Top Banner
1 CHU-HY VƯƠNG-DƯƠNG-MINH ĐỐI VỚI SÁCH ĐẠI-HỌC So-sánh hai hệ-thống triết-học kết-thúc của hơn ngàn năm tư-tưởng Trung-Hoa, hệ-thống triết-học với hệ-thống tâm-học là một vấn-dề quá- khổ đối với một bài diễn-thuyết. Nhưng nếu chúng ta coi Chu-Hy và Vương-Dương-Minh là hai triết-gia cự-phách, đại-diện cuối cùng của hai hệ-thống ấy và tìm so-sánh quan-điểm triết-học khác nhau về một vấn-đề then-chốt của triết-học Trung-Hoa thì công việc không lấy gì làm khó- khăn phức-tạp lắm. Thực vậy, cuộc tranh-luận giữa Chu-Hy và Vương- Dương-Minh về vấn-đề " Tri " " Hành " trong thiên sách Đại-Học là thiên sách toát-yếu tất cả chương-trình học-vấn của Khổng Nho xưa nay, đủ biểu-lộ đặc-tính của Lý-Học và Tâm-học ở Trung-Hoa, từ đời Tống đến đời Minh trên dưới nửa kỷ-nguyên vậy . Sách Đại-Học vốn là một thiên sách ở trong bộ sách Lễ-Ký, sưu-tập vào đời Hán cùng với sách Trung-Dung, sau cuộc " phần-thư khanh Nho " ( đốt sách và chôn Nho-sĩ ) đời Tần. Đại-Học, Trung-Dung, Luận-Ngữ, Mạnh-Tử đấy là một bộ Tứ-Thư được coi như kinh-điển của Nho-học chính-thống ở Trung-Hoa và Việt-Nam xưa nay. Về tác-giả, người ta chỉ bằng vào lời nói của Chu-Hy, mà bảo rằng phần chính văn của sách là lời dạy của Khổng-Tử, do Tăng-Tử truyền lại, phần văn phụ là của Tăng-Tử. Nội-dung của sách Đại-Học này là một khoa triết-học chính-trị hết sức toát-yếu mà Nho-sĩ qua các thời-đại lấy làm khuôn vàng, thúng ngọc . " -- Trình-Tử viết : Đại-Học Khổng thị chi di thư, nhi sơ học nhập đức chi môn dã " . ( --Trình-Tử nói : _ Sách Đại-Học là sách của họ Khổng để lại mà là cửa ngõ bước vào cõi học đạo-đức vậy ) . _ ( Đại-Học chương cú )
26

CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

Aug 29, 2019

Download

Documents

phamminh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

1

CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH

ĐỐI VỚI SÁCH ĐẠI-HỌC

So-sánh hai hệ-thống triết-học kết-thúc của hơn ngàn năm tư-tưởng

Trung-Hoa, hệ-thống triết-học với hệ-thống tâm-học là một vấn-dề quá-

khổ đối với một bài diễn-thuyết. Nhưng nếu chúng ta coi Chu-Hy và

Vương-Dương-Minh là hai triết-gia cự-phách, đại-diện cuối cùng của hai

hệ-thống ấy và tìm so-sánh quan-điểm triết-học khác nhau về một vấn-đề

then-chốt của triết-học Trung-Hoa thì công việc không lấy gì làm khó-

khăn phức-tạp lắm. Thực vậy, cuộc tranh-luận giữa Chu-Hy và Vương-

Dương-Minh về vấn-đề " Tri " và " Hành " trong thiên sách Đại-Học là

thiên sách toát-yếu tất cả chương-trình học-vấn của Khổng Nho xưa nay,

đủ biểu-lộ đặc-tính của Lý-Học và Tâm-học ở Trung-Hoa, từ đời Tống đến

đời Minh trên dưới nửa kỷ-nguyên vậy .

Sách Đại-Học vốn là một thiên sách ở trong bộ sách Lễ-Ký, sưu-tập

vào đời Hán cùng với sách Trung-Dung, sau cuộc " phần-thư khanh Nho "

( đốt sách và chôn Nho-sĩ ) đời Tần. Đại-Học, Trung-Dung, Luận-Ngữ,

Mạnh-Tử đấy là một bộ Tứ-Thư được coi như kinh-điển của Nho-học

chính-thống ở Trung-Hoa và Việt-Nam xưa nay. Về tác-giả, người ta chỉ

bằng vào lời nói của Chu-Hy, mà bảo rằng phần chính văn của sách là lời

dạy của Khổng-Tử, do Tăng-Tử truyền lại, phần văn phụ là của Tăng-Tử.

Nội-dung của sách Đại-Học này là một khoa triết-học chính-trị hết sức

toát-yếu mà Nho-sĩ qua các thời-đại lấy làm khuôn vàng, thúng ngọc .

" -- Trình-Tử viết : Đại-Học Khổng thị chi di thư, nhi sơ học

nhập đức chi môn dã " .

( --Trình-Tử nói : _ Sách Đại-Học là sách của họ Khổng để lại

mà là cửa ngõ bước vào cõi học đạo-đức vậy ) .

_ ( Đại-Học chương cú )

Page 2: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

2

Chu-Hy đề tựa cho Chương Cú :

" Đại-Học chi thư, cố chi Đại-học sơ dĩ giáo nhân chi pháp dã"

( Sách Đại-Học là cái phương-pháp dạy người ta cái học Đại-

học xưa kia vậy ) .

Vương-Dương-Minh mở đầu Văn-Lục :

" Đại-Học giả tích Nho dĩ vi đại nhân chi học hề "

(Đại-Học ấy là cái học của nhà Nho xưa kia lấy làm cái học của

bậc người đầy đủ vậy ) .

Gần đây, Tôn-Trung-Sơn, nhà lãnh-tụ cách-mệnh Trung-Hoa dân-

quốc, cũng viết :

" Trung-quốc hữu nhất đoạn tối hữu hệ-thống đích chính-tri

triết-học . Tựu thị Đại-Học, Trung-Dung sở đích Cách vật, Trí tri,

Thành ý, Chính tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ nhất

đoạn thoại, bả nhất cá nhân tòng nội phát dương đáo ngoại. Do nhất

cá nhân đích, nội bộ cố khởi, thời đáo bình thiên hạ chỉ " .

( Trung-quốc có một hệ-thống triết-học chính-trị rất mạch-

lạc….. ấy là một đoạn nói về Cách-vật, Trí-tri, Thành-ý, Chính-tâm,

Tu-thân, Tề-gia, Trị-quốc, Bình-thiên-hạ, ở sách Đại-Học, Trung-

Dung, lấy một cá-nhân phát-triển từ trong ra ngoài, khởi-điểm do từ

nội-bộ của một người mà suy đến trật-tự thế-giới mới thôi ) .

Về bên Việt-Nam ta, giới trí-thức các thời-đại cũng suy-tôn sách Đại-

Học lắm .

Chu-Văn-An, đời Trần, từng viết sách Tứ-Thư Thuyết-Ước .

Đến đời Lê, Lê-Quý-Đôn đã viết về sách Đại-Học ( 1726 - 1784 )

rằng :

" Cố nhân xưng Cách vật, Trí tri chi học, thôi kỳ hiệu chí, Tu,

Tề, Trị, Bình khả vi bác hỹ ".

( Người xưa xưng cái học Cách-vật, Trí-tri, suy hiệu-quả cho

đến Tu, Tề, Trị, Bình có thể gọi được là rộng vậy ) .

Đến đời Tây-Sơn, Võ-Trường-Toản ( 1792 ) cũng bình-luận sách

Đại-Học rằng :

Page 3: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

3

" Sách Đại-Học một ngàn bẩy trăm chữ, tán ra gồm vô số sự-

vật, tóm lại còn hai trăm chữ, tóm nữa chỉ còn một chữ ( Kính ) lại

tóm nữa thì một chữ cũng không " .

_ ( Văn bia của Phan-Thanh-Giản dựng tại mộ của Võ-Trường-Toản

tại Bảo-Thạnh )

Gần đây, Phan-Văn-Trường, một nhà học-giả kiêm Đông, Tây cũng

bình-luận về sách Đại-Học :

" Đấy là một xã-hội-học toát-yếu vào một vài mệnh-đề liên-hệ

chặt-chẽ quá-trình tiến-hóa xã-hội để chứng-minh người ta phải nối

với nhân-loại bằng gia-đình và quốc-gia như thế nào. Những mệnh-

đề ấy chứa-đựng những nguyên-tắc cơ-bản làm nền-tảng xây-dựng

cho những chế-độ chính-trị và xã-hội của Trung-Hoa, lấy tiêu-chuẩn

là “ Khoa-học và Đạo-đức ”. "

Xem như thế đủ thấy sách Đại-Học quả đã là đầu mối không những

của Nho-học Trung-Hoa và Việt-Nam mà còn là đầu mối của cái học căn-

bản làm người, tức là đầu mối của một hệ-thống triết-học nhân-sinh đầy đủ

vậy. Một triết-học nhân-sinh đầy đủ như triết-gia danh-tiếng Đức-quốc

cận-đại đã nói chỉ có hai đề-tài chính-yếu là vấn-đề " Tri " và vấn-đề

" Hành " chi-phối tất cả một cuộc đời nhân-loại :

" Trên đầu ta bầu trời tinh tú

Trong lòng ta ý-thức đạo-đức " .

