Top Banner
Lâm Đồng đăng cai Liên hoan Ảnh nghệ thuật miền Đông Nam Bộ năm 2019 Vẫn mạo hiểm chở khách “chui” trên hồ Đan Kia - Suối Vàng Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 410 - 5152 THỨ BẢY, NGÀY 6/10/2018 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” - một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt XEM TIẾP TRANG 2 1 TUẦN CON SỐ Hiện nay, 77% số lao động trực tiếp trong ngành du lịch Lâm Đồng đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ảo ảnh tình yêu... 5 Truyện ngắn: NGUYỄN NGỌC PHÚ TRANG 8 TRANG 6 Q uá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự nghiệp văn hóa phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn, nhất là việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trước thực tế đó, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về văn hóa, trọng tâm là xây dựng đạo đức, lối sống; xây dựng môi trường văn hóa, con người văn hóa có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đời sống văn hóa nhân văn, phong phú, đấu tranh chống các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, chống diễn biến hòa bình, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu không còn phù hợp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Trong đó phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là một trong những giải pháp trọng tâm. Phong trào TDĐKXDĐSVH nhằm vận động người dân phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, làng, thôn, ấp, bản; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Phong trào ra đời như một luồng gió mới tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, trở thành một phong trào tổng hợp gắn kết chặt chẽ các ngành, các lĩnh vực, được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng tự nguyện thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Biểu hiện: Sự phát triển kinh tế thị trường kéo theo nhiều hệ lụy tác động đến đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân; sự thờ ơ, vô cảm trước những nỗi đau mất mát trong nhiều hoàn cảnh khác nhau khiến xã hội bức xúc; tình trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, môi trường một số nơi bị ô nhiễm nặng nề do tác động của con người ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân và môi trường sinh thái... Chuyện núi Sepung xứ Blao 7 Nhìn lại 10 năm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức 4 Nhà vườn 4.0 Tác phẩm “Ánh sáng công nghiệp” của Nguyễn Bá Hảo (Lâm Đồng) đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật miền Đông Nam Bộ năm 2018. 3
12

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

Aug 29, 2019

Download

Documents

halien
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

Lâm Đồng đăng cai Liên hoan Ảnh nghệ thuật miền Đông Nam Bộ năm 2019

Vẫn mạo hiểm chở khách “chui” trên hồ Đan Kia - Suối Vàng

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 410 - 5152THỨ BẢY, NGÀY 6/10/2018CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” - một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt

XEM TIẾP TRANG 2

1 TUẦN CON SỐ

Hiện nay, 77% số lao động trực tiếp trong ngành du lịch Lâm Đồng đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ. Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Ảo ảnh tình yêu...5Truyện ngắn:

NGUYỄN NGỌC PHÚ

TRANG 8

TRANG 6

Đồi trà Bảo Lộc để trải nghiệm cũng là lựa chọn của du khách. Ảnh: Mai Văn Bảo

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự nghiệp văn hóa phát triển, nhưng cũng đặt

ra nhiều thách thức, khó khăn, nhất là việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Trước thực tế đó, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về văn hóa, trọng tâm là xây dựng đạo đức, lối sống; xây dựng môi trường văn hóa, con người văn hóa có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đời sống văn hóa nhân văn, phong phú, đấu tranh chống các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, chống diễn biến hòa bình, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu không còn phù hợp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Trong đó phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là một trong những giải pháp trọng tâm.

Phong trào TDĐKXDĐSVH nhằm vận động người dân phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giúp nhau

phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, làng, thôn, ấp, bản; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Phong trào ra đời như một luồng gió mới tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội, trở thành một phong trào tổng hợp gắn kết chặt chẽ các ngành, các lĩnh vực, được các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng tự nguyện thực hiện. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Biểu hiện: Sự phát triển kinh tế thị trường kéo theo nhiều hệ lụy tác động đến đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân; sự thờ ơ, vô cảm trước những nỗi đau mất mát trong nhiều hoàn cảnh khác nhau khiến xã hội bức xúc; tình trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, môi trường một số nơi bị ô nhiễm nặng nề do tác động của con người ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân và môi trường sinh thái...

Chuyện núi Sepung xứ Blao

7

Nhìn lại 10 năm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức

4

Nhà vườn 4.0

Tác phẩm “Ánh sáng công nghiệp” của Nguyễn Bá Hảo (Lâm Đồng) đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật miền Đông Nam Bộ năm 2018.

3

Page 2: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

THỨ BẢY 6 - 10 - 2018 CUỐI TUẦN2 KINH TẾ - XÃ HỘI

Thực hiện phong trào... TIẾP TRANG 1

Trao quyết định bổ nhiệm 2 Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủyNgày 3/10, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tổ

chức lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm 2 Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy. Tham dự có đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các ban, ngành liên quan.

Theo đó, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đức Quận đã trao quyết định bổ nhiệm chức danh Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy cho đồng chí Hoàng Văn Bằng - Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng Phòng Hành chính Văn phòng Tỉnh ủy và đồng chí Phạm Ngọc Hà - Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ Khối Tham mưu - Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy.

Phát biểu giao nhiệm vụ cho 2 đồng chí Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy mới được bổ nhiệm, đồng chí Trần Đức Quận đã nhấn mạnh, trên cương vị mới, hai đồng chí cần tiếp tục nỗ lực, không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, các đồng chí cũng cần phát huy tinh thần đoàn kết, phát huy tính năng động, sáng tạo để cùng với tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm 2 Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy.

Tình hình vi phạm Luật Quản lý bảo vệ và phát triển rừng giảm trên 3 mặt

... Từ thực tế trên, quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phong trào TDĐKXDĐSVH đã được Trung ương chỉ đạo thực hiện toàn diện như một giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao ý thức của cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp và người dân về mục đích, ý nghĩa của phong trào trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng nhân cách, đạo đức con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa trong tình hình mới. Phong trào đã diễn ra sôi nổi, liên tục, rộng khắp, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các phong trào thi đua yêu nước khác, trở thành động lực mạnh mẽ, xây dựng những cá nhân, tập thể, gia đình, làng xóm, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa, phấn đấu theo tiêu chuẩn con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo dựng diện mạo văn hóa mới trong xây dựng và phát triển

đất nước, gắn kết chặt chẽ các nội dung phong trào với thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; đấu tranh có hiệu quả trước âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” và các quan điểm sai trái trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa của các thế lực thù địch, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Qua 18 năm thực hiện phong trào, cả nước có trên 1.200.000 gương người tốt, việc tốt; 19.064.069/22.236.778 gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; 69.024/106.482 làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa; 84.785/114.972 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Nhiều cá nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước, Chính phủ khen thưởng động viên kịp thời.

Để tiếp tục triển khai các nội dung phong trào TDĐKXDĐSVH, thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò mục đích, ý nghĩa của phong trào. Coi đó

là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt trong chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt phải gắn các nội dung trong phong trào nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX, BCHTW Đảng khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện phong trào trong giai đoạn mới. Gắn các nội dung của phong trào với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Chỉ đạo tổ chức thực hiện đưa các nội dung tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp, tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, vận động mỗi người dân trước hết phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Phát huy tính tiên phong gương mẫu, đi đầu của đảng viên, người giữ chức vụ lãnh đạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, nói đi đôi với làm...

LAN HỒ

tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thời gian tới…

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Hoàng Văn Bằng đã thay mặt cho các đồng chí được bổ nhiệm, cảm ơn Ban Thường vụ

Tỉnh ủy và đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã quan tâm, tin tưởng, giao nhiệm vụ; đồng thời xin hứa trên cương vị công tác mới sẽ nỗ lực, cố gắng, phấn đấu hết mình để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới…

DUY DANH

Hỗ trợ liên kết theo chuỗi giá trị mớiTừ nay đến năm 2020, HTX Dịch vụ

nông nghiệp tổng hợp An Phú (xã Hiệp An, Đức Trọng) được Sở NN&PTNT Lâm Đồng chọn xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị mới với 60 nông hộ trồng rau, củ, quả ở các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, tổng sản lượng hàng năm khoảng 6.500 tấn.

Theo đó, HTX An Phú và từng nông hộ

ở các huyện nói trên ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Cụ thể, HTX xây dựng trung tâm sản xuất, cung cấp giống rau, củ, quả cho nông hộ liên kết; đồng thời nâng cấp nhà xưởng tập trung sơ chế sản phẩm sau thu hoạch, đạt chất lượng an toàn theo quy trình HACCP. Và trước khi đưa ra thị trường, sản phẩm

rau, củ, quả của HTX được dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc.

Sở NN&PTNT Lâm Đồng hỗ trợ HTX An Phú phát triển liên kết theo chuỗi giá trị mới gồm: tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất VietGAP, phân tích kiểm nghiệm theo HACCP, quảng bá tiếp cận thị trường…

VĂN VIỆT

ĐẠ TẺH: Gần 960 triệu đồng cho công tác chữ thập đỏ trường học

Đến hiện tại, toàn huyện Đạ Tẻh có 35 tổ chức chữ thập đỏ trong trường học. Các tổ chức chữ thập đỏ trong trường học trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực và có ý nghĩa trong thời gian qua. Riêng trong năm 2017 - 2018, các tổ chức chữ thập đỏ trường học đã nhận đỡ đầu 39 địa chỉ nhân đạo, trao 120 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt

khó, trao 446 suất quà tết vì người nghèo cho các em học sinh. Ngoài ra, chi hội chữ thập đỏ trong các trường học còn tổ chức thăm hỏi cho 66 giáo viên và học sinh, trợ giúp nhân đạo cho trên 500 lượt học sinh. Bên cạnh đó, các phong trào hiến máu cứu người, nuôi heo đất, áo mới tặng bạn, thùng tiền nhân đạo… cũng được các chi hội trường học thường xuyên duy trì và

phát triển. Trong năm học 2017 - 2018, tổng số tiền cho các hoạt động từ thiện nhân đạo của các chi hội chữ thập đỏ trường học đạt gần 960 triệu đồng. Ngoài các hoạt động từ thiện nhân đạo, chi hội chữ thập đỏ các trường học còn chú trọng các hoạt động y tế học đường, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.

ĐÔNG ANH

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, trong 9 tháng đầu năm 2018, công tác quản lý, bảo vệ được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân đã đạt được

nhiều kết quả. Qua đó, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị

chức năng trên địa bàn tỉnh đã phát hiện lập biên bản 660 vụ vi phạm (bao gồm 325 vụ đã phát hiện đối tượng vi phạm và 335 vụ chưa phát hiện đối tượng vi phạm, hiện đang tiếp

tục điều tra truy tìm đối tượng vi phạm), diện tích thiệt hại do phá rừng là trên 45 ha, lâm

sản thiệt hại là trên 2.552 m3. So sánh với cùng kỳ năm 2017, số vụ vi

phạm giảm 147 vụ (giảm 18%); diện tích thiệt hại do phá rừng giảm 24,55 ha (giảm 35%), lâm sản thiệt hại giảm trên 478,2 m3

(giảm 16%). Tổng số vụ đã xử lý 562 vụ (xử phạt hành chính 535 vụ, xử lý hình sự 27 vụ), tịch thu 863,8 m3 gỗ tròn, xẻ các loại, thu nộp

ngân sách gần 4 tỷ đồng.Bên cạnh đó, tình hình lấn chiếm đất lâm

nghiệp 9 tháng đầu năm là 63 vụ với diện tích trên 37 ha; trong đó, lấn chiếm mới 42 vụ,

diện tích gần 21 ha; tái lấn chiếm 21 vụ, diện tích 17,42 ha, nâng tổng số vụ lấn chiếm đất

lâm nghiệp lên 242 vụ với diện tích trên 77 ha. Các vụ vi phạm lấn chiếm đất lâm nghiệp hiện đang được cơ quan có thẩm quyền xử lý

theo quy định pháp luật về đất đai. HOÀNG YÊN

Vi phạm quy định về dạy thêm bị phạt đến 15 triệu đồng

Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đã đề xuất mức phạt hành chính với những vi phạm quy định

về tổ chức dạy thêm sẽ bị phạt từ 2 đến 15 triệu đồng.

Trong đó, phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất; từ 3 - 5 triệu

đồng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường; từ 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người

dạy thêm không đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định; từ 6 - 8 triệu đồng đối với

hành vi tổ chức dạy thêm theo các lớp học chính khóa; từ 6 - 8 triệu đồng đối với hành

vi tổ chức dạy thêm không đúng địa điểm đã được cấp phép; tổ chức dạy thêm không

đúng đối tượng, không đúng nội dung đã được cấp phép; từ 8 - 10 triệu đồng đối với trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng

sư phạm, cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy thêm theo chương trình giáo dục phổ thông;

8 - 10 triệu đồng đối với hành vi ép buộc học sinh học thêm; từ 10 - 15 triệu đồng dạy thêm

khi chưa được cấp phép...Dự thảo Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng đối với hành vi dạy thêm ngoài trường của giáo viên đang dạy chính

khóa khi chưa được phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên; từ 4 - 5 triệu đồng đối với người dạy thêm không đạt trình độ

chuẩn; từ 5 - 6 triệu đồng đối với hành vi dạy thêm cho học sinh tiểu học hoặc học sinh đã học 2 buổi trên ngày; từ 6 - 8 triệu đồng đối với hành vi cắt giảm nội dung trong chương

trình giáo dục phổ thông chính khóaoá để đưa vào nội dung dạy thêm, dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục

phổ thông chính khóa.Ngoài ra, dự thảo còn quy định chi tiết

mức phạt của các sai phạm khác trong tổ chức quản lý giáo dục như tư vấn du học,

tuyển sinh, kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá...

LHT

Page 3: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

3 THỨ BẢY 6 - 10 - 2018CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

Sáng, Đà Lạt còn chút sương vương víu trên cửa kính chiếc xe bán tải, thạc sĩ Nguyễn Đức Huy, Giám đốc HTX Thủy canh Việt (Phường 9, TP Đà Lạt), đưa chúng tôi thăm trang trại của gia đình. Vài thao tác trên chiếc smartphone gắn trên xe, anh bảo: “Thực ra thì chưa cần xuống để chăm vườn, vì mọi thông số đều ổn”.

MAI VĂN BẢO

Những nhà nôngnhàn nhã Trang trại gần một ha của gia

đình anh Huy nằm bên sườn đồi, trên cung đường Mimosa, cửa ngõ vào thành phố hoa Đà Lạt. Trong khu nhà kính hiện đại, những luống cà chua đang thời kỳ trưởng thành, trĩu quả. Chúng tôi không nhìn thấy đất, vì toàn bộ diện tích đất được phủ kín bằng màng chất dẻo, mỗi gốc cà chua được trồng trong chậu. Cũng không thấy mương máng, vì nước và chất dinh dưỡng được nhỏ giọt vào từng gốc cà chua bằng những ống chất dẻo rất nhỏ. Lâu lâu, lại thấy những công nhân quét dọn, lau chùi trên những lối đi trong vườn.

