Top Banner
Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 400 - 5102 THỨ BẢY, NGÀY 28/7/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Tăng cường đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo sự lan tỏa rộng rãi XEM TIẾP TRANG 2 Gánh đậu hũ nghĩa tình 9 Chủ tịch nước Trần Đại Quang (thứ tư từ phải qua) trong Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng. 1 TUẦN CON SỐ Tính từ đầu năm 2018 đến nay, Chủ tịch nước đã quyết định tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho 1.409 cá nhân; tặng Huân chương Độc lập cho 1.327 gia đình có nhiều liệt sĩ và tặng 1.999 cá nhân các loại Huân, Huy chương kháng chiến. Nguồn: baochinhphu.vn TRANG 8 XEM TRANG 2 S ơ kết công tác giữa nhiệm kỳ (2015-2020), theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Toàn ngành chủ động, tích cực tham mưu cấp ủy triển khai quán triệt, học tập và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư (khóa XII), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Ngành tích cực đổi mới nội dung, phương pháp học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng gắn việc học tập với thảo luận xây dựng kế hoạch, chương trình hành động. Tổ chức tuyên truyền, cung cấp thông tin đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, bố trí thời gian, đối tượng hợp lý nhằm tạo mọi điều kiện cho cán bộ, đảng viên tham gia học tập. Trong nửa nhiệm kỳ qua, toàn tỉnh đã mở 2.185 lớp cho 320.789 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, giáo viên, các chức sắc, tôn giáo... tham gia học tập. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 31-TB/TW, ngày 23/5/2017 của Bộ Chính trị về kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, quán triệt cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị 05-CT/ TW (khóa XII) của Bộ Chính trị. Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Toàn tỉnh có 25.167 bài tham gia dự thi vòng sơ khảo và 690 bài tham gia dự thi vòng chung khảo (cấp tỉnh). Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức cuộc thi trao 10 giải tập thể và 37 giải cá nhân (gồm nhóm thí sinh là cán bộ, công chức và nhóm thí sinh là sinh viên, học sinh)... Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập và phát triển nền Văn nghệ Cách mạng Việt Nam Đưa văn hóa giao thông đến vùng đồng bào 10 * Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chào mừng * Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Sao Vàng Ký ức Đồng Lộc KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ 27/7 6 XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CHỖ THÔNG QUA DU LỊCH TẠI LÂM ĐỒNG: Kỳ 3: Những vấn đề đặt ra
12

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

Aug 29, 2019

Download

Documents

vuongtu
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 400 - 5102THỨ BẢY, NGÀY 28/7/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Tăng cường đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo sự lan tỏa rộng rãi

XEM TIẾP TRANG 2

Gánh đậu hũ nghĩa tình9

Chủ tịch nước Trần Đại Quang (thứ tư từ phải qua) trong Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng.

1 TUẦN CON SỐ

Tính từ đầu năm 2018 đến nay, Chủ tịch nước đã quyết định tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho 1.409 cá nhân; tặng Huân chương Độc lập cho 1.327 gia đình có nhiều liệt sĩ và tặng 1.999 cá nhân các loại Huân, Huy chương kháng chiến. Nguồn: baochinhphu.vn

TRANG 8

XEM TRANG 2

Sơ kết công tác giữa nhiệm kỳ (2015-2020), theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Toàn ngành chủ động, tích cực tham mưu cấp ủy triển

khai quán triệt, học tập và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư (khóa XII), Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Ngành tích cực đổi mới nội dung, phương pháp học tập, quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng gắn việc học tập với thảo luận xây dựng kế hoạch, chương trình hành động. Tổ chức tuyên truyền, cung cấp thông tin đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, bố trí thời gian, đối tượng hợp lý nhằm tạo mọi điều kiện cho cán bộ, đảng viên tham gia học tập.

Trong nửa nhiệm kỳ qua, toàn tỉnh đã mở 2.185

lớp cho 320.789 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, giáo viên, các chức sắc, tôn giáo... tham gia học tập. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 31-TB/TW, ngày 23/5/2017 của Bộ Chính trị về kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, nghiên cứu, quán triệt cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và Chỉ thị 05-CT/TW (khóa XII) của Bộ Chính trị. Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Toàn tỉnh có 25.167 bài tham gia dự thi vòng sơ khảo và 690 bài tham gia dự thi vòng chung khảo (cấp tỉnh). Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức cuộc thi trao 10 giải tập thể và 37 giải cá nhân (gồm nhóm thí sinh là cán bộ, công chức và nhóm thí sinh là sinh viên, học sinh)...

Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập và phát triển nền Văn nghệ Cách mạng Việt Nam

Đưa văn hóa giao thông đến vùng đồng bào

10

* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chào mừng* Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Sao Vàng

Ký ức Đồng LộcKỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ 27/76

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CHỖ THÔNG QUA DU LỊCH TẠI LÂM ĐỒNG:

Kỳ 3: Những vấn đề đặt ra

Page 2: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

2 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Cụm thi đua số 3 thực hiện hiệu quả các phong trào thi đuaVừa qua, tại huyện Bảo Lâm, Cụm thi

đua số 3 gồm các huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên đã sơ kết phong trào thi đua yêu nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại. Theo đó, trong 6 tháng, Cụm thi đua số 3 đã thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua như: Thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2018, thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với thực

hiện có hiệu quả 4 chương trình trọng tâm và 12 công trình trọng điểm của tỉnh, thi đua xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ… Trên từng lĩnh vực cụ thể, các đơn vị trong Cụm thi đua số 3 đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, thu ngân sách, xây dựng cơ bản, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giảm nghèo bền vững… Các địa phương đã thực

hiện tốt phong trào thi đua từ cơ sở gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Các phong trào đã có sự chuyển biến tích cực, có nội dung và xác định rõ mục tiêu. Qua các phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến. Trong 6 tháng, Cụm thi đua số 3 đã có 9 tập thể nhận cờ thi đua của UBND tỉnh, 24 tập thể và 44 cá nhân nhận bằng khen của UBND tỉnh và hàng trăm tập thể, cá nhân được công nhận các danh hiệu thi đua khác.

ĐÔNG ANH

Tập huấn Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho 100 học viên Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã phối

hợp với Phòng Tư pháp huyện Đam Rông tổ chức lớp tập huấn phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan cho hơn 100 học viên là Phó Chủ tịch UBND các xã, cán bộ tư pháp, hộ tịch, già làng, trưởng bản và các chức sắc tôn giáo trên địa bàn huyện.

Qua đó, các học viên được nắm bắt các

nội dung như: Quyền tự do, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; đăng ký hoạt động tôn giáo; thành lập, hợp nhất, chia tách các tổ chức tôn giáo trực thuộc; hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài; tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài ra, các học viên còn được phổ biến một số nghị định của Chính

phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Được biết, lớp tập huấn này nhằm trang bị những kiến thức cần thiết cho đội ngũ làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con giáo dân thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. VĂN TÂM

Hội Chữ thập đỏ khám bệnh, tặng quà cho đối tượng chính sách Ngày Thương binh, Liệt sỹ

Nhân kỷ niệm Ngày Thương binh, Liệt sỹ 27/7/2018, Hội Chữ thập đỏ Lâm Đồng

đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Lạt tổ chức thăm hỏi, động viên

10 hộ gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng trên địa bàn thành

phố Đà Lạt. Qua đó, lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh

cũng bày tỏ lòng tri ân tới thân nhân, gia đình các thương binh, liệt sỹ, ân cần hỏi

thăm sức khỏe, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và trao quà, mỗi phần quà trị giá

1.100.000 đồng, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

HOÀNG VĂN KHÔI

Lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh và thành phố Đà Lạt trao quà cho bà Trần Thị Hốt

(193/6 Phan Đình Phùng, thành phố Đà Lạt).

Tăng cường đưa chỉ thị, nghị quyết... TIẾP TRANG 1

... Về cơ bản, các đơn vị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả theo kế hoạch cuộc thi đề ra. Bên cạnh đó, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Khối Doanh nghiệp, Công an tỉnh, Ban Tuyên giáo các huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Di Linh, Đơn Dương, Đam Rông, Lạc Dương tham mưu tổ chức tổng kết, trao giải thưởng cho 25 tập thể và 122 cá nhân có bài thi xuất sắc. Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh tham gia hưởng ứng Cuộc thi “Dọc đường công tác Hội” do Trung ương phát động với 293 bài và đoạt giải khuyến khích tập thể. Ngành Tuyên giáo cũng tham mưu hướng dẫn các địa phương, đơn vị đổi mới nội dung, hình thức sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận... của Đảng với phương châm 3 đúng (đúng thành phần, đúng trọng tâm, đúng giờ) nhằm đánh giá

những việc làm được, đưa ra các giải pháp thực hiện mang tính khả thi, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, nhận thức trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện...

Tuy đạt một số kết quả tích cực, song công tác tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng còn một số hạn chế cần khắc phục. Đó là: Ở một số địa phương, đơn vị còn hạn chế; phương thức học tập, nghiên cứu, quán triệt chậm đổi mới, người nghe còn thụ động, chất lượng học tập phụ thuộc vào nội dung và năng lực truyền đạt của báo cáo viên. Việc xây dựng chương trình hành động (nhất là ở cơ sở) còn lúng túng, do không xác định được những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá của địa phương, đơn vị nên còn mang tính chung chung, hình thức. Công tác

tuyên truyền trong nhân dân chưa được chú trọng đúng mức, chưa có chiều sâu.

Thời gian tới, ngành Tuyên giáo sẽ đẩy mạnh công tác tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và nhanh chóng đưa chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong toàn xã hội (trong đó, tập trung tham mưu, đề xuất triển khai học tập nghị quyết theo hình thức trực tuyến đến cấp xã). Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh việc tổ chức quán triệt, thái độ học tập nghị quyết... nhằm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đề ra. Tiếp tục hướng dẫn triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết của tỉnh. LAN HỒ

Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập và phát triển nền Văn nghệ Cách mạng Việt Nam* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chào mừng * Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Sao Vàng

Sáng 25/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập và phát triển nền Văn nghệ Cách mạng Việt Nam (1948-2018). Về dự Lễ kỷ niệm có hơn 400 đại biểu thay mặt hơn 40.000 văn nghệ sĩ đang hoạt động trong 10 Hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành trong cả nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự, phát biểu chào mừng. Tổng Bí thư khẳng định những đóng góp và sự trưởng thành của đội ngũ văn nghệ sĩ - chiến sĩ Việt Nam vào sự nghiệp kiến tạo nền văn học nghệ thuật dân tộc vì đất nước và nhân dân; vì tiến bộ xã hội, hội nhập quốc tế. Thay mặt Nhà nước, đồng chí Trần Đại Quang - Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý của Nhà nước cho Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Cách đây tròn 70 năm, tại chiến khu Việt Bắc, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc

lần thứ hai, theo chủ trương của Trung ương Đảng và Bác Hồ, trong 3 ngày (25, 26, 27/7/1948), Hội nghị Văn nghệ Toàn quốc lần thứ nhất đã được tổ chức với sự có mặt của trên 80 đại biểu trí thức văn nghệ sĩ trong cả nước. Hội nghị quyết định thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam (tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày nay). Hội nghị lịch sử này được xem như một đại hội thành lập, mở ra một trang mới của lịch sử văn nghệ cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, trải qua 70 năm với 9 nhiệm kỳ đại hội, tổ chức văn nghệ Việt Nam do các nhà văn Nguyễn Tuân, Đặng Thai Mai, nhà thơ Huy Cận, nhà văn Nguyễn Đình Thi, nhạc sĩ Trần Hoàn, họa sĩ Vũ Giáng Hương, nhà thơ Hữu Thỉnh, lần lượt đảm nhận cương vị đứng đầu. Các Chủ tịch Liên hiệp Hội và Ban Chấp hành đã tập hợp, đoàn kết đội ngũ văn nghệ sĩ - chiến sĩ kề vai sát cánh, tâm huyết, bền bỉ đồng hành cùng dân tộc, thực thi sứ mệnh sáng tạo, truyền bá những giá trị văn học nghệ

thuật, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần dồi dào bản sắc Việt Nam, hiện đại và nhân văn của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Tại Lễ kỷ niệm, nhà thơ Hữu Thỉnh - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đọc diễn văn ôn lại quá trình thành lập và phát triển của Hội Văn nghệ Việt Nam trong 70 năm qua. Đánh giá những thành quả to lớn của văn học nghệ thuật, nhà thơ Hữu Thỉnh nêu 5 bài học lớn: Văn học nghệ thuật luôn đồng hành cùng dân tộc, gắn bó với cuộc sống; Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ; Tôn trọng tự do sáng tác gắn với trách nhiệm xã hội của nghệ sĩ; Mối quan hệ chặt chẽ giữa tính dân tộc và tính hiện đại; Chú trọng phát hiện tài năng trẻ để phát triển đội ngũ. Chủ tịch Liên hiệp Hội cũng nhấn mạnh những nhiệm vụ thực hiện trong chặng đường mới của đất nước với tiền đồ tươi sáng của dân tộc thời gian tới.

THANH ĐẠM - HÀ HỮU NẾT

Vẫn còn khoảng 24% hồ sơ giải quyết trễ hạn

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm

2018, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thông qua hệ thống một

cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến đã tiếp nhận 145.989 hồ sơ.

Qua đó, các cơ quan đã tiến hành giải quyết được 137.250 hồ sơ, trong đó có

104.118 hồ sơ được giải quyết đúng hạn và 33.062 hồ sơ giải quyết trễ hạn, chiếm

khoảng 24% trong tổng số hồ sơ được giải quyết. Ngoài ra, còn 8.739 hồ sơ chưa giải

quyết phải chuyển sang tháng kế tiếp. Đánh giá của Sở Thông tin và Truyền

thông cho biết, việc vẫn còn nhiều hồ sơ trễ hạn trên hệ thống một cửa điện tử và

dịch vụ công trực tuyến có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do bộ phận chuyên môn chưa thực hiện đúng thao tác,

đúng quy trình trong giải quyết thủ tục hành chính…

Được biết, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 20 cơ quan cấp tỉnh, 12 UBND

cấp huyện và 49 UBND cấp xã đã được trang bị hệ thống một cửa điện tử và dịch

vụ công trực tuyến.LHT

Thành lập tuyển cử tạ thiếu niên tỉnh Lâm Đồng

Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Lâm Đồng cho biết, Trung

tâm đã thành lập đội tuyển cử tạ lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. 12 vận động viên đầu

tiên từ 12 tới 15 tuổi, hầu hết là các em người dân tộc K’Ho có năng khiếu cử tạ

đã được Trung tâm vào tận buôn để tuyển chọn. Các VĐV thiếu niên hiện đang tập huấn tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội với mục tiêu xây dựng nền tảng tốt nhất cho tương lai. Cử tạ là môn thể thao còn mới với thể thao Lâm Đồng và đang được đầu tư với mục tiêu

vươn lên tầm quốc gia cũng như khu vực.D.Q

Page 3: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

3 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

VĂN VIỆT

Cam kết quy trình sản xuất hữu cơGiám đốc Công ty TNHH Đà Lạt HQ

Farm (gọi tắt Công ty HQ), anh Nguyễn Hồng Quyền (sinh năm 1985) đưa phóng viên tiếp cận trong một căn nhà bố trí từng phòng mô hình chăm sóc nấm linh chi đỏ Đà Lạt và nấm đông trùng hạ thảo, tọa lạc bên đường Quang Trung nói trên. Phòng bên này, hàng ngàn tai nấm linh chi nâu đỏ vươn ra bịch phôi đang còn đọng nước tưới buổi sáng; phòng đối diện là hàng trăm lọ nấm đông trùng vàng đỏ sắp lớp trong từng ngăn tủ, phủ lên trên bởi màn sương trắng bơm tưới từ một chiếc máy công nghệ mới mua từ nước ngoài. Không khí trong căn nhà thoải mái hít thở trong lành, không có bất cứ mùi hóa chất hay mùi thuốc bảo vệ thực vật nào. “Tất cả quy trình sản xuất 2 loại nấm linh chi và đông trùng của Công ty HQ đều cam kết theo hướng hữu cơ. Tại khuôn viên số 23/2, Quang Trung, Đà Lạt, Công ty HQ đón du khách tham quan miễn phí và cung cấp tại chỗ sản phẩm nấm linh chi và đông trùng hạ thảo dạng tươi và sấy khô, đóng gói nhiều trọng lượng riêng biệt tương ứng với các mức giá theo điều kiện thu nhập, chi tiêu của từng hộ gia đình…”, Giám đốc Nguyễn Hồng Quyền giới thiệu.

