Top Banner
BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TXÃ HI THUC DÁN PHÁT TRIN THÀNH PHCẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHNĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ THÁNG 12/2015 Y BAN NHÂN DÂN THÀNH PHCẦN THƠ BAN QUN LÝ DÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG SDNG NGUN VN HTRPHÁT TRIN CHÍNH THC THÀNH PHCẦN THƠ ----------o0o----------
138

BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

Jan 28, 2017

Download

Documents

voque
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

THUỘC

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

THÁNG 12/2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ

TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC THÀNH PHỐ CẦN THƠ

----------o0o----------

Page 2: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ

PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC THÀNH PHỐ CẦN THƠ

----------o0o----------

BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

THUỘC

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ

NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Cần Thơ, Tháng 12, 2015

Page 3: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 2

MỤC LỤC

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU ............................................................................................................... 8

1.1 Tổng quan ................................................................................................................................. 8

1.2 Mục tiêu của Báo cáo đánh giá xã hội ...................................................................................... 8

1.3. Mô tả dự án ............................................................................................................................. 14

1.3.1. Mục tiêu tổng thể của dự án .................................................................................................... 14

1.3.2. Các hợp phần dự án .............................................................................................................. 14

CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI ............................................................................ 16

2.1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ .......................................................................................... 16

2.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ......................................................................................... 16

2.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng .......................................................................................................... 21

2.1.3. Hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Cần Thơ thời kỳ 2020 – 2030 ..................... 23

2.1.3.1. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển ....................................................................... 23

2.1.3.2. Hướng phát triển cho ngành công nghiệp ............................................................................ 24

2.1.4. Tình hình biến đổi khí hậu tại Cần Thơ .................................................................................. 26

2.1.4.1. Thông tin về các hiện tượng cực đoan.................................................................................. 26

2.1.4.2 Văn phòng biến đổi khí hậu TP Cần Thơ và các dự án đang thực hiện ................................ 26

2.1.4.3 Các dự án có liên quan đến biến đổi khí hậu đã và đang triển khai ..................................... 27

2.1.5 Các dự án liên quan ............................................................................................................... 28

2.2. Thông tin kinh tế-xã hội của khu vực dự án ........................................................................... 31

2.2.1 Thông tin kinh tế xã hội trên những phường bị ảnh hưởng ..................................................... 31

2.2.2 Dân số và lao động .................................................................................................................. 32

2.2.3 Kinh tế và nghèo đói ................................................................................................................ 35

2.2.4 Cơ sở hạ tầng tại địa phương .................................................................................................. 36

2.2.5 Tác động của Biên đổi khí hậu trong khu vực Dự án ............................................................... 38

2.3. Kết quả khảo sát KTXH hộ gia đình ...................................................................................... 39

2.3.1 Thông tin chung ........................................................................................................................ 39

2.3.2 Hiện trạng cấp điện .................................................................................................................. 56

2.3.3 Hiện trạng giao thông .............................................................................................................. 57

2.3.4 Hiện trạng cấp nước ................................................................................................................. 58

2.3.5 Hiện trạng thoát nước và ngập úng .......................................................................................... 60

2.3.6 Vệ sinh môi trường và sức khỏe ............................................................................................... 61

2.3.7 Phân tích Giới .......................................................................................................................... 65

2.3.8. Khả năng ứng phó của chính quyền địa phương đối với biến đổi khí hậu ............................. 68

2.3.9 Sức khỏe cộng đồng .................................................................................................................. 73

CHƢƠNG 3: NHỮNG NGHIÊN CỨU CHÍNH ........................................................................... 81

3.1. Các vấn đề xã hội chính .......................................................................................................... 81

3.2. Tác động tiềm ẩn của dự án và rủi ro xã hội .......................................................................... 94

Page 4: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 3

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM

THIỂU .............................................................................................................................................. 97

4.1 Kế hoạch hành động giới và Kế hoạch giám sát giới ................................................................. 97

4.2 Kế hoạch tham gia của các bên liên quan ................................................................................... 97

4.3 Kế hoạch hành động xã hội ........................................................................................................ 97

CHƢƠNG 5: THAM VẤN VÀ CAM KẾT CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN............................. 102

5.1 Các bên liên quan ...................................................................................................................... 102

5.1.1 Định nghĩa các bên liên quan ................................................................................................ 102

5.1.2. Vai trò của các hội và các tổ chức cộng đồng ...................................................................... 104

5.1.3 Nguồn nhân lực quản lý chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án .......................................... 108

5.1.4 Chiến lược truyền thông, tham vấn và tham gia đối với các bên liên quan .......................... 108

5.2 Sự tham gia của các bên liên quan ............................................................................................ 114

CHƢƠNG 6: CẬP NHẬT THÔNG TIN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ .................................. 119

6.1. Mục tiêu của giám sát và đánh giá ....................................................................................... 119

6.2. Mục tiêu và chỉ số giám sát .................................................................................................. 119

6.3 Trách nhiệm giám sát ........................................................................................................... 120

CHƢƠNG 7: KẾT LUẬN ............................................................................................................. 122

7.1 Kết luận ................................................................................................................................... 122

7.2 Kiến nghị ................................................................................................................................. 122

CHƢƠNG 8.CÁC PHỤ LỤC ....................................................................................................... 125

Phụ lục 1: Kế hoạch hành động Giới và Giám sát Giới .................................................................. 126

Phụ lục 2 Kế hoạch tham gia của các bên liên quan ....................................................................... 129

Phụ lục 3: Ảnh hiện trƣờng ............................................................................................................. 135

Page 5: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu điều tra ................................................................................................................ 13

Bảng 2.1: Quy mô diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố Cần Thơ ............................................ 18

Bảng 2.2: Số hộ nghèo và cận nghèo của Cần Thơ và phân loại dân tộc thiểu số (DTTS) .................... 19

Bảng 2. 3. Tỷ lệ nghèo đói ở thành phố Cần Thơ ................................................................................... 20

Bảng 2. 4 Các dự án liên quan ................................................................................................................. 28

Bảng 2. 5 :Tổng diện tích đất của các phƣờng nằm trong vùng dự án .................................................... 31

Bảng 2. 6: Dân số - số hộ tại các phƣờng ................................................................................................ 32

Bảng 2. 7. Dân số - lao động tại các phƣờng .......................................................................................... 33

Bảng 2. 8 . Thành phần các dân tộc tại các phƣờng khảo sát .................................................................. 35

Bảng 2. 9 Số hộ khảo sát tại các phƣờng ................................................................................................ 39

Bảng 2. 10. Giới tính ngƣời trả lời .......................................................................................................... 40

Bảng 2. 11. Tuổi ngƣời trả lời ................................................................................................................ 40

Bảng 2. 12. Quan hệ với chủ hộ .............................................................................................................. 41

Bảng 2. 13 . Học vấn ngƣời trả lời .......................................................................................................... 42

Bảng 2. 14 . Thành phần dân tộc hộ gia đình .......................................................................................... 42

Bảng 2. 15 Nghề nghiệp ngƣời trả lời .................................................................................................... 43

Bảng 2. 16 . Quy mô hộ gia đình ............................................................................................................. 44

Bảng 2. 17 . Số hộ sống chung cùng một nóc nhà ................................................................................... 45

Bảng 2. 18. Tài sản trong gia đình .......................................................................................................... 45

Bảng 2. 19. Nhà ở của gia đình ............................................................................................................... 47

Bảng 2. 20 Vị trí nhà ở của các hộ gia đình trong cỡ mẫu điều tra ......................................................... 47

Bảng 2. 21 . Hộ dễ bị tổn thƣơng ........................................................................................................... 49

Bảng 2. 22. Tƣơng quan kinh tế hộ gia đình với thu nhập và chi tiêu .................................................... 50

Bảng 2. 23 . Hiện trạng hộ gia đình với các quận ................................................................................... 50

Bảng 2. 24 Thu nhập và chi tiêu theo bình quân ngƣời/tháng tại các phƣờng ........................................ 51

Bảng 2. 25 Thu nhập và chi tiêu của các phƣờng nằm trong vùng dự án .............................................. 53

Bảng 2. 26 Lƣợng điện tiêu thụ hàng tháng của các hộ gia đình ........................................................... 56

Bảng 2. 27 Hiện trạng đƣờng tại nơi các hộ dân đang sinh sống ........................................................... 57

Bảng 2. 28 Nguồn nƣớc sử dụng của các hộ gia đình ............................................................................ 58

Bảng 2. 29 Số m3 nƣớc máy sử dụng hàng tháng – chi trả tiền nƣớc .................................................... 59

Bảng 2. 30 Mô tả hiện trạng hệ thống cống thoát nƣớc trong khu vực dự án ........................................ 60

Bảng 2. 31 Mức độ ngập úng tại các khu dân cƣ ................................................................................... 61

Bảng 2. 32 Loại hình nhà vệ sinh các hộ gia đình .................................................................................. 63

Bảng 2. 33 Hiện trạng sử dụng nhà vệ sinh theo thành phần kinh tế hộ gia đình .................................. 64

Bảng 2. 34: Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ............................................................................................ 64

Bảng 2. 35 : Đứng tên sở hữu đất và tài sản trong gia đình .................................................................... 66

Bảng 2. 36 Giới và sự tham gia trong các hoạt động ............................................................................. 66

Bảng 2. 37. Bảng phân loại chéo giữa trình độ học vấn và giới tính...................................................... 67

Bảng 2. 38 Những thay đổi bất thƣờng về thời tiết, khí hậu tại địa phƣơng .......................................... 69

Bảng 2. 39 Những BĐKH đã xảy ra tại địa phƣơng .............................................................................. 71

Bảng 2. 40 Ngƣời dân đã ứng phó với BĐKH ........................................................................................ 72

Bảng 2. 41: Ngƣời dân sẽ ứng phó với BĐKH ....................................................................................... 72

Bảng 2. 42 Sự tham gia của cộng đồng đối với dự án ............................................................................ 75

Bảng 2. 43 Nhu cầu vay vốn của các hộ dân ......................................................................................... 76

Bảng 2. 44 Đề xuất từ phía chính quyền địa phƣơng .............................................................................. 79

Page 6: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 5

Bảng 3. 2: Bảng tóm tắt các quy hoạch sử dụng đất đối với thị trƣờng Tân An mới .............................. 85

Bảng 3. 3 Tóm tắt số lƣợng khu vực bị ngăn trao đổi hàng hóa.............................................................. 86

Bảng 3. 4: Đặc điểm xã hội của những nhóm bị ảnh hƣởng ................................................................... 91

Bảng 3. 5: Đánh giá tác động tiềm ẩn và các nguy cơ về mặt xã hội đối với Hợp phần Vệ sinh vàKiểm

soát ngập lụt ............................................................................................................................................ 94

Bảng 3. 6: Những tác động tiềm tang và rủi ro xã hộ đối với Hợp phần phát phiển hành lang đô thị .... 96

Bảng 4. 1: Kế hoạch hành động xã hội và khung đối với dự án CTUDRP ............................................. 98

Bảng 5. 1: Vai trò của các bên liên quan trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án ......................... 106

Bảng 5. 1: Chiến lƣợc truyền thông, tham vấn với các bên liên quan .................................................. 111

Bảng 5. 3: Tổng hợp các mối quan tâm cộng đồng ............................................................................. 116

Page 7: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 6

TÓM TẮT BÁO CÁO

Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cƣờng khả năng thích ứng của đô thị là dự án vay

vốn của Ngân hàng Thế giới. Dự án góp phần phát triển hạ tầng giao thông đô thị kết hợp với

việc kiểm soát ngập lụt; bảo vệ các cơ sở cơ quan cấp thành phố, cấp vùng (viện, trƣờng, bệnh

viện,..) và khu ở tập trung; tăng cƣờng kết nối giao thông nội vùng và giữa các vùng trong

thành phố nhằm đảm bảo điều kiện làm việc, học tập, đầu tƣ để phát triển kinh tế - xã hội bền

vững; phát triển hệ thống giao thông công cộng và tăng khả năng tiếp cận của ngƣời dân ở các

khu thu nhập thấp đến dịch vụ hạ tầng xã hội của thành phố, giảm thiểu thời gian di chuyển

giữa khu trung tâm thành phố và khu vực phát triển có nguy cơ ngập lụt thấp để thúc đẩy tăng

trƣởng. Xây dựng đồng bộ các công trình để kiểm soát, giảm thiểu ngập lụt, tăng cƣờng khả

năng tiêu thoát nƣớc, cải thiện vệ sinh môi trƣờng kết hợp chỉnh trang đô thị và nâng cao điều

kiện sống tại các khu đô thị.

Dự án đƣợc đề xuất gồm 03 hợp phần chính: Hợp phần 1: Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi

trƣờng; Hợp phần 2: Phát triển hành lang đô thị; Hợp phần 3: Tăng cƣờng quản lý đô thị thích

ứng BĐKH.Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng nguồn vốn h trợ phát triển chính

thức, thành phố Cần Thơ (gọi tắt là Ban quản lý dự án ODA) đƣợc UBND TP Cần Thơ giao là

đơn vị quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động chuẩn bị dự án, bao gồm việc lập báo cáo

đầu tƣ, báo cáo nghiên cứu khả thi và các báo cáo về chính sách an toàn theo yêu cầu của nhà

tài trợ.

Dự án sẽ đem lại những tác động tích cực trong giai đoạn hoạt động nhƣ: (i) Cải thiện sức khỏe

cộng đồng và các điều kiện sinh sống trong vùng dự án, đặc biệt là đối với các hộ gia đình

nghèo và có thu nhập thấp,các hộ sống ven sông Cần Thơ và trong khu vực lân cận đƣợc cho

làcác kênh và cống hiện có và hồ bị ô nhiễm nặng; (ii) giảm thiểu lũ lụt cho các hộ gia đình và

các khu vực thƣơng mại dọc theo hai bờ sông Cần Thơ; (iii) các vấn đề an toàn dọc theo hai bờ

sông đƣợc bảo đảm; (iv) Tăng thu nhập trong giai đoạn xây dựng; (v) tăng cơ hội cho thƣơng

mại, du lịch, vui chơi giải trí địa phƣơng; (vii) Khả năng tiếp cận thị trƣờng và dịch vụ xã hội

tiểu học (y tế, giáo dục) và các cơ hội việc làm ở thành thị (viii) Giảm ngập lụt vì hệ thống

thoát nƣớc đƣợc cải thiện; (ix) Tăng thu nhập từ sản xuất và tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp

(x) tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hóa do việc tiếp cận thị trƣờng tốt hơn (xi) Lũ

lụt, ngập úng và mùi hôi sẽ biến mất trong thành phố thông qua các công trình kiểm soát lũ, hệ

thống cấp thoát nƣớctheo dự án.

Mặc dù đã có những tác động tích cực nhƣng dự án sẽ gây ra một số tác động xã hội tiêu cực

và điều đó là không thể tránh khỏi. Dự án sẽ có tác động đáng kể đến việc thu hồi đất và tái

định cƣ: 4,539 hộ gia đình sẽ bị ảnh hƣởng trong đó 1814 sẽ đƣợc di dời, bao gồm 1.354.055

m2, đất sẽ thu hồi cho dự án, trong đó 361.936 m2 (26,8%) đất ở và 735.736 m2 (54,4% ) đất

nông nghiệp). Tác động đến sinh kế (sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nhỏ để có thể di dời)

cũng sẽ là đáng kể, một kế hoạch tái định cƣ và kế hoạch phục hồi thu nhập đã đƣợc xây dựng

để giảm thiểu các tác động này.

Tác động về mặt xã hội tiềm ẩn khác trên cộng đồng địa phƣơng bao gồm mức độ an toàn

đƣờng bộ và an toàn công cộng trong quá trình thi công, lan rộng của HIV / AIDS trong thời

gian xây dựng và sự gián đoạn trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng. SA cũng

nhấn mạnh rằng phụ nữ dễ bị tổn thƣơng trƣớc những khó khăn do mất cơ sở kinh tế và xã hội

do việc thu hồi đất, tái định cƣ và mất mát về sinh kế. Kế hoạch hành động về giới, là một phần

của dự án hành động xã hội, đã đƣợc chuẩn bị.

Báo cáo đánh giá xã hội thực hiện là nhằm các mục tiêu: (i) xác định các vấn đề xã hội và tác

động tiềm năng của các hạng mục đầu tƣ cơ sở hạ tầng đề xuất, (ii) cung cấp đầu vào các khía

cạnh xã hội và sự tham gia vào việc thiết kế dự án nghiên cứu khả thi và giai đoạn thiết kế cơ

Page 8: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 7

sở, chú ý đến nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hƣởng, (iii) cung cấp các khuyến nghị cụ

thể về quản lý đầu tƣ cơ sở hạ tầng có các rủi ro xã hội cao và xác định các tiêu chí và phƣơng

pháp luận để quyết định việc đầu tƣ có đƣợc xã hội chấp nhận hay không, (iv) nghiên cứu cung

cấp nguồn dữ liệu cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoàn thành dự án.

Là một phần của SA, một Kế hoạch Hành động Xã hội (SAP) đã chuẩn bị để đảm bảo việc tối

đa hóa các lợi ích xã hội và tác động tiêu cực đƣợc giảm nhẹ, nếu không tránh đƣợc. SAP cũng

bao gồm việc lồng ghép giới.

Page 9: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 8

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1 Tổng quan

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (NHTG), Việt Nam là một trong 05 quốc gia trên thế giới

bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) và nƣớc biển dâng, trong đó, Tp. Cần

Thơ nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửa Long ( ĐBSCL) nói chung là khu vực đƣợc dự

báo sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất do tác động tiêu cực của BĐKH. Thực tế cho thấy, ngập lụt

đang là vấn đề búc xúc hiện nay: ngập do mƣa, do triều cƣờng, do lũ lụt và có thể do lún nền đất

đã và đang hiện diện thƣờng xuyên trên địa bàn Tp. Cần Thơ, làm gia tăng nguy cơ sạt lở và phát

sinh nhiều dịch bệnh... ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống của ngƣời dân và gây hƣ hại các

công trình hạ tầng. Trên địa bàn Tp. Cần Thơ có nhiều sông, kênh rạch, do đó khi có mƣa lớn kết

hợp triều cƣờng sẽ khiến cho thành phố bị ngập úng nhanh và thời gian duy trì ngập lụt kéo dài

hơn.

Quá trình đô thị hóa tự phát/thiếu kiểm soát và di dân tại TP. Cần Thơ dẫn đến hiện tƣợng lấn

chiếm trái phép các kênh rạch để làm nơi cƣ trú của rất nhiều hộ dân, cùng với sự xả rác, bồi lắng

đã làm thu hẹp dòng chảy, giảm khả năng tiêu thoát nƣớc của các kênh rạch, gây ô nhiễm môi

trƣờng và ảnh hƣởng đến mỹ quan đô thị, đồng thời gây áp lực lên các hệ thống hạ tầng trong

thành phố. Tác động đó kết hợp với nƣớc biển dâng, mƣa lớn bất thƣờng, sụt lún đất làm cho tình

trạng lũ lụt ngày càng trầm trọng hơn ở Tp. Cần Thơ. Thêm vào đó, theo điều tra dân số năm

2009 (WB đã tính toán theo cách tiếp cận dựa trên mức tiêu thụ), 12% dân số của Tp. Cần Thơ là

hộ nghèo và 31% dân số nằm trong mức thu nhập thấp của cả nƣớc. Ngƣời nghèo và các hộ gia

đình có thu nhập ở mức thấp, kênh, rạch thƣờng rất dễ bị tổn thƣơng từ các thảm họa thiên tai và

thay đổi điều kiện kinh tế. Mặt khác, sự phát triển của ngành công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ

sẽ đòi hỏi nhu cầu rất lớn về lao động, làm gia tăng lƣu lƣợng xe tham gia giao thông, nhất là

những tuyến giao thông liên kết các khu công nghiệp và các cảng đầu mối, các tuyến giao thông

kết nối các tỉnh xung quanh với khu vực trung tâm - là khu vực có nhiều công trình dịch vụ, điều

đó làm quá tải hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu.

Hai dự án nâng cấp đô thị do WB tài trợ đang thực hiện tại Tp. Cần Thơ đã và sẽ cải tạo, nâng

cấp một số kênh, hồ trong khu vực nội thị. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều kênh rạch cần đƣợc đầu

tƣ cải tạo và nâng cấp. Ngoài việc tìm kiếm các giải pháp “mềm” để thích nghi với sự biến đổi

khí hậu, sống chung với lũ để phát triển kinh tế xã hội, cũng cần phải có các giải pháp công trình

để chống chọi, giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể sẽ xảy ra trong thời gian tới do biến đổi

khí hậu, giúp đỡ những hộ dân nghèo khi có sự thay đổi tiêu cực của thiên nhiên.

Dự án phát triển đô thị TP. Cần Thơ và tăng cƣờng khả năng thích ứng của đô thị (CTUDR) đƣợc

triển khai sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bắt buộc về xóa đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện

sống cho các khu thu nhập thấp của WB và Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói giảm

nghèo của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, kết quả của dự án cũng là một trong những hoạt động

quan trọng đã đƣợc xác lập cho việc ứng phó Biến đổi khí hậu cho thành phố Cần Thơ và khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long.

1.2 Mục tiêu của Báo cáo đánh giá xã hội

1.2.1. Mục tiêu của Báo cáo

Các vấn đề xã hội phát sinh chủ yếu là do mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và tài nguyên thiên

nhiên. Thiệt hại kinh tế và chi phí xã hội do môi trƣờng suy thoái thƣờng xảy ra lâu sau đó, khi

lợi ích kinh tế từ việc phát triển đã đƣợc nhận diện. Thông thƣờng, dự án phát triển tạo ra lợi ích

kinh tế và cải thiện tốt hơn môi trƣờng sống, nhƣng cũng ảnh hƣởng tiêu cực đến ngƣời dân địa

Page 10: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 9

phƣơng. Vì vậy, đánh giá xã hội giúp nhận biết, giảm thiểu và giải quyết các tác động này. Đánh

giá xã hội bao gồm (i) các quy trình thông qua đó Ngân hàng Thế giới và UBND thành phố Cần

Thơ có thể hiểu rõ hơn về ảnh hƣởng của bối cảnh chính trị-xã hội văn hóa, thể chế, lịch sử đối

với các kết quả phát triển xã hội từ các khoản đầu tƣ dự án cụ thể đƣợc đề xuất; (ii) nâng cao sự

công bằng, tăng cƣờng hòa nhập và gắn kết xã hội, thúc đẩy tính minh bạch và trao quyền cho

ngƣời nghèo và dễ bị tổn thƣơng trong việc thiết kế và/hoặc thực hiện dự án; (iii) tạo cơ chế để

xác định các cơ hội, khó khăn, tác động và rủi ro xã hội liên quan đến việc thiết kế dự án đƣợc đề

xuất; (iv) lập khung cho việc trao đổi về các ƣu tiên phát triển giữa các nhóm xã hội, tổ chức dân

sự, các tổ chức cơ sở và các bên liên quan khác tham gia dự án; và (v) phƣơng pháp để xác định

và giảm thiểu các rủi ro xã hội tiềm ẩn, bao gồm các tác động xã hội tiêu cực từ dự án phát triển

đô thị và thích ứng của thành phố Cần Thơ .

Trong bối cảnh dự án, đánh giá xã hội bao gồm các khía cạnh xã hội của quy hoạch và thiết kế dự

án để giải quyết phù hợp cả tác động tích cực và tiêu cực từ các hoạt động của dự án. Nó liên

quan đến các vấn đề xã hội quan trọng, bao gồm thu hồi đất, tái định cƣ bắt buộc, vấn đề giới,

dân tộc bản địa, y tế công cộng, tham gia, tham vấn cộng đồng và truyền thông. Công việc này dự

kiến sẽ đƣợc triển khai phối hợp với đánh giá môi trƣờng và các vấn đề quy hoạch mà sẽ đƣợc

thực hiện bởi một nhiệm vụ riêng biệt. Những đánh giá này không những giúp Ngân hàng Thế

giới và thành phố Cần Thơ xác định các tác động xã hội, mà còn để đƣa ra các cơ chế về thể chế,

tổ chức phù hợp và các cơ chế cụ thể của dự án để giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời

tích hợp các vấn đề xã hội lớn hơn và tham gia vào các giai đoạn thiết kế và thực hiện dự án.

Nhiệm vụ sẽ tuân thủ các luật và các chính sách liên quan của Chính phủ Việt Nam và các chính

sách an toàn có liên quan của Ngân hàng Thế giới. Bên cạnh đó, dựa trên kết quả đánh giá xã hội

của dự án để lập Khung chính sách tái định cƣ (RPF).

1.2.2. Khu vực dự án ảnh hưởng

Dự án thực hiện tại 3 quận/ huyện của TP Cần Thơ gồm quận Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái

Răng. Bản đồ khu vực dự án đƣợc trình bày trong hình dƣới đây

Page 11: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 10

Hình 1.1. Vị trí của khu vực dự án

Page 12: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 11

Hình 1.2 . Bố trí các hoạt động xây dựng đối với dự án

1.2.3 Các phương pháp thu thập thông tin

Đánh giá xã hội (SA) là một quá trình để đảm bảo rằng các hoạt động của dự án : (i) đƣa vào các

vấn đề xã hội có liên quan và xây dựng các biện pháp giảm thiểu, và (ii) kết hợp chiến lƣợc cho sự

tham gia của nhiều bên liên quan. Việc đánh giá xã hội là một quá trình lặp đi lặp lại mà phải

đƣợc tổ chức theo cách thức trong một vài giai đoạn của một chu kỳ dự án. Hình dƣớiđây cung

cấp tổng quan quá trình có tính năng đánh giá xã hội \ giai đoạn của hành động mà việc đánh giá

xã hội đòi hỏi.

Hình 1.3. Chu trình đánh giá xã hội

Can Tho River

embankment

University Village

Ecological Lake

Quang Trung

Bridge (2ndUnit)

Cai Khe boat

movement

Tidal

valves/gates

Tran Hoang Na

road and bridge

Cai Son erosion

prevention embankment

Long Hoa Ecological

Lake

CMT8 –provincial

road 918

Dau Sau Boat

movement

Tran Hoang

Na road

Hoang Quoc

Viet road

Page 13: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 12

1.2.3.1. Sàng lọc

Trên cơ sở các tài liệu đƣợc cung cấp, việc sàng lọc dự án đầu tiên bao gồm việc phân tích bối

cảnh dự án, xác định các bên liên quan và công việc của họ. Việc phân tích này có liên quan đến

thông báo về việc đầu tƣ dự án và lựa chọn thay thế tiềm năng, tiến hành khảo sát thực địa sơ bộ

để xác định vị trí của các tiểu dự án đề xuất, và phạm vi tác động (ví dụ nhƣ việc thu hồi đất, nhu

cầu / yêu cầu đối với thiết bị phụ trợ).

Tƣ vấn tại cuộc họp với các đại diện của Ban QLDA, các Ủy ban Dân tộc tỉnh, giải phóng mặt

bằng và Trung tâm Phát triển Qũy Đất (LFDC) thu thập thông tin, để xác định sơ bộ về số lƣợng

ban đầu bị ảnh hƣởng / hộ gia đình đƣợc hƣởng lợi, phạm vi thu hồi đất và các vấn đề về pháp lý,

/dân tộc thiểu số bị ảnh hƣởng và nhận đƣợc lợi ích và các nhóm dễ bị tổn thƣơng khác. Các dữ

liệu thu thập đƣợc trong các lĩnh vực khảo sát phục vụ để xác định tham vấn cộng đồng và khảo

sát hộ gia đình (kinh tế-xã hội) tới các hộ gia đình bị ảnh hƣởng / đƣợc hƣởng lợi tại các khu vực

nằm trong dự án.

1.2.3.2. Nguyên tắc chung của các thông tin được thu thập

Đoàn khảo sát hiện trƣờng thu thập thông tin với 2 hình thức chủ yếu, bao gồm: (i) thu thập thông

tin có sẵn tại địa phƣơng thông qua việc cung cấp các hình thức và tài liệu cho các cơ quan chức

năng của dự án ở phƣờng / xã; (ii) sử dụng các phƣơng pháp xã hội khoa học để thu thập thông

tin kinh tế xã hội trong vùng dự án.

Quy trình khảo sát

Sau khi đi tìm hiểu địa bàn khảo sát tại các phƣờng, xã thuộc phạm vi dự án, trƣởng nhóm khảo

sát hiện trƣờng đã chuẩn bị phƣơng pháp thu thập thông tin, xử lý thông tin trong quá trình điều

tra thực tế. Việc lập kế hoạch điều tra chi tiết sẽ giúp cho việc thực hiện công tác điều tra hiệu quả

hơn. Bên cạnh đó, trƣớc khi tiến hành điều tra thực tế, nhóm khảo sát hiện trƣờng đã nhóm họp,

thảo luận và tham gia khoá tập huấn các điều tra viên. Qua đó, các thành viên trong nhóm khảo sát

đã đƣợc giới thiệu về dự án, các phƣơng pháp và nội dung của phiếu khảo sát và nâng cao nhận

thức về vai trò, trách nhiệm và công việc của cán bộ Ban QLDA trong lập và triển khai tại hiện

trƣờng.

Thu thập thông tin thứ cấp:

Các nguồn thông tin thứ cấp cũng đƣợc sử dụng nhƣ niên giám thống kê thành phố Cần Thơ,

vùng ĐBSCL, báo cáo tình hình kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ, báo cáo kinh tế xã hội

của các phƣờng/ xã trong khu vực dự án để tổng hợp đánh giá.

Khảo sát kinh tế xã hội và Cỡ Mẫu khảo sát

Sử dụng phƣơng pháp lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên, với cỡ mẫu dự kiến đƣợc thực hiện tại toàn

bộ cá phƣờng/xã trong khu vực dự án với cỡ mẫu ít nhất là 5% tổng số hộ trên địa bàn phƣờng

(Đối với các khu/tổ dân cƣ bị ảnh hƣởng, số hộ đƣợc khảo sát sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với các

khu/tổ dân cƣ còn lại trong phƣờng).

Phỏng vấn sâu:

Phƣơng pháp luận để khảo sát bao gồm phỏng vấn chính thức và không chính thức, phỏng vấn

sâu ngƣời đƣợc chọn, các nhóm hƣởng lợi nhằm thu thấp ý kiến, mong muốn của ngƣời dân

trong khu vực dự án, từ đó đƣa ra cách thức giải quyết các mâu thuẫn tiềm ẩn và giảm thiểu các

tác động tiêu cực.

Page 14: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 13

Thảo luận nhóm:

Thảo luận nhóm, thảo luận nhóm tập trung sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến điều kiện sống,

nghề nghiệp, tiếp cận các cơ sở hạ tầng dịch vụ công cộng, chăm sóc sức khỏe/bệnh tật, giao

thông, biến đổi khí hậu… sẽ đƣợc thực hiện nhằm thu thập thông tin và thảo luận sâu hơn về các

vấn đề liên quan. Lắng nghe ý kiến đề xuất từ phía chính quyền, cộng đồng đối với dự án.

1.2.3.3. Tổ chức thực hiện thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp

Khảo sát Hộ gia đình theo Phiếu điều tra:

Cuộc khảo sát này là cuộc khảo sát chọn mẫu. Cuộc khảo sát nhằm thu thập các thông tin kinh tế

xã hội của phƣờng/ xã trong dự án. Những hộ hƣởng lợi cảu Dự án, hộ có khả năng bị ảnh

hƣởng, các hộ nghèo, hộ dễ bị tổn thƣơng, hộ dân tộc thiểu số, giới, biến đổi khí hậu... tham gia

vào trong quá trình điều tra. Các dữ liệu khảo sát kinh tế xã hội ban đầu đối với cộng đồng bị

ảnh hƣởng và ngƣời hƣởng lợi từ các hạng mục dự án sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá dự án sau

này nhằm xác định xem mục tiêu của dự án có đạt đƣợc hay không. Các dữ liệu cơ sở ban đầu

cũng đƣợc sử dụng để giám sát các hoạt động thực hiện dự án và những thay đổi xã hội mà dự

án có thể mang lại.

Ngoài các khía cạnh kinh tế xã hội của nhóm dân số mẫu và nhóm đối tƣợng hƣởng lợi, cần

khảo sát các thông tin về khả năng tiếp cận dịch vụ công cộng, dịch vụ tiện ích và thị trƣờng. Bộ

chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội đƣợc xây dựng để bao hàm phạm vi khảo sát ban đầu và làm

hƣớng dẫn thiết kế bảng hỏi.

Đối tƣợng khảo sát bao gồm:

- Chính quyền địa phƣơng: Đại điện các ban ngành đoàn thể nằm trong vùng dự án tại các

Quận,huyện và phƣờng/ xã.

- Hộ dân: hộ hƣởng lợi, h dễ bị tổn thƣơng, hộ dân tộc thiểu số, hộ nguy cơ bị ảnh hƣởng

dự án, hộ có mức sống khác nhau…

Điều tra kinh tế xã hội đƣợc tiến hành trong 2 tuần từ ngày 13/6 đến hết ngày 21/6 với3.000 hộ

gia đình đƣợc tham gia điều tra bảng hỏitại 3 quận dự án.

Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu điều tra

STT Quận/huyện Phƣờng Số hộ phỏng

vấn Phƣờng

Số hộ phỏng

vấn

1 Quận Ninh Kiều

Cái Khế 200 An Nghiệp 140

An Cƣ 158 An Hội 95

An Khánh 233 An Hòa 306

Tân An 100 An Phú 118

An Lạc 144 Xuân Khánh 193

An Bình 203 Hƣng Lợi 174

2 Quận Cái Răng Hƣng Phú 201 Hƣng Thạnh 156

Page 15: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 14

STT Quận/huyện Phƣờng Số hộ phỏng

vấn Phƣờng

Số hộ phỏng

vấn

3 Quận Bình Thuỷ An Thới 199 Long Hòa 200

Long Tuyền 180

Tổng số 3.000

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

1.3. Mô tả dự án

1.3.1. Mục tiêu tổng thể của dự án

Mục tiêu của Dự án là nhằm giảm sự tổn thƣơng do ngập lụt tại trung tâm thành phố Cần Thơ và

cải thiện kết nối giữa trung tâm thành phố và khu vực mới phát triển của Cái Răng. Điều này sẽ

đạt đƣợc thông qua (i) đầu tƣ trong quản lý rủi ro lũ công trình và phi công trình (ii) đầu tƣ vào cải

thiện khả năng tiếp cận đô thị, bao gồm cả hoạt động vận tải công cộng thông qua một phƣơng

pháp tiếp cận quản lý hành lang tích hợp; và (iii) tăng cƣờng năng lực quản lý tài chính và kế

hoạch tích hợp giao thông với việc sử dụng đất.

Mục tiêu chi tiết của dự án

- Phát triển hạ tầng giao thông đô thị kết hợp với việc kiểm soát ngập lụt; bảo vệ các cơ sở

cơ quan cấp thành phố, cấp vùng (viện, trƣờng, bệnh viện,..) và khu ở tập trung; tăng

cƣờng kết nối giao thông nội vùng và giữa các vùng trong thành phố nhằm đảm bảo điều

kiện làm việc, học tập, đầu tƣ để phát triển kinh tế - xã hội bền vững; phát triển hệ thống

giao thông công cộng và tăng khả năng tiếp cận của ngƣời dân ở các khu thu nhập thấp đến

dịch vụ hạ tầng xã hội của thành phố, giảm thiểu thời gian di chuyển giữa khu trung tâm

thành phố và khu vực phát triển có nguy cơ ngập lụt thấp để thúc đẩy tăng trƣởng.

- Xây dựng đồng bộ các công trình để kiểm soát, giảm thiểu ngập lụt, tăng cƣờng khả năng

tiêu thoát nƣớc, cải thiện vệ sinh môi trƣờng kết hợp chỉnh trang đô thị và nâng cao điều

kiện sống tại các khu đô thị.

- Nâng cao năng lực quản lý đô thị, quản lý tổng hợp hành chính công gồm: Lập kế hoạch

kiểm soát ngập lụt và rủi ro, giao thông và sử dụng đất, cơ chế phối hợp, quản lý rủi ro do

thiên tai và quản lý tài chính. Ðảm bảo đồng bộ, phát huy hiệu quả quản lý vận hành các

công trình sau khi hình thành; đồng thời, thực hiện hiệu quả cải cách hành chính và cải

thiện môi trƣờng đầu tƣ.

1.3.2. Các hợp phần dự án

Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cƣờng khả năng thích ứng của đô thị là dự án đa

ngành, các công trình đầu tƣ rất đa dạng, bao gồm: Các công trình giao thông đƣờng bộ, hệ thống

chống ngập lụt, mƣơng thoát nƣớc thải, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình phúc lợi xã hội, hạ

tầng khu tái định cƣ… Phƣơng án xây dựng công trình và công nghệ sẽ đƣợc đề xuất căn cứ vào

loại hình công trình cụ thể, đặc điểm kỹ thuật, điều kiện thi công và yêu cầu thi công. Việc triển

khai thiết kế và tổ chức thi công theo đúng các tiêu chuẩn, quy định, quy phạm xây dựng hiện

hành của Việt Nam.

Trên cơ sở hiện trạng, mục tiêu và nguyên tắc phát triển dự án, đối tƣợng hƣởng lợi dự án, các hợp

phần đƣợc đề xuất trong dự án bao gồm:

Hợp phần 1- Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường

- Xây dựng hệ thống kiểm soát ngập:

+ Hệ thống kiểm soát ngập vòng ngoài:

(i) Phía nam: Xây dựng bờ kè sông Cần Thơ, công viên và đƣờng giao thông sau kè (đoạn

từ đƣờng Ngô Đức Kế đến Rạch Cái Sơn) chiều dài khoảng 6,14km;

(ii) Phía tây: Xây dựng bờ kè cho rạch Cái Sơn-Mƣơng Khai chiều dài 3,9km (điểm đầu

tại đƣờng Tỉnh 923, điểm cuối kết nối với tuyến đƣờng nối Cách Mạng Tháng Tám (Quốc lộ 91) -

đƣờng tỉnh 918).

Page 16: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 15

(iii) Phía Đông: Nâng cấp Quốc lộ 91 thuộc dự án của Bộ Giao thông vận tải trong năm

2015 (đang đƣợc thực hiện).

(iv) Phía Bắc: Tuyến đƣờng nối Cách Mạng Tháng Tám (Quốc lộ 91) - đƣờng tỉnh 918

(đƣợc đầu tƣ trong Hợp phần 2) vừa có chức năng kiểm soát ngập vừa có chức năng giao thông,

phát triển đô thị.

+ Các tuyến kiểm soát ngập cho khu vực đô thị lõi đƣợc kết hợp cùng với các công trình

kiểm soát ngập nhƣ Âu thuyền và cống ngăn triều. Cụ thể nhƣ sau:

(i) Xây dựng 03 Âu thuyền kết hợp với cống ngăn triều tại 03 rạch Cái Khế, Đầu Sấu và

Hàng Bàng giao với hệ thống sông lớn nhƣ sông Hậu, sông Cần Thơ, rạch Cái Sơn.

(ii) Xây dựng 09 cống ngăn triều trên các tuyến hành lang kiểm soát gồm : 04 cống ngăn

triều trên đƣờng nối Cách Mạng Tháng Tám - đƣờng tỉnh 918; 02 cống ngăn triều kết hợp cầu

giao thông trên tuyến rạch Cái Sơn-Mƣơng Khai; 03 cống ngăn triều trên tuyến kè sông Cần Thơ

+ Hệ thống chứa nƣớc và kiểm soát ngập tại vòng trong:

(i) Cải tạo 15,77 km cho 14 kênh rạch chính trong khu vực bảo vệ nhằm tăng cƣờng khả

năng điều tiết nƣớc cho khu vực khi mƣa.

(ii) Xây dựng các hồ điều tiết, chứa nƣớc trong khu vực đô thị lõi là khu vực hồ làng đại học

có diện tích 15ha và khu vực hồ Long Hòa có diện tích 4,8ha.

(iii) Xây dựng trạm bơm công suất nhỏ (2m3/s) tại lƣu vực rạch Tham Tƣớng.

- Vệ sinh môi trường:

(i) Nâng cấp đƣờng Hoàng Quốc Việt cải thiện điều kiện ngập úng cho khu vực đô thị.

(ii) Cải tạo 12,2 km đƣờng cống thoát nƣớc cho các tuyến đƣờng trong trung tâm quận

Ninh Kiều và trạm bơm di động công suất nhỏ sử dụng tại các khu vực ngập cục bộ khi cần thiết.

(iii) Trang, thiết bị quản lý vận hành: Thiết bị gắn với công trình và thiết bị h trợ công tác

quản lý và vận hành điều tiết theo dõi giám sát hệ thống thoát nƣớc, nạo vét cống, kênh rạch, trạm

bơm, hồ, van điều tiết.

Hợp phần 2 – Phát triển hành lang đô thị (i) Xây dựng cầu Quang Trung (đơn nguyên 2) quy mô tổng chiều dài cầu và đƣờng dẫn

khoảng 869m, phần cầu dài 481m, bề rộng B = 11m;

(ii) Xây dựng đƣờng và cầu Trần Hoàng Na quy mô tổng chiều dài tuyến khoảng 3,684

km. Ngoài ra, đầu tƣ thêm tuyến đƣờng song hành trên Quốc lộ 1A (đoạn từ Trần Hoàng Na đến

nút giao IC3) với chiều dài khoảng 1,43km lộ giới 28m;

(iii) Xây dựng đƣờng nối Cách Mạng Tháng Tám (QL91) – Đƣờng tỉnh ĐT918 quy mô

chiều dài tuyến khoảng 5,33 km, lộ giới 40m;

(iv) Xây dựng khu dân cƣ phục vụ tái định cƣ: tại quận Ninh Kiều có diện tích khoảng

54,0 ha.

(v) Trang thiết bị quản lý vận hành và h trợ kỹ thuật, nghiên cứu về quản lý giao thông:

đầu tƣ các trang thiết bị phục vụ cho việc thành lập một trung tâm GIS tại Cần Thơ.

Hợp phần 3 – Tăng cường quản lý đô thị thích ứng biến đổi khí hậu - Nền tảng quy hoạch không gian đô thị:

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa lý hoạt động trực tuyến để hình thành công cụ

quản lý đồng bộ, thống nhất, linh hoạt. Bao gồm 3 tiểu hợp phần: thiết lập cơ sở dữ liệu không

gian hạ tầng đô thị (SDI) và hệ thống thông tin về rủi ro thiên tai; Chƣơng trình thành phố mở; Mô

hình thuỷ động lực phòng chống ngập lụt đô thị.

- Hệ thống trợ giúp xã hội phòng chống, khắc phục thiên tai:

+ Tăng cƣờng năng lực trợ giúp xã hội phòng chống, khắc phục thiên tai theo hƣớng kịp

thời, tập trung và minh bạch thông qua Hệ thống trợ giúp xã hội phòng chống, khắc phục thiên tai

cho ngƣời dân bị ảnh hƣởng trên toàn địa bàn thành phố.

+ Cải thiện, điều chỉnh hệ thống trợ giúp xã hội, liên kết mạng lƣới an sinh ứng phó thiên tai

với các biện pháp tài chính thích ứng rủi ro phù hợp để giúp cân đối tài chính lâu dài.

Page 17: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 16

CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

2.1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km

dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng.

Thành phố Cần Thơ không có rừng tự nhiên và cách biển Đông 75 km. Khoảng cách đến các đô

thị khác trong vùng nhƣ sau: Long Xuyên 60km; Rạch Giá 116km; Cà Mau 179km, thành phố Hồ

Chí Minh là 169km.

Vị trí địa lý: 105 độ 13‟ 38” đến 105 độ 50‟ 35” độ Kinh Đông; 09 độ 55‟ 08” đến 10 độ 19‟ 38”

vĩ độ Bắc. Tứ cận nhƣ sau:

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh An Giang.

- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Đặc điểm địa hình

Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi lắng hàng thiên niên kỷ nay

và hiện vẫn còn tiếp tục đƣợc bồi lắng thƣờng xuyên qua nguồn nƣớc có phù sa của dòng sông

Hậu.

Cao độ trung bình khoảng 1,00 – 2,00m dốc từ đất trồng ven sông Hậu, sông Cần Thơ thấp dần

về phía nội đồng (từ Đông Bắc sang Tây Nam). Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng

lƣới sông, kênh, rạch khá dày. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu

nhƣ Cồn Ấu, Cồn Khƣơng, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.

Điều kiện Kinh tế xã hội

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP- giá so sánh 2010) ƣớc đạt 69.514,7 tỷ đồng, tăng 12,05% so

với năm 20131, đạt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng tăng dần tỷ

trọng Khu vực II, III chiếm 92,73%; giảm dần tỷ trọng tỷ trọng Khu vực I chiếm 7,27% trong cơ

cấu kinh tế thành phố, đặc biệt chất lƣợng đƣợc nâng lên khi cả ba khu vực đềutăng trƣởng so với

cùng kỳ2.