Thấy chúng tôi tỏ ra ngạc nhiên, vì nông trại khá vắng vẻ, Huy chỉ vào màn hình điện thoại và những thiết bị cảm biến, truyền tín hiệu trong vườn, rồi cười: “Đây là những công nhân nông nghiệp của mình”. Anh tiếp lời, hồi mình còn nhỏ, nhà nông Đà Lạt cũng như xứ khác. Trước khi đi học, các anh chị họ của mình phải gánh nước tưới hết vườn rau. Tiến lên một bước là có máy bơm và dùng xoa để tưới. Còn giờ thì điều khiển tự động, công nghệ, máy móc làm hết rồi, từ chế độ bón phân, tưới đến chế độ chăm sóc. “Giờ con người chỉ còn việc nhặt lá, chăm sóc cây, máy đưa ra cảnh báo thì mình dùng thuốc sinh học phù hợp và khâu thu hoạch, thậm chí lau vườn... Mình nghĩ, ở trong nước, chỉ có Đà Lạt mới có khung cảnh như thế...”, Huy thổ lộ.

Năm 2013, Nguyễn Đức Huy (SN 1984), tốt nghiệp thạc sĩ sinh học thực vật, Đại học Khoa học tự nhiên TP Chí Minh và quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Sau một năm làm việc nhà nước, được tiếp xúc với những “đối tác” có nền nông nghiệp phát triển, anh nhận ra, nền nông nghiệp Đà Lạt đang là cơ hội để những người trẻ dấn thân và anh quyết rẽ sang hướng mới. Con đường khởi nghiệp cũng lắm chông gai, qua bao lần thất bại vì sản xuất phụ thuộc quá lớn vào điều kiện tự nhiên, anh huy động vốn đầu tư đồng bộ các thiết bị sản xuất, nhưng kết quả vẫn chưa theo ý muốn. Phân tích, nhận diện các “lỗi” trong quy trình sản xuất, Huy quyết định viết phần mềm điều khiển riêng cho khu vườn của mình, có kết nối với smartphone, máy tính, công cụ “đọc, hiểu” diễn biến sinh thái thực tế trong vườn,

Nhà vườn 4.0trang trại tự đầu tư, áp dụng. Kết quả thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ tưới nước chính xác giúp nhà nông tiết kiệm lượng nước từ 30-50% so với canh tác thông thường, từ đó giảm tiêu thụ năng lượng với tỉ lệ tương ứng trong việc vận hành hệ thống tưới, giải phóng toàn bộ công lao động vận hành hệ thống tưới thủ công, giảm chi phí phân bón.

“Khoa học - công nghệ đã giúp nhà nông xứ rau, hoa Đà Lạt và vùng phụ cận làm nông nhàn nhã hơn xứ khác; giảm chi phí lao động trực tiếp rất nhiều”

Nguyễn Minh TrườngPhó Giám đốc Trung tâmKhuyến nông Lâm Đồng

Giờ đây, việc quản trị vườn, trang trại đều có thể “gói gọn” trên thiết bị di động của người nông dân, chủ farm. Theo Giám đốc HTX Thủy canh Việt Nguyễn Đức Huy: “Khâu tưới, châm dinh dưỡng… không còn phụ thuộc vào con người nữa, máy lập trình tưới chính xác, đủ và đúng. Sau khi áp dụng, năng suất mỗi năm tăng khoảng 10%. Cái quan trọng bây giờ là chuyển giao, nhân rộng trong thành viên hợp tác xã để có chất lượng sản phẩm đồng đều”.

Ông Bùi Ngọc Cung, với thâm niên hơn 30 năm bám nghề nông trên vùng rau Đơn Dương, Lâm Đồng, giờ cảm thấy nhàn nhã khi ứng dụng IoT trên trang trại khoảng 2 ha của mình. Đôi lúc ông cảm thấy hụt hẫng vì chưa bắt nhịp với ứng dụng mới trong sản xuất. Ông kể: “Cách đây hơn hai năm, mình được tỉnh cho “xuất ngoại” học tập kinh nghiệm làm nông nghiệp. Sau những chuyến đi ấy, mình bị ám ảnh hình ảnh nền nông nghiệp thông minh và quyết định mạnh dạn đầu tư để thay đổi”. Và hiệu quả kinh tế đã rõ, giờ các loại rau, củ của trang trại đã vào các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng rau sạch trong nước, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Sự nhàn nhã đã giúp Nguyễn Đức Huy có điều kiện qua những nông trại nổi tiếng ở châu Âu, tìm hiểu cách làm nông ròng rã vài tháng. Ông chủ trang trại Langbiang Trần Huy Đường cũng vậy, dành thời gian rỗi để tham quan, tiếp cận khoa học - công nghệ tiên tiến của nhiều nước, đón những đoàn thực tập sinh đến tìm hiểu quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hiện, Langbiang Farm đang triển khai phần mềm về quản lý trang trại, từ lập kế hoạch sản xuất, theo dõi cây trồng, đo sự hài lòng của khách hàng, truy xuất nguồn gốc. “Chúng tôi phân cấp để mỗi đối tượng có thể truy cập, biết được thông tin. Như với công nhân, sau một ngày lao động, họ có thể bấm nút để thấy mình làm được những việc gì và lương bao nhiêu; với khách hàng, họ cần gì… Đó là sự tương tác, nhưng cái cuối cùng là hiệu quả”, ông Đường chia sẻ...

XEM TIẾP TRANG 11

Anh Nguyễn Đức Huy hướng dẫn nông dân xem hệ thống quản trị vườn qua máy tính. Ảnh: M.V.B

Sản xuất rau thủy canh tại Đà Lạt. Ảnh: M.V.B

sau đó khuyến cáo chủ farm đưa ra các “lệnh” xử lý chuẩn xác. Hiện “gia tài” của Huy là “ba năm dữ liệu”, bảy điểm sản xuất và liên tục được cập nhật theo thời gian thực. Giai đoạn đầu thì điều khiển từ xa. Giờ thì hệ thống có khả năng tự đọc và tự ra quyết định chính xác. “Hệ thống IoT chỉ là một phần, quan trọng nhất hiện giờ của mình là máy tự ra quyết định, dựa trên kho dữ liệu về thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, sinh trưởng của cây... Từ đó, phần mềm sẽ đánh giá, so sánh với dữ liệu hiện có để đưa ra quyết định. Đặc biệt, hệ thống dựa trên dữ liệu để đưa ra dự đoán sự xuất hiện sâu bệnh và có thể phòng bệnh ngay từ đầu”, Huy thổ lộ.

Trưa, trên tấm nhựa đỡ các luống cà chua, những giọt nước bắt đầu lăn về phía cuối vườn. Hệ thống đang “hiểu” trạng thái cây trồng và tự vận hành. Nhấc một đường ống nhỏ ra khỏi gốc cà chua, những giọt nước đang nhiễu xuống... “Không cần có mặt ở vườn, chỉ cần nhìn trên smartphone có thể thấy tình trạng cây trồng. Hệ thống được phân quyền theo cấp, gồm chủ farm, nhà đầu tư, công nhân... mỗi vai trò được quyền điều khiển, xem thông tin gì. Giờ mình trở thành nông dân lười biếng...”, Huy chia sẻ.

Tình cờ, tại quán cà phê Green Box, trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7, TP Đà Lạt, một không gian cà phê lãng mạn, được

“bao bọc” bởi những vườn rau công nghệ cao, chúng tôi gặp ông Trần Huy Đường, chủ nhân của quán và Langbiang Farm rộng gần 30 ha. Ông Đường từng công tác trong ngành thông tin, sớm tiếp xúc với nền công nghệ tiên tiến. Nhận biết dư địa phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ông đã nghỉ ngang và về với nghiệp nông phố núi. “Thực ra, trạm quan trắc khí tượng, điều khiển nước tưới, phân bón, dinh dưỡng, độ ẩm… chúng tôi làm hàng chục năm nay rồi, nhưng khoảng 2.0 thôi, bởi phải cần điều khiển tại vườn. Giờ thì khác, chúng tôi đang tiếp cận nông nghiệp 4.0, việc “thăm” vườn không còn lo về khoảng cách địa lý, mọi thông số quan trọng đều hiển thị trên điện thoại và mình chỉ việc bấm “lệnh” theo điều kiện thực tế cây trồng tại vườn”, ông Đường cho biết.

Ông Đường được xem là một trong những người tiên phong ở Việt Nam canh tác khí canh trên cây rau trên quy mô nông trại. Hiện vườn rau khí canh trồng trong nhà kính của Langbiang Farm có hơn 10 loại rau, hàng tuần đều có sản phẩm thu hoạch cuốn chiếu. Ban đầu ông cũng gặp không ít trở ngại với kiểu canh tác mới này, bởi rau khí canh cần độ chuẩn về cung cấp dinh dưỡng dạng hơi nước, chỉ cần sai lệch thời gian chút ít, lứa rau sẽ hỏng. “Giờ thì không lo nữa, mình có thể hẹn

giờ tưới theo đúng tần suất, có sự cố phần mềm được cài trên điện thoại sẽ báo để có phương án xử lý. Cái hay của phần mềm, mỗi lần hoạt động, dữ liệu được ghi lại để phân tích, đưa ra khuyến cáo cho những lần sau”, ông Đường thổ lộ.

Giờ đây, những nhà nông như ông Đường, anh Huy và hàng chục chủ trang trại, nhà nông khác tại Đà Lạt đã ứng dụng IoT trong sản xuất, có thể yên tâm ngồi cà phê giao dịch khách hàng, xuất ngoại tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường và mở smartphone để nắm thông tin của trang trại, từ đó đưa ra quyết định và truyền thông điệp đến các thiết bị của trang trại ngay trên điện thoại vào bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu có kết nối internet. Nói đơn giản, đó là giải pháp giúp người nông dân, dù ở nơi đâu cũng có thể thấu hiểu cây trồng để từ đó, đáp ứng ngay nhu cầu phát sinh. Và họ được ví là những nhà nông nhàn nhã, “lười biếng” là vậy.

“Chạm” công nghệ 4.0 Theo TS Phạm S, Phó Chủ tịch

UBND tỉnh Lâm Đồng: “Nông nghiệp thông minh là nông nghiệp mà trong suốt quá trình sản xuất ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại; sử dụng các thiết bị thông minh được kết nối mạng bên trong và bên ngoài của trang trại/doanh nghiệp, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để quản lý nông nghiệp an toàn thực phẩm, hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế”. Hiện nhiều trang trại tại Lâm Đồng đã thiết kế đồng bộ, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, như quạt, rèm vách, cắt nắng, bơm tưới, châm dinh dưỡng, điều chỉnh EC và pH; hệ thống camera ghi hình ảnh cây trồng, giám sát quy trình chăm sóc, phát triển của cây; hệ thống tự động phân tích dữ liệu môi trường, đưa ra cảnh báo, quy trình cho cây trồng phát triển, nâng cao năng suất và lệnh điều khiển...

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có tám nông hộ được hỗ trợ kinh phí, thiết lập hệ thống, công nghệ điều khiển tưới tự động thông minh; chưa tính hàng chục doanh nghiệp,

Page 4: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

4 THỨ BẢY 6 - 10 - 2018 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

N. NGÀ

10 năm nỗ lựcTrong 10 năm qua, với nhiều nỗ lực

thực hiện nghị quyết của Trung ương, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về việc xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ trí thức đã có nhiều chuyển biến. Bởi thế, việc khuyến học, khuyến tài được thực hiện rộng rãi, mang lại hiệu quả và có sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Cụ thể, nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ trí thức như đổi mới cơ chế quản lý, đánh giá và sử dụng đội ngũ trí thức; tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, văn nghệ; thực hiện các chính sách, cơ chế đãi ngộ với đội ngũ trí thức… được nghiêm túc thực hiện từ cấp tỉnh tới các đơn vị, địa phương.

Đơn cử như tại huyện Đạ Tẻh, ông Hồ Quốc Phong - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết: Để tập hợp và phát huy đội ngũ trí thức, Ban Thường vụ Huyện ủy luôn chú trọng thực hiện chính sách trọng dụng trí thức. Ví dụ như trong tuyển dụng công chức, viên chức có ưu tiên đối với thạc sĩ, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp II, cấp I. Tạo môi trường công tác tốt để thu hút trí thức giỏi, quan tâm cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là người DTTS. Có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổ chức các hội nghị để người đứng đầu cấp ủy và chính quyền từ huyện đến cơ sở tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, đối thoại với trí thức về những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng đối với những trí thức

có thành tích xuất sắc trong công tác, trong các kỳ thi…

Lâm Đồng cũng đặc biệt chăm lo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ trí thức trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc xây dựng mức hỗ trợ cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh có hợp đồng lao động với học sinh, sinh viên dân tộc gốc Tây Nguyên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; phê duyệt danh sách 5 đoàn viên trí thức trẻ tăng cường về làm phó chủ tịch UBND các xã theo Dự án 600 thuộc huyện Đam Rông; đưa 43 trí thức trẻ là người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để bố trí tăng cường về làm phó chủ tịch UBND các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh. Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành quy chế xét tặng giải thưởng khoa học và công nghệ tỉnh, nhằm tôn vinh các nhà khoa học đã có những công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ áp dụng vào sản xuất đời sống, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...

Kết quả đáng ghi nhậnNếu như năm 2008, toàn tỉnh có trên 25

ngàn cán bộ, công chức, viên chức với 345 người có trình độ thạc sỹ trở lên, trên 7,7 ngàn người có trình độ đại học, trên 5 ngàn người có trình độ cao đẳng, trên 11 ngàn người là hội viên của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật; ngành Giáo dục & Đào đạo có 18.100 người; ngành Y tế có khoảng 3.000 người, thì đến năm 2018, tất cả các con số trên đều tăng. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh có gần 32.000 người (tăng 27,73%). Người có trình độ từ thạc sỹ trở lên: 744 (tăng 115,6%); người có trình độ đại học: 15.174 (tăng 94,93%); số lượng trí thức khoa học & công nghệ là hội viên của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ

Nhìn lại 10 năm xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức

Trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, nguồn lực đặc biệt quan trọng, đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của cả đất nước. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng không ngừng được củng cố, tăng cường về số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đôi ngu trí thức là người DTTS co nhiêu đong gop tích cưc cho sư ôn định, phát triên kinh tê - xa hôi khu vưc này noi riêng và của tinh noi chung. Ảnh P.Nhân

Quy định mới về xét tặng các danh hiệu văn hóa

Nghị định số 122/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.

Nghị định đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản của việc bình xét và 4 nhóm giải pháp gồm: Xây dựng tiêu chí bình xét danh hiệu; Thang điểm và phương thức chấm điểm; Quy trình xét tặng và Biện pháp quản lý nhà nước.

Đáng chú ý là thang điểm với điểm tối đa là 100 và được phân theo các khu vực, cụ thể: Đối với danh hiệu Gia đình văn hóa, hộ gia đình thuộc các quận, huyện tại thành phố trực thuộc Trung ương phải đạt từ 90 điểm

DTTS. Hiện, trên địa bàn Lạc Dương, cán bộ 3 cấp thôn - xã - huyện đều có sự tham gia của lực lượng này. Với địa bàn có trên 71% dân số là người DTTS như Lạc Dương, đội ngũ trí thức này thực sự là hạt nhân tập hợp sức mạnh khối đoàn kết các dân tộc trong việc tổ chức thực hiện đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống.

