Top Banner
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC --*-- NGUYỄN THỊ THU HÀ NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HUẾ - 2016
204

ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

Dec 08, 2016

Download

Documents

duongthuy
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

--*--

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG

NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT

(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HUẾ - 2016

Page 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

--*--

NGUYỄN THỊ THU HÀ

NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG

NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT

(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TSKH. Lý Toàn Thắng

2. TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn

HUẾ - 2016

Page 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong luận án là kết quả

nghiên cứu của bản thân.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Hà

Page 4: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo - GS. TSKH Lý Toàn

Thắng và cô giáo - TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn cùng quý thầy cô trong, ngoài trường

đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.

Xin cảm ơn Giáo sư Frank Concilus đã giúp tôi tiếp cận nhiều tài liệu tiếng Anh

quý giá ở thư viện Trường Đại học Maryland, Mĩ.

Xin cảm ơn những động viên tinh thần, niềm tin yêu, cùng những sẻ chia thiết

thực mà gia đình và người thân yêu đã dành tặng tôi.

Page 5: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU

chuyển nghĩa

=> suy ra

≈ nghĩa tương đương, xấp xỉ

≠ nghĩa khác nhau, không tương đương

>< nghĩa đối lập nhau, trái nghĩa

> khả năng chuyển nghĩa nhiều hơn

< khả năng chuyển nghĩa ít hơn

>> mức độ xác tín cao hơn

hoán đổi vị trí cho nhau

* câu đi sau * không được chấp nhận

& và

a + b a và b, a đi cùng với b, a kết hợp với b

[+/- x] có/không có thuộc tính x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AMDV: Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai

CONK: Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều

Cd: ca dao

Đg: động từ

GBBT: Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh

HPNT: Hoàng Phủ Ngọc Tường

HTBDGT: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ

ML: Mê lộ, Phạm Thị Hoài

NBCT: Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh

P: mệnh đề

PS: phóng sự

PV: phỏng vấn

T: tính từ

TA: tiếng Anh

Page 6: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

TB: thông báo

TGĐ: tiền giả định

TK: Truyện Kiều, Nguyễn Du

TL: trả lời

TS&SN: Mục Thời sự và Suy nghĩ, Báo Tuổi trẻ

TV: tiếng Việt

TVH: Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp

TXV: Thời xa vắng, Lê Lựu

TTTN NHT: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Vd: ví dụ

Page 7: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Trang

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt

Mục lục

Danh mục các bảng và mô hình

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2

4. Ngữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 2

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3

6. Đóng góp của luận án .................................................................................................. 3

7. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT ................................................... 5

1.1. Tổng quan ................................................................................................................. 5

1.1.1. Tình hình nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở nước ngoài ................ 5

1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở Việt Nam ................. 12

1.2. Cơ sở lí thuyết ........................................................................................................ 16

1.2.1. Hoạt động nhận thức từ một số phương diện tiếp cận ......................................... 16

1.2.3. Cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ............... 20

1.3. Tiểu kết ................................................................................................................... 33

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT

ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT ................................................................ 36

(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH) ............................................................................................ 36

2.1. Dẫn nhập ................................................................................................................. 36

2.2. Cách tiếp cận “đường hướng nhiều tiêu chí” của ngữ pháp cấu trúc ..................... 38

2.2.1. Về từ loại ............................................................................................................. 38

2.2.2. Ý nghĩa khái quát ................................................................................................. 39

2.2.3. Khả năng kết hợp ................................................................................................. 40

Page 8: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

2.2.4. Chức năng cú pháp .............................................................................................. 45

2.3. Cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng .................................................................. 49

2.3.1. Cấu trúc tham tố của động từ nhận thức .............................................................. 49

2.3.2. Phân loại động từ nhận thức theo tham số ngữ nghĩa [+/- động] và [+/-

chủ ý] .................................................................................................................. 53

2.4. Tiểu kết ................................................................................................................... 58

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT

ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT ................................................................ 60

(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH) ............................................................................................ 60

3.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt ...... 60

3.1.1. Dựa vào tiêu chí [+/- nét nghĩa đánh giá hoạt động] trong cấu trúc nghĩa của

động từ ................................................................................................................ 60

3.1.2. Dựa vào tiêu chí [+/- TGĐ] trong cấu trúc nghĩa của động từ chỉ hoạt động

nhận thức ............................................................................................................ 63

3.2. Quan hệ ngữ nghĩa của một số động từ chỉ hoạt động nhận thức tiêu biểu

trong tiếng Việt ..................................................................................................... 65

3.2.1. Hiện tượng đa nghĩa của động từ nghĩ ................................................................ 65

3.2.2. Hiện tượng đồng nghĩa, gần nghĩa, bao nghĩa của nhóm biết - hiểu ................... 74

3.3. Một số đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận

thức ....................................................................................................................... 82

3.3.1. Hiện tượng trung gian giữa động từ chỉ hoạt động nhận thức và động từ chỉ

tâm lí - tình cảm .................................................................................................. 82

3.3.2 Sự chuyển nghĩa của động từ tri giác vào động từ nhận thức và trường hợp

của động từ thấy.................................................................................................. 92

3.3.3. Khả năng biểu thị nghĩa tình thái của động từ chỉ hoạt động nhận thức và

trường hợp Tôi nghĩ .......................................................................................... 108

3.4. Tiểu kết ................................................................................................................. 114

CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỂU THỨC NGÔN NGỮ

CÓ CHỨA ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC ........................................ 116

TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH) ............................................... 116

4.1. Dẫn nhập ............................................................................................................... 116

4.2. Khả năng ngữ dụng hóa để trở thành tác tử ngữ dụng ......................................... 117

Page 9: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

4.3. Chức năng của các tác tử ngữ dụng có chứa động từ nhận thức .......................... 119

4.3.1. Chức năng tổ chức và tương tác hội thoại ......................................................... 119

4.3.2. Chức năng nối kết chủ quan (intersubjectivity) ................................................ 126

4.3.3. Chức năng cộng tác hội thoại ............................................................................ 128

4.3.4. Chiến lược lịch sự .............................................................................................. 129

4.3.5. Hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại ....................................................... 133

4.4. Tiểu kết ................................................................................................................. 136

KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 138

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ .... 142

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 143

TỪ ĐIỂN TRA CỨU

NGỮ LIỆU KHẢO SÁT VÀ MINH HỌA

PHỤ LỤC

Page 10: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ MÔ HÌNH

DANH MỤC CÁC BẢNG (20 bảng)

Chương 2

2.1. Một số đặc điểm của nhóm động từ nhận thức

2.2. Tần số xuất hiện của 8 động từ nhận thức phổ biến trong tiếng Việt

2.3. Bổ ngữ của động từ tri giác và động từ nhận thức

2.4. Diễn tố điển hình đảm nhận vai tác thể, nghiệm thể, phát ngôn thể

2.5. Phân loại động từ nhận thức theo tham số ngữ nghĩa [+/-động] và [+/-

chủ ý]

Chương 3

3.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nhận thức theo tiêu chí [+/- nét nghĩa

đánh giá hoạt động]

3.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nhận thức theo tiêu chí [+/- tiền giả

định]

3.3. Sự tổ chức ý niệm NGHĨ của người Việt, người Anh và sự thể hiện qua

ngôn ngữ

3.4. Các phạm vi nghĩa của động từ biết trong tiếng Việt và hình thức tương

ứng trong tiếng Anh

3.5. Động từ nhận thức và động từ đan xen nhận thức - tình cảm

3.6. Sự phân bố của động từ thấy, nghĩ, tin ở phạm vi nghĩa đánh giá trong

tiếng Việt và hình thức tương ứng trong tiếng Anh

3.7. Các phạm vi nghĩa của động từ thấy

3.8. Sự phân bố của động từ thấy trong các phạm vi nghĩa

3.9. Cấu trúc cú pháp - ngữ nghĩa của thấy - động từ tri giác và thấy - động

từ nhận thức

3.10. Bổ ngữ của thấy - động từ tri giác và thấy - động từ nhận thức

3.11. Các kiểu bổ ngữ của động từ thấy ở phạm vi nghĩa nhận thức

3.12. Mức độ sử dụng các cấu trúc đánh giá trong bài phỏng vấn trên báo năm

2012

3.13. Sự chuyển nghĩa của động từ thấy trong tiếng Việt và động từ see trong

tiếng Anh vào lĩnh vực nhận thức

Chương 4

4.1. Tần số xuất hiện của các cấu trúc đánh giá ở bài phỏng vấn trong tiếng

Việt

4.2. Tần số xuất hiện của các cấu trúc đánh giá trong tiếng Anh

Page 11: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH (10 mô hình)

Chương 1

1.1. Mô hình phạm trù đường rọi

1.2. Mô hình tính hữu chứng

1.3. Mô hình ngữ pháp hóa và ngữ dụng hóa

Chương 2

2.1. Sự giao nhau giữa động từ chỉ hành động nhận thức và động từ chỉ trạng

thái nhận thức

2.2. Sự giao nhau giữa động từ chỉ trạng thái nhận thức và động từ chỉ quá

trình nhận thức

Chương 3

3.1. Cấu trúc đa nghĩa của động từ think theo cách tiếp cận của ngữ nghĩa

học truyền thống

3.2. Cấu trúc đa nghĩa của think theo cách tiếp cận của ngữ nghĩa học tri

nhận

3.3. Cấu trúc đa nghĩa của nghĩ theo mô hình phạm trù đường rọi

3.4. Thang độ xác tín của người nói đối với tính chân thực của mệnh đề

Chương 4

4.1. Thang độ của tính hữu chứng

Page 12: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Hoạt động nhận thức là hoạt động bản chất và đặc thù của con người. Thời nào,

ở đâu cũng thế, con người không thể tồn tại và phát triển nếu không có nhận thức.

Hoạt động này vì vậy là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều khoa học: triết học,

logic học, tâm lí học, nhân học, sinh học, thần kinh học, v.v. Tuy nhiên, nó có tính tinh

thần, hoàn toàn trừu tượng, nhờ phương tiện ngôn ngữ mà được di chuyển ra bên

ngoài. Ở đây, trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ, con người đã gọi tên hoạt động nhận

thức một cách đầy đủ, phong phú và tinh tế bằng một số các từ gọi chung là từ chỉ hoạt

động nhận thức như: biết, nghĩ, hiểu, tưởng, nhớ, quên, v.v. Điều này sẽ được khẳng

định khi chúng ta đi vào tìm hiểu những đặc điểm ngôn ngữ của nhóm động từ nhận thức

trong tiếng Việt.

Từ bình diện ngữ nghĩa, gần đây, ngữ nghĩa học đã có được năng lực giải thích

lớn cho các đơn vị từ vựng khi kết hợp ngữ nghĩa học hướng hệ thống với ngữ nghĩa

học hướng lời nói, cũng như cách tiếp cận với nhiều kiến giải thú vị của ngữ nghĩa học

tri nhận. Nhiều trường phái xuất hiện với lí thuyết trường nghĩa, phương pháp phân

tích nghĩa vị, những thử nghiệm phân tích logic ngôn ngữ tự nhiên, nghĩa của lời, của

văn bản, v.v. đã mang lại tiến bộ đáng kể cho khoa học ngôn ngữ thì việc lựa chọn ngữ

nghĩa học từ vựng cùng việc vận dụng những thành tựu của ngữ nghĩa học tri nhận để

nghiên cứu nhóm từ này là một công việc hợp lí.

Thêm vào đó, trong mấy chục năm qua, hướng nghiên cứu đối chiếu các ngôn

ngữ đã đem lại nhiều thành tựu về lí thuyết cũng như ứng dụng, vậy nên trong quá

trình triển khai vấn đề, việc liên hệ đối chiếu với tiếng Anh ở những điểm cần thiết là

điều có ý nghĩa, nhằm làm nổi bật những đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng

của nhóm từ này trong tiếng Việt, đồng thời góp phần phục vụ cho những nhu cầu thiết

thực của xã hội như: học tiếng, dịch thuật, biên soạn từ điển, v.v.

Ngoài ra, khó có một hình dung đầy đủ, một hiểu biết trọn vẹn về các trường

nghĩa cơ bản trong tiếng Việt nếu như bỏ qua trường nghĩa chỉ hoạt động nhận thức,

hoạt động phức tạp nhưng là hoạt động mang tính loài, góp phần định tính con người

về mặt xã hội. Sự thiếu vắng những công trình nghiên cứu về bộ phận từ ngữ này trong

giới Việt ngữ học cho thấy đề tài của chúng tôi là thực sự cần thiết.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt

và một số động từ tiếng Anh tương ứng.

Page 13: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

2

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Chúng tôi chỉ nghiên cứu những động từ biểu thị hoạt động nhận thức lí tính

hoặc ít nhiều liên quan đến lí tính, có tư cách của một nguyên tố ngữ nghĩa hoặc xuất

hiện với tần số lớn, trong đó chủ yếu tập trung vào các động từ: biết, nghĩ, hiểu, tin,

cho rằng/là, ngờ, tưởng, sợ, nhớ, quên, v.v;

- Chúng tôi chỉ nghiên cứu tư cách từ thường dùng, không tính đến tư cách thuật

ngữ của một số động từ như: tư duy, suy luận, v.v;

- Chúng tôi không nghiên cứu động từ biểu thị hoạt động nhận thức cảm tính

như: nghe, sờ, nếm, ngửi, trông, thấy, nhìn, xem, v.v. (trừ khi nó đã chuyển nghĩa để

biểu thị nhận thức lí tính như trường hợp của thấy); không nghiên cứu những trường

hợp chuyển nghĩa từ tri giác vào nhận thức nhưng có tính khẩu ngữ hoặc địa phương

như: ngó, coi bộ, v.v;

- Những trường hợp có nghĩa phái sinh mà tư cách từ hay cụm từ vẫn còn chưa

thống nhất trong giới nghiên cứu nhưng xuất hiện nhiều, được giải nghĩa trong từ điển

như: cho là/rằng, nhận ra, nhận thấy, v.v. vẫn nằm trong phạm vi khảo sát của chúng tôi.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng

Việt theo hướng tiếp cận của ngữ pháp cấu trúc và ngữ pháp chức năng;

- Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng

Việt theo hướng của ngữ nghĩa học truyền thống, bước đầu vận dụng một số nội dung

nghiên cứu của ngữ nghĩa học tri nhận (trong việc chỉ ra cơ sở tri nhận của con người

liên quan đến hiện tượng chuyển nghĩa và đa nghĩa của một số động từ nhận thức);

- Đặc điểm và chức năng ngữ dụng của một số biểu thức ngôn ngữ có chứa

động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt;

- Việc liên hệ tiếng Anh được xác định không phải là nhiệm vụ xuyên suốt mà

chỉ được thực hiện ở những điểm cơ bản và cần thiết nhằm làm nổi bật đặc thù về ngữ

pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt.

4. Ngữ liệu nghiên cứu

- Việc thống kê động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt dựa vào Từ

điển tiếng Việt (2011, Hoàng Phê chủ biên), trong tiếng Anh dựa vào từ điển dành cho

người học Oxford Advanced Learner's Dictionary of Current English (2005, Hornby)

và từ điển trực tuyến dành cho người bản ngữ, đó là: Từ điển Merriam Webster của Mĩ

và Từ điển Oxford của Anh (xem địa chỉ trang web ở phần Từ điển tra cứu).

- Ngữ liệu được lấy từ các nguồn sau: từ điển, từ các tác phẩm văn học, ấn

phẩm báo chí với nhiểu thể loại và thuộc nhiều lĩnh vực, lấy từ khẩu ngữ, từ các

Page 14: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

3

phương tiện thông tin đại chúng, ví dụ dẫn lại của các nhà nghiên cứu đi trước. Ngoài

ra, việc nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt cần tới ngữ cảm của người nghiên cứu, do đó có

một số ít các ví dụ là những câu thông dụng, được chúng tôi đặt ra.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng những phương

pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

5.1. Phương pháp miêu tả: là phương pháp chủ đạo với các thủ pháp:

+ Thủ pháp trường nghĩa được chúng tôi vận dụng để tập hợp 211 động từ nhận

thức vào một trường từ vựng - ngữ nghĩa;

+ Thủ pháp thống kê được sử dụng để tìm hiểu số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ

phần trăm của các động từ theo nhiều tiêu chí khác nhau;

+ Thủ pháp phân tích vị từ - tham tố được vận dụng để xem xét các tham tố bắt

buộc và không bắt buộc của một động từ nhận thức;

+ Thủ pháp phân tích văn cảnh được chúng tôi sử dụng để xem xét tư cách đa

nghĩa, phân chia các nghĩa cho một từ dựa vào khả năng kết hợp của nó với những từ

bao quanh;

+ Thủ pháp phân tích nguyên tử/nguyên tố - ngữ nghĩa giúp chúng tôi xác định

được một số các từ chìa khóa để làm siêu ngôn ngữ nhằm giải thích, minh họa cho các

từ phức tạp trong nhóm động từ nhận thức;

+ Thủ pháp phân tích nét nghĩa dùng để miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của một số

động từ nhận thức hoặc là cơ sở để tập hợp chúng vào các tiểu nhóm dựa trên những

nét nghĩa chung;

+ Thủ pháp thay thế được áp dụng cho những động từ có liên hệ về nghĩa để

góp phần xác định quan hệ đồng nghĩa giữa chúng.

5.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu: là phương pháp bổ trợ, được vận dụng để liên

hệ, so sánh nhóm động từ này trong tiếng Việt với tiếng Anh ở các bình diện.

6. Đóng góp của luận án

6.1. Về lí thuyết

- Sự phân tích khá đầy đủ nhóm từ này sẽ góp phần bổ sung một trường nghĩa

quan trọng vào bức tranh nghiên cứu ngữ nghĩa của tiếng Việt;

- Sự liên hệ có hiệu quả trường từ vựng này trong tiếng Việt với tiếng Anh sẽ

góp phần làm nổi bật những đặc điểm của tiếng Việt, đồng thời chỉ ra được những

tương đồng và khác biệt trong quá trình người Việt và người Anh ngôn ngữ hóa hoạt

động nhận thức của họ;

Page 15: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

4

- Bước đầu tiếp cận và giới thiệu một số thuật ngữ và khái niệm mới về ngữ

dụng như: ngữ dụng hóa, tác tử ngữ dụng, v.v.

6.2. Về thực tiễn

Kết quả đối chiếu trực tiếp phục vụ cho những nhu cầu thiết thực của xã hội

như: học tiếng, dịch thuật, biên soạn từ điển, phục vụ công tác giảng dạy ngôn ngữ

trong nhà trường cũng như quá trình các cá nhân vận dụng ngôn ngữ vào hoạt động

giao tiếp và tư duy.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được triển khai trong 4 chương:

- Chương 1. Tổng quan và cơ sở lí thuyết

- Chương 2. Đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức

trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Anh)

- Chương 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức

trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Anh)

- Chương 4. Đặc điểm ngữ dụng của một số biểu thức ngôn ngữ có chứa động

từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Anh)

Trong đó:

- Chương 1 có tác dụng tổng quan lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước, tạo

cơ sở cho chúng tôi đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế của các công

trình đi trước, từ đó có sự kế thừa và đặt nhiệm vụ nghiên cứu một cách hệ thống

những vấn đề còn bỏ ngỏ; đây cũng là chương đặt nền tảng lí thuyết cho việc triển khai

các nội dung cụ thể ở những chương tiếp theo;

- Ở chương 2, chúng tôi đặt tiêu điểm ở việc chỉ ra những cấu trúc ngữ pháp đặc

thù của nhóm động từ nhận thức, phân biệt đặc điểm ngữ pháp của nó với những nhóm

động từ khác, tập trung hơn cả là sự phân biệt với nhóm động từ tri giác;

- Ở chương 3, bên cạnh những nghiên cứu trên diện rộng về đặc điểm ngữ nghĩa

của cả nhóm, chúng tôi còn có những nghiên cứu khá sâu về nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa

của những động từ đại diện;

- Chương 4 không đi vào miêu tả đặc điểm ngữ dụng của từng động từ nhận

thức vì điều này đòi hỏi một ngữ liệu quá rộng, thay vào đó, chúng tôi chỉ ra đặc điểm

và chức năng ngữ dụng tiêu biểu của những động từ điển hình.

Page 16: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

5

CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Tổng quan

1.1.1. Tình hình nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở nước ngoài

1.1.1.1. Các bình diện nghiên cứu

i) Từ bình diện ngữ pháp - ngữ nghĩa

- Động từ chỉ hoạt động nhận thức được nghiên cứu với tư cách là động từ

chêm xen (parenthetical verbs)

Urmson (1952) đã nghiên cứu những cấu trúc tiếng Anh bao gồm ngôi thứ nhất

số ít I (tôi) đi với động từ tinh thần (mental verbs) như: regret (tiếc), rejoice (mừng,

vui mừng), believe (tin), guess (đoán), suppose (cho rằng), suspect (nghi), v.v. Trong

số này, chúng ta nhận thấy sự có mặt động từ chỉ hoạt động nhận thức (cognition

verbs) như: believe, guess, suppose, suspect. Ông xem việc sử dụng những cấu trúc

như thế này trong câu là một cách sử dụng chêm xen và ông gọi những động từ này là

động từ chêm xen (parenthetical verbs). Ông giải thích, sở dĩ chúng được gọi là chêm

xen vì vị trí linh hoạt của chúng ở trong câu: có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.

Mackenzie (1987) đánh giá rằng, phát hiện của Urmson về khả năng chêm xen

với đặc điểm ngữ nghĩa mới của nhóm động từ này đã góp phần hạn chế ngộ nhận của

các nhà triết học đương thời khi họ khăng khăng giữ suy nghĩ rằng những động từ như

thế luôn miêu tả những sự kiện tinh thần đang diễn ra trong đầu óc của người nói.

Urmson, ngược lại, đã chứng minh rằng người nói không tường trình bất cứ hoạt động

tinh thần nào mặc dù họ đang sử dụng những động từ có nghĩa gốc chỉ hoạt động nhận thức.

Cũng từ đây, qua các năm 1963, 1965, 1987, lần lượt các tác giả Barners,

Charlesworth, Mackenzie tiếp tục đi sâu nghiên cứu cách sử dụng chêm xen của các

động từ chỉ hoạt động nhận thức như: know, believe, guess. Nhìn chung, các tác giả

tiếp cận động từ chỉ hoạt động nhận thức theo cách này, về cơ bản, đều dựa trên nền

tảng lí thuyết động từ chêm xen của Urmson, từ đó chỉ ra đặc điểm chung về ngữ pháp

của chúng và phân biệt ngữ nghĩa cho những cấu trúc này.

Đến năm 1991, không dừng lại ở việc miêu tả, Thompson và Mulac đã vận dụng

lí thuyết ngữ pháp hóa (grammaticalization) để giải thích cho khả năng chêm xen của

những cấu trúc trên. Các tác giả cho rằng những cấu trúc như thế đã trải qua một quá

trình ngữ pháp hóa: ngữ nghĩa “bị tẩy trắng”, nó thay đổi từ cấu trúc mệnh đề thành

một cấu trúc chêm xen, hoạt động và thực hiện chức năng như là những trạng từ tình

thái (modal abverbs): probably, possibly, maybe, v.v.

Page 17: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

6

Trong công trình I think - an English modal particle, Aijmer (1997) tiến thêm

một bước khi nghiên cứu cấu trúc này. Theo ông, I think “đã đi một bước khá xa”

được ngữ pháp hóa để trở thành một tiểu từ tình thái (modal particles). Tiểu từ tình

thái là một phương tiện thể hiện nghĩa tình thái, “là yếu tố có nghĩa, thường rất ngắn,

xuất hiện đâu đó trong phát ngôn, biểu thị những ý nghĩa bổ trợ cho phát ngôn”. (Platt

1987, dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp 2008)

Vẫn thừa nhận tư cách động từ của think nhưng là những động từ yếu (weak

verbs) đó là Mindt (2003) và Blanche & Willems (2007, 2008) (dẫn theo Van 2011).

Tóm lại, dù cách gọi tên có khác nhau nhưng về cơ bản các tác giả đều thống

nhất quan điểm: Động từ nhận thức khi đi vào những cấu trúc như thế thường không

phản ánh nghĩa miêu tả mà thể hiện nghĩa tình thái, phản ánh thái độ, mức độ cam kết

của người nói đối với tính chân thực của nội dung mệnh đề đi theo sau. Cần lưu ý, đây

không phải là nghĩa ban đầu của động từ nhận thức mà là quá trình phát triển nghĩa về

sau. Điều này thực ra cũng dễ hiểu bởi việc sử dụng ngôn ngữ có tác động đến cấu trúc

ngôn ngữ, cho nên, tất yếu trong ngôn ngữ có những nhân tố ngữ dụng được mã hóa.

Một hình thức ngôn ngữ như: I think/believe/guess, v.v. tỏ ra “rất nhạy” với nhu cầu

giao tiếp của con người, càng được sử dụng nhiều chúng càng có xu hướng ổn định về

cấu trúc và mã hóa thái độ của người nói.

- Động từ nhận thức được nghiên cứu với tư cách là động từ hàm thực (factive

verbs) hoặc động từ vô hàm (non - factive verbs)

Dựa vào sự khác biệt về ngữ pháp và ngữ nghĩa, một số tác giả đã có sự phân

biệt động từ hàm thực và động từ vô hàm. Trong danh sách động từ hàm thực và vô

hàm của Kiparsky (1971), của Leech (1974), chúng ta nhận thấy sự góp mặt của một

số động từ chỉ hoạt động nhận thức tiêu biểu như: know, realize, forget (được xếp vào

động từ hàm thực) và think, believe, suppose (được xếp vào động từ vô hàm). Đặc

điểm chung của động từ hàm thực là khẳng định tính xác thực của thông tin trong

mệnh đề (P), nói cách khác, những động từ này tiền giả định (TGĐ) sự tình được

truyền đạt ở P là đúng với hiện thực, đối lập với nó là các vị từ vô hàm - không chứa

TGĐ, do đó không cho biết sự tình được truyền đạt ở P là đúng hay không đúng với

hiện thực.

- Động từ nhận thức khi đi vào cú được xếp vào quá trình tri nhận

Từ cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng, Halliday (1985, bản dịch 2004) khi

nghiên cứu nghĩa của cú như là một sự thể hiện các quá trình đã có sự phân biệt quá

trình vật chất (build - xây, run - chạy, do- làm, v.v) với quá trình tinh thần (know - biết,

think - nghĩ, like - thích, v.v.). Trong quá trình tinh thần, ông xếp những động từ think -

Page 18: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

7

nghĩ, know - biết, v.v. vào quá trình tri nhận và chỉ ra một số đặc điểm ngữ pháp - ngữ

nghĩa của nhóm này:

+ Luôn có tham thể là người - đó là người cảm giác, tri nhận;

+ Thành phần được tri nhận không bị giới hạn: có thể là một sự vật, có thể là một

sự kiện;

+ Các động từ thuộc nhóm này là động từ ngoại động, do đó hai tham thể: cảm

thể (senser) và hiện tượng (phenomenon) phải cùng xuất hiện.

Ở Việt Nam, Hoàng Văn Vân (2002) là tác giả tiếp thu rõ nét tinh thần của

Halliday vào việc miêu tả quá trình tri nhận của cú tiếng Việt.

ii) Từ bình diện ngữ nghĩa

- Trường nghĩa trí tuệ đã được quan tâm từ rất sớm - từ năm 1931, trong

nghiên cứu của Trier. Tuy nhiên, bấy giờ, Trier chỉ đề cập đến tính từ đánh giá hoạt

động nhận thức trong tiếng Đức chứ chưa nghiên cứu động từ nhận thức.

- Một trong những động từ chỉ hoạt động nhận thức đầu tiên được nghiên

cứu trong tiếng Anh là động từ think.

Căn cứ vào tiêu chí [+/- thời gian], Vendler (1967) đã phân biệt hai nghĩa của

động từ này đó là:

+ Think chỉ một quá trình nhận thức được xác định về thời gian.

Vd: 1) He is thinking about Jones. (Anh ta đang nghĩ đến Jones.)

+ Think chỉ một trạng thái nhận thức không được xác định về thời gian.

Vd: 2) He thinks that Jones is a rascal. (Anh ta nghĩ Jones là một kẻ bất lương.)

Thoạt nhìn qua, việc lấy tiêu chí thể thời gian để phân biệt nghĩa cho think của

Vendler có vẻ thuyết phục, tuy nhiên, theo Wierbiczka (1998), đó chỉ là một sự nhầm

tưởng. Một ý kiến đánh giá (như vd 2) thường không được xác định về thời gian,

không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian, tuy nhiên vẫn có những đánh giá được xác

định vị rõ về mặt thời gian (thời gian nhất thời) như ở vd: 3) I think that someone is

knocking at the door (Tôi nghĩ ai đó đang gõ cửa). Bà đặt ra câu hỏi liệu có nên tách

think (trong ngữ liệu trên) thành hai nghĩa hay thực chất chỉ là một. Trên thực tế cũng

có nhiều tác giả chủ trương phân biệt think như Vendler (chẳng hạn Persson 1993,

Aijmer 1997). Chúng ta sẽ trở lại quan niệm của hai tác giả này ở phần sau, họ đi theo

hai hướng tiếp cận khác nhau về hiện tượng đa nghĩa của think (Aijmer đi theo hướng

của ngữ nghĩa học tri nhận, còn Persson đi theo hướng nghiên cứu phiếm thời luận

(panchronic perspective)).

Page 19: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

8

- Động từ nhận thức được nghiên cứu với tư cách là những nguyên tố ngữ

nghĩa: Năm 1972, 1992, 1996, 1998 khi nghiên cứu về siêu ngôn ngữ, Wierzbicka đã

công bố một danh sách các semantic primitives (nguyên tố ngữ nghĩa, Hoàng Dũng,

Cao Xuân Hạo 2005), trong đó có các động từ chỉ hoạt động nhận thức bao gồm: think

và know. Đặc điểm của các nguyên tố ngữ nghĩa là tính phổ quát trong vốn từ vựng

của mọi ngôn ngữ tự nhiên.

- Động từ chỉ hoạt động nhận thức được nghiên cứu ở quan hệ ngữ nghĩa

như đa nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa, chuyển nghĩa

+ Với hiện tượng đồng nghĩa, gần nghĩa, Apresjan có hai bài nghiên cứu về

một số vị từ nhận thức trong tiếng Nga, bao gồm schitat' (to consider- cân nhắc, xem,

xem xét) và znat' (to know- biết).

Ở bài viết thứ nhất “The synonymy of mental predicates: schitat’ [to consider]

and its synonyms”, Apresjan (1993) đã khảo sát quan hệ đồng nghĩa, gần nghĩa giữa

schitat' (cân nhắc, xem xét) với những động từ nhận thức khác như: dumat' (nghĩ ),

polagat (có tính sách vở, cho là/ rằng), nakhodit' (có tính sách vở, nhận thấy),

rassmatrivat' (cho rằng/là ), smotret' (xem như, coi như), videt' (thấy). Tác giả đã chỉ

ra những tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa giữa các động từ này căn cứ vào nghĩa

của mỗi từ trong hệ thống cũng ý nghĩa của chúng trong hoạt động hành chức. Sử

dụng phương pháp đồng đại, tác giả chỉ ra hình thức ngữ pháp và hoạt động của các từ

này trong sự so sánh, tuy nhiên khi cần giải thích cho sự phân hoá ngữ nghĩa của

chúng trong thế kỉ XIX - đầu XX, tác giả đã vận dụng thêm phương pháp lịch đại.

Ở bài viết thứ hai: “The problem of factivity: znat’ [to know] and its

synonyms”, Apresjan (1995) đi vào khảo sát ngữ nghĩa của znat' và vedat' trong mối

quan hệ với các vị từ nhận thức khác trong tiếng Nga như: schitat' (xem xét), verit'

(tin), ponimat' (hiểu), dumat' (nghĩ), nakhodit' (nhận thấy) để chỉ ra “giao điểm” cũng

như "ngã rẽ" về ngữ nghĩa của chúng. Sau đó, ông tập trung phân biệt sự giống nhau

và khác nhau về ngữ nghĩa, ngữ dụng, cấu trúc cú pháp giữa động từ znat' với vedat'.

Có thể thấy, mặc dù trọng tâm nghiên cứu của Apresjan chỉ đặt ở znat' nhưng

khá nhiều động từ nhận thức của tiếng Nga có cơ hội "nhập cuộc" trong sự liên hệ, so

sánh với znat'.

+ Ở hiện tượng trái nghĩa, từ một mô hình phủ định khá phổ biến trong văn

nói tiếng Anh: I don’t believe so, I know so (Không phải tôi tin mà là tôi biết), Cappelli

(2008) đã đặt vấn đề trái nghĩa giữa know với think và believe. Dĩ nhiên tác giả cũng

lưu ý, trái nghĩa ở đây không đi theo quan niệm của truyền thống mà là một kiểu trái

Page 20: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

9

nghĩa có phần linh hoạt hơn, nằm giữa hai cực hệ thống và lời nói, giữa ngữ nghĩa

hướng hệ thống và ngữ nghĩa hướng sử dụng, không chỉ đặt cơ sở trái nghĩa trong từ

điển mà còn trên thực tế sử dụng và điều tra thực nghiệm.

+ Với hiện tượng đa nghĩa, những nghiên cứu đối chiếu gần đây đã cho thấy

bên cạnh tính phổ quát như đã nói, trong quá trình phái sinh ngữ nghĩa, các nguyên tố

ngữ nghĩa có thể mở rộng ý nghĩa để trở thành một từ đa nghĩa, sự mở rộng này có thể

không giống nhau ở các ngôn ngữ và các nguyên tố ngữ nghĩa chỉ hoạt động nhận thức

cũng không phải là ngoại lệ. Đây là cơ sở để Goddard (2003), theo cách tiếp cận của

ngôn ngữ học tri nhận, bước đầu xem xét sự mở rộng ngữ nghĩa của think (nghĩ) trong

tiếng Anh, tiếng Quan thoại, tiếng Yupik Eskimo, tiếng Samoan, tiếng Nhật. Một phát

hiện khá thú vị là: động từ think có xu hướng mở rộng ngữ nghĩa vào lĩnh vực tâm lí -

tình cảm.

Ngoài ra, các tác giả còn chú ý đến hiện tượng chuyển nghĩa của những từ

thuộc trường ngữ nghĩa khác vào trường nghĩa chỉ hoạt động nhận thức. Tiêu

biểu cho quá trình này là sự phát triển ngữ nghĩa của những động từ biểu thị tri giác

(perception verbs) sang biểu thị hoạt động nhận thức (cognition verbs). Có thể kể đến

công trình nghiên cứu sự chuyển nghĩa của các động từ tri giác trong tiếng Anh, Tây

Ban Nha và tiếng Basque vào địa hạt nhận thức của Iraide (1999) hay nghiên cứu sự

mở rộng ngữ nghĩa của động từ tri giác sang phạm vi nhận thức trong một số ngôn ngữ

ở Australia của Evans và Wilkins (2000). Đây là gợi ý tốt để chúng tôi nghiên cứu một

số động từ tri giác tiếng Việt chuyển nghĩa vào lĩnh vực nhận thức mà điển hình là

động từ thấy.

iii) Nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức từ bình diện ngữ dụng

- Phần lớn nghiên cứu tập trung xem xét chức năng tổ chức và tương tác hội

thoại của các tác tử ngữ dụng (pragmatic markers) có chứa động từ chỉ hoạt động

nhận thức xuất hiện với tần số cao trong hội thoại, đó là:

+ I don’t know (Tôi không biết): Cấu trúc này có mặt trong nghiên cứu của

Tsui (1991), Scheiman (1999), Diana, Potter (2004), Woffitt (2005), Aijmer (2009),

Grant (2010);

+ You know (Anh biết đấy) lại thu hút sự quan tâm của Schiffrin (1987, 1996),

Macaulay (2002), Fox Tree & Schrock (2002), Aijmer (2009);

+ I know (Tôi biết) tuy không được nghiên cứu phong phú như You know nhưng

vẫn là sự quan tâm của Irwin (2006).

Page 21: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

10

- Nghiên cứu những lực ngữ dụng (pragmatic force) khác nhau khi các tác tử

ngữ dụng đi kèm với các kết tử diễn ngôn (discourse connectives) như: well, and, but,

so, because, yeah, yes, no, of course, then, v.v.

- Nghiên cứu chức năng liên nhân (interpersonal), khả năng nối kết chủ quan

(intersubjectivity), hàm ý hội thoại, chiến lược lịch sự của những biểu thức như I

think/guess, v.v.

- Đáng chú ý hơn cả là việc nghiên cứu biểu thức I think: Những nghiên cứu

về cấu trúc này đều thừa nhận đó là một cấu trúc đa nghĩa điển hình (Thompson &

Mulac 1991, Aijmer 1997, Vandenbergen 2000, Van 2011), vì vậy có thể xem xét nó

từ bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Nếu ở bình diện ngữ pháp, như đã nói, khả năng chêm xen cho thấy sự linh hoạt

về vị trí của I think ở trong câu và hoạt động như một trạng từ tình thái (modal abverb)

thì việc thể hiện tính chủ quan của người nói đối với nội dung mệnh đề là điển hình

cho nghĩa tình thái của cấu trúc này và có thể nghiên cứu ở bình diện nghĩa học. Ngoài

ra, khả năng kết nối chủ quan, hàm ý hội thoại, thể hiện lịch sự hay khả năng tổ chức,

tương tác hội thoại cũng cho thấy chức năng ngữ dụng phong phú của cấu trúc này.

1.1.1.2. Hướng nghiên cứu

i) Hướng nghiên cứu phiếm thời luận: Đó là hướng nghiên cứu những vấn đề

ngôn ngữ có sự kết hợp giữa cách tiếp cận đồng đại và lịch đại. Mục đích của việc

nghiên cứu này là nêu bật những nhân tố lịch sử vẫn còn dấu vết ở trạng thái hiện tại

nhưng đã bị mờ đi và do đó dễ dàng bị những nghiên cứu thuần túy đồng đại bỏ qua.

Person (1993) đã nỗ lực nghiên cứu cấu trúc ngữ nghĩa của động từ think theo hướng

này. Căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp - ngữ nghĩa, tác giả đã phân biệt ít nhất ba ý nghĩa

khác nhau của think trong sử dụng:

- Thứ nhất, think diễn tả một quá trình nhận thức, bấy giờ think tương đương

với to cogitate (ngẫm) và mang những đặc điểm ngữ pháp như: có thể xuất hiện ở thể

tiếp diễn, ở cấu trúc mệnh lệnh, ở cấu trúc gây khiến, có thể đi cùng trạng từ chỉ thể

cách, mệnh đề tường thuật (trực tiếp hoặc gián tiếp) có thể theo sau.

- Thứ hai, khi think diễn tả một trạng thái nhận thức về một khả năng

(probability), nghĩa của think rất gần với nghĩa của believe, lúc này nó thường xuất

hiện ở thì hiện tại đơn hoặc quá khứ đơn, đáng chú ý là cấu trúc I think và I thought

(Tôi tưởng). Khi hoạt động ở nghĩa này, phần lớn những đặc điểm ngữ pháp của một

động từ chỉ hoạt động, quá trình bị khóa lại.

- Thứ ba, think diễn tả một nhận định chủ quan (subjective evaluation) dựa vào

ấn tượng quan sát được, bấy giờ think không gần nghĩa với believe nữa mà gần với

Page 22: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

11

find, seem, vd: 4) Look at that girl, I think she is beautiful. (Nhìn cô gái đó kìa, tôi thấy

cô ta xinh.).

Tác giả cho rằng, việc think có nghĩa chỉ quá trình (như 1) hay trạng thái (như

2+3) trong tiếng Anh hiện đại có thể giải thích về mặt nguồn gốc: think 1 bắt nguồn từ

pencan, think 2+3 bắt nguồn từ pyncan. Như vậy khi tìm hiểu lai nguyên của think

trong tiếng Anh cổ, có thể hình dung think bắt nguồn từ hai động từ khác nhau pyncan

(có nghĩa như seem ‘có vẻ như’ trong tiếng Anh hiện đại) và pencan (có nghĩa như to

think - cogitate ‘ngẫm’ trong tiếng Anh hiện đại).

ii) Hướng nghiên cứu so sánh đối chiếu (về ngữ nghĩa)

Hướng nghiên cứu này xuất hiện trong công trình Re-thinking THINK:

Contrastive semantics of Swedish and English của Goddard và Karlsson (2003). Theo

tác giả, trong tiếng Thụy Điển, có ba động từ chỉ hoạt động nhận thức có thể chuyển

dịch cho những nghĩa khác nhau của think trong tiếng Anh là: tanka (think - cogitate:

nghĩ - ngẫm) , tro (think - belive: nghĩ - tin) và tycka (think - find: nghĩ - thấy: diễn đạt

sự đánh giá dựa trên ấn tượng chủ quan). Tuy nhiên, tanka “bỏ xa” hai động từ còn lại

về khả năng sản sinh hình thái và ngữ cú (morphological and phraseological

productivity). Có rất nhiều từ phái sinh đến từ tanka, bởi vậy, có thể nói tanka là “ứng

cử viên sáng giá nhất” cho tư cách nguyên tố ngữ nghĩa để diễn tả khái niệm THINK

(NGHĨ) trong tiếng Thụy Điển chứ không phải là tro hay tycka.

Từ khẳng định trên tác giả đi vào nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa giữa tanka

(think - cogitate: nghĩ - ngẫm) trong tiếng Thụy Điển với think trong tiếng Anh và

nhận thấy có những mô hình ngữ pháp - ngữ nghĩa chung cho cả think và tanka trong

hai ngôn ngữ, song cũng có những vùng ngữ nghĩa phát triển về sau lại được chia cắt

không giống nhau giữa tanka và think (đó là vùng ngữ nghĩa mà tro và tycka sẽ bù

vào cho tanka).

iii) Hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận

Cách đây gần ba thập kỉ, D’Andrade (1987) đã bàn đến mô hình có tính dân

gian về trí tuệ, trước đó rất lâu Vendler (1967) cũng đã chỉ ra trí tuệ được phạm trù hóa

trong tiếng Anh là cái máy và vật chứa, thế nhưng việc nghiên cứu cách thức con

người nói về suy nghĩ của họ lại tỏ ra quá khiêm tốn so với lĩnh vực tâm lí - tình cảm.

Những đề tài đầu tiên về hoạt động nhận thức được nghiên cứu theo hướng tri nhận

xuyên ngôn ngữ có thể kể đến là đề tài về lí thuyết dân tộc học về con người

(ethnotheories of the person) của Junker, Lee, Yu, Palmer, Goddard (dẫn theo Palmer

2003); về sự hòa trộn giữa nhận thức và tình cảm của Junker, Lee, Yu, Palmer (dẫn

theo Palmer 2003); ẩn dụ tri nhận về suy nghĩ của Yu (2003); hay hiện tượng đa nghĩa

Page 23: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

12

của nhóm từ chỉ hoạt động nhận thức của Amberber, Junker, Goddard (dẫn theo

Palmer 2003).

Thực chất lí thuyết về siêu ngôn ngữ tự nhiên ngữ nghĩa (natural semantic

metalanguage) của Wierzbicka (1972) là một nghiên cứu tri nhận xuyên ngôn ngữ đầu

tiên về động từ chỉ hoạt động nhận thức. Ở đó chúng ta bắt gặp danh sách một số các

nguyên tố ngữ nghĩa trong 17 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có những động từ chỉ hoạt

động nhận thức trong tiếng Anh như: think, know, feel.

Fortescue (2001, dẫn theo Palmer 2003) xem xét hiện tượng đa nghĩa và cung

cấp một danh sách nói về suy nghĩ, hiểu biết trong 73 ngôn ngữ (trong đó có tiếng

Anh). Tác giả chỉ ra các cấu trúc ẩn dụ sau: UNDERSTANDING IS

GRASPING/SEEING/HEARING (HIỂU LÀ CHỘP LẤY/LÀ NHÌN THẤY/LÀ NGHE

THẤY); KNOWING IS TOUCHING (BIẾT LÀ CHẠM).

Năm 2003, trong công trình "Thinking across languages and cultures: six

dimensions of variation", Goddard đã nghiên cứu đối chiếu sự biểu đạt suy nghĩ qua

ngôn ngữ - văn hoá của người Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc, v.v. Ở đó tác giả chỉ ra

sự khác nhau trong cách mỗi cộng đồng người ngôn ngữ hoá hoạt động nhận thức của

họ thông qua hệ thống từ vựng và thông qua cách nói năng của họ về chính hoạt động

này. Ông chỉ ra, một từ được gọi là từ nguyên sơ, tồn tại trong tất cả các ngôn ngữ vẫn

có sự phát triển ngữ nghĩa theo những hướng khác nhau, điều đó phản ánh cách tri

nhận và những "kịch bản văn hoá" khác nhau của mỗi cộng đồng người.

Đi theo đề tài lí thuyết dân tộc học về con người như Goddard, một phần quan

trọng trong công trình “Chinese metaphors of thinking”, Yu (2003) đặt vấn đề người

Trung Quốc định vị suy nghĩ của họ ở đâu, trong tim hay trong trí óc (thinking in the

heart or mind).

Có thể thấy, việc nghiên cứu nhóm từ này và nghiên cứu sự biểu đạt hoạt động

nhận thức trong ngôn ngữ ở các công trình nước ngoài phong phú về bình diện nghiên

cứu: bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng; đa dạng về hướng tiếp cận: hướng so

sánh đối chiếu, hướng nghiên cứu đồng đại, lịch đại, hướng nghiên cứu tri nhận.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở Việt Nam

1.1.2.1. Ở bình diện ngữ pháp

Ở Việt Nam, trường từ vựng biểu thị hoạt động nhận thức chưa được nghiên

cứu mà chỉ dừng lại ở lại ở việc mô tả đặc điểm ngữ pháp của chúng trong những công

trình ngữ pháp của Hoàng Tuệ (1962), Nguyễn Tài Cẩn (1977, 1983), Nguyễn Kim

Thản (1977), Nguyễn Thị Quy (1995), Hoàng Văn Vân (2002).

Page 24: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

13

i) Theo hướng ngữ pháp truyền thống, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn

Kim Thản đã đề cập đến đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ này như sau:

- Hoàng Tuệ (1962) đã xếp biết, hiểu, nhớ, nghĩ vào động từ, với ý nghĩa khái

quát của biết, hiểu, nhớ là trạng thái tâm lí - ý thức, còn nghĩ lại có ý nghĩa hoạt động.

- Nguyễn Tài Cẩn (1977) dựa vào khả năng kết hợp với thành tố phụ xong để

đối lập những động từ có khả năng kết thúc như: ăn, đọc, mở, v.v. với những động từ

chỉ sự việc không có khả năng kết thúc như: biết, hiểu, v.v. Tác giả dựa vào khả năng

kết hợp với phụ tố chỉ mức độ như: rất, hơi, quá, lắm để phân biệt những động từ có

khả năng tăng giảm mức độ như: tin, ngờ, v.v. với những động từ không có khả năng

tăng giảm mức độ như: đánh, ngồi, v.v. Ông gọi nhóm động từ gồm: biết, nhớ, tin,

nghi ngờ là nhóm động từ cảm nghĩ. Những động từ này khi làm chính tố thì sau nó

phải có phụ tố chỉ sự vật bị tác động mới đủ nghĩa và trước chúng có thể xuất hiện phụ

tố chỉ mức độ.

- Nguyễn Kim Thản (1977) dựa vào sự phân phối các từ hư phục vụ động từ để

chia động từ tiếng Việt ra làm 6 nhóm. Theo đó, nhóm 5 - nhóm động từ tình cảm

bao gồm: biết, hiểu, tin (yêu, ghét, giận, kính trọng, v.v.) không thể kết hợp với những

cặp phó động từ biểu thị sự lặp lại của hoạt động đi... lại nhưng có thể kết hợp với phó

từ biểu thị mức độ (như rất) và phó động từ chỉ phương hướng. Nhóm 6 - nhóm động

từ tri giác như: am tường, am hiểu có đặc trưng không thể kết hợp với những phó từ

biểu thị sự lặp lại của hoạt động và phó động từ chỉ phương hướng nhưng lại có thể kết

hợp với phó từ chỉ mức độ.

Cách phân chia này có một số điểm bất hợp lí: Tác giả sử dụng những tiêu chí

hình thức để phân chia, rồi mỗi loại được đặt một cái tên có nội dung ngữ nghĩa đã đưa

đến những chồng chéo. Chẳng hạn, nhiều động từ cùng một trường nghĩa và cùng một

đặc tính ngữ pháp lại được xếp vào nhiều loại khác nhau (vd: hiểu là động từ tình cảm

mà am hiểu lại là động từ tri giác), trong nhóm động từ tình cảm lại có cả biết, hiểu, tin

- vốn là những động từ nhận thức tiêu biểu nhất.

ii) Ngữ pháp chức năng với cách tiếp cận của Nguyễn Thị Quy, Hoàng Văn

Vân đã bước đầu miêu tả nhóm động từ này như sau:

- Căn cứ vào số lượng diễn tố, Nguyễn Thị Quy (1995) chia vị từ thành những

tiểu loại khác nhau. Đáng chú ý là vị từ tạo tác hai diễn tố, nó bao gồm hai loại: tạo

tác ra vật chất (vẽ, xây, đóng, v.v.) và tạo tác trong lĩnh vực tinh thần (nghĩ, đoán,

v.v.). Theo tác giả, “nhận thức ra một điều gì, nghĩ ra một điều gì cũng là tạo tác dù

trong lĩnh vực tinh thần”. [32, tr.109]

Page 25: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

14

Áp dụng cách phân loại sự thể của Dick (1978) dựa vào hai tiêu chí cơ bản [+/-

động] và [+/- chủ ý], tác giả xếp nghĩ, đoán, v.v. vào vị từ hành động đặc trưng bởi

[+động] và [+chủ ý], còn biết, hiểu, nhớ, quên, lầm, v.v. là những vị từ trạng thái được

đặc trưng bởi [- động] và [- chủ ý], đồng thời tác giả cũng nhận thấy có những vị từ

dao động giữa hai đặc điểm [-chủ ý] và [+chủ ý] như: ngờ, nghi, ngờ vực, nghi hoặc.

- Hoàng Văn Vân (2005) trong quá trình mô tả cú tiếng Việt theo quan điểm

chức năng, có sự phân biệt 2 quá trình: quá trình tinh thần và quá trình vật chất. Tiếp

thu từ Halliday (1985), ông chia quá trình tinh thần ra làm 4 loại: quá trình tinh thần tri

giác (nhìn thấy, ngửi thấy nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy v.v.), quá trình tinh thần tri

nhận (hiểu, biết, nghĩ, nhớ, quên, v.v.), quá trình tinh thần mong muốn (muốn, định,

mong, hi vọng, v.v.) và quá trình tinh thần tình cảm (yêu, ghét, quý, mến, khinh, sợ,

v.v.), trong đó loại thứ hai thuộc phạm vi khảo sát của chúng tôi. Quá trình tinh thần

nói chung, quá trình tinh thần tri nhận nói riêng phân biệt với quá trình vật chất thể

hiện ở những khía cạnh sau: số lượng tham thể, câu hỏi dò, bản chất của cảm thể, bản

chất của hiện tượng, khả năng phóng chiếu.

Qua cách tiếp cận của các tác giả chúng tôi nhận thấy, động từ là từ loại lớn,

gồm nhiều loại nhỏ có tính chất rất khác nhau, vạch ra những đối lập căn bản trong nội

bộ động từ là một việc hết sức khó khăn, bản thân nhóm động từ biểu thị hoạt động

nhận thức lại không thuần nhất về đặc điểm ngữ pháp (có động từ chỉ quá trình, có

động từ chỉ trạng thái, có động từ chỉ hành động) do đó công việc này càng trở nên

phức tạp.

1.1.2.2. Ở bình diện ngữ nghĩa

Giới Việt ngữ học đã chú ý đến những vấn đề sau:

i) Về cấu trúc ngữ nghĩa

- Phân biệt nghĩa của từ chỉ hoạt động nhận thức với từ chỉ hoạt động vật lí căn

cứ vào nét nghĩa [+/- năng lực tinh thần]: Đỗ Hữu Châu (1978) có sự phân biệt giữa

năng lực tinh thần trong nghĩa của một số từ như tư duy, cảm giác, v.v. với năng lực

lao động vật lí trong nghĩa của các từ như đóng (trong đóng bàn), xây (trong xây nhà).

- Chỉ ra TGĐ trong cấu trúc nghĩa của từ: Hoàng Phê (1989) khi nghiên cứu

logic - ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên đã chỉ ra thành phần đặc biệt trong cấu trúc

nghĩa của từ là TGĐ, trong đó có một số từ có liên quan đến hoạt động nhận thức: biết,

tưởng, quên (có TGĐ), nhớ (không có TGĐ).

Tương tự, Cao Xuân Hạo (1993) khi nghiên cứu một nhóm từ gọi là vị từ nhận

thức - nói năng (bao gồm nghĩ, biết, ngỡ, tưởng, vu, đồn, v.v.) đã chỉ ra đặc điểm ngữ

nghĩa của nhóm này, đó là: chúng có thể TGĐ điều được biểu thị trong câu phụ bổ ngữ

Page 26: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

15

là đúng sự thật - hàm chân (như biết), là sai sự thật - hàm ngụy (như tưởng) hoặc

không chứa đựng TGĐ - vô hàm (như nghĩ).

ii) Về quan hệ ngữ nghĩa: Nguyễn Ngọc Trâm (1989) nghiên cứu nghĩa của tin

và ngờ với tư cách là những cặp từ trái nghĩa. Sau khi đi vào phân tích các nghĩa khác

nhau của mỗi từ, tác giả đã so sánh cấu trúc nghĩa của chúng và đi đến kết luận: Chúng

chỉ là những từ trái nghĩa bộ phận, chứ không phải trái nghĩa hoàn toàn, vì vậy có thể

khẳng định quan hệ trái nghĩa hoàn toàn với tin không được từ vựng hóa.

iii) Sự hư hóa ngữ nghĩa của một số động từ chỉ hoạt động nhận thức: Ở Việt

Nam, Hoàng Phê (1984) được xem là người đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. Ông

gọi nghĩ trong cấu trúc Tôi nghĩ là động từ trong ngoặc (parenthetical verbs, chúng

tôi dịch là động từ chêm xen), đồng thời ông khẳng định thêm: "Thật ra, cấu trúc có

chứa động từ trong ngoặc chính là một toán tử logic - tình thái. Với tư cách một toán

tử, nó là một thể hoàn chỉnh, hoạt động như là một khối có sẵn (...). Nghĩ, trong toán tử

logic - tình thái Tôi nghĩ rằng không còn cái nghĩa từ vựng bình thường của nó (...).

Nó là một loại đơn vị đặc biệt của ngôn ngữ." [31, tr.141]. Theo đó các đơn vị như: Đã

biết mà, Biết ngay, Như mọi người đều biết, biết đâu, v.v. cũng được Hoàng Phê xem

là những toán tử logic - tình thái.

Những đơn vị có chức năng cú pháp - ngữ nghĩa đặc biệt này cũng được tập thể

biên soạn từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) quan tâm đưa vào giải thích, điều

này giúp độc giả hiểu và dùng tiếng Việt một cách tích cực, gắn liền với quá trình sử

dụng. Đây là một trong những hướng tìm tòi mới của ngữ nghĩa học, nhằm khắc phục

tình trạng trình bày từ ngữ trong từ điển một cách cô lập và chết cứng.

Nguyễn Ngọc Trâm (2002) cũng quan tâm đến một nhóm các đơn vị có chứa các

từ chỉ tâm lí tình cảm hoặc chỉ hoạt động nhận thức nhưng ít nhiều đã hư hóa như: Tôi tin

là, Tôi sợ là, Tôi nghĩ là, Tôi cho rằng, v.v. Động từ xuất hiện trong những đơn vị này

được Nguyễn Ngọc Trâm gọi là động từ thái độ mệnh đề (proposition attitude verbs).

Nguyễn Văn Hiệp (2008) khi nghiên cứu về phạm trù tình thái đã khẳng định

Tôi nghĩ rằng là một phương tiện từ vựng biểu thị tình thái nhận thức và ông gọi đó là

cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề, còn nghĩ trong kết cấu này được ông gọi là vị từ chỉ thái

độ mệnh đề.

Dù tên gọi là động từ trong ngoặc, động từ thái độ mệnh đề, hay vị từ chỉ thái

độ mệnh đề, v.v thì động từ nhận thức trong những cấu trúc trên đều bị hư hóa để biểu

thị nghĩa tình thái cho câu, phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói, bên cạnh những

yếu tố có tính chất thuần túy logic.

Page 27: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

16

1.1.2.3. Ở bình diện ngữ dụng

Trong Đại cương ngôn ngữ học, khi Đỗ Hữu Châu (2009) trình bày những vấn

đề cơ bản về ngữ dụng học, chúng tôi nhận thấy sự tham gia của một số động từ chỉ

hoạt động nhận thức trong những biểu thức ngôn ngữ để thực hiện chức năng ngữ

dụng như: dùng Hiểu không để tương tác hội thoại; dùng Biết quá đi chứ, Tôi tin để

thực hiện hành vi xác tín; dùng Tôi có biết gì đâu để chối bỏ trách nhiệm; hay thể

hiện sự lịch sự với lối nói rào đón: Như mọi người đều biết, Như chúng ta đã biết. Ông

cho rằng: "Giới Việt ngữ học chưa quan tâm đến việc nghiên cứu các rào đón này.

Việc gộp chung chúng vào phạm trù tình thái đã xoá mờ mất những ranh giới và

những chức năng cực kì thú vị của chúng, những chức năng mang đậm màu sắc văn

hoá, dân tộc riêng của từng ngôn ngữ." [6, tr.273]

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về động từ chỉ hoạt động nhận thức trong

nước còn hết sức khiêm tốn so với nước ngoài về cả bình diện nghiên cứu lẫn hướng

nghiên cứu, tất cả chỉ là bước đầu, có tính minh họa cho những vấn đề về lí thuyết

hoặc là những liên hệ còn rời rạc của các tác giả.

1.2. Cơ sở lí thuyết

1.2.1. Hoạt động nhận thức từ một số phương diện tiếp cận

1.2.1.1. Phương diện triết học của hoạt động nhận thức

Hoạt động nhận thức, theo quan điểm biện chứng của triết học Mác - Lênin, là

hoạt động tích cực của con người phản ánh hiện thực để nhận biết, thích ứng hoặc cải

tạo nó. Hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết, biết chưa rõ đến biết rõ, biết chưa

đầy đủ đến đầy đủ, từ thuộc tính bên ngoài: cảm tính, trực quan, riêng rẽ đến những

thuộc tính bên trong, có tính quy luật và ngày càng đi sâu vào bản chất của đối tượng,

cuối cùng trở về thực tiễn, được thực tiễn kiểm nghiệm tính chân lí. Lênin chỉ rõ: Từ

trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó

là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức thực tại khách quan.

Quá trình nhận thức bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính và

giai đoạn nhận thức lí tính.

Nhận thức cảm tính là nhận thức chỉ phản ánh những đặc điểm bên ngoài của

đối tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan chúng ta. Giác quan của con

người vốn nhạy với những kích thích và biến đổi của môi trường, song bản thân nó

cũng dễ mắc sai lầm. Vậy nên, nhận thức con người không dừng lại ở đây, muốn hiểu

rõ bản chất của đối tượng, con người phải đạt tới trình độ nhận thức cao hơn cảm tính

đó là nhận thức lí tính.

Page 28: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

17

Nhận thức lí tính là giai đoạn cao của nhận thức, phản ánh những đặc điểm bên

trong, những đặc điểm bản chất của đối tượng một cách gián tiếp thông qua các quy

luật khách quan.

1.2.1.2. Phương diện tâm - sinh lý của hoạt động nhận thức

Khả năng và hoạt động nhận thức của con người cần có một bộ máy nhận thức

là bộ não. Nó chứa trong đó khoảng 30 đến 100 tỉ nơron, mỗi nơron có 10 nghìn khớp

thần kinh. "Não người là một cỗ máy siêu hợp, hoàn toàn mang tính chất vật lí - hóa

học trong những tương tác của nó, hoàn toàn sinh học trong tổ chức của nó, hoàn toàn

nhân học trong những hành động, suy nghĩ và có ý thức của nó. Do vậy, hoạt động

nhận thức cùng một lúc là vật lí, sinh học, hóa học, não, tinh thần, tâm lí, văn hóa, xã

hội, không tách rời nhau." [27, tr.14]

Phức tạp biết bao khi tạo ra một cái nhìn và càng phức tạp hơn để tạo ra một ý

nghĩ: "Chỉ vài phút hoạt động trí óc căng thẳng đem lại một số liên kết nơron lớn bằng

tổng số nguyên tử trong hệ mặt trời; hàng tỉ tỉ tương tác qua 14 tỉ sợi liên tế bào tạo

thành một ý nghĩ, một xét đoán”. [27, tr.163]. Và, "Ước tính rằng trung bình mỗi

người nghĩ khoảng 60 nghìn suy nghĩ mỗi ngày, ngạc nhiên hơn đó là, 90% những suy

nghĩ có ngày hôm nay giống như những suy nghĩ của chúng ta ngày hôm qua." [34, tr.183]

Hoạt động nhận thức dù diễn ra một cách sâu kín, song luôn tìm cách thể hiện

ra ngoài qua sự thay đổi của nét mặt: khi gặp tình huống có vấn đề, khó giải quyết, khó

hiểu người ta thường nhăn mặt, chau mày, nhíu trán hoặc bằng những cử chỉ: vò đầu

bứt tai, chống cằm, chống trán, đưa tay gõ vào đầu, v.v. Đây là cơ sở để con người tạo ra

những đơn vị từ vựng biểu thị hoạt động nhận thức theo phương thức hoán dụ.

Mặc dù chưa biết đến giải phẫu học về bộ óc, chưa có khái niệm về chất xám,

nơron thần kinh, sóng não, điện não, v.v, song con người ít nhiều đã hình dung ra nơi

phát sinh hoạt động nhận thức, điều đó được phản ánh vào ngôn ngữ với những biểu

hiện khác nhau: vò đầu bứt tai, đau đầu, đầu bã đậu, mệt óc, vắt óc suy nghĩ, nghĩ nát

óc, căng óc, nặn óc, động não, nhức não, đau não,v.v.

1.2.1.3. Phương diện ngôn ngữ học của hoạt động nhận thức

Nhờ có ngôn ngữ mà mọi hành động, quá trình, trạng thái của hoạt động nhận

thức, các thao tác nhận thức có thể được gọi tên, xếp loại, nhớ lại, thông báo, xem xét

một cách logic. Ngôn ngữ diễn đạt và chuyển thành lời phát biểu tuyến tính những thứ

vốn chồng chất lên nhau trong bộ não cũng như trong hiện thực. Do đó, cái đồng thời,

cái chốc lát, cái phức tạp được biểu hiện nối tiếp nhau bằng ngôn ngữ. Thật kì diệu vì

Page 29: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

18

chỉ có ngôn ngữ mới có khả năng thể hiện từng dãy tuyến tính những thứ vốn không

phải là tuyến tính. "Nó mô tả chỉ bằng một câu những suy nghĩ khác nhau và mâu

thuẫn nhau vốn cùng một lúc dồn hết cho tinh thần" (Proust, dẫn theo Morin 2006).

Ngôn ngữ, với sự phong phú và tinh tế về từ vựng cho phép phục hồi cái trừu tượng,

cho phép diễn đạt cái đã qua, cho phép báo trước những gì sẽ diễn ra trong bộ não.

Nếu nhận thức khoa học tuân thủ các quy luật logic, đòi hỏi tính chính xác thì

hiểu biết thông thường khi hiện thực hóa ở ngôn ngữ có thể phản ánh tính ngây thơ của

con người về chính hoạt động này. Sự khác nhau giữa hai loại hiểu biết này thể hiện ở chỗ:

- "Hiểu biết ngây thơ" không có đường biên giới rõ ràng giữa hiểu biết đúng

đắn theo kiểu khoa học với những hiểu biết chủ quan có trong bộ óc con người.

- "Bóng" của nó lắm lúc "che rợp" những hiểu biết khoa học (nghĩa của tin,

ngờ, v.v. thể hiện điều này)

- "Hiểu biết ngây thơ" nhiều khi tồn tại tính siêu việt, lúc đó nguồn kinh nghiệm

hoặc nguồn lí thuyết gần như vắng mặt (nghĩa của một số từ ngữ như: biết trước, trực

giác, tiên đoán, nảy/lóe ra ( ý tưởng, sáng kiến), v.v. cho thấy điều này).

1.2.2. Khái niệm động từ tinh thần và động từ nhận thức

1.2.2.1. Động từ tinh thần (mental verbs)

Thuật ngữ này thường được giới ngôn ngữ học (như Viberg 1980, D’Andrade

1987 và 1995, Biber 1999, v.v.) dùng để gọi tên các động từ biểu thị hoạt động, quá

trình, trạng thái:

- liên quan đến cảm xúc (feelings), tình cảm (emotion): yêu (love), ghét (hate),

sợ (fear), v.v;

- liên quan đến ý chí, dự định (intentions), ước muốn (wishes): muốn (want),

cần (need), dự định (intend), ước (wish), khao khát (desire), mong đợi

(expect), v.v;

- liên quan đến sự đánh giá (evaluation): thích (like), không thích (dislike), v.v;

- liên quan đến tri giác (perceptions): nhìn (look), thấy (see), nghe (hear), v.v;

- liên quan đến suy nghĩ (thoughts), nhận thức (cognition): biết (know), nghĩ

(think), nhớ (remember), v.v.

1.2.2.2. Động từ nhận thức (cognition verbs)

Đây là một tiểu nhóm (subclass/subgroup) thuộc động từ tinh thần, chỉ các

hoạt động tinh thần trừu tượng (non-observable mental activitives), cụ thể hơn là hoạt

động trí tuệ (intellectual activities) như: nghĩ, đoán, v.v; các quá trình nhận thức

Page 30: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

19

(cognitive processes) như: nhận ra, nhận thấy, v.v; hay các trạng thái trí tuệ

(intellectual states) như: biết, hiểu, nhớ, quên, v.v.

Nội hàm khái niệm động từ nhận thức về cơ bản không thay đổi song các tác

giả khác nhau có những cách gọi tên không giống nhau, chẳng hạn:

- verbs of knowing: chúng tôi tạm dịch là động từ hiểu biết (Nguyễn Đình Hòa

1996, Schwanenflugel & Martin 1999)

- verbs of thinking: chúng tôi tạm dịch là động từ suy nghĩ (Nguyễn Đình Hòa

1996, Goddard & Karlsson 2003, Lee 2003);

- verbs of cognition: động từ nhận thức (Person 1986, Wheeler 1995, Biber

1999, Scheibman 1999)

- cognitive verbs: động từ nhận thức (Fetzer 2010, Fetzer & Johansson 2010,

Evans & Wilkins 2000)

- cognition verbs: động từ nhận thức (Evans & Wilkins 2000, Liu & Hu 2008)

Ở Việt Nam, Nguyễn Tài Cẩn (1977) đã gọi chung biết, nhớ, tin, nghi ngờ là

nhóm động từ cảm nghĩ. Sau đó, khi chia động từ tiếng Việt ra thành các nhóm đã

xếp biết, hiểu, tin (cùng với yêu, ghét, giận, kính trọng, v.v.) vào nhóm động từ tình

cảm và xếp am tường, am hiểu nhóm động từ tri giác. Cũng ở đây, khi phân loại

động từ dựa vào bổ ngữ đi kèm, tác giả đã đưa ra một nhóm gọi là động từ cảm nghĩ -

nói năng, đó là những động từ biểu thị sự hoạt động của trí não, của các cơ quan cảm

giác và ngôn ngữ: biết, nghĩ, hiểu, thấy, nghe, bảo, bịa, tuyên bố, trả lời, v.v. Như vậy,

có thể suy luận, trong quan niệm của tác giả: biết, nghĩ, hiểu, thấy, nghe chính là

nhóm động từ cảm nghĩ, nghĩa là tác giả không có sự phân biệt động từ tri giác và

nhận thức, nói đúng hơn là không phân chia thành tiểu loại cụ thể, rạch ròi như các tác

giả nước ngoài.

Nguyễn Thị Quy (1995) khi đánh giá việc phân loại động từ của Nguyễn Kim

Thản đã “tạt qua” gọi nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức là “động từ nhận

thức”[32, tr.24]. Cách gọi tên này cùng với việc chuyển dịch tên gọi của các tác giả

nước ngoài giúp chúng tôi thống nhất gọi tiểu nhóm động từ này là động từ nhận

thức (tương ứng với thuật ngữ tiếng Anh là cognition verbs hoặc verbs of cognition)

trong sự phân biệt với những động từ tinh thần khác như: động từ tri giác (perception

verbs), động từ tình cảm (emotion verbs), v.v.

Đáng chú hơn cả là sự phân biệt giữa động từ nhận thức với động từ tri giác. Sự

phân biệt này được chúng tôi chú ý trong nhiều nội dung của luận án, từ sự phân biệt

về ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa.

Page 31: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

20

1.2.3. Cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức

1.2.3.1. Cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu động từ chỉ hoạt động nhận thức ở

bình diện ngữ pháp

i) Các tiêu chí phân chia từ loại của ngữ pháp cấu trúc

Trong công trình Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt khi tổng quan các

giai đoạn nghiên cứu ngữ pháp ở Việt Nam, Hoàng Văn Vân (2005) đã khẳng định

cách mô tả ngữ pháp của các học giả như: Nguyễn Tài Cẩn (1975), Nguyễn Kim Thản

(1977) (cùng với Lưu Vân Lăng 1988, Đinh Văn Đức 1986, Lê Cận và Phan Thiều

1983) là cách mô tả ngữ pháp theo cấu trúc, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc.

