Top Banner
ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NHTW TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau 11 năm nộp đơn gia nhập WTO, đến tháng 11/2006 thì Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế gới. Song, để làm được điều này, chúng ta đã phải cam kết rất nhiều và từng bước sẽ hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Theo lộ trình, chúng ta từng bước phá bỏ những rào cản về thuế quan và phi thuế quan, mở cửa rộng hơn để các nước khác có thể vào đầu tư một cách thuận tiện và công bằng hơn. Do đó, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức to lớn mà chúng ta phải vược qua. Vấn đề NSNN, vấn đề lãi suất, lạm phát, tỷ giá,…mà chúng ta phải đối mặt. Vì vậy, trên gốc độ quản lý vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là cả về khoa học lẫn nghệ thuật. Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu và từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng như một công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắc lực để NHTW (ngân hàng trung ương) thực thi chính sách tiền tệ nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư lạm phát và tăng trưởng kinh tế ... Trong từng thời kỳ nhất định, việc thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc ngân hàng nhà nước. Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của lãi suất trên cơ sở môn học và để cùng nhau phân tích và mổ xẻ vấn đề, nhóm 8 chọn đề “Chính sách lãi suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO đến nay”. Vì có những hạn chế nhất định nên trong quá trình nghiên cứu sẽ trong tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm thực hiện rất mong sự đóng góp của các anh chị và Cô để đề tài hoàn thiện hơn.
37

Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Mar 24, 2023

Download

Documents

Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NHTW TỪ SAU KHIGIA NHẬP WTO ĐẾN NAY

1.ĐẶT VẤN ĐỀSau 11 năm nộp đơn gia nhập WTO, đến tháng 11/2006 thìViệt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chứcThương mại Thế gới. Song, để làm được điều này, chúng tađã phải cam kết rất nhiều và từng bước sẽ hội nhập vàonền kinh tế thế giới. Theo lộ trình, chúng ta từng bướcphá bỏ những rào cản về thuế quan và phi thuế quan, mởcửa rộng hơn để các nước khác có thể vào đầu tư một cáchthuận tiện và công bằng hơn. Do đó, chúng ta đang đứngtrước nhiều thách thức to lớn mà chúng ta phải vược qua.Vấn đề NSNN, vấn đề lãi suất, lạm phát, tỷ giá,…mà chúngta phải đối mặt. Vì vậy, trên gốc độ quản lý vĩ mô, điềuhành chính sách tiền tệ để đạt được những mục tiêu kinhtế xã hội đề ra là cả về khoa học lẫn nghệ thuật.Lãi suất với tư cách là một trong những công cụ của chínhsách tiền tệ được nhiều nhà kinh tế quan tâm nghiên cứuvà từ lâu được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng nhưmột công cụ hữu hiệu điều tiết nền kinh tế. Đặc biệt làtrong cơ chế thị trường lãi suất trở thành công cụ đắclực để NHTW (ngân hàng trung ương) thực thi chính sáchtiền tệ nhằm điều tiết các mối quan hệ giữa tiết kiệm vàđầu tư lạm phát và tăng trưởng kinh tế ... Trong từngthời kỳ nhất định, việc thi hành một chính sách lãi suấtthích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc ngânhàng nhà nước. Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của lãi suấttrên cơ sở môn học và để cùng nhau phân tích và mổ xẻ vấnđề, nhóm 8 chọn đề “Chính sách lãi suất của NHNN từ sau khi gianhập WTO đến nay”. Vì có những hạn chế nhất định nên trong quá trình nghiêncứu sẽ trong tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm thực hiệnrất mong sự đóng góp của các anh chị và Cô để đề tài hoànthiện hơn.

Page 2: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

2.CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Khái niệm

2.1.1 Lãi suấtTheo Samuelson, lãi suất là giá mà người đi vay phải trảcho người cho vay để được sử dụng một khoản tiền trongmột thời gian xác định. Nó là giá cả của việc mua bánquyền sử dụng tiền trong một thời gian xác định. Trongnền kinh tế thị trường, giá cả của hàng hoá được hìnhthành là kết quả của sự vận động giữa cung và cầu...Quyền sử dụng vốn là một loại hàng hoá đặc biệt và kếtquả của sự vận động giữa cung và cầu về vốn chính là lãisuất.Một đồng tiền bỏ ra hôm nay sẽ tạo ra một giá trị lớn hơntrong tương lai do đồng tiền đó được trả lãi. Chính vìvậy, lãi suất là một biến số làm cân bằng giá trị của mộtlượng tiền nhận được trong tương lai với giá trị của nó ởthời điểm hiện tại, hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn. Lãisuất hoàn vốn là thước đo chính xác nhất của khái niệm"lãi suất" mà người ta thường dùng. Do đó phép đo lãisuất chính là phép đo lãi suất hoàn vốn. Tuỳ theo cáccông cụ tài chính mà chúng ta có các phép đo khác nhau. Lãi suất là giá cả của tiền tệ và là tỷ lệ giữa số lợitức phải trả cho một khoản vay và số tiền gốc cho vaytính cho cùng một thời kỳ nào đó (năm, tháng, ngày).

2/37

Lãi suất (i)

Tiền (M)

i

MS

MD

M

Page 3: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

2.1.2 Lãi suất danh nghĩa & Lãi suất thựcLãi suất danh nghĩa : Là lãi suất tính theo giá trị danhnghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu hay nói cáchkhác là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỷ lệ lạm phát .Lãi suất thực tế: là lãi suất được điều chỉnh lại chođúng theo những thay đổi về lạm phát .Hay nói cách kháclà lãi suất đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.

2.1.3 Lãi suất cơ bảnLãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bốlàm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinhdoanh (Điều 9 Luật NHNN 06/1997/QHX)

2.1.4 Lãi suất chiết khấuLãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốnđược áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu thươngphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các tổ chứctín dụng. (Điều 9 Luật NHNN 06/1997/QHX)

2.1.5 Lãi suất tái cấp vốnTái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng củaNgân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phươngtiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốncho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:

a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; b) Chiết khấu giấy tờ có giá; c) Các hình thức tái cấp vốn khác.

(Theo Điêu 11 Luật NHNN số 46/2010/QH12)Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước ápdụng khi tái cấp vốn. (Điều 9 Luật NHNN 06/1997/QHX)

2.1.6 Lãi suất thực dương (âm)Lãi suất thực dương là lãi suất tiền cho vay lớn hơn lãisuất tiền gửi và lãi suất tiền gửi phải cao hơn mức lạmphát.

3/37

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Lạm phát

Page 4: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

2.2 Mục tiêu của chính sách lãi suấtMục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của phần lớn Ngânhàng Trung ương (NHTƯ) của các nước trên thế giới cũngnhư NHNN Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền của quốcgia - thông qua việc kiểm soát lạm phát. Trong đó, lãisuất là một trong những công cụ điều hành chính sách tiềntệ (CSTT) của NHTƯ để đạt được mục tiêu tôn chỉ đó.Chính sách lãi suất là một công cụ của CSTT. Vì vậy mụctiêu theo đuổi của chính sách lãi suất phải nằm trong mụctiêu của CSTT, quá trình hoàn thiện cơ chế điều hành lãisuất trong từng thời kỳ luôn phải đảm bảo mục tiêu baotrùm của CSTT là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗtrợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đócó nghĩa, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất khôngđược gây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn địnhvà thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởngkinh tế. Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạch định chínhsách lãi suất từng thời kỳ.

2.3 Cơ chế truyền dẫn của chính sách lãi suấtMô hình số nhân tiền tệ Số nhân tiền (kM) là hệ số phản ánh khối lượng tiền đượctạo ra từ một đơn vị tiền mạnh.Tiền mạnh - H (tiền cơ sở) bao gồm tiền mặt ngoài ngânhàng và tiền dự trữ trong ngân hàng.

H = Tiền mặt ngoài NH + dự trữ trong NH M1= Tiền mặt ngoài NH + tiền gửi SD séc

Nếu số nhân của tiền là kM, khi phát hành vào nền kinh tếH đồng, khối lượng tiền sẽ là:

Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà các ngân hàng trunggian phải trả khi vay tiền từ NHTW.

