Top Banner
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT & QUỐC PHÒNG AN NINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG “MỘT SGIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THC HÀNH MÔN BƠI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HC THDU MỘT” Mã số: Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Phước Thành
120

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Oct 16, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BÁO CÁO TỔNG KẾT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT & QUỐC PHÒNG AN NINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH

MÔN BƠI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT”

Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trịnh Phước Thành

Page 2: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Bình Dương, Tháng 3/2014

Page 3: BÁO CÁO TỔNG KẾT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT & QUỐC PHÒNG AN NINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH

MÔN BƠI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT”

Mã số:

Xác nhận của đơn vị chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

ThS. Trịnh Phước Thành

Page 4: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Bình Dương, Tháng 3/2014

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA

NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

S

T

T

Họ và tên Chức danh

khoa học

Đơn vị công tác và

lĩnh vực chuyên môn

Nhiệm

vụ Chữ ký

1 Trịnh Phước Thành ThS - GVC Phó trưởng Khoa GDTC

- QPAN.

Chủ

nhiệm

2 Nguyễn Thị Hương GV

Giảng viên Bộ môn

GDTC Khoa GDTC -

QPAN.

Thành

viên

Page 5: BÁO CÁO TỔNG KẾT

MỤC LỤC

Trang

Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài, đơn vị phối hợp chính

Mục lục

Danh mục bảng

Danh mục sơ đồ, biểu đồ

Danh mục chữ viết tắt

Thông tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh

MỞ ĐẦU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về bơi lội ở trong và ngoài nước

1.1. Nước ngoài

1.2. Trong nước

2. Tính cấp thiết của đề tài

3. Mục đích nghiên cứu

4. Mục tiêu (nhiệm vụ) nghiên cứu

5. Giả thuyết khoa học

6. Phương pháp, đối tượng, phạm vi, tổ chức và cách tiếp cận nghiên cứu

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BƠI LỘI

1.1. Khái quát về bơi lội

1.2. Lợi ích thực tiễn của môn bơi lội.

1.3. Một số đặc trưng phương pháp và nguyên tắc giảng dạy bơi lội

1.4. Một số kiểu bơi thông dụng

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY BƠI CHO SV

(CHUYÊN NGÀNH VÀ KHÔNG CHUYÊN NGÀNH GDTC)

TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT

2.1. Tình hình chung về công tác giảng dạy môn bơi lội tại Trường ĐH TDM

2.2. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn bơi

2.3. Thực trạng hoạt động học tập môn bơi

2.4. Thực trạng tương tác giảng viên – sinh viên và kết quả kiến thức đạt được

từ việc học bơi

1

1

1

2

5

7

7

7

8

13

13

14

17

29

32

32

37

41

44

Page 6: BÁO CÁO TỔNG KẾT

2.5. Thực trạng hoạt động ngoại khóa, nhu cầu tập luyện của sinh viên

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN NHẰM

NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH MÔN BƠI CỦA SINH

VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

3.1. Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò ý nghĩa của

môn học bơi lội

3.2. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác dạy và học bơi

3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ GV bơi lội

3.4. Cải tiến phương pháp dạy và học, hình thức quản lý, tổ chức lớp học

3.5. Tăng cường các hoạt động bơi ngoại khóa

CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI

TIẾN TRONG GIẢNG DẠY BƠI

4.1. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp mới đối với SV về mặt thể lực (trước

và sau thực nghiệm)

4.2. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp mới đối với SV về mặt chuyên môn

[kỹ thuật bơi và thành tích bơi] sau thực nghiệm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

45

50

52

53

53

54

55

56

57

59

63

65

Page 7: BÁO CÁO TỔNG KẾT

DANH MỤC BẢNG

SỐ NỘI DUNG Trang

2.1 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về thực trạng chung công tác giảng

dạy bơi tại Trường ĐH TDM. sau 33

2.2 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về thực trạng định hướng việc học

bơi của SV và hHiệu quả thực tế công tác giảng dạy bơi tại

Trường ĐH TDM.

37

2.3 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn liên quan thực trạng PP giảng dạy

bơi tại Trường ĐH TDM. sau 38

2.4 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn liên quan thực trạng hoạt động học

môn bơi tại Trường ĐH TDM. sau 41

2.5 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về thực trạng tương tác giữa GV và

SV trong lớp bơi và kết quả kiến thức SV đạt được từ việc học

bơi tại Trường ĐH TDM.

44

2.6 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về thực trạng hoạt động ngoại khóa,

nhu cầu tập luyện của SV học bơi tại Trường ĐH TDM. 46

3.1 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về những yếu tố cần cải tiến để nâng

cao chất lượng giảng dạy môn bơi tại Trường ĐH TDM. sau 50

4.1 Các yếu tố thể hiện sự khác biệt giữa cách dạy bơi cũ (nhóm ĐC)

và cách dạy bơi mới (nhóm TN). sau 56

4.2 So sánh thể lực trước TN giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam

chuyên ngành GDTC. sau 57

4.3 So sánh thể lực trước TN giữa 2 nhóm TN nữ và ĐC nữ không

chuyên ngành GDTC. sau 57

4.4 So sánh thể lực sau TN giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam chuyên

ngành GDTC. sau 58

4.5 So sánh thể lực sau TN giữa 2 nhóm TN nữ và ĐC nữ không

chuyên ngành GDTC. sau 58

4.6 So sánh thành tích bơi giữa sau khóa học giữa nhóm TN và nhóm

ĐC (nam, nữ). 60

Page 8: BÁO CÁO TỔNG KẾT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

SỐ NỘI DUNG Trang

SƠ ĐỒ

1.1 Sơ đồ phân loại môn bơi lội. 14

1.2 Sơ đồ những nguyên tắc giảng dạy môn bơi lội. 18

BIỂU ĐỒ

2.1 Biểu đồ đánh giá của GV và SV về thời lượng thích hợp cho chương trình môn bơi. 33

2.2 Biểu đồ đánh giá của GV và SV về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học bơi. 33

2.3 Biểu đồ so sánh nhận định của GV (trái) và SV (phải) về những khó khăn thường

gặp của người học bơi. sau 34

2.4 Biểu đồ đánh giá của GV và SV về sự cần thiết của việc trang bị kỹ năng bơi lội

cho SV. 35

2.5 Biểu đồ nhận định tác dụng của môn bơi. 36

2.6 Biểu đồ định hướng việc học bơi của SV. 37

2.7 Biểu đồ đánh giá về tính hiệu quả việc dạy - học bơi. 38

2.8 Biểu đồ đánh giá về năng lực GV giảng dạy môn bơi. 39

2.9 Biểu đồ thực trạng PP giảng dạy bơi. 40

2.10 Biểu đồ thực trạng vai trò của người GV trong lớp học bơi. 41

2.11 Biểu đồ thực trạng cách kiểm tra, đánh giá SV học bơi. 41

2.12 Biểu đồ thực trạng môi trường hoạt động ở lớp học bơi. 42

2.13 Biểu đồ thực trạng hoạt động của SV ở lớp học bơi. 43

2.14 Biểu đồ thực trạng phương thức tiếp thu bài của SV học bơi. 43

2.15 Biểu đồ thực trạng tính tự giác, tích cực trong học bơi của SV. 44

2.16 Biểu đồ thực trạng sự tương tác giữa GV và SV trong lớp học bơi. 45

2.17 Biểu đồ thực trạng kiến thức SV học bơi đạt được. 46

2.18 Biểu đồ thực trạng chuyên cần tập luyện bơi ngoài giờ của SV. 47

2.19 Biểu đồ thực trạng nhu cầu được nhà trường tổ chức các hoạt động bơi NK. 48

2.20 Biểu đồ thực trạng nhu cầu tham gia hoạt động bơi ngoài giờ của SV. 48

3.1 Biểu đồ thực trạng các yếu tố cần đổi mới để nâng cao chất lượng công tác giảng

dạy bơi ở Trường ĐH TDM. sau 51

4.1 Biểu đồ so sánh thể lực trước thực nghiệm giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam. 57

4.2 Biểu đồ so sánh thể lực trước thực nghiệm giữa 2 nhóm TN nữ và ĐC nữ. 58

4.3 Biểu đồ so sánh thể lực sau thực nghiệm giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam. 58

4.4 Biểu đồ so sánh thể lực sau thực nghiệm giữa 2 nhóm TN nữ và ĐC nữ. 59

4.5 Biểu đồ so sánh thành tích bơi sau khóa học giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam. 60

Page 9: BÁO CÁO TỔNG KẾT

4.6 Biểu đồ thành tích bơi theo tỉ lệ cự li đạt được nhóm cùa TN nữ. 61

4.7 Biểu đồ thành tích bơi theo tỉ lệ cự li đạt được nhóm cùa ĐC nữ. 61

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGD&ĐT - Bộ giáo dục và Đào tạo

cm - centimet

ĐC - đối chứng

ĐH - đại học

ĐH TDM - Đại học Thủ Dầu Một

GDTC - giáo dục thể chất

GV - giảng viên

HS - học sinh

m - mét

n - số lượng mẩu nghiên cứu

PP - phương pháp

s - giây

SV - sinh viên

TDTT - thể dục thể thao

THCS - trung học cơ sở

TN - thực nghiệm

Page 10: BÁO CÁO TỔNG KẾT

XPC - xuất phát cao

VĐV - vận động viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA GDTC & QPAN

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực thực hành môn bơi cho sinh

viên Trường Đại học Thủ Dầu Một”.

- Mã số:

- Chủ nhiệm: ThS. Trịnh Phước Thành

- Đơn vị chủ trì: Khoa GDTC & QPAN

- Thời gian thực hiện: một năm (01/2013-01/2014)

2. Mục tiêu:

Tìm hiểu thực trạng công tác giảng dạy bơi cho sinh viên (chuyên ngành và

không chuyên ngành GDTC) Trường Đại học Thủ Dầu Một; đề xuất một số cải tiến về

phương pháp giảng dạy môn bơi nhằm nâng cao lực thực hành môn bơi của sinh viên;

đánh giá hiệu quả của những cải tiến phương pháp giảng dạy.

3. Tính mới và sáng tạo:

Tính mới và sáng tạo của đề tài thể hiện:

- Nghiên cứu thực trạng được tiến hành điều tra toàn diện, nhiều góc độ từ các

khách thể là sinh viên, giảng viên và cán bộ chuyên trách TDTT trong và ngoài Trường

Đại học Thủ Dầu Một.

- Các giải pháp cải tiến nâng cao năng lực thực hành môn bơi của sinh viên mang

tính đồng bộ, tổng thể, đặc biệt chú trọng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung

tâm, để phát huy tính tích cực, chủ động của người học.

- Khẳng định các giải pháp mà đề tài đưa ra bước đầu đạt hiệu quả khả quan, hoàn

toàn có triển vọng ứng dụng vào thực tiễn hoạt động giảng dạy môn bơi lội tại Trường

Đại học Thủ Dầu Một nói riêng và công tác giáo dục thể chất tại các trường đại học, cao

đẳng thuộc tỉnh Bình Dương nói chung.

4. Kết quả nghiên cứu:

- Đánh giá được tổng thể công tác giảng dạy môn bơi lội cho sinh viên (chuyên

ngành và không chuyên ngành GDTC) Trường Đại học Thủ Dầu Một qua các mặt: tình

hình chung, thực trạng hoạt động dạy và học môn bơi, sự tương tác giữa giảng viên và

Page 11: BÁO CÁO TỔNG KẾT

sinh viên, kết quả kiến thức bơi lội sinh viên đạt được, thực trạng hoạt động bơi lội ngoại

khóa và nhu cầu tập luyện của sinh viên.

- Đưa ra một số giải pháp cải tiến hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực thực hành

môn bơi của sinh viên: tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức vai trò ý nghĩa của

môn học bơi lội; đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác dạy và học

bơi; nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên; cải tiến phương pháp dạy và học,

hình thức quản lý, tổ chức lớp học bơi; tăng cường các hoạt động bơi ngoại khóa.

- Qua thực nghiệm sư phạm đã khẳng định được ưu điểm vượt trội của các giải

pháp cải tiến (chủ yếu là phương pháp giảng dạy) được áp dụng trong công tác giảng dạy

môn bơi lội cho sinh viên cả nam và nữ nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng.

5. Sản phẩm:

Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu Khoa học và tóm tắt đề tài Nghiên cứu Khoa

học trong đó gồm có:

- Hệ thống kiến thức chung về môn bơi lội, lợi ích thực tiễn và các nguyên tắc đặc

trưng hoạt động dạy và học môn này.

- Kiến nghị áp dụng rộng rãi các giải pháp cải tiến hiệu quả đã được đề tài kiểm

chứng qua thực tiễn thực nghiệm vào công tác dạy bơi ở Trường Đại học Thủ Dầu Một.

- Số liệu tổng hợp về các thông số thể lực và kỹ thuật của sinh viên (các nhóm thực

nghiệm và đối chứng) qua thời gian thực nghiệm sư phạm.

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

Hiệu quả:

- Về mặt giáo dục và đào tạo: là tài liệu tham khảo phục vụ hữu ích cho việc giảng

dạy môn bơi lội tại các trường đại học, cao đẳng thuộc tỉnh Bình Dương.

- Về mặt xã hội: trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành môn bơi lội để có thể

giảng dạy lại cho các thế hệ học sinh ở trường phổ thông khả năng tự tin sống và tồn tại

trong môi trường sông nước.

Phương pháp chuyển giao:

- Thông qua hội thảo nghiên cứu khoa học Khoa GDTC & QPAN (01 báo cáo).

- Các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành: (01 bài).

- Thông qua việc giảng dạy ở các lớp đại học, cao đẳng (chuyên ngành và không

chuyên ngành GDTC) ở Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Khả năng ứng dụng:

Ứng dụng tốt trong việc giảng dạy cho sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một.

Đồng thời cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng viên GDTC các trường đại học,

cao đẳng ở tỉnh Bình Dương.

Ngày tháng năm 2014

Đơn vị chủ trì Chủ nhiệm đề tài

Page 12: BÁO CÁO TỔNG KẾT

ThS. Trịnh Phước Thành

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

Project title: “Some solutions to improve the students’s swimming ability in

Thu Dau Mot University”.

Code number:

Coordinator: M.A. Trinh Phuoc Thanh

Implementing institution: The department of physical education and national

defense and security

Duration: from 2013, january to 2014, january

2. Objective(s):

Learning the actual situation of teaching swimming to students (majors and non-

majors physical education) in Thu Dau Mot University; proposing a number of

improvements to enhance students’s swimming capacity; evaluating the effectiveness of

the improved teaching methods.

3. Creativeness and innovativeness:

This research work has shown that:

1) The study was conducted from multiple angles and a lot of objects such as

students, faculty and staff in charge of sport in and outside Thu Dau Mot University.

2) The solutions for improving students’s swimming practicing ability is in sync

paying special attention to the methods of learner-centered teaching in order to obtain the

sense of initiative from the learner.

3) Affirming that the solutions provided by the project is initially positive and

promising for practical applications in teaching swimming in Thu Dau Mot University in

Page 13: BÁO CÁO TỔNG KẾT

particular and physical education at universities and colleges in the province of Binh

Duong in general.

4. Research results:

- Assessing overall the teaching of swimming to students in Thu Dau Mot

University through the following aspects: the general situation, the status of activities of

swimming teaching and learning, the interaction between teachers and students,

swimming knowledge that students gain as well as students’s extracurricular activities

and swimming training needs.

- Giving some innovative solutions to enhance student’s capacity of swimming:

advocacy organization, raising awareness of the significance and role of swimming

courses; ensuring infrastructure, public service facilities for swimming teaching and

learning; raise the level of teaching staff; improving methods of swimming teaching and

learning, forms of management and organizations of swimming classes; enhancing

curricular swimming activities.

- The experiments have confirmed the advantages of the innovative solutions

(mainly teaching methods) are applied in teaching swimming for both male and female

students of the experimental group compared with the reference group.

5. Products:

A document consists of:

1) The system of general swimming knowledge as well as practical benefits and

specific principles of teaching and learning gaining from the field.

2) Proposing innovative solutions which have been proven through

experimentation in the teaching of swimming in Thu Dau Mot University.

3) General data on student’s swimming specifications and the physical parameters

(reference and experimental groups) through pedagogical experiments.

6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:

- Effects on education and training:

This research work results are the special documents intended for teaching

swimming at universities and colleges in Binh Duong.

- Effects on society:

- Equipping for students the swimming practice skills which can be taught for

generations of high school students the ability to live confidently and survive in the

Page 14: BÁO CÁO TỔNG KẾT

watery environment.

- Transfer alternatives of research results through:

+ The department of physical education and national defense and security’s

scientific research seminar.

+ The scientific articles on professional journals.

+ Lectures on this research for graduate training.

- Applicability:

Good application for teaching at the University of Thu Dau Mot and can also make

reference to physical education lecturers in universities and colleges in Binh Duong.

Page 15: BÁO CÁO TỔNG KẾT

1

MỞ ĐẦU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực bơi lội ở trong nước và nước

ngoài

1.1. Nước ngoài

Bơi đã được biết đến từ thời tiền sử. Tư liệu sớm nhất về bơi đã có từ thời kỳ đồ

Đá qua các bức họa cách đây 7000 năm. Tài liệu chữ viết có từ khoảng 2000 năm TCN.

Những tài liệu tham khảo sớm nhất bao gồm các tác phẩm Gilgamesh, Odyssey, Kinh

Thánh (Ezekiel 47:5, Acts 27:42, Isaiah 25:11), Beowulf và truyện dân gian của các dân

tộc Bắc Âu.

Năm 1538, Nikolaus Wynman, một giáo sư ngôn ngữ người Đức đã viết cuốn

sách đầu tiên nói về bơi, tên cuốn sách đó là: Người bơi hay một cuộc đối thoại về nghệ

thuật bơi (Der Schwimmer oder ein Zwiegespräch über die Schwimmkunst).

Bơi thi đấu bắt đầu được tổ chức tại châu Âu từ khoảng năm 1800, phần lớn là

bơi ếch.

Năm 1873 John Arthur Trudgen giới thiệu kiểu bơi trudgen với những vận động

viên bơi châu Âu, sau khi ông sao chép kiểu bơi trườn sấp của thổ dân châu Mĩ. Vì

người Anh không thích việc nước bị tung tóe khi bơi nên Trudgen đã sử dụng kiểu đạp

chân cắt kéo thay cho kiểu đạp chân vẫy của bơi trườn sấp.

Bơi trở thành một môn thể thao trong đại hội thể thao Olympic hiện đại đầu tiên

tại Athens năm 1896.

Năm 1902 Richard Cavill giới thiệu kiểu bơi trườn sấp tới thế giới phương Tây.

Năm 1908 Liên đoàn bơi thế giới, Fédération Internationale de Natation (FINA),

được thành lập.

Bơi bướm được phát triển trong những năm 1930 và lúc đầu được coi là một biến

thể của bơi ếch, cho tới khi được chấp nhận là một kiểu bơi riêng biệt vào năm 1952 [1].

Ở Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan, chương trình học lớp 5 yêu cầu

mọi trẻ em phải học bơi cũng như học cách kiểm soát tình huống khẩn cấp ở gần

Page 16: BÁO CÁO TỔNG KẾT

2

nước. Thường thường, yêu cầu với trẻ là bơi được 200m hoặc ít nhất là 50m sấp lưng

nếu bị rơi xuống nước sâu và giữ đầu dưới nước. Dù 95% trẻ em Thụy Điển ở tuổi tới

trường biết bơi, chết đuối vẫn là nguyên nhân tử vong phổ biến thứ ba trong trẻ em.

Ở cả Hà Lan và Bỉ, những bài học bơi ở trường được chính phủ hỗ trợ. Phần

lớn các trường học đều dạy bơi. Có một truyền thống dạy bơi lâu dài ở Hà Lan và Bỉ,

từ bơi ếch trong tiếng Hà Lan thậm chí được dịch là kiểu bơi nhà trường (schoolslag).

Trẻ em được học nhiều biến thế của bơi ếch, có thể không hoàn toàn chính xác về

mặt kĩ thuật.

Ở nhiều nơi, những bài học bơi được dạy cung cấp bởi các bể bơi địa phương,

các bể bơi được vận hành bởi chính quyền địa phương và các công ty trong thời gian

rỗi. Nhiều trường học cũng bổ sung các bài học bơi vào môn học giáo dục thể chất,

thường được dạy ở bể bơi của trường hoặc bể bơi gần nhất.

Ở vương quốc Anh, chương trình “Top-ups scheme” (tạm dịch: Kế hoạch bù

đắp) yêu cầu mọi trẻ em đang đi học mà không biết bơi và trên 11 tuổi sẽ phải nhận

được các bài học bơi hàng ngày một cách tập trung. Những trẻ vẫn chưa đạt chuẩn

bơi lội vương quốc Anh 25m về mặt thời gian khi rời trường tiểu học sẽ được dạy bơi

nửa giờ mỗi ngày trong vòng 2 tuần trong năm học.

Ở Canada và Mexico cũng đã có những lời kêu gọi đưa môn bơi vào chương

trình giáo dục phổ thông [2].

1.2. Trong nước

Trong nhiều năm qua, Bộ GD&ĐT đã rất quan tâm và tạo điều kiện để các nhà

trường, các cơ sở giáo dục từ mầm non đến ĐH tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ

biến các đề tài khoa học về GDTC và y tế trường học, đặc biệt là cải tiến PP giảng dạy,

phổ cập hóa kỹ năng bơi để sống và thích nghi tốt với môi trường sông nước. Liên

quan với đề tài nghiên cứu, có nhóm các đề tài như sau:

1.2.1. Nhóm đề tài về thể lực, kỹ thuật, năng lực, tiêu chuẩn đánh giá

chuyên ngành bơi lội.

Có thể khái quát qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Page 17: BÁO CÁO TỔNG KẾT

3

- “Một số kết quả nghiên cứu về năng lực tiếp thu kỹ thuật bơi lội ở HS các lứa

tuổi nhỏ 7-11 tuổi” (Phạm Trọng Thanh, Vũ Bích Huệ - 1993) [19]. Nhóm tác giả đã

đưa ra nhận định: Ở nước ta, việc giảng dạy bơi từ lứa tuổi nào là tùy thuộc vào mục

tiêu giảng dạy và huấn luyện; nếu dạy bơi cho HS phổ thông thì nên bắt đầu từ lớp 3;

nếu để tuyển chọn và đào tạo VĐV thì có thể khởi điểm từ lớp 1 và lớp 2. Ở các

trường phổ thông cần bố trí học bơi liên tục trong vài năm của mỗi cấp học để HS

nắm được hoàn chỉnh và thực hiện được thuần thục kỹ thuật một hoặc một số kiểu

bơi và bơi được một cự li tối thiểu nhất định.

- “Nghiên cứu nhịp độ tăng trưởng thể lực của SV chuyên sâu bơi lội Trường

ĐH TDTT I” (Nguyễn Đức Thuận - 2001) [21]. Tác giả đã chứng minh: nhịp tăng

trưởng thể lực chung của các SV chuyên sâu bơi lội tăng mạnh ở năm thứ nhất và

năm thứ hai...

“Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho vận động

viên bơi lội trẻ Trường ĐH TDTT I (Vũ Chung Thủy và cộng sự - 2006) [22]. Tác giả

đã lựa chọn đươc 16 nội dung kiểm tra theo 4 nhóm để đánh giá trình độ tập luyện

của VĐV bơi lội trẻ.

- “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn về hình thái, chức năng, thể lực

và kỹ thuật vận động viên bơi lội lứa tuổi 9-12 ở TP.Mỹ Tho trong giai đoạn huấn

luyện ban đầu” (Lê Nguyệt Nga, Võ Thành Minh - 2011) [16]. Thông qua kết quả

nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được tiêu chuẩn tuyển chọn về hình thái, chức năng

và thể lực của VĐV bơi lội thành phố Mỹ Tho lứa tuổi 9-10 ở giai đoạn huấn luyện

ban đầu.

Các tác giả đã dày công nghiên cứu về nhiều mặt đặc thù của nhiều đối tượng

về môn bơi lội dưới góc độ chuyên ngành TDTT và đã đưa ra nhiều đóng góp có giá

trị thực tiễn.

1.2.2. Nhóm đề tài về đổi mới phương pháp giảng dạy môn bơi lội

Tiêu biểu nhóm các đề tài này là các công trình như:

- “Một số biện pháp nâng cao khả năng làm việc của học sinh” (Phạm Hào

Page 18: BÁO CÁO TỔNG KẾT

4

Hùng -1993) [14]. Tác giả cho rằng, giáo viên cần luôn luôn tìm tòi, sáng tạo để có

phương pháp giảng dạy tốt, hấp dẫn giúp cho HS dễ tiếp thu kiến thức...

- “Cải tiến chương trình giảng dạy bơi ban đầu cho các em nhi đồng 6-7 tuổi”

(Nguyễn Thị Minh Hà - 2001) [12]. Bằng các phương pháp tổng hợp tư liệu, chuyên

gia và thử nghiệm từng phần, tác giả đã xây dựng được chương trình dạy bơi ban đầu

cho lứa tuổi 6 – 7 tuổi và đã chưng minh được tính ợp lý, khả thi và hiệu quả rõ rệt;

các em có thể bơi đúng kỹ thuật và quãng đường bơi dài hơn.

- “Sử dụng PP phân nhóm trong dạy bơi cho SV ĐH Thủy Lợi” (Nguyễn Hữu

Hiến - 2006) [13]. Đề tài đưa ra kết luận: tỉ lệ SV ĐH Thủy Lợi không biết bơi, bơi

yếu ban đầu khá cao (35-40%); qua PP tổ chức học tập theo kiểu phân nhóm, có tác

dụng dương tính đến hiệu quả giảng dạy, nhóm TN ưu việt hơn nhóm ĐC rõ rệt

(P<0.05).

- “Nội dung và PP dạy học môn bơi truyền thống cho khối 6 trường THCS

huyện Chương Mỹ - Hà Nội” (Nguyễn Văn Thời -2010) [20]. Qua khảo sát điều tra

thực trạng về khả năng bơi và tự biết làm nổi mình trên nước tại trường THCS Tiên

Phương (Chương Mỹ - Hà Nội) cho thấy có tới: hơn 80% HS chưa tiếp xúc với môi

trường nước trong tự nhiên, gần 20% không có khả năng bơi tự do trên 5m.. ..

