Top Banner
PH ƯƠ NG PHÁP LU N NGHIÊN C U KHOA H C TS. Huy Tùng ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT Nội , 4/2015
31

Chuong1 ngung khai niem co ban

Apr 15, 2017

Download

Education

thutran_93
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Chuong1 ngung khai niem co ban

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TS. Lê Huy Tùng

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Hà Nội, 4/2015

Page 2: Chuong1 ngung khai niem co ban

Nội dung môn học

Chương 1. Một số khái niệm cơ bản

Chương 2. Phương pháp NCKH

Chương 3. Logic tiến hành một công trình NCKH

Khối lượng:

Lý thuyết 30 giờ

Bài tập/BTL: 15 giờ

Một số quy định

Page 3: Chuong1 ngung khai niem co ban

Tài liệu tham khảo

Dương Văn Tiển, “Giáo trình phương pháp luận NCKH,”

NXB Xây dựng, 2006.

Vũ Cao Đàm, “Phương pháp NCKH,” NXB KHKT, 2005.

Lưu Xuân Mới, “Phương pháp luận NCKH,” 2009.

Raniit Kumar, “Research Methodology: A step-by-step guide

for beginners,” Second Edition, SAGE Publications Ltd, 2005.

Wayne Goddard & Stuart Melville, “Research Methodology:

An Introduction,” Second Edition, Juta&Co. Ltd, 2001.

Page 4: Chuong1 ngung khai niem co ban

Đánh giá

Đến lớp đầy đủ: 10%

Làm đầy đủ bài tập: 30%

Thi cuối kỳ: 60%

Page 5: Chuong1 ngung khai niem co ban

Chương 1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Khoa học, công nghệ và mối quan hệ giữa KH và CN

1.2. NCKH

1.3. Một số sản phẩm NCKH đặc biệt

1.4. Người tham gia NCKH

1.5. Đạo đức khoa học

Page 6: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.1. KH, CN và mối quan hệ giữa KH và CN

1. Khoa học

Khoa học là một hệ thống tri thức không

ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã

hội về những thuộc tính của tự nhiên, xã

hội, tư duy cùng những quy luật khách

quan trong sự tồn tại và phát triển của

chúng.

Page 7: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.1. KH, CN và mối quan hệ giữa KH và CN

1. Khoa học

Tri thức

của con người

Hệ thống

tri thức kinh nghiệm

Hệ thống

tri thức khoa học

Những hiểu biết được tích lũy

qua hoạt động sống hàng ngày

trong mối quan hệ giữa con

người-con người, con người-

tự nhiên

Chưa đi sâu vào bản chất, mối

quan hệ bên trong của sự vật

và con người.

Những hiểu biết được tích lũy

có hệ thống nhờ NCKH

Dựa trên kết quả quan sát, thu

thập qua những thí nghiệm,

các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên,

trong hoạt động XH

Page 8: Chuong1 ngung khai niem co ban

KH là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, làm cho con người ngày

càng văn minh hơn, nhân ái hơn, sống tốt hơn và vững tin hơn vào

chính bản thân mình trong cuộc sống

Thể hiện:

Kết luận

- Con người hiểu được tự nhiên, nắm được các qui luật biến đổi,

chuyển hóa của vật chất, chinh phục tự nhiên theo qui luật của nó.

- Con người nắm được các qui luật vận động của chính xã hội mình

đang sống và vận dụng chúng để thúc đẩy xã hội ấy phát triển nhanh

chóng hơn.

- Con người ngày càng có ý thức, càng thận trọng hơn trong việc

nhận thức KH: không vội vã, không ngộ nhận, không chủ quan, tiến vững

chắc đến chân lí của tự nhiên.

- Khoa học chân chính chống lại những quan điểm sai trái (mê tín dị

đoan, phân biệt chủng tộc...).

- Khoa học làm giảm nhẹ lao động của con người, cải thiện chất

lượng cuộc sống.

