Top Banner
1 BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành phố năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017 PHẦN THỨ NHẤT Báo cáo kết quả thực hiện năm 2016 I .ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm y tế lớn nhất của khu vực và cả nước, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh cũng như phát triển trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao theo định hướng của Trung ương và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố. Bên cạnh những thành quả đạt được, thách thức mà thành phố gặp phải là sự biến đổi khí hậu toàn cầu, áp lực nguy cơ lây lan dịch bệnh do sự gia tăng dân số cơ học; áp lực quá tải bệnh viện do người dân từ các tỉnh dồn về thành phố để khám chữa bệnh ngày một nhiều hơn. Trong bối cảnh trên, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành Ủy, Ủy ban nhân dân thành phố, sự giám sát giúp đỡ của Hội đồng nhân dân thành phố; sự hợp tác của các ban ngành đoàn thể và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngành y tế, chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ phục vụ người bệnh từng bước được nâng cao. Mạng lưới y tế thành phố: - Nhân lực Ngành Y tế (tính đến 31 tháng 12 năm 2016): + Tổng số bác sĩ có 13.358 người, đạt 16.07 bác sĩ /10.000 dân (trong đó: Bệnh viện thuộc Bộ-Ngành quản lý 2.510 người; Bệnh viện, Trung tâm thuộc Thành phố quản lý: 5.246 người; Bệnh viện, Trung tâm thuộc Quận/Huyện quản lý 2.611; Bệnh viện ngoài công lập và Phòng khám đa khoa: 2.380 người; Bác sĩ mới tốt nghiệp ra trường năm 2016 611 người). + Dược sĩ có 7.678 người, đạt 9,23 dược sĩ/10.000 dân (trong đó: Khối Sản xuất kinh doanh dược 6.735 người; Khối dược bệnh viện 881 người; Khối Quản lý nhà nước 62 người). + Điều dưỡng có 27.654 đạt 33,26 điều dưỡng /10.000 dân. - Cơ sở điều trị: Năm 2016, thành phố có 114 bệnh viện với 38.163 giường bệnh thực kê, đạt tỷ lệ 46,09 giường bệnh/1 vạn dân (dự ước dân số thường trú của thành phố là 8,28 triệu – số liệu của Cục thống kê). Trong đó: + 32 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế thành phố với 22.895 giường bệnh + 12 bệnh viện thuộc bộ ngành với 6.360 giường bệnh. + 23 bệnh viện quận, huyện với 4.712 giường bệnh. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ Y TẾ Số: 97/BC-SYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2017
34

BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

Sep 17, 2018

Download

Documents

vuonganh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

1

BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành phố năm 2016

và phương hướng hoạt động năm 2017

PHẦN THỨ NHẤT

Báo cáo kết quả thực hiện năm 2016

I .ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm y

tế lớn nhất của khu vực và cả nước, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phòng chống

dịch bệnh cũng như phát triển trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao theo

định hướng của Trung ương và theo chỉ đạo của Lãnh đạo Thành phố. Bên cạnh những

thành quả đạt được, thách thức mà thành phố gặp phải là sự biến đổi khí hậu toàn cầu,

áp lực nguy cơ lây lan dịch bệnh do sự gia tăng dân số cơ học; áp lực quá tải bệnh viện

do người dân từ các tỉnh dồn về thành phố để khám chữa bệnh ngày một nhiều hơn.

Trong bối cảnh trên, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành Ủy, Ủy ban nhân

dân thành phố, sự giám sát giúp đỡ của Hội đồng nhân dân thành phố; sự hợp tác của

các ban ngành đoàn thể và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên ngành y tế, chất

lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ phục vụ người bệnh từng bước được nâng cao.

Mạng lưới y tế thành phố:

- Nhân lực Ngành Y tế (tính đến 31 tháng 12 năm 2016):

+ Tổng số bác sĩ có 13.358 người, đạt 16.07 bác sĩ /10.000 dân (trong đó: Bệnh

viện thuộc Bộ-Ngành quản lý 2.510 người; Bệnh viện, Trung tâm thuộc Thành phố

quản lý: 5.246 người; Bệnh viện, Trung tâm thuộc Quận/Huyện quản lý 2.611; Bệnh

viện ngoài công lập và Phòng khám đa khoa: 2.380 người; Bác sĩ mới tốt nghiệp ra

trường năm 2016 là 611 người).

+ Dược sĩ có 7.678 người, đạt 9,23 dược sĩ/10.000 dân (trong đó: Khối Sản xuất

kinh doanh dược 6.735 người; Khối dược bệnh viện 881 người; Khối Quản lý nhà

nước 62 người).

+ Điều dưỡng có 27.654 đạt 33,26 điều dưỡng /10.000 dân.

- Cơ sở điều trị: Năm 2016, thành phố có 114 bệnh viện với 38.163 giường

bệnh thực kê, đạt tỷ lệ 46,09 giường bệnh/1 vạn dân (dự ước dân số thường trú của

thành phố là 8,28 triệu – số liệu của Cục thống kê). Trong đó:

+ 32 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế thành phố với 22.895

giường bệnh

+ 12 bệnh viện thuộc bộ ngành với 6.360 giường bệnh.

+ 23 bệnh viện quận, huyện với 4.712 giường bệnh.

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ Y TẾ

Số: 97/BC-SYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 01 năm 2017

Page 2: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

2

+ 47 bệnh viện tư nhân với 4.196 giường bệnh

+ 196 phòng khám đa khoa tư nhân; 319 Phòng khám tại Trạm Y tế; 219 phòng

khám Bác sỹ gia đình; 5.663 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân đã được cấp phép.

- Cơ sở dự phòng: gồm 11 trung tâm chuyên ngành thuộc hệ dự phòng; 02 Chi

cục; 24 trung tâm y tế dự phòng quận huyện, 319 trạm y tế.

Đến nay, sau 1 năm triển khai, ngành y tế tổng kết hoạt động chăm sóc sức

khoẻ trên địa bàn thành phố với những kết quả đạt được như sau:

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2016

1. Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số và các

chương trình mục tiêu quốc gia.

1.1 Công tác phòng chống dịch bệnh và chương trình mục tiêu quốc gia

a. Công tác phòng chống dịch bệnh

+ Bệnh sốt xuất huyết: Số ca sốt xuất huyết nhập viện từ 01/01/2016 –

30/12/2016 là 22.056 ca, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2015 (22.305 ca). Số ca sốt

xuất huyết tử vong 06 ca, so với năm 2015 (7 ca).

+ Bệnh tay chân miệng: Số ca chẩn đoán bệnh tay chân miệng nhập viện từ

01/01/2016 – 30/12/2016 là 5.742 ca, giảm 35% so với cùng kỳ 2015 (8.843 ca) và

không ghi nhận trường hợp nào tử vong.

+ Viêm não mô cầu: có 1 trường hợp tử vong do viêm não mô cầu

+ Tình hình bệnh do virus Zika: tính đến ngày 30/12/2016 TP.HCM có 162

ca, trong đó có 125 ca đã qua thời gian theo dõi 28 ngày, chỉ còn đang theo dõi, giám

sát 37 ca bệnh theo quy định. Trong số 162 ca có 32 trường hợp thai phụ bị nhiễm

bệnh do vi rút Zika, hiện tại còn 25 thai phụ đang được chăm sóc và quản lý thai theo

quy định.

+ Bệnh do Liên cầu lợn là 11 ca, tăng 267% so với cùng kỳ năm 2015 (3 ca).

+ Các bệnh truyền nhiễm khác: trong khả năng kiểm soát, không xuất hiện ổ

dịch.

b. Các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai

+ Kiểm soát dịch sốt xuất huyết: Kiểm soát điểm nguy cơ 8 quận huyện trọng

điểm bao gồm: Quận 8, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Huyện Hóc

Môn và huyện Bình Chánh là 8 quận/huyện với dân số và số mắc sốt xuất huyết nhập

viện chiếm khoảng 50% dân số và tổng ca bệnh ghi nhận trên toàn thành phố qua

nhiều năm. Giám sát mức độ nguy cơ trên khu phố/ấp để xác định hành vi nguy cơ chủ

yếu và tiến hành các biện pháp can thiệp phù hợp.

+ Kiểm soát bệnh do vi rút Zika:

Ngày 16 tháng 3 năm 2016, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị 05/CT-BYT về việc tổ

chức chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng và triển khai công tác phòng, chống bệnh do vi

rút Zika, sốt xuất huyết. Sở Y tế đã triển khai Kế hoạch số 2789/SYT-KH ngày 5 tháng

4 năm 2016 về việc Phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika năm 2016, tham mưu cho

UBND thành phố ban hành Kế hoạch khẩn số 1614/KH-UBND ngày 11 tháng 4 năm

2016, Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika tại Thành phố và

Công văn số 2725/UBND-VX ngày 02 tháng 6 năm 2016 về việc tiếp tục thực hiện

Page 3: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

3

Chỉ thị 14/CT-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2015 của UBND thành phố về việc tăng

cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về công tác tầm soát, phát hiện bệnh do vi rút

Zika, Sở Y tế đã phối hợp với Viện Pasteur thực hiện việc tầm soát ca bệnh tại 30 bệnh

viện trên địa bàn toàn thành phố. Nhờ công tác tầm soát này ngành y tế thành phố đã

phát hiện ca bệnh đầu tiên tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 vào ngày 05 tháng 4 năm

2016. Tính đến hết tuần 43 (22/10/2016) các bệnh viện đã vận chuyển được gần 820

mẫu bệnh phẩm đến Viện Pasteur và đã phát hiện thêm 4 trường hợp mắc bệnh Zika

tại quận 2, quận 9, quận 12, quận 5.

Ngay khi tiếp nhận kết quả các trường hợp nhiễm vi rút Zika từ Viện Pasteur,

Sở Y tế đã chỉ đạo TTYTDP thành phố phối hợp với TTYTDP quận 2, quận 9 và quận

12:

- Tiến hành xác minh, điều tra dịch tễ và tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân và gia

đình về bệnh do vi rút Zika, ý nghĩa kết quả xét nghiệm và các biện pháp phòng lây lan

trong gia đình và cộng đồng;

- Tổ chức khảo sát mật độ muỗi, lăng quăng, thực hiện cắt đường lây bằng biện

pháp kiểm soát vec tơ truyền bệnh;

- Tiến hành phun hóa chất diệt muỗi trong phạm vi bán kính 200m từ nhà bệnh

nhân và tại nơi bệnh nhân làm việc;

- Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người dân về công tác phòng,

chống dịch bệnh do vi rút Zika và tăng cường giám sát phát hiện ca sốt phát ban tại

khu vực quanh nhà, nơi làm việc của bệnh nhân.

+ Ứng dụng phần mềm thông tin địa lý (GIS): Nhằm giảm bớt khó khăn tại

tuyến quận/huyện, phường/xã trong việc quản lý, điều tra ca bệnh và khoanh vùng xử

lý ổ dịch cũng như kịp thời phản hồi thông tin và các hoạt động thực hiện lên tuyến

trên, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin

thuộc Sở khoa học và Công nghệ đã phối hợp xây dựng phần mềm GIS. Bước đầu đã

thực hiện thí điểm tại 06 phường thuộc 03 quận huyện (Thủ Đức, Quận 8 và Tân Phú)

vào tháng 3/2016 và tiến hành tập huấn cho toàn 24 quận/huyện trong tháng 8/2016.

Triển khai ứng dụng hệ thống GIS cho 24 quận/huyện để chuẩn bị cho hoạt động của

năm 2017.

+ Hoạt động giám sát nước và vệ sinh môi trường: Chương trình giám sát chất

lượng nước năm 2016 được thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đề ra, trong đó có nội

dung phân cấp giám sát chất lượng nước cho Trung tâm Y tế dự phòng quận huyện.

Tính đến nay, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng quận

huyện đã lấy mẫu xét nghiệm 4.047 mẫu nước.

+ Hoạt động xét nghiệm: Thực hiện chương trình hỗ trợ cải thiện và nâng cao

chất lượng phòng xét nghiệm-dự án CDC giai đoạn từ 01/01/2016-31/12/2016; Xây

dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012, bao gồm: Kiện

toàn lại hệ thống tài liệu và hồ sơ; Lên kế hoạch thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn;

Tổ chức các lớp tập huấn các kỹ thuật xét nghiệm về ZIKA, SXH, vi sinh; Triển khai

xét nghiệm mới đo tải lượng virus HIV; Tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng chuẩn

An toàn sinh học cấp 2; Trong tháng 3/2016 tập huấn nội bộ cho nhân viên Labo Vi

sinh về xử lý sự cố tràn đổ; Hướng dẫn thực hiện test nhanh an toàn thực phẩm cho

Quận/ Huyện.

c. Các Chương trình mục tiêu quốc gia

Page 4: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

4

+ Chương trình tiêm chủng mở rộng: Tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ đến cuối năm

2016 đạt mục tiêu đặt ra là 99%.

+ Tiêm chủng chiến dịch

TT Nội dung

Tỉ lệ đến

tháng

11/2016

Tỷ lệ tính

đến tháng

12/2016

1 Tiêm chủng đầy đủ theo Chương trình tiêm

chủng mở rộng 92,5% 99%

2 Sởi - Rubella 73,0% 80%

3 DPT4 73,0% 80%

4 VAT thai phụ 54,4% 60%

5 VAT phụ nữ 15-35 66,1% 70%

6 VNNB 100% 100%

7 Chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho đối

tượng sinh năm 1999 và 1998 84,7%

8 Chiến dịch uống bổ sung vắc xin OPV cho trẻ

dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao 93,1%

+ Chương trình HIV/AIDS: luỹ tích đến cuối năm 2016, ước tính có 57.122

trường hợp nhiễm HIV được quản lý, có 46.333 trường hợp còn sống, 10.789 trường

hợp tử vong . Chương trình Methadone: tổng số bệnh nhân được điều trị là 4.700 bệnh

nhân (đạt 92%); tổng số cơ sở điều trị Methadone là 22 cơ sở (tăng 6 cơ sở so với

2015); Chương trình Chăm sóc điều trị: Tổng số bệnh nhân được điều trị ARV là

29.700 bệnh nhân.

+ Chương trình Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng: Phòng chống thiếu vi

chất dinh dưỡng (vitamin A, thiếu máu thiếu sắt, Iode); Kiểm soát thừa cân béo phì và

các bệnh mạn tính không lây liên quan dinh dưỡng (Đái tháo đường, tăng huyết áp,

suy dinh dưỡng trẻ em) và xây dựng các hướng dẫn dinh dưỡng tiết chế.

