Top Banner
1 KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ASOSAI VÀ ĐẠI HI ASOSAI LN TH14 Kniệm 40 năm Hiến chương ASOSAI 1978 - 2018 40 điều cn biết Tháng 6, 2018
77

ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

Mar 13, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

1

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

Kỷ niệm 40 năm Hiến chương ASOSAI

1978 - 2018

40 điều cần biết

Tháng 6, 2018

Page 2: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

2

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt ................................................................................

Danh mục bảng biểu ......................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC KIỂM

TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẢM NHẬN VAI TRÒ CHỦ NHÀ ĐẠI

HỘI ASOSAI 14 .........................................................................................

PHẦN I – THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC ASOSAI ...................................

1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................

2. Mục tiêu hoạt động ....................................................................................

3. Chức năng hoạt động .................................................................................

4. 40 năm Hiến chương ASOSAI ..................................................................

5. Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................

6. Đại hội ASOSAI ........................................................................................

7. Các kỳ Đại hội ASOSAI ...........................................................................

8. Chủ tịch ASOSAI ......................................................................................

9. Ban Điều hành ASOSAI ...........................................................................

10. Ban Thư ký ASOSAI ..............................................................................

11. Thành viên của ASOSAI…………………………………………….

12. Ủy ban Phát triển năng lực ......................................................................

13. Ủy ban Kiểm toán ...................................................................................

14. Nhóm công tác về Kiểm toán môi trường ...............................................

15. Nhóm nòng cốt quản lý Kế hoạch chiến lược ASOSAI .........................

16. Quy chế thành viên và quan sát viên .......................................................

17. Quy chế tài chính .....................................................................................

18. Kế hoạch chiến lược của ASOSAI .........................................................

19. Các hoạt động chính hàng năm ...............................................................

20. Hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực ................................................

21. Các hoạt động hợp tác quốc tế ................................................................

22. Mối quan hệ giữa ASOSAI và INTOSAI ...............................................

Page 3: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

3

23. Ý nghĩa, tầm quan trọng và những đóng góp của ASOSAI với nền kinh tế

châu Á ............................................................................................................

24. Những ưu tiên trong hoạt động của tổ chức giai đoạn hiện nay .............

25. Một số cơ quan kiểm toán tối cao thành viên hoạt động hiệu quả và có những

đóng góp tích cực trong cộng đồng ASOSAI ...............................................

PHẦN II – QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KTNN

TRONG TỔ CHỨC ASOSAI ....................................................................

26. KTNN gia nhập tổ chức ASOSAI ...........................................................

27. Những lợi ích khi là thanh viên của tổ chức ASOSAI có thể mang lại cho

KTNN ............................................................................................................

28. Những đóng góp nổi bật của KTNN trong tổ chức ASOSAI .................

LÃNH ĐẠO KTNN THAM DỰ CÁC HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN CỦA

ASOSAI (ảnh) ..............................................................................................

PHẦN III – THÔNG TIN VỀ ĐẠI HỘI ASOSAI 14

29. Giới thiệu chung về Đại hội ASOSAI 14................................................

30. Bối cảnh KTNN đăng cai Đại hội ASOSAI 14 ......................................

31. Thời gian, địa điểm, đại biểu tham dự Đại hội ASOSAI 14 ...................

32. Chủ đề Đại hội ASOSAI 14 ....................................................................

33. Trang thông tin điện tử Đại hội ASOSAI 14 ..........................................

34. Biểu trưng Đại hội ASOSAI 14 ..............................................................

35. Chương trình của Đại hội ASOSAI 14 ...................................................

36. Mục đích, ý nghĩa, kết quả của Đại hội ASOSAI 14 và việc KTNN trở thành

Chủ tịch ASOSAI giai đoạn 2018-2021 .......................................................

PHẦN IV – QUÁ TRÌNH KTNN CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

ASOSAI 14 ...................................................................................................

37. Kế hoạch hành động thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban Điều hành

ASOSAI giai đoạn 2018-2021 ......................................................................

38. Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 .......................

39. Kế hoạch tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 ..................

40. Công tác chuẩn bị của KTNN cho việc tổ chức Đại hội ASOSAI 14.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................

Page 4: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển châu Á

AFROSAI Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Phi

ASOSAI Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á

ASOSAI WGEA Nhóm công tác về kiểm toán môi trường của ASOSAI

BAI Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc

BĐH Ban Điều hành ASOSAI

BOA Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản

BPK Ủy ban Kiểm toán In-đô-nê-xi-a

CNAO Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc

DSE Tổ chức phát triển quốc tế của Đức

EUROSAI Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Âu

GAF Quỹ tài trợ Kiểm toán Chính phủ của Nhật Bản

IDI Cơ quan sáng kiến phát triển INTOSAI

INTOSAI Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao quốc tế

INTOSAI WGEA Nhóm công tác về Kiểm toán môi trường của INTOSAI

ISSAI Chuẩn mực quốc tế của các Cơ quan kiểm toán tối cao

JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KTNN Kiểm toán nhà nước

KTV Kiểm toán viên

KHCL Kế hoạch chiến lược

NSNN Ngân sách nhà nước

Page 5: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

5

SAI Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á

WB Ngân hàng thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Ban Điều hành ASOSAI từ khi thành lập 1979 đến 2018

Bảng 2 Danh sách thành viên ASOSAI

Bảng 3 Các hội thảo do ASOSAI tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động

tăng cường năng lực

Bảng 4 Các hội thảo chuyên đề do ASOSAI tổ chức trong khuôn khổ các

hoạt động tăng cường năng lực

Bảng 5 Tóm tắt lịch sử hợp tác ASOSAI-EUROSAI

Bảng 6 Nội dung các chương trình hợp tác IDI-ASOSAI trong khuôn khổ

các hoạt động tăng cường năng lực

Bảng 7 Chương trình tổng thể của Đại hội ASOSAI 14

Page 6: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

6

LỜI MỞ ĐẦU

Sau gần 21 năm trở thành thành viên của Tổ chức các cơ quan kiểm toán

tối cao châu Á (ASOSAI) kể từ năm 1997, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt

Nam lần đầu tiên đảm nhận vai trò chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI

lần thứ 14 năm 2018. Đây là trọng tâm đối ngoại của KTNN nhằm thực hiện

Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 được ban hành tháng 4 năm 2010 đề

ra mục tiêu hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm toán nhà nước đến năm 2020 là

'...Phát huy hiệu quả vai trò thành viên Ban điều hành ASOSAI 12 và tổ chức

đăng cai thành công các hội nghị Ban điều hành ASOSAI, tiến tới đăng cai Đại

hội ASOSAI giai đoạn 2015-2020...'.

Trong bối cảnh địa vị pháp lý của KTNN đã được hiến định trong Hiến

pháp theo thông lệ quốc tế, Đại hội ASOSAI 14 tổ chức tại Việt Nam là một

điểm nhấn quan trọng, có tác động tan tỏa trong công chúng đối với việc nâng

cao vai trò của các cơ quan kiểm toán tối cao là thiết chế giám sát tài chính, tài

sản công độc lập góp phần vào việc minh bạch hóa nền tài chính ở mỗi quốc gia

thành viên. Chủ đề thảo luận chuyên môn tại Đại hội ASOSAI 14 tập trung vào

các vấn đề được nhiều SAI trong khu vực quan tâm, xuất phát từ những nội

dung cấp thiết, thách thức mà khu vực, thế giới đang đối mặt. Như vậy, Đại hội

ASOSAI 14 tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ đóng góp cho cộng đồng khu vực và

thế giới những văn kiện quan trọng bao gồm các chính sách, giải pháp và công

cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề trên cơ sở chủ đề chuyên môn lĩnh vực

kiểm toán công được lựa chọn. Hơn thế nữa, Đại hội ASOSAI 14 năm 2018

cũng đánh dấu mốc kỳ niệm 40 năm Hiến chương của ASOSAI – là nền tảng, cơ

sở và là “kim chỉ nam” thúc đẩy hợp tác giữa các SAI thành viên, tăng cường

gắn kết chặt chẽ, cùng nhau hoạt động vì mục tiêu và sự phát triển lớn mạnh của

tổ chức ASOSAI.

Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm 2018 tại Việt Nam là một sự kiện quốc tế

cao cấp có quy mô lớn nhất của ASOSAI và KTNN với sự tham gia của hơn 70

đoàn quốc tế từ 46 quốc gia và một số tổ chức quốc tế, đại diện cho các Cơ quan

kiểm toán nhà nước tối cao châu Á. Các chuỗi hoạt động và sự kiện trong khuôn

khổ Đại hội ASOSAI 14 kéo dài xuyên suốt từ ngày 16-22/9/2018, đòi hỏi quá

trình chuẩn bị và tổ chức tích cực, chủ động, chu đáo, đồng bộ với sự tham gia

của nhiều Bộ, ngành nhằm đảm bảo Đại hội ASOSAI 14 thành công với những

dấu ấn Việt Nam.

Với ý nghĩa đó, KTNN đã biên soạn Cuốn sách “ASOSAI và Đại hội

ASOSAI 14: Kỷ niệm 40 năm thành lập Hiến chương ASOSAI – 40 điều cần

biết” nhằm giới thiệu những vấn đề, nội dung cần biết về tổ chức ASOSAI và

Page 7: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

7

đặc biệt là về Đại hội ASOSAI 14 tại Việt Nam. Cuốn sách được trình bày dưới

dạng 40 điều cần biết và chia thành bốn phần. Phần thứ nhất trình bày thông tin

cơ bản về tổ chức ASOSAI. Phẩn thứ hai điểm lại quá trình tham gia và đóng

góp của KTNN trong tổ chức ASOSAI. Phần thứ ba giới thiệu về Đại hội

ASOSAI 14 năm 2018. Phần thứ tư nêu quá trình KTNN chuẩn bị và tổ chức

Đại hội ASOSAI 14.

Cuốn sách được biên soạn với hi vọng sẽ giúp độc giả có thông tin cập

nhật, đầy đủ hơn về ASOSAI và Đại hội ASOSAI 14 để có thể đóng góp vào

thành công chung của Đại hội ASOSAI 14 tại Việt Nam.

Hà Nội, tháng 6 năm 2018

Page 8: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

8

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC KIỂM

TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẢM NHẬN VAI TRÒ CHỦ NHÀ ĐẠI

HỘI ASOSAI 14

Đảm nhận vai trò chủ nhà Đại hội ASOSAI lần thứ 14 đồng nghĩa với việc

KTNN trở thành Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 và là thành viên Ban

điều hành ASOSAI trong 03 nhiệm kỳ liên tiếp (09 năm ) từ năm 2015 đến năm

2024. Điều này thể hiện sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế đối với KTNN,

khẳng định tầm nhìn chiến lược về hội nhập và hợp tác quốc tế của KTNN đến

năm 2020 và là vinh dự, trách nhiệm lớn lao đối với KTNN trong việc cùng các

cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thành viên nỗ lực đóng góp hơn nữa cho sự

phát triển của tổ chức.

Từ khi thành lập năm 1979 đến nay, ASOSAI luôn hoạt động với phương

châm thúc đẩy sự phát triển không ngừng của lĩnh vực kiểm toán công trong khu

vực châu Á. Thông qua các kỳ Đại hội, ASOSAI tạo cơ hội để các SAI thành

viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác kiểm toán và quản trị nền tài

chính quốc gia. Kế thừa tinh thần đó, Đại hội ASOSAI 14 tiếp tục là cơ hội để

ASOSAI chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trao đổi những vấn đề chuyên môn

kiểm toán, qua đó nâng cao năng lực của các SAI thành viên và thúc đẩy sự phát

triển của cộng đồng kiểm toán khu vực công.

Trong bối cảnh thế giới nói chung và chính phủ các quốc gia nói riêng đang

phải đối mặt với những thách thức về môi trường, chủ đề của Hội nghị chuyên

đề lần thứ 7 “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” được lựa chọn để

tạo cơ hội cho các SAI thành viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải

pháp nhằm thực hiện hiệu quả chức năng kiểm toán môi trường hướng tới mục

tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, Hội nghị sẽ khẳng định vai trò và tầm

ảnh hưởng quan trọng của các SAI trong việc quản trị một cách có hiệu quả

trách nhiệm giải trình của Chính phủ đối với các vấn đề liên quan đến môi

trường.

Anh chân dung

của Tổng

KTNN

Page 9: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

9

Bên cạnh chương trình nghị sự, với các chuỗi hoạt động và sự kiện diễn ra

trong khuôn khổ Đại hội, tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ có thêm cơ hội quý báu để

nâng cao năng lực hội nhập, góp phần quảng bá những di sản thiên nhiên, văn

hóa thế giới được UNESCO công nhận và những nét ẩm thực truyền thống, qua

đó để lại những ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè

quốc tế.

Với cam kết mạnh mẽ của nước chủ nhà và nỗ lực của tất cả chúng ta, tôi

tin tưởng rằng Đại hội ASOSAI lần thứ 14 tại Hà Nội, Việt Nam sẽ diễn ra

thành công tốt đẹp.

TS. Hồ Đức Phớc

Tổng Kiểm toán nhà nước

Page 10: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

10

PHẦN I – THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC ASOSAI

1. Lịch sử hình thành và phát triển

ASOSAI là tên viết tắt của Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao khu vực

châu Á và là một trong 07 Nhóm công tác khu vực thuộc Tổ chức các cơ quan

kiểm toán tối cao quốc tế (INTOSAI). ASOSAI được thành lập trên cơ sở đề

xuất của ông Tantuico, Tổng KTNN Phi-lip-pin tại Đại hội INTOSAI lần thứ IX

tổ chức tại Lima, Peru tháng 10/1977. Vào tháng 9/1978, Tổng KTNN của 09

SAI khu vực châu Á cùng tham gia Hội thảo do Tổ chức phát triển quốc tế của

Đức (DSE) tổ chức tại Béc-lin, Tây Đức. Nhân dịp này, các Tổng KTNN đã phê

chuẩn và ký Hiến chương ASOSAI. Vào tháng 5/1979, Đại hội ASOSAI lần đầu

tiên diễn ra tại Niu-đê-li, Ấn Độ đánh dấu sự ra đời của Tổ chức. Đại hội đã phê

duyệt Quy định và Điều lệ của ASOSAI.

Từ 11 thành viên ban đầu năm 1979, đến nay ASOSAI có 46 thành viên là

Cơ quan kiểm toán tối cao của các nước thành viên Liên Hợp Quốc ở châu Á

với quy mô, tổ chức, tên gọi khác nhau nhưng thống nhất trong việc tăng cường

và phát triển hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực công.

2. Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu của ASOSAI nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa

các SAI thành viên thông qua việc trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm trong lĩnh

vực kiểm toán công; cung cấp điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo và bồi dưỡng

kiểm toán viên nhà nước nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; đóng

vai trò là trung tâm thông tin và cầu nối giữa các SAI trong khu vực với các tổ

chức khác trên thế giới trong lĩnh vực kiểm toán công; thúc đẩy hợp tác và tình

hữu nghị anh em chặt chẽ hơn giữa các kiểm toán viên nhà nước thuộc các SAI

thành viên tương ứng và giữa các nhóm khu vực.

3. Chức năng hoạt động

Chức năng của ASOSAI bao gồm khuyến khích và thúc đẩy nghiên cứu và

thực hiện công bố các báo cáo nghiên cứu và các sản phẩm chuyên môn trong

kiểm toán và các lĩnh vực liên quan; tổ chức các hội nghị và hội thảo chuyên đề

để các SAI thành viên trao đổi ý tưởng và kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán

công và thực hiện các chức năng cần thiết khác phù hợp với mục tiêu của tổ

chức.

Page 11: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

11

4. Hiến chương ASOSAI – 40 năm

Hiến chương ASOSAI bắt đầu có hiệu lực sau khi đã được Tổng KTNN

của 09 SAI khu vực châu Á ký và phê chuẩn vào tháng 9/1978 tại Béc-lin, Tây

Đức. Hiến chương ASOSAI đã được xem xét, bổ sung, sửa đổi lần lượt vào

tháng 5/1985 tại Tokyo, tháng 10/1997 tại Jakarta, tháng 10/2009 tại Islamabad

và tháng 2/2015 tại Kuala Lumpur để phù hợp tình hình thực tế.

Trải qua bốn thập kỷ tồn tại và phát triển, ASOSAI đã trải qua những bước

thăng trầm với những thành tựu quan trọng để đóng góp tích cực cho việc tăng

cường hiểu biết và hợp tác giữa các tổ chức kiểm toán tối cao trong khu vực

châu Á. Hiến chương ASOSAI là một văn kiện pháp lý tổng thể tạo khung pháp

lý và khuôn khổ thể chế nhằm thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác giữa các

cơ quan kiểm toán trong khu vực.

Nội dung Hiến chương trên thực tế là sự tổng hợp và hệ thống hóa có phát

triển thêm những mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ…trong các văn kiện đã có của

ASOSAI. Sự kiện Hiến chương chính thức đi vào hiệu lực có ý nghĩa vô cùng

quan trọng đối với ASOSAI bởi từ đó, ASOSAI sẽ hoạt động dựa trên một

khung pháp lý vững vàng, trở thành một tổ chức hoạt động dựa trên các quy tắc

pháp lý; các thỏa thuận, quyết định sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc hơn,

góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác ASOSAI. ASOSAI sẽ có tư

cách pháp nhân trong quan hệ với các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế, qua

đó gia tăng vị thế quốc tế của Tổ chức với các đối tác bên ngoài. Đặc biệt, việc

Hiến chương ASOSAI đi vào hiệu lực là một thông điệp rõ ràng của ASOSAI về

cam kết nghiêm túc của Tổ chức cũng như khả năng hiện thực hóa các kế hoạch

hành động hướng tới xây dựng một cộng đồng vững mạnh trong bối cảnh một số

nước thành viên đang phải đối mặt với không ít thách thức và tình hình còn khó

khăn.

5. Cơ cấu tổ chức

ASOSAI gồm các cơ quan: Đại hội, Ban Điều hành, Ban Thư ký, Ủy ban

Phát triển năng lực, Ủy ban Kiểm toán và các Nhóm công tác.

Page 12: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

12

Page 13: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

13

6. Đại hội ASOSAI

Đại hội gồm những người đứng đầu của các SAI hoặc đại diện được

người đứng đầu SAI ủy quyền.

Quyền hạn và trách nhiệm của Đại hội bao gồm:

a. Thiết lập các chính sách cần thiết để đạt được mục tiêu của tổ chức;

b. Bầu chọn Chủ tịch;

c. Bầu chọn các thành viên Ban Điều hành;

d. Bầu chọn hai thành viên không thuộc Ban Điều hành để tham gia Uỷ

ban kiểm toán;

e. Quyết định quốc gia đăng cai kỳ Đại hội tiếp theo;

f. Thiết lập các quy tắc và điều lệ dựa trên các quy chế hoạt động của Đại

hội và các bộ phận khác của tổ chức.

Tại các kỳ Đại hội, mỗi thành viên và các thành viên liên kết sẽ có một

phiếu bầu.

Đại hội sẽ tổ chức các cuộc họp thường kỳ ít nhất 3 năm 1 lần và có thể

họp theo yêu cầu của Ban Điều hành hoặc đa số các thành viên.

Đa số thành viên sẽ tham gia các kỳ Đại hội và các quyết định của Đại hội

sẽ được đưa ra bởi đa số các thành viên có mặt và tham gia bầu cử.

7. Các kỳ Đại hội ASOSAI

Đại hội ASOSAI được tổ chức 03 năm một lần, là nơi họp mặt của tất cả

người đứng đầu các SAI thành viên ASOSAI. Tham gia Đại hội thường có

khoảng 350 đại biểu của 60 đoàn đại biểu quốc tế, gồm các SAI thành viên

ASOSAI, Lãnh đạo của INTOSAI, các Ban chuyên môn của INTOSAI và khoảng

10 đoàn là các tổ chức quốc tế tham dự với tư cách là quan sát viên Đại hội.

Ngoài các phiên họp chính thức, trong khuôn khổ hoạt động của Đại hội

còn có Hội nghị chuyên đề. Đây là hoạt động chuyên môn để các SAI thành viên

trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Các chủ đề đã được lựa chọn để đưa ra tại các Đại hội ASOSAI từ trước đến

nay:

- Năm 1982 tại Hàn Quốc: Vai trò hỗ trợ của các SAI trong phát triển quốc gia;

- Năm 1985 tại Nhật Bản: Vai trò của các SAI trong việc nâng cao trách

nhiệm giải trình công;

Page 14: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

14

- Năm 1988 tại In-đô-nê-xi-a: Vai trò của kiểm toán trong việc tăng cường

cải cách điều hành công và quản lý hiệu quả;

- Năm 1991 tại Trung Quốc: Vai trò của các SAI trong việc tăng cường quản

lý hiệu quả tài chính công và vốn đầu tư;

- Năm 1994 tại Ấn Độ: Vai trò của các SAI trong việc nâng cao hệ thống kế

toán hiệu quả và kiểm soát nội bộ thích hợp trong Chính phủ;

- Năm 1997 tại In-đô-nê-xi-a: Vai trò của các SAI trong việc tăng cường

quản lý công thông qua kiểm toán hoạt động;

- Năm 2000 tại Thái Lan: Tầm quan trọng của quản trị hiệu quả trong khu

vực công;

- Năm 2003 tại Phi-líp-pin: Quản lý chất lượng trong kiểm toán công;

- Năm 2006 tại Trung Quốc: Vai trò của kiểm toán trong việc nâng cao trách

nhiệm giải trình của Chính phủ;

- Năm 2009 tại Pa-ki-xtan: Vai trò của các SAI trong việc nâng cao hiệu lực

chi tiêu công;

- Năm 2012 tại Ấn Độ: Đồng hóa các chuẩn mực quốc tế của các Cơ quan

kiểm toán tối cao (ISSAI);

- Năm 2015 tại Ma-lai-xi-a: Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng và

hiệu quả kiểm toán.