Những học giả đại diện có thể kể đến là: Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Đinh

Văn Đức. Theo đó, các tác giả phân chia từ loại căn cứ vào ba tiêu chí: ý nghĩa khái

quát, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp. Trong đó, khả năng kết hợp vẫn

được xem là tiêu chí mạnh nhất để xác định tư cách từ loại của từ đang được xét,

những tiêu chí còn lại có tác dụng bổ trợ. Các tác giả như: Nguyễn Ngọc Trâm (2002),

Diệp Quang Ban (2008), v.v. cũng đã áp dụng các tiêu chí này để phân chia từ loại

trong những công trình ngữ pháp hoặc một số công trình chuyên sâu. Ba tiêu chí trên

sẽ là cơ sở để chúng tôi miêu tả đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ nhận thức theo

cách tiếp cận truyền thống.

ii) Động từ chêm xen (parenthetical verbs)

Lí thuyết do Urmson khởi xướng năm 1952 được chúng tôi vận dụng khi xem

xét và đánh giá khả năng chêm xen của cấu trúc Tôi nghĩ trong tiếng Việt (liên hệ với

tiếng Anh) từ đó mà đánh giá mức độ ngữ pháp hóa của mỗi cấu trúc trong từng ngôn

ngữ. Đặc điểm của một động từ chêm xen được Urmson phác thảo như sau:

+ Nghĩa đã bị hư hóa: chúng không mô tả hoạt động tinh thần mặc dù nghĩa gốc

của chúng là những động từ chỉ hoạt động tinh thần;

+ Là động từ thứ nhất trong câu có ít nhất hai động từ với chủ ngữ ngôi thứ nhất

số ít, thời hiện tại "bất định";

+ Khi sử dụng động từ chêm xen người nói có ý biểu thị thái độ đối với nội

dung mệnh đề (thái độ dè dặt, thái độ chắc chắc lúc khẳng định, phủ định…)

Theo đó, có thể thấy I think (Tôi nghĩ), I believe (Tôi tin), I guess (Tôi đoán),

v.v. là những cấu trúc chêm xen điển hình

Cách gọi động từ thái độ mệnh đề (proposition attitude verbs) cho các động từ

nhận thức trong những cấu trúc Tôi nghĩ/tin/đoán, v.v. mà Nguyễn Ngọc Trâm (2002)

đề cập thực chất cũng là những động từ chêm xen, có khác là ở chỗ cách gọi động

chêm xen của Urmson xuất phát từ phương diện ngữ pháp của cấu trúc mà động từ đó

Page 32: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

21

có mặt còn cách gọi của Nguyễn Ngọc Trâm xuất phát từ chức năng ngữ nghĩa của

cấu trúc mà nó có mặt (đó là một phương tiện biểu thị nghĩa tình thái cho câu).

iii) Ngữ pháp hóa (grammaticalization)

Khái niệm này được chúng tôi hiểu theo cách hiểu của Meillet (1948), đó là “sự

phát triển để hình thành các dạng thức ngữ pháp từ những dạng thức từ vựng trước

đó”. (dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp 2008)

Hopper &Traugott (2003) cũng có quan niệm tương tự: Ngữ pháp hóa được

hiểu là “sự thay đổi vai trò ngữ pháp của một mẫu từ vựng khi nó đi vào một ngữ cảnh

nào đó để phục vụ những chức năng ngữ pháp mới, và khi được ngữ pháp hóa nó tiếp

tục phát triển những đặc điểm mới về ngữ pháp”. [109, tr.315] (dẫn theo Van 2011)

Có thể nói, ngữ pháp hóa là “một sự thay đổi lịch đại phức tạp, đa nhân tố của

ngôn ngữ” (complex multifactorial diachronic type of language change), hướng về ngữ

pháp, không phải là một quá trình giản đơn mà là một tập hợp những quá trình tương

tác với nhau. (xem thêm Diewald 2011)

Chúng tôi quan niệm, ngữ pháp hóa là một quá trình có nhiều mức độ, chẳng

hạn, I think trong tiếng Anh được cho là ở giai đoạn đầu của ngữ pháp hóa. Việc hư

hóa một số thực từ trong tiếng Việt để trở thành những từ công cụ thực ra cũng trải qua

quá trình ngữ pháp hóa. Gần đây, tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã chỉ ra những bằng

chứng ngữ pháp hóa một số vị từ thực và từ chỉ xuất để chúng trở thành các tiểu từ tình

thái. (xem thêm Nguyễn Văn Hiệp 2008)

Lí thuyết ngữ pháp hóa sẽ được chúng tôi áp dụng để xem xét một cấu trúc có

chứa động từ nhận thức tiêu biểu trong tiếng Việt là Tôi nghĩ (trong sự liên hệ với I

think của tiếng Anh) nhằm trả lời câu hỏi: Liệu Tôi nghĩ là một phương tiện từ vựng

biểu thị tình thái nhận thức hay có dấu hiệu nào của ngữ pháp hóa. Vậy cần phải giải

quyết những vấn đề sau:

- Ngữ nghĩa của nó đã thay đổi như thế nào?

- Có đặc trưng ngữ pháp mới nào được hình thành với tư cách là kết quả của

quá trình ngữ pháp hóa hay không?

iv) Cấu trúc tham tố của vị từ (verb’s structure arguments)

Vượt lên tư tưởng chi phối ngữ pháp truyền thống của logic học với cấu trúc

mệnh đề có kết cấu chủ - vị , Tèsniere (1959) chú ý vai trò của vị từ trong cấu trúc ngữ

pháp và ngữ nghĩa của câu. Nếu Fillmore (1968), cũng như Chomsky (1975) cho rằng

“đặc tính của danh từ quyết định kết cấu vị ngữ” thì Tèsniere cho rằng: “Bản chất của

vị từ quy định thành phần còn lại của câu” (dẫn theo Cao Xuân Hạo 1991), mỗi vị từ

biểu hiện một màn kịch nhỏ được thể hiện qua các diễn tố và chu tố của nó.

Page 33: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

22

Tương tự, Nguyễn Văn Hiệp (2008) cho rằng: “Vị từ có bản chất từ vựng - ngữ

pháp khác nhau sẽ quy định một bộ sậu các vai nghĩa bắt buộc khác nhau”. [21, tr.36]

Tóm lại, các tác giả mà khởi đầu là Tèsniere đã “chuyển trọng tâm của cú pháp

từ cấu trúc logic của mệnh đề sang cấu trúc nghĩa của các vai (roles) trong cái màn

kịch nhỏ do vị từ làm trung tâm”. [16, tr.83]

Lí thuyết này sẽ được áp dụng để xác lập các tham tố của một vị từ nhận thức

nhằm trả lời câu hỏi một vị từ nhận thức phải có những tham tố bắt buộc nào và có thể

có những tham tố không bắt buộc nào.

v) Phân loại sự thể theo tham số ngữ nghĩa: [+/- động] và [+/- chủ ý]

Dick (1978) phân loại sự thể tương ứng với đó là các vị từ dựa vào hai tiêu chí:

[+/- động] và [+/- chủ ý] thành:

- Sự thể chỉ hành động theo đó là các vị từ hành động với đặc trưng [+động,

+chủ ý] , vd: đánh, chạy;

- Sự thể chỉ trạng thái theo đó là các vị từ trạng thái với đặc trưng [- động, -chủ

ý], vd: to, sợ;

- Sự thể chỉ quá trình theo đó là các vị từ quá trình với đặc trưng [+động, -chủ

ý], vd: rơi, phai.

Như vậy, một sự thể chỉ hành động được hiểu là một sự thể động, diễn ra do có

chủ ý, ngược lại là những sự thể chỉ trạng thái, và sự thể nào động nhưng diễn ra

không do chủ ý sẽ là sự thể chỉ quá trình. Đây là một trong những cách phân loại được

đánh giá có hiệu lực lớn và là lựa chọn của chúng tôi khi tiến hành phân chia động từ

nhận thức ra làm ba nhóm: nhóm động từ chỉ hành động nhận thức, nhóm động từ chỉ

quá trình nhận thức và nhóm động từ chỉ trạng thái nhận thức.

1.2.3.2. Cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu ở bình diện ngữ nghĩa

i) Lí thuyết trường nghĩa

Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào những năm 20, 30 của thế kỷ XX, Humboldt

được xem là người khởi xướng, Trier được coi là người phát triển lí thuyết này với sự

bổ sung của Porzig gần như cùng thời.

Trong quá trình nghiên cứu từ ngữ học thuật trong tiếng Đức, Trier nhận thấy

một địa bàn từ vựng có liên kết chặt chẽ, trong đó, ý nghĩa của mỗi yếu tố được xác định

bởi các yếu tố lân cận, giới hạn lẫn nhau, chia nhau và cùng nhau bao khắp địa bàn ngữ

nghĩa. Mỗi một khu vực được tổ chức ăn khớp như vậy được ông gọi là một trường ngôn

ngữ. Ngoài ra, do hình dung ngôn ngữ như một tổ chức được cấu tạo bởi các khu vực

khái niệm nên ông gọi khu vực này là trường khái niệm và đến lượt mình, khi các từ

phủ kín một khu vực khái niệm nào đó thì nó được cấu trúc thành trường từ vựng.

Page 34: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

23

Trier buổi đầu có tham vọng quá lớn khi có ý chia hết các từ vào các trường,

vạch ra những ô ngăn rạch ròi giữa các trường. Quá trình tập hợp các từ vào trường từ

vựng chỉ hoạt động nhận thức, chúng tôi nhận thấy thật khó để có một nhát cắt dứt

khoát giữa trường từ vựng chỉ hoạt động nhận thức với trường tâm lí - tình cảm và với

trường tri giác. Chính sự uyển chuyển của các trường ở đường biên ranh giới đã cho

thấy sự linh hoạt của ngôn ngữ trong quá trình chia cắt thế giới tinh thần trừu tượng

của con người.

Trong tiếng Việt, lí thuyết này được một số tác giả vận dụng để nghiên cứu

những trường từ vựng tiêu biểu như: Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể (Nguyễn Đức

Tồn, 1989), Trường từ vựng chỉ hoạt động nói năng (Hoàng Văn Hành, 1992), Trường

từ vựng chỉ tên gọi thực vật (Cao Thị Thu, 1995), Trường từ vựng chỉ tên gọi động vật

(Nguyễn Thúy Khanh, 1996), Trường từ vựng chỉ tâm lí - tình cảm (Nguyễn Ngọc

Trâm, 2002), Trường từ vựng chỉ màu sắc (Nguyễn Thị Liên, 2004), Nghiên cứu lớp

động từ tri giác trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt) (Hoàng Thị Hòa, 2013), v.v.

Đối với trường trí tuệ nói chung, trường từ vựng chỉ hoạt động nhận thức nói riêng

được Ullmann (1951, bản dịch 1979) thừa nhận: “Lĩnh vực tri thức đặc biệt thích hợp

với việc nghiên cứu bằng trường.”. [47, tr.192]

Lí thuyết trường nghĩa chính là cơ sở để chúng tôi tập hợp một nhóm bao gồm

211 động từ chỉ hoạt động nhận thức (trong sự phân biệt với các trường từ vựng khác),

đồng thời hạn chế của lí thuyết này lại được chúng tôi khắc phục để phát hiện ra những

hiện tượng ngôn ngữ cực kì thú vị đó là sự thâm nhập lẫn nhau giữa các trường từ

vựng, cụ thể là sự thâm nhập của trường từ vựng chỉ hoạt động vật lí, của tri giác và

tình cảm vào trường từ vựng chỉ hoạt động nhận thức.

ii) Cấu trúc nghĩa của từ

Nghĩa của từ, có thể nói, là mặt phức tạp nhất nhưng là mặt quan trọng và sinh

động nhất của ngữ nghĩa học. Tình hình đó làm nảy sinh khá nhiều cách miêu tả nghĩa

của từ, có thể kể đến cách miêu tả nghĩa của từ theo hệ thống của ngữ nghĩa học cấu

trúc, đó là: Nghĩa của từ không phải là một tập hợp hỗn độn mà là một cấu trúc bao

gồm những yếu tố ngữ nghĩa nhỏ nhất cấu thành. Yếu tố ngữ nghĩa nhỏ nhất được

phân xuất từ một từ nào đó được gọi là nét nghĩa, nghĩa vị hay thành tố ngữ nghĩa, v.v,

tùy theo cách gọi của từng tác giả.

Tiền giả định trong cấu trúc nghĩa của từ (presupposion): TGĐ đến từ đâu?

Có hai câu trả lời cho điều này: một loại TGĐ nằm ngay trong nghĩa từ vựng của từ,

một TGĐ là thuộc tính của hội thoại được sinh ra từ câu nói. Như vậy TGĐ chúng ta

Page 35: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

24

đang đề cập ở đây là TGĐ trong cấu trúc nghĩa của từ. Không phải tất cả các từ đều

có TGĐ.

TGĐ không có giá trị thông báo, nhưng là điều kiện để cho thông báo có nghĩa,

đối lập với nó là phần có giá trị thông báo. Có thể hình dung nghĩa của một số từ bao

gồm thành hai phần: TGĐ và phần thông báo (TB). Ví dụ: 5) Anh ta quên là đã hẹn tôi.

quên

TGĐ sự việc hẹn có thật, trong quá khứ

TB không ghi trong trí, không nhớ

Nói quên một cái gì, một sự kiện gì, tức tiền giả định sự việc đó có thật trong

quá khứ (nhưng nay đã quên), ở đây là việc anh ta hẹn tôi, sự thật này phải được thừa

nhận là đúng thì mới có thể nói là quên; nếu sự thật không phải như thế - không có

chuyện anh ta hẹn tôi thì nói anh ta quên hẹn là vô lí.

Khi nói đến khái niệm vị từ hàm thực/hàm chân (factive verbs) và vô hàm (non –

factive verbs) cũng có nghĩa chúng ta đang đề cập đến cái gọi là TGĐ trong cấu trúc nghĩa

của từ. Vị từ hàm thực TGĐ nội dung của mệnh đề bổ ngữ đi sau nó đúng sự thật còn vị

từ vô hàm không tiền giả định bổ ngữ đi sau nó đúng sự thật hay sai sự thật. Ngoài ra Cao

Xuân Hạo (1997) còn đối lập khái niệm hàm thực/hàm chân với hàm ngụy. Các động từ

hàm ngụy TGĐ nội dung của mệnh đề là sai sự thật.

Vận dụng hai lí thuyết trên, chúng tôi nhận thấy các động từ nhận thức có thể

chia thành hai nhóm lớn căn cứ vào hai tiêu chí: [+/ - nét nghĩa đánh giá hoạt động]

và [+/- TGĐ trong cấu trúc nghĩa của từ].

iii) Lí thuyết về nguyên tố ngữ nghĩa (semantic primitives)

Wierzbicka (1972) gọi một số các đơn vị như: think, know, see, want, live, die,

say, I, you, v.v là semantic primitives (Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng 2004 gọi là nguyên

tố ngữ nghĩa, Nguyễn Thiện Giáp 2009 gọi là nguyên tử ngữ nghĩa). Đến năm 1996,

con số này lên đến 60 đơn vị (xem thêm Wierzbicka 1996), chúng lập thành một tập

hợp gọi là phổ quát từ vựng. Gọi là phổ quát vì chúng có mặt trong các ngôn ngữ. Gọi

là nguyên tố ngữ nghĩa vì đó là những yếu tố tối giản, không thể định nghĩa, hay gặp,

dễ biết trong mọi ngôn ngữ tự nhiên, chúng có năng lực làm siêu ngôn ngữ để giải

thích, minh họa cho các từ phức tạp trong hệ thống. Theo đó, nghĩ và biết trong tiếng

Việt ứng với đó là think và know trong tiếng Anh có thể xem là những nguyên tố ngữ

nghĩa. Chúng tôi vận dụng các nguyên tố ngữ nghĩa này để giải nghĩa cho những từ

còn lại trong nhóm động từ nhận thức.

Page 36: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

25

iv) Lí thuyết về chuyển nghĩa và đa nghĩa

- Các xu hướng chuyển nghĩa (semantic change)

Theo Traugott (1989), có 3 xu hướng chuyển nghĩa:

+ Thứ nhất: Các từ sẽ phát triển nghĩa từ cụ thể đến trừu tượng. Trong tiếng

Việt, ở phạm vi quan tâm của chúng ta, xu hướng này diễn ra khi một số động từ chỉ

hoạt động vật lí và hoạt động tri giác chuyển di vào lĩnh vực nhận thức. Song, động

từ vật lí có khả năng chuyển nghĩa vào nhiều trường nghĩa khác nhau chứ không dừng

lại ở động từ nhận thức, trong khi đó sự chuyển nghĩa của động từ tri giác vào địa bàn

nhận thức được xem như một thế mạnh với những biểu hiện đặc thù do đó sẽ được

chúng tôi xem xét ở nội dung của luận án.

+ Thứ hai: Từ vựng phản ánh hiện thực ngoài ngôn ngữ chuyển thành các từ

công cụ/hư từ để chỉ ra những quan hệ trong lòng ngôn ngữ. Loại này không thấy diễn

ra đối với nhóm động từ nhận thức.

+ Thứ ba: Nghĩa của từ có xu hướng gia tăng tính chủ quan của người nói đối

với nội dung mệnh đề. Đây có thể nói là một trong những xu hướng điển hình của

nhóm động từ nhận thức.

Như vậy, sự chuyển nghĩa của các động từ tri giác vào lĩnh vực nhận thức thuộc

về xu hướng đầu tiên: chuyển nghĩa từ lĩnh vực cụ thểtrừu tượng.

Không dừng lại đó, sau khi “nhập khẩu” địa bàn nhận thức trừu tượng, chúng

tiếp tục có xu hướng đi vào địa bàn thứ ba - gia tăng tính chủ quan của người nói đối

với tính xác thực của nội dung mệnh đề như những động từ nhận thức điển hình (thấy

trong Tôi thấy có những điểm tương đồng với nghĩ, tin, đoán trong Tôi nghĩ, Tôi tin,

Tôi đoán).

- Đa nghĩa (Polysemy)

+ Thực trạng: Nếu hình dung chuyển nghĩa là một quá trình thì đa nghĩa là kết

quả, là sản phẩm của quá trình đó. Ở Việt Nam, đa nghĩa chủ yếu được miêu tả lí

thuyết trong một số các công trình từ vựng học của Nguyễn Văn Tu (1978), Nguyễn

Thiện Giáp (1978, 1999), Đỗ Hữu Châu (1981, 2007). Tuy nhiên, giải quyết một hiện

tượng đa nghĩa trong thực tế lại đặt ra nhiều vấn đề nan giải và thiếu sự nhất trí trong

giới nghiên cứu. Tình hình này cũng không mấy khả quan đối với giới nghiên cứu

nước ngoài.

+ Cơ sở để tách đa nghĩa: Bắt nguồn từ nhận thức có một mối liên hệ giữa cú

pháp và ngữ nghĩa, các tác giả như Fortescue (2010), Goddard (2003), Goldberg, Evan

& Wilkins (2000) cho rằng: Khung cú pháp khác nhau (syntactic frames, Goddard),

lối hành xử cú pháp khác nhau (syntactic behavior, Fortescue), kết cấu khác nhau

Page 37: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

26

(construction, Goldberg) hay kết hợp khác nhau (combinaterics, Evan và Winlkins)

thường là cơ sở để tách đa nghĩa. Vấn đề đặt là, tập thể biên soạn từ điển nào cũng căn

cứ vào mô hình ngữ pháp để tách đa nghĩa nhưng sao số lượng nghĩa cho mỗi trường

hợp đa nghĩa vẫn không giống nhau. Trên thực tế, nếu tuyệt đối hóa tiêu chí này,

chúng ta sẽ không giải quyết được những trường hợp mà tính đa nghĩa rất rõ song lại

có chung một hình thức ngữ pháp. Chẳng hạn động từ see trong tiếng Anh được sử

dụng ở hai nghĩa khác nhau (1: gặp gỡ, thăm viếng và 2: tham khảo/hỏi về chuyên

môn) nhưng chúng có cùng khung ngữ pháp. Điều này một lần nữa cho thấy vấn đề đa

nghĩa chưa hề đạt được sự thống nhất trong giới nghiên cứu. Lí thuyết về đa nghĩa còn

chưa thống nhất thì thực tiễn giải quyết đa nghĩa sẽ không tránh khỏi những khó khăn

và lúng túng. Do đó, về mặt phương pháp, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận linh hoạt

của Traugott (1989) đó là: Thừa nhận vai trò của khung cú pháp như một cơ sở để tách

đa nghĩa: “những cấu trúc khác nhau thường đi kèm với sự diễn dịch ngữ nghĩa khác

nhau song điều này không đồng nghĩa với việc chỉ có một nghĩa ứng với mỗi hình thức

ngữ pháp” [104, tr.37]. Đây là cơ sở cho chúng tôi miêu tả sự chuyển nghĩa của động

từ tri giác thấy vào lĩnh vực của động từ nhận thức cũng như khi xem xét nghĩ với tư

cách là một từ đa nghĩa.

+ Các cách tiếp cận đối với hiện tượng đa nghĩa

Cách tiếp cận của ngữ nghĩa học truyền thống

Đa nghĩa được xem là “một mẫu từ vựng có nhiều nghĩa khác nhau mà những

nghĩa này có liên quan đến nhau” (Lyons 1977). Có thể thấy, đa nghĩa từ lâu đã được

ngữ nghĩa học truyền thống quan tâm tuy nhiên người ta chỉ mới dừng lại ở việc miêu

tả những nghĩa khác nhau của một từ mà không hướng trọng tâm vào việc giải thích tại

sao và bằng cách nào mà những nghĩa này được tạo ra. Người ta chỉ mới xem xét nó ở

hiện tượng bề mặt: hoặc là cổng vào từ vựng của các nghĩa, hoặc là một thiết bị sản

sinh nghĩa cho từ (như cách tiếp cận vốn từ vựng tạo sinh “generative lexicon” của

Pustejovsky 1995, dẫn theo Iraide 1999). Theo đó, từ một hình thức đơn nghĩa mà phái

sinh các nghĩa khác nhau nhưng vẫn ở trong một phạm vi nghĩa của hình thức đơn nhất đó.

Thoạt nhìn qua, cách tiếp cận này có vẻ hợp lí, song thực tế cho thấy thật khó

giải thích tại sao từ một từ với bản chất nghĩa liên quan đến không gian như “over -

above: trên”, vd: 7) The helicopter is hovering over the hill (Trực thăng đang bay trên

đồi) trong tiếng Anh lại mở rộng ngữ nghĩa thành một nghĩa phi không gian như

“over- control: chi phối, chế ngự” như trong câu: 8) She has strange power over me

(Cô ta có một sức mạnh kì lạ chi phối tôi). Rõ ràng câu này không miêu tả một kịch

cảnh không gian, không có nghĩa là cô ấy được định vị “trên” tôi trong không gian.

Page 38: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

27

Lakoff (1987) theo cách tiếp cận tri nhận cho rằng, sở dĩ có câu chuyện này bởi

“over” được lưu trữ như là một phạm trù của các nghĩa khác nhau hơn là một nghĩa

đơn nhất, như vậy, đa nghĩa phản ánh sự tổ chức ý niệm và tồn tại ở cấp độ của một

biểu tượng tinh thần hơn là một hiện tượng bề mặt, theo đó đa nghĩa, về cơ bản là một

hiện tượng ý niệm và sự tổ chức từ vựng ở cấp độ tinh thần quyết định đa nghĩa khi nó

thể hiện trong ngôn ngữ.

Cách tiếp cận của ngữ nghĩa học tri nhận

Ý tưởng đa nghĩa như một gia đình mà ở đó các nghĩa thành viên có những nét

giống nhau của Austin (1965, dẫn theo Iraide 1999) được các nhà ngôn ngữ học tri

nhận như: Lakoff (1987), Taylor (1995) vận dụng.

Chuỗi nghĩa (meaning chains) của Taylor (1995): Taylor xem đa nghĩa như

một phạm trù gia đình, ở đó các thành viên có những nét “hao hao” nhau và mô hình

hóa quan hệ này thành một chuỗi nghĩa “meaning chains”: ABCD… Như vậy,

Taylor hình dung đa nghĩa là một chuỗi nghĩa, theo đó, một từ có thể có những nghĩa

khác nhau: A, B, C, D… nghĩa A là nguồn sinh ra nghĩa B, đến lượt mình B sinh ra C

và cứ thế. Theo mô hình này, một mắc xích nào của chuỗi cũng có thể là nguồn xuất

hiện của bất kì nghĩa mới nào. Trên thực tế khó tìm thấy từ đa nghĩa thỏa mãn mô hình này.

Mô hình “phạm trù đường rọi”(radical categories) của Lakoff (1987)

Mô hình 1.1. Mô hình phạm trù đường rọi

Lakoff xem đa nghĩa là một phạm trù, và gọi là radical categories (phạm trù

đường rọi, Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng 2005). Một phạm trù đường rọi là một phạm

trù ý niệm, ở đó có một ý niệm trung tâm và các ý niệm biên, liên quan đến trung tâm

(nhưng có thể không trực tiếp tỏa ra từ trung tâm). Sự mở rộng của ý niệm trung tâm

không phải tùy tiện, ngẫu nhiên mà có cơ sở tri nhận phản ánh vốn kinh nghiệm của

con người. Các ý niệm đó phản ánh vào ngôn ngữ, cụ thể hóa thành các nghĩa khác

nhau của cùng một đơn vị từ vựng nhưng liên quan đến nhau, trong đó có nghĩa trung

tâm hơn, điển dạng hơn và có những nghĩa ít trung tâm, ít điển dạng. Theo mô hình

trên, mỗi nghĩa của từ đa nghĩa được biểu thị bằng một vòng tròn, nghĩa trung tâm

Page 39: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

28

(vòng tròn đen to nhất) chiếm giữ vị trí trung tâm và được xem là nghĩa điển dạng.

Một số nghĩa trong mạng lưới gần trung tâm hơn những nghĩa khác, các nghĩa này tập

trung thành từng cụm, mũi tên cho thấy hướng dẫn đến nghĩa phái sinh ngữ nghĩa.

Tiếp cận đa nghĩa theo hướng này cho thấy những ưu điểm sau:

- Các nghĩa có liên quan đến nhau không chỉ khác nhau về ngữ nghĩa (như cách

tiếp cận truyền thống) mà quan trọng hơn, vai trò ngữ nghĩa của chúng cũng khác

nhau: có nghĩa chiếm giữ vị trí trung tâm, có nghĩa chỉ “quanh quẩn” ở vùng ngoại vi;

- Cách tiếp cận này có khả năng giải thích đa nghĩa đã khởi phát như thế nào, và

câu trả lời đó là: các nghĩa ít điển dạng phái sinh từ các nghĩa điển dạng hơn;

- Đa nghĩa là sản phẩm của quá trình ý niệm hóa, phản ánh sự tổ chức ý niệm

(gồm ý niệm trung tâm và ý niệm biên) tồn tại ở cấp độ tinh thần, biểu hiện ra ngoài

bằng ngôn ngữ gắn liền với ngữ cảnh nhất định. Cách tiếp cận này cho thấy đa nghĩa

không chỉ là vấn đề thuần túy ngôn ngữ, đồng thời cũng giúp chúng ta không phải đối

diện với vấn đề hóc búa nếu tiếp cận theo hướng ngữ nghĩa học truyền thống, đó là:

Một sắc thái nghĩa phát triển, mở rộng đến mức nào thì được coi là một ý nghĩa riêng

biệt, có thể gia nhập vào hệ thống như các nghĩa ổn định khác.

Chúng tôi sẽ áp dụng hai cách tiếp cận trên để miêu tả động từ nghĩ với tư cách

là một từ đa nghĩa trong tiếng Việt.

v) Lí thuyết về quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ

- Đồng nghĩa (Synonymy)

Đó là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có một bộ phận nghĩa giống nhau nhưng

thường khác nhau về sắc thái, khả năng kết hợp, khả năng mở rộng ngữ nghĩa hoặc

phạm vi sử dụng. Đồng nghĩa là hiện tượng có mức độ, trên thực tế khó để phân biệt

rạch ròi giữa đồng nghĩa bộ phận (partial synonymy) và gần nghĩa (near-synonymy).

Theo Đỗ Hữu Châu (2007), không nên tuyệt đối hóa vai trò của ngôn cảnh song như

Lyons (2006) thừa nhận tầm kết hợp (collocational range) có thể là một tiêu chuẩn để

phân biệt hai hiện tượng này. Với trường hợp của biết và hiểu tiêu chuẩn này tỏ ra có

hiệu quả cho việc trả lời câu hỏi chúng là một cặp gần nghĩa hay đồng nghĩa bộ phận,

trái nghĩa hay có quan hệ ngữ nghĩa nào khác.

- Trái nghĩa (Antonymy)

Cũng như đồng nghĩa, quan niệm về trái nghĩa cũng không đạt được sự thống

nhất trong giới nghiên cứu. Thông thường người ta cho rằng: từ trái nghĩa là những từ

có một bộ phận nghĩa đối lập nhau (chứ không phải là khác nhau). Tiêu chuẩn này là

cơ sở quan trọng khi chúng tôi xem xét một bộ phận nghĩa của biết trong mối quan hệ

Page 40: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

29

với hiểu và nhận thấy bộ phận nghĩa ‘năng lực biết và năng lực hiểu’ chưa đủ lập nên

quan hệ trái nghĩa cho hai động từ này.

vi) Lí thuyết về nghĩa tình thái của câu và tình thái nhận thức

Bally (1961) phân biệt cấu trúc nghĩa của câu - lời (không có sự phân biệt) gồm

hai phần cơ bản là: tình thái và ngôn liệu (dẫn theo Lê Quang Thiêm 2008). Theo đó

ngôn liệu là nghĩa miêu tả, nghĩa của nội dung mệnh đề, biểu thị các sự tình; còn tình

thái là thành phần nghĩa thể hiện ý chí, thái độ, sự đánh giá chủ quan của người nói đối

với nội dung mệnh đề. Thành phần nghĩa tình thái có thể được thể hiện bằng phương

tiện ngữ pháp hoặc phương tiện từ vựng. Có thể kể đến một số phương tiện biểu thị

nghĩa tình thái cho câu được từ vựng hóa trong tiếng Việt như: Biết đâu, Biết đâu đấy,

Nếu tôi không lầm thì, Thiết/Thiển nghĩ, Đã biết mà, Biết ngay mà, Biết thừa ra đấy,

Ai ngờ, Nào ngờ, Ai biết, Có trời mới biết, Như mọi người đều biết, Tôi nghĩ/tin//đoán, v.v.

Đáng chú ý là khả năng thể hiện nghĩa tình thái của các cấu trúc chêm xen Tôi

nghĩ/tin/đoán, v.v, cụ thể hơn là tình thái nhận thức. Tình thái nhận thức (epistemic

modality) là một kiểu tình thái phản ánh mức độ cam kết của người nói đối với tính

chân thực của nội dung mệnh đề (P), nó chỉ ra mức độ hiểu biết của người nói thông

qua mức độ xác tín, mức độ “chịu trách nhiệm” với P. Bấy giờ người nói đưa ra một

nhận định nhưng “khống chế” tính chân thực của nó bằng những bằng chứng và suy

luận. Theo Cappelli (2008), có nhiều kiểu bằng chứng khác nhau: bằng chứng tri giác

(perceptual evidence): thấy (visual), nghe (auditory), nghe đồn (hearsay); bằng chứng

xúc cảm (affective evidence); bằng chứng nhận thức (cognitive evidence). Có thể hình

dung về tính hữu chứng qua mô hình của Cappelli:

Người đánh giá P

bằng chứng tri giác bằng chứng nhận thức bằng chứng xúc cảm

thực tế hơn ít thực tế hơn

tình trạng của P

+ khách quan + chủ quan

Mô hình 1.2. Tính hữu chứng

Page 41: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

30

Có một quy ước ngầm, thỏa thuận ngầm, người nghe, tùy theo từng loại bằng chứng mà

nhận biết mức độ xác thực của P, tùy theo tình huống mà yêu cầu nêu bằng chứng hoặc không.

1.2.3.3. Cơ sở lí thuyết cho việc nghiên cứu ở bình diện ngữ dụng

i) Ngữ dụng hóa và tác tử ngữ dụng

- Ngữ dụng hóa (pragmaticalization): Nếu chủ quan tính hay chủ quan hóa

(subjectivity/ subjectification) được xem là một sự thay đổi ngữ nghĩa đặc thù (specfic

type of semantic change, Traugott 1989) theo hướng gia tăng thái độ, niềm tin chủ

quan của người nói đối với nội dung mệnh đề, được mã hóa ở các hình thức ngôn ngữ,

thì ngữ pháp hóa được định nghĩa là một kiểu thay đổi lịch đại phức tạp, đa nhân tố

của ngôn ngữ (complex multifactorial diachronic type of language change) hướng về

ngữ pháp - đó không phải là một quá trình giản đơn mà là một tập hợp những quá trình

tương tác với nhau (xem thêm Nguyễn Văn Hiệp 2008, Diewald 2011). Và, ngữ dụng

hóa thường được xem là việc “một hình thức từ vựng phát triển những nghĩa mới có

tính dụng pháp, phục vụ cho những diễn đạt có tính dụng pháp, nhấn mạnh vào hàm ý

hội thoại, v.v.” (Hopper - Traugott 1991, dẫn theo Aijmer 1997).

Khái niệm ngữ dụng hóa xuất hiện trong những công trình của Hopper -

Traugott (1991), Aijmer (1997), Traugott & Dasher (2002), Diewald (2011), v.v. Nó

được sử dụng khi nghiên cứu về tác tử ngữ dụng (pragmatic markers), tức là các đơn

vị thực hiện những chức năng thuộc về văn bản (đối tượng của ngữ dụng học) và tiểu

từ tình thái (modal particles) tức là các đơn vị thực hiện những chức năng thuộc về

câu, cho thấy thái độ chủ quan của người nói đối với mệnh đề (đối tượng của nghĩa học).

Phần lớn những nghiên cứu về tiểu từ tình thái và tác tử ngữ dụng đều xem ngữ

pháp hóa là cơ chế trung tâm, song nói đến ngữ pháp hóa cũng có nghĩa là nói đến ngữ

dụng hóa vì ngữ dụng hóa thường được cho là giai đoạn đầu của ngữ pháp hóa, cho

thấy những đặc trưng cốt lõi của quá trình ngữ pháp hóa. Sở dĩ hai quá trình này liên

quan đến nhau bởi một hình thức từ vựng nào đó được ngữ pháp hóa tức là có liên

quan đến sự thay đổi về ngữ pháp mà sự thay đổi về ngữ pháp thường “dính dáng” đến

ngữ nghĩa-ngữ dụng. Như vậy, có thể xem tác tử ngữ dụng là sản phẩm của ngữ

dụng hóa.

Aijmer (1997) cho rằng, mặc dù có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hai quá trình

này song cũng cần thiết để phân biệt chúng:

được cấu trúc về ngữ pháp: Ngữ pháp hóa

Một hình thức từ vựng

phục vụ diễn đạt có tính dụng pháp: Ngữ dụng hóa

Mô hình 1.3. Ngữ pháp hóa và ngữ dụng hóa

Page 42: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

31

Quan điểm của bà là ngữ pháp hóa “liên quan đến sự phái sinh những hình thức

và cấu trúc cú pháp (thời, thức, thể,…) từ những cấu trúc từ vựng”[ 51, tr.2], trong khi,

quá trình ngữ dụng hóa “liên quan đến thái độ của người nói đối với người nghe”[ 51,

tr.2], nghĩa là theo hướng nhấn mạnh vào hàm ý hội thoại, chiến lược lịch sự, tổ chức

và tương tác hội thoại, nghĩa là nó thực hiện những chức năng thuộc về văn bản, mà

những chức năng này không phải là cái lõi của ngữ pháp. Tuy nhiên, sự phân biệt này

chỉ có ý nghĩa tương đối bởi thực tế phát triển của các tác tử ngữ dụng cho thấy, một

sự thay đổi nào về hình thức ngữ pháp cũng gắn với những thay đổi về chức năng ngữ

nghĩa-ngữ dụng, người nói không chỉ sử dụng cấu trúc cú pháp có sẵn để diễn đạt mục

đích giao tiếp, mà những cấu trúc cú pháp cũng được hình thành thông qua việc sử

dụng. Kết quả của hành vi giao tiếp là sự duy trì, thay đổi và tái tạo lại ngữ pháp.

Ngoài ra, có nên đối xử với ngữ dụng hóa như một quá trình độc lập hay nên

lồng ghép giữa nó với tính chủ quan vẫn còn là một vấn đề để ngỏ. Sở dĩ có chuyện

lồng ghép này là bởi: tính chủ quan cũng được xem là một thành tố của quá trình ngữ

pháp hóa (mà ngữ dụng hóa cũng thế), tính chủ quan trong ngữ nghĩa của một hình

thức ngôn ngữ có cơ sở từ người nói. Do đó, theo Diewald (2011): “Nghĩa chủ quan

gắn kết hết sức tự nhiên với ngữ dụng khi mà người nói là đặc tính chủ đạo của bất kì

địa hạt dụng học nào.” (Subjectification or subjective meaning, i.e, speaker-based

meaning, has very close natural connection to pragmatics, as the concept “speaker” is

the central feature of any pragmatic aspect of language”).[63, tr.373]

- Tác tử ngữ dụng (pragmatic markers)

Khái niệm này được dán cho nhiều “nhãn” khác nhau với nhiều biểu hiện

nhưng về cơ bản cùng nội hàm, có thể kể đến những tên gọi sau:

i) pragmatic markers (Fraser 1988, 1990, 2006): tác tử ngữ dụng

ii) pragmatic connectives (Van 1979, dẫn theo Fraser 1999): kết tử ngữ dụng

iii) pragmatic operaters (Ariel, 1994): tác tử ngữ dụng

iv) pragmatic particles (Östman, 1995): tiểu từ ngữ dụng

v) discourse markers (Schiffrin 1987, Fraser 1999): tác tử diễn ngôn

vi) discourse particles (Schorup 1985): tiểu từ diễn ngôn

Fraser (2006) xem tác tử ngữ dụng là “những khúc đầu của một phân đoạn diễn

ngôn, báo hiệu một loại thông tin đặc thù, chúng không được phân loại về mặt cú pháp

mà vì các chức năng ngữ nghĩa/ngữ dụng” (are discourse-segment initial, signal a

Page 43: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

32

specific message, and are classified not syntactically but in terms of their

semantic/pragmatic funtions) (dẫn theo Degand & Marie 2011). Có thể kể đến các tác

tử ngữ dụng trong tiếng Anh như: I mean (Ý tôi là), Furthermore (Thêm vào đó), As a

result (Kết quả là), I know (Tôi biết), You know/see (Anh biết/thấy đấy), I don’t know

(Tôi không biết), I think (Tôi nghĩ), v.v. Vị trí đầu là một đặc điểm thường thấy của

một tác tử ngữ dụng, tuy nhiên trên thực tế, nó có thể xuất hiện ở giữa hoặc cuối.

Chúng có thể thực hiện những chức năng như: chức năng liên kết ngôn bản, chức năng

tổ chức, tương tác hội thoại, cộng tác hội thoại, thực hiện chiến lược lịch sự, thể hiện

hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại.

ii) Cộng tác hội thoại (cooperative principle)

Để cuộc thoại thành công, các bên tham gia cần tuân thủ nguyên tắc cộng tác

trong hội thoại Nguyên tắc này do Grice (1975) đề xuất và có nội dung tổng quát như

sau: “Hãy làm cho phần đóng góp của anh/chị (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi

hỏi ở giai đoạn mà nó xuất hiện, phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc thoại

mà anh/chị đã chấp nhận tham gia vào” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu 2009). Nguyên tắc

này với các phương châm cụ thể (phương châm về lượng, phương châm về chất,

phương châm quan hệ, phương châm cách thức) có tác động mạnh mẽ đến quá trình

hội thoại, cho phép giải thích những hàm ý hội thoại ở mỗi lượt lời, hình thức ngôn từ

và cấu trúc phát ngôn trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Những cấu trúc phát

ngôn bắt đầu với Tôi nghĩ, Tôi cho rằng, v.v. cho thấy người nói tuân thủ phương

châm về chất (maxim of quality) của Grice.

iii) Chiến lược lịch sự (politeness strategy)

Để cuộc thoại thành công, ngoài việc tuân thủ các nguyên lí cộng tác trong hội

thoại, các bên tham gia còn phải chú ý đến phép lịch sự trong quá trình giao tiếp nhằm

giữ thể diện cho người đối thoại, kịp thời có những hành vi ngôn ngữ, sử dụng những

cấu trúc ngôn ngữ để điều hòa thể diện cho mỗi bên một khi thể diện có khả năng bị đe

dọa. Điều này liên quan đến cái gọi là lịch sự âm tính và lịch sự dương tính theo lí

thuyết lịch sự của Brown và Levinson (1978).

- Phép lịch sự âm tính (negative politeness) hướng vào thể diện âm tính, vào

lãnh địa của đối tác, trong đó có lãnh địa tinh thần, tôn trọng lãnh địa này của đối tác

nghĩa là tôn trọng suy nghĩ, không áp đặt đối tác - tôn trọng những gì đối tác tin,

nghĩ,… mà người khác không được cản trở, bắt ép tôi thay đổi. Người nói phải nói làm

Page 44: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

33

sao đó để chứng tỏ rằng anh ta không can thiệp sâu vào suy nghĩ của người khác, giảm

thiểu đến tối đa việc áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác. Từ đây, có thể giải

thích những kiểu nói “có vẻ” không chắc chắn, ngập ngừng, lưỡng lự như: Tôi nghĩ,

Tôi cho rằng, Tôi đoán, Thiển/Thiết nghĩ, Nếu tôi không nhầm/lầm, v.v. trong phát

ngôn của ai đó là vì lịch sự âm tính, tránh áp đặt đối tác.

- Phép lịch sự dương tính (positive politeness) hướng vào thể diện dương tính

của người tiếp nhận, thể hiện ở chỗ người nói tìm cách khẳng định, đề cao, tán dương

đối tác, nhấn mạnh vào những hiểu biết, nhận thức, suy nghĩ chung của hai người.

Những cách nói rào đón nhằm tìm tiếng nói chung giữa các bên tham gia của các biểu

thức ngôn ngữ như: Như mọi người đều biết, Ai cũng biết, Anh biết đấy, v.v. cho thấy

biểu hiện của phép lịch sự dương tính.

iv) Hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại (conversational implicatures)

Grice (1975) là người nêu khái niệm hàm ngôn/hàm ý/hàm ẩn hội thoại Ông

chia ý nghĩa hàm ẩn thành hai loại: hàm ẩn quy ước và hàm ẩn hội thoại. Đỗ Hữu

Châu (2009) đã diễn dịch quan niệm của Grice như sau: “Hàm ẩn quy ước là những ý

nghĩa hàm ẩn được diễn đạt bởi các tín hiệu quy ước - tức các yếu tố thuộc cấu trúc

hình thức của ngôn ngữ. Người nghe để nắm bắt được chúng phải suy ý từ ý nghĩa của

các phương tiện ngôn ngữ này.” [6, tr.381]; “Hàm ẩn hội thoại không được gợi ra do

các yếu tố quy ước mà do cách vận dụng nguyên tắc cộng tác và vi phạm các phương

châm hội thoại.” [6, tr.383]

Thực chất của hàm ẩn/hàm ý là nói mà coi như không nói, nghĩa là “nói một cái

gì đó mà không vì thế nhận trách nhiệm là đã có nói, nghĩa là nó có được hiệu lực của

nói năng, vừa có được sự vô can của im lặng.” (Ducrot 1972, dẫn theo Hoàng Phê 2003)

1.3. Tiểu kết

i) Chúng tôi giới thuyết khái niệm động từ nhận thức như sau: Động từ nhận

thức (cognition verbs) là một tiểu nhóm (subclass/subgroup) thuộc động từ tinh thần

(mental verbs), chỉ các hoạt động trí tuệ (intellectual activities) như: nghĩ, đoán, v.v;

các quá trình nhận thức (cognitive processes) như: nhận ra, nhận thấy, v.v; các trạng

thái trí tuệ (intellectual states) như: biết, hiểu, nhớ, quên, v.v.

ii) Danh sách các động từ này trong tiếng Việt bao gồm 211 động từ (cả động từ

có nghĩa gốc và động từ có nghĩa phái sinh). Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi

Page 45: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

34

chú ý nhiều hơn đến những động từ đại diện, có tư cách của một nguyên tố ngữ nghĩa

hoặc những động từ có tần số xuất hiện cao.

iii) Có thể thấy các công trình nghiên cứu về động từ chỉ hoạt động nhận thức

trong nước còn khiêm tốn so với nước ngoài về cả bình diện nghiên cứu lẫn hướng

nghiên cứu. Do đó chúng tôi sẽ nghiên cứu nhóm động từ này một cách toàn diện từ

bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa lẫn ngữ dụng, với những lí thuyết cơ bản cho mỗi bình

diện như sau:

- Ở bình diện ngữ pháp, chúng tôi sẽ xem xét nhóm từ này theo cách tiếp cận

của ngữ pháp cấu trúc và của ngữ pháp chức năng:

+ Ngữ pháp cấu trúc với sự kết hợp của ba tiêu chí phân chia từ loại: ý nghĩa

khái quát, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp sẽ được vận dụng để miêu tả đặc

điểm ngữ pháp của nhóm động từ nhận thức.

+ Ngữ pháp chức năng với lí thuyết cấu trúc tham tố vị từ của Tèsniere (1959)

và phân loại sự thể theo tham số ngữ nghĩa của Dick (1978) sẽ được chúng tôi lựa

chọn để phân loại động từ nhận thức trong tiếng Việt.

- Ở bình diện ngữ nghĩa

+ Lí thuyết trường nghĩa là cơ sở để chúng tôi tập hợp một danh sách bao gồm

211 động từ nhận thức trong tiếng Việt (và một số động từ tiếng Anh tiêu biểu).

+ Việc xác định các nguyên tố ngữ nghĩa của nhóm dựa vào lí thuyết nguyên tố

ngữ nghĩa của Wierzbika (1972).

+ Liên quan đến hiện tượng chuyển nghĩa, chúng tôi sẽ vận dụng các xu hướng

chuyển nghĩa của Traugott (1989). Sản phẩm của quá trình này - hiện tượng đa nghĩa

được chúng tôi xem xét theo lí thuyết của ngữ nghĩa học truyền thống, bước đầu áp

dụng lí thuyết của ngữ nghĩa học tri nhận với phạm trù đường rọi của Lakoff (1987).

+ Thái độ của người nói thể hiện ở những cấu trúc chêm xen có chứa động từ

chỉ hoạt động nhận thức cho phép chúng tôi mở rộng nghiên cứu tính hữu chứng của

những động từ này ở phạm vi câu qua mô hình tính hữu chứng của Cappelli (2008).

- Ở bình diện ngữ dụng

+ Lí thuyết ngữ dụng hóa của Aijmer (1997) được áp dụng thử nghiệm vào

miêu tả đặc điểm ngữ dụng của nhóm động từ nhận thức với những động từ tiêu biểu.

Sản phẩm của quá trình này là các tác tử ngữ dụng sẽ theo theo quan niệm và cách tiếp

cận của Frazer (1988)

Page 46: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

35

+ Ngoài ra, các lí thuyết như: chiến lược lịch sự của Brown & Levinson (1978),

hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại của Grice (1975) sẽ được chúng tôi vận

dụng vào miêu tả một số nội dung ngữ dụng liên quan đến việc sử dụng nhóm động từ

này trong tiếng Việt.

Page 47: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

36

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT

(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

2.1. Dẫn nhập

Động từ là từ loại được sử dụng rộng rãi, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong

hệ thống từ loại của các ngôn ngữ. Đối với tiếng Việt, động từ vẫn còn là một vấn đề

phức tạp từ tiêu chí nhận diện, các tiểu loại, số lượng đến sự phân biệt động từ và tính

từ cũng như diễn tiến của khái niệm động từ và vị từ. Ở đây, tạm gác lại câu chuyện

tiếng Việt “rất có thể” không phân biệt động từ với tính từ, một lần nữa chúng tôi sẽ

giới hạn đối tượng nghiên cứu là các động từ nhận thức theo cách hiểu truyền thống về

khái niệm này nhưng không loại trừ các trường hợp “đa từ loại” - vừa có tư cách của

động từ, vừa có đặc điểm của tính từ như quan niệm của tập thể biên soạn Từ điển

tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên.

Ban đầu có thể hình dung một số đặc điểm của nhóm động từ này qua bảng

tổng hợp sau:

Động từ nhận thức

Tiêu chí phân loại

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Ví dụ

Ngữ nghĩa Đg có nghĩa gốc 129 61 biết, nghĩ, hiểu, ngờ, tin

Đg có nghĩa phái sinh 82 39 rõ, thủng, thấy, coi, xem

Tổng 211 100%

Ngữ pháp

Đg chính danh 184 87 biết, nghĩ, hiểu, ngờ, tin

Kiêm loại động từ - tính từ 27 13 Lầm/nhầm, lộn, sành,

rành

Tổng 211 100%

Bảng 2. 1. Một số đặc điểm của nhóm động từ nhận thức

i) Về số lượng và tỉ lệ: Dựa vào Từ điển tiếng Việt (2011) của Viện Ngôn ngữ

học với 41. 300 mục từ, chúng tôi thống kê được 211 động từ chỉ hoạt động nhận thức,

chiếm 0,5 % vốn từ vựng được phản ánh trong từ điển, trong đó bao gồm: 129 động từ

có nghĩa gốc chỉ hoạt động nhận thức (chiếm 61%) và 82 động từ có nghĩa phái sinh

chỉ hoạt động nhận thức (chiếm 39 %) (xem phụ lục số 1). Con số này có thể lớn hơn

nếu tính thêm cả những trường hợp trung gian - đó là một động từ nhưng kiêm nhiều

Page 48: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

37

tư cách khác nhau - tư cách chỉ hành động, trạng thái, quá trình (xem phụ lục số 7).

Ngoài ra còn có 45 ngữ cố định chỉ hoạt động nhận thức xuất hiện trong từ điển thành

ngữ của Nguyễn Như Ý (xem phụ lục số 8).

ii) Về tư cách từ loại: Động từ chỉ hoạt động nhận thức bao gồm 184 động từ

chính danh như biết, nghĩ, hiểu, v.v, số này chiếm 87 % và 27 trường hợp “kiêm loại”

động từ - tính từ như: lầm/nhầm, lú lẫn, lơ đãng, mù tịt, rối, sành, thủng, quanh quẩn,

v.v, chiếm 13 %. (xem phụ lục số 4)

iii) Về tần số xuất hiện: Ở nhóm động từ chính danh, khảo sát 1182 trang văn

bản viết (bao gồm: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh , Ăn

mày dĩ vãng - Chu Lai), chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện cao nhất là động từ biết

với 1843lần/1182 trang văn bản (trung bình 1 trang văn bản biết xuất hiện hơn 1,5

lần); tiếp đó là nghĩ: 624 lần/1182 trang văn bản và hiểu: 542 lần/1182 trang văn bản

(trung bình khoảng 2 trang nghĩ và hiểu xuất hiện 1 lần); nhớ: 377 lần/1182 trang văn

bản; tin: 226 lần/1182 trang văn bản; tưởng: 176 lần/ 1182 trang văn bản; quên: 166

lần/1182 trang văn bản; ngờ: 83 lần/ 1182 trang văn bản (1 trang vb ≈ 1000 từ). Có

thể hình dung tần số xuất hiện của 8 động từ phổ biến nhất ở bảng sau:

STT Động từ Số lần xuất hiện/1182 trang vb Số lần xuất hiện/1 trang vb

1 biết 1843 ≈ 1,6 lần

2 nghĩ 624 ≈ 0,5 lần

3 hiểu 542 ≈ 0,5 lần

4 nhớ 377 ≈ 0,3 lần

5 tin 226 ≈ 0,2 lần

6 tưởng 176 ≈ 0,1 lần

7 quên 166 ≈ 0,1 lần

8 ngờ 83 ≈ 0,07 lần

Bảng 2.2.Tần số xuất hiện của 8 động từ nhận thức phổ biến trong tiếng Việt

iv) Đối với tiếng Anh: Không kể đến các động từ kép như: find out (khám phá,

phát hiện), figure out (hình dung, tìm ra), pay attention (chú ý), v.v, theo nguồn của

Wheeler (1995), tiếng Anh có khoảng 240 động từ đơn chỉ hoạt động nhận thức, tiêu

biểu có thể kể đến các động từ gốc như: know (biết), think (nghĩ), understand (hiểu),

believe (tin), guess (đoán), suppose (cho rằng/là), assume (cho rằng), find (nhận thấy),

Page 49: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

38

consider (xem như), reckon (nghĩ là, cho là), cogitate (ngẫm); và các động từ phái sinh

như: grasp (hiểu được), see (hiểu ), v.v. (xem phụ lục 9)

Theo nguồn của Biber (1999), nếu động từ tinh thần nói chung chiếm khoảng

0.42% ngữ liệu tiếng Anh thì know, think, consider, assume, find, see là các động từ

chỉ hoạt động nhận thức có tần số xuất hiện nhiều nhất. Tương tự, trong một khảo sát

của Fachinetti (2008), know, think, see là 3/10 động từ xuất hiện nhiều nhất trong ngữ

liệu nói và viết của tiếng Anh, chúng xuất hiện với tần số 1000 lần/1 triệu từ, nghĩa là

cứ 1000 từ xuất hiện 1 lần (con số này cũng xấp xỉ với tần số xuất hiện của biết và

nghĩ trong tiếng Việt).

v) Về cấu tạo: Với các từ này, chúng ta bắt gặp khá nhiều từ phái sinh (đối với

tiếng Anh) hoặc những kết hợp được cấu tạo với chúng theo phương thức ghép,

phương thức láy hoặc tổ hợp thành các ngữ cố định trong tiếng Việt, chẳng hạn:

Tiếng Việt:

nghĩ nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ, lo nghĩ, suy nghĩ, nghĩ nát óc

biết hiểu biết, biết điều, biết nghĩ, biết thân biết phận, biết mình biết ta

Tiếng Anh:

think thinkable, unthinkable, thinker

know knowing, knowledge, unknown

Điều quan trọng là từ chỉ hoạt động nhận thức thuộc lớp từ vựng biểu thị hoạt

động định tính con người về mặt xã hội. Các động từ nhận thức, vì thế, có tần số sử

dụng rất cao trong văn nói cũng như văn viết.

Khi miêu tả đặc điểm ngữ pháp của nhóm động từ này, chúng tôi sẽ tiếp cận

vấn đề theo đường hướng của ngữ pháp cấu trúc và ngữ pháp chức năng trên cơ sở

không đối lập mà tiếp thu thế mạnh của mỗi khuynh hướng, qua đó thấy được sự vận

động trong quan niệm, phương pháp cũng như cách tiếp cận của Việt ngữ học đối với

một nhóm từ đã được bàn đến từ lâu song vẫn chưa được tập trung làm sáng tỏ.

2.2. Cách tiếp cận “đường hướng nhiều tiêu chí” của ngữ pháp cấu trúc

2.2.1. Về từ loại

Các động từ biểu thị hoạt động nhận thức trong tiếng Việt tạo thành một nhóm

từ khá đặc biệt mà phần lớn các tác giả của sách ngữ pháp tiếng Việt đều đề cập.

i) Hoàng Tuệ (1962) đã xếp biết, hiểu, nhớ, nghĩ vào động từ, với ý nghĩa khái

quát của biết, hiểu, nhớ là trạng thái tâm lí - ý thức, còn nghĩ lại có ý nghĩa hoạt động.

Page 50: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

39

ii) Nguyễn Kim Thản (1977) xếp biết, hiểu, tin (cùng với yêu, ghét, giận, v.v.)

vào nhóm động từ tình cảm; xếp am tường, am hiểu vào nhóm động từ tri giác.

iii) Nguyễn Tài Cẩn (1977) gọi nhóm động từ gồm: biết, nhớ, tin, nghi ngờ là

nhóm động từ cảm nghĩ.

iv) Tập thể biên soạn từ điển do Hoàng Phê chủ biên khi lưỡng lự trong việc

quy từ loại cho những đơn vị như: lầm/ nhầm, rõ, lú, lơ đãng, mụ mị, rành, v.v. thì đối

xử với chúng ở cả hai khả năng: động từ (đg) và tính từ (t). Thực tế này được Nguyễn

Ngọc Trâm (2002) gọi là tính đa từ loại.

Những điều đã nói ở trên cho thấy:

i) Dù cách gọi tên có khác nhau, song về cơ bản, các tác giả đều thừa nhận đặc

tính động từ của nhóm này.

ii) Đặc điểm về từ loại của nhóm động từ nhận thức không hề thuần nhất, đa số

mang tính động từ nhưng vẫn tồn tại một số từ có tính "nước đôi" về từ loại, cụ thể là

giữa tính từ và động từ. Mặc dù thừa nhận tư cách đa từ loại của một số từ, song tập

thể biên soạn từ điển cũng chưa thực sự thống nhất khi đối xử với tất cả các trường

hợp. Vd: lầm/nhầm được xem là có tính đa từ loại trong khi lộn chỉ được thừa nhận ở

tư cách của động từ mặc dù chúng là cặp từ đồng nghĩa, gần nghĩa và khả năng kết hợp

chúng trong rất nhiều trường hợp là khá giống nhau. Trước thực tế này, chúng tôi thừa

nhận tư cách động từ của đa số các từ, số còn lại được xem là kiêm loại động từ - tính

từ. Ở mức độ nào đó, việc “ngôn ngữ hóa” hoạt động nhận thức dễ tìm thấy sự thể hiện

thích hợp ở từ loại động từ: từ loại có ý nghĩa khái quát về hành động, quá trình và

trạng thái.

iii) Việc gộp chung động từ chỉ hoạt động nhận thức với một số nhóm động từ

khác (tri giác, tình cảm) của các tác giả cho thấy khó tìm ra một ranh giới dứt khoát

cho việc phân chia các tiểu loại động từ tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh điểm chung về

ngữ pháp như bất kì nhóm động từ nào trong tiếng Việt, động từ nhận thức vẫn có

những đặc trưng ngữ pháp riêng, đủ sức lập thành một tiểu loại trực thuộc động từ tinh thần.

Dưới đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những đặc điểm ngữ pháp cơ bản của

nhóm động từ này theo cách tiếp cận của ngữ pháp cấu trúc.

2.2.2. Ý nghĩa khái quát

Động từ chỉ hoạt động nhận thức không biểu thị hoạt động, quá trình vật chất

của thế giới cụ thể - hữu hình như: xây, rơi, đóng, mở, kéo, v.v; ngược lại, là những

Page 51: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

40

động từ biểu thị hoạt động tinh thần của con người trong thế giới trừu tượng - vô

hình; song không phải là thế giới của hoạt động tinh thần - tình cảm như: yêu, ghét,

nhớ, thương v.v, của tinh thần - ý chí như: muốn, toan, định, v.v, hay tinh thần - tri giác

như: thấy, nghe, v.v. mà là những động từ gọi tên các hành động, quá trình, trạng

thái tinh thần - nhận thức diễn ra trong bộ óc con người khi con người nghĩ về thế giới

và biết điều gì đó về thế giới. Đó là các động từ chỉ hoạt động trí tuệ (intellectual

activities) như: nghĩ, đoán, v.v; chỉ các quá trình nhận thức (cognitive processes) như:

nhận ra, nhận thấy, v.v; chỉ các trạng thái trí tuệ (intellectual states) như: biết, hiểu,

nhớ, quên, v.v.

Động từ tinh thần - nhận thức thường là những động từ ngoại động, gắn với chủ

thể người hoặc giống như người, song phù hợp và tiêu biểu hơn cả vẫn là phạm trù

ngữ nghĩa của danh từ chỉ người.

Ý nghĩa khái quát của động từ nhận thức sẽ chi phối khả năng kết hợp giữa nó

với những thành tố phụ.

2.2.3. Khả năng kết hợp

Khả năng này áp dụng cho đoản ngữ có chính tố là động từ nhận thức nói

chung, song chúng tôi vẫn có sự phân biệt động từ chỉ hành động, quá trình hay trạng

thái nhận thức ở những điểm ngữ pháp mà ở đó khả năng kết hợp của chúng như nhau

nhưng tạo nên những kiểu ý nghĩa khác nhau hay làm nổi rõ sự khác nhau giữa động

từ nhận thức với một số động từ khác trong cùng một điểm ngữ pháp.

Trong tiếng Việt, các hư từ đảm nhận vai trò của các phụ tố trong một đoản ngữ

được sử dụng hết sức rộng rãi, do đó, áp dụng phương pháp của Nguyễn Kim Thản

(1977), Nguyễn Tài Cẩn (1977), chúng tôi sẽ dựa vào hư từ làm căn cứ đầu tiên trong

việc phân định các loại nhỏ của động từ nhận thức cũng như phân biệt động từ nhận

thức với các động từ khác, sau đó vận dụng các kiểu thành tố phụ tiêu biểu do Nguyễn

Tài Cẩn (1977) đề xuất để xem xét khu vực phía sau của nhóm động từ nhận thức.

2.2.3.1. Phụ tố khu vực trước

i) Phụ tố biểu thị ý nghĩa thời gian và tình trạng của hoạt động: đã, vẫn

Các động từ nhận thức khi đi với những phụ tố này (vd: đã tính xong bài toán,

vẫn nghĩ cách đối phó), bên cạnh khả năng tạo ra những ý nghĩa về thời, thể như bất kì

một động từ nào khác thì với những kết hợp sau còn tạo nên những kiểu ý nghĩa mới:

Page 52: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

41

+ đã+biết+ động từ/ động ngữ: cho thấy sự hiện diện của một trạng thái biết tại

thời điểm nói, trạng thái này có trước thời điểm nói và còn tiếp tục sau khi nói và đồng

thời cũng cho thấy có một khoảng thời gian nào đó trong quá khứ chủ thể không có

trạng thái này. Vd: 9) Nó đã biết nói dối. Việc nó nói dối đã bắt đầu có trước khi ai đó nói

ra câu này nhưng có một khoảng thời gian trong quá khứ nó không biết nói dối, trạng thái

biết nói dối của nó vẫn hiện diện ở thời điểm nói và sẽ còn tồn tại sau khi nói. (Điều này

khác với đã+động từ chỉ hành động vật lí: diễn tả một hành động đã diễn ra và hoàn

tất trước thời điểm phát ngôn, vd: đã ăn cơm, đã đi làm)

+ vẫn+biết+mệnh đề: không thể hiện ý năng diễn như khi nó đi với những động

từ thông thường hay những động từ nhận thức khác, nó khẳng định một điều đương

nhiên, TGĐ người nói đã biết, để đối lập lại một điều gì đó sẽ nói ở phần sau, vd: 11) Vẫn

biết lòng anh hương cốm mới/(Nhưng) Chẳng biết tay ai là lá sen. (Nguyên Sa)

ii) Phụ tố biểu thị ý phủ định: không, chưa, chẳng (chưa biết, chẳng hiểu,

không tin). Loại phụ tố này đi được với tất cả các động từ nhận thức, song đáng lưu ý

những trường hợp sau:

+ không ngờ: nói như Nguyễn Ngọc Trâm (1989), đó không phải là hình thức

phủ định của ngờ mà đã được từ vựng hóa, tự nó lập thành một kiểu ý nghĩa riêng,

khác với những từ còn lại, có tác dụng đánh dấu tình thái chủ quan của người nói: biểu

lộ sự ngạc nhiên vì thông tin đi sau không ngờ vượt quá suy nghĩ của họ, vd: 12) Không

ngờ mọi việc lại kết thúc nhanh đến thế. Trong ngữ liệu của chúng tôi, ngờ xuất hiện 83

lần/ 1182 trang văn bản và chủ yếu hoạt động ở phạm vi nghĩa của không ngờ và

khuyết chủ ngữ (cùng với đâu ngờ, nào ngờ) với 60/83 lần xuất hiện (chiếm 72% tổng

số các nghĩa). Ngờ ít có mặt trong câu với tư cách là một động từ nhận thức độc lập đi

sau chủ ngữ như các động từ nhận thức khác, nghĩa là kiểu nói như: 13) Người ta ngờ

rằng ấy là tiếng hú gọi đàn của bầy vượn người thái cổ cuối cùng trên hành tinh -

NBCT) không thường xuyên xuất hiện.

+ không biết/hiểu+ mệnh đề nghi vấn: yếu tố phủ định không nếu đi trước biết và

hiểu mà bổ ngữ của chúng là một mệnh đề nghi vấn thì mang ý nghĩa hoài nghi chứ

không phải là phủ định như những động từ nhận thức khác. Vd: 14) Không hiểu ai đã

làm chuyện này; 15) Không biết anh ấy có hiểu điều mình nói không

iii) Phụ tố biểu thị ý cầu khiến: hãy, chớ, đừng. Vd:

16) Đừng suy nghĩ tiêu cực như thế!

Page 53: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

42

17) Chớ nghĩ quẩn!

18) Hãy quên anh ta đi!

Mục đích phát ngôn khi chứa những kết cấu này có tính chất của một lời

khuyên hơn là một mệnh lệnh, khác với ý nghĩa mệnh lệnh trong các kết cấu cầu khiến

với một động từ không phải là động từ nhận thức như: 19) Đừng nói nhiều!; 20) Chớ

viết vẽ lung tung!

iv) Phụ tố biểu thị mức độ: rất, hơi, quá. Vd: 21) Tôi rất tin anh; 22) Tôi quá

hiểu hạng người đó. Loại phụ tố này chỉ áp dụng cho động từ chỉ trạng thái nhận thức.

2.2.3.2. Phụ tố khu vực sau

i) Phụ tố chỉ đối tượng của hoạt động: Là động từ ngoại động nên động từ nhận

thức cần có thành tố chỉ đối tượng chịu sự tác động của hoạt động thì câu mới đủ

nghĩa, lúc này nó đóng vai trò là bổ ngữ của động từ. Thành tố chỉ đối tượng của hoạt

động hết sức phong phú:

+ có thể là một sự vật cụ thể hoặc trừu tượng do danh từ hoặc cụm danh từ phụ

trách, vd: tính tiền, nhớ tên, nghĩ cách giải quyết, hiểu bạn, biết tính mẹ, biết điều;

+ có thể là lĩnh vực hiểu biết cụ thể hoặc trừu tượng do động từ/ động ngữ đảm

nhiệm, vd: biết yêu, biết ăn mặc, biết nói chuyện, biết đùa, biết pha trò, v.v;

+ có thể là một sự việc có kết cấu là một mệnh đề bắt đầu với rằng/là, biểu thị

ý nghĩ, nhận định về một sự việc, một tình hình nào đó (chứ không phải biểu thị lời

nói, mong muốn như một động từ nói năng hay động từ tinh thần - ý chí). Khả năng

này không diễn ra đối với động từ tinh thần - tri giác: nhìn, trông, xem, thấy, v.v, song

lại là một khả năng của thấy trong trường hợp thấy chuyển nghĩa vào phạm vi nhận

thức của nghĩ, vd:

23) Tin là/rằng con sẽ nên người.

24) Tôi nghĩ/thấy là/rằng anh ta cư xử thật thô lỗ.

Ý nghĩ, lời nói này có thể được dẫn ra dưới dạng trích nguyên như: 25) Tôi

nghĩ: "Thế là hết!" hoặc thông báo lại như: 26) Lúc đó tôi nghĩ rằng anh ta vẫn chưa tha

thứ cho tôi.

Ở điểm ngữ pháp này ta thấy có sự khác nhau cơ bản giữa bổ ngữ chỉ đối tượng

của động từ nhận thức với bổ ngữ chỉ đối tượng của động từ tri giác:

Page 54: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

43

Hình thức bổ ngữ Động từ

tri giác

Động từ

nhận thức Ví dụ

Danh

từ/cụm

danh từ

Chỉ sự vật hữu

hình + +

thấy bóng người

nghe tiếng động

biết mặt

Chỉ khái niệm trừu

tượng

+

biết hoàn cảnh của chú

ngẫm sự đời

Mệnh đề

Chỉ sự việc, hiện

tượng, sự kiện hữu

hình

+ thấy bóng người đi qua

nghe người ta cãi nhau

Chỉ sự việc, hiện

tượng, sự kiện trừu

tượng

+ Ai cũng biết đinh tặc là một

loại tội phạm nguy hiểm.

Bảng 2.3. Bổ ngữ của động từ tri giác và động từ nhận thức

Đáng chú ý là một động từ tri giác nếu chuyển nghĩa vào phạm vi của động từ

nhận thức (như trường hợp của thấy) thì động từ tri giác đó cũng sẽ có những kiểu bổ

ngữ trên như bất kì động từ nhận thức chính danh nào.

ii) Phụ tố chỉ kết quả của hoạt động: ra, lại, đi. Vd: tính ra kết quả, nghiệm ra,

nhớ lại, quên đi. Ra, lại, đi là động từ phương hướng nhưng đã hư hóa, lại kết hợp với

động từ biểu thị hoạt động trừu tượng nên bị hư hóa một lần nữa, do đó trong những

kết hợp này, chúng không có tư cách là thành tố chỉ phương hướng mà là phụ tố nêu

kết quả của hoạt động (khác với hướng vận động có đích của động từ chuyển động

như đi + ra (trong đi ra Hà Nội)).

iii) Phụ tố chỉ thời gian diễn ra hoạt động: Có thể bao gồm đầy đủ các ý nghĩa

về thời gian:

+ thời gian cụ thể: tính 5 phút, nhớ 30 giây

+ thời gian ước lượng: nghĩ cả buổi, nghĩ mấy hôm rồi, nghĩ một lúc

+ thời gian phiếm định/ không xác định: quên trong tích tắc, nhớ đời

Trên thực tế, phổ biến nhất là hai kiểu thời gian: thời gian ước lượng và thời

gian phiếm định bởi lẽ hoạt động nhận thức diễn ra một cách "kín đáo", nhiều lúc nằm

ngoài sự kiểm soát của chủ thể nên khó “đong đếm” chính xác thời lượng của nó,

những cách nói: nhớ 30 giây, tính 5 phút, v.v. là cách nói không sát thực, chỉ có tính

cường điệu hoặc ước định mà thôi.

