Top Banner
Dịch và xuất bản với sự chấp thuận của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Báo cáo Phát triển con người Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách
404

cao phat trien con...

Sep 20, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
  • Dịch và xuất bản với sự chấp thuận của Chương trình Phát triểnLiên Hợp Quốc(UNDP)

    Báo cáo Phát triển con người

    Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu:Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách

  • Bản quyền © 2007của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)1 UN Plaza, New York, New York, 10017, USA

    Dịch và xuất bản bằng tiếng Việt với sự chấp thuận của UNDP

    Giấy phép xuất bản số

    Biên tập tiếng Việt: Đào Xuân Lai, Nguyễn Ngọc Lý, Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Thị Thu Huyền,Lê Văn Hưng, Nguyễn Thị Kim Anh, Vũ Ngọc Anh, Trần Thị Hải Dung,Đặng Hữu Cự, Bạch Quốc Minh.

    Dàn trang tiếng Việt: Kimdo Design

    In tại Hà Nội, Việt Nam

    Tham khảo nguyên bản bằng tiếng Anh trên website http://hdr.undp.org

  • Giám đốc và tác giả chínhKevin Watkins

    Nghiên cứu và thống kêCecilia Ugaz (Phó Giám đốc và Biên tập chính), Liliana Carvajal, Daniel Coppard, Ricardo Fuentes Nieva, Amie Gaye, Wei Ha, Claes Johansson, Alison Kennedy (Trưởng phòng Thống kê), Chris Kuonqui, Isabel Medalho Pereira, Roshni Menon, Jonathan Morse và Papa Seck.

    Sản xuất và dịch thuật Carlotta Aiello và Marta Jaksona

    Thông tin, tuyên truyềnMaritza Ascencios, Jean-Yves Hamel, Pedro Manuel Moreno và Marisol Sanjines (Trưởng Phòng Tuyên truyền)

    Đội ngũ cán bộ, chuyên gia xây dựng Báo cáo phát triển con người 2007/2008

    Văn phòng Báo cáo phát triển con người (HDRO): Báo cáo phát triển con người là sản phẩm của nỗ lực tập thể. Các cán bộ, nhân viên của Phòng Báo cáo phát triển con người Quốc gia (NHDR) cung cấp các ý kiến đóng góp và tư vấn cụ thể trong suốt quá trình nghiên cứu. Họ cũng gắn Báo cáo với mạng lưới nghiên cứu toàn cầu ở các nước đang phát triển. Nhóm NHDR bao gồm Sharmila Kurukulasuriya, Mary Ann Mwangi và Timothy Scott. Nhóm cán bộ hành chính của HDRO do Sarantuya Mend quản lý, bao gồm Oscar Bernal, Mamaye Gebretsadik, Melissa Hernandez và Fe Juarez-Shanahan.

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 �

    Lời nói đầu

    Biến đổi khí hậu giờ đây là một thực tế đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Chúng ta không thể dễ dàng dự báo chính xác tác động của việc phát thải khí nhà kính, và nếu xét khả năng dự đoán thì còn nhiều điều chưa chắc chắn về lĩnh vực khoa học này. Song, giờ đây, chúng ta đã có thông tin và kiến thức để ghi nhận rằng có những rủi ro hết sức to lớn, có khả năng trở thành những thảm họa, như sự tan chảy băng ở vùng Greenland và miền Tây Nam cực (sẽ làm cho nhiều quốc gia bị ngập nước) hay sự đổi hướng của dòng nước nóng Gulf Stream sẽ dẫn đến những biến đổi to lớn về khí hậu.

    Để gìn giữ và chăm lo cho tương lai của con cháu đòi hỏi chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ. Đây là một hình thức bảo đảm để phòng khi xảy ra những tổn thất to lớn. Sự thật là chúng ta không biết khả năng thời điểm chính xác xảy ra những tổn thất như vậy, nhưng đó không phải là cái cớ để chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng tránh. Chúng ta biết mối nguy hiểm đang tồn tại. Chúng ta biết thiệt hại do phát thải khí nhà kính gây ra là không thể đảo ngược trong một thời gian dài. Chúng ta biết tình trạng đó gia tăng từng ngày nếu chúng ta không hành động.

    Ngay cả khi chúng ta sống trong một thế giới mà ở đó tất cả mọi người đều có mức sống như nhau và chịu tác động như nhau bởi biến đổi khí hậu, thì chúng ta cũng phải hành động. Giả sử cả thế giới này là một quốc gia duy nhất mà ở đó tất cả các công dân đều hưởng mức thu nhập như nhau và ít nhiều đều chịu ảnh hưởng như nhau bởi

    biến đổi khí hậu thì nguy cơ nóng lên toàn cầu vẫn có thể hủy hoại nghiêm trọng cuộc sống và sự phồn thịnh của con người vào cuối thế kỷ này.

    Trên thực tế, thế giới là một nơi đầy rẫy sự khác biệt: con người có mức thu nhập, giàu nghèo khác nhau và biến đổi khí hậu sẽ có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau tới các khu vực trên thế giới. Đây là lý do rất xác đáng đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng hành động. Biến đổi khí hậu đã bắt đầu ảnh hưởng tới một số cộng đồng dân cư nghèo và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Nếu nhiệt độ trên toàn thế giới tăng thêm trung bình 3ºC (so với thời kỳ tiền công nghiệp) trong một vài thập kỷ tới thì sẽ dẫn đến sự gia tăng ở một loạt các các địa phương thậm chí có thể tăng gấp đôi ở một vài nơi. Những tác động gây ra bởi hiện tượng thời tiết cực đoan, hạn hán, bão nhiệt đới và mực nước biển dâng ở phần lớn Châu Phi, các quốc đảo nhỏ và các vùng ven biển sẽ xảy ra ngay trong thời đại của chúng ta. Nếu xét về tổng mức GDP trên thế giới thì những ảnh hưởng mang tính ngắn hạn này không phải lớn. Song đối với một số người nghèo nhất trên thế giới thì hậu quả của nó có thể dẫn đến thảm họa.

    Về lâu dài, biến đổi khí hậu là mối đe dọa hết sức to lớn đối với phát triển con người, và ở một số nơi, nó đang cản trở nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc giảm tỷ lệ nghèo cùng cực.

    Các cuộc xung đột mang tính bạo lực, tình trạng thiếu nguồn lực và thiếu sự phối hợp cũng như các chính sách yếu kém là những vấn đề tiếp tục cản trở tốc độ phát triển,

    Kết quả của những gì chúng ta làm hôm nay để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ tồn tại ít nhất

    một thế kỷ. Những biến đổi do phát thải khí nhà kính gây ra thì không thể đảo ngược trong một

    khoảng thời gian biết trước. Những loại khí lưu nhiệt mà chúng ta thải vào bầu khí quyển năm 2008

    sẽ tồn tại ở đó cho đến năm 2018 và lâu hơn thế. Vì vậy, những gì chúng ta lựa chọn hôm nay không

    chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân chúng ta mà hơn thế nữa sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của

    con cháu chúng ta. Chính điều đó làm cho biến đổi khí hậu khác biệt và khó giải quyết hơn những

    thách thức chính sách khác.

  • �i BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008

    đặc biệt ở Châu Phi. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã đạt được những bước tiến thực sự. Ví dụ, Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ nghèo và đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học trước thời hạn năm 2015. Mô-dăm-bích cũng đã giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, tăng tỷ lệ nhập học ở các trường phổ thông và giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em.

    Biêń đổi khí hậu ngày càng có nguy cơ cản trở tốc độ phát triển. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức được rằng cuộc chiến chống đói nghèo và cuộc chiến chống ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Hai cuộc chiến này phải bổ trợ cho nhau, và chúng ta phải cùng giành thắng lợi trên cả hai chiến tuyến. Để thành công đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn trong công tác thích ưńg với biến đổi khí hậu, vì biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn tới những nước nghèo nhất, kể cả việc chúng ta bắt đầu triển khai những hoạt động hết sức nghiêm túc để giảm thiểu lượng khí phát thải ngay từ bây giờ. Các nước nghèo này cần đề ra kế hoạch thích ưńg của riêng mình, song cộng đồng quốc tế cần phải giúp họ.

    Để đối phó với thách thức đó và đáp ứng yêu cầu của các nhà lãnh đạo ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở khu vực cận Sahara của Châu Phi, UNEP và UNDP đã thiết lập một quan hệ đối tác giữa hai tổ chức này tại Nai-rô-bi trong khuôn khổ công ước về biến đổi khí hậu vừa qua vào tháng 11 năm 2006. Hai tổ chức này cam kết hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển nhằm khai thác một cách rộng rãi tác dụng của Cơ chế Phát triển sạch (CDM) trong những lĩnh vực như phát triển các nguồn năng lượng tái taọ và sạch hơn, chống tác động của khí hậu và các chương trình chuyển đổi nhiên liệu.

    Quan hệ đối tác này sẽ cho phép hệ thống LHQ hành động ngay lập tức để đáp ứng yêu cầu của Chính phủ các nước khi họ đang nỗ lực lồng ghép những tính toán về các tác động của biến đổi khí hậu vào các quyết định đầu tư của mình. Quan hệ đối tác đó tiếp tục là bằng chứng sinh động về quyết tâm của Liên Hợp Quốc “hoạt động theo một thể thống nhất” trong việc ứng phó với thách thức biến đổi khí hậu. Ví dụ, chúng tôi có thể giúp các nước tăng cường cơ sở hạ tầng hiện nay để người dân ở các nước này có thể đối mặt với tình trạng lũ lụt gia tăng và thiên tai ngày càng diễn ra thường xuyên hơn và khắc nghiệt hơn. Cũng cần tạo ra các loại cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với thay đổi thời tiết.

    Cùng với công tác thích ứng biến đổi khí hậu, chúng ta phải bắt đầu giảm lượng khí phát thải và tiến hành các bước giảm nhẹ biến đổi khí hậu khác để đảm bảo rằng biến đổi khí hậu không trở nên xấu thêm trong một vài thập kỷ tới. Nếu các nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu không bắt

    đầu một cách mạnh mẽ và nghiêm túc ngay từ bây giờ thì chi phí phải dành cho công tác thích ứng sau 20 - 30 năm nữa sẽ trở nên quá cao đối với khả năng tài chính của các nước nghèo nhất.

    Việc ôn̉ định mức phát thải khí nhà kính để hạn chế biến đổi khí hậu là một chiến lược đảm bảo rất có giá trị cho toàn thế giới, kể cả các nước giàu nhất, và đó là phần căn bản trong cuộc chiến chống đói nghèo chung và trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Đây là hai mục tiêu song hành của các chính sách về khí hậu cần được các nhà lãnh đạo trên thế giới ưu tiên giải quyết.