+ Chương trình phòng chống bệnh Ung thư, bệnh Tăng huyết áp: Năm

2016, các hoạt động chủ yếu tập trung vào xây dựng lại hệ thống biểu mẫu báo cáo,

tập huấn nhân viên y tế để thu thập dữ liệu tiến đến năm 2017 sẽ bắt đầu triển khai

hoạt động giảm tỷ lệ mắc ung thư, tăng huyết áp trong cộng đồng.

+ Chương trình phòng chống Mù lòa: Do Bệnh viện Mắt phụ trách, kinh phí

chủ yếu từ nguồn kinh phí 1816 hỗ trợ các bệnh viện 23 tỉnh thành khu vực phía Nam.

Tổ chức Ngày thị giác thế giới với chủ đề “Stronger together” nhằm động viên toàn xã

hội nâng cao nhận thức và tham gia các hoạt động chăm sóc mắt và phòng, chống mù

lòa; Ngoài ra, Tổ chức Orbit cũng đang thực hiện dự án “Chăm sóc mắt toàn diện cho

bệnh nhân đái tháo đường” khu vực phía nam giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí

1.180.336 USD tương đương gần 26 tỷ đồng Việt Nam.

+ Ngoài ra, các chương trình sức khoẻ khác như Nha học đường, chương trình

phòng chống Tai nạn thương tích, chương trình phòng chống Lao.. đều hoạt động rất

tốt, đạt nhiều kết quả khả quan.

Nhận xét chung hoạt động y tế dự phòng đã thực hiện được nhiệm vụ đề ra từ

đầu năm là không cho dịch bệnh bùng phát và lan rộng, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử

vong. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, qua hoạt động phòng chống dịch Zika, thành phố đã

Page 5: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

5

tiến hành tổng vệ sinh môi trường trên tất cả các địa bàn, tiến hành nhiều lần với sự

tham gia của các ban ngành đoàn thể từ cấp thành phố đến quận huyện và phường xã.

Điều nay thể hiện được quyết tâm của Lãnh đạo thành phố, nếu tất cả đều chung tay vì

một thành phố sạch, chắc chắn sẽ được hưởng ứng và thực hiện được hiệu quả

d. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

+ Đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về

dân số, kết quả năm 2016 đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. - Tổng số trẻ được sinh ra là

60.270 trẻ. Trong đó : Số trẻ nữ: 29.215 trẻ, số trẻ nam : 31.055 trẻ. Tỷ số giới tính khi

sinh là 106,3 trẻ nam/100 trẻ nữ. Mức sinh liên tục giảm trong các năm: Tỷ lệ sinh

giảm từ 13,58‰ năm 2011 xuống còn 13,01‰ năm 2015. Tổng tỷ suất sinh năm 2016

là 1,48 con, hiện nay ở mức thấp so với mức sinh thay thế 2,10 con.

+ Đã triển khai Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử

phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế (trong đó có nội dung xử phạt các hành vi về tạo và

lựa chọn giới tính thai nhi) đến các cơ quan, cơ sở y tế công lập và tư nhân trên địa bàn

thành phố biết và tham gia chương trình phòng chống MCBGTKS. Tổ chức 04 lớp tập

huấn chuyên đề “Quy định của Pháp luật về nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới tính thai

nhi” cho 410 người.

+ Cấp thành phố và quận - huyện đã tổ chức hơn 24 đợt kiểm tra, giám sát tại hơn

195 đơn vị cơ sở hành nghề y công lập, y tế tư nhân có thực hiện dịch vụ sản phụ khoa và

siêu âm sản phụ khoa trên địa bàn thành phố. Phòng Y tế quận - huyện cũng đã tham

mưu, ban hành nhiều văn bản để tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân tham gia

chương trình kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

+ Thành phố đã áp dụng mô hình truyền thông mới trong việc can thiệp giảm thiểu

MCBGTKS thông qua việc chiếu các clip tuyên truyền trên trạm chờ hệ thống vận tải

hành khách công cộng (xe buýt) nhân đợt hưởng ứng các hoạt động truyền thông giảm

thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2016, dự kiến có hơn 70.000 lượt người được

tiếp cận thông tin. Các bệnh viện tuyến thành phố và quận - huyện cũng tiếp tục thực hiện

việc trình chiếu các clip tuyên truyền can thiệp giảm thiểu MCBGTKS tại các sảnh chờ

cho thân nhân và bệnh nhân với thời lượng trung bình 30 phút/ngày.

đ. Đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm

* Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông

+ Thành phố và 24 quận/huyện tổ chức 297 buổi Lễ phát động về "Tháng hành

động vì an toàn thực phẩm năm 2016" ở 03 cấp thành phố, quận/huyện và phường/xã,

tổ chức tập huấn và thi xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản

xuất - kinh doanh thực phẩm với 1.102 lớp/60.895 người (thành phố: 479 lớp/26.911

người; quận/huyện: 623 lớp/33.984 người), lũy kế từ 2014 đến nay đã tổ chức tập huấn

và thi xác nhận kiến thức ATTP cho 245.942 người/55.931 cơ sở.

* Công tác thanh kiểm tra

+ Năm 2016 đã thanh, kiểm tra 48.515 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm,

cơ sở dịch vụ ăn uống, phát hiện 2.783 cơ sở vi phạm (tỷ lệ 5,74%) trong đó có 2.559

cơ sở bị phạt tiền với số tiền phạt là 12.800.707.450 đồng, 04 cảnh cáo, 03 cơ sở bị

đình chỉ hoạt động, 35 cơ sở có sản phẩm bị đình chỉ, buộc 158 cơ sở tiêu hủy sản

phẩm; 02 cơ sở đang chờ xử lý. Qua công tác thanh, kiểm tra đã kịp thời ngăn chặn

các sản phẩm không an toàn đến tay người tiêu dùng, xử lý nghiêm và công khai các

cơ sở vi phạm trên website của Chi cục cũng như các phương tiện truyền thông khác.

Page 6: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

6

+ Ngoài ra còn tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thành lập 03 đoàn

thanh tra liên ngành thành phố về đảm bảo ATTP Tết Bính Thân năm 2016 tại 22

quận/huyện về việc triển khai Kế hoạch số 8124/KH-UBND ngày 30/12/2015 của Ủy

ban nhân dân thành phố về triển khai công tác bảo đảm ATTP Tết Nguyên đán Bính

Thân và mùa Lễ hội xuân năm 2016; đồng thời kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh

doanh thực phẩm cung ứng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán.

* Đề án triển khai thực hiện “Chuỗi thực phẩm an toàn”

+ Thành phố đã ban hành Kế hoạch “Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai

thực hiện phương án quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại

Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2015”. Đến nay, thành phố đã cấp 97 Giấy

chứng nhận cho trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế vào chuỗi của 45 cơ sở thuộc địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh với tổng sản lượng 34.699,5 tấn/năm (chưa tính

trứng gà và nước mắm) trong đó trứng gà là 202.575.000 quả/năm, thịt heo 8.559

tấn/năm, thịt gà 7.479 tấn/năm, rau quả 16.963,5 tấn/năm, trà 140 tấn/năm, thủy sản

1.558 tấn/năm và nước mắm 4,4 triệu lít/năm.

* Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm được quan tâm đẩy mạnh với

nhiều giải pháp thiết thực

+ Tăng cường quản lý thức ăn đường phố: tiến hành thanh, kiểm tra 15.694 cơ

sở/17.751 cơ sở quản lý (tỷ lệ 88,4%), phát hiện 7.392 cơ sở vi phạm (tỷ lệ 47,1%) bao

gồm: 2.040 cơ sở vi phạm bị xử lý trong đó: phạt tiền 1.017 cơ sở với số tiền phạt

174.500.000 đồng, cảnh cáo 1.023 cơ sở và số cơ sở vi phạm nhưng không bị xử lý

(chỉ nhắc nhở) là 5.352 cơ sở; Công tác duy trì 04 phường điểm kiểm soát điều kiện an

toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố

+ Năm 2016 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 07 vụ ngộ độc thực phẩm với 539

người mắc, không có tử vong. Tỷ lệ ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận là 5,39

người/100.000 dân (Chương trình Mục tiêu Quốc gia đến năm 2020 là dưới 7

người/100.000 dân) đạt so mục tiêu kế hoạch là tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính

không lớn hơn 6 người/100.000 dân. Đối với các cơ sở để xảy ra ngộ độc thực phẩm,

Chi cục xử lý nghiêm và công bố thông tin về kết quả điều tra các vụ ngộ độc thực

phẩm trên website của Chi cục và phương tiện truyền thông đại chúng.

2. Hoạt động giảm tải và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quản lý

hành nghề khám chữa bệnh

Tình hình khám chữa bệnh năm 2016:

- Số lượt khám và điều trị ngoại trú tại các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế:

35.472.946 lượt, bệnh nhân các tỉnh phía Nam chiếm 30-40%

Page 7: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

7

Số lượt khám & điều trị ngoại trú từ năm 2010 – 2016

- Số lượt điều trị nội trú tại các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế: 1.776.339 lượt,

bệnh nhân các tỉnh phía Nam chiếm 40-60%

Số lượt điều trị nội trú từ năm 2010 – 2016

- Ngoài ra, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành khác trên địa bàn

thành phố còn khám và điều trị ngoại trú 5.144.999 lượt, chiếm 12,67% tổng số lượt

khám tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố và 1.259.552 lượt điều trị nội trú,

chiếm 41,5% tổng số lượt điều trị nội trú tại tất cả bệnh viện trên địa bàn thành phố.

2.1 Thực hiện giảm quá tải bệnh nhân của các bệnh viện tuyến thành phố

và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho bệnh viện tuyến cơ sở

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Y

tế đã tích cực triển khai thực hiện giảm quá tải bệnh nhân của các bệnh viện tuyến

thành phố và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho bệnh viện tuyến cơ sở các kết

quả đạt được tính đến hiện nay như sau:

24,262,490

26,803,212 27,822,622 28,493,626 29,695,847

34,028,860 35,472,946

0

5000000

10000000

15000000

20000000

25000000

30000000

35000000

40000000

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

1,394,990 1,467,214

1,523,464 1,528,807 1,610,813

1,706,515 1,776,339

0

200000

400000

600000

800000

1000000

1200000

1400000

1600000

1800000

2000000

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Page 8: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

8

- Phòng khám vệ tinh, khoa vệ tinh tại các bệnh viện quận, huyện

+ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình: triển khai 100 giường tại bệnh viện An

Bình từ ngày 01/07/2012 đến nay.Hiện nay, công suất sử dụng giường nội trú tại khoa

vệ tinh đạt 100%. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và bệnh viện An Bình đã ký kết

nội dung hợp tác giai đoạn 2, bổ sung thêm nội dung chuyển giao chuyên môn kỹ thuật

từ BV Chấn thương chỉnh hình cho BV An Bình.

+ Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã triển khai phòng khám vệ tinh tại bệnh viện huyện

Củ Chi, bệnh viện quận 6;

+ Bệnh viện Nhi Đồng 2 triển khai khoa vệ tinh với 50 giường nhi tại bệnh viện

quận 2 và phòng khám vệ tinh tại bệnh viện huyện Cần Giờ;

+ Bệnh viện Ung Bướu triển khai khoa vệ tinh với 150 giường tại Bệnh viện

quận 2 và phòng khám vệ tinh tại bệnh viện quận Bình Thạnh;

+ Bệnh viện Hùng Vương triển khai phòng khám vệ tinh tại bệnh viện quận 5.

+ Từ ngày 29/4/2016, 10 bệnh viện thành phố đã triển khai 13 phòng khám vệ

tinh tại bệnh viện huyện Củ Chi. Từ 5/5/2016 các bệnh viện đã triển khai 7 khoa nội

trú của bệnh viện thành phố tại bệnh viện huyện Củ Chi.

- Thực hiện đề án luân phiên cán bộ

+ Giải quyết khó khăn về nhân lực có chuyên môn cao cho tuyến y tế cơ sở:

Hiện nay có 18 bệnh viện Thành phố đã hỗ trợ 50 bác sĩ cho 13 bệnh viện quận huyện

(quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, quận Gò Vấp,

quận Tân Bình, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi), đã có hơn 500 lượt

cán bộ y tế được phân công luân phiên chuyên môn ở các lĩnh vực sản phụ khoa, nhi,

hồi sức cấp cứu, nội khoa, ngoại tổng quát, mắt, chấn thương chỉnh hình, tai mũi họng.

+ Ngoài ra, các trạm y tế phường, xã còn được các Trung tâm Y tế dự phòng và

bệnh viện quận, huyện cử bác sĩ đến luân phiên khám và điều trị cho bệnh nhân tại các

trạm y tế, đặc biệt 2 bệnh viện quận huyện (quận Thủ Đức và quận 2) đã tăng cường

cử bác sĩ hỗ trợ cho 12 Trạm Y tế phường trên địa bàn quận Thủ Đức và 07 Trạm Y tế

phường trên địa bàn quận 2, để mỗi trạm đều có 02 bác sĩ, nhằm đảm bảo hoạt động

khám BHYT cho người dân; Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa

bệnh cho bệnh viện huyện Củ Chi, Sở Y tế đã tổ chức triển khai luân phiên cử 40 bác

sĩ công tác tại các bệnh viện Thành phố, gồm: Nhi đồng 1, Nhân dân Gia Định, Từ Dũ,

Mắt, Bình Dân, Răng Hàm Mặt, Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp, Tai

Mũi Họng, Da liễu, Chấn thương chỉnh hình, Đa khoa Khu vực Củ Chi tham gia hỗ

nhân lực cho 13 Phòng khám vệ tinh và 07 Khoa vệ tinh tại bệnh viện huyện Củ Chi.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện

+ Tất cả bệnh viện quận, huyện đều có khoa Sản và Khoa Nhi, hiện tại tổng số

giường bệnh Sản Nhi là 1.405 giường, đạt tỉ lệ 30% trên tổng số giường bệnh tại các

BV quận huyện (1.405/4.712), trong đó có 626 giường Sản, 779 giường Nhi; vì đây là

2 chuyên khoa đáp ứng mô hình bệnh tật phổ biến của mỗi địa phương.

+Thành phố ưu tiên phân bổ ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng và trang thiết

bị cho bệnh viện quận, huyện. Các bệnh viện Thành phố đẩy mạnh vay vốn kích cầu

để cải tạo, nâng cấp bệnh viện.

Page 9: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

9

+ Hiện có 176/319 trạm y tế được thẩm định đủ năng lực khám bảo hiểm y tế

ban đầu và đã có 144 trạm đang triển khai khám bảo hiểm y tế.

