Top Banner
Phiên bản tháng 9 năm 2014 Centre de Prospective et d’Études Urbaines Tài liệu tổng hợp các khóa tập huấn của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI Region H N I M Í H C À O H P T N Ø O G I Ø A S DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI
56

DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Feb 14, 2017

Download

Documents

dangmien
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Phiên bản tháng 9 năm 2014

Centre de Prospectiveet d’Études Urbaines

Tài liệu tổng hợp các khóa tập huấn của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI

HNIM ÍHC ÀOH PT NØOG IØAS

R e g i o nR e g i o n

HNIM ÍHC ÀOH PT NØOG IØAS

DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Tài liệu tổng hợp các khóa tập huấn của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI

Danh m

ục tài liệu tổng hợp các khóa tập huấn của PA

DD

I

Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị 216 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam

Tél / Fax : +84 (0)83 930 54 77 - Email : [email protected]

www.paddi.vn

Page 2: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Từ năm 2006, Ludovic DEWALE, David MARGONSTERN, Fanny QUERTAMP và Nguyễn Hồng Vân - Đồng giám đốc PADDI; Marc BONNEVILLE và Jean-Charles CASTEL - Cố vấn khoa học; Delphine LIEVIN, Jessie JOSEPH, Mary SEN-KEOMANIVANE, Charles SIMON và Morgane PERSET - phụ trách các chuyến công tác; Nguyễn Huệ Chi, Trần Thị Thu Hiền, Lê Thị Huyền Trang, Đỗ Phương Thúy - trợ lý và Huỳnh Hồng Đức - Biên phiên dịch; đã đóng góp vào sự phát triển của các hoạt động của PADDI.

Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn Ông Nguyễn Xuân Khánh và Câu lạc bộ nhiếp ảnh Gia Định đã gửi ảnh để minh họa cho tài liệu này: Lê Anh Khoa, Trần Thiên Sinh, Jet Huỳnh, Đinh Quang Tuấn, Hồ Như Ý.

Liên hệ:

PADDI, Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị216 Nguyễn Đình ChiểuQuận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh - Việt NamTel/fax: +84 (0)8 930 54 77Email: [email protected] Trang web: www.paddi.vn

Vùng Rhône-Alpes Virginie ROUAULT, Trưởng phòng «Hợp tác quốc tế»Ban đào tạo đại học, nghiên cứu, sáng tạo và đào tạo y tế và xã hội/DEFI3S1 esplanade François MitterrandCS 2003369269 LYON CEDEX 02Tel: 04 26 73 63 49Email: [email protected] Trang web: www.rhonealpes.fr

Page 3: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

3

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Giớ

i thi

ệu v

ề PA

DD

I

R e g i o n

Được thành lập vào năm 2006, PADDI là một công cụ mới trong khuôn khổ hợp tác giữa vùng Rhône-Alpes, Cộng đồng đô thị Lyon và TP.HCM. Trực thuộc UBND TP.HCM, mục tiêu của PADDI là hỗ trợ cho các cơ quan chuyên môn của Thành phố trong lĩnh vực đô thị.

Lịch sửPADDI là dự án hợp tác trực tiếp giữa vùng Rhône-Alpes và TP.HCM. Vùng Rhône-Alpes và TP.HCM đã thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác song phương kể từ năm 1997 trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và quản lý đô thị. Từ năm 2001, hai địa phương đã quyết định tập trung hợp tác trong lĩnh vực quản lý đô thị. UBND Thành phố đã ban hành Quyết định thành lập PADDI vào tháng 1 năm 2006. Theo đó, PADDI có hai đồng giám đốc Pháp và Việt Nam.

Triết lýXuất phát từ nhu cầu của Việt Nam và đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu đó. Tham khảo các phương pháp và kinh nghiệm của Pháp để suy nghĩ về cách thức giải quyết các vấn đề của Việt Nam.

Mục tiêu ‐ Hỗ trợ thể chế và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan chuyên môn của

UBND Thành phố.Người thụ hưởng: cán bộ các sở, ban ngành và quận/huyện.

‐ Hỗ trợ cho các chủ thể của Pháp và vùng Rhône-Alpes trong việc tìm hiểu các vấn đề về đô thịĐơn vị thụ hưởng: doanh nghiệp, đơn vị tư vấn, nghiên cứu, cơ quan công...

Hoạt động

1 Đào tạo Các khóa tập huấn được thiết kế dựa trên nghiên cứu trường hợp của Việt Nam để giúp các đối tác xây dựng phương pháp và giải pháp phù hợp với bối cảnh. Mỗi năm, PADDI và các đối tác Việt Nam cùng nhau lựa chọn khoảng 10 chuyên đề cho các khóa tập huấn. Mỗi khóa học có từ 35 đến 50 học viên với hai chuyên gia Pháp và Việt Nam cùng hướng dẫn thảo luận xung quanh một nghiên cứu trường hợp cụ thể.

2 Hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan chuyên môn PADDI tiếp nhận nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác Việt Nam và đánh giá tiềm năng kinh tế trong trung hạn của các nhu cầu này đối với các doanh nghiệp Pháp.

3 Phát triển Trung tâm tư liệuTrung tâm này bao gồm các tài liệu tổng hợp các khóa tập huấn của PADDI, các tài liệu tham khảo được dịch sang tiếng Việt và các công trình nghiên cứu...

Giới thiệu về PADDI

Page 4: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

4

Lời n

ói đ

ầu

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

L ời nói đầu

Từ năm 2006, PADDI đã tổ chức được 52 khóa tập huấn với khoảng 2.186 lượt học viên đến từ các cơ quan chuyên môn của TP.HCM và một số học viên từ các tỉnh/thành phố khác của Việt Nam. Các khóa học này được trên 50 chuyên gia hướng dẫn đến từ: ‐ Cộng đồng đô thị Lyon, thành phố Lyon, Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon, Cơ quan tổ chức giao thông Lyon... ‐ Các địa phương và cơ quan của vùng Rhône-Alpes (Ban quản lý dự án quy hoạch – đầu tư – xây dựng Saint-Etienne,

thành phố Saint-Etienne, Cộng đồng đô thị Grenoble, Cộng đồng đô thị Savoie, Trung tâm thông tin và nguồn lực đất đai vùng Rhône-Alpes...)

‐ Các cơ quan trực thuộc Chính phủ (Cơ quan Phát triển Pháp, Trung tâm Nghiên cứu Mạng lưới, Giao thông, Quy hoạch đô thị và Xây dựng...)

‐ Các công ty tư vấn tư nhân (công ty tư vấn Nodalis, Asconit...)

Các chuyên đề của các khóa tập huấn tập trung vào 6 lĩnh vực sau đây: 1. Quy hoạch đô thị; 2. Đất đai, nhà ở; 3. Giao thông; 4. Dịch vụ đô thị; 5. Phát triển bền vững; 6. Tài chính và quản trị đô thị.

Từ năm 2006, nhiều chuyên đề do các cơ quan chuyên môn của TP.HCM yêu cầu xoay quanh lĩnh vực quy hoạch, đất đai, nhà ở (chiếm 36% trong tổng số các khóa tập huấn) và giao thông (19%). Do đó, từ năm 2011, PADDI và các đối tác xây dựng hai chuỗi khóa tập huấn chuyên về công tác quản lý cây xanh đô thị và quan hệ đối tác công tư.

Tài liệu này giới thiệu sơ nét về các khóa tập huấn đã được tổ chức từ năm 2011đến năm 2013.

11%

36%

19%

6%

13%

15%

Chủ đề đa dạng của các khóa tập huấn 2006-2014

Quy hoạch đô thị

Quy hoạch – đất đai –nhà ở

Giao thông

Dịch vụ đô thị

Phát triển bền vững

Tài chính – quản trị

Page 5: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

06

12

20

26

30

40

QUY HOẠCH

ĐẤT ĐAI VÀ NHÀ Ở

GIAO THÔNG

DỊCH VỤ ĐÔ THỊ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ ĐÔ THỊ

MỤC LỤC 05

I. Chú ý đến các rủi ro liên quan đến nước: cách tiếp cận tích hợp trong quy hoạch - n°38 ....................... 07

II. Điều phối triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM - n°52 ............................................... 09

I. Quản lý đất đai trong các dự án quy hoạch, cải tạo đô thị - n°39 ............................................................. 13

II. Khởi xướng, lập và triển khai thực hiện dự án quy hoạch - n°41............................................................. 15

III. Dữ liệu và phương pháp phân tích đô thị - n°42 ..................................................................................... 17

I. An toàn giao thông: thách thức, chính sách công và quy hoạch - n°36 .................................................... 21

II. Thiết kế và xây dựng công trình giao thông ngầm - n°49 ....................................................................... 23

I. Tổ chức và phương thức tài chính cho dịch vụ quản lý chất thải rắn tại TP.HCM - n°40 .......................... 27

I. Quy hoạch, quản lý nhà nước đối với không gian xanh và chính sách phát triển cây xanh - n°32........... 31

II. Quản lý cây xanh đô thị - n°46 ................................................................................................................. 33

III. Đào tạo chuyên sâu: chẩn đoán và cắt tỉa cây xanh - n°51 .................................................................... 35

IV. Quy hoạch, quản lý vườn thú vườn và thực vật - n°43 ........................................................................... 37

I. Quan hệ đối tác công tư: các nguyên tắc chính - n°37 ............................................................................. 41

II. Quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cấp nước và xử lý nước thải ở các khu công nghiệp - n°44...... 43

III. Lập dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông - n°50 ............................................................. 45

IV. Tăng cường năng lực quản lý cho bộ máy hành chính ở các đô thị lớn - n°45 ...................................... 47

V. Lập kế hoạch tài chính và ngân sách phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông tại

TP.HCM - n°48 ......................................................................................................................................... 49

MỤC LỤC

5

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Mục

Lục

R e g i o n

04LỜI NÓI ĐẦU

GIớI THIệU TRUNG TÂM DỰ BÁO VÀ NGHIÊN CỨU ĐÔ THỊ (PADDI) 03

52DANH MỤC CÁC KHÓA TẬP HUẤN ĐÃ TỔ CHỨC

Page 6: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

6

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Danh mục các khóa tập huấn đã tổ chức

n°2 Xã hội học đô thị

n°24 Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị và định hướng chiến lược quản lý di sản của TP.HCM

n°30 Triển khai thực hiện quy hoạch đô thị tại TP.HCM

n°35 Quy hoạch đô thị bằng quy định và bằng dự án, thách thức về đất đai và tích hợp yếu tố kinh tế trong quy hoạch đô thị

n°38 Chú ý đến các rủi ro liên quan đến nước: cách tiếp cận tích hợp trong quản lý nguy cơ ngập nước n°38 (Xem thêm phiếu ở trang 7)

n°52 Điều phối triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM

Quy hoạch

6

Quy

hoạ

ch

R e g i o n

Page 7: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Mục tiêu - Trình bày cách kết hợp giữa công tác chống ngập nước và

quy hoạch đô thị, chia sẻ phương pháp và cách làm tốt trong quản lý nước.

- Chia sẻ kinh nghiệm của Pháp về lập bản đồ và ứng dụng GIS trong quản lý nguy cơ ngập nước.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ các cơ quan chuyên môn của TP.HCM trong công tác quản lý và vận hành các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt, quản lý mạng lưới đường cống thoát nước và tuyên truyền, vận động người dân về nguy cơ ngập nước.

các vấn đề - Làm thế nào để dung hòa giữa phát triển đô thị và quản lý rủi

ro liên quan đến nước? - Mô hình tổ chức như thế nào và cần huy động những nguồn

lực gì?

Bối cảnh - Một địa bàn có nguy cơ bị ngập nước: TP.HCM là địa bàn có

mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước biển dâng (60% diện tích tự nhiên của TP.HCM có độ cao dưới 2 m so với mực nước biển).

- Hình thành các công cụ phòng, chống ngập vào năm 2008: Lập quy hoạch chống ngập, thành lập Trung tâm chống ngập, nghiên cứu dự án xây dựng hệ thống đê bao và 12 cống ngăn triều.

- Khó khăn trong điều phối hành động của các đơn vị có liên quan đến công tác chống ngập.

- Cần tăng cường công tác quản lý các nguy cơ ngập nước: mạng lưới thoát nước quá tải, chưa có quy định bắt buộc phải có mạng lưới thoát nước ở các khu đô thị mới.

chuyên gia: - Ông Stéphane Caviglia, chuyên gia địa lý - quy hoạch

đô thị gắn với quản lý ngập nước - Cộng đồng đô thị Savoie

- Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng thoát nước, Trung tâm chống ngập TP.HCM

Số lượng học viên: 33 (94% được cấp giấy chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Trung tâm chống ngập TP.HCM - Các cơ quan chuyên môn của TP.HCM (Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải)

- Các đơn vị nghiên cứu (Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, các trường đại học)

- Các Ban quản lý dự án - Phòng quản lý đô thị của 3 quận thuộc TP.HCM - Công ty tư vấn SCE - Công ty thoát nước đô thị TP.HCM

QUY HOẠCH ĐÔ THỊKHÓA TẬP HUẤN PADDI

12 - 16 tháng 12 năm 2011

CHÚ Ý ĐẾN CÁC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN NƯớC

Từ vùng đất ngập nước ở Quận 2 nhìn về trung tâm TP.HCM

© M

ax

7

Quy

hoạ

ch

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Page 8: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Trình bày các vấn đề liên quan đến ngập nước ở TP.HCMLà địa bàn dễ bị ngập nước, nhưng mạng lưới thoát nước cũ, xuống cấp do đó khả năng thoát nước còn hạn chế. Tăng trưởng đô thị mạnh mẽ tác động đến việc thoát nước: bê tông hóa mặt đất, tăng hệ số chảy tràn.Từ năm 2001, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong công tác chống ngập nước: từ năm 2008, số lượng điểm ngập ở khu trung tâm đã giảm đáng kể. Công tác chống ngập dựa trên: - Quy hoạch hệ thống thoát nước với mục tiêu cải thiện

hệ thống thoát nước và giảm ô nhiễm môi trường nước. - Quy hoạch chống ngập: xây dựng hệ thống đê bao, nạo

vét và cải tạo các dòng kênh. Công tác quản lý nước và chống ngập đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên môn ở các ngành và các cấp. Việc điều phối hành động của các chủ thể gặp một số khó khăn. Do đó, năm 2008, Trung tâm điều phối chương trình chống ngập được thành lập, có nhiệm vụ quản lý mạng lưới thoát nước và các nhà máy xử lý nước thải.

Các nguyên tắc hành động theo cách tiếp cận tích hợp ở vùng Rhône-Alpes.

Các điểm chính của cách tiếp cận tích hợp là tôn trọng địa bàn của nước, giảm tác động của đô thị hóa, công nhận sự hiện diện của nước trong các quy định và triển khai các hành động theo lưu vực thoát nước.Ngoài ra, cũng cần tác động đến hệ số chảy tràn của nước mưa ở đô thị bằng cách phát triển các mô hình đô thị phù hợp với công tác quản lý rủi ro ngập nước. Điều này đòi hỏi phải biết được các nguy cơ, biết cách thể hiện chúng, hiểu rõ lịch sử địa bàn, lối sống của người dân và đặc điểm địa hình.

Khuôn khổ pháp lý cho cách tiếp cận tích hợp Ở Pháp, quy hoạch đô thị phải tương thích với quy hoạch phòng ngừa nguy cơ ngập nước. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng lập quy hoạch chung về quản lý nước trên phạm vi lưu vực thoát nước để tạo sự đồng bộ cho các hành động về quản lý nước trong kỳ quy hoạch (6 năm).

Cơ sở dữ liệu GERICO Cơ sở dữ liệu quản lý nguy cơ ngập nước do mưa ở Cộng đồng đô thị Lyon tổng hợp và thể hiện trên bản đồ sự biến đổi của các dòng chảy từ năm 1997, tổng hợp các giải pháp đã triển khai và các nghiên cứu thủy lực, thủy văn.

Mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch ở TP.HCM

Ngu

ồn: S

CFC

khuyến nghịBù trừ lượng nước "nội sinh" do đô thị hóa - Các quy định liên quan đến quy hoạch và xây dựng

nên phù hợp và rõ ràng hơn. - Chú trọng hơn nữa các yếu tố liên quan đến nước

trong quy hoạch đô thị.

Phát triển mảng quản lý rủi ro trong dự án - Sáp nhập các đơn vị có chức năng quản lý nước

thành một đơn vị duy nhất. - Vận động, tuyên truyền cho người dân về các nguy

cơ.

Bổ sung cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng cách tiếp cận về quy hoạch không gian rộng hơn để phòng nguy cơ ngập nước - Xác định các khu vực dành cho thoát nước: vùng

đệm, vùng xả tràn.

Sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng của các lưu vực thoát nước cho phù hợp với các chính sách quy hoạch đô thị - Lập bản đồ các khu vực có nguy cơ bị ngập để làm

nền tảng cho chiến lược và phương án hành động. - Xây dựng bản đồ tham chiếu cho các dự án phát triển

đô thị trong tương lai.

8

Quy

hoạ

ch

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Page 9: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

9

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Khóa tập huấn PADDI n°52

05-09 tháng 5 năm 2014

© J

et H

uynh

Đ

các vấn đề - Làm thế nào để xây dựng một chiến lược chung cho vùng đô

thị TP.HCM? - Mô hình hợp tác nào để cho phép triển khai thực hiện quy

hoạch xây dựng vùng TP.HCM ? - Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan (các Bộ, Ban

chỉ đạo vùng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các cơ quan chuyên môn...)?

Bối cảnh - Vùng đô thị TP.HCM bao gồm 8 tỉnh/thành phố (TP.HCM,

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang) với diện tích hơn 30 404 km² và dân số khoảng 18 triệu người.

- Quy hoạch vùng TP.HCM được Viện quy hoạch xây dựng miền Nam (SISP) trực thuộc Bộ Xây dựng lập và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2008.

- Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng gồm 8 tỉnh đã được tạo ra vào năm 2008 để điều phối việc thực hiện quy hoạch vùng. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo này hoạt động hầu như chưa đạt hiệu quả vì các tỉnh không có nghĩa vụ phải thực hiện các quyết định của Ban.

- Chịu ảnh hưởng ngày càng tăng của TP.HCM, mỗi tỉnh hiện nay đều có chiến lược phát triển riêng của mình mà không chú trọng đến sự đồng bộ trong phát triển của toàn Vùng.

chuyên gia: - Sébastien Rolland, Điều phối viên phương pháp tiếp

cận liên quy hoạch chung - Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon

- Phạm Trần Hải, Phó phòng Nghiên cứu quản lý đô thị; Cao Minh Nghĩa, Phó trưởng phòng Nghiên cứu phát triển kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển

Số học viên: 59 (78% được cấp giấy chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau:Viện quy hoạch xây dựng miền Nam (SISP); Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS); Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM; Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; Sở Xây dựng Tiền Giang và Đồng Nai; Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Đồng Nai, Long An và TP.HCM.

Mục tiêu - Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng

vùng TP.HCM - Xác định các hướng suy nghĩ về các công cụ phối hợp hành

động trong vùng đô thị TP.HCM trong các lĩnh vực phát triển không gian, kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Học tập kinh nghiệm của Lyon về phương pháp tiếp cận liên quy hoạch chung.

iều phối triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM

Quy

hoạ

ch

Page 10: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

10

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Quy

hoạ

ch

khuyến nghị

1. Tìm sự đồng thuận trong việc đánh giá hiện trạng của vùng đô thị TP.HCM.

2. Xác định những điểm đồng thuận dựa trên việc phân tích các cơ hội, thách thức, lợi ích và khó khăn.

3. Một chiến lược có sự đồng thuận: tổng hợp các chiến lược của các địa phương trong vùng và xác định mục tiêu chung.

4. Xác định rõ một vài chỉ số chính để theo dõi việc thực hiện các mục tiêu chung trên cơ sở các dữ liệu hiện có

5. Thiết lập cơ chế phối hợp để thực hiện quy hoạch vùng6. Xác định và thống nhất về vai trò của các chủ thể

8 tỉnh/thành phố trong vùng TP.HCM

Diễn Biến và tổng hợp khóa học

Tầm nhìn về sự phát triển của vùng TP.HCM Quy hoạch vùng TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2008. Các mục tiêu chiến lược cho sự phát triển của vùng tập trung vào 3 trục chính: phát triển của khung đô thị và không gian; phát triển kinh tế; phát triển bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng. Các khó khăn trong việc cụ thể hóa những mục tiêu của quy hoạch xây dựng vùng vào quy hoạch chung xây dựng của các tỉnhHiện nay, các tỉnh không gắn kết với nhau trong một chiến lược phát triển chung. Việc triển khai thực hiện quy hoạch chỉ được cụ thể hóa bằng các dự án hợp tác giữa hai hoặc ba tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thiếu một cơ quan quản lý ở cấp vùng không tạo thuận lợi cho sự phối hợp giữa các tỉnh. Điều này tạo ra sự mất cân bằng trong sự phát triển do việc cạnh tranh giữa các tỉnh. - Ở góc độ kinh tế: việc chuyên môn hóa trong phát triển các

ngành công nghiệp và dịch vụ giữa TP.HCM và các tỉnh trong vùng tạo ra sự cạnh tranh thực sự giữa các khu công nghiệp.

- Về mặt không gian: việc thực hiện quy hoạch được phê duyệt không có sự kiểm soát chặt chẽ. Do đó, các khu dân cư, công nghiệp và dịch vụ không được phát triển hài hòa, đồng bộ.

- Về môi trường: ô nhiễm môi trường ở các tỉnh lưu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn ngày càng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các tỉnh khác.

- Về mặt phát triển các khu dân cư: các chương trình phát triển nhà ở của các địa phương trong vùng chưa đảm bảo tính đồng bộ và các dự báo vẫn còn mang tính tương đối khá cao.

- Về sự phối hợp giữa các chủ thể: sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng và đặc biệt là giữa các cơ quan chuyên môn của TP.HCM với các tỉnh lân cận chưa chặt chẽ.

Hiện nay, thách thức lớn của các địa phương trong vùng là xây dựng cơ chế điều phối để triển khai thực hiện quy hoạch vùng trong tất cả các lĩnh vực của phát triển đô thị. Mục tiêu là xác định được những điểm có sự đồng thuận giữa các tỉnh để xây dựng một chiến lược chung.

Quy hoạch ở vùng đô thị Lyon: cách tiếp cận liên quy hoạch chung, một mô hình hợp tác độc đáo

Ở Pháp, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm lập quy hoạch chung và chính quyền trung ương xác định phạm vi của quy hoạch chung đó. Quy hoạch chung là tài liệu tham chiếu và định hướng chính sách trong các ngành, ví dụ chính sách nhà ở, giao thông, phát triển thương mại, tổ chức không gian....

Để tăng cường sức mạnh cho vùng đô thị Lyon ở châu Âu, chính quyền trung ương đã phối hợp với các bên liên quan tại địa phương xây dựng Chỉ thị Quy hoạch lãnh thổ cho vùng đô thị Lyon. Tuy nhiên, trong một số dự án, có sự bất đồng quan điểm giữa Trung ương và các địa phương trong vùng đô thị Lyon. Những mâu thuẫn này dẫn đến việc chính quyền các địa phương ngồi lại với nhau để để phối hợp hành động trên một địa bàn rộng hơn phạm vi của Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ.

Với logic phát triển đồng bộ giữa các địa phương và nâng cao vị thế của Lyon ở châu Âu, lãnh đạo các địa phương và Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon đã khởi xướng phương pháp tiếp cận liên quy hoạch chung vào năm 2002. Được chính thức hình thành vào năm 2004, cách làm này xuất phát từ nhu cầu của các địa phương trong việc xác định các vấn đề và thách thức ở tầm liên địa bàn để từ đó đưa ra giải pháp chung. Các trao đổi, thảo luận diễn ra trong các cuộc họp giữa chủ tịch các cơ quan lập và tổ chức thực hiện quy hoạch chung để chỉ đạo cách tiếp cận liên quy hoạch chung.

Cách tiếp cận này đã giúp chính quyền các địa phương chú ý đến sự phụ thuộc lẫn nhau hiện có giữa các địa bàn, thiết lập nền tảng kiến thức và có được tầm nhìn tổng quan về sự phát triển năng động của vùng đô thị Lyon.

Theo logic phụ thuộc lẫn nhau giữa các địa phương, các phiên làm việc theo nhóm đã được tổ chức trong khuôn khổ khóa tập huấn để các học viên từ các tỉnh khác nhau cùng xác định những vấn đề chung và đề xuất phương hướng nhằm có được sự đồng thuận cho quá trình phát triển của vùng TP.HCM. Mặc dù có sự đồng thuận về một số vấn đề lớn trong vùng, nhưng các định hướng giải quyết được đưa ra cũng còn khác nhau. Vì vậy, cần thiết lập cơ chế đối thoại, trao đổi giữa các tỉnh, có thể tham khảo mô hình liên quy hoạch chung.

© S

ISP

Page 11: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

© Je

t Huy

nh

Page 12: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

12

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Danh mục các khóa tập huấn đã tổ chức

n°3 Cải tạo đô thị

n°5 Lập dự án quy hoạch đầu tư xây dựng ở đô thị

n°6 Quản lý nhà ở xã hội

n°7 Quy hoạch và quản lý đất đai

n°8 Triển khai thực hiện đồ án quy hoạch

n°9 Nhà ở xã hội

n°12 Thiết kế đô thị

n°17 Cải tạo đô thị

n°20 Phát triển nhà ở xã hội

n°21 Các công cụ thực hiện chính sách đất đai

n°25 Ứng dụng GIS trong quản lý đô thị

n°26 Quy hoạch đô thị dọc theo các trục đường mới

n°27 Cải tạo đô thị: thu hồi đất, bồi thường và tái định cư

n°28 Trung tâm theo dõi bất động sản

n°29 Sở hữu chung và sở hữu riêng trong chung cư

n°39 Quản lý đất đai trong các dự án quy hoạch, cải tạo đô thị Xem trang 11

n°41 Khởi xướng, lập và triển khai thực hiện dự án quy hoạch Xem trang 13n°42 Dữ liệu và phương pháp phân tích đô thị Xem trang 15

QUY HOẠCHĐN

ẤT ĐAIHÀ Ở

Quy

hoạ

ch, Đ

ất đ

ai v

à N

hà ở

Page 13: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

13

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Mục tiêuChia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cách làm hay trong lĩnh vực: - Thu hồi đất, - Tổ chức phát triển quỹ đất, phân chia vai trò giữa chính quyền

địa phương và các nhà đầu tư, - Phương tiện, thời gian hành động trong lĩnh vực đất đai, có

phối hợp với quy hoạch đô thị, - Nắm bắt và kiểm soát thị trường bất động sản.

các vấn đề - Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa mạnh mẽ,

công tác quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng như thế nào trong chính sách quy hoạch và phát triển đô thị?

- Làm thế nào để tổ chức tốt công tác quản lý đất đai nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển trong khuôn khổ quy hoạch?

Bối cảnh - TP.HCM có diện tích 209.554 ha trong đó 45% đã đô thị hóa. - Mỗi năm có khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp được chuyển

mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp. - Các nguồn lực của Nhà nước còn hạn chế. - Giá bất động sản tăng cao, đầu cơ đất đai mạnh mẽ đặc biệt

là ở vùng ven. - Phương thức tính tiền sử dụng đất và các loại thuế liên quan

đến đất chưa thật minh bạch. - Được thành lập vào năm 2003, Trung tâm phát triển quỹ đất

đã đi vào hoạt động, nhưng còn gặp một số khó khăn.

chuyên gia: - Bà Sybille Thirion, Giám đốc Trung tâm thông tin và tài

nguyên đất – Vùng Rhône-Alpes - Bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, Trưởng phòng Kế hoạch,

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM - Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm

Nghiên cứu Kiến trúc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM

Số lượng học viên: 59 (75% được cấp giấy chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân TP.HCM, Cần

Thơ, Bình Dương - Các sở, ban ngành của TP.HCM (Sở Tài nguyên và

Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Viện Nghiên cứu phát triển, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM)

QUY HOẠCH - ĐẤT ĐAI - NHÀ ỞKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°39

7 - 11 tháng 5 năm 2012

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG DỰ ÁN QUY HOẠCH, CẢI TẠO ĐÔ THỊ

Giải phóng mặt bằng ở khu trung tâm TP.HCM

© J

et H

uynh

Quy

hoạ

ch, Đ

ất đ

ai v

à N

hà ở

Page 14: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

14

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

NHỮNG THÁCH THỨC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI TP.HCM

Hiện nay, các công cụ hành động trong lĩnh vực đất đai có một số hạn chế sau: - Thiếu tính đồng bộ, nhất quán giữa các tài liệu quy

hoạch, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn chưa chặt chẽ.

- Quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch sử dụng đất chưa gắn chặt với nhu cầu thực tế trên thị trường.

Luật vẫn chưa xác định rõ dự án vì lợi ích công và chưa có quy định bắt buộc các chủ đầu tư phải tuân theo một số nghĩa vụ.

Kinh nghiệm nghiên cứu thiết kế đô thị dọc theo Đại lộ Võ Văn Kiệt:

Với chiều dài 21 km, đại lộ Võ Văn Kiệt nằm trên trục Đông Tây của TP.HCM (kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu trung tâm hiện hữu). Sắp tới, tuyến xe buýt BRT sẽ được bố trí trên đại lộ này.

Đại lộ Võ Văn Kiệt được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2011. Việc nghiên cứu lập thiết kế đô thị dọc theo đại lộ này gặp những khó khăn sau: - Thiếu sự phối hợp giữa các dự án phát triển thương

mại, dịch vụ, nhà ở đã được phê duyệt, - Cần cập nhật các quy định về quy hoạch, quản lý đô thị,

kiến trúc và cảnh quan.

Hành động của nhà nước trong lĩnh vực đất đai ở Pháp: thách thức, công cụ và các chủ thể

Hệ thống quy hoạch gồm nhiều cấp độ: - Chính quyền trung ương đề ra các định hướng về quy

hoạch trong Chỉ thị quy hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững,

- Chính quyền địa phương (Cộng đồng đô thị) lập Quy hoạch chung (Sơ đồ liên kết địa bàn) trên phạm vi lưu vực sống.

- Cộng đồng đô thị hoặc các đô thị thành viên lập Quy hoạch đô thị địa phương để tạo khuôn khổ cho việc sử dụng đất.

Nhiều công cụ tạo quỹ đất: - Quyền ưu tiên mua bất động sản ở đô thị - Các khu dự kiến quy hoạch - Các khu vực nông nghiệp được bảo vệ

Các công cụ quy hoạch đô thị theo dự án: - Các khu quy hoạch có sự thoả thuận - Thủ tục phân lô

Công cụ hạn chế tăng giá đất và xác định mục đích sử dụng đất: - Mua đất qua thương lượng hoặc bằng quyền ưu tiên

mua - Xác lập phạm vi khu vực dành cho các dự án công ích

Chế độ thuế liên quan đến đất đai: - Thuế đối với khoản địa tô chênh lệch - Thuế găm giữ đất - Thuế cơ sở hạ tầng

Đại lộ Võ Văn Kiệt

© M

ax

khuyến nghị - Hướng đến quy hoạch hợp nhất và có tính khả thi: - Tăng cường các công cụ giúp kiểm soát đất đai ví dụ

khái niệm lợi ích công, quyền ưu tiên mua, quyền trưng mua.

- Lập bảng cân đối tài chính cho các dự án đô thị - Tăng cường trao đổi với các đơn vị đầu tư phát

triển bất động sản - Luật hóa nguyên tắc đóng góp của các chủ đầu tư

dự án bất động sản - Tối ưu hóa công cụ thuế nhà đất để giảm áp lực của sự

phát triển đối với ngân sách của địa phương: - Tăng cường vai trò của Trung tâm phát triển quỹ đất,

Trung tâm nên hành động có trọng tâm, trọng điểm: - Thành lập Trung tâm theo dõi bất động sản

Quy

hoạ

ch, Đ

ất đ

ai v

à N

hà ở

Page 15: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

15

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

các vấn đềCác bước quản lý một dự án quy hoạch, đầu tư xây dựng? Các công cụ nào có thể được sử dụng để chuẩn bị tốt nhất cho dự án?

Bối cảnhSuy nghĩ về công tác quản lý dự án trong khuôn khổ các dự án đô thị:

- Dự án đầu tư xây dựng đại lộ Võ Văn Kiệt - Các khu đô thị mới: Nam Sài Gòn/Phú Mỹ Hưng - Thủ Thiêm - Dự án cải tạo đô thị ở Quận 8chuyên gia:

- Ông Stéphane QUADRIO, Ban quản lý các dự án quy hoạch, đầu tư, xây dựng Saint-Etienne

- Ông Lý Khánh Tâm Thảo, Sở Quy hoạch - Kiến trúc - Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu Kiến

trúc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Số lượng học viên: 39 (75% được cấp giấy

chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Sở Quy hoạch - Kiến trúc (Trung tâm Nghiên cứu Kiến

trúc (ARC)...) - Phòng quản lý đô thị các quận/huyện (trong đó có

Quận 8) - Viện Nghiên cứu phát triển (HIDS) - Trường đại học Kiến trúc TP.HCM

QUY HOẠCH - ĐẤT ĐAI - NHÀ ỞKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°41

4 - 08 tháng 6 năm 2012

KHỞI xƯớNG, LẬP VÀ TRIỂN KHAI THỰCHIệN DỰ ÁN QUY HOẠCH

Mục tiêu - Chia sẻ kinh nghiệm của Ban quản lý các dự án quy hoạch,

đầu tư, xây dựng Saint-Etienne (EPASE) về quản lý dự án trong khuôn khổ các chương trình phát triển và cải tạo đô thị.

- Giới thiệu các công cụ và cách làm của EPASE, hỗ trợ cho các cơ quan chuyên môn của TP.HCM trong công tác quản lý dự án.

- Nâng cao tính khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính trong giai đoạn chuẩn bị dự án, chú trọng theo dõi tiến độ và tài chính trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án.

Đại lộ Võ Văn Kiệt

© L

ê A

nh K

hoa

Quy

hoạ

ch, Đ

ất đ

ai v

à N

hà ở

Page 16: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

16

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Quy

hoạ

ch, Đ

ất đ

ai v

à N

hà ở

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Các vấn đề trong cải tạo đô thị ở TP.HCMCác khó khăn gặp phải trong các dự án cải tạo đô thị: - Chia sẻ chi phí và lợi ích của dự án giữa các chủ thể, - Bồi thường và tái định cư cho các hộ gia đình bị di dời, - Giảm mật độ dân số cho phù hợp với quy mô của không

gian công cộng và không gian xanh, - Khó bảo vệ các di sản "thông thường", - Tài chính.

Kinh nghiệm của Ban quản lý các dự án quy hoạch, đầu tư, xây dựng Saint-Etienne (EPASE)

Ban quản lý các dự án quy hoạch, đầu tư, xây dựng (EPA) là một công cụ hành động của Chính phủ ở những khu vực phát triển đô thị trọng điểm, mang tính chiến lược và vì lợi ích quốc gia. Chuyên gia của EPASE đã trình bày về thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm của EPASE trong công tác quản lý dự án quy hoạch, đầu tư, xây dựng.

Các bước chính của một dự án quy hoạch, đầu tư xây dựng

Các bước chính bao gồm: các nghiên cứu ban đầu, nghiên cứu khả thi và triển khai thực hiện. Khóa tập huấn cũng đề cập đến việc lựa chọn nhà đầu tư thứ cấp và hợp đồng.

Kinh nghiệm của EPASECác nguyên tắc quản lý dự án được trình bày cụ thể thông qua ví dụ Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng tại khu vực cửa ngõ ra vào thành phố Saint-Etienne. Vấn đề tạo quỹ đất, bồi thường và tái định cư cũng đã được đề cập đến. Các phương pháp khảo sát, chẩn đoán địa bàn, đánh giá tính khả thi tài chính của dự án cũng đã được trình bày thông qua các ví dụ cụ thể. Cách thức lập quy hoạch và bảng cân đối tài chính của dự án cũng được trình bày.

