Top Banner
1 BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2016) CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ............................................................................................ 2 1. Việt Nam hoan nghênh Philippines giải quyết vấn đề ngư dân nhân đạo............. 2 2. Tổng cục Thủy sản có tân Phó Tổng cục trưởng ................................................... 2 3. Đầu tư thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản còn hạn chế ............................................ 3 4. “Quét” 4 tỉnh trọng điểm về chế biến, xuất khẩu tôm ........................................... 4 5. Hà Nội tiêu thụ hải sản cho 4 tỉnh miền Trung ..................................................... 5 6. Kiểm soát bơm tạp chất, kháng sinh vào tôm........................................................ 5 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN............................................................................................ 6 7. Bạc Liêu: Nơi hội tụ những công nghệ nuôi tôm tiên tiến nhất ............................ 6 8. Cần thơ: Mô hình nuôi lươn độc đáo, thu tiền tỷ mỗi năm ................................... 8 9. Bắc Giang: Chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2017 ..................... 9 10. Nuôi trồng thủy sản 10 tháng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước ................... 10 11. Bến Tre: Thu nhập ổn định nhờ cách nuôi thủy sản hiệu quả ............................. 11 12. Gia Lai chú trọng nuôi trồng thủy sản ................................................................. 13 13. Tuyên Quang: Ngành chăn nuôi thủy sản tăng trưởng trên 8,3%/năm ............... 13 14. Phú Yên: Cá nuôi bị chết hàng loạt - Cần tăng cường quản lý vùng nuôi .......... 14 15. Cần Thơ: Hợp tác nuôi tôm càng xanh và cá rô phi ............................................ 15 16. Phú Yên: Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm ....................................................... 16 KHAI THÁC THỦY SẢN............................................................................................. 17 17. Quảng Ngãi: 2 tàu cá Lý Sơn tố bị tàu phiên hiệu Trung Quốc phá, cướp tài sản ............................................................................................................................. 17 18. Khan hiếm tôm hùm giống .................................................................................. 18 19. Quảng Ngãi: Khai thác trùn biển theo kiểu tận diệt: Khó ngăn chặn .................. 20 CỨU HỘ - CỨU NẠN................................................................................................... 21 20. Phú Yên thả phao cứu sinh, hy vọng các ngư dân bám được.............................. 21 21. Quảng Ngãi: Huy động lực lượng tìm kiếm 4 ngư dân mất tích trên biển .......... 22 22. Khánh Hòa: Người dân cùng bộ đội biên phòng cứu hộ tàu cá .......................... 22 CHẾ BIẾN ..................................................................................................................... 23 23. Thừa Thiên – Huế: Làng nghề chế biến hải sản phục hồi sau sự cố MT biển .... 23 DOANH NGHIỆP.......................................................................................................... 23 24. Doanh nghiệp cá cảnh: Phát triển theo hướng chuyên nghiệp ............................ 23
27

Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

Jan 03, 2017

Download

Documents

lamdan
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

1

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2016)

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ............................................................................................ 2

1. Việt Nam hoan nghênh Philippines giải quyết vấn đê ngư dân nhân đạo ............. 2

2. Tổng cục Thủy sản có tân Phó Tổng cục trưởng ................................................... 2

3. Đầu tư thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản còn hạn chế ............................................ 3

4. “Quét” 4 tỉnh trọng điểm về chế biến, xuất khẩu tôm ........................................... 4

5. Hà Nội tiêu thụ hải sản cho 4 tỉnh miền Trung ..................................................... 5

6. Kiểm soát bơm tạp chất, kháng sinh vào tôm........................................................ 5

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ............................................................................................ 6

7. Bạc Liêu: Nơi hội tụ những công nghệ nuôi tôm tiên tiến nhất ............................ 6

8. Cần thơ: Mô hình nuôi lươn độc đáo, thu tiền tỷ mỗi năm ................................... 8

9. Bắc Giang: Chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2017 ..................... 9

10. Nuôi trồng thủy sản 10 tháng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước ................... 10

11. Bến Tre: Thu nhập ổn định nhờ cách nuôi thủy sản hiệu quả ............................. 11

12. Gia Lai chú trọng nuôi trồng thủy sản ................................................................. 13

13. Tuyên Quang: Ngành chăn nuôi thủy sản tăng trưởng trên 8,3%/năm ............... 13

14. Phú Yên: Cá nuôi bị chết hàng loạt - Cần tăng cường quản lý vùng nuôi .......... 14

15. Cần Thơ: Hợp tác nuôi tôm càng xanh và cá rô phi ............................................ 15

16. Phú Yên: Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm ....................................................... 16

KHAI THÁC THỦY SẢN ............................................................................................. 17

17. Quảng Ngãi: 2 tàu cá Lý Sơn tố bị tàu phiên hiệu Trung Quốc phá, cướp tài sản

............................................................................................................................. 17

18. Khan hiếm tôm hùm giống .................................................................................. 18

19. Quảng Ngãi: Khai thác trùn biển theo kiểu tận diệt: Khó ngăn chặn .................. 20

CỨU HỘ - CỨU NẠN................................................................................................... 21

20. Phú Yên thả phao cứu sinh, hy vọng các ngư dân bám được .............................. 21

21. Quảng Ngãi: Huy động lực lượng tìm kiếm 4 ngư dân mất tích trên biển .......... 22

22. Khánh Hòa: Người dân cùng bộ đội biên phòng cứu hộ tàu cá .......................... 22

CHẾ BIẾN ..................................................................................................................... 23

23. Thừa Thiên – Huế: Làng nghề chế biến hải sản phục hồi sau sự cố MT biển .... 23

DOANH NGHIỆP .......................................................................................................... 23

24. Doanh nghiệp cá cảnh: Phát triển theo hướng chuyên nghiệp ............................ 23

Page 2: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

2

MÔI TRƯỜNG .............................................................................................................. 25

25. TP.HCM: Cần có kế hoạch phân bố, bảo vệ nguồn cá trên kênh Nhiêu Lộc ..... 25

XÃ HỘI .......................................................................................................................... 26

26. Hà Tĩnh: Diêm dân Kỳ Hà phấn khởi nhận bồi thường thiệt hại sự cố môi trường

............................................................................................................................. 26

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Việt Nam hoan nghênh Philippines giải quyết vấn đê ngư dân nhân đạo

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 3/11, tại Hà Nội, Người Phát

ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời câu hỏi của phóng viên về các vấn đề báo

chí quan tâm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin việc Tổng thống Philippines

có quyết định thả 17 ngư dân Việt Nam về nước, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê

Hải Bình nêu rõ: “Như các bạn đã được thông báo, ngay khi các ngư dân của Việt Nam

bị bắt ở Philippines ngày 8/9/2016, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại

Philippines tiếp cận với các ngư dân, làm việc ngay với các cơ quan chức năng của

Philippines để đảm bảo các quyền hợp pháp của các ngư dân nước ta.

Như các bạn đã biết, kết quả giữa cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và

Tổng thống Philippines, phía Philippines cũng đã thông báo về việc trao trả những ngư

dân này. Và ngay sau khi có thông tin đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã làm

việc rất chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Philippines về danh sách cụ thể các

ngư dân, hình thức cũng như là thời gian trao trả ngư dân.

Bộ Ngoại giao cũng đã thông báo đến địa phương cũng như Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên

phòng để sẵn sàng tiếp nhận các ngư dân trở về Việt Nam. Nhân dịp này, Việt Nam

hoan nghênh Tổng thống Philippines đã giải quyết vấn đề tàu thuyền, ngư dân trên tinh

thần nhân đạo, liên quan đến Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines". (Tin

Tức 3/11, Hồng Điệp – Hữu Tiến) đầu trang

Tổng cục Thủy sản có tân Phó Tổng cục trưởng

Chiều 3/11 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT công bố và trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng

cục trưởng Tổng cục Thủy sản đối với ông Trần Đình Luân, Phó Giám đốc Sở NN-

PTNT tỉnh Sóc Trăng.

Thời hạn bổ nhiệm 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/11/2016. Như vậy, Tổng cục Thủy sản sẽ

có 3 Phó Tổng cục trưởng, ngoài ông Trần Đình Luân còn có ông Nguyễn Ngọc Oai và

bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt.

Page 3: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

3

Ông Trần Đình Luân, nguyên Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản -

Bộ NN-PTNT), được điều động về làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng từ

ngày 1/11/2014. Trong quá trình công tác tại Sóc Trăng, ông Trần Đình Luân luôn

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt trong việc quản lí, phát triển con tôm tại địa

phương.

Từ những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình luân chuyển tại cơ sở, Thứ trưởng

Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám hi vọng ông Trần Đình Luân, trên cương vị mới cùng với

các đồng chí khác trong ban lãnh đạo Tổng cục Thủy sản tiếp tục phát huy tinh thần

đoàn kết, chuyên môn, công hiến hơn nữa cho ngành Thủy sản nước nhà. (Nông

Nghiệp Việt Nam 3/11, Nguyễn Huân) đầu trang

Đầu tư thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản còn hạn chế

“Mặc dù dư địa phát triển kinh tế thủy sản còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng

thủy sản. Nhưng đầu tư cho lĩnh vực này còn rất hạn chế, đặc biệt thủy lợi cho nuôi

trồng thủy sản”.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân Thu (Khánh Hoà), thủy sản là lĩnh vực kinh tế mũi

nhọn của ngành nông nghiệp, sản lượng xuất khẩu thủy sản luôn đứng đầu trong các

sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp và luôn duy trì ở mức giá trị xuất khẩu từ

6,5-7 tỷ USD/năm. Năm 2016 kinh tế thủy sản gặp nhiều khó khăn, kể cả khai thác,

chế biến và nuôi trồng thủy sản do ô nhiễm môi trường biển, do hạn hán và dịch bệnh

nên 9 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản đã đạt 5 tỷ USD và dự kiến cả năm là 7,3 tỷ

gấp 2,88 lần so với xuất khẩu gạo và 2,6 lần so với xuất khẩu cà phê, rau quả và 4,8 lần

so với xuất khẩu cao su.

Mặc dù dư địa phát triển kinh tế thủy sản còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng

thủy sản. Nhưng đầu tư cho lĩnh vực này còn rất hạn chế, đặc biệt thủy lợi cho nuôi

trồng thủy sản. Trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp luôn có tư duy đầu tư thủy

lợi cho nông nghiệp, sản xuất lúa gạo và trồng trọt mà chưa quan tâm đến thủy lợi cho

nuôi trồng thủy sản.

Có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội về lợi thế so sánh của kinh tế thủy sản so với

kinh tế nông nghiệp, nhất là vấn đề đầu tư cho thủy lợi, phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long, nơi có trên 80% diện tích và sản lượng thủy sản

được sản xuất phục vụ cho xuất khẩu với 2 sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra nhưng

cho đến nay chưa được tháo gỡ.

Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp phải đầu tư cho nhiều lĩnh vực nhưng

Chính phủ nên chọn phương án đầu tư sinh lời và ít rủi ro nhất trong khi biến đổi khí

hậu, nước biển dâng, việc duy trì sản xuất lúa gạo, rau màu, cây ăn trái ở đồng bằng

sông Cửu Long như hiện nay là rất tốn kém. Hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nhiều

sẽ giết chết nhiều cánh đồng lúa, nhiều nhà vườn cây trái lâu năm do không có nước

Page 4: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

4

ngọt tưới tiêu để đầu tư cho việc giữ ngọt, ngăn mặn cho đất nông nghiệp là tốn kém

hơn nhiều so với việc chuyển đổi diện tích nuôi trồng nông nghiệp sang nuôi trồng

thủy sản.