    Khi đã đề ra mục tiêu hạn chế biến đổi khí hậu và giúp những đối tượng dễ bị tổn thương nhất thích ứng với những rủi ro không thể tránh khỏi thì chúng ta phải tiếp tục phấn đấu và xác định được những vấn đề chính sách cơ bản giúp chúng ta đạt được kết quả như mong muốn.

    Có một số điều cần làm rõ ngay từ đầu: Thứ nhất, với lộ trình hiện nay của thế giới cần có những thay đổi không nhỏ. Chúng ta cần tạo ra những thay đổi to lớn và các chính sách mới đầy tham vọng.

    Thứ hai, cần có những chi phí rất lớn trong thời gian đầu trước mắt. Chúng ta phải đầu tư cho công cuộc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Về lâu dài, chúng ta sẽ thu được những lợi ích thực sự và to lớn, song vào thời điểm ban đầu, cũng như bất cứ khoản đầu tư nào, chúng ta phải sẵn sàng chi trả. Đây sẽ là một thách thức đối với công tác quản trị theo nguyên tắc dân chủ: các hệ thống chính trị sẽ phải chấp nhận các chi phí ban đầu để có được những lợi ích lâu dài. Các nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn dài hơn các nhiệm kỳ bầu cử.

    Chúng ta không quá bi quan. Trong cuộc chiến chống tỷ lệ lạm phát tăng cao của thời quá khứ xa xưa, các nước dân chủ đã thiết lập các thể chế như các ngân hàng trung ương có quyền tự chủ cao hơn và đưa ra các cam kết ban đầu về chính sách cho phép giảm hẳn tỷ lệ lạm phát mặc dù ban đầu họ phải nhờ tới can thiệp của các tờ báo. Điều tương tự cũng phải xảy ra trong lĩnh vực khí hậu và môi trường: xã hội phải cam kết ngay từ đầu và hy sinh lợi ích trước mắt vì lợi ích lâu dài.

    Chúng tôi xin nói thêm rằng mặc dù quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng có lợi cho bảo vệ khí hậu sẽ phải chịu phí tổn trước mắt, song có thể mang lại lợi ích kinh tế còn lớn hơn cả những gì thu được từ việc ổn định nhiệt độ trên Trái đất. Có thể đạt được những lợi ích này thông qua cơ chế Keynesian và Schumpeterian kèm theo các biện pháp khuyến khích những khoản đầu tư lớn có tác dụng kích cầu chung cũng như sự bỏ cái cũ nhằm có được những sáng tạo và nhảy vọt về năng suất trong nhiều lĩnh vực. Không thể dự báo được những hiệu quả này về mặt định lượng, song nếu tính đến những lợi ích đó thì

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 �ii

    đạt được tỷ suất chi phí-lợi nhuận cao hơn trong các chính sách về khí hậu.

    Để xây dựng được những chính sách tốt, thì không nên trông đợi quá nhiều vào các biện pháp kiểm soát hành chính. Khi lãnh đạo chính phủ thực hiện vai trò điều tiết của mình để giải quyết các vấn đề từ bên ngoài, là biến đổi khí hậu, thì họ phải tính đến yếu tố thị trường và giá cả để khu vực tư nhân có thể đưa ra các quyết định đầu tư và sản xuất tối ưu.

    Phải định giá các-bon và khí chuyển đổi thành các-bon để việc sử dụng các loại khí này phản ánh đúng chi phí phải trả về mặt xã hội của chúng. Cần coi đây là nội dung căn bản của chính sách giảm thiểu biến đổi khí hậu. Thế giới đã phải mất hàng thập kỷ để xóa bỏ các quy định hạn chế về số lượng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngoại thương. Bây giờ không phải lúc quay lại hệ thống các biện pháp kiểm soát hành chính và hạn ngạch cồng kềnh chỉ vì để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Các chỉ tiêu phát thải và hiệu suất sử dụng năng lượng có vai trò quan trọng, song cơ chế giá cả phải có tác dụng giúp chúng ta đạt được các mục tiêu một cách dễ dàng hơn. Điều này đòi hỏi phải tiến hành cuộc đối thoại ở mức độ sâu sắc hơn giữa các nhà kinh tế, các nhà khoa học khí hâụ cũng như các nhà nghiên cứu về môi trường so với những cuộc đối thoại mà chúng ta đã chứng kiến từ trước đến nay. Chúng tôi thực sự hy vọng rằng Báo cáo phát triển con người năm nay sẽ đóng góp tư liệu cho cuộc đối thoại đó.

    Những khó khăn lớn nhất về mặt chính sách có liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm. Trong khi mọi người đều chịu nguy cơ thảm họa tiềm ẩn như nhau, song sự phân bổ chi phí và lợi ích về ngắn và trung hạn lại rất khác nhau. Sự phân bổ càng đặc biệt khó khăn hơn vì những đối tượng chính đã gây ra vấn đề - các nước giàu - lại không phải là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong thời gian trước mắt. Chính những nước nghèo nhất trước đây cũng như bây giờ không góp phần đáng kể vào phát thải khí nhà kính lại là những nước có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các nước thu nhập trung bình đang trở thành những nước phát thải lớn xét về tổng thể - song họ không có món nợ các-bon với thế giới, trong khi các nước giàu thì đã nợ chồng chất và họ vẫn là những nước phát thải thâṕ tính theo đầu người. Chúng ta phải tìm ra một lộ trình chấp nhận được về phương diện đạo đức và chính trị cho phép chúng ta bắt đầu tiến lên phía trước mặc dù về lâu dài có thể vẫn còn nhiều bất đồng về việc chia sẻ gánh nặng và lợi ích. Chúng ta không nên để cho những bất đồng về việc phân bổ trách nhiệm này cản bước tiến của chúng ta cũng như không được phép chờ đợi đến khi biết được tiến trình biến đối khí hậu một cách chắc chắn rồi mới hành động. Với mong muốn đó, chúng tôi hy vọng Báo cáo phát triển con người năm nay sẽ hỗ trợ cho cuộc thảo luận và cho phép chuyến đi được khởi hành.

    Kemal Derviş Achim SteinerTổng Giám đốc Giám đốc Điều hành Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

  • �iii BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008

    Lời cảm ơn

    Các cộng tác viên Các nghiên cứu, tài liệu và bài viết cơ sở phục vụ cho Báo cáo phát triển con người đề cập tới rất nhiều vấn đề có liên quan. Các cộng tác viên bao gồm: Anu Adhikari, Mozaharul Alam, Sarder Shafiqul Alam, Juan Carlos Arredondo Brun, Vicki Arroyo, Albertina Bambaige, Romina Bandura, Terry Barker, Philip Beauvais, Suruchi Bhadwal, Preety Bhandari, Isobel Birch, Maxwell Boykoff, Karen O’Brien, Oli Brown, Odón de Buen, Peter Chaudhry, Pedro Conceição, Pilar Cornejo, Caridad Canales Dávila, Simon D. Donner, Lin Erda, Alejandro de la Fuente, Richard Grahn, Michael Grimm, Kenneth Harttgen, Dieter Helm, Caspar Henderson, Mario Herrero, Saleemul Huq, Ninh Nguyen Huu, Joseph D. Intsiful, Katie Jenkins, Richard Jones, Ulka Kelkar, Stephan Klasen,

    Arnoldo Matus Kramer, Kishan Khoday, Roman Krznaric, Robin Leichenko, Anthony Leiserowitz,

    Junfeng Li, Yan Li, Yue Li, Peter Linguiti, Gordon MacKerron, Andrew Marquard, Ritu Mathur, Malte Meinshausen, Mark Misselhorn, Sreeja Nair, Peter Newell, Anthony Nyong, David Ockwell, Marina Olshanskaya, Victor A. Orindi, James Painter, Peter D. Pederson, Serguey Pegov, Renat Perelet, Alberto Carillo Pineda, Vicky Pope, Golam Rabbani, Atiq Rahman, Mariam Rashid, Bimal R. Regmi, Han-nah Reid, J. Timmons Roberts, Greet Ruysschaert, Boshra Salem, Jürgen Schmid, Dana Schüler, Rory Sullivan, Erika Trigoso Rubio, Md. Rabi Uzzaman, Giulio Volpi, Tao Wang, James Watson, Harald Win-kler, Mikhail Yulkin và Yanchun Zhang.

    Nhiều tổ chức đã tích cực chia sẻ số liệu và các tài liệu nghiên cứu khác, như: Cơ quan Phát triển Pháp; Ân xá Quốc tế; Trung tâm Thông tin và Phân tích Các-bo-níc; Ban Thư ký Cộng đồng Ca-ri-bê; Trung tâm So sánh Quốc tế về sản xuất, thu nhập và giá cả thuộc trường Đại học Pennsylvania; các sáng kiến phát triển; Vụ Phát triển quốc tế; Viện

    Có lẽ sẽ không thể xây dựng được Báo cáo này nếu không có sự tham gia đóng góp tích

    cực của nhiều cá nhân, tổ chức nêu dưới đây. Đặc biệt phải kể đến công lao đóng góp

    của Malte Meinshausen thuộc Viện nghiên cứu Tác động khí hậu, người đã liên tục và

    kiên trì cung cấp rất nhiều ý kiến kỹ thuật. Nhiều cá nhân khác đã tham gia xây dựng

    Báo cáo một cách trực tiếp thông qua các bài viết, các ý kiến đóng góp cho bản thảo và

    các cuộc thảo luận hay gián tiếp thông qua nghiên cứu. Các tác giả xin chân thành cảm

    ơn bản đánh giá thứ tư của Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, trong đó cung cấp

    những bằng chứng khoa học vô cùng quý giá, cũng như chân thành cảm ơn sự đóng

    góp của Ngài Nicholas Stern cùng các đồng nghiệp thông qua báo cáo của Ông với tiêu

    đề “Kinh tế học biến đổi khí hậu”. Nhiều đồng nghiệp trong hệ thống Liên Hợp Quốc

    đã tích cực đóng góp thời gian, kiến thức chuyên môn và ý tưởng. Nhóm xây dựng Báo

    cáo phát triển con người đã nhận được những ý kiến tư vấn bổ ích của Tổng Giám đốc

    UNDP Kemal Derviş. Chúng tôi cảm ơn tất cả những cá nhân đã trực tiếp hoặc gián

    tiếp hướng dẫn, chỉ đạo công việc, đồng thời cũng xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về

    các lỗi sai và sót.