Page 55: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

44

iv) Phụ tố chỉ sự hoàn thành: rồi

Nếu rồi đi với động từ chỉ hành động nhận thức (như: tính rồi, nghĩ rồi) thì

phụ tố này bảo đảm được ý nghĩa chỉ một hoạt động đã diễn ra trong quá khứ, hoàn tất

ở thời điểm nói như khi nó kết hợp với các động từ khác (đi rồi, lấy rồi) nhưng nếu

động từ chỉ trạng thái nhận thức (như: biết, hiểu, nhớ, quên)+ rồi thì kết hợp này

không biểu thị ý hoàn tất của trạng thái, cũng không chỉ sự bắt đầu của trạng thái

(như quan niệm của Diệp Quang Ban 2008) mà trái lại cho thấy trạng thái đó đang

diễn ra, nó bắt đầu từ quá khứ, tiếp diễn ở hiện tại và được duy trì đến tương lai. Khi

nói nhớ rồi thì nghĩa là hiện tại chủ thể đang có trạng thái ấy và vẫn còn kéo dài đến

tương lai (cho đến khi nào quên mới thôi).

v) Phụ tố chỉ lượng hiểu biết do số từ đảm nhiệm (là con số cụ thể nhưng có

tính phiếm chỉ không phải là con số chính xác như khi số từ đi với các động từ khác

(chạy 100m, đi bộ 3 cây số, nuôi 8 con bò), cũng không nhất thiết phải có từ chỉ đơn vị

đi kèm (mét, cây số, con, cái, chiếc, cục, mảnh, bức). Ví dụ: học một biết mười, biết

một mà không biết mười. (tục ngữ)

vi) Phụ tố chỉ nguồn xuất phát của hoạt động: Nhiều từ, tổ hợp/ngữ cố định

chứa yếu tố chỉ nguồn xuất phát hoạt động nhận thức được từ vựng hóa, phản ánh cách

nhìn "ngây thơ" có tính dân tộc của người Việt. Chúng tồn tại với hình thức hoán dụ

dựa trên quan hệ bộ phận - chức năng của bộ phận đó. Có thể kể đến:

- Bộ phận hữu hình

+ đầu : vùi đầu, vò đầu bứt tai

+ óc : nặn óc, vắt óc, nghĩ nát óc

+ não : động não

+ bụng : nghĩ bụng, định bụng, đi guốc trong bụng

+ ruột : lú ruột, lú ruột lú gan

+ lòng : thuộc lòng, thuộc lòng như bàn tay

+ mắt : mở mắt, sáng mắt, để mắt

- Bộ phận trừu tượng

+ trí : tĩnh trí, đãng trí, mất trí

+ thần : định thần

+ hồn : mất hồn

+ tâm : lưu tâm, phân tâm, bình tâm, chú tâm, chuyên tâm, để tâm

Page 56: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

45

2.2.4. Chức năng cú pháp

i) Chức năng vị ngữ

Động từ nhận thức có chức năng làm vị ngữ trong câu với chủ ngữ điển hình là

danh từ hay đại từ chỉ người. Vd: 27) Ai tin cứ tin, tôi thì tôi không tin; 28) Chủ nhà

đã phải suy nghĩ nhiều lắm về vấn đề ngủ của khách. (ML).

Đặc biệt, chủ ngữ của động từ nhận thức có khi là danh từ chỉ bộ phận cơ thể,

chỉ khái niệm trừu tượng, biểu trưng cho nhận thức, cho trí tuệ. Ví dụ: 29) Đầu óc nghĩ

lung tung; 30) Tâm trí hay nghĩ ngợi; 31) Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng. (Mùa

xuân chín, Hàn Mạc Tử)

ii) Chức năng bổ ngữ

Động từ nhận thức có thể làm bổ ngữ cho một động từ đi trước nó, và đi trước

nó có thể là một động từ nhận thức. Vd: 32) Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu/Để ai trăng

tủi hoa sầu vì ai? (TK)

iii) Chức năng chủ ngữ

Động từ nhận thức có thể làm chủ ngữ của câu, tuy nhiên số này không phổ

biến, chỉ thấy xuất hiện trong khẩu ngữ hoặc những câu tục ngữ có yêu cầu ngắn gọn,

vd: 33) Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe (tục ngữ); 34) Nghĩ rồi hẵng nói.

iv) Chức năng trạng ngữ

Động từ nhận thức khi làm chính tố trong một ngữ, ngữ đó có thể làm trạng ngữ

tình huống: có thể là tình huống khẳng định (vd 35), có thể là tình huống giả định (vd

36, 37): 35) Biết anh ấy là người tự trọng, tôi chẳng dám nài ép thêm.

36) (Nếu) Biết thân đến bước lạc loài

Nhị đào thà bẻ cho người tình chung. (TK)

37) (Nếu)Biết thân chạy chẳng khỏi trời

Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh. (TK)

v) Chức năng cú pháp - ngữ nghĩa đặc biệt

Một số động từ nhận thức xuất hiện trong cấu trúc khuyết chủ ngữ (38, 39) hoặc

cấu trúc chêm xen (40) có một chức năng đặc biệt là chức năng biểu thị ý nghĩa tình

thái cho câu trong khi phần lớn các loại động từ khác không có khả năng này. Vd:

38) Không ngờ công việc lại trôi chảy đến như vậy.

39) Biết đâu anh ta nói đúng.

40) Chuyện đó, tôi nghĩ, anh không nên nói.

Page 57: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

46

Động từ nhận thức trong những câu này không còn chức năng ngữ pháp- ngữ

nghĩa thông thường: không thể lược bỏ nhưng chúng không giữ vai trò là động từ

trung tâm, ý nghĩa bị hư hóa, trở thành động từ thái độ mệnh đề. Vai trò và ý nghĩa này

có được khi xem xét nó trong mối quan hệ với toàn câu: đó là ý nghĩa biểu thị thái độ

của người nói đối với hiện thực được nêu ra, có thể là sự ngạc nhiên của người nói như

ở câu 38, có thể là ý phỏng đoán dè dặt ở câu 39, có thể là ý đề nghị có phần dè dặt ở

câu 40.

Nhóm từ tâm lí - tình cảm cũng có khả năng này, song sự phân biệt giữa chúng

là ở chỗ: nếu cấu trúc Tôi tiếc là, Tôi e là tiêu biểu cho định hướng về tình cảm thì

Tôi nghĩ, Tôi đoán, v.v. tiêu biểu cho định hướng về nhận thức.

Ở đây, chúng tôi chú ý đến quá trình ngữ pháp hóa và hai cấu trúc phổ biến

trong tiếng Việt là: i) Tôi nghĩ + mệnh đề

ii) zero chủ ngữ + nghĩ + mệnh đề

Cấu trúc ngôn ngữ bắt nguồn từ sử dụng, một cấu trúc nào đó càng được sử

dụng nhiều càng có xu hướng được cấu trúc hóa, có thể về mặt từ vựng và có thể về

mặt ngữ pháp. Chúng tôi quan niệm, ngữ pháp hóa là một quá trình có nhiều mức độ

khác nhau, chẳng hạn I think trong tiếng Anh được cho là ở giai đoạn đầu của ngữ

pháp hóa. Bằng chứng ngữ pháp hóa của cấu trúc này thể hiện ở chỗ:

i) Khả năng lược bỏ kết tử bổ ngữ (complementizer) that rất cao (93% theo

nguồn London - Lund Corpus, chiếm 92% theo nguồn ngữ liệu của Thompson - Mulac

và khoảng 90 % theo nghiên cứu của Haan 2005 (dẫn theo Nguyễn Văn Hiệp 2008);

ii) Vị trí của nó trong câu hết sức linh hoạt: có thể xuất hiện ở đầu, giữa hoặc

cuối, nghĩa là có lối hành xử cú pháp như trạng từ tình thái maybe (có thể, có lẽ);

iii) Câu hỏi đuôi không đến với chủ ngữ của cú chính I think mà đến với chủ

ngữ của cú phụ đi sau nó;

iv) Phủ định cú chính (I don’t think) vẫn tạo ra những phát ngôn tương đương

về nghĩa như I think.

Tuy nhiên, cũng có tác giả như Rissanen (1991) hay Van (2006) phản đối quan

điểm coi những kết cấu như I think là sản phẩm của ngữ pháp hóa (mặc dù nó có một

số tiêu chuẩn của ngữ pháp hóa) vì theo Van:

i) Chúng khá linh hoạt về vị trí, có khả năng chêm xen, song ngữ liệu cho thấy,

sự xuất hiện của nó ở đầu câu (như bất kì một mệnh đề thông thường nào khác) vẫn

Page 58: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

47

phổ biến: 72,8% (số liệu của Mindt 2003, dẫn theo Van 2006) và 82,4% (số liệu của

Van 2006);

ii) Khả năng phạm trù hóa của chúng chưa hoàn toàn: vừa giống một trạng từ

khi ở vị trí chêm xen (giữa, cuối) nhưng lại giống động từ khi ở vị trí đầu. Chưa hết,

những thuộc tính “cố hữu” về ngữ pháp của một động từ về thì, thể, thức vẫn được duy

trì (chẳng hạn, bên cạnh I think vẫn tồn tại của những hình thức như: I should think, I

would think, I would have thought, I thought, v.v.).

Tôi nghĩ trong tiếng Việt mặc dù được xem là một phương tiện từ vựng biểu thị

ý nghĩa tình thái nhận thức (xem Nguyễn Văn Hiệp 2008), song chúng tôi cũng nhìn

thấy những biểu hiện của quá trình ngữ pháp hóa hoặc những điều kiện để nó dễ đi vào

ngữ pháp hóa vì:

i) nghĩa của nghĩ khi đi với ngôi thứ nhất thường bị hư hóa, không còn chỉ hoạt

động, quá trình nhận thức: 197/230 trường hợp bị hư hóa, chiếm hơn 85%;

ii) khả năng xuất hiện rất cao trong diễn ngôn;

iii) khả năng chêm xen: 13 trường hợp chêm xen/197 trường hợp hư hóa được

khảo sát, vd: 41) Cái đó, tôi nghĩ, là khiếm khuyết; 42) Nói thiệt tình, thời gian qua,

nếu không có anh, cháu nghĩ, đơn vị đặc nhiệm đã mất sức chiến đấu từ lâu.

(AMDV);

iv) có những tương đương về ngữ nghĩa - cú pháp giữa Tôi nghĩ với các từ ngữ

chỉ tình thái nhận thức: có thể, có khả năng;

v) khả năng vắng mặt rằng/là : với 185/197 trường hợp tôi nghĩ hư hóa được

khảo sát, chiếm gần 94%, sự vắng mặt này cho thấy người nói không phải đang diễn

dịch suy nghĩ của mình mà có xu hướng diễn dịch một thái độ, vd: 43) Em nghĩ anh

phải chủ động ngăn việc này lại. (TXV);

vi) cấu trúc cú pháp mặc dù tương đồng với cấu trúc của những ngôi còn lại +

nghĩ nhưng lại có ngữ nghĩa khác xa so với những cấu trúc này, Tôi nghĩ mang nghĩa

tình thái, còn những ngôi còn lại + nghĩ phán ánh nghĩa miêu tả (So sánh cấu trúc Tôi

nghĩ với Hắn nghĩ, Họ nghĩ).

Trong tiếng Việt, cú pháp của câu có chứa nghĩ khi mang nghĩa tình thái không

chỉ xuất hiện ở cấu trúc với chủ ngữ ngôi thứ nhất + nghĩ mà còn ở kiểu câu

khuyết/zero chủ ngữ logic + nghĩ với vị trí hết sức linh hoạt, nghĩ có thể nằm sau chủ

ngữ hình thức của câu (sự đời, thân phù thế, ông Tư) hoặc đầu câu. Vd:

Page 59: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

48

44a) Sự đời nghĩ cũng nực cười/Một con cá lội mấy người buông câu. (Cd)

và 44b) Nghĩ sự đời cũng nực cười/Một con cá lội mấy người buông câu

45a) Thân phù thế nghĩ mà đau/Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê

và 45b) Nghĩ thân phù thế mà đau/Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê. (CONK)

46a) Ông Tư nghĩ đào hoa thiệt.

và 46b) Nghĩ ông Tư đào hoa thiệt. (Vd của Nguyễn Văn Hiệp 2008)

Vấn đề đặt ra là đối với một ngôn ngữ có trật tự SVO như tiếng Việt, liệu có thể

xem mô hình nghịch đảo, chuyển động từ nghĩ ra trước chủ ngữ như là một biểu hiện

của quá trình ngữ pháp hóa để hình thành một cấu trúc có khả năng đảm nhận chức

năng tình thái, phản ánh nhận định chủ quan của người nói hay không. So sánh: cấu

trúc thông dụng trong tiếng Việt: SVO

47) Sự đời thấy cũng nực cười.

48) Sự đời ngẫm cũng nực cười.

49) Sự đời nghĩ cũng nực cười.

với cấu trúc VSO - dấu hiệu của ngữ pháp hóa: 50) Nghĩ sự đời cũng nực cười

Cần nói thêm, những động từ nhận thức khác như: đoán, tin, nghi, ngờ, cho

rằng/là, v.v mặc dù có cùng cấu trúc tương tự Tôi nghĩ nhưng lại không có khả năng

khuyết chủ ngữ logic và “bứt” ra vị trí đầu câu như của nghĩ đã nói ở trên.

+ Liên hệ tiếng Anh: Có những tương đồng trong cách người Việt và người

Anh thể hiện tính chủ quan của người nói đối với nội dung của mệnh đề bằng việc sử

dụng một động từ nhận thức đi với ngôi thứ nhất như: Tôi nghĩ (I think), Tôi đoán (I

guess), Tôi cho là/rằng (I suppose), Tôi tin (I believe), v.v, tuy nhiên vẫn có những

khác biệt giữa hai ngôn ngữ, sự khác biệt này thể hiện ở những điểm sau:

i) Khả năng chêm xen của I think trong tiếng Anh vô cùng phổ biến, nghĩa là,

nói như Urmson (1952) nó như một mẫu tình thái “dúi thêm” vào câu nên nó có thể

xuất hiện ở đầu, cuối và giữa câu. Chính sự linh hoạt về vị trí này của I think nên nó

mới có tên gọi là động từ chêm xen (parenthetical verbs), trong khi đó, khả năng này

của Tôi nghĩ không được hoàn toàn: nó chủ yếu đứng đầu câu như các động từ chưa

hư hóa (hơn 93%, số liệu của chúng tôi, trong tiếng Anh chỉ là 82,4%, số liệu của Van

2006), số ít là giữa câu (chưa đến 7%), cuối câu không thấy xuất hiện (trong khi I

think có thể xuất hiện cuối câu).

Page 60: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

49

ii) Bên cạnh cấu trúc khẳng định I think, người Anh có xu hướng sử dụng nhiều

cấu trúc phủ định I don’t think để diễn đạt sự đánh giá (xem thêm Nguyễn Quốc Hùng

2001), tình hình này không phổ biến trong ngữ liệu tiếng Việt (chỉ có 2/197 trường

hợp được khảo sát).

Trở lại vấn đề, động từ là từ loại lớn, gồm nhiều loại nhỏ có tính chất rất khác

nhau, vạch ra những đối lập căn bản trong nội bộ động từ là một việc hết sức khó

khăn, bản thân nhóm động từ biểu thị hoạt động nhận thức lại không thuần nhất về đặc

điểm ngữ pháp nên công việc này càng trở nên phức tạp. Chẳng hạn, cùng thuộc động

từ nhận thức nhưng hiểu, biết sẽ có những đặc điểm khác với nghĩ, tính. Hiểu, biết là

những động từ biểu thị trạng thái nhận thức, không có kết thúc: có thể biết/hiểu hoặc

không biết/hiểu, nhưng khi đã biết, đã hiểu rồi thì không thể nào chấm dứt việc hiểu,

việc biết đó. Hiểu, biết vì thế không thể kết hợp với xong: *biết xong, *hiểu xong.

Trong khi, nghĩ, tính là những động từ chỉ hành động nhận thức, có bắt đầu, có diễn

biến và kết thúc nên có khả năng này: nghĩ xong chưa, tính xong bài toán.

Hành động nhận thức nghĩ, tính, v.v chỉ có thể xảy ra, chứ không tăng giảm mức

độ: *rất nghĩ, * rất tính nhưng trạng thái nhận thức biểu thị tình trạng nhận thức của

chủ thể như: hiểu, am hiểu, tin, rành, sành, thạo, v.v. có thể có mức độ, vd: 51) Nó rất

rành đường; 52) Tôi rất tin anh.

2.3. Cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng

2.3.1. Cấu trúc tham tố của động từ nhận thức

Áp dụng lí thuyết cấu trúc tham tố vị từ (verb’s structure arguments) của

Tèsniere chúng tôi xác lập các tham tố của động từ nhận thức (bao gồm diễn tố và chu

tố), ngoài ra còn chú ý đến mối quan hệ giữa động từ nhận thức và các tham tố với vai

nghĩa (semantic roles) mà chúng đảm nhiệm ở trong câu theo cách tiếp cận của

Fillmore (1968), với sự bổ sung của Chafe (1996) và trong tiếng Việt theo quan niệm

của Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Văn Hiệp (2008).

2.3.1.1. Diễn tố và các vai nghĩa

Động từ nhận thức làm tâm điểm tổ chức câu sẽ quyết định các diễn tố, số

lượng các diễn tố. Một hoạt động nhận thức điển hình bao gồm hai vai nghĩa cố hữu:

i) người tiến hành hoạt động nhận thức hoặc trải nghiệm trạng thái, quá

trình nhận thức

ii) nội dung của hoạt động, của trạng thái, của quá trình

Page 61: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

50

Khi vai nghĩa ii) vắng mặt trong câu thì nó vẫn có thể được hiểu hay được phục

hồi từ ngôn cảnh. Ví dụ, một người nào đó nói Tôi biết thì phụ thuộc vào ngôn cảnh cụ

thể, nó thường hàm chỉ: Tôi biết một người nào đó/một cái gì đó/một điều gì đó, v.v. Do

đó, có thể khẳng định động từ chỉ hoạt động nhận thức luôn là động từ 2 diễn tố,

trong đó điển hình bao giờ cũng có một diễn tố đảm nhận vai tác thể (agent), hoặc

nghiệm thể/người trải nghiệm (experiencer), diễn tố còn lại thường biểu thị vai nội

dung (content) của sự nhận thức, của sự hiểu biết.

i) Diễn tố đảm nhận vai tác thể

Vd: 53) Nam nghĩ cách trốn thoát.

Vai tác thể của hoạt động nhận thức không phải là chủ thể của hành động vật lí

(như: Em bé đi lẫm chẫm, Anh ta đá cầu), không phải là chủ thể tiếp nhận (như: Tôi

nhận quà, Nó được bạc), không phải là chủ thể bị tác động (như: Cửa mở, Đèn tắt, Lá

rơi) mà là chủ thể tiến hành hoạt động nhận thức.

Nếu đặc điểm nổi bật nhất của chủ thể tâm lí tình cảm là tính thụ động thì của

chủ thể nhận thức là tính chủ động. Bởi vì hoạt động nhận thức thường diễn ra khi

chủ thể có sự kiểm soát, có sự tập trung chú ý, thể hiện tính nghiêm túc của hoạt động

(ngoại trừ những quá trình nhận thức không chủ ý như như: vỡ lẽ, sáng mắt, tỉnh ngộ,

v.v.), thể hiện tính mục đích của hoạt động (ngay khi nghĩ vẩn vơ, nghĩ mông lung, v.v.

thì cách thức đó cũng do chủ thể tiến hành). Vậy nên, chủ thể điển hình của các động

từ chỉ hoạt động nhận thức là tác nhân hành động (active agent) hơn là nghiệm thể

thụ động (passive experiencer). Theo đó chủ thể của 116 trường hợp khảo sát chỉ hành

động nhận thức (như: nghĩ, tính, đoán, để bụng, v.v.) sẽ đảm nhận vai tác thể (chiếm

51%, xem phụ lục số 7). Tuy nhiên, ai đó có thể nói: 54) Ý nghĩ đó cứ giày vò tôi

(The thought struck me), bấy giờ tác thể không phải là người ở vị trí chủ ngữ mà là ý

nghĩ, người trở thành nghiệm thể của quá trình và ở vị trí của tân ngữ.

Suy nghĩ thường được cho là đặt dưới sự kiểm soát của chủ thể: một người có

thể lựa chọn điều gì đó để nghĩ, ưu tiên nghĩ về ai đó, điều gì đó trước, v.v. Tuy nhiên,

không phải lúc nào chủ thể cũng thành công với khả năng này, không phải lúc nào

cũng có thể dừng suy nghĩ về ai đó, điều gì đó, hay thay thế suy nghĩ này bằng suy

nghĩ khác. Điều này phản ánh qua những cách nói mà ở đó, tác thể chỉ mang tính hình

thức: 55) Chuyện đã qua đi nhiều năm, dù không muốn nhưng tôi vẫn luôn nghĩ về

điều đó.

Page 62: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

51

ii) Diễn tố đảm nhận vai nghiệm thể

Vd: 56) Nó quên công thức.

Vai này biểu thị chủ thể trải nghiệm một trạng thái nào đó, Fillmore (1968) gọi

là "chủ thể thụ cảm" (dẫn theo Nguyễn Ngọc Trâm 2002). Với quan niệm này, chủ thể

của 95 động từ chỉ trạng thái nhận thức (như: biết, hiểu, nhớ, quên, v.v.) và 18 động từ

chỉ quá trình nhận thức (mở mắt, vỡ vạc, tỉnh ngộ, v.v.) chính là chủ thể thụ cảm (cả

hai chiếm 49%, xem phụ lục số 7).

Tính chủ động của hoạt động nhận thức không phải là tuyệt đối. Nhận thức

cũng thường đi kèm với những nhu cầu về tình cảm, bị tình cảm chi phối. Ngoài ra,

nhận thức được tiến hành bởi bộ máy nhận thức, nhưng chính con người cũng không

có khả năng kiểm soát nó hoàn toàn (nghĩa của lóe/nảy ra (sáng kiến), xuất thần, biết

trước, trực giác phản ánh điều này).

Vai tác thể và nghiệm thể của động từ nhận thức điển hình là người hành

động, người trải nghiệm trạng thái, song có những trường hợp khá đặc biệt đó là bộ

phận cơ thể (được dùng theo lối hoán dụ) hoặc khái niệm trừu tượng có ý nghĩa

khái quát, biểu trưng cho nhận thức, trí tuệ. Ví dụ:

57) Đầu óc nghĩ vẩn vơ; 58) Tâm trí nghĩ ngợi những điều đâu đâu.

Ngoài ra, diễn tố đảm trách vai nghiệm thể không chỉ giới hạn đối với người mà

còn là: i) thực thể có khả năng nhận thức, vd: 59) Con chó biết chủ về nên chạy ra

mừng; 60) Con hổ tinh khôn biết tránh những nơi người ta phục nó. (TTTN NHT);

những cách nói như: 61) Suốt ba tháng hè/Trống nằm ngẫm nghĩ (Thanh Hào) vẫn có

thể xuất hiện, nhiều nhất là trong các câu chuyện cổ tích, truyện tưởng tượng dành cho

trẻ em, trong văn phong sách vở, tuy nhiên, đó thường là những kiểu nói nhân hóa, là cách

nói "yêu" của con người dành cho vật, loài vật;

ii) thực thể là một thể chế, vd: 62) Chính phủ cho rằng biện pháp này không

khả thi. Tuy nhiên, thể chế này được nhận diện là một tập thể người theo lối hoán dụ

Thực tế này cho phép ta kết luận: Diễn tố ở vai tác thể hoặc nghiệm thể của

một động từ nhận thức điển hình là [+ người]. Trong tiếng Anh, vai nghĩa này là

“được gọi theo đại từ he (anh ấy) hoặc she (chị ấy) chứ không phải là it (nó)” [15,

tr.216]. Mô thức này không bắt buộc đối với động từ chỉ những hoạt động vật lí.

Đặc điểm này của động từ nhận thức giống với động từ nói năng, phát ngôn thể

trong hoạt động nói năng cũng điển hình với đặc điểm [+ người].

Page 63: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

52

Đối với nội bộ nhóm động từ tinh thần, đặc điểm [+ người] của vai tác thể hoặc

nghiệm thể cũng điển hình cho động từ tinh thần - tình cảm, song không điển hình cho

động từ tri giác, bởi tri giác với ngũ quan là một khả năng của nhiều giống động vật tính

(animate) chứ không nhất thiết phải là người. Có thể hình dung đặc điểm này qua bảng sau:

Kiểu loại động từ

Diễn tố

điển hình

Động từ

chỉ hoạt

động vật lí

Động từ chỉ

hoạt động

nói năng

Động từ chỉ hoạt động tinh thần

Tinh thần-

tình cảm

Tinh thần –

nhận thức

Tinh thần-

tri gác

[+ người] + + + + +

[- người] + +

Bảng 2.4. Diễn tố điển hình đảm nhận vai tác thể, nghiệm thể, phát ngôn thể

Trong tiếng Việt, cũng như tiếng Anh, chủ ngữ logic của cùng một động từ

nhận thức có thể đảm nhận vai tác thể hoặc nghiệm thể, vd:

63) Tôi nghĩ: “Mẹ khỉ! Cái thằng đểu này là điềm gở của số phận mình đây.” (TVH)

Tôi: tác thể (nghĩ: hành động nhận thức đang diễn ra trong đầu của tôi)

64) Tôi nghĩ anh ta không đến nỗi như chị nói đâu.

Tôi: nghiệm thể (nghĩ lúc này là (trạng thái) có suy nghĩ sau khi đã tiến hành

hành động nghĩ)

65) Charle was thinking: “What a strange place this is!”

(Charle nghĩ: “Nơi này thật lạ lùng!”) Charle là tác thể

66) Charle thought the girl in the bikini was beautiful.

(Charle tưởng cô gái mang bikini kia đẹp) Charle là nghiệm thể

iii) Diễn tố đảm nhận vai nội dung: Vai này chỉ nội dung của sự hiểu biết, suy

nghĩ, tính toán, suy luận, v.v. Vd: 67) Nó biết cách giải bài toán.

Không giống với trạng thái nhận thức, một trạng thái tình cảm có thể tự diễn ra

mà không cần đến bất kì kích thích nào, như khẳng định của D’Andrade (1987): “Ta

có thể cảm thấy lo lắng, vui, buồn không vì bất kì điều gì cả mà một cách chung

chung.”(I may feel anxious or sad or happy not about anything, but just in general.)

[61, tr.118]. Trong khi đó, hoạt động nhận thức đòi hỏi phải có nội dung nhận thức cụ

thể: biết ai, nghĩ cái gì, nhớ chuyện gì, v.v.

Nội dung của hoạt động nhận thức có biểu hiện vô cùng phong phú, có thể là: người,

vật, sự vật, sự kiện, nội dung trừu tượng, v.v, có thể tồn tại dưới hình thức một danh từ (biết

Page 64: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

53

mặt nhưng không biết tên), cụm danh từ (biết cách lấy lòng), tính từ (biết sai), động từ

(biết đùa), cụm động từ (biết nói đùa), một mệnh đề (biết anh ta đã quên chuyện cũ).

2.3.1.2. Chu tố và các vai nghĩa

Ngoài các diễn tố đảm nhận các vai nghĩa thuộc "phần cứng" như đã nói, động

từ nhận thức có thể mở rộng thêm một số chu tố đảm nhận các vai nghĩa không bắt

buộc để chỉ vị trí, nguồn, cách thức, mục đích, nguyên nhân, thời lượng, thời điểm, v.v.

của hoạt động, của trạng thái nhận thức. Thường gặp nhất là các loại chu tố sau:

i) Chu tố đảm nhận vai địa điểm, vị trí (location): chu tố này chỉ nơi chốn của

sự tình, vị trí tồn tại của hoạt động. Vd: 68) Nó nghĩ thầm trong bụng: “Nói thế mà

không sợ người ta cười!”.

ii) Chu tố đảm nhận vai nguồn (source): 69) Tôi biết điều đó từ cha tôi.

iii) Chu tố đảm nhận vai cách thức (manner): 70) Tôi hiểu rõ điều anh nói.

iv) Chu tố đảm nhận vai mục đích (purpose): 71) Biết để mà rút kinh nghiệm.

v) Chu tố đảm nhận vai nguyên nhân (reason): 72) Lan phải tính toán chi li vì

nhà quá nghèo.

vi) Chu tố đảm nhận vai thời lượng: là chu tố chỉ thời gian kéo dài của hành

động, quá trình, trạng thái. Vd: 73) Ông ta suy nghĩ một lúc rồi mới nói.

vii) Chu tố đảm nhận vai thời điểm: chỉ thời điểm của sự tình, vd: 74) Người ta

đã tiên đoán điều này từ nhiều năm trước.

Tóm lại, với tư cách là yếu tố trung tâm của câu, động từ nhận thức có một số

lượng tham tố, mỗi tham tố như vậy được gán định một vai nghĩa nào đó, đây chính là

cấu trúc tham tố của động từ. Các vai nghĩa nêu trên là các vai nghĩa phổ biến chứ

chưa phải là một danh sách đầy đủ. Bên cạnh tính phổ quát của các vai nghĩa, chúng

tôi cũng nhìn thấy những đặc thù của các diễn tố trong sự thực hành các vai nghĩa khi

nó đi cùng động từ nhận thức mà các kiểu loại động từ khác không có.

2.3.2. Phân loại động từ nhận thức theo tham số ngữ nghĩa [+/- động] và [+/-

chủ ý]

Với 211 động từ nhận thức được thống kê trong từ điển (xem phụ lục 1), có 18

động từ có 2 tư cách vừa là một động từ hành động vừa là một động từ trạng thái hoặc

vừa là một động từ trạng thái vừa là một động từ chỉ quá trình, do đó chúng ta có 229

trường hợp được khảo sát (xem phụ lục 7). Chẳng hạn, cũng là động từ nghĩ, nhưng

với nghĩa thứ 1: vận dụng trí tuệ vào những gì đã nhận biết được, rút ra nhận thức

mới… - nghĩ có tư cách của một động từ hành động với đặc trưng [+động , +chủ ý],

Page 65: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

54

nhưng với nghĩa thứ 3: có nhận định dè dặt sau khi đã nghĩ - nó có tư cách của một

động từ chỉ trạng thái với đặc trưng [ - động, - chủ ý]. Tương tự là các động từ như: lo,

tin, nghi,v.v. Từ đó ta có bảng tổng hợp sau:

Động từ nhận thức Số lượng Tỉ lệ (%) Ví dụ

Chỉ hành động 116 ≈ 51 nghĩ (Tôi đang nghĩ cách đối phó.)

Chỉ trạng thái 95 ≈ 41 nghĩ (Tôi nghĩ chuyện này nên giữ kín.)

Chỉ quá trình 18 ≈ 8 sáng mắt (Bây giờ nó mới sáng mắt ra.)

Tổng 229 100%

Bảng 2.5. Phân loại động từ nhận thức theo tham số ngữ nghĩa [+/- động] và [+/- chủ ý]

2.3.2.1. Động từ chỉ hành động nhận thức

Đó là những động từ được đặc trưng bởi hai thuộc tính: [+động] và [+chủ ý],

nghĩa là những động từ này biểu thị những hoạt động có thể xảy ra, diễn ra do chủ ý

của con người, có sự điều khiển của con người, điển hình như: nghĩ, tính, tính toán,

đoán, suy, suy xét, suy luận, suy diễn, suy đoán, suy ngẫm, động não, tư duy, v.v. Loại

này có số lượng nhiều nhất, với 116/229 trường hợp được khảo sát - chiếm gần 51%

(xem phụ lục số 7). Đáng chú ý là những điểm sau:

i) Tính [+động] ở đây có ý nghĩa tương đối, không phải quan sát, tri giác một

cách trực quan như các hành động vật lí (đánh, bẻ, chạy) vì hoạt động nhận thức vốn

trừu tượng, nó phải được hiểu là có sự xảy ra, diễn ra và diễn tiễn trong thời gian.

ii) Là một động từ [+động] nên chúng có thể đi với từ chỉ tốc độ thực hiện, sự

khởi đầu hay sự kết thúc của hành động, cách thức bắt đầu hay kết thúc (bèn, bỗng, đột

nhiên, liền, suýt, v.v), vd: 75) Đột nhiên tôi nghĩ: “Lẽ nào anh ta nói thật?”; 76) Nghe

tin, tôi liền nghĩ đến Nam; và có thể có bổ nghĩa là một vị từ chỉ tốc độ (nhanh, chậm,

v.v), vd: tính nhanh/chậm .

iii) Do [+chủ ý] nên hành động nhận thức thường bao hàm ý chủ động, có khả

năng kết hợp với những từ biểu thị ý chí của chủ thể: hứa, định, dám, cố. Chẳng hạn:

77) Tôi hứa sẽ suy nghĩ kĩ về vấn đề này. Các động từ chỉ trạng thái không có khả năng

này vì [-chủ ý]), vd: 78) *Tôi hứa hiểu/biết việc này.

iv) Cao Xuân Hạo (1991) xếp những hành động tinh thần như: tư duy, nghĩ

ngợi, tính toán, v.v. vào:

+ vị từ vô tác (hành động không tác động đến một đối tượng nào);

Page 66: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

55

+ không di chuyển (phân biệt với loại di chuyển có hướng như: vào, ra; phân

biệt với không có hướng như chạy; phân biệt với không di chuyển nhưng có cử động

như đứng dậy);

+ thuộc kiểu ứng xử: “làm một việc gì đó có tính chất ứng xử với tình thế” [19,

tr.434] (ứng xử trong tinh thần, theo cách hiểu của chúng tôi).

Khác với Cao Xuân Hạo, khi phân chia các tiểu loại vị từ hành động, Nguyễn

Thị Quy (1995) xem vị từ chỉ hành động nhận thức là:

+ vị từ tác động, một kiểu tác động về tinh thần, theo cách hiểu của chúng tôi);

+ thuộc tiểu loại vị từ tạo tác, do đó có thể kết hợp với ra với ý nghĩa chỉ thành

quả, chỉ sản phẩm tinh thần, theo bà, “nhận thức ra, nghĩ ra một điều gì cũng là tạo tác,

dù trong lĩnh vực tinh thần” [32, tr.109].

Ở đây, chúng tôi tán thành quan điểm của Cao Xuân Hạo, xếp những hành

động tinh thần như: tư duy, nghĩ ngợi, tính toán vào động từ vô tác, nghĩa là không

tác động đến một đối tượng nào. Trong cách thể hiện của tiếng Việt cũng như tiếng

Anh, chúng có một bổ ngữ trực tiếp, khiến ta tưởng như hành động đó tác động đến

đối tượng, thật ra đó là một hành động vô tác, chỉ là một kiểu ứng xử trong tinh thần

nhằm mục đích nhận thức đối tượng, chứ không nhằm tác động đến đối tượng. Với các

động từ này, chủ thể tự thân tiến hành hành động, không di chuyển. Song, cũng như

Nguyễn Thị Quy, chúng tôi thừa nhận chúng là động từ tạo tác, sự tạo tác diễn ra

trong đầu óc của chủ thể, bởi muốn nghĩ cách giải bài toán, tính đường làm ăn, thì

cách giải bài toán, đường làm ăn đó phải chưa có, nay mới nghĩ, mới tính. Chúng tôi

quan niệm, ứng xử với tình thế (theo cách gọi của Halliday 1985, Cao Xuân Hạo 1991)

thực chất là một kiểu ứng xử trong tinh thần, kết quả của ứng xử tinh thần chính là tạo

tác ra một cái gì đó (cách giải bài toán, đường làm ăn, v.v.).

Có thể hình dung động từ chỉ hành động nhận thức sở hữu các thuộc tính ngữ

nghĩa sau: [+vô tác] +[- di chuyển] +[ứng xử tinh thần] +[tạo tác trong tinh thần]

2.3.2.2. Động từ chỉ trạng thái nhận thức: là những động từ được đặc trưng bởi hai

thuộc tính: [- động] và [- chủ ý], nghĩa là chúng thường kéo dài, có tính ổn định nhưng

không chủ ý, có thể tri giác được tình trạng tồn tại của nó, song chỉ biết nó thay đổi

khi có sự thay thế và tồn tại của một trạng thái khác mà thôi, có thể kể đến các động từ

sau: biết, hiểu, nhớ, quên, lầm, lộn, rành, sành, v.v, số này có 95/229 trường hợp được

khảo sát, chiếm 41 % tổng số. (xem phụ lục 7)

Page 67: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

56

i) Thuộc tính [- động ] của trạng thái nhận thức cho phép tình trạng đó xuất hiện

trước khi nói, tiếp tục tồn tại trong và sau khi nói. Chẳng hạn: 84) Tôi biết việc đó thì

trạng thái biết xuất hiện trước khi nói, tiếp tục tồn tại trong và sau khi nói, tồn tại mãi

cho đến khi nào quên mới thôi.

ii) Do [- chủ ý] nên động từ chỉ trạng thái nhận thức không có khả năng tham

gia vào những kết cấu có ý nghĩa cầu khiến: * Mời anh biết, * Bố sai Nam quên, * Xin

anh biết/hiểu (trong khi hành động cho biết hoặc hiểu cho lại có khả năng này, vì

[+chủ ý], ví dụ: Xin anh cho biết ý kiến về những vấn đề ấy, Xin anh hiểu cho tôi).

iii) Hiện tượng kiêm loại động từ - tính từ với 27 trường hợp rơi vào nhóm động

từ chỉ trạng thái vì như đã nói, trạng thái là một hiện tượng tĩnh, ổn định trong thời

gian- đây cũng là đặc điểm của một tính từ chỉ tính chất.

2.3.2.3. Động từ chỉ quá trình nhận thức: là những động từ được đặc trưng bởi hai

thuộc tính: [+động] và [-chủ ý], nghĩa là những hoạt động không do chủ ý của chủ thể

nhưng vẫn cứ diễn ra, tiêu biểu như: vỡ, vỡ lẽ, vỡ vạc, giác ngộ, nhận ra, v.v, số này có

18/229 động từ, chiếm 8% tổng số các trường hợp được khảo sát.

i) Tính [+động] ở đây, như đã nói, nên được hiểu là có sự xảy ra, có diễn biến

trong một khoảng thời gian. Cách hiểu về quá trình cũng cần linh hoạt, không nhất

thiết phải quan sát được như quá trình vật lí (rơi, ngã, phai). Ở đây, nghiệm thể (người

trải nghiệm một quá trình) không biết các quá trình (sáng mắt, vỡ vạc, v.v.) diễn ra từ

lúc nào, có sự chuẩn bị từ lúc nào, chỉ biết rằng kết quả có tính thời điểm của nó ở hiện

tại là kết quả của một quá trình mà ắt phải có diễn biến từ trước, có sự chuẩn bị, khởi

động từ trước.

ii) Một động từ chỉ trạng thái nhận thức đặc trưng bởi thuộc tính [-động] (tức

không có sự thay đổi, trước sau như một) hoàn toàn có thể chuyển thành động từ chỉ

quá trình nhận thức với thuộc tính [+động] nhờ đi kèm các trợ từ: ra, đi, được, lại như

biết được, hiểu ra, quên đi, nhớ lại, v.v. Bấy giờ, các động từ này trở thành động từ chỉ

quá trình là bởi nó liên quan đến một sự thay đổi (từ không biết, chưa biết biết

được; từ không hiểu, chưa hiểu hiểu ra; không quên, chưa quên quên đi; không

nhớ, chưa nhớ nhớ lại).

Về mặt phương pháp, chúng tôi cũng lưu ý:

i) Tuy thừa nhận vai trò của động từ trung tâm trong việc tổ chức sự tình, song,

chúng tôi cũng lưu ý, sự phân loại động từ nhận thức thành các tiểu loại hành động,

Page 68: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

57

trạng thái, quá trình chỉ có giá trị tương đối bởi sự xuất hiện của các yếu tố đi kèm (bổ

ngữ, trạng ngữ, v.v.) cũng như vùng nghĩa mà nó hoạt động (đối với trường hợp đa

nghĩa) sẽ quyết định nghĩa thực sự mà nó có trong một câu nói cụ thể, sẽ quyết định

kiểu sự tình của câu. Tình hình này đã được chúng tôi chú ý trong quá trình phân loại:

có 18 động từ có nhiều hơn một tư cách (được chúng tôi đánh dấu *, xem phụ lục số 7)

như: nghĩ, nghi, tin. Vd:

79) Anh nghi nó là thủ phạm? (trạng thái nghi tồn tại trong đầu óc của nghiệm

thể, dù anh ta có muốn hay không [- chủ ý])

80) Anh đừng nghi nó mà tội! (chủ thể kiểm soát được hành động nghi[+chủ ý])

Là một động từ chỉ hành động nhận thức, nghĩ trong tiếng Việt có thể hoạt động

với những kết cấu cầu khiến, ý nghĩa tiếp diễn, quá khứ, tương ứng với think trong

tiếng Anh có thể xuất hiện ở thức mệnh lệnh, thể tiếp diễn, thì quá khứ, v.v. như các

vd sau: 81) Nghĩ rồi trả lời! (Think before you answer!) (Vd của Perrson 1993)

82) Tôi đang nghĩ về Jones. (I’m thinking about Jones.) (Vd của Perrson 1993)

83) Đừng nghĩ tiệc đứng ở ngoài trời chỉ thỉnh thoảng mới tổ chức hay tổ chức

theo mùa! (Don’t think barbecue cooking is just sometime, or seasonal!)

(Vd của Perrson 1993)

84) Trước đây tôi nghĩ họ thiếu khôn ngoan. (Before I thought they were stupid.)

(Vd của Perrson 1993)

Trong khi, nghĩ (think) với tư cách một động từ chỉ tình trạng nhận thức, phản

ánh nhận định, ý kiến chủ quan của người nói thì bấy giờ những đặc điểm ngữ pháp

của một động từ chỉ hành động (cấu trúc cầu khiến, ý nghĩa tiếp diễn, quá khứ, v.v.

trong tiếng Việt và thức mệnh lệnh, thể tiếp diễn, thì quá khứ, v.v. trong tiếng Anh) bị

khóa lại, nghĩ (think) chỉ xuất hiện ở thì hiện tại bất định. Vd:

85) Tôi nghĩ họ thiếu khôn ngoan. (I think they’re stupid.)

Một hành động, một quá trình nghĩ như trong câu 82, 84 diễn tiến và được xác

định trong một khoảng thời gian, nhưng một nhận định với nghĩ như câu 85 lại vô hiệu

với [+thời gian], không cần xác định về thời gian.

Có thể hình dung những động từ có nhiều hơn một tư cách qua sự giao nhau

của các mô hình sau: 18 trường hợp có hai tư cách động từ. Theo đó, có 15 động từ có

thể vừa có tư cách của một động từ chỉ hành động vừa có tư cách của một động từ chỉ

Page 69: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

58

trạng thái, bao gồm: cho (rằng/là), hồ nghi, lo, mê hoặc, nghi, nghi hoặc, nghi ngờ,

nghi vấn, nghĩ, ngờ, ngờ vực, ngỡ, ngợ, nhận thức, tin.

Mô hình 2.1. Sự giao nhau giữa động từ chỉ hành động nhận thức

và động từ chỉ trạng thái nhận thức

Cũng vậy, có 3 động từ có thể hoạt động như một động từ chỉ quá trình, có thể

hoạt động như một động từ chỉ trạng thái, đó là: thấm nhuần, giác ngộ, thấy.

Mô hình 2.2. Sự giao nhau giữa động từ chỉ quá trình nhận thức

và động từ chỉ trạng thái nhận thức

ii) Ngoài những đặc điểm riêng có của mỗi tiểu loại động từ nhận thức, một đặc

trưng hình thức chung để tập hợp các động từ nhận thức, bất luận hành động, trạng thái

hay quá trình, đó là: có thể có bổ ngữ là một mệnh đề biểu thị một nhận định thường

bắt đầu bằng rằng, là.

2.4. Tiểu kết

Từ cách tiếp cận của ngữ pháp cấu trúc và ngữ pháp chức năng, chúng tôi nhận thấy:

i) Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức không thuần nhất về đặc điểm ngữ

pháp vì nó bao gồm những tiểu nhóm khác nhau về ý nghĩa khái quát: nhóm biểu thị

hành động, nhóm biểu thị trạng thái, nhóm biểu thị quá trình nhận thức. Từ đây, cần

căn cứ vào từng kiểu loại mà có những khả năng kết hợp với thành tố trước và sau.

động từ chỉ

trạng thái nhận

thức

động từ chỉ

hành động nhận thức

động từ chỉ

quá trình nhận thức

động từ chỉ

trạng thái nhận thức

15

động

từ

3

động

từ

Page 70: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

59

ii) Động từ chỉ hoạt động nhận thức luôn là động từ 2 diễn tố, trong đó bao giờ

cũng có một diễn tố đảm nhận vai tác thể hoặc nghiệm thể, diễn tố còn lại thường biểu

thị vai nội dung của sự hiểu biết.

iii) Việc phân tích cấu trúc tham tố của động từ nhận thức đã làm sáng rõ bản

chất của hoạt động nhận thức trong quá trình ngôn ngữ hóa. Dễ thấy hoạt động này

thường là ngoại hướng - chủ động hướng vào đối tượng nhận thức, điều này thể hiện ở

nhóm động từ chỉ hành động nhận thức. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này có thể nội

hướng - hướng vào chủ thể, đánh giá chủ thể nhận thức, điều này thể hiện ở nhóm động từ

chỉ trạng thái. Chủ thể nhận thức cũng có lúc xuất hiện với tư cách là nghiệm thể, bị động

trải nghiệm các quá trình nhận thức, điều này phản ánh qua nhóm động từ chỉ quá trình.

iv) Sự phân loại động từ căn cứ vào các tham số ngữ nghĩa: [+/-động] và [+/-chủ

ý] tỏ ra có hiệu quả song không thể có một kết quả triệt để vì nó phụ thuộc vào ngữ

cảnh, chúng tôi chú ý đến ngữ cảnh song không tuyệt đối hóa vì khó mà bao quát được

hết các ngữ cảnh mà một từ xuất hiện.

v) Ngoài chức năng cú pháp thông thường, động từ nhận thức có một chức năng

cú pháp- ngữ nghĩa đặc biệt, đó là khả năng biểu thị thái độ mệnh đề. Không phải động

từ nhận thức nào cũng có khả năng này, chỉ một số không lớn trong đó, nhưng lại có

tần số sử dụng cao và khó có yếu tố thay thế. Thường gặp nhất là các động từ: biết,

nghĩ, tin, ngờ, nhầm, đoán. Ở đây, chúng tôi chú ý hơn đến cấu trúc Tôi nghĩ và cấu

trúc zero chủ ngữ+nghĩ+ mệnh đề trong sự liên hệ với tiếng Anh, từ đó đặt vấn đề liệu

có hay không khả năng ngữ pháp hóa hoặc những biểu hiện ngữ pháp hóa của chúng

trong mỗi ngôn ngữ.

vi) Nhìn chung, bên cạnh những đặc điểm ngữ pháp chung của một động từ,

động từ nhận thức vẫn mang những đặc điểm ngữ pháp riêng, có thể phân biệt với các

nhóm động từ khác. Cụ thể, sự phân biệt nó với động từ tri giác thể hiện ở bổ ngữ chỉ

đối tượng nhận thức, ở diễn tố điển hình đảm nhận vai tác thể hoặc nghiệm thể; sự

phân biệt nó với những động từ nói năng là ở nội dung phóng chiếu; sự phân biệt nó

với động từ tâm lí-tình cảm là ở ý nghĩa tình thái hóa khi chúng đi vào những cấu trúc

chêm xen; khả năng chêm xen cũng là tiêu chí ngữ pháp để khu biệt động từ nhận thức

với động từ chỉ hoạt động vật lí.

Page 71: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

60

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT

(LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

Ở chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu cấu trúc ngữ nghĩa của cả nhóm dựa vào

hai tiêu chí: [+/- nét nghĩa đánh giá hoạt động] và [+/- TGĐ]; sau đó đi sâu tìm hiểu

các quan hệ ngữ nghĩa phổ quát (quan hệ đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa) của vùng

trung tâm với những động từ đại diện cho nhóm bao gồm: nghĩ, biết, hiểu - đó là

những động từ “bỏ xa” các động từ khác về tần số xuất hiện cũng như khả năng làm

xuất phát điểm cho việc sản sinh ra từ mới; cuối cùng chỉ ra một số đặc điểm ngữ

nghĩa đặc thù của nhóm này, đó là: i) ranh giới ngữ nghĩa không dứt khoát với động

từ tâm lí - tình cảm (tiêu biểu như tin, sợ, nghĩ), ii) hiện tượng chuyển nghĩa của động

từ tri giác mà tiêu biểu là động từ thấy vào nhóm này, iii) khả năng tham gia vào

những kết cấu đặc biệt để biểu thị nghĩa tình thái.

3.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt

3.1.1. Dựa vào tiêu chí [+/- nét nghĩa đánh giá hoạt động] trong cấu trúc nghĩa

của động từ

3.1.1.1. Nhóm động từ nhận thức tự thân mang nét nghĩa đánh giá hoạt động

Hoạt động nhận thức là một loại hoạt động cực kì trừu tượng và phức tạp, mặc

dù không thể quan sát trực tiếp nhưng để có được hiểu biết về đối tượng, chúng ta sử

dụng hoạt động này một cách thuần thục và thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.

Cũng vì thế, nó thường đòi hỏi có sự đánh giá về chính bản thân hoạt động, theo đó

một số sự đánh giá được cấu trúc ngay trong ngữ nghĩa của động từ, số này chiếm 53%

(112/211 động từ, xem phụ lục 2). Lúc này động từ cơ bản bao gồm 2 nét nghĩa (tạm

gọi là A và B), trong đó:

A - nét nghĩa chỉ hoạt động nhận thức và B - nét nghĩa đánh giá hoạt động.

Nét nghĩa đánh giá hoạt động được thể hiện ở các tiêu chí sau:

i) Đánh giá về khả năng hiểu biết: am tường, am hiểu, thấu suốt, thấu hiểu,

thông, thông hiểu, thông thạo, thông suốt, thông tỏ, tỏ tường, sành, rành, mù tịt, v.v.

am hiểu: hiểu biết tường tận

A B

mù tịt: hoàn toàn không biết

B A

Nhóm này có thể chia làm hai nhóm nhỏ:

Page 72: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

61

[+ khả năng hiểu biết]: am tường, am hiểu, thấu suốt, thấu hiểu, thông, thông

hiểu, thông suốt, thông tỏ, tỏ tường, v.v.

[- khả năng hiểu biết]: mù tịt

ii) Đánh giá về cường độ làm việc của trí óc: đào sâu, động não, nặn óc,

ngẫm, ngẫm nghĩ, suy ngẫm, bù đầu, v.v.

động não: (vận dụng nhiều đến trí óc), suy nghĩ nhiều và sâu

A B

nghiền ngẫm: suy nghĩ lâu và kĩ càng, trở đi trở lại nhiều lần

A B

iii) Đánh giá về khả năng tập trung của hoạt động: mải, mải mê, mải miết,

chú ý, vùi đầu, lưu tâm, để tâm, chú tâm, chuyên chú, chuyên tâm, lơ đãng, v.v.

Nhóm này chia làm hai nhóm nhỏ:

[+ khả năng tập trung của hoạt động]: mải, mải mê, mải miết, chú ý, vùi đầu,

lưu tâm, để tâm, chú tâm, chuyên chú, chuyên tâm, v.v.

[- khả năng tập trung của hoạt động]: lơ đãng, lơ là, v.v.

iv) Đánh giá tính chân lí của hoạt động: hoang tưởng, ảo tưởng, lầm tưởng,

nhận chân, suy diễn, ngộ nhận, v.v.

ngộ nhận: hiểu sai, nhận thức sai

A B A B

nhận chân: nhận thức đúng (một sự thật, một chân lí nào đó)

A B

Nhóm này có thể chia làm hai nhóm:

[+ tính chân lí]: nhận chân

[- tính chân lí]: ngộ nhận, hoang tưởng, ảo tưởng, lầm tưởng, v.v.

v) Đánh giá khả năng vận dụng hiểu biết vào hoạt động thực tiễn: thông

thuộc, thông thạo, thấm nhuần, quán triệt, v.v.

thông thạo: hiểu biết tường tận và làm được một cách thành thạo

A B

quán triệt: hiểu thấu đáo và thể hiện trong hành động

A B

vi) Đánh giá cách thức hoạt động

Biểu hiện về cách thức của hoạt động do động từ nhận thức đảm nhiệm hết sức

phong phú, đó có thể là sự chuẩn bị trước của hoạt động: trù tính, định liệu, tiên liệu,

tiên đoán, lo xa, dự đoán, dự kiến, dự toán, dự tính, v.v; có thể là những biểu hiện khác

nhau của trạng thái quên: quên bẵng, quên khuấy, quên béng, v.v; là sự phong phú của

trạng thái rối: rối tinh, rối mù, rối tung, v.v; là những sắc thái khác nhau của khả năng

thuộc: thuộc làu, thuộc lòng, v.v. Vd:

Page 73: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

62

định liệu: nghĩ sẵn trước cách giải quyết

A B

thuộc làu: thuộc đến mức có thể nói lại hoặc kể ra hoàn toàn chính xác và

trôi chảy A B

3.1.1.2. Nhóm động từ nhận thức tự thân không mang nét nghĩa đánh giá

hoạt động

Nhóm này chiếm 47% (99/211 động từ), bao gồm: trạng thái nhận thức như:

biết, hiểu, nhớ, quên v.v; hành động nhận thức như: nghĩ, suy nghĩ, xem xét, suy luận,

tính, tính toán, v.v; và quá trình nhận thức như: tỉnh ngộ, hồi tâm, v.v.

Đối với nhóm này, nếu cần đánh giá, thường kết hợp với tính từ ở phía sau và

sự đánh giá hoạt động do tính từ đảm nhiệm được đặt ở nhiều tiêu chí khác nhau:

i) Mức độ nhận thức

+ Tính từ thể hiện mức độ nhận thức được đánh giá cao, vd: tính (cặn kẽ), suy

nghĩ (chín chắn, già dặn), hiểu (thấu đáo, rõ), biết (tường tận, rõ), v.v.

+ Tính từ thể hiện mức độ nhận thức được đánh giá thấp, vd: suy nghĩ (ấu trĩ,

ngu ngốc, thiển cận, nông cạn, nông nổi, v.v.

ii) Tốc độ, năng lực thu nhận, xử lí

+Tính từ chỉ tốc độ, năng lực thu nhận, xử lí tích cực, vd: tính/tính toán (mau,

nhanh, suy nghĩ (nhanh nhạy), v.v.

+ Tính từ chỉ tốc độ, năng lực thu nhận, xử lí hạn chế, vd: tính (chậm, chậm chạp),

suy nghĩ (cứng nhắc), v.v.

iii) Khả năng tập trung của hoạt động nhận thức

+ Tính từ thể hiện khả năng tập trung cao của hoạt động, vd: suy nghĩ miệt mài

+ Tính từ thể hiện tính không tập trung của hoạt động, vd: suy nghĩ (mông lung,

lan man)

iv) Tính nghiêm túc của hoạt động

+ Tính từ thể hiện tính nghiêm túc của hoạt động, vd: tính toán (cẩn thận, kĩ

càng), suy nghĩ (kĩ, kĩ càng), v.v.

+ Tính từ thể hiện tính không nghiêm túc của hoạt động, vd: tính toán (cẩu thả)

v) Tính chân lí của hoạt động

+ Tính từ thể hiện tính chân lí của hoạt động, vd: nhận thức (đúng, đúng đắn),

suy nghĩ (đúng đắn, thiết thực, khách quan), tính (đúng, sát), suy luận (logic), biết

(đích xác), v.v.

+ Tính từ thể hiện tính sai lầm của hoạt động, vd: tính (sai, nhầm, lộn), hiểu

biết (sai lệch), suy nghĩ (lệch lạc, vẩn vơ, vớ vẩn, viễn vông,v.v.)

Page 74: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

63

Chúng ta có bảng tổng hợp về cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ biểu thị

hoạt động nhận thức trong tiếng Việt dựa vào khả năng [+/- nét nghĩa đánh giá hoạt

động] như sau:

Cấu trúc ngữ nghĩa Số lượng Tỉ lệ (%)

[+ nét nghĩa đánh giá hoạt động] 112 53

[- nét nghĩa đánh giá hoạt động] 99 47

Tổng 211 100

Bảng 3.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ nhận thức theo tiêu chí

[+/- nét nghĩa đánh giá hoạt động]

3.1.2. Dựa vào tiêu chí [+/- TGĐ] trong cấu trúc nghĩa của động từ chỉ hoạt động

nhận thức

3.1.2.1. Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức không có TGĐ

Không phải các động từ chỉ hoạt động nhận thức đều có TGĐ, chẳng hạn, các

động từ như: nghĩ, tin, nghi, ngờ, đoán, cho rằng, thấy, hiểu, cảm thấy, hình dung, quan

niệm, v.v. là những vị từ vô hàm, số này chiếm 82% (173/211 động từ).

3.1.2.2. Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức có TGĐ

Nhóm này chiếm 18% (38/211 động từ, xem phụ lục số 3), trong đó chúng tôi

chú ý đến các tiểu nhóm sau:

i) Nhóm có TGĐ về điều được biểu thị trong mệnh đề bổ ngữ là đúng sự

thật (vị từ hàm thực)

Đi sau những động từ nhận thức như: biết, hay, nhận chân, nhận ra, vỡ lẽ, vỡ

vạc, giác ngộ, v.v, có thể có bổ ngữ là một mệnh đề, lúc này chúng sẽ TGĐ về điều

được biểu thị trong mệnh đề bổ ngữ là đúng sự thật.

Xét ví dụ sau (vd của Hoàng Phê 2003): 86) Như biết (rằng/là) Hoàng giỏi lí.

Trong câu 86, biết TGĐ rằng Hoàng giỏi lí là điều đúng sự thật. Điều này lộ rõ

khi chúng ta so sánh hai câu ghép dưới đây:

87) Như biết Hoàng giỏi lí nên cũng không ngạc nhiên khi Hoàng đoạt giải quốc gia.

88) * Như biết Hoàng giỏi lí nhưng thực ra Hoàng rất kém môn này.

Câu 87, việc Hoàng giỏi lí được thực tế xác nhận (Hoàng đoạt giải quốc gia).

Câu 88 là một câu không được chấp nhận vì vi phạm logic ngữ nghĩa của động từ biết,

biết luôn cung cấp một nguồn thông tin chân thực, đằng này, vế thứ 2 của câu ghép đã

phủ nhận nguồn thông tin (Hoàng giỏi lí) mà mệnh đề bổ ngữ của biết cung cấp.

89) Như không biết Hoàng giỏi lí nên rất ngạc nhiên khi Hoàng đoạt giải quốc gia.

90) * Như không biết Hoàng giỏi lí và về sau càng nhận ra là Hoàng kém môn này.

Tương tự:

(Vì sao tối qua Lan không đến?)

91) Tôi nghĩ Lan quên nhưng hóa ra không phải

Page 75: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

64

=>nghĩ không có TGĐ, việc tôi nghĩ có thể đúng với sự thật mà cũng có thể sai.

92)* Tôi biết Lan quên nhưng hóa ra không phải => biết mã hóa niềm tin của

người nói, TGĐ hiểu biết của người nói ở P là đúng sự thật nên sau nó không thể là

“hóa ra không phải”=> không được chấp nhận về mặt logic ngữ nghĩa.

ii) Nhóm có TGĐ về điều được biểu thị trong mệnh đề bổ ngữ là sai sự

thật (vị từ hàm ngụy)

Nhóm này bao gồm các động từ sau: tưởng, ngỡ,

tưởng, ngỡ

TGĐ có một điều sai sự thật

TB (nhưng) điều này được cho là đúng

Xem xét tưởng được dùng trong hai câu sau:

93) Như tưởng Hoàng giỏi lí, nhưng thật ra Hoàng rất kém môn này.

94) * Như tưởng Hoàng giỏi lí, và quả nhiên Hoàng giỏi lí thật.

Câu 93, Hoàng giỏi lí là điều không đúng sự thật, điều này được sự thật của vế

thứ hai xác nhận. Câu 94 không chấp nhận được vì sự thật nằm vế thứ hai của câu mâu

thuẫn về nghĩa với tưởng ở vế 1.

Nghĩ, cho rằng/là, tin, như đã nói, không hề giả định về tính đúng sai của thông

tin ở mệnh đề bổ ngữ, mệnh đề đi sau nghĩ, tin, cho rằng/là có thể đúng, cũng có thể

sai sự thật: 95) Như nghĩ/cho/tin là Hoàng giỏi lí, nhưng thật ra Hoàng rất kém môn

này; 96) Như nghĩ/cho/tin là Hoàng giỏi lí, và quả nhiên Hoàng giỏi thật.

Tưởng và ngỡ do đó thường xuất hiện trong những ngữ cảnh diễn tả sự thất

vọng của người nói đối với điều được nói đến. Vd:

97) Tưởng cho ta cả thiên thu/Hóa ra một chút sương mù trên tay. (HPNT)

98) Ngỡ là phu quý phụ vinh/Ai ngờ một phút tan tành thịt xương. (TK)

Chúng ta có bảng tổng hợp về cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ biểu thị

hoạt động nhận thức trong tiếng Việt dựa vào khả năng [+/ - TGĐ] như sau:

Cấu trúc ngữ nghĩa Số lượng Tỉ lệ (%)

[+ TGĐ] 38 18

[- TGĐ] 173 82

Tổng 211 100

Bảng 3.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ nhận thức theo tiêu chí [+/- TGĐ]

Xem xét cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức xét từ

giá trị thông báo chúng tôi nhận thấy:

i) Không phải tất cả các động từ đều có TGĐ, nhưng xác định được TGĐ sẽ bảo

đảm phân biệt được từ đang được xét với những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, đa nghĩa.

Page 76: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

65

Chẳng hạn: biết, tưởng và nghĩ. Biết và tưởng có TGĐ khác nhau. Biết TGĐ sự việc là

có thật, tưởng lại TGĐ trái lại, sự việc là không có thật; còn nghĩ thì không có TGĐ,

sự việc có thể có thật mà cũng có thể không có thật.

ii) Khi dùng ở ngôi thứ nhất, hai động từ nhận thức ngỡ và tưởng cũng như biết và

hay trong câu phủ định đều hàm ý hoạt động tinh thần đó diễn ra trong quá khứ. Tôi

tưởng rằng P, Tôi ngỡ là P được hiểu là: trước đây tôi tưởng rằng P, bây giờ tôi mới

biết là tôi nhầm... Tôi không biết là P, Tôi không hay rằng P được hiểu là: trước đây,

tôi không biết rằng P, nhưng bây giờ tôi đã biết. Để có thể nói rằng: Tôi tưởng anh đi

rồi, người nói phải biết: ở thời điểm nói mình đã nhầm, việc mình tưởng là không

đúng sự thật và mình không còn tưởng nữa, cái mình tưởng đã thuộc về quá khứ. Để

có thể nói rằng: Tôi không biết anh ở đây, người nói phải biết: anh ở đây là đúng sự

thật, tình trạng không biết của tôi đã chấm dứt trước khi nói câu này, nói cách khác:

quá khứ, tôi không biết điều này, nhưng bây giờ, khi tôi nói câu này thì tôi đã biết.

3.2. Quan hệ ngữ nghĩa của một số động từ chỉ hoạt động nhận thức tiêu biểu

trong tiếng Việt

3.2.1. Hiện tượng đa nghĩa của động từ nghĩ

3.2.1.1. Sự phổ quát của khái niệm NGHĨ

Wierzbicka, người đặt nền móng lí thuyết cho cách tiếp cận siêu ngôn ngữ tự

nhiên ngữ nghĩa (Natuaral Semantic Metalanguage) với các công trình nghiên cứu

1972, 1992, 1994 (cùng với Gorddard), 1996, 2002 đã khẳng định: NGHĨ là một trong

những khái niệm gốc, khái niệm nguyên sơ và phổ quát của con người. Kết quả nghiên

cứu ngôn ngữ qua các nền văn hóa đã cho thấy, mọi ngôn ngữ tự nhiên đều có từ ngữ

để gọi tên cho khái niệm này, chẳng hạn, tiếng Anh là to think, tiếng Pháp là penser,

tiếng Latinh là cogito, tiếng Việt là nghĩ, tiếng Nhật là omou, tiếng Quan Thoại là

xiăng, tiếng Samoan là mantu, tiếng Longgu (ở Australia) là una, tiếng Pitjantjatjara (ở

Australia) là kulini, v.v. Như vậy NGHĨ là một nguyên tố ngữ nghĩa, có năng lực làm

siêu ngôn ngữ để giải thích, minh họa cho các từ phức tạp khác trong hệ thống.

3.2.1.2. Nỗ lực giải nghĩa động từ nghĩ

Thật xác đáng khi Wierzbicka (1998) cho rằng: “Chúng ta hiểu suy nghĩ của

chính chúng ta hơn bất cứ điều gì. Không có gì rõ ràng hơn lời tuyên bố: Tôi là cũng

như Tôi nghĩ. Hiển nhiên chúng ta nhận thức rõ lúc nào là là mà lúc nào là nghĩ.”

[114, tr.298]. Mọi nỗ lực định nghĩa nghĩ trong tiếng Anh và trong các ngôn ngữ khác

vì thế cũng không làm cho nó rõ ràng hơn. Càng giải nghĩa, càng làm cho nó tối nghĩa.

Chẳng hạn, Morris (1973) trong The American Heritage Dictionary of the English

language đã định nghĩa to think như sau:

Page 77: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

66

To think (nghĩ): to have a thought (có ý nghĩ/suy nghĩ)

Thought (ý nghĩ/sự suy nghĩ): the act or process of thinking; cogitation (hành động

hoặc quá trình suy nghĩ; ngẫm)

Cogitation (sự suy ngẫm): 1. thoughtful consideration (sự xem xét kĩ lưỡng); 2. a

serious thought (suy nghĩ nghiêm túc, chín chắn)

Hạn chế của định nghĩa này là ở chỗ:

- Giải nghĩa to think bằng thought mà thought không hề dễ hiểu hơn to think

- Giải nghĩa rơi vào luẩn quẩn vì: giải nghĩa to think bằng thought rồi giải nghĩa

thought bằng cogitation và lại giải nghĩa cogitation bằng thought

Khó khăn mà Morris gặp phải là khó khăn chung của người biên soạn từ điển

bởi một nguyên tắc của việc giải nghĩa là dùng từ dễ, đơn giản để định nghĩa từ khó,

phức tạp, vậy, đến lượt mình, từ dễ sẽ được định nghĩa như thế nào. Vì thế,

Wierzbicka cho rằng: “NGHĨ không thể định nghĩa, nhưng không có nghĩa là không

cần và không thể làm rõ nó bằng bất cứ cách nào.” [114, tr. 300].

3.2.1.3. Nghĩ là một từ đa nghĩa

- Cách tiếp cận của ngữ nghĩa học truyền thống

+ Đối với tiếng Việt: Tính đa nghĩa của nghĩ đã được một số tập thể biên soạn

từ điển như Văn Tân (1969), Hoàng Phê (2011) tiếp cận theo hướng của ngữ nghĩa học

truyền thống. Có thể xem xét các cách giải nghĩa nghĩ dưới đây: nghĩ

1. vận dụng trí tuệ để suy xét, tìm tòi. Nghĩ mãi mới tìm ra manh mối; nghĩ mưu;

2. xét ra. Sự đời nghĩ cũng nực cười/Một con cá lội mấy người buông câu. (cd)

3. có ý kiến. Họ đề nghị như vậy, anh nghĩ thế nào?

4. để ý, lưu tâm. Phải nghĩ cho tương lai của nó!

5. tưởng nhớ đến. Đi xa, lúc nào cũng nghĩ về quê hương.

(Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên)

nghĩ

1. vận dụng trí tuệ vào những gì đã nhận biết được, rút ra nhận thức mới để có ý kiến,

sự phán đoán, thái độ. nghĩ cách đối phó

2. nhớ đến, tưởng đến. nghĩ về cha mẹ

3. cho là, cho rằng (sau khi đã nghĩ). Mình vẫn nghĩ là anh ấy sẽ đến.

(Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên)

Rõ ràng, bên cạnh những điểm giống nhau (nghĩa 1 ở cả hai từ điển, nghĩa 5 ở

từ điển Văn Tân tương ứng với nghĩa 2 ở từ điển của Hoàng Phê), việc giải nghĩa giữa

các cuốn từ điển có những khác biệt nhất định về lời giải nghĩa và số lượng nghĩa. Sở

dĩ có tình hình này là do quan niệm về hiện tượng đa nghĩa và xử lí hiện tượng này của

các tác giả có những chỗ không giống nhau.

Page 78: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

67

Các ý nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa nói chung, của nghĩ nói riêng được

phân xuất là nhờ vào văn cảnh mà từ ấy xuất hiện, tức dựa vào những từ bao quanh,

hay đi kèm để tạo cho từ đang được xét tính xác định về nghĩa. Không một nhà biên

soạn từ điển nào không xuất phát từ văn cảnh để phân xuất các ý nghĩa của từ nhưng

kết quả vẫn không giống nhau: Từ điển của Văn Tân cho rằng nghĩ có 5 nghĩa trong

khi nghĩ trong từ điển của Hoàng Phê chỉ có 3 nghĩa.

Việc dựa vào văn cảnh để tách nghĩa của giới Việt ngữ học rất gần với phương

pháp của Fostescue (2001), Fostecue cho rằng cơ sở để tách các nghĩa trong một từ đa

nghĩa là tiêu chí cú pháp, các nghĩa khác nhau sẽ có lối hành xử cú pháp khác nhau,

gắn kết với những mô hình cú pháp khác nhau.