Nghiên cứu trường hợp: cải tạo khu Bến Bình Đông, Quận 8 (TP.HCM)

Các học viên đề xuất phương án phát triển khu vực này với tầm nhìn đến năm 2025. Mỗi nhóm trình bày mục tiêu, bảng cân đối tài chính và kế hoạch phân kỳ thực hiện dự án.

Các bước chính của một dự án quy hoạch, đầu tư xây dựng

Ngu

ồn: S

. Qua

drio

, 201

2

khuyến nghịLàm rõ vai trò của nhà nước trong việc lập dự án - Xác định nhu cầu của địa bàn và từ đó xác định nội

dung chương trình đầu tư phát triển.

Cần linh hoạt và thực tế khi xác định nội dung chương trình - Cần có nhiều đơn vị tư vấn trong từng lĩnh vực (kiến

trúc, luật, kinh tế) để hỗ trợ cho chủ đầu tư, - Phối hợp với tất cả các đối tác, - Xác định nội dung chương trình, bảng cân đối tài

chính và phân kỳ thực hiện dự án.

Nâng cao hiệu quả quản lý dự án của chủ đầu tư công - Mô hình tổ chức theo dự án, - Tập hợp các chuyên ngành cần thiết trong một cơ

quan quản lý dự án, - Tổ chức các nhóm liên ngành cùng làm việc để ghi

nhận và đánh giá toàn diện nhu cầu, thách thức của khu vực dự án,

- Trình bày kết quả cho Ban chỉ đạo.

Tăng cường công tác hỗ trợ ra quyết định - Bằng cách cung cấp một cách có hệ thống và có lập

luận chặt chẽ các yếu tố cần thiết cho lãnh đạo ra quyết định: nghiên cứu khả thi đầy đủ các mặt: kỹ thuật, kinh tế, xã hội; đồ án quy hoạch, bảng cân đối tài chính, phân kỳ,

- Đề xuất nhiều phương án khác nhau.

Phê d

uyệt

và kh

ởi

động

nghiê

n cứu

khả t

hi

Ý tư

ởng

Phê d

uyệt

bảng

cân

đối tà

i chín

h

Báo c

áo ho

ạt độ

ng

hàng

năm

Báo c

áo ho

ạt độ

ng

hàng

năm

6 tháng 12 tháng X năm

Triểnkhai

Triểnkhai

Nghiên cứukhả thi

Các nghiên cứusơ bộ ban đầu

Chương trình xâydựng sơ bộ

So sánh

Bảng cân đối tàichính dự kiến

Bảng danh mục dữ liệu

Công trình công cộng cầnthực hiện (chi phí và chủđầu tư)

Kế hoạch khung

Nghiên cứu tác động

Có sự phối hợp

Bảng cân đối tài chính,kế hoạch dự kiến

Xây dựng cơ sở hạ tầng

Xây dựng không gian công cộng

Bán diện tích sàn xây dựng

Kỹ thuật

Lãnh đạo phê duyệt

Nghiên cứu khả thi và lập dự án Triển khai thực hiện

Page 17: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

17

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Quy

hoạ

ch, Đ

ất đ

ai v

à N

hà ở

các vấn đề - Các phương pháp lập quy hoạch ở Pháp? Những dữ liệu và

nghiên cứu nào cần phải có để lập quy hoạch? Các cách tiếp cận và phương pháp phân tích không gian, kinh tế - xã hội?

- Làm thế nào để nghiên cứu kỹ một địa bàn nhằm đánh giá các dự án do nhà đầu tư tư đề xuất và hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án đó?

Bối cảnh - Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đã được phê

duyệt, luật Quy hoạch đô thị có hiệu lực quy định rõ cách thức lập quy hoạch và các tài liệu quy hoạch.

- Quy hoạch còn nặng về tính toán số học dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Thiếu dữ liệu có độ tin cậy cao để chẩn đoán đầy đủ địa bàn - Phát triển đô thị đi trước quy hoạch, các định hướng chiến

lược và dự án chưa sát với nhu cầu thực tế.

chuyên gia: - Ông Patrick Brun, Giám đốc nghiên cứu, Trưởng

phòng dữ liệu và thể hiện dữ liệu trên địa bàn, Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon.

- Ông Phan Sỹ Châu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng TP.HCM

Số lượng học viên: 27 (74% được cấp giấy chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - Viện Quy hoạch xây dựng TP.HCM - Sở Xây dựng - Uỷ ban nhân dân Quận 1 và 3 - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Quận 3 - Trường đại học Kiến trúc TP.HCM

DỮ LIệU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÔ THỊ

© P

AD

DI,

2012

Chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3

Mục tiêu - Nâng cao năng lực của học viên trong việc phân tích dữ liệu

để lập quy hoạch và hỗ trợ ra quyết định. - Chia sẻ phương pháp phân tích không gian, kinh tế - xã hội

được sử dụng ở Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon để chẩn đoán địa bàn.

- Suy nghĩ về việc hình thành Trung tâm quan sát kinh tế-xã hội.

QUY HOẠCH - ĐẤT ĐAI - NHÀ ỞKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°42

10 - 14 tháng 12 năm 2012

Page 18: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

18

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Phương pháp và công cụ phân tích đô thị ở Việt Nam và các khó khăn gặp phải

Luật Xây dựng năm 2008 và Luật Quy hoạch đô thị năm 2010 xác định nội dung, phạm vi và phương thức lập quy hoạch đô thị.Hệ thống quy hoạch được áp dụng thống nhất trong cả nước và cách tiếp cận quy hoạch dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật. Các tài liệu quy hoạch thường chưa phù hợp với thực tế. Do đó, việc triển khai thực hiện gặp khó khăn và không giúp kiểm soát sự phát triển đô thị. Trong khi đó, đây là những tài liệu làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng. TP.HCM có nhân lực và công cụ để phân tích đô thị, nhưng dữ liệu chưa đầy đủ và chính xác.

Dữ liệu và phương pháp phân tích đô thị ở Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon: quan sát, thống kê, chỉ số, bản đồ và sử dụng các số liệu thống kê trong các dự án

Các quan sát được thực hiện ở tất cả các quy mô: nó giúp so sánh Lyon với các thành phố khác, nói về tình hình của một doanh nghiệp, một khu vực hoạt động, một thành phố. Việc quan sát mang tính liên ngành, nó cung cấp dữ liệu cho các nghiên cứu về quy hoạch, đánh giá tác động, dự báo và các nghiên cứu chuyên ngành (marketing, logistic...)Các phần mềm như Excel, Access, GIS, và các công cụ như bản vẽ, bản đồ, số liệu thống kê, phần mềm xử lý kết quả các cuộc khảo sát là những công cụ có thể được sử dụng. Chúng giúp làm cho các thông tin dễ hiểu hơn và dễ tiếp cận hơn.Để đánh giá tác động của một hành động hoặc một dự án (ví dụ: chương trình nhà ở, phát triển bền vững), Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon sử dụng các chỉ số đánh giá, theo dõi, báo cáo và định hướng.

Nghiên cứu trường hợp: Dự án cải tạo đô thị khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3: làm rõ các nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng số liệu thống kê trong dự án đô thị.

Mục tiêu và lợi ích mà các nhà đầu tư trong dự án này theo đuổi không dựa trên kết quả của việc phân tích địa bàn và đặc điểm của các hộ gia đình. Nội dung quy hoạch không phù hợp với nhu cầu đã được xác định.Các bài tập trong khóa học đã giúp làm sáng tỏ cách sử dụng số liệu thống kê để phân tích địa bàn, lập dự án đô thị phù hợp với nhu cầu: xác định các nguồn cung cấp thông tin có sẵn, chuyển từ dữ liệu thô sang dữ liệu thông tin, phân tích tác động của dự án, xây dựng các chỉ số theo dõi, thể hiện bằng tài liệu đồ họa, bản đồ.

khuyến nghị - Giai đoạn chẩn đoán: Làm kỹ khâu chuẩn bị dữ liệu

để đảm bảo chẩn đoán tốt địa bàn, xây dựng cơ sở dữ liệu liên ngành, hình thành trung tâm theo dõi và phân tích dữ liệu, xuất bản atlas.

- Trong tài liệu yêu cầu đối với các đơn vị thực hiện nghiên cứu, chẩn đoán địa bàn, cần yêu cầu phân tích theo từng lĩnh vực, minh họa bằng bản đồ và xác định các chỉ số đánh giá định tính và định lượng.

- Sáng tạo các mô hình đô thị mới phù hợp với đặc thù của địa phương.

Các loại hình nhà ở tại các phường của Quận 3Nguồn: UBND Quận 3/Thực hiện: P. Brun, 2012

Sử dụng bản đồ trong phân tích đô thị

© P

AD

DI

Quy

hoạ

ch, Đ

ất đ

ai v

à N

hà ở

Phường 73% 26%61% 38%

47% 52%41%

35%34%

PhườngPhườngPhườngPhường PhườngPhườngPhườngPhườngPhường Phường Phường Phường Phường

617238

1445

13121110

9

Kiên cố Bán kiên cố Không ổn định Khác

0% 20% 40% 60% 80% 100%

57%64%65%

33% 66%32% 67%32% 66%31% 69%

26% 73%21% 78%

18% 81%17% 82%

Page 19: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

© Je

t Huy

nh

Page 20: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

20

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Danh mục các khóa tập huấn đã tổ chức

n°1 Quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị

n°10 Quy hoạch và quản lý công trình ngầm

n°14 Vận hành và khai thác các băi đậu xe ngầm

n°15 Quản lý một tuyến xe buýt

n°18 Quy hoạch giao thông ở các quốc gia đang phát triển

n°19 Quy hoạch đô thị và giao thông công cộng

n°23 Cơ quan tổ chức giao thông và các mô hình quản lý đơn vị khai thác

n°36 An toàn giao thông: thách thức và giải pháp (Xem trang 19)

n°47 Thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông

n°49 Thiết kế và xây dựng công trình ngầm (Xem trang 21)

Gia

o th

ông

G IAO THÔNG

Page 21: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

21

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Gia

o th

ông

Mục tiêu - Hỗ trợ TP.HCM xây dựng và triển khai thực hiện chính sách

an toàn giao thông trên cơ sở kinh nghiệm của Pháp và Lyon. - Tăng cường an toàn giao thông bằng cách áp dụng các giải

pháp kỹ thuật, tuyên truyền cho người dân và thúc đẩy thay đổi trong suy nghĩ để người dân chuyển từ giao thông cá nhân sang giao thông công cộng.

- Nâng cao ý thức tuân thủ luật giao thông.

các vấn đề - Vai trò của chính quyền địa phương trong lĩnh vực an toàn

giao thông? Chính sách nào cần áp dụng ở TP.HCM? - Những giải pháp nào có thể áp dụng để cải thiện an toàn giao

thông (cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, hành vi của người tham gia giao thông)?

- Làm thế nào để nâng cao ý thức của người dân? - Mức phạt nào có thể áp dụng cho các trường hợp vi phạm

luật giao thông?

Bối cảnh - Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng đô thị mạnh mẽ

và chuyển đổi phương thức đi lại theo hướng tăng dần tỉ lệ sử dụng xe gắn máy.

- Với hơn 6 triệu xe gắn máy cho 7,5 triệu dân, TP.HCM là một trong những thành phố có nhiều xe gắn máy nhất thế giới. Hiện nay, 87% số lượt đi lại được thực hiện bằng xe hai bánh gắn máy. Tình hình càng phức tạp thêm khi số lượng xe ô tô tăng lên.

- Năm 2012 được chọn là "Năm an toàn giao thông". Các địa phương đã nỗ lực kéo giảm tai nạn giao thông bằng cách triển khai nhiều hành động.

chuyên gia:Khóa tập huấn: - Ông Hubert Trève, CERTU - Ông Lê Minh Triết, Sở Giao thông vận tải

Các chuyến công tác hỗ trợ kỹ thuật: - Bà Michèle Frichement, Cộng đồng đô thị Lyon - Ông Hà Lê Ân, Khu quản lý giao thông đô thị số 1, Sở

Giao thông vận tải

Số lượng học viên: 67 (80% được cấp giấy

chứng nhận).

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Ban An toàn giao thông TP.HCM và các quận/huyện - Phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông, Sở Giao

thông vận tải - Phòng quản lý đô thị các quận/huyện của TP.HCM - Các tổ tuyên truyền về an toàn giao thông - Công an Thành phố

An toàn giao thông: Thách thức, Chính sáchcông và Quy hoạch

© T

rần

Thiê

n S

inh

Giao thông vào giờ cao điểm ở TP.HCM

GIAO THÔNGKHÓA TẬP HUẤN n°36 VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

31 tháng 10 - 04 tháng 11 năm 2011 / 25 - 29 tháng 6 năm 2012

Page 22: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

22

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Gia

o th

ông

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Khóa tập huấn đầu tiên về chủ đề này đã được tổ chức vào năm 2011 và đã đề cập đến các thách thức cũng như nguyên tắc hành động trong lĩnh vực an toàn giao thông. Sau đó, chuyến công tác hỗ trợ kỹ thuật về phân tích và xử lý điểm đen đã được tổ chức vào năm 2012. Kết quả: nhiều khuyến nghị cụ thể đã được đưa ra để xử lý 4 điểm đen.

Tình hình an toàn giao thông ở TP.HCMTai nạn giao thông ở Việt Nam đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ tai nạn nghiêm trọng vẫn còn cao. Ở TP.HCM, một vài số liệu sau đây cho thấy số tai nạn đã giảm mạnh: trong tháng 1 và tháng 2 năm 2012, số tai nạn giảm 50 % so với cùng kỳ năm 2011, chỉ còn 1,5 người chết/ngày so với 2,4 người chết/ngày của năm trước.Khả năng kéo giảm tai nạn càng cao, khi quyết tâm chính trị trong việc cải thiện an toàn giao thông càng mạnh. Các kết quả đạt được ở TP.HCM trong năm 2012 đến từ những việc làm khá đơn giản và do đó rất cần được khuyến khích và nhân rộng. Việc cải thiện an toàn giao thông trong dài hạn sẽ được thực hiện tốt hơn khi các dữ liệu về tai nạn có độ tin cậy cao hơn và áp dụng các phương pháp phân tích tai nạn tốt hơn.

Kinh nghiệm về việc xây dựng chính sách an toàn giao thông ở Pháp

Hiện nay, quan niệm về an toàn giao thông ở Pháp đang nằm ở Hệ thống và Tổ chức. Quan niệm Hệ thống cho rằng tai nạn xảy ra là do có sự bất cập trong nhiều lĩnh vực có liên quan như tổ chức cơ sở hạ tầng, phương tiện, người tham gia giao thông. Quan niệm Tổ chức cho rằng cần tích hợp nhiều mảng hành động và có chiến lược trong dài hạn.Ở Việt Nam, các giải pháp quan trọng trong lĩnh vực an toàn giao thông đánh dấu sự ra đời của chính sách về an toàn giao thông. Quan niệm hiện nay đang nằm ở giữa quan niệm "Số phận" và "Kiểm soát-xử phạt". Việt Nam đang hướng đến quan niệm hệ thống trong đó giáo dục cho người tham gia giao thông là yếu tố nền tảng.

Các yếu tố cơ bản của chính sách an toàn giao thôngTình hình an toàn giao thông hiện nay ở TP.HCM đòi hỏi phải tập trung nỗ lực giải quyết các điểm đen. Các hành động nhằm kéo giảm tai nạn giao thông cần tập trung đồng thời vào 3 mảng: phương tiện, người tham gia giao thông và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, cần thu thập, phân tích dữ liệu tai nạn để làm cơ sở cho việc nhận định tình hình và định hướng các chính sách.

Nghiên cứu các điểm đen ở TP.HCM và phương pháp phân tích

Chuyến công tác hỗ trợ kỹ thuật vào tháng 6 năm 2012 tập trung phân tích 4 điểm đen: - Điểm đen ở đường Trần Quốc Toản, Quận 3 - Điểm đen Cầu vượt trạm 2, Quận 9 - Điểm đen ở đường Nguyễn Văn Cừ, Quận 5 - Điểm đen ở đại lộ Võ Văn Kiệt, Quận 5

Phương pháp phân tích và các giải pháp khuyến nghị được trình bày trong Tài liệu tổng hợp khóa tập huấn.

khuyến nghịKhuyến nghị trước mắt - Giảm tốc độ của các phương tiện - Cải thiện chiếu sáng, phản quang để người tham gia

giao thông dễ nhìn thấy chướng ngại vật và nhìn thấy nhau

- Phân luồng giao thông tốt hơn - Làm thay đổi hành vi của người tham gia giao thông

bằng các hoạt động tuyên truyền, tập huấn và tuần tra kiểm soát.

Khuyến nghị trong dài hạn - Xem an toàn giao thông là ưu tiên hàng đầu trong hệ

thống giao thông, - Đánh giá các chính sách đã thực hiện để rút ra các

yếu tố thành công, - Hoàn thiện các công cụ thu thập dữ liệu và phân tích

để đưa ra các giải pháp tốt hơn tùy theo loại tai nạn, - Thực hiện thí điểm các chỉ số mới ở một số địa bàn, - Hình thành văn hóa giao thông đường bộ, - Tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục người

tham gia giao thông, - Tổng hợp kinh nghiệm trong và ngoài nước, chia sẻ

các kinh nghiệm đó với tất cả các đơn vị có liên quan đến an toàn giao thông.