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 ix

    Nghiên cứu biến đổi môi trường thuộc trường Đại học Oxford; Ủy ban Châu Âu; Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ; Quỹ Môi trường Toàn cầu; Dự án IDP Toàn cầu; Trung tâm Ứng dụng và Dự báo khí tượng IGAD; Viện Nghiên cứu phát triển; Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về nhà tù; Trung tâm Theo dõi tị nạn nội địa; Viện Nghiên cứu Quốc tế về khí hậu và xã hội; Cơ quan Năng lượng Quốc tế; Viện Nghiên cứu Quốc tế về Môi trường và Phát triển; Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế; Tổ chức Lao động Quốc tế; Quỹ Tiền tệ Quốc tế; Tổ chức Di cư Quốc tế; Hiệp hội Viễn thông Quốc tế; Liên minh Nghị viện; Chương trình Phối hợp Phòng chống HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc; Nghiên cứu thu nhập của Lúc-xem-bua; Quốc tế Vĩ mô; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế; Viện Phát triển Hải ngoại; Oxfam; Trung tâm Nghiên cứu biến đổi khí hậu Pew; Tư vấn Hoạt động thực tiễn; Viện Nghiên cứu hòa bình Quốc tế Stockholm; Viện Nghiên cứu nước Quốc tế Stockholm; Viện Nghiên cứu năng lượng Tata; Văn phòng Met; Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc; Diễn đàn Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển; Vụ các Vấn đề kinh tế - xã hội, Vụ Thống kê và Vụ Dân số của Liên Hợp Quốc; Quỹ Phát triển phụ nữ Liên Hợp Quốc; Vụ Thống kê của Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc; Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn; Vụ Hiệp ước của Cơ quan Liên Hợp Quốc về Phòng chống ma túy và tội phạm; Văn phòng Tư pháp Liên Hợp Quốc; Đại học East Anglia; WaterAid; Ngân hàng Thế giới; Tổ chức Y tế Thế giới; Tổ chức Khí tượng Thế giới; Tổ chức Thương mại Thế giới; Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới và Quỹ Động vật hoang dã Thế giới.

    Ban Cố vấn Báo cáo đã nhận được rất nhiều ý kiến tư vấn và hướng dẫn của một ban cố vấn gồm nhiều chuyên gia. Ban cố vấn bao gồm các thành viên sau đây: Monique Barbut, Alicia Bárcena, Fatih Birol, Yvo de Boer, John R. Coomber, Mohammed T. El-Ashry, Paul Epstein, Peter T. Gilruth, José Goldemberg, HRH Crown Prince Haakon, Saleem Huq, Inge Kaul, Kivutha Kibwana, Akio Morishima, Rajendra Pachauri, Jiahua Pan, Achim Steiner, HRH Princess Basma Bint Talal, Colleen Vogel, Morris A. Ward, Robert Watson, Ngaire Woods và Stephen E. Zebiak.

    Báo cáo cũng nhận được sự đóng góp quý báu của ban cố vấn về thống kê, trong đó đặc biệt phải kể tới Tom Griffin, Cố vấn Thống kê Cao cấp của Báo cáo. Thành viên của Ban này bao gồm: Carla Abou-Zahr, Tony Atkinson, Haishan Fu, Gareth Jones, Ian D. Macredie, Anna N. Majelantle, John Male-Mukasa, Marion McEwin, Francesca Perucci, Tim Smeeding, Eric Swanson, Pervez Tahir và Michael Ward. Nhóm xây dựng Báo cáo cũng xin chân thành cảm ơn Partha Deb, Shea Rutstein và Michael Ward đã nghiên cứu và góp ý cho kết quả phân tích của HDRO về rủi ro và nguy cơ tổn thương cũng như đóng góp kiến thức chuyên môn về thống kê cho Báo cáo.

    Các cuộc tham vấn Các thành viên của Nhóm xây dựng Báo cáo phát triển con người đã thu được nhiều thông tin bổ ích từ quá trình tham vấn rộng rãi (trực tiếp từng cá nhân hay tập thể). Những người tham gia cuộc thảo luận trong mạng lưới phát triển con người đã cung cấp một số thông tin và ý kiến về mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và phát triển con người trên nhiều phương diện. Nhóm xây dựng Báo cáo cũng xin cảm ơn Neil Adger, Keith Allott, Kristin Averyt, Armando Barrientos, Haresh Bhojwani, Paul Bledsoe, Thomas A. Boden, Keith Briffa, Nick Brooks, Katrina Brown, Miguel Ceara-Hatton, Fernando Calderón, Jacques Charmes, Lars Christiansen, Kirsty Clough, Stefan Dercon, Jaime de Melo, Stephen Devereux, Niky Fabiancic, Kimberley Fisher, Lawrence Flint, Claudio Forner, Jennifer Frankel-Reed, Ralph Friedlaender, Oscar Garcia, Stephen Gitonga, Heather Grady, Barbara Harris-White, Molly E. Hellmuth, John Hoddinott, Aminul Islam, Tarik-ul-Islam, Kareen Jabre, Fortunat Joos, Mamunul Khan, Karoly Kovacs, Diana Liverman, Lars Gunnar Marklund, Charles McKenzie, Gerald A. Meehl, Pierre Montagnier, Jean-Robert Moret, Koos Neefjes, Iiris Niemi, Miroslav Ondras, Jonathan T. Overpeck, Vicky Pope, Will Prince, Kate Raworth, Andrew Revkin, Mary Robinson, Sherman Robinson, Rachel Slater, Leonardo Souza, Valentina Stoevska, Eric Swanson, Richard Tanner, Haiyan Teng, Jean Philippe Thomas, Steve Price Thomas, Sandy Tolan, Emma Tompkins, Emma Torres, Kevin E. Trenberth, Jessica Troni, Adriana Velasco, Marc Van Wynsberghe, Tessa Wardlaw và Richard Washington.

  • x BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008

    Độc giả của UNDPNhóm độc giả, bao gồm các đồng nghiệp ở UNDP, đã cung cấp nhiều ý kiến, gợi ý và tư liệu hữu ích trong quá trình biên soạn Báo cáo, trong đó đặc biệt phải kể đến công lao đóng góp và ý kiến tư vấn của Pedro Conceição, Charles Ian McNeil và Andrew Maskrey. Tất cả các độc giả này đã dành nhiều thời gian và tích cực tham gia đóng góp về chuyên môn cho Báo cáo. Đóng góp tư liệu còn có các cá nhân sau đây: Randa Aboul-Hosn, Amat Al-Alim Alsoswa, Barbara Barungi, Winifred Byanyima, Suely Carvalho, Tim Clairs, Niamh Collier-Smith, Rosine Coulibaly, Maxx Dilley, Philip Dobie, Bjørn Førde, Tegegnework Gettu, Yannick Glemarec, Luis Gomez-Echeverri, Rebeca Grynspan, Raquel Herrera, Gilbert Fossoun Houngbo, Peter Hunnam, Ragnhild Imerslund, Andrey Ivanov, Bruce Jenks, Michael Keating, Douglas Keh, Olav Kjorven, Pradeep Kurukulasuriya, Oksana Leshchenko, Bo Lim, Xianfu Lu, Nora Lustig, Metsi Makhetha, Cécile Molinier, David Morrison, Tanni Mukhopadhyay, B. Murali, Simon Nhongo, Macleod Nyirongo, Hafiz Pasha, Stefano Pettinato, Selva Ramachandran, Marta Ruedas, Mounir Tabet, Jennifer Topping, Kori Udovicki, Louisa Vinton, Cassandra Waldon và Agostinho Zacarias.

    Biên tập, sản xuất và biên dịchBáo cáo đã nhận được ý kiến tư vấn và

    đóng góp của nhóm biên tập ở Green Ink. Anne Moorhead góp ý về bố cục và cách trình bày phần lập luận. Công tác biên tập về kỹ thuật và

    sản xuất do Sue Hainsworth và Rebecca Mitch-ell đảm nhiệm. Người thiết kế trang bìa và các phần chia là Talking Box, với sự đóng góp về ý tưởng của Martín Sánchez và Ruben Salinas, dựa trên mẫu do Grundy & Northedge thiết kế năm 2005. Thiết kế thông tin là do Phoenix De-sign Aid và Zago thực hiện; một bản đồ (bản đồ 1.1) do Mapping Worlds thiết kế. Phoenix De-sign Aid, phối hợp với Lars Jørgensen, cũng đã thiết kế cách trình bày Báo cáo.

    Việc sản xuất, biên dịch, phân phối và tuyên truyền Báo cáo có sự tham gia hỗ trợ của Phòng Truyền thông UNDP, đặc biệt là Maureen Lynch và Boaz Paldi. Tham gia kiểm tra, hiệu đính bản dịch có Lyad Abumoghli, Bill Bikales, Jean Fabre, Albéric Kacou, Madi Musa, Uladzimir Shcherbau và Oscar Yujnovsky.

    Báo cáo cũng nhận được sự tham gia nhiệt tình của Jong Hyun Jeon, Isabelle Khayat, Cait-lin Lu, Emily Morse và Lucio Severo. Swetlana Goobenkova và Emma Reed có những đóng góp quý báu cho nhóm thống kê. Margaret Chi và Juan Arbelaez ở Cơ quan Dịch vụ dự án LHQ cung cấp những dịch vụ hỗ trợ quan trọng về hành chính và quản lý.