Với riêng sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo, Công ty HQ đã qua nhiều năm nghiên cứu sản xuất thử nghiệm và hoàn chỉnh quy trình đạt chất lượng cao nhất, đến đầu tháng 5/2016 mới chính thức công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, phân phối ra thị trường. Trong 6 tháng đầu năm 2018, trong quy mô sản xuất 50 m2 ở Hiệp An, Đức Trọng và 20 m2 ở Phường 9, Đà Lạt, mỗi tháng, Công ty HQ thu hoạch đông trùng hạ thảo với 3 kg khô (giá 70 triệu đồng/kg) và 2.000 hũ tươi loại 30 gam (giá 250.000 đồng/hũ). Tất cả đều tiêu thụ qua 2 kênh bán sỉ đến các tỉnh, thành trong cả nước và bán lẻ tại khu vực sản xuất cho khách hàng địa phương Lâm Đồng cùng khách du lịch trong và ngoài nước.

2 loại nấm cùng một lợi thế so sánh Trước đó, từ năm 2011, Công ty HQ bắt

đầu phân lập nhân giống linh chi đỏ Đà Lạt. Nguồn gốc giống linh chi đỏ Đà Lạt được Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng phát hiện trong rừng thông Đà Lạt, sau đó tác động các biện pháp khoa học để bảo tồn nguồn gien, đồng thời hoàn chỉnh

Khi “2 nấm” về cùng một nhàCông ty TNHH Đà Lạt HQ Farm vừa khai trương một căn nhà 150 m2 trình diễn sản xuất và bày bán 2 sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo và nấm linh chi đỏ tại số 23/2, đường Quang Trung, Đà Lạt. Hai loại nấm này đang trở thành sản phẩm đặc trưng của phố núi Đà Lạt, có thể chuyển giao sản xuất, tăng thu nhập đến với từng hộ gia đình địa phương.

và chuyển giao quy trình sản xuất cho các nông hộ mô hình ở địa phương. Giám đốc Nguyễn Hồng Quyền lúc đó là kỹ sư điện làm việc trong dự án thủy điện kết hợp với nuôi cá nước lạnh, trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày ở Lâm Đồng - được cung cấp 10.000 bịch phôi giống linh chi đỏ trồng trong nhà với diện tích 150 m2 quy mô hộ gia đình. Sau 90 ngày chăm sóc, Quyền thu hoạch nấm linh chi đỏ thành phẩm đạt tỷ lệ 70% bịch phôi giống. 30% số bịch phôi còn lại bị nấm bệnh tấn công, coi như hư hỏng hoàn toàn.

Nhận thấy tiềm năng nấm linh chi đỏ Đà Lạt, Quyền tập trung nghiên cứu và xác định được các nguyên nhân số bịch phôi không cho nấm thu hoạch như: môi trường, nhiệt độ không đảm bảo, phát sinh nhiều loại côn trùng gây hại tai nấm; giá thể mùn cưa cao su phối trộn quá nhiều tạp chất, không đảm bảo dinh dưỡng cho cây nấm phát triển… Khắc phục những “lỗi quy trình” này, Quyền chọn lọc những cá thể nấm khỏe mạnh nhất sau một lứa trồng, sau đó đến năm 2013 lần lượt nhân giống và sản xuất trên từng diện tích khác nhau, mang lại những kết quả khả quan. Cụ thể, Quyền đầu tư 500 triệu đồng sản xuất linh chi

đỏ trên diện tích 1.500 m2 ở xã Hiệp An, Đức Trọng và 1.200 m2 ở đường Đặng Thái Thân, Đà Lạt, trồng mật độ trung bình 7.000 bịch phôi/100 m2. Chăm sóc linh chi đỏ đến 3 tháng sau bước vào thu hoạch lứa đầu tiên; từ 35 - 45 ngày tiếp theo thu hoạch lứa thứ 2. Và 30 ngày sau đó thu hoạch lứa cuối cùng trước khi bước vào vụ trồng mới…

Nhìn lại từ cơ sở sản xuất linh chi đỏ đến Công ty TNHH Đà Lạt HQ Farm, chủ nhân trẻ Nguyễn Hồng Quyền đã vượt qua không ít những thử thách để mở hướng khởi nghiệp nhiều triển vọng. Giờ thì Giám đốc Nguyễn Hồng Quyền khẳng định: “Đà Lạt với độ cao từ 1.500 m trở lên được ví như xứ sở quanh năm mùa xuân, được thiên nhiên ưu đãi để sản xuất 2 loại nấm đông trùng hạ thảo và linh chi đỏ Đà Lạt có lợi thế so sánh đặc biệt so với vùng miền khác trong và ngoài nước”. Bởi vậy, trong vài năm tới, Công ty HQ mở rộng nhà xưởng, tăng cao hơn nữa công suất sản xuất phôi giống nấm linh chi đỏ theo nhu cầu (công suất hiện tại mới đạt 3.000 bịch phôi/ngày), lắp đặt mới các dây chuyền thiết bị chế biến đa dạng sản phẩm đông trùng hạ thảo với chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Giám đốc “Đà Lạt HQ Farm” trong căn phòng sản xuất trình diễn nấm linh chi đỏ Đà Lạt. Ảnh: V.V

Kiểm định an toàn 16 hồ đậpTheo danh mục vừa được phê duyệt

trong năm 2018, Sở NN&PTNT Lâm Đồng tổ chức đôn đốc kiểm định an toàn

16 công trình hồ đập thủy lợi trên địa bàn. Trong đó, kiểm định ở huyện Đức Trọng

có 5 công trình hồ thủy lợi xây dựng từ năm 2001 đến năm 2006 gồm: Tà Hine 1, Tà Hine 2 (xã Tà Hine), Núi Pô, Thôn 10 (xã Ninh Loan) và Cay An (xã Tà Năng). Tiếp theo kiểm định 9 công trình hồ đập ở 3 địa bàn như: Đạ Tiêng Tang (xã Đạ M’Rông), Trung Tâm (xã Đạ K’Nàng), Thôn 5 (xã Rô Men) thuộc huyện Đam

Rông; Đa Thiện (Phường 8), KillKout (xã Tà Nung), Xuân Sơn (xã Xuân Trường)

thuộc thành phố Đà Lạt; và Đạ Ròn, Pró, BôKaBang thuộc huyện Đơn Dương. Tổng số 9 công trình này được xây dựng từ năm

1974 đến năm 2010. Còn lại 2 công trình hồ đập được kiểm

định an toàn trong năm 2018 tọa trên địa bàn xã Đạ Kho (huyện Đạ Tẻh) và xã Tân

Châu (huyện Di Linh).VŨ VĂN

Đạ Tẻh quy hoạch phát triển siêu thị

Huyện Đạ Tẻh vừa thông qua quy hoạch phát triển chợ, siêu thị đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030, trong đó xây dựng mới 1

siêu thị tổng hợp. Hiện tại, huyện Đạ Tẻh có 3 chợ đang

hoạt động trên địa bàn gồm chợ Đạ Lây đang chuyển đổi mô hình từ Tổ Quản lý

sang HTX khai thác kinh doanh. Chợ Triệu Hải (chợ hạng 3 của huyện Đạ Tẻh) với số

lượng tiểu thương buôn bán còn hạn chế, thường chỉ duy trì hoạt động từ 1 - 2 giờ buổi sáng hàng ngày, nên chưa thể triển

khai phương án chuyển đổi mô hình quản lý. Còn lại chợ trung tâm Đạ Tẻh đã quá

tải số hộ tiểu thương buôn bán, nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm

ngày càng tăng của người dân địa phương. Theo đó, giai đoạn 2018 - 2020 sẽ hoàn thành việc di dời, xây mới mở rộng quy

mô chợ trung tâm Đạ Tẻh gắn liền với quy hoạch khu dân cư tại Tổ dân phố 3A của

thị trấn và giai đoạn 2021 - 2025, nâng cấp chợ Triệu Hải và chợ Đạ Lây bằng nguồn

vốn xã hội hóa…MẠC KHẢI

BIDV trao giải Cúp vàng trị giá 80 triệu đồng

Đây là chương trình tiết kiệm dự thưởng “Mừng sinh nhật - đón World Cup” của

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhân dịp kỷ niệm 61 năm

ngày thành lập (26/4/1957 - 26/4/2018) và chào đón World Cup 2018, được tổ chức từ ngày 18/4 đến ngày 29/6/2018 với tổng giá

trị giải thưởng hơn 15 tỷ đồng. Tham gia chương trình, khách hàng

có cơ hội trúng thưởng giải đặc biệt là 1 chuyến du lịch Nga cho 2 người trong 13 ngày 12 đêm kết hợp xem trận chung kết

World Cup 2018 trị giá 500 triệu đồng, 12 giải Cúp vàng trị giá 80 triệu đồng/giải, 12

giải Quả bóng vàng trị giá 40 triệu đồng/giải và hàng ngàn phần quà khác.

Sau khi BIDV tổ chức quay số chương trình tiết kiệm dự thưởng “Mừng sinh nhật - đón World Cup”, một khách hàng tại Chi

nhánh BIDV Đà Lạt đã may mắn trúng giải Cúp vàng trị giá 80 triệu đồng là bà

Đào Thị Mộng Huyền và đã được BIDV tổ chức trao giải.

LÊ HOA

Agribank Lâm Đồng tổ chức trao tài trợ an sinh xã hội năm 2018Mới đây, Agribank Lâm Đồng đã

tổ chức Lễ trao tài trợ an sinh xã hội (ASXH) năm 2018. Ông Nguyễn Văn Hòa - Giám đốc Agribank Lâm Đồng cho biết: Trong quá trình hoạt động Chi nhánh luôn đi đầu trong đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất ưu đãi. Với quy mô hoạt động lớn nhất trong các NHTM, Agribank Lâm Đồng dành trên 91% nguồn vốn cho lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn và chương trình mục tiêu của tỉnh Lâm Đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đồng thời, hằng năm, Agribank Lâm Đồng luôn dành sự quan tâm đến hoạt động ASXH và dành khoản ngân sách

đáng kể cho hoạt động này; đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng nhà tình thương cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo. Năm 2018, tổng ngân sách cho ASXH trên 3 tỷ đồng, Agribank Lâm Đồng đã tài trợ gần 1 tỷ đồng cho các cơ sở trong 6 tháng đầu năm. Đợt này, tổ chức trao 3 gói tài trợ lớn trị giá 2,45 tỷ đồng. Cụ thể, tài trợ 8 căn nhà tình nghĩa trị giá 50 triệu đồng/căn, tài trợ thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trị giá 850 triệu đồng và Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng trị giá 400 triệu đồng; tài trợ cho Trường TH Đa Kao (Đam Rông), Trường TH Đa Thành (Đà Lạt) và Trường THCS Hiệp An (Đức Trọng), mỗi trường 15 bộ

máy vi tính, trị giá 182.150.000 đồng/trường; tài trợ cho Trường TH Đạ Ròn (Đơn Dương) và Trường THCS Dran (Đơn Dương), mỗi trường 10 bộ máy vi tính, trị giá 121.420.000 đồng/trường; tài trợ cho Trường Thái Phiên (Đà Lạt) 5 bộ máy vi tính trị giá 60.710.000 đồng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đa đã cảm ơn những đóng góp thiết thực của lãnh đạo và cán bộ Agribank Lâm Đồng góp phần cùng các Đảng và Nhà nước, giúp nhiều đối tượng được thụ hưởng, tự tin vươn lên trong cuộc sống và mong rằng các đơn vị nhận tài trợ sử dụng gói tài trợ đúng mục đích, hiệu quả. NHẬT QUÂN

Page 4: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

4 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ghi chép: MINH ĐẠO

Những năm 80 thế kỷ XX, vùng Nam Tây Nguyên các bệnh dịch sốt rét, tả, lỵ, hạch luôn

ám ảnh người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa. Chốn rừng thiêng nước độc, trình độ dân trí thấp, các điều kiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang vô cùng thiếu thốn. Với những người ngành y tế, họ càng đối mặt nhiều gian nan và hiểm nguy: trong khi cuộc sống vô cùng khó khăn, các dịch bệnh hoành hành thì địa hình hiểm trở cùng lực lượng Fulro ráo riết chống phá…

Trong căn nhà nhỏ tụt sâu bên con đường hẹp ở Đà Lạt, tôi đối diện với người sống sót duy nhất của sự kiện Cổng Trời: thương binh Lê Văn Đường, cán bộ kỹ thuật côn trùng năm xưa. Chịu nhiều vết thương, nhất là phần thương tích ở đầu, cuộc sống chật vật phải gồng mình làm điểm tựa của gia đình và chăm sóc mẹ già 102 tuổi như ngọn đèn sắp hết dầu, sức khỏe của người đàn ông 62 tuổi này thực sự cạn kiệt. Nể tình tôi lặn lội nhiều ngày, anh Đường rời vườn cà phê cách hơn 25 km về nhà tiếp chuyện. Tôi vào đề cởi mở để mong anh mạnh dạn chia sẻ câu chuyện cũ:

- Ngày thứ 4 em mới tìm được nhà của anh đấy. Hỏi rất nhiều người, từ cán bộ lãnh đạo ngành y đến ngành thương binh - xã hội, rồi người dân, nhưng chả ai tường tận câu chuyện năm xưa của các anh cả!

- Tôi cũng ngạc nhiên vì nhiều người trong ngành y không biết sự kiện này trong một thời gian rất dài! Mãi sau 31 năm, người ta mới xây dựng Nhà bia, rồi mới biết ít nhiều... Hình như người ta lãng quên thì phải…, anh Đường không giấu nỗi buồn man mác và tính cách thẳng thắn của một người xứ Quảng Nam.

Chuyến tốc hành định mệnhCâu chuyện năm xưa được kể

lại theo mạch cảm xúc lúc bổng lúc trầm, và cả ngắt quãng vì xúc động của nhân chứng. Hôm đó là ngày 21 tháng 8 năm 1980, anh Nghị (Trưởng Phòng Y tế huyện Lạc Dương) thông báo có công văn báo dịch sốt rét và tả đang diễn ra ở huyện Đam Rông, địa bàn cách Đà Lạt hơn 100 km. Họ khẩn trương đưa cơ số thuốc và xăng lên xe, 12 người lên đường ngay. Trạm Sốt rét có 5 bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên là các anh Nguyễn Phú Cường, Nga Ra Đôn, Vũ Công Thìn, K’Téo và Lê Văn Đường (kỹ thuật viên, Tổ phó Tổ côn trùng); Trạm Vệ sinh phòng dịch có 4 y sĩ và tài xế: Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Văn Hải, Trần Mạnh Canh, Phạm Văn Hoàn; Phòng Y tế huyện Lạc Dương có y tá Nguyễn Văn Quang; ngành Bưu điện có 2 giao thông viên: Liêng Jrang Ha Hương và N’Du Ha K’Rang. Khoảng hơn 7giờ 00, xe ô tô chở 9 người thuộc Ty Y tế xuất phát từ Đà Lạt, đến Ngã Ba Tùng Lâm (Phường 7, thành phố Đà Lạt bây giờ) dừng lại đón tiếp 3 người thuộc huyện Lạc Dương là các anh

Thương nhớ Cổng TrờiTháng bảy, trời đất sụt sùi dầm dề mưa lạnh. Nhiều ngày lòng vòng cả trăm cây số từ rừng huyện Lạc Dương đến phố phường Đà Lạt, tiếp xúc hai mươi mấy người, tôi mới lần được những nhân chứng để lắng lòng với ký ức buồn 38 năm trước. Sự kiện bi thương xảy ra nơi Cổng Trời, khi đất nước đã thống nhất: 12 người đi chống dịch bệnh vùng sâu thì hy sinh 11 người, người sống sót trở thành thương binh hạng 4/4 và còn chịu 11 vết thương… cho đến tận bây giờ.