- Năm 2018 tại Hà Nội: Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững.

8. Chủ tịch ASOSAI

Chủ tịch ASOSAI chủ trì các phiên họp của Đại hội ASOSAI, chỉ đạo thực

hiện các quyết định được Ban điều hành thông qua và là đại diện của tổ chức khi

làm việc với các các tổ chức trong nước và quốc tế. Chủ tịch ASOSAI là người

đứng đầu của một Cơ quan kiểm toán tối cao thành viên ASOSAI nơi vừa tổ

chức Đại hội ASOSAI và sẽ giữ chức vụ Chủ tịch cho đến khi Chủ tịch mới

nhậm chức.

Page 15: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

15

Các nhiệm vụ của Chủ tịch ASOSAI

- Thực hiện các quyết định của Ban Điều hành; Chỉ đạo và điều phối các

hoạt động của Tổ chức trong thời gian giữa 2 Kỳ họp Ban Điều hành, và báo cáo

kết quả thực hiện tới Ban điều hành;

- Đại diện cho Tổ chức trong quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và

ngoài khu vực;

- Thực hiện tích cực vai trò Chủ tịch để các điều khoản của Hiến chương,

và Quy định và Điều lệ này được tuân thủ, và để bảo đảm sự toàn vẹn và bền

vững của Tổ chức được duy trì theo các nguyên tắc và mục đích đó;

- Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài khu vực để thực hiện các chương

trình hợp tác kiểm toán ;

- Đệ trình báo cáo lên Đại hội về các hoạt động chung của Tổ chức tại mỗi

kỳ Đại hội;

- Thực hiện các chức năng khác phù hợp với vị trí Chủ tịch theo Hiến

chương và Điều lệ ASOSAI.

Chủ tịch ASOSAI qua các thời kỳ

- Nhiệm kỳ 1979-1982: SAI Ấn Độ;

- Nhiệm kỳ 1982-1985: SAI Hàn Quốc;

- Nhiệm kỳ 1985-1988: SAI Nhật Bản;

- Nhiệm kỳ 1988-1991: SAI In-đô-nê-xi-a;

- Nhiệm kỳ 1991-1994: SAI Trung Quốc;

- Nhiệm kỳ 1994-1997: SAI Ấn Độ;

- Nhiệm kỳ 1997-2000: SAI In-đô-nê-xi-a;

- Nhiệm kỳ 2000-2003: SAI Thái Lan;

- Nhiệm kỳ 2003-2006: SAI Phi-líp-pin;

- Nhiệm kỳ 2006-2009: SAI Trung Quốc;

- Nhiệm kỳ 2009-2012: SAI Pa-ki-xtan;

- Nhiệm kỳ 2012-2015 : SAI Ấn Độ;

Page 16: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

16

- Nhiệm kỳ 2015-2018 : SAI Ma-lai-xi-a;

- Nhiệm kỳ 2018-2021 : SAI Việt Nam.

9. Ban Điêu hành ASOSAI

Ban Điều hành ASOSAI là cơ quan điều hành của Tổ chức.

- Thành phần: Ban điều hành gồm 11 thành viên, cụ thể như sau:

a. Người đứng đầu SAI vừa đăng cai Đại hội;

b. Người đứng đầu SAI sẽ đăng cai Đại hội kỳ tới;

c. Tổng Thư ký;

d. Người đứng đầu một SAI giữ vai trò Ban Quản trị đào tạo của ASOSAI

do Ban Điều hành lựa chọn;

e. Tổng biên tập Tạp chí ASOSAI;

f. 05 người đứng đầu của các SAI thành viên, không phải là các thành viên

dự khuyết, do Đại hội bầu trong một nhiệm kỳ và được bầu lại một nhiệm kỳ;

g. Chủ tịch và Tổng Thư ký tiền nhiệm sẽ được đề cử là thành viên Ban

Điều hành thêm một nhiệm kỳ. Trong trường hợp các vị trí này bỏ trống, số

lượng ghế trống sẽ được thông báo để các thành viên khác bầu tại Đại hội.

- Chức năng:

a. Thực hiện các chính sách của tổ chức phù hợp với các Quy định và Điều

lệ đã được Đại hội phê duyệt;

b. Thông qua việc thành lập các Ủy ban cho các mục đích và dự án cụ thể,

và đặt ra các quy định về thủ tục cho mỗi Ủy ban này;

c. Phê duyệt và thực hiện kế hoạch tài chính và ngân sách hàng năm của Tổ

chức;

d. Phê duyệt ngân sách ba năm một lần để trình Đại hội; Xem xét các báo

cáo về tài khoản của Tổ chức;

e. Thông qua các đạo luật và quyết định của Chủ tịch trong thời gian giữa 2

Kỳ họp Ban Điều hành;

Page 17: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

17

f. Báo cáo về các hoạt động của Ban Điều hành tại mỗi cuộc họp của Đại

hội;

g. Tìm kiếm và đề cử Chủ tịch/Tổng thư ký nhiệm kỳ kế tiếp. Các ứng cử

viên được đề cử phải được Đại hội thông qua;

h. Đề cử đại diện ASOSAI tham gia Ban Điều hành INTOSAI.

Hiện nay, các thành viên trong Ban Điều hành ASOSAI nhiệm kỳ 2015-

2018 gồm các cơ quan KTNN: Ma-lai-xi-a,Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật

Bản, Thái Lan, A-rập Xê-út, Pa-ki-xtan, Nê-pan, In-đô-nê-xi-a, Thổ Nhĩ Kỳ.

Bảng 1: Ban Điều hành ASOSAI từ khi thành lập 1979 đến 2018

Nhiệm kỳ Thành viên Ủy ban Kiểm

toán

2018 -2021

Đại hội lần thứ 14 năm

2018 tại Hà Nội, Việt

Nam

Việt Nam (Chủ tịch), Trung Quốc

(Tổng Thư ký), Hàn Quốc, Ma-lai-

xi-a, Nhật Bản, Ấn Độ và 05 SAI

được bầu trong Đại hội ASOSAI

14

02 SAI được

bầu tại Đại hội

ASOSAI 14

2015 -2018

Đại hội lần thứ 13 năm 2015

tại Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-

xi-a

Malaysia (Chủ tịch), Hàn Quốc

(Tổng Thư ký), Nhật Bản (Chủ

tịch Ủy ban tăng cường năng lực),

Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a,

Nê-pan, A-rập Xê-út, Pa-ki-xtan,

Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ

Gioóc-đa-ni &

Mông Cổ

2012 – 2015

Đại hội lần thứ 12 năm

2012 tại Jaipur, Ấn Độ

Ấn Độ (Chủ tịch), Hàn Quốc (Tổng

Thư ký), Nhật Bản (Quản trị đào

tạo), Băng-la-đét, Trung Quốc, Ma-

lai-xi-a, Pa-ki-xtan, Phi-líp-pin, Nga,

A-rập Xê-út, Thái Lan

Gioóc-đa-ni

&Thổ Nhĩ Kỳ

2009 – 2012

Đại hội lần thứ 11 năm

2012 tại I-xla-ma-bát, Pa-

ki-xtan

Pa-ki-xtan (Chủ tịch), Hàn Quốc

(Tổng Thư ký), Nhật Bản (Quản

trị đào tạo), Ấn Độ, Trung Quốc,

Cô-oét, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét,

Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, I-rắc.

Mông Cổ &

A-rập Xê-út

2006 – 2009

Đại hội lần thứ 10 năm

2006 tại Thượng Hải,

Trung Quốc

Trung Quốc (Chủ tịch), Ấn Độ

(Tổng Thư ký), Nhật Bản (Quản

trị đào tạo), Hàn Quốc, Cô-oét,

Ma-lai-xi-a, Pa-ki-xtan, A-rập Xê-

út, Thổ Nhĩ Kỳ.

Gioóc-đa-ni &

Mông Cổ

2003 – 2006 Phi-líp-pin (Chủ tịch), Ấn Độ In-đô-nê-xi-a &

Page 18: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

18

Đại hội lần thứ 9 năm

2003 tại Ma-ni-la, Phi-

líp-pin

(Tổng Thư ký), Nhật Bản (Quản

trị đào tạo), Băng-la-đét, Bu-tan,

Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Pa-ki-

xtan, A-rập Xê-út.

Thổ Nhĩ Kỳ

2000 – 2003

Đại hội lần thứ 8 năm

2000 tại Chiang Mai,

Thái Lan

Thái Lan (Chủ tịch), Ấn Độ

(Tổng Thư ký), Nhật Bản (Quản

trị đào tạo), Băng-la-đét, Trung

Quốc, Hàn Quốc, Cô-oét, Pa-ki-

xtan, Phi-líp-pin.

Nê-pan&

Thổ Nhĩ Kỳ

1997 – 2000

Đại hội lần thứ 7 năm

1997 tại Gia-các-ta, In-

đô-nê-xi-a

In-đô-nê-xi-a (Chủ tịch), Nhật Bản

(Tổng Thư ký), Trung Quốc, Ấn Độ,

Hàn Quốc, Cô-oét, Ma-lai-xi-a, A-

rập Xê-út, Thái Lan.

Xri Lan-ca&

Phi-lip-pin

1994 – 1997

Đại hội lần thứ 6 năm

1994 tại Niu Đê-li, Ấn Độ

Ấn Độ (Chủ tịch), Nhật Bản (Tổng

Thư ký), Ốt-xtrây-li-a, Trung

Quốc, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, A-

rập Xê-út.

Ma-lai-xi-a &

Thái Lan

1991 – 1994

Đại hội lần thứ 5 năm 1991

tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Trung Quốc (Chủ tịch), Nhật Bản

(Tổng Thư ký), Ấn Độ, In-đô-nê-

xi-a, Hàn Quốc, A-rập Xê-út, Xri

Lan-ca.

Ma-lai-xi-a &

Thái Lan

1988 – 1991

Đại hội lần thứ 4 năm 1988

tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a

Indonesia (Chủ tịch), Ma-lai-xi-a

(Tổng Thư ký), Trung Quốc, Ấn

Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, A-rập

Xê-út.

Xri Lan-ca &

Thái Lan

1985 – 1988

Đại hội lần thứ 3 năm

1985 tại Tokyo, Nhật Bản

Nhật Bản (Chủ tịch), Ma-lai-xi-a

(Tổng Thư ký), Ấn Độ, In-đô-nê-

xi-a, Hàn Quốc, Cô-oét, Thái Lan.

Xri Lan-ca&

Trung Quốc

1982 – 1985

Đại hội lần thứ 2 năm

1982 tại Xê-un, Hàn

Quốc

Hàn Quốc (Chủ tịch), Ma-lai-xi-a

(Tổng Thư ký), Ấn Độ, In-đô-nê-

xi-a, Nhật Bản.

Ốt-xtrây-li-a &

Xri Lan-ca

1979 – 1982

Đại hội lần thứ 1 năm

1979 tại Niu Đê-li, Ấn Độ

Ấn Độ (Chủ tịch), Phi-líp-pin

(Tổng Thư ký), In-đô-nê-xi-a, Hàn

Quốc, Ma-lai-xi-a.

Băng-la-đét &

Nhật Bản

10. Ban Thư ky ASOSAI

Ban Thư ký ASOSAI là cơ quan hỗ trợ công việc hành chính cho

ASOSAI và quản lý tài chính của tổ chức. Ban Thư ký ASOSAI có nhiệm kỳ 03

năm và có thể gia hạn hai lần (lên đến 09 năm).

Page 19: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

19

- Tổng Thư ký: Đứng đầu Ban Thư ký là Tổng Thư ký, người đứng đầu

của một SAI thành viên được Đại hội bầu cử. Ban Thư ký có trụ sở tại nước của

SAI đó.

- Chức năng: Theo Quy định và Điều lệ của tổ chức ASOSAI, Tổng Thư

ký ASOSAI có chức năng then chốt trong việc giúp Chủ tịch và Ban Điều hành

ASOSAI quản lý và điều phối mọi hoạt động để đảm bảo sự phát triển và đạt

được các mục tiêu của tổ chức, cụ thể như sau:

a. Hỗ trợ Ban Điều hành trong việc thực hiện nhiệm vụ;

b. Chuẩn bị các kế hoạch và chương trình hoạt động để trình Chủ tịch;

c. Chuẩn bị kế hoạch tài chính, ngân sách hàng năm và ba năm để trình Ban

Điều hành và trình lên Đại hội sau khi đã được Ban Điều hành thông qua;

d. Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều phối và kiểm soát các hoạt

động của ASOSAI theo chính sách do Ban Điều hành hoặc Chủ tịch đề ra;

e. Tổ chức hội thảo chuyên môn và các hoạt động khác phù hợp với mục tiêu

và chính sách của Tổ chức; (ii) Tổ chức hội thảo chuyên môn và các hoạt động

khác cùng với các cơ quan bên ngoài như Cơ quan Sáng kiến Phát triển INTOSAI

(IDI) và Quỹ tài trợ Kiểm toán Chính phủ (GAF) của Nhật Bản, và trong khi thực

hiện các việc đó, việc ký hợp đồng, thoả thuận hoặc bản ghi nhớ với các bên phải

tuân theo chính sách do Ban Điều hành hoặc Chủ tịch đề ra;

f. Thông báo cho Chủ tịch những vấn đề quan trọng cần phải lưu tâm;

g. Nhận tất cả các báo cáo và các tài liệu khác từ các SAI thành viên;

nghiên cứu chúng và đề xuất với Chủ tịch các biện pháp cần thực hiện cùng với

các khuyến nghị;

h. Phổ biến thông tin cần thiết bằng cách cung cấp thông tin liên lạc giữa các

SAI thành viên; Cùng với Chủ tịch ký vào các chứng chỉ do ASOSAI cấp;

i. Là Thư ký của Ban Điều hành và ghi biên bản chính thức trong các cuộc

họp;

j. Giữ tài khoản, các hồ sơ và sổ sách;

k. Chuẩn bị và gửi báo cáo tài chính phục vụ cho việc kiểm toán muộn nhất

là ba tháng sau khi kết thúc mỗi năm tài chính;

Page 20: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

20

l. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Điều hành giao.

- Tổng Thư ký ASOSAI qua các thời kỳ:

Nhiệm kỳ 1979-1982/ Đại hội ASOSAI lần đầu tiên: SAI Phi-lip-pin;

Nhiệm kỳ 1982-1991/ Đại hội ASOSAI lần thứ 02 – 04: SAI Ma-lai-xi-a;

Nhiệm kỳ 1991-2000/ Đại hội ASOSAI lần thứ 05 – 07: SAI Nhật Bản;

Nhiệm kỳ 2000-2009/ Đại hội ASOSAI lần thứ 08 – 10: SAI Ấn Độ;

Nhiệm kỳ 2009-2018/ Đại hội ASOSAI lần thứ 11 – 13: SAI Hàn Quốc.

11. Thành viên của ASOSAI

Theo Hiến chương INTOSAI, các SAI thuộc các quốc gia là thành viên

Liên hiệp quốc đều là thành viên INTOSAI. Các SAI thuộc khu vực châu Á và

châu Đại Dương có nguyện vọng trở thành thành viên ASOSAI sẽ đăng ký gia

nhập ASOSAI. Hiện nay, ASOSAI có 46 thành viên, phân loại thành 3 nhóm:

thành viên sáng lập (là các SAI của những nước đầu tiên ký vào bản Hiến

chương ASOSAI năm 1979), thành viên (là các SAI thuộc các nước châu Á và

châu Đại Dương đã gia nhập tổ chức ASOSAI và INTOSAI – Tổ chức các Cơ

quan kiểm toán tối cao quốc tế) và thành viên dự khuyết (là các SAI thuộc các

nước châu Á và châu Đại Dương đã gia nhập tổ chức ASOSAI và đang chờ

INTOSAI phê duyệt việc gia nhập).

Bảng 2: Danh sách thành viên ASOSAI

1. Áp-ga-ni-xtan

2. Ác-mê-ni-a

3. Ốt-xtrây-li-a

4. A-déc-bai-gian

5. Ba-ranh

6. Băng-la-đét

7. Bu-tan

8. Bru-nây

9. Cam-pu-chia

10. Cộng hòa Síp

11. Gruzia

24. Ma-lai-xi-a

25. Man-đi-vơ

26. Cộng hòa Mô-rítx

27. Mông Cổ

28. Mi-an-ma

29. Nê-pan

30. Niu-di-lân

31. Ô-man

32. Trung Quốc

33. Pa-kít-xtan

34. Pa-pua Niu Ghi-nê

Page 21: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

21

12. Ấn Độ

13. In-đô-nê-xi-a

14. I-ran

15. I-rắc

16. Ix-ra-en

17. Nhật Bản

18. Gioóc-đa-ni

19. Ca-dắc-xtan

20. Hàn Quốc

21. Cô-oét

22. Cư-rơ-gư-dơ-xtan

23. Lào

35. Phi-líp-pin

36. Ca-ta

37. Liên bang Nga

38. A-rập Xê-út

39. Xinh-ga-po

40. Xri Lan-ca

41. Thái Lan

42. Thổ Nhĩ Kỳ

43. Ta-gi-ki-xtan

44. Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất

45. Việt Nam

46. Y-ê-men

12. Ủy ban Phát triển năng lực (tiên thân là Ủy ban Đào tạo)

Ủy ban Phát triển năng lực được thành lập năm 2000. Chủ tịch Ủy ban Phát

triển năng lực sẽ liên hệ chặt chẽ với Ban Thư ký và có trách nhiệm lập kế

hoạch, thực hiện và theo dõi các hoạt động phát triển năng lực của ASOSAI

dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành.

Kế hoạch đào tạo của ASOSAI giai đoạn 03 năm giữa hai kỳ Đại hội được

Ủy ban Phát triển Năng lực trình Ban điều hành thông qua tại Đại hội.

Chủ tịch Ủy ban Phát triển năng lực được Ban điều hành bổ nhiệm và là

một thành viên đương nhiên của Ban điều hành. Từ khi thành lập đến nay, Ủy

Ban Kiểm toán Nhật Bản (SAI Nhật Bản) là Chủ tịch Ủy ban Phát triển năng lực

ASOSAI.

13. Ủy ban Kiểm toán

Uỷ ban Kiểm toán gồm 02 SAI thành viên không nằm trong Ban Điều hành

và được Đại hội bầu chọn. Những người đứng đầu các SAI thành viên được bầu

có thể chỉ định đại diện của họ, nếu cá nhân họ không thể tham dự.

- Chức năng:

a. Kiểm toán các bản kê khai tài chính của Tổ chức ba năm một lần;

Page 22: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

22

b. Nộp báo cáo kiểm toán cho Đại hội không muộn hơn sáu tháng sau khi

kết thúc nhiệm kỳ ba năm.

Tổng Thư ký sẽ cung cấp cho Uỷ ban Kiểm toán bất kỳ thông tin nào cần

thiết và giúp Uỷ ban trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Quy trình thực hiện nhiệm vụ: Uỷ ban sẽ bắt đầu thực hiện chức năng

của mình khi nhận được các bản kê khai hoàn chỉnh đã sẵn sàng kiểm toán trong

khoảng thời gian ba năm, thông báo này phải được Tổng Thư ký phát hành

không muộn hơn ba tháng sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Uỷ ban sẽ quyết định quy

trình nhiệm vụ riêng của mình và những Quy định và Điều lệ có thể được sửa

đổi khi có sự đồng ý của đa số các thành viên tại Đại hội.

Hiện nay, Ủy ban Kiểm toán gồm hai thành viên là SAI Giooc-đan và SAI

Mông Cổ.

14. Nhom công tác vê Kiểm toán môi trương

ASOSAI WGEA được thành lập tại Đại hội ASOSAI lần thứ 8 tổ chức tại

Chiang Mai, Thái Lan vào tháng 10/2000 và là nhóm công tác khu vực thuộc

Nhóm công tác về Kiểm toán môi trường của INTOSAI (INTOSAI WGEA).

Hiện nay, ASOSAI WGEA có 31 SAI thành viên, trong đó có Kiểm toán nhà

nước Việt Nam.

Tại cuộc họp đầu tiên của ASOSAI WGEA, SAI Trung Quốc được bầu làm

Chủ tịch và đảm nhiệm cho tới nay.

Mục tiêu chính của ASOSAI WGEA:

- Phát triển việc nghiên cứu về kiểm toán môi trường;

- Tăng cường mối quan hệ với INTOSAI WGEA; Tham gia vào các hoạt

động quốc tế về kiểm toán môi trường.

Hội thảo ASOSAI về Kiểm toán môi trường và Cuộc họp làm việc của

ASOSAI WGEA diễn ra 2 năm 1 lần, là diễn đàn cho các SAI trong cộng đồng

ASOSAI chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về kiểm toán môi trường và các vấn

đề liên quan.

Page 23: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

23

Năm 2014, KTNN đã đăng cai tổ chức thành công Hội thảo ASOSAI lần

thứ 5 về Kiểm toán môi trường và Cuộc họp làm việc lần thứ 4 của ASOSAI

WGEA.

15. Nhom nong cốt quản ly Kế hoạch chiến lược ASOSAI

Định kỳ 6 năm, ASOSAI sẽ thành lập Nhóm nòng cốt để xây dựng Kế

hoạch chiến lược (KHCL) ASOSAI. Hiện nay, KHCL ASOSAI giai đoạn 2016-

2021 đã được ban hành, tập trung vào 03 mục tiêu chính:

- Hỗ trợ phát triển năng lực SAI thành viên;

- Tăng cường chia sẻ kiến thức giữa các SAI thành viên;

- Trở thành Nhóm làm việc kiểu mẫu cấp khu vực.

Nhóm nòng cốt xây dựng KHCL ASOSAI giai đoạn 2016 – 2021 bao gồm các

SAI Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Việt Nam và IDI.

16. Quy chế thành viên và quan sát viên

16.1. Quy chế thành viên

Các thành viên của ASOSAI bao gồm các thành viên sáng lập, thành viên

và thành viên liên kết.