Tuy vậy, theo kết quả kiểm tra, khảo sát, đánh giá của Tỉnh ủy, hiện công tác xây dựng đội ngũ trí thức vẫn còn bất cập. Một số cấp ủy, chính quyền các cấp chưa xây dựng được các giải pháp đồng bộ để xây dựng, củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ trí thức; lúng túng trong việc đề ra kế hoạch hoặc chương trình hành động để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; nội dung lãnh đạo, chỉ đạo còn chung chung, chưa hướng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong đời sống liên quan tới đội ngũ trí thức. Trí thức có trình độ cao chủ yếu làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, giáo dục, y tế (trên 85%) hoặc công tác quản lý, ít tham gia trực tiếp vào các nhiệm vụ khoa học; thiếu cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng, kinh tế, môi trường…; đội ngũ trí thức chưa bảo đảm tính kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ; môi trường làm việc của trí thức còn một số bất cập, chưa phát huy năng lực sáng tạo trong các hoạt động; việc tập hợp và phát huy về tiềm năng của đội ngũ trí thức trong các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa đạt hiệu quả cao...

Với Lâm Đồng, thực hiện vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến đã chỉ rõ: Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị cần quán triệt sâu sắc, đầy đủ các nghị quyết, quan điểm của Đảng đối với công tác xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức; tạo điều kiện tốt nhất để đội ngũ trí thức làm việc và cống hiến; có chính sách thỏa đáng cho đội ngũ trí thức. Đồng thời, cần phát triển đội ngũ trí thức cả về số lượng và chất lượng, trong đó cần coi trọng về mặt chất lượng; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong việc thực hiện các đề án lớn của tỉnh; tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng với yêu cầu phát triển của địa phương.

thuật: 15.127 người (tăng 46,60%). Ngành Giáo dục và Đào tạo có 24.000 người (trong đó, tiến sỹ: 7, thạc sỹ: 519, đại học: 11.063); ngành Y tế có 4.402 người (trong đó trình độ tiến sỹ: 5; thạc sỹ: 36; chuyên khoa II: 46; chuyên khoa I: 267; dược sỹ chuyên khoa I: 4; sau đại học: 69; đại học, cao đẳng: 1.725); có 2 giáo sư, 24 phó giáo sư, 89 tiến sỹ, chủ yếu tập trung tại các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn như: Trường Đại học Đà Lạt, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và Viện Nghiên cứu sinh học Tây nguyên... Đội ngũ này là một phần thành quả của suốt 10 năm cả xã hội bền bỉ gây dựng. Và họ đã và đang đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh.

Bộ phận trí thức đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và khả năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, trí thức làm việc trong các doanh nghiệp cũng đã chứng tỏ vị trí quan trọng của mình. Ghi nhận tại Công ty Ladophar trong việc phát huy đội ngũ trí thức. Qua 10 năm xây dựng đội ngũ trí thức, 100% cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật của công ty có trình độ đại học và trên đại học. Lực lượng lao động trình độ cao này đã góp phần vào sự phát triển của công ty, đưa Ladophar từ 1 nhà máy sản xuất thuốc thành hệ thống 3 nhà máy sản xuất thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có giá trị cao, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng miền, đủ sức để vươn tầm quốc tế.

Lực lượng trí thức ở hai lĩnh vực giáo dục đào tạo và y tế được củng cố, tăng cường, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe nhân dân, để lại dấu ấn đậm nét về vai trò của trí thức trong đời sống xã hội, bước đầu đặt nền móng căn bản cho sự phát triển giáo dục, y tế của địa phương.

Đặc biệt, đội ngũ trí thức là người DTTS có nhiều đóng góp tích cực cho sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội khu vực này nói riêng và của tỉnh nói chung. Ông Cil Poh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, khẳng định: Những năm qua, các cấp từ Trung ương tới địa phương dành sự quan tâm rất lớn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa dần đội ngũ cán bộ là người

Page 5: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

5 THỨ BẢY 6 - 10 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Minh họa: Phan Nhân

Ảo ảnh tình yêu...Truyện ngắn: NGUYỄN NGỌC PHÚ

đủ. Anh cố gắng tiếp tục câu chuyện.- Đây là cơ hội được tiếp xúc với các nhân

vật chủ chốt của tổng công ty mà. Ở các chi nhánh buồn tẻ lắm.

Câu chuyện dừng lại ở đó. Anh nhìn sang bên đường, đã 30 km trôi qua, anh biết mình đang lãng phí từng phút của một buổi tối quí giá. Anh nhìn sang phía nàng, nàng vẫn nhìn thẳng về phía trước, xinh đẹp quá nhưng sao mà xa cách quá, trong một không gian nhỏ chỉ có hai người với nhau và tiếng bánh xe lăn đều đều trên mặt đường nhựa. Anh không biết bắt đầu như thế nào để nói một câu đơn giản “Vẫn còn đang sớm, mình đi uống cà phê được không em?”. Làm việc chung với nhau đã mấy năm, đây là lần đầu tiên anh có cơ hội ngồi một mình bên cạnh nàng trong một khoảng thời gian dài như thế này.

- Mình mở nhạc được không anh? - Nàng chợt quay sang anh, khẽ nói.

- Được chứ - Anh vội đáp, mừng rỡ vì nàng nghĩ ra điều mà anh không nghĩ ra - Em nghe nhạc gì?

Nhạc Trịnh nhé. Để gió cuốn đi.Anh lướt nhanh trên phím chọn, để gió

cuốn đi, Trịnh Công Sơn. Giai điệu khẽ ngân lên trong một giọng nữ trầm da diết “Hãy nghiêng đời xuống, nhìn suốt một mối tình/Chỉ lặng nhìn, không nói năng./ Để buốt trái tim/Để buốt trái tim/Trong trái tim, con chim đau nằm yên/Ngủ dài lâu, mang theo vết thương sâu…”. Nàng càng trở nên lặng lẽ, anh cũng lặng lẽ. Khi những nốt nhạc cuối cùng rơi xuống, nàng chợt nhìn anh, đôi mắt long lanh:

- Sâu lắng quá phải không anh. Những lúc rảnh rỗi như thế này, em thích nhất là ghé

vào một quán nhỏ nào đó, nhâm nhi một tách cà phê và lắng nghe nhạc Trịnh. Thấy tâm hồn thư thái biết bao.

Anh thích cà phê Internet hơn - Anh buột miệng nói.

Thế à.Nàng đột ngột quay lại sự im lặng cố hữu.

Anh thầm trách mình đã thốt ra một câu quá vô duyên. Trịnh Công Sơn. Một nhạc sĩ nổi tiếng, hình như anh đã nghe đâu đó vài lần nhưng chịu không nhớ ra. Trời ơi, giá mà sớm biết nàng thích nhạc Trịnh, anh sẽ bớt thời gian chúi mũi vào các dự án để dành thời gian tìm hiểu về ông ta, lúc này còn có chuyện gì để nói. Nhưng cơ hội đã vuột qua mất rồi, những lúc rảnh rỗi như thế này, em thích nhất là ghé vào một quán nhỏ nào đó. Anh lại nhìn sang nàng, nhưng nàng đã nhìn ra ngoài cửa xe, tỏ ý không muốn tiếp tục câu chuyện.

Những cột cây số vùn vụt lướt qua bên đường. Thời gian ngày càng ngắn lại. Anh thấy sốt ruột. Thế là hết, một buổi tối duy nhất, sáng mai đến Đà Nẵng, chẳng có lí do gì để hẹn gặp nàng giữa thành phố biển khi mỗi người đều có việc phải làm. Cũng như ngày xưa, khi học trên nàng 3 khóa, anh vẫn nhìn theo nàng bước qua giảng đường nhưng chẳng có lí do gì để lại làm quen. Anh chỉ phải thuyết trình trong buổi sáng, còn buổi chiều tổng giám đốc đã đặc cách cho nghỉ. Một buổi chiều dài một mình ở biển. Giá như...

Những ô cửa sáng đèn. Dòng người bình thản lướt đi. Chẳng có kẹt xe cũng chẳng có ngập lụt. Anh bỗng thở dài.

Em đến chỗ nào ở Đà Nẵng?

trở lên; hộ gia đình thuộc các xã, thị trấn thuộc khu vực miền núi, hải đảo, xã đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo đạt từ 60 điểm trở lên. Hộ gia đình không thuộc 2 đối tượng trên phải đạt từ 85 điểm trở lên.

Đối với danh hiệu Khu dân cư văn hóa, Nghị định quy định: Khu dân cư thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc Trung ương đạt từ 90 điểm trở lên; Khu dân

cư thuộc các xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn đạt từ 60 điểm trở lên; Khu dân cư không thuộc 2 khu vực nêu trên đạt từ 80 điểm trở lên.

Giấy khen các danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa được tặng không quá 15% trên tổng số gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa đủ 3 năm liên tục, khu dân cư được công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa đủ 5 năm liên tục.

Tương tự, Nghị định cũng quy định các tiêu chuẩn danh hiệu Khu dân cư văn hóa bao gồm: Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú; môi trường cảnh quan sạch đẹp; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng. Các trường hợp không xét tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa là những khu dân cư vi phạm một trong các trường hợp: Có khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật; có điểm, tụ điểm ma tuý, mại dâm; có hoạt động lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 5/11/2018.

Gia đình văn hoa là danh hiệu không thê phô cập. Ảnh minh hoạ

Anh ba mươi tuổi, Trưởng phòng Phát triển dự án. Nàng hai bảy tuổi, nhân viên. Hai người làm việc cùng một công ty đã ba

năm. Nàng chưa có chồng còn anh vẫn chưa có người yêu.

Anh biết nàng từ khi còn học Đại học Thương mại, hai người từng ở chung một dãy phòng trọ và học chung một giảng đường. Hồi đó mỗi khi gặp nhau, thay cho lời chào anh chỉ gật đầu còn nàng cười tủm tỉm. Tính anh vốn nhát gái, cho đến bây giờ vẫn vậy.

Ngày thứ năm, để chúc mừng kỉ niệm hai mươi năm thành lập công ty, một bữa tiệc chiêu đãi được tổ chức tại Hali Resort từ ba giờ chiều. Đây là lần đầu tiên anh thấy nàng ngoài môi trường làm việc. Hôm đó nàng mặc một chiếc váy màu xanh ngọc, hai cánh tay để trần trắng muốt. Mái tóc nàng búi cao, đôi mắt sáng lấp lánh và nụ cười cũng lấp lánh làm hầu hết cánh nam giới có mặt như bị hút hồn. Chính anh cũng liếc nhìn trộm nàng, ngạc nhiên thấy nàng khác hẳn với thời sinh viên mặc áo trắng và cô nhân viên trong đồng phục công sở ngày ngày anh vẫn gặp. Đến 8 rưỡi tối, anh phải cáo từ mọi người để về trước. Anh cần phải lái xe đến thẳng Đà Nẵng, ngủ đêm tại đó. Sáng mai, anh sẽ thuyết trình trước toàn bộ ban Giám đốc Tập đoàn Atroli về đề án hợp tác giữa hai công ty. Dự án này được chuẩn bị từ hai tháng nay, mở đường cho một hợp đồng lớn sắp được kí kết.

Khi anh bước ra cửa, nàng bỗng tiến lại gần anh, mỉm cười dịu dàng:

Trưởng phòng đi Đà Nẵng luôn tối nay phải không?

- Đúng vậy. Đáng lẽ tôi bay từ chiều, nhưng phải nán lại dự lễ nên đi bằng ô tô cũng được.

- Anh có thể cho tôi đi nhờ được không. Tôi có chút việc ở Đà Nẵng. Cũng vì buổi lễ này nên không đi máy bay được. Sáng mai sợ trễ mất.

Tất nhiên rồi.Anh đi cùng nàng ra xe trước những ánh

mắt ghen tị và ngưỡng mộ. Chiếc Lexus lướt đi trong đêm yên tĩnh.

Nàng ngồi ngay ngắn bên cạnh anh, hai tay đặt lên đùi, mắt nhìn thẳng về phía trước, một món tóc nhỏ xõa xuống bên má làm cho khuôn mặt đoan trang thêm nét dịu dàng. Anh thấy lòng thoáng chút xao xuyến, muốn nói điều gì đó thể hiện sự quan tâm đến nàng nhưng không hiểu sao lại buột ra khỏi miệng một câu ngớ ngẩn hết sức:

Bữa tiệc hôm nay đông quá.Vâng - Nàng nhẹ nhàng đáp mà không

ngoảnh mặt về phía anh.Các chi nhánh nhỏ cũng về tham gia đầy

“Cô Ba Sài Gòn” đại diện Việt Nam đi dự vòng sơ tuyển Oscar

Cục Điện ảnh cho biết, Hội đồng tuyển chọn phim Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển Oscar đã lựa chọn được bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” dự giải.

Cục đã nhận được thư mời của Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ - AMPAS, mời các nước gửi phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Oscar lần thứ 91 dành cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

Căn cứ Điều lệ tuyển chọn của Ban tổ chức giải thưởng, cũng như Quy chế của Hội đồng tuyển chọn và kết quả chấm điểm, bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” của Công ty TNHH MTV Cung cấp tài năng Việt đạt điểm quy định để đại diện cho Việt Nam tham dự Vòng Sơ tuyển Giải thưởng Oscar lần thứ 91 của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ dành cho “Phim nói tiếng nước ngoài”.

“Cô Ba Sài Gòn” lấy tâm điểm là tà áo dài truyền thống, từ đó kể câu chuyện kỳ lạ về nhân vật con gái một chủ tiệm may áo dài nổi tiếng ở Sài Gòn những năm cuối thập niên 60. Phim từng giành giải Cánh diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2018.TS tổng hợp (theobaovanhoa.com.vn và nhandan.com.vn)

Khách sạn Roses.- Anh cũng nghỉ ở đó - Anh bỗng thấy tim

mình đập mạnh - Em đã lấy phòng chưa?Em đặt trước rồi. Phòng 303.Trời ơi - Anh thốt lên - Sao lại trùng hợp

thế nhỉ. Anh ở phòng 305.Nàng nhìn sang anh, mỉm cười một cách

khó hiểu: - Có gì mà anh phải ngạc nhiên. Em biết

anh đi Đà Nẵng, nên đã cố tình xin nghỉ để đi cùng anh. Chiều mai anh rảnh phải có ai đi dạo cùng chứ.

Tim anh như nhảy lên trong lồng ngực, nghe nàng nói mà anh không tin vào tai mình. Sao lại thế nhỉ, hay là nàng cố tình đùa anh. Nụ cười của nàng mới lạ lùng làm sao.

Anh dừng xe một chút được không - Nàng chợt kêu lên.

Sao vậy?Có quầy mỹ phẩm. Ở kia. Em cần mua

tuýp kem chống nắng.Nàng đẩy cửa xe định bước ra, nhưng

bỗng nhiên dừng lại bối rối:Ôi, không được rồi.Anh nhìn nàng, nàng đang khép nép để

che chiếc váy bị rách một bên đùi. Có lẽ váy bó quá sát. Anh mỉm cười.

Để đó anh xuống mua cho.Khi anh quay lại nàng đã ngủ, ngoan

ngoãn và bình yên như một đứa trẻ. Anh nhẹ nhàng nổ máy, tiếp tục lái xe đi.