Page 9: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.1. KH, CN và mối quan hệ giữa KH và CN

1. Khoa học

2. Công nghệKỹ thuật (technic): thường được hiểu

là một phương tiện hay một bộ phương

tiện cụ thể cùng với cách thức sử dụng có

tính máy móc.

Công nghệ (công nghệ SX) là tất cả

những gì liên quan đến việc biến đổi tài

nguyên ở đầu vào thành hàng hoá ở đầu

ra của quá trình SX (theo định nghĩa mà

Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu á

và Thái Bình Dương )

Công nghệ (Technology) là một hệ

thống những phương tiện, phương pháp và

kỹ năng được sử dụng theo một quy trình

hợp lý để tác động vào một đối tượng nào

đó, đạt một hiệu quả xác định cho con

người.

Page 10: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.1. KH, CN và mối quan hệ giữa KH và CN

1. Khoa học

2. Công nghệ

3. Mối quan hệ

giữa KH và CN Vào thời kỳ đầu của nền văn minh nhân

loại thực tiễn sản xuất đã đi trước công

nghệ và công nghệ đi trước khoa học.

Từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 18 :

Đây là thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ nhất, các công nghệ

mới xuất hiện vẫn còn dựa vào các sáng

tạo kỹ thuật hơn là dựa vào tiến bộ khoa

học.

Từ thế kỷ thứ 18 đến cuối thế kỷ 19:

Đây là thời kỳ phát triển Tư bản công

nghiệp. ở giai đoạn này Khoa học đã có

một bước tiến bộ nhảy vọt nhưng nhìn

chung công nghệ vẫn đi trước khoa học.

Giai đoạn từ thế kỷ 20 đến nay: Trong

cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện

đại, khoa học và công nghệ gắn liền với

nhau. Có những lĩnh vực khoa học vượt

trước đẩy nhanh tiến bộ công nghệ và

khoảng cách thời gian từ tiến bộ khoa học

tới ứng dụng công nghệ rất ngắn. Tiến bộ

công nghệ thúc đẩy và tạo điều kiện cho

khoa học phát triển nhanh

Page 11: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH “NCKH là một quá trình nhận thức chân lý khoa học, là

một hoạt động trí tuệ đặc thù, nó tuân theo những quy

luật chung nhất của sự nhận thức, tuân theo những quy

luật sáng tạo khoa học và tuân theo những quy luật

chung, phổ biến của logic nghiên cứu một đề tài KH nói

chung” - Dương Văn Tiển

“Nghiên cứu khoá học là quá trình nhận thức chân lý

khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những

phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ

ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà

con người chưa biết đến (hoặc biết chưa đầy đủ) tức là

tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới

về nhận thức hoặc phương pháp”- Lưu Xuân Mới

Page 12: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

“Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm

hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên,

xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng

dụng vào thực tiễn” Luật Khoa học Công nghệ.

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động của

con người nhằm mở rộng tri thức qua các

phương pháp khoa học.

Page 13: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

NCKH nhằm mục tiêu phát triển

tri thức mới hay đóng góp thêm tri

thức cho kho tàng tri thức của con

người.

NCKH là một cuộc điều tra hay

khảo sát có hệ thống.

Kết quả của NCKH mang tính lặp

lại (repeatability).

Page 14: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

3. Các hình thức tổ

chức NCKH

a. Đề tài

Là một hình thức tổ chức NCKH do

một hoặc một nhóm người thực hiện.

Nhằm: trả lời những câu hỏi học thuật

hoặc thực tiễn; làm hoàn thiện hoặc

phong phú thêm các tri thức khoa học;

đưa ra các câu trả lời để giải quyết

thực tiễn

Có mục tiêu, nội dung, phương pháp

rõ ràng nhằm tạo ra các kết quả mới

đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản

xuât hoặc làm luận cứ xây dựng chính

sách hay cơ sở cho các nghiên cứu

tiếp theo.

Page 15: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

3. Các hình thức tổ

chức NCKH

a. Đề tài

b. Dự án

Nhằm mục đích ứng dụng, có xác định

cụ thể về hiệu quả kinh tế-xã hội.