Thành viên sáng lập là những thành viên ký vào Hiến chương ASOSAI.

Thành viên là các SAI thuộc các nước Châu Á và Châu Đại Dương đã gia

nhập tổ chức ASOSAI và INTOSAI.

Thành viên liên kết là các SAI thuộc các nước châu Á đã gia nhập

ASOSAI và đang chờ INTOSAI phê duyệt việc gia nhập.

16.2. Quy chế quan sát viên

Các thành viên có thể cử đại diện tham dự Đại hội với tư cách là quan sát

viên.

Đại diện của các SAI châu Á mà không phải là thành viên của Tổ chức và

những người từ tổ chức quốc tế với mục tiêu liên quan tới mục tiêu của Tổ chức

và của các viện khoa học và học viện có thể được Ban Điều hành chấp nhận

tham dự Đại hội với tư cách là quan sát viên.

Page 24: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

24

17. Quy chế tài chinh

Quy chế tài chính là một trong các văn bản cần thiết được lập ra trong nội

bộ Tổ chức nhằm đảm bảo việc thống nhất giữa các thành viên và các khoản chi

tiêu nội bộ của Tổ chức sẽ được sử dụng tối đa hiệu quả và năng suất, tính toán

hợp lý và được sử dụng đúng mục đích.

Quy chế tài chính của ASOSAI đặt ra các chính sách và thủ tục để

ASOSAI sử dụng trong việc thực hiện các chính sách quản lý tài chính được

thiết lập trong Hiến chương ASOSAI.

Các hợp phần thuộc quy chế tài chính của ASOSAI thông thường tương

ứng với bốn giai đoạn của quy trình quản lý, được thể hiện như sau:

a. Lập kế hoạch và xây dựng chương trình

b. Dự toán ngân sách

c. Thực hiện dự toán ngân sách và hoạt động kế toán

d. Kiểm toán.

18. Kế hoạch chiến lược của ASOSAI

Sau 36 năm thành lập và phát triển, ASOSAI đang ngày càng khẳng định là

một trong những Tổ chức khu vực năng động nhất trong INTOSAI. ASOSAI đã,

đang và sẽ không ngừng nỗ lực theo đuổi sứ mệnh “hỗ trợ các SAI thành viên

của mình trong việc đạt được những kết quả cao hơn, góp phần vào sự phát

triển bền vững của quốc gia cũng như đóng góp một cách tích cực cho cộng

đồng chung INTOSAI” thông qua việc tổ chức các hoạt động tăng cường năng

lực và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán công. Trên tinh

thần đó, với số lượng thành viên đa dạng có những nét đặc thù về địa lý, cơ cấu

tổ chức, thể chế chính trị, việc thiết lập Kế hoạch chiến lược ASOSAI giai đoạn

2016-2021 (KHCL 2016-2021) nhằm xác định mục tiêu, các hoạt động, chương

trình trọng tâm cần hoàn thành trong một khung thời gian định sẵn là hết sức cần

thiết và quan trọng.

KHCL ASOSAI giai đoạn 2016-2021 được Đại hội ASOSAI lần thứ 13

thông qua vào tháng 02/2015 và có hiệu lực kể từ tháng 01/2016. Kế thừa những

kết quả, thông lệ tốt của các giai đoạn trước, KHCL giai đoạn 2016-2021 vẫn

Page 25: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

25

đảm bảo được những nội dung chủ yếu khi đề ra 3 Mục đích chiến lược, 01 sứ

mệnh với tầm nhìn trung hạn nhằm theo đuổi 4 Giá trị cốt lõi: Chuyên nghiệp,

Hợp tác, Toàn diện, Đổi mới. Cụ thể hơn, KHCL đặt ra các mục đích chiến

lược: (a) Hỗ trợ công tác tăng cường năng lực của các SAI thành viên, (b) Tăng

cường chia sẻ kiến thức giữa các SAI thành viên và (c) Đưa ASOSAI trở thành

tổ chức hình mẫu trong khu vực.

19. Các hoạt động chinh hàng năm

Các kỳ Đại hội ASOSAI

Đại hội ASOSAI được tổ chức 03 năm một lần, là nơi họp mặt của tất cả

người đứng đầu các SAI thành viên ASOSAI. Tham gia Đại hội thường có

khoảng 350 đại biểu của 60 đoàn đại biểu quốc tế, gồm các SAI thành viên

ASOSAI, Lãnh đạo của INTOSAI, các Ban chuyên môn của INTOSAI và khoảng

10 đoàn là các tổ chức quốc tế tham dự với tư cách là quan sát viên Đại hội.

Ngoài các phiên họp chính thức, trong khuôn khổ hoạt động của Đại hội

còn có Hội nghị chuyên đề. Đây là hoạt động chuyên môn để các SAI thành viên

trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

Các Kỳ họp Ban điều hành ASOSAI

Ban Điều hành sẽ họp ít nhất một năm một lần tại thời gian và địa điểm do

đa số các thành viên Ban Điều hành đồng ý. Các cuộc họp bất thường của Ban

Điều hành sẽ được tổ chức theo đề nghị của Tổng Thư ký hoặc của ít nhất 4

thành viên Ban Điều hành gửi tới Chủ tịch, tại thời gian và địa điểm do Chủ tịch

quyết định.

Để một cuộc họp là hợp lệ, số đại biểu quy định bao gồm ít nhất 5 thành

viên có mặt. Quyết định về tất cả các vấn đề yêu cầu sự nhất trí của ít nhất 6

thành viên.

Xây dựng Kế hoạch chiến lược ASOSAI

Định kỳ 6 năm, ASOSAI sẽ thành lập Nhóm nòng cốt để xây dựng KHCL

ASOSAI. Hiện nay, KHCL ASOSAI giai đoạn 2016-2021 đã được ban hành,

tập trung vào 03 mục tiêu chính: Hỗ trợ phát triển năng lực SAI thành viên;

Tăng cường chia sẻ kiến thức giữa các SAI thành viên; Trở thành Nhóm làm

việc kiểu mẫu cấp khu vực.

Page 26: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

26

Tạp chí ASOSAI

Được phát hành 02 số một năm bằng tiếng Anh, Tạp chí là cơ quan ngôn

luận chính thống đại diện cho Tổ chức ASOSAI, được thành lập để thúc đẩy các

hoạt động của hệ thống kiểm toán khu vực công và cung cấp diễn đàn chia sẻ

kiến thức, kinh nghiệm quốc tế cho các SAI thành viên. Hiện nay, Tổng biên tập

của Tạp chí ASOSAI là Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ.

Các hoạt động chuyên môn tăng cường năng lực

ASOSAI chú trọng tăng cường năng lực chuyên môn cho các SAI thành

viên thông qua việc thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội thảo chuyên đề, Đề

án nghiên cứu và các hoạt động tăng cường năng lực khác.

Các hoạt động hợp tác quốc tế

Không chỉ bó hẹp trong khu vực, ASOSAI mở rộng việc hợp tác quốc tế,

nổi bật là hợp tác với các cơ quan, tổ chức khu vực khác của INTOSAI là

EUROSAI, AFROSAI, IDI nhằm trao đổi chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn

trong lĩnh vực kiểm toán công.

20. Hoạt động đào tạo tăng cương năng lực

Một trong những mục tiêu quan trọng của ASOSAI là tăng cường năng lực

chuyên môn của kiểm toán viên và năng lực hoạt động của cơ quan kiểm toán

tối cao trong khu vực. ASOSAI chú trọng tăng cường năng lực chuyên môn cho

các SAI thành viên thông qua việc thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị

chuyên đề, các chương trình hợp tác trong khuôn khổ các hoạt động của: Hội

thảo đào tạo của ASOSAI, Hội thảo chuyên đề của ASOSAI, Chương trình hợp

tác IDI-ASOSAI, Đề án nghiên cứu và các hoạt động tăng cường năng lực khác.

Kế hoạch đào tạo của ASOSAI giai đoạn 03 năm giữa hai kỳ Đại hội được

Ủy ban Phát triển Năng lực (SAI Nhật Bản) trình Ban điều hành thông qua tại

Đại hội.

Hội thảo và hội thảo chuyên đề

Trong quá trình hoạt động, ASOSAI đã tổ chức nhiều hội thảo và hội thảo

chuyên đề với sự tham gia của các thành viên, các chủ đề cụ thể được thống kê

tại Bảng 3 và Bảng 4 dưới đây.

Page 27: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

27

Bảng 3: Các hội thảo do ASOSAI tổ chức

trong khuôn khổ các hoạt động tăng cường năng lực

STT Chủ đê Thơi gian, địa điểm

1 Kiểm toán tài chính 2001

Đắc-ca, Băng-la-đét

2 Kiểm toán hoạt động 2001

Can-bê-ra, Ốt-xtrây-li-a

3 Giới thiệu đối với Kiểm toán CNTT 2002

Niu Đê-hi, Ấn Độ

4 Kiểm toán Nợ công 2004

Can-bê-ra, Ốt-xtrây-li-a

5 Gian lận và Tham nhũng 2005

La-ho, Pa-ki-xtan

6 Hội thảo Kiểm toán tài chính & Nhận thức

gian lận

2007

Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a

7 Kiểm toán hoạt động 2008

Nilai, Ma-lai-xi-a

8 Kiểm toán tư nhân hóa Tháng 11/2009

Noida, Ấn Độ

9 Kiểm toán môi trường Tháng 11/2010

I-xtan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ

10 Kiểm toán nợ công Tháng 11/2011

Bắc Kinh, Trung Quốc

11 Hội thảo do ASOSAI tài trợ về “Phòng chống

gian lận và tham nhũng”

Tháng 11/2012

Ma-ni-la, Phi-líp-pin

12 Hội thảo do ASOSAI tài trợ về “Kiểm

toán hoạt động”

Ngày 18-27/11, 2013

Băng-cốc, Thái Lan

Page 28: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

28

Bảng 4: Các hội thảo chuyên đề do ASOSAI tổ chức

trong khuôn khổ các hoạt động tăng cường năng lực

STT Chủ đê Thơi gian, địa điểm

1 Hội thảo chuyên đề của ASOSAI do JICA

tài trợ về “Cách thức tăng cường năng lực

các SAI để đáp ứng mong đợi của công

chúng về SAI”

Tháng 6/2011

Nhật Bản

1 Hội thảo chuyên đề của ASOSAI về “Làm

như thế nào để kết hợp đạo đức nghề

nghiệp và tính liêm chính vài thực tiễn

kiểm toán của một SAI”

Tháng 10/2011

Hàn Quốc

2 Hội thảo chuyên đề của ASOSAI do JICA

tài trợ về “Cải thiện Quy trình kiểm toán

đối với Kiểm toán hiệu quả hơn”

Tháng 6/2012

Nhật Bản

2 Hội thảo chuyên đề của ASOSAI về “Đảm

bảo chất lượng trong kiểm toán”

Tháng 12/2013

Việt Nam

3 Hội thảo chuyên đề của ASOSAI về “Công

tác quản lý Cơ quan kiểm toán tối cao”

Tháng 12/2015

Noida, Ấn Độ

Đề án nghiên cứu

Từ năm 1985, ASOSAI đã khởi động các Đề án nghiên cứu nhằm khuyến

khích và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học về kiểm toán và các lĩnh vực

liên quan. Tới nay, ASOSAI đã tổ chức được 10 Đề án về các lĩnh vực kiểm

toán khác nhau.

Các Đề án đa số tập trung vào việc xây dựng hướng dẫn kiểm toán về:

kiểm toán hoạt động (2000), kiểm toán công nghệ thông tin (2003), kiểm toán

môi trường (2006), và một số chủ đề mang tính thời sự được các SAI quan tâm

tại thời điểm đó: Trách nhiệm giải trình và công tác kiểm soát các tập đoàn quốc

doanh (1989), Trách nhiệm giải trình tài chính và công tác điều hành của chính

Page 29: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

29

phủ (1992), Kiểm toán để phát hiện gian lận và tham nhũng: Đánh giá chống

tham nhũng và rửa tiền (2010).

21. Các hoạt động hợp tác quốc tế

- Hợp tác ASOSAI-EUROSAI

EUROSAI là viết tắt của Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao khu vực

châu Âu. Các hoạt động hợp tác chủ yếu giữa ASOSAI và EUROSAI gồm trao

đổi các chuyến thăm và làm việc cấp cao kết hợp với các hội nghị chung thường

kỳ. Cụ thể, Chủ tịch và Ban điều hành của hai Tổ chức sẽ họp mặt tại Hội nghị

chung ASOSAI-EUROSAI. Đây là diễn đàn để hai Tổ chức trao đổi chia sẻ kinh

nghiệm về chủ đề chuyên môn đã được thống nhất và thảo luận về phương

hướng hợp tác phát triển giữa hai bên. Hội nghị chung lần thứ nhất giữa

ASOSAI và EUROSAI với chủ đề “Những thách thức của việc đảm bảo tính

minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính công” diễn ra vào

tháng 9/2011 tại Thổ Nhĩ kỳ đã chứng kiến lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về

hợp tác giữa ASOSAI và EUROSAI, Hội nghị chung lần thứ hai có chủ đề

“Những bài học từ kinh nghiệm áp dụng ISSAIs và dự kiến trong tương tai” diễn

ra vào tháng 9/2014 tại Liên Bang Nga.

Bảng 5: Tóm tắt lịch sử hợp tác ASOSAI-EUROSAI

STT Hoạt động Thơi gian, địa điểm

1 Hội nghị chung lần thứ nhất giữa

ASOSAI và EUROSAI

Tháng 9/2011

I-xtan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ

2 Hội nghị chung lần thứ hai giữa

ASOSAI và EUROSAI

Tháng 9/2014

Mát-xcơ-va, Nga

- Hợp tác ASOSAI-AFROSAI

Ngày 09/12/2016, bên lề Đại hội INCOSAI tổ chức từ ngày 05 -

11/12/2016 tại Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất, ASOSAI và Tổ chức các

cơ quan kiểm toán tối cao châu Phi (AFROSAI) đã chính thức ký kết Biên bản

ghi nhớ về việc hợp tác liên khu vực trong lĩnh vực kiểm toán công.

Page 30: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

30

Diễn đàn hợp tác liên khu vực ASOSAI – AFROSAI hứa hẹn sẽ mang lại

nhiều thuận lợi trong việc tăng cường năng lực thông qua tiếp thu những kiến

thức, kinh nghiệm của các SAI khu vực Châu Phi, đồng thời giúp 02 Tổ chức

tăng cường tiếp xúc, ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ INTOSAI cũng như tại

các diễn đàn đa phương khác.

- Hợp tác với Đối tác phát triển

Từ khi thành lập đến nay, một số đối tác phát triển quốc tế mà ASOSAI

hợp tác thành công phải kể đến IDI (Tổ chức sáng kiến phát triển INTOSAI),

ADB (Ngân hàng phát triển châu Á), JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản)

và WB (Ngân hàng thế giới). Trong đó, hoạt động hợp tác mang lại nhiều kết

quả đáng kể góp phần tăng cường năng lực cho các SAI thành viên ASOSAI là

Chương trình hợp tác ASOSAI-IDI. Chương trình này được triển khai từ năm

2004 với mục đích tăng cường năng lực tổ chức cho các Cơ quan kiểm toán tối

cao. Theo đó, rất nhiều hoạt động, chương trình được IDI và ASOSAI phối hợp

thực hiện thu hút sự tham gia tích cực của các SAI thành viên ASOSAI, nổi bật

như: Chương trình đảm bảo chất lượng kiểm toán, phát hành Sổ tay hướng dẫn

về đảm bảo chất lượng kiểm toán, Chương trình xây dựng và thực hiện Kế

hoạch chiến lược, Hội thảo về Sáng kiến thực hiện ISSAI (3i),…

Trong giai đoạn 2016-2018, Chương trình hợp tác ASOSAI-IDI sẽ tiếp tục

định hướng tập trung đẩy mạnh phương pháp đào tạo kết hợp giữa khóa học trực

tuyến và tổ chức hội thảo trực tiếp, đặc biệt về 08 Chương trình tăng cường năng

lực cho các SAI thành viên ASOSAI.

Bảng 6: Nội dung các chương trình hợp tác IDI-ASOSAI

trong khuôn khổ các hoạt động tăng cường năng lực

STT Hoạt động Thơi gian, địa điểm

1 Chương trình Đảm bảo chất lượng

của IDI-ASOSAI

Tháng 12/2007

Phnôm Pênh, Cam-pu-chia

2 Cuộc họp Lập kế hoạch chiến lược

đối với chương trình về Đảm bảo

2010

Hà Nội, Việt Nam

Page 31: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

31

chất lượng trong Kiểm toán hoạt

động

3 Cuộc họp thiết kế chương trình của

các giảng viên đối với chương trình

về Đảm bảo chất lượng trong Kiểm

toán hoạt động

2010

Pa-rô, Bu-tan

4 Hội thảo đối với chương trình về

Đảm bảo chất lượng trong Kiểm

toán hoạt động

Tháng 11-12/2010

Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a

5 Cuộc họp đánh giá đối với chương

trình về Đảm bảo chất lượng trong

Kiểm toán hoạt động

Tháng 4-5/2011

Băng-cốc, Thái Lan

6 Cuộc họp Lập kế hoạch chiến lược

đối với chương trình Xây dựng và

thực hiện Kế hoạch chiến lược

Tháng 9/2011

Thổ Nhĩ Kỳ

7 Cuộc họp thiết kế chương trình của

các giảng viên đối với chương trình

Xây dựng và thực hiện Kế hoạch

chiến lược

2011

Xơ-un, Hàn Quốc

8 Hội thảo Đánh giá nhu cầu của SAI

đối với chương trình Xây dựng và

thực hiện Kế hoạch chiến lược

2012

Hà Nội, Việt Nam

9 Cuộc họp Đánh giá nhu cầu của SAI

và Hội thảo Lập kế hoạch chiến lược

đối với chương trình Xây dựng và

thực hiện Kế hoạch chiến lược

2012

U-lan Ba-to, Mông cổ

10 Cuộc họp Đánh giá Kế hoạch chiến

lược và Hội thảo Lập kế hoạch hành

2012

Phnôm Pênh, Cam-pu-chia

Page 32: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

32

động đối với chương trình Xây dựng

và thực hiện Kế hoạch chiến lược

11 Sổ tay Đảm bảo chất lượng 2012 và

Kế hoạch chiến lược 2013-2015

Nê-pan

12 Hội thảo Quản lý 3i của IDI-

ASOSAI

2013

Phnôm Pênh, Cam-pu-chia

13 Chương trình hợp tác kiểm toán 3i

của IDI-ASOSAI về chủ đề quản lý

thiên tai (2015-2016)

(Đây là chương trình phối hợp triển

khai của IDI-ASOSAI và Nhóm

công tác về kiểm toán môi trường

của INTOSAI (WGEA))

Hoạt động và thời gian dự kiện:

a. GĐ 1: Khóa đào tạo trực

tuyến về Kiểm toán quản lý

thiện tai (từ tháng 9/2015, kéo

dài 4-5 tuần)

b. GĐ 2: Xây dựng Dự thảo kế

hoạch kiểm toán (tháng 11-

12/2015)

c. GĐ 3: Lập kế hoạch kiểm toán

(trong 07 ngày, năm 2016)

d. GĐ 4: Hỗ trợ thực hiện kiểm

toán (kiểm toán thí điểm trong

06 tháng)

e. GĐ 5: Cuộc họp xét duyệt

Báo cáo kiểm toán (trong 07

ngày)

g. GĐ 6: Phát hành báo cáo kiểm

toán

h. Kiểm soát chất lượng

22. Mối quan hệ giưa ASOSAI và INTOSAI

ASOSAI là một trong 07 tổ chức khu vực của INTOSAI. INTOSAI công

nhận ASOSAI là cơ quan độc lập có liên quan, được thành lập nhằm mục đích

Page 33: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

33

tăng cường hợp tác chuyên môn và kỹ thuật của các SAI thành viên trong khu

vực châu Á. Các chiến lược hoạt động của ASOSAI được xây dựng dựa trên

những mục tiêu và ưu tiên chung của INTOSAI. Để được ASOSAI công nhận là

thành viên, SAI cần phải là thành viên của INTOSAI. Các SAI đã gia nhập

ASOSAI nhưng đang chờ INTOSAI phê duyệt việc gia nhập chỉ là thành viên

dự khuyết và không có quyền bầu cử.

Để đảm bảo tính kết nối giữa hai Tổ chức, Chủ tịch hoặc đại diện ASOSAI

được mời tham dự Đại hội INTOSAI định kỳ 03 năm một lần và trình bày báo

cáo về tình hình hoạt động của ASOSAI trong thời gian 03 năm kể từ kỳ Đại hội

trước. Tương tự, Tổng Thư ký hoặc đại diện ASOSAI được mời tham dự cuộc

họp thường xuyên của Ban Điều hành INTOSAI và trình bày báo cáo về tình

hình hoạt động của ASOSAI trong thời gian sau khi diễn ra cuộc họp Ban điều

hành lần trước tới cuộc họp Ban điều hành hiện tại.

Các thành viên trong khu vực ASOSAI cũng tham gia tích cực và đảm

nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động điều hành cũng như chuyên môn

của INTOSAI. Nhiều SAI đã đảm nhiệm vị trí Chủ tịch INTOSAI như Nhật

Bản, Phi-líp-pin, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc và Các tiểu vương quốc A rập

thống nhất; nhiều Nhóm làm việc của INTOSAI do thành viên của ASOSAI phụ

trách như SAI In-đô-nê-xi-a làm Chủ tịch Nhóm Kiểm toán Môi trường, SAI Ấn

độ làm Chủ tịch Nhóm Kiểm toán Công nghệ thông tin, SAI Trung Quốc làm

Chủ tịch Nhóm Dữ liệu lớn, SAI Phi-líp-pin làm Chủ tịch Nhóm Kiểm toán Nợ

công.