Do đấy mà nhân-loại tự cổ lai vẫn thắc-mắc về hai câu hỏi :

_ Ta biết được gì ?

_ Ta nên làm gì ?

Biết và làm, đấy là hai đề-tài trọng-tâm của sách Đại-Học. Cho nên

mở đầu có giới-thuyết :

" Đại-Học chi đạo tại minh minh-đức, tại thân-dân, tại chỉ ư

chí thiện " .

( Đạo Đại-Học cốt ở chỗ làm sáng đức-sáng, cốt ở chỗ thân-yêu

nhân-dân, cốt ở chỗ lấy chí-thiện làm mục-đích ) .

Page 4: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

4

Làm sáng Đức-Sáng hay minh Minh-Đức trả lời cho sự cầu-tri bản-

nhiên của nhân-loại .

Cầu Tri là muốn được tỏ rõ về nguyên-nhân gốc ngọn, đầu cuối,

trước sau của sự-vật, nên tinh-thần không còn mờ tối về lẽ-phải nữa mà

gọi là sáng-suốt, thông-tuệ cho nên gọi là Minh. -- Cầu hành là tình-cảm

yêu ghét tự-nhiên làm cho người ta có thái-độ khác nhau đối với sự-vật,

yêu thì muốn đến gần, ghét thì muốn tránh xa, cho nên gọi là Thân. Hoàn-

thành được hai công-trình Minh và Thân thì người ta trở nên bậc Đại-nhân,

tức là mục-đích Chí-Thiện. Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một

nhân-bản toàn-diện mà mọi người trong xã-hội, bất phân giai-cấp, từ vua

cho đến thường dân đều phải lấy làm mục-đích để Tu-thân. Tu-thân phải

minh Minh-Đức là đối với bên trong, Thân-Dân là đối với bên ngoài. Hợp

cả cái đạo bên trong bên ngoài thì lúc nào hành-động cũng chính-đáng :

" Hợp ngoại nội chi đạo thời thế chi nghi ".

( Ở bên trong thì người tu-thân phải Chính-tâm, Thành-ý, Trí-

tri, Cách-vật.

Ở bên ngoài thì người tu-thân phải Tề-gia, Trị-quốc, Bình-

thiên-hạ ) .

Con người đây của Nho-học không phải con người trừu-tượng, mà là

phần-tử của đoàn-thể, con người xã-hội, sống hiện-hữu trong quan-hệ hỗ-

tương với nhau, từ trong một đoàn-thể nhỏ vợ chồng cho đến một đoàn-thể

lớn như nhân-loại. Con người phải là con người nhân-bản tiến tới, khai-

triển, lệ-thuộc vào điều-kiện thời-gian, không-gian trong đó nó sinh sống

và đồng thời nó cũng lệ-thuộc vào một bản-tính siêu-nhiên, cho nó khả-

năng vượt lên trên, làm chủ-động chính những điều-kiện nhất thời của

hoàn-cảnh. Cái bản-tính ấy là bản-tính Minh, mà nó có thể làm sáng khắp

thiên-hạ .

" Cố chi đạo minh minh-đức ư thiên hạ " .

Muốn thế thì bắt đầu từ gần đến xa, từ thấp đến cao, nó phải cách-

vật, trí-tri, tức là để làm trọn cái biết của mình.

Page 5: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

5

Muốn làm trọn cái biết ấy, thì trước hết phải thật với ý mình, phải

làm cho ngay thẳng cái tâm mình, phải tu sửa thân mình, phải chỉnh-tề nhà

mình, phải cai-trị nước mình. Và vật có cách rồi thì sau cái biết mới tới

cùng, ý mới thật, tâm mới chính, thân mới tu, gia mới tề, quốc mới trị và

thiên-hạ mới hòa-bình .

Cách-vật Trí-tri ._

Tất cả vấn-đề khởi-điểm và kết-thúc vào chỗ Cách-Vật. Vậy Cách-

Vật đúng nghĩa là thế nào ? Đấy là đề-tài trọng-tâm của cuộc tranh-biện

giữa họ Chu với họ Vương, và cũng là khởi-điểm phân-chia giữa Lý-học

và Tâm-học. Đại-diện phái Lý-học, Chu-Hy giải-thích : " Cách chí dã, Vật

do sự dã. Cùng chí sự vật chi lý, dục kỳ cực, xử vô bất đáo dã " . ( Cách là

đến vậy. Vật cũng như sự-vật. Đến cùng cực lý của sự-vật, muốn không

đâu cùng-cực mà không tới vậy ) .

Lại nói :

" Vật cách giả, vật lý chi cục xử vô bất đáo dã "

( Vật-cách ấy là chỗ cùng cực của lý không đâu không tới vậy ).

Lấy nghĩa Cách là Đến, Chu-Hy viện câu cổ-kính trong Thuấn-Điển :

" Nguyệt chính nguyên nhật Thuấn Cách vu Văn Tổ "

( Tháng Giêng, ngày đầu năm Vua Thuấn Đến miếu Văn-Tổ ) .

Hay là câu ở Đại-Vũ-Mô :

" Thất tuần Hữu-Miêu Cách "

( Bẩy tuần rợ Hữu-Miêu Đến )

Và Chu-Hy lập-luận như sau :

" Sơ vị trí tri tại cách vật giả, ngôn dục trí ngô chi tri tại túc vật

nhi cùng kỳ lý dã. Cái nhân tâm chi linh mạc bất hữu chi, nhi thiên

hạ chi vật mạc bất hữu lý, duy ư lý hữu vị cùng, cố kỳ tri hữu bất tận

dã. Thị dĩ Đại-Học thủy giáo, tất sử học giả tức phàm thiên hạ chi

vật, mạc bất nhân kỳ kỷ tri chi lý nhi ách cùng chi. Dĩ cầu chí hấu ký

cực, chí ư dụng lực chi cửu nhi nhất đán khoát nhiên quán thông yên,

tác chúng vật chi biểu lý tinh thê vô bất đáo, nhi ngô tâm chi toàn thể

đại dụng vô bất minh hỹ "

Page 6: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

6

( Gọi rằng trí-tri ở chỗ cách-vật ấy là nói muốn làm trọn-vẹn cái

biết của ta thì đến vật mà xét cho cùng cái lý vậy. Bởi vì cái linh-diệu

của tâm người ta chẳng ai không có khả-năng biết mà vật trong thiên-

hạ chẳng cái nào không có lý. Chỉ vì cái lý ấy chưa xét đến cùng cho

nên cái biết của mình chưa trọn-vẹn, vì thế mà sách Đại-Học bắt đầu

dạy, tất khiến kẻ học đến khắp các vật trong thiên-hạ, chẳng cái nào

không nhận chỗ đã biết của mình mà tăng lên đến cùng để cầu đến

chỗ cực của nó. Đều như dùng sức lâu ngày mà một sớm kia bừng

sáng quán-thông thì trong ngoài tinh-thể của mọi vật đều đến nơi mà

toàn-thể đại-dụng của tâm ta đều sáng-suốt ) .

_ ( Đại-Học chung cú Bổ-cách vật-truyện )

Xem thế thì đủ biết khởi-điểm triết-học của Chu-Hy là phân ra tâm-

tri với vật-lý, khác nào Descartes bên Tây-Âu đã bắt đầu hệ-thống triết-học

bằng cách phân ra tư-duy với vật-thể. Ở ngoài ý-thức tri-giác hay tâm có

sự tồn-tại của vật-lý, cho nên muốn tìm-hiểu cái lý của sự-vật thì phải đem

ý-thức tri-giác đến tại vật-thể để quan-sát cầu-tìm. Cầu-tìm cái lý đương-

nhiên và cái lý dĩ-nhiên của sự-vật đấy là cùng-lý .

Ông viết :

" Phàm việc trong thiên-hạ không việc nào không có lý. Nếu ta

xét cho đến cùng được thì từ việc lớn của vua, tôi cho đến việc nhỏ

của sự-vật không điều gì là không biết cái sở-dĩ-nhiên và cái sở-

đương-nhiên của nó mà không nghi-ngờ chút gì. Rồi cứ theo điều

thiện, bỏ điều ác mà không có cái lông cái tóc gì hệ-lụy. Bởi thế mà

sự học lấy cùng-lý làm trước hết vậy " .

_ ( Trích " Nho-giáo " -- Trần-Trọng-Kim )

Vậy theo Chu-Hy, cái lý ấy không phải cái lý nhân-quả của nhà

khoa-học thiên-nhiên mà là cái lý nhân-sinh hành-vi, cái luân-thường đạo-

lý. Cho nên ông nói rõ thêm ở Cận-Tự-Lục rằng :

" Cùng lý giả dục tri sự vật chi sở dĩ nhiên dữ kỳ sở đương

nhiên giả nhi dĩ. Tri kỳ sở dĩ nhiên, cố chí bất hoặc, tri kỳ sở đương

nhiên, cố hành bất mậu " .