Có tính ứng dụng cao, có ràng buộc

thời gian và nguồn lực

Page 16: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

3. Các hình thức tổ

chức NCKH

a. Đề tài

b. Dự án

c. Chương trình

Là tập hợp các đề tài/dự án có cùng

mục đích xác định.

Các đề tài, dự án trực thuộc chương

trình mang tính độc lập tương đối.

Các nội dung trong chương trình có

tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau.

Page 17: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

3. Các hình thức tổ

chức NCKH

a. Đề tài

b. Dự án

c. Chương trình

d. Đề án

Là loại văn kiện, được xây dựng để

trình cấp quản lý cao hơn hoặc gửi cho

cơ quan tài trợ.

Nhằm đề xuất xin thực hiện một công

việc nào đó: thành lập một tổ chức, tài

trợ cho một hoạt động,…

Các chương trình, đề tài, dự án được

đề xuất trong đề án.

Page 18: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

3. Các hình thức tổ

chức NCKH

4. Các loại hình NCKH

Nghiên cứu cơ bản (fundamental

research, basic research)

Nghiên cứu ứng dụng (applied research)

Nghiên cứu triển khai (experimental

research, developmental research)

Nghiên cứu thăm dò (survey research)

Page 19: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

3. Các hình thức tổ

chức NCKH

4. Các loại hình NCKH

Nghiên cứu cơ bản (fundamental

research, basic research)

Là hoạt động nghiên cứu nhằm phát hiện

bản chất và quy luật của các sự vật, hiện

tượng trong tự nhiên, xã hội, con người,

nhờ đó làm thay đổi nhận thức của con

người.

Sản phẩm: khám phá, phát hiện, phát

minh, và thường dẫn đến việc hình thành

một hệ thống lý thuyết có ảnh hưởng đến

một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học.

Page 20: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

3. Các hình thức tổ

chức NCKH

4. Các loại hình NCKH

Nghiên cứu ứng dụng (Applied research)

- Là hoạt động nghiên cứu vận dụng các

quy luật đã được phát hiện từ nghiên cứu

cơ bản để giải thích sự vật, tạo dựng các

nguyên lý công nghệ mới, nguyên lý sản

phẩm mới và nguyên lý dịch vụ mới, áp

dụng chúng vào đời sống.

- Sản phẩm: giải pháp mới về tổ chức, quản

lý, công nghệ, vật liệu, sản phẩm. Một số có

thể thành sáng chế

Page 21: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

3. Các hình thức tổ

chức NCKH

4. Các loại hình NCKH

Nghiên cứu triển khai (experimental

research, development research)

- Là hoạt động nghiên cứu vận dụng các quy

luật (từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý

công nghệ (từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa

ra những hình mẫu về một phương diện kỹ

thuật mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới với

những tham số đủ mang tính khả thi về mặt

kỹ thuật.

- Cần lưu ý kết quả của NC triển khai thì chưa

triển khai được.

- Sản phẩm: những hình mẫu có tính khả thi:

về tài chính, kinh tế, môi trường, xã hội,…

Page 22: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.2. Nghiên cứu khoa học

1. Khái niệm NCKH

2. Đặc điểm của NCKH

3. Các hình thức tổ

chức NCKH

4. Các loại hình NCKH

Nghiên cứu thăm dò (survey research)

- Là hoạt động nghiên cứu nhằm xác định

hướng nghiên cứu, là dạng thăm dò thị

trường.

- Có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển

của khoa học, đặt nền tảng cho việc nghiên

cứu, khám phá, là cơ sở để hình thành

nhiều bộ môn, nhiều ngành khoa học mới.

Page 23: Chuong1 ngung khai niem co ban

Phân biệt phát hiện, phát minh, sáng

chế Phát minh ra nghề in hay phát hiện ra nghề in?

Phát minh thuốc nổ?

Phát hiện máy hơi nước?

Mua bán phát minh, cấp bằng phát minh?