Tăng lãi suất chiết khấu làm giảm cung tiền. Giảm lãi suất chiết khấu làm tăng cung tiền.

4/37

M1 = kM*H Hay:

M1 = kM*H

Page 5: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Tăng Lãi suất chiết khấu Giảm Cung tiền Lãi suất thịtrường tăng Đầu tư giảm Tổng cầu giảm Sản lượnggiảmGiảm Lãi suất chiết khấu Tăng lượng cung tiền Lãisuất thị trường giảm Đầu tư tăng Tổng cầu tăng Sản lượng tăng

5/37

M1 M1 + M

MS1 MS2

MDM

Lãi suất (i)

I1 I1 + I

I =f(i)

Lãi suất (i)

Chính sách tiền tệ mở rộng

M1 r I AD YChính sách tiền tệ thắt chặt

M1 r I AD Y

Page 6: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

2.4 Mối quan hệ giữa lãi suất với một số yếu tố2.4.1 Mối quan hệ giữa chính sách lãi suất với lạmphát1

Chính sách lãi suất có quan hệ trực tiếp theo tương quantỷ lệ nghịch tới xu hướng và động thái lạm phát của mộtnước. Lãi suất càng thấp, đồng tiền càng ‘rẻ”, càng kíchthích mở rộng đầu tư và tiêu dùng, do đó, càng làm tăngáp lực lạm phát tiền tệ và lạm phát cơ cấu. Vì vậy, khilạm phát gia tăng, chính phủ nào cũng phải có chính sáchđề cao bản tệ, mà tiêu biểu là tuân thủ chính sách lãisuất thực dương . Nâng lãi suất sẽ khuyến khích tiết kiệm cả trong đầu tưvà trong tiêu dùng, hạn chế tích trữ - đầu cơ, làm tăngtiền gửi và sử dụng tiết kiệm các khoản vay, làm tăngcung và giảm cầu tín dụng, thu hẹp nhập khẩu. Mức lãisuất càng cao hơn mức lạm phát thì tác động tức thời củanó đến việc giảm phát càng rõ rệt.Tuy nhiên, lãi suất quá cao sẽ thu hẹp đầu tư xã hội, dẫnđến tăng đình trệ, suy thoái, thất nghiệp và phá sản.Ngoài ra, mức lãi suất cho vay cao "ở đầu vào" sẽ đượcngười vay - doanh nghiệp tự động chuyển vào giá cả hànghóa và dịch vụ "ở đầu ra", từ đó làm tăng mức giá xã hộichung, tức lại làm tăng lạm phát... Thêm nữa, nguyên tắcthị trường đòi hỏi tiền huy động được phải sinh lợi thôngqua cho vay lại hoặc đầu tư, nếu không muốn gây áp lựclạm phát tương lai bởi gánh nặng nợ lãi huy động cho ngânhàng và ngân sách nhà nước. Vì thế, mức lãi suất thông thường trong nền kinh tế bìnhthường luôn được khuyến nghị tuân theo bất phương trìnhsau: L1<L2<L3<L4, trong đó:

L1: mức lạm phát; L2: lãi tiền gửi; L3: lãi cho vay và L4: lợi nhuận bình quân xã hội trong cùng kỳ hạn lãi

suất.

1 Chính sách lãi suất trong cuộc chiến lạm phát – TS Nguyễn Minh Phong6/37

Page 7: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Nhiệm vụ của Nhà nước là lựa chọn mức "trần" lãi suấthoặc sử dụng “lãi suất cơ bản” sao cho phù hợp điều kiệncụ thể và mục tiêu vĩ mô kinh tế - xã hội của mình, đồngthời, phải luôn tính đến và có những biện pháp khắc phụchậu quả mặt trái luôn song hành của cả việc nâng cao hayhạ thấp lãi suất, nếu không, sẽ vấp phải vòng xoáy mớicủa lạm phát tuỳ theo mức độ phản ứng cuả các chủ thểkinh tế…

2.4.2 Mối quan hệ giữa lãi suất với tỷ giáLãi suất cao còn có thể làm gia tăng lượng cung tiền từnước ngoài, từ đó làm tăng áp lực lạm phát tiền tệ ngoạinhập. Điều này càng rõ nét và nguy hiểm trong bối cảnh tựdo hoá tài chính cao theo cam kết hội nhập trong các tổchức kinh tế quốc tế (vì nếu lãi suất cao thì dòng vốnnước ngoài đổ vào gửi hoặc cho vay trong nước càng caonhằm hưởng chênh lệch lãi suất so với thị trường lãi suấtkhu vực và quốc tế).

3.TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT3.1 Lãi suất ở thời kỳ thực thi cơ chế quản lýnền kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hóatập trung (trước năm 1988):  

Đặc trưng cơ bản của lãi suất thời kỳ thực thi chế độquản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trungkéo dài, đó là áp dụng chính sách lãi suất bao cấp khánặng nề, lãi suất đựơc xây dựng thoát ly lãi suất của nềnkinh tế thế giới. Dẫn đến lãi suất thực thi trong thời kỳnày với tình trạng “lãi giả và lỗ thật” làm cho ngân hàngkhông thể bảo toàn vốn của mình do lạm phát tăng cao vàlãi suất thực là số âm, vì tỷ lệ lạm phát đã lớn hơn lãisuất danh nghĩa. 

3.2 Lãi suất thời kỳ nền kinh tế bắt đầu chuyểnsang nền kinh tế thị trường phát triển theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước(từ năm 1988 đến 2006).  

Bước ngoặt trong tiến trình đổi mới, cải cách nền kinh tếVN trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu bằng Nghị định53/HĐBT ngày 26.3.1988 của HĐBT (nay là Chính phủ). Nộidung cơ bản của Nghị định 53/HĐBT đó là “Đã hình thành

7/37

Page 8: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàngNhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, làm tiền đề chohai pháp lệnh về: Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngânhàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày23.5.1989 của Hội đồng nhà nước. Hai pháp lệnh này cóhiệu lực từ ngày 1.10.1990 với nội dung chủ yếu: Xóa hẳnmô hình ngân hàng một cấp và xây dựng mô hình ngân hànghai cấp phù hợp với mô hình của ngân hàng các nước có nềnkinh tế thị trường phát triển. Trong đó Ngân hàng Nhànước VN thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng,quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thươngmại, các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, còn ngânhàng thương mại, các tổ chức tín dụng, thực hiện chứcnăng kinh doanh trực tiếp về lĩnh vực tiền tệ, tín dụngvà ngân hàng trong nền kinh tế. Từ Pháp lệnh ngân hàng cóhiệu lực 1.10.1990, đến ngày 1.10.1998 Luật ngân hàng nhànước và Luật các tổ chức tín dụng ra đời và có hiệu lựccho đến nay đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng chohoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong nềnkinh tế. Nhìn lại diễn biến của chính sách lãi suất qua từng thờikỳ, cho chúng ta thấy những bước phát triển của mỗi thờikỳ tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế. Quátrình tự do hóa lãi suất của Việt Nam được thể hiện tổngquát như sau: 

3.2.1 Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cố định(1989-5.1992):  

Đây là cơ chế lãi suất đã có từ trước nhưng có sự thayđổi căn bản, theo nguyên tắc của việc xác định lãi suấtlà: Bảo toàn được vốn và có lãi, được áp dụng ở các doanhnghiệp của các thành phần kinh tế. Cơ chế lãi suất nàyđược điều chỉnh theo biến động của chỉ số giá, đặc biệtlà lãi suất ngoại tệ được áp dụng theo mức lãi suất củathị trường tiền tệ quốc tế. Thực tế vận hành trong mộtthời gian (1989-1992), cơ chế lãi suất thời kỳ này đã bắtđầu phát huy tác dụng, là bước chuyển của cơ chế lãi suấtthực âm sang cơ chế lãi suất thực dương. 

