Top Banner
Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 1/44 TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN BẢN TIN THÁNG 11/2018 A.THÔNG TIN THÀNH TỰU ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chế tạo robot chữa cháy Nghiên cứu thiết kế platform trên cơ sở bộ xử lý Java 32 bit hỗ trợ phát triển các thiết bị di động cầm tay kết nối tới các mạng di động thế hệ sau 42 đội Robotics nhí Hà Nội tranh tài tham dự Robothon quốc tế CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY Chế tạo tàu mini không người lái khảo sát trên biển Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm định nồi (lò) hơi thu hồi nhiệt VẬT LIỆU – HÓA CHẤT Nghiên cứu chế tạo hệ chất tẩy rửa cặn hydrocacbon và ứng dụng chúng để làm sạch các đường ống dẫn, đảm bảo an toàn môi trường biển khi hủy bỏ giếng khai thác dầu khí Nghiên cứu thiết lập quy trình đo liều cá nhân sử dụng liều kế quang phát quang (OSL) đối với trường bức xạ photon và trường bức xạ hỗn hợp notron, photon Nghiên cứu chế tạo màng lọc hiệu năng cao bằng phương pháp trùng hợp ghép bề mặt, ứng dụng trong siêu lọc và lọc nano Nghiên cứu, phân tích tính tự cháy của than, đề xuất giải pháp thiết kế hệ thống phòng chống cháy của than tại mỏ than Đông Tràng Bạch CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Chế biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất Chế tạo màng sinh học bảo quản dâu tây CÔNG NGHỆ SINH HỌC Việt Nam sản xuất chế phẩm sinh học rẻ hơn nhập khẩu 30% Nhà khoa học trẻ người Việt phát hiện 8 loài vi khuẩn mới Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn
44

BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Aug 31, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 1/44

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN

BẢN TIN THÁNG 11/2018

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chế tạo robot chữa cháy

Nghiên cứu thiết kế platform trên cơ sở bộ xử lý Java 32 bit hỗ trợ phát triển các thiết bị di

động cầm tay kết nối tới các mạng di động thế hệ sau

42 đội Robotics nhí Hà Nội tranh tài tham dự Robothon quốc tế

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Chế tạo tàu mini không người lái khảo sát trên biển

Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm định nồi (lò) hơi thu hồi nhiệt

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Nghiên cứu chế tạo hệ chất tẩy rửa cặn hydrocacbon và ứng dụng chúng để làm sạch các

đường ống dẫn, đảm bảo an toàn môi trường biển khi hủy bỏ giếng khai thác dầu khí

Nghiên cứu thiết lập quy trình đo liều cá nhân sử dụng liều kế quang phát quang (OSL) đối

với trường bức xạ photon và trường bức xạ hỗn hợp notron, photon

Nghiên cứu chế tạo màng lọc hiệu năng cao bằng phương pháp trùng hợp ghép bề mặt, ứng

dụng trong siêu lọc và lọc nano

Nghiên cứu, phân tích tính tự cháy của than, đề xuất giải pháp thiết kế hệ thống phòng chống

cháy của than tại mỏ than Đông Tràng Bạch

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Chế biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất

Chế tạo màng sinh học bảo quản dâu tây

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Việt Nam sản xuất chế phẩm sinh học rẻ hơn nhập khẩu 30%

Nhà khoa học trẻ người Việt phát hiện 8 loài vi khuẩn mới

Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh

bột sắn

Page 2: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 2/44

NÔNG NGHIỆP

Máy xẻ gỗ “cải tiến”

Máy tách lạc quay tay

Máy thái sắn

Nuôi ong ký sinh diệt bọ dừa ở Bến Tre

Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong nuôi tôm

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sau thu hoạch xử lý hơi nước nóng trừ ruồi đục quả vú sữa

phục vụ xuất khẩu

Tạo giống lúa chống stress

Hợp tác nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống giám sát sử dụng mạng cảm biến không dây

trong kiểm soát chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho chuỗi hậu cần thủy sản lạnh

MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị hấp thụ kiểu Rainstorm

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong giảm nhẹ khí nhà kính cho lĩnh vực quản lý chất thải

LĨNH VỰC KHÁC

Vinh danh 63 nông dân Việt sáng tạo trong sản xuất

Việt Nam sản xuất vệ tinh quan sát Trái Đất để dự báo thiên tai

Việt Nam làm chủ tịch Ủy ban vệ tinh quan sát Trái Đất 2019

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

1. Nghiệm thu đề tài

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

Page 3: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 3/44

A.THÔNG TIN THÀNH TỰU

ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chế tạo robot chữa cháy

Robot chữa cháy điều khiển từ xa bằng sóng RF của Hương và Tuấn

Trăn trở trước những tổn thất nặng nề

do hỏa hoạn gây ra đối với tài sản và tính

mạng con người, năm học 2017-2018, Lê Mai

Hương và Trần Văn Tuấn (học sinh lớp 9

trường THCS Lâm Mộng Quang, huyện Phú

Lộc, Thừa Thiên Huế) đã chế tạo thành công

sản phẩm robot chữa cháy điều khiển từ xa

bằng sóng RF.

Hương và Tuấn cho biết, bản thân vẫn

thường xuyên theo dõi tin tức và nhận thấy có

hàng ngàn vụ cháy xảy ra mỗi năm ở nước ta,

khiến hàng chục người chết và bị thương,

thiệt hại lên tới hàng ngàn tỷ đồng, gây ra bao

khó khăn, vất vả cho các gia đình bị thiệt hại.

Thế nhưng, các phương tiện cứu hỏa sẵn có

chưa đáp ứng được nhu cầu phòng cháy chữa

cháy hiện nay.

Một điều đáng chú ý là tại các thành

phố lớn, dân cư đông đúc, một khi xảy ra hỏa

hoạn, lực lượng phòng cháy chữa cháy rất

khó tiếp cận vì đám cháy nằm trong hẻm nhỏ,

ngoằn ngoèo, các xe chữa cháy lớn và cồng

kềnh không vào được. “Từ đó, nhóm chúng

em hình thành ý tưởng robot chữa cháy điều

khiển từ xa bằng sóng RF để giúp cho lực

lượng phòng cháy chữa cháy giảm bớt áp lực

nguy hiểm đến tính mạng và giải quyết được

những vấn đề khó khăn trên”, Tuấn cho biết.

Để làm ra được chú robot hoàn chỉnh,

hai em đã tận dụng triệt để các sản phẩm đã

hỏng như động cơ điện một chiều, động cơ

quạt trong máy tính, động cơ làm cần gạt nước

của các xe ô tô cũ (mua từ phế liệu), bộ điều

khiển từ xa tận dụng từ xe đồ chơi của trẻ

em… và chỉ mua mới một camera hồng ngoại.

Nói về tính mới và sáng tạo của đề tài

này, Hương chia sẻ, thay các bánh xe tải thông

thường bằng bánh xích có bản bằng cao su

chịu nhiệt cao để xe robot vượt qua được mọi

địa hình mà xe cứu hỏa hiện nay không qua

được. Với giá thành rẻ, nguyên liệu dễ tìm, dễ

chế tạo, kích thước gọn nhưng động cơ cực

mạnh, vòi phun có thể phun nước đi xa với

khoảng cách gấp 10 lần chiều dài robot.

“Ngoài ra, nó có khả năng điều khiển

dập tắt và giám sát đám cháy từ xa bằng RF

kết hợp với camera hồng ngoại. Robot có khả

năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt,

độc hại, cháy nổ, phóng xạ như khói, bụi, ban

đêm... Đồng thời, camera có thể truyền hình

ảnh hiện trường, vị trí người bị nạn, vị trí đám

cháy, kết cấu hạ tầng ra bên ngoài ở những

vùng không có sóng wifi”, Hương cho hay.

Theo đó, nhờ hệ thống bánh xích có

bản bằng cao su chịu lực và nhiệt cao, xe

robot có thể kéo vòi phun nước vượt qua mọi

địa hình để dập tắt đám cháy. Chưa hết, nhờ

hai động cơ điện một chiều đấu ngược nhau

nên xe robot có thể giật lùi, tiến tới, quay trái,

quay phải với một góc quay tùy ý. Ngoài ra,

vòi phun có thể nâng lên hay hạ xuống để

phun nước dập tắt đám cháy ở mọi góc độ.

Page 4: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 4/44

Sắp tới, nhóm phát triển thêm hệ thống

thang trượt để đưa robot lên những tòa nhà

cao tầng, dập tắt đám cháy trên cao trong khi

hầu hết xe cứu hỏa hiện nay không phun tới.

Ngoài ra còn tiếp tục phát triển sử dụng các

cảm biến nhiệt độ, vật thể, tia hồng ngoại,

camera giám sát để robot có khả năng tránh

vật cản, nhìn xuyên được khói bụi, phát hiện

nguy hiểm, người bị nạn truyền về trung tâm

điều khiển.

Nguồn: Vista.gov.vn, 31/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu thiết kế platform trên cơ sở bộ xử lý Java 32 bit hỗ trợ phát triển các thiết bị di động cầm tay kết nối tới các mạng di động thế hệ sau

Thông báo khi đã gửi cảnh báo thành công về trung tâm.

Ngày nay, khi các bộ vi xử lý đã trở

nên nhanh hơn, gọn hơn, công suất tiêu thụ và

giá thành giảm, hay nói cách khác các bộ vi

xử lý đã thông minh hơn rất nhiều, thì việc

giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

tập trung nhiều vào phần mềm. Và lúc này,

các platform ra đời. Platform là sự kết hợp

giữa một kiến trúc phần cứng và một nền tảng

phần mềm cơ bản cho phép các ứng dụng

phía trên hoạt động trên nó. Một platform

điển hình sẽ gồm một kiến trúc phần cứng -

đặc trưng bởi kiến trúc máy tính bên trong nó,

một hệ điều hành và các ngôn ngữ lập trình

cùng các giao diện người sử dụng liên quan

(các thư viện hệ thống run-time).

Theo sự phát triển không ngừng của

công nghệ thông tin, điện tử viễn thông trong

nước hiện nay là nhu cầu về các thiết bị di

động cầm tay thông minh hỗ trợ cho các mục

đích giải trí, làm việc, kết nối tới các mạng

thế hệ sau... của người tiêu dùng. Một cột

mốc quan trọng đánh dấu bằng việc chuyển

sang cung cấp các dịch vụ 3G và hướng tới sẽ

phát triển lên 4G của các nhà mạng trong

nước. Theo đó là sự bùng nổ về thị trường các

thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên, thực trạng đáng

buồn là hầu hết các thiết bị này đều nhập

ngoại, thị trường bị thao túng bởi các nhà

cung cấp nước ngoài, tiêu tốn chi phí ngoại tệ

cho nhập khẩu đáng kể, gây ảnh hưởng đến

nền kinh tế.

Theo những tình hình trên, nhóm thực

hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế platform trên

cơ sở bộ xử lý Java 32 bit hỗ trợ phát triển

các thiết bị di động cầm tay kết nối tới các

mạng di động thế hệ sau” gồm Cơ quan chủ

trì đề tài Học viện Công nghệ BCVT Việt

Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài/dự

án TS. Đặng Hoài Bắc đề xuất thiết kế thử

nghiệm nền tảng (platform) dành cho phát

triển các thiết bị di động cầm tay (handheld

device) phục vụ kết nối tới các mạng thế hệ

sau như điện thoại di động, thiết bị định vị

các nhân, máy tính bảng,... cung cấp một

platform cho phát triển các thiết bị đầu cuối

ứng dụng các mạng di động thế hệ sau hướng

tới thị trường trong nước sử dụng bộ vi xử lý

Java 32-bit.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

Page 5: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

7Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 5/44

- Phát triển hệ thống Telematics car

- Nhóm đề tài đã phát triển hệ thống

Telematics car trong đó sử dụng chip aJile

200 và platform Java do nhóm nghiên cứu

PTIT thiết kế. Hệ thống này bao gồm một

server và một thiết bị trên xe.

Thiết bị có các tính năng chính như sau:

- Màn LCD-Touch screen hiện thị nội

dung và tương tác với lái xe.

- Hiển thị vị trí hiện tại của phương

tiện trên bản đồ số

- Nhận cảnh báo tắc đường/ tai nạn từ

trung tâm

- Gửi thông tin cảnh báo tai nạn và tắc

đường về trung tâm

- Gọi cứu hộ khi gặp tình huống khẩn

cấp

- Lưu trữ hành trình như một hộp đen

- Tự động thu phí

- Tính năng thiết lập/ nhận cuộc gọi

- Tính năng truy cập mạng Internet

- Tính năng hỗ trợ quản lý danh bạ,

xem lịch

- Phát triển hệ thống giám sát an ninh

dùng camera

Hệ thống giám sát an ninh dùng

camera bao gồm các thành phần sau:

1. Client

Client được sử dụng trong hệ thống

này là một smartphone hỗ trợ chạy hệ điều

hành IOS hoặc Android.

Thiết bị client có chức năng yêu cầu

giám sát và nhận cảnh báo. Các bản tin thông

báo sẽ được gửi về client, cũng như nhận các

hình ảnh và video giám sát.

Ngoài ra thiết bị client có một nhiệm

vụ quan trọng là cài đặt và cấu hình thiết bị

giám sát video thông minh. Quá trình này sẽ

cài đặt thông số mạng Wifi (mã SSID, mật

khẩu, kênh sử dụng) để kết nối thiết bị giám

sát với máy chủ trung gian lưu trữ và thiết lập

tài khoản gmail để biết địa chỉ gửi nhận tin

thông báo. Cả quá trình đồng bộ sử dụng giao

thức UPnP.

2. Thiết bị giám sát, cảnh báo

Sử dụng thiết bị xử lý thuần Java

aJ_PTIT

Bộ vi xử lý Java trong hệ thống giám

sát video thông minh có chức năng xử lý các

sự kiện thu được từ các cảm biến âm thanh và

tiếng động. Sau đó gửi các sự kiện lên một

máy chủ để quản lý và thống kê. Chúng nhận

tất cả các sự kiện thu được từ các cảm biến

sau đó sử dụng các thuật toán để xác định

xem có người lạ đột nhập không. Khi xác

định được có người lạ đột nhập vào, cảm biến

hình ảnh đồng thời là camera sẽ chụp lại hình

ảnh (hoặc đoạn video) có thay đổi trong khu

vực giám sát rồi gửi về máy chủ. Khi dữ liệu

ở trên máy chủ các thông báo sẽ được máy

chủ gửi về thiết bị smart phone một cách

nhanh chóng.

3. Hệ thống nhận thực

Sử dụng Server nhận thực Google App

(XMPP)

Hệ thống nhận thực người sử dụng

bằng ứng dụng được cài đặt trên Client.

Muốn sử dụng hệ thống, người dùng phải

thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất phải có tài

khoản gmail hợp lệ, thứ hai là tài khoản này

cần được thiết bị aJ_PTIT lưu trữ trong quá

trình cấu hình. Khi thỏa mãn hai điều kiện

này, người sử dụng sẽ được phép tùy biến hệ

thống giám sát video này.

4. Thiết bị lưu trữ thống kê

Page 6: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

7Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 6/44

Sử dụng Server do PTIT R&D phát

triển.

Để đảm bảo tính bảo mật, tất cả tài

nguyên, nhật ký sử dụng của hệ thống sẽ

được lưu trữ và thống kê trên Server do nhóm

phát triển. Khi có yêu cầu từ người sử dụng,

tất cả file cảnh báo cũng như giám sát của hệ

thống sẽ được gửi về cho người dùng cũng

như các cơ quan điều tra chức năng.

Tương tự trên, tất cả các thiết bị trên

được phát triển dựa trên platform Java do

nhóm thiết kế PTIT thực hiện, các phần mềm

đều được viết bằng ngôn ngữ Java, tuân thủ

các tiêu chuẩn Java Specification Language

của Oracle..

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

42 đội Robotics nhí Hà Nội tranh tài tham dự Robothon quốc tế

Thí sinh tham gia cuộc thi Robothon ở mức độ sơ cấp.

Hai đội Robotics xuất sắc ở mức sơ

cấp và trung cấp đã giành vé vô địch tiếp tục

tham dự đấu trường Robothon Quốc tế tại

Trung Quốc.

Ở cuộc thi năm nay các đội thi đấu so

tài về kỹ năng lập trình qua hai vòng. Vòng

loại sẽ loại trực tiếp để chọn ra các đội có

chuyên môn cao bước vào vòng chung kết.

Ở vòng loại, robot có nhiệm vụ lấy và

di chuyển các HUB (ở đây là các bánh xe

tượng trưng bằng nhựa) về nơi quy định. Sau

đó, robot phải quay về vị trí đỗ xe - nằm dưới

thanh treo - rồi tự treo mình trên thanh ngang.

Ở vòng chung kết, nhiệm vụ của robot

là lấy 2 HUB ngẫu nhiên tại khu vực HUB

Area và di chuyển HUB vào 2 vị trí ngẫu

nhiên. Sau cùng, thí sinh cho robot di chuyển

để lấy HUB đưa vào vị trí Building Zone đã

quy định.

Trước khi bước vào cuộc thi các đội

được rèn luyện kỹ năng qua các lớp học cơ

bản (học về di chuyển), nâng cao (học về các

cảm biến) khác nhau. Trên các cảm biến đó

robot tự động thực hiện bài thi của mình. Các

bài học này được học từ 5-6 tháng trước. Học

sinh tham gia được thực hành các kỹ năng

chính về khoa học công nghệ, kỹ thuật và

toán học.

Ông Đặng Bảo Tuấn, Phụ trách chuyên

môn cuộc thi Công ty Cổ phần DTT Eduspec -

Học viện STEM cho biết, ở vòng chung kết

không phụ thuộc vào chuẩn bị bài trước của

giáo viên. Đề thi ngẫu nhiên nên các đội thực

sự hiểu bài mới làm được. Mỗi robot sẽ chọn

đi đường hoàn toàn khác nhau. Đội nào nghĩ ra

đường đi tốt thì sẽ chiến thắng các đội còn lại.