Vì vậy, ngành nông nghiệp nên có tính toán cụ thể diện tích chuyển đổi và tập trung

đầu tư thủy lợi, con giống, khoa học, công nghệ. Đào tạo chuyển đổi nghề cho nông

dân từ sản xuất lúa gạo sang nuôi trồng thủy sản và có giải pháp thực hiện cụ thể trong

đề án tái cơ cấu nông nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp nên tập trung vào vấn đề xây dựng chuỗi giá trị liên

kết 4 nhà, giữa nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý, đặc biệt cho 2

sản phẩm chủ lực quốc gia đó là cá tra và tôm. Đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ

cao cho sản xuất chế biến và lập lại trật tự trong xuất khẩu để tăng sản lượng xuất khẩu

thủy sản cả về số lượng và chất lượng. Nên có chính sách thu hút đầu tư PPP hoặc BT

cho các công trình thủy lợi lớn để huy động nguồn lực xã hội cho sản xuất thủy sản.

(Kinh Tế Nông Thôn 3/11, Dương Thanh) đầu trang

“Quét” 4 tỉnh trọng điểm về chế biến, xuất khẩu tôm

Bộ NN&PTNT vừa ban hành kế hoạch tăng kiểm soát, ngăn chặn việc bơm tôm tạp

chất, tiến tới đến năm 2018 chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất,

kháng sinh, thuốc thú y trong kinh doanh tôm.

Theo đó, sẽ tập trung “quét” 4 tỉnh trọng điểm về chế biến, xuất khẩu tôm là Cà Mau,

Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. Các địa phương sẽ tổ chức thống kê, ký cam kết cho

các cơ sở nuôi, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm trên địa bàn không đưa tạp chất

vào tôm và sản xuất kinh doanh tôm tạp chất.

Các địa phương sẽ tăng giám sát, cảnh báo sớm dịch bệnh trên tôm nuôi, kịp thời

khuyến nghị, hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả, không dùng chất cấm,

kháng sinh nguyên liệu, sử dụng thuốc thú y theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng

liều lượng, đúng lúc và đúng cách

Cùng đó, các địa phương sẽ thanh tra, kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý nghiêm các

cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nuôi tôm, cơ sở sản xuất, kinh

doanh chế biến tôm vi phạm các quy định pháp luật về sử dụng chất cấm, lạm dụng

hóa chất, kháng sinh, đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và tôm nguyên liệu và sản xuất

kinh doanh sản phẩm tôm tạp chất.

Theo kế hoạch, trong năm 2016, sẽ giảm 10% tỷ lệ mẫu tôm nuôi bị phát hiện vi phạm

quy định về hóa chất kháng sinh so với năm 2015. Giảm 10% số lô tôm nuôi xuất khẩu

vào các thị trường bị cơ quan thẩm quyền Việt Nam và nước nhập khẩu cảnh báo vi

phạm quy định về tồn dư hóa chất kháng sinh so năm ngoái.

Page 5: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

5

Đến năm 2017, sẽ giảm tỷ lệ 50% mẫu tôm nuôi bị phát hiện và giảm 50% số lô xuất

khẩu bị cảnh báo hóa chất kháng sinh so với năm 2016. Đến năm 2018, sẽ chấm dứt

tình trạng trên.

Bộ NN&PTNT đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep),

tiếp tục duy trì chương trình “Doanh nghiệp nói không với tạp chất”; cung cấp các

phản ánh, kiến nghị của khách hàng, nhà nhập khẩu, người tiêu dùng về tồn dư hóa

chất, kháng sinh; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, Ban chỉ đạo 389 các

tỉnh, thành phố trong việc cung cấp thông tin phục vụ thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm.

(Tiền Phong 3/11, Phạm Anh) đầu trang

Hà Nội tiêu thụ hải sản cho 4 tỉnh miền Trung

Trao đổi với báo chí, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà

Nội cho biết, dù các cơ quan có thẩm quyền đã công bố danh sách những loại hải sản

an toàn, đủ tiêu chuẩn tiêu thụ ra thị trường nhưng việc tiêu thụ hải sản còn gặp nhiều

khó khăn.

“Chúng tôi vừa tham gia đoàn công tác với Bộ Công Thương để bàn cách tiêu thụ

thủy, hải sản cho 4 tỉnh miền Trung. Sở Công Thương Hà Nội đã đề nghị 4 sở Công

Thương của 4 tỉnh cung cấp những doanh nghiệp, đầu mối thủy hải sản an toàn, được

phép tiêu thụ để đưa ra tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội cũng

vừa chỉ đạo xây dựng kế hoạch riêng tiêu thụ hải sản cho 4 tỉnh miền Trung”, bà Lan

nói. (Tiền Phong 3/11, Trường Phong) đầu trang

Kiểm soát bơm tạp chất, kháng sinh vào tôm

Ngày 3/11, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và

Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ vừa ban hành kế hoạch kiểm soát,

ngăn chặn nạn bơm tạp chất vào tôm. Đến năm 2018, sẽ chấm dứt tình trang dùng chất

cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong kinh doanh tôm.

Theo kế hoạch này, cơ quan chức năng sẽ tập trung “quét” 4 tỉnh trọng điểm về chế

biến, xuất khẩu tôm là Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang. Các địa phương sẽ

tổ chức thống kê, cho các cơ sở nuôi, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm trên địa bàn

ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm và sản xuất kinh doanh tôm tạp chất.

Cùng đó, các địa phương sẽ thanh tra, kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý nghiêm các

cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nuôi tôm, cơ sở sản xuất, kinh

doanh chế biến tôm vi phạm về vấn đề chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, bơm

và kinh doanh tôm tạp chất.

Theo lộ trình, trong năm 2016, sẽ giảm 10% tỷ lệ mẫu tôm nuôi bị phát hiện vi phạm

về hóa chất kháng sinh; giảm 10% số lô tôm nuôi xuất khẩu bị cơ quan chức năng Việt

Page 6: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

6

Nam và nước nhập khẩu cảnh báo vi phạm về tồn dư hóa chất kháng sinh so năm 2015.

(Tiền Phong 4/11, Phạm Anh) đầu trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bạc Liêu: Nơi hội tụ những công nghệ nuôi tôm tiên tiến nhất

Bạc Liêu không chỉ đứng đầu sản xuất tôm giống tại vùng nuôi trọng điểm ĐBSCL,

còn là nơi tập trung những công nghệ nuôi tiên tiến nhất.

Nổi bật trong đó là Tập đoàn Việt Úc. Với vị thế một “ông lớn” dẫn đầu ngành tôm,

Việt Úc đã cho xây dựng khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao, là quy trình sản

xuất tôm khép kín với sự kết hợp của nhiều công nghệ vượt trội.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính đã được quy hoạch và phát triển tại

Bạc Liêu vài năm nay.

Mô hình cần vốn đầu tư rất lớn nên chỉ được các doanh nghiệp mạnh đầu tư. Nổi bật

trong đó là Tập đoàn Việt Úc. Với vị thế một “ông lớn” dẫn đầu ngành tôm, Việt Úc đã

cho xây dựng khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao, là quy trình sản xuất tôm

khép kín với sự kết hợp của nhiều công nghệ vượt trội. Đặc biệt, khu nuôi tôm siêu

thâm canh trong nhà kính tại Bạc Liêu đã đi vào hoạt động, mang lại hiệu quả và mở ra

hướng đi mới cho ngành tôm địa phương.

Vùng nuôi của Việt Úc tại Bạc Liêu được đặt ở xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình). Đây

là khu đất rộng 50 ha, được thiết kế 23 trại nuôi. Mỗi trại là một nhà kính, gồm 18 ao

nuôi, diện tích 500 m2/ao, tổng diên tich măt nươc thả nuôi khoảng 20 ha. Giai đoạn 1,

đã hoàn thành xây dựng 5 trại (90 ao nuôi) vào đầu năm 2015 và đang được thực hiện

nuôi.

Điểm nhấn của khu nuôi tôm siêu thâm canh là công nghệ nhà kính Israel. Ngoài việc

đảm bảo yêu cầu kết cấu bền vững, cơ giới hóa ở mức cao nhất trong các công đoạn

sản xuất, nhà kính còn cho phép đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kiểm soát về tác động

của biến đổi khí hậu, thời tiết, nhờ đó các chỉ số được duy trì ổn định.

Để đảm bảo mô hình nuôi có chất lượng nước ổn định và không gây ô nhiễm môi

trường, Việt Úc đã mạnh dạn đầu tư hệ thống xử lý nước tuần hoàn của Mỹ và Hà Lan

kết hợp cùng hệ thống xử lý nước bằng đèn UV (tia cực tím) và hệ thống lọc sinh học

theo công nghệ MBBR.

Tôm giống được tuyển chọn từ các đàn tôm bố mẹ ưu tú nhất trong chương trình chọn

giống tôm thẻ chân trắng của Tập đoàn Việt Úc. Sau khi thả nuôi, tất cả các thông số

môi trường trong ao được kiểm soát tự động. Dữ liệu đo được tích hợp vào phần mềm

máy tính và có các đường biểu diễn các thông số môi trường đưa ra các cảnh báo kịp

thời bằng âm thanh hoặc xử lý tự động khi các chỉ tiêu vượt quá ngưỡng cho phép.

Page 7: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

7

Đặc biệt, trong mỗi ao nuôi đều được trang bị một máy cho ăn tự động theo công nghệ

của Úc, đảm bảo tôm được cho ăn theo nhu cầu. Khi tôm đói, chúng sẽ phát ra âm

thanh, máy cho ăn tự động sẽ sử dụng các đầu dò sóng siêu âm Sonar thu thập tín hiệu,

gửi về hệ thống và tự động cho ăn.

Chính sự đầu tư công nghệ cao, cùng quy trình chăm sóc, quản lý bài bản vào dạng

hiện đại bậc nhất thế giới đã giúp mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính hạn

chế tối đa rủi ro, cho năng suất tôm vượt trội.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, chi nhánh Cty CP Việt Úc Bạc Liêu đã liên tục thả

nuôi. Thống kê sản lượng thu hoạch của hàng trăm ao nuôi thời gian vừa qua, năng

suất đạt trung bình 2 – 3 tấn/ao. Theo quy trình kỹ thuật của Việt Úc, mỗi năm có thể

thực hiện nuôi ít nhất 2,5 vụ, năng suất tôm đạt trên 100 tấn/ha/năm, cao gấp hàng

chục lần so với nuôi tôm thâm canh.

Thành công của chương trình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính của Việt Úc

được nhiều đoàn tham quan các bộ ngành Trung ương đánh giá cao ở các mặt: truy

xuất nguồn gốc dễ dàng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm soát được vùng

nuôi và dịch bệnh; giảm diện tích đất sử dụng, đảm bảo phát triển bền vững; giảm

thiểu tối đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ông Vũ Đức Trí, GĐ Quản lý DN Tập đoàn Việt Úc cho biết: Bằng những công nghệ

hiện đại hàng đầu, chúng tôi không chỉ hạn chế tối đa những khiếm khuyết của nuôi

thâm canh, bán thâm canh mà còn cho siêu năng suất. Với mô hình này, Tập đoàn tự

tin đáp ứng con tôm chất lượng cao và sản lượng ổn định, từ đó khẳng định được

thương hiệu con tôm Việt Úc trên thị trường tôm trong nước và quốc tế. Ngoài ra, Tập

đoàn Việt Úc đã chủ động chia sẻ kinh nghiệm với bà con nuôi tôm cả nước thông qua

chương trình đồng hành cùng người dân và đối tác chiến lược.

