Top Banner
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC CN THƠ KHOA CÔNG NGH--- oOo --- LÊ ANH TUN THIT KĐỊNH HÌNH CÁC MU NHÀ VSINH NÔNG THÔN ĐỀ TÀI NGHIÊN CU KHOA HC CP TRƯỜNG - 2005 -
108

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Sep 10, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ

--- oOo ---

LÊ ANH TUẤN

THIẾT KẾ ĐỊNH HÌNH CÁC MẪU

NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

- 2005 -

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI MỞ ĐẦU --- oOo ---

Sức khoẻ và vệ sinh môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau và là một trong các tiêu chí của chất lượng sống. Trên 75% dân số Việt Nam sống tập trung ở các vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo, ... mà những nơi đó, theo một số khảo sát cho thấy, không quá 35% số hộ gia đình có nhà xí hợp vệ sinh. Điều này cũng liên quan đến tỉ lệ các bệnh truyền nhiễm cao ở nông thôn. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho mức tỉ lệ thấp này, tuy nhiên, điều này là một trong các khác biệt giữa nông thôn và thành thị . Hầu hết, chính phủ các nước trên thế giới đều có chương trình quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường cho cư dân nông thôn với nhiều phương cách tiếp cận khác nhau. Quĩ UNICEF đã tiến hành Chương trình Cấp nước và Vệ sinh Môi trường tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam từ năm 1982 đến nay. Nước ta cũng có Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh Nông thôn đến năm 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ ký duyệt ngày 25/8/2002 theo Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg. Với mục tiêu góp phần vào việc quảng bá và truyền thông với các phương cách xây dựng nhà vệ sinh cho người dân nông thôn, tài liệu Thiết kế Định hình các mẫu Nhà Vệ sinh Nông thôn này được biên soạn như một tài liệu kỹ thuật nhằm giới thiệu các kiểu nhà vệ sinh cũng như cách xử lý chất thải người tương đối đơn giản, hiệu quả, vừa tầm thực hiện cho các vùng nông thôn Việt Nam cho các vùng sinh thái khác nhau, điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán, ... Tài liệu này có thể phân phát cho các cán bộ Phát triển Nông thôn, Cấp thoát nước, Môi trường, ... Các thuật ngữ sử dụng trong tài liệu là các từ tương đối quen thuộc trong nước. Để tránh nhầm lẫn, một số thuật ngữ có phần chú thích tiếng Anh đi kèm. Người đọc có thể đọc thêm các tài liệu tham khảo trình bày ở cuối quyển tài liệu . Tài liệu được biên soạn theo các kiến thức và kinh nghiệm thu thập của tác giả. Do không có điều kiện tiếp xúc, trao đổi để xin phép, một số được trích dịch từ tác giả của các tài liệu tham khảo, mong quí vị miễn chấp. Mặc dầu có nhiều cố gắng nhưng tài liệu không thể trách khỏi các khuyết điểm, tác giả mong nhận được các phê bình, góp ý của các bạn. Trân trọng, LÊ ANH TUẤN

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN MỞ ĐẦU - MỤC LỤC

ii

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC ==========

trang ... TRANG BÌA LỜI MỞ ĐẦU ii MỤC LỤC iii 1. NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ 1 1.1 TỔNG QUAN 1 1.1.1 Vấn đề 1 1.1.2 Các nguyên nhân hạn chế việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn 1 1.2 BỆNH TẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NƯỚC VÀ THIẾU NHÀ VỆ SINH 3 1.3 THÀNH PHÂN PHÂN VÀ NƯỚC TIỂU NGƯỜI 7 1.4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 8 1.4.1 Lược khảo tài liệu trong và ngoài nước 8 1.4.2 Các chủ trương và chính sách Quốc tế và Chính phủ 10 1.4.3 Thuyết minh sự cần thiết của đề tài 11 1.4.4 Mục tiêu của đề tài 11 1.4.5 Khả năng ứng dụng kết quả của đề tài 11 2. KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN 12 2.1 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỐI VỚI NHÀ VỆ SINH 12 2.1.1 Bố trí nhà vệ sinh 12 2.1.2 Phân loại nhà vệ sinh 13 2.2 YÊU CẦU XÂY DỰNG MỘT NHÀ VỆ SINH 18 2.3 QUI MÔ XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH 19 2.4 CẤU TRÚC CƠ BẢN VÀ TÊN GỌI CÁC BỘ PHẬN MỘT NHÀ VỆ SINH 24 2.5 CAO TRÌNH CƠ BẢN CỦA MỘT NHÀ VỆ SINH 39 2.6 XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM CỦA ĐẤT NỀN NHÀ VỆ SINH 40 3. NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC 41 3.1 KHÁI QUÁT 41 3.1.1 Định nghĩa và ưu khuyết điểm 41 3.1.2 Ủ phân compost 41 3.2 CÁC KIỂU HỐ XÍ KHÔ CÓ CHUYỂN VẬN PHÂN 42 3.2.1 Hố xí thùng 42 3.2.2 Hố ủ phân "Bốn trong Một" kiểu Tàu 44 3.2.3 Hố xí ủ phân 2 ngăn kiểu Việt Nam 45 3.2.4 Hố xí tự hoại do chủ nhà tự xây 48 3.2.5 Hố xí tự hoại kiểu Guatemalan 48 3.2.6 Hố xí tự hoại có đường dẫn 49 3.2.7 Hố xí lấy phân ủ bằng xe 51 3.2.8 Nhà vệ sinh kiểu trống quay 52 3.2.9 Nhà vệ sinh dùng mặt trời 52 3.3 CÁC KIỂU NHÀ XÍ KHÔ KHÔNG CÓ CHUYỂN VẬN PHÂN 53 3.3.1 Nhà xí trên sông hay cầu tõm 53

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN MỞ ĐẦU - MỤC LỤC

iii

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3.3.2 Hố xí cạn 55 3.3.3 Hố xí đào chìm 56 3.3.4 Hố xí đào chìm kiểu ROEC 57 4. NHÀ VỆ SINH CÓ DÙNG NƯỚC 59 4.1 KHÁI QUÁT 59 4.2 THÙNG XÍ ĐƠN GIẢN 60 4.3 NHÀ TIÊU SINH THÁI VINASANRES 63 4.4 NHÀ TIÊU NƯỚC 65 4.5 NHÀ VỆ SINH CHO KHU DÂN CƯ VƯỢT LŨ 67 4.6 NHÀ VỆ SINH TỰ HOẠI 69 4.7 GÒ LỌC 71 5. QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG 72 5.1 VẤN ĐỀ 72 5.2 CÁC XEM XÉT KHI QUYHOẠCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG 72 5.3 MỘT SỐ KIỂU NHÀ VỆ SINH TẬP THỂ 77 5.3.1 Hố vệ sinh kiểu rãnh trong trường hợp khẩn cấp 77 5.3.2 Một số kiểu nhà vệ sinh 78 5.4 XỬ LÝ PHÂN VÀ NƯỚC TIỂU NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG 82 5.5 MỘT SỐ BÀI TOAN LAO ĐỘNG CHO NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG 83 5.6 CHI PHÍ VÀ ĐỊNH MỨC NHÀ VỆ SINH 85 5.7 CHỌN LỰA CÁCH Ủ PHÂN COMOST 86 5.8 CÁCH CHỐNG RUỒI 88 5.9 CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU THÊM 92 Phụ lục TỰ ĐIỂN TOILET ANH - VIỆT 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 ==============================================================

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHẦN MỞ ĐẦU - MỤC LỤC

iv

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM

HIỆN TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ

==1.11.1 phâbệnđườ

XẢNG

Chấđườvàocủatrướnhu

----Chư- HI

============================================================= . TỔNG QUAN .1. Vấn đề

Con người và gia súc luôn luôn tạo ra chất thải từ chính mình, chủ yếu là n và nước tiểu. Các chất thải người và gia súc là nguồn mang nhiều mầm h ngoài vấn đề gây mùi hôi khó chịu và mất thẩm mỹ. Hình 1.1 cho thấy các ng đi của bệnh tật do ô nhiễm từ chất thải người.

TƯỚI

NHIỄM BỆNH Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

THỰC PHẨM NHIỄM KHUẨN

LẤY NƯỚC ĐỂ ĂN UỐNG

CÔN TRÙNG ĐẺ TRỨNG

TAY NGƯỜI NHIỄM PHÂN

BÓN RAU

XUỐNG UỒN NƯỚC

CHẤT THẢI NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

nh 1.1 : Đường đi của sự lây nhiễm bệnh tật từ chất thải con người và gia súc

t thải từ người và gia súc khi thải ra tự nhiên, không được xử lý sẽ đi qua các ng dẫn từ nguồn nước, đất, côn trùng và chính tay chân người sẽ xâm nhập thực phẩm mang theo mầm bệnh trở lại cho chính con người và cộng đồng họ. Vì vậy, các chất thải này cần phải có công trình tiếp nhận và xử lý tại chỗ c khi cho vào hệ thống chung. Các hố xí gia đình hay tập thể trở thành một cầu không thể thiếu trong một xã hội hiện đại và văn minh.

----------------------------------------------------------------------------------------------------- ơng 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM ỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

1

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cuối năm 1990, năm cuối của thập kỷ "Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường toàn cầu", Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã ước tính trên toàn thế giới chi có 72% khu vực đô thị có nhà vệ sinh và con số này là 49% đối với vùng nông thôn. Theo số liệu thống kê năm 2003, trên 75% dân số Việt Nam sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo. Nhiều khảo sát gần đây cho thấy, số gia đình có nhà vệ sinh (hố xí) hợp vệ sinh còn rất thấp như các vùng miền núi phía Bắc (21%), vùng duyên hải miền Trung (32%), miền Tây Nguyên (24%) và đặc biệt rất thấp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (19%) (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch và số gia đình có nhà vệ sinh các khu vực trong nước năm 2001

Tỉ lệ (%) Khu vực Số dân sử dụng

nước sạch Số gia đình có

nhà vệ sinh Miền núi phía Bắc 39 23 Đồng bằng sông Hồng 50 47 Miền Bắc Trung bộ 44 41 Duyên hải miền Trung 42 32 Vùng Tây Nguyên 36 24 Vùng Đông Nam bộ 53 46 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 48 19

(Nguồn: Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch - Vệ sinh Môi trường Nông thôn, 2003)

Một khảo sát tại một số điểm đại diện - được đăng trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (số 2/2003) - cho thấy (Bảng 1.2), từ 1988 cho đến nay, trung bình mỗi năm số hộ nông dân có hố xí hợp vệ sinh tăng chừng 2 - 3 %. Báo cáo cho biết, năm 2002 vùng nông thôn của cả nước có khoảng 228.000 hố xí hợp vệ sinh, 6.000 hầm biogas liên hoàn và 516.000 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đã được xây dựng.

Bảng 1.2: Số hộ nông dân có hố xí hợp vệ sinh 1998 1999 2000 2001 2002

% số hộ # 20 # 30 32 34 37 (Nguồn: Lê Văn Căn, 2003)

Cũng theo bài báo trên, kế hoạch năm 2003, cả nước sẽ "xây dựng thêm khoảng 400.000 hố xí, 180.000 chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh với tổng vốn 1.440 tỷ: ngân sách trung ương hỗ trợ: 236 tỷ, ngân sách quốc tế: 387 tỷ và vốn huy động từ địa phương và của dân khoảng 800 tỷ đồng" (L.V. Căn, 2003) Mặc dầu số nhà vệ sinh có gia tăng hằng năm nhưng con số trên cũng cho thấy số lượng này cũng còn thấp, nhất là các vùng sâu, vùng nông thôn xa. Các phân tích sau cho ta biết thêm nguyên nhân hạn chế dẫn đến của thực trạng vấn đề xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh nông thôn.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

2

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.2. Các nguyên nhân hạn chế việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn Các khác biệt lớn nhất giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam chính là sự

cách biệt quá xa về thu nhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện hưởng thụ nước sạch, vệ sinh môi trường, khám chữa bệnh, đi lại và hưởng thụ văn hóa, thông tin, ... Tập quán sống dựa vào các điều kiện tự nhiên của người dân nông thôn chưa có sự thay đổi lớn. Từ những hạn chế này, đa phần người dân nông thôn vẫn chưa quan tâm đến việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn. Sơ bộ có thể liệt kê:

• Thu nhập thấp; • Chi phí làm nhà vệ sinh cao; • Khó khăn về nguồn nước; • Ý thức vệ sinh thấp; • Thói quen đại tiện ở ngoài đồng, trên sông rạch; • Không thích sự tù túng, chật hẹp trong nhà vệ sinh; • Xem việc nuôi cá bằng phân người và gia súc như một nguồn thu nhập; • Thói quen làm chuồng trại gia súc, lò sát sinh, họp chợ sát bên kênh rạch; • Cho rằng nhà vệ sinh là không cần thíết và; • Chưa được sự quan tâm hỗ trợ cao của các cấp chính quyền.

Trog các nguyên nhân trên, thu nhập thấp và chi phí làm nhà vệ sinh cao là hai nguyên nhân hạn chế chính. Một phần hoặc tổng hợp các nguyên nhân trên đã dẫn đến con số từ 19% người dân vùng Đồng bằng sông Cửu long đến 47% người dân vùng Đồng bằng sông Hồng chưa có nhà vệ sinh như ở bảng 1.1. Các con số này cũng là cơ sở giải thích lý do dịch bệnh liên quan đến vệ sinh - nguồn nước ở nông thôn Việt Nam khá cao. 1.2 BỆNH TẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NƯỚC VÀ THIẾU NHÀ VỆ SINH

Việc sử dụng nước sẽ tạo ra nước thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất đều mang các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm suy giảm môi trường. Tình trạng thiếu nhà vệ sinh, thói quen đi đại tiện trên sông rạch và đồng ruộng bừa bãi (Hình 1.2) làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng. Nhận thấy tầm quan trọng của việc cấp nước và vệ sinh môi trường, Tổ chức Liên hiệp quốc đã tuyên bố lấy thập niên 1981 – 1990 làm “Thập niên Cấp nước uống và Vệ sinh Quốc tế”. Tuy giai đoạn này đã chấm dứt gần 15 năm nhưng vấn đề vẫn còn cần thiết ở các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt là những nước chậm phát triển và cả những vùng nông thôn của các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, hằng năm Chính phủ vẫn phát động tháng Nước sạch và Vệ sinh Môi trường, tuy nhiên tác dụng không nhiều, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức và phong trào (Bảng 1.3). Mặt dầu có nhiều địa phương tìm cách cải thiện nâng cao mức sống của người dân nhưng vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường vẫn còn mang tính thời sự cho tất cả các khu vực khác nhau của đất nước, đặc biệt là các vùng tập trung cư dân đông đảo nhưng trình độ dân trí còn chậm như vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi năm chúng ta vẫn phải đối đầu thường xuyên với những thách thức liên quan đến bệnh tật và sức khoẻ của người dân.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

3

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 1.3: Hiện trạng sử dụng hố xí ở các đô thị ở Việt Nam (theo % hộ gia đình) Thành phố Loại Miền Hố xí có

xả nước Hố xí

2 ngăn Hố xí thùng

Không có hố xí

Hà Nội I Bắc 48 18 16 18 Hải Phòng II Bắc 27 0 23 50 Thái Nguyên III Bắc 45 0 24 31 Hải Dương III Bắc 55 33 0 12 Bắc Giang III Bắc 0 0 100 0 Hồ Chí Minh I Nam 91 0 0 5 Đà Nẵng II Trung 83 4 0 13 Huế II Trung 63 1 0 36 Cần Thơ II Nam 91 0 0 9 Phan Thiết II Trung 36 0 0 64 Nha Trang III Trung 82 0 0 18 (Nguồn: Vietnam National Urban Wastewater Collection and Sanitation Strategy,

1995 (http://www.unep.or.jp/ietc/Publications/TechPublications/TechPub-15/3-3AsiaPacific/3-3-1.asp))

Riêng đối với một đô thị lớn như ở Cần Thơ, số liệu thống kê nhiều năm cho thấy số người được hưởng điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường cũng còn rất thấp (Bảng 1.4). Các tỉnh nghèo hơn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ này còn xuống rất thấp.

Bảng 1.4: Số công trình liên quan đến vệ sinh môi trường ở Cần Thơ Nhà vệ sinh Nước sạch Công trình khác

Năm

Số người được

hưởng điều kiện vệ sinh

Tỉ lệ (%) Số gia đình có dùng

nước sạch

Tỉ lệ (%)

% gia đình có nhà tắm đạt điều

kiện vệ sinh

% gia đình có chuồng

gia súc hợp vệ

sinh

% gia đình có túi gom

rác

1996 57,886 18.26 33,451 11.00 32.00 52.00 45.00 1997 64,904 20.58 35,519 11.68 36.00 60.00 55.51 1998 80,480 25.58 40,556 13.34 40.03 70.00 56.60 1999 80,826 25.69 131,055 43.13 43.03 82.17 58.33 2000 121,188 38.22 156,756 49.41 49.45 86.32 67.73 2001 119,976 37.65 158,323 50.00 51.40 89.47 77.75 2002 67,906 21.31 133,909 42.29 54.07 - 72.40

(Nguồn: Huỳnh Phước Lợi, Trung tâm Y học Dự phòng tỉnh Cần thơ, 2003) Các báo cáo khác nhau đều ghi nhận có trên 80% bệnh đường ruột hiện nay đều bắt nguồn từ nguồn nước không an toàn (Bảng 1.5 và 1.6). Bradley (1974) và Feachem (1975) đã phân loại 4 cơ chế khác biệt của các bệnh liên quan đến nguồn nước là:

• bệnh do uống nước bị nhiễm phân (water-borne); • bệnh do tiếp xúc với nước bẩn (water-wasted); • bệnh do các sinh vật sống trong nước gây ra (water-based); • bệnh do côn trùng sinh sản trong nước gây ra (water-related insect vector).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

4

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 1.2: Đi tiêu bừa bãi là một trong các nguyên nhân gây dịch bệnh ở nông thôn

Bảng 1.5: Phân loại các bệnh liên quan đến nguồn nước bị thiếu và ô nhiễm

Phân loại truyền bệnh Ví dụ Uống nước bị nhiễm phân (do làm nhà cầu, chuồng trại chăn nuôi xả phân, nước tiểu, rác rến sinh hoạt, nước thải không xử lý vào ao hồ, sông rạch, ...)

Dịch tả (Cholera) Kiết lỵ do que khuẩn (Bacillary dysentery) Tiêu chảy (Diarrhoeal) Thương hàn (Typhoid) Viêm gan siêu vi (Hepatitis)

Tiếp xúc với nước bẩn ở da, mắt (tắm rửa, tiếp xúc, làm việc trong môi trường nước bẩn, ...)

Đau mắt hột (Trachoma) Ghẻ ngứa (Scabies) Mụn cóc (Yaws) Sốt do chí rận (Louse-borne fever) Bệnh phong hủi (Leprosy) Nấm da (Tinea)

Nhiễm sinh vật sống trong nước xâm nhập qua da (tắm, đi chân không, vết thương ngoài da, ...) vào bụng (do ăn không nấu kỹ các loại cá, sò, ốc, hàu, tôm, cua, rau, rong bèo, ...)

Bệnh sán máng (Schistosomiasis) Giun lãi (Guinea worm) Giun móc (Ankylostrioni) Sán dây (Clonorchirs) Sán (Diphyclobothisas)

Do côn trùng sinh sản trong nước (muỗi, ruồi, bướm, sâu bọ, ...) chích hút

Bệnh buồn ngủ (Sleeping sickness) Sốt rét (Malaria) Sốt xuất huyết (Dengue fever) Sốt vàng da (Yellow fever) Viêm não Giun chỉ

Bảng 1.6: Số bệnh tật liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn ở Cần Thơ

Dịch tả Kiết lỵ Sốt thương hàn

Viêm gan siêu vi B

Tiêu chảy Sốt xuất huyết

Năm

Nhiễm Chết Nhiễm Chết Nhiễm Chết Nhiễm Chết Nhiễm Chết Nhiễm Chết 1996 15 0 271 0 1446 0 17 0 51987 6 1498 9 1997 0 0 249 0 1783 0 78 0 41425 2 5411 39 1998 1 0 246 0 1649 0 43881 3 3001 13 1999 0 0 264 0 663 0 5 0 39950 2 1847 10 2000 0 0 662 0 435 0 48 2 11531 0 598 2 2001 0 0 430 0 426 0 57 4 32531 1 628 3 2002 1 0 476 0 313 1 32 3 37013 0 280 2

(Nguồn: Huỳnh Phước Lợi, Trung tâm Y học Dự phòng tỉnh Cần thơ, 2003) --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

5

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.3 THÀNH PHẦN PHÂN VÀ NƯỚC TIỂU NGƯỜI Lượng phân thải mỗi người hằng ngày dao động vào khoảng 100 - 400

gram (Bảng 1.7) hoặc xấp xỉ 0,06 m3/năm. Một nghiên cứu khác của J.Aa. Hansen and J.C. Tjell (1982) để so sánh thành phần nước thải sinh hoạt và thành phần kim loại trong phân người và gia súc (Bảng 1.8). Cũng theo tác giả trên, người trưởng thành mỗi năm thải ra chừng 400 - 500 lít nước tiểu (chứa 5 kg nitrogen, 0.4 kg phosphate và 0.9 kg posstasium) tương ứng với 50 - 60 lít phân (chứa 0.1 kg nitrogen, 0.2 kg phosphate và 0.2 kg posstasium).

Bảng 1.7: Thành phần phân và nước tiểu người

Thành phần Phân Nước tiểu Trọng lượng (tươi) (g/người/ngày) Trọng lượng (khô) (g/người/ngày) Ẩm độ % Chất hữu cơ (% trọng lượng khô) Tỉ lệ C/N BOD5 (g/người/ngày)

100 – 400 30 – 60 70 – 85 88 – 97 6 – 10 15 - 20

1000 - 1310 50 – 70 93 – 96 65 – 85

1 10

(Nguồn: Gotaas (1956), Feachem et al. (1983), trích bởi Chongrak P., 1989)

Bảng 1.8: Hàm lượng các chất dinh dưỡng và kim loại nặng hòa tan trong nước thải, trong phân người, trong phân gia súc và trong đất tự nhiên

Chất hòa tan

Đơn vị Nước thải đường cống

Trong phân người

Trong phân gia súc

Trong đất tự nhiên

N P K

Ca Mg Zn Cu Ni Cd Pb Hg

kg/ton kg/ton kg/ton kg/ton kg/ton g/ton g/ton g/ton g/ton g/ton g/ton

30 20 2

25 4

1750 250 20 7

300 5

250 35 45 30 7

200 30 2

0.4 1

0.5

25 10 17 12 4

100 - 800 20 - 350 1 - 36

0.3 5 - 15

-

1 - 2 0.4 0.5 25 7 26 8 5

0.2 17

0.05 (Nguồn: J.Aa. Hansen và J.C. Tjell, 1982, trích bởi Jacob Vester)

Bảng 1.9: So sánh thành phần hóa học của phân, nước tiểu của người và gia súc

Hàm lượng theo % trọng lượng Loại chất thải P2O5 K2O N Phân heo Nước tiểu heo Rác thải sinh hoạt Phân chuồng heo Phân người Nước tiểu người Phân lẫn nước tiểu người

0,45 - 0,6 0,07 - 0,15

0,60 0,25 0,50 0,13

0,20 - 0,4

0,32 - 0,50 0,2 - 0,7

0,60 0,49 0,37 0,19

0,2 - 0,3

0,5 - 0,6 0,3 - 0,5

0,60 0,48 1,00 0,50

0,5 - 0,8 (Nguồn: Nguyễn Đăng Đức, Đặng Đức Hữu (1968), Bùi Thanh Tâm (1984)

trích bởi Trần Hiếu Nhuệ, 2001)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

6

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 1.10: So sánh thành phần hóa học các loại phân hữu cơ

Thành phần (%) Loại phân Mức N P2O5 N2O

Trâu Max. Min. Avg.

0,358 0,256 0,306

0,205 0,115 0,171

1,600 1,129 1,360

Bò Max. Min. Avg.

0,380 0,302 0,341

0,294 0,164 0,227

0,992 0,924 0,958

Heo Max. Min. Avg.

0,861 0,537 0,669

1,958 0,932 1,194

1,412 0,954 1,194

Phân rác Max. Min. Avg.