    Kevin WatkinsGiám đốc

    Báo cáo phát triển con người 2007/2008

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 xi

    Mục lục

    Lời nói đầu vLời cảm ơn viii

    Tổng quan Báo cáo Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách 1

    Chương 1 Thách thức về khí hậu trong thế kỷ 21 15

    1.1 Biến đổi khí hậu và phát triển con người 26Bối cảnh 26Biến đổi khí hậu nguy hiểm - 5 yếu tố dẫn đến thay đổi về chất trong phát triển con người 28

    1.2 Khoa học khí hậu và kic̣h ban̉ tương lai 33Biến đổi khí hậu do con người gây ra 34Kiểm kê các-bon trên thế giới - trữ lượng, lưu lượng và các bể các-bon 35Các kịch bản biến đổi khí hậu - những điều đã biết, những điều vừa biết vừa chưa biết, và những điều còn chưa rõ 36

    1.3 Từ phạm vi toàn cầu tới địa phương - đo dấu chân các-bon trong một thế giới bất bình đẳng 43Dấu chân các-bon của quốc gia và khu vực - những giới hạn của hội tụ phát thải 43Bất bình đẳng về dấu chân các-bon - một số người để lại dấu chân nhẹ hơn người khác 45

    1.4 Tránh những biến đổi khí hậu nguy hiểm - một lộ trình phát thải bền vững 48 Lập ngân sách các-bon cho một hành tinh dễ bị tổn thương 48 Những kịch bản cho an ninh khí hậu - thời gian không còn nhiều 51 Cái giá của việc chuyển đổi sang sử dụng ít các-bon - có thể chấp nhận được chi phí giảm nhẹ hay không? 551.5 “Không làm gì hơn” - con đường dẫn đến tương lai khí hậu không bền vững 56 Nhìn lại tình hình - thế giới từ năm 1990 56 Hướng đến tương lai - đường đồ thị đi lên 57 Các tác nhân làm tăng lượng phát thải 601.6 Tại sao chúng ta cần hành động để tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm? 62 Trách nhiệm đối với khí hậu trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau 62 Công bằng xã hội và sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh thái 64 Lý do phải hành động khẩn cấp, xét từ góc độ kinh tế 65 Huy động hành động của cộng đồng 70Kết luận 74Bảng phụ lục 1.1: Đo dấu chân các-bon - một số quốc gia và khu vực đã được chọn 75

    Chương 2 Chấn động khí hậu: nguy cơ và tổn thương trong một thế giới bất bình đẳng 77

    2.1 Chấn động khí hậu và vòng luẩn quẩn phát triển con người thấp 81Thiên tai Khí hậu - xu hướng gia tăng 81Rủi ro và Tổn thương 84Cái vòng luẩn quẩn phát triển con người thấp 89

  • xii BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008

    Từ chấn động khí hậu ngày hôm nay tới thiếu thốn ngày mai - cái vòng luẩn quẩn phát triển con người thấp trên thực tế 942.2 Hướng vê ̀phiá trươć - những vấn đề cũ và nguy cơ biến đổi khí hậu mới 96

    Sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực 96An ninh nước và căng thẳng về nước 100Biển dâng cao và nguy cơ rủi ro thời tiết cực đoan 103Hệ sinh thái và đa dạng sinh học 107Sức khỏe con người và các hiện tượng thời tiết cực đoan 110

    Kết luận 112

    Chương 3 Tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm - chiến lược giảm nhẹ 113

    3.1 Xác định chỉ tiêu giảm nhẹ 116Ngân quỹ Các-bon - sống trong khuôn khổ phương tiện giới hạn các nguồn sinh thái của chúng ta 117Chỉ tiêu giảm phát thải đang phổ biến 117Bốn vấn đề đặt chỉ tiêu trong lập ngân quỹ Các-bon 122Chỉ tiêu là quan trọng, nhưng kết quả cũng quan trọng không kém 123

    3.2 Định giá Cácbon - vai trò của thị trường và chính phủ 129Thuế so sánh với ‘mua bán phát thải’ 129Mua bán phát thải - những bài học từ Thể thức Mua bán Phát thải của Liên minh Châu Âu 132

    3.3 Vai trò cực kỳ quan trọng của sự điều tiết và hành động của chính phủ 136Sản xuất điện - thay đổi lộ trình phát thải 136Khu vực dân cư - nỗ lực giảm nhẹ với chi phí thấp 139Tiêu chuẩn phát thải xe cơ giới 141Nghiên cứu, phát triển và phổ biến công nghệ các-bon thấp 147

    3.4 Vai trò chủ chốt của hợp tác quốc tế 150Vai trò lớn hơn đối với chuyển giao công nghệ và tài chính 151Giảm chặt phá rừng 160

    Kết luận 164

    Chương 4 Thích ứng với xu thế tất yếu: hành động cấp quốc gia và hợp tác quốc tế 165

    4.1 Thách thức trên cấp độ quốc gia 170Công tác thích ưńg ở thế giới các nước phát triển 170Sống chung với biến đổi khí hậu - quá trình thích ứng ở các quốc gia đang phát triển 173Xây dựng khung chính sách thích ứng quốc gia 175

    4.2 Hợp tác quốc tế trong công tác thích ưńg với biến đổi khí hậu 188Lý do cần tiến hành hỗ trợ quốc tế 189Hiện trạng đầu tư cho quá trình thích ứng - quá ít, quá chậm trễ và quá manh mún 192Vượt qua thách thức thích ứng - củng cố hợp tác quốc tế trong công tác thích ứng 197

    Kết luận 203

    Chú thích 205Thư mục tham khảo 210

    Các hộp

    1.1 Các tác động phản hồi có thể đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu 41 1.2 Hàng triệu người không được tiếp cận các dịch vụ năng lượng hiện đại 49 1.3 Các nước phát triển không thực hiện được các cam kết Kyoto của mình 58

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 xiii

    1.4 Ý thức trách nhiệm, vấn đề đạo đức và tôn giáo - điểm tương đồng từ biến đổi khí hậu 66 1.5 Phân tích chi phí - lợi ích và biến đổi khí hậu 70 2.1 Thiên tai khí hậu không được báo cáo đầy đủ 83 2.2 Ngành bảo hiểm toàn cầu - đánh giá lại nguy cơ khí hậu 85 2.3 Bão Katrina: Nhân khẩu học xã hội về một thiên tai 87 2.4 Hạn hán và bất an ninh lương thực ở Ni-giê 91 2.5 Bán tài sản khi đường cùng ở Hôn-đu-rát 93 2.6 ‘Trận lụt thế kỷ’ ở Băng-la-đét 94 2.7 Biến đổi khí hậu ở Ma-la-uy - vẫn thế nhưng nhiều hơn và tồi tệ hơn 99 2.8 Biến đổi khí hậu và khủng hoảng nước ở Trung Quốc 103 2.9 Núi băng đang tan và triển vọng thụt lùi về phát triển con người 105 2.10 Biến đổi khí hậu và phát triển con người ở Đồng bằng sông Cửu Long 106 3.1 Đầu tàu tiêu biểu trong phân bổ ngân quỹ các-bon - California 120 3.2 Chỉ tiêu và kết quả xa rời nhau ở Ca-na-đa 124 3.3 Dự luật biến đổi khí hậu Vương quốc Anh - xác định ngân quỹ các-bon 125 3.4 Liên minh châu Âu - các chỉ tiêu, chiến lược năng lượng và biến đổi khí hậu năm 2020 127 3.5 Giảm cường độ các-bon trong các nền kinh tế chuyển đổi 128 3.6 Năng lượng hạt nhân - những vấn đề gai góc 138 3.7 Năng lượng tái tạo ở Đức - thành công về mức thuế hoà lưới điện 140 3.8 Phát thải xe cơ giới - tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ 143 3.9 Phát triển dầu cọ và nhiên liệu sinh học - chuyện cảnh báo 148 3.10 Than và cải cách chính sách năng lượng ở Trung Quốc 155 3.11 Tăng trưởng phi các-bon ở Ấn Độ 156 3.12 Liên kết thị trường các-bon với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Phát triển bền vững 159 4.1 Công tác thích ứng trên các cù lao char ở Băng-la-đét 179 4.2 Chương trình Lưới An sinh Sản xuâ ́t ở Ê-ti-ô-pi-a 182 4.3 Trợ cấp tiền mặt có điều kiện - Chương trình Bolsa Família của Bra-xin 183 4.4 Giảm thiểu khả năng bị tổn thương thông qua nông nghiệp ở Ma-la-uy 184 4.5 Bảo hiểm rủi ro và thích ưńg 185 4.6 Học từ bài học của Mô-dăm-bích 186 4.7 Các Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia (NAPA) - một hướng tiếp cận hạn chế 191

    Các bảng

    1.1 Các khoảng nhiệt độ tăng theo mức tăng của trữ lượng CO2 - dự kiến cho năm 2080 37 1.2 Với tôn̉g lươṇg các-bon quy đổi ở mức của các nước OECD thi ̀câǹ có hơn một hành tinh 52 2.1 Nạn đói do hạn hán và phát triển con người liên quan mật thiết với nhau ở Kê-ni-a 86 2.2 Hạn hán ở Ma-la-uy - người nghèo đối phó ra sao 90 2.3 Tác động của hạn hán ở Ê-ti-ô-pi-a 91 2.4 Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo ở các khu vực đang phát triển 97 2.5 Mực nước biển dâng cao sẽ có tác động kinh tế - xã hội rất lớn 107 3.1 Chỉ tiêu giảm thải khác biệt rất lớn về mức tham vọng 118 3.2 Đề xuất cho Hệ thống Mua bán Phát thải Châu Âu 135 3.3 Phát thải các-bon liên quan tới công nghệ ở nhà máy đốt than 153 3.4 Cường độ năng lượng trong công nghiệp biến thiên lớn 154 4.1 Kiểm kê các nguồn tài chính đa phương cho công tác thích ứng 192 4.2 Chi phí phát triển khả năng chống chịu khí hậu 195 4.3 Đầu tư vào công tác thích ứng tới năm 2015 196

  • xi� BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008

    Các hình

    1.1 Lượng phát thải CO2 ngày càng cao sẽ làm tăng trữ lượng khí nhà kính và tăng nhiệt độ 34 1.2 Dự báo nhiệt độ toàn cầu: 3 kịch bản của IPCC 38 1.3 Phát thải khí nhà kính chủ yếu bị tác động bởi các thay đổi về năng lượng và sử dụng đất 43 1.4 Các nước giàu chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải tích luỹ 44 1.5 Lượng phát thải CO2 toàn cầu khá tập trung 45 1.6 Các nước giàu - tổng lượng các-bon lớn 47 1.7 Cuộc sống không có điện 47 1.8 Việc lệ thuộc vào nhiên liệu sinh học vẫn tiếp diễn ở nhiều nước 48 1.9 Nguy cơ biến đổi khí hậu trở nên nguy hiểm sẽ tăng cùng trữ lượng khí nhà kính 50 1.10 Ngân quỹ các-bon của thế kỷ 21 còn rất ít 51 1.11 Nếu giảm một nửa lượng khí phát thải vào năm 2050 có thể tránh được biến đổi khí hậu nguy hiểm 53 1.12 Cắt giảm và hội tụ phát thải vì một tương lai bền vững 54 1.13 Các biện pháp giảm thiểu mạnh mẽ sẽ không thể sớm đem lại kết quả 54 1.14 Một số nước phát triển vẫn còn quá chậm trong việc thực hiện các cam kết và chỉ tiêu trong Kyoto 57 1.15 Lượng phát thải CO2 ngày càng tăng nếu không có biện pháp giảm thiểu 60 1.16 Cường độ các-bon đang giảm quá chậm để có thể giảm mức phát thải nói chung 61 2.1 Thiên tai khí hậu tác động tới ngày càng nhiều người hơn 81 2.2 Nguy cơ Thiên tai nghiêng về phía các nước đang phát triển 82 2.3 Thiên tai khí hậu đang làm tăng vọt thiệt hại bảo hiểm 84 2.4 Bảo hiểm xã hội ở các nước giàu nhiều hơn rất nhiều 86 2.5 Biến thiên thu nhập theo sau biến thiên lượng mưa ở Ê-ti-ô-pi-a 97 2.6 Biến đổi khí hậu sẽ gây tổn thương cho nền nông nghiệp các nước đang phát triển 97 2.7 Các núi băng đang bị thu hẹp ở Châu Mỹ La tinh 104 3.1 Cường độ các-bon giảm không phải lúc nào cũng làm giảm phát thải 123 3.2 Giá các-bon ở Liên minh châu Âu luôn biến động 134 3.3 Than đá theo kế hoạch sẽ làm tăng phát thải CO2 trong ngành điện 137 3.4 Phong điện ở Hoa Kỳ: công suất tăng mà giá thành giảm 139 3.5 Tiêu chuẩn hiệu suất nhiên liệu ở các nước giàu khác nhau rất lớn 142 3.6 Có thể chuyển đổi nhanh chóng phương tiện xe cơ giới - Pa-kít-xtan 146 3.7 Một số nhiên liệu sinh học giá thành thấp hơn mà lại giảm thải CO2 nhiều hơn 147 3.8 Tăng hiệu suất đốt than có thể giảm phát thải CO2 153 3.9 Rừng đang lùi dần 162 4.1 Đầu tư vào công tác thích ứng là khoản đầu tư hiệu quả của Liên minh Châu Âu 172 4.2 Thiếu hụt thông tin về khí hậu ở Châu Phi 175 4.3 Các dòng viện trợ cần phải đẩy nhanh hơn nữa để thực hiện được các cam kết 190 4.4 Mức viện trợ thực đối với các nước Châu Phi cận Sahara đang có xu hướng không đổi 190 4.5 Đầu tư ở các nước phát triển hạn chế các quỹ hỗ trợ thích ứng 192 4.6 Viện trợ dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu 193