Nhờ duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế đã làm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao mức sống

của ngƣời dân thành phố. Ƣớc thực hiện GDP bình quân đầu ngƣời đạt 70,2 triệu đồng, tăng 7,1

triệu đồng so với năm 20133, đạt kế hoạch đề ra; quy USD là 3.298 USD, tăng 294 USD so năm

2013.

Công nghiệp và xây dựng

Thành phố tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, triển khai các biện pháp h trợ phát

triển và giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất cho doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp

1KH năm 2014 tăng 12-12,5%, thực hiện năm 2013 tăng 11,32%); 2Khu vực I tăng 0,95%; khu vực II tăng 10,51%, khu vực III tăng 14,85%. Trong cơ cấu GDP, khu vực I chiếm 7,27%, khu vực II

chiếm 35,79% và khu vực III chiếm 56,94%.

3 KH GDP bình quân đầu ngƣời (giá hiện hành) đạt 70-70,5 triệu đồng; quy USD theo giá hiện hành 3.280-3.330 USD;

Page 18: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 17

hoạt động xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất phù hợp trong tình

hình hiện nay. Kết quả sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển theo hƣớng tích cực, chỉ số sản

xuất công nghiệp ƣớc tăng 8,4% so với năm 20134. Các khu công nghiệp thu hút thêm 05 dự án với

tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 48 triệu USD, nâng tổng số đến nay các khu công nghiệp có 214 dự

án còn hiệu lực5, thuê 567,19 ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 1.919 triệu USD; vốn thực

hiện 852,4 triệu USD, chiếm 44,4% tổng vốn đầu tƣ đăng ký, tổng số lao động đang làm việc tại

các khu công nghiệp là 31.716 lao động, giảm 803 lao động.

Nông nghiệp – lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Tiếp tục phát triển nhân rộng mô hình cánh đồng lớn,tăng cƣờng sử dụng các giống lúa đặc sản, nâng

cao chất lƣợng và giá trị; hình thành sự liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và

ổn định trong sản xuất. Tình hình sản xuất các vụ lúa trong năm đạt khá, diện tích lúa cả năm

xuống giống đƣợc 232.335 ha6, vƣợt 6,7% KH, bằng 98,2% so năm trƣớc; ƣớc sản lƣợng cả năm

đạt 1,423 triệu tấn7, vƣợt 13% KH, tăng 3,9% so năm trƣớc. Giám sát chặt chẽ chăn nuôi, thực

hiện tiêm phòng thƣờng xuyên, định kỳ, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nên chƣa

phát hiện dịch bệnh lớn xảy ra. Kết quả khảo sát cho thấy rằng không có dịch bệnh ở địa

phƣơngPhát triển nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm nhƣ: GlobalGAP,

VietGAP… tăng giá trị hàng hóa, ƣớc cả năm diện tích nuôi thủy sản 13.190 ha, vƣợt 1,5% kế

hoạch, tăng 2,5% so năm trƣớc; tổng sản lƣợng thủy sản nuôi thu hoạch đạt 193.316 tấn, vƣợt

4,5% kế hoạch, tăng 6,7% so năm trƣớc8;

Thương mại - Dịch vụ

Hoạt động nội thƣơng tiếp tục sôi động, bên cạnh các giải pháp, chính sách phù hợp của Chính

phủ, thành phố tổ chức nhiều hoạt động h trợ doanh nghiệp xúc tiến thƣơng mại, kết nối cung cầu

giữa nhà sản xuất - nhà phân phối, hội chợ triển lãm, chƣơng trình đƣa hàng Việt về vùng ngoại

thành… kết hợp với các hình thức khuyến mãi, chiêu thị của doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, các

cửa hàng tiện ích… khuyến khích tiêu dùng, sức mua phục hồi nhanh vào những tháng cuối năm,

tác động thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trƣờng, hình thành ngày càng rõ nét là trung tâm phân

phối lớn, hƣớng đến trở thành trung tâm thƣơng mại của vùng ĐBSCL.

Dân số-lao động

Hiện nay, thành phố đang tập trung các nguồn lực để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

và xã hội.Đảm bảo cho sự phát triển của thành phố trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai, xứng

đáng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung Ƣơng.

Tính đến năm 2010, Thành phố Cần Thơ có tổng số 09 đơn vị hành chính, trong đó, có 05 quận

Ninh Kiều, Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt và 04 huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong

Điền, Thới Lai. Quy mô về diện tích và hiện trạng dân số của các quận, huyện đƣợc thể hiện ở

bảng sau:

4 CN chế biến chế tạo tăng 9,13%, SX và phân phối điện tăng 75,88%; cung cấp nƣớc, quản lý XL rác thải tăng 14,59% 5 Trong đó có 192 dự án đang hoạt động, 16 dự án đang xây dựng và 06 dự án chƣa triển khai. 6 Trong đó; diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân đƣợc 88.007,9 ha, vƣợt 0,2% KH; lúa Hè Thu 81.088,5 ha, vƣợt 1,4% KH; lúa Thu

Đông 63.238,6 ha, vƣợt 26,5% KH. 7 Trong đó: sản lƣợng lúa Đông Xuân thu hoạch 646.129 tấn, vƣợt 1,4% KH; lúa Hè Thu 455.460 tấn, vƣợt 10,5% KH; lúa Thu

Đông 322.010 tấn, vƣợt 52,8% KH 8 Trong đó, diện tích nuôi cá tra 842 ha, đạt 99,1%, bằng 98,4% so năm trƣớc; sản lƣợng thu hoạch 150.444 tấn, vƣợt 0,3% KH,

tăng 5,9% so năm trƣớc.

Page 19: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 18

Bảng 2.1: Quy mô diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố Cần Thơ

STT Quận/huyện

Diện

tích

(km2)

Dân số (người) Mật độ dân

số

(Người/km2) Tổng Nam Nữ

1 Quận Ninh Kiều 29.27 1.232.260 122.533 133.195 8.737

2 Quận Ô Môn 132.22 133.630 67.238 67.392 1.018

3 Quận Bình Thuỷ 70.68 119.158 58.959 60.199 1.686

4 Quận Cái Răng 68.33 91.000 44.667 46.333 1.332

5 Quận. Thốt Nốt 118.01 164.980 82.662 82.278 1.398

6 H. Vĩnh Thạnh 298.23 116.110 58.392 57.718 389

7 H. Cờ Đỏ 311.15 126.069 64.330 61.739 405

8 H. Phong Điền 125.26 101.120 50.330 50.790 807

9 H. Thới Lai 255.81 123.505 63.015 60.490 483

Tổng số 1.408 1.232.260 875

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Cần Thơ – 2014)

Thành phố Cần Thơ với nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Cũng nhƣ các khu vực hội nhập

đa sắc tộc khác, theo thống kê đến hết năm 2009, thành phần dân tộc chủ đạo ở Thành phố là dân

tộc kinh với 1.153.341 ngƣời, chiếm 96,96%; dân tộc Hoa kiều chiếm 1,19%; dân tộc Khmer

chiếm 1,8% và dân tộc khác chiếm 0,05%.

Những nhóm dân tộc bị đô thị hóa và tích hợp vào xu hƣớng đô thị của cuộc sống. Tuy nhiên, theo

bảng 2.2. tỷ lệ ở mức ngƣỡng nghèo và nghèo của các hộ gia đình dân tộc thiểu số là cao hơn so

với hộ gia đình dân tộc Kinh tại thành phố Cần Thơ.

Page 20: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 19

Bảng 2.2: Số hộ nghèo và cận nghèo của Cần Thơ và phân loại dân tộc thiểu số (DTTS)

Stt. Quận/huyệ

n

Số hộ toàn

thành phố

Số hộ cận nghèo và hộ nghèo Số hộ cận nghèo và hộ nghèo DTTS

Số hộ

nghèo Tỷ lệ

Số hộ cận

nghèo Tỷ lệ

Số hộ

DTTS

Số hộ

nghèo

DTTS

Tỷ lệ Số hộ cận

nghèo DTTS Tỷ lệ

1 Quận Ninh

Kiều 64,553 682 1.06 551 0.85 2.518 64 2.54 47 1.87

2 Quận Ô

Môn 33,086 1,547 4.68 1413 4.27 1.272 206 16.19 104 8.18

3 Quận Bình

Thủy 31,112 175 0.56 497 1.6 466 3 0.64 13 2.79

4 Quận Cái

Răng 23,564 278 1.18 566 2.4 530 11 2.08 32 6.04

5 Quận Thốt

Nốt 39,322 1,035 2.63 966 2.53 348 31 8.91 14 4.02

6 Huyện Vĩnh

Thạnh 27,429 838 3.06 1389 5.06 365 43 11.78 95 26.3

7 Huyện Cờ

Đỏ 29,518 1,699 5.76 1911 6.47 2.18 383 17.57 352 16.2

8 Huyện

Phong Điền 25,035 840 3.36 972 3.88 349 23 6.59 27 7.74

9 Huyện Thới

Lai 29,890 1,528 5.11 1554 5.2 934 113 12.1 91 9.74

TP CẦN THƠ 30,3509 8,622 2.84 9,849 3.25 3.6 877 9.79 775 8.65

Page 21: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 20

Lao động và nghề nghiệp

Tổng số: 864.041 ngƣời, trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 650.342

ngƣời hoạt động và ngƣời không lao động là 213.699 ngƣời( học sinh, ngƣời thất nghiệp, nội

trợ…) ( Quan sát hình 1 ) . Số ngƣời làm việc trong ngành chủ yếu: 260.418 ngƣời (trong đó

Nông nghiệp, lâm nghiệp: 250.545 ngƣời và thủy sản: 9.873 ngƣời; ngành công nghiệp và dịch

vụ lần lƣợt là 127.593 ngƣời (công nghiệp khai thác mỏ: 264 ngƣời; công nghiệp chế biến:

83.669 ngƣời; sản xuất điện, nƣớc: 4.571 ngƣời và xây dựng: 39.089 ngƣời) và 262.331 ngƣời

(thƣơng nghiệp, khách sạn, nhà hàng: 144.821 ngƣời, giao thông vận tải, kho bãi, thông tin liên

lạc: 32.811 ngƣời và các ngành khác: 84.699 ngƣời)

Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động dự trữ Cần Thơ

Nghèo đói

Theo báo cáo của 9 tháng đầu năm 2015 đƣợc thực hiện bởi các thành phố Sở LĐTB & XH, cho

thấy tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ ngƣời cận nghèo để giảm dần hàng năm. Trong năm 2012, thành phố

có 19.530 hộ nghèo, chiếm 6,62% và 15.921 hộ cận nghèo với 5,39%. Những con số này đã

giảm trong những năm qua và năm 2014, số hộ nghèo toàn thành phố vẫn còn 11.867 hộ

(3,95%) và gần các hộ nghèo là 11.692 hộ (3,89%), trong đó giảm 50% so với 3 năm liên tiếp

2012-2014 (bảng 2.3).

Bảng 2. 3. Tỷ lệ nghèo đói ở thành phố Cần Thơ

STT Năm

Tỷ lệ nghèo đói Số phần trăm ngƣỡng nghèo

Hộ gia

đình Phần trăm% Hộ gia đình Phần trăm%

1 2012 19.530 6,62 15.921 5,39

2 2013 15.465 5,19 14.282 4,79

3 2014 11.867 3,95 11.692 3,89

Nguồn : Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Cần Thơ_ Tháng 9 2015 )

0

10000

20000

30000

40000

50000

60000

70000

80000

90000

Nội trợ Học sinh Mất sức lao

động

Thất nghiệp Không có

nhu cầu

làm việc

71419

87240

10275

24713 20052

Page 22: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 21

Biểu đồ 2 : Tỷ lệ các hộ cận nghèo và nghèo phân theo dân tộc thiểu số

2.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng

Kết nối giao thông

Hệ thống giao thông đƣờng bộ: Toàn thành phố có 2.762,84km đƣờng, mật độ 2,3km/km2 (nếu

không tính đƣờng xã ấp, toàn thành phố có 698,548km đƣờng, mật độ 0,5km/km2); trong đó có

123,715km quốc lộ; 183,85km đƣờng tỉnh; 332,87 km đƣờng huyện; 153,33km đƣờng đô thị;

1.969,075km đƣờng ấp, xã, khu phố. Với 3,98% mặt đƣờng bê tông nóng, 26,26% nhựa,

27,74% rải đá, 17,44% cấp phối, còn lại là đƣờng đất phần lớn sử dụ ng cho ngƣời đi bộ và xe 2

bánh với quy mô và tải trọng nhỏ.

Hệ thống giao thông đƣờng sông: Mạng lƣới đƣờng thủy trên địa bàn có tổng chiều dài

1.157km, trong đó có khoảng 619km có khả năng vận tải cho loại phƣơng tiện trọng tải từ 30 tấn

trở lên (độ sâu trung bình >2,5m). Gồm: 6 tuyến do Trung ƣơng quản lý (sông Hậu, sông Cần

Thơ, kênh Cái Sắn, kênh Thị Đội, rạch Ô Môn, kênh Xà No) với tổng chiều dài 132,88km, đảm

bảo cho phƣơng tiện trọng tải từ 100 - 250 tấn hoạt động… Bốn tuyến đƣờng sông do thành phố

quản lý là: kênh Thốt Nốt, kênh Bà Đầm, rạch Cầu Nhiếm, rạch Ba Láng với tổng chiều dài

81,45km, đảm bảo cho phƣơng tiện trọng tải từ 30 - 50 tấn hoạt động. Các tuyến đƣờng sông do

quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng chiều dài 405,05km, đảm bảo cho phƣơng tiện trọng

tải từ 15 - 60 tấn hoạt động.

Giao thông hàng không: Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu

Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thƣơng mại các tuyến quốc nội từ ngày 03 tháng

01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010.

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

1.06 4.68 0.56 1.18 2.63 3.06

5.76 3.36 5.11 2.84

2.54 16.19

0.64 2.08

8.91

11.78

17.57 6.59 12.1

9.79

0.85 4.27

1.6 2.4

2.53

5.06

6.47 3.88 5.2

3.25

1.87 8.18

2.79 6.04

4.02

26.03

16.15 7.74 9.74 8.65

Hộ cận nghèo DTTS

Hộ cận nghèo

Hộ nghèo DTTS

Hộ nghèo

Page 23: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 22

Hiện trạng giao thông TP Cần Thơ

Hệ thống các công trình phục vụ giao thông: Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, khởi công vào

tháng 9 năm 2004, đã hoàn thành và đƣa vào sử dụ ng ngày 24 tháng 4 năm 2010. Ngoài ra, hệ

thống cảng của Cần Thơ đang đƣợc nâng cấp, gồm: Cảng Cần Thơ (Cảng Hoàng Diệu) có thể

tiếp nhận tàu tàu biển có tải trọng 10.000 - 20.000 DWT; cảng Trà Nóc có 3 kho chứa lớn với

dung lƣợng 40.000 tấn, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/ năm có thể

tiếp nhận tàu 2.500 DWT. Cảng Cái Cui là cảng mới đƣợc xây dựng có thể phụ c vụ cho tàu từ

10.000 - 20.000 DWT, khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm, đã hoàn thành

công trình giai đoạn I vào tháng 4 năm 2006; đang triển khai đầu tƣ giai đoạn II. Sau khi thực

hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ

là Cảng biển quốc tế tại thành phố Cần Thơ. Nhìn chung, hệ thống giao thông và công trình

phụ c vụ giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện nay. Trong thời

gian tới, thành phố sẽ tiếp tụ c đầu tƣ phát triển hoàn thiện hơn.

Hiện trạng cấp nước

Toàn thành phố hiện có 11 nhà máy cấp nƣớc với tổng công suất 109.500m3/ngày đêm. Phần

lớn trung tâm các xã đều có hệ thống cấp nƣớc từ 10 - 20m3/giờ và các cụ m dân cƣ lớn 50 - 100

hộ có hệ thống nối mạng cấp nƣớc sạch. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tụ c nâng cấp và mở

rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

Khi xem xét các chi tiết của các nguồn nƣớc sinh hoạt của các hộ gia đình trong vùng dự án, kết

quả khảo sát cho thấy: Nƣớc máy có sẵn trong hầu hết các hộ gia đình ở ba huyện chiếm 87,5%,

tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nƣớc giếng khoan chiếm 10,4% ; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nƣớc giếng

đào chiếm 0,6% và tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nƣớc sông / kênh chiếm 12,8%.

Hiện trạng cấp điện.

Hiện nay, thành phố Cần Thơ đƣợc cấp điện chủ yếu từ nguồn điện lƣới quốc gia (qua đƣờng

dây 220KV Cai Lậy - Trà Nóc và Cai Lậy - Rạch Giá) và nhà máy nhiệt điện Trà Nóc (tổng

công suất 193,5MW) cung cấp điện cho thành phố qua đƣờng dây 110KV và 6 trạm biến áp.

Page 24: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 23

Ngoài nguồn cung cấp trên, thành phố đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép xây dựng dự án

Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất cho 4 nhà máy 2.700MW bao gồm: Ô Môn 1:

600MW, Ô Môn 2: 720MW; nhà máy điện FO/khí 660MW và Ô Môn 4: 720MW dự kiến hoàn

thành cả 4 nhà máy vào năm 2013. Trong đó, tổ máy số 1 - nhà máy Ô Môn 1 đã đƣa vào vận

hành vào năm 2009.

Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải

Hệ thống thoát nƣớc của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các phƣờng trung tâm của

quận Ninh Kiều, vừa thoát nƣớc mƣa, vừa thoát nƣớc thải sinh hoạt. Tổng chiều dài hệ thống

thoát nƣớc là 23.509m, đƣờng cống Ø 300-1.200mm và 7.216m các mƣơng xây B=200-500mm.

Nhìn chung, hệ thống thoát nƣớc trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, hệ thống thoát

nƣớc tại các trung tâm thị trấn không đủ năng lực tải.

Vệ sinh môi trường

Khối lƣợng thu gom, vận chuyển rác trong năm 2009 khoảng 146.000 tấn (bình quân m i ngày

400 - 420 tấn). Bãi rác Tân Long tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang quy mô 20 ha đã đƣợc

đầu tƣ xây dựng các hạng mục: hệ thống đê bao cách ly và kênh dẫn, nhà để xe, nhà hành

chánh, nhà kho, nhà đốt rác, hàng rào, cổng, bể nƣớc, tháp nƣớc, hệ thống chiếu sáng, trồng cây

xanh, bãi rác...

Quy trình thu gom rác hiện tại:

Hiện tại rác thải của quận Ninh Kiều trung bình m i ngày đƣợc thu gom với công suất khoảng

296 tấn/ngày, với tỷ lệ thu gom chiếm từ 85 – 90%. Lƣợng rác phát sinh của 3 quận còn lại

khoảng 120 tấn/ngày đạt tỷ lệ thu gom rác từ 30-50% trong m i quận (trong đó: Quận Bình

Thuỷ khoảng 63 tấn/ngày, Quận Cái Răng khoảng 29,5 tấn/ngày, Quận Ô Môn khoảng 27 tấn

/ngày). Nhƣ vậy, tổng khối lƣợng thu gom của 4 quận nằm trong dự án hiện tại đạt khoảng 415

– 420 tấn/ngày. Với khối lƣợng rác thải của 4 quận đƣợc thu gom nhƣ trên thì tỷ lệ rác thải đƣợc

công ty thu gom so với lƣợng rác thải của toàn thành phố Cần Thơ chiếm khoảng 55%.

Qua các số liệu nhƣ trên có thể thấy việc thu gom rác thải trong các khu vực trung tâm của

thành phố nhƣ Ninh Kiều, Bình Thủy đang đƣợc vận hành khá tốt. Các khu vực ở xa trung tâm

thì tỷ lệ thu gom rác không cao do các nguyên nhân sau: do số lƣợng trang thiết bị phục vụ còn

hạn chế, các cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho việc thu gom, ý thức của ngƣời dân

trong việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, chƣa có các biện pháp thu gom rác tại các nơi ở xa một

cách hợp lý...

2.1.3. Hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Cần Thơ thời kỳ 2020 – 2030

2.1.3.1. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển

Mục tiêu tổng quát để phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố hiện đại, thành phố phát

triển với đặc điểm tiêu biểu của khu vực sông và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp vào

năm 2020; trở thành trung tâm kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo, trung tâm khoa học và công

nghệ, y tế và trung tâm văn hóa và thể thao của khu vực đồng bằng sông Cửu Long; trở thành

đầu mối giao thông quan trọng đối với giao thông liên vùng và vận tải quốc tế; trở thành thành

phố trọng điểm giữ vị trí chiến lƣợc về quốc phòng và an ninh quốc gia khu vực Đồng Bằng

Rác

thải

Thùng

chứa tạm

Xe

gom

rác

Điểm

hẹn

Trạm

trung

chuyển

Bãi

chứa

rác

Page 25: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 24

sông Mê Kông và cả nƣớc; trở thành một điểm phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc

thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long9;

Để đạt đƣợc các mục tiêu, quan điểm phát triển của thành phố Cần Thơ nhƣ sau:

- Cơ cấu kinh tế của thành phố theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao

trong giai đoạn đến năm 2020 và định hƣớng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp công nghệ

cao trong giai đoạn sau năm 2020, hƣớng tới và tạo ra các tiềm năng phát triển (cơ sở hạ tầng

quan trọng, lĩnh vực then chốt và sản phẩm , công nghệ và nguồn nhân lực). Cơ cấu kinh tế phát

triển nhanh chóng, đảm bảo sự ổn định, bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội.

- Đầu tƣ cho tăng trƣởng kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu, chủ yếu là chiều sâu. Đầu tƣ tập

trung vào một số lĩnh vực mà thành phố có lợi thế cạnh tranh nhƣ: dịch vụ, du lịch, ngành công

nghiệp với công nghệ cao; chất lƣợng cao, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

2.1.3.2. Hướng phát triển cho ngành công nghiệp

Ngành công nghiệp và xây dựng

a, Công nghiệp

- Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, đầu tƣ theo

hƣớng tập trung thiết bị tân tiến, tiên tiến và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có khả năng

tạo ra tính cạnh tranh cao, đóng góp lớn vào tăng trƣởng kinh tế và tốc độ cao bền vững.

- Tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực có lợi thế mang tính so sánh, thúc đẩy phát triển (công

nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản, thực phẩm - đồ uống, công nghệ sinh học, hóa

chất và các sản phẩm hóa sinh, công nghệ thông tin (phần mềm, kỹ thuật số), ngành công nghiệp

năng lƣợng và vật liệu mới, kỹ thuật và máy xây dựng, xây dựng công nghiệp và sửa chữa tàu)

đầu tƣ theo hƣớng thâm canh, công nghệ cao, công nghệ sạch;

- Ƣu tiên phát triển công nghiệp h trợ, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu,

phụ tùng, phụ kiện, bán thành phẩm cho ngành công nghiệp cung cấp cơ khí, điện tử - tin học,

sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giày dép và các ngành công nghiệp công nghệ cao;

- Đẩy mạnh các kế hoạch triển khai và hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu

tƣ vào Khu công nghiệp Hƣng Phú I, II, Thốt Nốt, Bắc Ô Môn, Ô Môn Điều chỉnh quy hoạch

công nghiệp Thốt Nốt IP để phù hợp với Hồ Chí Minh có kế hoạch đƣờng. Kế hoạch và thực

hiện các trọng tâm ngành công nghiệp công nghệ thông tin để nghiên cứu, phát triển, và sản

phẩm và đào tạo nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin (phần cứng, phần

mềm). Quy hoạch vƣờn ƣơm công nghệ cao và xây dựng Khu công nghệ cao. Lập kế hoạch các

cụm công nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghiệp hóa nông thôn và di dời các cơ

sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cƣ và khu đô thị;

b) Xây dựng

Thúc đẩy đầu tƣ trong các khu đô thị, khu dân cƣ, tái định cƣ đô thị, nhà ở sinh viên, nhà ở cho

ngƣời lao động và có thu nhập thấp, vv Xây dựng và quản lý quy hoạch kiến trúc và quản lý đô

thị tƣơi sáng, sạch, xanh, đẹp, lối sống văn minh đô thị theo tiêu chuẩn của cấp I đô thị.

Dịch vụ

a, Định hƣớng phát triển chung của khu vực dịch vụ

- Xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm thƣơng mại của khu vực. Tập trung phát

triển các dịch vụ truyền thống, ƣu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn, có giá trị

gia tăng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ có thế mạnh và lợi thế nhƣ: Thƣơng mại xuất

Page 26: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 25

khẩu nhập khẩu, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hậu cần, giao thông vận tải, bƣu chính -

viễn thông, dịch vụ kinh doanh, phát triển bất động sản, thị trƣờng chứng khoán, dịch vụ khoa

học và công nghệ;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các khu vực đô thị lớn của ASEAN, châu Á - Thái Bình Dƣơng.

- Tăng cƣờng mối quan hệ giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để

khai thác tốt nhất lợi thế so sánh và phát triển thành phố và thành phố Hồ Chí Minh;

- Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 20,5-21% / năm trong giai đoạn

2011-2015, và khoảng 19-20% / năm 2016-2020

b, Định hƣớng phát triển các ngành dịch vụ

- Thƣơng mại: Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thƣơng mại. Tiếp tục củng cố, đầu tƣ và phát triển

mạng lƣới bán buôn và bán lẻ (siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống ở các huyện, xã, phƣờng,

thị trấn), tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thƣơng mại theo hƣớng tăng cƣờng vai trò của

các trung tâm thƣơng mại khu vực;

- Du lịch: Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của các trung tâm thành phố, thu hút các nguồn

lực mạnh mẽ và đầu tƣ nƣớc ngoài trong phát triển du lịch, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế

quan trọng của thành phố, các trung tâm du lịch của đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du

lịch sinh thái nhƣ khu vƣờn, sông ngòi. Xây dựng đô thị du lịch sinh thái Phong Điền. Tiếp tục

đầu tƣ và sớm hoàn thành một số cơ sở hạ tầng, du lịch, khu du lịch có quy mô lớn và các khu

vui chơi giải trí tổng hợp, xây dựng du lịch sinh thái Âu Hòn, Hòn Khƣơng, xã Tân Lộc. Khai

trƣơng khu du lịch mới, các tour du lịch liên vùng, du lịch quốc tế và phát triển du lịch theo

tuyến đƣờng thủy sông Cửu Long.

Nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển nông thôn mới

Đầu tƣ hệ thống thủy lợi dọc theo bờ sông để ngăn chặn xoắn, trƣợt và tạo cảnh quan. Tập trung

vào kiểm soát xói mòn bờ kè đầu tƣ cho Xóm Chài, sông Trà Niên, sông Ô Môn, sông Trà Nóc,

kè sông Cần Thơ, kênh Xà No, và nạo vét kênh Thốt Nốt.

a) Định hƣớng chung của sự phát triển

- Hình thành các đặc điểm nông nghiệp tiểu khu vực, bao gồm cả vành đai sản xuất thực phẩm

xung quanh đô thị với các ứng dụng công nghệ cao, các trái cây đặc sản kết hợp du lịch, diện

tích lúachất lƣợng cao thâm canh, phát triển chăn nuôi tập trung và nuôi trồng thủy sản, cây con

đƣợc sản xuất cho các thành phố và các tỉnh trong khu vực.

- Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong khu vực, đi đầu trong nghiên cứu - ứng

dụng nông nghiệp công nghệ cao, góp phần cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho thực hiện các

tỉnh mục tiêu phát triển nông nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ở đồng bằng sông Cửu Long và

cả nƣớc . Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình công nghiệp hóa,

đô thị hóa, thực hiện công bằng xã hội, an ninh, quốc phòng, ổn định xã hội và môi trƣờng nông

thôn.

b) Định hƣớng phát triển của ngành

- Trồng trọt: Tăng tỷ trọng giá trị của ngành công nghiệp hiệu quả nhƣ: gạo chất lƣợng cao để

xuất khẩu, rau an toàn, hoa, cây cảnh, hoa quả, cây công nghiệp. Thúc đẩy sự phát triển của sản

xuất lúa gạo, dòng đầu tiên của giống cây ăn quả, hạt rau, và giống hoa.

- Chăn nuôi: Đẩy mạnh sự phát triển chăn nuôi lợn, bò, gà, cách thức tập trung quy mô (trang

trại), đƣa chăn nuôi ra khỏi dân số đô thị và nông thôn, giảm và tăng số lƣợng nông dân trên m i

ngƣời trong gia đình.

- Nuôi trồng thủy sản: Duy trì tốc độ tăng trƣởng cao trên cơ sở của các mô hình nuôi trồng thủy

sản nƣớc ngọt phù hợp với điều kiện sinh thái cho sản phẩm chủ lực: cá tra, tôm càng, cá đồng.

Page 27: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 26

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: khu nông nghiệp dự kiến xây dựng 3 công nghệ cao tại

các trung tâm giống nông nghiệp của thành phố ở Thới Thanh ( huyện Thới Lai), Công ty Sông

Hậu và công ty Cơ Đồ. Xây dựng trạm nông nghiệp với các ứng dụng công nghệ cao, đó là các vệ

tinh của nông nghiệp công nghệ cao ở Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Phong Điền và thực hiện các dự án

thuộc chƣơng trình nông nghiệp công nghệ cao.

- Phát triển nông thôn mới: Để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, đặc biệt chú ý đến các quy

hoạch xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đạt tỷ lệ xã hội tiêu chí nông thôn mới là 30% vào

năm 2015, 70-80% vào năm 2002.

2.1.4. Tình hình biến đổi khí hậu tại Cần Thơ

2.1.4.1. Thông tin về các hiện tượng cực đoan

Cần Thơ nằm ở hạ lƣu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nên thƣờng xuyên hứng chịu tác

động xấu của thiên tai và phải đối mặt với những rủi ro chính nhƣ: ngập lụt, sạt lở, xâm nhập

mặn và giông bão, lốc xoáy… Trong số này, lũ lụt, xói lở bờ sông, ngập lụt do thủy triều và mƣa

lớn, cùng với lốc xoáy, sấm sét là những loại thiên tai có tác động lớn nhất đối với đời sống,

kinh tế, tài sản của ngƣời dân thành phố Cần Thơ. Theo đánh giá của Viện Khoa học Khí tƣợng

thủy văn và Môi trƣờng, trong 30 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở Cần Thơ đã tăng khoảng

0,5 độ C, mực nƣớc cao nhất dâng khoảng 50cm. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho bão, lũ,

hạn hán diễn ra trên địa bàn Cần Thơ ngày càng nhiều.

2.1.4.2 Văn phòng biến đổi khí hậu TP Cần Thơ và các dự án đang thực hiện

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, UBND thành phố Cần Thơ đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện

công tác ứng phó BĐKH theo Quyết định 158 dựa trên quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày

13/8/2010 do một Phó Chủ tịch thành phố làm Trƣởng ban và 16 thành viên khác từ các Sở và

cơ quan liên quan của thành phố. Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham mƣu UBND thành phố trong

các công tác triển khai hiệu quả các nhiệm vụ liên quan theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg

ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tƣớng về việc phê duyệt Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia

ứng phó với Biến đổi khí hậu. Theo đó, Văn phòng công tác biến đổi khí hậu Cần Thơ (CCCO)

cũng đã đƣợc thành lập theo Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 với vai trò là cơ

quan chuyên ngành h trợ Ban chỉ đạo Quyết định 158.

Đến nay, Ban Chỉ đạo đã hợp tác với các tổ chức nhƣ: Viện Nghiên cứu Chuyển đổi Xã hội và

Môi trƣờng (ISET), Thách thức với Thay đổi (CTC), Viện Chiến lƣợc và Chính sách Khoa học

và Công nghệ Quốc gia (NISThành phốASS), Viện Nghiên cứu BĐKH Dragon của Trƣờng Đại

học Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Thủy lợi miền Nam (SIWRR)... triển khai thực hiện các mô

hình dự báo, đánh giá tác động của các kịch bản BĐKH đến thành phố Cần Thơ và đề xuất thực

hiện các giải pháp thích ứng. Qua đó, nhiều dự án đƣợc triển khai thực hiện, góp phần hạn chế

tác hại và thích ứng dần với BĐKH. Điển hình nhƣ: Dự án tăng cƣờng khả năng ứng phó với

BĐKH của thành phố Cần Thơ; Dự án sáng kiến thanh niên, truyền thông; Dự án ứng phó Công

trình xây dựng bờ kè sông Ô Môn khắc phục sạt lở, phát triển đô thị chuẩn bị hoàn thành, chào

mừng 10 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng. BĐKH dựa vào cộng đồng; dự án

chống ngập ở phƣờng An Bình; dự án nâng cao khả năng chống chịu của thành phố Cần Thơ để

ứng phó với xâm nhập mặn do BĐKH gây ra... đã và đang triển khai thực hiện, góp phần nâng

cao nhận thức, ứng phó BĐKH của mọi tầng lớp nhân dân.

Dự án "Tăng cƣờng khả năng ứng phó với BĐKH của thành phố Cần Thơ" thực hiện từ năm

2010 đến nay, nhƣ: cung cấp nƣớc sạch cho ngƣời dân cồn Sơn (quận Bình Thủy), khảo sát xây

dựng khu tái định cƣ tại ấp Bờ Bao, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh;

Page 28: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 27

Nổi bật nhất là những dự án, chƣơng trình phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần

ứng phó BĐKH mà thành phố đã và đang thực hiện 10 năm qua. Dự án Nâng cấp đô thị Thành

phố Cần Thơ với tổng kinh phí đầu tƣ trên 39 triệu USD đã mở rộng, nâng cấp 62 hẻm, cải tạo

hồ Xáng Thổi, rạch Tham Tƣớng

Thành phố Cần Thơ cũng đã phê duyệt đồ án "Quy hoạch phòng, chống sạt lở các sông rạch trên

địa bàn thành phố Cần Thơ", do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ

thực hiện, với kinh phí trên 2.030 tỉ đồng. Đồ án gồm các giải pháp chủ yếu: củng cố hiện trạng,

áp dụng các giải pháp phòng ngừa, phòng tránh, nhằm hạn chế tối thiểu mức độ thiệt hại do sạt

lở gây ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2015;

Hội thi nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu: Ngày 7- 8/4/2012 tại công viên Bãi Cát, thành

phố Cần Thơ diễn ra chƣơng trình truyền thông cộng đồng "Nông dân VN với biến đổi khí hậu

(BĐKH)" với chủ đề "Nông nghiệp xanh- nông sản sạch". Chƣơng trình có sự tham gia của 18

đội thi, là đại diện của Hội Nông dân các tỉnh thành phía Nam (Thành phố.HCM, Tây Nam bộ

và Đông Nam bộ).

Hội thi này là một hoạt động mang tính cộng đồng kết hợp nhiều hình thức truyền thông nhằm

giúp các đội thi và cộng đồng hiểu thêm về nguyên nhân, tác hại và các giải pháp thích ứng với

BĐKH; nhất là ảnh hƣởng của BĐKH đến SX nông nghiệp.

Chƣơng trình góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự quan tâm của ngƣời dân về môi

trƣờng, trồng trọt, tác hại của BĐKH... bởi chính bà con nông dân là đối tƣợng chịu nhiều tác

động của BĐKH... Trong khuôn khổ hội thi, chúng tôi còn mở rộng các hình thức tuyên truyền

tại Thành phố.Cần Thơ và các vùng phụ cận.

2.1.4.3 Các dự án có liên quan đến biến đổi khí hậu đã và đang triển khai

Chương trình Phân tích thế mạnh đô thị ở Cần Thơ

Chƣơng trình Đô thị Thích ứng Biến đổi khí hậu đƣợc Nhóm Ngân hàng Thế giới khởi động vào

tháng 12 năm 2013 nhằm giúp cho các thành phố nâng cao khả năng sẵn sàng thích ứng với

những tình huống mới, cũng nhƣ chống chọi và phục hồi nhanh chóng từ những ảnh hƣởng liên

quan đến biến đổi khí hậu, thiên tai, những biến động lớn và các tình huống căng thẳng khác.

Chƣơng trình đóng vai trò bảo trợ cho việc phân tích, đƣa ra cơ sở, lý do cũng nhƣ h trợ các

chính quyền địa phƣơng trong việc đƣa nội dung thích ứng biến đổi khí hậu thành một phần của

chƣơng trình chung về quản lý đô thị của mình.

Dự án Xây dựng kế hoạch ứng phó quản lý rủi ro lũ lụt tại thành phố Cần Thơ

Theo dự báo thành phố Cần Thơ sẽ là một trong những địa phƣơng bị ảnh hƣởng lớn do biến đổi

khí hậu (BĐKH) và nƣớc biển dâng. Để ứng phó với rủi ro này, thành phố Cần Thơ đã hợp tác

cùng Ngân hàng Thế giới (WB) nghiên cứu Dự án “ Xây dựng kế hoạch ứng phó toàn diện cho

quản lý rủi ro lũ lụt tổng hợp tại Cần Thơ”.

Nhiệm vụ cụ thể là cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lƣợng môi trƣờng của từng khu vực

trọng điểm đã đƣợc quan trắc để phục vụ các yêu cầu trƣớc mắt của các cấp quản lý nhà nƣớc về

bảo vệ môi trƣờng; cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thƣờng hay các nguy cơ ô nhiễm, suy

thoái môi trƣờng; xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lƣợng môi trƣờng phục vụ việc lƣu trữ, cung

cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia.

Dự án nâng cao năng lực ứng phó BĐKH cho cộng đồng ngƣời Khơ-me nghèo ở

phường Châu Văn Liêm – Thành phố Cần Thơ

Phƣờng Châu Văn Liêm thuộc quận Ô Môn là địa bàn có nhiều ngƣời Khơ-me nghèo sinh sống.

Ngƣời dân sinh sống ở đây (trong các cụm nhà ở đƣợc h trợ theo dự án 134) thƣờng xuyên phải

đối mặt với rủi ro về ngập lụt khi triều cƣờng và điều kiện sống khó khăn: thiếu điện, thiếu nƣớc

Page 29: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 28

sạch và thu nhập không ổn định. Thực hiện dự án sẽ giải quyết đƣợc các vấn đề nâng cao nhận

thức của ngƣời dân về phòng chống rủi ro do thiên tai và sự tham gia của ngƣời dân trong giải

quyết các vấn đề ngập lụt và chuyển biến sinh kế, thu nhập, giải quyết các vấn đề nghèo của

cộng đồng.

Dự án cộng đồng khu vực Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa quận BìnhThủy thành

phố Cần Thơ nâng cao năng lực ứng phó BĐKH và thoát nghèo

Cồn Sơn thuộc địa bàn quản lý của quận Bình Thủy nổi lên giữa sông Hậu - đƣợc ví nhƣ một ốc

đảo. Ngƣời dân sinh sống ở đây thƣờng xuyên phải đối mặt với rủi ro về ngập lụt trong mùa lũ

(đƣợc bảo vệ bằng hệ thống đê bao quanh cồn). Thiếu điện, thiếu nƣớc sạch và sản xuất, thu

nhập không ổn định. Thực hiện dự án sẽ giải quyết đƣợc các vấn đề nâng cao nhận thức của

ngƣời dân về phòng chống rủi ro do thiên tai và sự tham gia của ngƣời dân trong giải quyết các

vấn đề ngập lụt và chuyển biến sinh kế, thu nhập, giải quyết các vấn đề nghèo của cộng đồng.

Dự án nâng cao năng lực chống ngập lụt dựa vào cộng đồng đô thị quận Bình Thủy

Bình Thủy là quận trung tâm của Cần Thơ, đô thị có nhiều chuyển biến nhƣng vẫn còn nhiều địa

bàn đối mặt với nhiều vấn đề "nóng" về ngập lụt đô thị và sinh kế ngƣời nghèo cụ thể là các

phƣờng An Hòa, Long Tuyền và Thới An Đông. Thực hiện dự án sẽ giải quyết đƣợc các vấn đề

nâng cao nhận thức của ngƣời dân về BĐKH và sự tham gia của ngƣời dân trong giải quyết các

vấn đề ngập lụt đô thị và chuyển biến sinh kế, thu nhập, giải quyết các vấn đề nghèo của cộng

đồng.

2.1.5 Các dự án liên quan

Trong những năm qua, Tp. Cần Thơ cùng với sự h trợ của Chính phủ, các nhà tài trợ và tổ chức

tín dụng quốc tế đã và đang triển khai thực hiện nhiều chƣơng trình và dự án phát triển cho khu

vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tp. Cần Thơ nói riêng. Các dự án này đã và đang

đem lại những hiệu quả rõ rệt cho việc phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của ngƣời

dân cũng nhƣ giảm nghèo trong đô thị. Ngoài ra, để hƣởng tới việc phát triển lâu dài và bền

vững cho thành phố Cần Thơ Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 366 của về xây dựng và

phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009-2015. Một danh mục với tổng số 66 công trình dự

án để ƣu tiên đầu tƣ ƣớc tổng mức đầu tƣ khoảng 79.820 tỷ đồng. Trong đó, một số công trình

đã và đang đầu tƣ nhƣ: Nâng cấp và mở rộng sân bay Quốc tế Cần Thơ (giai đoạn 1), Nâng cấp

mở rộng cụm cảng Cần Thơ, Nâng cấp Quốc lộ 91, Trung tâm điện lực Ô Môn, Trƣờng Cao

đẳng nghề khu vực, Trung tâm y tế kỹ thuật cao, Trung tâm thể dục thể thao vùng ĐBSCL,

Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ, Trƣờng trung cấp du lịch vùng ĐBSCL, Trung tâm giới

thiệu việc làm khu vực ĐBSCL, Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng Cần Thơ, Kè sông

Cần Thơ và một số công trình khác. Trong đó, 2 dự án Kè sông Cần Thơ sử dụng vốn trái phiếu

(đoạn từ Cái Khế đến đƣờng Ngô Đức Kế và phía bờ bên trái thuộc quận Cái Răng) và Dự án

Nâng cấp Quốc lộ 91 có ảnh hƣởng trực tiếp đến dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng

cƣờng khả năng thích ứng của đô thị thông qua việc tạo các công trình trong các Dự án này

thành hành lang kiểm soát ngập lụt tại phía Bắc và phía Đông của khu trung tâm thành phố Cần

Thơ. Các công trình trong 2 Dự án trên đã và đang đƣợc triển khai và có các yếu tố kỹ thuật về

cốt cao độ, quy mô phù hợp với việc kiểm soát ngập úng trong trung tâm thành phố Cần Thơ.

Việc liên kết với các dự án đƣợc sử dụng các nguồn vốn tài trợ và có cùng mục tiêu về nâng cấp,

phát triển đô thị, quản lý ngập lụt, quản lý nguồn nƣớc, thu gom xử lý nƣớc thải, giảm nghèo đô

thị đã đƣợc nghiên cứu để đảm bảo không có sự trùng lắp về đầu tƣ giữa các dự án cũng nhƣ

việc đầu tƣ dự án này sẽ góp phần bổ sung, phối hợp với các dự án khác nhằm giúp cho thành

phố Cần Thơ phát huy một cách tối đa các hiệu quả của các dự án đã đem lại. Cụ thể sự liên hệ

đó đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2. Error! Bookmark not defined. Các dự án liên quan

Page 30: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 29

Dự án Nguồn

vốn

Thông tin dự án Tác động xã hội Mối liên hệ với Dự án

Dự án Nâng cấp

đô thị thành phố

Cần Thơ

(VUUP1)

Ngân

hàng

Thế giới

Dự án Nâng cấp đô thị thành phố

Cần Thơ (VUUP1) từ năm 2002 –

2014, với nguồn vốn ƣu đãi IDA

là 38,5 triệu USD, dự án này đƣợc

triển khai trên địa bàn của 11

phƣờng thuộc quận Ninh Kiều và

quận Bình Thủy

Dự án góp phần giảm nghèo đô thị thông qua chƣơng

trình nâng cấp cơ sở hạ tầng (cải tạo hệ thống thoát

nƣớc, đƣờng nội bộ, kênh rạch và hệ thống thoát

nƣớc, các trƣờng mầm non, trạm y tế…) trong khu

vực đô thị của thành phố Cần Thơ, mang lại cho

khoảng 450.000 ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi. Dự án có

6 hạng mục chính

Các hạng mục công trình về nâng cấp các tuyến hẻm, cải tạo lại

một số kênh rạch đã xuống cấp và bị bồi lắng…sẽ đóng một vai

trò quan trọng trong việc cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, điều

kiện sống, nâng cao năng lực thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng

cho khu vực các phƣờng trung tâm của thành phố Cần Thơ. Tuy

nhiên do nguồn vốn có hạn nên dự án VUUP1 chỉ tập trung chủ

yếu vào việc nâng cấp các khu vực dân cƣ trong một số phƣờng

trung tâm của quận Ninh Kiều, cải tạo một số kênh rạch chịu

trách nhiệm tiêu thoát nƣớc chính về phía Bắc thành phố Cần

Thơ nhƣ rạch Cái Khế, rạch Tham Tƣớng, rạch Bần, rạch Cầu

Chùa, Hồ Xáng Thổi và thay thế, đầu tƣ thêm các tuyến cống

nằm tại một số các tuyến đƣờng chính…Dự án VUUP 1 đã giải

quyết đƣợc một phần các nhu cầu về kiểm soát ngập lụt tại khu

vực trung tâm quận Ninh Kiều nhƣng để giải quyết một cách tổng

thể và triệt để vấn đề ngập lụt cho một khu vực rộng lớn hơn thì

các hạng mục công việc trong Dự án này sẽ cần phải đƣợc bổ

sung và h trợ với các đề xuất về kiểm soát ngập lụt, cải tạo hệ

thống thoát nƣớc trong các dự án khác nhƣ dự án KFW, Dự án

NUUP và nhất là dự án CTUDR đang đƣợc đề xuất.