0,200 0,450 0,840

0,900 0,450 0,850

0,600 0,350 0,580

(Nguồn: CINOTECH, Trung tâm Khoa học Tự nhiên TP. HCM, 1995) Các bảng này cho thấy trong phân và nước tiểu người có thành phần N-P-K khá cao, hơn hẳn phân gia súc, nước thải và trong đất tự nhiên. Lượng nước chiếm tỷ lệ khoảng 70 - 85% khối lượng phân. Trong phân người lượng Carbon gấp 6 ÷ 10 lần lượng Nitơ (C/N = 6 ÷ 10), nếu so sánh với tỷ số C/N thích hợp cho quá trình sinh học trong khoảng 20 ÷ 30 thì C/N trong phân người là thấp hơn. Tỷ lệ này có thể điều chỉnh nếu ta có phương pháp ủ phân hay lên men yếm khí thích hợp. Nước tiểu có thành phần đạm N cao hơn rất nhiều nếu so sánh với phân. Chính vì vậy một số hộ nông dân có thể sử dụng chất thải người đã hoai, đặc biệt là nước tiểu, để làm phân bón cho cây trồng hoặc dùng để nuôi cá, nuôi giun đất, … Trong một dự án về nhà tiêu sinh thái VinaSanres, Viện Pasteur Nha Trang đã phân tích thành phần N, P và K trung bình lần lượt trong nước tiểu (của 10 người thuộc các gia đình nông dân tại Cam Ranh ở các độ tuổi khác nhau) là 4,6 - 0,4 - 4,2 g/l. Theo tính toán, mỗi năm một hộ có 5 người sẽ thải ra một lượng đạm tương đương với 25 kg urê tinh khiết hoặc 43 kg amoni sunfat (SA) tinh khiết, chưa kể lượng Kali à Photpho đi cùng. Nitơ trong nuớc tiểu nằm dưới dạng urê và amoni là dạng mà cây trồng dễ dàng hấp thu (Dương Trọng Phỉ, 2003). Tuy nhiên cũng dễ nhận thấy yếu tố này cũng là môi trường thuận tiện cho các loài vi khuẩn, giun sán và các loại mầm bệnh dễ dàng phát triển và lây lan các dịch bệnh. Lý do chính dẫn đến sự lây nhiễm bệnh có thể là do cách thức thu gom, quá trình vận chuyển, khả năng rơi vãi, vị trí tích trữ và phương pháp ủ phân và sự thận trọng vệ sinh của bản thân người dân.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

7

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.4.1 Lược khảo tài liệu ở trong và ngoài nước Nhà vệ sinh là tên gọi chung để chỉ nơi cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng sử dụng để tập trung xả bỏ chất thải của người và dùng cho các nhu cầu vệ sinh khác như tắm, rửa, … Tùy nơi, tùy chỗ người ta có thể có các tên gọi tương tự như: cầu tiêu, nhà tiêu, hố xí, nhà xí, toilet, WC (Water Closet), … Tên gọi này cũng được sử dụng chung trong tập nghiên cứu này và hầu như có nghĩa tương tự với nhau. Từ trước đến nay, việc nghiên cứu thiết kế các mẫu nhà vệ sinh nông thôn rất ít được đề cập trong nước. Trong khoảng thời gian 1997 - 2000, tổ chức SIDA của Thũy Điển đã có một dự án hợp tác với Bộ Y tế - Viện Pasteur Nha Trang giới thiệu một loại hình nhà vệ sinh sinh thái Vinasanres. Dự án đã nghiên cứu lựa chọn từ 5 kiểu nhà vệ sinh thí điểm khác nhau ở Việt Nam. Loại nhà vệ sinh Vinasanres đã áp dụng ở một số tỉnh thành miền Bắc, miền Trung và một số vùng miền Nam. Theo Dương Trọng Phỉ (2003), thông tin về kỹ thuật nhà vệ sinh này được giới thiệu ở tài liệu Thông tin Y tế Dự phòng số 1/2001 và Sổ tay Xây dựng và Sử dụng Nhà tiêu Sinh thái Vinasanres (2003) do Viên Pasteur Nha Trang xuất bản, tập san Nước sạch và Vệ sinh Môi trường số 1-1/2002 và số 5-3/2003 của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn và trong tập sách Nhà tiêu cho Nông thôn Việt Nam (2003) của Nhà xuất bản Y học. Một số tác giả khác như ThS. Lê Anh Tuấn (2000) đã trình bày một phần thiết kế Nhà vệ sinh nông thôn trong Giáo trình Công trình Xử lý Nước thải (Đại học Cần Thơ), GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ và các cộng sự (2001) có trình bày một số kiểu nhà vệ sinh trong quyển Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn (Nxb. Khoa học & Kỹ thuật). Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí, tập san rải rác trong cả nước cũng trình bày một số kiểu nhà vệ sinh đơn giản ở nông thôn. Ở nước ngoài, phải kể một số tài liệu liên quan đến nhà vệ sinh nông thôn như của các tác giả Richard Feachem, Michael McGarry, Duncan Mara (1978) với tác phẩm Rural Water Supplies and Sanitation (Nxb. Mac Millan Press); Uno Winblad (1978) với tác phẩm Sanitation Without Water (Preliminary Edition); Peter Morgan (1994) với Water, Wastes and Health in Hot Climates (Eng. Lang. Book Society anh John Wiley & Sons Chichester). Quyển Low-Cost Technology Options for Sanitation - A State of the Art Review and Annotated Bibliography (International Development Research Centre) của nhóm tác giả Witold Ryberyski, Chongrak Polprasert và Micheal McGarry (1978) là một tài liệu lược khảo khá nhiều các kiểu nhà vệ sinh rẻ tiền, thích hợp cho vùng nông thôn. Ngân hàng Thế Giới (The World Bank - WB) đã tài trợ cho nhóm tác giả John M. Kalbermatten, DeAnne S. Julius, Charles G. Gunnerson và D. Duncan Mara (1982) biên soạn tài liệu Appropriate Sanitation Alternatives - a Planning and Design Manual, đây là một cẩm nang khá hữu ích cho các nhà ra quyết định và nhà kỹ thuật trong việc lựa chọn các phương án xây dựng nhà vệ sinh. Một số nghiên cứu liên quan đến nhà vệ sinh nói chung và nhà vệ sinh nông thôn cũng có đăng rải rác ở một số website trên Internet (xem tài liệu tham khảo). Trên web cũng có một môn học liên quan đến nhà vệ sinh (Toiletology, hình 1.3). Tổ chức Toilet thế giới (World Toilet Organization) là một tổ chức quốc tế có mục tiêu trao đổi phổ biến thông tin liên quan việc xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh. Tổ chức này có trụ sở tại Singapore và Việt Nam cũng là một thành viên của tổ chức này (Hình 1.4). Các tài liệu trên có giá trị ứng dụng triển khai cho các vùng nông thôn đặc thù. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

8

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Welcome to the Toilet Repair Lessons: Toiletology 101 ... A Free Course on Toilet Repairs to Save Water and Money

Click Here Water

Management, Inc.

The leader in Water Efficiency Programs since 1980

A Toiletology 101 sponsor since 1998

Photo by Ken Heinen

The Care and Repair of Toilets

Hình 1.3: Môn học Toiletology trên http://www.toiletology.com

Hình 1.4: Trang web của Tổ chức Toilet thế giới

http://www.worldtoilet.org/ --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

9

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.4.2 Các chủ trương và chính sách của Quốc tế và Chính phủ Có thể liệt kê các chủ trương và chính sách của các tổ chức quốc tế và Nhà nước liên quan đến vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường sau:

• Tổ chức Liên hiệp quốc đã tuyên bố lấy thập niên 1981 – 1990 làm “Thập niên Cấp nước uống và Vệ sinh Quốc tế”.

• Liên hiệp quốc (1992) đã chính thức chọn ngày 22 tháng 3 hằng năm làm

ngày "Quốc tế về nước" nhằm nhắc nhở mọi người quan tâm hơn về nguồn nước.

• Tại Việt Nam, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đã được

UNICEF tài trợ từ 1982 đến nay. Chương trình này tập trung giải quyết vấn đề nước sạch vùng nông thôn.

• Ngày 03/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 237/1998/QĐ-

TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương triển khai.

• Chiến lược Quốc gia Cấp nước sạch và Vệ sinh Nông thôn đến năm 2020

đã được Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt (Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000) và đang được triển khai rộng rãi trên toàn bộ các tỉnh thành cả nước. Mục tiêu cụ thể của chiến lược là:

Mục tiêu tới năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ

sinh với số lượng 60 lít/người.ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

Mục tiêu tới năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người.ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường, làng, xã.

• Tháng 7/2002, Chính phủ ban hành Quyết định số 99/2002/QĐ-TTg về việc

chuyển Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn thành Chương trình mục tiêu quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt của chính phủ, mở rộng thêm hai nhiệm vụ là bảo đảm nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn. Chương trình này cũng được lồng ghép vói các Chương trình và Dự án thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn như di dân, xây dựng vùng kinh tế mới, định canh, định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và các Chương trình do các Bộ, Ngành khác quản lý như Chương trình Xóa đói giảm nghèo, xây dựng các cụm dân cư miền núi.

• Các bộ luật liên quan:

+ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989) + Luật phát triển và bảo vệ rừng (1991) + Luật bảo vệ môi trường (1993)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

10+ Luật tài nguyên nước (1998)

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.4.3 Thuyết minh sự cần thiết của đề tài Hiện nay, trên 60% cư dân nông thôn ở Việt Nam không có hố xí hợp vệ sinh và môi trường. Nguyên nhân chính là do nhận thức kém và thu nhập thấp đã hạn chế việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh (xem phần 1.2.3). Chính sự hạn chế này cộng thêm các thiếu thốn tài liệu và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, việc vận động xây dựng các nhà vệ sinh hợp lý gặp ít nhiều khó khăn. Do vậy, đề tài nhằm biên soạn tài liệu phổ biến phục vụ nông thôn Việt Nam, đặc biệt hỗ trợ cho Chương trình Nước và Vệ sinh Nông thôn của Chính phủ Việt Nam. 1.4.4 Mục tiêu của đề tài 1.4.4.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là biên soạn một tập tài liệu giới thiệu các mẫu nhà vệ sinh. Các mẫu nhà này có thể là kết quả tổng hợp các nghiên cứu trước đó và có điều chỉnh cho phù hợp cho tình hình nông thôn địa phương. 1.4.4.2 Mục tiêu cụ thể

• Tập hợp các dữ liệu liên quan đến nhà vệ sinh nông thôn; • Phân loại nhà vệ sinh nông thôn theo chức năng sủ dụng và xử lý; • Vai trò của nhà vệ sinh trong sức khoẻ cộng đồng; • Các kiểu thiết kế nhà vệ sinh không dùng nước ở nông thôn; • Các kiểu thiết kế nhà vệ sinh có dùng nước ở nông thôn; • Các chỉ tiêu kỹ thuật liên quan đến xây dựng nhà vệ sinh nông thôn;

1.4.4.3 Tiêu chí Tiêu chí cho việc thiết kế:

Rẻ tiền, phù hợp với mức thu nhập trung bình - khá của nông hộ. Hợp vệ sinh, đạt các yêu cầu về vệ sinh môi trường và hạn chế tối thiểu

sự lây lan các mầm bệnh cho cộng đồng. Dễ xây dựng, dễ sửa chữa: người dân nông thôn với một số sự hướng

dẫn của các bộ kỹ thuật có thể tự làm cho mình hoặc cho cộng đồng. Tận dụng vật liệu địa phương: các vật liệu xây dựng nhà vệ sinh đều có

thể kiếm dễ dàng đâu đó ở khu vực nông thôn. Một số vật tư khác có thể phải mua ở thành phố hoặc các cửa hàng vật liệu xây dựng cấp huyện, thị xã hoặc chợ thị trấn.

Hoàn toàn sử dụng lao động tại chỗ, không cần phải thuê mướn thợ từ các địa phương khác.

Phù hợp với khả năng quản lý ở qui mô gia đình và cộng đồng.

1.4.5 Khả năng ứng dụng kết quả của đề tài Việc ứng dụng và triển khai kết quả của tài liệu này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức phổ biển rộng tài liệu, sự quan tâm tuyên truyền của cán bộ địa phương, kinh phí hỗ trợ cho việc thực hiện và quan trọng hơn là sự đồng tình của người dân. Tuy nhiên, cũng có nhiều kỳ vọng cho việc áp dụng kết quả của đề tài này nếu có sự hỗ trợ kinh phí và nhân lực trong việc phổ biến kỹ thuật.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM - HIỆN TRANG VÀ VẤN ĐỀ

11

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ

NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

===2.1 2.1.

dựn(choyêutham

G

Nhànướvùnđếnnướđiềulà c

-----Chư

============================================================ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỐI VỚI NHÀ VỆ SINH 1 Bố trí Nhà vệ sinh

Ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích rộng rãi, kinh phí và vật liệu xây g khó khăn, nhà vệ sinh thường bố trí bên ngoài nhà ở, mang tính cộng đồng 1 hoặc vài nông hộ sử dụng chung), cấu trúc đơn giản nhưng để đảm bảo

cầu vệ sinh môi trường, một số khoảng cách tối thiểu ở hình 2.1 cần được khảo.

NHÀ Ở

NGUỒN SÔNG

> 8 - 30 m

> 1,5 – 2,0 m MỰC NƯỚC NGẦM (tầng trên)

# 4 - 6 m > 8 - 30 m

CÁC NGUỒN NƯỚC KHÁC

> 8 - 30 m

IẾNG NƯỚC

WC

Hình 2.1: Khoảng cách tối thiểu tham khảo khi bố trí hố xí công cộng ở vùng nông thôn

vệ sinh công cộng nên bố trí nơi thấp nhất, cần cách xa giếng và các nguồn c khác ít nhất là 8 m đối với vùng đồng bằng và đến 30 m đối với vùng núi, g cao nguyên. Hướng chảy của nước ngầm phải chảy theo hướng từ giếng hố xí để tránh nước thải người chảy vào giếng. Đáy hố xí phải cao hơn mực c ngầm tầng trên tối thiểu khoảng 1,5 đến 2,0 m. Chỉ tiêu này, ở trong một số kiện nào đó ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tương đối khó đạt, đặc biệt

ác vùng ngập lũ, những nơi mà nước cao hơn mặt đất tự nhiên hơn 1 mét và

-------------------------------------------------------------------------------------------------- ơng 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

12

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

kéo dài vài ba tháng liên tục. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể chấp nhận sự nhiễm bẩn tạm thời cho những vùng này nếu chưa có các kinh phí cần thiết để xây dựng các nhà vệ sinh tự hoại chắc chắn và cố định. Trường hợp này, với khối lượng nước lũ quá lớn thì xem khả năng sự pha loãng, sự tiêu thụ phân của cá tự nhiên và khả năng tự làm sạch của thiên nhiên là cao. 2.1.2 Phân loại nhà vệ sinh Có 3 dạng chính để chọn lựa khi quyết định xây dựng nhà vệ sinh:

Bảng 2.1: Phân loại nhà vệ sinh theo nguyên lý xử lý phân Tính chất Dạng

nhà vệ sinh Nguyên lý xử lý phân Ưu điểm Nhược điểm

Tự hoại

• Vi khuẩn yếm khí sẽ phân hủy các chất thải người sau một thời gian trong bể tự hoại.

• Sạch sẽ, gọn gàng, không hoặc ít gây rò rỉ mùi hôi

• Thích hợp cho những vùng đất cao, đất phù sa nước ngọt.

• Chi phí cao. • Không thể dùng

nước mặn và nước phèn được vì các loại nước này không giúp cho phân tự hoại được.

Tự thấm

• Chất thải thấm qua các tầng đất và tự làm sạch

• Thích hợp cho các vùng đất thấm nước tốt như các vùng cao, vùng đồi núi, vùng giồng cát ven biển

• Được UNICEF đề xuất xây dựng khá nhiều nơi khô hạn.

• Có thể ảnh hưởng phần nào đối với nền đất nơi đặt nhà vệ sinh.

Dạng khô

• Dạng này không dùng nước, thường dùng tro bếp, tro trấu hoặc cát mịn để phủ lấp phân.

• Có thể thiết kế để phân và nước tiểu đi đến những thùng chứa riêng biệt.

• Rẻ tiền • Phân người sau

một thời gian ủ trộn với tro bếp có thể dùng để làm phân bón cho cây trồng.

• Không được vệ sinh và thẩm mỹ

• Có mùi hôi • Nếu không che đậy cần thận, ruồi có thể đến sinh sản.

Khi xét đến việc có hay không sự chuyển vận phân đi nơi khác kết hợp với khả năng có hoặc không có nước để dội cầu thì ta có thể theo sự khuyến cáo ở Bảng 2.2 và 2.3:

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

13

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 2.2 : Phân loại bể thải liên quan đế sự dùng nước và vận chuyển phân Có sự vận chuyển phân Không vận chuyển phân

Có dùng nước 1. Xây dựng nhà vệ sinh loại có nút nhấn xả nước nối với hệ thống dẫn thoát nước

3. Xây dựng loại nhà vệ sinh có nút xả nối hố chứa phân hoặc ao cá hoặc hầm biogas

Không dùng nước

2. Xây dựng loại nhà vệ sinh với loại hố xí thùng

4. Xây dựng loại nhà vệ sinh với hố ủ phân compost

Bảng 2.3: Các hình thức chuyển phân

Hình thức vận chuyển Đặc điểm

• Vận chuyển phân bùn bằng xe hút hầm cầu

• Phù hợp với các vùng đô thị và ven đô, thị trấn

• Chi phí cao • Vệ sinh tốt

• Vận chuyển phân bằng công lao động (người cào và xe đẩy)

• Phù hợp với vùng nông thôn và vùng núi, nơi khan hiếm nước

• Tiết kiệm phân bón • Thiếu vệ sinh

• Vận chuyển phân bằng thùng • Phù hợp với vùng nông thôn và

vùng núi, nơi khan hiếm nước • Tiết kiệm phân bón • Thiếu vệ sinh

• Vận chuyển phân bằng thùng dạng cơ giới

• Phù hợp với vùng nông thôn và thành thị

• Có thể làm phân bón • Vệ sinh ở mức độ vừa

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

14

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nếu xem xét đến việc vận chuyển, xử lý và tái sử dụng phân thì có thể theo sơ đồ hình 2.2 sau. Quan hệ này là một phần của mô hình canh tác sinh thái khép kín VACB (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas) ở nông thôn.

Nuôi trâu, bò, dê,

Người

Thực phẩm

SỬ DỤ

NG

&

TÁI S

Ử DỤ

NG

VẬ

N C

HU

YỂN

&

XỬ

TH

U G

OM

Nuôi gà, vịt

Tưới, bón ruộng/ Trồng cỏ

Ao trữHố trữ

Nuôi tảo

Nuôi trùn

Nuôi Hố ủ Biogas

Xe hút hầm cầu

Xe bò chuyển phân

Cống rãnh

Bể chứa phân/Bể tự hoại

Hầm cố định

Hố ủ tạm

Thùng chứa

Xuống ao, hồ * Dùng nướcKhông dùng nước

HỐ XÍ

Hình 2.2: Mô hình VACB liên quan đến việc sử dụng hố xí Ghi chú: * Nhà xí thải chất bài tiết xuống ao hồ (như nhà xí ao cá), trong một số phân loại, được xem là loại nhà xí không dùng nước. Ngoài ra người ta còn phân loại theo kiểu nhà xí có hay không sự chia tách phân và nước tiểu cho các mục tiêu xử lý và sử dụng khác nhau.

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

15

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Nhà xí không có sự chia tách nước tiểu (non-urine-diverting units) Loại nhà xí này giữ phân và nước tiểu cùng một hố xả, đây cũng là một kiểu thông dụng ở nhiều nơi, kể cả vùng nông thôn hoặc thành phố. Nếu có yêu cầu ủ phân thì chuyển tất cả các chất thải người thành đất mùn bằng cách phủ lên chúng vôi, tro cây, đất bột, rơm mục, … sau mỗi lần đi tiêu tiểu. Thời gian ủ thường ít nhất 3 - 4 tháng. Nếu có hệ thống thông hơi thì có thể rút ngắn xuống còn khoảng 2 tháng. Hầu hết loại này có hầm chứa đặt dưới mặt đất và để phân - nước tiểu tự hoại và có kết cấu hầm như sau (Hình 2.3).

Hình 2.3: Kết cấu hầm chứa phân và nước tiểu

• Nhà xí có sự chia tách nước tiểu (urine-diverting units) Loại nhà xí này tách phân và nước tiểu đi thành 2 con đường riêng biệt. Phân được dẫn theo một đường ống vào hầm xả, Hầm này có thể để ủ trong 3 - 4 tháng. Còn nước tiểu được dẫn đi theo một đường ống riêng ra ngoài để xử lý cho hoai khoảng vài ngày và hoà với nước, dùng tưới cho cây trồng. Bệ ngồi xả có kết cấu đặc biệt để có sự chia tách này. (Hình 2.4).

Hình 2.4: Kết cấu một bể ngồi với sự chia tách phân và nước tiểu

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

16

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-----Chư

Hình 2.5: Một kiểu bệ xí đơn giản có sự chia tách phân và nước tiểu

theo thiết kế của Trung tâm Công nghệ Nhà vệ sinh Gramalaya (Gramalaya Toilet Technology Centre), Ấn Độ

Phần phân thường được xử lý theo tiến trình chung như: làm khô, gia tăng độ pH (thêm alkaline từ tro, trấu, …) và tăng nhiệt độ. Phần nước tiểu thì dẫn chứa ở một bể riêng, đậy kín để ngăn khí nitrogen thất thoát, để yên trong vài ngày đến 1 tuần cho "hoai", lúc đó nước tiểu chuyển thành amonia và độ pH tăng lên khoảng 9, hầu hết các mầm bệnh bị diệt. Pha nước tiểu đã "hoai" với nước sạch ở tỉ lệ 1:5 đến 1:10 khi tưới cho cây trồng.

Hình 2.6: Minh họa một kiểu nhà tiêu nông thôn

có sự phân tách phân và nước tiểu (Nguồn: Thilo, SANSED-CTU, 2003)

-------------------------------------------------------------------------------------------------- ơng 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

17

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Nhà xí cải tiến sự tách nước tiểu, phân và mùi hôi: Ở Úc có một kiểu nhà xí cải tiến: phân và nước tiểu được nhận vào chung một bể chứa. Bể chứa này có thể để trên mặt đất. Ở bể chứa lại làm một lưới lược nước. Nước tiểu và một phần nước dịch từ phân thấm đổ xuống dưới và được dẫn ra ngoài bằng một ống dẫn riêng, phần phân ráo nước hơn được giữ lại ở phía trên để tự hoại hoặc lấy ra ngoài bằng một cửa riêng. Phần khí có mùi hôi được rút xuống phần chứa nước và được dẫn cưỡng bức ra một đường ống riêng đưa lên cao bằng một quạt hút khí (Hình 2.7).

Hình 2.7: Một kiểu nhà vệ sinh cải tiến ở Úc: phân, nước, khí tách biệt.

2.2 YÊU CẦU XÂY DỰNG MỘT NHÀ VỆ SINH Tiêu chuẩn chính của một nhà vệ sinh phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó còn có những tiêu chuẩn khác liệt kê ra như sau:

• Phải đảm bảo vệ sinh môi trường, khoảng cách từ nhà vệ sinh đến các nguồn nước từ 8 – 30 mét, cách chổ ở phải đủ xa (tối thiểu 4 – 6 mét).

• Không để mùi hôi, xú uế thoát ra chung quanh. • Nước từ hầm nhà vệ sinh khi thoát ra phải sạch, đảm bảo yêu cầu nguồn

nước loại B (theo tiêu chuẩn Việt Nam, xem phụ lục), về lý thuyết không có vi khuẩn gây bệnh.

• Hầm cầu bảo đảm chắc chắn, an toàn cho người sử dụng. • Đối với các dạng nhà vệ sinh cần có một áp lực nước đủ mạnh để tống

sạch các chất thải xuống bể chứa. Đối với các gia đình nghèo thì nên bố trí các xô nước, thùng dội có dung tích khoảng 20 lít để tống chất thải.

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

18

• Trong nhà vệ sinh nên để thêm các chổi chùi bằng tre hoặc nhựa, thùng đựng giấy vệ sinh, khay để xà phòng, lu chứa nước.

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Kích thước hố chứa phân phải đủ lớn để ít nhất có thời gian sử dụng trên 3 năm (đối với vùng nông thôn) và trên 5 năm (đối với các khu dân cư, đô thị) mới đầy và phải thuê các xe hút hầm cầu đến rút các chất cặn bã.

• Nhà vệ sinh phải kín đáo, sạch sẽ, thoáng khí và phần nào tạo sự thoải mái, tiện lợi cho người sử dụng.

• Thông thường nhà vệ sinh vừa là nơi để xả chất thải người và cũng là nơi nhà tắm. Cần chú ý là khi thiết kế nên làm đường dẫn nước thoát riêng biệt. Nước tắm tuyết đối không cho chảy vào hố xí vì có chứa nhiều chất tẩy rửa, xà phòng gây nguy hại cho các vi khuẩn yếm khí trong hầm tự hoại.

