Top Banner
KINH DOANH NGOI HI GVHD: ThS. Phan Chung Thy Trang: 1 TRƯỜNG ĐẠI HC MTHÀNH PHỐ HCHÍ MINH KHOA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIT Môn: KINH DOANH NGOI HI ĐỀ TÀI : THTRƯỜNG GIAO SAU NGOI TTRÊN THẾ GII Danh sách thành viên nhóm Future Hvà tên Mã số sinh viên 1. Bùi Bảo Châu 0954030055 2. Trần Ái Nghĩa 0954030428 3. Hunh ThThanh Vân 0954030816 4. Nguyn ThNgọc Hân 0954012120 5. Nguyn ThLê Vy 0954030848
63

Công cụ phái sinh Future

Aug 02, 2015

Download

Documents

samj2501
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

Môn: KINH DOANH NGOẠI HỐI

ĐỀ TÀI :

THỊ TRƯỜNG GIAO SAU NGOẠI TỆ

TRÊN THẾ GIỚI

Danh sách thành viên nhóm Future

Họ và tên Mã số sinh viên

1. Bùi Bảo Châu 0954030055

2. Trần Ái Nghĩa 0954030428

3. Huỳnh Thị Thanh Vân 0954030816

4. Nguyễn Thị Ngọc Hân 0954012120

5. Nguyễn Thị Lê Vy 0954030848

Page 2: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 2

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

...................................................................................................

Page 3: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 3

Mục lục

PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU..................................................................... 5

I. Khái quát về TTGS .................................................................................................................................... 5

1. Lịch sử hình thành thị trường giao sau trên thế giới ............................................................................ 5

2. Khái niệm ................................................................................................................................................ 6

3. Đặc điểm HĐGS ...................................................................................................................................... 7

a) Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch ............................................................................. 7

b) Quản lý rủi ro biến động giá ................................................................................................................ 8

c) Tính thanh khoản ................................................................................................................................. 8

d) Tính hiệu quả ....................................................................................................................................... 8

e) Tổng lợi nhuận bằng không ................................................................................................................. 8

f) Các điều khoản trong HĐGS được tiêu chuẩn hóa. ............................................................................. 9

g) Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. ............. 11

h) Hợp đồng giao sau được lập tại Sàn giao dịch qua các cơ quan trung gian. .................................... 12

i) HĐGS phải có tiền ký quỹ và đa số các HĐGS đều được thanh lý trước thời hạn. ........................... 12

4. Các thành phần tham gia thị trường .................................................................................................... 14

5. Mục đích của người kinh doanh khi tham gia vào thị trường giao sau ............................................. 17

a) Phòng ngừa rủi ro biến động giá ....................................................................................................... 17

b) Đầu cơ kiếm lời .................................................................................................................................. 19

6. Ý nghĩa của việc hình thành thị trường giao sau ................................................................................ 22

7. Hoạt động ký quỹ cho hợp đồng giao sau ............................................................................................ 23

8. Cơ chế xác định giá trên thị trường giao sau ...................................................................................... 26

9. Rủi ro Basic của Hợp đồng giao sau .................................................................................................... 28

a) Basic là gì?......................................................................................................................................... 28

b) Tác động của Basic lên việc phòng ngừa rủi ro ................................................................................ 29

II. Mối quan hệ giữa thị trường giao sau và thị trường kì hạn ............................................................. 31

1. Giống nhau: .......................................................................................................................................... 31

2. Khác nhau: ............................................................................................................................................ 32

Page 4: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 4

PHẦN B: THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CHICAGO MERCANTILE EXCHANGE (CME).............................. 34

I. Giới thiệu về thị trường CME ................................................................................................................. 34

1. Lịch sử hình thành thị trường giao sau CME ..................................................................................... 34

2. Mạng lưới phân bố CME toàn cầu ....................................................................................................... 35

3. Các sản phẩm giao dịch trên thị trường CME ..................................................................................... 35

II. Chủ thể tham gia thị trường: .............................................................................................................. 40

1. Cơ cấu sàn giao dịch:............................................................................................................................ 40

2. Các thành viên CME: ........................................................................................................................... 40

III. Cách thức giao dịch trên CME: .......................................................................................................... 45

1. Các loại lệnh giao dịch trên CME: ....................................................................................................... 45

2. Hệ thống thanh toán bù trừ CME ........................................................................................................ 46

3. Các phương thức giao dịch trên CME ................................................................................................ 49

IV. Giao sau ngoại tệ tại CME................................................................................................................... 59

1. Cách thức niêm yết giá.......................................................................................................................... 59

2. Giới thiệu hợp đồng giao sau tại CME: ............................................................................................... 61

Page 5: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 5

PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU

I. Khái quát về TTGS

Hiện nay, ở Việt Nam, hợp đồng tương lai và các giao dịch trên thị trường tương lai

còn là những khái niệm khá mới mẻ với nhiều các nhân, tổ chức. Nhưng ở các nước có thị

trường tài chính phát triển, nó đã hình thành, phát triển khá lâu đời, cùng tồn tại song song và

đóng vai trò quan trọng không kém so với thị trường chứng khoán.

1. Lịch sử hình thành thị trường giao sau trên thế giới

Người ta đã tìm thấy dấu vết, nguồn gốc của thị trường giao sau (TTGS) ngay từ thời

Trung cổ tại Châu Âu, đó là mối quan hệ được hình thành giữa thương nhân và nông dân.

Vào những năm mất mùa, người nông dân trữ hàng làm giá cả tăng cao, điều này gây khó

khăn cho giới thương nhân. Ngược lại, khi bội thu, giới thương nhân lại dìm giá xuống, gây

khó khăn cho người nông dân. Để tránh tình trạng đó, thương nhân và người nông dân đã gặp

nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận giá cả trước. Như vậy, rủi ro về giá của cả hai bên đã

được giải quyết. Tuy nhiên, TTGS đầu tiên trên thế giới ra đời tại thành phố Chicago (Hoa

Kỳ).

Vào thập niên 40 thế kỷ XIX, Chicago đã trở thành một trung tâm thương mại lớn của

Hoa Kỳ. Cũng trong thời gian đó, máy gặt McCormick đã được phát minh, giúp cho năng

suất sản xuất lúa mì tại Mỹ tăng lên rất nhanh chóng. Do đó, những người nông dân trồng lúa

mì từ khắp nơi đều quy tụ về Chicago để bán sản phẩm của họ. Dần dần, hoạt động này trở

nên sôi nổi đến mức hầu như không đủ nhà kho chứa lúa mì của nông dân. Ngoài ra, sự tồn

tại những phương pháp nghèo nàn trong việc cân và phân loại hàng hóa đã đẩy người nông

dân vào tình thế phải chịu sự định đoạt của các thương nhân.

Tình hình có vẻ khả quan hơn, khi vào năm 1848, một trung tâm giao dịch The

Chicago Board of Trade (CBOT) đã được thành lập. Ở đó, người nông dân và các thương

nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng

do CBOT qui định. Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một

chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng - trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên

chấm dứt. Trong vòng vài năm, một kiểu hợp đồng mới xuất hiện dưới hình thức là các bên

Page 6: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 6

cùng thỏa thuận mua bán với nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời

điểm trong tương lai. Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa

của mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với nhau

một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan hệ mua bán này

là hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Nhưng không dừng lại ở đó, quan hệ

mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử dụng loại

hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại

trao tay chính loại hợp đồng này trước ngày nó được thanh lý. Nếu thương nhân không muốn

mua lúa mì thì họ có thể bán lại cho người khác cần nó hoặc người nông dân không muốn

giao hàng thì họ có thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người nông dân khác. Giá cả hợp đồng

lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Nếu thời tiết xấu xảy đến, thì người bán

lại hợp đồng đó sẽ thu được nhiều lãi vì nguồn cung hàng đang thấp đi nên giá hợp đồng sẽ

tăng; nếu vụ mùa thu được nhiều hơn sự mong đợi thì người bán hợp đồng sẽ mất giá vì

người ta có thể trực tiếp mua lúa mì trên thị trường tự do. Cứ như thế, các quy định cho loại

hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa mì

mà chuyển sang lập các hợp đồng giao sau (HĐGS) lúa mì. Vì chi phí cho việc giao dịch loại

hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính

hàng hóa của họ. Từ đó trở đi, những người nông dân có thể bán lúa mì của mình bằng cả ba

cách: trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ hạn (forward) hoặc tham gia vào thị trường

giao sau (futures).

Ngày nay, vào thị trường giao sau đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản

ban đầu, nó trở thành công cụ tài chính để bảo vệ các loại hàng hóa truyền thống và cũng là

một trong những công cụ đầu tư hữu hiệu nhất trong ngành tài chính. vào thị trường giao sau

hiện nay hoạt động liên tục thông qua hệ thống Globex nối liền mười hai trung tâm tài chính

lớn trên thế giới. Sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa chuyển biến từng giây một và gây

ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả khu vực và toàn thế giới.

2. Khái niệm

Page 7: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 7

Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ

giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực vào một ngày được xác định trong tương lai

bởi Sở giao dịch ( IMM).

Nói cách khác, hợp đồng giao sau là một cam kết pháp lý của các bên về việc mua

hoặc bán một lượng tài sản vào một thời điểm trong tương lai thông qua Sở giao dịch và các

cơ quan trung gian ở một giá được định trước.

Sự cam kết pháp lý về một hành vi trong tương lai này có thể được các bên hủy bỏ

một cách hợp pháp khi lập một HĐGS khác ngược lại vị thế mà mình đã có. Cũng vì lý do đó

mà ta có thể chia HĐGS thành hai loại :

HĐGS được thanh lý sau khi giao hàng. Đây là loại hợp đồng tồn tại một sự

giao hàng thực sự theo như thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng

. Trong trường hợp này, về bản chất thì HĐGS tương tự như hợp đồng kỳ hạn

(forward).

HĐGS được thanh lý trước ngày giao hàng ghi trong hợp đồng. Đây là loại

hợp đồng không có sự giao hàng trên thực tế xảy ra, các bên chấm dứt sự ràng

buộc của mình đối với phía bên kia bằng nghiệp vụ thanh toán bù trừ, nghĩa là

các bên mua hoặc bán lại chính loại hàng hóa đó ngược với vị thế mà mình đã

có (vị thế mua hoặc bán trước đây). Đây là dạng phổ biến, nhờ đó mà tồn tại

TTGS.

Hợp đồng giao sau (futures contracts) được Thi trường tiền tệ quốc tế (International

Monetary Markets - IMM) đưa ra lần đầu tiên năm 1972 ở Chicago nhằm cung cấp cho

những nhà đầu cơ (speculators) một phương tiện kinh doanh và cho những người ngại rủi ro

(hedgers) một công cụ phòng ngứa rủi ro hối đoái.

Thị trường ngoại tệ giao sau (currency futures market) là thị trường giao dịch các

hợp đồng mua bán ngoại tệ giao sau.

3. Đặc điểm HĐGS

a) Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch

Page 8: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 8

Khi các thông tin về nguồn cung cầu xuất hiện, người mua và bán sẽ đưa các thông

tin này vào trong thị trường. Khi người mua và người bán đạt đến thỏa thuận thì một giao

dịch được thực hiện và giá thị trường được công bố.

Giá cả được hình thành thông qua hệ thống đấu giá công khai và cơ chế giá được

hình thành do các tác động của lực cung và cầu.

Thay đổi trong giá giao sau mỗi ngày là sự đồng thuận của người mua lẫn của người

bán vào ngày hôm đó.

b) Quản lý rủi ro biến động giá

Khả năng bù trừ của hợp đồng giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro

hòa vốn, có nghĩa là thiệt hại trên thị trường giao sau sẽ bù bằng lợi nhuận trên thị

trường giao ngay.

Điều này cho phép những người tham gia vào hợp đồng giao sau quản lý được các

rủi ro do những bất ổn của giá cả thị trường. Đây là nhân tố chính của hợp đồng giao sau

hấp dẫn những người phòng ngừa rủi ro.

c) Tính thanh khoản

Đây là một chìa khóa cho bất cứ thành công nào của hợp đồng giao sau. Tất cả thành

viên tham gia thị trường đều kỳ vọng các biến động giá cả là nhẹ nhàng hoặc có thể dự báo

được. Điều này cho phép họ dễ dàng gia nhập hoặc rút lui ra khỏi thị trường với một số

lượng lớn các giao dịch. Số lượng các giao dịch càng lớn nhưng không gây tác động đến giá

thì thị trường càng được gọi là “có tính thanh khoản”.

d) Tính hiệu quả

Thị trường giao sau tạo khả năng cho tất cả những người tham gia giao dịch với khối

lượng lớn với chi phí giao dịch tương đối thấp. Tính hiệu quả này thật sự hấp dẫn những

người mua và người bán.

e) Tổng lợi nhuận bằng không

Page 9: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 9

Giao dịch giao sau thường có tổng lợi nhuận bằng không, bất cứ lợi nhuận nào của

những người tham gia thị trường cũng chính là khoản lỗ của một người khác trong thị

trường.