© D

TC

Tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh với chủ đề "Học sinh và văn hóa giao thông" ở công viên Đầm Sen

Tham khảo thêm các phiếu kỹ thuậtCác phiếu kỹ thuật trình bày cách tổ chức không gian, bố trí cơ sở hạ tầng để đảm bảo an toàn giao thông. Được biên soạn một cách tổng hợp và có nhiều hình ảnh minh họa, các phiếu này giúp chia sẻ có hiệu quả kiến thức và kỹ thuật giữa các đơn vị có liên quan đến an toàn giao thông,

Page 23: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

23

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Gia

o th

ông

GIAO THÔNGKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°49

24 - 28 tháng 3 năm 2014

Thiết kế và thi công công trình giao thông ngầm

các vấn đề - Vai trò của chủ đầu tư trong các bước của dự án? - Vì công trình ngầm có những đặc thù riêng, nên chủ đầu tư

cần chú ý đến những điểm đặc biệt nào trong các hợp đồng? - Làm thế nào để kiểm soát tiến độ thực hiện và chi phí của

dự án? - Kỹ thuật xây dựng nào có thể được sử dụng để xây dựng

đường hầm và nhà ga phù hợp với đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn và địa kỹ thuật ở TP.HCM?

Bối cảnh - Với hơn 6 triệu phương tiện trong đó có 5.735.340 xe hai

bánh gắn máy và 553.000 xe hơi cá nhân, các vấn đề liên quan đến giao thông như ùn tắc giao thông, ô nhiễm, an toàn giao thông... là rất lớn.

- Quy hoạch giao thông vận tải của TP.HCM dự kiến xây dựng 8 tuyến tàu điện ngầm. Hiện nay, 2 tuyến đã có nguồn vốn thực hiện (tuyến số 1 và 2). Tuyến số 1 đang triển khai xây dựng.

- Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng các công trình giao thông này. Do đó, các thách thức tài chính, kỹ thuật, hợp đồng, thể chế là rất lớn.

- Vốn đầu tư cho các tuyến này phần lớn là do các nhà tài trợ quốc tế cung cấp. Do đó, có nhiều ràng buộc đối với công tác làm chủ đầu tư.

chuyên gia: - Ông Gilles Hamaide và Ông Didier Subrin, Trung tâm

Nghiên cứu Đường hầm - CETU - Ông Nguyễn Quang Khanh, Phó Phòng đầu tư, Ban

quản lý đường sắt đô thị TP.HCM

Số lượng học viên: 41 (98% được cấp giấy chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM

- Phòng kế hoạch và đầu tư - Ban quản lý tuyến 1, 2, 5 và Ban chuẩn bị đầu tư

Mục tiêu - Trình bày các đặc thù và rủi ro gắn với việc xây dựng công

trình ngầm. - Tăng cường vai trò của Chủ đầu tư trong việc điều phối các

đơn vị có liên quan ở các giai đoạn của dự án. - Cải thiện việc quản lý rủi ro trong hợp đồng và trong suốt giai

đoạn thi công. - Xác định kỹ thuật xây dựng tốt nhất cho các công trình ngầm

ở TP.HCM.

© tr

amw

ay-c

hatil

lon-

viro

flay.

fr

Máy đào hầm tiến đến nhà ga ngầm Viroflay-Rive Droite.

Page 24: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

24

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Gia

o th

ông

khuyến nghị - Nâng cao vai trò của chủ đầu tư: Chủ đầu tư cần có

đủ nguồn lực và phương tiện để kiểm soát các sản phẩm đặt hàng cho các đơn vị bên ngoài thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án: nghiên cứu xác định dự án, thiết kế, xây dựng, nghiệm thu, kiểm tra và chạy thử.

- Hạn chế các rủi ro trong xây dựng công trình ngầm bằng cách xem xét kỹ các yếu tố sau:

- Dữ liệu địa chất, địa chất thủy văn và địa kỹ thuật

- Hiện trạng của các công trình xây dựng nằm trong phạm vi ảnh hưởng địa kỹ thuật

- Nghiên cứu tác động của dự án đối với môi trường xung quanh

Các điểm trên cần được đề cập đến trong các báo cáo tổng hợp về địa chất, địa chất thủy văn và địa chất kỹ thuật và cần được đưa vào hợp đồng với Nhà thầu thi công. Báo cáo này bao gồm tất cả những điều đã biết và những điều chưa biết chắc chắn.

- Lập kế hoạch thi công để đảm bảo kiểm soát được tiến độ và chi phí. Kiểm soát chi phí cũng phụ thuộc vào sự lựa chọn các giải pháp kỹ thuật tốt và đã được kiểm chứng.

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Khóa tập huấn đã đề cập một cách chi tiết quá trình thiết kế, xây dựng đường hầm metro. Các chuyên gia của CETU đã trình bày 8 chủ điểm quan trọng:

- Giao kết hợp đồng trong các dự án công trình ngầm - Hồ sơ địa chất, địa chất thủy văn và địa kỹ thuật - Tác động của công trường thi công đến khu vực xung quanh - Phương pháp xử lý các rủi ro - Các yếu tố cơ bản trong công tác thiết kế - Thông tin và truyền thông - Tốc độ đào đường hầm và chi phí - Các đặc thù của nhà ga và kết nối nhà ga với đường hầm

Đặc trưng của các công trình ngầm Đường hầm là "công trình địa kỹ thuật đặc biệt" trong đó sự tương tác giữa đất và công trình là vấn đề then chốt. Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và địa chất kỹ thuật quyết định tính ổn định của việc đào hầm và sự lựa chọn phương pháp thi công, trang thiết bị cũng như vật liệu sử dụng. Việc thi công công trình ngầm thường gây ra các dịch chuyển có thể ảnh hưởng đến những tòa nhà hiện có nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa kỹ thuật.Do đó, việc thực hiện dự án giao thông ngầm có nhiều rủi ro. Vì vậy, để thực hiện các công trình này, cần phải nghiên cứu và khảo sát thật kỹ về địa chất, địa chất thủy văn và địa kỹ thuật ngay từ các nghiên cứu ban đầu (giai đoạn chuẩn bị đầu tư).

Tăng cường công tác quản lý dự án của Chủ đầu tưChủ đầu tư phải dựa vào các đơn vị có chuyên môn để giải quyết những vấn đề quan trọng trong một dự án tàu điện ngầm. Chủ đầu tư cần phải:

- Xác định các vấn đề trọng điểm - Đánh giá các nguồn lực về chuyên môn kỹ thuật hiện có và

những kỹ năng cần phát triển - Làm việc với các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cho Chủ đầu tư trong

những lĩnh vực cần thiết Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM là chủ đầu tư các dự án metro ở TP.HCM.

Kiểm soát yếu tố kinh tế của dự ánKiểm soát chi phí có liên quan trực tiếp đến tiến độ. Việc phân chia các bước thi công và tổ chức thi công nên đặc biệt được chú trọng đồng thời cần xử lý tốt phần kết nối giữa việc xây dựng nhà ga và đường hầm. Việc đánh giá chi phí và thời gian giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra cần phải được thực hiện đối với từng rủi ro đã được xác định. Nên cố gắng định lượng chi phí và thời gian giải quết từng rủi ro. Trong mọi trường hợp, không nên dùng cách tiếp cận ước tính trọn gói cho các rủi ro.Những yếu tố này là rất quan trọng vì công trường xây dựng nhà ga gây ảnh hưởng lớn đến khu vực xung quanh. Người dân chấp nhận ảnh hưởng này đến mức độ nào phụ thuộc vào mức độ thực hiện công tác tuyên truyền của Chủ đầu tư. Ngoài ra, tác động của việc xây dựng nhà ga đến giao thông đô thị cũng cần được nghiên cứu kỹ ngay từ giai đoạn chuẩn bị dự án

Các khía cạnh kỹ thuật của một dự án metro ngầmCác thách thức về kỹ thuật khi xây dựng công trình ngầm ở đô thị là rất lớn. Các nguy cơ là có thật và cần được hạn chế tối đa thông qua các nghiên cứu kỹ, sâu sắc để xác định kỹ thuật xây dựng nào có thể được sử dụng và tác động của việc xây dựng đối với các công trình xung quanh.

Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã trình bày một số vấn đề gặp phải khi triển khai thực hiện tuyến metro số 1 và 2. Trên cơ sở đó, các chuyên gia Pháp đã trình bày về:

- Kỹ thuật xử lý đất, - Các đặc thù của nhà ga và kết nối nhà ga với đường hầm, - Các kỹ thuật đào đường hầm truyền thống và kỹ thuật dùng

máy đào hầm.

Lộ trình tuyến số 2 - TP.HCM

© R

evue

tunn

els

& tu

nnel

ing

avril

201

0

Máy đào hầm trên công trường kéo dài tuyến tàu điện ngầm B ở Lyon

© C

ETU

Page 25: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

© M

ax

Page 26: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

26

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Danh mục các khóa tập huấn đã tổ chức

n°13 Quản lý và xử lý chất thải rắn

n°16 Quản lý chất thải rắn: quy định và tài chính

n°40 Tổ chức và phương thức tài chính cho dịch vụ quản lý chất thải rắn ở TP.HCM (Xem trang 25)

D ịch vụ đô thị

Dịc

h vụ

đô

thị,

Page 27: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

27

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Dịc

h vụ

đô

thị,

Mục tiêu - Hỗ trợ TP.HCM trong việc tối ưu hóa và hiện đại hóa dịch vụ

quản lý chất thải rắn trên cơ sở kinh nghiệm của Pháp và Lyon.

- Phối hợp với tất cả các bên có liên quan để suy nghĩ về các chính sách mới trong quản lý chất thải rắn và triển khai thực hiện các chính sách đó.

- Suy nghĩ về cơ chế tài chính cho quản lý chất thải rắn và cơ sở hạ tầng của dịch vụ quản lý chất thải rắn.

các vấn đề - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả tổ chức thể chế và pháp

lý của công tác quản lý chất thải rắn? - Làm thế nào để công tác quản lý rác thải rắn có hiệu quả

hơn? - Làm thế nào để xác định chi phí thực của dịch vụ và từ đó

điều chỉnh cơ chế tài chính?

Bối cảnh - Với tốc độ tăng trưởng đô thị và dân số cao từ 35 năm nay

cùng với sự gia tăng đáng kể của số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp, nguồn và thành phần chất thải rắn ở TP.HCM không ngừng tăng lên và ngày càng phức tạp hơn.

- Dịch vụ quản lý chất thải rắn của TP.HCM có nguồn lực hạn chế. Cho đến nay, Thành phố vẫn chưa có đầy đủ phương tiện kỹ thuật để đo lường, theo dõi, giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải công nghiệp nguy hại. Công việc này được thực hiện thủ công với hiệu quả hạn chế và không giúp giải quyết các vấn đề đang tồn tại.

chuyên gia: - Ông Silvain Rolland, Sở Vệ sinh, Cộng đồng đô thị

Lyon - Bà Võ Thanh Huỳnh Anh, Sở Tài nguyên và Môi

trường TP.HCM

Số lượng học viên: 60 (93% được cấp giấy

chứng nhận).

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận/huyện của

TP.HCM - Phòng quản lý chất thải rắn, Sở TN & MT - Chi cục bảo vệ môi trường

DỊCH VỤ ĐÔ THỊ,KHÓA TẬP HUẤN PADDI N°40

21 - 25 tháng 5 năm 2012

Tổ chức và phương thức tài chính cho dịch vụ quản lý chất thải rắn ở TP.HCM

© D

inh

Qua

ng T

uan

Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè năm 2013, sau khi cải tảo

Page 28: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

28

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Dịc

h vụ

đô

thị,

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Các khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn ở TP.HCMỞ TP.HCM, sự phát triển đô thị đã dẫn đến sự thay đổi về lối sống và cách thức tiêu dùng. Với hơn 9 triệu dân, tổng khối lượng chất thải rắn ở TP.HCM vào khoảng 7.500 đến 8.000 tấn/ngày trong đó 6.500 tấn được thu gom và xử lý (Sở Tài nguyên và Môi trường, 2012). Đây là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn ở TP.HCM. Trong bối cảnh hoàn thiện khung pháp lý và tiếp cận các vấn đề môi trường thông qua các tổ chức quốc tế, chính quyền địa phương cần hành động trên nhiều lĩnh vực để cải thiện cơ sở hạ tầng, công tác quản lý và hiện đại hóa dịch vụ thu gom và xử lý chất thải rắn. Từ năm 2005, nhiều yêu cầu mới về quản lý môi trường và chất thải rắn làm thay đổi việc dự báo và công tác quản lý. Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực và phương tiện kỹ thuật là vấn đề quan trọng cần giải quyết. Ngoài ra, sự phối hợp giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận và các chủ thể khác vẫn chưa đồng bộ và đôi khi vẫn còn có sự chồng chéo về nhiệm vụ giữa các đơn vị.Công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa được thực hiện đầy đủ, phí vệ sinh môi trường còn thấp và đầu tư của tư nhân vào dịch vụ quản lý chất thải rắn cũng còn thấp.

Quản lý chất thải rắn ở PhápCác quy định, điều luật liên quan đến chất thải rắn được xây dựng theo hướng xem xét và giải quyết các giai đoạn trong vòng đời của nó, từ việc giảm thiểu phát sinh chất thải, cho đến phát huy tối đa công dụng nó và cuối cùng là hạn chế lượng rác thải đem đi chôn lấp hoặc thiêu hủy.Chính phủ và chính quyền địa phương đảm bảo tài chính cho dịch vụ quản lý rác. Các tổ chức Eco-organismes thu phần đóng góp của doanh nghiệp và sau đó phân bổ lại cho các địa phương thành viên

Kinh nghiệm của Cộng đồng đô thị Lyon Trong khuôn khổ luật phân quyền cho địa phương, Cộng đồng đô thị Lyon có thẩm quyền trong việc tổ chức thu gom. xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt và tương tự.Cộng đồng Đô thị Lyon cũng quản lý chất thải rắn nguy hại từ các hộ gia đình. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm xử lý rác công nghiệp nguy hại. Cộng đồng đô thị Lyon cũng xem người dân là một chủ thể quan trọng trọng việc bảo vệ môi trường bằng cách nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân đối với những hành vi của mình, áp dụng chính sách khuyến khích phân loại rác và giảm phát thải rác. Cộng đồng Đô thị Lyon duy trì cách thức quản lý rác thải theo hướng kết hợp các hoạt động do nhà nước quản lý với các dịch vụ do doanh nghiệp đảm trách. Cơ chế này giúp Cộng đồng đô thị Lyon giảm đầu tư vào trang thiết bị, nhân lực đồng thời tận dụng được năng lực của tư nhân để cải thiện dịch vụ.

khuyến nghịCác khuyến nghị chung - Đánh giá tiềm năng giá trị kinh tế của rác - Thiết lập hệ thống cân tại các điểm trung chuyển và xử

lý chất thải rắn để xác định chi phí của dịch vụ thu gom và xử lý rác thải.

- Phát triển công cụ phân tích tất cả các chi phí để tối ưu hóa công tác quản lý.

- Lập bảng tổng hợp các hoạt động và cân đối tài chính hàng năm để đánh giá dịch vụ và đặt ra các mục tiêu chiến lược.

Các khuyến nghị cụ thể: - Đưa lực lượng thu gom rác dân lập vào khuôn khổ

hướng đến ký hợp đồng và quan hệ đối tác công tư. - Chuyển từ phân loại rác thải theo cách rác hữu cơ/rác

vô cơ sang phân loại theo cách rác tái chế được/rác không tái chế được. Điều này cho phép thu hồi rác hữu cơ để làm phân compost và các loại rác khác để tái chế.

- Nhà nước trực tiếp thu phí thu gom rác - Nghiên cứu lại các tiêu chí tính phí vệ sinh và phí bảo

vệ môi trường bằng cách dựa vào công cụ quản lý chi phí và nguyên tắc sau bình đẳng xã hội, cân đối thu chi

Thu gom chất thải rắn ở TP.HCM

© D

ON

RE

Page 29: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

© Je

t Huy

nh

Page 30: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

30

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Danh mục các khóa tập huấn đã tổ chức

n°22 Mô hình công nghệ và tòa nhà xanh

n°32 Quy hoạch và quản lý không gian xanh, chính sách bảo vệ và phát triển cây xanh (Xem trang 29)

n°33 Hỗ trợ cho chủ đầu tư công trong dự án đầu tư xây dựng công trình xanh ứng phó với biến đổi khí hậu

n°34 Kiến trúc xanh: Ý tưởng, Thiết kế và Thực hành

n°43 Quy hoạch và quản lý vườn thú, vườn thực vật (Xem trang 35)

n°46 Quản lý cây xanh đô thị (Xem trang 31)

n°51 Đào tạo chuyên sâu về chẩn đoán và cắt tỉa cây xanh (Xem trang 33)

PB

hát triểnền vững

Phá

t triể

n bề

n vữ

ng

Page 31: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

31

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Phá

t triể

n bề

n vữ

ng

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°32

18 - 22 tháng 4 năm 2011

QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN xANH, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÂY xANH

Không gian xanh ở TP.HCM

© J

et H

uynh

các vấn đề - Quản lý không gian xanh theo mô hình nào? - Làm thế nào để tối ưu hóa mô hình tổ chức và mối quan hệ

giữa các chủ thể trong ngành nhằm nâng cao hiệu quả và tính đồng bộ trong hành động?

- Chăm sóc cây xanh đô thị: cắt tỉa cành, chẩn đoán bệnh...

Bối cảnh - Khu trung tâm TP.HCM có nhiều hàng cây và công viên có giá

trị được quy hoạch và phát triển từ thời kỳ Pháp thuộc. Ngày nay, người dân vẫn còn gắn bó với những di sản này.

- Tuy nhiên, do đô thị phát triển quá mạnh và nguồn lực của nhà nước còn hạn chế, nên ảnh hưởng đến công tác quy hoạch và quản lý không gian xanh.

- Hiện nay, Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ quản lý các công viên từ 5 đến 10 ha.

- Quận/huyện quản lý công viên, không gian công cộng dưới 5 ha.

