Top Banner
Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 1/48 TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN BẢN TIN THÁNG 10/2018 A.THÔNG TIN THÀNH TỰU ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho hệ thống nhận diện tội phạm Hà Nội dự kiến dùng vé xe buýt điện tử đầu tiên vào tháng Mười FPT công bố 3 sản phẩm công nghệ mới trên nền tảng trí tuệ nhân tạo Xây dựng mạng xã hội giúp nhà nông tối ưu hóa đầu ra sản phẩm CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY Công nghệ chế tạo chất gom xỉ hệ canxi aluminat dùng trong quá trình nấu thép bằng lò điện cảm ứng trung tần Máy phay 3D chuyên sản xuất chi tiết, linh kiện nhỏ Máy thái đa năng VẬT LIỆU – HÓA CHẤT Sáng chế siêu vật liệu hấp thụ sóng điện từ Nghiên cứu sản xuất thành công keo tản nhiệt dùng cho các thiết bị điện tử Chế tạo chất hấp thu K-Ni- hexacyanoferrate (II) gắn trên zeolit để loại bỏ ion Cs từ chất thải phóng xạ lỏng Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa bitmut xử lý một số hợp chất hữu cơ độc hại Công nghệ tuyển quặng barit và tận thu chì trong quặng barit khu vực Bao Tre tỉnh Thanh Hóa Nghiên cứu sự tiến hóa magma - kiến tạo đới cấu trúc Fansipan CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Sử dụng năng lượng thác nước công suất nhỏ để sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm CÔNG NGHỆ SINH HỌC Chọn lọc dòng xạ khuẩn có khả năng kiểm soát nấm gây bệnh trên cây cao su
48

BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Sep 02, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 1/48

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN

BẢN TIN THÁNG 10/2018

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho hệ thống nhận diện tội phạm

Hà Nội dự kiến dùng vé xe buýt điện tử đầu tiên vào tháng Mười

FPT công bố 3 sản phẩm công nghệ mới trên nền tảng trí tuệ nhân tạo

Xây dựng mạng xã hội giúp nhà nông tối ưu hóa đầu ra sản phẩm

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Công nghệ chế tạo chất gom xỉ hệ canxi aluminat dùng trong quá trình nấu thép bằng lò

điện cảm ứng trung tần

Máy phay 3D chuyên sản xuất chi tiết, linh kiện nhỏ

Máy thái đa năng

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Sáng chế siêu vật liệu hấp thụ sóng điện từ

Nghiên cứu sản xuất thành công keo tản nhiệt dùng cho các thiết bị điện tử

Chế tạo chất hấp thu K-Ni- hexacyanoferrate (II) gắn trên zeolit để loại bỏ ion Cs từ chất

thải phóng xạ lỏng

Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa bitmut xử lý một số hợp chất hữu cơ độc

hại

Công nghệ tuyển quặng barit và tận thu chì trong quặng barit khu vực Bao Tre tỉnh

Thanh Hóa

Nghiên cứu sự tiến hóa magma - kiến tạo đới cấu trúc Fansipan

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Sử dụng năng lượng thác nước công suất nhỏ để sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chọn lọc dòng xạ khuẩn có khả năng kiểm soát nấm gây bệnh trên cây cao su

Page 2: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 2/48

Nghiên cứu quy trình nhân sinh khối tảo giàu astaxanthin ở quy mô bình 20 lít

Chế phẩm nấm Peacilomyces lilacinus - Hiệu quả trong phòng trừ tuyến trùng sần rễ hồ tiêu

Y - DƯỢC

Giường đệm thông minh cho người già và người bệnh

Vaccine ‘made in Vietnam’ phòng cúm mùa, cúm đại dịch

Hiệu quả của một số biện pháp phòng chống loãng xương ở người trên 45 tuổi tại

TP.HCM

Khả năng kháng oxy hóa và kích thích miễn dịch của bài thuốc Nam Địa Long trong điều

trị ung thư

NÔNG NGHIỆP

Phát triển quy trình real-time RT-PCR phát hiện virus lở mồm long móng ở gia súc

Chế tạo thành công chiếc máy “bóc vỏ lụa và mầy hạt ngô”

Qui trình sản xuất cua hoàng đế Ranina ranina

Nghiên cứu quá trình lên men cám gạo giống lúa Khang Dân bằng Saccharomyces

cerevisiae để thu nhận hoạt chất chống oxy hóa

Thiết bị thu hoạch, chẻ và thiết bị sấy cây lác

MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Hệ thống mô hình bất thủy tĩnh để nâng cao chất lượng dự báo thời tiết cho khu vực Việt

Nam

Nghiên cứu khả năng giảm nhẹ ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin của cỏ vetiver - Áp

dụng thử nghiệm tại sân bay Biên Hòa

Công nghệ rửa đất xử lý môi trường ô nhiễm dioxin

Nghiên cứu và sử dụng bã trà làm chất hấp phụ Cd, Pb và Ni trong nước thải công nghiệp

Quản lý đê điều bằng khoa học công nghệ

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

1. Nghiệm thu đề tài

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

Page 3: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 3/48

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho hệ thống nhận diện tội phạm

Mới đây, các sinh viên đã nghiên cứu

ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho hệ thống nhận

diện tội phạm. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo

(AI), nhóm sinh viên Trường Đại học FPT đã

giúp công việc quản lý an ninh qua camera

thêm phần nghiêm ngặt bằng ứng dụng

“Criminal Face Detection”. Đây là Hệ thống

nhận diện khuôn mặt những đối tượng hình

sự. Đây cũng là đề tài tốt nghiệp của nhóm

sinh viên khóa 10 ngành kỹ thuật phần mềm

Trường Đại học FPT gồm: Lê Hùng Sơn, Võ

Hoàng Việt, Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn

Kiến Huy. Ứng dụng công nghệ “Criminal

Face Detection” thành các giải pháp giải

quyết vấn đề xã hội của nhóm sinh viên trên

đã thuyết phục được hội đồng khoa học của

nhà trường cũng như các chuyên gia khác.

Hiện nay, các địa điểm như cửa hàng

tiện lợi, siêu thị có thể sử dụng hệ thống để

phát hiện những đối tượng không mong muốn

xuất hiện trong khu vực. Ứng dụng sẽ cảnh

báo cho nhân viên an ninh theo dõi các đối

tượng, đề phòng các tình huống xấu xảy ra.

“Criminal Face Detection” – Hệ thống nhận

diện hình ảnh khuôn mặt giúp tổ chức quản lý

được một danh sách tội phạm hoặc người

không mong muốn vào khu vực của tổ chức

hoặc địa điểm nào đó.

Về nguyên tắc hoạt động, hệ thống này

nhận diện ảnh trên nhiều camera. Khi một đối

tượng không mong muốn xuất hiện, lập tức

một tín hiệu được gửi đến người quản lý qua

phần mềm, website, email hoặc app điện

thoại. Ngoài ra, các lần xuất hiện hoặc thông

tin tội phạm sẽ được lưu trữ lại thành danh

sách tiện cho việc tra cứu sau này. Các tấm

hình sẽ được trải qua 2 bước là nhận diện

khung hình chứa khuôn mặt, sau đó sử dụng

công nghệ AI định danh ra khuôn mặt đó. Hệ

thống này sẽ nhận diện một số khung hình có

chung thuộc tính là khuôn mặt. Sau đó, máy

sẽ chuyển thuộc tính của khuôn mặt (mắt,

mũi, miệng) ra dạng vector và tính toán, so

sánh mức độ giống khuôn mặt đó với những

mẫu hình đã có trong dữ liệu hệ thống.

Thực tế cho thấy, những nơi công cộng

tập trung đông người rất cần đảm bảo tính an

ninh, nhất là nhà ga hay sân bay. Hệ thống

nhận diện khuôn mặt sẽ giúp các ban quản lý

tòa nhà hay bảo vệ an ninh có thêm một bước

sàng lọc, lại có thể quét trên diện rộng toàn

khu vực cần quan sát. Việc xử lý hình ảnh sẽ

giúp giảm công sức của người trực camera, có

thêm một công cụ để hạn chế hoặc theo dõi

các đối tượng khả nghi hoặc không mong

muốn. Ý tưởng táo bạo này đã tạo ra sự hào

hứng cho nhóm sinh viên nghiên cứu. Họ đã

sử dụng các công nghệ hiện đại để giải quyết

bài toán thực tế.

Nguồn: Vista.gov.vn, 21/09/2018

Trở về đầu trang

Page 4: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 4/48

**************

Hà Nội dự kiến dùng vé xe buýt điện tử đầu tiên vào tháng Mười

Trước đó, Hà Nội đã thí điểm vé tháng điện tử xe buýt trên tuyến Giáp Bát-Cầu Giẽ.

Dự án thí điểm hệ thống thẻ vé điện tử

trên tuyến buýt nhanh BRT 01 (Kim Mã-Yên

Nghĩa) và mở rộng cho các tuyến buýt trợ giá

trên địa bàn thành phố Hà Nội theo dự kiến

ngày 1/10/2018 tới sẽ triển khai thí điểm vé

điện tử trên tuyến buýt nhanh BRT.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc

Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông

đô thị Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà

Nội) cho biết, liên danh Tổng công ty Vận tải

Hà Nội (Transerco), Tập đoàn Viettel, Tập

đoàn Thẻ vé MK đang đẩy tiến độ để có thể

sớm đưa vào thí điểm thẻ vé điện tử trên

tuyến buýt BRT 01 (Kim Mã-Yên Nghĩa) tiến

tới triển khai trên toàn hệ thống vận tải hành

khách công cộng của thủ đô.

Cụ thể, trên tuyến sẽ được trang bị

thiết bị bán vé điện tử, thay thế toàn bộ vé

tháng tuyến BRT 01 sang vé tháng điện tử

(khoảng 2.500 thẻ); lắp đặt hệ thống cổng

kiểm soát khách ra vào tại các nhà chờ BRT;

trang bị hệ thống thiết bị, phần mềm quản lý

hệ thống vé điện tử tại Trung tâm Quản lý và

điều hành giao thông đô thị, các điểm giao

dịch của Liên danh Viettel-Transerco.

Về chính sách giá vé, thành phố Hà

Nội giữ nguyên chính sách giá vé hiện tại

trong giai đoạn thí điểm. Tổng mức đầu tư dự

kiến để triển khai cho tuyến buýt nhanh BRT

là 22,5 tỷ đồng và phía Tập đoàn Viettel sẽ

ứng trước kinh phí để triển khai nhằm đẩy

nhanh tiến độ và đưa vào thí điểm.

“Vé điện tử thông minh được tích hợp

linh hoạt nhiều ứng dụng. Trên cùng một thẻ

sẽ mặc định rất nhiều đối tượng phục vụ như

khách phổ thông, khách ưu tiên (theo đối

tượng, theo ngày, theo tháng, theo giờ), chính

sách về giá vé cũng được điều chỉnh dễ dàng.

Tiến tới trong tương lai, ngoài việc phục vụ

cho di chuyển trên các phương tiện công cộng

của Thủ đô, thẻ vé điện tử này sẽ được dùng

làm phương thức để gửi xe, mua bán lẻ tiện

lợi”, ông Hải thông tin thêm.

Thừa nhận thẻ vé điện tử xe buýt tiện

lợi và thông minh, theo ông Hải, khi hành

khách lên phương tiện sẽ tự động kiểm soát,

trừ tiền, xác định được giá tiền của từng

chuyến đi, bền vững văn minh hơn. Trước

đây, hành khách lên xe thì phải xé vé, chìa

thẻ... giờ lên xuống chỉ cần quẹt thẻ vào đầu

đọc như vậy quy trình quản lý sẽ mạch lạc,

minh bạch hơn.

Là đơn vị thực hiện thí điểm, ông

Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng giám đốc

Transerco cho rằng, nhiều nước trên thế giới

đã tích hợp chung cho một loại thẻ vé điện tử

cho các loại hình vận tải công cộng bao gồm

xe buýt và tàu điện ngầm, đường sắt đô thị.

Theo ông Nhật, khi thí điểm thẻ vé

điện tử xe buýt sẽ giúp các cơ quan Nhà

nước, doanh nghiệp quản lý doanh thu chính

xác, đồng thời có con số thống kê chính xác

Page 5: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

7Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 5/48

nhu cầu và quy luật đi lại của người dân qua

chuỗi thông tin báo về hệ thống, từ đó cơ

quan Nhà nước và đơn vị vận tải có thể điều

chỉnh kế hoạch phục vụ hành khách dễ dàng

và thuận tiện nhất.

“Việc triển khai thí điểm cung cấp và

ứng dụng hệ thống thiết bị thẻ vé điện tử liên

thông cho tuyến buýt nhanh BRT và các

tuyến buýt khác sẽ thay thế cho loại hình vé

giấy hiện tại, thủ công và tốn chi phí in ấn,

thời gian mua bán vé”, ông Nhật nhấn mạnh.

Được biết, Sở Giao thông Vận tải Hà

Nội đã báo cáo lên thành phố Hà Nội về việc

công tác chuẩn bị thí điểm về cơ bản đã đảm

bảo về nhân sự, thiết bị, phần mềm, cơ sở hạ

tầng, công nghệ. Các đơn vị đã cấp mới, đổi

thẻ cho khách và đang tổ chức đào tạo vận

hành hệ thống. Dự kiến, ngay trong tháng Chín

này, đơn vị sẽ hướng dẫn hành khách tại nhà

chờ, sử dụng hệ thống loa phát trên xe buýt.

Trước đó, vào đầu tháng 10/2014, Hà

Nội đã phối hợp với Cơ quan hợp tác Quốc tế

Nhật Bản (JICA) thí điểm vé tháng điện tử

cho xe buýt tuyến 06 (Giáp Bát-Cầu Giẽ).

Nguồn: Vista.gov.vn, 20/09/2018

Trở về đầu trang

**************

FPT công bố 3 sản phẩm công nghệ mới trên nền tảng trí tuệ nhân tạo

Hệ thống robot khi hoàn thành

Công ty FPT mới đây đã công bố 3 sản

phẩm công nghệ mới trên nền tảng trí tuệ

nhân tạo gồm: FPT.AI phiên bản mới; Thiết

bị điều khiển truyền hình bằng giọng nói

Voice Remote và Giải pháp chuyển đổi số

toàn diện cho doanh nghiệp akaRPA.

Voice Remote - thiết bị điều khiển

bằng giọng nói: Voice Remote là chiếc điều

khiển bằng giọng nói dành riêng cho thiết bị

xem truyền hình. Sản phẩm này ứng dụng

công nghệ nhận diện giọng nói thông minh do

FPT phát triển có thể nhận diện được tối đa

ngôn ngữ vùng miền. Điểm vượt trội của

Voice Remote so với những chiếc điều khiển

truyền thống đó là khả năng nhận diện giọng

nói thông minh thông qua cổng kết nối

Bluetooth 4.0, giúp người dùng điều khiển

thiết bị một cách đơn giản hơn chỉ bằng việc

“giữ phím” và đưa ra khẩu lệnh. Chuẩn kết

nối Bluetooth 4.0 được tích hợp vào sản phẩm

sẽ khiến việc truyền tín hiệu nhanh hơn, mã

hóa tốt và đưa ra kết quả chính xác hơn. Với

thuật toán được lập trình thông minh, thiết bị

còn cho phép đưa ra những gợi ý tìm kiếm

gần nhất với khẩu lệch của người dùng.

Giải pháp chuyển đổi số toàn diện

cho doanh nghiệp AkaRPA: AkaRPA là

một hệ thống cung cấp khả năng tự động hoá

các quy trình, nghiệp vụ trong một doanh

nghiệp bao gồm các nghiệp vụ lặp đi lặp lại,

tạo báo cáo định kỳ và phân tích dữ liệu báo

cáo, xử lý và lưu trữ dữ liệu, tạo email hàng

loạt cùng khả năng nhận và bóc tách nội dung

email, xử lý dữ liệu phi cấu trúc và dữ liệu

ảnh, tích hợp các hệ thống ERP như SAP,

Oracle RPA… và các hệ thống khác của

doanh nghiệp. Ứng dụng akaRPA vào quy

trình doanh nghiệp giúp giảm chi phí nhân sự

và vận hành, từ đó nâng cao được năng suất

lao động. Trong tương lai, dự kiến FPT sẽ bổ

Page 6: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 6/48

sung thêm nhiều tính năng để hệ thống có thể

giúp doanh nghiệp ra quyết định về mặt kinh

doanh… Đặc điểm nổi bật nhất của akaRPA

đó là hệ thống được chuẩn hóa và đóng gói

sẵn cho từng lĩnh vực như ngân hàng, bảo

hiểm, viễn thông, bán lẻ, giúp rút ngắn thời

gian, công sức phát triển và triển khai cho

doanh

FPT.AI phiên bản mới - nền tảng AI

toàn diện cho doanh nghiệp: FPT.AI ra mắt

cộng đồng phiên bản mới với vai trò là một

nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện, cung cấp

những giải pháp tối ưu hóa hoạt động kinh

doanh, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tự

ra quyết định, tạo lợi thế cạnh tranh và giúp

gây dựng những giá trị kinh doanh mới. Nền

tảng tạo chatbot của FPT.AI có những tính

năng vượt trội so với phiên bản cũ như chức

năng quản lý hội thoại, không chỉ cho phép

người tạo bot xây dựng các kịch bản trò

chuyện khác nhau, mà còn có thể theo dõi

lịch sử trò chuyện, giúp chatbot hiểu và tương

tác với khách hàng một cách tự nhiên, thân

thiết hơn... Trong phiên bản mới, FPT.AI

cũng bổ sung công nghệ nhận dạng giọng nói

cho phép các nhà phát triển chuyển đổi âm

thanh thành văn bản. Ứng dụng cho dịch vụ

này gồm tổng đài tự động, tương tác hội thoại

và điều khiển các thiết bị thông qua giọng

nói… Tháng 6/2017, nền tảng trí tuệ nhân tạo

FPT.AI lần đầu được trình làng. Thời điểm

đó, FPT.AI là nền tảng dành riêng cho các lập

trình viên để tạo ra các giao diện tương tác

bằng ngôn ngữ tự nhiên, tích hợp vào các nền

tảng hội thoại như Facebook Mesenger hoặc

các ứng dụng hội thoại do doanh nghiệp tự

phát triển và các thiết bị thông minh như

robot, điện thoại di động, thiết bị điều khiển.

Sau 1 năm ra mắt, FPT.AI đã đạt được những

con số ấn tượng như hơn 7,5 triệu yêu cầu,

hơn 2.000 giờ giọng nói được các đối tác của

FPT.AI sử dụng và trên 1.000 ứng dụng

chatbot được xây dựng.

Nguồn: Vista.gov.vn, 13/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Xây dựng mạng xã hội giúp nhà nông tối ưu hóa đầu ra sản phẩm

Trưởng nhóm dự án Nhà nông 4.0 Trần Quang Diệu

Trước việc sản phẩm nông nghiệp của

các bác nông dân thường xuyên rơi vào tình

trạng không có đầu ra, bị thương lái ép giá

như những vụ dưa hấu, củ cải, vải… nhóm

sinh viên Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc

gia Hà Nội) đã đưa ra ý tưởng xây dựng một

mạng xã hội phục vụ cho công việc đưa sản

phẩm của nông dân tới người tiêu dùng.

Theo trưởng nhóm Trần Quang Diệu,

Nhà nông 4.0 sẽ là một mạng xã hội mang với

nhân tố trung tâm là những người nông dân

và có hai nhân tố xoay quanh là Agri-KOL và

con nhà nông.

Thành viên của Nhà nông 4.0 sẽ luôn

được đặt trong mạng lưới thông tin cho và

nhận không ngừng chuyển động. Agri-KOL

(Agricultural Key Opinion Leader) sẽ là

những nhà nông đi đầu trong việc áp dụng

công nghệ để tối ưu hoá việc giới thiệu và

chia sẻ sản phẩm hoặc mô hình nông nghiệp

Page 7: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 7/48

của mình. Con nhà nông không chỉ mang ý

nghĩa đơn thuần là con của người nông dân,

mà còn hướng tới những người trẻ đang có

quan tâm đến nông nghiệp.

Khi đi vào hoạt động, Nhà nông 4.0 sẽ

giúp những người nông dân có thể tự trở

thành những Agri-KOL để tự thương mại sản

phẩm, mô hình nông nghiệp của chính mình.

Nhà nông 4.0 cũng dự định cộng tác với một

số chương trình truyền hình như “Sinh ra từ

làng” của VTV6, hoặc một số Influencer nổi

tiếng để tăng tính lan rộng của mô hình Agri-

KOL này.

Bên cạnh đó, Nhà nông 4.0 sẽ xây

dựng bản đồ động về nông nghiệp 4.0. “Bản

đồ này được xây dựng dựa trên những thông

tin chia sẻ của cộng đồng nhà nông. Đặc biệt,

nếu được hợp tác với các đại lý cung cấp các

thiết bị IoT cho nông nghiệp, Nhà nông 4.0 sẽ

tạo được một bản đồ với dữ liệu chính xác có

căn cứ khoa học để sản phẩm của người nông

dân không bao giờ rơi vào tình trạng cần giải

cứu, bán phá giá”, Trần Quang Diệu chia sẻ.

Ngoài ra, Nhà nông 4.0 cũng sẽ xây

dựng một trường học nông nghiệp kiểu mới

cho thế hệ trẻ. Dựa vào dữ liệụ có được từ các

bác nông dân cũng như các chuyên gia, Nhà

nông 4.0 kỳ vọng sẽ tạo ra được kho tư liệu

sống động nhất cho lớp trẻ khi tìm hiểu về

nông nghiệp.