Mô hình “Nuôi hai giai đoạn ứng dụng công nghệ biofloc” tại Bạc Liêu được Cty

TNHH SX-TM Trúc Anh (Cty Trúc Anh) đi đầu thực hiện vào năm 2015 đã liên tiếp

thành công. Chi phí để đầu tư cho mô hình không phải quá lớn, trong khi sản lượng

cũng đạt rất cao.

Quy trình nuôi trên được thực hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn ương, tôm giống được

thả nuôi trong nhà lưới từ 20-25 ngày, mật độ khoảng 1.000-3.000con/m2. Tôm phát

triển trong môi trường tối ưu, mức đầu tư không cao. Nhờ quản lý được nguồn gốc tôm

giống, môi trường nuôi, thức ăn, sử dụng các chế phẩm sinh học phù hợp nên hạn chế

tối đa hội chứng tôm chết sớm.

Sau thời gian ương, tôm được chuyển qua ao nuôi thông qua hệ thống ống xả (giai

đoạn nuôi), với mật độ từ 200 – 300 con/m2. Tại đây, các thông số môi trường như:

pH; độ kiềm (mg/l); độ mặn (‰); NH3 (mg/l); NO2 (mg/l)… được kiểm tra thường

xuyên để duy trì môi trường phù hợp nhất với con tôm. Đặc biệt, biofloc cũng được

Page 8: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

8

kiểm tra mỗi ngày để duy trì nằm trong khoảng 3-5 (kiểm tra biofloc bằng cốc đong

imhoff).

Ông Lê Anh Xuân, Giám đốc Cty Trúc Anh lưu ý: Trong quá trình nuôi tôm công

nghiệp, nguồn nước rất quan trọng, cần cấp liên tục và xuyên suốt. Vì vậy, quy trình

của chúng tôi, lượng nước dự trữ và quản lý chất lượng nguồn nước được đặc biệt

quan tâm. Chúng tôi dùng tới 70% tổng diện tích đất để làm hệ thống lắng. Phần còn

lại 30% làm diện tích nuôi.

Hai năm qua, Cty Trúc Anh liên tục nuôi thành công bằng quy trình nuôi trên. Tính từ

tháng 4/2015 – 8/2016, Trúc Anh đã thực hiện nuôi thường xuyên trong 3 ao, với tổng

diện tích 7.500m2. Tổng sản lượng thu được khoảng 116 tấn, cho nguồn thu khoảng

14,7 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, Cty lãi trên 8 tỷ đồng.

Cũng theo ông Xuân, ưu điểm nuôi tôm hai giai đoạn ứng dụng công nghệ biofloc so

với nuôi tôm công nghiệp bình thường, có nhiều nổi bật. Như hệ số thức ăn thấp (0,85-

1); mật độ tôm nuôi có thể tăng lên 200-300 con/m2, giúp giảm chi phí khoảng 10-

20%. Mô hình tạo ra tôm sạch nên giá bán cao hơn so với thị trường 5-10%, sản lượng

thu hoạch trên 100 tấn/ha/năm. Ngoài ra, còn có thể tăng số vụ nuôi lên khoảng 4

vụ/năm, giúp tăng lợi nhuận.

Đây còn được đánh giá là mô hình thân thiện với môi trường do không sử dụng kháng

sinh. Hiện tại, Cty Trúc Anh đang mở rộng sản xuất thực nghiệm quy trình với tổng

diện tích khoảng 15 ha. Chi phí đầu tư cơ bản/ha vào khoảng 510 triệu đồng. So với

thực tế đầu tư để nuôi công nghiệp bà con vẫn làm, không cao hơn bao nhiêu nên có

khả năng nhân rộng cao.

Vừa qua, sau nhiều đợt nuôi thành công, Cty Trúc Anh đã thực hiện chuyển giao nhân

rộng ra các đại lý và hộ dân trên địa bàn các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu. (Nông Nghiệp

Việt Nam 3/11, Trần Hiếu) đầu trang

Cần thơ: Mô hình nuôi lươn độc đáo, thu tiền tỷ mỗi năm

Anh Trần Thiện Phi ở ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã

khởi nghiệp nuôi lươn bằng một ý tưởng vô cùng sáng tạo và thành công ngoài mong

đợi.

Anh là một nông dân từng trải qua nhiều nghề khác nhau như làm ruộng, nuôi gà, vịt,

nuôi cá nhưng không có nghề nào cầm chân anh được lâu dài. Nhiều đêm anh đã vắt óc

suy nghĩ nên nuôi con gì, trồng cây gì cho có hiệu quả! Thế là sau một thời gian đi học

hỏi kinh nghiệm, anh đã chọn con lươn làm vật nuôi chủ lực.

Trước khi bắt tay vào việc, anh mạnh dạn đầu tư, xây dựng các bể nuôi theo đúng quy

cách kỹ thuật và chọn mô hình nuôi lươn không bùn. Nhờ vậy mà trong vòng ba năm

số bể nuôi đã tăng lên 20, tương đương với 500m2.

Page 9: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

9

Không dừng lại ở đó, anh luôn ôm ấp một ý tưởng là làm thế nào để sản xuất được

lươn giống vì con giống ngoài thiên nhiên rất khan hiếm. Nghĩ là làm. Anh đã nhờ một

chuyên gia thủy sản hướng dẫn vể kỹ thuật nuôi lươn cho sinh sản. Nhờ vậy mà sau

một thời gian mày mò anh đã thành công và chủ động được con giống.

Hiện mỗi năm anh đã sản xuất trên 100.000 con giống. Ngoài ra, anh còn hướng dẫn

và chuyển giao kỹ thuật cho nhiều người nuôi nên con giống không đủ cung cấp. Theo

kinh nghiệm của anh, muốn cho con lươn khỏe mạnh, chóng lớn nên cho chúng ăn cá

biển kết hợp với thức ăn công nghiệp. Ngoài ra, vào mùa nước nổi, ốc bươu dồi dào

nên tận dụng làm thức ăn cho lươn để giảm bớt được chi phí.

Theo tính toán của anh, với 20 bể nuôi, mỗi năm thu hoạch từ 8 10 tấn lươn thương

phẩm. Tính ra thành tiền, mỗi năm thu về trên bạc tỉ. Nhờ thả nuôi nhiều đợt nên lươn

thu hoạch quanh năm, thời điểm lươn có giá cao nhất là gần Tết và khoảng tháng 3 - 4.

Ngoài nuôi lươn, anh còn có sáng kiến trồng rau cần nước (cần ống) trên mặt bể và các

loại rau răm, rau om, mướp xen kẽ vào các khoảng đất trống theo mô hình chăn nuôi

khép kín giúp tăng thêm thu nhập. Chỉ riêng rau cần ống, bình quân mỗi ngày anh cũng

thu hoạch khoàng 20kg, bán với giá 15.000 đ/kg. Đó là những loại rau sạch, hoàn toàn

không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Anh còn có một ý tưởng táo bạo nữa là sẽ dùng lưới bao quanh diện tích nuôi lươn rồi

mua chim sâu và chim sắt thả vào cho chúng ăn sâu để phát triển các vườn rau mà

không cần đến thuốc trừ sâu. Dự định này anh sẽ thực hiện vào cuối năm nay.

Bằng tính năng động, cần cù sáng tạo và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, anh Trần

Thiện Phi đã xây dựng được mô hình chăn nuôi hiệu quả cao. Đây là một nông dân

thành đạt, năm 2015 anh được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Nghề cá Việt

Nam. (Nông Nghiệp Việt Nam 3/11, Thành Hiệp) đầu trang

Bắc Giang: Chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2017

Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh

thủy sản năm 2017.

Theo Kế hoạch, Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan

xây dựng, trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình

giám sát dịch bệnh thủy sản trên phạm vi toàn tỉnh, bao gồm việc lấy mẫu thủy sản, xét

nghiệm định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu môi trường.

Khi tiến hành điều tra ổ dịch, việc điều tra phải được thực hiện trong 3 ngày kể từ khi

phát hiện hoặc nhận được thông tin thủy sản mắc bệnh, nghi mắc bệnh nhằm tìm ra tác

nhân gây bệnh và các yếu tố làm dịch bệnh lây lan.

Page 10: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

10

Cùng đó, tăng cường công tác kiểm dịch động vật thủy sản, không để động vật thủy

sản chưa qua kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn

tỉnh.Thực hiện kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác kiểm

dịch động vật thủy sản theo quy định của pháp luật. Các cơ sở sản xuất giống thủy sản

khi nhập con giống phải đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch

của cơ quan thú y, đối với giống được khai thác từ tự nhiên thì cần phải làm thủ tục

khai báo với cơ quan thú y; giống cần được nuôi cách ly trước khi đưa vào cơ sở để

sản xuất.

Công tác phòng, chống dịch phải thực hiện một cách đồng bộ, nhanh gọn, triệt để,

nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng, đảm bảo môi

trường nuôi trồng thủy sản sạch bệnh. Chủ tịch UBND huyện, xã, phường, thị trấn chịu

trách nhiệm tổ chức lực lượng chống dịch bệnh, tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc khử trùng

theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y.

Nâng cao nhận thức cho nhân dân về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;

trách nhiệm của người nuôi trồng trong phòng, chống dịch bệnh để chủ động thực hiện

có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tối đa thiệt hại khi có dịch bệnh

xảy ra.

Dự toán kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, quan trắc môi trường

năm 2017 là 360 triệu đồng. Khi chưa có dịch bệnh xảy ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú

y, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông căn cứ nhiệm vụ và kinh phí được giao

thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch. Khi có dịch bệnh xảy ra, Sở Nông nghiệp và

PTNT lập dự toán kinh phí kịp thời thực hiện phòng, chống dịch trình UBND tỉnh xem

xét quyết định. (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bắc Giang 3/11, Trâm Anh) đầu trang

Nuôi trồng thủy sản 10 tháng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 10

năm 2016 ước đạt 310 ngàn tấn, tăng 8,9% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản

lượng nuôi trồng thủy sản 10 tháng năm nay đạt 2.924 ngàn tấn, tăng 1,6% so với cùng

kỳ năm trước.

Đáng chú ý, diện tích cá tra 10 tháng đầu năm của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

ước đạt 5.352 ha, tăng 4% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 996.076 tấn,

tăng 9,1% với cùng kỳ. Nhu cầu tiêu thụ cá tra của các nước nhập khẩu tăng để phục

vụ cho Giáng sinh và năm mới, trong khi đó nguồn cung lại không dồi dào nên giá cá

tra hiện ở mức 22.200-22.500 đồng/kg, tăng cao nhất từ đầu năm đến nay. Sản lượng

của một số tỉnh đạt khá như Đồng Tháp 325.042 tấn (tăng 18,7%), Cần Thơ 139.553

tấn (tăng 23,9%), Bến Tre 154.630 tấn (tăng 10,8%).

Tình hình nuôi tôm nước lợ trong tháng 10 cũng khá ổn định, thời tiết thuận lợi, giá

tôm nguyên liệu không có biến động, nhiều người nuôi có lãi do sản lượng đạt khá.

Page 11: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

11

Ước diện tích nuôi tôm nước lợ 10 tháng đạt 678 ngàn ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ

năm trước, sản lượng đạt 433 ngàn tấn, tăng 1,7% so với 10 tháng 2015 (tôm sú là 203

ngàn tấn, tôm thẻ là 230 ngàn tấn).

Riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tôm sú ước đạt 565.611 ha (tăng

1,7%), sản lượng ước đạt 195.114 tấn (giảm 4,4%). Diện tích tôm thẻ chân trắng ước

đạt 65.297 ha (tăng 11,8%) so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt 193.397 tấn

(tăng 14,1%). (Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/11, M.P) đầu trang

Bến Tre: Thu nhập ổn định nhờ cách nuôi thủy sản hiệu quả

Tại các vùng ven biển của tỉnh, bên cạnh một số người đang “lên bờ xuống ruộng” với

con tôm biển khi theo mô hình nuôi thâm canh thì không ít nông dân có những cách

làm ăn rất hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu. Quan trọng hơn, sản phẩm họ tạo

ra đáp ứng tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm mà thị trường hiện nay đòi hỏi.

Trong đợt hạn mặn đầu năm 2016, hàng loạt ao nuôi cá lóc, cá tra thương phẩm ven

sông Cổ Chiên thuộc huyện Mỏ Cày Nam bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi đó, 3 ao

nuôi cá lóc, với tổng diện tích khoảng 2.600m2 của ông Võ Văn Loan, ở ấp An Trạch,

xã Hương Mỹ khá an toàn, thu lãi hơn 400 triệu đồng, nhờ quy trình nuôi có “nhín”

phần đất ra làm ao lắng.

Ông Loan chia sẻ: Trong diện tích nuôi cá lóc thương phẩm, tôi đã dành hơn 400m2 để

làm ao lắng, xử lý nước trước khi cho vào trong ao nuôi. Sau mỗi vụ thu hoạch, nước

trong ao được tát cạn, bơm bỏ bùn và xử lý đáy ao rất kỹ trước khi thả nuôi lại. Mật độ

thả con giống 50 con/m2. Tôi thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến thời tiết

để xử lý bằng kỹ thuật trong chăm sóc cá.

“Cá nuôi được khoảng 20 ngày tuổi, đúng vào đợt mặn năm 2016 xâm nhập sâu vào

các cửa sông chính nhưng nhờ ao lắng luôn trữ nước dự phòng, đã cung cấp đủ cho cá

nuôi kéo dài hơn 3 tháng. Đến khi nước trong ao lắng kiệt cũng là lúc độ mặn ở sông

Cổ Chiên hạ xuống dưới 2%o. Rõ ràng, việc dùng ao lắng vừa cung cấp lượng nước tốt

nhất cho ao nuôi vừa là phương án dự phòng rất hiệu quả nếu hạn, mặn kéo dài” - ông

Loan quả quyết.

Ở Thạnh Phú, đợt hạn mặn năm 2016 diễn ra khá gay gắt nhưng vẫn có hộ dân nuôi

tôm càng xanh, tôm biển + lúa, thu được lợi nhuận. “Tôm nuôi được 2 tháng tuổi, độ

mặn ngoài sông lên đến hơn 25%o, nhờ quan tâm cải tạo ao nuôi rất bài bản nên thiệt

hại khoảng 60%, không phải trắng tay. Bên cạnh đó, tôi đã mạnh dạn lấy nước máy

bơm vào ao nuôi kết hợp với giải pháp kỹ thuật diệt khuẩn, khống chế phèn từ lòng đất

xì lên. Tôm thu hoạch, bán lãi 30 triệu đồng. Năm nay, tôi tuân thủ nghiêm lịch thời vụ

để né mặn, không để tái diễn khó khăn như thế nữa” - ông Nguyễn Văn Bé, ấp Thạnh

Mỹ, xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú chia sẻ.

Page 12: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

12

Cá nâu có khả năng thích nghi môi trường nước, với độ mặn dao động từ 2 - 10%o; ăn

tạp chất và sinh vật nhỏ bé dưới đáy ao. Nắm được đặc điểm này, một số nông dân ở

huyện Ba Tri đã nuôi cá nâu như công cụ vệ sinh hiệu quả vùng đáy ao nuôi tôm biển.

“Nguy cơ ô nhiễm vùng đáy ao do tồn đọng thức ăn thừa là nỗi lo lớn của nhiều hộ

nuôi tôm nhưng điều đó đã được cá nâu hóa giải. Vì vậy, môi trường nước luôn đảm

bảo, tôm biển nuôi tăng trưởng rất nhanh. Ngoài ra, cá nâu bán được giá khá cao và ổn

định” - ông Nguyễn Ngọc Phúc ở xã An Thủy, huyện Ba Tri - một trong những nông

dân đã áp dụng thành công mô hình cá nâu xen tôm biển cho biết.

Với mật độ thả nuôi cá nâu 5 con/m2, tôm sú 18 con/m2 (tôm sú thả sau cá khoảng 60

ngày) trong có diện tích 3.000m2, sau 8 tháng chăm sóc, ông Phúc đã thu hoạch cá nâu

nặng trung bình 7 con/kg (tỷ lệ sống khoảng 70%), tôm sú khoảng 25 con/kg (tỷ lệ

sống khoảng 50%). Ngoài ra, sau vụ nuôi chính, người dân có thể tận dụng diện tích

mặt nước để thả nuôi những loài thủy sản khác trong giai đoạn chuyển vụ để có thêm

thu nhập.

“Trong điều kiện môi trường nước bên ngoài thường xuyên bị ô nhiễm do một số

người nuôi xả thải, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do biến đổi khí hậu, thì kỹ

thuật nuôi xen này đem lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là giống cá

nâu vẫn rất hiếm” - ông Phúc cho biết thêm.

Phong trào nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa ở huyện Bình Đại đã làm cho không ít

nông dân ở đây mất nhiều hơn được. Nghiêm trọng hơn, sau khi vùng đất được rửa

sạch phèn mặn, những ao tôm biển bị bỏ bơ vơ giữa vườn dừa trong sự kiệt quệ vốn

đầu tư của người nuôi, nhiều nông dân đã không cân đối được kinh phí để phục hồi

nguyên trạng đất đai như cũ.

Trong bối cảnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện các mô hình

nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao tôm biển. “Rõ ràng môi trường trong vùng ngọt

hóa hiện nay chỉ có thể phù hợp với con tôm càng xanh. Nhờ được Nhà nước hỗ trợ

một phần, tôi nỗ lực cải tạo diện tích ao nuôi và đã thành công trong điều kiện hết sức

khó khăn” - ông Nguyễn Văn Dứt ở ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại phấn

khởi cho biết. Sau 5 tháng thả nuôi, với diện tích 3.000m2, mật độ 8

con/m2, ông Dứt thu được 452kg tôm thương phẩm (bình quân khoảng 1,5 tấn/ha), giá

bán 160 ngàn đồng/kg, trừ chi phí có lãi hơn 20 triệu đồng.

Tôm càng xanh toàn đực được những nông dân xem là vật cứu tinh của mình, không ít

người đã tìm được cơ hội trong nguy cơ bán đất trả nợ. Tuy nhiên, hiện ở Bình Đại vẫn

còn nhiều nông dân “nuôi tôm trong vùng ngọt hóa” chưa thể khởi động nuôi tôm càng

xanh do dư âm của con tôm biển để lại.

Page 13: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

13

“Nếu cải tạo ao không tốt thì nuôi tôm càng xanh rủi ro rất lớn, chưa kể chi phí bỏ ra

cũng không phải ít. Một khó khăn nữa là nguồn con giống tôm càng xanh toàn đực vẫn

còn nhiêu khê” - ông Dứt chia sẻ.

“Trên đây là những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả theo hướng nâng cao giá trị gia

tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu. Thời gian tới, chúng tôi

sẽ từng bước hướng nuôi theo quy hoạch, an toàn sinh học, áp dụng tốt các tiêu chuẩn

chất lượng, quy trình công nghệ đảm bảo an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, đặc

biệt là an toàn thực phẩm nhằm tạo uy tín với người tiêu dùng để không ngừng mở

rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao đời sống người dân, góp phần

thắng lợi trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, ông Huỳnh Văn

Cung - quyền Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn) nói. (Báo Đồng Khởi 2/11, Phương Bình) đầu trang

Gia Lai chú trọng nuôi trồng thủy sản

Trong vài năm trở lại đây, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai có

sự phát triển cả về số lượng, chất lượng và số hộ tham gia.

Hiện nay Gia Lai có 5 huyện diện tích nuôi trồng thủy sản quy mô lớn đó là Chư Sê:

4.000 ha, Kbang: 3.800 ha, Chư Pah: 3.200 ha, Krông Pa: 1.500 ha và Phú Thiện 1.000

ha… đưa tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh lên khoảng 13.600

ha.

Ngoài nuôi các loại cá truyền thống như cá lóc, cá rô phi, người dân còn nuôi các loại

cá có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với thế mạnh của địa phương như cá lăng, cá anh

vũ, cá tầm, cá thát lát. Việc quản lý khai thác thủy sản tại các vùng nước nội đồng

được thực hiện theo hướng khai thác gắn liền với duy trì và phát triển nguồn lợi thủy

sản bền vững. (Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Gia Lai 3/11, Mai Loan – Mạnh Hà)

đầu trang

Tuyên Quang: Ngành chăn nuôi thủy sản tăng trưởng trên 8,3%/năm

Tư năm 2010 đến nay, tôc đô tăng trương trong nganh nuôi trông thuy san tinh Tuyên

Quang đat 8,36%/năm.

Toàn tỉnh hiện có trên 11. 000 ha diên tich nuôi trông thuy san . Trong đo , thủy sản

đươc nuôi , trông nhiêu nhât ơ cac hô thuy điên vơi diên tich trên 8.400 ha. Diên tich

ao, hô chuyên nuôi thuy san khoang 2.000 ha, các hồ thủy lợi khoảng 800 ha. Năm

2015, sản lương thuy san đat khoang gân 6.900 tân, gâp 3 lân so vơi năm 2005.

Ngành nuôi trồng thủy sản đang từng bước phát triển , hình thành nghề nuôi thủy sản

lông be trên sông, hô. Đang chu y, xu hương nuôi trông thuy san ơ Tuy ên Quang đang

phát triển theo hướn chăn nuôi thủy sản c ó giá trị kinh tế cao theo phương thức cung

Page 14: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

14

câp san phâm sach , an toan . (Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Tuyên Quang 3/11, Vũ

Anh Tuấn) đầu trang

Phú Yên: Cá nuôi bị chết hàng loạt - Cần tăng cường quản lý vùng nuôi

Thời gian qua, nhiều vùng nuôi ở huyện Tuy An và TX Sông Cầu xảy ra tình trạng cá

nuôi bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Cơ quan chuyên môn khuyến

cáo người nuôi cá thả nuôi với mật độ phù hợp, đồng thời đề nghị các địa phương tăng

cường quản lý vùng nuôi…

Theo Trạm Chăn nuôi và Thú y TX Sông Cầu, đầu tháng 10/2016, một số vùng nuôi ở

đầm Cù Mông thuộc các xã Xuân Hòa, Xuân Hải đã xuất hiện tình trạng cá bớp nuôi

lồng bị chết hàng loạt. Ông Võ Thanh Bình ở xã Xuân Hòa (TX Sông Cầu), cho biết:

Tại hai thôn Hòa Thọ và Hòa Phú ở xã Xuân Hòa đã có hơn 80% hộ dân nuôi cá mú và

cá bớp.

Khoảng đầu tháng 10, cá nuôi ở khu vực này bị chết hàng loạt, nhiều hộ nuôi thiệt hại

nặng. Gia đình tôi bỏ ra hơn 50 triệu đồng, nuôi 6 lồng với khoảng 600 con cá bớp và

cá mú, nhưng đến nay có khoảng 2/3 số cá đã chết. Tại thời điểm cá chết, nước ở khu

vực vùng nuôi không tốt, có khả năng do ô nhiễm…

Theo ông Nguyễn Hữu Đài, Phó Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y TX Sông Cầu,

qua kiểm tra thì cá bớp và cá mú nuôi tại 2 xã Xuân Hòa và Xuân Hải bị chết đến 60-

80% tổng đàn, cá biệt có một số hộ nuôi tỉ lệ cá chết lên đến 90-100%. Ở hai xã này có

hơn 40 hộ nuôi khoảng 575 lồng với hơn 34.440 con cá bớp và cá mú. Cá bớp chết có

trọng lượng từ 2-6kg/con.

Trên thân và nội tạng của cá không tìm thấy dấu hiệu bệnh. Theo nhận định ban đầu,

nguyên nhân cá chết là do thời tiết thay đổi đột ngột, xuất hiện mưa giông làm cho

nước bị phân tầng. Đồng thời do gió chuyển hướng từ tây nam sang đông bắc nên làm

xáo trộn tầng đáy, biên độ nhiệt trong ngày chênh lệch cao làm thay đổi môi trường

nước.

Ban đêm có xuất hiện sương mù và thủy triều xuống thấp khi trời gần sáng dẫn đến

hàm lượng ôxy hòa tan trong nước giảm mạnh. Mặt khác, cá bớp là loại cá sống ở tầng

nước giữa và gần đáy, ngưỡng ôxy của cá bớp cao hơn các loài cá khác nên nếu bị

thiếu ôxy, cá chết rất nhanh.

Ông Nguyễn Hữu Đài cho biết thêm, trạm đã kiến nghị Chi cục Chăn nuôi và Thú y

(Sở NN-PTNT) thu mẫu nước, mẫu cá để xác định tác nhân gây bệnh, từ đó có biện

pháp phòng trị bệnh cho cá nuôi tốt hơn. Đồng thời, trạm cũng đề nghị UBND các xã

Xuân Hòa, Xuân Hải vận động người nuôi vớt xác cá chết đem vào bờ chôn hoặc đốt

theo quy định để hạn chế ô nhiễm môi trường vùng nuôi, thống kê cụ thể số lượng lồng

nuôi, cá nuôi và cá bị chết để báo cáo UBND TX Sông Cầu.

Page 15: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

15

Để hạn chế thiệt hại, người nuôi cá cần đặt lồng nuôi ở vị trí thông thoáng, có lưu tốc

dòng chảy tối thiểu từ 0,5-1m/s, định kỳ vệ sinh lưới lồng nuôi để làm tăng quá trình

trao đổi nước qua lồng nuôi. Sang thưa mật độ khoảng 40 con/lồng đối với cá lớn để

tránh hiện tượng cá bị thiếu ôxy cục bộ tại lồng nuôi. Người nuôi thường xuyên tắm

cho cá để tiêu diệt ký sinh trùng và vi khuẩn bám vào mang cá làm cản trở quá trình hô

hấp.

Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y, ngoài tại TX Sông Cầu, đầu tháng 10/2016, cá chẽm,

cá hồng, cá mú nuôi lồng tại xã An Hải (huyện Tuy An) cũng chết đột ngột và hàng

loạt. Theo thống kê, tại xã An Hải đã có khoảng 3.500 con cá nuôi chết, kích cỡ cá mú

và cá hồng từ 0,3-0,4kg/con còn cá chẽm từ 0,6-0,7kg/con. Đến nay, cá nuôi tại các

vùng nuôi nói trên đã ổn định, không còn hiện tượng chết hàng loạt.

Ông Nguyễn Minh Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: Cá

chết ở các vùng nuôi TX Sông Cầu và huyện Tuy An đều không có biểu hiện bất

thường, không có các dấu hiệu bệnh lý của bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, nấm,

ký sinh trùng gây ra trên cá. Thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết, vùng nước tại khu

vực nuôi thuộc các xã Xuân Hòa, Xuân Hải bị vẩn đục. Còn vùng nước khu vực nuôi

thuộc xã An Hải cũng xuất hiện màu nước bất thường, nước có màu hơi đen, vẩn đục,

bốc mùi hôi thối.

Theo ông Nguyễn Minh Phát, giải pháp trước mắt là thường xuyên theo dõi cá nuôi,

nhất là ban đêm, cần chuyển lồng đến vị trí nuôi thông thoáng hơn, áp dụng các biện

pháp tạo ôxy để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong nước. Người nuôi cần sử dụng lưới

lồng có kích cỡ mắt lưới phù hợp, thường xuyên làm vệ sinh lưới lồng nuôi để loại bỏ

các sinh vật bám, đồng thời sang thưa mật độ cá để tránh hiện tượng thiếu ôxy cục bộ.

Người nuôi thường xuyên tắm cho cá để tiêu diệt ký sinh trùng, vi khuẩn bám vào

mang cá, không sử dụng thức ăn ươn, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng sức đề

kháng cho cá nuôi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiến nghị Sở NN-PTNT chỉ đạo Trung

tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản triển khai lấy mẫu nước định kỳ tại các vùng nuôi để

xét nghiệm, đưa ra những cảnh báo kịp thời.

Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có

nuôi trồng thủy sản cần quy hoạch vùng nuôi phù hợp và quản lý nuôi trồng thủy sản

theo quy hoạch. UBND tỉnh cần có ý kiến đối với các ngân hàng thương mại cho

người nuôi cá ở các địa phương trên vay vốn có cơ chế gia hạn nợ, khoanh nợ và cho

vay mới để khôi phục sản xuất. (Báo Phú Yên 3/11, Anh Ngọc) đầu trang

Cần Thơ: Hợp tác nuôi tôm càng xanh và cá rô phi

Sáng 2/11, Sở NN-PTNT TP Cần Thơ ký biên bản hợp tác với Tập đoàn Tiran

Shipping (Israel) thực hiện nuôi, sản xuất tôm càng xanh toàn đực và các dòng cá rô

Page 16: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

16

phi đơn tính cho 3 trung tâm: Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; Trung

tâm giống thủy sản cấp 1 và Trung tâm Khuyến nông.

Ông Nguyễn Ngọc Hè , GĐ Sở NN -PTNT TP Cần Thơ cho biết , đia phương đang đẩy

mạnh mở rộng đối tượng nuôi, đặc biệt giống mới tôm càng xanh toàn đực nhậu khẩu

và cá rô phi đơn tính. Kỹ thuật do phía Israel hỗ trợ hướng dẫn từ ươm nuôi đến thu

hoạch.

Ông Haim Avioz, đại diện Tập đoàn Tiran Shipping cho biết, tập đoàn đã triển khai kỹ

thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực ở An Giang rất thành công, tôm nuôi tỷ lệ 6-

8/con/m2, trong vòng 6-8 tháng có thể thu hoạch đạt năng suất từ 1,4-1,6 tấn/ha, trừ

chi phí lãi từ 50-70 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với nuôi tôm càng xanh thông thường

khoảng 10-15 triệu đồng/ha. (Nông Nghiệp Việt Nam 3/11, Lê Hoàng Vũ) đầu trang

Phú Yên: Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình nuôi ba ba thương phẩm cho giá trị

kinh tế cao. Để phát triển nghề nuôi ba ba thương phẩm, chúng tôi xin giới thiệu một

số kỹ thuật nuôi.

Ao nuôi có diện tích từ 100-600m2, độ sâu 1-1,5m. Xung quanh ao, hay một phần của

ao nên để một phần đất làm vườn trồng cây bóng mát, đáy ao có lớp bùn dày 10-20cm,

xây tường bao quanh cao 0,7-0,8m để ba ba khỏi bò ra ngoài.

Đối với bể nuôi phải có diện tích trên 10m2, có cống tràn để giữ mức nước cố định ở

mức cao nhất, có cống tháo ở đáy, quanh bể cũng nên trồng cây bóng mát, bắt cầu cho

ba ba lên xuống, thềm để ngập nước và thả kín bèo tây. Trường hợp nuôi nhiều ba ba

cỡ khác nhau phải làm nhiều ao hay ngăn ao, phân loại lớn nhỏ để nuôi riêng.

Trước khi thả giống phải tẩy dọn ao, bể cho nước vào và thử nước ao như đối với ao

nuôi cá thịt. Cỡ giống nuôi không dưới 50g/con, tốt nhất là cỡ trên 100g/con. Giống

thả nên đồng cỡ và thả vào tháng 2-3 dương lịch. Cỡ giống 50-100g/con thả 10-15

con/m2, cỡ giống 200g/con thả 4-7 con/m2. Thả mật độ dày khi ao (bể) có nước lưu

thông tốt, dồi dào thức ăn. Chọn ba ba có ngoại hình hoàn chỉnh, không bị xây xát,

chảy máu.

Bể, máng đựng thức ăn cho ba ba đặt ổn định. Bệ được xây bằng gạch lát xi măng,

trong ao nên có 2-4 bệ máng đựng thức ăn. Có thể dùng nia treo ngập nước 20cm, thức

ăn chủ yếu như giun, ốc, hến, cua, cá, mỡ trâu bò, rau xà lách, phế phẩm các lò mổ...

Có thể chủ động chế biến thức ăn tổng hợp từ chất bột, cám bột cá, bột đậu tương sao

cho đạm tổng số 40-43%.

Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5-8% trọng lượng ba ba có trong ao. Trước khi cho

ăn phải dọn sạch sàn bệ, máng cho ăn. Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị

Page 17: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

17

lãng phí ảnh hưởng đến môi trường nước. Ba ba ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ

nước từ 22-320C, trên 350C ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 120C ngừng ăn.

Phải đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tháo nước, đánh bắt làm ba ba hoảng sợ. Nuôi ba ba

trong mùa đông từ tháng 12-3 năm sau, ngoài biện pháp cho ăn tích cực trước mùa

đông và trong những ngày nắng ấm, cần có biện pháp chống rét như dâng cao mực

nước ao, thả bèo tây 1/2 diện tích ao.

Có thể thu tỉa bằng cách xuống ao mò bắt, kéo lưới, cất vó hay chặn lối từ vườn xuống

ao trực tiếp bắt. Thu toàn bộ cần tháo cạn nước, tát ao để bắt. Mùa thu hoạch chủ yếu

từ tháng 11-12 và tháng 1, mùa này nhiệt độ thấp, tỉ lệ sống cao. Vận chuyển ba ba gần

có thể chứa chúng vào bao tải thưa, dùng xe đạp, xe máy để vận chuyển. Khi đi xa cần

chứa vào sọt hay thùng gỗ thoáng, lót bèo giữ ẩm, xếp một lượt bèo một lớp ba ba, tốt

nhất là cho vào sọt, thùng chia làm nhiều ô. Quá trình vận chuyển thao tác cần nhẹ

nhàng, tránh xây xát. (Báo Phú Yên 3/11, Ngọc Như) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Quảng Ngãi: 2 tàu cá Lý Sơn tố bị tàu phiên hiệu Trung Quốc phá, cướp tài sản

Ngư dân Dương Quang Sơn, chủ tàu cá QNg 96149 TS trình báo với các cơ quan chức

năng về tình trạng tàu cá của mình bị một tàu có ghi phiên hiệu Trung Quốc xua đuổi,

cướp và đập phá tài sản tại ngư trường Hoàng Sa.