( Cùng-lý ấy, là muốn biết cái sở-dĩ-nhiên và cái sở-đương-

nhiên mà thôi. Biết cái sở-dĩ-nhiên của nó cho nên ý-chí không ngờ-

Page 7: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

7

vực, biết cái chỗ đương-nhiên của nó cho nên hành-động không lầm-

lạc ) .

_ ( Cận-Tư-Lục, Cách-Vật Cùng-Lý bản-chú )

Cái lý đã không phải cái lý nhân-quả của nhà khoa-học thiên-nhiên

mà là đạo-lý nhân-sinh, thì sao lại tìm ở vật bên ngoài mà không tìm ở nội-

tâm của mình. Vì người vốn là vật tối-linh trong vạn-vật kia mà ? Chu-Hy

chẳng tự mâu-thuẫn với mình sao ? Vả chăng, như Lục-Tượng-Sơn đã

chỉ-trích, bảo đến vật để cùng-lý thì sự-vật trong thiên-hạ này bao-la vô-

kể, làm thế nào mà có thể đến cho cùng được ?

Sự thực Chu-Hy cũng như Trình-Y-Xuyên, không có ý bảo đến tất cả

mọi vật để Cách như người ta lầm tưởng, mà là :

" Tu thị kim nhật Cách nhất kiện, minh nhật hữu Cách nhất

kiện. Tích tập ký đa nhiên hậu thoát thiên tự hữu quán thông xứ ".

( Nên ngày nay Cách một cái, ngày mai Cách một cái, tích tập

đã nhiều thì sau thoát-nhiên tự có chỗ quán ) .

Như vậy thì, tuy khởi-điểm phân ra tâm, trí với vật là hai thế-giới

cách-biệt, như nội với ngoại, tinh với thô, biểu với lý, nhưng đến khi đã

cùng-lý lại là một sự biến-hóa trong tinh-thần như một sự giác-ngộ, khai-

thông để cho toàn-thể đại-dụng của tâm mình đều sáng-suốt, không còn

ngăn-cách thành hai vật nữa. Như thế thì thuyết Cách-Vật của Chu-Hy

thực-tế là một phương-pháp tu-dưỡng, mục-đích nhằm làm sáng-tỏ cái

toàn-thể đại-chúng của tâm ta chứ không phải lý-học có tinh-thần khoa-

học chuyên cầu trí-thức thực-nghiệm. Lý-học đời Tống tin rằng :

" Tư viết duệ, tư lự cửu hậu duệ tự nhiên sinh "

( Tư-lự là sáng, tư-lự lâu về sau trí-tuệ tự-nhiên sinh ) .

_ ( Cận-Tư-Lục )

Như vậy đến vật để cùng-lý bất quá chỉ để tập-luyện sự chú-ý của

tâm vào vật tư-lự. Tập-luyện lâu ngày tự sinh có biến-hóa trong tâm, mà

linh-tính bẩm-thụ sẽ biểu-lộ, phá cái chỗ che-lấp, ngăn-cách của tư-dục để

quán-thông " vật-ngã nhất-lý " ( vật với ta là một lý ), như Trình-Y-Xuyên

đã nói vậy .

Page 8: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

8

Vũ-Trụ-Quan ._

Số là để cầu tri, Chu-Hy đã đứng ở trong một vũ-trụ-quan không

thuần-túy nhị-nguyên, cũng không hẳn nhất-nguyên. Nó là một vũ-trụ-

quan phiếm-thần của Lý và Khí, như ông viết :

( Trong vũ-trụ chỉ có Lý và Khí mà thôi. Lý làm chủ mệnh-vận

của muôn-vật, Khí là chủ cái thân, cái hình của muôn-vật. Trời-Đất

tuy không có ý-chí, nhưng vẫn có một điều nhân-đức tự-nhiên. Cái

nhân-đức tự-nhiên ấy là cái tâm sinh-dục vạn-vật của Trời-Đất ) .

Ông lại nói :

( Trời-Đất lấy cái tâm ấy mà phổ-cập vạn-vật. Người được nó

thì làm tâm của người. Vạn-vật được nó thì làm tâm của vật. Cây cỏ,

chim muông tiếp được nó thì làm tâm cây cỏ, chim muông ) .

Đã bảo Trời-Đất không có ý-chí, mà rồi lại bảo Trời-Đất có tâm, đấy

là điểm mâu-thuẫn khó-hiểu của Chu-Hy, như chính ông đã nhận :

( Nay cần phải biết chỗ hữu-tâm. Vả lại cần phải thấy chỗ vô-

tâm của Trời-Đất, còn chỉ lấy lời ấy định-thuyết cũng chưa được ) .

Đấy là một vũ-trụ-quan sinh-động biến-hóa, không phải tĩnh-quan

của khái-niệm duy-lý. Cho nên ông căn dặn người ta đừng lấy sự đối-lập

trên danh-lý ( logique ) vô-hình với hữu-hình trong cái vũ-trụ Lý-Khí của

ông .

Ông viết :

( Hình-nhi-thượng gọi là đạo, ấy là Lý của vật.

( Hình-nhi-hạ gọi là Khí, ấy là Thể của vật. Lời kia rất đúng.

Nhược bằng, dùng những chữ hữu-hình và vô-hình để nói khí-vật và

đạo-lý, thì hẳn vật với lý phải lìa cách nhau ra. Khí-vật cũng là đạo-

lý, đạo-lý cũng là khí-vật, tuy có phân-biệt nhưng không ly-gián ) .

Và ông lấy một tỉ-dụ để giải-thích cái điểm mâu-thuẫn, khó-hiểu, khó

nói ấy như sau :

( Chỉ có một Lý Thái-cực mà muôn-vật riêng-biệt thụ-nhận. Cái

Lý Thái-cực độc-nhất ấy ở mỗi vật được bẩm-thụ đầy đủ bất phân.

Page 9: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

9

Khác nào mặt-trăng sáng chiếu trên trời mà người ta không có thể

bảo được rằng nó đã phân chia ra ở nước sông, nước bể phản-chiếu

nó ) .

Nhưng Chu-Hy không giải-thích bởi đâu, do cái gì mà Lý Thái-cực

từ chỗ vô-hình lại biểu-hiện ra hữu-hình. Ông chỉ nói do khí Âm-Dương

cảm-ứng với nhau mà sinh ra muôn-vật. Người ta sinh ra do Lý với Khí

hợp lại mà thôi. Cái Lý ở trong cái Khí kia, chính là Tính vậy. Nhân-vật

trong thiên-hạ đều bẩm-thụ cái Lý của Trời-Đất mà làm Tính, bẩm-thụ cái

Khí trong Trời-Đất mà làm Hình. Lý ấy thì ở đâu và bao giờ cũng hoàn-

toàn, cho nên Chí-Thiện ; chỉ có Khí khác nhau che-lấp cái Lý ở người ta

cho nên Tính có vẻ không hoàn-toàn. Nghĩa là nhìn ở Khí thì không hoàn-

toàn còn ở bản-thân tự-tính thì vẫn là cái lý hoàn-toàn. Ví như khái-niệm

tròn thì hoàn-toàn, đến khi thực-hiện ra các hình tròn cụ-thể thì không có

hình tròn hoàn-toàn. Do đấy mà Tống-Nho quan-niệm ở người ta có Tính

Trời tiềm-tàng là Tính Thiện của Lý-Tính, với Tính Khí-chất là Tính Ác .

Tính-Lý Với Tâm-Lý ._

Nhưng Tính Lý với Tính Khí-chất thì nhân-loại với muôn-vật đều

bẩm-thụ được cả, vì theo Chu-Hy :

" Nhân nhân hữu nhất Thái-cực ; Vật vật hữu nhất Thái-cực ".

( Người người đều có một Thái-cực ; Vật vật đều có một Thái-cực ).

Chỉ có người ta mới bẩm-thụ được ở trình-độ tinh-tú tối-linh hơn cả

muôn-vật, như Chu-Liêm-Khê đã nói :

" Duy nhân dã đắc kỳ tú nhi tối linh, hình kỳ sinh hỹ, thần phát

tri hỹ "

( Duy người được cái tinh-tú mà rất linh, hình-thể đã sinh ra rồi,

tinh-thần mới phát-triển ra tri-giác ) .

_ ( Thái-cực đồ thuyết )

Và Chu-Hy cũng một chủ-trương ấy mà cho rằng :

( Người ta sở dĩ sinh ra là chỉ vì Lý với Khí hợp lại mà thôi.

Thiên-lý vốn hạo-hạo vô cùng nhưng nếu không có Khí thì tuy có cái

Page 10: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

10

Lý kia mà không chỗ ngưng-đậu. Cho nên phải có hai Khí Âm-

Dương giao-cảm với nhau, ngưng kết lại sinh-tụ thì sau cái Lý kia

mới thêm vào. Phàm người ta có thể nói năng, hoạt-động, suy-nghĩ,

xây-dựng, đều là Khí mà Lý ở bên trong ) .

_ ( Ngữ Loại q. 4 )

Vậy Lý và Khi luôn luôn kèm nhau, nhưng chỉ có Khí biền-hóa

động-tác còn Lý chỉ đóng vai chứng-kiến. Ở mỗi người Lý ấy là bản-thể

Tĩnh của Tâm, tức là Tính, mà tác-dụng của Tâm là Tính .