- “Hiệu quả ứng dụng các nhóm PP dạy học phát huy tính tích cực trong dạy

bơi cho SV chuyên sâu và phổ tu Đại học TDTT Đà Nẵng” (Phan Thanh Tin - 2010)

[18]. Qua nghiên cứu thực tế, tác giả đã lựa chọn được 3 nhóm PP dạy học phát huy

tính tích cực ứng dụng cho HS chuyên sâu và phổ tu trong quá trình dạy bơi và đã đạt

hiệu quả rõ rệt....

1.2.3. Nhóm đề tài ứng dụng dụng cụ bổ trợ trong giảng dạy bơi

Page 19: BÁO CÁO TỔNG KẾT

5

“Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng dụng cụ bổ trợ dạy bơi” (Nguyễn Văn Trạch,

Nguyễn Đức Chương, Nguyễn Bích Vân - 1993) [25]. Nhóm tác giả đã thiết kế dụng

cụ bổ trợ trên cạn và dưới nước. Thông qua kiểm nghiệm đã chứng minh được tính

hiệu quả của các dụng cụ này với việc rút ngắn thời gian làm quen nước cũng như có

tác dụng tốt đối với việc nắm vững các động tác bơi cơ bản của người học.

Như vậy, để công tác giảng dạy, năng thực thực hành bơi lội của SV trong nhà

trường được hiệu quả, ngoài nhiều việc phải làm như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền

về vai trò, lợi ích của bơi lội, chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ chuyên môn,

tăng cường sự quan tâm lãnh đạo của nhà trường, sự phối hợp giữa các khoa và bộ môn

GDTC…thì vấn đề quan trọng đặc biệt cần quan tâm là phải có PP truyền đạt mới, phát

huy tính tích cực của người học. Đây là việc cần được nghiêm túc đầu tư, nghiên cứu.

Qua các công trình trên cho thấy như một bức tranh tổng thể, đa dạng, phong phú, là cơ

sở quan trọng để tham khảo, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về đổi mới PP

giảng dạy môn bơi tại khu vực các trường ĐH ở Bình Dương.

2. Tính cấp thiết của đề tài

Nâng cao thể chất, phát triển tầm vóc con người là mục tiêu chiến lược của đại

đa số các nước đang phát triển và phát triển. Muốn làm được điều đó ngoài yếu tố dinh

dưỡng còn có yếu tố khá quan trọng khác đó là chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và

hoạt động vận động hợp lý. Để mọi người nhận thức được điều đó cần phải tích cực

tham gia hoạt động vận động. Đòi hỏi nhà sư phạm phải biết tổ chức các hoạt động

phong phú, đa dạng, phù hợp sở thích và đặc biệt là phải phù hợp với động cơ, nhu cầu

của người tập. Bởi vậy nhiều nhà nghiên cứu luôn quan tâm đến vấn đề đổi mới cách tổ

chức lớp học, nội dung chương trình, PP giảng dạy…nhằm mục tiêu sao cho mọi người

đều phải yêu thích và tập luyện thường xuyên ít nhất một môn thể thao suốt đời.

Theo quyết định số 2434 QĐ/ BGD&ĐT ngày 8/7/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo về đổi mới chương trình dạy học ở trường trung học cơ sở (THCS).

“Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong các mặt giáo dục toàn diện con người mới

XHCN. Sức khoẻ, trí tuệ là hai thứ quý giá nhất là tài sản vô giá của mỗi con con

Page 20: BÁO CÁO TỔNG KẾT

6

người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia” [5]. Sức khoẻ là chiếc “xe” chở tri thức, Tri thức

là “chìa khoá” khám phá mọi kho tàng bí ẩn của tự nhiên và xã hội, đem lại cuộc sống

hạnh phúc cho con người. Giáo dục thể chất trường học thực hiện nhiệm vụ trên.

Đổi mới PP dạy học hiện nay nhằm đào tạo người học có năng lực xử lý tình

huống, có khả năng tư duy, sáng tạo, độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập. Đổi mới PP

GDTC chủ yếu là giảng dạy động tác. Vậy đổi mới cái gì? Đổi mới bằng cách nào?...

Việc dạy học lấy người học làm trung tâm cần phải phát huy tích cực, chủ động trong

học tập, cần quan tâm đến nhu cầu khả năng của mỗi cá nhân trong tập thể lớp. Bộ môn

GDTC có nhiệm vụ đào tạo giáo viên chuyên ngành GDTC cung cấp lực lượng giáo

viên thể dục cho các trường trung học cơ sở của tỉnh, cho nên Bộ môn phải luôn quan

tâm đến công tác nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng với nhu cầu của xã hội hiện

nay và được xem như vấn đề cấp thiết và lâu dài.

Nội dung học môn thể dục ở trường phổ thông chủ yếu và cơ bản vẫn là thực

hành, nên việc rèn luyện kỹ năng hình thành kỹ xảo động tác thuần thục cũng như

thành thạo PP giảng dạy thực hành động tác giỏi cho giáo sinh trước khi ra trường là

một nhu cầu cấp thiết và lâu dài. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn của việc đạt được

mục tiêu là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cho SV chuyên ngành giáo dục

thể chất (GDTC) trong các trường sư phạm.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay do chương trình đào tạo rất phong phú về nội dung

mà thời lượng cho mỗi học phần lại có hạn, do đó để GV vừa bồi dưỡng kỹ năng động

tác vừa rèn luyện kỹ năng giảng dạy chuyên môn cho SV (chỉ gói gọn trong một số tiết

nhất định) là một vấn đề khó khăn.

Đất nước ta có hơn 3200 km bờ biển, có hơn 3112 con sông lớn nhỏ (với tổng

chiều dài các con sông hơn 41.000 km) và rất nhiều kênh, mương, rạch chằng chịt. Ðó

cũng là lý do làm cho trẻ em ở nước ta chết vì đuối nước rất cao. Tháng 5-2012, Bộ

LÐ-TB-XH công bố kết quả "Cuộc khảo sát tai nạn thương tích quốc gia năm 2010".

Trong đó, đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em, với khoảng

4.500 em chết mỗi năm. Tính trung bình, mỗi ngày có 12 em bỏ mạng vì chết đuối [7].

Page 21: BÁO CÁO TỔNG KẾT

7

Vì vậy, việc dạy - học bơi cho HS phổ thông để vừa phát triển thể chất vừa biết bơi góp

phần nâng cao kỹ năng sống là điều cần thiết và cấp bách trong cuộc sống con người.

Trước tình hình đó Bộ GD&ĐT chỉ đạo từ nay cần phải dần đưa môn bơi vào

chương trình bắt buộc mà đầu tiên là các giáo viên và chương trình ngoại khóa, bởi vì

trong cuộc sống con người không phải lúc nào gặp dòng sông cũng có chiếc cầu. Đặc

trưng vị trí địa lý của Bình Dương là ít sông nước nên đa số HS, SV không biết bơi, do

đó việc rèn luyện kỹ năng giảng dạy bơi còn gặp nhiều khó khăn. Vậy làm thế nào

giảng dạy cho đối tượng không biết bơi trở thành giáo viên dạy tốt cho HS đa số không

biết bơi trong thời gian có hạn? Đây là điều trăn trở thôi thúc chúng tôi - GV đảm

nhiêm học phần PP giảng dạy thể dục cho giáo sinh - cần phải làm gì để nâng cao chất

lượng giảng dạy thực hành kỹ thuật động tác đồng thời bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy

thực hành nói chung và môn bơi nói riêng.

Từ những thực trạng cấp bách trên, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu

đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực thực hành môn bơi cho sinh viên

Trường Đại học Thủ Dầu Một”.

3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng giảng dạy môn bơi cho SV chuyên ngành

GDTC Trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐH TDM), đề xuất một số giải pháp nhằm

nâng cao năng lực thực hành môn bơi của đối tượng này, qua đó góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo giáo viên theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.

4. Mục tiêu (nhiệm vụ) nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết những nhiệm vụ

nghiên cứu sau:

1. Tìm hiểu thực trạng công tác giảng dạy bơi cho SV (chuyên ngành và

không chuyên ngành GDTC) Trường ĐH TDM.

- Tình hình chung;

- Thực trạng hoạt động dạy và học môn bơi, tương tác GV-SV và kết quả kiến

thức đạt được từ việc học bơi;

Page 22: BÁO CÁO TỔNG KẾT

8

- Hoạt động ngoại khóa, nhu cầu tập luyện của SV.

2. Đề xuất một số cải tiến về PP giảng dạy môn bơi nhằm nâng cao lực thực

hành môn bơi của SV Trường ĐH TDM.

3. Đánh giá hiệu quả của những cải tiến PP giảng dạy.

5. Giả thuyết khoa học

Những giải pháp cải tiến mà đề tài nghiên cứu, đề xuất nếu được ứng dụng

thực tiễn sẽ có những đột phá theo hướng tích cực, thay đổi triệt để cách dạy cũ, góp

phần nâng cao chất lượng kỹ năng ứng dụng, thực hành nội dung bơi cho SV chuyên

ngành GDTC Trường ĐH TDM.

6. Phương pháp, đối tượng, phạm vi, tổ chức và cách tiếp cận nghiên cứu

6.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các PP sau đây:

6.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Ðây là PP được sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu mang tính lý

luận và sư phạm. Chúng tôi tiến hành thu thập, chọn lọc các tài liệu có liên quan của

các nhà khoa học, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước, các tài liệu

giảng dạy, sách giáo khoa, một số tạp chí trong và ngoài ngành, các giáo trình giảng

dạy cho học viên cao học, tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học…để làm cơ

sở cho việc nghiên cứu đề tài, đồng thời chọn PP nghiên cứu, lựa chọn các tiêu chí và

tìm cơ sở để phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu.

6.1.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu

PP này thuộc nhóm PP nghiên cứu trong các môn xã hội học, giáo dục học, tâm

lý học, nhằm thu nhận thông tin qua hỏi - trả lời.

Để biết được thực trạng công tác giảng dạy môn bơi lội cho SV Trường ĐH

TDM, trong đề tài nghiên cứu đã tiến hành thiết lập hệ thống các câu hỏi, sau đó phỏng

vấn ngẫu nhiên các đối tượng là:

- 200 SV chuyên ngành và không chuyên ngành GDTC Trường ĐH TDM;

- 25 GV GDTC và các cán bộ chuyên trách TDTT của Trường ĐH TDM;

Page 23: BÁO CÁO TỔNG KẾT

9

- 175 GV GDTC và các cán bộ chuyên trách TDTT của các trường lân cận bên

ngoài (khu vực TP.HCM, Bình Phước, Bình Dương).

6.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm [11]

PP này dùng để đánh giá hiệu của những giải pháp được đề xuất.

Đối tượng thực nghiệm là 55 SV nam chuyên ngành GDTC (khóa 5, 6) và 90

SV nữ không chuyên ngành GDTC khóa 2008 (chia thành 2 nhóm thực nghiệm và đối

chứng) đang học tại Trường (như đã trình bày ở khách thể nghiên cứu).

Kiểu thực nghiệm được thực hiện theo phương thức so sánh song song giữa các

nhóm tham gia.

Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong một học kỳ - 4 tháng (tháng 3/2011

đến tháng 6/2011).

6.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

PP này dùng để kiểm tra các tiêu chí đánh giá về thể lực chung cũng như thành

tích bơi của khách thể nghiên cứu.

6.1.4.1. Chạy 30m xuất phát cao (giây)

Đánh giá sức nhanh cho SV có nhiều tiêu chí khác nhau như: chạy từ 30m đến

100m. Ở đây chúng tôi sử dụng tiêu chí phổ biến được đông đảo các nhà chuyên môn

của Việt Nam hay sử dụng để đánh giá sức nhanh cho SV là chạy 30m xuất phát cao.

- Mục đích: đánh giá sự di chuyển của cơ thể với tốc độ nhanh nhất.

- Dụng cụ, sân kiểm tra: đường chạy điền kinh Trường ĐH TDM, đồng hồ

bấm giây điện tử (hiệu Casio Japan) có độ chính xác 1/100 giây, cờ, giấy, bút ghi

chép.

- PP tiến hành: Mỗi đợt chạy từ 2 – 3 SV theo ô chạy riêng. Người thực hiện

đứng ở tư thế xuất phát cao sát ngay sau vạch xuất phát, khi nghe lệnh “Sẵn sàng,

chạy” thì nhanh chóng rời khỏi vạch xuất phát và chạy nhanh về đích. Thành tích

được tính bằng thời gian chạy từ vạch vôi xuất phát đến chạm dây đích và vượt qua

mặt phẳng thẳng đứng của dây đích (30m).

- Kết quả: đo một lần chạy và được tính bằng giây (s).

Page 24: BÁO CÁO TỔNG KẾT

10

6.1.4.2. Bật xa tại chỗ (cm)

- Mục đích: đánh giá sức mạnh bộc phát tổng hợp của nhóm cơ chi dưới và cơ

lưng.

- Dụng cụ, sân kiểm tra: thước dây, hố nhảy xa, giấy bút, biên bản ghi chép.

- PP tiến hành: người thực hiện đứng sau vạch kiểm tra của ván giậm nhảy, ở

tư thế khuỵu gối, sau đó dùng lực đạp của hai chân và sự phối hợp toàn thân bật

người lên bay về trước và rơi xuống bằng hai chân vào hố cát. Thành tích được tính

bằng khoảng cách từ điểm chạm của bất cứ bộ phận nào của cơ thể với hố cát gần

với vạch xuất phát nhất, từ đó kéo thước đo vuông góc với vạch xuất phát.

- Kết quả: Thực hiện 3 lần và lấy lần có thành tích cao nhất (cm).

6.1.4.3. Chạy trung bình - 1500m [nam] và 800m [nữ] (s).

- Mục đích: Đánh giá sức bền trong di chuyển của nam, nữ SV Trường ĐH

TDM.

- Dụng cụ sân kiểm tra: Đồng hồ bấm giây điện tử (hiệu Casio Japan) có độ

chính xác 1/100giây, cờ hiệu, biên bản chạy, giấy bút ghi chép.

- PP tiến hành: Cho đối tượng kiểm tra khởi động kỹ, chạy từng nhóm 5 - 10

người trên sân điền kinh và dùng đồng hồ bấm giây chuyên dụng để ghi thành tích.

Thực hiện theo luật điền kinh.

- Cách tính thành tích: đơn vị đo hoàn thành cự li được tính là giây (s).

6.1.4.4. Kiểm tra bơi ếch [25m nam – tính thành tích (s)] và [25m nữ - tính

quãng đường (m)].

- Mục đích: Đánh giá năng lực di chuyển trong môi trường nước của nam, nữ

SV Trường ĐH TDM.

- Điều kiện tiến hành: Hồ bơi chiều dài tối thiểu 25m, được chia vạch bằng

bảng số, mỗi đoạn 1m.

- Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây điện tử (hiệu Casio Japan) có độ chính

xác 1/100giây, còi, cờ hiệu, biên bản ghi chép.

Page 25: BÁO CÁO TỔNG KẾT

11

- PP tiến hành: Cho đối tượng kiểm tra bận đồ bơi, khởi động kỹ, kiểm tra từng

nhóm từ 4 - 5 SV bơi theo chiều và cự li quy định.

Đối với nam dùng đồng hồ bấm giây chuyên dụng để ghi thành tích sau khi về

đích. Đối với nữ đo quãng đường bơi được khi hoàn thành đợt bơi. Thực hiện theo luật

bơi lội.

6.1.5. Phương pháp toán thống kê [8], [26]

- Giá trị trung bình ( x ):

- Độ lệch chuẩn (S):

=

−=n

i

i xxn

S1

2)(1

(n 30)

- Hệ số biến thiên (Cv):

00100=

xC x

v

- Sai số tương đối của giá trị trung bình - Epsillon ( ):

x

St x= 05

Trong đó x

S là sai số chuẩn của số TB, và

n

SS x

x =

- Chỉ số 2 : Dùng để đánh giá các đặc tính định tính (định danh, thứ bậc, tính

chất, phạm trù….) trên các tần số không đòi hỏi các phân phối theo luật xác suất chuẩn.

=

−=

n

i i

ii

L

LQ

1

22 )(

Trong đó: iQ là tần số quan sát

iL là tần số lý thuyết

=

=n

i

ixn

x1

1

Page 26: BÁO CÁO TỔNG KẾT

12

- Kiểm định t - student:

Dùng cho hai mẫu độc lập

2

2

2

1

1

2

21 //

n

x

n

x

xxt

+

−=

- Ðể xử lý số liệu thu thập chúng tôi dùng phần mềm toán thống kê Excel.

6.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

6.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là giải pháp nâng cao năng lực thực hành môn bơi cho SV

Trường Đại học Thủ Dầu Một.

6.2.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là SV các nhóm đang trong quá trình đào tạo ở

Trường ĐH TDM, bao gồm:

- Nhóm chuyên ngành GDTC: 55 SV (nhóm thực nghiệm: 27 SV nam và nhóm

đối chứng: 28 SV nam).

- Nhóm không chuyên ngành GDTC (nhóm thực nghiệm: 45 SV nữ và nhóm

đối chứng: 45 SV nữ).

6.3. Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động giảng dạy bơi lội cho SV Trường Đại học Thủ Dầu Một.

6. 4. Tổ chức nghiên cứu

6.4.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 05/2013 đến tháng 01/2014 theo 3 giai đoạn như

sau:

Giai đoạn 1: Từ tháng 05/2013 đến 07/2013. Nhiệm vụ của giai đoạn này là

nghiên cứu các cơ sở lý luận của đề tài qua việc thu thập, tổng hợp tư liệu liên quan,

chuẩn bị dụng cụ bảng biểu, phiếu phỏng vấn, tập huấn cộng tác viên, tiến hành điều

tra phỏng vấn các đối tượng về thực trạng công tác dạy bơi tại Trường ĐH TDM và

một số trường liên quan, giải quyết nhiệm vụ 1.

Page 27: BÁO CÁO TỔNG KẾT

13

Giai đoạn 2: Từ tháng 08/2013 đến 10/2013. Giải quyết nhiệm vụ 2 - Đề xuất

một số cải tiến về PP giảng dạy môn bơi nhằm nâng cao lực thực hành môn bơi của

SV Trường ĐH TDM.

Giai đoạn 3: Từ tháng 11/2013 đến 01/2014. Giải quyết nhiệm vụ 3 - Đánh giá

hiệu quả của những cải tiến PP giảng dạy. Sau tháng 01/2014 bổ sung, hoàn chỉnh báo

cáo nghiên cứu, chuẩn bị bảo vệ trước tại Hội đồng khoa học cấp Trường.

6.4.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại: Trường ĐH TDM, sân tập, hồ bơi liên kết khu

vực thị xã TDM.

Page 28: BÁO CÁO TỔNG KẾT

14

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BƠI LỘI

1.1. Khái quát về bơi lội

Bơi lội là một là một môn thể thao dưới nước, do tác động của sự vận động

toàn thân, đặc biệt là đạp chân, quạt tay trong nước mà con người có thể chuyển

động vượt được quãng đường dưới nước với tốc độ khác nhau [23].

Bơi lội được ra đời trong quá trình lao động sản xuất và chống lại thiên tai,

địch họa của loài người. Nó luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự sinh tồn, sản xuất

và sinh hoạt của loài người, phát triển và đổi mới cùng với sự hình thành và phát

triển của xã hội loài người.

Cách đây hàng nghìn năm ở La Mã, Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc bơi lội đã ra

đời. Trong xã hội nguyên thuỷ, con người sinh sống chủ yếu bằng nghề săn bắn,

trong đó có săn các động vật ở dưới nước. Trong các di chỉ ở thời kì đồ đá, người ta

đã phát hiện thấy các công cụ giống như các tên bắn cá, được khắc chạm trên các đồ

đá có niên đại cách đây trên 5000 năm [23]. Điều này nói lên loài người lúc đó sống

ở các triền núi ven sông, dựa vào săn bắn động vật trên mặt đất và bắt cá ở dưới nước

để mưu sinh.

Môn bơi lội có nội dung rất rộng. Hiện nay bơi lội trong các cuộc thi đấu ở

Đại hội Olympic và giải vô địch bơi lội thế giới bao gồm bốn phần: bơi thể thao,

nhảy cầu, bóng nước và bơi nghệ thuật. Bốn phần này trên thực tế đã sớm trở thành

bốn môn thi đấu độc lập.

Hình thức bơi trong môn bơi lội rất đa dạng, phong phú. Các hình thức bơi lội

lưu truyền trong dân gian có: bơi tô tô, bơi chải, bơi đứng, bơi nghiêng và một số

cách bơi không có luật lệ khác. Do kỹ thuật của các kiểu bơi trên không hợp lí, tạo ra

tốc độ chậm lại tốn sức nên trong thi đấu bơi dần dần đã bị thải loại. Hiện nay, có thể

khái quát phân loại bơi lội theo sơ đồ sau [23].

Page 29: BÁO CÁO TỔNG KẾT

15

Sơ đồ 1.1. Phân loại môn bơi lội.

1.2. Lợi ích thực tiễn của môn bơi lội.

1.2.1. Bơi lội với tác dụng tăng cường thể chất.

Sarah Hansen (trên trang Lifehack) đã đưa ra 10 khuyến nghị tuyệt vời mà bơi

lội mang lại ích lợi cho người tập [27], đó là:

- Cải thiện sức mạnh cơ bắp;

- Giúp xương chắc, khỏe;

- Tăng sự dẻo dai, linh hoạt;

- Tăng cường sức mạnh cơ tim, giảm viêm (xơ vữa động mạch);

- Đốt cháy calo;

- Cải thiện bệnh hen suyễn;

- Giảm căng thẳng và trầm cảm;

- Liệu pháp tốt cho da khi bơi ở biển;

Page 30: BÁO CÁO TỔNG KẾT

16

- Giúp trẻ thông minh hơn;

- Kéo dài tuổi thọ.

Không hoạt động thể thao nào có thể đạt những hiệu ứng có thể so sánh với bơi

lội. Nỗ lực vẫy vùng trong môi trường nước cùng lúc đốt cháy năng lượng, thúc đẩy

trao đổi chất và làm săn chắc tất cả các bộ phận cơ thể.

Khi bơi, cơ thể ở tư thế nằm ngang, dưới tác động của áp lực nước, máu lưu

thông dễ dàng hơn. Thêm vào đó, khi bơi tần số mạch tăng cao sẽ làm cho lưu lượng

máu tăng lên. Nếu tập bơi thường xuyên và lâu dài, thể tích tim to lên sẽ làm cho tim

co bóp mạnh hơn, thành cơ tim dày lên, tính đàn hồi tốt hơn, tần số mạch yên tĩnh

giảm chậm. Mạch yên tĩnh của vận động viên bơi thường chỉ ở 40-60 lần/phút. Trong

khi đó người bình thường là 70-80 lần/phút.

Bơi lội đòi hỏi hoạt động cùng lúc của nhiều cơ bắp, hệ quả dẫn đến tốc độ đốt

cháy năng lượng cao và củng cố các bộ phận hoạt động của cơ thể. Tất cả các kiểu bơi

được thực hiện với mức độ vừa phải cho phép cơ thể tiêu hao khoảng 500 kcal/giờ. Bơi

với nhịp độ mạnh mẽ hơn mỗi giờ đã phải chi 700 kcal!

Tập luyện bơi còn làm tăng hồng cầu, từ đó làm tăng khả năng hấp thụ oxy

cho cơ thể. Theo số liệu nghiên cứu, hàm lượng hồng cầu trong 100ml máu của nam

vận động viên bơi có tới 14-16 gram (người bình thường là 12-15 gram). Ở nữ vận

động viên bơi là 13-15 gram (người bình thường là 11-14 gram).

Kiên trì tập luyện bơi lội không những làm cho chức năng hệ thống thần kinh,

hệ thống tuần hoàn và hệ hô hấp được cải thiện, mà còn có thể làm cho sức mạnh,

tốc độ, sức bền, mềm dẻo, tính nhịp điệu của cơ thể được phát triển. Đặc biệt ở lứa

tuổi HS trung học cơ sở, các em đang ở đỉnh cao của tuổi phát dục, việc tập luyện

bơi lội sẽ giúp cho các em phát triển tốt hơn về thể chất về tinh thần, tạo ra nền tảng

sức khoẻ để học tập tốt văn hoá.

Page 31: BÁO CÁO TỔNG KẾT

17

Tập luyện bơi lội còn giúp các em phát triển ý chí, lòng dũng cảm, tinh thần

vượt khó khăn, tinh thần đồng đội, ý thức tổ chức kỉ luật và những phẩm chất tâm lí

khác.

Bơi lội là môn thể thao lý tưởng có thể thực hiện suốt đời và theo các nhà

khoa học – có tác dụng trẻ hóa cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh:

những người nhiều năm bơi lội thường xuyên có cơ thể trẻ hơn thậm chí đến hai

mươi tuổi so với tuổi khai sinh.

Bơi lội còn là một hoạt động thể dục thể thao có lợi cho những người khuyết

tật, thiểu năng. Đối với những người có cơ thể gầy yếu và những người mắc các bệnh

mãn tính khác nhau, tập luyện bơi lội sẽ là một biện pháp chữa bệnh có hiệu quả.

Bơi lội còn được xác định là một trong những hoạt động vui chơi giải trí được

mọi người yêu thích nhất của thế kỹ XXI, nó sẽ tác dụng tích cực làm phong phú

cuộc sống văn hoá tinh thần cho loài người.

1.2.2. Bơi lội với ứng dụng thực tiễn cuộc sống

Commodore Wilbert E.Longfellow, người thành lập chương trình bơi lội Chữ

thập đỏ của Mỹ đã cho rằng: Chúng ta không thể tìm thấy một môn thể thao nào tốt

hơn bơi lội để bảo vệ cuốc sống của mình [10].

Thực vậy, bơi lội là một hoạt động có giá trị thực dụng rất cao trong lao động

sản xuất và xây dựng. Rất nhiều công việc tiến hành dưới nước như xây dựng các

công trình dưới nước, phòng chống bão lũ, giao thông và đánh cá trên sông biển...

đều đòi hỏi phải nắm vững kỹ năng bơi lội mới có thể khắc phục được trở ngại của

nước, nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ lao động sản xuất và xây dựng. Cũng cần

chỉ ra rằng, nắm được kỹ thuật bơi và cứu đuối sẽ có ý nghĩa to lớn đối với việc tự

cứu và cứu vớt những người bị đuối nước.

Trong quốc phòng, bơi lội là một khoa mục huấn luyện quân sự cho bộ đội và

dân quân tự vệ. Thường xuyên tập luyện bơi có thể rèn luyện ý chí, tăng cường tính

tổ chức kỉ luật, bồi dưỡng tinh thần anh dũng ngoan cường và sức chịu đựng gian

khổ, góp phần bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Page 32: BÁO CÁO TỔNG KẾT

18

1.2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước tầm quan trọng của môn bơi

trong trường học

Theo số liệu của Bộ LĐTB-XH, Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong do chết đuối

cao nhất khu vực và cao gấp 10 lần các nước phát triển. Ước tính bình quân mỗi ngày

ở nước ta có đến 10 trẻ tử vong do đuối nước và mỗi năm gần 4.000 trẻ em và vị thành

niên chết đuối, chiếm tỷ lệ cao nhất trong khu vực [7]. Đuối nước chủ yếu xảy ra ở

cộng đồng (chiếm 69%), tại nhà chiếm 30% và trường học là 1%. Số trẻ em bị tử vong

thường tăng cao vào dịp hè và trong mùa mưa lũ hằng năm. Năm 2013, cả nước đã xảy

ra nhiều vụ tai nạn thương tâm khi nhiều trẻ em bị chết đuối.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - Phạm Vũ Luận đánh giá: Việc triển khai dạy bơi cho

HS trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do các nhà trường không

có địa điểm tổ chức dạy bơi cho các em. Và do vậy, công tác phòng chống tai nạn đuối

nước ở đa số địa phương mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền về nhận thức cho HS

và các bậc phụ huynh [4]. Từ đó, Bộ đã có công văn số 664/BGDĐT hướng dẫn các Sở

GD&ĐT trong cả nước triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi

trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015 [3]. Đồng thời, hàng năm, Bộ Giáo dục và

Đào tạo thường xuyên phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức xã hội tổ chức các

lớp tập huấn nâng cao về kỹ năng dạy bơi và cứu đuối nước cho các giáo viên dạy bơi

cốt cán của các tỉnh.

1.3. Một số đặc trưng phương pháp và nguyên tắc giảng dạy bơi lội [23]

1.3.1. Đặc điểm quá trình giảng dạy bơi lội

Quá trình giảng dạy bơi là quá trình người thầy chỉ dẫn và tổ chức hoạt động

dạy giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ thuật và kỹ năng cần thiết về bơi lội. Có thể

khái quát quá trình giảng dạy bơi theo ba giai đoạn:

Giai đoạn I – Sơ bộ nắm động tác.

Giai đoạn II – Cải tiến, nâng cao kỹ thuật.

Giai đoạn III – Củng cố và hình thành kỹ năng.

Trong quá trình dạy bơi cần lưu ý một số đặc điểm như sau :

Page 33: BÁO CÁO TỔNG KẾT

19

- Về môi trường bơi lội. Khi bơi, người học hoạt động trong môi trường nước

và thường chưa biết cách khắc phục hay lợi dụng các yếu tố đặc trưng như: lực cản,

lực nổi, lực ép… nên dễ bỡ ngỡ và có tâm lý sợ nước.

- Về tư thế hoạt động khi bơi lội. Do tư thế lạ lẫm với hoạt động thường ngày

(thân người có thể nằm ngang, ngửa hay nghiêng) nên người học dễ bị mất cảm giác

thăng bằng và định hướng trong không gian.

- Về hoạt động thở trong bơi lội. Hít thở là việc đơn giản hàng ngày, mang tính

chất phản xạ không điều kiện nhưng lại là vấn đề không đơn giản mà là khâu trọng

yếu khi bơi. Thường dùng miệng để hít vào trên mặt nước và thở ra bằng cả mũi và

miệng ở dưới nước, do đó đòi hỏi người học phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay

và chân.

- Về động lực vận động trong mội trường nước. Khi bơi trong môi trường

nước, cơ thể không có điểm tựa cố định mà phải biết lợi dụng sức nâng (lực nổi) của

nước đối với cơ thể và các động tác tạo ra phản lực để nâng và đẩy cơ thể tiến về

trước. Do đó khi dạy bơi cần đảm bảo: An toàn tuyệt đối cho người học; Dạy theo

trình tự từ dễ đến khó, trước hết là những hệ thống bài tập làm quen (cảm giác) với

nước ; Đặc biệt quan tâm đến kỹ thuật thở ; Lưu ý đến tính thăng bằng, ổn định, sự

thả lỏng hay căng cơ tư thế thân người (nằm ngang bằng trên mặt nước).

1.3.2. Nguyên tắc giảng dạy bơi lội

Nguyên tắc giảng dạy bơi lội là những điều nhận thức được tổng kết, đúc rút

ra từ mục đích giáo dục, quá trình giảng dạy và các quy luật phát triển cơ thể người

tập.

Page 34: BÁO CÁO TỔNG KẾT

20

Sơ đồ 1.2 Những nguyên tắc giảng dạy môn bơi lội.

Đó là sự phản ánh các quy luật khách quan của quá trình dạy và học, cũng là

yêu cầu chỉ đạo cơ bản trong công tác giảng dạy như: nguyên tắc tự giác tích cực,

nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tăng dần lượng vận động, nguyên tắc xuất phát từ

thực tế và nguyên tắc củng cố.

1.3.2.1. Nguyên tắc tự giác tích cực

Trong dạy bơi, muốn quán triệt nguyên tắc này cần phải thực hiện một số yêu

cầu sau :

- Phải giúp cho SV xác định rõ mục đích và thái độ học tập. Trước hết cần

thường xuyên giáo dục mục đích học tập, ý nghĩa của việc học tập môn bơi lội để SV

nhận rõ tác dụng của môn bơi lội đối với việc nâng cao thể chất, đồng thời đảm bảo

an toàn cho bản thân mình trên sông nước. Khi bắt đầu dạy bơi, cần thông báo cho

SV mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung và tiêu chuẩn kiểm tra. Ở từng buổi học,

cũng cần cho SV hiểu rõ nhiệm vụ, yêu cầu của từng buổi học. Khi học mỗi động tác

kỹ thuật, phải nêu rõ ý nghĩa, tác dụng và cách tập để SV nhanh chóng tiếp thu được

kỹ thuật của động tác đó.

- Bồi dưỡng hứng thú học bơi cho SV.

Chỉ khi nào SV có hứng thú cao đối với học bơi thì tính tích cực tự giác mới

cao, giúp cho các em tập làm quen với nước, khắp phục dần tâm lí sợ nước và nâng

cao hứng thú học bơi. Đặc biệt, cần đa dạng hoá hình thức tập luyện, kết hợp chặt

Page 35: BÁO CÁO TỔNG KẾT

21

chẽ hình thức thi đấu và sự động viên khích lệ để tạo cho các giờ học bơi trở thành

những “giờ chơi” lí thú. Đối với SV đã có kỹ năng bơi ban đầu tương đối tốt, cần

nâng cao yêu cầu thích đáng, làm cho họ nhanh chóng tiếp thu được tri thức và kỹ

năng mới.

Phải lựa chọn nhiều hình thức động tác mới như: Động tác vận động và động

tác tĩnh, lấy động tác động làm chính, kết hợp bài tập trên cạn với bài tập dưới nước,

lấy bài tập dưới nước làm chính.

- Cần hiểu và nắm vững tâm lí SV, trong quá trình học bơi các em phải tập

trong điều kiện nắng nóng hoặc mưa lạnh. Tập bơi lại tốn sức, mệt mỏi nên cũng

sinh ra tâm lí ngại khó, ngại khổ. Vì vậy cần phát hiện sớm để quan tâm khích lệ, dìu

dắt các em sớm giải toả trạng thái tâm lí bất lợi mới nâng cao hiệu quả giảng dạy bơi.

Khi lên lớp giáo viên phải nhiệt tình, khẩu lệnh phải dõng dạc, tín hiệu rõ

ràng, lịch thiệp, giảng dạy sinh động, dễ hiểu, giàu tính thuyết phục và gợi mở, dạy

bảo nhẫn nại và yêu quý HS, SV, có tính nguyên tắc và xây dựng mối quan hệ thầy

trò tốt đẹp.

1.3.2.2. Nguyên tắc trực quan

Nguyên tắc trực quan có nghĩa là, trong giảng dạy phải cố gắng sự dụng các

cơ quan cảm thụ và kinh nghiệm đã có của SV, làm phong phú thêm nhận thức cảm

tính và kinh nghiệm trực tiếp của người học, để họ có thể hình dung được động tác,

nắm được các tri thức và kỹ năng đúng để tư duy vận động.

Con người muốn nhận thức được sự vật hoặc nắm vững các kỹ thuật, kỹ năng

bơi đều phải bắt đầu từ nhận thức cảm tính. Khi học bơi, thông qua các giác quan

như: thị giác, thính giác, xúc giác và các cơ quan cảm giác bản thể của cơ bắp, người

tập tiếp thu các yếu lĩnh động tác như phương hướng, vị trí và mức độ dùng sức của

cơ bắp...từ đó xây dựng hình tượng và khái niệm động tác. Việc xây dựng khái niệm

có chính xác hay không sẽ quyết định hiệu quả thực hiện động tác vận động. Trong

đó nhận thức qua trực quan để xây dựng khái niệm động tác có vị trí quan trọng

nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho HS, nhất là đối với HS thanh thiếu niên.

Page 36: BÁO CÁO TỔNG KẾT

22

Trong dạy bơi nguyên tắc này được thể hiện ở các công việc như sau:

- Sắp xếp đội hình, lựa chọn vị trí làm động tác mẫu chính xác. Làm mẫu động

tác trong giảng dạy kỹ thuật bơi phải tiến hành cả trên cạn và dưới nước. Khi làm

mẫu động tác trên cạn SV có thể xếp thành đội hình hàng ngang một bên, hai bên,

hay hình vuông góc xếp thành nửa vòng tròn... Vị trí đứng làm mẫu của người thầy

phải làm sao cho mỗi SV đều có thể nhìn rõ và nghe rõ được lời giảng của thầy.

- Làm mẫu động tác.

Khi làm mẫu động tác, cần làm rõ những phần chủ yếu và thứ yếu của động

tác, nhấn mạnh khâu khó, có thể kết hợp động tác làm mẫu hoàn chỉnh với làm mẫu

động tác riêng lẻ. Khi làm mẫu thoạt đầu có thể làm mẫu tốc độ nhanh sau đó làm

mẫu tốc độ chậm.

Trong quá trình làm mẫu động tác cần kết hợp giải thích ngắn gọn, hình tượng

và dễ hiểu. Làm mẫu so sánh giữa động tác đúng và động tác sai. Để SV có thể hiểu

rõ hơn khái niệm của động tác và sửa chữa động tác sai, sau khi làm mẫu kỹ thuật

đúng, giáo viên có thể làm mẫu những động tác sai mà SV thường mắc phải. Đồng

thời nêu ra nguyên nhân và các khuyết điểm để SV hiểu và so sánh giữa kỹ thuật

đúng và sai.

Khi giảng giải cần sự dụng ngôn ngữ dễ hiểu, có hình tượng sinh động để gây

ấn tượng sâu sắc cho SV. Trong giảng dạy cần chú ý các mặt sau:

Giảng giải trên cạn là chính, ở dưới nước SV khó nghe bài giảng. Vì vậy cần

giảng giải các nội dung, biện pháp chủ yếu trước khi SV xuống nước, có thể giảng

giải bổ sung thêm bằng cách dùng tín hiệu hình tượng bằng tay.

Phối hợp chặt chẽ giảng giải và làm mẫu: giảng giải hình tượng phối hợp với

làm mẫu chính xác, để kết hợp tốt giữa tư duy với trực quan và tư duy trừu tượng.

- Sử dụng học cụ trực quan: như tranh ảnh hoặc băng hình quay chậm… để

giúp SV nắm vững được biểu tượng kỹ thuật đúng.

Khi vận dụng các học cụ trực quan cần lựa chọn thời điểm thích hợp. Nếu sử

dụng quá sớm hoặc quá muộn sẽ khó phát huy được hiệu quả giảng dạy.

Page 37: BÁO CÁO TỔNG KẾT

23

- Sự dụng các tín hiệu tay, chân:

Vận dụng tín hiệu tay, (chân) nhất là tay rất quan trọng trong dạy bơi. Do bơi

trong môi trường nước, nên mắt khó nhìn rõ, tai khó nghe rõ. Vì vậy dùng tín hiệu

tay hoặc chân nhằm hai mục đích. Một là biểu thị ý định tổ chức của giáo viên, hai là

làm rõ yêu cầu của động tác kỹ thuật và sửa chữa động tác sai.

1.3.2.3. Nguyên tắc nâng dần lượng vận động

Trong dạy bơi phải dựa vào đặc điểm của quá trình nhận thức, chức năng cơ

thể, quy luật hình thành kỹ năng vận động và quá trình nâng cao trình độ của người

bơi. Vì vậy cần phải tiến hành giảng dạy theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, từ dễ đến

khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa biết đến biết..nâng dần độ khó của bài tập để

SV nắm được một cách hệ thống các kỹ thuật và tăng cường được thể chất cho SV.

Khi sử dụng nguyên tắc tăng dần chúng ta cần chú ý những điểm sau đây:

- Sắp xếp nội dung phải hợp lí từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ

nông đến sâu. phải dạy từ trên cạn sau đó mới chuyển xuống dưới nước. Ví dụ, cần

dạy cho SV làm quen với nước, sau đó mới dạy các kiểu bơi. Dạy một động tác nói

chung, trước hết nên tập trên cạn, sau đó mới tập dưới nước. Khi tập dưới nước nên

tập các bài tập có điểm tựa cố định (bám thành bể hoặc ván bơi), sau đó mới tập bài

tập có điểm tựa không cố định.

- Học những nội dung mới trên cơ sở cũng cố những hiểu biết và kỹ năng đã

học, giữa các buổi tập phải có thời gian cách quãng nhất định, thông thường mỗi tuần

2 - 3 buổi là thích hợp. Mỗi buổi tập từ 60 đến 90 phút. Nội dung bài tập trên cạn và

dưới nước cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Cần tăng dần lượng vận động tập luyện. Nguyên tắc tăng lượng vận động là

tăng khối lượng trước, tăng cường độ sau, làm cho năng lực vận động của cơ thể tăng

dần. Điều này không chỉ có tác dụng với việc tăng cường thể chất cho SV mà còn có

tác dụng cho việc củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác. Khi dạy bơi cần chú ý bố

trí nghỉ giữa các lần tập hợp lí để tránh quá sức.

Page 38: BÁO CÁO TỔNG KẾT

24

- Cần xây dựng hồ sơ, kế hoạch, tiến trình, giáo án... để đảm bảo việc dạy bơi

có hệ thống, có tính kế hoạch trong việc quán triệt nguyên tắc nâng dần.

1.3.2.4. Nguyên tắc củng cố

Trong giảng dạy bơi lội cần vận dụng nguyên tắc này để giúp cho SV nắm

chắc những hiểu biết và kỹ năng đã học. Củng cố và nâng cao mối quan hệ mật thiết

với nhau. Quá trình củng cố là tạo điều kiện cho nâng cao kỹ thuật. Vì vậy trong dạy

bơi, không chỉ làm cho SV tự giác học tập, mà còn cần chú ý để họ củng cố những

hiểu biết và kỹ thuật đã nắm được. Khi sự dụng nguyên tắc củng cố, cần chú ý tới

những điểm sau đây:

- Cần xây dựng khái niệm, biểu tượng kỹ thuật động tác chính xác và có PP

thực hiện động tác kỹ thuật đúng, đồng thời thường xuyên chú ý phát triển các tố

chất thể lực cho SV.

- Thường xuyên tập luyện lặp lại và bơi kéo dài cự li với các hình thức khác

nhau để củng cố và hoàn thiện kỹ thuật.

- Trong học bơi cần đặt ra các câu hỏi để củng cố khái niệm và nhận thức về

động tác kỹ thuật đã học. Đồng thời cần cho SV học cách quan sát và phân tích kỹ

thuật đúng, sai của người khác. Điều này cũng giúp cho SV củng cố kỹ thuật của bản

thân.

Cần xác định cho SV tiêu chí kỹ thuật và cự li để các em phấn đấu. Đồng thời

thường xuyên sử dụng hình thức thi đấu kiểm tra để làm thành một PP có hiệu quả

trong việc củng cố kỹ thuật.

1.3.2.5. Nguyên tắc xuất phát từ thực tế

Page 39: BÁO CÁO TỔNG KẾT

25

Nguyên tắc xuất phát từ thực tế là nguyên tắc dựa vào mục đích, nhiệm vụ,

nội dung, yêu cầu để lựa chọn PP, lượng vận động phù hợp với các điều kiện thực

tiễn, như dựa vào đối tượng, cơ sở vật chất, điều kiện khí hậu... khi dạy bơi để có thể

giúp SV hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Khi vận dụng nguyên tắc này cần chú ý tới

các mặt sau:

- Trước khi xây dựng hồ sơ giảng dạy, trước khi lên lớp giảng dạy cần nắm

vững tình hình của SV về các mặt như tình trạng sức khoẻ, trình độ bơi, trình độ thể

lực, ý thức học tập...

- Cần kết hợp yêu cầu chung với yếu tố cá biệt. Đối với SV đã nắm kỹ thuật

tương đối tốt có thể đề ra yêu cầu cao hơn đối với những em có kỹ thuật khá, còn đối

với SV kém thì giáo viên cần dành nhiều thời gian sửa chữa kỹ thuật.

- Cần chú ý tới tình hình sân bãi, dụng cụ, chất lượng nước và lường trước các

diễn biến về khí hậu.

Khi dạy bơi, khâu an toàn phải đặt lên hàng đầu (nhất là dạy bơi trong điều

kiện thiên nhiên).

Năm nguyên tắc trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và thống

nhất với nhau để cùng thực hiện một mục đích của quá trình sư phạm. Việc phân chia

các nguyên tắc trên chỉ mang tính chất tương đối. Trong năm nguyên tắc trên thì

nguyên tắc tự giác tích cực được coi là nguyên tắc mang tính tiền đề để thực hiện các

nguyên tắc khác.

1.3.3. Phương pháp và trình tự giảng dạy kỹ thuật bơi lội

Thông thường khi bắt đầu vào công tác dạy bơi cơ bản, một vấn đề đặt ra là

nên chọn kiểu bơi nào dạy trước và thứ tự dạy các kiểu bơi ra rao để đạt kết qủa cao

nhất. Để giải quyết các yếu tố trên, giáo viên cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:

- Yếu tố giáo dục.

- Thời gian giảng dạy (thời gian cho phép tiến hành là bao nhiêu, mỗi tuần là

bao nhiêu buổi tập và thời gian của từng giáo án v.v…).

- Điều kiện giảng dạy như nơi tập, dụng cụ tập luyện, khí hậu v.v…

Page 40: BÁO CÁO TỔNG KẾT

26

- Đặc điểm người tập như khă năng về thể lực, trình độ kỹ thuật hiện có, khả

năng tiếp thu kỹ thuật, giới tính, lứa tuổi, đặc điểm về tâm sinh lí…

Dựa vào các yếu tố trên giáo viên có thể vận dụng một trong các hệ thống

giảng dạy các kiểu bơi như sau:

1.3.3.1. Dạy các kiểu bơi thể thao theo thứ tự trước sau nhất định

Hệ thống này thường vận dụng trong các trường không yêu cầu thành tích thể

thao cao, hoặc không đặt hướng phát triển bơi lội lâu dài. Do đó kế hoạch giảng dạy

kéo dài ra từng giai đoạn và giữa các giai đoạn có một thời gian nghỉ khá dài, ở các

cơ sở sau đây thường vận dụng theo hệ thống này:

- Dạy bơi cho SV theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Dạy bơi cho các lực lượng vũ trang nhằm giải quyết chế độ rèn luyện thân

thể trong quân đội.

Do đặc điểm dạy bơi trong một thời gian ngắn (thường vào mùa hè) mà giáo

viên phải soạn kế hoạch dạy từng kiểu bơi một, giáo viên cần vận dụng theo PP dạy

riêng từng kiểu bơi một, làm sao sau một giai đoạn dứt điểm được từng kiểu bơi, sang

năm sau lại tiếp tục hoàn thiện nó và dạy kiểu bơi mới. Tuy vậy khi giảng dạy cũng

cần chú ý đặc điểm cá biệt để sao cho những học viên có năng khiếu hay sở trường

học được nhiều kiểu bơi trong cùng một giai đoạn.

Mặc dầu chỉ dạy một kiểu bơi nhất định, nhưng trong giảng dạy giáo viên phải

hết sức chú ý đối xử cá biệt để làm sao một số học viên có khả năng có thể tập thêm

được một số kiểu bơi khác nữa. Mặt khác, để bài tập sinh động, trong giáo án giáo

viên có thể bố trí các động tác với nhiều dạng khác nhau, nhưng động tác đó phải

nhằm mục đích nâng cao sức khoẻ hơn là học kỹ thuật các kiểu bơi mới.

1.3.3.2. Dạy song song một số kiểu bơi thể thao trong một giai đoạn liên

tục

Hệ thống này thường vận dụng ở các trường nghiệp dư thiếu niên, các lớp tập

huấn thiếu niên, SV chuyên sâu bơi lội trong các trường chuyên nghiệp thể thao. Vận

dụng cùng một lúc hoặc các giai đoạn trước sau liên tục các kỹ thuật bơi, như vậy tạo

Page 41: BÁO CÁO TỔNG KẾT

27

điều kiện cho người tập được chuẩn bị tốt về chuyên môn bơi lội, phát triển toàn diện

thể lực, tạo điều kiện phát huy được đầy đủ năng khiếu bơi lội, tạo cơ sở rộng lớn để

phát triển khả năng sau này.

Tính chất đặc biệt của hệ thống này là dạy cho người tập bốn khiểu bơi thể

thao hiện đại: Bơi trườn sấp, bơi ngửa, bơi bướm và bơi ếch, nhưng ưu tiên hơn cho

một trong hai kiểu bơi ban đầu, đồng thời khi đã tập kiểu bơi này là chính thì cần tập

thêm động tác chuẩn bị cho kỹ thuật kiểu khác. Khi người tập đã nắm vững kỹ thuật

trọng tâm trong giảng dạy rồi thì giáo viên cho chuyển sang tập kiểu mới. Vận dụng

PP giảng dạy như trên, các kiểu bơi sau người tập tập rất nhanh, do ảnh hưởng của sự

phát triển về thể lực, sự tiến bộ về kỹ thuật bơi lội, mặt khác người tập biết được một

số kinh nghiệm nhất định. Do đó khi tập kiểu bơi mới mất ít thời gian hơn, tránh

được sự căng thẳng vô ích, có khả năng loại trừ được các khuyết điểm thông thường,

như vậy thời gian tập luyện ngắn hơn so với hệ thống giảng dạy hoàn thiện từng kiểu

bơi một.

- Hệ thống giảng dạy song song các kiểu bơi trong một giai đoạn thường được

vận dụng theo thứ tự sau đây:

Trước hết dạy kiểu bơi trườn sấp, đồng thời vận dụng thêm các bài tập kiểu bơi

trườn ngửa, sau đó dạy tiếp kiểu bơi ếch và bơi bướm, riêng đối với động tác chân

của bơi bướm có thể vận dụng ở giai đoạn dạy bơi trườn sấp và bơi ngửa.

- PP dạy bơi là cách thức mà giáo viên dùng để hoàn thành nhiệm vụ dạy học.

Nó bao gồm cách thức dạy học của thầy và phương thức tổ chức và nhận thức của

SV. PP giảng dạy có tác dụng quan trọng đối với việc thực hiện và hoàn thành mục

đích, nhiệm vụ dạy học. Đối tượng dạy bơi là con người. Vì vậy, việc dạy của thầy và

việc học của trò là một quá trình thống nhất hai mặt hoạt động sư phạm.

- Phần giảng dạy bơi phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung giảng dạy

và quy luật nhận thức của SV. Về hoạt động bơi lội, các PP dạy bơi được chia thành

ba loại: PP dùng lời nói, PP trực quan và PP bài tập. Mục đích, nhiệm vụ giảng dạy

bơi lội chủ yếu là làm cho SV nắm được các kỹ thuật bơi. Vì vậy phải lấy PP bài tập

Page 42: BÁO CÁO TỔNG KẾT

28

trên cạn và dưới nước làm chính, PP dùng lời nói và trực quan là bổ trợ. Ngoài ra

trong dạy thực hành kỹ thuật bơi người ta thường dùng các PP:

+ PP dạy hoàn chỉnh: Kinh nghiệm dạy bơi cho thấy có thể dạy kỹ thuật một

kiểu bơi hoàn chỉnh từ đầu và có thể dạy riêng lẻ từng kỹ thuật rồi tổng hợp nó thành

kỹ thuật nguyên vẹn từng kiểu bơi.

Ví dụ: dạy kỹ thuật bơi trườn sấp hoặc bơi trườn ngửa thông qua thực hiện

không thở, tay chân luân phiên đập và quạt nước. Sau đó sửa dần tư thế đầu và thở

vào lúc vung tay trên mặt nước như kỹ thuật bơi trườn sấp.

+ PP dạy kỹ thuật từ riêng lẻ đến tổng hợp hoàn chỉnh.

Đây là PP đem kỹ thuật hoàn chỉnh chia thành nhiều phần một cách hợp lí để

dạy dần theo từng phần, sau đó dạy kết hợp các yếu lĩnh riêng lẻ thành toàn bộ động

tác một kiểu bơi. Ưu điểm của PP này là có thể giản tiện hoá quá trình dạy, nâng cao

lòng tin, có lợi cho việc nắm vững động tác phức tạp nhanh hơn. Ví dụ, khi dạy kỹ

thuật bơi ếch ngửa có thể dạy đạp chân, quạt tay, kết hợp tay với thở và kết hợp động

tác tay và chân để rồi hoàn thiện thành kỹ thuật bơi ếch hoàn chỉnh.

1.3.3.3. Trình tự dạy các kiểu bơi

Căn cứ vào đặc điểm giảng dạy môn bơi, người học bơi trước hết phải học làm

quen với nước, sau đó chuyển sang học các động tác bơi. Dưới đây trình bày một số ý

kiến về trình tự học các kiểu bơi như sau:

- Trình tự học các kiểu bơi với người mới học

Cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của SV để quyết định. Nếu nhiệm vụ

giảng dạy là giúp cho SV nắm vững một kiểu bơi nào đó một cách nhanh chóng và

hoàn thành một cư li bơi nhất định thì có thể chọn việc dạy kiểu đạp nước và kiểu bơi

ếch trước. Đối với SV các trường, do số giờ dạy không nhiều, nên trước hết dạy cho

SV biết cách đạp nước (bơi đứng) và bơi ếch. Bởi vì, học đạp nước để đầu nổi lên

mặt nước, sẽ loại trừ được tâm lí sợ nước và đảm bảo được an toàn. Động tác tay và

chân khi đạp nước gần giống với bơi ếch. Thở trong bơi ếch là thở chính diện và

tương đối đơn giản, nên người mới học dễ nắm vững kỹ thuật. Nhịp điêụ các chu kỳ

Page 43: BÁO CÁO TỔNG KẾT

29

động tác bơi ếch có sự giãn cách rõ rệt và tương đối tiết kiệm sức, SV có thể nhanh

chóng bơi được dài hơn.

- Trình tự giảng dạy 4 kiểu bơi cho trẻ em

Có thể vận dụng theo thứ tự sau đây:

+ Dạy làm quen với nước – bơi trườn sấp – bơi trườn ngửa – bơi ếch – bơi

bướm.

+ Dạy làm quen với nước – bơi trườn sấp – bơi trườn ngửa – bơi bướm – bơi

ếch.

+ Dạy làm quen với nước – bơi trườn ngửa – bơi trườn sấp – bơi ếch – bơi

bướm.

+ Dạy làm quen với nước – bơi trườn sấp – bơi ếch – bơi trườn ngửa– bơi

bướm.

- Trình tự giảng dạy một kiểu bơi

Mỗi kiểu bơi đều bao gồm các động tác chân, tay, thở, phối hợp toàn bộ kỹ

thuật. Trong giảng dạy phân chia, nói chung là dạy động tác chân trước sau đó đến

động tác tay (bao gồm phối hợp tay và thở) sau đó dạy phối hợp tay và chân, cuối

cùng dạy phối hợp hoàn chỉnh.

- Trình tự giảng dạy một động tác (tay hoặc chân)

+ Có thể sử dụng PP hoàn chỉnh hoặc phân chia. Song dù PP nào cũng phải

tuân theo tuần tự sau:

+ Giảng giải, làm mẫu để SV có khái niệm rõ về động tác sẽ học.

+ Tập các động tác đó trên cạn.

+ Tập các bài tập có điểm tựa cố định trong nước như bám thành bể, hoặc

nhờ động đội để tập động tác chân, hoăc đứng ở chỗ nước nông để tập động tác tay.

+ Tập các bài tập không có điểm tựa cố định như đạp nước nổi người, tập

các động tác tay và chân. Phối hợp hoàn chỉnh động tác và nâng dần cự li, củng cố và

nâng cao chất.

Page 44: BÁO CÁO TỔNG KẾT

30

1.3.4. Phương pháp dạy bơi chủ động, nâng cao tính tích cực, tự giác của

người học

PP giảng dạy chủ động một thuật ngữ rút gọn, mà nhiều nước trên thế giới dùng

để chỉ những PP giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng

tạo của người học.

Khác với PP dạy bơi truyền thống (tập trung vào phát huy tính chủ động của

người dạy), PP dạy bơi chủ động đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy -

học, xem cá nhân người học - đối tượng của hoạt động "dạy" - đồng thời là chủ thể của

hoạt động "học". GV không còn đơn thuần là người truyền đạt kiến thức bơi mà trở

thành người hướng dẫn, gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài các hoạt động độc

lập hoặc các hoạt động theo nhóm nhỏ để SV tự lực chiếm lĩnh nội dung, chủ động đạt

các mục tiêu kiến thức, kỹ năng bơi lội.

Vai trò của người thầy trong PP dạy bơi chủ động chẳng những không bị hạ thấp

mà ngược lại lại họ phải có trình độ cao hơn nhiều về phẩm chất và năng lực nghề

nghiệp. Đòi hỏi ngoài giờ lên lớp, người thầy còn phải theo dõi các hoạt động bơi

ngoại khóa của SV, giao bài tập về nhà, giúp đỡ, trao đổi thảo luận và góp ý khi cần

thiết để người học đi đúng hướng, hoàn thiện kỹ thuật một cách hiệu quả nhất. Ngoài

ra, người thầy dạy bơi cũng phải chú trọng rèn luyện PP tự học cho học viên, tăng

cường phương tiện dạy học hiện đại, cũng như kết hợp đánh giá của GV với tự đánh

giá của SV.... PP dạy bơi chủ động đòi hỏi giảng viện, huấn luyện viên phải đầu tư rất

nhiều thời gian và công sức so với kiểu dạy và học bơi thụ động.

Tùy theo yêu cầu nội dung, GV có thể linh hoạt sử dụng những PP như: PP động

não, PP thảo luận - làm việc nhóm, PP đóng vai, PP nghiên cứu tình huống, PP trò

chơi.... để kích thích tính tích cực, hứng thú của người học.

Đổi mới PP dạy bơi chủ động là cần thiết, mang tính thời sự, cấp bách và phù

hợp với yêu cầu thực tiễn vì đây cũng là một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp được Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-

NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013) đề ra: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các

Page 45: BÁO CÁO TỔNG KẾT

31

yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng

lực của người học” [22 ].

1.4. Một số kiểu bơi thông dụng

Các kiểu bơi rất đa dạng, hiện tại phổ biến nhất là 4 kiểu: Bơi trườn sấp (còn

gọi là bơi sải), Bơi bướm, Bơi ngửa, Bơi ếch. Bốn kiểu bơi trên được áp dụng trong

thi đấu thể thao hiện nay, và phần chủ yếu trong hoạt động bơi lội tập luyện, thư giãn

tại các bể bơi... Song đó là những kiểu bơi cần ít hoặc nhiều sự học hỏi, luyện tập về

kỹ thuật.

1.4.1. Kiểu bơi ếch

Bơi ếch (tiếng Anh: Breastroke) là kiểu bơi có hình thức giống loài ếch bơi

dưới nước, kiểu bơi này có tốc độ chậm nhất trong bốn kiểu bơi thể thao. Khi bơi

ếch, tư thế thân người nằm sấp ngang trên mặt nước, đầu hơi ngẩng, động tác tay và

chân cân đối, luân phiên liên tục. Mỗi chu kì động tác bắt đầu lúc hai tay duỗi thẳng

phía trước, tiếp đến tách tay tì nước, dùng sức quạt mạnh về phía sau, sau đó khép

khuỷu, thu tay đồng thời co chân.

Khi động tác duỗi tay về phía trước sắp kết thúc thì động tác co chân cũng

hoàn thành và bắt đầu bẻ mũi bàn chân xoay ra ngoài. Khi tay gần duỗi thẳng thì đạp

mạnh chân theo hình trái tim ngược về phía sau đẩy cơ thể lướt về trước. Lúc này

thân người và tay chân phải duỗi thẳng tạo thành

hình thoi nhọn lướt nước.

Đặc điểm của bơi ếch hiện đại là: Phần vai khi quạt nước nhô cao, khi đạp

chân dựa vào lực lao thân người trườn lên tạo sóng tự nhiên, co đùi ít, quạt tay ra sau

nhiều tần số động tác lớn. Tính đến năm 2000 kỉ lục môn bơi ếch của thế giới đã đạt

trình độ rất cao.

Kỉ lục của nữ: 50m ếch: 30”83; 100m ếch: 1’06”52; 200m ếch: 2’23”64. Kỉ

lục của nam: 50m ếch: 27”61; 100m ếch: 1’00”36; 200m ếch: 2’10”16. Kỉ lục bơi

ếch Việt Nam tại SEA games XXIII ở Philipin của nam là 62”03.

1.4.2. Kiểu bơi trườn sấp

Page 46: BÁO CÁO TỔNG KẾT

32

Bơi trườn sấp hay còn gọi là bởi sải hay bơi tự do (Freestyle stroke) là kiểu

bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi.

Bơi trườn sấp có lịch sử lâu đời và đã được chứng minh ở các di vật cổ đại ở

các nước có lịch sử sớm nhất của loài người như La Mã, Ai Cập, Hy Lạp, Trung

Quốc…

Đặc điểm của kỹ thuật bơi trườn sấp là: Sử dụng hai tay quạt liên tục so le về

phía trước, gạt nước về phía sau làm động lực chính đưa cơ thể tiến lên. Thân hình

giữ thẳng, không lên xuống như bơi ếch, bơi bướm. Đôi chân vẫy so le, với hình thức

gần như giữ thẳng gối, duỗi thẳng 2 bàn chân, biên độ góc gấp thay đổi ít. Khi bơi

trườn sấp nhẹ nhàng, tác dụng của nhịp đập chân thường nhỏ, phần lớn để giữ cho

phần thân sau được nổi, giữ toàn bộ thân thể thẳng hàng, gần như ngang với mặt

nước.

Tốc độ bơi tương đối đồng đều cấu trúc động tác đơn giản, hiệu quả quạt nước

cao, phối hợp nhịp nhàng có thể tiết kiệm được sức, lại có thể phát huy được tốc độ

cao. Chính vì thế, khi thi đấu bơi tự do, mọi người đều sử dụng kỹ thuật bơi trườn

sấp. Khi bơi tư thế thân người nằm sấp ngang trong nước nên có hình lướt nước tốt,

hai chân luân phiên liên tục đập nước, hai tay lần lượt quạt nước ra sau.

Xét về giá trị thực dụng bơi trườn sấp kém ưu việt hơn so với các kiểu bơi ếch

và ngửa vì động tác đập chân quá mạnh, gây nhiều tiếng động, mặt khác người bơi

quan sát phương hướng không tốt, mang vác đồ vật gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ

có tốc độ nhanh, cho nên có tác dụng tốt trong việc cứu người bị đuối.

1.4.3. Kiểu bơi ngửa

Bơi ngửa (Backstroke) là kiểu bơi có tư thế thân người nằm ngửa trong nước

(bao gồm bơi ếch ngửa và bơi trườn ngửa) có kỹ thuật khá tương tự với bơi trườn sấp

nhưng tư thế cơ thể ngược lại, ngửa mặt lên trên. Bơi ngửa có lịch sử phát sinh và

phát triển khá sớm.

Bơi ngửa rất giống kiểu bơi sải: tay cũng quạt luân phiên, chân là sự đảo

ngược của chân sải, cơ thể nghiêng từ bên này sang bên kia. Nhưng bơi ngửa không

Page 47: BÁO CÁO TỔNG KẾT

33

hoàn toàn tự do như bơi sải. Luật lệ đòi hỏi VĐV bơi ngửa phải nằm ngửa và không

được xoay quá 90 độ so với đường nằm ngang.

Giá trị thực dụng của bơi ngửa rất cao: có thể lôi kéo và mang được các đồ vật

ở dưới nước, cứu người bị đuối nước. Trong giảng dạy và huấn luyện nếu xen kẽ

giữa bơi ngửa và bơi trườn sẽ có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Trong huấn luyện cũng

có thể sử dụng bơi ngửa để làm bài tập thả

lỏng (nhất là bơi ếch ngửa) thì hiệu quả thả lỏng rất cao. Không ít người đã dạy bơi

ngửa cho thanh thiếu niên khi bắt đầu học kỹ thuật bơi. Trong thi đấu bơi thể thao,

bơi ngửa có các cự ly 100m, 200m… cá nhân của nam và nữ. Các cự ly bơi hỗn hợp

cá nhân và tiếp sức hỗn hợp đều có cự li của bơi ngửa.

Hiện nay kỷ lục bơi ngửa của thế giới đã đạt tới đỉnh cao. Thí dụ: 100m ngửa

của nam: 53”23; 100m ngửa của nữ: 59”. Ở Việt Nam, bơi ngửa cũng phát triển khá

nhanh. Năm 1960 các kỷ lục Đông Dương cũ đã được phá. Năm 1965, vận động viên

Hoàng Vĩnh Hồ và Nghiêm Xuân Cừ đã đạt thành tích tương đối cao trong cự li

100m và 200m ngửa.

1.4.4. Kiểu bơi bướm.

Bơi bướm (Butterfly stroke, hoặc đôi khi là Fly stroke, Dolphin stroke) là kiểu

bơi nhanh, đòi hỏi kỹ thuật và thể lực cao nhất vì phải kết hợp nhịp nhàng của toàn

thân. Trong bơi bướm, động tác của đôi tay đối xứng nhau, hai chân khép sát, đạp

nước tựa như đuôi cá heo, toàn thân kết hợp trồi lên và ngụp xuống tạo ra sự uốn

nhịp nhàng theo hình sóng.

Bơi bướm được phát triển từ kiểu bơi ếch cổ điển của thập kỷ 30 và trở thành

kiểu bơi thứ tư được công nhận với luật quốc tế vào đầu năm 1953. Đây là kiểu bơi

nhanh thứ hai sau kiểu bơi trườn sấp bởi vì hầu hết sự chuyển động cơ bắp của bơi

bướm tương tự như kiểu trườn sấp.

Bướm là một kiểu bơi hoàn mỹ vì các bộ phận cơ thể đều ăn khớp với nhau và

tất cả đều cần thiết (không có gì là phụ). Vì vậy, hơn hẳn so với các môn khác, bơi

bướm dựa vào kỷ thuật hiệu quả.

Page 48: BÁO CÁO TỔNG KẾT

34

Xét về kiểu bơi tập luyện, bơi bướm có sự chuyển đổi tích cực sang 3 kiểu còn

lại. Bơi bướm đẩy mạnh việc sử dung thành thạo tác dụng đòn bẩy và phát triển cơ bắp,

chưa kể đến việc cải thiện cảm giác nước. Một khi đã nắm được nhịp điệu tự nhiên của

động tác thì bơi bướm sẽ trở thành một kiểu bơi dễ dàng, đẹp mắt và thú vị.

Ở Việt Nam, bơi bướm cũng xuất hiện khá sớm. Năm 1960 đến năm 1966 bơi

bướm phát triển khá tốt. Các vận động viên như Huỳnh Thiện Phước, Nghiêm Xuân

Cừ và Ngô Chí Thành đã đạt được thành tích tốt ở giai đoạn này.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

BƠI CHO SV (CHUYÊN NGÀNH VÀ KHÔNG CHUYÊN

NGÀNH GDTC) TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 3 đối tượng: SV đã học bơi ở Trường; GV

GDTC Trường ĐH TDM; CB, GV, chuyên viên GDTC ở các trường khu vực lân cận

(TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước) để tìm hiểu thực trạng công tác giảng dạy bơi ở

Trường ĐH TDM về các mặt như sau:

- Tình hình chung về công tác giảng dạy môn bơi lội;

- Thực trạng hoạt động giảng dạy môn bơi;

- Thực trạng hoạt động học tập môn bơi;

- Thực trạng tương tác GV-SV và kết quả kiến thức đạt được từ việc học bơi;

- Thực trạng hoạt động ngoại khóa, nhu cầu tập luyện của SV.

2.1. Tình hình chung về công tác giảng dạy môn bơi lội tại Trường ĐH TDM

Có thể khái quát về Tình hình chung về công tác giảng dạy môn bơi lội tại

Trường ĐH TDM như sau:

- Vị trí bơi lội trong chương trình môn học GDTC

Bơi lội là một trong các môn học của chương trình GDTC, được đảm nhiệm bởi

GV Khoa GDTC-QPAN.

- Đối tượng giảng dạy

Page 49: BÁO CÁO TỔNG KẾT

35

Đối tượng là SV năm III cả chuyên ngành và không chuyên ngành GDTC. Số

lượng SV mỗi lớp học bơi dao động từ 30-60 SV (tùy lớp).

- Nội dung giảng dạy trong chương trình

Nội dung môn bơi từ trước đến nay cho SV chuyên ngành lẫn không chuyên

ngành GDTC khá đơn điệu, chỉ duy nhất một kiểu bơi (bơi ếch).

- Thời lượng môn bơi

Thời lượng cả môn học chỉ vỏn vẹn 30 tiết, tiến hành trong 15 buổi học, gói

gọn trong một học kỳ (2 tiết/buổi/tuần). Cả SV và GV đều nhận định, thời lượng này

là khá ít, chưa thỏa mãn nhu cầu bơi lội cũng như hình thành kỹ năng bơi tốt, đảm bảo

cho SV có thể ứng dụng thuần thục khi ra trường.

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GV và SV về thời lượng

thích hợp cho chương trình môn bơi.

- Điều kiện cơ sở vật chất

Với điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn hiện tại, địa điểm dạy và học môn

bơi lội được nhà trường thuê cơ sở liên kết bên ngoài (hồ bơi công viên Văn hóa

Thanh Lễ - TP.Thủ Dầu Một).

Page 50: BÁO CÁO TỔNG KẾT

36

Qua khảo sát ý kiến GV và SV nhận thấy, nhìn chung thì cơ sở vật chất dành

cho việc dạy và học bơi ở Trường chưa phải là hoàn hảo nhưng có thể chấp nhận được

(với 47% GV và 43,5% SV đánh giá ở mức khá; 32,5% GV và 38% SV đánh giá ở

mức TB). Điều này được phản ánh rõ tại bảng. 2.1 và biểu đồ 2.2.

Page 51: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Bảng 2.1. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về thực trạng chung công tác giảng dạy

bơi tại Trường ĐH TDM.

TT Nội dung

phỏng vấn Các ý lựa chọn

Ý kiến của GV

(n=200)

Ý kiến của SV

(n=200)

n % n %

1 Thời lượng

≤ 30 tiết 22 11 19 9,5

30 – 60 tiết 136 68 149 74,5

> 60 tiết 42 21 32 16

2 Điều kiện cơ sở vật chất dạy-học

bơi

Tốt 19 9,5 10 5

Khá 94 47 87 43,5

Tạm ổn 65 32,5 76 38

Chưa đạt 22 11 27 13,5

3 Khó khăn trong học bơi của SV

Chất lượng hồ bơi 19 9,5 12 6

Thiếu người hướng dẫn 11 5,5 6 3

Tài liệu học tập 9 4,5 14 7

Dụng cụ - trang thiết bị 18 9 16 8

Tốn kém 24 12 24 12

Ngại chấn thương 22 11 33 16,5

Sợ nước 41 20,5 30 15

Bệnh tật 13 6,5 28 14

Thiếu tự tin 42 21 35 17,5

Các lý do khác 1 0,5 2 1

4 Trang bị kỹ năng

bơi lội cho SV

Rất cần thiết 128 64 76 38

Cần thiết 66 33 62 31

Không cần thiết 6 3 36 18

Không ý kiến 0 0 26 13

5 Lợi ích, tác dụng

của môn bơi

Mất thời gian 2 1 6 3

Tinh thần sảng khoái 32 16 26 13

Dễ chấn thương 6 3 13 6,5

Rèn luyện sức khỏe 61 30,5 58 29

Tốn kém 9 4,5 4 2

Giải trí, tiêu khiển 12 6 32 16

Không quan trọng 4 2 6 3

Ứng dụng thực tiễn 74 37 55 27,5

Page 52: BÁO CÁO TỔNG KẾT

34

Biểu đồ 2.2. Đánh giá của GV và SV về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học bơi.

- Những khó khăn trở ngại trong việc học bơi của SV

Qua phỏng vấn SV và GV ghi nhận được, những khó khăn thường gặp khi học

bơi xuất phát từ nhiều nguyên nhân; Có đến 17,5% SV và 21% GV nhận định do

người học thiếu tự tin; 20,5% SV và 15% GV cho rằng người học sợ nước; 12% SV và

cả GV cho là người học ngại tốn kém; 11% SV và 16,5% GV quy về lý do người học

ngại chấn thương. Các nguyên nhân khác như: Chất lượng hồ bơi; Thiếu người hướng

dẫn; Tài liệu học tập; Dụng cụ - trang thiết bị chỉ là thứ yếu (<10%). Từ đó có thể

thấy, khó khăn phổ biến xuất phát từ yếu tố chủ quan của người học vẫn là chủ yếu.

(bảng 2.1 và biểu đồ 2.3).

Page 53: BÁO CÁO TỔNG KẾT

GV

SV

Biểu đồ 2.3. So sánh nhận định của GV (trái) và SV (phải) về những khó khăn thường gặp của

người học bơi.

Page 54: BÁO CÁO TỔNG KẾT

35

- Sự cần thiết trang bị kỹ năng bơi lội cho SV

Ngoài việc góp phần rèn luyện thể chất cho người học, trở thành một SV phát

triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mỹ”, bơi lội còn là môn trang bị kỹ năng ứng

dụng thực tiễn rất cần thiết cho mọi người (kỹ năng sống và tồn tại trong môi trường

nước: bơi, lội, cứu đuối .....). Do đó, cả GV và SV đều ý thức cao và đặc biệt coi trọng

vai trò của môn bơi lội. Khi được hỏi về việc trang bị kỹ năng bơi lội cho SV, có đến

64% GV và 38% SV cho rằng “rất cần thiết”; 33% GV và 31% SV nhận định là “cần

thiết”; số phủ nhận hay “không ý kiến” của GV không đáng kể (chỉ trong khoảng 3%).

Tuy nhiên, vẫn còn một lượng không nhỏ SV (13-18%) còn có thái độ bàng quan,

chưa nhận thức, đánh giá đúng đắn về vai trò, sự cần thiết phải được trang bị kỹ năng

bơi lội. Điều này được thể hiện rõ tại bảng. 2.1 và biểu đồ 2.4.

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của GV và SV về sự cần thiết

của việc trang bị kỹ năng bơi lội cho SV.

- Lợi ích, tác dụng của môn bơi

Mặc dù ở từng tiêu chí, nhận định của GV và SV về vai trò, tác dụng môn bơi

có phần khác nhau, nhưng nhìn chung, những ý kiến này có sự tương đồng theo chiều

hướng tích cực mà môn bơi lội đã mang lại cho người học. Tập trung nhiều nhất là:

Page 55: BÁO CÁO TỔNG KẾT

36

Tác dụng rèn luyện sức khỏe (30,5% GV, 29% SV); Trang bị kỹ năng, ứng dụng thực

tiễn (37% GV, 27,5% SV); Tinh thần sảng khoái, giảm stress (16,5% GV, 13% SV);

Giải trí, thư giãn, tiêu khiển (6% GV, 16% SV). Các ý kiến thiên về hướng tiêu cực

như: Mất thời gian; Không tác dụng; Dễ chấn thương; Tốn kém chiếm tỉ lệ không đáng

kể. Do đó có thể thấy đa phần GV và cả SV đều có nhận thức tốt về vai trò tác dụng

mà môn bơi lội mang lại. (Bảng 2.1 và biểu đồ 2.5).

Biểu đồ 2.5. Nhận định tác dụng của môn bơi.

- Định hướng việc học bơi của SV

Việc xác định từ đầu mục đích của việc học bơi (Tại sao phải học bơi ? Học

như thế nào ? Học để làm gì ? Ứng dụng ra sao ?) là cần thiết. Khi có hướng đi đúng

sẽ tạo cho người học động cơ, nhu cầu và sự ham thích để thực hiện công việc mình đã

Page 56: BÁO CÁO TỔNG KẾT

37

chọn. Khảo sát tổng thể ý kiến của SV nhận thấy, đại đa số có định hướng tích cực về

việc học bơi, khi có: 36% cho rằng để biết 1 kiểu bơi, 18% nhằm trang bị nhiều kiểu

bơi và 28% dự định để ứng dụng giảng dạy môn bơi khi tốt nghiệp ra trường. (bảng

2.2 và biểu đồ 2.6)

Biểu đồ 2.6. Định hướng việc học bơi của SV.

- Thực trạng hiệu quả thực tế của việc dạy - học môn bơi

Page 57: BÁO CÁO TỔNG KẾT

38

Để có một cách nhìn tổng thể về hiệu quả thực tế mà môn bơi mang lại cho

người học, đề tài đã phỏng vấn và thu nhận được, tập trung chủ yếu 32% GV và 28%

SV cho rằng việc dạy và học bơi đạt hiệu quả thiết thực, trong khi đó có 34,5% GV và

43,5% SV đưa ra ý kiến ngược lại với đánh giá việc dạy và học bơi chưa đạt hiệu quả

lắm. Các ý kiến khác khá tản mạn và chiếm tỉ lệ không đáng kể. (bảng 2.2 và biểu đồ

2.7).

Bảng 2.2. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về thực trạng định hướng việc học bơi của SV và hHiệu quả thực tế công tác giảng dạy bơi tại Trường ĐH TDM.

TT Nội dung

phỏng vấn Mức độ lựa chọn

Ý kiến của GV

(n=200)

Ý kiến của SV

(n=200)

n % n %

1 Định hướng việc học bơi

của SV

Không rõ ràng - - 8 4

Theo phong trào - - 24 12

Biết 1 kiểu bơi - - 73 36,5

Biết nhiều kiểu bơi - - 36 18

Ứng dụng giảng dạy - - 56 28

VĐV bơi chuyên nghiệp 3 1,5

2 Hiệu quả

thực tế công tác dạy bơi

Rất hiệu quả 17 5 10 8,5

Hiệu quả 56 32 64 28

Chưa hiệu quả 69 43,5 87 34,5

Kém hiệu quả 30 12,5 25 15

Không ý kiến 28 7 14 14

Page 58: BÁO CÁO TỔNG KẾT

39

Biểu đồ 2.7. Đánh giá về tính hiệu quả việc dạy - học bơi.

2.2. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn bơi

Thực trạng hoạt động giảng dạy môn bơi của GV được khảo sát theo các mặt

sau:

Năng lực GV giảng dạy môn bơi;

PP lên lớp của GV;

Vai trò của người GV trong lớp học bơi;

Công tác kiểm tra, đánh giá SV.

- Năng lực GV giảng dạy môn bơi

Biểu đồ 2.8. Đánh giá về năng lực GV giảng dạy môn bơi.

Đây là việc khá tế nhị nhưng sẽ giúp phản ánh khách quan thực trạng tình hình

dạy bơi ở Trường. Qua phỏng vấn ghi nhận được, các ý kiến đánh giá năng lực GV

giảng dạy môn bơi tập trung ở mức khá (59% GV, 47 % SV) và tạm ổn (22,5% GV và

28% SV). Như vậy, có thể thấy về năng lực, GV giảng dạy môn bơi có thể chấp nhận

và đảm bảo tốt chuyên môn cho môn học này. Kết quả đánh giá thể hiện tại (bảng 2.3

và biểu đồ 2.8).

Page 59: BÁO CÁO TỔNG KẾT

40

- Phương pháp lên lớp của giảng viên

PP giảng dạy là một trong những yếu tố trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất

lượng đào tạo. PP giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để GV và người học

phát huy hết khả năng, đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo đối với môn

học.

Kết quả phỏng vấn thực trạng cho thấy, GV lên lớp chủ yếu dùng PP truyền

thống là chủ yếu; nghĩa là chỉ thuyết trình, tập trung vào nội dung bài giảng mà ít khi

thay đổi, mở rộng ý, đặt vấn đề, phân công, chia nhóm, đóng vai để SV tìm hiểu, phân

tích, đánh giá, phản biện, giải quyết vấn đề (ý kiến của 41,5% GV và 38% SV).

Page 60: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn liên quan thực trạng PP giảng dạy bơi tại Trường ĐH TDM.

TT Nội dung

phỏng vấn Các ý lựa chọn

Ý kiến của GV

(n=200)

Ý kiến của SV

(n=200)

n % n %

1 Năng lực GV

Rất tốt 13 6,5 6 3

Tốt 22 11 39 19,5

Khá 118 59 94 47

Tạm ổn 45 22,5 56 28

Chưa đạt 2 1 5 2,5

2 PP lên

lớp của GV

Thuyết trình tập trung vào nội dung bài giảng.

83 41,5 76 38

Thị phạm chung cho cả lớp. 96 48 107 53,5

Phân nhóm, đặt vấn đề, phân công tìm hiểu, giải quyết vấn đề.

15 7,5 10 5

Đóng vai theo chủ đề. 6 3 7 3,5

3 Vai trò của GV

Truyền tải kiến thức, có quyền lực, đơn phương.

90 45 58 29

Truyền tải kiến thức, độc đoán, chiếm ưu thế tuyệt đối.

63 31,5 93 46,5

Hướng dẫn, gợi mở các hoạt động để SV tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập.

28 14 26 13

Động viên, cố vấn, các hoạt động học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng.

19 9,5 23 11,5

4 Đánh giá kết quả học tập

Kỳ thi cuối kỳ. 75 37,5 56 28

Các kỳ thi, kiểm tra. 114 57 125 62,5

Sự nổi bật của học viên trong giờ lý thuyết và thực hành.

7 3,5 11 5,5

Page 61: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Quá trình thể hiện, đóng góp của SV suốt khóa học.

4 2 8 4

Page 62: BÁO CÁO TỔNG KẾT

40

Ngoài ra, PP hướng dẫn thị phạm chung cho cả lớp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối

mà chưa hướng đến sữa sai, sữa lỗi, cá biệt hóa đặc điểm đối tượng người học (nhận

định của 48% GV và 53,5% SV). (bảng 2.3 và biểu đồ 2.9)

Biểu đồ 2.9. Thực trạng phương pháp giảng dạy bơi.

- Vai trò của người GV trong lớp học bơi

Tổng hợp ý kiến từ phỏng vấn ghi nhận được: Vai trò của GV trong lớp bơi

được thể hiện như là người đơn phương có quyền lực trong giờ lên lớp (ý kiến từ 45%

GV và 29% SV); Tính độc đoán trong chủ thể dạy, người truyền đạt kiến thức, chiếm

ưu thế tuyệt đối (ý kiến từ 31,5% GV và 46,5% SV); Các ý kiến cho rằng GV thể hiện

vai trò như là người hướng dẫn, gợi mở, động viên, cố vấn, trọng tài... trong các hoạt

động của người học thì chưa mấy nổi bật (chỉ chiếm từ 9,5% đến 14% ý kiến của GV

và SV). (Bảng 2.3 và biểu đồ 2.10)

Page 63: BÁO CÁO TỔNG KẾT

41

Biểu đồ 2.10. Thực trạng vai trò của người GV trong lớp học bơi.

- Công tác kiểm tra, đánh giá sinh viên

Kiểm tra, đánh giá là công cụ quan trọng, nhằm xác định năng lực nhận thức

của người học, điều chỉnh quá trình dạy và học, qua đó làm cơ sở cải thiện nâng cao

chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Kết quả nghiên cứu thu nhận

được cách thức kiểm tra, đánh giá môn bơi chủ yếu theo các kỳ kiểm tra, thi định kỳ (ý

kiến của 57% GV và 62,5% SV), mà chưa chú trọng đến sự nổi bật của học viên trong

giờ lý thuyết và thực hành (chỉ 3,5% GV và 5,5% SV), cũng như cả quá trình thể hiện,

đóng góp của học viên trong suốt khóa học (chỉ 2 % GV và 4% SV). Qua đó cho thấy

cách kiểm tra đánh giá môn bơi hiện tại chỉ thiên về chuyên môn, chưa toàn diện, chưa

hướng đến năng lực cá biệt của người học. (bảng 2.3 và biểu đồ 2.11)

Page 64: BÁO CÁO TỔNG KẾT

42

Biểu đồ 2.11. Thực trạng cách kiểm tra, đánh giá SV học bơi.

2.3. Thực trạng hoạt động học tập môn bơi

Thực trạng hoạt động học môn bơi của SV được khảo sát và phân tích lần lượt

theo các mặt sau: Môi trường hoạt động ở lớp học bơi; Hoạt động học của SV trong

lớp bơi; Phương thức tiếp thu bài của SV; Tính độc lập, tự chủ, tự giác, tích cực trong

học tập của SV.

- Môi trường hoạt động ở lớp học bơi.

Môi trường, không khí, hoạt động ở lớp học khá quan trọng, kích thích sự hưng

phấn, yêu thích từ người học. Kết quả phỏng vấn thực trạng cho thấy, GV bơi hầu như

chưa xây dựng một môi trường học tập thân thiện; các buổi lên lớp thường diễn ra một

cách hình thức (nhận định của 40,5% GV và 31%SV), rập khuôn, bất biến, lặp đi lặp

lại trong suốt tiến trình dạy - học (nhận định của 38,5% GV và 37,5% SV). Viêc tạo ra

môi trường gần gũi, thân mật để SV có thể tự tin, linh hoạt, sáng tạo học tập cũng có,

nhưng chỉ chiếm phần thứ yếu theo nhận định của GV và SV được phỏng vấn. Vấn đề

này được phản ánh cụ thể tại bảng 2.4 và biểu đồ 2.12.

Page 65: BÁO CÁO TỔNG KẾT

43

Biểu đồ 2.12. Thực trạng môi trường hoạt động ở lớp học bơi.

Page 66: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn liên quan thực trạng hoạt động học môn bơi tại Trường ĐH TDM.

TT Nội dung

phỏng vấn Các ý lựa chọn

Ý kiến

của GV

(n=200)

Ý kiến

của SV

(n=200)

n % n %

1 Môi trường hoạt động ở lớp học

Mang tính hình thức. 81 40,5 62 31

Bất biến, rập khuôn hầu

như không thay đổi. 77 38,5 75 37,5

SV được tự chủ, linh hoạt. 26 13 24 12

Thân mật, gần gũi. 16 8 39 19,5

2 Hoạt động

của SV rong lớp bơi

Tập trung lắng nghe, ghi chép 113 56,5 74 37

Ghi nhớ, lặp lại 66 33 97 48,5

Quan sát, phân tích, thảo luận 14 7 23 11,5

Tìm tòi, nghiên cứu trước

tài liệu. 7 3,5 6 3

3 Phương thức tiếp thu bài

Lắng nghe thụ động. 73 36,5 65 32,5

Thực hiện theo hướng dẫn

của GV một cách máy móc. 67 33,5 68 34

Chủ động, tích cực tham

gia phát biểu, xây dựng bài. 45 22,5 34 17

Tranh luận, phản biện thẳng thắn

các vấn đề liên quan theo lập

trường của mình.

15 7,5 33 16,5

4 Tính độc lập trong học tập

Phụ thuộc vào nội dung giảng

dạy của GV. 73 36,5 84 42

Phụ thuộc hoàn toàn vào những

nội dung cũng như PP dạy học

được áp đặt của GV.

114 57 92 46

Phát huy năng lực chủ động. 9 4,5 11 5,5

Phát huy năng lực phản biện và

nêu chính kiến. 4 2 13 6,5

Page 67: BÁO CÁO TỔNG KẾT

43

- Hoạt động của sinh viên trong lớp bơi

Kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 2.4 và biểu đồ 2.13 ghi nhận được: Hoạt động

của SV trong lớp bơi chủ yếu vẫn là tập trung lắng nghe ghi chép (ý kiến của 57,5%

GV và 38% SV). Kế đó là SV cố gắng ghi nhớ thật nhiều và lặp lại máy móc những gì

GV truyền đạt (ý kiến của 33% GV và 48,5% SV). GV chưa chú trọng yêu cầu người

học phải quan sát, động não, phân tích, thảo luận (chỉ chiếm ý kiến của 7% GV và

11,5% SV). Việc giao nhiệm vụ, bài tập, yêu cầu người học tìm tòi, nghiên cứu trước

tài liệu ở nhà càng hiếm hoi hơn nữa (vỏn vẹn chỉ 3,5% GV và 3% SV phỏng vấn).

Biểu đồ 2.13. Thực trạng hoạt động của SV ở lớp học bơi.

- Phương thức tiếp thu bài của SV

Qua kết quả phỏng vấn ghi nhận được: SV đa phần tiếp thu bài bằng cách lắng

nghe một cách thụ động (nhận định của 36% GV, 49,5% SV), kế đó là thực hiện theo

yêu cầu của GV đứng lớp một cách máy móc, thiếu tính sáng tạo (nhận định của 51,5%

GV, 43,5% SV).

Page 68: BÁO CÁO TỔNG KẾT

44

Biểu đồ 2.14. Thực trạng phương thức tiếp thu bài của SV học bơi.

Trong khi đó, việc tích cực phát biểu, xây dựng bài của SV rất hạn chế (chỉ

chiếm 5% theo ý kiến của GV và 2% là SV), còn khâu tranh luận, phản biện, thể hiện

chính kiến của SV đối với những vấn đề GV đưa ra thì cũng ít khi được thực hiện (kết

quả ghi nhận được từ 2% GV, 5% SV). Điều này được minh họa cụ thể tại bảng 2.4 và

biểu đồ 2.14.

- Tính độc lập, tự chủ, tự giác, tích cực trong học tập của SV

Phát huy tính độc lập, tự chủ của người học là một việc làm hết sức cần thiết để

nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện.

Biểu đồ 2.15. Thực trạng tính tự giác, tích cực trong học bơi của SV.

Page 69: BÁO CÁO TỔNG KẾT

45

Kết quả phỏng vấn từ GV và SV cho thấy, tính độc lập, tự chủ, chủ động, năng

lực phản biện của SV các lớp bơi của Trường là chưa cao, nếu không muốn nói là quá

bị động và lệ thuộc hoàn toàn vào nội dung và PP dạy và học của GV. (Bảng 2.4 và

biểu đồ 2.15)

2.4. Thực trạng tương tác giảng viên – sinh viên và kết quả kiến thức đạt được

từ việc học bơi

- Sự tương tác giữa giảng viên – sinh viên

Trong quá trình lên lớp, sự tương tác giữa GV và SV được ví như là chìa khóa

mở cánh cửa thành công đối với chất lượng dạy và học. Kết quả phỏng vấn cho thấy,

thực tế mối tương tác này trong lớp học bơi khá mờ nhạt (57,5% GV và 46% SV),

mang tính một chiều chủ yếu xuất phát từ GV đến SV là chính (27,5% GV và 30%

SV), sự phản hồi qua lại giữa GV ↔ người học chiếm tỉ lệ khá thấp (13% GV và

17,5% SV), sự tác động đa chiều (GV ↔ người học, người học ↔ người học) càng

hiếm thấy hơn nữa (2% GV và 6,5% SV). (bảng 2.5 và biểu đồ 2.16)

Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về thực trạng tương tác giữa GV và SV trong lớp bơi và kết quả kiến thức SV đạt được từ việc học bơi tại Trường ĐH TDM.

TT Nội dung

phỏng vấn Mức độ lựa chọn

Ý kiến của GV

(n=200)

Ý kiến của SV

(n=200)

n % n %

1 Sự tương tác

giữa GV và SV

Mờ nhạt 115 57,5 92 46

Một chiều 55 27,5 60 30

Qua lại 26 13 35 17,5

Đa chiều 4 2 13 6,5

2

Kết quả kiến thức SV đạt được từ việc học bơi

Hàn lâm, rặt khuôn theo sách vở

67 33,5 82 41

Thiếu tính ứng dụng 74 37 79 39,5

SV biết sưu tầm tài liệu cải thiện kỹ thuật.

35 17,5 23 11,5

Page 70: BÁO CÁO TỔNG KẾT

46

SV có thể tự nghiên cứu tài liệu hoàn thiện kỹ thuật.

24 12 16 8

Biểu đồ 2.16. Thực trạng sự tương tác giữa GV và SV trong lớp học bơi.

- Kết quả kiến thức đạt được

Kết quả kiến thức người học đạt được là thước đo thành quả truyền thụ của

người thầy.

Page 71: BÁO CÁO TỔNG KẾT

47

Biểu đồ 2.17. Thực trạng kiến thức SV học bơi đạt được.

Việc tiếp thu kiến thức của SV môn bơi theo phỏng vấn ghi nhận được còn

mang tính hàn lâm, rặt khuôn theo sách vở (ý kiến của 33,5% GV và 41% SV), thiếu

tính ứng dụng (ý kiến của 37 % GV và 39,5% SV). Trong khi đó, việc hướng cho SV

có thể chủ động tìm hiểu, sưu tầm tài liệu để hoàn thiện hơn kỹ thuật bơi là cần thiết

thì chưa được chú trọng (chỉ 17,5 % GV và 11,5% SV), còn việc định hướng cho SV

tự nghiên cứu tài liệu để hoàn thiện kỹ thuật càng chưa được chú trọng (chỉ 12 % GV

và 8% SV). (bảng 2.5 và biểu đồ 2.17)

2.5. Thực trạng hoạt động ngoại khóa, nhu cầu tập luyện của sinh viên

Ngoài công tác giảng dạy chính khóa, hiệu quả của môn bơi còn phụ thuộc rất

nhiều vào hình thức tập luyện ngoại khoá (tự tập, xem phim - ảnh chuyên môn, dã

ngoại, đi thực tế, tham gia các giải đấu...). Nếu chỉ học bơi 2 tiết/tuần thì dù có tập đến

Page 72: BÁO CÁO TỔNG KẾT

48

mức hợp lý nhất đi nữa cũng khó thể phát triển tốt kỹ thuật, thể lực vì khoảng cách

giữa hai lần tập cách nhau quá xa.

Bảng 2.6. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về thực trạng hoạt động ngoại khóa, nhu cầu tập luyện của SV học bơi tại Trường ĐH TDM.

TT Nội dung phỏng vấn Mức độ

lựa chọn

Ý kiến của GV

(n=200)

Ý kiến của SV

(n=200)

n % n %

1 Chuyên cần tập luyện

bơi ngoài giờ

Thường xuyên 9 4,5 14 7

Thỉnh thoảng 18 9 30 15

Không tập thêm 173 86,5 156 78

2 Nhu cầu tổ chức các

hoạt động bơi NK

Rất cần thiết 132 66 141 70,5

Cần thiết 64 32 50 25

Không cần thiết 4 2 9 4,5

3 Sẵn sàng tham gia tập luyện của SV

Không tham gia - - 18 9

Lưỡng lự - - 43 21,5

Sẵn sàng - - 139 69,5

- Thực trạng chuyên cần tập luyện bơi ngoài giờ của sinh viên

Kết quả khảo sát phỏng vấn (bảng 2.6 và biểu đồ 2.18) ghi nhận được, ngoài

giờ học bơi chính khóa, nhà trường chưa tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn này

để SV tập luyện, nâng cao năng lực thực hành. Và có thể vì nhiều lý do mà SV cũng

rất ít tham gia rèn luyện thêm ở các hồ bơi bên ngoài trường (ý kiến của 86,5% GV và

78% SV). Qua đó cho thấy cần đẩy mạnh các hoạt động bơi ngoài giờ cho SV.

Page 73: BÁO CÁO TỔNG KẾT

49

Biểu đồ 2.18. Thực trạng chuyên cần tập luyện bơi ngoài giờ của SV.

- Thực trạng nhu cầu được nhà trường tổ chức các hoạt động bơi ngoại

khóa và tính sẵn sàng tham gia tập luyện của sinh viên

Qua phỏng vấn, là liệu có cần thiết hay không nếu nhà trường tổ chức thêm các

hình thức sinh hoạt môn bơi vào giờ ngoại khóa, kết quả thu nhận được tỉ lệ chọn rất

cần thiết và cần thiết gần như tuyệt đối (chiếm 96% GV và 90% SV. Khảo sát ý kiến

cũng cho thấy có đến gần 70% SV sẵn sàng tham gia hoạt động bơi ngoại khóa do

trường tổ chức, cho thấy nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn bơi là có thực và rất cao.

(bảng 2.6 và các biểu đồ 2.19, 2.20)

Biểu đồ 2.19. Thực trạng nhu cầu được nhà

trường tổ chức các hoạt động bơi NK. Biểu đồ 2.20. Thực trạng sẵn sàng tham gia

hoạt động bơi ngoài giờ của SV.

Tóm lại, có thể khái quát thực trạng công tác giảng dạy bơi cho SV (chuyên

ngành và không chuyên ngành GDTC) Trường ĐH TDM như sau:

- Về tình hình chung: Bơi lội là một trong những môn học của chương trình

GDTC, được đảm nhiệm bởi GV Khoa GDTC-QPAN với đối tượng là SV năm III cả

Page 74: BÁO CÁO TỔNG KẾT

50

chuyên ngành và không chuyên ngành GDTC. Nội dung môn bơi hiện dạy cho SV khá

đơn điệu với một kiểu bơi ếch. Thời lượng cả môn học chỉ vỏn vẹn 30 tiết/15 buổi

/học kỳ (2 tiết/buổi/tuần) là khá ít, chưa thỏa mãn nhu cầu bơi lội cũng như hình thành

kỹ năng bơi cho SV. Cơ sở vật chất dành cho việc dạy và học bơi ở Trường là khá ổn,

có thể đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Vẫn còn tồn tại những khó khăn trở ngại cho

công tác dạy và học bơi nhưng chủ yếu xuất phát từ yếu tố chủ quan của người học. Cả

GV và SV đều ý thức cao và đặc biệt coi trọng sự cần thiết cũng như vai trò, tác dụng

của môn bơi lội với người học. Đại đa số SV có định hướng tích cực về việc học bơi

theo hướng ứng dụng giảng dạy thực tế môn này khi ra trường. Tuy nhiên, hiệu quả

thực tế của việc dạy - học môn bơi ở Trường vẫn còn đáng bàn cãi khi có hai nhận

định trái chiều; một ý kiến cho rằng việc dạy và học bơi đạt hiệu quả thiết thực, trong

khi ý kiến ngược lại (chiếm ưu thế hơn) đánh giá việc này chưa đạt hiệu quả lắm.

- Về thực trạng hoạt động giảng dạy môn bơi: Năng lực chuyên môn của GV

giảng dạy môn bơi đảm bảo tốt cho môn học này. Song, GV lên lớp dùng PP truyền

thống là chủ yếu (thuyết trình, tập trung vào nội dung bài giảng, hướng dẫn thị phạm

chung cho cả lớp, chưa sữa sai, sữa lỗi, cá biệt hóa đặc điểm đối tượng người học), các

PP áp dụng giảng dạy bơi chưa thực sự cho thấy những điểm mới để hướng đến việc

phát huy tính tích cực của người học. Vai trò của GV trong lớp bơi được thể hiện như

là người đơn phương có quyền lực trong giờ lên lớp, còn độc đoán trong vai trò chủ

thể dạy, mà lẽ ra phải được thể hiện như là người hướng dẫn, gợi mở, động viên, cố

vấn, trọng tài... trong các hoạt động của người học. Cách kiểm tra đánh giá môn bơi

hiện tại chỉ thiên về chuyên môn, định kỳ, mà chưa bao quát, toàn diện, chưa hướng

đến năng lực cá biệt của người học.

- Về thực trạng hoạt động học tập môn bơi: GV dạy bơi chưa xây dựng một

môi trường học tập thân thiện, gần gũi, để SV có thể tự tin, linh hoạt, sáng tạo học tập.

Hoạt động học của SV trong lớp bơi chủ yếu vẫn là tập trung lắng nghe ghi chép, ghi

nhớ thật nhiều và lặp lại máy móc những gì GV truyền đạt mà chưa chú trọng yêu cầu

người học phải quan sát, động não, phân tích, đóng vai, thảo luận hay giao nhiệm vụ,

Page 75: BÁO CÁO TỔNG KẾT

51

bài tập, yêu cầu người học tìm tòi, nghiên cứu trước tài liệu ở nhà. SV đa phần tiếp thu

bài bằng cách lắng nghe một cách thụ động, thực hiện theo yêu cầu của GV đứng lớp

một cách máy móc, thiếu tính sáng tạo, độc lập, tự chủ, tích cực phát biểu, tranh luận,

phản biện xây dựng bài.

- Về sự tương tác giữa GV và SV và kết quả kiến thức đạt được từ việc học

bơi của SV: Thực tế mối tương tác giữa GV và SV trong lớp học bơi khá mờ nhạt, chủ

yếu mang tính một chiều, xuất phát từ GV đến SV là chính mà thiếu sự phản hồi qua

lại giữa GV ↔ người học cũng như sự tác động đa chiều (GV ↔ người học, người học

↔ người học). GV dạy bơi chưa chú trọng hướng dẫn cho SV chủ động tìm hiểu, sưu

tầm, nghiên cứu tài liệu để hoàn thiện hơn kỹ thuật bơi. Từ đó kéo theo hệ quả là kiến

thức môn bơi mà SV tiếp thu được còn mang tính hàn lâm, rặt khuôn theo sách vở,

thiếu tính ứng dụng.

- Về thực trạng hoạt động bơi lội ngoại khóa và nhu cầu tập luyện của SV:

Nghiên cứu thực trạng ghi nhận được, nhà trường chưa tổ chức các hoạt động ngoại

khóa môn bơi để SV tập luyện, nâng cao năng lực thực hành. SV rất ít điều kiện tham

gia rèn luyện thêm ở các hồ bơi bên ngoài trường. Đồng thời, nhu cầu tập luyện ngoại

khóa môn bơi của họ là có thực và rất cao.

Page 76: BÁO CÁO TỔNG KẾT

52

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN NHẰM NÂNG

CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH MÔN BƠI CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Các đề xuất giải pháp cải tiến môn bơi ở Trường ĐH TDM dựa trên cơ sở:

- Các văn bản chỉ đạo mới nhất của Đảng, Nhà nước, của Bộ GD&ĐT và xu hướng

phát triển chung về giáo dục của xã hội (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần X, Nghị

quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành

Trung ương khóa XI, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020

...);

- Các tài liệu về lý luận dạy học đại học: Tổ chức quá trình dạy học của Lê Khánh

Bằng (1993), Giáo dục học đại học của Bộ GD&ĐT (1997), Lý luận dạy học đại học của

Lưu Xuân Mới (1999), Giáo dục học đại học của ĐH Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo dục

học đại học PP dạy và học của Lê Đức Ngọc (2005)...;

- Điều kiện thực tế phục vụ công tác dạy và học bơi tại Trường ĐH TDM;

- Nguyện vọng, nhu cầu sở thích học tập môn bơi của SV và hướng đến mục tiêu

giáo dục phát triển sức khỏe thể chất, nâng cao năng lực thực hành môn bơi lội, khi ra

trường của SV....

- Kết quả khảo sát ý kiến của 3 nhóm đối tượng: SV chuyên ngành và không

chuyên ngành GDTC Trường ĐH TDM (số lượng 200); GV GDTC và các cán bộ

chuyên trách TDTT của Trường ĐH và các trường lân cận bên ngoài (khu vực

TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương) (số lượng 200).

Phân tích ý kiến của hai đối tượng GV và SV bằng chỉ số 2 nhận thấy, có sự

tương đồng về nhận định những yếu tố cần cải tiến để nâng cao chất lượng giảng dạy

môn bơi [2 tính (=9,49) <

2 bảng (=37.65) với P>0.05]. Đây là cơ sở chính yếu để đưa

ra giải pháp thay đổi cần thiết. (bảng 3.1 và biểu đồ 3.1)

Page 77: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn về những yếu tố cần cải tiến để nâng cao chất lượng giảng dạy môn bơi tại Trường ĐH TDM.

TT Những yếu tố cần đổi mới

Ý kiến của GV

(n=200)

Ý kiến của SV

(n=200) So sánh

n % n % 2 P

1 Hồ bơi, trang thiết bị bổ trợ 12 6 19 9,5

9,49 >0.05

2 Chương trình giảng dạy 43 21,5 24 12

3 PP giảng dạy 68 34 63 31,5

4 Năng lực đội ngũ GV 27 13,5 29 14,5

5 Nhận thức của GV và SV 22 11 32 16

6 Các hoạt động bơi NK 28 14 33 16,5

Page 78: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Biểu đồ 3.1. Thực trạng các yếu tố cần đổi mới để nâng cao chất lượng

công tác giảng dạy bơi ở Trường ĐH TDM.

Page 79: BÁO CÁO TỔNG KẾT

52

Từ đó đề tài đã đưa ra một số giải pháp sau đây:

- Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức vai trò ý nghĩa của môn học bơi

lội.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác dạy và học bơi.

- Nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ GV.

- Cải tiến PP dạy và học, hình thức quản lý, tổ chức lớp học.

- Tăng cường các hoạt động bơi ngoại khóa.

3.1. Tổ chức tuyên truyền, tăng cường nhận thức ý nghĩa, vai trò ý nghĩa của

môn học bơi lội

Như kết quả khảo sát được trình bày tại các bảng. 2.1, 3.1 và các biểu đồ 2.4,

3.1 phản ánh, vẫn còn một lượng không nhỏ SV (13-18%) còn có thái độ bàng quan,

chưa nhận thức, đánh giá đúng đắn về vai trò, sự cần thiết phải được trang bị kỹ năng

bơi lội. Do đó, cần xây dựng chiến lược tuyên truyền vận động cụ thể đến từng khoa,

lớp, SV trong trường về phong trào xóa mù bơi. Nhà trường và ngay chính GV dạy bơi

có thể tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về bơi, hoặc ngay trong giờ lý thuyết cần

đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền cho SV có ý thức đúng đắn về vai trò ý nghĩa của

việc được trang bị kỹ năng bơi lội.

Thử điểm qua một vài con số đáng lưu ý, do không được trang bị kỹ năng bơi

để sống và tồn tại với môi trường nước: Theo thống kê của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ

em thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ năm 2005 đến nay, năm nào cả

nước cũng có trên 4.500 trẻ em bị chết đuối (trong tổng số trên 7.000 trẻ em bị thiệt

mạng do tai nạn, thương tích). Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, cả nước có trên 800

trẻ em chết đuối. Số trẻ em chết đuối đứng đầu về tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ

em, tiếp theo là tai nạn giao thông và tự tử (theo Nguyễn Trọng An - Phó cục trưởng

Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Chính vì vậy, trong Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020 vừa

được phê duyệt, có nội dung đưa môn bơi vào 100% trường học. Qua đó cho thấy

Chính phủ rất quan tâm tới việc này để tránh rủi ro, tai nạn đuối nước cho HS, SV.

Page 80: BÁO CÁO TỔNG KẾT

53

Qua đó cho thấy, kỹ năng bơi cực kỳ quan trọng đối với SV, vì vừa có thể tự

bảo vệ mạng sống của chính mình vừa có thể cứu hộ, cứu đuối trong các trường hợp

cấp thiết. Hơn nữa, đối với những SV chuyên ngành GDTC thì kỹ năng bơi tốt sẽ là

hành trang để giảng dạy lại khi ra trường.

3.2. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác dạy và học bơi

Kết quả khảo sát được trình bày tại các bảng 2.1, 3.1 và biểu đồ 2.2, 3.1 phản

ánh cơ sở vật chất dành cho việc dạy và học bơi ở Trường là tạm ổn, có thể đáp ứng

yêu cầu chuyên môn. Tuy nhiên, cũng có 6% GV và 11% SV cho rằng cần cải tiến cơ

sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy và học bơi lội.

Xét với tình hình hiện nay, để có thể chủ động trong việc dạy và học bơi, nhà

trường cần có đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện việc học bơi cho SV. Cụ thể, cần phải

xây dựng các hồ bơi có đủ tiêu chuẩn trong trường học, mỗi bể bơi (diện tích tối thiểu

60m2, hạn sử dụng 10 năm, giá khoảng 200 triệu đồng) hoặc đủ điều kiện hơn, có thể

xây hồ bơi theo chuẩn thi đấu (dài 25-50m, rộng 10-15m, độ sâu từ 1,2-2m) .....

Dù là loại hồ gì thì vẫn phải có đủ thiết bị lọc sạch nước như hệ thống lọc nước

tuần hoàn. Nồng độ cloruamin lý tưởng phải được duy trì thường xuyên trong khoảng

0,6 -0,8mlg/lít (Chú ý độ pH chuẩn là từ 7.2 - 7.6 pH) để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho

người học.

Nếu chưa xây dựng được bể bơi, có thể liên kết với các cơ sở, nhà văn hóa,

trung tâm, câu lạc bộ TDTT bên ngoài trường để tổ chức giảng dạy bơi cho SV. Bên

cạnh đó, có thể tìm nguồn tài trợ từ các cơ quan, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước

cùng đầu tư theo xu hướng xã hội hóa thể thao.

Ngoài hồ bơi, cũng cần trang bị các thiết bị bổ trợ phục vụ giảng dạy (phao, loa,

đồng hồ...), đặc biệt là đồ dùng dạy học trực quan, sinh động, các phương tiện truyền

thông hiện đại (camera, máy chiếu, dữ liệu, phim, ảnh về kỹ thuật chuyên môn cũng

như các sự kiện biểu diễn, thi đấu bơi lội...).

3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên bơi lội

Theo kết quả khảo sát trình bày tại các bảng 2.3, 3.1 và các biểu đồ 2.8, 3.1 thì

Page 81: BÁO CÁO TỔNG KẾT

54

năng lực GV giảng dạy môn bơi hiện tại của Trường được đánh giá ở mức khá (59%

GV, 47 % SV) và tạm ổn (22,5% GV và 28% SV). Tuy nhiên, việc yêu cầu GV phải

không ngừng nỗ lực, trau dồi chuyên môn là cần thiết.

Muốn có GV dạy giỏi, trước hết GV đó phải là người có trình độ chuyên môn

cao, khi nắm vững chuyên môn, GV sẽ dễ tiếp cận được các PP giảng dạy một cách

khoa học và tự tin thực hiện thiên chức của mình.

Do đó, để xây dựng đội ngũ GV, HLV lành nghề, giỏi chuyên môn, đảm bảo cả

về số lượng lẫn chất lượng, hàng năm, nhà trường cần khuyến khích, tạo điều kiện cho

GV tham gia các lớp học, tập huấn, hội thảo khoa học về các kiến thức, kỹ năng thuộc

chuyên ngành bơi lội để các GV nắm vững, hiểu sâu, thành thục chuyên môn.

3.4. Cải tiến phương dạy và học, hình thức quản lý, tổ chức lớp học

Theo kết quả khảo sát giới thiệu tại bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, chương trình, PP

dạy và học bơi là các yếu tố cơ bản nhất (được khoảng 60% GV và SV lựa chọn) cần

phải thay đổi để nâng cao chất lượng giảng dạy và năng lực thực hành bơi lội cho SV.

Như kết quả trình bày tại các bảng 2.3, 3.1, các biểu đồ 2.8 - 2.11, GV dạy bơi

chủ yếu dùng PP truyền thống. Do vậy, để hướng đến việc phát huy tính tích cực của

người học, cần thay đổi bằng các PP giảng dạy bơi mới, chủ động và tích cực hơn.

- Vai trò GV trong lớp bơi không còn đơn thuần là người truyền đạt kiến thức

mà phải được thể hiện như là người hướng dẫn, gợi mở, động viên, cố vấn, trọng tài...

trong các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để SV tự lực chiếm lĩnh nội dung học

tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng. GV quan tâm đến toàn bộ quá trình

học và cách học của SV cũng như kết quả mà SV đạt được hằng ngày dựa trên những

nhận xét, đánh giá kịp thời của GV. Ngoài giờ lên lớp, người thầy còn phải theo dõi

các hoạt động tự học của SV, giúp đỡ, trao đổi thảo luận và góp ý khi cần thiết để

người học đi đúng hướng. Cách kiểm tra đánh giá môn bơi phải đảm bảo bao quát,

toàn diện, hướng đến năng lực cá biệt của người học.

- SV có vai trò tích cực trong học tập, có cơ hội thực hành, tương tác với bạn bè,

môi trường xung quanh và GV. Thông qua quan sát, động não, phân tích, đóng vai,

Page 82: BÁO CÁO TỔNG KẾT

55

thảo luận hay nhận nhiệm vụ, bài tập, SV phải tự tìm tòi, nghiên cứu trước tài liệu ở

nhà. SV có thể tìm hiểu, khám phá, thử nghiệm, giao tiếp trao đổi với nhau và tự rút

kinh nghiệm.

3.5. Tăng cường các hoạt động bơi ngoại khóa

Tập luyện bơi ngoại khoá là hình thức tập luyện tự nguyện ngoài giờ nhằm củng

cố sức khoẻ, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa

bệnh, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí, tiếp thu các kỹ thuật, kỹ năng vận động mà

GV đã hướng dẫn, giảng dạy trong giờ học bơi chính khóa.

Các buổi tập bơi ngoại khoá thường có cấu trúc đơn giản và nội dung hẹp hơn

so với buổi tập học bơi chính khoá. Hình thức tập luyện này đòi hỏi ý thức kỷ luật, tinh

thần độc lập và sáng tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập bơi ngoại khoá chủ

yếu phụ thuộc vào sở thích, hứng thú và trình độ thể lực của mỗi cá nhân. Những SV

yếu, kém cũng như SV khá, giỏi mỗi đối tượng ngoại khoá sẽ có mục tiêu và thời

lượng hợp lý.

Qua nghiên cứu thực trạng trình bày tại mục 2.5, bảng 2.6, 2.7 và các biểu đồ

2.18, 2.19, 2.20, 3.1 cho thấy, nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn bơi của họ là có thực

và rất cao. Tuy nhiên SV rất ít tham gia rèn luyện thêm ở các hồ bơi bên ngoài trường,

trong khi nhà trường cũng chưa tổ chức được các hoạt động ngoại khóa môn bơi để SV

tập luyện, nâng cao năng lực thực hành. Với điều kiện thực tế của Trường, có thể tổ

chức dạng câu lạc bộ bơi lội ngoại khóa (có thu phí) liên kết với các cơ sở TDTT.

Page 83: BÁO CÁO TỔNG KẾT

56

CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NHỮNG GIẢI PHÁP

CẢI TIẾN TRONG GIẢNG DẠY BƠI

Sau khi nghiên cứu tổng thể các mặt thực trạng, đề tài đã đưa ra một số giải

pháp cải tiến nhằm nâng cao năng lực thực hành môn bơi của SV Trường ĐH TDM.

Vấn đề kế tiếp đặt ra là các giải pháp này có hợp lý và đạt hiệu quả thực tiễn hay

không? Để giải quyết vấn đề này, đề tài tiến hành TN sư phạm để kiểm chứng và giải

quyết hai nhiệm vụ sau:

Một là, đánh giá hiệu quả của các giải pháp mới đối với SV về mặt thể lực sau

khóa học (trước và sau thực nghiệm).

Hai là, đánh giá hiệu quả của các giải pháp mới đối với SV về mặt chuyên môn

(kỹ thuật bơi và thành tích bơi) sau khóa học.

Tổ chức thực nghiệm

Đối tượng TN: TN sư phạm được tiến hành trên cả hai đối tượng là SV nam và

SV nữ chuyên ngành GDTC không chuyên ngành GDTC Trường ĐH TDM, trong đó:

- 2 nhóm TN: Nam - 28 SV, chuyên ngành GDTC; Nữ - 45 SV nữ không

chuyên ngành GDTC học bơi theo những giải pháp cải tiến.

- 2 nhóm ĐC: Nam - 27 SV, chuyên ngành GDTC; Nữ - 45 SV nữ không

chuyên ngành GDTC học bơi theo cách cũ.

Thời gian TN là 1 học kỳ (4 tháng).

Mục đích của thực nghiệm nhằm làm nổi bật ưu điểm, tính vượt trội của các giải

pháp cải tiến (mà chủ yếu là các PP giảng dạy) ứng dụng cho SV (nam, nữ) nhóm thực

nghiệm so với SV (nam, nữ) hai nhóm đối chứng còn lại. Cụ thể như: PP đóng vai giúp

SV tăng cường khả năng sư phạm; PP chia nhóm, tự sửa sai giúp SV có thể nhận biết

những điểm thiếu sót của nhau để khắc phục sửa đổi, cùng hoàn thiện kỹ thuật động tác

trong môi trường nước (môi trường mà GV khó có thể bao quát sửa sai cho từng cá

thể). Đây là những yếu tố tác động tích cực đến kết quả chuyên môn, thành tích bơi.

Page 84: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Bảng 4.1. Các yếu tố thể hiện sự khác biệt giữa cách dạy bơi cũ (nhóm ĐC) và cách dạy bơi mới (nhóm TN).

Các yếu tố so sánh Nhóm Đối chứng Nhóm Thực nghiệm

PP giảng dạy - Truyền thống, lấy người dạy làm trung tâm.

- Cải tiến, lấy người học làm trung tâm.

Vai trò của GV

- Đơn phương truyền tải kiến thức.

- Hướng dẫn, gợi mở, động viên, cố vấn, các hoạt động học tập của SV.

Sự tương tác

- 1 chiều (GV → SV)

- Đa chiều (GV ↔ SV, SV ↔ SV).

Tổ chức lớp học

- Không chia nhóm, tổ chức dạy đồng loạt. - Thuyết giảng, thị phạm đồng loạt.

- Chia nhóm, GV sâu sát đến hoạt động của từng SV qua nhóm. - Tổ chức hình thức đóng vai, SV kiến tập, tự nhận xét, đánh giá, sửa sai cho bản thân và bạn học.

Phương thức học

- Lắng nghe thụ động. - Làm theo một cách máy móc. - Không chuẩn bị bài trước ở nhà.

- Chủ động, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Tranh luận, phản biện thẳng thắn các vấn đề. - Nghiên cứu trước tài liệu (nguyên lý, kỹ thuật động tác, các lỗi phổ biến, cách khắc phục.

Phương tiện dạy học

- Bài giảng, dụng cụ có sẵn tại hồ bơi.

- Đồ dùng trực quan, hiện đại (hình ảnh, đĩa phim, camera thu hình...) để xem làm mẫu và tự ghi hình lại để đánh giá, sữa sai.

Page 85: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Tập luyện ngoại khóa

- Không được chú trọng.

- Tập thêm ngoài giờ, thực hiện bài tập thể lực, làm việc theo nhóm (quay camera, nhận xét, đánh giá lỗi sai theo từng buổi học).

Page 86: BÁO CÁO TỔNG KẾT

57

Trong số năm giải pháp đề xuất, ba giải pháp đầu (Tổ chức tuyên truyền; Đảm bảo cơ

sở vật chất; Nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ GV) là có thể áp dụng chung cho

cả hai nhóm đối tượng SV (TN và ĐC). Riêng hai giải pháp cuối (Cải tiến PP dạy và

học, hình thức quản lý, tổ chức lớp học; Tăng cường các hoạt động bơi ngoại khóa)

là những giải pháp chính yếu thể hiện sự khác biệt giữa hai cách dạy bơi cũ (2 nhóm

ĐC) và cải tiến (2 nhóm TN). Sự khác biệt này được trình bày cụ thể tại bảng 4.1.

4.1. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp mới đối với SV về mặt thể lực (trước và

sau thực nghiệm)

4.1.1. So sánh thể lực trước TN giữa 2 nhóm thực nghiệm với 2 nhóm đối

chứng

Đối với nam SV chuyên ngành GDTC

Kết quả kiểm tra trước TN trình bày tại bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy, tổng

thể 3 tiêu chí thể lực (bật xa tại chỗ, chạy 30XPC, chạy 1500m) đều không có sự khác

biệt đáng kể giữa nhóm TN nam và ĐC nam (P>0.05).

Biểu đồ 4.1. So sánh thể lực trước thực nghiệm giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam.

Page 87: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Bảng 4.2. So sánh thể lực trước TN giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam chuyên ngành GDTC.

STT Chỉ tiêu

Nhóm TN nam (n=28)

Nhóm ĐC1 nam (n=27)

x xx A SA Cv(%) ε x B SB Cv(%) ε

1 Chạy 30m XPC (s) 5,15 0,24 4,66 0,02 5,19 0,26 5,01 0,01

2 Bật xa tại chỗ (cm) 225,32 9,75 4,33 0,01 224,44 3,42 1,52 0,01

3 Chạy 1500m (s) 388,75 (6’29)

9,53 2,45 0,01 390,7 (6’31)

7,33 1,88 0,01

Bảng 4.3. So sánh thể lực trước TN giữa 2 nhóm TN nữ và ĐC nữ không chuyên ngành GDTC.

STT Chỉ tiêu

Nhóm TN nữ (n=45)

Nhóm ĐC nữ (n=45)

x xx A SA Cv(%) ε x B SB Cv(%) ε

1 Chạy 30m XPC (s) 5,42 0,46 8,49 0,03 5,51 0,6 10,89 0,04

2 Bật xa tại chỗ (cm) 172,16 16,79 9,75 0,01 169,4 17,07 10,08 0,04

3 Chạy 800m (s) 281,07 20,61 7,33 0,01 284,44 25,76 9,06 0,03

Page 88: BÁO CÁO TỔNG KẾT

58

Đối với nữ SV không chuyên ngành GDTC

Tại bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 cho thấy, sự khác biệt thể lực trước TN giữa nhóm

TN nữ và ĐC nữ không mang ý nghĩa thống kê, (P>0.05).

Như vậy có thể thấy về cơ bản, thể lực trước TN giữa các nhóm TN và ĐC của

SV nam chuyên ngành GDTC cũng như của SV nữ không chuyên ngành GDTC là

tương đồng.

Biểu đồ 4.2. So sánh thể lực trước thực nghiệm giữa 2 nhóm TN nữ và ĐC nữ.

4.1.2. So sánh thể lực sau thực ngiệm giữa 2 nhóm thực nghiệm với 2 nhóm

đối chứng

Đối với nam SV chuyên ngành GDTC

Kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 4.4 và biểu đồ 4.3 cho thấy, sau thời gian

TN, cả 2 nhóm TN nam và ĐC nam đều có sự tăng trưởng thể lực so với trước TN.

Page 89: BÁO CÁO TỔNG KẾT

59

Biểu đồ 4.3. So sánh thể lực sau thực nghiệm giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam.

Page 90: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Bảng 4.4. So sánh thể lực sau TN giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam chuyên ngành GDTC.

STT Chỉ tiêu

Nhóm TN nam (n=28)

Nhóm ĐC1 nam (n=27)

x xx A SA Cv(%) ε x B SB Cv(%) ε

1 Chạy 30m XPC (s) 5,12 0,29 5,66 0,02 5,16 0,28 5,43 0,01

2 Bật xa tại chỗ (cm) 225,61 10,02 4,44 0,01 225,3 2,54 1,13 0,01

3 Chạy 1500m (s) 378,46 12,97 3,43 0,01 380,59 4,86 1,28 0,01

Bảng 4.5. So sánh thể lực sau TN giữa 2 nhóm TN nữ và ĐC nữ

không chuyên ngành GDTC.

STT Chỉ tiêu

Nhóm TN nữ (n=45)

Nhóm ĐC nữ (n=45)

x xx A SA Cv(%) ε x B SB Cv(%) ε

1 Chạy 30m XPC (s) 5,28 0,39 7,39 0,03 5,36 0,48 8,96 0,04

2 Bật xa tại chỗ (cm) 176,38 15,22 8,63 0,03 173,91 16,35 9,4 0,04

3 Chạy 800m (s) 269,38 22,9 8,5 0,03 274,82 20,12 7,32 0,03

Page 91: BÁO CÁO TỔNG KẾT

59

Khi so sánh ngang giữa 2 nhóm nhận thấy: chỉ có 1/3 các tiêu chí thể lực của

nhóm TN nam (cụ thể là chạy 1500m) trội hơn nhóm ĐC nam với P<0.05. Riêng hai

tiêu chí bật xa tại chỗ và chạy 30m XPC sự khác biệt giá trị x không có ý nghĩa thống

kê (P>0.05).

Đối với nữ SV không chuyên ngành GDTC

Kết quả nghiên cứu trình bày tại bảng 4.5 và biểu đồ 4.4 cho thấy, sau thời gian

TN, không có có sự chênh lệch đáng kể về thể lực giữa nhóm TN nữ và nhóm ĐC nữ

ngoại trừ tiêu chí chạy 800m (d=5,44s), sự khác biệt giá trị x mang ý nghĩa thống kê

với (P<0.05).

Biểu đồ 4.4. So sánh thể lực sau thực nghiệm giữa 2 nhóm TN nữ và ĐC nữ.

Như vậy, có thể ghi nhận rằng, sau thời gian thực nghiệm, thể lực các nhóm TN

nam và nữ chưa thể hiện sự vượt trội cách biệt rõ ràng so với các nhóm ĐC nam và nữ.

4.2. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp mới đối với SV về mặt chuyên môn [kỹ

thuật bơi và thành tích bơi] sau thực nghiệm

Hiệu quả các giải pháp mới đối với SV về mặt chuyên môn sau khóa học được

so sánh theo các mặt sau:

- SV nam chuyên ngành GDTC: kỹ thuật bơi (số kiểu bơi) và thành tích bơi

(tính theo thời gian bơi - s).

Page 92: BÁO CÁO TỔNG KẾT

60

- SV nữ không chuyên ngành GDTC: kỹ thuật bơi ếch và thành tích bơi (tính

theo quãng đường bơi - m).

Đối với SV nam chuyên ngành GDTC

- Về kỹ thuật bơi

Nhóm TN nam biết và thực hành thuần thục được cả 2 kiểu bơi (ếch và trườn

sấp). Trong khi, nhóm ĐC nam chỉ biết và thực hành gói gọn trong 1 kiểu bơi (ếch).

- Về thành tích bơi (s)

Quan sát theo kiểu bơi ếch sau TN của 2 nhóm, ghi nhận được: 100% SV cả hai

nhóm TN nam và ĐC nam đều hoàn thành tốt toàn bộ cự li theo yêu cầu khi kiểm tra

kết thúc môn (25m). Tuy nhiên, về mặt thành tích bơi (thời gian bơi tính theo s), có sự

khác biệt mang ý nghĩa thống kê về giá trị x giữa hai nhóm mà ưu thế nghiêng về

nhóm TN nam (ttính =2,12 > tbảng = 2 với P<0.05). Kết quả kiểm tra trình bày tại bảng

4.6 và biểu đồ 4.5.

Bảng 4.6. So sánh thành tích bơi giữa sau khóa học giữa nhóm TN và nhóm ĐC (nam, nữ).

Đối tượng x A SA Cv(%) ε So sánh d

( x A- x B) t P

Nam (s)

Nhóm TN (n=28) 19,9 1,72 8,64 0,01

2,12 <0.05 -0,91

Nhóm ĐC (n=27) 20,87 1,82 8,75 0,03

Nữ (m)

Nhóm TN (n=45) 23,27 2,39 10,37 0,04

6,21 <0.001 3,03

Nhóm ĐC (n=45) 20,24 2,24 11,07 0,04

Page 93: BÁO CÁO TỔNG KẾT

61

Biểu đồ 4.5. So sánh thành tích bơi sau khóa học giữa 2 nhóm TN nam và ĐC nam.

Đối với SV nữ không chuyên ngành GDTC

- Về kỹ thuật bơi (m).

Nhóm ĐC nữ và nhóm TN nữ đều thực hành được kiểu bơi ếch. Tuy nhiên,

nhóm TN nữ do được áp dụng phương pháp dạy và học cải tiến (PP đóng vai, chia

nhóm để tự phát hiện, sửa sai động tác) đã thể hiện kỹ thuật bơi ếch tốt và hoàn thiện

hơn.

- Về thành tích bơi:

Quan sát kết quả kiểm tra theo kiểu bơi ếch sau TN của 2 nhóm, ghi nhận được:

SV cả hai nhóm TN nữ và ĐC nữ đều nỗ lực để hoàn thành cự li theo yêu cầu kiểm tra

kết thúc môn (25m) và 100% SV chạm và vượt qua mức 20m. Nhưng về mặt thành

tích bơi ghi nhận được: Nhóm TN nữ có số lượng SV hoàn thành cự li bơi (đủ 25m)

đạt tỉ lệ khá cao - 68%; Số SV đạt được cự li trong khoảng từ 20m đến < 25m là 32%;

Không có SV nào có thành tích bơi <20m. Trong khi nhóm ĐC nữ chỉ có 11% hoàn

thành cự li 25m; Số SV đạt được cự li trong khoảng từ 20m đến < 25m là 17,8%, còn

số SV chỉ có khả năng bơi được cự li đến dưới 20m là 71%. Sự khác biệt giá trị x giữa

hai nhóm mang ý nghĩa thống kê mà sự vượt trội nghiêng về nhóm TN nữ (ttính =2,62 >

tbảng =2 với P<0.05). Kết quả kiểm tra trình bày tại bảng 4.6 và biểu đồ 4.6, 4.7.

Page 94: BÁO CÁO TỔNG KẾT

62

Biểu đồ 4.6. Thành tích bơi theo tỉ lệ cự li đạt

được của nhóm TN nữ.

Biểu đồ 4.7. Thành tích bơi theo tỉ lệ cự li

đạt được của nhóm ĐC nữ.

Như vậy, sau thời gian TN, bất kể đối tượng nam hay nữ, khi học bơi theo các

giải pháp mới mà đề tài đã nghiên cứu lựa chọn đều có sự phát triển tích cực về thể lực

cũng như về thành tích, kỹ thuật chuyên môn hơn các SV học theo PP cũ. Qua đó có

thể khẳng định, các giải pháp cải tiến trong giảng dạy bơi đã thể hiện tính ưu việt vượt

trội hơn cách dạy trước đây và hoàn toàn khả thi để áp dụng cho công tác dạy bơi nhằm

nâng cao năng lực thực hành của SV Trường ĐH TDM sau này.

Page 95: BÁO CÁO TỔNG KẾT

63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau:

Kết luận

- Thực trạng công tác giảng dạy bơi cho SV (chuyên ngành và không chuyên

ngành GDTC) Trường ĐH TDM còn rất nhiều bất cập cần thay đổi: nội dung, thời

lượng, phương tiện giảng dạy môn bơi và những khó khăn trở ngại từ người học; PP

giảng dạy chủ yếu là mang tính truyền thống, chưa thực sự hướng đến việc phát huy

tính tích cực của người học; vai trò của GV trong lớp bơi được thể hiện như là người

đơn phương trong giờ lên lớp; cách kiểm tra đánh giá môn bơi hiện tại chỉ thiên về

chuyên môn, định kỳ, mà chưa bao quát, toàn diện, chưa hướng đến năng lực cá biệt

của người học; môi trường học tập chưa thực sự thân thiện, gần gũi; hoạt động học của

SV trong lớp bơi còn thụ động, máy móc, thiếu tính sáng tạo, độc lập, tự chủ trong xây

dựng bài; sự tương tác giữa GV và SV trong lớp học bơi khá mờ nhạt, chủ yếu mang

tính một chiều; SV chưa chủ động tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu tài liệu; kiến thức

môn bơi SV tiếp thu được còn mang tính hàn lâm theo sách vở mà thiếu tính ứng

dụng; nhu cầu tập luyện môn bơi của SV rất cao nhưng có rất ít điều kiện tham gia

ngoại khóa...

- Qua nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được một số giải pháp tích cực nhằm

nâng cao năng lực thực hành môn bơi của SV là: tổ chức tuyên truyền, tăng cường

nhận thức vai trò ý nghĩa của môn học bơi lội; đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện

phục vụ cho công tác dạy và học bơi; nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ GV; hình

thức quản lý, tổ chức lớp học; tăng cường các hoạt động bơi ngoại khóa cho SV. Đặc

biệt, đề tài chú trọng đặc biệt đến cải tiến PP dạy và học mà ở đây cần nhấn mạnh là

PP đóng vai, PP chia nhóm để SV có thể phát hiện lỗi và tự sửa sai cho nhau.

- Thực nghiệm sư phạm đã chứng minh được tính hiệu quả và ưu điểm vượt trội

của các giải pháp mới trong công tác dạy và học bơi so với cách làm cũ trước đây. Mặc

dù sự cách biệt về thể lực là chưa đáng kể, nhưng chính nhờ áp dụng các giải pháp cải

Page 96: BÁO CÁO TỔNG KẾT

64

tiến trong dạy và học bơi do đề tài đề xuất mà kỹ thuật chuyên môn cũng như thành

tích của SV tham gia TN đã chiếm ưu thế cách biệt so với SV nhóm ĐC sau khóa học.

