Top Banner
1 BNG CHSChng khoán (ngày 10/01) VN - Index 968,54 0,87% HNX - Index 102,22 0,96% D.JONES CK Mỹ 28.823,77 0,46% STOXX CK C.Âu 3.789,52 0,17% CSI 300 CK TQ 4.163,19 0,03% Vàng (SJC cp nht 08h30 ngày 13/01) SJC Ng.đ/L 43.550 0,35% Quốc tế USD/Oz 1.557,50 0,37% Tgiá USD/VND BQ LNH 23.162 0,02% EUR/USD 1,1117 0,10% Du WTI USD/th 58,92 1,02% Các nhà phân tích của SSI đánh giá, Ngân hàng Nhà nước đang định hướng giảm tín dụng vào lĩnh vực bất động sản thông qua điều chỉnh hệ số rủi ro để tính chỉ số CAR tại Thông tư số 22/2019/TT-NHNN nên kênh trái phiếu tất yếu sẽ được các doanh nghiệp bất động sản tìm đến. Do vậy, trái phiếu bất động sản trong thời gian tới sẽ vẫn nở rộ vì lãi suất hấp dẫn, kỳ trả lãi ngắn và nhu cầu phát hành cao. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro nên các nhà phân tích khuyến cáo cần sự tăng cường giám sát từ các cơ quan quản lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường này. Tin ni bt NHNN bật tín hiệu “phòng ngự từ xa” Bất chấp nhiều rủi ro, trái phiếu bất động sản được dự báo vẫn tiếp tục nở rộ trong năm 2020 Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn Làn sóng nợ toàn cầu đang lan rộng với tốc độ nhanh nhất, có nguy cơ 'bùng phát' thành khủng hoảng tài chính BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected] ThHai, ngày 13/01/2020 Bn tin
11

B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

Feb 25, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

1

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 10/01)

VN - Index 968,54 0,87%

HNX - Index 102,22 0,96%

D.JONES CK Mỹ 28.823,77 0,46%

STOXX CK C.Âu 3.789,52 0,17%

CSI 300 CK TQ 4.163,19 0,03%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 13/01)

SJC Ng.đ/L 43.550 0,35%

Quốc tế USD/Oz 1.557,50 0,37%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 23.162 0,02%

EUR/USD 1,1117 0,10%

Dầu

WTI USD/th 58,92 1,02%

Các nhà phân tích của SSI đánh giá,

Ngân hàng Nhà nước đang định hướng

giảm tín dụng vào lĩnh vực bất động sản

thông qua điều chỉnh hệ số rủi ro để tính chỉ

số CAR tại Thông tư số 22/2019/TT-NHNN

nên kênh trái phiếu tất yếu sẽ được các

doanh nghiệp bất động sản tìm đến. Do vậy,

trái phiếu bất động sản trong thời gian tới sẽ

vẫn nở rộ vì lãi suất hấp dẫn, kỳ trả lãi ngắn

và nhu cầu phát hành cao. Tuy nhiên, lợi

nhuận luôn đi kèm với rủi ro nên các nhà

phân tích khuyến cáo cần sự tăng cường

giám sát từ các cơ quan quản lý để đảm bảo

sự phát triển bền vững của thị trường này.

Tin nổi bật

NHNN bật tín hiệu “phòng ngự từ xa”

Bất chấp nhiều rủi ro, trái phiếu bất động sản

được dự báo vẫn tiếp tục nở rộ trong năm 2020

Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ

đạt 70,9 tỷ USD

HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật

tăng mạnh trong ngắn hạn

Làn sóng nợ toàn cầu đang lan rộng với tốc độ

nhanh nhất, có nguy cơ 'bùng phát' thành khủng

hoảng tài chính

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Thứ Hai, ngày 13/01/2020

Bản tin

Page 2: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

2

Ngân hàng Nhà nước bật tín hiệu

“phòng ngự từ xa”

