: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm- Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB ĐHQG Hà Nội, 2005.

- James Stewart, Calculus:Early Transcendentals, Publisher Brooks Cole, 6th edition, June, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Trang bị cho sinh viên các khái niệm quan trọng của hàm hai hoặc ba biến như giới hạn, tính liên tục, tính khả vi, khảo sát cực trị địa phương. Môn học trình bày về tích phân bội cùng với các ứng dụng của nó trong các bài toán tính diện tích, thể tích, trọng tâm, khối lượng. Cung cấp khái niệm cơ bản của tích phân đường, tích phân mặt. Đưa ra các công thức liên hệ tích phân bội với tích phân đường-mặt. Các phương pháp giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

10. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1. Hàm nhiều biến (8 giờ LT; 4 giờ BT)

1.1. Các khái niệm cơ bản.

1.2. Giới hạn, tính liên tục của hàm hai biến.

1.3. Đạo hàm riêng, đạo hàm riêng hàm hợp, đạo hàm riêng cấp cao.

1.4. Vi phân toàn phần.

1.5. Đạo hàm theo hướng.

1.6. Hàm ẩn. Đạo hàm hàm ẩn.

1.7. Cực trị của hàm nhiều biến.

1.8. Ứng dụng của phép tính vi phân. Chương 2. Tích phân bội (8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Tích phân hai lớp.

2.2. Cách tính tích phân hai lớp.

2.3. Tích phân ba lớp.

2.4. Cách tính tích phân ba lớp.

2.5. Ứng dụng tích phân bội.

Page 15: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 3. Tích phân đường, tích phân mặt (8 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Tích phân đường loại một.

3.2. Tích phân đường loại hai.

3.3. Tích phân mặt loại một.

3.4. Tích phân mặt loại hai.

3.5. Mối quan hệ của các tích phân bội, đường và mặt. Chương 4. Phương trình vi phân (6 giờ LT; 3 giờ BT) 4.1. Khái niệm cơ bản 4.2. Phương trình vi phân cấp I. 4.3. Phương trình vi phân cấp II.

Page 16: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC XÁC XUẤT THỐNG KÊ

1. Mã môn học: MAT1101

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Hùng Thắng , GS.TSKH, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Trần Mạnh Cường, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phạm Đình Tùng, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Hoàng Phương Thảo, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Tạ Công Sơn, Th.S, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

Phan Viết Thư , PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ): Về kiến thức Sinh viên nắm được: - Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng. -Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và một số phân bố thường gặp trong thực tế. -Các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu, thống kê mô tả. -Các vấn đề ước lượng khoảng, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy. Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất thống kê trong các ngành khoa học khác cũng như trong cuộc sống. Về kĩ năng - Nhận ra các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc chuyên - ngành học của mình.

Page 17: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Sử dụng được ít nhất một phần mềm để giải các bài toán thống kê (Excel, Minitab, R, S-plus,...) - Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm. Về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc:

[1] Đặng Hùng Thắng, Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009.

[2] Đặng Hùng Thắng, Thống kê và ứng dụng, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[3] Đặng Hùng Thắng, Bài tập xác suất, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2009.

[4] Đặng Hùng Thắng, Bài tập thống kê, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2008.

[5] Đào Hữu Hồ, Xác suất thống kê, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Nội dung môn học gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác suất cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của biến cố, các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế. Phần thống kê giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải quyết các bài toán này như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thiết, bài toán tương quan và hồi quy.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố (5 lý thuyết + 3 bài tập)

1.1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

1.2. Biến cố và quan hệ giữa các biến cố.

Page 18: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.3. Xác suất của biến cố và các quy tắc tính xác suất cơ bản.

1.4. Xác suất có điều kiện.

1.5. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes.

1.6. Phép thử lặp và công thức Bernoulli

Bài tập.

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc (4 lý thuyết +2 bài tập)

2.1. Bảng phân bố xác suất

2.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

2.3. Phân bố đồng thời và hệ số tương quan

2.4. Một số phân bố rời rạc thường gặp

Bài tập.

Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục (4 lý thuyết + 2 bài tập)

3.1. Hàm mật độ và hàm phân bố xác suất

3.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục

3.3 Một số phân phối liên tục thường gặp

3.4 Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm cho dãy đại lượng ngẫu nhiên (rời rạc, liên tục) độc lập, cùng phân bố.

Bài tập

Chương 4. Lý thuyết mẫu (2 lý thuyết + 1 bài tập)

4.1. Mẫu số liệu, thống kê mô tả

4.2. Các phương pháp trình bày, biểu diễn mẫu

4.3. Các đặc trưng mẫu

4.4. Phân bố của các đặc trưng mẫu

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để biểu diễn mẫu, tính các đặc trưng mẫu.

Chương 5. Uớc lượng tham số (2 lý thuyết + 2 bài tập)

5.1. Ước lượng điểm cho kỳ vọng, median, phương sai và xác suất

Page 19: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

5.2. Ước lượng khoảng

5.3. Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê giải bài toán ước lượng khoảng.

Bài tập

Chương 6. Kiểm định giả thiết (8 lý thuyết + 6 bài tập)

6.1. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình

6.2. Kiểm định giả thiết về tỷ lệ

6.3. Kiểm định giả thiết cho phương sai

6.4. So sánh hai giá trị trung bình

6.5. So sánh hai tỷ lệ

6.6. So sánh hai phương sai

6.7. Tiêu chuẩn phù hợp χ2

6.8. Kiểm tra tính độc lập và so sánh nhiều tỷ lệ

6.9. So sánh nhiều giá trị trung bình: Phân tích phương sai một nhân tố.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để giải các bài toán kiểm định giả thiết.

Bài tập

Chương 7. Tương quan và hồi quy tuyến tính đơn (2 lý thuyết + 2 bài tập)

7.1 Tương quan tuyến tính đơn

7.2. Hồi quy tuyến tính đơn

7.3. Một số mô hình phi tuyến có thể tuyến tính hoá.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đơn.

Bài tập

Page 20: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CƠ - NHIỆT

1. Mã môn học: PHY1100

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên:

Họ và tên giảng viên Học hàm - Học vị Đơn vị công tác 1 Nguyễn Huy Sinh GS. TS. Khoa Vật lý 2 Bạch Thành Công GS.TS. Khoa Vật lý 3 Tạ Đình Cảnh PGS. TS. Khoa Vật lý 4 Lê Thị Thanh Bình PGS. TS. Khoa Vật lý 5 Lê Văn Vũ PGS. TS. Khoa Vật lý 6 Ngô Thu Hương PGS. TS. Khoa Vật lý 7 Ngạc An Bang TS. Khoa Vật lý 8 Đỗ Thị Kim Anh TS. Khoa Vật lý 9 Phạm Nguyên Hải TS. Khoa Vật lý

10 Nguyễn Anh Tuấn TS. Khoa Vật lý 11 Nguyễn Việt Tuyên TS. Khoa Vật lý 12 Nguyễn Ngọc Đỉnh ThS. Khoa Vật lý

6. Mục tiêu môn học

Thông qua việc cung cấp những kiến thứcvề hoạt động của khu vực công cộng trong bối cảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại, môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở cần thiết, đồng thời giúp họ phát triển các kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp; hình thành thái độ xã hội phù hợp và tăng cường năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

3.1 Kiến thức: - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Vật lý Cơ học và Nhiệt động

lực học.

Page 21: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và nguyên nhân gây ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn. Hiểu được và áp dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng, mô men động lượng và năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học và tự nhiên. Hiểu và nhận biết được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc trưng của sóng. Hiểu được thuyết tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ học cổ điển.

- Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của nhiệt động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và những biến đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt của vật liệu, sự dẫn nhiệt trong các tấm vật liệu phức hợp, nguyên lý hoạt động, hiệu suất của các động cơ nhiệt, máy lạnh.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên để có thể học tập và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: - Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học. - Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, phương pháp

nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/ cử nhân,kỹ sư tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học. - Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó

có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học trong thực tế đời sống.

- Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; lập kế hoạch cho tương lai; tổ chức và sắp xếp công việc; khả năng làm việc độc lập; nhận biết và bắt kịp với những vấn đề của của nền kinh tế thế giới hiện đại; có động lực và kỹ năng để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.

3.3 Kỹ năng và thái độ xã hội: Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm việc nhóm; giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình).

Page 22: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.4 Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn, sinh viên có cơ hội và được yêu cầu vận dụng các kiến thức lý thuyết vào việc giải thích, phân tích, luận giải, đánh giá các vấn đề, chính sách ở Việt Nam. Việc nghiên cứu và đánh giá các dự án và chính sách trong thực tiễn sẽ gián tiếp phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp của sinh viên.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: 7.1. Mục đích và trọng số kiểm tra-đánh giá

Hình thức Tính chất của nội dung

kiểm tra

Mục đích kiểm tra Trọng số 100%

Kiểm tra thường xuyên (chuyên cần)

KT việc nắm được các luận điểm về lý thuyết, biết vận dụng các chiến thuật giả bài tập ở mức độ trung bình

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản của môn học

20%

Kiểm tra giữa kỳ

KT việc nắm vững các quy luât vật lý, biết vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập độc lập, kỹ năng giải quyết những vấn đề, bài tập, vận dụng các luận điểm lý thuyết đã học ở mức độ trung bình

20%

Thi kết thúc KT việc hiểu sâu lý thuyết, đánh giá được giá trị của lý thuyết trên cơ sở liên hệ với thực tế

Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng vận dụng lý thuyết giải quyết các vấn đề thực tiễn(bài tập, hiện tượng)

60%

7.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá

7.2.1. Bài tập cá nhân

- Về nội dung:

+ Nắm được nội dung cơ bản của từng chương

+ Có lời giải đúng cho ít nhất 65% bài tập, câu hỏi do GV giao

Page 23: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

+ Sử dụng các tài liệu do giảng viên yêu cầu. Có thể sử dụng thêm tài liệu do người học tự tìm.

-Về hình thức:

Nộp bài cho giáo viên/ trợ giảng, cho điểm.

7.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ

Sau khi học xong từng phần cơ sẽ có bài kiểm tra giữa kỳ bằng hình thức tự luận trên lớp. Các tiêu chí đánh giá đối với bài tự luận:

-Về nội dung:

+ Tiêu chí 1: Có trả lời, lời giải đúng cho câu hỏi, bài tập của đề kiểm tra

+ Tiêu chí 2: Lập luận rõ ràng, chính xác, kết quả số đúng đơn vị, giải quyết được vấn đề

-Về hình thức:

+ Tiêu chí 3: Bố cục hợp lý, trình bày sạch sẽ trên giấy theo quy định

• Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí

Điểm Mức độ đạt tiêu chí

9 - 10 Đạt 90-100% cả 3 tiêu chí

7 - 8 Đạt 70-80% 3 tiêu chí

5 - 6 Đạt 50-60% 3 tiêu chí

Dưới 5 Đạt dưới 50% 3 tiêu chí

7.2.3. Bài thi hết môn

- Tiêu chí và biểu điểm như đối với 9.2.2.

* Ghi chú: Do đặc thù môn học gồm 2 phần kiến thức cơ và nhiệt nên trong việc ra đề và đánh giá bài thi hết môn, cũng như trong đánh giá các kiểm tra giữa kỳ nên đảm bảo tỉ lệ giữa 2 phần cơ/nhiệt là 3/2.

8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.

Page 24: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo dục Việt nam, 2010.

- D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lý Tập1, 2, 3; Ngô Quốc Quýnh, Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.

- Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương Tập 1 Cơ –Nhiệt, NXB Giáo dục, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Nội dung môn học gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học

- Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ bản của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba định luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn mômen động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn: chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới thiệu về thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh.

- Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về nhiệt động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật số 1 và định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ sở thuyết động học phân tử.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Phần 1. CƠ HỌC

Chương 1. Mở đầu vật lý học (1+0+0)

1.1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa học, kỹ thuật khác

1.2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI

Chương 2. Động học chất điểm (2+1+0)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo

2.2. Vận tốc. Gia tốc

Page 25: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên, chuyển động tròn

Chương 3. Động lực học chất điểm (3+1+0)

3.1. Ba định luật Newton và áp dụng

3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng

3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)

3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán tính ly tâm, lực Coriolit

Chương 4. Công và năng lượng (2+1+0)

4.1. Năng lượng, công và công suất

5.2. Động năng. Định lý động năng

4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng

4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng

4.5. Va chạm

Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3+1+0)

5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm

5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định

5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen

5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng

5.6. Động năng của vật rắn quay

Chương 6. Dao động và sóng cơ (3+1+1)

6.1. Dao động điều hòa. Biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa

6.2. Tổng hợp dao động

6.3. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

6.4. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc

Page 26: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.5. Phương trình sóng. Năng lượng và mật độ năng lượng của sóng

6.6. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng

6.7. Hiệu ứng Doppler

Chương 7. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2+0+1)

7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ

7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn

7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler

7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai

Chương 8. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3+0+1)

8.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo

8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp

8.3. Phép biến đổi Lorentz

8.4. Tính tương đối của không gian và thời gian

8.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính

8.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng

Phần 2. NHIỆT HỌC

Chương 9. Nhiệt độ (1+0+0)

9.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học

9.2. Các thang nhiệt giai

9.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng

Chương 10. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3+1+0)

10.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động

10.2. Nhiệt dung của vật chất

10.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

10.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng

Page 27: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

10.5. Các hiện tượng truyền nhiệt

Chương 11. Thuyết động học chất khí (4+1+0)

11.1. Chất khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung bình.

11.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử

11.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell

11.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman

11.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do

11.6. Nhiệt dung khí lý tưởng

11.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt

Chương 12. Các hiện tượng động học trong chất khí (2+1+0)

12.1. Hiện tượng khuếch tán

12.2. Hiện tượng dẫn nhiệt

12.3. Hiện tượng nội ma sát

Chương 13. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4+1+0)

13.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

13.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực học theo Thomson và theo Clausius

13.3. Chu trình Carnot

13.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt

13.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy

13.6. Ý nghĩa của Entropy.

Page 28: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐIỆN - QUANG

1. Mã môn học: PHY1103

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: MAT1091

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên TT Họ và tên Chức danh, học

vị Địa chỉ liên hệ Điện thoại

1 Đỗ Thị Kim Anh TS.GV ĐH KHTN 0904543849 2 Ngạc An Bang TS.GV ĐH KHTN 0912445352 3 Phạm Văn Bền PGS.TS.GVC ĐH KHTN

4 Nguyễn Thế Bình PGS.TS.GVC ĐH QGHN 0904 229 007

5 Đào Kim Chi GV ĐH KHTN 6 Trịnh Đình Chiến PGS.TS.GVC ĐH KHTN 7 Nguyễn Mậu Chung TS.GVC ĐH KHTN 9 Võ Lý Thanh Hà GV ĐH KHTN 9 Phạm Nguyên Hải TS.GV ĐH KHTN 10 Hoàng Chí Hiếu TS.GV ĐH KHTN 11 Bùi Văn Loát PGS.TS.GVC ĐH KHTN 12 Võ Thanh Quỳnh PGS.TS.GVC ĐH KHTN 13 Nguyễn Huy Sinh GS. TS.GVC ĐH KHTN 14 Lưu Tuấn Tài GS. TS.GVC ĐH KHTN 15 Đỗ Đức Thanh TS.PGS ĐH KHTN 0902037545 16 Đặng Thanh Thủy ThS.GV ĐH KHTN 0912948671 17 Phạm Quốc Triệu PGS.TS.GVC ĐH KHTN 18 Lê Tuấn Tú TS.GV ĐH KHTN 19 Nguyễn Anh Tuấn TS.GV ĐH KHTN 20 Bùi Hồng Vân ThS. GV ĐH KHTN

6. Mục tiêu môn học:

Page 29: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.1 Mục tiêu kiến thức: - Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện Từ và Quang học - Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung của Vật lý hiện đại và các khoa học liên quan khác.

6.2 Mục tiêu kỹ năng: Phần Điện từ: -Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định luật và việc ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập tương ứng trong phòng thí nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong hoạt động chuyên môn sau này. -Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết thu nhận từ môn học để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập theo nội dung từng chương của chương trình. Phần Quang học: - Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao thoa, nhiễu xạ, phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt, các hiện tượng quang điện và ứng dụng của chúng. - Biết vận dụng kiến giải thích được các hiện tượng quang học liên quan trong thực tiễn học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

6.3 Mục tiêu về thái độ người học: - Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học.

- Hiểu biết về các hiện tượng quang học trong thiên nhiên và trong đời sống thực tiễn.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: 7.1. Mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá

Hình thức Mục đích kiểm tra Trọng

số

Page 30: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Kiểm tra thường xuyên

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản của môn học. Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản.

15%

Kiểm tra giữa kỳ (Phần 1)

Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày.

25%

Thi kết thúc Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên hệ lý luận với thực tiễn.

60%

7.2. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và kiểm tra đánh giá Các tiêu chí đánh giá các loại bài tập này bao gồm:

+ Nắm được được nội dung cơ bản của từng chương. + Biết vận dụng giải thích các hiện tượng. + Khả năng phân biệt, so sánh, liên hệ kiến thức với ứng dụng thực tiễn . Sử dụng các tài liệu do giảng viên hướng dẫn (có thể sử dụng thêm tài liệu do người học tự tìm) mở rộng kiến thức. * Biểu điểm trên cơ sở mức độ đạt 3 tiêu chí: Điểm Tiêu chí

9 – 10 - Đạt cả 3 tiêu chí.(mục tiêu A,B,C) 7 – 8 - Đạt 2 tiêu chí đầu.

- Tiêu chí 3: có sử dụng các tài liệu, song chưa đầy đủ, sâu sắc, chưa có bình luận.

5 – 6 - Đạt tiêu chí 1. - Tiêu chí 2: sức thuyết phục của các luận cứ, luận chứng chưa thật cao, vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn. - Tiêu chí 3: còn mắc một vài lỗi nhỏ.

Dưới 5 - Không đạt cả 3 tiêu chí.

7.3. Lịch kiểm tra, lịch thi lần 1, lịch thi lại: Theo quy đinh chung của phòng Đào tạo

8. Giáo trình bắt buộc - Cơ sở Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục 1998, D.Halliday, R. Resnick and J.Walker,

Fundamental of Physics, John Winley & Sons, Inc.1996.

Page 31: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- R. A. Serway and J. Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson Brooks/Cole, 6th edition, 2004.

- Nguyễn Thế Bình, Quang học, Nhà XN ĐHQG Hà nội, 2007.

9. Tóm tắt nội dung môn học Phần Điện từ: Môn học Điện và từ cung cấp cho người học: - Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật

Ohm, Joule-Lenz… - Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart -

Laplace, Faraday... - Dao động điện và sóng điện từ.

- Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển động có gia tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những hiện tượng liên quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.

Phần Quang học: Trình bày: + Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao thoa,

nhiễu xạ và phân cực ánh sáng

+ Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt, hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu từ các định luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của Planck và sau đó là thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng được vận dụng để giải thích một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết sóng không giải thích được.

10. Nội dung chi tiết môn học Phần Điện –Từ

Nội dung 1: Chương 1: Điện tích và điện trường (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập) 1.1. Điện tích, định luật Coulomb. 1.2. Điện trường, cường độ điện trường. 1.3. Định luật Gauss. 1.4. Bài tập: Bài tập về điện tích, điện trường. Nội dung 2:

Page 32: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 2: Điện thế (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập) 2.1. Điện thế, hiệu điện thế. 2.2. Tụ điện, ghép tụ điện. 2.3. Năng lượng điện trường. 2.4. Bài tập : Bài tập về điện thế. Nội dung 3:

Chương 3: Dòng điện (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập) 3.1. Mật độ dòng điện, điện trở. 3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lenz. 3.3. Các quy tắc Kirchhoff 3.4. Bài tập: Bài tập về dòng điện. Nội dung 4:

Chương 4: Từ trường (3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập) 4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace. 4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn. 4.3 Lực Lorentz. 4.4. Bài tập: Bài tập về từ trường.

Nội dung 5: Chương 5: Cảm ứng điện từ (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday. 5.2. Tự cảm, hỗ cảm. 5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ. 5.4. Bài tập: Bài tập về cảm ứng điện từ. Phần Quang học: Nội dung 6 Chương 6: Giao thoa ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập) 6.1 Thí nghiệm Young 6.2 Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe 6.2.1 Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa 6.2.2 Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc 6.3. Giao thoa bản mỏng 6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng. 6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày.

Page 33: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.4 Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot 6.5 Giao thoa kế Michelson

Bài tập Nội dung 7 Chương 7: Nhiễu xạ ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập) 7.1 Hiện tượng nhiễu xạ - Nguyên lý Huygens-Fresnel 7.1.1 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng 7.1.2 Nguyên lý Huygens-Fresnel 7.1.3 Nhiễu xạ Fresnel và nhiễu xạ Fraunhofer 7.2 Nhiễu xạ Fresnel 7.2.1Phương pháp đới cầu Fresnel. 7.2.2 Nhiễu xạ ánh sáng qua lỗ tròn và đĩa tròn nhỏ 7.3 Nhiễu xạ Fraunhofer 7.3.1 Nhiễu xạ qua một khe hẹp 7.3.2 Nhiễu xạ qua một lỗ tròn 7.3.3 Nhiễu xạ qua 2 khe 7.3.4 Nhiễu xạ qua nhiều khe 7.3.5. Cách tử nhiễu xạ- máy quang phổ cách tử 7.4 Nhiễu xạ tia X Bài tập Nội dung 8 Chương 8: Phân cực ánh sáng (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập) 8.1. Hiện tượng phân cực ánh sáng qua bản Tourmaline 8.1.1 Thí nghiệm 8.1.2 Giải thích 8.2 Phân loại phân cực ánh sáng và bản chất của ánh sáng phân cực. 8.2.1 Phân cực thẳng 8.2.2 Phân cực tròn 8.2.3 Phân cực ellip 8.2.4 Ánh sáng tự nhiên. 8.3. Định luật Malus. 8.4. Phân cực ánh sáng khi truyền qua tinh thể lưỡng chiết. 8.5. Các bản bước sóng (λ/4, λ/2. λ) và ứng dụng

Page 34: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Bài tập Nội dung 9 Chương 9: Lượng tử quang học (3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập) 9.1 Bức xạ nhiệt 9.1.1 Đặc trưng của bức xạ nhiệt 9.1.2. Các định luật về bức xạ nhiệt 9.2. Tính chất hạt của ánh sáng 9.2.1.Thuyết lượng tử năng lượng của Planck và thuyết lượng tử ánh sáng (hay thuyết photon) của Einstein 9.2.2. Hiệu ứng quang điện

9.2.3 Hiệu ứng Compton

Page 35: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

(General Chemistry)

1. Mã môn học: CHE1080

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

Trịnh Ngọc Châu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Phạm Văn Nhiêu, PGS. TS., Khoa Hóa học, trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

Và các Giảng viên khác của Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

6. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1 Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: nguyên tử, cấu tạo phân tử và liên kết hoá học theo quan điểm của cơ học lượng tử; các khái niệm và quy luật cơ bản trong các lĩnh vực: nhiệt động hóa học, cân bằng hóa học, động hóa học, điện hóa học và dung dịch của các chất điện ly.

- Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên về hóa học để có thể học tập và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

6.2 Mục tiêu về kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

- Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy hóa học trong tương lai.

- Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

6.3 Mục tiêu về thái độ

Page 36: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học vào thực tế đời sống.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hình thức Phương pháp Mục đích Trọng số

Kiểm tra đánh giá thường xuyên

-Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà: lí thuyết, bài tập. - Kết quả giải bài tập trên lớp. -Kết quả kiểm tra 15 phút trên lớp

-Đánh giá khả năng nhớ, hiểu và kỹ năng giải bài tập của từng nội dung các chương riêng lẻ.

20%

Kiểm tra giữa kỳ

-Kiểm tra viết 1 tiết theo nội dung của môn học

-Đánh giá khả năng giải các bài tập có liên quan tới nhiều nội dung trong một số chương

20%

Thi kết thúc môn học

Làm bài thi viết 90 phút

-Đánh giá khả năng hiểu, nhớ và vận dụng lí thuyết để giải thích các vấn đề trong tự nhiên. -Giải các các bài tập tổng hợp của các phần I và phần II

60%

Tổng 100%

8. Giáo trình bắt buộc :

1. Phạm Văn Nhiêu, Hóa đại cương (Phần cấu tạo chất), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

2. Lâm Ngọc Thiềm, Bùi Duy Cam, Hóa Đại Cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

Page 37: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3. Vũ Đăng Độ, Trịnh Ngọc Châu, Nguyễn Văn Nội, Bài tập cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 4, Hà Nội, 2010.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học gồm 2 phần: Cấu tạo chất và Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học.

- Phần cấu tạo chất bao gồm những nội dung chủ yếu sau: cấu tạo nguyên tử, phân tử và liên kết hoá học theo các quan điểm hiện đại: cơ sở của cơ học lượng tử, phương pháp liên kết hoá trị (phương pháp VB) và phương pháp obitan phân tử (phương pháp MO). Cấu tạo của các phức chất, các loại tinh thể (ion, nguyên tử, phân tử, kim loại) và một số trạng thái tập hợp.

- Phần cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học gồm các nội dung chủ yếu sau: Xác định biến thiên của các hàm nhiệt động nội năng, entanpi, entropi và thế đẳng nhiệt đẳng áp trong các quá trình hóa học từ đó biết được điều kiện, chiều hướng xảy ra của các quá trình hóa học, điều kiện cân bằng của hệ hóa học, các hằng số cân bằng theo áp suất và nồng độ, các yếu tố ảnh hưởng tới cân bằng hóa học, cân bằng ion trong dung dịch của các chất điện ly, cân bằng trong hệ oxi hóa khử, pin ganvanic, điện phân, tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng hóa học.

5. Nội dung chi tiết môn học:

PHẦN I : CẤU TẠO CHẤT

Chương 1. Cấu tạo nguyên tử

1.1. Một số khái niệm và định luật cơ bản của hóa học

1.1. Nguyên tử. Thành phần, cấu trúc của nguyên tử

1.2. Hệ thức liên hệ giữa khối lượng và năng lượng, giữa khối lượng và vận tốc chuyển động

1.3. Thuyết lượng tử Planck

1.3.1. Bức xạ điện từ. Đại cương về quang phổ

1.3.2. Thuyết lượng tử Planck

1.4. Đại cương về cơ học lượng tử

1.4.1. Sóng vật chất de Broglie

Page 38: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.4.2. Hệ thức bất định Heisenberg

1.5. Nguyên tử hidro và những ion giống hidro

1.5.1. Phương trình Schroedinger cho bài toán hidro

1..5.2. Nghiệm và kết quả của bài toán hidro.

1.5.3. Các mức năng lượng và quang phổ phát xạ của nguyên tử hidro

1.5.4. Những ion giống hidro

1.5.5. Spin của electron. Orbital toàn phần

1.6. Nguyên tử nhiều electron.

1.6.1. Các Orbital nguyên tử và giản đồ năng lượng của các electron

1.6.2. Cấu tạo electron của nguyên tử các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn (theo chu kỳ và theo nhóm)

Chương 2. Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học

2.1. Khái quát về phân tử và liên kết hoá học

2.2. Khái quát về các loại liên kết: ion, cộng hóa trị, liên kết kim loại, tương tác Van de Walls, liên kết hidro

2.3. Phương pháp liên kết cộng hóa trị (phương pháp VB)

2.3.1. Luận điểm cơ bản của phương pháp VB

2.3.2. Bài toán H2 của Hettler- London

2.3.3. Phương pháp VB và sự giải thích các vấn đề về liên kết

2.3.4. Các loại liên kết Xichma (σ), Pi(π)

2.3.5. Sự lai hoá các obitan nguyên tử. Các dạng lai hóa sp, sp2, sp3

2.4. Phương pháp Orbital phân tử (phương pháp MO)

2.4.1. Luận điểm cơ bản của phương pháp MO

2.4.2. Phương pháp MO và ion phân tử H 2+

2.4.3. Phương pháp MO và phân tử hai nguyên tử đồng hạch (A2)

2.4.4. Phương pháp MO và phân tử hai nguyên tử dị hạch (AB)

Page 39: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.4.5. Phương pháp MO-Huckel và hệ electron π

2.4.6. Liên kết trong phức chất

Chương 3. Các trạng thái tập hợp của chất

3.1. Mở đầu

3.2 Tinh thể

3.2.1. Đại cương về tinh thể

3.2.2. Tinh thể ion

3.2.3. Tinh thể kim loại

3.2.3. Tinh thể nguyên tử

3.2.3. Tinh thể phân tử

3.3. Chất rắn vô định hình

3.4. Chất lỏng

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC

Chương 4. Nhiệt động học hóa học

4.1. Mở đầu

4.2. Nguyên lý I của nhiệt động học. Định luật bảo toàn năng lượng

4.2.1. Nội năng. Entanpi

4.2.2. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học. Định luật Hees

4.2.3. Tính hiệu ứng nhiệt theo sinh nhiệt và thiêu nhiệt của chất

4.3. Nguyên lý II của nhiệt động học

4.3.1. Entropi và ý nghĩa vật lí của nó

4.3.2. Tính biến thiên entropi của quá trình hóa học, quá trình chuyển pha

4.4. Thế đẳng áp-đẳng nhiệt và chiều hướng diễn biến của các quá trình hoá học

Chương 5. Cân bằng hóa học

5.1. Khái niệm về trạng thái cân bằng hoá học

Page 40: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

5.2. Hằng số cân bằng Kp, Kc. Định luật tác dụng khối lượng. Mối liên hệ giữa hằng số can bằng và ∆G0pư. Sự phụ thuộc của hằng số cân bằng vào nhiệt độ - Hệ thức Van’t Hoff

5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng. Sự chuyển dịch cân bằng, nguyên lý le Chatelier

Chương 6. Động hóa học

6.1. Định nghĩa tốc độ phản ứng hoá học.

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng

6.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Hằng số tốc độ phản ứng

Bậc phản ứng, phân tử số của phản ứng

6.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Khái niệm về năng lượng hoạt động hoá của phản ứng

6.2.3. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. Cơ chế của các quá trình xúc tác đồng thể và dị thể

6.3. Phương trình động học của phản ứng bậc một. Thời gian nửa phản ứng

Chương 7. Dung dịch (giờ tín chỉ lý thuyết: 5, bài tập:1)

7.1. Các khái niệm: dung dịch, dung môi, chất tan, độ tan, dung dịch bão hoà, các cách biểu diễn nồng độ dung dịch.

7.2. Sự điện li của các axit, bazơ và muối. Độ điện li, hằng số điện li

7.3. Sự điện li của nước. Tích số ion của nước. Khái niệm về pH

7.4. Thuyết Bronsted về axit và bazơ. Khái niệm cặp axit-bazơ liên hợp

7.5. Tính pH của một số dung dịch axit, bazơ, muối

7.6. Hệ đệm

7.7. Chất chỉ thị màu axit - bazơ

7.8. Cân bằng trong dung dịch của các chất điện li ít tan. Tích số tan

7.9. Cân bằng tạo phức trong dung dịch. Hằng số bền, hằng số không bền của phức

chất

Page 41: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

7.10. Khái quát về dung dịch keo

Chương 8: Phản ứng oxi hóa khử. Điện hóa học

8.1. Phản ứng oxi hóa-khử: khái niệm phản ứng oxi hoá-khử, phương trình nửa phản ứng, cặp oxi hóa-khử, số oxi- hoá. Cân bằng phản ứng oxi hóa-khử

8.2. Pin Ganvani: cấu tạo và hoạt động của một pin kim loại đơn giản: kí hiệu pin, sức điện động của pin, quan hệ giữa sức điện động và biến thiên thế đẳng áp của phản ứng xảy ra trong pin

8.3. Các loại điện cực. Thế điện cực tiêu chuẩn và cách xác định. Phương trình Nernst. Pin nồng độ.

8.4. Chiều và hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá - khử. 8.5. Sự điện phân. Các định luật Faraday.

Page 42: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HOÁ HỌC HỮU CƠ

1. Mã môn học: CHE1081

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hoá học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên: + PGS. TS. Nguyễn Đình Thành Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội + PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội + PGS.TS. Phan Minh Giang Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội + TS. Trần Thị Thanh Vân Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội + TS. Đoàn Duy Tiên Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội + TS Trần Mạnh Trí Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội + ThS. Nguyễn Thị Sơn Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội + ThS. Lê Thị Huyền Bộ môn Hoá học Hữu cơ, Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Mục tiêu môn học: a. Mục tiêu về kiến thức

- Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản nhất về hoá học hữu cơ để họ có điều kiện học các môn học chuyên ngành, thấy được vai trò và mối quan hệ của hoá học hữu cơ đối với các lĩnh vực khoa học khác.

Page 43: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Sinh viên nắm được các tính chất vật lí và hoá học của các lớp hợp chất hữu cơ; hiểu và áp dụng được các tính chất này trong các nghiên cứu cụ thể của từng ngành khoa học chuyên ngành.

b. Mục tiêu về kĩ năng - Sinh viên vận dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập thuộc chương trình môn học. - Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy logic, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/kỹ sư. - Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học. - Sinh viên sử dụng được những kiến thức về hoá học hữu cơ trong khi học các môn học khác của từng khoa chuyên ngành.

c. Mục tiêu về thái độ người học Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn Hoá học hữu cơ, qua đó có được thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi vận dụng các kiến thức mà môn học mang lại cho thực tế đời sống. Qua việc học tập, người học có được kiến thức, nhận thức được các thành tựu, khó khăn của môn học và tự xây dựng được phương pháp tư duy khoa học trong học tập nghiên cứu sau này.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Hình thức Tính chất của nội dung kiểm tra Mục đích kiểm tra Trọng số

100%

Kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra việc nắm lý thuyết, biết vận dụng vào giải bài

tập ở mức độ trung bình của từng chương.

Đánh giá khả năng nhớ và tái hiện các nội dung cơ bản

của môn học 20%

Kiểm tra giữa kì

Kiểm tra việc nắm vững các tính chất hoá học của các chương đã học, biết vận dụng giải thích các hiện

tượng thực tế có liên quan

Đánh giá kỹ năng học tập độc lập, kỹ năng giải quyết những vấn đề, bài tập, vận

dụng các luận điểm lý thuyết đã học ở mức độ trung bình

20%

Thi kết thúc

Kiểm tra việc hiểu sâu lý thuyết, đánh giá được giá trị của lý thuyết trên cơ sở giải các bài tập có liên quan của toàn bộ chương trình môn

học Hoá học Hữu cơ.

Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng vận dụng lý

thuyết để giải quyết các bài tập.

60%

8. Giáo trình bắt buộc: Nguyễn Đình Thành, Cơ sở Hoá học hữu cơ, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà

Nội (2011). 9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học “Hoá học hữu cơ” bao hàm các khái niệm về cấu trúc và liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ. Các phần chính của môn học là các chương về các

Page 44: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

lớp chất hữu cơ như hydrocarbon (alkan, alken, alkyn và aren), dẫn xuất haloalkan, các hợp chất chứa nhóm chức (như alcohol/phenol; aldehyd/keton; acid carboxylic và dẫn xuất; amin), các hợp chất tạp chức (carbohydrate, amino acid, peptid/protein, lipid. Trong mỗi lớp hợp chất có đề cập đến tính chất hoá học và điều chế của chúng. Một số cơ chế của các phản ứng hoá học hữu cơ quan trọng đã được mô tả.

The subject “Organic chemistry” consists of the conceptions of the structures and bonds in organic molecules. The main parts are the chapters of the class of organic substances, such hydrocarbons (alkanes, alkenes, alkynes and arenes), haloalkanes, the compounds containing functional groups (such as alcohols/phenols, aldehydes/ketones, carboxylic acids, amines, carbohydrates, amino acids, peptid/protein, lipids. In each chapter, chemical properties and methods of preparation are mentioned. The important mechanics of some reaction are described.

10. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…): Chương 1. CẤU TRÚC VÀ LIÊN KẾT TRONG PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.1.1. Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ 1.1.2. Phân loại hợp chất hữu cơ

1.2. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ CARBON 1.2.1. Sự phân bố electron trong nguyên tử 1.2.2. Orbital nguyên tử

1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÍ THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ HỌC 1.4. BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT HOÁ HỌC: LÍ THUYẾT LIÊN KẾT HOÁ TRỊ 1.5. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ TRONG HỢP CHẤT HỮU CƠ

1.5.1. Các orbital lai hoá sp3 và cấu trúc của methan 1.5.2. Các orbital lai hoá sp3 và cấu trúc của ethan 1.5.3. Các orbital lai hoá sp2 và cấu trúc của ethylen 1.5.4. Các orbital lai hoá sp và cấu trúc của acetylen

1.6. BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT HOÁ HỌC: LÍ THUYẾT ORBITAL PHÂN TỬ 1.7. BIỂU DIỄN LIÊN KẾT

1.7.1. Các cấu trúc Lewis 1.7.2. Các cấu trúc Kekulé 1.7.3. Các cấu trúc rút gọn

1.8. SỰ PHÂN CỰC CỦA LIÊN KẾT VÀ ĐỘ ÂM ĐIỆN 1.9. CÁC LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ CÓ CỰC VÀ MOMEN DIPOL 1.10. SỰ CỘNG HƯỞNG

1.10.1. Sự cộng hưởng 1.10.2. Các qui tắc cho các dạng cộng hưởng

1.11. ACID VÀ BASE: ĐỊNH NGHĨA BRØNSTET-LOWRY

Page 45: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.11.1. Định nghĩa Brønstet-Lowry 1.11.2. Lực acid và lực base

1.12. ACID VÀ BASE: ĐỊNH NGHĨA LEWIS 1.12.1. Định nghĩa Lewis 1.12.2. Các acid Lewis và hình thức mũi tên cong 1.12.3. Base Lewis

1.13. CÁC TƯƠNG TÁC KHÔNG CỘNG HOÁ TRỊ 1.14. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ 1.15. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG

1.15.1. Các phản ứng radical 1.15.2. Các phản ứng có cực

1.16. MÔ TẢ PHẢN ỨNG 1.16.1. Cân bằng, tốc độ và các thay đổi năng lượng 1.16.2. Năng lượng phân li liên kết 1.16.3. Các chất trung gian 1.16.4. Trạng thái chuyển tiếp

Chương 2. HYDROCARBON NO A. ALKAN 2.1. ALKAN VÀ NHÓM ALKYL. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN 2.2. NHÓM ALKYL 2.3. TÊN GỌI CỦA ALKAN

2.3.1. Tên gọi của alkan mạch thẳng 2.3.2. Tên gọi của alkan mạch phân nhánh 2.3.3. Tên thông thường 2.3.4. Tên gọi của ankyl phân nhánh

2.4. ĐIỀU CHẾ ALKAN 2.4.1. Phản ứng không làm thay đổi khung carbon 2.4.2. Sản phẩm có nhiều carbon hơn chất phản ứng

2.5. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKAN 2.6. PHẢN ỨNG CỦA ALKAN

2.6.1. Phản ứng halogen hoá 2.6.2. Phản ứng với sunfonyl cloride 2.6.3. Phản ứng nitro hoá alkan 2.6.4. Phản ứng oxi hoá 2.6.5. Sự nhiệt phân: Cracking

2.7. HOÁ HỌC LẬP THỂ CỦA ALKAN 2.7.1. Cấu dạng của ethan 2.7.2. Cấu dạng của propan 2.7.3. Cấu dạng của butan

2.8. GỐC TỰ DO CARBO. ĐỘ BỀN CỦA GỐC TỰ DO CARBO 2.8.1. Radical tự do 2.8.2. Độ bền tương đối của radical B. CYCLOALKAN

Page 46: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.10. TÊN GỌI CỦA CYCLOALKAN 2.11. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CYCLOALKAN 2.12. ĐIỀU CHẾ CYCLOALKAN 2.13. PHẢN ỨNG CỦA CYCLOALKAN 2.14. HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN cis-trans Ở CYCLOALKAN 2.15. ĐỘ BỀN CỦA CYCLOALKAN: SỨC CĂNG VÒNG 2.16. CẤU DẠNG CỦA CÁC CYCLOALKAN

2.16.1. Cyclopropan 2.16.2. Cyclobutan 2.16.3. Cyclopentan 2.16.4 Cấu dạng của cyclohexan

Chương 3. HYDROCARBON KHÔNG NO A. ALKEN 3.1. TÊN GỌI CỦA ALKEN 3.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKEN 3.3. ĐỒNG PHÂN cis-trans 3.4. QUI TẮC ĐỘ ƯU TIÊN. DANH PHÁP E,Z 3.5. ĐỘ BỀN TƯƠNG ĐỐI CỦA ALKEN 3.6. ĐIỀU CHẾ ALKEN

3.6.1. Các phản ứng tách 1,2 3.6.2. Khử hoá một phần alkyn

3.7. PHẢN ỨNG CỘNG HỢP ELECTROPHIL CỦA ALKEN 3.7.1. Cơ chế của phản ứng cộng hợp với HBr 3.7.2. Hướng của sự cộng hợp electrophil: Qui tắc Markovnikov 3.7.3. Carbocation: Cấu trúc và độ bền 3.7.4. Bằng chứng về cơ chế cộng hợp electrophil: Sự chuyển vị carbocation 3.7.5. Sự cộng hợp của halogen vào alken 3.7.6. Sự cộng hợp của các acid hypohalous vào alken: Sự tạo thành halohydrin 3.7.7. Sự cộng hợp nước vào alken: Oxymercury hoá 3.7.8. Sự cộng hợp nước vào alken: Hydrobor hoá 3.7.9. Khử hoá alken: Hydro hoá

3.8. SỰ CỘNG HỢP RACIDAL TỰ DO: HIỆU ỨNG KHARASCH 3.9. OXI HOÁ ALKEN

3.9.1. Epoxi hoá và hydroxyl hoá 3.9.2. Phân cắt thành hợp chất carbonyl

3.10. POLYMER HOÁ ALKEN 3.10.1. Sự cộng hợp radical vào alken: Sự polymer hoá radical 3.10.2. Sự cộng hợp carbocation vào alken: Sự polymer hoá cationic 3.11. ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG ALKEN TRONG CÔNG NGHIỆP B. ALKYN 3.12. TÊN GỌI CỦA ALKYN 3.13. ĐIỀU CHẾ ALKYN: CÁC PHẢN ỨNG TÁCH CỦA DIHALIDE

Page 47: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.14. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKYN 3.15. PHẢN ỨNG CỦA ALKYN

3.15.1. Cộng hợp với HX và X2 3.15.2. Hydrat hoá alkyn 3.15.3. Khử hoá alkyn 3.15.4. Oxi hoá phân cắt alkyn 3.16. TÍNH ACID CỦA ALKYN 3.16.1. Sự tạo thành anion acetylide 3.16.2. Alkyl hoá anion acetylide

3.17. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA ALKYN C. POLYEN 3.18. ĐỘ BỀN CỦA CÁC DIEN LIÊN HỢP 3.19. SỰ CỘNG HỢP ELECTROPHIL VÀO DIEN LIÊN HỢP: ALLYLIC CARBOCATION 3.20. PHẢN ỨNG CỘNG HỢP VÒNG DIELS-ALDER 3.21. CÁC POLYMER DIEN: CAO SU THIÊN NHIÊN VÀ CAO SU TỔNG HỢP Chương 4. HOÁ HỌC LẬP THỂ 4.1. HOÁ LẬP THỂ VÀ NGUYÊN TỬ CARBON TỨ DIỆN 4.2. TÍNH BẤT ĐỐI XỨNG VÀ TÍNH HOẠT ĐỘNG QUANG HỌC

4.2.1. Tính bất đối xứng của phân tử 4.2.2. Tính hoạt động quang học

4.3. QUI TẮC VỀ ĐỘ ƯU TIÊN. XÁC ĐỊNH CẤU HÌNH THEO QUI TẮC TRÌNH TỰ R,S 4.4. ĐỒNG PHÂN LẬP THỂ dia 4.5. CÁC HỢP CHẤT meso 4.6. HỖN HỢP RACEMIC 4.7. TÓM TẮT VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG PHÂN 4.8. HÌNH CHIẾU FISCHER 4.9. QUI KẾT CẤU HÌNH R,S CHO HÌNH CHIẾU FISCHER Chương 5. BENZEN VÀ TÍNH THƠM 5.1. NGUỒN VÀ TÊN GỌI CỦA HỢP CHẤT THƠM 5.2. CẤU TRÚC VÀ ĐỘ BỀN CỦA BENZEN 5.3. TÍNH THƠM VÀ QUI TẮC HÜCKEL 4n + 2 5.4. CÁC HỢP CHẤT THƠM ĐA VÒNG 5.5. PHẢN ỨNG THẾ ELECTROPHIL THƠM

5.5.1. Phản ứng brom hoá 5.5.2. Các phản ứng thế electrophil thơm khác

5.6. SỰ ALKYL HOÁ VÀ ACYL HOÁ VÒNG THƠM: PHẢN ỨNG FRIEDEL-CRAFTS

5.6.1. Alkyl hoá vòng thơm 5.6.2. Acyl hoá vòng thơm

5.7. CÁC HIỆU ỨNG NHÓM THẾ TRONG VÒNG BENZEN THẾ 5.8. GIẢI THÍCH VỀ CÁC HIỆU ỨNG NHÓM THẾ

Page 48: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

5.8.1. Sự hoạt hoá và sự phản hoạt hoá của vòng thơm 5.8.2. Các nhóm thế hoạt hoá định hướng ortho và para: Các nhóm alkyl 5.8.3. Các nhóm thế hoạt hoá định hướng ortho và para: Các nhóm -OH và -NH2 5.8.4. Các nhóm thế phản hoạt hoá định hướng ortho và para: Các halogen 5.8.5. Các nhóm thế phản hoạt hoá định hướng meta

5.9. OXI HOÁ HỢP CHẤT THƠM 5.9.1. Oxi hoá mạch nhánh alkyl 5.9.2. Brom hoá mạch nhánh alkylbenzen

5.10. KHỬ HOÁ HỢP CHẤT THƠM 5.10.1. Hydro hoá xúc tác 5.10.2. Khử hoá alkyl aryl keton

Chương 6. CÁC ALKYL HALIDE 6.1. TÊN GỌI CỦA ALKYL HALIDE

6.1.1. Danh pháp thay thế IUPAC 6.1.2. Danh pháp tên chức 6.1.3. Tên thông thường

6.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALKYL HALIDE 6.3. CẤU TRÚC CỦA ALKYL HALIDE 6.4. ĐIỀU CHẾ CÁC ALKYL HALIDE TỪ ALKAN

6.4.1. Halogen hoá radical 6.4.2. Điều chế các alkyl halide từ alken: Sự brom hoá allylic 6.4.3. Điều chế các alkyl halide từ alcol

6.5. ĐỘ BỀN CỦA ALKYL RADICAL: SỰ CỘNG HƯỞNG 6.6. PHẢN ỨNG VỚI MAGNESI. CHẤT PHẢN ỨNG GRIGNARD 6.7. CÁC PHẢN ỨNG GHÉP CƠ-KIM LOẠI 6.8. PHẢN ỨNG CỦA CÁC ALKYL HALIDE: SỰ THẾ VÀ SỰ TÁCH NUCLEOPHIL 6.9. PHẢN ỨNG SN2 6.10. ĐẶC TRƯNG CỦA PHẢN ỨNG SN2

6.10.1. Chất nền (chất phản ứng): Các hiệu ứng không gian trong phản ứng SN2 6.10.2. Tác nhân tấn công nucleophil 6.10.3. Nhóm bị thế 6.10.4. Dung môi

6.11. PHẢN ỨNG SN1 6.12. ĐẶC TRƯNG CỦA PHẢN ỨNG SN1

6.12.1. Chất nền (chất phản ứng) 6.12.2. Nhóm bị thế 6.12.3. Nucleophil 6.12.4. Dung môi

6.13. CÁC PHẢN ỨNG TÁCH CỦA ALKYL HALIDE: QUI TẮC ZAITSEV 6.14. PHẢN ỨNG E2 VÀ HIỆU ỨNG ĐỒNG VỊ DEUTERI

Page 49: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.15. PHẢN ỨNG TÁCH E2 VÀ CẤU DẠNG CYCLOHEXAN 6.16. CÁC PHẢN ỨNG TÁCH E1 và E1cB

6.16.1. Phản ứng E1 6.16.2. Phản ứng E1cB

6.17. TÓM TẮT VỀ KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG: SN1, SN2, E1, E1cB, VÀ E2 Chương 7. ALCOL VÀ PHENOL ALCOL VÀ PHENOL 7.1. TÊN GỌI CỦA ALCOL VÀ PHENOL

7.1.1. Phân loại alcol 7.1.2. Tên gọi của alcol 7.1.3. Danh pháp của phenol

7.2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ALCOL VÀ PHENOL: LIÊN KẾT HYDRO 7.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUNG TỔNG HỢP ALCOL 7.4. ALCOL TỪ SỰ KHỬ HOÁ CÁC HỢP CHẤT CARBONYL

7.4.1. Khử hoá aldehyd và keton 7.4.2. Khử hoá acid carboxylic và ester 7.4.3. Alcol từ phản ứng của hợp chất carbonyl với chất phản ứng Grignard

7.5. TÍNH ACID VÀ TÍNH BASE 7.6. PHẢN ỨNG CỦA ALCOL

7.6.1. Chuyển hoá alcol thành alkyl halide 7.6.2. Dehydrat hoá alcol thành alken 7.6.3. Chuyển hoá alcol thành ester

7.7. SỰ OXI HOÁ ALCOL 7.8. ĐIỀU CHẾ VÀ SỬ DỤNG PHENOL 7.9. PHẢN ỨNG CỦA PHENOL

7.9.1. Phản ứng thế electrophil ở nhân thơm 7.9.2. Sự oxi hoá phenol: Các quinon

Chương 8. ALDEHYD VÀ KETON 8.1. CÁC LOẠI HỢP CHẤT CARBONYL 8.2. TÊN GỌI CỦA ALDEHYD VÀ KETON

8.2.1. Tên gọi hệ thống 8.2.2. Danh pháp IUPAC của một số aldehyd và keton phức tạp 8.2.3. Danh pháp thường

8.3. TỔNG HỢP ALDEHYD VÀ KETON 8.3.1. Tổng hợp aldehyd 8.3.2. Tổng hợp keton

8.4. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA NHÓM CARBONYL 8.4.1. Tính chất vật lí 8.4.2. Đặc điểm cấu trúc electron 8.4.3. Tính base của aldehyd và keton

8.5. HOÁ HỌC CỦA ALDEHYD VÀ KETON 8.5.1. Sự oxi hoá aldehyd và keton 8.5.2. Các phản ứng cộng hợp nucleophil của aldehyd và keton

Page 50: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

8.5.3. Khả năng phản ứng của aldehyd và keton 8.5.4. Sự cộng hợp nucleophil của nước: Sự hydrat hoá aldehyd và keton 8.5.5. Sự cộng hợp nucleophil của HCN: Sự tạo thành cyanohydrin 8.5.6. Sự cộng hợp nucleophil của chất phản ứng Grignard và hydride : Sự tạo thành alcol 8.5.7. Sự cộng hợp nucleophil của amin: Sự tạo thành imin và enamin 8.5.8. Sự cộng hợp nucleophil của hydrazin: Phản ứng Wolff-Kishner 8.5.9. Sự cộng hợp nucleophil của alcol: Sự tạo thành acetal (và ketal) 8.5.10. Phản ứng thế α carbonyl 8.5.11. Các phản ứng ngưng tụ carbonyl

Chương 9. ACID CARBOXYLIC VÀ DẪN XUẤT 9.1. TÊN GỌI CỦA ACID CARBOXYLIC VÀ NITRIL

9.1.1. Các acid carboxylic 9.1.2. Các nitril

9.2. NGUỒN GỐC, CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA ACID CARBOXYLIC 9.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP ACID CARBOXYLIC

9.3.1. Oxi hoá các alkylbenzen 9.3.2. Oxi hoá alken 9.3.3. Oxi hoá alcohol hoặc aldehyd 9.3.4. Thuỷ phân nitril 9.3.5. Carboxyl hoá chất phản ứng Grignard hoặc cơ-lithi 9.3.6. Phản ứng haloform của các methyl keton

9.4. TÍNH ACID CỦA ACID CARBOXYLIC 9.5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA ACID CARBOXYLIC

9.5.1. Phản ứng của acid carboxylic với base 9.5.2. Khử hoá acid carboxylic : Sự tạo thành alcohol 9.5.3. Chuyển hoá acid thành acid cloride 9.5.4. Chuyển hoá acid thành acid anhydrid 9.5.5 Chuyển hoá acid thành ester

9.6. CÁC ACID CARBOXYLIC ĐA CHỨC 9.6.1. Tính acid của các diacid 9.6.2. Sự tạo thành anhydrid bởi acid lưỡng chức

9.7. HOÁ HỌC CỦA NITRIL 9.7.1. Điều chế nitril 9.7.2. Các phản ứng của nitril

9.8. CÁC DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC: PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL 9.9. TÊN GỌI CỦA CÁC DẪN XUẤT ACID CARBOXYLIC

9.9.1. Các acid halid, RCOX 9.9.2. Các acid anhydrid, RCO2COR’ 9.9.3. Các amid 9.9.4. Các ester, RCO2R’

9.10. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Page 51: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

9.11. CÁC PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL 9.12. PHẢN ỨNG THẾ ACYL NUCLEOPHIL CỦA ACID CARBOXYLIC

9.12.1. Chuyển hoá acid carboxylic thành acid halide 9.12.2. Chuyển hoá acid carboxylic thành acid anhydrid 9.12.3. Chuyển hoá acid carboxylic thành ester 9.12.4. Chuyển hoá acid carboxylic thành amid 9.12.5. Chuyển hoá acid carboxylic thành alcohol

9.13. HOÁ HỌC CỦA ACID HALIDE 9.13.1. Điều chế acid cloride 9.13.2. Phản ứng của acid cloride

9.14. HOÁ HỌC CỦA ACID ANHYDRID 9.14.1. Điều chế các acid anhydrid 9.14.2. Phản ứng của acid anhydrid

9.15. HOÁ HỌC CỦA ESTER 9.15.1. Điều chế các ester 9.15.2. Phản ứng của ester

9.16. HOÁ HỌC CỦA AMID 9.16.1. Điều chế amid 9.16.2. Phản ứng của amid

Chương 10. AMIN 10.1. TÊN GỌI CỦA AMIN 10.2. ĐIỀU CHẾ AMIN

10.2.1. Bằng phản ứng SN2 của alkyl halide 10.2.2. Khử hoá hợp chất nitro, amid và nitril

10.3. CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA AMIN 10.4. TÍNH BASE CỦA AMIN 10.5. TÍNH BASE CỦA ARYLAMIN THẾ 10.6. PHẢN ỨNG CỦA CÁC AMIN

10.6.1. Alkyl hoá và acyl hoá 10.6.2. Muối ammonium bậc IV: Sự tách loại Hofmann

10.7. PHẢN ỨNG CỦA ARYLMIN 10.7.1. Sự thế electrophilic ở nhân thơm 10.7.2. Muối diazonium: Phản ứng Sandmeyer 10.7.3. Phản ứng ghép đôi diazonium

Chương 11. CARBOHYDRATE 11.1. PHÂN LOẠI CARBOHYDRATE 11.2. HOÁ HỌC LẬP THỂ CARBOHYDRATE: HÌNH CHIẾU FISCHER 11.3. CÁC ĐƯỜNG D,L 11.4. CẤU HÌNH CỦA CÁC ALDOSE 11.5. CÁC CẤU TRÚC VÒNG CỦA MONOSACCARITE: CÁC ANOMER 11.6. PHẢN ỨNG CỦA CÁC MONOSACCARITE

11.6.1. Sự tạo thành ester và ether 11.6.2. Sự tạo thành glycoside

Page 52: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

11.6.4. Sự khử hoá các monosaccarite 11.6.5. Sự oxi hoá các monosaccarite

11.7. CÁC MONOSACCARITE THIẾT YẾU 11.8. DISACCARIDE

11.8.1. Cellobiose và maltose 11.8.2. Lactose 11.8.3. Sucrose

11.9. POLYSACCARIDE 11.9.1. Cellulose 11.9.2. Tinh bột và glycogen

11.10. MỘT VÀI CARBOHYDRAT QUAN TRỌNG Chương 12. AMINO ACID, PEPTID VÀ PROTEIN 12.1. CẤU TRÚC CỦA AMINO ACID 12.2. CÁC AMINO ACID, PHƯƠNG TRÌNH HENDERSON-HASSELBALCH VÀ ĐIỂM ĐẲNG ĐIỆN 12.3. PEPTID VÀ PROTEIN 12.4. CẤU TRÚC CỦA PROTEIN 12.5. ENZYME VÀ COENZYME Chương 13. LIPID. ACID NUCLEIC LIPID 13.1. SÁP, CHẤT BÉO VÀ DẦU 13.2. XÀ PHÒNG 13.3. PHOSPHOLIPID 13.4. CÁC PROSTAGLANDIN VÀ CÁC EICOSANOID KHÁC 13.5. TERPENOID 13.6. STEROID 13.7. CÁC HORMONE STEROID

13.7.1. Các hormone giới tính 13.7.2. Các hormone tuyến thượng thận 13.7.3. Các steroid tổng hợp

ACID NUCLEIC 13.8. CÁC NUCLEOTIDE VÀ ACID NUCLEIC

13.9. SỰ GHÉP ĐÔI BASE TRONG DNA: MÔ HÌNH WATSON-CRICK

Page 53: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Hoá học phân tích

1. Mã môn học: CHE1057

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Hóa học đại cương (CHE1080)

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

1. Nguyễn Văn Ri - Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS. - Thời gian, địa điểm làm việc: 19 Lê Thánh Tông, Hà nội - Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN - Điện thoại, email: 0913569059, [email protected] 2. Tạ Thị Thảo - Chức danh, học hàm, học vị: PGS. TS. - Thời gian, địa điểm làm việc:19 Lê Thánh Tông Hà nội - Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN - Điện thoại, email: 0977 323 464, [email protected] 3. TS. Phạm Thị Ngọc Mai - Chức danh, học hàm, học vị: TS. - Thời gian, địa điểm làm việc:19 - Lê Thánh Tông, Hà nội - Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội - Điện thoại, email: 826.1856; [email protected];

4. Lê Thị Hương Giang - Chức danh, học hàm, học vị: ThS. - Thời gian, địa điểm làm việc:19- Lê Thánh Tông, Hà nội - Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội - Điện thoại, email: 826.1856; 0912 336 161; [email protected] 5. Vi Anh Tuấn

Page 54: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Chức danh, học hàm, học vị: TS. - Thời gian, địa điểm làm việc: 182- Lương Thế Vinh- Hà Nội. - Địa chỉ liên hệ THPT chuyên khoa học Tự nhiên- Trường ĐHKHTN. - Điện thoại, email: 826.1856; 0912 422 592; [email protected] 6. Bùi Xuân Thành - Chức danh, học hàm, học vị: TS. - Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội - Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội - Điện thoại, email: 826.1856; 0913 269 893; [email protected]

7. Từ Bình Minh - Chức danh, học hàm, học vị: TS. - Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội - Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội - Điện thoại, email: 826.1856; 0914 257 869; [email protected] 8. Nguyễn Thị Ánh Hường - Chức danh, học hàm, học vị: TS. - Thời gian, địa điểm làm việc: 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội - Địa chỉ liên hệ: Khoa Hóa học – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, 19- Lê Thánh Tông- Hà Nội - Điện thoại, email: 826.1856; 0913 269 893; [email protected]

6. Mục tiêu môn học:

- Mục tiêu về kiến thức: + Hiểu được bản chất của các cân bằng hoá học + Hiểu được bản chất và nguyên tắc của các phương pháp phân tích định lượng hoá

học và công cụ + Ứng dụng được các phương pháp phân tích trong việc phân tích các chất, nghiên

cứu và trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học và công nghệ, kinh tế. - Mục tiêu về kĩ năng: + Vận dụng được cơ sở lý thuyết các cân bằng hóa học và phương pháp tính toán

nồng độ cân bằng của các cấu tử trong các hệ cân bằng trong các dung dịch nước để giải thích được bản chất các qui trình phân tích

Page 55: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

+ Có khả năng sử dụng của các phương pháp phân tích hóa học và công cụ hiện đại để phân tích các chất trong đối tượng thực tế.

+ Vận dụng được các phương pháp phân tích trong nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên môn trong đó phân tích đóng vai trò như công cụ hỗ trợ.

- Về thái độ + Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, tư duy logic trong nghiên cứu khoa

học. + Nhận thức rõ vai trò của Hóa phân tích trong các ngành khoa học và đời sống xã hội + Có ý thức vận dụng tốt các kiến thức về Hóa phân tích trong quá trình nghiên cứu

khoa học và hoạt động chuyên môn sau này. - Các mục tiêu khác:

+ Rèn luyện tính cần cù, khả năng làm việc kiên nhẫn, tỉ mỉ và tác phong thí nghiệm trung thực, chính xác

+ Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm. + Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi xây dựng phương pháp mới + Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động,

làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích. - Mục tiêu nhận thức chi tiết:

Mục tiêu Nội dung

Bậc 1 (Nhớ)

Bậc 2 (Hiểu và áp

dụng)

Bậc 3 (Phân tích, Đánh giá)

Bậc 4 (Sáng tạo)

Chương 1. Cân bằng hóa học và hoạt độ

Biết các cân bằng hóa học dùng trong Hóa phân tích, nêu được định nghĩa hoạt độ

Thiết lập được các cân bằng hóa học đã cho, phân biệt được sự khác nhau giữa hoạt độ và nồng độ

Tính toán được các cân bằng hóa học và hoạt độ của các dung dịch

Suy rộng ra ảnh hưởng của lực ion theo thuyết Dơbye- Huycken

Chương 2. Đại cương về phương pháp chuẩn độ (phân tích thể tích)

Biết các khái niệm và nguyên tắc chung của phương pháp phân tích thể tích: chuẩn độ, điểm tương đương , điểm cuối, chất chỉ

Hiểu được nguyên tắc của quá trình chuẩn độ, các loại nồng độ, cách tính kết quả trong phân tích thể tích

Thiết lập được các quá trình chuẩn độ, tính nồng độ của các chất định phân

Tự lập được kế hoạch pha chế các dụng dịch, chuẩn hóa lại dung dịch chuẩn

Page 56: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

thị, chất chuẩn.

Chương 3. Xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học

Biết các khái niệm về các đại lượng đặc trưng của tập số liệu phân tích, các loại sai số, phân bố thực nghiệm và lý thuyết.

Tính được các đại lượng đặc trưng của tập số liệu phân tích, tính các sai số, thiết lập đường chuẩn và hồi qui tuyến tính

Đánh giá được tập số liệu phân tích thông qua các đại lượng đặc trưng, tính và loại bỏ các sai số thô, đánh giá đường chuẩn và hồi qui tuyến tính

Xây dựng được kế hoạch đánh giá phương pháp phân tích, số liệu phân tích và lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp

Chương 4. Cân bằng axit và bazơ và chuẩn độ axit bazơ

Nêu được định nghĩa về axit, bazơ, cặp axit - bazơ liên hợp, công thức tính pH tương ứng

Tính được pH của các dung dịch axit, bazơ, thiết lập được các phương trình chuẩn độ axit-bazơ

Thiết lập được đường cong chuẩn độ và tính nồng độ của các chất trong quá trình chuẩn độ axit-bazơ, biết cách chọn chất chỉ thị phù hợp

Tự xây dựng/ phát triển được qui trình chuẩn độ các chất theo phương pháp axit- bazo

Chương 5. Phức chất trong dung dịch và chuẩn độ tạo phức

Nêu được định nghĩa và các khái niệm về phức chất, hằng số bền và không bền, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo phức trong dung dịch, complexon và phương pháp chuẩn độ complexon

Tính được hằng số bền, không bền của phức chất, hằng số bền điều kiện, nồng độ cân bằng của các ion và phân tử trong các dung dịch phức

Thiết lập được đường cong chuẩn độ và tính nồng độ của các chất phân tích trong quá trình chuẩn độ tạo phức, đặc biệt là chuẩn độ complexon

Tự xây dựng/ phát triển được qui trình chuẩn độ các chất theo phương pháp complexon

Chương 6. Phản ứng kết tủa và chuẩn độ kết tủa

Nắm được Qui luật tích số tan và điều kiện tạo thành kết tủa, biết các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

Tính được tích số tan điều kiện, độ tan của các chất

Thiết lập được đường cong chuẩn độ, tính được nồng độ của các chất phân tích trong các phương pháp phân tích khối

Tự xây dựng/ phát triển được qui trình chuẩn độ các chất theo phương pháp kết tủa

Page 57: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

lượng và chuẩn độ kết tủa

Chương 7. Cân bằng oxi hoá khử và phương pháp chuẩn độ oxi hoá khử

Nêu được định nghĩa và các khái niệm về chất oxi hoá, chất khử, cặp oxi hoá - khử liên hợp, quá trình oxi hoá, quá trình khử, phản ứng oxi hoá - khử, viết được phương trình Nerst, chất chỉ thị oxi hóa - khử

Tính được thế oxi hoá - khử, thế oxi hoá - khử điều kiện, hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá - khử

Thiết lập được đường cong chuẩn độ và tính nồng độ của các chất phân tích trong quá trình chuẩn độ oxi hoá - khử, đặc biệt biết ứng dụng một số phương pháp thông dụng: Phương pháp pemanganat, đicromat, iot- thiosunfat, bromat- bromua trong phân tích mẫu thực tế.

Tự xây dựng/ phát triển được qui trình chuẩn độ các chất theo phương pháp oxi hóa- khử

Chuơng 8. Các phương pháp phân tích quang học

Biết các khái niệm về bức xạ điện từ, các kiểu tương tác của ánh sáng với vật chất, phân loại các phương pháp phân tích quang học. Phát biểu được định luật Bouger-Lambert-Beer, biết các phương pháp phân tích quang học khác nhau

Hiểu nội dung, ý nghĩa và những nguyên nhân làm sai lệch định luật Bouger-Lambert-Beer. Hiểu nguyên tắc cấu tạo và sơ đồ thiết bị phân tích theo nguyên lí của phương pháp phân tích quang học

Vận dụng được phương pháp phân tích quang học cho những ứng dụng nghiên cứu liên quan: phân tích định tính và định lượng các chất phân tích bằng phương pháp phân tích quang học

Tự xây dựng được phương pháp phân tích quang phù hợp để xác định lượng vết các chất vô cơ và hữu cơ.

Chương 9. Các phương pháp phân tích điện hoá

Biết sự xuất hiện dòng điện, phân loại các phương pháp điện hoá: phương pháp điện thế, điện

Hiểu được nguyên tắc đo thế cân bằng của điện cực, các loại điện cực dùng trong

Vận dụng qui trình phân tích định tính và định lượng các chất phân tích liên quan bằng phương pháp phân tích

Tự xây dựng được phương pháp phân tích điện hóa phù hợp để xác định

Page 58: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

lượng, phương pháp Von-ampe

phân tích điện hóa, các loại dòng điện trong phương pháp Von-Ampe

điện hóa phù hợp

lượng vết các chất vô cơ và hữu cơ.

Chương 10. Các phương pháp sắc kí

Nêu được định nghĩa, phân loại các phương pháp phân tích sắc ký (theo cơ chế tách, theo pha động, theo phân bố không gian), các đại lượng đặc trưng của quá trình sắc ký, số đĩa lí thuyết, chiều cao đĩa lí thuyết.

Hiểu được nguyên tắc, sơ đồ cấu tạo và hoạt động của các phương pháp sắc kí: sắc kí khí và sắc kí lỏng

Ứng dụng các phương pháp sắc kí trong phân tích định tính và định lượng các chất phân tích trong các đối tượng mẫu liên quan

Tự xây dựng được phương pháp sắc ký để tách và để xác định lượng vết các chất vô cơ và hữu cơ.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Điểm đánh giá thường xuyên : chiếm 20% điểm môn học; gồm các điểm bài tập chương, điểm kiểm tra 15 phút, điểm bài tập nhóm và điểm cho theo kỹ năng của SV trong các buổi xemina. - Kiểm tra giữa học kì (1 lần). chiếm 20 % điểm môn học. Bài viết được tiến hành trong 60 phút. Đề kiểm tra lấy từ ngân hàng câu hỏi và đề thi hoặc đề thi ra bổ sugn theo từng học kỳ. Giờ kiểm tra và bài kiểm tra do các trợ giảng phối hợp với giảng viên chính trông thi và chấm. - Điểm kiểm tra kết thúc môn học: chiếm 60% điểm môn học. Bài viết được tiến hành trong 90 phút. Đề kiểm tra lấy từ ngân hàng câu hỏi và đề thi. Giờ kiểm tra và hình thức thi kiểm tra do nhà trường đảm nhiệm. Bài kiểm tra do các trợ giảng phối hợp với giảng viên chính chấm. 8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Văn Ri và một số tác giả “Hoá học phân tích” dành cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Hóa. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia (Sắp sửa in)

- Trần Tứ Hiếu- Hóa học phân tích. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2002.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Page 59: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hoá học phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phần (định tính và định lượng) các chất và hỗn hợp của chúng cũng như cấu trúc của các chất. Trong phần đầu nêu bức tranh toàn cảnh về hoá phân tích bao gồm giới thiệu các nội dung chính, các phương pháp hoá phân tích, các bước của một qui trình phân tích, nhiệm vụ, vai trò và lĩnh vực ứng dụng của hoá phân tích đối với các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật và kinh tế xã hội, ứng dụng thống kê trong Hóa phân tích để xử lý số liệu thực nghiêmh Nội dung chủ yếu của môn học giới thiệu lí thuyết của các loại cân bằng quan trọng trong dung dịch, các phương pháp phân tích định lượng hoá học sử dụng các loại cân bằng đó để xác định lượng lớn và lượng nhỏ các chất. Trong phần tiếp theo giới thiệu nguyên tắc cơ bản và ứng dụng của các phương pháp phân tích công cụ để xác định lượng vết các chất cũng như phạm vi ứng dụng của mỗi phương pháp trong phân tích mẫu thực tế.

This subjest is to provide an understanding of principles of analytical chemistry such as statistics, equilibrium chemistry, kinetics, and how to apply these principles in chemistry and related disciplines especially in life sciences and environmental sciences. Students are also expected to learn about the common instrumentations used in quantitatively characterizing the trace amount of substances and composition of selected samples of matter. Understanding the limitations of measurement puts boundaries on what we can know of the physical and biological world.

10. Nội dung chi tiết môn học

Phần mở đầu: Đại cương về Hoá Phân tích (1t) - Hoá học phân tích là gì? - Phân tích định tính và phân tích định lượng. - Khái quát về các phương pháp phân tích: Các phương pháp hoá học, các phương pháp vật lí và hoá lý (các phương pháp công cụ). - Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi ứng dụng của hoá phân tích.Vai trò và ý nghĩa của hoá phân tích đối với sự phát triển của hoá học, các ngành khoa học, công nghệ và tiến bộ xã hội. - Các bước của một qui trình phân tích tổng thể. - Giới thiệu các phần nội dung của chương trình. Chương 1. Cân bằng hóa học và hoạt độ (1t)

1.1. Cân bằng hoá học và hằng số cân bằng nhiệt động. 1.2. Hoạt độ và nồng độ. Cách tính hệ số hoạt độ. 1.3. Hằng số cân bằng điều kiện và ý nghĩa.

Page 60: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.4. Các loại cân bằng hóa học trong phân tích, các loại phản ứng phân tích và các phương pháp định lượng hoá học

Chương 2. Đại cương về phương pháp chuẩn độ (phân tích thể tích) (1t) 2.1. Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích thể tích. - Khái niệm chuẩn độ, điểm tương đương, điểm cuối, chất chỉ thị.

2.2. Các phản ứng dùng trong phân tích thể tích. - Yêu cầu của một phản ứng dùng trong phân tích thể tích. - Các loại phản ứng dùng trong phân tích thể tích.

2.3. Các cách chuẩn độ. Chuẩn độ trực tiếp, chuẩn độ ngược, chuẩn độ thay thế.

2.4. Các loại nồng độ. - Nồng độ phần trăm khối lượng, phần trăm thể tích. Nồng độ mol. - Nồng độ đương lượng. - Nồng độ phần triệu (ppm) và phần tỉ (ppb).

2.5. Các cách tính kết quả trong phân tích thể tích. Thí dụ. 2.6. Các cách pha chế dung dịch chuẩn. Các thí dụ.

Chương 3. Xử lí số liệu thực nghiệm bằng thống kê toán học (6t) 3.1 Định nghĩa và các khái niệm. - Sai số và các loại sai số, lan truyền sai số. - Các đại lượng đặc trưng cho tập số liệu lặp lại: Giá trị trung bình, Phương sai, Độ lệch tiêu chuẩn, Hệ số biến thiên. - Các khái niệm về độ chính xác (độ đúng, độ chụm), hiệu suất thu hồi của phép phân tích. - Các chữ số có nghĩa. Các thí dụ. - Hàm phân bố và chuẩn phân bố: phân bố thực nghiệm, phân bố Gauxơ, phân bố Student, phân bố Fisher - Khoảng tin cậy và cách xác định khoảng tin cậy. - Độ không đảm bảo đo và cách ước lượng độ không đảm bảo đo.

3.2. Kiểm tra các dữ kiện thực nghiệm bằng phương pháp thống kê. - Loại bỏ các sai số thô bằng xử dụng chuẩn Đixơn. - Tìm sai số hệ thống và so sánh kết quả phân tích sử dụng chuẩn Student. - Một số ví dụ về đánh giá kết quả phân tích

Page 61: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.3. Đường chuẩn và hồi qui tuyến tính 3.3.1 Đường chuẩn

- Phương pháp đường chuẩn.

- Phương pháp thêm chuẩn

- Chất nội chuẩn và chất đồng hành.

3.3.2 Hồi qui tuyến tính đơn biến

- Phương pháp bình phương tối thiểu;

- Đánh giá mô hình hồi qui tuyến tính.

- Tính toán nồng độ từ đường chuẩn và đường thêm chuẩn Chương 4. Cân bằng axit và bazơ và chuẩn độ axit bazơ. (6t)

4.1. Định nghĩa các khái niệm. - Định nghĩa : axit , bazơ , cặp axit - bazơ liên hợp, các thí dụ.

4.2. Tính pH của các hệ đơn axit , bazơ trong nước. - Dung dịch đơn axit mạnh, dung dịch đơn bazơ mạnh. - Dung dịch đơn axit yếu, đơn bazơ yếu. - Dung dịch đệm. Đệm năng. Cách điều chế dung dịch đệm. Thí dụ.

4.3. Tính pH của dung dịch các đa axit , đa bazơ, dung dịch đệm. 4.4. Chuẩn độ axit-bazơ 4.4.1 Chất chỉ thị axit - bazơ. - Lí thuyết chất chỉ thị axit - bazơ. Khoảng pH đổi màu của chất chỉ thị. Chỉ số pT. Các chất chỉ thị hỗn hợp. Các chất chỉ thị thường dùng. 4.4.2. Sự biến thiên pH trong quá trình chuẩn độ. - Xây dựng đường cong chuẩn độ. - Đặc điểm đường cong chuẩn độ trong các trường hợp: chuẩn độ đơn axit mạnh, đơn bazơ mạnh, chuẩn độ đơn axit yếu và chuẩn độ đơn bazơ yếu, chuẩn độ đa axit yếu, đa bazo yếu. 4.4.3. Cách chọn chất chỉ thị. - Phương pháp vẽ đường cong chuẩn độ. - Phương pháp tính sai số chỉ thị. Các thí dụ. 4.4.4. Một số ví dụ ứng dụng phương pháp chuẩn độ axit- bazo trong thực tế.

Chương 5. Phức chất trong dung dịch và chuẩn độ tạo phức (5t)

Page 62: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

5.1 Định nghĩa các khái niệm. - Định nghĩa phức chất. Sự tạo thành dung dịch phức. Danh pháp. 5.2. Hằng số bền và hằng số không bền của phức chất. 5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo phức trong dung dịch - Khái niệm về hằng số bền điều kiện. - Ảnh hưởng của pH; Ảnh hưởng của phối tử khác; Ảnh hưởng của phản ứng kết tủa. 5.4. Tính nồng độ cân bằng của các ion và phân tử trong các dung dịch phức. Các thí dụ.

5.5. Các complexon, EDTA. - Giới thiệu các complexon và phức của EDTA với các ion kim loại. - Tính pH để tạo phức hoàn toàn các complexonat. 5.6. Phương pháp chuẩn độ complexon dùng EDTA. 5.6.1. Lí thuyết chất chỉ thị màu kim loại. 5.6.2 Xây dựng đường cong chuẩn độ. 5.6.3 Giới thiệu một số chất chỉ thị và các thí dụ ứng dụng trong thực tế.

Chương 6. Phản ứng kết tủa và chuẩn độ kết tủa (5t) 6.1. Qui luật tích số tan và điều kiện tạo thành kết tủa. - Tích số tan. Điều kiện tạo thành kết tủa. - Quan hệ giữa độ tan và tích số tan.

6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan - Các ảnh hưởng của: ion chung, pH, nồng độ phối tử , của nhiệt độ, của điều kiện kết tủa, của kích thước hạt. - Tích số tan điều kiện - Cộng kết và kết tủa sau.

6.3. Phân tích khối lượng 6.3.1. Nguyên tắc chung của phương pháp khối lượng. 6.3.2. Dạng cân và dạng kết tủa. Các yêu cầu của từng dạng. 6.3.3. Cách tính kết quả . Các thí dụ.

6.4. Chuẩn độ kết tủa 6.4.1 Nguyên tắc chung của chuẩn độ kết tủa. 6.4.2 Xây dựng đường cong chuẩn độ.

Page 63: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.4.3. Các phương pháp chuẩn độ bạc : - Phương pháp Mohr. - Phương pháp Fajans. - Phương pháp Volhard.

Chương 7. Cân bằng oxi hoá khử và phương pháp chuẩn độ oxi hoá khử. (5t) 7.1. Định nghĩa các khái niệm - Chất oxi hoá , chất khử. Cặp oxi hoá - khử liên hợp. Thí dụ - Quá trình oxi hoá , quá trình khử. Phản ứng oxi hoá - khử. - Thí nghiệm điện hoá chứng minh phản ứng oxi hoá - khử. 7.2 Cường độ chất oxi hoá , chất khử. - Phương trình Nerst. Thế oxi hoá - khử tiêu chuẩn và ý nghĩa. - Cách xác định thế oxi hoá - khử tiêu chuẩn

7.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thế oxi hoá - khử. Thế oxi hoá - khử điều kiện. 7.4. Thế oxi hoá của cặp oxi hoá - khử liên hợp và không liên hợp. 7.5. Hằng số cân bằng của phản ứng oxi hoá - khử.

7.6 Phương pháp chuẩn độ oxi hoá - khử. 7.6.1 Nguyên tắc chung của phương pháp. 7.6.2. Lí thuyết chất chỉ thị oxi hoá - khử. 7.6.3. Đường cong chuẩn độ chuẩn độ oxi hoá - khử. 7.6.4. Một số phương pháp thông dụng: - Phương pháp pemanganat. - Phương pháp đicromat. - Phương pháp iot- thiosunfsat. - Phương pháp bromat- bromua.

Chuơng 8 Các phương pháp phân tích quang học (5t)

8.1 Đại cương về các phương pháp phân tích quang học (1t)

- Mở đầu, Phổ bức xạ điện từ, Các kiểu tương tác của ánh sáng với vật chất, Phân loại các

phương pháp phân tích quang học.

8.2 Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ phân tử (2t)

Page 64: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Nguyên tắc chung, Định luật Bouger-Lambert-Beer, Tính chất cộng của độ hấp thụ

quang, Những nguyên nhân làm sai lệch định luật Bouger-Lambert-Beer, Sơ đồ thiết bị

- Ứng dụng thực tế.