23. Ý nghĩa, tầm quan trọng và nhưng đong gop của ASOSAI với nên

kinh tế châu Á

Là tổ chức của các SAI của các quốc gia khu vực châu Á và là một trong

07 Nhóm làm việc khu vực của INTOSAI, sau 40 năm hoạt động, ASOSAI

được nhận định có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền kinh tế

nói chung và công tác quản trị công của các nước châu Á nói riêng.

Thứ nhất, hoạt động kiểm toán của các SAI thành viên ASOSAI đóng vai

trò quan trọng trong việc phục vụ nhiệm vụ giám sát hoạt động quản lý, sử dụng

ngân sách, tài sản công, góp phần tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải

trình các quan hệ kinh tế, tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân

sách, tiền và tài sản công của các quốc gia trong khu vực.

Page 34: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

34

Từ trước tới nay, hoạt động chuyên môn của các thành viên ASOSAI đều

gắn với trách nhiệm hỗ trợ công việc quản lý và phục vụ quản lý nhà nước.

Kiểm toán là một công cụ quản lý gắn với hoạt động kinh tế của con người.

Thông qua hoạt động kiểm toán, cơ quan kiểm toán xác nhận tính đúng đắn,

trung thực của các thông tin kinh tế, kết quả kiểm toán được lập thành báo cáo

và công bố công khai theo quy định của pháp luật đã góp phần làm cho các

thông tin về kinh tế, tài chính được kiểm toán đáp ứng được yêu cầu trung thực,

khách quan; xác nhận độ tin cậy của báo cáo tài chính, làm căn cứ để Nhà nước

đưa ra các chính sách và công cụ quản lý tài chính, kinh tế và xã hội phù hợp,

đồng thời giúp đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định đúng đắn, từ

đó góp phần làm minh bạch và nâng cao hiệu quả, hiệu lực nền tài chính của

mỗi quốc gia nói riêng và nền kinh tế châu Á nói chung.

Liên quan tới vấn đề này, trong phần trả lời bài phỏng vấn của Đài Truyền

hình Việt Nam về vai trò của ASOSAI đối với nền kinh tế châu Á, Ngài

Teruhiko Kawato - Chủ tịch Ủy ban kiểm toán Nhật Bản cho rằng: “Để kinh tế

phát triển một cách thuận lợi, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của hành

chính là điều cần thiết không thể thiếu. Chính vì vậy các cơ quan kiểm toán có

trách nhiệm gánh vác vai trò quan trọng này. Mỗi một quốc gia có một vấn đề

khác nhau. Ví dụ đối với Nhật Bản, thảm họa kép động đất sóng thần năm 2011

tại Đông Bắc Nhật Bản đã khiến cho quá trình tái thiết khu vực này trở thành

vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó, Nhật Bản là quốc gia thường xuyên gánh chịu

những thảm họa thiên nhiên, vì vậy an toàn và yên tâm là vấn đề quan trọng

hàng đầu đối với người dân Nhật Bản. Không chỉ như vậy, Nhật Bản hiện đang

đối mặt với tình trạng dân số già, trẻ em ngày một ít đi, dân số suy giảm. Có thể

nói tình hình của Nhật Bản ngày nay khác biệt rất lớn với tình trạng của thời kỳ

Nhật Bản phát triển kinh tế bùng nổ. Tiếp đó an sinh xã hội cũng là một vấn đề

lớn tại Nhật Bản ngày nay.

Vì vậy, đối với Nhật Bản, cơ quan kiểm toán có trách nhiệm rất lớn trong

việc xác định vai trò của cơ quan kiểm toán trong các vấn đề đó”.

Thứ hai, KHCL của ASOSAI qua từng giai đoạn đều tập trung xác lập

tầm nhìn, các mục tiêu chiến lược và tìm kiếm giải pháp hữu hiệu để giải quyết

các vấn đề và thách thức mang tính khu vực như khủng hoảng kinh tế và tài

chính, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, sự phát triển của công nghệ,

chuyển giá... từ đó đóng góp vào sự phát triển và ổn định nền kinh tế của mỗi

quốc gia thành viên và khu vực châu Á. Thông qua các sáng kiến về phát triển

năng lực, tạo diễn đàn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về kiểm toán công về

các vấn đề khu vực quan tâm, từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động

của các SAI thành viên, ASOSAI đã thể hiện tốt vai trò thông tin (kiến thức và

kinh nghiệm) kết nối hoạt động của các thành viên tổ chức trong các lĩnh vực

chuyên môn. Trong vài thập kỷ qua, ASOSAI đã tổ chức hơn 100 hội thảo, hội

Page 35: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

35

nghị chuyên đề thảo luận các phương pháp, chủ đề kiểm toán, các phương pháp

tiếp cận mới đối với hoạt động kiểm toán, chủ trì các cuộc kiểm toán hợp tác

giữa các SAI bên trong và bên ngoài tổ chức.

Thứ ba, ASOSAI đóng góp tích cực vào công cuộc phòng, chống gian lận,

tham nhũng cũng như ngăn ngừa hoạt động rửa tiền quốc tế trong khu vực và

toàn cầu. Hoạt động kiểm toán của mỗi SAI thành viên được ghi nhận là công cụ

hữu ích phục vụ cho việc minh bạch về tài chính thông qua công khai kết quả

kiểm toán quản lý và sử dụng công quỹ, tài sản công của các tổ chức, các cấp

ngân sách, phát hiện những hiện tượng, những dấu hiệu tham ô, lãng phí, không

tuân thủ pháp luật trong quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng kém hiệu quả các

nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản công.

Thực hiện chức năng điều phối hoạt động và mối quan hệ hợp tác giữa

các SAI thành viên, ASOSAI luôn khuyến khích các ý tưởng khoa học, các bài

nghiên cứu chuyên môn, và thường xuyên là cơ quan tổ chức xây dựng các tài

liệu, hướng dẫn kiểm toán về các chủ đề liên quan như “Hướng dẫn của

ASOSAI về xử lý gian lận”, hội thảo ASOSAI về “Đấu tranh phòng, chống gian

lận và tham nhũng”, “Đề án nghiên cứu thứ 10 của ASOSAI về phòng chống

tham nhũng và nạn rửa tiền”,… Đây là những ví dụ tiêu biểu của ASOSAI trong

công cuộc đấu tranh phòng, chống gian lận và tham nhũng, hướng tới minh bạch

hóa nền tài chính khu vực.

Thứ tư, ASOSAI nắm bắt xu thế và “nhắc nhở” nền kinh tế châu Á đang

trên đà phát triển về yếu tố bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tiềm năng

phát triển của các nền kinh tế châu Á là rất lớn, khi mà nền kinh tế châu Á được

ví von là “đầu tàu” của nền kinh tế thế giới. Các ngành công nghiệp, dịch vụ liên

tục được đầu tư và đổi mới đôi khi khiến yếu tố môi trường – phát triển bền

vững bị quên lãng. ASOSAI đã, đang và tiếp tục sẽ có những nỗ lực toàn diện để

góp phần khắc phục và cải thiện yếu tố môi trường khu vực nhằm khuyến nghị

các quốc gia châu Á phát triển nhanh và bền vững. Nhóm công tác về Kiểm toán

môi trường của ASOSAI, các hướng dẫn của ASOSAI về kiểm toán môi trường,

hội thảo chuyên đề tập trung thảo luận các khía cạnh kiểm toán môi trường,…,

và sắp tới đây là Hội nghị chuyên đề lần thứ 7 trong khuôn khổ Đại hội ASOSAI

14 tại Việt Nam với chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” là

những nỗ lực nổi bật của ASOSAI trong việc thúc đẩy “yếu tố bền vững” trong

nền kinh tế khu vực và mỗi quốc gia.

Page 36: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

36

24. Nhưng ưu tiên trong hoạt động của tổ chức giai đoạn hiện nay

ASOSAI tiếp tục thực hiện các hoạt động nghiên cứu, xây dựng những

phương pháp hỗ trợ phục vụ phát triển năng lực cho các SAI thành viên, như

tiến hành thông qua thí điểm áp dụng “Mô hình đào tạo đa phương pháp”. Mô

hình này sẽ hỗ trợ ASOSAI tiếp cận được đội ngũ kiểm toán viên của các SAI

thành viên với quy mô lớn hơn với chi phí thấp hơn so với phương pháp cũ,

đồng thời cung cấp những hỗ trợ chuyên sâu hơn cho các SAI ở cấp độ nội bộ

trong SAI nhằm thúc đẩy việc áp dụng các kiến thức kỹ năng ở cấp độ khu vực.

Do đó, phương pháp mới sẽ kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tiếp

cũng như hỗ trợ thực hiện kiểm toán. Ngoài ra, ASOSAI sẽ phối hợp với IDI để

đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ chuyên gia đào tạo trực tuyến.

Về việc thúc đẩy chia sẻ kiến thức giữa các SAI thành viên ASOSAI đã

chú trọng vào hoạt động của các Đề án nghiên cứu, nhằm khuyến khích và thúc

đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học về kiểm toán và các lĩnh vực liên quan. Nổi

bật là việc tăng số lượng chủ đề nghiên cứu từ Đề án nghiên cứu lần thứ 11 gồm

“Xây dựng kế hoạch kiểm toán dựa trên rủi ro” và “Kiểm toán dự án theo hình

thức đối tác công tư”.

Bên cạnh đó, với định hướng tạo dựng ASOSAI trở thành một Tổ chức

khu vực kiểu mẫu, phương pháp thực hiện chính là thúc đẩy việc tham gia sâu

rộng, tích cực của các SAI thành viên ASOSAI trong các nhóm công tác và ủy

ban của INTOSAI. Ngoài ra, ASOSAI sẽ nỗ lực để xây dựng chính sách tài

chính và sử dụng các nguồn lực hiệu quả để đẩy mạnh chất lượng và làm phong

phú các hoạt động thường niên của tổ chức.

25. Một số cơ quan kiểm toán tối cao thành viên hoạt động hiệu quả

và có nhưng đong gop tich cực trong cộng đồng ASOSAI

Trải qua gần bốn thập kỷ hình thành và phát triển với số lượng và quy mô

thành viên không ngừng mở rộng, tới nay ASOSAI đã chứng tỏ được tầm quan

trọng của tổ chức đối với hoạt động kiểm toán nhà nước toàn cầu nói chung và

đối với 46 quốc gia thành viên nói riêng. Để đạt được thành công ngày hôm nay,

không thể không nhắc tới những đóng góp, cống hiến tích cực và trách nhiệm từ

Page 37: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

37

các Cơ quan Kiểm toán nhà nước quốc gia thành viên, nổi trội có thể kể đến

KTNN Liên Bang Nga, In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái

Lan, các Tiểu vương quốc A rập thống nhất… Mỗi cơ quan kiểm toán tối cao

(SAI), với đặc thù cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý và chức năng riêng biệt, nhưng

đều đã nỗ lực hoạt động hướng tới mục tiêu chung xây dựng một ASOSAI vững

mạnh, hoạt động hiệu quả với những giá trị gia tăng đích thực. Với bề dày lịch

sử hình thành và phát triển, hầu hết các SAI đều có địa vị pháp lý được quy định

trong Hiến pháp, có vị trí độc lập trong hoạt động chuyên môn và đặc biệt, giữ

vai trò chủ chốt trong ASOSAI cũng như cộng đồng INTOSAI.

- Cơ quan Kiểm toán quốc gia Trung Quốc (CNAO)

Tháng 12/1982, Phiên họp thứ 5 của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc

Trung Quốc lần thứ 5 thông qua Nghị quyết thi hành hệ thống kiểm toán và giám

sát độc lập tại Trung Quốc, được quy định trong Hiến pháp sửa đổi 1982. Với quy

định này, kiểm toán chính phủ tại Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn mới

trong lịch sử phát triển. Ngày 15/9/1983, Lễ thành lập Cơ quan Kiểm toán Quốc gia

Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (CNAO) diễn ra tại Đại lễ đường nhân dân.

Theo Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc vụ viện (Chính phủ Trung Quốc),

các cơ quan kiểm toán tại Trung Quốc (gồm CNAO và các cơ quan kiểm toán

địa phương các cấp) thực hiện chức năng kiểm toán ở tất cả các cấp chính quyền

và liên kết với ngành hành pháp của Nhà nước. CNAO là cơ quan ngang Bộ,

thuộc Quốc vụ viện, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng, thực hiện quyền

giám sát thông qua hoạt động kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật và

báo cáo kết quả kiểm toán với Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn

quốc. CNAO tổ chức và quản lý công tác kiểm toán toàn quốc dưới sự lãnh đạo

của Tổng Kiểm toán (một thành viên của Quốc vụ viện).

Địa vị pháp lý về kiểm toán và giám sát tại Trung Quốc được nêu rõ

trong Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Hiến

pháp):

Điều 91 Hiến pháp quy định: Quốc vụ viện (Chính phủ) thiết lập cơ quan

kiểm toán, chịu trách nhiệm kiểm toán thu chi tài chính công của các cơ quan

thuộc Quốc vụ viện và chính quyền địa phương các cấp khác nhau, thu chi của

các cơ quan ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp và công ty nhà nước. Cơ quan

kiểm toán chịu sự giám sát trực tiếp của Thủ tướng Quốc vụ viện và thực hiện

quyền giám sát thông qua kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật và

không chịu sự can thiệp nào từ cơ quan quản lý hay tổ chức công hay cá nhân

nào.

Page 38: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

38

Điều 109 Hiến pháp quy định: Chính quyền nhân dân cấp huyện hoặc trên

cấp huyện sẽ thành lập các cơ quan kiểm toán tương ứng. Cơ quan kiểm toán

địa phương các cấp khác nhau sẽ chịu trách nhiệm kiểm toán và báo cáo hoạt

động của họ lên các cấp chính quyền nhân dân tương ứng và các cơ quan kiểm

toán ở các cấp cao hơn.

Điều 62, 67, 89 và 86 của Hiến pháp cũng quy định: Tổng Kiểm toán là

thành viên Quốc vụ viện; Tổng Kiểm toán do Thủ tướng giới thiệu và với sự phê

chuẩn của Quốc hội Nhân dân toàn quốc hoặc Ủy ban Thường vụ của Quốc hội,

được bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm bởi Chủ tịch nước.

Ngày 01/02/1995, Luật Kiểm toán của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc

được ban hành, là một luật đặc biệt quy định về kiểm toán chính phủ tại Trung

Quốc và có hiệu lực ngay sau đó; tháng 10/1997, Quy chế thực hiện Luật Kiểm

toán của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được ban hành và có hiệu lực.

Tại trụ sở chính CNAO có 499 công chức với 21 Vụ chức năng, trong đó

có 16 Vụ kiểm toán chuyên ngành và 5 Vụ tham mưu và hành chính; Các Vụ

kiểm toán chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân chia theo lĩnh

vực, ví dụ như: kiểm toán tài chính công, kiểm toán công tác thu và quản lý

thuế, kiểm toán an ninh xã hội, kiểm toán doanh nghiệp... và loại hình ví dụ như

kiểm toán trách nhiệm kinh tế.

CNAO cũng có 10 cơ quan liên kết và các cán bộ của 10 cơ quan này

không được gọi là công chức.

Để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, CNAO đã thành lập 20 văn phòng vệ

tinh đóng tại các bộ, ngành và cơ quan thuộc Quốc Vụ viện với tổng số 300 cán

bộ. Ngoài ra, CNAO cũng có văn phòng khu vực đặt tại 18 thành phố lớn nhất

của Trung Quốc với 2615 cán bộ. Cả văn phòng vệ tinh và văn phòng khu vực

đều chịu sự quản lý trực tiếp của CNAO về công tác kiểm toán, nhân sự, tài

chính… Các văn phòng này cũng sẽ báo cáo Tổng KTNN về kết quả kiểm toán

và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn và quản lý của các Vụ kiểm toán của

CNAO về các vấn đề kiểm toán.

20 văn phòng vệ tinh đặt tại các bộ kiểm toán chính phủ và thu chi tài

chính của các Vụ và các đơn vị trực thuộc Quốc Vụ viện.

18 văn phòng khu vực chịu trách nhiệm kiểm toán: Báo cáo quyết toán tài

chính công ở cấp tỉnh; thu chi của các chi nhánh địa phương của Tổng cục Hải

quan, Tổng cục Thuế và Kho bạc nhà nước; tài sản, nợ phải trả, lợi nhuận và

thua lỗ của các chi nhánh của các cơ quan tiền tệ nhà nước và các doanh nghiệp

nhà nước; thu chi của các đơn vị trực thuộc các Vụ của Quốc Vụ viện; việc sử

dụng và quyết toán ngân sách của các dự án xây dựng nhà nước trọng điểm.

Page 39: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

39

CNAO có thế mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt

động kiểm toán, kiểm toán trách nhiệm kinh tế, kiểm toán môi trường (hiện là

Chủ tịch Nhóm công tác về kiểm toán môi trường của ASOSAI) và kiểm toán

nợ công (hiện là thành viên nhóm công tác về Kiểm toán nợ công của

INTOSAI).

Riêng về ứng dụng CNTT phục vụ kiểm toán, CNAO đang tiến hành Dự án

Kim Thẩm (Golden audit project) thuộc Chương trình phát triển CNTT của

chính phủ Trung Quốc. Hiện CNAO đã xây dựng được một mạng lưới kiểm

toán kết nối trụ sở chính của CNAO với hơn 3.100 cơ quan kiểm toán địa

phương. Mạng lưới gồm một mạng nội bộ bảo mật kết nối giữa CNAO và các

cơ quan kiểm toán cấp tỉnh; một mạng nội bộ không bảo mật kết nối giữa

CNAO, các cơ quan kiểm toán cấp tỉnh, cấp huyện. Tất cả cơ quan kiểm toán

đều sử dụng phần mềm quản lý hoạt động kiểm toán, trợ giúp kiểm toán viên

trong quá trình tác nghiệp và phục vụ hiệu quả cho các hoạt động quản lý, kiểm

soát chất lượng kiểm toán.

Ngoài ra, với sự trợ giúp của CNTT, kiểm toán viên CNAO có thể thu thập

toàn bộ dữ liệu liên quan đến đơn vị được kiểm toán, gồm dữ liệu về tài chính -

kinh doanh và dữ liệu có liên quan từ công an, cơ quan đăng ký kinh doanh, tổ

chức viễn thông, ngân hàng thương mại… Nhờ ứng dụng dữ liệu điện toán đám

mây, kiểm toán viên cũng có thể yêu cầu truy xuất dữ liệu từ Hệ thống cơ sở dữ

liệu kiểm toán quốc gia. Thông qua phân tích mối liên hệ của thông tin từ các

nguồn dữ liệu này, kiểm toán viên có thể phát hiện ra các hoạt động mật, dấu

hiệu vi phạm pháp luật…

CNAO có thế mạnh về kiểm toán thời gian thực, kiểm toán trách nhiệm

kinh tế và kiểm toán môi trường. Trong những năm qua, CNAO luôn đóng vai

trò là SAI dẫn đầu trong các diễn đàn đa phương, trong đó có ASOSAI và

INTOSAI. Từ năm 1983, CNAO gia nhập ASOSAI và trở thành thành viên Ban

điều hành nhiều nhiệm kỳ cũng như giữ chức Chủ tịch ASOSAI 02 nhiệm kỳ

1991-1994 và 2006-2009. Hiện CNAO là Chủ tịch Nhóm công tác về kiểm toán

môi trường của ASOSAI. Ngoài ra, CNAO còn là thành viên Ban điều hành

INTOSAI từ năm 2007 đến 2022 và đăng cai thành công Đại hội INTOSAI lần

thứ 21 năm 2013, đảm nhiệm vai trò Chủ tịch INTOSAI nhiệm kỳ 2013-2016.

CNAO tham gia nhiều ủy ban trong INTOSAI như Chủ tịch Ủy ban giám sát các

vấn đề mới nổi, thành viên Ủy ban hợp tác INTOSAI-nhà tài trợ, Ủy ban chuẩn

Page 40: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

40

mực, Nhóm nòng cốt lập kế hoạch chiến lược...Năm 2007, Tổng KTNN Trung

Quốc được bầu là thành viên Ủy ban kiểm toán Liên hiệp quốc 2008-2014 và

được trao giải thưởng Hòa bình của Liên hiệp quốc năm 2013. Với thế mạnh về

chuyên môn, CNAO còn tổ chức khoảng 13 chương trình đào tạo kiểm toán

quốc tế cho tổng số gần 300 kiểm toán viên của các quốc gia trên thế giới.

- Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc (BAI)

Ngay sau khi Cộng hòa Hàn Quốc được thành lập năm 1948, Ủy ban

Kiểm toán và Ban Thanh tra được thiết lập dưới sự lãnh đạo của Tổng thống

theo các quy định của Hiến pháp và Đạo luật Tổ chức Chính phủ năm 1948. Các

cuộc kiểm toán do Ủy ban Kiểm toán thực hiện và các cuộc thanh tra do Ban

Thanh tra tiến hành trong nhiều trường hợp có liên quan chặt chẽ với nhau,

không thể phân biệt rõ ràng. Do đó, Hiến pháp sửa đổi năm 1962 đã quy định

sáp nhập hai tổ chức này thành Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra (BAI) như hiện

nay. BAI được thành lập vào ngày 20/3/1963 theo Đạo luật Ủy ban Kiểm toán

và Thanh tra năm 1963.

BAI trực thuộc Tổng thống, là cơ quan thanh tra, kiểm toán tối cao của

quốc gia, thực hiện chức năng thanh tra, kiểm toán từ bên ngoài đối với các đối

tượng công. BAI hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể là một Hội đồng thường

trực gồm 07 người, trong có có Chủ tịch BAI.

Trong suốt 4 lần sửa đổi Hiến pháp, địa vị pháp lý và nhiệm vụ của BAI đã

được định hình như hiện nay. Điều đáng chú ý là trong Hiến pháp, BAI luôn

được dành tính độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.