Suốt chặng từ cuối 2019 đến đầu 2020 toàn hệ thống không cần vay hỗ

trợ thanh khoản 1 đồng nào từ nhà điều hành ở kênh OMO. Trong tuần

đầu tiên của năm 2020, cũng như gần đến mùa cao điểm thanh toán chi

trả dịp Tết Nguyên đán, thị trường ghi nhận NHNN đã sớm có tín hiệu

trong hoạt động điều tiết thanh khoản hệ thống. Suốt thời gian khá dài

NHNN không còn phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về. Dù vậy, NHNN

vẫn bật tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ: (i) Đều đặn chào thầu 3.000 tỷ

đồng/ngày trên OMO để tiếp nguồn; (ii) Đáng chú ý hơn, kỳ hạn hỗ trợ

nguồn được nối dài từ 7 ngày lên 14 ngày, tuần qua xuất hiện tín hiệu

nới hẳn lên 28 ngày. Dù không có phát sinh vay mượn và hỗ trợ nhưng

việc nới kỳ hạn từ 7 lên 28 ngày có hàm ý của nhà điều hành v/v chuẩn

bị nguồn vắt qua kỳ nghỉ Tết sắp tới, giãn áp lực đáo hạn trong trường

hợp thanh khoản cần tiếp nguồn khi mùa cao điểm thanh toán, chi trả

đến gần… Với các TCTD, thời gian cũng là tiền. Việc kỳ hạn NHNN chào

tiếp nguồn từ 7 lên 28 ngày những LS OMO vẫn không đổi (4%/năm)

cũng là lợi ích rõ rệt. Với kênh tiền gửi dân cư và tổ chức thông thường,

kỳ hạn chỉ cần nhích từ 7 lên 14 ngày hoặc lên 1th là LS đã phải trả cao

hơn. Từng tăng tới #5%/năm cuối tháng 11/2019, hay trước đó có vùng

quanh 3%/năm, thì đến tuần qua LS VND qua đêm chính thức đánh dấu

xuyên thủng mốc 1%/năm, mức BQ như phiên 09/01/2020 còn

0,93%/năm. Năm 2019 NHNN đã có kỷ lục mua vào ngoại tệ, lượng VND

cung ứng theo đó rất lớn mà vừa qua và cho đến nay gần như không có

động tác trung hòa trực tiếp. Đây là 1 yếu tố quan trọng trong cân đối

thanh khoản và đà rơi sâu của LS VND LNH hiện nay. Như trên, nhà

điều hành còn sớm bật tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thêm nguồn với kỳ hạn

nới dài lên hẳn 28 ngày trên OMO, dù chưa có phát sinh giao dịch.

Các ngân hàng trên địa bàn

Tp.HCM lo ngại cạnh tranh huy

động vốn gay gắt

Tại hội nghị Triển khai kế hoạch 2020 của ngành NH trên địa bàn

Tp.HCM, các NH cho rằng, cạnh tranh huy động vốn hiện nay khá gay

gắt, trong khi mục tiêu TTTD ngành NH đặt ra không quá 14%. Phát biểu

chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, mục

tiêu TTTD ngành NH đặt ra năm nay ở mức 14%, đồng thời "nắn" dòng

Tài chính – Ngân hàng

Page 3: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

3

vốn vào lĩnh vực SXKD, kiểm soát lĩnh vực rủi ro. Số liệu NHNN CN

Tp.HCM cũng cho thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn (tính đến tháng 11/2019)