Quang, Ha Hương và K’Rang. Đường hành quân nhằm hướng xã Đưng K’Nớ để đến xã Đạ Tông rất hiểm trở vì đá lởm chởm, cây cối ngáng kín dày, nhiều đoạn vực sâu hút và đặc biệt là phải bò qua hai cao điểm chót vót gọi là Cổng Trời. Khoảng 9 giờ 00, xe đoàn chạy được khoảng 35 km thì gặp ô tô của lâm nghiệp chở gỗ cùng chiều. Họ vội vã vẫy tay chào nhau rồi xe lâm nghiệp rẽ vào ngã ba đường be về hướng Suối Vàng. Xe đoàn chống dịch tiếp tục đi chỉ gần 1 km thì bất ngờ anh Đường nghe tiếng súng nổ chát chúa và xối xả vào thùng xe. Anh em bị trọng thương, la lên đau đớn. Anh Đường nhận ra đã bị bọn Fulro phục kích tấn công để cướp thuốc. Anh hoảng loạn tuột xuống mặt đất, cố lăn để thoát nạn nhưng vẫn bị trúng 11 vết đạn. Được mấy mét anh Đường gặp anh Nguyễn Đình Giao nằm bên taluy, người đầy máu do trúng đạn M79 vào hông. Tiếng súng kéo dài khoảng vài chục phút thì xe bùng cháy dữ dội vì trên xe có phuy xăng. “Tôi thấy anh Vũ Công Thìn văng ra khỏi xe, rớt ngay xuống chân tôi. Cả người anh bốc cháy ngùn ngụt. Cả đời tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh ấy…!”, tiếng anh Đường nhỏ lại, khóe mắt xa xăm đọng nước…

Tiếng súng ngưng, dưới chân anh Đường anh Giao hổn hển: “Đường… Đường… mày có sao không? Tao bị thương rồi. Mày đi được không? Mày ra xe lâm nghiệp gặp lúc nãy tìm người ta, chứ mày nằm ở đây vài tháng trời mới có người qua lại chắc mày chết đó Đường ơi…”. Như bừng tỉnh, anh Đường gắng gượng đứng dậy. Anh bàng hoàng đau xót khi nhìn thấy anh em người thì cháy đen, người nằm dưới đất, người gục trên mui xe. “Dù xe đang bốc cháy nhưng nghe mùi máu, ruồi từ khắp rừng già bay tới, bu đông đen. Tôi không thể quên nổi, trong miệng

anh em vẫn còn ngậm hạt bắp rang hồi sáng tôi mới phát”, anh Đường kể rồi giơ tay dụi hai hốc mắt. (Những hạt bắp mà vợ anh, chị Lê Thị Phát rang cho mọi người đi rừng thời chống đói). Vượt qua nỗi sợ hãi, anh Đường tìm cành cây làm gậy chống đi bộ ra tìm trại của lâm nghiệp. Mấy trăm mét anh đến được chiếc xe lâm nghiệp đang đổ gỗ và nói nhanh: “Cứu anh Giao…”. Mọi người bế anh lên cabin, sau đó anh ngất xỉu…

- Anh còn nhớ ai trong đoàn xe lâm nghiệp hôm đó và hiện ở đâu không?”, tôi tiếp tục hỏi.

Anh Đường nói: “Tôi nhớ một anh tên Vinh, có chị gái tên Nga bán hàng tại Dinh III, Đà Lạt. Nhà chị này ở đường Gio An. Anh đó đã cứu anh Giao nhưng giờ tôi không biết ở đâu?”.

Chia tay vợ chồng anh Đường, tôi lại lần theo manh mối ấy. Qua tổ trưởng dân phố, tôi tìm được nhà chị Nga, nhưng khổ nỗi ai cũng bảo gia đình không có người tên Vinh, chỉ có người làm lâm nghiệp tên Lương, và là anh chứ không phải em chị Nga đang ở phường khác. Lại đi tìm người tên Lương. Bất ngờ đến với tôi, nhân chứng này là anh Nguyễn Bá Lương, người tôi quen. Anh Lương lúc đó làm ở Lâm trường Đà Lạt, sau là Phó Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, vừa nghỉ hưu, nhà cách nhà chị Nga khoảng 8 km. Sau khi định thần bởi sự xuất hiện bất ngờ của tôi, anh Lương kể: “Bây giờ tôi nhớ lại vẫn cứ rất sợ và ám ảnh. Lúc đó tụi tôi đang đổ gỗ thì nghe tiếng nổ và rất sợ. Một lúc thì thấy anh Đường lết tới báo tin nhờ vào cứu anh Giao. Tôi lái xe Zin 157, giục anh em đổ gỗ xuống lẹ để vô cứu người. Để kịp thời, mấy người dân tộc thiểu số đi bộ vô trước, sau đó tôi ze thẳng luôn. Ai cũng sợ, thấy xe cháy, người chết hết rồi, chỉ còn anh Giao sống nhưng bị thương rất nặng.

Anh em bế anh Giao lên xe và gấp gáp đi, mong cứu được người và cũng rất sợ bị Fulro tấn công tiếp. Đường hẹp, rất xóc, máu anh Giao chảy nhiều quá, nên anh ấy mất trên xe trước khi đưa vào bệnh viện tỉnh. Tôi nhớ mãi, thương và cứ ám ảnh câu anh ấy nói: Cứu tôi với!”...

Vọng mãi tiếng lòng Nước mắt Cổng Trời, tiếng lòng

dư ba... Anh Đường tiếc nuối với tôi: “Hồi đó mà đường sá như bây giờ thì cứu được anh Giao rồi!”. Còn anh Lương bày tỏ tri ân: “Mình cảm tưởng anh Giao luôn đứng sau phù hộ cho mình sau này. Tôi cứ âm thầm lên Nghĩa trang Liệt sĩ thắp hương cầu nguyện cho anh ấy”. Anh Đường cũng thẳng thắn tâm tư: “Hai bảy hai tám năm người ta chẳng tới tui. Mãi đến sau này, khi cùng dự đám cưới với anh Hạ (Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng-MĐ), tôi tâm sự với anh ấy. Từ đó ngành y tế mới biết đến tôi và lui tới dịp 27/7…”.

Anh Đường cũng chia sẻ, năm 1982 đi học bổ túc văn hóa và năm 1988 đang học Đại học Đà Lạt ngành Sử, nhưng bệnh tình nặng do chấn thương, mắt mờ anh đành nghỉ học năm cuối. Xin trở lại công tác tại cơ quan y tế cũ nhưng không được chấp nhận, anh Đường đành

làm đơn giám định y khoa và nghỉ chế độ mất sức lao động với hơn 16 năm công tác. Mỗi tháng anh được hưởng 2.040.600 đồng (thời điểm tháng 6/2018). Sau 31 năm, năm 2011, ngành Y tế và huyện Lạc Dương cùng tổ chức xây dựng “Nhà bia tưởng niệm” ghi danh chín liệt sĩ ngành Y tế. Anh Nguyễn Quốc Kỳ, lúc đó là Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, nay là Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng xác nhận với tôi, đích thân anh đã chỉ đạo ngành chức năng tìm kiếm và hoàn tất thủ tục đất đai, còn ngành Y tế huyện cùng tham gia đóng góp xây dựng. Còn Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng Phạm Thị Bạch Yến chia sẻ: Để có kinh phí xây dựng “Nhà bia tưởng niệm”, ngành đã kêu gọi toàn ngành với hơn 4.000 lao động đóng góp ít nhất mỗi người một ngày lương, cùng với số tiền của các nhà hảo tâm. Số tiền còn dư được giao Công đoàn Y tế quản lý để hàng năm vào các ngày lễ tổ chức thăm viếng và cử Đoàn Thanh niên vào dọn dẹp và thắp hương tưởng niệm tri ân, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. “Nhà bia tưởng niệm” nằm bên con đường nhựa láng cóng 725, ngàn thông che bóng, tại Cổng Trời năm xưa. Còn hai liệt sĩ ngành Bưu điện được ghi danh tại Nhà bia của ngành này, đặt trong khuôn viên Viễn thông Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt. Tôi cũng tìm đến đây, anh Liêng Jrang Ha Hương và N’Du Ha K’Rang là hai liệt sĩ hy sinh cuối cùng trong danh sách 119 liệt sỹ của ngành, tính từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến sau này.

Khi tôi đặt vấn đề viết bài về sự kiện Cổng Trời với Trưởng phòng Người có công, Sở Lao động, Thương binh - Xã hội Lâm Đồng, thương binh Lê Xuân Dũng nói: “Hay quá, anh nghĩ ra điều thật có ý nghĩa!”. Tuy nhiên, anh cũng thú thật rất khó lục tìm hồ sơ 11 liệt sĩ trong sự kiện chống dịch 1980 vì đang lưu hơn 3.000 hồ sơ. Cậu nhân viên chỉ trích lục được cho tôi hai hồ sơ là Nguyễn Văn Quang, sinh năm 1959, quê quán Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và Trần Mạnh Canh, sinh năm 1950, quê huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Họ hy sinh khi còn trẻ, đặc biệt, nhiều người hy sinh còn rất trẻ, chưa có gia đình như các anh Nga Ra Đôn, Vũ Công Thìn, Trần Mạnh Canh, K’Téo, Nguyễn Văn Quang, Phan Văn Hoàn,… Anh Đường cho biết, các hài cốt ban đầu được chôn cất tại đồi Ba Cây, sau quy tập vào Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Đà Lạt. “Không hiểu sao người ta không quy tập chôn cất các anh một khu vực, mỗi lần đến thắp hương tìm khùng luôn”, anh Đường thắc mắc. Bây giờ, theo nguyện vọng của thân nhân, một số hài cốt liệt sĩ đã được đưa về quê quán. Nhưng, sự kiện đau thương xảy ra tại Cổng Trời mãi mãi là nốt lặng trong bản tráng ca về một vùng đất Nam Tây Nguyên ngày càng đổi mới. Nỗi nhớ khó nguôi và tuyệt không được phép lãng quên!

Đà Lạt, tháng 7/2018

Thương binh Lê Văn Đường chỉ vết thương trên đầu. Ảnh: M.Đ

Hai liệt sỹ giao thông viên lưu danh tại Nhà bia tại Viễn thông (Đà Lạt). Ảnh: M.Đ

Page 5: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

5 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Truyện ngắn: HỒ THỦY GIANG

Cô cán bộ bảo tàng xinh đẹp vừa gặp tôi đã như người vớ được của, kéo tôi ngồi bằng

được xuống ghế. Trịnh trọng đặt phin cà phê trước mặt tôi, cô nói như cầu khẩn:

- Thật may quá! Gặp nhà văn đây rồi.

- Có việc gì mà hối lộ cà phê vậy? - Tôi cười vui vẻ.

Cô cán bộ bảo tàng xổ ra một tràng trong hơi thở gấp:

- Có việc lớn đây ạ. Là vì thế này. Để thực hiện chủ trương của tỉnh về quảng bá, tôn vinh các anh hùng liệt sĩ của Đại đội Thanh niên xung phong 915 anh hùng, bảo tàng của chúng em làm nhiệm vụ sưu tầm những kỉ vật của các liệt sĩ và của những người còn sống sót trong trận bom B52 hủy diệt vào đêm No-en năm 1972 tại ga Lưu Xá, 60 chiến sĩ thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng.

Trận bom ấy tôi biết, nhiều người biết, nhưng như vậy thì có gì mà cô cán bộ bảo tàng lại cần đến một nhà văn quèn như tôi? Nghĩ vậy, tôi khẽ lắc đầu:

- Cái việc của bảo tàng ấy thì tôi giúp được gì cơ chứ.

Cô bảo tàng xua xua tay:- Thế này anh ạ. Bác cựu đội

viên thanh niên xung phong ấy còn giữ được một đôi đũa tre từ ngày còn ở đơn vị. Tuy rất nhỏ bé như thế, nhưng lại là một thứ rất quí giá mà bảo tàng chúng em hết sức quan tâm. Nếu nó được trưng bày trong nhà truyền thống thì chắc chắn sẽ động đến trái tim cả vạn, triệu con người. Vậy mà em thuyết phục thế nào bác ấy vẫn

không chịu hiến cho bảo tàng.Tôi cười, đùa:- Chỉ là một đôi đũa. Ông ấy

“boong - ke” gớm nhỉ?- Không phải như thế đâu anh.

Trước đó bác ấy đã hiến tất cả những gì mình có. Một cái ba lô, một chiếc chăn chiên, một cái áo thanh niên xung phong, rồi cả cái ca hoa hồng tráng men được phát hồi còn tại ngũ, đến giờ bác ấy vẫn dùng hàng ngày. Em cũng kể thêm chuyện này cho anh nghe. Cái hôm Đài Truyền hình và Bảo tàng tỉnh có mời bác ấy về thành phố quay hình ảnh tư liệu, khi xong xuôi, Đài Truyền hình có tặng bác ấy một phong bì tiền. Hôm Đài đưa xe bác ấy trở lại bản, khi chia tay, bác ấy đưa lại, bảo mọi người cầm về uống nước dọc đường cho đỡ khát. Tất nhiên chúng em trả lại bằng được. Anh bảo, người như vậy là quá tốt bụng chứ sao “boong - ke” được.

Bây giờ thì tôi hiểu. Đôi đũa ấy là một kỉ vật bất li thân chăng? Nhưng thành thật tôi vẫn không hiểu cô cán bộ bảo tàng muốn nhờ

tôi trong chuyện gì.- Này, nhưng cô trông chờ gì

ở tôi?- Anh là nhà văn, lí lẽ đầy mình,

lại từng là bộ đội, tuổi tác sàn sàn, em muốn nhờ anh thuyết phục giúp em thêm. Nói sao để bác ấy nhận ra rằng nếu đôi đũa kia để trong hòm thì một mình bác ấy biết, nó chỉ là của riêng mình, còn nếu đem trưng bày thì kỉ vật đó sẽ trở thành kỉ vật thiêng liêng cho toàn dân tộc.

“Chà! Rất đúng bài bản và cũng vô cùng thuyết phục”.

Tôi lo lắng:- Cô nói đến vậy mà ông ấy vẫn

không nghe, thì tôi biết nói sao đây? - Vì thế mới phải nhờ đến nhà văn. Dù biết sức mọn của mình chắc

cũng khó làm lung lay tâm can ông cựu thanh niên xung phong khó tính kia, nhưng vì cũng có chút tò mò nên tôi vui vẻ nhận lời.

* * *Tôi lặn lội hơn trăm cây số để

tìm gặp người cựu thanh niên xung phong có phần hơi khó tính đang nắm giữ trong tay một kỉ vật

thiêng liêng là đôi đũa tre. Trông ông già hơn cái tuổi sáu

nhăm. Gầy gò, khắc khổ, một mắt đã hỏng hẳn.

Trong căn “nhà tình nghĩa” chưa đầy ba mươi mét vuông, trống huơ trống hoác, ông ngồi như một bức tượng.

Ông lặng lẽ quan sát tôi trong bộ dạng máy ảnh, kính bút, ghi âm, máy tính sột soạt một hồi, rồi với giọng của một người Tày nói tiếng Kinh còn pha âm điệu của dân tộc mình, ông khẽ nói:

- Viết về người khác đi. Các nhà văn, nhà báo đã viết về tôi nhiều rồi. Cũng không còn gì để mà nói nữa lố.

Tôi ngồi xuống cái ghế gỗ mốc thếch đối diện, cười thân thiện:

- Lên chơi, tâm sự với anh thôi, không viết gì đâu.

Ông gật gù:- Thế thì tốt rồi mà. Cái người

đến tâm sự với ta ít lắm. Không hiểu do dáng vẻ của tôi

trông giản dị, dễ gần hay do vài lời ban đầu thân thiện, chân tình mà ông có vẻ quí tôi. Chưa ngỏ một

Đôi đũa

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Từ ngày 20/7 đến ngày 10/9/2018, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) tổ chức triển lãm chuyên đề “Lời tri ân” nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2018).

“Trọn một lời thề” và “Lời

tri ân” là 2 nội dung chính của đợt trưng bày này. Trong đó, “Trọn một lời thề” là những câu chuyện của các chiến sĩ cách mạng khi bị bắt giữ tại nhà tù Hỏa Lò. Không gian trưng bày tái hiện hệ thống nhà tù dưới bộ máy cai trị của chính quyền

Trưng bày chuyên đề “Lời tri ân” tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Minh họa: Phan Nhân

MV “Cúc ơi!” kể về chị Hồ Thị Cúc, một trong 10 nữ liệt sĩ Thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh). Chị Cúc cùng các nữ Thanh niên xung phong đã ngày đêm san lấp hố bom, bám trụ chiến đấu, bảo đảm thông suốt đường 15A trên trận địa Ngã ba Đồng Lộc.

Vào lúc 16 giờ ngày 24/7/1968,

“Cúc ơi” tri ân 10 nữ anh hùng Ngã ba Đồng Lộc

câu phỏng vấn nào mà ông như đã phơi hết tâm can với một người vừa mới quen. Cũng có lẽ vì ông biết rằng lời kể của ông là chỉ để ôn lại quá khứ, để tâm tình chứ không phải để viết lên sách báo, nên rất hồn nhiên.

Như người bị thôi miên về những câu chuyện cũ đầy đau thương, ông kể lại cho tôi cái phút cuối cùng của ông và Nga - cô người yêu.