Nếu nghĩ 1 biểu thị một hành động, một quá trình thường xuất hiện trong kết hợp:

đi…lại (vd: nghĩ đi nghĩ lại)

hoặc: nghĩ + phụ tố ra + danh từ/cụm danh từ chỉ sản phẩm của hoạt động

(vd: phương án/kế hoạch/mưu/cách)

hoặc: nghĩ + bổ ngữ chỉ cách thức (vd: kĩ, mãi )

nghĩ + bổ ngữ chỉ thời gian (vd: một lúc, cả đêm)

thì nghĩ 3 biểu thị một trạng thái nhận thức - có ý kiến (sau khi đã nghĩ) sẽ không thể

kết hợp với các phụ tố và các kiểu bổ ngữ trên, bổ ngữ bấy giờ phải là một mệnh đề, vd:

99) Anh ta nghĩ Hòa nói dối; 100) Tôi nghĩ anh ta sẽ về.

Từ điển Văn Tân phân biệt nghĩ 4 và 5 theo chúng tôi cũng có cơ sở:

nghĩ + phụ tố đến/về/tới + danh từ/cụm danh từ (chỉ người/khái niệm trừu tượng)

=> nghĩ: nhớ . Vd: 101) Đi xa lúc nào cũng nghĩ về mẹ/quê hương

nghĩ + phụ tố cho + danh từ/đại từ

=> nghĩ: để ý, lưu tâm, quan tâm. Vd: 102) Anh thật ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình

Ngoài ra, thứ tự trình bày các nghĩa của một từ đa nghĩa trong từ điển nhiều khi

không phản ánh hết mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các nghĩa, dễ gây cho người ta cảm

giác nghĩa 1 phái sinh ra nghĩa 2, nghĩa 2 phái sinh ra nghĩa 3, nghĩa 3 phái sinh ra

nghĩa 4, v.v. Trên thực tế, các nghĩa phái sinh có thể đồng thời đến từ nghĩa gốc chứ

không phải từ một nghĩa đã phái sinh khác. Các nghĩa của nghĩ là một ví dụ. Cứ theo

trình tự giải nghĩa cho nghĩ, chúng ta không thể giải thích tại sao nghĩ 3- cho là/rằng

trong từ điển của Hoàng Phê lại được sinh ra từ nghĩ 2- nhớ đến, tưởng đến. Thực ra

nghĩa 2 và 3 của nghĩ cùng phái sinh từ nghĩ 1 nhưng một bên có thể lí giải từ phương

diện tâm lí: xét về mặt tâm lí học, luôn có một sự kết nối, hòa trộn giữa lí trí với tình

cảm trong thế giới tinh thần thầm kín của con người và điều này được phản ánh qua

Page 79: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

68

việc nghĩ 1 mở rộng ngữ nghĩa vào địa bàn của tình cảm - nghĩ 2: nhớ đến, tưởng đến;

sự mở rộng còn lại thì tuân thủ logic của nhận thức: người ta chỉ có được ý kiến (nghĩ

3) - sản phẩm của nhận thức sau khi đã nghĩ (nghĩ 1).

Từ sự phân tích ở trên, chúng tôi phác thảo cấu trúc đa nghĩa của nghĩ theo cách

tiếp cận truyền thống như sau:

i) vận dụng trí tuệ vào những gì đã biết để suy xét, trù tính, … trong trí não hoặc

rút ra hiểu biết mới; ngẫm. nghĩ cách đối phó; nghĩ kĩ rồi hẵng nói

ii) nhận định, đánh giá, có ý kiến (sau khi đã nghĩ):

a. đoán (không đòi hỏi nhiều nỗ lực trí tuệ). Tôi nghĩ khoảng 8h tàu đến.

b quan niệm. Thôi đi, nhân gian bây giờ đã khác mà thầy vẫn nghĩ theo lối cũ.

c. cho là/ cho rằng (sau khi đã nghĩ). Anh luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác.

d. (đi sau ngôi thứ nhất) thể hiện sự khẳng định dè dặt của người nói đối với

tính xác thực của nội dung mệnh đề. Mình nghĩ cậu nên xin lỗi người ta.

iii) để ý, lưu tâm (để nhận rõ được giá trị, từ đó có cách đối xử thỏa đáng). Phải

nghĩ đến sức khỏe!; Phải nghĩ cho tương lai của nó!

iv) nhớ đến (thường với xúc cảm mãnh liệt). Đi xa lúc nào cũng nghĩ về mẹ.

Việc giải nghĩa này của chúng tôi dựa trên các thuộc tính sau của nghĩ:

Thứ nhất, [+/- nỗ lực của trí tuệ]: Đây là cơ sở để phân biệt nghĩa i với ii a.

Sự phân biệt này liên quan đến một sự thật là một suy nghĩ (sản phẩm của tư

duy) - một nhận thức ngắn gọn, đơn giản về đối tượng nào đó có thể xuất hiện trong

đầu mà không đòi hỏi một nỗ lực nào của ý chí (nghĩa iia). Ví dụ:

(Chị đang nghĩ gì vậy?) 103) Tôi đang nghĩ đến Lan.

(Cậu nghĩ là ai gọi?) 104) Tớ nghĩ/đoán là anh ta.

(Chị biết mấy giờ tàu đến không?) 105) Chị cũng không rõ lắm, nhưng chị

nghĩ/đoán khoảng 8 giờ, bình thường khoảng 8 giờ là nó đến.

Ở thuộc tính này ta thấy, nghĩa của nghĩ đặt cơ sở trên hai vùng:

+ thứ nhất, vùng nghĩ phản ánh phán đoán tức thời của chủ thể nảy sinh trong

khi nói (nghĩa iia = đoán);

+ thứ hai: vùng nghĩa đòi hỏi chủ thể đầu tư trí tuệ để nghĩ (nghĩa i).

Như vậy, hoạt động nghĩ có thể diễn ra bằng việc tiêu hao ít hay nhiều trí tuệ,

do đó chúng ta có những cách nói: nghĩ đại, nghĩ mông lung, nghĩ tầm bậy, v.v, song

một hoạt động nghĩ điển hình thường có sự cân nhắc, xem xét kĩ lưỡng. Cách nói: nghĩ

nát óc, nghĩ nát/hết nước, nghĩ đi nghĩ lại, nghĩ tới nghĩ lui, v.v là một ví dụ.

Page 80: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

69

Thứ hai, [+/- sự đánh giá, nhận định, ý kiến, thái độ]: Đây là cơ sở để phân

biệt nghĩa i với ii.

Sự phân biệt này bắt nguồn từ logic sau: “Một ý kiến, nhận định, một sự đánh

giá chủ quan (nghĩa ii) luôn là kết quả của một quá trình tinh thần, ở đây là nghĩ (nghĩa

i), nói cách khác, sự đánh giá, nhận định, ý kiến, thái độ luôn là sản phẩm của hoạt

động nghĩ, chỉ có thể có được sau khi đã nghĩ.” [51, tr.15]. Chưa hết, khi đã có sự cân

nhắc, xem xét đầy đủ, chín chắn, kĩ lưỡng (như nghĩa i ), nghĩ dễ dàng mở rộng nghĩa

vào địa hạt của niềm tin, phản ánh tính chủ quan của chủ thể (nghĩa ii c, iid). Có thể

suy luận như thế này: người ta chỉ có thể có được niềm tin sau khi đã nghĩ kĩ về nó.

Chưa hết, từ nhận định chủ quan có thể đi với các ngôi (ii c) chỉ đi với ngôi thứ

nhất để phản ánh thái độ của người nói đối với tính xác thực của P (iid).

Không dừng lại ở đó, nếu nghĩ (nghĩa iic) thường phản ánh nhận định của chủ

thể, mà nhận định kiểu này có được thường là do sự phân tích hoàn cảnh cụ thể hiện

thời, vd: 106) Tôi nghĩ chúng ta nên đi (vì không khí lúc này có vẻ căng thẳng).

Trong khi một sự đánh giá đặc biệt - đánh giá để thể hiện quan niệm, quan

điểm lập trường - lại cần dựa trên toàn bộ quan điểm của chủ thể, và nghĩ cũng có thể

hoạt động ở nghĩa này như quan niệm (iib). Bấy giờ, chủ thể giải thích, nhìn nhận đối

tượng không đơn giản là để trình bày ý kiến, đưa ra cái nhìn mà để thể hiện cách nhìn

của họ. Ví dụ:

107) Thôi đi thầy, nhân gian bây giờ khác rồi mà thầy vẫn nghĩ theo lối cũ.

(HTBDHT)

108) Nghĩ mọi thứ đơn giản chút đi!

109) Tôi nghĩ về hôn nhân khác anh.

Như vậy, quan niệm của chủ thể không nhất thiết phải chuyển tải qua “kênh"

quan niệm mà có thể linh hoạt sử dụng động từ nghĩ (và cả xem, coi, nhìn, v.v.). Điều

này ít nhiều phản ánh mối liên hệ mật thiết giữa suy nghĩ, nhận thức của con người với

quan điểm, quan niệm của họ: suy nghĩ, nhận thức thường dựa trên toàn bộ quan điểm

cá nhân, ngược lại, suy nghĩ của chủ thể lại phản ánh lập trường, quan niệm của anh ta

trước một thực tế nào đó.

Thứ ba, [+/- tâm lí – tình cảm]: đây là cơ sở để phân biệt nghĩa i, ii với iii, iv

Xét về mặt tâm lí học, có một sự kết nối giữa lí trí (suy nghĩ/nhận thức) với tình

cảm trong thế giới tinh thần thầm kín của con người và điều này được thể hiện trong

ngôn ngữ. Việc hòa trộn suy nghĩ và tình cảm trong nghĩa của nhiều từ ở các ngôn ngữ

chứng tỏ mối tương quan nghĩ - nhớ trong tiếng Việt không phải là ngoại lệ.

Page 81: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

70

+ Liên hệ tiếng Anh

Cấu trúc đa nghĩa và quan hệ giữa các nghĩa của to think trong tiếng Anh hiện

đại được Persson (1993) phác thảo qua mô hình tam giác với đỉnh là think/ cogitation

(nghĩ/ ngẫm) - đây là một quá trình tinh thần, với hai đáy là kết quả của quá trình

đó, bao gồm: think/probablity/believe (nghĩ/đánh giá về khả năng/tin) và think/

subjective evaluation/find (nghĩ/ đánh giá chủ quan - trực diện/ thấy).

Think ‘cogitate’ (I think deeply about it= Tôi đã nghĩ kĩ về điều này)

‘believe’/ ‘find’ (I think she is pretty = Tôi thấy cô ấy xinh)

‘hold probability - based opinion’

(I think we should help him= Tôi nghĩ chúng ta nên giúp anh ấy)

Mô hình 3.1. Cấu trúc đa nghĩa của think theo cách tiếp cận của

ngữ nghĩa học truyền thống

i) Lối kiến giải này cho thấy 2/3 nghĩa cơ bản của think (cogitate và believe)

tương đương với nghĩ của tiếng Việt, còn sự đánh giá trực diện (find) không phải là

nghĩa của nghĩ trong tiếng Việt.

ii) Ngoài ra, khi tra cứu Từ điển Marriam Webster, chúng tôi thấy: có những

nghĩa của think không có trong tiếng Việt như: think - remember (nhớ), vd: 110) Do

you think where you put it (the key)?(Cậu có nhớ là đã bỏ chìa khóa ở đâu không?);

có những nghĩa mở rộng tương đương với tiếng Việt, chẳng hạn: think – to have

concern (quan tâm), vd: 111) A man must think first of his family (Con người trước

tiên phải nghĩ đến gia đình).

iii) Cũng nói thêm, từ điển này có một quan niệm khá rộng về đa nghĩa khi giải

nghĩa cho think: think có đến 14 nghĩa khác nhau. Có những sắc thái nghĩa được xử lí

là một nghĩa, thực ra sắc thái đó có được không phải do bản thân think quy định mà do

những từ kết hợp với nó quy định, suy cho cùng mỗi một kết hợp cụ thể nào cũng đều

tạo cho từ một sắc thái nghĩa. Cái sắc thái kèm theo như trên chưa thể coi là cơ sở để

tách ra thành các nghĩa khác nhau, nhiều kết hợp khác nhau có thể là khúc xạ từ một

nghĩa duy nhất. Ở đây, cứ đứng trước một kết hợp có think hễ tìm thấy một từ đồng

nghĩa với kết hợp đó thì tách nó ra thành một nghĩa riêng biệt. Vì thế, think có khá

nhiều nghĩa (với những ví dụ tương ứng trong tiếng Việt), chẳng hạn:

Page 82: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

71

i) sử dụng trí tuệ để hiểu hoặc quyết định việc gì đó, vd: Think before you answer!

(Hãy nghĩ kĩ trước khi trả lời!)

ii) ngẫm, vd: I thought deeply about it. (Tôi đã nghĩ rất kĩ về điều đó.)

iii) tưởng tượng, ngờ, vd: Just think how nice it would be to live here. (Tưởng tượng

mà xem, sẽ tuyệt biết bao nếu sống ở đây.); Không ai nghĩ bánh chưng có thể đi Tây.

iv) phát minh, vd: He thought up a plan to escape (Anh ta nghĩ cách trốn thoát);

Thương cha nghĩ ra máy thở.

v) dự định, vd: I think I’ll give him a call today (Hôm nay tôi định sẽ gọi cho anh ta);

Em đã nghĩ tới việc mua vàng vì tới đây vàng có thể sẽ lên.

vi) tưởng, vd: We may finish sooner than you think. (Chúng ta kết thúc sớm hơn là

cậu nghĩ.)

vii) đoán, vd: Do you think who called me? (Cậu nghĩ là ai gọi?)

viii) quan tâm, vd: A man must think first of his family. (Con người thì phải nghĩ đến

gia đình mình trước tiên.)

ix) có ý kiến/cho là, vd: I think he should apologize. (Tôi nghĩ anh ta nên xin lỗi.)

Như cách giải nghĩa của chúng tôi (trang 68), những trường hợp i-vii nên xử lí

là một nghĩa: nghĩ i, trường hợp viii là nghĩ iii, còn ix là nghĩ ii d.

- Cách tiếp cận của ngữ nghĩa học tri nhận

Aijmer (1997) đánh giá: “Có lẽ là do khó tính toán bằng cách nào mà các nghĩa

liên quan được với nhau nếu không xem xét đến những thay đổi đồng đại và lịch đại,

vậy nên, nhìn chung, đa nghĩa đã bị ngữ nghĩa học truyền thống đối xử như là “con

ghẻ.” (‘stepchild’, chữ dùng của Aijmer)”. [51, tr.12]

Dưới ánh sáng của ngữ nghĩa học tri nhận, Aijmer (1997) bước đầu đã phác

thảo cấu trúc đa nghĩa của think trong tiếng Anh bằng lược đồ sau:

COGITATION

BELIEF OPINION INTENTION

Mô hình 3.2. Cấu trúc đa nghĩa của think theo cách tiếp cận của ngữ nghĩa học tri nhận

Như vậy ý niệm THINK có điển dạng là COGITATION (NGẪM) và có thể mở

rộng vào phạm vi của BELIEF (NIỀM TIN), OPINION (Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ) - cả

đánh giá trực diện và đánh giá không trực diện, và INTENTION (Ý ĐỊNH). Sự nối kết

giữa một suy nghĩ cụ thể, có tính vật lí diễn ra trong đầu với niềm tin và ý kiến (sau

khi đã nghĩ) phản ánh sự chuyển nghĩa của THINK vào BELIEF và OPINION, người

ta đã mượn động từ think để diễn đạt những nghĩa mới này. Không dừng lại đó, suy

nghĩ có lúc thoáng qua, có lúc mông lung song một suy nghĩ điển hình với ý niệm

Page 83: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

72

NGẪM vẫn hướng vào một hoạt động có trù tính, có mục đích rõ rệt, đó là cơ sở cho

THINK mở rộng vào phạm vi INTENTION (DỰ ĐỊNH). Mô hình này của Aijmer về

cơ bản phản ánh được những ý niệm cơ bản mà THINK có thể mở rộng, tuy nhiên,

theo chúng tôi vẫn chưa bao quát hết một số những ý niệm khác như TƯỞNG

TƯỢNG, NHỚ - nhận thức, NHỚ - tình cảm, ĐỂ Ý, PHÁT MINH, v.v, trong khi từ

điển Merriam Webster và Oxford, như đã nói, ghi lại những cách sử dụng này khá rõ.

+ Đối với tiếng Việt: Việc giải nghĩa động từ nghĩ trong từ điển theo quan

điểm đa nghĩa truyền thống cũng rơi vào tình hình tương tự. Đó là một sự trừu xuất

động từ nghĩ khỏi hoạt động hành chức phong phú, sinh động và cụ thể của nó. Thực

chất đó là cách giải quyết trên bề mặt ngôn ngữ, tảng băng ngầm với cấu trúc chìm-

cấu trúc ý niệm của NGHĨ vẫn còn phía trước. Hoạt động của ý niệm nghĩ với vô số

những “ý niệm vệ tinh” có thể “lẩy” ra được từ những ngữ liệu sau:

- vận dụng trí tuệ vào những gì đã biết để rút ra hiểu biết mới; ngẫm. Nghĩ thân phù

thế mà đau. (CONK)

- đoán (hành động diễn ra tức thời, không đòi hỏi vận dụng nhiều trí tuệ). Chị nghĩ tôi

bao nhiêu tuổi?

- tưởng tượng. Tớ không bao giờ nghĩ thằng bé có thể đi xa đến thế.

- liên tưởng. Nghe tiếng pháo là nghĩ đến ngày tết.

- sáng tạo, phát minh. Mà họ cũng gớm lắm, ngày một nghĩ thêm đủ loại thuốc thang.

(HTBDHT)

- dự định, có ý định. Em đã nghĩ tới việc mua vàng vì tới đây vàng có thể sẽ lên. (Ph)

- mong ước. Xa quê lúc nào cũng nghĩ đến ngày đoàn tụ.

- cho là/rằng (sau khi đã nghĩ). Bác sĩ luôn nghĩ mình ở trên cao. (TS & SN)

- (đi sau ngôi thứ nhất) thể hiện sự khẳng định dè dặt của người nói đối với tính xác

thực của nội dung mệnh đề. Mình nghĩ cậu nên xin lỗi người ta.

- quan niệm. Nhân gian bây giờ khác rồi mà thầy vẫn nghĩ theo lối cũ. (HTBDHT)

- để ý, lưu tâm, quan tâm (để nhận rõ được giá trị, từ đó có cách đối xử thỏa đáng).

Anh phải nghĩ tới vợ con anh một chút. (HTBDHT).

- nhớ đến (thường với tình cảm gắn bó, yêu thương, sâu nặng). Đi xa lúc nào cũng

nghĩ về quê hương.

Hoạt động của NGHĨ ở các ví dụ trên cho thấy NGHĨ tập hợp xung quanh nó vô

số những ý niệm khác nhau, chúng ta có thể mô hình hóa cấu trúc đa nghĩa của nghĩ

theo cách tiếp cận của ngữ nghĩa học tri nhận như sau:

Page 84: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

73

Mô hình 3.3. Cấu trúc đa nghĩa của nghĩ theo mô hình phạm trù đường rọi

Có thể thấy, một ý niệm NGHĨ điển hình luôn gắn với ý niệm trung tâm là

NGẪM, ý niệm này cho thấy đây là hoạt động có sự cân nhắc, xem xét, tính toán kĩ

lưỡng. Ý niệm NGẪM dễ mở rộng vào địa bàn của NHẬN ĐỊNH (nhận định dựa trên

niềm tin, chứ không phải nhận định dựa vào những gì quan sát trực tiếp) vì theo logic

người ta thường có NHẬN ĐỊNH hay NIỀM TIN sau khi đã ngẫm (= suy nghĩ kĩ);

NGẪM còn là một quá trình tinh thần nhận thức phức tạp, tích hợp và khởi động nhiều

quá trình nhận thức khác như: ĐOÁN, DỰ ĐỊNH, PHÁT MINH, TƯỞNG TƯỢNG;

NGẪM đồng thời cũng chuyển di sang lĩnh vực đan xen nhận thức - 1/2 tình cảm (ĐỂ

Ý) hoặc tình cảm (NHỚ). NGHĨ vừa là kết quả của trạng thái NHỚ/ĐỂ Ý (vì NHỚ +

ĐỂ Ý nên NGHĨ), vừa là hoạt động tạo ra kết quả NHỚ/ĐỂ Ý (muốn NHỚ/ĐỂ Ý điều

gì đó thì phải tiến hành NGHĨ đến nó)

Nếu cách tiếp cận đa nghĩa truyền thống trừu xuất nghĩa của nghĩ vào 4 nghĩa

vô hình trung đã giới hạn sự phong phú của các ý niệm có liên quan đến hoạt động

phức hợp này thì cách tiếp cận của ngữ nghĩa học tri nhận xem NGHĨ là một phạm trù

ý niệm với các tiểu ý niệm NGẪM, ĐOÁN, QUAN NIỆM, DỰ ĐỊNH, PHÁT MINH,

v.v lập thành một mạng lưới ý niệm/ngữ nghĩa, trong đó NGẪM là ý niệm/nghĩa trung

tâm, điển dạng, từ đây phái sinh ra những ý niệm/nghĩa thuộc vào vùng biên, ngoại vi.

Chẳng hạn, nghĩ - ngẫm sẽ được số đông người bản ngữ tri nhận hơn là nghĩ - để ý,

hay nghĩ- tưởng tượng v.v, vì vậy, nghĩ- ngẫm là nghĩa nổi trội nhất trong mạng lưới

ngữ nghĩa, nghĩa này có liên quan nhiều nhất, thường xuyên nhất đến những nghĩa còn lại.

+ Liên hệ tiếng Anh: Ý niệm NGHĨ của người Anh và người Việt giống nhau

về ý niệm gốc: NGẪM và các ý niệm vệ tinh như: ĐÁNH GIÁ, NIỀM TIN, DỰ

ĐỊNH, v.v, có khác là ý niệm NHỚ - nhận thức, ý niệm ĐÁNH GIÁ trực diện không

ĐỂ Ý

NHỚ

NHẬN

ĐỊNH

TƯỞNG TƯỢNG

LIÊN TƯỞNG

MONG ƯỚC

PHÁT MINH DỰ ĐỊNH

NIỀM TIN

QUAN NIỆM

ĐOÁN

NGẪM

CÁC

Ý NIỆM KHÁC

TÌNH CẢM/

1/2 TÌNH CẢM

Page 85: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

74

thấy xuất hiện ở NGHĨ của người Việt. Có thể khái quát sự tổ chức ý niệm NGHĨ của

người Việt và người Anh qua bảng sau:

Cấu trúc của ý niệm

NGHĨ

Người

Việt

Người

Anh Sự thể hiện qua ngôn ngữ

NGẪM + + Tôi đã nghĩ kĩ về điều đó. (I thought deeply about it.)

NHẬN

ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ

TRỰC DIỆN

+ I think she is pretty. (Tôi thấy cô ấy xinh.)

ĐÁNH GIÁ

GIÁN TIẾP + + Tôi nghĩ anh ta đã đến rồi. (I think he has arrived.)

NIỀM TIN + + Tôi nghĩ cô ta biết câu trả lời.

(I think she knows the answer.)

DỰ ĐỊNH

+

+

Em nghĩ tới đây sẽ mua vàng vì vàng có thể lên cao.

I think I’ll give him a call today.

(Tôi định sẽ gọi cho anh ta hôm nay.)

NHỚ

NHẬN THỨC

+

I can’t think where I put the key.

(Tôi không thể nhớ là đã bỏ chìa khóa ở đâu.)

TÌNH CẢM

+

+

Đi xa lúc nào cũng nghĩ về mẹ.

Trong khi đợi anh ấy, tôi đã nghĩ về mẹ.

(As I waited for him, I thought about my mother.)

ĐỂ Ý

+

+

Con người thì phải nghĩ đến gia đình mình trước tiên.

( A man must think first of his family.)

TƯỞNG TƯỢNG

+

+

Không ai nghĩ bánh chưng có thể đi Tây.

Just think, how nice it would be to live here.(Tưởng

tượng mà xem, sẽ tuyệt biết bao nếu sống ở đây.)

PHÁT MINH

+

+

Thương cha nghĩ ra máy thở.

He thought up a plan to escape.(Anh ta nghĩ cách

trốn thoát)

Bảng 3.3. Sự tổ chức ý niệm NGHĨ của người Việt, người Anh và sự thể hiện qua ngôn ngữ

3.2.2. Hiện tượng đồng nghĩa, gần nghĩa, bao nghĩa của nhóm biết - hiểu

3.2.2.1. Sự phổ quát của khái niệm BIẾT

BIẾT cũng như NGHĨ là một khái niệm gốc và phổ quát của con người. Với tư

cách này, khi phản ánh vào ngôn ngữ, nó có “đối tác” trong mọi ngôn ngữ. Cùng với

nghĩ, biết là một trong những từ đại diện cho nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức,

sở dĩ như thế là bởi:

- Biết được xem là từ nguyên sơ của ngôn ngữ tự nhiên, có năng lực làm siêu

ngôn ngữ để giải thích, minh họa cho các từ phức tạp trong hệ thống.

Page 86: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

75

- Biết, hiểu cùng với một số động từ tinh thần khác (yêu, ghét, muốn, cần,

thích...) tạo nên một tiểu hệ thống từ vựng quan trọng nối kết với thế giới tinh thần

thầm kín của con người.

Biết, hiểu là động từ biểu thị trạng thái nhận thức. Điều này đã được Hoàng

Tuệ (1962), Vendler (1967), Chafe (1971) và Nguyễn Tài Cẩn (1977), Nguyễn Thị

Quy (1995) thừa nhận.

3.2.2.2. Nỗ lực giải nghĩa động từ biết

Như đã nói, biết là một từ gốc, từ nguyên sơ, và vì vậy, không thể giải nghĩa.

Mọi nỗ lực giải nghĩa động từ này trong những ngôn ngữ khác nhau đều không mang

lại kết quả. Có thể kể đến nỗ lực của Scheffler (1965), Chisholm (1966), Lehrer

(1984), Shatunovskii (1988) (dẫn theo Apresjan 1995a). Chúng ta sẽ tập trung xem xét

cách định nghĩa của Scheffler như là một ví dụ điển hình cho những khó khăn không

khắc phục được khi giải nghĩa biết:

"Scheffler giải nghĩa biết như sau: X biết Q khi và chỉ khi:

- X tin rằng Q/ X có bằng chứng đầy đủ về Q/ Q [54, tr.172 ]

Cách giải thích này dẫn tới những “hệ lụy” sau:

i) Giải nghĩa động từ biết bằng động từ tin thiếu một đặc trưng quan trọng của

bất kì một định nghĩa nào - năng lực thay thế. Cố gắng để thay thế động từ biết bằng

tin theo mô hình trên, thậm chí trong một ngữ cảnh đơn giản nhất cũng tạo ra những

phát ngôn thiếu minh bạch về ngữ dụng, hoặc dẫn đến một sự thay đổi đáng kể về

nghĩa của nó.

Xem xét tình huống sau: Một người nào đó, Hùng chẳng hạn, muốn ghé vào cửa

hiệu đồng hồ nhưng anh ta không vào vì nó đã đóng cửa. Khi được hỏi vì sao không

vào đó, Hùng có thể trả lời: 112) Tôi không vào vì biết cửa hiệu đồng hồ đã đóng cửa.

Áp dụng định nghĩa của Scheffler, ta có:

- Tôi tin rằng cửa hiệu đồng hồ đã đóng cửa

- Tôi có bằng chứng đầy đủ về điều này

- Và thực sự nó đã đóng cửa

Để ý sẽ thấy, tình huống này "có vấn đề", nếu không muốn nói là dị thường. Sự

thật về cửa hiệu đồng hồ đã đóng cửa là quá đơn giản đến mức chủ thể không cần một

hoạt động, nỗ lực nào của trí tuệ để phải viện dẫn đến tin. Nói cách khác, nếu một sự

thật nào đó được biết đến như một chân lí nhưng lại được người nói sử dụng từ ngữ

chỉ hoạt động nhận thức bao hàm một sự đánh giá đại loại như tin thì thường tạo ra

hiệu quả ngữ dụng không mong đợi đó là việc phải xem xét đầu óc "không bình

thường" của chủ thể. Chẳng hạn, lời phát biểu sau đây của một người Nga: 113) Anh

Page 87: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

76

ta tin sông Volga chảy vào biển Caspian (Vd của Apresjan 1995a) là hoàn toàn thích

hợp để miêu tả sự ngớ ngẩn của anh ta (anh ta nói như thể là không ai biết chân lí

này, và như thể sông Volga có thể chảy vào vùng biển khác không phải là Caspian!).

ii) Thêm vào đó, sự giải nghĩa phải viện dẫn đến tin mà nghĩa của tin phức tạp

không kém gì biết

Việc giải nghĩa biết trong tiếng Việt cũng gặp phải những khó khăn tương tự.

biết được Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải nghĩa thông qua ý niệm:

biết: có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể nhận ra được hoặc có

thể khẳng định được sự tồn tại của người, vật hoặc điều ấy.

Việc giải nghĩa này rõ ràng không thỏa mãn yêu cầu của việc giải nghĩa là dùng

từ dễ để định nghĩa từ khó, khái niệm ý niệm còn phức tạp hơn cả biết.

Như vậy, biết không thể giải nghĩa bởi bất cứ nghĩa nào đơn giản hơn, nó phải

được thừa nhận như là một từ gốc/từ nguyên sơ. "Cách đối xử này đã rất thuyết phục

trong những nghiên cứu 1981, 1986, 1994 của Boguslawski. Từ 1980, Wierzbicka

cũng bắt đầu đối xử với biết như là một từ nguyên sơ" [54, tr.173].

3.2.2.3. Ngữ nghĩa của biết

i) Dựa trên lời giải nghĩa của từ điển, nghĩa của biết (trong liên hệ với hiểu)

được chúng tôi tổng hợp và phác thảo theo các cấp độ sau:

- Cấp độ nhận biết thuần túy: Biết chỉ dừng lại ở tình trạng có ý niệm về sự

vật, sự việc, có thể hình dung ra, nhận ra, khẳng định sự tồn tại của sự vật, sự việc đó

do có lưu giữ trong bộ nhớ. Ví dụ: biết mặt nhưng không biết tên, biết đường Hai Bà

Trưng, biết số điện thoại, biết số nhà, v.v.

Ở cấp độ này, biết phân biệt với hiểu: Biết chỉ dừng lại ở sự quan sát bên ngoài

hoặc biết một cách không đầy đủ, hiểu lại cần đào sâu sự việc về mặt thuộc tính, bản

chất. Ta thường gặp những câu như:

114) Chỉ biết mặt chị ta thôi chứ không hiểu gì về chị ta cả.

115) Thông tin cứ đầy trên các mặt báo, tivi, ai chả biết, người ta có hiểu nó

không mới là vấn đề/ nhưng chắc gì người ta đã hiểu thực chất của vấn đề.

116) Dù không hiểu anh ấy bằng chị nhưng tôi cũng biết anh ấy đau đáu lo

nghĩ và tất bật khổ sở chắp vá những cái anh ấy không có để cho nó phù hợp, cho vừa

ý vợ vốn rất khác biệt anh về mọi phương diện. (TXV)

- Cấp độ biết gắn liền với năng lực thực hành: Biết lúc này không chỉ dừng lại

ở mặt nhận biết mà có thể vận dụng được, thực hành được (thực hành được hiểu theo

nghĩa rộng: thực hành bằng hoạt động cụ thể: biết bơi hoặc có thể nắm được lí thuyết

để tạo ra sản phẩm: biết làm bánh hoặc thực hành bằng hoạt động ngôn ngữ: biết tiếng

Page 88: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

77

Pháp, biết nói, v.v, khả năng này có thể có được do học tập, rèn luyện, cũng có khi do

bản năng (vd: trẻ sinh ra đã biết bú).Với nghĩa này, biết phân biệt với hiểu.

- Cấp độ hiểu: đây là cấp độ mà biết, trong chừng mực, có thể tương đương

với hiểu và ngược lại. Lúc này, tình trạng nhận thức của chủ thể đã ở mức độ cao, đi

vào chiều sâu, vào bản chất của vấn đề, đòi hỏi vận dụng đến trí tuệ, sự can thiệp sâu

của lí trí. Chẳng hạn, 117) Đường dài mới biết ngựa hay; 118) Thức lâu mới biết đêm

dài; 119) Tôi biết (hiểu) vì sao câu b nên giải theo cách này; 120) Cháu không biết gì

(hiểu) về tác chiến cũng như về nguyên nhân,(…) nhưng có dịp cùng sống, cùng đánh

giặc với đơn vị của Hùng, cháu thấy đồng chí được bộ đội, du kích, bà con trong ấp

yêu thương, kính trọng và tin cậy.( AMDV)

Có thể thấy, trong ngữ cảnh có một mệnh đề nghi vấn đi theo sau, nghĩa của

biết có xu hướng đi vào phạm vi của hiểu, bấy giờ người nói có thể chọn một trong hai

động từ. Sự lựa chọn này thuần túy phụ thuộc vào thói quen sử dụng từ ngữ của cá

nhân, không phải là vấn đề lựa chọn có tác dụng phân biệt nghĩa. Ví dụ: 121) Tôi

không biết (hiểu) tại sao cô ta lại nghĩ như thế về cậu; 122) Đã hiểu (biết) thế nào là

chiến tranh chưa, đã biết (hiểu) thế nào là chết chóc mất mát chưa (AMDV). Tình

hình này tương tự trong tiếng Anh, khi know đi với how, why, where, v.v. thì ngữ nghĩa

của nó có thể xem là đồng nghĩa với understand, có thể thay thế cho nhau ở cùng một

vị trí, vd: 123) Scientists don’t yet know/understand why this happens (Các nhà khoa

học không biết/hiểu tại sao chuyện này lại xảy ra).

Ngoài ra, trong ngữ cảnh mà ở đó đối tượng của biết là một khái niệm trừu

tượng, biểu trưng cho thế giới nội tâm sâu kín của con người (vd 124), hoặc đối tượng

cụ thể nhưng được nhìn theo lối biểu trưng (vd 125) thì biết lúc này đi vào ngữ nghĩa

của hiểu: 124) Biết người, biết mặt mà không biết lòng, 125) Dưới trần mấy mặt làng

chơi/ Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa. (TK)

ii) Trên thực tế, động từ biết khi đi vào sử dụng bao gồm một khu vực ngữ

nghĩa rộng lớn được phác thảo dưới đây:

- Biết và hiểu

Câu hỏi đặt ra là: biết và hiểu là một cặp gần nghĩa, đồng nghĩa bộ phận hay là

một cặp trái nghĩa bộ phận? Sự phân biệt giữa biết và hiểu có thể “lẩy ra” qua những

ví dụ sau: 126) Tôi không chỉ biết mà còn hiểu rõ cô ta nữa.

127) Tôi biết cô ta nhưng không hiểu gì về cô ta cả.

128) * Tôi hiểu cô ta nhưng không biết gì về cô ta cả.

Vd 126 không mâu thuẫn với 127, hai vd này cho thấy biết và hiểu là những cấp

độ khác nhau của trạng thái nhận thức: cấp độ biết thấp hơn cấp độ hiểu: hiểu là biết

Page 89: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

78

rõ, còn biết có thể chỉ dừng lại ở mức sơ sơ, qua loa, đại khái, v.v, biết nhưng chưa

chắc là đã hiểu, nghĩa là khái niệm biết có thể tiệm cận mà cũng có thể không tiệm cận

với khái niệm hiểu, phân biệt với hiểu. Trong khi vd 126 và 127 cho thấy khái niệm

hiểu luôn bao hàm khái niệm biết, đã hiểu nghĩa là phải biết. Câu 128 không được

chấp nhận là bởi đã vi phạm quan hệ bao chứa này. Chúng ta sẽ lần lượt khai triển

từng mối quan hệ để thấy rõ sự khác biệt giữa chúng.

Nếu không muốn gọi là đối lập, biết có một lớp thuộc tính ngữ nghĩa khác với

hiểu dù không phải là tất cả, nhưng khá thú vị và hết sức điển hình. Có thể xem xét

điều này qua hai vd: 129) Tôi biết cô ấy và 130) Tôi hiểu cô ấy. Khi nói Tôi hiểu cô ấy

thì chắc chắn là Tôi biết cô ấy và tôi hiểu con người của cô ấy nhưng nếu nói Tôi biết

cô ấy thì không chắc là có hiểu cô ấy hay không do đó có thể nói: Tôi chỉ biết cô ấy

thôi chứ không hiểu gì về cô ấy cả và cũng có thể là: Tôi không chỉ biết mà còn hiểu

rõ cô ấy.

Tương tự, khi nói: 131) Tôi hiểu ý đồ của anh ta, tương đương với khúc giải sau:

Tôi biết ý đồ đó là gì.

Tôi hiểu tại sao anh ta có ý đồ đó.

Nhưng khi nói: Tôi biết ý đồ của anh ta thì không hẳn là Tôi hiểu tại sao anh ta

có ý đồ đó, do đó có thể nói: Tôi biết ý đồ của anh ta nhưng không hiểu tại sao anh ta

lại có ý đồ đó.

Hiểu xuất hiện trong những tình huống nhận thức phức tạp hơn biết. Vd:

132) Tôi không tài nào hiểu được bằng cách nào anh ta vào được ngôi nhà.

133) Từ lâu, tôi biết tất cả những thảm họa của người Nga khi bị cắt đứt khỏi

thuyết vô thần. Tôi biết điều này từ Dostoevskii, nhưng chỉ gần đây, tôi mới hiểu nó

một cách đầy đủ. (Kariakin, dẫn theo Apresjan 1995a)

134) Qua nhiều năm, tôi mới hiểu một điều rằng cái chết là một phần của sự

sống và không có gì đáng than phiền về nó hơn về sự sống. (Daniel', dẫn theo Apresjan

1995a)

Những ví dụ trên cho thấy hiểu phản ánh tình trạng nhận thức thường xuất hiện

khi có những sự kiện, tình huống phức tạp hay khi có sự kết nối các sự kiện phức tạp

lại với nhau. Lúc này nó đòi hỏi một nỗ lực phân tích, khái quát và suy luận nhờ vào

tri thức và kinh nghiệm có trước của chủ thể chứ không dừng lại ở sự quan sát bên

ngoài hay sự tái hiện một cách cơ giới những điều đã biết. Với hiểu, chúng ta có thể

tiên đoán được cách thức mà các tình huống đang diễn ra và sẽ phát triển về sau. Đây

là cơ sở cho sự xuất hiện của những câu nói như: 135) Nó trình bày vấn đề chưa được

Page 90: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

79

rõ ràng nhưng tôi vẫn hiểu. Ý tưởng này được Apresjan (1995) phác họa thành mô

hình sau: "A hiểu Q =

- Ở thời điểm t, A biết Q;

- Hiểu biết này là kết quả của một sự thật mà trước thời điểm t A đã biết một

điều gì đó về những tình huống liên quan đến Q và đã nghĩ về mối quan hệ của Q;

- Những hiểu biết về Q khiến cho A có thể biết hoặc hình dung những gì có thể

xảy ra sau thời điểm t." [54, tr.171]

Như vậy, khác với những hiểu biết đơn giản, hiểu bao gồm ba bộ phận hiểu biết

thuộc quá khứ - hiện tại - tương lai đặt cơ sở cho sự phản ánh và suy luận.

Những sự việc phức tạp thường đòi hỏi nhiều nỗ lực trí tuệ để có thể hiểu được

bản chất sự việc, nhưng nhận thức của chủ thể nhiều khi cũng có hạn, vậy nên, không

phải sự việc nào cũng được hiểu đầy đủ, đó là lí do có thể xuất hiện những cách nói:

bắt đầu hiểu, xem chừng đã hiểu, lờ mờ hiểu ra, cố để hiểu nhưng vẫn chưa hiểu, chỉ

hiểu được một ít, lớn khôn rồi mới hiểu, v.v. Vd:

136) Họ đã bắt đầu hiểu, vẻ đẹp và vinh quang của một dân tộc không phải do

cách mạng hay chiến tranh mang lại cũng không phải do các nhà tư tưởng hoặc các

hoàng đế mang lại, bởi vậy họ sống đỡ căng thẳng hơn, giản dị hơn. (TTTN NHT)

137) Tôi lờ mờ hiểu ra trên đời có rất nhiều thứ láo toét được trang sức rực rỡ

bên ngoài. (TTTN NHT)

138) Sau này lớn khôn rồi tôi mới hiểu ra chứ lúc ấy, mới 16 tuổi, tôi có biết

gì. (TTTN NHT)

Hiểu ở một mức độ nào đó không thích hợp bằng biết trong những tình huống

mà đối tượng nhận thức là một điều gì đó trừu tượng, thuộc phạm trù tinh thần (thế

mạnh, vd 139) hay đối tượng nhận thức vượt ra ngoài khả năng nhận thức của con

người, con người không kiểm soát được, thường là những hiểu biết siêu tự nhiên (thiên

mệnh, vd 140). Lúc này, chủ thể biết nhiều hơn là hiểu. Ví dụ:

- Anh vụng về lắm!

139) - Anh có thế mạnh của anh chứ!

- Là gì?

- Em không hiểu nhưng chắc anh phải biết chứ! (TXV)

140) Một ý tưởng lạ lùng đã ăn vào Kiên từ nhiều năm. Ngấm ngầm anh tin

mình tồn tại ở đời này với một thiên mệnh vô danh, thiêng liêng và cao cả, song tuyệt

đối bí ẩn (…) đến nỗi không bao giờ anh kịp hiểu (...). Anh chưa bao giờ hiểu được,

thậm chí chưa bao giờ cảm nhận nỗi thiên mệnh ấy, chỉ biết nó tồn tại trong anh âm

thầm, bí ẩn, êm ả. (NBCT)

Page 91: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

80

- Biết và nghĩ, cho là, tin

+ Biết cung cấp thông tin chân thực (lúc này biết phân biệt nghĩa với nghĩ,

cho là, tin)

Biết cho ta thấy sự hiện diện của ý thức chủ thể với một thông tin chính xác về

sự vật hoặc sự việc nào đó. Vd: 141) Anh ta không biết anh ta đang bị theo dõi hay:

142) Anh ta biết anh ta đang bị theo dõi thì cả hai đều cho thấy việc anh ta bị theo dõi

là có thật. Trong khi đó, nghĩ, cho là, tin lại cho thấy sự đánh giá/ nhận định của chủ

thể về thực tế được nói đến có thể đúng, có thể sai. Cả hai tình huống: 143) Anh ta tin

anh ta đang bị theo dõi và 144) Anh ta không tin anh ta đang bị theo dõi không hề chỉ

ra cho chúng ta biết việc anh ta bị theo dõi là có thật hay không.

Câu nghi vấn cho những trường hợp này, cũng có sự khác nhau về trọng tâm

ngữ nghĩa:

145) Anh có biết có người đang theo dõi anh không?

146) Anh có nghĩ/ cho là có người đang theo dõi anh hay không?

Ở câu 145 người hỏi quan tâm đến hiểu biết của người được hỏi nhưng ở câu

146 người hỏi quan tâm đến ý kiến của người được hỏi: Liệu anh có nghĩ/ có cho là

như thế(bị theo dõi) hay không?

Có thể thấy, biết: + có nguồn: Anh biết điều đó từ đâu?

+ có lí do/ có nguyên nhân: Tại sao anh biết điều đó?

Nghĩ, tin, cho rằng: - có nguồn: * Từ đâu anh nghĩ/tin như thế?/ *Anh nghĩ/tin như

thế từ đâu?

+ có lí do/có nguyên nhân: Tại sao anh nghĩ như thế? hoặc

Do đâu anh nghĩ như thế?

+ Biết cung cấp thông tin có tính nhận định, dự đoán

Lúc này nghĩa của biết vận động theo hướng của các động từ biểu thị hoạt động

nhận định có tính dự đoán như nghĩ, cho là, tin, nghĩa là nó tiến đến đường biên của

cực đánh giá. Để biết hoạt động ở cực này thì những điều kiện dưới đây là điển hình,

mặc dù không phải là bắt buộc: một ngữ cảnh với những sự kiện thuộc về tương lai. Vd:

147) Tôi biết rồi cô ta sẽ yêu một ai đó.

148) Tôi biết thế nào em cũng sẽ nói, và tôi cũng đang có ý chờ em phê phán

đây. (AMDV)

Page 92: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

81

+ Liên hệ tiếng Anh

Hoạt động của biết và hiểu trong tiếng Anh và tiếng Việt về cơ bản rất giống

nhau từ ngữ nghĩa cho đến những kết hợp có chứa các động từ này với tư cách của một

tác tử ngữ dụng (Anh biết đấy = You know, As you know; I know = Biết rồi, v.v) hay tư

cách quán ngữ (Có trời/chúa mới biết= Heaven knows, God knows, Lord knows, v.v).

Điểm khác biệt có thể thấy là ở chỗ: understand bao phủ một vùng ngữ nghĩa rộng hơn

hiểu trong tiếng Việt. Với những tình huống đơn giản, với những hiểu biết có được

nhờ vào việc thu nhận thông tin qua kênh đọc, nghe ngóng, v.v, nghĩa là những hiểu

biết không đòi hỏi nhiều nỗ lực, người Việt có xu hướng dùng biết thì người Anh vẫn

“vin” vào understand. Chẳng hạn:

149) I understand the purpose of the table.

(Tôi biết công dụng của cái bàn này, Vd của Wheeler 1995)

150) I understand that Mary won the prize.

(Tôi biết Mary đoạt giải, Vd của Simons 2007)

151) He understand he would be paid for the work.

( Anh ta biết anh ta sẽ được trả tiền cho việc đó, Vd ở từ điển Webster)

152) I understand that they will arrive today.

(Tôi biết là họ sẽ đến vào hôm nay, Vd ở từ điển Webster)

Điều này cho thấy biết trong tiếng Việt được sử dụng ở một phạm vi rộng hơn

trong tiếng Anh, và understand trong tiếng Anh lại bao phủ một vùng ngữ nghĩa rộng

hơn hiểu trong tiếng Việt.

Tuy mức độ phổ biến của know không bằng recognize khi diễn đạt khả năng

nhận diện (identification) một ai đó bằng giác quan, song know vẫn có thể là một sự

lựa chọn đối với người Anh, trong trường hợp này tiếng Việt chỉ dùng nhận ra mà

không dùng biết. Chẳng hạn:

153) I know him by his voice. (Tôi nhận ra anh ta nhờ giọng nói, vd của Person 1993)

154) Isabel couldn’t hear the words clearly but she knew the voice.

(Isabel không nghe rõ nhưng cô ấy nhận ra giọng, vd ở từ điển Oxford)

Theo dõi bảng tổng hợp sau:

Page 93: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

82

Các

phạm

vi

nghĩa

của

biết

biết - hiểu biết thuần túy

do có lưu giữ từ trước,

không đòi hỏi nỗ lực trí

tuệ

biết -

khả

năng

thực

hành

biết-

khả

năng

hoạt

động

biết - nhận ra biết - hiểu

người, vật,

việc sự việc

Tiếng

Việt

+

Tôi biết

ông Brown.

+

Tôi biết

Mary đoạt

giải.

+

biết

tiếng

Anh

+

biết

bơi

Tôi nhận ra anh

ta nhờ giọng nói.

+

Các nhà khoa

học không biết

tại sao điều

này lại xảy ra.

Tiếng

Anh

+

I know

Mr Brown.

+

I know/

understand

that Mary

won the prize

+

know

English

+

know

how to

swim

+

I know him by

his voice.

+

Scientists don’t

yet know why

this happens.

Bảng 3.4. Các phạm vi nghĩa của động từ biết trong tiếng Việt và hình thức

tương ứng trong tiếng Anh

3.3. Một số đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù của nhóm động từ chỉ hoạt động

nhận thức

3.3.1. Hiện tượng trung gian giữa động từ chỉ hoạt động nhận thức và động từ chỉ

tâm lí - tình cảm

3.3.1.1. Nhận xét chung: Về mặt tâm lí học, tình cảm là một phản ứng tâm lí, phản

ánh thái độ chủ quan của con người, nảy sinh khi có một nhân tố bên ngoài tác động

đến tâm lí để hình thành nên sự đánh giá tác động đó theo nhu cầu chủ quan của chủ

thể và được ngôn ngữ gọi tên bởi vui, buồn, yêu, ghen, giận, sợ, v.v. Tình cảm hoạt

động dựa trên nguyên tắc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của chủ thể.

Nhận thức là một hoạt động phản ánh hiện thực khách quan có tính mục đích

của chủ thể nhằm hiểu biết về thế giới. Nhận thức hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng

các quy luật khách quan của thế giới cũng như quy luật của tư duy được ngôn ngữ gọi

tên bởi biết, nghĩ, hiểu, v.v. Như vậy, nhận thức khác với tình cảm ở chỗ, nhận thức

hoạt động trong phạm vi khách quan trên cơ sở tôn trọng các quy luật tư duy còn tình

cảm lại hoạt động trong phạm vi chủ quan của tâm lí con người.

Tuy nhiên, dù thế nào thì, bản thân mỗi quá trình đều có sự di chuyển linh hoạt

giữa hai mép của đường ranh giới, có khi quá trình này thâm nhập vào quá trình kia.

Những bước đầu tiên của quá trình tâm lí - tình cảm vẫn có sự tham gia của ý thức; và

Page 94: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

83

ngược lại, trong những hoạt động trí tuệ, tình cảm cũng thường có mặt, nó thâm nhập

từ hoạt động tri giác, đến việc lựa chọn các thao tác, thậm chí cả khi con người đưa ra

những quyết định trí tuệ. Thế nên trong ngôn ngữ thường xuất hiện những từ hoặc

những kết hợp đan xen tình cảm và trí tuệ như: chạnh nghĩ, chạnh nhớ, chạnh lòng

nghĩ, lo nghĩ, lo tính, lo sợ, suy tư, v.v, vd:

155) Anh em đã rủ nhau cắt rừng trở về đội hình chủ lực để nếu có chết cũng

chết trong danh dự người lính (…). Nhưng chạnh nghĩ đến anh và những thiệt thòi

của anh,(…) mà bảo nhau cắn chặt răng trụ lại. (AMDV)

156) Nhưng nhìn dáng điệu tội quá, lại chạnh nhớ đến con người và đức độ của

ông ngày xưa nên tôi cầm lòng không đặng. (AMDV)

157) Anh chạnh lòng nghĩ đến chị. Chị cũng đang nghĩ đến bố con anh.

Không dừng lại đó, sự chuyển di, phái sinh ngữ nghĩa từ phạm vi nhận thức vào

tình cảm (như động từ nghĩ, nhớ…) và ngược lại - từ tình cảm vào nhận thức (như

động từ tin, sợ…) cũng phản ánh mối quan hệ có thật, hai chiều và chi phối nhau giữa

lí trí và tình cảm. So sánh: 158) Tôi đang nghĩ cách đối phó (nghĩ: động từ chỉ hoạt

động nhận thức) với 159) Anh thật ích kỉ, chỉ nghĩ (quan tâm, để ý) đến bản thân anh

mà thôi, anh có quan tâm gì đến tôi!; hay 160) Nghĩ (nhớ) người ăn gió nằm sương

xót thầm. (TK) (nghĩ: động từ chỉ tâm lí - tình cảm). Thật xác đáng khi Shanor (2007)

cho rằng: "Chất lượng của cảm xúc ảnh hưởng đến chất lượng tư duy và chất lượng tư

duy quyết định chất lượng của các suy nghĩ.". [34, tr.39]

Từ đây, sự phản ánh hai loại hoạt động tinh thần này vào ngôn ngữ bên cạnh sự

độc lập và khác nhau một cách cơ bản thì giữa chúng vẫn tồn tại những từ đan xen

giữa tình cảm và nhận thức, đó là trường hợp trung gian, có thể xếp vào từ chỉ tâm lí -

tình cảm, đồng thời vẫn có thể đưa chúng vào phạm vi khảo sát của từ chỉ hoạt động

nhận thức. Số này chiếm tỉ lệ khá cao 24% (51/211 động từ) và cho thấy những

chuyển hóa ngữ nghĩa hết sức đặc thù giữa động từ tâm lí-tình cảm và động từ nhận

thức. Có thể kể đến trường hợp của hồi tưởng, hồi ức, lo, lo nghĩ, lo sợ, lo lắng, lo

toan, lo tính, tin, sợ, nghi, ngờ, nhớ, nghĩ, v.v (xem phụ lục 5). Có thể hình dung hiện

tượng này qua bảng tổng hợp sau:

Động từ nhận thức và động từ đan xen nhận thức - tình cảm Số lượng Tỉ lệ (%)

Động từ nhận thức 160 76

Động từ đan xen tình cảm - nhận thức 51 24

Tổng 211 100

Bảng 3.5. Động từ nhận thức và động từ đan xen nhận thức - tình cảm

Page 95: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

84

Chúng tôi nhận thấy, nét nghĩa hòa trộn này ít nhiều đã được tập thể biên soạn

từ điển của Hoàng Phê đã chú ý phản ánh trong cấu trúc nghĩa của từ như trường hợp

của suy tư, lo (C: nét nghĩa nhận thức; D: nét nghĩa tình cảm):

Lo: ở trong trạng thái bận tâm, không yên lòng vì cho rằng có thể xảy ra điều gì không hay

C D

Bình tâm: bình tĩnh trong lòng, làm chủ được lí trí, tình cảm

C D

Tuy nhiên có những trường hợp từ điển vẫn chưa phản ánh đầy đủ, chẳng hạn

trường hợp của rối 2, bình tâm (phần gạch chân là phần theo chúng tôi nên phản ánh

trong khi giải nghĩa). Cụ thể:

Rối: ở tình trạng bị xáo trộn, không yên (về trí tuệ, về tình cảm hoặc cả hai)

Hồi tưởng: nhớ lại, làm sống lại trong tâm trí sự việc nào đó đã qua (thường với

những cảm xúc, tình cảm nhất định)

Dưới đây chúng tôi sẽ tìm hiểu sự đan xen giữa nét nghĩa tâm lí - tình cảm và

nét nghĩa nhận thức trong ngữ nghĩa của một số động từ tiêu biểu có tần số xuất hiện

cao trong ngữ liệu bao gồm: tin, sợ, nghĩ

3.3.1.2. Ngữ nghĩa của động từ tin - sự đan xen giữa động từ tâm lí - tình cảm và

động từ nhận thức

Cấu trúc ngữ nghĩa của động từ này cũng như mối quan hệ đồng nghĩa, trái

nghĩa của nó được đã được Nguyễn Ngọc Trâm (2002) giải quyết khá thấu đáo. Ở đây,

chúng tôi nhấn mạnh ngữ nghĩa của tin ở tư cách trung gian giữa một động từ nhận

thức với một động từ tâm lí - tình cảm. Phản ánh tình hình này, hai cấu trúc phổ biến

của tin trong tiếng Việt (cũng như tiếng Anh) có thể kể đến là:

i) P, nhưng tôi không tin P. (P, but I do not believe that P.);

ii) Không P, nhưng tôi lại/vẫn tin P. (I believe that P, but not P.)

Người ta có thể nói như câu i và ii mà không có gì là mâu thuẫn hay ngớ ngẩn.

Nguyễn Ngọc Trâm (2002) thừa nhận: “Tin là từ đại diện của nhóm biểu thị hoạt động

tư duy, nhận thức, (…), song tin cũng chịu sự chi phối của cơ chế tình cảm phức

tạp.”[45, tr.53] nên khó mà “kiểm soát” được. Điều này càng củng cố cho nhận định

của chúng tôi đó là: Tin đặt cơ sở vào những gì người nói cảm thấy và người nói biết.

Nếu cảm thấy cho biết tin nặng về xúc cảm, tình cảm, trực cảm hơn là sự phân tích lí

trí (vậy nên ta có thể tin một điều gì đó mà không cần phải có bằng chứng) thì biết cho

thấy mức độ lí tính của tin, nhưng không phải biết ở cấp độ nhận biết nhờ tri giác trực

diện mà đó là những hiểu biết đã có “vốn liếng” từ trước trong đầu óc của chủ thể,

Page 96: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

85

điều này giải thích tại sao tin của tiếng Việt (cũng như believe của tiếng Anh) không

thể xuất hiện trong ngữ cảnh có sự quan sát trực diện:

161) Nhìn cô gái kia kìa! *Tôi tin cô ta xinh

(Look at that girl! * I believe she is pretty)

Trong tiếng Anh, think (với nghĩa find: I find her pretty) là “ứng cử viên sáng

giá” cho vị trí này và đối với tiếng Việt sẽ là thấy, đó là kiểu đánh giá bộc phát, dựa

vào ấn tượng ban đầu do trực tiếp quan sát, không báo trước, không biết trước. Sẽ tự

nhiên nếu câu Tôi tin cô ta xinh (I believe she is pretty) được nói ra trong ngữ cảnh

người nói không trực diện quan sát cô gái mà chỉ phát biểu ý kiến dựa vào lời đồn đại:

Tôi nghe người ta nói cô ấy rất đẹp và tôi tin như thế.

Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu động từ này ở hai tư cách: tin -

động từ chỉ tâm lí - tình cảm và tin - động từ chỉ hoạt động nhận thức.

i) Tin - động từ chỉ tâm lí - tình cảm

Nếu nghĩa điển hình của biết thường bao hàm sự tồn tại của những nguồn thông

tin có thật, có cơ sở lí tính, vd: 161) Làm sao cậu biết điều đó?

- Trên radio tối qua/ Người ta viết đầy trên báo.

thì tin không được giả định bất cứ một nguồn thông tin xác thực bên ngoài nào cả. Đó

chỉ là phát biểu có tính ý chí của một cá nhân, ít bị tác động bởi sự thật, chủ yếu bị chi

phối bởi mong muốn hiện hữu trong đầu người nói - nơi mà niềm tin không chịu thất

bại để được tồn tại. Xem các ví dụ sau:

162) Giờ đây nói mình là thanh tra, là trưởng phòng, là giám đốc, chứ là bộ

trưởng nữa thì thiên hạ cũng vẫn cứ tin. (AMDV)

163) - Cậu có thật sự tin rằng móng ngựa sẽ mang đến may mắn?

164) - Không, tôi không tin. Đó chỉ là sự mê tín. Nhưng họ nói rằng nó có thể

mang lại may mắn, kể cả khi người ta không tin vào nó." (Bessarab, dẫn theo

Apresjan 1995a)

165) Anh hỏi vì sao tôi không tin ư, đơn giản là vì tôi không tin, thế thôi.

166) Vậy mà tôi vẫn nằm im, mắt mở thô lố… tin ở một phép lạ nào đó sẽ đến

cứu giúp em. (AMDV)

167) Tôi không rõ lắm nhưng tôi tin là có. (TXV)

Cơ sở tồn tại của những câu nói này buộc chúng ta thừa nhận sự giải thích về

động từ tin với những nét nghĩa cơ bản như sau:

X nghĩ rằng P/ X không biết tại sao anh ta nghĩ như thế/ X vẫn nghĩ điều này ngay cả

khi có những bằng chứng hay đánh giá mâu thuẫn với P/ bởi vì anh ta muốn P tồn tại.

Như vậy, tin có những đặc trưng quan trọng sau:

Page 97: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

86

+ Bản chất cơ bản của tin: Không giống với hiểu biết, nó có thể đúng với sự

thực/có thể không.

+ Tính phi lí của niềm tin: Chủ thể không biết tại sao anh ta nghĩ như thế

+ Nguyên tắc "độc đoán" của lòng tin: Một người tin rằng P đơn giản vì anh ta

muốn nó tồn tại

Như vậy, trong phạm vi hoạt động này, tin thuộc vào nhóm từ chỉ tâm lí - tình cảm.

ii) Tin - động từ chỉ hoạt động nhận thức

Trong nhiều trường hợp, tin lại đặt cơ sở của nó vào hiện thực, vào nhận thức lí

tính với những bằng chứng cụ thể, có cơ sở, là kết quả của một sự so sánh, đối chiếu

thông tin, nếu có sự phù hợp, khớp, đúng thì tin; không phù hợp, không khớp, sai thì

không tin, chẳng hạn:

168) Nhân tiện đến cơ quan làm việc, anh rẽ qua ủy ban dự lễ đăng kí kết hôn

của cô em, anh mới tin là nó lấy chồng thật. (TXV)

169) Tôi không tin điều anh nói khi chưa đủ chứng cớ.

170) Người ta bảo bà ấy cân gian nhưng tôi phải nhìn tận mắt mới tin.

(Thằng bé làm được toán lớp 5 rồi đấy!)

171) Tôi tin điều đó, tôi đã xem nó làm rồi. (Vd của Nguyễn Ngọc Trâm 2002)

Ngay cả khi đang ở “lưng chừng” của trạng thái tin nhưng nếu có bất kì dấu

hiệu đáng ngờ nào, chủ thể có thể chỉ tin trong chừng mực, tin có mức độ:

172) Không tin lắm, sợ rằng ông chỉ nói phướn đi để bứt tôi khỏi cái vòng quá

khứ mê hồn trận đó nên tôi quyết định chính mình sẽ làm một cuộc dò tìm. (AMDV)

173) Thấp thỏm, chưa thật tin vào cái nhận xét còn mang màu sắc võ đoán ấy,

tôi hạ nòng bắn thẳng một loạt đạn. (AMDV)

Dù tin nhầm (tin nhầm người) hay tin một cách ngây thơ thì chuẩn đánh giá của

tin lúc này vẫn chứa nhân tố nhận thức lí tính, là cái thật. Cũng vì thế người ta mới

nói: 174) Giờ thì tôi tin lời anh (chứ khi tôi phát hiện ra những bằng chứng không như

anh nói thì tôi sẽ không tin nữa); hay: 175) Tôi tạm tin lời anh (không có gì chắc chắc

100% tôi sẽ tin anh mãi mãi, chỉ lúc này thôi). Nghĩa là: "Tin ghi lại kết quả của hoạt

động lí tính ở một thời điểm xác định." [45, tr.101] và như vậy, lúc này tin có thể xếp

vào động từ chỉ trạng thái nhận thức.

Tư cách này của tin một lần nữa được khẳng định khi xem xét nó trong mối

quan hệ gần nghĩa với một động từ nhận thức điển hình đó là nghĩ. Xem vd sau:

176) *Tôi nghĩ anh ta đến rồi nhưng tôi không tin điều đó.

hay : 177) *Tôi tin anh ta đến rồi nhưng tôi không nghĩ như vậy.

Page 98: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

87

Đó là những cách nói không chấp nhận được về mặt logic - ngữ nghĩa, tư duy

thông thường phải là: vì tin nên mới nghĩ như thế hoặc vì có suy nghĩ như thế nên dẫn

đến tin, do vậy, sẽ tự nhiên nếu ai đó nói theo lối trùng ngôn (tautologous) rằng:

178) Tôi nghĩ anh ta đến rồi và tôi tin vào điều đó.

Cũng từ phạm vi nghĩa này - phạm vi nghĩa lí tính của tin, quá trình hư hóa của

tin khi đi với ngôi thứ nhất số ít và mệnh đề sẽ cho thấy mức độ cao của sự chứng thực

so với nghĩ (cũng cao hơn so với thấy). Bấy giờ ngôi thứ nhất + tin + mệnh đề khó

cho phép người đối thoại (nếu không muốn nói là không) chia sẻ quan điểm của họ với

người nói.

Có thể nói tin trong tiếng Việt có tính hữu chứng cao hơn tiếng Anh. Trong

tiếng Anh, tin (với nghĩa đánh giá chủ quan) được từ điển Webster và Oxford định

nghĩa thông qua think (nghĩ) hoặc suppose (cho rằng) nhưng chỉ dừng ở mức độ có ý

kiến (hold as an opinion) chứ không nhấn mạnh vào mức độ cao khi xác tín tình huống

của P như trong từ điển tiếng Việt (tin 4: nghĩ là rất có thể sẽ như vậy, từ điển Hoàng

Phê chủ biên) hoặc có thể hình dung tin 4 trong tiếng Việt theo cách diễn giải của

chúng tôi: nghĩ một cách khá quả quyết và chắc chắn là có thể sẽ như vậy. Rất tự

nhiên với người Anh khi nói: 179) I believe it will rain soon (Tôi tin/nghĩ trời sẽ sớm

mưa thôi) hay: 180) But even so I believe the music is pretty good (Có như thế thì tôi

vẫn tin/nghĩ nhạc thế là khá hay). Với những câu như thế này, có lẽ sẽ tự nhiên hơn

nếu chúng ta dịch nghĩ thay cho tin khi chuyển qua tiếng Việt vì cái ý của người Anh

chỉ dừng ở mức độ có ý kiến trước tình huống dự báo (vd 179) hoặc trước tình huống

người nói đánh giá về một chương trình âm nhạc mà họ không trực tiếp tham gia (vd 180).

Tính hữu chứng cao của tin trong tiếng Việt còn thể hiện ở chỗ: Với Tôi tin,

người nói không có ý chia sẻ quan điểm với người đối thoại mà chủ yếu khẳng định

xác tín của mình một cách “tự tin” nên thường kèm theo bằng chứng hoặc chuẩn bị

tâm thế đưa ra bằng chứng nếu được yêu cầu (xem A, vd 181). Còn “đối tác” của họ

(B) bị đặt dưới một áp lực là phải cung cấp bằng chứng rất cụ thể nếu muốn phản bác

(xem B, vd 182). (B: Thằng bé có làm được không đấy?)

181) A: Tôi tin thằng bé làm được, tôi đã xem nó làm rồi.

(A: Tôi tin thằng bé làm được.)

182) B: Tôi thì tôi không tin, toán lớp 3 nó giải còn chưa được thì làm sao

giải được toán lớp 4.

+ Liên hệ tiếng Anh: Phản ánh sự phân hóa ngữ nghĩa của các động từ chỉ hoạt

động nhận thức trong tiếng Việt và tiếng Anh ở vùng nghĩa chỉ sự đánh giá, nhận định:

Page 99: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

88

đảm nhận chức năng này trong tiếng Việt có thể hình dung đến nghĩ, thấy và tin thì

trong tiếng Anh là think, find và believe. Quan sát bảng sau:

Hình thức đánh giá Tiếng

Việt

Tiếng

Anh Ví dụ

Đánh giá trực diện thấy

think/

find

Tôi thấy cô ấy đẹp.

(I think she is beacutiful ≈ I find her pretty)

Anh thấy thế nào? (Cái áo này đẹp chứ?)

(What do you think?)

Đánh

giá

không

trực

diện

Tính hữu chứng, mức

độ cam kết cao tin believe

Tôi tin anh ta đã tới. (I believe he has

arrived)

Tính hữu chứng, mức

độ cam kết vừa phải nghĩ think

Tôi nghĩ anh ta đã tới. (I think he has

arrived)

Ngữ cảnh dự báo hoặc

đánh giá về một nội

dung mà người nói

không trực tiếp tham

gia

nghĩ

≠ tin

believe

≈ think

(đồng

nghĩa

bộ

phận)

Tôi nghĩ trời sắp mưa.

(I believe/think it will rain soon.)

Có như thế thì tôi vẫn nghĩ nhạc thế là khá

hay. (But even so I believe/think the music is

pretty good.)

Ngữ cảnh tin đồn tin believe

Tôi tin là cô ta đẹp. (như lời người ta nói)

(I believe she is nice.)

Ngữ cảnh cho thấy sự

ngạc nhiên của người

nói khi thấy hoặc nghe

một điều gì đó

tin believe Tôi không còn tin vào tai/mắt mình nữa.

( I couldn’t believe my ears/eyes)

Ngữ cảnh cho thấy

người nói thông tin một

sự việc có thể gây ngạc

nhiên cho người nghe

tin believe Tin được/nổi không, họ vẫn còn cãi nhau

(They’re still arguing, would you believe it?)

Bảng 3.6. Sự phân bố của động từ thấy, nghĩ, tin ở phạm vi nghĩa đánh giá trong

tiếng Việt và hình thức tương ứng trong tiếng Anh

i) Quan sát bảng trên, có thể thấy, tiếng Anh không phải không có sự phân biệt

giữa I believe và I think, I belive vẫn hàm chứng cao hơn, thể hiện mức độ cam kết của

người nói đối với tính xác thực của mệnh đề cao hơn I think, so sánh: 183) I think he

has arrived (Tôi nghĩ anh ta đến rồi) và 184) I believe he has arrived (Tôi tin anh ta

đến rồi, vd của Person), vậy nên believe thường đi với những trạng từ chỉ mức độ như:

Page 100: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

89

I strongly (mạnh mẽ, kiên quyết)/firmly (một mực)/clearly(cố nhiên) + believe that.

Tuy nhiên, sự phân biệt này không rõ và điển hình như trong tiếng Việt, do đó, ở tiếng

Anh, trong rất nhiều ngữ cảnh believe có thể thay thế cho think, có thể nói như Person

(1993) đó là một cặp đồng nghĩa nhưng không hoàn toàn, điều này không diễn ra đối

với tin và nghĩ của tiếng Việt.

ii) Mở rộng ngữ cảnh, cả trong tiếng Việt và tiếng Anh chúng ta đều gặp những

kiểu nói như: Tôi không còn tin vào tai/mắt mình (I couldn’t believe my ears/eyes) hay

lối nói với cấu trúc chêm xen Tin được không? (Would you believe it?) hàm ý người

nói ngạc nhiên trước một tình huống cụ thể mà chủ thể trực tiếp nghe thấy hoặc nhìn

thấy. Vd: 185) Tôi không còn tin vào mắt mình khi mở chiếc hộp ra (I couldn’t believe

my eyes when I opened the box); 186) Tin được không, họ vẫn còn cãi nhau. (They’re

still arguing, would you believe it.)