Dự án Nâng cấp

đô thị vùng

Đồng bằng sông

Cửu Long-tiểu

dự án thành phố

Cần Thơ

(MDR-UUP)

Ngân

hàng

Thế giới

Dự án Nâng cấp đô thị vùng

ĐBSCL (MDR-UUP) thực hiện

từ năm 2012 – 2017 bao gồm 06

tỉnh thành, trong đó, Tiểu dự án

TP Cần Thơ đƣợc h trợ 69,95

triệu USD từ nguồn IDA để tiếp

tục đầu tƣ nâng cấp đô thị. Dự án

gồm 5 hợp phần

Mục tiêu giảm nghèo các khu vực đô thị bằng việc

cải thiện điều kiện sống và môi trƣờng, áp dụng

phƣơng pháp có sự tham gia của cộng đồng... Tại TP

Cần Thơ, ngoài những mục tiêu trên, dự án còn góp

phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng chung

của toàn thành phố, nâng cao điều kiện và chất lƣợng

cuộc sống cho ngƣời dân nghèo đô thị. Theo đó, mở

rộng quy mô và khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ

sở hạ tầng cơ bản nhƣ thoát nƣớc, cấp nƣớc, vệ sinh

môi trƣờng, giao thông tại các khu vực dân cƣ có thu

nhập thấp; Quản lý bền vững hạ tầng cơ sở đô thị,

nhà đất, từng bƣớc cụ thể hóa chƣơng trình nâng cấp

đô thị quốc gia... tổng diện tích các khu vực đƣợc đầu

tƣ nâng cấp hơn 494 ha.

Khi xem xét trong tổng thể thành phố, dự án này mới chỉ mở

rộng nâng cấp các khu thu nhập thấp ra các quận vùng ven là Ô

Môn, Cái Răng và đầu tƣ hệ thống tiêu thoát tại hồ Bún Xáng và

một số rạch nhƣ rạch Ng ng, rạch Sao…các tuyến kênh rạch cấp

1, 2 mang chức năng tiêu thoát, kiểm soát ngập vẫn chƣa đƣợc

đầu tƣ. Hệ thống thoát nƣớc của các đƣờng trục chính trong khu

vực trung tâm quận Ninh Kiều đƣợc đầu tƣ từ lâu đời, không đảm

bảo chức năng thoát nƣớc trong thời điểm hiện nay và vấn đề này

vẫn chƣa đƣợc giải quyết thông qua các Dự án về nâng cấp đô

thị. Bên cạnh đó, trong cả 2 dự án về nâng cấp đô thị đều tập

trung về việc nâng cấp cho các khu dân cƣ hiện có nên việc kết

nối, mở rộng, phát triển không gian đô thị vẫn chƣa đƣợc đề xuất.

Nhƣ vậy, có thể thấy các Dự án Nâng cấp đô thị đã tập trung giải

quyết cho các vấn đề bức xúc trƣớc mặt và cho những khu vực

dân cƣ nhỏ chứ chƣa giải quyết một cách tổng thể cho các vấn đề

về ngập lụt và vệ sinh môi trƣờng của cả thành phố Cần Thơ.

Page 31: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 30

Dự án Nguồn

vốn

Thông tin dự án Tác động xã hội Mối liên hệ với Dự án

Dự án thoát

nƣớc và xử lý

nƣớc thải thành

phố Cần Thơ

(vay vốn KFW)

Ngân

hàng tái

thiết

Đức

KfW

Dự án đã thực hiện, tập trung vào

công tác thu gom và xử lý nƣớc

thải tại trung tâm quận Ninh Kiều

và quận Cái Răng

Dự án tập trung vào công tác thu gom và xử lý nƣớc

thải trong trung tâm quận Ninh Kiều và quận Cái

Răng với các hạng mục sau :

o Trạm bơm Rạch Ng ng

o Các tuyến cống thu gom nƣớc thải trên địa bàn

quận Ninh Kiều;

o Tuyến cống và trạm bơm chuyển tải nƣớc thải về

nhà máy: xây dựng trên địa bàn quận Cái Răng;

o Nhà máy xử lý nƣớc thải: diện tích 24,9 ha đặt

tại khu vực Thạnh Thắng, phƣờng Phú Thứ,

quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

Nƣớc thải từ các khu vực hƣởng lợi của dự án CTUDR, đặc biệt

là quận Ninh Kiều sẽ đƣợc thu gom và đƣợc bơm vào nhà máy

xử lý nƣớc thải do dự án KfW đầu tƣ để xử lý. Hệ thống thoát

nƣớc tại khu vực đô thị trung tâm quận Ninh Kiều của dự án

CTUDR sẽ đƣợc kết nối và liên kết với các hệ thống thoát nƣớc

của dự án KfW

Nhƣ vậy các dự án phát triển hạ tầng đã và đang triển khai tại TP Cần Thơ trong thời gian vừa qua đã góp phần cải thiện vấn đề vệ sinh môi trƣờng và ngập lụt

tại khu vực dự án nói riêng và TP Cần Thơ nói chung. Với Dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ (VUUP1) thông qua hoạt động nâng cấp các khu vực dân

cƣ trong một số phƣờng trung tâm của quận Ninh Kiều, cải tạo một số kênh rạch tiêu thoát nƣớc chính về phía Bắc thành phố Cần Thơ nhƣ rạch Cái Khế, rạch

Tham Tƣớng, rạch Bần, rạch Cầu Chùa, Hồ Xáng Thổi và xây dựng mới các tuyến cống trên các tuyến đƣờng chính…đã giúp giải quyết một phần các nhu cầu

về kiểm soát ngập lụt tại khu vực trung tâm quận Ninh Kiều. Dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long-tiểu dự án thành phố Cần Thơ có tiến

hành đầu tƣ hệ thống tiêu thoát tại hồ Bún Xáng và một số rạch nhƣ rạch Ng ng, rạch Sao, góp phần giải quyết ngập lụt cho bộ phận nhỏ khu dân cƣ trong khu

vực dự án. Đối với Dự án thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải thành phố Cần Thơtập trung vào công tác thu gom và xử lý nƣớc thải tại trung tâm quận Ninh Kiều và

quận Cái Răng.

Theo đó, những công trình của 03 dự án trên kết hợp với các hạng mục của hai hợp phần thuộc Dự án Phát triển Đô thị TP Cần Thơ và tăng cƣờng khả năng

thích ứng của đô thị sẽ giải quyết tổng thể và triệt để vấn đề ngập lụt và vệ sinh môi trƣờng của TP Cần Thơ.

Page 32: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 31

2.2. Thông tin kinh tế-xã hội của khu vực dự án

Dự án đƣợc thực hiện tại 3 huyện của thành phố Cần Thơ, trong đó có Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái

Răngvới 16 phƣờng.

2.2.1 Thông tin kinh tế xã hội trên những phường bị ảnh hưởng

2.2.1.1. Đất hiện tại

Nhìn chung tình hình sử dụng đất tại các phƣờng trong dự án có xu hƣớng thu hẹp diện tích đất

nông nghiệp. Trong đó, một số phƣờng nhƣ An Cƣ, Tân An, An Phú, hiện không còn đất nông

nghiệp đây là những phƣờng nằm vị trí trung tâm của thành phố. Tỷ lệ đất nông nghiệp hiện còn

trong các phƣờng của dự án chiếm khoảng 52,5% và đất phi nông nghiệp là 47,5%. Cụ thể diện

tích đất của các phƣờng nhƣ sau:

Bảng 2. 4 :Tổng diện tích đất của các phường nằm trong vùng dự án

Loại đất

Tổng

diện

tích

(ha)

1. Đất

Nông

nghiệp

2. Phi

Nông

nghiệp

Trong đó

2.1 Đất

thổ cƣ

2.2. Đất

chuyên

dùng

2.3 Đất

chƣa sử

dụng

2.4 Đất

khác

Q. Bình

Thủy

Long Tuyền 1472.12 1217.31 254.81 54.65 0 0 200.16

An Thới 384.96 84.63 300.33 104.24 180.54 15.55

Long Hòa 1462.66 1215.16 247.5 45.01 132.52 0.19 69.78

Quận

Cái

Răng

Phú Thứ 2154.77 1087.97 1066.80 358.43 391.17 0 317.2

Hƣng Phú 755.38 200.41 554.97 103.94 157.40 0 293.63

Hƣng Thạnh 947.11 467.24 479.87 164.18 213.78 99.39 2.44

Lê Bình 236.71 113.02 123.69 43.74 45.7 0 34.25

Q. Ninh

Kiều

An Cƣ 61.05 0 61.05 29.14 24.68 0 7.23

Tân An 55.64 0 55.64 10.92 27.46 0 17.26

Cái Khế 324.78 199.02 125.76 99.1 17.08 9.58 0

An Nghiệp 35.05 3.18 31.87 18.68 12.33

An Phú 49 0 49 39.2 9.8

An Hội 33.35 0 33.35 N/A N/A N/A N/A

Hƣng Lợi 335.37 57.78 277.59 141.62 91.93 44.04

An Khánh 441 54 387 220 0 0 167

Xuân Khánh 208.9 4.38 204.52 N/A N/A N/A N/A

Tổng 8957.85 4704.1 4253.75 1432.85 1294.59 109.16 1178.34

Page 33: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 32

Loại đất

Tổng

diện

tích

(ha)

1. Đất

Nông

nghiệp

2. Phi

Nông

nghiệp

Trong đó

2.1 Đất

thổ cƣ

2.2. Đất

chuyên

dùng

2.3 Đất

chƣa sử

dụng

2.4 Đất

khác

Tỷ lệ (%)

52.51 47.49

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

2.2.2 Dân số và lao động

Dân số tại 16 phƣờng nằm trong vùng khảo sát khoảng 32 6926 ngƣời, trong đó tỷ lệ nam chiếm

khoảng 48,4% và nữ là 51,6%. Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên khoảng 0,7%/năm. Tổng số hộ tại 19

phƣờng 74398 hộ, trung bình số nhân khẩu 4,4 khẩu/hộ. Tổng số khu tại 19 phƣờng là 124 khu trong

đó 63 khu nằm trong vùng dự án.

Cụ thể thông tin tại các phƣờng nhƣ sau:

Bảng 2. 5: Dân số - số hộ tại các phường

Nội dung Dân số - Nam - Nữ

Tỷ lệ

tăng

DS tự

nhiên

Tổng số

hộ toàn

phƣờng

Bình

quân

nhân

khẩu/

hộ

Tổng số

khu

trong

phƣờng

Tổng số

khu nằm

trong

vùng dự

án

Q.

Bình

Thủy

Long Tuyền 16818 7893 8925 N/A 4177 4.0 6 2

An Thới 15752 8105 7647 N/A 4467 3.5 5 3

Long Hòa 17418 8704 8714 0.8 4254 4.1 7 5

Q.

Cái

Răng

Phú Thứ 18013 7144 10869 0.9 4473 4.0 14 7

Hƣng Phú 17806 8826 8980 N/A 4110 4.3 11 1

Hƣng

Thạnh 10320 5779 4541 0.1 2622 3.9 6 2

Lê Bình 15414 7511 7903 0.8 3471 4.4 8 3

Q.

Ninh

Kiều

An Cƣ 20442 9544 10898 0.7 3530 5.8 6 4

Tân An 7070 3959 3111 0.7 1266 5.6 3 1

An Lạc 12187 N/A N/A N/A 2920 4.2 6 3

An Hòa 29856 N/A N/A N/A 8268 3.6 5 2

Cái Khế 22968 11086 11882 0.7 4803 4.8 8 2

An Nghiệp 7332 3618 3714 0.7 1468 5.0 3 3

An Phú 9897 1120 8777 0.6 2140 4.6 4 4

Page 34: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 33

Nội dung Dân số - Nam - Nữ

Tỷ lệ

tăng

DS tự

nhiên

Tổng số

hộ toàn

phƣờng

Bình

quân

nhân

khẩu/

hộ

Tổng số

khu

trong

phƣờng

Tổng số

khu nằm

trong

vùng dự

án

An Hội 9699 4634 5065 0.8 1726 5.6 4 4

Hƣng Lợi 25625 14350 11275 N/A 5862 4.4 6 5

An Khánh 23681 12068 11613 N/A 6083 3.9 6 6

An Bình 21376 9524 11852 N/A 4826 4.4 8 3

Xuân

Khánh 25252 14052 11200 N/A 3932 6.4 8 3

Tổng 326926 137917 146966 74398 4.4 124 63

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Tình hình lao động tại địa phƣơng: Chỉ có 11/19 phƣờng có thông tin về dân số trong độ tuổi lao

động. Ƣớc tính dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 60,2%.

Bảng 2. 6. Dân số - lao động tại các phƣờng

Nội dung Dân số - Nam - Nữ

Dân số

trong

độ tuổi

lao

động

Số

ngƣời có

việc làm

Tỷ lệ dân

số trong

độ tuổi

lao động

Tỷ lệ

có việc

làm

Q. Bình

Thủy

Long

Tuyền 16818 7893 8925 7565 N/A 45.0 N/A

An Thới 15752 8105 7647 N/A N/A N/A N/A

Long Hòa 17418 8704 8714 7730 N/A 44.4 N/A

Q. Cái

Răng

Phú Thứ 18013 7144 10869 8011 7911 44.5 98.8

Hƣng Phú 17806 8826 8980 N/A 17206 N/A N/A

Hƣng

Thạnh 10320 5779 4541 6396 6278 62.0 98.2

Lê Bình 15414 7511 7903 11868 5839 77.0 49.2

Q. Ninh

Kiều

An Cƣ 20442 9544 10898 12292 N/A 60.1 N/A

Tân An 7070 3959 3111 N/A N/A N/A N/A

An Lạc 12187 N/A N/A N/A N/A N/A N/A

An Hòa 29856 N/A N/A N/A N/A N/A N/A

Page 35: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 34

Nội dung Dân số - Nam - Nữ

Dân số

trong

độ tuổi

lao

động

Số

ngƣời có

việc làm

Tỷ lệ dân

số trong

độ tuổi

lao động

Tỷ lệ

có việc

làm

Cái Khế 22968 11086 11882 20786 N/A 90.5 N/A

An Nghiệp 7332 3618 3714 3083 3040 42.0 98.6

An Phú 9897 1120 8777 N/A N/A N/A N/A

An Hội 9699 4634 5065 7883 N/A 81.3

Hƣng Lợi 25625 14350 11275 10234 10160 39.9 99.3

An Khánh 23681 12068 11613 N/A N/A N/A N/A

An Bình 21376 9524 11852 16026 N/A 75.0

Xuân

Khánh 25252 14052 11200 N/A N/A N/A N/A

Tổng 326926 137917 146966 111874 50434 60.2 88.8

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Dân tộc Kinh chiếm thành phần chủ yếu tại các phƣờng nằm trong vùng dự án chiếm khoảng

96,3%, 2,6% số hộ là dân tộc Hoa và 1% là dân tộc Khmer. Bên cạnh đó, số hộ là dân tộc Tày,

Ấn, Thái, Chăm, Mƣờng, Ê đê cũng có tại các phƣờng, xong tỷ lệ này chiếm không nhiều.

Nhƣ đã nêu trong phần 2.1. các nhóm dân tộc đang bị đô thị hóa và hội nhập vào xu hƣớng đô thị

của cuộc sống. Tuy nhiên, theo bảng 2.2. tỷ lệ ngƣỡng nghèo và nghèo của các hộ gia đình dân tộc

thiểu số là cao hơn so với hộ gia đình dân tộc Kinh tại thành phố Cần Thơ, nhƣng sự khác nhau thì

thấp hơn ở 3 huyện bị ảnh hƣởng đô thị. Do đó, đặc biệt cần chú ý đến các nhóm này để giảm

thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa lợi ích.

Page 36: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 35

Bảng 2. 7 . Thành phần các dân tộc tại các phường khảo sát

Nội dung Tổng

số hộ

số hộ

dân

tộc

Kinh

Số hộ

dân

tộc

Hoa

Số hộ

dân tộc

Khmer

Tày Ấn Thái Chăm Mƣờng Ê đê

1. Quận Bình Thủy

Long Tuyền 4177 4143 27 7 0 0 0 0 0 0

An Thới 4467 4363 44 57 0 0 2 1 0 0

Long Hòa 4254 4216 8 29 1 0 0 0 0 0

2. Quận Cái Răng

Phú Thứ 4473 4444 17 10 0 0 0 0 1 1

Hƣng Phú 4110 4035 47 28 0 0 0 0 0 0

Hƣng Thạnh 2622 2607 11 4

Lê Bình 3471 3136 301 33 0 0 0 1 0 0

3. Quận Ninh Kiều

An Cƣ 3530 3295 187 48 0 0 0 0 0 0

Tân An 1266 865 391 10 0 0 0 0 0 0

Cái Khế 4803 4611 105 80 2 5 0 0 0 0

An Nghiệp 1468 1366 79 19 0 0 1 3 0 0

An Phú 2140 2128 12

An Hội 1726 1635 77 12 0 2 0 0 0 0

Hƣng Lợi 5862 5717 81 64 0 0 0 0 0 0

An Khánh 6083 5929 95 59 0 0 0 0 0 0

An Bình 4826 4733 68 25 0 0 0 0 0 0

Xuân Khánh 3932 3676 119 137 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

2.2.3 Kinh tế và nghèo đói

Cơ cấu kinh tế: Dự án nằm trong khu vực thành phố do vậy, cơ cấu kinh tế các phƣờng có xu

hƣớng dịch chuyển sang dịch vụ, thƣơng mại/buôn bán chiếm tới 71,2%, tiếp đến 15,4% là nông,

lâm thủy sản và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 13,4%.

Một số phƣờng nhƣ Long Hòa ( 61%), Phú Thứ (82%) hiện cơ cấu kinh tế là Nông nghiệp vần

còn nhiều. Trong khi đó tại các phƣờng thuộc quận Ninh Kiều dƣờng nhƣ kinh tế liên quan tới

Nông nghiệp có xu hƣớng dịch chuyển về mức 0%, Phƣờng An Khánh ( 5%), An Bình (1%) cơ

cấu kinh tế là Nông nghiệp, đối với các phƣờng khác tỷ lệ này là 0%.

Page 37: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 36

Từ kết quả theo biểu mẫu thông tin có sẵn cho thấy, mức bình quân thu nhập các hộ dân tại các

phƣờng nằm trong vùng dự án là 43,3 triệu đồng/ngƣời/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có xu hƣớng giảm dần trong 3 năm từ 2012 đến 2014.Sự chênh lệch

giữa nhóm hộ nghèo và cận nghèo không đáng kể. Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều tập trung

tại các phƣờng An Bình (2,09%), Phú Thứ 1,97%, Long Hòa 1,84%. Hộ cận nghèo tập trung tại

các phƣờng Phú Thứ 4,73%, Lê Bình 2,29% và An Bình 2,03%.

2.2.4 Cơ sở hạ tầng tại địa phương

Hệ thống điện chiếu sáng trong các ngõ xóm, khu dân cư

Nhìn chung, các trục đƣờng chính của các phƣờng đều đƣợc kết nối 100% với mạng lƣới hệ thống

chiếu sáng công cộng của thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên trong các ngõ hẻm hiện nay vẫn còn một

số hẻm chƣa có điện chiếu sáng.

Hệ thống đường giao thông

Chất lƣợng giao thông đƣờng bộ trong những năm gần đây đƣợc cải thiện nhƣng chƣa đáng kể. Tỷ

lệ nhựa hóa và bê tông hóa toàn phƣờng đạt chƣa cao nên chƣa phục vụ tốt hơn nhu cầu vận

chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân. Vẫn còn một số tuyến đƣờng đất, đá cần đƣợc đầu tƣ nâng

cấp mở rộng trong thời gian tới. Những phƣờng trung tâm thành phố nhìn chung hệ thống đƣờng

giao thông tƣơng đối hoàn chỉnh. Một số phƣờng nằm xa trung tâm hệ thống đƣờng giao thông

hiện đã xuống cấp.

Trạm y tế và trường học

Hầu hết các trạm y tế của các phƣờng đều đạt tiêu chuẩn theo qui định. Tuy nhiên vẫn còn một số

phƣờng trạm y tế hiện đang mƣợn nhờ nhà UBND phƣờng hoặc chƣa đảm bảo/xuống cấp nhƣ

2.25

1.61

1.04

2.61

1.91 1.55

năm 2012 năm 2013 năm 2014

Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo năm 2012-

2013-2014 tại các phƣờng nằm trong vùng

dự án

Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo

13.4%

15.4%

71.2%

Cơ cấu kinh tế các phƣờng nằm trong vùng

dự án

CN, TCN Nông, lâm, thủy sản Dịch vụ, thƣơng mại

Page 38: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 37

phƣờng Hƣng Phú, Hƣng Thạnh trạm y tế đang nằm trung với phƣờng, phƣờng Lê Bình trạm y tế

đã xuống cấp. Trạm y tế đã đƣợc xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp. Bên cạnh đó, do việc nâng

cấp các tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo, hiện mặt nền thấp hơn mặt đƣờng khoảng 1m, không còn

đáp ứng đƣợc nhu cầu khám và điều trị bệnh. Từ đó, cần đƣợc đầu tƣ xây dựng mới để đáp ứng

nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trƣờng học tại các phƣờng nhìn chung cũng đã đảm bảo theo tiêu chuẩn. Một số phƣờng trƣờng

học hiện đang xây dựng/cải tạo lại để đạt chuẩn và cũng còn một số trƣờng đã xuống cấp cần xây

dựng, cải tạo lại.

Chợ và Trung tâm thương mại

Số phƣờng có chợ lớn hay trung tâm thƣơng mại có rất ít trong các phƣờng nằm trong vùng dự án:

Trên địa bàn các phƣờng đều có những chợ tạm/chợ cóc. Đây là những điểm chợ mà ngƣời dân

trong cộng đồng phàn nàn về tình trạng ô nhiễm môi trƣờng của các khu vực chợ này ảnh hƣởng

tới đời sống của dân cƣ xung quanh chợ.Tuy nhiên, thói quen thƣờng ngày mua bán tại các chợ

tạm/chợ cóc là điều khó có thể bỏ đối với ngƣời dân.

Dự án sẽ ảnh hƣởng tới chợ ở phƣờng Tân An. Dự án sẽ xây một chợ mới. Cuộc họp tham vấn đã

đƣợc tiến hành để tối thiểu hóa những tác động tiêu cực đối với các hộ gia đình kinh doanh trong

chợ.

Hệ thống thoát nước

Nhìn chung tại các tuyến phố chính, mặt đƣờng đều đã có hệ thống thoát nƣớc cống tập trung. Tuy

nhiên do hệ thống thoát nƣớc chƣa đồng bộ giữa các ngõ, hẻm với đƣờng trục chính nên gây ra

tình trạng ngập khi mƣa xuống, nƣớc thoát không kịp là điều dễ thấy ở các phƣờng nằm trong

vùng dự án hiện nay:

Hệ thống cấp nước

Hầu hết các phƣờng nằm trong vùng dự án hiện nay đã có hệ thống cấp nƣớc máy. Một số phƣờng

vẫn còn các hộ dân chƣa có nƣớc máy kéo tới tận nhà, ngƣời dân vẫn sử dụng nƣớc giếng đào,

giếng khoan.

Rác thải – Nhà vệ sinh và vệ sinh môi trường

Rác thải sinh hoạt tại các khu dân cƣ trong các phƣờng đƣợc thu gom đúng qui định: 100%. Các

hẻm nhỏ rác đƣợc tập kết đầu hẻm nơi đơn vị thu gom đến gom rác. Trung bình m i 1 hộ trong

hẻm hàng tháng đóng tiền thu gom rác thải là 15 nghìn/hộ/tháng đối với các hộ ngoài mặt đƣờng

là 30 nghìn/hộ/tháng

Khu vui chơi và nhà văn hóa cộng đồng

Gần nhƣ các phƣờng nằm trong dự án đều thiếu các khu vui chơi dành cho cộng đồng. Ngoại trừ

một số phƣờng trung tâm nhƣ…hiện đã có các điểm vui chơi.Và đây cũng là điểm vui chơi qui tụ

ngƣời dân của các phƣờng khác đến.

Khảo sát cũng cho thấy, hầu hết các phƣờng đều đã có nhà văn hóa cộng đồng, nhà thông tin cộng

đồng. Tuy nhiên một số nhà văn hóa do xây dựng khá lâu nên tình trạng xuống cấp đã và đang

diễn ra.

Page 39: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 38

2.2.5 Tác động của Biên đổi khí hậu trong khu vực Dự án

Tình trạng biến đổi khí hậu

Tình trạng triều cƣờng có tính phổ biến tại các phƣờng nằm trong vùng dự án.Triều cƣờng thƣờng

xuất hiện vào tháng 9-10 hàng năm.Trung bình m i ngày triều cƣờng lên 2 lần.

Đối với các phƣờng có kênh, rạch, sông, kè chạy qua phƣờng thì tình trạng sạt lở bờ sông, kè cũng

đƣợc ngƣời dân phản ánh rất nhiều. Điều này nguy cơ tiềm ẩn tới tính mạng, nhà cửa của các hộ

sống ven các khu vực này

Những ứng phó với Biến đối khí hậu

Nhìn chung những ứng phó với BĐKH tại các địa phƣơng hiện nay chỉ mang tính đơn lẻ, tùy từng

địa phƣơng có các cách xử trí khác nhau. Hàng năm những địa phƣơng nào có xảy ra tình trạng sạt

lở kênh rạch…đều đƣợc từ phía quận h trợ đầu tƣ tài chính nhƣng không nhiều. Do vậy, chính

quyền các phƣờng thƣờng phải huy động nguồn vốn đóng góp trong dân nhƣ quỹ ứng phó phòng

chống bão lụt từ 10-30 nghìn đồng/hộ hoặc tùy tâm đóng góp của các hộ gia đình. Các công việc

liên quan tới ứng phó BĐKH tại các phƣờng chủ yếu nhƣ gia cố bờ kênh, sông, rạch. Di dời các

hộ tại nơi có nguy cơ bị sạt lở sang nơi ở tạm, thành lập riêng 1 đội phòng chống bão lũ…

Page 40: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 39

2.3. Kết quả khảo sát KTXH hộ gia đình

2.3.1 Thông tin chung

Số hộ khảo sát và nhân khẩu

Tƣ vấn đã tiến hành khảo sát kinh tế xã hội trên 4% tổng số hộ dân của 7 địa điểm nghiên cứu, với

cỡ mẫu là 3425 hộ/ 74389 hộ. Trong 3425 hộ khảo sát có 14830 hiện đang sống trong hộ gia

đình, bình quân nhân khẩu/hộ hiện cùng ăn, cùng ở từ 6 tháng/năm, ƣớc tính 4,3 ngƣời/hộ. Căn

cứ vào số hộ tại m i phƣờng mà tỷ lệ phiếu khảo sát ở các phƣờng có sự khác nhau:

Bảng 2. 8 Số hộ khảo sát tại các phường

Quận Phƣờng Số hộ Số hộ khảo sát

Quận Bình Thủy 12898 579

An Thới 4467 199

Long Tuyền 4177 180

Long Hoa 4254 200

Quận Ninh Kiều 46824 2064

Cái Khế 4803 200

An Hội 1726 95

An Cƣ 3530 158

Tân An 1266 100

An Hòa 8268 306

An Nghiệp 1468 140

An Lạc 2920 144

An Phú 2140 118

Xuân Khánh 3932 193

An Khánh 6083 233

Hƣng Lợi 5862 174

An Bình 4826 203

14676 782

Quận Cái Răng Hƣng Phú 4110 201

Hƣng Thạnh 2622 156

Lê Bình 3471 199

Phú Thứ 4473 226

Tổng 74398 3425

Page 41: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 40

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Giới tính người trả lời

Để đảm bảo tính cân bằng Giới trong khảo sát, chính vì vậy số lƣợng mẫu ngƣời trả lời là nam

giới và nữ giới có tỷ lệ tƣơng đối bằng nhau. 55,2% ngƣời trả lời là nam giới và 44,8% là nữ giới.

Cụ thể tại các quận nhƣ sau:

Bảng 2. 9. Giới tính người trả lời

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Nam Số lƣợng 344 1084 464 1892

Tỷ lệ (%) 58.4% 52.8% 59.3% 55.2%

Nữ Số lƣợng 245 970 318 1533

Tỷ lệ (%) 41.6% 47.2% 40.7% 44.8%

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Tuổi người trả lời

Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 3425 ngƣời tham gia phỏng vấn, ngƣời trả lời ở độ tuổi từ

26 - 55 tuổi là chủ yếu (chiếm 58,4%); tiếp đó là nhóm ngƣời có độ tuổi từ 55 trở lên (chiếm

39,1%), chỉ có tỷ lệ nhỏ 2,5% ngƣời tham gia trả lời nào dƣới 25 tuổi. Độ tuổi của những ngƣời

tham gia trả lời bảng hỏi đƣợc thống kê nhƣ sau:

Bảng 2. 10. Tuổi người trả lời

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

< 25 tuổi Số lƣợng 9 63 15 87

Tỷ lệ (%) 1.5% 3.1% 1.9% 2.5%

26-35 tuổi Số lƣợng 60 155 90 305

Tỷ lệ (%) 10.2% 7.5% 11.5% 8.9%

36-45 tuổi Số lƣợng 124 385 196 705

Tỷ lệ (%) 21.1% 18.7% 25.1% 20.6%

46-55 tuổi Số lƣợng 164 603 223 990

Tỷ lệ (%) 27.8% 29.4% 28.5% 28.9%

55-65 tuổi Số lƣợng 171 626 178 975

Page 42: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 41

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Tỷ lệ (%) 29.0% 30.5% 22.8% 28.5%

> 65 tuổi Số lƣợng 61 222 80 363

Tỷ lệ (%) 10.4% 10.8% 10.2% 10.6%

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Quan hệ với chủ hộ

Ngƣời trả lời tham gia khảo sát chủ yếu là chủ hộ chiếm khoảng 73,6%, trong đó quận Cái Răng

83% ngƣời trả lời khảo sát là chủ hộ, Ninh Kiều 71,8% và Bình THủy 67,2%. 13,1% ngƣời trả lời

là vợ hoặc chồng của chủ hộ. Việc chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ là ngƣời tham gia chính khảo

sát có ý nghĩa quan trọng, điều này cho thấy tính tin cậy cao đối với các câu hỏi đƣợc khảo sát. Cụ

thể quan hệ với chủ hộ của ngƣời trả lời nhƣ sau:

Bảng 2. 11. Quan hệ với chủ hộ

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Chủ hộ Số lƣợng 396 1475 649 2520

Tỷ lệ (%) 67.2% 71.8% 83.0% 73.6%

Vợ/chồng chủ hộ Số lƣợng 132 245 72 449

Tỷ lệ (%) 22.4% 11.9% 9.2% 13.1%

Con Số lƣợng 57 268 53 378

Tỷ lệ (%) 9.7% 13.0% 6.8% 11.0%

Bố/mẹ Số lƣợng 2 25 2 29

Tỷ lệ (%) .3% 1.2% .3% .8%

Khác Số lƣợng 2 41 6 49

Tỷ lệ (%) .3% 2.0% .8% 1.4%

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Trình độ học vấn

Theo kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 3425 ngƣời tham gia phỏng vấn, ngƣời có trình độ

PTTH chiếm tỷ lệvới 36,6%; tiếp đó ngƣời có trình độ cấp 2 chiếm 34,2% trong số hộ gia đình

Page 43: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 42

đƣợc khảo sát. Số ngƣời có trình độ cao đẳng/đại học chiếm 7,4%. Cụ thể trình độ học vấn của

ngƣời trả lời theo từng quận đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng dƣới đây:

Bảng 2. 12 . Học vấn người trả lời

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Mù chữ Số lƣợng 13 4 2 19

Tỷ lệ (%) 2.2% .2% .3% .6%

Tiểu học Số lƣợng 170 260 272 702

Tỷ lệ (%) 28.9% 12.7% 34.8% 20.5%

THCS Số lƣợng 239 628 306 1173

Tỷ lệ (%) 40.6% 30.6% 39.1% 34.2%

THPT Số lƣợng 141 933 179 1253

Tỷ lệ (%) 23.9% 45.4% 22.9% 36.6%

Cao đẳng/TC nghề Số lƣợng 8 41 3 52

Tỷ lệ (%) 1.4% 2.0% .4% 1.5%

Đại học Số lƣợng 14 168 19 201

Tỷ lệ (%) 2.4% 8.2% 2.4% 5.9%

Trên đại học Số lƣợng 4 20 1 25

Tỷ lệ (%) .7% 1.0% .1% .7%

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Thành phần dân tộc

Khảo sát cho thấy có 3 nhóm dân tộc chính sinh sống tại các quận/phƣờng nằm trong vùng dự án.

Dân tộc Kinh vẫn chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn 96,1%. Tiếp đến là dân tộc Hoa chiếm 2,5% số ngƣời

đƣợc hỏi, 1,3% là dân tộc Khmer. Dân tộc Khmer và Hoa sống tập trung nhiều tại quận Ninh

Kiều. Cụ thể nhóm các dân tộc đã khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2. 13 . Thành phần dân tộc hộ gia đình

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Kinh Số lƣợng 572 1943 778 3293

Page 44: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 43

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Tỷ lệ (%) 97.1% 94.6% 99.5% 96.1%

Hoa Số lƣợng 14 68 4 86

Tỷ lệ (%) 2.4% 3.3% .5% 2.5%

Khmer Số lƣợng 2 41 0 43

Tỷ lệ (%) .3% 2.0% .0% 1.3%

Khác Số lƣợng 1 2 0 3

Tỷ lệ (%) .2% .1% .0% .1%

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Nghề nghiệp

Việc xác định nghề nghiệp của chủ hộ ở đây có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự ổn định

trong đời sống sinh hoạt của ngƣời dân.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 3425 hộ tham gia trả lời phỏng vấn, tỷ lệ hộ trả lời công

việc của họ đang làm là lao động tự do/làm thuê chiếm tới 27,4% trong mẫu khảo sát. Tiếp dến

26,6% trả lời hiện công việc là buôn bán/dịch vụ. và 18,5% trả lời hiện cán bộ nghỉ hƣu. Tỷ lệ là

cán bộ CNVC không nhiều khoảng 18,5% trong mẫu khảo sát, điều này tập trung nhiều tại Quận

Ninh Kiều là 15,3%. Tỷ lệ nghề nghiệp của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn tại các quận đƣợc

trình bày chi tiết trong bảng dƣới đây:

Bảng 2. 14 Nghề nghiệp người trả lời

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Nông nghiệp Số lƣợng 119 18 141 278

Tỷ lệ (%) 20.2% .9% 18.0% 8.1%

Buôn bán/dịch vụ Số lƣợng 108 615 188 911

Tỷ lệ (%) 18.3% 29.9% 24.0% 26.6%

Nghỉ hƣu/nội trợ Số lƣợng 101 455 76 632

Tỷ lệ (%) 17.1% 22.2% 9.7% 18.5%

Cán bộ CNVC Số lƣợng 47 315 73 435

Tỷ lệ (%) 8.0% 15.3% 9.3% 12.7%

Lao động đƣợc Số lƣợng 181 499 259 939

Page 45: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 44

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

thuê/làm thuê

Tỷ lệ (%) 30.7% 24.3% 33.1% 27.4%

Không có việc làm Số lƣợng 17 66 40 123

Tỷ lệ (%) 2.9% 3.2% 5.1% 3.6%

Khác Số lƣợng 16 86 5 107

Tỷ lệ (%) 2.7% 4.2% .6% 3.1%

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Qui mô hộ gia đình

Theo kết quả từ khảo sát 3425 hộ gia đình với 14830 nhân khẩu, trung bình số nhân khẩu/hộ

khoảng 4,3 ngƣời. Kết quả khảo sát cho thấy, quy mô hộ gia đình tại địa bàn dự án ở mức trung

bình, trong đó số hộ có quy mô từ 3 – 4 ngƣời chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,9%; số hộ từ 1 đến 2

ngƣời chiếm tỷ lệ 13,4% đây đƣợc coi là số hộ ít ngƣời/neo đơn dễ bị tổn thƣơng chủ yếu là ngƣời

già. Số hộ gia đình có 5 ngƣời trở lên chiếm khoảng 35,7%. Quy mô các hộ gia đình trong diện

khảo sát đƣợc phân bố cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2. 15 . Quy mô hộ gia đình

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Từ 1-2 ngƣời Số lƣợng 63 270 125 458

Tỷ lệ (%) 10.7 13.1 16.0 13.4

3-4 ngƣời Số lƣợng 309 1000 434 1743

Tỷ lệ (%) 52.5 48.7 55.5 50.9

tu 5 trở lên Số lƣợng 217 784 223 1223

Tỷ lệ (%) 36.8 38.1 28.5 35.7

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Hộ có quy mô nhân khẩu lớn nhất trong khu vực dự án là 12 ngƣời, đây là những hộ gia đình đông

con hoặc có 2 - 3 thế hệ cùng sống chung dƣới một mái nhà.

Page 46: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 45

Số hộ sống trong cùng một ngôi nhà

Kết quả khảo sát cho thấy, xu hƣớng gia đình hạt nhân, 1 thế hệ sống chủ yếu trong cùng một ngôi

nhà chiếm tới 95,1%. Quận Bình Thủy có tỷ lệ cao nhất là 97,1%. Tỷ lệ 2 hộ gia đình sống trong

cùng 1 nóc nhà chỉ chiếm 4% ( 137 hộ). Trong 1 nóc nhà có quy mô hộ lớn nhất trong khu vực dự

án là 7 hộ ( 1 hộ ). Cụ thể số hộ sống chung trong một ngôi nhà tại các quận nhƣ sau:

Bảng 2. 16 . Số hộ sống chung cùng một nóc nhà

Số hộ Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

1 Số lƣợng 572 1939 746 3257

Tỷ lệ (%) 97.1 94.4 95.4 95.1

2 Số lƣợng 16 92 29 137

Tỷ lệ (%) 2.7 4.5 3.7 4.0

3 Số lƣợng 0 15 5 20

Tỷ lệ (%) 0.0 0.7 0.6 0.6

4 Số lƣợng 1 4 0 5

Tỷ lệ (%) 0.2 0.2 0.0 0.1

5 Số lƣợng 0 4 0 4

Tỷ lệ (%) 0.0 0.2 0.0 0.1

6 Số lƣợng 0 2 2 4

Tỷ lệ (%) 0.0 0.1 0.3 0.1

7 Số lƣợng 0 1 0 1

Tỷ lệ (%) 0.0 0.0 0.0 0.0

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3414

Tỷ lệ (%) 100 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Điều kiện đời sống của hộ gia đình

Tài sản: Giá trị các loại tài sản trong m i gia đình phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của

họ. Đối với các tài sản là các vật dụng thiết yếu và các loại tài sản có giá trị không cao thƣờng gặp

ở các hộ gia đình có mức sống trung bình, ngƣợc lại các hộ gia đình thuộc nhóm khá giả và giàu

thƣờng sử dụng các loại tài sản có giá trị. Có thể thấy ti vi màu là phƣơng tiện thông tin đại chúng

mang tính phổ biến, chính vì vậy có tới 96,7% số hộ sở hữu; xe máy 94,4%; tủ lạnh 76,1%; ô tô

2,4%. Tình trạng sở hữu đồ dùng của các hộ gia đình đƣợc thể hiện chi tiết trong bảng dƣới đây:

Bảng 2. 17. Tài sản trong gia đình

Page 47: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 46

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Bà ghế đắt tiền Số lƣợng 112 386 134 632

Tỷ lệ (%) 19.0% 18.8% 17.1% 18.5%

Xe máy Số lƣợng 558 1948 726 3232

Tỷ lệ (%) 94.7% 94.9% 92.8% 94.4%

Xe đạp Số lƣợng 351 1048 304 1703

Tỷ lệ (%) 59.6% 51.0% 38.9% 49.7%

Radio Số lƣợng 80 464 57 601

Tỷ lệ (%) 13.6% 22.6% 7.3% 17.5%

TV màu Số lƣợng 574 1987 750 3311

Tỷ lệ (%) 97.5% 96.7% 95.9% 96.7%

Tủ lạnh Số lƣợng 435 1712 460 2607

Tỷ lệ (%) 73.9% 83.3% 58.8% 76.1%

Máy giặt Số lƣợng 252 1355 215 1822

Tỷ lệ (%) 42.8% 66.0% 27.5% 53.2%

Điện thoại Số lƣợng 557 1812 670 3039

Tỷ lệ (%) 94.6% 88.2% 85.7% 88.7%

Điều hòa Số lƣợng 106 602 80 788

Tỷ lệ (%) 18.0% 29.3% 10.2% 23.0%

Ô tô Số lƣợng 11 62 8 81

Tỷ lệ (%) 1.9% 3.0% 1.0% 2.4%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ khá và giàu, có nhu cầu sử dụng các loại vật dụng và

thiết bị đắt tiền, sang trọng. Đây là những gia đình buôn bán, kinh doanh dịch vụ, và một số ít là

các cán bộ công chức nhà nƣớc. Đối với các vật dụng khác, ít có giá trị kinh tế hơn nhƣ: quạt điện,

đài, tivi và đầu video không có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm hộ chỉ có sự khác biệt về giá trị

của các loại tài sản này giữa các nhóm hộ có mức sống khác nhau.

Nhà ở: Trong các hộ gia đình là một phần phản ánh tình hình kinh tế của hộ gia đình đó khá giả,

trung bình hay nghèo. Điều kiện kinh tế của các hộ ngày càng có xu hƣớng khá hơn, loại hình nhà

ở có xu hƣớng đƣợc lựa chọn xây dựng trong vài năm trở lại đây là nhà một tầng mái đổ bê tông

hoặc hai tầng kiên cố. Nhà ở cũng tách riêng với bếp và các công trình phụ nhƣ nhà tắm hoặc nhà

vệ sinh.Ngôi nhà các hộ đang ở đều đƣợc xây dựng trên đất hợp pháp, có sổ đỏ và thuận lợi giao

thông, dịch vụ y tế, giáo dục và đa số đều trên đất thổ cƣ từ lâu đời.

Page 48: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 47

Trong khảo sát 3425 hộ cho thấy, xu hƣớng chung nhà của các hộ gia đình là “ nhà bán kiên cố”

chiếm 58%. Tiếp đến 36,7% hộ gia đình có g nhà kiên cố. Trong khảo sát tỷ lệ (4,5%) có 153 hộ

gia đình hiện đang ở trong các căn nhà “tạm”. Số hộ ở nhà 2 tầgn và trên 2 tầng chiếm tỷ lệ khiêm

tốn 3,4%. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2. 18. Nhà ở của gia đình

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Kiên cố Số lƣợng 175 961 121 1257

Tỷ lệ (%) 29.7% 46.8% 15.5% 36.7%

Bán kiên cố Số lƣợng 370 1002 615 1987

Tỷ lệ (%) 62.8% 48.8% 78.6% 58.0%

Nhà tạm/lều/lán Số lƣợng 31 80 42 153

Tỷ lệ (%) 5.3% 3.9% 5.4% 4.5%

Khác Số lƣợng 13 11 4 28

Tỷ lệ (%) 2.2% .5% .5% .8%

Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Vị trí nhà ở

Xác định vị trí ngôi nhà đang sử dụng của các hộ gia đình là rất cần thiết, phục vụ công tác tham

vấn ý kiến cộng đồng về phƣơng án thực hiện các hạng mục có liên quan tới dự án cũng nhƣ là

các chính sách và phƣơng án bồi thƣờng, h trợ phù hợp cho các hộ bị ảnh hƣởng khi thực hiện dự

án.

Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2. 19 Vị trí nhà ở của các hộ gia đình trong cỡ mẫu điều tra

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Mặt đƣờng/mặt phố Số lƣợng 234 555 154 943

Tỷ lệ (%) 39.7% 27.0% 19.7% 27.5%

Trong ngõ/hẻm rộng hơn 5m Số lƣợng 31 149 27 207

Tỷ lệ (%) 5.3% 7.3% 3.5% 6.0%

Trong ngõ/hẻm rộng từ 3-5 m Số lƣợng 89 521 81 691

Tỷ lệ (%) 15.1% 25.4% 10.4% 20.2%

Page 49: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 48

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Trong ngõ/hẻm rộng từ 2-3 m Số lƣợng 124 480 223 827

Tỷ lệ (%) 21.1% 23.4% 28.5% 24.2%

Trong ngõ/hẻm rộng < 2m Số lƣợng 106 327 295 728

Tỷ lệ (%) 18.0% 15.9% 37.7% 21.3%

Khác Số lƣợng 5 20 2 27

Tỷ lệ (%) .8% 1.0% .3% .8%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Trong tổng số 3425 hộ trong mẫu điều tra, có 943 hộ chiếm khoảng 27,5% trả lời vị trí ngôi nhà

đang ở trong ngõ/hẻm rộng hơn 5m. 827 hộ chiếm khoảng 24,2% trả lời rằng vị trí của ngôi nhà

nằm trong ngõ/hẻm rộng 2 đến 3m.