Chỉ sau đợt bom đầu tiên tối hôm ấy, ông đã bị một tảng bê-tông đè lên phần dưới thân người. Ông nén đau đớn, cố rũ lớp đất cát phủ trên đầu, kêu to: “Thắng đây! Thắng nằm ở đây! Quanh đây có ai không?”. Trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê nhưng dường như ông vẫn nghe văng vẳng đâu đó tiếng người yêu kêu rên một cách yếu ớt: “Anh ơi… cứu… em… cứu… em” ở ngay phía dưới nơi ông nằm. Đang trong cơn đau rã rời nhưng ông vẫn nhận ra đó là tiếng của Nga. Vậy là ông đã bị bom hất lên mặt đất, còn Nga bị kẹt phía dưới hầm. Những tiếng kêu xót xa, bất lực của người yêu làm ông tỉnh lại đôi phần. Bỗng ông thấy từ một khe hổng dưới tảng bê tông ngay trước mặt có một vật nhỏ trồi dần lên. Trong ánh sáng nhập nhòa của những đám cháy, ông nhận ra đó là đôi đũa tre. Ông bỗng nhớ lại. Sáng nay, khi toàn đơn vị đang tập hợp trên sân Đại đội bộ để nghe lệnh đi làm nhiệm vụ, Nga đã lén đặt một đôi đũa vào tay ông, khẽ nói trong hơi thở:

- Em tặng anh mà… đôi đũa em “khác” vót đấy…

Ngày ấy đơn vị cấm tiệt yêu đương, không ai được phép ngỏ ý chuyện tình cảm nam nữ. Cử chỉ của Nga như vậy có nghĩa là đã bóng gió xa xôi rằng tình yêu đã được ngỏ lời và mong được sự chấp nhận. Trái tim ông lúc ấy run lên vì sung sướng nhưng không hiểu sao ông lại vờ tức giận xen chút đùa cợt:

- Cái nhà cô này. Tặng tôi đôi đũa là có ý gì?...

thực dân, đế quốc, về chế độ giam cầm hà khắc mà mỗi chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã bất khuất vượt qua.

Tại đây cũng giới thiệu câu chuyện các tù nhân ngày đêm lao động khổ sai, bí mật đào hầm, đóng thuyền chuẩn bị vượt ngục, nhưng gió to, sóng dữ đã đánh chìm những chiếc xuồng gỗ do tù nhân tự tạo. 117 chiến sĩ bị địch bắt lại, 81 chiến sĩ hy sinh trên biển (75 người trôi dạt vào bờ, 6 người mất tích giữa biển khơi). Những chiến sĩ hy sinh được người dân Côn Đảo âm thầm chôn cất ở bãi cát Cỏ Ống và lập đền thờ. Hiện vẫn còn 73 hài cốt các chiến sĩ nằm lại ở Cỏ Ống, Côn Đảo.

“Lời tri ân”, là những câu chuyện thời hậu chiến, vẫn còn day dứt cho tới ngày hôm nay.

Triển lãm thu hút nhiều người tới xem trong ngày khai mạc.

XEM TIẾP TRANG 11

Cúc cùng chín chị em trong tiểu đội hy sinh. Nhưng, đến khi đồng đội và người dân đào bới tìm các chị thì không thấy Cúc. Phải ba ngày sau, đồng đội, nhân dân mới tìm được chị bị vùi lấp rất sâu…

Để dựng lại hình ảnh thời chiến tranh với những nữ Thanh niên xung phong hăng hái ngày đêm san đường, lấp hố bom giữ thông tuyến đường chiến đấu, đoàn phim đã huy động đến 200 diễn viên quần chúng là các chiến sĩ bộ đội và học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Tĩnh.

Sản phẩm được NSƯT Tố Nga - người con đất Hà Tĩnh ấp ủ 12 năm, dành bốn tháng để chuẩn bị sản xuất, với sự dàn dựng của đạo diễn Lam Hạ.

TS tổng hợp (theo hanoimoi.com.vn và nhandan.com.vn)

Ca sĩ Hoa Trần trong vai chị Cúc.

Page 6: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

6 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Bút ký: NGUYỄN NGỌC PHÚ

Một sáng tháng 5, tôi và nhà thơ Yến Thanh - tác giả bài thơ “Cúc ơi” nổi

tiếng tìm về nhà ông Nguyễn Thế Linh - Nguyên C trưởng 552 của A4 Võ Thị Tần. Nhà ông Linh ở xóm Mai Long, xã Xuân Lộc. Một điều ngẫu nhiên đây là nơi ngày trước A4 đóng quân và nhà của ông Linh bây giờ chính là sở chỉ huy của đại đội. Ông Linh được Yến Thanh gọi điện trước nên đã có ý chờ sẵn bên chiếc bàn tre mộc mạc với ấm nước chè xanh ủ nóng trong giỏ mây mà sáng nay trước khi đi chợ, bà Dung - vợ ông đã om sẵn.

Tôi thật bất ngờ khi biết chị Dung vợ ông Linh là Tiểu đội trưởng A5, bạn rất thân với chị Võ Thị Tần. Ông Linh kể: Điều đặc biệt là A4 có đến 3 cô tên là Xuân, họ đang là tuổi xuân và mùa xuân cũng là mùa đẹp nhất trong năm. Ngoài hai cô Xuân hy sinh còn có Xuân quê ở Đức Hòa hôm đó được phân công làm cấp dưỡng. Và lạ lắm lại có ba cô tên các loại hoa: Hoa Hường và Hoa Cúc, còn một cô tên là Hồng thì đang đi Quảng Bình lấy gỗ làm nắp hầm. Có lần ở cống 19 bom đánh trúng ngay Tiểu đội 4 đang san đường. Đất vùi lấp mất 4 người là: Cúc, Xuân (Vĩnh Lộc), Hường và Nhỏ. Tuy bị ngất lịm nhưng cả 4 cô tỉnh dậy đều xin ở lại để san lấp hố bom. Sau trận đó ban chỉ huy đại đội không cho A4 lên mặt đường chiến đấu mà lui về tuyến sau làm công việc nhàn nhã và an toàn hơn. Nhưng mấy ngày liên tục o Tần lên xin đại đội cho ra mặt đường và được chấp nhận cách ngày các o hy sinh 4 ngày. Chính sáng cái hôm định mệnh ấy, Xuân (Vĩnh Lộc) đi phép lên. Ông Linh trầm tư nhớ lại: Tôi đang còn ngồi trao đổi công việc với o Tần thì Xuân vào với gương mặt hớn hở. O Tần hỏi: Bố đã khỏi chưa em. Xuân tươi cười: Nhiều rồi chị ạ. Bố bảo em ở nhà vài hôm nữa nhưng em không chịu. Tuy chưa hết phép nhưng suốt ruột quá phải lên với chị em. Mà cũng thật lạ kỳ, mọi ngày chủ yếu là làm ban đêm nhưng hôm đó đột xuất phải làm ban ngày. Tôi nói với Tần: Phải làm ban ngày cho kịp nhiệm vụ là lấp nốt hố bom mới. Sau đó đào lại hầm ven đồi vì tối nay có một đoàn khách đặc biệt đi qua trọng điểm. Trưa đó, chị Võ Thị Hợi bất ngờ xuất hiện. Mọi người ngạc nhiên: Sao lên sớm thế. Hợi đặt túi xách đầy những quà bánh, kê, đậu xanh, chuối chín lên thềm nhà: Quà của A ta đó, mẹ mình gửi lên. Đợt ấy Hợi xin về mấy ngày để gặp anh Sơn - người yêu của cô trong Nam ra nhưng đến phút cuối Sơn có lệnh đột xuất phải ở lại không về được. O Tần bảo: Hợi mới lên còn mệt, tắm rửa nghỉ ngơi, để tiểu đội ra mặt đường tối nay về sẽ liên hoan.

Nhưng Hợi nhất quyết xin đi. Tôi hỏi ông Linh: thế chiều hôm đó khi ông giao nhiệm vụ cho A4 ông có nhớ các o mặc quân phục gì không? Ông Linh vẫn nhớ như in cái khoảnh khắc đó khi đứng trước A4 đã chỉnh tề dụng cụ xếp hàng ngang: Nhớ chứ. Quên làm sao được. Hôm đó cả tiểu đội đều đội nón cài vải dù ngụy trang. Chỉ riêng o Rạng đội mũ TNXP còn mới. O Rạng muốn làm duyên vì da Rạng không bắt nắng. O Cúc mặc áo TNXP nhuộm màu tím than, Hường Sơn Ca (hát rất hay vì thế được gọi là chim Sơn Ca) mặc toàn màu đen trông càng nổi bật nước da màu trắng. O Võ Thị Hà trẻ nhất tiểu đội mặc quần âu đen, áo bà ba màu gụ chẽn lưng nom tươi tắn và trẻ trung. Riêng o Nhỏ thì khác, vì có người yêu lái xe xích ngoài mặt đường mà họ lát nữa đi qua nên mặc bộ quần áo TNXP còn mới với màu xanh cỏ úa đậm đà. Tất cả đều đi dép cao su có quai hậu đồng loạt. O Tần vẫn còn cài chiếc huy hiệu TNXP trên ngực áo lấp lánh, bắt ánh nắng mặt trời.

Vừa lúc ấy, chị Dung đi chợ về khi biết chúng tôi đang tìm hiểu về mười cô gái TNXP ở Ngã ba Đồng Lộc thì chị lặng đi. Chị bảo: Thật tội, hôm đó A5 được phân công 5 người do tôi phụ trách vác gỗ lát hầm đi qua chỗ A4. Tôi nhớ A4 lúc đó đang đào chiếc hầm hình chiếc thước thợ chữ L. Riêng o Cúc nhận đào một cái hố tròn cách đó không xa, đất đồi đá cứng khó đào hơn. Tính Cúc thế, bao giờ cũng nhận việc khó nhất về mình. Tôi hỏi: Cúc ơi đào hố này làm gì? Cúc cười: Hố ni dành cho “Thủ trưởng” Tần chỉ huy. Tôi hỏi Tần: Ta nghỉ giải lao tại đây cho vui, hè! Nhưng Tần ngăn lại: Hầm đào chưa xong, các o ra gần cửa cống kia mà nghỉ an toàn hơn. Khi chúng tôi tới gần cái cống bỗng nhiên máy bay phản lực Mỹ xộc tới. Tốp F4 bất ngờ từ phía sau núi Mũi Mác ập tới cắt bom. Một quả bom đen trũi như mũi tên lao thẳng xuống chỗ A4, nơi cả tiểu đội đang nấp trong

chiếc hầm đào chưa có nắp. Ông Nguyễn Thế Linh tiếp lời kể của chị Dung: Lúc đó tôi đang ở trên đài quan sát thấy bom rơi đúng vào chỗ A4 đang làm, tôi lặng người đi và bất chấp máy bay địch còn quanh quẩn trên đầu, bất chấp bãi bom từ trường, vì khi đó tôi tháo bỏ hết những quân trang có dính đến kim loại, kể cả thắt lưng và đồng hồ chạy ào xuống đến nơi thấy bụi đất đỏ và khói bom mù mịt. Tuyệt nhiên không thấy người nào, chỉ có một chiếc nón rách bươm nằm chơ vơ trên đường 15. Tôi nói với mọi người vừa chạy đến: Ta đào bới thật nhanh vào may ra còn sống ai chăng. Hãy đào cẩn thận lỡ cuốc vào chị em. Đến lúc trời nhá nhem tối vẫn chưa gặp dấu vết nào. Bỗng nghe “cốc” một tiếng va phải đòn cáng tải thương. Bới ra đã tìm thấy cửa hầm lộ một mái tóc đen của Võ Thị Tần vẫn ngồi ở tư thế nhìn máy bay, một tay vịn vào vách hầm, một tay chống vào đầu gối người như dướn lên muốn che chở cả tiểu đội phía sau lưng mình. Chúng tôi vội đưa Tần lên, chân tay o đang còn nóng nhưng tim ngừng đập hẳn, mặt tím ngắt. Tôi còn nhớ trên mái tóc o Xuân (Vĩnh Lộc) còn cài chiếc phong bì thư màu hồng. Đó là lá thư của người yêu gửi cho cô vừa nhận được trước khi ra mặt đường. Có o đôi mắt vẫn còn mở đờ dại như không biết việc gì mới xẩy ra, khi tôi lại gần vuốt mắt thì hai dòng máu nhỏ từ mũi ứa ra thật tội. Nửa đêm hôm đó chúng tôi điện ra cho đồng chí Trần Quang Đạt - Trưởng ban Đảm bảo giao thông tỉnh báo tin mười cô gái A4 đã hy sinh, riêng o Cúc chưa tìm thấy. Ông hỏi tôi giọng hơi chùng xuống: Anh xem đã đủ 10 cỗ áo quan chưa. Tôi lúng túng: Dạ, chưa đủ anh ạ! Ông Đạt nghiêm giọng nói rõ từng tiếng: phải cho người ra nhanh thị trấn Can Lộc lấy cho đủ áo quan về tổ chức mai táng trọng thể. Và các anh có biết không ngay ngày hôm sau chúng tôi đã thành lập A4 mới, có o Hồng lính cũ trong tiểu đội làm A phó.

Đứng trước hàng quân mới thành lập tôi nói:

- Không thể để A4 giặc Mỹ xóa đi được. Phiên hiệu A4 là niềm tự hào của chúng ta, vì vậy tôi đề nghị các đồng chí biến đau thương thành sức mạnh, phát huy vai trò để phấn đấu A4 luôn giữ được danh hiệu đơn vị của mình.

Khi tôi đang hỏi chuyện ông Nguyễn Thế Linh về o Cúc, ông Linh chỉ sang Yến Thanh: Chú cứ hỏi ông này vì có liên quan đến bài thơ gọi hồn “Cúc ơi” mới tìm ra được o Cúc sau đó vài ngày. Thì ra Yến Thanh đang lặng lẽ nắn nót chép tặng tôi bài thơ “Cúc ơi” vì biết tôi là tác giả trường ca “Ngã ba Đồng Lộc”.

Cầm bản thảo bài thơ “Cúc ơi” của Yến Thanh vừa chép tặng, tôi ngạc nhiên kêu lên: chữ anh đẹp quá, vừa bay bổng vừa mềm mại. Yến Thanh cho tôi biết dạo đó anh hay được các nữ TNXP nhờ viết chữ lên gối để họ thêu tặng người yêu. Ông Linh kể: Chiều ngày 25/7/1968, Ty Giao thông vận tải Hà Tĩnh điện cho Uông Xuân Lý đem máy ủi ra đào. Chi bộ Đại đội 552 họp đột xuất cho ra nghị quyết: Tiếp tục đào bằng tay cho đến khi tìm được thi thể đảng viên Hồ Thị Cúc. Vì thế Yến Thanh mới có câu thơ: “Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc/ Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần/ Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng”. Tại nhà Ban chỉ huy C552 gần nơi mà chúng tôi đang ngồi trò chuyện, chiếc hòm cuối cùng được

chuyển ra vườn tro chờ thi thể Hồ Thị Cúc. Cảm xúc dâng trào trong lòng Yến Thanh khi hình ảnh o Cúc hiện ra với tuổi ấu thơ khá nhọc nhằn vất vả. Trong ký ức của Yến Thanh, o Cúc tóc loe xoe vàng xoăn tít như đuôi bò, mặt luôn tư lự buồn buồn nhìn sấp. Vì thế Cúc có biệt danh là “Cúc mục”. Thế là mạch thơ ùa ra không cầm nổi nước mắt, ông viết với giọng tâm tình tự sự và cuối cùng là tiếng nấc: Cúc ơi! Như tiếng gọi hồn. Lần đầu ông đặt tên cho bài thơ “Hồn trinh nữ ở đâu”. Rồi lại xóa bởi nghe mang máng như Nguyễn Bính khóc cô hàng xứ. Còn ông, ông đang khóc người bạn nữ anh hùng và ông viết lại tên bài thơ “Cúc ơi”. Trưa hôm sau mới tìm được o Cúc ở cái hầm tròn. Đầu Cúc còn đội cái nón bẹp dí vai tựa cái cuốc. Thi thể nguyên vẹn nhưng tím bầm. Hai bàn tay đầy máu khô. Có lẽ trong tuyệt vọng Cúc đã đào bới nhưng vô vọng. Buổi trưa tìm được thi thể của Cúc trời tháng 7 ở Đồng Lộc rất nóng, gió Lào thổi khô rang, vì thế thi thể phình to ra không bỏ lọt vào quan tài. Một tình huống thật khó khăn đặt ra tưởng như bó tay vì không có một cỗ quan tài nào đặc biệt có chiều rộng như thế. May thay ở trong xóm có một ông cụ có kinh nghiệm trong việc mai táng người chết đuối. Cụ lấy hai chiếc đũa bếp, đũa cả dùng để xới cơm đưa cho người bê thi thể của o Cúc đặt lên mặt hòm...