Các đội Robotics xuất sắc nhất sẽ được

lựa chọn để tham dự đấu trường Robothon

Quốc tế diễn ra vào ngày 25/11 tại Thâm

Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.

Ông Tuấn cho biết, đối thủ lớn nhất

của Việt Nam hiện nay là Malaysia. Từ năm

2015 đến nay Việt Nam tham gia cuộc thi

quốc tế đều có thứ hạng cao nhưng vẫn sau

Malaysia. “Năm nay các giáo viên của Việt

Page 7: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 7/44

Nam đã rèn luyện cho các học sinh có khả

năng tốt hơn để đạt trình độ như Malaysia”,

ông Tuấn nói.

Trước đó, ngày 27/10, ngày hội Lập

trình quốc gia Wecode đã được tổ chức với sự

tham gia của 57 thí sinh ở cả 3 mức độ: sơ

cấp, trung cấp và cao cấp.

Ông Nguyễn Trung Quỳnh, Phó trưởng ban Quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc trao giải vô địch

lập trình mức độ sơ cấp cho em Nguyễn Linh Anh.

Giải vô địch mức độ sơ cấp thuộc về em

Nguyễn Linh Anh, học sinh lớp 4A4 trường

Đoàn Thị Điểm; trung cấp thuộc về em Nguyễn

Gia Huy, Học viện STEM; cao cấp thuộc về em

Nguyễn Ngọc Bảo, Học viện STEM.

Với Wecode, năm nay ban tổ chức áp

dụng cách thức triển khai của Wecode quốc

tế, theo đó chú trọng để học sinh thể hiện sự

tự tin thông qua việc thuyết trình bài thi của

mình hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Ngày hội Robothon và lập trình

Wecode Quốc gia do Ban Quản lý khu công

nghệ cao Hòa Lạc, Bộ Khoa học và Công nghệ

phối hợp với Công ty Cổ phần DTT Eduspec -

Học viện STEM và các trường Tiểu học,

Trung học trên địa bàn Hà Nội tổ chức.

Nguồn: Quân Nguyễn, Vnexpress.net,

28/10/2018

Trở về đầu trang

**************

CƠ KHÍ – CHẾ TẠO MÁY

Chế tạo tàu mini không người lái khảo sát trên biển

Cán bộ Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ giới thiệu về tàu khảo sát "Made in Vietnam"

Xuất phát từ những khó khăn trong

khảo sát, đo số liệu trong ngành bản đồ khi

cán bộ phải trực tiếp đến những vùng nước

nguy hiểm, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa

học đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi

trường đã thiết kế, chế tạo tàu tự hành để thay

con người đo số liệu.

Tàu được thiết kế chạy tự động, không

cần người lái. Vỏ tàu làm bằng nhựa

composite. Trong thân tàu được gắn phần

mềm ghi dữ liệu, camera trực tuyến, máy

định vị vệ tinh, ăngten và một thiết bị đo sâu

hồi âm. Một máy tính nhỏ như điện thoại

cũng được gắn ở trong để lưu số liệu và gửi

về hệ thống qua tín hiệu radio.

Ths Lưu Hải Âu, Viện Khoa học đo

đạc và Bản đồ cho biết, thiết bị này được

nhóm nghiên cứu chế tạo trong một năm từ đề

tài nghiên cứu do Viện thực hiện. Toàn bộ

phần cứng đến phần mềm đều chủ động làm

trong nước.

Page 8: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 8/44

Khác với các con tàu đo số liệu biển,

chỉ đo được ở khu vực nước sâu và cán bộ đo

trên tàu đó đôi khi gặp nguy hiểm do gặp bão

hoặc các vấn đề an ninh. Chiếc tàu này có thể

đo sâu được 1.000m nhưng cũng có thể chạy

được ở vùng nước nông do mức mớm nước rất

thấp mà không cần người lái. Đối với khu vực

ven bờ, vùng đá, san hô con người không thể

tiếp cận thì tàu vẫn đến và đo được số liệu.

Nhóm nghiên cứu cho biết, với thiết kế

hiện tại tàu có tải trọng 60kg, được gắn hai

bình ắcquy nên có thể đo trong thời gian 8 -

10 tiếng.

Theo Ths Hải Âu, trên thế giới có

nhiều thiết bị tương tự. Ban đầu Viện dự định

thiết kế hệ thống điều khiển và phầm mềm

khảo sát nhưng đi mua tàu các hãng chế tạo

tàu đều không bán. Lý do là đối tượng khảo

sát của ngành bản đồ bao giờ cũng gắn với

chữ “mật”. Vì vậy nhóm nghiên cứu đã tìm

cách thiết kế phù hợp nhu cầu trong nước.

"Đây là thiết bị chế tạo để phục vụ

công tác nghiên cứu nên hình thức không được

đẹp nhưng có thêm nhiều tính năng chuyên

biệt phục vụ cho hoạt động điều tra, khảo sát",

Ths Hải Âu nói và cho biết với thiết bị này ở

những vùng biển khó khăn về an ninh, hay ô

nhiễm, con người sẽ không cần xuất hiện mà

chỉ cần tàu thả xuống sẽ tự động chạy và gửi

thông số về nhà. Tàu cũng có thể tự động chạy

ngầm rà soát, đo số liệu để phát hiện các nhà

máy thải nước thải trộm xuống biển.

Hiện tàu đã chạy thử nghiệm đo trên

vùng nước chảy xiết ở sông Lô, sông Đà cho

kết quả tốt. Nhóm nghiên cứu cho biết, khi có

điều kiện sẽ tiếp tục hoàn thiện để tàu có hình

thức đẹp hơn.

Nguồn: Bích Ngọc,

vnexpress.net,22/10/2018

Trở về đầu trang

*************

Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm định nồi (lò) hơi thu hồi nhiệt

Hình minh họa hoạt động của nhà máy điện theo chu trình hỗn hợp (CCPP)

Lò thu hồi nhiệt (Heat Recovery Steam

Generators) HRSG là lò dùng sản xuất hơi

bão hòa và hơi quá nhiệt gồm một hay nhiều

cấp áp suất (LP/IP/HP) trong nhà máy nhiệt

điện chu trình kết hợp Tuabin khí (GT) và

Tua bin hơi nước (ST) để sản xuất điện. Nhà

máy chu trình hỗn hợp là tương đối rẻ tiền để

xây dựng và có thể đạt được hiệu suất nhiệt

động hiện tại đến 62% ở chế độ tải định mức.

Hiệu suất chu trình này tăng thêm 22% so với

chu trình hơi nước Randkin và tăng trên 25%

so với chu trình chỉ dùng Tua bin khí để sản

xuất điện.

Chu trình hỗn hợp thế hệ khí thiên

nhiên được thay “Than đá truyền thống”. Và

mặc dù năng lượng tái tạo hứa hẹn một tương

lai rất tốt, các nhà máy điện chu trình hỗn hợp

(CCPP) có hiệu quả, sạch sẽ và các nguồn

phát điện ít tốn kém với công suất lớn để thay

thế phụ tải nền ở quy mô lớn. Ngoài ra, khả

năng khởi động, phát tải nhanh của nó cho

phép khả năng hàng trăm MW để hòa vào

lưới điện nhanh hơn so với các nguồn khác.

Page 9: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 9/44

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ

(U.S. Energy Information Administration -

EIA) dự đoán rằng thế hệ phát điện năm 2016

từ khí tự nhiên, lần đầu tiên, sẽ vượt qua phần

than đá ở 33% đến 32%, tương ứng. Tương

ứng, năm 2015 là năm đầu tiên khi sử dụng

nhà máy khí tự nhiên trong nước đã vượt than

tại một hệ số công suất 56% so với 55%.

Thực tiễn vận hành rất linh hoạt - từ

vận hành phụ thấp đến tải nền theo chu kỳ

nhà máy mỗi ngày làm ảnh hưởng đến độ bền

của các bộ phận áp lực HRSG. Hầu hết các lò

này vận hành hiện tại không được thiết kế với

sự linh hoạt để chịu được mức độ ứng suất

nhiệt gây ra bởi phần khởi động nhanh hơn,

vận hành tải thấp và chu kỳ làm việc nhiệt lặp

đi lặp lại. Và các yếu tố gây ứng suất (stress)

được tăng cao bởi các tuabin khí hiện nay

công suất lớn hơn, hiệu quả hơn.

Trước năm 1995 tại Việt Nam chỉ có

các nồi hơi trung áp, cao áp sử dụng buồng

đốt truyền thống đốt nhiên liệu than đá hoặc

dầu nặng (dầu mazut) trong trong các nồi hơi

sản xuất hơi quá nhiệt, quay Tuabin hơi phát

điện tại các nhà máy Nhiệt điện. Vấn đề trong

chu kỳ đơn dùng hơi trong các nhà máy nhiệt

điện này thì hiệu suất nhiệt cũng chỉ đạt được

không quá 40%.

Do các kiểu kết cấu lò hơi HRSG và

điều kiện vận hành khác nồi hơi thông thường

chỉ một cấp áp suất (hoặc hạ áp, hoặc trung

áp hoặc cao áp), nên yêu cầu về bảo trì, và

kiểm tra đánh giá lò hơi HRSG định kỳ cũng

cần có quy định riêng cho phù hợp, đảm bảo

an toàn và kinh tế.

Hiện nay các tài liệu liên quan đến lò

thu hồi nhiệt bằng tiết Việt rất ít và vô cùng

hạn chế, tài liệu liên quan chủ chủ yếu bằng

tiếng Anh. Chính vì vậy, Cơ quan chủ trì

Trung tâm kiểm định Công nghiệp II đã phối

hợp cùng với Chủ nhiệm đề tài KS. Trịnh Đình

Hùng thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng

quy trình kiểm định nồi (lò) hơi thu hồi nhiệt”.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

- Đề tài đã khảo sát, thu thập hệ thống

hóa được các loại nồi hơi thu hồi nhiệt HRSG

đang vận hành và sẽ xây dựng tiếp ở nước

ta.Trình độ năng lực quản lý, vận hành, bảo

dưỡng của cơ sở sử dụng nồi hơi HRSG dùng

sản xuất điện an toàn , kinh tế.

- Thu thập các tài liệu pháp lý, kỹ thuật

liên quan tới việc kiểm tra đánh giá các Lò

hơi thu hồi nhiệt với một/ hai/ ba cấp áp suất

trên thế giới và tại Việt nam hiện nay, đã nhìn

nhận ra được sự cần thiết ban hành của một

văn bản pháp luật, sự thiếu tính hệ thống

trong các tài liệu qui định.

- Đã cập nhật , tham khảo được các tài

liệu mới nhất trên thế giới về HRSG , và các

nghiên cứu đánh giá hư hỏng và các qui định

trong công tác kiểm tra, đánh giá đối với các

hệ thống Lò hơi thu hồi nhiệt.

- Thông qua kinh nghiệm thực tiễn của

các chuyên gia nước ngoài, các phương pháp

kiểm tra của các nước phát triển, các nước

đang phát triển, với điều kiện hiện tại về cơ

sở pháp lý, năng lực con người, cơ sở vật chất

hiện tại các đơn vị lien quan tại Việt nam để

xây dựng được một Tiêu chuẩn riêng cho Lò

HRSG, xây dựng qui trình kiểm tra đủ độ tin

cậy để xác định được tình trạng kỹ thuật an

toàn của Lò hơi thu hồi nhiệt HRSG sau sau

lắp đặt, sau những chu kỳ vận hành, kiểm

định và bảo dưỡng.

- Thử áp lực định kỳ với HRSG phải

ngừng lâu dài và tiến hành cho từng cấp áp

suất riêng biệt LP/IP/RH/HP rất tốn thới gian

và chi phí. Vì vậy qua kiểm tra tăng cường

thử nghiệm đánh giá NDT hoặc quá trình quá

trình sửa chữa, thay thế mà không quá 25%

Page 10: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 10/44

về số lượng mối hàn mới thì có thể áp dụng

NDE thay thế và thử thủy lực định kỳ có thể

được mở rộng thới hạn.

- Hiện nay các nước trên thế giới đang

áp dụng tăng cường NDE ( Hoa Kỳ) trong

kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và không cần thử

thủy lực định kỳ theo chu kỳ ngắn hạn mà căn

cứ vào kết quả kiểm định thực tế. Tại CHLB

Đức và EU thời gian thử thủy lực định kỳ cho

lò hơi 9 năm hoặc 10 năm.

- Thông qua đề tài các thành viên đề

tài, các kiểm định viên đã được nâng cao kiến

thức về luật pháp và chuyên môn và là tài liệu

tiếng Việt dùng tham khảo và hướng dẫn cho

cơ sở sử dụng..

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

VẬT LIỆU – HÓA CHẤT

Nghiên cứu chế tạo hệ chất tẩy rửa cặn hydrocacbon và ứng dụng chúng để làm sạch các đường ống dẫn, đảm bảo an toàn môi trường biển khi hủy bỏ

giếng khai thác dầu khí

Trong quá trình khai thác, lắng đọng

cặn hydrocacbon (paraffin, asphalten,

naphten…) là không thể tránh khỏi, hiện

tượng lắng đọng cặn có thể hình thành với

mức độ tùy thuộc vào thành phần dầu thô,

điều kiện môi trường khu vực khai thác, áp

suất,… Đặc biệt, đối với những loại dầu thô

có hàm lượng paraffin rắn cao và với những

khu vực khai thác có nhiệt độ môi trường

thấp thì quá trình lắng đọng cặn hydrocacbon

diễn ra càng nhanh.

Ngày nay, trong các khu vực có thể

xảy ra lắng đọng cặn hydrocacbon, khu vực

lắng đọng trong hệ thống đường ống vận

chuyển và khai thác dầu khí là vấn đề đang

được quan tâm đặc biệt, bởi nó gây ra nhiều

hậu quả hơn so với các khu vực đặt bồn bể

chứa dầu. Việc đảm bảo an toàn môi trường

biển cho các giai đoạn thăm dò, khai thác dầu

khí đã và đang thực hiện tại tất cả các mỏ dầu

khí trên thế giới. Khi tiến hành thu dọn mỏ và

hủy giếng, việc kiểm soát môi trường càng

được quan tâm đặc biệt, tránh gây ô nhiễm

trong quá trình xử lý và sau xử lý. Các đường

ống dẫn dầu khí thường rất dài, bên trong

chứa nhiều cặn hydrocacbon độc hại có thành

phần phức tạp, bao gồm hợp chất hữu cơ

(asphalten, parafin) và hợp chất vô cơ (FeS,

Fe2O3, CaCO3, ...) cần được loại bỏ khi tiến

hành hủy giếng.

Hiện nay, việc làm sạch cặn

hydrocacbon vẫn được định kỳ thực hiện trên

các đường ống dẫn dầu, khí đang hoạt động.

Phương pháp làm sạch chủ yếu là phóng thoi,

hoặc đối với một số đường ống là ngâm hoá

chất tẩy rửa. Tuy nhiên, hệ chất tẩy rửa đang

được sử dụng tại Việt Nam có dung môi là

các chất thơm như xylen, toluen và một số

chất độc hại khác. Mặt khác, điều đặc biệt

quan trọng là phần lớn hệ thống ống dẫn dầu

khí tại Việt Nam đã cũ nên dễ xảy ra hư hỏng

khi làm sạch. Do đó, cần nghiên cứu kết hợp

các phương pháp tẩy rửa cặn hydrocacbon

sao cho phù hợp với điều kiện và chiến lược

phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt

Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

Để kiểm soát được toàn diện quá trình

xử lý môi trường trong các hoạt động dầu khí,

đáp ứng nhu cầu cấp thiết về việc xử lý triệt

để các chất thải sinh ra trong quá trình hủy bỏ

giếng khai thác dầu khí với mục tiêu tiến tới

Page 11: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 11/44

thỏa mãn các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo

vệ môi trường trong tương lai, Cơ quan chủ

trì Viện dầu khí Việt Nam đã phối hợp với

Chủ nhiệm đề tài ThS. Tạ Quang Minh cùng

thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo hệ chất

tẩy rửa cặn hydrocacbon và ứng dụng chúng

để làm sạch các đường ống dẫn, đảm bảo an

toàn môi trường biển khi hủy bỏ giếng khai

thác dầu khí”.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

Đã thiết lập được công thức chế tạo hệ

chất tẩy cặn hydrocacbon chứa hệ dung môi

sinh học hỗ trợ hiệu quả quá trình phóng thoi

làm sạch đường ống dầu khí trước khi hủy bỏ

dưới biển VPI-PCS với các thành phần tối ưu

như sau:

1. Tripropylene Glycol Methyl Ether

8,23%

2. Dibassic Ester 7,74%

3. Methyl Ester 80,25%

4. Chống phân lớp 4,00%

5. Chống OXH 0,06%

6. Chống ăn mòn kim loại 0,02%

Khả năng phân hủy sinh học của chất

tẩy cặn gốc dung môi sinh học VPI-PCS được

đánh giá là 98%.

Điều kiện công nghệ tối ưu áp dụng

đối với VPI-PCS như sau:

1. Nhiệt độ 42 độ C

2. Chu kỳ xử lý 3

3. Tỷ lệ sử dụng 1:5,8 g/ml

4. Thời gian 7,3 giờ

Đã thiết lập được công thức chế tạo hệ

chất tẩy cặn hydrocacbon chứa các chất

HĐBM có khả năng phân hủy sinh học VPI-

APS để làm sạch triệt để lớp màng dầu còn

lại trên bề mặt đường ống sau làm sạch với

các thành phần tối ưu như sau:

1. Calamide 21,85%

2. Tergitol 24,73%

3. Alfoterra 1,45%

4. Tripropylene Glycol Methyl Ether

50,67%

5. Chống tạo bọt 0,15%

6. Chống ăn mòn kim loại 0,50%

7. Diệt khuẩn 0,65%

Khả năng phân hủy sinh học của hệ

chất tẩy rửa cặn chứa chất HĐBM phân hủy

sinh học VPI-APS được đánh giá là 97,4%.