8/37

Page 9: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

3.2.2 Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995):  

Đặc trưng của cơ chế này là Ngân hàng Nhà nước điều hànhcơ chế lãi suất theo khung lãi suất, quy định rõ sàn lãisuất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinhtế. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng căn cứkhung lãi suất của ngân hàng thương mại để đưa ra các lãisuất thích hợp cho mình, thực chất là bước chuyển đổi cănbản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất dương, đảmbảo cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụngkinh doanh có hiệu quả, đây là cơ chế lãi suất khởi đầucho quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam. 

3.2.3 Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7.2000):  

Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là Ngânhàng Nhà nước đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linhhoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãisuất huy động (lãi suất đầu vào của ngân hàng thương mại)và linh hoạt trần lãi suất cho vay (lãi suất đầu ra). Cơchế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinhtế, kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của VND trong sựtương quan của các đồng tiền trong khu vực do có khủnghoảng tiền tệ năm 1997-1998 ở các nước Đông Nam Á. 

3.2.4 Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ(8.2000-5.2002):  

Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độlà Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cơ chế lãi suất theoluật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãisuất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng,trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điềuchỉnh kịp thời.  Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản cácngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được ấn địnhlãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tếvà cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Theocơ chế lãi suất này cho thấy Ngân hàng Nhà nước VN đãquyết tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự dohóa và từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trườngkhu vực và thế giới. 

9/37

Page 10: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

3.2.5 Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2008):Trong thực tế, cơ chế lãi suất này được Ngân hàng Nhànước chuyển đổi từng bước bắt đầu từ tháng 5.2001 áp dụngcho hình thức vay bằng ngoại tệ, tiếp theo 5.2002 là ápdụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụngtrong nước. Nhìn một cách tổng quát thì quá trình thựcthi cơ chế tự do hóa lãi suất ở VN bước đầu đã có kết quảnhất định. 

4.ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT4.1 Cơ chế điều hành

NHNN có 2 cơ chế điều hành lãi suất: Quy định lãi suất trần: NHNN sẽ công bố Lãi suất cơ

bản và tỷ lệ lãi suất được phép cho vay của các Ngânhàng (ví dụ: không được cao hơn 150% LSCB)

Cơ chế tự thỏa thuận: NHTM sẽ được tự thỏa thuận mứclãi suất cho vay với khách hàng.

Từ năm 2007 đến nay có thể nói cơ chế điều hành lãi suấtcủa NHNN qua 3 giai đoạn:

10/37

Page 11: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biếttrên thị trường tiền tệ, có 3 nhóm lãi suất chủ yếu:

Một là lãi suất kinh doanh (huy động, cho vay…) củatổ chức tín dụng được hình thành trên cơ sở cung -cầu vốn thị trường, lạm phát, mức độ rủi ro và sựđiều tiết của ngân hàng trung ương;

Hai là lãi suất vay mượn ngắn hạn lẫn nhau giữa cáctổ chức tín dụng trên thị trường nội tệ liên ngânhàng, chịu tác động chủ yếu của cung- cầu vốn khảdụng của tổ chức tín dụng và điều tiết của lãi suấtchính sách Ngân hàng Trung ương;

Ba là lãi suất chính sách của Ngân hàng Trung ương(lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu…) điềutiết trực tiếp lãi suất thị trường nội tệ liên ngânhàng và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp vớicác mục tiêu của chính sách tiền tệ.

(Trích: Ngày 25/12/2010, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổchức phiên họp mời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nambáo cáo giải trình về thực trạng và những giải pháp xungquanh vấn đề lãi suất hiện nay.)

4.2 Năm 20074.2.1 Mục tiêu

Tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 8.0% - 8.5% Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 6.5% - 7%, Bội chi ngân sách ở mức 5% GDP Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 43.4% GDP

11/37

16/05/2008 14/04/201001/06/2002

Lãi suất thỏa thuận

Lãi suất trần (150%

LSCB)

Lãi suất thỏa thuận

Page 12: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

4.2.2 Thành tựu kinh tếNăm 2007 là năm đầu tiên Việt nam gia nhập Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) nên có nhiều tác động tích cực vànhiều thách thức với thị trường trong nước. Mặc dù chỉ sốgiá tiêu dùng đã tăng lên 2 chữ số, CPI ở mức 12,61% sovới tháng 12 năm 2006 (cao nhất trong vòng 12 năm qua)nhưng nhiều chỉ tiêu đặt ra đều đạt và vượt mức kế hoạch.Kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh, GDP đạt 8,5%, mức caonhất trong 10 năm trở lại đây. Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển, góp phần vàotăng trưởng chung. Giá trị sản xuất toàn ngành côngnghiệp tăng 17,1%, cao hơn mức kế hoạch; các ngành dịchvụ phát triển khá, nhất là thương mại bán lẻ; hoạt độngngân hàng, bảo hiểm, viễn thông mở rộng hơn; xuất khẩutăng trưởng cao, đạt hơn 48,3 tỉ USD; thu hút vốn đầu tưnước ngoài đạt mức kỷ lục (hơn 20 tỉ USD); thị trườngchứng khoán phát triển mạnh, thu hút trên 5 tỉ USD, nhiềudoanh nghiệp nhà nước lớn được tiến hành cổ phần hoá …

BIỂU ĐỒ CPI NĂM 2007

-1

-0.5

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

2007 1.1 2.2 -0.2 0.5 0.77 0.85 0.94 0.55 0.51 0.74 1.23 2.91T 1 T 2 T 3 T 4 T 5 T 6 T 7 T 8 T 9 T 10 T 11 T 12

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê4.2.3 Chính sách lãi suất

Trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội củaQuốc hội và Chính phủ, các dự báo đánh giá của NHNN vềlạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô năm 2007, NHNN điềuhành chính sách tiền tệ theo hướng "thắt chặt" tiền tệ đểrút mạnh tiền từ lưu thông về, giảm tốc độ tăng tổng

12/37

Page 13: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

phương tiện thanh toán và tín dụng nhằm kiểm soát lạmphát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ổn định lãi suất mức lãi suất cơ bản là 8,25%/năm, Lãi suất tái cấp vốn là 6,5%/năm. Lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm.

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt NamRiêng đối với lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tạiTCTD, kể ngày 01/03/2007, NHNN bỏ quy định trần lãi suấttiền gửi bằng USD đối với pháp nhân, các TCTD đã đượcphép ấn định lãi suất tiền gửi bằng USD của pháp nhântheo cơ chế thoả thuận, phù hợp với nhu cầu vốn kinhdoanh, cung cầu vốn ở thị trường trong nước và lãi suấtthị trường quốc tế.Lý do chủ yếu của việc giữ ổn định lãi suất này là nhằmphát tín hiệu định hướng ổn định lãi suất thị trường đểhạn chế tác động tăng lãi suất cho vay và cộng hưởng làmtăng chi phí sản xuất, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát.Đối với việc kiểm soát mức tăng tiền tệ để kiềm chế lạmphát, thì chủ yếu sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, dự trữbắt buộc, còn lãi suất chỉ đóng vai trò bổ trợ cho cáccông cụ này.