- Cải cách thủ tục hành chính

+ Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh rút ngắn thời gian chờ khám bệnh và làm

xét nghiệm cận lâm sàng; Nâng cao chất lượng điều trị, tăng cường điều trị ngoại trú,

giảm ngày điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện….Tổ chức tập huấn về kỹ năng giao

tiếp và qui tắc ứng xử cho nhân viên y tế; Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế;

Củng cố hoạt động đường dây nóng bệnh viện; Cải thiện qui trình chỉ dẫn, đón tiếp,

hướng dẫn, cấp cứu người bệnh.

- Triển khai thực hiện đề án Xây dựng và phát triển phòng khám Bác sĩ

Gia đình

+ Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh có 219 phòng khám bác sĩ gia đình, trong

đó có 191 ở các Trạm y tế phường, xã, 23 bệnh viện quận, huyện và 5 phòng khám bác

sĩ gia đình tư nhân. Nhiều phòng khám bác sĩ gia đình ở Trạm Y tế được đầu tư và

phát triển mạnh trong năm 2016 và thu hút nhiều bệnh nhân đến khám tại Trạm Y tế,

cụ thể là các Trạm Y tế của quận Tân Phú, Quận 2 và quận Thủ Đức. Ở quận Thủ Đức

đang phát triển Trạm Y tế theo mô hình rộng hơn nữa đó là phòng khám vệ tinh của

bệnh viện quận Thủ Đức và đã có Trạm Y tế phường Bình Chiểu đã triển khai chạy

thận nhân tạo.

- Thí điểm mô hình phòng khám đa khoa tại trạm y tế

+ Trong những năm qua số lượt người bệnh đến khám tại trạm y tế trên địa bàn

TP.HCM rất khiêm tốn, chỉ dao động từ 01 đến 30 lượt khám/ngày/trạm. Qua khảo sát

nhu cầu, năng lực thực tế của các bệnh viện quận/huyện và trạm y tế phường/xã, Sở Y

tế đã lựa chọn triển khai thí điểm mô hình Phòng khám đa khoa vệ tinh của Bệnh viện

quận Thủ Đức đặt tại Trạm Y tế phường Bình Chiểu, đây là một trong những phường

có đông dân cư nhất và ở vị trí khá xa BV quận. Sau 2 tháng triển khai thí điểm, mô

hình Phòng khám đa khoa vệ tinh đặt tại Trạm y tế cho thấy một số kết quả đáng khích

lệ như sau: Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Phòng khám đa khoa vệ tinh

ngày càng tăng, số lượt khám chữa bệnh trung bình trong tháng 9/ 2016 đạt 3.500 lượt,

tăng gấp 10 lần so với số lượt bệnh nhân đến khám tại trạm y tế trung bình mỗi tháng

trước đây (khoảng 350 lượt), hơn 200 trường hợp được lọc thận nhân tạo, không có

trường hợp sai sót chuyên môn nào xảy ra; nhiều trường hợp người bệnh có dấu hiệu

nặng, có chỉ định nhập viện được phát hiện và chuyển kịp thời về bệnh viện để tiếp tục

điều trị. Kết quả bước đầu này cho thấy người dân đã tin tưởng về chất lượng khám

chữa bệnh tại trạm, góp phần giảm tải cho Khoa khám bệnh và Đơn vị lọc thận của

Bệnh viện Quận Thủ Đức.

+ Nhận thấy mô hình này triển khai thành công và hiệu quả, cần tiếp tục duy trì

và mở rộng tại các Trạm Y tế khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế đã

báo cáo Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho phép Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển

khai và nhân rộng mô hình Phòng khám đa khoa vệ tinh của các Bệnh viện quận/huyện

đặt tại các trạm y tế phường/xã có đông dân cư và xa bệnh viện nhằm nâng cao chất

lượng khám chữa bệnh tại trạm y tế, tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn được tiếp

cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trong điều kiện thuận lợi nhất, phù hợp với chủ

trương của Đảng, Chính phủ và của Bộ Y tế. Song song đó, Sở Y tế cũng đã có văn

bản gửi Uỷ ban nhân dân 24 quận huyện đề nghị nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi

cho Bệnh viện quận/huyện sử dụng cơ sở vật chất của các Trạm Y tế triển khai mô

Page 10: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

10

hình này để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Trạm Y tế và người dân được

tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trong điều kiện thuận lợi nhất.Trong thời gian

tới, Sở Y tế sẽ tiếp tục triển khai mô hình này tại một số Trạm Y tế trên địa bàn quận

Thủ Đức, quận 2, quận Tân Phú và các quận huyện xa Trung tâm.

2.2 Hoạt động cải tiến chất lượng khám chữa bệnh

Ngành Y tế Thành phố tiếp tục tập trung vào việc định hướng và thúc đẩy các

bệnh viện tiến hành các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao

nhất có thể cho người bệnh, người dân và nhân viên y tế.

+ Trang web “Kho dữ liệu phác đồ điều trị-SYT” đi vào hoạt động từ cuối năm

2015, số lượng phác đồ điều trị đã có hiện nay là 3.339 phác đồ của tất cả các chuyên

khoa. Hiện nay, Sở Y tế cũng đang tiến hành xây dựng đề án: Nâng cao chất lượng

khám chữa bệnh tại trạm y tế, trong đó đã biên soạn Phác đồ điều trị cho trạm y tế.

Đây là một cơ sở khoa học và pháp lý không thể thiếu trong nỗ lực nâng cao chất

lượng khám chữa bệnh tại y tế cơ sở. Phác đồ điều trị dành cho Trạm y tế được thiết kế

và xây dựng phù hợp với mô hình bệnh tật trong khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm y

tế phường/xã, ngoài ra hoàn toàn có thể ứng dụng cho các Phòng khám đa khoa và các

khoa khám bệnh tại các bệnh viện tuyến trước. Tổng cộng có 94 phác đồ điều trị

ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa như : cấp cứu, nội, ngoại, sản, nhi, da liễu, tai

mũi họng, mắt, răng hàm mặt,…, được các chuyên gia của các bệnh viện đa khoa và

chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố biên soạn với sự đóng góp của các bác sĩ đang

công tác tại các bệnh viện tuyến huyện nhằm đảm bảo tính khả thi khi áp dụng vào

thực tiễn hoạt động khám chữa bệnh ban đầu cho người dân ở tuyến y tế cơ sở.

+ Định kỳ hàng quí tổ chức Hội nghị giao ban Cải tiến chất lượng khám, chữa

bệnh tại các bệnh viện.

+ Sở Y tế đã soạn thảo và hoàn thiện quy trình triển khai hoạt động phản ứng

nhanh trong cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch có nguy cơ tử vong cao và

ban hành quy trình “báo động đỏ nội viện và liên viện” cho toàn ngành. Sở Y tế cũng

đã tổ chức diễn tập hoạt động quy trình “Báo động đỏ liên viện” trong tình huống cấp

cứu sản khoa tại các bệnh viện Quận 11, bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Truyền máu

Huyết học,... Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã ban hành khuyến cáo triển khai quy trình

“Báo động đỏ nội viện” và “Báo động đỏ liên viện” nhằm tăng khả năng cứu sống

người bệnh trong tình trạng nguy kịch tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố.

+ Để bệnh viện ngày càng phục vụ tốt hơn, không chỉ lấy người bệnh làm trung

tâm cho hoạt động khám chữa bệnh, mà còn phải đáp ứng các nhu cầu tiện ích cho

người bệnh và thân nhân người bệnh trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Các dịch vụ

tiện ích hướng đến phục vụ người bệnh và thân nhân người bệnh tại các bệnh viện bao

gồm: dịch vụ gởi xe, dịch vụ mua sắm hàng hóa thiết yếu cho thân nhân và người

bệnh, dịch vụ giặt giũ trong bệnh viện, thanh toán viện phí qua mạng trực tuyến….

Trước yêu cầu từ thực tiễn trong tình hình mới, Ban an toàn môi trường thuộc Hội

đồng Quản lý chất lượng khám chữa bệnh - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã soạn

thảo và Sở Y tế đã ban hành khuyến cáo “Triển khai các dịch vụ tiện ích cho người

bệnh và thân nhân tại các bệnh viện”.

+ Nhằm hoàn thiện các hoạt động cải tiến chất lượng hướng đến mục tiêu hài

lòng và an tâm công tác cho nhân viên y tế của ngành y tế Thành phố, bên cạnh các

khuyến cáo liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh mà Sở Y tế đã ban hành, Ban

Page 11: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

11

An toàn Môi trường thuộc Hội đồng Quản lý chất lượng khám, chữa bệnh Sở Y tế đã

xây dựng “Khuyến cáo tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn cho nhân

viên y tế tại các bệnh viện”.

+ Sở Y tế TP.HCM đã soạn thảo “Chuẩn thiết yếu cho hoạt động của phòng

khám đa khoa”, bao gồm 15 tiêu chuẩn thiết yếu để đảm bảo tuân thủ các quy định của

pháp luật và 06 tiêu chuẩn thiết yếu để nâng cao chất lượng của phòng khám để có thể

cung cấp dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và mang lại sự hài lòng cho người

bệnh.

2.3 Phát triển mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện (cấp cứu 115) kết hợp mô

hình báo động đỏ nội viện và liên viện trong cấp cứu bệnh nhân

* Triển khai mạng lưới các Trạm Cấp cứu vệ tinh 115 tại các BV trên địa bàn

Thành phố

+ Để phát triển nhanh mạng lưới cấp cứu vệ tinh 115, phục vụ nhu cầu của nhân

dân, Ngành Y tế đã xây dựng 3 loại hình trạm cấp cứu vệ tinh để các bệnh viện chủ

động đăng ký tham gia:

Loại hình 1: Bệnh viện chịu trách nhiệm hoàn toàn về tổ chức trạm vệ tinh: cơ

sở hạ tầng, xe cấp cứu và đội ngũ nhân viên y tế cấp cứu ngoại viện.

Loại hình 2: Bệnh viện chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng, một phần về xe cấp

cứu và đội ngũ nhân viên y tế cấp cứu ngoại viện.

Loại hình 3: Bệnh viện chịu trách nhiệm cơ sở hạ tầng, Trung tâm Cấp cứu 115

chịu trách nhiệm hoàn toàn về xe cấp cứu và nhân viên cấp cứu ngoại viện.

Đối với các bệnh viện không tham gia triển khai điểm cấp cứu 115 vệ tinh, Sở

Y tế đề nghị thành lập các tổ cấp cứu ngoài bệnh viện theo Quyết định 01/2008/QĐ-

BYT ngày 21/01/2008 của Bộ Y tế ban hành Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và

Chống độc, nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng tham gia các tình huống cấp

cứu ngoài bệnh viện do Sở Y tế hoặc Trung tâm Cấp cứu 115 điều động.

+ Trạm cấp cứu vệ tinh 115 tại các bệnh viện sẽ tận dụng “thời gian vàng trong

điều trị”; bố trí ê-kíp y bác sĩ, xe cấp cứu đảm bảo trực cấp cứu 24/24 giờ và xử lý cấp

cứu nạn nhân không quá 5 phút kể từ khi tiếp nhận thông tin.

+ Theo kế hoạch đã đề ra trong năm 2016, sẽ thành lập 6 trạm cấp cứu vệ tinh,

tuy nhiên, đến thời điểm cuối tháng 12/2016, với mô hình mới của Ngành Y tế triển

khai, đã có 22 trạm cấp cứu vệ tinh được thành lập tại tất cả huyện ngoại thành và các

quận, huyện cận nội thành và trạm ngay trung tâm của Thành phố (trong đó có 14 bệnh

viện quận huyện, 2 bệnh viện thành phố, 5 bệnh viện tư nhân và 1 của trung tâm cấp

cứu 115), dự kiến đến năm 2017 sẽ đảm bảo mỗi quận huyện đều có ít nhất 1 trạm cấp

cứu vệ tinh (các huyện ngoại thành có địa bàn rộng sẽ có nhiều trạm cấp cứu hơn) để

có thể phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn khi có yêu cầu gọi đến tổng đài 115.

+ Sở Y tế cũng đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo hoạt động mạng lưới cấp cứu

vệ tinh 115 cùng với ban hành quy chế phối hợp giữa Trung tâm Cấp cứu 115 Thành

phố và các Trạm cấp cứu vệ tinh, định kỳ hàng quí tổ chức giao ban rút kinh nghiệm,

chia sẽ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các Trạm cấp cứu vệ tinh.

* Phát huy mô hình báo động đỏ nội viện và liên viện tại các trạm cấp cứu

115 giúp cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch - Hiệu quả bước đầu của Mạng lưới

Cấp cứu vệ tinh 115 của Thành phố

Page 12: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

12

+ Nếu so sánh với cả năm 2015, số cuộc gọi đến 115 là 9.795, và năm 2014 là

6805 cuộc gọi, thì chỉ trong 10 tháng năm 2016, mạng lưới cấp cứu 115 đã nhận được

11. 854 cuộc goi, tăng gần 200% so với năm 2014, chứng tỏ, người dân đã tin tưởng

hơn vào mạng lưới cấp cứu 115 của thành phố.

+ Với sự nỗ lực của các bệnh viện tham gia vào mạng lưới cấp cứu vệ tinh 115,

nhờ sự kết hợp giữa công tác vận chuyển cấp cứu và mô hình báo động đỏ, từ khi triển

khai đến nay, đã có 26 trường hợp bệnh nhân được cứu sống sau khi các đơn vị triển

khai quy trình báo động đỏ. Trong đó, cứu sống bệnh nhân nhờ thực hiện báo động đỏ

nội viện là 21 trường hợp, báo động đỏ liên viện là 6 trường hợp.

2.4 Tiếp tục triển khai các kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm với các nước có

nền y học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới

+ Trong năm 2017, tại các đơn vị của ngành y tế, đã tiếp tục triển khai nhiều kỹ

thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu để đưa vào phục vụ, chăm sóc người bệnh, điển hình

như bệnh viện Bình Dân đã đưa robot phẫu thuật nội soi vào phục vụ phẫu thuật tiết

niệu, tiêu hoá. Đây là robot thế hệ mới nhất của thế giới, giúp can thiệp chính xác

những tổn thương nhỏ, ít gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận và lành thương nhanh.

Bệnh viện Nhi đồng 1 đã triển khai phẫu thuật tim cho trẻ sơ sinh, bệnh viện Nhân dân

115 triển khai can thiệp thuyên tắc mạch máu não, bệnh viện Tai Mũi Họng tổng kết

hoạt động phẫu thuật cấy ốc tai tiền đình điều trị dị tật điếc ở trẻ em…

+ Các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa hạng 1 của thành phố tiếp tục là cơ sở

y tế tuyến cuối của các tỉnh phía Nam,

2.5 Tiếp tục hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện các tỉnh thành

khu vực phía Nam nhằm giảm chuyển tuyến về thành phố Hồ Chí Minh

+ Đề án 1816 tại các tỉnh thành: 24 bệnh viện Thành phố đã triển khai hỗ trợ

cho các bệnh viện của các tỉnh thành từ Miền Trung trở vào.