đạt 162.939 tỷ đồng với 31.506 khách hàng. Trong đó, cho vay nông

nghiệp nông thôn đạt 26.364 tỷ đồng, XK đạt 12.809 tỷ đồng, DNVVN

đạt 117.391 tỷ đồng, công nghiệp hỗ trợ đạt 6.047 tỷ đồng, cho vay DN

ứng dụng công nghệ cao đạt 328 tỷ đồng, chương trình bình ổn giá là

366 tỷ đồng. Vốn huy động ngoại tệ đạt 322.000 tỷ đồng, chiếm 13%

nguồn vốn huy động, trong tổng 2.176.500 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng bằng

ngoại tệ đạt 169.000 tỷ đồng, chiếm 7,3% trong tổng dư nợ tín dụng,

trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 48,5%, dư nợ trung và dài hạn đạt

1.186.000 tỷ đồng, chiếm 51,5% trong tổng dư nợ tín dụng. NX của các

NH trên địa bàn được kiểm soát, tổng NX 2,1% (tính đến 30/11/2019), 2018

là 2,64%. Thu nợ bằng tiền đạt 44.600 tỷ đồng, chiếm 44,8% trong tổng

NX xử lý được và 51%, đây là xu hướng tích cực. Hầu hết các TCTD

trên địa bàn đều có KQKD dương và NX được kiểm soát.

Bất chấp nhiều rủi ro, trái phiếu

bất động sản được dự báo vẫn

tiếp tục nở rộ trong năm 2020

SSI dẫn nguồn theo thống kê công bố từ HNX và từ các DN cho thấy,

trong 2019, có 211 DN thực hiện chào bán tổng cộng 300.588 tỷ đồng

trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành trong đó có 12 đợt phát hành

không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm là 280.141 tỷ

đồng, #93.2% giá trị chào bán và 25% sv 2018. Tổng lượng trái phiếu

BĐS phát hành trong 2019 là 106.500 tỷ đồng, chiếm 38% tổng phát

hành toàn thị trường và chỉ xếp sau nhóm NH (một số lô phát hành của các

tổ chức đa ngành nghề nhưng mục đích sử dụng vốn là đầu tư BĐS nên vẫn

được xếp vào nhóm này). Kỳ hạn BQ của nhóm này là 3,7 năm và LS BQ

là 10,3%/năm, cao nhất thị trường nếu loại trừ lô phát hành của Hồng

Hoàng. NĐT cá nhân mua gần 11.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS, còn lại là

các NĐT tổ chức. Trong đó các NHTM mua 19.100 tỷ đồng, các CTCK

mua 4.400 tỷ đồng, tổ chức nước ngoài mua 1.660 tỷ đồng các trái phiếu

của KDH, PDR, DXG. Còn lại được ghi chung chung dưới tên là "tổ chức

trong nước" hoặc thiếu thông tin cụ thể. LS trái phiếu BĐS cao nhất thị

trường, đỉnh điểm tới hơn 20%. Có 51,3% trái phiếu phát hành có LS cố

định, tập trung chủ yếu vào các trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm của nhóm

NHTM, trả lãi định kỳ hàng năm. 48,7% trái phiếu còn lại có LS thả nổi,

chủ yếu là trái phiếu các DN BĐS và trái phiếu NH kỳ hạn từ 5 năm trở

lên. Nhóm trái phiếu NH có LS BQ thấp nhất (7,04%/năm), nhóm có LS

BQ cao nhất là BĐS (10,3%/năm). Ngoại trừ nhóm trái phiếu NH, hầu hết

Page 4: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

4

các trái phiếu nằm trong khoảng LS 10-11%/năm, tức là cao hơn LS tiền

gửi từ 3-4%/năm. Mức này ngang bằng LS cho vay trung và dài hạn

đang là 9-11%/năm. Kỳ hạn trái phiếu BQ dài nhất (7,3 năm) thuộc về

nhóm phát triển hạ tầng và DN năng lượng, khoáng sản - phù hợp với

tính chất dài hạn của các dự án đầu tư mà những DN này thực hiện.