13/37

Page 14: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

4.2.4 Đánh giá chính sách lãi suất10 tháng đầu năm 2007, lãi suất thị trường nội tệ liênngân hàng có xu hướng giảm từ 1-2,3%/năm so với cuối năm2006, do vốn khả dụng toàn hệ thống dư thừa. Tuần đầu củanửa cuối tháng 11/2007, lãi suất thị trường liên ngânhàng tăng đột biến ở một vài thời điểm, có thời điểm lãisuất thị trường liên ngân hàng qua đêm ở mức 10-12,6%, dovốn khả dụng của một số NHTM Nhà nước cao, giao dịch nộitệ liên ngân hàng tăng đột biến ở một vài thời điểm, cóthời điểm lãi suất thị trường liên ngân hàng qua đêm ởmức 10-12,6%, do vốn khả dụng của một số NHTM Nhà nướcgiảm với nguyên nhân chủ yếu là các tổ chức kinh tế vàKBNN rút tiền gửi thanh toán. Để ổn định thị trường nộitệ liên ngân hàng và tránh tác động làm tăng mặt bằng lãisuất thị trường, NHNN đã thực hiện các phiên chào muagiấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày trên nghiệp vụ thịtrường mở để hỗ trợ cho các TCTDNHNN thực hiện chào mua giấy tờ có giá theo phương thứcđấu thầu khối lượng và công bố lãi suất ở mức 8% nhằm hạnchế tình trạng bỏ thầu lãi suất không phù hợp với lãisuất thị trường, gây tâm lý phản ứng tác động không thuậnđối với điều hành CSTT của NHNN. Vì vậy, tình trạng thiếuhụt vốn khả dụng của NHTM đã cơ bản được khắc phục, lãisuất thị trường nội tệ liên ngân hàng đã ổn định và có xuhướng giảm khoảng 0,5-2%/năm so với cuối tháng 11/2007.Trên cơ sở hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất đồng bộvới việc phát triển thị trường tiền tệ, phù hợp với thônglệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam. Trong năm2007, nguồn ngoại tệ từ đầu tư gián tiếp nước ngoài vàorất lớn, thanh khoản các ngân hàng thừa, nên tăng dự trữbắt buộc từ 5% lên 10% -> tăng lãi suất là hợp lý .Tuy nhiên, mặt hạn chế : Về nguyên nhân chủ quan do điều hành giá yếu, dự báo sai,điều hành chính sách tiền tệ chưa tốt. "Việc lúng túngtrong điều hành thị trường tiền tệ cũng là một lý dokhiến tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) vượt quá tốc độtăng GDP" (đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hộinghị Kế hoạch và Đầu tư năm 2007, ngày 30-11-2007.

14/37

Page 15: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Trong thực tiễn đối phó với lạm phát ở nước ta năm 2007và 2008, chính sách lãi suất có những bất cập, nhữngnghịch lý kéo dài. Vì vậy, đã và đang có những tác độngtiêu cực đến kết quả chống lạm phát :Các ngân hàng phải vào cuộc chống lạm phát (thể hiện quaviệc tăng dự trữ bắt buộc, thắt chặt hạn mức tín dụng vànâng lãi suất cơ bản và chiết khấu, cũng như sử dụng mộtsố công cụ nghiệp vụ thị trường mở khác để hút tiền thừatừ lưu thông). Trong khi đó, các ngân hàng ở Việt Nam mớithực hiện được một nửa “đơn thuốc”, tức chỉ thực hiện lãisuất tín dụng cho vay cao hơn hẳn lãi suất huy động, cũngnhư luôn cao hơn mức lạm phát, trong khi trần lãi suấtcho vay dường như bị thả nổi. Các ngân hàng thương mạiđều thống nhất thực hiện lãi suất huy động thấp hơn nhiềumức lạm phát (nhất là năm 2007). Kết quả là dư lượng tiềnthừa trong lưu thông vẫn quá nhiều, trong khi nhiều ngânhàng không huy động đủ tiền mặt để bảo đảm tính thanhkhoản và cho vay cần thiết. => Chính sách lãi suất “nửa âm - nửa dương” khiến cảngười gửi và doanh nghiệp đều chịu thiệt, nhiều ngân hàngthu lợi lớn, trong khi nguy cơ giảm tính thanh khoản vàngưng trệ hoạt động cho vay lại tăng

4.3 Năm 20084.3.1 Mục tiêu

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳhọp cuối năm trước là 8,5- 9%,

4.3.2 Thành tựu kinh tếTăng trưởng kinh tếNăm 2008, Việt Nam đối mặt khó khăn do kinh tế thế giớirơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt qua khókhăn của cả nước, đến nay, các ngân hàng (NH), tổ chứctài chính vẫn ổn định; các doanh nghiệp (DN) lớn vẫn trụvững… Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong nhiều năm đạt tốc độtăng trưởng hơn 8%, đến năm 2008 chỉ đạt 6,23%. Đây làkết quả của việc linh hoạt trong điều hành chính sách

15/37

Page 16: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

trước hai trạng thái phức tạp của nền kinh tế cùng lúcdiễn ra trong năm: lạm phát và giảm phát.Điểm sáng nhất trong bức tranh kinh tế năm 2008 là thànhtựu trong thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốnđầu tư nước ngoài. Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tưtoàn xã hội năm 2008 theo giá thực tế đạt 637,3 nghìn tỷđồng, bằng 43,1% GDP, tăng 22,2% so với năm 2007. Đầu tưtrực tiếp từ nước ngoài đã tiếp tục phá kỷ lục mới, năm2008, cả nước thu hút được 64 tỷ USD với 1171 dự án đăngký mới (60,3 tỷ USD) và 311 dự án bổ sung vốn (3,7 tỷUSD), tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Cũng trong năm2008, tại hội nghị Nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho ViệtNam, cộng đồng quốc tế đã tiếp tục cam kết hỗ trợ trên 5tỷ USD nguốn vốn ODA… Với tốc độ tăng trưởng ở mức như hiện nay vàkim ngạch xuất khẩu vẫn đạt mức cao nhất trong vòng 10năm qua (65 tỷ USD), Việt Nam có quyền hy vọng và tintưởng sẽ vượt qua suy thoái kinh tế. Lạm phátNăm 2008, lạm phát đã vượt lên mức hai con số, đỉnh điểmlên đến 23%. Đây là mức lạm phát cao nhất trong vòng 20năm trở lại đây. Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, lạm phátđại phi mã đã từng xảy ra vào năm 1986, với con số lênđến 776%. Mức lạm phát hơn hai con số đã khiến đời sống người laođộng, người làm công ăn lương rơi vào khó khăn. Giá cảnhiều mặt hàng trong nhiều tháng của năm 2008 đã vượt xagiá trị thật. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ triệttiêu thành quả kinh tế. Chính phủ đã phải thực hiện 8 nhóm giải pháp để kiềm chếlạm phát và cơ bản đã đạt được kết quả như mong muốn. 

4.3.3 Đánh giá chính sách lãi suấtChính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạtnửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thậntrọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này làtần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng cócủa Ngân hàng Nhà nước, tập trung ở các lãi suất chủchốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá.

16/37

Page 17: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suấttái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Tỷlệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lầngiảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữbằng ngoại tệ). Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có 5lần điều chỉnh (3 lần tăng, 2 lần giảm).Cơ chế điều hành tỷ giá cũng ghi nhận những điều chỉnhchưa từng có trong lịch sử. Biên độ có 3 lần nới rộng, từ+/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình quân liên ngân hàng có 2lần điều chỉnh mạnh, vào tháng 6 và cuối tháng 12.Một công cụ được Ngân hàng Nhà nước sử dụng đến, cũng làmột sự kiện nổi bật trong năm 2008, là đợt phát hành20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3). Đi cùng với kếhoạch này, nhà điều hành đã 2 lần điều chỉnh lãi suất chotín phiếu, 1 lần tăng từ 7,8% lên 13%, tháng 12 giảmxuống còn 4,5%.Lần đầu tiên kể từ 1/12/2005, lãi suất cơ bản được điềuchỉnh tăng, từ 8,25% lên 8,75% vào 1/2/2008. Đặc biệt,trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), lãi suất cơ bảnđược trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sởđể xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay củacác ngân hàng thương mại, thay vì xơ cứng và mờ nhạttrước đó.Cụ thể, ngoài sự điều chỉnh trên, Ngân hàng Nhà nướcchính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động chovay của các tổ chức tín dụng (không quá 150% lãi suất cơbản theo quy định của Bộ luật Dân sự).Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các các ngân hàngcó sự thay đổi căn bản; khái niệm “lãi suất cho vay tốiđa” xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mứclãi suất cho vay từ 22% - 25% trước đó được loại bỏ cùngvới các loại phí thu thêm; trần lãi suất huy động thỏathuận giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cótừ những năm trước cũng bị xóa bỏ.

17/37

Page 18: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhànước gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của cácngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biếnđộng mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng pháttrong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷlục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩymức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệtcó trường hợp áp tới 20%/năm.Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngânhàng thương mại cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăncả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụngtiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụngbước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dựkiến khống chế 30%).Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới,sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụngcủa hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắtđầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm,gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngânhàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dậpgiảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnhđiểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn12,75%/năm.