8.3 Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ (1t)

- Nguyên tắc; Định luật cơ bản về phát xạ nguyên tử , Các nguồn kích thích trong phương

pháp quang phổ phát xạ nguyên tử, Sơ đồ thiết bị.

- Ứng dụng thực tế.

8.4 Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử (1t)

- Nguyên tắc phương pháp; Định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng của nguyên tử tự do,

Quá trình nguyên tử hóa mẫu: bằng ngọn lửa, không ngọn lửa; Các yếu tố ảnh hưởng; Sơ

đồ thiết bị.

- Ứng dụng thực tế.

Chương 9 Các phương pháp phân tích điện hoá (5t)

9.1 Đại cương về điện hoá (1t)

- Sự xuất hiện dòng điện, Phân loại các phương pháp điện hoá: phương pháp điện thế,

điện lượng, phương pháp Von-ampe

9.2 Các phương pháp phân tích điện thế (2t)

- Nguyên tắc, Đo thế cân bằng của điện cực, Các loại điện cực dùng trong phân tích điện

thế: Điện cực so sánh, Điện cực làm việc, Điện cực loại I, Điện cực loại II, Điện cực chọn

lọc ion; Phương pháp chuẩn hoá điện cực: đường chuẩn, thêm chuẩn; Đo pH.

- Ứng dụng trong thực tế.

9.3 Các phương pháp Von-Ampe (2t)

- Nguyên tắc; Các loại điện cực làm việc; Dòng điện trong phương pháp Von-Ampe:

Dòng Faraday, dòng tụ điện; Dạng đường cong Von-Ampe.

- Phương pháp cực phổ, phương pháp Von-Ampe vòng, phương pháp Von-Ampe hoà

tan.

- Ứng dụng trong thực tế

Chương 10: Các phương pháp sắc kí (5t)

10.1 Đại cương về các phương pháp sắc kí (2t)

Page 65: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Định nghĩa, Phân loại các phương pháp phân tích sắc ký (theo cơ chế tách, theo pha

động, theo phân bố không gian), Các đại lượng đặc trưng của quá trình sắc ký; Số đĩa lí

thuyết, chiều cao đĩa lí thuyết.

10.2 Phương pháp phân tích sắc kí khí. (1t)

- Nguyên tắc; Các loại khí mang dùng trong sắc ký khí; Pha tĩnh trong sắc ký khí; Sơ đồ

hệ thiết bị sắc ký khí; Các loại detecto trong sắc ký khí;

- Ứng dụng sắc ký khí

10.3 Phương pháp phân tích sắc ký lỏng (2t)

- Nguyên tắc chung; Pha tĩnh trong sắc ký lỏng; Pha động trong sắc ký lỏng; Sơ đồ thiết

bị sắc kí lỏng; Các loại detecto, Các loại sắc ký khác : sắc ký ion ; sắc ký cặp ion; sắc kí

rây phân tử.

- Ứng dụng của sắc kí lỏng.

Page 66: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: BIO1061

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết: Không

4. Ngôn ngữ giảng dạy: tiếng Việt

5. Giảng viên

Nhóm giảng dạy Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Mục tiêu môn học 6.1. Kiến thức

+ Hiểu được các khái niệm cơ bản về sinh học như: nguồn gốc và đa dạng của sự sống, thành phần hóa học của các cơ thể sống, cấu tạo tế bào (Mức 1).

+ Biết được các nội dung cơ bản về di truyền học và tiến hóa như cơ sở phân tử và tế bào của hiện tượng di truyền, các kiến thức cơ bản về biến dị di truyền và các quy luật di truyền và học thuyết tiến hóa (Mức 1).

+ Nắm được các kiến thức về sinh học cơ thể thực vật, sinh học có thể động vật và sinh thái học, phân tích được các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường cũng như giữa con người với đa dạng sinh học và môi trường (Mức 1 và Mức 2).

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

+ Phát triển thái độ làm việc tích cực, kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm thông qua các bài tập về nhà được giao trên lớp theo nhóm (Mức 2).

+ Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích kết quả thực hiện (Mức 2).

+ Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi cũng như khả năng làm việc độc lập để tiếp cận và nắm vững kiến thức môn học (Mức 2).

+ Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá (Mức 2). + Rèn luyện tính kiên trì trong công việc (Mức 2).

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

+ Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm, từ các kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội từ mức 1 đến mức 2 như: Khả năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, vận hành, phát triển nhóm; lãnh đạo nhóm; làm việc trong các nhóm khác nhau); giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình);

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

1

Page 67: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

+ Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học và phát triển để áp dụng các kiến thức học được vào các chuyên môn chuyên sâu liên quan khác (Mức 2). 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra giữa kỳ: o Thời gian: tuần thứ 9 o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm hoặc kết hợp tự luận và trắc

nghiệm. o Hệ số điểm: 20%

- Kiểm tra cuối kỳ: o Thời gian: sau tuần thứ 15 o Hình thức kiểm tra: dạng trắc nghiệm, kết hợp hoặc vấn đáp. o Hệ số điểm: 60%

- Điểm thường xuyên: o Điểm trung bình chung của các bài tập về nhà, bài tập trên lớp, thảo luận,

seminar trên lớp. o Hệ số điểm: 20%

8. Giáo trình bắt buộc

- Scott Freeman, Biologycal Science. Benjamin Cummings, 2011. - Nguyễn Như Hiền, Sinh học đại cương (dùng cho sinh viên các Khoa không

thuộc chuyên ngành Sinh học), NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2005. - Phillips W.D & Chilton T.J Sinh học tập 1 (tái bản lần thứ 9), tập 2 (tái bản lần

thứ 7) NXB Giáo dục, 2007 (Bản dịch của nhiều tác giả do Nguyễn Mộng Hùng Hiệu đính)

9. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học Sinh học đại cương cung cấp cho sinh viên các khoa không thuộc ngành Sinh học những kiến thức cơ bản, khái quát nhất về đặc điểm cấu trúc và chức năng của thế giới sinh vật ở các mức độ từ phân tử, tế bào, cơ thể đến quần thể , quần xã và hệ sinh thái. Sau khi nghiên cứu môn Sinh học đại cương người học sẽ hiểu được một số nguyên lý cơ bản của các quá trình diễn ra trong cơ thể sống và mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật, giữa sinh vật với các điều kiện tự nhiên của môi trường. Trên cơ sở đó trang bị cho sinh viên các khoa không thuộc chuyên ngành Sinh học những kiến thức cần thiết nhất để tiếp thu và triển khai các vấn đề có liên quan đến Sinh học.

"Basic Biology" this course gives the students who do not belong to biological branch, basic and general knowledge of characteristics of structure and function of organisms from molecular - cellular - body level to population - community - ecological level. At the end of this course, the students could understand some principles of processes occurring in living organisms and the relations among organisms and between them with the environmental conditions. In addition, the

2

Page 68: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

course also supports the learners the most indispensable knowledge to receive and implement all issues related to biology.

10. Nội dung chi tiết môn học Mở đầu. Nhập môn Sinh học

Chương 1. Nguồn gốc và sự đa dạng của sự sống

1.1. Khái niệm Sự sống

1.1.1. Sự đa dạng và thống nhất của sự sống

1.1.2. Các tính chất đặc trưng cho sự sống

1.1.3. Các biểu hiện của sự sống

1.2. Nguyên tắc phân loại sinh vật

1.2.1. Cách gọi tên sinh vật

1.2.2. Các tiêu chí phân loại sinh vật

1.3. Giới và sự phân chia sinh giới

1.3.1. Sự phân chia sinh giới

1.3.2. Giới thiệu về các giới sinh vật

- Giới Monera

- Giới Protista

- Giới Nấm

- Giới Thực vật

- Giới Động vật

1.4. Đa dạng sinh học

1.4.1. Khái niệm

1.4.2. Vai trò của đa dạng sinh học

1.4.3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học

1.4.4. Hiện trạng đa dạng sinh học Việt Nam

Chương 2. Thành phần hoá học của các cơ thể sống

2.1. Các nguyên tố sinh học

2.2. Các chất vô cơ của cơ thể sống

2.2.1. Nước

2.2.2. Các muối vô cơ

2.3. Các đại phân tử sinh học:

3

Page 69: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.3.1. Hydratcacbon - Cấu trúc và chức năng

2.3.2. Protein - Cấu trúc và chức năng

2.3.3. Lypit - Cấu trúc và chức năng

2.3.4. Axit nucleic- Cấu trúc và chức năng

2.3.5. Các phức hệ đại phân tử

Chương 3. Cấu tạo tế bào của cơ thể

3.1. Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống - Tế bào

3.2. Màng sinh chất

3.2.1. Cấu trúc siêu hiển vi và phân tử

3.2.2. Chức năng

3.3. Tế bào chất và các bào quan

3.3.1. Tế bào chất

3.3.2. Mạng lưới nội chất

3.3.3. Ribosome

3.3.4. Bộ máy Golgi

3.3.5. Lysosome và Peroxysome

3.3.6. Ty thể

3.3.7. Lạp thể

3.3.8. Hệ vi sợi và vi ống

Chương 4. Di truyền và tiến hóa

4.1. Cơ sở phân tử và tế bào của hiện tượng di truyền

4.1.1. Axit nucleic - vât chất di truyền

4.1.2. Sự biểu hiện gen - phiên mã, dịch mã

4.1.3. Tổ chức phân tử của nhiểm sắc thể

4.2. Biến dị di truyền

4.2.1. Phân loại biến dị

4.2.2. Biến dị tổ hợp

4.2.3. Đột biến gen

4.2.4. Đột biến nhiễm sắc thể

4.3. Các quy luật di truyền Mendel và ngoại lệ

4

Page 70: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

4.3.1. Các quy luật di truyền Mendel

4.3.2. Các quy luật di truyền khác

4.4. Học thuyết tiến hóa

4.4.1. Các học thuyết tiến hóa

4.4.2. Cơ sở di truyền của tiến hóa

Chương 5. Sinh học cơ thể thực vật

5.1. Các cơ quan chính của cơ thể thực vật

5.1.1. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dưỡng (rễ thân lá)

5.1.2. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh sản (hoa)

5.2. Các loại mô của cơ thể thực vật và vai trò của chúng

5.2.1. Mô bì và mô cơ bản

5.2.2. Mô dẫn (xylem và phloem)

5.3. Sự phát triển của cơ thể thực vật

5.4. Thực vật một lá mầm với hai lá mầm

5.5. Sinh sản ở thực vật

5.5.1. Sinh sản vô tính

5.5.2. Sinh sản hữu tính

Chương 6. Sinh học cơ thể động vật

6.1. Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở người và động vật

6.1.1. Cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa

6.1.2. Cấu tạo và hoạt động của hệ hô hấp

6.1.3. Cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn. Máu và vấn đề truyền máu

6.1.4. Cấu tạo và hoạt động của hệ bài tiết

6.2. Quá trình chuyển hóa thông tin

6.2.1. Hệ nội tiết: các tuyến nội tiết chính và vai trò của các hormon

6.2.2. Hệ thần kinh

6.3. Quá trình sinh sản

6.3.1. Sinh lý sinh dục đực

6.3.2. Sinh lý sinh dục cái

6.3.3. Sự thụ tinh

5

Page 71: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.3.4. Đẻ con và nuôi con bằng sữa

6.3.5. Sinh đẻ theo kế hoạch

Chương 7. Sinh thái học

7.1. Sinh thái học cá thể

7.1.1. Một số khái niệm cơ bản

7.1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến đời sống sinh vật

7.2. Sinh thái học quần thể

7.2.1. Định nghĩa

7.2.2. Các đặc trưng cơ bản của quần thể

7.3. Sinh thái học quần xã

7.3.1. Định nghĩa, cấu trúc thành phần của quần xã

7.3.2. Cấu trúc dinh dưỡng của quần xã

7.4. Sinh thái học hệ sinh thái

7.4.1. Định nghĩa, cấu trúc hệ sinh thái

7.4.2. Sự diễn thế sinh thái

7.5. Sinh thái học nhân văn

7.5.1. Con người và dân số

7.5.2. Tài nguyên môi trường và sự suy thoái tài nguyên môi trường do hoạt động của con người

7.5.3. Quản lí môi trường và phát triển bền vững

6

Page 72: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Mã môn học: EVS2301

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học trái đất và sự sống, mã số môn học: GEO + Khoa học môi trường đại cương, mã số môn học: EVS2302 + Địa chất môi trường, mã số môn học: EVS2306 + Cơ sở môi trường đất, nước, không khí; mã số môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Loan - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính - Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Sinh thái Môi trường, phòng 301, nhà T2, Trường Đại học KHTN - Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội - Điện thoại, e-mail: 5583304; 0989087686, [email protected] Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Chu Hồi

- Địa chỉ liên hệ: P302 nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên - Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, phòng 127, nhà T1, Trường Đại học KHTN - Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội - Điện thoại, e-mail: 38581776; 0912733285; [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

1

Page 73: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.1. Kiến thức: Sau khi học xong môn học, sinh viên cần nắm được những kiến thức cơ bản về nguồn gốc hình thành, đặc điểm phân loại, giá trị khai thác và sử dụng, định hướng sử dụng hợp lý và biện pháp quản lý bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên.

6.2. Kỹ năng: Hình thành được kỹ năng tiếp cận các vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

6.3. Thái độ: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, liên tục cố gắng, cùng nhau hợp tác và sáng tạo. Có khả năng thuyết trình và diễn giải, nâng cao được tư duy, thái độ, hành vi nhận thức học tập, nghiên cứu vấn đề.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các loại điểm kiểm tra và trọng số:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập thuyết trình và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang điểm 10, điểm chung môn học là điểm tổng cộng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

1. Hoàng Xuân Cơ, Mai Trọng Thông. Tài nguyên khí hậu. Nxb. ĐHQGHN. Hà Nội, 2002.

2. Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm. Tài nguyên rừng. Nxb. ĐHQGHN. Hà Nội, 2003. 3. Nguyễn Thị Phương Loan. Giáo trình tài nguyên nước. Nxb.ĐHQGHN. Hà Nội,

2006. 4. Lưu Đức Hải, Chu Văn Ngợi. Tài nguyên khoáng sản. Nxb. ĐHQGHN. Hà Nội,

2002. 5. Nguyễn Chu Hồi. Tài nguyên và môi trường biển. Nxb. ĐHQGHN. Hà Nội, 2004. 6. Hội Khoa học đất Việt Nam. Đất Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, 2000. 9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các loại tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản và năng lượng: Khái niệm, đặc điểm phân loại, quy luật thành tạo, phân bố, giá trị, lịch sử và hiện trạng khai thác, sử dụng, định hướng nghiên cứu, quản lý sử dụng hợp lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.

2

Page 74: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Những vấn đề chung về tài nguyên nhiên

1.1.Khái niệm chung về tài nguyên

1.2. Thuộc tính chung của tài nguyên thiên nhiên

1.3. Phân phối tài nguyên trong hệ thống kinh tế, xã hội và môi trường

2.4. Tác động của khai thác, sử dụng và tiêu thụ tài nguyên

Chương 2. Tài nguyên khí hậu

2.1. Khái niệm chung về khí hậu và tài nguyên khí hậu

2.2. Các nhân tố hình thành và yếu tố địa lý ảnh hưởng đến khí hậu

2.3. Tài nguyên khí hậu Việt Nam

2.3.1. Điều kiện hình thành và quy luật phân hóa

2.3.2. Đặc điểm phân bố

2.3.3. Quản lý và khai thác tài nguyên khí hậu Việt Nam

Chương 3. Tài nguyên nước

3.1. Tổng quan chung về tài nguyên nước

3.1.1. Khái niệm, đặc điểm và giá trị tài nguyên nước

3.1.2. Quy luật hình thành tài nguyên nước

3.3. Hiện trạng khai thác sử dụng và tác động nhân sinh lên tài nguyên nước

3.4. Hiện trạng nguyên nước Việt Nam

3.5. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Chương 4. Tài nguyên biển

4.1. Tổng quan chung về tài nguyên biển

4.1.1. Đặc điểm, phân bố và vai trò của biển và đại dương

4.1.2. Các quá trình vật chất và năng lượng trong biển và đại dương

4.1.3. Phân loại, quan hệ giữa tài nguyên biển và phát triển

4.2. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên phi sinh vật biển

4.3. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên sinh vật biển

4.4. Tài nguyên biển Việt Nam

4.5. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên biển

Chương 5. Tài nguyên rừng

3

Page 75: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

5.1. Tổng quan chung về tài nguyên rừng

5.1.1. Khái niệm và giá trị sử dụng tài nguyên rừng

5.1.2. Điều kiện hình thành, đặc điểm phân bố và phân loại tài nguyên rừng

5.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng thế giới

5.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng Việt Nam

5.4. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng

Chương 6. Tài nguyên đất

6.1. Tổng quan chung về tài nguyên đất

6.1.1. Khái niệm, thuộc tính, giá trị sử dụng

6.1.2. Điều kiện hình thành, đặc điểm phân bố và phân loại

6.1.3. Quan hệ tài nguyên với các quá trình phát triển

6.2. Hiện trạng tài nguyên đất thế giới

6.3. Hiện trạng tài nguyên đất Việt Nam

6.4. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất

Chương 7. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng

7.1. Tổng quan chung về tài nguyên năng lượng

7.1.1. Khái niệm và giá trị sử dụng

7.1.2. Đặc điểm thành tạo, phân loại và phân bố

7.1.3. Quan hệ tài nguyên với các quá trình phát triển

7.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên KS và NL trên thế giới

7.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên KS và NL ở Việt Nam

7.4. Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản và năng lượng

Chương 8. Quản lý tổng hợp và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

8.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

8.2. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên

8.2.1. Khái niệm sử dụng bền vững tài nguyên

8.2.2. Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên tái tạo và không tái tạo

8.3. Công cụ quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên

8.3.1. Công cụ pháp lý trong quản lý và sử dụng tài nguyên

8.3.2. Công cụ kinh tế trong quản lý và sử dụng tài nguyên

4

Page 76: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

8.3.3. Công cụ khoa học công nghệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên

8.3.4. Vai trò của cộng đồng trong quản lý và sử dụng tài nguyên

8.4. Chiến lược quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

5

Page 77: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: EVS2302

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học Trái đất và sự sống, mã môn học: GEO1050

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1 Họ và tên: Lưu Đức Hải

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.203, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0912 102 109; Email: [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính:

Giảng viên 2

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS.TS.

- Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 04-38581776; DD. 0913023097

- Email: [email protected]

- Các hướng nghiên cứu chính:

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Phương Loan

- Chức danh, học hàm, học vị: GVC. ThS.

- Địa điểm làm việc: P.131, nhà T1, ĐHKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội

- Điện thoại: 0989087686

- Email: [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính:

1

Page 78: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về môi trường và những thành phần cơ bản của môi trường, các nguyên lý sinh thái ứng dụng trong khoa học môi trường, các loại tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, quản lý môi trường, những vấn đề cơ bản về môi trường và phát triển bền vững.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Cung cấp cho sinh viên những kỹ năng để đọc sách và tài liệu môi trường, học tập các môn học khác thuộc các ngành đào tạo lĩnh vực môi trường ( Khoa học môi trường, Công nghệ môi trường, Khoa học đất, ...)

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Sinh viên sau khi học có khả năng nhận thức và lý giải các vấn đề môi trường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày; có thái độ và ý thức trách nhiệm với công tác bảo vệ môi trường của đất nước và xã hội.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Lưu Đức Hải, 2000. 2001, 2002, 2004, 2005; Cơ sở khoa học môi trường; NXB ĐHQG Hà Nội.

- Lê Văn Khoa (chủ biên), 2002, 2004; Khoa học môi trường; NXB giáo dục.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học đưa ra các khái niệm, định nghĩa cơ bản về môi trường và liên quan đến môi trường như: định nghĩa môi trường, khoa học môi trường, các thành phần môi trường tự nhiên, tài nguyên, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học môi trường. Trên cơ sở các khái niệm, định nghĩa, môn học trình bày các vấn đề chủ yếu của môi trường tự nhiên : các thành phần cơ bản của môi trường Trái đất, các nguyên lý sinh thái học áp dụng trong khoa học môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời môn học tập cũng dành một phần trình bày và lý giải các vấn đề chủ yếu của môi trường sống của con người trên Trái đất như dân số, cung cấp lương thực, năng lượng và phát triển bền vững.

10. Nội dung chi tiết môn học:

2

Page 79: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương I. Các khái niệm cơ bản về môi trường và khoa học Môi trường : (3 tiết)

1.1 Các định nghĩa về môi trường

1.2 Phân loại môi trường

1.3 Cấu trúc và chức năng của môi trường

1.4 Quan hệ giữa môi trường và phát triển

Chương II. Các thành phần cơ bản của môi trường : (6 tiết)

2.1 Thạch quyển:

- Sự hình thành và cấu trúc của trái đất

- Sự hình thành các loại đá, cấu trúc địa chất và khoáng sản.

- Sự hình thành vỏ thổ nhưỡng.

- Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở.

2.2 Thuỷ quyền

- Sự hình thành đại dương

- Đới ven bờ, cửa sông

- Băng và gian băng

2.3 Khí quyển

- Thành phần của khí quyển

- Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

- Front khí quyển

- Xôn khí

- Ôzôn khí quyển và chất CFC

- Chế độ nhiệt, bức xạ và hoàn lưu khí quyển.

- Hiệu ứng nhà kính

- Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.

2.4 Sinh quyển

- Sinh quyển, sinh địa hoá và các khu sinh học (biôm)

- Hô hấp và quang hợp

- Năng lương và sinh khối

- Tác động tương hỗ giữa các sinh vật

2.5 Trí quyển (Noosphere)

3

Page 80: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Khái niệm về trí quyển

- Vai trò của trí quyển đối với môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn.

Chương III. các nguyên lý sinh thái học ứng dụng vào khoa học môi trường: (8 tiết)

3.1 Hệ sinh thái

- Khái niệm, độ lớn, tính hệ thống, tính phản hồi,

3.2 Cấu trúc và cơ chế hoạt động của hệ sinh thái:

- Các nhóm sinh vật: Sản xuất, tiêu thụ và phân huỷ

- Xích thức ăn và lưới thức ăn

- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

- Các nhân tố sinh thái (giới hạn và không giới hạn)

- Năng suất hệ sinh thái (thứ cấp- sơ cấp)

- Diễn thế sinh thái

- Cân bằng sinh thái

3.3 Tác động của con người lên các hệ sinh thái

- Quan hệ giữa hệ xã hội và hệ tự nhiên

- Các vùng sinh thái nhân văn điển hình ở Việt nam

- Nội dung các tác động

Chương IV. Tài nguyên thiên nhiên : (6 tiết)

4.1 Đặc điểm chung và phân loại tài nguyên

4.2 Tài nguyên đất

4.3 Tài nguyên rừng

4.4 Tài nguyên nước

4.5 Tài nguyên khoáng sản

4.6 Tài nguyên năng lượng

4.7 Tài nguyên khí hậu

4.8 Tài nguyên sinh vật hoang dã và đa dạng sinh học

Chương V. Ô nhiễm môi trường :(8 tiết)

5.1 Ô nhiễm nước

- Nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân: lý học, hoá học và sinh học

- Ô nhiễm nước mặt

4

Page 81: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Ô nhiễm nước ngầm

- Ô nhiễm nước biển

5.2 Ô nhiễm không khí

- Nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân

- Tác động của ô nhiễm không khí đến con người, thực vật và vật chất.

- Tác động của ô nhiễm không khí đến thời tiết và khí hậu

5.3 Ô nhiễm đất

- Nguồn gây ô nhiễm và các tác nhân: lý học, hoá học và sinh học

- Tác động của ô nhiễm đất đến chất lượng nông sản và sức khoẻ con người

5.4 Ô nhiễm tiếng ồn

- Khái niệm về tiếng ồn và tác hại của nó

- Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn

- Phân loại tiếng ồn

- Sự phát tán và lan truyền của tiếng ồn

5.5 Ô nhiễm chất thải rắn

- Đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn

- Phân loại chất thải rắn và tác động gây ô nhiễm

- Biện pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn

Chương VI. Các vấn đề về dân số, lương thực và năng lượng :(6 tiết)

6.1 Các vấn đề về dân số

- Lịch sử phát triển dân số thế giới

- Sự biến đổi dân số trong các quốc gia

- Mối quan hệ giữa dân số, tài nguyên và môi trường

- Xu thế phát triển dân số thế giới và Việt nam trong tương lai

6.2 Những loại lương thực và thực phẩm chính

6.3 Các vấn đề về dinh dưỡng và nạn đói trên thế giới

6.4 Sản xuất lương thực trên thế giới và ở Việt nam

6.5 Các tiềm năng về lương thực và thực phẩm của loài người

6.6 Các vấn đề năng lượng

- Các nguồn năng lượng của loài người

5

Page 82: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Các giải pháp năng lượng cho sự phát triển

Chương VII. Quản lý môi trường : (4 tiết)

7.1 Định nghĩa về quản lý môi trường

7.2 Các mục tiêu của quản lý môi trường

7.3 Các nội dung của quản lý Nhà nước về môi trường

7.4 Tổ chức công tác quản lý môi trường

7.5 Các công cụ quản lý môi trường

- Phân loại công cụ quản lý môi trường

- Các công cụ pháp lý

- Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

- Giáo dục và truyền thông môi trường

- Quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng

Chương VIII. Phát triển bền vững : (4 tiết)

8.1 Các khái niệm và định nghĩa

8.2 Các nguyên tắc phát triển bền vững

8.3 Các mục tiêu của phát triển bền vững

8.4 Định lượng hoá sự phát triển bền vững

8.5 Các mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc chính và hoạt động ưu tiên để phát triển bền vững ở Việt nam.

8.6 Chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt nam.

6

Page 83: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ

1. Mã môn học: EVS2304

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học Trái Đất và sự sống, mã môn học: GEO1050

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên:

Giảng viên 1

Họ và tên: Đồng Kim Loan

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0904 558 667/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích và quan trắc môi trường, Nghiên cứu chế tạo các vật liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý MT, Xử lý chất thải

Giảng viên 2

Họ và tên: Phạm Ngọc Hồ

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Giáo sư, Tiến sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.402, nhà T2, Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0983 322 688/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Mô hình hóa trong môi trường, quy hoạch môi trường, Môi trường không khí.

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Xuân Hải

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học

1

Page 84: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0912 322 758/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Khoa học đất, vật lý đất và cải tạo đất thoái hóa, ô nhiễm

Giảng viên 4

Họ và tên: Lưu Minh Loan

Chức danh, học hàm, học vị: nghiên cứu viên, Thạc sỹ

Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Điện thoại/email: 0929996686/ [email protected]

Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ Môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường nước, Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được các kiến thức cơ bản về môi trường không khí, đất và nước; các phần tử cơ bản có trong khí quyển, đất và nước tự nhiên. Hiểu rõ các quy luật hình thành, phân bố, vận chuyển và chuyển hóa vật chất cũng như các tác động gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Thông qua các kiến thức cơ bản trên người học có được hiểu biết rõ ràng và đúng đắn về các diễn biến của môi trường.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Có khả năng dự đoán các tác động đến môi trường do ô nhiễm môi trường gây ra như suy thoái đất, biến đổi khí hậu toàn cầu, bệnh dịch … Có ý thức gắn kết các kiến thức lý thuyết vào thực tế kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường. Trên cơ sở những kiến thức đã thu nhận biết cách tổ chức một chương trình quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp, thuyết trình và diễn giải một vấn đề/ một chương trình đánh giá chất lượng môi trường. Có thể làm việc độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả nghiên cứu.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Có khả năng đề xuất hướng và phương pháp kiểm soát ô nhiễm đối với những trường hợp cụ thể. Tự giác, độc lập trong việc tự đọc, tự giải quyết các vấn đề đặt ra.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

2

Page 85: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Phạm Ngọc Hồ, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan, Phạm Thị Việt Anh. Cơ sở môi trường không khí và nước, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

- Lê Văn Khoa và ctg, Đất và môi trường, NXB Giáo dục, 2000. 9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học bao gồm các nội dung được trình bày nối tiếp nhau từ khái niệm và cấu trúc của khí quyển, thủy quyển, thạch quyển (chủ yếu là lớp thổ nhưỡng-soil- trên cùng của vỏ Trái Đất) đến thành phần và các tính chất lý-hóa-sinh học của các quyển này/đối tượng môi trường này. Bên cạnh những đặc trưng cơ bản của môi trường không khí, nước và đất, môn học còn cung cấp những kiến thức để sinh viên có thể hiểu mối liên hệ và các tác động qua lại giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong một hệ sinh thái và môi trường cụ thể. Phần cuối của môn học sẽ trình bày chu trình sinh-địa-hóa của một số nguyên tố cơ bản đóng góp nhiều vào sự gia tăng ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người.

10. Nội dung chi tiết môn học:

PHẦN 1. CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Chương 1. Những vấn đề chung và cấu trúc của khí quyển

1.1. Môi trường không khí và sự hình thành lớp khí quyển Trái Đất 1.2. Thành phần không khí khô của khí quyển 1.3. Phân lớp của khí quyển 1.4. Sự bất đồng nhất ngang của tầng Đối lưu. Các khối khí và front 1.5. Các dòng không khí và hoàn lưu chung khí quyển

Chương 2. Các yếu tố khí tượng và quy luật biến đổi của chúng theo chiều cao

2.1. Các yếu tố khí tượng cơ bản 2.2. Quy luật biến đổi của áp suất khí quyển theo độ cao (Các công thức khí áp) 2.3. Quy luật biến đổi của nhiệt độ theo chiều cao 2.4. Các quy luật biến đổi của tốc độ gió theo chiều cao (các profin thẳng đứng của tốc độ gió) 2.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí

3

Page 86: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 3. Ôzon, hiệu ứng nhà kính và mưa axit

3.1. Ôzon khí quyển 3.2. Hiệu ứng nhà kính 3.3. Mưa axít PHẦN 2. CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

Chương 4. Đất và quá trình hình thành đất

4.1. Khái niệm về đất

4.2. Quá trình hình thành đất

4.3. Vai trò, chức năng của đất trong môi trường

Chương 5. Các thành phần cơ bản của đất

5.1. Thể rắn của đất

5.2. Thành phần sinh học của đất

5.3. Thành phần khí của đất

Chương 6. Các vấn đề môi trường đất

6.1. Các quá trình làm suy thoái môi trường đất

6.2. Ô nhiễm môi trường đất

PHẦN 3. CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Chương 7. Nước và các đặc trưng của nước

7.1. Sự hình thành nước, vai trò và sự phân bố của nước trong tự nhiên 7.2. Sự tuần hoàn của nước 7.3. Phân loại nước tự nhiên 7.4. Cấu tạo phân tử nước, liên kết hydro và các trạng thái của nước 7.5. Các tính chất vật lý của nước 7.6. Các tính chất hoá học của nước 7.7. Các tính chất sinh học của nước

Chương 8. Các loại nước tự nhiên

8.1. Nước mưa 8.2. Nước biển 8.3. Nước bề mặt 8.4. Nước ngầm 8.5. Một số đặc trưng chính của nước

Chương 9. Các quá trinh khuếch tán, lan truyền chất ô nhiễm và tự làm sạch của nước tự nhiên

9.1. Pha loãng

4

Page 87: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

9.2. Lắng đọng 9.3. Biến động khí trong môi trường nước 9.2. Chuyển hoá hoá học 9.3. Vai trò của sinh vật nước trong quá trình tự làm sạch PHẦN 4. CHU TRÌNH SINH-ĐỊA-HÓA

Chương 10. Chu trình sinh địa hóa của một số nguyên tố tiêu biểu 10.1. Các đặc điểm của chu trình sinh địa hoá 10.2. Chu trình cacbon 10.3. Chu trình nitơ 10.4. Chu trình photpho 10.5. Chu trình lưu huỳnh 10.6.Chu trình kim loại nặng (Pb, Hg, Cd)

5

Page 88: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Mã số môn học: EVS2305

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302

+ Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên

Giảng viên 1

Họ và tên: Lưu Đức Hải

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.203, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0912 102 109;

Email: [email protected]

Giảng viên 2

Họ và tên: Nguyễn Chu Hồi

Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0936186368

Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cốt lõi về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

1

Page 89: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trang bị cho sinh viên khả năng tư duy phân tích hệ thống các vấn đề biến đổi khí hậu trong phạm vi ngành kinh tế xã hội và phù hợp với đặc điểm địa phương vùng nghiên cứu.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Trang bị cho sinh viên kỹ năng thảo luận vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu; cũng như khả năng thuyết trình và phản biện các vấn đề biến đổi khí hậu trong thực tế cuộc sống đất nước.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, xây dựng phương án, dự án về biến đổi khí hậu.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc

1) Nguyễn Đức Ngữ; Biến đổi khí hậu Việt Nam; NXB. KH&KT, 2008.

2) Lưu Đức Hải; Biến đổi khí hậu Trái đất và giải pháp phát triển bền vững Việt Nam; NXB. Lao động; 2009.

9. Tóm tắt nội dung:

Môn học trình bày các kiến thức chung về thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu; lịch sử biến đổi khí hậu Trái đất trong quá khứ, các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu; các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam trong tương lai; tác động của biến đổi khí hậu tới các ngành kinh tế, xã hội tới đại dương, biển và đảo; biến đổi đại dương và vai trò của đại dương trong giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu; các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu trên Thế giới và Việt Nam.

10. Nội dung chi tiết môn học

CHƯƠNG I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THỜI TIẾT, KHÍ HẬU, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ KHÍ QUYỂN

1.1.1. Khí quyển

1.1.2. Cấu trúc khí quyển

1.1.3. Thành phần khí quyển

1.1.4. Khí nhà kính

2

Page 90: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.1.5. Sự thay đổi nồng độ khí nhà kính trong thời gian gần đây

1.1.6. Tương tác giữa Khí quyển – Thủy quyển – Băng quyển và Sinh quyển

1.2. Các khái niệm về thời tiết, Khí hậu

CHƯƠNG II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

2.1. LỊCH SỬ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – BIÉN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI

2.2. CÁC BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU HIỆN NAY

2.2.1. Gia tăng nhiệt độ không khí

2.2.2. Biến đổi khí hậu và dịch chuyển các đới khí hậu

2.2.3. Gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan

2.2.4. Thay đổi lượng mưa, cường độ và chế độ mưa

2.2.5. Tan băng ở hai cực Trái đất và trên đỉnh núi cao

2.2.6. Những phản hồi tích cực và tiêu cực của gia tăng nhiệt độ và tan băng

2.2.7. Thay đổi chế độ thủy văn, biến động tài nguyên nước

2.2.8. Dâng cao mực nước biển

2.2.9. Thay đổi hệ sinh thái lục địa

2.2.10. Biến động môi trường và hệ sinh thái biển

2.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

2.3.1. Các nguyên nhân tự nhiên

2.3.2. Các nguyên nhân nhân tạo

2.4. Các kịch bản về Biến đổi khí hậu toàn cầu

CHƯƠNG III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

3.1. Đặc điểm và tính dễ bị tổn thương của Việt Nam do BĐKH

3.2. Tình hình biến đổi khí hậu Việt Nam trong 50 năm qua

3.3. Diễn biến thiên tai do các hiện tượng khí hậu cực đoan

3.4. Các kịch bản về BĐKH của Việt Nam

3.4.1. Tình hình phát thải khí nhà kính ở Việt Nam

3.4.2.Các kịch bản BĐKH cho Việt Nam

3.5. Mô phỏng biến đổi khí hậu Việt Nam theo lãnh thổ

CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3

Page 91: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

4.1. TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ TÁC ĐỘNG TICH CỰC

4.1.1. Tác động tiêu cực

4.1.2. Tác động tích cực

4.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU

4.2.1. Ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu tới môi trường sống của loài ngươif trên Trái đất

4.2.2. Đánh giá và xếp hạng mức độ rủi ro môi trường do BĐKH của các quốc gia trên Thế giới

4.2.3. Các tác động của sự nóng lên toàn cầu

4.3. Tác động của BĐKH ở vùng Đông Nam Á

4.4. Tác động của BĐKH ở Việt Nam

4.4.1. Những vùng/khu vực nhạy cảm với BĐKH ở Việt Nam

4.4.2. Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam

4.4. 3. Tác động của nước biển dâng ở Việt Nam

4.4.4. Tác động của biến đổi khí hậu tới các yếu tố tài nguyên và môi trường

4.4.5. Tác động của biến đổi khí hậu tới các ngành kinh tế

4.4.6. Tác động của biến đổi tới sức khỏe con người

4.4.7. Tác động của BĐKH tới an ninh môi trường/ an ninh quốc gia

4.4.8. Tác động của BĐKH tới ngành GD&ĐT

CHƯƠNG V. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

5.1. Nội dung của ứng phó với BĐKH (thích ứng và giảm nhẹ)

5.2. Mối quan hệ giữa thích ứng và giảm nhẹ

5.2.1. Thích ứng với BĐKH: tính chất, phân loại, năng lực và các biện pháp thích ứng

5.2.2. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu

5.2.3. Quan hệ giữa thích ứng và giảm nhẹ

5.3. CHIẾN LƯỢC THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ BĐKH

5.3.1. Trên thế giới

5.3.2. Đông Nam Á

5.3.3. Việt Nam

5.4. KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH

4

Page 92: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

5.4.1. Trên thế giới

5.4.2. Đông Nam Á

5.5. ĐỊNH HƯỚNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH CỦA VIỆT NAM

5.5.1. Thích ứng

5.5.2. Giảm nhẹ

5.5.3.Cộng đồng tham gia thích ứng và giảm nhẹ BĐKH

5.6. Các giải pháp về chính sách,kỹ thuật - công nghệ

5.6.1. Các giải pháp về chính sách

5.6.2. Các giải pháp về kỹ thuật - công nghệ

5

Page 93: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG

1. Mã môn học: EVS2306

2. Số tín chỉ: 3

3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302 + Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Đình Hòe

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0936186366

- Email: [email protected]

Giảng viên 2:

- Họ và tên: Lưu Đức Dũng

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên kiêm nhiệm, Thạc Sỹ, Nghiên cứu sinh về chuyên ngành địa chất Môi trường

- Điện thoại:

- Email:

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cốt lõi về môi trường địa chất và phương pháp đánh giá môi trường địa chất phục vụ công tác hoạch định chính sách, chiến lược và kế hoạch sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường, địa chất nói riêng, môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái nói chung.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trang bị cho sinh viên khả năng tư duy, tiếp cận và nắm được phương pháp, kiến thức để phân tích và đánh giá các đặc điểm chủ yếu môi trường địa chất của vùng nghiên cứu.

1

Page 94: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thảo luận về các vấn đề xuất phát từ thực tế cuộc sống của đất nước.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự học lý thuyết trên lớp, tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1) Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Thế Thôn; Địa chất môi trường; NXB. ĐHQGHN; 2001.

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1) Nguyễn Cẩn, Nguyễn Đình Hòe; Tai biến môi trường; NXB. ĐHQGHN; 2005.