Nhóm phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn nhiều nhất là các CTCK, chủ

yếu là chỉ từ 1-2 năm. Cá biệt có 2 lô phát hành với tổng giá trị là 104 tỷ

của Vndirect là có kỳ hạn lên tới 10 năm. Theo SSI, NHNN đang định

hướng giảm tín dụng vào lĩnh vực BĐS thông qua điều chỉnh hệ số rủi ro

để tính chỉ số CAR tại thông tư 22/2019/TT-NHNN nên kênh trái phiếu

tất yếu sẽ được DN BĐS tìm đến. Trái phiếu BĐS thời gian tới sẽ vẫn nở

rộ vì LS hấp dẫn, kỳ trả lãi ngắn và nhu cầu phát hành cao. Tuy vậy, LN

luôn đi kèm với rủi ro nên cần sự tăng cường giám sát từ các CQQL để

đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường này.

Page 5: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

5

Thị trường thanh toán di động Việt

Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD

Tính đến 30/9, VN xếp thứ 2 trong ASEAN về dòng tiền được rót vào

fintech, chiếm 36% đầu tư chofintech của KV trong 2019, sau Singapore

(51%), theo BC chung của PricewaterhouseCoopers, United Overseas

Bank và Hiệp hội Fintech Singapore. Fintech VN đã chứng kiến sự bùng

nổ về dòng vốn tài trợ trong 2019 với 2 thỏa thuận lớn cho VNPay (300

triệu USD) và MoMo (100 triệu USD). Sự quan tâm đầu tư vào các công ty

fintech của VN và đặc biệt nhất là trong lĩnh vực thanh toán, được thúc

đẩy bởi tiềm năng KD với quy mô dân số lớn, thị trường tương đối thuận

lợi, cũng như tỷ lệ thâm nhập Internet và di động cao. Xu hướng này

song hành với nỗ lực của chính phủ nhằm biến VN thành 1 nền KT không

tiền mặt và thúc đẩy thanh toán di động và kỹ thuật số. Tính đến

31/3/2019, số lượng giao dịch tài chính thực hiện trên ĐTDĐ tăng gần

gấp đôi sv 2018. Thị trường thanh toán di động VN dự kiến đạt 70,9 tỷ

USD vào 2025, tăng từ 16 tỷ USD trong 2016 (nghiên cứu của Allied Market

Research). Tính đến 30/9/2019, có 136 fintechs được thành lập tại VN,

đứng sau Singapore (1.157), Indonesia (511) và Malaysia (376). Thanh

toán là phân khúc phát triển nhất, với khoảng 35 công ty. Theo ông Phạm

Xuân Hòe, Phó viện trưởng Viện Chiến lược NH, thị trường fintech VN

sẽ trị giá 9 tỷ USD vào 2020, trở thành thị trường lớn thứ 4 của ASEAN

Phấn đấu cuối năm 2020 dư nợ

công không quá 54,3% GDP

Bộ Tài chính cho biết, nhờ chủ động trong triển khai, kết hợp với sự phát

triển khả quan của nền KT, thu cân đối NSNN đến 31/12/2019 đạt

1.549.500 tỷ đồng, vượt 138.200 tỷ đồng (#9,79%) sv dự toán. Trong đó,

thu nội địa vượt 100.200 tỷ đồng (8,5%), thu từ dầu thô vượt 11.700 tỷ

đồng (26,1%) và thu cân đối ngân sách từ XNK vượt 25.300 tỷ đồng

(13,4%); tỷ lệ động viên vào NSNN đạt #25,7% GDP, huy động từ thuế

và phí #21,1% GDP (mục tiêu 2016-2020 tương ứng là 23,5% GDP và 21%

GDP). Đáng chú ý, thu NSTW vượt 32.000 tỷ đồng (4%). Thu NSĐP

vượt trên 106.200 tỷ đồng (17,7%). Cơ cấu thu NSNN tiếp tục có chuyển

biến, ngày càng bền vững hơn. Tỷ trọng thu nội địa tăng dần, từ mức

68% BQ 2011-2015 lên trên 82% năm 2019; tỷ trọng thu dầu thô giảm

dần, từ mức BQ 13% 2011-2015 xuống 3,6% năm 2019 và thu cân đối

từ hoạt động XNK đã giảm từ mức 18,2% BQ 2011-2015 xuống còn

Kinh tế Việt Nam

Page 6: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

6

13,9% trong 2019. Cơ cấu chi NSNN tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ

trọng chi đầu tư phát triển 2019 đạt #27% (mục tiêu: 25-26%), chi thường

xuyên #61% tổng chi NSNN (mục tiêu: <64%). Bội chi NSNN 2019 #3,4%

GDP thực hiện (dự toán 3,7% GDP). Việc phát hành TPCP để bù đắp bội

chi và trả nợ gốc được thực hiện chủ động, phù hợp với khả năng ngân

quỹ Nhà nước. Đến cuối năm 2019, dư nợ công <55% GDP, nợ chính

phủ <48,5% GDP, nợ nước ngoài quốc gia #45,8% GDP (Nghị quyết của

Quốc hội và Chính phủ quy định các tỷ lệ nợ công và nợ nước ngoài quốc gia

các năm trong 2016-2020 tương ứng là không quá 65% GDP, không quá 54%

GDP và không quá 50% GDP). Năm 2020, các bộ, ngành, địa phương phấn

đấu tăng thu NSNN 2020 trên 3% sv dự toán; kiểm soát chặt chẽ bội chi

NSNN trong phạm vi 3,44% GDP, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, để

giảm bội chi NSNN. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ, phấn đấu đến cuối

năm 2020, dư nợ công không quá 54,3% GDP, nợ Chính phủ không quá

48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45,5% GDP.

HSBC lo ngại về khả năng lạm

phát Việt Nam bật tăng mạnh

trong ngắn hạn

Theo BC "Vietnam at a glance" của HSBC, KT VN nói chung khá tích

cực nhưng vẫn đối diện với nhiều thách thức, nổi bật nhất phải là vấn đề

lạm phát. Tuy mức tăng của lạm phát giảm tốc xuống mức 2,8% sv cùng

kỳ năm trước trong 2019 từ mức 3,5% của 2018, yếu tố đẩy lạm phát

tăng đặc biệt gia tăng đáng lo ngại trong 2th cuối năm 2019. Riêng tháng

12, lạm phát 5,2% sv cùng kỳ năm, cao hơn ngưỡng trần 4% của

NHNN. KQ, lạm phát 1,4% do giá thịt lợn tăng chóng mặt bởi dịch tả

lợn châu Phi. Tính đến 24/12/2019, giá thịt lợn trung bình tăng lên mức

4USD/kg, #86% sv tháng 1… Xét đến việc lạm phát tháng 12/2019

tăng bất ngờ, HSBC điều chỉnh dự báo lạm phát 2020 lên mức 3,8% (dự

báo trước đây là 3,5%), khá gần với mức mục tiêu của NHNN là 4%. Vì

vậy, áp lực lạm phát tăng cao có thể làm khó quyết định CSTT của

NHNN… Hoạt động SX tại các nhà máy của VN cũng đang giảm tốc.

Nếu như 10th đầu năm 2019, SX tăng trưởng 9% sv cùng kỳ thì tốc độ

tăng trưởng 2th cuối năm chỉ đạt 2,5%. Bên cạnh đó, chỉ số PMI của

ngành SX tháng 12 chững lại xuống còn 50,8 từ 51 điểm của tháng 11.