Đối với những người phòng ngừa rủi ro, điều này không là mối bận tâm vì lợi nhuận

hoặc thua lỗ của họ được bù trừ trên thị trường giao ngay.

f) Các điều khoản trong HĐGS được tiêu chuẩn hóa.

Trong thị trường giao sau, các hoạt động mua bán được thực hiện liên tục với trình độ

chuyên môn nghiệp vụ và bảo đảm an toàn cao. Do đó, các điều khoản trong hợp đồng được

tiêu chuẩn hóa một cách tối đa, giúp cho việc ký kết hợp đồng nhanh chóng, đảm bảo an toàn

về mặt pháp lý.

Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa trong TTGS là: tên hàng, chất lượng, độ lớn hợp

đồng, số lượng giao dịch, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, cách yết giá, mức giá biến

động tối thiểu, tháng giao dịch, giờ giao dịch, giới hạn giá hàng ngày, ngày giao dịch cuối

cùng, phương thức thanh toán.

Độ lớn: Mỗi loại hàng hóa đều được thống nhất và hầu như được thống nhất

trên toàn thế giới giúp cho việc mua bán giữa các TTGS trên thế giới dễ dàng hơn. Chẳng

hạn như một hợp đồng vàng có khối lượng là 100 ounces, hợp đồng dầu thô là 1000 barrels,

hợp đồng Yen Nhật là 12.500.000¥, hợp đồng cà phê arabica là 37.500 pounds (tại

NYMEX), hợp đồng cà phê robusta là 5 tấn (tại LIFFE),… việc qui định độ lớn mỗi hợp

đồng sao cho không quá lớn để những nhà bảo hộ nhỏ cũng có khả năng tham gia, không quá

nhỏ vì khoản được bảo hộ hoặc đầu cơ sẽ không bù đắp được chi phí huê hồng hay các chi

phí khác.

Thỏa thuận chuyển giao: Địa điểm giao hàng trong hợp đồng giao sau do thị

trường trao đổi ấn định. Việc giao hàng này xảy ra khi các bên mong muốn thi hành hợp

đồng. Khi địa điểm giao hàng được chọn, giá cả mà người bán nhận được điều chỉnh theo địa

điểm giao hàng.

Thời điểm giao hàng (thời điểm đáo hạn hợp đồng):

Page 10: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 10

Hợp đồng tương lai thường chỉ rõ tháng giao hàng. Đối với nhiều hợp đồng

tương lai, thời gian giao hàng là trọn tháng.

Tháng giao hàng thay đổi theo từng hợp đồng và được thị trường giao dịch

chọn lựa để đáp ứng nhu cầu của những thành viên tham gia thị trường.

Ví dụ: hợp đồng future về tiền tệ ở thị trường IMM có tháng giao hàng là 3, 6, 9 và 12; hợp

đồng future về bắp trên thị trường CBOT có tháng giao hàng là 3, 5, 7, 9 và 12…

Tại một thời điểm bất kỳ, hợp đồng sẽ được thực hiện trong tháng giao hàng gần nhất

và một số tháng giao hàng tiếp sau đó. Thị trường sẽ nêu rõ khi nào thì bắt đầu tháng giao

hàng và ngày cuối cùng phải thực hiện giao dịch đối với một hợp đồng cụ thể.

* Thông thường việc giao dịch sẽ kết thúc cách vài ngày trước ngày giao hàng cuối

cùng. Vậy thời điểm giao hàng là điều kiện xác định để nhằm phân biệt đối tượng được giao

dịch trong HĐGS, ví dụ như: HĐGS cà phê tháng 3 năm 2005 khác với HĐGS cà phê tháng

5 năm 2005…

Yết giá:

Giá Future được niêm yết một cách thuận tiện và dễ hiểu nhất.

Ví dụ: giá future về dầu thô ở thị trường NYMEX được niêm yết bằng đơn vị dollar/thùng

(với 2 số lẻ); giá future về trái phiếu và tín phiếu kho bạc được CBOT niêm yết bằng đơn vị

dollar và 1/32 dollar.

Mức dịch chuyển giá tối thiểu được ấn định luôn trong phương thức niêm yết giá của

từng loại giao dịch.

Ví dụ: mức dịch chuyển giá tối thiểu sẽ là 0,01$/thùng đối với giao dịch giao sau về dầu thô.

Giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày:

Nếu giá giảm xuống một khoản bằng giới hạn giá hàng ngày, hợp đồng được gọi là đạt

giới hạn dưới (limit down).

Page 11: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 11

Nếu giá tăng lên một khoản bằng với giới hạn, thì hợp đồng được gọi là giới hạn trên

(limit up).

Giới hạn dịch chuyển (limit move) là sự dịch chuyển theo cả 2 hướng tương đương

với giới hạn giá hàng ngày.

Việc giao dịch trong ngày được ngừng lại khi hợp đồng đạt đến giới hạn trên hoặc giới

hạn dưới.

Một số trường hợp cá biệt, thị trường có quyền tham gia và thay đổi giới hạn.

Mục đích của giới hạn giá hàng ngày là để ngăn ngừa sự dịch chuyển quá rộng do sự

đầu cơ. Khi giới hạn giá ở mức cân bằng sẽ tốt cho việc kiểm soát thị trường future.

Giới hạn mức đầu tư:

Giới hạn mức đầu tư là số lượng hợp đồng tối đa mà nhà đầu cơ có thể nắm giữ. Mục

đích của giới hạn là ngăn các nhà đầu cơ không được đầu cơ quá mức làm ảnh hưởng đến thị

trường.

Ví dụ: tại CME, giao dịch giao sau về gỗ có giới hạn là 1.000 hợp đồng và trong một tháng

giao hàng bất kỳ không được thực hiện quá 300 hợp đồng.

g) Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong

tương lai.

Khi lập một hợp đồng giao sau thì các bên bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ vào trong

mối liên hệ đó. Trong đó bên bán phải có nghĩa vụ giao một khối lượng hàng xác định cho

bên mua và có quyền nhận tiền vào một thời điểm trong tương lai ở một giá thoả thuận trước.

Còn bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền theo như thoả thuận trong hợp đồng và có

quyền nhận hàng cũng vào một thời điểm trong tương lai.

Đặc điểm trên cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt hợp đồng giao sau với một loại hợp

đồng phái sinh khác là hợp đồng quyền chọn (Option). Trong hợp đồng quyền chọn thì chỉ

bên mua quyền được mua (buy call) hoặc mua quyền được bán (buy put) mới có quyền, bên

Page 12: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 12

còn lại (sell call – sell put) không có quyền mà phải thực hiện nghĩa vụ mà mình cam kết với

bên kia.

Như vậy, cả hai bên trong quan hệ hợp đồng giao sau đều bị ràng buộc bởi những

quyền và nghĩa vụ nhất định. Và để đảm bảo cho các hợp đồng giao sau được thi hành nên

Sàn giao dịch đã qui định các biện pháp bảo đảm đối với cả bên mua lẫn bên bán bằng việc

ký quỹ hoặc các giấy tờ chứng minh khác.

h) Hợp đồng giao sau được lập tại Sàn giao dịch qua các cơ quan trung gian.

Ở trong thị trường chứng khoán, các loại chứng khoán có thể được mua bán trên sàn

giao dịch hoặc ở thị trường tự do nhưng trong thị trường giao sau thì các hợp đồng giao sau

(HĐGS) chỉ được lập trên Sàn giao dịch. Việc mua bán qua Sàn giao dịch (SGD) trong thị

trường giao sau làm cho các nhà đầu tư không cần quan tâm đến đối tác của mình. Chỉ cần

các bên tuân thủ quy định pháp luật khi ký kết thì quyền và nghĩa vụ các bên sẽ được bảo

đảm. Bởi vì, việc giám sát đảm bảo thực hiện hợp đồng của tất cả các thành viên tham gia

trong thị trường giao sau (TTGS) đã có cơ quan thanh lý (CQTL) đảm nhiệm. Trong trường

hợp nhà đầu tư thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ thì CQTL sẽ cân đối, bù trừ vào tài

khoản của các nhà đầu tư; còn trong trường hợp các bên muốn được thi hành hợp đồng thì

CQTL sẽ là cầu nối, yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận hàng tại kho hoặc nơi do CQTL

chỉ định.

Ngoài CQTL ra thì còn có nhiều bên khác làm trung gian giúp cho việc giao kết hợp đồng

giao sau. Đó là các công ty thanh lý thành viên, các Công ty giao sau, các quỹ đầu tư,… làm

trung gian giữa nhà đầu tư với CQTL. Các bên này có nhiệm vụ giúp CQTL xác định tư cách

tham gia TTGS của các nhà đầu tư, giúp họ giao dịch bằng cách nhận lệnh của họ và đem

đấu giá trên sàn.

i) HĐGS phải có tiền ký quỹ và đa số các HĐGS đều được thanh lý trước thời hạn.

Tiền ký quỹ là biện pháp bảo đảm thi hành hợp đồng, bắt buộc đối với cả bên bán và

bên mua. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đặt cọc hoặc một lượng tiền bằng với giá

trị hàng hóa (thế chấp) để bảo đảm cho việc mua bán thì SGD chỉ quy định một mức ký quỹ

Page 13: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 13

rất thấp, tùy vào loại hàng hóa. Tiền ký quỹ thấp trong hợp đồng giao sau cũng như trong hợp

đồng quyền chọn là một trong những nguyên nhân làm cho chúng trở thành những công cụ

đòn bẩy tài chính mạnh nhất ngày nay. Chính vì tiền ký quỹ thấp nên ai cũng có thể tham gia

thị trường với tư cách là nhà đầu cơ. Những nhà đầu cơ luôn kỳ vọng vào việc kiếm lời đã trở

thành nhân vật chủ yếu trong TTGS, TTGS hoạt động sôi nổi và trôi chảy là nhờ họ. Và vì

thế, những người có hàng hóa cần được bảo hộ lại được lợi, họ có thể dễ dàng lập một hợp

đồng giao sau bất cứ lúc nào vì lúc nào cũng có người mua bán. Nhờ vậy mà TTGS có tính

thanh khoản cao.

Cuối cùng là một đặc điểm hết sức độc đáo của hợp đồng giao sau mà các dạng hợp

đồng khác không có được, đó là thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn. Trong các hợp đồng

thông thường, khi các bên muốn thanh lý hợp đồng trước ngày giao hàng đồng nghĩa với việc

thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng hoặc thoả thuận chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác,

khi đó các bên sẽ thoát khỏi sự ràng buộc về nghĩa vụ với nhau. Nhưng trong hợp đồng giao

sau thì các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng mà không cần

phải thông qua một sự thoả thuận nào bằng cách thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ là lập

một hợp đồng ngược lại vị thế mà mình đã có. Cứ như thế, các bên có thể mua đi bán lại

nhiều lần một loại hàng hóa vào một tháng giao hàng nhất định trong tương lai. Đến ngày

giao hàng, nếu các bên không muốn giao hàng thực sự thì CQTL sẽ thanh toán bù trừ các loại

hợp đồng đó và nghĩa vụ giao hàng cũng như nhận hàng của họ được chuyển giao cho người

khác.

Ví dụ như vào tháng 2 một người (A) đã bán một hợp đồng vàng tháng 5 với giá 387

USD/ounce nhưng đếng tháng 4 thì hợp đồng vàng tháng 5 chỉ còn ở giá 380 USD/ ounce thì

người (A) đó có thể lập một hợp đồng ngược lại với vị thế mà mình đã có bằng cách mua lại

hợp đồng vàng tháng 5 với giá 380 USD/ ounce (vào thời điểm tháng 4 thì giá cả của hợp

đồng cho tháng 5 hoàn toàn có thể không phải là 380 hoặc 387 USD/ounce). Khoảng chênh

lệch giá giữa giá bán và giá mua 7 USD là khoản lời mà người (A) đó kiếm được từ việc thiết

lập quan hệ hợp đồng này dù họ không cần có một sự trao đổi hàng hóa thực sự. Trong đó,

hành vi bán một hợp đồng vàng tháng 5 sẽ làm phát sinh cho người đó nghĩa vụ giao hàng

(vàng) vào tháng 5. Khi người đó thực hiện hành vi mua lại hợp đồng vàng tháng 5 có nghĩa

Page 14: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 14

là người (A) đó đã mua cùng một lượng hàng mà mình đã bán trước đây; phía đối tác bên kia

(B) sẽ có nghĩa vụ giao hàng (vàng) cho người đó vào tháng 5. Như vậy, tới hạn giao hàng

vào tháng 5, người (A) đó sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng nữa. CQTL hiểu là

người (A) đó sẽ dùng hàng (vàng) của phía đối tác bên kia (B) để thi hành nghĩa vụ của mình

(A). Lúc này, nghĩa vụ của người (A) đó được xem như đã chuyển cho phía đối tác kia (B).