Điều kiện công nghệ tối ưu áp dụng

đối với VPI-APS như sau:

1. Nhiệt độ 30 độ C

2. Nồng độ 24,42 g/l

3. Thời gian 8,8 phút

Đã chế tạo được 200 lít hệ chất tẩy cặn

hydrocacbon gốc dung môi sinh học VPIPCS,

200 lít hệ chất tẩy cặn chứa các chất HĐBM

có khả năng phân hủy sinh học VPIAPS với

các chỉ tiêu chất lượng như đăng ký.

Đã thiết lập được 2 quy trình công

nghệ chế tạo hai hệ chất tẩy cặn

hydrocacabon;

Đã thiết lập được 2 quy trình công nghệ

ứng dụng hai hệ chất tẩy cặn hydrocacbon đề

làm sạch đường ống dẫn dầu khí.

Đã đánh giá chất lượng hai hệ chất tẩy

cặn hydrocacbon sản phẩm, so sánh với mẫu

chất tẩy cặn thương mại của thế giới.

Đã đánh giá hiệu quả của chất tẩy cặn

trên hệ thống thiết bị mô phỏng thực tế trong

phòng thí nghiệm của Viện Dầu khí như sau:

Page 12: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 12/44

Đánh giá kết quả phóng thoi (pig)

trong hệ thống pilot đối với các mẫu trống,

VPI-PCS, APS-50 và dung môi CN (công

nghiệp) trong cùng điều kiện thời gian ngâm

mẫu cặn đường ống trong khoảng thời gian

150 phút, nhiệt độ 100C, áp suất đầu vào

không đổi ở mức 3 bar cho thấy hiệu quả

phóng thoi tăng theo thứ tự của các dung môi

từ CN, APS-50, VPI-PCS, mẫu trống. Ở nhiệt

độ 25 độ C sau thời gian ngâm 100 phút, hiệu

quả phóng thoi của chất tẩy cặn VPI-PCS là

tương tự như chất tẩy cặn thương mại APS 50

và dung môi công nghiệp.

- Hiệu quả tẩy cặn HC bám trên bề mặt

thành ống được rửa đối với dung dịch

VPIAPS đạt gần 100% so với 90% của chất

tẩy thương mại APS-120 với nồng độ tẩy rửa

hiệu quả ở khoảng nồng độ từ 4-6%.

Đã tính toán sơ bộ giá thành của 2 sản

phẩm VPI-PCS và VPI-APS. So sánh giá

thành của sản phẩm nghiên cứu và sản phẩm

thương mại cho thấy giá thành trong nước rẻ

hơn. Nếu được sản xuất ở quy mô công

nghiệp thì hiệu quả sẽ khả thi, có ý nghĩa

không chỉ về mặt kinh tế, xã hội mà vừa

mang lại hiệu quả môi trường cao. Do vậy, để

đáp ứng yêu cầu môi trường ngày càng

nghiêm ngặt, đồng thời, theo kịp xu hướng

phát triển các sản phẩm khoa học của thế

giới, Việt Nam cần thiết đầu tư nghiên cứu

những sản phẩm có tính năng tương đương

của nước ngoài, sử dụng nguồn nguyên liệu

nội địa sẵn có, rẻ, thân thiện môi trường và

mang thương hiệu Việt Nam.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu thiết lập quy trình đo liều cá nhân sử dụng liều kế quang phát quang (OSL) đối với trường bức xạ photon và trường bức xạ

hỗn hợp notron, photon

Để đánh giá an toàn bức xạ cho các

nhân viên làm việc trong môi trường bức xạ

thì cần thiết phải theo dõi liều nghề nghiệp cá

nhân của họ. Có nhiều phương pháp đánh giá

liều cá nhân, tuy nhiên phương pháp sử dụng

liều kế cá nhân thụ động vẫn là thông dụng

nhất. Có nhiều loại vật liệu khác nhau được

ứng dụng để sản xuất các loại đầu đo thụ

động trong các liều kế cá nhân, ví dụ như:

liều kế phim, liều kế thủy tinh, liều kế vết hạt

nhân, liều kế nhiệt phát quang, liều kế quang

phát quang, v.v…). Cho tới nay, hai loại vật

liệu chính trong sản xuất liều kế cá nhân thụ

động là vật liệu nhiệt phát quang

(thermoluminescence - TL) và vật liệu quang

phát quang (Optically Stimulated

Luminescence - OSL) được ứng dụng nhiều

nhất trên thế giới. Liều kế làm từ vật liệu

Page 13: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 13/44

OSL đã được sản xuất và thương mại hóa bởi

tập đoàn Landauer.

Có rất nhiều loại liều kế OSL khác

nhau dùng trong đo liều cá nhân với các

trường bức xạ khác nhau, trong nghiên cứu

này chủ yếu đề cập đến đo liều cá nhân sử

dụng liều kế quang phát quang trong trường

bức xạ photon (liều kế OSL) và trong trường

bức xạ hỗn hợp notron, photon (liều kế

OSLN). Đối với liều kế OSL, chúng ta sẽ biết

được liều bức xạ chiếu vào chúng bằng cách

đo tín hiệu ánh sáng màu xanh da trời phát ra

(bước sóng từ 300 đến 450 nm) sau khi kích

thích chúng bằng ánh sáng màu xanh lá cây

(bước sóng 525 nm) từ các điốt phát quang.

Một liều kế OSL cơ bản gồm một miếng đỡ 4

chip với thành phần mỗi chip là Al2O3:C

được bao bọc bởi lớp vỏ nhựa. Ngoài ra các

tấm phin lọc bằng nhựa, nhôm (Al), đồng

(Cu) hay không có phin lọc được thiết kế trên

mỗi chip nhằm mục đích đo liều cá nhân

𝐻𝑝(10), 𝐻𝑝(0.07) và 𝐻𝑝(3).

Một liều kế OSL cơ bản gồm một

miếng đỡ 4 chip với thành phần mỗi chip là

Al2O3:C được bao bọc bởi lớp vỏ nhựa.

Ngoài ra các tấm phin lọc bằng nhựa, nhôm

(Al), đồng (Cu) hay không có phin lọc được

thiết kế trên mỗi chip nhằm mục đích đo liều

cá nhân 𝐻𝑝(10), 𝐻𝑝(0.07) và 𝐻𝑝(3). Liều kế

OSLN cơ bản giống một liều kế OSL, tuy

nhiên chip thứ 2 của liều kế OSLN được bao

phủ bởi một lớp 6Li2CO3 nhằm phục vụ mục

đích đo liều notron.

Tại Việt Nam, việc sử dụng liều kế

OSL vào đo liều bức xạ ion hóa và các nghiên

cứu liên quan hiện chưa được triển khai. Trên

thực tế các cơ sở cung cấp dịch vụ đo liều kế

cá nhân cho các nhân viên bức xạ tính đến

nay vẫn chủ yếu sử dụng liều kế TLD.

Việc nghiên cứu ứng dụng liều kế OSL,

OSLN vào mục đích đo liều cá nhân tại Việt

Nam là cần thiết nhằm thúc đẩy tiến trình phát

triển đa dạng hóa kỹ thuật đo liều cá nhân. Cơ

quan chủ trì Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt

nhân đã phối hợp với Chủ nhiệm nhiệm vụ

CN. Lê Ngọc Thiệm cùng thực hiện đề tài

“Nghiên cứu thiết lập quy trình đo liều cá nhân

sử dụng liều kế quang phát quang (OSL) đối

với trường bức xạ photon và trường bức xạ

hỗn hợp notron, photon”.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

- Đã nghiên cứu cấu tạo của liều kế

quang phát quang (loại OSL và OSLN) dùng

cho đo liều trong trường bức xạ photon và

trường bức xạ hỗn hợp notron, photon.

- Đã nghiên cứu cấu tạo, đặc trưng của

liều kế OSL, OSLN và nguyên lý hoạt động

của hệ đọc liều kế Microstar.

- Đã nghiên cứu, khảo sát tín hiệu

phông và ngưỡng phát hiện của liều kế OSL

trong đo liều cá nhân đối với trường bức xạ

photon; và của liều kế OSLN trong đo liều cá

nhân đối với trường bức xạ hỗn hợp notron và

photon. Hai loại liều kế này đều có ngưỡng

phát hiện vào khoảng 5μSv.

- Đã nghiên cứu, khảo sát độ đồng đều

của các liều kế OSL đo liều bức xạ photon; và

của các liều kế OSLN trong đo liều cá nhân

đối với trường bức xạ hỗn hợp notron và

photon. Liều kế OSL và OSLN có độ đồng

đều thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

- Đã nghiên cứu, khảo sát độ lặp lại

của liều kế OSL đo liều bức xạ photon; và

của liều kế OSLN trong đo liều cá nhân đối

với trường bức xạ hỗn hợp notron và photon.

Liều kế OSL có độ lặp lại đạt tiêu chuẩn kỹ

thuật quốc tế. Giá trị liều notron đo được bởi

liều kế OSLN có độ lặp lại trong khoảng 30%

đến 40%, giá trị này nằm ngoài tiêu chuẩn kỹ

thuật quốc tế. Tuy nhiên giá trị liều sâu

Page 14: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 14/44

𝐻𝑝(10) đo được bởi liều kế OSLN lại thỏa

mãn tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế. Vấn đề này

cần có thêm những nghiên cứu hơn nữa để có

thể áp dụng tốt liều kế OSLN vào trong công

tác đo liều cá nhân trong trường bức xạ hỗn

hợp notron, photon.

- Đã nghiên cứu, khảo sát độ tuyến

tính của liều kế OSL đo liều bức xạ photon;

và của liều kế OSLN trong đo liều cá nhân

đối với trường bức xạ hỗn hợp notron và

photon. Cả hai loại liều kế này có độ tuyến

tính nằm trong khoảng 10%, thỏa mãn tiêu

chuẩn kỹ thuật quốc tế. - Đã nghiên cứu, khảo

sát sự phụ thuộc góc của liều kế OSL đo liều

bức xạ photon; và của liều kế OSLN trong đo

liều cá nhân đối với trường bức xạ hỗn hợp

notron và photon. Cả hai loại liều kế này có

sự phụ thuộc góc nằm trong khoảng 30%,

thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

- Đã nghiên cứu, khảo sát sự phụ thuộc

năng lượng và đánh giá hệ số hiệu chỉnh năng

lượng của liều kế OSL để đo liều bức xạ

photon. Liều kế OSL có sự phụ thuộc năng

lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

- Đã nghiên cứu, khảo sát sự suy giảm

tín hiệu theo thời gian của liều kế OSL đo

liều bức xạ photon; và của liều kế OSLN

trong đo liều cá nhân đối với trường bức xạ

hỗn hợp notron và photon. Cả hai loại liều kế

này có sự suy giảm tín hiệu theo thời gian

thỏa mãn tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

- Đã đánh giá độ không đảm bảo đo

của phương pháp đo liều cá nhân sử dụng liều

kế OSL đối với bức xạ photon theo những

khuyến cáo của tài liệu kỹ thuật quốc tế.

- Đã so sánh các đặc tính cơ bản và kết

quả đọc liều đối với bức xạ photon của liều kế

OSL với liều kế TLD-100 tại 10 giá trị liều

chiếu ở năng lượng tia X và năng lượng

137Cs. Hai loại liều kế này có đáp ứng khá

tương đồng nhau trong trường bức xạ photon.

- Đã so sánh các đặc tính cơ bản và kết

quả đọc liều đối với trường bức xạ hỗn hợp

notron, photon của liều kế OSLN với liều kế

TLD 8806 tại 5 giá trị liều bằng nguồn 252Cf

và 252Cf được làm chậm. Đáp ứng của hai

loại liều kế này có sự khác nhau khá lớn với

các trường bức xạ notron khác nhau. Vấn đề

này cần được xem xét, nghiên cứu sâu hơn để

hoàn thiện hơn các ứng dụng của liều kế cá

nhân OSLN khi đo liều cá nhân trong trường

bức xạ hỗn hợp notron, photon.

- Đã xây dựng quy trình đo liều cá

nhân sử dụng liều kế quang phát quang OSL

đối với bức xạ photon. - Đã xây dựng quy

trình đo liều cá nhân sử dụng liều kế quang

phát quang OSLN đối với trường bức xạ hỗn

hợp notron và photon.

- Đã xây dựng chương trình đảm bảo

chất lượng cho quy trình đo liều cá nhân sử

dụng liều kế quang phát quang.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 15: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 10/2018 15/44

Nghiên cứu chế tạo màng lọc hiệu năng cao bằng phương pháp trùng hợp ghép bề mặt, ứng dụng trong siêu lọc và lọc nano

Ảnh hưởng của nồng độ MA đến tính năng lọc của màng

Màng lọc polyethersulfone (PES) được

sử dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghệ

sinh học và y sinh, ví dụ siêu lọc máu (thận

nhân tạo), thẩm tách máu, tách làm giàu

enzim và protein, tách thu tế bào. Ưu điểm

của màng lọc PES là có độ bền nhiệt, bền hóa

học và bền cơ học tốt, có tính phù hợp sinh

học với các đối tượng y sinh. Tuy nhiên,

nhược điểm của loại vật liệu này là tương đối

kỵ nước, nên hiệu quả của quá trình lọc tách

thường bị ảnh hưởng do hiện tượng tác màng

(fouling), khi các tiểu phân (protetin, các chất

hữu cơ) trong dung dịch tách bị hấp thụ lên bề

mặt màng trong quá trình lọc, làm giảm năng

suất lọc của màng. Để nâng cao tính năng

tách và giảm mức độ tắc màng, phương pháp

biến tính bề mặt màng nhằm nâng cao tính

chất ưa nước và giảm sự hấp thu các tiểu

phân gây tắc nghẽn là một giải pháp hữu ích.

Nói chung, có nhiều phương pháp

được sử dụng để biến tính bề mặt màng lọc,

trong đó trùng hợp ghép quang hóa là một kỹ

thuật có nhiều thuận lợi do một số ưu điểm:

có thể thực hiện được ở nhiệt độ thấp, phản

ứng trùng hợp xảy ra êm dịu và dễ kiểm soát,

nhiều loại monome có thể sử dụng cho quá

trình trùng hợp và kỹ thuật này có thể ghép

nối vào giai đoạn cuối cùng của quá trình chế

tạo màng thông thường.

PGS. TS. Trần Thị Dung thuộc Khoa

Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,

Đại học Quốc Gia Hà Nội đã làm chủ nhiệm

“nghiên cứu về chế tạo màng lọc hiệu năng

cao bằng phương pháp trùng hợp ghép bề

mặt, ứng dụng trong siêu lọc và lọc nano”.

Trong nghiên cứu này, bề mặt màng PES

được biến tính bằng phương pháp trùng hợp

ghép quang hóa trong pha lỏng dưới bức xạ tử

ngoại với monome và axit maleic. Ảnh hưởng

của các điều kiện tiến hành trùng hợp đến tính

năng tách của màng được đánh giá và so sánh

qua khả năng lưu trữ protein, năng suất lọc

cũng như độ giảm năng suất lọc của màng

theo thời gian. Đặc tính bề mặt màng được

đánh giá qua phổ hồng ngoại phản xạ (FTIR-

ATR) và chụp hiển vi lực nguyên tử (AFM)

Độ giảm năng suất lọc của màng nền và màng trùng hợp ghép bề mặt

Mật độ trùng hợp ghép khi thay đổi nồng độ dung dịch axit maleic

Page 16: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 16/44

Kết quả nghiên cứu có những điểm nổi

bật sau đây:

Đã nghiên cứu chế tạo thành công

màng lọc hiệu năng cao bằng phương pháp

trùng hợp ghép bề mặt, dùng cho siêu lọc và

lọc nano, gồm:

- Màng lọc compozit polyamid lớp

mỏng được trùng hợp ghép bề mặt với acid

acrylic (AA) và poly(ethylen glycol) (PEG)

- Màng lọc polyethersulfone (PES)

trùng hợp ghép bề mặt với acid maleic (MA)

và 1-vinyl-2-pyrolidinone (NVP)

- Màng lọc polyacrylonitrile (PAN)

trùng hợp ghép bề mặt với MA và AA -

Phát hiện mới:

- Màng lọc chế tạo bằng phương pháp

trùng hợp ghép bề mặt trong các điều kiện

thích hợp có tính năng tách lọc được nâng lên

rõ rệt với sự tăng lên đồng thời của các thông

số: độ lưu giữ, năng suất lọc và khả năng

chống tắc.

- Việc sử dụng PEG trùng hợp ghép

biến tính bề mặt màng TFC-PA cho hiệu quả

tốt hơn nhiều so với khi sử dụng các dẫn xuất

của PEG

Phương pháp mới:

- Quá trình trùng hợp ghép quang hóa

biến tính bề mặt màng lọc có thể thực hiện

được ở điều kiện kích thích bề mặt màng

trong môi trường không khí

Ý nghĩa khoa học: Phát triển kỹ thuật

biến tính bề mặt vật liệu polyme ứng dụng

trong nghiên cứu chế tạo màng lọc, nâng cao

tính năng tách lọc của vật liệu màng lọc

polyme.

Khả năng sử dụng kết quả nghiên cứu:

chế tạo màng lọc có tính năng lọc tách và khả

năng chống tắc tốt, đặc biệt với đối tượng các

chất hữu cơ trong môi trường nước.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu, phân tích tính tự cháy của than, đề xuất giải pháp thiết kế hệ thống phòng chống cháy của than tại mỏ than Đông Tràng Bạch

Sự tự cháy của các vỉa than trong quá

trình khai thác hầm lò là một trong các vấn đề

được các chuyên gia, các cơ quan trong lĩnh

vực công nghệ khai thác mỏ trên toàn thế giới

quan tâm nghiên cứu và tìm các giải pháp

phòng chống, xử lý và ngăn chặn hiện tượng

này nhằm củng cố an toàn lao động, giảm bớt

rủi ro trong quá trình khai thác than hầm lò

trên thế giới. Hiện nay, các mỏ than khai thác

hầm lò trên thế giới đã áp dụng các phương

pháp khác nhau để phòng chống sự tự cháy

của các vỉa than và đảm bảo an toàn khai thác.