2 tàu cá QNg 96149 TS, do ngư dân Dương Quang Sơn, vừa làm chủ tàu kiêm thuyền

trưởng và tàu QNg 96679 TS, do ngư dân Bùi Ngọc Thanh làm thuyền trưởng, đều trú

ở Thôn Tây xã An Hải huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi ) bị tàu nước ngoài xua đuổi,

cướp và đập phá tài sản ở biển Hoàng Sa buộc các tàu cá này phải vượt sóng to gió lớn

chạy về bờ trong tình cảnh tan hoang.

Cho tàu cập đảo Lý Sơn vào sáng ngày 3.11, ngư dân Dương Quang Sơn, chủ tàu cá

QNg 96149 TS đã vội lên bờ để trình báo với các cơ quan chức năng về tình trạng tàu

cá của mình bị một tàu có ghi phiên hiệu Trung Quốc xua đuổi, cướp và đập phá tài

sản tại ngư trường Hoàng Sa.

Anh Sơn kể, tàu của anh với 17 ngư dân xuất bến rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản

tại ngư trường Hoàng Sa vào ngày 22.10. Khoảng 12 giờ 30’ ngày 1.11, khi tàu đang

thả lưới cách đảo Phú Lâm khoảng 7 hải lý về phía Bắc thì xuất hiện một tàu có ghi

phiên hiệu Trung Quốc cùng 2 ca nô ra xua đuổi và cập mạn tàu cá, một số người trên

tàu này đi trên 2 ca nô tay cầm tuýp sắt, dùi cui nhảy lên tàu cá và dồn toàn bộ các ngư

dân lên mũi tàu.

“Họ sử dụng tuýp sắt đánh đập các ngư dân, đồng thời chặt phá dây neo, dây hơi, đập

nát cửa kính ca bin và các tài sản khác. Chưa dừng lại ở đó, nhóm người này còn cướp

đi gần 5 tấn cá, 3 tấn dầu, gạo và lấy toàn bộ máy dò cá, máy thông tin liên lạc rồi bỏ

Page 18: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

18

đi. Họ đập nát la bàn mặc cho chúng tôi van xin”, ngư dân Trần Công Thọ, thuyền viên

tàu cá QNg 96149 TS bàng hoảng kể lại.

Sau khi vụ việc xảy ra, chủ tàu Dương Quang Sơn nỗ lực liên hệ với đất liền để trình

báo cơ quan chức năng và cho tàu chạy về đảo Lý Sơn.

Ngoài tàu cá QNg 96149 TS của ngư dân Dương Quang Sơn, tàu cá QNg 96679 TS do

ngư dân Bùi Ngọc Thanh làm thuyền trưởng cũng cùng chung cảnh ngộ. Theo trình

báo của ngư dân Thanh, tàu của ông và 18 ngư dân xuất bến vào ngày 22.10, đến trưa

ngày 31.10, khi tàu đang khai thác hải sản cách đảo Phú Lâm khoảng 6 hải lý cũng bị

các tàu lạ ra xua đuổi, cướp và đập phá tài sản.

“ Họ đi trên một tàu lớn có phiên hiệu bằng chữ Trung Quốc , sau đó thả cano và cho

người nhảy lên tàu cá đập phá tài sản và lấy đi toàn bộ máy móc, thiết bị nghề cá, máy

thôn tin liên lạc . . . làm tôi phải cho tàu chạy về bờ trong điều kiện gió cấp 7 cấp 8”,

thuyền trưởng Thanh bức xúc.

Ông Lê Khởi – Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải cho biết: Nghiệp đoàn nhận

được thông tin các tàu cá này báo về từ ngư trường, một mặc chúng tôi báo cho UBND

huyện và thông báo cho lực lượng chức năng để phối hợp xác minh khi các tàu này

chạy về bờ.

Ngay sau khi các tàu cá trên cập đảo, chính quyền huyện Lý Sơn đã chỉ đạo cho Đồn

biên phòng Lý Sơn, nghiệp đoàn nghề cá cùng chính quyền địa phương tiến hành xác

minh vụ việc, lấy lời khai của ngư dân để trình báo lên trên. (Dân Việt 3/11) đầu

trang

Khan hiếm tôm hùm giống

Đã vào chính vụ đánh bắt tôm hùm giống, nhưng ngư dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên

vẫn còn neo ghe trong bờ vì tôm chưa xuất hiện.

Người nuôi tôm hùm thương phẩm phải phụ thuộc vào nguồn tôm hùm giống nhập về

từ Philippines. Tuy nhiên, nguồn giống ngoại nhập có tỷ lệ sống rất thấp…

Xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn có hơn 200 ghe chuyên hành nghề đánh bắt tôm hùm

giống. Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, hằng năm vào

tháng 9 ÂL tôm hùm giống xuất hiện lai rai, đến tháng 10 - 11 ÂL thì đều đặn kéo dài

đến tháng 2 ÂL năm sau. Tuy nhiên, năm nay dù tháng 9 ÂL đã sắp qua mà tôm hùm

giống vẫn chưa xuất hiện, ngư dân vẫn còn neo ghe, thất nghiệp.

“Tôm hùm giống là loài thủy sản rất “cắc cớ”, chúng chỉ xuất hiện khi trời giông bão,

biển càng động chúng càng kéo nhau “đi rông”. Năm nay đã gần hết tháng 9 ÂL rồi mà

biển vẫn lặng như tờ, nên tôm hùm giống chưa xuất hiện. Những hộ nuôi tôm hùm

Page 19: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

19

lồng ở TX Sông Cầu, Phú Yên ra đây “phục” thường xuyên nhưng chẳng có giống để

mua”, ông Tiến cho biết.

Do khan hiếm, nên tôm hùm giống có giá rất cao. Ngư dân Nguyễn Hữu Công chuyên

nuôi tôm hùm lồng ở xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu) cho hay: “Giống tôm hùm xanh

đánh bắt ngoài tự nhiên đang có giá 60.000 đ/con, còn giống tôm hùm sao đánh bắt

ngoài tự nhiên đến 400.000 đ/con, nhưng không có để mua. Tui lùng ra đến Bình Định

mua tôm giống về nuôi nhưng ngư dân ngoài ấy cũng không đánh bắt được”.

Cũng theo ông Công, trong khi đó giống tôm hùm xanh nhập về từ Philippines chỉ

40.000đ/con và giống tôm sao chỉ 350.000đ/con. Do khan hiếm nguồn tôm giống tự

nhiên nên bà con phải mua giống ngoại về nuôi, tỷ lệ tôm sống rất thấp.

Ngư dân chuyên nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu), ông Hồ

Văn Trình, băn khoăn: “Năm ngoái, nhiều hộ nuôi trong vùng mua tôm giống trôi nổi

giá thấp về nuôi. Một thời gian sau tôm bị bệnh, gặp lúc thủy triều lên xuống, dòng

nước chảy mang theo mầm bệnh gây ô nhiễm, ảnh hưởng toàn vùng nuôi. Nhiều người

thả tôm giống tháng trước thì tháng sau tôm chết gần nửa, gây thiệt hại lớn. Vụ nuôi

này ai cũng nuôi giống tôm nhập từ Philippines, tui lo lại khó thoát được dịch bệnh”.

Theo các ngư dân ở TX Sông Cầu, nghề nuôi tôm hùm thương phẩm ở đây hầu như thả

giống quanh năm, không theo mùa vụ, thu hoạch đến đâu mua giống về tái sản xuất

đến đó. Do vậy, nguồn tôm hùm giống cần quanh năm. Trong khi đó, mùa vụ đánh bắt

tôm hùm giống ngoài tự nhiên trong 1 năm chỉ có mấy tháng (từ tháng 9 ÂL năm trước

đến tháng 2 ÂL năm sau), bên cạnh đó nguồn tôm giống ngoài tự nhiên ngày càng cạn

kiệt, nên hầu hết người nuôi đều mua tôm giống nhập về từ Philippines để nuôi.

Theo ông Ngô Xuân Lai, Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật - giống thủy sản Phú Yên,

thực ra giống tôm hùm nhập về từ Philippines không hẳn chất lượng đã kém, nhưng do

môi trường của 2 vùng khác nhau, thêm vào đó tôm giống được vận chuyển đường xa,

trong quá trình vận chuyển lại không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo quản, duy trì

nhiệt độ cho tôm nên khi về đến vùng nuôi chúng đã yếu, sau khi thả nuôi chúng bị

chết.

“Sau đợt vận chuyển dài ngày tôm hùm giống đã "mệt", khi mua bán, tôm lại được bắt

lên thả xuống để đếm, nóng lạnh bất thường nên càng yếu hơn. Khi mua về bà con cứ

thể thả nuôi, gặp ngay môi trường nước khác biệt nên chúng bị sốc nhiệt, càng chết

nhanh”, ông Lai lý giải.

“Trong quá trình vận chuyển tôm hùm giống ở nhiệt độ thấp, khi về vùng nuôi tiếp cận

ngay với nhiệt độ cao và môi trường nước khác biệt nên bà con phải tuân thủ kỹ thuật

hồi phục sức khỏe cho chúng, sau đó mới thả giống để đảm bảo tỷ lệ sống. Sau khi thả

nuôi, bà con phải liên tục kiểm tra chứ không thể phó mặc cho trời, nhằm phát hiện

Page 20: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

20

sớm tình trạng thích ứng của tôm giống để kịp thời có giải pháp khắc phục”, ông Ngô

Xuân Lai khuyến cáo. (Nông Nghiệp Việt Nam 3/11, An Nhân) đầu trang

Quảng Ngãi: Khai thác trùn biển theo kiểu tận diệt: Khó ngăn chặn

Thời gian qua, tại các xã ven biển của Đức Phổ xuất hiện nhiều người từ Bình Định

đến khai thác trùn biển (hay còn gọi là sá sùng, địa long) theo kiểu tận diệt.

Việc làm này không chỉ khiến nguồn tài nguyên của địa phương bị cạn kiệt, mà về lâu

dài còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại đây.

Đầm Nước Mặn của xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) không chỉ là nơi neo trú tàu thuyền của

ngư dân mà còn là nơi có hệ sinh thái khá đa dạng với nhiều loài cá, ốc, nghêu, chem

chép, trùn biển sinh sống. Vì vậy, trong vòng 5 năm trở lại đây, khi thương lái lùng

mua trùn biển với giá cao (dao động từ 70 – 100 nghìn đồng/kg tươi), hàng loạt người

săn trùn biển từ Bình Định bắt đầu đổ về đầm Nước Mặn để mưu sinh.

Ông Trần Văn Bình, quê ở Tam Quan (Bình Định) cho biết, nhóm của ông tháng nào

cũng chờ đến giữa tháng và cuối tháng, thời điểm thủy triều rút để ra Phổ Thạnh săn

trùn biển. Nếu thuận lợi, thì mỗi người có thể bắt được gần 10 kg trùn tươi mỗi ngày.

Trùn nhỏ dài tầm 20cm thì giá thấp hơn, còn trùn lớn dài từ 35-40cm thì giá cao,

nhưng giờ, rất khó để tìm được trùn biển lớn.

Những người dân sống dọc theo hệ thống đê ở đồng muối Sa Huỳnh cho hay, đều đặn

hằng tháng, khi thủy triều rút, cũng là lúc hàng loạt người từ Bình Định kéo về đầm

Nước Mặn săn lùng trùn biển. Để bắt được loại sinh vật sống sâu dưới lớp bùn, người

săn trùn phải dùng chiếc thuổng dài hơn 30cm để bắt nên “vô tình” tạo ra những hố sâu

từ 0,3 – 0,4m dày đặc khắp đầm.