Địa vị pháp lý của BAI được quy định trong Hiến pháp Hàn Quốc, cụ thể

như sau:

Điều 97: Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc được thành lập dưới

thẩm quyền trực tiếp của Tổng thống nhằm kiểm tra quyết toán các khoản thu,

chi của Nhà nước, các tài khoản của Nhà nước và các cơ quan khác theo quy

định của Luật pháp cũng như hoạt động của các cơ quan hành chính và hoạt

động của công chức.

Page 41: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

41

Điều 98: Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra bao gồm ít nhất 05 và nhiều nhất

11 thành viên, kể cả Chủ tịch Ủy ban; Chủ tịch Ủy ban do Tổng thống bổ nhiệm

với sự chấp thuận của Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch là 04 năm,và chỉ có thể

được bổ nhiệm lại thêm 01 nhiệm kỳ; Các thành viên của Ủy ban do Tổng thống

bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban. Nhiệm kỳ của các thành viên này là

04 năm, và chỉ có thể được bổ nhiệm lại thêm 01 nhiệm kỳ.

Điều 99: Hàng năm, Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra phải kiểm tra các

quyết toán thu, chi ngân sách và báo cáo kết quả với Tổng thống và Quốc hội

vào năm tiếp theo sau năm đó.

Điều 100: Luật pháp sẽ quy định về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của

Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra, năng lực chuyên môn của các thành viên Ủy

ban, trình độ của công chức chịu trách nhiệm điều tra và các vấn đề cần thiết

khác.

Về địa vị pháp lý Chủ tịch Ủy ban: Địa vị của Chủ tịch BAI tương đương

với Phó Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc;

Về cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ: BAI thực hiện chức năng kiểm

toán và thanh tra (Hàn Quốc không có cơ quan Thanh tra Chính phủ). Báo cáo

kiểm toán trình Quốc hội. Luật cũng quy định phải công khai báo cáo kiểm toán

trên website.

Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc gồm các bộ phận: (1) Hội đồng

Ủy viên; (2) Ban thư ký; (3) Viện đào tạo thanh tra và kiểm toán; (4) Viện

nghiên cứu thanh tra và kiểm toán; (5) Các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm

toán. Đứng đầu BAI là Chủ tịch Ủy ban.

Hội đồng Ủy viên là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất gồm có

07 Ủy viên (bao gồm cả Chủ tịch).

Ban thư ký bao gồm Tổng thư ký và 04 Phó Tổng thư ký thực hiện công

tác quản lý chung và toàn bộ các hoạt động kiểm toán, thanh tra và phụ trách các

đơn vị chuyên môn sau:

Page 42: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

42

- 08 Vụ chuyên môn về kiểm toán gồm: 02 Vụ thực hiện kiểm toán chính

quyền địa phương, 06 Vụ khác thực hiện chức năng kiểm toán được chia theo

các lĩnh vực khác nhau (Vụ kiểm toán kinh tế và quản lý tài chính, Vụ kiểm toán

phúc lợi xã hội/giáo dục, Vụ kiểm toán các tổ chức công, Vụ kiểm toán môi

trường và xây dựng hạ tầng, Vụ kiểm toán quỹ và tổ chức tài chính, Vụ kiểm

toán an ninh quốc phòng và quản lý chính phủ).

- 03 khối kiểm toán: kiểm toán quốc phòng, công nghệ thông tin và vốn

chi phí quản lý xã hội (SOC).

- 01 khối kiểm toán chung: kiểm toán các dự án và chính sách chiến lược

của quốc gia.

- 02 Vụ về thanh tra gồm: Vụ điều tra đặc biệt và Vụ điều tra yêu cầu

kiểm toán.

- 01 khối thanh tra: Khối điều tra các khiếu nại và kiến nghị dân sự.

- 09 phòng hỗ trợ gồm: phòng lập kế hoạch và quản lý (trong đó có bộ

phận phụ trách về hợp tác quốc tế), phòng hỗ trợ kiểm toán CNTT, phòng hỗ trợ

kiểm toán nội bộ, phòng pháp chế và chất lượng kiểm toán, phòng tổ chức cán

bộ, phòng phán xử, phòng hành chính tổng vụ, phòng tổng thanh tra, phòng

quản lý công.

BAI tổ chức kiểm toán tập trung thống nhất ở cấp trung ương và không có

các văn phòng khu vực.

BAI có nhiều kinh nghiệm về kiểm toán hoạt động. Từ năm 1993, sau khi

thông báo kế hoạch thực hiện kiểm toán hoạt động, BAI đã không ngừng nghiên

cứu và phát triển lĩnh vực này. Năm 2004, BAI thông qua phương pháp kiểm toán

hoạt động của Hàn Quốc gọi là Kiểm toán hệ thống. Kiểm toán hệ thống giám sát

chính sách, dự án, luật pháp của chính phủ nhằm phân tích có hệ thống các vấn

đề. Hướng dẫn về kiểm toán hoạt động được phát hành năm 2004, Sổ tay kiểm

toán hoạt động phát hành năm 2005. Từ năm 2007-2012, 56,1% cuộc kiểm toán

do BAI thực hiện là kiểm toán hoạt động và kiểm toán đặc biệt (bản chất tương tự

như kiểm toán hoạt động).

Page 43: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

43

BAI cũng có thế mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

kiểm toán. Từ năm 2006, BAI đã áp dụng Hệ thống thông tin thanh tra kiểm

toán điện tử để quản lý các hoạt động hành chính nội bộ và hỗ trợ quản lý thông

tin. Mỗi kiểm toán viên mới vào nghề, thời gian đào tạo về CNTT bắt buộc là 02

tuần. Hàng năm, theo thực tế có chương trình đào tạo, cập nhật riêng cho từng

đối tượng học viên.

Ngoài ra, BAI cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ. Viện đào tạo kiểm toán và thanh tra được thành lập năm 1995 là

trung tâm không chỉ đào tạo cho các cán bộ của BAI mà còn đào tạo cho các cán

bộ thuộc Bộ ngành khác kiến thức liên quan đến kiểm toán và thanh tra.

BAI tham gia tích cực và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong hoạt

động điều hành cũng như chuyên môn của ASOSAI và INTOSAI. Là thành viên

Ban điều hành ASOSAI nhiều nhiệm kỳ, BAI đảm nhiệm chức năng Ban Thư

ký ASOSAI, Chủ tịch BAI là Tổng Thư ký ASOSAI giai đoạn 2009-2018 và

Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 1982-1985. BAI hiện còn là thành viên tích cực của

INTOSAI, đóng vai trò Cơ sở hợp tác với Liên hợp quốc của INTOSAI, thành

viên Ủy ban chuẩn mực nghề nghiệp, Ủy ban tăng cường năng lực, Ủy ban chia

sẻ kiến thức của INTOSAI, Nhóm công tác về kiểm toán công nghệ thông tin,

Nhóm công tác về nợ công của INTOSAI,… Năm 2001, BAI đăng cai Đại hội

INCOSAI XVII về chủ đề “Hoạt động kiểm toán các tổ chức quốc tế và siêu

quốc gia của các Cơ quan Kiểm toán tối cao”, “Đóng góp của Cơ quan Kiểm

toán tối cao vào công cuộc đổi mới hành chính và cải cách hoạt động của chính

phủ” và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch INTOSAI nhiệm kỳ 2001-2004.

- Ủy ban Kiểm toán In-đô-nê-xi-a (BPK)

KTNN In-đô-nê-xi-a (BPK) được thành lập ngày 1/1/1947. Trụ sở đặt tại

thủ đô Jarkata. BPK hiện có khoảng 6.000 cán bộ bao gồm cả KTV và cán bộ

không phải là KTV.

Về địa vị pháp lý: Điều 23E, Mục 1 của Hiến pháp 1945 quy định: (i) “Để

kiểm tra công tác quản lý và trách nhiệm giải trình về tài chính nhà nước, Ủy

ban kiểm toán được thành lập và là một cơ quan độc lập; (ii) Kết quả kiểm toán

tài chính nhà nước được trình lên Hạ Viện, Hội đồng Đại diện vùng; và (iii) Kết

Page 44: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

44

quả kiểm toán được các cơ quan hữu quan tiếp tục theo dõi. Điều 23F, Mục 1

của Hiến pháp 1945 quy định: (i) Các ủy viên của Ủy ban kiểm toán do Hạ viện

bầu và Tổng thống bổ nhiệm; (ii) Ban điều hành của Ủy ban kiểm toán được bầu

từ và bởi các thành viên. Điều 23G, Mục 1 của Hiến pháp 1945 quy định: (i) Cơ

quan kiểm toán đặt trụ sở tại thủ đô và có văn phòng đại diện đặt tại các tỉnh; (ii)

Các quy định khác về Ủy ban kiểm toán được quy định bởi luật. Ngoài ra, Chủ

tịch BPK được đứng ngang hàng với cùng với Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội ...

BPK hoàn toàn độc lập trong mọi hoạt động, ngân sách, tổ chức và báo cáo.

Về cơ cấu tổ chức, Theo Luật số 15 năm 2006, việc điều hành hoạt động

BPK được thực hiện bởi một Hội đồng gồm 9 thành viên (trong đó có 1 Chủ tịch,

1 Phó Chủ tịch và 7 thành viên khác). Các uỷ viên Hội đồng này do Quốc hội lựa

chọn và tiến cử để Tổng thống bổ nhiệm. Hỗ trợ cho Hội đồng là Ban Tổng Thư

ký, Vụ Hỗ trợ và xây dựng thủ tục pháp lý, Vụ kiểm toán, Vụ Kế hoạch, đánh

giá, nghiên cứu, phát triển và đào tạo, Vụ Thanh tra, Các phòng kiểm toán và

Văn phòng khu vực.

Theo chức năng và nhiệm vụ, BPK thực hiện nhiều loại hình kiểm toán như

kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán theo mục đích đặc biệt.

Trong đó, nhiệm vụ chính của BPK là kiểm toán đối việc quản lý tài chính và

trách nhiệm giải trình của chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương,

các cơ quan nhà nước khác, Ngân hàng In-đô-nê-xi-a, doanh nghiệp nhà nước,

các cơ quan dịch vụ công, các doanh nghiệp của chính phủ tại địa phương và các

cơ quan, đơn vị khác liên quan đến quản lý tài chính nhà nước.

Với lịch sử thành lập 71 năm, BPK đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm

kiểm toán trong các lĩnh vực kiểm toán, đặc biệt phải kể đến kiểm toán hoạt

động, kiểm toán môi trường, kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin,

phòng chống tham nhũng.

BPK hiện là Chủ tịch Nhóm công tác về kiểm toán môi trường của INTOSAI và

là thành viên Ban Điều hành ASOSAI nhiệm kỳ 2015-2018. Với những đóng

góp đáng kể cho ASOSAI, BPK đã từng đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASOSAI

giai đoạn 1997 – 2000 và 1988 – 1991.

- Cơ quan Kế toán Liên bang Nga

Ngày 18/11/1994, Quốc hội Liên bang Nga đã thông qua Luật Liên bang

về Cơ quan Kế toán Liên bang Nga. Bộ luật được Hội đồng Liên bang tán thành

Page 45: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

45

vào ngày 07/12/1994 và được Tổng thống Liên bang Nga ký ngày 11/01/1995.

Luật có hiệu lực từ ngày được công bố chính thức - 14/01/1995. Phiên họp đầu

tiên của Ban điều hành Cơ quan Kế toán Liên bang Nga diễn ra vào ngày

18/4/1995. Năm 2013, Luật Liên bang về Cơ quan Kế toán Liên bang Nga sửa

đổi bắt đầu có hiệu lực.

Luật Liên bang về Cơ quan Kế toán Liên bang Nga năm 2013 quy định

địa vị và khuôn khổ pháp lý của Cơ quan Kế toán Liên bang Nga: “Cơ quan Kế

toán Liên bang Nga là cơ quan thường trực tối cao có chức năng kiểm toán

(kiểm soát) nhà nước, được thành lập bởi Luật Liên bang hiện hành và chịu

trách nhiệm trước Quốc hội Liên bang. Trong khuôn khổ các nhiệm vụ do Luật

Liên bang quy định, Cơ quan Kế toán Liên bang Nga có cơ cấu tổ chức, chức

năng, tài chính và hoạt động hoàn toàn độc lập”.

Cơ quan Kế toán Liên bang Nga có thế mạnh và kinh nghiệm trong kiểm

soát tài chính, kiểm toán môi trường; thực hiện các cuộc kiểm toán phối hợp,

song song với KTNN các nước. Cơ quan Kế toán Liên bang Nga hiện là Chủ

tịch Nhóm công tác về các chỉ số quan trọng của quốc gia của INTOSAI.

- Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản (BOA)

Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản được hình thành từ một cơ quan được thành

lập năm 1869 - tiền thân của Bộ Tài chính theo hình thức trước đây của Nội các.

Địa vị pháp lý của BOA được quy định theo Điều 90 của Hiến pháp “Quyết toán

thu chi ngân sách Nhà nước sẽ được BOA kiểm toán hàng năm và được Nội các

đệ trình lên Quốc hội, cùng với báo cáo kiểm toán, trong suốt năm tài khóa ngay

sau khi giai đoạn đó kết thúc. Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của BOA do Luật

định. Chủ tịch BOA là đại biểu đương nhiên dự họp Quốc hội. Nhiệm kỳ của

Chủ tịch là 07 năm, tối đa 02 nhiệm kỳ, địa vị tương đương với Bộ trưởng. Chủ

tịch Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản không phải là chính trị gia, không thuộc đảng

phái nào.

BOA có thế mạnh về công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT vào kiểm

toán; kiểm toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản và kiểm toán hoạt động; đào tạo

cán bộ. BOA tham gia tích cực và đóng những vai trò quan trọng trong cộng

đồng INTOSAI/ASOSAI. Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản hiện là Chủ tịch Ủy ban

phát triển năng lực ASOSAI, Tổng thư ký ASOSAI giai đoạn 1991-2000, thành

viên Ban Chỉ đạo Ủy ban tăng cường năng lực INTOSAI, thành viên Ủy ban

Page 46: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

46

chuẩn mực nghề nghiệp INTOSAI, Nhóm công tác về Kiểm toán công nghệ

thông tin của INTOSAI… Năm 1968, BOA đã đăng cai Đại hội INCOSAI VI

với chủ đề “Phương pháp và quy trình thực hiện kiểm toán của Cơ quan Kiểm

toán tối cao”.

- Cơ quan Tổng kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ

Là một trong những thành viên năng động của ASOSAI, Cơ quan Tổng

Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn ĐộCơ

quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độcó lịch sử lâu đời từ năm 1860. Tuy

nhiên từ năm 1948, khi Ấn Độ bước vào thời kỳ độc lập, Cơ quan Tổng Kiểm toán

và Kiểm soát Ấn ĐộCơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ mới chính thức

được thành lập theo Chương V Hiến Pháp Ấn Độ và hoạt động theo cơ chế mới.

Luật Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn ĐộCơ quan Tổng Kiểm

toán và Kiểm soát Ấn Độ ra đời năm 1971, được sửa đổi đáng kể vào các năm

1976, 1984 và 1987, kéo theo nhiều thay đổi trong hệ thống kế toán, kiểm toán

cũng như trong cơ cấu tổ chức của cơ quan này. Trong đó đáng chú ý là việc tái

cơ cấu theo hướng nội bộ hoá các chức năng kế toán và kiểm toán của Cơ quan

Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ.

Những năm 1990 ghi nhận sự ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin

(CNTT) vào kiểm toán ở Ấn Độ. Năm 1992 là một cột mốc quan trọng trong

quá trình hội nhập của kiểm toán Ấn Độ khi Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm

soát Ấn Độ lần đầu tiên được bầu làm thành viên của Ủy ban Kiểm toán viên

Liên hợp quốc.

Từ năm 1948 đến nay, Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ đã

có 13 Tổng Kiểm toán và Kiểm soát. Tổng Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm

soát Ấn Độ hiện nay là Ngài Rajiv Mehrishi.

Về địa vị pháp lý, Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ được

thành lập theo Chương V Hiến pháp Ấn Độ, là cơ quan độc lập kiểm toán tất cả

các khoản thu chi của chính quyền Liên bang và tiểu bang, bao gồm các cơ quan

sử dụng ngân sách nhà nước. Các báo cáo của Cơ quan Tổng Kiểm toán và

Kiểm soát Ấn Độ được trình lên Ủy ban Kế toán công (PAC) và Ủy ban Doanh

nghiệp công (COPU) thuộc Quốc hội Liên bang và tiểu bang. Tổng Cơ quan

Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ do Tổng thống bổ nhiệm và chỉ bị bãi

nhiệm bởi Thẩm phán Tòa án tối cao.

Về cơ cấu tổ chức, đứng đầu Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn

Độ là Tổng Kiểm toán và Kiểm soát, với sự hỗ trợ của 01 Trợ lý Tổng Kiểm

Page 47: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

47

toán và Kiểm soát, 06 Phó Tổng Kiểm toán và Kiểm soát và 07 Trợ lý Phó Tổng

Kiểm toán và Kiểm soát.

Các Phó Tổng và Trợ lý Phó Tổng Kiểm toán và Kiểm soát phụ trách 13

Khối:

- Hành chính và nhân sự: gồm các Vụ phụ trách lĩnh vực đào tạo, nhân sự,

quan hệ quốc tế, hệ thống thông tin, kiểm toán CNTT, ngôn ngữ chính thức, tư

vấn pháp lý.

- Kiểm toán thương mại trung ương.

- Kiểm toán quốc phòng, truyền thông và đường sắt.

- Các đơn vị báo cáo trung ương và địa phương: gồm các Vụ báo cáo

trung ương, báo cáo địa phương và cố vấn thống kê.

- Kế toán chính phủ và Ban tư vấn chuẩn mực kế toán chính phủ: gồm các

Vụ Kế toán Chính phủ và Ban tư vấn chuẩn mực kế toán Chính phủ.

- Kiểm toán doanh thu trung ương: gồm các Vụ Thuế dịch vụ, Thuế hàng

hóa, Thuế quan, Kiểm toán doanh thu trung ương.

- Khu vực phía Đông: gồm Vụ kiểm toán 05 bang khu vực phía Đông.

- Khu vực phía Nam và Nhóm các thông lệ chuyên môn: gồm Vụ kiểm

toán 02 bang khu vực phía Nam và Nhóm các thông lệ chuyên môn.

- Khu vực phía Tây: gồm Vụ kiểm toán 04 bang khu vực phía Tây.

- Thanh tra: gồm Vụ thanh tra.

- Khu vực miền Trung: gồm Vụ kiểm toán 05 bang khu vực miền Trung

- Khu vực phía Bắc: gồm Vụ kiểm toán 06 bang khu vực phía Bắc.

- Khu vực Đông Bắc: gồm Vụ kiểm toán 08 bang khu vực Đông Bắc.

Ngoài ra, các bang của Ấn Độ cũng có văn phòng kiểm toán riêng trực

thuộc chính quyền bang.

Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ có nhiệm vụ thực hiện

kiểm toán tất cả các cơ quan thuộc Liên bang và tiểu bang bao gồm các cơ quan

thương mại - hành chính như đường sắt và bưu chính viễn thông Ấn Độ; doanh

nghiệp thương mại nhà nước như các công ty và tập đoàn chính phủ; cơ quan tự

trị phi thương mại do Liên bang và tiểu bang sở hữu; cơ quan do nguồn tài chính

Liên bang và tiểu bang chi trả.

Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ có quyền: (i) Kiểm tra các

cơ quan Liên bang và tiểu bang gồm cả kho bạc. Các cơ quan này chịu trách

nhiệm giữ sổ sách kế toán và trình lên Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát

Page 48: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

48

Ấn Độ; (ii) Yêu cầu các sổ sách, hồ sơ kế toán và tài liệu giao dịch khác có liên

quan trong quá trình kiểm toán; (iii) Đưa ra câu hỏi hoặc theo dõi nếu cần thiết

đối với người phụ trách cơ quan và yêu cầu những thông tin có thể để phục vụ

việc lập báo cáo.

Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ là một trong những cơ

quan kiểm toán tối cao lớn nhất trên thế giới với nguồn nhân lực dồi dào, có khả

năng chuyên môn trong nhiều lĩnh vực kiểm toán khác nhau, đặc biệt là kiểm

toán hoạt động, kiểm toán CNTT và kiểm toán môi trường. Năm 2015-2016, Cơ

quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ đã tổ chức 196 cuộc kiểm toán hoạt

động với 1544 kiến nghị, trong đó 768 kiến nghị đã được đơn vị được kiểm toán

chấp nhận. Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ cũng tham gia tích

cực Nhóm công tác về kiểm toán CNTT (Trưởng nhóm) và Nhóm công tác về

kiểm toán môi trường (thành viên) của INTOSAI. Trong tổ chức ASOSAI, Cơ

quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ đã đảm nhiệm vai trò Tổng Thư ký

ASOSAI nhiệm kỳ 2000-2009, Chủ tịch ASOSAI các nhiệm kỳ 1979-1982,

1994-1997 và nhiệm kỳ 2012-2015. Hiện Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm

soát Ấn Độ đang là thành viên Ban Điều hành ASOSAI nhiệm kỳ 2015-2018 và

là Tổng Biên tập của Tạp chí ASOSAI.

Page 49: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

49

PHẦN II – QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA KTNN

TRONG TỔ CHỨC ASOSAI

26. KTNN gia nhập tổ chức ASOSAI

KTNN trở thành thành viên của ASOSAI từ tháng 01/1997 và là thành

viên của Ban Điều hành ASOSAI nhiệm kỳ 2009-2012. Từ khi tham gia, KTNN

đã có điều kiện thuận lợi để trao đổi, cập nhật các kiến thức và kinh nghiệm

quốc tế về chuyên môn kiểm toán nhà nước. Đặc biệt, ASOSAI đã giúp KTNN

đào tạo nhiều cán bộ, kiểm toán viên của KTNN tại các khóa đào tạo ở nước

ngoài trên nhiều lĩnh vực khác nhau về chuyên môn kiểm toán nhà nước.