Hai người đến Đà Nẵng lúc mười hai giờ đêm. Nàng tỏ vẻ mệt mỏi, nhanh chóng lấy chìa khóa rồi đi về phòng nhưng không quên nhắc lại anh về lời hẹn. Anh cũng về phòng mà trằn trọc mãi không ngủ được. Sáng mai còn một buổi thuyết trình quan trọng, đáng lẽ phải xem lại tài liệu nhưng anh không có tâm trí nào. Bên kia, cách một bức tường, nàng đã ngủ hay chưa. Mong sao sớm đến chiều mai.

Sáng thứ sáu, anh dậy trễ, không kịp ăn sáng, vội vã chạy như bay đến phòng họp của tập đoàn Atroli. Tất cả ban giám đốc phía đối tác đã có mặt. Anh mở cặp tài liệu. Trời ơi, sao thế này. Toàn bộ tài liệu được soạn sẵn đều biến thành giấy trắng. Laptop của anh không khởi động được. Anh hoảng hốt. Anh loay hoay. Anh bối rối. Cuối cùng đành phải nói bập bõm theo trí nhớ. Phía đối tác ngao ngán lắc đầu.

Hợp đồng giữa công ty anh và Tập đoàn Atroli sau đó không kí kết được. Anh bị điều chuyển về chi nhánh ở Thái Nguyên. Trước lúc đi, anh có gọi cho nàng nhưng không gặp. Một thời gian sau, anh được tin nàng đã lên chức Trưởng phòng Phát triển dự án thay thế vị trí cũ của anh.

Cũng từ đó, anh bắt đầu thích nghe nhạc Trịnh. Nghe một mình. Trong sâu thẳm nỗi cô đơn của mỗi kiếp người.

Page 6: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

6 THỨ BẢY 6 - 10 - 2018 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

KLING QUANG

Tuổi thơ Nai Vy như không ít trẻ thơ Chu Ru sống trong điều kiện thiếu thốn, sau buổi đi

học là những chiều lên nương chăn trâu, lượm củi... Định mệnh đã thay đổi số phận cô trong một chuyến Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh Lâm Đồng tìm kiếm tài năng trẻ nhằm phục vụ công tác chuyên môn. Cô bé có sự cảm nhận âm nhạc cực nhạy đã lọt vào “mắt xanh” của Đoàn. Chia tay người mẹ hiền, một quả phụ đã hy sinh cả cuộc đời cho mình, Nai Vy bỏ lại sau lưng con đường làng quen thuộc và bạn bè của một vùng quê yêu thương nhiều kỷ niệm, một mình khăn gói quyết tâm lên Đà Lạt tìm con chữ mới với nhiều ước mơ trăn trở, về ngày mai, về tình yêu, bằng chính thực lực âm nhạc của bản thân.

Ban lãnh đạo Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh đã nhìn thấy tài năng tiềm ẩn và đam mê của sơn nữ nên quyết định cấp kinh phí cho Nai Vy đi học tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Tây Nguyên (Gia Lai). Chính tình yêu nghệ thuật đã thúc đẩy Nai Vy ra sức học tập khổ luyện trong ba năm với điều kiện thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Rồi tương lai đã mỉm cười, Nai Vy nhận tấm bằng giỏi, được biên chế vào tốp nhạc dân tộc Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc Lâm Đồng. Sau một thời ngắn,

Rô Đa Nai Vy và khúc nhạc xanh ngànTiếp xúc ban đầu với Rô Đa Nai Vy, không ai nghĩ người con gái mảnh khảnh, chân chất có đôi mắt biết nói này lại có thâm niên công tác hơn mười lăm năm biểu diễn nhạc cụ dân tộc cổ truyền Nam Tây Nguyên ở Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh Lâm Đồng. Những ai đã làm việc cùng Nai Vy đều khâm phục tài năng và cá tính của người con gái gốc Chu Ru đã dành trọn trái tim cho tiếng đàn khúc nhạc, giữ ấm bếp lửa yal yau, khơi gợi âm vực truyền thống trong máu huyết chính mình.

Nai Vy đã là đội phó đội nhạc và cũng là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Với tài năng và cá tính âm nhạc, Nai Vy luôn trau dồi kỹ thuật luyện ngón, kỹ thuật trình tấu, kỹ thuật vê, với nhiều giai điệu phức hợp chuyển cung, chuyển điệu rất khó (Etude - Trémolo). Cô dần dần chinh phục tất cả các thể loại kể cả biến tấu

âm nhạc nước ngoài. Trong cuộc Liên hoan độc tấu

và hòa tấu nhạc cụ dân tộc chào mừng Năm Du lịch Quốc gia 2014 do Bộ VHTT&DL tổ chức tại Đà Lạt, Nai Vy đã đoạt Huy chương Bạc bài “Suối Tía”, hình thức độc tấu đàn đá và Huy chương Vàng bản hòa tấu dành cho dàn nhạc dân tộc bài “Đồng dao ngày mùa”;

cả hai tác phẩm này do nhạc sĩ Đình Nghĩ sáng tác.

Nghề chọn người, người chọn đường đi! Cũng bởi tính năng nhạc cụ khó tính nhưng đáng yêu này, Nai Vy đã kết duyên với một chàng trai K’Ho cùng làng, cùng đơn vị, chàng trai đó là Păngting K’Nâu, nhạc công kiêm ca sĩ. Anh có giọng hát núi rừng

mộc mạc nguyên sinh, đầy nội lực. Sau những vất vả ban đầu của vợ chồng son trẻ, một tổ ấm hạnh phúc với một bé trai kháu khỉnh đã làm cho tiếng Krông Pút, tiếng T’Rưng, tiếng đàn đá trong hơn, xanh hơn như lời tự sự của rừng núi đầy bi hùng của cuộc đời vợ chồng nghệ sĩ và số phận những người con Lang Bian thần thoại.

Bao năm qua, nhạc cụ dân tộc Nam Tây Nguyên với những âm sắc “kén tai” đã được Nai Vy mềm hóa và phổ biến khắp muôn phương. Từ những buổi hội thi văn nghệ do tỉnh Lâm Đồng tổ chức cho đến đất Sài thành phồn hoa đa màu sắc nhiều chủng loại, kể cả những lần tham gia biểu diễn lễ hội văn hóa các nước trong khu vực. Nai Vy luôn tự hào âm nhạc truyền thống nghệ thuật Nam Tây Nguyên. Từ những bài dân ca dân vũ đậm tính dân tộc cho đến những tác phẩm lẫy lừng quốc tế - tất cả đều được Nai Vy phổ thông hóa qua nhạc cụ bình dân mộc mạc, nhưng không mất vẻ đẹp quý phái của nền âm nhạc cổ điển châu Âu.

Với khát vọng cho văn hóa bản địa ngày càng hòa nhập và gần gũi công chúng, Nai Vy không ngừng trau dồi bản thân ở tầm cao hơn, không ngừng sáng tạo để giữ mãi bếp lửa yal yau nồng ấm và khúc nhạc Nam Tây Nguyên ngút ngát đại ngàn, xanh chân trời mới!

Nghệ sĩ Nai Vy độc tấu đàn đá. Ảnh: K.Quang

Sau gần 8 tháng phát động, với chủ đề “Đất nước, con người miền Đông hội nhập và phát triển”, Liên hoan Ảnh nghệ thuật miền Đông Nam Bộ lần thứ 26 - năm 2018, đã thu hút 1.697 tác phẩm của 239 tác giả đến từ 8 tỉnh: Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước và Tây Ninh. Sau 5 vòng chấm, Ban giám khảo đã lựa chọn 168 ảnh treo triển lãm, trong đó có 13 ảnh đoạt giải.

Phát biểu khai mạc triển lãm (tại Bảo tàng Vũng Tàu ngày 30/9), ông Lê Xuân Thăng - Phó Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam, nhấn mạnh: “Liên hoan ảnh lần này, với chất lượng khá cao và đồng đều giữa các tỉnh, đã phát hiện nhiều tác giả trẻ, tác giả nữ, có đột phá trong tư duy sáng tác ảnh nghệ thuật. Các tác phẩm của các nghệ sĩ góp phần giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước, những khoảnh khắc đẹp, phong phú, độc đáo về bản sắc văn hóa, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh từng vùng miền khu vực Đông Nam Bộ, cùng cả nước trên đường hội nhập và phát triển”.

Tại lễ khai mạc triển lãm, 13 tác phẩm xuất sắc nhất đã được trao giải. Huy chương Vàng: thuộc về tác phẩm “Ánh sáng công nghiệp” của Nguyễn Bá

Lâm Đồng đăng cai Liên hoan Ảnh nghệ thuật miền Đông Nam Bộ năm 2019

Hảo (Lâm Đồng); 2 Huy chương Bạc: “Hỏa lực” - Đặng Hồng Long (Bình Dương) và “Lựa kén” - Nguyễn Văn Toàn (Lâm Đồng); 4 Huy chương Đồng: “Lớp học bơi trẻ em nghèo” - Ngô Công Hoàng (Bình Dương), “Mùa vàng trên hồ Trị An” - Nguyễn Thành An (Đồng Nai), “Nhịp sống” - Bùi Việt Hưng (Bình Dương), “Cú nốc ao” - Nguyễn Thị Mai Hoa (Bình Dương) và 6 giải khuyến khích; 2 giải đồng đội thuộc về 2 Hội VHNT Đồng

Nai và Bình Dương. Đồng thời, Ban Tổ chức đã trao 11 tác phẩm (nhất, nhì, ba, khuyến khích) Cuộc thi ảnh Marathon trong vòng 24 giờ, với chủ đề “Vũng Tàu những góc nhìn mới” cho các nhiếp ảnh gia xuất sắc. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 6/10, phục vụ miễn phí công chúng thưởng lãm.

Năm 2019, tỉnh Lâm Đồng sẽ đăng cai “Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Đông Nam Bộ lần thứ 27”. HÀ HỮU NẾT

Lâm Đồng nhận cờ đăng cai năm 2019.

Tác phẩm “Ánh sáng công nghiệp” (Huy chương Vàng) của tác giả Nguyễn Bá Hảo (Lâm Đồng).

Tác phẩm “Lựa kén” (Huy chương Bạc) của tác giả Nguyễn Văn Toàn (Lâm Đồng).

Page 7: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

7 THỨ BẢY 6 - 10 - 2018CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ TƯ LIỆU

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Pờ Sảo Mìn: “Cứ yêu như mối tình đầu”

Chuyện núi Sepung xứ Blao

Sông Đại Bình.

Ghi chép: NINH THẾ HÙNG

(TIẾP THEO VÀ HẾT)

Khi thám hiểm vùng giữa ba con sông Dà Rnga, Dà Huoai và Dà Dờng, phái

đoàn do điền nông Phó sứ Bình Thuận Nguyễn Thông phái đi hồi cuối thế kỷ XIX, đã đi theo con đường này lên miền núi và từ đó đến bờ sông Dà Dờng. Đầu thế kỷ XX, khi thám hiểm vùng thượng lưu sông Dà Huoai, đoàn của bác sĩ Paul Neiss cũng đã theo đường này đến lưu vực sông Dà Mbri, để theo đó đến vùng đầu nguồn sông Dà Mbri và Dà Rnga.

Khi người Pháp tìm cách quản lý vùng rừng núi đất Blao xưa, họ dùng đỉnh dãy núi Sepung để phân giới hai tổng thuộc quận Blao. Từ đỉnh núi Sepung về phía bắc thuộc tổng Mạ Blao, từ đỉnh núi Sepung về phía tây và tây nam thuộc tổng Ta La.

Trong thời kỳ kháng chiến, núi Sepung là nơi đứng chân của T14 phân ban Tỉnh ủy Lâm Đồng phía nam đường 20, sau đó là căn cứ tiền phương của Thị ủy Bảo Lộc có mật danh T29.

Tết Nhâm Dần 1962, tại đầu nguồn Dà Rngào ở sườn phía tây núi Sepung, cách Bảo Lộc không đầy 15 cây số, phân ban T14, lần đầu tiên đã tổ chức ăn tết cho quân dân vùng căn cứ nam Lâm Đồng, với ý nghĩa thay cho ngày hội mừng 9 năm chiến đấu của những cán bộ ở lại chiến khu, mừng cán bộ tập kết mới về và nhân dân căn cứ trung thành với cách mạng. Đây là cuộc gặp mặt của bốn đơn vị công tác mới thành lập ở phía

Pờ Sảo Mìn (người dân tộc Pa Dí sống trên đỉnh núi cao Mường Khương - Lào Cai), là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng

đoạt nhiều giải thưởng thơ của Trung ương, ngành và địa phương; trong đó, có giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ nổi tiếng “Cây hai ngàn lá” vào năm 1996.

Điều làm nên phong cách độc đáo của nhà thơ - con trai người Pa Dí là hình ảnh thơ hết sức mộc mạc, chân thành, thẳng thắn như lời ăn, nếp nghĩ hàng ngày của những cư dân “sống trên đá chết vùi trong đá” ăm ắp kiêu hãnh, song không vì thế mà kém sự thi vị lãng mạn, bay bổng, trữ tình và triết lý như nhà thơ tâm sự: “Năm mươi năm tôi đã lang thang.../ Tìm rượu ngon... tìm thơ phú” hay “Biển thì trẻ xanh/ Bãi cát thì già, tóc cát trắng phau/ Như tôi và em đang hiện diện/ Em ngồi đó!/ Một đồng cỏ xanh nõn non tơ/ Tôi ngồi đây! Một cây thông rừng già bất động/ Mà trong lòng nổi sóng biển sâu/... Chẳng uống rượu, tôi lảo đảo chân bước/ Say sóng biển hay say em đây?”... Báo Lâm Đồng Cuối tuần trân trọng giới thiệu chùm thơ Pờ Sảo Mìn trích từ tập “Mủa say say” (song ngữ Việt - Thái, Nxb Văn hóa Dân tộc 2018).

ĐAN THANHgiới thiệu và tuyển chọn

SợĐời ngườiSợ nhất ba thủngThứ nhất sợ thủng quầnThứ hai sợ thủng nóc nhà trên caoThứ ba sợ thủng đít chảo đang đunĐời ngườiSợ nhất ba thủng.

Nhắn gửiHỡi người con của núi của rừngƠi người con của trời của đấtChớ vội vàng hại nhauSống tốt chẳng ăn aiSống xấu để làm gìĐâu đó một chân lýRễ cây quá ngắnRễ người lại quá dàiXin đừng dại mà hại nhauCứ yêu nhau như mối tình đầuTrai... gái... gái... trai.

Mủa say sayĐi nhanh nhanhChạy nhanh nhanhPhía trước có gái đẹpĐằng trước có rượu ngonMủa say sayChạy nhanh cho thật nhanhMủa say say

Mủa say sayĐi phải đi nhanh nữaĂn thì ăn từ từUống thì uống chậm thôiCày nương phải cày nhanhCho kịp mùa gieo hạtXuống ruộng xuống nhanh nữaCho kịp bừa ruộng lúaKẻo chậm thì mất mùaĐời mãi đói nghèo thôi

Mủa say sayBay nhanh nhanhBằng tốc độ mâyBằng tốc độ gióNhư tia nắng mặt trờiMơ ngang bằng nhân loạiVăn minh và hiện đại Đất Việt Trên hành tinh nàyMủa say sayMủa say sayĐi cho kịp biển Thái Bình DươngHỡi Thái Bình!

* Tiếng Mông: Đi nhanh nhanh

PỜ SẢO MÌN

Mủa say say*

nam Lâm Đồng là Huyện ủy K3 Di Linh, Huyện ủy K4 Dà Huoai, đội công tác T29 và lực lượng vũ trang C3/T14 sau khi Tỉnh ủy Lâm Đồng hình thành ngày 1/2/1962, cùng với trên 200 đồng bào K’Ho ở Tố La, Măn Tố và B’Gia.