Mặc dù trên thế giới có nhiều phương pháp

phòng chống sự tự cháy của than, tuy nhiên về

nguyên lý có thể phân chia thành hai phương

pháp chính bao gồm: (1) Phương pháp phát

hiện sớm, và (2) phương pháp ngăn ngừa.

Để đảm bảo an toàn cho quá trình sản

xuất, cần thiết phải nghiên cứu, xác định rõ

nguyên nhân của hiện tượng trên để từ đó xây

dựng được các giải pháp phòng chống cháy

phù hợp. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có

công trình nghiên cứu mang tính toàn diện và

sâu rộng nào về vấn đề này. Điều này dẫn đến

sự ra đời của đề tài “Nghiên cứu, phân tích

tính tự cháy của than, đề xuất giải pháp thiết

kế hệ thống phòng chống cháy của than tại mỏ

than Đông Tràng Bạch - Công ty than Uông

Bí”. Bên cạnh đó, đề tài này cũng sẽ là cơ sở

Page 17: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 17/44

để nghiên cứu áp dụng khi tiến hành khai thác

tại những vỉa than có tính tự cháy tại mỏ.

Dưới sự chủ trì của Công ty CP Tin

học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin, và

kỹ sư Lê Công Tới, đề tài đã đạt được rất

nhiều mục tiêu về khoa học công nghệ, cũng

như nhiều mục tiêu về kinh tế sau đây:

- Nghiên cứu và phân tích các đặc tính

tự cháy của than mỏ Đông Tràng Bạch.

- Đề xuất giải pháp thiết kế hệ thống

phòng chống cháy cho khu vực khai thác tại

mỏ than Đông Tràng Bạch đảm bảo an toàn

và hiệu quả.

- Góp phần giải quyết vấn đề an toàn về

tính tự cháy của than tại một số vỉa khai thác

hầm lò, đồng thời, phát triển lĩnh vực khai thác

than tự cháy trong hầm lò nhằm mục đích

nâng cao mức độ an toàn về khí mỏ, hiệu quả

sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường.

- Góp phần đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế

- Góp phần giảm chi phí sản xuất cho

công tác khai thác than hầm lò.

Nguồn: Vista.gov.vn, 29/10/2018

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Chế biến phế phụ phẩm ngành điều thành Thực phẩm giàu dưỡng chất

Sản phẩm KH&CN Rượu vang điều và đồ uống dưỡng chất từ quả điều có triển vọng đáp ứng

thị hiếu người tiêu dùng.

Page 18: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 18/44

Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và

Công nghệ (KH&CN), sản phẩm thực phẩm

mới giàu dưỡng chất từ nguồn quả điều đã có

mặt tại sự kiện Trình diễn và kết nối cung -

cầu công nghệ quốc tế TechDemo 2018 do

Bộ KH&CN tổ chức diễn ra ngày 3-

5/10/2018 tại Thành phố Cần Thơ.

Phần thịt quả điều có vị chát sít lưỡi,

bấy lâu khó trở thành một thực phẩm thân

thuộc với người tiêu dùng, nay hứa hẹn trở

thành một nguồn đặc sản giàu dưỡng chất đáp

ứng thị hiếu của người sử dụng. Sản lượng thịt

quả điều ước tính nhiều gấp 8-10 lần sản

lượng hạt điều. Hàm lượng vitamin C trong

thịt quả điều được biết cao gấp 5 lần so với ở

cam, gấp 12 lần so với ở dứa…, hàm lượng

các khoáng chất như Kali trong thịt quả điều

cao gấp đôi so với ở cam và gấp 4 lần so với ở

xoài,… Ngoài ra, phần thịt quả điều còn được

biết chứa nhiều hợp chất chống oxi hóa, có

khả năng kháng khuẩn gây viêm loét dạ dày,

chống ung thư,…. Trên cơ sở các nghiên cứu

giải quyết vấn đề của nguyên liệu thịt quả điều

rải rác trong 20 năm qua, năm 2016, Bộ

KH&CN đã hỗ trợ các nhà khoa học quyết tâm

nghiên cứu thành công việc áp dụng KH&CN

vào khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu này

phục vụ đời sống, đồng thời khắc phục tình

trạng lãng phí và ô nhiễm môi trường từ việc

vứt bỏ phần thịt quả bao lâu nay.

Các sản phẩm được chế biến từ quả

điều chủ yếu là từ hạt điều thô, bao gồm nhân

điều, bơ hạt điều, dầu vỏ hạt điều,… Nay hứa

hẹn có thêm các sản phẩm thực phẩm mới

giàu dưỡng chất được khai thác, chế biến

thành công từ phần thịt quả điều mà trước đây

là phế phẩm.

Triển vọng thành công của nghiên cứu

sẽ góp phần làm tăng giá trị gia tăng cho

ngành điều, giải quyết đầu ra cho các vùng

nguyên liệu điều, tạo ra đặc sản mới, thúc đẩy

phát triển kinh tế- xã hội và giảm thiểu ô

nhiễm môi trường.

Nguồn: most.gov.vn, 08/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Chế tạo màng sinh học bảo quản dâu tây

Thảo Phương và Hoàng Ngân.

Tận dụng phế phẩm từ kén tơ tằm, hai

nữ sinh chế tạo thành công màng sinh học bảo

quản trái dâu tây và đề tài này ngày 23.10

được trao giải nhất cuộc thi sáng tạo thanh

thiếu niên toàn quốc.

Lê Nguyễn Hoàng Ngân (lớp 12a3) và

Phan Lê Thảo Phương (lớp 11a5 Trường

THPT Đơn Dương, Lâm Đồng) từ lâu mong

muốn tìm ra một giải pháp bảo quản rau, củ,

quả được tươi lâu mà không ảnh hưởng đến

sức khỏe người dùng.

Dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị

Thanh Nga (giáo viên của trường), những

ngày cuối tuần 3 cô trò kéo nhau đến các cơ

sở nuôi tằm, dệt tơ tằm ở H.Lâm Hà tham

quan và mua kén tằm thải về nghiên cứu; sau

đó đến các vườn dâu tây ở Đơn Dương và

TP.Đà Lạt nghiên cứu quy trình thu hái và

bảo quản sau thu hoạch. Cô Nga còn đưa các

em đến Trung tâm công nghệ bức xạ, thuộc

Page 19: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 19/44

Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, xin hỗ trợ

máy móc thiết bị nghiên cứu để chế tạo chế

phẩm sinh học.

Hai nữ sinh đã tách chiết fibroin từ kén

tơ tằm thải và nghiên cứu tạo màng sinh học

fibroin bằng phương pháp chiếu xạ gamma;

sau đó thực nghiệm xác định phổ hồng ngoại

FT-IR của bột sợi fibroin sau chiếu xạ; xác

định hàm lượng fibroin tan nước trước và sau

chiếu xạ. Bước tiếp theo là điều chế dung

dịch fibroin tơ tằm. Cuối cùng, thí nghiệm

khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng fibroin

làm màng sinh học lên độ hụt khối của trái

dâu tây tươi bảo quản ở nhiệt độ khác nhau.

Kết quả, khi dâu tây được nhúng vào

dung dịch fibroin tạo màng bao bọc trái dâu

giữ tươi được 7 ngày, vì màng fibroin có vai

trò làm giảm sự mất nước của trái dâu.

Các sản phẩm được chế biến từ quả

điều chủ yếu là từ hạt điều thô, bao gồm nhân

điều, bơ hạt điều, dầu vỏ hạt điều… Nay hứa

hẹn có thêm các sản phẩm thực phẩm mới

giàu dưỡng chất được khai thác, chế biến

thành công từ phần thịt quả điều mà trước đây

là phế phẩm.

Triển vọng thành công của nghiên cứu

sẽ góp phần làm tăng giá trị gia tăng cho

ngành điều, giải quyết đầu ra cho các vùng

nguyên liệu điều, tạo ra đặc sản mới, thúc đẩy

phát triển kinh tế- xã hội và giảm thiểu ô

nhiễm môi trường.

Thảo Phương cho biết dâu tây là loại

quả mọng, nhiều nước nên rất dễ hư thối do

nấm mốc, hoặc dập nát khi vận chuyển.

Trong điều kiện nắng nóng, sau 1 ngày hái

trái dâu bị héo cuống, khô vỏ, giảm trọng

lượng, nếu bảo quản không đúng cách làm vi

sinh vật dễ dàng phát triển chỉ cần một quả hư

trong 1 ngày các quả khác cũng sẽ hư theo.

Ông Trần Minh Châu, Phó chủ tịch Hội

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Lâm

Đồng, nhận xét: “Màng sinh học các em tạo ra

từ kén tơ tằm có tác dụng bảo quản trái dâu tây

lâu, hạn chế hư hỏng mà không làm mất màu,

mất mùi vị, không gây độc hại. Với nguồn

nguyên liệu phế phẩm tơ tằm sẵn có tại địa

phương, cùng các thiết bị chiếu xạ tại Viện

Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, có thể tiến hành

sản xuất màng sinh học với quy mô lớn để bảo

quản trái cây và các loại nông sản khác”.

Nguồn: thanhnien.vn, 26/10/2018

Trở về đầu trang

**************

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Việt Nam sản xuất chế phẩm sinh học rẻ hơn nhập khẩu 30%

Các chế phẩm vi sinh, enzyme, protein

chủ động sản xuất trong nước để làm ra các

thực phẩm chức năng, chế phẩm phục vụ

thủy, hải sản, cây trồng.

Nhiều năm trước đây các doanh nghiệp

sản xuất thực phẩm chức năng, công nghệ

sinh học ở Việt Nam thường nhập khẩu

nguyên liệu từ nước ngoài về để gia công sản

phẩm. Do chi phí nhập khẩu cao, các dòng

chế phẩm sinh học không phù hợp với điều

kiện ở Việt Nam nên doanh nghiệp thường

khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại

trên thị trường.

Để khắc phục khó khăn này, Chương

trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ

Khoa học và Công nghệ đã giao Công ty

TNHH tư vấn y dược quốc tế (IMC) thực hiện

dự án “Nghiên cứu phát triển làm chủ công

Page 20: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 20/44

nghệ sản xuất quy mô công nghiệp một số

chế phẩm vi sinh, enzyme và protein”.

Công nhân vận hành máy bao phin tại Nhà máy sản xuất của Công ty IMC tại Khu công nghiệp

Quang Minh, Hà Nội.

Dự án triển khai từ tháng 10/2013 đến

nay qua nhiều giai đoạn từ nghiên cứu công

thức, chủng giống, công nghệ đến xây dựng

nhà máy sản xuất nguyên liệu và thành phẩm.

Hiện nhóm nghiên cứu đã làm chủ được công

nghệ.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch

Hội đồng thành viên Công ty IMC cho biết,

ban đầu công ty phải mua chủng giống và

công nghệ từ nước ngoài. Sau đó nhóm

nghiên cứu thực hiện tách chiết, li tâm, nuôi

cấy, phá vách tế bào...

Việc khó nhất là sàng lọc, tìm ra chế

phẩm đó có tác dụng gì, áp dụng ra sao.

“Chúng tôi phải phân tích xem vi khuẩn đó là

vi khuẩn gì, lành tính hay độc tính, sau khi

giải trình tự gene phải phân tích xem có đúng

với chủng loại đó không. Nhiều khi chỉ một

thí nghiệm nhưng phải mất cả năm nghiên

cứu mới tìm ra kết quả”, ông Hoàng nói.

Ban đầu dự án đặt mục tiêu làm 8 sản

phẩm, nhưng đến nay đã có 20 sản phẩm

được sản xuất từ các chế phẩm sinh học này.

Không chỉ làm thực phẩm chức năng cho

người, nhiều đơn vị còn đặt mua chế phẩm

sinh học để làm các sản phẩm cho trong nuôi

trồng hải sản, thủy sản, động vật nuôi, cây

trồng. “Có thể thấy hiệu quả dự án lan tỏa

rộng hơn rất nhiều so với dự tính ban đầu”,

ông Hoàng nói.

Để có được thành công như vậy, ngoài

việc đảm bảo chất lượng với các hoạt tính của

chế phẩm phù hợp với đặc điểm, điều kiện

của Việt Nam, giá thành giảm so với nhập

ngoại từ 20-30%, IMC còn cung cấp cho đối

tác cách bào chế ra thành phẩm, hỗ trợ

phương pháp kiểm nghiệm...

Hiện Công ty IMC có thể cung cấp

một tấn chế phẩm sinh học/tháng. Ông Hoàng

dự tính khi Nhà máy được khánh thành vào

cuối năm 2018 tại Khu Công nghiệp Quang

Minh, Hà Nội, công ty có thể cung cấp 20 tấn

chế phẩm sinh học/tháng.

“Sau khi chúng tôi thành công trong

việc làm chủ công nghệ sản xuất quy mô công

nghiệp các chế phẩm sinh học, một số đối tác

nước ngoài đã đặt vấn đề gia công chế phẩm

của họ tại nhà máy của chúng tôi. Đây là

điều đáng tự hào đối với ngành công nghiệp

sinh học Việt Nam vì chúng ta đã làm chủ và

tiệm cận được với các công nghệ cao của thế

giới”, ông Hoàng chia sẻ.

Nguồn: Quân Nguyễn, Vnexpress.net,

27/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 21: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 21/44

Nhà khoa học trẻ người Việt phát hiện 8 loài vi khuẩn mới

Nguyễn Việt Hùng phát biểu trong một sự kiện tại Australia.

Nguyễn Việt Hùng (28 tuổi, Đại học

New South Wales, Australia) là nghiên cứu

sinh trẻ và là người Việt duy nhất trong số

300 diễn giả có công trình được chọn trình

bày trước hơn 2.000 đại biểu, nhà khoa học

tại hội nghị chuyên đề lần thứ 17 về Sinh thái

và Vi sinh vật (ISME17) vừa tổ chức tại Đức.

Nghiên cứu đã phát hiện 8 loài vi khuẩn

mới có ý nghĩa đặc biệt khi ứng dụng vào thực

tế. Không chỉ phát hiện, Hùng còn tìm ra

phương pháp hiểu cặn kẽ đặc tính để biết

chúng có thể sống tốt nhất trong môi trường

nào. Khi cần có thể cấy vi khuẩn để phát triển

những yếu tố có lợi cho cây trồng, vật nuôi.

Như ở đồng bằng sông Cửu Long,

nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị dịch

bệnh, các loài thủy sản nhóm giáp xác bị chết

hàng loạt. Nguyên nhân ban đầu là do sự thay

đổi môi trường, phù sa nên vi khuẩn hữu ích

trong môi trường đó mất đi kéo theo sự suy

thoái chức năng sinh thái. Những chất như

hydrogen sulfate hay ammonia có thể tăng lên

mạnh, giết hết thủy sản đang nuôi.

"Khi đó có thể ứng dụng nghiên cứu để

cấy ghép vi khuẩn có lợi, sống được trong

môi trường này để tái tạo chức năng sinh thái

cần thiết cho khu nuôi trồng", Hùng nói với

VnExpress.

Nếu có dịch bệnh do vi khuẩn gây ra,

áp dụng công nghệ này có thể nhanh chóng

tìm ra loài vi khuẩn nào gây bệnh. Công nghệ

cũng cho phép phát hiện một lượng vi khuẩn

lớn trong một lúc, với thời gian nhanh thay vì

chờ nuôi trồng trong phòng thí nghiệm rồi xét

nghiệm ADN của từng loài.

Phương pháp Hùng đã nghiên cứu cho

phép tìm ra một môi trường riêng có tất cả

ADN của các loài vi khuẩn. Có những con vi

khuẩn lạ không thể tìm ra nhưng bằng công

nghệ này cũng có thể phát hiện được.

Với phát hiện mới, nghiên cứu của

Hùng được lựa chọn để báo cáo tại Thượng

Hải (Trung Quốc) vào cuối tháng 10 này.

Tại hội nghị ở Thượng Hải, Hùng cho

biết sẽ công bố về những nghiên cứu liên

quan đến con bọt biển. Đây là một ngành vi

sinh vật (khoảng 50 loài vi sinh vật mới) có

ảnh hưởng tới con bọt biển được nghiên cứu.

Việc tìm ra mối liên kết giữa chúng với cơ thể

động vật ký sinh tiếp tục chứng minh công

nghệ mà Hùng tạo ra sẽ có thể chủ động trong

việc cấy ghép vi khuẩn có lợi cho môi trường.

Tại Đại học Queensland, nơi Hùng học

bằng cử nhân, do yêu cầu thực tế Hùng phải

tập trung nghiên cứu di truyền học nhưng

chàng trai trẻ vẫn dành thời gian để theo dõi

các vấn đề phát triển trong lĩnh vực vi sinh học.

"Tôi đã nhận ra tầm quan trọng của sự

linh hoạt đối với nhà nghiên cứu và quyết

định đi sâu nghiên cứu nhiều ngành khác

nhau để tăng cường kỹ năng và khả năng của

mình. Tôi đã tiếp tục tham gia các khóa học

về khoa học biển, học về lập trình và thống

kê. Tất cả những học tập này đều chứng minh

có giá trị và ý nghĩa vô cùng khi chúng hỗ trợ

Page 22: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 22/44

cho nhau trong các nghiên cứu của tôi",

Hùng nói.

Hoàn thành dự án nghiên cứu trong

lĩnh vực gene, kiểm tra việc chuyển gene di

truyền ngang của các yếu tố kháng kháng sinh

trong các vi khuẩn Staphylococcus kháng

methicillin, Hùng tốt nghiệp Đại học

Queensland. Cũng từ đây Hùng nhận ra tiếng

gọi sâu thẳm và đam mê thuộc về lĩnh vực

sinh học.

Chuyển sang Đại học Macquarie ở

Sydney, Hùng đã thử thách bản thân với việc

nghiên cứu phản ứng của hàu ngọc trai đối

với bệnh tật. Lúc này Hùng nhận được học

bổng tiến sĩ của ba trường danh tiếng trên đất

nước Australia trong đó có Melbourne. Hùng

từ chối cả ba trường này và chọn Đại học

New South Wales tại thành phố Sydney để

bắt đầu chương trình tiến sĩ và theo đuổi con

đường nghiên cứu khoa học.