Sàng lọc nhóm dễ bị tổn thương

Đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong khu vực dự án bao gồm: (i) ngƣời dân tộc thiểu số (chủ yếu là

ngƣời Khơme); (ii) nhóm phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó khan và có ngƣời phụ thuộc và (iii)

ngƣời tàn tật

- Người dân tộc thiểu số: Trong 04 huyện/quận dự án không có cụm cộng đồng ngƣời dân

tộc thiểu số sinh sống riêng biệt, chỉ có một số hộ Khơ me, ngƣời Hoa sinh sống xen kẽ

cùng với cộng đồng ngƣời kinh. Do đó không cần chuẩn bị kế hoạch hành động đặc thù

cho nhóm đối tƣợng này

- Nhóm phụ nữ đơn thân có người phụ thuộc và có hoàn cảnh khó khăn: có 490 hộ thuộc đối

tƣợng này và có thu nhập chủ yếu từ lao động tự do, nguồn thu không ổn đình, mặc dù

chính quyền địa phƣơng đã cho họ tham gia học các lớp sơ cấp nghề (làm móng (nail),

trang điểm, làm tóc) tại quận với kinh phí h trợ 10.000/ngày/học viên và 15.000 ngày/học

viên đối với hộ nghèo và cận nghèo, thời gian đào tạo 45-60 ngày. Tuy nhiên thực tế tay

nghề từ các khóa đào tạo này không cao và khả năng tìm việc từ các nghề này cũng hạn

chế. Do đó hiệu quả từ các chƣơng trình đào tạo này rất thấp.

- Người tàn tật: Trong khu vực dự án có một số hộ bị chất độc da cam và hiện đƣợc nhận

các trợ cấp xã hội, cũng có một số nữ tàn tật và hiện làm các công việc giản đơn tại nhà

(thêu, may). Tuy nhiên số lƣợng này không nhiều, do đó, không cần chuẩn bị kế hoạch

hành động đối với nhóm này.

Trong 3425 hộ đƣợc khảo sát tại 19 phƣờng cho thấy, tỷ lệ hộ có phụ nữ làm chủ hộ chiếm 13,6%

trong số nhóm hộ dễ bị tổn thƣơng. Trong đó, tại quận Ninh Kiều (15,1%) có tỷ lệ cao hơn so với

quận Cái Răng (12,6%) và Bình Thủy (9,6%). Tiếp đến là tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 5,8%, 2,4% là

hộ nghèo. Cụ thể nhƣ sau:

Page 50: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 49

Bảng 2. 20 . Hộ dễ bị tổn thương

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Hộ chính sách Số lƣợng 41 162 31 234

Tỷ lệ (%) 7.0% 7.9% 4.0% 6.8%

Hộ nghèo Số lƣợng 5 53 23 81

Tỷ lệ (%) .8% 2.6% 2.9% 2.4%

Hộ có ngƣời khuyết tật Số lƣợng 30 50 10 90

Tỷ lệ (%) 5.1% 2.4% 1.3% 2.6%

Hộ cận nghèo Số lƣợng 22 133 43 198

Tỷ lệ (%) 3.7% 6.5% 5.5% 5.8%

Hộ có phụ nữ làm chủ hộ Số lƣợng 56 311 98 465

Tỷ lệ (%) 9.6% 15.1% 12.6% 13.6%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Thu nhập và chi tiêu

Hiện trạng hộ gia đình theo tiêu chí của điều tra viên:

Do đặc thù của m i điểm dự án có tình hình kinh tế khác nhau.Chính vì vậy, quan điểm kinh tế hộ

gia đình ở m i nơi cũng có sự khác nhau. Có thể kinh tế của hộ gia đình này đƣợc coi là khá giả

nhƣng khi sang vùng khác có thể hộ gia đình đó lại trở thành kinh tế trung bình. Chính vì vậy, vai

trò của các điều tra viên trong việc xếp loại kinh tế của hộ gia đình hết sức quan trọng. Điều tra

viên sẽ dựa trên các căn cứ sau để xếp loại kinh tế hộ gia đình dựa vào các căn cứ sau:

- Căn cứ vào tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn của MOLISA của từng phƣờng báo cáo

- Căn cứ theo quan điểm từ phía chính quyền địa phƣơng về đời sống, kinh tế của các hộ gia

đình (thu nhập, chi tiêu/hộ/tháng, tài sản, tiện nghi sinh hoạt trong hộ gia đình, nghề nghiệp,

con cái….)

- Trong quá trình đi phỏng vấn hộ gia đình, điều tra viên cần quan sát điều kiện kinh tế của hộ

gia đình; nhƣ nhà ở, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình. Từ đó xác định hộ gia đình đó thuộc

diện nào.

Dựa vào các căn cứ trên, kết quả của 3425 hộ với thu nhập của hộ nghèo theo quan điểm của điều

tra viên có mức thu nhập khoảng 992.000 vnđ/ngƣời/tháng, chiếm khoảng 6,9% (227 hộ) so với

tổng số hộ, hộ trung bình thu nhập khoảng 1.671.000 VNĐ/ngƣời/tháng 74,8% (2561 hộ), hộ khá

giả chiếm 18,3% ( 627 hộ), thu nhập khoảng 2.208.000 VNĐ/ngƣời/tháng.

Page 51: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 50

Bảng 2. 21. Tương quan kinh tế hộ gia đình với thu nhập và chi tiêu

Kinh tế

hộ

Số nhân

khẩu

Chi

tiêu/hộ/tháng

Thu

nhập/hộ/tháng

BQ chi

tiêu/ngƣời/

tháng

BQ thu

nhập/ngƣời/t

háng

Nghèo Mean 4.1 3300.42 4105.91 797 992

N 237 237 237

Trung

bình

Mean 4.3 5087.06 7186.96 1183 1671

N 2561 2561 2561

Khá, giả Mean 4.5 6533.65 9980.06 1445 2208

N 627 627 627

Tổng Mean 4.3 5228.25 7485.08 1207 1729

N 3425 3425 3425

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Rõ ràng khi đánh giá theo mức sống, nhóm hộ nghèo chính là nhóm hộ có nguy cơ bị tổn thƣơng

cao, vì họ không có đủ tiền trang trải cho cuộc sống, chi tiêu trong các khu đô thị, nguồn thu của

họ phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố và rủi ro của thị trƣờng khi họ phải làm những công việc không

ổn định để kiếm sống,…Do vậy. trong quá trình thực hiện các hạng mục công trình của dự án, đối

tƣợng là hộ nghèo, hộ dễ bị tổn thƣơng cần phải đƣợc quan tâm xác đáng vì nếu phải tái định cƣ,

di dời đến nơi ở mới thì cơ hội để phục hồi thu nhập và duy trì cuộc sống cho các hộ này là rất khó

khăn.

Bảng 2. 22 . Hiện trạng hộ gia đình với các quận

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Nghèo Số lƣợng 28 167 42 237

Tỷ lệ (%) 4.8% 8.1% 5.4% 6.9%

Trung bình Số lƣợng 387 1541 633 2561

Tỷ lệ (%) 65.7% 75.0% 80.9% 74.8%

Khá giả Số lƣợng 174 346 107 627

Tỷ lệ (%) 29.5% 16.8% 13.7% 18.3%

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Page 52: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 51

Chú thích: Mean = giá trị trung bình; N = Trường hợp. Số liệu trên đã được làm tròn với ĐVT

1000 đồng

Thu nhập và chi tiêu

Kết quả khảo sát từ việc thu thập thông tin về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình đôi khi gặp

rất nhiều khó khăn đối với các điều tra viên. Bởi lẽ tâm lý chung của ngƣời trả lời thƣờng không

muốn công bố nguồn thu nhập của gia đình mình, đây cũng là vấn đề có tính tế nhị trong m i gia

đình ngƣời Việt. Do vậy, ở chừng mực nào đó những kết quả số tiền về thu nhập và chi tiêu cũng

chỉ mang tính tƣơng đối.

Bảng 2. 23 Thu nhập và chi tiêu theo bình quân người/tháng tại các phường

Quận Số nhân

khẩu

Chi

tiêu/hộ/

tháng

Thu

nhập/hộ/t

háng

BQ chi

tiêu/ngƣời/

tháng

BQ thu

nhập/ngƣời/

tháng

Bình Thủy Mean 4.3 4696 6850 1090 1589

N 589 589 589

Ninh Kiều Mean 4.5 5755 8253 1290 1850

N 2054 2054 2054

Cái Răng Mean 4.0 4247 5948 1062 1487

N 782 782 782

Tổng Mean 4.3 5228 7485 1207 1729

N 3425 3425 3425

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Chú thích: Mean = giá trị trung bình; N = Trường hợp. Số liệu trên đã được làm tròn với ĐVT

1000 đồng

Kết quả trên đây cho thấy:

Nhìn chung, tỷ lệ chi thƣờng chiếm 2/3 so với mức thu của hộ gia đình/tháng. Tính bình quân

thu nhập của 3425 hộ khảo sát cho thấy mức thu nhập bình quân khoảng 7,4 triệu

đồng/hộ/tháng và mức chi khoảng 5,2 triệu/hộ/tháng. Tƣơng ứng, bình quân thu

nhập/ngƣời/tháng của 3425 hộ khoảng 1,7 triệu/ngƣời/tháng, tƣơng ứng khoảng 20,7

triệu/ngƣời/năm và mức chi bình quân khoảng 1,2 triệu/ngƣời/tháng, tƣơng ứng khoảng 14,5

triệu/ngƣời/năm. Nhƣ vậy, các hộ đã dành khoảng 69,8% số tiền thu đƣợc để chi tiêu các

khoản trong tháng. Tỷ lệ bình quân còn lại khoảng 30,2%.

Trên kết quả khảo sát, khi xem xét mức thu nhập và chi tiêu giữa các quận cho thấy khoảng

cách thu nhập giữa các quận. Quận có thu nhập cao là Ninh Kiều với thu nhập bình quân 18,5

triệu ngƣời/tháng, Bình Thủy và Cái Răng mức thu nhập tƣơng đối ngang bằng, tỷ lệ 15,8 triệu

và 14,8 triệu/ngƣời/tháng. Khi so sánh thu nhập giữa các phƣờng cho thấy cũng có sự mất cân

đối về thu nhập và chi tiêu giữa các phƣờng nằm trong dự án. An Cƣ ( 10 triệu/hộ/tháng) là

phƣờng có mức thu nhập cao hơn so với các phƣờng khác, tiếp đến là phƣờng Tân An và An

Hòa khoảng 9,5 triệu. Phƣờng có mức thu nhập thấp là Phú Thứ 4,6 triệu/hộ/tháng. Phƣờng có

mức thu nhập cao cũng đồng nghĩa với việc mức chi cũng cao.Thông thƣờng các hộ khá/giàu

thƣờng có mức chi tiêu lớn hơn các hộ nghèo/trung bình và nhìn chung trong tất các khoản

Page 53: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 52

chi: học tập, khám chữa bệnh, tiền điện, tiền nƣớc, đi lại, giúp đỡ ngƣời khác.… của nhóm hộ

khá/giàu đều cao hơn so với nhóm hộ nghèo/trung bình.

Cụ thể mức thu nhập và chi tiêu của các phƣờng nằm trong vùng dự án nhƣ sau:

Page 54: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 53

Bảng 2. 24 Thu nhập và chi tiêu của các phường nằm trong vùng dự án

Tên phƣờng Số

nhân

khẩu

Chi

tiêu/hộ/tháng

Thu

nhập/hộ/tháng

BQ chi

tiêu/ngƣ

ời/tháng

BQ thu

nhập/ngƣời/

tháng

Số tiền

còn

lại/hộ/th

áng

Tỷ lệ chi

tiêu/thu

nhập

BQ chi

tiêu/hộ/năm

BQ thu

nhập/hộ/năm

BQ chi

tiêu/ngƣời/năm

BQ thu

nhập/ngƣ

ời/năm

An Thới Mean 4.5 5999 9334 1336 2079 3335 64.3% 71988 112010 16033 24947

N 199 199 199

Long Tuyền Mean 4.2 3600 5439 849 1283 1839 66.2% 43200 65263 10189 15392

N 180 180 180

Long Hoa Mean 4.3 4378 5666 1025 1327 1288 77.3% 52530 67986 12302 15922

N 200 200 200

Cái Khế Mean 4.3 5143 7538 1193 1749 2395 68.2% 61710 90450 14318 20986

N 200 200 200

An Hội Mean 5.5 5996 8011 1100 1470 2015 74.8% 71949 96133 13202 17639

N 95 95 95

An Cƣ Mean 4.6 6859 10041 1504 2202 3182 68.3% 82314 120494 18051 26424

N 158 158 158

Tân An Mean 4.7 5660 9555 1212 2046 3895 59.2% 67920 114660 14544 24552

N 100 100 100

An Hòa Mean 4.6 6422 9468 1405 2072 3046 67.8% 77067 113620 16864 24862

N 306 306 306

An Nghiệp Mean 4.0 5418 8743 1341 2164 3325 62.0% 65014 104914 16093 25969

Page 55: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 54

Tên phƣờng Số

nhân

khẩu

Chi

tiêu/hộ/tháng

Thu

nhập/hộ/tháng

BQ chi

tiêu/ngƣ

ời/tháng

BQ thu

nhập/ngƣời/

tháng

Số tiền

còn

lại/hộ/th

áng

Tỷ lệ chi

tiêu/thu

nhập

BQ chi

tiêu/hộ/năm

BQ thu

nhập/hộ/năm

BQ chi

tiêu/ngƣời/năm

BQ thu

nhập/ngƣ

ời/năm

N 140 140 140

An Lạc Mean 4.0 5237 6567 1316 1650 1331 79.7% 62842 78808 15789 19801

N 144 144 144

An Phú Mean 4.4 5651 7706 1296 1767 2055 73.3% 67815 92471 15554 21209

N 118 118 118

Xuân Khánh Mean 5.4 7135 9393 1319 1736 2258 76.0% 85623 112719 15827 20835

N 193 193 193

An Khánh Mean 4.3 5046 7376 1187 1735 2330 68.4% 60551 88506 14247 20825

N 233 233 233

Hƣng Lợi Mean 3.7 4599 7331 1240 1976 2732 62.7% 55186 87972 14875 23712

N 174 174 174

An Bình Mean 4.4 5533 7005 1252 1585 1472 79.0% 66390 84059 15020 19018

N 203 203 203

Hƣng Phú Mean 4.2 4531 6395 1081 1526 1863 70.9% 54376 76734 12978 18314

N 201 201 201

Hƣng Thạnh Mean 4.0 3976 6047 987 1500 2071 65.8% 47715 72561 11840 18005

N 156 156 156

Lê Bình Mean 4.2 5174 6903 1226 1636 1728 75.0% 62092 82830 14714 19628

Page 56: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 55

Tên phƣờng Số

nhân

khẩu

Chi

tiêu/hộ/tháng

Thu

nhập/hộ/tháng

BQ chi

tiêu/ngƣ

ời/tháng

BQ thu

nhập/ngƣời/

tháng

Số tiền

còn

lại/hộ/th

áng

Tỷ lệ chi

tiêu/thu

nhập

BQ chi

tiêu/hộ/năm

BQ thu

nhập/hộ/năm

BQ chi

tiêu/ngƣời/năm

BQ thu

nhập/ngƣ

ời/năm

N 199 199 199

Phú Thứ Mean 3.6 3363 4641 929 1282 1278 72.5% 40354 55689 11148 15384

N 226 226 226

Tổng Mean 4.3 5228 7485 1207 1729 2257 69.8% 62739 89821 14489 20744

N 3425 3425 3425

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Lưu ý: số liệu đã được làm tròn – ĐVT 1000 VNĐ. Mean = giá trị trung bình, N = số trường hợp

Page 57: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 56

2.3.2 Hiện trạng cấp điện

Lƣợng điện tiêu thụ hàng tháng của hộ gia đình chủ yếu từ 50kw đến 100 kw chiếm khoảng

28,8% số hộ khảo sát, tiếp đến từ 101-150 kw khoảng 28,7%. Ninh Kiều (21,9%) là quận trung

tâm thành phố do vậy lƣợng điện tiêu thụ hàng tháng trên 2000kw của quận cao hơn so với Bình

Thủy (17,5%) và Cái Răng là 6,4%. Sử dụng điện tại các quận nhƣ sau:

Bảng 2. 25 Lượng điện tiêu thụ hàng tháng của các hộ gia đình

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Dƣới 50 KW Số lƣợng 50 98 55 203

Tỷ lệ (%) 8.5% 4.8% 7.0% 5.9%

Từ 50 -100 KW Số lƣợng 142 511 333 986

Tỷ lệ (%) 24.1% 24.9% 42.6% 28.8%

Từ 101-150 KW Số lƣợng 173 587 222 982

Tỷ lệ (%) 29.4% 28.6% 28.4% 28.7%

Từ 151-200 KW Số lƣợng 121 409 122 652

Tỷ lệ (%) 20.5% 19.9% 15.6% 19.0%

Trên 200 KW Số lƣợng 103 449 50 602

Tỷ lệ (%) 17.5% 21.9% 6.4% 17.6%

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015

Qua khảo sát cũng có sự khác biệt giữa nhóm hộ phân theo kinh tế hộ, nhóm hộ nghèo/trung bình

tiêu thụ điện hàng tháng thấp hơn so với nhóm hộ khá/giàu cụ thể: 31,6% số hộ nghèo chỉ tiêu

thụ điện dƣới 50 kw/tháng/hộ trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ khá giả là 1,3%; ngƣợc lại nhóm

hộ giàu có tới 40,4% số hộ dùng trên 200kw/tháng/hộ trong khi đó nhóm hộ nghèo là 5,1%. Thu

nhập thấp cũng đồng nghĩa với việc số tiền điện sử dụng hàng tháng cũng thấp theo, với hộ nghèo

bình quân hàng tháng các hộ gia đình chi trả khoảng 163 nghìn đồng/hộ/tháng, trong khi đó hộ

khá giả là 503 nghìn/hộ/tháng và hộ trung bình là 291 nghìn/hộ/tháng

Chất lƣợng điện cấp

Theo số liệu khảo sát về chất lƣợng điện trong khu dân cƣ thì nguồn điện chƣa phải là n i lo

trƣớc mắt so với nhu cầu sử dụng của ngƣời dân khi chỉ có 2,4% số ý kiến cho biết nguồn điện là

yếu hoặc rất yếu. 56,1% cho biết là đủ mạnh cho nhu cầu sử dụng và 40,7% cho là bình thƣờng

và họ thấy chấp nhận đƣợc. Nhìn chung, không có sự khác nhau giữa các khu vực của dự án.

Rất hiếm khi nguồn điện cấp của các hộ gia đình bị cắt/tháng chiếm khoảng 70,4% số hộ đã trả

lời nhƣ vậy. Cũng có khoảng 20% hộ dân phản ánh điện thƣờng bị cắt 1-2 lần/tháng và 3,4% trả

lời cắt từ 3-5 lần/tháng

Page 58: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 57

2.3.3 Hiện trạng giao thông

Hiện trạng đường giao thông trong các ngõ/xóm

Nói chung, mạng lƣới đƣờng giao thông ngõ/xóm dẫn đến các hộ gia đình trên địa bàn dự án

chƣa đồng đều, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của đô thị trong điều kiện hiện nay. Chỉ có

các trục đƣờng chính, các tuyến quốc lộ mang tính chất đối ngoại và các tuyến đƣờng trong các

trung tâm đô thị đƣợc rải nhựa

Đặc điểm con đƣờng vào nhà các hộ gia đình chủ yếu là đƣờng bê tông ( 63,3%), tiếp đến 26,5%

là đƣờng rải nhựa. Vẫn còn tỷ lệ 2,6% các hộ dân trong khảo sát nói rằng đƣờng vào nhà mình

còn là đƣờng đất, 7% trả lời là đƣờng đá, sỏi, gạch, si.

Đánh giá về hệ thống đƣờng hẻm nơi các hộ gia đình đang sinh sống cho thấy: Nhìn chung tỷ lệ

hộ khảo sát trả lời chất lƣợng đƣờng hẻm đi lại nơi họ đang sinh sống ở tình trạng tốt chiếm tỷ lệ

không nhiều, 60% các hộ dân tham gia khảo sát nói rằng hệ thống đƣờng vào nhà mình là tốt.

Không có sự chênh lệch tiêu chí đánh giá “ tốt” chất lƣợng đƣờng hẻm của cả 3 quận. Cái Răng

(64,7%), Ninh Kiều 64,5% và Bình Thủy ( 61,3%). Đây chính là những tuyến đƣờng nhựa và

đƣờng bê tông nên nhận đƣợc sự đánh giá tích cực của ngƣời dân. Ngƣời dân trong khảo sát cũng

đã đƣa ra tình trạng đƣờng tại nơi các hộ dân sinh sống nhƣ sau:

Bảng 2. 26 Hiện trạng đường tại nơi các hộ dân đang sinh sống

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Hay bị ngập úng/lầy lội Số lƣợng 63 406 43 512

Tỷ lệ (%) 10.7% 19.8% 5.5% 15.0%

Đƣờng hẹp Số lƣợng 170 439 316 925

Tỷ lệ (%) 28.9% 21.4% 40.4% 27.0%

Mặt đƣờng thấp Số lƣợng 136 353 104 593

Tỷ lệ (%) 23.1% 17.2% 13.3% 17.3%

Gồ ghề khó đi lại Số lƣợng 69 109 47 225

163

291

503

321

Nghèo Trung bình Khá giả Tổng chung

Tiền điện chi trả hàng tháng giữa các nhóm hộ ( ĐVT 1000 VNĐ)

Page 59: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 58

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Tỷ lệ (%) 11.7% 5.3% 6.0% 6.6%

Không có điện chiếu sáng Số lƣợng 117 135 221 473

Tỷ lệ (%) 19.9% 6.6% 28.3% 13.8%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Đƣờng hẹp (27%) là ý kiến phàn nàn nhiều nhất trong số các ý kiến của các hộ dân phàn nàn về

hiện trạng đƣờng tại nơi họ đang sinh sống hiện nay. Tiếp đến 17,3% phàn nàn về mặt đƣờng

thấp, 15% đƣa ra ý kiến đƣờng hay bị ngập/lầy lôi và 13,8% phàn nàn về tình trạng không có

điện chiếu sáng

2.3.4 Hiện trạng cấp nước

Khi tìm chi tiết về nguồn nƣớc sử dụng trong sinh hoạt của các hộ gia đình trong khu vực dự án,

kết quả khảo sát cho thấy: nguồn nƣớc máy hầu hết đã có trong các hộ gia đình tại 3 quận chiếm

khoảng 87,5%. Xu hƣớng các hộ gia đình mua nƣớc bình 20l ngày càng gia tăng, 29,4% số hộ

trong khảo sát có mua nƣớc bình 20l. Qua phỏng vấn cho thấy nhiều hộ dân nghi ngại về chất

lƣợng nguồn nƣớc họ đang sử dụng chƣa đảm bảo sức khỏe nên hộ dân có xu hƣớng tìm đến

nƣớc bình để dành cho ăn uống và nấu ăn. Bên cạnh đó, việc mua nƣớc bình cũng sẽ làm hộ dân

không phải mất thời gian đun nấu nƣớc và hộ có kinh tế khá giả, hộ ở những nơi nguồn nƣớc

chƣa đảm bảo thì xu hƣớng này càng ngày gia tăng. nƣớc bình 20l tiết kiệm đƣợc thời gian đun

nấu tƣơng đối nhiều. 12,8% là tỷ lệ hộ dân hiện vẫn đang sử dụng nƣớc kênh rạch, tỷ lệ này tập

trung nhiều tại quận Cái Răng. Mục đích sử dụng nguồn nƣớc này của hộ dân dành chủ yếu cho

rửa rau, rửa bát, chén. Những hộ sống gần khu vực kênh rạch có xu hƣớng dùng nguồn nƣớc

này.Điều này tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hƣởng tới sức khỏe, bệnh tật cho ngƣời sử dụng.

Bên cạnh đó, một số hộ nằm xa khu dân cƣ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn nƣớc

máy.Một số hộ gia đình để tiết kiệm chi phí nƣớc sử dụng đã dùng 2 nguồn nƣớc cho mục đích

sinh hoạt của gia đình. Cụ thể các nguồn nƣớc sử dụng của hộ gia đình nhƣ sau:

Bảng 2. 27 Nguồn nước sử dụng của các hộ gia đình

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Dùng nƣớc máy có đồng hồ riêng Số lƣợng 405 1956 312 2673

Tỷ lệ (%) 68.8% 95.3% 39.9% 78.1%

Dùng nƣớc máy có đồng hồ chung Số lƣợng 22 96 49 167

Tỷ lệ (%) 3.7% 4.7% 6.3% 4.9%

Dùng nƣớc máy công cộng Số lƣợng 56 93 4 153

Tỷ lệ (%) 9.5% 4.5% .5% 4.5%

Dùng nƣớc giếng khoan Số lƣợng 139 18 199 356

Page 60: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 59

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Tỷ lệ (%) 23.6% .9% 25.4% 10.4%

Dùng nƣớc giếng đào Số lƣợng 6 5 9 20

Tỷ lệ (%) 1.0% .2% 1.2% .6%

Dùng nƣớc sông/kênh/rạch Số lƣợng 43 19 376 438

Tỷ lệ (%) 7.3% .9% 48.1% 12.8%

Nƣớc suối/bình 201 Số lƣợng 264 385 357 1006

Tỷ lệ (%) 44.8% 18.8% 45.7% 29.4%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Mục đích sử dụng các nguồn nƣớc trong hộ gia đình nƣớc máy chủ yếu dùng cho ăn uống, nƣớc

giếng khoan, giếng khơi dùng chủ yếu cho tắm, giặt. Những hộ gia đình chỉ có 1 nguồn nƣớc duy

nhất thì dùng nƣớc đó cho mọi mục đích sinh hoạt của hộ gia đình.99,1% ngƣời dân trong khảo

sát nói rằng nguồn nƣớc hiện nay họ đang sử dụng đủ dùng

Số tiền nƣớc các hộ dân chi trả hàng tháng ƣớc tính khoảng 121 nghìn/hộ/tháng.Bằng 1/2 so với

số tiền điện. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ kinh tế trong

việc sử dụng số m3 nƣớc máy hàng tháng, số tiền chi trả tiền nƣớc máy cũng nhƣ tiền chi trả mua

nƣớc bình. Cụ thể tại 3 nhóm hộ nhƣ sau:

Bảng 2. 28 Số m3 nước máy sử dụng hàng tháng – chi trả tiền nước

Số m3 nƣớc máy sử

dụng/hộ/tháng

Chi trả tiền nƣớc

máy/hộ/tháng

Chi trả tiền mua nƣớc

bình hộ/tháng

Nghèo 12.4 84.0 41.7

Trung bình 20.1 115.7 50.4

Khá giả 20.5 155.3 55.4

Tổng chung 19.6 121.0 51.0

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Khi đánh giá về chất lƣợng nƣớc máy hộ gia đình đang sử dụng có 65,8% số hộ cho rằng ngƣời

cho rằng nguồn nƣớc máy hiện nay tốt. Tiếp đến 28,3% đƣa ra ý kiến tƣơng đối tốt. Tỷ lệ nhỏ

0,4% đƣa ra ý kiến “ kém” chất lƣợng. Khi tìm hiểu lý do vì sao mà các hộ lại cho rằng nguồn

nƣớc mà gia đình đang sử dụng chƣa sạch là do nƣớc có mùi clo, đục.

Tốt Tƣơng đối

tốt

Trung bình Kém

65.8

28.3

5.6 0.4

Đánh giá về chất lƣợng dịch vụ cấp nƣớc máy

Page 61: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 60

2.3.5 Hiện trạng thoát nước và ngập úng

Khảo sát về hiện trạng thoát nƣớc, đánh giá các tồn tại và tìm ra giải pháp nâng cấp, cải tạo hệ

thống thoát nƣớc theo mong muốn của ngƣời dân khu vực dự án là một trong những nhiệm vụ đặt

ra đối với dự án. Trong quá trình khảo sát, các điều tra viên cũng đã kết hợp phỏng vấn sâu và

quan sát hiện trƣờng để những đánh giá chung nhất về hiện trạng thoát nƣớc tại các khu dân cƣ.

Kết quả khảo sát đƣợc ghi nhận lại nhƣ sau:

Bảng 2. 29 Mô tả hiện trạng hệ thống cống thoát nước trong khu vực dự án

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Thoát nƣớc ra cống ngầm chung Số lƣợng 206 1467 71 1744

Tỷ lệ (%) 35.1% 71.5% 9.1% 51.0%

Thoát nƣớc ra cống nổi chung Số lƣợng 14 216 31 261

Tỷ lệ (%) 2.4% 10.5% 4.0% 7.6%

Thoát ra sông/suối/ao/hồ Số lƣợng 345 351 666 1362

Tỷ lệ (%) 58.8% 17.1% 85.2% 39.8%

Nƣớc thải tự ngấm Số lƣợng 22 16 10 48

Tỷ lệ (%) 3.7% .8% 1.3% 1.4%

Khác Số lƣợng 0 1 4 5

Tỷ lệ (%) .0% .0% .5% .1%

Tổng Số lƣợng 587 2051 782 3420

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

51% số hộ trả lời rằng nƣớc thải sinh hoạt của chảy vào hệ thống thoát nƣớc chung ( kiên cố),

trong đó tập trung tại quận Ninh Kiều 71,5% là chủ yếu. Tại quận Cái Răng tỷ lệ này chỉ là 9,1%

và Bình Thủy là 35,1%. Tiếp đến, 39,8% trả lời chảy thoát ra sông, kênh. Những khu vực chƣa

có hệ thống thoát nƣớc đồng bộ, nƣớc thải sẽ làm nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc, ảnh

hƣởng đến môi trƣờng sống các hộ gia đình. Đây sẽ là nơi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh

tật. 63% ý kiến cộng đồng trong khảo sát nói rằng tình trang ngập/lụt tại nơi họ đang sinh sống

vẫn thỉnh thoảng xảy ra. 5,3% rơi vào tình trạng thƣờng xuyên xảy ra và 31,7% trả lời không bao

giờ xảy ra ngập/lụt. Cụ thể tại các quận nhƣ sau:

Page 62: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 61

Bảng 2. 30 Mức độ ngập úng tại các khu dân cư

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Thƣờng xuyên Số lƣợng 11 154 16 181

Tỷ lệ (%) 1.9% 7.5% 2.0% 5.3%

Thỉnh thoảng Số lƣợng 359 1275 525 2159

Tỷ lệ (%) 61.0% 62.1% 67.2% 63.0%

Không bao giờ Số lƣợng 219 626 241 1086

Tỷ lệ (%) 37.1% 30.5% 30.7% 31.7%

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Kết quả khảo sát cũng cho thấy từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm không diễn ra tình trạng

ngập/lụt. Tƣd tháng 4 tình trạng này bắt đầu diễn ra theo xu hƣớng tăng dần. Và đỉnh điểm vào

tháng 9 (82,2%) diễn ra tình trạng ngập/lụt nhiều nhất. Bên cạnh đó, là tháng 8 và tháng 10 tình

trạng này cũng có tính phổ biến ( 60,6%-60,9%). Nhƣ vậy, có thể thấy trong 3 tháng 8-9-10 là 3

tháng đỉnh điểm trong năm các hộ dân sống trong hoàn cảnh thƣờng bị ngập/lụt.

2.3.6 Vệ sinh môi trường và sức khỏe

Rác thải

Kết quả khảo sát cho thấy, 77,6% số hộ trả lời rác thải đƣợc thu gom hàng ngày. Tại Quận Cái

Răng và Bình Thủy tỷ lệ rác thải đƣợc thu gom hàng ngày rất thấp, tƣơng ứng 47,6% và 52%.

Ninh kiều là quận trung tâm nên việc thu gom rác hàng ngày khá đầy đủ ( 96,3%). Mức phí thu

gom rác thải tại m i khu vực thƣờng có sự khác nhau, trung bình các hộ dân sẽ chi trả từ 10-15

nghìn/hộ/tháng. Những hộ mặt đƣờng thƣờng có mức thu khác so với các hộ trong các ngõ. Nhìn

0 0 0 2.7 6.6

16.6

29.4

60.6

82.2

60.9

23.5

4.6

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

10

Tháng

11

Tháng

12

Tình trạng có ngập/lụt trong năm

Page 63: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 62

chung những hộ hiện đang sử dụng dịch vụ thu gom rác thải hàng ngày đánh giá về dịch vụ ở

mức độ “ tốt” không nhiều chiếm khoảng 52,5%, 38,6% đánh giá ở mức “ tƣơng đối tốt” và 8,4%

đƣa ra ý kiến việc thu gom rác thải ở mức chất lƣợng “ trung bình”. Việc đánh giá chất lƣợng

dịch vụ thu gom rác thải chƣa tốt là do một số nguyên nhân nhƣ việc thu gom rác của nhân viên

thu gom không đúng theo giờ qui định hoặc lệch giờ so với việc ngƣời dân không có ở nhà. Cùng

đó, là việc thu gom rác tập trung tại một địa điểm chƣa thu gom kịp thời gây ô nhiễm môi trƣờng

trong cộng đồng sống tại gần địa điểm đó.

Nhƣ vậy, tại cả 3 quận vẫn còn khoảng 23,4% số hộ trong khảo sát rác thải chƣa đƣợc thu gom

hàng ngày. Thực tế cho thấy, những hộ gia đình nằm ngoài mặt đƣờng thƣờng có tổ thu gom rác

hàng ngày. Những hộ nằm sâu trong ngõ hẻm, đƣờng giao thông chƣa phát triển nên việc thu

gom rác thải gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, các hộ phải tự tìm cách xử lý rác thải của gia đình.

766 hộ trong khảo sát hiện chƣa có tổ thu gom rác hàng ngày thì hình thức xử lý rác thải của các

hộ gia đình rất phong phú và có sự khác biệt tƣơng đối giữa các quận. Tuy nhiên hình thức chủ

yếu là chôn đốt ( 68,5%) là hình thức chiếm nhiều nhất trong số các hình thức, tiếp đến 24,1% đổ

ra vƣờn/đào hố thƣờng là những hộ có diện tích đất rộng.Những hộ gần khu vực kênh, rạch, sông

thì chủ yếu đổ trực tiếp xuống các điểm này 18,1%. Cụ thể nhƣ sau:

Trong các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cộng đồng cũng đƣa ra ý kiến việc thu gom rác

thực sự chỉ tốt đối với các hộ gia đình ngoài mặt phố. Trong khi đó các phƣờng, tổ, khu vực nằm

xa trung tâm, xa khu dân cƣ rác thải cũng là điều ngƣời dân bức xúc chƣa đƣợc thu gom. Nhƣ

Tốt Tƣơng

đối tốt

Trung

bình

Kém

52.5

38.6

8.4

0.5

Đánh giá về chất lƣợng dịch vụ thu

gom rác thải đang sử dụng

Q. Bình Thủy Q. Ninh Kiều Q. Cái Răng Tổng chung

13.7

50

16.1 18.1

29

4.5

23.8 24.1

62

35.8

78.4 68.5

1.7 6 6.5 4.6

Hình thức xử lý rác thải tại các hộ gia đình khi chƣa có

đơn vị thu gom rác

Sông ngòi, kênh, rạch Đào hố đổ ra vƣờn Chôn đốt Đổ tùy tiện

Q. Bình

Thủy

Q. Ninh

Kiều

Q. Cái

RăngTổng

chung

52

96.3

47.6

77.6

Rác thải đƣợc thu gom hàng ngày

Page 64: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 63

vậy, có thể thấy rác thải cũng đang là một trong số những vấn đề gây ô nhiễm môi trƣờng ảnh

hƣởng tới đời sống của ngƣời dân khi không đƣợc thu gom đúng cách, đúng nơi qui định.

Nhà vệ sinh

Có 5 hộ gia đình trong khảo sát hiện sử dụng nhà vệ sinh chung với ngƣời thân. 3425 hộ đã có

nhà vệ sinh riêng biệt. Sự khác biệt lớn nhất giữa hộ khá giả và các hộ thu nhập thấp ở các đô thị

chính là sự chênh lệch khá xa về thu nhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện tiếp cận với

các dịch vụ nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng, khám chữa bệnh…Từ những hạn chế này, đa phần

ngƣời dân có thu nhập thấp trong khu vực dự án vẫn chƣa quan tâm đến việc xây dựng nhà vệ

sinh đảm bảo. Việc sở hữu các loại hình nhà vệ sinh “tiêu chuẩn” đã và đang trở thành một nhu

cầu không thể thiếu trong một xã hội hiện đại và văn minh.

Có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ kinh tế với việc sử dụng nhà vệ sinh tự hoại tuy nhiên không

có sự chênh lệch nhiều. Hộ khá giả vẫn là những hộ có điều kiện kinh tế sử dụng NVS tự hoại

nhiều hơn (90,6%) so với nhóm hộ nghèo 70,9% và nhóm hộ trung bình là 85,5. Yếu tố kinh tế là

nguyên nhân chính khiến các hộ có thu nhập thấp chƣa xây dựng đƣợc công trình vệ sinh tự hoại.

Bảng 2. 31 Loại hình nhà vệ sinh các hộ gia đình

Nội dung Điều tra viên xếp loại hộ gia đình Tổng

Nghèo Trung bình Khá giả

Nhà vệ sinh tự hoại Số lƣợng 168 2185 567 2920

Tỷ lệ (%) 70.9 85.5 90.6 85.4

Nhà vệ sinh bán tự hoại Số lƣợng 27 237 35 299

Tỷ lệ (%) 11.4 9.3 5.6 8.7

Nhà vệ sinh hai ngăn Số lƣợng 11 95 20 126

Tỷ lệ (%) 4.6 3.7 3.2 3.7

Nhà vệ sinh công cộng Số lƣợng 11 10 2 23

Tỷ lệ (%) 4.6 0.4 0.3 0.7

Đi ra sông/kênh/rạch Số lƣợng 17 18 2 37

Tỷ lệ (%) 7.2 0.7 0.3 1.1

Khác Số lƣợng 3 12 0 15

Tỷ lệ (%) 1.3 0.5 0.0 0.4

Tổng Số lƣợng 237 2557 626 3420

Tỷ lệ (%) 100 100 100 100

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Khi so sánh loại hình nhà vệ sinh giữa các phƣờng nằm trong vùng dự án cũng thấy có sự khác

biệt, 92,2% số hộ khảo sát quận Ninh Kiều đã sử dụng NVS tự hoại, trong khi đó tỷ lệ này tại

quận Cái Răng là 70% và Bình Thủy là 82,3%. Cụ thể các loại hình nhà vệ sinh tại các quận nhƣ

sau:

Page 65: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 64

Bảng 2. 32 Hiện trạng sử dụng nhà vệ sinh theo thành phần kinh tế hộ gia đình

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Nhà vệ sinh tự hoại Số lƣợng 482 1892 546 2920

Tỷ lệ (%) 82.3% 92.2% 69.9% 85.4%

Nhà vệ sinh bán tự hoại Số lƣợng 44 82 173 299

Tỷ lệ (%) 7.5% 4.0% 22.2% 8.7%

Nhà vệ sinh hai ngăn Số lƣợng 26 46 54 126

Tỷ lệ (%) 4.4% 2.2% 6.9% 3.7%

Nhà vệ sinh công cộng Số lƣợng 13 7 3 23

Tỷ lệ (%) 2.2% .3% .4% .7%

Đi ra sông/kênh/rạch Số lƣợng 9 23 5 37

Tỷ lệ (%) 1.5% 1.1% .6% 1.1%

Khác Số lƣợng 12 3 0 15

Tỷ lệ (%) 2.0% .1% .0% .4%

Tổng Số lƣợng 586 2053 781 3420

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Ô nhiễm môi trường

42,5% số hộ trả lời môi trƣờng sống xung quanh bị ô nhiễm. Trong đó, tại quận Cái Răng tỷ lệ

này là 51,3%, tiếp đến 45,4% tại quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy có tỷ lệ thấp nhất 36,6%.

Mức độ ô nhiễm tại các quận ở tình trạng ô nhiễm nặng chƣa nhiều 20,7% tuy nhiên đây cũng là

chỉ báo xu hƣớng này có thể sẽ gia tăng trong những năm tiếp theo nếu nhƣ không có những hình

thức can thiệp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng.

Bảng 2. 33: Tình trạng ô nhiễm môi trường

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Ô nhiễm nặng Số lƣợng 31 194 86 311

Tỷ lệ (%) 14.4% 21.9% 21.4% 20.7%

Ít ô nhiễm Số lƣợng 184 690 316 1190

Tỷ lệ (%) 85.6% 78.1% 78.6% 79.3%

Tổng Số lƣợng 215 884 402 1501

Page 66: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 65

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm, có rất nhiều ý kiến khác nhau, có nhiều

ngƣời cho rằng ô nhiễm môi trƣờng sống là do tổng thể các nguyên nhân: nƣớc thải, rác thải,

ngập úng…Trong đó, nƣớc thải không tiêu thoát chiếm 53,1%, Tiếp đến, do thƣờng xuyên bị

ngập ( 45,6%), do rác thải không đƣợc thu gom (37%).

2.3.7 Phân tích Giới

Trong gia trình ai là ngƣời quyết định các công việc quan trọng của gia đình cũng nhƣ trong sở

hữu tài sản, việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng tại địa phƣơng? Kết quả khảo sát cho

thấy, phụ nữ vẫn giữ vai trò chính trong “ tay hòm chìa khóa và nội trợ” 56,5% trả lời phụ nữ là

ngƣời giữ tiền và 79,7% trả lời phụ nữ là ngƣời nội trợ chính. Cũng có sự bình đẳng tƣơng đối

nhƣng không nhiều khi cả 2 giới cùng tham gia vào việc giữ tiền ( 34,3%) và nội trợ ( 16,3%).

Một số công việc có sự bình đẳng cả 2 giới nhƣ: có 70,2% số hộ trả lời là cả vợ và chồng cùng

quyết định các công việc nhƣ mua xe cộ, nhà cửa. 72,4% vay vốn ngân hàng, đầu tƣ kinh doanh,

73% cho con cái học hành và nghề nghiệp

Xét về tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), 58,2% hộ gia đình nói rằng

GCNQSDĐ là dƣới tên của cả vợ và chồng. 22,1% GCNQSDĐ là dƣới tên của ngƣời chồng và

19,7% theo tên chỉ của vợ hoặc chồng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy bình đẳng giới trong đăng

Do thƣờng xuyên bị ngập

Do nƣớc thải không tiêu thoát kịp

Do rác thải không đƣợc thu gom

Do gần các nhà máy, xí nghiẹp

Do gần các khu công nghiệp

Khác

45.6

53.1

37

12

4.9

10.4

Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi

trƣờng

56.5

9.1

34.3

79.7

4 16.3

Nữ Nam Cả hai

Giới trong vai trò giữ tiền và nội trợ

Giữ tiền Nội trợ

Page 67: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 66

ký tài sản của các vợ chồng (đồ nội thất có giá trị cao, xe máy, máy giặt, Tủ lạnh, xem bảng:

2.17) trong các hộ gia đình. 60,2% số ngƣời đƣợc hỏi nói rằng cả 2 ngƣời/ vợ hoặc chồng sở hữa

tài sản gia đình riêng. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới đăng ký quyền sở hữu là 24,1%, cao hơn tỷ lệ

của nữ là 15,7%. Cụ thể là:

Bảng 2. 34 : Đứng tên sở hữu đất và tài sản trong gia đình

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Đứng tên sử dụng

đất

Nữ Số lƣợng 66 399 167 632

Tỷ lệ (%) 13.7% 20.4% 21.4% 19.7%

Nam Số lƣợng 129 351 232 712

Tỷ lệ (%) 26.7% 18.0% 29.7% 22.1%

Cả hai Số lƣợng 288 1202 382 1872

Tỷ lệ (%) 59.6% 61.6% 48.9% 58.2%

Đứng tên sở hữu

tài sản

Nữ Số lƣợng 49 338 117 504

Tỷ lệ (%) 10.1% 17.3% 15.0% 15.7%

Nam Số lƣợng 145 415 215 775

Tỷ lệ (%) 30.0% 21.3% 27.5% 24.1%

Cả hai Số lƣợng 289 1199 449 1937

Tỷ lệ (%) 59.8% 61.4% 57.5% 60.2%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Việc tham gia các hoạt động cộng đồng, tham gia các tổ chức tại địa phƣơng cho thấy có sự khác

biệt cả 2 giới: Nam giới thƣờng tham gia cả 2 hoạt động này nhiều hơn so với nữ giới. 54%

ngƣời trả lời nói rằng nam giới thƣờng là ngƣời tham gia chính các hoạt động cộng đồng, trong

khi đó tỷ lệ này ở nữ là 21,6%. Tƣơng tự với kết quả tham gia các tổ chức tại địa phƣơng có tỷ lệ

tƣơng ứng 54,7% và 23,4%.