Nguồn: Vista.gov.vn, 02/09/2018

Trở về đầu trang

**************

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Công nghệ chế tạo chất gom xỉ hệ canxi aluminat dùng trong quá trình nấu thép bằng lò điện cảm ứng trung tần

Trong quá trình nấu luyện thép hợp

kim bằng lò trung tần để đúc các chi tiết,

trước khi tiến hành hợp kim hóa và đúc chi

tiết, thép lỏng cần phải được tinh luyện để

khử tạp chất, khử khí. Tạp chất có trong thép

lỏng một phần đi từ nguyên liệu, một phần từ

thể xây của lò. Khí tồn tại trong thép lỏng chủ

yếu từ môi trường nấu luyện. Mục tiêu của

quá trình tinh luyện là đưa các tạp chất có

trong thép lỏng thành xỉ nổi trên bề mặt thép,

sau đó vớt xỉ khỏi bề mặt thép lỏng. Do đó,

việc tạo ra thành phần xỉ phù hợp cho quá

trình nấu luyện thép để đúc các chi tiết là rất

cần thiết.

Hiện nay, ở các cơ sở sản xuất thép

lớn, thép được luyện từ gang lỏng hoặc thép

phế trong lò thổi oxy hoặc lò điện hồ quang

công suất lớn. Quá trình nấu chảy, tinh luyện

trong các thiết bị này được áp dụng theo các

công nghệ hiện đại của thế giới như: công

nghệ tạo xỉ bọt hay lưu lại xỉ từ mẻ trước

khiến hiệu quả nấu luyện đạt được cao. Trong

khi đó, tại các cơ sở đúc, cán thép hoặc luyện

thép quy mô nhỏ, thép được nấu chảy và tinh

luyện chủ yếu trong lò cảm ứng trung tần. Để

quá trình nấu thép trong lò cảm ứng xảy ra

thuận lợi, người ta thường đưa một lượng

nhất định chất tạo xỉ bên ngoài với vai trò là

chất tiền nóng chảy, từ đó kết hợp với các

thành phần khác tạo nên hệ xỉ. Hệ xỉ phù hợp

cho quá trình nấu luyện phải đảm bảo các yếu

Page 8: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 8/48

tố như: có khả năng che phủ chống oxy hóa

thép lỏng, có khả năng khử tạp chất cũng như

có độ chảy loãng phù hợp cho quá trình đúc

rót. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản

phẩm tạo xỉ cho quá trình luyện thép lò cảm

ứng trung tần như hệ CaO-Al2O3, CaO-

Al2O3-CaF2, CaO-Al2O3-CaF2 - NaF, v.v...

Chúng được gọi với tên thông dụng là chất

gom xỉ hay chất tụ xỉ. Trong đó, chất gom xỉ

hệ CaO-Al2O3 (canxi aluminat) là thông dụng

nhất. Phần lớn các cơ sở luyện thép sử dụng

chất gom xỉ đều phải nhập khẩu (hầu hết từ

Trung Quốc).

Việt Nam có nguồn tài nguyên bauxite

và đá vôi tương đối lớn. Đây sẽ là nguồn

nguyên liệu chính để chế tạo ra chất gom xỉ

hệ canxi aluminat bằng phương pháp luyện

kim. Do đó, để tăng giá trị tài nguyên trong

nước cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào thị

trường nước ngoài, năm 2016, nhóm nghiên

cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ -

Luyện kim do ThS. Nguyễn Hồng Quân làm

chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu

công nghệ chế tạo chất gom xỉ hệ canxi

aluminat dùng trong quá trình nấu thép bằng

lò điện cảm ứng trung tần” từ nguồn nguyên

liệu bauxite và đá vôi, nhằm tạo ra chất gom

xỉ hệ canxi aluminat có thành phần tương

đương mác JCA35 của Trung Quốc.

Một số kết quả của đề tài nghiên cứu:

- Đã tiến hành thí nghiệm chế tạo chất

gom xỉ canxi aluminat bằng phương pháp

thiêu kết. Chế độ vê viên và thiêu kết như

sau: Tỉ lệ phối liệu: 5,73% tinh quặng bauxite

Nhân Cơ + 60,45% đá vôi + 33,82% hydroxit

nhôm; Vê viên với hàm lượng ẩm 9%; Thiêu

kết ở nhiệt độ 1300 độ C, thời gian 120 phút.

- Đã tiến hành thí nghiệm chế tạo chất

gom xỉ bằng phương pháp điện chảy. Chế độ

công nghệ như sau: Tỉ lệ phối liệu: TQ

bauxite Nhân Cơ: Đá vôi: Than cốc =

1:1,3:0,018; Thời gian dừng lò sau khi liệu

chảy hết là 20 phút.

- Đã tính toán tiêu hao nguyên vật liệu

và so sánh giữa hai phương pháp chế tạo chất

gom xỉ và lựa chọn phương pháp điện chảy

để sản xuất được 87,2kg chất gom xỉ và 6,47

kg sắt.

- Đã thử nghiệm sử dụng chất gom xỉ

của đề tài trong quá trình nấu đúc thép bằng

lò điện cảm ứng trung tần tại Công ty TNHH

MTV Cơ khí Mê Linh. Kết quả đánh giá chất

lượng chất gom xỉ của đề tài đạt chất lượng

tốt, có thể gom được các tạp chất trong quá

trình nấu đúc thép. Chất lượng chất gom xỉ

của đề tài tương đương với chất gom xỉ nhập

ngoại.

Sản phẩm chất gom xỉ được chế tạo đã

đạt chất lượng và đủ số lượng. Tuy nhiên, đây

chỉ là những bước nghiên cứu mở đầu cho

hướng phát triển mới. Để kết quả của đề tài

có thể được áp dụng vào thực tế sản xuất,

chuyển giao công nghệ thì cần phải có những

nghiên cứu sâu hơn nữa, sản xuất thử nghiệm

ở quy mô mở rộng hơn nhằm đánh giá các chỉ

tiêu kinh tế kỹ thuật khác.

Nguồn: most.gov.vn, 29/09/2018

Trở về đầu trang

*************

Page 9: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 07/2018 9/48

Máy phay 3D chuyên sản xuất chi tiết, linh kiện nhỏ

ThS. Nguyễn Đình Ảnh hướng dẫn sinh viên cách phay mạch điện tử bằng máy phay 3D.

Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nhu

cầu thực tiễn của các doanh nghiệp vừa và

nhỏ hiện nay trong việc phay, gia công các

chi tiết, linh kiện nhỏ, đặc biệt là chíp điện

thoại, nhóm tác giả đến từ trường Cao đẳng

nghề Công nghệ cao Hà Nội đã nghiên cứu,

phát triển thành công máy phay 3D.

Hiện nay, trên thị trường, máy phay

3D được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là trong

việc sản xuất chế tạo các chi tiết, phụ kiện từ

đơn giản đến phức tạp với độ chính xác cao,

lên tới 0,02 – 0,05mm. Tuy nhiên, chúng

thường có kích thước lớn, kết cấu phức tạp,

vận hành qua nhiều khâu, nhiều bước và giá

thành cao, áp dụng khó khăn trong việc giảng

dạy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Trên cơ sở mục tiêu đào tạo của nhà

trường, tức là sinh viên thực hành, có tay

nghề thì mới có việc làm, được sự chỉ đạo của

ban giám hiệu nhà trường, đáp ứng nhu cầu

của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng tôi

đã tạo ra một sản phẩm mang tính chất thực

hành và ứng dụng thực tế trong công tác

giảng dạy cũng như kết hợp với sản xuất quy

mô nhỏ”, ThS. Nguyễn Đình Ảnh, tác giả sản

phẩm máy phay 3D, giảng viên Bộ môn Cơ

Điện tử, Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà

Nội – trưởng nhóm tác giả của sản phẩm máy

phay 3D chia sẻ.

Máy phay chuyên biệt công năng

Công dụng chính của máy phay 3D là

gia công, phay mạch điện tử 1 lớp, các logo,

chi tiết có kích thước nhỏ hơn khổ A3, đặc

biệt là phay chíp trên điện thoại – một trong

những nhu cầu bức thiết nhất hiện nay.

Thực tế, ngày này người Việt nói riêng

và con người nói chung có nhu cầu lớn đối

với việc sử dụng điện thoại thông minh. Nếu

như trước kia, khi điện thoại bị hỏng chíp,

người thợ sửa phải dùng mỏ hàn để tháo chíp

và thay chip mới, điều này thường rất khó

khăn và dễ gây ra hỏng hóc cũng như làm mất

tính thẩm mỹ của điện thoại. Tức là việc sửa

chữa điện thoại “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.

Với công dụng của máy phay 3D,

người thợ chỉ cần phay đứt các vị trí mối hàn

là có thể tháo được chíp mà không ảnh hưởng

đến tính thẩm mĩ của máy.

Bên cạnh đó, tại các trường học, để có

được một mạch điện tử cho mục đích học tập

và nghiên cứu không phải là một điều dễ

dàng. Với phương pháp làm mạch thủ công –

phương pháp là mạch gây tốn thời gian, mạch

làm ra kém thẩm mỹ và có thể gây ảnh hưởng

lớn tới sức khỏe của người làm mạch do phải

tiếp xúc với hóa chất ăn mòn mạch. Nhưng

nếu đặt mua mạch ở bên ngoài thị trường thì

giá thành lại khá cao và mất nhiều thời gian.

Do đó, khi sử dụng máy phay 3D,

giảng viên có thể tự phay mạch điện tử ngay

tại trường, vừa tiết kiệm được thời gian và chi

phí mà mạch thành phẩm có tính thẩm mỹ

cao. Máy phay 3D được tạo ra trên cơ sở

nguyên lý hoạt động của máy CNC với mục

đích để cho các em sinh viên ngay từ lúc học

các môn đầu tiên đã được làm quen, nắm bắt

với việc gia công CNC. Sau này, khi các bạn

Page 10: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 10/48

làm việc với máy CNC cỡ lớn sẽ không bị bỡ

ngỡ và có thể vận hành một cách tốt hơn.

Cơ chế hoạt động của máy rất đơn

giản, từ bản vẽ gia công, người thợ sử dụng

phần mềm để xuất các lệnh gia công

(Mastercam, copperCAM...) và chạy chương

trình gia công bằng phần mềm Mach3 - phần

mềm phổ biến trên thị trường hỗ trợ cho việc

gia công máy phay CNC, máy tiện CNC, máy

cắt plasma, hoạt động trên cơ chế là di

chuyển trên 3 trục x, y, z.

Do có chế độ làm mát bằng nước được

thiết kế thêm nên máy phay 3D gần như có

thể hoạt động 24/24 giờ với độ chính xác cao.

Với các con chíp điện tử, máy chỉ mất 10

phút để hoàn thiện, mỗi ngày có thể làm từ

hàng trăm tới vài nghìn con chíp.

Đáp ứng nhu cầu giảng dạy và thị

trường

Theo TS. Phạm Xuân Khánh, Hiệu

trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao

Hà Nội, hiện nay, trường Cao đẳng nghề

Công nghệ cao Hà Nội với đội ngũ giảng viên

giàu kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất tốt có rất

nhiều thiết bị máy móc có thể phục vụ cho

công tác sản xuất.

Có được điều này là do nhà trường

thường xuyên tổ chức các hoạt động KHCN

với mục tiêu vừa nghiên cứu, sản xuất, vừa

làm ra sản phẩm để nâng cao chất lượng đào

tạo, phục vụ cho công tác dạy và học. Có thể

kể đến như Cuộc thi Sáng tạo HHT, các hoạt

động về thương mại hóa sản phẩm, các triển

lãm sản phẩm sáng tạo KHCN có khả năng

thương mại hóa…

Do đó, hằng năm, nhà trường có hàng

trăm sản phẩm từ các hoạt động dạy và học

của giảng viên, sinh viên với giá trị thương

mại hóa rất cao như máy phát điện trục đứng,

dây chuyền sản xuất gạch không nung, máy

in 3D… Máy phay 3D cũng là một trong

những sáng chế thành công như vậy của

trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà

Nội.

“Thời gian chế tạo và phát triển máy

phay 3D mất 3 năm do một số bộ phận đề tạo

thành máy không có sẵn trên thị trường và

kinh phí thực hiện còn hạn chế nên nhóm tác

giả cũng phải cân nhắc khi mua các bộ phận.

Tuy nhiên, nhờ có sự ủng hộ, tạo điều kiện và

hỗ trợ về cơ sở vật chất và kinh phí từ Ban

giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa,

các giảng viên và sinh viên đam mê trong lĩnh

vực chế tạo nên nhóm tác giả đã chế tạo thành

công máy phay 3D”, ông Ảnh chia sẻ.

Máy có kích thước nhỏ gọn, kết cấu

đơn giản, vận hành dễ dàng và giá thành rẻ,

do vậy, nó có thể được áp dụng không chỉ

trong việc gia công các chi tiết mà còn có thể

phay mạch để áp dụng cho chuyên ngành cơ

điện tử, khả năng nhân rộng trong các trường

học và doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn.

Đánh giá về tính năng của máy phay

3D, ThS. Trần Xuân Dũng, Phó trưởng khoa

Cơ khí, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ

cao Hà Nội cho rằng: “Máy phay 3D có một

số các tính năng chuyên biệt hơn, vì tùy chọn

của máy không rộng như các thiết bị trên thị

trường nên nó phục vụ đặc biệt tốt cho việc

chế tạo các chi tiết, linh kiện nhỏ như vi mạch

điện tử, con chíp…”.

Trước khi có máy này, việc giảng dạy

với các thiết bị hiện có của nhà trường, giảng

viên cũng đưa vào một số mô hình khác cũng

có thể mô phỏng. Dù vậy, với thiết bị này, các

em có thể tham gia vào những công việc như

nghiên cứu thiết kế các mô hình máy cho các

doanh nghiệp, nâng cao năng suất sử dụng

của các thiết bị cùng chủng loại, đưa ra một

số các phương án cải tiến cho dòng máy… Từ

đó, cải thiện óc sáng tạo, tinh thần ham học

Page 11: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 11/48

hỏi, mày mò nghiên cứu của các em và ươm

mầm nên những tài năng KHCN, sáng chế

máy móc hữu ích cho đất nước.

Với máy phay 3D gia công kích thước

khổ A3, xuất ra thị trường với giá khoảng 20

– 25 triệu đồng/chiếc, thấp hơn giá thành của

máy CNC thông thường ngoài thị trường là

khoảng vài trăm triệu đồng. “Hiện nay, việc

thương mại hóa sản phẩm máy phay 3D đang

diễn ra rất tốt với nhiều phiên bản khác nhau

được đưa ra thị trường để phục vụ cho các

yêu cầu đa dạng của những doanh nghiệp”,

ông Dũng nói thêm.

Nguồn: Phan Minh, vtc.vn,

30/08/2018

Trở về đầu trang

**************

Máy thái đa năng

Anh Hoan đang chạy thử máy thái đa năng tự chế của mình.

Từ những vật liệu đơn giản như động

cơ máy bơm nước bỏ đi, lưỡi dao... anh Phạm

Văn Hoan (xóm 4 Bắc Lâm, xã Diễn Lâm,

huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) đã chế tạo

thành công chiếc máy thái đa năng có thể

thay thế cả chục lao động.

Không phải là nơi thu mua phế liệu,

nhưng trước sân nhà anh Hoan luôn chất đầy

những tấm tôn, kim loại và cả hàng trăm

chiếc động cơ máy bơm nước nằm ngổn

ngang. Từ những phế liệu này, anh đã chế tạo

ra cả nghìn chiếc máy thái đa năng giúp ích

rất lớn trong hoạt động sản xuất của bà con.

Máy có cấu tạo khá đơn giản, gồm một

chiếc môtơ điện, 3 lưỡi dao hàn gắn lại theo

hình cánh quạt và vài tấm nhôm, sắt mỏng lắp

ráp lại với nhau. Máy nhỏ gọn, dễ di chuyển.

Công suất máy cao đạt đến 10 tấn sắn

tươi/ngày, trong khi đó nếu làm thủ công sẽ

chỉ đạt từ 700-800kg sắn tươi/ngày, gấp 10

lần lao động thủ công. Chiếc máy thái đa

năng này có thể băm, thái nhiều loại nguyên

liệu như sắn, chuối, các loại rau củ...

Anh Hoan chia sẻ cơ duyên để làm ra

chiếc máy này là do muốn đỡ đần vợ. Vốn

sinh ra tại vùng quê có nghề rèn truyền thống

nên sau khi học xong lớp 12 anh tiếp nối nghề

của ông cha. Sau một thời gian theo nghề, anh

nhận thấy đồ nhựa được ưa chuộng, các sản

phẩm rèn từ kim loại dần bị lãng quên duy chỉ

có dao là còn giữ được vị thế. Từ đó anh

Hoan quyết định chú tâm vào rèn dao.

Song công việc này cũng không khiến

cuộc sống của gia đình anh khấm khá lên

được. Để kiếm thêm thu nhập, anh cùng vợ

bỏ vốn ra chăn nuôi lợn. Nhưng nhìn cảnh vợ

cả ngày bận bịu quanh quẩn bên chuồng lợn

để băm, thái thức ăn khiến anh không khỏi

phiền lòng.

Nhận thấy nhà có sẵn vật dụng còn cả

nghề rèn trong tay, anh Hoan quyết tâm phải

làm ra máy thái giúp công việc chăn nuôi bớt

vất vả hơn. Sau nhiều ngày tự mày mò, tháo

ra lắp vào cuối cùng chiếc máy thái của anh

Page 12: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 12/48

Hoan cũng thành công. Anh cho biết, khó

nhất là phải tính toán các thông số về khung

máy, hệ số an toàn khi đưa rau, củ, quả vào

lưỡi thái sao cho đều, nhỏ.

Với những tính năng ưu việt, sản phẩm

của anh Hoan được nhiều người biết đến. Để

đáp ứng nhu cầu của khách hàng, anh đã lập

xưởng sản xuất, mỗi tháng xưởng của anh

Hoan bán ra thị trường từ 70 - 80 chiếc máy

thái, vào dịp cao điểm lên tới 200 chiếc, giá

mỗi chiếc máy dao động từ 700 nghìn - 1,2

triệu đồng. Đến hiện tại, số lượng máy thái đa

năng của anh Hoan được bán ra lên đến 10

nghìn chiếc.

Nguồn: Ly Nga, vtc.vn, 04/10/2018

Trở về đầu trang

**************

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Sáng chế siêu vật liệu hấp thụ sóng điện từ

Nhóm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa

học Việt Nam vừa có công bố trên tạp chí

quốc tế Scientific Reports (thuộc nhà xuất

bản Springer Nature) về một loại siêu vật liệu

(Metamaterials) hấp thụ tối đa sóng điện từ

bằng cách tối ưu hóa cách sắp xếp tế bào cơ

sở trong cấu trúc của chúng.

TS Trần Mạnh Cường, giảng viên

khoa Vật lý, Đại học Sư phạm Hà Nội, thành

viên nhóm nghiên cứu cho biết, đây không

phải vật liệu thông thường giống như nguyên

tố nhôm, đồng, hay chì mà là dạng vật liệu

nhân tạo chế từ kim loại và điện môi, tạo

thành mô hình vật liệu điện từ trường hay vật

liệu điện tử.

Nó có tính chất khác biệt vì không

tuân theo định luật khúc xạ thông thường

hoặc các hiệu ứng điện từ khác mà có những

hiệu ứng nghịch đảo.

Tính chất đặc biệt của siêu vật liệu này

có thể ứng dụng để tạo ra các ăng ten tích hợp

siêu nhỏ, hỗ trợ truyền năng lượng không dây

hiệu suất cao, siêu thấu kính hoặc các bộ hấp

thụ hoàn toàn sóng điện từ ứng dụng trong

đời sống hoặc lĩnh vực quân sự.

Vật liệu này cũng có thể ứng dụng sản

xuất các cảm biến với độ nhạy siêu cao trong

y học, sinh học hoặc hỗ trợ cho các tấm pin

năng lượng mặt trời có hiệu suất tăng cao hơn

mức thông thường.

Do tính chất hấp thụ hầu hết năng

lượng sóng điện từ chiếu tới bề mặt của nó,

vật liệu có thể dùng vào sản xuất các thiết bị

ngụy trang trong quân sự. Khi cần ngụy trang,

người ta chỉ cần phủ lớp siêu vật liệu bên

ngoài sẽ khiến cho nó hấp thụ hoàn toàn sóng

radar. Như vậy việc dò tìm vị trí và phát tín

hiệu của radar đối với các thiết bị cần ngụy

trang sẽ không phát huy tác dụng do toàn bộ

sóng dò tìm được hấp thụ hoàn toàn và không

có phản xạ trở lại.

Lĩnh vực siêu vật liệu được các nước

trên thế giới tập trung nghiên cứu khoảng 15

năm trở lại đây. Các nhóm nghiên cứu đang

triển khai theo nhiều hướng và chủ yếu hướng

đến các ứng dụng thực tế.

Page 13: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 13/48

Hiện ở Việt Nam các nghiên cứu về

siêu vật liệu đã được nhiều nhà khoa học

quan tâm, tuy nhiên do điều kiện về công

nghệ nên còn khó khăn trong việc chế tạo và

đo đạc tại vùng tần số cao. Chính vì vậy công

bố của nhóm nghiên cứu có ý quan trọng khi

Việt Nam có thể chủ động trong các nghiên

cứu cơ bản và đáp ứng nhu cầu ứng dụng

thực tế của siêu vật liệu.