27. Nhưng lợi ích khi là thanh viên của tổ chức ASOSAI có thể mang

lại cho KTNN

Là một cơ quan chuyên môn còn tương đối trẻ trong tổ chức nhà nước

Việt Nam cũng như cộng đồng kiểm toán chính phủ khu vực và thế giới, với

phương châm tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm quốc tế để tăng cường năng lực

nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển, kể từ khi thành lập tới nay, KTNN không

ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với cộng đồng quốc tế. KTNN trở thành thành

viên chính thức của ASOSAI từ 1997, kể từ đó việc tiếp cận các kinh nghiệm

kiểm toán quốc tế tiên tiến và thông lệ tốt của ASOSAI đã góp phần không nhỏ

vào quá trình phát triển chung của Kiểm toán nhà nước, hoàn thiện, tăng cường

và nâng cao năng lực thể chế của KTNN theo từng giai đoạn.

Hoạt động hợp tác với ASOSAI hỗ trợ KTNN trong lĩnh vực Tăng

cương năng lực tổ chức. Khi xem xét những giá trị của việc học hỏi, trao đổi

kiến thức và kinh nghiệm mà cộng đồng các Cơ quan Kiểm toán tối cao khu vực

châu Á mang lại cho quá trình tăng cường năng lực tổ chức của KTNN, trước

tiên cần kể đến những đóng góp của ASOSAI cho việc xây dựng Kế hoạch chiến

lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017. Trong tiến trình thực hiện Thoả

thuận hợp tác về Chương trình Xây dựng và thực hiện Kế hoạch chiến lược của

IDI-ASOSAI 2011-2013, KTNN đã xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển

KTNN giai đoạn 2013 - 2017, nhằm lựa chọn và thực hiện một số hoạt động

quan trọng, mang tính ưu tiên cao thuộc Chiến lược phát triển KTNN đến năm

Page 50: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

50

2020. Chương trình hợp tác IDI-ASOSAI hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các

mục tiêu kế hoạch chiến lược nhằm tăng cường năng lực trong việc lập kế hoạch

chiến lược ở 07 Cơ quan Kiểm toán tối cao được lựa chọn trong khu vực

ASOSAI. Việt Nam có được cơ hội là một trong 07 quốc gia này và đã nhận

được hỗ trợ chuyên sâu của các chuyên gia quốc tế trong các khâu đánh giá nhu

cầu, lập Kế hoạch chiến lược, xây dựng kế hoạch hoạt động và giám sát và đánh

giá.

Hội nhập ASOSAI cũng hỗ trợ KTNN kiện toàn bộ máy và công tác quản

lý, bộ máy và công tác tham mưu, sự nghiệp của cơ quan. Việc học tập và tiếp

thu những ưu việt từ mô hình tổ chức của các Cơ quan kiểm toán tối cao tiên

tiến trong khu vực đã góp phần không nhỏ cho quá trình kiện toàn bộ máy hành

chính của KTNN.

Một yếu tố không kém phần quan trọng đó là quá trình hội nhập quốc tế

nói chung và hội nhập khu vực nói riêng đã giúp KTNN khẳng định vị thế của

mình trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Khởi đầu, khi quyết tâm đặt những

viên gạch nền móng đầu tiên trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, KTNN chỉ là một

Cơ quan kiểm toán nhà nước non trẻ với kinh nghiệm khiêm tốn trong lĩnh vực

chuyên môn. Vậy mà chỉ sau gần 20 năm nỗ lực phấn đấu, KTNN đã khẳng định

được chỗ đứng cho riêng mình trong cộng đồng kiểm toán nhà nước khu vực và

toàn cầu.

Năm 2015 đánh dấu một sự kiện đáng nhớ đối với KTNN là khi KTNN

được Đại hội ASOSAI lần thứ 13 năm 2015 chính thức lựa chọn là cơ quan

kiểm toán tối cao chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm

2018. Điều này có nghĩa KTNN sẽ là thành viên Ban Điều hành ASOSAI trong

03 nhiệm kỳ liêp tiếp từ 2015-2024 trong đó là Chủ tịch ASOSAI giai đoạn

2018-2021. Đây là sự kiện đối ngoại mang tính bước ngoặt của KTNN, góp

phần nâng cao địa vị pháp lý của KTNN trong nước cũng như trên trường khu

vực và quốc tế, hứa hẹn mang lại những cơ hội lớn hơn cho hoạt động hợp tác

trên nhiều mặt của KTNN.

ASOSAI giúp KTNN co được cơ hội tăng cương năng lực chuyên môn

nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong cơ quan. Cụ thể, KTNN đã được

ASOSAI hỗ trợ đào tạo nhiều công chức, kiểm toán viên trên nhiều lĩnh vực

Page 51: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

51

khác nhau như kiểm toán tài chính, kiểm toán môi trường, kiểm toán hoạt động,

kiểm toán công nghệ thông tin,… và các chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực

kiểm toán như kiểm toán tài chính dựa trên rủi ro, kiểm soát chất lượng kiểm

toán, kiểm toán ngân sách,... Nhiều công chức, kiểm toán viên đã được trang bị

kiến thức và kinh nghiệm từ các khóa đào tạo đã áp dụng kinh nghiệm chuyên

môn cho sự phát triển của KTNN.

Hàng năm, ASOSAI tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo cho các SAI

thành viên để cập nhật các phương pháp kiểm toán tốt nhất cũng như thảo luận

về các nội dung mà các SAI đang quan tâm như tính độc lập của KTNN, áp

dụng ISSAI,…

Như vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động hợp tác và hội nhập trong

cộng đồng ASOSAI đã mang lại những lợi ích to lớn cho KTNN, tạo điều kiện

tốt để KTNN học tập, chia sẻ kinh nghiệm, thu hút các nguồn lực tài chính và

chuyên môn nhằm tăng cường năng lực cho KTNN vừa thực hiện nhiệm vụ

trong nước vừa hội nhập quốc tế; góp phần tích cực vào quá trình hội nhập của

nước ta và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam trong sự nghiệp

đổi mới trên trường quốc tế.

28. Nhưng đong gop nổi bật của KTNN trong tổ chức ASOSAI

KTNN đã và đang nâng cao vị thế của mình trong cộng đồng ASOSAI

bằng việc chủ động hội nhập sâu và tham gia thực chất hơn vào các hoạt động

của tổ chức. Năm 2009, tại Đại hội ASOSAI lần thứ 11 tổ chức tại Pa-ki-xtan,

lần đầu tiên sau hơn 10 năm gia nhập tổ chức, KTNN trở thành thành viên của

Ban điều hành ASOSAI nhiệm kỳ 2009-2012. Sự kiện này đã mở ra giai đoạn

hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của KTNN một cách tích

cực, chủ động hơn. KTNN đã đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện quan

trọng của ASOSAI và được cộng đồng đánh giá cao, tiêu biểu là Kỳ họp Ban

Điều hành ASOSAI lần thứ 42 tại Hà Nội tháng 8/2010. Đây là một trong những

sự kiện được ASOSAI đánh giá là thành công nhất của ASOSAI từ trước đến

nay. Phát huy những thế mạnh, kinh nghiệm tích lũy được sau thành công của

Kỳ họp Ban điều hành 42, KTNN tiếp tục hội nhập sâu rộng và toàn diện trong

Page 52: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

52

cộng đồng này, và đây là một trong sáu mục tiêu chiến lược trong Chiến lược

phát triển KTNN đến năm 2020 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua

năm 2010, cụ thể “Phát huy hiệu quả vai trò thành viên Ban điều hành ASOSAI

12 và tổ chức đăng cai thành công các hội nghị Ban điều hành ASOSAI, tiến tới

đăng cai Đại hội ASOSAI giai đoạn 2015-2020...”.

Nhận được sự ủng hộ tích cực từ Ban Bí thư Trung ương Đảng và Lãnh đạo

Quốc hội, với sự định hướng, chỉ đạo sát sao của Ban Cán sự, Lãnh đạo KTNN

và nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành trong việc xây dựng Đề án đăng cai tổ chức

Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm 2018 và vận động tổ chức ASOSAI, Đại hội

ASOSAI lần thứ 13 tổ chức vào tháng 2/2015 tại Ma-lai-xi-a đã chính thức

thông qua việc KTNN đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm 2018,

điều đó có nghĩa KTNN sẽ là thành viên đương nhiên của Ban Điều hành

ASOSAI trong 03 nhiệm kỳ liên tiếp (09 năm) từ năm 2015 đến năm 2024 và là

Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021.

Đóng góp của KTNN trong cộng đồng ASOSAI

Sự hợp tác chặt chẽ giữa KTNN và ASOSAI không chỉ củng cố vị trí của

KTNN trong ASOSAI mà còn là cơ hội để KTNN có những đóng góp tích cực

đối với tổ chức khu vực này.

Với vai trò là thành viên Ban Điều hành ASOSAI

Từ khi trở thành viên Ban điều hành ASOSAI giai đoạn 2009-2012, KTNN

đã không ngừng củng cố tiếng nói và vai trò của mình trong quá trình phát triển

của tổ chức. Tại cuộc họp Ban điều hành lần thứ 42 được tổ chức tại Hà Nội,

KTNN đã đưa ra những ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng trong văn kiện

của Kỳ họp, nhất là việc nâng cao tính trách nhiệm và uy tín của các SAI trong

kiểm toán tài chính công và các giải pháp để rút ngắn khoảng cách, trình độ giữa

các SAI thành viên trong ASOSAI. Đặc biệt, KTNN đã góp phần vào việc thông

qua Kế hoạch chiến lược ASOSAI giai đoạn 2011-2015. Tại cuộc gặp với Ban

thư ký ASOSAI, nhằm thảo luận về kỳ họp Ban điều hành ASOSAI lần thứ 43

tại Thổ Nhĩ Kỳ, KTNN đã góp ý kiến vào những hoạt động đào tạo của

Page 53: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

53

ASOSAI, các hoạt động đào tạo được ASOSAI tài trợ, chương trình hợp tác

ASOSAI-IDI, ASOSAI-EUROSAI và một số vấn đề khác như thực hiện Kế

hoạch chiến lược ASOSAI năm 2011-2015.

Trong giai đoạn 2015-2024, KTNN tiếp tục khẳng định tầm ảnh hưởng đó

đối với cộng đồng ASOSAI qua vai trò là Chủ tịch và thành viên Ban Điều hành

ASOSAI. Khi đó, KTNN có thể chủ động đóng góp tích cực và hiệu quả trong

việc lãnh đạo tổ chức ASOSAI để giải quyết những thách thức chung của khu

vực và quốc tế nhằm xây dựng một cộng đồng ASOSAI vững mạnh và thịnh

vượng; đồng thời, cũng sẽ có cơ hội gia nhập sâu hơn và có những ảnh hưởng

đáng kể vào các Ủy ban, Nhóm công tác của ASOSAI cũng như toàn thể tổ chức

ASOSAI.

Để đạt được mục tiêu này, KTNN đã xác định rõ và chủ động xây dựng Dự

thảo Kế hoạch hành động thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành

ASOSAI giai đoạn 2015-2024 của KTNN (gọi tắt là Kế hoạch hành động

ASOSAI). Kế hoạch hành động ASOSAI xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm

và giải pháp chủ yếu để KTNN triển khai thực hiện vai trò Chủ tịch và thành

viên Ban điều hành ASOSAI qua từng năm nói chung cũng như công tác chuẩn

bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 nói riêng. Kế hoạch hành động ASOSAI bao

gồm 05 nhiệm vụ chủ yếu: (1) Tăng cường năng lực cán bộ thực hiện hoạt động

hội nhập và hợp tác quốc tế của Kiểm toán nhà nước; (2) Thực hiện nhiệm vụ là

Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI; (3) Tuyên truyền về ASOSAI

và Kế hoạch hành động ASOSAI; (4) Tổ chức Đại hội; (5) Chuẩn bị cơ sở vật

chất, kỹ thuật cho hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASOSAI. Kế hoạch hành

động ASOSAI là định hướng và kim chỉ nam giúp các đơn vị trong toàn ngành

hiểu và nắm rõ vai trò trách nhiệm của KTNN trên cương vị mới, từ đó tạo sự

đồng lòng trong việc tổ chức phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá

các nội dung nhiệm vụ một cách hiệu quả, đạt tiến độ và chất lượng cao.

Sau 20 năm gia nhập thành viên của ASOSAI, KTNN đã và đang từng

ngày phát triển theo hướng trở thành cơ quan kiểm toán tối cao chuyên nghiệp

Page 54: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

54

trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; đồng thời, ngày

càng củng cố vị thế và vai trò của mình thông qua những đóng góp vào sự phát

triển chung của cộng đồng ASOSAI. Trong đó, được chọn đăng cai Đại hội

ASOSAI 14, thực hiện vai trò chủ tịch và thành viên Ban điều hành giai đoạn

2015-2024 là bước ngoặc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và vai trò quan

trọng của KTNN tại tổ chức khu vực.

Hợp tác nghiên cứu

Bên cạnh vai trò tích cực của thành viên Ban Điều hành ASOSAI, KTNN

cũng trực tiếp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu trong cộng đồng ASOSAI. Sau khi

trở thành thành viên Ban điều hành giai đoạn 2009-2012, KTNN đã chủ động

đăng cai tổ chức cuộc họp đề án nghiên cứu lần thứ 9 với chủ đề “Đánh giá và

cải thiện hệ thống kiểm toán nội bộ và mối quan hệ giữa các đơn vị kiểm toán

nội bộ và SAI” và cuộc họp lần thứ 2 đề án nghiên cứu lần thứ 10 với chủ đề

“Kiểm toán để đánh giá chống tham nhũng và rửa tiền”; Từ năm 2015, KTNN

tích cực tham gia vào các hoạt động trong đề án nghiên cứu lần thứ 11 của

ASOSAI với 02 chủ đề “Phương pháp xây dựng kế hoạch kiểm toán dựa trên rủi

ro” và “Kiểm toán đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP”. Ngoài ra, KTNN

còn tham gia Chương trình hợp tác kiểm toán 3i của IDI-ASOSAI về chủ đề

Quản lý thiên tai. Hiện nay, KTNN cũng đang tích cực tham gia Nhóm công tác

kiểm toán môi trường của ASOSAI.

Qua đó, KTNN đang đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình hợp tác

hội nhập cũng như nâng cao năng lực kiểm toán của các SAI thành viên trong

cộng đồng ASOSAI.

Hợp tác đào tạo chuyên môn

Trong khuôn khổ hợp tác đào tạo với các thành viên ASOSAI, KTNN thể

hiện vai trò thành viên tích cực thông qua các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực

cho KTNN Lào, các chương trình hợp tác kiểm toán chung với KTNN các nước.

Cụ thể, đối với hợp tác đào tạo, kể từ năm 2000 tới tháng 10/2017, KTNN

Việt Nam đã giúp KTNN Lào đào tạo 117 lượt KTV trong các lĩnh vực: tổ chức

kiểm toán báo cáo quyết toán Ngân sách nhà nước, kiểm toán ngân sách địa

phương, kiểm toán ngân sách bộ ngành, kiểm toán doanh nghiệp nhà nước, kiểm

toán các tổ chức tài chính ngân hàng, mối quan hệ phối hợp giữa KTNN và đơn

Page 55: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

55

vị được kiểm toán, vai trò của KTNN trong phòng chống tham nhũng và kiểm

toán đối với các biểu hiện ko minh bạch trong đơn vị sử dụng ngân sách công,

thực hiện kiến nghị của đơn vị được kiểm toán…Đồng thời, KTNN Việt Nam

cũng tổ chức các buổi đào tạo, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng song phương với

KTNN Lào hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực, kỹ năng tổ chức cho cán bộ

hai tổ chức. Các buổi tọa đàm về kỹ năng làm việc của KTV nhà nước (bao gồm

kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp phỏng

vấn), , kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong KTNN (kỹ năng quản lý và phát triển

nguồn nhân lực, lập và tổ chức kế hoạch công tác, kỹ năng thuyết trình… Chỉ

riêng trong năm 2017, KTNN Việt Nam đã hỗ trợ đào tạo KTV KTNN Lào

trong các lĩnh vực: Kiểm toán quản lý thu NSNN (cơ quan thuế và hải quan ở

cấp trung ương và địa phương), đảm bảo chất lượng kiểm toán, kiểm toán chi

NS cho các dự án giao thông đường bộ, lập kế hoạch kiểm toánn, kiểm toán lĩnh

vực viễn thông, kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia,…

Trong tương quan các hoạt động hợp tác kiểm toán chung, năm 2012 và

2015, KTNN Việt Nam đã tham gia Cuộc kiểm toán hợp tác về Lưu vực sông

Mê Công với KTNN các nước Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và My-an-ma và

thực hiện kiểm toán thực địa tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu

Long. Trong khuôn khổ chương trình kiểm toán chung, KTNN còn đăng cai tổ

chức Hội thảo tiền kiểm toán chuẩn bị cuộc kiểm toán. Hội thảo đã thảo luận và

thống nhất phương thức tổ chức thực hiện cuộc kiểm toán hợp tác cho các

KTNN tham gia, góp phần vào thành công của cuộc kiểm toán chung. Báo cáo

kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Công nêu rõ, tác động lớn

nhất của việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn đối với hạ nguồn

nói chung, với đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là lượng phù sa đã bị giảm,

kéo theo xói lở. Theo nghiên cứu của chuyên gia quốc tế và của Ủy ban sông Mê

Công quốc tế, xói lở bờ sông là một vấn đề nghiêm trọng đang được đặt ra tại

một số tỉnh ở phần đầu châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tỉnh An

Giang và Đồng Tháp, đặc biệt nghiêm trọng là ở khu vực Tân Châu (An Giang)

Page 56: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

56

khi có tới hàng trăm hộ dân phải di chuyển, tìm nơi ở mới tái định cư hàng năm;

chỉ riêng năm 2004 đã có tới 400 hộ dân phải di dời đi nơi khác. Song song với

kiểm toán chung, KTNN đã phối hợp với KTNN Liên bang Nga cùng kiểm toán

Liên doanh Nga-Việt Vietsovpetro giai đoạn 2011 – 2015. Hoạt động kiểm toán

chung tập trung đánh giá việc tuân thủ của các Bên tham gia Liên doanh đối với

các điều khoản của Hiệp định liên Chính phủ; đánh giá các hoạt động của Liên

doanh liên quan đến việc phát triển các mỏ dự trữ tại khu 09-1 trên thềm lục địa

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bán các sản phẩm từ khí

hyđrocacbon. Kết quả kiểm toán xác nhận, Vietsovpetro hoạt động có hiệu quả

và là một liên doanh có vị trí quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà đối với cả

các nước trong khu vực. Báo cáo kiểm toán chung đã đưa ra các khuyến cáo

giúp Vietsovpetro nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh

doanh, trong đó cần cơ cấu lại chi phí, cắt giảm các chi phí gián tiếp. Hoạt động

kiểm toán chung đã góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa 02 cơ quan

KTNN Việt Nam – Liên Bang Nga: hoạt động vì lợi ích chung của nền kiểm

toán khu vực và thế giới.

Page 57: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

57

ẢNH LÃNH ĐẠO KTNN THAM DỰ CÁC HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN CỦA

ASOSAI

(KTNN tham dự Hội thảo chuẩn bị Báo cáo khu vực của ASOSAI về chủ đề của

INCOSAI 22 tổ chức vào tháng 9 năm 2016 tại Ma-lai-xi-a)

(Các SAI thành viên ASOSAI tham dự Kỳ họp Ban Điều hành ASOSAI lần thứ 42 do

KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 8 năm 2018 tại thủ đô Hà Nội)

Page 58: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

58

(Đoàn đại biểu của KTNN do Phó Tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên làm Trưởng đoàn

tham dự Đại hội ASOSAI lần thứ 13 năm 2015 tại Ma-lai-xi-a)

(KTNN đăng cai Hội thảo Kiểm toán môi trường lần thứ 5 và Cuộc họp lần thứ 4 của

Nhóm công tác về Kiểm toán môi trường ASOSAI vào tháng 4 năm 2014 tại Hà Nội)

............

…………………….

Page 59: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

59

PHẦN III – THÔNG TIN VỀ ĐẠI HỘI ASOSAI 14

29. Giới thiệu chung vê Đại hội ASOSAI 14

Đại hội ASOSAI là Cơ quan cao nhất trong bộ máy tổ chức cùa ASOSAI

. Đại hội được tổ chức 03 năm một lần, là nơi họp mặt của tất cả người đứng đầu

các SAI thành viên ASOSAI. Tham gia Đại hội thường có khoảng 350 đại biểu

của 60 đoàn đại biểu quốc tế, gồm các SAI thành viên ASOSAI, Lãnh đạo của

INTOSAI, các Ban chuyên môn của INTOSAI và khoảng 10 đoàn là các tổ chức

quốc tế tham dự với tư cách là quan sát viên Đại hội.

Đại hội ASOSAI thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của

toàn bộ tổ chức theo đa số về các văn bản, chế độ, chính sách cần thiết được

thông qua để đạt được các mục tiêu và sự phát triển của tổ chức.

Nhiệm vụ của Đại hội gồm:

- Đề ra các chính sách được cho là cần thiết để đạt được mục đích của Tổ

chức;

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Điều hành và Tổng Thư ký;

- Xây dựng Quy định và Điều lệ của Tổ chức và thiết lập trình tự thủ tục

của Đại hội và các cơ quan khác của Tổ chức;

- Quyết định nước đăng cai Đại hội kế tiếp; Xác định việc đóng góp tài

chính thường niên của các SAI thành viên;

- Thông qua ngân sách ba năm do Ban Điều hành đệ trình;

- Bàn về tất cả các vấn đề khác do Ban điều hành đệ trình lên Đại hội;

- Xem xét và thông qua báo cáo của Ủy ban Kiểm toán về tài khoản của Tổ

chức;

- Có quyền quyết định cao nhất về các vấn đề liên quan đến hợp tác khu

vực giữa các SAI trong châu Á;

- Bầu Chủ tịch và Tổng Thư ký; bầu các thành viên trong Ban Điều hành;

bầu hai thành viên không thuộc Ban Điều hành vào Ủy ban Kiểm toán.