Bảng 2. 35 Giới và sự tham gia trong các hoạt động

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Tham gia các hoạt

động cộng đồng:

họp cộng đồng

Nữ Số lƣợng 83 498 114 695

Tỷ lệ (%) 17.2% 25.5% 14.6% 21.6%

Nam Số lƣợng 268 1030 438 1736

Tỷ lệ (%) 55.5% 52.8% 56.1% 54.0%

Cả hai Số lƣợng 132 422 229 783

Page 68: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 67

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Tỷ lệ (%) 27.3% 21.6% 29.3% 24.4%

Tham gia các tổ

chức tại địa

phƣơng

Nữ Số lƣợng 85 538 131 754

Tỷ lệ (%) 17.6% 27.6% 16.8% 23.4%

Nam Số lƣợng 297 1028 434 1759

Tỷ lệ (%) 61.5% 52.7% 55.6% 54.7%

Cả hai Số lƣợng 101 386 216 703

Tỷ lệ (%) 20.9% 19.8% 27.7% 21.9%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Nhìn chung, vẫn có sự mất cân bằng về giới trong một số các hoạt động có liên quan tới gia đình,

sở hữu tài sản và hoạt động trong cộng đồng/địa phƣơng. Những định kiến giới đâu đó vẫn tồn tại

trong các hộ dân khảo sát.

Kết quả điều tra bảng hỏi đối với hộ gia đình và tham vấn cộng đồng cho thấy, không có sự phân

biệt đáng kể giữa nam và nữ trong việc học tập, khám chữa bệnh, thu nhập, ra các quyết định đối

với các vấn đề quan trọng trong gia đình.

Bảng 2. 36. Bảng phân loại chéo giữa trình độ học vấn và giới tính

Nội dung Giới tính Tổng

Male Female

Tình trạng mù chữ Số lƣợng 8 11 19

Tỷ lệ(%) 0.4% 0.7% 0.6%

Trƣờng tiểu học Số lƣợng 348 354 702

Tỷ lệ (%) 18.4% 23.10% 20.5%

Trƣờng Trung học cơ sở Số lƣợng 655 518 1173

Tỷ lệ (%) 34.6% 33.80% 34.2%

Trƣờng THPT Số lƣợng 706 547 1253

Tỷ lệ (%) 37.3% 35.7% 36.6%

Trƣờng cao đẳng/ Dạy

nghề

Số lƣợng 36 16 52

Tỷ lệ (%) 1.9% 1% 1.5%

Đại học Số lƣợng 121 80 201

Tỷ lệ (%) 6.4% 5.2% 5.9%

Page 69: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 68

Nội dung Giới tính Tổng

Male Female

Cao học Số lƣợng 18 7 25

Tỷ lệ (%) 1% 0.5% 0.7%

Tổng Số lƣợng 1892 1533 3425

Tỷ lệ (%) 100% 10% 100%

Tuy nhiên, cơ hội việc làm và khả năng thích nghi với sự thay đổi nghề nghiệp hiện là một trở

ngại đối với nữ, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi trên 40.Việc thực hiện dự án có thể gây một số nguy

cơ cần đƣợc lƣu ý nhƣ việc làm cho phụ nữ phải di dời đến nơi ở mới : thực tế tại khu vực sông,

kênh rạch dự kiến nạo vét/kè sông phụ nữ chủ yếu có thu nhập từ lao động phổ thông (làm nail,

trang điểm, buôn bán nhỏ), do đó việc triển khai dự án sẽ tăng nguy cơ thiếu việc làm cho phụ

nữ. Điều này có thể đƣợc giảm thiểu nếu phụ nữ địa phƣơng, đặc biệt là phụ nữ trong các hộ bị

ảnh hƣởng có cơ hội tham gia vào các chƣơng trình đào tạo nghề, tăng cƣờng năng lực và chiến

dịch truyền thông nâng cao nhận thức về vệ sinh, an toàn giao thông hoặc phòng chống các tệ nạn

xã hội…; ƣu tiên bố trí việc làm phù hợp cho phụ nữ khi thực hiện các hạng mục của dự án cũng

sẽ giảm tình trạng thất nghiệp cho phụ nữ và tạo cơ hội gia tăng thu nhập cho các hộ ảnh hƣởng.

Trong quá trình chuẩn bị dự án, tƣ vấn luôn đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong các buổi tham

vấn cộng đồng, phỏng vấn sâu cũng nhƣ điều tra hộ gia đình với tỷ lệ từ 20-40% . Sự tham gia

của phụ nữ trong quá trình chuẩn bị dự án giúp họ có cơ hội đƣợc chủ động tham gia trong hoạt

động thiết kế kỹ thuật cho công trình dự án, phát triển chƣơng trình phục hồi thu nhập phù hợp

với thực tế tại địa phƣơng.

Thu nhập của hộ gia đình nói chung và phụ nữnói riêng từ lao động phổ thông sẽ bị ảnh hƣởng

trong quá trình thi công các công trình của dự án. Do đó, cần bố trí việc làm phù hợp cho nhóm

phụ nữ tại địa phƣơng đặc biệt là phụ nữ bị ảnh hƣởng bởi dự án. Điều này sẽ giúp phụ nữ có thu

nhập thông qua lao động phổ thông trong thời gian thi công dự án. Tuy nhiên bố trí việc làm vừa

là cơ hội cũng là nguy cơ tiềm tàng đối với chính họ do phải đối mặt với các vấn đề không chỉ là

an toàn lao động mà có nguy cơ bị lạm dụng. Một số vấn đề khác cũng có nguy cơ tiềm ẩn nhƣ

vấn đề về an toàn giao thông, phân biệt trong tuyển dụng làm các công việc không đòi hỏi kỹ

năng từ các nhà thầu của dự án... cần đƣợc lƣu ý. Các vấn đề về giới cần đƣợc xem là một nguy

cơ và sẽ đƣợc lồng ghép vào kế hoạch tái định cƣ và kế hoạch quản lý môi trƣờng của Dự án.

Phụ nữ độc thân sống trong khu vực dự án là những ngƣời có thu nhập không ổn định từ nghề

nghiệp nhƣ làm móng tay, bán vé số, làm tóc và trang điểm (465 ngƣời, trong đó 311 ngƣời ở

Ninh Kiều, 56 ngƣời ở Bình Thủy và 98 ngƣời ở huyện Cái Răng). Họ đang ở trong nhóm độ tuổi

từ 36-45 và có 1-2 con. Họ sống trong ngôi nhà cấp 4 trong hẻm nhỏ.

2.3.8. Khả năng ứng phó của chính quyền địa phương đối với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra tại Cần Thơ nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long

nói chung với những thiệt hại đáng kể gây ra cho con ngƣời và về tài sản. Vì vậy, chính quyền

địa phƣơng phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các dự án / hoạt động can thiệp để nâng

cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu, dựa vào đó đƣa ra những biện pháp ứng phó thích

hợp.

2.3.8.1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu

Page 70: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 69

30,4% ngƣời dân trong khảo sát trả lời họ không biết BĐKH là do nguyên nhân từ đâu. Có sự

khác biệt giữa các quận, tại quận Cái Răng tỷ lệ này khá cao (38,4%), Ninh Kiều (29,8%) và

Bình Thủy (19,5%). 35,3% đƣa ra ý kiến BĐKH là do nguyên nhân hoàn toàn của con ngƣời và

32,8% đƣa ra ý kiến điều này là do thay đổi tự nhiên của trái đất. Từ những con số trong khảo sát

cho thấy nhận thức, hiểu đúng về BĐKH trong cộng đồng chƣa nhiều.

43,6% ngƣời dân trong khảo sát trả lời rằng tại nơi họ đang sinh sống đã có những biến đổi thất

thƣờng về thời tiết/khí hậu/ triều cƣờng. Trong đó, ý kiến ngƣời dân khảo sát tại quận Bình Thủy

đánh giá nhiều hơn ( 54,3%) so với quận Ninh Kiều (41,6%) và Cái Răng (41%). Tuy nhiên,

cũng có tới 36,7% ý kiến ngƣời tham gia trả lời “ không biết” tại nơi họ đang sinh sống đã có

những biến đổi thất thƣờng về thời tiết/khí hậu/triều cƣờng. Những thay đổi bất thƣờng hay còn

gọi là BĐKH mà ngƣời dân trong khảo sát đã đề cập tới nhiều nhất nhƣ nắng nóng (52%), 39,7%

mƣa nhiều hơn, 37,7% là vấn đề triều cƣờng thƣờng xuyên diễn ra

B3,6 2. Error! Bookmark not defined. NhQ Bngười dân trong khảo sát trả lời rằng tại nơi họ

đang sin

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Mƣa Số lƣợng 80 335 109 524

Tỷ lệ (%) 43.5% 41.1% 34.2% 39.7%

Lũ Số lƣợng 31 80 12 123

Tỷ lệ (%) 14.3% 9.8% 3.8% 9.1%

Giông bão Số lƣợng 54 87 4 145

Tỷ lệ (%) 24.9% 10.7% 1.3% 10.7%

Nắng nóng Số lƣợng 95 358 250 703

Tỷ lệ (%) 43.8% 43.9% 78.4% 52.0%

Nguyên nhân hoàn toàn do con

ngƣời

Nguyên nhân hoàn toàn do những

thay đổi tự nhiên của trái đất

Tôi không nghĩ là BĐKH đang diễn

ra

Tôi không biết

35.3

32.8

1.5

30.4

Biến đổi khí hậu là do:

Page 71: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 70

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Triều cƣờng Số lƣợng 63 305 141 509

Tỷ lệ (%) 29.0% 37.4% 44.2% 37.7%

Sạt lở Số lƣợng 10 42 0 52

Tỷ lệ (%) 4.6% 5.2% .0% 3.8%

Lún đất Số lƣợng 5 16 0 21

Tỷ lệ (%) 2.3% 2.0% .0% 1.6%

Khác Số lƣợng 35 36 26 97

% 15.6% 3.3% 6.9% 5.7%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

2.3.8.2 Những biến đổi khí hậu đã xảy ra tại địa phương

Bảng hỏi đã đƣa ra những tình huống BĐKH đã xảy ra tại địa phƣơng nhằm tìm hiểu từ phía

ngƣời trả lời về những tình huống này liệu ngƣời dân có biết đã xảy ra hay không?. Kết quả khảo

sát cho thấy, 37,8% ngƣời dân đã trả lời không biết những biến đổi khí hậu đã xảy ra tại địa

phƣơng. Và cũng có 37,6% ngƣời trả lời nói rằng các tình huống BĐKH “ chƣa xảy ra” tại nơi họ

đang sinh sống. Nhƣ vậy chỉ còn khoảng 24,6% ngƣời trả lời nói về những BĐKH đã xảy ra.

Trong đó, thời gian xảy ra chủ yếu từ 2 năm trở lại đây. Và những thất thất thƣờng thời tiết/khí

hậu liên quan tới “ gia tăng các đợt nắng nóng” ( chiếm khoảng 20%) đƣợc ngƣời trả lời đề cập

nhiều hơn so với những BĐKH khác, tiếp đến là tình trạng “ triều cƣờng”, “ mƣa/lũ lụt”. Một số

tình trạng BDKT đã diễn ra với thời gian dài trên 5 năm đƣợc ngƣời dân trong khảo sát đề cập

nhiều đó là “ triều cƣờng”, “ lũ lụt từ sông/kênh” “ mƣa/lũ lụt”.

Page 72: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 71

Btăng2. Error! Bookmark not defined. NhQ Bcác đ đưa ra những tình huống

Nội dung Không

biết

Chƣa

xảy ra

Dƣới 1

năm

Từ 1- 2

năm

Từ 3- 5

năm

Trên 5

năm

Lũ lụt từ sông/kênh 33.2 41.5 6 7.7 4.1 7.5

Mƣa/lũ lụt từ mƣa 34.3 37.6 7.9 9.1 5.8 5.3

Mực nƣớc biển dâng/triều cƣờng 38.1 30.4 11 7.6 4.7 8.3

Sạt lở bờ kênh/rạch/sông 38.3 43.5 7.1 5.6 2.1 3.4

Thiếu nƣớc 43.3 48.7 1.5 4.2 0.8 1.6

Gia tăng các đợt nắng nóng 33.5 13 19.4 19.9 9.7 4.4

Lún đất 44.2 48.3 2.1 0.5 1.1 3.8

Tổng chung 37.8 37.6 7.9 7.8 4.0 4.9

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Những BĐKH trên đây đã

gây ảnh hƣởng không nhỏ tới

đời sống của ngƣời dân,

83,7% đƣa ra ý kiến ảnh

hƣởng tới sức khỏe, tiếp dén

48,3% ý kiến ảnh hƣởng tới

việc giao thông đi lại. Những

BĐKH còn dẫn tới việc thu

nhập của ngƣời dân cũng bị

giảm ( 41,9%). Đặc biệt khi

mƣa lớn, nƣớc vào nhà điều

này ảnh hƣởng tới tài sản,

nhà cửa của hộ gia đình (

39%). Cùng đó, là có rất

nhiều ảnh hƣởng của BĐKH

tới sản xuất nông nghiệp,

thủy sản và dịch vụ/du lịch.

2.3.8.3. Ứng phó với BĐKH

Ngƣời dân đã làm gì để ứng phó với những BĐKH đã xảy ra tại nơi họ đang sinh sống?

1547/3425 hộ ( 56,2%) đã tìm cách để ứng phó những BĐKH. Nhƣ kết quả đã khảo sát cho thấy

tình hình mƣa lũ, triều cƣờng có xu hƣớng gia tăng nhiều hộ gia đình thƣờng hay bị ngập nƣớc

khi mƣa xuống, triều cƣờng lên. Chính vì thế, 56,2% số hộ đã tìm cách ứng phó với BĐKH bằng

cách nâng nền nhà để hạn chế việc nƣớc ngập. Mặc dù Ninh Kiều là quận trung tâm thành phố

nhƣng tại đây số hộ dân tìm đến cách này khá nhiều gần 60%, trong khi đó tại quận Bình Thủy là

48,7% và Cái Răng là 52,1%. Tiếp đến, ngƣời dân tìm cách mua thêm quát để ứng phó với những

đợt nắng nóng ngày càng gia tăng ( 44,7%). Hình thức mua điều hòa cũng đƣợc các hộ dân đề

cập tới, tuy nhiên việc mua điều hòa phần nhiều dành cho các hộ có thu nhập khá giả. Điều kiện

nhà ở không phù hợp với địa hình tại nơi sinh sống nên 8,1% số hộ đã lựa chọn cách di chuyển

tới nơi ở khác để tránh các hiện tƣợng BĐKH đang diễn ra. Cụ thể, những ứng phó của các hộ

dân nhƣ sau:

83.7

41.9

4.9 3.2

39

22.8

1.3

48.3

Sức

khỏe

Thu

nhập

Sản xuất

thủy sản

Dịch vụ,

du lịch

Tài sản,

nhà cƣa

SX nông

nghiệp

SX công

nghiệp

Giao

thông đi

lại

BĐKH gây ảnh hƣởng tới:

Page 73: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 72

B s7/2. Error! Bookmark not defined. Ngư B425 hộ ( 56,2%) đã tìm

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Nâng nền nhà Số lƣợng 134 567 170 871

Tỷ lệ (%) 48.7% 59.7% 52.1% 56.2%

Mua thêm quạt Số lƣợng 107 433 152 692

Tỷ lệ (%) 38.9% 45.7% 46.6% 44.7%

Mua điều hòa Số lƣợng 33 117 14 164

Tỷ lệ (%) 12.0% 12.4% 4.3% 10.6%

Có thêm bể chứa nƣớc Số lƣợng 1 37 6 44

Tỷ lệ (%) .4% 3.9% 1.8% 2.8%

Di chuyển đi chô ở khác Số lƣợng 72 47 7 126

Tỷ lệ (%) 26.2% 5.0% 2.2% 8.1%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Nhƣ vậy, vẫn còn khoảng 45% số hộ ( 1878 hộ) trong khảo sát hiện chƣa ứng phó với BĐKH

hoặc họ chƣa biết cách ứng phó. Khảo sát cũng đã tìm hiểu nếu có BĐKH thì ngƣời dân sẽ làm gì

để ứng phó. Kết quả 42,9% số hộ trong khảo sát sẽ làm điều gì đó để ứng phó với BĐKH. Và vẫn

còn khoảng 60% số hộ “ không” và “không biết” sẽ tìm cách ứng phó với BĐKH nhƣ thế nào. Cụ

thể tại các quận nhƣ sau:

B s v2. Error! Bookmark not defined.: Ngư By, vẫn còn khoảng 45% số

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Có Số lƣợng 119 515 172 806

Tỷ lệ (%) 37.9% 46.5% 37.7% 42.9%

Không Số lƣợng 110 354 115 579

Tỷ lệ (%) 35.0% 31.9% 25.2% 30.8%

Không biết Số lƣợng 85 239 169 493

Tỷ lệ (%) 27.1% 21.6% 37.1% 26.3%

Tổng Số lƣợng 314 1108 456 1878

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Page 74: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 73

Một trong số những ứng phó với BĐKH mà ngƣời dân trong khảo sát sẽ tìm đến nhƣ:

- Tránh, hạn chế đi ra ngoài nắng. nếu đi thì phải mang khẩu trang, mặc áo chống nắng..

- Tăng cƣờng việc bảo vệ môi trƣờng. Không xả rác bừa bãi, không vứt rác xúc vật xuống

kênh rạch

- Tiết kiệm điện, nƣớc, xăng xe khi sử dụng

- Làm nhà kiên cố hoặc chuyển nhà tới nơi ở mới

- Mua thêm các trang thiết bị trong gia đình nhƣ quạt, điều hòa, bể chứa nƣớc

- Nâng nên nhà cho cao hơn để tránh bị ngập, triều cƣờng

- Tham gia các lớp tập huấn về BĐKH

- Cùng bàn bạc để phòng tránh BĐKH

- Trồng thêm nhiều cây xanh trong gia đình, trên đƣờng phố. Cùng nhau vệ sinh môi

trƣờng trong nhà, ngoài ngõ

- Tích lũy tiền bạc để đề phòng thiên tai xảy ra

2.3.9 Sức khỏe cộng đồng

Đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Bệnh tật

Thiếu nguồn nƣớc sạch, tình trạng ngập úng xảy ra ở nhiều nơi, rác thải không đƣợc thu gom

trong các khu dân cƣ… đã trở thành một nguyên nhân gây ra các loại dịch bệnh, đe dọa sức khỏe

con ngƣời, mà căn bệnh thƣờng gặp là tiêu chảy, cảm, sốt, sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau

mắt đỏ... khiến hàng trăm ngƣời trên địa bàn thành phố mắc hàng năm. Nguyên nhân chính vẫn là

do ký sinh trùng, côn trùng truyền bệnh phát triển trong môi trƣờng nƣớc bị nhiễm bẩn, lây

truyền sang ngƣời qua con đƣờng ăn uống, sinh hoạt. Dƣới đây là những loại bệnh thƣờng gặp ở

địa phƣơng thông qua cách nhìn nhận của ngƣời dân trong khảo sát và những bệnh các thành viên

trong gia đình đã mắc phải trong 6 tháng qua.

Trong các bệnh thƣờng gặp trong cộng đồng: chiếm chủ yếu chính vẫn là cảm sốt, nhức đầu là 2

bệnh thông thƣờng nhiều ngƣời mắc bệnh với tỷ lệ tƣơn ứng 68,8% và 61,3%. Tiếp đến bệnh liên

quan tới tiêu chảy 26,6%, ngoài da, dị ứng 24,9%. Các bệnh đau mắt

Cảm

cúm

Nhức

đầu

Tiêu

chảy

Tay

chân

miệng

Đau

mắt đỏ

Bệnh

ngoài

da, di

ứng

Phụ

khoa

Giun

sánNgộ

độc

thực

phẩm

Sốt

xuất

huyết

Ung

thƣ

Khác

68.8

61.3

26.6

6.6 9.2

24.9

5 2.7 2.7 5.6

1.7 2.4

47.5

35.4

12.8

2.8 4.4

12.6

2.5 0.5 0.4 1.7 0.4 4.3

Những bệnh thƣờng gặp trong cộng đồng và những bệnh thành viên trong gia đình

trong 6 tháng qua đã mắc phải

Những bệnh trong cộng đồng thành viên trong gia đình trong vòng 6 tháng qua bị mắc bệnh

Page 75: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 74

Do ô

nhiễm môi

trƣờng

Do ch ở

trật chội

Do vệ sinh

cá nhân

không sạch

sẽ

Do thức ăn

không đảm

bảo

65.3

16.1 8.1 6.1

Những nguyên nhân gây bệnh

đỏ, tay chân miệng cũng chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 9,2% và 6,6%. Bên cạnh đó, việc môi trƣờng

sống không sạch sẽ, nguồn nƣớc không đảm bảo, cũng xuất hiện bện sốt xuất huyết 5,6% và 5%

là bệnh phụ khoa.

Kết quả cũng cho tƣơng tự về các loại bệnh mà thành viên trong hộ gia đình trong 6 tháng qua

đã mắc phải nhƣ;

- 47,5% mắc cảm cúm

- 35,4% mắc Nhức đầu

- 12,8% tiêu chảy

- 12,6% bệnh ngoài da, dị ứng

- 4,4% mắc đau mắt đỏ

- 2,8% mắc tay chân miệng

- 2,5% mắc phụ khoa

- 1,7% sốt xuất huyết

Số hộ khảo sát cho rằng những bệnh này đều xuất phát từ căn nguyên do ô nhiễm nguồn nƣớc

(65,3%), tiếp đến 16,1% do ch ở trật chội, 8,1% đề cập tới việc vệ sinh cá nhân không sạch sẽ

và 6,1% là do nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh khi sử dụng. Bên cạnh đó ngƣời dân trong

khảo sát cũng đƣa ra những nguyên nhân khác nhƣ do đƣờng sá lầy lội không đảm bảo, do nguồn

nƣớc thải, ý thức của cộng đồng chƣa tốt.... Chính vì vậy, việc đầu tƣ các hạng mục trong dự án

là điều cần thiết mà ngƣời dân đang mong đợi.

Đánh giá Hiện trạng các dịch vụ Y tế

Nhìn chung tất cả các phƣờng trong khảo sát đều đã có trạm y tế đạt tiêu chuẩn theo qui định.

Đây đƣợc coi là tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu dành cho ngƣời dân. Tuy nhiên, việc ngƣời

dân đến trạm để khám, chữa bệnh thƣờng rất ít.Trạm chủ yếu thƣờng thăm khám các bệnh thông

thƣờng và tiêm chủng, khám định kỳ cho trẻ em.Khi có bệnh tật ngƣời dân thƣờng có thói quen

tìm đến các cơ sở có uy tín, các bệnh viện, phòng khám đa khoa hơn là lui tới trạm y tế.

Trong khảo sát cũng cho thấy, một số phƣờng tình trạng cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nhƣ Hƣng

Phú, Phƣờng Hƣng Thạnh hiện trạm y tế đang nằm trong trung tâm phƣờng mà không tách biệt.

Đối với phƣờng Lê Bình qua phỏng vấn chính quyền địa phƣơng cho biết “Trạm y tế đã được

xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp. Bên cạnh đó, do việc nâng cấp các tuyến đường Trần Hưng

Đạo, hiện mặt nền thấp hơn mặt đường khoảng 1m, không còn đáp ứng được nhu cầu khám và

điều trị bệnh. Từ đó, cần được đầu tư xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân

dân” ( PVS – lãnh đạo phường Lê Bình)

Đánh giá về các tác động tiềm tàng của dự án tới sức khỏe cộng đồng

Sự sẵn lòng tham gia vào dự án của ngƣời dân

Đối với bất cứ dự án phát triển nào, sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện dự án,

duy trì và phát huy hiệu quả dự án là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công và

đảm bảo tính bền vững của m i dự án. Kết quả khảo sát cho thấy, trong khu vực dự án tất cả các

hộ gia đình đều ủng hộ và mong muốn dự án triển khai trong thời gian sớm nhất, tránh tình trạng

dự án “treo”. Việc không tham gia vào các hoạt động dự án chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Page 76: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 75

Khi tìm hiểu về khả năng tham gia đóng góp vào dự án của các hộ gia đình thì có rất nhiều ý kiến

với nhiều hình thức đóng góp khác nhau nhƣ: đóng góp tiền mặt, tự nguyện hiến đất, sân, hàng

rào, mái hiên, cây trái, hoa màu… tuỳ thuộc vào khả năng của các hộ. Kết quả khảo sát cũng cho

thấy khả năng tham gia của ngƣời dân trong việc góp ý xây dựng dự án là rất cao: 35,4% số ý

kiến sẵn lòng đóng góp bằng nhân công; tiếp đến, 26,6% đóng góp bằng tiền; 6,8% sẵn sàng hiến

đất để xây dựng công trình.

Bảng 2. 37 Sự tham gia của cộng đồng đối với dự án

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Cùng tham gia đóng góp tài

chính xây dựng công trình

Số lƣợng 110 670 131 911

Tỷ lệ (%) 18.7 32.6 16.8 26.6

Hiến đất để xây dựng công

trình

Số lƣợng 50 104 80 234

Tỷ lệ (%) 8.5 5.1 10.2 6.8

Đóng góp ngày công lao động Số lƣợng 244 630 340 1214

Tỷ lệ (%) 41.4 30.7 43.5 35.4

Ý kiến khác Số lƣợng 10 112 28 150

Tỷ lệ (%) 1.7 5.5 3.6 4.4

Không tham gia đóng góp Số lƣợng 175 538 203 916

Tỷ lệ (%) 29.7 26.2 26.0 26.7

Tổng Số lƣợng 589 2054 782 3425

Tỷ lệ (%) 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Đây cũng chính là mong muốn của họ đƣợc góp sức mình và trƣớc hết là đƣợc nói lên tiếng nói

của mình để việc thiết kế dự án phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng cũng nhƣ phù hợp

với nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân. Mức độ sẵn sàng tham gia góp ý của nhóm hộ nghèo

thấp hơn so với những hộ khá, giàu, trung bình. Điều này gợi ý cho những cá nhân, tổ chức có

34.8

56.6

8.6

37.2 47.5

15.3

Sẵn sàng Sẽ tham gia nếu đƣợc

yêu cầu

Không tham gia

Sự tham gia của ngƣời dân

Đóng góp ý kiến vào việc thực hiện dự án

Tham gia vào ban giám sát cộng đồng

Page 77: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 76

liên quan rằng, trong quá trình xây dựng dự án, cần động viên, khuyến khích các gia đình nghèo

đóng góp ý kiến cho dự án, vì một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các dự án phát triển

nói chung và dự án phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng là hƣớng tới việc xóa đói, giảm nghèo.

Nhu cầu và đề xuất từ phía cộng đồng

Những khó khăn trong cuộc sống và nhu cầu vay vốn

42,6% số hộ trong khảo sát đã trả lời rằng cuộc sống của gia đình họ hiện nay đang gặp khó

khăn. trong đó, quận Cái Răng ( 64,8%) có tỷ lệ cao hơn so với Ninh Kiều ( 36,3%) và Bình

Thủy ( 30,8%). Những khó khăn chính mà các hộ dân hiện nay đang gặp phải nhƣ: 46,9% các hộ

dân hiện nay gặp phải là nguồn thu nhập hiện nay của gi đình còn thấp, tiếp đến là vấn đề nhà ở (

25,6%) và môi trƣờng sống hiện nay không đảm bảo ( 25,7%). Bên cạnh đó là việc học hành của

con cái cũng là điều ngƣời dân đề cập (20,1%).

87,4% số hộ trong khảo sát đã trả lời họ có nhu cầu để vay vốn phát triển kinh tế, trong đó mức

vốn vay mong muốn của các hộ dân là từ 40-50 triệu/hộ ( 25,9%) cao hơn so với mức vay vốn

khác. Mức vay dƣới 10 triệu chỉ chiếm 7,5% số hộ có nhu cầu. Nhƣ vậy, có thể thấy các hộ dân

có nhu cầu vay vón với mức tiền cao có tính phổ biến. Nhiều hộ dân trong quá trình khảo sát

cũng đã đƣa ra ý kiến giá trị vay ít sẽ khó đầu tƣ để phát triển kinh tế, mong muốn lãi suất vay

hợp lý, bằng với lãi suất vay của ngân hàng chính sách ( 0,6%/năm), thời gian chi trả từ 3- 5 năm

và lãi đƣợc trả theo quý 3 tháng/1 lần. Nguồn vốn đƣợc vay các hộ dự kiến đầu tƣ vào chăn nuôi,

buôn bán nhỏ. Những điều này sẽ giúp các hộ dân an tâm vay vốn cũng nhƣ chi trả nguồn vốn

vay. Mức độ vay vốn của các quận trong khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2. 38 Nhu cầu vay vốn của các hộ dân

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Dƣới 10 triệu Số lƣợng 55 87 81 223

Tỷ lệ (%) 11.8% 5% 10.4% 7.5%

Từ 10 – 20 triệu Số lƣợng 31 253 96 380

Tỷ lệ (%) 6.6% 14.5% 12.4% 12.7%

Từ 20 – 30 triệu Số lƣợng 56 298 117 471

Bình

Thủy

Ninh

Kều

Cái

RăngTổng

chung

30.8 36.6

64.8

42.6

Hộ gia đình khảo sát hiện "có"

gặp khó khăn trong cuộc sống

Thu nhập thấp Nhà ở Việc học của con cái Môi trƣờng sống ô nhiễm

45.1

16.8 22.6 17.4

40.2

24.1 15.7 18.9

64.8

34.9 29.5

47.6

Những khó khăn hiện nay hộ dân đang gặp phải

Q. Bình Thủy Q. Ninh Kiều Q. Cái Răng

Page 78: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 77

Nội dung Quận/huyện Tổng

Bình Thủy Ninh Kiều Cái Răng

Tỷ lệ (%) 12% 17.0% 15.1% 15.7%

Từ 30 – 40 triệu Số lƣợng 63 223 121 407

Tỷ lệ (%) 13.5% 12.8% 15.6% 13.6%

Từ 40 – 50 triệu Số lƣợng 76 463 237 776

Tỷ lệ (%) 16.2% 26.5% 30.5% 25.9%

Khác Số lƣợng 187 424 124 735

Tỷ lệ (%) 40% 24.3% 16% 24.6%

Tổng Số lƣợng 468 1748 776 2992

Tỷ lệ (%) 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Khảo sát kinh tế xã hội, tháng 06/2015)

Những ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương

Tại biểu đồ dƣới đây cho thế, lĩnh vực ƣu tiên cần đầu tƣ tại địa phƣơng là tìm kiếm việc làm

đƣợc ngƣời dân trong khảo sát mong muốn nhiều nhất 59,9%, tiếp đến 41,2% mong muốn các

hẻm đi lại đƣợc mở rộng, 40,5% đƣa ra ý kiến cần xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát

nƣớc hiện nay để tránh việc ngập úng khi mƣa xuống, triều cƣờng. Tại nhiều điểm trong thành

phố cho thấy tình trạng triều cƣờng ảnh hƣởng rất lớn tới việc đi lại, cũng nhƣ vệ sinh môi trƣờng

nơi ngƣời dân đang sinh sống. Cùng đó, nhiều hộ dân tình trạng nhà ở đang xuống cấp nên đây

cũng là lĩnh vực cần ƣu tiên thứ 4 mà ngƣời dân trong khảo sát đề cập tới ( 35,3%). Lĩnh vực cần

ƣu tiên thứ 5 là tình trạng thu gom rác thải ( 33,7%) một số nơi, đặc biệt là các ngõ hẻm, các

phƣờng nằm xa khu trung tâm thành phố hệ thống thu gom rác thải chƣa đến các hộ gia đình dẫn

tới tình trạng ô nhiễm mùi, không khí và rác thải xả lung tung gây ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời

dân.

59.9

35.3

41.2

40.5

16.6

6.5

17

33.7

21.6

11.7

16.1

14.2

17.7

17.4

5.7

25.9

8.9

Việc làm

Nâng cấp nhà ở

Nâng cấp mở rộng hẻm

Thoát nƣớc

Cấp nƣớc

Cấp điện hộ gia đình

Hệ thống chiếu sáng đô thị

Thu gom rácNVS hộ gia đình 5.3

Phòng khám bệnh

Trƣờng học cấp 1,2

Nhà trẻ/mẫu giáo

Dịch vụ/chợ

Khu vui chơi giải trí

NVH khu dân cƣ

Cải tạo tình trạng sụt lún đất

Hạn chế tối đa tình trạng ngập úng/triều cƣờng

Cải tạo, tình trạn sạt lở kênh, sông

Những ƣu tiên đề xuất nâng cấp/cải tạo CSHT tại địa phƣơng

Page 79: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 78

Đề xuất đối với dự án

Đề xuất từ phía ngƣời dân

Một thực tế cho thấy rằng trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có rất nhiều dự án đang thực hiện.

Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án này đang gặp nhiều khó khăn, do vậy tiến độ thực hiện các

dự án thƣờng chậm so với kế hoạch. Nhiều hộ gia đình trong khảo sát dƣờng nhƣ trong tâm trạng

mất lòng tin đối với một số dự án. Chính vì lẽ đó, họ cũng đã đƣa ra những đề xuất đối với dự án

nhƣ; dự án cần sớm triển khai, để tránh tình trạng dự án treo (64,6%), tiếp đến 61,7% đƣa ra ý

kiến việc chi trả tiền bồi thƣờng/h trợ các hộ bị ảnh hƣởng cần phải hợp lý. 60,8% mong muốn

chất lƣợng công trình đƣợc đảm bảo…

Dự án sớm triển khai

Chất lƣợng công trình đảm bảo

Chi trả tiền bồi thƣờng/h trợ hợp lý

Dự án h trợ các hộ nghèo

Dự án hạn chế số hộ bị ảnh hƣởng

Dự án triển khai đúng tiến độ

64.6

60.8

61.7

33.1

27.5

49.1

Đề xuất từ phía cộng đồng

Page 80: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 79

Bảng 2. 39: Đề xuất từ phía chính quyền địa phƣơng

Stt Phƣờng Đề xuất

1 Thới Hòa - Các dự án làm bờ kè gia cố đoạn QL91.

- Có chính sách bồi thƣờng h trợ hộ bị ảnh hƣởng.

- Biện pháp việc giảm thiểu ONMT trong quá trình thi công.

- Một số điểm hệ thống cống thoát nƣớc và giao thông cần đƣợc đầu tƣ ở các dự án về sau. Nhất là các KV ở xa trung tâm.

2 An Thới - Đầu tƣ dự án nạo vét kênh rạch.

- Đảm bảo thời gian thi công không ảnh hƣởng cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân

3 Long Tuyền - Gia cố kè, làm lại đƣờng hạn chế sụt lún.

- Nạo vét, khơi thông kênh rạch.

- Ủng hộ hoàn toàn việc triển khai dự án.

- Đề nghị chủ đầu tƣ trong quá trình thi công phải đảm bảo tuyệt đối về an toàn lao động, thực hiện việc che chắn công trình. Đảm

bảo an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển vật tƣ xây dựng đến khu vự thi công, thực hiện PCCC và giữ gìn an ninh trật tự

tại công trƣờng.

- Đề nghị chủ đầu tƣ cần chú ý việc tác động môi trƣờng trong quá trình xây dựng gồm: rác sinh hoạt của công nhân, rác thải nguy

hại của công trình đang thi công và có biện xử lý khói, bụi, tiếng ồn…

- Đề nghị chủ đầu tƣ thực hiện đúng cam kết các biện pháp xử lý nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trƣờng.

4 Cái Khế - Đề nghị xem xét, nâng cấp hệ thống thoát nƣớc.

- Cải tạo lị rạch Chùm Hôi.

- Nâng cấp hệ thống hẻm nhánh trên các KV. Có giải pháp đồng bộ cho việc nâng cấp

5 An Hội - Nâng cấp, cải tạo tuyến rạch 53 đƣờng Hoàng Văn Thụ.

- Toàn bộ hệ thống thoát nƣớc.

- Toàn bộ hệ thống điện (Gom lại, vì hiện tại nhƣ mạng nhện: điện, điện thoại….

- Nâng cấp trƣờng mầm non lá xanh.

6 An Hòa Thực hiện hết tuyến Rạch Sao vì đoạn này ảnh hƣởng rất lớn đến khu dân cƣ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đảm bảo chất lƣợng

công trình.

7 Xuân Khánh

Đề nghị dự án sớm triển khai thực hiện, để bà con nhân dân sớm ổn định đời sống

Page 81: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 80

8 Hƣng Lợi

- Đề nghị khẩn trƣơng thực hiện các Dự án đang triển khai.

- Tiếp tục rà soát, nâng cấp các khu vực còn lại.

- Bãi bỏ các quy hoạch chậm triển khai hoặc không thực hiện.

- Tuyên truyền giáo dục ý thức giữ gìn VSMT

9 An Bình - Cần vị trí mới để xây dựng nhà thông tin.

- Cần cải tạo đƣờng và các tuyến hẻm (có 13/56 hẻm nằm rải rác cặp tuyến đƣờng chính và các rạch).

- Cần kiểm tra nguồn nƣớc thải ra ở 1 số cơ sở gần khu vực cầu Đầu Sấu.

- Nâng cấp hệ thống thoát nƣớc, cống, rãnh để hạn chế ngập

10 Hƣng Thạnh - Đề nghị nguồn lao động phổ thông ở địa phƣơng đƣợc tham gia các công việc không mang tính kỷ thuật cao nhƣ thợ hồ, lao động

khác.

- Quan tâm đôn đốc các Nhà Thầu thực hiện thi công đúng tiến độ, thƣờng xuyên kiểm tra việc chấp hành luật bảo vệ môi trƣờng,

phòng chống cháy nổ, giữ an toàn lao động

11 Lê Bình: Với nhu cầu thực tế của địa phƣơng, do điều kiện kinh phí của địa phƣơng còn hạn chế chƣa thể đầu tƣ. Rất mong các cơ quan lãnh

đạo bố trí vốn và thực hiện những hạng mục đã nêu để góp phần cùng địa phƣơng hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa

xã hội ngày càng giàu đẹp.

Page 82: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 81

CHƢƠNG 3: NHỮNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

3.1. Các vấn đề xã hội chính

Dựa trên những cuộc khảo sát kinh tế xã hội đƣợc tiến hành và dựa trên những đặc điểm về

kinh tế xã hội của dân số.

Các vấn đề xã hội chính liên quan đến dự án là: i) tái định cƣ không tự nguyện; iii) mất sinh

kế; iii)những tác động tới sinh kế trong quá trình xây dựng; iv) những tác động tới các nhóm dễ

bị tổn thƣơng; v) các vấn đề giới tính; vi) các vấn đề an toàn và vii) các vấn đề sức khỏe.

Tái định cư không tự nguyện

Chƣơng trình đầu tƣ thƣờng cần thu hồi đất và tái định cƣ dân số. Do đó việc dịch chuyển dân

số có thể tạo ra tác động xã hội và bất ổn xã hội. Tác động liên quan đến các dự án là: Mất tài

sản hoặc khả năng tiếp cận tài sản; Mất nguồn thu nhập, phƣơng tiện sinh kế, cho dù ngƣời dân

bị ảnh hƣởng nên hay không nên di chuyển đến một địa điểm khác; và họ bị giới hạn tiến

gầntới khu vực theo yêu cầu của pháp luật hoặc các khu vực bảo vệ mà gây bất lợi đến đời

sống của những ngƣời dân bị ảnh hƣởng.

Theo khảo sát và đánh giá ban đầu, việc thực hiện của 02 thành phần của dự án dự kiến sẽ có

4.539 hộ gia đình bị ảnh hƣởng, trong đó 1.814 hộ tái định cƣ, 634 hộ gia đình bị ảnh hƣởng

nặng, và 709 hộ gia đình kinh doanh nhỏ bị ảnh hƣởng (xem Bảng 3.1).

Một kế hoạch tái định cƣ (RAP) sẽ đƣợc chuẩn bị để phù hợp với chính sách của Ngân hàng

Thế giới đối với việc tái định cƣ không tự nguyện và luật pháp Việt Nam để giảm thiểu tác

động cho các hộ bị ảnh hƣởng.

Bhông t Error! Bookmark not defined.: Thông tin về thu hồi đất của 2 Hợp phần 9

Loại tài sản Đơn

vị

Tổng cộng Hợp phần 1 Hợp phần 2

­ S

l

ƣ

n

g

­ H

B

A

H

/

T

c

h

c

­ S

l

ƣ

n

g

­ H

B

A

H

/

T

c

h

c

Số

lƣợng

Hộ

BAH/

Tổ

chức

9Nguồn: Kế hoạch Tái định cƣ

Page 83: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 82

Loại tài sản Đơn

vị

Tổng cộng Hợp phần 1 Hợp phần 2

­ S

l

ƣ

n

g

­ H

B

A

H

/

T

c

h

c

­ S

l

ƣ

n

g

­ H

B

A

H

/

T

c

h

c

Số

lƣợng

Hộ

BAH/

Tổ

chức

Tổng số hộ bị ảnh hƣởng

­ Tổn

g số

hộ

bị

ảnh

hƣở

ng

­ H

­ 4.539 ­ 2.8

58

­ 1.

68

1

­ Số

hộ

phả

i tái

địn

h

­ H

­ 1.814 ­ 1.2

71

­ 54

3

­ Số

hộ

bị

ảnh

hƣở

ng

nặn

g

do

mất

đất

sản

xuấ

­ H

­ 826 ­ 347 ­ 47

9

Page 84: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 83

Loại tài sản Đơn

vị

Tổng cộng Hợp phần 1 Hợp phần 2

­ S

l

ƣ

n

g

­ H

B

A

H

/

T

c

h

c

­ S

l

ƣ

n

g

­ H

B

A

H

/

T

c

h

c

Số

lƣợng

Hộ

BAH/

Tổ

chức

t

­ Hộ

ảnh

hƣở

ng

cửa

hàn

g

kin

h

doa

nh

­ H

­ 709 ­ 472 ­ 23

7

­ Hộ dễ bị

tổn

thƣơng ­ 444 ­ 200

­ 24

4

­ Phụ

nữ

chủ

hộ

­ H

­ 349 ­ 150 ­ 19

9

­ Dân

tộc

thiể

u số

­ H

­ 11 ­ 6 ­ 5

­ Chủ

hộ

­ H

ộ­ 6 ­ 4 ­ 2

Page 85: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 84

Loại tài sản Đơn

vị

Tổng cộng Hợp phần 1 Hợp phần 2

­ S

l

ƣ

n

g

­ H

B

A

H

/

T

c

h

c

­ S

l

ƣ

n

g

­ H

B

A

H

/

T

c

h

c

Số

lƣợng

Hộ

BAH/

Tổ

chức

ngƣ

ời

tàn

tật

­ Hộ

ngh

èo

­ H

­ 35 ­ 22 ­ 13

­ Ng

ƣời

già

neo

đơn

­ H

­ 10 ­ 5 ­ 5

­ Gia

đìn

h

chí

nh

sác

h

hội

­ H

­ 33 ­ 13 20

Mất sinh kế

Tổng cộng có 634 hộ sẽ mất hơn 20% đất sản xuất, ( 10% đối với các hộ bị tổn thƣơng) và 709

hộ gia đìnhkinh doanh nhỏ bị ảnh hƣởng (580 hộ gia đình đăng ký và 129 hộ gia đình không

Page 86: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 85

đăng ký và 573 hộ gia đình sẽ phải di dời). Có 35 công ty (chủ yếu là các công ty vật liệu xây

dựng) cũng sẽ bị ảnh hƣởng cũng nhƣ 1 thị trƣờng. Điều này sẽ dẫn đến những tác động về

sinh kế của các cộng đồng nằm trong khu vực bị ảnh hƣởng.

Việc mất sinh kế đối với hộ gia đình bị mất đất sản xuất và hộ gia đình mất doanh nghiệp nhỏ

sẽ đƣợc giải quyết thông qua việc chuẩn bị và thực hiện một chƣơng trình phục hồi thu nhập

(IRP) nhƣ là một phần của dự án tái định cƣ.

Chợ Tân An sẽ bị ảnh hƣởng hoàn toàn do việc xây dựng kè Cần Thơ. Theo dự án, chợ mới sẽ

đƣợc xây dựng liền kề với chợ hiện tại.

Bảng 3. 1: Bảng tóm tắt các quy hoạch sử dụng đất đối với thị trƣờng Tân An mới

STT Đât Đơn vị (m2)

Tỷ lệ

(%)

1 ­ Khu vực đất bán bên trong

­ 3

,

2

4

7

­ 5

1

.

6

­ ­ - Đất bán

­ 2

,

3

5

4

­ - Khu vực đƣờng bộ bên trong

­

8

9

3

­ 2 ­ Đất xây dựng đƣờng trong

­ 6

3

4

­ 1

0

.

1

­ 3 ­ Đất

­ 2

,

4

1

2

­ 3

8

.