Tóm lại, ngôn ngữ phản ánh tâm lí của con người: khi ta thấy, nghe, biết một

điều gì đó, chúng ta có xu hướng tin vào điều đó; song, tin không chỉ là sự phản ánh

những gì chúng ta tri giác, chúng ta có thể tin vào những điều chưa hề thấy, nghe, biết

hay trải nghiệm nghĩa là không có bằng chứng nào dù chỉ là bằng chứng tri giác

(perceptual evidence) chứ chưa nói đến bằng chứng nhận thức (cognitive evidence).

Tin có ma, tin có người ngoài hành tinh, tin có đĩa bay, tin có ngày tận thế, tin vào

phép lạ, v.v là những ví dụ sinh động cho cái gọi là niềm tin - một loại tình cảm trí tuệ

phản ánh tính chất khó kiểm soát và tính chất “đinh đóng cột” của tâm lí con người.

Từ tri giác đến niềm tin, từ niềm tin đến nhận thức, nhận định, vì thế, không

phải là con đường thẳng tắp đến chân lí, nó có thể dẫn đến những sai lạc, nhầm lẫn, mù

quáng bởi mối quan hệ giữa niềm tin với lí trí, với tình cảm và tri giác là mối quan hệ

phức tạp, đa chiều, không đơn giản chỉ là mối quan hệ qua lại, tương hỗ, điều này đã được

ngôn ngữ ghi lại một cách sinh động trong ngữ nghĩa của động từ tin như đã nói ở trên.

3.3.1.3 Ngữ nghĩa của động từ “sợ” - sự đan xen giữa động từ tâm lí - tình cảm và

động từ nhận thức

Nói đến sợ chúng ta thường đóng khung nghĩa của nó ở địa hạt tâm lí - tình

cảm, thực ra thì ngữ nghĩa của sợ không đơn giản như vậy. So sánh những ví dụ dưới đây:

187) Cháu bé sợ tiêm thuốc. (vd của Nguyễn Ngọc Trâm 2002)

188) Tôi sợ sét.

với: 189) Ngồi đấy sợ muỗi đốt. (vd của Nguyễn Ngọc Trâm 2002)

190) Để chỗ này tôi sợ chuột lắm. (vd của Nguyễn Ngọc Trâm 2002)

191) Rút phích cắm ra nếu không tôi sợ sét đánh đấy.

Page 101: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

90

Sợ ở vd 187, 188 được Nguyễn Ngọc Trâm (2002) gọi là sợ 1: một trạng thái

tâm lí - tình cảm/ xuất hiện ở một thời điểm nhất định/ không yên lòng / vì cho rằng

sự việc có khả năng hiện thực là nguy hiểm, là không hay/ mà bản thân không thể

ngăn ngừa hay loại trừ.

Sợ ở vd 189, 190, 191 là sợ 2: một trạng thái tâm lí - nhận thức/đã hình thành từ

những lần trải nghiệm/ không yên lòng/vì cho rằng một sự việc nguy hiểm, không hay

có khả năng hiện thực.

Nếu sợ1 có thể có tính quá trình (đang sợ, vẫn còn sợ, hết sợ) và mức độ (rất

sợ, hơi sợ) thì sợ 2 là một kết quả nhận thức, vậy nên không thể kết hợp được với các

phụ tố chỉ mức độ và quá trình.

Sợ 2 nhận định về khả năng hiện thực của một sự việc dường như đang tới gần

nên thường được xác định về hoàn cảnh, địa điểm, thời gian, lí do, v.v. Nguyễn Ngọc

Trâm cho rằng, thay vì chú ý đến bổ ngữ của nó, nên gắn nó với hoàn cảnh giao tiếp

cụ thể, nhờ hoàn cảnh giao tiếp chúng ta mới phân biệt được sợ 1 hay sợ 2 chứ nếu chỉ

dựa vào cấu trúc cú pháp sẽ khó nhận ra. Chúng tôi lại suy nghĩ khác, rằng có thể căn

cứ vào bổ ngữ của sợ để xác định tư cách động từ chỉ tình cảm (sợ 1) hay động từ chỉ

trạng thái nhận thức (sợ 2): trạng thái tâm lí - tình cảm thường nảy sinh trước những sự

vật tuy cụ thể nhưng được đánh giá khái quát, chung chung (sợ rắn/ chuột/sét/muỗi,

v.v.) hoặc do tưởng tượng, mê tín mà có (sợ ma/mắc phong long, v.v) còn tâm lí - nhận

thức nảy sinh trước những sự việc vật lí - cụ thể - bên ngoài, có hoàn cảnh xác định,

thường gắn với kinh nghiệm hoặc hiểu biết của chủ thể khi đánh giá về khả năng xảy ra

một sự việc nào đó không hay (tôi sợ rắn cắn/chuột vào phá vườn/sét đánh hỏng các

thiết bị điện/muỗi đốt, v.v.). Bổ ngữ của sợ 1 vì vậy thường là những danh từ (ma, rắn,

chuột, v.v), cụm động từ (tiêm thuốc, mắc phong long, v.v.); còn bổ ngữ của sợ 2 thường

là những mệnh đề nêu rõ phạm vi, lí do gây ra nỗi sợ (muỗi cắn, chuột phá vườn, sét

đánh, v.v.).

Tương tự, trong tiếng Anh, khi nói: 192) Tom fears that Sue lost her wallet (Tom

sợ là Sue đã đánh mất cái ví), nghĩa là khả năng một việc không hay (việc Sue đánh mất

ví) trong suy nghĩ, trong hình dung của Tom có khả năng thành hiện thực và việc này

khiến Tom lo lắng, còn khi nói: 193) Tom is afraid of lighting (Tom sợ sấm sét) thì sấm

sét là một sự kiện vật lí bên ngoài gây ra nỗi sợ tâm lí ở Tom. Vậy nên có thể nói: 194)

Lighting frightens Tom. (Sấm sét làm Tom sợ.)

Như vậy tình cảm khác với nhận thức ở chỗ: chúng ta có thể lo lắng, sợ hãi, vui

buồn, hạnh phúc một cách chung chung kiểu như:“Hôm nay trời nhẹ lên cao/Tôi buồn

không hiểu vì sao tôi buồn”, trong khi đó nhận thức thường có một đối tượng, một nội

Page 102: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

91

dung cụ thể, chủ thể nhận thức là những tác thể chủ động ở vị trí chủ ngữ (vd 192) nhưng

cũng có thể là nghiệm thể bị động ở vị trí chủ ngữ (193) hoặc tân ngữ (194) - đó cơ sở

cho những câu nói: Điều này/Điều kia làm chúng ta sợ.

3.3.1.4. Ngữ nghĩa của động từ “nghĩ” - sự đan xen giữa động từ tâm lí - tình cảm

và động từ nhận thức

Nếu tâm lí học phân biệt hai trạng thái tinh thần: tình cảm và nhận thức thì ngôn

ngữ có thể không cần và không biết đến một đường ranh giới dứt khoát như thế, giữa

chúng có những sự chuyển hóa, hòa trộn từ một động từ tâm lí - tình cảm chuyển

nghĩa vào động từ chỉ hoạt động nhận thức (như tin và sợ) và ngược lại từ một động từ

vốn chỉ hoạt động nhận thức lại được “tăng cường” vào phạm vi nghĩa của từ chỉ tâm

lí - tình cảm. Nghĩ trong tiếng Việt là một động từ như thế. Trở lại với cách giải nghĩa

của chúng tôi: nghĩ

i) vận dụng trí tuệ vào những gì đã biết để suy xét, trù tính, … trong trí não hoặc rút ra

hiểu biết mới; ngẫm. nghĩ cách đối phó; nghĩ kĩ rồi hẵng nói

ii) nhận định, đánh giá, có ý kiến (sau khi đã nghĩ):

a. đoán (không đòi hỏi nhiều nỗ lực trí tuệ)

b quan niệm. Thôi đi, nhân gian bây giờ đã khác mà thầy vẫn nghĩ theo lối cũ;

c. cho là/ cho rằng (sau khi đã nghĩ). Anh luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác.

d. (đi sau ngôi thứ nhất) thể hiện sự khẳng định dè dặt của người nói đối với

tính xác thực của nội dung mệnh đề. Mình nghĩ cậu nên xin lỗi người ta.

iii) để ý, lưu tâm (để nhận rõ được giá trị, từ đó có cách đối xử thỏa đáng). Phải nghĩ

cho tương lai của nó!

iv) nhớ đến (thường với xúc cảm mãnh liệt). Đi xa lúc nào cũng nghĩ về mẹ.

Nghĩ gọi tên một hoạt động, một quá trình tinh thần hết sức cơ bản của con

người nhưng là một quá trình trừu tượng, phức tạp. Trong quá trình phái sinh ngữ

nghĩa, sự “nhập cuộc”, đan cài của các yếu tố tinh thần khác (như tình cảm, niềm tin,

mong ước, tưởng tượng, v.v.) vào trong nghĩ càng làm cho nghĩa của nó trở nên khó

phân định. Ở đây, chúng tôi đã căn cứ vào khả năng [+/- nét nghĩa tình cảm] để phân

biệt hai nhóm nghĩa khác nhau của nghĩ đó là: nhóm nghĩa [- nét nghĩa tình cảm]:

nghĩa i, ii; nhóm nghĩa [+ nét nghĩa tình cảm]: iii, iv

Nếu khung cú pháp điển hình cho nghĩ - động từ nhận thức là nghĩ rằng + P

(tương ứng với think that + P trong tiếng Anh) cho thấy một suy nghĩ rõ ràng, mạch

lạc có thể diễn đạt bằng lời tương đương với kiểu nói: “Suy nghĩ đầu tiên của tôi

là:…” thì khung cú pháp điển hình cho nghĩ - động từ đan xen giữa nhận thức với tình

cảm là nghĩ về/đến/tới (tương ứng với think about trong tiếng Anh) lại cho thấy những

Page 103: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

92

suy nghĩ tưởng chừng cụ thể (vì có đối tượng xác định) nhưng kì thực hết sức trừu

tượng, mơ hồ, khó nắm bắt. Khi chúng ta nói: 195) Trong khi đợi anh ấy, tôi đã nghĩ

về mẹ (As I waited for him, I thought about my mother, vd của Wierzbicka 1998), nghĩ

bấy giờ là có thể diễn dịch như là một sự đan xen giữa nhớ - khả năng lưu giữ của một

động từ nhận thức với nhớ - một động từ tình cảm - trạng thái lưu giữ ai, điều gì đó

(thường với tình cảm mãnh liệt). Vậy nên, nghĩ đến mẹ có thể hình dung là nhớ đến

dáng mẹ, khuôn mặt mẹ, kí ức, kĩ niệm về mẹ,… những liên tưởng giàu xúc cảm

nhưng khó nắm bắt và khó diễn đạt thành lời.

Xét về mặt tâm lí học, có một sự kết nối giữa lí trí (suy nghĩ/nhận thức) với tình

cảm trong thế giới tinh thần thầm kín của con người và điều này được phản ánh qua

ngôn ngữ. Việc hòa trộn suy nghĩ và tình cảm trong ngữ nghĩa của nhiều từ ở các ngôn

ngữ chứng tỏ nghĩ với nghĩa nhớ trong tiếng Việt không phải là ngoại lệ. Chúng ta

từng bắt gặp những cặp động từ minh chứng cho sự tương hợp này như:

think (nghĩ) với nghĩa nhớ trong tiếng Anh

xiăng (≈ nghĩ) - nhớ trong tiếng Trung (Chappell 2002, dẫn theo Goddard 2003)

nghĩ trong tiếng Yupik Eskimo phát triển đa nghĩa thành lo lắng

mantu (≈ nghĩ) - cảm thấy cô đơn trong tiếng Samoan

omou (≈ nghĩ) trong tiếng Nhật phát triển nghĩa thành mong chờ (Goddard 2003)

Tương tự, tiếng Ifaluk (một đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương) không có sự

phân biệt về mặt ngôn ngữ giữa trạng thái tinh thần - nhận thức và trạng thái tinh thần

- tình cảm, từ nunuwan được dùng để gọi chung cho những sự kiện tinh thần được

định vị đâu đó giữa suy nghĩ - tình cảm (dẫn theo D’Andrade Roy 1987). Những

trường hợp như thế này cùng với sự chuyển nghĩa của nghĩ vào lĩnh vực tình cảm cho

thấy trạng thái tinh thần tình cảm và nhận thức dù được phân biệt với nhau song lại có

mối quan hệ qua lại, hòa trộn, chuyển hóa hết sức đặc thù, quan trọng hơn, nó không

dừng lại ở hiện tượng lời nói mà đã du nhập vào hệ thống ngôn ngữ và đạt đến trạng

thái ổn định trong tiếng Việt.

3.3.2 Sự chuyển nghĩa của động từ tri giác vào động từ nhận thức và trường hợp

của động từ thấy

3.3.2.1. Nhận xét chung

Tại sao chúng ta nói: 196) Tôi thấy anh ta có lí, 197) Thấy chú tốt bụng, tôi

cũng muốn giúp, v.v. hay người Anh có thể nói: 198) I see what you mean (Tôi

hiểu/thấy ý anh), 199) Can you see my point? (Anh hiểu /thấy ý tôi chứ?) khi mà trên

thực tế chẳng có gì để chúng ta nhìn, cũng chẳng có gì để chúng ta thấy. Tương tự,

nghe thường xuất hiện trong nhiều kiểu nói mà ở đó không tồn tại bất kì hình thức âm

Page 104: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

93

thanh hay tiếng động nào để có thể tác động đến bộ thụ cảm thính giác: 200) Bài báo

viết nghe cũng được, 201) If I have heard well, you want to say that there is no

solution. (Nếu tôi nghe/hiểu không nhầm thì ý anh muốn nói là không có giải pháp

nào cả). Không dừng lại đó, động từ đánh hơi chỉ hoạt động của khứu giác hay những

động từ chỉ hoạt động thị giác khác như: nhìn, xem, coi, nhận ra, v.v. đều “nhập tịch”

vào lãnh địa nhận thức. Những ngữ liệu thú vị này gợi mở cho chúng tôi cách tiếp cận

các động từ tri giác ở khả năng chuyển nghĩa vào lĩnh vực nhận thức.

Thực tiễn nghiên cứu ngữ nghĩa của động từ tri giác đối với nhiều ngôn ngữ

trên thế giới đã ủng hộ cho ngữ cảm của chúng tôi khi mà Sweetser (1990) đưa ra một

giả thiết hết sức quan trọng, đó là: Nhóm động từ tri giác có xu hướng chuyển nghĩa

vào hoạt động nhận thức, và đây là đặc điểm ngữ nghĩa có tính phổ quát đối với mọi

ngôn ngữ. Không dừng lại đó, những kiểm nghiệm của Evans và Wilkins (2000) về giả

thiết trên dựa vào ngữ liệu của một số ngôn ngữ thổ dân ở Australia càng củng cố thêm

cơ sở lí luận và thực tiễn cho vấn đề này.

Trong tiếng Việt, các động từ gọi tên những hoạt động của 3 trong số 5 giác

quan (bao gồm: thị giác, thính giác, khứu giác) đều chuyển nghĩa vào địa bàn nhận

thức, trong đó, động từ thuộc hàng thị giác chuyển nghĩa vào động từ chỉ hoạt động

nhận thức chiếm số lượng nhiều hơn cả (bao gồm: thấy, nhìn, xem, coi, nhận ra, v.v.),

điển hình cho sự chuyển nghĩa vào phạm vi nhận thức một cách phong phú có thể kể

đến là động từ thấy.

Thấy có thể chuyển nghĩa vào phạm vi nhận thức nào, tại sao chúng không

dừng lại gọi tên những hoạt động thuần túy vật lí mà có thể mở rộng vào lĩnh vực trí

tuệ, bằng cách nào mà hai lĩnh vực vốn khác nhau lại nối kết được với nhau, tất cả sẽ

được chúng tôi trả lời ở những nội dung dưới đây

3.3.2.2. Sự chuyển nghĩa của động từ tri giác - thị giác thấy vào động từ nhận thức

i) Giải nghĩa thấy trong một số từ điển tiếng Việt

Khảo sát việc giải nghĩa động từ thấy ở 5 cuốn từ điển tiếng Việt và 1 cuốn từ

điển tác phẩm bao gồm:

a. Đại nam quốc âm tự vị, quyển 2, Huình Tịnh Paulus Của, 1982, (in lần đầu

1896);

b. Việt Nam tự điển của Hội Khai trí Tiến đức, 1931;

c. Việt Nam tân từ điển, Thanh Nghị, 1965 (xuất bản lần đầu 1952);

d. Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, 1969 (xuất bản lần đầu 1967);

e. Từ điển Truyện Kiều, Đào Duy Anh, 1989 (xuất bản lần đầu 1974);

Page 105: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

94

f. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 2010 (xuất bản lần đầu 1988); chúng

tôi nhận thấy:

i) Nghĩa tri giác của thấy đều được tất cả các cuốn từ điển tiếng Việt ghi lại, tuy

nhiên nghĩa nhận thức của động từ này sau khi đã chuyển không phải từ điển nào cũng

phản ánh và nếu có, số lượng nghĩa cho nó ở mỗi từ điển cũng khác nhau.

ii) Ở 3 cuốn từ điển đầu tiên thấy mới dừng lại ở nghĩa tri giác: hoặc tri giác

bằng mắt (cuốn a, b,c), vd: thấy đám người biểu tình; hoặc cảm giác bằng ngũ quan

nói chung (cuốn b,c), vd: thấy khó chịu trong người. Đến cuốn thứ 4, và rõ hơn cuốn

thứ 5 và thứ 6, thấy mới có những nghĩa liên quan đến hoạt động nhận thức: đó có thể

là nhận biết (cuốn d), vd: Ai cũng thấy rằng phải lao động; hoặc chỉ tri giác nói chung

áp dụng cho mọi giác quan và cho sự nhận thức (biết) (cuốn e), vd: Đàn bà thế ấy

thấy đâu một người; và nhận ra được, biết được qua nhận thức (cuốn f), vd: Thấy

được cái sai của mình.

iii) Số lượng nghĩa ở các cuốn do đó cũng khác nhau: cuốn a có 1 nghĩa, cuốn

b,c, d có 2 nghĩa và cuốn e có 4 nghĩa. Sự khác nhau này có thể giải thích bởi dung

lượng, độ nông sâu của mỗi cuốn từ điển, song có nhiều cuốn có cùng kích cỡ nhưng

số lượng nghĩa vẫn khác nhau là do quan niệm về đa nghĩa, tiêu chí tách đa nghĩa có

những chỗ khác nhau, hoặc cũng có thể do người biên soạn chưa bao quát được hết

ngữ liệu của thấy. Ngoài ra, hiện tượng đa nghĩa còn mang tính lịch sử, có thể ở những

thời điểm sớm hơn, thấy chủ yếu gọi tên hoạt động tri giác chứ chưa dùng phổ biến ở

địa bàn nhận thức nên chưa được phản ánh vào từ điển (dĩ nhiên để khẳng định được

điều này, chúng ta cần một công trình nghiên cứu “dài hơi” khác)

iv) Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên là cuốn phản ánh đầy đủ nghĩa

của thấy hơn cả, tuy nhiên trật tự sắp xếp các nghĩa theo chúng tôi vẫn chưa hợp lí, nên

chăng hoán đổi vị trí của nghĩa thứ 3 và thứ 4 cho nhau bởi theo chúng tôi, logic của

sự phát triển ngữ nghĩa của thấy phải đi từ địa bàn tri giác nhận thức, nghĩa thứ 4

có được là do sự phát triển từ những nghĩa tri giác trước đó và vẫn nằm trong “vùng

nghĩa” tri giác, còn nghĩa thứ 3 đã định vị ở địa bàn nhận thức, do đó, nên xử lí nó là

nghĩa sau cùng. Nên chăng có một sự hoán đổi như sau:

thấy

1.nhận biết được bằng mắt, vd: thoáng thấy có bóng người

2. nhận biết được bằng giác quan nói chung, ví dụ: thấy khét, thấy lạnh

3. nhận ra được, biết được qua nhận thức, vd: thấy được cái sai của mình

4. có cảm giác, vd: thấy vui trong lòng

Page 106: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

95

Khảo sát 369 câu có chứa động từ thấy trong các văn bản hiện đại (bao gồm

tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, phóng sự, bài phỏng vấn trên báo), chúng tôi thấy rằng

ngữ nghĩa của động từ này hoạt động trên một phạm vi khá rộng, không chỉ ở lĩnh vực

tri giác mà ở cả lĩnh vực nhận thức. Tham khảo bảng tổng hợp sau:

STT Các phạm vi nghĩa của thấy Số lượng Tỉ lệ (%)

1 thấy: tri giác được bằng mắt 139 37,7

2 thấy: nhận biết bằng giác quan nói chung 23 6,2

3 thấy: có cảm giác 60 16,3

4 thấy: biết 39 10,6

5 thấy: nhận ra 40 10,8

6

thấy: nghĩ,

cho là/rằng

(nhận định)

thấy: nghĩ, cho

là/rằng (nhận định) 41 11,1

thấy: khả năng tình

thái hóa nội dung

mệnh đề

21 5,7

7 thấy: phục vụ những chức năng ngữ dụng 6 1,6

Tổng 369 câu 100%

Bảng 3.7. Các phạm vi nghĩa của động từ thấy

Như vậy, ở lĩnh vực nhận thức, thấy có thể chuyển nghĩa vào phạm vi của biết

(trạng thái nhận thức), của nhận ra (quá trình nhận thức), của nghĩ - cho là/rằng (trạng

thái nhận thức chủ quan có được sau khi nghĩ), và cuối cùng nó có thể phán ánh nghĩa

tình thái khi đi với ngôi thứ nhất số ít + thì hiện tại bất định như các động từ nhận thức

điển hình nghĩ, tin, đoán, v.v.

Từ bảng 3.7, chúng ta có thể nhóm các nghĩa của thấy vào ba phạm vi lớn hơn:

phạm vi nghĩa tri giác, cảm giác (nghĩa 1+2+3), phạm vi nghĩa nhận thức (nghĩa

4+5+6), phạm vi khác (nghĩa 7). Xem bảng sau:

60.20%

38.20%

1.60%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Các phạm vi nghĩa

nghĩa tri giác, cảmgiácnghĩa nhận thức

khác

Bảng 3.8. Sự phân bố của động từ thấy trong các phạm vi nghĩa

Page 107: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

96

Có thể nói, sự chuyển nghĩa của thấy vào phạm vi nhận thức diễn ra hết sức

mạnh mẽ, chiếm đến 38,2% trong tổng số các phạm vi nghĩa của thấy.

ii) Sự chuyển nghĩa của thấy vào lĩnh vực nhận thức

Khi thấy chuyển nghĩa vào hoạt động nhận thức, chúng mang những đặc trưng

cú pháp - ngữ nghĩa khác với thấy - động từ tri giác và sự phân biệt này được thể hiện

như sau:

Nghĩa của

động từ thấy Chủ ngữ Tân ngữ Ví dụ

thấy - tri giác

bằng mắt

Người tri giác

(perceiver)/

giống hữu sinh

(sentient being)

Sự vật, sự việc,

hiện tượng hữu hình

Con chó thấy chủ về chạy ra

mừng.

Lan thấy mẹ về liền chạy ra đón

mẹ.

thấy nhận

thức

Người tri nhận

(cognizer)

Khái niệm, sự việc,

sự kiện trừu tượng

*Con chó thấy chủ đối xử với

nó như thế là không được.

Chị ta thấy chủ đối xử với

mình như thế là không được.

Bảng 3.9. Cấu trúc cú pháp - ngữ nghĩa của thấy - động từ tri giác

và thấy - động từ nhận thức

+ Thấy biết

Trong tiếng Việt, biết bao phủ một vùng ngữ nghĩa rất rộng, nó có thể hoạt

động ở những phạm vi sau:

i) Biết - nhờ thu nhận từ các giác quan: Tôi biết mặt cô ta (do tôi đã thấy cô ấy

mấy lần); Tôi biết bài hát này (do tôi đã từng nghe trên đài).

ii) Biết - nhờ tương tác xã hội: Tôi biết ông Ba, Tôi biết cô ấy đang ốm.

iii) Biết - nhờ vào thực hành: Anh ta biết tiếng Anh.

iv) Biết - nhờ vào hoạt động cụ thể: Nó biết bơi.

Sự chuyển nghĩa của thấy biết nhờ vào kênh đầu tiên, đó là sự thu nhận từ

các giác quan, cụ thể ở đây là thông qua khả năng tri giác bằng mắt, tuy nhiên để thấy

có được nghĩa của biết, tự thân thấy phải “thoát li” bớt hoạt động tri giác. Nếu thấy -

tri giác điển hình trong các câu 202- 204 thì thấy - biết đã xuất hiện trong các câu 205-

207. Bấy giờ thấy tương đương với biết - trạng thái nhận thức ở cấp độ nhận biết

thuần túy, nghĩa là chỉ dừng lại ở khả năng có ý niệm về sự vật, sự việc, có thể hình

dung ra, nhận ra, khẳng định sự tồn tại của sự vật đó do có lưu giữ trong bộ nhớ. Vd:

202) Mày đã bao giờ thấy người ta uống nhiều bia như vậy chưa? (GBBT)

Page 108: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

97

203) Tôi ở đây mấy chục năm, qua nhiều chế độ nhưng chưa thấy chế độ nào

mà đĩ lại đi đánh lính. (AMDV)

204) Chưa bao giờ họ thấy có người giàu có như thế. (TTTN NHT)

205) Thấy/biết hoàn cảnh chú, tôi thực sự ái ngại. (TTTN NHT)

206) Thấy/biết cha con ông tốt bụng, đáng thương, vợ tôi sắp xếp cho họ ở

cùng chúng tôi. (TVH)

207) Thấy/biết không moi thêm được tiền của chúng tôi, nên mấy “lơ” xe đuổi

chúng tôi khỏi ghế. (PS, Báo Lao động)

Các sự việc, sự kiện, hiện tượng làm bổ ngữ trực tiếp cho thấy - biết (205 -

207): hoàn cảnh, cha con ông tốt bụng, v.v, không còn là những hình ảnh thị giác riêng

lẻ mà có tính tổng hợp, là những dữ kiện được thu thập, được quan sát bằng mắt nhưng

đã được xử lí để đạt đến trạng thái nhận thức khái quát. Có thể nói, nếu kết quả tri giác

bằng mắt là nét nghĩa của thấy trong các câu 202 - 204 thì nó đã bị “giảm sâu” trong

các câu 205- 207 khi thấy biết.

Về đặc điểm ngữ pháp, vì bổ ngữ của biết vô cùng phong phú nên khi thấy

biết, thấy cũng có những bổ ngữ tương tự:

- Có thể là danh từ/cụm danh từ chỉ khái niệm trừu tượng, vd: Thấy hoàn cảnh

chú, tôi thực sự ái ngại; nói thế để thấy được sức người .

- Có thể là tính từ, vd: Mày đã thấy sai chưa?

- Có thể là một mệnh đề biểu thị nội dung của biết - nội dung trừu tượng, vd:

Thấy cha con ông tốt bụng, đàng hoàng, vợ tôi sắp xếp cho họ ở cùng chúng tôi;

Thấy chú làm ăn đàng hoàng, tôi càng thấy nhận xét của mình là đúng.

Khả năng thấy hoạt động ở phạm vi nghĩa của biết có thể được hỗ trợ bởi những

quán ngữ như Anh thấy đấy/Anh biết đấy như trong câu: Anh thấy/biết đấy, tôi có bao

giờ nói gian đâu.

+ Thấy nhận ra

Với sự chuyển nghĩa này, bổ ngữ của thấy là một mệnh đề chỉ kết quả, không

phải kết quả của tri giác mà là kết quả của quá trình nhận thức, do đó phải là mệnh để

chỉ những kết quả trừu tượng, không phải là kết quả hữu hình với các thuộc tính vật lí

(như khi tri giác bằng mắt). Vd:

208) Tôi thấy mặt chị tái nhợt.

209) Chả ai trông thấy nó đâu, tối mới thấy trong miếu loe loét ngọn đèn dầu.

Page 109: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

98

210) Tôi thấy con bé ngồi ở đầu giường.

Có thể thấy, kết quả nhận biết bằng mắt ở các vd 208-210 đòi hỏi bổ ngữ các

thuộc tính vật lí (physical objects) thì thấy - nhận ra yêu cầu riêng những bổ ngữ chỉ

kết quả nhận thức là những tình trạng, sự kiện trừu tượng như vd 211-212 dưới đây:

211) Ngoảnh lại sẽ thấy/nhận ra những căn bệnh đô thị như kẹt xe, ngập nước,

ô nhiễm môi trường, quy hoạch “treo” vẫn nguyên đó mà phương thuốc đặc trị đang

còn loay hoay đi tìm. (PS, Báo Lao động)

212) Tài chính cũng đã thấy/nhận ra sự cần thiết phải dùng chính sách thuế

để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn. (PS, Báo Lao động)

Đã là quá trình thì đó phải là một sự kiện [+ động], diễn tiến trong thời gian do

đó tuy không bắt buộc, song thường đi với các phó từ chỉ thể cách diễn tiễn: chợt,

bổng, dần dần, đột ngột, bổng nhiên, bổng dưng, đột nhiên, bất giác + thấy. Vd:

213) Rồi bổng thấy con người mình sao xấu xa thế, khi nghe bạn nói ra con số

thấp hơn trường mình thì trong bụng thấy vui vui. (PS, Báo Lao động)

214) Bất giác, tôi thấy mình già sọm. (PS, Báo Lao động)

215) Lãm dần dần thấy có cái gì đó không ổn, sức bỏ ra thì nhiều mà thu về thì

còm cõi quá. (PS, Báo Lao động)

Có thể áp dụng phép thử truyền thống “Separate Negation of Senses” của Cruse

(1986, dẫn theo Iraide 1999). Với phép này, chúng ta tìm những câu có chứa từ được

xét được dùng với hai nghĩa phân biệt nhưng có cùng mô hình cú pháp, thoạt nghe có

vẻ như đối nghịch nhau (như thấy rồi >< chưa thấy ở câu 216), sau đó nhận ra cùng

một từ nhưng được sử dụng với hai nghĩa khác nhau. Chẳng hạn:

(A: Cậu thấy chị ta chưa?)

216) B: Thấy rồi, thấy hôm qua, ở quán cà phê nhưng chưa thấy chị ấy ghê

gớm như cậu nói.

Trường hợp này có thể tạo ra cách hiểu nước đôi:

- thấy – kết quả của việc tri giác bằng mắt: B nhìn thấy chị ta ở quán cà phê

- thấy – nhận thức được, nhận ra: B vẫn chưa nhận ra bản chất của chị ta là ghê

gớm như lời A nói

+ Thấy nhận định (≈ nghĩ - cho là/rằng)

Thuộc tính đánh giá, nhận định thường thích hợp với hoạt động suy nghĩ của trí

não cũng như của hoạt động thị giác. Chúng ta thường có xu hướng đưa ra đánh giá

Page 110: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

99

đối với những gì chúng ta thấy, kiểu như “xem mặt mà bắt hình dong”, hay sau khi

chúng ta đã nghĩ “nghĩ đã rồi hẵng nói”. Điều này có thể giải thích tại sao thấy

chuyển nghĩa vào địa bàn nhận định như nghĩ.

Xét về khả năng kết hợp, nhận định là kết quả của hoạt động trí tuệ, chỉ có được

sau khi đã nghĩ, đã thấy nên đó là một trạng thái tĩnh, được đặc trưng bởi thuộc tính [-

động] do đó không thể đi với các phó từ chỉ thể cách diễn tiến: bổng, dần dần, đột

ngột… như thấy - nhận ra.

Một nhận định phải được truyền đạt dưới hình thức của một mệnh đề, do đó bổ

ngữ của thấy lúc này phải là một mệnh đề biểu thị nội dung của sự đánh giá. Vd:

217) Khốn nỗi, từ trong tiềm thức của mình, anh thấy những việc ấy rất vô lí.

(TXV) mệnh đề

218) Sau đó, thấy chú làm ăn đàng hoàng, tôi càng thấy nhận xét của mình là đúng.

(TTTN NHT) mệnh đề

Khi thấy chuyển nghĩa từ hoạt động thị giác sang hoạt động trí não thì nó có thể

có rằng đi theo sau. Bấy giờ, thấy có đặc điểm ngữ pháp như bất kì động từ nhận thức

tiêu biểu nào: biết rằng, nghĩ rằng, hiểu rằng, ngờ rằng, tin rằng, v.v. Vd:

219) Người thu nhập thấp thì thấy rằng họ chẳng được lợi gì khi nhận lương

qua thẻ ATM, thậm chí còn phiền phức và bị thiệt hại. (TS&SN)

Ở phạm vi nghĩa của cho là/rằng, tức ở địa bàn nhận định, về cơ bản thấy tương

đương với nghĩ. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, nghĩ không thích hợp bằng thấy

trong những tình huống đánh giá mà người nói trực tiếp tham gia, quan sát sự kiện

được đánh giá. Chẳng hạn: 220) Chị nghĩ anh ta hát hay.

221) Chị thấy anh ta hát hay.

Câu 221 cho thấy người nói trực tiếp nghe “anh ta hát”, có quan sát anh ta hát

nhận định, còn câu 220 thiên về đánh giá gián tiếp, chị có thể không nghe anh ta hát

nhưng chị nghĩ anh ta hát hay.

Ngoài sự phân biệt tinh tế giữa tôi nghĩ và tôi thấy như đã nói, hai cấu trúc này

có thể xem là tương đương với nhau, có thể thay thế cho nhau trong phần lớn các ngữ

cảnh sử dụng. Không phải ngẫu nhiên thấy thường xuyên xuất hiện ở vị trí của nghĩ và

ngược lại trong những tình huống mà ở đó người nói có ý nêu nhận định chủ quan của

cá nhân mình. Khi được hỏi: Ông/bà… nghĩ sao/gì/ như thế nào, có suy nghĩ gì

Page 111: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

100

về…?(222a), rất nhiều trường hợp người ta có xu hướng trả lời bằng cấu trúc Tôi thấy

(222b) và ngược lại (223a, b):

222a) PV: Ông đánh giá như thế nào về đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm tại

Hà Nội hiện nay. Ông có nghĩ nó sẽ thành công?

222b) TL: Với 10 năm kinh nghiệm ở Việt Nam, tôi thấy rằng nhiều quyết định

về giao thông được thực hiện rất nóng vội, đơn thuần là chính quyền nghĩ ra cái gì đó

rồi đưa luôn vào thực thi chứ không qua khảo sát, thử nghiệm. (Báo Lao động)

223a) PV: Nhiều ca sĩ chưa tên tuổi bao nhiêu nhưng giàu lên nhanh chóng.

Còn chị đốt cháy tất cả cho niềm đam mê âm nhạc, chị có thấy đôi khi hơi tiếc không?

223b) TL: Tôi nghĩ một người giỏi thì không thể để cho cuộc sống của mình

nghèo khổ được. (Báo Tiền phong)

Ngoài ra, ý kiến chủ quan, suy nghĩ, nhận định, đánh giá của người nói có thể

trực tiếp xuất hiện với thấy mà không phải thông qua kênh nghĩ. Ví dụ:

224a) PV: Với bộ môn tiếng Anh, ông thấy các giáo viên đổi mới phương pháp

như thế nào?

224b) TL: Qua cụ thể tiếp xúc với giáo viên, ngồi nghe họ giảng, tôi thấy chất

lượng các tiết học chưa cao. (Báo Giáo dục &Thời đại)

Từ sự phân tích trên đây, chúng ta có thể phân biệt các hình thức bổ ngữ của

thấy - tri giác và thấy - nhận thức (bảng 3.10), đồng thời chỉ ra các kiểu bổ ngữ tương

ứng với các nghĩa khác nhau của thấy- động từ nhận thức (bảng 3.11). Cụ thể như sau:

Hình thức bổ ngữ

Thấy - tri

giác bằng

mắt

Thấy

nhận thức Ví dụ

Danh từ/

cụm

danh từ

chỉ sự vật hữu hình + - Thoáng thấy bóng người

chỉ khái niệm trừu

tượng - +

Thấy/biết hoàn cảnh chú,

tôi thực sự ái ngại

Mệnh đề

chỉ sự việc, hiện

tượng, sự kiện hữu

hình

+

-

Thấy bóng người đi qua

chỉ sự việc, hiện

tượng, sự kiện trừu

tượng

- + Ai cũng thấy đinh tặc là một

loại tội phạm nguy hiểm

Bảng 3.10. Bổ ngữ của thấy - động từ tri giác và thấy - động từ nhận thức

Page 112: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

101

Bổ ngữ

Nghĩa

Danh từ,

cụm danh

từ

Tính từ Mệnh đề

Ví dụ

chỉ khái

niệm trừu

tượng

đánh giá hoạt

động nhận thức

chỉ sự

việc hữu

hình

Chỉ sự

việc trừu

tượng

thấy biết

+

Thấy hoàn cảnh của

chú, tôi thực sự ái ngại

+ Mày đã thấy sai chưa?

+

Tôi đã thấy tinh thần

gia trưởng hủy hoại

bao nhiêu số phận

con người.

thấy

nhận ra

+

Tôi bổng thấy cuộc

sống hiện giờ của tôi

vô nghĩa biết bao.

thấy(rằng/là

nghĩ(cho

là/rằng)

+

Y vẫn thấy rằng nếu

không có y chắc đời

Liên khổ lắm.

Bảng 3.11. Các kiểu bổ ngữ của động từ thấy ở phạm vi nghĩa nhận thức

+ Tôi thấy và khả năng tình thái hóa nội dung mệnh đề

Cũng như nghĩ, sau khi chuyển nghĩa vào cho là, cho rằng, tức nghĩa nhận định

để nêu ý kiến chủ quan, thấy tiếp tục khởi động những đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp

khác, bấy giờ nổi lên là nghĩa tình thái: thể hiện tính chủ quan, phản ánh mức độ cam

kết của người nói đối với tính xác thực của mệnh đề. Bấy giờ, lượng nghĩa miêu tả bị

gia giảm, thấy không còn cái nghĩa từ vựng bình thường của nó, không tường thuật

nhận định của chủ thể nói năng như thấy - cho là/rằng mà phản ánh mức độ tin tưởng

của chủ thể đối với những gì người ta nói. Một khi người nói bảo rằng: Tôi thấy P… có

thể suy luận: Theo ý kiến cá nhân, tôi thấy P vì tôi nghĩ P, tôi cho là P. Chẳng hạn:

225) Tôi thấy hôm qua anh phản ứng hơi thái quá, tôi nói như thế bởi vì: Theo ý kiến

cá nhân, tôi nghĩ rằng anh phản ứng thái quá. Tôi thấy do đó có thể tương đương với

tôi nghĩ, chưa xác tín mạnh bằng tôi tin nhưng nó cũng thuộc vào lĩnh vực của niềm tin

vì nó cho thấy chủ thể phát ngôn nói như thế là vì họ tin như thế.

Khảo sát một số bài phỏng vấn trên báo năm 2012, chúng tôi thống kê được có

525 câu chứa động từ nhận thức đi với ngôi thứ nhất số ít, trong đó có 103 câu xuất

hiện với Tôi thấy (chiếm19,6% chỉ xếp sau Tôi nghĩ và Tôi cho rằng). Xem bảng sau:

Page 113: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

102

40.20%

27.80%

19.60%

9.50%2.90%

Tôi nghĩ

Tôi cho là/rằng

Tôi thấy

Tôi tin

Khác

Bảng 3.12. Mức độ sử dụng các cấu trúc đánh giá trong bài PVtrên báo năm 2012

Tính chất của bài phỏng vấn đòi hỏi người trả lời nêu quan điểm, nhận định, ý

kiến chủ quan, do đó các động từ nhận thức được ưu tiên lựa chọn là nghĩ, cho rằng/là,

thấy, tin, đoán, nhận thấy, chắc đi với ngôi thứ nhất số ít.

Những cấu trúc khác nhau thường đi kèm với sự diễn dịch ngữ nghĩa khác

nhau, người nói có xu hướng kết hợp sự phân biệt ngữ nghĩa với sự khác nhau về hình

thức. Nếu nhận định chủ quan thể hiện ở thấy có thể đi với tất các ngôi thì khả năng

tình thái hóa nội dung mệnh để thể hiện thái độ của người nói đối với mệnh đề giới

hạn thấy + ngôi thứ nhất số ít, thì hiện tại bất định.

Đáng chú ý là thấy đi cùng một con đường với nghĩ khi thấy chuyển nghĩa vào

phạm vi nhận thức và sau đó là khả năng tình thái hóa nội dung mệnh đề:

Nghĩ (hoạt động trí tuệ) nghĩ: nhận địnhTôi nghĩ: khả năng tình thái hóa

nội dung mệnh đề

Thấy (hoạt động tri giác)thấy: nhận địnhTôi thấy: khả năng tình thái hóa

nội dung mệnh đề

Có thể giải thích sự phát triển ngữ nghĩa này của nghĩ và thấy theo logic sau:

Một sự đánh giá chủ quan luôn là kết quả của một quá trình tinh thần (tri giác hoặc

nhận thức), mà ở đây là thấy và nghĩ, nói cách khác, nhận định, ý kiến, thái độ luôn là

sản phẩm của thấy, của nghĩ, chỉ có thể có được sau khi đã thấy, đã nghĩ. Khi đã có

nhận định, thấy, nghĩ dễ dàng khởi động nghĩa vào địa hạt của niềm tin - phản ánh tính

chủ quan của người nói, bấy giờ nó có khả năng tình thái hóa nội dung mệnh đề, cho

thấy mức độ xác tín của người phát ngôn đối với những gì họ nói. Tuy nhiên, với Tôi

thấy (cũng như Tôi cho rằng/Tôi nghĩ), người nói cho biết họ không bảo đảm hoàn

toàn tính chân thực của những điều được nói đến ở P nghĩa là, người nói không “tự

tin” đối với những gì họ nói được như Tôi tin, càng không chắc được như Tôi chắc

chắn vậy nên không có gì phải ngạc nhiên nếu những gì được Tôi thấy khác với sự thật

được phản ánh trong P.

Page 114: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

103

+ Liên hệ tiếng Anh

Tham khảo công trình nghiên cứu của Iraide (1999) và Baker (1999) chúng tôi

nhận thấy, trong tiếng Anh động từ see đã chuyển nghĩa vào hoạt động nhận thức với

các nghĩa sau: see know (biết); see foresee (biết trước); see understand (hiểu);see

think/ consider (nghĩ/xem xét); seeimagine/ envision(hình dung, tưởng tượng); see

recognize (nhận ra, nhận thấy); see judge (nhận định, đánh giá)

Sự chuyển nghĩa của thấy trong tiếng Việt và see trong tiếng Anh vào lĩnh vực nhận

thức được tổng hợp như sau:

Nghĩa Tiếng

Việt

Tiếng

Anh Ví dụ

thấy

biết

thấy biết +

+

Thấy/biết hoàn cảnh chú, tôi thực sự ái ngại.

I saw that there was going to be trouble.

(Tôi đã biết là sẽ có trục trặc.)

thấy

biết trước

+

I can see what will happen if you don’t help.

(Tôi có thể biết trước điều gì sẽ xảy ra nếu không có sự

giúp đỡ của anh.)

thấy hiểu

+

I see what you mean. (Tôi hiểu ý anh.)

I explained the problem but he could not see it .(Tôi đã

giải thích vấn đề đó nhưng anh ta không hiểu được.)

thấy hình dung

+ I see the house as it used to be.

(Tôi hình dung ngôi nhà vẫn như xưa.)

thấy nhận ra

+

+

Lãm dần dần thấy có cái gì đó không ổn, sức bỏ ra thì

nhiều mà thu về thì còm cõi quá.

She saw that nothing would change his mind about it.

(Cô ta thấy chẳng có gì có thể thay đổi suy nghĩ của

anh ta về điều đó.)

thấy

Nghĩ

nghĩ -

xem xét

+

When can I finish this, Let me see!

(Khi nào tôi có thể xong việc này hả, để tôi xem nào!)

nghĩ -

đánh

giá

trực

tiếp +

Tôi thấy cô ấy xinh. (I think she is nice.)

gián

tiếp

+

+

Anh thấy những việc ấy rất vô lí.

I can’t see anything wrong with it.

(Tôi thấy chẳng có gì sai cả.)

thấy - khả năng tình

thái hóa

+

+

Khi có nghị quyết TW4 tôi thấy có nhiều tín hiệu tích

cực từ những người lãnh đạo cấp cao trong Đảng.

I don’t see there is anything to explain.

(Tôi thấy chẳng có gì để giải thích cả.)

Bảng 3.13. Sự chuyển nghĩa của động từ thấy trong tiếng Việt và động từ see trong tiếng Anh

vào lĩnh vực nhận thức

Page 115: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

104

Có thể thấy:

Khả năng chuyển nghĩa vào lĩnh vực nhận thức của thấy trong tiếng Việt

không phong phú bằng see trong tiếng Anh: chuyển nghĩa vào phạm vi của biết trước,

tưởng tượng và xem xét không diễn ra với thấy nhưng lại là một khả năng của see.

Nghĩa xem xét của see trong tiếng Anh tuy không tương ứng với thấy của

tiếng Việt nhưng cũng tương ứng với một động từ thuộc hàng tri giác thị giác đó là xem.

Nhận định thường đặt cơ sở từ hai loại bằng chứng: bằng chứng tri giác và

bằng chứng suy luận. Với bằng chứng suy luận, thấy, về cơ bản tương đương với

nghĩ, tuy nhiên với bằng chứng tri giác - thị giác trực tiếp, thấy có sự phân biệt với

nghĩ. Nghĩa là, trong tiếng Việt, thấy có một thuộc tính ngữ nghĩa đối lập với nghĩ, dù

không phải là tất cả, nhưng khá thú vị và hết sức điển hình, đó là: nếu sự đánh giá đặt

cơ sở vào những gì trực tiếp nhìn thấy, người Việt thường dùng thấy, nếu đó là đánh

giá dựa vào những nguồn thông tin gián tiếp (nghe đồn, nghe nói) hoặc suy luận,

người Việt sẽ dùng nghĩ. Trong cả hai trường hợp, người Anh đều dùng think. Chính

ở đây, Godddard và Karlsson (2003) đã có lí khi cho rằng: “Trong ngữ cảnh cho ý

kiến, think được sử dụng khá tự do, ở điểm này, tiếng Anh có lẽ là một ngôn ngữ

“không bình thường” (“unusual” language, chữ dùng của hai tác giả)”[75, tr.3].

Nếu ở lĩnh vực tri giác, nghĩa tri giác bằng mắt chiếm số lượng nhiều nhất

trong cả hai ngôn ngữ thì ở địa bàn nhận thức, thấy - nhận ra chiếm tỉ lệ cao nhất theo

thống kê của chúng tôi trong tiếng Việt và như khẳng định của Baker (1999) đối với

tiếng Anh

Có thể nhận thấy, những nghĩa ít điển hình có xu hướng đòi hỏi những hình

thức đi kèm một cách nghiêm ngặt. Chẳng hạn, trong cả hai ngôn ngữ, để thấy có khả

năng tình thái hóa nội dung mệnh đề đòi hỏi chủ ngữ của câu phải ở ngôi thứ nhất, thì

hiện tại bất định, trong khi nghĩa cơ bản nhất - tri giác bằng mắt có thể xuất hiện ở bất

kì thì nào, ngôi nào, thể nào, thức nào, khẳng định hay phủ định, còn tân ngữ thì vô

cùng phong phú.

Khả năng tình thái hóa nội dung mệnh đề của I think có thể xem là tiêu

biểu cho tiếng Anh như nhận định của rất nhiều nhà nghiên cứu (Wierzbicka 2002,

Goddard 2003) hay thể hiện qua số liệu của Fetzer & Johansson (2010) và của Van

(2011): I think xuất hiện 28,87 lần/10.000 từ, nghĩa là khoảng 0,3 lần/100 từ

(Fetzer & Johansson 2010) hay chiếm 81,4% trong tổng số cấu trúc đánh giá (số

liệu của Van 2011)

I believe chỉ xuất hiện 4,95 lần/10.000 từ, nghĩa là khoảng 0,05 lần/100 từ

(Fetzer & Johansson 2010) hay chiếm 3,9 % trong tổng số cấu trúc đánh giá (số liệu

của Van 2011).

Page 116: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

105

Trong tiếng Việt, ngoài Tôi nghĩ (chiếm 40,2%) và Tôi cho rằng/là (chiếm

27,5%), Tôi thấy có thể xem là cấu trúc khá điển hình, nó xuất hiện với tần số cao:

chiếm 19.6%, đứng hàng thứ ba trong tổng số các cấu trúc đánh giá, cao hơn hẳn Tôi

tin (9,5%) và các cấu trúc khác: Tôi chắc/nhận thấy/ đoán (2,9%). Vị trí thứ ba này

trong tiếng Anh thuộc về I believe (Tôi tin) (số liệu của Van 2011)

Cấu trúc đánh giá đi với see có thể tồn tại dưới hai hình thức phủ định và

khẳng định, song cấu trúc phủ định (vd: I don’t see + P, I can’t see + P, v.v.) có chiều

hướng được sử dụng nhiều hơn, trong khi đó, với tiếng Việt, cấu trúc khẳng định Tôi

thấy luôn chiếm ưu thế. Tình hình này tương tự cấu trúc đánh giá với hình thức phủ

định I don’t think khá thông dụng trong tiếng Anh và thói quen dùng cấu trúc khẳng

định Tôi nghĩ của người Việt.

iii) Tại sao thấy có thể chuyển nghĩa vào lĩnh vực nhận thức

Có thể giải thích thực tế này bằng cơ sở sinh học và vật lí về hoạt động tri giác

và những kinh nghiệm dân gian, ngây thơ của người Việt về hoạt động này. Nghĩa là

các giác quan cung cấp cho chúng ta thông tin về thế giới nhưng cách xử lí những

thông tin này và cách ta hiểu về chúng không giống nhau.

Về mặt sinh học và vật lí

- Mức độ chính xác

+ Thị giác cung cấp cho chúng ta dữ liệu khách quan về thế giới, nó cho

chúng ta nhiều thông tin hơn bất cứ giác quan nào. Sweetser (1990) cho rằng: Trẻ

em chủ yếu dựa vào những hình ảnh do thị giác cung cấp để phạm trù hóa thế giới

trong giai đoạn đầu.

+ Khả năng tập trung của thị giác cho phép chúng ta nhận được từng kích thích

đến từ nhiều kích thích khác nhau và phân biệt được chúng với nhau.

+ Thị giác về cơ bản là như nhau và cung cấp cùng hình ảnh như nhau ở mọi

người vì thế nó là cơ sở để cộng đồng cùng chia sẻ tri thức.

Một hoạt động nhận thức điển hình thường đặt tiêu chuẩn ở tính chân xác, do

đó ba thuộc tính nổi trội nói trên của thị giác có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt

động nhận thức, điều này góp phần giải thích vì sao thấy có thể dễ dàng chuyển nghĩa

vào địa bàn nhận thức.

Những gì chúng ta thấy rất chính xác, nghe cũng thế nhưng vẫn không bằng

thấy vì nghe phụ thuộc vào nguồn âm thanh, trong khi mùi rất khó xác định. Chúng ta

có thể nhận ra người quen thường trước hết bằng mắt, sau đó bằng giọng nói của họ

nhưng khó nhận diện người đó bằng mùi, mùi vị khá khác nhau trong cảm nhận của

mọi người.

Page 117: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

106

- Thuộc tính [+đánh giá] thường thích hợp với thị giác: chúng ta thường có xu

hướng đưa ra đánh giá đối với những gì chúng ta thấy, dân gian từng nói:“xem mặt mà

bắt hình dong” đó có thể là cơ sở để thấy chuyển nghĩa vào phạm vi nghĩ - nhận định.

- Tính [+chủ ý]: Tính chủ động tắt/mở của thị giác không thể thực hiện được

đối với thính giác, nghĩa là chúng ta không thể kiểm soát được sự thu nhận âm thanh

(chúng ta không thể đóng tai như chúng ta làm với mắt: nhắm mắt). Evans & Wilkins

(2000) nhận định, thính giác trong ngôn ngữ Ấn Âu nói chung, trong tiếng Anh nói

riêng hiếm khi phục vụ cho những ẩn dụ về suy nghĩ và trí tuệ có lẽ bởi vì “thính giác

được cho là giác quan thụ động, nhận thông tin hơn là kiểm nghiệm thông tin, do đó,

thính giác thường liên quan đến sự vâng lời hơn là trí tuệ”. [66, tr.551]

Tính [+chủ ý] cũng là ưu thế của thị giác so với các giác quan. Ở một người

bình thường, với tầm nhìn xa nhất định có thể lấy tay bịt mắt, nhìn hay không nhìn các

kích thích một cách có ý thức nhưng với khứu giác thì không thế. Nghiên cứu của

Badia (1995, dẫn theo Iraide 1999) cho biết: Có nhiều mùi cùng một lúc tràn ngập

trong không gian của chúng ta, thậm chí cả khi chúng ta ngủ nhưng ta không ý thức về

chúng, chỉ khi nào có những mùi khó chịu, dễ chịu, mùi cảnh báo hay mùi khơi gợi

một vùng kí ức nào đó thì ta mới chú ý.

Một hoạt động nhận thức điển hình thường là một hoạt động [+chủ ý], thấy

mang thuộc tính này, do đó chuyển nghĩa vào lĩnh vực nhận thức dễ dàng là một khả

năng của nó.

- Khả năng tập trung: Theo Sweetser (2000), “khả năng tập trung có thể là

điểm chung của thị giác và nhận thức: khả năng nhặt ra một kích thích từ vô số các

kích thích có thể nói là đặc điểm nổi trội của thị giác và tư duy, ta có thể dễ dàng di

chuyển mắt từ vật thể này sang vật thể khác, trong khi khả năng này đòi hỏi một nỗ lực

rất lớn từ thính giác để nghe được một kích thích âm thanh từ vô vàn những kích thích

khác” (dẫn theo Evan & Wilkins 2000). Ưu thế này của thị giác phần nào giải thích

cho mức độ chuyển nghĩa vào hoạt động nhận thức hết sức sâu rộng của thấy so với

các động từ chỉ những hoạt động thuộc các giác quan khác.

- yếu tố [- tiếp xúc]: Theo Sweetser (1990) yếu tố [- tiếp xúc] của hoạt động thị

giác dễ dẫn từ vựng của giác quan này nối kết đến nghĩa nhận thức khách quan, trừu

tượng còn yếu tố [+ tiếp xúc] của xúc giác thường kết nối đến lĩnh vực tình cảm chủ

quan. Vd: chạm tự ái, chạm nọc (TV); His grief touched us deeply (Nỗi đau của anh ta

làm chúng tôi vô cùng trắc ẩn); John touch Mary’s heart (John làm lay động trái tim Mary).

Về mặt văn hóa, mỗi cộng đồng người với những điều kiện địa lí, địa hình, khí

hậu, văn hóa, xã hội, v.v, có thể dựa nhiều vào một số giác quan này hơn là vào các

giác quan khác. Chẳng hạn đối với người châu Âu, thị giác là giác quan thực tiễn nhất.

Sự ưu việt của thị giác so với bốn giác quan còn lại bắt nguồn từ tác phẩm The

Page 118: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

107

Enlightenment (Giác ngộ), bấy giờ các nhà triết học như: Locke, Descartes xem thị

giác là giác quan của khoa học. Tuy nhiên ở thời kì sớm hơn trong lịch sử châu Âu,

cũng như trong một số nền văn hóa đương đại, những giác quan còn lại có thể được

xem là quan trọng trong việc nhận thức thế giới. Chẳng hạn Classen (1994) tường trình

rằng: đời sống của người Ongee ở đảo Andaman (thuộc Nam Thái Bình Dương) được

chỉ dẫn bởi khứu giác; trong khi đó, người Tzotzil ở Mexico quan niệm sức nóng

(thuộc về xúc giác) là nhân tố cấu thành quyền lực cơ bản của vũ trụ. Evan & Winkins

(2000) lại cho thấy, với đa phần thổ dân châu Úc, thính giác là giác quan nổi trội hơn

hẳn những giác quan còn lại.

Hai chế định đã nói: cơ sở sinh học và vật lí, cũng như quan niệm của chúng ta

về giác quan không phải lúc nào cũng giống nhau. Những gì mà chúng ta nghĩ chúng

ta biết về các giác quan nhiều lúc gần với khoa học, nhưng nhiều lúc không đúng như

cách các quá trinh sinh học, vật lí diễn ra mà mang nặng yếu tố dân gian. Chẳng hạn,

cả người Việt và người Anh đều xem quá trình nhìn, kết quả thấy của thị giác được hỗ

trợ bởi các cơ quan thị giác là mắt, mắt không chỉ là yếu tố đầu tiên của hoạt động thị

giác mà được quan niệm là lối dẫn vào trí tuệ, phản ánh suy nghĩ của chủ thể: Đôi mắt

là cửa sổ của tâm hồn; đôi mắt biết nói hay: I couldn’t see any hint of remorse in his

eyes. (Tôi không nhìn thấy một biểu hiện nào của sự hối hận trong mắt anh ta).

Thị giác cho chúng ta thông tin về hình dáng, màu sắc, kích thước, khoảng

cách, sự chuyển động của vật thể vậy nên, về cơ bản, nó cung cấp thông tin chính xác

về thế giới bên ngoài. Dễ hiểu tại sao người Việt cũng như người Anh, xem thị giác là

giác quan thực tiễn nhất. Những cách nói của người Việt như: Trăm nghe không bằng

một thấy, Mục kích sở thị hay của người Anh: Seeing is believing (Thấy mới tin), I

couldn’t belive it until I saw it with my own eyes (Tôi không tin cho đến khi nào tận

mắt chứng kiến) đã cho thấy hai cộng đồng người thừa nhận thị giác là cơ quan đảm

trách vai trò xác tín cho một tình huống, một hiện tượng.

Những thuộc tính vật lí và sinh học này của thị giác, cũng như cách chúng ta

nghĩ về các hoạt động này, tính ưu việt của thị giác so với những giác quan còn lại

không phải là các nét nghĩa hình thành nên nghĩa của các động từ tri giác nhưng chúng

là những nền tảng góp phần giải thích cho khả năng chuyển nghĩa của chúng từ miền

tri giác miền nhận thức, giải thích cho mức độ chuyển nghĩa của thấy bởi cách

chúng ta trải nghiệm, nhận thức và tương tác với thế giới xung quanh ắt được

phản ánh trong vốn từ vựng của chúng ta.

Theo Evans & Wilkins (2000), ở các ngôn ngữ ở Australia, biết có thể định

nghĩa thông qua nghe, trong khi ở các ngôn ngữ Ấn - Âu nói chung, tiếng Anh nói

riêng, năng lực siêu ngôn ngữ này có thể nhờ vào see. Với chiều hướng đó, kết hợp cả

thấy + nghe có thể đảm nhận vai trò tương tự trong tiếng Việt. (Động từ nghe cũng

Page 119: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

108

chuyển nghĩa vào lĩnh vực nhận thức nhưng do dung lượng hạn chế, dù đã nghiên cứu,

chúng tôi chưa có điều kiện để trình bày ở đây).

Có thể hình dung kịch bản này của Evans & Wilkins (2000) như sau:

Với người bản địa ở Úc: Because of what I have heard, I say: X; because I

heard it from the right people, I can say: X is true. [66, tr.581] (Với những gì tôi đã

nghe, tôi nói: X; Bởi vì tôi nghe điều đó từ người đúng đắn/đáng tin cậy, Tôi có thể

nói: X là đúng.)

Với người Anh: Với những gì tôi đã thấy, tôi nói: X; Bởi vì tôi tận mắt chứng

kiến điều đó, tôi có thể nói: X là đúng.

Suy ra, với người Việt: Với những gì đã “tai nghe mắt thấy”, tôi nói: X; Bởi vì

tôi đã tận mắt thấy, tự mình nghe, tôi có thể nói: X là đúng.

Trở lại với việc giải nghĩa biết trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên:

biết: có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể nhận ra được hoặc có thể

khẳng định được sự tồn tại của người, vật hoặc điều ấy.

Chúng tôi nhận thấy, việc giải nghĩa biết bằng “có ý niệm” không thỏa mãn yêu

cầu của việc giải nghĩa là dùng từ dễ để định nghĩa từ khó bởi lẽ ý niệm còn phức tạp

hơn cả biết. Nên chăng giải nghĩa biết bằng các động từ tri giác, tiêu biểu là nghe +

thấy chẳng hạn: biết: có sẵn trong đầu, có thể nhận ra được, hoặc có thể khẳng định sự

tồn tại của người, vật, hoặc điều gì đó do đã từng thấy, từng nghe.

3.3.3. Khả năng biểu thị nghĩa tình thái của động từ chỉ hoạt động nhận thức và

trường hợp Tôi nghĩ

3.3.3.1. Khả năng biểu thị nghĩa tình thái của động từ chỉ hoạt động nhận thức

Động từ nhận thức có khả năng biểu thị ý nghĩa tình thái nếu xuất hiện trong

những biểu thức sau: Biết đâu, Nếu tôi không lầm thì, Thiển nghĩ, Đã biết mà, Biết

ngay mà, ai ngờ, Nào ngờ, Ai biết, Có trời mới biết, Như mọi người đều biết, Tôi

nghĩ/tin/ v.v. Có thể nói, các biểu thức này đã được từ vựng hóa trong tiếng Việt. Phát

ngôn nào chứa những đơn vị này sẽ ''có một thái độ được biểu thị chứ không phải một

hoạt động được miêu tả” (Benveniste 1971, dẫn theo Hoàng Phê 2003). Các động từ

nhận thức khi được dùng như động từ thái độ mệnh đề, về cơ bản sẽ tạo nên các kiểu

tình thái sau:

i) Tình thái khẳng định hạn chế (khẳng định dè dặt)

Ý nghĩa tình thái này có mặt ở những phát ngôn khẳng định P nhưng lại thể

hiện rõ sự khẳng định đó là hạn chế của cá nhân người nói. Thuộc vào tình thái này là

những đơn vị: Biết đâu, Biết đâu chừng, Biết đâu đấy, Nếu tôi không lầm thì, Thiết

nghĩ , Thiển nghĩ, Tôi nghĩ/ tin, v.v. Vd: Tôi không bao giờ nói dối anh.

226) Biết đâu đấy! (Anh nói thế là nói thế thôi chứ làm sao tôi biết được, tôi

không hoàn toàn tin đâu)

Page 120: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

109

ii) Tình thái khẳng định tất yếu (khẳng định dứt khoát)

Tình thái khẳng định tất yếu có mặt ở những phát ngôn thông báo về P với một

sự việc mang tính tất yếu, khó tránh khỏi. Thuộc nhóm này là: biết mà, đã biết mà, biết

ngay mà, biết thừa ra đấy, biết trước là thế mà. Vd: 227) Đã biết mà, nó chỉ hứa thế

thôi. (Tôi biết trước nó chỉ hứa suông thế thôi, bây giờ thực tế đã cho thấy quả là vậy.)

iii) Tình thái phủ định - bác bỏ

Nếu như hình thức phủ định thông thường đối với một câu là phủ định nội dung

của nó bằng cách sử dụng hình thức phủ định không, thì tình thái phủ định - bác bỏ lại

có thể do nhiều phương tiện ngôn ngữ khác nhau đảm nhiệm và không đơn giản là phủ

định nội dung mà đặc biệt còn thể hiện thái độ của người nói đối với thông tin của câu

nói, thể hiện thái độ với người nói ra câu nói đó. Nghĩa là gười ta phủ định- bác bỏ một

câu vì câu đó sai sự thật (nên phải phủ định) và vì người ta không chấp nhận với quan

điểm của người nói ra câu đó (nên phải bác bỏ).

Thuộc tình thái phủ định - bác bỏ là các biểu thức như: biết gì, có biết gì đâu, ai

ngờ, không ngờ, nào ngờ, ai biết, có ai hay biết gì đâu, có trời/chúa mới biết, v.v. Vd:

(Nó biết nhiều thứ lắm!)

228) Nó có biết gì đâu! (Thứ gì nó cũng không biết, không phải như anh nói.)

iv) Tình thái đưa đẩy, hướng người nghe vào việc khẳng định P, từ đó tạo

lập ở người nghe tâm thế ủng hộ những điều tiếp theo

Như mọi người đều biết P..., báo trước sự xuất hiện một mệnh đề đi ngay sau

nó, mệnh đề này là hiển nhiên, dễ hiểu, được thừa nhận, không cần phải chứng minh,

chỉ đưa ra để thêm phần thuyết phục. Theo logic lập luận, người nói không dừng lại ở

đây, thực chất người nói đưa ra Như mọi người đều biết P..., là để chuẩn bị tâm thế

cho người nghe tiếp tục thừa nhận những điều sẽ nói ngay sau đó, những điều này mới

chính là trọng tâm mà người nói muốn người nghe đồng tình, ủng hộ. Vd:

228) Như mọi người đều biết, sản xuất có phát triển thì mới có điều kiện cải

thiện đời sống, muốn vậy, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất

trong công nghiệp cũng như trong nông nghiệp.

Trong số các biểu thức chứa động từ nhận thức có khả năng miêu tả nghĩa tình

thái, chúng tôi chú ý hơn cả đến biểu thức Tôi nghĩ (trong sự liên hệ với những biểu

thức có cấu tạo tương tự như: Tôi cho rằng/thấy/ tin/đoán/chắc/ chắc chắn).

3.3.3.2. Khả năng biểu thị nghĩa tình thái của Tôi nghĩ

Nghĩ trong biểu thức tôi nghĩ có thể phản ánh nghĩa miêu tả (khi nó chưa bị hư

hóa) và nghĩa tình thái (khi nó bị hư hóa).

Sự phân biệt này liên quan đến hai chức năng của ngôn ngữ: một là miêu tả,

trần thuật, thông tin về sự việc và thứ hai là diễn đạt tình thái (thái độ, tình cảm) của

Page 121: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

110

người nói đối với sự việc. Ở chức năng thứ nhất, người nói đề cập đến suy nghĩ của

mình như thể đang đề cập đến một ngôi thứ ba nào đó, người nói miêu tả những quá

trình tinh thần - nhận thức diễn ra trong đầu óc anh ta. Chẳng hạn:

229) Nhiều lần tôi nghĩ chiêm bao/Đời là quán trọ, tôi là giấc mơ. (Tế Hanh)

230) Tôi nghĩ: “Mẹ khỉ! Cái thằng đểu này là điềm gở của số phận mình đây”. (TVH)

231) Tôi cay đắng nghĩ xét đến cùng họ đâu cần tôi.

232) Tôi cứ nghĩ, nếu đứng bên này, buộc lá thư vào mũi tên, bắn một nhát là

bạn bè ở hai nước bên kia có thể nhận được. (PS, báo Lao động)

233) Vâng, em cũng nghĩ, trăm sự chỉ còn nhờ các bác. (TXV)

234) Anh đang nghĩ, cớ sao lại thế, em có gì ghê gớm lắm đâu! (AMDV)

235) Hồi tết về, em nghĩ cô ta cố tránh mặt em. (TXV)

Chức năng miêu tả, tường thuật suy nghĩ của chủ thể trong những phát ngôn từ

229 - 235 là khá rõ: hoặc thông tin suy nghĩ của mình (230), hoặc người nói kể lại suy

nghĩ của mình (229, 230, 231, 232, 233, 234, 235): kể lại với thời điểm quá khứ (235),

thời điểm hiện tại tiếp diễn (234), cũng có thể theo lối tường thuật trực tiếp (230). Sự

tồn tại của những hình thức bổ nghĩa cho nghĩ (đơn giản, cay đắng) cũng như việc các

phó từ chỉ sự liên tục, chỉ sự tiếp diễn đi kèm: cứ, cũng, đang, hay việc xuất hiện ngữ

đoạn chỉ sự năng diễn: nhiều lần (229) cho thấy nghĩ đang hoạt động ở địa bàn ngữ

pháp của động từ (như bất kì động từ thông thường nào khác) và về mặt ngữ nghĩa, nó

vẫn duy trì nghĩa từ vựng cụ thể vốn có.

Với Tôi nghĩ không mang bất kì đặc điểm nào trên đây nhưng bị tách rời khỏi

tình huống phát ngôn như Tôi nghĩ anh ấy thật lòng, thật khó để nói rằng, nghĩ ở đây

thuộc vào động từ chỉ hoạt động nhận thức (phản ánh nghĩa miêu tả) hay có tư cách

của một động từ thái độ mệnh đề. Tuy nhiên, nếu cấp cho nó một tình huống cụ thể thì

bản chất của nghĩ với những ý nghĩa nhất định sẽ xuất hiện. Với tình huống:

- Chị có nghĩ anh ấy thật lòng không?

236) Tôi nghĩ anh ấy thật lòng Nghĩ có tư cách là động từ chỉ hành động

nhận thức.

Nhưng với tình huống: (Theo chị ) liệu anh ấy có thật lòng không?

237) Tôi nghĩ (có lẽ, có thể, có khả năng) anh ấy thật lòng. Nghĩ có tư cách

của một động từ thái độ mệnh đề, nghĩa từ vựng bị hư hóa, mất khả năng sở chỉ, gia

tăng nghĩa trừu tượng, biểu thị thái độ chủ quan của người nói đối với khả năng của

mệnh đề (anh ấy thật lòng). Nghĩa tổng thể của Tôi nghĩ lúc này thoát li khỏi tổng số

Page 122: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

111

nghĩa của các thành tố tạo nên nó, không thông tin về một quá trình tinh thần - nhận

thức của ngôi thứ nhất nữa mà cho thấy thái độ của người nói đối với mức độ chân

thực của mệnh đề. Bấy giờ, Tôi nghĩ có chức năng như có lẽ, có thể, có khả năng. Tuy

nhiên, giữa chúng vẫn có những khác biệt nhất định, thể hiện sự tinh tế và uyển

chuyển của ngôn ngữ. Khi nói Có thể anh ta thật lòng thì việc anh ta thật lòng là có

khả năng, là chưa chắc chắc và không kèm theo sự khẳng định của người nói về tính

có căn cứ của thông tin. Nhưng khi nói Tôi nghĩ anh ta thật lòng thì người nói chịu

trách nhiệm về những gì mình nói dù người nói tỏ ra ít nhiều vô can với P. Khẳng định

anh ta thật lòng là “theo ý kiến chủ quan của bản thân tôi”.