    Các bản đồ

    1.1 Bản đồ tình hình phát thải khí CO2 toàn cầu 46 2.1 Khô dần: Diện tích bị hạn ở châu Phi ngày càng mở rộng 98

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 x�

    Các bài đóng góp đặc biệt

    Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu - đoàn kết chúng ta sẽ chiến thắng, Ban Ki-moon 25 Chính sách khí hậu nhìn từ phát triển con người, Amartya Sen 30 Tương lai chung của chúng ta và biến đổi khí hậu, Gro Harlem Brundtland 63 Biến đổi khí hậu với tư cách là một vấn đề quyền con người, Sheila Watt-Cloutier 88 Thành phố New York đi đầu về biến đổi khí hậu, Michael R. Bloomberg 121 Hành động cấp quốc gia đối phó với thách thức toàn cầu, Luiz Inácio Lula da Silva 145 Chúng ta không cần sư ̣phân biêṭ đối xử trong công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, Desmond Tutu 168 Chúng ta không có lựa chọn nào cả, Sunita Narain 189

    Các chỉ số phát triển con người

    Các chỉ số phát triển con người 225Hướng dẫn đối với độc giả và chú thích bảng biểu 227Các từ viết tắt 234

    Theo dõi phát triển con người: mở rộng khả năng lựa chọn của con người..... 1 Chỉ số Phát triển con người 235 1a Các chỉ số cơ bản cho các quốc gia thành viên LHQ khác 239 2 Các xu hướng về Chỉ số Phát triển con người 240 3 Nghèo đói về con người và về thu nhập: các nước đang phát triển 244 4 Nghèo đói về con người và về thu nhập: các nước OECD, Trung và Đông Âu và

    Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG) 247

    ...để sống lâu và khỏa mạnh..... 5 Các xu hướng về nhân khẩu học 249 6 Cam kết về y tế: nguồn lực, tiếp cận và dịch vụ 253 7 Nước, vệ sinh và tình trạng dinh dưỡng 257 8 Bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em 261 9 Các cuộc khủng hoảng và nguy cơ chính về sức khỏe toàn cầu 263 10 Sống sót: tiến bộ và hạn chế 267

    ...để có được kiến thức..... 11 Cam kết về giáo dục: chi tiêu công 271 12 Tỷ lệ biết chữ và nhập học 275 13 Công nghệ: sự truyền bá và sáng tạo 279

    ... tiếp cận các nguồn lực cần thiết để có một điều kiện sống đàng hoàng... 14 Kết quả hoạt động kinh tế 283 15 Bất bình đẳng về thu nhập và chi tiêu 287 16 Cơ cấu thương mại 291 17 Chi tiêu của Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC) - các nước OECD vào viện trợ 295 18 Dòng viện trợ, vốn tư nhân và nợ 296 19 Các ưu tiên trong chi tiêu công 300 20 Thất nghiệp ở các nước OECD 304 21 Thất nghiệp và khu vực lao động không chính thức ở các nước ngoài OECD 305

  • x�i BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008

    ...trong khi giữ gìn nó cho các thế hệ tương lai... 22 Năng lượng và môi trường 308 23 Các nguồn năng lượng 312 24 Phát thải và trữ lượng Đi-ô-xít các-bon 316 25 Tình hình thực hiện các công ước quốc tế lớn về môi trường 320

    ...bảo vệ an ninh cho con người... 26 Tị nạn và trang bị vũ khí 324 27 Tội phạm và công lý 328

    ...và đạt được bình đẳng cho tất cả phụ nữ và nam giới 28 Chỉ số phát triển liên quan tới giới 332 29 Thước đo nâng cao vị thế về giới 336 30 Bất bình đẳng về giới trong giáo dục 340 31 Bất bình đẳng về giới trong hoạt động kinh tế 344 32 Giới, công việc và phân bổ thời gian 348 33 Sự tham gia của phụ nữ vào chính trị 349

    Các văn bản pháp lý về quyền con người và quyền lao động 34 Tình hình thực hiện các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về quyền con người 353 35 Tình hình thực hiện các công ước về quyền lao động cơ bản 357

    Chú thích chuyên môn 1 361Chú thích chuyên môn 2 368Định nghĩa các thuật ngữ thống kê 370Các tài liệu tham khảo về thống kê 378Phân loại quốc gia 380Chú dẫn các chỉ số 384Phụ lục Các chỉ số về Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong các bảng chỉ số HDR 389

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 �

    “Tiến bộ của nhân loại không phải tự dưng mà có và cũng không phải là một điều đương nhiên. Giờ

    đây, chúng ta đang đối mặt với thực tế là ngày mai cũng chính là ngày hôm nay. Chúng ta đang đối

    mặt với một tình huống hết sức khẩn cấp của ngày hôm nay. Trong bài toán nan giản này của cuộc

    sống và lịch sử, chúng ta thấy một vấn đề là có lúc mọi việc trở nên quá muộn màng…..Chúng ta

    có thể kêu gào một cách vô vọng để thời gian ngừng trôi, song con tàu thời gian đâu có để ý đến

    tiếng cầu cứu, van xin nào, nó cứ lao đi một cách vội vã. Trong đống ngổn ngang hài cốt và tàn dư

    của nhiều nền văn minh nổi lên một dòng chữ đầy nuối tiếc: quá muộn mất rồi.”

    ‘Sau đây, chúng ta sẽ đi về đâu: sự hỗn loạn hay một cuộc sống cộng đồng’ - Martin Luther King.

    Những lời giảng giải đạo lý về công bằng xã hội đó của Martin Luther King cách đây bốn thập kỷ vẫn để lại dư âm mạnh mẽ. Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta cũng phải đối mặt với “tình huống hết sức khẩn cấp” của một cuộc khủng hoảng gắn liên quan ngày hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Cuộc khủng hoảng này vẫn có thể ngăn chặn được - nhưng khả năng đó chỉ tồn tại đúng lúc này mà thôi. Thế giới chỉ còn chưa đầy một thập kỷ để thay đổi tình hình. Giờ đây, không có vấn đề nào cần được quan tâm khẩn cấp hơn cũng như cần có biện pháp giải quyết gấp rút hơn thế.

    Biến đổi khí hậu là vấn đề nổi cộm thuộc phạm trù phát triển con người của thế hệ chúng ta. Mọi hoạt động hỗ trợ phát triển cuối cùng cũng nhằm phát huy tiềm năng và mở rộng cơ hội tự do cho con người. Phát triển nghĩa là giúp cho con người có năng lực hơn để họ quyết định những lựa chọn của riêng mình cũng như sống cuộc sống mà họ coi là có ý nghĩa. Biến đổi khí hậu đe dọa làm xói mòn các quyền tự do và hạn chế phạm vi lựa chọn của con người. Nó đòi hỏi phải cân nhắc nguyên tắc của thời đại văn minh, đó là tiến bộ của loài người sẽ làm cho tương lai trở nên tươi sáng hơn.

    Những dấu hiệu cảnh báo ban đầu đã xuất hiện. Hôm nay, chúng ta đang được tận mắt nhìn thấy rất rõ cảnh tượng các kết quả phát triển bắt đầu bị đẩy lùi ở mức độ nghiêm trọng. Ở các nước đang phát triển, hàng triệu người nghèo nhất trên thế giới đang phải đối mặt với các tác động của biến đổi khí hậu. Những tác động này không được giới báo chí trên thế giới cảnh báo qua các chiến dịch tuyên truyền rộng rãi. Những tác động này cứ lặng lẽ diễn ra và không được đề cập tới trên thị trường tài chính hay trong kết quả đo lường tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Song tình trạng hạn hán, bão lụt nghiêm trọng hơn và sức ép môi trường gia tăng đang cản trở nỗ lực của những người nghèo trên thế giới trong việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và con cháu họ.

    Biến đổi khí hậu sẽ hủy hoại những nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo. Cách đây bảy năm, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã họp mặt để cùng nhau đề ra các chỉ tiêu thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực phát triển con người. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) thể hiện tầm nhìn đầy quyết tâm đến năm 2015. Tuy đã đạt được nhiều kết quả trong thời gian qua, song nhiều nước vẫn chưa có triển vọng đạt được các mục tiêu này. Biến đổi khí

    Tổng quan

    Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu:Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách

  • 2 BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008

    hậu đang cản trở nỗ lực thực hiện các MDG. Trong tương lai, biến đổi khí hậu có thể sẽ chặn đứng và đẩy lùi thành quả mà biết bao thế hệ đã dày công xây dựng nên không chỉ trong việc giảm tỷ lệ nghèo cùng cực mà còn trong y tế, dinh dưỡng, giáo dục và các lĩnh vực khác.

    Những gì thế giới làm để giải quyết biến đổi khí hậu ngày hôm nay, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới triển vọng phát triển con người của đại bộ phận nhân loại. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì 40% dân nghèo nhất trên thế giới - khoảng 2,6 tỷ người - sẽ có một tương lai vô vọng. Điều đó sẽ làm cho những sự bất bình đẳng vốn đã ở mức sâu sắc giữa các quốc gia trở nên trầm trọng hơn cũng như sẽ hủy hoại nỗ lực xây dựng một mô hình toàn cầu hóa mang lại lợi ích cho nhiều người hơn, đồng thời càng duy trì và tăng cường khoảng cách vốn đã rất rộng giữa “những người có” và “những người không có”.