Một ngày Hùng dành tới 9 tiếng cho

việc nghiên cứu nhưng chàng trai trẻ cũng là

gương mặt nổi bật trong cộng đồng sinh viên

Việt Nam tại Australia với các hoạt động xã

hội và cộng đồng. Hùng tham gia qua các vị

trí Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Đại

học Queensland; thủ lĩnh đội bóng chuyền tại

Đại học Queensland; cố vấn Hội sinh viên

Việt Nam tại bang New South Wales

Australia; Chủ tịch hội du học sinh Việt Nam

tại trường đại học New South Wales. "Đây là

cách em cân bằng giữa nghiên cứu, học tập

và các hoạt động xã hội để thấy cuộc sống ý

nghĩa hơn", Hùng nói.

Thời gian tới nhà nghiên cứu trẻ muốn

tìm ra các mối liên kết của vi khuẩn trên cơ

thể chúng ký sinh là con người. Hùng muốn

tìm những loài vi khuẩn để biết loài nào tốt,

loài nào cần thiết để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

con người.

"Trên cơ thể mỗi người sẽ có bộ vi

khuẩn khác nhau. Nếu hiểu rõ có thể tái tạo

nhóm vi khuẩn có lợi cho sức khỏe của họ",

Hùng nói và cho biết muốn được thiết lập

nhóm nghiên cứu trẻ cùng lĩnh vực để có thể

chia sẻ ý tưởng mới, hỗ trợ nhau, kết hợp thế

mạnh của mỗi nhà nghiên cứu sẽ có kết quả

lớn hơn cho xã hội..

Nguồn: Bích Ngọc, Vnexpress.net,

23/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn

Sắn là loại cây lương thực quan trọng

ở các nước nhiệt đới như Brazil, Nigeria, Thái

Lan, Inđônêxia, Việt Nam… Củ sắn chứa

nhiều tinh bột nên được sử dụng làm thức ăn

người và gia súc. Một lượng nhỏ sử dụng

trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến thực

phẩm, dược phẩm…

Ở Việt Nam, cây sắn đang chuyển đổi

nhanh chóng vai trò từ cây lương thục truyền

thống sang cây công nghiệp, sự hội nhập đang

mở rộng thị trường sắn tạo nên những cơ hội

cho các nhà sản xuất chế biến tinh bột, tinh

bột biến tính bằng hóa chất và enzim,… góp

phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Page 23: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 23/44

Trong chiến lược toàn cấu cây sắn đang được

tôn vinh là một trong những loại cây lương

thực dể dàng thích hợp với những vùng đất

cằn cỗi và là loại cây công nghiệp triển vọng

có khả năng cạnh tranh cao với nhiều loại cây

công nghiệp khác.

Đề tài “Hoàn thiện công nghệ sản xuất

và sử dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải

chế biến tinh bột sắn”; do Cơ quan chủ trì

Viện môi trường Nông nghiệp phối hợp với

Chủ nhiệm đề tài TS. Lương Hữu Thành cùng

thực hiện, thuộc Chương trình trọng điểm phát

triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong

lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

đến năm 2020 được đặt ra với mục tiêu: hoàn

thiện công nghệ sản xuất và xây dựng được 1-

2 cơ sở sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý

phế thải sau chế biến tinh bột sắn công suất

500 kg/mẻ; ứng dụng trong xử lý phế thải tại

các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả như sau:

1. Hoàn thiện được 01 quy trình sử

dụng chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau

chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân hữu

cơ sinh học; 01 quy trình công nghệ sản xuất

chế phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý

nước thải sau biogas tại nhà máy chế biến

tinh bột sắn và 01 quy trình sử dụng chế

phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử lý

nước thải sau biogas tại nhà máy chế biến

tinh bột sắn. Các quy trình được xây dựng có

các thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phù

hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam.

2. Sản xuất thử nghiệm được 05 tấn chế

phẩm vi sinh vật xử lý phế thải sau chế biến

tinh bột sắn dạng rắn làm phân hữu cơ sinh

học. Chế phẩm có chứa mật độ vi sinh vật hữu

hiệu ≥108 CFU/gr, bảo quản được 3 tháng và

an toàn với môi trường. Sản phẩm được đăng

ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với nhãn hiệu

Mic Cas 03. 3. Sản xuất thử nghiệm được 01

tấn chế phẩm vi sinh vật nâng cao hiệu quả xử

lý nước thải sau biogas tại nhà máy chế biến

tinh bột sắn. Chế phẩm có chứa mật độ vi sinh

vật hữu hiệu ≥108 CFU/gr, bảo quản được 3

tháng và an toàn với môi trường. Sản phẩm

được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với

nhãn hiệu Mic Cas 02.

4. Xây dựng được 02 mô hình xử lý

phế thải sau chế biến tinh bột sắn tại nhà máy

chế biến tinh bột sắn có công suất 50-200 tấn

tinh bột/ngày, có sử dụng hệ thống biogas.

Sản phảm đầu ra của mô hình gồm: + 1000

tấn phân hữu cơ sinh học đảm bảo chất lượng

theo Thông tư 41/2014 của Bộ NN&PTNT.

+ Nước thải sau xử lý đảm bảo chỉ tiêu

BOD, COD, SS, Xyanua theoloại B, QCVN

40/2011/BTNMT.

5. Dự án đã xây dựng 02 mô hình đánh

giá hiệu quả phân bón HCSH từ phế thải sau

CBTBS dạng rắn trên cây sắn. Kết quả đánh

giá hiệu quả cho thấy: khi sử dụng phân hữu

cơ sinh học chế biến từ phế thải tinh bột sắn

có thể giảm được 25% NP mà không ảnh

hưởng đến năng suất cây trồng.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 24: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 07/2018 24/44

NÔNG NGHIỆP

Máy xẻ gỗ “cải tiến”

Anh Trương Văn Thủy (47 tuổi) người

Thái Nguyên nhưng lên Bắc Kạn lập nghiệp

bằng nghề mộc được hơn 10 năm nay. Trước

đó anh chỉ biết làm ruộng, nhưng sau tự học

hỏi anh đã mở xưởng đóng bàn ghế, giường

tủ. Nhà không có tiền, anh vay vốn ngân hàng

rồi học hỏi dần, sau nhiều thất bại cuối cùng

anh cũng duy trì xưởng gỗ, kiếm được việc

đều cho gia đình.

Quá trình làm anh thấy công xẻ gỗ,

cưa, bào tốn nhiều thời gian, lại không phẳng

đẹp như mong muốn. Quan sát từ công việc,

anh Thủy đã nghĩ cách chế ra chiếc máy xẻ

gỗ thuận tiện. Mất 4 tháng mày mò làm thử,

cuối cùng anh cũng cải tiến chiếc máy "không

giống với bất cứ máy nào đang có trên thị

trường", anh Thủy khẳng định.

Máy xẻ gỗ được gắn mô tơ điện với hệ

thống đường ray xây bằng gạch, đổ bê tông

khối cố định. Máy cũng thiết kế các nấc điều

chỉnh để người dùng có thể chọn dày, rộng

tùy ý. Mặt trên khối gắn chặt 2 thanh sắt nằm

ngang song song với nhau để tạo thành đường

ray di chuyển dàn sắt và giữ gỗ. Dàn được

gắn 4 bánh sắt trượt trên đường ray khi di

chuyển để đặt và giữ thanh gỗ cố định.

Nếu như những máy xẻ gỗ thông

thường chỉ xẻ cây gỗ tròn ra thành phẩm thì

máy của anh Thủy có thêm rất nhiều tính năng

như: có thể dọc bào cái cửa, ken cái cửa, dạo

cánh tủ, ghép ván, cắt độ chéo, dài tùy ý,,...

Cùng một khối lượng công việc, máy

thường cần 16 công nhân thì máy xẻ cải tiến

chỉ cần 3 người.

Nếu xẻ gỗ với phương pháp truyền

thống người thợ mộc sẽ phải căng dây, bật

mực cho thành một đường thẳng rồi cưa theo.

Nhưng khi dùng máy này, chỉ cần đặt tấm gỗ

lên, điều chỉnh nhẹ ray di chuyển, máy sẽ cắt

thẳng tắp. Dù chiều dài có thể 3 m hoặc hơn

vẫn thẳng giống như đặt thước nhôm.

Với sáng chế này, anh Thủy được vinh

dự nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất

sắc 2018. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật của anh

cũng được trao giải Khuyến khích trong Hội

thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14

năm 2016-2017.

Anh Trương Văn Thủy (bìa phải) về Hà Nội tham dự lễ tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc

tổ chức ngày 14/10.

Anh Trương Văn Thủy cho biết, khi

làm chiếc máy này không đọc bất cứ tài liệu

hay xem mẫu máy xẻ gỗ đã có trên thị trường.

Từ công việc thực tế anh chợt nghĩ ra rồi tự

mua vật liệu về làm thử. Tính toàn bộ chi phí

cải tiến mỗi máy (thanh sắt, mô tơ, lưỡi cưa),

nếu tự hàn chỉ mất 4 triệu đồng. Nếu thuê thợ

hàn xì, đổ bê tông thì hết khoảng 6 triệu đồng.

Ở xưởng của anh Thủy, trước đây 2

thợ giỏi chỉ sản xuất được 40 sản phẩm/ngày,

khi dùng máy cải tiến sản xuất được 300 sản

phẩm/ngày. Đặc biệt chất lượng sản phẩm

được nâng cao và đảm bảo độ an toàn cao

trong sử dụng. Việc cải tiến máy đã giúp cho

Page 25: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 25/44

xưởng gỗ của gia đình anh Thủy giảm được

nhân công từ 16 người xuống chỉ còn 8.

Hiện những người làm ở xưởng mộc

được anh trả lương bình quân mỗi tháng

khoảng 6 triệu đồng. Doanh thu của xưởng

mộc mỗi năm 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí anh thu

lãi 300 triệu đồng.

Anh cho biết không có ý định đăng ký

bản quyền và cũng không bán máy. Anh

muốn cùng với chính quyền địa phương giúp

bà con trong tỉnh tự làm ra máy, phục vụ vào

sản xuất theo mô hình mỗi nơi một sản phẩm.

"Tôi muốn xây dựng làng nghề mộc vì

Bắc Kạn đất rộng người thưa, nguyên liệu dồi

dào, nhưng bà con chủ yếu bán gỗ thô. Bây

giờ nếu có máy thì bà con có thể sản xuất

hàng tinh, bán ra thị trường sẽ mang lại giá trị

gia tăng cao hơn" anh Thủy nói và tự tin kể cả

không đăng ký bản quyền, bí quyết để làm

máy nếu không hướng dẫn sẽ khó học theo.

Nguồn: Bích Ngọc,

Vnexpress.net,17/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Máy tách lạc quay tay

Anh Vương Hùng Nam bên chiếc máy bóc lạc quay tay bằng gỗ.

Anh Vương Hùng Nam (41 tuổi, xóm

Thin Thượng, xã Ngọc Động, Thông Nông,

Cao Bằng) dù chỉ học hết lớp 5 nhưng đã tự

mày mò, làm ra máy tách lạc có tay quay giúp

gia đình và nhiều bà con nông dân thoát nghèo.

Sinh ra trong gia đình hoàn cảnh khó

khăn lại đông con nên anh Nam chỉ được học

đến lớp 5 rồi đi tìm công việc khắp nơi để

mưu sinh. Năm 1998, xa quê, anh vào miền

Nam tìm việc, thấy người dân nơi đây làm

nông nghiệp nhưng có nhiều máy móc tiện

lợi. Trong số này có máy bóc lạc rất tiện ích,

anh chụp ảnh lưu lại và nghĩ cách thử làm.

Trở về quê hương, anh tìm từng dụng

cụ, tận dụng các loại gỗ tạp, mài cắt rồi ghép

lại với nhau như một chiếc lu và thiết kế thêm

tay quay để ép củ lạc.

Nhìn hình thức bên ngoài, chiếc máy

giống như hình anh đã chụp, nhưng khâu vận

hành khó. Sau nhiều lần thất bại, anh vẫn kiên

trì thử, cuối cùng đã tìm ra chế độ vận hành

phù hợp nhất. Máy chạy trơn tru, tốc độ vận

hành tối đa một giờ có thể tách được khoảng

10 kg lạc, trong khi nếu bóc thủ công một

ngày, hàng chục công lao động mới tách được

10 kg. Hạt lạc tách bằng máy không bị bẹp,

chạm xước vỏ.

Xã Ngọc Động, huyện Thông Nông là

đất trồng lạc nên sản phẩm máy tách lạc của

anh nhanh chóng được bà con tìm mua. Anh

kể, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 80

chiếc, với giá thành từ 800.000 – 1.000.000

đồng/chiếc.

Bà con quê anh không còn phải tốn

nhiều công hàng đêm bóc lạc cho kịp ngày

chợ. Nhiều gia đình nhờ vậy mà có thêm thời

gian làm các công việc khác tăng thu nhập.

Page 26: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 26/44

Không chỉ làm máy bóc lạc, anh còn

nghiên cứu và cải tiến máy thái thức ăn gia

súc của Trung Quốc. Máy sử dụng tiện lợi và

không bị rò điện nên được nhân dân trong

huyện và một số huyện khác tìm mua. Hàng

năm anh cung cấp cho khách hàng 100 chiếc

với giá bán từ 800 – 1,3 triệu đồng/chiếc.

Năm 2015 anh cũng được trao Huân

chương lao động Hạng III của Chủ tịch nước.

Năm 2017 anh được trao danh hiệu nông dân

sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Anh tâm sự, sẽ tiếp tục tìm hiểu trong

sản xuất của bà con địa phương để tạo ra

những phương tiện lao động tiện ích giúp bà

con bỏ ra ít thời gian nhưng được nhiều việc

hơn, cải thiện kinh tế gia đình.

Nguồn: Bích Ngọc,

vnexpress.net,15/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Máy thái sắn

Ông Hà Kim Tới đang chế tạo máy ruôi sắn

Chiều 12/10, ông Hà Kim Tới đến Hà

Nội cùng đoàn đại biểu nông dân xuất sắc cả

nước tham dự buổi gặp mặt Quyền Chủ tịch

nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trước ngày diễn

ra lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân

Việt Nam xuất sắc 2018” tổ chức vào tối mai

(14/10) tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

Ông Tới năm nay 60 tuổi, nhà ở Võ

Lao, Thanh Ba, Phú Thọ. Ông chỉ học hết lớp

7, chẳng có kiến thức gì về cơ khí nhưng từ

công việc thực tế ông mày mò tìm cách làm

bằng được chiếc máy giúp bà con ruôi sắn dễ

dàng.

Giọng đầy tự hào, ông Tới chia sẻ

với VnExpress: "Tôi rất vui. Bây giờ máy tôi

làm không kịp để bán. Tôi không nhớ chi tiết

nhưng chắc phải hàng chục nghìn chiếc máy

ruôi (nạo/thái) sắn đã được xuất xưởng đi các

tỉnh phía Bắc".

Sản phẩm của ông Tới đắt hàng cũng

dễ hiểu bởi vì chỉ cần bỏ ra bảy trăm nghìn

đồng, bà con có thể mua được chiếc máy vừa

bóc vỏ, vừa nạo sắn. Máy cũng có thể nạo

được nhiều loại củ khác.

Máy có cấu tạo đơn giản, gồm khung

giá đỡ, mô tơ điện, phễu cấp liệu và lưỡi cắt

với hai loại thái sợi và thái lát. Người dùng chỉ

cần cho củ vào phễu cấp liệu, máy sẽ tự động

hút củ vào lưỡi ruôi nên an toàn cho vận hành.

Nếu phương pháp thủ công một tấn

sắn phải mất vài ngày mới xong thì chiếc máy

chỉ cần một giờ và không cần thêm người bóc

vỏ sắn. Nạo thủ công người dân còn đối mặt

với nguy cơ đứt tay do chạm vào bàn nạo.

Chiếc máy này ông Tới làm từ cách đây

10 năm. Bây giờ ông đã cải tiến thêm với động

cơ công suất lớn hơn và thêm tính năng thái

cây chuối, hoa chuối. Chiếc máy ba trong một

này ông bán ra thị trường giá 1,3 triệu đồng.

Để kịp hàng cung ứng ra thị trường,

ông mở xưởng sản xuất tạo việc làm cho 20

lao động thường xuyên với thu nhập từ 5,5

đến 6 triệu/người/tháng.

Page 27: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 27/44

Ông cũng nhận được nhiều bằng khen

của Hội nông dân Việt Nam, Thủ tướng Chính

phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ vì những

đóng góp cho sản xuất, phát triển kinh tế.

Ông tâm sự, đam mê lớn nhất là tìm

giải pháp kỹ thuật phục vụ sản xuất, để bà con

làm nông nghiệp đỡ vất vả vươn lên làm giàu.

Nguồn: Bích Ngọc, Vnexpress.net,

13/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Nuôi ong ký sinh diệt bọ dừa ở Bến Tre

Những con ong nhỏ li ti được thả lên

cây dừa diệt bọ, hiệu quả và an toàn hơn

thuốc hóa học.

Cán bộ chi cục bắt bọ dừa được nuôi trong hộp nhựa.

Cầm cây cọ nhỏ, chị Ngụy Kim Yến,

khẽ khều nhẹ những con ấu trùng có hình dạng

như con dòi, bên cạnh là các ống nghiệm chứa

những con ong non vừa nở. Đây là công việc

thường ngày của nhân viên Chi cục Bảo vệ

thực vật Bến Tre, cho bọ dừa ăn, sau đó nuôi

ong ký sinh vào trong cơ thể chúng.

"Những con ong ký sinh này có nguồn

gốc từ đảo Samoa, được chúng tôi nhân nuôi

hơn 10 năm nay để cung cấp cho người dân",

chị Yến nói và cho biết, cách nuôi bọ dừa và

ong ký sinh rất đơn giản.

Ban đầu, trong hộp nhựa cần có lá dừa

non và miếng giấy thấm mật ong pha loãng.