Ở góc độ nghĩa học, Tôi nghĩ tập trung thể hiện hai chức năng tình thái sau: thứ

nhất, biểu thị mức độ cam kết của người nói đối với phát ngôn đi kèm, đây chính là

tính chủ quan (của tình thái nhận thức); thứ hai, thông tin về bằng chứng và tính xác

thực của bằng chứng đó - tính hữu chứng. Hai chức năng này có mối quan hệ khăng

khít, bổ túc cho nhau bởi tính chủ quan thể hiện ở thái độ khẳng định của người nói

đối với điều được nói ra mà khẳng định ở mức độ nào lại dựa trên những bằng chứng

và cơ sở suy luận của cá nhân người nói, ngược lại, dựa trên bản chất của bằng chứng

mà người nói biểu thị mức độ cam kết của mình đối với tính xác thực của mệnh đề từ

đó mà lựa chọn hình thức diễn đạt Tôi nghĩ, Tôi chắc chắn hay Tôi tin, v.v.

i) Tính chủ quan của tình thái nhận thức: Benveniste (1971) cho rằng: “Ngôi

thứ nhất số ít là nguồn giàu có tính chủ quan nhất trong ngôn ngữ” [98, tr.61] (dẫn

theo Scheibman 1999). Tôi đi với nghĩ (hay tin, đoán, ngờ, cho là/rằng) diễn đạt thái

độ của người nói đối với mẫu sự kiện diễn ra trong câu. Nói cách khác, khi những

động từ này đi với ngôi thứ ba số ít thì nó chỉ thuần túy chuyển tải thông tin miêu tả thì

nhưng đi vào cấu trúc Tôi nghĩ, nó mất đi khả năng sở chỉ, đơn giản vì nó đang khởi

động một quan điểm, nó đi từ thực từ (content words) hư từ/từ chức năng (funtion

words), đó là quá trình phát triển, mở rộng nghĩa về sau của một hình thức từ vựng.

Lúc này Tôi nghĩ có xu hướng mã hóa thái độ của người nói đối với thông tin được nói

đến trong câu.

Người nói không bảo đảm hoàn toàn tính chân thực của những điều được nói

đến ở P nghĩa là, người nói không chắc chắn đối với những gì họ nói, vậy nên không

có gì phải ngạc nhiên nếu những gì được Tôi nghĩ khác với sự thật về P. Suy ra, trên

thang độ xác tín của chủ thể đối với P, Tôi nghĩ (cũng như tôi cho là, tôi thấy) chiếm

giữ mức độ chắc chắn như sau:

Page 123: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

112

Mức độ chắc chắc cao

Tôi chắc chắn

Tôi tin

Tôi nghĩ, tôi cho là, tôi thấy

Tôi đoán

Mức độ chắc chắn thấp

Mô hình 3.4. Thang độ xác tín của người nói đối với tính chân thực của mệnh đề

Vd: 238) Tôi chắc chắn>>Tôi tin>>Tôi nghĩ /Tôi cho rằng/tôi thấy>>Tôi

đoán anh Nam đã biết tất cả rồi. Ở đây, Tôi tin diễn đạt ý kiến của cá nhân người nói

có mức độ xác tín đối với việc anh Nam đã biết tất cả rồi tuy không mạnh bằng Tôi

chắc chắn nhưng lại mạnh hơn Tôi nghĩ (Tôi nghĩ có cơ sở hơn Tôi đoán). Tôi nghĩ

cho thấy khả năng đúng của P nhưng đồng thời cũng để ngỏ khả năng người nói có thể

sai trong khi với Tôi tin, người nói tỏ ra rất tự tin với khả năng đúng của P ngay cả khi

những gì anh ta tin ở trên địa bàn không chắc chắn 100%.

ii) Tính hữu chứng: theo quan điểm của Chafe & Nichols (1986) cũng như

Aikhenvald (2002), tính hữu chứng cho thấy nguồn thông tin của người nói hoặc bản

chất của bằng chứng đối với niềm tin của người nói.

Nếu Tôi tin/nghĩ có ý xác nhận sự đánh giá của người nói đối với P có thể dựa

trên bằng chứng tri giác (perceptual evidence): vd 239, bằng chứng suy luận: vd 240,

nhưng “niềm tin là một trạng thái hiểu biết rất khó phân tích, có thể có bằng chứng ủng

hộ cho niềm tin, cái bằng chứng ấy có thể được chỉ ra, nhưng niềm tin thường đặt cơ

sở, thường bị câu thúc bởi một điều gì đó hơn là những bằng chứng riêng lẻ” (Chafe

1986, dẫn theo Aijmer 1997). Có thể thấy, bằng chứng xúc cảm (như vd 241) mới là

bằng chứng điển hình của Tôi tin. Tôi nghĩ cũng có thể dựa vào loại bằng chứng này,

tuy nhiên nó tỏ ra trung hòa với cả ba nguồn bằng chứng. Vd:

239) Tôi tin/nghĩ là bà ấy cân gian. (Tôi thấy nhiều lần rồi) bằng chứng tri giác

240) Tôi tin/nghĩ nó làm được. (Tôi suy luận thế này: Toán lớp 7 nó làm được

thì không lí gì không làm được toán lớp 6) bằng chứng suy luận

241) Tôi tin/nghĩ anh ta thật lòng. (Chẳng hiểu vì sao nữa, nhưng tôi vẫn cứ

tin/nghĩ như thế; Tôi cảm thấy anh ta thật lòng) bằng chứng cảm xúc

Để hiểu hơn về tính chủ quan và tính hữu chứng của Tôi nghĩ, chúng ta có thể

xem xét về mô hình khúc giải của Goddard (2003) Tôi nghĩ như thế nào đó về Y:

- Tôi ý thức rằng người nào đó có thể nghĩ khác tôi;

- Tôi cũng ý thức rằng người này có thể đưa ra một lí do nào đó chứng minh

cho những gì anh ta nghĩ;

Page 124: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

113

- Người này có thể bảo vệ được cho suy nghĩ của họ.

Nếu vì một lí do nào đó, người nghe đòi hỏi cung cấp bằng chứng, Tôi có thể cung

cấp, vd: - Chị biết hôm nay mấy giờ tàu SE2 đến Huế không?

242) Không, nhưng chị nghĩ khoảng 8giờ, 8 giờ 30 gì đó.

- Vì sao chị nghĩ thế? - Mấy lần trước chị thấy khoảng giờ đó là tàu đến.

bằng chứng suy luận.

Sẽ không bình thường nếu người được hỏi giải thích: “À, không biết nữa”. Rõ

ràng, người ta khó có thể nói ra một điều gì đó bằng Tôi nghĩ mà không có ít nhất

một bằng chứng nào đó.

Thái độ của người nói có bản chất sâu sa từ niềm tin của họ. Tôi nghĩ thể hiện

tình thái nhận thức, tình thái nhận thức lại có quan hệ gần gũi với tính hữu chứng. Cam

kết của người nói đối với tính xác thực của P ở mức độ nào (tình thái nhận thức) là tùy

thuộc vào nguồn của bằng chứng, bản chất của bằng chứng mang tính cá nhân của

người nói (tính hữu chứng) và ngược lại. Trên thang độ xác tín của người nói đối với

tính chân thực của mệnh đề, Tôi nghĩ tỏ ra khá thận trọng về sự chắc chắn (so với Tôi

tin), tương ứng với đó là sự trung hòa về tính hữu chứng (trong khi Tôi tin lại cho thấy

một biểu hiện khá “cực đoan” của bằng chứng xúc cảm).

3.3.3.3. Nhận xét: Việc khảo sát chức năng biểu thị tình thái của một số động từ nhận

thức giúp chúng tôi rút ra những kết luận sau:

i) Về số lượng: Số lượng các động từ nhận thức hư hóa để biểu thị nghĩa tình

thái tuy không nhiều (chỉ có biết, nghĩ, tin, ngờ, hay biết, lầm) nhưng những động từ

nào có khả năng này thì khá phong phú về hình thức cấu tạo và có biểu hiện khác nhau

về tình thái.

ii) Về cấu tạo: Hình thức cấu tạo cố định gồm một động từ nhận thức và một

hoặc một số phụ tố khác. Có thể kể đến:

+ Phụ tố phủ định: nào, đâu, không, đặc biệt là đâu xuất hiện trong hầu hết các

kiểu tình thái.

+ Lượng từ toàn thể được dùng để thể hiện ý khẳng định tất yếu. Lúc này, ý

nghĩa tuyệt đối được thể hiện qua đại từ phiếm định ai+ động từ nhận thức (Ai biết, Ai

ngờ); hoặc dùng từ phủ định: không (Không ngờ), nào(Nào ai biết), đâu (Có biết gì

đâu); có khi viện đến cả thế lực siêu nhiên: trời (Có trời mới biết).

+ Kết cấu của những biểu thức này có thể là một cụm từ (Đã biết mà, Biết ngay

mà), một kết cấu C- V (Ai biết, Như mọi người đều biết).

Page 125: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

114

+ Trường hợp chủ ngữ ẩn có thể khôi phục thành chủ ngữ ngôi thứ nhất (Có

biết gì đâuTôi có biết gì đâu, Biết mà Tôi biết mà).

+ Vị trí của chúng ở trong câu về cơ bản là cố định (Như mọi người đều biết,

Nếu tôi không nhầm, Thiển/Thiết nghĩ - xuất hiện đầu câu), một số ít không cố định

(Có trời mới biết - xuất hiện đầu, cuối, giữa câu).

+ Do được từ vựng hóa nên chúng là những thể hoàn chỉnh, khó có thể thay thế

một thành tố nào của nó bằng hình thức đồng nghĩa. Chẳng hạn, không thể thay Nếu

tôi không nhầm thì bằng Nếu tôi không lộn thì.

iii) Về ngữ nghĩa

+ Ý nghĩa tình thái của động từ nhận thức bị hư hóa tác động đến cả câu chứ

không rơi vào một thành phần nào của câu.

+ Ngoài động từ nhận thức, tính từ đánh giá hoạt động nhận thức cũng có khả

năng biểu thị ý nghĩa tình thái, được từ vựng hóa thành các quán ngữ như: Dại gì, Dễ

gì, Có sai đâu, tuy nhiên, so với động từ thì số này chiếm số lượng không nhiều.

+ Tôi nghĩ và những biểu thức có cấu tạo tương tự phản ánh nghĩa tình thái một

cách phong phú, cụ thể là tính chủ quan và tính hữu chứng của tình thái nhận thức.

3.4. Tiểu kết

Nhóm động từ nhận thức có một số đặc điểm ngữ nghĩa tiêu biểu sau:

i) Cấu trúc nghĩa của động từ nhận thức có thể [+/- nét nghĩa đánh giá hoạt

động] cũng như [+/- TGĐ]. Đối với tiêu chí [+/- TGĐ], rõ ràng, không phải tất cả các

động từ đều có TGĐ, nhưng xác định được TGĐ sẽ bảo đảm phân biệt được từ đang

xét với những từ đồng nghĩa, gần nghĩa, đa nghĩa.

ii) Với quá trình hướng nội, những hiện tượng/quan hệ ngữ nghĩa tuy phổ quát

như: đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa song ở trong nhóm động từ nhận thức lại mang

những đặc trưng riêng của nhóm với những đại diện tiêu biểu cho từng kiểu quan hệ

là các sơ giản ngữ nghĩa bao gồm nghĩ và biết.

NGHĨ là một khái niệm gốc, có tính phổ quát đối với mọi cộng đồng người, được

biểu đạt trong ngôn ngữ với tư cách là những nguyên tố ngữ nghĩa và gọi tên một quá

trình tinh thần - nhận thức cơ bản nhưng hết sức trừu tượng, phức tạp của con người.

Trong quá trình phái sinh ngữ nghĩa, sự “nhập cuộc”, đan cài của các yếu tố tinh thần

khác (như tình cảm, niềm tin, mong ước, tưởng tượng, v.v) vào trong nghĩ càng làm

cho nghĩa của nó trở nên phức tạp. Việc làm rõ, khoanh vùng ngữ nghĩa và tách đa

nghĩa cho nó, không phải lúc nào cũng bảo đảm sự nhất quán giữa các tác giả và trong

Page 126: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

115

bản thân mỗi tác giả. Động từ nghĩ trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh phản ánh rõ nét

những đặc điểm ngữ nghĩa này đồng thời cho thấy vai trò siêu ngôn ngữ của mình trong

việc giải nghĩa cho các động từ tinh thần khác trong hệ thống.

Từ cách tiếp cận đa nghĩa của ngữ nghĩa học tri nhận, chúng tôi đi đến kết luận:

Ý niệm NGHĨ của người Anh và người Việt giống nhau về ý niệm gốc: NGẪM và một

số ý niệm vệ tinh như: ĐÁNH GIÁ, DỰ ĐỊNH, NHỚ - tình cảm, v.v, có khác là ý niệm

NHỚ - nhận thức, ý niệm ĐÁNH GIÁ trực diện không thấy xuất hiện ở NGHĨ của người Việt.

Tương tự, biết là từ nguyên sơ, có chức năng siêu ngôn ngữ, chúng ta chấp nhận

nó như một tiên đề mà không giải thích. Tìm hiểu ngữ nghĩa của biết đã hé mở cho chúng

ta một mối quan hệ ngữ nghĩa hết sức độc đáo với nghĩ, cho là/rằng, tin, đặc biệt với

hiểu đó là: chúng vừa là một cặp đồng nghĩa bộ phận (khi biết có tầm kết hơp giống

hiểu, có thể thay thế cho hiểu); vừa là một cặp có quan hệ bao chứa hơn là trái nghĩa

bộ phận (vì năng lực biết thấp hơn năng lực hiểu, nhưng năng lực hiểu bao chứa năng

lực biết); vừa như không “dính dáng” đến nhau (mức độ thực hành của biết)

Hoạt động của hai động từ này trong tiếng Anh và tiếng Việt về cơ bản khá

giống nhau từ ngữ nghĩa cho đến những kết hợp có chứa các động từ này với tư cách

của một tác tử ngữ dụng. Điểm khác biệt có thể thấy là: understand bao phủ một vùng

ngữ nghĩa rộng hơn hiểu trong tiếng Việt. Với những tình huống đơn giản, với những

hiểu biết không đòi hỏi nhiều nỗ lực, người Việt có xu hướng dùng biết thì người Anh

vẫn “vin” vào understand.

iii) Với quá trình hướng ngoại, hai đặc điểm ngữ nghĩa nổi bật của nhóm

động từ nhận thức đó là: thứ nhất, hiện tượng trung gian, hòa trộn tình cảm - nhận thức

trong ngữ nghĩa của một số động từ, tiêu biểu là tin, sợ, nghĩ; thứ hai, sự nhập cuộc

của một số động từ tri giác vào động từ nhận thức, điển hình là động từ thấy.

Với đặc điểm ngữ nghĩa đặc thù thứ hai này, chúng tôi nhận thấy: với người

Anh nói riêng, người châu Âu nói chung, thị giác là giác quan thực tiễn nhất. Người

Việt đôi khi tỏ ra trung dung với câu nói Tai nghe mắt thấy, song thị giác vẫn là giác

quan nổi trội nhất bởi Trăm nghe không bằng một thấy.

Những động từ tri giác nào mang thuộc tính [-tiếp xúc] mới mở rộng vào lĩnh

vực nhận thức, bao gồm: nghe, thấy và đánh hơi. Như vậy, 3/5 giác quan của chúng ta

đều mở rộng ngữ nghĩa vào nhận thức bao gồm thị giác, thính giác và xúc giác.

vi) Đặc điểm nổi bật của nhóm động từ nhận thức còn ở khả năng tham gia vào

một số kết cấu ngôn ngữ, điển hình là kết cấu bao gồm ngôi thứ nhất số ít+ động từ

nhận thức để biểu thị ý nghĩa tình thái cho câu.

Page 127: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

116

CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA MỘT SỐ BIỂU THỨC

NGÔN NGỮ CÓ CHỨA ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

TRONG TIẾNG VIỆT (LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)

4.1. Dẫn nhập

Chúng ta phát ngôn những nội dung khác nhau, trong những hoàn cảnh giao

tiếp, với những bối cảnh văn hóa - xã hội cũng như tâm thế khác nhau, song, điểm

chung của các phát ngôn là chúng ta thường có thái độ, tình cảm đối với những sự kiện

mà chúng ta nói và khơi gợi tình cảm, thái độ tương tự ở người nghe. Tuy nhiên, sự

lựa chọn các hình thức ngôn ngữ của chúng ta trong những phát ngôn tức thời hay

được chuẩn bị trước đôi khi đi ngược lại mong muốn và những gì chúng ta có ý chuẩn

bị cho mình và người đối thoại.

Bên cạnh nội dung ngữ nghĩa thì hình thức cấu trúc là những “đầu mối’ cung

cấp cho người nghe nên hiểu phát ngôn như thế nào, đó là chưa tính đến trường hợp

phát ngôn của chúng ta có khi hay, khi dở, có khi ôn hòa, nặng nề hoặc nghèo nàn

bằng chứng. Việc sử dụng những biểu thức ngôn ngữ có chứa động từ nhận thức với tư

cách là những “thiết bị” ngữ dụng như: Tôi nghĩ, Tôi tin, Tôi đoán, Tôi biết, Tôi cho

rằng, Anh biết đấy, Tôi biết, Tôi không rõ/biết, Như mọi người đều biết/ai cũng biết,

Nếu tôi không nhầm thì, v.v có thể giúp ta giải quyết phần nào những rắc rối này.

Chúng cho phép người nghe thấy được những dấu hiệu tương tác, tình trạng hiểu biết,

tính logic, sự đúng đắn trong phát ngôn của người nói mà không cần phải viện dẫn

bằng chứng một cách dài dòng, không cần luận giải mức độ phù hợp của phát ngôn

trong từng ngữ cảnh.

Không chỉ thế, đối với phát ngôn, ngoài yêu cầu về lượng ngữ nghĩa, lượng

thông tin như đã nói, người nói bao giờ cũng chêm xen những biểu thức trên như

những “phần dư” (redundancy, Fetzer 2010). Phần này tưởng là dư nhưng không hề dư

bởi chúng có giá trị tích cực, với tư cách là những tín hiệu đưa đẩy, rào đón nhằm thực

hiện chức năng tổ chức, tương tác hội thoại, hướng người nghe vào cuộc thoại, cộng

tác hội thoại, v.v. Đơn vị được xem như những “phần dư” hay “tín hiệu đưa đẩy” được

chúng tôi gọi là tác tử ngữ dụng (pragmatic markers).

Page 128: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

117

4.2. Khả năng ngữ dụng hóa để trở thành tác tử ngữ dụng

Ở Việt Nam, Hoàng Phê (1984) gọi những đơn vị kiểu Tôi nghĩ, Tôi tin, Như

mọi người đều biết là toán tử logic - tình thái; Nguyễn Văn Hiệp (2008) gọi chung

các đơn vị trên cùng với Nào ngờ, Thì ra, Tội gì, Ai khiến, v.v là quán ngữ tình thái.

Quan niệm của các tác giả có những khác biệt. Ở Hoàng Phê khái niệm “toán

tử” khoanh vùng ở chức năng biểu thị nghĩa tình thái của câu, cho thấy thái độ, sự

đánh giá của người nói đối với điều được nói đến trong câu, tức dừng lại ở phạm vi

của nghĩa học. Quán ngữ tình thái theo quan niệm của Nguyễn Văn Hiệp là khái niệm

rộng hơn, không chỉ biểu thị nội dung tình thái cho câu mà có khả năng tham gia liên

kết văn bản nhờ những hàm nghĩa của chúng. Tác giả nhận xét rằng: “Vị trí thường

thấy của quán ngữ tình thái tiếng Việt là ở đầu câu, và đây là vị trí rất thuận lợi để tạo

liên kết văn bản”. [21. tr. 280]

Vận dụng lí thuyết ngữ dụng hóa, theo chúng tôi, trong tiếng Việt, những đơn vị

như: Tôi nghĩ, Anh (ngôi thứ 2) biết đấy, Tôi biết, Tôi không rõ/biết xuất hiện trong

diễn ngôn (thường ở vị trí đầu) đã được ngữ dụng hóa để trở thành những tác tử ngữ

dụng vì bấy giờ chúng thực hiện những chức năng thuộc về ngữ dụng, đó là: chức

năng tổ chức, tương tác hội thoại, nối kết chủ quan, cộng tác hội thoại, được sử

dụng như những chiến lược lịch sự, đồng thời cũng là phương tiện phục vụ cho hàm ý

hội thoại.

Không phải biểu thức ngôn ngữ nào có chứa động từ nhận thức cũng trở

thành tác tử ngữ dụng và ngược lại không phải tác tử ngữ dụng nào cũng chứa động

từ nhận thức (vd: Ý tôi là, Thì ra, Dại gì, Khổ nỗi, v.v.) nhưng khá nhiều tác tử ngữ

dụng có chứa động từ nhận thức xuất hiện với tần số cao trong diễn ngôn như : biết

(Biết đâu, Ai biết, Như anh biết đấy, Như mọi người đều biết, Ai cũng biết); nghĩ

(Tôi nghĩ, Thiết nghĩ, Thiển nghĩ), ngờ (Nào ngờ, Ai ngờ, Đâu ngờ), nhầm (Nếu tôi

không nhầm thì), v.v.

Trong số các tác tử ngữ dụng, có lẽ đáng chú ý và thú vị hơn cả là trường hợp

Tôi nghĩ. Trong tiếng Anh, việc đối xử với I think ở phạm vi của ngữ dụng hóa hay

ngữ pháp hóa đều cho thấy sự khả quan của cách tiếp cận. Mặc dù còn có những ý

kiến trái chiều về việc I think đã ngữ pháp hóa hay chưa và nếu có, đã ngữ pháp hóa ở

mức độ nào, song phần lớn các nghiên cứu đều thừa nhận I think là một hình thức của

ngữ pháp hóa tuy chỉ là giai đoạn đầu (xem trang 46-47). Trong tiếng Việt, Tôi nghĩ

Page 129: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

118

chỉ có những biểu hiện dễ đi vào ngữ pháp hóa (xem trang 47), chứ chưa phải là một

hình thức đã được ngữ pháp hóa vậy nên việc xem Tôi nghĩ như một tác tử ngữ dụng,

nghĩa là thuộc về ngữ dụng hóa sẽ thuận lợi hơn xem xét ở phạm trù ngữ pháp hóa, vì

bấy giờ nó không bị gò bó hay bị cột chặt trong cái khung đã định hình của ngữ pháp,

mà nhấn mạnh nó ở ý nghĩa ngữ dụng.

Khảo sát một số bài phỏng vấn trên báo năm 2012, chúng tôi thống kê được có

525 phát ngôn có chứa động từ nhận thức đi với ngôi thứ nhất số ít, trong đó, Tôi nghĩ

là cấu trúc được sử dụng nhiều nhất, chiếm gần 50% tổng số cấu trúc đánh giá. Trong

tiếng Anh, con số này đặc biệt ấn tượng với 1523 phát ngôn có chứa I think trên tổng

số 1871 phát ngôn với cấu trúc đánh giá có chứa động từ nhận thức, chiếm 81,4% (số

liệu của Van 2011). Như vậy có thể thấy, I think được sử dụng trong tiếng Anh nhiều

hơn Tôi nghĩ trong tiếng Việt. Theo dõi hai bảng sau:

Cấu trúc

Báo

Tôi nghĩ Tôi cho

rằng/là Tôi thấy Tôi tin

Khác (tôi chắc /

đoán/nhận thấy)

Tiền phong 64 44 31 14 6

Phụ nữ VN 34 14 15 8 2

Tuổi trẻ 47 37 23 6 1

Lao động 51 33 19 19 2

GD &TĐ 15 18 15 3 4

Tổng: 525câu 211 146 103 50 15

Tỉ lệ : 100% 40.2% 27.8% 19.6% 9.5% 2.9%

Bảng 4.1. Tần số xuất hiện của các cấu trúc đánh giá ở bài phỏng vấn trong tiếng Việt

Cấu trúc

I think

(Tôi nghĩ)

I suppose

(Tôi cho là)

I believe

(Tôi tin)

I guess

(Tôi đoán)

Khác (I reckon, I

realize…) ( Tôi cho

là, Tôi nhận thấy)

Tổng:

1871 câu 1523 192 73 35 48

Tỉ lệ : 100% 81,4 10.3 3.9 1.9 2.5

Bảng 4.2. Tần số xuất hiện của các cấu trúc đánh giá trong tiếng Anh (số liệu của Van 2011)

Tôi nghĩ qua sự khảo sát ở trên có thể xem là một tác tử ngữ dụng, bấy giờ, Tôi

nghĩ có sự độc lập với câu, tuy không thuộc mệnh đề, nội dung mệnh đề không thay

đổi bởi Tôi nghĩ này nhưng tác tử này báo hiệu thông tin mà người nói chia sẻ có liên

Page 130: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

119

quan đến người nghe vì chính nó đang “thuyết minh” các phát ngôn cho người nghe,

giúp người nghe biết:

+ Người nói có ý góp bao nhiêu phần vào hội thoại;

+ Nó cho thấy sự cộng tác hội thoại của người nói vì đã để ngỏ một khả năng

cho người nghe cộng tác vào hội thoại;

+ Nó đồng thời thể hiện phép lịch sự âm tính của người nói vì người nói có xu

hướng tránh áp đặt người nghe;

+ Nó còn báo hiệu phát ngôn của ai đó có thể mang những hàm ý, cả hàm ý quy

ước và hàm ý hội thoại.

Tư cách tác tử ngữ dụng của Tôi nghĩ và của một số biểu thức ngôn ngữ có

chứa động từ nhận thức sẽ được bộc lộ ở chức năng mà chúng đảm nhiệm, có thể xem

xét các chức năng dưới đây.

4.3. Chức năng của các tác tử ngữ dụng có chứa động từ nhận thức

4.3.1. Chức năng tổ chức và tương tác hội thoại

4.3.1.1. Chức năng tổ chức và tương tác hội thoại của Anh biết đấy

Chức năng ngữ dụng dễ thấy của các phát ngôn đi với Anh biết đấy đó là phản

ánh sự tương tác mà người nói hướng về phía người đối thoại, gây sự chú ý, kiểm tra

sự chú ý của người đối thoại và có ý nhắc nhở họ tập trung vào điều mình đang nói.

Chẳng hạn:

243) Có những cái chết nặng ngàn cân, có cái chết nhẹ tựa lông hồng. Anh biết

đấy, quy luật của chiến tranh là mạnh thắng, yếu thua. Nếu chết, chắc tôi đã chết từ

khi 120 họng súng chĩa vào tôi rồi. (PS báo Lao động)

244) Cậu biết đấy, tính tớ là thế, nói cái gì như đinh đóng cột cái đó.

Việc tôi nói ra (quy luật mạnh thắng, yếu thua trong chiến tranh, tính quyết

đoán của tôi), không phải mình tôi biết mà anh cũng biết, nghĩa là chúng ta cùng biết,

chẳng có gì xa lạ ở đây nhưng tôi vẫn nói ra vì điều đó cho thấy chúng ta có cùng tiếng

nói, chia sẻ một nền tảng hiểu biết chung. Đây là cách người nói khéo léo “tối đa hóa

sự tương đồng và tối thiểu hóa sự dị biệt”.

Người nói công khai dẫn dắt người nghe đi theo quan điểm của mình chứ không

cần phải “úp úp mở mở”. Nói Anh biết đấy, P người nói có ý lường trước sự phản đối

từ người nghe đối với P, để người nghe không có cơ hội phản đối P, muốn vậy, ngay

từ đầu người nói phải khôn ngoan đưa ra phát biểu có tính đối trọng với Anh biết đấy

Page 131: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

120

để “gán” việc xác tín P cho người nghe để tạo “cái vỏ” khách quan cho phát ngôn

chứ kì thực chỉ người nói mới có ý xác tín P mà thôi.

Nói Anh biết đấy, nhưng trên thực tế, chưa chắc đối tác của họ đã biết, đã hiểu

những gì họ nói, cũng chính vì vậy, chức năng tương tác hội thoại của tác tử này còn

thể hiện ở chỗ:

i) Nó cho phép người nói kiểm tra để chắc chắn người đối thoại có cùng lối

nghĩ với mình, đang chia sẻ cùng mình một kiến thức nền trong cuộc thoại.

ii) Nó xuất hiện trong phát ngôn để khích lệ người nghe tham gia vào đánh giá

của người nói, đồng ý với đánh giá của người nói. Người nói cố gắng hướng về người

nghe để cộng tác, hướng người nghe vào việc chấp nhận nội dung mệnh đề của mình

như là một nền kiến thức chung của cả hai.

Với những chức năng tương tự, trong tiếng Anh, You know còn được Aijmer

(2009) cho rằng: Nó được chêm vào phát ngôn để kéo dài thời gian nhằm chuẩn bị cho

những gì sắp nói và Macaulay (dẫn theo Aijmer 2009) xem You know là trường hợp đã

được ngữ pháp hóa, ngữ nghĩa bị “tẩy trắng”, có thể xuất hiện đầu hoặc cuối phát ngôn

và không để trình bày một hiểu biết nào của ngôi thứ hai cả. Câu chuyện của You know

ở đây không liên quan đến việc miêu tả kiến thức mà khi nói You know, người nói cho

thấy hiểu biết của mình và người nghe tương thích với nhau.

4.3.1.2. Chức năng tổ chức và tương tác hội thoại của Tôi không biết/rõ, Tôi cũng

không biết nữa

Tôi không biết/rõ (tương ứng với I don’t know trong tiếng Anh) với chức năng

phản ánh nghĩa miêu tả chỉ dừng lại ở việc người nói cho thấy họ không có khả năng

cung cấp thông tin do thiếu kiến thức về lĩnh vực được hỏi, về đề tài được nói đến

như vd 245:

( Hội phí là bao nhiêu vậy?)

245) Tôi không biết, cậu hỏi Mary ấy.

(How much is the subscripiton?

I don’t know, you’ll have to ask Mary. (VD của Grant 2010)

Song, trong nhiều tình huống nói năng, biểu thức này có thể có những chức

năng ngữ dụng sau:

Page 132: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

121

i) Thể hiện sự do dự, không chắc chắn về những gì được hỏi hoặc về những gì

họ nói. Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, khi nhân vật trữ tình tự đặt cho mình rất

nhiều câu hỏi, những câu hỏi của muôn đời:

246) Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?

Ở đây, nhân vật em hỏi “gió bắt đầu từ đâu” nhưng không có câu trả lời, khó

có thể trả lời và cũng không cần trả lời, hỏi chỉ là cái cớ để thỏa nỗi yêu thương, là

một cách đưa đẩy để nói câu tiếp sau: Khi nào ta yêu nhau, vậy nên cách trả lời không

biết cũng rất con gái, rất duyên dáng, lẫn chút nũng nịu, bối rối, “ỡm ờ” và đầy do dự:

“Em cũng không biết nữa”

Hay trong cuộc đối thoại về việc làm cách nào mà người ta có thể bán sản phẩm

rẻ đến thế, A nói với B:

(A: Chúng ta đã mua năm ổ bánh mì, anh biết đấy, đủ loại, chỉ với giá một đô

15 cent. Năm ổ! Chỗ khác anh không thể mua thậm chí một ổ với giá đó.

B: Tôi biết. Vậy người ta đã kiếm lời bằng cách nào?)

247) A: Tôi không biết, chắc làm với giá rẻ và bán với số lượng nhiều.

(VD của Grant 2010)

ii) Tôi không biết là dấu hiệu cho thấy người nói tránh đưa ra ý kiến đánh giá

hoặc không muốn can dự vào việc xác tín tính chân thực của P (do người cùng đối

thoại đưa ra). Tác phẩm HTBDHT có đoạn lí trưởng đến nhà Trương Ba xác minh

xem Trương Ba là ai. Sau khi kiểm tra các đặc điểm nhận diện trong sổ sách với người

thật, lí trưởng kết luận: Trương Ba đích thị là anh hàng thịt.

(Trương Ba: Tôi không dám chối, cái thân tôi mang là của anh hàng thịt, nhưng

hồn tôi là hồn Trương Ba.

Lí trưởng: (…) Cái hồn của anh nó hình thù ra sao, vuông hay tròn, hả? Toàn

những chuyện vớ vẩn! Thôi đừng vẽ sự.

Trương Ba: Sao lại vớ vẩn, thưa ông Lí! Cái hồn mới là phần chủ chốt của con

người ta.)

248) Lí trưởng: Mặc cái hồn nhà anh. Ta không biết. Ta chỉ theo nhận dạng

trong sổ quan, anh là Hợi xóm Hạ, thế thôi!

Page 133: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

122

Ở đây lí trưởng không muốn can dự vào điều mà ông cho là vớ vẩn, vẽ sự và đã

gây phiền phức cho việc quan của ông đó là phần hồn của Trương Ba và đồng thời ông

tránh xác tín của Trương Ba về vai trò quyết định của linh hồn đối với thể xác. Trong

ngữ cảnh này, với Ta không biết, người đọc có thể ngầm hiểu: “Mặc kệ anh, anh xem

phần hồn như thế nào là việc của anh, còn ta, ta không quan tâm đến việc phức tạp đó,

ta đơn giản chỉ làm việc theo nhận dạng trong sổ quan”.

Trong Chuyện tình kể trong đêm mưa của Nguyễn Huy Thiệp, chuyện kể về

mối tình tay ba giữa Bạc Kỳ Sinh (đứa con hoang của núi rừng), Lò Văn Ngân (trung

úy, đồn trưởng đồn biên phòng) và Muôn (cô gái xinh đẹp người Thái). Sau khi trốn tù

về gặp Muôn, biết được mối quan hệ giữa Muôn và Ngân, Bạc Kỳ Sinh hỏi: Cô yêu nó

(Lò Văn Ngân) à?

249) Muôn: Không biết. Em chỉ thích bộ quân phục.

Bạc Kỳ Sinh hỏi nhưng thực chất có ý khẳng định tình cảm của Muôn với viên

trung úy, Muôn trả lời không biết (chứ không phải là không), nếu không là phủ nhận ý

xác tín của Bạc Kỳ Sinh thì với không biết, Muôn có ý tránh xác tín của Bạc Kỳ Sinh,

nghĩa là có thể yêu mà cũng có thể không, một kiểu trả lời lập lờ, nước đôi. Vì thẳm

sâu cô còn yêu Bạc Kỳ Sinh và vì chuyện giữa cô với Ngân ai cũng biết nên cô không

thể dối Sinh một cách trắng trợn bằng câu phủ định: không, song cô cũng đủ khôn

ngoan để không khẳng định tình cảm của cô với Ngân bằng câu trả lời: vâng hay có.

Không biết tránh được cho Muôn cái tiếng mình là người bội bạc và bớt cho Sinh cảm

giác đau khổ vị bị phụ tình. Sau đó, Muôn khôn khéo cho Bạc Kỳ Sinh thấy rằng cô

không yêu Ngân, mà chỉ bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài và chức vị sĩ quan của Ngân mà thôi.

Tương tự, trong một cuộc nói chuyện về Chicago:

( A: Thật là một nơi kinh khủng, đúng không?)

250) B: Tôi không rõ (biết), chỗ bố mẹ tôi ở cách Chicago hai giờ đồng hồ, vậy

nên tôi không biết nhiều về chỗ đó. (VD của Grant 2010)

Hay trong một cuộc thoại về việc xin chỗ ở lại:

( A: Liệu tôi có thể ở lại chỗ anh được không, Rob?)

251) R: (ậm ừ) Tôi cũng không biết nữa.

A: Tôi nghĩ anh thì không có vấn đề gì, đúng không?

R: Ừ, một mình tôi thì không sao nhưng vấn đề là anh ở bao lâu, anh biết đấy,

tôi chẳng thấy phiền nhưng tôi hơi ngại Chalks.

Page 134: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

123

A: Yên tâm, tôi sẽ giữ ý, sẽ không làm phiền anh ấy đâu.

R: Ừ, tốt nhất là anh ở trong phòng tôi. (VD của Grant 2010)

Ở đây, để trả lời câu hỏi của A: Liệu tôi có thể ở lại chỗ anh được không, Rob?,

R không khẳng định là được hay không, nghĩa là R có ý tránh xác tín, R chỉ trả lời với

không biết một cách ậm ừ để R có lí do đưa ra những tình huống khó khăn nếu A ở lại

(ở lâu hay mau, việc ở lại có thể phiền đến Chalks).

iii) Phát ngôn bắt đầu với Tôi không biết giúp tránh được bất đồng, tránh phải

trực tiếp đưa ra ý kiến trái chiều, điều này cũng có nghĩa là giảm thiểu khả năng đe dọa

thể diện đối tác vì người nói (với Tôi không biết) đã không đưa ngay những ý kiến trái

chiều (với người đối thoại) cũng không đánh giá, nhận định âm tính ngay (về sự việc,

đối tượng v.v. được bàn đến trong hội thoại), bắt đầu với Tôi không biết người nói có ý

né tránh, loanh quanh, rồi sau đó mới chêm xen thái độ không nhất trí của mình đối

với người đối thoại. Vd:

(Trong một cuộc đối thoại về tính đúng/sai của một hành động)

A: Hôm qua tớ thấy mình hơi quá, tớ nghĩ như vậy không biết đúng hay sai?

252) B: Tớ cũng không biết nữa. Có điều giá như cậu đừng nói câu sau cùng

chắc chuyện không đến nỗi.

B nói “Tớ cũng không biết nữa” cho thấy B không chịu trách nhiệm hoàn toàn

về những gì B nói, thực ra, không phải B không có chủ kiến về việc hành xử của A

chẳng qua B không biết phải trả lời câu hỏi của A như thế nào để A đỡ cảm giác day

dứt, khó chịu về hành vi chưa phải của mình

iv) Tôi không biết là một “thiết bị” thể hiện lịch sự: trong tình huống người nói

thể hiện sự không đồng tình của mình với quan điểm của người đối diện, việc sử dụng

thiết bị này không chỉ bảo vệ thể diện của chính người nói mà còn cho các bên tham

gia vì Tôi không biết mở đầu cho một phát biểu phản đối thường “đỡ” cảm giác mất

lịch sự, người nói nhờ đó tránh được một sự bất đồng quan điểm quá rõ hay sự can dự

quá sâu vào vấn đề đang bàn luận.

(Trong một mẫu đối thoại về nghệ thuật)

A: Không biết anh thì sao, chứ tôi, tôi thấy những bức tranh này khá thú vị

253) B: Tôi không rõ/biết. Tôi thấy mọi nghệ thuật đều vô ích.

(VD của Grant 2010)

Page 135: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

124

Ở đây, mặc dù B có nói quan điểm của mình, quan điểm này hàm ý khác với A,

nhưng B đã nói khá dè dặt với Tôi thấy (chứ không phải tôi tin, tôi chắc chắc), dè dặt

là thế nhưng trước khi bộc lộ quan điểm, B khéo léo cho A thấy, mình không biết,

mình chẳng có ý kiến gì đặc biệt về bức tranh A đang bình phẩm, đại thể là B không tỏ

rõ thái độ hay can dự sâu vào bức tranh mà A đang tấm tắc khen ngợi, B chỉ nói về sự

vô ích của nghệ thuật nói chung mà thôi (dĩ nhiên cách nói này của B gián tiếp cho

thấy quan điểm của B trái với quan điểm của A).

Ngoài các chức năng này, Aijmer (2009) còn chú ý đến việc I don’t know trong

tiếng Anh, được đặt giữa các từ trong một ngữ đoạn với sự ngừng nghỉ trong chuỗi lời

nói giúp người nói cố gắng tìm đúng từ để diễn đạt ý của mình. Nói cách khác nó tạo

ra khoảng ngừng nghỉ, giúp cho người nói có thời gian suy nghĩ thêm và tìm được

chính xác từ mà mình muốn nói hoặc điều mà mình muốn nói . Vd:

254) Và tôi, tôi bị..., gì nhỉ… tôi không biết có lẽ là bị ốm. Cũng không hẳn

là ốm, tôi quay về vì chị gái tôi sinh em bé. (And I got a bit I don’t know homesick.

I wouldn’t say homesick, but I went back because my sister had a baby .) (Vd của

Aijmer 2009)

Có thể thấy, chức năng này của I don’t know trong tiếng Anh đã được người ta

chú ý, song, trong công trình của chúng tôi, do hạn chế về ngữ liệu “sống” của khẩu

ngữ, chúng tôi chưa quan tâm đến vấn đề này. Ngữ liệu nói mà chúng tôi khai khác

chủ yếu lấy từ hội thoại trong tiểu thuyết, truyện ngắn hoặc các cuộc phỏng vấn được

nhà báo ghi chép lại, do đó ít nhiều đã có sự chuẩn bị, đã được “sàng lọc” các “phần

dư”, không đáp ứng được tính chất sinh động của ngữ liệu nói như nó vốn có với

những khoảng ngừng nghỉ, nhấn mạnh hay ậm ừ.

Ngoài ra, việc nghiên cứu đối chiếu khối liệu của Grant (2010) về tình hình

sử dụng I don’t know giữa các cộng đồng người nói tiếng Anh khác nhau (người

Anh, người Mĩ, người Newzeland) đã cho thấy chức năng ngữ dụng nào của I don’t

know chiếm ưu thế trong mỗi cộng đồng người. Thêm nữa, việc so sánh cách dùng I

don’t know với những chức năng ngữ dụng khác nhau giữa người bản ngữ với

người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ của Aijmer (2009) cũng cho thấy từng

loại đối tượng có những ưu tiên thể hiện những chức năng ngữ dụng khác nhau khi

sử dụng cấu trúc này.

Page 136: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

125

Có thể nói, những nghiên cứu trên không chỉ làm rõ cách sử dụng I don’t know

của người bản ngữ với những mục đích giao tiếp khác nhau mà còn là kiến thức hữu

ích giúp người học rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Anh, đoán định được ý đồ của

người nói qua cấu trúc I don’t know, từ đó thủ đắc ngoại ngữ một cách hiệu quả.

4.3.1.3. Chức năng tổ chức và tương tác hội thoại của Tôi biết

Tôi biết trong những trường hợp nhất định có thể là một tín hiệu cho thấy người

nói có bằng chứng và hiểu biết đối với những gì họ nói, bấy giờ tôi biết có tư cách của

một cấu trúc chêm xen, có thể linh hoạt xuất hiện ở những vị trí khác nhau: đầu, giữa,

cuối. Vd:

255) Chúng nó sẽ không buông tha đâu, tôi biết. (Ph)

256) Tôi biết hắn sẽ khuây khỏa bằng bóng đá, hai bữa cơm và một chầu rượu.

(ML)

257) Cái tay Bường này, tôi biết, khi hắn lí giải về sự sống nói chung, bao giờ

hắn cũng minh triết. (TTTN NHT)

Trong những cuộc thoại, khi người nói bắt đầu phát ngôn với một biểu thức Tôi

biết như một phần độc lập, tách rời câu nói là dấu hiệu của một thiết bị ngữ dụng.

Trong tiếng Anh, việc nghiên cứu biểu thức tương đương I know không phong phú

bằng You know nhưng đáng chú ý là nhận xét của Irwin (2006), tác giả cho rằng, khi

nói I know người nói không nhất thiết biết, không thật sự hiểu những gì mà người đối

thoại vừa nói, thực ra nó chỉ như một thiết bị hỗ trợ thúc đẩy cuộc thoại phát triển bằng

cách khích lệ người nói tiếp tục, tạo ra sự kết nối giữa người nói và người nghe, làm

lợi cho cả hai, nhưng có lợi cho người nói hơn là người nghe, người nói I know cho

thấy bản thân họ có cùng hiểu biết với người đối thoại, họ như đặt mình vào vị thế của

người đối thoại để hiểu, để đồng cảm, nó cho thấy một bầu không khí cộng tác trong

cuộc thoại. Chức năng này cũng tương tự trong tiếng Việt. Ở tác phẩm AMDV, sau

bao phen nhọc nhằn vì bom đạn, với cái chết cận kề và những trận càn khốc liệt của kẻ

thù, Hùng - người lính trinh sát mang tâm trạng chán chường, phẫn uất, anh “nói toẹt”

về con người anh, về suy nghĩ của anh với Sương như một lời thú tội rằng anh là một

thằng người yếu đuối, rằng nhiều khi anh muốn trốn chạy, rằng anh sợ chết, v.v.

Hùng: Tất cả vón cục lại thành nghĩa vụ, thành bản năng tự vệ và một chút tự

trọng của người đàn ông. Lý tưởng ư? Mục đích ư? Vẫn có cả đó nhưng nó đã lặn vào

đâu đó trong người sâu lắm rồi, không dễ mỗi lúc mà moi ra nhấp nháp như thứ lính

Page 137: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

126

chuyên ngồi ở văn phòng, lính phía sau, cách cái chết nửa vòng trái đất. Đó, sự thật

về anh (…) là như thế đấy.

258) Sương: Em biết… Em hiểu… Em.

Vì quá thương Hùng, hiểu được tâm trạng căng thẳng, đau khổ, những chấn

thương tinh thần của anh trong cuộc chiến sinh tử, Sương đã kiên nhẫn lắng nghe câu

chuyện của Hùng, những gì anh nói ra không hẳn Sương đã biết trước đó, không hẳn

đã hiểu hoàn toàn, nhưng bằng cách nói Em biết, Sương cho thấy cô đang lắng nghe

anh, đồng cảm với những tổn thương tinh thần mà anh phải chịu đựng, đó là thiết bị hỗ

trợ, thúc đẩy Hùng tiếp tục giải tỏa những căng thẳng trong suy nghĩ và tình cảm của

anh: “Chưa hết, vào giây phút hiểm nghèo nhất, anh đã hiện nguyên hình là một tên ăn

cắp. Ăn cắp một hộp sữa dành cho thương binh.”

Tóm lại, với Tôi biết, không hẳn người nói phải biết những gì đối tác nói và khi

nói Tôi không biết, không có nghĩa là người nói không có thông tin về những gì đối tác

trao đổi mà đó có thể là những dấu hiệu ngữ dụng chỉ dẫn người tham gia hội thoại

nên hiểu thông điệp đi kèm như thế nào: đó là sự né tránh xác tín, không muốn can dự

sâu vào vấn đề, chấp nhận nói loanh quanh để tránh phương hại thể diện người khác,

hay giảm thiểu khả năng mình có thể trở thành người mất lịch sự khi trực tiếp xâm

phạm thể diện dương tính của đối tác nếu mình không có chung quan điểm với họ (với

tôi không biết); đó là sự nhiệt tình cộng tác với hành vi chia sẻ của người nghe, vậy,

hành vi đó làm lợi cho ai, câu trả lời là cả hai vì: người nói được khích lệ để tiếp tục

cuộc thoại, người nghe cho người nói thấy mình đang chú tâm vào cuộc thoại, nhưng

một câu hỏi đặt ra là có lợi cho ai hơn, trước hết là có lợi cho người nói vì khi người

nói tỏ ra có thiện chí lắng nghe và thấu hiểu đối tác (với Tôi biết).

4.3.2. Chức năng nối kết chủ quan (intersubjectivity)

4.3.2.1. Nối kết chủ quan

Theo Nuyts (2001) “nối kết chủ quan có nghĩa là thông tin (và đánh giá nhận

thức về nó) nhìn chung đã được biết, và do đó không còn mới (không còn gây ngạc

nhiên) đối với người nói và người nghe nữa.” (“Intersubjectivity means that the

information and epistemic evaluation of it) is general known, and hence is not new (or

surprising) to the speaker and hearer(s).” (dẫn theo Fetzer 2011). Vậy nhưng bằng cách

sử dụng những biểu thức ngôn ngữ nhất định, người nói vẫn dẫn dắt được người nghe

Page 138: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

127

đi theo quan điểm của họ, đó là lí do tại sao, những cấu trúc với một động từ nhận thức

đi với ngôi thứ nhất số ít thường cho thấy khả năng nối kết chủ quan.

4.3.2.2. Chức năng nối kết chủ quan của Tôi nghĩ, Tôi tin, Tôi đoán, Tôi biết

Với một câu nói như: 256) Tôi nghĩ cuốn sách này đáng đọc, nếu được xem xét

ở tính chủ quan (subjectivity) trong việc diễn đạt tình thái nhận thức (epistemic

modality) thuộc phạm vi nghĩa học, có thể nghiên cứu độc lập với ngữ cảnh vì nó mã

hóa thái độ của người nói bằng hình thức ngôn ngữ nhất định thì ở bình diện dụng học,

nó thể hiện sự tương tác giữa người nói và người nghe. Bấy giờ, nổi lên là sự nối kết

chủ quan.

Tôi nghĩ không chỉ là chuyện người nói trình bày sự đánh giá chủ quan của

mình mà còn là chuyện người nói dẫn dắt người nghe đi theo suy nghĩ của mình. Lúc

đó, Tôi nghĩ có thể xem như một tín hiệu cho phép thông tin đến người nghe cách

người nói đóng góp bao nhiêu phần vào hội thoại, cụ thể là vào việc xác tín P. Đóng

góp này sẽ bị hạn định bởi những tín hiệu ngôn ngữ, vì nếu là một tín hiệu khác như

Tôi chắc chắn chẳng hạn thì sẽ có một phản ứng khác đi từ phía người nghe. Vd:

259) Em nghĩ anh ta có thể không về.

260) * Em chắc chắc anh ta có thể không về.

261) Em chắc chắn anh ta (sẽ) không về.

Với những cấu trúc ngôn ngữ khác nhau, người nghe sẽ biết được anh ta nên tin

bao nhiêu phần trăm, ở mức độ nào vào những gì anh nghe được: tin ở mức độ cao

(câu 260), mức độ vừa phải (câu 259). Ở câu 259, tự người nghe biết được sẽ không có

gì ngạc nhiên nếu những gì anh ta nghe không chân thực như những gì anh ta biết hoặc

như những gì diễn ra vì chính người nói đã nói là họ nghĩ chứ họ có nói là họ chắc

chắn hay biết đâu. Nếu sự việc diễn ra không như ai đó chắc chắn như ở câu 260 thì

người nghe có thể có những phản ứng nhất định: “Không về?! Anh ta về đấy thôi, thế

mà cứ một miệng bảo rằng em chắc chắn”. Câu 260 là câu không chấp nhận được về

logic ngữ nghĩa bởi đã xác tín cao đến mức tuyệt đối thì không thể là có thể, có thể chỉ

thích hợp với hành vi xác tín thấp, có tính phỏng đoán, dự đoán mà thôi (như 259).

Một câu hỏi đặt ra là tại sao những cấu trúc như tôi nghĩ, tôi tin, tôi đoán, tôi

biết lại cho thấy sự nối kết chủ quan?

Có một sự thỏa thuận ngầm giữa người nói và người nghe khi sử dụng và lĩnh

hội những phát ngôn có chứa Tôi nghĩ/tin/ đoán, v.v, người nghe biết mình không thể

Page 139: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

128

đòi hỏi quá nhiều ở người nói nếu họ nói với những cấu trúc này, người nói cũng “bảo

an” được cho bản thân ngay cả khi bị chất vấn hoặc vặn vẹo về tính xác thực của P:

“Tôi chỉ nói là tôi nghĩ/tin/đoán P…, tôi có nói là tôi biết P đâu…”, điều này cho thấy

Tôi biết có một lực ngữ dụng ngược lại. Lực này sẽ bị bác bỏ ngay lập tức nếu người

nghe có đủ chứng cớ chứng minh rằng hiểu biết của người đối thoại với mình là sai.

Chẳng hạn với câu nói: 262) Anh (ở đây là X) biết Z chấm dứt mối quan hệ với Y rồi,

nếu người nghe có đủ cơ sở chứng minh rằng những gì X nói về quan hệ giữa Y và Z

không chính xác, người nghe có thể phản bác: “Anh bảo anh biết, giờ anh xem, những

gì anh biết là không chính xác, họ đã chấm dứt đâu, hai người vẫn đi lại với nhau đấy

thôi” hay có thể nhận lời chỉ trích: “Không chắc thì đừng nói là biết”.

4.3.3. Chức năng cộng tác hội thoại

4.3.3.1. Cộng tác hội thoại

Những cấu trúc phát ngôn bắt đầu với Tôi nghĩ, Tôi cho rằng, v.v. cho thấy

người nói tuân thủ phương châm về chất (maxim of quality) của Grice (1975). Nội

dung của phương châm này như sau: i) Đừng nói những điều mà anh cho là không

đúng (Do not say what you believe to be false); ii) Đừng nói những điều mà anh không

có bằng chứng xác thực (Do not say that for which you lack adequate evidence) (dẫn

theo Aijmer 1997)

4.3.3.2. Cộng tác hội thoại với Tôi nghĩ

Khi người nói nhận thấy mình có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc về chất, tức là

thông tin đưa ra có thể thiếu chính xác, thiếu bằng chứng thì anh ta luôn hạn chế phán

đoán của mình bằng những cách nói như Tôi nghĩ, Tôi đoán, Tôi cho rằng, v.v.

Tôi nghĩ xuất hiện là kết quả của việc tuân thủ phương châm về chất: “Đừng

nói những điều anh cho là sai”. Do đó, tính chân thực ở đây gắn với hành vi xác tín:

người nói cho rằng điều anh ta nói ở P là đúng, dù sự khẳng định của người nói chỉ là

dè dặt. Trong vai trò xác tín, với Tôi nghĩ, người nói cho thấy anh ta có can dự vào

tính chân thực của P nên tùy vào tình huống: có thể làm yên lòng người nghe, nếu

người nghe không có ý kiến khác với người nói; ở tình huống khác, nếu người nghe

chưa thực sự bị thuyết phục, họ được phép suy luận về tính xác thực của mẫu thông tin

do người nói cung cấp với sự cộng tác có thiện chí từ phía người nói, bởi người nói chỉ

nói Tôi nghĩ không phải là Tôi tin, càng không phải Tôi biết, “Tôi chỉ nói tôi nghĩ, tôi

không nói là tôi biết”(I think this, I don’t say: I know it, Wierzbicka 1996, dẫn theo

Goddard 2003). Tôi cho biết tôi có nắm giữ ít nhiều tình trạng của P nhưng tôi không

Page 140: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

129

chắc chắn, thông tin của tôi khả năng chỉ là “thông tin thứ cấp” (Nguyễn Thiện Giáp

2009) vậy nên, tôi cũng chuẩn bị tâm thế tiếp nhận quan điểm của người đối thoại nếu

nó chân thực hơn quan điểm của tôi. Tôi nghĩ vì thế để ngỏ một khả năng cho người

nghe cộng tác vào hội thoại.

4.3.4. Chiến lược lịch sự

4.3.4.1. Chiến lược lịch sự với Tôi nghĩ

Tôi nghĩ là yếu tố được người nói sử dụng để rào đón vấn đề, cụ thể là rào đón

đối với phương châm về chất. Và điều này liên quan đến cái gọi là lịch sự âm tính.

Người nói vừa cho thấy anh ta tuân thủ phương châm về chất: “Đừng nói những gì anh

cho là sai” (Grice 1975). Tôi nghĩ P đúng nên hành vi của tôi là xác tín P, nhưng rào

đón là ở chỗ người nói cho thấy anh ta, dù xác tín P, nhưng có chừng mực, vừa phải,

thăm dò. Thái độ dè dặt để giảm nhẹ hiệu lực xác tín đó cho thấy người nói đã trù tính

tình huống mình có thể sai, mình không áp đặt người nghe phải suy nghĩ như mình,

quyền tự do của người nghe vẫn được bảo đảm và tôn trọng. Những điều này thể hiện

lịch sự âm tính của người nói. Vd, trong tác phẩm TXV có đoạn đối thoại sau:

263) Nghĩa: Em nghĩ anh phải chủ động ngăn việc này lại. Em thấy hai người

căng thẳng, sợ thế!

Sài: Không bao giờ anh ngăn Châu. Muốn làm gì cô ấy cứ làm theo ý mình.

Mẫu đối thoại này cho thấy Nghĩa (bạn của vợ chồng Sài) có ý xác tín rằng sẽ

đúng nếu Sài chủ động ngăn việc Châu - vợ anh có ý định phá thai lại, thay vì áp đặt

Sài bằng cách nói: “Anh phải chủ động ngăn việc này lại”, với Em nghĩ, Nghĩa đã cho

thấy việc này là theo ý kiến chủ quan của cô, và ý kiến đó chỉ có tính chất trao đổi.

Hành vi xác tín của Nghĩa có thể phương hại đến thể diện của Sài nhưng Nghĩa đã biết

dịu hóa bằng “thiết bị làm dịu” (mitigation devices, Frazer 1980, dẫn theo Nguyễn

Đức Dân 2000) hay “công thức tình thái hóa” (Đỗ Hữu Châu 2009) là Tôi nghĩ.

Cũng với chiến lược này, trong Thi nhân Việt Nam, khi nhận xét về đóng góp

của Nguyễn Nhược Pháp và Huy Thông, Hoài Thanh đã có một cách nói rất tinh tế:

264) Thơ in ra thì ít mà được người ta mến mộ nhiều, tưởng không ai bằng

Nguyễn Nhược Pháp.

265) Hơi văn mà đến thế thực đã đến bậc phi thường. Anh hùng ca của Victor

Hugo tưởng cũng chỉ thế.

Page 141: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

130

Tưởng ở đây không còn cái nghĩa từ vựng thông thường (nghĩ và tin chắc vào

điều thực ra không phải), mà mang màu sắc ngữ dụng với hàm ý nhận xét đó là hết

sức khiêm tốn, tính khiêm tốn được hỗ trợ bởi mấy “giá đỡ” sau:

+ Khuyết chủ ngữ (nhưng người đọc vẫn ngầm hiểu, người nói cũng nằm trong

số những người có nhận định đó);

+ Nếu nghĩ xuất hiện trong ngữ cảnh này sẽ cho thấy một sự dè dặt thì thay

tưởng vào vị trí của nghĩ, sự dè dặt, cẩn trọng trong lời nhận xét càng được nhân đôi,

tưởng hoạt động với chức năng ngữ dụng của nghĩ, nhưng lại đi xa hơn cả nghĩ, vì bản

thân tưởng đã cho thấy người nói tự biết rằng mình “rất có thể sai” nhưng vẫn nói và

nói một cách khiêm tốn, và càng khiêm tốn, lời nhận xét càng có sức nặng.

Một nguyên tắc của phép lịch sự là sự điều hòa giữa thể diện dương tính của

mình với thể diện âm tính của người. Nếu mình đưa cái tôi của mình lên cao (thể diện

dương tính) nghĩa là mình đang xâm hại đến thể diện âm tính của người. Vậy nên,

người nói cần khiêm tốn để tránh xâm hại đến thể diện âm tính của đối tác. Trở lại với

vd 263, ở đây, cái tôi của Nghĩa xuất hiện nhưng không có biểu hiện thái quá vì đi sau

tôi chỉ là nghĩ, do đó không tạo cho Sài cảm giác anh đang bị Nghĩa áp đặt hay Nghĩa

đang lên giọng kẻ cả. Như vậy, có thể thấy, một lí do cho những kiểu nói dè dặt, không

chắc chắn hoặc mơ hồ đó chính là lí do lịch sự.

Đỗ Hữu Châu (2009) cho rằng: “Việt ngữ học chưa quan tâm nghiên cứu các

rào đón này. Việc gộp chung chúng vào phạm trù tình thái, xóa mờ đi những ranh giới

và chức năng cực kì thú vị của nó.” [6, 273]. Nghĩa là các biểu thức ngôn ngữ, có thể

được xem xét ở bình diện nghĩa học với tư cách là những quán ngữ, được từ vựng hóa

để thực hiện chức năng biểu thị ý nghĩa tình thái, song ở đây, chúng ta đã xem xét chúng ở

bình diện của dụng học với tư cách là một tín hiệu ngữ dụng có khả năng rào đón, đưa đẩy

trong cuộc thoại, phục vụ cho chiến lược lịch sự của các bên tham gia giao tiếp.

4.3.4.2. Chiến lược lịch sự với Nếu tôi không nhầm thì, thiển nghĩ là, Tôi nhớ

không rõ nhưng, Tôi không dám chắc

Xem một số ví dụ sau:

266) Thiết/thiển nghĩ (là) vấn đề này chưa nên kết luận vội.

267) Nếu tôi không nhầm/lầm thì vấn đề này chưa ai nói tới.

Phát ngôn chứa những đơn vị này không miêu tả hoạt động nhận thức mà thể

hiện thái độ của người. Rõ ràng, đã có thái độ ở người nói thì hiển nhiên có sự tương

Page 142: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

131

tác thái độ ở người nghe, chiến lược lịch sự với các biểu thức ngôn ngữ này của người

nói nhờ đó mà được hiện thực hóa.

Những đơn vị trên biểu đạt sắc thái khiêm nhường, diễn tả điều sắp nói ra ở P

chỉ là một ý kiến trao đổi với người đối thoại, chưa phải là điều khẳng định hay phủ

định hoàn toàn. Nó làm cho người nghe dễ tiếp thu ý kiến của người nói, tránh được

tình trạng thái quá hay bất cập của chủ thể giao tiếp trong những hoàn cảnh giao tiếp

như trao đổi, bàn bạc, hay tranh luận về một vấn đề nào đó. Trên thực tế, chúng

thường xuất hiện trong phong cách sách vở với mục đích đưa đẩy, rào đón hướng tới

người nghe ở diện rộng (cử tọa, công chúng của báo chí, người tham khảo các công

trình khoa học, v.v.) chứ không nhất thiết phải xuất hiện trong hoàn cảnh giao tiếp cụ

thể, mặt đối mặt với tính chất bàn bạc hay tranh luận trực tiếp.

Cái cách người nói tự gọi suy nghĩ, nhận thức của mình là Thiển nghĩ (suy nghĩ

thiển cận, hạn hẹp), tự giả định hiểu biết, trí nhớ của mình có thể sai (Nếu tôi không

nhầm thì) cho thấy biểu hiện của phép lịch sự âm tính, tránh áp đặt suy nghĩ, hiểu biết

của mình cho người khác, ngay cả khi người nói chắc chắn thì họ cũng không dại gì

mà khẳng định dứt khoát, vì việc tôn vinh thể diện dương tính của mình có khả năng

ảnh hưởng đến thể diện âm tính của người.

Tương tự là các biểu thức: Tôi nhớ không rõ nhưng, Theo như tôi biết thì, Tôi

không dám chắc, v.v. Thoạt nhìn qua, đây là những cách nói không sát thực: không

nhớ thì đừng nói, nhớ không rõ cũng đừng nói, không dám chắc mà lại dám nói, thế

nhưng tôi vẫn nói, tôi vẫn muốn cộng tác vào hội thoại, tôi nói nhưng nói một cách

khiêm tốn, dè dặt, tôi biết tôi vi phạm nguyên tắc về chất nên tôi đã rào đón rồi, rào

đón như một “cái biên lai” cho phép người nói vi phạm nguyên tắc nào đó mà

vẫn được người nghe chấp nhận, còn nếu bị bắt bẻ thì người nói có thể phản hồi:

“Thì tôi nói rồi, tôi chỉ nhớ mang máng, tôi có nói là nhớ rõ đâu!” ; “Đã nói là không

chắc mà!”

4.3.4.3. Chiến lược lịch sự với Như mọi người đều biết

Cùng với Như mọi người đều biết, tiếng Việt có những quán ngữ tương tự như:

Ai cũng biết, Như chúng ta đã biết. Xem các ví dụ sau:

268) Như mọi người đều biết, Sochu không phải là thứ rượu đắt tiền. Xem

phim Hàn ta thấy các diễn viên uống Sochu như uống bia. (PS báo Tuổi trẻ)

Page 143: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

132

269) Ai cũng biết, trước khi làm ruộng, tộc người này đã từng làm rẫy, làm

nương. (PS báo Lao động)

270) Ở Thanh Bình, ai cũng biết, mỗi con chuột, trong một mùa nó có thể phá

tới 20 kg thóc của dân, mà một cánh đồng bao nhiêu nghìn con chuột? vì thế,

bà con quý mèo lắm. (PS báo Lao động)

271) Như chúng ta đã biết, một ca ghép thận ở nước ngoài phải mất từ 1,2 đến

1,4 tỉ, trong khi đó ở Việt Nam, một ca ghép thận chỉ mất từ 250 đến 300 triệu.

(PS báo Lao động)

Như mọi người đều biết P, báo trước sự xuất hiện một mệnh đề đi ngay sau nó,

mệnh đề này là hiển nhiên, dễ hiểu, được thừa nhận, không cần phải chứng minh, chỉ

đưa ra để thêm phần thuyết phục. Theo logic lập luận, người nói không dừng lại ở đây,

thực chất người nói đưa ra Như mọi người đều biết P, là một cách đưa đẩy, hướng

người nghe vào việc khẳng định P, từ đó tạo lập, chuẩn bị tâm thế cho người nghe tiếp

tục thừa nhận những điều sẽ nói ngay sau đó, điều này mới chính là trọng tâm mà

người nói muốn người nghe đồng tình, ủng hộ.

Có thể nói, khi một người nói nhiều thông tin hơn yêu cầu, họ sử dụng kiểu nói

này để cho thấy sự vi phạm nguyên tắc về lượng là hợp pháp. Đằng thằng mà nói,

người ta đã biết rồi thì nói lại làm gì, thế nhưng tôi vẫn nói, tôi cho thấy cái ý này

không phải chỉ tôi nghĩ, mà người khác cũng nghĩ như thế. Đây là dịp đề cao lịch sự

dương tính của người nghe, bằng cách cho họ thấy giữa họ và mình có những điểm

chung về mặt bằng nhận thức và tri thức, ngoài ra cũng cho người đối thoại thấy mình

rất thiện chí, có thái độ tích cực, thái độ cộng tác hội thoại.

Trên thực tế, một phát ngôn với sự mào đầu Như mọi người đều biết, Ai cũng

biết không hẳn sẽ cung cấp những kiến thức nền có tính phổ thông, ngược lại có thể là

những kiến thức rất sâu hoặc rất rộng (chi phí ghép tạng, lượng thóc một con chuột có

thể phá hoại,…), đó cũng có thể là những thông tin mới mẻ đối với người nghe, song

cách nói “vin” vào số đông với đại từ phiếm chỉ ai + lượng từ toàn thể mọi cho người

nghe cái cảm giác mình đang được đối tác đề cao về hiểu biết, người nghe có cảm giác

đối tác có sự tương tác với mình vì đối tác đã khéo léo đưa mình và họ vào cùng mặt

bằng tri thức.

Page 144: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

133

4.3.5. Hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại

4.3.5.1. Hàm ngôn quy ước của Tôi nghĩ, Tôi tin, Tôi đoán, Tôi biết

Tôi biết P, Tôi nghĩ P, Tôi tin P, Tôi đoán P, v.v. xuất hiện còn là kết quả của

việc tuân thủ phương châm thứ 2 về chất: Đừng nói những điều mà anh không có bằng

chứng xác thực! (Do not say that for which you lack adequate evidence, Grice 1975).

Sự tuân thủ nguyên tắc hội thoại và khả năng thoát li ngữ cảnh đã cho thấy hàm ý mà

những phát ngôn này tạo ra là loại hàm ngôn quy ước.

Phát ngôn với Tôi biết P hàm ý người nói có lí do về P. Trừ những kiểu nói:

“Tôi biết tôi/mình thật ngớ ngẩn nhưng…” hoặc “Tôi biết thật là vô lí khi nghĩ rằng…

nhưng…”, còn lại, trong những phát ngôn thông thường với Tôi biết TGĐ là người nói

sẽ không nói Tôi biết trừ phi anh ta có một cơ sở nào đó (dù rất ít). Chẳng hạn khi nói:

272) Tôi biết tống thống Nga sẽ viếng thăm Việt Nam vào ngày mai và khi được hỏi tại

sao biết điều này thì người nói nếu trả lời: À, không có lí do gì cả sẽ đi ngược lại với

quy tắc chi phối việc tạo lập diễn ngôn. Việc sử dụng cấu trúc như tôi biết cũng không

là ngoại lệ.

Khi nói: 273) Tôi tin anh ta ở nhà hàm ý sự thật anh ta ở nhà được bảo đảm bởi

người nói, hàm ý có lí do, khác với việc tường thuật lại niềm tin của ai đó vào P.

Chẳng hạn: Nam tin vào P thì câu nói này không hàm ý Nam có lí do về P, người nói

cũng không bảo đảm cho nội dung của P, nhưng khi người nói phát ngôn: Tôi tin vào

P, nghĩa là người nói hàm ý họ có cơ sở để nói như vậy, dù bản chất của niềm tin, như

chúng ta đã biết, không phải lúc cũng đặt cơ sở vào những bằng chứng xác thực, có

khi chỉ là bằng chứng xúc cảm, thiếu cơ sở lí tính (tin một điều gì đó đơn giản chỉ vì

tin mà thôi).

Tôi đoán cũng vậy. Với tình huống: Anh biết ai gọi tôi chiều nay không?

274) Không, nhưng tôi đoán là Thảo (bằng chứng suy luận: Thảo hay gọi cho

anh vào giờ đó mà!)

Với Tôi đoán, người nói có ý cung cấp thông tin rằng: những gì tôi nói chỉ là

phỏng đoán, tuy nhiên cũng hàm ý rằng tôi có lí do cho sự phỏng đoán này bởi lẽ sẽ là

ngớ ngẩn hoặc khôi hài nếu trả lời: 275) Tôi đoán tổng thống Putin gọi anh chiều nay

để trả lời cho câu hỏi trên.