3

­ ­ - Diện tích đất bán bên ngoài

­ 1

,

7

8

7

­ ­ - Diện tích đất đậu xe ­

5

Page 87: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 86

STT Đât Đơn vị (m2)

Tỷ lệ

(%)

2

0

­

­ - Diện tích đất cho trạm biến áp điện,

điện, máy bơm

­

3

0

­ - Nhà vệ sinh công cộng

­

3

3

­ - Khu vực thu gom rác tạm thời

­

4

2

­ ­ TỔNG

­ 6

,

2

9

3

­ 1

0

0

.

0

0

Vị trí khu đất để xây dựng thị trƣờng Tân Annằm trên bờ Ninh Kiều của Cần Thơ, mặt chính

của khu đất đối diện vớiđƣờng Hai Bà Trƣng, nằm ở giữa điểm giao cắt với đƣờng Phan Đình

Phùng và các điểm giao cắt với đƣờng Ngô Đức Kế và ranh giới đất đai nhƣ sau: phía Đông

Bắc: giáp nhà thông tin của phƣờng và một số nhà của ngƣời dân địa phƣơng, phía Đông Nam:

giáp sông Cần Thơ, phía Tây Nam: giáp nhà của ngƣời dân địa phƣơng và Tây Bắc: giáp

đƣờng Hai Bà Trƣng.

Bảng 3. 2 Tóm tắt số lƣợng khu vực bị ngăn trao đổi hàng hóa

STT. Hàng hóa Số lƣợng bị

ngăn Chú ý

1 Tất cả các dòng hàng hóa, cửa hàng tạp hóa, hàng khô 512m2 124

2 Hoa quả 228m2 56

3 Hàng tƣơi sống 808m2 200

4 Rau 808m2 200

5 Đồ ăn và đồ uống 920m2 92

6 Dịch vụ nƣớc giải khát trên tầng thƣợng414m2

9 Kinh doanh chƣa cố định Khoảng 250

Ngày và

đêm

Page 88: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 87

TỔNG 922

Về công ty, Thành phố Cần Thơ sẽ h trợ ngƣời dân chuyển nơi ở đến một vị trí thích hợp để

tiếp tục kinh doanh. Ngƣời lao động sẽ đƣợc h trợ.

Sự gián đoạn sinh kế trong quá trình xây dựng

Một số lƣợng lớn các doanh nghiệp và sinh kế không chính thức nằm trong khu vực dự án. Một

trong số họ có trong danh sách các hộ gia đình bị ảnh hƣởng, nhƣ nhà, đất của họ cũng bị ảnh

hƣởng. Các hộ gia đình sẽ đƣợc h trợ theo dự án tái định cƣ và thông qua chƣơng trình phục

hồi thu nhập. Về việc kinh doanh và sinh kế không chính thức không bị ảnh hƣởng thông qua

việc thu hồi đất, các hoạt động của ngƣời dân có thể bị gián đoạn trong thời gian xây dựng. Để

giảm thiểu sự gián đoạn, sẽ thực hiện các biện pháp sau đây:

- Mở đƣờng dẫn vào các cửa hàng (nếu nằm trong một tòa nhà hoặc khu vực chợ) sẽ đƣợc

đảm bảo trong thời gian xây dựng (tức là xây dựng đƣờng dẫn tạm thời tới các cửa hàng);

JHình 3.1: : Chợ Tân An mới đƣợc đề xuất

Page 89: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 88

- Kinh doanh không chính thức sẽ đƣợc phép di chuyển tạm thời đến vị trí khác;

- Tất cả các cƣ dân trong khu vực, bao gồm cả các hộ gia kinh doanh và sinh kế không

chính thức sẽ đƣợc thông báo thƣờng xuyên về tiến độ và thời gian xây dựng. Bảng sẽ đƣợc lắp

đặt tại công trƣờng xây dựng và sẽ cung cấp các thông tin cần thiết;

- Ban QLDA/ Đơn vị Khảo sát môi trƣờng sẽ thiết lập một đƣờng dây nóng liên lạc với

cộng đồng địa phƣơng để đáp ứng các khiếu nại, ý kiến, và / hoặc đề xuất từ ngƣời dân địa

phƣơng và / hoặc cộng đồng thông qua việc giải phóng mặt bằng và thời gian xây dựng.

Hộ gia đình bị tổn thương

Hộ gia đình không có đất dọc sông và các kênh rạch

13 kênh rạch sẽ đƣợc nạo vét tại quận Ninh Kiều và dự án sẽ cũng cần những khoảng trống tại

đê sông Cần Thơ. Khoảng trống đó là những nơi mà ngƣời ta sống nghèo khổ với không thu

nhập ổn định từ lao động phổ thông và lao động làm thuê. Nghề nghiệp chính của họ là xe ôm,

bán vé số, làm móng hoặc lao động đƣợc thuê với thu nhập không ổn định.

Nhà của họ chủ yếu là những ngôi nhà tạm thời, lấn vào kênh/ sông hoặc nhà ở với diện tích

nhỏ, nhƣng số lƣợng các thành viên trong gia đình là khá lớn. Tổng số hộ gia đình bị ảnh

hƣởng bởi kè Cần Thơ và nạo vét hệ thống kênh mƣơng là khoảng 2.858 hộ, trong đó 1.271 hộ

gia đình tái định cƣ, 265 hộ gia đình bị ảnh hƣởng nghiêm trọng (mất hơn 20% tổng diện tích

đất của), 472 hộ kinh doanh bị ảnh hƣởng. Trong tổng số này một số lƣợng lớn (219) không có

quyền hoặc khiếu nại về đất đai. Dựa trên các chính sách tái định cƣ cho dự án mà họ sẽ đƣợc

hƣởng một phần đất tối thiểutrong khu tái định cƣ và sẽ sắp xếp để trảphần đất trong khoảng

thời gian dài. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho các hộ gia đình không có đất.

Các nhóm dân tộc

Trong 03 huyện bị ảnh hƣởng, không có nhóm cộng đồng hay các dân tộc thiểu số sống riêng

lẻ. Theo số liệu từ dự án tái định cƣ, chỉ có 11 hộ gia đình sống cùng với phần lớn ngƣời dân

tộc Kinh, sẽ bị ảnh hƣởng. Do đó không cần thiết để có một kế hoạch hành động cụ thể cho

nhóm dân tộc này. Tuy nhiên dữ liệu kinh tế xã hội cho thấy rằng nhóm này có xu hƣớng

nghèo hơn nhóm ngƣời dân tộc Kinh. Việc h trợ cho các nhóm dân tộc đã đƣợc bao gồm

trong kế hoạch tái định cƣ (truyền thông để tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thƣơng bao gồm

các nhóm dân tộc, h trợ tiền mặt đặc biệt). Các biện pháp khác sẽ không cần thực hiện

Chủ hộ là nữ với những người sống phụ thuộc

465 phụ nữ đứng đầu trong các hộ gia đình có ngƣời sống phụ thuộc có thu nhập chính từ lao

động làm thuê, thu nhập của họ không ổn định, mặc dù chính quyền địa phƣơng cung cấp cho

họ một số đào tạo nghề (móng tay, trang điểm, làm tóc) thông qua các chƣơng trình của chính

phủ với sự h trợ 10.000 đồng / buổi / học viên với 45- 60 ngày thời gian đào tạo. Tuy nhiên,

kỹ năng thực tế từ những khóa đào tạo này và khả năng tìm một công việc bị giới hạn. Vì vậy,

hiệu quả của các chƣơng trình đào tạo là rất thấp. Chƣơng trình tín dụng là một lựa chọn tốt

hơn cho việc phục hồi sinh kế.

Vấn đề giới tính

Dự án phát triển đô thị thành phố Cần Thơ có thể gây ra những ảnh hƣởng khác nhau đối với

nam giới và nữ giới. Sinh kế của phụ nữ thƣờng nằm trong các khu vực không chính thức

(kinh doanh nhỏ) trong đó tác động thƣờng xuyên có thể đƣợc bỏ qua. Dự án dự kiến sẽ có tác

động tiêu cực đáng kể đến đời sống của phụ nữ cũng nhƣ nam giới và cũng nhƣ đến sinh kế

mà không đƣợc đăng ký chính thức (nhất là đối với hộ gia đình sinh sống dọc theo sông Cần

Page 90: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 89

Thơ). Quá trình bồi thƣờng liên quan đến việc thu hồi đất cũng có khả năng để tách phụ nữ ra

khỏi tài sản hộ gia đình nếu việc bồi thƣờng không đƣợc đƣợc thực hiện cho cả hai vợ chồng

đứng đầu hộ gia đình. Hộ gia đình có phụ nữ đứng đầu phải đối mặt với những thách thức

phát sinh kết hợp với tái định cƣ, đặc biệt là khi họ đang phụ thuộc vào mạng lƣới gia đình và

mạng lƣới xã hội mở rộng cho việc chăm sóc và xã hội hóa của trẻ em.

Phụ nữ cũng có nguy cơ dễ bị nhiễm HIV / AIDS so với nam giới. Theo sinh lý, phụ nữ dễ bị

nhiễm trùng qua đƣờng tình dục hơn nam giới. Phụ nữ cũng ít có khả năng giảm thiểu rủi ro

từ việc nhiễm trùng đơn giản bằng cách thay đổi hành vi của họ khi họ đang phụ thuộc vào

hành vi đối tác của họ để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.

Để giải quyết những vấn đề này, Kế hoạch tái định cƣ bao gồm một kế hoạch phục hồi thu

nhập với trọng tâm cụ thể về doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hƣởng. Một kế hoạch hành động về

giới (GAP) cũng đã đƣợc chuẩn bị (xem Phụ lục 1). Các mục tiêu của GAP là: (1) cung cấp cơ

hội và tăng cƣờng vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế của địa phƣơng; (2) phổ biến

thông tin về sự bền vững môi trƣờng đô thị và các rủi ro xã hội tới nam giới và nữ giới; và (3)

tăng sự tham gia của nữ giới trong lĩnh vực này và giữ các vị trí có vai trò quyết định.

Các vấn đề an toàn

Trong xây dựng, giao thông vận tải vật liệu có thể làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông và cản

trở việc đi lại hàng ngày của ngƣời dân và gây tổn hại đến đƣờng địa phƣơng, đƣờng thủy, tăng

mâu thuẫn trong sử dụng nƣớc cho tƣới tiêu và mục đích sinh hoạt. Để giảm thiểu tác động

trong quá trình xây dựng, các nhà thầu cần phải trình bày tiến độ thi công, đồng thời lắp đặt

đầy đủ các tín hiệu tại các khu vực xây dựng để đảm bảo an toàn cho cƣ dân. Bản đánh giá tác

động bao gồm các biện pháp để giảm thiểu tác động về an toàn.

Các vấn đề sức khỏe

Bên cạnh tác động môi trƣờng đối với sức khỏe cộng đồng trong việc xây dựng, thực hiện dự

án cũng gây ra nguy cơ lây lan từ các bệnh truyền nhiễm.

Nguy cơ lây lan bệnh nhiễm khuẩn lây qua đƣờng tình dục và HIV có thể đƣợc gây ra bởi các

dự án vì những lý do sau đây: (i)tỷ lệ lây nhiễm và phổ biến hiện có; (ii) kiến thức của cộng

đồng về cách lây nhiễm và các biện pháp phòng ngừa; và (iii) sự hiện diện của ngƣời lao động

quốc tế / lao động thuê ngoài. Trong thực tế, các kết quả tham vấn tại các huyện dự án / xã cho

thấy ngƣời dân địa phƣơng thƣờng đƣợc cung cấp thông tin về HIV / STIs(các bệnh lây truyền

qua đƣờng tình dục/LTQĐTD )bởi các phòng ban y tế phối hợp với Hội kế hoạch hóa gia đình

/ phƣờng / Hội Liên Hiệp phụ nữ. Ngoài ra, phát bao cao su và phổ biến các thông tin về HIV /

bệnh nhiễm khuẩn lây qua đƣờng tình dục sẽ đƣợc thực hiện.

Biện pháp giảm thiểu rủi ro lây lan các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đƣờng tình dục và HIV

trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình cần đƣợc thực hiện. Những biện pháp này

bao gồm việc nâng cao nhận thức về các bệnh LTQĐTD và HIV cho lợi ích và ảnh hƣởng của

cộng đồng cũng nhƣ ngƣời lao động. Dự án cũng nên liên kết các sáng kiến hiện có để nâng

cao nhận thức của các biện pháp phòng ngừa. Những biện pháp phòng ngừa bao gồm:

- Hợp đồng xây dựng sẽ yêu cầu các nhà thầu thiết lập một lực lƣợng nhân lực để tham

gia hội thảo phòng chống LTQĐTD, HIV / AIDS đƣợc phê duyệt bởi nhà cung cấp

dịch vụ. Hội thảo sẽ đƣợc tổ chức cho ngƣời lao động trƣớc khi bắt đầu xâu dựng các

công trình;

- Cung cấp bao cao su tại các công trƣờng xây dựng;

Page 91: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 90

- Căn cứ vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ lây lan của LTQĐTD và

HIV, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn và buôn bán ngƣời.

Page 92: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 91

Bảng 3. 3: Đặc điểm xã hội của những nhóm bị ảnh hƣởng

Nhóm bị ảnh hƣởng Xu hƣớng xã hội Tác động Biện pháp giảm thiểu

Các hộ gia đình không bị di

dời

Các hộ nông dân bị ảnh

hƣởng nặng (hơn 20% đất sản

xuất bị ảnh hƣởng)

Thu nhập ổn định;

Trình độ học vấn thấp;

Thu nhập bị ảnh hƣởng;

Không có đất nông nghiệp có

sẵn trong khu vực;

Cần phải chuyển sang các hoạt

động phi nông nghiệp;

Bồi thƣờng theo giá thay thế và cung cấp

các khoản h trợ;

Chƣơng trình phục hồi thu nhập;

Các hộ nông dân bị ảnh

hƣởng nhẹ. (ít hơn 20% đất

sản xuất bị ảnh hƣởng)

Thu nhập ổn định;

Trình độ học vấn thấp;

Thu nhập bị ảnh hƣởng nhẹ;

Bồi thƣờng theo giá thay thế và cung cấp

các khoản h trợ;

Đất ở bị ảnh hƣởng nhẹ có

hoặc không có nhà bị ảnh

hƣởng một phần (ngƣời sử

dụng đất hợp pháp);

Đa dạng Có thể cải tổ lại đất còn lại và /

hoặc sửa chữa nhà;

Không có sự gián đoạn các hoạt

động xã hội và không có tác

động về thu nhập;

Bồi thƣờng theo giá thay thế và cung cấp

các khoản h trợ;

H trợ phục hồi;

Các hộ gia đình bị di

dời

Các hộ lấn chiếm sông và bờ

kênh

Các hộ gia đình không có đất;

Các hộ nghèo hoặc cận nghèo;

Kỹ năng và trình độ học vấn thấp;

Điều kiện nhà ở và vệ sinh còn

thấp;

Ảnh hƣởng lũ lụt;

Chủ yếu dựa vào sinh kế không

chính thức (kinh doanh nhỏ) hoặc

thuê nhân công; thu nhập không ổn

định;

Bị ảnh hƣởng thêm bởi các bệnh do

Cần phải đƣợc di dời vào khu tái

định cƣ đủ dịch vụ;

Gián đoạn hoạt động kinh doanh

(khoảng cách từ các khu vực để

vị trí cũ)

H trợ bồi thƣờng đối với đất (60%)

Cấp lô đất tái định cƣ trong các khu tái

định cƣ và đảm bảo điều kiện vệ sinh và

nhà ở đƣợc cải thiện;

Chƣơng trình phục hồi thu nhập;

Page 93: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 92

Nhóm bị ảnh hƣởng Xu hƣớng xã hội Tác động Biện pháp giảm thiểu

điều kiện vệ sinh kém;

Các chủ cửa hàng bị di dời (

sinh kế không chính thức)

Các hộ nghèo hoặc cận nghèo;

Chủ yếu là nữ

Kỹ năng và trình độ học vấn thấp

Thu nhập không ổn định

Khoảng cách từ các khu tái định

cƣ để địa điểm kinh doanh trƣớc

đây của họ có thể ảnh hƣởng

đến thu nhập của họ;

Bồi thƣờng theo giá thay thế và cung cấp

các khoản h trợ;

Chƣơng trình phục hồi thu nhập;

H trợ do ảnh hƣởng đến kinh doanh;

Các chủ cửa hàng bị di dời (

đăng ký kinh doanh)

Kỹ năng và trình độ học vấn trung

bình

Thu nhập từ ổn định, trung bình tới

mức cao

Thay đổi địa điểm và mấtcác

khách hàng hiện tại;

Mất thu nhập trong giai đoạn

chuyển tiếp cho đến khi khôi

phục lại

Bồi thƣờng theo giá thay thế và cung cấp

các khoản h trợ;

H trợ do ảnh hƣởng đến kinh doanh;

H trợ để tìm điểm buôn bán mới;

Các chủ cửa hàng bị di dời

tại chợ Tân An

Thu nhập trung bình và ổn định Mất địa điểm kinh doanh Di dời đến chợ mới;

H trợ trong thời gian tạm cƣ;

Nhân viên công ty Kỹ năng và trình độ học vấn trung

bình

Thu nhập ổn định và thấp

Mất việc

H trợ do mất việc

Các hộ bị di dời khác( không

phải chủ cửa hàng hoặc nông

dân)

Đa dạng Thu nhập không bị ảnh hƣởng

Gián đoạn các hoạt động xã hội;

Bồi thƣờng theo giá thay thế và cung cấp

các khoản h tr;

Cấp lô đất tái định cƣ trong các khu tái

định cƣ và h trợ để tự tái định cƣ;

Các nhóm không bị di

dời

Sinh kế không chính thức bị

ảnh hƣởng trong quá trình

xây dựng( nhà ở không bị

ảnh hƣởng)

Các hộ nghèo hoặc cận nghèo;

Chủ yếu là nữ

Kỹ năng và trình độ học vấn thấp

Thu nhập không ổn định

Gián đoạn các hoạt động kinh

doanh

Hộ kinh doanh sẽ đƣợc di chuyển đến các

khu vực tạm để tiếp tục buôn bán;

Thông báo thƣờng xuyên về kế hoạch và

thời gian thi công. Hệ thống biển báo cần

đƣợc lắp đặt tại khu vực thi công để cung

cấp các thông tin cần thiết;

Kinh doanh bị ảnh hƣởng

trong quá trình xây dựng(

Kỹ năng và trình độ học vấn trung

bình

Thu nhập từ ổn định, trung bình

Gián đoạn các hoạt động kinh

doanh

Đƣờng tạm đến các cửa hàng (nếu di

chuyển đến các khu vực chợ hoặc trung

tâm ) sẽ đƣợc đảm bảo trong suốt thời

Page 94: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 93

Nhóm bị ảnh hƣởng Xu hƣớng xã hội Tác động Biện pháp giảm thiểu

nhà ở không bị ảnh hƣởng) đến cao

gian thi công ( i.e. hình thành các đƣờng

tạm để khách có thể vào cửa hàng mua

hàng);

Thông tin thƣờng xuyên nhƣ trên

Page 95: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 94

3.2. Tác động tiềm ẩn của dự án và rủi ro xã hội

Phần này xem xét các tác động dự án tiềm năng cho các thành phần của hai dự án '. Tác động

xã hội, cả tích cực và tiêu cực và rủi ro xã hội đƣợc xác định trong bảng sau đây cho hai thành

phần của dự án: i) Kiểm soát lũ lụt và Vệ sinh môi trƣờng thành phần và ii) Hợp phần Phát

triển đô thị hành lang.

3.2.1. Hợp phần 1: Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường

Các tác động tích cực và tiêu cực và rủi ro xã hội liên quan đến việc kiểm soát lũ lụt và thành

phần vệ sinh môi trƣờng đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 3. 4: Đánh giá tác động tiềm ẩn và các nguy cơ về mặt xã hội đối với Hợp phần Vệ

sinh vàKiểm soát ngập lụt

Page 96: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 95

STT Xây dựng Tác động tích cực Tác động tiêu cực và rủi ro xã hội

1 Kè sông Cần Thơ: 6,14 km - Cải thiện sức khỏe cộng đồng và các điều kiện sinh sống

trong vùng dự án, đặc biệt là đối với các hộ gia đình sống

lấn chiếm, mức ô nhiễm của sông Cần Thơ trong khu vực

lân cận hiện có mở các kênh và cống rãnh và các hồ bị ô

nhiễm nặng;

-Cải thiện môi trƣờng và giảm bớt phiền toái (mùi hôi và

ruồi) cho các hộ gia đình sinh sống dọc theo tuyến đƣờng

kênh /rạch;

- Giảm thiểu ngập úng cho các hộ gia đình và các khu vực

thƣơng mại dọc theo hai bờ sông Cần Thơ;

- Vấn đề an toàn dọc theo hai bờ sông đƣợc bảo đảm

- Tiềm năng để tăng thu nhập trong giai đoạn xây dựng

(nhờ vào việc bán hàng) và có cơ hội để nâng cao thu nhập

của họ bằng cách bảo vệ tài sản và hàng hóa thƣơng mại, và

sự hoạt động kinh doanh liên tục trong mùa mƣa lũ;

- Tăng diện tích cho việc mở cửa hàng thực phẩm và nƣớc

giải khát và thúc đẩy phát triển du lịch;

- Không gian mở dọc theo 2 khu bờ sông cho việc tái tạo và

sử dụng;

- Các cơ hội để tham gia vào các loại dự án nhƣ công nhân,

việc khác, vv

- Thu hồi đất để xây dựng dự án sẽ ảnh hƣởng

đến điều kiện sống của cộng đồng ( ngƣời ta

ƣớc tính có 2.858 hộ gia đình bị ảnh hƣởng,

trong đó có 1.271 hộ phải di dời, 347 hộ gia

đình bị ảnh hƣởng nặng nề, và 472 hộ kinh

doanh bị ảnh hƣởng);

- Ảnh hƣởng đến sự di chuyển của ngƣời dân

trong quá trình xây dựng;

- Các nguy cơ bần cùng đối với các hộ gia đình

sống lấn chiếm trong các kênh rạch Cần Thơ

và đê sông;

- Nguy cơ tai nạn an toàn lao động mà không

có hệ thống cảnh báo đầy đủ;

- Tăng tệ nạn xã hội mà không có chƣơng trình

phục hồi sinh kế phù hợp;

- Mất thu nhập của gia đình đối với những nhà

thƣơng mại đang bán tại chợ đầu mối Tân An,

và một số hộ kinh doanh tại phƣờng Hƣng Lợi

(dự kiến sẽ là cầu Quang Trung);

- Việc di dời nơi ở cũ đến nơi mới sẽ ảnh

hƣởng đến những ngƣời có thu nhập không ổn

định từ các nghề xe ôm / xe, xe máy, làm

móng, làm tóc, vv

2 Kè rạch Cái Sơn – Mƣơng Khai: 3,9 km .

3 3 âu thuyền và 9 cống ngăn triều trên

các tuyến hành lang kiểm soát;

4 Cải tạo 14 kênh rạch trong khu vực

trung tâm nhƣ nạo vét, nâng cấp cải

tạo kè bờ bảo vệ, đƣờng giao thông,

di dời các hộ dân lấn chiếm kênh

rạch;

5 Xây dựng 02 hồ điều tiết, chứa nƣớc

trong khu vực Làng đại học có diện

tích 15ha và khu vực hồ Long Hòa

có diện tích 4,8ha

6 Lắp đặt một trạm bơm công suất

Q=2m3/s ở tiểu lƣu vực thoát nƣớc

rạch Tham Tƣớng.

Page 97: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 96

3.2.2 Hợp phần phát triển hành lang đô thị

Những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực tiềm ẩn và rủi ro xã hội liên quan đến việc phát triển hành lang đô thị đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây.

Bảng 3. 5: Những tác động tiềm tang và rủi ro xã hộ đối với Hợp phần phát phiển hành lang đô thị

STT. Xây dựng Tác động tích cực Tác động tiêu cực

1 Xây dựng cầu Quang Trung(

Đơn nguyên 2)

- Tiếp cận thị trƣờng và các dịch vụ xã hội cơ bản (y

tế, giáo dục) và các cơ hội việc làm ở thành thị đƣợc

cải thiện;

- Giảm ngập lụt do hệ thống thoát nƣớc đƣợc cải

thiện (bảo vệ sức khỏe cá nhân và công cộng);

- Tăng thu nhập từ sản xuất và tiếp thị thƣơng mại các

sản phẩm nông nghiệp, giúp các hộ đầu tƣ nhiều hơn

cho nhà ở và chăm sóc sức khỏe, qua đó nâng cao

mức sống của ngƣời dân;

- Doanh nghiệp nhỏ của các hộ gia đình mang lại lợi

nhuận cao hơn do giao thông và tăng thu nhập của

địa phƣơng;

- Tăng khả năng tiếp cận đào tạo nghề và cơ hội việc

làm nghề cho lao động trẻ;

- Hệ thống giao thông kết nối trong nội thành ra ngoại

ô thành phố Cần Thơ, và cơ sở hạ tầng đô thị đƣợc

nâng cấp với điều kiện hiện đại sẽ mang lại hiệu quả

sản xuất và tiêu thụ hàng hóa do khả năng tiếp cận

thị trƣờng tốt hơn cũng nhƣ giá bất động sản tại các

vùng ngoại ô sẽ đƣợc cải thiện.

- Thu hồi đất để xây dựng dự án sẽ ảnh hƣởng đến làn sóng

cuộc sống, sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng (ngƣời ta ƣớc

tính có 1.681 hộ gia đình bị ảnh hƣởng, trong đó có 543 hộ

phải di dời, 479 hộ gia đình bị ảnh hƣởng nặng nề, và 237 hộ

kinh doanh bị ảnh hƣởng.

- Nguy cơ tai nạn an toàn lao động mà không có hệ thống cảnh

báo đầy đủ;

- Ảnh hƣởng đến sự di chuyển của ngƣời dân trong quá trình

xây dựng;

- Sự tăng nguy cơ tai nạn giao thông khi lƣu lƣợng giao thông di

chuyển từ cầu / đƣờng mới hình thành mà không có những

chƣơng trình đào tạo kỹ năng về an toàn đƣờng bộ;

- Tăng tệ nạn xã hội, nếu không có các chƣơng trình phục hồi

sinh kế phù hợp;

- Mất thu nhập của gia đình đối với những nhà đầu tƣ đang bán

tại phƣờng Hƣng Lợi (dự kiến sẽ là cầu Quang Trung).

- Việc di dời nơi ở cũ đến nơi mới sẽ ảnh hƣởng đến những

ngƣời có thu nhập từ nghề sửa xe máy / ô tô, xe ôm, làm

móng, làm tóc, vv

2 Xây dựng đƣờng, cầu Trần

Hoàng Na và đƣờng song hành

đến nút giao IC3;

3 Xây dựng đƣờng CMT8

(QL91) – Đƣờng tỉnh ĐT 918

4 Xây dựng hạ tầng cơ sở khu tái

định cƣ An Bình;

Page 98: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 97

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM

THIỂU

Dựa trên những tác động dự đoán và trên các vấn đề xã hội chính đƣợc xác định trong chƣơng

trƣớc, một số kế hoạch hành động bao gồm các biện pháp giảm thiểu và các biện pháp để tối đa

hóa lợi ích đã đƣợc xây dựngthuộcđánh giá xã hội.

4.1 Kế hoạch hành động giới và Kế hoạch giám sát giới

Các kết quả khảo sát qua bảng hỏi với các hộ gia đình và cộng đồng, cơ hội việc làm và khả

năng thích ứng với sự thay đổi công việc là những rào cản đối với phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ

trong độ tuổi trên 40. của Thực tế, phụ nữ chủ yếu tham gia vào lao động làm thuê (làm móng

tay, làm tóc và trang điểm.) có thu nhập thấp và không ổn định. Việc thực hiện dự án sẽ ảnh

hƣởng đến sinh kế của họ do di dời nơi ở, do đó làm tăng nguy cơ thiếu việc làm cho phụ nữ.

Tác động này có thể đƣợc giảm thiểu nếu phụ nữ địa phƣơng, đặc biệt là phụ nữthuộc hộ bị

ảnh hƣởng đƣợc cung cấp với nhiều cơ hội để tham gia vào các chƣơng trình đào tạo nghề,

nâng cao năng lực và chiến dịch tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vệ sinh, an toàn, phòng

chống tệ nạn xã hội giao thông. Ƣu tiên công việc cho phụ nữ trong việc thực hiện dự án sẽ

làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho phụ nữ và tạo ra các cơ hội để tăng thu nhập cho các hộ gia đình

bị ảnh hƣởng. Trong thời gian xây dựng dự án, phụ nữ đƣợc đảm bảo tham gia vào các cuộc

họp cộng đồng, trong cuộc phỏng vấn sâu cũng nhƣ khảo sát hộ gia đình ở mức 30-50%.

Thu nhập từ lao động làm thuê của các hộ gia đình nói chung và phụ nữ nói riieng sẽ bị ảnh

hƣởng trong việc xây dựng các công trình dự án. Vì vậy, cần sắp xếp công việc phù hợp với

phụ nữ địa phƣơng, đặc biệt là phụ nữ bị ảnh hƣởng bởi dự án. Phụ nữ sẽmang lại cả cơ hội và

rủi ro tiềm ẩn do an toàn và lạm dụng lao động. Một số vấn đề tiềm ẩn khác bao gồm cả an

toàn giao thông, phân biệt đối xử đối với ngƣời lao động không có tay nghề nên đƣợc xem xét.

Vấn đề giới tính đƣợc coi là mối nguy cơ và nên đƣợc đƣa vào Kế hoạch Kế hoạch hành động

về giới và Giám sát giới, đƣợc trình bày trong Phụ lục 1.

4.2 Kế hoạch tham gia của các bên liên quan

Kế hoạch tham gia của các bên liên quan đã đƣợc xây dựng và đƣợc trình bày trong Phụ lục 3.

Do đó Kế hoạch tham gia đƣợc xem nhƣ một khuôn khổ để hƣớng dẫn công dân xã hội và các

tổ chức, tham gia tổ chức xã hội dân sự / NGOs(các tổ chức phi chính phủ) trong quá trình

thực hiện dự án. Việc phổ biến các thông tin của dự án tớicác bên liên quan và cộng đồng bị

ảnh hƣởng và mở các cuộc đối thoại vềnhu cầu mong muốn liên quan có thể làm giảm sựphản

đối tiềm ẩn đối với dự án, tránh những xung đột có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, và

giảm thiểu nguy cơ chậm trễ tiến độ của dự án. Lƣu tâm đến các mục tiêu và nguyên tắc trên,

thực hiện phân tích các bên liên quan để thông báo cho việc xây dựng các kế hoạch tham gia

bằng cách xác định các nhóm liên quan chủ chốt, mối quan tâm của họ đối với việc can thiệp

dự án đƣợc đề xuất, và nhận thức của địa phƣơng về các vấn đề mà các thiết kế dự án đề xuất

giải quyết.

4.3 Kế hoạch hành động xã hội

Là một phần của SA, Kế hoạch Hành động Xã hội (SAP) đã đƣợc xây dựng để đảm bảo các lợi

ích xã hội đƣợc tối đa hóa và tác động tiêu cực đƣợc giảm nhẹ, nếu không thể tránh đƣợc.

Khung Kế hoạch Hành động Xã hội đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây

Page 99: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 98

1244,8% phụ nữ đã tham gia vào khảo sát phiếu câu hỏi và tỷ lệ các cuộc phỏng vấn sâu và các cuộc họp tham vấn

cộng đồng chiếm 37,4% và 39,3% tƣơng ứng

Bảng 4. Error! Bookmark not defined.: K EQ B. 1: Kế hoạch hành động xã hội và khung

đối với d

Vấn đề Mục tiêu/ Kết

quả

Đề xuất biện pháp

giảm thiểu/ hành

động

Các cơ quan

liên quan

Chỉ tiêu Ghi chú

Thu hồi

đất và tái

định cƣ

- Hộ BAH đƣợc

bồi thƣờng theo

chính sách của

NHTG và thu

nhập của họ sẽ

đƣợc phục hồi;

- Các hộ không

có đất sẽ nhận

đƣợc lô trong khu

tái định cƣ đủ

dịch vụ

- Xây dựng kế hoạch

tái định cƣ theo quy

định của Chính sách

Bảo vệ an toàn của

NHTG.

- Là một phần của

các chinh sách tái

định cƣ, chƣơng

trình phục hồi thu

nhập (IRPs) sẽ đƣợc

xây dựng và đƣợc

h trợ theo hợp

đồng tƣ vấn thiết kế

chi tiết

- Ban QLDA

- Trung tâm

phát triển

quỹ đất

- Chính quyền

địa phƣơng

- Đơn vị tƣ vấn

- Kế hoạch tái

định cƣ bao

gồm chƣơng

trình phục hồi

thu nhập đƣợc

chuẩn bị và

đăng tải trên

Trung tâm

Thông tin Phát

triển Việt Nam

của Ngân hàng

Thế giới

(VDIC) tại Hà

Nội.

- Số lƣợng hộ

không có đất có

quyền sử dụng

an toàn (Hộ)

- Số hộ phục

hồi sinh kế

(Hộ)

- Chi phí dự

tínhcủa kế hoạch

tái định cƣ (bao

gồm cả chƣờng

trình phục hồi

thu nhập) là

1.005.881.386.7

85 đồng, tƣơng

đƣơng

44,646,311.00

USD

- Ngân sách

thuộc vốn đối

ứng

Sinh kế

cùng với

việc di dời

chợ Tân

An

- Các chủ cửa hàng

đƣợc giao các lô

đất trong chợ mới

- Sẽ xây dựng chợ Tân

An mới

- Các chủ cửa hàng sẽ

di chuyển khi chợ

mới đƣợc hoàn thành

- BAN QLDA

- Trung tâm

Phát triển

Qũy đất

- Chính quyền

địa phƣơng

- Đơn vị tƣ

vấn

- Số lƣợng các

chủ cửa hàng

đƣợc giao các

lô đất mới trong

chợ Tân An

mới

- Chợ mới thuộc

ngân sách của dự

án CTURD

Sự gián

đoạn kinh

doanh và

sinh kế

không

chính thức

trong quá

trình xây

dựng

- Giảm thiểu gián

đoạn trong suốt

quá trình xây

dựng

- Đảm bảo đƣờng dẫn

tới cửa hàng trong

thời gian thi công;

- Kinh doanh không

chính thức sẽ đƣợc

phép tạm thời

chuyển tới địa điểm

khác;

- Thƣờng xuyên thông

báo về lịch trình và

thời gian xây dựng

cho tất cả ngƣời dân.

Bảng thông tin sẽ

đƣợc lắp đặt tại công

- BAN QLDA

- Nhà thầu

- Chính quyền

địa phƣơng

- Đảm bảo đƣờng

dẫn tới cửa

hàng

- Thông tin về

lịch trình đƣợc

cung cấp thông

qua các kênh

khác nhau bao

gồm cả bảng;

- Lắp đặt

đƣờng dây

nóngvà phản

hồi đƣợc cung

cấp;;

- Thuộc chi phí dự

án

Page 100: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 99

Vấn đề Mục tiêu/ Kết

quả

Đề xuất biện pháp

giảm thiểu/ hành

động

Các cơ quan

liên quan

Chỉ tiêu Ghi chú

trƣờng

- Ban QLDA/Đơn vị

khảo sát môi

trƣờngsẽ thiết lập

một đƣờng dây nóng

liên lạc với cộng

đồng địa phƣơng để

đáp ứng các khiếu

nại, nhận xét,

Sự tiếp

cận và tính

cơ động

- Nâng cấp mạng

lƣới đƣờng /

cầutrong khu vực

dự án và giảm

thời gian đi lại

giữa Ninh Kiều

và Cái Răng.

- Khả năng đi bộ

đƣợc tăng cƣờng

trong hành lang

giao thông trọng

điểm;

- Đƣờng dẫn

đƣợc duy trì trong

thời gian xây

dựng;

- Thiết kế chi tiết sẽ

kết hợp các khái

niệm POD ( Phát

triển định hƣớng

cho ngƣời đi bộ)nhƣ

làn dành cho xe đạp,

vỉa hè và không gian

xanh.

- Bản vẽ kỹ thuật

bao gồm đƣờng dẫn

vào những ngôi nhà

hiện tại / cửa hàng

trong thời gian xây

dựng;

- Ban QLDA

- Sở Xây

dựng

- Sở GTVT

- Trung tâm

Phát triển

Qũy đất

- Chính quyền

địa phƣơng

- Đơn vị tƣ

vấn

- Giảm thời gian

đi lại giữa Ninh

Kiều và Cái

Răng

- Tăng khả

năng đi bộ

trong hành lang

giao thông

trọng điểm

- Xây dựng các

điều kiện kinh

tế cho khu vực

dự án

- Chi phí bao gồm

trong hợp đồng

Tƣ vấn thiết kế

chi tiết cho các

thiết kế chi tiết

Ứng phó

với lũ lụt

- Tình hình lũ lụt

đang giảm là kết

quả của sự can

thiệp của dự án.

- Diện tích đất từ

các nguy cơ lũ lụt

thời gian 10 năm

trở lại đây đang

gia tăng tại Cần

Thơ trong lõi đô

thị

- Hộ gia đình

thích ứng tốt hơn

với thiên tai lũ lụt

- Kè đƣợc nâng cấp

dọc theo sông và

kênh rạch;

- Lƣới an toàn xã

hội đối phó thiên tai

và mục tiêu trực tiếp

đối với ngƣời nghèo

đƣợc thực hiện.

- BAN QLDA

- Sở Xây

dựng

- Sở GTVT

- Trung tâm

Phát triển

Qũy đất

- Chính quyền

địa phƣơng

- Đơn vị tƣ

vấn

- Tăng diện tích

đấtlõi đô thị từ

các nguy cơ lũ

lụt thời gian 10

năm trở lại nhƣ

là một kết quả

của sự can thiệp

của dự án (Ha)

- Sự hài lòng của

ngƣời dùng với

dịch vụ cơ sở

hạ tầng (lũ lụt

đƣợc giảm)

đƣợc phát triển

thông qua các

dự án, đƣợc

phân chia theo

giới tính

- Direct Project

- Đối tƣợng thụ

hƣởng dự án

trực tiếp đƣợc

bảo vệ từlũ thời

gian10 năm trở

lại phân chia

theo giới tính

và theo dƣới

40% dân số

-

Page 101: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 100

Vấn đề Mục tiêu/ Kết

quả

Đề xuất biện pháp

giảm thiểu/ hành

động

Các cơ quan

liên quan

Chỉ tiêu Ghi chú

Nguy cơ

nhiễm

HIV /

AIDS &

buôn bán

ngƣời

- Giảm thiểu rủi ro

tiếp xúc với HIV /

AIDS và buôn

bán phụ nữ và trẻ

em trong giai

đoạn xây dựng và

xây dựng do khối

lƣợng lớn lƣu

lƣợng vận chuyển

dọc theo công

trình đề xuất.

- Chƣơng trình phòng chống và nâng cao

nhận thức của cộng

đồng về buôn bán

ngƣời và HIV /

AIDS sẽ đƣợc xây

dựng và đƣợc thực

hiện bởi chính quyền

địa phƣơng và nhà

thầu;

- Các biện pháp

phòng chống và

nâng cao nhận thức

HIV/AIDS sẽ đƣợc

bao gồm trong hợp

đồng của nhà thầu.

- Ban QLDA

- Thành phố

Cần Thơ ,

Quận và

huyện/Công

đoàn phụ nữ

- Trung tâm Y

tế dự phòng

- Nhà thầu

- Chính quyền

địa phƣơng

- Đơn vị tƣ

vấn

- Chƣơng trình

phòng chống và

nâng cao nhận

thức của cộng

đồng về buôn

bán ngƣời và

HIV / AIDS sẽ

đƣợc xây dựng

và đƣợc thực

hiện bởi chính

quyền địa

phƣơng và nhà

thầu;

- Các biện pháp

phòng chống và

nâng cao nhận

thức HIV/AIDS

sẽ đƣợc bao

gồm trong hợp

đồng của nhà

thầu

- Việc thực hiện

và giám sát các

hoạt động sẽ

đƣợc thực hiện

thông qua thiết

kế chi tiết và tƣ

vấn thực hiện;

Phụ nữ - Mối quan tâm

giới là vấn đề

chính trong tất cả

các hợp phần dự

án, nhƣ là một

phần của kế

hoạch tái định

cƣ,nâng cao nhận

thức về HIV /

AIDS và buôn

bán ngƣời và

chƣơng trình

phòng chống,

chiến lƣợc phục

hồi thu nhập, an

toàn đƣờng bộ,

vấn đề lao động

và kế hoạch

truyền thông.

- Tối đa hóa việc

làm của phụ nữ

trong quá trình

xây dựng

- Xây dựng kế hoạch

hành động giới

- BAN QLDA

- Thành phố

Cần Thơ ,

Quận và

huyện/Công

đoàn phụ nữ

- Chính quyền

địa phƣơng

- Đơn vị tƣ vấn

- A gender strategy

is prepared for

the activities

stated above.

- Một chiến lƣợc

về giới đƣợc xây

dựng cho các

hoạt động nêu

trên.

- Xem Phụ lục 1

Kế hoạch hành

động giới toàn

bộ

Lao động - Hợp đồng của

nhà thầubao gồm

đảm bảo điều

kiện sức khỏe và

an toàn lao động;

không phân biệt

thanh toán giữa

phụ nữ và nam

giới, và những

ngƣời thuộc các

nhóm dân tộc địa

- Hợp đồng của nhà

thầu đã đƣợc xem

xét để đảm bảo rằng

các điều khoản liên

quan đến sức khỏe

và an toàn lao động

(OH & S) và bao

gồm bình đẳng giới

đƣợc ban hành.

- Ƣu tiên cho phụ nữ

- Ban QLDA

- Đoàn thể xã

hội (công

đoàn thanh

niên, hội phụ

nữ ...)

- Trung tâm

huyện giới

thiệu việc

làm

- Các điều khoản

có liên quan

đến: i) Sức

khỏe và an toàn

lao động; ii)

thúc đẩy bình

đẳng giới và

phòng, chống

phân biệt đối

xử giới; và iii)

phòng chống sử

-

Page 102: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 101

Vấn đề Mục tiêu/ Kết

quả

Đề xuất biện pháp

giảm thiểu/ hành

động

Các cơ quan

liên quan

Chỉ tiêu Ghi chú

phƣơngKhmer,

công việc có giá

trị ngang nhau;

ngăn ngừa sử

dụng lao động trẻ

em; và tuân thủ

pháp luật lao

động của chính

phủ và nghĩa vụ

điều ƣớc quốc tế

có liên quan;

- Tối đa hóa việc

làm của phụ nữ

và hộ nghèo

trong quá trình

xây dựng

và hộ nghèo cho lao

động phổ thông; - Chính quyền

địa phƣơng

- Nhà thầu

- Đơn vị tƣ

vấn

dụng lao động

trẻ em đã đƣợc

bao gồm trong

hợp đồng của

nhà thầu.

- Số lƣợng lao

động địa

phƣơng làm

việc theo giới

tính

- Nam và nữ lao

động phổ

thôngsẽ đƣợc

trả công nhƣ

nhau cho công

việc nhƣ nhau

Page 103: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 102

CHƢƠNG 5: THAM VẤN VÀ CAM KẾT CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

5.1 Các bên liên quan

5.1.1 Định nghĩa các bên liên quan

Trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án, UBND TP Cần Thơ là cơ quan chủ quản, chịu

trách nhiệm toàn diện giám sát và chỉ đạo thực hiện dự án dƣới sự giám sát và chỉ đạo của các

sở ban ngành liên quan. Ban chỉ đạo chuẩn bị dự án phát triển TP Cần Thơ và tăng cƣờng khả

năng thích ứng của đô thị sẽ đại diện cho cơ quan chủ quản để điều hành mọi hoạt động của dự

án.

Tham gia thực hiện dự án còn có các sở, ngành, UBND các quận, huyện, phƣờng, xã, khu vực

tƣ nhân và cộng đồng dân cƣ thuộc địa bàn dự án, các đơn vị tƣ vấn…

Hình 5.1: Cơ cấu tổ chức thựchiện dự án

Bên cạnh nguồn thông tin thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các khảo sát kinh tế xã hội cho các

hộ gia đình, các nhà tƣ vấn đã làm việc với các bên liên quan nhƣ Hội Phụ nữ thành phố, Văn

phòng Biến đổi khí hậu, việc phân chia dân tộc thiểu số và Hiệp hội của ngƣời khuyết tật ở

Cần Thơ.

Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ: là cơ quan chủ quản, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây

dựng sử dụng nguồn vốn h trợ phát triển chính thức, thành phố Cần Thơ là đơn vị trực thuộc

Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ dự án.

Ngoài ra, UBND thành phố thành lập Ban chỉ đạo với Trƣởng ban chỉ đạo là đồng chí Phó chủ

tịch UBND thành phố và thành viên ban chỉ đạo là các lãnh đạo Sở - Ngành có liên quan của

thành phố và một đại diện từ Văn phòng Điều phối BĐKH.