2.3 QUI MÔ XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH Qui mô xây dựng nhà vệ sinh được hiểu là dung tích cần thiết của hố chứa phân hay kích thước hố chứa, dung tích chứa của nhà vệ sinh tùy thuộc vào 3 yếu tố: mức thải của từng cá nhân (người lớn hoặc trẻ em), số lượng người sử dụng nhà vệ sinh và thời gian sử dụng (thời gian phải hút sạch hầm cầu). Thật sự, khó có thể xác định chính xác dung tích này, nó mang tính gần đúng, việc tính toán thiên về an toàn, nghĩa là kết quả đủ thừa so với nhu cầu thực tế. Thể tích hố chứa phân có thể xác định theo (Kalbermatten et al., 1980):

• Nếu kích thước hố chứa nhỏ hơn độ sâu 4 m (Công thức 2-1):

V = A.d = 1.33 x C.P.N

• Nếu kích thước hố chứa lớn hơn độ sâu 4 m (Công thức 2-2):

V = A.(d - 1) = C.P.N Trong đó: V = thể tích hố chứa phân (m3) C = mức thải phân (m3/người.năm). Lấy theo bảng 2.3. P = số người sử dụng (người) N = thời gian sử dụng (năm) A = diện tích mặt cắt ngang hố đào (m2) d = độ sâu hố đào (m) Hệ số 1.33 được xem là hệ số gia tăng an toàn 30% cho thể tích hố chứa phân.

Bảng 2.4: Mức thải phân theo m3/người.năm Hố chứa ướt Hố chứa khô

Dùng nước để rửa sạch hậu môn

Dùng giấy để chùi sạch hậu môn

Dùng nước để rửa sạch hậu môn

Dùng giấy để chùi sạch hậu môn

0.04 0.06 0.06 0.09 (Nguồn: Kalbermatten et al., 1980)

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

19

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ví dụ 2.1: (theo tài liệu ESIC, Bangkok, 1987) Một gia đình 6 người cần một hố chứa chi phí thấp. Đất trong khu vực là loại đất có độ thấm rút thuận lợi và ổn định. Mực thủy cấp là 7 m dưới mặt đất. Xác định kích thước hố chứa phân cho yêu cầu sử dụng 10 năm trong 2 trường hợp: hố hình trụ tròn và hố hình khối chữ nhật. Lưu ý rằng gia đình dùng nước để rửa hậu môn sau khi đi tiêu. Giải: Theo công thức (2-1): V = 1,33 x C.P.N = 1,33 x 0,06 x 6 x 10 = 4,8 m3

• Hố chứa phân nếu làm theo hình trụ tròn, đường kính hình trụ thường được chọn vào khoảng 1,0 - 1,5 m. Chọn đường kính 1,25 m thì độ sâu của hố chứa phân là:

Thể tích hố Độ sâu của hố chứa phân =

Diện tich chung quanh hố hình trụ

Diện tich chung quanh hố = 2D4

×π = 21,25

43.1416

× = 1,23 m2

Độ sâu của hố chứa phân = 23,18,4 = 3,91 m

Bảng 2.5 và 2.6 là bảng tính thể tích cho các hố chứa khô (hố xí không dội nước) và hố chứa ướt (hố xí có dội nước) theo công thức 2-1.

Bảng 2.5: Thể tích hố chứa khô Thể tích (m3)

Số người sử dụng Dùng nước để rửa sạch hậu môn

Số người sử dụng Dùng giấy để chùi sạch hậu môn

Số năm sử dụng (năm)

4 6 8 10 12 4 6 8 10 12 4 1,28 1,92 2,56 3,20 3,84 1,92 2,88 3,84 4,60 5,32 6 1,92 2,88 3,84 4,60 5,32 2,80 4,20 5,32 6,40 7,48 8 2,56 3,84 4,84 5,80 6,67 3,84 5,32 6,67 8,20 9,64

10 3,20 4,79 5,80 7,00 8,20 4,60 6,40 8,20 10,0 11,8 12 3,84 5,32 6,76 8,20 9,64 5,32 7,48 9,64 11,8 13,9615 4,60 6,40 8,20 10,0 11,8 6,40 9,10 11,8 14,5 17,2

(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987)

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

20

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 2.6: Thể tích hố chứa ướt Thể tích (m3)

Số người sử dụng Dùng nước để rửa sạch hậu môn

Số người sử dụng Dùng giấy để chùi sạch hậu môn

Số năm sử dụng (năm)

4 6 8 10 12 4 6 8 10 12 4 0,85 1,28 1,71 2,13 2,56 1,28 1,92 2,56 3,20 3,88 6 1,28 1,92 2,5 3,20 3,83 1,92 2,88 3,84 4,60 5,32 8 1,71 2,56 3,41 4,20 4,84 2,56 3,84 4,84 5,80 6,76

10 2,13 3,20 4,20 5,00 5,80 3,70 5,80 5,80 7,00 8,20 12 2,56 3,84 4,84 5,80 6,76 3,84 6,76 6,76 8,20 9,64 15 3,20 4,60 5,80 7,00 8,20 4,60 8,20 8,20 10,0 11,9

(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987) Bảng sau cho thể tích hố chứa phân theo mặt cắt ngang và chiều sâu, tính theo công thức 2 - 2.

Bảng 2.7: Thể tích hố chứa phân theo kiểu và kích thước Thể tích hố chứa phân (m3) Kiểu và kích

thước ↓ Chiều sâu → 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0

Hình tròn, Φ 1,00 m 0,785 1,18 1,57 1,96 2,36 2,75 3,14 3,66 4,18 Hình tròn, Φ 1,25 m 1,23 1,84 2,45 3,07 3,68 4,29 4,91 5,71 6,53 Hình tròn, Φ 1,50 m 1,77 2,65 3,53 4,42 5,30 6,18 7,07 8,22 9,40 Hình vuông, cạnh 1,00 m 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,66 5,32 Hình vuông, cạnh 1,25 m 1,56 2,34 3,13 3,91 4,69 5,47 6,25 7,28 8,31 Hình vuông, cạnh 1,50 m 2,25 3,38 4,50 5,63 6,75 7,88 9,00 10,48 11,97

(Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987) (Các ô bôi đậm trong bảng trên là dùng cho ví dụ 2.2) Ví dụ 2.2: (theo tài liệu ESIC, Bangkok, 1987) Như ví dụ 2.1, dùng bảng tra để xác định thể tích và hình dạng hố chứa. Giải: Tra bảng 2.5 cho hố xí khô, với 6 người trong hộ và sử dụng hố chứa 10 năm, dùng nước để rửa hậu môn, ta được thể tích thiết kế là 4.79 m3. Sử dụng bảng 2.6 với thể tích 4.79 m3, ta có các chọn lựa các kiểu hố chứa sau (xem các ô bôi đậm, chọn số gần 4.79 m3, nghiêng về an toàn):

• Hố tròn: đường kính 1,25 m x chiều sâu 4,0 m • Hố tròn: đường kính 1,50 m x chiều sâu 3,0 m • Hố vuông: cạnh 1,00 m x cạnh 1,00 m x chiều sâu 5,0 m • Hố vuông: cạnh 1,25 m x cạnh 1,25 m x chiều sâu 3,0 m (thể tích hơi hụt) • Hố vuông: cạnh 1,50 m x cạnh 1,50 m x chiều sâu 5,0 m

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

21

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ta cũng có thể sử dụng toán đồ sau (hình 2.8) để xác định thể tích hố chứa: • Đoạn OA - Thời gian sử dụng (năm) • Đoạn OB - Mức thải phân (m3 /người.năm), lấy ở bảng 2.3. • Đoạn OC - Thể tích hố chứa (m3) • Đoạn DE - Số người sử dụng (người)

4,8

N

T

P

Thể

tích

(m3 ) →

Số n

gười

sử

dụng

(ngư

ời) →

14 12 10

6 8

1415

1213

1011

89

4567

3

2 4

12

OD 0.09 0.06 0.04

Mức thải phân (m3/người.năm) ↑

C

E

B

A

180 10 12 14 166 8

Số năm sử dụng (năm) → 2 204

Hình 2.7: Toán đồ xác định thể tích hố chứa phân (Nguồn: ESIC, Bangkok, 1987)

Ví dụ 2.3: Dùng ví dụ 2.1, sử dụng toán đồ để xác định thể tích hố chứa phân. Giải:

1. Chọn điểm C. Từ bảng 2.4, mức thải phân là C = 0,06 2. Chọn điểm P, là số người sử dụng, ví dụ này là 6. 3. Nối CP để được điểm T trên đoạn OB. 4. Kẻ đường nối 2 điểm A và T được đoạn AT. 5. Chọn điểm N, là số năm thiết kế, ở đây là 10 năm. 6. Từ điểm N, kéo thẳng lên gặp đoạn AT, từ điểm giao, kéo ngang qua

đoạn OB, điểm cắt trên đoạn OB là thể tích thiết kế: # 4,8 m3.

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

22

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một nghiên cứu khác ở Việt Nam, mức thải phân và nước tiểu theo bảng 2.8.

Bảng 2.8: Mức thải phân và nước tiểu hằng ngày của người Phân (grams) Nước tiểu (lít) Người lớn: Nam

Nữ150 145

1.50 1.35

Trẻ em: Nam Nữ

- -

0.57 0.35

(Nguồn: Tuan, V.A. & Tam, D.M., 1981) Theo nghiên cứu của Viện Pasteur Nha Trang, để ước tích thể tích ngăn chứa phân ở qui mô gia đình, có thể dùng công thức kinh nghiệm sau (Dương Trọng Phỉ, 2003):

Thể tích ngăn chứa V (m3) = Số người trong hộ x 0.04

Công thức này cũng tương đối phù hợp với mức thải phân theo số liệu ở bảng 2.3 của Kalbermatten et al. (1980). Theo quan điểm an toàn, mỗi người trong một ngày thải ra chừng 100 - 400 gram phân tươi và khoảng 1 - 1.3 lít nước tiểu (theo bảng 1.2, Chương 1) hoặc xấp xỉ 0,06 m3/năm. Hố tập trung phân dành cho một gia đình trung bình từ 4 - 6 người trong 5 năm, cần có thể tích chứa khoảng 1,5 m3 - 1,8 m3 (đào sâu 1,5 - 1,8 m ± 0,5 m, đáy rộng 1 x 1 m2). Nếu có điều kiện nên xây thành xi măng - gạch ngăn một phần nước phân tiểu thấm vào đất. Nếu chọn lựa việc xây dựng các nhà vệ sinh tập thể cho những nơi đông người có tính chất cộng đồng như trường học, hợp tác xã, xưởng sản xuất tập thể, làng xã, … thì tốt hơn hết cần phải làm nhà vệ sinh kiểu hố tự hoại và có thể tham khảo ở bảng 2.9:

Bảng 2.9 : Dung tích bể chứa chất thải theo kết cấu

Loại bể Số người sử dụng

Dung tích

Bể tự hoại 2 ngăn Bể tự hoại 3 ngăn Bể tự hoại nhiều ( > 3) ngăn Bể phân hủy

15 – 20 20 – 50

> 50 4 - 200

3.000 - 4.000 lít 4.000 - 10.000 lít

Số người x 1.000 lít/người Số người x 1.000 lít/người

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

23

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.4 CẤU TRÚC CƠ BẢN VÀ TÊN GỌI CÁC BỘ PHẬN MỘT NHÀ VỆ SINH Nhà vệ sinh kiểu tự hoại tương đối phổ biến ở Việt nam, cả thành thị lẫn nông thôn. Một nhà vệ sinh phải có các thành phần cơ bản sau (Hình 2.9).

Ống thoát nước

Bể chứa phân

Co khóa nước Bệ đỡ

Bàn cầu

Ống thông hơi

Nhà bao che

Hình 2.9 : Các bộ phận cơ bản của một nhà vệ sinh 2 ngăn tự hoại

• Nhà bao che: hay phần cấu trúc bên trên (superstructure) có kích thước vừa phải, đủ che chắn cho một người sử dụng. Nhà bao che thường có diện tích vào khoảng 1,0 - 1,6 m2/bàn cầu. Nhà bao che gồm khung nhà, mái che, vách nhà, cửa ra vào. Vật liệu sử dụng thì rất đa dạng, tùy theo khả năng tài chính của hộ gia đình hoặc tập thể, có thể tận dụng mọi cây, lá, gỗ, gạch đá, … chung quanh chúng ta. Kích thước một khung bao nhà vệ sinh có thể tham khảo sau (Hình 2.10):

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

24

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

0,9 - 1,0 m

1,6 - 1,8 m

1,8 - 2,0 m

1,4 - 1,6 m 1,0 - 1,4 m

1,4 - 1,6 m

1,4 - 1,8 m

Hình 2.10: Kích thước tham khảo định hình khung nhà vệ sinh nông thôn Tùy khả năng của từng nông hộ, có thể kể ra các loại vật liệu như sau: + Vật liệu làm khung bao nhà vệ sinh:: - Tre cây: các loại tầm vông, mạnh tông, … - Cây rừng, cây vườn các loại: đước, tràm, bạch đàn, gòn, xoài, … (nên chọn các cây già để bảo đảm bền chắc). - Gỗ rừng lâu năm như: thao lao, dầu, … - Gạch xây, sắt ống, sắt hình các loại, ống nhựa PVC, … - Cột đúc béton cốt thép, cọc đá, … + Vật liệu làm mái che, vách, cửa, … nhà vệ sinh: - Lá dừa nước, lá tranh, lá dừa, rơm rạ, … - Gỗ cây các loại - Tole tráng kẽm, tole fibro cement, … - Gạch thẻ, gạch ống, gạch cement, … - Vách nhà vệ sinh có nơi dùng đất sét nhào chung với rơm

và phân trâu (tỉ lệ theo thứ tự: 3:1:1), trét lên khung bằng tre và quét vôi nếu có thể.

Hình vẽ sau gợi ý các hình thước bao che cho nhà vệ sinh (Hình 2.11, a,b,c d và Hình 2.12).

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

25

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

26

(Nguồn: Peter Morgan, 1994)

Hình 2.11.a: Nhà vệ sinh bằngkhung tre, đắp đất bùn, phên tre,mái lá dừa nước.

Hình 2.11.b: Nhà vệ sinh bằngkhung tre hoặc cây, vách và máilá dừa nước

Hình 2.11.d: Nhà vệ sinh váchxây gạch nung, cửa gỗ, mái lợpngói kiểu âm dương hoặc tole xi-măng

Hình 2.11.c: Nhà vệ sinh bằngkhung cây gỗ, vách ván, mái lợptole tráng kẽm hoặc tole xi-măng

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kiểu khung nhà vệ sinh loại 2 ngăn:

Hình 2.12: Một dạng khung định hình cho nhà vệ sinh 2 ngăn

PHOTO: LÊ ANH TUẤN

Hình 2.13: Nhà vệ sinh nông thôn được xây bằng gạch, lợp tôn

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

27

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Bệ ngồi (toilet seat): là nơi người sử dụng nhà vệ sinh ngồi để xả bỏ chất thải của mình. Có 2 loại bệ ngồi cơ bản là bệ ngồi xổm và bệ ngồi bệt. Loại bệ xổm rẻ tiền và tương đối vệ sinh hơn loại bệ ngồi bệt nhưng nó có nhược điểm là dễ gây mỏi, tê chân đặc biệt là đối với người lớn tuổi, yếu khớp, bị chứng tĩnh mạch trướng. Bệ ngồi xốm thường phải dùng nước dội nếu không làm hệ thống xả nước đính kèm. Loại bệ ngồi bệt phổ biến cho các hộ gia đình, loại này thường kèm theo thùng nước để xả bỏ chất thải. Bệ ngồi thường làm bằng xi-măng, sành sứ, gỗ, … Bệ ngồi thường được làm sẵn, bán phổ biến ở các của hàng vật liệu xây dựng hoặc đồ dùng nội thất. Lỗ tiêu nên có đường kính tối thiểu 14 cm. Nông dân có thể tự xây dựng bệ ngồi theo hình 2.14. (kích thước đo bằng cm):

+ Tấm dale đậy bằng bê-tông cốt thép Kích thước 1 m x 1 m, dày 10 - 15 cm + Bàn để chân xây bằng gạch thẻ và xi-măng Kích thước 33 x 13 cm, cao 12 - 15 cm + Giữa tấm dale có khoét lỗ thoát chất thải + Xây rãnh thu chất thải có chiều dốc dần vào lỗ + Cần láng tô xi-măng để chất thải trôi dễ dàng

Hình 2.14: Kiểu bệ ngồi xổm đơn giản bằng xi-măng

Trên thị trường có nhiều kiểu bệ ngồi xổm hoặc ngồi bệt bằng sành sứ giá khoảng 100 - 500 ngàn đồng, tùy chất liệu, hoặc cao cấp hơn, có thể lên vài triệu/bộ bàn cầu. (Hình 2.15 và 2.16).

27

22Đắp xi măng

Bàn để chân 14 Tấm dale

bê-tông cốt thép

Rãnh thu chất thải

25

55

20

30

13

33

100

100

11

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

28

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 2.15: Bệ ngồi bệt (trái) và bệ ngồi xổm (phải)

Hình 2.16: Bàn cầu bệt và các bộ phận chi tiết

• Ống thông khí (Air vent pipe): là một ống nhỏ, thường bằng PVC, có kích thước đường kính khoảng Φ = 120 mm, cao hơn 2,5 mét, thường trên tầm mái che nhà vệ sinh ít nhất là 0,5 m. Nếu có điều kiện tài chính thì

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

29

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

càng làm cao càng tốt vì nó sẽ giúp cho sự hút hơi mạnh, khả năng tản hơi trên không trung rộng. Ống thống khí nối với hố chứa phân, dùng để thoát khí các khí hydrogen-sulfide (H2S), carbon-dioxite (CO2) và methane (CH4) tránh ăn mòn phá hoại cấu kiện bê tông cốt thép của bể chứa. Đầu thoát hơi của ống thông khí nên bọc lưới để ngăn ruồi bay ngược từ bể chứa phân ra đầu thoát của ống (Hình 2.17). Nên chọn lưới bằng nhôm hoặc inox càng tốt để hạn chế sự ăn mòn do các khí trong hố chứa. Độ hở của lưới lấy từ 1,2 - 1,5 mm, tuổi thọ của lưới nhôm khoảng 5 năm.

Hình 2.16: Chi tiết một kiểu ngăn ruồi đơn giản ở ống thông khí

Co chữ T

Ống thông khí phóng lớn

Lưới ngăn ruồi

Ống thông khí

Mái nhà vệ sinh

• Khóa nước (water closet): hoặc còn gọi theo dân gian là cái cổ ngỗng

hoặc con thỏ. Khóa nước chỉ dùng cho các nhà vệ sinh có dùng nước (Chương 4). Khóa nước là một khúc co hình chữ S nằm ngang, nước thông thương giữa 2 khúc ngoặc theo nguyên tắc bình thông nhau, mặt thoáng của nước cao hơn mặt lõm trên của khóa nước (Hình 2.12), khoá nước có tác dụng ngăn cản các hơi hôi thối từ hố chứa đi ngược vào nhà vệ sinh. Khóa nước phải làm bằng vật liệu kín, thường là sành sứ hoặc nhựa đúc (Hình 2.18 - 2.20).

Hình 2.18: Hình thức khóa nước trong bàn cầu để ngăn mùi hôi

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

30

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

300

280

352

76

45°

165

115

115121 109

230

76

76

160

45°

90

25

15

15

15

30 30 340

Hình 2.19: Một số kích thước tham khảo cho khóa nước đơn giản

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

31

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 2.20: Một kiểu chậu toilet dễ xả với co khoá nước bằng plastic của Ấn Độ

(Nguồn: http://www.toiletsforall.org/easyflush.html)

Mặt bằng

270

160

30

500 30 30

30

Mặt bên Mặt tấm đậy

Hình 2.21: Một kiểu bàn cầu bằng plastic với nắp đậy tự đóng mở (Nguồn: Uno Winblad, 1978)

Hình vẽ lại, kích thước tính bằng milimét.

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

32

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Bể tự hoại (septic tank): hoặc gọi đơn giản là hố chứa hoặc bể chứa, là bộ phận quan trọng không thể thiếu của một nhà vệ sinh. Bể chứa là nơi tiếp nhận phân và nước tiểu của người sử dụng. Bể thường có hình khối chữ nhật hoặc hình khối trụ tròn. Bể tự hoại thường được thiết kế theo dạng hình tròn bằng các cấu kiện lắp ghép sẵn, một số nơi có xu hướng xây theo hình chữ nhật. Bể chứa thường được xây bằng gạch thẻ hoặc đúc bê-tông như các ống cống (hình 2.21 và 2.22). Ống bê-tông thường có đường kính khoảng 1,00 - 1,20 m, cao khoảng 20 - 30 cm để thi công dễ, vận chuyển và lắp ghép thuận lợi.

Nơi vùng nông thôn nghèo thì chỉ là một hố đào sâu xuống đất, nện chặt và được đậy bên trên bằng các tấm dale bê-tông, gỗ ván hoặc cây ghép. Đáy bể chứa nên làm cao hơn mực nước ngầm mùa mưa và phải chắc chắn, không để sụp lở. Cần lưu ý rằng, bể tự hoại khác bể lắng ở chỗ là nước thải không chảy liên tục vào bể tự hoại nên tính ổn định thủy lực không ứng dụng được.

Hình 2.22: Hố chứa xây chìm trong đất nện chặt

Đối với bể tự hoại 2 ngăn xây bằng bê-tông hoặc gạch thẻ thì chiều sâu nước trong bể tự hoại lấy khoảng chừng 1,2 - 2,0 m. Lưu ý cần bố trí tường chắn giữa các ngăn nhằm giữ lại các chất cặn ở đáy và ngăn các váng bọt nổi ở phía trên mặt nước (Hình 2.24). Tấm ngăn chữ T phải đặt ngập trong nước ít nhất 300 mm và nhô lên khỏi mặt nước 200 mm. Trên nắp bể tự hoại cần có nắp đậy nhỏ để hút cặn (hút hầm cầu) thường kỳ (khoảng 3 - 5 năm). Các hầm vệ sinh tự hoại phải có ống thông khí.

Ống thông hơi

Lỗ thấm

Mặt đất

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

33

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hàn ghép bằng vữa xi-măng

0,20 - 0,30 m

1,00 - 1,20 m

Ống cống

Thanh đỡ

Lỗ thấm

Hình 2.23: Hố chứa bằng ống cống đúc bê tông

Ống ra bãi thải

Mặt đất

Ống vào bể

Ống thông khí

Nắp hố bằng inox hoặc BTCTNắp bể chứa

Ngăn chứa & tự hoại Ngăn lọc Hình 2.24: Mặt cắt ngang bể tự hoại 2 ngăn

Ngoài ra, nhằm cản các các chất khí trong bể xâm nhập vào các ống ra chữ T mang theo các chất thải lơ lửng (ống T còn có chức năng ngăn không cho váng

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

34

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

theo nước thải ra ngoài), ta có thể thiết kế thêm các kết cấu làm lệch khí như hình 2.25.

Tấm ngăn váng bọt Ống ra T

Ống ra T

Hình 2.25: Cách đặt ống chữ T và kết cấu làm lệch khí ở bể chứa

Bể tự hoại cần được xác định như là một công trình vệ sinh sử dụng lâu dài nên cần xem xét kết cấu của bể cho chắc chắn. Lưu ý:

• Không được sử dụng các chất alkalis hoặc các chất tẩy rửa như thuốc tẩy chlorine đổ vào bể tự hoại. Những hóa chất này sẽ hủy hoại hoặc làm chậm các tiến trình sinh học trong bể.

• Trước khi sử dụng bể, cần thiết phải đổ đầy nước đến ống ra của bể. Nếu có thể, đổ thêm vào bể một ít phân gia súc như phân heo, bò đang phân hủy để tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong bể hoạt động. Điều này làm cho bể hoạt động hiệu quả trong những thời gian đầu.

• Ngoài ra, một số chế phẩm vi sinh cho bể tự hoại (có bán ngoài thị trường) có thể được sử dụng để gia tăng thời gian giữa 2 lần lấy cặn.

• Không sử dụng nước có nồng độ phèn cao (pH < 4.0) hoặc nước có nồng độ muối lớn (trên 0,4%) để dội rửa cầu vệ sinh.

• Không nên bỏ các loại rác thải rắn, băng vệ sinh, … vào bể tự hoại. Sau một thời gian khoảng 3 - 5 năm, hoặc nếu có ống thăm dò biết còn khoảng 0,5 m thì các chất lắng đọng đầy bể tự hoại thì cần phải hút loại ra ngoài. Đối với vùng nông thôn, có thể móc lên, trộn ủ với cac chất hữu cơ khác như rơm rạ, cỏ mục để chờ cho hoai dùng bón cây. Các các vùng ven, thị trấn hoặc độ thị thì thông thường, có những xe hút hầm cầu chuyên nghiệp với các bơm hút, ống dẫn và thùng chứa của các Công ty Vệ sinh sẽ đảm nhận công việc này, như hình 26, 27. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

35

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

XE HÚT HẦM CẦU

Hình 2.26: Xe hút hầm cầu

Hình 2.27: Một kiểu xe hút hầm cầu năm 1880 tại Châu Âu

(Nguồn: Witold Ryberynski et al., 1978)

• Nắp đậy hố chứa phân: thường làm bẳng dale bê-tông cốt thép hoặc ghép cây gỗ. Nắp phải chắc chắn và kín, nếu làm cây phải lưu ý thay thế, sửa chữa mỗi khi cây có dấu hiệu hư mục. Nếu có thể, nên chọn các cây tươi sống (gòn) hoặc cọc bê tông. Điều này nhằm bao đảm sự an toàn cho người sử dụng không bị lọt ngã xuống hố chứa phân. Đối với vùng nông thôn nghèo, vùng khô hạn, có thể làm nắp đậy hố chứa bằng cây vườn kết hợp với đất sét theo cách đơn giản ở 4 bước như hình 2.28. Cách này đơn giản, rẻ tiền nhưng không kín hơi, đất sét có thể rơi vào hố chứa, khó áp dụng cho hố xí dùng nước mà chỉ phù hợp cho hố xí khô. Loại này có thời gian sử dụng ngắn và có thể không an toàn cho người sử dụng nếu không sửa chữa thường xuyên. Trường hợp có kinh phí và muốn chắc chắn, lâu dài thì nên làm nắp chứa bằng dale bê-tông cốt thép hoặc phối hợp bê-tông và cây theo kiểu lắp ghép như hình 2.29. Nên có tấm đậy lỗ bằng cây ván để ngăn ruồi vào hố chứa phân và mùi hôi từ hố chứa phân bốc lên.