    Trong thế giới ngày nay, người nghèo phải chịu tác động của biến đổi khí hậu. Ngày mai, cả loài người sẽ phải đối mặt với những nguy cơ nảy sinh do nóng lên toàn cầu. Sự tích tụ nhanh chóng khí nhà kính trong khí quyển của Trái đất đang làm thay đổi cơ bản dự báo khí hậu cho các thế hệ tương lai. Chúng ta đang tiến tới “điểm tràn”. Đây là những hiện tượng không thể dự báo được và không diễn biến theo quy luật tuyến tính và có thể làm cho các thảm họa sinh thái ập đến - sự tan rã nhanh chóng của những tảng băng khổng lồ trên trái đất là một ví dụ - điều đó sẽ làm thay đổi các mô hình định cư của con người và hủy hoại tính bền vững của các nền kinh tế. Thế hệ chúng ta có thể không sống đến lúc nhìn thấy các thảm họa này diễn ra. Song thế hệ con cháu chúng ta sẽ không có lựa chọn nào khác là phải sống chung với những thảm họa đó. Để giải quyết tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ngày hôm nay cũng như để ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm họa trong tương lai đòi hỏi chúng ta phải hành động hết sức khẩn trương.

    Một số nhà bình luận tiếp tục nêu lên sự nghi hoặc về những hậu quả trong tương lai và coi đó là lý do để đối phó một cách dè dặt với biến đổi khí hậu. Xuất phát điểm đó là có vấn đề. Thực sự, có nhiều điều chưa biết: khoa học khí hâụ quan tâm tới xác suất và rủi ro, chứ không phải những điều chắc chắn. Tuy nhiên, nếu chúng ta coi trọng cuộc sống của con cháu chúng ta, thậm chí nguy cơ xảy ra thảm họa dù ít cũng cần có biện pháp phòng ngừa dựa trên bảo

    hiểm. Sự không chắc chắn có cả hai mặt: rủi ro có thể lớn hơn so với nhận thức của chúng ta hiện nay.

    Biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết khẩn trương ngay từ bây giờ để ngăn chặn mối đe dọa xảy ra với hai đối tượng yếu thế về chính trị: đó là người nghèo trên thế giới và các thế hệ mai sau. Biến đổi khí hậu đặt ra những câu hỏi sâu sắc về công bằng xã hội, bình đẳng và quyền con người giữa các nước và các thế hệ. Trong Báo cáo phát triển con người 2007/2008, chúng tôi đề cập đến những câu hỏi này. Xuất phát điểm của chúng tôi là chúng ta có thể - và phải - giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Thế giới không thiếu tài chính cũng như không thiếu năng lực công nghệ để ứng phó. Nếu chúng ta không ngăn chặn được biến đổi khí hậu thì đó chỉ vì chúng ta không có được ý chí chính trị để cùng nhau hợp tác.

    Kết cục biến đổi khí hậu không chỉ là sự thất bại của ảo tưởng chính trị và đường hướng lãnh đạo mà còn là việc làm trái với đạo lý với quy mô chưa từng thấy trong lịch sử. Trong thế kỷ 20, sự thất bại của giới lãnh đạo đã dẫn đến hai cuộc đại chiến thế giới. Hàng triệu người đã phải trả giá đắt cho những thảm họa lẽ ra có thể tránh được. Biến đổi khí hậu nguy hiểm là có thể tránh được trong thế kỷ 21 và sau đó. Các thế hệ mai sau sẽ đưa ra lời phán xét nghiêm khắc đối với chúng ta – rằng một thế hệ đã thấy trước bằng chứng về biến đổi khí hậu, biết được hậu quả của nó, nhưng lại vẫn tiếp tục theo lộ trình khiến cho hàng triệu người dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới lâm vào cảnh nghèo đói cũng như đặt các thế hệ con cháu chúng ta vào nguy cơ hứng chịu một thảm họa sinh thái.

    Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về sinh tháiBiến đổi khí hậu không giống như các vấn đề khác đối với loài người - và nó đòi hỏi chúng ta phải tư duy khác nhau ở nhiều cấp độ. Quan trọng hơn cả, nó đòi hỏi chúng ta phải suy ngẫm về việc sống trong một cộng đồng con người có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về sinh thái có ý nghĩa như thế nào.

    Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về sinh thái là một khái niệm trừu tượng. Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới bị phân cách ở nhiều cấp độ. Có những hố sâu ngăn cách giữa con người với con người về mặt của cải và cơ hội. Ở nhiều khu vực, chủ nghĩa dân tộc thù địch là nguồn gốc gây ra xung đột. Trong hầu hết các trường hợp, bản sắc tôn giáo, văn hóa và dân tộc được coi là nguồn gốc gây ra sự chia

    Biến đổi khí hậu khiến

    chúng ta phải chú ý tới tài

    sản chung của tất cả chúng

    ta, đó là Trái đất - hành

    tinh của chúng ta. Tất cả

    các quốc gia và tất cả mọi

    người trên Trái đất đều có

    chung một bầu khí quyển.

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 �

    rẽ và khác biệt. Trước những sự khác biệt này, biến đổi khí hậu khiến chúng ta phải chú ý tới tài sản chung của tất cả chúng ta, đó là Trái đất - hành tinh của chúng ta. Tất cả các quốc gia và tất cả mọi người trên Trái đất đều có chung một bầu khí quyển. Và chúng ta chỉ có một mà thôi.

    Nóng lên toàn cầu là bằng chứng cho thấy chúng ta đang làm cho bầu khí quyển bị quá tải. Trữ lượng khí nhà kính lưu giữ nhiệt trong bầu khí quyển đang tích tụ với tốc độ chưa từng thấy. Nồng độ khí nhà kính hiện nay đã lên tới 380 phần triệu (ppm) CO2e, vượt quá ngưỡng tự nhiên suốt 650.000 năm qua. Trong thế kỷ 21 hoặc sau đó một chút, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể tăng thêm hơn 5°C.

    Xét trong bối cảnh cụ thể, con số đó tương đương với sự thay đổi nhiệt độ kể từ thời kỳ băng hà - là giai đoạn mà phần lớn diện tích Châu Âu và Bắc Mỹ còn nằm dưới lớp băng dầy hơn 1 km. Ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là khi nhiệt độ tăng thêm khoảng 2°C. Ngưỡng này báo hiệu một xu thế rất khó tránh khỏi là các thành quả phát triển con người bị đẩy lùi nhanh chóng và tình trạng môi trường sinh thái bị hủy hoại ở mức không thể khắc phục được.

    Đằng sau các con số và kết quả đo đạc nêu trên là một thực tế rõ ràng và đơn giản. Chúng ta coi thường việc quản lý mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về sinh thái của mình. Trên thực tế, thế hệ chúng ta ngày càng ngập sâu vào món nợ sinh thái không bền vững mà sẽ để lại cho các thế hệ mai sau. Chúng ta đang làm cạn kiệt nguồn vốn môi trường mà con cháu chúng ta sẽ thừa hưởng. Biến đổi khí hậu nguy hiểm là biểu hiện của sự điều chỉnh đối với hiện tượng phát thải khí nhà kính ở mức không bền vững.

    Các thế hệ tương lai không phải là đối tượng duy nhất phải đối phó với vấn đề mà họ không gây ra. Người nghèo trên thế giới sẽ phải hứng chịu những tác động đầu tiên và hủy hoại mạnh nhất. Đại bộ phận lượng khí nhà kính tồn tại trong bầu khí quyển là do các nước giàu và người dân của họ phát thải ra. Còn các nước nghèo và người dân của họ sẽ phải trả giá đắt nhất cho biến đổi khí hậu.

    Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa trách nhiệm đối với biến đổi khí hậu và nguy cơ các tác động của nó đôi khi bị lãng quên. Cuộc thảo luận của công chúng ở các nước giàu ngày càng nêu bật mối đe dọa xuất phát từ phát thải khí nhà kính đang gia tăng ở các nước đang phát triển. Mối đe dọa đó là có thực.

    Mặc dù vậy, chúng ta không nên quên một vấn đề căn bản. Mahatma Gandhi đã từng đề cập tới việc cần bao nhiêu hành tinh nếu Ấn Độ cũng đi theo mô hình công nghiệp hóa của Anh. Chúng ta không thể trả lời câu hỏi đó. Tuy nhiên, trong báo cáo này, chúng tôi ước tính rằng nếu mức độ phát thải khí nhà kính của con người trên khắp thế giới đều giống như ở một số nước phát triển thì chúng ta cần tới chín hành tinh.

    Những người nghèo trên thế giới co ́dâú chân cać-bon không sâu, song họ phải gánh chịu hậu quả của việc quản lý không bền vững do mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về sinh thái. Ở các nước giàu, từ trước đến nay người dân đối phó với biến đổi khí hậu chủ yếu bằng việc điều chỉnh maý điê ̀u hòa nhiêṭ độ, đương đầu với mùa hè ngày càng trở nên dài hơn và nóng bức hơn và theo dõi sự chuyển mùa. Các thành phố như Luân Đôn và Los Angles có thể phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt khi mực nước biển dâng lên, song dân cư ở những thành phố này được bảo vệ bởi các hệ thống phòng chống lụt xây dựng công phu. Trái lại, khi tình trạng nóng lên của Trái đất làm thay đổi quy luật thời tiết ở vùng Horn ơ ̉Châu Phi (bao gồm các nước Xô-ma-li, Ê-ti-ô-pi-a, Gi-bu-ti và Ê-ri-tơ-ri-a), điều đó có nghĩa là mùa màng bị thất bát và người dân lâm vào cảnh thiếu đói, hay phụ nữ và các bé gái phải mất thêm hàng tiếng đồng hồ để mang nước về cho gia đình. Và bất luận trong tương lai các thành phố ở các nước giàu sẽ phải đối mặt với những rủi ro như thế nào, thì ngày hôm nay, những nguy cơ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu gắn liền với bão, lụt thường thấy ở các cộng đồng nông thôn tại các vùng châu thổ sông Hằng, sông Cửu Long và sông Nin và các khu nhà ổ chuột trong cać đô thị ở các nước đang phát triển.