18/37

Page 19: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

4.4 Năm 20094.4.1 Mục tiêu

Điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 khoảng5%, chỉ số giá tiêu dùng dưới 10%, chỉ tiêu tăng kimngạch xuất khẩu 3%, mức bội chi ngân sách nhà nước (NSNN)không quá 7% GDP. Căn cứ vào tình hình thực tế, Chính phủđiều hành bội chi NSNN ở mức thấp nhất và giảm dần trongmột số năm tiếp theo. Bên cạnh đó, giữ tổng chi trong dựtoán NSNN theo đúng kế hoạch.

4.4.2 Thành tựu kinh tếTăng trưởng kinh tếMặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ suy thoái kinh tếchung nhưng tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn tăng dầnqua 4 quý, lần lượt là 3,1%, 4,5%, 5,8% và 6,8%. Thựchiện cả năm 2009, GDP đạt 5,32% so với mục tiêu Quốc hộiđề ra là khoảng 5%.Lạm phátKhông có những đột biến lớn, không bất thường về quyluật, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 cho cảmgiác khá trầm lắng. Nhưng trong một năm nền kinh tế trầm,thăng phức tạp, CPI vẫn có sự đảo chiều tương ứng.

Trên biểu đồ, tốc độ tăng CPI theo tháng đạt đỉnh 4 lầntrong năm qua, ở các tháng Hai, Sáu, Chín và Mười hai,với các mức tăng 1,17%; 0,55%; 0,62% và 1,38%. Quy luật

19/37

Page 20: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

nén - nhả nới lỏng dần qua các vòng “xoắn ốc”, và lạmphát gia tăng sau mỗi chu kỳ được hình thành.Trong 8 tháng đầu tiên, diễn biến chỉ số giá là biểu hiệncủa kìm nén, ít nhiều theo tính quy luật và cho cảm nhậnan toàn. Tuy nhiên trong 4 tháng còn lại, đường biểu diễnxóc nhẹ, báo hiệu những đột biến, để rồi tăng dần và dựngngược lên trong tháng tận cùng của năm, hiện thực hóaphần cảm nhận lơ lửng đâu đó về nguy cơ tái lạm phát.Gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD được đưa ra lần đầu tiênvào ngày 2/12/2008, thì đến cuộc họp Chính phủ cuối thángHai, hình hài và vóc dáng đã hình thành. Cũng trong thờigian này, đã có những công bố tổng giá trị gói kích cầulên đến 6 tỷ USD, thậm chí hơn nữa.Từ khoảng tháng Tư, các chính sách như hỗ trợ 4% lãisuất; miễn thuế thu nhập cá nhân 6 tháng đầu năm 2009;giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa;giãn thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế giá trịgia tăng; và hàng loạt chính sách hỗ trợ an sinh xã hội,tăng chi tiêu công… bắt đầu chuyển mạnh vào đời sống kinhtế xã hội.Về cầu kéo, tính đến 30/10/2009, tổng phương tiện thanhtoán M2 đã tăng 23,99%. Ngân hàng Nhà nước công bố, tíndụng tăng trưởng 37,73% so với cuối năm 2008… Về tác động của tăng giá trên thị trường thế giới, đếntháng 11/2009, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tănglên mức 451,31 USD/tấn. Do có quyền số cao tới hơn 40%trong rổ hàng hóa tính CPI, tăng giá lương thực tác độngmạnh đến giá cả trong nước, CPI nhóm hàng này tháng12/2009 đã tăng 7,54% so với một năm trước đó.Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 12/2009 so vớitháng 12/2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% mà Quốchội đã thông qua. Qua đó, góp phần làm cho CPI bình quânnăm 2009 chỉ tăng 6,88% so với năm 2008, mức thấp nhấttrong 6 năm trở lại đây (CPI bình quân năm 2004 t ăng7,71%; năm 2005 tăng 8,29%; năm 2006 tăng 7,48%; năm 2007tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%). Năm 2009 khép lại với chỉ số giá chấp nhận được trong tấtcả các mức so sánh. Nhưng sự gia tăng mạnh mẽ chỉ số CPI

20/37

Page 21: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

tháng cuối cùng của năm khiến gây lo ngại cho những thángđầu năm 2010.Tình hình lãi suất

BIỂU ĐỒ LÃI SUẤT NĂM 2009

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12Tháng

Lãi suất (%)

Lãi suất chiết khấu %Lãi suất cơ bản %Lãi suất tái cấp vốn %

Sáng 25/11, Thống đốc NHNN đã bất ngờ ký ban hành Quyếtđịnh tăng lãi suất cơ bản lên 8%, sau 10 tháng liên tiếpduy trì ở mức 7%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất tái cấp vốncũng tăng từ 7% lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ5%/năm lên 6%/năm.  Cũng trong ngày 25/11, Thống đốc NHNN đã  điều chỉnhtỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 17.961 VND/USD và ápdụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngaygiữa USD và VND là +/-3%, thay cho +/-5%. Với các điềuchỉnh này, mức tỷ giá sàn giao dịch là 17.422 VND/USD vàtỷ giá trần giao dịch sẽ là 18.500 VND/USD.

4.4.3 Đánh giá chính sách lãi suấtNgày 4/7/2009 Thủ tướng Chính phủ có kết luận về việcđiều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trongthời gian tới. Theo đó, lãi suất cơ bản và các mức lãi

21/37

Page 22: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

suất khác được điều chỉnh  theo hướng ổn định và ở mứchợp lý, kết hợp với điều hành  linh hoạt nghiệp vụ  thịtrường mở và các công cụ chính sách tiền tệ khác để kiểmsoát  mức tăng các chỉ tiêu tiền tệ  phù hợp với mục tiêukinh tế vĩ mô.Về chính sách hỗ trợ lãi suất, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tụctriển khai thực hiện tích cực chính sách hỗ trợ lãi suất.Tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm tra các khoản chovay  hỗ trợ lãi suất  để đảm bảo thực hiện đúng  mục tiêuhỗ trợ. Thủ tướng cũng giao điều hành tổng phương tiệnthanh toán tăng khoảng 25%, tín dụng  tăng khoảng 25%-27%nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5%, khống chếlạm phát  ở mức một con số  trong năm 2009. Thủ tướnggiao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Côngthương kiểm soát nhập siêu năm 2009 không vượt quá 20%tổng kim ngạch xuất khẩu như mục tiêu đề ra.Nếu như 2008 là năm lạm phát cao, buộc phải thực thichính sách tiền tệ thắt chặt thì sang 2009, tình hìnhkinh tế vĩ mô có phần phức tạp hơn mà biểu hiện rõ nétnhất là nền kinh tế chưa kịp "cắt cơn" lạm phát, đã phảiđối mặt với suy giảm, Chính phủ phải điều chỉnh mục tiêu:ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát, tăng trưởngkinh tế ở mức hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.Trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế, Chính phủ đãban hành Quyết định 131/CP, hỗ trợ lãi suất ngắn hạn chokhu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, trị giá 1 tỷ USD. Để đưagói hỗ trợ lãi suất vào thực tiễn, ban đầu có khá nhiều ýkiến khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở hai phương án:

Phương án thứ nhất, là nên dành cho một số công trìnhlớn làm động lực kích thích các ngành phụ trợ phát triển,giống như gói kích thích của Trung Quốc.

Phương án thứ hai là chỉ hỗ trợ một số khu vực, chẳnghạn như doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi lúc đó, ông Cao SĩKiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa có đưa ranhững con số bi quan về tình trạng hoạt động của doanhnghiệp: 20% phá sản, 60% khó khăn và chỉ 20% có thể trụvững.

Mặc dù bộ trưởng các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầutư, Ngân hàng Nhà nước đều vào cuộc xử lý và bàn đi tính

22/37

Page 23: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

lại nhiều lần, nhưng cuối cùng, ngày 17/1/2009, Chính phủgiao cho Ngân hàng Nhà nước chủ động đề xuất phương ántriển khai. Ngân Hàng Nhà nước xây dựng phương án sử dụngchính các tổ chức tín dụng để giải ngân gói kích thíchnày.