+ Đề án Bệnh viện vệ tinh: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cử 09 bệnh viện

(02 đa khoa và 07 chuyên khoa) trực thuộc tham gia làm bệnh viện hạt nhân cho 38

bệnh viện vệ tinh của 19 tỉnh thành. Bệnh viện Nhân dân Gia Định thành lập bệnh

viện vệ tinh tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và Trung tâm y tế - Liên doanh Việt -

Nga; bệnh viện Từ Dũ thành lập bệnh viện vệ tinh tại bệnh viện Phụ Sản Tiền Giang,

bệnh viện Sản Nhi Cà Mau và bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng; bệnh viện Ung Bướu

thành lập bệnh viện vệ tinh tại bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và bệnh viện Ung Bướu

Cần Thơ; bệnh viện Nhi Đồng 1 thành lập bệnh viện vệ tinh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh

Long An, bệnh viện Sản Nhi Cà Mau và bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Bệnh viện Nhi

đồng 2 thành lập bệnh viện vệ tinh tại bệnh viện Nhi đồng tỉnh Đồng Nai và bệnh viện

Đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành lập bệnh viện vệ

tinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa và

bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang.

2.6 Hoạt động bình chọn giải thưởng chất lượng

+ Trong năm 2016, lần đầu tiên, ngành y tế thành phố tổ chức bình chọn giải

thưởng chất lượng. Đã có 35 bệnh viện (bao gồm các bệnh viện trung ương, bệnh viện

thành phố, bệnh viện quận huyện và bệnh viện tư nhân tham gia) giới thiệu 120 sản

phẩm chất lượng đến Ban Tổ chức. Thông qua hoạt động bình chọn, Ngành Y tế đã

giới thiệu lên trang thông tin điện tử của ngành (Medinet) các sản phẩm của các bệnh

viện để có thể nhân rộng trong toàn ngành.

Page 13: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

13

+ Các sản phẩm chất lượng của các bệnh viện đều xoay quanh 5 mục tiêu chất

lượng của ngành y tế đề ra, đáp ứng tiêu chí “ an toàn hơn”, “ hiệu quản hơn”, “nhanh

hơn”, “chi phí điều trị hợp lý hơn” và “người bệnh hài lòng hơn”.

Đánh giá chung trong năm 2016, hoạt động khám chữa bệnh của ngành y tế có

rất nhiều điểm khởi sắc, tạo không khí đẩy nhanh hơn, mạnh hơn về hoạt động nâng

cao chất lượng, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Tuy vẫn còn một số bệnh viện

chưa theo kịp sự phát triển chung, nhưng nhìn chung, ngành y tế thành phố đã xây

dựng những bước đi hết sức nền tảng cho hoạt động khám chữa bệnh ngày càng đi vào

hiệu quả.

2.7 Công tác quản lý hành nghề khám chữa bệnh tư nhân

+ Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 5.663 cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh (47 bệnh viện ngoài công lập, 196 phòng khám đa khoa, 08 nhà hộ sinh, các

phòng chẩn trị y học cổ truyền, phòng khám chuyên khoa, cơ sở chẩn đoán, nhà hộ

sinh, dịch vụ y tế,... đang hoạt động).

+ Sở Y tế tiếp tục hướng dẫn và đẩy nhanh tiến độ cấp chứng chỉ hành nghề

(CCHN) đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa

bệnh, theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định 87/2011/NĐ-CP ngày 27/09/2011

của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

Luật khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y

tế;

+ Để quản lý chặt chẽ nhân lực hành nghề tại các phòng khám đa khoa, Sở Y tế

TP.HCM quyết tâm triển khai ứng dụngcông nghệ thông tin trong công tác quản lý

nhân lực hành nghề của ngành y tế Thành phố nói chung và trong quản lý nguồn nhân

lực đối với hệ thống y tế tư nhân nói riêng, đây cũng là một trong những hoạt động

hướng đến xây dựng “Y tế thông minh” của ngành y tế Thành phố. Hiện nay, Sở Y tế

đã tiến hành tập trung để nhập liệu tất cả các hồ sơ về chứng chỉ hành nghề, khoảng

hơn 39.000 hồ sơ ( trong đó khoảng 2200 CCHN do các Sở Y tế tỉnh khác cấp), và hồ

sơ về giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, khoảng 6.000 hồ sơ, nhập liệu thông

tin của 13.961 nhân sự tham gia hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư

nhân, nhằm đạt được mục tiêu quản lý thời gian thực về nguồn nhân lực đang hành

nghề đối với các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố. Sở Y tế đang xây

dựng phần mềm quản lý nhân lực hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh liên thông

giữa các phòng ban chức năng của Sở Y tế. Ngoài ra, phần mềm này còn giúp cho các

cơ sở y tế dễ dàng truy cập thông tin về người hành nghề trong xét tuyển, hợp đồng

nhân sự, và giúp cho người dân dễ dàng tra cứu thông tin về các cơ sở khám chữa

bệnh.

+ Bộ phận y tế tư nhân gắn kết với bộ phận y tế nhà nước tham gia điều trị, chất

lượng ngày càng được nâng lên, bên cạnh đó, các cơ sở ngoài công lập cũng tham gia

công tác xã hội, hợp tác y tế với các tỉnh bạn, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu phục vụ

sức khỏe người dân.

3. Quản lý dược, y học cổ truyền

3.1 Quản lý dược:

- Triển khai những văn bản pháp lý của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành

phố:

Page 14: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

14

+ Trong năm 2016, Sở Y tế đã triển khai cho tất cả các đơn vị y tế Luật Dược

sửa đổi 105/QH13; tổ chức tập huấn Thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29/02/2026

của Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Thông tư số

06/2016/TT-BYT ngày 08/3/2026 của Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, Nghị định

93/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của chính phủ quy định về điều kiện sản xuất mỹ

phẩm; tập huấn Luật đấu thầu 43/2013/QH13, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày

26/6/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về

lựa chọn nhà thầu, Thông tư 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 của Bộ Y tế quy định

đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, Thông tư 09/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016

của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung,

danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá; Thông tư 10/2016/TT-BYT

ngày 05/5/2016 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng

yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung ứng cho gần 2.000 người tham dự là đại

diện của các bệnh viện, phòng Y tế, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm

trên địa bàn. Sở đã tổ chức tập huấn cơ bản và chuyên sâu về đấu thầu thuốc cho các

Hội đồng đấu thầu thuốc của các bệnh viện, Trung tâm Mua sắm hàng hóa và tài sản

công ngành y tế TP HCM với gần 1.000 người tham dự.

- Chủ động nắm bắt tình hình, sự cố liên quan đến lĩnh vực Dược:

+ Chủ động nắm bắt tình hình giá cả thị trường, theo dõi và xử lý kịp thời việc

biến động giá thuốc.

+ Thông báo và theo dõi và giám sát việc thu hồi mỹ phẩm kém chất lượng,

giám sát chất lượng thuốc, việc thu hồi thuốc.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát:

+ Phối hợp với Thanh tra Cục Quản lý Dược trong các hoạt động thanh tra về

các lĩnh vực quản lý vắc-xin-sinh phẩm, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền

chất, quản lý giá thuốc, đăng ký và sản xuất thuốc tại các nhà máy trên địa bàn thành

phố. Thẩm định các chuẩn GPs như “Thực hành tốt nhà thuốc”-GPP, “Thực hành tốt

phân phối thuốc”-GDP, “Thực hành tốt bảo quản thuốc”-GSP; phối hợp với Cục Quản

lý Dược kiểm tra cấp phép “Thực hành tốt sản xuất thuốc”-GMP WHO trong sản xuất

thuốc và sản xuất bao bì dược phẩm.

- Ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết các vướng mắc, chấn chỉnh hoạt

động của cơ sở:

+ Hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong công tác đấu thầu thuốc tập trung

và đấu thầu riêng lẻ, đảm bảo tiến độ đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu

thầu; tiến hành triển khai kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất mỹ phẩm; trình Ủy ban

Nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch bình ổn thị trường dược phẩm thiết yếu trên

địa bàn Thành phố năm 2016.

+ Trong năm, Sở đã tiếp nhận và xử lý 2.887 hồ sơ Hội thảo giới thiệu thuốc,

cấp phiếu công bố cho 3.454 sản phẩm mỹ phẩm, cấp CFS cho 9 sản phẩm mỹ phẩm,

cấp 393 giấy phép quảng cáo mỹ phẩm, tiếp nhận và đề nghị Bộ Y tế cấp số đăng ký

thuốc dùng ngoài 4 mặt hàng, tiếp nhận việc kê khai lại giá 94 mặt hàng thuốc.

Page 15: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

15

+ Thẩm định và cấp các chuẩn “Thực hành tốt”-GPs cho hệ thống bán buôn,

bán lẻ thuốc. Tính đến nay, toàn thành phố có 86 cơ sở đạt GSP, 6.418 nhà thuốc đạt

chuẩn GPP, 1.151 cơ sở đạt chuẩn GDP và 29 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn

GMP-WHO.

- Quản lý giá thuốc

Từ nhiều năm nay, Sở Y tế luôn chủ động kiểm soát việc biến động giá thuốc

trên thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp và đồng loạt. Hiện nay,

việc quản lý giá thuốc thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-

BCT ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho

người, Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế quy định về tổ chức

và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày

14/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế.

+ Sở Y tế thường xuyên phối hợp với các trung tâm bán sỉ dược phẩm, các công

ty dược, các nhà thuốc trên địa bàn để nắm bắt kịp thời tình hình biến động giá thuốc.

Hàng tuần, đều có nhân viên khảo sát giá thuốc tại các nhà thuốc và các trung tâm bán

sỉ và có báo cáo về lãnh đạo Sở để kịp thời xử lý.

+ Giá thuốc cho bệnh nhân nội trú, bệnh nhân bảo hểm y tế tại các cơ sở khám

chữa bệnh công lập được quản lý ổn định qua hình thức đấu thầu tập trung. Từ cuối

năm 2013 đến nay, Sở Y tế đã tiến hành đấu thầu thuốc tập trung cho các cơ sở khám

chữa bệnh trên địa bàn thành phố nhằm bảo đảm mua thuốc có chất lượng, hiệu quả,

an toàn, giá cả hợp lý, thống nhất. Mặc dù tình hình giá cả có nhiều biến động, các

doanh nghiệp dược đang gặp rất nhiều khó khăn để có thể bảo đảm cung ứng thuốc với

giá trúng thầu nhưng đa số các công ty đã tôn trọng hợp đồng, các bệnh viện thành phố

không thiếu thuốc.Tổ công tác liên ngành về giá thuốc cũng đã xem xét việc kê khai

lại giá thuốc hợp lý của các cơ sở sản xuất trên địa bàn, không để tăng giá đột biến và

đồng loạt. Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị bảo đảm nguồn dự trữ thuốc cho điều trị, đặc biệt

là các thuốc đặc trị, quí hiếm, bảo đảm dự trữ cung ứng trước, trong và sau tết Nguyên

đán. Khuyến khích việc kê đơn hợp lý và ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước có

chất lượng để tiết kiệm chi phí.

- Chương trình bình ổn giá thuốc và "Thuốc Việt cho người Việt":

Chương trình Bình ổn các mặt hàng dược phẩm thiết yếu bắt đầu từ năm 2011

đến nay, gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng

Việt Nam”, Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” của Bộ Y tế,

Chương trình “Thuốc Việt cho người Việt” của Sở Y tế, góp phần kiềm chế lạm

phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

+ Thuốc trong Chương trình là thuốc sản xuất trong nước tại các nhà máy đạt

chuẩn GMP-WHO, đảm bảo chất lượng. Lượng thuốc trong Chương trình có khả năng

cân đối cung cầu, đáp ứng đủ nhu cầu dùng thuốc thiết yếu cho người dân thành phố

trong trường hợp có xảy ra biến động giá thuốc.

Kết quả doanh số bán ra của chương trình từ năm 2011 đến nay như sau:

Năm

Số

Công

ty

Số

mặt

hàng

Số

hoạt

chất

Số điểm

bán Doanh số (đồng)

Page 16: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

16

2011-2012 4 45 39 400 6.074.790.300

2012-2013 9 85 76 1.383 44.993.916.785

2013-2014 13 392 80 2.336 84.567.478.619

2014-2015 12 530 150 3.169 110.738.405.313

2015-2016 14 551 170 3.852 99.044.733.340

4/2016-9/2016 14 563 176 4.016 37.733.890.824

Tổng 4.016 Gần 383 tỷ đồng

+ Năm 2016, Sở Y tế triển khai Quyết định 1231/QĐ-UBND ngày 17/2/2016

của Uỷ ban Nhân dân Thành phố về kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn 2016.

Có 14 doanh nghiệp dược đã đăng ký tham gia chương trình bình ổn với 563 mặt

hàng, 176 hoạt chất và 21 nhóm điều trị. Sở Y tế đã chỉ đạo các phòng Y tế Quận,

huyện, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn và các doanh nghiệp tham gia bình ổn

về việc triển khai việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược

phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.

+ Thuốc bình ổn đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người bệnh. Giá thuốc

bình ổn thấp và ổn định. Thuốc bình ổn có chất lượng, hiệu quả điều trị tốt, được

người bệnh quan tâm.

+ Thuốc bình ổn tiếp tục chi phối thị trường, tạo ra một tác động lan tỏa, góp

phần làm giá nhiều mặt hàng thuốc tương tự thuốc bình ổn giữ ổn định, kìm hãm tốc

độ tăng giá của thuốc nội trên địa bàn thành phố.

+ Chương trình Bình ổn thuốc ngày càng phát huy tác dụng. Số lượng nhà

thuốc tự nguyện đăng ký tham gia bán thuốc bình ổn ngày càng tăng. Số điểm bán

thuốc đã chiếm khoảng 80% số điểm bán thuốc lẻ trên địa bàn Thành phố.

+ Định kỳ hàng năm, cùng với các Sở ngành, Sở Y tế tổng kết chương trình

bình ổn của năm trước và tham mưu UBND Thành phố ban hành kế hoạch triển khai

chương trình bình ổn năm của năm sau.

* Nhận xét:

- Mặt tích cực

+ Chương trình Bình ổn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Thành Ủy,

UBND thành phố và sự hỗ trợ, phối hợp của các Sở, ban, ngành liên quan.

+ Chương trình đã được triển khai hiệu quả dựa trên những kinh nghiệm sau 5

năm thực hiện bình ổn thuốc.