2) Mai Trọng Nhuận; Địa hóa môi trường; NXB. ĐHQGHN; 2006.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về chuyên ngành Địa chất môi trường, đặc điểm và cấu trúc môi trường địa chất, các kiểu động lực chủ yếu của môi trường địa chất, các dạng tai biến môi trường địa chất, ảnh hưởng của các quá trình địa chất môi trường, môi trường địa chất tới sức khỏe con người; cũng như các phương pháp đánh giá môi trường địa chất phục vụ quy hoạch, quản lý môi trường địa chất, lồng ghép trong việc phát triển kinh tế xã hội, lãnh thổ, lãnh hải của Đất nước.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương I: Đại cương về địa chất môi trường

I. Khái niệm về môi trường địa chất và khoa học địa chất Môi trường 1. Môi trường địa chất là hợp phần quan trọng của môi trường tự nhiên 2. Khái niệm Môi trường Địa chất (MTĐC) 3. Khoa học địa chất môi trường. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu địa chất môi trường. II. Trái đất và cấu trúc của môi trường địa chất 1. Nguồn gốc Trái đất

2

Page 95: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2. Cấu trúc Trái đất 3. Những kiểu vỏ Trái đất và sự liên quan của chúng đối với MTĐC 4. Cấu trúc thẳng đứng của MTĐC. Thành phần vật chất của MTĐC. 5. Cấu trúc nằm ngang của MTĐC. Phân loại các đơn vị MTĐC

Chương II. Động lực Môi trường địa chất

I. Địa động lực nội sinh và các biểu hiện cơ bản của chuyển động kiến tạo hiện đại 1. Cấu trúc mảng của thạch quyển và vận động mảng 2. Những hình thái cơ bản của địa hình hiện đại 3. Các dấu hiệu của vận động nâng trồi hiện đại 4. Các dấu hiệu của vận động sụt lún hiện đại 5. Hoạt động đứt gãy II. Địa động lực ngoại sinh 1. Hoạt động phong hóa 2. Hoạt động trọng lực 3. Hoạt động rửa trôi và bóc mòn 4. Hoạt động của dòng chảy hoạt động Karst 5. Hoạt động của gió (phong thành) 6. Hoạt động của nước dưới đất 7. Hoạt động của biển III. Động lực nhân sinh 1. Nắn dòng sông 2. Đào kênh mương 3. Đập và hồ nhân tạo 4. Các công trình cải tạo vùng đất ngập nước ven biển 5. Bơm hút nước ngầm 6. Chăn thả gia súc quá mức và canh tác không thích hợp 7. Đường giao thông cơ giới 8. Xe dã ngoại 9. Tràn dầu trên biển 10. Khai thác mỏ và bải thải mỏ 11. Hầm giao thông 12. Xả thải Chương III. Tai biến địa chất I. Khái niệm chung về tai biến và sự cố địa chất II. Tai biến địa chất và rủi ro 1. Định nghĩa 2. Phân loại tai biến địa chất 3. Rủi ro

3

Page 96: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

III. Các tai biến địa chất động lực 1. Động đất 2. Phun trào núi lửa 3. Nứt đất ngầm 4. Trượt đất 5. Lún sụt đất 6. Lũ quét 7. Thổi mòn và cát bay 8. Xói lở bờ biển 9. Nhận định chung về tai biến địa chất động lực

Chương IV. Địa chất y học

I. Ảnh hưởng của một số nguyên tố và hợp chất tự nhiên tring môi trường địa chất lên sức khỏe con người 1. Ảnh hưởng của các nguyên tố vết 2. Ảnh hưởng của các hoàn cảnh địa chất đặc biệt 3. Ảnh hưởng của các trường địa vật lý II. Ô nhiễm môi trường địa chất và sức khỏe 1. Chất gây ô nhiễm 2. Nguồn gây ô nhiễm 3. Quá trình ô nhiễm môi trường địa chất 4. Kiểm soát các nguồn ô nhiễm 5. Khôi phục các bồn nước ngầm và thủy vực đã bị ô nhiễm 6. Kiểm soát chất thải phóng xạ

Chương V: Đánh giá môi trường địa chất

I. Vài nét tổng quan về đánh giá môi trường địa chất II. Đánh giá tương tác giữa môi trường địa chất và hành động phát triển 1. Phân loại các hành động phát triển 2. Các nhân tố của môi trường địa chất 3. Thang điểm, phương pháp ma trận dùng cho đánh giá tương tác III. Các kiểu sử dụng môi trường địa chất 1. Nhóm kiểu đô thị, nông thôn 2. Nhóm kiểu công nghiệp- vận tải thông tin 3. Nhóm kiểu nông- lâm- ngư nghiệp. 4. Nhóm kiểu sử dụng khác IV. Thành lập các bản đồ đánh giá môi trường địa chất 1. Thành lập các bản đồ kiểu môi trường địa chất 2. Thành lập bản đồ kiểu sử dụng môi trường địa chất 3. Thành lập bản đồ đánh giá tác động môi trường địa chất

4

Page 97: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

4. Thành lập bản đồ đánh giá hiện trạng môi trường địa chất

5

Page 98: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH THÁI MÔI TRƯỜNG

1. Thông tin về giảng viên Giảng viên 1

Họ và tên: Nguyễn Thị Loan Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0912352344; Email: [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Sinh thái môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi

trường (xử lý nước thải, chất thải rắn); Khoa học môi trường (Sinh thái, đa dạng sinh học)

Giảng viên 2 Họ và tên: Trần Văn Thụy Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.301, nhà T2, Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 01237296689; [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích hệ sinh thái bằng GIS và Viễn thám Nghiên cứu sinh thái quần xã và sử dụng hợp lý; Sinh thái thảm thực vật; Sinh thái cảnh quan và dịnh hướng phát triển bền vững.

Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail): 2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Sinh thái Môi trường - Mã môn học: EVS2307 - Số tín chỉ: 3 tín chỉ - Môn học: - Tự chọn

- Các môn học tiên quyết: + Sinh học đại cương, mã số môn học: BIO1065 + Tài nguyên thiên nhiên, mã số môn học: EVS2301

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức chuyên sâu

1

Page 99: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 30 + Thực hành, thực tập: 10 + Tự học: 05

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN- Bộ môn Công nghệ Môi trường 3. Mục tiêu của môn học

3.1. Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sinh thái học, các quá trình sinh học, vật lý và sinh thái gây ảnh hưởng đến môi trường. Các tác động của con người đến thành phần sinh vật và môi trường trong hệ sinh thái và các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên

3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá các trạng thái của hệ sinh thái từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ thích hợp. Sinh viên có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả nghiên cứu

3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả nghiên cứu; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và đánh giá các quá trình sinh thái; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả nghiên cứu.

3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức đã được trang bị trong việc đánh giá các mối quan hệ trong hệ sinh thái và các tác động của con người lên hệ sinh thái và các hậu quả sinh thái, đề xuất biện pháp xử lý và quản lý thích hợp.

3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

2

Page 100: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Mở đầu về khoa học sinh thái học

Nhớ được ý nghĩa, vai trò của sinh thái học và những khái niệm sinh thái học cơ bản

Hiểu được, nắm được và áp dụng được những phương pháp nghiên cứu sinh thái

Có khả năng lập luận để lựa chọn phương pháp nghiên cứu sinh thái

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các phương pháp nghiên cứu sinh thái cho từng vùng sinh thái cụ thể

Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường

Có khả năng tái hiện được các ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh trong môi trường trên cạn/dưới nước và nhân tố sinh học lên sinh vật

Hiểu và áp dụng được các ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh trong môi trường trên cạn/dưới nước và nhân tố sinh học lên sinh vật vào trong trồng trọt và chăn nuôi

Có khả năng lập luận và lựa chọn, các các ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh/sinh học trong từng hoàn cảnh cụ thể

Có khả năng tạo ra các ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh trong môi trường trên cạn/dưới nước và nhân tố sinh học lên sinh vật vào trong trồng trọt và chăn nuôi.

Sinh thái học quần thể

Có khả năng nhớ được các khái niệm chung về quần thể, các cấu trúc của quần thể và sự tăng trưởng và biến động của quần thể

Hiểu và áp dụng được các mối quan hệ trong quần thể để đưa ra các giải pháp bảo tồn quần thể

Có khả năng lập luận và lựa chọn các giải pháp để giảm tác động của con người lên quần thể

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các cải tiến cho giải pháp khác nhau để bảo tồn đa dạng sinh học.

3

Page 101: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Quần xã sinh vật

Có khả năng nhớ được các khái niệm chung về quần xã và các quần xã lớn-khu sinh học (biome) trên thế giới

Hiểu và áp dụng được các cấu trúc của quần xã trong chăn nuôi và trồng trọt

Có khả năng lập luận và lựa chọn các mối tương tác của quần thể lên cấu trúc quần xã trong từng hoàn cảnh cụ thể để mang lại lợi ích cho con người và hệ sinh thái

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các giải pháp thích hợp để bảo vệ quần xã và hệ sinh thái

Hệ sinh thái Có khả năng tái hiện được các nội dung về định nghĩ và cấu trúc của hệ sinh thái

Hiểu và áp dụng được các nguyên lý về vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái và biết cách đo năng suất sinh học

Có khả năng lập luận và lựa chọn các phương pháp để tạo điều kiện cho hệ sinh thái tự lập cân bằng

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các chương trình quản lý hệ sinh thái cho các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

Các hậu quả Sinh thái do các hoạt động phát triển

Có khả năng nhớ được các hậu quả Sinh thái do các hoạt động phát triển

Hiểu được các nguyên nhân và áp dụng được các giải pháp phòng ngứa các hậu quả Sinh thái do các hoạt động phát triển

Có khả năng lập luận và lựa chọn các phương pháp để giảm hậu quả sinh thái do các hoạt động phát triển ở các vùng khác nhau

Có khả năng sáng tạo, đưa ra các chương trình quản lý các hoạt động phát triển để bảo vệ môi trường và giảm sự nóng lên của trái đất

4. Tóm tắt nội dung môn học

4

Page 102: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn học sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức sinh thái học cơ bản, các quá trình sinh học, vật lý và sinh thái gây ảnh hưởng đến môi trường Các tác động của con người đến thành phần sinh vật và môi trường trong hệ sinh thái và các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên 4.2. Course descriptions: This course will provides student an basic ecological knowledge; introduction to the science of ecology and the physical and biological processes that affect our environment; the impact of human on biological and environmental components in ecosystems and the measuses to conserve natural ecosystems

5. Nội dung chi tiết môn học Chương 1. Mở đầu về khoa học sinh thái học

1.1 Sinh thái học và các phân môn sinh thái học

1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1.3 ý nghĩa và vai trò của sinh thái học 1.4 Những khái niệm sinh thái học cơ bản

1.4.1 Ngoại cảnh, môi trường, sinh cảnh; 1.4.2 Hệ đệm hay hệ chuyển tiếp; 1.4.3 Các yếu tố môi trường và các yếu tố sinh thái; 1.4.4 Nơi sống và ổ sinh thái; 1.4.5 Các định luật sinh thái

Chương 2 Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường

2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường trên cạn

2.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh vật 2.1.2 Ảnh hưởng của nước và độ ẩm không khí lên sinh vật 2.1.3 Ảnh hưởng của ánh sáng lên sinh vật 2.1.4 Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh trong môi trường đất lên

sinh vật: 2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường

nước 2.2.1 Các nhân tố vật lý 2.2.2 Các chất lơ lửng trong nước 2.2.3 Các khí hoà tan trong nước

5

Page 103: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.2.4 Các muối hoà tan trong nước 2.2.5 Các chất hữu cơ hoà tan trong nước

2. 3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh học đến sinh vật 2.3.1 Các mối quan hệ gián tiếp và trực tiếp giữa các sinh vật 2.3.2 Ảnh hưởng tương hỗ giữa động vật và thực vật

Chương 3: Sinh thái học quần thể

3.1 Khái niệm chung về quần thể 3.1.2 Kích thước và mật độ của quần thể; 3.1.3 Các phương pháp tính mật độ của quần thể 3.1.4 Phân bố không gian của quần thể;

3.2 Các cấu trúc của quần thể 3.2.1 Cấu trúc về tuổi; 3.2.2 Cấu trúc giới tính 3.2.3 Cấu trúc sinh sản 3.2.4 Đa dạng di truyền của quần thể

3.3. Sự tăng trưởng và sự biến động số lượng cá thể của quần thể 3.3.1 Sự tăng trưởng cá thể của quần thể 3.3.2 Sự biến động số lượng cá thể của quần thể

3.4. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể 3.4.1 Các mối tương tác dương 3.4.2 Các mối tương tác âm

3.5 Các tác động của con người lên các quần thể 3.5.1 Sự khai thác quần thể 3.5.2 Khai thác rừng 3.5.3 Vấn đề mất và phá vỡ nơi cư trú

Chương 4 Quần xã sinh vật

4.1 Khái niệm chung về quần xã 4.2. Cấu trúc của quần xã 4.2.1 Cấu trúc loài 4.2.2 Cấu trúc không gian; 4.2.3 Cấu trúc về dinh dưỡng; 4.2.4 Tháp sinh thái

6

Page 104: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

4.3 Những ảnh hưởng của các mối tương tác quần thể lên cấu trúc quần xã 4.3.1 Quan hệ cạnh tranh 4.3.2 Quan hệ vật dữ - con mồi 4.3.3 Quan hệ ký sinh 4.3.4 Các quy tắc tập hợp của quần thể trong quần xã

4.4 Các quần xã lớn-khu sinh học (biome): 4.4.1 Trên cạn (toundra, rừng,thảo nguyên, savan, sa mạc); 4.4.2 Các quần xã đỉnh núi cao; 4.4.3 Các quần xã dưới nước (dòng chẩy, nước tĩnh, biển và đại

dương) Chương 5 Hệ sinh thái

5.1 Khái niệm chung về hệ sinh thái 5.2. Cấu trúc của hệ sinh thái

5.2.1 Cấu trúc thành phần 5.2.2 Cấu trúc chức năng

5.3 Vòng tuần hoàn vật chất (chu trình sinh địa hoá) 5.3.1 Quá trình tổng hợp và phân huỷ các chất 5.3.2 Chu trình Sinh địa hóa

5.4 Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 5.4.1 Dòng năng lượng 5.4.2 Các hiệu suất năng lượng

5.5. Năng suất sinh học: 5.5.1 Các loại năng suất sinh học 5.5.2 Cách đo năng suất sinh học sơ cấp dưới nước và trên cạn

5.6. Sự tự lập cân bằng của hệ sinh thái 5.6.1 Lập cân bằng theo cơ chế điều chỉnh dân số 5.6.2 Lập cân bằng theo cơ chế tác động lên vòng sinh địa hoá

5.7 Diễn thế sinh thái 5.7.1 Nguyên nhân của diễn thế sinh thái 5.7.2 Phân loại diễn thế

5.8 Các nguyên tắc quản lý hệ sinh thái Chương 6 Các hậu quả Sinh thái do các hoạt động phát triển

7

Page 105: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.1. Phú dưỡng hoá: 6.2 - Mưa axit 6.3. Ô nhiễm dầu 6.4. Sa mạc hoá 6.5. Mặn hoá 6.6. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 6.7 Dư lượng phân bón 6.8. Tăng hiệu ứng nhà kính- Trái đất nóng lên 6.9 Suy giảm tầng ozon

8

Page 106: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6. Học liệu 6.1. Giáo trình bắt buộc: + Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Kiều Băng Tâm. Sinh thái học (dành cho sinh viên Khoa Môi Trường)- Giáo trình sẽ xuất bản. + Lê Huy Bá & Lâm Minh Triết, 2000. Sinh thái môi trường ứng dụng. NXB ĐHQG Tp. HCM; Xuất bản lần 8 6.2 Tài liệu tham khảo + Freedman B., 1989. Environmental Ecology, the impacts of pollution and other stress on ecosystem structure and function. Academic press, Inc. San Diego; + Vũ Trung Tạng, 2000. Cơ sở sinh thái học. NXB GD; + Sinh thái và môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên

cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Chương 1 3 3 Chương 2 4 2 6 Chương 3 6 2 1 9 Chương 4 6 2 1 9 Chương 5 6 2 1 9 Chương 6 6 2 1 9 7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1 Lí thuyết 3 tiết tại giảng Mở đầu về khoa Đọc trước chương

9

Page 107: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

đường theo sự phân công của Trường

học sinh thái học

1 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 2 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 2 Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường 2.1 Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường trên cạn

Đọc trước phần liên quan trong chương 2 tài liệu 1

Bài tập

Thảo luận Các ví dụ trong thực tế về Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường trên cạn

Đọc trước phần liên quan trong tài liệu tham khảo

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Đọc kỹ các tài liệu liên quan đến nội dung lý thuyết

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Xêmina

Tuần 3 Lí thuyết 2 tiết tại giảng 2.2 Ảnh hưởng Đọc trước phần

10

Page 108: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

đường theo sự phân công của Trường

của các nhân tố vô sinh lên sinh vật trong môi trường nước 2. 3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh học đến sinh vật

liên quan trong chương 2 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các nghiên cứu

điển hình về các nhân tố vô sinh trong môi trường nước và các nhân tố sinh học lên sinh vật

Đọc tài liệu tham khảo và tra cứu trên internet

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Hiểu nội dung phần đọc tham khảo

Tuần 4 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 3: Sinh thái học quần thể 3.1 Khái niệm chung về quần thể 3.2 Các cấu trúc của quần thể

Đọc trước phần liên quan trong chương 3 tài liệu 1

Kiểm tra thương xuyên

Bài tập Giảng đường Tính toán kích thước và mật độ của quần thể

Hiểu các công thức tính toán

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

11

Page 109: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 5 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

3.3. Sự tăng trưởng và sự biến động số lượng cá thể của quần thể 3.4. Mối quan hệ của các cá thể trong quần thể

Đọc trước phần liên quan trong chương 3 tài liệu 1

Bài tập Tính toán sự tăng trưởng của quần thể

Hiểu công thức tính toán

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Hiểu các cơ chế của quá trình và các công thức tính toán

Tuần 6 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

3.5 Các tác động của con người lên các quần thể

Đọc trước phần liên quan trong chương 3 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các ví dụ về tác

động của con người lên quần thể

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 7 Lý thuyết 2 giờ tại giảng Chương 4 Quần Đọc trước phần Kiểm

12

Page 110: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

đường theo sự phân công của Trường

xã sinh vật 4.1 Khái niệm

chung về quần xã

liên quan trong chương 4 tài liệu 1

tra giữa kỳ

Bài tập 1 giờ tại giảng đường theo sự phân công của Trường

Làm bài kiểm tra 1 tiết theo câu hỏi của giáo viên giao

Ôn tập chương 1 đến chương 3

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Xêmina Tuần 8 Lí thuyết 2 giờ tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

4.2. Cấu trúc của quần xã

Đọc trước phần liên quan trong chương 4 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Giảng đường Lập sơ đồ lưới

thức ăn trong quần xã

Đọc trước phần liên quan trong chương 4 tài liệu 1

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Xêmina Tuần 9 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

4.3 Những ảnh hưởng của các mối tương tác quần thể lên cấu trúc quần xã 4.4 Các quần xã

Đọc trước phần liên quan trong chương 2 tài liệu 1 Và chương 2 tài liệu 2

13

Page 111: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

lớn-khu sinh học (biome):

Xêmina Tại giảng đường

Theo chủ đề Chuẩn bị theo nhóm

Đánh giá khả năng thuyết trình

Tuần 10 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 Hệ sinh thái 5.1 Khái niệm chung về hệ sinh thái 5.2. Cấu trúc của hệ sinh thái 5.3 Vòng tuần hoàn vật chất (chu trình sinh địa hoá)

Đọc trước chương 5 tài liệu 1

Bài tập Thảo luận Giảng đường Về nội dung bài

giảng

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 11 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 (tiếp) 5.4 Dòng năng lượng trong hệ sinh thái 5.5. Năng suất sinh học

Đọc trước phần liên quan trong chương 5 tài liệu 1 và các tài liệu tham khảo

14

Page 112: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

5.6. Sự tự lập cân bằng của hệ sinh thái

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các ví dụ trong

thực tế về sự tự lập cân bằng trong hệ sinh thái

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Tuần 12 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 5 (tiếp) 5.7 Diễn thế sinh thái 5.8 Các nguyên tắc quản lý hệ sinh thái

Đọc trước phần liên quan trong chương 5 tài liệu 1 và các tài liệu tham khảo

Bài tập Giảng đường Các trường hợp nghiên cứu điển hình về quản lý hệ sinh thái

Chuẩn bị theo nhóm

Đánh giá khả năng thuyết trình

Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Xemina Giảng đường Trình bày bài tập

Làm việc theo sự phân công của nhóm

Tuần 13 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự Chương 6 Các hậu quả Sinh

Đọc trước chương 6 tài liệu 1

15

Page 113: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

phân công của Trường

thái do các hoạt động phát triển 6.1. Phú dưỡng hoá: 6.2 - Mưa axit 6.3. Ô nhiễm dầu

Đọc chương 2,3,6 tài liệu 2

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các vấn đề phú

dưỡng, mưa axit, ô nhiễm dầu trong thực tế

Sưu tầm tài liệu về các vấn đề thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài giảng

Xemina Tuần 14 Lí thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 6 (tiếp) 6.4. Sa mạc hoá 6.5. Mặn hoá 6.6. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Đọc trước chương 6 tài liệu 1 Đọc chương 4,5,7 tài liệu 2

Bài tập Thảo luận Giảng đường Các vấn đề Sa

mạc hoá; Mặn hoá; Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực tế

Sưu tầm tài liệu về các vấn đề thảo luận

Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Xemina

16

Page 114: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 15 Lý thuyết 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Chương 6 (tiếp) 6.7 Dư lượng phân bón 6.8. Tăng hiệu ứng nhà kính- Trái đất nóng lên 6.9 Suy giảm tầng ozon

Đọc trước chương 6 tài liệu 1 Đọc chương 7, 10 tài liệu 2

Bài tập Thảo luận Thực hành, thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Làm bài kiểm tra 2 tiết theo câu hỏi của giáo viên giao

Ôn tập chương 1 đến chương 6

Kiểm tra cuối kỳ

Xemina 8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ lý thuyết và thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở phòng học có máy tính và phương tiện trình chiếu

- Sau mỗi một chương ở giờ lên lớp kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày trong lớp.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình.

- Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực tế, nhận xét đánh giá kết quả báo cáo.

- Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch trình. 9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,3

17

Page 115: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Thi cuối kỳ: 0,5 Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng

của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng. Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi

do giảng viên đề xuất. Hiệu trưởng

PGS.TS Bùi Duy Cam

Chủ nhiệm Khoa

PGS.TS Lưu Đức Hải

Giảng viên

PGS.TS Nguyễn Thị Loan

18

Page 116: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC ĐẤT ĐẠI CƯƠNG

1. Mã môn học: EVS3311 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Không 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913023097; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Xuân Hải Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học

Địa điểm làm việc: P.201, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913.369778; Email: [email protected] Giảng viên 3:

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0979965353; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học đất, các quá

trình hình thành và phát triển của đất và một số đặc tính lý hoá học cơ bản của đất. 6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Biết phương pháp nghiên cứu và

đánh đánh giá phân loại đất. 6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với các kiến

thức của ngành khoa học đất.

1

Page 117: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Sinh viên hiểu biết về khoa học đất, giá trị tài nguyên đất và có cách nhìn thực tế trong quản lý sử dụng hợp lý, bền vững đất. chất hữu cơ nâng cao độ phì nhiêu và sử dụng bền vững tài nguyên đất. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20% - Điểm kiểm tra giữa kỳ: 30% - Điểm thi kết thúc môn học: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Lê Văn Khoa và ctg, Đất và môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội 2000. Hội

Khoa học đất Việt Nam, Đất Việt Nam, Hà Nội 2000. 9. Tóm tắt nội dung môn học: Khoa học đất đại cương đề cập đên những nội dung cơ bản của Khoa học đất. Bao gồm những kiến thức về đá và khoáng vật hình thành đất, quá trình phong hoá và hình thành đất. Các tính chất vật lý, hoá học và sinh học cơ bản của đất. Giáo trình cũng tập trung giới thiệu về những yếu tố cơ bản trong đất như khoáng sét, keo đất và tính chất hấp phụ của đất, chất hữu cơ trong đất, dung dịch đất, các tính chất nước của đất, độ chua, độ phì nhiêu và các nguyên tắc trong phân loại đất. 10. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1. Những vấn đề chung 1.1. Khái niệm và vai trò của đất 1.2. Lịch sử phát triển của khoa học đất (KHĐ) 1.3. Đối tượng, nhiệm vụ của khoa học đất. 1.4. Đất - một nguồn tài nguyên tái tạo và vô giá của nhân loại 1.5. Các chức năng của đất.

Chương 2. Khoáng chất và đá tạo thành đất 2.1. Khái niệm về khoáng chất và đá tạo thành đất 2.2. Các loại khoáng chất 2.3. Các loại đá tạo thành đất 2.4. Khoáng sét

Chương 3. Phong hoá và quá trình hình thành đất 3.1. Quá trình phong hoá đá 3.2. Quá trình hình thành đất 3.3. Sự phát triển của đất

2

Page 118: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 4. Hình thái và tính chất vật lý của đất 4.1 Đặc điểm hình thái của đất 4.2. Các tính chất vật lý cơ bản của đất

Chương 5. Thành phần hoá học của đất 5.1. Các nguyên tố hoá học tổng số trong đất 5.2. Các nguyên tố hoá học và dinh dưỡng cây trồng 5.3. Nguyên tố vi lượng trong đất

Chương 6. Sinh vật đất 6.1. Tầm quan trọng và vai trò của sinh vật trong đất 6.2. Thành phần sinh vật trong đất

6.3. Vai trò của các nhóm sinh vật đối với quá trình hình thành và độ phì nhiêu của đất.

Chương 7. Chất hữu cơ của đất 7.1. Nguồn gốc chất hữu cơ 7.2. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất 7.3. Các quá trình phân giải chất hữu cơ và tổng hợp chất mùn 7.4. Chất mùn trong đất 7.5. Hàm lượng mùn và tỷ số C/N trong đất 7.6. Vai trò của đất hữu cơ đối với các tính chất đất 7.7. Biện pháp nâng cao hàm lượng và chất lượng mùn trong đất 7.8. Chất hữu cơ trong đất Việt nam

Chương 8. Keo đất và tính năng hấp phụ của đất 8.1 Keo đất 8.2. Các tính chất hấp phụ của đất 8.3. Qui luật trao đổi cation và độ no bazơ 8.4. Hấp phụ anion

Chương 9. Dung dịch đất 9.1. Khái niệm dung dịch đất 9.2. Nguồn gốc, thành phần và yếu tố ảnh hưởng đến dung dịch đất 9.3. Tính chất của dung dịch đất 9.4. Biện pháp điều chỉnh dung dịch đất 9.5. Phương pháp nghiên cứu dung dịch đất Chương 10. Tính chất nước đất

3

Page 119: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

10.1. Ý nghĩa của nước trong đất 10.2. Các dạng nước trong đất 10.3. Nước dễ tiêu và khó tiêu đối với thực vật 10.4. Phương pháp biểu thị độ ẩm đất 10.5. Độ giữ ẩm hay độ trữ ẩm của đất 10.6. Các phương pháp xác định độ trữ ẩm của đất 10.7. Bốc hơi nước 10.8. Cân bằng nước 10.9. Chế độ nước của đất

Chương 11. Độ phì nhiêu của đất 11.1. Khái niệm, vai trò và nguồn gốc độ phì nhiêu của đất 11.2. Phân loại độ phì nhiêu đất 11.3. Các điều kiện cho độ phì nhiêu đất 11.4. Biện pháp cải thiện và bảo vệ độ phì nhiêu đất

Chương 12. Phân loại đất 12.1. Lịch sử phát triển phân loại đất 12.2. Nhiệm vụ và các nguyên tắc của phân loại đất 12.3. Các hệ thống phân loại đất chủ yếu: USDA, FAO/UNESCO 12.4. Sơ lược về phân loại đất Việt Nam 12.5. Hệ thống phân loại đất Việt Nam và các nhóm đất chính ở nước ta 12.6. Phân hạng và đánh giá đất

4

Page 120: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3312 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Hóa phân tích, mã môn học: CHE1057 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Lê Đức Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913090226; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0979965353; Email: [email protected]

Giảng viên 3: Họ và tên: Nguyễn Xuân Huân Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên, Thạc sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0983665756; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức để xác định một số chỉ tiêu lý hóa học của đất nhằm đánh giá độ phì nhiêu thực tế của đất phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Sinh viên phân tích thành thạo một số chỉ tiêu như thành phần cơ giới, chất hữu cơ, N, P, K tổng số, N, P, K dễ tiêu, CEC và một số tính chất hóa lý khác của đất, hàm lượng tổng số và dễ tiêu của một số nguyên tố vi lượng...

6.2. Kỹ năng: Phân tích, đánh giá được những chỉ tiêu cơ bản của đất. 6.3. Thái độ : Cần cù, nghiêm túc trong khi tiến hành thí nghiệm.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 121: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20% - Điểm kiểm tra giữa kỳ: 20% - Điểm thi kết thúc môn học: 60%

8. Giáo trình bắt buộc: - Lê Đức, 2004 - Một số phương pháp phân tích môi trường. Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội. - Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc

Hiệp, Cái Văn Tranh, 2000; Phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. Nxb Giáo dục.

- Lê Văn Tiềm, Trần Kông Tấu, 1983. Phân tích đất và cây trồng. Nxb Nông nghiệp.

- C. Vandecasteele. Modern method for Trace Element Determination. Jonh Willey & Sons.1997.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình lấy mẫu, chuẩn bị mẫu đất, các phương pháp phân tích thông thường và hiện đại để xác định một số tính chất lý hóa học cơ bản của đất bao gồm phân tích hàm lượng tổng số, dễ tiêu, khả năng trao đổi cation của đất, các nguyên tố vi lượng có trong đất ... hiện đang dùng phổ biến ở Việt Nam và trên Thế giới. Môn học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức về đánh giá các kết quả phân tích thu được, độ chính xác, độ tin cậy và bảo đảm và kiểm soát chất lượng trong phân tích. 10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Chuẩn bị mẫu để phân tích 1.1. Lấy mẫu đất để phân tích 1.2. Phơi khô, nghiền và rây 1.3. Mẫu phân tích tươi 1.4. Xác định hệ số K Chương 2. Độ chính xác và độ tin cậy của phép phân tích 2.1. Đảm bảo, kiểm soát chất lượng trong phân tích 2.2. Sai số và độ chính xác 2.3. Đồ thị kiểm tra

Chương 3: Các phương pháp phân tích, công cụ dùng trong phân tích đất 3.1. Các phương pháp điện hóa 3.1.1. Phương pháp cực phổ cổ điển 3.1.2. Phương pháp Vol - Ampe hòa tan

Page 122: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.1.3. Phương pháp cực phổ xung vi phân 3.1.4. Phương pháp điện thế dùng cực chọn lọc ion

3.2. Các phương pháp quang học 3.2.1. Phương pháp trắc quang 3.2.2. Phương pháp quang kế ngọn lủa 3.2.3. Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử 3.3. Các phương pháp sắc ký 3.3.1. Mở đầu

3.3.2. Một số khái niệm quá tình sắc ký, phân loại các phương pháp sắc ký, sự tách sắc kí và sắc đồ

3.3.3. Sắc ký lỏng hiệu năng cao 3.3.4. Sắc ký khí 3.3.5. Sắc ký ion Chương 4. Phân tích tổng số 4.1. Xác định chất hữu cơ của đất 4.1.1. Xác định chất hữu cơ bằng phương pháp đốt khô. 4.1.2. Xác định chất hữu cơ bằng phương pháp đốt ướt.

4.1.3. Phương pháp phân tích nhanh thành phần mùn theo Cononova-Betriccova.

4.2. Xác định đạm tổng số trong đất 4.2.1. Các phương pháp phân huỷ đạm 4.2.2. Xác định đạm tổng số theo phương pháp Kjendal. Chương 5. Xác định thành phần khoáng của đất 5.1. Phân huỷ mẫu bằng phương pháp nung chảy 5.2. Xác định silic 5.3. Xác định tổng oxit hoá trị cao 5.4. Xác định sắt 5.5. Xác định nhôm 5.6. Xác định mangan 5.7. Xác định photpho 5.8. Xác định canxi 5.9. Xác định magiê 5.10. Xác định lưu huỳnh 5.11.Xác định kali, natri

Page 123: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 6. Xác định khả năng trao đổi cation của đất 6.1. Xác định dung tích hấp phụ của đất theo phương pháp Schachtchabel 6.2. Xác định dung tích hấp phụ của đất theo phương pháp Fepfe 6.3. Xác định dung tích hấp phụ của đất theo phương pháp Bopco-Askinazi 6.4. Xác định tổng số bazơ trao đổi theo Kappen- Ghilcovic 6.5. Xác định độ chua hoạt tính của đất 6.6. Xác định độ chua trao đổi của đất theo phương pháp Daicuhara 6.7. Xác định nhôm di động của đất theo phương pháp Xôcôlôp 6.8. Xác định độ chua thuỷ phân của đất theo phương pháp Kappen.

Chương 7. Xác định N, P, K, dễ tiêu của đất 7.1. Xác định các dạng đạm dễ tiêu trong đất 7.2. Xác định phôtpho dễ tiêu trong đất 7.3. Xác định kali dễ tiêu trong đất Chương 8. Xác định các hợp chất di động của axit silicic và các oxit hoá trị cao 8.1. Xác định axit silicic theo phương pháp Ghedroit 8.2. Xác định các oxit hoá trị cao theo phương pháp Tamm 8.3. Xác định các dạng khác nhau của sắt theo phương pháp o-phenolthronin

Chương 9. Xác định các chất hoà tan trong nước 9.1. Chuẩn bị dung dịch chiết 9.2. Xác định tổng số muối tan bằng phương pháp chưng khô 9.3. Xác định tổng số muối tan bằng phương pháp độ dẫn điện 9.4. Xác định CO3- và HCO3- bằng phương pháp chỉ thị màu kép 9.5. Xác định Cl- bằng phươngpháp Morh 9.6. Xác định SO42- bằng phương pháp XAP

Chương 10. Xác định nguyên tố vi lượng trong đất 10.1. Phân huỷ mẫu đất bằng phương pháp nung chảy với Na2CO3 và K2CO3. 10.2. Phân huỷ mẫu đất bằng phương pháp tro hoá ướt với hỗn hợp HF và H2SO4, hỗn hợp nước cường thủy ( HCl : HNO3, tỉ lệ 3 : 1) 10.3. Sử dụng các dung dịch chiết rút nhóm để xác định các nguyên tố vi lượng dạng di động

10.4. Sử dụng các dung dịch chiết rút riêng biệt để xác định các nguyên tố vi lượng dạng di động

10.5. Xác định nguyên tố vi lượng trong dung dịch bằng phương pháp trắc quang

Page 124: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

10.6. Xác định nguyên tố vi lượng trong dung dịch bằng phương pháp cực phổ 10.7. Xác định nguyên tố vi lượng trong dung dịch bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử

Page 125: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HÓA HỌC ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3313 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: + Khoa học đất đại cương, mã môn học: EVS3311 + Phương pháp phân tích đất, mã môn học EVS3312

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Lê Đức Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913090226; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0979965353; Email: [email protected]

Giảng viên 3: Họ và tên: Nguyễn Xuân Huân Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên, Thạc sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0983665756; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Cung cấp cho học viên những tính chất các hợp chất của các nguyên tố hóa học cơ bản trong đất, vai trò của chúng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, ảnh hưởng của chúng đối với các tính chất cơ bản của đất. Đồng thời, sau khi học xong, sinh viên có những hiểu biết sâu sắc về một số quá trình hóa học xảy ra trong đất. Từ đó có thể tác động để nâng cao độ phì nhiêu của đất, làm giảm các ảnh hưởng xấu đến môi trường đất

6.2. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức để giải thích các quá trình xảy ra trong đất

Page 126: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.3. Thái độ : Học tập, làm việc nhóm nghiêm túc. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20% - Điểm kiểm tra giữa kỳ: 20% - Điểm thi kết thúc môn học: 60%

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản: - Lê Đức, 2006. Hóa học đất. Trường Đại học khoa học Tự nhiên,Hà nội - Hội Khoa học đất Việt Nam, 2000. Đất Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà

Nội. - Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân,

2000. Đất và môi trường. NXB Giáo dục. - Donald. L. Sparks, 1995. Environmental Soil Chemistry. Academic press.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học đề cập đến những vấn đề về thành phần một số nguyên tố, các hợp chất cũng như tác động của chúng đến một số tính chất của đất, vai trò của chúng trong quá trình hình thành độ phì nhiêu của đất. Môn học cũng cung cấp những kiến thức về khả năng trao đổi cation của đất, phản ứng oxy hóa,khử và tác động của thế oxihoá-khử đến sự di chuyển một số nguyên tố dinh dưỡng trong đất. M«n häc bao gåm 11 ch­¬ng. Néi dung ®Ò cËp ®Õn nh÷ng vÊn ®Ò vÒ thµnh phÇn cña mét sè nguyªn tè, c¸c hîp chÊt còng nh­ t¸c ®éng cña chóng ®Õn mét sè tÝnh chÊt cña ®Êt nh­: nh«m, ®é chua cña ®Êt, silic vµ viÖc h×nh thµnh c¸c kho¸ng alumino silicat, c¸c nguyªn tè vi l­îng víi nh÷ng vÊn ®Ò liªn quan ®Õn « nhiÔm ho¸ häc cña ®Êt, C¸c nguyªn tè N, P, K, Ca,... trong qu¸ tr×nh h×nh thµnh ®Êt.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Thành phần nguyên tố và thành phần các pha của đất 1.1. Tính đặc biệt thành phần các nguyên tố đất 1.2. Thành phần hoá học và màu sắc đất 1.3. Những phương pháp biểu thị thành phần nguyên tố của đất 1.4. Thành phần các pha của đất

Chương 2. Dung dịch đất 2.1. Nồng độ và hoạt độ của các ion và muối trong các dung dịch đất 2.2. Tiềm năng của các nguyên tố dinh dưỡng và khả năng đệm của đất 2.3. Những phương pháp xác định hoạt độ Chương 3. Khả năng trao đổi cation của đất

Page 127: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.1. Tính chọn lọc của sự trao đổi cation 3.2. Động học của sự trao đổi cation 3.3. Đường đẳng nhiệt của sự trao đổi cation 3.4. Sự trao đổi và hấp phụ cation 3.5. Sự trao đổi và hấp phụ anion 3.6. Khả năng trao đổi cation của các loại đất Việt nam Chương4. Các hợp chất của nhôm và độ chua của đất 4.1. Các dạng hợp chất của nhôm trong đất 4.2. Các loại độ chua của đất

4.3. Tính phổ biến của đất chua và ảnh hưởng của độ chua đến sức sản xuất của chúng.

4.4. Những phương pháp điều chỉnh độ chua của đất

Chương 5. Các hợp chất vô cơ và hữu cơ của cacbon trong quá trình hình thành đất và độ phì nhiêu của đất 5.1. Các bon điôxit, axit cacbonnic và cacbonnat 5.2. Những giả thiết về nguồn gốc của xôđa 5.3 Cácbonnat và bản chất của đất kiếm 5.4. Metan và một số hyđro các bon khác 5.5. Chất hữu cơ và ý nghĩa của nó trong độ phì nhiêu 5.6. Phân loại và danh pháp chất hữu cơ của đất 5.7. Những chất hữu cơ không đặc biệt của đất

Chương 6. Các axit mùn, thành phần và tính chất 6.1. Thành phần nguyên tố của các axit mùn 6.2. Các phần cấu trúc của các axit mùn 6.3. Tính chất quang học của các axit mùn 6.4. Khối lượng phân tử của các axit mùn

Chương 7. Sự tương tác hữu cơ-khoáng và các hợp chất trong đất 7.1. Các nhóm chức của các axit mùn 7.2. Bản chất liên kết của các chất mùn với các cấu tử khoáng 7.3. Các muối đơn giản (dị cực) của các axit mùn 7.4. Các muối phức hợp di cực 7.5. Các chất phức hợp hấp phụ Chương 8. Nitơ, photpho và lưu huỳnh trong các quá trình trong đất 8.1. Hợp chất của nitơ

Page 128: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

8.2. Hợp chất của photpho 8.3. Sự hấp phụ photphat của các loại đất 8.4. Khả năng đệm của đất đối với photphat 8.5. Các hợp chất của lưu huỳnh Chương 9. Mangan và sắt trong đất 9.1. Thành phần các nhóm của các hợp chất sắt 9.2. Sự biến đổi và sự linh động của các hợp chất sắt 9.3. Các hợp chất của mangan Chương 10. Phản ứng oxi hoá-khử và các quá trình trong đất 10.1. Thế oxi hoá-khử của đất 10.2. Hệ thống xác định thế oxi hoá-khử trong đất 10.3. Trạng thái oxi hoá của các loại đất chính 10.4. Các dạng của chế độ oxi hoá-khử trong đất 10.5. Ảnh hưởng của thế oxi hoá-khử đến trạng thái hoá học của

10.6. Các phương pháp xác định thế oxi hoá và nghiên cứu chế độ ôxi hoá-khử trong đất

Chương 11. Nguyên tố vi lượng và những vấn đề ô nhiễm hoá học của đất 11.1. Các nguyên tố hiếm 11.2. Phân nhóm kẽm 11.3. Bo và các nguyên tố nhóm III 11.4. Chì 11.5. Một số nguyên tố nhóm IV 11.6. Selen và molipđen 11.7. Các halogen

Page 129: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HOÁ HỌC NÔNG NGHIỆP

1. Mã môn học: EVS3314 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1: Họ và tên: Trần Khắc Hiệp Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, PGS, TS Địa điểm làm việc: P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0913040881; Email: [email protected] Giảng viên 2: Họ và tên: Lê Văn Thiện Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0916027871; Email: [email protected]

Giảng viên 3: Họ và tên: Nguyễn Xuân Huân Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên, Thạc sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0983665756; Email: [email protected]

6- Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Hóa học nông nghiệp cung cấp kiến thức dinh dưỡng cây trồng

trên cơ sở hiểu biết đặc điểm đất trồng và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nông nghiệp.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Hình thành kỹ năng tổ chức, lựa chọn phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, thí nghiệm sinh dưỡng...để giải quyết các vấn đề về hiệu lực phân bón ở các vùng sinh thái khác nhau.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, báo cáo phân tích bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu phân tích.