Trong khuôn khổ hoạt động của Đại hội còn có Hội nghị chuyên đề là hoạt

động chuyên môn để các SAI thành viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh

vực kiểm toán nhà nước.

Page 60: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

60

Các chủ đề đã được lựa chọn để đưa ra tại các Đại hội ASOSAI từ trước

đến nay

Năm 1982 tại Hàn Quốc: Vai trò hỗ trợ của các SAI trong phát triển quốc

gia;

- Năm 1985 tại Nhật Bản: Vai trò của các SAI trong việc nâng cao trách

nhiệm giải trình công;

- Năm 1988 tại In-đô-nê-xi-a: Vai trò của kiểm toán trong việc tăng cường

cải cách điều hành công và quản lý hiệu quả;

- Năm 1991 tại Trung Quốc: Vai trò của các SAI trong việc tăng cường quản

lý hiệu quả tài chính công và vốn đầu tư;

- Năm 1994 tại Ấn Độ: Vai trò của các SAI trong việc nâng cao hệ thống kế

toán hiệu quả và kiểm soát nội bộ thích hợp trong Chính phủ;

- Năm 1997 tại In-đô-nê-xi-a: Vai trò của các SAI trong việc tăng cường

quản lý công thông qua kiểm toán hoạt động;

- Năm 2000 tại Thái Lan: Tầm quan trọng của quản trị hiệu quả trong khu vực

công;

- Năm 2003 tại Phi-líp-pin: Quản lý chất lượng trong kiểm toán công;

- Năm 2006 tại Trung Quốc: Vai trò của kiểm toán trong việc nâng cao trách

nhiệm giải trình của Chính phủ;

- Năm 2009 tại Pa-ki-xtan: Vai trò của các SAI trong việc nâng cao hiệu lực

chi tiêu công;

- Năm 2012 tại Ấn Độ: Đồng hóa các chuẩn mực quốc tế của các Cơ quan

kiểm toán tối cao (ISSAI);

- Năm 2015 tại Ma-lai-xi-a: Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng và

hiệu quả kiểm toán.

Tham gia Đại hội có 46 SAI thành viên và Đại diện INTOSAI, một số cơ

quan của INTOSAI và tổ chức quốc tế... với tư cách là khách mời và quan sát

viên.

Page 61: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

61

30. Bối cảnh KTNN đăng cai Đại hội ASOSAI 14

Thực hiện mục tiêu tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế của “Chiến

lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020” được Ủy ban Thường vụ

Quốc hội phê duyệt năm 2010, trong giai đoạn 2010-2015, KTNN đã tích cực

tham gia hoạt động của các tổ chức kiểm toán khu vực, quốc tế, trong đó có

ASOSAI và có nhiều đóng góp được ASOSAI ghi nhận. Với mục tiêu tiếp tục

tăng cường hơn nữa vị thế đã được xác lập, KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức

Đại hội ASOSAI 14 vào năm 2018 và là Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021

trên cơ sở các căn cứ pháp lý như sau:

(1). Chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho phép KTNN đăng

cai tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm 2018 tại Công văn số 8357-

CV/VPTW ngày 28/07/2014 của Văn phòng Trung ương Đảng;

(2). Ý kiến đồng ý của Lãnh đạo Quốc hội về chủ trương KTNN đăng cai

tổ chức Đại hội ASOSAI 14 năm 2018 tại Công văn số 4046/UBĐN13 ngày

27/5/2014 của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội;

Việc KTNN đăng cai Đại hội ASOSAI 14 năm 2018 đồng nghĩa với việc

KTNN sẽ trở thành Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 và là thành viên Ban

điều hành ASOSAI trong 03 nhiệm kỳ liên tiếp (09 năm) từ năm 2015 đến năm

2024. Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Đại hội ASOSAI 14 là sự kiện

chính trị - ngoại giao có ý nghĩa hết sức quan trọng, minh chứng cho sự trưởng

thành và phát triển của KTNN, khẳng định vị trí và vai trò của KTNN trong khu

vực và trên thế giới khi trở thành Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 và là

thành viên Ban điều hành ASOSAI trong 03 nhiệm kỳ liên tiếp (09 năm) từ năm

2015 đến năm 2024. Đại hội ASOSAI 14 là cơ hội để KTNN tiếp tục đổi mới,

hoàn thiện về mọi mặt, tạo môi trường và động lực cho đội ngũ kiểm toán viên

rèn luyện, tăng cường năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong môi

trường quốc tế và là cơ hội để giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người Việt

Nam với bạn bè quốc tế.

Đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm 2018 sẽ là cơ hội để

KTNN khẳng định vị trí và vai trò của mình đối với các SAI thành viên và các

tổ chức quốc tế trên thế giới, góp phần đưa vị thế của KTNN lên một tầm cao

mới, tạo điều kiện cho giai đoạn hội nhập, hợp tác quốc tế sâu rộng, phát triển

theo thông lệ quốc tế về kiểm toán nhà nước, phù hợp với chủ trương về đường

lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đồng thời, đạt được mục tiêu đề ra trong

Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc

hội phê duyệt, đó là “tiến tới đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI giai đoạn 2015-

2020”. Hơn nữa, hiện nay địa vị pháp lý của KTNN đã được hiến định trong

Hiến pháp theo thông lệ quốc tế phổ biến, việc nâng tầm vai trò của KTNN trên

trường quốc tế là cần thiết.

Page 62: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

62

Bên cạnh đó, việc các SAI thành viên ASOSAI đồng thuận ủng hộ KTNN

giữ vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 chứng minh sự trưởng thành

và phát triển của KTNN có thể đảm đương tốt các trọng trách trong cộng đồng

ASOSAI và các công việc liên quan đến hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực

kiểm toán nhà nước, và tạo được niềm tin của các SAI thành viên và các tổ chức

quốc tế đối với năng lực tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế của KTNN.

31. Thơi gian, địa điểm, đại biểu tham dự Đại hội ASOSAI 14

- Thời gian

Các sự kiện chính thức của Đại hội ASOSAI 14 diễn ra trong 04 ngày, từ

19 (Thứ Tư) đến ngày 22/9/2018 (Thứ Bảy). Các cuộc họp cấp kỹ thuật, chuyên

môn của Ban Thư ký và các Ủy ban, Nhóm công tác và Kỳ họp Ban Điều hành

lần thứ 52 diễn ra trong thời gian 03 ngày trước và sau các phiên chính thức của

Đại hội.

- Địa điểm

Địa điểm tổ chức Đại hội ASOSAI 14 tại thủ đô Hà Nội. Trung tâm Hội

nghị Quốc gia được chọn làm nơi khai mạc Đại hội. Khách sạn Marriott là nơi

bố trí chỗ nghỉ cho các đại biểu.

Vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh và một số địa danh lân cận Hà Nội được

lựa chọn để tổ chức các chương trình văn hóa cho đại biểu và người đi cùng. Địa

điểm dự phòng tổ chức các sự kiện văn hóa bao gồm một số trung tâm văn hóa

du lịch, danh thắng phù hợp khác trên địa bàn Hà Nội.

Tiệc chào mừng và chiêu đãi chính thức do nước Chủ nhà, Chủ tịch

ASOSAI, Tổng Thư ký ASOSAI, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì

được bố trí phù hợp, thuận tiện.

- Thành phần và số lượng đại biểu tham dự Đại hội ASOSAI 14

Tham gia Đại hội có khoảng 350 đại biểu của 60 đoàn đại biểu quốc tế,

gồm các SAI thành viên ASOSAI, Đại diện INTOSAI, một số cơ quan của

INTOSAI và tổ chức quốc tế... với tư cách là khách mời và quan sát viên. Đây là

sự kiện quốc tế cấp cao có quy mô lớn nhất của ASOSAI với cấp Trưởng đoàn

là Tổng KTNN (tương đương cấp Bộ trưởng), đặc biệt trong đó Tổng KTNN

của Ủy ban kiểm toán In-đô-nê-xi-a tương đương cấp Tổng thống; Tổng KTNN

của Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc tương đương cấp Phó Thủ tướng;

Tổng KTNN của Cơ quan kiểm toán quốc gia Cam-pu-chia tương đương cấp Bộ

trưởng cao cấp.

Đại hội cũng dự kiến đón tiếp khoảng 350 khách mời trong nước đại diện

các cơ quan Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Chính phủ; Quốc hội; các Tổ chức

chính trị, xã hội, đoàn thể, địa phương, trường Đại học và Viện nghiên cứu; các

Page 63: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

63

Tổ chức quốc tế và Đại sứ quán một số quốc gia tại Việt Nam tham dự Lễ khai

mạc.

32. Chủ đê Đại hội ASOSAI 14

Theo thông lệ về chuẩn bị tổ chức Đại hội ASOSAI, việc lựa chọn, xác

định chủ đề của Đại hội ASOSAI 14 bám sát những vấn đề ưu tiên và thách thức

mang tầm khu vực và thế giới mà các thành viên của tổ chức ASOSAI quan tâm

cần giải quyết với chức năng và thẩm quyền của mình; đồng thời phù hợp với

mục tiêu chiến lược của INTOSAI giai đoạn 2017 - 2022.

Ngày nay, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội phải cân bằng với bảo vệ môi

trường và phát triển bền vững, trong bối cảnh khu vực cũng như thế giới đang

phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu trong bảo vệ môi trường, phát triển

bền vững, Đại hội tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao thế giới (INTOSAI) lần

thứ 22 năm 2016 đã xác định chủ đề chính là "Các mục tiêu phát triển bền vững-

Làm thế nào để INTOSAI đóng góp vào Chương trình nghị sự phát triển của Liên

Hợp Quốc đến năm 2030”. Trong bối cảnh đó, tại cuộc họp Ban Điều hành

ASOSAI lần thứ 51 tại In-đô-nê-xi-a tháng 2/2017, Ban điều hành ASOSAI đã

thông qua chủ đề của Đại hội ASOSAI 14 là "Kiểm toán môi trường vì sự phát

triển bền vững" trên cơ sở ý kiến đồng thuận của 46 SAI thành viên ASOSAI.

Chủ đề "Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững" là một trong

những nội dung nghị sự quan trọng thể hiện sự cam kết, nỗ lực và đóng góp thiết

thực của cộng đồng ASOSAI trong công cuộc theo đuổi mục tiêu phát triển bền

vững của Liên Hợp quốc nói chung và giải quyết những thách thức về môi trường

toàn cầu nói riêng. Với chủ đề này, tại Đại hội, các SAI thành viên sẽ đóng góp

tham luận tập trung làm rõ những thách thức về môi trường mà thế giới đang phải

đối mặt, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả chức

năng kiểm toán môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Kết quả của

Đại hội được kỳ vọng sẽ đóng góp cho cộng đồng các cơ quan kiểm toán khu vực

và thế giới văn kiện quan trọng bao gồm các chính sách, giải pháp và công cụ hữu

hiệu nhằm giải quyết vấn đề môi trường qua đó hoàn thiện các hướng dẫn, quy

trình, chuẩn mực kiểm toán vì mục tiêu phát triển bền vững tại các quốc gia thành

viên

33. Trang thông tin điện tử Đại hội ASOSAI 14

Nhằm đáp ứng yêu cầu của ASOSAI về công tác tổ chức Đại hội cũng như

nhu cầu tuyên truyền, quảng bá thông tin về đất nước, con người Việt Nam, vai

trò của KTNN trong hệ thống chính trị quốc gia, ASOSAI và Đại hội ASOSAI 14

với đồng nghiệp, bạn bè quốc tế và công chúng trong nước, trang thông tin điện tử

Đại hội ASOSAI 14 đã chính thức vận hành tại địa chỉ: www.asosai14.vn với

phiên bản Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Page 64: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

64

34. Biểu trưng Đại hội ASOSAI 14

Biểu trưng Đại hội ASOSAI 14 (logo) được cách điệu từ hình ảnh “lá và

nước” tượng trưng cho môi trường – Chủ đề chính của Đại hội ASOSAI 14 “

Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững”.

35. Chương trình của Đại hội ASOSAI 14

Các hoạt động chính của Đại hội ASOSAI 14 từ ngày 19 – 22/9/2018,

gồm: (1) Lễ Khai mạc Đại hội; (2) Phiên họp toàn thể thứ nhất Đại hội; (3) Hội

nghị chuyên đề 07; (4) Phiên họp toàn thể thứ hai Đại hội. Chương trình chính

được xây dựng như Bảng 7.

Bảng 7: Chương trình tổng thể của Đại hội ASOSAI 14

Thơi gian Chương trình

16/9

(Chủ nhật) Sáng

Cuộc họp song phương giữa Ban thư ký và Ủy ban

phát triển năng lực

Page 65: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

65

Chiều

Cuộc họp ba bên giữa Ban thư ký, Ủy ban phát triển

năng lực và IDI

17/9

(Thứ hai)

Sáng

Họp Ủy ban phát triển năng lực ASOSAI

Chiều

Họp Nhóm nòng cốt quản lý Kế hoạch chiến lược

ASOSAI (T/F)

18/9

(Thứ ba) Cuộc họp Ban điều hành lần thứ 52

19/9

(Thứ tư)

- Lễ khai mạc Đại hội ASOSAI 14 và Lễ kỉ niệm 40

năm Hiến chương ASOSAI

- Phiên họp toàn thể lần thứ nhất

- Hoạt động chào xã giao Lãnh đạo Đảng và Nhà nước

20/9

(Sáng thứ năm)

Hội nghị chuyên đề lần thứ 7

16:00 (Dự kiến) Xuất phát đi Hạ Long

21/9

(Thứ sáu) Chương trình văn hóa tại Hạ Long, Quảng Ninh

16:00 (Dự kiến) Xuất phát về Hà Nội

22/9

(Thứ bảy)

- Phiên họp toàn thể lần thứ hai

- Lễ bế mạc Đại hội

- Cuộc họp Ban điều hành lần thứ 53

Page 66: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

66

36. Mục đich, y nghĩa, kết quả của Đại hội ASOSAI 14 và việc KTNN

trở thành Chủ tịch ASOSAI giai đoạn 2018-2021

Việc KTNN đăng cai Đại hội ASOSAI 14 năm 2018 đồng nghĩa với việc

KTNN sẽ trở thành Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 và là thành viên Ban

điều hành ASOSAI trong 03 nhiệm kỳ liên tiếp (09 năm) từ năm 2015 đến năm

2024. Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, Đại hội ASOSAI 14 là sự kiện

chính trị - ngoại giao có ý nghĩa hết sức quan trọng, minh chứng cho sự trưởng

thành và phát triển của KTNN, khẳng định vị trí và vai trò của KTNN trong khu

vực và trên thế giới. Đại hội ASOSAI 14 là cơ hội để KTNN tiếp tục đổi mới,

hoàn thiện về mọi mặt, tạo môi trường và động lực cho đội ngũ kiểm toán viên

rèn luyện, tăng cường năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong môi

trường quốc tế và là cơ hội để giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người Việt

Nam với bạn bè quốc tế.

Page 67: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

67

PHẦN IV – QUÁ TRÌNH KTNN CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI

ASOSAI 14

37. Kế hoạch hành động thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban

Điêu hành ASOSAI giai đoạn 2018-2021

Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020 được ban hành

tháng 4 năm 2010 đề ra mục tiêu hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm toán nhà

nước đến năm 2020 là '...Phát huy hiệu quả vai trò thành viên Ban điều hành

ASOSAI 12 và tổ chức đăng cai thành công các hội nghị Ban điều hành

ASOSAI, tiến tới đăng cai Đại hội ASOSAI giai đoạn 2015-2020...'. Từ khi bắt

đầu triển khai thực hiện Chiến lược này đến nay, KTNN bước vào giai đoạn hội

nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước một cách toàn diện

và sâu rộng nhằm tăng cường năng lực chuyên môn và nâng cao vị thế trên

trường quốc tế, đặc biệt trong cộng đồng ASOSAI. Nhiều hoạt động do KTNN

khởi xướng, chủ trì và phối hợp thực hiện đã được ASOSAI ghi nhận và đánh

giá cao, đặc biệt là thành công của Kỳ họp Ban điều hành ASOSAI lần thứ 42

tại Hà Nội năm 2010 và những đóng góp quan trọng của KTNN trong vai trò

thành viên Ban điều hành ASOSAI lần thứ 13 giai đoạn 2012-2015. Đại hội

ASOSAI lần thứ 13 tổ chức vào tháng 02/2015 tại Ma-lai-xi-a đã chính thức

thông qua nghị quyết KTNN đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm

2018, theo đó KTNN trở thành thành viên Ban Điều hành ASOSAI trong 03

nhiệm kỳ liên tiếp (09 năm) từ năm 2015 đến năm 2024 và là Chủ tịch ASOSAI

nhiệm kỳ 2018-2021. Điều này chứng minh sự trưởng thành và phát triển của

KTNN, có thể đảm đương tốt các trách nhiệm quốc tế và các công việc liên quan

đến hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước; đồng thời tạo được

niềm tin của các SAI thành viên và các tổ chức quốc tế đối với năng lực lãnh

đạo, điều hành và đẩy mạnh hoạt động hợp tác khu vực trong lĩnh vực kiểm toán

nhà nước, đồng thời góp phần xây dựng một cộng đồng ASOSAI lớn mạnh,

năng động, đoàn kết và bền vững.

Quyết tâm đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều

hành ASOSAI từ 2015-2024, KTNN đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành

động thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI giai đoạn

2015-2024 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động ASOSAI) tháng 10 năm

Page 68: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

68

2015. Kế hoạch hành động ASOSAI xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm và

phương pháp chủ yếu để KTNN triển khai thực hiện vai trò Chủ tịch và thành

viên Ban điều hành ASOSAI qua từng năm nói chung cũng như công tác chuẩn

bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 nói riêng. Kế hoạch hành động ASOSAI là

định hướng và kim chỉ nam giúp các đơn vị trong toàn ngành hiểu và nắm rõ vai

trò trách nhiệm của KTNN trên cương vị mới, từ đó tạo sự đồng lòng trong việc

tổ chức phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá các nội dung nhiệm vụ

một cách hiệu quả, đạt tiến độ và chất lượng cao.

Kế hoạch hành động ASOSAI bao gồm 05 nhiệm vụ chủ yếu được sắp xếp

khoa học và theo tầm quan trọng của từng nhiệm vụ.

Tăng cường năng lực cán bộ thực hiện hoạt động hội nhập và hợp tác quốc

tế của Kiểm toán nhà nước

Nguồn nhân lực là một trong những điều kiện tiên quyết để KTNN thực

hiện tốt vai trò là thành viên Ban điều hành ASOSAI xuyên suốt 03 nhiệm kỳ và

tiến tới đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14. Do đó nhu cầu thiết yếu đề ra

trước mắt là việc nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức KTNN một cách

toàn diện về chuyên môn kiểm toán, ngoại ngữ, kỹ năng tổ chức, điều hành sự

kiện quốc tế, lễ tân ngoại giao,... sẵn sàng đáp ứng các nhiệm vụ được giao. Đây

là thách thức và cũng là cơ hội khi KTNN rút ngắn khoảng cách về năng lực, thể

chế khi đang là một SAI non trẻ trong tổ chức ASOSAI. Thông qua việc tham

gia sâu rộng hơn vào các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực

kiểm toán công, KTNN sẽ tranh thủ được các kiến thức, kinh nghiệm và nguồn

lực từ các SAI thành viên ASOSAI nói riêng cũng như của các tổ chức quốc tế

khác.

Việc tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức KTNN chủ yếu từ nay

đến hết năm 2017 tập trung vào nhóm đội ngũ công chức được lựa chọn dựa trên

bộ tiêu chí, rà soát, đánh giá để bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn kiểm toán,

ngoại ngữ chuyên ngành cũng như kỹ năng tổ chức, chủ trì sự kiện quốc tế để

thay mặt KTNN tham gia sâu rộng vào các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc

tế; đồng thời nhóm công chức được tập huấn, diễn tập về lễ tân ngoại giao, kiến

thức chung (văn hóa, lịch sử, địa lý,...) và các thông lệ tốt tổ chức Đại hội

ASOSAI.

Page 69: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

69

KTNN cũng xây dựng Kế hoạch đào tạo với các hình thức tổ chức đào tạo

trong nước và quốc tế. Các lớp đào tạo trong nước được giảng dạy bởi các

chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ Ban Thư ký ASOSAI, các tổ chức quốc tế

và đại diện từ các Bộ, ban ngành liên quan. Song song với đó là việc cử Nhóm

công chức nòng cốt tham gia các hoạt động chuyên môn của INTOSAI,

ASOSAI, ASEANSAI và trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, thông lệ tổ chức Đại

hội tại một số SAI thành viên như SAI Hàn Quốc, SAI Ma-lai-xi-a,... Những tài

liệu, kiến thức, kinh nghiệm qua quá trình học tập sẽ được chọn lọc, biên tập

thành tài liệu để phổ biến và áp dụng cho KTNN.