Nói như thế, xem ra hợp đồng mua lại hợp đồng vàng tháng 5 là một hợp đồng chuyển nghĩa

vụ cho một người thứ ba. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại cho rằng ở đây không có một hợp

đồng chuyển nghĩa vụ cụ thể nào giữa hai bên. Cụ thể là các bên khi lập HĐGS thì chỉ quan

tâm đến việc đối tượng trong hợp đồng là (hàng hóa) vàng, không phải đối tượng là nghĩa vụ

giao hàng.

4. Các thành phần tham gia thị trường

a. Những nhà đầu cơ (speculators):

Những nhà đầu cơ là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ

sự giao động giá. Họ có thể giữ vị thế trường (long position) hay vị thế đoản (short position)

hay cả hai vị thế cho cùng một hàng hóa (spread position).Có thể chia ra làm 2 loại nhà đầu

cơ:

Nhà đầu cơ vị thế (position traders): họ thường vào các vị thế và giữ chúng trong vài

ngày, vài tuần, hay vài tháng.Họ thường sử dụng các phân tích kỹ thuật để dự đoán sự biến

động giá và xu hướng giá cả trong tương lai, từ đó sẽ vào các vị thế thích hợp để tìm kiếm lợi

nhuận. Hoặc những nhà đầu cơ khác lại sử dụng các phân tích cơ bản để đưa ra nhận định về

giá, họ thường sử dựa vào các dữ liệu kinh tế vĩ mô để đưa ra các dự đoán về sự biến động

giá.

Nhà đầu cơ ngày (day traders): chỉ đầu cơ dựa vào sự biến động giá chỉ trong một

ngày giao dịch.Họ không bao giờ trở về nhà với một vị thế trong tay. Giao dịch ngày thường

tốn kém chi phí vì họ phải theo thông tin, biến động giá cả thường xuyên, và tốn các chi phí

cho những giao dịch trong suốt một ngày, với mục đích kiếm được lợi nhuận trong một giao

dịch.

Page 15: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 15

b. Những người phòng hộ (Hedgers):

Là những người tham gia giao dịch tương lai để phòng ngừa các rủi ro do sự biến

động giá bất lợi cho họ.

Ví dụ: một công ty Việt Nam phải mua 100.000 thùng dầu với giá $60/thùng để bán

qua Mỹ với giá kỳ vọng khoản $75/thùng, rủi ro hiển hiện ở đây là trong suốt khoảng thời

gian vận chuyển dầu qua Mỹ, giá dầu ở Mỹ sẽ giảm xuống dưới $75/thùng sẽ làm giảm lợi

nhuận, thậm chí là lỗ. Khi đó, để hạn chế tối đa rủi ro,công ty này có thể bán hợp đồng tương

lai (vào thế đoản vị) dầu với cùng số lượng để phòng ngừa rủi ro.Nếu giá lúc giao hàng

giảm,công ty sẽ bị giảm lợi nhuận hay lỗ, nhưng sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận ở hợp đồng

tương lai dầu. Đây là một ví dụ của phòng hộ đoản vị (short hedge).

Một ví dụ khác, một công ty ký hợp đồng bán nữ trang cho một nhà bán lẻ vào tháng

1, giao hàng vào tháng 9. Nhưng vào thời điểm hiện tại, công ty không có vàng nguyên liệu

trong kho, và cũng không có đủ tiền mặt để mua vàng vào lúc này,công ty dự tính rằng vào

tháng 5 mới có thể đáp ứng được nguồn vàng nguyên liệu để bắt đầu sản xuất,nhưng lo ngại

từ đây đến đó giá vàng sẽ tăng, làm đội giá sản phẩm đầu ra. Để phòng ngừa cho điều này,

công ty có thể mua mua những hợp đồng tương lai vàng để tránh rủi ro tăng giá vàng nguyên

liệu.Đây là một ví dụ của phòng hộ trường vị (long hedge).

c. Những người đầu cơ hưởng chênh lệch (Arbitrageurs):

Là những người tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét một loại hàng hóa nào đó cùng

những hàng hóa tương đương để bán hai giá khác nhau ở hai thị tường khác nhau.Họ là

những người dựa vào mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai, hay những biến động

cung cầu nhất thời làm rối loạn giá để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá giao ngay và giá

tương lai.

d. Những đối tượng trên sàn giao dịch

Page 16: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 16

Những người giao dịch trên các sàn giao dịch có thể được phân loại theo mục tiêu và

chức năng:

Những người giao dịch sàn (Floor traders) : là những thành viên giao dịch các hợp

đồng tương lai ở các khu vực tương lai (futures pit). Những người giao dịch tài khoản

riêng của anh ta gọi là một local, họ tạo ra tính thanh khoản cho thị trường vì họ hoạt

động như những nhà đầu cơ (scalpers) giao dịch rất ngắn hạn.Họ muốn mua hợp đồng

tương lai ở giá đã đặt (bid) và nhanh chóng bán lại ở một mức giá phù hợp (asked). Họ

phải đăng ký với ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) để được hoạt động.

Những nhà môi giới sàn (floor brokers) : giúp thi hành lệnh cho các bên ,ví dụ như các

FCM (Futures commission merchant), hoạt động gần giống như các công ty môi giới

chứng khoán, bằng cách thu phí giao dịch (khoảng $1 hay $2 mợt hợp đồng).Họ cũng

phải đăng ký với CFTC để được hoạt động.

Một chủ thể nữa là những người giao dịch sàn mà hoạt động như cả một local và một

nhà mội giới, thường được gọi là dual trading. Họ thường thực hiện mua hai hợp đồng

trong một khỏang thời gian ngắn ở hai mức giá khác nhau, một cho khách hàng và

một cho chính anh ta. Điều này gây ra những tranh cải về “tình trạng tiến thoái lưỡng

nan về đạo đức (ethical dilemma)”, nên để được phép hoạt động, anh ta phải trải qua

những thủ tục kiểm tra dài dòng và hệ thống kiểm soát nhằm hạn chế sự lạm dụng của

anh ta.

e. Những đối tượng khác tham gia trên thị trường

Những người cộng tác (Associated persons-APs): là những cá nhân làm việc cho FCM

bằng cách nhận lệnh và chấp nhận lệnh. Gần giống những người môi giới chứng

khoán.

Các nhà tư vấn giao dịch hàng hóa (Commodity trading advisers-CTAs): phân tích thị

trường tương lai, cung cấp thông tin, phát triển hệ thống giao dịch, đồng thời đưa ra

các lời khuyên, tư vấn cho các nhà giao dịch.

Các nhà môi giới giới thiệu (Introducing brokers-IBs): Là những cá nhân trực tiếp

kinh doanh với các FCM và các CTA, nhưng chính họ không phải là các AP và các

Page 17: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 17

CTA. Một IB thường chào mời và chuyển lệnh, khi một lệnh được nhận,nó được đưa

vào một FCM để thi hành.Những IB khác thì góp các khoản quỹ nhỏ thành một khoản

lớn để có thể trở thành một CTA mà đòi hỏi khoản đầu tư tối thiểu lớn.

Các nhà huy động quỹ hàng hóa (Commodity pool operators-CPOs): Hoạt động như

các quỹ tương hỗ trong thị trường chứng khoán, huy động vốn của các nhà đầu tư nhỏ

và sử dụng để giao dịch tương lai.

Các đối tượng này muốn tham gia thị trường tương lai cần phải đăng ký với CFTC để

được hoạt động.

5. Mục đích của người kinh doanh khi tham gia vào thị trường giao sau

a) Phòng ngừa rủi ro biến động giá

Khi tham gia thị trường giao sau với mục đích là phòng ngừa rủi ro biến động giá thì

chúng ta sẽ giảm thiểu lỗ do việc giá cả biến động bất lợi, tức là chúng ta đã chuyển giao rủi

ro biến động giá cho người khác. Nhưng phòng ngừa như thế nào? Bằng việc tạo ra một trạng

thái đảo ngược trên thị trường giao sau và bằng đúng với trạng thái trên thị trường hàng hoá

thực.

Một chiến lược phòng ngừa mua trước bằng với mua hợp đồng giao sau và bán hợp

đồng hàng hóa thực.

Một chiến lược phòng ngừa bán trước bằng với bán hợp đồng giao sau và mua hợp

đồng hàng hoá thực.

Về mặt lý thuyết, chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá giúp giảm rủi ro giá

xuống mức 0. Lãi hoặc lỗ trên thị trường hàng hóa thực bằng với lỗ hoặc lãi trên thị trường

giao sau.

Trong thực tế, hầu như không có chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá hoàn hảo

vì: Thay đổi giá cả trên thị trường hàng hoá thực và giao sau thường không như nhau. Các

đặc điểm chất lượng trên thị trường giao sau có thể khác với đặc điểm trên thị trường hàng

hoá thực. Hợp đồng giao sau có ngày đáo hạn hoặc giao hàng cố định. Hợp đồng giao sau có

khối lượng chuẩn hoá.

Page 18: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 18

Để tránh tổn thất giao dịch do biến động tỷ giá ngoại tệ khi có khoản phải thu từ hợp

đồng xuất khẩu, công ty xuất khẩu có thể bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau, có trị giá và

thời hạn tương đương với trị giá và thời hạn thanh toán của hợp đồng xuất khẩu, trên thị

trường ngoại tệ giao sau. Khi ấy, cùng một lúc công ty xuất khẩu nắm giữ hai loại hợp đồng:

(1) hợp đồng xuất khẩu sẽ đến hạn thanh toán trong tương lai, và (2) hợp đồng giao sau được

ghi nhận và thanh toán hằng ngày( daily mark to market). Tỷ giá giao ngay và giá trị hợp

đồng giao sau có tương quan cùng chiều với nhau và có hai khả năng cần lưu ý xãy ra: thứ

nhất là ngoại tệ giảm giá so với nội tệ và thứ hai là ngoại tệ tăng giá so với nội tệ.

Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì công ty có lãi từ hợp đồng giao sau

nhưng bị thiệt hại từ hợp đồng xuất khẩu. Lấy lãi của hợp đồng này bù đắp cho thiệt hại của

hợp đồng kia. Kết quả là công ty kiểm soát được rủi ro ngoại hối và tổn thất giao dịch.

Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì công ty có lãi do chênh lệch tỷ giá từ

khoản phải thu của hợp đồng xuất khẩu nhưng bị lỗ từ hợp đồng giao sau. Lấy lãi từ hoạt

động này bù đắp cho lỗ của hợp đồng kia. Kết quả là công ty kiểm soát được rủi ro ngoại hối

và tổn thất giao dịch.

Giao dịch cụ thể Công ty Export có một trị giá hợp đồng xuất khẩu 1 triệu USD, thời

hạn thanh toán trong 6 tháng. Để kiểm soát tổn thất giao dịch ngoại hối, Công ty Export thực

hiện bán 100 hợp đồng ngoại tệ giao sau, mỗi hợp đồng trị giá 10.000USD với thời hạn 6

tháng. Các giao dịch hợp đồng xảy ra trong thời hạn 6 tháng bao gồm:

Ở thời điểm thỏa thuận: công ty Export mở tài khoản thanh toán với phòng

thanh toán bù trừ trực thuộc Sở giao dịch và kí quỹ lần đầu theo yêu cầu của Sở giao dịch.

Chẳng hạn kí quỹ mỗi hợp đồng là 1,5 triệu VND. Tổng số tiền kí quỹ sẽ là 1,5x100= 150

triệu VND

Giữa hai thời điểm thõa thuận và đáo hạn: Giao dịch ghi nhận và thanh toán

hằng ngày đối với hợp đồng giao sau. Trong khoản thời gian này, hằng ngày có 2 khả năng

xảy ra:

Page 19: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 19

Một là, USD giảm giá so với USD, công ty Export sẽ lãi từ hợp đồng giao sau

một số tiền bằng: 100x10.000x(S6th-S0), trong đó S6th là tỷ giá giao ngay vào 6

tháng sau và S0<S6th

Hai là, USD lên giá so với VND, công ty Export sẽ lỗ từ hợp đồng giao sau

một số tiền bằng 100x10.000x(S0 – S6th) trong đó S0>S6th

Ở thời điểm đáo hạn: Giao dịch bán 1 triệu USD theo tỷ giá giao ngay khi hợp

đồng xuất khẩu đến hạn thanh toán. Lúc ấy có hai khả năng xảy ra:

Một là, tỷ giá USD/VND ở thời điểm đáo hạn, S6th, thấp hơn tỷ giá giao ngay

ở thời điểm thỏa thuận S0. Khi ấy, công ty Export bị thiệt hại một số tiền bằng

1x(S0-S6th) triệu VND, do USD giảm giá so với VND. Mặt khác, công ty

Export lãi từ hợp đồng giao sau, do USD giảm giá so với USD, một số tiền

bằng 100x10.000x(S6th-S0), trong đó St là tỷ giá giao ngay vào ngày t và

S0<S6th. Số tiền lãi sẽ được sử dụng để làm giảm thiểu tổn thất của khoản phải

thu. Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối có thể được kiểm soát.