Page 130: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng trong thực hiện các phương pháp cơ bản về nghiên cứu như phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, thí nghiệm sinh dưỡng, và các phương pháp phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: - Đánh giá thường xuyên: 20% - Thi giữa kỳ: 30% - Thi cuối kỳ: 50% 8. Giáo trình bắt buộc: - Lê văn Khoa, Trần khắc Hiệp và cs. Hoá học nông nghiệp. NXB ĐHQG Hà Nội, 2000.

- Hội phân bón quốc tế. Cẩm nang sử dụng phân bón (sách dịch).NXB Khoa học và kỹ thuật. 1998.

- Lê văn Khoa, Lê Đức,Nguyễn xuân Cự, Trần Khắc Hiệp. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón,và cây trồng. NXB. GD và ĐT. 2003. 9. Tóm tắt nội dung môn học: Hóa học nông nghiệp cung cấp kiến thức về dinh dưỡng cây trồng trên cơ sở hiểu biết đặc điểm đất trồng và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nông nghiệp. Phân bón (vô cơ, hữu cơ) là phương tiện để tác động và cải thiện vòng tuần dinh dưỡng nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Hoá học nông nghiệp là vận dụng các tri thức hoá học vào trồng trọt, đặc biệt là hiểu biết về tính chất và sử dụng hợp lý các loại phân bón. Đồng thời hóa học nông nghiệp cũng trang bị cho người học các phương pháp cơ bản về nghiên cứu như phương pháp thí nghiệm đồng ruộng,thí nghiệm sinh dưỡng, và các phương pháp phân tích đất-nước-phân bón- cây trồng. Ngày nay, hoá học nông nghiệp cần lưu ý các tác động môi trường của việc sử dụng phân bón. 10. Nội dung chi tiết môn học: PHẦN MỞ ĐẦU: NHẬP MÔN VỀ HÓA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chương 1. Thành phần hoá học và dinh dưỡng của thực vật 1.1.Thành phần hóa học và chất lượng nông sản 1.2. Dinh dưỡng lá

1.3. Dinh dưỡng rễ của cây. Các hợp chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể đồng hoá được. Lý thuyết hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng

1.4. Rễ như cơ quan chuyển hoá hấp thụ các chất dinh dưỡng 1.5. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường bên ngoài đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng 1.6. Vai trò nguyên tố vi lượng trong dinh dưỡng của cây trồng

Page 131: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.7. Quan hệ của cây trồng với điều kiện dinh dưỡng trong các thời kỳ sinh trưởng khác nhau

Chương 2. Thành phần của đất 2.1. Thành phần khoáng của đất 2.2. Thành phần cơ giới của đất 2.3. Thành phần chất hữu cơ Chương 3. Khả năng hấp phụ của đất 3.1. ý nghĩa các dạng hấp phụ của đất 3.2. Phản ứng hấp phụ và trao đổi cation 3.3. Phản ứng hấp phụ không trao đổi cation (cố định cation) 3.4. Dung tích hấp phụ cation 3.5.Thành phần cation hấp phụ 3.6. Hấp phụ trao đổi anion Chương 4. Độ chua của đất, mức độ bão hoà bazơ và khả năng đệm của đất 4.1. ý nghĩa các dạng độ chua 4.2. Độ bão hoà bazơ của đất 4.3. Khả năng đệm của đất 4.4. Nhôm trong đất và ý nghĩa đối với cây trồng Chương 5. Phân nitơ (đạm)

5.1. Đạm trong đất, sự chuyển hoá của nó, đánh giá khả năng đất cung cấp đạm cho cây.

5.2. Phân nitơ dạng nitrat: Tính chất và sử dụng 5.3. Phân nitơ dạng amoni: Tính chất và sử dụng 5.4. Phân nitơ dạng NH4NO3: Tính chất và sử dụng 5.5. Phân nitơ dạng CaCN2-: Tính chất và sử dụng 5.6. Phân nitơ dạng urê: Tính chất và sử dụng 5.7. Phân nitơ đạm urê - foocmandehyt: Tính chất và sử dụng 5.8. Phân nitơ dạng dạng lỏng: Tính chất và sử dụng

5.9. So sánh hiệu lực của các dạng phân nitơ và vấn đề nâng cao hiệu lực của chúng (Phương pháp bón, sử dụng phân nitơ tác dụng chậm, sử dụng chất kìm hãm

Chương 6. Phân photpho 6.1. Các dạng và hàm lượng dự trữ của photpho trong đất 6.2. Phân photpho công nghiệp: supe photphat, photpho nung chảy,... 6.3. Phân photphat tự nhiên: Apatit, photphorít...

Page 132: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.4. So sánh hiệu lực các dạng phân photphát dưới cây trồng khác nhau và vùng khí hậu, đất khác nhau

Chương 7. Phân kali 7.1. Các dạng kali trong đất, hàm lượng dự trữ chính kali trong một số đất chính ở Việt Nam

7.2. Phân Kali chế biến (K2SO4, KCl): Tính chất và sử dụng. 7.3. Phân Kali tu nhien ( Sinvinhit, Kainit, Cacnanit): Tính chất và sử dụng 7.4. Sử dụng phân kali phụ thuộc nhu cầu từng loại cây trồng

7.5. Tác dụng của phân kali với đất, hiệu lực của chúng đôi với từng loại đất khác nhau

Chương 8. Phân phức hợp và phân trộn 8.1. Phân phức hợp chứa photpho nitơ 8.2. Phân phức hợp chứa kali và nitơ 8.3. Phân phức hợp dạng lỏng 8.4. Phân dạng mới bọc bằng màng polime, nhựa sáp... 8.5. Phân trộn: Nguyên tắc trộn và ý nghĩa của phân trộn

Chương 9. Phân vi lượng 9.1. Vi lượng trong đất, ngưỡng thiếu thừa

9.2. Vi lượng trong cây trồng nông nghiệp, các dấu hiệu cây trồng thiếu thừa vi lượng

9.3. Phân vi lượng: Tính chất và sử dụng 9.4. Giới thiệu các phân vi lượng: đồng, kẽm, molipden, bo Chương 10. Phân chuồng 10.1. ý nghĩa của phân chuồng đối với sản suất nông nghiệp 10.2. Thành phần tính chất của phân chuồng. 10.3. Sự thay đổi của phân chuồng khi bảo quản 10.4. Các phương pháp bảo quản phân chuồng (ủ phân) 10.5. Sử dụng phân chuồng: Lượng bón và phương pháp bón

10.6. Phân chuồng không có chất độn. Sử dụng phân chuồng để sản xuất khí đốt (Biogas)

Chương 11. Phân xanh 11.1. ý nghĩa của phân xanh trong sản xuát nông nghiệp 11.2. Hệ thống cây phân xanh trong canh tác nhiệt đới 11.3. Sử dụng cây phân xanh chính ở Việt Nam Chương 12. Các loại phân hữu cơ khác

Page 133: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

12.1. Sử dụng rơm rạ như phân bón 12.2. Phân rác 12.3. Phân gia cầm 12.4. Phân than bùn Chương 13. Phân tích, thực hành nông hóa học 13.1. Phân tích đất 13.2. Phân tích cây trồng 13.3. Phân tích phân bón 13.4 Thí nghiệm sinh dưỡng: trồng cây trong chậu, trồng cây trong cát và nước

Page 134: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH HỌC ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3315 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết:

+ Sinh học đại cương, mã môn học: BIO1061 + Khoa học đất đại cương, mã môn học: EVS3311

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1: Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại: 0912733285; Email: [email protected] Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Kiều Băng Tâm Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Sinh thái Môi trường, phòng 301, nhà T2, Trường Đại học KHTN, 334 - Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại: 0904188999; Email: [email protected] Giảng viên 3: Họ và tên: Nguyễn Đức Anh Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên, Thạc sĩ Địa chỉ liên hệ: Phòng Sinh thái Môi trường đất, P. 315, A11, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, 18 Hoàng Quốc Việt Điện thoại: 362918976; Email: [email protected] 6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức: Sau khi học xong môn học, sinh viên cần nắm được những kiến thức cơ bản về sinh vật đất: vi sinh vật đất (vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật), thực vật đất (tảo đất, rêu, địa y, rễ thực vật), động vật đất (cỡ nhỏ, cỡ lớn, cỡ trung bình); Các quá trình sinh học đất, vai trò của sinh vật đất trong quá trình hình thành,

1

Page 135: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

phát triển, cải tạo và bảo vệ đất. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản về sinh vật đất ở trong nước và trên thế giới.

6.2. Kỹ năng: Hình thành được kỹ năng chủ động tiếp cận các vấn đề, biết cách phân tích, đánh giá, xử lý số liệu, thông tin và trình bày kết quả nghiên cứu đảm bảo tính chính xác, khoa học, có độ tin cậy cao.

6.3. Thái độ: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, ưa cầu thị, liên tục cố gắng, cùng nhau hợp tác và sáng tạo. Có khả năng thuyết trình và diễn giải, vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành, nâng cao được tư duy, thái độ, hành vi nhận thức học tập, nghiên cứu vấn đề. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu thông qua bài tập thuyết trình và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ (tập trung vào kỹ năng trong phòng thí nghiệm): 0,2 - Thi cuối kỳ: 0,6 - Các điểm thành phần theo thang điểm 10, điểm chung môn học là điểm tổng

cộng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng. 8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Xuân Thành. Sinh học đất. NXB Nông nghiệp, 2009.

- Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty. Vi sinh vật học. Nxb Giáo dục, 2002.

- Nguyễn Kiều Băng Tâm, Huỳnh Thị Kim Hối. Giáo trình sinh học đất, 2006. 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự sống trong đất: các nhóm sinh vật thường gặp trong đất (vi sinh vật đất, thực vật đất, động vật đất), đa dạng sinh vật đất, ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự tồn tại, phân bố và phát triển của sinh vật đất; các quá trình sinh học trong đất: quá trình sinh hóa, enzim đất, các mối quan hệ hữu cơ giữa các sinh vật đất, chu trình sinh địa hóa cacbon, nitơ, photpho, lưu huỳnh và các nguyên tố hóa học khác; vai trò của sinh vật đất trong quá trình hình thành, phát triển và bảo vệ đất; ứng dụng sinh học đất trong xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải tạo đất thoái hóa; một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, động vật đất trong đánh giá chất lượng đất. Trang bị cho sinh viên phương pháp nghiên cứu sinh học đất: Phương pháp lấy mẫu, phân lập, nhận dạng, đánh giá các nhóm vi sinh vật, động vật đất; nghiên cứu vai trò của sinh vật đất trong hệ sinh thái đất. 10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Đời sống trong đất 1.1. Khái niệm chung

2

Page 136: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.1.1. Môi trường đất 1.1.2. Hệ sinh thái đất

1.2. Các nhóm sinh vật thường gặp trong đất 1.2.1. Vi sinh vật đất - Virut - Vi khuẩn - Xạ khuẩn - Nấm - Nguyên sinh động vật 1.2.2. Động vật đất - Động vật cỡ nhỏ - Động vật cỡ trung bình - Động vật cỡ lớn 1.2.3. Thực vật đất - Tảo đất - Rêu - Địa y 1.2.4. Rễ thực vật và sinh vật vùng rễ - Các sinh vật gây bệnh vùng rễ - Nốt sần hữu hiệu - Nấm rễ Mycorrhiza

1.3. Đa dạng sinh học đất 1.3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường sinh thái đến sự phân bố của vi sinh vật đất 1.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường sinh thái đến sự phân bố của động vật đất 1.3.3. Sự phân bố của vi sinh vật trong một số nhóm đất chính 1.3.4. Mối quan hệ hữu cơ giữa các sinh vật đất 1.3.5. Mối quan hệ hữu cơ giữa các sinh vật đất và cây trồng 1.3.6. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến đa dạng sinh học đất

Chương 2. Các quá trình sinh học trong đất

3

Page 137: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.1. Hoạt động của vi sinh vật đất 2.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của vi sinh vật 2.1.2. Quá trình trao đổi chất của vi sinh vật - Quá trình đồng hóa - Quá trình dị hóa 2.1.3. Enzim đất 2.1.4. Hô hấp và sinh khối vi sinh vật đất

2.2. Các quá trình sinh địa hóa trong đất 2.2.1. Chu trình cacbon 2.2.2. Chu trình nitơ 2.2.3. Chu trình photpho 2.2.4. Chu trình lưu huỳnh 2.2.5. Chu trình của các nguyên tố vết Chương 3. Vai trò của sinh vật đất trong quá trình hình thành, phát triển và bảo vệ đất

3.1. Vai trò của sinh vật đất trong quá trình phá hủy đá, khoáng vật hình thành đất 3.1.1. Vai trò của vi sinh vật đất 3.1.2. Vai trò của động vật đất 3.1.3. Vai trò của rễ thực vật 3.1.4. Vai trò của thực vật

3.2. Vai trò của sinh vật đất trong quá trình khoáng hóa, hình thành mùn và tích lũy chất hữu cơ đất

3.2.1. Định nghĩa 3.2.2. Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất 3.2.3. Các con đường khoáng hóa và hình thành mùn trong đất 3.2.4. Vai trò của động vật trong quá trình khoáng hóa và mùn hóa 3.2.5. Vai trò của vi sinh vật trong quá trình khoáng hóa và mùn hóa

3.3. Vai trò của sinh vật đất đối với quá trình cải thiện độ phì và cấu trúc đất 3.3.1. Tầm quan trọng của sinh vật đất đối với sự hình thành cấu trúc đất 3.3.2. Vai trò của sinh vật đất đối với khả năng cung cấp đạm sinh học cho đất 3.3.3. Vai trò của sinh vật đất đối với khả năng huy động photpho dễ tiêu cho cây trồng

4

Page 138: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.3.4. Vai trò của sinh vật đối trong việc tăng cường khả năng cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho thực vật.

3.4. Sinh vật đất trong bảo vệ sức khỏe đất 3.4.1. Khả năng diệt côn trùng gây hại 3.4.2. Khả năng ức chế sự phát triển của sinh vật gây hại

3.5. Quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm của vi sinh vật đất 3.5.1. Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong đất 3.5.2. Quá trình chuyển hóa kim loại nặng trong đất Chương 4. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 4.1.1. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu phân tích vi sinh vật đất 4.1.2. Phương pháp thu mẫu, bảo quản mẫu động vật đất

4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 4.2.1. Phương pháp chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và môi trường phân lập, nuôi cấy vi sinh vật 4.2.2. Phương pháp phân lập, nuôi cấy, kiểm tra kết quả và định loại vi sinh vật 4.2.3. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học đất 4.2.4. Phương pháp nghiên cứu hoạt động sinh học đất 4.2.5. Phương pháp phân tích định loại và bảo quản mẫu động vật đất trong phòng thí nghiệm

4.3. Phương pháp kỹ thuật nghiên cứu điều tra sinh vật đất 4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái giới hạn đến sinh vật đất 4.3.2. Nghiên cứu sử dụng gen đánh dấu và gen tái tổ hợp trong định loại sinh vật đất 4.3.3. Phương pháp điện di biến tính trong nghiên cứu đa dạng sinh học đất 4.3.4. Đánh giá chức năng của vi sinh vật đất bằng phương pháp đồng vị và ngoại suy toán học

Chương 5. Ứng dụng sinh vật đất trong cải tạo đất và bảo vệ môi trường - Chuyên đề 1: Ứng dụng của giun đất trong cải tạo đất và xử lý chất thải nông nghiệp

- Chuyên đề 2: Ứng dụng vi sinh vật đất trong sản xuất các chế phẩm sinh học và phân bón vi sinh cải tạo đất

- Chuyên đề 3: Ứng dụng vi sinh vật đất trong sản xuất phân compost

- Chuyên đề 4: Ứng dụng sản xuất chế phẩm vi sinh trong bảo vệ thực vật

5

Page 139: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Chuyên đề 5: Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm dầu

- Chuyên đề 6: Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm thuốc trừ sâu và các chất hữu cơ độc hại

- Chuyên đề 7: Ứng dụng vi sinh vật trong chuyển hóa kim loại nặng và á kim

- Chuyên đề 8: Sử dụng vi sinh vật và thực vật cải tạo đất ô nhiễm

- Chuyên đề 9: Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất khí sinh học

- Chuyên đề 10: Ứng dụng vi sinh vật trong tách, tuyển và thu hồi quặng nghèo

6

Page 140: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LÝ ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3315 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học đất đại cương, mã môn học: EVS3311 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Hải Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Địa điểm làm việc: P.201, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0913369778; Email: [email protected] Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Quốc Việt Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sỹ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0912263456; Email: [email protected] Giảng viên 3:

Họ và tên: Phạm Thị Hà Nhung Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0975790241; Email: [email protected] 6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được các tính chất vật lý của đất nhu dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, thành phần cơ giới, độ ẩm đất, khái niệm về tỷ diện và các tính chất vật lý của đất. Các biện pháp xác định các tính chất trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa. 6.2. Kỹ năng: Trung thực trong nghiên cứu và phân tích xác định các tính chất vật lý của đất, có trách nhiệm với công việc và có độ tin cậy cao; Sinh viên có khả năng tổ chức và

Page 141: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả nghiên cứu, kiên trì, có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả nghiên cứu. 6.3. Thái độ: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả nghiên cứu, báo cáo bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả nghiên cứu của mình. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Các loại điểm kiểm tra và trọng số:

- Phần bài tập và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,3 - Thi cuối kỳ: 0,5

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng. 8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Nguyễn Xuân Hải. Các quá trình thoái hóa đất. 2008 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các tính chất vật lý của đất, những khái niệm, và các phương pháp xác định các tính chất đó. Nội dung chủ yếu của môn học bao gồm: thành phần cơ giới của đất, các tính chất cơ lý của đất, độ ẩm đất và các phương pháp xác định các tính chất đó. 10. Nội dung chi tiết môn học:

PHẦN MỞ ĐẦU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VẬT LÝ ĐẤT Chương 1. Thành phần cơ học và đoàn lạp của đất I. Định nghĩa và khái niệm về thành phần cơ học

1 - Nguồn gốc những nguyên tố cơ học của đất 2 - Tính chất những nguyên tố cơ học của đất 3 - Sự phân loại những nguyên tố cơ học của đất theo độ lớn của chúng

II. Nguyên tắc và kỹ thuật phân tích cơ học của đất 1 - Phương pháp phân tích cơ học của đất bằng rây 2 - Phân tích cơ học của đất trong dòng không khí 3 - Phân tích cơ học của đất trong nước

III. Kỹ thuật phân tích VI đoàn lạp của đất

Page 142: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

IV. Xác định vi đoàn lạp của đất theo Katrinski VI. Hệ số phân tán và hệ số cấu trúc của đất VII. Phân loại đất theo thành phần cơ học

Chương 2. Tỷ trọng và dung trọng của đất I. Tỷ trọng thể rắn của đất II. Tỷ trọng xương của đất III. Dung trọng của đất IV. Phương pháp xác định tỷ trọng thể rắn và dung trọng của đất

1- Xác định tỷ trọng thể rắn của đất bằng picnomet 2 - Xác định dung trọng của đất

V. Sử dụng dung trọng của đất Chương 3. Độ hổng hay độ xốp của đất I. Độ hổng chung của đất II. Độ hổng vi phân của đất

Chương 4. Diện tích bề mặt (tỷ diện) của đất I. Phương pháp hình học để tính tỷ diện của đất II. Tính tỷ diện của đất theo sự hấp phụ hơi nước của nó III. Phương pháp hấp phụ bởi đất các chất có màu IV. Phương pháp BET

Chương 5. Cấu trúc của đất I. Khái niệm về cấu trúc của đất II. Nguồn gốc của cấu trúc đất III. Ảnh hưởng của cấu trúc lên những tính chất của đất IV. Những phương pháp làm cho đất có cấu trúc

1 - Phương pháp làm giàu các chất mùn cho đất 2 - Tác động bởi thực vật 3 - Phương pháp làm đất 4 - Sử dụng những hợp chất cao phân tử để tạo thành cấu trúc đất

V. Phương pháp xác định và đánh giá tính đoàn lạp của đất 1- Phương pháp xác định độ bền vững nước của vi đoàn lạp theo SAVINOVA (trong

nước động)

Page 143: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2 - Xác định tính bền vững nước của đoàn lạp trong nước đứng 3 - Phương pháp gián tiếp để xác định tính bền vững nước của cấu trúc đất

Chương 6. Không khí đất I. Nguồn gốc và tính chất của không khí đất II. Trạng thái lý học của không khí đất

1 - Không khí tự do 2 - Không khí hấp phụ bởi đất 3 - không khí hoàn tan trong dung dịch đất

III. Những tính chất khí của đất và cách xác định chung Chương 7. Tính chất nước của đất I. Ý nghĩa của nước trong đất II. Các dạng nước trong đất III. Nước dễ tiêu và khó tiêu đối với thực vật IV. Phương pháp biểu thị độ ẩm của đất V. Phương pháp xác định các dạng nước trong đất VI. Độ giữ ẩm hay độ trữ ẩm của đất VII. Khả năng bay hơi của đất và thực vật VIII. Tính thấm nước của đất IX. Cân bằng nước và chế độ nước của đất

Chương 8. Tính chất nhiệt của đất I. Nguồn gốc nhiệt II. Tính chất nhiệt của đất III. Cân bằng nhiệt trong đất IV. Biện pháp điều hoà nhiệt trong đất

Chương 9. Tính chất cơ lý học của đất

Page 144: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHÂN LOẠI, PHÂN HẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3317 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Khoa học đất đại cương 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913023097; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Họ và tên: Bùi Thị Ngọc Dung Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Số 61 Hàng Chuối, Hà Nội

Điện thoại: 0912786561; Email: [email protected] Giảng viên 3:

Họ và tên: Phạm Thị Hà Nhung Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0975790241; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về điều tra,phân loại, phân

hạng đánh giá đất đai và định hướng sử dụng, cải tạo đất ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trang bị những kiến thức, hiểu biết cơ bản về điều tra phân loại phân hạng đánh giá đất đai trên cơ sở những quan điểm phân loại, đánh giá đất hiện đại, mới nhất, phổ cập nhất của thế giới đã được vận dụng vào Việt Nam.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Nhìn nhận và đánh giá những vấn đề thực tiễn trong phân loại, phân hạng và sử dụng đất.

Page 145: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Nắm được nội dung, phương pháp và các bước tiến hành trong tiến trình phân loại phân hạng đánh giá đất đai để học sinh có thể vận dụng vào việc phân hạng đánh giá đất đai theo các mục tiêu của các chương trình, dự án. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Các hình thức kiểm tra đánh giá linh hoạt dưới dạng bài tập, trình bày, viết hoặc vấn đáp.

- Phần tự học, tự nghiên cứu: 20% - Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30% - Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Tôn Thất Chiểu và n.n.k, Bước đầu nghiên cưú đánh giá phân hạng đất khái

quát toàn quốc.Tập san nghiên cứu KHKT (1981-1985).Viện QH&TKNN Hà Nội, 1986.

- Bùi Thị Ngọc Dung và Lê Đức, 2003. Phân hạng đánh giá đất - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

9. Tóm tắt nội dung môn học: Đất là hợp phần quan trọng của môi trường, là tư liệu đặc biệt của sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu của việc đánh giá đất đai xuất hiện khi mà các kết quả nghiên cứu của các yếu tố tự nhiên đơn thuần và riêng lẻ đã không cung cấp được những hướng dẫn đầy đủ để sử dụng đất hợp lý. Do vậy, để quản lý và quy hoạch đất hiệu quả, cần phải xem xét giữa những đặc điểm của đất - nước - khí hậu và các yêu cầu của những loại cây trồng khác nhau. Môn học phân loại, phân hạng đánh giá đất đai tập trung giới thiệu các nội dung về đánh giá, phân loại đất và phân hạng đất đai trên cơ sở tích hợp các tính chất độ phì nhiêu của đất với các yếu tố khí hậu thủy văn và cây trồng. Do vậy phân hạng đất đai có ý nghĩa thực tiễn quan trọng để sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất. 10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Mở đầu 1.1. Tầm quan trọng của phân loại, phân hạng đánh giá đất đai 1.1.1. Khái niệm chung 1.1.2. Tầm quan trọng của việc phân loại, phân hạng đánh giá đất đai 1.2. Mục tiêu của môn học 1.3. Điều kiện tiên quyết Chương 2. Lịch sử phát triển của môn học 2.1. Các nghiên cứu về tài nguyên đất 2.2. Các nghiên cứu về phân loại, phân hạng đánh giá đất đai 2.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Page 146: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 2.2.3. Đánh giá chung

Chương 3. Phân loại đất 3.1. Phân loại đất theo hệ thống phân loại của Liên Xô (cũ) 3.2. Phân loại đất theo Soil Taxonomy 3.3. Phân loại đất theo FAO-UNESSCO 3.4. Phân loại đất theo WRB 3.5. Phân loại đất Việt Nam Chương 4. Đánh giá đất đai cho nông nghiệp 4.1. Quy định chung 4.2. Nội dung các bước đánh giá đất đai 4.2.1. Xác định mục tiêu 4.2.2. Thu thập tài liệu và viết báo cáo khởi đầu 4.2.3. Xác định loại hình sử dụng đất 4.2.4. Xác định yêu cầu sử dụng đất 4.2.5. Xác định các đơn vị đất đai 4.2.6. Đánh giá tác động môi trường và điều kiện kinh tế, xã hội 4.2.7. Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp 4.2.8. Đề xuất sử dụng đất 4.2.9. Ứng dụng kết quả đánh giá đất đai 4.3. Đánh giá đất được tưới, đất được tiêu, đất trồng cây lâu năm và đất đồng cỏ 4.3.1. Đánh giá đất được tưới 4.3.2. Đánh giá đất được tiêu nước 4.3.3. Đánh giá đất trồng cây lâu năm 4.3.4. Đánh giá đất đồng cỏ chăn thả Chương 5. Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp 5.1. Quy định chung 5.2. Các bước tiến hành 5.2.1. Xác định mục tiêu 5.2.2. Thu thập tài liệu và viết báo cáo khởi đầu 5.2.3. Xác định các loại hình sử dụng đất 5.2.4. Xác định các yêu cầu sử dụng đất 5.2.5. Xác định các đơn vị đất đai

Page 147: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

5.2.6. Đánh giá tác động môi trường và điều kiện kinh tế, xã hội 5.2.7. Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất 5.2.8. Đề xuất sử dụng đất và ứng dụng kết quả đánh giá đất đai

Chương 6. Đánh giá đất tự động theo ALES 6.1. Giới thiệu về ALES 6.1.1. Chương trình ALES 6.1.2. Cơ sở nền tảng của dự án ALES 6.1.3. Mục đích của ALES 6.2. Cấu trúc của đánh giá đất đai ALES 6.3. Ứng dụng GIS và ALES trong đánh giá đất đai 6.3.1. GIS với phân tích đa chỉ tiêu trong đánh giá thích hợp đất đai 6.3.2. Phương pháp nghiên cứu 6.3.3. Ứng dụng kết GIS và ALES trong đánh giá đất lúa tỉnh Sóc Trăng

Page 148: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NÔNG NGHIỆP

1. Mã môn học: EVS3318 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Không 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913023097; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Quốc Việt

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sỹ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0912263456; Email: [email protected] Giảng viên 3:

Họ và tên: Nguyễn Viết Hiệp Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ Địa điểm làm việc: Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: Email:

6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức để sử dụng các phương

pháp toán học trong kiểm địnhk giả thiết và đánh giá các kết quả thí nghiệm. 6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Vận dụng để giải các bài toán về

bố trí thí nghiệm và sử lý các kết quả thí nghiệm. Biết đánh giá độ chính xác và tin cậy của các kết quả nghiên cứu.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Giúp sinh viên tiếp cận và ứng dụng các thuật toán trong giải quyết và đánh giá độ tin cậy và mức độ chính xác của các nghuiên cứu trong thực tiễn.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Sử dụng phương pháp thống kê trong phân tích đánh giá kết quả trong nghiên cứu thực nghiệm nói chung.

Page 149: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Phần tự học, tự nghiên cứu, làm bài tập: 20% - Điểm kiểm tra giữa kỳ: 30% - Điểm thi kết thúc môn học: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Nguyễn Xuân Cự, Phương pháp thống kê trong khoa học nông nghiệp và môi

trường, Bài giảng Trường ĐHKHTN, Hà Nội 2002 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học đề cập đến các vấn đề về mẫu, phương pháp lấy mẫu nghiên cứu và thuật toán thống kê mô tả, thống kê suy luận. Các phương pháp kiểm định giả thiết và các tham số đặc trưng mẫu. Tính toán và đánh giá mức độ tập trung hay phân tán của tập hợp mẫu nghiên cứu. Ước lượng các tham số đặc trưng cho tập hợp mẫu. Các phương pháp phân tích phương sai, phân tích độ lệch, độ tin cậy cũng như giải các bài toàn về tương quan hồi qui giữa các biến trong điều tra nghiên cứu và phân tích kết quả thí nghiệm thực nghiệm về nông nghiệp. 10. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1. Phương pháp thống kê mô tả

1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Thống kê là gì? 1.1.2. Tại sao phải sử dụng phương pháp thống kê

1.2. Phương pháp thông kê mô tả 1.2.1. Giới thiệu về thống kê mô tả 1.2.2. Phân bố tần xuất 1.2.3. Xác định độ tập trung của các giá trị quan trắc 1.2.4. Xác định sự biến động hay độ phân tán mẫu

Chương 2. Phương pháp thống kê suy luận trong khoa học nông nhgiệp và môi trường

2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Tập hợp 2.1.2. Phép thử 2.1.3. Sự kiện (hay biến cố) 2.1.4. Định nghĩa xác suất theo quan điểm thống kê 2.1.5. Tổng thể 2.1.6. Mẫu

Page 150: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2. 2. Lí thuyết sác xuất 2.2.1. Giới thiệu 2.2.2 Các khái niệm và phương pháp xác định xác suất: 2.2.3 Chủ đề lựa chọn 2.2.4. Định lý Bayes 2.2.5 Phân bố xác suất

2.3. Giới thiệu về các khái niệm lấy mẫu 2.3.1 Giới thiệu chung 2.3.2 Các khái niệm về lấy mẫu 2.3.3 Kỹ thuật lấy mẫu trong khoa học nông nghiệp và môi trường 2.3.3. Xác định kích thước mẫu

2.4. Ước lượng các tham số - Số trung bình và tỷ lệ phần trăm 2.4.1 Giới thiệu 2.4.2. Ước lượng điểm 2.4.3. Ước lượng khoảng 2.4.4. Ước lượng trung bình tổng thể khi đã biết sai số chuẩn 2.4.5. Ước lượng số trung bình tổng thể khi không biết sai số chuẩn 2.4.6. Sử dụng phân bố t (student distribution) 2.4.7. Xác định khoảng cho số phần trăm tổng thể

Chương 3. Kiểm định giả thiết thống kê về các tham số đặc trưng mẫu 3.1. Kiểm định giả thiết trong trường hợp một mẫu (Hypothesis testing: One sample)

3.1.1. Giới thiệu 3.1.2. Các bước thực hiện trong kiểm định giả thiết 3.1.3. Kiểm tra về số trung bình trong trường hợp số lượng mẫu lớn 3.1.4. Kiểm định số trung bình trong trường hợp số lượng mẫu nhỏ 3.1.5. Kiểm định theo từng phần 3.1.6. Sự tiếp cận khác trong kiểm tra giả thiết

3.1.7. Quan hệ giữa và 3.2. Kiểm định giả thiết trong trường hợp hai mẫu

3.2.1. Giới thiệu 3.2.2. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của 2 mẫu có kích thước nhỏ 3.2.3. Kiểm tra tỉ lệ phần trăm 2 mẫu khi có kích thước lớn

α β

Page 151: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.3. Phân tích phương sai 3.2.1 Giới thiệu 3.3.2.Kích thước mẫu khác nhau

Chương 4. Phương pháp kiểm định không tham số (Non parametics methods) 4.1. Phân tích Khi bình phương (ữ2)

4.1.1. Giới thiệu 4.1.2. Kiểm định sự sai khác giữa các phần 4.1.3. Kiểm định ữ2 về tính độc lập của tổng thể 4.1.4. Kiểm định tính phù hợp 4.1.5. Kiểm định tính đồng nhất

4.2. Một số phương pháp khác kiểm định bổ sung (Additional Nonparamatric Methods)

4.2.1. Giới thiệu 4.2.2. Kiểm định dấu hiệu 4.2.3. Kiểm định xếp hạng Wilcoxon (Wilcoxon Signed - Rank test) 4.2.4. Hệ số tương quan xếp hạng Spearman

4.3. Tương quan và hồi quy đơn giản (Simple regression and comelation) 4.3.1. Giới thiệu 4.3.2. Phân tích hồi quy 4.3.3. Ước lượng sai số chuẩn 4.3.4. Phân tích tương quan

4.4. Tương quan bội (Hồi qui nhiều biến Multiple regsion) 4.4.1. Giới thiệu 4.4.2. Ước lượng phương trình hồi qui nhiều biến: Phương pháp bình phương nhỏ nhất 4.4.3. Ước lượng sai số chuẩn 4.4.4 Phân tích tương quan bội 4.4.5 Thống kê suy luận trong phân tích hồi quy và tương quan

4.4.6 Các giả định và những vấn đề trong tương quan đường thẳng

Page 152: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC ĐỊA LÝ THỔ NHƯỠNG

1. Mã môn học: EVS3319 2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ 3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học trái đất và sự sống, mã môn học: GEO1050 + Tài nguyên thiên nhiên, mã môn học: EVS2301 + Khoa học đất đại cương, mã môn học: EVS3311

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng việt 5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác): Giảng viên 1: Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, Giảng viên Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, P.127- T1, Trường Đại học KHTN Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại, e-mail: 38581776; 0912733285; [email protected]; Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Quốc Việt Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, Giảng viên chính Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, P.127-T1, Trường Đại học KHTN Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại, e-mail: 38581776; 0912263456; [email protected] Giảng viên 3: Họ và tên: Phạm Thị Hà Nhung Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân, trợ giảng Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, P.127- T1, Trường Đại học KHTN Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại, e-mail: 38581776; 0975790241; [email protected] 6. Mục tiêu môn học:

1

Page 153: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.1. Kiến thức: Sau khi học xong môn học, sinh viên cần nắm được những kiến thức cơ bản về các các quy luật cơ bản phân bố đất theo vĩ độ và theo độ cao, các quá trình địa hóa đất, đặc trưng các thuộc tính cơ bản của từng nhóm đất chính trên thế giới và Việt Nam theo phân loại của FAO/UNESSCO.

6.2. Kỹ năng: Hình thành được kỹ năng tiếp cận các vấn đề liên quan qua tư liệu, bài giảng, có khả năng đọc bản đồ phân loại đất và xác định được tổng hợp các nhân tố phát sinh học ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển đất, tính chất đặc trưng của các nhóm đất cụ thể.

6.3. Thái độ: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, liên tục cố gắng, cùng nhau hợp tác và sáng tạo. Có khả năng thuyết trình và diễn giải, nâng cao được tư duy, thái độ, hành vi nhận thức học tập, nghiên cứu vấn đề. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập thuyết trình và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,2 - Thi cuối kỳ: 0,6 Các điểm thành phần theo thang điểm 10, điểm chung môn học là điểm tổng cộng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng. 8. Giáo trình bắt buộc:

- FAO. World reference base for soil resources 2006. - Hans Jenny, Ronald Amundson. Factors of Soil formation. Dover

Publications, INC, 1994. 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các nhân tố phát sinh học đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất theo đới khí hậu và theo độ cao; các quá trình địa hóa đất; điều kiện hình thành và phân bố các nhóm đất chính trên thế giới theo các đới khí hậu; điều kiện hình thành và phân bố các nhóm đất chính ở Việt Nam theo vĩ độ, theo độ cao và tính địa phương; các yếu tố thuộc tính đất đặc trưng trong từng điều kiện hình thành; tiếp cận cơ sở khoa học và bản đồ nghiên cứu sự phân bố các nhóm đất chính trên thế giới theo phân loại của Liên Xô, Soil Taxonomy và FAO/UNESSCO. 10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu địa lý thổ nhưỡng 1.1. Đối tượng nghiên cứu 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu và bản đồ trong nghiên cứu địa lý đất

Chương 2. Các nhân tố hình thành đất 2.1. Khái niệm chung 2.2. Đá mẹ

2

Page 154: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.3. Địa hình 2.4. Sinh vật 2.5. Khí hậu 2.6. Thời gian Chương 3. Các quá trình thổ nhưỡng chủ đạo 3.1. Quá trình phong hóa 3.2. Quá trình mùn 3.3. Quá trình bồi tụ hình thành đất đồng bằng và đất miền núi 3.4. Quá trình glay 3.5. Quá trình mặn hóa 3.6. Quá trình phèn hóa 3.7. Quá trình ferralit hóa 3.8. Quá trình alit hóa 3.9. Quá trình thục hóa và thoái hóa đất

Chương 4. Những quy luật cơ bản phân bố địa lý của đất 4.1. Phân đới ngang 4.2. Phân đới theo độ cao 4.3. Phân đới địa phương 4.4. Quy luật vi đới 4.5. Quy luật nội đới Chương 5. Sự phân bố các đới đất chính trên thế giới

1. Acrisols: Đất xám 2. Albeluvisols: Đất nâu đen có tầng bạc trắng 3. Alisols: Đất mùn alit núi cao 4. Andosols: Đất đá bọt 5. Anthrosols: Đất nhân tác 6. Arenosols: Đất cát 7. Calcisols: Đất tích vôi 8. Cambisols: Đất mới biến đổi 9. Chernozems: Đất đen chernozem 10. Cryosols: Đất băng giá 11. Durisols: Đất cứng rắn 12. Ferrasols: Đất Feralit

3

Page 155: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

13. Fluvisols: Đất phù sa 14. Gleysols: Đất glay 15. Gypsisols: Đất thạch cao 16. Histosols: Đất hữu cơ 17. Kastanozem: Đất hạt dẻ 18. Leptosols: Đất tầng mỏng 19. Lixisols: Đất nâu khô hạn 20. Luvisols: Đất nâu đen 21. Nitisols: Đất nâu tím 22. Phaeozem: Đất nâu xám 23. Planosols: Đất sét chặt 24. Plinthosols: Đất loang lổ 25. Podzols: Đất podzon 26. Regosols: Đất đá tơi 27. Solonchaks: Đất mặn 28. Solonnetz: Đất mặn kiềm 29. Umbrisols: Đất đen nhân tác 30. Vertisols: Đất nứt nẻ

Chương 6. Quy luật phân bố địa lý của đất Việt Nam 6.1. Quy luật phân đới ngang 6.2. Quy luật phân đới theo độ cao 6.3. Tính tỉnh hoặc tính địa phương của đất 6.4. Các nhóm đất chính của Việt Nam

Chương 7. Ảnh hưởng của con người và tự nhiên đến quá trình phát triển đất 7.1. Tác động của con người đến thuộc tính đất 7.2. Ảnh hưởng của các hoạt động canh tác đến độ phì đất 7.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến độ phì đất 7.4. Xu hướng biến động thuộc tính đất và độ phì trong tương lai

4

Page 156: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH LÝ HỌC THỰC VẬT

1. Mã môn học: 2. Số tín chỉ: 03 3. Môn học tiên quyết: 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Phạm Thị Lương Hằng Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.238, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 043 8582796; Email: [email protected]

Giảng viên 2 Họ và tên: Lê Quỳnh Mai Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.238, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 043 8582796; Email: [email protected]

Giảng viên 3: Họ và tên: Trần Thị Dụ Chi Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ Địa điểm làm việc: P.238, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 043 8582796; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: - Nhớ được cấu tạo của tế bào và các cơ quan của cơ thể thực vật. - Xắp xếp được các nhóm chức năng theo từng cơ quan của cơ thể thực vật. - So sánh những điểm giống nhau và khác nhau về chức năng quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. - Thiết kế được các thí nghiệm để chứng minh hoặc cải thiện các vấn đề về dinh dưỡng và cây trồng. 6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: - Có kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc

1

Page 157: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Kỹ năng phân tích vấn đề - Kỹ năng thu thập và tổng hợp tài liệu - Kỹ năng thuyết trình - Tự tin, chủ động và linh hoạt 6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: - Tinh thần dân tộc - Có khả năng Làm việc thành công trong tổ chức 6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: - Vận dụng được các kiến thức cốt lõi về chức năng sinh học của thực vật vào thực tiễn nghề nghiệp - Sử dụng được các thiết bị và công nghệ trong nghiên cứu Sinh học

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra thường xuyên: 20% - Thi giữa kỳ: 30% - Thi cuối kỳ: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, 2001. Sinh lý học Thực vật,

tái bản lần thứ 7. Nhà xuất bản Giáo dục. - Taiz L. & Zeiger E., 2010. Plant physiology 4th Edition. Sinauer Associates,

Inc., publishers, Massachusetts, America. - Alison M. Smith et al., 2010. Plant Biology. Garland Science.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Sinh lý học thực vật là môn khoa học nghiên cứu về các chức năng sinh lý quan trọng được đảm nhận bởi tế bào các bào quan, mô và cơ quan trong cơ thể thực vật, bao gồm các 6 nội dung chính sau: - Cấu tạo tế bào thực vật và chức năng sinh lý của các bào quan điển hình như

thành tế bào, không bào và lục lạp. - Cấu tạo và chức năng sinh lý của các mô phân sinh và mô chuyên hóa - Cấu tạo của rễ và sinh lý hấp thụ nước, muối khoáng - Lá: Quang hợp và điều hòa thoát hơi nước - Thân: chức năng vận chuyển và nâng đỡ - Hoa và quả: chức năng sinh sản và truyền đạt tính trạng 10. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1: Tế bào thực vật

1.1. Khái niệm chung 1.2. Cấu trúc của một tế bào thực vật điển hình 1.3. Tổ chức cấu trúc và chức năng của một số bào quan.