Mặc dù giải pháp này không giống bất kỳ gói kíchthích kinh tế nào trên thế giới, nhưng chúng có nhữngưu điểm:

  Thứ nhất, gắn lợi ích và trách nhiệm của các ngânhàng với gói kích thích, ở chỗ: nguồn vốn là của ngânhàng thương mại được giải ngân theo cơ chế thôngthường nhưng được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất. Nhờđó, ngân hàng thương mại khơi thông được tín dụng vớilãi suất cho vay gần tương tự điều kiện nền kinh tếhoạt động bình thường, điều mà không một hệ thốngngân hàng của quốc gia nào làm được tại thời điểm đó.

Thứ hai, ngân hàng thương mại là tổ chức có đủ điềukiện vật chất để đảm bảo cho hàng triệu khoản vayđược thực hiện an toàn, trong khi phương pháp kháckhông thể đạt được yêu cầu này. Kèm theo đó là cơ chế"hậu kiểm" nên nhìn chung làm yên tâm trước một sốnghi ngại.

Nhược điểm

Khi triển khai gói hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nhànước đã lường trước những hiệu ứng phụ không mongmuốn, và quả đúng như vậy, đến tháng 7/2009, thịtrường tiền tệ bắt đầu xuất hiện sức ép tăng trưởngtín dụng.

Thực tế này trái với dự kiến kế hoạch đầu năm:nếu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%, Ngân hàng Nhànước tính toán tăng trưởng tín dụng từ 21% - 23%,tương đương mức 3 - 3,2 lần GDP, đảm bảo thu nhậpbình quân đầu người khoảng 1.000 USD/người/năm là hợplý.

23/37

Page 24: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Giới chuyên gia kinh tế, luật cảnh báo, chínhsách kích cầu này mặc dù thực tế cũng có hiệu quảnhất định nhưng lại có rất nhiều kẽ hở dẫn đến việccho vay, sử dụng vốn ngân sách sai quy định, thậm chíkhông tránh khỏi những hành vi trục lợi, tham nhũngtiền ngân sách.

Cùng đó, một bộ phận doanh nghiệp vay hợp pháptại ngân hàng này nhưng gửi ngân hàng kia để hưởnglợi chênh lệch lãi suất khoảng 2%/năm lúc đó, nhưngvề sau có thể lên tới 4 - 5%/năm.

4.5 Năm 20104.5.1 Mục tiêu

Theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, mục tiêu kinhtế - xã hội của năm 2010 là phấn đấu phục hồi tốc độ tăngtrưởng kinh tế ở mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn địnhkinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng, ngăn chặn lạm phátcao trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội. Dựatrên các điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinhtế - xã hội, NHNN đánh giá các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủyếu năm 2010 như sau: 

Tổng sản phẩm trong nước tăng khoảng 6,5%; Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%, Bội chi ngân sách ở mức 6,2% GDP và Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 41%GDP

Trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội củaQuốc hội và Chính phủ, các dự báo đánh giá của NHNN vềlạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô năm 2010, NHNN đặt rayêu cầu và nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2010linh hoạt, thận trọng và chặt chẽ để kiểm soát mức tăngtổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinhtế, lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, bảo đảm khả năng antoàn thanh toán của hệ thống ngân hàng, góp phần thựchiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.

24/37

Page 25: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

4.5.2 Thành tựu kinh tế 2010Tăng trưởng kinh tếNăm 2010 GDP của Việt Nam ước đạt 1,981 ngàn tỉ đồng theogiá hiện hành, tương đương với khoảng 100 tỉ US$. Trongkhi đó, GDP tính theo giá so sánh ước tăng khoảng 6,78%,vượt mục tiêu 6.5% đề ra hồi đầu ưnăm. Con số này được kìvọng sẽ tăng lên trên 7% nếu như kinh tế thế giới tiếptục hồi phục khá và những ề bất ổn nội tại của nền kinhtế được giải quyết sớm.Tăng trưởng khá cao của Việt Nam chủ yếu được dẫn dắt bởicác khu vực công nghiệp & xây dựng và khu vực dịch vụ. Sovới năm ngoái, khu vực công nghiệp & xây dựng tăng tới7,70% trong khi khu vực dịch vụ tăng 7,52%. Lạc quan hơn,tăng trưởng của cả hai khu vực này tiếp tục xu hướng đilên kể từ quý 1 năm 2009. Duy chỉ có khu vực nông, lâm, &ngư nghiệp, tăng 2,78% trong năm nay, là có xu hướng giảmnhẹ do ảnh hưởng của thiên tai vào nửa cuối năm.Hình: Tăng trưởng GDP theo quý 2001-2010 (% so với cùngkỳ, cộng dồn)

Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng CPI của tháng 12 được chính thứccông bố tăng tới 1,98% so với tháng trước. Lạm phát tiếp

25/37

Page 26: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

tục ở mức cao do giá cả lương thực & thực phẩm và giá vậtliệu xây dựng tiếp tục tăng mạnh. Trong khi đó, lạm phátso với cùng kì năm ngoái ở mức 11,75%, vượt xa con số mụctiêu 8% trong năm nay của chính phủ.Ngoài tăng trưởng cung tiền và tín dụng cao ở mức trên20% liên tiếp trong nhiều năm, thời tiết xấu trong nướccộng với sự gia tăng trở lại của giá nguyên nhiên liệuthế giới được cho là một trong những nguyên nhân chínhgây ra mức lạm phát cao vào những tháng cuối năm 2010.

Trong nhiều năm, lạm phát của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớnbởi sự dao động mạnh của giá lương thực và thực phẩm. Năm2010 cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong nămnay, giá cả nhóm hàng này tăng tới 16,18%, đóng gópkhoảng 6,64% trong tổng mức tăng 11,75% của CPI. Sự giatăng mạnh này chủ yếu xuất phát từ sự gia tăng của giá cảthế giới, thời tiết xấu trong nước, và sự mất giá củađồng nội tệ.Hình:

26/37

Page 27: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Hình trên cho thấy giá cả nhóm hàng nhà ở & vật liệu xâydựng và giá cả nhóm hàng giáo dục cũng đóng góp đáng kểvào lạm phát năm nay. Giá cả nhóm hàng nhà ở & vật liệuxây dựng tăng 15,74%, đóng góp 1,45%, trong khi giá cảnhóm hàng giáo dục tăng 19,38%, đóng góp 1,11% vào tổngmức tăng 11,75% của gCPI năm nay. Trong khi đó, nhờ sựtrợ giá của chính phủ, sự đóng góp vào lạm phát của nhómhàng giao thông có xu hướng giảm trong quý 2. Tuy nhiên,chúng tôi cho rằng tình trạng này sẽ không thể kéo dàikhi giá dầu thô thế giới đã vượt mức 90 $/thùng trongtháng 12 vừa qua. Hầu hết các nhóm hàng khác đều có mứcđóng góp thấp hoặc vừa phải vào lạm phát của năm nay.

4.5.3 Đánh giá chính sách lãi suấtLãi suất điều hành ổn định trong một thời gian dài và sauđó tăng lên vào cuối năm nhằm kiếm chế lạm phát; lãi suấtthị trường có xu hướng giảm vào giữa năm và tăng cao trởlại những tháng cuối năm.* Chính sách điều hành lãi suất của NHNN

Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệtrong nước cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tếnước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồisau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 –

27/37

Page 28: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

2009. Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ vớicác giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hànhchính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điềukiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụnghoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vàkiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cáchhiệu quả. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằngđồng Việt Nam ổn định ở mức 8%  trong suốt 10 tháng đầunăm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai thángcuối năm trước sức ép của lạm phát.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạtđộng theo quy luật thtị trường, có sự quản lý của nhànước, NHNN từng bước bỏ các quy định rằng buộc về cácloại lãi suất của các TCTD. Cụ thể là trong năm, NHNN đãban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN; Thông tư07/2010/TT-NHNN; Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép TCTDđược thực hiện cho vay bằng VND theo cơ chế lãi suất thỏathuận. Tuy nhiên trong năm vừa qua, chính sách điều hànhcũng như chính sách lãi suất vẫn bị chi phối bởi chínhsách kinh tế đa mục tiêu, chịu áp lực lớn từ biện phápkinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy, đã tạo ra những khókhăn nhất định trong công tác điều hành ổn định mặt bằnglãi suất của NHNN.