Và điều người dân lo lắng nhất là, việc người săn trùn đào những hố sâu ngay dưới

chân đê đồng muối để khai thác, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình

và ảnh hưởng đến rừng ngập mặn đang được trồng tại khu vực trên.

Trước thực tế phản ánh của người dân, ông Nguyễn Duy Trinh - Chủ tịch UBND xã

Phổ Thạnh cho biết: “Địa phương rất muốn ngăn chặn nạn khai thác trùn biển theo

kiểu tận diệt để bảo vệ đa dạng sinh học cho đầm Nước Mặn. Song, do tỉnh chưa có

quy định cấm người dân (nhất là ở ngoại tỉnh) tùy tiện khai thác nguồn lợi thủy sản

trong vùng đầm phá của tỉnh, nên mặc dù biết vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên trùn

biển là rất cấp thiết, nhưng địa phương không có căn cứ để quản lý, thực hiện”.

Trong khi chờ UBND tỉnh có quy định cụ thể về vấn đề này, UBND xã Phổ Thạnh

đành tạm thời giao hai khu vực sinh sống của trùn biển ngay sát khu vực đê đồng muối

Sa Huỳnh cho Chi hội Cựu chiến binh thôn Tân Diêm quản lý, để ngăn chặn tình trạng

khai thác liên tục theo kiểu tận diệt của các "thợ săn" trùn từ tỉnh bạn. Song, cũng theo

ông Trinh, đây chỉ là giải pháp tình thế, chứ không thể thực hiện lâu dài.

Page 21: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

21

Không chỉ gặp khó khăn vì tỉnh chưa có quy định cụ thể, mà công tác quản lý khai thác

trùn biển tại địa phương cũng gặp phải lúng túng, khi Thông tư 62 của Bộ NN&PTNT

hướng dẫn thi hành Nghị định số 59 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh

một số ngành nghề thủy sản thì lại cho phép khai thác trùn biển đạt chiều dài từ 10cm

trở lên.

Còn Thông tư 01 của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung danh mục các loài thủy

sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển thì trùn

biển lại nằm trong danh mục các loài có nguy cơ tuyệt chủng lớn.

Và dù Nghị định 103 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động

thủy sản quy định mức phạt từ 5 triệu - 40 triệu đồng với hành vi thu gom, mua bán, sơ

chế với các loài trong danh mục kể trên, trong đó có trùn biển, nhưng việc thực hiện xử

phạt cũng rất khó! (Báo Quảng Ngãi 3/11)đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Phú Yên thả phao cứu sinh, hy vọng các ngư dân bám được

Đến tối 3-11, danh tính bay ngư dân bị mất tích ở Phú Yên do mưa lũ đã được xác

định, nhưng tất cả vẫn chưa được cứu vớt.

Ba ngư dân mất tích gồm ông Phan Sơn, 43 tuổi, ở phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu;

Hồ Tân, 68 tuổi, ở thôn Thạnh Hội, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa; Trần Thị Vinh, 24

tuổi, ở thôn Long Uyên, xã An Dân, huyện Tuy An.

Ngoài ra, còn có bốn ngư dân bị lật tàu cá mang số hiệu PY-90151 TS vào chiều 3-11

là ông Trần Văn Tâm, 49 tuổi, ở khu phố Lê Duẩn, phường 6 (thuyền trưởng); Trần

Công Nhật, 26 tuổi, ở tổ 37, khu phố Lê Duẩn, phường 6; Võ Tấn Sang, 20 tuổi, ở số

45/15 Trần Hưng Đạo, phường 6; Nguyễn Văn Thảo, 22 tuổi, ở số 43B/17 Trần Hưng

Đạo, phường 6. Các ngư dân này bị nước biển cuốn trôi ra biển trong lúc di chuyển vị

trí neo đậu tàu cá từ khu vực Cảng cá phường 6 sang Cảng cá Đông Tác, phường Phú

Đông, thành phố Tuy Hòa.

Do trời tối, mưa lớn, nước lũ đổ về dồn dập, thủy triều dâng cao nên mọi công các cứu

hộ đều không mang lại hiệu quả. Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu

nạn tỉnh Phú Yên phải dùng phương án thả phao cứu sinh trôi tự do trên biển với hy

vọng các ngư dân bắt được, cầm cự chờ cứu vớt.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Phú Yên tiếp tục có mưa lớn, gây ngập sâu hầu hết các tuyến

đường ở thành phố Tuy Hòa. Theo dự báo của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và

Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, đêm 3-11, lượng nước đổ về hồ chứa Thủy điện Sông Ba Hạ

với lưu lượng hơn 10.000m3/s, nên lượng nước xả về hạ du sông Ba còn rất lớn; trong

khi đó, nước tại hồ chứa Thủy điện Sông Hinh cũng đã đạt cao trình 204/209m. Nếu

Page 22: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

22

mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp, thủy điện Sông Hinh sẽ xả lũ, càng uy hiếp nghiêm

trọng vùng hạ du sông Ba. (Nhân Dân 3/11, Trình Kế - Phương Nam) đầu trang

Quảng Ngãi: Huy động lực lượng tìm kiếm 4 ngư dân mất tích trên biển

Ngày 3.11, tin từ cơ quan thường trực thuộc Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm

kiếm cứu nạn Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết, hiện cơ quan biên phòng đã huy

động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm 4 ngư dân mất tích trên biển.

Theo đó, Tàu cá QNg 94470 TS do ông Nguyễn Tình (sinh năm 1965, quê ở Đức Phổ,

Quảng Ngãi) làm chủ xuất bến ngày 21.10.2016 tại Đà Nẵng. Tàu của ông Tình đi

cùng với tàu cá QNg 94966 TS do ông Phùng Đình Thông (sn 1979, quê ở Đức Phổ,

Quảng Ngãi) - làm thuyền trưởng.

Trong quá trình hành nghề, khoảng 19h ngày 1.11, do bất cẩn cộng với thời tiết xấu

làm 3 thuyền viên rơi xuống biển mất tích tại vùng biển cách đảo Cù Lao Chàm

khoảng 15 Hải lý về hướng Đông Đông Bắc. 3 thuyền viên bị rơi xuống biển gồm:

Phạm Long (sn 1976), Nguyễn Minh Tú (sn 1993), Nguyễn Văn Hóa (sn 1993) đều ở

Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Hiện 2 tàu cá nói trên đang tổ chức tìm kiếm, tàu đã liên hệ với Trung tâm Tìm kiếm

Cứu hộ cứu nạn hàng hải khu vực miền Trung nhờ giúp đỡ. Bộ đội biên phòng Quảng

Ngãi cũng đã chỉ đạo đài canh tìm kiếm cứu nạn của đơn vị và đồn biên phòng Sa

Huỳnh với tàu cá QNg 94470 TS để nắm tình hình đồng thời thông báo cho các

phương tiện đang hoạt động gần khu vực này để phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm các ngư dân

bị mất tích.

Trước đó, ngư dân Lê Xuân Thiều (27 tuổi, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) là thuyền

viên tàu cá QNg 94965 TS của ông Nguyễn Tản (ở cùng xã) bị rơi xuống biển tại vùng

biển Đà Nẵng. Nhiều tàu cá tổ chức tìm kiếm nhưng không phát hiện tung tích. (Lao

Động 3/11, Trần Hóa) đầu trang

Khánh Hòa: Người dân cùng bộ đội biên phòng cứu hộ tàu cá

Trưa ngày 3/11, tại TP Nha Trang, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa

cùng với sự giúp sức của người dân địa phương đã kéo vào bờ được tàu cá mang số

hiệu KH 96166TS đang trôi dạt...

Trưa ngày 3/11, tại TP Nha Trang, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa

cùng với sự giúp sức của người dân địa phương đã kéo sát vào bờ được tàu cá mang số

hiệu KH 96166TS đang trôi dạt ngay gần khu vực cửa biển Cầu Xóm Bóng.

Hiện con tàu đã được lực lượng cứu hộ chằng giữ tạm thời ven biển, các ngư dân trên

tàu cũng được đưa về bờ an toàn.

Page 23: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

23

Theo người dân địa phương, con tàu bị mất lái do gió to, sóng lớn làm lưới cuốn vào

chân vịt khiến con tàu bị mất lái trôi dạt từ Cồn Cỏ đến khu vực cửa biển.

Trước đó, sáng 3/11, khi nhận được thông báo có tàu cá 2 mũi nhọn đi vào Cầu Bóng

(khu vực Cửa Miếu) bị sóng đánh chìm, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã chỉ đạo

Hải đội 2 điều tàu cùng 6 cán bộ đến khu vực bị nạn để hỗ trợ. (Nông Nghiệp Việt Nam

3/11, Mạnh Tuấn) đầu trang

CHẾ BIẾN

Thừa Thiên – Huế: Làng nghề chế biến hải sản phục hồi sau sự cố MT biển

Nhiều cơ sở chế biến hải sản trên địa bàn huyện Phú Vang, TT-Huế đã tiến hành đầu

tư cơ sở vật chất, nâng cao thương hiệu làng nghề sau sự cố môi trường biển.

Với khoản tiền bồi thường từ sự cố môi trường biển và các nguồn vốn vay ưu đãi, đặc

biệt là thông tin khẳng định không phát hiện thành phần Asen độc hại trong sản phẩm

nước mắm truyền thống đã tạo ra động lực rất lớn giúp các các làng nghề chế biến hải

sản ở vùng biển của tỉnh TT-Huế phục hồi và phát triển.

Hiện tại, nhiều cơ sở chế biến hải sản trên địa bàn huyện Phú Vang đã tiến hành đầu tư

cơ sở vật chất, tạo ra sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu làng nghề truyền thống.

Sau sự cố môi trường biển, các cơ sở chế biến hải sản cũng như những người lao

động tham gia sản xuất nước mắm đã nhận được hơn 2,5 tỷ đồng bồi thường. Cùng với

các khoản vay ưu đãi đã giúp cho 110 cơ sở sản xuất nước mắm ở địa phương tuyến

biển của huyện Phú Vang hoạt động trở lại. (Đài Truyền Hình Việt Nam 3/11, Ái

Hạnh) đầu trang

DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp cá cảnh: Phát triển theo hướng chuyên nghiệp

Nghề sản xuất, kinh doanh cá cảnh tại TP. Hồ Chí Minh đang phát triển mạnh mẽ, và

là bộ phận quan trọng của ngành thủy sản thành phố. Nuôi cá cảnh hiện nay không chỉ

là thú vui tao nhã, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị xuất khẩu lớn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh, số lượng cơ sở sản

xuất và kinh doanh cá cảnh của thành phố đang tăng mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu

thụ của thị trường cả nước.

Đến nay, thành phố đã có trên 286 cơ sở sản xuất cá cảnh (tập trung tại các quận huyện

ngoại thành), có sản lượng đạt trên 120 triệu con/năm, với 70 loài cá cảnh khác nhau,

trong đó có 50 loài nhân tạo. Toàn thành phố hiện có 278 cửa hàng kinh doanh cá cảnh

Page 24: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

24

và trên 10 DN xuất nhập khẩu cá cảnh. Kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của thành phố

tăng từng năm.

Cụ thể, nếu năm 2015 thành phố đã xuất khẩu 13 triệu con cá cảnh, đạt kim ngạch 12

triệu USD, thì trong 10 tháng đầu năm 2016 đã xuất khẩu 12,627 con cá cảnh, tăng

14,3% so với cùng kỳ năm 2015. Những loại cá cảnh Việt Nam được thị trường thế

giới ưa chuộng như cá dĩa, neon, bảy màu, hòa lan, phượng hoàng, tai tượng, tiên

ông… Cá cảnh Việt Nam đã xuất khẩu đến gần 50 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó

các nước châu Âu chiếm 70%.