Hàm ý quy ước khi sử dụng Tôi đoán P cho thấy người nói nói về P theo một

cách cẩn trọng, không khẳng định dứt khoát mà thể hiện sự do dự, vừa nói nhưng cũng

Page 145: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

134

đã chuẩn bị tâm thế để từ chối những gì mình vừa nói. Điều đó cho thấy sự khôn

ngoan của người phát ngôn khi họ chưa có đủ bằng chứng, dữ kiện chính xác về P,

những gì họ nói chỉ là phỏng đoán của cá nhân. Như vậy, ngữ cảnh thích hợp cho Tôi

đoán là khi người nói còn thiếu bằng chứng về P và không thích hợp cho những ngữ

cảnh đòi hỏi bằng chứng xác thực, đầy đủ, rõ ràng, khách quan, chẳng hạn như khẳng

định của bác sĩ pháp y ở một phiên tòa. Anh ta không thể nói: 276) Tôi đoán đó là máu

người sau khi đã tiến hành kiểm tra mẫu máu ở hiện trường. (Vd của Du Cann, dẫn

theo Mackenzie 1987). Cách nói này chắc chắn sẽ nhận được những phản ứng tiêu cực

từ phía quan tòa cũng như những người có mặt Và, cũng ở phiên tòa, nếu ai đó nói

rằng Tôi đoán P khi họ đã có đủ bằng chứng xác thực về P nghĩa là họ đã có ý lừa dối

quan tòa, cố tình không muốn dính líu, can hệ trực tiếp vào các tình tiết của vụ án.

Sẽ là khôi hài nếu khi bước vào phòng, ai đó có thị lực bình thường nhưng lại

nói: 277) Tớ đoán đèn đang bật sáng. Phát ngôn này sẽ nhận được phản ứng của người

bên cạnh, đại loại như: Đoán? Biết rồi còn đoán/ thấy rồi còn bày đặt đoán!

Rõ ràng một phát ngôn đi với Tôi biết, Tôi đoán, v.v không tường thuật một sự

kiện, một hoạt động tinh thần nào mà cho thấy phát ngôn của người nói hàm ý có lí do,

có bằng chứng nhất định, đó có thể là bằng chứng suy luận, bằng chứng tri giác hay

bằng chứng xúc cảm.

Nếu Tôi tiếc, Tôi mừng (tương ứng với I regret, I rejoice trong tiếng Anh) tiêu

biểu cho định hướng về tình cảm thì những biểu thức ngôn ngữ với ngôi thứ nhất+

biết, tin, nghĩ, nghi, đoán (tương ứng với I know/believe/think/guess) tiêu biểu cho

định hướng về nhận thức, cụ thể hơn là mức độ hàm ý về tính hữu chứng

(evidentiality) của nội dung được phát ngôn.

Thang độ của tính hữu chứng phản ánh thông qua những biểu thức ngôn ngữ

với ngôi thứ nhất số ít+ động từ nhận thức cụ thể như sau:

giàu căn cứ biết tin nghĩ, cho rằng, thấy đoán nghèo căn cứ

Mô hình 4.1. Thang độ của tính hữu chứng

Trong đó, Tôi biết cho thấy người nói có đủ bằng chứng nếu ai đó yêu cầu, cho

thấy người nói đang nắm giữ những bằng chứng tốt nhất, đầy đủ nhất, đáng tin cậy

nhất; Tôi tin được đưa ra như “cái biên lai” xác minh cho xác tín của người nói đối với

tính chân thực của mệnh đề’; Tôi đoán cho thấy người nói đôi khi chỉ “đoán già đoán

non” về P, tuy nghèo căn cứ song vẫn có thể là một “kênh tham khảo” đối với người

Page 146: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

135

nghe; Tôi nghĩ/cho rằng/thấy về cơ bản là những hình thức tương đương, chiếm giữ vị

trí khá trung hòa trên cán cân hữu chứng, không quá nghèo căn cứ như đoán, cũng

không được đầy đủ bằng chứng như biết.

Có thể thấy, phát ngôn đi với tôi biết và những biểu thức còn lại giúp người

nghe biết được anh ta tin cậy được bao nhiêu vào những gì anh ta nghe được, nếu vì

một lí do nào đó mà người nghe cảm thấy chưa thuyết phục, họ có thể hỏi tại sao và sẽ

nhận được những bằng chứng do người nói cung cấp. Như vậy có thể tạo ra hàm ngôn

quy ước bằng cách sử dụng biểu thức ngôn ngữ kiểu tôi nghĩ, tôi tin, tôi đoán.

Nếu hàm ngôn hội thoại của các biểu thức này thuộc về cực dụng học thì hàm

ngôn quy ước nằm ở ranh giới giữa dụng học và nghĩa học, do đó ta đồng thời có thể

thấy chúng ở địa bàn nghĩa học với tính hữu chứng (evidentiality, thuộc nghĩa tình

thái) - phản ánh nguồn thông tin của người nói hoặc bản chất của bằng chứng đối với

niềm tin của người nói được mã hóa ở những hình thức ngôn ngữ nhất định. (xem

thêm Chafe và Nichols 1986, Aikhenvald 2002, Nguyễn Văn Hiệp 2008)

4.3.5.2. Hàm ngôn hội thoại của Tôi biết

Tình hình có thể khác đi nếu các biểu thức này xuất hiện trong những ngữ cảnh

rộng hơn. Để khẳng định một phát ngôn chứa Tôi biết, Tôi nghĩ, Tôi tin, Tôi đoán, v.v

có hàm ý tính hữu chứng cao hay thấp, giàu có hay nghèo nàn chứng cớ, chúng ta cần

căn cứ vào tình huống nói năng cụ thể, với những sự vi phạm nguyên tắc hội thoại, và

bấy giờ có thể nói đến hàm ngôn hội thoại.

Chẳng hạn trong tình huống nhấn mạnh đến thời điểm X rời nhà, để trả lời

cho câu hỏi của A: X rời Huế lúc nào anh biết không?, B có thể nói một cách ngập

ngừng: 278) Tôi biết X đã rời Huế nhưng tôi không biết anh ta đi lúc nào. Cách nói

này cho thấy B tôn trọng phương châm về chất (Tôi không biết nên tôi không nói)

nhưng lại vi phạm phương châm về lượng (Người nói không thông tin đúng như A

mong muốn về thời điểm X rời Huế) và vi phạm phương châm quan hệ (hãy đóng góp

những điều có liên quan) thế mà B lại đóng góp cho cuộc thoại một thông tin không

cần thiết đó là thông tin về hiểu biết của mình mà A không hề yêu cầu. Thay vì trả lời

trực tiếp: Tôi không biết, B lại nói với Tôi biết. Với cách nói này, B cố tình cho thấy:

tối thiểu tôi cũng biết việc X rời Huế dù tôi không biết về thời điểm, thì tôi cũng biết

như anh thôi…

Page 147: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

136

Ở một ngữ cảnh khác, ngữ cảnh nhấn mạnh +/- sự hiện diện của X ở nhà, để

trả lời câu hỏi: Không biết X có ở Huế không nhỉ? thì cũng với câu trả lời tương tự như

trên (với cách nói Tôi biết): 279) Tôi biết X đã rời Huế. Anh là bạn thân của X mà!

người nói lại cho thấy hiểu biết vượt trội của mình so với người đang đối thoại,

người nói cố tình vi phạm phương châm quan hệ: Hãy chỉ nói những gì có dính líu đến

câu chuyện, thế mà người này lại thêm vào chi tiết: Anh là bạn thân của X mà hàm ý

là tôi biết khá nhiều, nhiều hơn anh, anh là bạn thân gì mà lại không biết bạn của mình

còn ở Huế hay không.

4.4. Tiểu kết

Bước đầu nghiên cứu đặc điểm ngữ dụng của một số biểu thức ngôn ngữ có

chứa động từ nhận thức, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

i) Động từ nhận thức khi đi vào một số kết cấu và thường xuyên xuất hiện trong

diễn ngôn có thể được ngữ dụng hóa để trở thành tác tử ngữ dụng. Tác tử ngữ dụng là

sản phẩm của quá trình ngữ dụng hóa, đó là phần không thuộc mệnh đề, nội dung

mệnh đề không thay đổi với chúng nhưng chúng có chức năng báo hiệu thông tin mà

người nói chia sẻ có liên quan đến người nghe, nó thuyết minh cho các phát ngôn với

chức năng cơ bản là tổ chức và tương tác hội thoại. Đó là lí do chúng ta có vô số các

tác tử đánh dấu chức năng ngữ dụng, trong đó có những tác tử đến từ động từ chỉ hoạt

động nhận thức đi với ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai: Anh biết đấy, Tôi biết, Tôi cũng

không biết nữa, Tôi không biết/rõ, v.v.

ii) Tôi nghĩ được xem xét xuyên suốt các chức năng ngữ dụng như một biểu

thức trung tâm bởi tần số xuất hiện cao nhất trong ngữ liệu của chúng tôi (tình hình

này cũng tương tự ở trong tiếng Anh), các biểu thức còn lại như: Tôi tin, Tôi đoán, Tôi

thấy, Tôi cho rằng, v.v là những biểu thức “vệ tinh”có tác dụng soi chiếu rõ hơn chức

năng ngữ dụng của Tôi nghĩ, qua đó cho thấy sự phân hóa chức năng, vai trò của từng

biểu thức khi đi vào sử dụng. Có thể xem Tôi nghĩ là một cấu trúc đại diện được “nảy”

ra từ thực tiễn sử dụng ngôn ngữ với những chức năng ngữ dụng cực kì phong phú của nó.

iii) Việc đối xử với những cấu trúc kiểu Tôi nghĩ như một tác tử ngữ dụng nghĩa

là thuộc về ngữ dụng hóa sẽ có những thuận lợi, giúp chúng ta tránh đối diện với vấn

đề khá phức tạp và chưa có sự thống nhất, đó là vấn đề ngữ pháp hóa một đơn vị nào

đó trong tiếng Việt. Bấy giờ, Tôi nghĩ và những cấu trúc tương tự chủ yếu được nhấn

Page 148: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

137

mạnh ở những chức năng ngữ dụng như: khả năng nối kết chủ quan, cộng tác hội

thoại, chiến lược lịch sự, đồng thời có thể là thiết bị phục vụ cho hàm ý hội thoại.

iv) Dân gian vẫn thường nói: “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa

mừng nửa lo”. Trong giao tiếp, với khả năng “lựa lời” chúng ta có thể chuyển tải được

nhiều thông tin hơn so với bề mặt câu chữ, đó chính là thông tin hàm ngôn, để tạo hàm

ngôn quy ước, những cấu trúc ngôn ngữ kiểu Tôi nghĩ/ tin/ đoán, v.v có thể là một sự

lựa chọn đúng đắn và hiệu quả.

Page 149: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

138

KẾT LUẬN

Nghiên cứu nhóm động từ nhận thức trong tiếng Việt đã cho phép chúng ta hình

dung phần nào bức tranh ngôn ngữ của trường nghĩa trí tuệ.

Ở bình diện ngữ pháp, chúng tôi tìm hiểu nhóm động từ này theo con

đường của ngữ pháp cấu trúc và ngữ pháp chức năng.

i) Với đường hướng nhiều tiêu chí của ngữ pháp cấu trúc, chúng tôi tiếp cận

nhóm động từ này căn cứ vào ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức năng cú

pháp của nó. Chúng tôi lưu ý, ngoài chức năng ngữ pháp thông thường thì trong nhiều

trường hợp động từ nhận thức có thể xuất hiện trong những cấu trúc chêm xen để thể

hiện nghĩa tình thái, bấy giờ nó được gọi là động từ chêm xen.

ii) Tính kiêm loại của những trường hợp vừa là động từ, vừa là tính từ trong

nhóm động từ nhận thức phản ánh sự khó khăn trong việc phân biệt động từ trạng thái

và tính từ của những ngôn ngữ không có chỉ dẫn ngữ pháp qua hình thức cấu tạo như

tiếng Việt. Cũng ở đây, chúng tôi đã chỉ ra sự thiếu nhất quán của từ điển tường giải

trong quá trình quy từ loại cho hiện tượng này.

iii) Từ cách tiếp cận của ngữ pháp chức năng, có thể khẳng định, động từ nhận

thức luôn là động từ hai diễn tố, trong đó bao giờ cũng có một diễn tố đảm nhận vai

tác thể hoặc nghiệm thể, diễn tố còn lại biểu thị vai nội dung nhận thức.

iv) Dựa vào tham số ngữ nghĩa [+/- động] và [+/ - chủ ý] để phân loại, chúng tôi

chia động từ nhận thức ra làm ba loại: hành động, trạng thái, quá trình với số lượng và

tỉ lệ cụ thể cho từng tiểu loại, trong đó động từ chỉ hành động nhận thức chiếm số

lượng nhiều nhất với 51%. Ngoài ra, chúng tôi cũng chú ý đến những trường hợp trung

gian, dao động giữa hai thuộc tính [+/- động, +/- chủ ý] trong nhóm động từ này.

Ở bình diện ngữ nghĩa

i) Từ định nghĩa của mỗi từ trong từ điển, chúng tôi tìm ra cấu trúc ngữ nghĩa

chung cho cả nhóm theo những tiêu chí ngữ nghĩa khác nhau: thứ nhất, căn cứ vào [+/-

nét nghĩa đánh giá hoạt động], và thứ hai, căn cứ vào [+/- tiền giả định].

Ở tiêu chí thứ hai, chúng tôi chỉ ra một số loại tiền giả định của động từ nhận

thức và khẳng định: Không phải động từ nhận thức nào cũng có tiền giả định nhưng từ

nào có tiền giả định thì đó sẽ là cơ sở để hiểu nghĩa của nó một cách đầy đủ và là điều

kiện để phân biệt nó với các từ trong dãy đồng nghĩa, trái nghĩa.

ii) Chúng tôi chỉ ra những đặc điểm ngữ nghĩa phổ quát có mặt trong trường

nghĩa nhận thức như: hiện tượng đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa và đặc điểm riêng

Page 150: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

139

của trường nghĩa nhận thức, đó là: sự hòa trộn giữa nét nghĩa nhận thức - tình cảm

cũng như sự chuyển nghĩa của động từ tri giác vào nhận thức, theo đó, động từ biểu thị

3/5 giác quan có khả năng này mà điển hình là động từ thấy của hàng thị giác.

Sự hòa trộn nhận thức - tình cảm trong ngữ nghĩa của một số động từ chứng

tỏ: Bản thân động từ nhận thức không trình diễn hoạt động thuần túy khách quan như

cách hình dung của logic học hay triết học mà có một sự kết nối giữa lí trí với tình

cảm, điều này được phản ánh qua ngôn ngữ. Nghĩa của tin, sợ, nghĩ có thể nói là điển

hình cho sự chuyển hóa linh hoạt giữa lí trí có tính khách quan và sự can thiệp của tình

cảm với màu sắc chủ quan trong thế giới tinh thần thầm kín của con người.

Sự chuyển nghĩa của động từ thấy vào lĩnh vực nhận thức lại cho phép chúng

tôi đi đến kết luận: Luôn có một con đường kết nối tri giác với nhận thức của con

người, thấy một điều gì đó sẽ giúp ta biết, hiểu được điều gì đó, đánh giá về điều đó.

Liên hệ tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy, sự chuyển nghĩa vào địa hạt nhận thức

của thấy không phong phú bằng see nhưng mức độ tình thái hóa nội dung mệnh đề của

Tôi thấy lại diễn ra hết sức mạnh mẽ. Tần số sử dụng của Tôi thấy thấp hơn Tôi nghĩ

song nó chia sẻ vai trò đánh giá mệnh đề với Tôi nghĩ và có thể thay thế cho Tôi nghĩ,

trong khi ở tiếng Anh, I think hoàn toàn “áp đảo” những cấu trúc đánh giá còn lại.

Ở hiện tượng đa nghĩa, từ cách tiếp cận truyền thống, nghĩ không chỉ dừng lại

gọi tên một quá trình tinh thần - nhận thức cơ bản nhưng trừu tượng, phức tạp của con

người mà trong quá trình phái sinh ngữ nghĩa, nghĩ còn nối kết, đan xen với nhiều quá

trình tinh thần khác để trở thành một từ đa nghĩa. Động từ nghĩ trong tiếng Việt cũng như

tiếng Anh phản ánh rõ nét những đặc điểm ngữ nghĩa này đồng thời cho thấy vai trò siêu

ngôn ngữ của mình trong việc giải nghĩa cho các động từ tinh thần khác trong hệ thống.

Từ cách tiếp cận của ngữ nghĩa học tri nhận, NGẪM được chúng tôi xác định là

ý niệm điển dạng/trung tâm của NGHĨ, tập hợp xung quanh nó là những ý niệm

biên/ngoại vi. Là một nguyên tố ngữ nghĩa, NGHĨ hay THINK đều cùng chia sẻ ý

niệm trung tâm này, song có thể khác nhau về một số ý niệm biên: ý niệm NHỚ - nhận

thức và ý niệm ĐÁNH GIÁ trực diện của người Anh không thấy xuất hiện ở NGHĨ

của người Việt.

Dừng lại xem xét ngữ nghĩa của biết - hiểu, chúng tôi nhận ra, mối quan hệ

này còn xa mới đạt đến sự đối lập hay đồng nhất như trong logic. Điều này càng cho

thấy ngôn ngữ là một thiết chế có tính độc lập, có tiêu chuẩn riêng của nó, nhận thức

của con người phải tuân thủ các quy luật tư duy nhưng sự thể hiện nó bằng ngôn ngữ

lại hết sức linh hoạt, uyển chuyển, phong phú và tinh tế. Ngữ nghĩa của biết và hiểu

trong tiếng Việt không phải lúc nào cũng được phân biệt một cách rạch ròi cũng như

Page 151: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

140

quan hệ ngữ nghĩa giữa biết và hiểu không phải bao giờ cũng dứt khoát. Chúng vừa là

một cặp đồng nghĩa bộ phận hơn là một cặp gần nghĩa, vừa là một cặp có quan hệ bao

chứa hơn là trái nghĩa bộ phận, và có lúc chúng như không “dính dáng” đến nhau (mức

độ thực hành của biết).

Liên hệ với tiếng Anh, chúng tôi đi đến kết luận: biết trong tiếng Việt được sử

dụng ở một phạm vi rộng hơn trong tiếng Anh, và understand trong tiếng Anh lại bao

phủ một vùng ngữ nghĩa rộng hơn hiểu trong tiếng Việt. Cụ thể: với những tình huống

đơn giản, không đòi hỏi nhiều nỗ lực trí tuệ, người Việt có xu hướng dùng biết thì

người Anh vẫn “vin” vào understand.

Ở bình diện ngữ dụng

i) Khi xem xét cách sử dụng động từ nhận thức trong ý đồ của người nói hướng

đến người nghe, một đặc điểm ngữ dụng nổi bật là khả năng ngữ dụng hóa của một số

động từ nhận thức điển hình như: nghĩ, biết, nhầm, ngờ trong những tổ hợp ít nhiều có

tính quán ngữ để trở thành những tác tử ngữ dụng.

ii) Người Việt và người Anh đã sử dụng khá nhiều tác tử dụng pháp để diễn đạt

ý của mình, hướng người nghe vào cuộc thoại, tìm kiếm sự tán đồng, do đó chúng ta

có vô số các tác tử đánh dấu chức năng dụng pháp, trong đó có những tác tử đến từ

động từ chỉ hoạt động nhận thức đi với ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.

iii) Bấy giờ người nói không chỉ thông tin những dữ kiện thuần túy về thế giới

với nghĩa miêu tả, hay biểu lộ thái độ, niềm tin của mình với những gì được nói bằng

nghĩa tình thái mà còn cho thấy khả năng liên nhân, khả năng tương tác hội thoại của

mình, và điều này sẽ là không tưởng nếu đó là cuộc thoại của những robot đã được lập

trình. Việc sử dụng các biểu thức ngôn ngữ có chứa động từ chỉ hoạt động nhận thức

như: Tôi nghĩ/tin/ đoán/ biết/cho rằng, Anh biết đấy, Tôi biết, Tôi không rõ/biết, Như

mọi người đều biết, Nếu tôi không nhầm thì, v.v. cho thấy chúng ta có khả năng làm

được nhiều hơn những gì chúng ta có thể khi nói ra lời, tạo sinh các phát ngôn.

iv) Phái Khắc kỉ của Hi Lạp thời cổ đại (Stoicism) chủ trương: The wise man

will not have opinions (Người khôn ngoan không bao giờ có ý kiến) hay tục ngữ Pháp

có câu: Le moi est haïssable (Cái tôi là cái đáng ghét). Trong chừng mực nào đó, lối

nghĩ này có thể xem là một chiến lược lịch sự nhằm hạn chế khả năng người nói đưa

thể diện dương tính của mình lên quá cao làm ảnh hưởng đến thể diện âm tính của đối

tác. Tuy nhiên trong trường hợp cần đến ý kiến chủ quan, người nói phải nói làm sao

đó để vừa bảo đảm được ý kiến đóng góp của cá nhân, vừa cho người nghe cảm giác

dễ chịu, không bị áp đặt, bấy giờ có thể “vin” vào những biểu thức phản ánh nhận định

chủ quan một cách khiêm nhường như: Tôi nghĩ/thấy/cho rằng, v.v.

Page 152: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

141

v) Các tên gọi khác nhau cho kiểu cấu trúc Tôi nghĩ/tin, v.v. phản ánh sự phức

tạp và tính phức hợp về ngữ nghĩa - ngữ dụng của chúng. Là cấu trúc chỉ thái độ mệnh

đề, cấu trúc trong ngoặc, cấu trúc chêm xen, là tiểu từ tình thái, toán tử logic- tình thái

hay tác tử ngữ dụng thì Tôi nghĩ, cùng với Tôi tin, Tôi đoán, Tôi cho là/rằng, Tôi chắc

chắn, Tôi thấy đều được cấu trúc hóa, qua thời gian có xu hướng trở thành mô hình

khái quát, bao gồm: ngôi thứ nhất số ít+ động từ tinh thần - nhận thức, chúng có sức

sản sinh cao để thực hiện chức năng đặc biệt của mình trong việc thể hiện tình thái

nhận thức xét từ bình diện nghĩa học và thực hiện những chức năng thuộc về dụng học.

vi) Tôi nghĩ (trong sự liên hệ tiếng Anh) được xem xét như một cấu trúc đại

diện, bởi lẽ cấu trúc này hết sức phong phú trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nó là

một cấu trúc đa nghĩa và điển hình cho cấu trúc đa nghĩa bởi có thể chỉ hành động, quá

trình nhận thức (nghĩa miêu tả) và trong những điều kiện ngôn ngữ nhất định, khi

lượng ngữ nghĩa bị gia giảm, dễ dàng cho nó khởi động những đặc điểm ngữ nghĩa -

ngữ pháp khác, bấy giờ nổi lên là nghĩa tình thái. Một cấu trúc như thế thường tỏ ra

“rất nhạy” với nhu cầu giao tiếp của người nói trong việc thể hiện tính chủ quan đối

với tính xác thực của mệnh đề; cũng như thực hiện những chức năng ngữ dụng: sự kết

nối chủ quan, hàm ý hội thoại, hành vi xác tín, chiến lược lịch sự.

Việc liên hệ tiếng Anh được xác định không phải là nhiệm vụ xuyên suốt, song

luận án đã góp phần chỉ ra được những tương đồng và khác biệt trong tổ chức hệ thống

của từng ngôn ngữ ở nhóm động từ này cũng như cách sử dụng nhóm động từ này giữa

hai cộng đồng người.

Hạn chế của luận án: i) Động từ nhận thức là một đối tượng đa dạng và phức

tạp như chính sự phức tạp của hoạt động nhận thức. Do sự hạn định về thời gian, dung

lượng cũng như hạn chế chủ quan từ phía người nghiên cứu nên một số nội dung của

luận án không thoát khỏi sự minh họa có tính giản đơn; ii) Nguồn ngữ liệu nói chủ yếu

dựa vào hội thoại trích dẫn từ các tác phẩm văn học và báo chí đã phần nào hạn chế

những biểu hiện sinh động của ngữ liệu nói hàng ngày.

Hướng phát triển: Theo hướng tri nhận, chúng tôi có thể mở rộng nghiên cứu

vấn đề từ cấu trúc nổi của hoạt động nhận thức được thể hiện trên mặt bằng từ ngữ đến

“tảng băng ngầm” - cấu trúc sâu của hoạt động nhận thức thể hiện qua cách người

Việt nói về hoạt động này. Vì vậy, nghiên cứu ẩn dụ tri nhận về hoạt động nhận thức

và trả lời câu hỏi hoạt động đó được người Việt định vị ở đâu trên cơ thể vẫn là vấn đề

hấp dẫn trong những nghiên cứu của chúng tôi về sau.

Page 153: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

142

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Thu Hà (2011a), “Ngữ nghĩa của động từ ‘biết’ trong tiếng Việt”,

Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4, tr.51-57.

2. Nguyễn Thị Thu Hà (2011b), “Ẩn dụ và hoán dụ từ vựng ở một số động từ chỉ

hoạt động nhận thức trong tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), tập 68,

số 5, tr.27-34.

3. Nguyễn Thị Thu Hà (2012a), “Chức năng biểu thị ý nghĩa tình thái của câu qua

một nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học

& Giáo dục (Đại học Sư phạm Huế), số 3, tr.81-87.

4. Nguyễn Thị Thu Hà (2012b), “Ngữ nghĩa của động từ ‘nghĩ’ trong tiếng Việt”,

Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), tập 72A, số 3, tr.111-119.

5. Nguyễn Thị Thu Hà (2013), “Một số vấn đề về ngữ nghĩa của động từ ‘nghĩ’

trong tiếng Việt”, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học Toàn quốc, tr.47-54, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thu Hà (2014), “Sự chuyển di của động từ tri giác ‘thấy’ sang địa

hạt động từ nhận thức”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4, tr.41-46.

7. Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thị Thu Hà (2014), “Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng

của ‘Tôi nghĩ’ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới

và hội nhập, tr.987-999, Nxb KHXH, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), “Chiến lược lịch sự của một số biểu thức ngôn ngữ

có chứa động từ nhận thức trong tiếng Việt”, Kỉ yếu Hội thảo Ngữ học Toàn

quốc, tập 1, tr.740-744.

Page 154: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

143

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Diệp Quang Ban (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.

2. Nguyễn Tài Cẩn (1977), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐH& THCN, Hà Nội.

3. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb ĐH& THCN, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng-ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

5. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

6. Đỗ Hữu Châu (2009), Ngữ dụng học, Nxb GD, Hà Nội.

7. Trần Văn Cơ (2006), Ngôn ngữ học tri nhận, Nxb KHXH, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, Nxb GD, Hà Nội.

10. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb

ĐHSP, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

12. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Nguyễn Minh Thuyết (1995), Dẫn luận ngôn

ngữ học, Nxb GD, Hà Nội.

13. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.

14. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

15. Halliday M (2004), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

16. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1), Nxb

KHXH, Hà Nội

17. Cao Xuân Hạo (2003), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa,

Nxb GD, Hà Nội.

18. Cao Xuân Hạo (2004), Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH,

Hà Nội.

19. Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (quyển 1+2),

Nxb GD, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Hiệp (2007), “Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngôn ngữ”,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr.14-28.

21. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb GD, Hà Nội.

22. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb GD, Hà Nội.

23. Nguyễn Quốc Hùng (2001), “Một vài đặc điểm đáng lưu ý về tư duy ngôn ngữ

ở người Anh”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr.69-72.

Page 155: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

144

24. Ngũ Thiện Hùng (2003), “Bàn về điều kiện sử dụng của một số quán ngữ tình

thái nhận thức dưới góc độ lí thuyết quan yếu (trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng

Việt), Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, tr.1-13.

25. Lyons J (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nxb GD, Hà Nội.

26. Lyons J(1997), Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết (Vương Hữu Lễ dịch), Nxb

GD, Hà Nội.

27. Morin E (2006), Tri thức về tri thức - Nhân học về tri thức, Nxb ĐHQG Hà

Nội, Hà Nội.

28. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb ĐHQG Hà

Nội, Hà Nội.

29. Hoàng Phê (1975), “Phân tích ngữ nghĩa”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr.10-26.

30. Hoàng Phê (1984), “Logic của ngôn ngữ tự nhiên: Toán tử logic tình thái (qua

cứ liệu tiếng Việt)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, tr.5-21.

31. Hoàng Phê (2003), Logic - Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

32. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

33. Saussure F (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội.

34. Shanor K.N (2007), Trí tuệ nổi trội - Những phát hiện mới về nhận thức, Nxb

Tri thức, Hà Nội.

35. Vũ Thế Thạch (1985), "Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ tiếng Việt", Tạp chí

Ngôn ngữ, số 3, tr. 10-19.

36. Nguyễn Kim Thản (chủ biên) (1977, 1999), Động từ trong tiếng Việt, Nxb

KHXH, Hà Nội.

37. Lý Toàn Thắng (1983), “Vấn đề ngôn ngữ và tư duy”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2,

tr.13-19.

38. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận. Từ lí thuyết đại cương đến thực

tiễn tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

39. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb GD, Hà Nội.

40. Nguyễn Thị Xuân Thủy (2007), “Động từ ‘think’ với tư cách là động từ phóng

chiếu trong tiếng Anh và tương đương trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ &

Đời sống, số 7, tr.21-26.

41. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ

và tư duy ở người Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

42. Nguyễn Ngọc Trâm (1989), “Về ngữ nghĩa từ ‘tin’ và ‘ngờ’ trong tiếng Việt”,

Tạp chí Ngôn ngữ , số 1- 2, tr.43-55.

Page 156: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

145

43. Nguyễn Ngọc Trâm (1990), “Về một nhóm động từ thái độ mệnh đề trong tiếng

Việt, Tạp chí Ngôn ngữ , số 3, tr.19-24.

44. Nguyễn Ngọc Trâm (1993), “Từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt trong bảng phân

loại các phạm trù ngữ nghĩa”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, tr.19-24.

45. Nguyễn Ngọc Trâm (2002), Nhóm từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt và một số vấn

đề từ vựng - ngữ nghĩa, Nxb KHXH, Hà Nội.

46. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú (1962), Giáo trình về Việt ngữ, tập 1, Nxb

GD, Hà Nội.

47. Ullman S (1979), Nguyên lí ngữ nghĩa học, bản dịch của Viện Ngôn ngữ học -

Phòng TT - NNH, Hà Nội.

48. Hoàng Văn Vân (2005), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt (mô tả theo

quan điểm chức năng hệ thống), Nxb KHXH, Hà Nội.

49. Viện Thông tin Khoa học Xã hội (1986), Ngôn ngữ học: Khuynh hướng - Lĩnh

vực - Khái niệm , tập 1, 2, Nxb KHXH, Hà Nội.

50. Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội

TIẾNG ANH

51. Aijmer K. (1997), “I think - an English modal particle”, Modality in Germanic

Languages, Berlin: Mouton de Gruyter, 1-47.

52. Aijmer K. (2009), “Pragmatic markers in spoken interlanguage”, Nordic

Journal of English Studies, 173-191.

53. Almeida S. & Ferrari L. (2012), “Subjectivity, Intersubjectivity and Epistemic

Complementation Construction”, UK-CLA Meetings, Vol 1, 110-127.

54. Apresjan J. (1995a), “The problem of factivity: znat’ [to know] and its

synonyms”, Systematic Lexicography, Oxford University Press.

55. Apresjan J. (1995b), “The synonymy of mental predicates: schitat’ [to consider]

and its synonyms”, Systematic Lexicography, Oxford University Press.

56. Baker C.F. (1999), “Seeing clearly: Frame Semantic, Psycholinguistic, and

Cross-linguistic Appoaches to the Semantics of the English Verb See”, Ph.D

Dissertation, University of California, Berkeley.

57. Barnes W. H. F. (1963), “Knowing”, The philosophy Review, Vol.72, No.1, 3-16.

58. Biber D.S., Johanson G., … (1999), Longman Grammar of Spoken and Written

English, London, Longman.

59. Cappelli G. (2008), "Antonymy and verbs of cognitive attitude: When know is

the opposite of think and believe ", Threads in the complex fabric of language,

Page 157: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

146

Linguistic and literary studies in honour of Lavinia Merlini, Pisa: Felici Editore.

529-546.

60. Charlesworth M.T. (1965), “The parenthetical use of the verb ‘believe’”, Mind,

Vol.74, No.295, 415-420.

61. D’Andrade R. (1987), “A folk model of the mind”, Cultural models in

language and thought, 112-148, New York, Cambridge University Press.

62. Degand L., Marie A., Vandenbergen S. (2011),“Introduction:

Grammaticalization and (inter)subjectification of discourse markers”,

Linguistics 49, 287-294.

63. Diewald G. (2011), “Pragmaticalization (defined) as grammaticalization of

discourse funtion”, Linguistics 49, 365-390.

64. Dundes A. (1972), “Seeing is believing”, Natuaral History 81, 8-12.

65. Đình-Hòa Nguyễn (1996), “Vietnamese verbs”, Mon-Khmer Studies 25, 141-159.

66. Evan N., Winlkins D. (2000), “In the mind’s ear: the semantics extension of

perception verbs in Australian languages”, Language 76, 546-592.

67. Evans V., Green M. (2006), Cognitive Linguistics: An Introduction, Lawrence

Erlbaum Associates.

68. Fachinetti R., Adami E. (2008), “Intersubjective patterns of English modalised

mental state verbs”, English Text Construction, 198-225, John Benjamins

Publishing Company.

69. Fetzer A., Johansson M. (2010), “Cognitive verbs in context: A contrastive

analysis of English and French argumentative discourse”, International

Journal of Corpus Linguistics, 240-266, John Benjamins Publishing Company.

70. Fetzer A. (2011), “ “I think this is mean perhaps this is too erm too tough a

view of the world but I often think…”. Redundancy as a contextualization

device”, Language Sciences 33, 255-267.

71. Fortescue M. (2001), “Thoughts about thought”, Cognitive Linguistics 12, 15-46.

72. Fraser B. (1999), “What are discourse markers?”, Journal of Pragmatics 31,

931-952.

73. Gisborne N. (1996), English perception verbs, UCL PhD dissertation.

74. Goddard C. (2003), “Thinking across languages and cultures: six dimensions of

variation”, Coginitive linguistics 14, 109-140.

75. Goddard C., Karlsson S. (2003), “Re-thinking THINK: Contrastive semantics

of Swedish and English”, Conference of the Australian Linguistic Society.

Page 158: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

147

76. Grant L.E. (2010), “A corpus comparison of the use of I don’t know by British

and New Zealand speakers”, Journal of Pragmatics 42, 2282-2296.

77. Iraide I.A. B. (1999), Polysemy and Metaphor in Perception verbs: A cross-

linguistics study, PhD Dissertation, University of Edinburgh.

78. Irwin A. (2006), “London adolescents (re)producing power/knowledge: You

know and I know”, Language in Society, Vol. 35, 499-528.

79. Jakel O. (1995), “The Metaphorical conception of mind: “Mental activity is

manipulation”, Language and the Cognitive Construal of the World, Berlin:

Mouton de Gruyter, 197-229.

80. Kartunen L. (1971), “Some observations on factivity”, Papers in Linguistics,

Volume 14, Issue 1, 55-69.

81. Kiparsky P. (1971), “Fact” in Semantics, eds. By Steinberg, D. Jakobovits L,

345-389, Cambridge University Press.

82. Lakoff G. , Johnson M. (1980), Metaphors We Live By, Chicago, University of

Chicago Press.

83. Lakoff G., Johnson M. (1999), Philosophy in the Flesh: The Embodied Mind

and Its Challenge to Western Thought, New York.

84. Leech G. (1971), Meaning and the English Verb, London: Longman.

85. Leech G. (1974), Semantics, Harmond Sworth.

86. Liu M., Hu C. (2008), “Conceptual Schema as Semantic Link: A Frame-based

Study of Madarin Cognition Verbs”, Internatinal Journal of Computer

Processing of Languages, Vol 21, No.1, 55-75.

87. Loureiro P.L. (2012), “On the relationship between subjectification,

grammaticalization and constructions”, Journal of Historical Pragmatics 13,

232-258.

88. Mackenzie J. (1987), “I guess”, Australian Journal of Philosophy, Vol. 65, No.

3, 290-300.

89. Matisoff J.A. (1986), “Hearts and minds in Southeast Asia languages and

English: An essay in the comparative lexical semanitcs of psycho-collocations”,

Cahsier de Linguistique Asie Orientale 15, 5-57.

90. Nuyts J. (2000), “Tentions between discourse structure and conceptual

semantics: The Syntax of epistemic modal expressions”, Studies in Language

24, 105-135.

91. Östman J.O. (1981), You know: A discourse-funtional approach, Amsterdam:

Benjamins.

Page 159: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

148

92. Palander C.M. (1999), Grammaticalization and socialembedding: I THINK and

METHINKS in Middle and Early Modern English, Helsinki.

93. Palmer G.B. (2003), “Introduction”, Cognitive Linguistics 14, 97-108.

94. Person U. (1986), “To feel when to know and to know when to feel: Universal

hierarchies of lexicalization and patterns of polysemy for some verbs of

cognition”, Ninth Scandinavian Conference of Linguistics, 257-268.

95. Persson G. (1993), “Think in a panchronic perspective”, Studia Neophilologia

65, 3-18.

96. Pichler H. (2007), “Form-funtion relations in discourse: The case of ‘I don’t

know’”, Newcatsle Working Papers in Linguistics 13, 174-187.

97. Scheibman J. (2000), “I dunno: A usage-based account of the phonological

redution of don’t in American conversation, Journal of pragmatics 32, 105-124.

98. Scheibman J. (1999), “Local pattern of subjectivity in person and verb type in

American English conversation”, Frequency and the emergence of linguistic

structure, John Benjamins Publishing Company, 61-90.

99. Schiffrin D. (1987), Discoure Markers, Cambridge, Cambridge Unversity

Press.

100. Schwanenflugel P.J., Martin M.,… (1999), “The organization of verbs of

knowing: Evidence for cultural commonality and variatation in theory of

mind”, Memory & Cognition, 27(5), 813-825.

101. Simons M. (2007), “Observations on embedding verbs, evidentiality, and

presupposition”, Language, Vol. 117, 1034-1056.

102. Smith K.A. (2011), “Grammaticalization”, Language and Linguistics Compass

5/6, 367-380.

103. Sweetser E. (1990), From Etymology to Pragmatics. Metaphorical and cultural

aspects of semantic struture, Cambridge University Press.

104. Traugott E.C. (1989), “On the Rise of Epistemic Meanings in English: An

Example of Subjectification in Semantic Change”, Language, Vol. 65, No.1,

31-55.

105. Traugott E.C. (1995), “Subjectification in Grammaticalisation”, Subjectivity

and Subjectivization:Linguistics Perspectives, 31-34, Cambridge University

Press.

106. Tsui A.B.M. (1991), “The Pragmatic functions of I don’t know”, Journal of

pragmatics 4, 607-622.

107. Ullmann S. (1951), The principles of Semantics, Glasgow.

Page 160: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

149

108. Urmson J.O. (1952), “Parenthetical Verbs”, Mind, Vol.61, No.244, 480-496,

Oxford University Press.

109. Van B. J. (2011), “I think and other complement-taking mental predicate: A

case of and for constructional grammaticalization”, Linguistics 49, 295-332.

110. Vendler Z. (1967), Linguistics in Philosophy, Ithaca: Cornell University Press.

111. Viberg A. (1980), “Three semantic fields in Swedish (Verbs of cognition -

perception - emotion”, SSM Report 7, Institute of Linguistics, University of

Stockholm.

112. Wheeler R. (1995), “Understand in conceptual semantics”, Proceedings of the

Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society, The Society Publisher, 325-335.

113. Wierzbicka A. (1972), Semantic primitives, Frankfurt.

114. Wierzbicka A. (1998), “Think - A universal human concept and conceptual

primitive”, Studies in the philosophy of the Sciences and the Humanities, Vol.

62, 297-308.

115. Yu N. (2003), “Chinese metaphor thinking”, Cognitive Linguistics 14, 141-165.

Page 161: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

TỪ ĐIỂN TRA CỨU

TIẾNG VIỆT

1. Đào Duy Anh (1989), Từ điển Truyện Kiều, Nxb KHXH, Hà Nội.

2. Huình Tịnh Paulus Của (1982), Đại Nam Quốc âm tự vị, Nhà in Văn Hữu, Sài

Gòn.

3. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu

Anh Việt - Việt Anh, Nxb KHXH, Hà Nội.

4. Hội Khai trí Tiến đức (1931), Việt Nam tự điển, Nhà in Trung Bắc Tân Văn, Hà

Nội.

5. Thanh Nghị (1965), Việt Nam tân từ điển minh họa, Nxb Khai trí, Sài Gòn.

6. Hoàng Phê (chủ biên) (2011), Từ điển tiếng Việt , Nxb Đà Nẵng.

7. Văn Tân (chủ biên) (1969), Từ điển tiếng Việt , Nxb KHXH.

8. Nguyễn Như Ý (1997), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nxb. GD, Hà

Nội.

9. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2003), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,

Nxb GD, Hà Nội.

TIẾNG ANH

10. Hornby A.S (2005), Oxford Advanced Learner's Dictionary of Current English,

Oxford University Press.

TỪ ĐIỂN TRỰC TUYẾN

11. http://www.merriam-webster.com/

12. http://www.oxforddictionaries.com/

NGỮ LIỆU KHẢO SÁT VÀ MINH HỌA

Tác phẩm báo chí

Bài phóng sự, Báo Lao động 2012

Bài phỏng vấn, Báo Tiền phong quý 1+2 /2012

Bài phỏng vấn, Báo Phụ nữ Việt Nam 2012

Bài phỏng vấn, Báo Tuổi trẻ quý 1+2/2012

Bài phỏng vấn, Báo Lao động quý 1+2/2012

Bài phỏng vấn, Báo Giáo dục và Thời đại 2012

Mục Thời sự và Suy nghĩ, Báo Tuổi trẻ

Page 162: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

Tác phẩm phê bình

Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh & Hoài Chân, Nxb Văn học, Hà Nội, 2005.

Tiểu thuyết

Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai, Nxb Lao động, Hà Nội, 2006.

Phố, Chu Lai, Nxb Lao động, Hà Nội, 2009.

Thời xa vắng, Lê Lựu, Nxb Trẻ, TP. HCM, 2011.

Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh, Nxb Trẻ, TP.HCM, 2011.

Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2008.

Truyện ngắn

Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2001.

Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp, Nxb VHTT, Hà Nội, 2011.

Mê lộ, Phạm Thị Hoài, Nxb Tổng hợp Phú Khánh, Phú Khánh, 1989.

Thơ

Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994.

Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nxb Thanh Niên, Hà Nội,1999.

Người hái phù dung, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997.

Thơ Hàn Mạc Tử, Nxb Văn học, Hà Nội, 1995.

Cái trống trường em, Thanh Hào, SGK Tiếng Việt lớp 2, Nxb Giáo dục, 2002.

Thơ Tế Hanh, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997.

Ca dao, tục ngữ Việt Nam

Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, Nxb Thời đại, Hà Nội, 2010.

Kịch

Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2013.

Page 163: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC

Page 164: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC 1

NHÓM ĐỘNG TỪ CÓ NGHĨA GỐC VÀ CÓ NGHĨA

PHÁI SINH CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC (211 động từ)

(thống kê từ Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 2011)

A. NHÓM ĐỘNG TỪ CÓ NGHĨA GỐC CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

(129/211 động từ )

1. am hiểu: hiểu biết tường tận. Am hiểu tình hình. Am hiểu thơ ca

2. am tường: biết tường tận. Am tường thơ văn

3. ảo tưởng: nghĩ viễn vông, mơ hồ, thoát li thực tế. Ảo tưởng về một thế giới

hoàn mĩ

4. biết: 1. có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể nhận ra được hoặc có

thể khẳng định được sự tồn tại của người, vật hoặc điều ấy. Biết mặt nhưng

không biết tên; Báo cho biết; 2. có khả năng làm được việc gì đó, có khả năng

vận dụng do được học tập, luyện tập hoặc có khi do bản năng. Ví dụ: Biết bơi;

biết cách ăn ở; biết tiếng Pháp; Trẻ sinh ra đã biết bú; 3. Nhận rõ được thực

chất hoặc giá trị để có được sự đối xử thích đáng. Đường dài mới biết ngựa

hay; Thức lâu mới biết đêm dài.

5. cân nhắc: so sánh, suy xét kĩ để lựa chọn. Cân nhắc lợi hại.

6. chiêm nghiệm: xem xét và đoán định bằng kinh nghiệm, sự từng trải. Chiêm

nghiệm cuộc đời.

7. chú trọng: đặc biệt coi trọng. Chú trọng việc học.

8. chú ý: để hết tâm trí vào. Chú ý lắng nghe

9. chuyên chú: tập trung sự chú ý vào việc gì đó một cách bền bỉ. Chuyên chú

vào nghiên cứu khoa học

10. dự đoán: đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra. Dự đoán giá vàng

có thể tăng cao

11. dự kiến: thấy trước điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra. Dự kiến tình hình sẽ rất

phức tạp

12. dự tính: tính toán trước khả năng diễn biến hoặc kết quả có thể có của sự việc

trong tương lai. Dự tính sẽ mất khoảng 20 triệu cho việc này

13. dự toán: tính trước những khoản thu chi về tài chính. Dự toán ngân sách

14. định liệu: nghĩ trước, tính toán, sắp xếp trước cách giải quyết công việc. Cần

biết cặn kẽ mọi điều kiện để còn định liệu

15. đoán: dựa trên một số dấu hiệu, đặc điểm đã thấy, đã biết mà suy ra điều chủ

yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra. Đoán mò mà cũng đúng

Page 165: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

16. đoán định: đoán, xác định một cách tương đối do có căn cứ. Diễn biễn rất khó

đoán định

17. giác ngộ: hiểu được lẽ phải trái và tự giác đi theo cái đúng (thường nói về mặt

chính trị). Anh ta được giác ngộ cách mạng từ hồi còn là sinh viên.

18. hay: biết là có điều nào đó xảy ra. Làm đến đâu hay đến đó

19. hay biết: biết là có điều nào đó xảy ra (thường dùng kèm ý phủ định). Chẳng

hay biết gì cả

20. hiểu: 1. nhận ra ý nghĩa, bản chất, lý lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ. Hiểu

vấn đề; đọc thuộc nhưng không hiểu 2. biết được ý nghĩa, tình cảm, quan điểm

của người khác. Tôi rất hiểu anh.

21. hiểu biết: biết rõ và hiểu thấu. Hiểu biết khá rõ về tình hình.

22. hình dung: làm hiện lên trong trí một cách ít nhiều rõ nét bằng cách nhớ lại

những điều đã trải nghiệm hoặc tưởng tượng những gì sẽ xảy ra. Tôi nhắm mắt

lại để cố hình dung khuôn mặt cô gái tôi đã từng yêu.

23. hoang tưởng: tưởng tượng ra điều hoàn toàn vô căn cứ không có thật trong

thực tế.

24. hồ nghi: cảm thấy có điều còn chưa rõ nên chưa tin chắc là đúng sự thật. Nửa

mừng nửa lại hồ nghi/ Biết rằng bạn có yêu vì hay không. (cd)

25. hồi tưởng: : nhớ lại, làm sống lại trong tâm trí sự việc nào đó đã qua một cách

có chủ định. Hồi tưởng lại thời thơ ấu

26. hồi ức: nhớ lại điều bản thân đã trải qua một cách có chủ định. Hồi ức lại

những tháng năm xưa

27. khám phá: tìm ra, phát hiện ra cái còn ẩn giấu, cái bí mật. Khám phá ra sự thật.

28. lầm: trạng thái nhận thức cái nọ ra thành cái kia, do sơ ý hay không biết. Anh

lầm rồi, tôi không phải là người như anh nghĩ.

29. lầm lẫn: như nhầm lẫn. Lầm lẫn kẻ xấu với người tốt

30. lầm tưởng: nhận thức không đúng nên tin vào những điều không có căn cứ

31. liên tưởng: nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan nhân sự việc, hiện

tượng nào đó đang diễn ra . Nghe tiếng pháo liên tưởng tới ngày Tết

32. lo:1. ở trong trạng thái phải bận tâm, không yên lòng về việc gì đó vì cho rằng

có thể xảy ra điều không hay. Lo cho hoàn cảnh éo le của bạn.

33. lo âu: lo đến mức thường xuyên và sâu sắc. Lòng thấp thỏm lo âu

34. lo lắng: ở trong trạng thái rất không yên và phải để hết tâm sức vào cho việc gì

đó. Trong lòng lo lắng không yên

Page 166: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

35. lo liệu: tìm cách thu xếp, sắp đặt, chuẩn bị sẵn để đáp ứng với yêu cầu công

việc. Lo liệu việc nhà

36. lo ngại: lo lắng và e ngại. Lo ngại cho hoàn cảnh éo le của bạn

37. lo nghĩ: lo lắng và nghĩ ngợi. Toàn lo nghĩ những chuyện không đâu

38. lo tính: lo liệu, tính toán. Lo tính cho tương lai của con cái

39. lo toan: lo liệu công việc với tinh thần trách nhiệm cao. Lo toan công việc

40. lo sợ: lo lắng và có phần sợ hãi

41. lo xa: suy tính để phòng trước việc không hay có thể xảy ra. Nhiều lúc cũng nên

lo xa chứ đừng để nước đến chân rồi mới nhảy

42. lơ đãng (đg+t): thiếu tập trung chú ý vào việc trước mắt mà mải nghĩ về những

việc nào khác hoặc do hay quên. Lơ đãng trả lời. Mắt nhìn lơ đãng

43. lơ là (đg+t): tỏ ra không chú ý, không để tâm đến công việc thuộc phận sự của

mình (vì coi thường). Lơ là việc học

44. lú: ở trạng thái trí tuệ kém, hầu như không có hoặc không còn trí nhớ, trí khôn.

Cha nó lú có chú nó khôn.

45. lú lẫn (đg+t): ở trạng thái trí tuệ suy kém, hay quên, hay lẫn. Đầu óc lú lẫn nên

chẳng nghĩ ra; già quá sinh ra lú lẫn

46. lú lấp (đg+t): ở vào trạng thái mất đi trí nhớ, trí khôn trong một lúc nào đó. Lo

quá nên lú lấp đi

47. lưu ý: để ý đến để xem xét, theo dõi hoặc giải quyết, không bỏ qua. Vấn đề

đáng lưu

48. mải: (trạng thái) tập trung tâm trí vào một việc nào đó đến mức không còn biết

gì đến xung quanh hoặc quên hết những việc khác. Mải chơi không chịu học;

đang mải nghĩ không nghe thấy tiếng gọi

49. mải mê (đg+t): Ở trạng thái tập trung tâm trí cao độ vào một việc nào đó đến

mức không còn biết gì khác nữa. Mải mê theo đuổi những ý nghĩ riêng; mải mê

với công việc

50. mải miết: ở trạng thái tâm trí tập trung liên tục vào một việc làm cụ thể nào đó

đến mức không còn biết gì đến xung quanh. Mải miết suy nghĩ

51. mê hoặc: mất tỉnh táo, mất sáng suốt, mù quáng tin theo. Bị tà thuyết làm cho

mê hoặc

52. mê muội (đg+t): ở trạng thái mất tỉnh táo, mất sáng suốt và trí thông minh đến

mức không còn ý thức được phải trái. Lòng tham làm mê muội con người; đầu

óc mê muội

Page 167: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

53. mụ (đg+t): ở tình trạng mất sáng suốt, mất trí, nhớ do đầu óc phải làm việc quá

nhiều. Học ngày học đêm đến mụ cả óc

54. mụ mẫm (đg+t): mụ (khái quát). Mụ mẫm đi rồi, không còn nhớ gì nữa

55. mụ mị (đg+t): mụ mẫm đến mức như ngây dại, không còn biết gì nữa. Đầu óc

mụ mị, không nhớ ra

56. mường tượng: nhớ lại hoặc tưởng tượng ra trong trí hình ảnh gì đó không rõ

ràng. Mường tượng lại hình ảnh người cha đã khuất; không mường tượng nổi

57. ngẫm: nghĩ đi nghĩ lại kỹ càng để đánh giá, kết luận. Ngẫm ra mới thấy là đúng.

58. ngẫm nghĩ: suy nghĩ kĩ và sâu. Càng ngẫm nghĩ càng thấm thía những gì anh

ta nói

59. nghi: nghĩ có thể là người nào đó, là đã xảy ra việc nào đó, thường là không tốt,

nhưng không có cơ sở để khẳng định. Tôi nghi là anh đã biết rồi.

60. nghi hoặc: có điều nghi ngờ vì không rõ, không hiểu sự thật ra sao. Nhìn soi

mói, vẻ nghi hoặc

61. nghi ngờ: nghi, không tin (khái quát). Kiểm tra lại những chỗ còn nghi ngờ.

62. nghi vấn: nghi ngờ và thấy cần được xem xét, giải đáp. Hiện tượng đáng nghi vấn

63. nghĩ: 1. vận dụng trí tuệ vào những gì đã nhận biết được, rút ra nhận thức mới để

có ý kiến, sự phán đoán, thái độ. Nghĩ mưu kế; 2. nhớ đến, tưởng đến. “nghĩ về

cha mẹ”; 3. cho là, cho rằng (sau khi đã nghĩ). “Mình vẫn nghĩ là anh ấy sẽ đến.”

64. nghĩ ngợi: nghĩ kĩ và sâu (khái quát). Mặt thần ra, nghĩ ngợi

65. nghiệm: (kinh qua thực tế) nhận thấy được điều nào đó là đúng. Ngày càng

nghiệm thấy anh ấy nói rất đúng

66. nghiên cứu: xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề

hay để rút ra những hiểu biết mới. Nghiên cứu tình hình

67. nghiền ngẫm: suy nghĩ lâu và kỹ càng, trở đi trở lại nhiều lần để tìm tòi, hiểu

biết thấu đáo. Nghiền ngẫm từng câu từng chữ, nghiền ngẫm đề tài nghiên cứu

68. ngộ nhận: hiểu sai, nhận thức sai. Ngộ nhận về bản thân mình

69. ngờ: cảm thấy khó tin và nghĩ là có thể không phải như thế mà là cái gì khác,

nhưng không có cơ sở để khẳng định. Số liệu đáng ngờ. Tôi ngờ anh ta không

phải là tác giả bài thơ

70. ngờ vực: chưa tin vì cho rằng có thể không đúng sự thật. Những con số đáng

ngờ vực

71. ngỡ: nghĩ là, cho là như thế nào đó khi sự thật không phải như thế, nhưng vì

không kịp suy xét mà đã nhầm hay vì quá bất ngờ nên không dám tin. Không

thấy anh ta nói gì, tôi ngỡ là anh ta không biết; Ngỡ là ai, hoá ra là anh;

Page 168: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

72. ngợ: hơi ngờ, chưa dám tin hẳn vào điều đã nghe, đã thấy. Nhìn mặt thấy quen

nhưng còn hơi ngợ.

73. nhầm: như lầm [thường nói về cái cụ thể hoặc không quan trọng]. Nhầm

người, nhớ nhầm

74. nhận biết: nhận ra mà biết được điều gì đó. Nhận biết được vấn đề

75. nhận chân: hiểu rõ một sự vật, một chân lý nào đó. Nhận chân được giá trị của

tác phẩm.

76. nhận thức: nhận ra và biết được, hiểu được. Anh cần nhận thức vấn đề một

cách tích cực hơn.

77. nhớ: 1. giữ lại được trong trí điều đã biết, đã trải nghiệm để rồi sau đó tái hiện

được. Nhắc đi nhắc lại cho nhớ; nhớ lời mẹ dặn.

78. phán đoán: dựa vào những điều đã biết, đã thấy để suy xét, rút ra nhận định về

điều chưa biết, chưa xảy ra. Phán đoán đúng ý đồ của đối phương

79. phát giác: phát hiện và tố giác việc làm phi pháp. Vụ tham ô bị phát giác

80. phát kiến: phát hiện những điều có ý nghĩa khoa học. Phát kiến về địa lí

81. phát minh: tìm ra cái có ý nghĩa, có giá trị lớn cho khoa học và loài người.

Newton là người phát minh ra định luật “vạn vật hấp dẫn”.

82. phân vân: nghĩ ngợi, chưa biết nên quyết định như thế nào cho phải. Đừng

phân vân nữa, nên quyết định sớm đi!

83. phỏng chừng: ước lượng hay đoán đại khái, không thật chính xác. Phỏng

chừng vài ba ngày nữa mới xong.

84. phỏng đoán: đoán phỏng chừng, không lấy gì làm chắc. Phỏng đoán diễn biến

của tình hình

85. quan niệm: hiểu, nhận thức như thế nào đó về một vấn đề. Anh ấy quan niệm

khác với mọi người.

86. quán triệt: ở trạng thái hiểu thấu đáo và thể hiện đầy đủ trong hành động, hoạt

động. Các đồng chí đã quán triệt nghị quyết này chưa?

87. quên: 1. không còn nhớ, không lưu giữ lại trong trí nhớ. Quên số điện thoại của

bạn; 2. không nghĩ đến, không để tâm đến[điều thường hoặc lẽ ra không thể

như vậy]. Mải chơi quên cả giờ vào học

88. quên bẵng: quên hẳn đi, hoàn toàn không nhớ gì hết trong thời gian khá lâu.

Quên bẵng việc đã hứa

89. quên béng: quên hẳn đi, điều mà lẽ ra phải nhớ làm. Mới nói đó mà quên

béng rồi.

Page 169: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

90. quên khuấy: quên hẳn đi, không nghĩ đến vì mải chú ý cái khác. Vui quá quên

khuấy là có cuộc hẹn.

91. quên lãng: như lãng quên. Câu chuyện đã rơi vào quên lãng.

92. quên lửng: quên ngay, nhưng không quên hoàn toàn, khi được gợi đến là nhớ

lại. Mới nhớ đó bây giờ tự nhiên quên lửng

93. rành: biết rõ, thạo, sành. Không rành nấu ăn

94. sành (đg+t): am hiểu, thông thạo và có nhiều kinh nghiệm. Sành đồ cổ; sành ăn

95. sáng tạo:tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. Sáng tạo ra chữ viết

96. suy: 1.(kết hợp hạn chế): nghĩ. Con người vụng suy. 2. Vận dụng trí tuệ để từ cái

đã biết đến cái chưa biết hay đoán cái chưa xảy ra. Suy bụng ta ra bụng người.

97. suy diễn: suy ra điều này, điều nọ một cách chủ quan. Suy diễn lung tung

98. suy đoán: đoán ra điều chưa biết, căn cứ vào những điều đã biết và những tiền

giả định. Suy đoán về nguồn gốc trái đất

99. suy luận: (suy nghĩ) liên hệ các phán đoán với nhau bằng một chuỗi suy lý, từ

một số phán đoán sẵn có rút ra một hay nhiều phán đoán mới về một chủ đề nào

đó. Suy luận hợp logic

100. suy ngẫm: ngẫm nghĩ. Càng suy ngẫm càng thấm thía

101. suy nghĩ: vận dụng sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu hay giải quyết vấn

đề, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và ý nghĩ

khác có chứa tri thức mới. Suy nghĩ kĩ; ăn nói thiếu suy nghĩ; Một vấn đề cần

phải suy nghĩ

102. suy tính: suy nghĩ, tính toán để cân nhắc lợi hại, thiệt hơn. Suy tính thiệt hơn

103. suy tư: suy nghĩ sâu lắng. Suy tư về cuộc sống

104. suy tưởng: suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề chung, vấn đề có ý nghĩa. Suy

tưởng về cuộc đời

105. suy xét: suy nghĩ và xem xét kỹ càng. Nhận định thiếu suy xét

106. thắc mắc: có điều cảm thấy không thông, cần được giải đáp. Tôi cứ thắc mắc

là tại sao anh không đến.

107. thuộc: nhớ kĩ trong trí óc đến mức có thể nhắc lại hoặc nhận ra dễ dàng và đầy

đủ. Em bé thuộc nhiều bài hát.

108. thuộc làu: thuộc đến mức có thể nói lại hoặc kể ra hoàn toàn chính xác và một

cách trôi chảy. Thuộc làu bài học

109. thuộc làu làu: như thuộc làu (mức độ cao)

110. tiên đoán: đoán trước điều sẽ xảy ra. Có đúng như lời em tiên đoán không?

Page 170: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

111. tiên liệu: tính trước mọi khả năng để liệu cách ứng phó. Nhờ tiên liệu sáng

suốt nên không bị động

112. tin: có ý nghĩ cho là đúng sự thật, là có thật. Thấy tận mắt mới tin; Chuyện này

có thể tin được.

113. tính: suy nghĩ, cân nhắc để tìm cho ra cách giải quyết. Tính sai nước cờ. Đang

tính, không biết có nên đi hay không; bàn mưu tính kế

114. tính toán: suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm việc gì. Làm ăn phải tính toán

115. toan tính: suy nghĩ, tính toán nhằm thực hiện việc gì (thường đánh giá âm

tính). Nó chỉ giỏi toan tính những việc thất đức.

116. trù tính: tính toán trước một cách cụ thể. Trù tính sản lượng thu hoạch

117. tư duy: vận dụng trí óc vào việc nhận thức một vấn đề nào đó (hiểu theo

nghĩa thông thường). Tư duy theo lối này thì có mà ăn cám!

118. tường: biết rõ, hiểu rõ. Chưa tường thực hư; hỏi cho tường gốc ngọn

119. tưởng chừng: tưởng như là, nghĩ như là [nhưng thực ra không phải]. Bệnh

nặng tưởng chừng không qua khỏi.

120. tưởng tượng: tạo ra trong trí hình ảnh những cái không có trước mắt hoặc

chưa hề có. Giàu óc tưởng tượng; hả năng tưởng tượng phong phú

121. ước: đoán định một cách đại khái dựa trên sự quan sát và tính tính toán qua

loa. Sản lượng lúa ước đạt 3 tạ một sào.

122. ước chừng: ước vào khoảng

123. ước định: như ước chừng

124. ước lượng: ước chừng số lượng dựa trên sự quan sát và tính toán đại khái

125. ước tính: tính áng chừng trên đại thể

126. xét: cân nhắc kĩ trước khi đánh giá, kết luận về cái gì. Xét lẽ thiệt hơn

127. xét đoán: xem xét để nhận định, đánh giá. Xét đoán sáng suốt; xét đoán con

người qua việc làm

128. xao nhãng: không để tâm, không dồn sức vào công việc đang làm do bị lôi

cuốn vào việc khác. Xao nhãng việc học

129. ý thức: quan tâm đến việc gì đó và biểu hiện bằng thái độ, hành động nhất

định. Nó ý thức việc học là quan trọng.

Page 171: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

B. NHÓM ĐỘNG TỪ CÓ NGHĨA PHÁI SINH CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN

THỨC (82/211 động từ)

130. bình tâm: trạng thái bĩnh tĩnh trong lòng, làm chủ được lí trí, tình cảm của

mình [trước sự việc không hay]. Bình tâm nghĩ lại

131. cắm đầu: 2. mù quáng, thiếu suy nghĩ nên nghe theo, làm theo người khác. Ai

bảo gì cũng cắm đầu nghe theo

132. chắc: nghĩ là sẽ đúng như thế. Cứ chắc là được ai ngờ lại thua

133. chắc chắn: tin một cách quả quyết là đúng như thế. Tôi chắc chắn anh ta

không có ở nhà

134. cho (là, rằng): coi là, nghĩ rằng (có tính chủ quan). Cho mình là số 1; Đừng

vội cho rằng việc đó không ai biết

135. chú tâm: chủ ý để hết tâm trí làm việc gì. Chú tâm học tập

136. chuyên tâm: tập trung tâm trí một cách bền bỉ vào việc gì. Chuyên tâm

học tập

137. coi: 4.có ý kiến đánh giá, có quan điểm và thái độ đối xử như thế nào đó. Coi

vấn đề đó là quan trọng; Châu Âu coi việc Irắc gây hấn với Côet là một hành

động thách thức cộng đồng thế giới.

138. coi khinh: cho là không đáng tôn trọng

139. coi nhẹ: cho là không quan trọng và không chú ý đúng mức

140. coi rẻ: cho là không đáng quý và không chú ý đúng mức. Coi rẻ tình bạn

141. coi thường: cho là không quan trọng, không đáng kể, là không đáng phải chú

ý và coi trọng. Tưởng dễ nên coi thường.

142. coi trọng: cho là quan trọng và hết sức chú ý. Coi trọng công tác giáo dục

143. đãng trí: không tập trung chú ý vào công việc do mải nghĩ về những việc khác

hay do bệnh lí. Đãng trí, cái gì cũng quên.

144. đánh hơi: 2. nhận thấy một số dấu hiệu mà đoán ra, phát hiện ra điều gì đó

[thường hàm ý khinh]. Bọn lính đã đánh hơi được người cán bộ nằm vùng

145. để bụng: ghi nhớ những sai sót nhỏ của người khác đối với mình một cách cố

chấp, khó chịu. Tôi nói không phải anh đừng để bụng.

146. để tâm: có sự quan tâm, chú ý nhiều đến việc gì đó. Để tâm vào việc học

147. để ý: có sự quan tâm, chú ý, theo dõi việc gì đó, đến ai đó một cách ít nhiều

thường xuyên. Tôi không để ý lắm đến câu nói đểu cáng của nó.

148. định bụng: có suy nghĩ sẽ làm việc gì đó . Định bụng đi ngay

Page 172: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

149. đinh ninh: 2. tin chắc hoàn toàn là việc nào đó là đã hoặc sắp xảy ra. Đinh

ninh là sẽ thắng, ai ngờ; Cứ đinh ninh là mình đúng.

150. định thần: làm cho tinh thần trở lại trạng thái thăng bằng bình thường. Đầu óc

choáng váng, một chốc mới định thần lại được

151. động não: vận dụng nhiều đến trí óc, suy nghĩ nhiều và sâu. Chịu khó động

não, sẽ tìm ra biện pháp; lười suy nghĩ, không chịu động não

152. ghi nhớ: chủ ý nhớ điều gì đó trong lòng, trong tâm trí. Ghi nhớ công thức

153. hồi tâm: lấy lại trạng thái tỉnh táo và có thể bình tĩnh suy

154. lẫn: 2. tình trạng nhầm cái nọ ra cái kia do không phân biệt được sự khác

nhau. Lẫn cô chị với cô em; 3. ở vào tình trạng không nhận đúng sự vật, hiện

tượng, hay nhầm, hay quên, do trí nhớ giảm sút. Già rồi sinh ra lẫn

155. lẫn lộn: 2. tình trạng nhận thức nhầm cái nọ với cái kia, không phân biệt được

hai cái khác hẳn nhau. Lẫn lộn trắng đen

156. lộn: 2. lầm. Lộn đường

157. lú ruột: quên hẳn, không còn nhớ tí gì. Lú ruột rồi, có nhớ được gì đâu!

158. lưu tâm: chú ý đến một cách đặc biệt. Xin chị lưu tâm những gì tôi nói!

159. mất hồn: trạng thái mất hết khả năng suy nghĩ, cảm giác do quá lo buồn, sợ

hãi… Đờ đẫn như kẻ mất hồn

160. mất trí: mất hết khả năng hoạt động trí óc, khả năng nhận thức. Nói năng như

một kẻ mất trí

161. mổ xẻ: phân tích tỉ mỉ, cặn kẽ để hiểu thật thấu đáo. Mổ xẻ vấn đề để tìm ra sự thật

162. mở mắt: 3. thấy được nhận thức sai lầm, tỉnh ngộ. Bây giờ mới mở mắt thì đã

muộn; Thực tế đã làm cho anh ta mở mắt ra

163. mù tịt (đg+t): hoàn toàn không hay biết hoặc không có chút hiểu biết gì. Mù

tịt tin tức

164. nắm bắt: hiểu được để vận dụng, sử dụng. Nắm bắt thị hiếu của khách hàng

165. nặn óc: cố suy nghĩ rất lâu, rất vất vả. Nặn óc mãi không tìm ra cách giải bài toán

166. nghe (ra): hiểu được, nhận ra được (điều hay lẽ phải). Rằng hay thì thật là

hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào. (TK)

167. nghĩ bụng: suy nghĩ và có nhận định, đánh giá thầm trong lòng, không nói ra.

Kiên nghĩ bụng:" Chuyến hàng này thế là đi đứt!

168. nhận ra: thấy rõ, biết rõ, hiểu rõ qua một quá trình xem xét. Nhận ra lẽ phải

169. nhìn: 3. xem xét để biết được. Nhìn vấn đề một cách khách quan

170. nhìn nhận: xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó. Nhìn nhận vấn đề

cho khách quan; Vấn đề đó chưa được nhìn nhận đúng mức.

Page 173: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

171. phát hiện: tìm thấy, tìm ra cái chưa ai biết. Phát nhân tài

172. phân tâm: ở trạng thái tư tưởng không được tập trung vì đang phải bận tậm

suy nghĩ vào những việc khác.

173. quanh quẩn: 2 (đg+t). [suy nghĩ] cứ trở đi, trở lại như cũ, không dứt, không

thoát ra được. Những ý nghĩ cứ quanh quẩn trong đầu

174. quẩn quanh: như quanh quẩn 2

175. rõ: hiểu, biết rành mạch, đâu ra đấy. Ai nấy đều rõ sự thể; Không rõ thực hư

thế nào

176. rối: 2 (đg+t). Ở tình trạng bị xáo trộn, không yên, không bình thường. Chỉ mới

thế mà rối cả lên. Tai nghe ruột rối bời bời (TK)

177. rối bời (đg+t): rối và bề bộn ngổn ngang, làm cho khó tháo gỡ hoặc khó sắp

xếp, giải quyết. Ruột gan cứ rối bời

178. rối mù (đg+t): rối lung tung đến mức không còn nhận biết ra cái gì nữa. Đầu

óc cứ rối mù

179. rối tinh (đg+t): rối lung tung, mọi cái nhằng nhịt vào nhau làm cho không còn

biết đằng nào mà lần. Đầu óc rối tinh, chẳng biết trả lời thế nào

180. rối tung (đg+t): rối nhằng nhịt vào nhau, khó tháo gỡ, khó giải quyết. Đầu óc

rối tung

181. sáng mắt: nhận ra những điều mà trước đó vì mê muội nên không nhận thấy.