- Số lượng và chất lượng không gian xanh ở các quận vùng ven vẫn chưa đạt yêu cầu.

chuyên gia: - Ông Frédéric Ségur, Kỹ sư, Trưởng phòng Cây xanh

và Cảnh quan, Cộng đồng đô thị Lyon - Ông Nguyễn Khắc Dũng, Kỹ sư, Trưởng phòng Công

viên Cây xanh, Sở Giao thông vận tải

Số lượng học viên: 67

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Các cơ quan chuyên môn của TP.HCM - Các đơn vị tư nhân

Mục tiêu - Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng đồng đô thị Lyon về quy

hoạch và quản lý không gian xanh. - Nâng cao năng lực quản lý công viên, cây xanh ở TP.HCM - Phát triển cây xanh đường phố ở TP.HCM

Page 32: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

32

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Phá

t triể

n bề

n vữ

ng

khuyến nghị - Tối ưu hóa mô hình tổ chức, chia sẻ các phương tiện,

tạo thuận lợi cho trao đổi,... - Tuyên truyền, vận động tất cả các chủ thể trong lĩnh

vực đô thị về các vấn đề trong bảo vệ và phát triển cây xanh, không gian xanh.

- Phổ biến rộng rãi những lợi ích của thiên nhiên trong thành phố cho người dân và các đơn vị đầu tư xây dựng bất động sản.

- Thử nghiệm những cách làm mới, phát triển nghiên cứu.

các vấn đề - Chẩn đoán cây xanh đô thị: để quản lý tốt cây xanh đô

thị, cần chẩn đoán tốt. Do đó, việc nâng cao năng lực chẩn đoán về mặt cơ học và sinh lý học của cây xanh là rất cần thiết.

- Kỹ thuật cắt, tỉa chăm sóc cây xanh: nâng cao kỹ thuật và can thiệp hợp lý.

- Định hình cây non trong vườn ươm sẽ giúp giảm thiểu việc cắt tỉa cây sau khi đem ra trồng, đa dạng hóa chủng loại cây.

Bờ sông Rhône năm 2000

© C

ơ qu

an q

uy h

oạch

đô

thị L

yon

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Quản lý nhà nước đối với không gian xanh ở TP.HCMPhòng công viên cây xanh trực thuộc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý cây xanh và công viên đô thị. Tuy nhiên, khung pháp lý vẫn chưa đầy đủ, chưa cụ thể và do đó gây khó khăn cho công tác quản lý cây xanh ở TP.HCM. Thành phố đang quản lý trực tiếp khoảng 80.000 cây và quận/huyện quản lý 20.000 cây. Chưa có đầy đủ quy hoạch về việc trồng cây xanh đường phố ở TP.HCM. Giống cây trồng trên đường phố cũng chưa thật đa dạng. Việc quy hoạch, xây dựng đường giao thông, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật (điện, viễn thông, cấp nước và thoát nước) và công trình thường không chú ý đến phạm vi bảo vệ và phát triển cây xanh. Ngân sách dành cho bảo dưỡng và quản lý không gian xanh còn hạn chế.

Quản lý cây xanh ở Cộng đồng đô thị LyonỞ Pháp, lịch sử phát triển không gian xanh trong đô thị cũng ghi nhận nhiều khó khăn trong việc dung hòa giữa bảo vệ cây xanh với phát triển đô thị. Trong thế kỷ 20, vai trò của cây xanh trong thành phố không được chú trọng, thậm chí được xem là gây cản trở sự phát triển đô thị vốn ưu tiên cho xe ô tô. Đầu những năm 1990, người dân đã tạo áp lực để đưa không gian xanh trở lại với đô thị. Ý thức được điều này, lãnh đạo Cộng đồng đô thị Lyon đã thành lập phòng Cây xanh và Cảnh quan vào năm 1994 do Ông Frédéric Ségur làm Trưởng phòng.Từ đó, không gian xanh ở Cộng đồng đô thị Lyon ngày càng được quan tâm hơn và hiện nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cảnh quan đô thị. Để khẳng định cam kết của Cộng đồng đô thị Lyon trong việc quản lý không gian xanh, Bản cam kết cây xanh đã được biên soạn theo nguyên tắc định hướng chiến lược, khuyến khích hành động và không mang tính bắt buộc. Tài liệu này trình bày triết lý và quan điểm về cây xanh dựa trên tinh thần tự nguyện bảo vệ và phát triển cây xanh trong thành phố. Mặc dù quy mô của TP.HCM và Lyon rất khác nhau, nhưng hai thành phố có nhiều điểm tương đồng trong việc xác định vai trò của thiên nhiên trong đô thị.Mô hình tổ chức quản lý cây xanh cũng có nét giống nhau ở hai thành phố:

- Có mối quan hệ chặt chẽ giữa giao thông và cây xanh - Tầm quan trọng của cây xanh đường phố - Cơ quan quản lý cấp thành phố (Phòng công viên cây

xanh ở TP.HCM; Phòng cây xanh và cảnh quan ở Lyon) và các đơn vị quản lý ở cấp địa phương (các quận/huyện ở TP.HCM, các thành phố thành viên ở Lyon).

Page 33: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

33

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Phá

t triể

n bề

n vữ

ng

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHÓA TẬP HUẤN PADDI N°46

22 - 26 tháng 4 năm 2013

QUẢN LÝ CÂY xANH ĐÔ THỊ

© M

ax

các vấn đề - Cây xanh có giá trị di sản: bảo vệ hay đốn hạ đối với những

cây mắc bệnh hoặc có khả năng gây nguy hiểm? - Chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu trong quản lý cây xanh

đô thị. - Công cụ chẩn đoán và theo dõi sức khỏe cây xanh có thể

áp dụng nhằm hiện đại hóa công tác quản lý cây xanh ở TP.HCM?

Bối cảnh - Việc quản lý cây xanh đô thị gắn chặt với công tác khảo sát,

chẩn đoán sức khỏe cây xanh để phòng ngừa tai nạn và định hướng công tác bảo dưỡng. Vì TP.HCM có nhiều cây cổ thụ, nên việc nâng cao năng lực chẩn đoán cây xanh là rất cần thiết.

- Các đơn vị chăm sóc cây xanh vẫn còn cắt, tỉa cành nhiều, đặc biệt là để phòng ngừa tai nạn do cây xanh gây ra. Tuy nhiên, do các đơn vị thực hiện chưa hiểu hết về kiến trúc cây xanh, đặc thù của từng loại cây, các quy tắc sinh lý học cây xanh, nên kết quả đạt được chưa như mong đợi (tăng nguy cơ cây xanh gãy đổ trong tương lai, mầm bệnh thâm nhập vào cây xanh qua vết cắt, chi phí bảo dưỡng cao...). Việc định hình cây non trong vườn ươm sẽ giúp giảm những nguy cơ nói trên trong tương lai.

chuyên gia: - Ông Frédéric Ségur, Kỹ sư, Trưởng phòng Cây xanh

và Cảnh quan, Cộng đồng đô thị Lyon - Ông Jean-François Uliana, Phòng Cây xanh và Cảnh

quan, Cộng đồng đô thị Lyon - Ông Nguyễn Khắc Dũng, Trưởng phòng công viên cây

xanh, Sở Giao thông vận tải

Số lượng học viên: 78 (91% được cấp giấy chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Sở Giao thông vận tải - Sở Khoa học - Công nghệ - Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM - Các doanh nghiệp tư nhân

Mục tiêu - Tiếp tục đào sâu nội dung của khóa tập huấn về "Quy hoạch,

quản lý nhà nước đối với không gian xanh và chính sách phát triển cây xanh" (khóa tập huấn n°32).

- Nâng cao trình độ chuyên môn về: 1. Chẩn đoán cây xanh đô thị2. Sản xuất cây con ở vườn ươm3. Cắt, tỉa cành để chăm sóc cây xanh

Cây xanh đường phố ở TP.HCM

Page 34: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

34

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Phá

t triể

n bề

n vữ

ng

khuyến nghị - Tiếp tục phổ biến rộng rãi kiến thức chuyên môn về

chẩn đoán và cắt, tỉa cây xanh - Lên kế hoạch và tổ chức một chương trình lớn

để thông tin và đào tạo cho cán bộ quản lý cây xanh và công nhân cắt tỉa

- Nâng cao giá trị của các ngành nghề liên quan đến quản lý và chăm sóc cây xanh

- Phát triển quan hệ đối tác nghiên cứu ứng dụng phục vụ công tác quản lý cây xanh ở TP.HCM

- Tăng cường quan hệ đối tác với các đơn vị trong nước, đặc biệt là với trường đại học Khoa học tự nhiên,

- Xây dựng phương pháp chẩn đoán cây xanh và tổng hợp dữ liệu.

- Cải thiện cơ sở dữ liệu cây xanh của TP.HCM - Phát triển các công cụ xử lý thông tin về thống

kê và chẩn đoán cây xanh, - Lập chương trình cắt, tỉa cây xanh

- Cải thiện việc sản xuất cây xanh ở vườm ươm - Tăng cường trao đổi giữa bên có nhu cầu mua

cây và bên cung cấp cây (vườn ươm) để nguồn cung phù hợp với nhu cầu

- Đa dạng hóa chủng loại cây - Thống nhất các mục tiêu giữa Sở Giao thông

vận tải và các doanh nghiệp. - Thông qua Bản cam kết cây xanh

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Khảo sát, chẩn đoán cây xanh Để chẩn đoán sức khỏe cây xanh, cần có kiến thức sâu về đặc điểm sinh học của cây, có số liệu thống kê đầy đủ và áp dụng phương pháp chẩn đoán phù hợp.Phương pháp chẩn đoán được Cộng đồng đô thị Lyon sử dụng được xây dựng và phát triển từ phương pháp V.T.A của ông Claus Mattheck Phương pháp này gồm 3 bước: - Chẩn đoán bằng mắt thường: phân định các dấu hiệu bên

ngoài với khiếm khuyết bên trong. Để kiểm tra, chỉ cần những dụng cụ rất đơn giản như búa gõ và gậy kim loại

- Phân tích các triệu chứng: Khi phát hiện triệu chứng, cần xác định bệnh liên quan đến triệu chứng đó và cần đánh giá mức độ nghiêm trọng bằng cách khảo sát kỹ hơn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một số công cụ chuyên dụng như búa sóng âm, resistographe, khoan Presley.

- Khi phát hiện cây có khoang bọng hoặc gỗ có chất lượng kém, cần phân tích các nguy hiểm tiềm ẩn của cây tùy theo môi trường sống xung quanh.

Cắt, tỉa cây xanh đô thịViệc cắt, tỉa cây xanh đô thị giúp đảm bảo an toàn, nâng cao tính thẩm mỹ và điều chỉnh các khiếm khuyết của cây. Việc cắt, tỉa cây không được thực hiện một cách tùy tiện, ngẫu hứng mà phải có kế hoạch hàng năm và trung hạn. Cần có phương pháp và bước đi thích hợp: xác định phạm vi cắt, tỉa cành, khảo sát sơ bộ, xác định mục tiêu cắt, tỉa cành, lựa chọn cách cắt, tỉa.

Định dáng cây con ở vườn ươm Tùy theo kiến trúc tự nhiên của cây xanh, ta sẽ có cách định dáng cây trên đường phố ở TP.HCM cho phù hợp. Việc định dáng cây non tốt là điều cần thiết để giảm cắt, tỉa cây sau khi trồng trên đường phố. Nhu cầu đa dạng hóa chủng loại cây cũng đòi hỏi các vườn ươm phải mở rộng số lượng loại cây. Việc lựa chọn loại cây phù hợp với địa điểm trồng cũng giúp hạn chế và tạo thuận lợi cho việc cắt, tỉa cành sau này. Hai chuyên gia của Cộng đồng đô thị Lyon đã kết hợp trình bày lý thuyết với thực hành nhằm làm cho các bài thuyết trình sinh động hơn.

Bản cam kết cây xanh Để khẳng định quyết tâm của mình trong công tác quản lý không gian xanh, Cộng đồng đô thị Lyon đã khởi xướng biên soạn tài liệu định hướng phát triển và bảo vệ cây xanh đô thị. Mục tiêu của tài liệu này là:

- Quan tâm một cách toàn diện đến cây xanh trong cảnh quan đô thị

- Phối hợp đồng bộ các hành động của các chủ thể liên quan đến cây xanh trên địa bàn Lyon.

- Tích hợp các yêu cầu của phát triển bền vững bằng cách tạo thuận lợi cho sáng tạo và thử nghiệm trong khuôn khổ các dự án cảnh quan

Bản cam kết cây xanh giúp thuyết phục lãnh đạo chính trị và tập hợp các chủ thể có liên quan đến bảo vệ cây xanh.

Page 35: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

35

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Phá

t triể

n bề

n vữ

ng

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHÓA TẬP HUẤN PADDI N°51

21 - 25 tháng 4 năm 2014

ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ CHẨN ĐOÁN CẮT, TỈA CÂY xANH ĐÔ THỊ

Khóa tập huấn 2014: thực hành

Các vấn đề - Làm thế nào để tập hợp tất cả các chủ thể tại TP.HCM có liên

quan đến việc bảo vệ cây xanh? - Làm thế nào để vận động các nhà lãnh đạo chú trọng hơn

nữa đến việc bảo vệ cây xanh ở TP.HCM? - Các quy chuẩn kỹ thuật nào cần áp dụng để cắt, tỉa cành và

bảo vệ cây xanh khi thi công các công trình? - Tổ chức kiểm kê cây xanh ở TP.HCM và xử lý dữ liệu? - Đặt ra các mục tiêu có sự đồng thuận giữa Sở Giao thông

vận tải và các doanh nghiệp trong lĩnh vực cây xanh? - Lập chiến lược lựa chọn các loài cây phù hợp với đường phố

và công viên.

Bối cảnh - Sở Giao thông vận tải mong muốn nâng cao năng lực quản lý

và trình độ chuyên môn kỹ thuật của các đơn vị trong lĩnh vực cây xanh để thống nhất phương thức quản lý và tạo thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin.

- Các chủ thể trong lĩnh vực cây xanh (Sở Giao thông vận tải, doanh nghiệp, vườn ươm, nhà nghiên cứu...) không có không gian trao đổi và đối thoại. Điều này không giúp tối ưu hóa công tác quản lý cây xanh tại TP.HCM.

chuyên gia: - Ông Frédéric Ségur, Kỹ sư, Trưởng phòng Cây xanh

và Cảnh quan, Cộng đồng đô thị Lyon - Ông Jean-François Uliana, Phòng Cây xanh và Cảnh

quan, Cộng đồng đô thị Lyon - Ông Nguyễn Khắc Dũng, Trưởng phòng Quản lý công

viên cây xanh, Sở Giao thông vận tải

Số lượng học viên: 49

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Sở Giao thông vận tải - Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM - Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân

Mục tiêu - Đào tạo chuyên sâu cho những người có khả năng truyền đạt

lại về những nội dung sau: chẩn đoán cây xanh, định dáng cây xanh trong vườn ươm, thực hành cắt, tỉa cây xanh.

- Nâng cao kiến thức về cây xanh và phương pháp quản lý cây xanh: hình thành mạng lưới các chủ thể, phát triển công cụ quản lý cây xanh.

© P

AD

DI

Page 36: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

36

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Phá

t triể

n bề

n vữ

ng

khuyến nghị

Lớp chuyên đề 1 - Luôn luôn thực hiện khảo sát, chẩn đoán cây xanh

trước khi cắt, tỉa cành. - Lập biểu mẫu chẩn đoán để sắp xếp các tiêu chí phân

tích và thu thập dữ liệu. - Tăng cường đối thoại giữa các cán bộ quản lý và kỹ

thuật viên để đảm bảo chất lượng chẩn đoán và theo dõi chặt chẽ công tác cắt, tỉa cành.

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị cắt, tỉa cây cho kỹ thuật viên (đai bảo hộ, mốc khóa...) để đảm bảo an toàn và chất lượng của việc cắt, tỉa cành.

Lớp chuyên đề 2 - Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa tất cả các

chủ thể trên địa bàn bằng cách tạo ra một mạng lưới các đơn vị chuyên môn trong ngành cây xanh đô thị.

- Nâng cao kiến thức về cây xanh và đa dạng hóa các chủng loại cây.

- Tối ưu hóa việc kiểm kê cây xanh bằng cách lập phiếu kiểm kê thống nhất được tất cả các chủ thể sử dụng. Song song đó, phát triển hệ thống thông tin địa lý (GIS) tích hợp dữ liệu từ các phiếu kiểm kê.

- Biên soạn bản tiếng Việt của Bản cam kết cây xanh cho phù hợp với bối cảnh và mối quan tâm của TP.HCM.

Khóa tập huấn năm 2014: thăm quan vườn ươm

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Để có thể đề cập đến tất cả các câu hỏi, vấn đề mà Sở Giao thông vận tải đặt ra, khóa tập huấn được chia thành 2 lớp học:

1. Quản lý cây xanh đô thị, do Ông Frédéric Ségur hướng dẫn.

2. Đào tạo chuyên sâu về chẩn đoán và cắt tỉa cây xanh, do Ông Jean-François Uliana hướng dẫn.

Lớp chuyên đề 1: Quản lý cây xanh đô thịHình thành mạng lưới các đơn vị chuyên mônViệc xây dựng quan hệ đối tác để trao đổi và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực cây xanh ở TP.HCM cần dựa trên cơ sở tăng cường hợp tác giữa các chủ thể ở địa phương. Theo kinh nghiệm ở Lyon, từng chủ thể sẽ hưởng được lợi ích khi tham gia vào mạng lưới này. Ở Lyon, mạng lưới này này được hình thành xoay quanh Bản cam kết cây xanh.Các đơn vị ký Bản cam kết này họp mặt hai lần một năm để trao đổi và chia sẻ kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Ngoài các cuộc gặp gỡ và thảo luận thường niên giữa các đơn vị ký Bản cam kết, các cuộc gặp gỡ với các đơn vị khác ở Pháp hoặc ở nước ngoài cũng được tổ chức. Điều quan trọng là tất cả các bên ký kết đồng ý chia sẻ kiến thức của mình. Thông qua mạng lưới này, có thể san sẻ nguồn lực tài chính để tài trợ cho nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu sẽ được các bên cùng sử dụng.