XEM TIẾP TRANG 11

KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG ĐỒNG LỘC (24/7/1968 - 24/7/2018)

KÝ ỨC ĐỒNG LỘC

Tác giả cùng ông Nguyễn Thế Linh - nguyên C trưởng 552 ở đồi Trọ Voi.

Bút tích bài thơ “Cúc ơi” của Yến Thanh tặng tác giả.

Page 7: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

7 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

THƠ CHỌN - LỜI BÌNH

NGUYỄN BẠN

Viết về các anhNhân Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7

Mỗi năm, vẫn có một ngày hơn bao ngày khác,Hàng triệu trái tim tưởng nhớ các anh.Máu tô thắm màu cờ Tổ quốc,Để non sông nước Việt an lành.

Anh ngã xuống cho bao người hạnh phúc,Làm rạng danh con cháu Lạc Hồng.Tấm bia đá ghi tên các anh ngời sáng,Tháng bảy lại về bên vạt nắng đồi thông.

Tôi đi dọc hàng bia lòng nôn nao suy nghĩ,Vẫn còn đây bao mộ chí vô danh.Không tên tuổi, không một dòng địa chỉ…Thương lắm vô chừng, Tổ quốc Việt Nam ơi!

Tôi lặng bước trên lối mòn của cỏ,Nhìn khói hương bay thương mẹ quê nhà.Đêm đau đáu chong đèn nhìn ra phía ngõ,Chờ tin con biền biệt tháng năm xa.

Tôi vẫn nhớ những ngày giáp tết,Mẹ khấn thầm tên anh, giờ không biết nơi nao.Khi còn khỏe, mẹ lặn lội từ Nam ra Bắc,Nghĩa trang nào mẹ cũng ghé tìm anh.

Thời gian trôi, mẹ già không còn đi được nữaLòng vẫn khát khao nhìn nấm mộ anh nằm.Và tôi biết còn rất nhiều bà mẹ, Đau đáu lòng mình nhìn vào cõi xa xăm…

Tôi xin gửi về các anh - những chàng trai nước Việt,Vì Tổ quốc ra đi không tiếc máu xương mình,Tôi xin thắp nén nhang buồn vĩnh biệt,Tháng bảy mưa ngâu vẫn nhớ ngày liệt sĩ thương binh.

Cứ vào dịp Đà Lạt tròn tuổi thì họa sĩ người Tày ở cao nguyên lại có một “công

trình” chào mừng theo cách riêng của mình. Chẳng ai đòi, ai bắt, “ước hẹn” của Vi Quốc Hiệp với thành phố hoa xinh đẹp luôn được thực hiện. Nhân kỷ niệm 125 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, Tuyển tập “Hội họa Vi Quốc Hiệp” vừa được Nhà Xuất bản Mỹ thuật ấn hành như một công trình của ông với “lời hẹn sương mù”.

Vi Quốc Hiệp đã “định danh” trong lòng công chúng là họa sĩ của núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên, của lãng đãng mây ngàn, của biệt thự cổ Đà Lạt, của hoa và phái đẹp. Nhưng lần này, Tuyển tập “Hội họa Vi Quốc Hiệp” lại đưa người xem vào một góc cạnh mới trong thế giới sắc màu của người họa sỹ, đó là hội họa trừu tượng. Có thể nói, tình yêu hội họa trong ông thăng hoa đến đỉnh điểm mà không đường nét, hình ảnh rõ ràng nào có thể diễn tả, chỉ có sắc màu tuôn chảy, hòa quện, đắm say.

45 tác phẩm hội họa trừu tượng là những cung bậc của màu sắc, những xúc cảm mãnh liệt về thiên nhiên, môi trường, tình yêu cuộc sống, về biển và âm nhạc. Tranh trừu tượng của Vi Quốc Hiệp là tiếng hồn, tiếng lòng, chỉ có thể cảm, mà khó có thể diễn tả. Nét cọ tung tẩy, Vi Quốc Hiệp đưa người xem vượt ra khỏi những ý niệm của đường nét hình ảnh, của không gian, thời gian, ở đó có thể cảm được tiếng sóng biển cuộn

Vẽ tranh trừu tượng bằng xúc cảm mãnh liệt trước cuộc sống

trào, tiếng gió vi vút bên triền đồi, của những vũ điệu của cá quẫy, của cánh buồm biển khơi, của ào ạt giông tố, sự sục sôi trong sâu thẳm lòng biển; có những bản giao hưởng muôn màu, có những nốt nhạc ngân lên từ những nhạc cụ dân tộc hòa quện vào nhau thành giai âm đẹp đẽ...

Có rất nhiều người nặng tình với thành phố hoa, nhưng có thể nói họa sĩ Vi Quốc Hiệp là người yêu Đà Lạt nhất trong những người yêu Đà Lạt. Bên cạnh việc giới thiệu những tác phẩm hội họa trừu tượng mới sáng tác từ 5 năm trở lại đây, những tác phẩm vẽ biệt thự cổ Đà Lạt, hoa và người đẹp - dòng tranh đã làm nên tên tuổi họa sĩ Vi Quốc Hiệp cũng được giới

thiệu. Biệt thự trong rừng, Biệt thự cổ mùa thu, Biệt thự cổ Mimosa, Khu biệt thự cổ Lê Lai, Biệt thự mùa hoa ban đỏ... đó là những mái ngói rêu phong cổ kính, nhấp nhô trong khói sương, trong hoa lá, cỏ cây trên triền dốc như níu giữ hồn Đà Lạt. Một họa sĩ đa tài viết nhạc, làm thơ thì không thể không ngẩn ngơ trước cái đẹp, người đẹp. Tuyển tập dành nhiều trang giới thiệu hơn 50 tác phẩm vẽ hoa và chân dung những người đẹp ông từng gặp, từng quen và ghi lại vẻ tuyệt mỹ mà tạo hóa ban tặng cho phái nữ.

Họa sĩ Vi Quốc Hiệp sinh ra và lớn lên trên quê hương Lạng Sơn. Cách đây 40 năm, bước chân lãng du đưa ông đến Đà Lạt, nơi

đây trở thành quê hương thứ 2. Yêu, say và sáng tạo, ông đã có 21 cuộc triển lãm nhóm, cá nhân tại các tỉnh, thành từ Nam ra Bắc: Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang. Hội họa của Vi Quốc Hiệp hướng người thưởng lãm vươn

tới cái đẹp, đánh thức trách nhiệm bảo vệ, nâng niu, gìn giữ cái đẹp. Tuyển tập Hội họa Vi Quốc Hiệp vừa được NXB Mỹ thuật ấn hành cũng nằm trong ý niệm đó, Lâm Đồng cuối tuần xin giới thiệu tác phẩm cùng bạn đọc.

QUỲNH UYỂN

Tuyển tập Hội họa Vi Quốc Hiệp do NXB Mỹ thuật ấn hành.

(TIẾP THEO)

PHAN QUANG

Đất nước Namdân Nam ởGiáo sư Paul Mus kể tiếp: Tại

Tạp chí Revue Indochinoise xuất bản năm 1902, một tác giả ký bút danh Raquez có thuật lại câu chuyện sau đây qua lời của một giáo sĩ Dòng Tên đi truyền đạo tại miền Tây Nam Bộ. Lần ấy, giáo sĩ có việc cần phải vượt qua sông nước mạn Long Xuyên. Khó khăn lắm ông mới tìm được chiếc thuyền do một vị hào mục bằng lòng chở giúp, và đích thân cầm lái. Vị hào mục ấy có vẻ như đang nóng lòng muốn hỏi ông giáo sĩ nước ngoài một điều gì đấy mà vẫn còn e ngại. Sau một hồi trò chuyện, anh ta bạo dạn dần lên: “Thưa Cha, con nghĩ là con có thể tin cậy ở Cha, rồi Cha sẽ không nói lại với quan Đốc sứ những điều con muốn được hỏi Cha hôm nay: Xin Cha nói thẳng cho con

biết, người Pháp sẽ còn ở lại xứ này bao lâu nữa?”. Thấy giáo sĩ tỏ vẻ ngạc nhiên, người kia nói tiếp: “Cha không muốn nói ra nhưng con tin chắc là Cha biết hết. Liệu sau một hay hai năm nữa, người Pháp có ra đi khỏi xứ này?”.

Và Paul Mus bình luận: Chúng ta cần hiểu đúng, sự “ra đi” ở đây mang ý nghĩa gì đối với những người đang nóng lòng chờ đợi. Ấy là người nước ngoài cần phải kết thúc sự thống trị áp đặt lên đất nước họ, tước đoạt mất chủ quyền của họ, loại bỏ các thiết chế quốc gia vốn được trời ban cho họ. Có như thế chúng ta mới có thể hiểu sâu thái độ cởi mở của những người dân địa phương trước khả năng hòa giải giữa hai bên đối địch, thể hiện qua một bản cáo yết được những người nổi dậy trang trọng dựng lên bên bờ sông Gò Công nhằm mục đích dành cho quân Pháp đọc (Chắc tác giả chỉ cuộc kháng chiến chống Pháp do nhà yêu nước Trương Định chỉ huy từ bản doanh “Đám lá tới

trời” của ông. Sử chép: “Ngày 5/6/1862 triều đình Huế ký hòa ước với Pháp, Trương Định từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp Bonard, bất chấp chiếu bãi binh do Phan Thanh Giản truyền, mà rút quân về Gò Công tiếp tục chiến đấu. Ngày 16/12/1862, ông ra lệnh tấn công các vị trí của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Bộ... Bị cấp dưới phản bội, ông bị Pháp đánh úp bắt sống ngày 19/8/1864. Để bảo toàn khí tiết, ông rút gươm tự sát tại Ao Dơi). Trong một chuyến tuần tra dọc theo đường sông rạch các tỉnh Nam Bộ năm 1862, trung tá thủy quân Meynier nhìn thấy, đã sai lính tháo gỡ mang về trình cấp trên. Bản yết thị này sau đó được chuẩn đô đốc Réveillère dẫn toàn văn trong một bài nghiên cứu công phu của ông đăng Tạp chí Revue indochinoise năm 1902, nhan đề “Lòng yêu nước của người An Nam”.

Xin tóm lược sau đây nội dung chính bản cáo yết ấy (được phỏng

dịch trở lại từ bản tiếng Pháp):“Tất cả những người dân của

tỉnh Gò Công đều nhất trí với lời tuyên bố dưới đây.

Đất nước các ông ở mãi bên trời Tây, xứ sở chúng tôi nằm sát biển Đông. Các ông và chúng tôi khác biệt như con ngựa khác con trâu; tiếng nói, chữ viết, phong tục chúng ta đều khác hẳn nhau. Con người trên đời này từ thuở xa xưa được sinh ra từ nhiều nòi giống khác nhau, nhưng bất kỳ ở đâu con người cũng có chung giá trị (valeur) dù bản tính (nature) họ không giống nhau. Nếu các ông cứ một mực mang thép và lửa dội xuống đất nước này, cuộc hỗn loạn sẽ kéo dài nhưng chúng tôi nhất quyết làm đúng mệnh trời. Chính nghĩa của chúng tôi cuối cùng sẽ thắng (...). Các ông đánh chiếm các tỉnh của chúng tôi là nhằm mở rộng lãnh thổ, tăng thêm danh tiếng cho đế quốc các ông chứ gì. Vậy các ông có muốn bù lại bằng một khoản tiền bồi thường? Chúng tôi sẵn sàng trả khoản bồi thường

ấy với điều kiện các ông phải rút hết quân về nơi các ông đang đồn trú. (Nếu các ông chấp thuận đề nghị trên) chúng tôi sẽ biết ơn các ông, trời đất sẽ thấu hiểu lòng các ông. Trong trường hợp ngược lại, đề nghị của chúng tôi bị các ông khước từ, chúng tôi sẽ chiến đấu nhằm tuân thủ mệnh trời. Chúng tôi thề chiến đấu tới cùng. Rồi một mai đây nếu có thiếu thốn mọi thứ, không còn vũ khí gì trong tay, chúng tôi vẫn giương cao nhánh lá cây làm cờ hiệu, chặt cành cây làm vũ khí chiến đấu lại chống các ông. Trong tình huống ấy, làm sao các ông có thể sống nổi với chúng tôi?

Mong các ông xem xét đòi hỏi trên của chúng tôi để đi tới việc chấm dứt tình trạng thảm hại cho lợi ích của cả đôi bên”.

“Chúng tôi sẽ dựngbia đá khắc công ông”Được tiếp nguồn cảm hứng từ

những kỷ niệm tuổi ấu thơ, Giáo sư Paul Mus luôn dành tình cảm...

XEM TIẾP TRANG 11

Lòng yêu nước Việt Nam đậm tính nhân vănHỒ SƠ TƯ LIỆU

Page 8: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

8 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CHỖ THÔNG QUA DU LỊCH TẠI LÂM ĐỒNG:

Kỳ 3: Những vấn đề đặt ra“Hàng hóa bán cho khách nước ngoài phải là sản phẩm hiếm, độc đáo, “tinh”, gọn nhẹ, mang tính truyền thống và có giá trị sử dụng”.

NHẬT QUÂN

Cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng hóathông qua du lịchÝ kiến trên là lời đúc kết của ông Phạm

Văn Cường - Chủ cơ sở Cường Hoàn Silk (Nam Ban - Lâm Hà). Ông cũng giải thích thêm rằng, những sản phẩm du khách quốc tế lựa chọn theo các tiêu chí trên để không ảnh hưởng đến quy định hàng cấm và cân nặng hàng hóa của họ khi đi qua cửa khẩu hay sân bay. Đồng thời, phải là sản phẩm được trau chuốt kỹ lưỡng, đạt đến độ tinh xảo; không phải là hàng hóa được bày bán tràn lan, là các sản phẩm thủ công truyền thống độc đáo và có thể dùng hằng ngày hay trưng bày.

Nhưng, các loại hàng hóa như vậy ở Việt Nam không nhiều. Rất nhiều hàng hóa, sản phẩm bày bán ở các cửa hàng đặc sản, quầy hàng lưu niệm, nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hoặc gắn nhãn hàng địa phương. Chẳng hạn, nhãn hàng tơ lụa Khaisilk nổi tiếng của Việt Nam đã sụp đổ gần một năm trước vì bị người tiêu dùng phát hiện đã sử dụng nhãn mác gắn trên sản phẩm có xuất xứ không phải của Việt Nam. Hoặc ngay tại các quầy hàng đặc sản gắn mác Đà Lạt không phải của Đà Lạt...

Với những hàng hóa đã có tên tuổi và uy tín thì phải đối mặt với nguy cơ mất thương hiệu, hoặc hàng giả, hàng nhái đã từng xảy ra đối với Vinataba, Võng xếp Duy Lợi hay Cà phê Buôn Ma Thuột... Còn ở Lâm Đồng, nhãn hàng K’Ho Coffee ở buôn B’Nơ C (huyện Lạc Dương) thường được khách du lịch ngoại quốc ghé thăm và uống cà phê. Đây là doanh nghiệp sản xuất cà phê với tiêu chí tuyển chọn từng hạt chất lượng, canh tác sạch, thu hái ở thời điểm thích hợp nhất để có “độ” cà phê tốt nhất; cà phê hạt mang ra nước

ngoài chấm điểm... Nhưng, như bà Rolan Colieng - chủ nhãn hàng cho biết, “khách chủ yếu tới check in, chớ rất hiếm khi có người mua cà phê bột mang về”.

Nhãn hàng K’Ho Coffee cũng lận đận mấy năm nay để làm hồ sơ bảo hộ thương hiệu, vì liên tục bị nhái hàng và phải chịu sự phàn nàn không ít về chất lượng cà phê. Nhưng, chỉ những người nào trực tiếp đặt nghi vấn, được chủ nhãn hàng phân tích, giải thích và hướng dẫn cách nhận biết thương hiệu và các chỉ dẫn địa lý... thì mới vỡ lẽ là họ đã dùng hàng nhái...

Hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam không có quy định cụ thể nào về xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch tại Việt Nam, mà chỉ có các quy định xuất, nhập khẩu hàng hóa tại chỗ giữa các doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất. Vào năm 2007, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo “Chính sách khuyến khích xuất khẩu tại chỗ qua du lịch”, nhưng chỉ dừng ở mức trao đổi về hệ thống pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2018 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 8 triệu lượt, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2017, chủ yếu là đi đường hàng không (gần 6,4 triệu), nhiều nhất là khách Trung Quốc (hơn 2,5 triệu), Hàn Quốc (1,7 triệu), khách châu Âu (hơn 1 triệu). Tổng mức thu từ bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm nay, ước đạt 2,120 triệu tỷ đồng, tăng 10,7%; trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 260,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng mức và tăng 9,6%; doanh thu du lịch lữ hành ước tính 19,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 19,5%.