Hai là, tỷ giá USD/VND ở thời điểm đáo hạn, S6th, cao hơn tỷ giá giao ngay ở

thời điểm thỏa thuận S0. Khi ấy, công ty Export sẽ lãi một số tiền bằng

1x(S6th- S0) triệu VND, do USD lên giá so với VND. Thế nhưng, do USD lên

giá so với VND nên công ty Export lỗ ở hợp đồng giao sau, một số tiền bằng

100x10.000x(S6th-S0), trong đó S6th là tỷ giá giao ngay vào 6 tháng sau và

S0>S6th. Số tiền lỗ tích lũy này sẽ được bù đắp bởi tiền lãi từ chênh lệch tỷ giá

của khoản phải thu. Nhờ vậy, rủi ro ngoại hối vẫn được kiểm soát.

b) Đầu cơ kiếm lời

Giao dịch giao sau giống như hoạt động “cá cược”, trong đó Sở giao dịch đóng vai

trò người tổ chức, người mua hợp đồng giao sau một loại ngoại tệ nào đó chính là người đánh

cược rằng ngoại tệ đó sẽ lên giá. Ngược lại, người bán hợp đồng giao sau một loại ngoại tệ

nào đó chính là người đánh cược rằng ngoại tệ đó sẽ xuống giá trong tương lai. Chuyện thắng

hay thua nhiều hay ít tùy thuộc vào diễn biến của tỷ giá trên thị trường. Nếu giá ngoại tệ lên

thì người mua hợp đồng giao sau ngoại tệ đó lời và sẽ được ghi có vào tài khoản. Ngược lại,

nếu giá ngoại tệ xuống thì người mua giao sau ngoại tệ đó lỗ và sẽ bị ghi nợ vào tài khoản.

Page 20: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 20

Tương tự, nếu giá ngoại tệ giảm thì người bán giao sau ngoại tệ đó sẽ có lời và ghi có vào tài

khoản. Ngược lại, nếu giá ngoại tệ lên thì người bán giao sau ngoại tệ sẽ lỗ và bị ghi nợ vào

tài khoản. Tiền lời hoặc lỗ bằng chênh lệch tỷ giá ngày hôm nay so với ngày hôm trước nhân

với giá trị hợp đồng. Nắm rõ tính chất trên đây của hợp đồng giao sau chúng ta có thể sử

dụng nó vào mục đích đầu cơ. Để làm rõ việc sử dụng hợp đồng giao sau vào mục đích đầu

cơ như thế nào chúng ta xem xét 2 tình huống sau đây:

Tình huống 1: Đang ở thời điểm hiện tại tỷ giá EUR/USD là 1,2372, ông An dự

báo rằng trong tương lai EUR sẽ lên giá so với USD và tỷ giá có thể lên đến EUR/USD

=1,3272

Trong tình huống này, ông An có thể thực hiện đầu cơ bằng cách: Mua EUR để đầu

cơ.

Ông An mua EUR và chờ lên giá sẽ bán ra lấy lời trong tương lai. Dĩ nhiên là việc

mua EUR để đầu cơ này là một việc làm rủi ro vì nếu EUR không lên giá đúng như dự đoán

của mình thì Ông An sẽ lỗ. Nhưng là người có kinh nghiệm và bản lĩnh Ông An tin chắc vào

sự dự đoán của mình và kỳ vọng kiếm lời mỗi EUR được (1,3272- 1,2372) 0,09 USD.

Chuyện ông ấy kiếm được nhiều hay ít hoặc lỗ nhiều hay ít phụ thuộc vào diễn biến tỷ giá

trên thị trường và số lượng EUR mà ông ấy mua nhiều hay ít. Chẳng hạn để kiếm được 9000

USD ông An phải mua 100.000 EUR Để mua được 100.000 EUR ngay thời điểm hiện tại

ông An phải bỏ ra 100.000 x 1,2372 = 123720 USD. Với số tiền USD bỏ ra khá lớn khiến

ông An có thể ngậm ngùi nhìn cơ hội kiếm 9000USD trong tiếc nuối vì chẳng có tiền mua

100.000EUR. May mắn cho Ông An là ông ta sống ở nơi có thị trường giao sau hoạt động và

nhờ vậy ông ta có thể nắm bắt đươc cơ hội đầu cơ, dù trong túi không có đủ 123720 USD,

bằng cách mua hợp đồng giao sau trị giá 100.000EUR thay vì mua giao ngay 100.000 EUR.

Mua hợp đồng giao sau để đầu cơ:

Nếu ông ta không có hoặc không muốn bỏ ra 123720 USD để mua 100.000EUR, ông

ta cũng có thể đầu cơ bằng cách mua hợp đồng giao sau trị giá 100.000EUR. Vì mua hợp

đồng giao sau trị giá 100.000EUR chứ không phải mua 100.000EUR nên ông An không cần

bỏ ra ngay 123720 USD mà chỉ cần bỏ ra 1755USD kí quỹ theo yeu cầu của Sở giao dịch.

Page 21: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 21

Như vậy với số tiền bỏ ra ít hơn: 1755USD so với 123720 USD ông An vẫn mua được cơ hội

kiếm lời nếu như tỷ giá biến động đúng như dự đoán của ông ta. Với hợp đồng giao sau này,

hằng ngày nều tỷ giá EUR/USD lên đúng như dự đoán của ông An thì tài khoản của ông An

sẽ được ghi có một số tiền bằng chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay ngày hôm nay so với ngày

hôm trước nhân với trị giá hợp đồng. Ngược lại, nếu tỷ giá xuống, tài khoản của ông An sẽ

được ghi nợ một số tiền bằng chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay ngày hôm trước so với ngày

hôm nay nhân với trị giá hợp đồng. Ngoài ra, việc ghi nợ nhiều khiến cho số dư tài khoản kí

quỹ của ông An giảm xuống đến mức tối thiểu do Sở giao dịch quy định, Ông An phải bỏ

thêm tiền vào cho đủ mức qui định mới được tiếp tục giao dịch.

Tình huống 2: Đang ở thời điểm hiện tại tỷ giá EUR/USD là 1,2372, nhưng

khác với ông An, ông Huy dự báo rằng trong tương lai EUR sẽ xuống giá so với USD và tỷ

giá có thể xuống tới EUR/USD =1,1672

Bán EUR để đầu cơ

Ông Huy bán EUR ngay bây giờ theo tỷ giá EUR/USD là 1,2372 và chờ đến khi

EUR xuống giá sẽ mua lại kiếm lời từ chênh lệch giữa giá bán bây giờ và giá mua lại sau

này. Dĩ nhiên là việc bán EUR để đầu cơ này là một việc làm rủi ro vì nếu EUR không xuống

giá đúng như dự đoán của mình thì Ông Huy sẽ lỗ. Nhưng là người có kinh nghiệm và bản

lĩnh Ông Huy tin chắc vào sự dự đoán của mình và kỳ vọng kiếm lời mỗi EUR được

(1,2372- 1,1672) 0,07 USD. Chuyện ông ấy kiếm được nhiều hay ít hoặc lỗ nhiều hay ít phụ

thuộc vào diễn biến tỷ giá trên thị trường và số lượng EUR mà ông ấy bán nhiều hay ít.

Chẳng hạn để kiếm được 7000 USD ông Huy phải bán 100.000 EUR. Để có được 100.000

EUR đem bán ngay thời điểm hiện tại không phải là chuyện dễ dãng đối với ông Huy, khiến

ông có thể ngậm ngùi nhìn cơ hội kiếm 7000USD trôi qua trong tiếc nối.May mắn cho Ông

Huy là ông ta sống ở nơi có thị trường giao sau hoạt động và nhờ vậy ông ta có thể nắm bắt

đươc cơ hội đầu cơ, dù trong túi không có sẵn 100.000EUR, bằng cách bán hợp đồng giao

sau trị giá 100.000EUR thay vì bán giao ngay 100.000 EUR.

Bán hợp đồng giao sau để đầu cơ:

Page 22: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 22

Nếu ông ta không có hoặc không muốn bán 100.000EUR, ông ta cũng có thể đầu cơ

bằng cách bán hợp đồng giao sau trị giá 100.000EUR. Vì bán hợp đồng giao sau trị giá

100.000EUR chứ không phải bán 100.000EUR nên ông Huy không cần bỏ ra ngay

100.000EUR mà chỉ cần bỏ ra 1755USD kí quỹ theo yêu cầu của Sở giao dịch. Như vậy với

số tiền bỏ ra ít hơn: 1755USD so với 100.000EUR ông Huy vẫn có được cơ hội kiếm lời nếu

như tỷ giá biến động đúng như dự đoán của ông ta. Với hợp đồng giao sau này, hằng ngày

nều tỷ giá EUR/USD xuống đúng như dự đoán của ông Huy thì tài khoản của ông Huy sẽ

được ghi có một số tiền bằng chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay ngày hôm trước so với ngày

hôm nay nhân với trị giá hợp đồng. Ngược lại, nếu tỷ giá lên, tài khoản của ông Huy sẽ được

ghi nợ một số tiền bằng chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay ngày hôm nay so với ngày hôm

trước nhân với trị giá hợp đồng. Ngoài ra, việc ghi nợ nhiều khiến cho số dư tài khoản kí quỹ

của ông Huy giảm xuống đến mức tối thiểu do Sở giao dịch quy định, Ông Huy phải bỏ thêm

tiền vào cho đủ mức qui định mới được tiếp tục giao dịch.

Qua hai tình huống minh họa trên đây chính ta thấy rằng thị trường giao sau giống như

thị trường “cá cược”, trong đó các nhà đầu cơ đóng vai trò người cá cược, Sở giao dịch đóng

vai trò là nhà tổ chức và tỷ giá chính là đối tượng mà các nhà đầu cơ cá cược. Nếu giá ngoại

tệ lên thì người mua hợp đồng giao sau thắng còn người bán thì thua và ngược lại. Số tiền

người mua thằng bằng số tiền người bán thua và ngược lại. Sở giao dịch với tư cách là người

tổ chức, không tham gia cá cược, nên không thắng hoặc thua nhưng thu được hoa hồng phí

bất chấp ai thắng ai thua.

6. Ý nghĩa của việc hình thành thị trường giao sau

Giúp cho các giao dịch xuyên thời gian trở nên dễ dàng hơn. Sản xuất, tiêu dùng và

các quyết định kinh doanh trở nên tối ưu hơn khi có thị trường tương lai. Nó cho phép các cá

nhân thực hiện các hợp đồng chi phí thấp một cách nhanh chóng để trao đổi tiền-hàng trong

tương lai. Những người phòng hộ và đầu cơ sẽ giao dịch trên thị trường tương lai khi tốc độ

là quan trọng.

Page 23: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 23

Hợp đồng tương lai cho các cá nhân biết để họ hành động dựa vào những thông tin

hảo hạn. Bằng cách này, giá sẽ trở nên hiệu quả hơn. Hay nói cách khác, giá sẽ phản ánh

thông tin đầy dủ hơn và nguồn tài nguyên sẽ được phân chia một cách tối ưu.

Hợp đồng tương lai cho phép các cá nhân phòng ngừa rủi ro biến động giá. Các nhà

sản xuất và người sử dụng sau đó có thể làm những gì tốt nhất. Những người phòng hộ sẽ

chuyển rủi ro sang những người đầu cơ. Sự không chắc chắn về giá trong tương lai là những

điều kiện để các hợp đồng tương lai giao dịch thành công. Thu hút cả những người đầu cơ và

những người phòng ngừa rủi ro.

Giá tương lai thường chứa đựng thông tin bên trong nó, thường được gọi là chức năng

“khám phá giá” của hợp đồng tương lai. Nhà sản xuất và người tiêu dùng có thể có những

nhận định hiệu quả nhất về cung cầu hàng hóa trong tương lai, giá giao ngay tương lai sẽ như

thế nào, bằng cách xem xét giá tương lai vào thời điểm hiện tại ra sao.Từ đó, họ có thể đưa ra

những quyết định sản xuất và dự trữ tốt nhất.