Page 7: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

7

Làn sóng nợ toàn cầu đang lan

rộng với tốc độ nhanh nhất, có

nguy cơ 'bùng phát' thành khủng

hoảng tài chính

Theo BC Triển vọng KT Toàn cầu mới công bố của World Bank, có 4

cuộc khủng hoảng nợ tích luỹ đã diễn ra trong 50 năm qua. "Cơn sóng"

nợ hiện tại - bắt đầu từ 2010, sẽ trở thành 1 cuộc khủng hoảng lớn nhất,

kéo đến nhanh nhất, lan rộng nhất và quy mô lớn nhất kể từ 1970. Trong

bối cảnh thế giới đang ở trong môi trường LS thấp - khi thị trường tài

chính dự kiến sẽ duy trì trong trung hạn, có thể giảm thiểu 1 số rủi ro

liên quan đến việc mức nợ tăng cao, thị 3 cuộc khủng hoảng quy mô

lớn trước đó đều gây ra khủng hoảng tài chính ở nhiều nền KT phát triển

và mới nổi. "Môi trường LS thấp trên toàn cầu mang đến sự bảo vệ

không vững chắc khi đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài chính.

Những làn sóng khủng hoảng nợ trước cho thấy xu hướng này có thể

sẽ có kết cục không tốt đẹp. Trong 1 môi trường KT 'mong manh' như

vậy, thì việc cải thiện chính sách là rất quan trọng để giảm thiểu những

rủi ro liên quan đến làn sóng nợ hiện tại". Năm 2018, khối nợ toàn cầu

đã tăng lên mức kỷ lục #230% sv tổng GDP. Trong đó, tổng nợ của các

nền KT mới nổi và phát triển đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 170%

GDP. TQ chiếm phần lớn trong quá trình tạo nên khối nợ khổng lồ này

nhưng tình trạng nợ tích luỹ gia tăng đã lan rộng kể từ 2010.

Quốc gia nào sẽ "nổi", quốc gia

nào sẽ "chìm" trong năm 2020?

Theo BC Triển vọng KT toàn cầu 2020 của World Bank mới công bố,

hầu như tất cả các nền KT, dù ít dù nhiều đều đang tăng trưởng. Một

số nền KT đang tăng trưởng rất thấp. Argentina dự kiến 1,3%, Haiti

1,4%. Iran sẽ không tăng không giảm, ở mức 0%, mặc dù điều đó

chắc chắn sẽ thay đổi khi Tổng thống Trump tuyên bố các lệnh trừng

phạt cứng rắn hơn đối với quốc gia này. Một điểm đáng chú ý từ BC là

không có quốc gia nào rơi vào suy thoái KT trong ít nhất 2 năm tới. Tăng

trưởng toàn cầu 2020 được dự báo sẽ đạt 2,5%, tăng từ 2,4% ước tính

vào 2019. Tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ nhích lên 1 chút vào 2021

với 2,6% và 2022 với 2,7%. Tăng trưởng của Mỹ sẽ ở mức 1,8% trong

2020, sau đó giảm xuống còn 1,7% vào 2021. Trong khi đó, các thị

trường mới nổi sẽ năm 2020 tốt hơn, đặc biệt là ở Brazil và Nga, nơi hy

vọng sẽ đẩy GDP trung bình 4,1% vào 2020, cao hơn mức 3,5% của

2019 và dự báo là 4,3% trong 2021. TQ sẽ tăng trưởng <6% trong 3

Kinh tế Quốc tế

Page 8: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

8

năm tới nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. TQ tăng trưởng

5,9% trong 2020. Mặc dù tất cả các nền KT trên thế giới đang ở giai

đoạn tăng trưởng, một số trong số họ không tăng trưởng nhiều như

2019, với TQ là quốc gia nổi bật nhất ở các thị trường mới nổi. Tốc độ

tăng trưởng GDP của Brazil sẽ thực sự đánh bại Mỹ lần đầu tiên sau

nhiều năm, tăng lên 2% trong 2020, 2,5% trong 2021 và 2,4% vào 2022

nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch. Nga được dự báo sẽ tăng

trưởng 1,6% trong 2020 và 1,8% trong 2 năm tới. Ấn Độ sẽ 5,8% trong

2020, cao hơn mức 5% dự báo cho 2019. Tốc độ tăng trưởng của Ấn

Độ dự kiến sẽ tăng trong 2 năm tới. Các quốc gia đang phát triển duy

nhất sẽ tăng trưởng thấp hơn vào 2020 là Ba Lan và Pakistan. VN cũng

sẽ tăng trưởng thấp hơn vào 2020, với mức 6,8%, cao hơn sv dự báo

6,5% cho 2019, mặc dù thực tế 2019 VN đã BC tăng trưởng KT 7,02%.