1.2.1. Vách tế bào 1.2.2. Màng sinh chất 1.2.3. Không bào – điều hòa áp suất thẩm thấu 1.2.4. Lục lạp – quang hợp 1.2.5. Ty thể - hô hấp tế bào

2

Page 158: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.2.6. Peroxisome – chu trình glyoxylate 1.4. Các giai đoạn phát triển của tế bào thực vật

6.3.1. Giai đoạn phân chia tế bào 6.3.2. Giai đoạn giãn của tế bào 6.3.3. Giai đoạn phân hóa tế bào

1.5. Thực hành: Bài thực hành 1: Sự xâm nhập của các chất vào tế bào thực vật Bài thực hành 2: Tính chất lý hóa và cảm quang của diệp lục

Chương 2: Các mô thực vật 2.1. Các loại tế bào và mô chính trong cơ thể thực vật 2.2. Cấu trúc và chức năng của mô phân sinh 2.3. Cấu trúc và chức năng của các mô chuyên hóa

2.3.1. Mô bì 2.3.2. Mô mạch 2.3.3. Mô cơ bản

2.4. Nuôi cấy mô tế bào thực vật và những ứng dụng thực tiễn 2.4.1. Tái sinh trực tiếp 2.4.2. Tái sinh gián tiếp

2.5. Thực hành: Bài thực hành 3: Xác định áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật

Chương 3: Rễ - hấp thụ nước và muối khoáng 3.1. Đặc điểm của nước và vai trò của nước đối với đời sống thực vật 3.2. Nước trong đất 3.3. Sự hút nước vào tế bào

3.3.1. Tế bào là một hệ thẩm thấu 3.3.2. Khái niệm sức hút nước của tế bào thực vật 3.3.3. Thế nước

3.4 Cấu tạo của rễ 3.5. Sự trao đổi nước ở thực vật:

3.5.3. Sự hấp thụ nước ở tế bào biểu bì 3.5.1 Sự vận chuyển nước theo con đường symplast 3.5.3. Sự vận chuyển nước theo con đường symplast

3.6. Chứng minh sự hút bước chủ động của rễ 3.6.1. Hiện tượng rỉ nhựa 3.6.2. Hiện tượng ứ giọt

3.7. Đất, rễ, vi sinh vật và dinh dưỡng khoáng 3.7.1. Quá trình trao đổi ion và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất 3.7.2. Rễ-vi sinh vật và dinh dưỡng khoáng

3.8. Cơ chế quá trình hút các chất khoáng ở tế bào rễ 3.8.1. Cơ chế thụ động 3.8.2. Cơ chế chủ động

3.9. Sự đồng hoá và biến đổi nitơ ở rễ 3.9.1. Các nguồn nitơ ở thực vật và - chu trình nitơ trong tư nhiên 3.9.2. Quá trình cố định nitơ khí quyển 3.9.3. Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật

3.10. Sự đồng hóa các nguyên tố dinh dưỡng khác 3.11. Bài thực hành

Bài thực hành 4: Xác định sức hút nước của tế bào thực vật

3

Page 159: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 4: Lá – quang hợp và điều hòa thoát hơi nước 4.1. Sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng quang hợp của lá 4.2. Quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM

4.2.1. Quang hợp ở thực vật C3 và hô hấp sáng 4.2.2. Quang hợp ở thực vật C4 4.2.3. Quang hợp ở thực vật CAM 4.2.4. Các tiêu chuẩn để xác định hai nhóm thực vật C3 và C4

4.3. Quá trình tổng hợp đường và tinh bột-sản phẩm của quá trình quang hợp 4.4. Quá trình thoát hơi nước ở lá

4.3.1. Thoát hơi nước qua cutin và khí khổng 4.3.2. Các giai đoạn của quá trình thoát hơi nước 4.3.3. Sự điều hòa quá trình thoát hơi nước

4.5. Lá và dinh dưỡng khoáng 4.5.1. Sự đồng hóa các yếu tố dinh dưỡng 4.5.2. Triệu chứng thiếu dinh dưỡng ở lá 4.5.3. Xử lý thiếu dinh dưỡng

4.6. Thực hành: Bài thực hành 5: Xác định cường độ quang hợp theo phương pháp Tiurin

Chương 5: Thân – cấu tạo và chức năng 5.1. Cấu tạo của thân cây một lá mầm và hai lá mầm 5.2. Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cơ quan, cơ thể

5.2.1. Sinh trưởng sơ cấp 5.2.2. Sinh trưởng thứ cấp

5.3. Tổng hợp và vận chuyển các chất điều hòa sinh trưởng 5.3.1. Auxin 5.3.2. Cytokinin 5.3.3. Axit absxixic 5.3.3. Các chất điều hòa sinh trưởng khác

5.4. Vận chuyển các chất dinh dưỡng 5.4.1. Vận chuyển nước và muối khoáng 5.4.2. Vận chuyển các sản phẩm quang hợp

5.5. Các hình thức vận động sinh trưởng 5.5.1. Các hình thức vận động hướng động 5.5.2. Các hình thức vận động cảm ứng

5.6. Thực hành: Bài thực hành 6: Xác định khả năng kéo dài tế bào của Auxin

Chương 6: Hoa và quả – chức năng sinh sản và truyền tính trạng 6.1. Cấu tạo của hoa

6.1.1. Nhị và hạt phấn 6.1.2. Nhụy và noãn

6.3. Sự hình thành quả 6.4. Sự chín quả 6.5. Sự phát tán quả quả và nảy mầm của hạt

4

Page 160: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)

1. Mã môn học: EVS3250

2. Số tín chỉ: 03

3. Môn học tiên quyết:

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1: ThS. Nguyễn Quốc Việt

Giảng viên 2: PGS.TS. Trần Văn Thụy

Giảng viên 3: TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức : Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản của khoa học và công nghệ GIS. Biết tham khảo tài liệu và tổng hợp các thông tin về GIS trong các lĩnh vực khoa học ứng dụng cụ thể

6.2. Kỹ năng: Có kỹ năng thực hành các phần mềm chuyên nghiệp của GIS và Viễn thám một cách cơ bản, thực hành cách thao tác xây dựng các bản đồ chuyên đề bằng phương pháp GIS, biết sử dụng các công cụ của GIS như GPS, bản đồ địa hình, lưới chiếu tọa độ trong khảo sát thực địa và quản lý dữ liệu

6.3. Thái độ: Biết cách làm việc theo nhóm, tham gia nghiên cứu trong nhóm và thực hiện nhiệm vụ thành thạo. Trung thực, khách quan.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

+ Thực hành máy tính và kiểm tra thường xuyên : 20%

+ Kiểm tra giữa kỳ: 20%

+ Kiểm tra kết thúc môn học : 60%

1

Page 161: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

1. Trần Văn Thụy, Nguyễn Quốc Việt. Bài giảng về hệ thống thông tin địa lý Hà Nội.

2. Carol A. Johnston, (1998). Geographic Information Systems in Ecology. Methods in Ecology. Blackwell Science Ltd., 1998.

3. Vũ Quyết Thắng, (1999). Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và ứng dụng trong nghiên cứu sinh thái môi trường. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Tài liệu lưu hành nội bộ).

4. Kang-tsung Chang, (2006). Introduction to Geographic Information Systems. Third edition. McGraw-Hill International Edition 2006.

5. Bolstad, P. GIS Fundamentals: A First text on Geographic Information System. 2nd Edition. Eider Press, White Bear Lake, Minnesota (2005).

6. Ormsby, T., E. Napoleon, R. Burke, c. Groess, and L. Feaster, Getting to Know ArcGIS Desktop: Basics of ArcView, ArcEditor, and ArcInfo. 2nd Edition. ESRI Press, Redlands, California (2004)

7. Sample, V.A. (ed.) 1994. Remote Sensing and GIS in Ecosystem Management. Island Press, Washington, D.C.

9. Tóm tắt nội dung môn học (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về GIS, các nguyên lý, khái niệm và lĩnh vực ứng dụng trong môi trường, khái niệm dữ liệu và cơ sở dữ liệu; cấu trúc cơ sở dữ liệu không gian; phân tích cơ sở dữ liệu không gian; truy xuất và hiển thị dữ liệu; Ứng dụng GIS và viễn thám trong các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của khoa học môi trường. Ngoài ra môn học cũng giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về các phần mềm chuyên nghiệp được sử dụng trong GIS, biết cách vận hành và thao tác xử lý dữ liệu, giúp cho sinh viên có thể vận dụng tốt những kiến thức này trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng triển khai.

10. Nội dung chi tiết môn học (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1 NHỮNG QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ(GIS)

VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 4 tiết (4-0-0)

1.1. Giới thiệu về hệ thống thông tin địa lý và lịch sử phát triển

2

Page 162: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.2. Thành phần và chức năng của hệ thống thông tin địa lý 1.3. Các quan niệm về hệ thống thông tin địa lý 1.4. Phân loại và phạm vi ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý

Chương 2 DỮ LIỆU VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

10 tiết (10 -0-0) 2.1. Khái niệm dữ liệu – cơ sở dữ liệu 2.2. Khái niệm bản đồ - dữ liệu cơ bản của GIS 2.2.1. Hình dạng trái đất và các phép chiếu bản đồ 2.2.2. Phân loại bản đồ 2.3. Chương trình GPS – hệ thống định vị toàn cầu 2.3.1. Khái niêm và lịch sử phát triển 2.3.2. Nguyên lý khoảng không và điều hành khoảng không của GPS 2.3.3. Nguyên nhân gây lỗi GPS 2.3.4. Thu nhận và nhập số liệu GPS vào GIS 2.4. Pham vi sử dụng dữ liêu địa lý 2.5. Cấu trúc dữ liệu 2.5.1. Mô hình chồng xếp bản đồ 2.5.2. Mô hình dữ liệu không gian và thuộc tính 2.6. Cơ sở dữ liệu GIS 2.6.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu mức quan niệm 2.6.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu ở mức logic 2.6.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý

Chương 3

VIỄN THÁM VÀ GIS 4 tiết (4-0-0)

3.1. Cơ sở vật lý của viễn thám 3.2. Các loại bộ cảm chính của viễn thám (sensor) và quỹ đạo vệ tinh 3.3. Thể hiện hình ảnh tư liệu viễn thám 3.3.1. Hiệu chỉnh hình học 3.3.2. Các phép biến đổi ảnh viễn thám 3.3.3. Tổ hợp màu 3.4. Xử lý số ảnh

3

Page 163: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.4.1. Phân loại không giám sát 3.4.2. Phân loại có giám sát 3.4.3. Phân loại xác xuất cực đại 3.5. Tích hợp viễn thám và GIS 3.5.1. Tích hợp cấu trúc ảnh và phổ màu với thông tin địa lý 3.5.2. Liên kết dữ liệu vector 3.5.3. Liên kết dữ liệu raster 3.5.4. Liên kết bằng phương pháp chồng xếp bản đồ 3.5.6. Phép chiếu bản đồ dùng trong viễn thám và GIS

Chương 4 QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

6 tiết (6-0-0) 4.1. Quản lý dữ liệu 4.1.1. Quản lý dữ liệu không gian 4.1.2. Quản lý dữ liệu thuộc tính 4.2. Hệ quản trị dữ liệu 4.2.1. Nhập dữ liệu không gian 4.3.2. Nhập dữ liệu thuộc tính 4.3.3. Liên kết dữ liệu 4.3. Phân tích dữ liệu 4.3.1. Chuyển đổi dữ liệu 4.3.2. Tổ hợp các nguồn dữ liệu – chức năng phân loại lại 4.3.3. Chức năng hỏi đáp – tìm kiếm 4.3.4. Chức năng phân tích không gian 4.3.5. Chức năng thuộc tính và trắc đạc 4.3.6. Thao tác chồng ghép 4.3.7. Chức năng lân cận 4.3.8. Chức năng địa hình và mô hình số địa hình 4.3.9. Chức năng quan sát và nội suy 4.4. Hiển thị và xuất dữ liệu 4.4.1. Hiển thị dữ liệu 4.4.2. Xuất dữ liệu 4.5. Chất lượng dữ liệu – kiểm tra và sử dụng dữ liêu

4

Page 164: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 5

CÁC PHẦN MỀM CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIS 17 tiết (7-10 – 0)

5.1. Phần mềm ERDAS 5.2. Phần mềm MAPINFO 5.3. Phần mềm ARC. GIS

Chương 6 GIS TRONG NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

4 tiết (4-0-0)

6.1. GIS và ứng dụng nghiên cứu thành lập bản đồ đất và quản lý tài nguyên đất 6.2. GIS trong quy hoạch nông nghiệp và sử dụng đất 6.3. Phân tich tai biến môi trường 6.4. Phân tích tìm kiếm tài nguyên khoáng sản 6.5. Quản lý lưu vực và lãnh thổ 6.6. Nghiên cứu tài nguyên nước mặt và nước ngầm 6.7. Các nghiên cứu ứng dụng GIS điển hình về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam .

5

Page 165: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6

Page 166: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH THÁI ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3321 2. Số tín chỉ: 3TC 3. Môn học tiên quyết: Không 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1: Họ và tên: Lê Văn Thiện Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0916027871; Email: [email protected] Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Kiều Băng Tâm Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 094188999 Email: [email protected] Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sỹ Địa điểm làm việc: P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại:

Email: [email protected] 6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được nguyên lý và kiến thức cơ bản của sinh thái học trong nghiên cứu hệ thống đất.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản trong sinh thái học để phân tích các vấn đề mang tính chất tổng hợp trong hệ thống đất. Thái độ làm việc nghiêm túc, có khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề nghiên cứu theo quan điểm hệ thống. Có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

1

Page 167: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải vấn đề phân tích.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc phân tích đánh giá các vấn đề thực tiễn liên quan đến hệ thống đất trên quan điểm sinh thái học. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20% - Điểm kiểm tra giữa kỳ: 20% - Điểm thi kết thúc môn học: 60%

8. Giáo trình bắt buộc: 1.Vũ Trung Tạng, 2000.Sinh thái học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Kiều Băng Tâm, Huỳnh Thị Kim Hối, 2006. Bài giảng Sinh học Đất. 3. Lê Văn Khoa, Trần Khắc Hiệp. Cơ sở thổ nhưỡng và môi trường Đất

9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học giúp cho sinh viên tiếp cận những kiến thức sinh thái học trong nghiên cứu hệ thống đất, sự tương tác giữa các lĩnh vực vật lý đất, hóa học đất và sinh học đất. Nội dung chủ yếu của môn học bao gồm: Giới thiệu về đất như một thực thể bao gồm các thành phần sinh vật và thành phần vô sinh có tương tác qua lại với nhau, các nguyên lí phân bố sinh vât trong đất, các quá trình diễn ra trong đất và hoạt động của các sinh vật (vi sinh vật, động vật đất) như quá trình phân hủy, chu trình dinh dưỡng, mạng thức ăn trong đất, đa dạng sinh học đất và mối liên hệ với các quá trình trong đất. Sinh viên có thể vận dụng những kiến thức của khóa học trong việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất theo hướng thân thiện với môi trường, phù hợp với các nguyên lí của sinh thái học. 10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1.Khái quát quá trình hình thành đất 1. Các quá trình hình thành đất 2. Sự hình thành phẫu diện đất 3. Cấu trúc đất 4. Đất – Hệ sinh thái

Chương 2. Các quá trình sản xuất sơ cấp diễn ra trong đất 1. Cộng sinh vùng rễ 2. Cấu trúc và chức năng nấm rễ 3. Dòng cacbon trong nấm rễ

2

Page 168: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 3. Quá trình sản xuất thứ cấp: Hoạt động của các cơ thể dị dưỡng (vi sinh vật và động vật đất)

1. Các hợp chất bị phân hủy bởi VSV 2. Các hoạt động của VSV trong hệ sinh thái đất 3. Các nhóm động vật đất: sự phân bố và tác động lên hệ sinh thái đất 4. Vai trò của động vật đất đối với hệ sinh thái đất

Chương 4. Các chu trình vật chất và phân hủy 1. Quá trình phân hủy tầng thảm mục 2. Vai trò của động vật đất trong phân hủy tầng thảm mục 3. Vận chuyển dinh dưỡng trong quá trình phân hủy 4. Sự kết nối các chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái đất

Chương 5. Mạng lưới thức ăn trong hệ sinh thái đất 1. Sinh thái-sinh lý học các sinh vật đất 2. Năng lượng trong các mạng và chuỗi thức ăn 3. Cạnh tranh thức ăn

Chương 6. Đa dạng sinh học đất và mối liên hệ với các quá trình trong đất 1. Đa dạng sinh học đất và tác động của nó tới chức năng hệ sinh thái trên cạn 2. Tác động của sự phong phú loài lên hệ sinh thái đất 3. Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu đa dạng sinh học hệ sinh thái đất

Chương 7. Các hướng phát triển Sinh thái Đất trong tương lai 1. Vai trò của đất trong chu trình cacbon toàn cầu 2. Các vấn đề về động thái mô hình cacbon trong đất 3. Các tương tác sinh học trong đất

Chương 9. Các bài tập thực tế về Sinh thái Đất 1. Các nghiên cứu về vùng rễ 2. Các nghiên cứu về hô hấp của đất 3. Các nghiên cứu về quá trình phân hủy tầng thảm mục 4. Phân tích sinh khối VSV đất

5. Lấy mẫu và phân tích động vật đất

3

Page 169: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC BẢN ĐỒ ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3322 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết:

- Khoa học đất đại cương, mã môn học EVS3311 - Phân loại, phân hạng và đánh giá đất, mã môn học EVS3317 - Hệ thông tin địa lý (GIS), mã môn học: EVS3250

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1: Họ và tên: Nguyễn Quốc Việt Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, Giảng viên chính Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, P.127-T1, Trường Đại học KHTN Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại, e-mail: 38581776; 0912263456; [email protected] Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, Giảng viên Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, P.127-T1, Trường Đại học KHTN Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại, e-mail: 38581776; 0979965353 Giảng viên 3: Họ và tên: Phạm Thị Hà Nhung Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân, trợ giảng Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, P.127- T1, Trường Đại học KHTN Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại, e-mail: 38581776; 0975790241; [email protected] 6. Mục tiêu môn học:

Page 170: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.1. Kiến thức: Sau khi học xong môn học, sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về bản đồ, bản đồ chuyên đề nói chung và đặc biệt về bản đồ đất, các phương pháp xây dựng bản đồ dựa trên sự hỗ trợ của các công cụ hiện đại: GPS, viễn thám, GIS.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Có các kỹ năng về sử dụng các phần mềm, thiết bị chuyên dụng trong khảo sát, điều tra và xây dựng bản đồ đất.

Hình thành được kỹ năng tiếp cận các vấn đề liên quan qua tư liệu, bài giảng, có khả năng đọc bản đồ phân loại đất và xác định được tổng hợp các nhân tố phát sinh học ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển đất, tính chất đặc trưng của các nhóm đất cụ thể.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, liên tục cố gắng, cùng nhau hợp tác và sáng tạo. Có khả năng thuyết trình và diễn giải, nâng cao được tư duy, thái độ, hành vi nhận thức học tập, nghiên cứu vấn đề.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng được các kiến thức đã học trong việc nâng cao sự hiểu biết, phân tích tổng hợp, đánh giá, giải quyết các vấn đề nghiên cứu khi làm các công việc liên quan đến bản đồ, sử dụng đất, môi trường.... 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra thường xuyên: 20% - Thi giữa kỳ: 30% - Thi cuối kỳ: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Đại cương về đất, phân loại và lập

bản đồ đất. NXB Khoa học Kỹ thuật, 2009. - Nguyễn Quốc Việt. Giáo trình Hướng dẫn thực tập xây dựng bản đồ đất,

2012. - Nguyễn Quốc Việt. Giáo trình Hướng dẫn sử dụng phần mềm MapInfo,

2008. 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học giới thiệu những kiến thức về các nội dung, quy trình điều tra khảo sát xây dựng bản đồ đất trên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS để xây dựng bản đồ đất. Ngoài ra môn học còn đề cập đến việc hướng dẫn sử dụng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ trong việc khảo sát thực địa: La bàn, bản đồ địa hình, GPS

10. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1. Giới thiệu chung 1.1. Bản đồ và phương pháp xây dựng bản đồ 1.2. Cơ sở toán học bản đồ 1.3. Phân loại bản đồ

Page 171: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 2. Sử dụng Bản đồ địa hình 2.1. Lựa chọn và đánh giá bản đồ địa hình 2.2. Định hướng bản đồ - Định hướng theo địa bàn - Đinh hướng theo địa vật 2.3. Xác định vị trí điểm đứng trên bản đồ - Phương pháp toạ độ cực - Phương pháp giao hội thuận - Phương pháp giao hội nghịch 2.4. Đọc dáng đất - Đọc các dạng địa hình cơ bản - Nhận biết đường sơn văn - Các loại địa hình không biểu diễn bằng đường đồng mức - Xác định độ cao trên bản đồ - Vẽ mặt cắt địa hình, đo góc dốc 2.5. Đo góc phương hướng - Đo góc định hướng - Đo góc phương vị thực - Đo góc phương vị từ 2.6. Xác định toạ độ - Xác định toạ độ của điểm trên bản đồ - Đưa điểm lên bản đồ khi biết toạ độ 2.6. Sai số - Các loại đo đạc và các hệ đo lường trong đo vẽ địa hình - Các loại sai số đo đạc và nguyên nhân gây ra chúng - Sai số trung phương - Sai số tương đối, sai số cho phép Chương 3. Liên kết dữ liệu Viễn thám & GIS 3.1. Các loại dữ liệu viễn thám và GIS dùng trong xây dựng bản đồ đất 3.1.1. Dữ liệu viễn thám 3.1.2. Dữ liệu GIS 3.2. Liên kết Dữ liệu viễn thám và GIS - Lựa chọn dữ liệu viễn thám: loại ảnh, band phổ thích hợp

Page 172: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Phân loại và nắn chỉnh hình học - Chuyển đổi sang toạ độ thống nhất - Kiểm tra kết quả liên kết dữ liệu - Xây dựng các chìa khoá giải đoán Chương 4. Xây dựng bản đồ đất 4.1. Công tác chuẩn bị 4.2. Điều tra ngoài thực địa 4.3. Công tác trong phòng 4.4. Phương pháp trình bày bản đồ đất 4.5. Báo cáo thuyết minh bản đồ đất

Chương 5. Bản đồ chuyên đề và phương pháp trình bày bản đồ 5.1. Các đặc điểm của trình bày bản đồ 5.2. Ký hiệu bản đồ 5.3. Chữ và ghi chú trên bản đồ

Chương 6. Hướng dẫn sử dụng GPS 6.1. Giới thiệu hệ thống định vị toàn cầu 6.2. Nguyên lý làm việc của GPS 6.3. ứng dụng của GPS trong đo đạc bản đồ

Page 173: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3323 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Khoa học đất đại cương 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913023097; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Quốc Việt Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0912263456; Email: [email protected] Giảng viên 3: Họ và tên: Phạm Thị Hà Nhung Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0975790241; Email: [email protected] 6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức: Nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về quy hoạch sử dụng đất đai. Sau khi được học môn học này, yêu cầu học sinh phải tích luỹ được những hiểu biết sau. Nắm được cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất đai. Nắm được phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Người học có khả năng thực hiện công tác điều tra quy hoạch và xây dựng kế hoạch sử dung đất trong thực tiễn.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Nhìn nhận và đánh giá những vấn đề về quy hoach sử dụng đất trong thực tiễn.

Page 174: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Ứng dụng các kiến thức đã học trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng bền vững đất đai. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 30% - Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 50% - Kiểm tra thực hành, thảo luận : 20%

8. Giáo trình bắt buộc: - Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Quốc Việt, Giáo trình Quy hoạch Sử dụng đất.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; 2007. - Đoàn Công Quỳ, Quy hoạch sử dụng đất, Trường Đại học Nông nghiệp 1,

2002. 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học giới thiệu về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, nội dung, các bước cơ bản của việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Giới thiệu các vấn đề cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất và các yêu cầu, hướng dẫn thực hiện quy hoạch đất đai ở Việt Nam. Ngoài ra môn học còn đề cập đến các bước cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất theo hướng dẫn của FAO. Giới thiệu về phương pháp tổng hợp áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất. 10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Giới thiệu chung 1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai 1.2. Tính chất 1.2.1. Định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai 1.2.2. Yêu cầu cho tính hữu dụng của quy hoạch sử dụng đất đai 1.2.3. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai 1.3. Mục tiêu 1.3.1. Tiêu đề 1.3.2. Hiệu quả 1.3.3. Bình đẳng và có khả năng chấp nhận 1.3.4. Tính bền vững 1.3.5. Sự tương hợp giữa các mục tiêu đối kháng 1.4. Phạm vi 1.4.1. Tiêu điểm của quy hoạch sử dụng đất đai 1.4.2. Cấp quy hoạch 1.4.3. Các tổ chức và kế hoạch phát triển có liên quan. 1.5. Con người trong quy hoạch sử dụng đất

Page 175: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1.5.1. Người sử dụng đất đai 1.5.2.Người quản lý 1.5.3. Người thực hiện quy hoạch 1.5.4. Các bước trong thực hiện quy hoạch Chương 2. Các vấn đề cơ bản trong quy hoạch sử dụng đất 2.1. Quan điểm trong quy hoạch sử dụng đất 2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch tổng thể 2.2.2. Phương pháp tổng hợp 2.2. Những vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch sử dụng đất 2.2.1. Chức năng của đất đai 2.2.2. Sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai và thị trường đất đai Chương 3. Nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam 3.1. Quy hoạch sử dụng đất theo CV1814-1998 3.1.1. Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản 3.1.2. Phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 3.1.3. Phân tích hiện trạng và biến động đất đai 3.1.4. Đánh giá thích nghi đất đai 3.1.5. Dự báo dân số 3.1.6. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai 3.1.7. Xây dựng và luận chứng phương án quy hoạch 3.2. Quy hoạch sử dụng đất và Luật đất đai 3.2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai 3.2.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 3.3. Thông tư số 30-2004/TT-BTNMT Phần 1: Những quy định chung Phần 2: Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cho cả nước Phần 3: Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cho Tỉnh, Huyện Phần 4: Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cho Xã Phần 5: Trình tự, nội dung lập quy hoạch sử dụng đất cho khu kinh tế, khu

công nghệ cao Phần 6: Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất Phần 7: Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Phần 8: Tổ chức thực hiện

Page 176: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chương 4. Quy hoạch sử dụng đất theo hệ thống FAO 4.1. Giới thiệu chung 4.1.1. Các bước thực hiện 4.1.2. Cần thiết cho sự uyển chuyển 4.1.3. Quy hoạch và thực hiện 4.2. Các bước thực hiện 4.2.1. Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan 4.2.2. Bước 2: Tổ chức công việc 4.2.3. Bước 3: Phân tích vấn đề 4.2.4. Bước 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi 4.2.5. Bước 5: Đánh giá đất đai 4.2.6. Bước 6: Đánh giá khả năng chọn lựa 4.2.7. Bước 7: Chọn lựa khả năng tốt nhất 4.2.8. Bước 8: Chuẩn bị cho quy hoạch sử dụng đất đai 4.2.9. Bước 9: Thực hiện quy hoạch 4.2.10. Bước 10: Giám soát và rà soát chỉnh sửa quy hoạch

Chương 5. Phương pháp tổng hợp cho quy hoạch sử dụng đất 5.1. Mục đích 5.2. Phát triển khung để xây dựng những quyết định 5.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu 5.3.1. Cơ sở dữ liệu khí hậu 5.3.2. Cơ sở dữ liệu đất và địa hình 5.3.3. Cơ sở dữ liệu nguồn tài nguyên nước 5.3.4. Cơ sở dữ liệu về che phủ đất đai và đa dạng sinh học. 5.3.5. Cơ sở dữ liệu về sử dụng đất đai, hệ thống cây trồng và sản xuất 5.3.6. Cơ sở dữ liệu về điều kiện xã hội 5.3.7. Cơ sở dữ liệu về chiều hướng kinh tế 5.4. Phát triển các công cụ để thống nhất và liên kết dữ liệu 5.5. Phân tích đa mục tiêu và kỹ thuật tối ưu hóa dữ liệu

5.6. Những phương tiện xã hội kinh tế và chính trị cho xây dựng quyết định trong quy hoạch sử dụng đất

Page 177: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3324 2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ 3. Môn học tiên quyết:

+ Khoa học đất đại cương, mã môn học: EVS3311 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1: Họ và tên: Nguyễn Xuân Hải Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Văn phòng Khoa Môi trường, tầng 2 nhà T2, Trường Đại học KHTN Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại, e-mail: 38584995; 0912322758, [email protected] Giảng viên 2: Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, P. 127-T1, Trường Đại học KHTN Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại, e-mail: 38581776; 0912733285; [email protected]; Giảng viên 3: Họ và tên: Trần Thiện Cường Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, P.127, T1, Trường Đại học KHTN Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường nhà T2, 334, Nguyễn Trãi, Hà Nội Điện thoại, e-mail: 38581776; 0913586549; [email protected] 6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức: Sau khi học xong môn học, sinh viên cần nắm được những kiến thức cơ bản về hiện trạng, nguyên nhân, hệ quả của các quá trình thoái hóa đất, các

1

Page 178: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

nguyên tắc sử dụng đất bền vững, các công cụ quản lý và sử dụng bền vững bảo vệ tài nguyên đất.

6.2. Kỹ năng: Hình thành được kỹ năng tiếp cận các vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu sử dụng bền vững tài nguyên đất.

6.3. Thái độ: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, liên tục cố gắng, cùng nhau hợp tác và sáng tạo. Có khả năng thuyết trình và diễn giải, nâng cao được tư duy, thái độ, hành vi nhận thức học tập, nghiên cứu vấn đề. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập thuyết trình và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,2 - Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang điểm 10, điểm chung môn học là điểm tổng cộng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng. 8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Hội khoa học đất Việt Nam. Đất Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, 2000. - FAO. Manual on Integrated soil management and conservation, 1997.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về hiện trạng suy thoái tài nguyên đất, tác động của các quá trình tự nhiên và hoạt động con người đến các quá trình thoái hóa đất, các nguyên tắc trong bảo vệ và quản lý sử dụng đất bền vững, các công cụ pháp lý và giải pháp khoa học công nghệ trong quản lý tổng hợp tài nguyên đất, chiến lược quản lý và bảo vệ đất trong thể kỷ XXI. 10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Tổng quan chung 1.1. Vai trò và chức năng cơ bản của đất 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chức năng sản xuất của đất

1.2.1. Địa hình 1.2.2. Lượng mưa 1.2.3. Điều kiện đất 1.2.4. Độ phì và các nhân tố sinh thái giới hạn khác 1.2.5. Tác động của con người

Chương 2. Hiện trạng tài nguyên đất 2.1. Các quá trình thoái hóa đất

2.1.1. Khái niệm thoái hóa đất 2.1.2. Phân cấp mức độ thoái hóa đất 2.1.3. Các biểu hiện của thoái hóa đất 2.1.4. Nguyên nhân hình thành đất thoái hoá

2

Page 179: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.2. Các quá trình thoái hoá đất 2.2.1. Quá trình xói mòn, rử trôi, bạc màu, kết von và đá ong hoá 2.2.2. Quá trình chua hóa, mặn hóa, phèn hóa 2.2.3. Quá trình cát bay, cát chảy 2.2.4. Quá trình hoang mạc hóa, sa mạc hóa 2.2.5. Quá trình nhiễm độc các chất ô nhiễm sơ cấp, thứ cấp 2.2.6. Quá trình trượt đất, sạt lở đất, tai biến môi trường đất

2.3. Hiện trạng và sự phân bố đất thoái hóa 2.3.1. Hiện trạng và sự phân bố đất thoái hóa trên thế giới 2.3.2. Hiện trạng và sự phân bố đất thoái hóa ở Việt Nam

2.4. Hệ quả suy thoái tài nguyên đất 2.4.1. Thiếu đất canh tác 2.4.2. Suy thoái độ phì và chất lượng đất 2.4.3. Tổn thất kinh tế sử dụng đất 2.4.4. Thiếu hụt lượng lương thực thế giới và gia tăng nghèo đói 2.4.5. Suy giảm chất lượng môi trường và cảnh quan sinh thái 2.4.6. Suy giảm khả năng đồng hóa và chịu tải của môi trường đất

Chương 3. Cơ sở lý luận và khoa học phát triển chiến lược quản lý và bảo vệ đất 3.1. Cơ sở lý luận và khoa học thực tiễn trong quản lý và bảo vệ đất

3.1.1. Khái niệm quản lý đất 3.1.2. Khái niệm bảo vệ đất

3.2. Lịch sử quản lý và bảo vệ đất không bền vững và bền vững 3.3. Lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong quản lý đất bền vững 3.4. Mục tiêu quản lý đất bền vững 3.5. Các nguyên tắc sử dụng đất 3.6. Các nguyên tắc và tiêu chí quản lý đất bền vững 3.7. Công cụ quản lý và bảo vệ đất

3.7.1. Công cụ luật pháp, chính sách trong quản lý và bảo vệ đất 3.7.2. Công cụ khoa học công nghệ trong quản lý và bảo vệ đất 3.7.3. Vai trò của cộng đồng và tri thức bản địa trong quản lý và bảo vệ đất

Chương 4. Các biện pháp quản lý và bảo vệ đất 4.1. Kỹ thuật canh tác phục hồi và cải tạo đất thoái hóa

3

Page 180: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

4.1.1. Kỹ thuật canh tác theo đường đồng mức 4.1.2. Kỹ thuật che tủ mặt đất bằng thực vật sống và không sống 4.1.3. Kỹ thuật thâm canh, luân canh, xen canh cây trồng 4.1.4. Các mô hình canh tác trên đất dốc: SALT1, SALT2, SALT3 và SALT4

4.2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tạo và bảo vệ đất 4.2.1. Chế phẩm sinh học tăng cường hiệu quả cố định nitơ sinh học trong đất 4.2.2. Chế phẩm sinh học tăng cường khả năng huy động photpho dễ tiêu trong đất 4.2.3. Khai thác hiệu quả của nhóm vi sinh vật cố định N cộng sinh với các cây họ đậu trong hệ thống canh tác 4.2.4. Khai thác hiệu quả vai trò của nấm rễ cộng sinh với thực vật trong hệ thống canh tác 4.2.5. Sử dụng phân compost, phân bón vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học trong nông nghiệp

4.3. Phương pháp quan trắc và đánh giá đất 4.3.1. Các chỉ thị đánh giá chất lượng đất 4.3.2. Xử lý và phân tích dữ liệu 4.3.3. Phương pháp quan trắc và lấy mẫu 4.3.4. Xây dựng kế hoạch quan trắc

Chương 5. Chiến lược quản lý và bảo vệ đất 5.1. Quản lý và bảo vệ độ phì, chất lượng đất 5.2. Quản lý và bảo vệ cacbon đất 5.3. Quản lý dinh dưỡng đất và sử dụng phân bón 5.4. Quản lý dịch hại tổng hợp 5.5. Quản lý các kỹ thuật canh tác và các biện pháp làm đất 5.6. Quản lý và sử dụng hiệu quả chất thải nông nghiệp 5.7. Quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học đất 5.8. Quản lý nước trong đất và nước tưới nông nghiệp

Chương 6. Quản lý, cải tạo và bảo vệ các vùng đất thoái hóa 6.1. Quản lý, cải tạo và bảo vệ đất xói mòn 6.2. Quản lý, cải tạo và bảo vệ đất bị nén chặt, mất cấu trúc 6.3. Quản lý, cải tạo và bảo vệ đất mặn hóa, phèn hóa 6.4. Quản lý, cải tạo và bảo vệ đất bị axit hóa 6.5. Quản lý, cải tạo và bảo vệ đất hoang mạc hóa, sa mạc hóa

4

Page 181: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.6. Quản lý, cải tạo và bảo vệ đất ô nhiễm 6.7. Quản lý, cải tạo và bảo vệ đất vùng khai khoáng 6.8. Quản lý, cải tạo và bảo vệ đất khu công nghiệp 6.9. Quản lý, cải tạo và bảo vệ đất đô thị, công viên và sân golf

5

Page 182: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI

1. Mã môn học: EVS3325

2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Khoa học đất đại cương, Hóa học nông nghiệp 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1: Họ và tên: Trần Thiện Cường

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: P.127 Nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913.586549/0935188666; Email: [email protected]

Giảng viên 2 - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.127 Nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913090226

- Email: [email protected] ; [email protected]

Giảng viên 3: Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ

- Địa điểm làm việc: P.127 Nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 04.38581776

- Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chính sách và pháp luật đất đai từ khi thành lập nước Việt Nam. những nội dung cơ bản của chính sách và pháp luật đất đai - đặc biệt là chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, chế độ quản lý nhà nước về đất đai, chế độ sử dụng đất, các chế độ pháp lý đối với các loại đất.