7. Hoạt động ký quỹ cho hợp đồng giao sau

Ký quỹ: để tham gia giao dịch, thành viên tham gia phải ký quỹ cho trung tâm thanh

toán bù trừ. Người giao dịch cần một khoản tiền ký gửi để đảm bảo các bên tuân theo những

điều kiện của hợp đồng. Khoản tiền này được gọi là tiền ký quỹ. Sở giao dịch tương lai sẽ

đưa ra những yêu cầu ký quỹ ban đầu (initial margin) tối thiểu để có thể giao dịch ở đó.

Khoản ký quỹ ban đầu là khoản tiền phải gửi vào trong tài khoản giao dịch (hay còn gọi là tài

khoản ký quỹ) khi muốn mua hay bán. Khoản ký quỹ ban đầu này phụ thuộc vào mỗi sở giao

dịch, mỗi loại hàng hóa, và giá tương lai của hàng hóa đó đang được giao dịch ở hiện tại và

các dữ liệu trong quá khứ.

Sau một thời gian giao dịch, nếu nếu tiền trong tài khoản giảm tới bằng hoặc dưới

mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) theo qui định (mức này tùy thuộc vào qui định của

các sở giao dịch và loại hàng hóa giao dịch), thì phải chuyển thêm tiền vào tài khoản để đưa

tiền trong tài khoản về mức ký quỹ duy trì.

Page 24: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 24

Ký quỹ là một phần trong các công cụ quản lý rủi ro của hệ thống thanh toán bù

trừ sử dụng để bảo vệ thị trường và các nhà đầu tư cá nhân. Những thông tin sau cung

cấp chi tiết chính sách ký quỹ:

Quy định về thay đổi mức ký quỹ

Mức ký quỹ được thiết lập để trang trải khoảng 99% các dịch chuyển của giá cả

trong một ngày hay nhiều ngày giao dịch.

Khi giá cả biến động nhiều, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ tăng số tiền ký quỹ do

rủi ro gia tăng. Sự thay đổi này chịu tác động của các yếu tố:

Cán cân cung cầu thị trường thay đổi.

Thay đổi chính sách tài khóa.

Các sự kiện chính trị lớn.

Các thiên tai.

Khi giá cả trở nên ít biến động thì mức ký quỹ giảm do rủi ro đã giảm.

Mức ký quỹ được thiết lập dựa trên sự thay đổi giá, không phải giá cả

Mức ký quỹ được hệ thống thanh toán bù trừ điều chỉnh thường xuyên, thiết lập

mức ký quỹ thấp trong gian đoạn ít biến động và ngược lại.

Mặc dù, sự thay đổi mức ký quỹ có thể trùng với sự tăng hay giảm giá cả thị

trường. Nhưng mức ký quỹ không thay đổi theo sự biến động đó. Ký quỹ không được

dùng để tăng hay giảm sự biến động giá cả, nó dùng để hệ thống thanh toàn bù trừ cũng

như các công ty thanh toán bù trừ thành viên có các nguồn lực tài chính bổ sung để làm

giảm tác động của biến động giá.

Có 2 mức độ ký quỹ: ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì.

Mức ký quỹ ban đầu là mức ký quỹ mà người tham gia thị trường phải trả khi họ

bắt đầu tham gia trong hệ thống thanh toán bù trừ.

Hệ thống thanh toán bù trừ cũng xác định một mức ký quỹ duy trì là mức ký quỹ

mà người tham gia phải duy trì số tiền ký quỹ của họ theo thời gian.

Page 25: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 25

Điều này tương tư như khi bạn mở một tài khoản tiết kiệm tại một ngân hàng .

Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn gửi một khoản tiền tối thiểu ban đầu và bạn phải duy trì số

tiền tối thiểu đó trong tài khoản ngân hàng của bạn.

Hệ thống thanh toán bù trừ thường thay đổi mức ký quỹ duy trì sau khi thị trường

đóng cửa, để có cái nhìn bao quát hơn về tình hình thị trường và mức độ thanh khoản của

thị trường trong ngày giao dịch đó. Và công ty thường thông báo ít nhất là 24 giờ trước

khi thực hiện các thay đổi biên độ ký quỹ, để những người tham gia có thời gian để đánh

giá tác động của việc thay đổi đến các hoạt động của họ và có các hành động hợp lý.

Nếu hai nhà đầu tư liên lạc trực tiếp với nhau và đồng ý trao đổi tài sản trong tương lai

với một giá nhất định. Rủi ro có thể xảy ra là nhà đầu tư có thể không có nguồn tài chính để

thực hiện thỏa thuận. Một trong những vai trò quan trọng của thị trường giao sau là tổ chức

trao đổi để tránh rủi ro trên. Do đó trong giao dịch cần có mức ký quỹ.

Ví dụ minh họa hoạt động của mức ký quỹ:

NĐT A dự báo vài ngày tới CHF sẽ lên giá so với USD. Ngày 18/9 anh ta mua hợp đồng giao

sau trị giá 125.000 CHF với tỷ giá 0,75 USD/CHF. Để mua hợp đồng này,NĐT phải ký quỹ

2.565 USD. Biết mức ký quỹ duy trì là 1.900 USD.

Tài khoản kí quỹ của A sẽ biến động như sau:

Thời gian Tỉ giá Tăng/giảm ký quỹ Tk Ký quỹ

18/9 0.75 + 2565 2.565

19/9 0.755 (0.755-0.75)*125000= +625 3.190

20/9 0.752 (0.752-0.755)*125000= -375 2.815

21/9 0.744 (0.744-0.752)*125000= -1000 1.815 1.900

Tác động của định giá thị trường trên hợp đồng future được giải quyết hàng ngày hơn

là cuối kỳ. Ngày cuối cùng của hợp đồng, nhà đầu tư lời (lỗ) được tính thêm hoặc trừ đi từ

Page 26: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 26

tiền ký quỹ, trả giá trị của hợp đồng về zero. Hợp đồng future được đóng hoặc mở theo giá

mới mỗi ngày.

Mức tối thiểu của tiền ký quỹ ban đầu và duy trì do thị trường xác định. Các mức ký

quỹ được xác định bởi nhiều biến đổi về giá của tài sản cơ sở. Biến đổi càng lớn mức ký quỹ

càng cao. Mức ký quỹ duy trì khoảng 75% mức ký quỹ ban đầu.

Giả định: ví dụ trên vào ngày 21/9 nhà đầu tư không nộp tiền vào, thì Broker bắt buộc

đóng vị thế của khách hàng. Vì vậy, khi thực hiện hợp đồng tương lai khách hàng có thể tất

toán hoặc bị tất toán hợp đồng trước thời điểm đáo hạn.

Yêu cầu ký quỹ phụ thuộc vào mục tiêu của nhà kinh doanh. Một nhà bảo hộ trung

thực như là các công ty sản xuất thường mức ký quỹ thấp hơn nhà đầu cơ. Lý do đơn giản là

có ít rủi ro hơn. Những người mua bán trong ngày và giao dịch song hành thường cò mức ký

quỹ cao hơn những gia dịch bảo hộ.

Lưu ý rằng ký quỹ thì như nhau khi mua hoặc bán hợp đồng future. Điều này dễ dàng

để mua future hoặc bán future.

8. Cơ chế xác định giá trên thị trường giao sau

Các giả định được sử dụng trong định giá hợp đồng giao sau:

Không có chi phí giao dịch.

Các cá nhân và doanh nghiệp có thể mượn và cho vay tiền tại cùng mức lãi suất phi

rủi ro.

Các bên giữ vị thế và thực hiện khi đáo hạn.

Lãi suất phi rủi ro không đổi theo từng ngày giao dịch.

Không tính đến dòng tiền ký quỹ.

Giả sử nhà đầu tư có một số tiền là A và muốn đầu tư trong n năm với mức lãi suất là

R(tính lãi kép). Nếu nhà đầu tư hưởng lãi vào cuối kỳ thì tổng số tiền sau n năm nhà đầu tư

nhận được là:

( ) (1)

Nếu nhà đầu tư muốn nhận lãi theo kỳ hạn m thì từ công thức (1) ta có:

Page 27: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 27

(

)

(2)

Khi m thì lãi suất kỳ hạn sẽ gần bằng lãi suất hằng năm từ đó công thức (2) sẽ

bằng:

Chúng ta hãy cùng xem xét trường hợp: nhà đầu tư hiện đang có 1000AUD và nhà

đầu tư dự đóan 2 tháng sau USD sẽ lên giá so với AUD có hai cách để nhà đầu tư chuyển từ

nắm giữ AUD sang USD.

Cách 1: Nhà đầu tư sẽ đem AUD gửi ngân hàng với mức lãi suất rA%/năm và bán một

hợp đồng giao sau để lấy USD với thời hạn là 2 tháng sau.

Nhà đầu tư sẽ có số USD là: 1000 FA/B 2th

Cách 2: Nhà đầu tư sẽ bán AUD lấy USD và nắm giữ đến 2 tháng sau.

Nhà đầu tư sẽ có số USD là: 1000SA/B

Trên cơ sở lý thuyết ngang bằng lãi suất (Interest Rate Parity – IRP), để ngăn chặn

hành vi kinh doanh chênh lệch giá thì chênh lệch lãi suất trên thị trường tiền tệ phải được bù

đắp bởi chênh lệch tỷ giá trên thị trường hối đóai sao cho thị trường luôn ở trạng thái cân

bằng. Như vậy thì tuy nhà đầu tư có thể sử dụng hai cách trên nhưng số USD mà nhà đầu tư

nhận được phải là như nhau, nên ta có:

1000 FA/B 2th = 1000SA/B

FA/B 2th = SA/B ( )

Vậy ta có tỷ giá giao sau ngoại tệ đuợc tính theo công thức:

F = ( )

Trong đó:

S là tỷ giá giao ngay

F là tỷ giá giao sau

rf là lãi suất phi rủi ro ở nước ngoài (tính kép)

r là lãi suất phi rủi ro trong nước

T là kỳ hạn đầu tư

Page 28: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 28

Ví dụ: Biết lãi suất phi rủi ro ở Australia và Mỹ lần lượt là 5% và 7%. Tỷ giá giao

ngay AUD/USD = 0,6200

Ta sẽ tính được tỷ giá giao sau với kỳ hạn 2 năm là:

( ) = 0,6453

9. Rủi ro Basic của Hợp đồng giao sau

a) Basic là gì?

Basic là thước đo nói lên mối quan hệ giữa hợp đồng giao sau và hợp đồng giao ngay,

basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau, tức là bằng (giá giao ngay – giá

giao sau). Basic sẽ là âm khi giá giao ngay thấp hơn giá giao sau hoặc là dương khi giá giao

ngay cao hơn giá giao sau.

Basic dương:

Nếu giá giao ngay cao hơn tại thời điểm giao hàng, nhà sản xuất sẽ bán giao ngay

hàng hóa của mình và tiến hành mua giao sau. Nếu có nhiều người làm như thế, sẽ tạo nên

sức ép giảm giá giao ngay. Trong khi đó, do có nhiều người mua, nên sẽ làm cho giá giao sau

tăng lên. Gía giao ngay và giá giao sẽ tiến lại gần nhau hơn.

Page 29: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 29

Ví dụ: Basic = 350$ giá giao ngay – 320$ giá giao sau = + 20 Basic.

Basic âm:

Nếu giá mua giao ngay quá thấp tại điểm giao hàng, nhà sản xuất sẽ nắm giữ

hàng tồn kho và tiến hành bán giao sau. Nếu có nhiều người làm như thế, sẽ tạo ra sức ép làm

giảm giá giao sau. Trong khi đó, việc thiếu vắng những người bán hàng trên thị trường giao

ngay sẽ làm cho người mua tăng giá mua lên. Giá giao ngay và giá giao sau sẽ tiến lại gần

nhau hơn.

Ví dụ: Basic = 210$ giá giao ngay – 230$ giá giao sau = -20 Basic.

b) Tác động của Basic lên việc phòng ngừa rủi ro

Phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng giao sau không quan trọng việc biến động tăng

hay giảm của giá giao sau mà quan trọng là giá giao ngay có thay đổi cùng chiều và cùng một

mức độ với giá giao sau hay không. Nếu nguyên tắc này không được đảm bảo thì rủi ro Basic

sẽ hình thành.

Trường hợp phòng ngừa vị thế bán (mua giao ngay, bán giao sau):

Page 30: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 30

Do dự báo xu hướng thị trường tăng giá trong tương lai, NĐT mua giao ngay và bán

giao sau.

Khi đến thúc vị thế tại thời điểm t, lợi nhuận bạn nhận được là:

LN = (St – S0) – (Ft – F0) = (St – Ft) – (S0– F0) = bt – b0. (Vì b = S – F).

Như vậy lợi nhuận từ việc phòng ngừa rủi ro của bạn thay đổi theo biến động của

basic.

Nếu gía giao ngay tăng nhiều hơn giá giao sau LN tăng, basic sẽ tăng lên, gọi là

Basic mở rộng và chúng cải thiện thành quả phòng ngừa rủi ro.

Nếu giá giao sau tăng nhiều hơn là giá giao ngay LN giảm, basic sẽ giảm đi và làm

giảm đi thành quả của phòng ngừa. Đây gọi là Basic thu hẹp.

Ví dụ: Tại thời điểm ban đầu, ta có giá giao ngay USD/VND S0 = 21600, F0 = 21800.

Trường hợp 1: Nếu tại thời điểm t, giá giao ngay tăng lên là St = 21900, còn giá giao

sau chỉ tăng lên là Ft = 21950.

Vậy lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ là:

(F0 – S0) – (Ft – St) = 21800 – 21600 – (21950 – 21900) = 150.

Trường hợp 2: Nếu tại thời điểm t, giá giao ngay tăng lên St = 21700, còn giá giao sau

tăng lên Ft = 22000.

Vậy lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ là:

(F0 – S0) – (Ft – St) = 21800- 21600 – (22000 – 21700)= -100.

Trường hợp phòng ngừa vị thế mua (bán giao ngay, mua giao sau):

Do dự báo xu hướng thị trường giảm giá trong tương lai, NĐT bán giao ngay và mua

giao sau.

Khi kết thúc vị thế tại thời điểm t, lợi nhuận NĐT nhận được là:

Lợi nhuận = (S0 – St) – (F0– Ft) = (S0 – F0) – (St – Ft) = b0 – bt .

Page 31: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 31

Nếu gía giao ngay giảm nhiều hơn giá giao sau, basic sẽ giảm và chúng làm cải thiện

thành quả phòng ngừa rủi ro.

Nếu giá giao sau giảm nhiều hơn là giá giao ngay, basic tăng lên và làm giảm đi thành

quả của phòng ngừa.

Ví dụ: Tại thời điểm ban đầu, ta có giá giao ngay USD/VND So = 21600, Fo = 21800.

Trường hợp 1: Nếu tại thời điểm t, giá giao ngay giảm là St = 21400, còn giá giao sau

giảm nhẹ còn Ft = 21700.

Vậy lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ là (So – St) – (Fo – Ft) = 21600 – 21400 – (21800 – 21700)

= 100.

Trường hợp 2: Nếu tại thời điểm t, giá giao ngay giảm xuống còn St = 21500, còn giá

giao sau giảm xuống còn Ft = 21600. Vậy lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ là (So – St) – (Fo – Ft)

= 21600- 21500 – (21800 – 21600) = -100.

Như vậy, basic sẽ xác định phòng ngừa rủi ro hiệu quả như thế nào trên thị trường

giao sau đối với nhà sản xuất. Tùy vào phòng ngừa rủi ro là bán giao sau (mua giao ngay),

hoặc mua giao sau (bán giao ngay), mà các tác động lên basic thay đổi khác nhau. Điều này

càng trở nên quan trọng hơn nếu những nhà kinh doanh muốn thoát khỏi vị thế trước ngày

đáo hạn của hợp đồng giao sau, hoặc họ đang rơi vào tình thế khả năng giao nhận hàng trên

hợp đồng giao sau là không thể thực hiện được hoặc không khả thi.

II. Mối quan hệ giữa thị trường giao sau và thị trường kì hạn

1. Giống nhau:

- Đều có 3 thành phần tham gia thị trường:

+ Nhà bảo hộ.

+ Nhà đầu cơ.

+ Nhà kinh doanh chênh lệch giá.

- Tài sản cơ sở, thời gian đáo hạn trong tương lai, giá đáo hạn trong tương lai được quy

định tại thời điểm hiện tại.

Page 32: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 32

2. Khác nhau:

TT Tiêu chí Hợp đồng kì hạn Hợp đồng giao sau

1

Loại hợp

đồng- Qui

chế

Hợp đồng kì hạn là thỏa

thuận riêng giữa 2 bên.

(Ngân hàng- Khách hàng)

Hợp đồng giao sau được thực hiện trao

đổi trên thị trường và chịu sự chi phối

bởi quy định bởi Sở giao dịch.

2 Tiêu

chuẩn

Không chuẩn hoá, các quy

định do 2 bên tự thỏa

thuận.(bên mua và bên bán).

Được chuẩn hoá, cố định và không

thương lượng được, theo quy định của

Sở giao dịch.

3 Đồng tiền

giao dịch

Tất cả các đồng tiền có thể

mua bán được.

Chỉ giới hạn cho một số loại ngoại tệ

do sở giao dịch qui định

4 Địa điểm

giao dịch

Giao dịch chủ yếu trên thị

trường phi tập trung.

Giao dịch trên các Sàn của Sở giao

dịch, có mạng lưới toàn cầu; các thành

viên giao dịch vói nhau bằng điện

thoại, telex, hay hệ thống giao dịch

điện tử.

5

Điều

khoản

biến động

giá hằng

ngày

Giá cả hằng ngày biến động

theo cung cầu thị trường,

không có giới hạn,trừ khi có

can thiệp của Ngân hàng

trung ương.

Mức biến động có thể được giới hạn

bởi sở giao dịch.

6

Thỏa

thuận an

toàn

Khách hàng phải duy trì số

dư tối thiểu ở ngân hàng để

đảm bảo thanh toán hợp

đồng.

Bắt buộc ký quỹ với một lượng nhất

định và điều chỉnh theo thị trường

hàng ngày

7 Rủi ro

Phụ thuộc vào đối tác và

được phòng ngừa bằng các

hạn mức tín dụng

Rủi ro tín dụng gắn với sở giao dịch

và được phòng ngừa bằng biện pháp

ký quỹ.

Page 33: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 33

8 Giao hàng

Phần lớn các giao dịch được

thanh toán bằng việc chuyển

giao hàng hóa thực sự.

Hợp đồng tương lai được kết chuyển

giá trị hàng ngày, nên có thể đóng

trạng thái bất cứ lúc nào mà không cần

chờ đến ngày đáo hạn hợp đồng. Vì

vậy phần lớn hợp đồng tương lai ít có

giao nhận thực sự.

9 Luồng

tiền

Không phát sinh cho đến khi

hợp đồng đáo hạn.

Thanh toán hằng ngày bằng cách trích

tài khoản của bên thua và ghi có vào

tài khoản bên được

10

Thời điểm

thanh

toán

Thường là thời điểm chấm

dứt hợp đồng: Trên 90% hợp

đồng được thanh tóan khi

đến hạn

Thường là trước ngày đáo hạn hợp

đồng: Chưa tới 2% hợp đồng được

thanh toán thông qua việc chuyển giao

ngoại tệ.

11

Hoạt động

thanh

toán

Do các ngân hàng và các

nhà môi giới riêng lẻ thực

hiện .

Được thực hiện bởi Phòng Thanh toán

bù trừ.

12 Nhà đảm

bảo Không

Cty thanh toán bù trừ giúp bảo hiểm

rủi ro của đối tác.

13

Cách thức

thanh

toán

Không có thanh tóan tiền

trước ngày hợp đồng đến

hạn

Thanh tóan hàng ngày bằng cách trích

tài khỏan của bên thua và ghi có vào

tài khỏan của bên được.

14 Yết giá

Các ngân hàng niêm yết giá

mua và giá bán với một mức

độ chênh lệch giữa giá mua

và giá bán.

Chênh lệch giá mua và giá bán được

niêm yết ở Sàn giao dịch.

Page 34: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 34

PHẦN B: THỊ TRƯỜNG GIAO SAU CHICAGO MERCANTILE EXCHANGE

(CME)

I. Giới thiệu về thị trường CME

1. Lịch sử hình thành thị trường giao sau CME

Năm 1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập, cung cấp thị trường cho

bơ, trứng, gia cầm và những sản phẩm nông nghiệp khác. Năm 1898 các nhà bán lẻ trứng và

bơ rút lui khỏi thị trường. Năm 1919 thị trường này đổi tên thành Chicago Mercantile

Exchange (CME) và được tổ chức lại cho giao dịch tương lai. Từ đó, CME trở thành thị

trường tương lai của nhiều loại hàng hóa, bao gồm cả thịt heo, gia cầm sống... Đến năm 1982

nó còn giới thiệu hợp đồng tương lai đối với chỉ số chứng khoán của Standard & Poor’s

(S&P) 500.

Thị trường tiền tệ quốc tế (IMM) được hình thành như là một chi nhánh của CME vào

năm 1972 để giao dịch tương lai về ngoại tệ. Sau đó, xuất hiện thêm các loại hợp đồng giao

sau tài chính khác như hợp đồng giao sau tỷ lệ lãi suất (Interest rates), hợp đồng giao sau về

chỉ số chứng khoán. Hiện nay giao dịch tương lai về tiền tệ trên thị trường IMM bao gồm:

Bảng Anh, Dollar Canada, Yen Nhật, France Thụy Sỹ và Dollar Úc. Thị trường IMM cũng

giao dịch hợp đồng tương lai về Onemonth LIBOR, hợp đồng trái phiếu kho bạc ngắn hạn,

hợp đồng tương lai về đồng Eurodollar.

Năm 2007, CBOT đã sát nhập với CME trờ thành CME Group.Một năm sau, tập đoàn

này tiếp tục mua lại sàn giao dịch New York Mercantile (NYMEX).

Page 35: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 35

2. Mạng lưới phân bố CME toàn cầu

3. Các sản phẩm giao dịch trên thị trường CME

Thị trường CME cung cấp hợp đồng giao sau cho nhiều loại đối tượng hàng hóa khác nhau

như:

Page 36: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 36

Nông sản ( Agriculture).

(nguồn: www. CMEGroup.com)

Page 37: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 37

Chỉ số chứng khoán

(nguồn: www. CMEGroup.com)

Page 38: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 38

Lãi suất ( Interest Rates)

(nguồn: www. CMEGroup.com)

Page 39: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 39

Ngoại tệ ( FX)

(nguồn: www. CMEGroup.com)

Page 40: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 40

II. Chủ thể tham gia thị trường:

1. Cơ cấu sàn giao dịch:

Sàn giao dịch CME có 2 tầng: tầng trên là nơi chủ yếu thực hiện các giao dịch về

ngoại tệ và lãi suất với sức chứa khoảng hơn 2300 người; tầng dưới với sức chứa khoảng

4300 người và chủ yếu thực hiện các giao dịch về các sản phẩm nông nghiệp, chỉ số

chứng khoán và hàng hóa.

2. Các thành viên CME:

Có bốn loại thành viên tại CME. Từng nhóm thành viên sẽ được phép kinh doanh

những sản phẩm nhất định. Các thành viên này chỉ có thể phân biệt bằng màu sắc những

huy hiệu hay bảng tên (badge) họ đeo trên áo.

Thành viên CME (CME membership) được quyền giao dịch hoặc thực hiện lệnh

trong tất cả các sản phẩm CME. Thành viên này mặc áo màu đỏ và đeo bảng tên

màu vàng.

Thành viên IMM (IMM membership) được giao dịch hoặc thực hiện các lệnh đối

với các hợp đồng tương lai và quyền chọn về tiền tệ, hợp đồng tương lai lãi suất,

và hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với chỉ số. Thành viên này mặc áo màu

đỏ và bảng tên màu xanh lá cây.

Thành viên IOM (IOM membership) được giao dịch hoặc thực hiện các lệnh hợp

Page 41: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 41

đồng tương lai về chỉ số, hợp đồng đối với gỗ, và tất cả các hợp đồng quyền

chọn. Thành viên này mặc áo màu đỏ và bảng tên màu xanh.

Thành viên GEM (GEM membership) được giao dịch hoặc thực hiện các lệnh

đối với các sản phẩm liên quan tới tiền tệ của thị trường mới nổi, lãi suất và chỉ

số như tương lai trên đồng peso của Mexico và đồng real của Brazil. Thành viên

này mặc áo màu cam và bảng tên màu xám.

Các thành phần khác trên thị trường:

Những người mặc áo đỏ tại sàn thường là thành viên (member) của CME hay người

môi giới (broker), họ thường tham gia giao dịch tại những khu vực “pit”. Nhà môi giới trên

sàn (floor broker) là những người thực hiện lệnh cho các tài khoản của các khách hàng.

Nhân viên nhận điện thoại (phone clerk) thường mặc áo màu vàng. Họ là nhân viên của

các công ty môi giới. Công việc của họ là nhận lệnh của khách hàng từ nhà môi giới giới

ở từng khu vực “pit”. Họ là những người cung cấp sự kết nối giữa khách hàng và việc

thực hiện lệnh của nhà môi giới tại khu vực giao dịch.