Có kẻ hỏi Chu-Hy : _ Chỗ linh là ở Tâm hay ở Tính ?

Thì Chu-Hy đáp : _ " Linh xứ chỉ thị Tâm bất thị Tính, Tính chỉ thị

Lý "

(Chỗ linh-động chỉ là Tâm, không phải là Tính, Tính chỉ là Lý).

_ ( Ngữ Loại, Q. 5 )

Vậy Chu-Hy phân-biệt ở cá-nhân Tâm với Lý làm hai, lấy Tâm cai-

quản thống-nhất cả tính và tình. Ông giới-thuyết rằng :

" Tâm giả nhất Tâm chi chủ-tể

Ý giả Tâm chi sở phát

Tính giả Tâm chi sở động

Chí giả Tâm chi sở chi " .

( Tâm ấy là chủ-tể của một cá-nhân

Ý-thức là chỗ phát-xuất của Tâm

Tính là chỗ động-tác của Tâm

Chí muốn là chỗ Tâm đi đến ) .

Tuy phân-biệt Tâm với Lý làm hai mà lại lấy Tâm thống-nhất Tính

và Tình, theo Mạnh-Tử khởi-xướng ra Tâm-học, như Chu-Hy đã viết :

" Tính, Tình, Tâm, duy Mạnh-Tử thuyết đắc hảo ; thị Tính trắc

ẩn thị Tình, tu lòng Tâm thượng phát xuất lai. Tâm thống Tính, Tình"

( Tính, Tình, Tâm, chỉ Mạnh-Tử nói là hay, Đức-nhân là Tính,

lòng trắc-ẩn là Tình, nên theo Tâm mà phát-xuất ra. Tâm thống-nhất

Tính và Tình ) .

Page 11: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

11

Như thế chẳng phải Chu-Hy lưỡng-lự giữa Nhất-Nguyên-Luận của

Tâm-học với Nhị-Nguyên-Luận của Lý-học đấy ư ? Bởi vì nếu Tâm

thống-nhất Tính và Tình, thì tức là Tâm thống-nhất cả Lý và tác-động của

Tính và Tình. Nhưng vì ông quan-niệm Tính là bản-thể tĩnh, nó là vô-tâm

cho nên không cho Tính có tác-động mà chỉ cho cái Tâm mới linh. Nhưng

vì khí-bẩm làm vẩn-đục nhân-dục che-lấp .

" Khí bẩm sở câu, Nhân dục sở tế ".

Cho nên chưa có thể biểu-hiện được toàn-nhiên. Tuy nhiên đàng sau

cái nhân-tâm, nhân-dục gọi là hữu-tâm ấy vẫn có cái Đạo-tâm, cái Tâm vô-

tâm, tức là Tính Lý hay là Lý Thái-cực bất-phân, cũng gọi là Thiên-tính

hay Thiên-Lý. Cho nên gọi là Thánh-hiền chính vì đã có thể gạt bỏ được

khí-bẩm do khí-hóa để biểu-lộ toàn-nhiên Thái-cực, như thế là làm sáng

Đức-sáng, minh Minh-đức .

Chu-Hy tổng-kết cái học Cách-vật Cùng-lý của ông như sau :

( Khổng-Tử bảo : _ " Rèn mình theo lễ " .

( Sách Trung-Dung bảo : _ " Trọn trung-hòa, tôn-trọng đức-tính,

theo đường học-hỏi ".

( Sách Đại-Học bảo : _" Làm sáng Đức-sáng ".

( Kinh Thư viết : _ " Lòng người nghiêng-ngả, tâm-đạo thì tinh-vi

thuần-nhất, nắm giữ lấy cái trung-tâm ấy " . )

Thánh-nhân ngàn lời muôn tiếng chỉ là dạy người ta giữ lấy Thiên-lý,

dẹp tắt bụng-dục của người ….

Tính người vốn sáng như hạt châu-báu chìm trong nước vẩn-đục,

không có thể thấy được. Bỏ nước vẩn-đục đi thì châu-báu tự sáng như cũ.

tự mình biết được bụng-dục che-lấp thì liền đến chỗ sáng. Chỉ theo đấy,

nỗ-lực khẩn-cấp chú-ý vào, một mặt thì Cách-vật, ngày nay Cách một vật,

ngày mai Cách một vật, đúng như quân du-kích đến chiếm-phá cướp-đoạt

vòng vây, thì nhân-dục tự tiêu đi vậy. Cho nên Trình-Tử nói về chữ

" Kính ", chỉ là bảo ta tự mình có một vật gì sáng-lạn ở tại bên trong, lấy

Page 12: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

12

chữ " Kính" để chống-chọi đối-phương, luôn luôn giữ lấy sự Kính ở bên

trong, thì tự-nhiên nhân-dục không trở lại được .

Khổng-Tử bảo : _ " Làm đức-nhân là do nơi mình, há do nơi người

sao ? Chỗ khẩn-yếu chính ở tại đấy vậy ".

_ ( Ngữ Loại, Q. 12 )

Xem thế thì thuyết Cách-vật là Đến-vật để Cùng-lý của Chu-Hy trên

kia, kết-cục không phải là đi tìm trí-thức sự-vật như các nhà khoa-học duy-

lý ngày nay, đi tìm nguyên-lý của hiện-tượng theo phương-pháp phân-tích

và thực-nghiệm suy-luận, mà chính là một phương-pháp tu-dưỡng lấy chữ

" Kính " là một thái-độ tín-ngưỡng, làm tôn-chỉ, như Trình-Minh-Đạo, một

cự-phách Tống-Nho đã toát-yếu tất cả tinh-thần của Lý-học đời Tống vào

một câu cách-ngôn :

" Hàm dưỡng tu dụng Kính, tiến học tắc tại trí tri " .

( Hàm-dưỡng nên dùng thái-độ Kính, tiến học cốt làm cho cái

biết thấu-đáo ) .

Tâm Học ._

Nhưng như thế là chia sự học với sự làm ra làm hai, một đàng là trí-

tri, một đàng là đức-hạnh, của một con người tu-thân để trở nên một Nhân-

bản toàn-diện. Một Đại-nhân như Vương-Dương-Minh quan-niệm. Trước

hết, họ Vương quan-niệm Đại-Học không phải như Trình-Tử là " Nhân chi

học " mà là " Đại nhân chi học " .

( Đại-nhân là gì ? Theo họ Vương thì : " Đại nhân lấy Trời-Đất

muôn-vật làm một thể với mình, coi thế-giới như một nhà, người

trong nước như một người. Ví bằng lấy hình-hài để phân-biệt Ta với

Người ấy là tiểu-nhân vậy " ) .

_ (Đại-Học vấn )

Đấy là quan-niệm của họ Vương về tinh-thần sách Đại-Học, nó là

cái học thực-hiện một nhân-bản toàn-diện, cái học tu-thân của tất cả mọi

phần-tử trong xã-hội, từ Vua đến dân, ai nấy đều có cái khả-năng thực-

hiện nhân-cách, mà lý-tưởng tiêu-chuẩn tối-cao là Con Người Vũ-trụ-hóa,

con người ý-thức cái đồng-nhất-thể của mình với toàn-thể muôn-vật,

Page 13: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

13

chúng-sinh trong vũ-trụ. Bởi vì như Mạnh-Tử trước kia đã xác-định đầu

tiên, khởi-điểm của Tâm-học Trung-Hoa là cái vũ-trụ thiên-hình vạn-

tượng, thiên-biến vạn-hóa không ngừng này vốn không phải là một mớ

hỗn-độn, vận-hành, vô-trật-tự, mà là một đại-hòa-điệu, một cái Thái-hòa

có điều-lý do một nguyên-lý điều-động bảo-hợp. Nguyên-lý tồn-tại hiện-

diện ở mỗi thành-phần của vũ-trụ, không một thành-phần nào có thể rời

khỏi được nguyên-lý ấy " Đạo bất khả tu du ly dã ". Rời khỏi nguyên-lý

ấy thì tự-nhiên hết lý-do tồn-tại. Cho nên bảo :

" Vạn vật bị ư ngã phản thân nhi thành lạc mạc đại yên " .

( Muôn-vật đầy đủ ở ta, quay về mình mà thật ( nghĩa là thống-

nhất tình, ý, trí ) thì không vui thú nào bằng ) .

Do đấy mà Mạnh-Tử bảo Đại-nhân là phát-triển cái đức-tính con

người đến chỗ " Dung thực nhi hữu quang huy chi vị đại" .

Vậy thì cái nguyên-lý vũ-trụ kia đối với Tâm-học ở Mạnh-Tử hay ở

Lục-Vương là một nguyên-lý thực-thể sinh-động, sáng-tạo chứ không phải

như Chu-Hy quan-niệm cái lý trừu-tượng, không có ý-chí của muôn-vật.

Nguyên-lý tồn-tại luôn luôn sinh-thành hóa-dục thì không thể không đồng

thời hiện-tại ở mỗi vật trong vũ-trụ được. Bởi vậy họ Vương trung-thành

với truyền-thống Tâm-học, phản-đối thuyết phân-cách Tâm với Lý làm hai

của họ Trình và họ Chu. Phân Tâm với Lý ra làm hai ở bước đầu để rồi

mong hợp lại về sau là một sự tổng-hợp máy-móc, trừu-tượng, cũng như

Tâm-lý-học bắt đầu bằng sự phân con người ra làm ba mảnh, tình, ý, trí, để

rồi tổng-hợp lại thành con người thuần-nhất sinh-động là một việc giả-tạo.