Sau đó, người nuôi bắt ấu trùng bọ dừa trên

cây bỏ vào cùng ong trong hộp và đậy nắp lại.

Bọ dừa sống nhờ ăn lá dừa, còn ong sẽ ăn mật

và đẻ trứng vào cơ thể bọ. Khi ong non nở sẽ

ăn cơ thể bọ dừa để lớn.

"Sau khoảng nửa tháng, người dân

đem xác những con bọ dừa có chứa ong ký

sinh bỏ vào chai nhựa có khoét lỗ và treo trên

cây dừa. Ong sau đó sẽ tự bay ra và tìm bọ

dừa gây hại trên cây để ký sinh, tiêu diệt", chị

Yến chia sẻ.

Ong ký sinh bỏ trong chai nhựa khoét lỗ treo trên cây dừa.

Chị Nguyễn Thị Đậm (Bình Đại) có

2.000 m2 trồng dừa cho biết, trước đây cây dừa

bị bọ gây hại phải dùng thuốc xịt nhưng không

hiệu quả. Sau khi nuôi thả ong ký sinh, vườn

dừa đã giảm nạn bọ phá hoại khoảng 80%.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Chi cục

phó Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp Bến

Page 28: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 28/44

Tre, hiện diện tích dừa toàn tỉnh trên 70.000

ha. Năm trước, có gần 5.000 ha dừa bị nhiễm

bọ. Do cây dừa cao nên khi bị nhiễm bọ nông

dân rất khó xịt thuốc, việc dùng thuốc hóa

học nhiều cũng không tốt cho sức khỏe và

môi trường.

Bình quân 1.000 m2 vườn dừa mỗi

tháng cần ít nhất hai lần xịt thuốc, nông dân

phải chi khoảng 700.000 đồng. Còn ong ký

sinh giống diệt bọ dừa được chi cục cung cấp

miễn phí cho người dân.

Hai cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực

vật nuôi ong cung cấp cho người dân. Ảnh:

Hoàng Nam.

Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre cũng

cho hay, ngoài ong ký sinh, đơn vị đang nhân

nuôi bọ đuôi kìm cũng có tác dụng diệt bọ

dừa để cung cấp cho người dân. Cùng với bọ

dừa, đuông dừa gây hại cũng đang là vấn đề

nan giải.

"Chúng tôi cũng đang nghĩ đến

phương án tìm loài thiên địch tương tự ký

sinh lên ấu trùng đuông dừa gây hại, tuy

nhiên, cái khó là đuông dừa sống sâu trong

thân cây chứ không như loài bọ dừa", ông

Dũng nói.

Nguồn: Hoàng Nam,Vnexpress.net,

30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong nuôi tôm

Đoàn cán bộ Viện SCCN lắp đặt thử nghiệm tại một vị trí

Sau quá trình nghiên cứu và hoàn thiện

thiết kế hệ thống giám sát môi trường nước áp

dụng công nghệ LORA, Nghiên cứu sáng chế

và Khai thác công nghệ đã cử đoàn cán bộ do

TS. Phạm Ngọc Hiếu, Phụ trách Trung tâm

Mô phỏng công nghệ và Phát triển sản phẩm

làm trưởng đoàn, đến lắp đặt thử nghiệm và

chuyển giao sản phẩm tại ao nuôi tôm của

Công ty TNHH công nghệ thủy sản Cao Minh

tại xóm 8, xã Nghĩa Phúc, huyện Nghĩa

Hưng, tỉnh Nam Định.

Thực trạng tại các ao nuôi tôm của

công ty TNHH công nghệ thủy sản Cao Minh

chủ yếu thuần giống để con tôm thích nghi

với môi trường bên ngoài. Người nuôi tôm

không can thiệp quá sâu vào môi trường, sử

dụng kháng sinh cho con tôm mà chỉ cung

cấp các vi sinh để con tôm thích ứng với môi

trường tự nhiên. Chính vì lý do đó, việc theo

dõi các thông số của môi trường như NH4,

NO2, Oxy, Nito, độ mặn nói riêng và việc

giám sát môi trường nước nuôi tôm nói chung

là một trong những yếu tố quan trọng quyết

định đến sản lượng, chất lượng của con tôm.

Công ty mong muốn đưa tiến bộ kỹ thuật và

ứng dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi

tôm thẻ chân trắng giúp kiểm soát dịch bệnh,

cải thiện môi trường nuôi để mang lại hiệu

quả kinh tế cao. Dựa trên nhu cầu này, Viện

SCCN đã giải mã, khai thác sáng chế trong

lĩnh vực giám sát môi trường nước trong nuôi

tôm và phát triển sản phẩm.

Page 29: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 29/44

Sau quá trình khảo sát, các chuyên gia

đã lắp đặt tại 09 vị trí/ao (01 vị trí trung tâm,

04 vị trí tại 4 góc và 04 vị trí giữa tại 4 cạnh

của ao).

Kết quả trả về tại điện thoại của chủ đầm tôm và các thành viên.

Kết quả 1: các thông số đo đạc tại hiện

trường và hiển thị tại Website là tương đương

nhau.

Các chuyên gia tiếp tục tiến hành lập

ngưỡng giá trị các tham số đo được để kiểm

tra cảnh báo hệ thống.

Kết quả 2: hệ thống đã gửi tin nhắn

đến máy điện thoại và máy tính của người

chủ ao nuôi để cảnh báo trong trường hợp giá

trị các tham số môi trường nước ngoài

ngưỡng cài đặt ban đầu.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sau thu hoạch xử lý hơi nước nóng trừ ruồi đục quả vú sữa phục vụ xuất khẩu

Những con ong nhỏ li ti được thả lên

cây dừa diệt bọ, hiệu quả và an toàn hơn

thuốc hóa học.

Quả vú sữa xử lý trong trường hợp một nửa tải trọng máy

Ruồi đục quả là mối quan ngại lớn,

không chỉ với các nước sản xuất và xuất khẩu

mà với cả các nước có nhu cầu nhập khẩu quả

tươi vì hầu hết các loài ruồi đục quả đều là

dịch hại kiểm dịch thực vật của họ. Các nước

nhập khẩu có quyền từ chối nhập quả tươi bị

nhiễm ruồi đục quả hoặc đòi hỏi nước xuất

khẩu phải có các biện pháp xử lý kiểm dịch

thực vật đảm bảo trừ diệt hoàn toàn ruồi trên

quả tươi nhập khẩu vào nước họ. Do vậy, để

xuất khẩu được quả tươi, những nước xuất

khẩu phải nghiên cứu để tìm ra biện pháp xử

lý trừ diệt ruồi triệt để nhất trong điều kiện

cho phép.

Việc xử lý ruồi đục quả giai đoạn

trước thu hoạch chưa đảm bảo loại trừ hoàn

toàn ruồi ra khỏi sản phẩm quả. Do vậy, để

xuất khẩu được quả tươi, các nước đang phát

triển đều phải nghiên cứu lựa chọn giải pháp

kỹ thuật xử lý ruồi trên quả tươi giai đoạn sau

thu hoạch như là một giải pháp trước mắt ít

Page 30: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 30/44

tốn kém nhất. Các nước xung quanh Việt

Nam như Thái Lan, Philipin, Singapo và Đài

Loan bằng việc áp dụng thành công biện pháp

xử lý hơi nước nóng cho quả, họ đã thâm

nhập thành công, đầu tiên với quả xoài, sau

đó với nhiều quả khác, sang các thị trường

lớn như Nhật Bản và New Zealand (Peterson,

2001; Waddell, 2005). Năm 2011 - 2012,

TTKDTVSNK II đã nghiên cứu thành công

quy trình xử lý hơi nước nóng trừ ruồi đục

quả trên quả xoài, góp phần mở cửa thị

trường cho quả xoài xuất sang thị trường khó

tính như Hàn Quốc, Nhật. Như vậy có thể

thấy việc nghiên cứu giải pháp xử lý trừ ruồi

đục quả cho quả tươi xuất khẩu nói chung và

với vú sữa nói riêng, rõ ràng là một đòi hỏi

mang tính cấp bách của thực tiễn để phát triển

sản xuất và hội nhập thương mại.

Vú sữa là cây ăn trái thơm ngon, có giá

trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên lại có yêu cầu

về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu rất nghiêm

ngặt. Trên thế giới, diện tích và sản lượng trái

vú sữa hàng hoá là không đáng kể, ngay cả ở

những vùng xuất xứ của cây vú sữa (Jamaica,

Mexico, Cuba). Với lợi thế khí hậu, thổ

nhưỡng phù hợp và giống vú sữa đặc sản,

Việt Nam hiện là nước giữ thế độc quyền về

trái vú sữa hàng hoá. Tuy nhiên ruồi đục quả

là đối tượng dịch hại nghiêm trọng trên vú

sữa cũng như chính là rào cản kỹ thuật để quả

vú sữa xâm nhập thị trường thế giới.

Như vậy có thể thấy việc nghiên cứu

giải pháp xử lý trừ ruồi đục quả cho quả tươi

xuất khẩu nói chung và với vú sữa nói riêng,

rõ ràng là một đòi hỏi mang tính khoa học và

cấp thiết của thực tiễn để phát triển sản xuất

và hội nhập thương mại. Do vậy, Cơ quan chủ

trì Trung tâm KDTV Sau nhập khẩu II đã

phối hợp với Chủ nhiệm đề tài KS. Chu Hồng

Châu thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng

công nghệ sau thu hoạch xử lý hơi nước nóng

trừ ruồi đục quả vú sữa phục vụ xuất khẩu”.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu

được những kết quả sau:

- Vòng đời của ruồi đục quả

Bactrocera dorsalis trong quả vú sữa Lò rèn ở

nhiệt độ 28 ± 0,5 độ C và ẩm độ 70 - 80% RH

là 26,24 ngày ± 0,59 ngày, thời gian trứng già

là 29,58 giờ ± 1,18 giờ, thời gian từ trứng đến

ấu trùng tuổi 1 là 38,33 giờ ± 1,15 giờ, thời

gian từ trứng đến ấu trùng tuổi 2 là 73,47 giờ

± 2,16 giờ, thời gian từ trứng đến ấu trùng

tuổi 3 là 102 giờ ± 2 giờ, thời gian từ trứng

đến bắt đầu hóa nhộng là 162,5 giờ ± 2,78

giờ, thời gian phát triển từ trứng đến nhộng

vũ hóa là 9,83 ngày ± 0,1 ngày, thời gian tiền

đẻ trứng là 9,67 ngày ± 0,58 ngày.

- Vòng đời của ruồi đục quả

Bactrocera correcta trong quả vú sữa Lò rèn ở

nhiệt độ 28 ± 0,5 độ C và ẩm độ 70 - 80% RH

là 28,94 ngày ± 0,85 ngày, thời gian trứng già

là 30,08 giờ ± 0,38 giờ, thời gian từ trứng đến

ấu trùng tuổi 1 là 42,67 giờ ± 1,53 giờ, thời

gian từ trứng đến ấu trùng tuổi 2 là 74,67giờ

± 1,15giờ, thời gian từ trứng đến ấu trùng tuổi

3 là 103 giờ ± 2 giờ, thời gian từ trứng đến

bắt đầu hóa nhộng là 185,33 giờ ± 2,52 giờ,

thời gian phát triển từ trứng đến nhộng vũ hóa

là 10,33 ngày ± 0,29 ngày, thời gian tiền đẻ

trứng là 10,92 ngày ± 0,72 ngày.

- Phương pháp mở cửa sổ chống tâm là

phương pháp lây nhiễm trứng ruồi vào quả

thích hợp nhất, cho tỷ lệ sống của ruồi cao

nhất.

- Số lượng trứng cấy đạt mức cá thể

sống sót tối ưu là 400 trứng/quả.

- Giai đoạn chống chịu nhiệt nhất trong

quả vú sữa Lò Rèn là trứng già của loài B.

correcta và sâu non tuổi 1 loài B. dorsalis

- Thông số 47 độ C, thời gian giữ nhiệt

trong tâm quả 15 phút đã tiêu diệt hoàn toàn

Page 31: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 31/44

các cá thể ruồi đục quả trong quả vú sữa và

không làm thay đổi phẩm chất quả sau xử lý.

Đã xây dựng được quy trình xử lý hơi

nước nóng cho quả vú sữa xuất khẩu đảm bảo

trừ diệt ruồi triệt để đồng thời không ảnh

hưởng đến chất lượng quả và đã được áp

dụng thử nghiệm ở quy mô thương mại cho 2

nhà máy xử lý hơi nước nóng là Hoàng Phát

và Good life.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Tạo giống lúa chống stress

Giống lúa OM 3673 đang sản xuất thử ở Sóc Trăng.

Lúa có thể chịu được mặn, hạn hán

nhưng vẫn cho năng suất cao, chất lượng gạo

thơm, dẻo ngon nhờ chọn bằng công nghệ gene.

Việt Nam là một trong những quốc gia

bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí

hậu. Hiện tượng nước biển dâng cao dẫn đến

nguy cơ bị mất diện tích canh tác do ngập

úng, nhiễm mặn. Vì vậy việc tạo ra các giống

lúa mới có thể chống chịu được điều kiện môi

trường mặn, ngập, hạn là yêu cầu cấp thiết.

GS Nguyễn Thị Lang, nghiên cứu viên

cao cấp của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu

Long đã tìm cách để nghiên cứu, chọn tạo

được nhiều giống lúa mà theo cách gọi của bà

là “chịu được stress”.

GS Lang đã chọn lọc các dòng triển

vọng và lựa những ưu điểm của từng giống để

kết hợp các tính trạng chống chịu nhiều stress.

Ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi

biến đổi khí hậu, trong một vụ cây lúa có thể

chịu cả hạn, úng ngập, nhiễm mặn. Những

stress xảy ra cùng lúc khiến lúa không thể phát

triển ngay từ khi còn ở giai đoạn cây con. Để

giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã sử

dụng kỹ thuật chồng lắp gene chống chịu

stress sử dụng marker phân tử (MAS) cùng với

kỹ thuật trong sinh học phân tử.

Để tạo ra được các giống lúa năng suất

cao chống chịu khô hạn, các nhà khoa học đã

tổng hợp 100 tổ hợp lai, kết hợp gene chống

chịu mặn và khô hạn, thời gian sinh trưởng

ngắn, phẩm chất tốt vào giống lúa nâng suất

cao. Quá trình lai tạo chọn ra giống thích nghi

với các stress ở cả hai giai đoạn cây con và

trổ bông.

Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện các

thí nghiệm để chọn giống có hạt gạo dài, đẹp

và ngon từ các mẫu tiêu biểu. Có khoảng 200

tổ hợp lai được tạo ra từ các mẫu hạt dài, có

mùi thơm. Những tổ hợp được chọn lọc đánh

giá bằng marker phân tử đã tìm ra được giống

năng suất tốt nhất để trồng thử trong nhà lưới

ở Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó

đã có 22 dòng hạt dài được kiểm tra trên cánh

đồng ở 13 tỉnh thành.

Đến nay đã có sáu giống lúa được

công nhận đưa vào sản xuất thử trên diện tích

khoảng 90 ha. Trong số này có giống OM

8928 chống chịu khô hạn, năng suất từ 6 -7

tấn/ha; OM 10373 chịu hạn; OM 137 thơm và

chịu mặn; OM345 thơm, năng suất cao chịu

khô và mặn...

Page 32: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 32/44

GS Lang cho biết, khi thực hiện đề tài

nhóm nghiên cứu đã được Chương trình Đổi

mới công nghệ quốc gia của Bộ khoa học và

Công nghệ cấp kinh phí và hỗ trợ các bước

trong quá trình triển khai. Sự phối hợp này

giúp nhóm nghiên cứu vượt qua được nhiều

khó khăn để sớm đưa ra kết quả. Đầu năm

2018, nhiều giống lúa của đề tài đã chuyển

giao cho doanh nghiệp để sản xuất ở những

vùng khô hạn ở miền Trung.

Theo GS Trần Đình Long, Chủ tịch

Hội giống cây trồng Việt Nam, với những

giống lúa có phẩm chất tốt, chống chịu được

điều kiện khắc nghiệt của môi trường, thời

tiết sẽ giúp cho bà con nông dân vùng chịu

ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu yên tâm sản

xuất. Nhiều giống lúa này đang nằm trong dự

án đổi mới công nghệ để xây dựng thương

hiệu gạo quốc gia do Bộ Khoa học và Công

nghệ thực hiện. “Đây là đóng góp rất ý nghĩa

của GS Nguyễn Thị Lang và tập thể các nhà

khoa học của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu

Long đối với việc phát triển nền nông nghiệp

hàng hóa, chất lượng và thân thiện với môi

trường”, GS Long nói.

Ngày 19/9 hội đồng khoa học Bộ

Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu đề

tài cấp nhà nước "Nghiên cứu ứng dụng

công nghệ tiên tiến chọn tạo giống lúa

thuần chống chịu mặn - hạn thích nghi với

điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn tại

đồng bằng sông Cửu Long" do GS Nguyễn

Thị Lang chủ trì thực hiện.

Đề tài thực hiện từ năm 2013 đến

2017 đã tạo được 6 giống lúa đưa vào sản

xuất thử: OM6328, OM3673, OM10418,

OM137, OM10373, OM5976.

Đã có nhiều kết quả nghiên cứu về

sản phẩm cụ thể với 250 tổ hợp lai với

12.600 dòng từ các thế hệ khác nhau,

nhiều giống lúa bổ sung vào vật liệu khởi

đầu và cải tiến đưa vào sản xuất 75

dòng/giống triển vọng.

Nguồn: Đoàn Nguyễn, Vnexpress.net,

25/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Hợp tác nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống giám sát sử dụng mạng cảm biến không dây trong kiểm soát chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho chuỗi

hậu cần thủy sản lạnh

Thủy sản nói chung, tôm sú và cá tra

fillet nói riêng lại rất dễ bị hư hỏng dưới ảnh

hưởng của nhiệt độ bảo quản, sự tăng hoặc

dao động của nhiệt độ bảo quản đều có tác

động xấu đến chất lượng thủy sản. Đó là lý do

tại sao cần phải giám sát chặt chẽ nhiệt độ

thủy sản trong suốt quá trình cung ứng, cũng

như cần hiểu rõ động học của quá trình hư

hỏng của thủy sản mục tiêu để có thể dự đoán

được chất lượng của chúng, từ đó có những

giải pháp về bảo quản phù hợp, giúp quản lý

chất lượng và tiết kiệm điện năng tốt hơn.