Mỹ và Trung Quốc sẽ đối thoại

mỗi năm 2 lần nhằm giải quyết

tranh chấp và cải tổ kinh tế

Mỹ và TQ đã đồng ý tổ chức các cuộc đối thoại bán niên nhằm vận

động thực hiện các biện pháp cải tổ KT và giải quyết tranh chấp. Mô

hình này từng được áp dụng trong các chính quyền trước, tuy nhiên đã

từng có lúc quan chức thương mại trong chính quyền Mỹ từ chối làm

việc này. Dự kiến thông tin chính thức cuối cùng về chương trình này

sẽ được thông báo ngày 15/1/2020 như 1 phần trong các hoạt động ký

kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và TQ trong đó có việc

TQ mua hàng Mỹ và thực hiện 1 số biện pháp cải tổ với hệ thống KT

TQ. Đây là thỏa thuận hoàn chỉnh đầu tiên trong cuộc chiến thương mại

kéo dài 2 năm. Thỏa thuận gồm cơ chế giải quyết tranh chấp có bao

gồm việc tham vấn giữa 2 nước nhằm giải quyết các xung đột từ thỏa

thuận. Tuyên bố mới nhất cho thấy ít nhất sẽ có các cuộc gặp bán niên

giữa lãnh đạo 2 nước nhằm giải quyết tranh chấp....

Page 9: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

9

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/

https://hnx.vn/vi-vn/hnx.html

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

https://goldprice.org/vi

http://www.sjc.com.vn/

https://www.sbv.gov.vn/TyGia/faces/TyGia.jspx?_afrWindowMode=0&_afrLoop=2045785475492

8577&_adf.ctrl-state=1a9g0kizgf_4

Tin Tài chính - NH http://cafef.vn/ngan-hang-nha-nuoc-bat-tin-hieu-phong-ngu-tu-xa-20200111141650158.chn

https://tinnhanhchungkhoan.vn/ngan-hang/cac-ngan-hang-tren-dia-ban-tphcm-lo-ngai-canh-

tranh-huy-dong-von-gay-gat-310574.html

http://cafef.vn/bat-chap-nhieu-rui-ro-trai-phieu-bat-dong-san-duoc-du-bao-van-tiep-tuc-no-ro-

trong-nam-2020-20200112065756095.chn

Tin KT vĩ mô http://cafef.vn/fintech-news-singapore-thi-truong-thanh-toan-di-dong-viet-nam-du-kien-dat-709-ty-

usd-vao-nam-2025-20200111122852033.chn

http://cafef.vn/bo-tai-chinh-phan-dau-cuoi-nam-2020-du-no-cong-khong-qua-543-gdp-

20200111102540158.chn

http://cafef.vn/hsbc-lo-ngai-ve-kha-nang-lam-phat-viet-nam-bat-tang-manh-trong-ngan-han-

20200111074004814.chn

Tin KT Quốc tế http://cafef.vn/wb-lan-song-no-toan-cau-dang-lan-rong-voi-toc-do-nhanh-nhat-tu-nhung-nam-

1970-co-nguy-co-bung-phat-thanh-khung-hoang-tai-chinh-20200109225011049.chn

http://cafef.vn/my-va-trung-quoc-se-doi-thoai-moi-nam-2-lan-nham-giai-quyet-tranh-chap-va-cai-

to-kinh-te-20200112120518955.chn

Page 10: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

10

Danh mục viết tắt

B K

Ban lãnh đạo BLĐ Khách hàng DN KHDN

Bảo hiểm BH Khách hàng cá nhân KHCN

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Kinh tế KT

Bảo hiểm y tế BHYT Kinh tế xã hội KTXH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Kinh tế vĩ mô KTVM