Có một thời, dãy núi này được gọi là núi Ba Hưng, vì trong thời gian dài, ông Ba Hưng đã chỉ huy bộ đội hoạt động trong vùng, dùng núi Sepung làm căn cứ tiền phương. Đến nay, tên núi Ba Hưng ít người biết, chỉ còn lưu lại trong ký ức của những lão thành cách mạng đã từng chiến đấu ở T29 ngày trước.

Trước đây, người Pháp đã dựng một cột xi măng hình tam giác trên một trong các đỉnh núi của ngọn Sepung, cột xi măng được đặt trên chân móng xây bằng đá xanh, cả chân đế cao khoảng 2 m. Trong hồi ký “Ký sự một thời cầm súng” của ông Nguyễn Xuân Du trang 251 cũng có đoạn kể, năm 1962, ông đã dẫn ông Chín Cán là Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng lúc đó, lên căn cứ trên núi Sepung và đã đến chỗ cột xi măng này. Sau 1975, cột xi măng vẫn còn, nhưng khoảng cuối những năm 90 thế kỷ XX, trong làn sóng phá rừng trồng cà phê, người ta đã làm mất dấu tích nó. Nghe nói trên cột xi măng có một hàng chữ Pháp, một hàng chữ quốc ngữ và vài con số, nhưng chẳng ai nhớ những chữ trên đó và các con số là gì, có ý nghĩa gì!

Vài suy nghĩ nhỏvề núi Sepung Núi Sepung là tài sản thiên

nhiên vô giá của thành phố Bảo Lộc. Ngọn núi nằm sát ngay phố

xá Bảo Lộc, mỗi buổi sáng, dải sương trắng bạc che gần hết đỉnh núi, đứng trên Quốc lộ 20, đoạn trước Khách sạn Hồng Thái hoặc ở đỉnh dốc Lê Minh Sanh nhìn xuống thung lũng phía dưới có núi Sepung làm nền mờ ảo trong sương, thì quả là cảnh đẹp không phải thành phố nào cũng có.

Với vị trí cách trung tâm thành phố Bảo Lộc không xa, đường mòn lên núi đã được tiều phu ngày trước và nông dân ngày nay mở sẵn, các đỉnh của núi Sepung có thể trở thành điểm đến của các chuyến du lịch dã ngoại ngắn với một buổi chiều đi qua suối Đá Bàn hay thung lũng Blao S’re để lên núi, một đêm trên đỉnh núi ngắm thành phố Bảo Lộc và cao nguyên Blao lúc hoàng hôn, hay chiêm ngưỡng vẻ tinh khôi của đất trời Blao trong màn sương buổi sớm cùng đón ánh ban mai bừng sáng rực rỡ với một tầm nhìn trải rộng khắp cao nguyên.

Điều đáng tiếc là trong những thập niên gần đây, người Bảo Lộc

đã làm cho ngọn núi thiêng xinh đẹp thành ngọn núi chỉ còn một ít rừng thứ sinh. Đến nay, cây trà, cà phê đã leo đến đỉnh núi, vài căn nhà tôn đang làm thay đổi theo chiều hướng xấu cảnh quan thiên nhiên của ngọn núi.

Mới đây, có một công ty “tổ chức những cuộc du lịch dã ngoại ở Bảo Lộc”, không biết vì cố ý hay vì kém hiểu biết mà mang tên “Thiên Phong Lĩnh” vốn là tên một ngọn núi mãi tận bên Trung Quốc, đặt cho núi Sepung, gây nên sự phẫn nộ cho cư dân Bảo Lộc. Trước đó, một trường đại học, đã đặt cho khu du lịch của trường ở góc sườn phía nam của núi Sepung, thuộc địa phận xã Lộc Thành là “Khu du lịch núi Chúa”, với hàm ý rằng núi Sepung là ngọn núi tên là núi Chúa. Rất may, chỉ một thời gian ngắn, khu du lịch này lặng lẽ biến mất và cái tên núi Chúa cũng chìm vào quên lãng. Trong văn hóa của người Mạ bản địa và người K’Ho lân cận, không

có núi Chúa như ở văn hóa Chăm Pa, mà chỉ có núi thiêng, trên ngọn núi thiêng ấy có khu rừng thiêng hàng năm người bản địa đến cúng Yang Bri.

Việc biến tên núi có từ xa xưa Sepung của người Mạ thành núi Đại Bình đã là một điều không đúng, vì vô tình, nó xóa đi văn hóa của người bản địa. Lâu dần ngay cả người Mạ rồi cũng sẽ gọi núi Sepung của tổ tiên họ là núi Đại Bình và khi nghe bài Yan Yau đã dẫn ở trên, có người Mạ sẽ hỏi bnom Sepung ở đâu vậy, thì quả là đáng tiếc.

Không chừng, với những hành động vì thỏa mãn ý thích nhất thời, vì thiếu hiểu biết, như tùy tiện đổi tên ngọn núi hoặc vì thiếu quản lý, để rẫy cà phê, rẫy trà thay thế rừng nguyên sinh, để nhà tôn, nhà ngói xuất hiện trên núi, phá đi cảnh quan kỳ vỹ không phải nơi nào cũng có, thế hệ chúng ta đã gây tác hại âm thầm mà dai dẳng, gây ảnh hưởng xấu đến ngọn núi thân thương nói riêng và cảnh quan, khí hậu đất Bảo Lộc nói chung mà việc phục hồi lại nguyên trạng vô cùng tốn kém và gần như không thể làm được.

Vì vậy, thiết nghĩ không thể tùy tiện trong việc thay đổi tên núi, tên sông vốn có từ trước trên vùng đất mà mỗi địa danh đều là thành quả văn hóa của nhiều thế hệ và trước khi quá muộn, những nhà quản lý nên triệt để ngăn chặn nạn phá rừng, tổ chức trồng lại rừng, để sau vài chục năm nữa, các thế hệ sau lại thấy được ngọn núi xinh đẹp mà cha ông họ đã từng có và để núi Sepung trở lại là nhà máy lọc không khí khổng lồ mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho Bảo Lộc.

Page 8: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

8 THỨ BẢY 6 - 10 - 2018 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Dù đã nhiều lần bị lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện ghe, thuyền do chở khách du lịch tham quan “chui” trên hồ Đan Kia - Suối Vàng, nhưng đến nay tình trạng trên vẫn tiếp diễn và ngày càng có nhiều phương tiện hoạt động trái luật…

Ngày 2/10, có mặt tại Bãi Tiên Sa (hồ Đan Kia - Suối Vàng, nằm trên địa bàn thị trấn Lạc Dương,

huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), chúng tôi ghi nhận tại đây các phương tiện đò ngang vẫn ngang nhiên hoạt động chuyên chở khách du lịch di chuyển trái phép ngược, xuôi ngang hồ.

Theo quan sát, các phương tiện này đã vô tư đón, trả khách từ bến đò tự phát nằm ở khu vực Bãi Tiên Sa, sau đó đưa khách về hướng thượng nguồn của hồ - nơi quả đồi

có cây thông “cô đơn” nổi tiếng nằm đối diện với Nhà máy nước Đan Kia - Suối Vàng, để tham quan, chụp hình. Điều đáng nói, hầu hết các phương tiện đang hoạt động “chui” trên hồ đều không cho du khách (kể cả tài công) mặc áo phao, dù di chuyển qua lòng hồ rộng, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương ông Sử Thanh Hoài,

cho biết: Khu vực trên - hồ Đan Kia - Suối Vàng, chưa có phương tiện nào được cấp phép chở người di chuyển trên hồ. Huyện cũng đã nhiều lần huy động lực lượng chức năng ra quân xử lý, thậm chí tạm giữ các phương tiện đường thủy hoạt động “chui” đến 30 ngày, nhưng sau đó người dân tiếp tục đưa thuyền hoạt động trở lại.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc

Dương cho biết thêm: Để xử lý dứt điểm tình trạng trên, chúng tôi đã có văn bản đề nghị đơn vị chủ rừng tiến hành giải tỏa các lều quán tự phát “mọc” trong rừng ở khu vực Bãi Tiên Sa, nơi có bến đò tự phát. Từ đó, mới có thể xử lý dứt điểm tình trạng đò ngang hoạt động “chui” trên hồ Đan Kia - Suối Vàng.

THỤY TRANG

Vẫn mạo hiểm chở khách “chui” trên hồ Đan Kia - Suối Vàng

Đò ngang đưa khách tham quan “chui” vẫn hoạt động ngược xuôi trên hồ Đan Kia - Suối Vàng. Hầu hết du khách đều không được trang bị áo phao khi đi đò ngang tại hồ Đan Kia - Suối Vàng.

NGUYỄN HOÀNG THU

Hồ Lắk, hồ nước ngọt tự nhiên rộng nhất Tây Nguyên là niềm vui sống tự hào của người

dân thị trấn Liên Sơn và các xã ven hồ của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Hồ Lắk có diện tích hơn 600 hecta được tiếp nước đầy đặn từ thượng nguồn dòng sông lớn Krông Ana chảy qua. Núi liền núi vây quanh hồ rộng thanh thản từ bao đời đã làm nên cảnh quan xanh hữu tình với những buôn làng người dân tộc bản địa M’Nông tọa lạc ven bờ. Huyện Lắk mang tên hồ Lắk, mấy mươi năm qua thay màu sự sống tốt tươi lành lặn, bên cạnh ruộng đồng lúa nước tại các xã Yang Tao, Bông Drang, Đăk Liêng, Buôn Tría, Buôn Triết và vườn cây công nghiệp cà phê, hồ tiêu tại các xã Đắk Phơi, Đắk Nuê, Nam Kar, Krông Knô... Đáng nói nữa, còn có sự đóng góp tích cực của hồ Lắk mênh mông giữa bốn bề núi non xanh, với sự hiện diện trang nhã của các khu du lịch sinh thái văn hóa tọa lạc kề cạnh bờ hồ. Quanh năm bốn mùa xuân hạ thu đông đều có khách du lịch từ các nơi trong nước, ngoài nước đến thăm thú từng ngày và ở lại qua đêm, nhất là dịp tết, dịp hè và đêm trăng sáng. Còn gì thú vị thanh thản hơn..., trong nắng mai, trong chiều vàng lan tỏa óng ánh mặt nước hồ đầy, du khách đôi ba người ngồi trên chiếc thuyền độc mộc của người M’Nông dạo quanh hồ Lắk, đưa mắt ngắm nhìn hàng cây kơnia xanh, hoa sen trắng, hoa sen hồng ven bờ và mái nhà biệt điện Bảo Đại trên đồi cao. Nếu thích ngồi trên lưng voi lội nước dọc bờ hồ và quanh vùng đồi thị trấn Liên Sơn,

Du lịch hồ Lắk

Công ty Du lịch Vân Long (Van Long tourist) của anh Đàn Năng Long tại buôn Lê bên hồ Lắk có đàn voi nhà to khỏe, hiền lành, luôn sẵn sàng đón tiếp khách rong chơi...

Van Long tourist là doanh nghiệp tư nhân, một cơ sở du lịch sinh thái văn hóa được hình thành từ hơn 10 năm trước, có khuôn viên thoáng đãng gọn gàng, tọa lạc bên bờ hồ gần buôn Jun. Từ nơi này trông ra mặt hồ Lắk rộng, gần xa núi liền núi xanh màu lồng lộng dưới bầu trời cao. Đến với du lịch Vân Long, du khách luôn nhận được nụ cười cởi mở và cung cách lịch lãm tự nhiên của hai vợ chồng chủ nhân và những cô gái M’Nông với trang phục truyền thống đón chào. Một căn nhà sàn dài, rộng, mái tranh vách nứa với cầu thang gỗ đúng theo mô hình nhà dân tộc M’Nông sống ven sông hồ được xây dựng bên cạnh nhà hàng khang trang, trưng bày đẹp mắt những tranh ảnh và vật dụng dân gian. Sau một sáng một chiều tham quan ngôi

Mùa đông năm nay, tôi cùng nhóm bạn trở lại huyện Lắk, háo hức muốn thăm cảnh quan khu du lịch sinh thái Lăk Tented Camp tọa lạc trên đồi xanh bên kia bờ hồ Lắk, mới xây dựng và đi vào hoạt động từ mùa xuân 2016. Trước khi lên thuyền máy sang bên kia bờ hồ rộng thấp thoáng những mái lều trắng trên đồi xanh, chúng tôi đến Lăk Resort bên bờ hồ thị trấn dùng bữa ăn trưa. Lăk Resort thuộc Công ty Du lịch Đắk Lắk được hình thành từ mấy mươi năm trước, thoáng mát trải rộng êm đềm với những hàng cây rừng còn giữ lại đứng cao kề cạnh từng căn nhà sàn, nhà lều dành cho khách du lịch yêu thiên nhiên từ các nơi đến ở lại qua đêm...

Sau hơn mười phút ngồi thuyền từ bên này bờ hồ dưới chân đồi biệt điện Bảo Đại đến bên kia bờ, khu du lịch sinh thái Lăk Tented Camp hiện ra với dãy nhà lều đẹp khang trang in màu trắng trên nền xanh núi đồi bên bờ hồ Lắk... Khách du lịch từ Hà Nội, Sài Gòn... và người từ nước ngoài đến huyện Lắk thơ mộng trước cảnh núi non sông hồ, thường không quên bước chân lên đồi Lăk Tented Camp và lưu lại một vài ngày giữa thông thoáng bao la của nước non mây trời... Buổi chiều, trên Quốc lộ 27 từ thị trấn Liên Sơn trở về thành phố Buôn Ma Thuột, qua đèo, qua sông, qua ruộng đồng lúa..., từng đoạn đường dài dưới nắng hoàng hôn lan tỏa, tôi nghe lòng mình đong đầy cảm xúc tốt đẹp an lành khi nghĩ đến hồ Lắk, mênh mông nước, gờn gợn sóng mùa đông với những con thuyền gần thuyền xa đưa khách rong chơi, hòa lòng mình vào cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng hữu tình...

nhà biệt điện Bảo Đại trên đồi cao với những cây hoa sứ gần trăm năm tuổi, ngồi thuyền độc mộc dạo quanh hồ rộng, ngắm cảnh núi non xanh, mái chèo trên tay người M’Nông còn đưa đẩy con thuyền đến cửa hồ Lắk bên buôn M’Liêng, nơi dòng sông Krông Ana đưa nước vào hồ... Khi về lại cơ sở du lịch Vân Long, du khách sẽ hài lòng để nhớ những món ăn ngon có được từ hồ Lắk: cá bống kho khô, chả cá thác lác nấu canh chua...

Đêm đến, trước khi nghỉ ngơi trên căn nhà sàn M’Nông sạch đẹp, nếu thích theo yêu cầu, du khách đi theo đoàn còn thưởng thức âm nhạc cồng chiêng với những nghệ nhân biểu diễn bên đống lửa củi có những con voi nhà hiền lành kề cạnh đó đây... Chủ nhân của cơ sở du lịch này đang làm chủ đàn voi nhà 7 con, tất cả đều to khỏe; là người yêu quí voi, anh luôn quan tâm chăm lo thức ăn đầy đủ cho loài thú có nghĩa có tình...