UBND TP Cần Thơ

Văn phòng BĐKH

Ban Quản lý ODA TP Cần Thơ

Hội Phụ nữ Hội khuyết tật Ban Dân tộc 04 tiểu ban TT PTQĐ

UBND phƣờng xã

(các tổ chức chính trị xã

hội

Cộng đồng

Ban chỉ đạo Dự án

Page 104: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 103

Ban QLDA với sự h trợ từ Ban chỉ đạo sẽ là đầu mối liên lạc giữa các nhà tài trợ, các Bộ -

Ngành Trung ƣơng, các cơ quan ở địa phƣơng và các nhà thầu nhằm tạo sự liên thông trong

suốt quá trình thực hiện dự án.

Sau khi đƣợc phê duyệt và cung cấp khoản vay cho Chính phủ Việt Nam; Chính phủ Việt Nam

phân cấp cho Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ quản lý khoản vay nêu trên.

Ủy ban nhân dân thành phố giao Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng nguồn vốn h trợ

phát triển chính thức, thành phố Cần Thơ làm Chủ đầu tƣ dự án và sẽ cấp phát khoản vay trên

cho Chủ đầu tƣ thực hiện Dự án.

Theo văn bản số 53/QĐ- BCĐ ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Ban chỉ đạo chuẩn bị dự án phát

triển TP Cần Thơ và tăng cƣờng khả năng thích ứng của đô thị về việc thành lập các tiểu ban

chỉ đạo h trợ chuẩn bị dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cƣờng khả năng thích ứng của đô

thị, quyết định thành lập các tiểu ban chỉ đạo h trợ chuẩn bị dự án, gồm:

Tiểu ban chỉ đạo hỗ trợ chuẩn bị thủ tục đầu tư, kế hoạch và tài chính Tiểu ban chỉ đạo hỗ trợ chuẩn bị các hạng mục xây dựng.

Tiểu ban chỉ đạo hỗ trợ chuẩn bị về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và

đánh giá môi trường

Tiểu ban chỉ đạo hỗ trợ chuẩn bị về nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật

Ngoài ra, UBND thành phố thành lập Ban chỉ đạo với Trƣởng ban chỉ đạo là đồng chí Phó chủ

tịch UBND thành phố và thành viên ban chỉ đạo là các lãnh đạo Sở - Ngành có liên quan của

thành phố và một đại diện từ Văn phòng Điều phối BĐKH.Chức năng của Ban chỉ đạo liên

quan tới việc xây dựng kế hoạch công tác, kiểm soát việc báo cáo giải ngân vốn vay và đảm

bảo mối quan hệ với các cơ quan ban ngành có liên quan ở cấp tỉnh và Trung ƣơng. Ban Chỉ

đạo dự án sẽ đƣợc thể chế hoá có thẩm quyền hoàn toàn đối với Ban Quản lý dự án, cũng nhƣ

các sở ban ngành của tỉnh và các phòng, ban của thành phố tham gia vào việc thực thi dự án.

Thẩm quyền này sẽ đƣợc xác định về mặt pháp lý sau khi tỉnh ban hành một quyết định về việc

thực hiện thoả thuận vốn vay.

Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng nguồn vốn h trợ phát triển chính thức, thành phố

Cần Thơ đƣợc thành lập theo Quyết định 3966/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND TP

Cần Thơ trên cơ sở đề án mô hình Ban chuyên nghiệp đƣợc thành phố giao nhiệm vụ thực hiện

các dự án ODA của thành phố. Ban quản lý dự án với sự h trợ từ Ban chỉ đạo sẽ là đầu mối

liên lạc giữa các nhà tài trợ, các Bộ - Ngành Trung ƣơng, các cơ quan ở địa phƣơng và các nhà

thầu nhằm tạo sự liên thông trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Hội Phụ nữ TP Cần Thơ có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, lý tƣởng

cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nƣớc; Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đƣờng lối, chủ

trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nƣớc,

phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, h trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình

độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;

Văn phòng biến đổi khí hậu Tp Cần Thơ đƣợc thành lập theo Quyết định số 2746/QĐ-UBND

ngày 06/12/2010 với vai trò là cơ quan chuyên ngành h trợ Ban chỉ đạo Quyết định

158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tƣớng về việc phê duyệt Chƣơng trình

Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu

Ban Dân tộc TP Cần Thơ đƣợc thành lập theo quyết định số 48/2010/QĐ- UBND ngày

8/5/2010 của UBND TP, Ban Dân tộc là cơ quan chuyên môn ngang Sở thuộc UBND TP có

Page 105: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 104

chức năng tham mƣu, giúp UBND TP thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về công tác dân

tộc

Hội khuyết tật TP Cần Thơ tiền thân là câu lạc bộ ngƣời khuyết tật (CLB NKT) trực thuộc Sở

LĐTB&XH tỉnh Cần Thơ thành lập ngày 1/5/2001. Sau 6 năm hoạt động hiệu quả, tạo cơ hội

cho ngƣời khuyết tật hòa nhập tốt cộng đồng nên UBND TP Cần Thơ đã ký quyết định số

2594/QĐ- UBND ngày 14/11/2007 chuyển từ CLB NKT TP Cần Thơ. Mục tiêu của hội là

nâng cao nhận thức của chính NKT và gia đình của họ về các vấn đề khuyết tật; xây dựng mái

nhà chung cho NKT vùng ĐBSCL và khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện để NKT tham gia

vào thị trƣờng lao động nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao giá trị NKT.

Trung tâm phát triển quỹ đất các quận/huyện: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định các chế

độ, chính sách về đền bù và tái định cƣ trong thành phố, giao mặt bằng cho các nhà thầu thi

công đúng tiến độ. Phối hợp với Ban QLDA thực hiện công tác tái định cƣ và giải phóng mặt

bằng đảm bảo tiến độ thi công và chính sách an toàn xã hội của Ngân hàng thế giới.

Ủy ban nhân dân phường/xã: UBND phƣờng/ xã phối hợp với Ban QLDA trong công tác

công bố thông tin của dự án tới ngƣời dân, triển khai các hoạt động đền bù, giải phóng mặt

bằng; phối hợp với các nhà thầu thi công các hạng mục công trình; Phối hợp với Ban QLDA,

các chuyên gia giám sát độc lập trong quá trình giám sát các hoạt động của nhà thầu và thi

công công trình tại cơ sở. UBND cấp phƣờng/ xã cũng là nơi nắm bắt thông tin phản hồi của

ngƣời dân về những vấn đề bất lợi đối với ngƣời dân do dự án gây ra. Vai trò của UBND cấp

phƣờng/xã rất quan trọng và không thể thiếu trong nhiều hoạt động cả trong quá trình chuẩn bị

lẫn trong quá trình thực hiện dự án

Bổ sung thêm các Hội nhƣ Hôi phụ nữ (cho vấn đề Giới) hội khuyết tật (cho vấn đề ngƣời

khuyết tật); Trung tâm y tế (cho vấn đề y tế công cộng) và các tổ chức khác.

5.1.2. Vai trò của các hội và các tổ chức cộng đồng

Các tổ chức hội, hiệp hội, các tổ chức cộng đồng và những ngƣời sử dụng các hạng mục công

trình của dự án sẽ có những vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện dự án.

Các tổ chức chính trị - xã hội, nhƣ: Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh

niên, Hội ngƣời cao tuổi… là những hội có lực lƣợng hội viên đông đảo và cơ cấu đến từng tổ

dân phố. Các tổ chức xã hội là ngƣời giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án, nhất là giai

đoạn thu hồi đất, đền bù tái định cƣ nhằm đảm bảo phù hợp với chính sách an toàn của Ngân

hàng và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức hội, đoàn thể ở cộng

đồng là nơi nắm bắt các vấn đề và phản hồi của ngƣời dân liên quan đến các hoạt động của dự

án trong quá trình chuẩn bị, thi công công trình và đƣa vào sử dụng. Việc giám sát của các tổ

chức hội phối hợp với các tổ dân phố tại cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp Ban

QLDA, nhà thầu kịp thời điều chỉnh thiết kế, hoạt động thi công nhằm giảm thiểu các tác động

không mong muốn tới đời sống của ngƣời dân trong khu vực bị ảnh hƣởng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (WU) nói riêng là một tổ chức quan trọng để cung cấp thông tin cho các

hộ gia đình và thực hiện chƣơng trình phát triển. WU có mặt ở tất cả các cấp hành chính (tỉnh,

thành phố, phƣờng / xã và thôn bản). Trong số các hoạt động khác, hội phụ nữ thực hiện các

chƣơng trình kỹ năng sống cho phụ nữ, các chƣơng trình nâng cao nhận thức về môi trƣờng và

các chƣơng trình tín dụng cho hộ gia đình, đặc biệt là đối với hộ gia đình nghèo và phụ nữ. Các

tổ chức này thông qua mạng lƣới nhận đƣợc phản hồi từ dân cƣ và có thể chuyển khiếu nại và

những quan ngại về các tác động của dự án phát triển cộng đồng. Họ cũng là những đối tác

quan trọng cho việc thực hiện các chƣơng trình dự án (tức là giám sát tái định cƣ, các chƣơng

trình phục hồi thu nhập) và cho các giám sát các hoạt động tái định cƣ.

Page 106: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 105

Các tổ chức phi Chính phủ thành phố Cần Thơ là tập hợp của mạng lƣới mạnh mẽ của cả tổ

chức phi Chính phủ trong nƣớc và quốc tế. Các lĩnh vực chính mà các tổ chức phi Chính phủ

tham gia là thích ứng biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo (Đông Gặp Hội Ngộ, Cứu giúp trẻ

em tại Việt Nam, Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu tại Việt Nam) và chăm

sóc sức khỏe (Sức khỏe gia đình thế giới, Qũy chăm sóc sức khỏe của Canada). Các tổ chức

phi chính phủ cũng có thể là đối tác quan trọng cho việc thực hiện các dự án đặc biệt là liên

quan đến thích ứng biến đổi khí hậu và phục hồi thu nhập.

Các tổ dân phố: Là cấp làm việc trực tiếp với ngƣời dân, phản ánh những vấn đề đặt ra trong

quá trình chuẩn bị, thi công và đƣa vào sử dụng của các hạng mục của dự án. Tổ dân phố sẽ là

nơi cuối cùng triển khai các hoạt động cung cấp thông tin của dự án tới ngƣời dân và là nơi đầu

tiên tiếp nhận các thông tin phản hồi của ngƣời dân liên quan đến dự án. Vai trò của tổ dân phố

rất quan trọng, mang tính khách quan và kịp thời khi phản ánh những nguyện vọng, kiến nghị

chính đáng của ngƣời dân đối với việc giám sát quá trình thực hiện dự án nhằm giảm thiểu

những tác động không mong muốn của dự án tới đời sống của ngƣời dân. Ngoài ra, các ý kiến

phản ánh từ tổ dân phố còn giúp cho việc xây dựng các hạng mục của dự án phù hợp hơn,

mang lại hiệu quả kinh tế xã hội hơn đối với cộng đồng dân cƣ trong khu vực hƣởng lợi trực

tiếp của dự án.

Phối hợp giữa các bên liên quan

Trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án, sự tham gia của các bên liên quan có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng. Trƣớc hết, với sự tham gia trong quá trình thiết kế các hạng mục

công trình sẽ góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh thiết kế, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và

tăng hiệu quả kinh tế - xã hội, giảm đến mức tối thiểu các tác động không mong muốn do các

công trình xây dựng gây ra đối với đời sống của ngƣời dân trong cộng đồng, nhất là các tác

động về xã hội và môi trƣờng trong quá trình thi công và vận hành các công trình xây dựng. Sự

phối hợp giữa các bên liên quan không tốt sẽ là tiềm tàng của sự lãng phí nguồn lực, gây chậm

tiến độ thực hiện dự án, có tác động không tốt về mặt xã hội và môi trƣờng…Trong quá trình

thực hiện dự án, sự phối hợp giữa các bên tốt sẽ đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ.

Qua phân tích quá trình thực hiện hai dự án do NHTG tài trợ đã và đang triển khai trên địa bàn

thành phố (VUUP 1 và VUUP 2 ) và giai đoạn đầu chuẩn bị Dự án phát triển TP Cần Thơ và

tăng cƣờng khả năng thích ứng của đô thị cho thấy sự phối hợp giữa các bên liên quan là khá

tốt, không có sự vƣớng mắc trong việc phối hợp giữa các bên liên quan. Các vƣớng mắc tiềm

tàng về sự phối hợp giữa các bên liên quan có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Dự án là

mức độ tham gia của các cơ quan/ đơn vị quản lý và khai thác vận hành các hạng mục của dự

án (đƣờng, cầu, hệ thống kè...) trong quá trình thiết kế chi tiết và xây dựng/ lắp đặt các hạng

mục này. Cụ thể nhƣ tham gia đóng góp ý kiến cho các phƣơng án thiết kế, giám sát thi công,

xây dựng mô hình quản lý, tính toán đơn giá vận hành...

Một trong những tiêu chí cho sự thành công của Dự án là để đảm bảo rằng các bên liên quan

đƣợc tham gia vào tất cả các giai đoạn của dự án. Mục tiêu này yêu cầu xây dựng Kế hoạch

tham gia. Vai trò và trách nhiệm đạt đƣợc sự tham gia đƣợc phân bổ cho các bên liên quan nhƣ

sau:

Page 107: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 106

B Vai t Error! Bookmark not defined.: Vai trò của các bên liên quan trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án

Giai đoạn

Cơ quan Chuẩn bị Dự án Thực hiện Dự án Quản lý, vận hành, bảo dưỡng

Cộng đồng Tham gia trong quá trình xây dựng dự án (thảo luận và

thống nhất lựa chọn các phƣơng án kỹ thuật phù hợp đối

với công trình dự kiến xây dựng tại phƣờng/xã)

Tham gia giám sát thông qua đại diện

của cộng đồng

Tự quản lý, vận hành, bảo dƣỡng các công trình

HTKT cấp 3 và một số công trình HTXH;

Đóng góp kinh phí vận hành bảo dƣỡng các cơ sở

hạ tầng khác

Chính quyền

Phƣờng/xã

Phối hợp với Ban QLDA trong việc triển khai các nhiệm

vụ phù hợp chức năng theo đề nghị của Ban QLDA

Tham gia giám sát Tổ chức quản lý một số hạng mục cơ sở hạ tầng

cấp 3 thuộc địa bàn phƣờng

UBND Thành phố

Thông qua các tiểu ban h trợ điều phối và h trợ Chủ đầu

tƣ thực hiện Dự án;

Phê duyệt Báo cáo NCKT, TKCS, Tổng mức đầu tƣ;

Thông qua Ban Chỉ đạo điều phối và

h trợ Chủ đầu tƣ thực hiện Dự án;

Phê duyệt Hồ sơ mời thầu và kết quả

lựa chọn Nhà thầu

Ban Dân tộc

Hội Phụ nữ

Hội khuyết tật

Văn phòng biến đổi

khí hậu

Phối hợp với đơn vị tƣ vân để sàng lọc các tác động có thể

xảy ra để đƣa ra các can thiệp phù hợp với từng nhóm đặc

thù

Trên cơ sở ngân sách dự kiến phân bổ

cho từng kế hoạch hành động, h trợ

đơn vị thực hiện triển khai các hoạt

động trong kế hoạch đã đƣợc phê

duyệt

Tham gia trong các tổ chức cộng đồng để quản

lý, bảo quản các tuyến đƣờng/ công trình của dự

án

- Phòng Quản lý Đô

thị

Quản lý các tuyến đƣờng và các tuyến kè của dự

án

Quản lý các công trình cầu

- Sở Kế hoạch Đầu tƣ Chủ trì thẩm định

- Sở Xây Dựng Tham gia thẩm định BCNCKT, TKCS, TKCS, TM đầu tƣ,

dự toán

Page 108: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 107

Giai đoạn

Cơ quan Chuẩn bị Dự án Thực hiện Dự án Quản lý, vận hành, bảo dưỡng

- Sở Tài nguyên Môi

Trƣờng

Thẩm định các thủ tục thu hồi đất

Thẩm định phần Đánh giá TĐMT

- Sở tài chính Thẩm định chí phí, đơn giá

- Kho bạc nhà nƣớc

tỉnh

Cấp phát vốn theo giai đoạn đầu tƣ và quản lý cấp phát

Các nhà thầu tƣ vấn Lập HSKSXD, BCNCKT, TKCS, TKKTTC, dự toán Tham gia giám sát thi công

Các nhà thầu xây

lắp

Thi công xây lắp

Page 109: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 108

5.1.3 Nguồn nhân lực quản lý chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án

UBND TP Cần Thơ đã thành lập bốn tiểu ban chuyên trách có nhiệm vụ h trợ chuẩn bị thực

hiện Dự án.

Các tiểu ban chuyên trách do Giám đốc/ Phó Giám đốc các Sở chuyên ngành đảm nhiệm vị trí

trƣởng tiểu ban và các thành viên đều đến từ các sở có liên quan hoặc UBND các quận/huyện

dự án, các tiểu ban này. Các tiểu ban đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với đặc thù của

sở/ngành mình. Trƣởng ban dự án do Phó Chủ tịch UBND thành phố đảm nhiệm. Trƣởng ban

có trách nhiệm chỉ đạo điều hành các tiểu ban thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của tiểu ban

từ công tác chuẩn bị đầu tƣ đến thực hiện dự án theo Hiệp định vốn vay ký kết, có nhiệm vụ

phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng liên quan triển khai công tác chuẩn bị dự án đảm bảo

tiến độ và chất lƣợng

Ban QLDA đầu tƣ xây dựng sử dụng nguồn vốn h trợ phát triển chính thức TP Cần Thơ có

nhiệm vụ giúp Chủ đầu tƣ trong công việc chuẩn bị và lập dự án để trình cấp có thẩm quyền

phê duyệt, đồng thời thực hiện việc triển khai dự án khi đƣợc duyệt, tổ chức nghiệm thu, quyết

toán và bàn giao dự án cho đơn vị quản lý theo đúng Quy chế Quản lý đầu tƣ và xây dựng. Ban

gồm có 6 phòng chuyên môn, hơn một nửa cán bộ của Ban đã có nhiều năm kinh nghiệm trong

quản lý dự án, có kinh nghiệm trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và quản lý thiết kế,

giám sát thi công các công trình xây dựng thông qua quá trình thực hiện hai dự án do Ngân

hàng thế giới tài trợ là VUUP giai đoạn 1 và 2. Ban QLDA chịu trách nhiệm quản lý chuẩn bị

Dự án và sẽ tiếp tục đƣợc giao nhiệm vụ quản lý Dự án khi Dự án này đƣợc ký hiệp định thực

hiện.

5.1.4 Chiến lược truyền thông, tham vấn và tham gia đối với các bên liên quan

Chiến lƣợc truyền thông, tham vấn với các bên liên quan

Các mục tiêu chủ yếu của chiến lƣợc truyền thông là bảo đảm sự tham gia của cộng đồng bị

ảnh hƣởng, của các hộ gia đình, chính quyền địa phƣơng, tổ chức có liên quan trong việc chia

sẻ thông tin về dự án, tƣ vấn về lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, dự kiến các tác động về đất đai,

thu nhập và tài sản trên đất... Họat động công bố thông tin là một đóng góp quan trọng trong

việc thúc đẩy tiến độ của dự án trong quá trình thực hiện, chuẩn bị, và khi dự án đi vào hoạt

động với sự đồng thuận của cộng đồng, chính quyền sở tại và các đơn vị có liên quan. Điều

này sẽ giảm thiểu khả năng xung đột phát sinh và rủi ro khác, tăng hiệu quả đầu tƣ và ý nghĩa

xã hội của dự án.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lƣợc truyền thông ở cấp địa phƣơng là để đảm bảo rằng các thiết

kế và phƣơng pháp thực hiện các hợp phần phù hợp về mặt kinh tế và xã hội.

Các mục tiêu cụ thể của Chiến lƣợc truyền thông là:

Phổ biến thông tin kịp thời về các hợp phần của dự án ;

Thành lập cơ chế chia sẻ thông tin/đối thoại 2 chiều với các bên liên quan.

Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng thông qua việc tập trung vào quản

lý nƣớc thải;

Để thay đổi hành vi về bình đẳng giới.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện sẽ có một số rủi ro và thách thức của Chiến lƣợc truyền

thông chính là:

Page 110: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 109

Đối với: Chính quyền địa phƣơng:

Không quan tâm đủ đến phụ nữ, ngƣời mù chữ và nhóm dễ bị tổn thƣơng.

Các cuộc họp thông tin và tham vấn thƣờng loại trừ ngƣời nghèo.

Kỹ năng và năng lực của cán bộ địa phƣơng còn yếu để tiến hành các hoạt động chiến

lƣợc truyền thông.

Đối với: Cộng đồng:

Phụ nữ thƣờng phải đối mặt với những rào cản văn hóa cao, và mối quan hệ giới truyền

thống và ràng buộc thời gian làm hạn chế sự tham gia của họ trong các cuộc tham vấn

và ra quyết định

Nhóm dễ bị tổn thƣơng nhƣ ngƣời nghèo nhất, ngƣời khuyết tật và một số đồng bào dân

tộc thiểu số không có thời gian hoặc thiếu phƣơng tiện để tham dự các cuộc họp hoặc

để tiếp cận phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

Tài liệu Thông tin -Nhận thức-Giáo dục: Thiếu tài liệu thông tin-nhận thức-giáo dục và có ít tài

liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số chính.

Phƣơng tiện truyền thông đại chúng: Nguồn phƣơng tiện truyền thông đại chúng của tỉnh (đài

phát thanh và truyền hình) để sản xuất các chƣơng trình địa phƣơng cụ thể còn hạn chế

Các nhóm chính các bên liên quan đã đƣợc xác định tham gia vào Chiến lƣợc truyền thông:

Chính quyền địa phƣơng, tức là Ban QLDA sẽ có trách nhiệm tổng thể đối với việc

thực hiện Chiến lƣợc truyền thông.

Tổ chức chính trị xã hội (Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh ): chịu trách

nhiệm đối với các chiến dịch phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức.

Đối tƣợng hƣởng lợi và kết quả của các tiểu dự án, bao gồm cả ngƣời dân bản địa,

ngƣời nghèo và nhóm dễ bị tổn thƣơng.

Phƣơng tiện truyền thông địa phƣơng sẽ phát triển và phổ biến các tài liệu Thông tin-

Nhận thức-Giáo dục.

Khu vực tƣ nhân là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hƣởng lợi từ cơ hội kinh doanh

liên quan đến cải thiện cơ sở hạ tầng.

Các thông điệp truyền thông đƣợc đƣa đến các bên liên quan và phải đơn giản để ngƣời dân có

trình độ học vấn thấp có thể hiểu đƣợc. Thông điệp sẽ đƣợc thiết kế riêng cho từng cộng đồng

địa phƣơng, tức là có tham chiếu về vấn đề giới, nghèo đói và dân tộc thiểu số. Các ngôn ngữ

đƣợc sử dụng trong các hoạt động truyền thông phải là tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc dựa trên

đánh giá sự hiểu biết ngôn ngữ của các nhóm mục tiêu. Đa số các cộng đồng có thể hiểu đƣợc

tiếng Việt thành thạo. Các tài liệu sẽ đƣợc kiểm tra trƣớc khi sử dụng rộng rãi.

Các thông điệp thông tin một chiều cần tập trung vào những lợi ích chính của dự án, các giai

đonạ thực hiện dự án – các tác động – cả tích cực và tiêu cực – đối với cộng đồng và việc tham

gia dự kiến của cộng đồng.

Các cơ chế để đảm bảo chia sẻ thông tin và đối thoại với cộng đồng sẽ đƣợc phát triển thông

qua:

Page 111: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 110

Xây dựng một phƣơng pháp tƣ vấn phù hợp với văn hóa truyền thống của địa phƣơng,

và có xét đến các biện pháp của NHTG về giới, nghèo đói và an toàn xã hội.

Các hoạt động thiết kế tối đa hóa sự tham gia của ngƣời dễ bị tổn thƣơng để đảm bảo

rằng những vấn đề quan tâm của địa phƣơng đƣợc giải quyết trong quá trình thực hiện.

Cung cấp một cơ chế phản hồi cho các cộng đồng bị ảnh hƣởng đảm bảo quan điểm của

họ đƣợc đƣa vào chuẩn bị và thực hiện dự án.

Xác định các kênh tham vấn đƣợc cộng đồng ƣa thích.

Các hoạt động của Chiến lƣợc Truyền thông sẽ đƣợc tổ chức dƣới sự hợp tác với Uỷ ban nhân

dân phƣờng/xã. Trách nhiệm thực hiện chiến lƣợc sẽ đƣợc chia sẻ giữa nhiều bên liên quan:

Ban QLDA sẽ chịu trách nhiệm tổng thể cho việc cập nhật và thực hiện Chiến lƣợc

truyền thông và sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nhắm mục tiêu vào Khu vực

tƣ nhân.

Hội phụ nữ sẽ h trợ việc phổ biến thông tin và tiến hành các hoạt động nâng cao nhận

thức về thực hành vệ sinh môi trƣờng, bao gồm cả hợp tác với các trƣờng học để giáo

dục trẻ em, và các hoạt động về việc tăng cƣờng bình đẳng giới.

Các phƣơng tiện truyền thông địa phƣơng sẽ xây dựng các tài liệu thông tin-nhận thức-

giáo dục: tài liệu in ấn, báo chí, chƣơng trình phát thanh và truyền hình, trang web, v.v.

Thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng năng lực sẽ đƣợc tổ chức nhƣ sau:

Cán bộ Ban QLDA phụ trách truyền thông: Tập huấn về kỹ năng truyền thông.

Hội Phụ nữ: Đào tạo kỹ năng truyền thông của các thành viên hội phụ nữ.

Các thành viên chính của Hội phụ nữ: đào tạo về bình đẳng giới thông qua việc áp dụng

phƣơng pháp tập huấn (ToT).

Các bên liên quan sẽ nhận đƣợc sự h trợ từ các Chuyên gia thể chế trong nƣớc và quốc tế

cũng nhƣ các Chuyên gia xã hội và giới trong nƣớc và quốc tế.

Nguồn lực cần thiết

Các nguồn lực cần thiết để thực hiện Chiến lƣợc truyền thông đề cập đến:

Chi phí cho các hoạt động Chiến lƣợc truyền thông sẽ có trong Chƣơng trình xây dựng.

Chi phí tƣ vấn cho các Chuyên gia thể chế trong nƣớc và quốc tế và các Chuyên gia xã

hội và giới trong nƣớc và quốc tế.

Page 112: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 111

Bảng 5. 1: Chiến lược truyền thông, tham vấn với các bên liên quan

Mục tiêu Rủi ro/thách thức chính Các bên liên

quan chính Thông điệp

Phƣơng tiện truyền

thông (Kênh/ngôn

ngữ/hoạt động)

Thời hạn Trách

nhiệm

Nguồn lực

(ngƣời, ngân sách)

1. Tăng cƣờng lợi ích của dự

án và giảm thiểu các tác

động tiêu cực tiềm ẩn, thông

qua thông tin kịp thời về các

hợp phần tiểu dự án và các

lợi ích kinh tế-xã hội tiềm

ẩn, đặc biệt đối với ngƣời

nghèo, phụ nữ và dân tộc

thiểu số.

Không quan tâm đủ đến phụ nữ,

ngƣời mù chữ và đồng bào dân

tộc thiểu số.

Ngƣời nghèo bị loại trừ không

tham gia các cuộc họp phổ biến

thông tin

Hạn chế/Thiếu tài liệu IAE

(Thông tin Giáo dục và truyền

thông) và các chƣơng trình phát

thanh – truyền hình

Ban QLDA

Hội phụ nữ.

Ngƣời hƣởng

lợi của dự án

Truyền thông

địa phƣơng

Khu vực tƣ

nhân địa

phƣơng.

Kế hoạch các

giai đoạn thực

hiện tại các

khu vực khác

nhau.

Tác động – cả

tích cực và tiêu

cực – đối với

cộng đồng..

Thông điệp phù hợp

với bản sắc của cộng

đồng địa phƣơng

In tài liệu IAE: phiếu,

tờ rơi...

Tiếp cận phƣơng tiện

truyền thông (đài,

báo, TV, trang web,

vv)

Hệ thống truyền thanh

xã/phƣờng.

Các cuộc họp

xã/phƣờng

Các sự kiện văn hóa.

Ngày họp chợ.

Từ khi bắt đầu

thực hiện tiểu

dự án và trong

suốt chu kỳ

tiểu dự án phù

hợp với tiến độ

các hoạt động.

Bắt đầu thực

hiện dự án:

+ Xây dựng tài

liệu IAE về các

hợp phần của

tiểu dự án

+ Đào tạo các

bên liên quan.

Ban

QLDA

Hội phụ nữ

Phƣơng

tiện truyền

thông địa

phƣơng

Nguồn vốn thông

qua Chƣơng trình

xây dựng năng lực

Chi phí tƣ vấn cho

Chuyên gia thể chế

trong nƣớc và quốc

tế và Chuyên gia

giới và xã hội

2. Thành lập cơ chế chia sẻ

thông tin/đối thoại 2 chiều

với các bên liên quan

Mối quan hệ giới truyền thống và

ràng buộc thời gian của phụ nữ.

Giải pháp kinh tế cho nhóm dễ bị

tổn thƣơng còn nghèo

Ban QLDA

Đơn vị thực

hiện dự án

Hội phụ nữ.

Ngƣời hƣởng

lợi.

Khu vực tƣ

Vai trò tham

vấn các bên

liên quan trong

tiểu dự án

Trình bày cơ

chế phản hồi

Thảo luận về

các kênh tham

vấn đƣợc ƣu

Họp xã/phƣờng

Thảo luận nhóm

Hội thảo cộng đồng

Truyền thông địa

phƣơng.

Sử dụng phƣơng pháp

và công cụ có sự tham

Từ khi bắt đầu

thực hiện tiểu

dự án và trong

suốt chu kỳ dự

án phù hợp với

tiến độ các

hoạt động.

Ban

QLDA

Hội phụ nữ

Phƣơng

tiện truyền thông địa

phƣơng

Nhƣ trên

Page 113: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 112

Mục tiêu Rủi ro/thách thức chính Các bên liên

quan chính Thông điệp

Phƣơng tiện truyền

thông (Kênh/ngôn

ngữ/hoạt động)

Thời hạn Trách

nhiệm

Nguồn lực

(ngƣời, ngân sách)

nhân địa

phƣơng.

tiên. gia.

3. Tuyên tuyền lợi ích đấu

nối hệ thống nƣớc thải, biểu

giá và những h trợ đặc biệt

cho các hộ nghèo và dễ bị

tổn thƣơng

Xác định các hộ nghèo và dễ bị

tổn thƣơng để truyền thông đặc

biệt

Ban QLDA

Đơn vị thực

hiện dự án

Hội phụ nữ.

Ngƣời hƣởng

lợi.

Điều kiện của

dự án để đấu

nối tới các hộ

gia đình.

Biểu giá hàng

tháng để đấu

nối với hệ

thống nƣớc

thải

Họp xã/phƣờng

Thảo luận nhóm

Hội thảo cộng đồng

Truyền thông địa

phƣơng.

Sử dụng phƣơng pháp

và công cụ có sự tham

gia.

Từ khi bắt đầu

thực hiện tiểu

dự án và trong

suốt chu kỳ dự

án phù hợp với

tiến độ các

hoạt động..

Ban

QLDA

Đơn vị

thực hiện

dự án

Hội phụ nữ

Nhƣ trên

4. Nâng cao nhận thức cộng

đồng về hành vi và vệ môi

trƣờng

Hạn chế/Thiếu tài liệu IAE và

các chƣơng trình phát thanh –

truyền hình

Ban QLDA

Hội phụ nữ.

Truyền thông

địa phƣơng

Ngƣời hƣởng

lợi.

Khu vực tƣ

nhân.

Lợi ích chính

của vệ sinh

môi trƣờng: cải

thiện sức khỏ,

môi trƣờng

sống

Sự tham gia dự

kiến của cộng

đồng vào các

hoạt động vệ

sinh môi

trƣờng

Họp cộng đồng, hội

chợ, triển lãm

Hội thảo, hội nghị

Thảo luận nhóm

Cuộc họp riêng cho

phụ nữ

In ấn tài liệu IAE

Chƣơng trình phát

thanh truyền hình.

Từ khi bắt đầu

thực hiện dự án

và trong suốt

chu kỳ dự án

phù hợp với

tiến độ các

hoạt động.

Bắt đầu thực

hiện dự án:

+ Xây dựng tài

liệu IAE về các

hợp phần của

dự án

+ Đào tạo các

Ban

QLDA

Hội phụ nữ

Phƣơng

tiện truyền

thông địa

phƣơng

Nhƣ trên

Page 114: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 113

Mục tiêu Rủi ro/thách thức chính Các bên liên

quan chính Thông điệp

Phƣơng tiện truyền

thông (Kênh/ngôn

ngữ/hoạt động)

Thời hạn Trách

nhiệm

Nguồn lực

(ngƣời, ngân sách)

bên liên quan

5. Truyền thông các biện

pháp h trợ sinh kế phục hồi

thu nhập

Hạn chế/thiếu chƣơng trình đào

tạo về sử dụng hiệu quả nguồn

vốn tín dụng và hợp tác hiệu quả

hiệp hội doanh nghiệp để cung

cấp đầu ra cho học viên đƣợc đào

tạo nghề

Ban QLDA

Đơn vị thực

hiện dự án

Hội phụ nữ

Hiệp hội doanh

nghiệp

Sở lao động

thƣơng binh, xã

hội

Cơ hội việc

làm cho phụ nữ

và nam giới

trong các công

trình xây dựng

của dự án

Thảo luận nhóm.

Tổ chức các cuộc họp

riêng cho phụ nữ.

Từ khi bắt đầu

thực hiện dự án

và trong suốt

chu kỳ dự án

phù hợp với

tiến độ các

hoạt động.

Ban

QLDA

Nhƣ trên

6. Truyền thông cơ chế và

thủ tục giải quyết khiếu nại.

Hạn chế/Thiếu tài liệu IAE và

các chƣơng trình phát thanh –

truyền hình

Ban QLDA

Đơn vị thực

hiện dự án

Đối tƣợng và

địa điểm liên

lạc

Loại khiểu nại

Thủ tục: cần

cung cấp thông

tin gì, thời gian

dự kiến để giải

quyết

In tài liệu IAE

Các chƣơng trình phát

thanh – truyền hình.

Từ khi bắt đầu

thực hiện dự án

và trong suốt

chu kỳ dự án

phù hợp với

tiến độ các

hoạt động.

Ban

QLDA

Đơn vị

thực hiện

dự án

Nhƣ trên

Page 115: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 114

5.2 Sự tham gia của các bên liên quan

Sự tham gia của các bên liên quan trong các giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với chính sách

của NHTG về giới, giảm nghèo và an toàn xã hội, các cuộc tham vấn với các tổ chức có liên

quan, ngƣời dân địa phƣơng đƣợc thiết kế để phát huy tối đa sự tham gia của họ và đảm bảo

rằng mối quan tâm của địa phƣơng đƣợc đề giải quyết trong m i giai đoạn của dự án. Đặc biệt

quan tâm đến phụ nữ - đối tƣợng chịu thiệt thòi bởi đói nghèo, thành kiến phân biệt chủng tộc

và giới. Tham vấn cộng đồng và sự tham gia đƣợc thực hiện thông qua việc chia sẻ thông tin,

các cuộc họp tham vấn dƣới hình thức thảo luận nhóm, và ra quyết định tƣơng tác.

Các vấn đề cần đƣợc giải quyết thông qua sự tham gia bao gồm:

Đánh giá về các vấn đề cơ sở hạ tầng hiện nay ở các thành phố (đƣờng đô thị, hệ thống

thoát nƣớc và hệ thống kè hiện trạng);

Giới thiệu chung về các hợp phần dự án tập trung vào lợi ích xã hội tiềm năng, đặc biệt

đối với ngƣời nghèo, phụ nữ, ngƣời dân tộc thiểu số và nhóm dễ bị tổn thƣơng;

Phƣơng thức Ngƣời bản địa và sự tham gia của phụ nữ vào các giai đoạn thi công, giám

sát và bảo trì sau thi công của các hoạt động (bao gồm cả giới thiệu cơ chế giải quyết

khiếu nại);

Trình bày các thiết kế xây dựng đƣợc chọn và các khung triển khai hoạt động, bao gồm

giám sát;

Giám sát sự tham gia của cộng đồng vào việc thực hiện dự án.

Phƣơng pháp tham gia

Sự tham gia đƣợc đảm bảo trong từng giai đoạn thực hiện dự án thông qua:

Các cuộc họp hàng tuần và đột xuất của cán bộ chính quyền địa phƣơng tại ban ngành

liên quan

Cuộc họp liên sở

Tham quan hiện trƣờng thi công

Chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan

Công bố thông tin kịp thời cho cộng đồng, bao gồm cả phụ nữ, nhóm thiệt thòi và dễ bị

tổn thƣơng

Cuộc họp tham vấn với xã hội dân sự, các đối tƣợng hƣởng lợi và khu vực tƣ nhân

Đƣa quan điểm của cộng đồng bị ảnh hƣởng vào quá trình ra quyết định

Giáo dục và chiến dịch nâng cao nhận thức

Giám sát các hợp phần của tiểu dự án

Phổ biến báo cáo hàng tháng giữa các bên liên quan của chính quyền địa phƣơng

Các phƣơng pháp thu thập dữ liệu với các đối tƣợng hƣởng lợi là phƣơng pháp định lƣợng

thông qua các cuộc thảo luận nhóm với các thành viên chủ chốt của cộng đồng, và thảo luận

nhóm tách biệt về giới với ngƣời dân bản địa nghèo tại khu vực dự án.

Page 116: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 115

Mốc thời gian cho các hoạt động có sự tham gia

Tối đa hóa sự tham gia của các cộng động và chính quyền địa phƣơng, các cuộc tham vấn đƣợc

tổ chức theo từng lộ trình thực hiện dự án.

Trong giai đoạn đánh giá và lập kế hoạch, các cuộc tham vấn rất hữu ích cho việc xác định

nhận thức của các bên liên quan về các vấn đề và mối quan tâm của họ khi tham gia ứng

phó.Kiến thức này cũng rất hữu ích để xây dựng các thông điệp thông tin có ý nghĩa từ quan

điểm của đối tƣợng mục tiêu. Sự tham gia và nhận thức của cộng đồng địa phƣơng trong việc

xác định tính dễ bị tổn thƣơng và phƣơng án thích ứng cũng góp phần vào sự chấp thuận của

cộng đồng đối với các hoạt động của tiểu dự án.

14.Trong quá trình tham vấn cộng đồng và thảo luận nhóm tập trung đƣợc thực hiện tháng 6 –

tháng 8/2015 để cung cấp thông tin định lƣợng và và gợi ra những quan điểm và mối quan tâm

của ngƣời hƣởng lợi tiềm năng liên quan đến các công trình khác nhau của dự án. Các cuộc

tham vấn công đã đƣợc thực hiện phối hợp bởi các nhóm tƣ vấn khác nhau. Các cuộc tham vấn

sau đây đã đƣợc tiến hành nhƣ một phần của giai đoạn chuẩn bị

Trong giai đoạn thực hiện, các cuộc tham vấn cộng đồng lần thứ 2 đƣợc tổ chức.Những cuộc

tham vấn này góp phần vào sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong việc thiết kế cải tiến

cơ sở hạ tầng và kế hoạch tham gia của cộng đồng tại các địa điểm thực hiện hợp phần. Mục

tiêu của họ để đảm bảo rằng sự lựa chọn các phƣơng án cơ sở hạ tầng, quy hoạch,, tổ chức,

thực hiện và bảo trì công trình tại công trƣờng đƣợc ngƣời dân chấp nhận.

19 tham vấn cộng đồng tại phƣờng dự án đã đƣợc thực hiện trong quá trình chuẩn bị việc các

đánh giá xã hội để hiểu rõ thêm về nhu cầu của cộng đồng, đề xuất và ý kiến của chính quyền

địa phƣơng và ngƣời dân trong vùng dự án cho các công trình dự kiến đƣợc xây dựng tại các

địa phƣơng. Dựa trên tham khảo ý kiến với chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân trong khu

vực, các dự án thƣờng tham khảo ý kiến và đề xuất các biện pháp giảm thiểu đối với từng vấn

đề, nhƣ sau.

Page 117: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 116

Bảng 5. 2: Tổng hợp các mối quan tâm cộng đồng

STT Vấn đề cộng đồng quan tâm Biện pháp giảm thiểu

1. Ngƣời dân hoang mang, hoài nghi với dự án nếu triển khai chậm, không đúng

tiến độ. Họ lo ngại về tính khả thi của dự án, cụ thể

Đối với các hộ dân thuộc diện giải tỏa trong giai đoạn 1 - Kè sông Cần Thơ.

Hiện gia đình còn một phần diện tích sau ảnh hƣởng, họ có ý định xây mới nhà

trên khu vực đất còn lại. Tuy nhiên, cho tới nay dự án kè sông cần Thơ tiếp tục

đƣợc triển khai ngƣời dân hoang mang không rõ phần diện tích còn lại của họ

có đƣợc thu hồi nốt hay không? Điều này khiến họ không an tâm sinh sống

Dự án cần thực hiện theo đúng tiến độ.

Bất kể sự chậm trễ cần có thông báo tới chính quyền địa phƣơng, ngƣời dân về

những nguyên nhân chậm trể.

2. Trong quá trình thi công các kề, kênh, rạch việc sụt nún, sạt lở đất có thể sẽ xảy

ra điều này sẽ tác động trực tiếp đến các hộ gia đình nằm trong, gần với các khu

vực này.

Cần đảm bảo hạn chế tối đa việc hộ dân bị ảnh hƣởng và có dự phòng chi phí

đền bù với các trƣờng hợp hộ BAH.

3. Cƣ dân địa phƣơng sẽ bị thu hồi đất để phục vụ chp dự án, một số hộ sẽ phải di

dời và một số hộ sẽ phải di chuyển tạm thời; điều này làm xáo trộn cuộc sống

của các hộ gia đình, ngƣời dân lo ngại chi phí đền bù chƣa thỏa đáng, lo ngại

nơi ở mới chƣa đáp ứng điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho ngƣời dân…lo

ngại chi phí mua đất nền tái định cƣ đắt nên không muốn bàn giao mặt bằng, lo

ngại về đời sống, sinh kế „” hậu tái định cƣ”

Cần đền bù với giá cả hợp lý

Việc các hộ vào khu tái định cƣ phải đảm bảo cơ sở hạ tầng đầy đủ nhƣ hệ

thống cấp điện, cấp nƣớc, hệ thống thoát nƣớc… đáp ứng đời sống của bà con.

Có cơ chế linh hoạt đối với việc sắp xếp các lô nền tại khu tái định. Vì thực tế

những hộ dân sinh sống tại khu vực kè sông Cần Thơ và các kênh rạch phần lớn

có thu nhập không ổn định.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nƣớc và đƣờng nội bộ) ở tái định cƣ cần đƣợc

chuẩn bị sẵn sàng để ngƣời dân có thể chuyển đến sinh sống

Cần có các phƣơng án h trợ cho các hộ dân ổn định cuộc sống sau khi thu hồi

đất phục vụ cho dự án, nhất là những hộ neo đơn, hộ già cả và nhóm ngƣời trên

40 tuổi. Song song với việc này, cần đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho

những hộ dân có mong muốn, trong đó chú trọng đào tạo nghề cho những

ngƣời dƣới 40 tuổi.

4. Diện tích đất còn lại manh mún cần thu hồi để đảm bảo mỹ quan đô thị Thu hồi gọn luôn với hộ gia đình còn diện tích quá nhỏ để đảm bảo thẩm mỹ

Page 118: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 117

STT Vấn đề cộng đồng quan tâm Biện pháp giảm thiểu

đô thị tránh hình thành những nhà siêu mỏng, siêu méo.

5. Sử dụng tiền bồi thƣờng không đúng mục đích nảy sinh các tệ nạn xã hội, nghèo

túng, nợ nần

Từ phía chính quyền địa phƣơng, cần có định hƣớng đối với nguồn tiền cho

các hộ gia đình có nguy cơ không kiểm soát nguồn tài chính.

6. Ảnh hƣởng nguồn thu nhập đối với các hộ kinh doanh, buôn bán..một số hộ gia

đình kinh doanh buôn bán tại các chợ chính thống nhƣ chợ Tân An, các chợ tạm,

chợ cóc nằm trong các ngõ/hẻm.. việc di chuyển chợ không chỉ khiến thu nhập

hàng tháng của hộ tiểu thƣơng buôn bán trong chợ mà còn ảnh hƣởng đến những

hộ tự phát buôn bán nhỏ lẻ khu vực ngoài chợ

Việc xây dựng chợ mới tại khu vực Tân An để chuyển các hộ dân từ những khu

vực chợ chính thống, chợ tạm, chợ cóc về đó buôn bán cần hoàn thành trƣớc khi

khu vực chợ bị giải tỏa.