Con người vốn có một cái bản-thể thuần-nhất trước khi phân-hóa ra tác-

dụng tình-cảm, ý-chí và lý-trí, có khuynh-hướng khác nhau, cũng như vũ-

trụ này sẵn có một bản-thể thuần-nhất linh-động trước khi biểu-hiệu, phát-

động thiên-hình vạn-tượng .

Hòa-điệu của vũ-trụ không phải một sự tổng-cộng vĩ-đại vô số tính

khác nhau, cũng như một tâm-hồn sáng-tạo không phải một tổng-cộng của

ba mảnh con người, mảnh tình-cảm, mảnh lý-trí, mảnh ý-chí .

Bởi thế mà Tâm-học nhất-định chủ-trương Tâm tức Lý. Vương-

Dương-Minh viết :

Page 14: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

14

" Tâm tức tính, tính tức lý, hạ nhất dữ tự khẳng vị miến ví nhi

thử tại học giả thiên quan chi "

( Tâm tức tính, tính tức lý, đặt một chữ " dữ = với " sợ rằng

chưa tránh khỏi lập thành hai, ở đấy học-giả phải xét kỹ ) .

Và sợ người ta lầm nguyên-lý là bất cứ Tâm nào, Tâm tiểu-nhân đầy

tư-dục cũng như Tâm thánh-nhân vô-tư, cho nên Vương bảo :

" Tâm tức lý dã. Vô tư tâm tức thị dương lý, vị dương lý tiện thị

tư tâm. Triết tâm dữ lý ngôn chi khủng diệc vị thiện ".

( Tâm tức là Lý, không còn tư tâm ấy là lý chính-đáng, chưa

phải lý chính-đáng thì còn là tâm tư-dục. Tách riêng Tâm và Lý mà

nói, sợ cũng chưa phải lẽ ) .

Vật Là Đối-Tượng Của Tâm ._

Nếu Lý là lý của Tâm, mà nguyên-lý cùng-tột của sự-vật cũng là cái

Tâm hoàn-toàn vô-tư, thử hỏi ở ngoài Tâm có sự-vật thực-tại không ?

Vương-Dương-Minh trả lời dứt-khoát rằng :

( Vật là đối-tượng của Tâm, vậy thực-tại của nó là thực-tại

tương-đối với Tâm tri-giác nó. Nếu Tâm tri-giác không có đấy thì nó

lấy gì làm Vật ? Vậy Vật chỉ có nghĩa là chừng nào nó có quan-hệ

với Tâm để cảm-ứng ) .

Một hôm đệ-tử họ Vương là Tử-Ái hỏi :

_ Thưa Thày chữ " Vật " ở trong hai tiếng " Cách-Vật " tức là

chữ Sự, đều lấy nghĩa về Tâm mà nói, có phải như thế không ?

Vương-Dương-Minh đáp :

_ Chính thế, chủ-tể của thân-thể là Tâm, sự phát-động của Tâm

là Ý, bản-thể của Ý là Tri, sở-tại của Tri là Vật. Ví-dụ ý mình để vào

chỗ thờ cha mẹ, thì thờ cha mẹ là một Vật ; ý mình để vào chỗ giúp

dân, yêu vật, thì giúp dân, yêu vật là một Vật ; ý mình để vào chỗ

nhìn, ngó, nghe, nói, cử-động, tức thì nhìn, ngó, nghe, nói, cử-động

cũng đều là Vật. Vì thế ta bảo không có Vật gì ở ngoài Tâm " Vô

tâm nhi ngoại vật " .

Page 15: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

15

Nói như vậy là cho Vật là đối-tượng của Tâm, như sách Đại-Học

viết :

" Tâm bất tại yên. Thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi

bất tri kỳ vị"

( Tâm không có ở đấy thì mắt nhìn mà không thấy gì, tai nghe

mà không nghe thấy gì, miệng ăn mà không biết ăn mùi vị gì ) .

Sự-vật có thực chung-quanh ta là nhờ ta có cái Tâm để nhận-thức nó.

Nó có một cách khách-quan, chừng nào mọi người, qua cái Tâm của họ,

đều nhận-thức nó có. Nhà triết-gia Tây-phương Lutz bảo :

" Exister c'est être en rapport "

( Có là có thực tương-quan với cái gì ) .

Nhưng ở đây phải nhận-định ý-nghĩa khác nhau giữa có ( exister ) và

thực-tại ( réalité ) như nhà Thiền-sư Tây-Tạng đã nói :

" Le monde existe mais pas réel "

( Thế-gian này có mà không thật ) .

Vậy thực-tại cùng-tột của sự-vật là Lý, cũng là Tâm hoàn-toàn vô-tư,

như Vương chủ-trương trên kia. Còn thực-tại tương-đối của sự-vật thì lệ-

thuộc vào các trình-độ tương-đối vô-tư của Tâm nhân-loại nhận-thức.

Thực-tại của sự-vật là thực-tại cho nhân-loại. Còn như không có nhân-loại

thì trái-đất, trăng, sao có còn thực-tại không, cũng như nếu không có ai

trong gian buồng này, thì cái bàn này có thực-tại không ? Về điểm khúc-

mắc này, Vương-Dương-Minh trả lời bằng thuyết Tâm với Vật cảm-ứng,

như ông đã trả lời người bạn của ông ở Nam-Trấn :

Người bạn hỏi :

_ ( Trong thế-giới không có vật gì ở ngoài Tâm, ví như cây hoa

kia ở trong núi sâu tự nở, tự tàn, đối với Tâm ta cũng có quan-hệ gì ?

_ ( Khi anh chưa nhìn bông hoa kia thì hoa ấy với Tâm anh đều

trở về chốn yên-lặng. Khi anh đến nhìn ngắm bông hoa kia, thì mầu

sắc hoa ấy một lúc trở nên sáng-sủa, rõ rệt. Đủ biết hoa kia không ở

ngoài Tâm anh ) .

Page 16: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

16

Như vậy đối với người xem hoa, cái gọi là hoa chỉ là mầu-sắc do

cảm-ứng với Tâm mình mà nổi lên. Còn như hoa kia còn có một thực-tại

khác với mầu-sắc, nghĩa là nguyên-lý cùng-tột của hoa kia thì cùng có,

nhưng có với cái Tâm hoàn-toàn vô-tư, tức là cái Tâm bản-thể, tịch-nhiên,

có quan-hệ với Tâm ta một cách phảng-phất qua sự vọng-động của thất-

tình, khác nào như ánh-trăng phảng-phất đáy nước vẩn-đục động-sóng .

Như vậy thì khi có người sự-vật có thật đối với Tâm người vọng-

động, còn như không có người, sự-vật vẫn có thật đối với Tâm yên-tĩnh,

tịch-nhiên, Tâm Trời-Đất " Thiên Địa chi Tâm ", hay là Tâm đại-đồng.

Tâm Thiên-Địa là bản-thể của Tâm nhân-loại, chưa có thiện hay ác vì chưa

phát-động " Hỷ nộ ai lạc chi vị phát " còn ở trạng-thái " Chính trung "

cái Tâm Thiên-Địa ấy chỉ là một cái " Linh Minh " đầy khắp trời đất,

nguồn phát-xuất ra cái Tâm của người ta và sự-vật. Như vậy thì Tâm-học

của họ Vương không chủ-trương duy-tâm như các nhà ( idéaliste ) Âu-Tây

hay duy-vật ( matérialiste ) mà là Linh Minh nhất-nguyên, siêu-nhiên vượt

quá Tâm và Vật, vì Tâm, Vật chỉ là tương-đối cảm-ứng mà có, do trí-thức

phân-biệt đó thôi. Cái Linh Minh ấy theo Vương là cái " Thiên Địa vạn

vật nhất thể chi nhân ", làm cho " Nhân tâm dữ vật đồng thể " ( Tâm ta

với vạn-vật cùng một thể ) và chính cái đồng-nhất-thể ấy là " Nguyên-lý

cùng-tột của sự-vật " .