Mục tiêu phát triển ngành cá cảnh của thành phố đến năm 2020 là sẽ đạt sản lượng 180

triệu con cá cảnh, xuất khẩu 50 triệu con, với kim ngạch đạt từ 40 - 50 triệu USD; và

100% cơ sở xuất khẩu cá cảnh tham gia chương trình giám sát an toàn dịch bệnh của

thành phố, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường hiện có và mở rộng thêm nhiều thị

trường mới.

Ông Nguyễn Văn Dục, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sài Gòn Cá cảnh

nhận định, thị trường tiêu thụ cá cảnh trong nước và thế giới còn rất nhiều tiềm năng.

Hiện nay, thú chơi cá cảnh không còn giới hạn trong những người khá giả, mà rất

nhiều khách hàng bình dân cũng thích và có thể nuôi cá cảnh.

Và đây được xem là một ngành nông nghiệp đô thị đang phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra,

các nước châu Âu, châu Mỹ hiện nay cũng rất ưa chuộng các giống cá cảnh từ châu Á

nói chung và Việt Nam nói riêng.

TP. Hồ Chí Minh hiện có trên 10 DN xuất khẩu cá cảnh thường xuyên. Theo ông

Trương Trung Cường, chủ trang trại cá cảnh Xuân Cường, thì lâu bay giá vật tư đầu

vào tăng thất thường, khiến người nuôi cá không có lãi nếu chỉ tiêu thụ trong nước.

Vì vậy, DN muốn phát triển lâu dài thì phải tính đến đường xuất khẩu. Cụ thể, trại cá

Xuân Cường đã nghiên cứu sản xuất gần 30 chủng loại cá cảnh, cung cấp từ cá giống

đến cá thương phẩm, đồng thời cũng mở rộng, xây dựng vùng sản xuất an toàn để đạt

các chứng nhận về an toàn dịch bệnh, hướng đến xuất khẩu.

Theo Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn TP. Hồ Chí Minh), tuy số lượng DN sản xuất, kinh doanh cá cảnh của thành phố

còn rất ít, nhưng những nghiên cứu thành công trong việc lại tạo giống cá cảnh mới,

hình thức đẹp, độc đáo lại khá nhiều.

Đơn cử như việc sinh sản nhân tạo thành công cá sóc và cá thần tiên mắt đỏ, da phát

sáng màu lục lam và màu đỏ; hay lai tạo thêm nhiều giống cá mới (phượng hoàng lùn,

ông tiên xanh...) từ giống cá bố mẹ nhập khẩu của Nhật Bản.

Ngoài ra, để ngành nuôi cá cảnh phát triển bền vững, thành phố đã xây dựng Chương

trình giám sát an toàn dịch bệnh cá cảnh phù hợp yêu cầu của thị trường châu Âu và

Page 25: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

25

Hoa Kỳ để xuất khẩu thuận lợi; Xây dựng mô hình quản lý tốt trong nuôi cá cảnh

(GMPs) với tổng kinh phí thực hiện từ nay đến 2020 là 1,5 tỷ đồng.

Thành phố cũng đang đẩy nhanh dự án xây dựng một trung tâm giao dịch cá cảnh (chợ

đầu mối cá cảnh) để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời dành đến 6.500 tỷ đồng

để hỗ trợ xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu cá cảnh từ nay đến năm 2020.

Ngày hội cá cảnh TP. Hồ Chí Minh 2016 Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ

chức Ngày hội cá cảnh thành phố năm 2016, diễn ra từ ngày 10 - 14/11/2016, tại Công

viên Lê Văn Tám (đường Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q.1, TP. Hồ Chí Minh).

Ngày hội nhằm tạo điều kiện để các nghệ nhân cá cảnh thành phố giao lưu, học tập và

trao đổi kinh nghiệm trong việc chăm sóc, sưu tầm, nhân giống cá cảnh, phục vụ người

dân thành phố và giới thiệu các mô hình sản xuất cá cảnh theo xu hướng an toàn dịch

bệnh.

Tại đây, Ban tổ chức sẽ lựa chọn ra những dòng cá cảnh chất lượng tốt, khuyến khích

nghệ nhân nâng cao kỹ thuật trong lai tạo giống mới, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh

doanh cá cảnh theo hướng chuyên nghiệp. Góp phần đẩy mạnh công tác tuyển chọn và

phối giống, nâng cao chất lượng, giá trị con giống nhằm mang lại nhiều lợi ích kinh tế

cho người sản xuất và là nơi cung cấp giống cá cảnh tốt cho các khu vực lân cận và các

tỉnh. (Thời Báo Ngân Hàng 3/11, Thanh Hà) đầu trang

MÔI TRƯỜNG

TP.HCM: Cần có kế hoạch phân bố, bảo vệ nguồn cá trên kênh Nhiêu Lộc

Vừa qua, Sở khoa học và công nghệ phối hợp với Sở nông nghiệp và phát triển nông

thôn và Trường đại học nông lâm TP.HCM tổ chức buổi hội thảo: “Cơ sở khoa học về

sức tải thủy lực và chiến lược quản lý đàn cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (NL -

TN) TP.HCM”.

Theo ông Trần Văn Sơn, phó chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ

nguồn lợi thủy sản TP.HCM thì tính đến ngày 10/10/2016 đã xảy ra hai lần cá chết trên

kênh NL - TN với trên 70 tấn cá chết. Số lượng cá chết từ năm 2014 đến nay tăng cao

theo từng năm. Ngày 29/5/2013, lần đầu tiên TP.HCM thả hơn 205.000 con cá giống

xuống kênh NL - TN. Sau đó, người dân liên tục thả rải rác và đây là nguyên nhân dẫn

đến mất cân bằng về loài, mật độ cá không còn phù hợp với diện tích khiến cá chết

hàng loạt.

Kết quả nghiên cứu mật độ cá dưới kênh (con/m2) của PGS.TS. Vũ Cẩm Lương

(Trường ĐH nông lâm TP.HCM) cho thấy, cá rô phi chiếm tỷ lệ cao nhất với 84,2%

(tương ứng với 6,7 con/m2). Còn lại là các loại cá khác như chép, trôi, mùi, trê, rô

đồng, tra, lóc với tỷ lệ khá thấp, chỉ từ 0,1 - 5,9 % (tương ứng với mật độ chỉ từ 0,47 -

Page 26: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

26

0,01 con/m2). Có thể thấy, sinh lượng cá hiện có đã vượt ngưỡng sức tải về cơ sở thức

ăn tự nhiên.

Cũng từ kết quả nghiên cứu này, các chuyên gia đặt vấn đề thả cá như thế nào cho phù

hợp với hiện trạng kênh NL - TN nhằm tránh tình trạng cá chết hàng loạt như lâu nay

vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường? Theo PGS.TS. Vũ Cẩm Lương, một trong

những giải pháp được đưa ra là “tỉa thưa” đàn cá, bên cạnh thả bổ sung những loài cá

có số lượng ít để tạo một quần thể cân bằng.

Có chế độ quan trắc đàn cá định kỳ, cũng như quản lý tỷ lệ thành phần loài, cụ thể như

tỷ lệ sinh khối cá dữ (trê, lóc) không quá 1/3 - 1/6 sinh khối cá mồi. Trong khi đó, với

cá ăn tạp và thực vật, thì điều chỉnh tỷ lệ cá rô phi, nghĩa là tính toán giảm vừa theo

sức tải mô hình để phù hợp với mật độ và phân loài, ưu tiên các đối tượng bản địa và

có cơ quan hô hấp phụ.

Giải pháp kế tiếp là quản lý các nút thắt về chất lượng nước, cần quản lý đóng mở cửa

ngăn triều vào đầu và giữa mùa mưa theo nguyên tắc không tháo nước quá kiệt và

không tháo nước kiệt cực đại vào giữa khuya và sáng sớm; chủ động quản lý nguồn

cung DO (lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp); quản lý hiện tượng

nước xả thải tràn qua các cống bao ven kênh khi mưa lớn. Đưa mục tiêu quản lý đàn cá

vào các chương trình quan trắc môi trường, bổ sung thời điểm quan trắc hàm lượng

DO vào sáng sớm (5 - 6 giờ sáng).

Đây là khuyến cáo của PGS.TS. Vũ Cẩm Lương tại hội thảo, theo đó, tuy tồn dư kim

loại nặng trên cá an toàn nhưng các chuyên gia không khuyến khích dùng làm thực

phẩm vì còn nhiều yếu tố khác tồn dư trên cá ngoài hàm lượng kim loại nặng. Cũng

theo kết quả kiểm nghiệm mà Chi cục quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

thì cá sống trong môi trường kênh NL - TN không an toàn đối với sức khỏe con người.

Vì thế, chúng cần được đưa vào quy trình quản lý chặt chẽ. (Khoa Học Phổ Thông

3/11, Tuyết Mai) đầu trang

XÃ HỘI

Hà Tĩnh: Diêm dân Kỳ Hà phấn khởi nhận bồi thường thiệt hại sự cố môi trường

Sáng 3/11, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tổ chức chi trả tiền đền bù cho 341 hộ dân xã Kỳ

Hà bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường.

Kỳ Hà là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do ảnh hưởng bởi sự cố

môi trường biển. Không chỉ là địa phương có số người tham gia đánh bắt, nuôi trồng

thủy hải sản lớn mà địa phương còn có hơn 1.200 hộ sản xuất muối với diện tích gần

69ha.

Page 27: Bản tin điểm báo ngày 04/11/2016

27

Sau thời gian nỗ lực triển khai chặt chẽ, dân chủ các bước kê khai, xác định thiệt hại,

thị xã Kỳ Anh đã tiến hành chi trả tiền bồi thường cho 341 hộ dân thuộc 2 thôn Đông

Hà và Nam Hà với số tiền trên 5,5 tỉ đồng.

Nhận được 26 triệu đồng tiền đền bù, ông Tô Đình Lệ (thôn Đông Hà) phấn khởi: Sau

một thời gian chờ đợi, cuối cùng cũng nhận được tiền bồi thường. Cảm ơn Nhà nước

trong suốt thời gian qua luôn quan tâm đến đời sống bà con bị thiệt hại, triển khai kịp

thời các chính sách hỗ trợ. Với số tiền này, việc đầu tiên tôi sẽ mua thêm con bò về

nuôi, còn lại thì dùng để trả nợ cho những người thân quen đã giúp đỡ trong thời gian

gặp khó khăn".

Bà Lê Thị Phiên (thôn Đông Hà) chia sẻ: "Ngoài việc dùng vào chi tiêu sinh hoạt hàng

ngày, tôi sẽ trích ra một phần để cải tạo lại đồng muối chuẩn bị cho vụ muối mới vì

hiện hạ tầng sản xuất đã bị hư hỏng, bong tróc hết nền".

Được biết, ngoài các thôn Nam Hà, Đông Hà thì Kỳ Hà còn có thêm 3 thôn: Tây Hà,

Hải Hà, Bắc Hà cũng bị ảnh hưởng nặng từ sự cố môi trường.

Ông Lê Văn Luyện - Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà, đến nay, bà con 3 thôn còn lại đã thực

hiện xong việc kê khai. Hội đồng bồi thường đang rà soát, thẩm định, đồng thời giải

đáp một số băn khoăn của các đối tượng để tiến hành chi trả tiền bồi thường trong thời

gian sớm nhất. (Báo Hà Tĩnh 3/11, Phúc Quang) đầu trang./.