7. Trong quá trình thi công các tai nạn có thể sẽ xảy ra nếu gạch cát sỏi không

đƣợc để đúng theo qui định hay nhƣ việc lái xe bất cẩn, không để ý. Đặc biệt tai

nạn có thể sẽ xảy tới đối với các em nhỏ khi chúng thƣờng có tính hiếu kỳ, tò

mò muốn khám phá việc thực hiện của các đơn vị đang thi công. Và vào mùa

mƣa nguy cơ tai nạn có thể gia tăng so với các mùa khác. Việc đào các hố, xây

dựng hồ cũng dễ gây tại nạn không đáng có cho ngƣời dân, trẻ em nêu họ chẳng

may rơi xuống hố, hồ…

Cần có thông báo cụ thể về kế hoạch thi công công trình trên địa bàn dự án cho

địa phƣơng, ngoài ra đơn vị nhà thầu đảm bảo lắp đặt hệ thống biển cảnh báo

đầy đủ tại công trƣờng

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông trong quá trình xây dựng các công

trình cho ngƣời dân địa phƣơng. Mặc dù đã có một số tuyến đƣờng đƣợc xây

dựng trên địa bàn các phƣờng dự án, nhƣng kiến thức và thực hành hành vi an

toàn giao thông của ngƣời dân vẫn còn hạn chế. Chính quyền và ngƣời dân

trong khu vực tuyến đƣờng/cầu dự kiến chạy qua đề nghị Dự án có các hoạt

động nâng cao nhận thức và thực hành các hành vi an toàn giao thông cho

ngƣời dân để ngƣời dân sẽ không bị động và biết cách tham gia giao thông an

toàn.

8. Sự có mặt của công nhân từ nơi khác đến vùng dự án trong quá trình xây dựng

đƣờng và sử dụng có thể làm tăng nguy cơ xâm nhập và lây nhiễm các bệnh nhƣ

HIV và các bệnh truyền nhiễm khác.

Thực hiện chƣơng trình can thiệp tập huấn nâng cao nhận thức phòng chống

lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục cho ngƣời dân

địa phƣơng đặc biệt là phụ nữ.

9. Vấn đề môi trƣờng cũng cần phải xem xét tới trong quá trình thi công nhƣ việc

ô nhiễm môi trƣờng (ONMT) tiếng ồn, khói, bụi có thể xảy ra.

Các công trình thực hiện sẽ giao cắt với một số tuyến đƣờng hiện có và chạy

qua một số khu dân cƣ nên ở một số đoạn giao cắt với các tuyến giao thông

chính cần phải có biển báo nguy hiểm, lắp đặt các đèn tín hiệu hoặc các thiết bị

an toàn trong khi đào đắp, thi công cống thoát nƣớc, cải tao, xây kè….

Page 119: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 118

STT Vấn đề cộng đồng quan tâm Biện pháp giảm thiểu

Giảm thiểu ONMT cần phải thực hiện nghiêm ngặt nhƣ việc đổ cát sỏi, trở cát

sỏi vật liệu xây dựng tới công trình cần đảm bảo che chắn an toàn tránh bụi

bẩn. Việc vận chuyển nạo vét bùn đất cũng cần tính đến việc gìn giữ vệ sinh

chung cho ngƣời dân. Quá trình thi công, vận hành máy móc cần hạn chế tiếng

ồn và không nên thực hiện vào các giờ trƣa, ban đêm khi những cung giờ đó

ngƣời dân đang nghỉ ngơi

Cần có tƣ vấn giám sát Môi trƣờng

10. Các tệ nạn xã hội, an ninh trật tự và các xung đột khác có thể xảy ra khi công

nhân từ các nơi khác đến đây làm việc

Nâng cao công tác truyền thông trong cộng đồng việc tự bảo vệ chính mình và

các thành viên trong gia đình

Page 120: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 119

CHƢƠNG 6: CẬP NHẬT THÔNG TIN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

6.1. Mục tiêu của giám sát và đánh giá

Mục đích của hoạt động giám sát và đánh giá là (i) xem xét các hoạt động của dự án có hoàn

thành một cách hiệu quả hay không, kể cả về số lƣợng, chất lƣợng và thời gian;(ii) đánh giá

những hoạt động này có đạt đƣợc mục tiêu và mục đích dự án đề ra hay không, và mức đó đạt

đƣợc nhƣ thế nào.

Để các hợp phần của dự án bảo đảm tính hiệu quả, cần thiết có một kế hoạch giám sát có sự

tham gia của các bên liên quan nhƣ Sở Tài nguyên môi trƣờng, Sở Xây dựng, Sở kế hoạch và

Đầu tƣ, Sở Giao thông… Các cơ quan/ đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành các hạng mục của Dự

án sau khi hoàn thành cũng cần đƣợc tham gia giám trong quá trình thiết kế và thi công công

trình.

Cùng với bộ phận giám sát độc lập của dự án, cần có một bộ phận giám sát ở cấp cộng đồng,

giám sát các hoạt động của dự án, đặc biệt đối với các hoạt động liên quan đến tái định cƣ, vệ

sinh môi trƣờng và thi công xây dựng các hạng mục khác nhau. Bộ phận giám sát sẽ bao gồm

các đại diện lãnh đạo địa phƣơng, đại diện các đoàn thể nhƣ Hội Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Hội

cựu chiến binh, Hội Nông dân, đại diện ngƣời dân... Bộ phận giám sát cấp cộng đồng này sẽ

cùng với giám sát độc lập của dự án căn cứ trên các chỉ số về an toàn xã hội giám sát các hoạt

động của dự án. Các chỉ số về phục hồi đời sống, sản xuất, chỉ số về vệ sinh môi trƣờng, giao

thông và thoát thải sẽ đƣợc xây dựng phục vụ cho kế hoạch giám sát của dự án. Qua nắm bắt

thực tế, bộ phận giám sát cộng đồng có thể phản ánh kịp thời các thông tin liên quan đến tiến

độ dự án, các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án để thông báo với Ban QLDA kịp

thời giải quyết. Trách nhiệm của bộ phận này là thu thập ý kiến phản hồi của ngƣời dân trình

lên các cấp có thẩm quyền và Ban QLDA. Đồng thời ngƣời dân cũng tham gia trong quá trình

giám sát thi công, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trƣờng trong giai đoạn thi công.

Bộ phận giám sát cộng đồng cần đƣợc lập một kế hoạch đào tạo tăng cƣờng năng lực giám sát,

đánh giá các hoạt động của dự án. Các kỹ năng trong hoạt động giám sát sẽ đƣợc đào tạo trực

tiếp cho bộ phận này và đƣợc coi nhƣ một phần trong kế hoạch giám sát có sự tham gia của dự

án.

Cần chú ý áp dụng Nghị quyết 80/CP về giám sát cộng đồng đối với các công trình xây dựng

tại địa phƣơng.

6.2. Mục tiêu và chỉ số giám sát

Chỉ số tác động của dự án: TP Cần Thơ sẽ đƣợc tăng các hoạt động kinh tế, lợi ích xã hội và

một môi trƣờng trong lành hơn.( Nhƣ đã đƣợc nếu trong bảng 4.1 ), các chỉ số sau đây đƣợc

tính :

Chỉ số

- Các hộ gia đình không có đất có quyền sử dụng an toàn (HH)

- Số hộ gia đình đƣợc phục hồi sinh kế (HH)

- Số lƣợng ngƣời bán hàng từ chợ Tân An, đƣợc giao lô mới trong chợ Tân An mới(nb);

- Giảm thời gian đi lại giữa Ninh Kiều và Cái Răng;

- Tăng khả năng đi bộ trong hành lang giao thông trọng điểm;

- Giảm tỷ lệ mắc lũ lụt;

- Xây dựng các điều kiện kinh tế cho khu vực dự án;

- Tăng diện tích đất đô thị trọng điểm từ các nguy cơ lũ lụt trong thời gian trở lại 10 năm

nhƣ là một kết quả của sự can thiệp của dự án (Ha);

Page 121: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 120

- Ngƣời dân hài lòng với dịch vụ cơ sở hạ tầng (lũ lụt giảm) đƣợc phát triển thông qua

các dự án, phân chia theo giới tính;

- Đối tƣợng thụ hƣởng dự án trực tiếp đƣợc bảo vệ trong thời gian 10 năm trở đi đƣợc

phân chia theo giới tính và theo 40% dân số

Nguồn số liệu

Nghiên cứu PPTA (cơ sở dữ liệu)

Báo cáo và thống kê phát triển kinh tế - xã hội của các quận/ huyện, phƣờng/xã tham

gia dự án.

Báo cáo và thống kê của TP Cần Thơ

Báo cáo của Tƣ vấn /Ban QLDA.

Khảo sát bổ sung (. Ví dụ nhƣ hoàn thành phát triển đô thị và nghiên cứu giao thông)

6.3 Trách nhiệm giám sát

UBND TP Cần Thơ

Tổ chức thiết lập, vận hành hệ thống giám sát và đánh giá Dự án ở cấp cơ quan chủ quản, tổ

chức kiểm tra Dự án ít nhất m i năm một lần và bố trí các nguồn lực cần thiết cho công tác

giám sát và đánh giá.

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Phản hồi đầy đủ và kịp thời kiến nghị của Chủ dự án nêu trong báo cáo tiến độ thực hiện và

báo cáo kết quả đánh giá Dự án; phối hợp với Nhà tài trợ và các cơ quan liên quan tiến hành

đánh giá đột xuất trong trƣờng hợp cần thiết.

Tổ chức đánh giá tác động Dự án thuộc thẩm quyền theo kế hoạch đánh giá tác động hàng năm

của bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.

Chia sẻ thông tin qua hệ thống giám sát, đánh giá chƣơng trình, dự án ở cấp cơ quan chủ quản

để đảm bảo tính minh bạch và tranh thủ sự giám sát của cộng đồng.

Ban quản lý dự án

Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lƣu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu,

sổ sách, chứng từ của Dự án, báo cáo của các nhà thầu, những thay đổi trong chính sách, luật

pháp của Việt Nam và các quy định của Nhà tài trợ liên quan đến công tác quản lý Dự án.

Lập báo cáo thực hiện theo quy định, cung cấp, chia sẻ thông tin thông qua hệ thống giám sát

và đánh giá cấp ngành, địa phƣơng và cấp quốc gia.

H trợ Chủ dự án trong công tác giám sát và đánh giá Dự án.

Để giám sát tiến độ của Dự án trong việc đạt đƣợc các kết quả và đầu ra, các BQLDA sẽ thiết

lập và duy trì một hệ thống quản lý hoạt động Dự án, sẽ đƣợc thiết kế cho phép mức độ linh

hoạt cần thiết để thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả trong thiết kế, kế hoạch, các hoạt

động và tác động của Dự án. Hệ thống quản lý này sẽ sử dụng các chỉ số đã thống nhất sau: (i)

tiên độ xây dựng của việc thực hiện các tiểu dự án; (ii) kết quả của các chƣơng trình phát triển

năng lực; (iii) đấu nối hộ gia đình với hệ thống cấp thoát nƣớc; (iv) giảm nguy cơ lũ lụt; (v)

phát triển xã hội và nghèo đói.

Page 122: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 121

Trong giai đoạn đầu của Dự án, Ban QLDA tham khảo ý kiến của UBND thành phố sẽ xây

dựng một quy trình hoàn thiện theo hệ thống quản lý Dự án để cung cấp thông tin về các đầu

vào và đầu ra của các hoạt động Dự án, tình hình kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu về môi trƣờng

để đánh giá tác động môi trƣờng Dự án một cách có hệ thống.

Ban QLDA sẽ hoàn thiện khuôn khổ hệ thống quản lý Dự án xác định các mục tiêu có thể đạt

đƣợc, củng cố tổ chức giám sát, ghi nhận và thiết lập các hệ thống và quy trình ít nhất 06 tháng

sau khi Dự án đƣợc triển khai thực hiện. Dữ liệu cơ sở và tiến độ Dự án sẽ đƣợc các đơn vị

thực hiện báo cáo tới Ban quản lý dự án trong các thời điểm cần thiết, bao gồm báo cáo hàng

năm về kế nguồn nƣớc và kế hoạch quản lý môi trƣờng. Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm

và phân tích và tổng hợp các dữ liệu báo cáo qua các hệ thống quản lý thông tin và báo cáo các

kết quả đạt đƣợc cho NHTG trong các báo cáo tiến độ hàng quý.

Các bên liên quan

Chính phủ Việt Nam, thông qua Thủ tƣớng Chính phủ điều hành tất cả các Bộ và các cơ quan

thuộc Chính phủ với các chức năng nhiệm vụ cụ thể:

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối giúp Thủ tƣớng Chính phủ thu thập ý kiến của các

Bộ, ngành có liên quan và chính quyền địa phƣơng, củng cố và trình Thủ tƣớng Chính phủ phê

duyệt Báo cáo đầu tƣ cho các dự án, kế hoạch đầu tƣ và kế hoạch giải ngân vốn hàng năm.

Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành hƣớng dẫn Cơ chế tài chính của dự án trƣớc khi Hiệp

định tài trợ đƣợc ký kết. Bộ sẽ kiểm tra, xem xét và thỏa thuận bằng văn bản để cho phép rút

vốn từ các nhà tài trợ để trang trải chi phí cho việc thực hiện dự án theo yêu cầu của Chủ Đầu

Tƣ. Bộ chủ trì, theo dõi và phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ để cân đối đầu tƣ sau khi dự án

đƣợc hoàn thành.

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam thay mặt Chính phủ đàm phán, ký Hiệp định tài trợ và các văn

kiện pháp lý liên quan với NHTG.

Bộ Xây dựng sử dụng các chức năng và nhiệm vụ của mình trong quản lý ngành để xem xét

các vấn đề kỹ thuật của tất cả các hợp phần của dự án và sẽ trực tiếp h trợ thành phố trong các

biện pháp phi công trình. Bộ sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định Thiết kế Cơ sở và một số

công tác thẩm tra khác của dự án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ giao thông và các bộ nghành liên quan khác sử

dụng các chức năng và nhiệm vụ của mình trong quản lý ngành để xem xét các vấn đề kỹ thuật

của tất cả các cấu phần của dự án và sẽ trực tiếp h trợ thành phố trong các biện pháp phi công

trình .

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng xem xét các vấn đề về môi trƣờng của dự án.

Page 123: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 122

CHƢƠNG 7: KẾT LUẬN

7.1 Kết luận

Dự án sẽ tạo ra tác động môi trƣờng, xã hội và kinh tế tích cực trong giai đoạn vận hành. Điều

này bao gồm: điều kiện sống và sức khỏe cộng đồng đƣợc cải thiện trong khu vực dự án; giảm

ngập úng cho các hộ gia đình và các khu vực thƣơng mại dọc theo hai bên của Cần Thơ; và

tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng hóa do khả năng tiếp cận thị trƣờng tốt hơn.

Các tác động tiêu cực xã hội chính liên quan đến dự án bao gồm: i) tái định cƣ không tự

nguyện; iii) mất sinh kế; iii) tác động tới sinh kế trong suốt quá trình xây dựng iv) tác động tới

các nhóm dễ bị tổn thƣơng; v) các tác động về an toàn và sức khỏe.

Các tác động này sẽ đƣợc giảm thiểu thông qua một số kế hoạch và chƣơng trình đƣợc lập cho

Dự án:

- Kế hoạch Tái định cƣ;

- Chƣơng trình phục hồi thu nhập;

- Kế hoạch quản lý Môi trƣờng xã hội

- Kế hoạch hành động xã hội

- Kế hoạch hành động giới

- Kế hoạch hành động về sức khỏe cộng đồng

- Kế hoạch tham gia của các bên liên quan

Ban QLDA sẽ chịu trách nhiệm về việc thực hiện các kế hoạch, chƣơng trình này và sẽ cung

cấp một tổ chức vững mạnh để quản lý các hợp phần chính sách an toàn xã hội của dự án.

7.2 Kiến nghị

Ngoài các hành động đƣợc đề xuất theo kế hoạch khác nhau chuẩn bị cho các dự án (xem phần

trên), một số kiến nghị đƣợc nêu dƣới đây để cải thiện việc thực hiện các dự án.

Vấn đề tái định cƣ

Phạm vi tái định cƣ là đáng kể và một số lƣợng lớn các hộ gia đình sẽ phải di dời. Kế hoạch tái

định cƣ đã đƣợc chuẩn bị để giải quyết các vấn đề. Mối quan tâm về việc hoàn tất đúng thời

hạn của RS. Theo các tài liệu đấu thầu, RS phải đƣợc hoàn thành vào tháng 12 năm 2018,

trong khi các công trình dân dụng đã bắt đầu vào thời điểm này, đất đã đƣợc giải phóng ở một

số đoạn. Giải phóng mặt bằng của RS cũng sẽ mất thời gian do phạm vi tái định cƣ (590 hộ

BAH bao gồm 217 căn nhà).

Ban QLDA cam kết sẽ đẩy nhanh quá trình thầu và xây dựng. Tuy nhiên nguy cơ cao mà RS sẽ

không đƣợc hoàn thànhđúng hạn. Các hộ có lựa chọn để di chuyển (tự di dời: Các hộ sẽ tìm

thấy lô đất của mình với sự h trợ cụ thể). Nhƣng với số lƣợng hộ gia đình phải di dời (1814)

xây dựng khu tái định cƣ là cần thiết. Đặc biệt là cho các hộ không có đất sẽ gặp nhiều khó

khăn khi tìm lô đấttheo quyết định của hộ.

Khuyến nghị: để tránh bất kỳ sự chậm trễ trong việc xây dựng dự án, Ban QLDA cần đề xuất

các giải pháp khác để di dời các hộ gia đình. Khu tái định cƣ khác cần phải đƣợc xác định

trong thành phố Cần Thơ. Các hộ tự chọn tái định cƣ sẽ cần đƣợc h trợ để tìm mảnh đất tái

định cƣ phù hợp.

Page 124: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 123

Chƣơng trình phục hồi sinh kế

Chƣơng trình phục hồi sinh kế quan trọng đã đƣợc thực hiện do các chủ cửa hàngmất sinh kế

và mất đất sản xuất. Chƣơng trình này đƣợc xây dựng nhƣ là một phần của kế hoạch tái định

cƣ. Chƣơng trình nàyphù hợp với nhu cầu của các hộ gia đình bị ảnh hƣởng đặc biệt đối với

các hộ gia đình dựa vào kinh doanh không chính thức.

Khuyến nghị: các hoạt động phục hồi thu nhập sẽ đƣợc thực hiện, giá cả phải chăng và phù

hợp với nhu cầu của các hộ gia đình đủ điều kiện, đặc biệt là các hộ gia đình dễ bị tổn thƣơng.

Đánh giá rủi ro và biện pháp giảm thiểu sẽ đƣợc phát triển cho m i hoạt động phục hồi thu

nhập. Hộ gia đình đủ điều kiện sẽ đƣợc tạo điều kiện để tham gia vào tất cả các quá trình phục

hồi thu nhập (lập kế hoạch, thực hiện, giám sát).

Hội phụ nữcũng là đối tác quan trọng cho việc thực hiện các chƣơng trình dự án (tức là giám

sát tái định cƣ, các chƣơng trình phục hồi thu nhập). WU cũng đã trải nghiệm trong việc thực

hiện các chƣơng trình tín dụng nhỏ mà có thể đƣợc điều chỉnh cho phục hồi thu nhập của

doanh nghiệp nhỏ thuộc sở hữu của ngƣời nghèo và các hộ dễ bị tổn thƣơng.

Khuyến nghị: Hội Liên hiệp Phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc h trợ ngƣời nghèo và dễ

bị tổn thƣơng bao gồm hộ không có đất và phụ nữthông qua tiếp cận đến vốn tín dụng, và /

hoặc quản lý một quỹ tín dụng vi mô cụ thể của dự án thuộc chƣơng trình phục hồi sinh kế.

Thực hiện tín dụng vi mô có sẵn cho ngƣời nghèo thƣờng có vấn đề. Các chƣơng trình tín dụng

vi mô thƣờng không thể tiếp cận vì những thất bại trƣớc đó để trả nợ vìkhả năng tài chính hộ

gia đình nghèo.

Khuyến nghị: Đào tạo kỹ năng quản lý tài chính hộ gia đình bắt buộc để truy cập vào các

chƣơng trình tín dụng vi mô.

• Các tác động trong quá trình xây dựng

Trong thời gian xây dựng, sinh kế (có đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh nhỏ của

ngƣời nghèo và phụ nữ) có thể bị phá vỡ. Các chủ cửa hiệu sẽ phải đƣợc thông báo thƣờng

xuyên về hoạt động xây dựng (lịch trình, thời gian, vv). Mối quan tâm / khiếu nại của ngƣời

dân bị ảnh hƣởng cần phải đƣợc chuyển một cách nhanh chóng để giải quyết kịp thời.

Khuyến nghị: Chính quyền địa phƣơng và các nhà thầu công bố thông tin và chuyển các mối

quan tâm kênh, đề xuất cho m i phƣờng để tạo ra một nhóm các đại diện của các công dân

đƣợc tiếp xúc chính với chính quyền địa phƣơng và các nhà thầu.

• Xây dựng năng lực và tăng cƣờng thể chế của Ban QLDA

Ban QLDA sẽ phải thực hiện các kế hoạch khác nhau (tái định cƣ, Pan, Kế hoạch hành động về

giới, Kế hoạch hành động xã hội, và các bên liên quan). Ban QLDA cần xây dựng năng lực về

các vấn đề xã hội và chính sách an toàn của Ngân hàng Thế giới. BQLDA còn thiếu cán bộ có

nền tảng xã hội để thực hiện hoặc giám sát việc thực hiện các kế hoạch này.

Khuyến nghị: Ban QLDA nên thuê một chuyên gia xã hội và giới tính để thực hiện / giám sát

các kế hoạch khác nhau thuộc trách nhiệm của mình.

• HIV / AIDS

Tổ chức phi chính phủ ở TP Cần Thơ góp mặt trong lĩnh vực HIV / AIDS, nhƣ sức khỏe gia

đình quốc tế, và có thể đƣợc sử dụng nhƣ các nhà cung cấp dịch vụ cho việc phát triển các

chƣơng trình HIV / AIDS.

Page 125: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 124

Khuyến nghị: Nhà thầu phải sử dụng các nguồn lực hiện tại thành phố Cần Thơ nhƣ các tổ

chức phi chính phủ để h trợ các nhà thầu phát triển các chƣơng trình phòng chống HIV /

AIDS

Page 126: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáo điều tra kinh tế xã hội

Trang 125

CHƢƠNG 8.CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kế hoạch Hành động Giới và Giám sát Giới

Phụ lục 2: Kế hoạch tham gia của các bên liên quan

Phụ lục 3: Một số ảnh hiện trƣờng

Page 127: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 126

Phụ lục 1: Kế hoạch hành động Giới và Giám sát Giới

A. Mục tiêu và Chiến lƣợc tổng quan

Mục tiêu của Kế hoạch hành động giới là thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong dự án và chia

sẻ lợi ích, tối đa hóa tác động tích cực về bình đẳng giới đồng thời giảm thiểu rủi ro và tác

động tiêu cực tiềm ẩn. Kế hoạch hành động giới có một phƣơng pháp tiếp cận ba mũi nhọn: (1)

tạo cơ hội và tăng cường vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế của địa phương; (2)

phổ biến thông tin về sự bền vững môi trường đô thị và các rủi ro xã hội đối với nam giới và

phụ nữ ; và (3) tăng cường sự đại diện của phụ nữ trong lĩnh vực và ở các vị trí ra quyết định.

Những chiến lƣợc này tìm cách giải quyết hạn chế về sinh kế bền vững và bình đẳng giới trong

các cơ hội sinh kế, tác động không đồng đều do điều kiện vệ sinh môi trƣờng không đảm bảo

do nguy cơ tiếp xúc và trách nhiệm về giới của phụ nữ cao hơn, nguy cơ buôn bán ngƣời và

tính đại diện của phụ nữ tại các tổ chức chính phủ và các quá trình ra quyết định còn thấp. Kế

hoạch hành động giới bao gồm các nhân tốc thiết kế nhạy cảm về giới khi xây dựng cơ sở hạ

tầng đô thị, mục tiêu đào tạo cho cán bộ là nữ giới tại Ban QLDA về các lĩnh vực quản lý chủ

chốt; đào tạo nhạy cảm giới cho các cán bộ lãnh đạo cộng đồng, cán bộ chính quyền và tƣ vấn

tham gia thực hiện và bàn giao dự án; thúc đẩy và giám sát việc làm cho phụ nữ trong các vị ví

có sẵn của dự án; và chiến dịch thông tin cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của

cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng và tuyên truyền rủi ro xã hội của nạn buôn bán ngƣời.

Kế hoạch hành động giới đƣợc bổ sung bởi phát triển kỹ năng mục tiêu, h trợ thông qua

nghiên cứu thị trƣờng và chu i giá trị thuộc Kế hoạch phát triển năng lực nhằm tăng cƣờng cơ

nội việc làm tại địa phƣơng từ các hạng mục đầu tƣ của dự án. Thu thập và giám sát dữ liệu

phân tách giới với chỉ số nhạy cảm giới đƣợc xây dựng trong Hệ thống thông tin giám sát thực

hiện dự án (PPMIS).

B. Ngân sách và Tổ chức thực hiện

Ngân sách Kế hoạch hành động giới là một phần ngân sách phân bổ tích hợp để thực hiện các

giải pháp phát triển xã hội do Chính phủ Việt Nam tài trợ, là một phần trong cam kết vốn đối

ứng, thuộc phạm vi dịch vụ tƣ vấn và chi phí quản lý gia tăng. UBND TP là Cơ quan chủ quản,

phối hợp với các Ban QLDA/ Đơn vị thực hiện dự án để thực hiện và giám sát Kế hoạch hành

động giới với sự h trợ của chuyên gia phát triển xã hội và giới kinh nghiệm trong nƣớc và các

đầu mối về giới tại địa phƣơng. Chuyên gia phát triển cộng đồng trong nƣớc và quốc tế sẽ h

trợ thông qua Chƣơng trình xây dựng năng lực có nguồn vốn đối ứng của chính phủ. Ban

QLDA sẽ điều phối giám sát Kế hoạch hành động giới trong báo cáo tiến độ hàng quá (sử dụng

mẫu báo cáo tiến độ Kế hoạch hành động giới của NHTG) để trình Chính phủ và NHTG.

Page 128: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 127

Bảng A.1 Kế hoạch Hành động giới

Hành động Chỉ số và Mục tiêu Tổ chức chịu trách nhiệm

Kết quả Cải thiện tình trạng ngập lụt và vệ sinh môi trƣờng tại TP Cần Thơ

Phân bổ đủ nguồn lực

để đảm bảo thực hiện

Kế hoạch hành động

giới

307.000 phụ nữ tại 4 quận/huyện của TP Cần Thơ đƣợc hƣởng lợi từ các công trình của Hợp phần 1&2.

Sản phẩm đầu ra 1. Thực hiện các hạng mục Dự án

Tăng cƣờng quản lý

ngập lụt và cải thiện

nguồn nƣớc

Tại các quận/ huyện dự án nỏi riêng và TP Cần Thơ nói chung nguy cơ ngập lụt đƣợc giảm thiểu khi

xây dựng các công trình của hợp phần 1 với xây dựng hệ thống cống ngăn triểu/âu thuyền, nạo vét hệ

thống kênh rạch và xây dựng 2 hồ điều hòa tại Quận Bình Thủy.

Ban điều phối dự án, Ban

QLDA

Sản phẩm đầu ra 2. Tăng cƣờng năng lực thể chế quản lý các hạng mục đầu tƣ công.

Nhắm mục tiêu vào sự

đại diện của phụ nữ

trong lĩnh vực/ra quyết

định/đào tạo

Ít nhất 10 ngƣời (30% phụ nữ) đƣợc đào tạo trong các lĩnh vực quản lý dự án

chính. Ít nhất 30 ngƣời (50% phụ nữ) đƣợc đào tạo về vấn đề nhạy cảm giới

đối với các lãnh đạo cộng đồng, cán bộ nhà nƣớc và tƣ vấn tham gia thực hiện

và bàn giao dự án. Ban QLDA sẽ hƣớng mục tiêu tuyển dụng 30% cán bộ là

phụ nữ, trong đó 10% giữ vị trí ra quyết định.

Ban QLDA

Chuyên gia giới và phát

triển xã hội trong nƣớc

do Ban QLDA tuyển

chọn

Chuyên gia giới và phát triển xã hội là một thành viên trong nhóm Tƣ vấn h

trợ thực hiện dự án để h trợ Ban QLDA, Các cán bộ này sẽ chỉ đạo vấn đề

kỹ thuật trong việc chuẩn bị các chiến lƣợc nhận thức cộng đồng, thực hiện và

giám sát Kế hoạch hành động giới; h trợ Ban QLDA trong các chƣơng trình

và dự án để phát triển sinh kế, phát triển xã hội và nhu cầu đào tạo nghề,

hƣớng mục tiêu vào sự tham gia của lao động phổ thông tự đánh giá là nghèo

(75% phụ nữ) tại khu vực dự án để cải thiện kỹ năng chính thức và đào tạo

nghề liên quan đến lợi thế cạnh tranh đô thị hành lang (ví dụ: tính thân thiện/

kỹ năng ngoại ngữ/dịch vụ du lịch, kỹ năng xây dựng chính thức).

Ban QLDA

Tạo việc làm 15% lao động phổ thông đƣợc thuê làm việc trong thời gian thi công là phụ

nữ. 10% cán bộ đƣợc thuê vận hành và bảo trì là phụ nữ.

Ban QLDA

Page 129: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 128

Hành động Chỉ số và Mục tiêu Tổ chức chịu trách nhiệm

Giám sát giới Hệ thống thông tin giám sát thực hiện dự án chứa các dữ liệu phân chia theo

giới và các chỉ số giám sát nhạy cảm giới. Ban QLDA sẽ gửi báo cáo tiến độ

Kế hoạch hành động giới hàng quý cho Chính phủ và NHTG, sử dụng mẫu

báo cáo tiến độ Kế hoạch hành động giới của NHTG.

Ban QLDA

Sản phẩm đầu ra 3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về các hoạt động của dự án và cải thiện tính bền vững môi trƣờng

Ít nhất 15 chiến dịch

phổ biến thông tin và

nâng cao nhận thức

cộng đồng

Ít nhất 5 chiến dịch đƣợc thực hiện tại m i quận/huyện trong thời gian thực

hiện dự án, bao gồm các chủ đề về vệ sinh môi trƣờng và rủi ro xã hội nhằm

h trợ tăng cƣờng khả năng tiếp cận các dịch vụ có sự tham gia bình đẳng của

phụ nữ và nam giới.

Ban QLDA, Hội liên hiệp phụ nữ

Page 130: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 129

Phụ lục 2 Kế hoạch tham gia của các bên liên quan

A. Kế hoạch tham gia

Hoạt động tham vấn và tham gia của các cộng đồng bị ảnh hƣởng và các tổ chức xã hội đƣợc

thực hiện trong suốt các giai đoạn ý tƣởng, thiết kế, chuẩn bị và thực hiện dự án. Trong giai

đoạn thiết kế dự án, hoạt động này bao gồm chia sẻ đầy đủ thông tin về Dự án với các hộ và

cộng đồng đƣợc hƣởng mợi mục tiêu và ngƣời bị ảnh hƣởng. Mục đích của quá trình tham vấn

và tham gia nhằm gắn kết các bên liên quan vào tác động tiềm ẩn và hiệu quả của dự án nhằm

tăng cƣờng lợi ích tích cực cho họ đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực. Quá trình tham

vấn và tham gia cũng cung cấp cho họ các thông tin về dự án và chƣơng trình, bao gồm tác

động tiềm ẩn, kế hoạch an toàn, biện pháp giảm thiểu và tổ chức thể chế.

Kế hoạch tham gia đƣợc coi là khung hƣớng dẫn sự tham gia của các tổ chức xã hội và các tổ

chức phi chính phủ/tổ chức xã hội trong giai đoạn thực hiện dự án. Công khai thông tin dự án

cho các bên liên quan và cộng đồng bị ảnh hƣởng và thực hiện đối thoại nhu cầu và chính sách

ƣu tiên để giúp giảm xung đột tiềm ẩn đối với dự án và tránh xung đột có thể xảy ra trong quá

trình thực hiện đồng thời giảm thiểu rủi ro chậm tiến độ dự án. Ý thức đƣợc mục tiêu và

nguyên tắc trên, một báo cáo phân tích các bên liên quan đƣợc tiến hành để thông báo chuẩn bị

kế hoạch tham gia thông qua xác định nhóm các bên liên quan chính, mối quan tâm của họ đối

với các giải pháp can thiệp của dự án đƣợc đề xuất và hiểu đƣợc quan điểm của ngƣời dân địa

phƣơng về các vấn đề đƣợc đề xuất giải quyết trong giai đoạn thiết kế dự án.

Kế hoạch tham gia đƣợc trình bày trong Bảng 10.4 dƣới đây, xác định các bên liên quan chính

h trợ xã hội dân sự và đại diện cho ngƣời hƣởng lợi mục tiêu và ngƣời bị ảnh hƣởng thuộc dự

án. Kế hoạch tham gia đƣa ra lý do cần có sự tham gia của họ vào dự án, cơ chế tham gia sẽ

đƣợc sử dụng để huy động họ tham gia, các bên chịu trách nhiệm tạo điều kiện tham vấn và

tham gia; thời gian và chi phí dự kiến. Kế hoạch tham gia và Chiến lƣợc truyền thông các bên

liên quan là những tài liệu hƣớng dẫn quan trọng để thực hiện dự án do có tỷ lệ lớn trong tổng

số dân (600.516 ngƣời) tại 4 quận/huyện của TP Cần Thơ dự kiến hƣởng lợi từ hợp phần 1&2.

Sự tham gia của họ đóng vai trò quan trọng đảm bảo hiệu quả và thành công của Dự án.

Page 131: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 130

Bảng A1.2 : Kế hoạch tham gia

Nhóm các bên liên quan Mục tiêu giải pháp can

thiệp

Phƣơng pháp

tiếp cận tham

gia và mức độ

Phƣơng pháp tham gia Dự toán

Chính quyền địa phƣơng Lý do bao gồm Phƣơng pháp Cơ quan chịu

trách nhiệm

Sở Tài nguyên Môi trƣờng

(TNMT)

Sở Nông nghiệp, Sở Giao thông

Chi cục Thủy lợi

Công ty TNHH một thành viên

cấp thoát nƣớc TP

Phòng quản lý đô thị quận

Hƣớng dẫn và điều phối cơ

quan chịu trách nhiệm thẩm

định môi trƣờng của dự án

Phối hợp (cao) Tham gia các gói của Chƣơng trình xây dựng và tăng

cƣờng năng lực

Hƣớng dẫn liên quan đến các vấn đề môi trƣờng của

dự án

Giám sát trong quá trình khảo sát thực địa dự án

Họp hàng tháng và đột xuất với các cơ quan chính

quyền địa phƣơng và với ngƣời ra quyết định địa

phƣơng đại diện cho lợi ích của ngƣời dân

Công bố báo cáo tháng cho các bên liên quan

Sở TNMT

- Ban dân tộc TP

Đảm bảo các dân tộc thiểu

số đƣợc hƣởng lợi từ dự án

Phối hợp (cao) Tham gia các gói của Chƣơng trình xây dựng và tăng

cƣờng năng lực

Họp hàng tháng và đột xuất với các cơ quan chính

phủ thực hiện dự án để thu thập thông tin

Tổ chức cuộc họp phát sinh và chia sẻ thông tin với

các dân tộc thiểu số tại các lộ trình của các tiểu dự án

Tổ chức các cuộc họp tham vấn với ngƣời dân tộc

thiểu số tại các lộ trình của các tiểu dự án

Phối hợp với Sở LĐTBXH tỉnh Hội phụ nữ tỉnh

Ban QLDA

Page 132: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 131

Nhóm các bên liên quan Mục tiêu giải pháp can

thiệp

Phƣơng pháp

tiếp cận tham

gia và mức độ

Phƣơng pháp tham gia Dự toán

Công bố báo cáo tháng cho các bên liên quan

- Sở LĐTBXH TP

Đảm bảo phụ nữ, ngƣời

nghèo và dễ bị tổn thƣơng

đƣợc hƣởng lợi từ dự án

Phối hợp (cao) Tham gia các gói của Chƣơng trình xây dựng và tăng

cƣờng năng lực

Họp hàng tháng và đột xuất với các cơ quan chính

phủ thực hiện dự án để thu thập thông tin

Tổ chức các cuộc họp tham vấn với phụ nữ, ngƣời dân

tộc thiểu số tại các lộ trình của dự án

Phối hợp với Hội phụ nữ

Công bố báo cáo tháng cho các bên liên quan

Sở LĐTBXH

Hội liên hiệp phụ nữ (WU) Thành thạo trong việc trao

quyền cho phụ nữ

Tiếp cận và mang tính đại

diện lớn trong cộng đồng

Phối hợp (cao) Tham gia các gói của Chƣơng trình xây dựng và tăng

cƣờng năng lực

Tổ chức cuộc họp phát sinh và chia sẻ thông tin với

phụ nữ tại các lộ trình của dự án

Tổ chức các cuộc họp tham vấn với phụ nữ, tại các lộ

trình của dự án

Tổ chức chiến dịch nâng cao nhận thức và truyền

thông về các vấn đề liên quan đến thực hiện, vận hành

và bảo trì

Tổ chức các buổi đào tạo về các vấn đề liên quan đến

thực hiện, vận hành và bảo trì của dự án

Hội liên hiệp

phụ nữ

Chi phí

bao gồm

trong

ngân

sách phát

triển

năng lực

Page 133: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang 132

Nhóm các bên liên quan Mục tiêu giải pháp can

thiệp

Phƣơng pháp

tiếp cận tham

gia và mức độ

Phƣơng pháp tham gia Dự toán

Công bố báo cáo tháng cho các bên liên quan

Tất cả các hộ nghèo, chú trọng đến

các hộ và cộng đồng nghèo và dễ

bị tổn thƣơng

Thiết kế và thực hiện hợp

phần đƣợc điều chỉnh theo

tình hình địa phƣơng và

nhận đƣợc h trợ của các

cộng đồng đƣợc hƣởng lợi.

Phối hợp

(Trung bình) Tham gia các cuộc họp phát sinh và chia sẻ thông tin

tại các lộ trình của các hợp phần

Tham gia các cuộc họp tham vấn tại các lộ trình của

các hợp phần

Tham gia chiến dịch nâng cao nhận thức và truyền

thông về các vấn đề liên quan đến thực hiện, vận hành

và bảo trì của các hợp phần

Tham gia tham vấn chú trọng xác định các hình thức

công bố thông tin đƣợc cộng đồng ƣa chuộng

Tham gia các hoạt động đào tạo nghề, vận hành và

bảo trì, cơ hội việc làm của dự án

Page 134: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang133

B. Chiến lƣợc truyền thông các bên liên quan

Xây dựng và áp dụng Chiến lƣợc truyền thông các bên liên quan nhằm đảm bảo tính toàn diện,

minh bạch, tiến độ và sự tham gia tích cực của các bên liên quan vào dự án. Chiến lƣợc truyền

thông các bên liên quan thúc đẩy chọn thông điệp hƣớng mục tiêu tới các bên liên quan chính theo

mục tiêu truyền thông đã xây dựng và từ đó có những quan điểm, hành động và thay đổi để đảm

bảo sự thành công của dự án.

Các bên liên quan chính đóng vai trò quan trọng trong việc đạt đƣợc các mục tiêu của dự án và làm

giảm rủi ro và thách thức cụ thể của dự án, đã đƣợc xác định. Các bên liên quan bao gồm: (i) các

cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm thiết kế, quản lý và thực hiện dự án (UBND TP, Ban QLDA,

UBND thành phố (Đơn vị thực hiện dự án), Sở KHĐT TP, Ban Dân tộc Hội phụ nữ; (ii) Sở Giao

Thông, Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên& môi trƣờng, Công ty TNHH một thành viên cấp thoát

nƣớc Cần Thơ, Chi cục thủy lợi và các phòng quản lý đô thị cấp quận; (iv) cƣ dân tại các

phƣờng/xã; và (v) truyền thông địa phƣơng. Chiến lƣợc nhằm thông báo và h trợ phát triển cộng

đồng, tăng cƣờng năng lực cơ quan chính phủ trong quản lý kết quả dự án, nâng cao lợi ích dự án

và giảm thiểu tác động tiêu cực.

Mục tiêu của chiến lược

Tăng cƣờng lợi ích dự án và giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm ẩn thông qua thông tin kịp

thời về các hợp phần tiểu dự án và các lợi ích kinh tế-xã hội tiềm ẩn, đặc biệt đối với ngƣời

nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số;

Thành lập cơ chế chia sẻ thông tin/đối thoại 2 chiều với các bên liên quan;

Tuyên tuyền lợi ích đấu nối hệ thống nƣớc thải, biểu giá và những h trợ đặc biệt cho các

hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng;

Nâng cao nhận thức cộng đồng về hành vi và vệ môi trƣờng.

Truyền thông các biện pháp h trợ sinh kế phục hồi thu nhập;

Truyền thông cơ chế và thủ tục giải quyết khiếu nại.

Thúc đẩy bình đẳng giới và đặc biệt chú trọng đến trao quyền cho phụ nữ, khả năng tiếp

cận cơ hội kinh tế của phụ nữ;

C. Trách nhiệm và nguồn lực

Các hoạt động của Chiến lƣợc Truyền thông sẽ đƣợc tổ chức dƣới sự hợp tác với Hội liên

hiệp phụ nữ và UBND xã/phƣờng. Trách nhiệm thực hiện chiến lƣợc sẽ đƣợc chia sẻ giữa

nhiều bên liên quan.

Ban QLDA sẽ chịu trách nhiệm tổng thể cho việc cập nhật và thực hiện Chiến lƣợc truyền

thông các bên liên quan và sẽ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nhắm mục tiêu vào

Khu vực tƣ nhân.

Hội phụ nữ sẽ h trợ việc phổ biến thông tin và tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức

về các chủ đề đƣợc liệt kê trong Kế hoạch hành động giới, có sự tham gia của các Tổ chức

phi chính phủ/Tổ chức xã hội dân sự.

Page 135: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang134

Các phƣơng tiện truyền thông địa phƣơng sẽ xây dựng các tài liệu thông tin-nhận thức-giáo

dục (IAE): tài liệu in ấn, báo chí, chƣơng trình phát thanh và truyền hình, trang web, v.v.

Để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xây dựng năng lực sẽ đƣợc tổ chức nhƣ sau:

Cán bộ Ban QLDA phụ trách truyền thông: Tập huấn về kỹ năng truyền thông

Các cán bộ chủ chốt của Hội phụ nữ: đào tạo về giá trị cá nhân và long tự trọng và sau đó

đào tạo các thành viên của Hội phụ nữ, áp dụng Phƣơng pháp đào tạo cho ngƣời đào tạo.

Các bên liên quan sẽ nhận đƣợc sự h trợ từ các Chuyên gia thể chế trong nƣớc và quốc tế cũng

nhƣ các Chuyên gia xã hội và giới trong nƣớc và quốc tế.

Nguồn lực cần thiết

Các nguồn lực cần thiết để thực hiện Chiến lƣợc truyền thông đề cập đến:

Chi phí cho các hoạt động Chiến lƣợc truyền thông sẽ có trong Chƣơng trình xây dựng.

Chi phí tƣ vấn cho các Chuyên gia thể chế trong nƣớc và quốc tế và các Chuyên gia xã hội

và giới trong nƣớc và quốc tế.

Page 136: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang135

Phụ lục 3: Ảnh hiện trƣờng

Rạch Bà Bộ đoạn Hàng Bàng ra Nguyễn Văn

Linh và gần rạch Sao Bình Thủy

Rạch Hàng Bàng đoạn Cái Sơn Hàng Bàng

Rạch Từ Hổ đoạn gần rạch Ngỗng Rạch Ông Tà đoạn gần hồ Bún Xáng

Rạch Xẻo Nhum đoạn gần cầu số 3

Rạch Ngỗng đoạn gần cầu rạch Ngỗng II

Page 137: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang136

Gian đồ lƣu niệm tại Lô E12-E13 Nhà Cổ, Bến Ninh Kiều- TP Cần Thơ

Gian hành giới thiệu và cung cấp các sản phẩm do những ngƣời khuyết tật thực hiện, tuy nhiên do

hoạt động quảng bá sản phẩm còn hạn chế nên việc buôn bán không hiệu quả. Bên cạnh đó mức

đóng thuế hiện Cơ sở đang chi trả hàng tháng cho Ban QLDA chợ 4 triệu/ 1tháng cũng đang là áp

lực lớn cho “Cơ sở Nhịp cầu”

Page 138: BÁO CÁO ĐIỀU TRA KINH TẾ XÃ HỘI

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP CẦN THƠ VÀ TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA ĐÔ THỊ

Báo cáođiều tra kinh tế xã hội

Trang137