1

Page 183: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Có kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai. Có khả năng vận dụng các cơ chế chính sách của Nhà nước để điều hành và sử dụng đất thích hợp. Khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến công tác quản lý và sử dụng tài nguyên đất.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp, ứng xử, phân tích, đánh giá về công tác quản lý và sử dụng đất đai

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong sử dụng, quản lý tài nguyên đất

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: - Phần tự nghiên cứu, bài tập, thực hành và chuyên cần: 20%

- Thi giữa kỳ: 20%

- Thi cuối kỳ: 60%

8. Giáo trình bắt buộc: 1. Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007. Giáo trình quản lý nhà nước về đất đai. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2007

2. Trần Quang Huy, 2005. Giáo trình Luật đất đai. NXB Công an Nhân dân, 2005

- Tài liệu tham khảo:

1. Luật đất đai được Quốc Hội nước Công hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1993 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2004. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001.

2. Luật đất đai được Quốc Hội nước Công hòa xã Hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2003 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2004 và Luật sử đổi bổ sung điều 121 của Luật đất đai năm 2009 số 34/2009/QH12.

3. Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi hành Luật đất đai

9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức và hiểu biết về cơ sở và nguyên tắc để xây dựng Luật và các chính sách đất đai ở nước ta, lịch sử phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai, Cấu trúc Luật đất đai và những điểm chính cần lưu ý trong Luật đất đai. Ngoài ra, môn học còn đi sâu vào tìm hiểu hệ thống quản lý đất đai thông qua các văn bản pháp quy dưới luật như các Nghị định (Nghị định hướng

2

Page 184: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định xử phạt hành chính những hành vi vi phạm Luật đất đai) và các Thông tư.

10. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1: Đại cương công tác quản lý nhà nước về đất đai

1.1. Lịch sử phát triển luật và các chính sách đất đai ở Việt Nam

1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai

1.2. Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai

1.3. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai

1.4. Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai

1.5. Phương pháp quản lý nhà nước về đất đai

1.6. Các công cụ quản lý nhà nước về đất đai

Chương 2. Các vấn đề cơ bản về luật và chính sách đất đai

2.1. Khái niệm Luật đất đai

2.1.1. Lịch sử phát triển của quan hệ đất đai

2.1.2. Khái niệm về luật đất đai

2.2. . Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật và chính sách đất đai

2.3. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng Luật và chính sách đất đai

2.4. Mối quan hệ giữa ngành luật đất đai với các ngành luật khác

Chương 3. Quan hệ pháp luật đất đai

3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật đất đai

3.2. Các yếu tố câu thành của quan hệ pháp luật đất đai

3.3. Cơ sở hình thành, làm thay đổi và chấm dứt quan hệ

3.4. Pháp luật đất đai

Chương 4. Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

4.1. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

4.2. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân

4.3. Các quy định về sở hữu đất đai theo luật đất đai

Chương 5. Chế độ quản lý nhà nước về đất đai

5.2. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai 3

Page 185: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

5.2. Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước

5.3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai

Chương 6. Nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý Nhà nước đối với đất đai

6.1. Các quy định về quản lý địa giới và xác lập các loại bản đồ

6.2. Quy định về công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

6.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

6.2.2. Một số quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

6.2.3. Quản lý và đánh giá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

6.3.Quy định về quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

6.3.1. Khái niệm về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

6.3.2. Một số quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

6.3.3. Một số quy định về thu hồi đất

6.3.4. Quản lý và đánh giá việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất

6.4. Các quy định về đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

6.4.1. Đăng ký quyền sử dụng đất

6.4.2. Lập và quản lý hồ sơ địa chính

6.4.3. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

6.5. Quy định về kiểm kê và thống kê đất đai

6.5.1. Khái niệm, mục đích, nguyên tắc thống kê, kiểm kê đất đai

6.5.2. Một số quy định về thống kê, kiểm kê đất đai

6.6. Công tác quản lý tài chính về đất đai

6.6.1. Quản lý giá đất

6.6.2. Quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai

6.7. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

6.7.1. Giải quyết tranh chấp đất đai 4

Page 186: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.7.2. Giải quyết khiếu nại và tố cáo về đất đai

6.7.3. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai

5

Page 187: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC DINH DƯỠNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG

1. Mã môn học: EVS3326 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Khoa học đất đại cương, sinh lý thực vật 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1: Họ và tên: Trần Khắc Hiệp Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, PGS, TS

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913040881; Email: [email protected] Giảng viên 2:

Họ và tên: Lê Văn Thiện Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0916027871; Email: [email protected]

Giảng viên 3: Họ và tên: Nguyễn Xuân Huân Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên, Thạc sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0983665756; Email: [email protected]

6. Mục tiêu của môn học: 6.1 Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về dinh dưỡng cây trồng, sử dụng phân bón để nâng cao năng suất. Tính toán cân bằng dinh dưỡng trong canh tác, đặc biệt dinh dưỡng phân bón. 6.2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng tổ chức, lựa chọn phương pháp thí nghiệm nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng và sử dụng phân bón. 6.3.Thái độ, chuyên cần: Yêu cầu sinh viên chăm chỉ, tỉ mỉ và sáng tạo. Các mục tiêu khác (thái độ học tập...), nghiêm túc và cầu thị. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Page 188: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Kiểm tra thường xuyên: 20% - Kiểm tra giữa kỳ: 30% - Kiểm tra cuối kỳ: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Lê văn Khoa, Trần khắc Hiệp, Trịnh thị Thanh. Hoá học nông nghiệp.

NXB.ĐHQG.Hà nội. 1996. - Hội phân bón quốc tế. Cẩm nang sử dụng phân bón. NXB. KH và KT. 1998. - Ranjan Kumar Basak. Fertilizers. Kalyani publishers. India. 2000.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Giáo trình, trình bày nội dung như sau: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây trông nông nghiệp, xác định yêu cầu của cây trồng nông nghiệp về phân bón, nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng, phương pháp sử dụng tối ưu phân đa lượng, vi lượng cũng như bón kết hợp với phân hữư cơ, hệ thống sử dụng phân bón đối với các cây trồng nông nghiệp: lúa, ngô, cây họ đậu, rau, màu vv... 10. Nội dung chi tiết môn học: PHẦN MỞ ĐẦU - Mối quan hệ giữa đất, cây trồng và phân bón - Vấn đề an toàn lương thực, phân bón và mối quan hệ với nền nông nghiệp hiện đại. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam

Chương 1. Các nhân tố xác định năng suất cây trồng nông nghiệp 1.1. Dòng bức xạ mặt trời. Bức xạ hoạt tính quang hợp (PAR), hệ số sử dụng PAR, năng suất sinh học và PAR

1.2. Dữ trữ nước trong đất 1.3. Điều kiện thời tiết 1.4. Độ phì đất 1.5. Phân bón 1.6. Đặc điểm sinh học cây trồng 1.7. Điều kiện kỹ thuật nông nghiệp

Chương 2. Xác định yêu cầu cây trồng nông nghiệp về phân bón 2.1. Các phương pháp phòng thí nghiệm 2.2. Các phương pháp đồng ruộng 2.3. Các phương pháp thí nghiệm dinh dưỡng 2.4. Xác định liều lượng phân bón

Chương 3. Tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng của cây trồng ở vùng nhiệt đới ẩm 3.1. Dinh dưỡng N

Page 189: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.2. Dinh dưỡng P2O5 3.3. Dinh dưỡng K2O 3.4. Dinh dưỡng vi lượng 3.5. Chất hữu cơ và chế độ dinh dưỡng N, P2O5, K2O Chương 4. Hệ thống sử dụng phân bón 4.1. Phân bón cây trồng đơn canh 4.1.1. Lúa 4.1.2. Ngô 4.1.3. Cây họ đậu có hạt 4.1.4. Khoai tây 4.1.5. Các cây màu lương thực khác 4.1.6. Phân bón cho rau 4.2. Phân bón trong luân canh 4.3. Phân bón ở vùng đất xói mòn 4.4. Hiệu lực kinh tế của phân bón Chương 5. Cân bằng chất dinh dưỡng 5.1. Khái niệm về cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống "đất - cây" 5.2. Nguồn thu và chi của cân bằng 5.3. Cân bằng dinh dưỡng trong những vùng chính của đất - nước

5.4. Sử dụng số liệu cân bằng chất dinh dưỡng để dự đoán mức độ, độ phì của đất và hiệu lực phân bón 5.5. Mô hình hóa năng suất cây trồng theo những dẫn liệu về cân bằng dinh dưỡng và độ phì của đất

5.6. Cân bằng dinh dưỡng trong thí nghiệm Lizimet

Page 190: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP

1. Mã môn học: EVS3327 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Khoa học đất đại cương, Sinh lý học thực vật 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913023097; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Họ và tên: Lê Văn Thiện

Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.121, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0916027871; Email: [email protected] Giảng viên 3:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Huân Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên, Thạc sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0983665756; Email: [email protected] 6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức: Hiểu được cấu trúc, chức năng của các HST nông nghiệp, những vấn đề môi trường nảy sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thức của môn học và các môn học chuyên ngành khác để phòng tránh và kiểm soát các vấn đề môi trường nông nghiệp nảy sinh.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Hiểu được cấu trúc, tổ chức và phương thức hoạt động của hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN). Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái tự nhiên (HSTTN) với HSTNN. Trên cơ sở đó, người học có thể mô phỏng từng phần cấu trúc của HSTTN vào các HSTNN để tăng tính ổn định và đạt năng suất cao.

Page 191: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với các kiến thức của ngành khoa học đất.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dụng kiến thức sinh thái học trong quản lý, điều khiển các hệ sinh thái nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Phần tự học, tham luận và thảo luận: 20% - Điểm kiểm tra giữa kỳ: 30% - Điểm thi kết thúc môn học: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Trần Đức Viên (chủ biên), 2004. Sinh thái học nông nghiệp, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học giới thiệu về nông nghiệp và hệ sinh thái nông nghiệp, cấu trúc, chức năng và các đặc điểm của chúng, về việc vận dụng các quy luật sinh thái trong phát triển nông nghiệp. Môn học đặc biệt nhấn mạnh các xu thế phát triển nông nghiệp và các tác động của chúng đến tài nguyên, môi trường, các vấn đề về sản xuất lương thực, thực phẩm và nạn đói trên thế giới và ở Việt Nam, phương pháp luận phân vùng sinh thái nông nghiệp và chiến lược nông nghiệp của Việt Nam. 10. Nội dung chi tiết môn học: Chương 1. Hệ sinh thái nông nghiệp 1.1. Khái niệm về nông nghiệp 1.2. Hệ sinh thái nông nghiệp và sự phát triển của HSTNN 1.3. Tổ chức và hoạt động của HSTNN 1.4. Các mối quan hệ sinh học trong HSTNN 1.5. Diễn thế của HSTNN và các đặc điểm

Chương 2. Sinh thái học với sự phát triển nông nghiệp 2.1. Giới thiệu chung 2.2. Những đặc điểm của HST đồng ruộng 2.3. Điều khiển các HSTNN 2.4. áp dụng các qui luật sinh thái trong sản xuất nông nghiệp

Chương 3. Các xu hướng phát triển nông nghiệp và tác động môi trường 3.1. Thiên nhiên và nông nghiệp 3.2. Sự khác biệt giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp

Page 192: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.3. Xu hướng sinh học trong phát triển nông nghiệp 3.4. Các nền sản xuất nông nghiệp - 3.5. Các hệ thống nông nghiệp chính ở Việt Nam

Chương 4. Phân vùng sinh thái nông nghiệp 4.1. Các phương pháp tiếp cận để nghiên cứu sinh thái học nông nghiệp 4.2. Phân vùng sinh thái nông nghiệp trên thế giới và ở nước ta Chương 5. Vấn đề lương thực và nạn đói trên thế giới 5.1.Nhu cầu dinh dưỡng của con người 5.2. Những lương thực và thực phẩm chủ yếu 5.3. Sản xuất lương thực trên Thế giới và ở Việt nam 5.4. Các giải pháp để giải quyết vấn đề lương thực Chương 6. Những vần đề chiến lược trong nông nghiệp Việt Nam 6.1. Phương pháp luận để xây dựng chiến lược 6.2. Mục tiêu chiến lược 6.3. Nội dung chiến lược 6.4. Những thuận lợi và khó khăn của nông nghiệp Việt Nam

Page 193: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NÔNG HÓA

1. Mã môn học: EVS3328 2. Số tín chỉ: 3 TC 3. Môn học tiên quyết:

+ Hóa học phân tích; mã môn học: CHE1057 + Phương pháp phân tích đất; mã môn học: EVS3312 + Hóa học nông nghiệp ; mã môn học: EVS3314

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1

Họ và tên: Trần Khắc Hiệp Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127 - T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại/email: 0913040881/ [email protected]

Giảng viên 2 Họ và tên: Lê Văn Thiện

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127 - T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại/email: 0916027871 [email protected]

Giảng viên 3 Họ và tên: Nguyễn Xuân Huân Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ Địa điểm làm việc: P.127 - T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại/email: 0983665756/ [email protected]

6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học biết được cách nhận biết các loại

phân khoáng, nắm được nguyên lý cơ bản của một số phương pháp xác định các chỉ tiêu lý học, hóa học cơ bản của phân bón, phương pháp phá mẫu và xác định hàm lượng tổng số các chất dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm cây trồng.

1

Page 194: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trung thực trong phân tích và đánh giá kết quả, có trách nhiệm với công việc và có độ tin cậy cao; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả phân tích thông qua thành thạo kỹ năng vận dụng QA/QC trong phân tích phân bón và cây trồng, kiên trì, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả phân tích.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, báo cáo phân tích bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong quá trình khảo sát và lấy mẫu thực vật; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả phân tích và quy trình phân tích phân bón và cây trồng.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án lấy mẫu phân tích phân bón và cây trồng, bảo quản và xử lý mẫu phân tích, phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trong phân bón và cây trồng. Phân tích chất lượng sản phẩm cây trồng. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,2 - Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

8. Giáo trình bắt buộc: - Giáo trình bắt buộc:

1) Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh, 2000; Phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. Nxb Giáo dục.

2) Lê Văn Tiềm, Trần Kông Tấu, 1983. Phân tích đất và cây trồng. Nxb Nông nghiệp.

- Tài liệu tham khảo: 1) Standard method of soil analysis for soil, plant tissue water and fertilizer.

Philipine, 1980. 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về về dinh dưỡng cây trồng, đặc điểm, tính chất của các loại phân bón (vô cơ, hữu cơ). Môn học trình trình bày các phương pháp nhận biết phân khoáng, xác định một số tính chất lý hóa học cơ bản của phân bón; phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân vô cơ và hữu cơ. Đồng thời môn học cũng cũng trang bị cho người học phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thực vật để phân tích, các phương pháp phá mẫu, xác định tổng số nguyên tố dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm của cây trồng. 10. Nội dung chi tiết môn học:

2

Page 195: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Mở đầu 1. Vai trò, ý nghĩa của phân tích phân bón và cây trong nghiên cứu nông hoá 2. Giới thiệu các nội dung thường phân tích liên quan đến phân bón và cây trồng 3. Giới thiệu các trang thiết bị cần thiết cho phân tích phân bón và cây trồng 4. Hướng dẫn nội qui làm việc trong phòng thí nghiệm phân tích phân bón và cây trồng 5. Giới thiệu dụng cụ và một số hoá chất cơ bản dùng trong phân tích phân bón và cây trồng 6. Hướng dẫn các chú ý khi pha chế hoá chất dùng trong phân tích phân bón và cây trồng 6.1. Cách pha dung dịch phần trăm. 6.2. Cách pha dung dịch Mol, đương lượng 6.3. Cách tính hệ số điều chỉnh nồng độ dung dịch đương lượng. 6.4. Cách tính lượng hoá chất cần để phân tích. Phần I. Phân tích mẫu cây Chương 1. Chuẩn bị mẫu cây trước khi phân tích 1. Chuẩn bị mẫu cây trước khi phân tích 1.1. Phương pháp chọn và lấy mẫu cây 1.2. Phương pháp xử lý mẫu cây trước khi phân tích 1.2.1. Xác định chất khô 1.2.2. Cân mẫu 1.2.3. Sấy mẫu 1.2.4. Nghiền mẫu 1.3. Phương pháp công phá mẫu 1.3.1. Phương pháp tro hóa khô 1.3.2. Phương pháp tro hóa ướt Chương 2. Phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng trong cây 1. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây 2. Phân tích đạm tổng số trong cây 2.1 Nguyên lý của phương pháp 2.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 2.3 Tính kết quả phân tích

3

Page 196: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 3. Phân tích lân trong thực vật 3.1 Nguyên lý của phương pháp 3.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 3.3 Tính kết quả phân tích 3.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 4. Phân tích kali trong thực vật 4.1 Nguyên lý của phương pháp 4.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 4.3 Tính kết quả phân tích 4.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 5. Phân tích canxi và magiê trong thực vật 5.1 Nguyên lý của phương pháp 5.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 5.3 Tính kết quả phân tích 5.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 6. Phân tích lưu huỳnh trong thực vật 6.1 Nguyên lý của phương pháp 6.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 6.3 Tính kết quả phân tích 6.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 7. Phân tích sắt trong thực vật 7.1 Nguyên lý của phương pháp 7.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 7.3 Tính kết quả phân tích 7.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 8. Phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng vi lượng trong cây 8.1 Nguyên lý của phương pháp 8.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 8.3 Tính kết quả phân tích 8.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết

Chương 3. Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng

4

Page 197: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

1. Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích chất lượng sản phẩm cây trồng trong nghiên cứu nông hoá 2. Xác định hàm lượng protein trong cây 2.1 Nguyên lý của phương pháp 2.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 2.3 Tính kết quả phân tích 2.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 3. Xác định tinh bột bằng thủy phân axit 3.1 Nguyên lý của phương pháp 3.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 3.3 Tính kết quả phân tích 3.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 4. Xác định tổng số axít hoà tan trong rau quả 4.1 Nguyên lý của phương pháp 4.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 4.3 Tính kết quả phân tích 4.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 5. Xác định tổng số chất béo 5.1 Nguyên lý của phương pháp 5.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 5.3 Tính kết quả phân tích 5.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 6. Xác định hàm lượng chất xơ trong thực vật. 6.1 Nguyên lý của phương pháp 6.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 6.3 Tính kết quả phân tích 6.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 7. Xác định hàm lượng NO3- và NO2 trong rau 7.1 Nguyên lý của phương pháp 7.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 7.3 Tính kết quả phân tích 7.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 8. Xác định mono, đisaccarit và tổng số hiđratcacbon hòa tan

5

Page 198: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

8.1 Nguyên lý của phương pháp 8.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 8.3 Tính kết quả phân tích 8.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 9. Xác định vitamin trong thực vật 9.1 Nguyên lý của phương pháp 9.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 9.3 Tính kết quả phân tích 9.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết 10. Xác định crotin và clorophyl trong một mẫu 10.1 Nguyên lý của phương pháp 10.2 Cách làm và những điểm cần chú ý 10.3 Tính kết quả phân tích 10.4 Dụng cụ, hoá chất cần thiết Phần II. Phân tích phân bón Chương 4. Phân tích phân bón hoá học (5 tiết) 1. Mục đích ý nghĩa của việc phân tích phân bón 2. Các nội dung thường phân tích về phân bón hoá học 3. Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu trước phân tích 4. Cách nhận biết phân khoáng 5. Xác định độ ẩm của phân bón 6. Xác định độ axit tự do của phân bón 7. Xác định hàm lượng amôn trong phân đạm hoá học

7.1. Phương pháp foocmalin 7.2. Phương pháp Kjendahl

8. Định lượng lân tổng số và lân hữu hiệu trong phân lân 8.1. Định lượng lân tổng số 8.2. Định lân hữu hiệu

9. Phương pháp định lượng kali trong các loại phân kali 10. Xác định nitơ nitrat trong phân khoáng 11. Xác định các thành phần phụ trong phân hoá học

6

Page 199: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

(Gồm các nội dung: Nguyên lý của phương pháp; Cách làm và những điểm cần chú ý; Cách tính kết quả và Dụng cụ, hoá chất cần thiết)

Chương 5. Phân tích phân hữu cơ và chất cải tạo đất 1. Phương pháp phân tích phân chuồng

1.1. Lấy mẫu và xử lý mẫu trước khi phân tích 1.2. Phân tích đạm tổng số trong phân chuồng 1.3. Phân tích đạm dễ tiêu trong phân chuồng 1.4. Phân tích lân tổng số trong phân chuồng 1.5. Phân tích kali trong phân chuồng 2. Phân tích than bùn (độ ẩm, dinh dưỡng đa lượng) 3. Phân tích tổng số các nguyên tố vi lượng và kim loại nặng trong phân hữu cơ và than bùn. (Gồm các nội dung: Nguyên lý của phương pháp; Cách làm và những điểm cần chú ý; Cách tính kết quả và Dụng cụ, hoá chất cần thiết)

7

Page 200: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3329 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Khoa học đất đại cương, mã môn học: EVS3311 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913023097; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 0912733285; Email: [email protected]; Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Khắc Hiệp Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913040881; Email: [email protected] 6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức: Cung cấp những kiến thức chuyên sâu về chất hữu cơ của đất và vai trò của chúng trong độ phì đất cũng như ý nghĩa đối với các vấn đề môi trường. Các phương pháp hiện đại trong nghiên cứu chất hữu cơ của đất. Trên cơ sở đó thực hiện các nghiên cứu một cách độc lập về lĩnh vực chất hữu cơ trong đất cũng như trong các hợp phần liên quan.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Có thể chủ động trong việc đề xuất các vấn đề nghiên cứu về chất hữu cơ và áp dụng trong sản xuất thực tế.

Page 201: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Sinh viên có cách nhìn thực tế trong quản lý chất hữu cơ nâng cao độ phì nhiêu và sử dụng bền vững tài nguyên đất.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Giúp sinh viên tiếp cận nghiên cứu những vấn đề khác có liên quan đến chất hữu cơ trong đất và môi trường nói chung. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Phần tự học, tự nghiên cứu và thảo luận: 30% - Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20% - Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Nguyễn Xuân Cự, Bài giảng chất hữu cơ trong đất, Trường ĐHKHTN, Hà

Nội, 2005. 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học chất hữu cơ trong đất đề cập đến các vấn đề chuyên sâu về chất hữu cơ trong đất. Bao gồm các phần liên quan đến nguồn gốc, quá trình biến đổi và ảnh hưởng của chất hữu cơ đối với đất, cân bằng và các biện pháp nâng cao hàm lượng và chất lượng mùn đất. Đặc biệt đi sâu giới thiệu về chất mùn, các con đường hình thành, phân loại mùn đất, vai trò và tính chất của mùn đất cũng như các phương pháp hiện đại tiếp cận nghiên cứu về chất mùn của đất. 10. Nội dung chi tiết môn học: Phần mở đầu:

Chương 1. Nguồn gốc và thành phần chất hữu cơ trong đất 1.1..Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất. 1.2. Thành phần các chất hữu cơ trong đất 1.2.1. Phân loại các chất hữu cơ trong đất 1.2.2. Các hợp chất hữu cơ thông thường 1.2.3. Chất mùn của đất 1.3. Các quá trình phân giải hữu cơ và tổng hợp chất mùn 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân giải chất hữu cơ và tổng hợp chất mùn

Chương 2. Chất mùn của đất 2.1. Khái niệm chất mùn 2.2. Phân loại mùn 2.3. Axit humic. 2.3.1. Thành phần nguyên tố của axit humic

Page 202: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.3..2. Thành phần cấu trúc axit humic 2.3.3. Tính chất lý, hoá học của axit humic 2.4. Axit fulvic 2.4.1. Thành phần nguyên tố axit fulvic 2.4.2. Thành phần cấu trúc của axit fulvic 2.4.3. Tính chất lý, hóa học của axit fulvic 2.5. Các hợp chất humin

Chương 3. Các con đường hình thành chất mùn 3.1. Vai trò của các yếu tố lý, hoá và sinh học 3.2. Nguồn gốc các chất tham gia hình thành chất mùn 3.3. Các giả thiết hình thành chất mùn 3.3.1. Quá trình oxy hoá 3.3.2. Quá trình polime hoá 3.3.3. Sự tham gia của linhin, xenlulô và hydratcacbon trong chất mùn 3.3.4. Vai trò của các quá trình sinh học trong hình thành chất mùn 3.3.5. So đồ của quá trình mùn hoá

Chương 4. Vai trò của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất 4.1. Vai trò của chất hữu cơ trong phong hoá đá và hình thành đất 4.2. Vai trò trò của chất hữu cơ trong việc hình thành phẫu diện đất. 4.3. Vai trò của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất 4.3.1. Vai trò của chất hữu cơ đối với tính chất vật lý đất 4.3.2. Vai trò của chất hữu cơ đối với tính chất hoá học đất 4.3.3. Vai trò của chất hữu cơ đối với khu hệ sinh vật đất 4.4. Hàm lượng mùn và tỷ lệ C/N 4.5. Các dạng liên kết hữu cơ - khoáng trong đất Chương 5. Quản lý chất hữu cơ trong đất dưới các phương thức sử dụng đất khác nhau 5.1. Sự tích luỹ chất hữu cơ trong đất tự nhiên 5.2. Chất hữu cơ trong đất trồng trọt 5.3. Chất hữu cơ trong đất ngập nước 5.4. Chất hữu cơ trong một số loại đất chính ở Việt Nam

Chương 6. phương pháp nghiên cứu chất hữu cơ trong đất 6.1. Phương pháp xác định chất hữu cơ tổng số

Page 203: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.2. Các phương pháp tách chiết các hợp phần hữu cơ trong đất

Page 204: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOÁNG SÉT TRONG ĐẤT

1. Mã môn học: EVS3330 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Khoa học đất đại cương, Vật lý đất, Hóa học đất 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0979965353; Email: [email protected]

Giảng viên 2 Họ và tên: Nguyễn Quang Hải Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ Địa điểm làm việc: Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 0976298559; Email: [email protected]

Giảng viên 3: Họ và tên: Đào Châu Thu Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáp sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: Hội Khoa học đất Việt Nam, 2 - Hàng Chuối, Hà Nội Điện thoại: 0913275527; Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học: 6.1. Kiến thức: Nắm bắt được những kiến thức cơ bản về khoáng sét như phân

loại, danh pháp, đặc điểm lý - hóa học, quá trình hình thành, phân bố và vai trò đối với tính chất đất.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Sinh viên có thể phân biệt được đặc điểm nhận dạng của một số nhóm khoáng sét khác nhau. Có khả năng thực hiện việc phân tích, xác định thành phần khoáng sét cũng như một số tính chất cơ bản của khoáng sét.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Có khả năng tổng hợp và thuyết trình các thông tin liên quan đến lĩnh vực khoáng sét trong đất.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Có khả năng vận dụng những kiến thức về khoáng sét để đánh giá tính chất và độ phì đất phục vụ cho công tác quản lý dinh dưỡng cây trồng.

Page 205: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra thường xuyên: 20% - Thi giữa kỳ: 30% - Thi cuối kỳ: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Khoáng sét trong đất và khả năng ứng dụng trong lĩnh vực môi trường.

Nguyễn Ngọc Minh, Đào Châu Thu. NXB Giáo dục, 2012. - Đào Châu Thu, Khoáng sét và sự liên quan của chúng với một vài chỉ tiêu lý

hóa học trong một số loại đất Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003. - Lưu Đức Hải, Trần Nghi, Giáo trình Khoa học trái đất, NXB Giáo dục, 2008.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung nhất về khoáng sét trong đất, ví dụ như: các khái niệm, sự hình thành, chuyển hóa, phân loại và các đặc điểm lý hóa học cơ bản của khoáng sét. Những kiến thức chuyên sâu về các kiểu cấu trúc, các phản ứng nhiệt hóa bề mặt giúp cho sinh viên nắm được “hành vi” của khoáng sét cũng như vai trò của chúng đối với các quá trình lý hóa học trong môi trường đất. Bên cạnh đó, nội dung thực hành sẽ giúp cho sinh viên tiếp cận những phương phương pháp nghiên cứu hiện đại về khoáng sét trong đất. 10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Giới thiệu chung về khoáng sét 1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại khoáng sét 1.2. Các quá trình hình thành khoáng sét Chương 2. Thành phần và cấu tạo khoáng sét 2.1. Thành phần khoáng sét 2.2. Cấu trúc khoáng sét 2.3. Các kiểu cấu trúc của khoáng sét

Chương 3. Một số đặc tính lý hóa học cơ bản của khoáng sét 3.1. Đặc điểm hóa học bề mặt của khoáng sét 3.2. Cân bằng trao đổi cation của khoáng sét 3.3. Các phản ứng nhiệt hóa của khoáng sét 3.4. Phản ứng của khoáng sét và chất hữu cơ 3.5. Đặc tính keo của khoáng sét Chương 4. Phương pháp phân tích khoáng sét 4.1. Nhiễu xạ Rơngen (tia X) 4.2. Phân tích nhiệt khối 4.3. Phân tích nhiệt sai

Page 206: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

4.4. Kính hiển vi điện tử quét 4.5. Kính hiển vi điện tử truyền qua 4.7. Phương pháp xác định thành phần hóa học và tính chất của khoáng sét

Chương 5. Vai trò của khoáng sét đối với tính chất đất 5.1. Vai trò của khoáng sét đối với dung tích trao đổi cation của đất 5.2. Vai trò của khoáng sét đối với khả năng hấp phụ kali của đất 5.3. Ảnh hưởng của khoáng sét đến khả năng trữ ẩm của đất 5.4. Ảnh hưởng của khoáng sét đến cấu trúc và các đặc tính cơ học của đất Chương 6. Thành phần khoáng sét trong một số loại đất Việt Nam 6.1. Thành phần khoáng sét trong nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi 6.2. Thành phần khoáng sét trong nhóm đất đen nhiệt đới vùng đồi núi 6.3. Khoáng sét trong nhóm đất phù sa

Page 207: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

VI SINH VẬT HỌC

1. Mã môn học: BIO2403

2. Tên môn học: Vi sinh vật học

3. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

4. Số tín chỉ: 03

5. Thông tin về giảng viên:

- Thông tin về giảng viên: TS. Bùi Thị Việt Hà, ThS. Mai Thị Đàm Linh - Điện thoại, 8.588856, 0983684689

E-mail: [email protected]@gmail.com

6. Mục tiêu môn học:

6.1 Kiến thức

- Nhớ được các định nghĩa, khái niệm cơ bản về vi sinh vật, so sánh về cấu trúc và chức năng tế bào vi sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn, so sánh sự khác biệt về cấu trúc tế bào Gram dương và Gram âm, vi khuẩn thật và vi khuẩn cổ nguồn gốc của thuyết nội cộng sinh, và chức năng của từng thành phần, bào quan trong tế bào nhân sơ và nhân chuẩn

- Liệt kê được các kiểu trao đổi chất ở vi sinh vật, so sánh được với các nhóm tế bào khác

- Giải thích được bản chất của sự thu nhận năng lượng trong tế bào vi sinh vật, từ đó suy ra được vai trò và chức năng của từng loại vi sinh vật trong sinh thái

- Liệt kê và ghi nhớ 5 nhóm vi sinh vật chính dựa vào việc so sánh về đa dạng trao đổi chất

- Nhớ và phân loại được các nhóm virut, chu trình nhân lên và phương thức nhân lên của các virut có genom khác nhau.

- Liệt kê các phương thức sinh trưởng của vi sinh vật, các yếu tố tác động đến sinh trưởng của vi sinh vật

- Tổng hợp được vai trò của vi sinh vật đối với sinh thái

Page 208: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Liệt kê và nhớ được các nhóm vi sinh vật quan trọng Pseudomonads, Neisseria, enteric bacteria, Vibrio, Rickettsia, Myxobacteria, Endospore formers, Mycoplasma…

- Hiểu và giải thích được mối tương tác giữa vi sinh vật gây bệnh và vật chủ, các yếu tố kháng vi sinh vật và khả năng miễn dịch của các nhóm vi sinh vật

- Nêu ra được vai trò của vi sinh vật trong công nghiệp, kể ra được một số ứng dụng chính của vi sinh vật trong công nghiệp đồ uống, công nghiệp thực phẩm

6.2 Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, tham khảo và phân tích các tài liệu tiếng nước ngoài

- Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá; - Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng - Phát triển kỹ năng sáng tạo trong nghiên cứu về vi sinh vật học - Có khả năng tự bố trí và thực hiện các thí nghiệm đơn giản trong nghiên cứu vi

sinh vật - Có khả năng và kiến thức để bình luận về các vấn đề liên quan đến vi sinh vật - Có khả năng thuyết trình trước công chúng, sử dụng được ngôn ngữ tiếng anh

trong thảo luận các vấn đề liên quan đến vi sinh vật

6.3 Kỹ năng và thái độ xã hội

- Có ý thức nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, trung thực và trong việc đánh giá về vấn đề khoa học sinh học

- Nhận thức rõ được vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên và trong công, nông nghiệp, phổ biến kiến thức cho người khác trong xã hội.

- Trung thực trong nghiên cứu, giải thích được các vấn đề xã hội có liên quan đến lĩnh vực vi sinh vật

- Có thể vận dụng một cách tư duy và sáng tạo và việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến thức đã học, áp dụng tốt vào việc giải quyết những tình huống mới

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

- Giải thích được cơ sở khoa học của một số quy trình liên quan đến vi sinh vật trong xử lý môi trường

- Áp dụng được các kiến thức để giải thích các vấn đề trong nghiên cứu khoa học , biết xử lý thông tin và cập nhật kiến thức để đổi mới công nghệ.

Page 209: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Chỉ ra được hoặc làm sáng tỏ vai trò của vi sinh vật trong các quy trình ứng dụng trong đời sống và trong nghiên cứu

- Áp dụng các kiến thức đã học để mở ra các hướng nghiên cứu mới phục vụ đời sống

7. Giới thiệu chung về môn học

Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, bao gồm vi khuẩn, virus, nấm men và nấm mốc (cùng là nấm), tảo và nguyên sinh động vật. Trong đó, vi khuẩn đã được phân loại thành Procaryote (Sinh vật nhân sơ) và Eucaryote bao gồm nấm, tảo và nguyên sinh động (sinh vật nhân thực) và virut là sinh vật không có cấu tạo tế bào.

Vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất, kể cả con người, động vật, thực vật và các sinh vật sống khác, đất, nước, không khí, và chúng sinh trưởng và phát triển ở mọi nơi ngoại trừ trong bầu khí quyển. Số lượng vi sinh vật trên hành tinh này vượt xa tất cả các dạng sống khác. Vi sinh vật đầu tiên được xác định là đã có mặt trên trái đất vào hơn 3 tỷ năm trước và từ đó đến nay chúng đóng vai trò quan trọng đặc biệt là các lợi ích mà chúng mang lại trong các hệ thống sống khác.

Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm cơ bản về vi sinh vật, từ cấu trúc tế bào cho đến chức năng của chúng, cơ sở hóa sinh học của sự trao đổi chất trong tế bào vi sinh vật, sinh trưởng của tế bào vi sinh vật,các phương pháp nghiên cứu về vi sinh vật. Đồng thời giáo trình còn cung cấp thông tin về vai trò của vi sinh vật trong nghiên cứu và trong đời sống bao gồm: Dịch tễ học các vi sinh vật gây bệnh, đa dạng vi sinh vật và sự tương tác với hệ sinh thái, vi sinh vật công nghiệp…

8. Số giờ lên lớp/ tuần: 02

9. Phương pháp giảng dạy

Lý thuyết (lên lớp): 30giờ

Thực hành 15 giờ

10. Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Kiểm tra đánh giá thường xuyên: 5 bài kiểm tra ngắn chiếm 10%, 2 buổi seminar 10%

- Kiểm tra tuần 7: 01 bài chiếm 15% - Kiểm tra tuần 12: 01 bài chiếm 15% - Kiểm tra cuối kỳ: 01 bài chiếm 50%

Page 210: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức bài kiểm tra: 30% câu hỏi multichoice, 30% câu hỏi đúng sai, 20% câu hỏi tìm thông tin, 20% câu hỏi hiểu ngắn

11. Giáo trình bắt buộc

- Thomas D. Brock, Michael T. Madigan, John M.Martinko, Jack Parker, (2011), Biology of Microbiology, 12th edition, Prentice Hall, Englewood Cliff, New Jersey.

- Prescott Lansing M, Harley, John P, Klein, Donald A, (2011), Microbiology, tenth edition, Mc Graw-Hill.

- Bauman Robert W, 2004, Microbiology, Pearson Benjamin Cummings

- Tortora, Funke, Case (2010)Microbiology – An Introduction Benjamin Cummings

Tài liệu tham khảo:

- Kiều Hữu Ảnh, 2006, Giáo trình vi sinh vật học lý thuyết và bài tập giải sẵn tập 1,2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.

- Phạm Văn Ty, 2004 Virut học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật

- Lansing M. Prescott, John P. Harley and Donald A. Klein, 2006, Laboratory excercises in Microbiology, 5th edition, McGraw-Hill Higher Education

12. Yêu cầu tiên quyết : Vi sinh vật học (BIO2403), Sinh học tế bào (BIO2401), Hóa sinh học (BIO2400), Di truyền học đại cương (BIO3402).

12. Liên hệ :

Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Vi sinh vật học, P122, nhà T1, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

Địa chỉ liên hệ: Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

13. Thuộc chương trình đào tạo: Cử nhân khoa học Ngành Sinh học đạt chuẩn Quốc tế

Page 211: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐẤT

1. Mã môn học: EVS4082 2. Số tín chỉ: 3 3. Môn học tiên quyết: Hoàn thành các môn học của ngành và bổ trợ 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913023097; Email: [email protected]

Giảng viên 1: Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0913023097; Email: [email protected]

Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Xuân Hải Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học

Địa điểm làm việc: P.201, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 0913.369778; Email: [email protected] Giảng viên 3: Họ và tên: Trần Thị Tuyết Thu Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên

Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại, e-mail: 38581776; 0912733285; [email protected]; 6. Mục tiêu môn học:

1

Page 212: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, tổng hợp về khoa học đất.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Biết phương pháp nghiên cứu và đánh đánh giá phân loại đất.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với các kiến thức của ngành khoa học đất.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Sinh viên hiểu biết về khoa học đất, giá trị tài nguyên đất và có cách nhìn thực tế trong quản lý sử dụng hợp lý, bền vững đất. chất hữu cơ nâng cao độ phì nhiêu và sử dụng bền vững tài nguyên đất. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Hình thức kiểm tra giữa kỳ và thi cuối kỳ có thể áp dụng theo các hình thức: Bài tập, tiểu luận, trình bày, thi vấn đáp hoặc thi viết.

- Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập 20% - Điểm kiểm tra giữa kỳ: 30% - Điểm thi kết thúc môn học: 50%

8. Giáo trình bắt buộc: - Lê Văn Khoa và ctg, Đất và môi trường. NXB Giáo dục, Hà Nội 2000. - Hội Khoa học đất Việt Nam, Đất Việt Nam, Hà Nội 2000.