Page 42: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 42

Với những nhân viên (out–trade) mặc áo màu xanh lá cây thì có trách nhiệm giải

quyết những sai lệnh xảy ra trong giao dịch của ngày trước đó vào mỗi buổi sáng trước giờ

giao dịch.

Những người báo cáo về thị trường (market reporter) thường mặc áo màu xanh nhạt

(light blue). Họ là những người phải thông báo giá của các giao dịch và cung cấp thông tin

của sự thay đổi giá cho hệ thống. Thông tin này sẽ được hiện trên các bảng điện tại sàn,

đồng thời được chuyển đến các nhà đầu tư hay nhà môi giới trên toàn cầu qua hệ thống của

CME.

Page 43: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 43

Đối với những nhân viên của CME thường mặc áo màu xanh đậm (dark blue).

Áo màu đen dành cho những nhân viên về hệ thống thông tin của CME (CME

Information Systems employee). Những người mặc áo đen thường họ chỉ giao dịch hợp

đồng quyền chọn và giao sau của thị trường mới nổi cụ thể như đồng peso của Mexico và

đồng real của Brazil.

Page 44: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 44

Đồng thời cũng bắt gặp trên sàn giao dịch những người mặc áo vàng và họ cũng

mang những bảng tên (badge) khác nhau. Họ là những nhân viên của các công ty môi giới

(Employees of Brokerage Firm), họ thực hiện các nhiệm vụ sau: trao đổi thông tin giao

dịch từ những khu vực “pit” bằng các tín hiệu tay, thực hiện các lệnh và các thông tin

khác từ các thành viên…

Kí hiệu trên hợp đồng tương lai:

Các hợp đồng tương lai được gắn các biểu tượng để tham khảo nhanh hơn và dễ

dàng hơn. Những biểu tượng mà bạn nhìn thấy ở đây là hình thức viết tắt cho

các hợp đồng và tháng giao hàng của họ. Ví dụ: Thay vì viết Tháng 12 Yên

Nhật thì kí hiệu viết tắt của nó là JYZ ( hợp đồng, tháng). Đa số các biểu tượng

dưới đây là dùng cho giao dịch trên sàn, giao dịch điện tử thì có thể sử dụng các

loại kí hiệu khác.

KÝ HIỆU THÁNG

THÁNG 1 F

THÁNG 2 G

THÁNG 3 H

THÁNG 4 J

THÁNG 5 K

THÁNG 6 M

THÁNG 7 N

THÁNG 8 Q

THÁNG 9 U

THÁNG 10 V

THÁNG 11 X

THÁNG 12 Z

Page 45: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 45

III. Cách thức giao dịch trên CME:

1. Các loại lệnh giao dịch trên CME:

Lệnh thị trường có giới hạn: (Market to limit)

Lệnh này lúc đầu cũng được xem như là lệnh thị trường ( tức là lệnh được giao dịch tại

mức giá tốt nhất của thị trường). Tuy nhiên nếu chỉ 1 phần của hợp đồng được giao dịch với

lệnh thị trường thì phần còn lại sẽ được thực hiện với lệnh giới hạn tại mức giá đã giao dịch.

Lệnh thị trường có phòng ngừa: (Market with Protection):

Khác với khi thực hiện lệnh thị trường, nhà đầu tư sẽ gặp 1 số rủi ro nhất định. Lệnh thị

trường có phòng ngừa cho nhà đầu tư được thực hiện tại mức giá tốt nhất của thị trường cộng

với 1 khoảng bảo vệ. Khoảng bào vệ này được tính bằng giá mua hay bán tốt nhất tại thời

điểm hiện tại cộng hay trừ đi 50% khoảng giao động không xem xét của sản phẩm.

Lệnh giới hạn (Limit):

Lệnh giới hạn là việc bạn chỉ thị cho người mội giới của mình mua một chứng khoán ở

mức giá thấp hơn một mức giá cụ thể, còn gọi là mức giá giới hạn (limit price), hoặc là bán

loại chứng khoán này ở mức giá cao hơn hoặc bằng với mức giá giới hạn, để tránh phải mua

hoăc bán một loại cổ phiếu ở mức giá cao hơn hoặc thấp hơn mức giá mà bạn mong muốn.

Lệnh Ngừng (Stop order):

Còn được gọi là lệnh cắt lỗ hay lệnh bán tự động (Stop-loss-orders), cũng được định rõ

một mức giá. Có hai loại là lệnh ngừng để mua và lệnh ngừng để bán.Lệnh ngừng để mua

thường được đặt bởi người đang ở thế đoản vị một hợp đồng và muốn hạn chế khoản lỗ của

anh ta khi giá bắt đầu tăng. Vì vậy,lệnh ngừng để mua được đặt ở mức giá được ấn định trên

mức giá tương lai hiện tại, và sẽ trở thành lệnh thị trường khi giá tương lai bằng hoặc lớn hơn

giá được ấn định đó.Ngược lại,lệnh ngừng bán được dặt ở mức giá dưới giá tương lai hiện tại.

Ví dụ: Một người mua lần đầu một hợp Trái phiếu chính phủ với giá $100/trái phiếu.

Sau khi giao dịch được thực hiện, anh ta có thể đặt một lệnh ngừng để mua ở mức giá

$105/trái phiếu nhằm hạn chế khoản lỗ của anh ta do lo sợ giá tương lai của nó sẽ tăng ngược

với mong đợi của anh ta là giá sẽ giảm. Nếu có một giao dịch được thực hiện ở mức giá là

Page 46: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 46

$105/trái phiếu, thì sau đó lệnh của anh ta sẽ trở thành lệnh thị trường mua, và anh ta sẽ phải

bù đắp thế đoản vị của mình ở mức giá tiếp theo, bất cứ mức giá nào.

Lưu ý: Khác với lệnh ngừng để mua, lệnh giới hạn mua sẽ định rõ một mức giá dưới

giá hiện tại.Trong trường hợp này người giao dịch muốn bắt đầu thế trường vị ở một mức giá

tương lai có lợi cho anh ta hơn.hoặc anh ta sẽ có được một khoản lãi trên thế đoản vị hiện tại

nếu giá tương lai giảm xuống tới mức giá mà anh ta đã đặt.

Lệnh giới hạn dừng (Stop limit order)

Là một lệnh kết hợp cả đặc tính của lệnh giới hạn (limit order ) và lệnh dừng (stop

order). Lệnh dừng giới hạn sẽ được thực hiện ở một mức giá cụ thể sau khi giá thị trường đạt

tới mức giá dừng (stop price). Khi mà giá thị trường đạt tới mức giá dừng (stop price) thì lệnh

dừng giới hạn sẽ trở thành lệnh giới hạn mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại mức giá giới hạn

hoặc mức giá tốt hơn..

Ví dụ: Giả sử rằng cổ phiếu của công ty XYZ đang được mua bán với mức giá là

$30/cổ phiếu và có một nhà đầu tư đã đặt lênh hỗn hợp đễ mua loại cổ phiếu này với mức giá

dừng là $35/cổ phiếu và mức giá giới hạn là $37/ cổ phiếu. Nếu như cổ phiếu của công ty

XYZ lên trên mức giá $35/cp thì lệnh của bạn sẽ chuyển thành lệnh giới hạn. Chừng nào mà

mức giá của cổ phiếu này trện thị trường còn dưới mức $37 /cp thì lệnh của bạn sẽ được thực

hiện. Tuy nhiên nếu như mức giá này vượt ngưỡng $37/cp thì lệnh của bạn sẽ không được

thực hiện nữa.

Lệnh số lượng nhỏ nhất (minimun quantity): Lệnh này sẽ được thực hiện ngay khi có

1 số lượng nhỏ nhất của lệnh này được giao dịch. Nếu khối lượng nhỏ nhất của lệnh không

thực hiện thì toàn bộ lệnh sẽ bị hủy bỏ.

Lệnh ẩn số lượng (Hidden quantity): Lệnh này chỉ hiện thị 1 phần lên thị trường. Khi

nào phần này được giao dịch thì phần còn lại sẽ hiện lên tiếp theo.

2. Hệ thống thanh toán bù trừ CME

a) Vai trò:

Page 47: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 47

Trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house) sẽ đóng vai trò như là một bên

trung gian cho cả người bán và người mua.

Nghĩa là, nếu Bên A muốn mua một hợp đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ

trung tâm thanh toán bù trừ; nếu bên B muốn bán một hợp đồng tương lai, anh ta có thể bán nó

cho trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ là một bên trong hợp đồng tương

lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo những qui tắc đã được đặt ra.

Đảm bảo thanh toán

b) Yêu cầu:

Mua bán tập trung tại Sở giao dịch: các nhà kinh doanh có nhu cầu mua hoặc bán

tiền tệ sẽ đến sàn giao dịch được đặt tại sở giao dịch hoặc thông qua Sở giao dịch điện tử

Globex.

Page 48: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 48

(nguồn: www. CMEGroup.com)

Page 49: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 49

3. Các phương thức giao dịch trên CME

a) Cơ chế giao dịch trên CME:

(nguồn: www. CMEGroup.com)

(1a)(1b) Người mua và người bán chỉ định cho nhà môi giới riêng của mình tiến hành

một giao dịch tương lai.

(2a)(2b) Người môi giới của người mua và người bán yêu cầu nhà môi giới trên sàn

của công ty mình thực hiện giao dịch.

(3) Các nhà môi giới trên sàn gặp gỡ trên sàn giao dịch tương lai và thống nhất giá cả.

(4) Thông tin về giao dịch được thông báo cho trung tâm thanh toán bù trừ.

(5a)(5b) Nhà môi giới trên sàn thông báo cho người môi giới của người mua và người

bán.

Page 50: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 50

(6a)(6b) Nhà môi giới của người mua và người bán thông báo giá về cho người mua

và người bán.

(7a)(7b) Người mua (người bán) ký gửi phí hợp đồng tương lai cho người môi giới.

(8a)(8b) Nhà môi giới của người mua và người bán ký gửi phí hợp đồng tương lai và

tiền ký quĩ cho công ty thanh toán của mình

(9a)(9b) Công ty thanh toán của người môi giới của bên mua và bên bán ký gửi phí

hợp đồng tương lai va tiền kí quĩ cho trung tâm thanh toán bù trừ.

Rao giá công khai

Trên CME việc giao dịch các hợp đồng tiền tệ giao sau được thực hiện thông qua hệ

thống “ open outcry”, tạm gọi là “ rao giá công khai” , dựa trên cơ sở dấu hiệu bằng tay và

tiếng reo hò, để mua bán 1 hàng hóa cụ thể hay 1 nhóm hàng hóa, các nhà giao dịch phải hét

lớn lên số lượng hợp đồng và giá cả mà họ đồng ý bán hay mua và giá của họ. Trong hệ

thống giao dịch này, các lời chào giá phải được công khai trước công chúng, tức là công khai

cho tất cả các bên tham gia trên sàn giao dịch. Sau đó các giao dịch được thực hiện thông

qua phòng giao hoán (clearing house). Phòng giao hoán có chức năng xác nhận giao dịch và

bảo đảm cho việc thực hiện nghĩ a vụ hợp đồng bằng cách làm trung gian giữa các bên , về

mặt kĩ thuật, nó luôn là một bên tham gia trong mỗi hợp đồng. Phòng giao hoán phải chịu

trách nhiệm hoàn toàn nếu một bên tham gia hợp đồng thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ

hợp đồng. Để bảo vệ mình, phòng giao hoán yêu cẩu các giao dịch phải được thỏa thuận

thông qua các thành viên của phòng giao hoán. Thành viên của phòng giao hoán trước hết

phải là hội viên của Sở giao dịch, kế đến phải thõa mãn những yêu cầu do phòng giao hoán

đề ra. Ngoài ra, thành viên của phòng giao hoán còn phải kí quỹ ở phòng giao hoán và nếu

họ đại diện cho một bên giao dịch khác thì họ có quyền yêu cầu bên này kí quỹ đối với họ.

Tất cả các khoản kí quỹ đều nhằm mục đích bảo đảm vật chất cho việc thực hiện hợp đồng.

Tiền kí quỹ biến động theo thời gian mỗi khi thực hiện thanh toán hàng ngày. Nếu tiền kí

Page 51: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 51

quỹ xuông dưới mức duy trì tối thiểu thì người tham gia hợp đồng phải nộp thêm tiền vào để

tiếp tục tham gia hợp đồng.

“Hand signals”- kí hiệu bằng tay- là ngôn ngữ trên thị trường giao sau, nó được hiểu

như là 1 hệ thống giao tiếp đặc biệt ảnh hưởng đến sự truyền đạt thông tin cơ bản cần thiết

cho nhà giao dịch trên sàn giao dịch. Kí hiệu bằng tay cho các nhà giao dịch và những nhân

viên khác trên sàn ngay lập tức biết về giá và số lượng của hợp đồng bán hay mua, thời gian

thực hiện và loại cũng như tình trạng của đơn hàng.

Ngôn ngữ bằng tay này được mở rộng và phát triển trên CME vào những năm 1970

sau sự ra đời của thị trường tiền tệ quốc tế. Tốc độ là hợp đồng giao sau yếu tố quan trọng

khi kinh doanh trên thị trường tiền tệ giao sau, vì vậy kí hiệu bằng tay được cho là mang lại

lợi ích tối đa cho giao dịch này. Khi mà một nhà giao dịch phát hiện ra họ có thể kinh doanh

chênh lệch giá giữa CME và hợp đồng giao sau thị trường khác, họ phải thực hiện giao dịch

hợp đồng giao sau cách nhanh chóng. Ngôn ngữ bằng tay mang lại tốc độ nhanh chóng nhất

trong giao dịch.

Khoảng một nửa giao dịch tại sàn CME là giao dịch rao

giá công khai. Tại sàn giao dịch, những người tham gia giao dịch

sẽ đứng trong từng khu vực cụ thể, được xây theo hình bát giác,

được gọi là “pit”. Tại mỗi “pit” chỉ giao dịch một loại hàng hóa cụ thể. Xung quanh khu vực

này sẽ có các bàn nhận lệnh bằng điện thoại hay qua máy tính từ các nhà đầu tư trên khắp thế

giới. Các bảng điện tử cũng được đặt trên sàn, thể hiện thông tin ngày tháng, giờ, con số giao

dịch, thông tin thị trường, giá cả trên thị trường.

Page 52: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 52

(nguồn: www. CMEGroup.com)

Kí hiệu giao dịch:

MUA BÁN

Page 53: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 53

GIÁ: bàn tay để cách cơ thể, thể hiện từ 1 đến 5 thì bàn tay đứng, từ 6 đến 9 bàn tay

nằm ngang, bàn tay nắm chặt thể hiện 0.

One

Two

Three

Four

Five

Six

Seven

Eight

Page 54: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 54

Nine

Even

SỐ LƯỢNG: để chỉ số lượng hợp đồng mua hay bán, chạm bàn tay vào khuôn mặt.

Biểu hiện từ 1 đến 9: chạm vào cằm

Bội số của 10: chạm vào trán

Bội của 100: nắm tay và chạm vào trán

One

Ten

Seven

Ninety

Page 55: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 55

One

Hundred

Five

Hundred

Seven

Hundred

Giao dịch hoàn tất Đang được giao dịch

Page 56: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 56

Hợp đồng ngưng giao dịch Hủy bỏ giao dịch

a) Sở giao dịch điện tử Globex

Globex là hệ thống thương mại điện tử toàn cầu của CME. Hệ thống cung cấp các đơn

hàng được máy tính hóa và các giao dịch trên phạm vi rộng lớn của giao dịch tương lai và

quyền chọn, hầu như giao dịch 24 giờ một ngày và tất cả mọi người trên thế giới đều thực

hiện được.

Đối với một số hợp đồng, chức năng của GLOBEX giống như một hệ thống giao dịch

sau giờ làm, cho phép thực hiện các giao dịch bán và mua các sản phẩm khi thị trường đã

đóng cửa.

Tuy nhiên, đối với một số hợp đồng khác, GLOBEX phục vụ hoàn toàn như là một hệ

thống giao dịch điện tử. Những sản phẩm này là những hợp đồng tương lai độc đáo được

thiết kế để giao dịch độc quyền trên GLOBEX, chứ không phải giao dịch trên sàn CME. Các

hợp đồng này thường được gọi là “E-mini”, được hiểu là trên thực tế các hợp đồng này

thường nhỏ hơn so với tiêu chuẩn .

GLOBEX được hình thành và đi vào hoạt động năm 1992. Ban đầu, GLOBEX được

tạo ra để đáp ứng nhu cầu giao dịch của các nhà giao dịch cả địa phương và trên thế giới cho

những giao dịch qua đêm, truy cập vào thị trường tiền tệ vào khoảng thời gian mà thị trường

Chicago đã đóng cửa. Trong nền kinh tế đang ngày càng toàn cầu, các tập đoàn quốc tế

muốn quản lí rủi ro tiền tệ của họ mà không bị cản trở bởi các múi giờ địa phương. Thật may

mắn là sự phát triển của nhu cầu này được phát triển đồng thời với cuộc cách mạng công

nghệ nên việc kết nối 24h này là việc hoàn toàn có thể làm được. Việc GLOBEX ra đời đã

Page 57: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 57

đưa nhiều hợp đồng được thực hiện mà không gặp cản trở về múi giờ trong suốt những năm

thập niên 90 đến nay.

Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1997, hợp đồng “E-mini” đầu tiên được giao

dịch trên GLOBEX- E-mini S&P 500- báo hiệu cho sự khởi đầu của một cuộc cách mạng.

Hợp đồng E-mini S&P 500 là hợp đồng tương lai đầu tiên được đặc biệt tạo ra cho giao dịch

trực tuyến và cũng là giao dịch hợp đồng chỉ số chứng khoán điện tử đầu tiên. Nó đã trở

thành một đối tượng mới của các nhà giao dịch, với kích thước chỉ bằng 1/5 hợp đồng tương

lai chính thống, nó cũng dễ tiếp cận hơn cho các nhà giao dịch cá nhân.

Việc tạo ra hợp đồng tương lai giao dịch trực tuyến này đã tạo ra một bước đột phá,

trong vòng chưa tới ba năm đi vào hoạt động, số lượng giao dịch E-mini S&P 500 đã chiếm

1/3 số lượng giao dịch trên CME.

Khi bạn là một nhà giao dịch cá nhân thực hiện giao dịch trên CME GLOBEX, bạn sẽ

sử dụng phần mềm Front-end, đó là phần mềm trực tuyến cung cấp truy cập để trao đổi sản

phẩm và đơn hàng trong cùng một môi trường cho giao dịch của bạn. Ngoài việc cho phép

nhà giao dịch thực hiện giao dịch của mình, phần mềm Front-end còn cung cấp cho nhà giao

dịch mười giá mua và giá bán gần nhất và những thông tin giao dịch khác trong cùng khoảng

thời gian. CME GLOBEX cung cấp cho tất cả các thành viên tham gia, dù là khối lượng giao

dịch lớn hay nhỏ với cùng thông tin và giá giao dịch là như nhau.

Phiên giao dịch trên Globex:

giao dịch 23giờ /5 ngày

Chủ nhật : mở cửa từ 5pm tới 4pm ngày hôm sau.

Từ thứ hai đến thứ năm: mở cửa từ 5pm tới 4pm ngày hôm sau.

Thứ 6 đóng cửa lúc 4pm và mở lại lúc 5pm ngày chủ nhật

Giới thiệu phần mềm giao dịch:

Page 58: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 58

(nguồn: www. CMEGroup.com)

A. Tên của hợp đồng tương lai bạn đang xem

Mỗi hợp đồng tương lai sẽ có 1 biểu tượng đặc biệt để phân biệt với các sản phẩm

khác. Mã sản phẩm cũng xác định thời gian hết hạn theo tháng và năm.

B. Xác định số lượng mua hoặc bán

Chỉ định loại của đơn hàng: loại đơn giản và phổ biến nhất là lệnh thị trường. Khi

bạn đặt lệnh thị trường tức là bạn đồng ý mua hoặc bán tại mức giá có sẵn hợp lý nhất.

Mục tiêu của bạn là đơn hàng phải được thực hiện càng nhanh càng tốt. Thông tin duy

nhất bạn cần cung cấp là 1) tên của hợp đồng mà bạn muốn giao dịch; 2) số lượng hợp

đồng mà bạn muốn giao dịch; 3) bạn muốn mua hay bán. Đơn hàng thị trường sẽ được

điền tự động tại mức giá có sẵn tốt nhất và đơn hàng sẽ được điền thông tin và trả lại cho

bạn ngay lập tức.

C. Cột này hiển thị giá cả và số lượng hợp đồng mà người mua tiềm năng đang tích cực

đấu giá. Chú ý rằng chỉ có 10 mức giá đấu thầu tốt nhất được hiển thị.

D. Cột này hiển thị số lượng hợp đồng mà nhà giao dịch đang tích cực mua hay bán tại

các mức giá đã được liệt kê bên trái.

E. Cột này hiển thị mức giá của giao dịch thành công cuối cùng.

Page 59: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 59

IV. Giao sau ngoại tệ tại CME

1. Cách thức niêm yết giá

(Nguồn: www. CMEGroup.com)

Chú thích:

Month: Tháng, năm của hợp đồng

Open: Tỷ giá lúc mở cửa

High: Mức giá cao nhất mà tại đó các hợp đồng giao dịch trong ngày giao dịch, trong

Globex hoặc Open Outcry phiên. Nếu giá được theo sau bởi một "B", điều này cho một giá

bid cao hơn giá ask.

Low: Mức giá thấp nhất mà tại đó các hợp đồng giao dịch trong ngày giao dịch, trong

Globex hoặc Open Outcry phiên. Nếu giá được theo sau bởi một "A", điều này chỉ ra giá ask

thấp hơn giá giao dịch thấp nhất

Page 60: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 60

Last: Mức giá cuối cùng giao dịch trong Outcry. Nếu giá cuối cùng được theo sau bởi

một "B" hoặc "A", điều này cho thấy mức giá cuối cùng là một giá bid or ask.

Change: sự thay đổi về giá giữa giá trong ngày và giá thanh toán của ngày hôm trước.

Settle: giá thanh toán được tính vào cuối của ngày giao dịch hợp đồng ( tỷ giá đóng

cửa cuối ngày), dùng để tính lãi lổ so với ngày hôm trước và thanh toán các hợp đồng.

Estimated volume: tổng số các hợp đồng giao dịch trong ngày giao dịch, trong cả hai

Globex và Open Outcry phiên. Một dấu gạch ngang trong cột này chỉ ra rằng bản hợp đồng

không giao dịch vào ngày giao dịch.

Prior day open interest: tổng số các hợp đồng có hiệu lực của ngày hôm trước trong cả

hai Globex và Open Outcry phiên.

Page 61: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 61

2. Giới thiệu hợp đồng giao sau tại CME:

EUR/AUD Futures

Contract Size 125,000 euro

Contract

Month

Listings

Six months in the March quarterly cycle (Mar, Jun, Sep, Dec)

Settlement

Procedure

Daily EUR/AUD Settlement Procedure (PDF)

(cách thức thanh toán theo quy định trên CME)

Position

Accountability

6,000 contracts

Ticker

Symbol

CME Globex Electronic Markets: EAD

Open Outcry (All-or-None only): UEA

AON Code: UEA

View product and vendor codes

Minimum .0001 Australian dollars per euro increments (12.5 Australian

Page 62: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 62

EUR/AUD Futures

Price

Increment

dollars). .00005 Australian dollars per euro increments (6.25

Australian dollars) for EUR/AUD futures intra-currency spreads

executed on the trading floor and electronically, and for AON

transactions.

Trading Hours OPEN

OUTCRY

(RTH)

7:20 a.m.-2:00 p.m. AON ONLY

GLOBEX

(ETH)

Sundays: 5:00 p.m. – 4:00 p.m. Central Time (CT) next

day. Monday – Friday: 5:00 p.m. – 4:00 p.m. CT the

next day, except on Friday - closes at 4:00 p.m. and

reopens Sunday at 5:00 p.m. CT.

CME

ClearPort

Sunday – Friday 6:00 p.m. – 5:15 p.m. (5:00 p.m. – 4:15

p.m. Chicago Time/CT) with a 45–minute break each

day beginning at 5:15 p.m. (4:15 p.m. CT)

Last Trade

Date / Time

View calendar

9:16 a.m. Central Time (CT) on the second business day

immediately preceding the third Wednesday of the contract month

(usually Monday).

Exchange These contracts are listed with, and subject to, the rules and

Page 63: Công cụ phái sinh Future

KINH DOANH NGOẠI HỐI GVHD: ThS. Phan Chung Thủy

Trang: 63

EUR/AUD Futures

Rule regulations of CME.

(nguồn: www. CMEGroup.com)

Contract size: độ lớn tài sản được giao dịch trong 1 hợp đồng. Trong trường hợp này độ

lớn hợp đồng là 125,000EUR

Contract Month Listings: Thời điểm giao hàng. Đối với hợp đồng tương lai chỉ giao

dịch 4 tháng trong năm là tháng 3,6,9,12.

Position Accountability: hạn mức đầu tư: số lương hợp đồng tối đa mà nhà đầu tư có

thể nắm giữ.

Minimum Price Increment: giá dịch chuyển tối thiểu: nếu AUD thay đổi 0.0001 so với

EUR thì giá trị hợp đồng thay đổi 12.5 AUD