Nguồn: Vista.gov.vn, 11/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu sản xuất thành công keo tản nhiệt dùng cho các thiết bị điện tử

Keo tản nhiệt dùng cho các thiết bị

điện tử do Phòng thí nghiệm công nghệ Nano

của Trung tâm Nghiên cứu Triển khai (Khu

Công nghệ cao TPHCM) nghiên cứu và sản

xuất thành công. Đây là sản phẩm nằm trong

dự án khoa học và công nghệ thí điểm hỗ trợ

thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao

trong hoạt động nghiên cứu triển khai của

Khu Công nghệ cao TPHCM, giai đoạn 2017-

2018.

Sản phẩm trên đã được giới thiệu tại

Hội thảo “Dự án hoàn thiện công nghệ chế

tạo keo tản nhiệt từ nền vật liệu carbon

nanotube và graphene ứng dụng trong các

thiết bị điện tử”, ngày 25/9/2018 tại Khu

Công nghệ cao TPHCM.

Theo TS. Đỗ Hữu Quyết, Trưởng

nhóm nghiên cứu năng lượng thuộc Phòng thí

nghiệm công nghệ Nano, sau 3 năm phát

triển, đến nay các kỹ sư trong nhóm đã chính

thức cho ra 3 dòng sản phẩm keo tản nhiệt

gồm DSA, với hệ số dẫn nhiệt 1.62 W/m K;

DSA1 có hệ số dẫn nhiệt > 2 W/m K và

DSA2 có hệ số dẫn nhiệt > 3 W/m K. Sản

phẩm hiện đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Sản phẩm keo tản nhiệt có chứa vật liệu than

ống nano/graphene được ứng dụng làm vật

liệu giao tiếp nhiệt (TIMs-Thermal Interface

Materials) cho các thiết bị điện tử như chip

máy tính, đèn LED... nhằm bảo đảm hiệu suất

làm việc và tuổi thọ cho các thiết bị.

Điểm nhấn quan trọng của nghiên cứu

là vật liệu graphene được nhóm nghiên cứu

chế tạo thành công bằng phương pháp hóa

học. Các tính chất của graphene đã được đưa

kiểm tra tại Viện Công nghệ Nano và Phòng

thí nghiệm trọng điểm vật liệu Polyme và

Compozit thuộc Đại học quốc gia TPHCM;

Phòng kiểm định đánh giá chất lượng thuộc

Trung tâm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp

TPHCM. Vật liệu này có độ ổn định cao, tăng

tuổi thọ thiết bị lên gấp 2 - 3 lần, giảm nhiệt

nhanh từ 13 - 15oC so với các loại keo tản

nhiệt thông thường, đặc biệt cho đèn led và

máy tính.

Ngoài ý nghĩa về triển khai ứng dụng

những nghiên cứu cơ bản, với độ ổn định cao,

tương đương với sản phẩm từ các nước phát

triển và nhất là giá thành sản xuất chỉ bằng

khoảng 25% giá bán sản phẩm cùng loại trên

thị trường, keo tản nhiệt do Trung tâm sản

xuất có nhiều cơ hội để cạnh tranh, chiếm

lĩnh thị trường Việt Nam với quy mô 200 tỷ

đồng/năm. Hiện đã có một số đơn vị trong

nước như Robot, Rạng đông, Điện quang…

tìm hiểu và có kế hoạch đặt hàng để sử dụng

cho các mặt hàng điện tử của mình, thay thế

Page 14: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 14/48

sản phẩm nhập khẩu. Đây cũng là sản phẩm

keo tản nhiệt đầu tiên của Việt Nam được

nghiên cứu, chế tạo và thương mại hóa.

Công ty Cổ phần Chíp Sáng đã tiến

hành thương mại hóa và phân phối sản phẩm.

Ông Phạm Ngọc Tuấn - thành viên Hội đồng

quản trị Công ty Cổ phần Chíp Sáng cho biết,

không chỉ keo tản nhiệt, Công ty sẽ tiếp tục

hợp tác, khai thác và thương mại hóa những

sản phẩm từ kết quả nghiên cứu của

SHTPLABS..

Hiện các nhà khoa học đang tìm cách

nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm làm

tăng hiệu suất tạo H2 lên 10%, độ bền hơn

1.000 giờ và khả năng tự sửa chữa của chúng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của Viện Hàn

lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng đang

tìm cách tích trữ H2 dưới dạng lỏng hoặc chất

rắn với các “chất mang" phù hợp.

Nguồn: Vista.gov.vn, 28/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Chế tạo chất hấp thu K-Ni- hexacyanoferrate (II) gắn trên zeolit để loại bỏ ion Cs từ chất thải phóng xạ lỏng

Cấu trúc không gian tế bào mạng

Một trong những phương pháp phổ

biến nhất để xử lý chất thải phóng xạ lỏng

trong các cơ sở hạt nhân trên thế giới là trao

đổi ion. Trong vòng một thập kỷ qua các vật

liệu trao đổi ion vô cơ đã được đặc biệt quan

tâm và phát triển để sử dụng và thay thế một

phần nhựa hữu cơ thông dụng, đặc biệt trong

quá trình xử lý nước thải phóng xạ và tái chế

nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Các chất

trao đổi ion vô cơ thường có ưu điểm là hiệu

quả hấp thu và độ chọn lọc ion cao hơn đối

với một số hạt nhân như Cs+ và Sr2+ so với

các chất trao đổi ion hữu cơ, ngoài ra chúng

còn thể hiện tính ưu việt trong quá trình cố

định hóa để chôn cất sau khi đã hấp thu bão

hòa các đồng vị phóng xạ.

Một số hợp chất trao đổi ion dạng vô

cơ mới đã và đang được nghiên cứu, tổng hợp

để xử lý nước thải phóng xạ trung bình và cao

trên thế giới. Trong số các hợp chất trao đổi

ion đó có potassium nickel hexacyanoferrate

(II) (KNiFC) đã được sửdụng đểloại bỏhiệu

quảvà chọn lọc 137Cs từ nước thải phóng xạ

hoạt độ cao nhiều năm nay. Tuy nhiên

KNiFC là những tinh thể rất mịn, có độ bền

cơ học kém, có khuynh hướng tạo thành dạng

keo trong dung dịch nước và không thích hợp

sử dụng trong thực tế nhất là dùng trong cột

trao đổi ion.

Hình dạng tinh thể zeolite X

Page 15: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 15/48

Để khắc phục hạn chế này, một vật

liệu trao đổi ion dạng composite được chế tạo

mà thành phần gồm tinh thể hexacynoferrate

của một số kim loại được gắn lên một số vật

liệu khác có diện tích bề mặt lớn, độ xốp cao

đóng vai trò như một chất mang như: hạt

silica gel (SiO2) xốp, bentonit, zeolite.

Trong nghiên cứu này, Chủ nhiệm đề

tài ThS. Phạm Thị Quỳnh Lương đã giới thiệu

kết quả thu được trong phòng thí ghiệm từ

việc đánh giá khả năng trao đổi ion Cs của

một số zeolite tổng hợp của Trường Đại học

Bách khoa đến nghiên cứu chế tạo chất trao

đổi ion dạng composite potasium nikel

hexacynoferrate gắn lên zeolite (được viết tắt

là FC-zeolite) và khả năng trao đổi ion Cs+

và 134 Cs trong môi trường nước biển và

trong các dung dịch có độ pH khác nhau.

Cuối cùng là nghiên cứu phương pháp cố

định hóa chất trao đổi ion FC-zeolite sau khi

đã hấp thu bão hòa Cs và trở thành chất thải

thứ cấp hoạt độ cao để làm giảm tối đa khả

năng khuếch tán của các đồng vị phóng xạ mà

đặc biệt là 137Cs ra môi trường, góp phần

đảm bảo an toàn phóng xạ cho con người,

môi trường khi quản lý và lưu gữi lâu dài

chúng.

Sau thời gian nghiên cứu, đã thu được

những kết quả như sau:

Đề tài đã xác định được dung lượng

hấp thu cực đại ion Cs của zeolite A và X của

trường Đại học Bách khoa Hà Nội sản xuất từ

cao lanh Phú Thọ là 107,5 và 80,0mg/g tương

ứng trong môi trường nước cất, trong môi

trường nước biển đạt 46,1 và 35,1mg/g.

So sánh được hiệu quả hấp thu ion Cs

của một số zeolite khác nhau: Zeolite của

Bách Khoa cao hơn đáng kể so với zeolite 4

A Trung Quốc và zeolite tự nhiên Nga và đạt

99,0; 85,7 và 39,3% tương ứng (trong dung

dịch nồng độ Cs+ 100mg/l).

Xác định hệ số và hiệu quả tẩy xạ 134

Cs của zeolite A và X (dạng bột và hạt) trong

dung dịch nước cất và nước biển. Hệ số và

hiệu quả tẩy xạ 134 Cs của zeolite A dạng bột

là cao nhất, đạt 83 và 98%.

Đề xuất quy trình chế tạo vật liệu K-

Ni- hexacyanoferrate (II) - zeolite X bằng

cách gắn tinh thể K2-

xNix/2[NiFe(CN)6]nH2O lên trên chất mang

zeolite X. Zeolite X là chất mang tốt hơn

đáng kể so với zeolite A do diện tích bề mặt

và kích thước mao quản lớn.

Vật liệu KNiFC-zeolite X hấp thu ion

Cs đạt cân bằng sau 3h và 5h trong môi

trường nước cất và nước biển tương ứng,

nhanh hơn đáng kể so với zeolite X (5h và 8h

tương ứng trong nước cất và nước biển).

Dung lượng hấp thu ion Cs+ cực đại

Qmax của FC-zeolite X là 158,7 và

98,04mg/g tương ứng trong môi trường nước

cất và nước biển, pH môi trường không ảnh

hưởng lớn đến dung lượng hấp thu ion Cs của

FC-zeolite X.

Xác định hệ số tẩy xạ 134 Cs của

KNiFC-zeoliteX đạt 149,7 và 107,5 tương

ứng trong nước cất và nước biển, hiệu quả tẩy

xạ đạt 99,33% và 99% tương ứng.

Đề xuất được quy trình cố định hóa

KNiFC-zeoliteX sau khi đã hấp thu bão hòa

ion Cs quy mô phòng thí nghiệm theo các

điều kiện sau: tạo viên với lực ép 200-

300kg/cm2, chất phụ gia Na2B4O 5%; nhiệt

độ nung 900oC, thời gian nung 2h, tốc độ tăng

nhiệt 6-7oC/phút.

Khối rắn sau khi đã được cố định hóa

theo quy trình đề xuất đạt được một số chỉ

tiêu sau: Độ cố định Cs >95%; độ co ngót

>50%; độ bền nén 12,1 MPa; tốc độ rò rỉ ion

Cs ở chu kỳ 28 ngày đạt <1,0E-10

Page 16: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 16/48

g/cm2.ngày. Các thông số này hoàn toàn đáp

ứng được các chỉ tiêu mà đề tài đặt ra.

Nguồn: Vista.gov.vn, 21/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa bitmut xử lý một số hợp chất hữu cơ độc hại

Nhằm tìm ra các qui trình mới chưa

công bố và khảo sát một cách hệ thống các

yếu tổ ảnh hưởng nhằm thu được điều kiện

tổng hợp tối ưu để chế tạo BiFeO3, BiVO4,

BiNbO4 và BiTaO4 với các phẩm chất

quang xúc tác như mong muốn và đưa ra

được các giải pháp mới để tăng hoạt tính

xúc tác và thu hẹp độ rộng vùng cấm của

vật liệu cũng như nghiên cứu khả năng

quang xúc tác trong vùng ánh sáng nhìn

thấy để xử lý một số chất hữu cơ độc hại:

metylen xanh, metyl đỏ, metyl da cam.

Nhóm nghiên cứu do TS. Đào Ngọc

Nhiệm, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn

lâm KH&CN Việt Nam đã tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Chế tạo và nghiên cứu tính chất

của các oxit phức hợp chứa bitmut có hoạt

tính quang xúc tác trong vùng ánh sáng nhìn

thấy để xử lý một số hợp chất hữu cơ độc

hại”.

Sau 31 tháng triển khai (03/2014 ->

10/2016), nhóm nghiên cứu đã thu được các

kết quả như sau:

1. Đối với nội dung 1: Tổng hợp vật

liệu BiFeO3, BiVO4, BiNbO4, BiTaO4 và xác

định đặc trưng tính chất của vật liệu chế tạo

được bằng phương pháp đốt cháy gel PVA.

- Đã nghiên cứu và lựa chọn phương

pháp đốt cháy gel làm phương pháp tổng hợp

các vật liệu BiFeO3, BiVO4, BiNbO4, BiTaO4

. Tìm được các điều kiện tối ưu để tổng hợp

vật liệu nano bằng phương pháp đốt cháy gel

PVA.

- Quy trình tổng hợp vật liệu: Hòa tan

một lượng thích hợp PVA vào nước, thêm từ

từ dung dịch kim loại cần chế tạo vào với tỷ

lệ mol thích hợp, gia nhiệt ở nhiệt độ 80 độ C

trong thời gian 2 giờ để tạo gel trong suốt, sấy

gel ở nhiệt độ 105 độ C, nung ở nhiệt độ thích

hợp với từng hệ vật liệu để thu được vật liệu

oxit có kích thước nanomet.

- Đã tổng hợp được vật liệu BiFeO3

cấu trúc perovskit, đơn pha có kích thước <

50 nm với diện tích bề mặt riêng 50 m2/g

bằng phương pháp đốt cháy gel PVA ở điều

kiện tối ưu: Tỷ lệ mol Bi/Fe/PVA = 1/1/3,, tỷ

lệ mol Bi/Fe = 1/1, ở pH = 2, gel sau khi được

tạo thành nung ở nhiệt độ 120 độ C trong 4

giờ, sau đó tiếp tục nung ở nhiệt độ 500 độ C

trong 2 giờ.

- Vật liệu BiVO4 đơn pha có kích

thước < 50 nm với diện tích bề mặt riêng

37,50 m2/g được tổng hợp bằng phương pháp

đôt cháy gel PVA với các điều kiện tối ưu

sau: pH tạo gel bằng 1; nhiệt độ tạo gel là 80

độ C; tỷ lệ mol Bi/V bằng 1/1; nhiệt độ nung

là 650 độ C trong 2 giờ.

- Vật liệu BiNbO4 đơn pha có kích

thước < 70 nm với diện tích bề mặt riêng

24,70 m2/g tổng hợp trong các điều kiện tối

ưu: Tỷ lệ mol Bi /Nb/PVA = 1/1/6, tỷ lệ mol

Bi/Nb = 1/1, ở pH=1, gel sau khi được sấy ở

105 độ C trong 4 giờ và đem nung ở 850 độ C

trong 2 giờ.

- Vật liệu BiTaO4 đơn pha có kích

thước < 70 nm với diện tích bề mặt riêng

Page 17: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 17/48

23,85 m2/g được tổng hợp bằng phương pháp

đốt cháy gel với điều kiện tối ưu: Tỷ lệ mol

Bi /Nb/PVA = 1/1/6, tỷ lệ mol Bi/Ta = 1/1, ở

pH=1, gel sau khi được sấy ở 105 độ C trong

4 giờ và đem nung ở 850 độ C trong 2 giờ.

2. Đối với nội dung 2: Tổng hợp vật

liệu BiFeO3, BiVO4, BiNbO4, BiTaO4 và xác

định đặc trưng tính chất của vật liệu chế tạo

được bằng phương pháp thủy nhiệt.

Đã nghiên cứu và lựa chọn phương

pháp thủy nhiệt làm phương pháp tổng hợp

các vật liệu BiFeO3, BiVO4, BiNbO4, BiTaO4

. Đã tìm được các điều kiện tối ưu để tổng

hợp vật liệu nano bằng phương pháp thủy

nhiệt.

- Quy trình tổng hợp vật liệu bằng

phương pháp thủy nhiệt, hỗn hợp giữa muối

nitrat của các kim loại và dung dịch

CH3COOH được khuấy đều với KOH theo tỉ

lệ xác định. Hỗn hợp này với thể tích được

giữ cố định là 20 ml, được chuyển vào ống

Teflon dung tích 40 ml rồi đặt trong bình thủy

nhiệt và gia nhiệt trong 12 giờ tại các nhiệt độ

khác nhau trong khoảng từ 160 độ C đến 180

độ C. Sản phẩm thu được sau phản ứng được

lọc, rửa bằng nước cất hai lần và sấy khô ở 50

độ C trong 24 giờ. Chúng tôi nghiên cứu một

số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp

mẫu như: nồng độ axit axetic, thời gian và

nhiệt độ phản ứng.

- Đã nghiên cứu một số yếu tố (tỉ lệ

mol CH3COOH/kim loại, thời gian phản ứng,

nhiệt độ phản ứng, tỷ lệ kim loại Bi/Fe, nguồn

nguyên liệu muối kim loại đầu vào) ảnh

hưởng tới quá trình tổng hợp BiFeO3 bằng

phương pháp thủy nhiệt. Để thu được đơn pha

BiFeO3 cần tổng hợp ở điều kiện: Thời gian

phản ứng 12 giờ, nhiệt độ thủy nhiệt 180 độ

C, tỉ lệ mol CH3COOH/kim loại = 52,5/1, tỷ

lệ kim loại Bi/Fe = 1/1 với nguồn muối kim

loại ban đầu là nitrat. - Đã nghiên cứu một số

yếu tố (tỉ lệ mol CH3COOH/kim loại có bổ

sung 2ml HNO3 4M, thời gian phản ứng,

nhiệt độ phản ứng, tỷ lệ kim loại Bi/V, nguồn

muối kim lại ban đầu) ảnh hưởng tới quá trình

tổng hợp BiVO4 bằng phương pháp thủy

nhiệt. Để thu được đơn pha BiVO4 có độ kết

tinh tốt với kích thước hạt < 100 nm, cần tổng

hợp ở điều kiện: Thời gian phản ứng 24 giờ,

nhiệt độ thủy nhiệt 160 độ C, tỉ lệ mol

CH3COOH/kim loại = 60/1 có bổ xung 2ml

HNO3 4M, tỷ lệ kim loại Bi/V = 1/1 với

nguồn muối kim loại ban đầu là nitrat.

- Đã nghiên cứu một số yếu tố (tỉ lệ

mol CH3COOH/kim loại có bổ xung 2ml

HNO3 4M, thời gian phản ứng, nhiệt độ phản

ứng, tỷ lệ kim loại Bi/Nb, nguồn muối kim

loại ban đầu) ảnh hưởng tới quá trình tổng

hợp BiNbO4 bằng phương pháp thủy nhiệt.

Để thu được đơn pha BiNbO4 có độ kết tinh

tốt với kích thước hạt < 100 nm, cần tổng hợp

ở điều kiện: Thời gian phản ứng 24 giờ, nhiệt

độ thủy nhiệt 180 độ C, tỉ lệ mol

CH3COOH/kim loại = 60/1 có bổ xung 4ml

HNO3 4M, tỷ lệ kim loại Bi/Nb = 1/1với

nguồn muối kim loại ban đầu là Bi(NO3)3 và

(NH4)3NbO(C2O4)3.

- Đã nghiên cứu một số yếu tố (tỉ lệ

mol CH3COOH/kim loại có bổ xung 2ml

HNO3 4M, thời gian phản ứng, nhiệt độ phản

ứng, tỷ lệ kim loại Bi/Nb, nguồn muối kim

loại ban đầu) ảnh hưởng tới quá trình tổng

hợp BiNbO4 bằng phương pháp thủy nhiệt.

Để thu được đơn pha BiNbO4 có độ kết tinh

tốt với kích thước hạt < 100 nm, cần tổng hợp

ở điều kiện: Thời gian phản ứng 24 giờ, nhiệt

độ thủy nhiệt 180 độ C, tỉ lệ mol

CH3COOH/kim loại = 60/1 có bổ xung 4ml

HNO3 4M, tỷ lệ kim loại Bi/Nb = 1/1với

nguồn muối kim loại ban đầu là Bi(NO3)3 và

(NH4)3NbO(C2O4)3

3. Đối với nội dung: Xác định đặc

trưng tính chất và nghiên cứu hoạt tính xúc

Page 18: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 18/48

tác của vật liệu BiFeO3, BiVO4, BiNbO4 và

BiTaO4 chế tạo chế tạo được.

+ Đã khảo sát hoạt tính quang xúc tác

của vật liệu BiFeO3 cấu trúc perovskit. Đã

khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả

năng quang xúc tác phân hủy xanh metylen

và metyl da cam của vật liệu BFO cho thấy: tỉ

lệ mol kim loại Bi ban đầu khi đưa vào tổng

hợp vật liệu càng cao hiệu suất phân hủy

phẩm màu càng tăng, khi cho thêm một lượng

nhỏ H2O2 vào hệ phản ứng hiệu suất phân hủy

của vật liệu tăng một cách rõ rệt lên 99 % với

dung dịch MB 30 ppm và > 64 % với dung

dịch MO 10 ppm.