Phát minh Học thuyết di truyền

Cá hồi đẻ nhân tạo

Chọn lọc giống sắn có nguồn gốc từ Thái Lan

Máy gặt lúa

Page 24: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.3. Một số sản phẩm NCKH đặc biệt

1. Phát minh (Discovery) Là sự khám phá ra những quy luật, tính

chất, hiện tượng của thế giới vật chất tồn

tại một cách khách quan mà trước đó

chưa biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản

nhận thức của con người.

Chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp vào

sản xuất hoặc đời sống, chỉ được áp

dụng thông qua sáng chế.

Không có giá trị thương mại, không

được cấp bằng phát minh và không được

bảo hộ pháp lý.

Ex: Archimede, Newton

Page 25: Chuong1 ngung khai niem co ban

1. Phát minh (Discovery)

2. Phát hiện (Discovery) Là sự khám phá ra những vật thể, những

quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách

quan mà trước đó chưa biết, nhờ đó làm

thay đổi cơ bản nhận thức của con người.

Chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp, chỉ

được áp dụng thông qua các giải pháp

Không có giá trị thương mại, không được

cấp bằng và không được bảo hộ pháp lý

Ex: Marx (quy luật giá trị thặng dư),

Colomb, Marie Curie.

1.3. Một số sản phẩm NCKH đặc biệt

Page 26: Chuong1 ngung khai niem co ban

1. Phát minh (Discovery)

2. Phát hiện (Discovery)

3. Sáng chế (Invention)

Là một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên

lý kỹ thuật, có tính sáng tạo và áp dụng

được

Có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản

xuất và đời sống

Có giá trị thương mại, được cấp bằng

sáng chế độc quyền (patent) hoặc ký kết

các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng

(licence) cho người có nhu cầu và được

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Ex: Thomas Edison, James Watt (máy

hơi nước), Nobel (công thức nổ TNT)

1.3. Một số sản phẩm NCKH đặc biệt

Page 27: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.4. Người tham gia NCKH

1. NCKH cần con

người thế nào? Có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực

nghiên cứu;

Có đam mê nghiên cứu, ham thích tìm tòi,

khám phá cái mới;

Có sự khách quan và trung thực về khoa

học (đạo đức khoa học);

Biết cách làm việc độc lập, nhóm và có

phương pháp;

Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu

Page 28: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.4. Người tham gia NCKH

1. NCKH cần con

người thế nào?

2. Người tham gia

NCKH?

Các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác

nhau ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu;

Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại

học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp;

Các chuyên gia ở các cơ quan quản lý nhà

nước;

Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân;

Các sinh viên ham thích NCKH.

Page 29: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.5. Đạo đức khoa học

1. Đạo đức khoa học là

gì?

Mỗi ngành nghề đều có những chuẩn

mực về đạo đức hành nghề;

Chuẩn mực đạo đức không phải là luật

pháp;

Chuẩn mực đạo đức là gì?

Là những quy ước hay điều lệ về hành

xử được các thành viên trong ngành

nghề chuyên môn chấp nhận như là kim

chỉ nam cho việc hành nghề

Các điều lệ này cho phép, nghiêm

cấm, hay đề ra thủ tục về các hành xử

cho các tình huống khác nhau.

Page 30: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.5. Đạo đức khoa học

1. Đạo đức khoa học là

gì?

2. Nội dung đạo đức

khoa học

Thành thật tri thức;

Cẩn thận;

Tự do tri thức;

Cởi mở và công khai;

Ghi nhận công trạng thích hợp,

Trách nhiệm trước công chúng.

Page 31: Chuong1 ngung khai niem co ban

1.5. Đạo đức khoa học

1. Đạo đức khoa học là

gì?

2. Nội dung đạo đức

khoa học

3. Một số ví dụ

Thành thật tri thức;

Cẩn thận;

Tự do tri thức;

Cởi mở và công khai;

Ghi nhận công trạng thích hợp,

Trách nhiệm trước công chúng.