Cách Vật ._

Làm biểu-lộ cái nguyên-lý cùng-tột ấy của sự-vật ở tại Tâm ta, theo

Vương-Dương-Minh đấy là Cách-Vật, chứ không phải như Chu-Hy chủ-

trương đến tại vật mà cùng kỳ lý . Bởi vì bảo đến Vật thì Tâm ta không thể

đến cùng khắp sự-vật trong trời-đất được, chẳng qua ta chỉ đi đến đối-

tượng của tri-giác ở Tâm, vì Vật là chỗ sở-tại của Tâm ta, Tâm ta tác-dụng

là Tâm-trí, thì có vật của tâm-trí tác-dụng ra tâm-ý, thì có vật của tâm-ý

tác-dụng ra tâm-tính thì có vật của tâm-tính. Như thế muốn Cách-vật để

thấu-đáo cái biết thì phải đồng thời Cách-vật ở " Tri ", Cách-vật ở " Ý ",

Cách-vật ở " Tâm tình ". Chỗ gặp-gỡ của ba tác-dụng của Tâm là ở tại lúc

khởi-điểm phát-động, tức là ở bên trong trung-tâm cho nên muốn " trí tri "

thì phải trở về " Thành ý ". Ý càng thành chừng nào thì đối-tượng của tri-

giác là hình-ảnh của vật càng sáng-sủa tỏ rõ chừng nấy. Và ý càng thành

chừng nào thì đối-tượng của tình-cảm là hình-ảnh của vật cũng càng linh-

động chừng ấy, vì ý là khái-niệm phát-động của Tâm trong bản-thể bao-

Page 17: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

17

hàm cả tri lẫn tình. Thành thử hễ ý thành thật thì đồng thời vật của tri lẫn

vật của tình cũng thật, mà người ta biết toàn-diện một vật mỗi lúc,

phương-diện chân lẫn phương-diện thiện và mỹ .

Cho nên Vương-Dương-Minh viết :

" Cách vật giả, cách kỳ tâm chi vật dã, cách kỳ ý chi vật dã,

cách kỳ tri chi vật dã. Chính tâm giả, chính kỳ vật chi tâm dã. Thành

kỳ ý giả, thành kỳ vật chi ý dã. Trí kỳ chi giả, trí kỳ vật chi tri dã. Thử

khởi hữu nội ngoại bỉ thử chi phân tai ? Lý nhât nhi dĩ " .

( Cách-vật là cách cái vật của tâm vậy, cách cái vật của ý vậy,

cách cái vật của tri vậy. Thành cái ý mình là thành cái ý về vật vậy.

Thấu-đáo cái biết của mình là thấu-đáo cái biết về vật vậy. Phải

chăng có sự phân-biệt ra trong và ngoài, cái này cái kia sao ?

Nguyên-lý chỉ có một mà thôi ) .

Lý chỉ là một, Tâm cũng chỉ là một, như Lục-Tượng-Sơn đã tuyên-

bố :

( Đông-Hải có Thánh-nhân, tâm ấy đồng, lý ấy đồng. Tây-Hải

có Thánh-nhân tâm ấy đồng, lý ấy đồng. Ngàn đời về trước có

Thánh-nhân với muôn đời về sau này có Thánh-nhân, tâm ấy cũng

đồng, lý ấy cũng đồng ) .

Lý ấy ở tại Tâm, Lý ấy không ở tại vật bên ngoài. Không phải

Newton tìm thấy cái Lý hấp-dẫn-lực đại-đồng ở hiện-tượng quả táo rơi, mà

nhân quả táo rơi mà cái Lý ấy nổi-hiện ở tại Tâm ông ta. Cũng như

Lavoisier không phải vì quan-sát và thí-nghiệm một số thể-chất biến-đổi

mà thấy được ở hiện-tượng quan-sát cả một cái Lý phổ-biến bảo-tồn khí-

chất, trong vũ-trụ không có gì tự-tạo, không có gì tự diệt. " Rien ne se crée,

rien ne se perd ".

Lương-Tri, Thành-Ý, Tri, Hành Hợp-Nhất._

Vậy Lý ở Tâm thì phải tìm ở Tâm không phải tìm ở Vật, theo

Vương-Dương-Minh, nghĩa là phải chính-tâm, làm cho Tâm trở nên vô-tri,

bớt vọng-động vì vật-dục, trọn-vẹn cái lương-tri của nó, tức là trí " Lương-

tri vi lương-tri " là cái biết thuần-túy của Thiên-tính, là bản-thể của Tâm

người ta, như Lễ-Ký đã nói :

Page 18: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

18

" Nhân sinh nhi tĩnh thiên chi tính dã. Cảm ư vật nhi động tính

chi dục dã. Vật chí tri,tri ; nhiên hậu hiếu ố hình yên. Hiếu ố bất tiết

ư nội tri tú ư ngoại bất năng phản cùng thiên lý diệt hỹ ".

( Người ta bẩm sinh vốn thuần-nhất, hồn-nhiên, là Thiên-tính

vậy. Cảm-xúc với vật mà phát-động là tình-dục vậy. Vật đến ý-thức

tri-giác, ý-thức phản-ứng lại mà biết rồi sau sự yêu ghét mới hiện ra.

Yêu ghét không tiết-chế ở bên trong, tri-giác bị lôi-cuốn ra ngoài

không có thể trở về bản-thân thì thiên-lý tắt vậy ) .

Và lương-tri của họ Vương là cái Tri thiên-tính ở Tâm bắt đầu phản-

ứng lại với vật ngoài mà vào tới ý-thức tri-giác. Cái phản-ứng ấy là động-

tác của của ý-chí vậy. Chỉ sau ý-chí phản-ứng mà ở trên Tâm mới có sự

yêu ghét. Như thế thì yêu, ghét xuất-hiện cùng một lúc với sự phân-biệt

phải-trái, thị-phi, và sau khi ý-chí phản-ứng .

Vậy thì động-tác phân-biệt phải, trái cùng là động-tác yêu, ghét ở

trạng-thái lương-tri. Cho nên Vương-Dương-Minh viết :

" Lương tri chỉ thị cá thị phi chi tâm, thị phi chỉ thị cá hiếu ố,

chỉ hiếu ố tựu tận liệt thị phi, chỉ thị phi tựu tận liễu vạn sự vạn

biến ".

( Lương-tri chỉ là cái tâm phải-trái, phải-trái chỉ là cái sự yêu-

ghét, chỉ sự yêu-ghét là trọn hết lẽ phải-trái, chỉ phải-trái là trọn hết

muôn sự, muôn biến ) .

Như thế là đồng-nhất Tri với Hành, Chân với Thiện vào một sự phát-

động của Ý vậy. Sở dĩ Vương-Dương-Minh đồng-nhất tác-dụng tri-giác

với tác-dụng yêu-ghét là vì ở sự-vật luân-lý điều cốt-yếu là hành-vi nhân-

sinh. Mà hành-vi nhân-sinh phân ra thiện, ác là do dụng-ý hay động-cơ

thúc-đẩy ngấm-ngầm từ bên trong con người chủ-động. Động-cơ hay

dụng-ý tốt, vô-tri thì việc làm là thiện, động-cơ hay dụng-ý xấu, vị-kỷ thì

việc làm là ác, chứ theo Tâm, như Mạnh-Tử đã đề-cao ( nghĩa nội ) người

ta không lấy điều lợi bên ngoài ( nghĩa ngoại ) để đánh-giá cho việc làm.

Mỗi khi ta làm được một việc thiện, không vì có tính-toán lợi-hại rồi mới

làm, mà là làm một cách bột-nhiên chưa kịp tính-toán, như thấy đứa trẻ-

thơ sa xuống giếng tự-nhiên lòng ai cũng thương-xót, thì việc làm ấy cho

ta một nguồn lạc-thú vô-hạn bên trong, không phải sự khen-chê của xã-

hội. Ở cái động-cơ trong lòng ấy, thì Tri và Hành hợp làm một, khác nào

Page 19: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

19

như thái-độ ghét mùi thối, yêu sắc-đẹp " Như ố ác sú, hiếu hảo sắc ", nói

trong sách Đại-Học. Ở thái-độ ấy biết là làm, Tri là chủ-ý của Hành, Hành

là công-phu của Tri, Tri là bắt đầu của Hành, Hành là thành-tựu của Tri.

Bởi vì yêu sắc đẹp, ghét mùi thối không chờ có sự suy-tính rồi mới yêu

mới ghét, đấy là một thái-độ phản-ứng trong đó đã có tri-giác cũng như

tình-cảm. Một người mù hẳn không biết sắc đẹp thế nào cho nên không

biết yêu sắc đẹp, cũng như ta ngạt mũi, không còn biết mùi hôi thối nữa,

thì dù có gặp cái gì hôi thối cũng không biết ghét mà tránh vậy. Như thế đủ

thấy trong yêu, ghét đã có tri-giác, tại sao có người biết nha-phiến là độc

mà cứ yêu, cứ hút ? Đấy là chưa thực biết, cho nên bảo biết là làm. Có

từng làm người con hiếu thì mới gọi là biết cái lý hiếu, có từng làm người

em đễ thì mới gọi được là biết lý của đễ. Vương-Dương-Minh viết về

Thuyết Tri-Hành Hợp-nhất rằng :

" Ngã kim thuyết cá tri hành hợp nhất, chính yêu nhân bi hiếu

đắc nhất niệm phát động xứ tiện tức thị hành liễu, phát động xứ hữu

bất thiện, tựu tương giá bất thiện đích niệm khắc đảo liễu, tu yêu triệt

căn để, bất xử na nhất niệm, bất thiện tiềm phục tại hung trung, thử

thị ngã lập ngôn tôn chỉ ".

( Ta nay thuyết cái Thuyết Tri-Hành Hợp-nhất, chính muốn

người ta hiểu được rằng chỗ phát-động của một ý-niệm tức là Hành

rồi, chỗ phát-động có điều không thiện, thì đến cái ý-niệm bất-thiện

ấy mà trừ bỏ đi, nên phải nhổ gốc, bứt rễ, không để cho cái ý-niệm

không thiện ẩn-náu tại trong đáy lòng, đấy là ta thiết-dụng tôn-chỉ

học-thuyết của ta vậy ) .