    Những rủi ro và nguy cơ bị tổn thương liên quan tới biến đổi khí hậu là kết quả của các quá tri ̀nh vật lý. Song đó cũng là hậu quả do các hoạt động và sự lựa chọn của con người gây ra. Đây là một khía cạnh khác của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt sinh thái bị lãng quên. Khi người dân ở một thành phố của nước Mỹ bật điều hòa hay người dân ở Châu Âu lái xe ô tô, thì những việc làm đó đều để lại hậu quả. Những hậu quả này lan sang cả các cộng đồng dân cư nông thôn ở Băng-la-đét, nông dân ở Ê-ti-ô-pi-a và cư dân ở Ha-i-ti. Kèm theo những mối liên quan giữa con người với con người như vậy còn có trách nhiệm về mặt đạo đức, trong

    Chúng ta khinh suất mắc

    sai lầm trong việc quản

    lý mối quan hệ phụ thuộc

    lẫn nhau về sinh thái của

    mình. Trên thực tế, thế hệ

    chúng ta ngày càng ngập

    sâu vào món nợ sinh thái

    không bền vững mà sẽ để

    lại cho các thế hệ mai sau.

  • � BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008

    đó có trách nhiệm suy nghẫm, xem xét - và thay đổi - các chính sách về năng lượng gây ảnh hưởng xấu tới những người khác hay các thế hệ mai sau.

    Yêu cầu hành độngNếu thế giới hành động ngay từ bây giờ, thì có thể - và cơ hội đó chỉ tồn tại đúng lúc này mà thôi - giữ cho nhiệt độ Trái đất ở thế kỷ 21 chỉ tăng trong phạm vi 2°C trên mức thời kỳ tiền công nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao và tăng cường hợp tác quốc tế ở mức cao nhất. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu là mối đe dọa, nhưng cũng mang lại một cơ hội. Nó tạo cơ hội cho thế giới đoàn kết, cùng chung sức đối phó với mối đe dọa chặn đứng sự tiến bộ của loài người.

    Những giá trị đã từng là nguồn cảm hứng cho tác giả biên soạn Tuyên ngôn về Quyền con người là tư liệu tham khảo hết sức giá trị. Văn kiện đó chỉ ra sự thất bại về chính trị làm nảy sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và đại chiến thế giới. Bản Tuyên ngôn đề ra một loạt quyền và lợi ích về các mặt dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế cho “tất cả thành viên trong đại gia đình con người”. Quan trọng hơn cả, những giá trị làm nền tảng cho bản Tuyên ngôn được xem như bộ quy tắc ứng xử về các vấn đề con người có tác dụng ngăn chặn tình trạng “bất chấp và coi thường các quyền con người dẫn đến các hành động dã man, tàn bạo, xúc phạm lương tri loài người”.

    Khi biên soạn Tuyên ngôn về Quyền con người là lúc các tác giả nhìn lại thảm kịch - đại chiến thế giới thứ hai - đã xảy ra với loài người. Song biến đổi khí hậu lại là một câu chuyện khác. Đó là một tai họa đang hình thành. Nếu để cho tai họa này tiếp tục tiến triển, thì đó là sự thất bại về chính trị mà cũng có thể coi là “xúc phạm lương tri loài người”. Điều đó thể hiện một sự vi phạm có hệ thống các quyền con người của người nghèo trên thế giới và các thế hệ tương lai và là một bước thụt lùi về các giá trị chung của loài người. Trái lại, việc ngăn chặn biến đổi khí hậu nguy hiểm mang lại hy vọng đề ra được các giải pháp hợp tác đa phương cho các vấn đề lớn hơn của cộng đồng quốc tế. Biến đổi khí hậu đặt ra những vấn đề vô cùng phức tạp trong lĩnh vực khoa học, kinh tế và quan hệ quốc tế. Cần giải quyết những vấn đề này thông qua các chiến lược thực tiễn. Tuy nhiên,

    điều quan trọng là không được mất tầm nhìn rộng hơn. Con đường mà các nhà lãnh đạo và người dân phải lựa chọn ngày hôm nay là hoặc đi theo các giá trị chung của nhân loại, hoặc tham gia vào các hành động vi phạm quyền con người một cách có hệ thống và trên diện rộng.

    Cơ sở ban đầu để tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm là ghi nhận ba đặc điểm nổi bật của vấn đề này. Đặc điểm thứ nhất là sự kết hợp quań tińh và các kết quả tích tụ của biến đổi khí hậu. Một khi đã phát thải, khí Đi-ô-xit́ các-bon (CO2) và các loại khí nhà kính khác tồn tại trong bầu khí quyển một thời gian dài. Không có nút điều khiển để xả nhanh trữ lượng khí tích tụ. Người dân ở đầu thế kỷ 22 sẽ phải chung sống với hậu quả của các loại khí phát thải của chúng ta, cũng như chúng ta đang phải sống chung với hậu quả của các loại khí phát thải kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đến nay. Khoảng thời gian là yếu tố quan trọng của quań tińh của biến đổi khí hậu. Thậm chí các biện pháp giảm thiểu rất nghiêm ngặt cũng chưa thể có tác động đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình cho tới những năm giữa 2030 - và mãi đến năm 2050 thì nhiệt độ mới đạt tới đỉnh cao. Nói cách khác, trong nửa đầu thế kỷ 21, thế giới nói chung và người nghèo trên thế giới nói riêng sẽ phải sống chung với biến đổi khí hậu như chúng ta đã chấp nhận.

    Tính chất tích lũy của biến đổi khí hậu có ảnh hưởng trên diện rộng. Có lẽ, điều quan trọng nhất là chu trình các-bon không tuân theo chu kỳ chính trị. Thế hệ lãnh đạo hiện nay không thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vì phải mất hàng thập kỷ, chứ không phải hàng năm, để theo đuổi lộ trình phát thải khí bền vững. Tuy nhiên, thế hệ lãnh đạo hôm nay có trong tay quyền lực mở cánh cửa cơ hội cho thế hệ mai sau hoặc đóng cánh cửa đó lại.

    Tính khẩn cấp là đặc điểm thứ hai của thách thức về biến đổi khí hậu - hậu quả của sự trì trệ. Trong nhiều lĩnh vực quan hệ quốc tế khác, sự trì trệ hay chậm được triển khai các thỏa thuận chỉ gây ảnh hưởng ít. Thương mại quốc tế là một ví dụ. Đây là một lĩnh vực trong đó các cuộc đàm phán có thể tan hay hợp mà không gây tổn hại về lâu dài đối với hệ thống căn bản - như được chứng kiến bởi câu chuyện lịch sử không mấy vui vẻ của vòng đàm phán Doha. Với biến đổi khí hậu, mỗi năm qua đi mà không đạt được thỏa thuận về việc

    Con đường mà các nhà lãnh

    đạo và người dân phải lựa

    chọn ngày hôm nay là hoặc

    đi theo các giá trị chung của

    nhân loại, hoặc tham gia

    vào các hành động vi phạm

    quyền con người một cách có

    hệ thống và trên diện rộng.

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 �

    cắt giảm lượng khí phát thải trữ lượng khí nhà kính lại tăng lên, và như vậy tương lai phải hứng chịu một nhiệt độ cao hơn. Sau 7 năm kể từ khi vòng đàm phán Doha bắt đầu, tiếp tục như vậy, trữ lượng khí nhà kính đã tăng thêm khoảng 12 ppm CO2e - và trữ lượng này vẫn tồn tại đến tận khi tiến hành các vùng đàm phán trong thế kỷ 22.

    Không có những điều tương tự như vậy trong lịch sử về tính khẩn cấp của vấn đề biến đổi khí hậu. Trong thời gian Chiến tranh lạnh, kho tên lửa hạt nhân lớn hướng vào các thành phố là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh. Tuy nhiên, “không làm gì” là một chiến lược để ngăn chặn các nguy cơ. Việc cùng nhau nhận thức được rằng cả hai bên đều sẽ bị hủy diệt đã giúp mang lại sự ổn định. Với biến đổi khí hậu, thì ngược lại, không làm gì có nghĩa là để cho tình trạng tích tụ khí nhà kính tiếp tục diễn ra cũng như cùng nhau hủy hoại tiềm năng phát triển con người.

    Đặc điểm quan trọng thứ ba của thách thức biến đổi khí hậu là quy mô toàn cầu. Bầu khí quyển của Trái đất không phân biệt nguồn phát thải khí nhà kính theo quốc gia. Một tấn khí nhà kính thải ra từ Trung Quốc có cùng trọng lượng với một tấn khí thải ra từ Hoa Kỳ - và phát thải từ một nước gây ra biến đổi khí hậu ở một nước khác. Điều đó có nghĩa là không một nước nào có thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nếu hành động một mình. Việc phối hợp hành động không chỉ là phương ań mà còn là mệnh lệnh. Khi ký Tuyên bố Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, Benjamin Franklin đã phát biểu: “Tất cả chúng ta phải hợp sức, nếu không, chắc chắn tất cả chúng ta sẽ bị tách rời nhau ra”. Trong thế giới còn bất bình đẳng của chúng ta, một số người - đặc biệt là người nghèo - có thể bị tách ra sớm hơn những người khác nếu không đưa ra được các giải pháp tập thể. Song, cuối cùng, chính biến cố lẽ ra có thể ngăn ngừa được lại trở thành mối đe dọa cho tất cả mọi người và mọi quốc gia. Chính chúng ta cũng phải lựa chọn giữa đồng tâm hợp lực và đưa ra giải pháp tập thể cho vấn đề chung, hoặc bị tách rời nhau ra.

    Chớp lấy thời cơ - năm 2012 và sau đóKhi phải đối mặt với vấn đề khủng khiếp như biến đổi khí hậu, việc cam chịu số phận dường như là biện pháp đối phó có thể biện minh. Tuy nhiên, việc cam chịu số phận như vậy là một thứ xa xỉ

    không phù hợp với người nghèo trên thế giới và các thế hệ mai sau - mà chúng ta lại có giải pháp thay thế.

    Có lý do để chúng ta lạc quan. Cách đây 5 năm, thế giới vẫn còn tranh luận liệu biến đổi khí hậu trên thực tế có xảy ra hay không, và liệu có phải do con người gây ra hay không. Lúc bấy giờ, sự hoài nghi về biến đổi khí hậu là một trào lưu thịnh hành. Ngày nay, cuộc tranh luận này không còn nữa và sự hoài nghi ngày càng thu hẹp. Báo cáo đánh giá thứ tư của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu đã phản ánh sự đồng thuận rộng rãi về mặt khoa học cho rằng biến đổi khí hậu là có thật và do con người gây ra. Chính phủ của hầu hết các quốc gia đều nhất trí như vậy. Tiếp theo việc xuất bản Báo cáo Đánh giá kinh tế của Biến đổi khí hậu của Stern, Chính phủ của hầu hết các nước cũng nhất trí rằng các giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu là khả thi về mặt tài chính - và đỡ tốn kém hơn là không làm gì.