Hồ Lắk, hồ nước ngọt tự nhiên được bàn tay tạo hóa làm nên, một bên là dòng sông dài Krông Ana đưa nước vào thung lũng rộng vòng quanh chân núi, một bên là dãy núi cao Vườn Quốc gia Chư Yang Sin tạo thêm cảnh trí sắc màu nước non; từ thuở nào xa rất xa,... qua bao cuộc bể dâu thăng trầm lịch sử, hồ Lắk vẫn đầy đặn với mặt nước phẳng lặng chỉ gờn gợn sóng mùa đông. Qua từng mùa mưa nắng Tây Nguyên, hồ Lắk với ưu thế du lịch nổi trội của miền núi cao nguyên, còn là nguồn nước làm nên hệ thống thủy lợi cho ruộng đồng lúa nước hai - ba vụ/năm và tắm tưới vườn cây công nghiệp cà phê, hồ tiêu... Thị trấn Liên Sơn huyện Lắk ngày càng thêm mở rộng đường phố, xán lạn thêm với hoa viên đẹp bên bờ hồ Lắk. Huyện mang tên hồ, tháng ngày đổi thay thêm sắc màu sự sống, đã xóa hẳn vẻ lặng lẽ tiêu điều của mấy mươi năm trước.

Du khách cưỡi voi khám phá hồ Lắk. Ảnh internet

Page 9: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

9 THỨ BẢY 6 - 10 - 2018CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

Với sự năng động, nhiệt huyết và cách làm việc công tâm, khách quan, nói đi đôi với làm, đại úy Nguyễn Tuấn Duy - Trưởng Công an xã Ninh Gia (huyện Đức Trọng) đã góp phần tích cực xây dựng địa bàn ngày càng trong sạch, vững mạnh, được nhân dân tin yêu, mến phục.

CHÍNH THÀNH

Sau một thời gian được cơ quan phân công quản lý địa bàn xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tháng

6/2017, đại úy Nguyễn Tuấn Duy chính thức được bổ nhiệm chức danh Trưởng Công an xã Ninh Gia. Đến nay, anh là một trong ba công an chính quy tại huyện Đức Trọng được bổ nhiệm giữ chức danh Trưởng Công an xã. Cả ba xã trên nhiều năm qua đều là xã trọng điểm, trước đây vốn khá phức tạp về tình hình ANTT và các vấn đề dân tộc của huyện Đức Trọng.

Chia sẻ với chúng tôi, đại úy Nguyễn Tuấn Duy cho biết khi mới về giữ chức danh Trưởng Công an xã Ninh Gia anh gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ, rất nhiều tình huống oái oăm, dở

Trưởng Công an xã nói đi đôi với làm

khóc dở cười, trong đó có những vụ việc không liên quan đến các vấn đề công an. “Có lần bà con tụ tập ăn uống, hát karaoke, đang hát dàn âm thanh gặp vấn đề cũng gọi mình đến sửa vì họ nghĩ mình là công an nên cái gì cũng biết (?!). Hay những vụ tranh chấp đất đai, lối đi, bờ rào... giữa hai nhà, họ gọi đầu tiên là công an xã chứ không gọi cán bộ địa chính tới giải quyết” - đại úy Duy chia sẻ.

Chính vì suy nghĩ trên nên gần như mọi việc liên quan đến ANTT xảy ra trên địa bàn dù lớn hay nhỏ lực lượng công an xã đều phải có mặt để giải quyết nên áp lực công việc là rất lớn.

Tuy nhiên, theo đại úy Duy, được sự động viên, tin tưởng của cấp trên và sự giúp đỡ, sẻ

chia của Đảng ủy, chính quyền cơ sở, đặc biệt gia đình lại sinh sống tại địa phương nên anh hiểu biết rất rõ tâm tư nguyên vọng của bà con cùng các vấn đề nổi cộm trên địa bàn. Do đó, hơn một năm qua, với vai trò là Trưởng Công an xã Ninh Gia, đại úy Nguyễn Tuấn Duy đã làm tốt nhiệm vụ được cấp trên tin tưởng giao trọng trách.

Để giữ vững ANTT ngay khi về địa phương nhận công tác, anh và cán bộ công an xã đã tìm cách khơi gợi, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, vận động người dân thành lập 9 đội tuần tra canh gác thường xuyên các vị trí trọng điểm trên địa bàn. Với thế mạnh xuất phát từ cán bộ làm công tác phong trào, đại úy Duy đã bắt tay xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh việc xây dựng các tổ tự quản, vận động, tuyên truyền công tác ANTT tới từng người dân, cộng đồng và dòng họ tại địa phương. Kết quả là bà con không những nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật mà còn xem công tác đảm bảo ANTT, đấu tranh phòng, chống tội phạm là trách nhiệm của mỗi công dân, nhằm bảo vệ cuộc sống bình an cho chính bản thân, gia đình và dòng tộc. Từ kết quả này, tình hình ANTT của xã Ninh Gia ngày càng đi vào nề nếp. Mọi người

có ý thức nâng cao cảnh giác và kịp thời trình báo lên Công an xã những đối tượng có biểu hiện nghi vấn để kịp thời gọi hỏi, răn đe và ngăn chặn các hành vi lệch lạc, vi phạm pháp luật.

Nhờ biết phát huy tối đa sức mạnh của quần chúng, làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm cao mà tình hình ANTT trên địa bàn xã Ninh Gia đã có sự chuyển biến rõ nét. Ông Nguyễn Văn Thương, thôn Đại Ninh, xã Ninh Gia cho biết: “Từ khi công an xã tăng cường triển khai phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, thành lập các tổ tự quản, mọi người dân trong thôn luôn ý thức mình là một chiến sĩ canh gác, bảo vệ ANTT, nhờ đó mà nạn trộm cắp, tệ nạn đã giảm hẳn. Mọi người ban ngày đi làm xa không còn lo ngay ngáy bị kẻ gian đột nhập trộm cắp nữa”.

Với dấu ấn đáng khen ngợi trên, Công an huyện Đức Trọng nhận định, mặc dù tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm công tác chưa nhiều, nhưng đại úy Nguyễn Tuấn Duy thể hiện tinh thần năng nổ, nhiệt tình, sáng tạo và có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, từ việc tham mưu đến giải quyết các vụ việc, phát sinh tại cơ sở, Trưởng Công an xã Ninh Gia thời gian qua được đánh giá xử lý tốt, được nhân dân quý mến, đồng đội và cấp ủy, chính quyền tin tưởng.

Đại úy Nguyễn Tuấn Duy kiểm tra hồ sơ người vi phạm hành chính về ANTTtại xã Ninh Gia. Ảnh: C.Thành

Ghi chép: VĂN QUANG

Nhưng những chuyến đi đó của người con gái có cái tên Phạm Nhữ

Kiều Duyên không chỉ là sự trải nghiệm, hay cảm nhận của sự vui, buồn mà còn là để bữa cơm chưa no của bao mái nhà nghèo có thêm cọng rau, con cá; những đứa trò nghèo có chiếc áo ấm đến trường trong mùa giông gió và để không bao giờ phải thấy những phận nghèo gục ngã trước mặt mình. Đơn giản chỉ vậy thôi, nhưng những chuyến đi của người con gái, người mẹ trẻ, tuổi vừa 24 có nhiều điều muốn kể.

Hạnh phúc là cho điMấy ngày nay cái bụng của

ông Ha Ba, ở thôn Toa Cát, xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng vui lắm. Vui vì đám thanh niên trong thôn gác lại chuyện nương, chuyện rẫy, chuyện tán gẫu bên ly cà phê lúc mùa vụ nông nhàn... mà xắn tay áo qua giúp ông lợp lại mái nhà, đóng lại cái vách hở trước hụt sau mấy năm rồi chịu cảnh mối mục. Bao nhiêu năm nay sống trong cảnh nghèo khó vì bầy con 6 đứa; gần 2 sào đất trồng cây cà phê thiếu nước, đói phân, không công chăm sóc và vì vợ ông - bà K’Brang mang khối u ác tính gần 10 kg hơn

Phạm Nhữ Kiều Duyên và những chuyến đi...Mỗi người trong cuộc đời này đều có những chuyến đi. Những chuyến đi ấy để trải nghiệm về cuộc sống; chia sẻ vui buồn và có thể là hành trình tìm hạnh phúc trên mỗi cung đường ở phía trước. Cũng vì lý lẽ đó mà hơn 2 năm nay ở thôn Toa Cát, xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng có một người con gái, một người mẹ trẻ, tuổi 24 đã dành dụm hết thời gian cho những chuyến đi cho riêng mình.

mười mấy năm nay nên đồng tiền chắt chiu khó nhọc ít ỏi làm ra chẳng bao giờ chịu ở lại trong nhà ông dù chỉ một ngày.

Tiền không đủ để lo cuộc sống mỗi ngày cho một gia đình nghèo có tới 8 miệng ăn nói gì đến thuốc thang chữa bệnh cho vợ, chăm sóc cà phê hay lợp lại mái nhà. Vậy rồi tháng trước có cô gái còn rất trẻ đến nhà ông thăm hỏi, động viên, đưa vợ ông lên bệnh viện tuyến trên thăm khám bệnh. Rồi mới đây thôi, ở đâu nào là ván, nào là tôn, rồi còn cả đám thanh niên trong thôn mỗi đứa một tay giúp ông sửa lại mái nhà dột nát; khoác lên nhà ông những tấm ván lành lặn, đủ đầy ấm áp. “Rất cảm ơn cháu Duyên nó đã giúp đỡ cho gia đình mình, vì nghèo khổ, bệnh tật như thế này lại chỉ làm thuê, làm mướn, làm vườn chút ít cũng chỉ lo thuốc men nên biết ơn lắm” - ông Ha Ba nói.

Nhưng không chỉ lo sửa lại mái nhà cho Ha Ba mà những đứa trò nghèo, trẻ mồ côi thiếu cuốn vở, cây viết, không chiếc áo ấm

đến trường trong mùa lạnh cũng được chị Duyên đến thăm nom, chăm sóc và chia sẻ vui buồn. Bé K’Linh, ở thôn Toa Cát, xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng còn nhớ lắm những ngày đầu biết chị Duyên cách đây 2 năm, chị Duyên ngày ngày vẫn đến nhà để hỏi bé chuyện học hành, chuyện phải biết

kính trên, nhường dưới, mến mẹ cha, yêu thương mọi người như yêu thân thể mình và phải biết nói lời cảm ơn với những điều tử tế. “Con coi chị Duyên giống như là người chị gái của con. Mỗi khi gia đình con gặp khó khăn thì chị Duyên giúp đỡ tụi con nhiều” - bé K’Linh tâm sự.

Lời cảm ơn của những phận nghèo ở miền đất khó mà Duyên từng đến rồi đi, hay thay đổi trong cuộc sống của những cảnh đời khốn khó khiến cho những chuyến đi của Duyên trong suốt 2 năm qua dài rộng hơn. Để rồi trong những chuyến đi đó, hàng trăm lượt bạn trẻ trên dải đất hình chữ S này tìm đến Duyên, cùng khoác lên mình màu áo xanh với tên gọi chung: Phượt thiện nguyện - tiếp lửa yêu thương, giúp bao người vượt qua bất hạnh. Và từ những việc làm tử tế đó trong suốt 2 năm qua đã làm rung cảm bao trái tim biết yêu thương con người. Để bây giờ, không chỉ các bạn trẻ cùng trang lứa, cùng sở thích trong những chuyến đi, mà nhiều mạnh thường quân luôn mong muốn trở thành người đồng hành với người con gái, người mẹ trẻ, tuổi vừa 24 ấy. Chị Nguyễn Thị Thanh Hiền, ở thôn Đà Lâm, xã Đà Loan, huyện Đức Trọng chia sẻ: “Tôi rất là khâm phục, nhất là các bạn trẻ mà có những việc làm tử tế. Tôi muốn đồng hành với bạn Duyên, tuy sự đóng góp của mình còn nhỏ bé, nhưng qua đó muốn học hỏi những việc làm tốt, những việc làm tử tế để mình thêm ngưỡng mộ, mình khâm phục và làm theo chị Duyên”...

Kiều Duyên và con nuôi Hải Đăng bị bệnh ung thư. Ảnh: V.Quang

XEM TIẾP TRANG 11

Công an tỉnh Lâm Đồng thông tin, trên tinh thần của Bộ Công an đưa công an chính quy về tăng cường cho các xã đảm bảo thực hiện lực lượng công an 4 cấp, năm 2018, Công an Lâm Đồng đã tiến hành thí điểm ưu tiên ở 21 xã trọng điểm. Hiện nay, Công an tỉnh đã bố trí trưởng công an 13 xã, còn 8 xã tiếp tục khảo sát, nghiên cứu về điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện con người để tiến hành thực hiện.

Page 10: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

10 THỨ BẢY 6 - 10 - 2018 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Nhiều năm qua, tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép ở Tiểu khu 301, xã Tân Thành (Đức Trọng) đã và đang diễn ra với chiều hướng phức tạp. Nguyên nhân chính được xác định do buông lỏng quản lý, đáng chú ý hơn có dấu hiệu để khởi tố hình sự.

PHONG VÂN

Phá rừng dai dẳng nhiều năm liềnMới đây, Hạt Kiểm lâm Đức

Trọng đã phát hiện vụ chặt hạ 96 cây thông 3 lá rừng trồng năm 2003 rải rác trên diện tích hơn 5.000 m2 (0,5 ha) tại Tiểu khu 301, xã Tân Thành. Diện tích rừng này do Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước (Cơ sở Thiên Phước) quản lý. Qua điều tra, Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã thu thập chứng cứ liên quan và xác định đối tượng vi phạm là ông Đoàn Quốc Huy người có liên quan của Cơ sở Thiên Phước chủ động thực hiện, nên ngày 10/9/2018, Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Huy.

Cũng theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm Đức Trọng, trước đây vào tháng 8/2017, trên lâm phần Cơ sở Thiên Phước quản lý xảy ra vụ phá rừng trồng năm 2003 với tổng diện tích là 9,95 ha; trữ lượng lâm sản bị thiệt hại là 280,85 m3. Sau khi phát hiện vụ vi phạm, Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã chủ trì mời Viện Kiểm sát, Công an, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Ban QLRPH Đại Ninh và Cơ sở Thiên Phước tổ chức khám nghiệm hiện trường tại Tiểu khu 301, tiến hành thu thập chứng cứ, điều tra xác định ban đầu một số đối tượng liên quan. Qua đó, đánh giá mức độ vi phạm là nghiêm trọng, vượt khung xử lý vi phạm hành chính nên Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Trọng đề nghị khởi tố vụ án hình sự để tiếp tục điều tra xử lý theo quy định pháp luật. Chưa dừng lại ở đó, Hạt Kiểm lâm huyện còn phối hợp với UBND xã Tân Thành mật phục bắt quả tang ông Phạm Phú Thuần (tỉnh Hưng Yên) điều khiển máy múc san gạt, múc ủi lấy mặt bằng đất cũng trên diện tích rừng bị phá này. Vì vậy, Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã cùng UBND xã Tân Thành tiến hành lập biên bản và chuyển bổ sung cho Công An huyện Đức Trọng để điều tra.

Trên phần diện tích do Cơ sở Thiên Phước quản lý tại Tiểu khu 301 thì từ đầu năm 2018

NHỮNG VỤ PHÁ RỪNG TẠI TIỂU KHU 301, XÃ TÂN THÀNH, ĐỨC TRỌNG

Có dấu hiệu vi phạm hình sự

đến nay, ngoài vụ chặt hạ 96 cây rừng trồng mà Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã lập biên bản và xử lý đã nêu trên, còn phát hiện 2 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép với diện tích là 2,64 ha và 2 vụ khai thác rừng trồng rải rác, nhưng đến nay chưa truy tìm được đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định.

Để mục sở thị khu vực rừng bị phá, phóng viên cùng cán bộ kiểm lâm vào tận nơi rừng bị phá. Tại đây, một khoảng rộng rừng bị cưa hạ, nhựa thông tứa ra, lá vẫn còn xanh. Theo cán bộ kiểm lâm thì diện tích này mới bị cưa hạ cách đây vài ngày đã được kiểm lâm địa bàn kiểm tra phát hiện vào ngày 22/9/2018, với số cây rừng trồng bị cắt hạ là 40 cây trên diện tích 1.000 m2, nhằm mục đích chủ yếu là lấy đất và đang được Hạt Kiểm lâm Đức Trọng điều tra, xử lý.

Rừng ngã xuống là cà phê mọc lên, có cà phê mới trồng cũng có cà phê 3 năm tuổi chuẩn bị cho trái bói.

Trước đó, vào năm 2015, Cơ sở Thiên Phước cũng đã để xảy ra phá rừng trồng với diện tích 11,16 ha và lấn chiếm đất lâm nghiệp 2,2 ha. Trong năm 2017 để xảy ra phá rừng trồng với diện tích 0,1 ha, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép 2,64 ha và 2 vụ khai thác rừng trái phép. Đặc biệt, vụ phá rừng có

dấu hiệu tội phạm hủy hoại tài sản xảy ra vào tháng 8/2017, với tổng diện tích rừng trồng bị thiệt hại là 9,95 ha; tổng trữ lượng lâm sản bị thiệt hại là 280,85 m3 như đã nêu ở trên. Toàn bộ diện tích rừng trồng bị phá nằm trong ranh giới lâm phần do Cơ sở Thiên Phước quản lý với diện tích khá lớn. Hình thức phá rừng đem cưa cắt ngang quá thân toàn bộ cây rừng; chiều cao chừa lại cách mặt đất từ 10 cm - 85 cm. Trước tình trạng phá rừng trồng diễn ra nhiều năm, Hạt Kiểm lâm Đức Trọng đã phối hợp với UBND xã Tân Thành mời những đối tượng liên quan để làm việc và ông Huỳnh Công Dân (trú thôn Tân Bình, xã Tân Thành) thừa nhận có thực hiện hành vi cắt dọn cây thông và múc đất theo sự chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Chế, nguyên là Phó Giám đốc Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước. Từ đó Hạt Kiểm lâm đã hoàn tất hồ sơ ban đầu và chuyển cho Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Trọng tiếp tục phối hợp điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Buông lỏng quản lýQuá trình để xảy ra vi phạm

Cơ sở Thiên Phước không kiểm tra phát hiện đối tượng vi phạm, đồng thời cũng không tổ chức

lực lượng đủ mạnh để kiểm tra ngăn chặn và lập biên bản ban đầu, báo cáo cơ quan chức năng kịp thời ngay khi mới phát sinh.

Ông Phạm Khắc Từ, Giám đốc Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư của cơ sở với các hạng mục xây dựng trang trại chăn nuôi, trồng rừng và nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật đến nay đã hết thời hạn đầu tư từ năm 2013. Vì vậy, cơ sở của ông không có chủ trương phá rừng, khai thác lâm sản và đưa phương tiện cơ giới vào san ủi trái phép để triển khai dự án đầu tư. Tình trạng san ủi, phá rừng, khai thác trái phép xảy ra là do công tác quản lý, bảo vệ rừng lỏng lẻo, lực lượng bảo vệ ít, lâm phần quản lý gần khu dân cư, khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng.

Còn ông Lê Văn Hậu - Phó Giám đốc Cơ sở Thiên Phước, người trực tiếp quản lý và bảo vệ rừng cho biết, năm 2008 cơ sở Thiên Phước được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư và chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ thời gian đó đến năm 2016 cơ sở đã cố gắng và trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ đất và rừng trồng. Từ đầu năm 2017 đến nay, cơ sở gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhân sự nên việc quản lý,

bảo vệ đất rừng của cơ sở cũng như việc ngăn chặn lấn đất, phá rừng còn chưa tốt, còn để người dân chặt phá rừng, lấn đất mà chưa có biện pháp ngăn chặn và không thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sở tại để có biện pháp ngăn chặn giải tỏa hữu hiệu kịp thời. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành giải tỏa những diện tích vi phạm, tăng cường lực lượng bảo vệ, kiên quyết xử lý các vụ lấn đất, phá rừng, đồng thời triển khai việc trồng mới diện tích đất đã thu hồi.

Ông Nguyễn Văn Trung, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đức Trọng cho biết, Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước không đủ năng lực QLBVR, buông lỏng công tác quản lý, để rừng bị phá, bị san ủi và khai thác lâm sản trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý. Đồng thời, có dấu hiệu vi phạm trong các hoạt động triển khai dự án. Từ những kết quả điều tra, Hạt Kiểm lâm Đức Trọng cũng đã đề nghị UBND huyện Đức Trọng chỉ đạo Công an Đức Trọng đấu tranh, làm rõ các đối tượng liên quan đến vụ hủy hoại rừng tại Tiểu khu 301, lâm phần do Cơ sở Thiên Phước quản lý mà Hạt Kiểm lâm đã chuyển hồ sơ có dấu hiệu tội phạm để khởi tố vụ án hình sự và xử lý nghiêm theo quy định. Qua đó, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện kiểm tra và tham mưu UBND huyện đề xuất UBND tỉnh thu hồi. Tuy nhiên, do vụ án phá rừng 9,95 ha, Công an huyện Đức Trọng đang thụ lý điều tra, nên chưa tham mưu đề xuất thu hồi được.

Đối với những diện tích bị phá và sản ủi, UBND huyện Đức Trọng đã đề nghị Cơ sở Thiên Phước tổ chức trồng rừng ngay trong mùa mưa, tiếp tục thực hiện công tác rà soát, phân loại cụ thể những diện tích cà phê lâu năm không thể giải tỏa được, từ đó xây dựng phương án và tổ chức lực lượng phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương giải tỏa, thu hồi lại đất. Đồng thời, đã yêu cầu Cơ sở Thiên Phước bố trí lực lượng đủ mạnh thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi phá rừng, khai thác, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép mới trên diện tích được giao. Có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn tuyệt đối các đối tượng tiếp tục vào tác động trên diện tích rừng trồng bị phá trong thời gian qua. Mọi trường hợp để xảy ra lấn chiếm trên diện tích rừng bị phá, Cơ sở Thiên Phước phải chịu trách nhiệm.

Năm 2008 Cơ sở Thiên Phước được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư và chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua đó, Cơ sở xin thuê để lập dự án xây dựng trang trại chăn nuôi, trồng rừng và trồng cỏ thảo dược, nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật tại một phần Tiểu khu 301, xã Tân Thành, huyện Đức Trọng với diện tích 108,01 ha. Trong đó, đất có rừng là 99 ha, trồng rừng 8,653 ha, xây dựng cơ sở hạ tầng 2,1753 ha, chăn nuôi đà điểu và bò khoảng 100 con. Hiện trạng trong khu vực thuê là đất rừng trồng thông ba lá năm 2001 (RT01), rừng, rừng trồng năm 2002 (RT02) của Công ty Cổ phần giấy Tân Mai liên kết với Ban QLR phòng hộ Đại Ninh.

Hàng hecta rừng thông bị xâm hại nghiêm trọng. Ảnh: Phong Vân

Rừng nga xuống, cà phê mọc lên. Ảnh: Phong Vân

Page 11: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

11 THỨ BẢY 6 - 10 - 2018CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

Nhà vườn 4.0... TIẾP TRANG 3

... Hiện Lâm Đồng có hơn

52 nghìn ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 20% diện tích đất nông nghiệp; nông nghiệp công nghệ cao chiếm 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Những kết quả đó, có sự đóng góp không nhỏ từ những giải pháp công nghệ thông minh trong nông nghiệp. “Nông nghiệp thông minh phải là trên cơ sở nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là vấn đề cốt lõi, mà Lâm Đồng rất có lợi thế, để từ đó có cách tiếp cận nhanh, song không nóng vội chạy theo phong trào; quá trình tiếp cận theo phương châm “đi ngay, đi nhanh và đi chính xác”; lựa chọn cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh, công nghệ ứng dụng phù hợp và mục

tiêu sản xuất, kinh doanh là chính”, TS Phạm S nói.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, cho rằng: “Lâm Đồng rất chú ý lựa chọn những đơn vị có công nghệ tốt, phù hợp với hướng phát triển nông nghiệp của địa phương. Đặc biệt, người dân đã tham gia, làm chủ trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ. Và đây là nơi có nhiều nông dân tỷ phú nhất cả nước”.

Trên chuyến xe trở về cùng Giám đốc HTX Thủy canh Việt, những ca khúc trữ tình về Đà Lạt thẳm sâu trong chiều phố núi. Trên màn hình smartphone cố định trên xe, những thông số thực tế từ trang trại của gia đình anh đang hiển thị màu xanh...

Phạm Nhữ Kiều Duyên... TIẾP TRANG 9

...Dẫu có là chuyến đi cuối cùng…Đã hai năm như thế - hai năm

đều đặn của những chuyến đi với mong muốn chia sẻ vui buồn và tìm hạnh phúc cho những phận đời nghèo khó, bất hạnh, nhưng... có ai ngờ rằng: “Mới tuần trước con nghe mẹ chị Duyên nói, chị Duyên bị bệnh từ lâu rồi. Con rất là đau lòng vì nghe chị Duyên bị bệnh như vậy” - bé K’Linh chia sẻ.

Nhiều năm rồi Duyên mang bệnh, nhưng chưa một lần nào Duyên chia sẻ cùng ai, kể cả người thân trong gia đình. Ai hỏi Duyên cũng bảo: Bệnh xoàng thôi mà! Rồi mới mấy tháng trước, Duyên được bác sĩ lấy máu xét nghiệm để truyền cho bé Hải Đăng - đứa con trai 3 tuổi Duyên nhận nuôi từ lúc lọt lòng bị ung thư trực tràng; lại thêm 3 lần lấy tủy xét nghiệm, Duyên nhận được thông báo: Ung thư máu giai đoạn cuối.

Đối với nhiều người, đó là dấu chấm hết, là cái đích không muốn đến của những chuyến đi. Nhưng đối với Duyên, những cung đường không bằng phẳng vẫn đang ở phía trước; những phận đời thiệt thòi vẫn đang chờ Duyên và niềm vui lớn nhất trong muôn vàn nỗi buồn của chính mình là mang lại hạnh phúc cho mọi người. Vậy nên Duyên vẫn miệt mài những chuyến đi. “Khi em thấy buồn, em hay đi tới những nơi nuôi trẻ mồ côi, chăm sóc người bị bệnh tâm thần. Mình đến đó để thấy có mình chưa là gì với những nỗi đau của họ, từ đó mình có nghị lực hơn. Em nằm đây chứ không buồn lắm với căn bệnh mình đang mang, bởi vì những hoàn cảnh em giúp mà thấy họ vui là được” - Phạm Nhữ Kiều Duyên tâm sự.

Mấy tháng nay không còn tự mình trên chiếc xe hai bánh trong những chuyến đi xa, mà

mấy tháng nay Duyên tiếp tục cuộc hành trình của mình trên chiếc xe lăn từ sự giúp đỡ của người thân khi đôi chân đã liệt vì biến chứng sau 3 lần lấy tủy. Dẫu trên chiếc xe lăn, nhưng những chuyến đi của Duyên vẫn đến đích, vẫn mang lại niềm hạnh phúc và niềm tin cuộc sống đến mọi người. Và mỗi ngày trên những chuyến đi ấy, cũng có thể là chuyến đi cuối cùng, thì điều mà Duyên mong mỏi nhất là nếu Duyên còn sống và được sống thì Duyên không muốn thấy người nghèo nào gục ngã trước mặt mình, không được đầu hàng với số phận. “Gục ngã là mình đã xem thường chính mình. Em chưa bao giờ cho phép em gục ngã cho nên những người em thương, em cũng không muốn họ gục ngã trước mặt em như vậy. Em không muốn thấy ai gục ngã để còn được thấy những điều ý nghĩa trong cuộc sống” - Kiều Duyên mong muốn.

Mấy ngày nay mưa gió thất thường, trên giường bệnh Duyên vẫn hỏi thăm căn nhà của chú Ha Ba đã lợp tôn, đóng vách xong chưa?; Cái u ác tính của bà K’Brang còn đau nhức không? Mấy trăm phần quà Trung thu do bạn bè gần xa đóng góp có đủ để phát cho đám trẻ dưới thôn, trên xã?... Và nhiều câu hỏi nữa Duyên dành cho mọi người để mà yên tâm, bằng lòng hơn và hạnh phúc thật nhiều... nếu lỡ ngày mai Duyên phải đến với chuyến đi cuối cùng - một chuyến đi rất dài mãi mãi... “Cho dù ngày mai sau giấc ngủ mình không còn thức dậy được nữa, nhưng như vậy thôi thì mình đã may mắn lắm rồi. May mắn vì được làm con của ba mẹ, được làm mẹ của rất nhiều đứa nhỏ, được có người thương mình… nên không có gì nuối tiếc đâu. Và bởi những việc mình muốn làm thì đã làm hết rồi”, Kiều Duyên tâm sự.

Cuộc cách mạng trong ngành vật lý laser

Buổi công bố giải Nobel Vật lý 2018 ngày 2/10.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ngày 2/10 quyết định trao giải Nobel Vật lý năm 2018 cho 3 nhà khoa học Arthur Ashkin (người Mỹ, 96 tuổi), Gérard Mourou (người Pháp, 74 tuổi) và Donna Strickland (người Canada, 59 tuổi) vì những phát minh đột phá trong lĩnh vực vật lý laser. Phân nửa giải thưởng trị giá 1 triệu USD này thuộc về nhà vật lý học Ashkin trong lúc ông Mourou và bà Strickland chia đôi phân nửa còn lại.

Theo đánh giá của viện nói trên, các phát minh đoạt giải Nobel năm nay đã cách mạng hóa ngành vật lý laser, giúp nghiên cứu hiệu quả và chính xác hơn các vật thể cực nhỏ và quá trình diễn ra siêu nhanh. Sự ra đời của những công cụ có độ chính xác cao giúp mở ra những lĩnh vực nghiên cứu mới, có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và y học.

Ông Ashkin, làm việc tại Phòng Thí nghiệm Bell (Mỹ), được vinh

danh vì phát minh ra loại “nhíp” quang học dùng để nghiên cứu các hệ thống sinh học.

Công cụ này “nắm giữ” các hạt, nguyên tử, virus và những tế bào sống khác bằng các ngón tay laser của nó. Nó cho phép ông hiện thực hóa giấc mơ lâu nay của khoa học viễn tưởng, tức sử dụng áp suất bức xạ ánh sáng để di chuyển vật thể. Nhà khoa học này đã thành công trong việc sử dụng ánh sáng laser để đẩy các hạt nhỏ hướng đến trung tâm của tia laser và giữ chúng tại đó.