Tôn-chỉ ấy là trả lại cho ý-chí địa-vị chính-đáng của nó là quyết-định

cho yêu-ghét, cũng như thị-phi làm cho hai tác-dụng căn-bản của bản-tính

nhân-loại là tác-dụng Tri và tác-dụng Hành trở nên nhất-trí. Bởi vậy mà

công việc " Trí-tri Cách-vật " phải bắt đầu và kết-thúc vào chỗ " Thành -

Ý ". Thành-ý đấy là Tri-Hành Hợp-nhất, vì thành-thật với ý mình là cái

Tâm yêu điều thiện như yêu sắc đẹp, ghét điều ác như ghét mùi thối. Đấy

là yêu người hiền đến như có thể thay được yêu sắc đẹp, như Khổng-Tử

xưa kia đã mong mỏi :

" Hiền hiền dịch sắc, vị kiến hiếu đức như hiếu sắc dã "

Page 20: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

20

Tứ Cú Giáo Bản-Thể ._

Và Vương-Dương-Minh toát-yếu vào bốn mệnh-đề quan-niệm của

ông về sách Đại-Học :

" Vô thiên vô ác thị tâm chi bản,

" Hữu thiện hữu ác thị ý chi động

" Tri thiện tri ác thị lương trí

" Vi thiện khử ác thị cách vật " .

( Chưa có thiện, ác là bản-thể của Tâm,

( Có thiện, ác là ý-chí phát-động,

( Biết thiện, ác là lương-tri,

( Làm thiện, bỏ ác là Cách-vật ) .

Bốn mệnh-đề trên đây gọi là " Tứ cú giáo " của Vương học. Giáo-lý

bốn câu ấy đã làm nổi lên cuộc tranh-biện giữa hai đệ-tử của họ Vương là

Đức-Hồng với Nhữ-Trung như sau :

( Đức-Hồng hỏi Nhữ-Trung ý-nghĩa bốn câu ấy như thế nào.

( Nhữ-Trung trả lời :

_( Đấy sợ rằng chưa phải lời nói kết-thúc. Nếu bảo tâm-thể là

vô-thiện, vô-ác, thì ý cũng vô-thiện, vô-ác ý, tri cũng vô-thiện, vô ác

tri, vật cũng vô-thiện, vô ác vật vậy. Nếu bảo ý có thiện, ác thì tâm-

thể cũng có thiện, ác bên trong .

( Đức-Hồng nói :

_( Tâm-thể là tính thiên-mệnh, nguyên-lai không có thiện có ác.

Song, người ta có cái tâm tập-quán, ở ý-niệm thấy có thiện, ác. Cách

trí, thành, chính, tu, chính là cái công-phu phục-hồi bản-thể của tính

kia. Ví bằng không có thiện, ác thì cũng chẳng còn nói đến công-phu

làm gì nữa ).

Hai người đem vấn-đề ấy hỏi Vương-Dương-Minh.

Vương đáp :

_( Nay ta sắp đi, chính là muốn các người đến để giảng-giải,

phá thông ý ấy. Ý-kiến chính là hai người chính nên dựa lẫn nhau,

không nên mỗi người chấp riêng mỗi bên .

Page 21: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

21

_( Trong sự ta tiếp-nhận các người, vốn có hai hạng. Người có

sẵn lợi-năng thì đi thẳng vào nguồn-gốc mà giác-ngộ. Bản-thể của

Tâm người ta vốn là sáng-lạn không có ngưng-trệ, vốn là cái trung-

tâm chưa phát-động. Người sẵn có lợi-căn, một khi giác-ngộ bản-thể,

đấy là công-phu, người với mình, trong với ngoài, nhất-tề đều thấu-

triệt. Hạng người bậc thứ không phải có cái Tâm tập-nhiễm, bản-thể

bị che-lấp, ta mới dạy phải thiết-thực làm thiện, trừ ác ở ngay tại ý--

niệm. Công-phu đã chín rồi, khi đã trừ hết cặn-bã thì bản-thể cũng

hết sức sáng-lạn. Ý-kiến của Nhữ-Trung là cái để ta tiếp-nhận hạng

người có lợi-căn, ý-kiến của Đức-Hồng là trong khi ta tiếp-nhận hạng

người thứ mà lập phương-pháp vậy. Cả hai người nên giữ-gìn cho

nhau mà dùng thì hạng người bậc trên, bậc giữa, bậc dưới đều có thể

dẫn vào đạo-lý được. Ví bằng mỗi người giữ riêng một bên, trước

mắt bèn có sự thất-lạc, mỗi người đều chưa trọn-vẹn hết đạo-thể ) .

Vậy Tâm bản-thể là Thiên-lý thuần-nhất chưa có thiện, ác. Bắt đầu

phát-động ở Tâm nhân-loại thì tự-nhiên nổi lên ý-niệm yêu-thiện, ghét-ác.

Vậy thiện, ác chính là ở Tâm nhân-loại bắt đầu ý-động mà có tác-dụng

yêu, ghét cũng như chân, ngụy chính là ở Tâm nhân-loại bắt đầu tác-dụng

tri-giác về thị-phi. Còn ở bản-thể thực-tại là Tâm Thiên-Địa đâu có phân-

biệt danh-từ thiện, ác, chân, ngụy. Cho nên Vương-Dương-Minh bảo :

_ " Thiên-Địa sinh ý, hoa thảo nhất bàn hà tàng hữu thiện, ác

chi phân ? Tử dục quan hoa tắc dĩ hoa vi thiện, dĩ thảo vi ác, như

dục dụng thảo thời phục dĩ thảo vi thiện hỹ. Thứ đảng thiện, ác, giai

do nhữ tâm hiếu ố sở sinh, cố tri thị thố " .

_ ( Ý Trời-Đất sinh-thành, hoa cỏ như nhau, sao có sự phân-biệt

thiện, ác được ? Người muốn xem hoa thì lấy hoa làm thiện, cho cỏ

là ác. Như khi muốn dùng cỏ, lại cho cỏ là thiện vậy. Cái loại thiện,

ác ấy đều do Tâm mình yêu, ghét sinh ra, cho nên là lầm lớn ) .

Đệ-tử lại hỏi :

_( Như thế thì không có thiện, ác hay sao ? )

Vương đáp :

_“ Vô thiện vô ác giải lý chi tĩnh, hữu thiện hữu ác giả khí chi

động. Bất động ư khí tức vô thiện vô ác, thị vị Chi-thiện ” .

Page 22: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

22

_( Không có thiện, không có ác là thiên-lý thuần-nhất. Có thiện

có ác là khí-chất phát-động. Không phát-động ở khí tức không thiện

không ác, ấy là Chí-thiện ) .

Lại hỏi :

_( Nhà Phật cũng chủ-trương không có thiện không có ác, như

thế thì khác gì ? )

Vương-Dương-Minh đáp :

_( Nhà Phật chấp vào chỗ vô-thiện, vô-ác bèn không can-thiệp

vào cái chi hết, không thể dùng trị thiên-hạ được. Thánh-nhân quan-

niệm không thiện, không ác chỉ là không có làm ra yêu, ghét, không

có phát-động ở khí-chất. Như vậy cái đạo của tôn-vương hiểu cái chỗ

cùng-cực là tự tuân theo Thiên-lý, là có cái nuôi nên tướng-tá phụ-

bật ) .

Lại hỏi :

_( Cỏ đã không có cái ác, tức là cỏ không nên bỏ đi vậy ) .

Đáp :

_( Như thế lại là ý-kiến của nhà Phật, nhà Lão. Nếu cỏ có chỗ

trở-ngại thì hại gì mà không trừ đi ) .

Hỏi :

_( Như thế lại là làm ra yêu, ghét ) .

Đáp :

_( Không làm ra yêu, ghét, chẳng phải là hoàn-toàn không yêu,

ghét như kẻ vô-tri, vô-giác. Bảo là không làm ra chỉ là yêu, ghét tuân

theo Thiên-lý, không lại chấp vào một phần ý-tứ riêng của mình.

Như thế không từng giống như yêu, ghét ) .

Hỏi :

_( Trừ bỏ cỏ đi, làm sao mà tuân theo Thiên-lý, không chấp vào

Ý-Trí riêng được ? )

Page 23: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

23

Đáp :

_( Cỏ có hại, lý cũng không bỏ đi được, thì bỏ đi mà thôi. Chợt

chưa bỏ ngay đi được, thì cũng không lụy vào Tâm. Ví chấp vào một

phần ý-trí riêng về tâm-thể có di-lụy, bèn có ít nhiều chỗ động khí .)

Hỏi :

_( Như thế thì thiện, ác cuối cùng không ở tại vật sao ? )

Đáp :

_( Chỉ ở tại Tâm nhà ngươi tuân theo Thiên-lý thì là thiện, còn

khí động là ác ).

Hỏi :

_( Hết thảy vật đều không có thiện, ác ? )

Đáp :

_( Ở Tâm như thế, ở Vật cũng như thế. Nhà Nho đương thời

không biết như thế, bỏ Tâm theo Vật, đem cái học Cách-Vật nhìn sai

lầm, hết ngày đi tìm-tòi ở ngoài, chỉ làm được cái sự đánh-trộm điều

nghĩa-lý, suốt đời làm không rõ, tập quen không xét ) .