9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học bao gồm những kiến thức cơ bản cốt lõi của ngành Khoa học đất, trên cơ sở tổng hợp từ các môn học Khoa học đất đại cương, hóa học đất, vật lý đất và sinh học đất. Các nội dung chủ yếu được đề cấp đến trong môn học bao gồm quá trình phong hóa và hình thành đất; các tính chất hóa – lý và sinh học cơ bản của đất như dung dịch đất, hấp phụ trong đất, chất hữu cơ trong đất, khoáng sét trong đất, các tính chất vật lý thể rắn và vật lý nước trong đất, vai trò và phân bố sinh vật đất. Nguyên tắc phân loại đất; tính chất cơ bản và vấn đề sử dụng một số nhóm đất chính trên thế giới và ở Việt Nam. 10. Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Phong hoá và quá trình hình thành đất 2.1. Quá trình phong hoá đá 2.2. Quá trình hình thành đất 2.3. Sự phát triển của đất

Chương 3. Hình thái và tính chất vật lý của đất 3.1 Đặc điểm hình thái của đất 3.2. Các tính chất vật lý thể rắn của đất

2

Page 213: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.3. Các tính chất vật lý nước của đất Chương 4. Thành phần hoá học của đất 4.1. Các nguyên tố hoá học tổng số trong đất 4.2. Các nguyên tố hoá học và dinh dưỡng cây trồng 4.3. Nguyên tố vi lượng trong đất

Chương 5. Sinh vật đất 5.1. Tầm quan trọng và vai trò của sinh vật trong đất 5.2. Đa dạng và sự biến động các nhóm sinh vật trong đất

5.3. Vai trò của các nhóm sinh vật đối với quá trình trong đất

Chương 6. Chất hữu cơ của đất 6.1. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất 6.2. Chất mùn trong đất 6.3. Hàm lượng mùn và tỷ số C/N trong đất 6.4. Vai trò của đất hữu cơ đối với các tính chất đất 6.5. Biện pháp nâng cao hàm lượng và chất lượng mùn trong đất 6.6. Chất hữu cơ trong đất Việt nam

Chương 7. Keo đất và tính năng hấp phụ của đất 7.1. Keo đất 7.2. Các tính chất hấp phụ của đất 7.3. Qui luật trao đổi cation và độ no bazơ 7.4. Hấp phụ anion

Chương 8. Dung dịch đất 8.1. Khái niệm dung dịch đất 8.2. Tính chất của dung dịch đất 8.3. Biện pháp điều chỉnh dung dịch đất 8.4. Phương pháp nghiên cứu dung dịch đất

Chương 9. Phân loại đất 9.1. Nhiệm vụ và các nguyên tắc của phân loại đất 9.2. Các hệ thống phân loại đất chủ yếu trên thế giới 9.3. Hệ thống phân loại đất Việt Nam 9.4. Một số loại đất chính và vấn đề sử dụng đất ở Việt nam 9.5. Phân hạng và đánh giá đất

3

Page 214: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

4

Page 215: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐẤT VÀ NÔNG HÓA

1. Mã môn học: EVS4083

2. Số tín chỉ: 2 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

- Khoa học đất đại cương, EVS3311

- Phương pháp phân tích đất, EVS3312

- Hóa học nông nghiệp, EVS3314

- Phương pháp nghiên cứu nông hóa, EVS3328

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1 Họ và tên: Lê Đức Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.127, nhà T1, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0913040881/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính:

Giảng viên 2 Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.127, nhà T1, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0979965353/[email protected] Các hướng nghiên cứu chính:

Giảng viên 3 Họ và tên: Nguyễn Xuân Huân

1

Page 216: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.127, nhà T1, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0983665756/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính:

- Các phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng - Công nghệ nano trong xử lý hóa chất bảo vệ thực vật và môi trường

- Các hướng xử lý và tận dụng chất thải nông nghiệp - Quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học biết được cách phân tích các nguyên tố dinh dưỡng ở dạng tổng số và dễ tiêu trong đất; Nhận biết các loại phân khoáng, nắm được nguyên lý cơ bản của một số phương pháp xác định các chỉ tiêu lý học, hóa học cơ bản của phân bón, phương pháp phá mẫu và xác định hàm lượng tổng số các chất dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm cây trồng 6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Trung thực trong phân tích và đánh giá kết quả, có trách nhiệm với công việc và có độ tin cậy cao; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong việc công bố và đánh giá kết quả phân tích thông qua thành thạo kỹ năng vận dụng QA/QC trong phân tích đất, phân bón và cây trồng, kiên trì, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả phân tích. 6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, báo cáo phân tích bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong quá trình khảo sát và lấy mẫu đất, phân bón và cây trồng; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả phân tích và quy trình phân tích đất, phân bón và cây trồng. 6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án lấy mẫu phân tích đất, phân bón và cây trồng, bảo quản và xử lý mẫu phân tích, phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng cơ bản trong đất, phân bón và cây trồng. Phân tích chất lượng sản phẩm cây trồng. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

2

Page 217: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

1. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh, 2000; Phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. Nxb Giáo dục.

2. Lê Văn Tiềm, Trần Kông Tấu, 1983. Phân tích đất và cây trồng. Nxb Nông nghiệp

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

1. Standard method of soil analysis for soil, plant tissue water and fertilizer. Philipine, 1980.

9. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp phân tích đất, phân bón và cây trồng; Phương pháp phân tích các nguyên tố ở dạng tổng số và dễ tiêu trong đất; Phương pháp nhận biết phân khoáng, xác định một số tính chất lý hóa học cơ bản của phân bón; phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân vô cơ và hữu cơ. Đồng thời môn học cũng cũng trang bị cho người học phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thực vật, phương pháp phá mẫu, xác định tổng số nguyên tố dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm của cây trồng.

10. Nội dung chi tiết môn học:

Phần I. Phân tích đất

Chương 1. Phân tích tổng số

1.1. Xác định chất hữu cơ của đất

1.1.1. Xác định chất hữu cơ bằng phương pháp đốt khô.

1.1.2. Xác định chất hữu cơ bằng phương pháp đốt ướt.

1.1.3. Phương pháp phân tích nhanh thành phần mùn theo Cononova-Betriccova.

1.2. Xác định đạm tổng số trong đất

1.2.1. Các phương pháp phân huỷ đạm

1.2.2. Xác định đạm tổng số theo phương pháp Kenjdal.

2.7. Xác định photpho tổng số trong đất

2.8. Xác định kali tổng số trong đất

Chương 2. Xác định khả năng trao đổi cation của đất

2.1. Xác định dung tích hấp phụ của đất theo phương pháp Schachtchabel

2.2. Xác định tổng số bazơ trao đổi theo Kappen- Ghilcovic

3

Page 218: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.3. Xác định độ chua hoạt tính của đất

2.4. Xác định độ chua trao đổi của đất theo phương pháp Daicuhara

2.5. Xác định độ chua thuỷ phân của đất theo phương pháp Kappen.

Chương 3. Xác định N,P,K, dễ tiêu của đất

3.1. Xác định các dạng đạm dễ tiêu trong đất

3.2. Xác định phôtpho dễ tiêu trong đất

3.3. Xác định kali dễ tiêu trong đất

Chương 4. Xác định các chất hoà tan trong nước

4.2. Xác định tổng số muối tan bằng phương pháp chưng khô

4.3. Xác định tổng số muối tan bằng phương pháp độ dẫn điện

4.4. Xác định CO32- và HCO3- bằng phương pháp chỉ thị màu kép

4.5. Xác định Cl- bằng phươngpháp Morh

4.6. Xác định SO42- bằng phương pháp XAP

Chương 5. Xác định nguyên tố vi lượng trong đất

5.1. Xác định nguyên tố vi lượng trong dung dịch bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử

Phần II. Phân tích mẫu cây trồng Chương 1. Phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng trong cây 1.1. Phân tích đạm tổng số trong cây 1.2. Phân tích lân trong thực vật 1.3. Phân tích kali trong thực vật 1.4. Phân tích canxi và magiê trong thực vật 1.5. Phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng vi lượng trong cây Chương 2. Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cây trồng 2.1. Xác định hàm lượng protein trong cây 2.2. Xác định tinh bột bằng thủy phân axit 2.3. Xác định tổng số axít hoà tan trong rau quả 2.4. Xác định hàm lượng NO3- và NO2 trong rau 2.5. Xác định mono, đisaccarit và tổng số hiđratcacbon hòa tan 2.6. Xác định vitamin trong thực vật

4

Page 219: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Phần III. Phân tích phân bón Chương 1. Phân tích phân bón hoá học (5 tiết) 1.1. Cách nhận biết phân khoáng 1.2. Xác định độ ẩm của phân bón 1.3. Xác định độ axit tự do của phân bón 1.4. Xác định hàm lượng amôn trong phân đạm hoá học

1.4.1. Phương pháp foocmalin 1.4.2. Phương pháp Kjendahl

1.5. Định lượng lân tổng số và lân hữu hiệu trong phân lân 1.5.1. Định lượng lân tổng số 1.5.2. Định lân hữu hiệu

1.6. Phương pháp định lượng kali trong các loại phân kali 1.7. Xác định nitơ nitrat trong phân khoáng

Chương 2. Phân tích phân hữu cơ và chất cải tạo đất 2.1. Phân tích đạm tổng số trong phân chuồng 2.2. Phân tích đạm dễ tiêu trong phân chuồng 2.3. Phân tích lân tổng số trong phân chuồng 2.4. Phân tích kali trong phân chuồng 2.5. Phân tích than bùn (độ ẩm, dinh dưỡng đa lượng) 2.6. Phân tích tổng số các nguyên tố vi lượng và kim loại nặng trong phân hữu cơ và than bùn.

5

Page 220: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC NƯỚC TRONG ĐẤT

1. Mã môn học: EVS4084 2. Số tín chỉ: 03 3. Môn học tiên quyết: 4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt 5. Giảng viên: Giảng viên 1:

Họ và tên: Nguyễn Xuân Hải Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Địa điểm làm việc: P.201, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 0913.369778; Email: [email protected] Giảng viên 2:

Họ và tên: Nguyễn Quốc Việt Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04-38581776; Email: [email protected] Giảng viên 3:

Họ và tên: Trần Thiện Cường Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên, Thạc sĩ Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

334 - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04-38581776; Email: [email protected] 6. Mục tiêu môn học:

6.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi học môn học nắm được các dạng nước trong đất, phương pháp tính toán và biểu thị trữ lượng nước trong đất cũng như các biện pháp cung cấp nước theo nhu cầu của cây trồng

6.2. Kỹ năng: Trung thực trong nghiên cứu và, có trách nhiệm với công việc và có độ tin cậy cao; Sinh viên có khả năng tổ chức và sắp xếp công việc, tự tin, tin cậy trong

Page 221: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

việc công bố và đánh giá kết quả nghiên cứu, kiên trì, có khả năng làm việc cả độc lập và theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến kết quả nghiên cứu.

6.3. Thái độ: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả nghiên cứu, báo cáo bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả nghiên cứu của mình. 7. Phương pháp kiểm tra đánh giá: Các loại điểm kiểm tra và trọng số:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,3 - Thi cuối kỳ: 0,5

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng. 8. Giáo trình bắt buộc:

- Nguyễn Xuân Hải. Nước trong đất, 2009 9. Tóm tắt nội dung môn học: Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các dạng nước trong đất, cách tính toán trữ lượng nước trong đất và liều lượng tưới cũng như phương pháp tưới cho cây trồng. Nội dung chủ yếu của môn học bao gồm: các dạng nước tồn tại trong đất; các phương pháp tính toán trữ lượng nước và biểu thị chúng; phạm vi nước hữu hiệu và nhu cầu nước của cây trồng; các biện pháp tưới và các thành phần của hệ thống tưới. 10. Nội dung chi tiết môn học: PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC 1. Vai trò của nước trong quá trình hình thành đất 2. Vai trò của nước đối với đời sống của thực vật 3. Đánh giá chất lượng nước tưới

3.1. Nước tưới 3.1.1. Khái niệm chung 3.1.2. Nước sông 3.1.3. Nước hồ và bể chứa 3.1.4. Nước ngầm

3.2. Đánh giá chất lượng nước tưới

Page 222: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.2.1. Khái quát chung 3.2.2. Những chất trôi lơ lửng trong nước 3.2.3. Những chất hòa tan trong nước tưới

CHƯƠNG 2. CÁC TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC TRONG ĐẤT 1. Khái niệm chung 2. Khả năng bốc hơi của đất và của thực vật

2.1. Sự bay hơi nước từ đất trần: 2.2. Các phương pháp đo sự bay hơi nước từ đất.

3. Những dạng nước trong đất 4. Độ ẩm đất và phạm vi ẩm hữu hiệu cho cây trồng 5. Trữ lượng nước trong đất 6. Cân bằng nước CHƯƠNG 3. SỰ CHUYỂN VẬN CỦA NƯỚC TRONG ĐẤT 1. Tính thấm của đất

1.1. Quá trình thấm ướt (hoặc còn gọi là sự thấm hút) 1.2. Quá trình thấm lọc 1.3. Phương trình Darxy 1.4. Tính thấm

2. Phương pháp xác định tính thấm 3. Khả năng dâng leo nước trong đất CHƯƠNG 4. CUNG CẤP NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯỚI VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG TƯỚI 1. Hệ thống tưới 2. Các thành phần của hệ thống tưới

2.1. Nguồn nước 2.2. Công trình đầu mối của hệ thống tưới 2.3. Kênh chính 2.4. Mạng lưới mương dẫn tạm thời

CHƯƠNG 5. KỸ THUẬT TƯỚI 1. Yêu cầu đối với đất được tưới 2. Tưới mặt

Page 223: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

2.1. Tưới theo giải 2.2. Tưới theo rãnh 2.3. Tưới ngập cho lúa

3. Tưới bằng phun mưa nhân tạo 3.1. Khái quát chung 3.2. Máy phun gần 3.3. Thiết bị phun xa (máy phun cao áp) 3.4. Máy phun mưa tự di chuyển 3.5. Những đặc điểm của phương pháp tưới phun mưa

4. Tưới ngầm 4.1. Khái quát chung 4.2. Tưới ngầm có áp lực 4.3. Tưới ngầm không áp (tưới ngầm hấp phụ)

5. Tưới nhỏ giọt CHƯƠNG 6. TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO CÂY TRỒNG 1. Mức tưới và liều lượng tưới

1.1. Khái niệm chung 1.2. Tính mức nước tưới toàn vụ và liều lượng tưới

2. Chế độ tưới 3. Hệ số tưới, giản đồ hệ số tưới

3.1. Hệ số tưới 3.2. Giản đồ hệ số tưới

Page 224: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỰC TẬP THỰC TẾ TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

1. Mã môn học: EVS4070

2. Số tín chỉ: 3 tín chỉ

3. Môn học tiên quyết:

+ Tài nguyên thiên nhiên, mã môn học: EVS2301 + Khoa học môi trường đại cương, mã môn học: EVS2302 + Cơ sở môi trường đất, nước, không khí, mã môn học: EVS2304

4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Giảng viên 1

Họ và tên: Lưu Đức Hải

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.203, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0912 102 109; Email: [email protected]

Giảng viên 2

Họ và tên: Trần văn Thụy

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.301, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 01237296689

- Email: [email protected]

Giảng viên 3

Họ và tên: Nguyễn Xuân Cự

Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS.TS.

- Địa điểm làm việc: P.127, nhà T1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 04-38581776; DD. 0913023097

Giảng viên 4

1

Page 225: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Họ và tên: Vũ Văn Mạnh

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.302, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0903454363; Email: [email protected]

Giảng viên 5

Họ và tên: Nguyễn Thị Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ

- Địa điểm làm việc: P.303, nhà T2, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 0913063898

- Email: [email protected]

6. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

6.1. Kiến thức: Trang bị cho sinh viên những kinh nghiệm thực tế ban đầu về các chủ đề của ngành Khoa học môi trường, bao gồm: sinh thái học, tài nguyên thiên nhiên, địa chất môi trường, khí tượng, thuỷ văn; đồng thời trang bị cho sinh viên kinh nghiệm thực địa liên quan đến các môn học có trong khung chương trình khoa học môi trường.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Thực tập được tiến hành trên địa bàn nghiên cứu lựa chọn, nơi có tư liệu giảng dạy về khí tượng, thuỷ văn, địa chất, sinh học, ..; cũng như điều kiện cho sinh viên có thể thực hành kỹ thuật và phương pháp nhằm vận dụng các nguyên cơ bản về sinh học, hoá học, địa chất, vật lý, hoá học, toán học để giải quyết vấn đề thu được.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Khả năng giao tiếp và trình bày kết quả phân tích, báo cáo phân tích bằng văn bản; kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin trong qúa trình khảo sát và lấy mẫu; Có khả năng thuyết trình và diễn giải kết quả phân tích và quy trình phân tích môi trường.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong việc lập kế hoạch, phương án lấy mẫu phân tích môi trường, bảo quản và xử lý mẫu phân tích, phân tích một số chỉ tiêu cơ bản trong các môi trường đất, nước, không khí và trầm tích.

7. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Điểm thành phần của sinh viên cho mỗi chủ đề hàng tuần được tính trên cơ sở sau:

- Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2

2

Page 226: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Thi giữa kỳ: 0,2

- Thi cuối kỳ: 0,6

Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm trung bình các điểm của cả 5 tuần.

8. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản:

- Giáo trình bắt buộc

[1] Nguyễn Cẩn và nnk, Hướng dẫn thực tập khoa học trái đất và đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Ba Vì, NXB Đại học Quốc gia (2005).

- Tài liệu tham khảo (tác giả, tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản):

[2] Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thế Thôn, Địa chất môi trường, NXB. Đại học Quốc gia (2000).

[3] Lưu Đức Hải, Trần Nghi, Cơ sở khoa học trái đất, NXB. Giáo dục (2008).

[4] Hoàng Xuân Cơ, Mai Trọng Thông, Tài nguyên khí hậu (2000).

[5] Vũ Trung Tạng, Cơ sở sinh thái học, NXB, Giáo dục (2005).

[6] Nguyễn Thanh Sơn, Đánh giá tài nguyên nước, NXB. Giáo dục (2004).

[7] Lưu Đức Hải, Chu Văn Ngợi, Tài nguyên khoáng sản, NXBN. Đại học Quốc gia (2002)

[8] Trần Kông Tấu, Tài nguyên đất, NXB. Đại học Quốc gia (2004).

9. Tóm tắt nội dung môn học:

9.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: : Môn học là một đợt thực tập dài ngày theo 5 chủ đề sinh thái môi trường và đa dạng sinh học; khí tượng và thủy văn khu vực; địa chất môi trường; tài nguyên thiên nhiên; tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến môi trường. Địa điểm thực tập dự kiến là khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì và các cơ sở kinh tế trong phạm vi bán kính 30 km. Môn học có mục tiêu trình bày cho sinh viên các vấn đề lý thuyết về khoa học môi trường trên các ví dụ sinh động của thực tế. 9.2. Course descriptions: The Field work is conducted as a several days field trip for 5 topics including environmental ecology and bio-diversity, regional meteorology and hydrology, environmental geology, natural resources, and impacts of socio-economical development on environment. Expected field site is Ba Vi National Park and its surrounding enterprises within radius of 30km. The course aims to present environmental science theories in conjunction with practical cases.

10. Nội dung chi tiết môn học:

3

Page 227: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Chủ đề 1

SINH THÁI VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC

tiết (2-10-3)

1.1. Cấu trúc và đặc trưng sinh thái rừng rự nhiên theo các đai cao: < 100m, 100-400m, 400-700m. 700-1000m, >1000m

1.2. Sinh thái các vùng đất ngập nước: khảo sát khu vực Đầm Long

1.3. Đặc trưng sinh thái các loại rừng: rừng tự nhiên, rừng trồng (thông, tre, keo)

1.4. Đa dạng sinh học khu vực: Vườn Quốc gia Ba Vì, Vườn Cò Ngọc Nhị.

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

Chủ đề 2

KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN KHU VỰC

15 tiết (2-10-3)

2.1. Các phương pháp đo đạc các yếu tố khí tượng thời tiết trên thực địa.

2.2. Thay đổi các yếu tố khí tượng thuỷ văn theo độ cao.

2.3. Các phương pháp đo đạc các yếu tố thuỷ văn sông, suối và hồ

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

Chủ đề 3

ĐỊA CHẤT HỌC KHU VỰC

4

Page 228: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

15 tiết (2-10-3)

3.1. Địa tầng khu vực: tiền cambri, Paleozoi, Mezozoi, Đệ tam, Đệ tứ, hiện đại.

3.2. Cấu trúc địa chất: các loại đứt gãy, động lực nội sinh, động lực ngoại sinh.

3.3. Các loại đá và khoáng vật: đá biến chất, đá phun trào trung tính, đá bazan, đá vôi, trầm tích, đá phong hoá.

3.4. Tai biến địa chất: động đất, sạt lở đất đá, v.v.

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

Chủ đề 4

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN KHU VỰC

15 tiết (2-10-3)

4.1. Tài nguyên khoáng sản khu vực: Đồng, Pirit, Amiang, Kaolin, Puzơland

4.2. Tài nguyên đất khu vực: các loại tài nguyên đất, cấu trúc phẩu diện đất, xói mòn, laterit hoá

4.3. Tài nguyên nước khoáng - nước nóng

4.4. Tài nguyên thiên nhiên khác

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

Chủ đề 5

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

5

Page 229: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

15 tiết (2-10-3)

5.1. Tác động môi trường do khai thác khoáng sản.

5.2. Tác động môi trường do khai thác rừng và tài nguyên rừng.

5.3. Tác động môi trường do phát triển du lịch.

5.4. Tác động môi trường của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá.

- Phần giảng lý thuyết được thực hiện bằng tư liệu ảnh, video, powerpoint tại Trung tâm giáo dục sinh thái và môi trường Ba Vì - ĐHQGHN.

- Phần thực địa hiện trường được thực hiện bằng hành trình trong 3 ngày theo các nội dung trên do nhóm giáo viên hướng dẫn chủ đề chọn địa điểm.

- Hành trình độc lập của sinh viên tiến hành theo nhóm trong 2 ngày tại các địa điểm do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của nhóm giáo viên hướng dẫn chuyên đề.

- Mỗi sinh viên phải hoàn thành 1 bài kiểm tra / báo cáo cá nhân theo yêu cầu của nhóm giáo viên hướng dẫn; tham gia 01 báo cáo chung của nhóm.

LỊCH TRÌNH THỰC TẬP

Trong 5 tuần

SUNDAY

Chủ nhât

MONDAY

Thứ hai

TUESDAY

Thứ ba

WEDNESDAY

Thứ tư

THURSDAY

Thứ năm

FRIDAY

Thứ sáu

SATUDAY

Thws bảy

Thực tập chủ đề 1: Sinh thái môi trường và đa dạng sinh học

Đến Trung tâm Sinh thái môi trường Ba Vì

Lên lớp lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Sinh viên làm bài tập và báo cáo nhóm

Thực tập chủ đề 2: Khí tượng thuỷ văn khu vực

Lên lớp Thực địa Thực địa theo Hành trình Hành Sinh viên

6

Page 230: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

tuyến có hướng dẫn của giáo viên

khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

làm bài tập và báo cáo nhóm

Thực tập chủ đề 3: Địa chất học khu vực

Lên lớp lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Sinh viên làm bài tập và báo cáo nhóm

Thực tập chủ đề 4: Tài nguyên thiên nhiên khu vực

Lên lớp lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Sinh viên làm bài tập và báo cáo nhóm

Thực tập chủ đề 5: Tác động môi trường của hoạt động phát triển kinh tế xã hội khu

7

Page 231: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

vực

Lên lớp lý thuyết và đọc tài liệu bổ sung tại Trung tâm

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Thực địa theo tuyến có hướng dẫn của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Hành trình khảo sát độc lập của sinh viên theo định hướng của giáo viên

Sinh viên làm bài tập và báo cáo nhóm

8

Page 232: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

EVS4071

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỰC TẬP HÓA HỌC

1. Thông tin về giảng viên Giảng viên 1

Họ và tên: Đồng Kim Loan Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0904 558 667/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Phân tích và quan trắc môi trường, Nghiên cứu chế

tạo các vật liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý MT, Xử lý chất thải Giảng viên 2

Họ và tên: Lê Đức Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.127, nhà T1, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0913090226/ [email protected]

Giảng viên 3 Họ và tên: Hoàng Minh Trang Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Cử nhân Thời gian, địa điểm làm việc: Theo giờ hành chính, P.303, nhà T2, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học

Quốc gia Hà Nội Điện thoại/email: 0973 053 050/ [email protected] Các hướng nghiên cứu chính: Xử lý khí và nước thải, Nghiên cứu chế tạo các vật

liệu hấp phụ và xúc tác cho xử lý MT 2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Thực tập hóa học

1

Page 233: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

- Mã môn học: EVS4071 - Số tín chỉ: 2 tín chỉ - Môn học: - Bắt buộc - Các môn học tiên quyết:

+Hóa học đại cương, mã môn học: CHE1080 +Hóa học phân tích, mã môn học: CHE1057 +Hóa học hữu cơ, mã môn học: CHE1081 + Hóa học môi trường, mã môn học: EVS3241

- Các môn học kế tiếp: Các môn thuộc khối kiến thức ngành và chuyên sâu - Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 05 tiết + Thực hành, thực tập: 25 tiết + Tự học:

- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3. Mục tiêu của môn học 3.1. Kiến thức: Sinh viên sau khi làm thực tập sẽ được củng cố và sáng rõ hơn các lý thuyết về hóa học (hóa lý, phân tích, vô cơ, hữu cơ và hóa kỹ thuật), hóa môi trường và công nghệ môi trường. Hiểu và biết cách sử dụng các thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm. 3.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp: Có kỹ năng thực hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Thái độ trung thực và có thể tự làm nghiên cứu thực nghiệm hoặc theo nhóm, giải đáp các thắc mắc liên quan đến thí nghiệm. 3.3. Kỹ năng và thái độ xã hội: Có khả năng giao tiếp và trình bày phương án nghiên cứu, kể cả báo cáo phân tích kết quả xử lý bằng văn bản; Có kỹ năng giao tiếp xã hội, tiếp cận các đối tượng trong thu thập thông tin khảo sát và lấy mẫu nghiên cứu. 3.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn: Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích, đánh giá ô nhiễm và xử lý môi trường. 3.5. Mục tiêu chi tiết của môn học:

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

2

Page 234: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Kỹ thuật phòng thí nghiệm- Phân tích trọng lượng- Cân bằng hóa học

Có khả năng tái hiện các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, khái niệm về phân tích trọng lượng, cân bằng hóa học.

Hiểu được, nắm được và áp dụng được những khái niệm cơ bản về thực tập hóa học; về các phương pháp phân tích trọng lượng, cân bằng hóa học.

Có khả năng sử dụng thành thạo dụng cụ, thiết bị thí nghiệm trong việc phân tích trọng lượng và các kĩ thuật cơ bản khác.

Tương tự mức 3

Dung dịch- Các phản ứng

trong môi trường nước

Có khả năng tái hiện được khái niệm cơ bản về pH, độ dẫn điện, độ điện ly; về các kiểu phản ứng hóa học

Hiểu được bản chất của các phản ứng hóa học; cách xác định pH, độ dẫn điện, độ điện ly của dung dịch

Có khả năng sử dụng thành thạo máy đo pH; kỹ năng thực tập xác định độ oxy hóa của nước tự nhiên; điều chế CO2.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

Nhiệt hòa tan (Định luật

Hess)

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của nhiệt hòa tan (Định luật Hess)

Hiểu được nguyên lý nhiệt hòa tan.

Khả năng xác định nhiệt hòa tan của một số muối.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

Áp suất hơi bão hòa

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của áp suất hơi bão hòa

Hiểu được nguyên lý sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hòa vào nhiệt độ.

Khả năng xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường.

3

Page 235: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Khảo sát các định luật khí

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của các định luật khí;các khái niệm trạng thái của chất khí và các thông số trạng thái của chất khí.

Xây dựng và phát biểu được các định luật khí. Làm quen dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi trạng thái của khí đối với quá trình đẳng nhiệt, đẳng áp, đẳng tích.

Xử lí được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các thông số trạng thái khí; Vận dụng được các định luật khí để giải các bài tập

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường.

Cân bằng lỏng hơi của hệ hai cấu tử.

Khả năng tái hiện được nội dung cơ bản của cân bằng lỏng hơi của hệ hai chất lỏng hòa tan vào nhau ở áp suất không đổi

Hiểu được nguyên lý phương pháp xây dựng giản đồ cân bằng lỏng hơi của hệ hai chất lỏng hòa tan; xác định nhiệt độ sôi và thành phần pha hơi cân bằng.

Khả năng lập luận về độ chính xác của phép xác định.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường.

Tính tan hạn chế của chất lỏng

Nắm được nguyên tắc xây dựng giản đồ độ tan của hai chất lỏng hòa tan hạn chế và xác định nhiệt độ hòa tan giới hạn

Hiểu được nguyên lý tính tan hạn chế của chất lỏng

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép xác định; Xử lí được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường.

4

Page 236: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Mục tiêu

Nội dung môn học

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

Xác định hằng số tốc độ phản ứng

Nắm được nguyên tắc xác định hằng số tốc độ phản ứng

Hiểu được nguyên lý xác định hằng số tốc độ phản ứng

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép xác định

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

Đường hấp phụ đẳng nhiệt

Nắm được nguyên tắc xây dựng đường hấp phụ đẳng nhiệt.

Hiểu được nguyên lý xây dựng đường hấp phụ đẳng nhiệt

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phương pháp; xử lý được số liệu.

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

Sức điện động của pin Ganvani

Nắm được khái niệm sức điện động của pin Ganvani

Hiểu được nguyên lý phương pháp đo sức điện động của pin Danien-Jacobi và pin Ganvani nồng độ

Lập luận và phân tích được đề độ chính xác, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của phép xác định

Vận dung kiến thức đã được trang bị trong phòng thí nghiệm về hóa học để áp dụng vào các nghiên cứu phân tích môi trường

4. Tóm tắt nội dung môn học 4.1. Tóm tắt nội dung tiếng Việt: Môn thực hành hóa học bao gồm 10 bài thí nghiệm về các định luật cơ bản của nhiệt động hóa học, động hóa học, điện hóa học, cân bằng hóa học và hóa keo. Kèm theo đó sinh viên sẽ được làm quen với các thao tác thí nghiệm, sử dụng thành thạo những dụng cụ và thiết bị thí nghiệm thường có trong một phòng thí nghiệm. Đặc biệt trong các bài thí nghiệm tích hợp cả các kiến thức về hóa học phân tích (định tính và định lượng), cũng như một số nội dung về các phương pháp xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường như hấp phụ, hấp thụ, oxy hóa khử và sinh học. giúp minh họa và củng cố lý thuyết về các học phần hóa lý, hóa phân tích và hóa hữu cơ. Ngoài ra, môn học còn rèn luyện kỹ năng tính toán và xử lý số liệu nghiên cứu.

5

Page 237: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

4.2. Course descriptions: This subject includes 10 chemistry experiments on the principle of thermodynamics chemistry, electrochemistry, chemical equilibrium and collochemistry. Morever, students will get acquainted with the experimental manipulation, learn the way to use of common tools and laboratory equipment proficiently. Especially, all of these experiments integrate the knowledge of chemical analysis (qualitative and quantitative) as well as some methods of environmental pollutants treatments such as adsorption, absorbtion, oxidation-reduction, and biology to illustrate and reinforce the theory of the physical chemistry, analytical chemistry and organic chemistry. In addition, this subject also trains skills and proven methods of chemical analysis applied in environmental studies, as well as math skills and data handle.

5. Nội dung chi tiết môn học

Bài 1 (10tiết) KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM - CÂN BẰNG HÓA HỌC - PHÂN TÍCH

TRỌNG LƯỢNG 1.Giới thiệu các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm 1.1. Cân và cách sử dụng cân 1.1.1.Phân loại (cân thô, cân kỹ thuật, cân phân tích và cân đặc biệt) 1.1.2.Giới thiệu một số loại cân tiêu biểu 1.1.3.Phương pháp cân 1.2.Dụng cụ phòng thí nghiệm 1.2.1. Cách sử dụng một số dụng cụ thường có trong phòng thí nghiệm 1.2.2. Các cách làm sạch dụng cụ thủy tinh 1.3.Lọc, rửa tách kết tủa khỏi dung dịch 1.3.1.Nguyên tắc, các loại giấy lọc và cách chuẩn bị 1.3.2.Các cách lọc và dụng cụ lọc 1.3.3.Rửa kết tủa (rửa gạn, rửa trên phễu, rửa ly tâm) 2.Phân tích trọng lượng (Xác định hàm lượng Ca2+ ) 3.Cân bằng hóa học 3.1. Xác định hệ số phân bố 3.2. Xác định hằng số cân bằng của phản ứng

Bài 2 (10tiết)

DUNG DỊCH - CÁC PHẢN ỨNG TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1. Nước và các dung môi thông dụng . Pha dung dịch (chất gốc, dung dịch chuẩn, dung dịch nghiên cứu, dung dịch đệm) 2.Máy đo pH 2.1. Chuẩn hóa máy 2.2.Dựng đường pH làm việc của điện cực thủy tinh 2.3. Đo pH các dung dịch đệm 3.Dung dịch điện ly 3.1. Xác định pH của dung dịch bằng các chất chỉ thị màu axit- bazơ

6

Page 238: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

3.2. Xác định độ dẫn điện đương lượng giới hạn của chất điện ly mạnh 3.3. Xác định độ điện ly và hằng số điện ly của chất điện ly yếu. 4.Các kiểu phản ứng hóa học 4.1.Phản ứng oxy hóa khử (xác định độ oxy hóa của nước tự nhiên; oxy hóa Fe(II) bằng oxy không khí và xác định hàm lượng Fe(II) với thuốc thử 1, 10 - phenantrolin) 4.2. Phản ứng trao đổi (điều chế CO2, hấp thụ CO2 bằng dung dịch NaOH và xác định lượng CO2 đã hấp thụ nhờ chuẩn độ axit-bazơ)

Bài 3 (5tiết) NHIỆT HÒA TAN (ĐỊNH LUẬT HESS)

1. Xác định nhiệt hòa tan của muối KCl trong nước 2. Xác định nhiệt hòa tan của CuSO4, CuSO4.5H2O trong nước 3.Tính nhiệt hydrat hóa của CuSO4.5H2O

Bài 4 (5tiết) ÁP SUẤT HƠI BÃO HÒA

1. Sự phụ thuộc của áp suất hơi bão hòa vào nhiệt độ 2. Xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng

Bài 5 (5tiết) KHẢO SÁT CÁC ĐỊNH LUẬT KHÍ

1. Định luật Bôilơ - Mariot 2. Định luật Saclơ 3. Định luật Gay Luytxac

Bài 6 (5tiết) CÂN BẰNG LỎNG HƠI CỦA HỆ HAI CẤU TỬ

Xây dựng giản đồ cân bằng lỏng – hơi của hệ hai chất lỏng hòa tan hoàn toàn vào nhau ở áp suất không đổi. 1. Chuẩn bị dung dịch và xây dựng đường chuẩn: chiết suất – thành phần 2. Xác định nhiệt độ sôi và thành phần pha hơi cân bằng

Bài 7 (5tiết)

TÍNH TAN HẠN CHẾ CỦA CHẤT LỎNG 1. Xây dựng giản đồ độ tan của hai chất lỏng hòa tan hạn chế và xác định nhiệt độ hòa tan tới hạn 2. Xây dựng giản đồ độ tan của của hệ ba cấu tử hòa tan hạn chế

Bài 8 (5tiết)

7

Page 239: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 1. Xác định hằng số tốc độ phản ứng 2. Xác định năng lượng hoạt động hóa của phản ứng thủy phân etyl axetat bằng dung dịch kiềm

Bài 9 (5tiết) ĐƯỜNG HẤP PHỤ ĐẲNG NHIỆT

1. Nghiên cứu sự hấp phụ của amoni trong môi trường nước lên than hoạt tính và vẽ các đường đẳng nhiệt hấp phụ 2. Nghiên cứu hiệu quả giải hấp hơi etanol trên than hoạt tính bằng hơi nước

Bài 10 (5tiết) SỨC ĐIỆN ĐỘNG CỦA PIN GANVANI

1. Đo sức điện động của pin Danien-Jacobi và pin Ganvani nồng độ 2. Xác định thế điện cực của đồng, kẽm và thế điện cực oxi hóa khử 6. Học liệu 6.1. Giáo trình bắt buộc: 1. Đồng Kim Loan, Thực tập hóa học (Các bài giảng về thực hành hóa học trong phòng thí nghiệm, lưu hành nội bộ). 2. Vũ Ngọc Ban, Giáo trình Thực tập hóa lý, NXB ĐHQG Hà Nội, 200?. 6.2. Tài liệu tham khảo: 1.Lechtanski, V.L., Inquiry-Based Experiments for Chemistry. Oxford University Press; New York, 2000 (ISBN 0-8412-3570-8). 2.Chemistry C117 Principles of Chemistry and Biochemistry Laboratory Manual, 8th Edition, Required Dean, Reck, Stone, Robinson, Hayden-McNeil (special edition for Indiana University), 2009 ISBN-13: 978-0-7380-3422-5 7. Hình thức tổ chức dạy học 7.1. Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Bài 1 10 10

Bài 2 10 10

Bài 3 5 5

8

Page 240: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp Thực hành, thí nghiệm, điền dã, …

Tự học, tự nghiên cứu Lý

thuyết Bài tập

Thảo luận

Bài 4 5 5

Bài 5 5 5

Bài 6 5 5

Bài 7 5 5

Bài 8 5 5

Bài 9 5 5

Bài 10 5 5

7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 1 Thực hành ? tiết tại PTN

theo sự phân công của Trường

Mở đầu Kỹ thuật phòng thí nghiệm- Phân tích trọng lượng- Cân bằng hóa học

Đọc trước chương 1 tài liệu 1 Đọc trước chương 2 tài liệu 1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 2 Thực hành ? tiết tại PTN

theo sự phân công của Trường

Dung dịch- Các phản ứng trong

môi trường nước

Đọc trước chương 2 Đọc trước chương 3

Nộp báo cáo thực hành

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Đánh giá khả năng làm việc nhóm

Tuần 3 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của

Nhiệt hòa tan (Định luật Hess)

Đọc trước chương 3 tài liệu 1 Đọc trước chương

9

Page 241: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Trường 4 tài liệu 1 Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 4 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Áp suất hơi bão hòa

Đọc trước chương 4 tài liệu 1

Kiểm tra thương xuyên

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 5 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Khảo sát các định luật khí

Đọc trước chương 5 tài liệu 1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 6 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Cân bằng lỏng hơi của hệ hai cấu tử.

Đọc trước chương 5 tài liệu 1 Đọc trước chương 6 tài liệu 1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 7 Thực hành Tính tan hạn chế

của chất lỏng Đọc trước chương 6 tài liệu 1 Đọc trước chương 7 tài liệu1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 8 Thực hành Xác định hằng số

tốc độ phản ứng Đọc trước chương 7 tài liệu 1 Đọc trước chương 8 tài liệu 1

10

Page 242: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 9 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Đường hấp phụ đẳng nhiệt Phân tích đất và trầm tích

Đọc trước chương 8 tài liệu 1 Đọc trước chương 9 tài liệu 1

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

Tuần 10 Thực hành 2 tiết tại giảng

đường theo sự phân công của Trường

Sức điện động của pin Ganvani

Đọc trước chương 9 tài liệu 1 Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hành

Tự học, tự nghiên cứu

Thư viện Đọc nội dung liên quan trong phần tham khảo

Theo sự phân công của nhóm

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Các giờ thực hành phải được ưu tiên thực hiện ở các phòng thí nghiệm có kết nối internet, đủ trang thiết bị chuyên cho thực tập hóa học.

- Sau mỗi một bài ở giờ thực tập kế tiếp, sinh viên phải chuẩn bị bài để thảo luận những nội dung đã được học và thực hành.

- Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung của bài học kế tiếp, giảng viên chủ động nêu chủ đề để sinh viên trả lời và trình bày.

- Từng sinh viên phải chuẩn bị và thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình. - Phần tự học của sinh viên đóng góp vào bài tập nhóm và bài viết báo cáo thực

nghiệm, nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm. - Sinh viên phải tích lũy điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ theo lịch

trình.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học - Phần tự nghiên cứu, bài tập,thực hành và chuyên cần: 0,2 - Thi giữa kỳ: 0,2 - Thi cuối kỳ: 0,6 Các điểm thành phần theo thang 10, điểm chung môn học là điểm tổng của các

điểm thành phần nhân với trọng số tương ứng.

11

Page 243: ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth ...

Lịch thi cuối kỳ hoặc thi lại cuối kỳ do nhà trường quy định, hình thức thi do giảng viên đề xuất.

Hiệu trưởng Chủ nhiệm Khoa Giảng viên

12