+ Thuốc bình ổn đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người bệnh. Giá thuốc bình

ổn thấp và ổn định. Thuốc bình ổn có chất lượng, hiệu quả điều trị tốt, được người

bệnh quan tâm.

+ Thuốc bình ổn tiếp tục chi phối thị trường, tạo ra một tác động lan tỏa, góp

phần làm giá nhiều mặt hàng thuốc tương tự thuốc bình ổn giữ ổn định, kìm hãm tốc

độ tăng giá của thuốc nội trên địa bàn thành phố.

Page 17: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

17

+ Chương trình Bình ổn thuốc ngày càng phát huy tác dụng. Số lượng nhà thuốc

tự nguyện đăng ký tham gia bán thuốc bình ổn ngày càng tăng. Số điểm bán thuốc đã

chiếm khoảng 80% số điểm bán thuốc lẻ trên địa bàn Thành phố.

+ Các Cấp ủy Đảng đã chỉ đạo Ban Giám đốc các bệnh viện nâng cao nhận thức

của thầy thuốc trong việc kê đơn sử dụng thuốc bình ổn cho bệnh nhân. Nhiều bệnh

viện đã có các giải pháp tích cực khuyến khích các bác sĩ kê đơn thuốc bình ổn.

+ Các Phòng Y tế quận/huyện đã tích cực hơn trong việc triển khai Chương

trình Bình ổn thuốc.

- Mặt hạn chế

+ Công tác phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc truyền thông, quảng

bá, tuyên truyền về Chương trình Bình ổn thuốc cho người dân thành phố chưa kịp

thời, liên tục và rộng rãi. Tâm lý chung, các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí trong

các hoạt động quảng cáo nhằm xây dựng hình ảnh sản phẩm và thương hiệu doanh

nghiệp.

+ Hiện nay, một số công ty dược do doanh nghiệp nước ngoài sở hữu và điều

hành, không còn tích cực tham gia chương trình Bình ổn.

3.2 Công tác Y học Cổ truyền

Triển khai thực hiện kế hoạch 3379/KH-UBND ngày 09/07/2009 của Ủy ban

nhân dân Thành phố về thực hiện chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/07/2008 của Ban Bí

Thư và Thông tri số 20-TT/TU ngày 30/01/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát

triển nền Đông y và Hội Đông y Thành phố, Sở Y tế Thành phố đã cũng cố và kiện

toàn công tác Y học cổ truyền từ tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã.

+ Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động

về y học cổ truyền, đạt được những kết quả và đã có những bước phát triển tích cực

trong việc củng cố và hoàn thiện hệ thống y dược học cổ truyền; kết hợp y học cổ

truyền với y học hiện đại trong chẩn đoán, điều trị, giảng dạy, nghiên cứu khoa học,

đào tạo và sản xuất; phát triển các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền; Hội

Đông y, Hội Châm cứu thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều đóng góp trong việc bồi

dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn cho hội viên.

+ Triển khai có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục

hành chính của ngành Y tế, đổi mới phong cách phục vụ: hệ thống công nghệ thông tin

phục vụ tốt trong cải cách thủ tuc hành chính; nhờ công nghệ thông tin, việc cấp giấy

chứng nhận là Lương y theo Thông tư 29/2015/TT-BYT được triển khai nhanh chóng,

thời gian từ lúc nhận hồ sơ đến lúc trả kết quả là 20 ngày làm việc (kể cả thời gian họp

Hội đồng kiểm tra sát hạch và thời gian chuyển cho Hội đông y có ý kiến và nhận lại

hồ sơ từ Hội đông y).

+ Đấu thầu và cung ứng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền: Cung ứng thuốc

đầy đủ, đảm bảo chất lượng theo đúng quy định, phục vụ cho công tác khám chữa

bệnh; quản lý chất lượng dược liệu theo “Phương pháp chế biến các vị thuốc YHCT và

nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng dược liệu, vị thuốc YHCT” và “Cách phân

biệt một số dược liệu và vị thuốc YHCT dễ nhầm lẫn, giả mạo”; Một số thành phẩm

đông dược do Viện, Bệnh viện sản xuất đảm bảo chất lượng và đat hiệu quả tốt trong

điều trị..

4. Quản lý các công trình trọng điểm, quản lý nước thải, rác thải y tế

Page 18: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

18

4.1 Tiến độ thực hiện 7 dự án trọng điểm của Ngành y tế

+ Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố: Tổng mức đầu tư 4.476

tỷ ; thời gian thực hiện: 2014 – 2016. Triển khai thực hiện đầu tư theo hình thức hợp

đồng EPC, với thời gian hoàn thành theo quy định là 18 tháng kể từ ngày khởi công.

Dự án khởi công ngày 06/12/2014; Tổng thầu EPC: Liên danh Tổng Công ty Xây

dựng số 1 – TNHH Một thành viên (CC1), Công ty Yooil Engineering & Architects

Co., Ltd – Hàn Quốc (YOOIL) và đối tác tư vấn trong nước - thiết kế, thi công xây lắp

và cung cấp, lắp đặt thiết bị xây lắp (không bao gồm trang thiết bị y tế) cho dự án,

CC1 là nhà thầu chính đứng đầu Liên danh. Thực hiện chỉ đạo của cấp có thẩm quyền

ngày 30/9/2016 Dự án phải nghiệm thu đưa vào hoạt động (kèm theo trang thiết bị y tế

đảm bảo cho công tác chuyên môn), tuy nhiên mục tiêu đặt ra hoàn thành vào ngày

30/9/2016 là không đáp ứng, Chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo

chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Hiện nay, Chủ đầu tư cùng Tổng thầu EPC đã thống

nhất áp dụng triển khai các giải pháp để đạt mốc thời gian hoàn thành đưa vào hoạt

động trong tháng 01/2017.

+ Dự án Xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu: Tổng mức đầu tư 5.845

tỷ ; thời gian thực hiện: 2015 – 2017. Khởi công ngày 26/6/2016, hợp đồng thi công

XD, CCLĐ thiết bị XD với thời gian thực hiện theo hợp đồng là 16 tháng, dự án hoàn

thành tháng 12 /2017. Nhà thầu thi công xây lắp: Liên danh nhà thầu Công ty TNHH

Xây dựng - Thương mại Thuận Việt – Công ty Cổ phần ERA E&C; Theo tiến độ thi

công thì công tác móng hầm - đóng nắp hầm sẽ được hoàn thành vào tháng 3/2017,

hoàn thành phần thô và cất nóc công trình vào tháng 7/2017, hoàn thiện và bàn giao

vào tháng 12/2017, các gói trang thiết bị y tế đang được Bộ Y tế thẩm định cấu hình.

+ Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn: Tổng mức đầu

tư 1.895 tỷ ; thời gian thực hiện: 2016 – 2020. Triển khai thực hiện bao gồm 02 dự án

thành phần: dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng và dự án Xây dựng mới Bệnh viện

Đa khoa khu vực Hóc Môn. Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng đã hoàn thành.

Hiện nay, chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn có liên quan đang chỉnh sửa báo cáo

nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Sở Kế

hoạch và đầu tư. Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn dự kiến

năm 2017 dự án đủ điều kiện theo quy định khởi công công trình.

+ Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi: Tổng mức đầu

tư 1.900 tỷ ; thời gian thực hiện: 2016 – 2020. Triển khai thực hiện gồm 02 dự án

thành phần: dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng và dự án Xây dựng mới Bệnh viện

Đa khoa khu vực Củ Chi. Về dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND huyện Củ

Chi đã có văn bản số 2440/UBND-BTGPMB ngày 31/03/2016 cam kết hoàn thành

bàn giao mặt bằng khu đất trong quý IV năm 2016. Hiện nay, chủ đầu tư phối hợp với

đơn vị tư vấn có liên quan đang chỉnh sửa báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến

thẩm định của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Sở Kế hoạch và đầu tư. Dự án Xây dựng mới

Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi dự kiến năm 2017 dự án đủ điều kiện theo quy

định khởi công công trình.

+ Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức: Tổng mức đầu

tư 1.915 tỷ ; thời gian thực hiện: 2016 – 2020. Hiện nay, chủ đầu tư phối hợp với đơn

vị tư vấn có liên quan đang chỉnh sửa báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến thẩm

định của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Sở Kế hoạch và đầu tư. Dự án Xây dựng mới Bệnh

viện Đa khoa khu vực Thủ Đức dự kiến năm 2017 dự án đủ điều kiện theo quy định

khởi công công trình.

Page 19: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

19

+ Dự án xây dựng mới Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh hình: triển khai thực

hiện gồm 02 dự án thành phần: dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng và dự án Xây

dựng mới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Về tiến độ bàn giao mặt bằng của dự án

Bồi thường giải phóng mặt bằng: đã tiếp nhận mặt bằng 22.617m2/ 50.080 m

2, UBND

Thành phố chỉ đạo phải hoàn tất giao mặt bằng trong tháng 11/2016 nhưng đến nay

UBND huyện Bình Chánh chưa giao mặt bằng. Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Chấn

thương chỉnh hình: nhà đầu tư là Tổng Công ty Cổ phần Đền bù giải tỏa; địa điểm: khu

6A, ấp 4B, Bình Hưng, Bình Chánh, khu đô thị mới Nam Thành phố; tổng diện tích

khu đất là 52.080m2; hình thức thực hiện: hợp đồng Xây dựng–Chuyển giao (Hợp

đồng BT). Hiện nay, Nhà đầu tư đang phối hợp với các Sở ngành liên quan để thực

hiện các thủ tục đầu tư và thẩm định, phê duyệt giá quyền sử dụng đất để đưa vào hợp

đồng BT theo đúng quy định. Ngày 29/11/2016 Bộ Y tế đã thẩm định dây chuyền công

năng dự án tại công văn 8495/BYT-TB-CT. Dự án xây dựng mới Bệnh viện Chấn

Thương Chỉnh hình năm 2017 dự án đủ điều kiện theo quy định khởi công công trình.

+ Dự án xây dựng trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – cơ sở 2: dự án

đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua theo Nghị quyết số 07/NQ-HĐND

ngày 21/04/2016 và đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Tổng mức đầu tư : 2.500 tỷ ; thời gian thực hiện: 2017 – 2020. Hiện nay, Trường đang

tiến hành lập dự án chuẩn bị đầu tư. Dự án thuộc nhóm A, ngày 20/9/2016 UBND

Thành phố đã có tờ trình số 5146/UBND-DA gửi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo

cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công.

Ngày 21/11/2016 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có công văn số

3601/TĐHYKPNT v/v giải trình các nội dung theo góp ý của các bộ, ngành, cơ quan

liên quan thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

4.2 Đầu tư xây dựng mới, cải tạo cơ sở hạ tầng các cơ sở y tế

a. Các dự án đã xây dựng hoàn thành, đưa vào hoạt động

- Xây dựng bổ sung, sửa chữa một số hạng mục BV Nhân Ái;

- Xây dựng Khoa khám bệnh, Khoa cấp cứu và Điều trị ban ngày của BV Nhi

Đồng 2;

- Xây dựng mới phòng khám và điều trị nội tim mạch của BV Nhân dân 115;

- Cải tạo, nâng cấp Viện Tim thành phố;

- Xây dựng mở rộng Bệnh viện huyện Củ Chi (300 giường);

- Xây dựng mới Bệnh viện quận Gò Vấp (300 giường bệnh).

b. Các dự án đã khởi công xây dựng

- Khu khám, chẩn đoán điều trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Ung bướu (tại số

47 Nguyễn Huy Lượng, quận Bình Thạnh) khởi công vào ngày 18/12/2015, dự kiến

hoàn thành đưa vào sử dụng quý I năm 2017;

- Mở rộng Bệnh viện Tai Mũi Họng khởi công vào ngày 19/5/2015, dự kiến

hoàn thành đưa vào sử dụng quý II năm 2017;

- Xây dựng mới Bệnh viện huyện Bình Chánh (500 giường bệnh, giai đoạn 1

là 300 giường) khởi công vào ngày 27/02/2015, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng

quý II năm 2017;

Page 20: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

20

- Xây dựng mới Trung tâm Y tế dự phòng quận 1 khởi công ngày 27/4/2015,

dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng quý III năm 2017;

- Xây dựng mới Bệnh viện quận 1- cơ sở 2, khởi công tháng 8/2016, dự kiến

hoàn thành đưa vào sử dụng quý I năm 2018;

- Xây dựng mở rộng Bệnh viện quận 2, quy mô 160 giường bệnh. Dự án khởi

công tháng 08/2016, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng quý IV năm 2017;

- Xây dựng mở rộng, cải tạo Bệnh viện quận 4. Đã khởi công tháng 11/2015

và dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng quý II năm 2017;

- Xây dựng nâng cấp bệnh viện quận 7, quy mô 200 giường bệnh, giai đoạn 1

đầu tư quy mô 100 giường bệnh, khởi công tháng 12/2016 và dự kiến hoàn thành đưa

vào sử dụng năm 2018.

4.3 Quản lý xử lý nước thải và chất thải rắn y tế

+ Xử lý nước thải y tế

Hiện nay, 100% các cơ sở y tế trên địa bàn Thành phố có hệ thống XLNT đúng

tiêu chuẩn quy định bao gồm toàn bộ các đơn vị y tế trực thuộc thành phố và 21/21 các

cơ sở y tế trực thuộc bộ Ngành đóng trên địa bàn TP.

+ Xử lý các loại chất thải rắn y tế: bảo đảm 100% rác y tế phát sinh đều được

thu gom và xử lý theo đúng quy định, trong đó:

- Chất thải y tế lây nhiễm: 100% bệnh viện trên địa bàn thành phố đã ký hợp

đồng với Công ty Môi trường có chức năng để thu gom, xử lý;

- Chất thải hóa học nguy hại: các đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường

Đô thị thành phố và một số đơn vị có tư cách pháp nhân có chức năng xử lý chất thải

nguy hại để vận chuyển và xử lý đúng quy định.

5. Cải cách hành chính

Năm 2016, Sở Y tế tiếp tục rà soát, sửa đổi và xây dựng dự thảo công bố

chuẩn hóa thủ tục hành chính các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết theo quyết

định số 1050/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố; Tiếp tục căn cứ Nghị định

số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ, Nghị định số 48/NĐ-CP ngày

14/05/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát

thủ tục hành chính, cơ quan Sở thường xuyên phối hợp với Phòng Kiểm soát Thủ tục

hành chính của Sở Tư pháp để kiểm tra, rà soát các quy định thủ tục hành chính và

kiểm soát chặt chẽ việc công bố, sửa đổi các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực

ngành; Tiếp tục đẩy mạnh việc niêm yết công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục

hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế đã công bố tại trụ sở cơ quan và

trên website; Tăng cường việc kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo mọi quy trình thủ

tục đã được cập nhật và công khai theo các quy định mới của pháp luật; Tiếp tục duy

trì ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình giải quyết văn bản đến, đi và các

thủ tục hành chính công đang được giải quyết tại Sở Y tế; Duy trì bảo đảm Hệ thống

quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO TCVN 9001:2008 được thực hiện trong các

quy trình giải quyết hồ sơ, văn bản và thủ tục hành chính.