Lại hỏi :

_( Như yêu sắc đẹp, như ghét mùi thối thì như thế nào ? )

Đáp :

_( Như thế là một mực tuân theo Thiên-lý, là Thiên-lý hợp như

thế, vốn không đem tư-ý làm ra yêu, ghét ) .

Lại hỏi :

_( Như yêu sắc đẹp, như ghét mùi thối, sao bảo được là không

có ý-niệm ? )

Đáp :

_( Song, là ý thành-thật, không phải là tự-ý. Ý-niệm thành-thật

chỉ là tuân theo Thiên-lý. Tuy là tuân theo Thiên-lý cũng không có

một phần ý-niệm. Cho nên hễ có chỗ giận-dỗi, vui, yêu thì không có

được chỗ ngay chính. Nên phải là khuếch-nhiên, đại-công, cởi mở

Page 24: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

24

toàn-thể mới là bản-thể của tâm. Biết như thế là biết ở cái trung-tâm

chưa phát-động ) .

Đoạn vấn-đáp trên đây rất trọng-yếu để hiểu rõ họ Vương đã quan-

niệm thế nào là " Tâm-thể vô-thiện, vô-ác với Tâm-dụng hữu-thiện, hữu-

ác ". Đồng thời chúng ta cũng nhận thấy Tâm-học của họ Vương khác với

Lão-học và Phật-học .

Khi Vương-Dương-Minh nói " Vô-thiện, vô-ác là bản-thể của tâm "

là nói Thiên-lý, vì ở chỗ khác ông nói Vô-thiện, Vô-ác là cái lý thuần-túy

" Vô thiện, vô ác giả lý chi tĩnh " .

Vậy nên hiểu ở đây Lý-Tĩnh và Thiên-lý, là tâm-thể vô-thiện, vô-ác,

vì là lương-tri " Lương-tri tức Thiên-lý "( Lương-tri là Thiên-lý ), mà

lương-tri là cái biết tự-thể, siêu lên trên cả tri-giác ( aperception ). Chúng

ta biết một vật, hoặc do cảm-giác, hoặc nhờ trí-thức. Trí-thức có quan-hệ

với tri-giác của giác-quan. Đấy là những cách biết phụ-thuộc tương-đối.

Nhưng khi ta bảo ta không biết một vật, ấy là biết về cái sự-kiện ta không

biết vật ấy bằng trí-thức. Sự không biết mà ta đã ý-thức được ấy là vì ta

thiếu cái biết về vật ấy bằng trí-thức. Nhưng cái gì cho ta ý-thức sự không

biết của ta, chẳng phải là nhờ vào cái biết khác nữa không quan-hệ với trí-

thức hay tri-giác của giác-quan ? Cái biết về sự ta không biết ấy là do

Tâm-thể, tức là lương-tri mà Vương-Dương-Minh cũng như Mạnh-Tử bảo

cái biết không học là biết vậy ; Đấy là cái biết " lương-tri ", cái biết tiên-

nghiệm, cái biết tự-thể của tâm nhân-loại vậy. Tuy chủ-trương " Trí lương

tri ", chủ-trương " Thiên-lý tại nhân tâm ", như Phật-học thuyết " Phật tức

tâm " nhưng Vương-Dương-Minh không theo con đường xuất-thế hoàn-

toàn nội-hướng của Phật, Lão. Trái lại họ Vương vẫn đứng cương-vị nhà

Nho, Khổng - Mạnh, tích-cực nhập-thế để " Tu, Tề, Trị, Bình " , thủy-

chung cốt ở chỗ " Lập thành " ở tâm mình trong hành-động cũng như trí-

thức. Lập-thành tức là tự ý-thức mình là một giá-trị, một nhân-vị tâm-linh,

một bản-lĩnh duy-nhất sáng-tạo và chủ-động, tức là một Thiên-tước, một

Đại-thể chớ không phải một Nhân-tước, Tiểu-thể, một cá-nhân biệt-lập

hay đối-lập với người và vật chung-quanh mình. Một chữ Thành không

những đã hội ý cả sự cầu-tri qua chữ Ngôn và cầu-hành qua chữ Lực và

chữ Qua, mà còn ngụ-ý có ngôi chủ-động bên trong, là một tự-thể miên-

tục, linh-động, như Nguyễn-Công-Trứ ở Việt-Nam đã cảm-thông :

Page 25: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

25

" Linh khâm bảo hợp thái hòa "

Tóm lại, cái học của Chu-Hy là cái học siêu-hình nhị-nguyên cùng-

lý, mà cái học của họ Vương là cái học tâm-linh nhất-nguyên thành-ý. Nếu

Chu-Hy bắt đầu phân Tâm với Lý ra làm hai để mong hợp-nhất lại về sau

thì Vương-Dương-Minh đồng-nhất Tâm với Lý ngay ở khởi-điểm để mong

thực-hiện cái tâm đại-đồng. Do đấy mà Lý-học mải cầu tìm trí-thức, chi lý,

mệnh-danh là " Đạo-học vấn " còn Tâm-học chú-trọng thực-hiện giá-trị

đạo-đức nhân-sinh gọi là " Tôn đức tính " .

Đứng ở quan-điểm luân-lý đạo-đức của tư-tưởng truyền-thống

Trung-Hoa, thì Vương-Dương-Minh quả đã nối tiếp được cái học Khổng -

Mạnh, nhất là Mạnh-Tử hơn là Chu-Hy. Chúng ta chỉ đọc mấy câu thơ

tâm-sự của Vương-Dương-Minh sau đây cũng nhận thấy được cái khí-

phách và tâm-hồn của Mạnh-Tử :

" Phủ ngưỡng thiên địa gian

Xúc mục câu hạo hạo

Dan biều hữu dư lạc

Thử ý lương phí kiêu

U tai Dương Minh lộc

Khả dĩ vong ngô lão "

Tạm dịch :

( Ngẩng cúi khoảng trời đất

Tràn ngập khí hạo nhiên

Rổ cơm bầu nước mà Tiên

Chẳng kiêu, ý ấy tính thiên ở lòng

Dương Minh rừng núi linh lung

Tuổi gìa quên với núi sông cũng là ) .

Tâm-Học Với Lý-Học Có Thể Dung-Hòa Được Không ?_

Bài thơ tự-sự trên đây của Vương-Dương-Minh diễn-đạt một tâm-

hồn vũ-trụ-hóa, đi từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn một cách tuần-tự, tự-

nhiên, một giòng nhất-trí, yêu đời, cởi mở, không chút gì bạo-động chống

lại với khuynh-hướng bản-nhiên của nhân-tính, chỉ phải vô-tư-hóa tình-

yêu để đi đến chỗ không còn biên-giới gián-cách giữa tự-ngã và phi-ngã,

Page 26: CHU-HY VÀ VƯƠNG-DƯƠNG-MINH - freephung.free.frfreephung.free.fr/artviet/nhanban/ENB18ChuHyVuongDuongMinh.pdf · Vậy Minh, Thân, Thiện là ba chân-vạc của một nhân-bản

26

giữa nội và ngoài để rồi cảm-thông với vũ-trụ vạn-vật siêu-nhiên, tự hóa

và tự thấy đầy đủ tràn-ngập. Đấy là kết-quả con đường thực-hiện của Tâm-

học, chỉ phải bắt đầu như Mạnh-Tử đã nói :

" Cầu phóng tâm, tồn dạ khí "

( Tìm cái tâm phóng ra ngoài, giữ-gìn cái sinh-khí thanh-tĩnh

ban đêm của mình ) .

Tóm lại, Tâm-Học và Lý-Học đều đứng trước một Thực-tại có hai

phương-diện đại-đồng, khách-quan và phương-diện đặc-thù chủ-quan, hai

phương-diện thông thường người ta đều nhận thấy hàng ngày, phương-

diện Lý và phương-diện Tình. Ngoài thì là Lý nhưng trong là Tình. Tình,

Lý chỉ là hai phương-diện biểu-hiệu của một Thực-tại, chứ bản-tính không

phải là hai .

Bản-tính ấy là toàn-thể sự sống, sống toàn-diện. Điều ấy Lý-Học hay

Tâm-Học đều công-nhận, vì cả hai đều từ cái giả-định khởi-điểm đầu tiên

của Triết-học Trung-Hoa khi phục-hưng ở thời Tống, mà Chu-Liêm-Khê

đã nhắc lại theo luận-điệu siêu-hình :

" Vô cực nhi hữu cực " .

Không có cái Cực nào là lớn nhất, nghĩa là Vô-hạn mà Hữu-hạn, hay

là Vô-hình mà Hữu-hình. Đấy là một tín-tưởng cổ-truyền của Văn-hóa Á-

Đông, tín-tưởng " Vạn vật nhất thể " diễn-tả thành một mệnh-đề Siêu-

hình-học về Thực-tại đồng-nhất-tính của hiện-hữu vậy .

NGUYỄN-ĐĂNG-THỤC

( Văn-Khoa _ 1960 )