- Khả năng quang xúc tác phân hủy

xanh metylen (MB) và metyl da cam (MO)

của vật liệu BiFeO3 dưới ánh sáng trong vùng

khả kiến đạt hiệu suất phân hủy cao trên 90 %

trong thời gian ngắn 30 phút. Hiệu suất phân

hủy hai dung dịch MB, MO của vật liệu tăng

rõ rệt khi có mặt của H2O2 và phụ thuộc vào tỉ

lệ mol Bi/Fe của vật liệu. Khả năng tái sử

dụng của vật liệu cũng được khẳng định khi

trải qua 3 lần tái sử dụng, hiệu suất phân hủy

chỉ giảm khoảng < 8 %.

- Bước đầu cũng nghiên cứu khả năng

quang xúc tác của vật liệu BiFeO3 để phân

hủy phenol và diazinon dưới bức xạ khả kiến.

Kết quả nghiên cứu thu được khá khả quan

sau 150 phút hiệu suất phân hủy đối với

phenol là 92,42 % và 85,70 % đối với

diazinon.

+ Khả năng quang xúc tác của vật liệu

BiVO4 chế tạo bằng phương pháp đốt cháy

gel PVA nung ở 650 độ C trong 2 giờ là đối

với dung dịch xanh metylen, metyl da cam

dưới bức xạ khả kiến cho kết quả tốt với hiệu

suất phân hủy MB, MO đạt 99% sau 2 giờ

chiếu sáng. Khả năng tái sử dụng của vật liệu

sau 3 lần có hiệu suất phân hủy > 97%.

+ Khả năng quang xúc tác của vật liệu

BiNbO4 chế tạo bằng phương pháp đốt cháy

gel PVA nung ở 850 độ C trong 2 giờ là đối

với dung dịch xanh metylen, metyl da cam

dưới bức xạ khả kiến cho kết quả tốt với hiệu

suất phân hủy MB, MO đạt 99% sau 2 giờ

chiếu sáng. Khả năng tái sử dụng của vật liệu

sau 3 lần có hiệu suất phân hủy > 97%.

+ Khả năng quang xúc tác của vật liệu

BiTaO4 chế tạo bằng phương pháp đốt cháy

gel PVA nung ở 850 độ C trong 2 giờ là đối

với dung dịch Mb, MB dưới bức xạ khả kiến

cho kết quả tốt với hiệu suất phân hủy MB,

MO đạt 99% sau 2 giờ chiếu sáng.

+ Đã nghiên cứu khảo sát phân hủy

metyl đỏ trong vùng ánh sáng khả kiến đối

với các hệ vật liệu BiFeO3, BiVO4, BiNbO4

và BiTaO4 chế tạo được kết quả cho thấy

trong điều kiện thí nghiệm ở 180 phút hiệu

suất phân hủy khá thấp (< 2,5%).

Công trình nghiên cứu đã được đăng

trên Tạp chí Advances in Natural Sciences:

Nanoscience and Nanotechnol và tạp chí Hóa

học.

Với các kết quả nghiên cứu đã đạt

được, hướng nghiên cứu này là rất khả quan,

đặc biệt vật liệu trên cơ sở BiFeO3,

BiVO4,BiNbO4, BiTaO4 có khả năng phân

hủy tốt các chất hữu cơ độc hại.

Sau khi đề tài được nghiệm thu, nhóm

nghiên cứu mong muốn tiếp tục được nghiên

cứu một cách có hệ thống, chi tiết hơn để

hoàn thiện và phát triển loại vật liệu này

nhằm đưa vào ứng dụng xử lý các chất hữu

cơ có độc tính cao khó phân hủy bằng các vật

liệu truyền thống.

Nguồn: most.gov.vn, 29/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 19: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 07/2018 19/48

Công nghệ tuyển quặng barit và tận thu chì trong quặng barit khu vực Bao Tre tỉnh Thanh Hóa

Việt Nam có nguồn tài nguyên barit

tương đối lớn, quặng chứa ba kiểu khoáng

chính: Barit - thạch anh, barit - đất hiếm và

barit sunfua đa kim. Vùng mỏ barit Bao Tre

có diện tích khoảng 46 ha, thuộc xã Bãi

Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Kết

quả báo cáo thăm dò đã khoanh định được 3

thân quặng có trữ lượng cấp 121 122 và tài

nguyên cấp 211 là 374,1 ngàn tấn quặng barit,

trong đó trữ lượng chì kim loại đi kèm là

6.040 tấn. Hiện nay, các mỏ quặng barit có

chứa chì đi kèm, đặc biệt đối với các mỏ có

hàm lượng Pb < 1%, công tác nghiên cứu

tuyển mới chỉ dừng lại trong việc thu hồi sản

phẩm quặng tinh barit đạt chất lượng mà chưa

chú trọng thu hồi quặng tinh chì, gây thất

thoát nguồn tài nguyên khoáng sản, ảnh

hưởng môi trường, giảm hiệu quả kinh tế của

đơn vị sản xuất.

Công nghệ tuyển được áp dụng đối với

khu vực mỏ barit Bao Tre là công nghệ tuyển

nổi barit gồm 1 khâu tuyển chính, 1 khâu

tuyển vét và 1 khâu tuyển tinh từ quặng

nguyên khai có hàm lượng BaSO4 trung bình

là 53,71%, hàm lượng Pb là 0,88%. Yêu cầu

sản phẩm thu được sau quá trình tuyển tại nhà

máy là sản phẩm quặng tinh barit 1 có hàm

lượng 95% BaSO4, tỷ trọng 4,2 g/cm3 phục

vụ cho ngành khoan khai thác dầu khí và xuất

khẩu; quặng tinh barit 2 có hàm lượng 85%

BaSO4 phục vụ nhu cầu làm vật liệu xây dựng

sản xuất xi măng nặng và bê tông chống

phóng xạ... Các sản phẩm quặng tinh barit thu

được từ sơ đồ công nghệ tuyển đạt chất lượng

yêu cầu cung cấp thị trường trong nước, tuy

nhiên chưa đáp ứng yêu cầu làm sản phẩm

xuất khẩu do hàm lượng các tạp chất trong

quặng tinh khá cao, đặc biệt là hàm lượng

SiO2. Mặt khác, hiện nay nhà máy chưa có

công nghệ tuyển thu hồi các khoáng vật có

ích đi kèm trong quặng barit như chì, kẽm,

bạc. Các khoáng vật này, đặc biệt là chì đi

theo quặng tinh barit làm ảnh hưởng đến chất

lượng sản phẩm hoặc theo quặng thải gây thất

thoát và lãng phí nguồn tài nguyên.

Với tình hình như trên, Tổng Công ty

Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Phát đã

có công văn số 151/CV-APT đề nghị Viện

khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim phối

hợp thực hiện nghiên cứu công nghệ tuyển

quặng barit và tận thu chì trong quặng barit,

từ đó là cơ sở để áp dụng công nghệ trực tiếp

vào thực tiễn sản xuất cho đơn vị này.

Để triển khai nghiên cứu quy trình

công nghệ tuyển phù hợp, đồng thời tận thu

được tối đa quặng tinh chì đi kèm, năm 2016,

nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công

nghệ Mỏ - Luyện kim do ThS. Phạm Đức

Phong làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài

“Nghiên cứu công nghệ tuyển quặng barit và

tận thu chì trong quặng barit khu vực Bao Tre

tỉnh Thanh Hóa”.

Đề tài đã thu được một số kết quả

nổi bật sau:

- Quặng barit khu vực Bao Tre tỉnh

Thanh Hóa là đối tượng quặng có thành phần

vật chất thuộc loại hình barit - thạch anh -

sunfua. Trong mẫu, barit và thạch anh chiếm

Page 20: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 20/48

thành phần chủ đạo, ngoài ra còn có các

khoáng vật khác như galenit, sphalerit,

chalcopyrit, pyrit xâm nhiễm trong nền quặng

barit - thạch anh. Kết quả phân tích hóa đa

nguyên tố mẫu quặng nguyên khai, hàm

lượng BaSO4 là 53,25%, hàm lượng Pb là

0,81%, các thành phần có ích khác có hàm

lượng rất nhỏ.

- Kết quả nghiên cứu thành phần độ

hạt mẫu nghiên cứu đã được gia công xuống

độ hạt -2mm, thu hoạch các cấp hạt thô

(0,074mm) chiếm 85,25%, cấp hạt mịn (-

0,074mm) chiếm 14,75%. Hàm lượng BaSO4,

Pb có xu hướng tăng khi giảm dần độ hạt. Để

thu được quặng tinh barit và quặng tinh chì

đạt yêu cầu chất lượng cần gia công giảm độ

hạt để phá vỡ được các kết hạch xâm nhiễm

trong mẫu.

- Kết quả nghiên cứu tuyển mẫu công

nghệ trên thiết bị bàn đãi không hiệu quả: Sản

phẩm quặng tinh chì đạt hàm lượng 23,01%

Pb, với thực thu là 24,37%, sản phẩm quặng

tinh barit đạt hàm lượng 93,67% BaSO4, với

thực thu 54,68%.

Sơ đồ công nghệ tuyển mẫu quặng

barit khu vực Bao Tre, Thanh Hóa bao gồm 2

khâu tuyển nổi chọn riêng thu hồi quặng tinh

chì và tuyển nổi chọn riêng thu hồi quặng tinh

barit. Kết quả nghiên cứu đối với từng khâu

tuyển như sau:

Đối với khâu tuyển nổi chọn riêng chì:

Sơ đồ công nghệ tuyển gồm 1 lần tuyển

chính, 2 lần tuyển vét, 2 lần tuyển tinh với

chế độ tuyển như sau: Độ mịn nghiền: 85%

cấp hạt -0,074 mm; Môi trường tuyển pH=8;

Chi phí thuốc đè chìm: Na2SiO3=200 g/t; Chi

phí thuốc tập hợp: Butyl xantat= 200 g/t; Chi

phí thuốc tạo bọt: Flotinor 7166=100 g/t;

Đối với khâu tuyển nổi chọn riêng

barit: Sơ đồ công nghệ tuyển gồm 1 lần tuyển

chính, 2 lần tuyển vét, 2 lần tuyển tinh với

chế độ thuốc tuyển như sau: Môi trường

tuyển pH=8; Chi phí thuốc đè chìm:

Na2SiO3=600 g/t; Chi phí thuốc kích động:

BaCl2=300 g/t; Chi phí thuốc tập hợp:

Flotinor S72=700 g/t; Chi phí thuốc tạo bọt:

Flotol B=20 g/t.

Tổng hợp kết quả thí nghiệm tuyển nổi

sơ đồ vòng kín đã thu được sản phẩm quặng

tinh chì đạt hàm lượng 51,56% Pb, thực thu

Pb đạt 75,09%; sản phẩm quặng tinh 1 barit

đạt hàm lượng 95,28% BaSO4, sản phẩm

quặng tinh 2 barit đạt hàm lượng 87,43%

BaSO4 ; tổng thực thu sản phẩm quặng tinh

barit đạt 95,89%. Các chỉ tiêu về hàm lượng

và thực thu đều vượt so với mục tiêu đặt ra và

có tính lặp lại. Điều đó khẳng định quy trình

công nghệ cũng như các chỉ tiêu công nghệ

đạt được có tính khả thi cao.

Kết quả nghiên cứu nâng cao hàm

lượng SiO2 trong quặng thải đã thu được sản

phẩm phụ có hàm lượng SiO2=98,11%, hàm

lượng các nguyên tố TiO2 =0,01%,

Fe2O3=0,32%, Al2O3=0,29%, đều trong giới

hạn cho phép đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu làm

sản phẩm khuôn đúc.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết

quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13475) tại

Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc

gia.

Nguồn: most.gov.vn, 29/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 21: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 21/48

Nghiên cứu sự tiến hóa magma - kiến tạo đới cấu trúc Fansipan

Vết lộ F.3051. Chuỗi thấu kính amphibolit xen kẹp đá phiến kết tinh ở Suối Giấu

Đới Fansipan được cấu thành chủ yếu

từ các đá magma xâm nhập thành phần trung

tính - axit, thuộc loạt kiềm vôi, á kiềm và

kiềm, có tuổi rất khác nhau, từ Tiền Cambri,

Paleozoi muộn - Mesozoi sớm và Kainozoi

sớm. Toàn khu vực đã trải qua nhiều giai

đoạn hoạt động magma với lịch sử tiến hoá

phức tạp. Các đá magma điển hình và chiếm

khối lượng lớn trong đới cấu trúc là granitoid

của phức hệ Yê Yên Sun, phức hệ Mường

Hum và phức hệ Po Sen. Từ những năm 1960

trở lại đây đã có nhiều nhà địa chất trong và

ngoài nước quan tâm nghiên cứu các thành

tạo magma trên đới Fansipan cũng như chế độ

địa động lực hình thành chúng. Tuy nhiên,

các đá magma trong đới Fansipan chưa được

nghiên cứu đồng đều, các đá magma tuổi

Mesozoi đến Kanozoi được đầu tư nghiên cứu

khá kỹ cả về nguồn gốc và tuổi thành tạo

bằng những phương pháp phân tích hiện đại

có độ chính xác cao.

Bởi vậy, Đề tài: “Nghiên cứu sự tiến

hóa magma - kiến tạo đới cấu trúc Fansipan”

là nhiệm vụ rất thiết thực và có tính thời sự.

Được Cơ quan chủ trì Viện Khoa học và Địa

chất Khoáng sản phối hợp cùng Chủ nhiệm

Th.S. Bùi Thế Anh để thực hiện. Kết quả

nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khôi phục

lại lịch sử tiến hóa kiến tạo đới Fansipan và

có cái nhìn tổng thể hơn về kiến tạo rìa địa

khu liên hợp Việt - Trung. Các kết quả mới

về tuổi thành tạo của các thành tạo magma có

được từ đề tài là những số liệu tin cậy và quan

trọng trong công tác hiệu chỉnh, ghép nối bản

đồ và trong đo vẽ bản đồ địa chất ở tỷ lệ lớn.

Đề tài đã thu được những kết quả

như sau:

1) Xác định thời gian thành tạo các đá

magma trên đới Fansipan:

+ Tuổi thành tạo của granitoit phức hệ

Ca Vịnh với hai giai đoạn là 2.933 và 2.860

triệu năm;

+ Tuổi thành tạo granitoit Xóm Giấu là

1.841-1.825 triệu năm;

+ Xác định được hai (02) kiểu gabro

Bảo Hà với các ngấn tuổi tương ứng 2.315 và

1.760 triệu năm; xác định tuổi granitoit Bản

Ngậm là 2.325 triệu năm. Từ đó phân chia

được hai kiểu gabro Bảo Hà tương ứng với

hai giai đoạn Paleoproterozoi sớm và

Paleoproterozoi muộn. Kiểu thứ nhất có thời

gian thành tạo gần gũi với granitoit phức hệ

Bản Ngậm, được kiến nghị ghép vào tổ hợp

magma tương phản Bảo Hà - Bản Ngậm; kiểu

thứ hai gần gũi với các đá gabro vùng Ngòi

Hút và granitoit Xóm Giấu thực thụ;

2) Làm rõ bản chất magma của các đối

tượng nghiên cứu trên đới cấu trúc Fansipan,

cụ thể: Phức hệ Ca Vịnh được hình thành do

sự tái nóng chảy vỏ lục địa cổ có trộn lẫn với

vật chất manti; granit Ca Vịnh đã ghi nhận sự

kiện nhiệt kiến tạo vào giai đoạn 1.85-2.0-2.4

tỉ năm gần với thời gian thành tạo granit Xóm

Giấu; granit Xóm Giấu có nguồn gốc vỏ và

có thể là sản phẩm nóng chảy từng phần của

granit Ca Vịnh; các đá gabro Bảo Hà được

Page 22: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 22/48

hình thành do nóng chảy từng phần của manti

và có hỗn nhiễm vỏ không đáng kể.

3) Xác định được 6 pha hoạt động

magma chính trên đới cấu trúc đi cùng với

các pha hoạt động nhiệt - kiến tạo, từ đó xác

lập (khôi phục) lịch sử tiến hóa magma - kiến

tạo đới Fansipan. Các giai đoạn hoạt động

magma - kiến tạo gồm: (1) giai đoạn Arkei,

(2) giai đoạn Paleoproterozoi sớm, (3) giai

đoạn Paleoproterozoi muộn, (4) giai đoạn

Neoproterozoi, (5) giai đoạn Paleozoi muộn -

Mezozoi sớm, (6) giai đoạn Kainozoi;

4. Dự báo khả năng sinh kim của các

đá magma đới Fansipan, theo đó, các đá

magma có tuổi cổ (tiền Cambri) chưa có

những biểu hiện về tiềm năng sinh kim rệt;

các thành tạo magma granitoit phức hệ Yê

Yên Sun có tiềm năng sinh khoáng sản

molypden; các granitoit và các đá mạch đi

kèm giai đoạn Neoproterozoi, trong đó có cả

các đá granitoit phức hệ Po Sen, có khả năng

sinh khoáng đồng; các đá granit có tuổi Permi

- Trias phức hệ Mường Hum, có tiềm năng

sinh đất hiếm.

5) Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng

góp thêm nhiều số liệu về tuổi đồng vị U-Pb

với độ tin cậy cao, qua đó góp phần quan

trọng vào việc định hướng cho các công tác

đo vẽ và thăm dò địa chất ở các tỷ lệ lớn cũng

như đo vẽ cấu trúc trong các bản đồ tỷ lệ nhỏ.

+ Đóng góp tài liệu, số liệu tin cậy, có

giá trị vào cơ sở dữ liệu về magma - kiến tạo

làm tài liệu tham khảo tin cậy cho các trường

đại học; các cơ quan nghiên cứu địa chất.

+ Góp phần làm sáng tỏ bình đồ cấu

trúc địa chất đới Fansipan, làm cơ sở đề đối

sánh với các đới cấu trúc lân cận.

Nguồn: Vista.gov.vn, 21/09/2018

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Sử dụng năng lượng thác nước công suất nhỏ để sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm

Nhóm nghiên cứu bao gồm: Võ Chí

Chính, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng,

Vũ Huy Khuê, Trường Đại học Bách khoa Hà

Nội và Mã Phước Hoàng cũng thuộc Trường

Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu

sử dụng năng lượng thác nước công suất nhỏ

để sản xuất đá viên và bảo quản thực phẩm ở

Đà Nẵng.

Theo nhóm nghiên cứu, nguồn năng

lượng nước được sử dụng trực tiếp để chạy

máy lạnh, không qua khâu sản xuất điện nên

giảm chi phí đầu tư và vận hành. Khác với hệ

thống sản xuất điện năng, lưu lượng nước

phải đảm bảo một giá trị nào đó, thì hệ thống

Page 23: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 23/48

làm lạnh khi lưu lượng nhỏ vẫn có thể làm

việc được, nhưng thời gian làm lạnh tăng. Dự

án đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho

khu du lịch hằng năm và tăng tính chủ động

trong kinh doanh sản xuất. Từ các kết quả

triển khai lắp đặt và đánh giá hiệu quả kinh tế

cho thấy việc ứng dụng sức nước tại các khu

du lịch sinh thái là hiệu quả và cần thiết. Nó

không những mang lại các giá trị kinh tế to

lớn mà còn tăng tính chủ động trong kinh

doanh sản xuất cho doanh nghiệp. Kết quả

nghiên cứu góp phần bảo vệ môi trường, tạo

công ăn việc làm cho người dân địa phương,

có triển vọng được nhân rộng.

Địa hình dốc nên có rất nhiều thác

nước lớn, nhỏ là các nguồn năng lượng nước

có công suất từ nhỏ đến lớn. Riêng các nguồn

công suất nhỏ, việc khai thác sử dụng cục bộ

không ảnh hưởng đến môi trường môi sinh vì

công suất rất nhỏ. Tuy nhiên những giá trị mà

các nguồn này mang lại cho các cơ sở du lịch

là rất đáng kể, nó đủ cung cấp nguồn điện

chiếu sáng và các dịch vụ vui chơi cho các

khu du lịch.

Nhóm tác giả đã tiến hành tính toán

thiết kế, lắp đặt và vận hành thành công, hiệu

quả tốt tại cơ sở du lịch sinh thái Lái Thiêu

thuộc thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa

Vang, thành phố Đà Nẵng. Do đặc điểm

nguồn nước có sẵn nên năng lượng nước và

nguồn nước sử dụng làm đá không phải mua,

vì vậy không tính vào chi phí vận hành. Như

vậy, chi phí vận hành chủ yếu là chi phí nhân

công. Về hiệu quả kinh tế của dự án, kết quả

cho thấy số năm hoàn vốn là 3 năm 3 tháng.

Việc triển khai dự án không những mang lại

hiệu quả kinh tế mà còn tăng tính chủ động

trong kinh doanh sản xuất cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhờ tận dụng các nguồn năng lượng

tự nhiên có thể tiết kiệm đáng kể việc sử dụng

các nguồn năng lượng hóa thạch. Dự án cũng

mang lại công ăn việc làm cho một bộ phận

người lao động địa phương. Từ kết quả triển

khai và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án,

nhóm nghiên cứu nhận định, dự án có thời

gian hoàn vốn rất nhanh..

Nguồn: Vista.gov.vn, 25/09/2018

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chọn lọc dòng xạ khuẩn có khả năng kiểm soát nấm gây bệnh trên cây cao su

Là nội dung chính trong đề tài nghiên

cứu của nhóm tác giả Hoàng Trọng Minh

Quân, Nguyễn Thị Bạch Huệ, Huỳnh Thị

Diễm Phúc (Trung tâm Phát triển Khoa học

và Công nghệ Trẻ) và cộng sự. Mục tiêu của

nghiên cứu là xác định được chủng xạ khuẩn

phù hợp để sản xuất chế phẩm có khả năng

diệt trừ hiệu quả nấm Corynespora cassiicola

gây bệnh cho cây cao su nhưng vẫn thân thiện

với môi trường và hệ sinh thái.