Như vậy, dù lượng khách đến Việt Nam tăng cao, nhưng mức tăng của doanh thu dịch vụ du lịch lại không cao. Giải pháp chung cho tăng thu dịch vụ du lịch là làm sao để du khách chi tiêu nhiều hơn, ở lại lâu hơn, quay lại sớm hơn và có ấn tượng tốt hơn về du lịch Việt Nam. Khi đó mới thúc đẩy mức tăng chi tiêu cho mua hàng tại chỗ. Số liệu của Cục Thống kê Lâm Đồng cho biết, mức chi tiêu của du khách khác nhau, như thương gia chi tiêu khoảng 117 USD, nhân viên 114 USD, sinh viên 73 USD và lụa tơ tằm được đánh giá là sản phẩm xuất khẩu tốt nhất, ngoài ra, còn có tranh thêu tay, cưa lọng...

Hình thức xuất khẩu hàng hóa tại chỗ nói chung được nhận định là phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Showroom xuất khẩu (Saigon Expo) ở TP Hồ Chí Minh hoạt động từ tháng 7/2015, với các nhóm hàng: lương thực - thực phẩm, hóa mỹ phẩm, thủ công mỹ nghệ, nước giải khát - bánh kẹo, may mặc, trà - cà phê, nước chấm - gia vị... là nơi có nhiều khách đến tham quan, tìm hiểu sản phẩm; trong đó có đại diện của các tổng lãnh sự quán các nước tại Việt Nam, các thương vụ nước ngoài tại Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước... Đây được xem là nơi tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng để quảng bá, xúc tiến giao thương...

Khi mà du lịch được xác định là ngành công nghiệp không khói mũi nhọn và lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng, thì các món hàng đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng miễn thuế... tại nơi khách đến tham quan, làng nghề, trạm dừng chân, sân bay... sẽ là các món hàng thu hút khách. Vì vậy, ngoài các giải pháp khuyến khích, kích cầu và phát triển du lịch, cần có thêm các giải pháp hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch, như chính sách của nhà nước về hoàn thuế GTGT cho du khách nước ngoài tại Việt Nam, chính sách hải quan quy định rõ ràng những món hàng không được mang ra khỏi Việt Nam.

Ngoài ra, còn cần có các chính sách khuyến khích làng nghề phát triển, chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ du khách quốc tế, chính sách khuyến khích nghiên cứu sản phẩm mới... Các nội dung về quy hoạch xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng và giao thông cũng là giải pháp cần thiết để kích cầu du lịch và bán hàng cho khách du lịch... Như thế, mới có cơ sở thực tiễn để xác định khung pháp lý và giải pháp cho xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch, để kích cầu du khách quốc tế mua hàng hóa, thu ngoại tệ và thúc đẩy doanh nghiệp địa phương phát triển...

Nhãn hàng K’Ho Coffee được du khách quốc tế ưa chuộng,nhưng đang gặp vấn đề về hàng nhái và thương hiệu độc quyền. Ảnh: N.Quân

Đà Lạt là điểm đếnhấp dẫn đối vớidu khách quốc tế.Ảnh: P.Nhân

Cũng có một vài đề tài cấp vụ viện, bộ nghiên cứu về xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, nhưng, chưa có số liệu thuyết phục riêng cho các thống kê về xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch; hay các phân tích từ việc ghi nhận, đánh giá từ các mô hình du lịch có xuất khẩu hàng hóa tại chỗ. Ngay cả những ghi nhận về kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua du lịch của nước ngoài cũng chỉ là những vấn đề liên quan thu hút khách du lịch, quảng bá sản phẩm, liên kết tour tuyến, bán hàng miễn thuế...

Giải pháp nào thì phù hợp?Nhiều người Việt Nam đi du lịch Hàn

Quốc, Nhật Bản, Singapore..., thậm chí là Thái Lan, Trung Quốc... khi ra đến sân bay chuẩn bị về nước đã mong còn nhiều tiền hơn trong người “vì mua hàng miễn thuế ở sân bay “đã” lắm”. Trong khi các số liệu thống kê của Việt Nam lại đưa ra nhận định “Khách du lịch đến Việt Nam chưa tiêu hết số tiền họ mang theo và có nhu cầu chi dùng”.

Page 9: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

9 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Với suy nghĩ, cách làm sáng tạo cùng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Vũ Quốc Huy (24 tuổi, Bí thư Đoàn xã Lộc An, huyện Bảo Lâm) đã tập hợp, dẫn dắt phong trào thanh niên của xã ngày càng phát triển, nhất là phong trào thanh niên xung kích vì cộng đồng ở địa phương.

KHÁNH PHÚC

Năm 2016, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (Đại

học Đà Lạt), Huy đã về công tác tại xã Lộc An. Không lâu sau, Huy được tín nhiệm bầu làm Bí thư Đoàn xã và nhanh chóng trở thành “thủ lĩnh” thổi một luồng gió mới đưa phong trào Đoàn địa phương không ngừng phát triển. Trong 2 năm qua, chính sự sáng tạo, nhiệt tình của mình, Huy đã tập hợp được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia sinh hoạt và đưa hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu niên của địa phương đi vào nề nếp. Từ đó, đưa Đoàn xã Lộc An trở thành “đầu tàu” trong hoạt động đoàn thể của huyện Bảo Lâm và luôn được Đoàn cấp trên ghi nhận, đánh giá cao. Đối với Huy thì lời dạy của Bác Hồ “cán bộ nào, phong trào ấy” vừa là lời khuyên và cũng là lời nhắc nhở để anh phát huy năng lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ đó, bằng nhiều cách Huy đã “giữ chân” thanh niên và

Chàng thủ lĩnh Đoàn cơ sở nhiệt tâm

“giữ lửa” phong trào Đoàn. Huy chia sẻ: “Nhận biết được xu thế của các bạn trẻ hiện nay, tôi đã chọn mạng xã hội facebook và zalo để điều hành và tổ chức công tác Đoàn tại địa phương. Hiện tại, địa chỉ facebook “Đoàn xã Lộc An” từ một kênh liên lạc, thông báo tiện lợi, đã trở thành một trang tin nhỏ với nội dung phong phú, cập nhật kịp thời các hoạt động của Đoàn xã, Đoàn cấp trên và chính quyền địa phương đến đông đảo ĐVTN. Đồng thời, là kênh tương tác hiệu quả để Đoàn xã kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN và định hướng dư luận trong thanh niên trước các vấn đề xã hội quan tâm”.

Hiện tại, xã Lộc An có hơn 1.300 thanh niên là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; trong đó, có gần 500 ĐVTN thường xuyên sinh hoạt tại 16 chi

đoàn thôn, 7 chi đoàn trường học và 1 chi đoàn dân quân. Với số lượng ĐVTN đông đảo, thông qua các chương trình “Thứ bảy tình nguyện” và “Chủ nhật xanh”... ít nhất mỗi tháng một lần, người dân xã Lộc An lại được chứng kiến hình ảnh màu áo xanh hăng hái phát quang bụi rậm, quét dọn đường làng, thu gom rác thải, bóc dỡ quảng cáo, giúp dân làm đường, khắc phục các hậu quả do thiên tai... Ngoài sức mạnh của tập thể thì kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ từ vai trò nòng cốt của người thủ lĩnh Đoàn như Huy. Năng nổ, nhiệt huyết, xung kích, sáng tạo... là những gì mà các bạn trẻ cùng người dân xã Lộc An nói về Huy.

Hiện tại, Chương trình “Tối thứ bảy yêu thương” mà Đoàn xã Lộc An phối hợp với quán cà phê Mộc MiuZik thực hiện mỗi tháng một lần để gây quỹ giúp

đỡ các hoàn cảnh khó khăn đã và đang tạo được dấu ấn sâu đậm đối với đông đảo công chúng trong và ngoài địa phương. Để chương trình diễn ra thành công, tạo được sức lan tỏa và nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân thì vai trò “cầu nối” của các bạn trẻ xã Lộc An vô cùng quan trọng. Ngoài việc tìm hiểu, lựa chọn những hoàn cảnh khó khăn để làm “nhân vật chính” thì Huy cùng các bạn trẻ còn phải đảm nhiệm công việc của các nhân viên phục vụ tại quán cà phê mỗi khi chương trình được tổ chức. Cùng với đó, Huy còn đảm nhận luôn việc đăng tải các thông tin của nhân vật lên facebook, zalo của Đoàn xã để kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ của mọi người. Hiện tại, Chương trình “Tối thứ bảy yêu thương” đã trải qua 5 lần tổ chức và quyên góp được tổng số tiền hơn 400 triệu đồng trao tận tay giúp đỡ cho 7 nhân vật chính.

Cùng với đó, thành tích của Đội U11 Lộc An xuất sắc lọt vào vòng Chung kết Giải bóng đá Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc tranh Cup Viettel 2018 đang diễn ra tại Thái Bình cũng ghi dấu ấn không nhỏ của Vũ Quốc Huy. Không am hiểu nhiều về chuyên môn, nhưng Huy lại là người lãnh trách nhiệm lo việc “hậu cần” cho đội bóng. Sau khi xuất sắc vượt qua vòng bảng với vị trí nhất bảng B, là đội bóng “tay ngang” nên U11 Lộc An bị thiếu kinh phí trầm trọng để tham dự vòng chung kết. Bên cạnh sự quan tâm, ủng hộ kịp thời để tìm kiếm nhà tài trợ của chính quyền địa phương và Đoàn cấp

trên thì bản thân Huy còn tự đi vận động kinh phí từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để ủng hộ cho đội bóng.

Huy chia sẻ: Để thu hút được ĐVTN tham gia các hoạt động thì cần phải tổ chức được những chương trình, phần việc cụ thể. Muốn vậy, mình phải là người tiên phong, đảm nhận những khâu khó và mới nhất của mỗi phần việc. Để thu hút, tập hợp thanh niên, trước hết phải tìm hiểu rõ những tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN hiện nay, họ cần gì, họ muốn gì để triển khai các hoạt động phù hợp. Nói về những đóng góp của mình, Huy khiêm tốn: “Tất cả những kết quả mà Đoàn xã Lộc An có được là công lao của cả tập thể. Không có sự đồng hành của tất cả ĐVTN địa phương và sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương thì cho dù tôi có nhiệt tâm đến mấy cũng khó mà thành công”. Còn theo chị Võ Thị Viết Kha, Bí thư Huyện Đoàn Bảo Lâm, thì Huy tuy tuổi đời còn rất trẻ và mới tham gia công tác Đoàn tại địa phương nhưng đã chứng minh được mình là người có năng lực và tâm huyết với công tác Đoàn. Trong 2 năm trở lại nay, với vai trò thủ lĩnh, Huy đã đưa phong trào Đoàn không ngừng phát triển, trở thành lá cờ đầu của tuổi trẻ huyện nhà. Đặc biệt, Chương trình “Tối thứ bảy yêu thương” mà Đoàn xã Lộc An đã và đang phối hợp thực hiện để quyên góp kinh phí hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn là việc làm rất ý nghĩa để các tổ chức Đoàn khác học hỏi và nhân rộng”.

Anh Vũ Quốc Huy (bìa trái) nhận quà của nhà tài trợ cho Đội U11 Lộc An. Ảnh: K.P

VÕ TRẦN PHÚ

Hai vợ chồng là thương binh trong chiến tranh chống Mỹ. Anh Đào Văn

Trọng, chồng chị Thảo là chiến sĩ thuộc đơn vị Tiểu đoàn Đặc công 200 C. Quê anh ở Vĩnh Tường - Vĩnh Phú, vào Nam chiến đấu từ thập niên 70 của thế kỷ trước, anh bị thương trong trận đánh vào Trường Võ bị Đà Lạt. Vết thương nặng nên cưa mất 1/3 chân trái, ngoài ra thân thể anh còn những mảnh đạn, nặng nhất là ở trên đầu. Điều không may cho tôi trong chuyến đi này, khi gặp mặt không thể giao tiếp được với anh vì những vết thương đã hành hạ anh lúc trái gió trở trời. Anh đau nhức, nằm liệt không muốn nói chuyện với ai.

Chị Phạm Thị Thảo - vợ anh Trọng, là y tá cũng là thương binh loại 4/4. Chị bị thương trong một lần bị địch đánh úp vào Đại đội 870 là đơn vị của chị, bên đồi thông ở khu tam giác. Lúc này đội phẫu thuật (y tế của đơn vị) nơi chị công tác, chưa kịp di chuyển, nên chị cùng hai tân binh nằm lại dưới hầm. Địch tràn lên ném lựu

Gánh đậu hũ nghĩa tình

đạn xuống hầm, lựu đạn xịt khói chưa kịp nổ, chị đã lao đến chụp trái lựu đạn M.26 ném lên miệng hầm, nhưng không lọt ra ngoài. Lựu đạn nổ, một đồng đội đã hy sinh, hai người còn lại trong đó có chị đã bị thương. Các chiến sĩ C870, đã kịp thời tổ chức phản kích đẩy lùi bọn địch xuống chân đồi. Chị và tân binh bị thương đã được các anh cáng về Bệnh xá X4 trong căn cứ Lạc Dương nằm bên dòng sông Trương.

Nơi đây, là cơ duyên để hai anh chị gặp nhau, cô y tá thương binh giờ đây ở lại Bệnh xá X4 để phục vụ thương binh, trong đó có chàng thương binh quê ở Vĩnh Phúc (do bị thương ở phần đầu nên thương binh Đào Văn Trọng, đôi lúc không làm chủ được mình). Trước những nghĩa cử ân tình của người con gái xứ Huế, anh đã có cảm tình với chị và báo cáo với tổ chức. Từ đó hai người gắn bó với nhau như hình với bóng.

Sau năm 1975, anh Trọng về trại an dưỡng ở Phú Hội, đóng

bên dòng sông Đa Nhim gần thác Gougah. Hai người đã chính thức làm lễ cưới, sau đó chuyển ra ở riêng. Cuộc sống sau ngày giải phóng vô cùng vất vả, đồng lương không đủ trang trải (lúc này anh chị đã có con). Anh mất

một chân nhưng vẫn đi làm thuê, làm mướn, cuốc đất, phơi lúa, đào khoai... Chị là lao động chính trong nhà, vừa là người mẹ, vừa lo cho chồng, vừa lo cho con, vừa phải đi làm cho xưởng gỗ bao bì xuất khẩu. Ban đầu anh còn đi

mướn đất làm vườn, nhưng sau sức khỏe yếu làm không nổi. Chị nghĩ làm việc ở xí nghiệp với đồng lương hưu ít ỏi không đủ nuôi con nên chuyển qua nghề nấu đậu hũ. Gánh đậu cùng chị đi khắp các nẻo đường từ Phú Trung, Gougah, Sơn Trung, Xóm Chung, ai ai cũng biết cũng quen với chén đậu hũ thơm ngon của chị Thảo. Từ đó có đồng ra đồng vào nuôi 4 người con ăn học thành tài. Tôi gặp anh Nguyễn Văn Minh là Bí thư Đảng bộ xã Phú Hội, anh cho biết: “Cô Thảo và chú Trọng là những đảng viên tốt, ngoài những chiến công anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ, cô chú còn đóng góp công sức cho các đoàn thể như Hội Phụ nữ xã, Hội Cựu chiến binh xã. Đồng thời, tham gia tích cực trong việc quyên góp, ủng hộ những nạn nhân chất độc da cam, những bệnh binh neo đơn. Một điều đáng nể phục đối với lớp trẻ bọn cháu là việc nuôi dạy con cái nên người. Người con cả là anh Đào Xuân Trung, hiện là trung tá, Đội trưởng Đội an ninh Công an huyện Đức Trọng...

XEM TIẾP TRANG 11

Trong một chuyến đi về xã Phú Hội, một xã nông nghiệp, công nghiệp vùng ven huyện Đức Trọng, tôi ghé thăm căn nhà tình nghĩa của vợ chồng anh chị Thảo đậu hũ, ở thôn Phú Trung, xã Phú Hội.

Gánh đậu hũ nghĩa tình.

Page 10: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

10 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

HOÀNG YÊN

Buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ tại xã Sơn Điền (Di Linh) thu hút trên 200

người dân tham gia. Không chỉ tiếp cận với những hình ảnh sinh động về các quy định bắt buộc cần nắm vững khi tham gia giao thông, cách phòng ngừa tai nạn giao thông, tại đây, Đoàn Thanh niên Phòng CSGT đã trực tiếp nói chuyện chuyên đề về pháp luật giao thông và lồng ghép đặt câu hỏi có thưởng cho người dân trả lời, nội dung liên quan đến Luật Giao thông đường bộ với phần quà là những chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo quy chuẩn, chất lượng.