Page 33: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 33/44

Nhiệm vụ được hình thành trên cơ sở

hợp tác với đối tác là Trường Đại học Nông

nghiệp Trung Quốc (CAU). Bắt đầu từ hạng

mục hợp tác ngắn hạn mã số 8-07S “Công

nghệ giám sát chất lượng và truy xuất nguồn

gốc thuỷ sản trong chuỗi cung ứng lạnh bằng

RFID” (RFID-based Dynamic Monitoring

and Traceability Technology for Fish Product

Quality During Cold Chain) được tài trợ theo

kết quả của Hội nghị lần thứ 8 của Uỷ ban

Hỗn hợp hợp tác Khoa học - Công nghệ Việt

Nam-Trung Quốc, từ 16/04/2012 đến

19/04/2012 Trường Đại học Nha Trang

(NTU) đã đón và làm việc với đoàn vào từ

CAU. Kết quả của đoàn vào là hai bên đã

cùng đề xuất nhiệm vụ “Hợp tác nghiên cứu,

thiết kế và chế tạo hệ thống giám sát sử dụng

mạng cảm biến không dây trong kiểm soát

chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho chuỗi

hậu cần thủy sản lạnh”, do TS. Mai Thị Tuyết

Nga làm chủ nhiệm.

Mục tiêu của chung nhiệm vụ là nhằm

xây dựng được mô hình phản ảnh được mối

liên hệ giữa nhiệt độ và chất lượng thủy sản

trong quá trình bảo quản/vận chuyển lạnh.

Đồng thời, ứng dụng hệ thống giám sát dựa

trên mạng cảm biến không dây WSN để giám

sát liên tục nhiệt độ của thủy sản nhờ đó theo

dõi được chất lượng của nó trong suốt thời

gian hậu cần. Một số mục tiêu cụ thể sau đây:

- Nghiên cứu được sự biến đổi chất

lượng (cảm quan, hóa học, vi sinh vật) của

thủy sản bảo quản ở các điều kiện nhiệt độ ổn

định và biến động mô phỏng/tương tự điều

kiện nhiệt độ trong chuỗi cung ứng lạnh/đông

thủy sản;

- Xây dựng mô hình động học phản

ảnh được mối liên hệ giữa nhiệt độ và chất

lượng thủy sản;

- Làm chủ thiết kế và công nghệ chế tạo

hệ thống mạng cảm biến không dây để giám

sát nhiệt độ, mức độ tiêu thụ năng lượng trong

quá trình bảo quản/vận chuyển thủy sản;

- Chế tạo và thử nghiệm hệ thống giám

sát chất lượng và tiêu hao năng lượng trên

chuỗi cung ứng thủy sản.

Giao diện điều khiển của phần mềm

Sau đây là những kết quả đã đạt được

của nhiệm vụ:

1. Nhiệm vụ đã hoàn thành việc thiết

kế và chế tạo hệ thống mạng cảm biến không

dây WSN để giám sát, điều khiển, cảnh báo

nhiệt độ, mức độ tiêu thụ năng lượng xe

lạnh/container 20 feet/container 40 feet: với 8

nút cảm biến đo nhiệt độ với dải đo (-40÷105)

độ C, độ chính xác +0,8 độ C và -0,9 độ C và

1 cảm biến đo mức tiêu thụ điện với dải đo

(0÷13,2) kW, độ chính xác ± 4,2% với

cosφ=1;

2. Nhiệm vụ đã hoàn thành việc thiết

kế và chế tạo hệ thống mạng cảm biến không

dây WSN để giám sát, điều khiển, cảnh báo

nhiệt độ, mức độ tiêu thụ năng lượng kho

Page 34: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 34/44

lạnh: với 64 nút cảm biến đo nhiệt độ với dải

(- 40÷105) độ C, độ chính xác +0,8 độ C và -

0,9 độ C và 1 cảm biến đo mức tiêu thụ điện

với dải đo (0÷39,6) kW, độ chính xác ± 4,2%

với cosφ = 1;

3. Nhiệm vụ đã hoàn thành việc xây

dựng bộ phần mềm giám sát điều khiển trung

tâm, tích hợp với phần mềm quản lý tích hợp

các mô hình sơ cấp và thứ cấp của vi sinh vật

gây hỏng đặc trưng và vi sinh vật gây bệnh

trên tôm sú và cá tra fillet. Phần mềm có đầy

đủ tính năng điều khiển, giám sát, cài đặt cấu

hình hệ thống, lưu trữ, báo cáo thống kê, nảo

mật hệ thống và an toàn dữ liệu được tích hợp

với phần mềm quản lý tích hợp các mô hình

sơ cấp và thứ cấp của vi sinh vật gây hỏng

đặc trưng và vi sinh vật gây bệnh trên tôm sú

và cá tra fillet, trao đổi dữ liệu qua WSN,

chạy trên hệ điều hành Windows 7 và giao

diện tiếng Việt, thân thiện với người sử dụng.

4. Nhiệm vụ đã hoàn thành việc xây

dựng phần mềm quản lý tích hợp các mô hình

sơ cấp và thứ cấp của vi sinh vật gây hỏng

đặc trưng và vi sinh vật gây bệnh trên tôm sú

và cá tra fillet. Có khả năng dự đoán TVC

dựa trên lịch sử nhiệt độ với độ chính

xác:78,6-100% lượng TVC quan sát nằm

trong vùng mô phỏng chấp nhận ASZ; Có

chức năng đưa ra lượng vi sinh vật đích cho

phép/trong mức chấp nhận để so sánh với

lượng vi sinh vật dự đoán. 397

5. Nhiệm vụ đã tham gia đào tạo 08 kỹ

sư công nghệ thực phẩm, 01 thạc sĩ công

nghệ thực phẩm và 01 thạc sĩ công nghệ sau

thu hoạch.

6. Nhiệm vụ đã đăng 1 bài báo khoa

học quốc tế, nộp đăng 02 báo khoa học quốc

tế; đã đăng 2 bài báo khoa học trong nước,

nộp đăng 1 bài báo khoa học trong nước,

tham gia 04 hội thảo khoa học quốc tế. 7.

Nhiệm vụ đã tổ chức thành công 02 hội thảo

trong nước.

Nguồn: vista.gov.vn, 31/10/2018

Trở về đầu trang

**************

MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị hấp thụ kiểu Rainstorm

Các ngành công nghiệp khác nhau phát

thải ra những nguồn khí thải có thành phần

các chất gây ô nhiễm môi trường không khí

khác nhau. Dựa trên những tính chất vật lý,

hóa học của các chất gây ô nhiễm và các đặc

tính của nguồn thải, điều kiện kinh tế, yêu cầu

chất lượng nguồn khí thải trước khi thải ra

môi trường thì có nhiều phương pháp xử lý

khí thải khác nhau. Trong đó có phương pháp

hấp thụ được thế giới nghiên cứu và ứng dụng

thành công để xử lý khí thải. Có rất nhiều

dạng thiết bị sử dụng để xử lý hơi khí thải

như tháp đệm, tháp phun rỗng, tháp venturi,

Rainstorm,…

Trên thế giới, việc áp dụng kết quả

nghiên cứu sử dụng tháp hấp thụ kiểu

Rainstorm để xử lý khí thải gây ô nhiễm môi

trường đã có từ lâu và đã được sử dụng một

cách tương đối rộng rãi và có hiệu quả. Thiết

bị hấp thụ kiểu Rainstorm sau khi nghiên cứu,

Page 35: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 35/44

thử nghiệm thành công được sản xuất và bán

trên thị trường và được áp dụng nhiều trong

ngành công nghiệp như công nghiệp hóa chất,

công nghiệp sơn, mạ và các ngành công

nghiệp khác có phát sinh hơi, dung môi…

Hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty

chuyên nghiên cứu, thiết kế chế tạo và thương

mại thiết bị hấp thụ kiểu Rainstorm, họ có

nhiều cải tiến đáng kể trong việc bảo vệ thiết

bị và tăng hiệu suất của thiết bị, phải kể đến

các công ty như: Stainless Fabrication, INC,

Shappsville Container, Teralba Industries…

Ở Việt Nam, các dòng thiết bị hấp thụ

như tháp đệm, tháp phu rỗng, thiết bị hấp thụ

kiểu venturi,… đã được nghiên cứu và ứng

dụng rộng rãi, tuy nhiên thiết bị hấp thụ kiểu

Rainstorm chưa được nghiên cứu và ứng dụng.

Thiết bị hấp thụ kiểu Rainstorm phù

hợp với việc xử lý khí có lưu lượng lớn, hiệu

quả xử lý khí thải cao, thiết bị dễ vận hành và

đặc biệt là có cấu tạo đơn giản, tiêu hao năng

lượng vận hành thấp nhất.

Vì vậy việc nghiên cứu, thiết kế chế

tạo thiết bị hấp thụ kiểu Rainstorm hấp thụ

các chất hữu cơ bay hơi như toluen, xylen…

sẽ góp phần đáng kể vào việc làm sạch môi

trường, cải thiện điều kiện làm việc cho nhà

máy và bảo vệ sức khỏe cán bộ công nhân

viên làm việc trong khu vực phát sinh hơi khí

thải.

Từ tình hình nghiên cứu, ứng dụng và

thực tiễn sản xuất đã đặt ra vấn đề nghiên cứu

thiết kế chế tạo thiết bị thiết bị hấp thụ kiểu

Rainstorm để giúp tự chủ được công nghệ và

chế tạo thiết bị không phải phụ thuộc vào việc

nhập khẩu từ nước ngoài, giảm chi phí đầu tư

và chi phí ngoại tệ nâng cao hiệu quả làm

việc, từng bước nội địa hóa thiết bị vào thị

trường Việt Nam, bảo vệ môi trường cũng

như gián tiếp góp phần giảm giá thành sản

phẩm. Đó cũng là lý do mà Cơ quan chủ trì

Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa

chất cùng phối hợp với Chủ nhiệm nhiệm vụ:

ThS. Ngô Quốc Khánh thực hiện đề tài

“Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị hấp thụ

kiểu Rainstorm”.

Trong thời gian gần 1 năm kể từ ngày

nhận được đề tài khoa học và công nghệ do

Bộ Công Thương giao, nhóm thực hiện đề tài

đã thực hiện được đầy đủ nội dung yêu cầu

của nhiệm vụ được giao bao gồm:

- Nghiên cứu, thu thập các tài liệu

nước ngoài về các dạng thiết bị hấp thụ khí

thải và tình hình sử dụng thiết bị hấp thụ kiểu

rainstorm ở Việt Nam và trên thế giới. - Đã

xây dựng được hồ sơ thiết kế chế tạo thiết bị

hấp thụ rainstorm và đã chế tạo thành công

thiết bị hấp thụ cũng như xây dựng dây

chuyền công nghệ và lắp đặt tại hiện trường

để tổ chức tiến hành thí nghiệm, đánh giá

hiệu quả của thiết bị.

- Đã tiến hành chạy thử thử nghiệm tại

hiện trường, hiệu chỉnh các thông số công

nghệ kỹ thuật phù hợp với hiệu xuất hấp thụ

tối ưu nhất.

- Đã xây dựng quy trình vận hành và

đánh giá khả năng áp dụng vào thực tế. Các

mục tiêu khoa học đạt được của đề tài góp

phần không nhỏ vào việc cung cấp các giải

pháp chế tạo, lựa chọn các dạng thiết bị hấp

thụ thích hợp để giảm tiêu hao nguyên nhiên

liệu trong quá trình vận hành, cũng như khả

năng chế tạo các thiết bị trong nước, tạo

nguồn cung ổn định, tránh phải phụ thuộc vào

các nhà sản xuất và nhập khẩu nước ngoài.

Nguồn: Vista.gov.vn, 30/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Page 36: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 36/44

Nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong giảm nhẹ khí nhà kính cho lĩnh vực quản lý chất thải

Phát thải KNK ở Việt Nam giai đoạn 1994 - 2010 theo lĩnh vực.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra

ngày càng mạnh mẽ và khó dự đoán hơn

trước. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt

Nam đã và đang quan tâm đặc biệt tới việc

ứng phó với BĐKH thông qua việc ban hành

các chính sách, hoạt động về ứng phó với

BĐKH, đặc biệt chủ động cùng các nước trên

thế giới cam kết và thực hiện các hiệp ước,

thỏa thuận quốc tế về BĐKH. Tính tới nay,

Việt Nam cùng hơn 148 nước đã phê chuẩn

việc thực hiện thỏa thuận Paris.

Trong những năm gần đây, Việt Nam

đã có một số nghiên cứu về các giải pháp

giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực chất thải tuy

nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu

quả kinh tế từng giải pháp. Đặt trong bối cảnh

hơn 70% lượng phát thải là từ chất thải rắn

(CTR), trong đó chủ yếu là nguồn chất thải

rắn đô thị (CTRĐT), đề tài “Nghiên cứu hiệu

quả kinh tế trong giảm nhẹ khí nhà kính cho

lĩnh vực quản lý chất thải” do ThS. Trần

Phương và TS. Đỗ Tiến Anh thuộc Viện

Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi

khí hậu làm chủ nhiệm đã tập trung nghiên

cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của các biện

pháp giảm nhẹ cho lĩnh vực CTRĐT. Đây là

sẽ là tiền đề quan trọng không chỉ phục vụ

việc lựa chọn các giải pháp đảm bảo phát

triển bền vững mà còn thúc đẩy việc thu hút

đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này.

Phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải năm 2010 (triệu tấn CO2)

Các nội dung chính của đề tài, gồm:

- Nội dung 1: Tổng quan nghiên cứu

liên quan đến phân tích hiệu quả kinh tế của

các giải pháp giảm nhẹ KNK;

- Nội dung 2: Tổng quan vấn đề về

giảm nhẹ KNK cho lĩnh vực quản lý chất thải

trên thế giới và ở Việt Nam;

- Nội dung 3: Nghiên cứu, xác định mô

hình tính toán hiệu quả kinh tế của các hoạt

động giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực CTRĐT;

- Nội dung 4: Nghiên cứu, xây dựng

tiêu chí xác định các giải pháp giảm nhẹ

KNK cho lĩnh vực quản lý CTRĐT;

- Nội dung 5: Nghiên cứu, đề xuất các

định hướng ưu tiên giảm nhẹ KNK trong lĩnh

vực quản lý CTRĐT.

Với mục đích đó, đề tài được xây dựng

với 03 mục tiêu:

- Đánh giá được tiềm năng giảm nhẹ

KNK trong lĩnh vực quản lý CTRĐT;

- Đề xuất được mô hình lượng hóa

hiệu quả kinh tế của các hoạt động giảm nhẹ

KNK trong lĩnh vực quản lý CTRĐT;

Page 37: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 37/44

- Đề xuất được bộ chỉ tiêu lựa chọn và

định hướng ưu tiên giảm nhẹ KNK trong lĩnh

vực quản lý CTRĐT.

Các kết quả của đề tài đã đáp ứng giải

quyết được các mục tiêu, cụ thể bao gồm:

- Đối với mục tiêu đánh giá tiềm năng

giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý

chất thải rắn đô thị, đề tài đã xác định được

các giá trị tiềm năng giảm phát thải của từng

khu xử lý đặc trưng từ -0,34 (đối với giải

pháp đốt CTR) đến 1,4 tấn CO2tđ/tấn rác thải

được xử lý (đối với giải pháp sản xuất phân

compost). Trên cơ sở đó, tiềm năng giảm phát

thải từ các giải pháp xử lý CTR được tính

toán cho toàn bộ Việt Nam có giá trị từ 132,7

và 82,4 (lần lượt theo các kịch bản 10% và

3,27% đối với giải pháp chôn lấp có thu hồi

khí) đến 324,2 và 201,9 triệu tấn CO2tđ (lần

lượt theo các kịch bản 10% và 3,27% đối với

giải pháp xử lý kỵ khí).

- Đối với mục tiêu đề xuất được mô

hình lượng hóa hiệu quả kinh tế của các hoạt

động giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực

quản lý chất thải rắn đô thị, đề tài đã đưa ra

được hiệu quả kinh tế của các giải pháp, từ -

0,12 (đối với giải pháp xử lý kỵ khí có thu hồi

khí cho cấp nhiệt) đến 4,36 triệu VNĐ/tấn

CO2 giảm được (đối với giải pháp sản xuất

RDF). Hơn nữa, 6 nhóm giải pháp (bao gồm:

MO1. Chôn lấp có thu hồi khí cho phát điện;

MO2. Chôn lấp bán hiếu khí; MO3. Sản xuất

phân compost và Đốt CTR cho phát điện;

MO4. Sản xuất phân compost và Sản xuất

RDF; MO5. Xử lý kỵ khí có thu hồi khí sinh

học cho cấp nhiệt và Đốt CTR cho phát điện;

MO6. Xử lý kỵ khí có thu hồi khí sinh học

cho cấp nhiệt và Sản xuất RDF) được xác

định nhằm đánh giá cho 3 thành phố Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và toàn bộ

Việt Nam.

- Đối với mục tiêu đề xuất bộ chỉ tiêu

lựa chọn và định hướng ưu tiên giảm nhẹ khí

nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn

đô thị, đề tài đã xây dựng được bộ tiêu chí

của đề tài bao gồm 5 tiêu chí kinh tế và 5 tiêu

chí kỹ thuật sử dụng để chọn lọc các giải

pháp ưu tiên cho các địa phương. Dựa trên cơ

sở đánh giá của bộ tiêu chí, các định hướng

ưu tiên trong việc triển khai các giải pháp

giảm phát thải KNK cũng được xác định cho

3 thành phố thí điểm và toàn bộ Việt Nam.

Nguồn: Vista.gov.vn, 31/10/2018

Trở về đầu trang

**************

LĨNH VỰC KHÁC

Vinh danh 63 nông dân Việt sáng tạo trong sản xuất

Ban tổ chức trao chứng nhận cho 9 nông dân xuất sắc nhóm phát minh, sáng chế.

Page 38: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 38/44

Những giải pháp kỹ thuật, sáng kiến trong sản xuất, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp được

tôn vinh, khẳng định vai trò của nông dân.

Tối 14/10 chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2018 và Tôn vinh, trao danh hiệu Nông

dân Việt Nam xuất sắc được tổ chức tại Hà Nội.

Năm nay có 63 nông dân xuất sắc được vinh danh thuộc 4 nhóm lĩnh vực gồm: lĩnh vực

trồng trọt chiếm số lượng cao nhất (21 người), chăn nuôi, trang trại tổng hợp (13 người); nuôi

trồng thủy hải sản (10 người); sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp (10 người); phát

minh, sáng kiến, giải pháp kỹ thuật (9 người).

Chương trình khởi xướng từ năm 2013 và trở thành sự kiện thường niên do Trung ương Hội

Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, Bộ Công thương tổ chức.

Nông dân được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh

doanh các sản phẩm nông nghiệp; có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới;

có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, chủ quyền quốc gia; có

sáng kiến, phát minh mang tính khoa học đã được ứng dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao

trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Những sáng chế thu tiền tỉ

Ở lĩnh vực phát minh, sáng kiến, giải pháp kỹ thuật có thể kể đến chiếc máy ruôi (thái/nạo)

sắn của ông Hà Kim Tới ở Phú Thọ đã giúp bà con nông dân tiết kiệm được thời gian trong việc

bóc vỏ, nạo sắn. Với phương pháp thủ công, một tấn sắn phải mất vài ngày mới nạo xong thì chiếc

máy này chỉ cần một giờ và không cần thêm người bóc vỏ sắn.

Còn ông Vương Hùng Nam ở Cao Bằng đã chế tạo máy bóc lạc có tay quay và cải tiến máy

thái thức ăn gia súc bằng gỗ có mô tơ.

Ông Trương Văn Thủy đến từ Bắc Kạn cải tiến máy xẻ gỗ chạy bằng mô tơ điện với nhiều

ưu điểm: không tốn nhiều chi phí, giảm sức lao động đồng thời tăng năng suất và có thể điều chỉnh

linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh lao động.

Đến từ Trà Vinh, ông Nghiêm Đại Thuận được vinh danh vì đã tạo ra máy se chỉ tơ xơ dừa,

đã được Sở khoa học và Công nghệ Trà Vinh cấp chứng nhận. Ông đã bán 200 máy tại đồng bằng

sông Cửu Long với giá bình quân 60 triệu đồng/cái.

Ông Nguyễn Văn Dũng (An Giang) thì chế tạo thiết bị đánh rãnh thoát nước; Máy phun

thuốc bảo vệ thực vật hai trong một cải tiến giúp bà con nông dân bảo vệ sức khỏe, hiệu quả phun

thuốc trừ sâu cao hơn.

Ông Nguyễn Văn Nhân (Thừa Thiên - Huế) đã sáng chế ra máy ấp trứng gia cầm các loại.

Hàng năm có tới 100-120 máy ấp trứng gia cầm các loại được ông sản xuất và bán ra thị trường.

Doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng, lợi nhuận từ 200-240 triệu đồng.

Còn ông Phan Văn Hòa (Nghệ An) đã nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất, chế biến trà gạo

thảo dược Vĩnh Hòa. Hiện ông được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp 3 bằng bảo hộ

Page 39: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 39/44

giống cây trồng; Cục Sở hữu trí tuệ công nhận 5 tài sản sở hữu trí tuệ, một đề tài thử nghiệm sản

xuất và chế biến thực phẩm chức năng từ lúa gạo (cấp quốc gia).

Phát biểu khai mạc tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018,

ông Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông

dân Việt Nam ghi nhận đóng góp của 63 nông dân tiêu biểu. Ông cũng mong muốn tinh thần này

được lan tỏa tới nông dân cả nước, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh

giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Nguồn: Vnexpress.net,14/10/2018

Trở về đầu trang

**************

Việt Nam sản xuất vệ tinh quan sát Trái Đất để dự báo thiên tai

Lộ trình phát triển vệ tinh của Việt Nam

Các kỹ sư của Việt Nam cùng với

chuyên gia Nhật Bản trực tiếp sản xuất vệ tinh

LOTUSat - 1 tại Nhật Bản trong 36 tháng.

Chiều 18/10, Cơ quan hợp tác quốc tế

Nhật Bản đã thông tin về việc Việt Nam và

Nhật Bản đang chuẩn bị để sản xuất vệ tinh

radar LOTUSat - 1. Vệ tinh có độ phân giải

cao (từ 1 đến 16 m), tức là có thể quan sát hình

ảnh của một vật thể chi tiết khoảng 1-16 m.

Đây là nhiệm vụ thuộc hợp phần của

dự án Phòng chống thiên tai và biến đổi khí

hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất do

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thực hiện.

LOTUSat - 1 là vệ tinh dùng cảm biến

chủ động (sóng vô tuyến), không phụ thuộc

vào nguồn sáng mặt trời, cho khả năng quan

sát cả ngày lẫn đêm, giúp tăng gấp đôi hiệu

suất quan sát Trái Đất so với vệ tinh dùng cảm

biến quang học (chỉ chụp ban ngày). Nó còn

có khả năng đâm xuyên, phân biệt tính chất

vật liệu bề mặt và phản xạ tín hiệu vô tuyến.

TS Vũ Anh Tuân, Phó tổng Giám đốc

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, thời

gian thực tế cần để sản xuất vệ tinh LOTUSat

- 1 là 36 tháng. Thời gian thử nghiệm và

phóng lên quỹ đạo chưa xác định được do còn

phụ thuộc nhiều yếu tố (thông thường phải

đợi 6 tháng đến một năm).

Vệ tinh MicroDragon (50kg) thuộc chương trình đào tạo của Dự án đã được chế tạo thành công và

chuẩn bị phóng vào cuối năm 2018.

Ông Tuân cho biết việc sản xuất vệ

tinh này sẽ được thúc đẩy nhanh để phục vụ

việc dự báo thiên tai. Dự kiến khi ứng dụng

sẽ giảm 10% thiệt hại do thiên tai ảnh hưởng

đến nền kinh tế Việt Nam.

Page 40: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 40/44

Hiện nay muốn chụp ảnh một khu vực

nào đó Việt Nam phải đặt hàng, sau đó ít nhất

hai ngày mới nhận được kết quả. Nhưng có

vệ tinh quan sát Trái Đất riêng, mọi việc sẽ

được hoàn tất chỉ trong vòng 6 -12 giờ.

Để hoàn thành mục tiêu này, từ khâu

thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm đều được các

sinh viên, kỹ sư của Việt Nam thực hiện ở

Nhật Bản. Hiện đã có 36 cán bộ nghiên cứu

và kỹ sư trẻ của Việt Nam được gửi đến 5

trường đại học của Nhật Bản để theo học

chương trình đào tạo thạc sĩ công nghệ vũ trụ

và thực hành sản xuất vệ tinh micro cỡ 50 kg

sẽ được phóng vào tháng 12 tới.

Việt Nam từng phóng lên vũ trụ

Vinasat 1 (tháng 4/2008) và Vinasat 2 (phóng

tháng 5/2012). Đây là hai vệ tinh viễn thông

có nhiệm vụ phát, tiếp sóng.

VNRedSat 1 (phóng tháng 5/2013) là vệ

tinh quang học quan sát Trái Đất của Việt

Nam, có nhiệm vụ giám sát thảm họa thiên

nhiên, môi trường và tài nguyên của Việt Nam.

Nguồn: Vista.gov.vn, 12/09/2018

Trở về đầu trang

**************

Việt Nam làm chủ tịch Ủy ban vệ tinh quan sát Trái Đất 2019

PGS Phạm Anh Tuấn vị trí chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái Đất 2019.

PGS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đại diện cho Việt

Nam nhận vị trí chủ tịch Ủy ban Vệ tinh quan

sát Trái Đất 2019 – CEOS Chair 2019 tại

phiên họp thứ 32 của Ủy ban tổ chức tại

Brussels (Bỉ), ngày 16 - 18/10.

Đây là nhiệm vụ luân phiên mỗi năm

một lần đối với các nước là thành viên tham

gia Ủy ban. Hiện Ủy ban có 32 thành viên

đến từ các vùng địa lý lớn như Mỹ, châu Âu,

châu Phi, châu Á/Thái Bình Dương.

Với vai trò Chủ tịch Ủy ban Vệ tinh

quan sát Trái Đất năm 2019, Việt Nam sẽ có

nhiệm vụ điều phối chiến lược của các cơ

quan thành viên CEOS; phối hợp với Chủ tịch

Nhóm thực hiện các chiến lược quốc tế về

giảm nhẹ thiên tai, đa dạng sinh học, quan sát

khí hậu, đại dương và mặt đất trên toàn cầu...

PGS Phạm Anh Tuấn cho biết, khi

đảm nhận vị trí chủ tịch, Việt Nam sẽ đưa ra

hai sáng kiến chính là quan sát carbon (các

khu vực rừng, phối hợp với việc quan sát Trái

Đất) để hỗ trợ giám sát và quản lý rừng trong

khu vực một cách hiệu quả và quan sát phục

vụ nông nghiệp (giám sát lúa). "Các ứng dụng

này rất thiết thực trong việc đánh giá phát

triển nông nghiệp của Việt Nam và sẽ được

mở rộng tại các quốc gia thuộc khu vực sông

Mekong", ông Tuấn nói.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 32, hai

sáng kiến của Việt Nam đã nhận được sự ủng

hộ và cam kết hỗ trợ từ các tổ chức thành

viên CEOS trong việc chia sẻ dữ liệu vệ tinh,

đào tạo nhân lực và cơ hội tham gia các dự án

tiềm năng.

Page 41: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 41/44

Phiên họp toàn thể CEOS năm 2019 do

Việt Nam đăng cai sẽ diễn ta tại Hà Nội từ 14

đến 16/10/2019.

Ủy ban Vệ tinh quan sát Trái đất

(CEOS) được thành lập vào năm 1984, là cơ

quan đầu mối phối hợp các hoạt động quốc tế

liên quan đến không gian và quan trắc

Trái Đất.

CEOS khuyến khích tương tác, hỗ trợ

và bổ sung giữa các hệ thống vệ tinh quan

sát Trái Đất thông qua việc phối hợp lập kế

hoạch, thúc đẩy truy cập dữ liệu không phân

biệt đối xử, thiết lập tiêu chuẩn, phát triển

dữ liệu tương thích với các sản phẩm, dịch

vụ và ứng dụng.

Nguồn: Vnexpress.net,19/10/2018

Trở về đầu trang

**************

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

I. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

1. Nghiệm thu đề tài

TT Tên đề tài/Dự án Chủ nhiệm/CQ chủ trì

1 Nghiên cứu hoàn thiện và chế tạo bộ điều khiển độ

cao đầu cắt CNC Plasma và Gas.

TS. Chung Tấn Lâm - Cty

TNHH chế tạo máy 3C

2 Ước lượng và trực quan hóa các thông số giao thông

dựa trên hình ảnh.

TS. Lê Thành Sách -

Trường Đại học Bách Khoa

3

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano kháng khuẩn trên

cơ sở kết hợp ZnO và TiO2 hướng đến ứng dụng trên

gạch men và PVC.

PGS.TS. Huỳnh Kỳ Phương

Hạ - Trường Đại học Bách

Khoa

4 Nghiên cứu ứng dụng hệ polythiophene biến tính

trong pin mặt trời hữu cơ.

ThS. Lưu Tuấn Anh -

Trường Đại học Bách Khoa

5 Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống hỗ trợ điều

hành chỉ huy tác chiến cho đơn vị Hải quân cấp vùng.

ThS. Huỳnh Huy Cường -

Viện Công nghệ thông tin

6

Nghiên cứu, xây dựng quy trình xử lý nước thải

nhiễm xăng dầu ứng dụng vi sinh vật bản địa.

ThS. Đinh Thị Vân - Trung

tâm Nhiệt đới Việt - Nga,

Chi nhánh phía Nam

Trở về đầu trang

**************

Page 42: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 42/44

II. Các đơn vị trong nước: Nghiệm thu đề tài/Dự án

TT Ngày Tên đề tài/ Dự án

Chủ nhiệm/ CQ chủ

trì

Ngành Kinh tế

1 04/10/2018 Lập kế hoạch kiểm toán các dự án công trình thủy lợi

dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu.

KS. Nguyễn Hữu

Trí và KS. Phan Thế

Đức - Kiểm toán

nhà nước

2 06/10/2018

Nghiên cứu xây dựng đề cương kiểm toán chuyên đề

quản lý và sử dụng nguồn vốn chuyển đổi đất quốc

phòng.

ThS. Nguyễn Tiến

Đạt; ThS. Mai Hải

Cường - Kiểm toán

nhà nước

3 21/10/2018

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các

doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên.

TS. Trần Thị Nhung

- Trường Đại học

Kinh tế & Quản trị

kinh doanh - Đại

học Thái Nguyên

4 31/10/2018

Nghiên cứu đề xuất công cụ phục vụ kiểm toán năng

lượng lồng ghép đánh giá tiềm năng sản xuất sạch

hơn cho một số ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh

Bình Dương.

GS.TS Lê Thanh

Hải - Viện Môi

trường và Tài

nguyên (thuộc Đại

học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh)

Ngành Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật

5 14/09/2018

Ảnh hưởng của tannin kết hợp với biochar bổ sung

vào khẩu phần cơ sở đến tiêu hóa dạ cỏ và lượng

methane thải ra trong điều kiện invitro.

TS. Mai Anh Khoa -

Đại học Thái

Nguyên

6 03/10/2018

Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy tiếng Anh

chuyên ngành tại Trường Đại học Ngoại thương Cơ

sở II TP.HCM.

ThS. Lê Hồng Linh

- Trường Đại học

Ngoại thương Cơ sở

2 tại TP. HCM

7 06/10/2018

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển sản

xuất lúa theo quy mô cánh đồng mẫu lớn ở tỉnh

Quảng Bình.

Th.S Lê Văn Nam -

Trường Đại học

Nông Lâm – Đại

học Huế

8 23/10/2018 Nghiên cứu hệ thống rút gọn văn bản, chuyển đổi cú PGS.TS. Phùng

Page 43: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 43/44

pháp và biểu diễn đồ họa 3D ngôn ngữ ký hiệu Việt

Nam.

Trung Nghĩa -

Trường Đại học

Công nghệ thông tin

và Truyền thông

9 27/10/2018 Thử nghiệm sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm

cá niên tại Quảng Nam.

Th.S Nguyễn Công

Dưỡng Trung tâm

chọn giống cá rô phi

10 27/10/2018 Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị thu hoạch, chẻ và

thiết bị sấy cây lác ở tỉnh Vĩnh Long.

Trường ĐH Sư

phạm kỹ thuật Vĩnh

Long

11 28/10/2018

Nghiên cứu thiết kế, cải tiến động cơ diesel 1 xylanh

sang hoạt động theo nguyên lý cháy do nén hỗn hợp

đồng nhật (HCCI).

TS. Khương Thị Hà

- Trường Đại học

Giao thông vận tải

12 28/10/2018 Nghiên cứu xây dựng sổ tay điện tử hỏi - đáp theo

các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.

CN.Đỗ Thị Diễm -

Học viện Cán bộ

Quản lý Xây dựng

& Đô thị (AMC)

13 28/10/2018 Đánh giá thực trạng và hiệu quả chăn nuôi trâu ở

nông hộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Dương Thanh

Hải - Trường Đại

học Nông Lâm –

Đại học Huế

14 30/10/2018

Nghiên cứu tính toán thiết kế và thử nghiệm hố ga

thu nước ngăn mùi không muỗi tại tỉnh Bà Rịa –

Vũng Tàu.

TS. Nguyễn Đức

Quý - Trường Đại

học Bà Rịa - Vũng

Tàu và ông Hồ Viết

Vẻ - Công ty TNHH

Sigen

15 31/10/2018 Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các môn

Luật tại Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương.

ThS. Lưu Thị Bích

Hạnh - Trường Đại

học Ngoại thương

Cơ sở 2 tại TP.

HCM

Ngành Giáo dục đào tạo

16 22/10/2018 Nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình đào tạo

các ngành của Trường Đại học Thống kê.

TS. Nguyễn Ngọc

Tú - Trường Cao

đẳng Thống kê

Page 44: BẢN TIN THÁNG 11/2018 - lib.iuh.edu.vnlib.iuh.edu.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bantin_thanhtuu_KHCNVN_11-2018.pdf · giải quyết các bài toán phức tạp đặt ra được

Bản tin Thành tựu KHCN Việt Nam Tháng 11/2018 44/44

17 24/10/2018 Nghiên cứu việc dạy học trong môi trường đa văn

hóa ở vùng dân tộc miền núi phía Bắc.

PGS.TS. Ngô Thị

Thanh Quý - Đại

học Thái Nguyên

18 30/10/2018 Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người

cho chết não hoặc người cho sống.

GS.TS Đỗ Quyết -

Học viện Quân y

Ngành văn hóa xã hội

19 18/10/2018

Nâng cao đạo đức, phong cách của cán bộ, công

chức, viên chức trong Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ

Chí Minh theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đặng Đình Bình và

Phạm Văn Lực -

Ban Quản lý Lăng

Chủ tịch Hồ Chí

Minh

20 12/10/2018

Chương trình, tài liệu tiếng Raglai dành cho cán bộ,

công chức, viên chức công tác vùng dân tộc, miền núi

tỉnh Ninh Thuận.

UBND tỉnh Ninh

Thuận

21 14/10/2018 Cơ sở khoa học xây dựng khung năng lực mẫu cho

một số vị trí việc làm ở Bộ Nội vụ.

ThS. Phạm Đức

Toàn - Viện Khoa

học tổ chức nhà

nước

Trở về đầu trang