Quan sát, lập kế hoạch và ngân sách Cần phát triển phương pháp quan sát cây xanh đường phố ở TP.HCM (kiến trúc và sự phát triển các loài cây, quan sát các loại bệnh...) và tổng hợp các dữ liệu thu thập được (lập các bảng tóm tắt để các nhà quản lý và đơn vị bảo dưỡng, chăm sóc cây xanh sử dụng). Việc thu thập các dữ liệu này là cần thiết để lập danh sách các chủng loại cây đang được trồng tại TP.HCM và lập phiếu kỹ thuật mô tả chi tiết đặc điểm của từng loại cây. Công việc này sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng về số lượng cây, các loại bệnh, số cây con sẵn có ở các vườn ươm... Cơ sở dữ liệu này có thể là điểm khởi đầu để hoàn thành việc kiểm kê cây tại TP.HCM; xác định những cây có nguy cơ; xác định và bảo vệ những cây có giá trị di sản; tổ chức công việc trong từng năm và trong trung hạn. Thu thập thông tin loài từ các nước láng giềng cũng rất hữu ích cho quá trình đa dạng hóa chủng loại cây. Tính đa dạng về chủng loại cây ở TP.HCM còn thấp và điều này có thể gây ra một số vấn đề, đặc biệt là khi có một loại bệnh phát triển, nó sẽ lây lan sang toàn bộ các cây cùng chủng loại. Việc đa dạng cây trồng có thể hạn chế nguy cơ này.

Lớp chuyên đề 2: Đào tạo chuyên sâu về chẩn đoán và cắt tỉa cây xanhChủ đề này đã được đề cập đến trong khóa tập huấn năm trước (tháng 4 năm 2013 - Khóa tập huấn n°46). Mục tiêu của khóa tập huấn này là đào sâu những vấn đề đã được thảo luận trong khóa trước và chú trọng vào thực hành. Học viên tham dự lớp này là các cán bộ quản lý và kỹ thuật viên cắt, tỉa cây được Sở Giao thông vận tải lựa chọn. Họ sẽ truyền đạt lại các kiến thức và kỹ năng học được cho đồng nghiệp ở cơ quan của mình. Một ngày dành riêng cho đào tạo về định dáng cây non trong vườn ươm cũng đã được tổ chức.

© P

AD

DI

Page 37: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

37

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Phá

t triể

n bề

n vữ

ng

Mục tiêu - Chia sẻ kinh nghiệm về sự phát triển gần đây trong việc quản

lý vườn thú trên thế giới. - Hướng tới phương pháp quản lý hiệu quả hơn các hoạt động

ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn. - Suy nghĩ về nội dung quy hoạch của dự án Safari nằm ở Củ

Chi. - Nâng cao chất lượng cảnh quan và đa dạng sinh học trong

các công viên ở TP.HCM.

các vấn đề - Chiến lược gì để nâng cao công tác quản lý cây xanh và cảnh

quan trong các công viên hiện có ở TP.HCM? - Làm thế nào để phát triển sự đa dạng cảnh quan tại các địa

điểm này? - Làm thế nào để tổ chức quản lý nhân viên và các hoạt động

khác nhau của vườn thú? - Nội dung quy hoạch Safari Sài Gòn và mô hình phát triển dự

án này ? - Các hoạt động kinh doanh nào có thể được tích hợp vào dự

án Safari Sài Gòn?

Bối cảnh - Vườn thú và vườn thực vật ở TP.HCM có bộ sưu tập động,

thực vật phong phú. - Khóa học đã thảo luận về sự phát triển của vườn thực vật về

mặt đa dạng sinh học và cảnh quan; các hoạt động của vườn thú về mặt kỹ thuật, nguồn nhân lực và quản lý.

- Dự án Safari Sài Gòn hiện đang được chuẩn bị. Dự án này nằm ở Củ Chi và dự kiến sẽ có các hoạt động liên quan đến các hệ sinh thái. Các câu hỏi được đặt ra là khả năng tài chính của dự án, cách thức hoạt động và khả năng bổ sung cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

chuyên gia: - Ông Daniel Boulens, Trưởng ban Không gian xanh,

thành phố Lyon - Ông Phan Việt Lâm, Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn,

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Số lượng học viên: 52 (84% được cấp giấy chứng

nhận).

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Các cơ quan chuyên môn của TP.HCM - Thảo Cầm Viên Sài Gòn - Vườn thú Củ Chi - Công viên Đầm Sen - Vườn thú Đại Nam

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°43

7 - 11 tháng 1 năm 2013

QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝVƯỜN THÚ, VƯỜN THỰC VẬT

© N

guyễ

n N

gọc

Hải

Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Page 38: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

38

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Phá

t triể

n bề

n vữ

ngDiễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Các thế mạnh của Thảo Cầm Viên Sài Gòn và của dự án SafariThảo Cầm Viên Sài Gòn, một công trình tuyệt vời, được xây dựng từ năm 1864 và hiện nay có diện tích 17 ha. Thảo Cầm Viên thu hút nhiều khách thăm quan nhờ những bộ sưu tập động vật và thực vật rất phong phú. Hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn là vườn thú lớn nhất Việt Nam.Giá trị di sản của Thảo Cầm Viên Sài Gòn là rất lớn vì ở đây có nhiều cây cổ thụ có giá trị. Đây là nơi lý tưởng cho khách thăm quan và người dân dạo chơi. Nhờ giá vé vào cổng khá thấp, nên mọi người đều có thể vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn.Ban lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Thảo Cầm Viên có năng lực cao. Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn đáp ứng tốt những nhiệm vụ chính của vườn thú, vườn thực vật (Bảo tồn, Giáo dục, Nghiên cứu) cũng như trong các vấn đề kỹ thuật chuyên sâu. Dự án Safari Sài Gòn hiện đang được xây dựng theo hướng tạo cảnh quan tự nhiên. Chi phí cho dự án rất cao. Nhiều ý tưởng đã được đưa ra thảo luận để đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và cân đối tài chính của dự án.

Các khó khăn của Thảo Cầm Viên Sài Gòn và của dự án SafariNhiều khó khăn đang cản trở hoạt động của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đặc biệt là về thiết kế cảnh quan, quy hoạch và xử lý nước thải.Các ý tưởng cải thiện dịch vụ gặp phải khó khăn về thiếu hụt nguồn lực tài chính. Ngoài ra, không có tiêu chuẩn cụ thể và thiếu mạng lưới các đơn vị chuyên môn cũng là một trở ngại không thể phủ nhận. Dự án Safari cần có một chiến lược toàn diện và tổng thể dựa trên việc biên soạn bộ tài liệu yêu cầu đối với chủ đầu tư.

Vị trí của vườn thú và vườn thực vật trong chính sách không gian xanh của Thành phố Lyon

Ở Lyon, chính sách không gian xanh gắn chặt với chính sách quy hoạch đô thị. Thành phố đưa ra chiến lược phát triển đô thị trong đó có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch xây dựng và không gian xanh nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân. Chiến lược này được cụ thể hóa bằng một loạt các mục tiêu bao gồm tăng cường mạng lưới các không gian xanh, áp dụng các nguyên tắc về bảo dưỡng và quản lý theo cấp độ. Trong bối cảnh đó, vườn thú và vườn thực vật ở Lyon là nơi bảo tồn các loài động thực vật.Đây là nơi góp phần bảo tồn động vật, thực vật và cũng cung cấp một loạt các hoạt động bao gồm cả tuyên truyền và giáo dục cho người dân. Ban không gian xanh được tổ chức theo mô hình cụm. Nhiều công cụ đã được sử dụng để phát triển các công viên, ví dụ cung cấp dịch vụ cho du khách và thu hút các nhà tài trợ.

xu hướng toàn cầu Các hoạt động của vườn thú Lyon phù hợp với các nguyên tắc của Hội Vườn thú và hồ cá thế giới. Xu hướng toàn cầu hiện nay là vườn thú có nhiệm vụ quản lý động vật, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục công chúng, cung cấp các dịch vụ phụ trợ, tăng cường sức hấp dẫn của vườn thú.

khuyến nghịCải thiện tình hình hiện nay - Tối ưu hóa công tác quản lý nhân sự, nâng cao hơn

nữa năng lực cho cán bộ, nhân viên thông qua kế hoạch đào tạo cho mọi cấp độ. Tăng cường kênh thông tin nội bộ bằng cách làm bản tin nội bộ để mọi nhân viên đều được tiếp cận thông tin.

- Đề ra các định hướng chiến lược cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn với tầm nhìn 3, 5 và 10 năm.

- Xác định rõ ràng nhiệm vụ của vườn thú và vườn thực vật giúp tất cả mọi người cùng nắm được.

Các khuyến nghị chung - Đưa dự án công viên Safari Sài Gòn và dự án vườn

thực vật vào chiến lược phát triển tổng thể của TP.HCM.

- Tăng cường trách nhiệm của Chủ đầu tư và thực hiện các nghiên cứu cần thiết để xây dựng bộ tài liệu yêu cầu và xác định nội dung quy hoạch.

- Nâng cao năng lực thiết kế cảnh quan. - Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở tất cả các cấp

độ.

© T

hành

phố

Lyo

n

Bản đồ công viên Đầu vàng: vườn thú và vườn thực vật ở Lyon

Page 39: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

© M

ax

Page 40: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

40

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

TQ

ài chínhuản trị đô thị

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

Danh mục các khóa tập huấn đã tổ chức

n°4 Chính sách và quản lý đô thị

n°11 Xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị

n°31 Quản trị và tài chính cho dịch vụ cấp nước và xử lý nước thải

n°37 Quan hệ đối tác công tư: các nguyên tắc chính - chuỗi khóa tập huấn phối hợp với AFD (Xem trang 39)

n°44 Lập dự án quan hệ đối tác công tư trong ngành cấp nước và xử lý nước thải công nghiệp - chuỗi khóa tập huấn phối hợp với AFD (Xem trang 41)

n°45 Tăng cường năng lực quản lý cho bộ máy hành chính ở các đô thị lớn (Xem trang 45)

n°48 Lập kế hoạch tài chính phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (Xem trang 47)

n°50 Lập dự án quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông - chuỗi khóa tập huấn phối hợp với AFD (Xem trang 43)

Page 41: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

41

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

CÁC ĐỐI TÁCĐây là khóa tập huấn đầu tiên trong chuỗi khóa tập huấn về PPP do PADDI và AFD-CEFEB khởi xướng. Sau đó, hai khóa tập huấn tiếp theo cũng đã được tổ chức. Một khóa về lập dự án PPP trong lĩnh vực cấp nước và xử lý nước thải công nghiệp được tổ chức trong năm 2013 (n°44), một khóa về lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông trong năm 2014 (n°50).

các vấn đề - Làm thế nào sử dụng PPP để bù đắp cho việc thiếu hụt nguồn

tài chính công? - Nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

trong việc chuẩn bị dự án và kiểm soát việc thực hiện dự án như thế nào?

Mục tiêu - Góp phần vào thành công của các dự án PPP ở Việt Nam. - Tăng cường năng lực cho các học viên trong xác định, chuẩn

bị, triển khai thực hiện và đồng hành cùng các dự án PPP.

Bối cảnh - Với tốc độ tăng trưởng cao (6,8% năm 2010) và quá trình đô

thị hóa nhanh, sự phát triển của Việt Nam đòi hỏi cần tiếp tục tăng cường đầu tư công vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, khả năng tài chính của chính quyền còn hạn chế.

- Đây là lý do để tìm kiếm nguồn tài chính từ khu vực tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị (giao thông, xử lý chất thải rắn, cấp nước và xử lý nước thải).

- Việc Thủ tướng ban hành Quyết định 71 vào năm 2010 tạo khuôn khổ pháp lý, tuy còn đơn giản, nhưng đã mở ra quy trình, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lựa chọn các dự án thí điểm để phát triển quan hệ đối tác với khu vực tư nhân (đầu tư cho cơ sở hạ tầng/hoặc quản lý dịch vụ).

chuyên gia: - Ông Jan G. Janssens, Chuyên gia độc lập trong ngành

cấp nước và xử lý nước thải - Ông Thierry Gouin / CERTU - Ông Đặng Xuân Quang, Trưởng nhóm công tác PPP,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Số lượng học viên: 48 (85% được cấp giấy

chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Các cơ quan chuyên môn (Sở Kế hoạch và Đầu tư,

Sở Giao thông vận tải,...) và Uỷ ban nhân dân 8 tỉnh/thành phố

- Các cơ quan của TP.HCM: Viện Nghiên cứu phát triển, Ban Quản lý Đường sắt đô thị, Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông - đô thị thành phố, Sawaco.

TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°37

5 - 09 tháng 12 năm 2011

QUAN Hệ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ CÁC NGUYÊN TẮC CHỦ ĐẠO

© D

inh

Qua

ng T

uan

Nút giao thông ở TP.HCM

Page 42: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

42

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

ịDiễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

PPP ở Việt Nam: khuôn khổ thể chế nào? Mục tiêu gì? Quyết định 71/2101/QĐ-TTg có hiệu lực từ năm 2011 đã mở rộng khuôn khổ pháp lý cho các dự án PPP. Quyết định này cho phép áp dụng một số dạng hợp đồng PPP mới, ngoài hợp đồng BT và BOT. Quyết định này cũng cho phép thí điểm các dự án PPP nhằm tạo sự minh bạch và tính cạnh tranh, đồng thời tạo cơ sở để xây dựng khung pháp lý trong dài hạn (cuối năm 2011, 27 đề xuất dự án đã được trình cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư),Ở TP.HCM, phòng PPP thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đóng vai trò tham mưu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lập dự án PPP. Tổ công tác tham mưu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác định các vướng mắc có thể có về quy trình, thủ tục và gợi ý các giải pháp để vượt qua.

Các khái niệm cơ bản về PPPPPP không thể bù đắp cho việc ngân sách không đủ để đầu tư cơ sở hạ tầng mà chỉ giúp rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả đầu tư. PPP có thể được chia thành 2 nhóm: - Uỷ thác thực hiện dịch vụ công, theo đó người sử dụng

sẽ trả phí khi sử dụng dịch vụ (mô hình của Pháp). - PPP « Đầu tư tài chính » hay PPP do nhà nước trả tiền

(mô hình ở các nước nói tiếng Anh) để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Những điều kiện tiên quyết để triển khai dự án PPP5 điều: - Có sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ và bối cảnh thể chế

thuận lợi; - Cần có đánh giá nhu cầu và chi phí của dự án - Sức hấp dẫn của dự án đối với khu vực tư nhân để đảm

bảo tính bền vững về tài chính; - Lựa chọn mô hình PPP phù hợp với ngành: chú ý đến

đặc thù riêng của ngành, phân biệt các dự án mang tính dịch vụ, hàng hóa với các dự án cơ sở hạ tầng lớn, chú ý đến độ chín về kỹ thuật và thể chế trong ngành;

- Phân chia rủi ro phù hợp với lợi ích của các bên, mô hình hợp đồng tương ứng với mức độ chuyển giao rủi ro và trách nhiệm cho đối tác tư nhân. Có nhiều dạng

khuyến nghị - Đặc biệt chú ý đến chất lượng của các dự án: Để

có thể thực hiện, các dự án này cần được đánh giá tùy thuộc theo tình hình của ngành đó hoặc cần gắn với quá trình điều chỉnh giá dịch vụ cho phù hợp.

- Tăng cường năng lực quản lý, điều hành của các chủ thể công: nâng cao năng lực quản lý, định hướng và điều hành của các chủ thể công.

- Tăng cường sự phối hợp, điều phối giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương thông qua việc xác lập mạng lưới các chuyên gia và đầu mối về PPP.

- xem xét các hợp đồng để đảm bảo sự phù hợp giữa phương tiện và mục tiêu.

- xác định rõ ràng trong hợp đồng: thời gian thực hiện, phạm vi hành động, các khoản tài chính và phân chia nhiệm vụ giữa các bên.

- Chỉ sử dụng quan hệ đối tác công tư khi cần tư nhân các năng lực đặc thù (tính linh hoạt, khả năng sáng tạo, hiệu quả, kỹ năng chuyên môn).

hợp đồng PPP: Hợp đồng quản lý, hợp đồng khoán, hợp đồng BOT.

Để thu hút khu vực tư nhân (trong nước hoặc nước ngoài) đầu tư vào cơ sở hạ tầng, thì lĩnh vực này cần có điều kiện thuận lợi và có sự cân bằng giữa các bên tham gia. Trình độ quản lý, điều tiết tốt cũng là một điều kiện then chốt. Ngoài các quy định, cần có năng lực về kỹ thuật và tài chính, khả năng quản lý đấu thầu và phương tiện phù hợp để theo dõi việc triển khai thực hiện dự án.

Lựa chọn mô hình PPP tùy theo các điều kiện về rủi ro và giáNguồn: Bàn tròn các đơn vị vận hành nhà máy nước, 11/2004

Page 43: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

43

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

PartenaireSĐây là khóa tập huấn thứ 2 trong chuỗi khóa tập huấn về PPP do PADDI và AFD-CEFEB khởi xướng.Sau khóa học đầu tiên được tổ chức vào năm 2011 (Tài liệu tổng hợp khóa tập huấn n°37) về những điểm cơ bản trong quan hệ đối tác công tư, khóa tập huấn thứ 2 tập trung vào lĩnh vực cấp nước và xử lý nước thải công nghiệp.Khóa tập huấn thứ ba đã được tổ chức vào năm 2014 tập trung vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông (Tài liệu tổng hợp khóa tập huấn n°50).

các vấn đề - Lập dự án quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cấp nước

và xử lý nước thải công nghiệp như thế nào? - Chia sẻ trách nhiệm giữa công và tư như thế nào?

Mục tiêu - Chuyển từ quan điểm xem PPP chỉ thuần túy là công cụ huy

động tài chính tư nhân sang quan điểm rộng mở hơn về PPP. - Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương trong công

tác lập dự án về mặt kỹ thuật và tài chính, quản lý đấu thầu, pháp lý, chia sẻ rủi ro và soạn thảo, quản lý hợp đồng trong dài hạn.