Cao su là một trong các loại cây công

nghiệp quan trọng nhất tại nước ta do các sản

phẩm từ nhựa cao su có tính ứng dụng cao và

không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực. Tuy

nhiên, cây cao su thường bị rụng lá, giảm sản

lượng và chết hàng loạt do loài nấm nội ký

sinh C. Cassiicola tấn công lên tất cả cả giai

đoạn sống của cây. Đây là loài nấm có phổ

sinh trưởng rộng, tồn tại khắp nơi, vì vậy khả

năng gây bệnh của nấm luôn tiềm tàng và có

thể bùng pháp thành dịch nếu có điều kiện

phù hợp. Tuy hiện nay đã có một số thuốc

bảo vệ thực vật thương mại có khả năng diệt

nấm, nhưng hầu hết đều có phổ diệt rộng và

có tác động xấu đến môi trường và sức khỏe

con người.

Page 24: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 24/48

Từ đối tượng nghiên cứu là nấm C.

Cassiicola phân lập từ mẫu lá cao su có triệu

chứng nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu đã

tiến hành: phân lập, làm thuần xạ khuẩn từ

Vườn quốc gia Cát Tiên và khảo sát sơ bộ

hoạt tính kháng nấm C. Cassiicola; khảo sát

điều kiện thích hợp cho lên men đồng nuôi

cấy xạ khuẩn với nấm C. Cassiicola; thử hoạt

tính kháng nấm C. Cassiicola in vitro và ex

vivo của dịch chiết sau đồng nuôi cấy; phân

tích và dự đoán các hợp chất tiềm năng từ

dịch đồng nuôi cấy có hiệu quả kháng nấm C.

Cassiicola bằng phương pháp sắc ký lỏng cao

áp/hiệu năng cao.

Với 100 chủng xạ khuẩn thu được từ

quá trình phân lập, các nhà nghiên cứu đã xác

định được 7 chủng có thể sản sinh hợp chất

kháng nấm C. Cassiicola rõ ràng, trong đó,

chủng PT2 (Strep. misionensis) có hoạt tính

mạnh nhất và có khả năng ngăn chặn sự phát

triển của bệnh trong ít nhất 72 giờ. Nghiên

cứu cũng chọn được môi trường và điều kiện

nuôi cấy thích hợp để sinh hợp chất tự nhiên

là L4, 300C, 150 rpm trong 7 ngày. Ngoài ra,

việc đồng nuôi cấy xạ khuẩn với C.

Cassiicola trong môi trường ISP2 ở điều kiện

khảo sát hầu như không tạo thêm hợp chất

mới nào có khả năng kháng nấm.

Nguồn: Kim Tiến, Cesti.gov.vn,

25/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu quy trình nhân sinh khối tảo giàu astaxanthin ở quy mô bình 20 lít

Để đáp ứng nhu cầu của người chăn

nuôi trong việc cải thiện màu sắc cho động

vật thủy sản, nhóm tác giả Nguyễn Thi

Kim Liên, Trương Thị Thúy Hằng, Vũ Thị

Ngọc Nhung (Trung tâm Nghiên cứu và

Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao) đã

tiến hành xây dựng quy trình nhân nuôi

tảo H.pluvialis giàu hàm lượng astaxanthin

ở quy mô 20 lít, đồng thời đánh giá chất

lượng chế phẩm astaxanthin thu được.

Các loại thủy sản được nuôi nhân tạo

sau một thời gian thường có màu sắc nhạt dần

và kém rực rỡ. Do đó, người nuôi thường bổ

sung astaxanthin vào thức ăn nhằm cải thiện

màu sắc trên động vật thủy sản. Ngoài các

loại astaxanthin có nguồn gốc từ nấm, vi

khuẩn và tảo biển, astaxanthin tổng hợp hóa

học là loại được sử dụng phổ biến nhất nhưng

lại có các ảnh hưởng gây suy thoái môi

trường. Trong khi đó, loài vi tảo lục

H.pluvialis có khả năng tính lũy astaxanthin

lên đến 4% sinh khối khô và thân thiện với

môi trường. Vì vậy, việc chọn tảo H.luvialis

để chiết xuất astaxanthin làm nguyên liệu bổ

sung vào thức ăn cho thủy sản là hoàn toàn

khả thi.

Nghiên cứu được thực hiện trên chủng

tảo H.luvialis do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

Thủy sản 2 cung cấp với 2 nội dung chính

gồm: xây dựng quy trình nuôi cấy tảo

H.luvialis giàu astaxanthin ở quy mô 20 lít và

nghiên cứu quy trình tách chiết astaxanthin từ

tảo H.luvialis.

Các nhà nghiên cứu đã xây dựng được

quy trình nuôi sinh khối tảo H.luvialis ở quy

mô 20 lít theo 2 pha: pha 1 dùng ánh sáng đèn

LED với cường độ chiếu 90 µmol/m2/s trong

12 giờ; pha 2 dùng ánh sáng đèn LED với

cường độ chiếu 120 µmol/m2/s trong 12 giờ.

Kết quả thu được mật độ trung bình tảo cao

nhất là 4,93x105, với hàm lượng sắc tố

astaxanthin đạt 3142,93 µg/l và hàm lượng

astaxanthin sau khi trích ly đạt từ 5144-

7535,8 µg/l, chiếm từ 2,34-6,61%/sinh khối

khô.

Page 25: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 25/48

Nguồn: Kim Tiến, Cesti.gov.vn,

28/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Chế phẩm nấm Peacilomyces lilacinus - Hiệu quả trong phòng trừ tuyến trùng sần rễ hồ tiêu

Nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị

Hai, Chu Thị Bích Phượng, Đinh Thành

Hiếu (Trường ĐH Công nghệ TP.HCM)

thực hiện đánh giá hiệu quả gây chết tuyến

trùng (Meloidogyne sp.) hại cây hồ tiêu của

chế phẩm nấm Peacilomyces lilacinus sản

xuất từ chủng Peacilomyces lilacinus HT1.

Tuyến trùng sần rễ (Meloidogyne sp.)

là sinh vật gây hại trực tiếp đến sinh trưởng

phát triển của cây hồ tiêu, ngoài ra chúng còn

tạo điều kiện cho các loài nấm bệnh khác gây

nhiều bệnh hại nguy hiểm cho cây hồ tiêu.

Các phương pháp phòng trừ chủ yếu dựa vào

hóa học nhưng hiệu quả không cao, đồng thời

việc lạm dụng hóa học làm giảm chất lượng

hồ tiêu. Chủng nấm P. lilacinus HT1 được

phân lập từ đất vùng rễ của cây Jatropha bị

tuyến trùng Meloidogyne sp. gây hại và được

đánh giá có khả năng ký sinh cao trên tuyến

trùng Meloidogyne sp.

Trong nghiên cứu này (đăng trên tạp

chí Bảo vệ thực vật, số 3/2018), nhóm tác giả

khảo sát hiệu quả gây chết tuyến trùng cái của

chế phẩm nấm P. lilacinus trong phòng thí

nghiệm và đánh giá khả năng phòng trừ tuyến

trùng của chế phẩm trên đồng ruộng.

Kết quả cho thấy, trong điều kiện

phòng thí nghiệm (nuôi cấy nấm trên các đĩa

PDA, sau 5 ngày tiến hành cấy tuyến trùng

cáiMeloidogyne sp. với số lượng 8 tuyến

trùng cái/đĩa, sau đó mỗi ngày thu lấy tuyến

trùng cái có triệu chứng bị nấm ký sinh và

quan sát sự lây nhiễm nấm P. lilacinus trên

tuyến trùng cái), chế phẩm nấm P.

lilacinus ký sinh 93,75 số tuyến trùng cái sau

5 ngày nhiễm nấm và 95,33% túi trứng của

tuyến trùng Meloidogyne sp. sau 6 ngày

nhiễm nấm. Ở điều kiện đồng ruộng, chế

phẩm nấm P. lilacinus 1 x 108 bào tử/g (liều

lượng 20kg/ha) cho hiệu lực đối với tuyến

trùng trong đất trồng hồ tiêu là 73,67%, tương

đương với hiệu lực của thuốc carbosulfan sau

2 tuần xử lý. Chỉ số bệnh vàng lá ở hồ tiêu

được xử lý bằng chế phẩm nấm P.

lilacinus sau 2 tuần cũng giảm hơn hẳn so với

hồ tiêu không xử lý bằng chế phẩm nấm và có

chiều hướng giảm hơn so với xử lý bằng

thuốc hóa học. Do vậy, nấm P.

lilacinus ngoài việc ký sinh lên tuyến trùng và

túi trứng, còn có khả năng kích thích sự phát

triển của cây, qua đó làm giảm khả năng

nhiễm bệnh cho cây.

Nguồn: Lam Vân, Cesti.gov.vn,

20/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 26: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 09/2018 26/48

Y - DƯỢC

Giường đệm thông minh cho người già và người bệnh

Nhóm sinh viên chế tạo sản phẩm giường đệm thông minh của Trường Đại học Bách khoa

Đà Nẵng

Nhóm sinh viên trường Đại học Bách

khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu và chế tạo thành

công sản phẩm “giường đệm thông minh”

dành cho người già và người bị bệnh về

xương khớp.

Theo anh Võ Văn Quốc, trưởng nhóm

nghiên cứu chế tạo sản phẩm, sản phẩm được

kết cấu với bộ khung chính bằng sắt và lớp vỏ

ngoài làm bằng gỗ, sau đó mặt trên được bọc

một lớp đệm mềm (có khả năng hút ẩm).

Đệm được điều khiển hoàn toàn bằng hệ

thống cơ cấu cơ khí và mạch điện tử được lắp

đặt nằm phía dưới đệm. Để thao tác với nệm

người dùng sử dụng hệ thống nút bấm được

gắn liền trên đệm. Chức năng chính của chiếc

giường thông minh này chính là việc giúp tự

động nâng hạ phần thân trên, giúp người sử

dụng đệm dễ dàng thay đổi tư thế chuyển từ

nằm sang ngồi và ngược lại.

Điều đặc biệt, đệm có thể xoay 180 độ

giúp người bệnh thay đổi hướng nhìn để dễ

dàng di chuyển lên xuống đệm hay tiện cho

việc chăm sóc của người nhà. Ngoài ra, đệm

có khả năng theo dõi tình trạng của người

bệnh và báo cho người nhà biết về tình trạng

của người sử dụng đệm.

Đây là nghiên cứu xuất phát từ thực tế

việc sinh hoạt, thay đổi tư thế khó khăn của

người già và người bị bệnh xương khớp. Các

tác giả muốn tạo ra một sản phẩm mà có thể hỗ

trợ họ dễ dàng thay đổi tư thế, tạo ra sự thoải

mái trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra đệm

còn là một công cụ hỗ trợ cho người nhà những

bệnh nhân về xương khớp có thể thuận tiện

trong việc theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.

Các tác giả hy vọng sản phẩm này có

thể được phát triển hơn nữa để được sử dụng

một cách rộng rãi. Về vấn đề thương mại hóa

sản phẩm, các tác giả vẫn chưa thực sự nghĩ

tới việc đưa sản phẩm này ra thị trường với

mục đích thương mại. Trước mắt, các thành

viên trong nhóm phải dành thời gian cho việc

học tập. Có thể trong tương lai gần thì việc

thương mại hóa sản phẩm này sẽ thành hiên

thực.

Nguồn: Vista.gov.vn, 21/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 27: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 27/48

Vaccine ‘made in Vietnam’ phòng cúm mùa, cúm đại dịch

Sản xuất vaccine tại Việt Nam.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, vaccine

phòng cúm mùa và vaccine phòng cúm đại

dịch sản xuất tại Việt Nam đều an toàn và có

khả năng tạo đáp ứng miễn dịch ở người

trưởng thành khỏe mạnh.

TS. Lê Văn Bé, Viện trưởng Viện

Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) cho biết,

Viện đã thực hiện thành công các giai đoạn

thử nghiệm lâm sàng cho 2 loại vaccine cúm

do Viện sản xuất và đang trong quá trình nộp

hồ sơ xin đăng ký lưu hành các vaccine này.

Dự kiến, 2 vaccine sẽ được cấp phép lưu hành

vào năm 2019.

Đây là kết quả của 9 năm hợp tác quốc

tế của Bộ Y tế cũng như IVAC nhằm nâng

cao năng lực sản xuất vaccine và khả năng

sẵn sàng ứng phó đại dịch của Việt Nam.

Đó là vaccine cúm mùa bất hoạt tam

giá phòng 3 chủng cúm gồm A/H1N1,

A/H3N2, B và vaccine cúm tiền đại dịch bất

hoạt A/H5N1 - một loại chủng cúm gia cầm

đã rải rác lây truyền sang người trong những

năm qua. Cả 2 vaccine này đều an toàn và có

khả năng tạo đáp ứng miễn dịch ở người

trưởng thành khỏe mạnh.

Theo IVAC, cúm mùa là nguyên nhân

gây ra tới 650.000 ca tử vong và khoảng 3-5

triệu trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng trên

toàn thế giới hằng năm. Riêng Việt Nam mỗi

năm có hơn 1 triệu ca bị hội chứng cúm.

Thực tế cho thấy, các chủng cúm có

sức hủy diệt mạnh mẽ, xuất hiện và gây ra các

đợt bùng phát lan rộng ở nhiều nơi trên thế

giới. Đại dịch cúm lớn xảy ra gần đây có tác

động đến Việt Nam là đại dịch cúm A/H1N1

năm 2009, kéo dài trong vòng 12 tháng, đã

gây ra hơn 284.000 ca tử vong trên toàn thế

giới, trong đó có 78.000 người ở khu vực

Đông Nam Á.

Việt Nam từ trước tới nay đã thiếu

nguồn cung cấp vaccine cúm bền vững và

buộc phải dựa vào các nhà sản xuất nước

ngoài. Cách tốt nhất để đảm bảo sự tiếp cận

của Việt Nam với vaccine chính là tự mình

sản xuất với mức giá hợp lý, từ đó giúp duy

trì năng lực sản xuất liên tục. Việc duy trì

năng lực sản xuất liên tục sẽ lại làm tăng khả

năng chuẩn bị ứng phó đại dịch do việc dễ

dàng chuyển đổi từ sản xuất vaccine cúm mùa

sang sản xuất vaccine cúm đại dịch nếu cần.

Từ năm 2010, Ủy ban Công tác về các

tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PATH) đã

hợp tác với Bộ Y tế xây dựng kế hoạch dài

hạn liên quan đến sản xuất và sử dụng

vaccine cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng

và hướng dẫn đăng ký vaccine cúm.

PATH cũng phối hợp với Cơ quan

Nghiên cứu phát triển tiên tiến về y sinh học

(BARDA) và WHO hỗ trợ IVAC phát triển

sản xuất vaccine cúm mùa và cúm tiền đại

dịch sử dụng công nghệ trứng gà có phôi. Bên

cạnh đó, PATH cũng hỗ trợ Công ty TNHH

MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1

(VABIOTECH) phát triển vaccine cúm tiền

đại dịch A/H5N1 bất hoạt sử dụng công nghệ

nuôi cấy trên tế bào.

Page 28: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 28/48

Giữa năm 2017 và 2018, thử nghiệm

lâm sàng giai đoạn 2/3 vaccine cúm mùa của

IVAC để phòng 3 chủng cúm, và vaccine

cúm A/H5N1 đã được hoàn thành. Đây là

đánh giá cuối cùng trước khi các vaccine có

thể được cấp phép để lưu hành.

Thành công trong việc việc sản xuất

vaccine cúm bền vững đã giúp Việt Nam trở

thành nhà tiên phong trong số các nước có thu

nhập thấp và trung bình về phát triển và sản

xuất vaccine. Những nỗ lực của IVAC trong

việc tự sản xuất vaccine cúm trong nước

không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Việt

Nam, mà còn giúp tăng nguồn cung ứng

vaccine cúm trong khu vực và trên thế giới.

Cuối tháng 8 vừa qua, tại hội thảo về

dự án sản xuất vaccine cúm mùa ở quy mô

công nghiệp tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y

tế Nguyễn Thanh Long thông báo, vaccine

cúm mùa do Việt Nam sản xuất đã có đơn

hàng đầu tiên của WHO.

Việt Nam là 1 trong 14 quốc gia được

WHO đặt hàng cơ sở sản xuất vaccine cúm

mùa phục vụ phòng chống đại dịch trên thế

giới. WHO cũng đánh giá rất cao vaccine

cúm mùa của Việt Nam.

Giá thành vaccine cúm mùa 3 trong 1

do Việt Nam sản xuất chỉ bằng 1/3 giá thành

vaccine cúm mùa nhập khẩu, với chi phí

80.000-120.000 đồng/liều.

Nguồn: Vista.gov.vn, 25/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Hiệu quả của một số biện pháp phòng chống loãng xương ở người trên 45 tuổi tại TP.HCM

Nhóm tác giả Nguyễn Trung Hòa,

Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thị Thắm

(Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp)

và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đánh

giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp

cộng đồng phòng chống loãng xương ở

người từ 45 tuổi trở lên trong năm 2013–

2015 tại TP.HCM. Mục đích của nghiên

cứu là nâng cao hiểu biết của người dân về

bệnh, cũng như tìm ra biện pháp làm giảm

tỷ lệ mắc mới và tầm soát bệnh loãng

xương hiệu quả.

Loãng xương là một loại bệnh thầm

lặng ở người cao tuổi, thường gây biến chứng

gãy xương nên đòi hỏi chi phí chăm sóc và

điều trị cao. Bệnh đã trở thành một trong

những vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu và

là gánh nặng lên ngân sách y tế của nhiều

quốc gia. Trên thế giới, đã có nhiều nước triển

khai thực hiện phòng chống bệnh loãng xương

nhằm nâng cao nhận thức của người dân ở

nhiều lứa tuổi, đồng thời dành nhiều sự quan

tâm cho việc tăng cường các phương tiện tầm

soát và chẩn đoán sớm bệnh. Tuy nhiên, các

thiết bị tầm soát loãng xương tại Việt Nam

hiện nay vẫn còn rất hạn chế so với nhu cầu

của người bệnh. Do đó, việc đánh giá hiệu quả

của một số biện pháp can thiệp cộng đồng để

phòng chống loãng xương ngay từ ban đầu là

rất cần thiết trong thời buổi hiện nay.

Để thực hiện đề tài, các nhà nghiên

cứu đã tiến hành những nội dung sau: xác

định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến

loãng xương ở người từ 45 tuổi trở lên tại

TP.HCM; so sánh mật độ xương bằng kỹ

thuật DXA (hấp thụ X-quang năng lượng

kép) ngoại biên tại đầu xa xương cẳng tay với

DXA trung tâm; đánh giá hiệu quả của một số

biện pháp can thiệp cộng đồng như truyền

thông giáo dục thay đổi hành vi, thực hiện

Page 29: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 29/48

chế độ ăn giàu can-xi, tập luyện thể lực và

phòng chống té ngã.

Kết quả cho thấy, tỉ lệ người dân mắc

bệnh loãng xương cao (37,9%, nam giới mắc

bệnh thấp hơn nữ giới) và có xu hướng tăng

dần theo độ tuổi. Nhóm có nguy cơ mắc cao

nhất là phụ nữ mãn kinh với tỷ lệ 54,6%. Bên

cạnh giới tính và độ tuổi, các yếu tố khác có

liên quan đến tình trạng bệnh là nghề nghiệp,

học vấn, lạm dụng rượu bia và thuốc lá,…

Mặt khác, có thể cải thiện tình trạng bệnh

bằng cách tập thể dục, có kiến thức, thái độ

và thực hành tốt về phòng chống loãng

xương.

Bên cạnh đó, hiệu quả của việc thực

hiện các biện pháp can thiệp cộng đồng cho

thấy, tỷ lệ người dân nhận được thông tin về

bệnh đạt 81,9%; thực hiện chế độ ăn uống bổ

sung canxi là 80,8% (tăng 11,2%); tập thể dục

thường xuyên là 75,8% (tăng 14,6%) và có

kiến thức tốt về bệnh là 47% (tăng 16,4%)..

Nguồn: Kim Tiến, Cesti.gov.vn,

10/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Khả năng kháng oxy hóa và kích thích miễn dịch của bài thuốc Nam Địa Long trong điều trị ung thư

Với mục đích tìm kiếm các bằng

chứng khoa học cho tác dụng kích thích

miễn dịch và kháng oxy hóa của bài thuốc y

học cổ truyền Nam Địa Long, nhóm tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Nương, Bùi Thị Như Ngọc,

Nguyễn Thái Hoàng Tâm (Trung tâm Phát

triển Khoa học và Công nghệ Trẻ) và cộng

sự đã thực hiện nghiên cứu về khả năng hỗ

trợ điều trị ung thư của bài thuốc trên mô

hình chuột bị suy giảm miễn dịch bởi chất

hóa trị cyclophosphamide (CY).

Hiện nay, hai phương pháp xạ trị và

hóa trị phổ biến trong điều trị ung thư luôn gây

ra nhiều tác dụng phụ, làm cơ thể người bệnh

suy yếu, đau đớn và suy nhược nghiêm trọng.