+ Trong năm 2016, Sở Y tế đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với

tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và trong cung cấp

dịch vụ hành chính công, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian và chi phí

thực hiện thủ tục hành chính. Kết quả thực hiện năm 2016:

Page 21: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

21

- Thời gian giải quyết trung bình cho một hồ sơ hành chính công tại Sở Y tế là

22,3 ngày, chỉ chiếm 46% so với năm 2015 (trung bình là 48,5 ngày) và 30% so với

năm 2014 (trung bình là 72,7 ngày).

- Năm 2016 Sở Y tế tiếp nhận 14.511 hồ sơ (thủ tục thực hiện tại Sở Y tế) với

tổng thời gian giải quyết là 320.317 ngày, so với năm 2015 là 15.358 hồ sơ (thủ tục

thực hiện tại Văn phòng Sở) với tổng thời gian giải quyết 744,863 ngày.

Sở Y tế tăng cường đẩy mạnh hơn nữa tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử. Cụ

thể Sở Y tế đã hoàn thành phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ hành chính công mới,

cho phép tự động kết nối và liên thông hệ thống quản lý văn bản của cơ quan Sở Y tế

với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, các Sở ngành, các đơn vị trực thuộc, các

cơ sở y tế tuyến quận/huyện, và cho phép công khai công khai tiến độ xử lý hồ sơ công

việc, hồ sơ dịch vụ hành chính công của cơ quan..

+ Khảo sát hài lòng bệnh nhân tại các bệnh viện: Công tác khảo sát hài lòng

người bệnh đã được Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 7821/KH-SYT ngày 11 tháng 8

năm 2016 theo đó, các thành viên của Ban Khảo sát hài lòng của Sở Y tế đã thực hiện

việc giám sát công tác khảo sát hài lòng của các bệnh viện trên địa bàn thành phố từ

ngày 15 tháng 8 đến ngày 15 tháng 9.

+ Khảo sát hài lòng của các cơ sở khám chữa bệnh đối với hoạt động điều hành,

quản lý và cải cách thủ tục hành chánh của Sở Y tế TPHCM: Ngày 15/8/2016 Sở Y tế

đã ban hành Kế hoạch số 7914/KH-SYT về việc khảo sát sự hài lòng của các cơ sở

khám chữa bệnh đối với hoạt động điều hành, quản lý và cải cách thủ tục hành chánh

của Văn phòng Sở. Việc khảo sát tập trung vào lĩnh vực khám chữa bệnh, gồm 2 nhóm

hoạt động chính: (1) Hoạt động điều hành, quản lý trong lĩnh vực khám chữa bệnh của

Sở Y tế và (2) Hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực khám, chữa

bệnh. Đối tượng khảo sát là tất cả thành viên Ban Giám đốc và Trưởng các phòng

chức năng của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, Bệnh viện Quận/ Huyện và các bệnh

viện ngoài công lập trên địa bàn thành phố. Phương thức khảo sát là các đối tượng

khảo sát sẽ tự nhận xét vào Biểu mẫu khảo sát do Sở Y tế cung cấp. Nội dung khảo

sát: 55 hoạt động liên quan trực tiếp đến cơ sở KCB trong mọi lĩnh vực. Đối tượng

khảo sát: 808 người đang làm công tác lãnh đạo, quản lý của 78 bệnh viện (54 BV

công lập, 24 BV tư nhân). Kết quả chung: Không hài lòng: 1%; Hài lòng (Tạm chấp

nhận, Hài lòng, Rất hài lòng): 70%.

6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

+ Tiếp tục triển khai Quyết định số 3768/QĐ-UBND ngày 11/07/2013 của Uỷ

ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án “Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn

đối với cán bộ y tế tại cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh, giai đoạn 2013-2020” để hỗ trợ nhân lực và tạo đà phát triển cho các bệnh viện

tuyến quận huyện, Sở Y tế đã phân công:

- 18 bệnh viện Thành phố hỗ trợ 50 bác sĩ cho 13 bệnh viện quận huyện (quận

5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, quận Gò Vấp, quận Tân

Bình, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi), đã có hơn 500 lượt cán bộ y tế

được phân công luân phiên chuyên môn ở các lĩnh vực sản phụ khoa, nhi, hồi sức cấp

cứu, nội khoa, ngoại tổng quát, mắt, chấn thương chỉnh hình, tai mũi họng.

- Ngoài ra, các trạm y tế phường, xã còn được các Trung tâm Y tế dự phòng và

bệnh viện quận, huyện cử bác sĩ đến luân phiên khám và điều trị cho bệnh nhân tại các

Page 22: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

22

trạm y tế, đặc biệt 2 bệnh viện quận huyện (quận Thủ Đức và quận 2) đã tăng cường

cử bác sĩ hỗ trợ cho 12 Trạm Y tế phường trên địa bàn quận Thủ Đức và 07 Trạm Y tế

phường trên địa bàn quận 2, để mỗi trạm đều có 02 bác sĩ, nhằm đảm bảo hoạt động

khám BHYT cho người dân.

- Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh viện

huyện Củ Chi, Sở Y tế đã tổ chức triển khai luân phiên cử 40 bác sĩ công tác tại các

bệnh viện Thành phố, gồm: Nhi đồng 1, Nhân dân Gia Định, Từ Dũ, Mắt, Bình Dân,

Răng Hàm Mặt, Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp, Tai Mũi Họng, Da

liễu, Chấn thương chỉnh hình, Đa khoa Khu vực Củ Chi tham gia hỗ nhân lực cho 13

Phòng khám vệ tinh và 07 Khoa vệ tinh tại bệnh viện huyện Củ Chi.

+Thực hiện thí điểm biệt phái nhằm tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng thử

thách công chức, viên chức, giúp công chức, viên chức trưởng thành nhanh, toàn diện

và vững vàng hơn đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý của ngành y tế Thành phố; tăng

cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thực tiễn cho các chuyên viên tham mưu quản lý

nhà nước về lĩnh vực được giao nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn; tăng cường

công chức, viên chức cho những đơn vị có nhu cầu cấp bách và khó khăn về nhân sự.

Trong tháng 12 năm 2016 Sở Y tế đã thực hiện thí điểm biệt phái công chức, viên

chức gồm 03 công chức và 05 viên chức.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng được tiếp tục đổi mới theo hướng gắn trực tiếp với

nhiệm vụ chuyên môn của công chức, viên chức; tăng cường đào tạo nâng cao năng

lực quản lý cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý tại các cơ sở y tế; chú trọng việc bồi

dưỡng trình độ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị cho công chức, viên chức nhằm

đáp ứng tiêu chuẩn chức danh các ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên

chức. Đã tổ chức 05 lớp Trung cấp Chính trị - Hành chính tại Bệnh viện Trưng Vương,

Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Ung Bướu, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức

khỏe và Sở Y tế;

+ Tổ chức 05 lớp đào tạo liên tục: "Hướng dẫn triển khai hoạt động an toàn

người bệnh tại bệnh viện" cho 216 học viên; lớp "Quản lý hoạt động khám chữa bệnh

bảo hiểm y tế và quản lý tài chính tại các bệnh viện trong tình hình mới" cho 210 học

viên; lớp ”Hướng dẫn hoạt động Phòng khám đa khoa” cho 140 học viên; lớp ”Quản

lý trạm y tế xã, phường, thị trấn” cho 187 học viên và lớp ”Quản lý bệnh viện dành

cho trưởng khoa” cho 340 học viên.

+ Cử 36 công chức tham dự khóa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng y tế dự phòng tại

Úc và 08 công chức tham dự khóa bồi dưỡng về quản lý rủi ro, xử lý tình huống tai

nạn giao thông, cứu hộ, cứu nạn ở đường cao tốc, tàu điện ngầm và đường sắt đô thị

tại Nhật Bản.

+ Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-

BYT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,

thị xã thành phố thuộc tỉnh, tại Quyết định 4606/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm

2016; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực Thanh tra y tế đến năm

2020 của Thành phố Hồ Chí Minh".

Page 23: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

23

+ Phê duyệt Đề án ‟Tổ chức lại Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện thành

Trung tâm Y tế quận, huyện trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện”, tại Quyết định

số 6583/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2016.

7. Tự chủ và xã hội hoá trong hoạt động cung ứng dịch vụ y tế

7.1 Tự chủ tài chính

Đến năm 2016, đã có 10 cơ sở y tế công lập được giao quyền tự chủ tự bảo đảm

toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên ( BV Hùng Vương, Từ Dũ, Mắt, Răng Hàm

Mặt, Tai Mũi Họng, Da Liễu, Viện Tim, quận 2, quận Bình Thạnh, Trung tâm Kiểm

dịch y tế quốc tế), 72 cơ sở y tế công lập được giao quyền tự chủ tự bảo đảm một phần

chi phí hoạt động thường xuyên và 12 cơ sở y tế công lập do Nhà nước bảo đảm chi

thường xuyên.

+ Với mô hình tự chủ các bệnh viện có điều kiện tuyển được nhân lực chất

lượng cao, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, mở rộng và nâng cao chất lượng các

loại hình dịch vụ, thu nhập cán bộ viên chức được tăng thêm, có điều kiên hợp tác, liên

doanh, liên kết với cơ sở y tế tư, vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở mới để chuyển lên mô

hình tự chủ tài chính tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

+ Hạn chế lớn nhất của mô hình này là gía thu khám chữa bệnh không bảo hiểm

y tế chưa được kết phụ cấp đặc thù, gây khó khăn cho các bệnh viện trong việc chi trả

phụ cấp trực, phẫu thuật cho cán bộ viên chức.

Từ ngày 21/12/2016 giá thu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của thành phố đã

được kết cấu thêm chi phí tiền lương và dự kiến từ ngày 01/07/2017 giá thu khám

chữa bệnh không bảo hiểm y tế được cộng thêm tiền lương, phụ cấp đặc thù. Với cơ

chế này hầu hết các bệnh viện sẽ có điều kiện chuyển lên mô hình tự chủ tài chính tự

bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của

đơn vị sự nghiệp công lập trong 2017.

7.2 Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư năm 2016

+ Các dự án bố trí kế hoạch vốn trong năm 2016, thực hiện đạt tiến độ theo quy

định. Một số dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, triển khai công tác thanh quyết

toán theo một số quy định mới hiện hành nên việc giải ngân phụ thuộc vào quyết định

phê duyệt quyết toán từ sở ngành chức năng chuyên môn. Các dự án thực hiện chuyển

tiếp sang năm 2016 tiến độ thực hiện có giá trị khối lượng đúng theo cam kết tiến độ

đã phê duyệt. Các dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư triển khai thực hiện theo Luật

Đầu tư công, nên khối lượng thực hiện không đạt theo tiến độ đã đề ra.

+ Căn cứ Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng mới 05 bệnh viện, viện tuyến Trung ương và

tuyến cuối đặt tại thành phố Hồ Chí Minh”, nguồn vốn từ Quỹ cổ phần hóa doanh

nghiệp Nhà nước giai đoạn 2013-2016 và các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong đó:

Thành phố Hồ Chí Minh có 02 dự án: (1) Bệnh viện Nhi đồng thành phố và (2) Cơ sở

2 của Bệnh viện Ung Bướu. Tổng kế hoạch vốn dự án được giao đến ngày 31/10/2016

Bộ Tài chính đã cấp cho 02 dự án là 3.491,894 tỷ đồng, giải ngân được 2.107,906 tỷ

đồng (đạt 60,4%).

Page 24: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

24

+ Theo quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 (đợt 1), quyết định số

4826/QĐ-UBND ngày 16/9/2016 (đợt 2) và quyết định số 6607/QĐ-UBND ngày

19/12/2016 của UBND thành phố về việc giao kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2016

(đợt 3) nguồn vốn ngân sách Thành phố, nguồn vốn xổ số kiến thiết và nguồn vốn hỗ

trợ phát triển chính thức (ODA). Tổng vốn kế hoạch 3 đợt là 434 tỷ đồng

7.3 Xã hội hóa y tế

a. Vay vốn kích cầu.

Năm 2016 ngành y tế thành phố đã có 08 dự án đầu tư thuộc chương trình vay

vốn kích cầu để đầu tư xây dựng, mở rộng bệnh viện, hệ thống xử lý nước thải, trang

thiết bị y tế với tổng giá trị vay là 752 tỷ đồng.

+ Đây là hình thức vay vốn tối ưu nhất vì được ngân sách thành phố trả lãi vay,

giá thu dịch vụ do đơn vị tự quyết định (để hoàn vốn vay) nhưng không phải cộng

thêm lãi suất do đó bệnh nhân không phải trả khoản chi phí này, tài sản sau khi trả nợ

thuộc về đơn vị để tiếp tục tạo nguồn thu mà không phải chia cho đối tác.

b. Hợp tác theo Thông tư 15/2007/TT- BYT về việc sử dụng tài sản để liên

doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt

động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập.

+ Năm 2016 đã có 09 đề án thực hiện hình thức đối tác lắp đặt trang thiết bị,

bệnh viện tổ chức cung cấp dịch vụ với tổng giá trị là 235 tỷ đồng, trong đó vốn của

đối tác là 185 tỷ đồng.

+ Ưu điểm của hình thức này là đáp ứng nhanh nguồn vốn đang thiếu hụt của

đơn vị, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách, cơ sở y tế được đầu tư trang thiết bị

hiện đại, nâng cao hiệu quả chẩn đoán, điều trị. Hạn chế là chưa có cơ sở pháp lý

hướng dẫn việc xác định giá trị góp vốn của đơn vị về năng lực, chất lượng và uy

tín nên việc xác định tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa đơn vị và đối tác thường là cảm

tính. Việc mong muốn phải thu hồi vốn nhanh trong liên doanh, liên kết dẫn đến tình

trạng có đơn vị chỉ định dịch vụ kỹ thuật không cần thiết cho người bệnh.

+ Do còn nhiều hạn chế nên Bộ Y tế khuyến khích các đơn vị ưu tiên lựa chọn

hình thức vay vốn thay cho hình thức này.

c. Theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Chính

phủ về một số cơ chế chính sách phát triển y tế.