Bối cảnh - Từ năm 2009, chính phủ Việt Nam quyết tâm phát triển PPP

trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị. - Năm 2009, Nghị định 108 tạo khuôn khổ cho các dự án BOT,

BOO và BT. - Năm 2010, Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ tạo

khuôn khổ cho việc thí điểm các dự án PPP ở Việt Nam. Với cách tiếp cận vừa làm vừa rút kinh nghiệm, Quyết định này tạo tiền đề cho việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn các dự án thí điểm.

- Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển dự án do AFD và Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ.

chuyên gia: - Ông Jean-Pierre Florentin và Ông Daniel Tapin, Công

ty tư vấn Nodalis - Cô Huê-Tâm Jamme, Công ty tư vấn Asconit - Bà Hoàng Thị Kim Chi, HIDS

- Ông Vương Quang Sang, Sawaco

Số lượng học viên: 29 (100% được cấp giấy chứng

nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Các sở, ban ngành, công ty cấp nước và Ban quản lý

các khu công nghiệp của 10 tỉnh/thành phố (TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Hải Phòng, Thanh Hóa, Huế, Đắk Lắk, Đắk Nông)

TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°44

11 - 14 tháng 3 năm 2013

QUAN Hệ ĐỐI TÁC CÔNG TƯ LĨNH VỰC CẤP NƯớC ĐÔ THỊ VÀ xỬ LÝ NƯớCTHẢI CÔNG NGHIệP

Khu công nghiệp cảng ở TP.HCM

© Đ

inh

Qua

ng T

uấn

Page 44: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

44

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

ịDiễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Thách thức trong quan hệ đối tác công tư (PPP) ở Việt Nam và kinh nghiệm ở các địa phương

Việc nghiên cứu áp dụng PPP ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh ngân sách đầu tư công hạn hẹp: nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đến năm 2020 được ước tính vào khoảng 160 tỷ USD.Nhiều tỉnh/thành phố đã thí điểm sự tham gia của tư nhân vào dịch vụ cấp nước dưới dạng "liên doanh" hoặc một số cơ chế giống PPP, ví dụ ở TP.HCM với Sawaco.Những kinh nghiệm này có thể được vận dụng khi áp dụng mô hình PPP. Khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cũng chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nghiên cứu tiền khả thi áp dụng mô hình PPP cho hệ thống xử lý nước thải tại đây.

Giới thiệu các mô hình tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực cấp nước và xử lý nước thải

PPP là một dạng đặc biệt của PSP trong đó có chuyển giao rủi ro nhiều hơn cho khu vực tư nhân. Có hai dạng hợp đồng PPP trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Dạng 1 áp dụng đối với trường hợp tư nhân làm chủ đầu tư (BOT, DBO...). Dạng 2 đối với trường hợp nhà nước là chủ đầu tư (EPC, O&M). Trong lĩnh vực quản lý dịch vụ đô thị, có 3 dạng hợp đồng: hợp đồng quản lý, hợp đồng khoán và hợp đồng nhượng quyền. Mỗi dạng hợp đồng đều có điểm mạnh và những hạn chế nhất định về sự tham gia tài chính, phân chia rủi ro và kiểm soát của nhà nước.Theo cách tiếp cận truyền thống, trước khi các bên ký hợp đồng PPP, cần phải thực hiện các nghiên cứu khả thi và tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư.

Kinh nghiệm quốc tế về sự tham gia của tư nhân trong ngành nước

- Hợp đồng quản lý ở Amman - Hợp đồng khoán ở Sénégal - Hợp đồng nhượng quyền ở Manila (Philippines) - Hợp đồng BOT xử lý nước thải ở Alandur (Ấn Độ)

Những ví dụ trên đều chứng tỏ tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị dự án để đảm bảo sự thành công khi triển khai thực hiện. Trong giai đoạn vận hành, cần theo dõi chặt chẽ việc đạt được các mục tiêu đã đề ra, báo cáo tài chính và tiên liệu việc không tuân thủ một số điều khoản trong hợp đồng.

Bài tập phân chia rủi roHọc viên được chia thành các nhóm (cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tác tư nhân và cơ quan điều tiết) và thảo luận về việc phân chia rủi ro và trách nhiệm giữa các chủ thể.

khuyến nghịĐiều chỉnh khuôn khổ thể chế - Xây dựng khuôn khổ thể chế riêng cho PPP, - Phân biệt các quy định dành cho mua sắm công với

các quy định dành cho PPP, - Mở rộng định nghĩa PPP cho các công ty công tư hợp

doanh, - Xác định dịch vụ cấp nước và xử lý nước thải là dịch

vụ công, - Ban hành các quy định đặc thù riêng cho Hà Nội và

TP.HCM, - Thí điểm các mô hình PPP khác nhau trước khi ấn

định các quy chuẩn, - Chỉ có nhà nước mới có quyền đề xuất và chuẩn bị

dự án.

Tổ chức, phương pháp và quy trình quản lý dự án PPP - Các dự án phải nằm trong chiến lược tổng thể của

ngành, - Thí điểm mô hình hợp đồng nhượng quyền, - Thành lập Ban quản lý dự án PPP ở cấp trung ương

để xây dựng và triển khai áp dụng các công cụ hỗ trợ thực hiện các dự án PPP,

- Thành lập Ban quản lý dự án PPP ở địa phương.

Các dạng tham gia chính của khu vực tư nhân

Ngu

ồn: N

odal

is, 2

013.

Page 45: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

45

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

các vấn đề - Những lợi ích nào có được khi sử dụng PPP trong lĩnh vực

giao thông và những yếu tố nào đảm bảo thành công? - Các mô hình PPP nào có thể áp dụng trong lĩnh vực giao

thông? Quy trình ra quyết định để lựa chọn mô hình phát triển dự án phù hợp?

- Làm thế nào để phân chia rủi ro và trách nhiệm giữa các bên một cách tối ưu?

Mục tiêu - Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương trong việc

lựa chọn mô hình phát triển dự án và đảm bảo an toàn cho các dự án PPP.

- Trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc gia có tình hình kinh tế khác nhau, trình bày các phương thức cấu trúc dự án, lựa chọn nhà đầu tư và phân chia rủi ro để đảm bảo thành công của các dự án PPP.

Bối cảnh - Từ năm 2000, các dự án PPP được thực hiện chủ yếu dưới

hình thức BOT và các biến thể với cách thức chỉ định nhà đầu tư và hình thức đổi đất lấy hạ tầng.

- Tiếp cận PPP chủ yếu theo hướng huy động tài chính, nhưng khuôn khổ pháp lý chưa ổn định và ít thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.

- Hiện nay, khuôn khổ pháp lý đang được hoàn thiện với việc dự kiến sẽ ban hành Nghị định về PPP và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư công.

chuyên gia: - Ông Jean-Pierre Florentin và Ông Daniel Tapin, Công

ty tư vấn Nodalis - Ông Đỗ Đức Hiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM - Ông Nguyễn Hữu Chánh, Sở Giao thông vận tải

TP.HCM - Bà Hoàng Thị Kim Chi, Viện nghiên cứu phát triển

TP.HCM

Số học viên: 47 (98% được cấp giấy chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Các cơ quan chuyên môn, quỹ đầu tư của 11 tỉnh/

thành phố.

LẬP DỰ ÁN PPP: LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG

© P

hạm

Xuâ

n Vi

nh

CÁC ĐỐI TÁCĐây là khóa tập huấn thứ 3 trong chuỗi khóa tập huấn về PPP do PADDI và AFD-CEFEB khởi xướng. Khóa tập huấn này được PADDI và AFD-CEFEB phối hợp với Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) tổ chức.Tài liệu này nối tiếp tài liệu tổng hợp hai khóa tập huấn trước. Khóa 1 trình bày tổng quan về PPP được tổ chức năm 2011 (n°37) và Khóa 2 về lập dự án PPP trong lĩnh vực cấp nước và xử lý nước thải được tổ chức trong năm 2013 (n°44).

Đường hầm sông Sài Gòn

TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°50

31 tháng 3 đến 3 tháng 4 năm 2014

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

Page 46: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

46

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Diễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Khuôn khổ pháp lý về PPP ở Việt NamNghị định 108 năm 2009 và Quyết định 71 năm 2010 tạo khuôn khổ cho PPP ở Việt Nam. Nghị định 108 quy định đối với các dự án BOT và các biến thể đã tạo điều kiện cho 400 dự án được thực hiện, chủ yếu trong lĩnh vực giao thông và thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu. Quyết định 71 tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thí điểm các dự án nhằm tạo tiền đề cho việc xây dựng khung pháp lý vào năm 2015, nhưng chưa có dự án thí điểm nào được thực hiện.Hiện nay, môi trường cho PPP vẫn còn chưa thuận lợi, do đó cần xây dựng lại khung pháp lý, đặc biệt là theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Kinh nghiệm thực hiện các dự án PPP trong ngành giao thông ở TP.HCM

Từ năm 2004, khoảng 30 dự án PPP dưới dạng BOT và các biến thể đã được thực hiện ở TP.HCM trong đó 86% dưới dạng BOT và BT. Hiện nay, 7 dự án khác đang triển khai. Tuy nhiên, ngân sách của Thành phố có hạn và việc huy động vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt là nước ngoài, đang gặp khó khăn (rủi ro về lưu lượng giao thông, thương mại, chậm tiến độ và đội giá do chi phí và thời gian giải phóng mặt bằng tăng).

Phương thức phát triển cơ sở hạ tầng giao thôngLợi ích mà PPP mang lại cho ngành giao thông là rất nhiều: kinh tế, kỹ thuật, nâng cao năng lực quản trị... Việc lựa chọn phương thức phát triển dự án cần được dựa trên cơ sở phân tích so sánh giữa phương thức nhà nước làm chủ đầu tư và phương thức PPP, đặc biệt là khi dự án liên quan đến việc cung cấp dịch vụ công. Việc lựa chọn phương thức nào sẽ phụ thuộc vào việc phân chia rủi ro và trách nhiệm giữa các bên.

Kinh nghiệm quốc tếBa nghiên cứu trường hợp đã được phân tích trong khóa học (cấu trúc dự án, phương thức lựa chọn nhà đầu tư, phân chia rủi ro) - Hợp đồng đối tác thiết kế - xây dựng - bảo dưỡng - đầu tư

tài chính cho khu phức hợp bến xe ở St-Raphaël (Pháp). - Liên doanh trong dự án nhà ga kết hợp trung tâm trung

chuyển đa phương thức ở Djeddah (A rập Xê-út) - Hợp đồng nhượng quyền thiết kế - xây dựng - bảo dưỡng

- khai thác - đầu tư tài chính cho dự án đường bộ cao tốc có thu phí ở Dakar (Sénégal).

khuyến nghịHoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho PPP:

- Hoàn thiện khung pháp lý cho PPP ở Việt Nam trên cơ sở phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế.

- Trong dự thảo Nghị định về PPP, cần đảm bảo sự cân bằng giữa các phương thức PPP và khả năng đàm phán.

- Yêu cầu các công ty nước ngoài kết hợp với các công ty trong nước và do đó góp phần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước.

Đảm bảo an toàn cho việc áp dụng PPP:

- Chỉ áp dụng PPP cho các dự án được các bên chấp nhận và có tính khả thi về tài chính.

- Trước nhu cầu rất lớn, cần phải có cách tiếp cận theo kế hoạch và dựa trên các nghiên cứu được thực hiện tốt để xây dựng kế hoạch cho các khoản đầu tư dài hạn (15 hoặc 20 năm).

Giảm rủi ro cho khu vực tư nhân

- Nâng cao năng lực kỹ thuật và tài chính của khu vực tư nhân thông qua việc tăng cường đào tạo, xây dựng cơ chế tiếp cận tín dụng và bảo hiểm dễ dàng hơn.

- Hình thành ngân hàng chuyên về PPP, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng và có cơ chế bảo lãnh cho các doanh nghiệp tốt.

Nâng cao năng lực của các chủ đầu tư công

- Nâng cao năng lực của chủ đầu tư công thông qua sự hỗ trợ của các chuyên gia về luật, kỹ thuật và kinh tế; sử dụng các đơn vị hỗ trợ cho Chủ đầu tư.

- Tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các đơn vị theo dõi quá trình thực hiện các dự án PPP.

- Nhà nước nên chịu rủi ro về giải phóng mặt bằng trong các dự án PPP.

Ngu

ồn: N

odal

is, 2

014.

Phân chia rủi ro và trách nhiệm

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

Page 47: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

47

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

các vấn đề - Mối liên hệ giữa tổ chức lãnh thổ, sự phát triển của địa bàn và

quá trình phân quyền cho địa phương ở Pháp - Phân chia vai trò và thẩm quyền về quản lý hành chính và đô

thị giữa các cấp

Bối cảnh - Từ một thập kỷ qua, Việt Nam đă có một tốc độ phát triển đô

thị mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển kinh tế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong một đất nước phần lớn địa bàn là nông thôn.

- Kể từ đầu những năm 2000, quá trnh phân cấp được tiến hành để tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương và tạo thuận lợi cho việc hình thành chính quyền đô thị cho phù hợp hơn với sự phát triển xã hội, kinh tế và không gian từ đó giúp cho công tác quản lý đô thị hiệu quả hơn.

- Trong quá trình này, với quy mô hơn 7,5 triệu dân, có sự phát triển kinh tế năng động và mang quy chế đô thị đặc biệt, TP.HCM đóng vai trò rất quan trọng.

chuyên gia: - Bà Christine Malé, Điều phối viên, Ban điều phối địa

bàn, Cộng đồng đô thị Lyon - Ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Nghiên cứu tổng

hợp, Viện nghiên cứu phát triển (HIDS)

Số lượng học viên: 39 (82% được cấp giấy

chứng nhận).

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Các cơ quan chuyên môn của TP.HCM (Sở Quy hoạch

- Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng...)

- Viện Nghiên cứu phát triển (HIDS) - Viện Quy hoạch xây dựng Thành phố - Trường cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°45

1 - 05 tháng 4 năm 2013

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO BỘ MÁY HÀNH CHÍNH Ở CÁC THÀNH PHỐ LớN

Mục tiêu - Nâng cao năng lực quản lý cho TP.HCM - Gợi ý một số hướng suy nghĩ để nâng cao khả năng tự chủ

của TP.HCM cho phù hợp với đặc thù của một đại đô thị. - Hiểu rõ quá trình phân quyền cho địa phương ở Pháp thông

qua ví dụ ở Cộng đồng đô thị Lyon.

© J

et H

uynh

Trụ sở UBND TP.HCM

Page 48: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

48

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

ịDiễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Tổ chức hành chính và thể chế của Việt Nam và TP.HCM và các khó khăn gặp phải

Tổ chức chính quyền địa phương của Việt Nam được chia thành ba cấp (tỉnh, huyện và xã). Mỗi cấp có một cơ quan chính trị và một cơ quan hành chính: Ngân sách của cấp dưới được cấp trên thẩm định và phê duyệt. Kể từ những năm 2000, TP.HCM được Trung ương trao một số quyền tự chủ lớn hơn. Điều này cho phép tạo thuận lợi và đa dạng hóa cơ chế tài chính của TP.HCM (phát hành trái phiếu, vay từ các nhà tài trợ, sự tham gia của khu vực tư nhân). TP.HCM cũng được quyền thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù để phù hợp với những thách thức trên địa bàn. Tuy nhiên, TP.HCM cũng đang đối mặt với những khó khăn về tổ chức hành chính, do đó chưa thể có phản ứng tối ưu và nhanh chóng trước những thách thức trong sự phát triển của mình. Sự thiếu tự chủ tài chính, khuôn khổ hành chính chưa phù hợp với sự phát triển đô thị, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn hoặc thiếu sự hợp tác giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận là những thách thức chính trong quản trị và điều hành sự phát triển của TP.HCM.Việc chuyển giao thẩm quyền từ trung ương xuống địa phương còn hạn chế. Cơ chế xin ý kiến cấp trên đôi khi làm hạn chế sáng kiến của chính quyền địa phương. Công tác quản lý có khi vẫn còn chồng chéo giữa các cấp và các ngành.

Tổ chức hành chính ở Pháp và ở Cộng đồng đô thị Lyon Khuôn khổ thể chế và kinh nghiệm rút ra

Tổ chức thể chế và hành chính ở Pháp đi theo hướng phân quyền cho địa phương.Việc phân quyền cho địa phương được thực hiện từng bước.Đến nay, thẩm quyền của chính quyền địa phương đã tăng lên đáng kể và chính quyền địa phương ngày càng tự chủ hơn.

khuyến nghịCác khuyến nghị chung - Trao thêm quyền tự chủ cho chính quyền địa phương. - Hoàn thiện khung pháp lý cho việc điều chỉnh mô hình

tổ chức thể chế của chính quyền địa phương. - Điều chỉnh phương thức phân bổ ngân sách giữa trung

ương và địa phương. - Nghiên cứu kỹ hơn các nguyên tắc và phương thức

hợp tác giữa các địa phương. Khuyến nghị cụ thể cho TP.HCM - Việc tổ chức các cơ quan chuyên môn của TP.HCM

cần phù hợp với đặc trưng của đô thị để nâng cao hiệu quả quản lý.

- Chú ý đến đặc thù của TP.HCM: xác định các mục tiêu và dự án ưu tiên trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để huy động nguồn nhân lực và tài chính phù hợp.

Các vấn đề liên quan đến hoạt động của chính quyền địa phương, các nguyên tắc và phương thức hoạt động của chính quyền địa phương (tài chính, nhân sự và kỹ thuật) cũng đã được thảo luận trong khóa học. Việc tái tổ chức lãnh thổ cho phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển cũng đã được trình bày.Điều này đã được cụ thể bằng việc thực hiện cải cách tổ chức chính quyền địa phương trong năm 2010 và thành lập mô hình chính quyền Đại đô thị. Mô hình chính quyền Đại đô thị Lyon sẽ đi vào vận hành vào năm 2015 và sẽ có nhiều thay đổi trong phương thức phối hợp giữa các chủ thể ở Lyon và vùng phụ cận.