    Xung lực về mặt chính trị cũng trở nên ngày càng mạnh mẽ. Chính phủ của nhiều quốc gia đang đề ra các chỉ tiêu mạnh dạn cắt giảm phát thải khí nhà kính. Việc giảm thiểu biến đổi khí hậu giờ đây đã được chính thức đưa vào chương trình nghị sự của các nước công nghiệp thuộc Nhóm G8. Và cuộc đối thoại giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng được tăng cường.

    Đó là những tin tốt lành. Song những kết quả thu được trên thực tế chưa thực sự tốt đẹp như vậy. Mặc dù, Chính phủ các nước nhận thức được thực tế về hiện tượng nóng lên của Trái đất, song hành động chính trị vẫn còn quá ít so với yêu cầu tối thiểu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa bằng chứng khoa học và biện pháp đối phó về chính trị. Một số nước phát triển chưa đề ra chỉ tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính ở mức cao. Một số nước khác đã đề ra chỉ tiêu tham vọng, nhưng lại chưa xây dựng các biện pháp cải cách chính sách về năng lượng cần thiết để đạt được các chỉ tiêu này. Vấn đề sâu sắc hơn nữa là thế giới chưa có một khuôn khổ hành động dài hạn, rõ ràng và đáng tin cậy để tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm - một khuôn khổ gắn sự tách biệt giữa chu kỳ chính trị và chu kỳ các-bon.

    Vào thời hạn kết thúc giai đoạn cam kết hiện nay của Nghị định thư Kyoto vào năm 2012, cộng đồng quốc tế có cơ hội triển khai thực hiện khuôn khổ đó. Để nắm bắt cơ hội này đòi hỏi phải có sự lãnh đạo mạnh dạn và cứng rắn. Nếu bỏ lỡ cơ hội

    Không một nước nào có thể

    giành được thắng lợi trong

    cuộc chiến chống biến đổi

    khí hậu nếu hành động một

    mình. Việc phối hợp hành

    động không chỉ là phương

    án mà còn là mệnh lệnh.

  • � BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008

    thì sẽ tiếp tục đẩy thế giới dấn sâu vào lộ trình dẫn tới biến đổi khí hậu nguy hiểm.

    Các nước phát triển phải là những nước đi tiên phong. Họ mang trên vai gánh nặng lịch sử đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Họ có tiềm lực tài chính và khả năng công nghệ để xúc tiến cắt giảm sớm và mạnh lượng phát thải khí nhà kính. Có thể bắt đầu bằng việc định giá các-bon thông qua chế độ thuế hay hệ thống mua bán chỉ tiêu phát thải. Tuy nhiên, bản thân việc định giá thị trường thì chưa đủ. Cần phải ưu tiên việc thiết lập hệ thống quy chế và các mối quan hệ đối tác giữa nhà nước và tư nhân trong việc chuyển đổi sang lộ trình tăng trưởng với cường độ phát thải các-bon thấp.

    Nguyên tắc “trong trách nhiệm chung có trách nhiệm riêng” - một trong những yếu tố đặt nền tảng cho khuôn khổ Kyoto - không có nghĩa là các nước đang phát triển không cần làm gì. Độ tin cậy của mọi thỏa thuận đa phương dựa vào sự tham gia của những đối tượng phát thải lớn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản của sự công bằng và yêu cầu cấp bách phải mở rộng phạm vi tiếp cận với năng lượng vì mục đích phát triển con người đòi hỏi các nước đang phát triển phải linh hoạt chuyển sang lộ trình tăng trưởng có cường độ phát thải các-bon thấp và phù hợp với năng lực của họ.

    Hợp tác quốc tế có vai trò cực kỳ quan trọng ở nhiều cấp độ. Nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ được tăng cường mạnh mẽ nếu khuôn khổ Kyoto sau 2012 bổ sung các cơ chế chuyển giao công nghệ và tài chính. Những cơ chế này có thể góp phần tháo gỡ những rào cản đối với việc triển khai nhanh các công nghệ có cường độ phát thải các-bon thấp để tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm. Hợp tác hỗ trợ công tác bảo vệ và quản lý bền vững các khu rừng nhiệt đới cũng sẽ giúp nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

    Các ưu tiên cho công tác thích ưńg với biến đổi khí hậu cần phải được đáp ứng. Đã bao lâu nay, việc thích ưńg với biến đổi khí hậu được coi là vấn đề quan tâm thứ yếu, chứ không phải là vấn đề chủ yếu của chương trình quốc tế về xóa đói, giảm nghèo. Việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu là yêu cầu bắt buộc và cấp bách vì nó quyết định triển vọng tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm trong tương lai. Song, không được phép phó mặc cho người nghèo trên thế giới bị chìm hay tự bơi chỉ với năng lực yếu ớt của mình, trong khi các nước giàu bảo vệ người

    dân của họ nhờ những công sự phòng thủ kiên cố chống biến đổi khí hậu. Công bằng xã hội và sự tôn trọng các quyền con người đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa cam kết quốc tế về việc thích ưńg.

    Di sản của chúng taKhuôn khổ Kyo to sau 2012 sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới triển vọng ngăn chặn biến đổi khí hậu - và đương đầu với biến đổi khí hậu mà giờ đây là điều không thể tránh khỏi. Chính phủ các nước sẽ xây dựng các cuộc thương thuyết về khuôn khổ đó với các cấp đàm phán rất khác nhau. Các nhóm lợi ích có thế lực trong giới doanh nghiệp cũng sẽ lên tiếng. Điều quan trọng là khi bước vào các cuộc đàm phán về Nghị định thư Kyoto sau 2012, Chính phủ các nước cần lưu ý tới hai nhóm đối tượng yếu thế nhưng đòi hỏi được hưởng công bằng xã hội và tôn trọng các quyền con người, đó là: người nghèo trên thế giới và các thế hệ mai sau.

    Những người đang hàng ngày đấu tranh cải thiện cuộc sống trong tình cảnh nghèo đói cùng cực phải là những người đầu tiên kêu gọi đoàn kết nhân loại. Họ chắc chắn xứng đáng mong đợi nhiều hơn ở các nhà lãnh đạo, những người tham dự các hội nghị thượng đỉnh quốc tế, đề ra các mục tiêu phát triển nghe rất to tát, nhưng lại hủy hoại quá trình thực hiện chính những mục tiêu đó vì không ra tay giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Và các thế hệ con, cháu chúng ta có quyền đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm rất cao khi tương lai - và cả sự sinh tồn - của chúng đang bị bấp bênh. Chúng cũng xứng đáng mong đợi nhiều hơn ở thế hệ các nhà lãnh đạo, những người trông thấy thách thức lớn nhất từ trước đến nay mà loài người phải đối mặt, nhưng lại khoanh tay đứng nhìn. Nói một cách thẳng thắn, người nghèo trên thế giới và các thế hệ mai sau không thể chấp nhận sự tự mãn và những lập luận quanh co mà cho đến nay vẫn thể hiện rõ trong các cuộc thương thảo quốc tế về biến đổi khí hậu. Cũng như họ không thể chấp nhận khoảng cách quá xa giữa những gì các nhà lãnh đạo ở các nước phát triển nói về mối đe dọa biến đổi khí hậu và những gì họ làm trong các chính sách về năng lượng của mình.

    Cách đây 20 năm, Chico Mendes, nhà nghiên cứu về môi trường của Bra-xin, qua đời trong khi đang nỗ lực bảo vệ khu rừng nhiệt đới ở vùng Am-azon khỏi bị tàn phá. Trước khi mất, Ông đã nói về mối liên quan giữa cuộc đấu tranh ở nước Ông

    Người nghèo trên thế giới

    và các thế hệ mai sau không

    thể chấp nhận sự tự mãn và

    những lập luận quanh co mà

    cho đến nay vẫn thể hiện rõ

    trong các cuộc thương thảo

    quốc tế về biến đổi khí hậu.

  • BÁO CÁO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI2007/2008 7

    với phong trào đấu tranh vì công bằng xã hội trên phạm vi toàn cầu như sau: “Đầu tiên, tôi nghĩ mình đang đấu tranh để cứu các cây cao su, rồi tôi lại nghĩ mình đang đấu tranh để cứu khu rừng nhiệt đới ở vùng Amazon. Giờ đây, tôi nhận ra rằng tôi đang đấu tranh vì cả nhân loại”.

    Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nguy hiểm là một phần trong cuộc đấu tranh vì nhân loại. Để giành thắng lợi trong cuộc chiến này, đòi hỏi phải có những thay đổi sâu rộng ở nhiều cấp - về tiêu dùng, cách thức sản xuất và định giá năng lượng cũng như về quan hệ hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, điều đó đòi hỏi phải có những thay đổi sâu rộng trong cách tư duy của chúng ta về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trên phương diện sinh thái, công bằng xã hội cho người nghèo trên thế giới cũng như về các quyền và lợi ích cho các thế hệ mai sau.

    Thách thức về khí hậu trong thế kỷ 21Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang diễn ra. Nhiệt độ trên thế giới đã tăng thêm khoảng 0,7°C kể từ khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp - và hiện đang gia tăng với tốc độ ngày càng cao. Có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mối liên quan giữa gia tăng nhiệt độ và gia tăng nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển của Trái đất.

    Không có đường phân cách rõ ràng và cố định giữa biến đổi khí hậu “nguy hiểm” và biến đổi khí hậu “an toàn”. Nhiều người dân nghèo nhất và những hệ sinh thái mỏng manh nhất trên thế giới hiện ở vào tình thế buộc phải thích ưńg với biến đổi khí hậu nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu vượt quá ngưỡng 2°C thì các kết quả phát triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn và các thảm họa sinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra.

    Nếu cứ theo lộ trình hiện nay, chúng ta sẽ đẩy thế giới vượt quá ngưỡng đó. Để có cơ hội 50:50 hạn chế mức tăng nhiệt độ tối đa là 2°C trên mức ở thời kỳ tiền công nghiệp đòi hỏi phải duy trì nồng độ khí nhà kính ở mức khoảng 450 ppm CO2e. Nếu duy trì ở mức 550 ppm CO2e thì sẽ làm tăng xác suất lên tới ngưỡng này đến 80%. Trong cuộc sống sinh hoạt cá nhân, ít người chủ ý tiến hành các hoạt động mà có thể gây tổn thương nghiêm trọng như vậy. Vậy mà cộng đồng loài người chúng ta trên phạm vi toàn cầu đang gây ra nguy cơ lớn hơn nhiều cho Trái đất. Các kịch bản của thế kỷ 21 cho thấy khả năng nồng độ khí nhà kính sẽ vượt ngưỡng