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

36

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bước 4: Lấp đất sét kín miệng hố đào (chỉ chừa lỗ xả)

Bước 3: Đậy miệng hố đào bằng một tấm cây (ván) ghép

Bước 2: Lắp đất sét kín quanh khung cây và miệng hố đào

Bước 1: Đào hố và Lắp các cây gỗ cứng trên miệng hố đào

Hình 2.28: Bốn bước thực hiện cách đậy hố nhà vệ sinh kiểu đơn giản

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

37

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

38

Hình 2.29 : Cách thức lắp ghép nắp đậy nhà vệ sinh iản đơn g0,4 m

Ống thoát hơi PVC Φ 21 có bịt lưới ngăn ruồi ở đầu

Đắp đất sét chung quanh tấm đậy và cọc đỡ

Tấm đậy lỗ 20 x 35 cm bằng cây

Tấm đậy 1,2 x 1,2 m bằng tre đan hoặc, ván ghép, hoặc BTCT Chừa lỗ 15 x 30 cm

0,6 m

0,4 m

0,4 m

1 m

1 m

Hố trữ phân (Đào đất ) (1 x 1 x 1,5) m

Thanh đỡ dài 1,8 m bằng cây hoặc cọc BTCT

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.5 CAO TRÌNH CƠ BẢN CỦA MỘT NHÀ VỆ SINH Nhà vệ sinh khi được xây dựng cần lưu ý về cao trình. Một số khuyến cáo cần thiết mang tính cơ bản:

• Vị trí cao trình trong khuôn viên nhà nông thôn thì nên đặt ở sau nhà nhưng tránh nơi quá thấp, nước đọng. Nếu gặp vùng đất thấp thì nên đắp cao nền nhà vệ sinh. Nơi lấy đất sẽ tạo một rãnh thoát nước chung quanh nhà vệ sinh.

• Nền nhà vệ sinh nên cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 20 cm. • Mái nhà vệ sinh chọn chiều cao khoảng 1,80 - 2,00 m. • Đáy hố chứa phân nên phải cao hơn mực nước ngầm mùa mưa trong

điều kiện cho phép. • Hình 2.30 sau cho cao trình tham khảo một kiểu nhà vệ sinh đơn giản.

-

200 Mái thông gió

Bệ ngồi xổm

Nền nhà xí 20 Mặt đất

tự nhiên 0.00 Thành đỡ bên (bằng gạch xây, gỗ chống, ống cống bê-tông, thùng phuy hoặc đất sét nện chặt) Cát

300

120 Kích thước theo cm

Hình 2.30: Cao trình và kích thước tham khảo cho một nhà vệ sinh đơn giản

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

39

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.6 XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM CỦA ĐẤT NỀN NHÀ VỆ SINH Một nhà vệ sinh có đất nền tơi xốp hoặc có thành phần hạt trong đất lớn có thể là một ưu thế để phần lỏng của chất thải thấm rút nhanh. Tuy nhiên, khi độ thấm quá lớn mà phân trong bể tự hoại chưa kịp phân hủy thì nguy cơ ô nhiễm đất sẽ lớn, đặc biệt là những nơi có sự hiện diện cao của mực nước ngầm. Do vậy, việc xác định tốc độ thấm rút của đất cũng rất cần thiết để xem loại đất nền nơi dự kiến xây nhà vệ sinh có phù hợp hay không. Có nhiều cách để xác định độ thấm của đất nền hoặc diện tích thấm. Diện tích thấm cần thiết được định nghĩa là diện tích bề mặt đáy thấm nước và thành ngoài nằm trong đất thấm nước. Độ thấm nước tùy thuộc vào loại đất và chiều cao áp lực cột nước trong giếng. Trường hợp không có điều kiện khảo nghiệm, có thể lấy vào khoảng 1 - 2 m2 diện tích thấm cho 1 người sử dụng. Có thể dùng bảng tra sau:

Bảng 2.6: Diện tích thấm có ích (m2, cho 1 người) khi muốn xây bể thấm Loại đất

Loại nhà (lít nước dùng/ngày/người)

Nhà ở (200)

Trạm trại (100)

Trường học (65)

Cát thô hoặc sỏi Cát mịn Cát pha sét Sét trộn nhiều cát hoặc sỏi Sét trộn ít cát hoặc sỏi Sét nặng, đất cứng, không thấm nước,...

0,93 1,40 2,30 3,70 7,10

không dùng

0,23 0,37 0,60 0,93 1,85

không dùng

0,14 0,23 0,37 0,60 1,25

không dùng

(Nguồn: J. Gruhler, 1980) Làm thí nghiệm đơn giản sau (Hình 2.31) để xác định độ thấm của đất ngoài hiện trường: tại chỗ đặt bể, nơi độ sâu đáy, đào 1 hố có kích thước hình vuông 30 x 30 cm, sâu 20 cm. Đổ đầy nước (làm từ 3 - 5 lần), tính trung bình thời gian (phút) mực nước hạ xuống 10 cm. Thêm điều kiện tắt bùn, lưu lượng thấm:

2,6.5,2

1200+

≈t

q s Thước đo

trong đó: qs - lưu lượng thấm (l/m2/ngày) t - thời gian (phút) cần thiết để mực nước hạ xuống 10 cm Ví dụ: Đo t trung bình = 2 phút => qs = 107 l/m2/ngày

30 x 30 20 cm

Hình 2.31: Hố thực nghiệm Lưu ý: Khi mới đào giếng không nên đo ngay mà phải đổ nước nhiều lần rồi đo thì chính xác hơn.

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 2: KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

40

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

==

3.13.1 sannướlênchoquádùnnướngưtronsinhnhànướtiêutoile Ưu

Nh

3.1 chấvào

----Chư

=============================================================

KHÁI QUÁT .1 Định nghĩa và ưu khuyết điểm

Nhà vệ sinh không dùng nước hoặc hố xí khô (Waterless toilets/ Dry itation) được hiểu là kiểu nhà vệ sinh mà sau khi sử dụng người ta không dùng c để dội rửa, có thể chỉ dùng vôi, tro bếp, tro cây, tro trấu hoặc đất bột để phủ

phân sau khi sử dụng. Loại nhà vệ sinh không dùng nước này thường áp dụng các vùng nông thôn gặp khó khăn nguồn nước hoặc áp dụng cho vùng có tập n sử dụng phân và nước tiểu với mục đích làm phân bón cho cây trồng hoặc g phân tươi để nuôi cá. Một số nơi, nhà vệ sinh được thiết kế để tách phân và c tiểu đi theo các đường dẫn khác nhau để xử lý. Ở hộc chứa phân, phân ời được trộn với các loại tro, đất và được các loại vi khuẩn và nấm phân hủy g điều kiện hiếu khí có sự tham gia của nhiệt độ, không khí và ẩm độ. Nhà vệ trên ao hồ hay cầu cá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vệ sinh không dùng nước mặc dầu loại hố xí này được làm ở vùng đất ngập c thường xuyên. Hầu hết các loại nhà vệ sinh không dùng nước đều có mục chính là lấy phân để ủ, có tên là hố xí ủ phân hoặc hố xí tự hoại (Composting t) . Loại nhà vệ sinh không dùng nước có những ưu và nhược điểm sau.

điểm: • Rẻ tiền, chi phí xây dựng rất thấp. • Loại này thường đơn giản và dễ xây dựng. • Tiết kiệm được nước. • Không phải tốn công dùng nước để dội và rửa sau khi sử dụng. • Có thể sử dụng phân và nước tiểu như một nguồn cung cấp phân bón hoặc

nuôi cá. • Phù hợp cho vùng khó khăn nguồn nước, vùng nông thôn nghèo. • Có thể sử dụng các vật liệu địa phương.

ược điểm: • Loại này không phải là công trình vệ sinh tốt, có nhiều khả năng lây nhiễm

và phát tán các mầm bệnh cho cộng đồng. • Ít nhiều có mùi hôi và ruồi nhặng. • Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất. • Khó sử dụng lâu dài, tuổi thọ công trình ngắn. • Thiếu tính thẩm mỹ. • Có thể sập sàn gây tai nạn cho người sử dụng nếu thiếu cẩn thận.

.2. Ủ phân compost Một cách đơn giản, compost được định nghĩa là một chất hỗn hợp từ các

t thải thực vật phân hủy và chất thải người và gia súc, … có thể sử dụng bon đất làm cho nó phì nhiêu hơn.

----------------------------------------------------------------------------------------------------- ơng 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

41

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ủ phân compost là một biện pháp kỹ thuật nhằm biến các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học như phân người, phân gia súc, rơm rạ, cây cỏ, bùn, rác … thành chất mùn chứa nhiều chất vô cơ có thể sử dụng trong nông nghiệp, thủy sản và làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Ưu điểm của việc ủ phân compost

• Giảm thiểu ô nhiễm cho nguồn nước, đất và không khí, các chất hữu cơ biến đổi thành các chất vô cơ.

• Diệt các mầm bệnh nguy hiểm do trong quá trình phân hủy sinh học, nhiệt độ trong hầm ủ gia tăng, có khi lên đến 60 °C làm tiêu hủy các trứng, ấu trùng, vi khuẩn, virus trong chất thải. Phân sau khi ủ có thể được sử dụng an toàn hơn phân tươi.

• Phân sau khi ủ compost trờ thành một chất mùn hữu ích cho nông nghiệp như tăng độ phì nhiêu của đất giúp cây trồng hấp thu.

• Tăng độ ẩm cần thiết cho đất trồng, giảm thiểu sự rửa trôi khoáng chất do các thành phần vô cơ không hòa tan trong phân ủ như NO3

- và PO43-.

• Giảm thể tích do trong quá trình ủ phân, sự mất hơi nước gia tăng do sự gia tăng nhiệt, điều này khiến mẻ phân khô và ráo nước hơn. Phân có thể tích nhỏ hơn sẽ giúp thuận lợi trong việc vận chuyển, thu gom và rải.

Nhược điểm của việc ủ phân compost

• Mặc dầu phần lớn vi khuẩn, virus bị tiêu diệt nhưng không phải hoàn toàn, đặc biệt khi sự ủ compost không đồng đều về thời gian, phương pháp, lượng ủ, …. Một số mầm bệnh vẫn tồn tại có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

• Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần nguyên liệu đưa vào không đồng đều.

• Phải tốn thêm công ủ và diện tích. • Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ

quan và phát tán mùi hôi. Trong khi đó các loại phân hóa học như urê, NKP,… gọn nhẹ, tương đối rẻ tiền, chất lượng đồng đều và "sạch hơn" gây tâm lý thuận tiện cho việc sử dụng hơn phân ủ compost.

3.2 CÁC KIỂU HỐ XÍ KHÔ CÓ CHUYỂN VẬN PHÂN 3.2.1 Hố xí thùng Hố xí thùng (the bucket latrine) là tên gọi chung để chỉ cách thu gom chất bài tiết người qua thùng, giỏ, xô, bô, ... rồi đem đi đổ nơi khác (có hoặc không xử lý trước khi đổ nơi khác). Hố xí thùng được làm bằng gỗ, có nắp đậy. Nơi đổ thường là các hố đào sẵn, các vùng nước hoặc được ủ làm phân bón. Xô thùng sau khi đổ sẽ được khuấy rửa sạch và tái sử dụng. Đây là cách người xưa làm trước khi có hệ thống thoát nước thải như hiện này. Tuy vậy, cách cổ điển này vẫn còn nhiều nơi áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới ở các nước đang phát triển, không chỉ cho trẻ con và người già mới được áp dụng cách này mà cả cho người lớn (Hình 3.1, Hình 3.2). Có lẽ hố xí thùng là dạng rẻ tiền nhất và có tính cơ động cao để thu gom chất bài tiết người. Ở Trung hoa xưa, loại hố xí thùng rất phổ biến, được áp dụng từ cung vua quan đến người dân dã. Hố xí thùng thường làm bằng gỗ, hoặc gốm tráng men, sau này làm bằng nhựa plastic. Hố xí 2 ngăn ở miền Bắc phổ biến nhiều năm trước kia, cũng là một dạng hố xí thùng.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

42

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 3.1: Hố xí thùng theo kiểu Marino, 1858 tại Copenhagen (trái) với thùng đựng phân và nước tiểu riêng biệt như sơ họa ở hình (phải). Nguồn: Witold Ryberynski et al., 1978

Hình 3.2: "Bô xi" dùng cho bé chính là một dạng hố xí thùng (Nguồn: trích từ Ảnh vui Art Unlimited Amsterdam)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

43

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2.2 Hố ủ phân “Bốn trong Một” kiểu Tàu Hố ủ phân “Bốn trong Một” kiểu Tàu (China “Four in One” composting) là một cách thu gom phân để sử dụng làm phân bón đã được sử dụng hàng ngàn năm nay ở Trung Hoa, có lúc phương pháp này đã được giới thiệu ở miền Bắc Việt Nam trong nhiều năm trước đây. Bốn đối tượng thu gom để ủ ở đây là: (1) chất bài tiết người; (2) phân gia súc (heo, bò); (3) đất và (4) rác. Trong thập niên 50, khoảng 70% - 90% chất bài tiết người được thu gom sử dụng làm phân bón và hằng năm đạt được chừng 300 triệu tấn (theo Dorozynski, 1975). Đến nay, khoảng 1/3 phân bón sử dụng ở Trung Hoa là từ phân người và gia súc. Ở các vùng nông thôn Trung Hoa, như vùng Quảng Châu, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con heo được nuôi thả ở dưới các bãi thu gom chất bài tiết người như minh hoạ mô tả ở Hình 3.3. Phân ủ được vận chuyển bằng gánh hoặc xe ba bánh. Theo tài liệu của Uno Winglad, lúc phong trào tập thể hóa rầm rộ năm 1956 tại Quảng Châu, Trung quốc, mỗi đêm có chừng 15.000 xã viên vùng nông thôn tràn lên thành phố để thu gom phân người và đem về làng. Sự rơi vãi trong quá trình vận chuyển đã gây tình trạng mất vệ sinh trên đường phố. Theo trị giá phân bán ở Quảng Châu năm 1975, giá của đất phân (nightsoil) vào khoảng 3,40 đến 5,80 Nhân dân tệ tùy theo thành phần nước chứa trong phân (Mức lương một người bình thường vào thời điểm này khoảng 60 - 70 Nhân dân tệ mỗi tháng).

Losửphphvà

---Ch

Hình 3.3: Minh họa một hố ủ phân "4 trong 1" kiểu Tàu (Nguồn: Uno Winglad, 1978)

ại hố ủ phân này tuy tận dụng được phân, rác, … nhưng không nên khuyến cáo dụng vì nó không được đánh giá cáo về mặt vệ sinh và thẩm mỹ, mùi hôi từ ân, rác khá nặng, vi khuẩn, giun móc từ phân có thể sống ký sinh trong heo. Về ương diện ủ phân, lượng đạm trong phân sẽ bị thất thoát ít nhiều do bay hơi o không khí (xem thêm cách ủ phân ở chương 5).

------------------------------------------------------------------------------------------------------ ương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

44

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2.3 Hố xí ủ phân 2 ngăn kiểu Việt Nam Hố xí ủ phân 2 ngăn kiểu Việt Nam (The Vietnamese double-vault composting latrine, gọi tắt là DVC) loại hố xí này được Bộ Y tế phổ biến trong một chiến dịch rộng rãi từ năm 1956 ở miền Bắc Việt Nam. Loại hố xí 2 ngăn được thiết kế để phân và nước tiểu thu gom riêng rẽ. Loại này đuợc xem là loại hố xí khô, yếm khí, không dùng nước hoàn toàn (Hình 3.4, Hình 3.5).

Hình 3.4: Hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam (Hình cắt phối cảnh, trái), Hình 3.5: Hố xi kiểu này được áp dụng ở Mexico (phải)

(Nguồn: http://www.weblife.org/humanure và http://www.ias.unu.edu/proceedings/icibs/ecosan/clark.html)

Diện tích thông thường cho một nhà vệ sinh loại này khoảng 1,8 – 2,0 m2, được xây bằng gạch nung thô, xây theo kiểu hộc cao chừng 0,8 m, có vách ngăn thành 2 hộc liền kề với nhau, mỗi hộc có dung tích khoảng 0,3 m3. Người sử dụng có thể tham khảo kích thước hộc chứa phân ở bảng 3.1. Phía trên nắp hộc (xây bằng dale bê-tông) bố trí 2 bệ ngồi xổm đối xứng với nhau. Phân được xả trực tiệp vào hộc. Lỗ nhận phân được đậy bằng một cái nắp đậy có cán dài. Giữa 2 bệ xổm là một rãng dẫn nước tiểu thoát ra ngoài và gom vào một các chậu hoặc bô sành. Ở mỗi hộc có tấm cửa gỗ để đóng mở hộc chứa phân. Nền hộc có thể xây bằng gạch, bê-tông hoặc đất nện. Hộc được xây cao ít nhất khỏi mặt đất là 10 cm để ngăn nước ngập hoặc nước mưa tràn vào bên trong hộc. Nhà vệ sinh được xây xa nơi chỗ ở hoặc nguồn nước tối thiểu 10 mét. Loại hố xí 2 ngăn này cũng được che chắn bằng các vật liệu xây dựng địa phương như tre, cây, tranh, lá, ... Trước khi gom chất bài tiết, nền hộc được rải bằng một lớp đất bột, vôi bột hoặc tro cây nhằm rút nước phân và ngăn việc thấm ướt nước ngập, hạn chế mùi và ruồi nhặng. Sau mỗi lần sử dụng, người ta đổ phủ lên phân một lớp tro hoặc đất bột (Hình 3.6).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

45

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 3.1: Kích thước chọn lựa cho hố xí 2 ngăn Qui mô gia đình

Chu kỳ lấy phân

4 - 7 người Rộng x Dài x Sâu

(kích thước bằng m)

8 - 12 người Rộng x Dài x Sâu

(kích thước bằng m)

4 tháng

6 tháng

12 tháng

2.4 x 1.0 x 0.6 2.2 x 1.0 x 0.7 1.8 x 1.0 x 0.8

2.6 x 1.2 x 0.7 2.2 x 1.2 x 0.8 1.8 x 1.2 x 1.0

2.6 x 1.4 x 0.8 2.2 x 1.4 x 1.0 2.0 x 1.2 x 1.2

2.8 x 1.0 x 1.0 2.0 x 1.2 x 1.2 2.2 x 1.2 x 1.1

3.0 x 1.2 x 1.2 2.6 x 1.3 x 1.3 2.2 x 1.4 x 1.4

3.0 x 1.4 x 1.4 3.0 x 1.3 x 1.5 2.8 x 1.3 x 1.6

(Nguồn: ENSIC, Bangkok, 1987)

0,9 - 1,0 m

Cửa lấy phân(0,25 x 0,3 m)

Xô nước tiểu

Sàn dốc để thu

nước tiểu

Hộc đang sử dụng

Tro cây Phân Trấu

Cát dày 0.3 m Sạn sỏi 0.2 m

Nắp đậy Hộc đã đầy Đậy nắp

Chờ phân hoai

Ống thông hơi

Mái hố xí

0,7 - 0,8 m

0,9 - 1,0 m

1,80 - 2,0 m

Hình 3.6: Kết cấu hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

46

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Mỗi hố xí 2 ngăn này được 5 – 10 người sử dụng, người ta sử dụng một bên của hố xí 2 ngăn, phía bên kia đậy kín. Khi phía bên này đầy, khoảng sau 2 tháng thì sử dụng hoặc bên kia và phân được cào rút ra khỏi bên này. Theo Bộ Y tế nước Việt Nam Dân chủ Công hòa (1968), nhiệt độ bên trong hộc cao hơn nhiệt độ bên ngoài khoảng 2 – 6 °C, riêng về mùa hè, khi nhiệt độ bên ngoài là 28 – 32 °C thì nhiệt độ bên trong hộc ủ phân có thể đạt đến 50 °C. Để ngăn côn trùng phát triển, chung quanh hố xí này người ta thường trồng cây sả (Citronella) và cây Acilepsis squaros. Theo các viên chức của Bộ Y tế sau 45 ngày ủ phân có đậy kín trong hộc “tất cả các vi khuẩn và virus trực khuẩn, trứng, ấu trùng và ký sinh trùng đường ruột đều bị tiêu diệt và các chất hữu cơ độc hại đã trở thành khoáng chất” (trích dẫn bởi McMicheal, 1976). Theo một báo cáo của Bộ Y tế, 1978, phân người sau khi được ủ như vậy đã trở nên không còn mùi hôi và được sử dụng như một loại phân bón rất tốt. Loại phân này khi dùng để bón ruộng đã gia tăng năng suất cây trồng từ 10 – 25% nếu so sánh với phân tươi (không được ủ cho hoai). Theo Witold Ryberynski et al., (1978), loại hố xí 2 ngăn này đã được giới thiệu trong cuốn sách “Health in the Third World” in năm 1976 và được tác giả là bà Dr. Joan McMicheal, đánh giá cao về mặt vệ sinh môi trường cho các nước đang phát triển. Kiểu hố xí 2 ngăn của Việt Nam đã được giới thiệu và áp dụng cho một số quốc gia vùng Trung Mỹ như Mexico, Guatemala, … với một số cải tiến nhỏ.

Hình 3.7: Hình phối cảnh hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam (Nguồn: Witold Ryberynski et al., 1978)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

47

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tương tự như Hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam, ở các nước khác cũng có hình thức áp dụng tương tự như hình sau: 3.2.4 Hố xí tự hoại do chủ nhà tự xây (Owner-built composting toilet) Loại này là một kiểu nhà vệ sinh đơn giản được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn trên thế giới, do chủ nhà tự xây vì họ không có đủ khả năng tài chính để trang bị một nhà vệ sinh tốt làm sẵn, có bán trên thị trường. Nông dân lợi dụng khả năng phân hủy phân người tự nhiên ngay trong điều kiện nhiệt độ thấp. Ưu điểm của loại hố xí này là rẻ tiền mà vẫn có thể bảo đảm một khả năng xử lý phân người tương đối vệ sinh và an toàn, gần như không dùng nước hoặc dùng rât ít, quản lý đơn giản và ít hao năng lương, vận hành không mùi hôi và phân người được tái sử dụng cho nông nghiệp. Kết cấu kiểu hố xí này như hình 3.8, mái và vách có thể làm bằng bất kỳ vật liệu nào kiếm được, chỉ có sàn nhà thì làm bằng bê-tông nhẹ, nhà xí cũng có 2 hộc riêng biệt, khi sử dụng đầy hộc này sẽ được đóng kín, rồi sang hộc kia và chờ cho hộc đầy phân tự phân hủy. Mỗi hộc có gắn 2 ống thông hơi đặt lệch vị trí nhau, giữa 2 ống là một vách ngăn đặt chéo như hình 3.4 để ngăn cản mùi hôi tỏa đến người sử dụng. Mỗi bên hộc có thể sử dụng khoảng 1 - 2 năm. Phân và nước tiểu người thải xuống được lấp bằng các chất hữu cơ giàu carbon từ thực vật, dễ phân hủy như mạc cưa, đôi khi là lá cây, bèo, cỏ, …

Hình 3.8: Hố xí tự hoại kiểu chủ nhà tự xây (hình cắt phối cảnh)

(Nguồn: http://www.weblife.org/humanure)

3.2.5 Hố xí tự hoại kiểu Guatemalan (Guatemalan composting toilet) Loại này là một kiểu biến thể kiểu của Việt Nam, hố xí này tách riêng phân và nước tiểu. Nước tiểu được thu gom qua một vách ngăn ở bệ ngồi, có ống dẫn đi riêng và bể tiểu như hình 3.9 và được dẫn ra ngoài chứa trong một bình bằng sành. Nước tiểu tách riêng do mau hoai hơn, chứa lượng đạm cao hơn và hạn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

48

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chế được tình trạng ướt và khai thối khi hòa chung với phân người. Bệ ngồi có thể di chuyển được chứ không cố định như kiểu Việt Nam.