+ Hợp tác về khám chữa bệnh giữa Bệnh viện Ung Bướu và Bệnh viện Đa khoa

tư nhân Hồng Đức Quận Gò Vấp. Kết quả thực hiện sau 6 tháng triển khai cho thấy đề

án đã đạt những yêu cầu ngành y tế là góp phần giảm tải và rút ngắn thời gian chờ

phẫu thuật tại Bệnh viện Ung bướu, tận dụng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sẵn có của

Bệnh viện đa khoa Hồng Đức và đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Sở Y tế cũng đã

trình và được Uỷ ban nhân dân thành phố chấp thuận đề án lien doanh liên kết giữa

BV Thành Đô và BV Nhân dân 115

Page 25: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

25

+ Hợp tác liên kết trong khám chữa bệnh trẻ em giai đoạn 2016-2018 giữa bệnh

viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Triều An đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê

duyệt chủ trương theo công văn số 5765/UBNDTP/VX ngày 15/10/2016.

+ Chuẩn bị triển khai hợp tác liên kết trong khám chữa bệnh giữa bệnh viện Nhi

đồng 2 và Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức. Hợp tác liên kết trong khám chữa bệnh giữa

bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và Bệnh viện Phúc An Khang.

+ Ưu điểm của hình thức hợp tác này là thực hiện giảm tải cho các bệnh viện

công lập đang trong tình trạng quá tải, sử dụng nguồn lực sẵn có của các cơ sở y tế tư,

tiếp cận được kỹ năng và kinh nghiệm của khu vực tư nhân, gia tăng và cải thiện chất

lượng dịch vụ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.

+ Tuy nhiên một số bệnh viện công chưa mạnh dạn và có tâm lý không muốn

thực hiện hợp tác với các cơ sở y tế tư nhân, muốn duy trì tình trạng quá tải nhằm tăng

số bệnh nhân khám, chữa bệnh dịch vụ, tăng nguồn thu cho đơn vị.

8. Thanh tra

Đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn hệ thống thanh tra y tế, nâng cao hiệu

lực hoạt động thanh tra để thực hiện tốt quản lý nhà nước bằng pháp luật. Tiến hành

thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề Y tế tư nhân, các cơ sở sản xuất kinh doanh

trong lĩnh vực thực phẩm. Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo Luật khiếu nại, tố cáo,

theo công tác phòng chống tham nhũng. Bổ sung nhân lực, tiến hành đào tạo nghiệp vụ

thanh tra cơ bản và kiến thức nhà nước, các kỹ năng chuyên ngành

* Kết quả công tác thanh tra năm 2016

8.1 Thanh tra hành nghề Y

+ Năm 2016, Sở Y tế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 3.013 cơ sở.

+ Kết quả xử lý: Chuyển Ủy ban nhân dân TP ra Quyết định 33 cơ sở. Tổng số tiền

phạt: 3.600.300.000 đồng. Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành: 166.

Tổng số tiền phạt: 3.162.050.000 đồng. Đình chỉ hoạt động 09 tháng: 12 cơ sở. Tước

quyền sử dụng Giấy phép hoạt động có thời hạn: 05 cơ sở. Tước quyền sử dụng chứng

chỉ hành nghề 9 tháng: 01 cá nhân (do hành nghề quá phạm vi chuyên môn). Thực

hiện kiểm tra, giám sát sau thanh tra: 22 cơ sở.

8.2 Thanh tra hành nghề Dược:

+ Năm 2016, Sở Y tế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 5.571 cơ sở.

+ Kết quả xử lý: Số quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành: 493 cơ

sở. Tổng số tiền phạt: 3.877.100.000 đồng. Đình chỉ 25 nhà thuốc hoạt động không

phép. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề 4,5 tháng: 02 cá nhân. Tước quyền sử

dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc 4,5 tháng: 02 cơ sở. Tịch thu

tiêu hủy: 275 khoản thuốc hết hạn sử dụng

8.3 Công tác thanh tra hành chính và phòng, chống tham nhũng: 08 cuộc.

+ Thanh tra công tác đầu thầu dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền tại Bệnh

viện Y học cổ truyền. Kết luận thanh tra số 7052/KL-SYT ngày 26/7/2016 của Sở Y

tế. Chuyển Công an Thành phố Hồ Chí Minh hồ sơ của Công ty TNHH Đông dược

Hòa Phú có dấu hiệu sử dụng giấy tờ giả trong kê khai doanh thu để tham gia đấu thầu

Page 26: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

26

tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố theo quy định của pháp luật hiện hành để tiếp

tục điều tra làm rõ.

+ Thanh tra toàn diện Bệnh viện Tai Mũi Họng. Kết luận thanh tra số 7047/KL-

SYT ngày 25/7/2016 của Sở Y tế.

+ Thanh tra hoạt động tài chính và công tác dược tại Bệnh viện Nguyễn Tri

Phương. Kết luận thanh tra số 7053/KL-SYT ngày 26/7/2016 của Sở Y tế.

+ Kiểm tra quy trình nhập thuốc tại bệnh viện Nhi đồng 2.

+ Thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn

thư khiếu nại, tố cáo tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt, Bệnh viện phục hội chức năng điều

trị bệnh nghề nghiệp, Viện Tim và Trung tâm Dinh dưỡng.

+ Kiểm tra việc thu, nộp phí, lệ phí an toàn vệ sinh thực phẩm tại Chi cục An

toàn vệ sinh thực phẩm thành phố. Sở Y tế đã có Công văn số 18/SYT-TTra-M ngày

16/8/2016 của Giám đốc Sở về việc chuyển vụ việc có dấu hiệu tham ô tài sản trong

quá trình thu, nộp phí, lệ phí an toàn vệ sinh thực phẩm cho Công an thành phố Hồ Chí

Minh theo quy định.

+ Kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra tại Bệnh viện Tai Mũi Họng, Bệnh

viện Y học cổ truyền.

9. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu y tế đề ra từ đầu năm

Đối chiếu chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kết quả năm 2016 của ngành y tế đạt được

như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch

2016

Thực hiện

2016

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi % <8 4,1

Tỷ suất chết mẹ/ 100.000 trẻ đẻ sống người <10 3,5

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ‰ < 10 8,3

Tỷ lệ xã có trạm y tế % 100 100

Tỷ lệ TYT có bác sỹ % 100 100

Tỷ lệ bác sỹ/ vạn dân người 16 16

Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân giường 42 42

Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom % 100 100

Tỷ lệ các bệnh viện, phòng khám đa khoa có hệ

thống xử lý nước thải % 100 100

III. Nhận xét đánh giá

1. Mặt được

- Hoạt động Ngành Y tế luôn được duy trì tốc độ phát triển và mở rộng ra nhiều

nội dung mới trong năm 2016.

Page 27: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

27

- Sở Y tế đã chủ động xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, tham mưu Ủy ban

nhân dân thành phố nhiều nội dung, để chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật lực cho công

tác phòng chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch bệnh lây lan và tử vong

cao.

- Hoạt động y tế dự phòng đã thực hiện được nhiệm vụ đề ra từ đầu năm là

không cho dịch bệnh bùng phát và lan rộng, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong. Bên

cạnh đó, lần đầu tiên, qua hoạt động phòng chống dịch Zika, thành phố đã tiến hành

tổng vệ sinh môi trường trên tất cả các địa bàn, tiến hành nhiều lần với sự tham gia

của các ban ngành đoàn thể từ cấp thành phố đến quận huyện và phường xã. Điều nay

thể hiện được quyết tâm của Lãnh đạo thành phố, nếu tất cả đều chung tay vì một

thành phố sạch, chắc chắn sẽ được hưởng ứng và thực hiện được hiệu quả.

- Năm 2016, Ngành y tế thành phố tập trung công tác cải tiến chất lượng khám

bệnh chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện. Hoạt động Ngành Y tế luôn được

duy trì tốc độ phát triển và mở rộng ra nhiều nội dung mới, nhiều giải pháp cho hoạt

động quản lý chất lượng bệnh viện, đưa quản lý chất lượng thành tiêu chí hàng đầu để

xếp loại bệnh viện. Đưa ra nhiều giải pháp cho hoạt động quản lý chất lượng bệnh

viện, đưa quản lý chất lượng thành tiêu chí hàng đầu để xếp loại bệnh viện, ban hành

16 bộ khuyến cáo cho hoạt động quản ý chất lượng bệnh viện, hướng đến sự an toàn

cho người bệnh, sự hài lòng cho người bệnh và nhân viên y tế. Các bệnh viện, các cơ

sở y tế đang từng bước triển khai theo đúng định hướng của Sở Y tế, mang lại diện

mạo mới cho hoạt động của Ngành y tế, mang lại niềm vui và sự hài lòng cho bệnh

nhân.

- Ngành Y tế thành phố đã nỗ lực thực hiện các giải pháp tích cực nhằm giảm

tải bệnh viện. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật, tăng cường

cán bộ, nhân viên y tế đến các cơ sở y tế tại các tỉnh, quận, huyện, bệnh viện tuyến cơ

sở, góp phần nâng cao trình độ về chuyên môn, công tác quản lý tại cơ sở.

- Tập trung phát triển chuyên khoa sâu, áp dụng kỹ thuật mới trong khám và

điều trị, là trung tâm của cả nước và trong khu vực về nghiên cứu khoa học, ứng dụng

kỹ thuật cao trong thăm khám và điều trị bệnh. Những thành tựu trong khám và điều

trị đã tạo được uy tín, niềm tin của nhân dân đối với ngành Y tế thành phố.

- Tập trung đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản đối với các công trình trọng

điểm của Sở.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chuyên đề. Từ đó,

nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cơ sở có nhiều thành tích nổi bật, cũng

như phát hiện nhiều sai phạm của các đơn vị trong quá trình quản lý để chấn chỉnh,

rút kinh nghiệm trong toàn ngành.

- Công tác phát triển nguồn nhân lực đã được đặc biệt chú trọng, đội ngũ cán

bộ, nhân viên y tế đã được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành

- Công khai, dân chủ, tăng cường thông tin trên trang thông tin của Ngành giúp

người dân và xã hội hiểu rõ hơn hoạt động của Ngành, các đơn vị cũng năm được chủ

trương của ngành nhanh chóng để hoàn chỉnh trong công tác quản lý điều hành tại

đơn vị.

2. Hạn chế

- Tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến thành phố vẫn còn, tuy đã được khắc

phục đáng kể nhờ tăng cường cho y tế tuyến cơ sở

Page 28: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

28

- Hoạt động phòng chống dịch tuy đã chủ động, tiến hành từ đầu năm, nhưng

kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân như nhân lực của hệ

thống y tế dự phòng còn mỏng, việc phối hợp với các địa phương trong công tác

phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế.

- Cải cách thủ tục hành chánh tuy có nhiều chuyển biến tốt tại các cơ sở và cơ

quan Sở Y tế, nhưng cũng còn các than phiền từ người bệnh và người dân, đòi hỏi

cần tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

- Công tác đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị y tế tuy đã có nhiều cố

gắng áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm quá tải, tuy nhiên, chưa đáp ứng được nhu

cầu của người bệnh do các bệnh viện vẫn đảm nhận phục vụ cho bệnh nhân từ các tỉnh

(trung bình chiếm 40% số lượng bệnh nhân ở các bệnh viện tuyến thành phố)

- Mô hình y tế quận huyện hiện nay chưa phát huy hết hiệu quả, đặc biệt trong

lĩnh y tế dự phòng. Cơ chế chính sách trong hoạt động dự phòng còn bất cập, chưa thu

hút được nhân lực về công tác tại các cơ sở y tế dự phòng.

- Nhân lực cho y tế cơ sở, nhất là vùng xa vẫn chưa thực sự đầy đủ. Dù ngành y

tế đã phân công, bố trí bác sĩ tốt nghiệp về công tác tại tuyến cơ sở và tổ chức học

chuyên khoa, học định hướng, tuy nhiên, một số nơi như Cần Giờ, Củ Chi vẫn chưa

thu hút được cán bộ y tế tham gia. Chính sách hỗ trợ cũng đã được Ủy ban nhân dân

thành phố ban hành và thực hiện nhiều năm nay, tuy nhiên, đời sống kinh tế khó khăn,

khiến việc hỗ trợ như hiện nay chưa thật sự thu hút được cán bộ y tế ở các vùng xa,

vùng khó khăn.

- Trong hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm, dù các trường hợp ngộ độc thực

phẩm đã giảm rõ rệt so với các năm trước, tuy nhiên vẫn còn xảy ra trên một số doanh

nghiệp tổ chức các suất ăn tập thể.

- Tiến độ các dự án trọng điểm vẫn còn chậm theo kế hoạch đề ra, nguyên nhân

khách quan và chủ quan trong việc tổ chức đấu thầu, thi công của các công trình đều bị

chậm tiến độ.

PHẦN THỨ HAI

Các nhiệm vụ, giải pháp năm 2017

I. Đặc điểm tình hình.

Năm 2017 là năm thứ hai của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020, Ngành Y tế

tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện kế hoạch chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Ủy

ban Nhân dân thành phố để phát triển công tác y tế, tiếp tục phát huy thành quả của

các năm qua về công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân thành phố góp phần hoàn

thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố.

Thế giới vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh, xuất hiện

những dịch bệnh mới nổi gây nguy hiểm, mất an toàn cho cuộc sống và sức khoẻ cho

nhân dân. Tình hình quá tải của các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa hạng 1 của thành

phố vẫn còn tiếp diễn, người dân từ các tỉnh vẫn mong muốn được về điều trị tại các

bệnh viện của thành phố.

Page 29: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

29

II. Mục tiêu

Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ của ngành y tế thành phố gắn với việc

nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở điều trị cùng với việc tổ chức tốt

hoạt động dự báo, phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở

vật chất của các đơn vị y tế, hướng dần đến việc cung ứng dịch vụ y tế chất lượng cao,

tạo nguồn thu cho thành phố. Tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính, góp phần xây dựng thành phố văn minh, đô thị

thông minh, có chất lượng sống tốt.

III. Những định hướng hoạt động của Ngành Y tế năm 2017

1. Hoạt động phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số và

các chương trình mục tiêu quốc gia

1.1 Phòng chống dịch bệnh

+ Chủ động phòng chống dịch bệnh, chủ động giám sát dịch tể để phát hiện

sớm dịch bệnh, khống chế không cho dịch bệnh lớn bùng phát.

+ Triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Củng cố và phát triển mạng lưới y tế dự phòng, xây dựng cơ sở y tế dự phòng

quận huyện đạt chuẩn, xây dựng trung tâm y tế dự phòng thành phố trở thành trung

tâm phòng chống dịch bệnh (CDC) hiện đại, ngang tầm với các nước tiên tiến trong

khu vực.