Đã sáng mắt chưa con?

182. soi xét: xem xét kĩ để thấy rõ. Soi xét nỗi oan uổng

183. sợ: 2. ở vào trạng thái không yên lòng do lường trước khả năng không hay nào

đó. Sợ tắc đường nên phải đi sớm

184. thấm nhuần: 2. thấu hiểu điều gì một cách sâu sắc đến mức như có thể biến

điều đó thành suy nghĩ, tư tưởng, hành động của mình một cách nhuần nhuyễn.

Thấm nhuần tư tưởng tiến bộ

185. thấu: 2. hiểu đúng, hiểu rõ đến mức tường tận. Nhớ lời nguyện ước ba sinh/Xa

xôi ai có thấu tình ai chăng? (Truyện Kiều)

186. thấu hiểu: hiểu một cách sâu sắc, tường tận. Thấu hiểu nỗi lòng người mẹ.

187. thấu suốt: hiểu kĩ và thông suốt. Thấu suốt tư tưởng chỉ đạo

188. thấy: biết được qua nhận thức. Thấy mình sai.

189. thông: 3. hiểu rõ và chấp thuận, không còn gì thắc mắc. Tư tưởng đã thông;

4. biết và nắm được một cách thành thạo. Đọc thông viết thạo; thông kim bác cổ

190. thông hiểu: hiểu thấu đáo, cặn kẽ, đến nơi đến chốn. Thông hiểu tình hình;

thông hiểu luật pháp

Page 174: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

191. thông suốt: 2. Hiểu rõ và tán thành hoàn toàn, không còn điều gì băn khoăn,

thắc mắc. Tư tưởng đã thông suốt

192. thông thạo: hiểu biết tường tận và làm được một cách thành thạo. Thông thạo

đường sá

193. thông thuộc: biết tường tận và nhớ rõ. Trông thuộc mọi đường ngang ngõ tắt;

Mới về, chưa thông thuộc tình hình địa phương.

194. thông tỏ: biết rất kỹ và rõ ràng (khái quát). Thông tỏ tình hình

195. thủng: 2 (đg+t). đã hiểu được chuyện hay vấn đề gì một cách thông suốt. Nghe

mãi vẫn không thủng

196. thuộc lòng: thuộc đến mức bất cứ lúc nào cũng có thể nhắc lại hoặc nhận ra

ngay rất dễ dàng và đầy đủ. Thuộc lòng bảng cửu chương

197. thức tỉnh: nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội, sai lầm. Bài thơ

góp phần thức tỉnh lòng yêu nước

198. tiếp thu: 2. tiếp nhận và biến thành nhận thức của mình. Tiếp thu bài giảng,

khả năng tiếp thu còn chậm

199. tĩnh trí: bình tĩnh và tỉnh táo để suy xét, xử trí. Lúc tĩnh trí mới thấy hối hận

200. tỉnh ngộ: hiểu ra, nhận ra được sai lầm của mình. Lúc tỉnh ngộ thì mọi sự đã rồi

201. tỏ: hiểu rõ, biết rõ. Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường.

202. tỏ tường: biết tường tận. Chưa tỏ tường thực hư

203. tưởng: 2. nghĩ và tin chắc (điều thật ra không phải). Nó cứ tưởng là nó giỏi;

Tôi tưởng anh đi vắng nên sáng nay tôi không đến.

204. tưởng chừng: tưởng như là, nghĩ như là [nhưng thực ra không phải]. Bệnh

nặng tưởng chừng không qua khỏi

205. vắt óc: làm việc trí óc một cách căng thẳng. Vắt óc suy nghĩ

206. vỡ: 4. bắt đầu hiểu ra. Càng học càng vỡ dần ra; Bây giờ mọi người mới vỡ

chuyện

207. vỡ lẽ: hiểu ra được thực chất điều mà trước đó chưa biểt rõ, chưa hiểu rõ. Vỡ lẽ

đầu đuôi câu chuyện

208. vỡ vạc: 2. vỡ ra, bắt đầu hiểu ra (khái quát). Giờ mới vỡ vạc ra nhiều chuyện

209. vùi đầu: để hết tâm trí vào một việc nào đó, không còn biết đến những việc

khác. Vùi đầu vào học

210. xem: coi như, coi là. Xem nhau như người nhà

211. xem xét: tìm hiểu để đánh giá, rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết.

Xem xét tình hình; Xem xét nguyên nhân;Vấn đề cần xem xét

Page 175: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC 2

NHÓM ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC MANG NÉT NGHĨA

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG (112/211 động từ)

A. NHÓM ĐỘNG TỪ CÓ NGHĨA GỐC CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC

MANG NÉT NGHĨA ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ( 66 /112 động từ)

1. am hiểu: hiểu biết tường tận. Am hiểu tình hình. Am hiểu thơ ca

2. am tường: biết tường tận. Am tường thơ văn

3. ảo tưởng: nghĩ viễn vông, mơ hồ, thoát li thực tế. Ảo tưởng về một thế giới

hoàn mĩ

4. cân nhắc: so sánh, suy xét kĩ để lựa chọn. Cân nhắc lợi hại.

5. chú trọng: đặc biệt coi trọng. Chú trọng việc học.

6. chú ý: để hết tâm trí vào. Chú ý lắng nghe

7. chuyên chú: tập trung sự chú ý vào việc gì đó một cách bền bỉ. Chuyên chú vào

nghiên cứu khoa học

8. dự đoán: đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra. Dự đoán giá vàng

có thể tăng cao

9. dự kiến: thấy trước điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra. Dự kiến tình hình sẽ rất

phức tạp

10. dự tính: tính toán trước khả năng diễn biến hoặc kết quả có thể có của sự việc

trong tương lai. Dự tính sẽ mất khoảng 20 triệu cho việc này

11. dự toán: tính trước những khoản thu chi về tài chính. Dự toán ngân sách

12. định liệu: nghĩ trước, tính toán, sắp xếp trước cách giải quyết công việc. Cần

biết cặn kẽ mọi điều kiện để còn định liệu

13. hoang tưởng: tưởng tượng ra điều hoàn toàn vô căn cứ không có thật trong

thực tế.

14. lo âu: lo đến mức thường xuyên và sâu sắc. Lòng thấp thỏm lo âu

15. lo sợ: lo lắng và có phần sợ hãi

16. lo xa: suy tính để phòng trước việc không hay có thể xảy ra. Nhiều lúc cũng nên

lo xa chứ đừng để nước đến chân rồi mới nhảy

17. lo toan: lo liệu công việc với tinh thần trách nhiệm cao. Lo toan công việc

18. (trạng thái) tập trung tâm trí vào một việc nào đó đến mức không còn biết gì

đến xung quanh hoặc quên hết những việc khác. Mải chơi không chịu học;

đang mải nghĩ không nghe thấy tiếng gọi

Page 176: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

19. mải mê (đg+t): Ở trạng thái tập trung tâm trí cao độ vào một việc nào đó đến

mức không còn biết gì khác nữa. Mải mê theo đuổi những ý nghĩ riêng; mải mê

với công việc

20. mải miết: ở trạng thái tâm trí tập trung liên tục vào một việc làm cụ thể nào đó

đến mức không còn biết gì đến xung quanh. Mải miết suy nghĩ

21. mê hoặc: mất tỉnh táo, mất sáng suốt, mù quáng tin theo. Bị tà thuyết làm cho

mê hoặc

22. mê muội (đg+t): ở trạng thái mất tỉnh táo, mất sáng suốt và trí thông minh đến

mức không còn ý thức được phải trái. Lòng tham làm mê muội con người; đầu

óc mê muội

23. mụ mị (đg+t): mụ mẫm đến mức như ngây dại, không còn biết gì nữa. Đầu óc

mụ mị, không nhớ ra

24. mường tượng: nhớ lại hoặc tưởng tượng ra trong trí hình ảnh gì đó không rõ

ràng. Mường tượng lại hình ảnh người cha đã khuất; không mường tượng nổi

25. ngẫm: nghĩ đi nghĩ lại kỹ càng để đánh giá, kết luận. Ngẫm ra mới thấy là đúng.

26. ngẫm nghĩ: suy nghĩ kĩ và sâu. Càng ngẫm nghĩ càng thấm thía những gì anh

ta nói

27. nghi: nghĩ có thể là người nào đó, là đã xảy ra việc nào đó, thường là không tốt,

nhưng không có cơ sở để khẳng định. Tôi nghi là anh đã biết rồi.

28. nghi hoặc: có điều nghi ngờ vì không rõ, không hiểu sự thật ra sao. Nhìn soi

mói, vẻ nghi hoặc

29. nghi ngờ: nghi, không tin (khái quát). Kiểm tra lại những chỗ còn nghi ngờ.

30. nghi vấn: nghi ngờ và thấy cần được xem xét, giải đáp. Hiện tượng đáng nghi vấn

31. nghĩ ngợi: nghĩ kĩ và sâu (khái quát). Mặt thần ra, nghĩ ngợi

32. nghiên cứu: xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề

hay để rút ra những hiểu biết mới. Nghiên cứu tình hình

33. nghiền ngẫm: suy nghĩ lâu và kỹ càng, trở đi trở lại nhiều lần để tìm tòi, hiểu

biết thấu đáo. Nghiền ngẫm từng câu từng chữ, nghiền ngẫm đề tài nghiên cứu

34. ngộ nhận: hiểu sai, nhận thức sai. Ngộ nhận về bản thân mình

35. ngờ: cảm thấy khó tin và nghĩ là có thể không phải như thế mà là cái gì khác,

nhưng không có cơ sở để khẳng định. Số liệu đáng ngờ. Tôi ngờ anh ta không

phải là tác giả bài thơ

36. ngờ vực: chưa tin vì cho rằng có thể không đúng sự thật. Những con số đáng

ngờ vực

Page 177: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

37. ngỡ: nghĩ là, cho là như thế nào đó khi sự thật không phải như thế, nhưng vì

không kịp suy xét mà đã nhầm hay vì quá bất ngờ nên không dám tin. Không

thấy anh ta nói gì, tôi ngỡ là anh ta không biết; Ngỡ là ai, hoá ra là anh;

38. ngợ: hơi ngờ, chưa dám tin hẳn vào điều đã nghe, đã thấy. Nhìn mặt thấy quen

nhưng còn hơi ngợ

39. nhận chân: hiểu rõ một sự vật, một chân lý nào đó. Nhận chân được giá trị của

tác phẩm.

40. phỏng chừng: ước lượng hay đoán đại khái, không thật chính xác. Phỏng

chừng vài ba ngày nữa mới xong.

41. phỏng đoán: đoán phỏng chừng, không lấy gì làm chắc. Phỏng đoán diễn biến

của tình hình

42. quán triệt: ở trạng thái hiểu thấu đáo và thể hiện đầy đủ trong hành động, hoạt

động. Các đồng chí đã quán triệt nghị quyết này chưa?

43. quên bẵng: quên hẳn đi, hoàn toàn không nhớ gì hết trong thời gian khá lâu.

Quên bẵng việc đã hứa

44. quên béng: quên hẳn đi, điều mà lẽ ra phải nhớ làm. Mới nói đó mà quên béng rồi.

45. quên khuấy: quên hẳn đi, không nghĩ đến vì mải chú ý cái khác. Vui quá quên

khuấy là có cuộc hẹn.

46. quên lửng: quên ngay, nhưng không quên hoàn toàn, khi được gợi đến là nhớ

lại. Mới nhớ đó bây giờ tự nhiên quên lửng

47. rành: biết rõ, thạo, sành. Không rành nấu ăn

48. sành (đg+t): am hiểu, thông thạo và có nhiều kinh nghiệm. Sành đồ cổ; sành ăn

49. suy diễn: suy ra điều này, điều nọ một cách chủ quan. Suy diễn lung tung

50. suy ngẫm: ngẫm nghĩ. Càng suy ngẫm càng thấm thía

51. suy tư: suy nghĩ sâu lắng. Suy tư về cuộc sống

52. suy tưởng: suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề chung, vấn đề có ý nghĩa. Suy

tưởng về cuộc đời

53. suy xét: suy nghĩ và xem xét kỹ càng. Nhận định thiếu suy xét

54. tiên đoán: đoán trước điều sẽ xảy ra. Có đúng như lời em tiên đoán không?

55. tiên liệu: tính trước mọi khả năng để liệu cách ứng phó. Nhờ tiên liệu sáng suốt

nên không bị động.

56. thuộc: nhớ kĩ trong trí óc đến mức có thể nhắc lại hoặc nhận ra dễ dàng và đầy

đủ. Em bé thuộc nhiều bài hát.

57. thuộc làu: thuộc đến mức có thể nói lại hoặc kể ra hoàn toàn chính xác và một

cách trôi chảy. Thuộc làu bài học

Page 178: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

58. thuộc làu làu: như thuộc làu (mức độ cao)

59. toan tính: suy nghĩ, tính toán nhằm thực hiện việc gì (thường đánh giá âm

tính). Nó chỉ giỏi toan tính những việc thất đức

60. trù tính: tính toán trước một cách cụ thể. Trù tính sản lượng thu hoạch

61. tường: biết rõ, hiểu rõ. Chưa tường thực hư; hỏi cho tường gốc ngọn

62. ước: đoán định một cách đại khái dựa trên sự quan sát và tính tính toán qua loa.

Sản lượng lúa ước đạt 3 tạ một sào.

63. ước định: như ước chừng

64. ước lượng: ước chừng số lượng dựa trên sự quan sát và tính toán đại khái

65. ước tính: tính áng chừng trên đại thể

66. xét: cân nhắc kĩ trước khi đánh giá, kết luận về cái gì. Xét lẽ thiệt hơn

B. NHÓM ĐỘNG TỪ CÓ NGHĨA PHÁI SINH CHỈ HOẠT ĐỘNG

NHẬN THỨC MANG NÉT NGHĨA ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

(46 /112 động từ)

67. chắc chắn: tin một cách quả quyết là đúng như thế. Tôi chắc chắn anh ta không

có ở nhà

68. chú tâm: chủ ý để hết tâm trí làm việc gì. Chú tâm học tập

69. chuyên tâm: tập trung tâm trí một cách bền bỉ vào việc gì. Chuyên tâm học tập

70. coi khinh: cho là không đáng tôn trọng

71. coi nhẹ: cho là không quan trọng và không chú ý đúng mức

72. coi rẻ: cho là không đáng quý và không chú ý đúng mức. Coi rẻ tình bạn

73. coi thường: cho là không quan trọng, không đáng kể, là không đáng phải chú ý

và coi trọng. Tưởng dễ nên coi thường.

74. coi trọng: cho là quan trọng và hết sức chú ý. Coi trọng công tác giáo dục

75. đãng trí: không tập trung chú ý vào công việc do mải nghĩ về những việc khác

hay do bệnh lí. Đãng trí, cái gì cũng quên

76. để bụng: ghi nhớ những sai sót nhỏ của người khác đối với mình một cách cố

chấp, khó chịu. Tôi nói không phải anh đừng để bụng.

77. để tâm: có sự quan tâm, chú ý nhiều đến việc gì đó. Để tâm vào việc học

78. để ý: có sự quan tâm, chú ý, theo dõi việc gì đó, đến ai đó một cách ít nhiều

thường xuyên. Tôi không để ý lắm đến câu nói đểu cáng của nó.

79. đinh ninh: 2. tin chắc hoàn toàn là việc nào đó là đã hoặc sắp xảy ra. Đinh ninh

là sẽ thắng, ai ngờ; Cứ đinh ninh là mình đúng.

Page 179: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

80. định bụng: có suy nghĩ sẽ làm việc gì đó . Định bụng đi ngay

81. động não: vận dụng nhiều đến trí óc, suy nghĩ nhiều và sâu. Chịu khó động

não, sẽ tìm ra biện pháp; lười suy nghĩ, không chịu động não

82. lú ruột: quên hẳn, không còn nhớ tí gì. Lú ruột rồi, có nhớ được gì đâu!

83. lưu tâm: chú ý đến một cách đặc biệt. Xin chị lưu tâm những gì tôi nói!

84. mổ xẻ: phân tích tỉ mỉ, cặn kẽ để hiểu thật thấu đáo. Mổ xẻ vấn đề để tìm ra sự thật

85. mù tịt (đg+t): hoàn toàn không hay biết hoặc không có chút hiểu biết gì. Mù tịt

tin tức

86. nặn óc: cố suy nghĩ rất lâu, rất vất vả. Nặn óc mãi không tìm ra cách giải bài toán

87. nghĩ bụng: suy nghĩ và có nhận định, đánh giá thầm trong lòng, không nói ra.

Kiên nghĩ bụng:" Chuyến hàng này thế là đi đứt!

88. nhận ra: thấy rõ, biết rõ, hiểu rõ qua một quá trình xem xét. Nhận ra lẽ phải

89. quanh quẩn: 2 (đg+t). [suy nghĩ] cứ trở đi, trở lại như cũ, không dứt, không

thoát ra được. Những ý nghĩ cứ quanh quẩn trong đầu

90. quẩn quanh: như quanh quẩn 2

91. rõ: hiểu, biết rành mạch, đâu ra đấy. Ai nấy đều rõ sự thể; Không rõ thực hư

thế nào

92. rối bời (đg+t): rối và bề bộn ngổn ngang, làm cho khó tháo gỡ hoặc khó sắp

xếp, giải quyết. Ruột gan cứ rối bời

93. rối mù (đg+t): rối lung tung đến mức không còn nhận biết ra cái gì nữa. Đầu

óc cứ rối mù

94. rối tinh (đg+t): rối lung tung, mọi cái nhằng nhịt vào nhau làm cho không còn

biết đằng nào mà lần. Đầu óc rối tinh, chẳng biết trả lời thế nào

95. rối tung (đg+t): rối nhằng nhịt vào nhau, khó tháo gỡ, khó giải quyết. Đầu óc

rối tung

96. thấm nhuần: 2. thấu hiểu điều gì một cách sâu sắc đến mức như có thể biến

điều đó thành suy nghĩ, tư tưởng, hành động của mình một cách nhuần nhuyễn.

Thấm nhuần tư tưởng tiến bộ

97. thấu: 2. hiểu đúng, hiểu rõ đến mức tường tận. Nhớ lời nguyện ước ba sinh/Xa

xôi ai có thấu tình ai chăng? (Truyện Kiều)

98. thấu hiểu: hiểu một cách sâu sắc, tường tận. Thấu hiểu nỗi lòng người mẹ.

99. thấu suốt: hiểu kĩ và thông suốt. Thấu suốt tư tưởng chỉ đạo

100. thông: 3. hiểu rõ và chấp thuận, không còn gì thắc mắc. tư tưởng đã thông; 4.

biết và nắm được một cách thành thạo. Đọc thông viết thạo; thông kim bác cổ

Page 180: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

101. thông hiểu: hiểu thấu đáo, cặn kẽ, đến nơi đến chốn. Thông hiểu tình hình;

thông hiểu luật pháp

102. thông suốt: 2. Hiểu rõ và tán thành hoàn toàn, không còn điều gì băn khoăn,

thắc mắc. Tư tưởng đã thông suốt

103. thông thạo: hiểu biết tường tận và làm được một cách thành thạo. Thông thạo

đường sá

104. thông thuộc: biết tường tận và nhớ rõ. Trông thuộc mọi đường ngang ngõ tắt;

Mới về, chưa thông thuộc tình hình địa phương.

105. thông tỏ: biết rất kỹ và rõ ràng (khái quát). Thông tỏ tình hình

106. thủng: 2 (đg+t). đã hiểu được chuyện hay vấn đề gì một cách thông suốt. Nghe

mãi vẫn không thủng

107. thuộc lòng: thuộc đến mức bất cứ lúc nào cũng có thể nhắc lại hoặc nhận ra

ngay rất dễ dàng và đầy đủ. Thuộc lòng bảng cửu chương

108. tỏ: hiểu rõ, biết rõ. Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường.

109. tỏ tường: biết tường tận. Chưa tỏ tường thực hư

110. tưởng: 2. nghĩ và tin chắc (điều thật ra không phải). Nó cứ tưởng là nó giỏi;

Tôi tưởng anh đi vắng nên sáng nay tôi không đến.

111. tưởng chừng: tưởng như là, nghĩ như là [nhưng thực ra không phải]. Bệnh

nặng tưởng chừng không qua khỏi

112. vắt óc: làm việc trí óc một cách căng thẳng. Vắt óc suy nghĩ

Page 181: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC 3

NHÓM ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC CÓ CHỨA TGĐ ( 38/211 động từ)

1. biết

2. để bụng

3. định thần

4. giác ngộ

5. ghi nhớ

6. hay

7. hồi tâm

8. hồi tưởng

9. hồi ức

10. khám phá

11. liên tưởng

12. lưu tâm

13. mở mắt

14. ngỡ là

15. nhận ra

16. phát giác

17. phát hiện

18. phát kiến

19. phát minh

20. quên

21. quên bẵng

22. quên béng

23. quên khuấy

24. quên lãng

25. quên lửng

26. sáng mắt

27. sáng tạo

28. thuộc

29. thuộc làu

30. thuộc làu làu

31. thuộc lòng

32. thức tỉnh

33. tỉnh ngộ

34. tưởng

35. tưởng chừng

36. vỡ

37. vỡ lẽ

38. vỡ vạc

Page 182: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC 4

NHÓM ĐỘNG TỪ KIÊM TÍNH TỪ ĐÁNH GIÁ

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC (27/211 động từ - tính từ)

1. lầm (đg+t): trạng thái nhận thức cái nọ thành cái kia, do sơ ý hay không biết.

Anh lầm người rồi; hiểu lầm nhau

2. lộn (đg+t) : lầm. Lộn đường rồi (phần gạch chân là sự bổ sung của chúng tôi)

3. lơ đãng (đg+t): thiếu tập trung chú ý vào việc trước mắt mà mải nghĩ về

những việc nào khác hoặc do hay quên. Lơ đãng trả lời; Mắt nhìn lơ đãng

4. lơ là (đg+t): tỏ ra không chú ý, không để tâm đến công việc thuộc phận sự của

mình (vì coi thường). Lơ là việc học; học hành lơ là

5. lú (đg+t): ở trạng thái trí tuệ kém, hầu như không có hoặc không còn trí nhớ,

trí khôn

6. lú lẫn (đg+t): ở trạng thái trí tuệ suy kém, hay quên, hay lẫn. Đầu óc lú lẫn

nên chẳng nghĩ ra; Già quá sinh ra lú lẫn.

7. lú lấp (đg+t): ở vào trạng thái mất đi trí nhớ, trí khôn trong một lúc nào đó. Lo

quá nên lú lấp đi

8. mải mê (đg+t): Ở trạng thái tập trung tâm trí cao độ vào một việc nào đó đến

mức không còn biết gì khác nữa. Mải mê theo đuổi những ý nghĩ riêng; Mải mê

với công việc

9. mải miết (đg+t): ở trạng thái tâm trí tập trung liên tục vào một việc làm cụ thể

nào đó đến mức không còn biết gì đến xung quanh. Mải miết suy nghĩ

10. mê muội (đg+t): ở trạng thái mất tỉnh táo, mất sáng suốt và trí thông minh đến

mức không còn ý thức được phải trái. Lòng tham làm mê muội con người; Đầu

óc mê muội

11. mụ (đg+t): trở nên mất sáng suốt, mất trí nhớ do đầu óc phải làm việc quá

nhiều. Học nhiều quá, mụ cả người.

12. mụ mẫm (đg+t): mụ người đi (nói khái quát). Đầu óc mụ mẫm

13. mụ mị (đg+t): mụ mẫm đến mức như ngây dại, không còn biết gì nữa. Đầu óc

mụ mị, không nhớ ra

14. nhầm (đg+t): như lầm. Nhầm người rồi; Nhớ nhầm

15. rành (đg+t): biết rõ, thạo, sành. Rành đường

16. rõ (đg+t): hiểu biết rành mạch, đâu ra đấy. Ai nấy đều rõ sự thể; Hiểu rõ vấn đề

17. rối: 2 (đg+t). ở tình trạng bị xáo trộn, không yên, không bình thường. Chỉ

mới thế mà rối cả lên; Tai nghe ruột rối bời bời. (TK)

Page 183: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

18. rối bời (đg+t): Rối và bề bộn ngổn ngang, làm cho khó tháo gỡ hoặc khó sắp

xếp, giải quyết. Ruột gan cứ rối bời

19. rối mù (đg+t): rối lung tung đến mức không còn nhận biết ra cái gì nữa. Đầu

óc cứ rối mù

20. rối tinh (đg+t): rối lung tung, mọi cái nhằng nhịt vào nhau làm cho không còn

biết đằng nào mà lần. Đầu óc rối tinh, chẳng biết trả lời thế nào.

21. rối tung (đg+t): rối nhằng nhịt vào nhau, khó tháo gỡ, khó giải quyết. Đầu óc

rối tung

22. sành (đg+t): am hiểu, thông thạo và có nhiều kinh nghiệm. Sành đồ cổ; Sành ăn

23. thấu (đg+t): hiểu đúng, hiểu rõ đến mức tường tận. Xa xôi ai có thấu tình ai

chăng?; Hiểu thấu vấn đề

24. thấu suốt (đg+t): hiểu kĩ và thông suốt. Thấu suốt tư tưởng chỉ đạo

25. thủng: 2 (đg+t).: đã hiểu được chuyện hay vấn đề gì một cách thông suốt.

Nghe mãi vẫn không thủng

26. quanh quẩn: 2 (đg+t). [suy nghĩ] cứ trở đi, trở lại như cũ, không dứt, không

thoát ra được. Những ý nghĩ cứ quanh quẩn trong đầu

27. quẩn quanh (đg+t): như quanh quẩn 2

Page 184: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC 5

NHÓM TRUNG GIAN GIỮA ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG

NHẬN THỨC VÀ TỪ CHỈ TÂM LÍ – TÌNH CẢM (51/211 động từ)

1. bình tâm

2. coi khinh

3. coi nhẹ

4. coi rẻ

5. coi thường

6. coi trọng

7. để bụng

8. để tâm

9. hồ nghi

10. hồi tưởng

11. hồi ức

12. lo

13. lo âu

14. lo lắng

15. lo liệu

16. lo ngại

17. lo nghĩ

18. lo sợ

19. lo tính

20. lo toan

21. lo xa

22. lú

23. lú lẫn

24. lú lấp

25. lú ruột

26. lưu tâm

27. mất hồn

28. mất trí

29. mê hoặc

30. mê muội

31. nghi

32. nghi hoặc

Page 185: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

33. nghi ngờ

34. nghi vấn

35. ngờ

36. ngờ vực

37. ngỡ (là)

38. ngợ

39. nghĩ (với nghĩa để tâm hoặc nhớ)

40. nhớ

41. phân tâm

42. rối

43. rối bời

44. rối mù

45. rối tinh

46. rối tung

47. sợ

48. suy tư

49. suy tưởng

50. tin

51. tĩnh trí

Page 186: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC 6

NHÓM ĐỘNG TỪ TRI GIÁC CHUYỂN NGHĨA VÀO ĐỘNG TỪ

NHẬN THỨC (14/211 động từ)

ĐỘNG TỪ TRI GIÁC THỊ GIÁC

1. coi

2. nhìn

3. xem

4. mù tịt

5. rõ

6. tỏ

7. mở mắt

8. sáng mắt

9. thấy

ĐỘNG TỪ TRI GIÁC KHỨU GIÁC

10. đánh hơi

ĐỘNG TỪ TRI GIÁC THÍNH GIÁC

11. nghe (ra)

ĐỘNG TỪ TRI GIÁC NÓI CHUNG

12. để ý

13. phát hiện

14. nhận ra

Page 187: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC 7

NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC (229 trường hợp)

A. NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HÀNH ĐỘNG NHẬN THỨC

(116/229 trường hợp)

1. ảo tưởng: nghĩ viễn vông, mơ hồ, thoát li thực tế. Ảo tưởng về một thế giới hoàn mĩ

2. cân nhắc: so sánh, suy xét kĩ để lựa chọn. Cân nhắc lợi hại; cân nhắc từng câu

từng chữ

3. chiêm nghiệm: xem xét và đoán định bằng kinh nghiệm, sự từng trải. Chiêm

nghiệm cuộc đời

4. chú tâm: chủ ý để hết tâm trí làm việc gì. Chú tâm học tập

5. chú trọng: đặc biệt coi trọng. Chú trọng đến công tác giảng dạy

6. chú ý: để hết tâm trí vào. Chú ý lắng nghe

7. chuyên chú: tập trung sự chú ý vào việc gì đó một cách bền bỉ. Chuyên chú vào

nghiên cứu khoa học

8. chuyên tâm: tập trung tâm trí một cách bền bỉ vào việc gì. Chuyên tâm học tập

9. * cho (là/rằng): coi là, nghĩ rằng. Cho mình là số một.

10. coi 4: có ý kiến đánh giá, có quan điểm và thái độ đối xử như thế nào đó. Coi

vấn đề đó là quan trọng; Châu Âu coi việc Irắc gây hấn với Côet là một hành động

thách thức cộng đồng thế giới.

11. coi khinh: cho là không đáng tôn trọng

12. coi nhẹ: cho là không quan trọng và không chú ý đúng mức

13. coi rẻ: cho là không đáng quý và không chú ý đúng mức. Coi rẻ tình bạn

14. coi thường: cho là không quan trọng, không đáng kể, là không đáng phải chú ý

và coi trọng. Tưởng dễ nên coi thường

15. coi trọng: cho là quan trọng và hết sức chú ý. Coi trọng công tác giáo dục

16. dự đoán: đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra. Dự đoán giá vàng

có thể tăng cao

17. dự kiến: thấy trước điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra. Dự kiến tình hình sẽ rất

phức tạp

18. dự tính: tính toán trước khả năng diễn biến hoặc kết quả có thể có của sự việc

trong tương lai. Dự tính sẽ mất khoảng 20 triệu cho việc này

19. dự toán: tính trước những khoản thu chi về tài chính. Dự toán ngân sách

20. đánh hơi: 2. nhận thấy một số dấu hiệu mà đoán ra, phát hiện ra điều gì đó

[thường hàm ý khinh]. Bọn lính đã đánh hơi được người cán bộ nằm vùng.

Page 188: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

21. để bụng: ghi nhớ những sai sót nhỏ của người khác đối với mình một cách cố

chấp, khó chịu. Tôi nói không phải anh đừng để bụng.

22. để tâm: có sự quan tâm, chú ý nhiều đến việc gì đó. Để tâm vào việc học

23. để ý: có sự quan tâm, chú ý, theo dõi việc gì đó, đến ai đó một cách ít nhiều

thường xuyên. Tôi không để ý lắm đến câu nói đểu cáng của nó.

24. định bụng: có suy nghĩ sẽ làm việc gì đó. Định bụng đi ngay

25. định liệu: nghĩ trước, tính toán, sắp xếp trước cách giải quyết công việc. Cần

biết cặn kẽ mọi điều kiện để còn định liệu

26. định thần: làm cho tinh thần trở lại trạng thái thăng bằng bình thường. Đầu óc

choáng váng, một chốc mới định thần lại được

27. đoán: dựa trên một số dấu hiệu, đặc điểm đã thấy, đã biết mà tìm cách suy ra

điểu chủ yếu còn chưa rõ hoặc chưa xảy ra. Đoán mò thế mà đúng

28. đoán định: đoán, xác định một cách tương đối do có căn cứ. Diễn biến tình hình

rất khó đoán định

29. động não: vận dụng nhiều đến trí óc, suy nghĩ nhiều và sâu. Chịu khó động não,

sẽ tìm ra biện pháp; Lười suy nghĩ, không chịu động não

30. ghi nhớ: chủ ý nhớ điều gì đó trong lòng, trong tâm trí. Ghi nhớ công thức

31. hình dung: làm hiện lên trong trí một cách ít nhiều rõ nét bằng cách nhớ lại

những điều đã trải nghiệm hoặc tưởng tượng những gì sẽ xảy ra. Tôi nhắm mắt

lại để cố hình dung khuôn mặt cô gái tôi đã từng yêu.

32. hoang tưởng: tưởng tượng ra điều hoàn toàn vô căn cứ không có thật trong

thực tế

33. * hồ nghi: cảm thấy có điều còn chưa rõ nên chưa tin chắc là đúng sự thật. Nửa

mừng nửa lại hồ nghi/ Biết rằng bạn có yêu vì hay không. (cd)

34. hồi tâm: lấy lại trạng thái tỉnh táo và có thể bình tĩnh suy nghĩ

35. hồi tưởng: nhớ lại, làm sống lại trong tâm trí sự việc nào đó đã qua một cách có

chủ định. Hồi tưởng lại thời thơ ấu

36. hồi ức: nhớ lại điều bản thân đã trải qua một cách có chủ định. Hồi ức lại

những tháng năm xưa

37. khám phá: tìm ra, phát hiện ra cái còn ẩn giấu, cái bí mật. Khám phá ra sự thật

38. liên tưởng: nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan nhân sự việc, hiện

tượng nào đó đang diễn ra . Nghe tiếng pháo liên tưởng tới ngày Tết

39. * lo : 2. suy tính, định liệu, chuẩn bị điều kiện, biện pháp để có thể làm tốt việc

gì đó thuộc về trách nhiệm của mình. Một người lo bằng kho người làm.

Page 189: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

40. lo liệu: tìm cách thu xếp, sắp đặt, chuẩn bị sẵn để đáp ứng với yêu cầu công

việc. Lo liệu việc nhà

41. lo nghĩ: lo lắng và nghĩ ngợi. Toàn lo nghĩ những chuyện không đâu

42. lo tính: lo liệu, tính toán. Lo tính cho tương lai của con cái

43. lo toan: lo liệu công việc với tinh thần trách nhiệm cao. Lo toan công việc

44. lo xa: suy tính để phòng trước việc không hay có thể xảy ra. Nhiều lúc cũng nên

lo xa chứ đừng để nước đến chân rồi mới nhảy

45. lưu tâm: chú ý đến một cách đặc biệt. Xin chị lưu tâm những gì tôi nói!

46. lưu ý: để ý đến để xem xét, theo dõi hoặc giải quyết, không bỏ qua. Vấn đề

đáng lưu ý

47. * mê hoặc: làm cho mất tỉnh táo, mất sáng suốt, mù quáng tin theo. Bị tà thuyết

làm cho mê hoặc

48. mổ xẻ: phân tích tỉ mỉ, cặn kẽ để hiểu thật thấu đáo. Mổ xẻ vấn đề để tìm ra sự thật

49. mường tượng: nhớ lại hoặc tưởng tượng ra trong trí hình ảnh gì đó không rõ

ràng. Mường tượng lại hình ảnh người cha đã khuất; không mường tượng nổi

50. nắm bắt: hiểu được để vận dụng, sử dụng. Nắm bắt thị hiếu của khách hàng

51. nặn óc: cố suy nghĩ rất lâu, rất vất vả. Nặn óc mãi không tìm ra cách giải bài toán

52. ngẫm: nghĩ đi nghĩ lại kỹ càng để đánh giá, kết luận. Ngẫm ra mới thấy là đúng.

53. ngẫm nghĩ: suy nghĩ kĩ và sâu. Càng ngẫm nghĩ càng thấm thía những gì anh

ta nói

54. * nghi: nghĩ có thể là người nào đó, là đã xảy ra việc nào đó, thường là không

tốt, nhưng không có cơ sở để khẳng định. Tôi nghi là anh đã biết rồi.

55. * nghi hoặc: có điều nghi ngờ vì không rõ, không hiểu sự thật ra sao. Nhìn soi

mói, vẻ nghi hoặc

56. * nghi ngờ: nghi, không tin (khái quát). Kiểm tra lại những chỗ còn nghi ngờ.

57. . * nghi vấn: nghi ngờ và thấy cần được xem xét, giải đáp. Hiện tượng đáng

nghi vấn

58. * nghĩ: 1. vận dụng trí tuệ vào những gì đã nhận biết được, rút ra nhận thức mới

để có ý kiến, sự phán đoán, thái độ. Nghĩ mưu kế; dám nghĩ dám làm

59. nghĩ bụng: suy nghĩ và có nhận định, đánh giá thầm trong lòng, không nói ra.

Kiên nghĩ bụng:" Chuyến hàng này thế là đi đứt!"

60. nghĩ ngợi: nghĩ kĩ và sâu (khái quát). Mặt thần ra, nghĩ ngợi

61. nghiệm: (kinh qua thực tế) nhận thấy được điều nào đó là đúng. Ngày càng

nghiệm thấy anh ấy nói rất đúng..

Page 190: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

62. nghiên cứu: xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề

hay để rút ra những hiểu biết mới. Nghiên cứu tình hình

63. nghiền ngẫm: suy nghĩ lâu và kỹ càng, trở đi trở lại nhiều lần để tìm tòi, hiểu

biết thấu đáo. Nghiền ngẫm từng câu từng chữ, nghiền ngẫm đề tài nghiên cứu

64. * ngờ 1: cảm thấy khó tin và nghĩ là có thể không phải như thế mà là cái gì

khác, nhưng không có cơ sở để khẳng định. Số liệu đáng ngờ. Tôi ngờ anh ta

không phải là tác giả bài thơ; 2: tưởng rằng, nghĩ là như thế. Tưởng bây giờ là

bao giờ/Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao. (TK)

65. * ngờ vực: chưa tin vì cho rằng có thể không đúng sự thật. Những con số đáng

ngờ vực

66. * ngỡ (là): nghĩ là, cho là như thế nào đó khi sự thật không phải như thế, nhưng

vì không kịp suy xét mà đã nhầm hay vì quá bất ngờ nên không dám tin. Không

thấy anh ta nói gì, tôi ngỡ là anh ta không biết; Ngỡ là ai, hoá ra là anh; Hạnh

phúc bất ngờ cứ ngỡ chiêm bao

67. * ngợ: hơi ngờ, chưa dám tin hẳn vào điều đã nghe, đã thấy. Nhìn mặt thấy

quen nhưng còn hơi ngợ

68. * nhận thức: nhận ra và biết được, hiểu được. Anh cần nhận thức vấn đề một

cách tích cực hơn.

69. nhìn 3: xem xét để biết được. Nhìn vấn đề một cách khách quan

70. nhìn nhận: xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó. Nhìn nhận vấn đề

cho khách quan; Vấn đề đó chưa được nhìn nhận đúng mức.

71. phán đoán: dựa vào những điều đã biết, đã thấy để suy xét, rút ra nhận định về

điều chưa biết, chưa xảy ra. Phán đoán đúng ý đồ của đối phương

72. phát giác: phát hiện và tố giác việc làm phi pháp. Vụ tham ô bị phát giác

73. phát hiện: tìm thấy, tìm ra cái chưa ai biết. Phát hiện nhân tài

74. phát kiến: phát hiện những điều có ý nghĩa khoa học. Phát kiến về địa lí

75. phát minh: tìm ra cái có ý nghĩa, có giá trị lớn cho khoa học và loài người.

Newton là người phát minh ra định luật “vạn vật hấp dẫn”.

76. phân vân: nghĩ ngợi, chưa biết nên quyết định như thế nào cho phải. Đừng

phân vân nữa, nên quyết định sớm đi!

77. phỏng chừng: ước lượng hay đoán đại khái, không thật chính xác. Phỏng

chừng vài ba ngày nữa mới xong

78. phỏng đoán: đoán phỏng chừng, không lấy gì làm chắc. Phỏng đoán diễn biến

của tình hình

Page 191: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

79. quan niệm: hiểu, nhận thức như thế nào đó về một vấn đề. Anh ấy quan niệm

khác với mọi người.

80. sáng tạo: tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần. Sáng tạo ra chữ viết

81. soi xét: xem xét kĩ để thấy rõ. Soi xét nỗi oan uổng

82. suy: 1.(kết hợp hạn chế): nghĩ. Con người vụng suy. 2. Vận dụng trí tuệ để từ cái

đã biết đến cái chưa biết hay đoán cái chưa xảy ra. Suy bụng ta ra bụng người.

83. suy diễn: suy ra điều này, điều nọ một cách chủ quan. Suy diễn lung tung

84. suy đoán: đoán ra điều chưa biết, căn cứ vào những điều đã biết và những tiền

giả định. Suy đoán về nguồn gốc trái đất

85. suy luận: (suy nghĩ) liên hệ các phán đoán với nhau bằng một chuỗi suy lý, từ

một số phán đoán sẵn có rút ra một hay nhiều phán đoán mới về một chủ đề nào

đó. Suy luận hợp logic

86. suy ngẫm: ngẫm nghĩ. Càng suy ngẫm càng thấm thía

87. suy nghĩ: vận dụng sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu hay giải quyết vấn đề, từ

một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và ý nghĩ khác có chứa

tri thức mới. Suy nghĩ kĩ; ăn nói thiếu suy nghĩ; Một vấn đề cần phải suy nghĩ.

88. suy tính: suy nghĩ, tính toán để cân nhắc lợi hại, thiệt hơn. Suy tính thiệt hơn

89. suy tư: suy nghĩ sâu lắng. Suy tư về cuộc sống

90. suy tưởng: suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề chung, vấn đề có ý nghĩa.

Suy tưởng về cuộc đời

91. suy xét: suy nghĩ và xem xét kỹ càng. Nhận định thiếu suy xét

92. thắc mắc: có điều cảm thấy không thông, cần được giải đáp. Tôi cứ thắc mắc là

tại sao anh không đến

93. tiên đoán: đoán trước điều sẽ xảy ra. Có đúng như lời em tiên đoán không?

94. tiên liệu: tính trước mọi khả năng để liệu cách ứng phó. Nhờ tiên liệu sáng suốt

nên không bị động

95. tiếp thu: 2. tiếp nhận và biến thành nhận thức của mình. Tiếp thu bài giảng;

Khả năng tiếp thu còn chậm

96. *tin: 1. nghĩ là đúng sự thật, là có thật. Thấy tận mắt mới tin; Chuyện này có

thể tin được.

97. tính: 2. suy nghĩ, cân nhắc để tìm cho ra cách giải quyết. Tính sai nước cờ.

Đang tính, không biết có nên đi hay không; bàn mưu tính kế

98. tính toán: suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm việc gì. Làm ăn phải tính toán

99. toan tính: suy nghĩ, tính toán nhằm thực hiện việc gì (thường đánh giá âm tính).

Nó chỉ giỏi toan tính những việc thất đức.

100. trù tính: tính toán trước một cách cụ thể. Trù tính sản lượng thu hoạch

Page 192: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

101. tư duy: vận dụng trí óc vào việc nhận thức một vấn đề nào đó (hiểu theo nghĩa

thông thường). Tư duy theo lối này thì có mà ăn cám!

102. tưởng: 2. nghĩ và tin chắc (điều thật ra không phải). Nó cứ tưởng là nó giỏi;

Tưởng anh đi vắng nên sáng nay tôi không đến.

103. tưởng chừng: tưởng như là, nghĩ như là [nhưng thực ra không phải]. Bệnh

nặng tưởng chừng không qua khỏi

104. tưởng tượng: tạo ra trong trí hình ảnh những cái không có trước mắt hoặc chưa

hề có. Giàu óc tưởng tượng; khả năng tưởng tượng phong phú

105. ước: đoán định một cách đại khái dựa trên sự quan sát và tính tính toán qua loa.

Sản lượng lúa ước đạt 3 tạ một sào.

106. ước chừng: ước vào khoảng

107. ước định: như ước chừng

108. ước lượng: ước chừng số lượng dựa trên sự quan sát và tính toán đại khái

109. ước tính: tính áng chừng trên đại thể

110. vắt óc: làm việc trí óc một cách căng thẳng. Vắt óc suy nghĩ

111. vùi đầu: để hết tâm trí vào một việc nào đó, không còn biết đến những việc

khác. Vùi đầu vào học

112. xem: coi như, coi là. Xem nhau như người nhà.

113. xem xét: tìm hiểu để đánh giá, rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết.

Xem xét tình hình; Xem xét nguyên nhân;Vấn đề cần xem xét

114. xét: cân nhắc kĩ trước khi đánh giá, kết luận về cái gì. Xét lẽ thiệt hơn

115. xét đoán: xem xét để nhận định, đánh giá. Xét đoán sáng suốt; xét đoán con

người qua việc làm

116. ý thức: quan tâm đến việc gì đó và biểu hiện bằng thái độ, hành động nhất định.

Nó ý thức việc học là quan trọng.

B. NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ TRẠNG THÁI NHẬN THỨC ( 95/229 trường hợp)

117. am hiểu: hiểu biết tường tận. Am hiểu tình hình. Am hiểu thơ ca

118. am tường: biết tường tận

119. biết: 1. có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể nhận ra được hoặc có thể

khẳng định được sự tồn tại của người, vật hoặc điều ấy. Biết mặt nhưng không biết tên;

Báo cho biết; 2. có khả năng làm được việc gì đó, có khả năng vận dụng do được học tập,

luyện tập hoặc có khi do bản năng. Ví dụ: biết bơi; biết cách ăn ở; biết tiếng Pháp; Trẻ

sinh ra đã biết bú; 3. Nhận rõ được thực chất hoặc giá trị để có được sự đối xử thích đáng.

Đường dài mới biết ngựa hay; Thức lâu mới biết đêm dài

Page 193: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

120. bình tâm: trạng thái bĩnh tĩnh trong lòng, làm chủ được lí trí, tình cảm của mình

[trước sự việc không hay]. Bình tâm nghĩ lại

121. cắm đầu: 2. mù quáng, thiếu suy nghĩ nên nghe theo, làm theo người khác. Ai

bảo gì cũng cắm đầu nghe theo.

122. chắc: nghĩ là sẽ đúng như thế. Cứ chắc là được ai ngờ lại thua

123. chắc chắn: tin một cách quả quyết là đúng như thế. Tôi chắc chắn anh ta không

có ở nhà

124. cho (là, rằng): có nhận định sau khi đã nghĩ. Tôi cho rằng việc này không nên

kết luận vội

125. đãng trí: không tập trung chú ý vào công việc do mãi nghĩ về những việc khác

hay do bệnh lý. Hay đãng trí, cái gì cũng quên

126. đinh ninh: 2. tin chắc hoàn toàn là việc nào đó là đã hoặc sắp xảy ra. Đinh ninh

là sẽ thắng, ai ngờ; Cứ đinh ninh là mình đúng

127. * giác ngộ: (trạng thái) hiểu được lẽ phải trái và tự giác đi theo cái đúng (thường

nói về mặt chính trị). Anh ta được giác ngộ cách mạng từ hồi còn là sinh viên.

128. hay: biết là có điều nào đó xảy ra. Làm đến đâu hay đến đó

129. hay biết: biết là có điều nào đó xảy ra(thường dùng kèm ý phủ định). Chẳng

hay biết gì cả

130. hiểu: 1. nhận ra ý nghĩa, bản chất, lý lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ. Hiểu

vấn đề; đọc thuộc nhưng không hiểu 2. biết được ý nghĩa, tình cảm, quan điểm của

người khác. Tôi rất hiểu anh.

131. hiểu biết: biết rõ và hiểu thấu. Hiểu biết khá rõ về tình hình

132. hồ nghi: (trạng thái) chưa rõ nên chưa tin chắc là đúng sự thật. Vấn đề còn hồ

nghi, chưa thể kết luận.

133. lầm: trạng thái nhận thức cái nọ ra thành cái kia, do sơ ý hay không biết. Anh

lầm rồi, tôi không phải là hạng người như anh nói.

134. lầm lẫn: như nhầm lẫn. Lầm lẫn kẻ xấu với người tốt

135. lầm tưởng: nhận thức không đúng nên tin vào những điều không có căn cứ

136. lẫn: 2. tình trạng nhầm cái nọ ra cái kia do không phân biệt được sự khác nhau.

Lẫn cô chị với cô em; 3. ở vào tình trạng không nhận đúng sự vật, hiện tượng, hay

nhầm, hay quên, do trí nhớ giảm sút. Già rồi sinh ra lẫn

137. lẫn lộn: 2. tình trạng nhận thức nhầm cái nọ với cái kia, không phân biệt được

hai cái khác hẳn nhau. Lẫn lộn trắng đen

138. lo: 1. ở trong trạng thái phải bận tâm, không yên lòng về việc gì đó vì cho rằng

có thể xảy ra điều không hay. Lo cho hoàn cảnh éo le của bạn

Page 194: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

139. lo âu: lo đến mức thường xuyên và sâu sắc. Lòng thấp thỏm lo âu

140. lo lắng: ở trong trạng thái rất không yên và phải để hết tâm sức vào cho việc gì

đó. Trong lòng lo lắng không yên

141. lo ngại: lo lắng và e ngại. Lo ngại cho hoàn cảnh éo le của bạn

142. lộn: 2. lầm. Đi lộn đường

143. lơ đãng (đg+t): thiếu tập trung chú ý vào việc trước mắt mà mải nghĩ về những

việc nào khác hoặc do hay quên. Lơ đãng trả lời. Mắt nhìn lơ đãng

144. lơ là (đg+t): tỏ ra không chú ý, không để tâm đến công việc thuộc phận sự của

mình (vì coi thường). Lơ là việc học

145. lú (đg+t): ở trạng thái trí tuệ kém, hầu như không có hoặc không còn trí nhớ, trí khôn.

146. lú lẫn (đg+t): ở trạng thái trí tuệ suy kém, hay quên, hay lẫn. Đầu óc lú lẫn nên

chẳng nghĩ ra; già quá sinh ra lú lẫn

147. lú lấp (đg+t): ở vào trạng thái mất đi trí nhớ, trí khôn trong một lúc nào đó. Lo

quá nên lú lấp đi

148. lú ruột: quên hẳn, không còn nhớ tí gì. Lú ruột rồi, có nhớ được gì đâu!

149. mải: (trạng thái) tập trung tâm trí vào một việc nào đó đến mức không còn biết

gì đến xung quanh hoặc quên hết những việc khác. Mải chơi không chịu học; đang

mải nghĩ không nghe thấy tiếng gọi

150. mải mê (đg+t): Ở trạng thái tập trung tâm trí cao độ vào một việc nào đó đến

mức không còn biết gì khác nữa. Mải mê theo đuổi những ý nghĩ riêng; mải mê

với công việc

151. mải miết: ở trạng thái tâm trí tập trung liên tục vào một việc làm cụ thể nào đó

đến mức không còn biết gì đến xung quanh. Mải miết suy nghĩ

152. mất hồn: trạng thái mất hết khả năng suy nghĩ, cảm giác do quá lo buồn, sợ

hãi… Đờ đẫn như kẻ mất hồn

153. mất trí: mất hết khả năng hoạt động trí óc, khả năng nhận thức.Nói năng như

một kẻ mất trí

154. mê hoặc: (trạng thái) mất tỉnh táo, mất sáng suốt do mù quáng tin theo ai đó,

điều gì đó. Bị tà thuyết làm cho mê hoặc

155. mê muội (đg+t): ở trạng thái mất tỉnh táo, mất sáng suốt và trí thông minh đến

mức không còn ý thức được phải trái. Lòng tham làm mê muội con người; đầu óc

mê muội

156. mù tịt (đg+t): hoàn toàn không hay biết hoặc không có chút hiểu biết gì. Mù tịt

tin tức

Page 195: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

157. mụ (đg+t): ở tình trạng mất sáng suốt, mất trí, nhớ do đầu óc phải làm việc quá

nhiều. Học ngày học đêm đến mụ cả óc

158. mụ mẫm (đg+t): mụ (khái quát). Mụ mẫm đi rồi, không còn nhớ gì nữa

159. mụ mị (đg+t): mụ mẫm đến mức như ngây dại, không còn biết gì nữa. Đầu óc

mụ mị, không nhớ ra

160. nghi: có ý nghĩ có thể là người nào đó, là đã xảy ra việc nào đó, thường là

không tốt, nhưng không có cơ sở để khẳng định. Tôi nghi là anh đã biết rồi.

161. nghi hoặc: có điều nghi ngờ vì không rõ, không hiểu sự thật ra sao. Nhìn soi

mói, vẻ nghi hoặc

162. nghi ngờ: ở vào trạng thái nghi, không tin (khái quát). Kiểm tra lại những chỗ

còn nghi ngờ.

163. nghĩ: 2. nhận định dè dặt có được sau khi nghĩ. Tôi nghĩ anh nên đi thì hơn.

164. ngộ nhận: hiểu sai, nhận thức sai. Ngộ nhận về bản thân mình

165. ngờ 2: tưởng rằng, nghĩ là như thế. Tưởng bây giờ là bao giờ/Rõ ràng mở mắt

còn ngờ chiêm bao. (TK)

166. ngờ vực: ở trạng thái chưa tin vì cho rằng có thể không đúng sự thật.

Những con số đáng ngờ vực

167. ngỡ (là): có ý nghĩ như thế nào đó khi sự thật không phải như thế, nhưng vì

không kịp suy xét mà đã nhầm hay vì quá bất ngờ nên không dám tin. Không thấy

anh ta nói gì, tôi ngỡ là anh ta không biết; Ngỡ là ai, hoá ra là anh; Hạnh phúc bất

ngờ cứ ngỡ chiêm bao.

168. ngợ: trạng thái hơi ngờ, chưa dám tin hẳn vào điều đã nghe, đã thấy. Nhìn mặt

thấy quen nhưng còn hơi ngợ

169. nhầm: như lầm [thường nói về cái cụ thể hoặc không quan trọng]. Nhầm người;

nhớ nhầm

170. nhận chân: hiểu rõ một sự vật, một chân lý nào đó. Nhận chân được giá trị của

tác phẩm

171. nhận thức: (trạng thái) biết được, hiểu được. Nhận thức (hiểu) vấn đề chưa đúng

172. nhớ: 1. giữ lại được trong trí điều đã biết, đã trải nghiệm để rồi sau đó tái hiện

được. Nhắc đi nhắc lại cho nhớ; nhớ lời mẹ dặn.

173. phân tâm: ở trạng thái tư tưởng không được tập trung vì đang phải bận tâm suy

nghĩ vào những việc khác

174. quán triệt: hiểu thấu đáo và thể hiện đầy đủ trong hành động, hoạt động. Quán

triệt đường lối của Đảng

Page 196: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

175. quên: 1. không còn nhớ, không lưu giữ lại trong trí nhớ. Quên số điện thoại của

bạn; 2. không nghĩ đến, không để tâm đến[điều thường hoặc lẽ ra không thể như

vậy]. Mải chơi quên cả giờ vào học.

176. quên bẵng: quên hẳn đi, hoàn toàn không nhớ gì hết trong thời gian khá lâu.

Quên bẵng việc đã hứa

177. quên béng: quên hẳn đi, điều mà lẽ ra phải nhớ làm. Mới nói đó mà quên béng rồi.

178. quên khuấy: quên hẳn đi, không nghĩ đến vì mải chú ý cái khác. Vui quá quên

khuấy là có cuộc hẹn\

179. quên lãng: như lãng quên. Câu chuyện đã rơi vào quên lãng

180. quên lửng: quên ngay, nhưng không quên hoàn toàn, khi được gợi đến là nhớ

lại. Mới nhớ đó bây giờ tự nhiên quên lửng

181. rành: biết rõ, thạo, sành. Không rành nấu ăn

182. rõ: hiểu, biết rành mạch, đâu ra đấy. Ai nấy đều rõ sự thể; Không rõ thực hư thế nào

183. rối: 2 (đg+t). ở tình trạng bị xáo trộn, không yên, không bình thường. Chỉ mới

thế mà rối cả lên; Tai nghe ruột rối bời bời (Truyện Kiều)

184. rối bời (đg+t): Rối và bề bộn ngổn ngang, làm cho khó tháo gỡ hoặc khó sắp

xếp, giải quyết. Ruột gan cứ rối bời

185. rối mù (đg+t): rối lung tung đến mức không còn nhận biết ra cái gì nữa. Đầu óc

cứ rối mù

186. rối tinh (đg+t): rối lung tung, mọi cái nhằng nhịt vào nhau làm cho không còn

biết đằng nào mà lần. Đầu óc rối tinh, chẳng biết trả lời thế nào

187. rối tung (đg+t): rối nhằng nhịt vào nhau, khó tháo gỡ, khó giải quyết. Đầu óc

rối tung

188. sành (đg+t): am hiểu, thông thạo và có nhiều kinh nghiệm. Sành đồ cổ; Sành ăn

189. sợ: 2. ở vào trạng thái không yên lòng do lường trước khả năng không hay nào

đó. Sợ tắc đường nên phải đi sớm

190. * thấm nhuần: 2. thấu hiểu điều gì một cách sâu sắc đến mức như có thể biến

điều đó thành suy nghĩ, tư tưởng, hành động của mình một cách nhuần nhuyễn.

Thấm nhuần tư tưởng tiến bộ

191. thấu: hiểu đúng, hiểu rõ đến mức tường tận. Nhớ lời nguyện ước ba sinh/Xa xôi

ai có thấu tình ai chăng?(Truyện Kiều)

192. thấu hiểu: hiểu một cách sâu sắc, tường tận. Thấu hiểu nỗi lòng người mẹ; thấu

hiểu hoàn cảnh khó khăn của bạn

193. thấu suốt: hiểu kĩ và thông suốt. Thấu suốt tư tưởng chỉ đạo

Page 197: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

194. * thấy: biết được qua nhận thức. Thấy mình sai

195. thông: 3. hiểu rõ và chấp thuận, không còn gì thắc mắc. Tư tưởng đã thông; 4.

biết và nắm được một cách thành thạo. Đọc thông viết thạo; Thông kim bác cổ

196. thông hiểu: hiểu thấu đáo, cặn kẽ, đến nơi đến chốn. Thông hiểu tình hình;

thông hiểu luật pháp

197. thông suốt: 2. Hiểu rõ và tán thành hoàn toàn, không còn điều gì băn khoăn,

thắc mắc. Tư tưởng đã thông suốt

198. thông thạo: hiểu biết tường tận và làm được một cách thành thạo. Thông thạo

đường sá

199. thông thuộc: biết tường tận và nhớ rõ. Trông thuộc mọi đường ngang ngõ tắt;

Mới về, chưa thông thuộc tình hình địa phương.

200. thông tỏ: biết rất kỹ và rõ ràng (khái quát). Thông tỏ tình hình

201. thủng: 2(đg+t). đã hiểu được chuyện hay vấn đề gì một cách thông suốt. Nghe

mãi vẫn không thủng

202. thuộc: nhớ kĩ trong trí óc đến mức có thể nhắc lại hoặc nhận ra dễ dàng và đầy

đủ. Em bé thuộc nhiều bài hát.

203. thuộc làu: thuộc đến mức có thể nói lại hoặc kể ra hoàn toàn chính xác và một

cách trôi chảy. Thuộc làu bài học

204. thuộc làu làu: như thuộc làu (mức độ cao)

205. thuộc lòng: thuộc đến mức bất cứ lúc nào cũng có thể nhắc lại hoặc nhận ra

ngay rất dễ dàng và đầy đủ. Thuộc lòng bảng cửu chương

206. tin: 4. (trạng thái tin có được sau khi nghĩ) nghĩ là rất có thể sẽ như vậy. Tôi tin

rồi tình hình sẽ ổn.

207. tĩnh trí: bình tĩnh và tỉnh táo để suy xét, xử trí. Lúc tĩnh trí mới thấy hối hận.

208. tỏ: hiểu rõ, biết rõ. Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường; Tiếc thay một đóa

trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về

209. tỏ tường: biết tường tận. chưa tỏ tường thực hư

210. tường: biết rõ, hiểu rõ. Chưa tường thực hư; hỏi cho tường gốc ngọn

211. xao nhãng: không để tâm, không dồn sức vào công việc đang làm do bị lôi cuốn

vào việc khác. Xao nhãng việc học

Page 198: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

C.NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC (18/229 trường hợp)

1. giác ngộ: hiểu ra được lẽ phải trái và tự giác đi theo cái đúng (thường nói về mặt

chính trị). Sớm giác ngộ và tham gia cách mạng

2. mở mắt: 3. thấy được nhận thức sai lầm, tỉnh ngộ. Bây giờ mới mở mắt thì đã muộn

3. mụ (đg+t): trở nên mất sáng suốt, mất trí nhớ do đầu óc phải làm việc quá nhiều.

Học nhiều quá, mụ cả người.

4. mụ mẫm (đg+t): mụ người đi (nói khái quát). Đầu óc mụ mẫm

5. mụ mị (đg+t): mụ mẫm đến mức như ngây dại, không còn biết gì nữa. Đầu óc mụ

mị, không nhớ ra

6. nghe ra: hiểu được, nhận ra được (điều hay lẽ phải). Rằng hay thì thật là hay/

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào.

7. nhận biết: nhận ra mà biết được điều gì đó. Nhận biết được vấn đề

8. nhận ra: thấy rõ, biết rõ, hiểu rõ qua một quá trình xem xét. Nhận ra lẽ phải

9. quanh quẩn: 2. (đg+t): [suy nghĩ] cứ trở đi, trở lại như cũ, không dứt, không

thoát ra được. Những ý nghĩ cứ quanh quẩn trong đầu.

10. quẩn quanh: như quanh quẩn

11. sáng mắt: nhận ra những điều mà trước đó vì mê muội nên không nhận thấy. Đã

sáng mắt chưa con?

12. thấm nhuần: thấu hiểu điều gì đó một cách sâu sắc đến mức như có thể biến điều

đó thành suy nghĩ, tư tưởng, hành động của mình một cách nhuần nhuyễn (sau

một quá trình chịu tác động về mặt nhận thức). Thấm nhuần tư tưởng tiến bộ

13. thấy: nhận ra được qua nhận thức. Lãm dần dần thấy có cái gì đó không ổn, sức

bỏ ra thì nhiều mà thu về thì còm cõi quá.

14. thức tỉnh: nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội, sai lầm. Bài thơ góp

phần thức tỉnh lòng yêu nước.

15. tỉnh ngộ: hiểu ra, nhận ra được sai lầm của mình. Lúc tỉnh ngộ thì mọi sự đã rồi

16. vỡ: 4. bắt đầu hiểu ra. Càng học càng vỡ dần ra; Bây giờ mọi người mới vỡ

chuyện.

17. vỡ lẽ: hiểu ra được thực chất điều mà trước đó chưa biểt rõ, chưa hiểu rõ. Vỡ lẽ

đầu đuôi câu chuyện

18. vỡ vạc: 2. vỡ ra, bắt đầu hiểu ra (khái quát). Giờ mới vỡ vạc ra nhiều chuyện

Chú thích: * xuất hiện trước mục từ nào thì mục từ đó sẽ còn mang những tư cách khác - động từ

chỉ trạng thái, động từ chỉ quá trình

Page 199: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC 8

NGỮ CỐ ĐỊNH CHỈ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRONG TIẾNG VIỆT

(45 ngữ cố định, thống kê từ Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt,

Nguyễn Như Ý, 1997)

1. bày mưu tính kế

2. biết người biết ta

3. biết mình biết ta

4. biết thân biết phận

5. bụng bảo dạ

6. đi guốc trong bụng

7. đoán già đoán non

8. lo bò trắng răng

9. lo bò không có hàm trên

10. lo cháy gan cháy ruột

11. lo đứng lo ngồi

12. lo trước tính sau

13. lo như cá nằm trên thớt

14. lo sốt vó

15. lo quẩn lo quanh

16. lo ngay ngáy

17. lo đái ra máu

18. lo úa râu

19. lo rối ruột

20. lao tâm khổ trí

21. lao tâm khổ tứ

22. lú ruột lú gan

23. nghĩ đi nghĩ lại

24. nghĩ tới nghĩ lui

25. nghĩ gần nghĩ xa

26. nghĩ thối ruột thối gan

27. nghĩ chán nghĩ chê

28. nghĩ nát óc

29. nghĩ Tần nghĩ Hán

30. nghĩ trước nghĩ sau

31. nhớ như in

Page 200: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

32. nhớ như đinh đóng cột

33. nhớ nhập tâm

34. nhớ như chôn vào óc

35. nhớ rõ mồn một

36. suy bụng ta ra bụng người

37. suy đi tính lại

38. thuộc như cháo

39. thuộc như lòng bàn tay

40. thuộc như thổ công thuộc bếp

41. tính thiệt so hơn

42. tính nát nước

43. tính tới tính lui

44. tính quẩn lo quanh

45. vò đầu bứt tai

Page 201: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

PHỤ LỤC 9

MỘT SỐ ĐỘNG TỪ NHẬN THỨC TIÊU BIỂU TRONG TIẾNG ANH

(Thống kê từ từ điển Oxford Advanced Learner's Dictionary of Current English của

Hornby 2005 và vận dụng kết quả của Aijmer 1997, D’Andrade 1987,

Evan & Winlkins 2000, Persson 1993, Wheeler 1995)

ĐỘNG TỪ ĐƠN

Động từ có nghĩa gốc

1. assess: ước định, ước lượng

2. assume: cho rằng

3. believe: tin

4. calculate: tính, tính toán

5. cogitate: ngẫm

6. cognize: nhận thức

7. compute: tính toán

8. comprehend: hiểu

9. con: thuộc lòng, nghiền ngẫm

10. concentrate: chú ý, tập trung

11. conceptualize: tưởng tượng

12. conjecture: ước đoán

13. consider: xem như

14. contrive: dự tính

15. deem: tưởng rằng, nghĩ rằng

16. deduce: suy luận

17. deliberate: cân nhắc

18. devise: nghĩ ra, lập kế hoạch

19. discover: khám phá

20. distract: làm phân tâm

21. doubt: nghi

22. estimate: ước đoán

23. examine: xem xét

24. excogitate: nghĩ ra (kế hoạch), bày/lập (mưu)

25. explore: khám phá

26. find: nhận thấy

27. forget: quên

28. guess: đoán

Page 202: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

29. infer: suy ra

30. invent: phát minh, sáng chế

31. judge: đánh giá, xét đoán

32. know: biết

33. memorize: ghi nhớ

34. meditate: trù tính

35. misconceive: nhận thức sai, hiểu sai

36. misunderstand: hiểu sai

37. notice: chú ý

38. opine: cho rằng

39. perceive: nhận thức, hiểu được

40. ponder: cân nhắc

41. predict: dự đoán

42. presume: cho là

43. presuppose: tiên đoán

44. realize: nhận ra

45. reckon: tính toán, nghĩ là, cho là

46. recognise: nhận ra

47. regard: xem như

48. remember: nhớ

49. ruminate: ngẫm nghĩ

50. suppose: cho rằng/là

51. surmise: ước đoán, phỏng đoán

52. suss: phát hiện

53. suspect: nghi ngờ

54. speculate: suy xét, nghiên cứ

55. think: nghĩ

56. trust: tin

57. understand: hiểu

58. wonder: tự hỏi

Động từ có nghĩa phái sinh

59. apprehend: hiểu rõ, nắm bắt (vấn đề)

60. blueprint: lên kế hoạch (trong đầu)

61. bottom: xem xét kĩ lưỡng

62. brood: nghiền ngẫm

Page 203: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

63. catch: hiểu được

64. compass: hiểu rõ, nắm được, lĩnh hội

65. contemplate: suy tính, suy ngẫm

66. dawn: lóe ra (ý nghĩ)

67. depicture: tưởng tượng

68. design: trù tính

69. dig: đào sâu (suy nghĩ), đào bới (vấn đề)

70. digest: suy nghĩ kĩ, sắp xếp trong óc

71. dream: mơ tưởng, tưởng tượng

72. envisage: thấy trước, biết trước

73. feel: nghĩ, hiểu

74. figure: tính, hiểu

75. foresee: tiên đoán

76. gather: suy ra, nắm được, hiểu được

77. get: hiểu

78. grasp: hiểu được

79. grip: nắm vững (kiến thức)

80. have: biết, hiểu, nhớ, nghĩ ra

81. hear: hiểu

82. identify: nhận biết

83. imagine: hình dung, tưởng tượng

84. impeach: nghi ngờ, hoài nghi

85. make: hiểu

86. mind: lưu ý, để ý

87. misapprehend: hiểu lầm

88. mistake: nhầm

89. muse: suy tư, suy tưởng

90. penetrate: hiểu, thấu hiểu

91. question: nghi ngờ

92. reason: lập luận

93. recall: nhớ lại

94. recollect: nhớ ra, nhớ lại

95. reflect: suy ngẫm

96. remark: để ý

97. remind: gợi nhắc

Page 204: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG ...

98. repose: nghĩ miên man

99. retain: nhớ được

100. retrace: hồi tưởng (kĩ niệm)

101. savvy: hiểu, biết

102. search: tìm kiếm, lục lại (trong đầu)

103. see: hiểu

104. sense: hiểu

105. sieve: xem xét, phân tích, sàng lọc

106. seize: nắm vững, hiểu thấu

107. sift: sàng lọc

108. smell: đánh hơi - phát hiện

109. sniff: đánh hơi- phát hiện

110. take: hiểu; xem như, coi như

111. translate: hiểu

112. treat: xem như, coi như

113. undeceive: giác ngộ, tỉnh ngộ

114. unravel: làm sáng tỏ (manh mối)

115. visualize: mường tượng

116. weigh: cân nhắc

ĐỘNG TỪ KÉP

117. be aware of: ý thức

118. find out: khám phá, phát hiện

119. figure on: tính toán

120. figure out: hình dung, tính ra, luận ra

121. figure up: tính toán

122. make up: hiểu, nghĩ

123. mull over: nghĩ tới nghĩ lui

124. latch on: hiểu ra điều gì

125. pay attention: chú ý

126. pick out: nhận ra, hiểu ra

127. wake up: bắt đầu biết, nhận ra điều gì

128. wise up: tỉnh ngộ

129. work out: tính (giải toán)