Ngoài việc tiêu diệt các tế bào ung thư, các

phương pháp này còn tiêu diệt luôn những tế

bào khỏe mạnh, đặc biệt là các tế bào như tủy

xương, miễn dịch, niêm mạc ruột, tóc… Thêm

vào đó, việc sử dụng hóa chất trị liệu trong

thời gian dài có thể khiến cơ thể bệnh nhân

kháng thuốc, dẫn đến suy giảm hiệu quả điều

trị ung thư.

Bài thuốc y học cổ truyền Nam Địa

Long (bao gồm các thành phần như địa long,

đậu đen, đậu xanh và bồ ngót) thường được

dân gian sử dụng trong điều trị các bệnh viêm

khớp, động kinh, ung thư… Do các tác dụng

phụ tiêu cực của phương pháp xạ trị và hóa trị,

nhiều bệnh nhân đã sử dụng các bài thuốc y

học cổ truyền như Nam Địa Long làm liệu

pháp thay thế trong điều trị ung thư. Tuy

nhiên, hiện vẫn chưa có nghiên cứu hay công

bố khoa học nào về hiệu quả điều trị của bài

thuốc này. Vì vậy, việc khảo sát các tác động

độc tế bào ung thư, kháng oxy hóa và kích

thích miễn dịch của bài thuốc Nam Địa Long

là rất cần thiết.

Kết quả cho thấy, bài thuốc Nam Địa

Long có tác động kích thích miễn dịch dựa

trên tăng sinh tế bào miễn dịch, đồng thời làm

giảm các tác hại gây ra bởi stress oxy hóa, cụ

thể như: ngăn chặn được sự sụt giảm trọng

lượng cơ thể, cải thiện phần trăm trọng lượng

lách và tuyến ức của chuột bị tiêm 150mg

CY/kg thể trọng; kích thích tăng sinh bạch cầu

tổng (42-44%), bạch cầu lympho (48-53%),

đặc biệt là lympho TCD4 (34-43%) và lympho

TCD8 (35-46%); ngăn chặn quá trình peroxy

hóa lipid do tác động sản sinh gốc tự do của

Page 30: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 30/48

CY; làm tăng mức độ kháng oxy hóa nội bào

và hiệu quả của các enzyme kháng oxy hóa

SOD2 và CAT.

Nguồn: Kim Tiến, Cesti.gov.vn,

11/09/2018

Trở về đầu trang

**************

NÔNG NGHIỆP

Phát triển quy trình real-time RT-PCR phát hiện virus lở mồm long móng ở gia súc

Với mục tiêu định tính virus FMD

(Foot and Mouth Disease) gây bệnh lở

mồm long móng ở gia súc, nhóm tác giả

Đoàn Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Văn

Lượng, Nguyễn Hoàng Chương (Trung

tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp

Công nghệ cao) và cộng sự đã phát triển

quy trình real-time RT-PCR (Reverse

Transcriptas – Polymerase Chain

Reaction) có chức năng phát hiện virus

FMD, đáp ứng nhu cầu của ngành thú y

nước ta trong công tác kiểm soát và phòng

chống dịch bệnh.

Bệnh lở mồm long móng ở gia súc là

loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan

nhanh và gây nhiều thiệt hại to lớn cho ngành

chăn nuôi. Đây là một trong những bệnh được

tổ chức Dịch tễ thế giới xếp vào nhóm 15

bệnh nguy hiểm nhất cho các loài móng guốc

chẵn như trâu, bò, dê, cừu và heo. Hiện tại,

tình hình diễn biến khi xảy ra dịch bệnh ở các

nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói

riêng ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm

soát. Vì vậy, việc phát triển một quy trình

chẩn đoán có khả năng bổ sung những khiếm

khuyết của các quy trình hiện có và có tính

cập nhật là đặc biệt cần thiết trong việc phòng

ngừa và phục vụ công tác kiểm soát bệnh lở

mồm long móng ở nước ta.

Để xây dựng quy trình real-time RT-

PCR phát hiện virus FMD, các nhà nghiên

cứu đã thu thập mẫu bệnh phẩm từ các gia

súc bị lở mồm long móng, chọn phương pháp

tách chiết là hấp phụ RNA trên silica và thực

hiện các nội dung sau: thiết kế các cặp primer

và taqman probe đặc hiệu; xây dựng và tối ưu

hóa quy trình real-time RT-PCR; khảo sát đặc

tính kỹ thuật của quy trình mới; áp dụng quy

trình mới vào phát hiện và phân type virus

FMD trên các mẫu bệnh phẩm thu thập từ

thực địa.

Đề tài đã xây dựng thành công quy

trình real-time RT-PCR FMDV (virus lở

mồm long móng) có độ đặc hiệu và độ nhạy

chẩn đoán là 100% trên tất cả các mẫu khảo

sát dương tính và âm tính; độ biến thiên nội

phản ứng của quy trình là 0,06%. Khi áp dụng

quy trình trên các mẫu bệnh thực tế cho thấy

kết quả hoàn toàn tương đồng với quy trình

real-time RT-PCR kết hợp HRM sẵn có tại

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông

nghiệp Công nghệ cao. Ngoài ra, các nhà

nghiên cứu cũng đề nghị tiến hành thêm các

nghiên cứu so sánh giữa kết quả của quy trình

real-time RT-PCR FMDV, với các bộ kit phát

hiện bệnh đã được thương mại hóa trên thị

trường nhằm đánh giá chất lượng của quy

trình mới, tạo cơ sở để phát triển quy trình

thành bộ KIT sử dụng trong thực tế..

Nguồn: Kim Tiến, Cesti.gov.vn,

05/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Chế tạo thành công chiếc máy “bóc vỏ lụa và mầy hạt ngô”

Page 31: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 31/48

Sau sáu lần chế tác thất bại, giờ đây

nông dân Thái Văn Âu, sinh năm 1958, ở thôn

Ú, xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận)

đã chế tạo thành công chiếc máy “bóc vỏ lụa

và mầy hạt ngô”, giúp đồng bào dân tộc Ra

Glai nơi đây “thoát” cảnh mỗi ngày phải vất

vả giã ngô bằng cối chày tay trong nhiều giờ

để có lương thực nấu ăn.

Năm 2012, ông Thái Văn Âu có ý

tưởng chế tạo chiếc “máy bóc vỏ lụa và mầy

hạt ngô”, nhưng qua hai năm nghiên cứu với

sáu lần chế tạo thất bại, phải đem những cái

máy đi bán phế liệu vì chưa bảo đảm kỹ thuật,

bị hỏng hóc, vận hành không như mong muốn.

Mãi cho đến năm 2015, chiếc máy thứ bảy

mới được hoàn chỉnh và đưa vào chạy thử

nghiệm tốt.

Bên chiếc máy đang vận hành, ông Âu

bộc bạch: “Việc chế tạo máy không đơn giản

như suy nghĩ, nhiều lần thất bại, vợ tôi nản

lòng vì tốn khá nhiều chi phí trong khi phải

nuôi bốn đứa con đi học. Nhưng, thấy tôi quá

đam mê nên vợ “bấm bụng” chịu theo ý mình,

thế là tôi tiếp tục mày mò, tham khảo kiến thức

trong các sách kỹ thuật chế tạo, cuối cùng đã

toại nguyện”.

Ông Thái Văn Âu vận hành máy bóc vỏ lụa và mầy ngô.

Cấu tạo của máy “bóc vỏ lụa và mầy

hạt ngô” gồm tám bộ phận chính: Khung máy

để giữ cho máy ổn định; Toa chứa hạt ngô để

đưa hạt ngô vào buồng bóc vỏ; Thùng bóc vỏ

có một dao bóc ngang, bốn dao đứng; Hộp

truyền động với tỷ lệ 1/1; Quạt gió 4 cánh;

Sàng 2 tấm gồm tấm phía trên là sàng lưới hạt

ngô thành phẩm và được chứa bằng thau,

chậu, phía dưới là khay hứng và truyền cám,

cũng chứa bằng thau, chậu đặt phía dưới băng

chuyền sàng lưới; Trục lắc sàng và đai truyền;

hai puly trên hộp truyền chuyển động.

Về nguyên lý hoạt động là dùng dòng

điện ba pha, mô-tơ điện 15 Hp có vòng quay

1400V/p. Khi mô-tơ hoạt động, trục quay kéo

bộ phận dây đai đến trục truyền chuyển động

làm xoay bộ bánh răng có hình nón xoay kéo

trục đứng làm cho dao bóc vỏ lụa xoay theo,

đồng thời trục hộp truyền chuyển độn kéo dây

đai và kéo quạt gió cùng sàng lắc từ lúc đổ hạt

ngô vào toa chứa hạt cho đến khi mở cửa để

hạt ngô đã tách vỏ lụa được lùa vỏ xuống sàng

tách cám. Khi ngô chảy qua sàng rơi xuống

quạt gió, thì nhờ sức gió cánh quạt đẩy cám

còn sót lại để lấy hạt ngô hoàn sạch trước lúc

chảy xuống thau chứa ngô đặt phía dưới bằng

truyền.

Chiếc máy “bóc vỏ lụa và mầy hạt ngô”

rất gọn nhẹ, cấu tạo đơn giản. Với công năng

vượt trội, chỉ mất tám phút xay, sẽ cho ra

thành phẩm 12 kg hạt ngô được bóc vỏ lụa

sạch đẹp. Nếu giã thủ công như trước đây, bà

con phải mất bốn giờ. Nếu chiếc máy làm việc

tám giờ/ngày sẽ đạt năng suất gấp 30 lần của

một ngày công lao động. Ban đầu, ông nhận

xay ngô miễn phí, nhưng bà con ghi nhận nỗ

lực cống hiến của ông với cộng đồng, đã tự

nguyện trả thù lao cho ông là 1 nghìn đồng/kg,

để hỗ trợ ông có khoản phí bù đắp lại tiền

điện, hao mòn máy móc, đồng thời kích thích

sự sáng tạo để ông tiếp tục chế tác nhiều loại

máy móc khác có công năng tốt hơn, gắn liền

với sản xuất, giúp bà con tiết kiệm công sức.

Qua đó, mỗi ngày ông Âu thu 720 nghìn đồng,

Page 32: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 32/48

trừ các khoản chi phí, thu nhập 650 nghìn

đồng/ngày.

Sáng chế máy “bóc vỏ lụa và mầy hạt

ngô” của ông Thái Văn Âu đã đạt giải nhất tại

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Thuận lần

thứ IV, năm 2016 - 2017 và giải khuyến khích

Sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc năm

2017.

Hiện tại, ông Âu đặt chiếc máy tại nhà

để phục vụ bà con xã Mã Nới và một số thôn

lân cận của xã khác. Tâm nguyện của ông Âu

là mong muốn hồ sơ đăng ký bảo hộ bằng

sáng chế và bản quyền sản phẩm đã gởi lên

cấp tỉnh và T.Ư sớm được cấp giấy công nhận,

để ông có đủ điều kiện làm giấy phép đăng ký

thành lập cơ sở chế tạo máy “bóc vỏ lụa và

mầy hạt ngô” tại xã Phước Chiến, huyện Bác

Ái để cung ứng sản phẩm cho đồng bào vùng

cao trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ứng dụng

vào sản xuất. Hoặc ông chuyển giao thông tin

cho các đơn vị có thể sản xuất với số lượng

lớn để phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số các

tỉnh, thành phố khác.

Nguồn: Nguyễn Trung,

Nhandan.com.vn, 26/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Qui trình sản xuất cua hoàng đế Ranina ranina

Ranina ranina Linneaus, 1758 Cua

hoàng đế (Ranina ranina) hay còn gọi là cua

mỏ lết (Spanner Crab) được xem là loài đặc

sản quý hiếm bởi phẩm chất thịt thơm ngon,

hàm lượng chất béo và cholesterol thấp,

protein cao, dồi dào khoáng vi lượng và các

vitamin. Chính vì vậy, cua hoàng đế đã trở

thành một đối tượng thủy sản có giá trị xuất

khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao ở nhiều

nước trên thế giới như Ấn Độ (Krajangdara

và Watanabe, 2005; Kasinathan, 2007), Úc

(Brown, 1986; Skinner và Hill, 1986;

Kennelly, 1989; Kennely và Craig, 1989;

Kennelly và cộng sự, 1990), Philipin (Tahil,

1983; Vicente và cộng sự 1986), Hawaii

(Onizuka, 1972), Nhật Bản (Sinoda và

Kobayashi, 1969)… và là món ăn được ưa

chuộng ở nhiều nước Châu Á như Trung

Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông

(Baylon và Tito, 2012).

Cua hoàng đế hiện là loài sống trong

tự nhiên, để bảo vệ đối tượng này khỏi nguy

cơ tuyệt chủng và có thể khai thác, phát triển

và sử dụng nguồn gen này một cách bền vững

thì một trong những cách giải quyết hiệu quả

nhất là đưa chúng trở thành đối tượng nuôi.

Do đó, mục tiêu hàng đầu là gia hóa cua

hoàng đế, trong đó, phải tái tạo quần đàn qua

các thế hệ để khép kín vòng đời nhờ sản xuất

giống nhân tạo, tạo ra quy trình sản xuất

giống là quan trọng nhất và cũng là nhiệm vụ

trọng tâm. Để phát triển nghề nuôi cua hoàng

đế, bước tiếp theo là cần phải phát triển công

nghệ nuôi thương phẩm đối tượng này. Tuy

nhiên, đây là nhiệm vụ được tiến hành lần

đầu, các vấn đề nuôi thương phẩm sẽ khó giải

quyết trọn vẹn, vì vậy, kết quả đạt được ở

mức độ nhất định. Nên cơ quan chủ trì là

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã

phối hợp cùng Chủ nhiệm TS. Nguyễn Thị

Thanh Thủy thực hiện.

Page 33: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 33/48

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản

cua hoàng đế đã nghiên cứu bổ sung bao gồm:

cua hoàng đế có chiều dài giáp đầu ngực > 60

mm và khối lượng thân > 100 g/con đã thành

thục và có khả năng tham gia sinh sản. Cua

hoàng đế có thể sinh sản quanh năm nhưng

mùa sinh sản chính từ tháng 2 đến tháng 6.

Sức sinh sản thực tế tuỳ theo kích thước cua

mẹ, số trứng trung bình trên một lần đẻ là

45.400 trứng đối với cua mẹ có chiều dài giáp

đầu ngực trung bình 87,4 mm và khối lượng

thân 251g/con. Thời gian phát triển phôi của

cua hoàng đế từ 19-21 ngày ở nhiệt độ 26-

28oC. Ấu trùng trải qua 7-8 giai đoạn Zoea, 1

giai đoạn Megalopa trước khi lột xác thành

cua bột với tổng thời gian biến thái từ 50-60

ngày tuỳ theo điều kiện môi trường. Đã đánh

giá giá trị dinh dưỡng dựa trên các chỉ tiêu

sinh hoá và giá trị kinh tế và nguồn lợi của

nguồn gen dựa trên khảo sát điều tra sơ cấp tại

vùng phân bố cua hoàng đế.

2. Nhiệm vụ đã nghiên cứu sản xuất

thành công con giống nhân tạo loài cua hoàng

đế, góp phần phục hồi nguồn lợi và có tiềm

năng phát triển nghề nuôi mới vùng ven biển.

Các sản phẩm dạng I đạt được bao gồm: cua

giống sản xuất nhân tạo 1.208 con, kích cỡ

1,2 cm/con, cua đồng đều khoẻ mạnh; cua bố

mẹ 197 con, khối lượng>300 g/con, tỷ lệ

thành thục > 80 %; cua hậu bị 202 con, khối

lượng > 200g.

3. Đã xây dựng qui trình sản xuất

giống cua hoàng đế gồm các khâu kỹ thuật:

Tuyển chọn, nuôi vỗ cua bố mẹ; Thu và ương

ấu trùng thành cua bột; Ương cua bột thành

cua giống. Kết quả triển khai qui trình đạt các

chỉ tiêu: Nuôi vỗ cua bố mẹ đạt tỷ lệ sống và

tỷ lệ thành thục > 80 %, cua khoẻ mạnh.

Ương nuôi ấu trùng giai đoạn Zoea 1 đến

Megalope đạt tỷ lệ sống 2-3 %. Ương nuôi

giai đoạn megalope sang cua bột đạt tỷ lệ

sống 60 -80 %. Ương nuôi cua bột lên cua

giống đạt tỷ lệ sống 80-90 %.

4. Nhiệm vụ đã hoàn thành các sản

phẩm dạng II theo thuyết minh gồm 1 báo

cáo, chuyên đề khoa học và 2 tiêu chuẩn cơ

sở được thông qua hội đồng khoa học cơ sở.

5. Đã đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ sản

phẩm ”Qui trình sản xuất cua hoàng đế

Ranina ranina” được chấp nhận đơn hợp lệ..

Nguồn: Vista.gov.vn, 21/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu quá trình lên men cám gạo giống lúa Khang Dân bằng Saccharomyces cerevisiae để thu nhận hoạt chất chống oxy hóa

Nhóm tác giả Bùi Thị Thanh, Tạ Minh

Huyền (Học viện Hậu cần) và Phí Thị Thanh

Mai (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ

thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) tiến hành

nghiên cứu điều kiện lên men cám gạo giống

lúa Khang Dân bằng nấm men Saccharomyces

cerevisiae để thu nhận các hoạt chất chống oxy

hóa, góp phần nâng cao giá trị sử dụng các

chất dinh dưỡng sẵn có trong cám gạo.

Giống lúa Khang Dân được trồng phổ

biến ở khu vực miền Bắc nước ta, là giống ít

sâu bệnh, năng suất cao. Trong cám gạo

Khang Dân có các thành phần chính như hàm

lượng protein thô khoảng 8,19%, chất xơ tiêu

hóa 20,7%, đường 0,9%, các vitamin E, B,…

Trong nghiên cứu này (đăng trên Tạp

chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1,

tháng 8/2018), nhóm tác giả tiến hành khảo sát

Page 34: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 34/48

các điều kiện lên men cám gạo gồm pH, nhiệt

độ, tỷ lệ cám gạo (nước, thời gian lên men,

phương pháp lên men, độ ẩm môi trường lên

men thích hợp để thu nhận được các hoạt chất

chống oxy hóa cao nhất).

Theo đó, chủng nấm men

Saccharomyces cerevisiae, được phân lập từ

men làm bánh mì, có khả năng lên men thu

nhận được các hoạt chất chống oxy hóa từ

nguồn cám gạo Khang Dân trên cả 2 môi

trường rắn và lỏng ở cùng điều kiện lên men

pH = 6,0, nhiệt độ thích hợp 300C và thời gian

lên men trong 20 giờ. Đối với môi trường

lỏng, tỷ lệ cám gạo/nước dùng để lên men là

1:12 cho hàm lượng polyphenol tổng số

247,96 ± 44 mg/l, tăng 17,3% so với lượng

polyphenol có trong cám nguyên liệu ban đầu

(211,70 ± 0,49 mg/l). Ở môi trường rắn, hàm

lượng polyphenol tổng số thu được là 296,95 ±

0,42 mg/l, tăng 40,27% so với lượng

polyphenol có trong cám nguyên liệu ban đầu.

Việc sử dụng các chủng vi sinh để lên

men thu nhận polyphenol, tập hợp các hoạt

chất chống oxy hóa từ nguồn cám gạo đã và

đang được nghiên cứu nhiều trên thế giới và

ở Việt Nam. Các hoạt chất chống oxy hóa có

nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

trong việc hỗ trợ điều trị, phòng chống, ngăn

ngừa một số bệnh như u bướu, huyết khối

trong não, nhồi máu não, tiểu đường, lão

hóa, tăng cường sức đề kháng,… Các hoạt

chất này có thể ứng dụng tốt cho việc bổ

sung dinh dưỡng trong các loại đồ uống và

các sản phẩm ăn liền, chế biến sẵn hoặc dùng

làm thực phẩm chức năng góp phần bảo vệ

sức khỏe con người.

Nguồn: Lam Vân, Cesti.gov.vn,

20/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Thiết bị thu hoạch, chẻ và thiết bị sấy cây lác

“Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị

thu hoạch, chẻ và thiết bị sấy cây lác ở tỉnh

Vĩnh Long” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp

tỉnh do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh

Long thực hiện. Hội đồng Khoa học cũng

đánh giá cao về độ mới của các sản phẩm,

chưa có mẫu tương tự nào.

Bộ sản phẩm nghiên cứu bao gồm 3

sản phẩm: máy cắt lác, máy chẻ lác và máy

sấy lác. Máy cắt lác có công suất 3.000

m2/giờ, khối lượng của máy là 250kg, bảo

hành 5 năm. Tuy nhiên, máy cắt chưa vận

hành tốt ở những vùng đất lầy, lác đổ ngã.

Máy chẻ lác dùng cho một người, năng

suất đạt 120- 140 kg/giờ, chất lượng lác chẻ

ra đồng đều không bị giập. Máy sấy lác quy

mô sử dụng cho hộ gia đình, mỗi ngày có thể

sấy 300kg lác. Máy sử dụng nhiên liệu từ

nhiệt của than đá. Ước tính khi 3 sản phẩm

nghiên cứu đưa vào thu hoạch lác sẽ giảm

công lao động từ 5- 6 lần so với trước đây.

Các đại biểu tham dự hội thảo đánh giá

cao hiệu quả hoạt động của các thiết bị, đặc

biệt là máy sấy lác, đáp ứng được nhu cầu sấy

Page 35: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 35/48

lác trong thời tiết mưa nhiều như hiện nay.