Hình 3.9: Hố xí tự hoại kiểu Guatemalan

(Nguồn: http://www.weblife.org/humanure) 3.2.6 Nhà xí tự hoại có đường dẫn (Batch composting toilets): Kiểu này còn có tên gọi là Nhà xí Multrum (do một kỹ sư người Thụy Điển thiết kế, ông Clivus Multrum - đọc là Clee-vus Mul-trum) (Hình 3.10 và 3.11). Theo Multrum, một người bình thường sẽ thải ra 40 kg phân mỗi năm, nếu sử dụng nước để dội thì sẽ làm ô nhiễm khoảng 25.000 lít nước hằng năm, do vậy ông thiết kế ra loại toilet này nhằm tiết kiệm nước và sẽ có phân hoai tái sử dụng cho bón cây. Nhà xí loại này đã được xây dựng ở Mỹ từ năm 1964. Theo thiết kế nhà xí Multrum, phân và nước tiểu cùng thu gom vào một hộc chứa 2 đáy. Hầm dẫn và chứa phân được làm kín, dạng máng nghiêng có kích thước mặt cắt khoảng 1 x 1 m2, dài chừng 3 m. Phân ủ hoai sau hơn 1 năm sẽ được lấy ra qua một cửa ở hộc ủ. Nhiệt độ trong hộc ủ vừa đủ mát, không nên để quá 32°C. Phân sau khi ủ sẽ được chôn dưới đất hoặc bón cho các vườn cây cảnh. Theo một báo cáo năm 1977 của Clivus Multrum tại Mỹ về kết quả phân tích dinh dưỡng của phân ủ từ 7 nhà xí Multrum sau khi được sử dụng từ 4 đến 14 năm. Phân ủ có trung bình 58% chất hữu cơ, trong đó 2,4% là nitrogen, 3,6 % là phosphorous và 3,9% potassium. Thành phần này cao hơn các loại phân ủ từ các chất bã đường cống thoát nước, hoặc phân rác ủ hoặc phân xanh. Độ tập trung dinh dưỡng ở phân ủ nhà xí cũng được ghi nhận. Các độc chất kim loại tìm thấy ở phân ủ loại này cũng thấp hơn mức an toàn cho phép. Nếu nhà xí Multrum được quản lý tốt thì không có mùi hôi. Điều này cũng khích lệ cho những ai có ý muốn sử dụng nhà xí tự hoại loại này nhằm hạn chế việc nhiễm phân cho nguồn nước, nhất là nguồn nước uống. Kiểu nhà xí Multrum với các thay đổi cho rẻ tiền hơn cũng đã được giới thiệu ở Philippines, Agrentina, Botsawana và Tanzania nhưng, rất tiếc đã không thành công. Theo tường thuật của Winblad (1998) thì "Các nhà ủ mà tôi đã đến xem ở Phi Châu thì hố ủ có mùi hôi khó chịu. Rắc rối là việc trộn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

49

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

các chất bài tiết với các loại thực vật thì quá ướt và trong mùa khô không có đủ cây lá để trộn ủ chung với phân người". Có lẽ một phần do quản lý kém và chưa hiểu cơ chế phân hủy nên việc áp dụng còn hạn chế ở các nơi này: Có quá nhiều chất lỏng trong phân sẽ tạo ra điều kiện yếm khí với việc tạo ra mùi hôi.

Hình 3.10: Hố xí kiểu Multrum

(Nguồn: http://www.weblife.org/humanure)

H(Nguồ

------------------------Chương 3: NHÀ VỆ

ình 3.11: Một kiểu hố xí Clivus Minimus cải tiến n: http://www.yourhome.gov.au/technical/fs23.htm )

--------------------------------------------------------------------------------- SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

50

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 3.12: Kỹ sư Clivus Multrum với kiểu hố xí do ông thiết kế

tại Tòa nhà Đại học Slippery Rock, Mỹ (Source: The Humanure Handbook. Jenkins Publishing)

3.2.7 Hố xí lấy phân ủ bằng xe (Wheelie-batch Composting Toilet): Loại này có kết cấu bên trên cũng như các loại đã trình bày ở trên, chỉ có phần dưới đáy chổ ngồi là một xe đẩy có 2 bánh như hình 3.13. Loại này phân và nước tiểu cùng đổ xuống xe đẩy, đáy thùng xe là 1 lưới lọc đê phàn trên giữ phân lại, còn nước tiểu và nước dịch từ phân thấm chảy xuống dưới và được rút ra ngoài bằng một ống dẫn. Khi xe đầy thì thay bằng một xe mới.

(Nguồn: h

------------------------------Chương 3: NHÀ VỆ SIN

Hình 3.13: Hố xí lấy phân bằng xe ttp://www.yourhome.gov.au/technical/fs23.htm )

--------------------------------------------------------------------------- H NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

51

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2.8 Nhà vệ sinh kiểu trống quay Điển hình loại là nhà vệ sinh tự hoại kiểu Carousel (Carousel style composting toilet) (Hình 3.14), phổ biến ở nhiều nơi vùng nông thôn Bắc Âu. Thay vì chỉ có 2 hố chứa phân luân phiên, Carousel đã thiết kế 4 ngăn chứa hình tròn, có tay gạt để xoay 90° cho mỗi khi ngăn chứa đã đầy phân. Trống quay được quay bằng tay để trộn các thành phần trong phân, gồm chất bài tiết và các vật chất chứa carbon như rêu than bùn. Đôi khi, trong mùa đông lạnh, người ta có trang bị thêm điện để sưởi nóng phân ủ hoặc thêm ít nước ấm. Phân ủ được lấy ra ngoài từ một nắp dưới trống quay. Phân đã hoai dùng để bón cây trồng. Nguyên tắc ủ phân cũng như các loại trên.

Hình 3.14: Nhà vệ sinh tự hoại kiểu Carousel (Nguồn: Ecological Sanitation, 1998)

3.2.9 Nhà vệ sinh dùng mặt trời Nhà vệ sinh dùng mặt trời (Solar toilet) (Hình 3.15) được thiết kế với ngăn chứa phân có thể phơi ra ánh nắng mặt trời với tấm gương trong suốt bên trên và khung chưa phân được làm bằng sắt không rỉ. Năng lượng từ mặt trời sẽ cung cấp nhiệt để hố ủ phân ấm lên tạo điều kiện cho phân dễ phân hủy. Loại nhà vệ sinh này cũng nhận phân và nước tiểu gom chung và không sử dụng nước để dội rửa. Nguyên tắc ủ phân cũng như các loại trên.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

52

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 3.15: Nhà vệ sinh Mặt trời

(Nguồn: Ecological Sanitation, 1998)

3.3 CÁC KIỂU NHÀ XÍ KHÔ KHÔNG CÓ CHUYỂN VẬN PHÂN 3.3.1 Nhà xí trên sông hồ hay cầu tõm Nhà xí trên sông hồ (the overhung latrine) hoặc cầu cá hoặc cầu tõm là một loại cầu quen thuộc ở nhiều vùng nông thôn và vùng ven đô thị, đặc biệt là các nơi có sông nước như ở Đồng bằng sông Cửu Long (Hình 3.16). Mặt dầu loại này được xây dựng trên ao hồ nhưng cũng được tạm xem là hố xí khô vì chúng ta không dùng nước để dội rửa sau khi đi vệ sinh. Loại cầu vệ sinh này được xây dựng một cách đơn giản sau hông nhà mà phía dưới là các bãi sông ngập theo thủy triều hoặc phía sau các ghe xuồng của các hộ gia đình sống trên sông rạch, hoặc dạng một nhà tiêu dựng trên cọc, phía dười là ao hồ, hoặc bãi biển. Phân thải ra được dòng nước theo thủy triều hoặc dòng chảy trên sông đem đi hoặc pha loãng. Đây là loại hố xí được đánh giá thấp về mặt vệ sinh và mỹ quan. Nhiều nơi, người dân nông thôn xem việc sử dụng phân thải để nuôi cá (cá vồ, cá trê, cá trê phi, ...) như một nguồn thu nhập phụ. Chất thải từ cầu tiêu trên sông rạch là nguồn nguy cơ phát tán bệnh dịch và gây ô nhiễm nguồn nước một cách đặc biệt. Theo các cơ quan vệ sinh phòng dịch, những vùng quê có nhiều cầu tiêu trên sông thường là những nơi xảy ra dịch bệnh liên quan đến nguồn nước nhiều nhất vì nguồn nước ở những nơi này được dùng cho việc ăn uống, tắm rửa và giặt giũ áo quần. Hình 3.17 là một đề xuất cải tiến hố xí trên ao nhằm có một cách bảo vệ nguồn nước ít bị ô nhiễm hơn.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

53

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHOTO: LÊ ANH TUẤN

Hình 3.16: Cầu cá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long

Lưới

Nền đất không thấm

Ống xả từ túi cát ra sông

Cát

Sậy Van 1 chiều

Ống lấy nước từ sông

Ống xả từ aoSông

Ao cá

Nhà xí

Đoạn xử lý nước qua cát và sậy

Hình 3.17: Đề xuất kiểu nhà xí trên ao cá cải tiến Để giảm nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước từ nhà xí trên ao cá, dọc theo chiều dài (hoặc chiều rộng) của ao nơi đoạn tiếp giáp với nguồn nước ta đào một đoạn rãnh dài và đổ cát vào rãnh (loại cát "đờ-mi") thành một dải cát (hoặc túi cát), đoạn này càng dài và rộng thì càng tốt, nên cố gắng trên 2 - 3 mét. Phía trên đoạn cát ta lấp đất sét thịt và trồng sậy trên đó với mật độ ít nhất khoảng 25 cây/m2 (hoặc cỏ Vetiver: loại cỏ này có khả năng chống xói lở cao). Nối 2 đoạn ống xả từ ao ra sông, ống tiếp giáp với ao đặt ở đáy dải cát, đoạn ống từ dải cát ra sông đặt ở đầu trên của dải cát. Đây là kiểu lọc nước bẩn qua đất cưỡng bức khi mực nước trong ao cao hơn mực nước sông. Ống lấy nước từ sông vào ao thì đặt cao hơn dải cát và đoạn ống phía ao có bố trí van 1 chiều nhằm chỉ cho nước từ sông vào ao mà không có chiều chảy ngược lại.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

54

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.3.2 Hố xí cạn Hố xí cạn (the feuillée) chỉ là một hố đào nông xuống mặt đất khoảng nửa mét, phía trên có đậy sơ bằng cây gỗ, sàn tre, đôi khi đơn giản chỉ là 2 lóng cây bắt song song... (Hình 3.17). Chung quanh hố được che chắn sơ sài. Loại hố xí này thường có ở các vùng nông thôn xa, vùng núi, vùng khan hiếm nguồn nước. Sau mỗi lần đi thải, người ta phủ nhẹ lên phân một lớp đất. Sau một thời gian, khoảng vài tuần đến 1-2 tháng thì hố đầy, người ta lấp kín bằng đất và che đậy bằng một tấm chắn bất kỳ nào họ kiếm được như một tấm nylon, một tấm phên hoặc một vĩ sắt phế thải để chó mèo và các động vật khác không đào bới và người khác lưu ý tránh trúng đào chỗ này. Loại hố xí cạn này, thoạt tiên có vẻ vệ sinh hơn loại cầu tiêu trên sông nhưng thật sự cũng là nguồn gây ô nhiễm đất và nhiễm bệnh từ các loại ruồi nhặng và giun móc tồn tại rất lâu trong đất. Hố xí cạn chỉ nên sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp và tạm thời cho việc bài tiết. Lưu ý: Cẩn thận đối với cây đỡ trên miệng hố, trong điều kiện này, cây rất dễ bị mục và gãy, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng !!!

Phần đất đậy (có khung đỡ)

Phần khung bao che

Phần hố đào cạn

Hình 3.17: Các phần "lắp ghép" của một hố xí cạn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

55

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.3.3 Hố xí đào chìm Hố xí đào chìm (The pit latrine) cũng là một dạng hố đào dưới đất nhưng sâu hơn hố xí cạn, áp dụng cho các vùng đất cao, thấm nước tốt, thường là nền đất cát. Đáy hố chứa phân nên cao hơn mực nước ngầm ít nhất 3 m đế tránh ô nhiễm tầng nước ngầm (theo Wager & Lanoix, 1958). Hố đào có kích thước vào khoảng 1,0 x 1,0 m, có vách xây bằng gạch chống càng tốt, chung quanh rải một lớp sạn sỏi khoảng 1/3 chiều cao hố đào từ đáy để dễ thấm (Hình 3.18, 3.19). Chiều sâu của hố chứa phân không nên đào sâu quá 4 m để dễ xây dựng và tránh hiện tượng sụp hố. Diện tích mặt đất cần thiết cho loại hố xí đào chìm khoảng 2,0 m x 2,0 m.

Nhà vệ sinh

1,2 m3,5 m

1 m

1 m

Hố đào Sạn sỏi Cát

A - A

A A

mực nước ngầm

> 3 m

Hình 3.18: Hố xí đào chìm ngồi xốm đơn giản

Hình 3.19: Một kiểu hố xí đào chìm cải tiến (có ống thông hơi, bệ ngồi bệt) (Nguồn:http://www.local.gov.za)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

56

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.3.4. Hố xí đào chìm kiểu ROEC Hố xí đào chìm kiểu ROEC (Reid's Odourless Earth Closet) là loại hố xí đào chìm có khóa bằng đất để ngăn mùi hôi do Ried đề xuất phổ biến ở Nam Phi vào thập niên 1940 (Hình 3.20 và 3.21), gồm một hố đào khá lớn có kích thước bề mặt chừng 1,0 m x 2,0 m và ít nhất 3,0 m theo chiều sâu, che đậy bằng một tấm bê tông phía trên. Chung quanh hầm chứa nên có đá, sỏi được nện chặt vào đất. Bệ ngồi làm bằng gỗ, vữa vôi hoặc xi-măng, đặt phía một bên với hầm chứa. Phân và giấy vệ sinh được dẫn xuống hầm chứa qua một ống máng nghiêng hình loa, đường kính lỗ xả vào khoảng 75 mm. Không cần dùng tấm đậy phía trên bệ ngồi. Nhà xí này có thể gắn vào nhà ở, riêng hầm chứa thì để phía bên ngoài. Phân và dịch phân bị thấm rút vào đất trong hầm chứa. Hầm chứa đầy một cách từ từ. Không khí bị hút xuống hầm chứa qua ống máng vào thoát ra ngoài bằng ống thông hơi. Phía trên hầm chứa là một tấm dale nằm nghiêng với độ dốc hướng vào khoảng 80 - 100 mm cho mỗi mét chiều sâu. Tâm đậy phải được đậy kín hơi bằng cách trét vôi vữa. Khi hầm đầy thì mở tấm đậy để lấy phân đã hoai. Loại nhà xí đào chìm kiểu ROEC với kích thước trên phù hợp cho khoảng 5 - 6 người sử dụng và có thể có tuổi thọ đến 20 năm.

Khí thoát

Không khí

Ống máng nghiêng

Nện sỏi, đá chung quanh

75 mm

0,6 m

Hầm chứa (1 x 2 x 3,5) m3

Cửa thông gió

Bệ ngồi Tấm dale đậy Độ dốc 1:5 ÷ 1:3 Trét vôi cho kín

Ống thông hơi

Hình 3.20: Mắt cắt ngang hố xí đào chìm kiểu ROEC

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

57

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ống thông hơi

Bệ ngồi

Nhà xí

Quai xách

Ống máng nghiêng

Tấm đậy

Hầm chứa

1 m2 m

≥ 3 m

Hình 3.21: Phối cảnh hố xí đào chìm kiểu ROEC

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

58

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

==

4.1 sinhrửadụntốt,vệ nướdùncác Ưu

Nh

Chưngudùn

----Chư

=============================================================

KHÁI QUÁT Nhà vệ sinh có dùng nước (Water Closet/ Wet sanitation) là kiểu nhà vệ

mà người sử dụng dùng nước để dội bệ ngồi, bàn cầu và có thể dùng nước sạch hậu môn. Nước ngoài việc sử dụng để làm sạch nhà vệ sinh còn có tác g ngăn cản mùi hôi khó chịu bốc ra môi trường. Những nơi mà nguồn nước dồi dào và điều kiện tài chính tương đối kha khá trở lên thường xây dựng nhà sinh có dùng nước. Người ta có thể lấy nước từ nguồn thủy cục, nước ngầm, c sông hồ, nước mưa từ mái nhà và được trữ ở các thùng chứa, lu vại, … để g cho loại nhà vệ sinh này. Nhìn chung, loại nhà vệ sinh có dùng nước này có ưu và khuyết điểm sau:

điểm: • Khá vệ sinh. • Hạn chế việc phát tán mùi hôi, ruồi và các mầm bệnh khác. • Kết cấu chắc chắn và tuổi thọ công trình dài hơn. • Có vẻ văn minh hơn kiểu không dùng nước. • Có thể đặt hẳn trong nhà, gần nhà bếp, phòng ngủ.

ược điểm: • Giá thành xây dựng tương đối cao (thường trên 1,5 triệu đồng/cái). • Phải tốn công dùng nước để dội và rửa sau khi sử dụng. • Khó áp dụng cho những vùng khan hiếm nước hoặc chất lượng nước kém

như vùng bị phèn nặng, vùng nhiễm mặn. • Thường không tận dụng nguồn phân và nước tiểu cho mục tiêu khác.

ơng này giới thiệu các loại nhà vệ sinh có dùng nước. Tùy theo tình hình ồn nước mà ta có thể xây dựng nhà vệ sinh ít dùng nước hoặc nhà vệ sinh g nhiều nước.

• Đối với các vùng có nguồn nước đầy đủ nhưng chất lượng nước kém (như quá nhiều phèn - như ở các vùng Đồng Tháp Mười, Long An - hoặc quá mặn - như các vùng Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang) thì nên lưu ý sử dụng các nhà vệ sinh ít dùng nước (Water Saving Latrines/Toilet).

• Đối với những vùng có nguồn nước dồi dào và trung tính (pH = 6 - 8) như

các vùng Đồng bằng sông Hồng (vùng chung quanh Hà Nội), một số vùng duyên hải miền Trung, phía thượng nguồn sông Cửu Long (vùng An Giang, một phần Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, …). Các vùng này xem như việc sử dụng nguồn nước là không hạn chế và chi phí sử dụng nước xem như không đáng kể. Các vùng này có thể thiết kế loại nhà vệ sinh có dội - xả nước (Pour-Flush Latrines/Toilet ).

----------------------------------------------------------------------------------------------------- ơng 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

59

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.2 THÙNG XÍ ĐƠN GIẢN Loại thùng xí đơn giản (Simple Toilet) do kiến trúc sư Andrej Pretnar, ở tỉnh Ljubljana, nước Cộng hòa Slovenia thiết kế. Toàn bộ hướng dẫn lắp đặt và sử dụng được trình bày ở đây tham khảo ở trang web: http://www.studio.moj.net/. Đây là loại thùng xí cực kỳ đơn giản, rẻ tiền, việc chế tạo chỉ tốn khoảng 1 giờ để học cách làm, có thể tận dụng các phế liệu để làm, việc lắp ráp độ khoảng 15 phút, sử dụng chừng 0,25 lít nước cho mỗi lần đi vệ sinh và loại thùng này có thể dùng liên tục 1 tuần lễ mới đầy. Thùng xí đơn giản phù hợp cho các trường hợp cấp bách, tạm bợ, các buổi cắm trại, dã ngoại, các nơi tạm cư trong trường hợp thiên tai, … Vật liệu làm gồm (xem hình 4.1): 01 cái xô kích thước khoảng 30 x 40 cm có nắp, 01 bao plastic trong có chiều rộng khoảng 40 cm, 01 cọng dây kẽm loại có đuờng kính 3 mm và dài chừng 130 cm. Một ống nhựa PVC nhỏ, loại Φ21, dài vừa tay cầm (15 cm) và một đoạn dây. Ta cũng có thể thay thế xô nhựa bằng xô kim loại, hoặc bằng sành sứ, bọc vải thay cho bọc plastic, dây lát/tre thay cho dây kẽm.

Hình 4.1: Vật liệu chuẩn bị cho lắp đặt thùng xí đơn giản

Vật liệu: (1) Xô nhựa (2) Nắp xô nhựa (3) Bao nylon/plastic (5) Đoạn dây kẽm (6) Đoạn ống, dây (7) Dao nhỏ

Hình 4.2: Gia công vật liệu Lắp ghép: Gấp và cắt bọc plastic như số (3) với kich thước xấp xỉ S = 9 cm, L = 9 cm và R = 40 cm. Lấy cái nắp xô khoét 1 vòng với đường kính chừng 30 cm như số (2). Gấp đôi cọng kẽm và uốn như số (5), nối đoạn kẽm với 1 ống nhựa làm cán cầm tay

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

60

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

để có 1 cây thông nước, kích thước cây thông nước này khoảng 15 cm và 30 cm. Khi hoàn thành lắp ráp, thùng xí có hình như sau:

Cây thông nước đang ở vịtrí thông nước (nước sẽchảy xuống đáy xô mangtheo phân và nước tiểu)

Cây thông nước đang ở vị trí khóa nước (phân và nước tiểu đọng lại ở trên bọc plastic)

Xô nhựa

Bọc plastic

Nắp xô (đã khoét lỗ)

Hình 4.3: Thùng xí đơn giản và cách vận hành

Đối với các vùng bị khan hiếm nước, có thể làm 3 cái xô tương tự (hình 4.4), nước sau khi dùng để rửa tay (hoặc rửa hậu môn) ở thùng W (Washbasin) sẽ được trữ lại ở thùng B (Bidet) và dùng để dội cho thùng T (Toilet) qua một ống dẫn nước mềm.

Hình 4.4: Cách sử dụng 3 xô để tiết kiệm nước

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

61

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xả phân

Đi tiêu

Xả nước rửa tay

Rửa tay

Dội nước tiểuChâm nước

Dội sạch phân

Sẵn sàng

Đi tiểu

Hình 4.5: Chu trình sử dụng (không hoàn toàn tuần tự) của thùng xí đơn giản

(Nguồn: http://www.studio.moj.net/ )

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

62

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.3 NHÀ TIÊU SINH THÁI VINASANRES Nhà tiêu sinh thái VinaSanres (Vinasanres Eco-San Toilet) là kiểu nhà vệ sinh được nhóm nghiên cứu trong dự án VinaSanres của Bộ Y tế và Viện Pasteur Nhà Trang giới thiệu. Kiểu nhà tiêu này đã được lựa chọn từ 5 kiểu nhà tiêu khác nhau theo các thí điểm đơn giản, dễ dàng trong xây dựng và sử dụng. Kiểu nhà tiêu này ít dùng nước, phù hợp với nhiều tỉnh phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và một số nơi ở cho cụm, tuyến dân cư vượt lũ ở Đồng bằng Nam Bộ (Dương Trọng Phỉ, 2003).

• Phân và nước tiểu được dẫn đi theo 2 đường phân biệt. Bệ tiêu và tiểu được làm bằng xi-măng, đá mài hoặc composit. Bề mặt phải trơn láng, độ dốc cao để hạn chế sự ứ đọng chất thải người. Kích thước và hình dạng bệ tiêu - tiểu như hình 4.6.

Nắp đậy Máng tiểu

(hướng dốc vào giữa)

Lỗ tiêu

240

20 50 300 140

720 30

20

Hình 4.6: Một kiểu mẫu bệ tiêu - tiểu (Vẽ lại theo mẫu của VinaSanres)

• Nền nhà tiêu và hố chứa dạng 2 ngăn được xây bẳng gạch thẻ, gạch táp-lô

hoặc đá chẻ với vữa mác 75, mặt trong trét kín bằng vữa xi-măng mác 100 và phủ một lớp nước xi-măng già cho kín (hình 4.7). Thể tích ngăn chứa phân phải có dung tích chứa đủ lớn để có thể lưu phân ít nhất 6 tháng. Có thể tạm tính dung tích chứa theo công thức (Dương Trọng Phỉ, 2003):

V (m3) = Số người trong hộ x 0,04

hoặc tiện hơn thì chọn thể tích khoảng 0,3 m3/hộ gia đình. Mỗi lần đi tiêu xong, dùng 1 chén (200 - 300 ml) tro bếp hoặc tro trấu để đổ vào hố tiêu làm tăng độ pH lên cao, giảm độ ẩm và mùi hôi, giúp tiêu diệt nhanh các tác nhân gây bệnh. Vách bên của hố chứa bố trí một cửa lấy phân. Cửa nên làm bằng một tấm dale bê-tông và nên trét kín bằng xi-măng non để dễ đập vỡ khi cần lấy phân đi, mặc dầu cách này hơi bất tiện trong việc lấy phân nhưng khá bảo đảm về mặt vệ sinh môi trường vì ruồi không vào được, hạn chế vi khuẩn phát triển và nước bẩn không rò rỉ ra ngoài.