* Lãi suất thị trường vẫn ở mức caoĐối với lãi suất huy động VND: Trong năm 2010, duy trì đàtăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009,lãi suất huy động VND về cơ bản đã gia tăng ở những thángđầu năm, giảm và duy trì ổn định trong quý II, quý III vàgia tăng mạnh trong hai tháng cuối năm. Tính đến cuốitháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% chocác kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở cáckỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ củanăm 2009 với hai mốc tăng tương đối ổn định. Nếu nhưtrong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 –0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức

28/37

Page 29: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

khuyến mại thì bước sang tháng đầu tiên của Quý II, đểchấm dứt các chính sách tặng thưởng được xem là hình thứccạnh tranh không lành mạnh, các NHTM đã từng bước công bốtăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trìtừ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suấtmới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãisuất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế  lãisuất thỏa thuận vì vậy  đến tháng 7/2010 để tạo sự thốngnhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNNvà Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảmlãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạmặt bằng lãi suất của thị trường theo Nghị quyết 23/NQ –CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được vớivốn của khu vực ngân hàng khi mà tăng trưởng tín dụng cóxu hướng giảm hoặc tăng nhẹ trong những tháng đầu năm. Vànhư vậy là sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãisuất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đếntháng 10. Cho đến ngày 15/10/201, trên bình diện tốc độhuy động vốn đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2009và trước nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh lãisuất vay vốn ngày càng cao, dưới sự hỗ trợ của NHNN và sựđồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lầnnữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%. Tuy nhiên,trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệlãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngaylập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tănglãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mớiđược thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng giatăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%.Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suấthuy động dưới nhiều hình thức, NHNN đã phải trực tiếp lêntiếng yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huyđộng, bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức,sẽ không vượt quá 14%/năm. Như vậy, mặc dù đã cho phépcác ngân hàng được áp dụng lãi suất thỏa thuận nhưng

29/37

Page 30: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

trước việc chạy đua lãi suất, NHNN đã phải can thiệp bằngbiện pháp hành chính.

Như vậy, có thể thấy rằng, mặt bằng lãi suất huy độngchịu sức ép tăng trong năm do một số nguyên nhân chính:

Nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêudùng tiếp tục tăng cao trong bối cảnh phục hồi kinhtế;

Chịu sức ép từ chỉ số lạm phát do tác động trễ củacác chính sách năm 2009 (trong năm 2010, chỉ số giátiêu dùng chỉ giữ được ổn định từ tháng 3 đến tháng8, các tháng còn lại biến động tăng cao đã ảnh hưởngđến nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ vàcác biện pháp điều hành chính sách tiền tệ củaNHNN);

Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của một vài các TCTDvà tâm lý, kỳ vọng của người dân. Mặc dù mặt bằnglãi suất có nhiều biến động nhưng vẫn đảm bảo đượclợi ích của người tiền trong bối cảnh lạm phát giatăng vào cuối năm, vì vậy tốc động huy động vốntrong năm 2010 đã được cải thiện rõ rệt so với nhữngnăm trước

Lãi suất cho vay tuy đã có sự điều chỉnh giảm ở một sốlĩnh vực, ngành nghề, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao.Lãi suất cho vay trong năm 2010 thể hiện hai điểm nóng làtrong những tháng đầu năm (trước và sau khi thực hiện lãisuất thỏa thuận theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN) và haitháng cuối năm thì lãi suất cho vay ở mức khá cao (khoảng14,5 – 18%).Các tháng giữa năm, bắt đầu từ tháng 5/2010, Chính phủ đãban hành Nghị Quyết 23 ngày 7/5/2010 chỉ đạo NHNN có biệnpháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuốngkhoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷgiá ở mức hợp lý. Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tếthông qua việc tăng tổng phương tiện thanh toán và tổngdư nợ tín dụng. Để thực hiện nhiệm vụ này, NHNN đã tíchcực hỗ trợ vốn cho các NHTM thông qua hoạt động của thị

30/37

Page 31: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

trường mở và thị trường liên ngân hàng nên mặt bằng lãisuất cho vay VND có xu hướng giảm dần (giảm khoảng 1%),một số đối tượng và ngành nghề kinh doanh có mức giảm lớnhơn (giảm 2 - 2,5%) như: các khoản vay để sản xuất nông –lâm – ngư nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sảnxuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa... Tuy nhiên, trướcnhững diễn biến không thuận lợi của kinh tế vĩ mô, mặtbằng lãi suất đã tăng cao trở lại trong hai tháng cuốinăm, giao động trong khoảng 13,5 – 18,5%.Tóm lại, diễn biến của mặt bằng lãi suất huy động trongnăm nổi lên một số điểm đáng chú ý như sau:

(i) Diễn biến của lãi suất đi theo đúng kịch bản củanăm 2009: lãi suất điều hành ổn định trong một thờigian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm nhằm kiếmchế lạm phát.

(ii) Lãi suất thị trường chịu áp lực tăng cao quacác tháng, đặc biệt các tháng cuối năm.

(iii) Không còn sự khác biệt về mức lãi suất huyđộng giữa các kỳ hạn, thậm chí những tháng cuối nămnghiêng hẳn về các kỳ hạn ngắn.

(iv) TCTD tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằmhợp lý hóa các chi phí phụ cho hoạt động huy độngvốn và hoạt động tín dụng thông qua các chương trìnhkhuyến mại, các loại phí...

Vấn đề cần đặt ra cho nền kinh tế trong năm 2011, cũngnhư một số năm tiếp theo là giải quyết được những tồn tạinêu trên. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả các giải phápthì việc bám sát mục tiêu, định hướng vĩ mô của Quốc hội,Chính phủ, NHNN... và sự tham gia phối hợp của các bộngành có liên quan là rất cần thiết, qua đó sẽ từng bướcxử lý được những vướng mắc, tồn tại của năm 2010.

4.6 Đến tháng 02 năm 20114.6.1 Mục tiêu

Trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô có những biểu hiệnkhông ổn định: Giá cả trên thị trường thế giới và trongnước có xu hướng tăng, thị trường tài chính, tiền tệ biến

31/37

Page 32: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

động phức tạp, ngày 24 tháng 02 năm 2011, Chính phủ đãban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủyếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó Chính phủ yêu cầu cácngành, các địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty vàdoanh nghiệp nhà nước triển khai ngay kế hoạch hành độngthực hiện đồng bộ 6 nhóm giải pháp:

(1) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thậntrọng;

(2) Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắtgiảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước;

(3) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuấtkhẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm nănglượng;

(4) Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộnghèo;

(5) Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội; (6) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Kết

quả sản xuất kinh doanh cả nước hai tháng đầu năm2011 cụ thể như sau:

4.6.2 Tình hình kinh tế CPI tháng Hai chính thức được công bố tăng 2,09% so

với tháng trước. Lạm phát so với cùng kì năm trướccũng tiếp tục tăng lên tới 12,3%, cao nhất trongvòng gần 2 năm.

Lương thực & thực phẩm là một trong những nhóm hàngchi phối lạm phát với mức tăng 3,56%.

Sản lượng công nghiệp tiếp tục tăng cao. Ước tínhsản lượng công nghiệp tháng Hai tăng 17,7% so vớicùng kì năm ngoái.

Thâm hụt thương mại chính thức của tháng 1 được côngbố ở mức dưới 0,88 tỉ $, thấp hơn khoảng 0,12 tỉ $so với con số ước tính ban đầu.

Thâm hụt thương mại của tháng Hai được ước tính ởmức trung bình khoảng 0,95 tỉ $.