Thiết bị chẻ lác đảm bảo hiệu quả sản xuất cao

hơn các thiết bị truyền thống gấp nhiều lần.

Hội đồng thẩm định kiến nghị cần bổ sung

thêm các báo cáo liên quan trong đề tài, hiệu

quả kinh tế và đầu tư cho mỗi loại thiết bị.

Nguồn: baovinhlong.com.vn,

27/09/2018

Trở về đầu trang

**************

MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Trước tình trạng sạt lở bờ sông, bờ

biển tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL) ngày càng diễn biến phức tạp, việc

áp dụng các giải pháp kỹ thuật được xem như

là một trong những giải pháp cần thiết để hạn

chế tình trạng này.

Trong những năm gần đây, do diễn

biến bất thường của thời tiết, nhất là ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng

cùng với tác động của việc phát triển kinh tế -

xã hội kém bền vững dẫn đến tình hình sạt lở

bờ sông, xói lở bờ biển ở vùng ĐBSCL đã và

đang diễn ra rất phức tạp. Từ năm 2007 đến

nay, diễn biến sạt lở bờ sông, bờ biển vùng

ĐBSCL có xu thế gia tăng cả về phạm vi và

quy mô. Tại nhiều khu vực, sạt lở đã gây ảnh

hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người

dân, tác động tiêu cực đến phát triển bền

vững kinh tế - xã hội vùng ven sông, ven

biển. Qua công tác quản lý và báo cáo của các

địa phương, hiện ĐBSCL có đến hơn 562 vị

trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều

dài gần 786km, trong số đó có 59 điểm sạt lở

đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 180

km. Những năm qua, vùng ĐBSCL đã được

hỗ trợ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn

ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA để

xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển. Nhiều đề tài

khoa học, dự án thử nghiệm đã được nghiên

cứu, áp dụng nhằm đề xuất các giải pháp phù

hợp để xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển. Đặc biệt,

các giải pháp kỹ thuật được xem là một trong

những hướng đi quan trọng.

Hiện nay việc áp dụng các giải pháp

kỹ thuật ở vùng ĐBSCL vẫn còn tồn tại nhiều

điểm hạn chế. Trong đó, việc một số công

trình áp dụng giải pháp kỹ thuật chưa phù hợp

với điều kiện tự nhiên hoặc chưa bám sát các

quy định về tiêu chuẩn thiết kế, thi công nên

đã bị hư hỏng, hoặc không đạt được mục tiêu

đề ra. Về phòng chống sạt lở bờ sông, hầu hết

các công trình được thực hiện tại những khu

vực đã bị sạt lở theo hướng “hỏng đâu làm

đấy”, thiếu kế hoạch dài hạn, căn cơ cho toàn

hệ thống sông, kênh, rạch trong vùng. Bên

cạnh đó, việc áp dụng giải pháp chỉnh trị bằng

hệ thống mỏ hàn cứng tại khu vực đang có

diễn biến xói lở phức tạp còn chưa tính toán,

xác định đầy đủ các yếu tố thủy văn, thủy lực,

địa chất công trình; quá trình diễn biến xói lở

bờ, hình thành bãi bồi,… Về phòng chống sạt

lở bờ biển, kè chống sóng và một số tuyến kè

bảo vệ bờ chưa phù hợp, quy mô công trình

khá lớn, song diện tích bảo vệ còn hạn chế.

Việc tính toán và bố trí tường hắt sóng tại

những công trình chưa phù hợp, gây hư hỏng.

Page 36: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 36/48

Mặt khác, tuyến kè giảm sóng hầu hết chưa

được lượng hóa cụ thể thông qua tính toán

các yếu tố về sóng, thủy triều, đường bờ nên

hiệu quả gây bồi chưa cao. Việc giảm sóng

gây bồi bằng hàng rào tre kết hợp với việc

trồng cây chắn sóng áp dụng tại nhiều khu

vực, nhất là nơi đang có diễn biến xói lở chỉ

có tác dụng trong khoảng 2 năm đầu sau khi

đưa vào sử dụng, không có tác dụng lâu dài

do vật liệu giảm sóng bằng tre kém bền.

Do vậy, theo Vụ Kiểm soát An toàn

thiên tai, cần giải quyết hiệu quả vấn đề mất

cân bằng bùn cát trên sông, kênh rạch và

vùng ven biển, lún sụt đất. Tăng cường công

tác quản lý bờ sông, kênh rạch, bờ biển, giảm

tác động gây xói lở theo hướng quản lý tổng

hợp, dành không gian thoát lũ, làm đường

giao thông... Cùng với đó, nghiên cứu, ứng

dụng khoa học công nghệ trong phòng chống

sạt lở bờ sông, kênh, rạch, xói lở bờ biển, lún

sụt đất, trồng và phục hồi rừng ngập mặn

thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng

xanh. Đáng chú ý, đối với bờ sông, vùng

thượng nguồn, cần tăng cường hợp tác quốc

tế trong việc quản lý bền vững sông Mê

Kông. Đối với vùng đồng bằng, cần rà soát,

chỉ cấp phép khai thác cát với khối lượng hợp

lý đảm bảo sự cân bằng tương đối; sử dụng

hợp lý bùn cát nạo vét để san lấp, đắp đê, làm

đường; nghiên cứu đề xuất các giải pháp thay

thế cát san lấp và cát xây dựng, tiến tới không

sử dụng cát để san lấp. Ngoài ra, cần quản lý

chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, công trình ven

sông để hạn chế chất tải lên bờ sông, kênh

rạch, cản trở dòng chảy. Với việc quy hoạch

chỉnh trị sông cần gắn với quy hoạch sử dụng

đất ven sông theo hướng dành không gian

thoát lũ; điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu liên

quan đến sạt lở bờ sông; nghiên cứu toàn diện

về sự thay đổi lòng dẫn, dòng chảy sông Mê

Kông, chế độ thủy văn, cân bằng bùn cát. Về

giải pháp công trình, cần thực hiện chỉnh trị

sông đảm bảo ổn định lòng dẫn, ổn định dòng

chảy cả mùa lũ và mùa kiệt, tập trung vào

sông Tiền, sông Hậu, chỉ xây dựng công trình

phòng chống sạt lở tại những phân lưu, hợp

lưu, khu tập trung dân cư.

Bên cạnh đó, ở bờ biển, cần quản lý

tổng hợp vùng bờ theo hình thức xã hội hóa,

gắn trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng

ven biển; kiểm soát việc sử dụng và khai thác

nước ngầm để hạn chế các tác động gây xói

lở bờ biển; quy hoạch hệ thống quan trắc diễn

biến xói lở bờ biển, nước biển dâng. Về giải

pháp công trình, cần ưu tiên các giải pháp

mềm như nuôi giữ bãi, trồng rừng ngập mặn;

ứng dụng công nghệ giải quyết khu vực sạt lở

phức tạp, chú trọng giải pháp giảm sóng gây

bồi đảm bảo bền vững.

Nguồn: Vista.gov.vn, 25/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 37: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 37/48

Hệ thống mô hình bất thủy tĩnh để nâng cao chất lượng dự báo thời tiết cho khu vực Việt Nam

Căn cứ vào tính cấp thiết của việc tiếp

tục ứng dụng mô hình bất thủy tĩnh phân giải

cao trong bài toán dự báo nghiệp vụ và sự

hợp tác chặt chẽ giữa Trung tâm Dự báo khí

tượng thủy văn Trung ương (DBKTTVTƯ)

với Trung tâm quốc gia dự báo môi trường

của Mỹ (NCEP), Cục khí tượng Đức (DWD),

Cục khí tượng Nhật bản (JMA), Viện nghiên

cứu khí tượng Nhật bản (MRI) và Viện

nghiên cứu khí quyển của Ý (ISAC), các mô

hình khí tượng khu vực bất thủy tĩnh, phân

giải cao được sử dụng trong nghiệp vụ hiện

nay như mô hình WRF, mô hình COSMO,

mô hình NHM và Moloch đều đã được

chuyển giao cho Trung tâm DBKTTVTƯ để

thử nghiệm. Bên cạnh đó, Trung tâm

DBKTTVTƯ luôn nhận được sự hỗ trợ của

các chuyên gia từ các trung tâm quốc tế này

trong việc ứng dụng và thử nghiệm các mô

hình cho khu vực Việt Nam và với sự bổ sung

của các số liệu quan trắc tại Việt Nam.

Đây là những tiền đề cơ bản trong việc

đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên

cứu ứng dụng nghiệp vụ mô hình bất thủy

tĩnh để nâng cao chất lượng dự báo thời tiết

cho khu vực Việt Nam”. Do Cơ quan chủ

quản Trung tâm Khí tượng Thủy Văn QG

phối hợp cùng Chủ nhiệm đề tài ThS. Dư Đức

Tiến thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng hệ

thống nghiệp vụ dự báo bằng mô hình bất

thủy tĩnh có đồng hóa số liệu thám sát địa

phương để nâng cao chất lượng dự báo thời

tiết trên khu vực Việt Nam.

Việc triển khai vào môi trường nghiệp

vụ sản phẩm dự báo số trị từ các mô hình bất

thủy tĩnh là cấp thiết, qua đó các dự báo viên

sẽ có được nguồn tham khảo dự báo số trị

mới với độ phân giải cao hơn và tính đến đầy

đủ các đặc tính vật lý của khí quyển. Điều

này sẽ giúp tăng cường chất lượng dự báo của

bản tin đặc biệt ở khía cạnh dự báo định

lượng và tăng cường khả năng nắm bắt, dự

báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Đề tài đã đưa vào thử nghiệm hai hệ

thống mô hình bất thủy tĩnh phân giải cao

WRF-ARW và COSMO chạy ở hai độ phân

giải 5km và 7km trên hệ thống máy tính của

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung

ương. Các sản phẩm được đưa lên trang web

nghiệp vụ MHDARS và chia sẻ cho các đài

KTTV khu vực và tỉnh thông qua trang web

http://101.96.116.80:8003/ (guest, nchmf)

hoặc qua trang web dự báo tiểu khu vực Đông

Nam Á http://www.swfpd-sea.com.vn

(swfdp-sea, Hanoi@2016).

Với việc thực hiện đoàn ra trong năm

2016 làm việc tại Tổng Cục khí tượng Liên

Bang Đức (DWD) theo quyết định số

343/QĐ-KTTVQG của Tổng Giám Đốc

Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, hệ

thống đồng hóa số liệu trong nghiệp vụ cho

mô hình COSMO đã được chuyển giao. Đề

tài đã phối hợp với các chuyên gia DWD để

thực hiện chuyển đổi toàn bộ số liệu quan trắc

của Việt Nam (bề mặt, radar) sang định dạng

mã bufr và grib vào hệ thống đồng hóa số liệu

Page 38: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 38/48

của mô hình COSMO và đã thực hiện một số

thử nghiệm ban đầu với bài toán dự báo mưa

lớn. Kết quả nghiên cứu hợp tác này sẽ tiếp

tục mở ra sự hợp tác giữa Việt Nam và Đức

trong những năm tới đây về lĩnh vực dự báo

khí tượng thủy văn.

Đề tài đã hỗ trợ 01 học viên cao học

trong việc thực hiện luận văn thạc sĩ trong

lĩnh vực hiệu chỉnh thống kê sau mô hình.

Các số liệu dự báo và kết quả hiệu chỉnh

trong luận văn thạc sĩ là một phần kết quả đạt

được của đề tài.

Nguồn: Vista.gov.vn, 21/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu khả năng giảm nhẹ ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin của cỏ vetiver - Áp dụng thử nghiệm tại sân bay Biên Hòa

Khảo sát thực địa và trao đổi kinh nghiệm với GS. TS. Paul Trương tại khu thí nghiệm,

sân bay Biên Hòa, tháng 5 năm 2016.

Sự tồn lưu dioxin trong môi trường

đã và đang gây ra những tổn thương lâu dài

cho hàng triệu người dân Việt Nam. Phơi

nhiễm chất độc da cam/dioxin không chỉ

ảnh hưởng tới sức khỏe của người bị phơi

nhiễm, gây ra các loại bệnh như: ung thư,

suy giảm miễn dịch, tai biến sinh sản, dị tật

bẩm sinh v.v..., mà còn ảnh hưởng tới cả thế

hệ sau (Văn phòng Ban chỉ đạo 33, 2013).

Dioxin là các chất ô nhiễm môi trường,

là chất không mong muốn, chủ yếu sinh ra từ

các quá trình sản xuất công nghiệp có sự liên

quan đến chlorine. Đây là tên chung để chỉ

một nhóm hàng trăm các hợp chất hoá học có

chung cấu trúc hoá học nhất định, thuộc nhóm

polychlorinated dibenzo para dioxin (PCDDs)

và polychlorinated dibenzofurans (PCDFs).

Trong 210 đồng phân của hai nhóm này, có 17

chất đồng loại độc với các nguyên tử clo tại vị

trí 2, 3, 7 và 8. Chất 2,3,7,8-TCDD được xem

là độc nhất và được Tổ chức quốc tế nghiên

cứu về ung thư (IARC) thuộc WHO xếp vào

những chất gây ung thư nhóm 1 (Fiedler,

2003; WHO, 2007).

Công nghệ phục hồi môi trường dựa

trên thực vật là quá trình sử dụng thực vật để

chiết rút, hấp thu và khoáng hoá các chất ô

nhiễm và được xem như là một chiến lược

sinh thái để quản lý các chất ô nhiễm trong hệ

sinh thái (Nwoko, 2010). Công nghệ xử lý ô

nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm các

chất hữu cơ khó phân huỷ nói riêng bằng việc

sử dụng thực vật là phương pháp có hiệu quả

kinh tế hơn, có giá trị về mặt sinh thái và thân

thiện với môi trường hơn so với các phương

pháp khác (Campanella và cs., 2002; Campos

và cs., 2008; Nwoko, 2010). Trong các loài

thực vật, cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides L.)

có các đặc tính sinh học đặc biệt, là loài sinh

sản vô tính nên không bị phát tán bừa bãi, có

bộ rễ khổng lồ với khu hệ vi sinh vật phong

phú trong quyển rễ nên đã và đang được ứng

dụng rộng rãi trong chống xói mòn, sạt lở và

xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước. Cỏ

vetiver có thể sinh trưởng và phát triển mạnh

mẽ được ở những điều kiện khắc nghiệt như

nơi đất có độ chua, độ mặn, độ phèn, và độ

kiềm rất cao, có khoảng dao động nhiệt độ từ -

Page 39: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 39/48

22 đến 55°C và chịu được môi trường nhiễm

kim loại nặng. Tuy nhiên, cỏ vetiver mới chỉ

được ứng dụng để xử lý đất và nước ô nhiễm

hữu cơ, kim loại nặng, chất diệt cỏ, thuốc trừ

sâu,.v.v nhưng cho đến nay chưa có nghiên

cứu chính thức nào về việc sử dụng cỏ này để

xử lý ô nhiễm các chất hữu cơ khó phân huỷ

như dioxin. Với các đặc điểm đặc biệt như có

bộ rễ rất lớn, có khả năng chịu được điều kiện

môi trường khắc nghiệt và có hàm lượng tinh

dầu rất cao nên có thể đây là kho trữ lý tưởng

cho các chất hữu cơ khó phân huỷ. Ngoài ra,

với vùng quyển rễ rộng lớn, nơi đây có thể là

điều kiện sống lý tưởng cho các vi sinh vật

(VSV) và nấm. Với sự có mặt của các vi

khuẩn và nấm này trong quyển rễ, có thể tạo

lên sự kết hợp thuận lợi, tối ưu cho quá trình

phân huỷ các chất hoá học/dioxin thành các

chất không độc. Trên các cơ sở đó, Cơ quan

chủ trì Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

phối hợp cùng Chủ nhiệm Ngô Thị Thúy

Hường cùng thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả

năng giảm nhẹ ô nhiễm chất độc hóa

học/dioxin của cỏ vetiver - Áp dụng thử

nghiệm tại sân bay Biên Hòa”.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, có

thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Cỏ vetiver giống monto có thể sinh

trưởng và phát triển tốt trên đất nghèo dinh

dưỡng và bị ô nhiễm, các chất độc hóa học và

dioxin ở nồng độ vừa và nhẹ.

2. Số liệu quan trắc sinh trưởng cỏ cho

thấy thời kỳ phát triển cực thịnh của cỏ là 8

tháng sau trồng, ở thời điểm này chiều cao

thân cỏ có thể đạt tới 2,5 m, số nhánh đạt đến

trên 30 nhánh sau 6 tháng trồng và cỏ nở hoa

đồng loạt. Sau đó cỏ vetiver bước vào giai

đoạn thoái trào phát triển, là chu kỳ sinh học

bình thường của giống cỏ này trên các môi

trường đất bình thường khác. Điều này cũng

chứng tỏ cỏ cỏ thể phát triển ổn định và bình

thường trên đất ô nhiễm các chất độc hóa học

và dioxin ở mức độ vừa và nhẹ và như vậy có

khả năng chống lan tỏa dioxin.

3. Kết quả phân tích các mẫu sinh phẩm

cho thấy, cỏ vetiver có thể hấp thụ dioxin, 2,4-

D, 2,4,5-T và As vào trong bộ rễ khổng lồ của

nó và có sự di chuyển của chất độc dioxin từ

rễ lên chồi. Mức độ hấp thụ các chất độc này

bởi cỏ vetiver chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu

tố tự nhiên như chu kỳ sinh trưởng, điều kiện

chăm sóc, điều kiện khí hậu, thời tiết,.v.v.

Lượng dioxin hấp thụ vào bộ rễ có thể sẽ được

phân giải hoặc chuyển hóa thành các chất ít

độc hơn.

4. VSV tổng số trong các lô trồng cỏ có

xu hướng cao hơn lô không trồng cỏ, đặc biệt

là lô có bổ sung thêm chế phẩm DECOM1.

5. Thành phần các loài cũng như tính

đa dạng của VSV cũng khác nhau giữa các lô

thí nghiệm và một lần nữa lô có bón chế phẩm

DECOM1 có mặt các VSV mà không có xuất

hiện ở các lô khác.

6. Các chất độc hóa học như 2,4-D;

2,4,5-T, As và đặc biệt là dioxin có xu hướng

giảm theo thời gian. Cụ thể là ở lô trồng cỏ có

bón chế phẩm DECOM1 giảm tới 38% (tương

đương khoảng 702 pg TEQ) và lô 2 không bón

chế phẩm giảm 24% (tương đương khoảng

735 pg TEQ) sau một năm.

Như vậy có thể khẳng định rằng cỏ

vetiver có khả năng chống lan tỏa và làm giảm

nhẹ ô nhiễm dioxin trong đất vùng ô nhiễm ở

mức độ vừa và nhẹ một cách có hiệu quả, cả

về mặt môi trường và kinh tế. Kết quả này mở

ra một triển vọng về khả năng xử lý ô nhiễm

dioxin bằng công nghệ đơn giản, chi phí thấp

và thân thiện với môi trường tại sân bay Biên

Hòa, Đồng Nai nói riêng và các điểm ô nhiễm

dioxin tại Việt Nam nói chung.

Nguồn: Vista.gov.vn, 21/09/2018

Trở về đầu trang

Page 40: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 40/48

**************

Công nghệ rửa đất xử lý môi trường ô nhiễm dioxin

Trung tâm Công nghệ xử lý môi

trường (Bộ Tư lệnh Hóa học) và Tập đoàn

Shimizu (Nhật Bản) vừa tổ chức lễ công bố

Biên bản ghi nhớ hợp tác và Kế hoạch thử

nghiệm công nghệ xử lý dioxin tại sân bay

Biên Hòa (Đồng Nai). Hợp tác này có ý

nghĩa quan trọng trong việc đánh giá, lựa

chọn công nghệ tiên tiến, hiệu quả, đảm

bảo an toàn trong xử lý dioxin và từng

bước nghiên cứu, làm chủ công nghệ xử lý

dioxin.

Khắc phục hậu quả chiến tranh, trong

đó có khắc phục hậu quả chất độc hóa học

dioxin đối với con người và môi trường ở

Việt Nam là vấn đề cấp bách, có tính nhân

văn sâu sắc. Dành sự quan tâm đặc biệt tới

vấn đề này, Chính phủ đã xây dựng và tổ

chức thực hiện kế hoạch quốc gia khắc phục

cơ bản hậu quả chất độc hóa học được sử

dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Ban Chỉ

đạo quốc gia về lĩnh vực này đã được thành

lập theo Quyết định số 651 ngày 1/6/2012 của

Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Nguyễn

Xuân Phúc làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc

gia. Theo mục tiêu của Chính phủ đặt ra, từ

nay đến 2030 sẽ làm sạch các vùng đất ô

nhiễm trên toàn quốc.

Tập đoàn Shimizu cho biết “Công nghệ

rửa đất xử lý môi trường ô nhiễm dioxin” là sự

kết hợp giữa công nghệ tẩy rửa đất và công

nghệ đốt, là giải pháp thay thế mang tính chủ

động, có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhiều

phương án làm sạch đất nhiễm dioxin khác.