• Máng dẫn nước tiểu sẽ được nối với một ống nhựa PVC chuyển ra ngoài

và được hứng bằng một cái thùng hoặc xô. Nước tiểu sẽ được đem "ủ

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

63

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hoai" dùng để bón cây trồng. Không trộn tro với nước tiểu vì nó sẽ làm tăng mùi khai của khí anomiac trong nước tiểu. Nước tiểu có thể đem ủ vào nơi ủ rác hữu cơ như rơm rạ, rác bếp, lá cây, phân trâu, bò, …

Cửa ra vào

Hố chứa 2 ngăn

Cửa lấy phân

Xô hứng nước tiểu

Bệ tiêu - tiểu

Nhà xí

Ống thông hơi

Hình 4.7: Phát họa phối cảnh một kiểu nhà tiêu VinaSanres

• Sau mỗi lần đi tiêu - tiểu thì nên dùng một ít nước để dội cho sạch và giảm mùi hôi. Chỉ đi tiêu vào 1 lỗ, lỗ kia đậy kín (có thể trét xi-măng non cho kín). Đậy kín lỗ tiêu sau khi đi tiêu để giảm mùi hôi và ngăn không cho ruồi vào.

• Giấy chùi nên bỏ riêng vào một thùng có nắp đậy, không nên bỏ vào lỗ tiêu

vì giấy hơi khó phân hủy mặc dầu là giấy mềm. Khi thùng giấy đã đầy thì đem ra ngoài đốt bỏ.

• Để ngăn chận ruồi phát triển, nơi ống thông khí cần có lưới bảo vệ. Phần

ngăn ruồi có thể tham khảo thêm ở Chương 5.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

64

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.4 NHÀ TIÊU NƯỚC Nhà tiêu nước (Aqua-prives) là loại nhà vệ sinh mà phần ống xả của bệ ngồi ngập trực tiếp (khoảng 10 - 15 cm) dưới mực nước của hầm chứa phân (hình 4.8 và 4.9). Loại nhà tiêu này không cần phải sử dụng nước nhiều, chỉ cần một lượng vừa đủ để có thể tống phân xuống hầm chứa từ ống xả của bể ngồi. Phần ra của nhà tiêu nước nối liền với phần đất thấm rút tốt.

Hình 4.8: Nhà tiêu nước (Nguồn: http://web.mit.edu/urbanupgrading/waterandsanitation/resources/)

Hình 4.9: Một kiểu bệ ngồi dùng cho nhà tiêu nước (Nguồn: ENSIC, Bangkok, 1987)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

65

37,5 cm

50 cm

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhà tiêu nước được xây dựng nhiều ở Nam Phi với tên gọi là Loflos. Theo trang web: http://www.local.gov.za người ta ghi nhận ưu điểm của nhà tiêu nước là rất tiết kiệm nước (mỗi lần dội chỉ dưới 1 lít nước), giá thành xây dựng rẻ và dễ lắp đặt. Tuy nhiên, nó có nhược điểm của nhà tiêu nước cần khắc phục là phải xách nước vào nhà tiêu và đổ vào thùng, thiết kế hầm chứa phân nhỏ thường mau đầy phải nạo vét, phần xả nước thường dễ hư hỏng và phần đường thấm ra phải lắp cẩn thận nếu không thường gặp tình trạng lầy lội (Hình 4.10).

Hình 4.10: Nhà tiêu nước ở Nam Phi

Một số vấn đề khi xây dựng nhà tiêu nước: • Điều quan trọng nhất là duy trì mực nước trong hầm chứa phân. Nếu mực

nước thấp hơn đầu ống xả thì mùi hôi sẽ bốc ngược lên trên, nguy cơ gây mất vệ sinh sẽ cao và ruồi, muỗi có thể vào hầm chứa phân để phát triển.

• Phải có người lo canh chừng mức nước trong hầm chứa phân (hình 4.11).

Hình 4.11: Thăm dò mực nước

• Cần phải có một lượng nước khoảng 6 lít/ngày.người cho loại nhà tiêu này.

• Đất ở nơi thoát nước phải là loại thấm rút được một cách vừa phải. Tốt nhất là loại đất cát có tốc độ thấm lớn trong khoảng 0,04 - 50 phút/cm.

• Khoảng cách tối thiểu từ nhà tiêu nước đến các nguồn nước khác được khuyến cáo là trên 10 m. Thường nhà tiêu nước phải xây dựng bên ngoài nhà ở.

• Hầm chứa phân phải xây dựng chắc chắn, chống việc rò rỉ nước ra khỏi hầm chứa gây tụt

giảm mực nước. • Chi phí xây dựng loại nhà tiêu này tương đối cao vì yêu cầu chất lượng tốt. • Sau một thời gian phải rút nước và bùn khỏi hầm chứa phân (hình 4.12).

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

66

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.5 chucác số lphảsônCáctình Cácnhàhìnhphâgianở Đtôngở cáhơn1:1,

-----Chư

Hình 4.12: Tháo sạch bùn và nước trong hầm chứa phân khi đầy

(Nguồn: http://www.lifewater.org/wfw/san1/san1o4.pdf)

NHÀ VỆ SINH CHO KHU DÂN CƯ VƯỢT LŨ Đặc điểm chính cho khu dân cư vượt lũ là mực nước ngầm và nước mặt

ng quanh khu dân cư rất cao, đôi khi vượt cao trình mặt đất tự nhiên, nhất là ở thời điểm đỉnh lũ, triều cường, mưa to. Người dân sống trong các khu này đa à nghèo, cuộc sống còn tạm bợ, khó khăn, do vậy việc xây dựng nhà vệ sinh i có thêm tiêu chí là rẻ tiền. Các khu này chủ yếu là các vùng lũ ở Đồng bằng g Cửu Long, Việt Nam (tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, …). quốc gia khác như Bangladesh, Angola, Mozambique, Nam Phi, … cũng gặp cảnh tương tự.

khu này nên xây dựng kiểu nhà xí nâng (Raised Latrine) hoặc còn có tên là xí bước (Step Latrine), có nơi còn có tên là nhà xí gò (Mound Latrine) (xem 4.13). Nên xây dựng sẵn các loại nhà xí này vào cuối mùa khô. Hố chứa

n đào sâu xuống lớp sét không thấm nước, tuỳ theo tình hình địa chất và thời ngâm nước lũ, hố chứa phân có thể sâu từ 1 - 3 mét. Các khu dân cư vượt lũ BSCL có thể đào ở độ sâu 1,5 - 2,5 mét. Hố có thể xây bằng gạch, đá, ống bê- đúc sẵn hoặc fecrociment. Nếu có thể trét bên trong một lớp dầu cặn, nhất là c khe nối. Đất đào hố chứa phân sẽ được sử dụng để đắp nền nhà xí cao

mặt đất khu vượt lũ đến 1,5 mét. Mái dốc bên đất đắp không nên vượt mức 5 để tránh trượt đổ. Nơi bệ ngồi phải cao hơn mức đỉnh lũ tối thiểu 0,5 mét.

---------------------------------------------------------------------------------------------------- ơng 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

67

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

0,5 m

Hầm chứa phân

Đất đắp

30 - 45°

Chất thải tích tụ

Mực nước ngầm max

Mực lũ max Bệ ngồi

0,5 m

Nhà xí

Hình 4.13: Nhà xí nâng kiểu gò

(Cải tiến từ kiểu của Franceys, Pickford & Reed, 1992) Hình trái: Phối cảnh nhà xí - Hình phải: Kết cấu mặt cắt đứng

(Vẽ lại từ website http://www.lboro.ac.uk/well/resources/fact-sheets/) Lưu ý:

• Có thể cải tiến nhà tiêu nước (phần 4.4) cho các khu ngập lũ, tuy nhiên việc xây dựng và quản lý có vẻ như không phù hợp với điều kiện ĐBSCL .

• Nên dùng thời điểm mùa khô để làm vệ sinh hầm chứa phân.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

68

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.6 NHÀ VỆ SINH TỰ HOẠI Phổ biến ở Việt Nam là nhà vệ sinh tự hoại 2 ngăn (Double-Vault Composting) hoặc 3 ngăn (Triple-Vault Composting) (hình 4.14 và 4.15). Hầm tự hoại 3 ngăn gồm:

• Ngăn chứa phân: có kích thước lớn nhất, chiếm 2/3 dung tích hầm. Nơi đây là nơi tích trữ phân. Phần xác bã phân (phần bùn) và các chất váng nổi, bọt bị giữ lại bên ngăn chứa phân.

• Ngăn lọc: chiếm 3/4 thể tích còn lại, nơi này chỉ nhận nước từ ngăn chứa phân đi qua bằng các lỗ thông bên vách.

• Ngăn khử mùi: chứa đầy than cây (có dằn đá 4 x 6 bên trên để giữ cho than không bị nổi lên). Nước từ ngăn lọc đi ngược lên trên qua than sẽ bị hấp thu mùi hôi trước khi xả ra bên ngoài.

Loại hầm tự hoại 2 ngăn có kết cấu tương tự như loại hầm tự hoại 3 ngăn nhưng không có ngăn thứ 3 là ngăn khử mùi. Ống xả ra ngoài nên cho đi vào một lớp cát, sạn để được lọc một lần nữa trước khi đổ ra môi trường. Phần nối giữa ngăn chứa phân với ngăn lọc và ngăn khử mùi cũng như nơi xả ra ngoài nên để một ống cút hình chữ T để phân cách phần váng nổi và phần bùn. Phía trên hầm tự hoại nên làm một tấm dale bê-tông cốt thép. Tấm dale này cần làm chăc chắn, có bề dày ít nhất là 8 cm, dùng loại vữa bê-tông mác 150 trở lên, thép bố trí bên trong nên là loại thép Φ 8 - 10 đan theo hình lưới vuông có khoảng cách 10 x 10 cm. Khi đổ dale nên chú ý vị trí lỗ đặt bàn cầu, lỗ hút phân (sẽ được bít kín bằng xi-măng non sau, khi hố chứa phân đầy, người ta phá lỗ này để xe hút hầm cầu có thể đưa ống vào để hút bùn trong ngăn chứa phân) và lỗ đặt ống thông khí.

PHO

TO: L

Ê AN

H T

UẤN

Lỗ thông nước

Lỗ thông khí

Ngăn khử mùi

Ngăn lọc

Nơi xả nước

Ống dẫn chất thải Ngăn chứa phân

Hình 4.14: Kết cấu một hầm chứa tự hoại đang quá trình xây dựng

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

69

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ống thông khí Nắp đậy

dùng để hút hầm cầu Ống nối bệ xí

Tấm đậy bê-tông cốt thépdày 8-10 cm, mác 150

Đá 4 x 6 để dằn than

Ngăn chứa Cửa

thông khí Than cây

Ống xả tràn Ngăn khử mùi

Ngăn lọc

Cửa thông nước

Tấm dale BTCT có

khoét lỗ ở đáy

Hình 4.15: Phối cảnh hầm chứa tự hoại 3 ngăn

min. 30 cm min. 8 cm

2/5 chiều sâu lớp nước

Ngăn 2: 1/3 chiều dài

Ngăn 1: 2/3 chiều dài

Độ

sâu

lớp

nước

Phần nước trong

Bùn lắng

Váng nổi

Nắp đậyNắp đậy Vách ngăn

Ống ra Ống vào

Hình 4.16: Mặt cắt dọc hầm chứa tự hoại 2 ngăn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

70

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.7 GÒ LỌC Gò lọc (mound) là một hệ thống xử lý nước thải nhà vệ sinh bằng phương pháp thấm lọc qua đất được xây dựng trên nền đất cát xếp lớp. Phương pháp xử lý nước thải bằng gò lọc được phát triển vào đầu thập niên 1970 tại Đại học Wisconsin (Mỹ). Gò lọc được sử dụng hiệu quả ở:

• các vùng đất thấm rút chậm được;

Kvxp Tbs

--C

• các vùng đất thấm rút cạn trên nền đá;

• các vùng đất thấm rút được với mức nước ngầm cao trong mùa mưa.

Hình 4.16: Sơ đồ bố trí gò lọc trong xử lý nước thải nhà vệ sinh

ích thước gò lọc xê xích trong khoảng 8 - 10 m chiều rộng, 35 - 40 m chiều dài à khoảng 0,5 - 0,8 m chiều cao. Tuyến bố trí gò là nơi thấp hơn khu vực nhà ở, a nguồn lấy nước, độ dốc khoảng 12%. Đất đắp cho gò lọc là các loại đất cát, cát ha thịt hoặc sét, nơi lỗ ra của ống bơm nước có rải sạn sỏi hoặc cát thô.

Giới hạn tầng đất

Sạn sỏi Cát sỏi Mặt đất

Đất đắp

0,5 - 0,8 m

0,5 - 0,8 m

Ống dẫn nước thải từ toilet

Hình 4.17 : Mặt cắt ngang gò lọc

a có thể cho nước thải từ nhà vệ sinh qua bể tự hoại, sau đó chuyển sang bể ơm chuyền và từ đây nước thải được bơm vào gò lọc trên mặt đất. Sơ đồ như au:

Máy bơm

Dòng vào

Bùn cặn

Váng nổi GÒ LỌC

Sạn sỏi

Tầng đất nện chặt

Cát

Vải đậy Ống quan sát

Bể tự hoại

Bể bơm chuyền

Hình 4.18: Mặt cắt ngang một hệ thống gò lọc (Nguồn: Converse and Tyler, 1990)

------------------------------------------------------------------------------------------------------- hương 4: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN CÓ DÙNG NƯỚC

71

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG

===

5.1 văntạmnhànhà(co Nhàlý, thưbị đ Việkémđượbãingạlàmdịchsinh

5.2 chuvà thuvà đếnthể

----Chư

===========================================================

VẤN ĐỀ Có nhiều khu vực đông người (như trường học, chợ, sân vận động, nhà

hóa nông thôn,…) hoặc điều kiện kinh tế nghèo nàn, đất đai khó khăn, nơi cư như các khu có thiên tai (lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn, …), ta khó có thể xây vệ sinh cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình được mà phải xây dựng một loạt vệ sinh cộng đồng hoặc nhà vệ sinh tập thể, nhà vệ sinh công cộng mmunal sanitation).

vệ sinh cộng đồng hoặc tập thể có tần số sử dụng cao nên thường khó quản dễ mất vệ sinh và mau hư hỏng do nhiều người sử dụng, sự tự giác chung ờng không cao. Do vậy, nhà vệ sinh tập thể cần phải xây dựng chắc chắc, thiết ơn giản, dễ sửa chữa và thay thế.

c xây dựng nhà vệ sinh nông thôn không phải là vấn đề khó khăn và quá tốn . Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tập quán một số nơi ở vùng nông thôn phải c điều chỉnh: như vận động bỏ thói quen đi đồng, đi trên sông, trên ao, … bừa

. Tâm lý làm nơi vệ sinh tạm bợ, qua quít cũng tồn tại khá phổ biến. Một số nơi i tốn kém, phiền phức. Một số nơi biết tận dụng nguồn phân và nước tiểu để phân bón nhưng chưa biết cách ủ hoai một cách vệ sinh khiến thỉnh thoảng bệnh có cơ hội bùng phát và gây ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng nhà vệ còn có ý nghĩa: Tính văn hóa: Việc xây dựng nhà vệ sinh giúp người dân nông thôn có cơ

hội hưởng thêm tiện nghị cuộc sống, phần nào có tính thẩm mỹ, sạch sẽ vệ sinh, tăng cường quan hệ cộng đồng.

Giảm các khó khăn cho người dân: nhờ có nhà vệ sinh người dân bớt vất vả, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên không được thuận tiện như thiếu nguồn nước, vùng mưa lũ hoặc hạn hán. Hạn chế việc phải đi ra đồng trong mùa mưa gió, đêm tối, …

Có thể giúp tăng thu nhập - giảm chi phí sản xuất: nhờ cách tận dụng nguồn chất thải của con người, các gia đình nông dân có thể làm phân compost để bón cây, lấy khí biogas, nuôi cá, nuôi trùn cho gà vịt, ….

Môi trường sạch hơn: Nhờ có nhà vệ sinh xây dựng đúng cách, việc ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí giảm đáng kể giúp môi trường sạch hơn.

CÁC XEM XÉT KHI QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG Khi quy hoạch bố trí nơi xây dựng nhà vệ sinh tập thể cần có sự tham khảo

ng cho cả cộng đồng, đặc biệt là các vùng có nhiều tập quán, trình độ văn hóa nhận thức về môi trường khác nhau. Việc phối hợp giữa chính quyền, nhà kỹ ật, nhà kinh tế, chuyên gia về y tế và cộng đồng tạo điều kiện các bên hiểu biết thông cảm nhau hơn trước khi có được kết luận cuối cùng. Sơ đồ các bước đi quyết định sau cùng như hình 5.1. Trong giai đoạn thiết kế nhà vệ sinh tập , cần lưu ý các điểm sau:

----------------------------------------------------------------------------------------------------- ơng 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

72

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Đảm bảo có đủ chỗ cho nhu cầu vệ sinh cho mọi người. Mức thiết kế tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng và tài chính nhưng không được quá 20 người cho mỗi nhà vệ sinh trong trường hợp khẩn cấp và tạm bợ.

• Nơi xây dựng nhà vệ sinh tập thể phải đặt tại vị trí thuận lợi cho đa số người sử dụng.

• Cần riêng biệt chỗ cho bên nam và bên nữ. Cần thiết phải có chữ và hình chỉ dẫn để dễ phân biệt. Đôi khi có nơi ưu tiên cho người tàn tật (Hình 5.2).

• Phải thiết kế các ngăn riêng biệt, mỗi ngăn phải có một cánh cửa có then gài bên trong cho tiện kín đáo khi có người sử dụng.

• Lưu ý các thuận lợi sử dụng cho trường hợp đêm tối, khi mưa bão, cho người đau ốm, người gia, trẻ em, …

• Có đủ nước để bảo đảm cho việc dội rửa sau mỗi lần sử dụng. • Có đủ ánh sáng. • Nên nhớ là hầm chứa ở nhà vệ sinh tập thể thường khó nâng cấp, không

cần thiết phải thiết kế quá lớn, quá tốn kém, … Vấn đề này tùy thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế của cộng đồng.

• Nếu thuê được các lao công phụ trách vệ sinh nên trả lương khá cho họ để khuyến kích họ làm tốt công việc của mình.

• Người phụ trách quản lý cộng đồng nên kiểm tra định kỳ nhà vệ sinh và các thiết bị đi kèm để đảm bảo sự bảo dưỡng tốt.

• Phải có hệ thống tiêu thoát nước thải sau nhà vệ sinh.

Bảng 5.1: Các số liệu cần thu thập khi xây dựng nhà vệ sinh cộng đồng Lãnh vực Loại số liệu

Khí tượng - Thủy văn

• Sự thay đổi nhiệt độ theo mùa • Sự thay đổi luồng gió và tốc độ gió theo mùa • Phân bố lượng mưa trong năm • Chất lượng nước sông, ngập lũ, biến động thủy triều • Địa chất thủy văn

Vị trí công trình

• Bản đồ vị trí, địa hình • Tính chất đất nền • Khoảng cách đến các công trình, nhà cửa khác • Các nguồn vật liệu xây dựng

Dân sinh - kinh tế

• Dân số hiện tại và dự kiến cho ít nhất 5 năm sau • Mật độ và phân bố dân cư theo nghề nghiệp • Loại nhà của cư dân (giàu, trung bình, nghèo) • Tình hình sức khoẻ dân cư (theo tuổi) • Các mức độ thu nhập • Kỹ năng lao động ở cộng đồng • Cơ sở hạ tầng hiện tại (điện, nước, trạm, trại, …) • Thống kê trình độ học vấn của cư dân • Các tổ chức quần chúng, tôn giáo

Vệ sinh - Môi trường

• Tình hình cấp nước sinh hoạt • Các nguồn ô nhiễm hiện có và tiềm ẩn • Vị trí các bãi rác • Các nhà vệ sinh hiện có • Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải • Thói quen vệ sinh của người dân

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

73

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hi

Cộng đồng bình chọn phương án tối ưu

Bước 6

Chuẩn bị bảng phân tích tài chính cho các phương án khả t

Bước 5

Thỏa thuận các kiểu bố trí và sự tham gia của cộng đồng địa phương

Chuẩn bị bản thiết kế cuối cùng và thành lập giá đơn vị cho các phương án khả thi

Bước 4

Bước 1 Khảo sát các điều kiện tự nhiên, môi trường và hình thành bảng mô tả sức khoẻ cộng đồng

Thu thập các thông tin kinh tế ở mức độ vĩ mô

Tư vấn cho cộng đồng để thu thập thông tin về tình hình thực tại và mong muốn chung

Cho ý kiến thực tế và mong muốn

Bước 2 Định danh và chi phí các phương án khả thi theo kỹ thuật và y tế

Xác định các giới hạn và ràng buộc về kinh tế

Liệt kê các phương án khả thi về xã hội và tổ chức

Cho ý kiến

Cho ý kiến

Xác định khả năng đóng góp của cộng đồng và mức độ nổ lực

Chuẩn bị bảng tóm tắt các phương án khả thi

Bước 3

Đại diện cộng đồng/ Đoàn thể

Chính quyền/ Nhà tư vấn

Nhà kinh tế / Nhà tài trợ

Kỹ sư Môi trường/ Chuyên gia Y tế

Hình 5.1: Cấu trúc đề xuất cho nghiên cứu khả thi Quy hoạch vệ sinh

(Nguồn: John M. Kalbermatten et.al, 1982)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

74

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 5.2: Dấu hiệu chung chỗ vệ sinh nam - nữ (trên)

Dấu hiệu phân biệt nam - nữ - người tàn tật (dưới)

Một số tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cộng đồng (trích tài liệu của Tam, 1983):

• Theo Oxfam: Nhà vệ sinh có thể lắp đặt trong 1 ngày và có thể phục vụ cho qui mô 500 người với tuổi thọ 5 - 10 năm. Loại này khá đắt tiền với các vật liệu xây dựng cực tốt dạng tiền chế.

• Theo NEERI: Nhà vệ sinh công cộng kết hợp với nhà tắm và các vòi

cấp nước cho giặt giũ. Khả năng phục vụ cho 200 người hoặc 35 - 40 hộ gia đình.

• Theo Ethiopia: Mổi cụm nhà vệ sinh phục vụ cho 600 người dùng mỗi

ngày. Sử dụng loại nhà tiêu nước (aqua-prives). • Theo Congo: Thiết kế cho khoảng 350 người cho mỗi cụm nhà vệ

sinh công cộng loại nhà tiêu nước 2 hộc. • Theo Zambian: Mỗi cụm nhà vệ sinh thiết kế cho khoảng 3 - 4 gia đình

với nhà vệ sinh với các phòng nhỏ, có cửa chung.

Qua nhiều kinh nghiệm và bài học đã đúc kết, muốn đạt được các thành công nhất định theo mong muốn phát triển nông thôn, chiến lược quan trọng nhất là "lấy con người và cộng đồng của họ sinh sống làm trọng tâm các định hướng". Ý nghĩa chính của câu này là nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người dân ở cơ sở và giúp người dân chuyển hướng tư tưởng từ sự chờ đợi thụ hưởng các ích lợi xã hội một cách thụ động sang chủ động tham gia các hoạt động của dự án. Người dân có thể tự đánh giá thực trạng hiện tại của họ và định hướng cho số phận của họ trong tương lai. Cấp nước và vệ sinh môi trường cho nông thôn và miền núi là một trong những chương trình phát triển nông thôn mang tính cộng đồng cao. Sự tự phát và buông lỏng quản lý thường dẫn đến các nguy hại cho cộng đồng như phát sinh bệnh tật và mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

75

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Việc phát triển nhà vệ sinh nông thôn thường được khởi xướng, đỡ đầu và khuyến khích bởi 4 nhóm tổ chức sau:

1. Các cơ quan nhà nước trung ương, tỉnh thành và địa phương. 2. Các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức tài trợ các nước phát triển của

các Chính phủ bên ngoài . 3. Các tổ chức Phi Chính phủ (Non-Government Organizations - NGOs),

các tổ chức Thiện nguyện tư nhân, các tổ chức xã hội, tôn giáo. 4. Các tổ chức cộng đồng hay các nhóm cộng đồng ở địa phương.

Các tổ chức này có thể hoạt động riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau. Một trong các nhiệm vụ của tổ chức này và lắng nghe các ý kiến phản hồi của người dân, đưa ra các khuyến cáo hỗ trợ và giáo dục ý thức vệ sinh cộng đồng, đặc biệt cho nhóm phụ nữ và trẻ em. Một thiết kế, xây dựng và quản lý nhà vệ sinh cộng đồng tốt cần quan tâm đến 4 tiêu chí sau (hình 5.3):

1. Giảm ô nhiễm môi trường, cụ thể là ô nhiễm không khí do mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước như nước nhiễm phân, nhiễm trùng và ô nhiễm đất như sự gia tăng nitrit, nitrat quá nhiều.

2. Ngăn ngừa sự phát tán của mầm bệnh như sán lãi, kiết lỵ, thương hàn, dịch tả, ... Đi tiêu bừa bãi là một trong các nguồn giúp ruồi phát triển.

3. Tái sử dụng dưỡng chất từ phân và nước tiểu nhằm trả lại và bổ sung độ phì nhiêu cho đất và cây trồng.

4. Gia tăng tính văn hóa, kín đáo, sạch sẽ cho cộng đồng chung, được đa số tập thể trong cộng đồng chấp nhận và ủng hộ.

GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

THỂ HIỆN TÍNH VĂN HÓA

NGĂN NGỬA MẦM BỆNH

TÁI SỬ DỤNG DƯỠNG CHẤT

Hình 5.3: Bốn tiêu chí cho việc xây dựng và quản lý nhà vệ sinh nông thôn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

76

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.3 MỘT SỐ KIỂU NHÀ VỆ SINH TẬP THỂ 5.3.1 Hố vệ sinh kiểu rãnh trong trường hợp khẩn cấp Trong các trường hợp khẩn cấp như thên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, ... trong khi chờ đợi sự cứu trợ ở nơi khác đến, để tránh dịch bệnh lan tràn trong cộng đồng, có thể tạo ra hố vệ sinh kiểu rãnh (trench) như sau:

Các đống đất đào từ hố để lấp phân sau mỗi lần đi tiêu

Chiều dài rãnh 5 m/100 người

Khung bao che đặt trên miếng ván

0,75 m

0,50 m

1,00 m

Hình 5.4: Hố vệ sinh kiểu rãnh trong trường hợp khẩn cấp

Việc thực hiện như sau:

• Chọn một vị trí thuận lợi, xa nguồn nước. • Đào một cái rãnh rộng 1 m, đáy 0,5 m, sâu 0,75 m như hình 5.2. Chiều dài

rãnh tùy theo số người sử dụng, có thể ước chừng 5 m dài cho 100 người sử dụng.

• Đặt các tấm ván trên hai bờ rãnh và làm các khung bao che bằng gỗ ván, lá lợp hoặc thùng cạt tông. Trường hợp không có ván, có thể thay thế bằng các loại cây dài, tương đối vững chắc, bắc song song.

• Đất đào rãnh được tập trung hai bên bờ rãnh, nếu có điều kiện đổ thêm một ít vôi bột hoặc tro trấu, ... Người sử dụng có nhiệm vụ dùng xẻng để lấp phân của mình sau mỗi lần đi tiêu để giảm mùi hôi và ruồi.

• Trẻ em không nên sử dụng loại hố vệ sinh này, nên cho các cháu dùng bô, sau khi đi tiêu thì đổ xuống rãnh và lấp đất lại.

• Khi rãnh còn chừng 0,25 m là tới mặt đất thì lấp đất lại, nén chặt xuống, cấm bảng báo cho người khác biệt và không đào xới chỗ này trong vòng 2 năm.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

77

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.3.2 Một số kiểu nhà vệ sinh cộng đồng Hiện nay, nhiều quốc gia đã có nhà vệ sinh công cộng dạng di động, gọn nhẹ, vật liệu phổ biến là plastic, composit. Loại này phù hợp cho những chỗ đông người qua lại như đường phố,quảng trường, nơi hội họp, meeting, diễn lễ hội thể thao, văn nghệ, hội chợ, ... Loại nhà vệ sinh di động này có hộc tự hoại chứa phân và nước tiểu .

Phot

o: L

Ê AN

H T

UẤN

, 200

5

Hình 5.5: Nhà vệ sinh công cộng di động

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

78

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhà vệ sinh cộng đồng có nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy theo cách thiết kế, tập quán địa phương. Trên cơ sở các kiểu nhà vệ sinh đơn, nhà vệ sinh cộng đồng có qui mô lớn hơn nhưng vẫn theo một qui tắc chung là các đường dẫn phân, nước tiểu, nước thải rửa đều tập trung gom về một hoặc hai hố chung. Nhiều nơi còn bố trí nhà tắm, nhà giặt rửa ở nhà vệ sinh tập thể, cần lưu ý là nước từ nhà tắm, nhà giặt rửa phải dẫn thoát bằng một đường riêng không để chảy vào nơi chứa phân, nước tiểu để tránh xà-phòng, chất giặt tẩy, ... làm hủy hoại vi sinh vật trong hố chứa. Qui mô nhà vệ sinh có thể là phục vụ cho từ 25 - 50 người một khối vệ sinh, có thể ít hơn chỉ vài 10 - 20 người. Tổ chức Oxfarm cũng từng thiết kế loại nhà vệ sinh chung cho các vùng bão lụt ở Bangladesh với qui mô phục vụ khoảng 500, 1000, 1500 người. Thông thường, với mật độ 200 - 500 người/hecta thì nên làm một khối nhà vệ sinh chung. Tại Zambia, cứ mỗi 3 - 5 gia đình cùng nhau làm một nhà vệ sinh chung theo kiểu nhà tiêu nước, kết hợp với nơi bố trí chỗ rửa tay, đi vào bằng một lối đi chung và mỗi phòng vệ sinh có cửa riêng. Hố chứa nước - phân có sàn đáy đổ bê tông cốt thép chắc chắn, tường bọc quanh xây gằng gạch trên nền đáy bê-tông, các tường ngăn c4ng xây bằng gạch có bố trí lỗ thông khí và thông sáng, mái lợp tole, cửa ra vào làm bằng gỗ, chỗ ngồi vệ sinh kiểu ngồi xổm đúc bê-tông, ống dẫn phân xuống có đầu ra ngập hoàn toàn trong nước ở hố chứa (Hình 5.6).

Hình 5.6: Một kiểu nhà vệ sinh cộng đồng ở Zambia

(Nguồn: ENSIC, 1987)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

79

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 5.7 là một kiểu nhà vệ sinh cộng đồng, nơi đây bố trí nhà tiêu, máng tiểu, nhà tắm, nơi giặt giũ, bàn để áo quần và phòng cho người phụ trách vệ sinh. Nam nữ sử dụng tách biệt. Tuyến thoát nước thải chạy xuyên qua trung tâm nhà vệ sinh. Hố phân cũng bố trí dưới tuyến trung tâm nhà. Nơi có mật độ người cao (khoảng 1.000 người/hecta) nên bố trí một nhà vệ sinh kiểu như thế này. Khoảng cách đề nghị cho đi bộ đến nhà vệ sinh từ nơi ở gần nhất chừng 100 m để người dân có thể đi đến trong vòng 1 - 2 phút với tốc độ 5 km/giờ (theo tài liệu của John M. Kalbermaten et al, 1982).

Tuyến thoát

nước thải

Mán

g tiểu

Phòng người phục vụ vệ sinh

Chậu giặt Chậu giặt

Bàn lựa đồ Bàn lựa đồ

Bồn rửa tay Bồn rửa tay

Nhà

tiêu

(d

ành

cho

nam

)

Nhà

tiêu

(d

ành

cho

nữ)

Phòn

gtắ

m

Phòn

g tắ

m

Lỗ gom đất đen

Đường giới hạn mái che

Máng tiểu (dùng ban đêm)

Hình 5.7: Sơ đồ bố trí mặt bằng cho một nhà vệ sinh công cộng tiêu biểu (Nguồn: M. Kalbermaten et al, 1982)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

80

Page 85: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình 5.8 (a): Nhà vệ sinh tập thể cho học sinh ở làng Marachipatti, Ấn Độ

Hình 5.8 (b): Bản vẽ nhà vệ sinh trường học làng Marachipatti, Ấn Độ

(Nguồn: Trung tâm Công nghệ Nhà vệ sinh Gramalaya, Ấn Độ)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

81

Page 86: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.4 XỬ LÝ PHÂN & NƯỚC TIỂU NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG Có 2 chọn lựa khi xử lý phân và nước tiểu:

• Tách phân và nước tiểu riêng biệt để xử lý; • Phân và nước tiểu được tập trung vào một chỗ để xử lý.

Việc chọn lựa tách phân và nước tiểu chỉ được thực hiện trong điều kiện có người chuyên đi lấy chất thải và xử lý. Việc này khá mất thời gian, công sức và môi trường có thể bị ảnh hưởng nếu xử lý không tốt nhưng bù lại nông dân có thể tận dụng chất thải để làm phân bón, nuôi cá, nuôi trùn đất, ... Khi chọn phương cách này thì khi thiết kế nhà vệ sinh phải làm đường dẫn riêng biệt cho phân và nước tiểu như loại hố xí 2 ngăn phổ biến ở miền Bắc Việt Nam hoặc ở các vùng quê của Trung Quốc trước đây. Trường hợp tập trung phân và nước tiểu vào một bể chứa riêng thì có thể làm theo kiểu bể tự hoại 3 ngăn hoặc xử lý qua đất như gò lọc (xem chương 4). Tốt nhất là làm đường dẫn vào một hầm biogas vừa giải quyết được vấn đề môi trường, vừa tạo nguồn năng lượng và phân bón cho nông thôn như đề xuất ở mô hình VACB (Hình 5.9).

Hình 5.9: Mô hình VACB thâm canh hợp sinh thái (Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường và Năng lượng mới, Khoa Công nghệ,

Đại học Cần Thơ)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

82

Page 87: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.5 MỘT SỐ BÀI TOÁN LAO ĐỘNG CHO NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG Bài toán 1: Tính dung tích chất thải (phân và nước tiểu) ra ở mỗi hộ gia đình sau 3, 4, 5, 7, 10 và 15 ngày -nếu lấy số ngày này (n ngày) làm thời gian thu gom- thì dung tích chất thải là bao nhiêu? Lời giải 1: Lấy lượng thải lớn nhất mà mỗi người có thể thải trong ngày là 1,50 lít/ngày thì dung tích sau n ngày sẽ là:

Số ngày Số người 3 4 5 7 10 15

2 9,0 12,0 15,0 21,0 30,0 45,0 3 13,5 18,0 22,5 31,5 45,0 67,5 4 18,0 24,0 30,0 42,0 60,0 90,0 5 22,5 30,0 37,5 52,5 75,0 112,5 6 27,0 36,0 45,0 63,0 90,0 135,0 7 31,5 42,0 52,5 73,5 105,0 157,5 8 36,0 48,0 60,0 84,0 120,0 180,0 9 40,5 54,0 67,5 94,5 135,0 202,5

10 45,0 60,0 75,0 105,0 150,0 225,0 Toán đồ:

Dung tích chất thải người sau n ngày

0

50

100

150

200

250

2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số người/hộ

Dung

tích

thải

(lít) 3 ngày

4 ngày5 ngày7 ngày10 ngày 15 ngày

Từ bảng này, ta có thể tính ra tổng dung tích lượng chất thải cho một cộng đồng có nhiều hộ, bằng cách lấy số người trung bình/hộ nhân với số lượng chất thải ra tương ứng với thời kỳ thu gom và số lao động cần thiết. Ví dụ: Một cộng đồng có 50 hộ sử dụng hố xí thùng để thu gom chất thải làm phân bón, cứ 5 ngày có người đi gom một lần, mỗi người thu gom chở được 300 L, tính số công lao động cần thiết cho tháng? Cho biết trung bình mỗi hộ có 4 người sinh sống. Số công lao động mỗi lần gom cho 50 hộ (dùng bảng trên cho 4 người và 5 ngày) (30 L/hộ x 50 hộ)/ 300 L/công = 5 công lao động/lần Mỗi tháng có 30 ngày/5 ngày = 6 lần thu gom. Vậy tổng số công lao động mỗi tháng là: 5 công lao động/lần x 6 lần = 30 công lao động.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

83

Page 88: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài toán 2: Một khu dân cư vượt lũ có dân số 12.000 người. Để tránh chất thải người thấm vào nền đất và nước ngầm gây ô nhiễm, người ta xây các hầm chứa phân bằng cách chồng 4 ống bê-tông cốt thép đúc sẵn có đường kính là 1 m và chiều cao là 0,5 m lên với nhau và dùng vữa xi-măng gắn kết. Đáy hầm được bít kín và trên hầm xây nhà xí cho mỗi 6 người sử dụng. Sau 4 tháng thì hầm đầy khoảng 85%. Khi đó, người ta dùng xe hút hầm cầu loại 3 m3 đến hút và mang đi nơi khác. Xác định: 1. Số hầm chứa phân cần có? 2. Số lượng ống bê-tông? 3. Số lượng chất thải có được trong 1 năm? 4. Số lượt xe hút hầm cầu cần thiết cho khu dân cư này? 5. Tính số xe hút cần thiết, cho biết luật lao động qui định công nhân làm việc 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần. Thời gian xe hút hầm chứa và chuyển đi nơi khác rồi quay lại mất 4 giờ. Cho phép số xe dự trữ cho trường hợp sửa chữa và bảo dưỡng là 10%. Lời giải 2: 1. Có 6 người chia nhau sử dụng 1 nhà xí, vậy với 12.000 người sẽ cần:

Số hố xí = 6000.12 = 2.000 cái

2. Mỗi hầm chứa có 4 ống bê-tông, vậy 2.000 hầm sẽ cần: Số ống = 2.000 x 4 = 8.000 ống 3. Dung tích 1 hầm chứa:

V = ( ) =×××=× 45014143

422 ,,h× Dπ 1,57 m3

Sau 4 tháng thì hầm đầy 85%, mỗi năm có 3 lượt hút, vậy trong 1 năm sẽ có lượng chất thải toàn khu dân cư: W = 1,57 × 0,85 × 3 × 2000 = 7.980 m3 4. Mỗi xe có dung tích 3 m3, vậy số lượt xe hút hầm cầu làm việc trong 1 năm:

X = 3980.7 = 2.660 lượt.xe

5. Tính số ngày công xe hút hầm cầu: Số ngày làm việc trong 1 năm là 52 tuần x 5 ngày/tuần = 260 ngày. Số lượt hút/xe trong 1 ngày = 8/4 = 2 lượt/ngày Số lượt xe hút trong 1 năm = 260 x 2 = 520 lượt Số xe hút hầm cầu cần thiết, kể cả 10% dự trữ:

N = 101520660 ,.

×2 = 5,62 xe

Làm tròn 6 xe.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

84

Page 89: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.6 CHI PHÍ VÀ ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH Giá thành xây dựng cho một nhà vệ sinh nông thôn là câu hỏi được nhiều người dân và cán bộ quan tâm khi đề cập đến vấn đề này. Thực tế, khó có một bảng giá chung cho tất cả mọi đối tượng và khu vực. Tổng chi phí cho một nhà vệ sinh nông thôn bao gồm:

• Quy mô xây dựng nhà vệ sinh (lớn hay nhỏ theo số người sử dụng); • Địa điểm đặt nhà vệ sinh (gần hay xa nguồn cung cấp vật liệu xây dựng); • Loại vật liệu xây dựng (bê-tông cốt thép, gạch xây, vữa xi-măng, cây gỗ,

tranh tre, tole nhựa, tole tráng kẽm, giấy dầu lợp nhà, bệ xí, ống dẫn, …). Giá vật liệu và thiết bị vệ sinh tùy thuộc vào chất liệu và kiểu dáng;

• Chi phí chuyên chở (bằng xe, ghe xuồng, tự mang vác); • Chi phí nhân công (sử dụng chính lao động gia đình, làng xóm hay phải

thuê mướn); • Có phải vay nợ ngân hàng để xây dựng nhà vệ sinh hay không? • Khả năng tận dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương?

Dưới đây là một số định mức xây dựng

Bảng 5.2: Bảng ước tính công lao động (công/m3) cho việc đào đắp đất (chuyển dịch trong vòng 10 m)

Cấp đất Công việc Chiều sâu đào (m) I II III IV

≤ 1 0,56 0,82 1,24 1,93 Đào đất ≤ 2 0,62 0,88 1,31 2,00

Đắp đất 0,51 0,60 0,67 0,67

Bảng 5.3: Công việc xây tường (tính cho 1 m3 tường, chiều cao dưới 4 m, công chuyển dịch trong vòng 10 m)

Vật tư Đơn vị Tường 110 (mm) Tường 220 (mm) Gạch ống viên 650 550 Vữa m3 0,23 0,29 Cây chống cây 0,5 0,5 Gỗ ván m3 0,003 0,003 Nhân công công 2,41 1,92

Bảng 5.43: Cấp phối vữa cho 1 m3 (dùng xi-măng P.300)

Mác vữa Vật tư Đơn vị 25 50 75 100 125 150

Xi măng kg 101 182 257 328 384 435 Cát vàng m3 1,3 1,2 1,1 1,0 1,0 0,9

Bảng 5.5: Cấp phối bê-tông mác 200

(dùng đá đăm 1 x 2 cm, cát vàng, tính cho 1 m3 bê-tông) Vật tư Đơn vị Xi-măng PC.30 Xi-măng PC.40

Xi măng m3 325 283 Cát vàng m3 0,4 0,4 Đá dăm m3 0,8 0,8

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

85

Page 90: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.7 CHỌN LỰA CÁCH Ủ PHÂN COMPOST Ủ phân compost là một trong các biện pháp biến các chất thải hữu cơ thành chất vô cơ. Các gia đình nông dân có thể ủ phân compost bằng các loại phân người, gia súc (heo, bò, gà, …), rác thải, thức ăn thừa, rơm rạ, cây cỏ, … Chương 3 cũng đã phân tích các ích lợi và nhược điểm của việc ủ phân compost. Việc chọn lựa loại hình nhà xí có ủ phân compost hay không nên theo hướng dẫn của ENSIC:

khác

Hố xí 2 ngăn với thùng

chứa hữu cơ

Không

Không

Không

Không

Hố xí 2 ngăn có thùng xả

nước

Hố xí 2 ngăn có tách biệt nước tiểu

Chọn lựa Không

Hố xí 2 ngăn hiếu khí

Việc đảo trộn phân ủ có thể

thực hiện bằng tay ?

Có đủ nước không?

Đất có đủ khả năng thấm rút

không?

Có đủ chất thải hữu cơ để

ủ không?

Có nhu cầu dùng phân ủ

không?

Hình 5.10: Lưu đồ lựa chọn các loại nhà xí 2 ngăn (Nguồn: ENSIC, Bangkok,1987)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

86

Page 91: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Có nhiều cách ủ phân compost. Phổ biến nhất là sử dụng: • nhà xí 2 ngăn: như kiểu thông dụng ở miền Bắc Việt Nam: một ngăn sử

dụng và một ngăn ủ (xem chương 3); • cách ủ phân theo kiểu nông dân Trung quốc: Dùng 4 loại nguyên liệu:

phân người, phân gia súc, đất bột và rác. Trộn các nguyên liệu ủ với nhau và đắp thảnh luống dài cao khoảng 15 cm như hình dưới. Dùng 4 thanh tre (có đường kính khoảng 70 - 100 mm) gát trên mặt với khoảng cách chừng 90 cm. Dùng 4 thanh tre khác gắn theo chiều thẳng dứng ở góc giao nhau của 4 thanh nằm. Đắp tiếp lên luống 50 cm đất và phân trộn (theo tỉ lệ gần đúng 2/3 đất + 1/3 phân). Nện chặt luống và tưới thêm nước nếu thấy quá khô. Sau đó, đắp lên trên một lớp đất. Khi luống ủ đã ráo khô nước thì nhẹ nhàng rút các thanh tre ra để tạo các lỗ thông khí.

Phân trộn để ủ

Các thanh tre gác thẳng góc

75 cm 90 cm

15 cm

Luống ủ sau khi rút các thanh tre

Hình 5.11: Cách ú phân compost của nông dân Trung quốc Các lỗ ở luống phân ủ sẽ giúp không khí vào bên trong tạo điều kiện cho quá trình phân hủy hiếu khí. Khi thời tiết lạnh thì ban đêm bịt kín các lỗ bằng đất để ngăn sự mất nhiệt. Trái lại, vào mùa khô nóng, khi nhiệt độ lên đến 50°C thì các lỗ cũng được bít lại để ngăn sự bốc hơi và hạn chế sự mất đạm. Mùa lạnh, giữ cho độ ẩm trong luống ủ khoảng 30%, trời mát thì có thể duy trì độ ẩm khoảng 40% và mùa khô nóng thì giữ cho độ ẩm trong luống khoảng 50%. Nhiệt độ khi ủ phân compost có thể đạt 50 - 60 °C. Khoảng sau 20 ngày (mùa nóng) đến 60 ngày (mùa lạnh) thì luống ủ phân đã có thể dùng để bón cho cây trồng.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

87

Page 92: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.8 CÁCH CHỐNG RUỒI Hố xí là nơi hấp dẫn cho sự gia tăng quần thể ruồi phát triển, đặc biệt là ruồi nhà (House Fly - Musca domestica). Ruồi cũng thích đến sinh sôi ở các nơi chứa rác, nơi chứa phân và nơi có xác chết động vật đang thối rữa. Tùy theo nhiệt độ và độ ẩm, một con ruồi cái có thể đẻ mỗi lứa từ 75 - 150 trứng và cả đời của nó có thể đẻ 900 trứng. Trứng nở thành dòi, trong điều kiện nhiệt đới nóng và ẩm như ở Việt Nam, dòi sau 3 ngày đến 1 tuần có thể chuyển hóa thành ruồi. Ruồi trưởng thành có thể truyền tải nhiều mầm bệnh bằng nhiều cách: từ các lông ở chân và lông trên cơ thể của chúng, hoặc bởi sự nôn ợ thức ăn hoặc bằng phân của chúng. Bệnh tật từ ruồi truyền dẫn khá nhiều, có thể kể ra như sốt thương hàn (typhoid fever), phó thương hàn (paratyphoids), bệnh tả (cholera), bệnh lỵ hình que (bacillary dysentery), tiêu chảy trẻ con (Infantile diarrhoea), bệnh mắt hột (trachoma), bệnh bại liệt (poliomyelities), bệnh ghẻ cóc (yaws), bệnh lỵ amip (amoebic dysentery) và các vật ký sinh trùng (parasitic organisms) khác.

Hình 5.12: Ruồi nhà

Hố xí do vậy cần xây dựng và bảo quản nhằm ngăn cản sự xâm nhập của ruồi gây bệnh truyền nhiễm. Một số biện pháp sau có thể hạn chế ruồi: biện pháp cơ học, biện pháp nhiệt, biện pháp hóa học và biện pháp sinh học.

• Biện pháp cơ học: màu tối thường hạn chế sự tập trung ruồi nhiều hơn màu sáng. Đối với các hố chứa phân sâu và tối thì ruồi cũng khó xâm nhập. Ở các lỗ thông của hố xí phải có nắp đậy hoặc lưới bọc (Hình 5.13). Có thể làm một cái bẫy ruồi ở ngay các lỗ của hố xí như hình 5.14, 5.15.

Co chữ T

Ống thông khí phóng lớn

Lưới ngăn ruồi

Ống thông khí

Mái nhà vệ sinh

Hình 5.13: Làm lưới ngăn ruồi ở ống thông hơi

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

88

Page 93: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách làm một cái bẫy ruồi đơn giản bằng chai nhựa PET, có thể dùng để hướng dẫn học sinh phổ thông, phụ nữ nông thôn, nông dân thực hiện. (Xem hình, nguồn: http://www.smm.org/sln/tf/t/2literbottle/2literbottle.html) Vật liệu:

• 01 bình nhựa PET (loại đựng nước ngọt) loại 2 lít. • 01 cái kéo lớn • 01 đoạn dây kẽm khoảng 40 cm • 01 cây đinh 5 phân • 01 bã mồi (thịt cá, trái cây ngọt, … nhúng ít nước)

Thực hiện:

Khoét 1 lỗ trên nắp

Bẫy ruồi bằng chai nhựa

Dây kẽm để treo

Ruồi bị bã mồi hấp dẫn, cố vượt qua khe hở của nắp để tiến vào lòng bình và kẹt lại ở trong bình

Bã mồi

Lật ngửa phần cắt, gắn ngược vào bình, dùng cây đinh khoét 2 lỗ đối diện và xỏ dây kẽm buộc vào để treo lên

Cắt theo đường đứt nét (khoảng 1/3 chiều cao bình)

Hình 5.14: Tạo một bẫy ruồi đơn giản

• Dùng kéo cắt khoảng 1/3 chiều cao bình nhựa như hình 5.14; • Bỏ vào đáy bình các thứ bã mồi (nên nhúng ít nước); • Lật ngửa phần miệng bình vừa mới cắt, gắn ngược vào thân bình, khoét 1

lỗ nhỏ có đường kính chừng 4 mm, hoặc bóp miệng chai nhựa nhỏ lại, sao cho khoang hở ở miệng chai chừng 4 mm (dùng dây kẽm để cố định khoảng hở), miệng chai có tác dụng như một cái "lờ bắt cá".

• Dùng cây đinh để khoét 2 lỗ nhỏ đối diện nhau và dùng cọng dây kẽm để làm một cái quai treo nơi có ruồi (nên treo trong bóng râm).

• Để bã mồi vào đáy chai.

Diệt ruồi: • Ruồi bị hấp dẫn bởi mùi của bã mồi, chun vào chai vào bay lòng vòng bên

trong thân chai mà không đi ngược miệng ra. • Để khoảng 2 tuần lễ, có thể thấy trứng và nhộng ruồi phát triển trong bình.

Khi ruồi bị bẫy khá nhiều thì có thể cho 1 vài cục nước đá nhỏ vao thân chai, ruồi sẽ bị ướt và lạnh mà chết.

• Làm vài ba lần thì nên vệ sinh bẫy ruồi.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

89

Page 94: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đối với các hầm chứa phân để bên ngoài nhà vệ sinh, ta cóthể làm một bẫy ruồi như hình dưới, dùng lưới ngăn muỗi để bọc khung ngoài và khung hình chóp.

Hình 5.15: Bẫy ruồi đặt trên hầm chứa phân (Nguồn: Uno Winblad et.al., 1985)

• Biện pháp nhiệt: Ủ phân compost là một trong những cách thức diệt ruồi

và trứng ruồi bằng nhiệt. Khi nhiệt độ bề mặt trên 40 °C thì ảnh hưởng lớn đến hầu hết trứng ruồi, giòi. Nhiệt độ 43 °C sẽ giết hầu hết mầm sống của ruồi. Nếu hầm chứa phân có gắn tấm kính hấp thu nhiệt mặt trời theo lý thuyết hiệu ứng nhà kiếng thì đây là một cách để gia tăng nhiệt độ trong hầm (hình 5.16).

Hình 5.16: Tấm kiếng thu nhiệt mặt trời gắn vào hầm chứa phân

Hầm chứa phân

Tấm kiếng thu nhiệt mặt trời

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

90

Page 95: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

• Biện pháp hóa học: Xông khói vào hầm chứa phân cũng là một biện pháp diệt ruồi như hình dưới. Với những nhà vệ sinh tập thể có thể áp dụng cách này bằng việc xây thêm một lò đốt bên hông hầm chứa phân, lò đốt nằm thập phía dưới nền nhà xí, khói được không khí đùn vào hầm chứa và thoát ra bằng ống thông khí bên trên, chất đốt dùng là rơm rạ, cỏ khô, trấu, cành cây, củi nhỏ … Ở các nước Đông Phi, biện pháp này khá phổ biến. Chất đốt họ dùng là một loại cây rừng nhiều nhựa karosene gây khói nhiều và cháy chậm.

Lỗ thông khí

Nhà xí Nhà xí

Hầm chứa phân

Ống khói

Lò đốt

Lỗ bỏ chất đốt vào lò

Hình 5.17: Xông khói vào hầm chứa để diệt ruồi Các biện pháp dùng hoá chất như DDT và các hóa chất diệt ruồi, giòi như Larvadex cũng có thể áp dụng và tỏ ra hiệu quả trong việc diệt côn trùng. Tuy nhiên, việc lạm dụng hóa chất gây tốm kém, nguy hại cho môi trường và con người nên không khuyến khích sử dụng lắm, đặc biệt là các vùng nông thôn các nước đang phát triển.

• Biện pháp sinh học: Ta có thể lợi dụng các con vật là kẻ thù của ruồi để hạn chế quần thể ruồi ở các khu vực có nhà vệ sinh tập thể như thằn lằn, nhện, ếch, cóc, … và cả một nơi người ta nuôi một giống cò ăn ruồi (Tên dân gian: Cò ruồi, tên khoa học: Bubulcus ibis).

Ở Mỹ, người ta có sử dụng một loại hóc-môn tổng hợp, tương tự như loại hóc-môn diệt côn trùng, để phun lên các bãi phân trại chăn nuôi bò, gà. Các thực nghiệm cho thấy loại này diệt hiệu quả 100% đối với 4 loại ruồi khác nhau, kể cả ruồi nhà. Tuy nhiên, chưa thấy có báo cáo nào ở Mỹ cho thấy loại hóc-môn này đã sử dụng để diệt ruồi trong phân người vì luật lệ ở Mỹ không cho phép thải phân người bừa bãi ra môi trường tự nhiên.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

91

Page 96: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.8 CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU THÊM Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn mang nhiều ý nghĩa về vệ sinh và môi trường. Mặc dầu cũng đã có một số nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các mẫu nhà vệ sinh phù hợp cho mỗi vùng sinh thái, kinh tế, tập quán sinh sống, canh tác khác nhau, nhưng vẫn có một số vấn đề cần nghiên cứu bổ sung:

• Các chế phẩm vi sinh giúp việc phân hủy phân và các chất nền như tro, rơm, cỏ, trấu, mạc cưa, ... nhanh hơn và giữ được nhiều đạm .

• Các loại vật liệu rẻ tiền có thể thay thế cây gỗ, xi măng, ... trong xây dựng nhà vệ sinh nông thôn.

• Các mẫu nhà vệ sinh hợp lý cho vùng ngập lũ, vùng ven biển ngập mặn ảnh hưởng thủy triều.

• Các hình thức tiết kiệm nước và năng lượng cho nhà vệ sinh. • Cách thu gom phân và nước tiểu riêng biệt cũng như biện pháp ủ compost. • Cách marketting, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm phân và nước tiểu sau khi ủ. • Các biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng hiệu quả trong việc quản lý nhà

vệ sinh và quản lý chất thải người và gia súc.

=============================================================

--------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN

92

Page 97: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

TOILET DESIGN FOR RURAL AREAS

Le Anh Tuan 1

1 Department of Environmental and Water Resources Engineering, College of Technology, CanTho University, Campus II, Street 3/2, CanTho City, Vietnam. * E-mail: [email protected]

--- oOo --- ABSTRACT Rural water supply and sanitation is one of major programs for rural development applied not only in Vietnam but also in other developing countries. However, due to poor income and low knowledge conditions, the numbers of farmers achieve this are not so high. Currently, there is a little documentation in Vietnamese concerning toilet design have been found in bookstores and libraries although this is a real need, special for rural areas. For this purpose, a rural toilet design manual was just written in the College of Technology (CoT), CanTho University (CTU). Many types and forms of rural latrine - toilets have been illustrated. Otherwise, some ways for human excreta and urine disposal collection and treatment have been introduced also. Key words: rural, sanitation, toilet design 1. INTRODUCTION Currently, the rapid increasing of population and pollution problem is gone concurrent, special in where almost a large numbers of the low-income people are living on. This even is happening in almost the developing countries. Vietnam in general and the Mekong river delta (MD) in particular, there is very low ratio of population served by adequate sanitation, especially in rural, peri-urban and poor urban areas (Anh, 2002). Not many of poor households have own sanitation toilet (Table 1 and table 2), almost are using very simple septic tanks or overhung toilets in ponds or rivers (figure 1).

Table 1: Percentage of rural households owning latrines

1998 1999 2000 2001 2002 % households 20 # 30 32 34 37

(Source: L.V. Can, 2003)

Table 2: Percentage of people accessing water supply and owning latrines in regions (2001)

Per cent (%) Regions Accessing

water supply Owning latrines

Mountain area in the North 39 23 Red river delta 50 47 The Northern of central area 44 41 Coastal Central area 42 32 Highland area 36 24 The Eastern part of the South 53 46 The Mekong river delta 48 19

(Source: National Strategy for Rural Water Supply and Sanitation, 2003)

Page 98: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Figure 1: Overhung toilet in pond in the MD

Vietnamese people once have an idiom "Nhà sạch - Ruộng xanh" ("Clean house - Green field) considered as a rich and sustainable rural indicator. In 1999, the National Strategy for Rural Water Supply and Sanitation of Vietnamese Government has stated the goals: "Up to year 2010, about 70 per cent of households in rural areas have sanitation latrines and know how to apply personal hygienic" (Decision No. 104/2000/QÐ-TTg, dated 25 Aug. 2000, signed by the Prime Minister). So, for this purpose, there was a campaign namely "Building 3 sanitation works: water wells, bathrooms and toilets" have been deployed several years and got some successful in many places in the Northern and the Central regions of Vietnam. However, this expectation seems not to reach the general objectives in many rural areas of the Mekong River Delta because of economic difficulties, low income, the poor of building materials in the countryside and the lack of required information and skills of communities imply thinking nothing of sanitation needs in farmers and/or even poor hygiene awareness in rural development staff. Using toilet is one of actual human needs but it is really hardly to find some Vietnamese books and documents concerning sanitation facilities and hygienic human waste treatment in the libraries or bookstores, even simple ones. Otherwise, the ways for treating the excreta and urine as a source of mineral nutrient fertilizer have applied very little in the Southern of Vietnam. Humane urine has a high content of nitrogen, phosphorous and potassium (Simon, 2002). Thus, if one can separate the urine and find a suitable to have a mineral fertilizer and then distribute this fertilizer source back to the cultivated lands, we may achieve one of the goals for a sustainable eco-agricultural development. So, the main objectives of this report are to introduce:

A rural toilet design manual, its significance, contents and application. An experimental concentration of nutrient in human urine.

2. RURAL TOILET DESIGN MANUAL Currently, the big gaps between the urban people and the rural people in Vietnam are their income opportunities, living standards, education and health conditions, and others. As a result, the farmers are limited to receive enough clean water supply and sanitation facilities as a social beneficiary. Furthermore, their living habits are directed toward the

Page 99: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

simple nature. It is difficult to break the thinking to defecate and urinate to the open fields in farmers and communities' daily life. In general speaking, there are some reasons listed that have limited the numbers of rural toilet building:

Low in-come; High cost for a sanitation toilet; Lack clean water; Hardly to find good building materials; Poor awareness in hygiene; Not to like to defecate in a cramped toilet; Consider human and animal excrement as a source for fish raising; Not to be interested fully in local governments and rural development staff; Very scare information and documents (books, guidebooks, manuals, ...)

Awareness the uncontrolled and libertine sanitation situation in rural area was a population cause in water body, since mid-2003 to early-2005, CTU had accepted to develop a know-how reference document as a manual concerning rural toilet designs (Figure 2). The main goal of this work is to write a guidebook as a basic knowledge for farmers, rural development staff and local governments in fixative designing and building available low-cost toilets. The document emphasizes to reduce soil and water pollution, to use recycled human waste and to protect environment (Figure 3). It focuses the technical structures of the rural waterless and water toilets that can be applied in different rural regions and available financial investment capacity, not only to introduce some models in other countries but also to improve existing ones. Otherwise the community based toilet management is introduced. The structure of the manual, with five chapters totally, follows a logical sequence from the general pictures of rural toilet situation and problems in Vietnam, as reviewed in Chapter 1. Basic knowledge on rural toilet sanitation is encountered in Chapter 2. Coming to Chapter 3, some models of rural waterless toilets are introduced and analyzed their advantages and disadvantages. Similar, in Chapter 4 presents rural water toilet structures and also to compare their both sides of cost and benefit. Later, how to develop and manage toilets in community is discussed generally in Chapter 5. Finally, additional reading documents as reference are listed. An English - Vietnamese Toilet Dictionary is also added shortly at the end pages of the manual. 3. DISCUSSION It is necessary to distribute widely the know-how technology to the farmers. The aim of this research is to help rural communities some available low-cost technical documents. The rural toilet design manual has finished its final draft and being last edited. We need a financial support for publication. A study of separated urine collection and treatment is going on. It is an interesting research with full of promise in theory but there are some rocky application in practice as mentions above. Anyway, urine applicable for rural development has very useful and meaningful not in social economic but also in eco-environmental protection. 5. ACKNOWLEDEMENTS The author would like to thank financial support from CTU through his science research fund for development the manual.

Page 100: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Figure 2: Cover of rural toilet design manual

Figure 3: Toilet classification, treatment and reuse system

TR

AN

SF

OR

T

& T

RE

AT

ME

NT

TOILET

Waterless Water To pond *

Bucket latrine

Borehole latrine

Vault tank

Septic tank toilet

Sludge

Excreta carrying cart

Collection vehicle

Biogas tank

To raise fish

To raise earth worm

To keep

Storage pond

To fertilize field

To raise poultry

CO

LLE

CT

ION

U

SE

& R

EU

SE

Food

Man

To raise cattle

Page 101: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phụ lục TỪ ĐIỀN TOILET ANH - VIỆT

A Ablution Sự tắm gội Aeration Sự thông khí, thoáng khí Aerated composting pile Cọc giàn ủ phân hiếu khí Aerated lagoon Ao hiếu khí Air vent pipe Ống thông khí Alkali Chất kiềm Agricutural re-use of wastes Tái sử dụng chất thải nông nghiệp Algal production Sản xuất tảo Anal cleasing Rửa sạch hậu môn Anaerobic Kỵ khí Anakinetic Sự tạo nhiệt, tạo năng lượng Aqua Nước Aquaculture Thủy canh, nuôi trồng thủy sản Aquaeductus Mương, máng, ống dẫn nước Aquaprivy Nhà tiêu nước, hố xí nước Ash Tro cây B Bacteria Vi khuẩn Bathroom Nhà tắm, buồng tắm, nhà vệ sinh Biochemical reaction rate Tốc độ phản ứng sinh hóa Biochemical oxygen demand (BOD) Nhu cầu oxy sinh hóa Bioreactor system Hệ thống phản ứng sinh học Biodegradable household waste Chất thải gia đình khả suy sinh học Biogas Khi sinh học Borehole latrine Hố xí khoan xuống đất Bucket latrine Hố xí thùng Bulking materials Vật liệu đổ đống C Carbon-nitrogen ratio Tỉ lệ C/N Carcinogenic Chất gây ung thư Caltle dung Phân trâu bò Chamber Hộc phân, ngăn hố xí Chlorination Sự khử trùng bằng clo Cholera Bệnh dịch tả Chute Máng dẫn phân Cistern-flush toilet Nhà vệ sinh có thùng xả nước Collection vehicle Xe thu bùn phân ở hầm cầu Comfort station Nhà vệ sinh công cộng (Mỹ) Communal sanitation facility Thiết bị vệ sinh công cộng Compost Phân ủ Composting toilet Nhà xí ủ phân

-------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHỤ LỤC: TỪ ĐIỂN TOILET ANH - VIỆT

93

Page 102: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Contamination Sự nhiễm, ô nhiễm Control measures for excreted infections Kiểm tra sự lây nhiễm chất bài tiết Conventional sewerage system Hệ thống thoát nước quy ước Cost-benefit analysis Phân tích Chi phí-Lợi ích Cow dung for biogas Phân bò dùng cho khí sinh học Cubicle Phòng nhỏ (cạnh nhà vệ sinh) Cultural attitudes Hành vi văn hóa D Defecation Đi tiêu, sự bài tiết Diarrhea Tiêu chảy Digester Hầm ủ Dirty Dơ dáy, bẩn thỉu Disable Nơi cho người tàn tật Double-vault composting (DVC) Ủ phân 2 ngăn Drainfield Cánh đồng tiêu nước Ducks raised in pond Nuôi vịt ở ao Dung Phân thú vật, bón phân Dung-yard Nơi chứa phân Dungy Có phân, bẩn thiểu E Economic costing Chi phí kinh tế (tiết kiệm) Education for use of toilet Dạy cách sử dụng nhà xí Elephantiasis Bệnh chân voi Elimination Sự bài tiết Emergency Sự khẩn cấp Excreta Chất bài tiết (phân, nước tiểu) Excreted infection Sự lây nhiễm từ chất bài tiết Excreted load Mức tải chất bài tiết F Facultative pond Hồ tùy nghi Feasability study Nghiên cứu khả thi Fecal coliform Trực khuẩn từ phân Feces Phân Fertilizer Phân bón Filariasis Bệnh giun chỉ Filtration method Phương pháp lọc Fish pond Ao cá Fly Ruồi Flotation Sự tuyển nổi Flush toilet Nhà vệ sinh có nút xả nước

-------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHỤ LỤC: TỪ ĐIỂN TOILET ANH - VIỆT

94

Page 103: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

G Groundwater Nước ngầm Grey water Nước xám Grid Lưới chắn Grinder Máy nghiền, máy xay xát H Helminths Giun sán Hepatitis Bệnh viêm gan Hookworm Sán móc Household waste Chất thải từ hộ gia đình House fly Ruồi nhà Humus production Sản xuất đất mùn I Infection Sự lây nhiễm In-house connection Kết nối trong nhà Insect Côn trùng International Drinking Water Supply and Sanitation Decade

Thập kỷ Nước uống và vệ sinh Quốc tế

L Labor Lao động, lao công Latenty Tiềm ẩn Latrine Hố xí Latrine and toilet superstructure Phần trên, khung bao che nhà xí Laundry facility Thiết bị giặt giũ Least-cost choice Chọn lựa ít chi phí nhất Lib Nắp đậy (hầm cầu) Lighting Chiếu sáng Liver flukes Sán lá gan Loans from bank Vay từ ngân hàng M Maintenance Bảo dưỡng Man, Men Chỗ dành cho Quí ông Mariculture Hải canh, nuôi động thực vật biển Maturation lagoon Hồ phân hủy Methane Khí mê-tan Mosquitoes Muỗi Muddy soil Đất bùn Municipal revenue Thu nhập ở vùng đô thị

-------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHỤ LỤC: TỪ ĐIỂN TOILET ANH - VIỆT

95

Page 104: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

N Neutralization Sự trung hòa, trung tính hóa Night soil "Đất" phân Nitrat pollution Ô nhiễm ni-trát Nitrification Sự ni-trát hóa Nutrient Chất dinh dưỡng Nutrition Sự dinh dưỡng O Odor Mùi Off-site treatment of waste Xử lý chất thải bên ngoài (nhà xí) Oxidation ditch Mương oxy hóa P Pasture Đồng cỏ Pathogen Mầm bệnh, nguồn bệnh Pedestal seat Bệ ngồi (trong nhà xí) Pig dung Phân heo Pinworm Giun kim Pit latrine Hố xí đào Planning Quy hoạch Plumbing fixture Cố định đường ống nước Pond for waste treatment Hồ ao xử lý chất thải Population density Mật độ dân số Pork tapeworm Sán xơ mít từ heo Poultry Gia cầm Pour-flush (PF) toilet Nhà vệ sinh có thùng xả nước Precipitation Mưa, sự giáng thủy Privacy toilet Nhà xí tư nhân Protozoa Nguyên sinh động vật Public facility Thiết bị công cộng R Reed odorless earth closets (ROEC's) Nhà xí có hầm chứa bên ngoài Resouce recovery Phục hồi tài nguyên Rice husk Trấu Rive traw Rơm S Sand filtration method Phương pháp lọc bằng cát Sanitation Vệ sinh Sanitation technology Công nghệ vệ sinh Sawdust Mùn cưa Schistosomiasis Bệnh sán máng

-------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHỤ LỤC: TỪ ĐIỂN TOILET ANH - VIỆT

96

Page 105: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Screening Lưới chắn Sedimentation Lắng tụ Seepage pit Hố xí thấm ngang Self-help Sự tự lục Septic tank Bể tự hoại, hầm chứa phân Sewerage system Hệ thống thoát nước thải Shower facility Thiết bị tắm vòi hoa sen Sludge Nước cống rãnh Slurry Chất pha sền sệt, vữa hồ Snail Sên ốc Soakaway Thấm ra Soil pollution Ô nhiễm đất Spray irrigation Tưới phun Squatting plate Bàn cầu xổm Stabilization pond Hồ ổn hoá Straw Rơm rạ Storm water Nước mưa Sullage Bùn cống Swine Heo nái T Taboo Sự cấm kỵ Tank Thùng, bồn chứa Tank truck Xe cam nhông thùng Tapeworm Sán máng Temperature Nhiệt độ Toilet Nhà vệ sinh, nhà xí, cầu tiêu Toiletology Toilet học Transmission Sự truyền nhiễm Typhoid Bệnh thương hàn U Upgrading Nâng cấp Urinal Chổ đi tiểu, bô tiểu Urine Nươc tiểu User charge Tính phí người sử dụng V Vacuum Trống hơi Vacuum cleaner Máy hút bụi VACB system Hệ thống Vườn-Ao-Chuồng-Biogas Vault toilet Hố xí có hầm Ventilation Sự thông gió Ventilator Cửa thông gió, bộ thông khí Vent pipe Ống thông hơi

-------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHỤ LỤC: TỪ ĐIỂN TOILET ANH - VIỆT

97

Page 106: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Virus Vi rút, vi khuẩn Vomit Ói mửa, chất nôn mửa W Wash-room Phòng rửa mặt, nhà vệ sinh Wastewater Nước thải Water closet (WC) Khóa nước, nhà vệ sinh (WC) Water supply Nước cấp Waterborne desease Bệnh do nguồn nước Water level Mức nước Water tap Vòi nước máy Well Giếng đào Woman, women Chỗ dành cho Quí bà Y Yaws Bệnh ghẻ cóc Yeast Men, men bia Yellow fever Sốt vàng da Yield Sản lượng

-------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHỤ LỤC: TỪ ĐIỂN TOILET ANH - VIỆT

98

Page 107: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO Carroll R.F. (1977). Low-Cost Sanitation - Compost Toilet for Hot Climates.

Building Research Establishment, Garson, Watford, UK. Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông

thôn (2002). Mục tiêu của chiến lược quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. Văn bản Nhà nước.

Dương Trọng Phỉ (2003). Nâng cao hiệu quả của nhà tiêu sinh thái

VINASANRES, Viện Pasteur Nha Trang, Nha Trang Environmental Sanitation Information Center (1987). Environmental Sanitation

Review. Asian Institute of Technology, Bangkok, Thailand Feachem R.G. (1980). Apropriate Technology for Water Supply and Sanitation -

Health Aspects of Excreta and Sullage Management - A State-of-the-Art Review. World Bank, Washington D.C., USA

Franceys. R, Pickford, J, Reed, R (1992). A guide to the development of on-site

sanitation, WHO, Geneva, p 57-58. Jeeyaseela S., B.N. Lohani, T. Viraraghavan (1987). Low-cost Rural Sanitation -

Problems and Solutions. Environmental Sanitation Information Center, Bangkok, Thailand

John M. Kalbermatten, DeAnne S. Julius, Charles G. Gunnerson, D. Duncan

Mara (1982). Appropriate Sanitation Alternatives - a Planning and Design Manual. The Johns Hopkins University Press. Published for the World Bank. Baltimore and London, UK

Gruhler J. V.K.Long dịch (1980). Công trình làm sạch nước thải loại nhỏ. Nhà

xuất bản Xây dựng, Hà Nội Huỳnh Phước Lợi (2003). Báo cáo Hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường

tỉnh Cần Thơ, Trung tâm Y học Dự phòng tỉnh Cần Thơ Lê Anh Tuấn (2000). Giáo trình Công trình Xử lý Nước thải. Khoa Công nghệ,

Trường Đại học Cần Thơ Lê Văn Căn (2003). Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nôn thôn: Những

bước đi ban đầu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 2/2003 Peter Morgan (1994). Rural Water Supplies and Sanitation. Blair Reserach

Laboratory, Ministry of Health, Harare. The MacMillan Press, Ltd. Pham Si Nghien & Paul Calverl (2000). Appraisal Of The Vinsanres Eco-San

Toilet Demonstration Project 1997 - 2000, Nha Trang Pasteur Institute

--------------------------------------------------------------------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO

99

Page 108: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠdulieu.tailieuhoctap.vn/books/xay-dung-kien-truc/thiet-ke-xay-dung/... · nước và vệ sinh môi trường cho

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Richard Feachem, Michael McGarry, Duncan Mara, (1978). Water, Wastes and Health in Hot Climates. Eng. Lang. Book Society anh John Wiley & Sons Chichester

Richard J. Perkins (1989). Onsite Wastewater Disposal, National Environmental

Health Association, Lewis Publishers, Inc. Robens Institute of the University of Surrey, UK (1995). Fact sheets on

Environmental Sanitation, WHO Sagar G. (1982). Low-Cost Technology for Disposal of Human Excreta with

Community Latrines. Institute of Engineers (India), Journal of the Environmental Engineering Division, India

Trần Hiếu Nhuệ, Lê Thị Dung, Ứng Quốc Dũng, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Phạm

Ngọc Thái, Nguyễn Văn Than (2001). Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

Tuan, V.A. & Tam, D.M. (1981). Human Faeces, Urine and Their Utilization.

Environmental Sanitation Information Center, Bangkok, Thailand Winblad, Uno, and Kilama, Wen (1985). Sanitation Without Water. MacMillan

Education Ltd., London and Basingstoke. pp. 20-21. Winblad, Uno, 1998. Ecological Sanitation. Swedish International Development

Cooperation Agency, Stockholm, Sweden. p. 25. Witold Ryberyski, Chongrak Polprasert và Micheal McGarry (1978). Low-Cost

Technology Options for Sanitation - A State of the Art Review and Annotated Bibliography. International Development Research Centre

World Health Organization, Water and sanitation Collaborative Council (1994).

Operation and Maintenance of Water Supply and Sanitation: Case Studies. WHO/EOS/94.5

Website tham khảo liên quan:

http://www.worldtoilet.org/ http://www.toiletology.com/index.shtml http://www.toiletsforall.org/ http://www.studio.moj.net/ http://www.hippo-the-watersaver.co.uk/ http://www.lboro.ac.uk/well/resources/fact-sheets/ http://www.deatech.com/natural/waste/toilet.html http://www.thewaterpage.com/ecosan_design.htm http://www.local.gov.za/DCD/dcdlibrary/mso/mso4.html http://web.mit.edu/urbanupgrading/waterandsanitation/resources/ http://www.weblife.org/humanure/chapter6_4.html http://www.unep.or.jp/ietc/Publications/TechPublications

--------------------------------------------------------------------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO

100