Ông K’Buối (thôn Bồ Cao, xã Sơn Điền), khi đến với buổi tuyên truyền giao thông ông đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm. Ông chia sẻ: “Được cán bộ chỉ ra lỗi sai, nên lần sau tôi sẽ không phạm lỗi nữa. Qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay thì bản thân đã nhận thức rằng giao thông là nhiệm vụ rất bổ ích, có lợi cho tất cả mọi người để đảm bảo an ninh trật tự trong buôn làng”.

Người đồng bào thường không chú trọng tới việc đảm bảo an toàn giao thông, có

Đưa văn hóa giao thông đến vùng đồng bàoVới nhiều cách tiếp cận phong phú, các chiến sỹ Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh (PC67) giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nắm vững được luật giao thông, thông qua các chương trình tình nguyện đem văn hóa giao thông đến với buôn làng.

và Cuộc thi tìm hiểu “Doraemon với an toàn giao thông” cho đối tượng là các em học sinh trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức 13 buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho các trường trên địa bàn với 7.250 học sinh, giáo viên tham dự; phối hợp với Phòng PV28 tuyên truyền kiến thức về TTATGT cho người dân tại xã, huyện vùng sâu, vùng xa với gần 2.650 người tham gia.

Phát 5.200 tờ rơi có nội dung tuyên truyền quy tắc và văn hóa giao thông; phối hợp với Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tuyên truyền ATGT 2 buổi tại Trường Tiểu học Chơ Ré (xã Đạ Quyn, Đức Trọng) với khoảng 900 người tham dự; phối hợp với Hội Phụ nữ Công an tỉnh tuyên truyền 1 buổi pháp luật giao thông cho khoảng 650 người tại Trường Ka Đơn 1 (Đơn

Dương), phát 650 tờ rơi về văn hóa giao thông…

Đại úy Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đoàn cơ sở Phòng CSGT cho biết, thực hiện phong trào “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên tình nguyện”, thanh niên Đoàn CSGT đã có nhiều việc làm thiết thực như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ đến với người dân; đặc biệt, giao trách nhiệm cho đoàn viên, thanh niên Đội tuyên truyền lồng ghép với các chương trình của các đoàn công tác từ thiện trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh tổ chức nhiều đợt công tác về tận các buôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện công tác tuyên truyền. Trước mỗi buổi tuyên truyền, cán bộ, chiến sỹ tìm tòi nghiên cứu để tìm ra những nội dung cần tuyên truyền; cách tuyên truyền làm sao phải dễ nghe, dễ hiểu, mang tính trực quan sinh động để tạo điều kiện cho bà con dễ nắm bắt. Nội dung tuyên truyền phải gắn với thực tiễn trong quá trình tham gia giao thông của bà con, như: đội mũ bảo hiểm, không chở quá số người quy định, điều khiển phương tiện không lạng lách, đánh võng…

Đoàn Thanh niên Phòng CSGT đã có nhiều cách làm hay để tuyên truyền luật giao thông cho đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: H.Y

Thượng tá TỐNG XUÂN THU

Trong những năm qua, bằng tình cảm, trách nhiệm, cán bộ, chiến sỹ

LLVT huyện Đơn Dương đã có nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa, góp phần thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Thực hiện giải quyết các chế độ chính sách theo các Quyết định: 142, 290, 62, 49 của Chính phủ, những năm qua, Ban CHQS huyện đã làm tốt công tác tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo thực hiện tốt việc tuyên truyền, lập hồ sơ, thẩm định và đến nay đã cơ bản giải quyết xong và chi trả đầy đủ cho các đối tượng chính sách. Đồng thời, hàng năm thực hiện tốt công tác động viên, khích lệ thanh niên lên đường nhập ngũ, tổ chức thăm hỏi và tặng quà của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị, xã hội các cấp tới từng thanh niên. Bình quân, mỗi thanh niên lên đường nhập ngũ được nhận các phần quà và tiền mặt từ 1,6 đến 2,5 triệu đồng. Sau thời gian huấn luyện một tháng, cấp ủy, chính quyền địa phương đều tổ chức các đoàn cùng với thân nhân gia đình thăm hỏi,

ĐƠN DƯƠNG:

Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

động viên các chiến sĩ mới. Ngoài ra, còn thường xuyên tổ chức thăm hỏi các gia đình quân nhân, chiến sĩ DQTV khi gặp khó khăn, giúp đỡ khắc phục thiệt hại do thiên tai, lũ lụt xảy ra trên địa bàn cả về vật chất,

tinh thần với số tiền hàng trăm triệu đồng và hàng ngàn ngày công lao động. Tặng bò giống cho gia đình chiến sĩ tại ngũ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, góp sức cùng với các tổ chức chính trị, xã hội xây dựng nhà tình

thương, nhà đồng đội, xây dựng đường giao thông nông thôn… Đối với cán bộ, chiến sĩ công tác tại Ban CHQS huyện, các ngày lễ, tết, truyền thống, đơn vị thường xuyên tổ chức gặp gỡ, tặng quà, động viên thăm hỏi, nắm bắt tình hình của gia đình hậu phương, gắn kết tình cảm giữa cán bộ, chiến sĩ của đơn vị với thân nhân gia đình.

Năm 2018, hưởng ứng phong trào thi đua “Lực lượng vũ trang huyện chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương, Ban CHQS huyện đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân xã Ka Đô giúp đỡ gia đình bà Đoàn Thị Gái (cư trú tại Xóm 7 - thôn Nghĩa Hiệp 1 - xã Ka Đô) là mẹ của chiến sĩ Lâm Duy Hòa, nhập ngũ tháng 3/2018 và đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Tiểu đoàn 10 Sư đoàn 317/QK7. Công trình do cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện, Ban CHQS xã Ka Đô trực tiếp thi công với hơn 100 ngày công, gồm 2 hạng mục: Xây dựng, sửa chữa nhà ở diện tích 41,5 m2, nền lát gạch men, trần tôn lạnh, mái lợp tôn và

Bà Đoàn Thị Gái vui mừng gặp chiến sĩ Lâm Duy Hòa tại Sư đoàn 317.

xây dựng cổng, sân bê tông diện tích 55,5 m2, dày 7 cm; cổng rào lưới B40 diện tích 25 m2. Kinh phí do Ban CHQS huyện huy động ủng hộ gồm 43 triệu đồng tiền mặt cùng một số vật liệu như cát, gạch, đá và toàn bộ ngày công lao động. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, cá nhân, Ban CHQS xã Ka Đô còn bảo đảm các phương tiện như máy trộn bê tông, máy phát điện; Hội Phụ nữ huyện, xã và Đoàn Thanh niên phục vụ nước uống, nấu ăn cho cán bộ, chiến sĩ LLVT trong thời gian thi công. Căn nhà được hoàn thành có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp cho gia đình chiến sĩ Lâm Duy Hòa vơi bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tình đoàn kết gắn bó thủy chung “nghĩa Đảng - tình dân”, “thắm tình đồng đội - ấm tình quân dân”, góp phần củng cố hậu phương quân đội, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Ban CHQS huyện Đơn Dương tiếp tục chủ động, vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện chính sách hậu phương quân đội, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự - quốc phòng ở địa phương.

những chiếc xe không có đèn, phanh, gương chiếu hậu nhưng vẫn lưu thông trên đường. Chính vì vậy, để công tác tuyên truyền đạt kết quả cao, Đoàn Thanh niên Phòng CSGT tuyên truyền giao thông kết hợp già làng, người có uy tín trong cộng đồng trao đổi thẳng thắn với đồng bào về những lỗi thường vi phạm, thông tin cho đồng bào về những thiệt hại nếu vi phạm luật giao thông, những hậu quả nặng nề khi xảy ra tai nạn... Qua minh họa sinh động bằng hình ảnh, người dân được biết thêm nhiều thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, các quy định liên quan, từ đó xác định được đâu là việc nên làm và những hành vi cần tránh để không vi phạm.

Trong năm 2017 và đầu năm 2018, Đoàn Thanh niên Phòng CSGT đã có hàng trăm buổi tuyên truyền pháp luật giao thông như: phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Giáo dục tổ chức Hội thi “Học sinh, sinh viên với an toàn giao thông” với 800 sinh viên tham gia, phát 800 tờ rơi

Page 11: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

11 THỨ BẢY 28 - 7 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Đôi đũa... TIẾP TRANG 5

... Bảo tôi tham ăn lố?- Không, không! Anh nghĩ vậy là oan

cho em lố. Em thấy anh hơi gầy. Đôi đũa em tặng là để mong mỗi bữa anh ăn thêm một bát cơm mà.

Tiếng còi hiệu lệnh hành quân cắt ngang câu chuyện ngắn ngủi của họ. Nga đành lặng lẽ giấu đôi đũa vào trong người.

Và kia, từ sâu thẳm hố tử thần, Nga lại trao cho ông đôi đũa mà ban sáng cô chưa thể tặng. Lòng tái tê, ông run rảy đưa tay cầm đôi đũa. Thì ra, thượng đế cũng cám cảnh và mủi lòng trước mối tình thương đau, đã tạo ra một khe hở nhỏ để họ còn tìm thấy nhau, nhận kỉ niệm của nhau trong những giây phút cuối của kiếp người.

Ngừng kể một hồi lâu, ông nghẹn ngào nói với tôi như một người mộng du:

- Từ dưới mặt đất, tiếng nói của Nga đứt đoạn. Nga hỏi, tôi có thương Nga không? Tôi gạt nước mắt vội nói rằng tôi thương Nga nhiều lắm. Sau cuộc chiến này, tôi và Nga sẽ sống bên nhau đến trọn đời. Tôi xin lỗi vì sáng nay đã nói những lời không phải với Nga. Tôi nói nhiều, nhiều lắm, nhưng tôi không nghe thấy tiếng Nga trả lời. Tim tôi như bị ai bóp nghẹt. Vậy là Nga đã ra đi. Lúc ấy, tôi đã ước gì được chết cùng Nga. Bây giờ, điều làm tôi

ân hận nhất là không hiểu sao, trước cái phút hành quân đi làm nhiệm vụ ấy, dù không cố ý nhưng tôi đã vờ tức giận và nói với Nga một câu thật vô tâm. Cứ mỗi lần nhớ lại câu trả lời của Nga hôm ấy: “Đôi đũa em tặng để mong mỗi bữa anh ăn thêm một bát cơm mà” là ngực tôi lại thấy có một tảng đá đè nặng. Anh không biết đấy thôi, tôi còn gượng được đến bây giờ chính là nhờ đôi đũa ấy. Anh đừng cho tôi là lẩn thẩn, chứ từ ngày ấy, bữa cơm nào tôi cũng ăn bằng đôi đũa Nga tặng, không xa được đôi đũa đâu mà.

Dứt lời, bỗng ông khóc nấc lên. Cơn nức nở không nước mắt. Chừng như nước mắt ông đã cạn khô.

Đến đây thì tôi đã hiểu, cô cán bộ bảo tàng, tôi và bất cứ một ai không bao giờ nên lấy đi đôi đũa ấy, dù nó có thể rất thiêng liêng cho mọi người.

* * *Ban đầu tôi chỉ định gặp người cựu thanh

niên xung phong vì lời hứa với cô cán bộ bảo tàng xinh đẹp chứ không phải chuyện viết lách. Nhưng rồi tôi đã không thể đừng được trước ý định viết lại câu chuyện này với mong muốn nó sẽ thay vì một kỉ vật, nói về những ngày tháng quyết liệt mà bi hùng của những người đã khuất và những người đang sống.

Lòng yêu nước Việt Nam... TIẾP TRANG 7

... thắm thiết nhất mỗi lẫn nói đến những người dân quê Việt. Ông kính trọng các sĩ phu, mặc dù với thời gian, các thế hệ trẻ Việt Nam từ đầu thế kỷ XX có điều kiện tiếp cận nền văn minh phương Tây sẽ thay đổi dần cách nhìn, nhưng tại các vùng thôn quê, truyền thống xưa tồn tại vững bền. Ông viết: “Ngay cả ở một môi trường rất cấp tiến là Trường trung học Bảo hộ do cha tôi điều hành, tiền đề tạo lập nên các trường đại học của nước Việt Nam ngày nay, nơi lớp bạn bè của tôi thuộc thế hệ người Việt đầu tiên được truyền dạy bài bản về văn minh và tư tưởng phương Tây, qua những kỷ niệm thời niên thiếu, cho đến nay tôi vẫn còn nhớ như in ánh hào quang mọi người cùng dành cho thầy Đức, thầy dạy chữ Hán của chúng tôi, một con người mảnh khảnh và nho nhã, đơn giản vì ông là một cựu tù chính trị từng lĩnh án tử hình.

Ấy là vào những năm 1910 tại Bắc Kỳ. Ba mươi năm sau, năm 1946 tại Nam Kỳ, tôi lại nhìn thấy ánh hào quang ấy qua những lời trao đổi giữa hai người Việt Nam với nhau, một người cao tuổi bị bắt quả tang tay đang cầm vũ khí - thứ vũ khí thô sơ thật đấy

nhưng rất nguy hiểm cho quân ta - và viên thẩm phán vừa tuyên án xử tử ông già.

Viên công chức nói: “Tôi đã mạnh tay đối với bác nhưng tôi luôn giữ tình người với bác. Tôi bắt buộc phải làm nhiệm vụ của mình chứ tôi không hề căm ghét bác. Giờ tôi muốn hiểu rõ hơn một chút. Trông bác bề ngoài có vẻ là một nhà nho. Bác là nhà nho, tại sao bác lại đi quấy rối trị an, phạm tội giết người (giết lính Pháp), để giờ đây phải chịu tội chết? Bác là người có học, tại sao bác lại lôi kéo bọn trẻ vào cuộc phiêu lưu này? Các đối thủ của chúng ta dùng toàn vũ khí hiện đại, họ có xe tăng, đại bác, máy bay, họ đã đánh thắng quân Đức. Trong khi quân của bác chỉ có dao và gậy. Các bác đã tự tìm lấy cái chết, một cái chết vô tích sự”. Người tử tù cao tuổi đáp: “Không can chi. Đúng là tôi chết mà chưa làm được gì. Nhưng tôi có một đứa con trai, nó sẽ noi gương tôi. Nếu nó có bỏ mạng mà cũng vẫn chưa làm được gì, cũng chẳng hề chi. Rồi đến lượt thằng cháu nội của tôi sẽ chiến đấu và nó sẽ được tận mắt nhìn thấy đất nước chúng tôi thoát khỏi ách ngoại xâm. Tôi thanh thản lĩnh án tử hình”.

Kể đến đây, Giáo sư Paul Mus ngẫm ngợi:“Tám mươi bốn năm - tính từ 1862 đến

1946 - một quãng thời gian ngắn trong lịch sử dài của một đất nước đã từng nghìn năm chiến đấu chống Bắc thuộc, thật xúc động khi nghe người tử tù lặp lại lời những người nổi dậy năm xưa tại tỉnh Gò Công qua nội dung bản cáo yết dựng bên bờ sông cốt cho người Pháp đọc. Tôi nghĩ - vẫn lời Paul Mus - không có cách nào khác để gọi hành động người cao tuổi (vừa bị kết án tử hình) ấy đã làm trừ phi coi đó là một cuộc kháng chiến đích thực - une authentique résistance - bởi nó nhằm mục đích cứu tính mạng và phẩm giá con người mà không nề hy sinh thân xác bản thân. Chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam thật sự là chủ nghĩa nhân văn. Cứ chống lại chủ nghĩa yêu nước ấy thì tuyệt nhiên không có bất cứ cơ may lịch sử nào cho những kẻ trong hàng ngũ chúng ta cứ luôn miệng rêu rao cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt Nam là chủ nghĩa khủng bố”.

“Như vậy, có phải chúng ta chỉ còn có mỗi một con đường, là thu xếp hành trang để sớm ra đi? (...) Người Pháp chúng ta mỗi lần

nói đến lòng yêu nước của người Việt Nam là làm ra vẻ khinh khi. Với cách nhìn như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thử hỏi có khác gì chủ nghĩa sô vanh nước lớn?”.