+ Kiểm soát dịch bệnh bằng hệ thống công nghệ thông tin địa lý (GIS)

+ Tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ, nâng cao nhận thức

của người dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm cộng

đồng dân cư, để thay đổi nhận thức, hành vi, tránh nguy cơ bệnh tật.

+ Thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm đảm bảo mức sinh thấp hợp lý và

giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch

hoá gia đình, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh.

1.2 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình

+ Thực hiện Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 5/12/2016 của Thủ tướng Chính

phủ về Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế trong tình hình mới.

+ Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.

Chất lượng khoa sản và các hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

+ Tăng cường các hoạt động, các mô hình để nâng cao sức khỏe của bà mẹ, trẻ

em, duy trì thành quả về thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ đối với 03 mục tiêu 1, 4

và 5, đặc biệt chú trọng vào 3 chỉ tiêu (1) Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, (2) Tỷ

suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và (3) Tỷ lệ tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống.

+ Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Tăng cường đầu tư giường bệnh và nâng cao chất lượng hoạt động khoa sản nhi, triển

khai mở rộng đào tạo nâng cao năng lực hồi sức cấp cứu sản khoa, sơ sinh cho các

bệnh viện quận huyện

+ Thực hiện linh hoạt các giải pháp nhằm bảo đảm mức sinh thấp, hợp lý và

giảm mất cân bằng giới tính khi sinh xuống. Củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ làm công

Page 30: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

30

tác DS-KHHGĐ. Đảm bảo hậu cần và cung cấp dich vụ KHHGĐ, sàng lọc trước sinh,

sàng lọc sơ sinh.

1.3 Tập trung truyền thông, giáo dục sức khỏe

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các biện pháp phòng,

chống dịch bệnh cho người dân, thay đổi nhận thức và hành vi để góp phần nâng cao

sức khỏe.

+ Tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện

quy tắc ứng xử, nâng cao y đức, chuyên môn, nghiệp vụ, học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh

+ Thực hiện tốt Chỉ thị 07/CT-BYT về công tác truyền thông, yêu cầu mỗi đơn

vị, địa phương phải có người phát ngôn nhằm chủ động cung cấp thông tin kịp thời,

đúng thời điểm, chính xác, công khai, minh bạch, phản ứng nhanh và phối hợp chặt

chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí nhằm tạo được sự đồng thuận, ủng hộ và thu

hút sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ

quan truyền thông đối với hoạt động của ngành.

2. Hoạt động giảm tải và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quản lý

hành nghề khám chữa bệnh

+ Thực hiện Đề án giảm tải, đẩy nhanh tiến độ của Bệnh viện Ung bướu cơ sở

2, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệnh viện quận huyện, đẩy nhanh tiến độ của dự án

bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, đồng thời phát triển các khoa vệ tinh của các bệnh

viện Chấn thương chỉnh hình, ung bướu, nhi đồng 1, nhi đồng 2 với nhiều phương

thức (mô hình kết hợp bệnh viện công – bệnh viện công, kết hợp bệnh viện công- bệnh

viện tư…), đưa vào sử dụng bệnh viện Nhi đồng thành phố để giảm tải cho các bệnh

viện thành phố hiện đang quá tải.

+ Điều phối lưu lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện Nhi đồng

1, Nhi đồng 2 và Nhi đồng thành phố, giải quyết tình trạng quá tải thuộc chuyên khoa

Nhi; đẩy nhanh phương thức giảm tải cho bệnh viện Chấn thương chỉnh hình với khoa

vệ tinh (bệnh viện Phục hồi chức năng- điều trị bệnh nghề nghiệp, bệnh viện An Bình,

bệnh viện Đa khoa Sài Gòn); khoa khám bệnh mới của bệnh viện Ung bướu hoạt động

hiệu quả

+ Nâng chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, đặc biệt là các trạm y tế:

Nhân rộng mô hình phòng khám đa khoa vệ tinh của bệnh viện quận huyện đặt tại

trạm y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chuẩn hoá hoạt động khám chữa

bệnh tại Trạm Y tế theo Phác đồ điều trị.

+ Nhân rộng mô hình đối tác công – tư giữa các bệnh viện công lập và ngoài

công lập, thí điểm mô hình đối tác công – tư hoạt động khám chữa bệnh tại trạm y tế.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện quận huyện theo định hướng:

phát triển khám chữa bệnh ngoại trú (bệnh viện quận nội thành), phát triển bệnh viện

đa khoa hoàn chỉnh (bệnh viện quận huyện cận nội thành và ngoại thành)

+ Tiếp tục thực hiện đổi mới, rút ngắn quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh

viện, tăng thêm bàn khám, tăng giờ khám phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức đăng

ký khám chữa bệnh qua mạng, qua tổng đài để sắp xếp thời gian hợp lý cho hoạt động

khám chữa bệnh.

Page 31: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

31

+ Phát triển số lượng và chuẩn hoá chất lượng hoạt động Phòng khám bác sĩ gia

đình.

+ Cấp phép hoạt động và phê duyệt danh mục kỹ thuật khám chữa bệnh cho tất

cả trung tâm y tế quận, huyện và các trung tâm có chức năng khám chữa bệnh

+ Hoàn chỉnh mạng lưới cấp cứu 115 của thành phố, tập trung phát triển năng

lực điều phối của Trung tâm cấp cứu 115 theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các bệnh việ theo định hướng

“xây dựng bệnh viện thông minh” và triển khai Cổng thong tin điện tử giai đoạn 2,

triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguồn nhân lực y tế, thành lập

“Trung tâm công nghệ thông tin ngành y tế”.

+ Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra sau cấp phép hoạt động và đánh giá chất lượng

đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, công khai kết quả để người dân biết.

+ Tăng cường hoạt động giám sát chuyên đề về chất lượng khám chữa bệnh và

chất lượng phục vụ người bệnh theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế và

khuyến cáo của Sở Y tế.

3. Quản lý dược, y học cổ truyền

+ Đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý phục vụ

công tác dự phòng và điều trị, triển khai các giải pháp để thực hiện bình ổn giá thuốc,

tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”,

thực hiện tốt việc đấu thầu mua thuốc và vật tư tại các cơ sở y tế và trung tâm mua sắm

hàng hoá, tài sản công ngành Y tế.

+ Đấu thầu tập trung có hiệu quả đối với thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu

tập trung cấp địa phương cho các đơn vị thuộc Sở và các bệnh viện Trung ương, Bộ

ngành trên địa bàn TP HCM.

+ Xây dựng và hoàn thiện phần mềm quản lý danh mục thuốc đấu thầu, báo cáo

kết quả việc sử dụng thuốc theo kết quả đấu thầu và phần mềm quản lý, báo cáo việc

sản xuất, kinh doanh thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất trên địa bàn; giám

sát chặt chẽ hoạt động đấu thầu riêng lẻ và cung ứng thuốc của các bệnh viện.

+ Tăng cường chỉ đạo và giám sát các cơ sở điều trị hoàn thiện quy trình cấp

phát thuốc tại các cơ sở, đặc biệt đối với thuốc thuộc danh mục thuốc Bảo hiểm y tế

chi trả; triển khai thực hiện quy trình giải quyết sự cố trong sử dụng thuốc; ban hành

khuyến cáo về dược lâm sàng, sổ tay “Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng”, quản lý

việc bán thuốc theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc, duy trì và củng cố chuẩn “Thực

hành tốt nhà thuốc”-GPP, thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản

thuốc”-GSP cho các kho thuốc của bệnh viện.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình bình ổn các mặt hàng dược phẩm

thiết yếu theo chương trình của Thành phố năm 2017, đảm bảo cung ứng đủ thuốc

thiết yếu có chất lượng với giá bình ổn, phục vụ điều trị. Chỉ đạo kịp thời các cơ sở

điều trị chủ động chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các thuốc chữa bệnh khi có dịch bệnh.

+ Tăng cường phối hợp với các đơn vị thanh tra duy trì công tác thanh kiểm tra

các cơ sở hành nghề dược tư nhân, thanh tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn

về dược. Chỉ đạo các Phòng Y tế quận/huyện tăng cường quản lý các cơ sở hành nghề

trên địa bàn phụ trách; đẩy mạnh hoạt động hậu kiểm các cơ sở sản xuất mỹ phẩm;

Page 32: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

32

phối hợp với Cục Quản lý dược trong việc thanh, kiểm tra các hoạt động chuyên môn

trên địa bàn.

+ Tiếp tục đầu tư trang thiết bị, máy mới phục vụ Trung tâm kiểm nghiệm

Dược- Mỹ phẩm- Thực phẩm TP. HCM, xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm đạt chuẩn

"Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc" - GLP, nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng

thuốc trên địa bàn Thành phố của Trung tâm kiểm nghiệm.

+ Hỗ trợ cho các nhà máy sản xuất dược phẩm trên địa bàn duy trì chuẩn “Thực

hành tốt sản xuất thuốc”-GMP-WHO, triển khai sản xuất nhiều hơn các mặt hàng

chuyên khoa đặc trị, áp dụng các công nghệ sản xuất mới, phấn đấu có nhiều dây

chuyền sản xuất thuốc đạt chuẩn EU-GMP, PICs-GMP, GMP Nhật; triển khai có lộ

trình Đề án “Phát triển công nghiệp Dược trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.

+ Tăng cường các hoạt động đào tạo liên tục cho cán bộ dược theo các quy định

về cập nhật kiến thức liên tục, triển khai Luật Dược mới; phối hợp với Hội Dược học,

Hội Dược sĩ bệnh viện tập huấn và triển khai các hoạt động dược lâm sàng cho các

bệnh viện.

4. Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm và các dự án đầu tư của

ngành y tế

+ Củng cố hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình của Ngành Y

tế.

+ Tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tai các cơ sở

y tế

+ Đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm do Ban Quản lý dự án

làm chủ đầu tư

5. Cải cách hành chính

+ Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện nghiêm túc thực hiện các cải cách thủ

tục hành chính, cụ thể là thực hiện Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của

Bộ Y tế về Cải tiến quy trình khám bệnh ngoại trú.

+ Chỉ đạo các bệnh viện quyết liệt thực hiện giảm thủ tục hành chính trong hoạt

động khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, giảm giấy tờ thanh quyết toán khi đi khám bảo

hiểm y tế…

+ Tổ chức giám sát, kiểm tra và công khai các cơ sở y tế không thực hiện việc

giảm thủ tục hành chính, gây phiền hà cho người bệnh.

+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, trong công

tác khám chữa bệnh, đặc biệt trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và thanh quyết toán

bảo hiểm y tế.

+Thực hiện cổng thông tin điện tử của ngành y tế, liên thông với thành phố và

liên thông với các cơ sở, tạo điều kiện cho người dân biết và giám sát hoạt động hành

chánh, cấp phép của ngành

6. Đào tạo nguồn nhân lực – Tổ chức bộ máy

+ Tiếp tục hoàn thành mục tiêu của chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho

ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh.

Page 33: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

33

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, nhân

lực trẻ có chất lượng cao, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ cho sự phát

triển chăm sóc sức khoẻ nhân dân thành phố, của khu vực.

+ Thực hiện phân công bác sĩ tốt nghiệp từ đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

về các cơ sở y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.

+ Tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, giám sát thực hiện, triển khai sâu,

rộng Thông tư 07/2014/TT-BYT về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức,

người lao động tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh

hoạt động của đường dây nóng; Tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời những tấm

gương tốt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

+ Tiếp tục chương trình đào tạo liên tục về quản lý và biệt phái cán bộ viên

chức nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý cho cán bộ diện

quy hoạch của các bệnh viện và công chức các phòng chức năng của Sở Y tế

+ Tham mưu phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND TP phê duyệt đề án Tổ chức

lại Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện thành Trung tâm Y tế quận, huyện trực thuộc

Ủy ban nhân dân quận, huyện theo Quyết định số 6583/QĐ-UBND của UBND TP,

ngày 16 tháng 12 năm 2016.

7. Tự chủ - xã hội hoá hoạt động y tế

+ Tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách

nhà nước cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, gắn với lộ

trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế nhằm sớm thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn

dân.

+ Triển khai hoạt động quản lý nhà nước của Sở Y tế về tự chủ tài chánh tại các

bệnh viện công lập theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP: hướng dẫn, giám sát, chủ động đề

xuất giải quyết những phát sinh, vướng mắc. Tăng cường thực hiện quy chế phối hợp

giữa Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội thành phố trong quản lý nhà nước về khám chữa bệnh

bảo hiểm y tế

+ Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn đầu tư theo Nghị định

15/2015/NĐ-CP; khuyến khích hợp tác công tư theo Nghị quyết 93/NQ-CP ngày

15/12/2014 của Chính phủ, huy động các nguồn vốn đầu tư, liên doanh, liên kết phát

triển y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao.

+ Phát triển y tế ngoài công lập, tạo điều kiện khuyến khích phát triển các bệnh

viện tư nhân, xây dựng Đề án xã hội hoá hoạt động của ngành y tế.

8. Thanh tra, kiểm tra

+ Tập trung vào thanh tra công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở hành nghề y

ngoài công lập, thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, xã hội hóa công tác y tế, lĩnh

vực dược, đấu thầu thuốc, giá thuốc và sử dụng thuốc, việc thực hiện chế độ thu, chi

tài chính và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

IV. Tổ chức thực hiện

+ Căn cứ vào những nội dung trọng tâm của kế hoạch năm 2017 Ngành Y tế đã

đưa ra, các phòng chức năng Sở Y tế, các bệnh viện, các trung tâm y tế, các phòng y tế

Page 34: BÁO CÁO Kết quả hoạt động Ngành Y tế Thành ...file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/taichinhketoan/Attachments/BC... · Phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh

34

và các cơ sở y tế xây dựng chương trình và hành động cụ thể thực hiện những nhiệm

vụ trong kế hoạch đề ra.

+ Chương trình và kế hoạch triển khai phải có mục tiêu cụ thể, có thời gian và

có đánh giá từng quý, 6 tháng và một năm.

+ Các phòng chức năng Sở Y tế tham mưu kế hoạch đánh giá, sơ kết từng hoạt

động có liên quan của các phòng, đề xuất khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành

tích nổi bật trong quá trình thực hiện kế hoạch của ngành Y tế.

Nơi nhận: - Uỷ ban nhân dân TP.HCM;

- BTV Đảng uỷ Sở;

- Ban Giám đốc Sở;

- Các đơn vị y tế trực thuộc;

- Các trung tâm y tế quận huyện, các phòng Y tế;

- Các bệnh viện ngoài công lập;

- Các phòng chức năng Sở;

- Lưu:VT,KHTC.

NTG (LBT-10b)