Một bước đột phá diễn ra vào năm 1987 khi ông Ashkin sử dụng “nhíp” quang học để giữ chặt phân tử sống mà không gây hại đến chúng. Giờ đây, công cụ này được sử dụng phổ biến trong việc tìm hiểu cỗ máy của sự sống. Theo báo The Guardian, nhà khoa học này đã lập kỷ lục mới khi trở thành người cao tuổi nhất nhận giải Nobel.

Trong khi đó, 2 nhà khoa học Mourou - giảng dạy tại Trường ĐH Bách khoa Pháp và bà

* Giải Nobel Vật lý năm nay vinh danh người phụ nữ thứ 3 và nhà khoa học 96 tuổi

Strickland - làm việc tại Trường ĐH Waterloo (Canada) tạo ra được các xung quang học cường độ mạnh cực ngắn. Công trình của họ mở đường cho sự ra đời của xung laser ngắn và mạnh nhất từ trước đến giờ.

Kỹ thuật nói trên, được gọi là khuếch đại xung laser cực ngắn (CPA), đã trở thành tiêu chuẩn cho loại laser cường độ mạnh và được sử dụng trong hàng triệu cuộc phẫu thuật hiệu chỉnh mắt mỗi năm. Chưa hết, giới chuyên gia nhận định thành tựu này còn thúc đẩy những khám phá khoa học mới trong tương lai.

Đáng chú ý, bà Strickland là phụ nữ thứ 3 được trao giải Nobel Vật lý cho đến giờ. “Điều này thật điên rồ. Chúng ta cần tiếp tục tôn vinh những phụ nữ làm việc trong ngành vật lý…” - bà Strickland nói qua điện thoại với giới truyền thông khi hay tin mình được trao giải.

Trước khi giải Nobel Vật lý 2018 được công bố, đã có tổng cộng 111 giải Nobel Vật lý được trao cho 207 nhà khoa học, trong đó chỉ có 2 phụ nữ. Nhà khoa học nữ được vinh danh gần đây nhất là bà Maria Goeppoert-Mayer, người Mỹ gốc Đức, vào năm 1963 nhờ công trình về hạt nhân nguyên tử.

Nhà khoa học nữ đầu tiên đoạt giải Nobel Vật lý là bà Marie Curie vào năm 1903. Vấn đề mất cân bằng giới được tranh luận gay gắt hồi năm ngoái sau khi không có ai là phụ nữ được trao giải Nobel trong các lĩnh vực y học, vật lý, hóa học, văn chương và kinh tế.

Theo nld.com.vn

Robot khám phá tiểu hành tinh cách Trái Đất hàng trăm triệu kmNgày 3/10, tàu thăm dò vũ

trụ không người lái Hayabusa 2 của Nhật Bản đã đưa Mascot - một robot quan sát mới lên tiểu hành tinh Ryugu, nằm cách Trái Đất khoảng 300 triệu km trong sứ mệnh làm sáng tỏ sự hình thành của hệ Mặt Trời cũng như nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất. Cơ quan Nghiên cứu hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, Mascot là robot đổ bộ có hình dạng như một chiếc hộp nhỏ, nặng 10 kg, do các cơ quan hàng không vũ trụ Đức và Pháp phát triển.

Mascot đã tách khỏi tàu Hayabusa 2 theo đúng kế hoạch khi cách tiểu hành tinh Ryugu 51m.

Theo kế hoạch, Mascot sẽ chụp lại những hình ảnh, kiểm tra nhiệt độ và đất trên bề mặt tiểu hành tinh Ryugu bằng cách sử dụng 4 thiết bị quan sát bao gồm camera và kính hiển vi. Mascot chạy bằng pin nên chỉ có thể hoạt động trong vòng 16 giờ trước khi hết điện.

Không giống như các robot đổ bộ khác sử dụng năng lượng Mặt Trời, Mascot có thể hoạt động cả vào ban đêm.

Theo những kết quả quan trắc trước đó, tiểu hành tinh Ryugu dạng hình thoi, được ước tính có đường kính khoảng 900m, quay quanh Mặt Trời một chu kỳ trong 16 tháng, quay gần các quỹ đạo của Trái Đất và Sao Hỏa.

Tiểu hành tinh loại C (carbon) này được cho là chứa lượng nước và chất hữu cơ khá lớn, là những yếu tố cần thiết cho sự sống.

Các nhà khoa học hy vọng những mẫu đất đá thu thập được từ tiểu hành tinh này sẽ làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến sự sống trên Trái Đất.

Tàu Hayabusa2 đã được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam Nhật Bản, hồi tháng 12/2014 với sứ mệnh du hành đến tiểu hành tinh Ryugu để thu thập các mẫu đá.

Hayabusa 2 đã có hành trình suôn sẻ, vượt qua quãng đường 3,2 triệu km trong hơn 3 năm và đã điều chỉnh quỹ đạo của mình từ đầu tháng 6 vừa qua trước khi đạt đến đích là tiểu hành tinh Ryugu. Chi phí cho dự án nghiên cứu này là 30 tỷ yen (tương đương 274 triệu USD).

Theo TTXVN/VIETNAM+

Page 12: CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH …baolamdong.vn/upload/others/201810/28856_BLD_cuoi_tuan_ngay_6.10.2018.pdf · đảng viên, công chức, viên

THỨ BẢY 6 - 10 - 2018 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Góc ảnh đẹp

THỂ THAO

Mùa vàng trên hồ Trị An. Ảnh: Nguyễn Thành An

GIA KHÁNH

Trên 6.000 VĐV tham gia thi đấuNhư ông Hồ Hữu Tường, Phó Giám đốc

Trung tâm Văn hóa Thể thao (VHTT) Đà Lạt nhận xét: “So với những kỳ trước, Đại hội TDTT thành phố lần VII - 2018 những tháng đầu năm nay đã được thành phố tổ chức bài bản với qui mô lớn hơn, các môn thi đấu nhiều hơn, số lượng VĐV tham gia nhiều hơn ở cả 2 cấp, chất lượng thi đấu trong các bộ môn cũng tốt hơn rất nhiều”.

Cụ thể, ở cấp cơ sở, tất cả 16/16 xã, phường của Đà Lạt từ đầu năm 2018 cho đến cuối tháng 4/2018 đều đã hoàn tất việc tổ chức đại hội TDTT tại địa phương mình. Một ước tính đã có trên 4.500 VĐV tham gia thi đấu ở cấp cơ sở, trung bình mỗi xã,phường tổ chức 5 môn thi đấu, gồm bóng đá mini sân cỏ nhân tạo 5 người, bóng bàn, chạy việt dã, cờ tướng và kéo co nam nữ. “Chỉ khi các xã, phường hoàn tất việc tổ chức đại hội cấp cơ sở thì thành phố mới tổ chức đại hội cấp thành phố”- ông Tường cho biết

Theo đánh giá của Trung tâm VHTT, một số phường, xã trên địa bàn tại Đà Lạt trong năm nay đã làm rất tốt việc vận động đông đảo cộng đồng người dân tham gia vào các hoạt động của đại hội tại địa phương mình, tiêu biểu như Phường 1, Phường 2, Phường 9, xã Trạm Hành, xã Xuân Trường... Nhiều người dân xem đây như một ngày hội, tích cực cổ vũ, thi đấu, tham gia diễu hành trong lễ khai mạc.

ĐÀ LẠT: Cần có sân bãi thể dục thể thaotương xứng với tầm của một đô thị loại 1

Tổ chức tốt đại hội thể dục thể thao (TDTT) cấp cơ sở và cấp thành phố trong năm 2018 này cùng rất nhiều các hoạt động khác trong năm, nhưng cho đến nay Đà Lạt vẫn là địa phương mà ngành Văn hóa - TDTT thành phố “trắng” về cơ sở vật chất, mọi thứ đều phải đi thuê mướn.

Rước ảnh Bác Hồ tại Lễ khai mạc Đại hội TDTT thành phố Đà Lạt lần VII - 2018. Ảnh: V.Trọng

THÔNG BÁOCông ty Cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng trân trọng thông báo đến Quý

khách hàng sử dụng nước máy của Công ty việc Công ty thay đổi từ thu tiền nước bằng “Hóa đơn giá trị gia tăng” được in sau khi ghi chỉ số nước sử dụng trước đây thành thu qua “Biên nhận thanh toán tiền nước” được nhân viên Công ty in bằng máy trực tiếp tại chỗ ngay khi ghi chỉ số nước sử dụng trong tháng của Quý khách hàng, chương trình này được thực hiện cụ thể như sau:

1. Thời gian áp dụng: từ tháng 10/2018.2. Hình thức: Biên nhận hoặc giấy báo được in trên giấy in nhiệt, có khổ

rộng 56mm dài từ 200mm đến 250mm và không có dấu của Công ty.3. Hóa đơn tiền nước: Quý khách có nhu cầu sử dụng hóa đơn tiền nước có

thể truy cập vào website của Công ty: http://lawaco.com/hoadon để tự in (sau khi đã thanh toán tiền nước) hoặc liên hệ trực tiếp với Văn phòng Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng (50 Hùng Vương, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc văn phòng các chi nhánh). Trong quá trình thanh toán nếu có trở ngại, vướng mắc vui lòng liên hệ qua tổng đài: 1900571222 để được hướng dẫn cụ thể.

Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác từ Quý khách hàng.

Trân trọng!

Đặc biệt, như ông Tường cho biết, bên cạnh nguồn kinh phí được cấp khá hạn hẹp, các phường, xã trong năm nay còn làm rất tốt công tác xã hội hóa, vận động nguồn lực từ các nhà tài trợ để tổ chức tốt hơn đại hội cấp cơ sở của mình. Ước tính trung bình mỗi xã, phường đã chi khoảng 50 - 60 triệu đồng cho việc tổ chức đại hội TDTT cơ sở cũng như để cử các đoàn VĐV đi thi đấu giải cấp thành phố, một phần lớn trong số tiền này đến từ nguồn vận động.

Với đại hội TDTT cấp thành phố, tổng cộng đã có khoảng 1.500 VĐV tham gia thi đấu trong 8 môn với 36 bộ huy chương trong các nội dung. Những môn thi đấu này gồm bóng đá nam 11 người, bóng bàn, quần vợt, cầu lông, bóng chuyền, kéo co, cờ tướng và việt dã. So với Đại hội TDTT lần VI - 2013 trước đó, đại hội lần này thi đấu nhiều hơn 2 môn. Để vận hành 8 giải đấu này, kéo dài từ

năm, không chỉ khi các giải này diễn ra tại Đà Lạt mà còn ở các huyện, thành trong tỉnh. Rất nhiều giải cấp tỉnh lâu nay nếu không có các đơn vị tại Đà Lạt tham dự thì không thể diễn ra được vì số đơn vị các huyện, thành có mặt rất ít.

Thế nhưng, điều cần nói rằng trong khi nhiều huyện, thành phố Bảo Lộc đã xây dựng được nhà thi đấu và hệ thống sân bãi phục vụ phong trào TDTT địa phương thì Đà Lạt đến nay vẫn là một đơn vị “trắng” về cơ sở vật chất.

Không sân bãi, không có nhà thi đấu, thậm chí nơi làm việc cũng phải di chuyển nhiều nơi không ổn định nên Trung tâm VHTT Đà Lạt mỗi khi muốn tổ chức một giải đấu hay một hoạt động gì đó nhiều năm nay phải đi thuê mướn cơ sở vật chất, rất bị động.

Cũng may, trong vài năm gần đây, Trung tâm theo ông Tường, đã được sự hỗ trợ rất nhiều từ Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT của tỉnh, đặc biệt là trong việc sử dụng nhà thi đấu và sân bãi tại đây. “Cũng thuê, cũng bị động về mặt thời gian nhưng Trung tâm tỉnh cũng hỗ trợ giảm giá nhiều khi cho thuê, nếu không chúng tôi sẽ không đủ chi phí để trang trải cho các giải đấu như lâu nay”. Những cơ sở tư nhân dường như cũng thông cảm với tình cảnh khó khăn này của Trung tâm VHTT Đà Lạt nên cũng hỗ trợ ít nhiều cho Trung tâm “Như là một cử chỉ đẹp trong công tác xã hội hóa” - ông Tường cười.

Thực ra đây là chuyện hầu như “không có gì mới”, đã nói rất nhiều những năm gần đây nhưng rồi tình trạng này vẫn chẳng được cải thiện. Năm nay, năm 2018 này, thành phố lại kỷ niệm 125 năm hình thành và phát triển, nên như ông Tường mong mỏi : “Chỉ mong tỉnh và thành phố sớm xem xét đầu tư cơ sở sân bãi cho Đà Lạt để thành phố phát triển phong trào TDTT, để người dân được hưởng thụ, tương xứng với tầm đô thị loại 1mà thành phố đã đạt được lâu nay”.

đầu tháng 5 đến cuối tháng 7/2018, thành phố đã huy động trên 100 lượt trọng tài cho công tác điều hành.

Theo yêu cầu, tất cả 16/16 xã,phường của Đà Lạt đều cử đoàn VĐV tranh tài tại Đại hội cấp thành phố, trong đó chỉ có một đơn vị duy nhất là Phường 7 thi đấu trong 3 môn, hầu hết các phường, xã còn lại tham gia từ 4-6 môn; có 2 đơn vị tham gia 7 môn là Phường 8 và Phường 9; riêng đơn vị Phường 2 tham gia tất cả 8/8 môn của thành phố.

Kết thúc đại hội cấp thành phố, Đà Lạt đã trao giải nhất toàn đoàn cho đơn vị Phường 8 với thành tích xuất sắc dẫn đầu tổng điểm xếp hạng cùng số huy chương giành được; Phường 2 đứng thứ nhì toàn đoàn.

Điệp khúc “thuê mướn”Với tiềm lực của mình, là thủ phủ của tỉnh

Lâm Đồng, đầu tàu về kinh tế - thương mại của tỉnh, có dân số đông nhất tỉnh, dẫn đầu tỉnh trong hầu hết các mặt nên việc Đà Lạt tổ chức thành công đại hội TDTT cấp cơ sở và cấp thành phố trong năm nay như là một điều hiển nhiên.

Rất nhiều năm nay thành phố này luôn có phong trào TDTT dẫn đầu tỉnh trong nhiều mặt, từ phát triển phong trào, đào tạo lớp trẻ, tạo sân chơi mới.

Trên nền phong trào này, Trung tâm VHTT Đà Lạt hằng năm đã và đang làm rất tốt việc tổ chức các giải trong nhiều bộ môn từ bóng bàn, bóng đá, cầu lông, cờ tướng, việt dã…cho nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng trong xã hội tham dự.

Thành phố lâu nay cũng làm rất tốt công tác tổ chức đại hội TDTT các cấp theo chu kỳ 4 năm 1 lần, lễ khai mạc đĐại hội được Đà Lạt huy động đông đảo người dân trên địa bàn tham dự với những bài thể dục đồng diễn đẹp mắt, ấn tượng.

Đặc biệt, dù kinh phí được cấp hằng năm hạn hẹp nhưng thành phố luôn cử các đoàn VĐV tham gia hầu hết các giải cấp tỉnh hằng