Thực hiện nhiệm vụ là Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI

Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch hành động ASOSAI. Đề đảm

đương tốt vai trò và trách nhiệm trên cương vị mới, KTNN cần thành lập các

Nhóm công tác của KTNN tham gia xuyên suốt các hoạt động trong khuôn khổ

ASOSAI, bao gồm hai Nhóm chính: (i) Nhóm công tác tham dự các sự kiện

thường kỳ của ASOSAI với vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành

ASOSAI. Nhóm công tác này đại diện cho KTNN tham dự các Kỳ họp Ban điều

hành ASOSAI từ năm 2016 đến năm 2024 (11 Kỳ họp), 02 Đại hội ASOSAI

(năm 2021 và năm 2024), 02 Đại hội INTOSAI (năm 2016 và năm 2019), Hội

nghị chung giữa ASOSAI và EUROSAI trên cương vị Chủ tịch ASOSAI và

tham dự các sự kiện thường kỳ khác của ASOSAI; (ii) Nhóm công tác tham gia

các nhóm công tác chuyên môn, đề án nghiên cứu, đào tạo, hội thảo của

ASOSAI với vai trò là thành viên tích cực thông qua việc đóng góp vào các cuộc

họp nhóm, các cuộc kiểm toán hợp tác, trả lời câu hỏi khảo sát, chuẩn bị bài

tham luận,.. trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm công tác về Kiểm toán môi

trường của ASOSAI, hoạt động của Đề án nghiên cứu của ASOSAI thứ 11

(2015-2018), thứ 12 (2018-2021) và thứ 13 (2021-2024), hoạt động của 1 hoặc 2

Nhóm công tác khác của ASOSAI/INTOSAI mà KTNN sẽ đăng ký tham gia

làm thành viên, hoạt động của Hội thảo chia sẻ kiến thức của ASOSAI, Hội thảo

do ASOSAI tài trợ, Chương trình hợp tác IDI-ASOSAI và các hoạt động chuyên

môn khác của ASOSAI. Thành viên hai Nhóm công tác sẽ được lựa chọn từ đội

ngũ công chức được bồi dưỡng năng lực.

Hơn nữa, để thể hiện tính chủ động tham gia vào hoạt động chuyên môn

của ASOSAI, đóng góp tích cực vào việc chia sẻ, trao đổi, học hỏi kiến thức,

Page 70: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

70

kinh nghiệm giữa các SAI thành viên, KTNN kỳ vọng hàng năm sẽ đăng cai tổ

chức và chủ trì ít nhất một cuộc họp, hội thảo hoặc khóa đào tạo của ASOSAI

dựa trên những thế mạnh về lĩnh vực chuyên môn của mình.

Ngoài ra, ở cương vị lãnh đạo của tổ chức, KTNN sẽ cùng các thành viên

Ban điều hành ASOSAI tham gia vào công tác quản trị, định hướng nhằm đạt

được mục tiêu và phát triển của tổ chức như góp ý và thông qua các văn bản, chế

độ, chính sách của ASOSAI, như góp ý và phổ biến về Kế hoạch chiến lược của

ASOSAI qua từng giai đoạn 2016-2021, 2022-2027,...

Tuyên truyền, phổ biến về ASOSAI và Kế hoạch hành động ASOSAI

Nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất toàn ngành trong việc thực hiện thành

công Kế hoạch hành động ASOSAI và vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều

hành ASOSAI trong suốt giai đoạn 2015-2024, KTNN cần tuyên truyền, phổ

biến một cách toàn diện trên các kênh thông tin của KTNN (trang thông tin điện

tử của KTNN, Báo Kiểm toán, Tạp chí thông tin nghiên cứu khoa học kiểm

toán, các buổi triệu tập, tọa đàm,...) đến từng công chức KTNN về các nội dung

như giới thiệu tổng quan về ASOSAI (gồm cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm

vụ, hoạt động của tổ chức), mục tiêu, ý nghĩa của Kế hoạch hành động ASOSAI

cũng như quá trình thực hiện Kế hoạch và vai trò, trách nhiệm khi KTNN là Chủ

tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI.

Bên cạnh đó, không chỉ trong nội bộ mà đối với bên ngoài, KTNN cũng

cần phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh hoạt động quảng

bá rộng rãi mục tiêu, ý nghĩa việc KTNN đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14

để thu hút sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan Ban, ngành và nhân dân, đồng

thời nâng cao hình ảnh KTNN chủ động, tích cực hội nhập vào hoạt động hợp

tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán công, phù hợp với chủ trương tăng cường

mở rộng hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, KTNN tiếp tục cập nhật, đăng bài thường xuyên về thông tin hoạt

động chuyên môn, hoạt động hợp tác quốc tế, các sự kiện nổi bật của KTNN,

chia sẻ kinh nghiệm trên Tạp chí, trang thông tin điện tử của INTOSAI,

ASOSAI, ASEANSAI để tạo sự quan tâm của các SAI thành viên đến KTNN.

Tổ chức Đại hội ASOSAI 14 năm 2018 tại Việt Nam

Việc chuẩn bị cho Đại hội ASOSAI 14 được tổ chức thực hiện sớm thông

qua công tác tăng cường năng lực, tuyên truyền phổ biến và hợp tác hỗ trợ với

Page 71: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

71

Ban Thư ký ASOSAI. Năm 2016, KTNN thành lập Ban Tổ chức Đại hội

ASOSAI 14 và các Tiểu ban để xây dựng Đề án tổ chức Đại hội ASOSAI 14

báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội phê duyệt, đồng thời từng Tiểu ban sẽ xây

dựng các kế hoạch, kịch bản chi tiết thực hiện hoạt động của từng Tiểu ban để

tổ chức đào tạo, tập huấn nhân sự tham gia tổ chức Đại hội. 2017-2018 là giai

đoạn quan trọng khi KTNN đã chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để bước vào công

tác tổ chức diễn tập, tổng duyệt theo chương trình, kịch bản đề ra của Đại hội

ASOSAI 14. Ban Tổ chức theo dõi, giám sát định kỳ kết quả, tiến độ thực hiện

nhiệm vụ của các Tiểu ban và các nhóm công tác để kịp thời điều chỉnh. Trong

suốt quá trình chuẩn bị cho Đại hội, KTNN liên hệ chặt chẽ với Ban Thư ký,

Chủ tịch và các thành viên ASOSAI cũng như với các Bộ, ban ngành có liên

quan để nhận được sự hỗ trợ về các nguồn lực cần thiết.

Đại hội ASOSAI lần thứ 14 được tổ chức vào tháng 9/2018. KTNN tham

dự Kỳ họp Ban điều hành lần thứ 52 ngay trước Đại hội và Phiên họp toàn thể

lần thứ nhất của Đại hội. Sau khi nhậm chức Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-

2021, KTNN chủ trì Phiên họp toàn thể lần thứ hai của Đại hội, chủ trì Hội nghị

chuyên đề lần thứ 07 và Kỳ họp Ban điều hành ASOSAI lần thứ 53 ngay sau

Đại hội. Đại hội ASOSAI 14 cũng diễn ra các hoạt động bên lề khác như các

cuộc họp song phương, ba bên, hội nghị ASEANSAI, chương trình giao lưu văn

hóa, văn nghệ và các hoạt động khác theo thông lệ.

Chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động hợp tác trong khuôn khổ

ASOSAI

Để thực hiện tốt các nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch hành động ASOSAI

và tổ chức thành công Đại hội ASOSAI 14, ngoài việc tăng cường điều kiện về

nhân lực, KTNN cần đảm bảo điều kiện về vật lực bao gồm kinh phí, cơ sở vật

chất và thiết bị kỹ thuật.

Như vậy, xác định được các nội dung nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành

trong 09 năm tới, KTNN lên phương án tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động

ASOSAI đạt được tiến độ và chất lượng. Tháng 10/2015, Tổng KTNN ban hành

Quyết định số 1423/QĐ-KTNN về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện vai trò

Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI giai đoạn 2015-2024 của KTNN.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ: (i) định hướng, chỉ đạo và phân công các đơn vị trong

ngành tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động ASOSAI; (ii) chỉ đạo, điều hành,

Page 72: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

72

kiểm tra, hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, cụ thể hóa

các hoạt động của Kế hoạch hành động ASOSAI trong kế hoạch công tác hàng

năm của toàn ngành và của từng đơn vị; (iii) kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực

hiện, định kỳ đánh giá kết quả và chất lượng thực hiện Kế hoạch hành động

ASOSAI; (iv) điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong Kế hoạch hành động

ASOSAI phù hợp với tình hình thực tế theo từng thời kỳ.

Có thể nói đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm 2018 có

nghĩa KTNN đảm nhiệm trọng trách mới đầy cơ hội và thách thức là trở thành

Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI. Điều đó chứng minh sự trưởng

thành, có thể đảm đương các trách nhiệm quốc tế trong cộng đồng ASOSAI và

các công việc liên quan đến hoạt động đối ngoại, chuyên môn trong lĩnh vực

kiểm toán nhà nước, đồng thời, tạo được niềm tin của các SAI thành viên và các

tổ chức quốc tế đối với năng lực tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế của

KTNN. Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ này, KTNN cần tích lũy đầy đủ mọi

nguồn lực cần thiết thông qua việc tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức

KTNN và việc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất ngay từ bây giờ. Song song

với đó là việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong và ngoài ngành về Kế hoạch

hành động ASOSAI, trách nhiệm của KTNN khi thực hiện vai trò Chủ tịch và

thành viên Ban điều hành ASOSAI và việc đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI

lần thứ 14 năm 2018 của KTNN. Điều này góp phần nâng cao hình ảnh của cơ

quan KTNN và tạo sự ủng hộ của các Bộ, ban ngành trong nước đối với mục

tiêu chiến lược hội nhập và hợp tác quốc tế về kiểm toán nhà nước của KTNN,

phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước về chủ

động, tích cực hội nhập quốc tế và thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển

KTNN đến năm 2020.

Dưới sự định hướng, chỉ đạo, đôn đốc của Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch

hành động ASOSAI, tập thể Lãnh đạo KTNN và toàn thể công chức KTNN

quyết tâm thực hiện thành công Kế hoạch hành động ASOSAI để đảm nhiệm

xuất sắc vai trò Chủ tịch và thành viên Ban điều hành ASOSAI nhiệm kỳ 2015-

2024, góp phần ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của KTNN trong hợp

tác khu vực về kiểm toán nhà nước.

Page 73: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

73

38. Đê án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14

Năm 2018, Đại hội ASOSAI lần thứ 14 do KTNN đăng cai tổ chức sẽ

diễn ra tại Việt Nam. Đây là sự kiện quốc tế cấp cao quan trọng và lớn nhất của

KTNN từ trước đến nay. Việc xây dựng Đề án tổng thể tổ chức Đại hội ASOSAI

14 (Đề án) trong đó xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung và các nguồn lực cần

thiết đóng vai trò là “Kim chỉ nam” để KTNN thực hiện tốt các công tác chuẩn

bị ngay từ bây giờ. Trên cơ sở đó, KTNN xây dựng lộ trình, cơ chế phối hợp

trong và ngoài ngành và tổ chức thực hiện một cách hiệu quả, tiết kiệm.

Đề án được chia thành 03 phần: Tổng quan về Đề án cung cấp góc nhìn

bao quát về mục tiêu và các nội dung chính của Đề án; Các nội dung về Đại hội

ASOSAI 14, trong đó tập trung làm rõ bối cảnh, cơ sở pháp lý, mục đích, ý

nghĩa, các nội dung cần triển khai tổ chức Đại hội ASOSAI 14; Tổ chức thực

hiện, gồm nhiệm vụ và cơ cấu của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, các Tiểu ban tổ

chức Đại hội ASOSAI 14; tiến độ và kinh phí thực hiện. Về cơ cấu tổ chức: Ban

Chỉ đạo liên ngành có chức năng chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội ASOSAI

14 và các sự kiện liên quan, đảm bảo hiệu quả, an toàn, tiết kiệm; Ban Tổ chức

liên ngành có chức năng chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 và các sự kiện

liên quan theo đúng Đề án được duyệt và kế hoạch đề ra; 05 tiểu ban giúp việc

BCĐ và BTC bao gồm: tiểu ban Nội dung – Thư ký; tiểu ban Tài chính – Hậu

cần; tiểu ban Lễ tân – Khánh tiết; tiểu ban Thông tin – Tuyên truyền; tiểu ban

An ninh – Y tế.

Đề án phác thảo một khung chung để các Tiểu ban tham chiếu xây dựng

Kế hoạch tổ chức thực hiện của mình sau này tập trung vào các nội dung chính

bao gồm: Chuẩn bị nội dung nghị sự, tài liệu, báo cáo, kịch bản điều hành, tổ

chức ghi chép, tổng hợp nội dung, công tác thư ký cho từng phiên họp của Đại

hội ASOSAI 14 và các hoạt động bên lề có liên quan. Đặc biệt, KTNN Việt

Nam sẽ chủ trì điều hành một số nội dung quan trọng: Lễ khai mạc; Hội nghị

chuyên đề lần thứ 7; Phiên họp toàn thể thứ hai của Đại hội ASOSAI 14; Kỳ họp

Ban điều hành ASOSAI lần thứ 53.

Ngoài ra, công tác lễ tân, hậu cần, sự kiện cũng cần được chú trọng và Dự

thảo Đề án cũng đã nêu rõ những trọng tâm chính cần thực hiện liên quan, gồm:

(1) Lễ tân: nghi lễ đón tiễn đại biểu tại sân bay, khách sạn; đón tiếp, bố trí chỗ

Page 74: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

74

ngồi đại biểu tại địa điểm tổ chức Đại hội và tại các sự kiện trong khuôn khổ;

trao quà tặng, tài liệu làm việc cho các đại biểu và khách mời (2) Hậu cần – sự

kiện: mời và xác nhận số lượng, thành phần đại biểu tham dự; Bố trí phương

tiện, lộ trình, lịch trình đưa đón đại biểu phù hợp...(3) Thông tin-tuyên truyền:

Trang thông tin điện tử của Đại hội; Phối hợp với các cơ quan truyền thông để

tuyên truyền, quảng bá thông tin về Đại hội trên các phương tiện thông tin đại

chúng trong và ngoài nước (4) An ninh – Y tế: Song song với các quy định về an

ninh - y tế của Nhà nước, Ban Tổ chức Đại hội cần phối hợp với các cơ quan, bộ

ngành có liên quan theo dõi và chỉ đạo sát sao công tác bảo đảm an toàn - an

ninh, y tế của Đại hội, có phương án xử lý mọi tình huống phát sinh gây ảnh

hưởng tới an toàn, an ninh của sự kiện.

Đại hội ASOSAI lần thứ 14 là một sự kiện quốc tế cấp cao có quy mô lớn

nhất của ASOSAI và của KTNN, do đó, Đề án có ý nghĩa tiên quyết trong việc

đảm bảo sự thành công của Đại hội, giúp KTNN tạo dấu ấn tốt đẹp trong mắt đại

biểu, bạn bè và đồng nghiệp trong nước và quốc tế.

39. Kế hoạch tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14

Ngày 19/9/2017, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc đã ký ban hành

Quyết định số 103/QĐ-BTC về “Kế hoạch tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội

ASOSAI 14” giao nhiệm vụ cho Ban Tổ chức và các Tiểu ban triển khai thực

hiện công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 năm 2018.

Kế hoạch tổng thể xác định rõ các nội dung công việc, hoạt động cần hoàn

thành theo thứ tự thời gian, phục vụ việc tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị và

tổ chức Đại hội ASOSAI 14 của Ban Tổ chức. Theo đó, Kế hoạch xác định 156

hoạt động chính được xây dựng theo trình tự thời gian, được phân theo từng

Tiểu ban, chỉ ra nhiệm vụ của các Tiểu ban ở các giai đoạn chuẩn bị Đại hội

từ nay đến trước Đại hội 10 ngày, trong Đại hội và giai đoạn sau Đại hội.

Tiểu ban Nội dung – Thư ký được giao 36 hoạt động, chịu trách nhiệm

xây dựng và triển khai Kịch bản chi tiết cho các hoạt động của Đại hội; xây

dựng phương án bỏ phiếu; chuẩn bị nội dung, tài liệu của KTNN tại Đại hội

và các cuộc họp, tổng hợp bộ tài liệu Đại hội; xây dựng tài liệu và tổ chức tập

huấn nhân sự phục vụ Đại hội; đề xuất cơ cấu, thành phần đoàn KTNN, khách

Page 75: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

75

mời trong nước và quốc tế, đề xuất người chủ trì điều hành các cuộc họp của

Đại hội; đề xuất danh sách và tổ chức biên, phiên dịch, dẫn chương trình các

sự kiện trong thời gian diễn ra Đại hội; tổ chức công tác thư ký và ghi chép

biên bản, ghi âm các cuộc họp và chuẩn bị nội dung báo cáo tổng kết Đại hội

và ấn phẩm sau Đại hội.

Tiểu ban Tài chính – Hậu cần được phân công 24 hoạt động với các

nhiệm vụ chính: bố trí kinh phí chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14; mời,

xác nhận và tổng hợp thông tin đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Đại

hội; chủ trì công tác bố trí địa điểm tổ chức Đại hội và lưu trú cho đại biểu; tổ

chức tiệc chiêu đãi; bố trí các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ Đại hội; in ấn tài

liệu trước và trong quá trình diễn ra Đại hội.

Tiểu ban Lễ tân – Khánh tiết nhận 20 đầu việc, bao gồm: tổ chức đón

tiễn đại biểu tại sân bay, khách sạn; thực hiện công tác lễ tân, khách tiết; bố

trí phương tiện phục vụ đại biểu, người đi cùng và Ban tổ chức; tổ chức

chương trình tham quan, chương trình nghệ thuật của Đại hội; đầu mối liên

lạc kết nối giữa Ban Tổ chức Đại hội với đại biểu và khách mời; tổ chức đội

ngũ Liên lạc viên phụ trách các đoàn đại biểu.

Tiểu ban Thông tin – Tuyên truyền được phân công 36 hoạt động: Xây

dựng, vận hành và cập nhật thông tin trên Trang thông tin điện tử của Đại hội;

tổ chức thiết kế, sản xuất Bộ nhận diện; Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền,

quảng bá Đại hội và triển khai các hoạt động truyền thông về Đại hội trên các

phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức triển lãm, họp báo, phỏng vấn, quay

phim...trước, trong và sau Đại hội.

Tiểu ban An ninh – Y tế với 12 nhiệm vụ được khái quát trong các đầu

mục: Đảm bảo an ninh hàng không, hải quan, an toàn và an ninh về người và

trang thiết bị, tài sản; đảm bảo an ninh cho các hoạt động của lãnh đạo cấp

cao của Đảng và Nhà nước; bố trí an ninh, xe cảnh sát dẫn đường cho từng

hoạt động, sự kiện; cấp thị thực nhanh chóng và thuận lợi cho các đại biểu; bố

trí phương án phòng cháy chữa cháy, công tác y tế, phương án cấp cứu khẩn

Page 76: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

76

cấp; kiểm tra, đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường

trong suốt thời gian diễn ra Đại hội.

Tổ Thư ký, Vụ hợp tác quốc tế là đầu mối theo dõi và phụ trách 28 hoạt

động. Tổ Thư ký Ban Tổ chức và Ban Chỉ đạo là đầu mối giữ liên hệ thường

xuyên giữa Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức với các Tiểu ban, thực hiện công tác

hành chính, lưu trữ thông tin, tài liệu chuẩn bị và tổ chức Đại hội. Vụ Hợp tác

quốc tế là đơn vị thường trực, theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ

của các Tiểu ban và đơn vị có liên quan.

Kế hoạch tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 là cơ sở

quan trọng cho Ban Tổ chức và các Tiểu ban tiếp tục triển khai và bám sát tiến

độ thực hiện công tác chuẩn bị, hướng tới tổ chức thành công Đại hội

ASOSAI năm 2018.

40. Công tác chuẩn bị của KTNN cho việc tổ chức Đại hội ASOSAI

Là nước chủ nhà tổ chức Đại hội ASOSAI 14, Việt Nam nói chung và

KTNN nói riêng dự kiến sẽ đón hàng trăm đại biểu đến từ hơn 70 quốc gia trên

thế giới và tổ chức chuỗi các sự kiện với nhiều hoạt động diễn ra xuyên suốt từ

16-22/9/2018. Đây cũng là một sự kiện quan trọng nhất của ASOSAI diễn ra 03

năm một lần, quyết định nhiều vấn đề quan trọng đảm bảo sự phát triển của tổ

chức và thúc đẩy hợp tác, liên kết sâu rộng hơn giữa các SAI thành viên. Vì vậy,

dựa trên Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 và Kế hoạch

tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14, công tác chuẩn bị Đại hội đòi

hỏi triển khai sớm, chu đáo và đồng bộ công tác chuẩn bị mọi mặt về nội dung,

tuyên truyền, lễ tân, hậu cần, an ninh và y tế,…

Công tác chuẩn bị nội dung phải đảm bảo theo thông lệ của ASOSAI. Đề

xuất chủ đề của Hội nghị chuyên đề 7 về kiểm toán môi trường vì sự phát triển

bền vững phù hợp với mối quan tâm trong khu vực tạo sự đồng thuận chung.

Ngoài ra, sáng kiến về Lễ kỷ niệm 40 năm Hiến chương ASOSAI và thông qua

Tuyên bố Hà Nội tại Đại hội thể hiện khả năng đóng góp cao hơn của KTNN vì

giá trị chung và sự phát triển của tổ chức ASOSAI.

Page 77: ASOSAI VÀ ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ 14

77

Công tác tổ chức, nhất là về cơ sở vật chất và hậu cần, văn hóa và truyền

thông, lễ tân, an ninh và y tế,… cần chu đáo và đồng bộ theo thông lệ của

ASOSAI và các sự kiện quốc tế cấp cao được tổ chức tại Việt Nam. Sự chủ

động tham gia của các Bộ, ngành vào công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội

ASOSAI 14 là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo các sự kiện diễn ra thành

công.

Nhân tố then chốt là xây dựng bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực phụ vụ

Đại hội, trong đó Ban Chỉ đạo liên ngành và Ban Tổ chức Đại hội ASOSAI 14

có vai trò chỉ đạo, điều phối. Việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Đại

hội ASOSAI đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ nòng cốt, báo chí, tình nguyện

viên,… đủ năng lực, có kỹ năng và tâm huyết.