Công nghệ tẩy rửa đất có hai ưu điểm chính là

giảm thiểu chất thải và hiệu quả kinh tế. Chi

phí làm làm sạch đất thấp hơn nhờ việc giảm

khối lượng tuyệt đối đất nhiễm bẩn và đất có

chứa chất ô nhiễm được cô đặc (bùn bánh), xử

lý bằng phương pháp làm sạch thứ cấp. Đốt là

phương pháp hiệu quả, đáng tin cậy nhất để

phá hủy các chất ô nhiễm khó phân hủy như

dioxin. Việc kết hợp sử dụng dụng công nghệ

tẩy rửa đất và đốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả và

tiết kiệm chi phí trong xử lý đất. Khối lượng

đất bị ô nhiễm dioxin mà công nghệ tẩy rửa

đất có thể chấp nhận và xử lý càng lớn, hiệu

quả kinh tế của việc sử dụng kết hợp hai công

nghệ càng cao.

Trên thực tế, từ tháng 9/2015, Shimizu

đã bắt đầu thử nghiệm việc làm sạch một số

mẫu đất bị ô nhiễm của sân bay Biên Hòa

trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy có

thể loại bỏ đến 95% dioxin trong đất ó mức ô

nhiễm ở cấp độ từ thấp đến trung bình; đồng

thời có thể khôi phục lại khoảng 70% đất bị ô

nhiễm, đưa về trạng thái sử dụng được. Công

nghệ rửa đất mà Shimizu sẽ sử dụng ở Biên

Hòa hiện cũng đang được thực hiện ở 14 địa

điểm trong nước Nhật Bản.

Theo kế hoạch, một nhà máy tẩy rửa

đất toàn diện (công suất tối đa 40 tấn/giờ) sẽ

được lắp đặt vào cuối tháng 12 tới và khởi

động thử nghiệm làm sạch đất trong khu vực

sân bay từ đầu tháng 1/2019. Tập đoàn

Page 41: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 41/48

Shimizu đảm nhận viện xây dựng và vận

chuyển, lắp ráp, quản lý vận hành nhà máy

tẩy rửa và thực nghiệm tẩy rửa tại hiện

trường. Bộ Quốc phòng đảm nhận việc chuẩn

bị mặt bằng, cải thiện cơ sở hạ tầng xung

quanh và những phần việc khác.

Nguồn: Vista.gov.vn, 13/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu và sử dụng bã trà làm chất hấp phụ Cd, Pb và Ni trong nước thải công nghiệp

Hiện nay vấn nạn ô nhiễm môi

trường do các kim loại nặng và các chất

hữu cơ khá nghiệm trọng. Các chất gây ô

nhiễm này khi xâm nhập vào cơ thể con

người qua đường hô hấp, đường miệng,

qua da… với hàm lượng vượt quá giới hạn

cho phép sẽ gây rối loạn chức năng sinh lý

của cơ thể sống, gây các bệnh ung thư,

thần kinh. Vì vậy, việc nghiên cứu loại bỏ

chúng ra khỏi môi trường nước có ý nghĩa

hết sức quan trọng. Đứng trước thách

thức, các nước phát triển trên thế giới cũng

đang tập trung và nghiên cứu phát triển

công nghệ xử lý kim loại nặng bằng cách

sử dụng bã trà.

Hiện có một số phương pháp khác

nhau để loại bỏ kim loại nặng ra khỏi môi

trường nước như phương pháp trao đổi ion,

thẩm thấu ngược, lọc nano, kết tủa hoặc hấp

phụ... Trong đó hấp phụ là một trong những

phương pháp có nhiều ưu điểm như vật liệu

sử dụng làm chất hấp phụ tương đối phong

phú, dễ điều chế, chi phí thấp, thân thiện với

môi trường, tách loại được đồng thời nhiều

ion kim loại trong dung dịch, có khả năng tái

sử dụng được vật liệu hấp phụ và thu hồi kim

loại, quy trình xử lý đơn giản đặc biệt không

làm nguồn nước ô nhiễm thêm. Chính vì vậy

đây là một vấn đề đang và được nhiều nhà

khoa học quan tâm, nghiên cứu.

Trong lĩnh vực xử lý môi trường, việc

sử dụng các vật liệu nano làm chất hấp phụ

được phát triển từ cuối thế kỉ XX. Các vật

liệu hấp phụ nguồn gốc tự nhiên đã được

nghiên cứu và ứng dụng như: Vỏ trấu, bã mía,

xơ dừa, vỏ lạc, than bùn, xỉ than, vỏ sò... Bã

trà là chất thải của loại thức uống phổ biến

của nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung

Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Indonexia, Ai Cập,

Achentina, Braxin, Cộng hoà Liên bang

Nga...

Ở Việt Nam, trà được trồng trong

khoảng 30 tỉnh, trung du 14 tỉnh trong đó

vùng trung du và miền núi phía Bắc chiếm

khoảng trên 60%, Tây Nguyên khoảng 14%,

còn lại là các vùng khác. Bã trà được nghiên

cứu là có tiềm năng chế tạo vật liệu hấp phụ

để xử lý môi trường.

Trên cơ sở các nghiên cứu trong ngoài

nước và nhu cầu cần xử lý nguồn nước thải

công nghiệp, nhóm nghiên cứu do TS.

Nguyễn Trung Sơn, Trường Cao đẳng Kinh tế

- Kỹ thuật Thương mại đứng đầu đã đề xuất

nhiệm vụ nghiên cứu liên quan đến việc sử

dụng bã trà để xử lý kim loại nặng nhằm góp

Page 42: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 42/48

phần bảo vệ môi trường và giảm chi phí xử lý

các kim loại nặng độc hại. Ưu điểm của

phương pháp là tận dụng các phụ phẩm nông

nghiệp, công nghiệp làm vật liệu hấp phụ để

xử lý nguồn nước ô nhiễm. Hơn nữa nguồn

nguyên liệu này rẻ tiền, sẵn có, không đưa

thêm các chất độc hại khác vào môi trường.

Đây cũng là hướng nghiên cứu hoàn toàn

mới, không trùng lặp với các đề tài đã và

đang thực hiện tại Việt Nam.

Sau một thời gian triển khai nghiên

cứu, nhóm nghiên cứu đã thu được các kết

quả như sau:

1. Đã nghiên cứu xử lý và các phương

pháp biến tính bã trà ứng dụng cho hấp phụ

kim loại nặng trong nước thải, từ đó lựa chọn

được phương pháp sử dụng Fe3O4 để biến

tính bã trà trong quá trình xử lý tinh các kim

loại nặng trong nước thải.

2. Đã khảo sát và đưa ra quy trình xử

lý nước thải gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1,

thực hiện ở pH = 4 - 5 nhằm tách kim loại Ni

và một phần Cd. Giai đoạn 2, thực hiện ở pH

= 5 -6 nhằm tách kim loại Pb và phần Cd còn

lại.

3. Lượng chất hấp phụ bã trà biến tính

thích hợp cho tách kim loại giai đoạn 1 là

10% (kl), cho giai đoạn 2 là 5 - 10% (kl).

4. Với nước thải công nghiệp, cần có

quá trình xử lý sơ bộ (phương pháp keo tụ)

nhằm tách các chất thải khác như

hydrocacbon, chất hoạt động bề mặt trước khi

tiến hành tách kim loại nặng bằng phương

pháp sử dụng bã trà biến tính để hấp phụ

nhằm tăng hiệu quả hoạt động cho quá trình

hấp phụ.

5. Với nước thải có nồng độ kim loại

nặng cao (trên 100ppm) nên sử dụng bã trà

rửa sạch, sấy khô để tách sơ bộ đưa về nồng

độ khoảng vài chục ppm, sử dụng bã trà than

hóa một phần để tách kim loại nặng ở nồng

độ vài chục ppm đưa về nồng độ khoảng

10ppm sau đó sử dụng bã trà biến tính bằng

Fe3O4 để tách kim loại nặng về đạt tiêu

chuẩn (theo cột B QCVN 40:2011/BTNMT).

6. Vật liệu bã trà biến tính có khả năng

xử lý thực tế đạt yêu cầu theo cột B QCVN

40: 2011 với nước thải của nhà máy sơn, mạ

phụ tùng xe máy.

Nguồn: Vista.gov.vn, 12/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Quản lý đê điều bằng khoa học công nghệ

Chống tràn tuyến đê tả Bùi (huyện Chương Mỹ) bằng phương pháp truyền thống.

Biến đổi khí hậu làm xuất hiện ngày

càng nhiều loại hình thiên tai có nguồn gốc

thủy văn, gây áp lực lớn cho hệ thống công

trình phòng, chống lũ, bão. Vì vậy, việc

nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để

bảo đảm an toàn hệ thống đê điều đang trở

thành nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

Là “thành phố trong sông”, Hà Nội có

hệ thống đê điều lớn nhất so với 19 tỉnh,

thành phố có đê. Trên địa bàn thành phố hiện

Page 43: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 43/48

có hơn 626km đê được phân cấp; trong đó có

gần 38km đê cấp đặc biệt, hơn 249km đê cấp

I, hơn 45km đê cấp II, hơn 72km đê cấp III...

Ngoài nhiệm vụ chống lũ từ thượng nguồn

sông Đà, sông Hồng và lũ rừng ngang từ tỉnh

Hòa Bình đổ về, phần lớn các tuyến đê của

TP Hà Nội được sử dụng làm đường giao

thông.

Hiện TP Hà Nội giao Chi cục Đê điều

và Phòng, chống lụt bão Hà Nội quản lý các

tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt; các quận,

huyện, thị xã quản lý các tuyến đê còn lại. Để

nâng cao hiệu quả quản lý các tuyến đê, những

năm qua, Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt

bão Hà Nội đã triển khai ứng dụng công nghệ

thông tin trong lập hồ sơ lý lịch đê điều bằng

công nghệ số; sử dụng thiết bị hiện đại để

“siêu âm” thân đê, đánh giá hiện trạng đê…

Tuy nhiên, đối với các quận, huyện,

thị xã, việc quản lý đê hiện nay vẫn chủ yếu

bằng phương pháp thủ công là lập hồ sơ lý

lịch đê điều bằng sổ sách, sử dụng bản đồ

giấy, tài liệu giấy, thu nhận thông tin chủ yếu

qua điện thoại…

Ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng cục

trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ

NN&PTNT) cho biết, Tổng cục Phòng, chống

thiên tai đã nghiên cứu và ứng dụng thành

công các đề tài quản lý đê điều bằng hệ thống

bản đồ số; theo dõi mực nước trên các tuyến

sông có đê bằng thiết bị tự động... Việc tăng

cường đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ

trong quản lý đê sẽ giúp cơ quan chuyên môn

nắm bắt thông tin đầy đủ, kịp thời, tham mưu

hiệu quả, nhất là khi thực hiện nhiệm vụ chỉ

đạo hộ đê.

Ngoài ra, Tổng cục Phòng, chống thiên

tai sử dụng phương pháp điện đa cực, radar

đất kết hợp với phương pháp đo nhiệt hồng

ngoại để phát hiện các ẩn họa trong đê như:

Hang rỗng, tổ mối, bất đồng nhất vật liệu, khe

nứt, vùng thấm, đường bão hòa… mà không

cần phá hủy kết cấu tuyến đê. Để chống tràn

các tuyến đê, các cơ quan chuyên môn của Bộ

NN&PTNT đã nghiên cứu và ứng dụng thành

công giải pháp sử dụng đê di động.

Với nguyên lý hoạt động: Dùng ống đê

mềm có cấu tạo chống trượt, lật, bên trong

bơm nước đặt trên mặt đê để chống tràn. Khi

không sử dụng, tháo bỏ nước bên trong ống

đê và cất vào kho bảo quản. Ưu điểm của giải

pháp này là tính cơ động, có thể di chuyển

nhanh và dễ dàng; tái sử dụng nhiều lần và

dùng chính nguồn nước sẵn có nên tiết kiệm

kinh tế; thời gian vận hành nhanh, xử lý trên

chiều dài lớn, cho hiệu quả cao, đáp ứng yêu

cầu chống lũ khẩn cấp. Đê di động thường

được thiết kế có chiều cao 0,5m đến 1m hoặc

lớn hơn tùy theo yêu cầu.

Theo ông Phạm Quang Đông, Trưởng

phòng Quản lý đê (Chi cục Đê điều và Phòng,

chống lụt bão Hà Nội), đơn vị đang đánh giá

thực trạng và đề xuất UBND thành phố bố trí

kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ trong

quản lý, bảo đảm an toàn, phù hợp với thực tế

từng tuyến đê.

Nguồn: Vista.gov.vn, 13/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 44: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 44/48

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

1. Nghiệm thu đề tài

TT Tên đề tài/Dự án Chủ nhiệm/CQ chủ trì

1 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mô hình cáp kéo thuyền

trong khu du lịch sinh thái.

PGS.TS. Nguyễn Hồng

Ngân - Trường Đại học Bách

Khoa TP. HCM

2 Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô liposome

paclitaxel từ nguồn lipid đậu nành.

TS. Nguyễn Đại Hải - Viện

Khoa học Vật liệu ứng dụng

3

Nghiên cứu tổng hợp phức chất carboplatin/PAMAM

và oxaliplatin/PAMAM định hướng làm thuốc chống

ung thư.

GS.TS. Nguyễn Cửu Khoa -

Viện Khoa học Vật liệu ứng

dụng

4

Nghiên cứu bào chế và đánh giá tương đương sinh

học của viên nén bao phim chứa metoprolol 50mg

phóng thích kéo dài và amlodipin 5 mg phóng thích

tức thời.

ThS. Nguyễn Thị Linh

Tuyền - Trung tâm Khoa

học Công nghệ Dược Sài

Gòn

5

Nghiên cứu và xây dựng phần mềm tích hợp dữ liệu

bản đồ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và khai

thác Mạng thông tin chỉ huy điều hành Quân khu 7

tại Sở Chỉ huy thường xuyên.

ThS. Hoàng Tuấn - Viện

công nghệ thông tin

6

Thiết kế, gia công, chế tạo hệ thống lọc nước biển

thành nước ngọt, có thể sử dụng nguồn điện mặt trời

hoặc điện gió cho bộ đội tại đảo Sinh Tồn Đông -

Trường Sa. Công suất 300 lít nước sinh hoạt/giờ.

TS. Nguyễn Như Dũng -

Viện KH&CN quân sự, Cơ

quan Đại diện phía Nam

7

Nghiên cứu chế tạo mẫu sinh phẩm đo số lượng hồng

cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong kiểm tra chất lượng xét

nghiệm huyết học.

TS. Trần Hữu Tâm - Trung

tâm kiểm chuẩn xét nghiệm

thành phố

8

Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào

gan bằng phương pháp đốt vi sóng.

ThS.BSCKII. Nguyễn Đình

Song Huy - Bệnh Viện Chợ

Rẫy

Trở về đầu trang

Page 45: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 45/48

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

TT Ngày Tên đề tài/ Dự án

Chủ nhiệm/ CQ chủ

trì

Ngành Kinh tế

1 31/08/2018

Nghiên cứu đề xuất công cụ phục vụ kiểm toán năng

lượng lồng ghép đánh giá tiềm năng sản xuất sạch

hơn cho một số ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh

Bình Dương.

GS.TS Lê Thanh

Hải - Viện Môi

trường và Tài

nguyên (thuộc Đại

học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh)

2 04/09/2018 Lập kế hoạch kiểm toán các dự án công trình thủy lợi

dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu.

KS. Nguyễn Hữu

Trí và KS. Phan

Thế Đức - Kiểm

toán nhà nước

3 06/09/2018

Nghiên cứu xây dựng đề cương kiểm toán chuyên đề

quản lý và sử dụng nguồn vốn chuyển đổi đất quốc

phòng.

ThS. Nguyễn Tiến

Đạt; ThS. Mai Hải

Cường - Kiểm toán

nhà nước

4 21/09/2018

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các

doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên.

TS. Trần Thị Nhung

- Trường Đại học

Kinh tế & Quản trị

kinh doanh - Đại

học Thái Nguyên

Ngành Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật

5 30/08/2018

Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm hố ga thu

nước ngăn mùi không muỗi tại tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu.

TS. Nguyễn Đức

Quý - Trường Đại

học Bà Rịa - Vũng

Tàu và ông Hồ Viết

Vẻ - Công ty

TNHH Sigen

6 31/08/2018 Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các môn Luật

tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương.

ThS. Lưu Thị Bích

Hạnh - Trường Đại

học Ngoại thương

Cơ sở 2 tại TP.

HCM

7 03/09/2018 Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy tiếng Anh

chuyên ngành tại Trường Đại học Ngoại thương Cơ

ThS. Lê Hồng Linh

- Trường Đại học

Page 46: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 46/48

sở II TP.HCM. Ngoại thương Cơ sở

2 tại TP. HCM

8 06/09/2018

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất

lúa theo quy mô cánh đồng mẫu lớn ở tỉnh Quảng

Bình.

Th.S Lê Văn Nam -

Trường Đại học

Nông Lâm – Đại

học Huế

9 14/09/2018

Ảnh hưởng của tannin kết hợp với biochar bổ sung

vào khẩu phần cơ sở đến tiêu hóa dạ cỏ và lượng

methane thải ra trong điều kiện invitro.

TS. Mai Anh Khoa

- Đại học Thái

Nguyên

10 23/09/2018

Nghiên cứu hệ thống rút gọn văn bản, chuyển đổi cú

pháp và biểu diễn đồ họa 3D ngôn ngữ ký hiệu Việt

Nam.

PGS.TS. Phùng

Trung Nghĩa -

Trường Đại học

Công nghệ thông

tin và Truyền thông

11 27/09/2018 Thử nghiệm sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm

cá niên tại Quảng Nam.

Th.S Nguyễn Công

Dưỡng Trung tâm

chọn giống cá rô

phi

12 27/09/2018 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị thu hoạch, chẻ và

thiết bị sấy cây lác ở tỉnh Vĩnh Long.

Trường ĐH Sư

phạm kỹ thuật Vĩnh

Long

13 28/09/2018

Nghiên cứu thiết kế, cải tiến động cơ diesel 1 xylanh

sang hoạt động theo nguyên lý cháy do nén hỗn hợp

đồng nhật (HCCI).

TS. Khương Thị Hà

- Trường Đại học

Giao thông vận tải

14 28/09/2018 Nghiên cứu xây dựng sổ tay điện tử hỏi - đáp theo các

văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.

CN.Đỗ Thị Diễm -

Học viện Cán bộ

Quản lý Xây dựng

& Đô thị (AMC)

15 28/09/2018 Đánh giá thực trạng và hiệu quả chăn nuôi trâu ở

nông hộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Dương Thanh

Hải - Trường Đại

học Nông Lâm –

Đại học Huế

Ngành Y Dược

16 30/08/2018 Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người

cho chết não hoặc người cho sống.

GS.TS Đỗ Quyết -

Học viện Quân y

Page 47: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 47/48

Ngành Giáo dục đào tạo

17 22/08/2018 Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình đào tạo

các ngành của Trường Đại học Thống kê.

TS. Nguyễn Ngọc

Tú - Trường Cao

đẳng Thống kê

18 24/09/2018 Nghiên cứu việc dạy học trong môi trường đa văn hóa

ở vùng dân tộc miền núi phía Bắc.

PGS.TS. Ngô Thị

Thanh Quý - Đại

học Thái Nguyên

Ngành văn hóa xã hội

19 12/09/2018

Chương trình, tài liệu tiếng Raglai dành cho cán bộ,

công chức, viên chức công tác vùng dân tộc, miền núi

tỉnh Ninh Thuận.

UBND tỉnh Ninh

Thuận

20 14/09/2018 Cơ sở khoa học xây dựng khung năng lực mẫu cho

một số vị trí việc làm ở Bộ Nội vụ.

ThS. Phạm Đức

Toàn - Viện Khoa

học tổ chức nhà

nước

21 18/9/2018

Nâng cao đạo đức, phong cách của cán bộ, công chức,

viên chức trong Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí

Minh theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đặng Đình Bình và

Phạm Văn Lực -

Ban Quản lý Lăng

Chủ tịch Hồ Chí

Minh

22 20/09/2018 Sự tham gia thị trường của các hộ dân tộc thiểu số

vùng biên giới Đông Bắc.

TS. Vũ Vân Anh -

Đại học Thái

Nguyên

23 21/09/2018

Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thực

phẩm an toàn của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí

Minh.

ThS. Nguyễn Thúy

Phương - Trường

Đại học Ngoại

thương Cơ sở 2 tại

TP. HCM

24 24/09/2018

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ

chức cơ sở Đảng xã, thị trấn ở huyện Châu Thành,

tỉnh Bến Tre hiện nay.

ThS. Đoàn Thị Mao

- Trường Chính trị

tỉnh Bến Tre

25 24/9/2018

Nghiên cứu ứng dụng tri thức bản địa đồng bào dân

tộc Thái miền Tây Nghệ An trong phát triển kinh tế -

xã hội.

TS. Lê Thị Hiếu -

Trung tâm Khoa

học xã hội và nhân

văn Nghệ An

Page 48: BẢN TIN THÁNG 10/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/01/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_10-2018.pdf · Chế tạo tính chất của các oxit phức hợp chứa

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 48/48

26 28/9/2018

Nghiên cứu những tác động của tôn giáo trong vùng

đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

nước ta hiện nay.

PGS. TS Lê Bá

Trình - Ban Thường

trực Ủy ban Trung

ương MTTQ Việt

Nam

27 28/9/2018

Quan hệ phối hợp giữa MTTQ Việt Nam với các cơ

quan, tổ chức trong công tác theo dõi tình hình thi

hành pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

TS. Phạm Thị Hồng

- Ban Thường trực

Ủy ban Trung ương

MTTQ Việt Nam

Trở về đầu trang