32/37

Page 33: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

FDI giải ngân của hai tháng đầu năm đạt gần 1,15 tỉ$, tăng khoảng 4,5% so với cùng kì năm ngoái.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thể hiện quyết tâm ổn địnhgiá trị đồng nội tệ.

Khoảng 11 ngàn tỉ đồng trái phiếu chính phủ đượcphát hành thành công trong tháng Hai.

Cũng trong tháng Hai, hơn 37 ngàn tỉ đồng đã đượcNHNN hút ròng về thông qua hoạt động thị trườngmở (OMO).

Lãi suất OMO và lãi suất tái cấp vốn được nâng lênlần lượt ở mức 12% và 11%.

Các mô hình của chúng tôi dự báo lạm phát của thángHai sẽ vào khoảng 1,6-2,0%.

Lạm phátCPI tháng Hai chính thức được công bố tăng 2,09% so vớitháng trước. Lạm phát tiếp tục ở mức cao do sự gia tăngcủa giá nhóm hàng lương thực & thực phẩm và đồ uống &thuốc lá. Lạm phát tính theo cùng kì năm ngoái cũng lêntới 12,31%, cao nhất kể từ tháng 3 năm 2009. So với tháng trước, lương thực & thực phẩm tiếp tục đónggóp phần lớn vào lạm phát tháng này. Giá cả nhóm hàng nàytăng lới 3,65%, chiếm khoảng gần 1,46% trong tổng mứctăng 2,09% của CPI tháng này, do nhu cầu tiêu dùng cao vàsản xuất chậm lại trong kì nghỉ Tết Nguyên Đán. Với lý do tương tự, các nhóm hàng đồ uống & thuốc lá,quần áo & giầy dép cũng đóng góp đáng kể vào lạm pháttháng Hai. Nhóm hàng đồ uống & thuốc lá tăng 2,14% trongkhi nhóm hàng quần áo & giầy dép tăng 1,38%. Giao thôngvà nhóm hàng “khác” cũng là những nhóm hàng có giá cảtăng cao trong tháng qua. Kinh tế Việt Nam hiện đang chịu những tác động tiêu cựccủa sự gia tăng giá hàng nguyên nhiên liệu. Giá xăng dầutrong nước được điều chỉnh tăng tới khoảng 20% vào cuốitháng Hai. Thêm vào đó, giá điện cũng được tăng khoảngtrên 15% kể từ 1 tháng Ba. Cùng với sự phá giá tiền đồngvào đầu tháng Hai, những thay đổi chính sách này chắcchắn sẽ còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục tiêu lạm phát

33/37

Page 34: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

của Việt Nam trong năm nay. Sự thay đổi giá nguyên nhiênliệu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuấtcủa doanh nghiệp mà còn gây hiệu ứng tăng giá tràn lantrong nền kinh tế mà không dễ gì kiểm soát được trong mộtvài tháng tới. Chúng tôi kì vọng rằng sức ép lạm phát sẽ tiếp tục ở mứccao trong vòng ít nhất là hai tháng tới cho tới khi cácchính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa hiện nay pháthuy tác dụng.

5.Đề xuất một số giải phápChính sách lãi suất là một công cụ của chính sách tiềntệ, vì vậy mục tiêu theo đuổi của chính sách lãi suấtphải nằm trong mục tiêu của chính sách tiền tệ, quá trìnhhoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳluôn phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của chính sách tiềntệ là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăngtrưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đó cónghĩa, sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất không đượcgây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn định vàthực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởngkinh tế. Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạch định chínhsách lãi suất từng thời kỳ.

34/37

Page 35: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

Trên nguyên tắc đó, trong năm 2010 hai vấn đề nổi lên màchính sách lãi suất cần hướng tới nhiều hơn, đó là áp lựclạm phát gắn với hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn địnhkinh tế vĩ mô, theo đó chính sách này phải giải quyếtđược những mối quan hệ ràng buộc và bất cập hiện nay trênthị trường tiền tệ, nhưng đồng thời cùng với các công cụchính sách khác thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.Do vậy, tự do hóa lãi suất là mục tiêu cần hướng tới đểđảm bảo sự vận hành của thị trường về cơ bản tuân theoquy luật cung cầu, phân bổ nguồn vốn hợp lý. Song, vớithực trạng nền kinh tế đang phải đối mặt cùng với nhữngbất cập của thị trường tiền tệ thì áp dụng cơ chế kiểmsoát lãi suất trực tiếp là cần thiết, trong khi từng bướctạo dựng những điều kiện cần thiết để tự do hóa lãi suất.

 Trước mắt, cần thiết lập một mức lãi suất cơ bảnđịnh hướng được lãi suất thị trường. Theo kinhnghiệm của một số nước trên thế giới, để có thể pháthuy được tốt vai trò định hướng của lãi suất cơ bảnthì bản thân NHTƯ của quốc gia đó phải xác định đượcnhững mục tiêu điều hành cụ thể trên cơ sở địnhlượng cụ thể về lạm phát, tăng trưởng, hoặc lãi suấtngắn hạn mà tại đó nền kinh tế đạt trạng thái cânbằng. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế hình thành lãisuất cơ bản - làm cơ sở định hướng chuẩn mực cho lãisuất thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệlà một việc cần thiết phải thực hiện trong thời giannày.

 Trên cơ sở mức lãi suất cơ bản, hình thành đồng bộcác mức lãi suất chỉ đạo, như lãi suất tái cấp vốn,lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm và lãisuất nghiệp vụ thị trường mở nhằm chủ động điều tiếtlãi suất thị trường và các hành vi cho vay, đi vaycủa các thành viên trên thị trường tiền tệ. Lượngtiền cung ứng sẽ được điều tiết hợp lý để đảm bảocác mức lãi suất mục tiêu.

 Đối với lãi suất huy động, do những bất cập về cấutrúc thị trường hiện nay làm nảy sinh tình trạngcạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh, cũng như làdiễn biến của lãi suất thực huy động có thể làm kỳ

35/37

Page 36: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

vọng lạm phát gia tăng nên việc thực hiện duy trìmức lãi suất trần trong giai đoạn này là cần thiếtđể bình ổn mặt bằng lãi suất.

 Đồng thời trong thời gian này NHNN cũng sẽ tích cựchỗ trợ thanh khoản đối với NHTM với kỳ hạn dài hơn,khối lượng lớn hơn so với trước đây, hỗ trợ thôngqua tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ và chỉ đạo cácNHTM nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng vốnvà điều chỉnh lãi suất giảm dần phù hợp diễn biếnnền kinh tế.

 Tuy nhiên về lâu dài, khi các xu hướng đầu tư đã rõ nét,nền kinh tế dần ổn định thì việc tháo dỡ trần lãi suấthuy động cũng sẽ được thực hiện nhằm tuân thủ các nguyêntắc trên con đường tự do hóa lãi suất đã lựa chọn.

36/37

Page 37: Chinh sach lai suất của NHNN từ sau khi gia nhập WTO dến nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Ts. Nguyễn Mạnh Hùng - Điều Hành Chính Sách Lãi Suất và tỷ

giá

2. Hòa An – Những điểm nhấn trong điều hành chính sách tiền tệnăm 2009

3. Ts. Nguyễn Thị Kim Thanh – Chính sách lãi suất: từ lý thuyếtđến thực tiễn

4. Ts. Nguyễn Minh Phong – Chính sách lãi suất trong cuộc chiếnchống lạm phát

5. Ts. Nguyễn Đạt Lai – Tăng cường hiệu quả phối hợp giữachính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam

6. PGS. TS. Nguyễn Văn Trình, ThS. Nguyễn Sơn Hoa -Chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế

7. PGS. TS. Phan Thị Cúc - Diễn Biến lạm phát ở Việt Nam vàgiải pháp kiềm chế linh hoạt

8. ThS. Đinh Thị Thu Hồng - Hướng Đi cho chính sách tiền tệVN thời kỳ suy giảm kinh tế - Tạp chí Phát triển Kinh tếSố 3 tháng Hai 2010

9. TS. Quách Mạnh Hào – Tầm nhìn kinh tế (Vietnam Outlook) –Ngày 11 tháng 01 năm 2010

37/37