Bảo hiểm xã hội BHXH Kiểm soát rủi ro KSRR

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Kết quả KQ

BĐS BĐS Khu vực KV

Bình quân BQ Khu công nghiệp KCN

C

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD L

Chỉ số giá tiêu dùng CPI LS LS

Chính sách tiền tệ CSTT Liên NH LNH

Chính sách tín dụng CSTD Lợi nhuận trước thuế LNTT

Chứng khoán/CTCK CK/CTCK Lợi nhuận sau thuế LNST

Công nghệ thông tin CNTT

Công ty cổ phần CTCP M

Cổ phần hóa CPH Mua bán, sáp nhập M&A

Cơ sở hạ tầng CSHT

Cơ quan/Cơ quan quản lý CQ/CQQL N

Cơ quan Nhà nước CQNN Nhà đầu tư NĐT

D Nhà đầu tư nước ngoài NĐTNN

Dịch vụ DV NH NH

DN DN NH liên doanh NHLD

DN nhà nước DNNN NH Nhà nước NHNN

DN tư nhân DNTN NH quốc doanh NHQD

DN vừa và nhỏ DNVVN NH thương mại cổ phần NHTMCP

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI NH thương mại Nhà nước NHTM NN

Dự trữ bắt buộc DTBB NH nước ngoài NHNNg

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI NH trung ương NHTW

Đầu tư gián tiếp FII NH chính sách xã hội NHCSXH

Định chế tài chính ĐCTC Ngân sách nhà nước NSNN

G Ngân sách địa phương NSĐP

Giấy chứng nhận GCN Nhập khẩu NK

Giá trị gia tăng GTGT Nợ xấu NX

Giám đốc GĐ Nợ quá hạn NQH

H

Hợp tác xã HTX

Page 11: B n tin...Thị trường thanh toán di động Việt Nam 2025 sẽ đạt 70,9 tỷ USD HSBC lo ngại về khả năng lạm phát Việt Nam bật tăng mạnh trong ngắn hạn

11

P V

Phòng giao dịch PGD Vốn điều lệ VĐL

Phó Giám đốc PGĐ Vốn tự có VTC

Vốn chủ sở hữu VCSH

Q Văn bản pháp luật VBPL

Quản lý rủi ro QLRR

Quỹ tín dụng nhân dân QTDND X

Xã hội XH

S Xuất khẩu XK

SX SX Xuất nhập khẩu XNK

SX kinh doanh SXKD Xây dựng XD

So với SV Xây dựng cơ bản XDCB

T Quốc gia/Tổ chức

Tài chính - NH TC-NH Việt Nam VN

Tài sản bảo đảm TSBĐ Kho bạc Nhà nước KBNN

TTTD TTTD Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Thanh toán quốc tế TTQT Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Thanh toán nội địa TTNĐ Tổng cục thống kê GSO (TCTK)

TTCK TTCK Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT

Thị trường mở OMO Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UBCKNN

Thu nhập cá nhân TNCN Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VERP

Thu nhập DN TNDN Cục dự trữ liên bang Mỹ FED

TCTD TCTD Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN

Tổng giám đốc TGĐ Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE

Tổng tài sản TTS Liên minh châu Âu EU

Tổng sản phẩm quốc nội GDP NH Thế giới (World Bank) WB

TP Chính phủ TPCP NH Phát triển châu Á ADB

TP DN TPDN NH trung ương châu Âu ECB

NH trung ương Trung Quốc PBOC

NH trung ương Nhật Bản BOJ

NH TTQT BIS

Tổ chức thương mại thế giới WTO

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD

Trung Quốc TQ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF