Top Banner
CHM TRC NGHIM BẰNG ĐIỆN THOI VI PHN MM TNMAKER I. GIỚI THIỆU Hin nay, vic kiểm tra đánh giá bằng hình thc trc nghiệm đã được thc hin nhiu môn hc. Vi khối lượng bài kim tra nhiu thì vic chm bài trc nghiệm cũng làm mất khá nhiu thi gian ca các thy cô, tđục llàm đáp án đến chm bài thcông, nhập điểm thcông. TNMAKER là mt ng dng chm bài thi trc nghim tđộng, có thdùng trên thiết bdi động. Với giao diện và cách thức sử dụng đơn giản, việc sử dụng phần mềm này, bằng chính điện thoại của mình, thầy, có thể tiết kiệm đáng kể thời gian, chấm bài với tốc độ rất nhanh và chính xác. II. CÀI ĐẶT - Thy, cô truy cp vào App Store (hđiều hành IOS ) hoc CHPlay (hđiều hành Android), gõ “tnmaker” để tìm và ti ng dng v. - Sau khi cài đặt vmáy điện thoi, chúng ta nhìn thy biểu tượng ca phn mm TNMaker
9

CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

Aug 29, 2019

Download

Documents

phungnhan
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN MỀM TNMAKER

I. GIỚI THIỆU

Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm đã được thực hiện ở nhiều

môn học. Với khối lượng bài kiểm tra nhiều thì việc chấm bài trắc nghiệm cũng làm mất khá

nhiều thời gian của các thầy cô, từ đục lỗ làm đáp án đến chấm bài thủ công, nhập điểm thủ

công. TNMAKER là một ứng dụng chấm bài thi trắc nghiệm tự động, có thể dùng trên thiết bị

di động. Với giao diện và cách thức sử dụng đơn giản, việc sử dụng phần mềm này, bằng chính

điện thoại của mình, thầy, cô có thể tiết kiệm đáng kể thời gian, chấm bài với tốc độ rất nhanh

và chính xác.

II. CÀI ĐẶT

- Thầy, cô truy cập vào App Store (hệ điều hành IOS ) hoặc CHPlay (hệ điều hành Android),

gõ “tnmaker” để tìm và tải ứng dụng về.

- Sau khi cài đặt về máy điện thoại, chúng ta nhìn thấy biểu tượng của phần mềm TNMaker

Page 2: CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

cho học sinh

làm bài trên đó

chấm bài

Xuất điểm ra file

III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM

1. Quy trình sử dụng TNMAKER để chấm bài thi trắc nghiệm

2. Phiếu chấm thi (Phiếu trả lời):

- Phiếu trả lời phải theo mẫu của ứng dụng nhưng kích thước tỉ lệ so với mẫu thì là tùy

ở người in muốn. Miễn không quá bé là ứng dụng vẫn chấm bình thường. Có 4 loại phiếu

chấm gồm có phiếu 20, phiếu 40, phiếu 60 và phiếu 100 câu.

- Các phiếu chấm thi sẽ có cấu trúc cơ bản gồm 2 phần là: phần ghi thông tin và phần

các ô tô.

+ Phần ghi thông tin gồm tên, lớp, một số thông tin khác.

+ Phần các ô tô chia làm 3 phần: phần 1 là số báo danh (Mã học sinh), phần 2 là mã đề, phần

3 chính là phần đáp án.

Địa chỉ download là: https://tnmaker.wordpress.com

Page 3: CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

3

Phiếu chấm loại 20 câu Phiếu chấm loại 40 câu

Phiếu chấm loại 60 câu Phiếu chấm loại 100 câu

Page 4: CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

4

3. Chi tiết từng bước trong quy trình sử dụng TNMAKER để chấm bài thi.

a. Tạo kỳ thi

- Để tạo kỳ thi mới, thầy cô chọn dấu cộng rồi điền thông tin tương ứng với kỳ thi.

Ví dụ để chấm bài học kỳ II lớp 12 Địa ta sẽ tạo như sau:

- Chọn dấu cộng, điền tên bài là 12 Địa HKII, điền số câu, hệ điểm rồi nhấn TẠO.

Số câu nhỏ hơn hoặc bằng 20 sẽ dùng phiếu 20, trên 20 đến 40 sẽ dùng phiếu 40,

trên 40 đến 60 sẽ dùng phiếu 60 và phần còn lại dùng phiếu 100.

Hệ điểm thì ngoài thang điểm 10 cho bài chấm còn có thể là 9,8,7,6, …. nhằm kiểm

tra các bài hỗn hợp có cả trắc nghiệm và tự luận.

Page 5: CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

5

Kết thúc bước tạo bài chấm thầy, cô sẽ

có được 1 bài thi “12 Địa HKII” như thế

này. Và giờ đây ta sẽ làm việc trên tệp

trên bằng cách bấm vào nó.

b. Nhập đáp án (KEY)

Để có thể chấm được các phiếu trả lời

của học sinh đã làm thì chúng ta cần phải

nạp đáp án cho ứng dụng.

Chọn mục đáp án và nạp đáp án bằng 1

trong 3 cách sau:

Page 6: CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

6

- Nạp đáp án bằng camera: Chọn

biểu tượng “camera”, đặt tờ đáp án

và tiến hành thao tác như thao tác

chấm bài. Để lưu lại đáp án mã đề đó

các thầy cô bấm vào biểu tượng

“save”, nếu muốn làm lại thì bấm vào

biểu tượng “back”.

- Nạp đáp án bằng cách nhập thủ

công: Chọn biểu tượng “dấu cộng”, sẽ

hiện ra bảng nhập trước hết là mã đề

sau đó là đáp án các câu. Thầy cô

chọn các đáp án bằng cách chọn từng

câu sau đó lưu lại.

Page 7: CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

7

- - Nhập đáp án từ file excel kết quả của

phần mềm McMIX hoặc bất kể file

excel có dạng tương tự từ các phần

mềm trộn khác.

Đầu tiên, chuyển file kết quả của

McMIX từ máy tính vào điện thoại.

Sau đó vào bài “12 Địa HKII”, vào

phần đáp án, chọn biểu tượng dấu 3

chấm, nhập đề từ McMIX, chọn file

excel mà mình vừa copy sang. Chưa

đầy 1s sau tất cả các đáp án sẽ được

ghi nhận như hình bên.

c. Chấm bài

d. Lên điểm: chính là nội dung phần Xem lại trong phần mềm

Phần xem lại này là phần mà ta sẽ xem lại được các bài chấm mà chúng ta đã chấm lúc

trước. Các thầy cô có thể vào điểm theo tên bằng cách xem tại đây.

Bấm vào các bài chấm đã lưu như bên để xem lại bài đó (màu xanh là HS tô đúng, đỏ là

tô sai mà phải tô vào ô màu vàng).

Ở phần trên sau khi đã nạp xong

đáp án cho bài “12 Địa HKII”

chúng ta quay lại và vào phần

Chấm bài và bắt đầu tiến hành

chấm.

Thầy cô điều chỉnh phiếu chấm

hoặc điện thoại sao cho bốn chấm

đen trên phiếu chấm nằm gọn trong

4 ông vuông hiện lên trên màn

hình, máy sẽ đưa ra kết quả ngay.

Page 8: CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

8

Phần xem lại còn cho phép xuất kết quả ra file Excel, PDF để các thầy cô tiện lên điểm

hay up kết quả. Bấm vào biểu tượng dấu 3 chấm để lựa chọn lưu danh sách bài chấm trong

phần xem lại. Thầy cô điền địa chỉ mail để chia sẻ bảng điểm vừa chấm.

Page 9: CHẤM TRẮC NGHIỆM BẰNG ĐIỆN THOẠI VỚI PHẦN M M … · cho học sinh làm bài trên đó chấm bài Xuất điểm ra file III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM 1. Quy trình

9

e. Thống kê

Việc thống kê với mỗi bài kiểm tra là cần thiết

để biết mức độ điểm của học sinh như thế nào.

Với TNMaker các thầy cô có thể dễ dàng biết phổ

điểm chung của bài kiểm tra với biểu đồ quen

thuộc. Trục nằm ngang thể hiện điểm số của các

bài thi, trục nằm dọc thể hiện số lần xuất hiện

điểm số đó.

Tiếp theo là phần thống kê đáp án tổng thể:

Ngoài phần thống kê chi tiết có thể xem tại phần

Xem lại của từng bài, thầy cô có thể xem phần

đáp án đối với từng mã đề một cách tổng quan.

Trên từng đáp án của mỗi câu có 1 con số, con số

đó biểu thị số lần được chọn của đáp án đó trong

tổng số bài chấm. Đáp án đúng sẽ được tô đậm

bởi màu da cam và con số bên cột % là tỉ lệ chọn

đúng câu đó.

Ví dụ với câu số 5 của đề số 132 ở hình bên ta

có các con số sau: A(0), B(3), C(0), D(5), E(0) và

62,5%. Diễn giải những con số trên như sau:

- Mã đề 103 có 0+3+0+5+0= 8 (bài làm)

- Trong số 8 bài làm có 3 bài chọn đáp án B, 5

bài chọn đáp án D, và 0 bài đối với đáp án A và C.

- Tỉ lệ làm đúng bằng 5(đáp án D)/8= 62,5%

Như vậy căn cứ vào thống kê này ta có thể đưa ra đánh giá câu nào sai nhiều, câu nào sai ít,

lỗi sai tập trung nhiều ở những nội dung nào. Điều này có ý nghĩa về mặt đánh giá câu khó dễ,

các lỗi hay gặp của học sinh để từ đó giáo viên có những điều chỉnh kịp thời trong quá trình

dạy học, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.