Quy trình tản quyền và phân cấp ở PhápNguồn: C. Malé, Cộng đồng đô thị Lyon 2013

Page 49: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

49

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

các vấn đề - Làm thế nào để lập kế hoạch ngân sách đầu tư tốt nhất trong

bối cảnh ngân sách của nhà nước dành cho đầu tư còn hạn chế? Sự phối hợp giữa các các cấp và các ngành như thế nào?

- Phương pháp lập kế hoạch ngân sách địa phương và kế hoạch đầu tư trung hạn sát với thực tế (sự gắn kết các yếu tố kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực). Các công cụ nào cần được sử dụng?

Bối cảnh - Điều chỉnh Quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm

2020 và tầm nhìn sau 2020 đã được phê duyệt vào năm 2013. Theo đó, 469 dự án cơ sở hạ tầng được xác định trong đó hơn 80% nằm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

- Khả năng tài chính của nhà nước còn hạn chế so với nhu cầu vốn đầu tư cần thiết cho việc thực hiện Quy hoạch này; việc sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và sự tham gia của khu vực tư nhân.

- Khó khăn trong việc xác định thứ tự ưu tiên của các dự án, tính phức tạp của các nguồn tài chính.

- Thành lập phòng quản lý dự án ODA ở Sở Kế hoạch và Đầu tư.

chuyên gia: - Bà Christine Malé, Điều phối viên địa bàn, Cộng đồng

đô thị Lyon - Ông Simon DAVIAS, Giám đốc Ban Quản lý dự án,

Cộng đồng đô thị Lyon - Ông Nguyễn Hữu Chánh, Trưởng Phòng Kế hoạch và

Đầu tư, Sở Giao thông vận tải - TP.HCM

Số lượng học viên: 53 (88% được cấp giấy chứng nhận)

học viên đến từ các đơn vị Sau: - Uỷ ban nhân dân TP.HCM - Uỷ ban nhân dân các Quận/huyện - Các sở, ban ngành của Thành phố

L ẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHOCƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Cầu chữ Y trên kênh Tàu Hủ

© L

ê A

nh K

hoa

Mục tiêu - Chia sẻ kinh nghiệm và cách làm tốt trong quản lý dự án và

lập kế hoạch đầu tư trung hạn áp dụng cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông.

- Trình bày các phương pháp và công cụ lập kế hoạch tiến độ và tài chính.

TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊKHÓA TẬP HUẤN PADDI N°48

24 - 28 tháng 2 năm 2014

Page 50: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

50

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Tài c

hính

quản

trị đ

ô th

ịDiễn Biến và tổng hợp khóa tập huấn

Quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM và kế hoạch đầu tư trung hạn trong lĩnh vực này

Cơ sở hạ tầng giao thông là lĩnh vực chiến lược và ưu tiên đầu tư của TP.HCM. Quy hoạch giao thông TP.HCM đề ra 469 dự án cơ sở hạ tầng cho tất cả các loại hình giao thông.Hiện nay, TP.HCM đang dành 30% ngân sách đầu tư cho giao thông, nhưng chỉ mới đáp ứng được 20 % nhu cầu.Trước thực tế này, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Giao thông vận tải đã phối hợp xác định thứ tự ưu tiên của các dự án nằm trong Quy hoạch giao thông. Các tiêu chí xác định ưu tiên là: dự án có vốn ODA, dự án PPP (BT và BOT).

Quản lý dự án ở Cộng đồng đô thị Lyon: các chủ thể, cơ quan và vòng đời của một dự án

Phương thức quản lý theo dự án được áp dụng ở Cộng đồng đô thị Lyon giúp đảm bảo việc quản lý các dự án dưới khía cạnh hành chính, tài chính, kỹ thuật, chính sách...Phương thức quản lý này đã được áp dụng cách đây 10 năm sau khi nhận thấy mô hình quản lý truyền thống có nhiều hạn chế. Nguyên tắc của phương thức quản lý theo dự án là tổ chức các đơn vị quản lý dự án theo hướng liên ngành. Các dự án này được thực hiện theo quy trình: khởi xướng, tổ chức, thực hiện và hoàn thiện.

Các nguyên tắc về ngân sách và khuôn khổ ngân sách của Cộng đồng đô thị Lyon

Ở Cộng đồng đô thị Lyon, công tác dự báo tài chính nhằm hỗ trợ ra quyết định đối với các chính sách lớn của địa phương, xem xét cơ hội thực hiện các dự án và cam kết đầu tư. Điều quan trọng nhất là duy trì tình trạng tài chính tốt.Việc dự báo tài chính được thực hiện bằng cách lập các phương án với sự hỗ trợ của phần mềm và dựa trên nguyên tắc tỷ lệ an toàn nợ công của chính quyền địa phương.

Phần mềm "Phyfi"

khuyến nghị - Nâng cao vai trò của chủ đầu tư công trước các

nhà đầu tư và hỗ trợ chủ đầu tư công ra quyết định. Nâng cao vai trò của chủ đầu tư công được thực hiện thông qua các công cụ pháp lý liên quan đến dự án và đất đai.

- Tăng cường cách quản lý dự án theo hướng liên ngành để hướng đến mô hình quản lý theo dự án, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành bằng cách xác lập chức danh "Tổng Giám đốc các cơ quan chuyên môn" và ứng dụng công cụ tin học trong quản lý dự án.

- Tiếp tục lập kế hoạch tài chính theo hướng đảm bảo sức khỏe tài chính tốt của TP.HCM.

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây Nguồn: Sở Giao thông vận tải/Thực hiện: PADDI, 2014

Cộng đồng đô thị Lyon có phần mềm Phyfi để theo dõi kế hoạch tiến độ và tài chính của các dự án. Phần mềm này cũng được sử dụng để lập kế hoạch, quản lý tài chính, theo dõi kế toán, lập báo cáo tổng hợp về các dự án.

Nghiên cứu các dự án cơ sở hạ tầng nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải: bài tập quản lý dự án và dự báo tài chính

- Đại lộ Võ Văn Kiệt (đã đưa vào sử dụng) - Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đang

triển khai) - Cầu và đường Bình Tiên (đang nghiên cứu)

Page 51: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

51

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI © M

ax

Page 52: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Trong 8 năm, PADDI đã tổ chức 52 khóa tập huấn về nhiều chủ đề khác nhau với sự tham gia hướng dẫn của gần 50 chuyên gia Pháp:

52 Phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, 05/05 – 09/05/2014 – Sébastien Rolland (Cộng đồng đô thị Lyon)

51 Đào tạo chuyên sâu về chẩn đoán, cắt tỉa cành và quản lý cây xanh đô thị, 21/04 – 25/04/2014 – Frédéric Segur và Jean-François Uliana (Phòng cây xanh và cảnh quan, Cộng đồng đô thị Lyon)

50 Lập dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, do PADDI-AFD-HFIC đồng tổ chức, 31/03 – 03/04/2014 – Benoît Allix và Daniel Tapin (Công ty tư vấn Nodalis)

49 Thiết kế và xây dựng công trình giao thông ngầm, 24/03 – 28/03/2014 – Gilles Hamaide và Didier Subrin (Trung tâm nghiên cứu đường hầm - Cetu)

48 Lập kế hoạch tài chính cho cơ sở hạ tầng giao thông, 24/02 – 28/02/2014 – Christine Malé (Ban Điều phối Địa phương, Cộng đồng đô thị Lyon) và Simon Davias (Trưởng Ban Quản lý dự án, Cộng đồng đô thị Lyon)

47 Tuyên truyền, vận động về an toàn giao thông, 06/01 – 10/01/2014 – Christelle Famy (Chuyên gia về an toàn giao thông, Cộng đồng đô thị Lyon)

46 Quản lý rủi ro liên quan đến cây xanh đô thị ain, 22/04 - 26/04/2013 - Frédéric Ségur và Jean-François Uliana (Phòng cây xanh và cảnh quan, Cộng đồng đô thị Lyon)

45 Tăng cường năng lực quản lý cho bộ máy hành chính ở các thành phố lớn, 01/04 - 05/04/2013 - Christine Malé (Ban Điều phối Địa phương, Cộng đồng đô thị Lyon)

44 Lập dự án quan hệ đối tác công tư trong lĩnh vực cấp nước và xử lý nước thải công nghiệp, do PADDI-AFD-CEFEB đồng tổ chức, 11/03 - 14/03/2013 - Jean-Pierre Florentin và Daniel Tapin (Công ty tư vấn Nodalis)

43 Quy hoạch và quản lý vườn thú, vườn thực vật: 07/01- 11/01/2013 - Daniel Boulens (Giám đốc Ban không gian xanh, Thành phố Lyon)

42 Dữ liệu và phương pháp phân tích đô thị aine: 10/12 - 14/12/2012 - Patrick Brun (Cơ quan quy hoạch đô thị, Cộng đồng đô thị Lyon)

41 Khởi xướng, lập và triển khai thực hiện dự án quy hoạch: 04/06 -08/06/2012 – Stéphane Quadrio (Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Saint-Etienne)

40 Tổ chức và phương thức tài chính cho dịch vụ quản lý rác thải: 21/05 - 25/05/2012 – Roland Silvain (Sở Vệ sinh, Cộng đồng đô thị Lyon)

39 Các giải pháp tạo quỹ đất trong khuôn khổ dự án quy hoạch cải tạo đô thị có gắn với giao thông: 07/05 -11/05/2012 - Sybille Thirion (Giám đốc Trung tâm thông tin đất đai, vùng Rhône-Alpes)

38 Chú ý đến những rủi ro liên quan đến nước. Hướng đến quy hoạch tích hợp: 12/12 - 16/12/2011 - Stéphane Caviglia (Chuyên gia quy hoạch đô thị, Cộng đồng đô thị Savoie)

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

DANH SÁCH CÁC KHÓA HỌC

52

Dan

h m

ục c

ác k

hóa

tập

huấn

đã

tổ c

hức

Page 53: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

37 Quan hệ đối tác công tư: 05/12 - 09/12/2011,do PADDI, AFD và CEFEB/AFD đồng tổ chức - Thierry Gouin, Chuyên gia giao thông đô thị (CERTU) và Ông Jan Janssens, chuyên gia độc lập (từng là chuyên gia của Ngân hàng thế giới về PPP trong lĩnh vực cấp nước và xử lý nước thải)

36 An toàn giao thông: thách thức và giải pháp: 31/10 - 04/11/2011 - Ông Hubert Trève (Kỹ sư - Chuyên gia về an toàn giao thông, CERTU)

35 Quy hoạch đô thị, quy hoạch bằng quy định và quy hoạch bằng dự án, thách thức về đất đai và tích hợp yếu tố kinh tế trong quy hoạch đô thị: 27/06 - 01/07/2011 - P. Berger, X. Laurent, G. Rouet (Cơ quan quy hoạch đô thị Lyon, AUGL)

34 Kiến trúc xanh: Ý tưởng, Thiết kế và Thực hành ques: 30/05 - 03/06/2011 - Thierry Roche (Kiến trúc sư cấp Nhà nước, Giám đốc Công ty kiến trúc Thierry Roche)

33 Hỗ trợ chủ đầu tư nhà nước về công trình xanh, xây dựng bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu ue: 09/05 - 12/05/2011 - Cécile Wicky (Trưởng dự án, Thành phố Lyon)

32 Quy hoạch và quản lý nhà nước đối với không gian xanh, chính sách bảo vệ và phát triển cây xanh: 18/04 - 22/04/2011 - Frédéric Ségur (Kỹ sư, Trưởng phòng cây xanh và cảnh quan, Cộng đồng đô thị Lyon)

31 xây dựng đô thị và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật. Quản trị và đầu tư tài chính cho dịch vụ cấp nước và xử lý nước thải: 06/12 - 10/12/2010 - Claude de Miras (IRD), Christophe Cluzeau (Giám đốc dự án INDH-INMAE) và Abderrahmane Ifrassen (Tổng giám đốc IDMAJ SAKAN)

30 Triển khai thực hiện quy hoạch đô thị tại TPHCM: 14/06 - 22/06/2010 - Patrick Brun (Cơ quan quy hoạch đô thị, Cộng đồng đô thị Lyon)

29 Sở hữu chung và sở hữu riêng trong chung cư: 28/06 - 02/07/2010 - Jean-Charles Castel (CERTU)

28 Cơ sở dữ liệu và hệ thống theo dõi bất động sản: 12/04 -16/04/2010 - Robert Wacheux (Sở Đất đai, Cộng đồng đô thị Lyon)

27 Cải tạo, chính trang đô thị: bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư: 22/03 - 27/03/2010 - Pascale Bonnard (Giám đốc dự án đô thị lớn - Cộng đồng đô thị Lyon)

26 Cải tạo, chỉnh trang đô thị xung quanh các trục đường mới: 25/01 - 29/01/2010 - Jean-Charles Castel (CERTU)

25 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý đô thị: 18/01 - 23/01/2010 - Anne Lesvignes (Sở Quy hoạch đô thị, Cộng đồng đô thị Lyon)

24 Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị và triển vọng chiến lược quản lý di sản ở TP.HCM: 10/01 - 16/01/2010 - Bruno Delas (Sở Văn hóa và Di sản, Thành phố Lyon)

23 Cơ quan tổ chức giao thông và các mô hình quản lý đơn vị khai thác: 14/12 - 18/12/2009 - Maurice Lambert (Chuyên gia độc lập, Nguyên Chánh văn phòng Chủ tịch Cơ quan tổ chức giao thông công cộng Grenoble)

22 Mô hình công nghệ và tòa nhà xanhs: 07/12 - 11/12/2009 - Françoise Cadiou (CEA), Melissa Merryweather (VGBC)

53

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

Dan

h m

ục c

ác k

hóa

tập

huấn

đã

tổ c

hức

R e g i o n

Page 54: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

21 Công cụ và các cơ chế, chính sách đất đai: 02/03 - 06/03/2009 - Robert Wacheux (Cộng đồng đô thị Lyon)

20 Phát triển nhà ở xã hội: 09/02 - 13/02/2009 - P. Peillon (Hội các tổ chức đầu tư và quản lý nhà cho thuê giá rẻ dành cho người thu nhập thấp)

19 Quy hoạch đô thị và giao thông công cộng: 17/11 - 21/11/2008 - Philippe Bossuet (SYTRAL) và Patrice Berger (AUGL)

18 Quy hoạch giao thông ở các quốc gia đang phát triển: 10/11 - 11/11/2008 - Huzayyin (Trường đại học Cairo)

17 Cải tạo, chỉnh trang đô thị: 16/06 - 20/06/2008 - Laurent Bechaud (Giám đốc nhóm vì lợi ích công - các dự án đô thị lớn ở Saint-Etienne)

16 Quản lý chất thải rắn: quy chế và tài chính: 09/06 - 13/06/2008 - Christelle Neciolli (Cộng đồng đô thị Lyon)

15 Quản lý một tuyến xe buýt: 26/05 - 30/05/2008 - H. Van Eibergen (Cộng đồng đô thị Grenoble)

14 Vận hành, khai thác và quản lý các bãi đậu xe rkings: 14/04 - 18/04/2008 - Michel Golly (Công ty tư vấn ASCO)

13.Quản lý và xử lý chất thải rắn: 07/05 - 12 /05/2007 - Christelle Neciolli (Cộng đồng đô thị Lyon)

12 Thiết kế đô thị: 26/03 - 31 /03/2007 - M. Perret-Blois (Công ty tư vấn kiến trúc và quy hoạch đô thị Patrick Chavanes)

11 xã hội hóa dịch vụ đô thị và cơ sở hạ tầng: 05/02 - 12 /02/2007 - E. Baye (Công ty ASCONIT)

10 Quy hoạch và quản lý công trình ngầm: 29/01 - 05/02/2007 - A. Chaussinand (Saint-Etienne)

9 Nhà ở xã hội: 15/01 - 22 /01/2007 - Jean-François Rajon (Hội Nhà ở & Nhân đạo)

8 Triển khai thực hiện quy hoạch: 20/11 - 27 /11/2006 - C. Marquand (Công ty công tư hợp doanh Haute-Savoie)

7 Quy hoạch và quản lý đất đai: 16/10 - 02/07/2010 - Jean-Charles Castel (CERTU)

6 Quản lý nhà ở xã hội: 03/04 - 12 /04/2006 - Jean-François Rajon (Hội Nhà ở & Nhân đạo)

5 Lập dự án quy hoạch, đầu tư, xây dựng đô thị: 22/03 - 27 /11/2006 - C. Marquand (Công ty công tư hợp doanh Haute-Savoie)

4 Chính sách và quản lý đô thị: 10/03 - 02/07/2010 - Jean-Charles Castel (CERTU)

3 Cải tạo, chỉnh trang đô thị: 28/02 - 09/03/2006 - Laurent Bechaud (Giám đốc nhóm vì lợi ích công - các dự án đô thị lớn ở Saint-Etienne)

2 xã hội học đô thị: 16/02 - 27/02/2006 - P. Chaudoir (IUL)

1 Quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị urbains: 06/02 - 12 /02/2007 - E. Baye (Société ASCONIT)

R e g i o n

Danh mục tài liệu tổng hợp khóa tập huấn của PADDI

54

Dan

h m

ục c

ác k

hóa

tập

huấn

đã

tổ c

hức

Page 55: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Các tài liệu tổng hợp khóa tập huấn và thông tin bổ sung được cung cấp tại trang web của PADDI : www.paddi.vn

Page 56: DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Phiên bản tháng 9 năm 2014

Centre de Prospectiveet d’Études Urbaines

Tài liệu tổng hợp các khóa tập huấn của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI

HNIM ÍHC ÀOH PT NØOG IØAS

R e g i o nR e g i o n

HNIM ÍHC ÀOH PT NØOG IØAS

DANH MỤC TÀI LIỆU TỔNG HỢP CÁC KHÓA TẬP HUẤN CỦA PADDI

Tài liệu tổng hợp các khóa tập huấn của Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị - PADDI

Danh m

ục tài liệu tổng hợp các khóa tập huấn của PA

DD

I

Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đô thị 216 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam

Tél / Fax : +84 (0)83 930 54 77 - Email : [email protected]

www.paddi.vn