Kiến nghị

1. Nhà trường và cụ thể là Khoa GDTC & QPAN cần nghiêm túc thực hiện

chương trình dạy học môn bơi cho SV các khóa (chuyên ngành và không chuyên

ngành) theo tinh thần phổ cập bơi lội vào trường học của Bộ GD&ĐT. Cần khắc phục

các điều kiện khách quan cũng như chủ quan gây trở ngại cho công tác dạy và học bơi

để động viên, lôi kéo SV tích cực tập luyện và duy trì hoạt động này trở thành thói

quen lành mạnh, bổ ích, hàng ngày, tự ý thức trang bị đầy đủ kỹ năng thực hành bơi,

sẵn sàng cho công tác giảng dạy khi ra trường.

2. Đề xuất áp dụng rộng rãi các giải pháp cải tiến hiệu quả đã được đề tài kiểm

chứng qua thực tiễn thực nghiệm vào công tác dạy bơi ở Trường ĐH TDM trong thời

gian sắp tới.

3. Những giải pháp cải tiến đề tài lựa chọn cần có những nghiên cứu bổ sung tại

các khu vực khác trên cả nước để có kết luận đầy đủ và phù hợp hơn theo đặc điểm về đối

tượng SV, điều kiện vùng, miền.

Page 97: BÁO CÁO TỔNG KẾT

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngũ Duy Anh, Trần Văn Lam (2006), “Nghiên cứu thực trạng và những giải pháp

nâng cao công tác GDTC trường học”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục

thể chất, y tế trường học (Hội nghị lần IV), Nxb TDTT.

2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2014), Bơi.

3. Ban chấp hành trung ương, Nghị quyết Số: 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013,

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo....

4. Bộ GD&ĐT, Công văn số Số:664/BGDĐT-CTHSSV

ngày 9 tháng 02 năm 2010, V/v. Triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí

điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 – 2015.

5. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 2434 QĐ/ BGD&ĐT ngày 8/7/1999 Về đổi mới

chương trình dạy học ở trường trung học cơ sở (THCS).

6. Nguyễn Hữu Châu và cộng sự (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo

giáo viên Trung học cơ sở.

7. Phương Chi, “Phổ cập bơi lội vào trường học”, VOV.VN (Báo điện tử đài tiếng nói

Việt Nam) ngày 15/08/2013.

8. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường Thể thao, Nxb TDTT.

9. Nguyễn Đình Chỉnh – Phạm Trung Thanh (1999), Kiến tập và thực tập sư phạm.

10. David G.Thomas, MS [Nhân Văn dịch] (2007), Tự học bơi lội – Các bước đi đến

thành công, Nxb Thanh Hóa.

11. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và

Kỹ thuật, tr.116 - 125.

12. Nguyễn Thị Minh Hà (2001), “Cải tiến chương trình giảng dạy bơi ban đầu cho

các em nhi đồng 6-7 tuổi”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức

khỏe trong trường học các cấp (Hội nghị lần III), Nxb TDTT, tr.159-162.

13. Nguyễn Hữu Hiến (2006), “Sử dụng phương pháp phân nhóm trong dạy bơi cho

sinh viên ĐH Thủy Lợi”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế

trường học (Hội nghị lần IV), Nxb TDTT, tr.175-177.

14. Phạm Hào Hùng (1993), “Một số biện pháp nâng cao khả năng làm việc của học

sinh”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe, thể chất trong nhà

trường các cấp (Hội nghị lần I), Nxb TDTT.

15. Đào Trọng Kiên (2006), “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho

vận động viên bơi 12-13 tuổi ở các trung tâm huấn luyện bơi miền Bắc (giai đoạn

chuyên môn hóa ban đầu)”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT năm 2006,

Nxb TDTT.

16. Lê Nguyệt Nga, Võ Thành Minh (2011), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuần tuyển

chọn về hình thái, chức năng, thể lực và kỹ thuật vận động viên bơi lội lứa tuổi 9-

12 ở TP.Mỹ Tho trong giai đoạn huấn luyện ban đầu”, Kỷ yếu hội nghị nghiên

cứu khoa học TDTT quốc tế lần thứ VII, Trường ĐH TDTT TP.HCM .

Page 98: BÁO CÁO TỔNG KẾT

66

17. Chung Tấn Phong, Lê Nguyệt Nga, Trịnh Hùng Thanh (1998), “Bước đầu nghiên

cứu các đặc điểm, kích thước cơ thể vận động viên bơi lội 9-12 tuổi tại

TP.HCM”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, sức khỏe trong

trường học các cấp (Hội nghị lần II), Nxb TDTT.

18. Phan Thanh Tin (2010), “Hiệu quả ứng dụng các nhóm phương pháp dạy học

phát huy tính tích cực trong dạy bơi cho sinh viên chuyên sâu và phổ tu Đại học

TDTT Đà Nẵng”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế trường

học (Hội nghị lần IV), Nxb TDTT tr.156-160.

19. Phạm Trọng Thanh, Vũ Bích Huệ, Trần Long (1993), “Một số kết quả nghiên cứu

về năng lực tiếp thu kỹ thuật bơi lội ở học sinh các lứa tuổi nhỏ 7-11 tuổi”, Tuyển

tập nghiên cứu khoa học giáo dục sức khỏe, thể chất trong nhà trường các cấp

(Hội nghị lần I), Nxb TDTT.

20. Nguyễn Văn Thời (2010), “Nội dung và phương pháp dạy học môn bơi truyền

thống cho khối 6 trường THCS huyện Chương Mỹ - Hà Nội”, Tuyển tập nghiên

cứu khoa học GDTC, Y tế trường học (Hội nghị lần V), Nxb TDTT tr. 81-86.

21. Nguyễn Đức Thuận (2001), “Nghiên cứu nhịp độ tăng trưởng thể lực của sinh

viên chuyên sâu bơi lội Trường ĐH TDTT I”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học

giáo dục thể chất, sức khỏe trong trường học các cấp (Hội nghị lần III), Nxb

TDTT.

22. Vũ Chung Thủy và cộng sự (2006), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá

trình độ tập luyện cho vận động viên bơi lội trẻ Trường ĐH TDTT I”, Tuyển tập

nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất, y tế trường học (Hội nghị lần IV) , Nxb

TDTT, tr.146-148.

23. Nguyễn Văn Trạch [chủ biên] (1999), Bơi lội, Nxb TDTT.

24. Nguyễn Văn Trạch - Ngũ Duy Anh (2003), Giáo trình Bơi Lội, Nxb ĐHSP.

25. Nguyễn Văn Trạch, Nguyễn Đức Chương, Nguyễn Bích Vân (1993), “Nghiên

cứu hiệu quả ứng dụng dụng cụ bổ trợ dạy bơi”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học

giáo dục sức khỏe, thể chất trong nhà trường các cấp (Hội nghị lần I), Nxb

TDTT, tr.147-148.

26. Đỗ Vĩnh, Huỳnh Trong Khải (2008), Thống kê trong TDTT, Nxb TDTT.

Tài liệu tiếng Anh

27. Sarah Hansen (2013), Ten Benefits of Swimming You May Not Know About,

Lifehack.

<http://www.lifehack.org/articles/lifestyle/ten-benefits-swimming-you-may-not-

know-about.html>

Page 99: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Phụ lục 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------------- --------------------------------

PHIẾU PHỎNG VẤN 1

Với mục đích tìm hiểu thực trạng việc học tập môn bơi lội, qua đó làm cơ sở để tìm

giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú và nâng cao năng lực thực

hành môn này của sinh viên, đề nghị anh (chị) vui lòng suy nghĩ và cân nhắc kỹ, giúp trả lời

xác thực các câu hỏi dưới đây:

[Lưu ý: Anh (chị) có thể trả lời bằng cách đánh dấu “x” vào ô đồng ý.

Ngày phỏng vấn: ………………….. Nơi phỏng vấn: ………………………………

1. Thông tin cá nhân:

- Giới tính: nam nữ

- Lớp: ............................................................, Khoa: ..................................................

- Bậc đào tạo: Trung cấp Cao đẳng Đại học

- Chuyên ngành: GDTC Các ngành khác

2. Anh (chị) vui lòng cho biết các môn học GDTC của trường mình là những môn nào? (Có

thể chọn nhiều môn)

bóng đá bóng chuyền bóng rổ

bóng bàn cầu lông bơi lội

điền kinh thể dục cờ

quần vợt các môn võ thuật các môn khác

3. Tổng thời lượng chương trình các môn học GDTC chính khóa ở trường các anh (chị) là

bao nhiêu tiết ?

30 tiết 45 tiết 60 tiết

75 tiết 90 tiết 110 tiết

120 tiết 150 tiết >150 tiết

4. Ngoài các môn học khác, theo ý kiến anh (chị) việc trang bị thêm kỹ năng bơi lội cho

sinh viên là cần thiết hay không?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

5. Trong chương trình các môn học GDTC chính khóa ở trường các anh (chị) thời lượng

môn bơi lội là bao nhiêu ?

Page 100: BÁO CÁO TỔNG KẾT

0 tiết 30 tiết 45 tiết

60 tiết 75 tiết >75 tiết

6. Theo anh (chị) chương trình môn bơi lội thích hợp nhất là bao nhiêu tiết ?

<30 tiết 30 tiết 45 tiết

60 tiết 75 tiết >75 tiết

7. Địa điểm mà anh (chị) được học chính khóa môn bơi lội là ở đâu ?

Sân trường Sân Ký túc xá Các cơ sở liên kết

8. Anh (chị) đánh giá thế nào về điều kiện học tập (hồ bơi, dụng cụ, trang thiết bị bổ trợ)

môn bơi lội tại trường mình ? (Chọn một ý trả lời)

Tốt Khá Tạm ổn Chưa đạt

9. Theo anh (chị) khó khăn nào sau đây thường gặp nhất khi học môn bơi lội tại trường?

(Chỉ chọn một ý)

Tài liệu học tập Hồ bơi Dụng cụ - trang thiết bị

Người hướng dẫn Tốn kém Ngại chấn thương

Sợ nước Bệnh tật Thiếu tự tin

Các lý do khác

10. Để tăng tính hiệu quả trong việc học môn bơi và nâng cao năng lực thực hành bơi lội

cho sinh viên, theo ý kiến anh (chị), yếu tố nào sau đây cần ưu tiên thay đổi ? (Chọn một

tùy chọn)

Hồ bơi, cơ sở vật chất, trang thiết bị bổ trợ.

Chương trình giảng dạy bơi thích hợp, linh hoạt, mang tính ứng dụng cao.

Phương pháp giảng dạy chủ động.

Năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên, phụ trách phong trào, HDV bơi lội.

Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của việc dạy bơi.

Các hoạt động bơi ngoại khóa.

11. Trong giờ học bơi, giảng viên (HLV) thường yêu cầu anh chị làm gì ?

Tập trung lắng nghe, ghi chép.

Ghi nhớ, lặp lại.

Quan sát, so sánh tình huống được đặt ra, thảo luận vấn đề.

Giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu sinh viên tìm tòi, nghiên cứu trước tài liệu.

Page 101: BÁO CÁO TỔNG KẾT

12. Theo anh (chị) nhận thấy giảng viên (HLV) dạy bơi lội chủ yếu sử dụng phương pháp

nào khi lên lớp ?

Thuyết trình tập trung vào nội dung bài giảng.

Thị phạm chung cho cả lớp.

Phân nhóm, đặt vấn đề, phân công tìm hiểu, giải quyết vấn đề.

Đóng vai theo chủ đề.

13. Phương thức anh (chị) tiếp thu bài giảng môn bơi lội như thế nào ?

Lắng nghe một cách thụ động.

Thực hiện theo hướng dẫn của giảng viên một cách máy móc.

Được chủ động, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Tranh luận, phản biện thẳng thắn các vấn đề liên quan theo lập trường của mình.

14. Anh (chị) đánh giá như thế nào về môi trường hoạt động ở lớp học bơi lội mà mình

tham gia ?

Không khí lớp học mang tính hình thức, cứng nhắc.

Môi trường lớp học bất biến, rập khuôn hầu như không thay đổi.

Được tự chủ, linh hoạt.

Thân mật, gần gũi giữa học viên, giảng viên.

15. Hãy cho biết nhận định của anh (chị) về vai trò của giảng viên (HLV) đã thể hiện khi

lên lớp môn bơi lội ?

Là người truyền tải kiến thức, có quyền lực, đơn phương.

Là người truyền tải kiến thức, độc đoán và chiếm ưu thế tuyệt đối.

Là người hướng dẫn, gợi mở các hoạt động để sinh viên tự lực chiếm lĩnh nội dung

học tập.

Là người động viên, cố vấn, các hoạt động học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến

thức, kỹ năng.

16. Sự tương tác, giao tiếp, trao đổi thông tin giữa giảng viên (HLV) với học viên trong lớp

bơi theo anh (chị) nhận thấy là: .....

Sinh viên ít có cơ hội để giao tiếp, trao đổi thông tin với giảng viên (HLV).

Hầu như chỉ mang tính một chiều (giảng viên → người học).

Mang tính qua lại (giảng viên ↔ người học).

Mang tính đa chiều (giảng viên ↔ người học, người học ↔ người học).

Page 102: BÁO CÁO TỔNG KẾT

17. Tính độc lập, tự giác trong học tập của anh (chị) được thể hiện như thế nào trong suốt

quá trình học bơi ?

Phụ thuộc vào nội dung giảng dạy của giảng viên.

Phụ thuộc hoàn toàn vào những nội dung cũng như phương pháp dạy - học được áp

đặt của giảng viên.

Được phát huy năng lực chủ động.

Được phát huy năng lực phản biện và nêu chính kiến.

18. Việc đánh giá kết quả học tập của anh (chị) được giảng viên (HLV) căn cứ theo: ....

Kết quả kỳ thi cuối kỳ.

Kết quả các kỳ thi, kiểm tra.

Sự nổi bật của học viên trong giờ lý thuyết và thực hành.

Quá trình thể hiện, đóng góp của học viên trong suốt khóa học.

19. Sau thời gian học bơi, kết quả tiếp thu kiến thức của anh (chị) từ giảng viên (HLV) ra

sao ?

Kiến thức bơi lội mang tính hàn lâm, rặt khuôn theo sách vở.

Kiến thức bơi lội thiếu tính ứng dụng.

Học viên có thể sưu tầm tài liệu để hoàn thiện hơn kỹ thuật bơi của mình.

Học viên có thể tự nghiên cứu tài liệu để phát minh, sáng tạo hơn trong kỹ thuật bơi

của mình.

20. Một cách khách quan và thẳng thắn, anh (chị) đánh giá thế nào về năng lực chuyên

môn của đội ngũ giảng viên (HLV) giảng dạy môn bơi lội ở Trường ?

Rất tốt Tốt Khá

Tạm ổn Chưa đạt

21. Sự hài lòng với kiến thức và năng lực thực hành môn bơi mà anh (chị) được trang bị ra

sao ?

Rất thỏa mãn Thỏa mãn

Thất vọng Không ý kiến

22. Anh (chị) đánh giá thế nào về hiệu quả thực tế công tác giảng dạy bơi cho sinh viên

Trường hiện tại ?

Rất hiệu quả Hiệu quả Chưa hiệu quả

Kém hiệu quả Không ý kiến

23. Ngoài giờ học bơi ở Trường, anh (chị) có thường tập thêm môn bơi ở những nơi khác

không ?

Page 103: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tập thêm

24. Anh (chị) thấy có cần thiết hay không nếu ngoài giờ học chính khóa, nhà trường tổ

chức thêm các hình thức sinh hoạt môn bơi vào giờ ngoại khóa ?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

25. Một khi nhà trường tổ chức thêm các hình thức sinh hoạt môn bơi vào các giờ học

ngoại khóa, anh (chị) có sẵn sàng tham gia hay không ?

Không tham gia Lưỡng lự Sẵn sàng

26. Mong muốn của anh (chị) sau khi học bơi ở Trường ? (Chọn một ý trả lời)

Chẳng mong muốn gì, do bị ép buộc nên phải học theo chương trình đào tạo.

Học để biết cho vui theo phong trào.

Phải biết một kiểu bơi để không bị tai nạn đuối nước.

Thành thạo nhiều kiểu bơi.

Tích lũy kiến thức để ứng dụng thực hành giảng dạy sau khi tốt nghiệp ra trường.

Trở thành VĐV bơi chuyên nghiệp.

27. Cuối cùng, vui lòng cho biết nhận định cụ thể của anh (chị) về tác dụng của môn bơi lội

mà mình đã gặt hái được khi học ở Trường ? (Chọn một ý trả lời)

Mất thời gian.

Làm tinh thần hưng phấn, sảng khoái, thúc đẩy học tốt các môn học khác.

Dễ chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng.

Giúp sinh viên rèn luyện sức khỏe.

Tốn kém, không thích hợp đối với sinh viên.

Giải trí, tiêu khiển.

Không quan trọng (có hay không cũng được).

Trang bị kỹ năng, ứng dụng thực tiễn.

Xin chân thành cảm ơn!

Page 104: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Phụ lục 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------------- --------------------------------

PHIẾU PHỎNG VẤN 2

Nhằm tìm hiểu thực trạng giảng dạy môn bơi lội ở Trường Đại học Thủ Dầu Một, qua

đó làm cơ sở để tìm giải pháp giúp nâng cao năng lực thực hành môn này cho sinh viên, kính

đề nghị quý thầy (cô) với kinh nghiệm phong phú và vốn kiến thức sâu rộng của mình, vui lòng

cho chúng tôi những đánh giá thẳng thắn, xác thực qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu

phỏng vấn dưới đây. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và gởi đến quý thầy (cô)

cùng gia đình lời chúc sức khỏe.

Kính gởi: …………………………………………………………………………….…..

Chức vụ: ………………………………………… Học vị: .....................................

Nơi công tác: .…………………….……………………………………...................………

Ngày phỏng vấn:……………………… Nơi phỏng vấn:……………...............….………

(Lưu ý: Quý thầy (cô) có thể trả lời bằng cách đánh dấu “x” vào ô đồng ý).

Câu hỏi 1. Quý thầy (cô) vui lòng cho biết nguyên nhân dẫn đến công tác chuyên môn

TDTT hiện tại ?

Yêu thích Do phân công Bị bắt buộc Lý do khác

Câu hỏi 2. Thâm niên công tác của mình trong lĩnh vực giảng dạy/ huấn luyện/ quản

lý/ phụ trách phong trào TDTT của quý thầy (cô) ?

1-2 năm 3-4 năm 5-6 năm 7-8 năm 9-10 năm >10 năm

Câu hỏi 3. Chương trình giảng dạy GDTC chính khóa hiện nay của sinh viên Trường

đại học Thủ Dầu Một theo quý thầy (cô) là:

Rất chuẩn theo khung chung của Bộ GD&ĐT

Khá tốt và đầy đủ đáp ứng yêu cầu

Tạm ổn

Chưa đạt

Câu hỏi 4. Ngoài chương trình GDTC chính khóa, hiện tại Khoa GDTC-QPAN còn tổ

chức các môn nào để sinh viên sinh hoạt ngoại khóa ? (Có thể chọn nhiều môn)

Page 105: BÁO CÁO TỔNG KẾT

bóng đá bóng chuyền bóng rổ

bóng bàn cầu lông bơi lội

điền kinh thể dục cờ

quần vợt các môn võ thuật các môn khác

Câu hỏi 5. Bản thân quý thầy (cô) có thể giảng dạy các môn nào sau đây ? (Có thể

chọn nhiều môn)

bóng đá bóng chuyền bóng rổ

bóng bàn cầu lông bơi lội

điền kinh thể dục cờ

quần vợt các môn võ thuật các môn khác

Câu hỏi 6. Theo ý kiến của quý thầy (cô), việc trang bị kỹ năng bơi lội cho sinh viên ở

Trường là cần thiết hay không ?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Câu hỏi 7. Thời lượng học môn bơi lội chính khóa, theo quý thầy (cô) thích hợp nhất

là bao nhiêu tiết ?

<30 tiết 30 tiết 45 tiết

60 tiết 75 tiết >75 tiết

Câu hỏi 8. Địa điểm dạy-học bơi của Trường ĐH TDM hiện là hồ bơi công viên Văn

hóa Thanh Lễ - TP.Thủ Dầu Một (cơ sở liên kết), quý thầy (cô) đánh giá thế nào về điều kiện

học tập môn bơi lội (hồ bơi, dụng cụ, trang thiết bị bổ trợ) của sinh viên tại trường mình ?

Tốt Khá Tạm ổn Chưa đạt

Câu hỏi 9. Theo quý thầy (cô) khó khăn nào sau đây thường gặp nhất của sinh viên

Trường khi học môn bơi lội ? (Chỉ chọn một ý)

Tài liệu học tập Hồ bơi Dụng cụ - trang thiết bị

Người hướng dẫn Tốn kém Ngại chấn thương

Sợ nước Bệnh tật Thiếu tự tin

Các lý do khác

Câu hỏi 10. Quý thầy (cô) đánh giá như thế nào về môi trường hoạt động ở các lớp

học bơi lội của Trường ĐH TDM ?

Không khí lớp học mang tính hình thức, cứng nhắc.

Môi trường lớp học bất biến, rập khuôn hầu như không thay đổi.

Được tự chủ, linh hoạt.

Page 106: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Thân mật, gần gũi giữa học viên, giảng viên.

Câu hỏi 11. Hãy cho biết nhận định của quý thầy (cô) về vai trò của giảng viên (HLV)

ở Trường đã thể hiện khi lên lớp môn bơi lội ?

Là người truyền tải kiến thức, có quyền lực, đơn phương.

Là người truyền tải kiến thức, độc đoán và chiếm ưu thế tuyệt đối.

Là người hướng dẫn, gợi mở các hoạt động để sinh viên tự lực chiếm lĩnh nội dung

học tập.

Là người động viên, cố vấn, các hoạt động học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến

thức, kỹ năng.

Câu hỏi 12. Sự tương tác, giao tiếp, trao đổi thông tin giữa giảng viên (HLV) với sinh

viên trong lớp bơi ở Trường theo quý thầy (cô) nhận thấy là: .....

Sinh viên ít có cơ hội để giao tiếp, trao đổi thông tin với giảng viên (HLV).

Hầu như chỉ mang tính một chiều (giảng viên → người học).

Mang tính qua lại (giảng viên ↔ người học).

Mang tính đa chiều (giảng viên ↔ người học, người học ↔ người học).

Câu hỏi 13. Theo quý thầy (cô) nhận thấy giảng viên (HLV) dạy bơi lội ở Trường ĐH

TDM chủ yếu sử dụng phương pháp nào khi lên lớp ?

Thuyết trình tập trung vào nội dung bài giảng.

Thị phạm chung cho cả lớp.

Phân nhóm, đặt vấn đề, phân công tìm hiểu, giải quyết vấn đề.

Đóng vai theo chủ đề.

Câu hỏi 14. Trong giờ học bơi, theo quý thầy (cô), giảng viên (HLV) ở Trường ĐH

TDM thường yêu cầu sinh viên làm gì?

Tập trung lắng nghe, ghi chép.

Ghi nhớ, lập lại.

Quan sát, so sánh tình huống được đặt ra, thảo luận vấn đề.

Giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu sinh viên tìm tòi, nghiên cứu trước tài liệu.

Câu hỏi 15. Theo quý thầy (cô), phương thức sinh viên Trường ĐH TDM tiếp thu bài

giảng môn bơi lội như thế nào?

Lắng nghe một cách thụ động.

Thực hiện theo hướng dẫn của giảng viên một cách máy móc.

Được chủ động, tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Tranh luận, phản biện thẳng thắn các vấn đề liên quan theo lập trường của mình.

Page 107: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Câu hỏi 16. Tính độc lập, tự giác trong học tập của sinh viên Trường ĐH TDM được

thể hiện ra sao trong suốt quá trình học bơi ?

Phụ thuộc vào nội dung giảng dạy của giảng viên.

Phụ thuộc hoàn toàn vào những nội dung cũng như phương pháp dạy - học được áp

đặt của giảng viên.

Được phát huy năng lực chủ động.

Được phát huy năng lực phản biện và nêu chính kiến.

Câu hỏi 17. Nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực trong học tập cho sinh viên, quý

thầy (cô) thấy giảng viêng có cần thiết giao nhiệm vụ tìm tòi, nghiên cứu tài liệu cho sinh viên

ở nhà trước khi đến lớp học bơi hay không ?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Câu hỏi 18. Việc đánh giá kết quả học tập mơn bơi lội của sinh viên Trường ĐH TDM

được giảng viên (HLV) căn cứ theo tiêu chí nào sau đây ?

Kết quả kỳ thi cuối kỳ.

Kết quả các kỳ thi, kiểm tra.

Sự nổi bật của học viên trong giờ lý thuyết và thực hành.

Quá trình thể hiện, đóng góp của học viên trong suốt khóa học.

Câu hỏi 19. Sau thời gian học bơi, quý thầy (cô) nhận thấy kết quả kiến thức của sinh

viên Trường ĐH TDM tiếp thu ra sao ?

Kiến thức bơi lội mang tính hàn lâm, rặt khuôn theo sách vở.

Kiến thức bơi lội thiếu tính ứng dụng.

Học viên có thể sưu tầm tài liệu để hoàn thiện hơn kỹ thuật bơi của mình.

Học viên có thể tự nghiên cứu tài liệu để phát minh, sáng tạo hơn trong kỹ thuật bơi

của mình.

Câu hỏi 20. Một cách thẳng thắn, quý thầy (cô) đánh giá thế nào về năng lực chuyên

môn của đội ngũ giảng viên (HLV) giảng dạy môn bơi lội ở Trường ĐH TDM ?

Rất tốt Tốt Khá

Tạm ổn Chưa đạt

Câu hỏi 21. Quý thầy (cô) đánh giá thế nào về hiệu quả thực tế công tác giảng dạy bơi

cho sinh viên Trường ĐH TDM ?

Rất hiệu quả Hiệu quả Chưa hiệu quả

Kém hiệu quả Không ý kiến

Page 108: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Câu hỏi 22. Để tăng tính hiệu quả trong giảng dạy môn bơi và nâng cao năng lực thực

hành bơi lội cho sinh viên, theo ý kiến quý thầy (cô), yếu tố nào sau đây cần tập trung đổi mới

? (Chọn một tùy chọn)

Hồ bơi, cơ sở vật chất, trang thiết bị bổ trợ.

Chương trình giảng dạy bơi thích hợp, linh hoạt, mang tính ứng dụng cao.

Phương pháp giảng dạy chủ động.

Năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên, phụ trách phong trào, huớng dẫn viên bơi lội.

Nhận thức của giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của việc dạy bơi.

Các yếu tố khác.

Câu hỏi 23. Quý thầy (cô) nhận thấy, ngoài giờ học chính khóa, sinh viên Trường ĐH

TDM tập luyện bơi thêm ở các hồ bơi khác ngoài trường ở mức độ nào ?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không tập thêm

Câu hỏi 24. Để nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng và cụ thể là năng lực thực hành

bơi, quý thầy (cô) thấy có cần thiết hay không nếu nhà trường tổ chức thêm các hình thức sinh

hoạt môn bơi lội vào giờ ngoại khóa cho sinh viên?

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Câu hỏi 25. Vui lòng cho biết nhận định khách quan của quý thầy (cô) về lợi ích của

môn bơi lội đối với người học ? (Chọn một ý trả lời)

Mất thời gian.

Mất thời gian, không có tác dụng.

Làm tinh thần hưng phấn, sảng khoái tích cực thúc đẩy học tốt các môn học khác.

Dễ chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng.

Rèn luyện sức khỏe.

Tốn kém, không thích hợp đối với sinh viên.

Giúp sinh viên tự tin sống hòa nhập với bạn bè, cộng đồng.

Không quan trọng (có hay không cũng được).

Trang bị kỹ năng sống và tồn tại trong môi trường nước.

Câu hỏi 26. Các ý kiến khác về hoạt động giảng dạy bơi lội tại Trường (nếu có)

…………………………………………………………………………………………….….…

……………………………………………………………………………………………..……

…………………………………………………………………………………………..

Page 109: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Xin chân thành cảm ơn!

Page 110: BÁO CÁO TỔNG KẾT

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ KIỂM TRA SƯ PHẠM NAM SINH VIÊN NHÓM THỰC NGHIỆM (TRƯỚC THỰC NGHIỆM)

STT HỌ TÊN MSSV Chạy 30XPC Bật xa Chạy

1500m

1 Bùi Quang Bình 910070001 4,86 239 385

2 Phạm Văn Cảng 910070002 4,91 240 388

3 Vũ Đình Chiến 910070003 5,01 229 398

4 Hồ Hữu Cương 910070004 4,98 238 388

5 Lê Việt Cường 910070005 5,69 242 360

6 Nguyễn Thành Danh 910070006 4,97 239 389

7 Bùi Thọ Duy 910070007 4,87 227 385

8 Lê Xuân Định 910070010 4,85 221 388

9 Đinh Văn Hai 910070011 5,02 224 388

10 Nguyễn Sỹ Hiệp 910070014 5,01 207 393

11 Trần Huy Hoàng 910070015 5,16 220 382

12 Nguyễn Thanh Hội 910070016 5,21 213 396

13 Phạm Quốc Huy 910070017 5,11 208 399

14 Trương Hoàng Minh 910070018 4,92 224 372

15 Tống Phúc Nam 910070019 5,44 210 379

16 Trần Quốc Nam 910070020 4,91 220 389

17 Trần Văn Quang 910070021 5,45 222 398

18 Phạm Minh Quốc 910070022 5,36 212 395

19 Nguyễn Đình Tấn 910070023 4,89 220 405

20 Phan Văn Thành 910070024 5,55 225 387

21 Nguyễn Văn Thành 910070025 5,18 218 412

22 Trần Trung Thành 910070026 5,41 219 388

23 Võ Thoan 910070027 5,36 234 398

24 Dư Hoàng Thoáng 910070028 5,49 228 390

25 Hoàng Mạnh Tới 910070029 5,42 226 384

26 Lê Phi Trường 910070030 4,83 237 378

27 Nguyễn Văn Tùng 910070032 5 238 387

28 Nguyễn Thanh Tùng 910070033 5,37 229 384

Page 111: BÁO CÁO TỔNG KẾT

PHỤ LỤC 4

KẾT QUẢ KIỂM TRA SƯ PHẠM NAM SINH VIÊN NHÓM THỰC NGHIỆM (TRƯỚC THỰC NGHIỆM)

STT HỌ TÊN MSSV Chạy 30XPC Bật xa Chạy

1500m

1 Lã Tuấn Anh SPTDĐ05001 5,03 229 400

2 Nguyễn Văn Bạn SPTDĐ05002 5,46 235 336

3 Trần Nguyên Bảo SPTDĐ05003 5,61 228 405

4 Phạm Cao Thành Công SPTDĐ05004 5,47 230 384

5 Nguyễn Văn Dũng SPTDĐ05005 5,34 234 388

6 Trương Văn Đức SPTDĐ05006 5,12 229 382

7 Nguyễn Mạnh Giàu SPTDĐ05007 5,54 230 412

8 Đinh Gia Quốc Hiệp SPTDĐ05009 5,31 231 420

9 Mai Đình Hiếu SPTDĐ05010 5,35 234 396

10 Đào Ngọc Huy SPTDĐ05011 5,13 233 382

11 Phan Xuân Kế SPTDĐ05012 4,76 216 386

12 Nguyễn Thanh Lưu SPTDĐ05014 5,34 217 380

13 Nguyễn Văn Luận SPTDĐ05015 5,41 209 381

14 Nguyễn Văn Mạnh SPTDĐ05017 5,01 210 393

15 Bùi Ngọc Phúc Nam SPTDĐ05001 5,48 207 429

16 Trần Hoài Nam SPTDĐ05002 4,87 215 394

17 Lê Thanh Niên SPTDĐ05003 5,02 220 418

18 Trần Minh Phước SPTDĐ05005 5,32 221 393

19 Lâm Minh Quân SPTDĐ05006 4,77 221 410

20 Lê Tiến Quốc SPTDĐ05007 5,46 221 378

21 Trần Ngọc Tấn SPTDĐ05008 5,18 221 398

22 Nguyễn Quốc Tây SPTDĐ05009 4,78 222 379

23 Lê Sơn Thành SPTDĐ05011 5,07 232 386

24 Nguyễn Hoàng Thi SPTDĐ05012 5,03 222 383

Page 112: BÁO CÁO TỔNG KẾT

25 Nguyễn Đức Toàn SPTDĐ05014 4,81 223 375

26 Nguyễn Hữu Trung SPTDĐ05015 5,57 239 376

27 Nguyễn Xuân Tùng SPTDĐ05016 4,78 231 385

PHỤ LỤC 5

KẾT QUẢ KIỂM TRA SƯ PHẠM NỮ SINH VIÊN NHÓM THỰC NGHIỆM (TRƯỚC THỰC NGHIỆM)

STT HỌ TÊN MSSV Chạy 30XPC Bật xa Chạy 800m

1 Lê Ngọc Quyền Anh 0810040001 4,28 195 288

2 Nguyễn Thị Thùy Dương 0810040002 5,44 188 290

3 Nguyễn Phan Hồng Giang 0810040004 5,34 175 293

4 Huỳnh Thị Thúy Hằng 0810040005 5,42 150 298

5 Phan Thị Thu Hằng 0810040006 5,9 160 241

6 Lê Thị Hiền 0810040007 4,85 150 286

7 Nguyễn Thị Kim Hoa 0810040008 5,4 150 297

8 Bùi Thị Thanh Diệu Hồng 0810040009 6,48 170 303

9 Đặng Thị Ngọc Hồng 0810040010 5,63 175 271

10 Trần Thị Hồng 0810040011 5,44 168 284

11 Vương Thanh Hồng 0810040012 5,49 180 289

12 Phạm Thị Huệ 0810040013 5,43 150 288

13 Lê Dương Thanh Hương 0810040014 5,54 160 251

14 Nguyễn Thị Hương 0810040015 5,42 155 293

15 Nguyễn Thị Thanh Hương 0810040016 5,43 170 256

16 Bùi Thị Liên 0810040019 5,14 160 283

17 Bùi Ngọc Bích Liên 0810040020 5,02 160 273

18 Trần Thị Kim Liên 0810040021 5,32 173 279

19 Phạm Thị Huỳnh Mai 0810040022 5,49 178 272

20 Hồ Mộng Ngọc 0810040023 5,46 155 257

21 Võ Thị Nguyên 0810040024 5,18 160 288

22 Trịnh Thị Nguyệt 0810040025 6,78 197 247

23 Đặng Thị Nhàn 0810040026 5,07 195 293

24 Nguyễn Yến Nhi 0810040027 5,03 196 257

25 Phan Nguyễn Thuý Phượng 0810040028 5,47 160 277

26 Võ Thị Ngọc Quyên 0810040029 5,22 162 286

27 Nguyễn Ngọc Quỳnh 0810040030 5,19 180 226

28 Nguyễn Thị Tâm 0810040031 5,27 170 279

29 Nguyễn Thị Phương Tâm 0810040032 5,33 155 304

30 Trương Thị Mỹ Thanh 0810040033 5,24 196 283

31 Nguyễn Thị Ngọc Thảo 0810040034 5,77 175 301

32 Võ Thị Thanh Thảo 0810040035 5,12 180 272

33 Bùi Thị Thịnh 0810040036 5,63 160 288

34 Phạm Thị Hoài Thu 0810040037 5,47 180 292

35 Phan Thị Thuận 0810040038 5,21 175 288

36 Nguyễn Thị Thu Thủy 0810040039 5,47 180 286

37 Phạm Thị Minh Thủy 0810040040 5,49 170 303

38 Đỗ Thị Thanh Thy 0810040041 5,67 180 288

39 Phạm Kim Cẩm Tú 0810040042 5,16 180 279

Page 113: BÁO CÁO TỔNG KẾT

40 Nguyễn Thị Hồng Tươi 0810040043 5,3 190 282

41 Nguyễn Thị Thu Trâm 0810040044 5,99 175 288

42 Nguyễn Thị Cẩm Vân 0810040045 5,48 175 278

43 Vương Thanh Vân 0810040046 5,55 162 287

44 Mai Thị Vần 0810040047 5,34 180 298

45 Đặng Thị Vinh 0810040048 5,43 192 286

PHỤ LỤC 6

KẾT QUẢ KIỂM TRA SƯ PHẠM NỮ SINH VIÊN NHÓM ĐỐI CHỨNG (TRƯỚC THỰC NGHIỆM)

STT HỌ TÊN MSSV Chạy 30XPC Bật xa Chạy 800m

1 Nguyễn Thị Thúy An GDTH8A001 5,62 163 257

2 Nguyễn Thúy An GDTH8A002 4,74 188 266

3 Phạm Thị An GDTH8A003 4,55 175 293

4 Nguyễn Thị Bích GDTH8A004 4,58 150 298

5 Nguyễn Thị Ngọc Bích GDTH8A005 4,75 160 282

6 Chu Thị Bình GDTH8A006 6,25 150 287

7 Lê Thảo Chi GDTH8A007 4,6 150 297

8 Trần Thị Kim Chi GDTH8A008 5,44 170 303

9 Cao Văn Dương GDTH8A009 4,84 175 271

10 Nguyễn Ngọc Duyên GDTH8A010 4,92 168 284

11 Vũ Thị Duyên GDTH8A011 4,9 180 321

12 Trương Thị Thu Gian GDTH8A012 5,26 150 288

13 Lê Thị Hằng GDTH8A013 5,63 160 251

14 Nguyễn Thị Kim Hằng GDTH8A014 6,09 155 293

15 Cao Thị Hồng Hạnh GDTH8A015 6,03 170 304

16 Nguyễn Thị Thúy Hà GDTH8A016 6,23 160 283

17 Nguyễn Thị Hiền GDTH8A017 6,1 160 273

18 Nguyễn Thị Hiên GDTH8A018 5,69 190 279

19 Lê Thị Hoàn GDTH8A019 4,66 155 272

20 Lê Thị Thu Hương GDTH8A021 5,67 155 257

21 Lê Thị Hồng Khoa GDTH8A023 5,62 160 288

22 Tô Hồng Loan GDTH8A024 5,64 197 247

23 Trần Thị Ngọc Loan GDTH8A025 5,62 195 293

24 Hoàng Thị Ly GDTH8A026 5,68 196 322

25 Nguyễn Thị Thảo Nguyên GDTH8A027 5,62 160 277

26 Phạm Hồng Nhung GDTH8A028 5,73 162 300

27 Phạm Ngọc Nhung GDTH8A029 5,43 180 226

28 Lê Thị Định GDTH8A030 5,66 170 279

29 Phạm Thị Kiều Oanh GDTH8A031 6,07 150 304

30 Phùng Thị Thảo Quyên GDTH8A032 5,66 196 239

31 Nguyễn Thị Sen GDTH8A033 5,68 175 301

32 Hoàng Thị Minh Tâm GDTH8A034 5,64 180 272

33 Trần Thanh Tâm GDTH8A035 4,96 160 342

34 Nguyễn Hồng Thắm GDTH8A036 6,22 180 292

35 Cao Thị Bích Thảo GDTH8A037 5,22 158 288

Page 114: BÁO CÁO TỔNG KẾT

36 Trần Thị Thương GDTH8A038 5,95 180 286

37 Đặng Thị Thanh Thúy GDTH8A039 5,65 170 303

38 Nguyễn Thị Minh Thúy GDTH8A040 5,66 150 284

39 Phạm Thị Thanh Tiên GDTH8A041 4,89 180 279

40 Đặng Thị Tính GDTH8A042 5,77 190 282

41 Nguyễn Thị Trâm GDTH8A043 5,92 168 302

42 Nguyễn Thị Trung GDTH8A044 5,69 175 278

43 Phạm Thị Trung GDTH8A045 6,24 162 281

44 Quảng Kim Tuyến GDTH8A047 5,65 180 298

45 Võ Thị Thanh Tuyền GDTH8A048 5,69 165 278

PHỤ LỤC 7

KẾT QUẢ KIỂM TRA SƯ PHẠM NAM SINH VIÊN NHÓM THỰC NGHIỆM (SAU THỰC NGHIỆM)

STT HỌ TÊN MSSV Chạy

30XPC Bật xa

Chạy 1500m

Bơi 25m

1 Bùi Quang Bình 910070001 4,76 239 380 18

2 Phạm Văn Cảng 910070002 4,98 238 383 22,5

3 Vũ Đình Chiến 910070003 5,08 228 391 18,1

4 Hồ Hữu Cương 910070004 4,78 226 384 18,1

5 Lê Việt Cường 910070005 5,57 239 350 23,3

6 Nguyễn Thành Danh 910070006 4,99 239 379 23,6

7 Bùi Thọ Duy 910070007 4,89 239 375 17,1

8 Lê Xuân Định 910070010 4,65 218 368 18,6

9 Đinh Văn Hai 910070011 5,14 229 378 21

10 Nguyễn Sỹ Hiệp 910070014 5,08 218 395 17,8

11 Trần Huy Hoàng 910070015 5,21 219 383 18,7

12 Nguyễn Thanh Hội 910070016 5,11 218 396 20,1

13 Phạm Quốc Huy 910070017 5,19 228 379 22,6

14 Trương Hoàng Minh 910070018 4,72 200 362 21,8

15 Tống Phúc Nam 910070019 5,48 220 359 23,1

16 Trần Quốc Nam 910070020 4,71 225 378 20

17 Trần Văn Quang 910070021 5,48 228 368 19,6

18 Phạm Minh Quốc 910070022 5,55 218 375 19,7

19 Nguyễn Đình Tấn 910070023 4,79 229 400 18,5

20 Phan Văn Thành 910070024 5,36 228 381 18,4

Page 115: BÁO CÁO TỔNG KẾT

21 Nguyễn Văn Thành 910070025 4,77 228 402 19

22 Trần Trung Thành 910070026 5,47 229 388 20,2

23 Võ Thoan 910070027 5,26 200 397 20,4

24 Dư Hoàng Thoáng 910070028 5,52 238 391 18,2

25 Hoàng Mạnh Tới 910070029 5,48 234 364 19,4

26 Lê Phi Trường 910070030 4,87 222 358 19,3

27 Nguyễn Văn Tùng 910070032 4,98 211 367 20

28 Nguyễn Thanh Tùng 910070033 5,48 229 366 20

PHỤ LỤC 8

KẾT QUẢ KIỂM TRA SƯ PHẠM NAM SINH VIÊN NHÓM ĐỐI CHỨNG (SAU THỰC NGHIỆM)

STT HỌ TÊN MSSV Chạy

30XPC Bật xa

Chạy 1500m

Bơi 25m

1 Lã Tuấn Anh SPTDĐ05001 5,03 228 401 18,9

2 Nguyễn Văn Bạn SPTDĐ05002 5,46 236 334 19,1

3 Trần Nguyên Bảo SPTDĐ05003 5,61 227 376 22,1

4 Phạm Cao Thành Công SPTDĐ05004 5,47 231 384 21,1

5 Nguyễn Văn Dũng SPTDĐ05005 5,34 231 388 20,5

6 Trương Văn Đức SPTDĐ05006 5,12 227 382 19,1

7 Nguyễn Mạnh Giàu SPTDĐ05007 5,54 231 392 22,4

8 Đinh Gia Quốc Hiệp SPTDĐ05009 5,31 230 386 24,6

9 Mai Đình Hiếu SPTDĐ05010 4,69 231 394 19,6

10 Đào Ngọc Huy SPTDĐ05011 5,13 235 390 23,8

11 Phan Xuân Kế SPTDĐ05012 4,76 217 385 24,7

12 Nguyễn Thanh Lưu SPTDĐ05014 5,34 218 387 20,1

13 Nguyễn Văn Luận SPTDĐ05015 5,41 220 380 19,6

14 Nguyễn Văn Mạnh SPTDĐ05017 5,01 211 366 22,9

15 Bùi Ngọc Phúc Nam SPTDĐ05001 5,48 225 382 18,6

16 Trần Hoài Nam SPTDĐ05002 4,87 213 388 22,1

17 Lê Thanh Niên SPTDĐ05003 5,02 221 385 24,2

Page 116: BÁO CÁO TỔNG KẾT

18 Trần Minh Phước SPTDĐ05005 5,05 220 391 19,7

19 Lâm Minh Quân SPTDĐ05006 4,77 234 366 18,5

20 Lê Tiến Quốc SPTDĐ05007 5,46 228 368 21,4

21 Trần Ngọc Tấn SPTDĐ05008 5,18 221 378 19,8

22 Nguyễn Quốc Tây SPTDĐ05009 5,38 230 383 19,7

23 Lê Sơn Thành SPTDĐ05011 5,07 217 386 20,7

24 Nguyễn Hoàng Thi SPTDĐ05012 5,03 215 362 21,2

25 Nguyễn Đức Toàn SPTDĐ05014 4,81 224 392 19,4

26 Nguyễn Hữu Trung SPTDĐ05015 4,44 230 365 19,8

27 Nguyễn Xuân Tùng SPTDĐ05016 5,44 232 385 20

Page 117: BÁO CÁO TỔNG KẾT
Page 118: BÁO CÁO TỔNG KẾT

PHỤ LỤC 9

KẾT QUẢ KIỂM TRA SƯ PHẠM

NỮ SINH VIÊN NHÓM THỰC NGHIỆM (SAU THỰC NGHIỆM)

STT HỌ TÊN MSSV Chạy

30XPC Bật xa

Chạy 800m

Bơi 25m

1 Lê Ngọc Quyền Anh 0810040001 4,22 198 281 25

2 Nguyễn Thị Thùy Dương 0810040002 5,44 189 291 25

3 Nguyễn Phan Hồng Giang 0810040004 5,32 179 276 21

4 Huỳnh Thị Thúy Hằng 0810040005 5,41 155 267 25

5 Phan Thị Thu Hằng 0810040006 5,61 166 232 25

6 Lê Thị Hiền 0810040007 4,82 159 268 25

7 Nguyễn Thị Kim Hoa 0810040008 5,21 155 265 20

8 Bùi Thị Thanh Diệu Hồng 0810040009 6,25 170 300 25

9 Đặng Thị Ngọc Hồng 0810040010 5,43 179 271 25

10 Trần Thị Hồng 0810040011 5,24 173 281 22

11 Vương Thanh Hồng 0810040012 5,35 188 266 25

12 Phạm Thị Huệ 0810040013 5,22 159 263 25

13 Lê Dương Thanh Hương 0810040014 5,34 168 244 22

14 Nguyễn Thị Hương 0810040015 5,22 163 285 25

15 Nguyễn Thị Thanh Hương 0810040016 5,43 177 244 21

16 Bùi Thị Liên 0810040019 5,12 166 257 25

17 Bùi Ngọc Bích Liên 0810040020 5,01 169 265 21

18 Trần Thị Kim Liên 0810040021 5,17 179 249 21

19 Phạm Thị Huỳnh Mai 0810040022 5,21 175 262 25

20 Hồ Mộng Ngọc 0810040023 5,35 165 247 25

21 Võ Thị Nguyên 0810040024 5,12 160 263 22

22 Trịnh Thị Nguyệt 0810040025 6,26 199 222 25

23 Đặng Thị Nhàn 0810040026 5,01 194 287 25

24 Nguyễn Yến Nhi 0810040027 5,01 199 247 25

25 Phan Nguyễn Thuý Phượng 0810040028 5,22 168 277 22

26 Võ Thị Ngọc Quyên 0810040029 5,16 167 280 25

27 Nguyễn Ngọc Quỳnh 0810040030 5,17 184 220 24

28 Nguyễn Thị Tâm 0810040031 5,22 175 275 23

29 Nguyễn Thị Phương Tâm 0810040032 5,31 157 301 22

30 Trương Thị Mỹ Thanh 0810040033 5,21 199 281 25

31 Nguyễn Thị Ngọc Thảo 0810040034 5,43 178 302 21

32 Võ Thị Thanh Thảo 0810040035 5,11 183 271 20

33 Bùi Thị Thịnh 0810040036 5,62 165 278 20

34 Phạm Thị Hoài Thu 0810040037 5,26 184 272 21

35 Phan Thị Thuận 0810040038 5,17 177 281 24

36 Nguyễn Thị Thu Thủy 0810040039 5,23 184 280 25

37 Phạm Thị Minh Thủy 0810040040 5,24 170 301 22

38 Đỗ Thị Thanh Thy 0810040041 5,45 185 281 21

39 Phạm Kim Cẩm Tú 0810040042 5,12 187 271 20

40 Nguyễn Thị Hồng Tươi 0810040043 5,22 192 262 25

41 Nguyễn Thị Thu Trâm 0810040044 5,99 176 281 25

42 Nguyễn Thị Cẩm Vân 0810040045 5,32 175 258 22

43 Vương Thanh Vân 0810040046 5,18 168 280 25

44 Mai Thị Vần 0810040047 5,13 184 265 20

45 Đặng Thị Vinh 0810040048 5,25 195 272 25

Page 119: BÁO CÁO TỔNG KẾT

PHỤ LỤC 10

KẾT QUẢ KIỂM TRA SƯ PHẠM

NỮ SINH VIÊN NHÓM ĐỐI CHỨNG (SAU THỰC NGHIỆM)

STT HỌ TÊN MSSV Chạy

30XPC Bật xa

Chạy 800m

Bơi 25m

1 Nguyễn Thị Thúy An GDTH8A001 5,6 164 255 25

2 Nguyễn Thúy An GDTH8A002 4,75 188 265 20

3 Phạm Thị An GDTH8A003 4,52 178 290 18

4 Nguyễn Thị Bích GDTH8A004 4,56 151 293 20

5 Nguyễn Thị Ngọc Bích GDTH8A005 4,76 160 280 20

6 Chu Thị Bình GDTH8A006 6,2 151 284 25

7 Lê Thảo Chi GDTH8A007 4,63 150 295 20

8 Trần Thị Kim Chi GDTH8A008 5,42 172 270 20

9 Cao Văn Dương GDTH8A009 4,81 175 270 17

10 Nguyễn Ngọc Duyên GDTH8A010 4,94 168 282 20

11 Vũ Thị Duyên GDTH8A011 4,95 182 266 20

12 Trương Thị Thu Gian GDTH8A012 5,28 155 285 20

13 Lê Thị Hằng GDTH8A013 5,6 160 250 25

14 Nguyễn Thị Kim Hằng GDTH8A014 5,37 158 291 19

15 Cao Thị Hồng Hạnh GDTH8A015 5,33 172 266 20

16 Nguyễn Thị Thúy Hà GDTH8A016 5,38 163 280 20

17 Nguyễn Thị Hiền GDTH8A017 5,28 161 271 20

18 Nguyễn Thị Hiên GDTH8A018 5,63 192 275 20

19 Lê Thị Hoàn GDTH8A019 4,65 157 271 20

20 Lê Thị Thu Hương GDTH8A021 5,64 187 255 25

21 Lê Thị Hồng Khoa GDTH8A023 5,6 162 280 18

22 Tô Hồng Loan GDTH8A024 5,61 198 245 20

23 Trần Thị Ngọc Loan GDTH8A025 5,63 196 291 20

24 Hoàng Thị Ly GDTH8A026 5,61 197 264 20

25 Nguyễn Thị Thảo Nguyên GDTH8A027 5,6 162 273 25

26 Phạm Hồng Nhung GDTH8A028 5,71 164 301 20

27 Phạm Ngọc Nhung GDTH8A029 5,44 182 225 20

28 Lê Thị Định GDTH8A030 5,61 170 277 20

29 Phạm Thị Kiều Oanh GDTH8A031 5,28 177 298 18

30 Phùng Thị Thảo Quyên GDTH8A032 5,65 197 230 20

31 Nguyễn Thị Sen GDTH8A033 5,69 176 267 20

32 Hoàng Thị Minh Tâm GDTH8A034 5,66 182 271 20

33 Trần Thanh Tâm GDTH8A035 4,98 188 271 20

34 Nguyễn Hồng Thắm GDTH8A036 5,36 180 282 20

35 Cao Thị Bích Thảo GDTH8A037 5,2 186 288 19

36 Trần Thị Thương GDTH8A038 5,91 182 284 20

37 Đặng Thị Thanh Thúy GDTH8A039 5,55 174 270 20

38 Nguyễn Thị Minh Thúy GDTH8A040 5,46 176 281 20

39 Phạm Thị Thanh Tiên GDTH8A041 4,77 182 273 20

40 Đặng Thị Tính GDTH8A042 5,77 192 282 19

41 Nguyễn Thị Trâm GDTH8A043 5,33 170 274 20

42 Nguyễn Thị Trung GDTH8A044 5,63 178 278 20

43 Phạm Thị Trung GDTH8A045 5,45 172 281 18

Page 120: BÁO CÁO TỔNG KẾT

44 Quảng Kim Tuyến GDTH8A047 5,62 182 311 20

45 Võ Thị Thanh Tuyền GDTH8A048 5,61 157 275 20