“Hãy chấm dứt tình trạng gây thảm hại cho lợi ích của chúng tôi cũng như lợi ích của các ông. Được như vậy, chúng tôi sẽ còn biết ơn các ông là khác”. Năm 1862, những người nổi dậy ở tỉnh Gò Công đã cảnh báo người Pháp như vậy. Gần một thế kỷ sau - khoảnh khắc cách nhau ba thế hệ người đời - tháng 9 năm 1945, khi tướng Leclerc vừa đổ quân lên thành phố Sài Gòn, ông đã nghe một người Việt Nam nói với ông: “Thưa tướng quân, người Pháp đã dựng nhiều tượng đài tại những nơi ông đánh thắng quân Đức. Người Việt Nam chúng tôi sẽ tạc bia đá khắc công ông ở những nơi ông sẽ không biến thành chiến trường tại đất nước này” - và tôi (Paul Mus) cảm thấy người chiến binh vĩ đại của chúng ta đã hiểu ngay câu nói của người Việt Nam kia - tướng Leclerc thông minh xuất sắc hơn rất nhiều so với các nhà hoạch định chiến lược của chúng ta lúc nào cũng cứ ngồi ru rú trong phòng riêng mà ban hành các mệnh lệnh”. (CÒN NỮA)

Gánh đậu hũ... TIẾP TRANG 9

... Kế đến là anh Đào Xuân Tiến, Chủ tịch xã nhà. Chị Đinh Ngọc Nhi là giáo viên cấp 3, Đảng ủy viên Trường Phổ thông Trung học Thái Bình huyện Đức Trọng; còn lại là người em út - anh Đào Đức Trí, cán bộ Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Cà phê ở thành phố Bảo Lộc. Bốn người con đều tốt nghiệp đại học, trong đó có 2 người đang làm luận án thạc sĩ”.

Vượt qua bao nỗi khó khăn nhọc nhằn trong thời bao cấp, tảo tần sớm hôm nuôi dạy con cái nên người, cô y tá ngày nào giờ đây gương mặt đã thêm những nếp nhăn, khóe mắt hằn sâu những vết chân chim. Một câu nói rất chân chất, mộc mạc như lời tâm sự: “Cuộc đời em, chi mà nó khổ quá chừng, cực từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi về già, có lẽ số kiếp mà ông trời đã định sẵn cho một kiếp người”.

Lời bộc bạch từ đáy lòng của người nữ thương binh, nói lên nỗi xót xa từ cõi lòng để vơi bớt đi gánh nặng khổ cực đang dồn nén bấy lâu nay. Nghĩ một lát, chị đốt, rít một hơi thuốc lá nhả khói bay mù mịt. Nhấp một ngụm nước chè xanh thêm thấm giọng chị nói tiếp: “Bây giờ bước qua tuổi 70, sức khỏe

giảm sút không còn gánh nổi. Nhưng cũng phải làm, chân tay quen rồi, ở không, không chịu được, phải nghĩ ra công việc mà làm cho khuây khỏa hết ngày. Các con đã có gia đình, đều ra ở riêng. Cháu nội, cháu ngoại là học sinh giỏi. Em không có của để dành, chỉ để lại cho con 4 bằng đại học”. Nói xong chị cười ha hả, hít một hơi thuốc dài.

Ở thôn Phú Trung, xã Phú Hội, bà con giờ đây không còn thấy gánh đậu hũ của chị Thảo, sáng sáng ra đường người ta thường bắt gặp chị ngồi bán gỏi mít trộn. Mùa nào thức ấy, hết mùa mít chị xoay qua bán bắp luộc, gần tết chị chuyển qua làm bánh Thuẫn và làm mứt để bán cho bà con. Những ngày thường không bán mít trộn chị mua nghệ về phơi khô, sau đó xay bột bán cho người ta chữa bệnh. Công việc cứ đều đều quanh năm cũng đủ tiền lo thuốc thang nuôi chồng.

Căn nhà tình nghĩa cấp 4 rộng thênh thang, thoáng mát sạch sẽ. Trên tường còn treo những huân chương, huy chương chiến công của hai vợ chồng. Đánh dấu một thời trai trẻ mà anh chị đã cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước.

Ký ức... TIẾP TRANG 6

... Mình cụ vừa khấn nguyện rì rầm vừa khéo léo dùng hai chiếc “Đũa thần” ấy ấn dần và thật ngạc nhiên thi thể của o Cúc đã nằm vừa vặn trong cỗ quan tài mà không cần phải nắn gãy xương tay chân như một phương án đầu đề ra…

Chúng tôi cũng ra ngã ba và thấy rất nhiều công trình đang gấp rút hoàn thành để kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc. Tôi và ông Nguyễn Thế Linh cùng chụp chung một tấm ảnh ở đồi Trọ Voi bạt ngàn hoa sim nở. Trước khi chia tay tôi hỏi ông: Từ ngày các cô mất, ông có gặp lại các cô về trong mơ báo mộng cho mình không? Ông nói: Duy nhất tôi chỉ gặp một lần cách đây mấy năm. Buổi trưa hôm đó đi làm về mệt, tôi thiu thiu ngủ trên cánh võng mắc ngoài vườn tro nơi ngày trước các o hay tụ họp ca hát thì bỗng nghe có tiếng cười nói râm ran. Tôi nhận ra: Tần, Cúc, đủ cả 10 cô vẫn trẻ trung tuổi 18, 20 như thế. Giật mình

tôi hỏi: Đã mấy chục năm rồi giờ mới gặp lại các em. Các em có điều chi còn áy náy trong lòng không? Không biết cô nào tôi cũng không nhớ nữa vì cứ chập chờn chỉ nghe một giọng rất thanh và rành rọt: Bọn em không phàn nàn gì đâu, sống trên dương gian hay về dưới này cũng vui vẻ vô tư cả thôi, chỉ thương còn nhiều người đã mất mà hoàn cảnh người thân trên đó còn vất vả quá. Không những TNXP mà còn các anh bộ đội lái xe, công binh, pháo cao xạ, nhiều lắm! Mong sao họ cũng được viếng thăm, thắp hương như bọn em. Nếu có làm cái đền thờ thì đền chung cho mọi người... Tỉnh dậy tôi sững sờ, mồ hôi đầm đìa lạnh cả sống lưng. Và điều ước nguyện của các cô đến nay đã thực hiện được: Ngôi đền thiêng ở Ngã ba Đồng Lộc thờ chung tất cả các liệt sĩ hy sinh ở nơi này đã xây xong. Chắc các cô trong ngày lễ trọng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc sắp tới sẽ yên lòng...

Các quan chức Facebook cho biết mạng xã hội này đang sử dụng một loạt các kỹ thuật cao bao gồm trí tuệ nhân tạo để chống lại hoạt động lừa đảo, tung tin sai lệch và thao túng dư luận.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí qua điện thoại, ông Nathaniel Gleicher, người đứng đầu chính sách an ninh mạng và bà Tessa Lyons, quản lý mảng “tin tức” cốt lõi của Facebook cho biết họ đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy có các hoạt động trên mạng xã hội nhằm thao túng dư luận trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào tháng 11.

Facebook đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt về cách xử lý, kiểm soát các thông tin chính trị và thông tin sai lệch kể từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, mà các cơ quan tình báo Mỹ cáo buộc các thông tin này bị ảnh hưởng từ Nga.

Các cuộc tranh cãi không giảm bớt bất chấp những sáng kiến, nỗ lực từ phía Facebook như tạo ra công cụ mới cho thấy tất cả quảng cáo chính trị đang chạy trên mạng hay những nỗ lực kiểm tra thực tế mới để thông báo cho người

dùng về những thông tin sai lệch rõ ràng.

Bà Lyons cho biết Facebook đã đạt được tiến bộ trong việc tối ưu hóa quy trình kiểm tra thực tế và gắn nhãn thông tin sai lệch. Một khi một bài viết được dán nhãn sai lệch, người dùng được cảnh báo trước khi họ chia sẻ nó.

Các bài đăng từ các trang web thường phân phối thông tin sai lệch được xếp hạng thấp hơn trong các tính toán xác định nội dung mà mỗi người dùng nhìn thấy nhưng không bị xóa hoàn toàn khỏi chế độ xem.

Ông Gleicher cho biết những người tìm cách cố ý quảng bá thông tin sai lệch thường sử dụng tài khoản giả để lan truyền nội dung của họ hoặc phá vỡ các tiêu chuẩn cộng đồng, cả hai đều là cơ sở để Facebook xóa bài đăng hoặc toàn bộ trang.

Ông Gleicher cũng cho biết Facebook sẽ sử dụng một loại trí tuệ nhân tạo được gọi là học máy như là một phần nỗ lực loại bỏ các hành vi tung tin đồn thất thiệt và thao túng dư luận.

Theo VIETNAM+

Facebook huy động công nghệ hiện đại nhất để chống thao túng dư luận

Page 12: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201807/28639_BLD_cuoi_tuan_ngay_28.7.2018.pdf · dung, phương pháp học tập,

THỨ BẢY 28 - 7 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Góc ảnh đẹp

THỂ THAO

Sương sớm Đà Lạt. Ảnh: Quý SG

Tự vận động nhau cùng tập luyện vì sức khỏe nhưng đội dưỡng sinh của một xóm tại xã Tân Hà đã vinh dự được huyện chọn mời biểu diễn trong Lễ khai mạc Đại hội TDTT cấp huyện năm nay.

GIA KHÁNH

Đội dưỡng sinh của xómĐó là đội dưỡng sinh của

những người cao tuổi tại thôn vùng sâu Phúc Hưng thuộc xã Tân Hà, Lâm Hà.

Gọi là đội thôn vì các thành viên của đội này sinh sống tại thôn Phúc Hưng, đại diện cho thôn đi biểu diễn cũng là một vinh dự lớn cho thôn. Nhưng, như bà Đào Thị Trung, 60 tuổi, đội trưởng cho biết, một cách chính xác thì toàn bộ thành viên của đội dưỡng sinh này đều sống quây quần trong cùng một xóm của thôn. Vì yêu thể thao, muốn giữ gìn sức khỏe nên họ cùng tập hợp nhau lại, tự động tập luyện dưỡng sinh cùng nhau.

“Hầu hết chị em ở đây là nhà nông, trồng cà phê, chăn nuôi, mỗi người một việc nhưng hầu như ai cũng bận rộn, đầu tắt mặt tối cả ngày. Nhưng rồi thấy mình cũng cần chăm sóc sức khỏe cho mình nữa, biết dưỡng sinh có lợi cho sức khỏe lâu nay nhưng không biết cách nào để học. Biết là nhiều xã trong huyện có người tập luyện nhưng ở đây đến đó xa quá, sao đi học được, thôi thì chị em cả xóm vận động nhau cùng tự tập ở nhà lúc đầu cũng ngần ngừ không biết tập luyện ra sao, rồi cuối cùng cũng làm được” - bà Trung mỉm cười.

Vậy thì tự tập như thế nào để đội có thể biểu diễn đều và đẹp như thế? Một thành viên của đội là bà Bùi Thị Xinh, 54 tuổi đã vui vẻ chỉ tay vào chiếc điện thoại thông minh

CÓ MỘT ĐỘI DƯỠNG SINH XÓM Ở LÂM HÀ

Đội dưỡng sinh xóm của thôn Phúc Hưng, xã Tân Hà, Lâm Hà.

trong túi “Thì tập từ đây thôi”. Đơn giản theo bà Xinh là các

thành viên trong xóm ở nhà dùng điện thoại để lên mạng, tìm các bài dưỡng sinh rồi theo hướng dẫn trên đó để tập theo các động tác. Các thành viên cứ tập cho thuộc sau đó cả đội cùng nhau đến hội trường thôn để ráp lại thành đội hình. Ban đầu chỉ một số thành viên nòng cốt, sau hơn 1 năm tập luyện đến nay số thành viên trong xóm đã tăng dần đến con số 43.

Cứ mỗi sáng các thành viên tập hợp nhau lại tại sân hội trường thôn để tập; từ một bài duy nhất ban đầu đến nay đội đã thuộc đến 5 - 6 bài, tất cả đều được lấy ra từ mạng toàn cầu thông qua chiếc điện thoại cầm tay.

Như nhiều thành viên trong đội nhận xét, hiệu quả về mặt sức khỏe sau khi đi tập dưỡng sinh là điều gần như hiển nhiên. Bà Đặng Thị Khuyên, 65 tuổi, thành viên trong đội cho biết trước đây do lao động nhiều bà bị đau lưng, thoái hóa khớp, phải thuốc uống liên tục, nhưng từ khi kiên trì đi tập, bệnh tật của bà đã giảm hẳn, và

bà nay chính là thành viên tuyên truyền tích cực tại xóm về ích lợi của dưỡng sinh để vận động người khác cùng tham gia.

Nhưng không chỉ có cái được về mặt sức khỏe, dưỡng sinh còn mang lại rất nhiều thay đổi đầy tích cực cho những người phụ nữ trong xóm ở thôn Phúc Hưng này.

Như bà Xinh cho biết, sân chơi này đã làm cho những phụ nữ trong xóm vùng sâu này gắn kết lại với nhau rất nhiều: “Ngày trước thì mạnh nhà ai nấy sống, công việc ai nấy làm, gặp nhau chào hỏi một vài tiếng cũng xong nhưng nay đã khác đi rất nhiều. Các thành viên trong đội gặp nhau hằng ngày chuyện trò với nhau nên hiểu nhau hơn, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, những câu chuyện buồn vui trong đời, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống bệnh tật và nhiều thứ khác nữa… Cuộc sống vì thế vui hơn rất nhiều”.

Chính vì “vừa vui, vừa khỏe” như thế nên trong đội hiện không chỉ có những phụ nữ lớn tuổi tham gia mà còn có những thành viên còn khá trẻ, như chị Bùi Thị Thiện, 40 tuổi

cũng có mặt. “Lúc đầu thấy dưỡng sinh là của người cao tuổi nên cũng ngại, nhưng thử tập rồi thấy thích lắm, làng xóm vui, gia đình cũng ủng hộ thì sao mình lại không tham gia được” - chị Thiện tươi cười.

Sẵn sàng hỗ trợ Dưỡng sinh không phải là môn

TDTT mới phát triển gần đây trên địa bàn mà theo bà Chế Phương Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Lâm Hà, đã có mặt từ rất lâu tại Lâm Hà.

Những địa phương phát triển rất mạnh bộ môn này tại Lâm Hà lâu nay chính là thị trấn Nam Ban, thị trấn Đinh Văn, xã Gia Lâm, xã Đông Thanh với cả nghìn người tham gia tập luyện hằng ngày.

Trong khi phong trào này tại thị trấn Đinh Văn có đi xuống ít nhiều gần đây thì thị trấn Nam Ban và 2 xã Đông Thanh và Gia Lâm nay vẫn tiếp tục duy trì dưỡng sinh rất tốt. Như xã Gia Lâm, theo bà Nam, hầu như tất cả các thôn đều có đội dưỡng sinh của mình và các đội hoạt động rất đều đặn trong từng thôn.

“Về giải đỉnh cao thì dưỡng sinh của huyện nhìn chung chưa có

thành tích gì nhiều trong giải tỉnh, trong giải quốc gia vì nhiều nguyên do, trong đó có chuyện đầu tư chưa đúng mức, nhưng về mặt phong trào thì đây là những địa phương có phong trào rất mạnh tại huyện nhờ phát huy được vai trò của Hội Người cao tuổi tại địa phương”, bà Nam nhận xét.

Riêng với xã Tân Hà, đây là một xã có phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao tốt của huyện nhưng dưỡng sinh lại chưa phát triển ở đây. Chính vì vậy, việc chọn đội dưỡng sinh xóm của thôn Phúc Hưng - Tân Hà, theo bà Nam chính là một lời động viên cho nỗ lực của đội này lâu nay tại huyện.

“Tự phát, tự vận động nhau tập luyện nhưng tập được nhiều bài rất nhuần nhuyễn, rồi đội còn tự sắm sửa trang phục rất đẹp, mỗi bài một bộ trang phục; hầu như các thành viên trong đội đều rất tích cực và nhiệt tình nên huyện quyết định chọn đội để phối hợp với một đội tại xã Gia Lâm cùng biểu diễn tại đại hội như là một cách giới thiệu một khuôn mặt mới trong phong trào dưỡng sinh của huyện” - bà Nam tươi cười.

Chủ trương chung của huyện, theo bà Nam, đó là vận động các Hội Người cao tuổi tại các xã trong huyện tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng và phát triển các môn thể thao dành cho người cao tuổi tại địa phương, trong đó có môn dưỡng sinh. Về mặt chuyên môn, Trung tâm huyện sẵn sàng hỗ trợ để phát triển phong trào như cử HLV đến giúp đỡ, cung cấp các bản nhạc phù hợp để tập luyện.

Riêng với đội dưỡng sinh xóm thôn Phúc Hưng, bà Nam cho biết sẽ có bước hỗ trợ phù hợp cho đội để giúp đội có được các cơ hội giao lưu với các địa phương trong huyện để phát triển phong trào rộng ra trong cả xã Tân Hà.