Top Banner
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình) MỞ ĐẦU Những năm qua, Đảng ta đã có nhiều văn kiện định hướng cho việc xây dựng, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đều có những định hướng, chỉ đạo cho phát triển văn hoá, thể thao và du lịch. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII xác định “phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá- xã hội hài hòa với phát triển kinh tế”, “phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh khai thác những điều kiện, lợi thế về cảnh quan, sinh thái, các giá trị văn hóa và làng nghề truyền thống”. Những chủ trương, đường lối của Đảng chứa đựng những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt, vừa giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tính định hướng chiến lược lâu dài về xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch của nước ta. Xây dựng “Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012- 1
105

ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Jun 10, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH THÁI BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓATHỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH

GIAI ĐOẠN 2012 - 2020(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND

ngày tháng năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)

MỞ ĐẦU

Những năm qua, Đảng ta đã có nhiều văn kiện định hướng cho việc xây dựng, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đều có những định hướng, chỉ đạo cho phát triển văn hoá, thể thao và du lịch. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII xác định “phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá- xã hội hài hòa với phát triển kinh tế”, “phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh khai thác những điều kiện, lợi thế về cảnh quan, sinh thái, các giá trị văn hóa và làng nghề truyền thống”. Những chủ trương, đường lối của Đảng chứa đựng những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt, vừa giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa có tính định hướng chiến lược lâu dài về xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch của nước ta.

Xây dựng “Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020” nhằm cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương của Tỉnh uỷ về phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; xác lập những mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu; là cơ sở hoạch định kế hoạch để từng bước thực hiện xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn và nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về nguồn nhân lực, về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Văn hóa, thể thao và du lịch là một phạm vi hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực được thống nhất quản lý ở một cơ quan nhà nước. Vì vậy, Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch được xây dựng trong tổng thể Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Bình; mỗi lĩnh vực như những thành

1

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

tố quan trọng, có mối liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Trong đó, văn hóa giữ vai trò là nền tảng tinh thần, là động lực phát triển kinh tế-xã hội bền vững; thể dục, thể thao đóng vai trò chủ đạo đối với sự nghiệp bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tạo dựng nhân cách và lối sống lành mạnh của các thế hệ người Việt Nam; phát triển du lịch là phát triển kinh tế để tạo điều kiện cho văn hóa, thể thao phát triển tạo nên sức mạnh tổng hợp hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Xuất phát từ những đòi hỏi của sự phát triển đất nước thời kỳ đổi mới với mục tiêu “tạo nền tảng đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2012-2020 ở các lĩnh vực văn hóa, thể thao được trình bày là một nhiệm vụ phát triển sự nghiệp, lĩnh vực du lịch được trình bày là nhiệm vụ phát triển kinh tế, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Lĩnh vực văn hóa:- Tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa;- Di sản văn hóa (di sản văn hóa vật thể, phi vật thể);- Thư viện;- Điện ảnh;- Nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp;- Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm;- Văn hóa cơ sở;- Xây dựng thể chế và thiết chế văn hóa.2. Lĩnh vực thể dục, thể thao:- Thể dục, thể thao cho mọi người: thể dục, thể thao quần chúng; giáo dục

thể chất và thể thao trong nhà trường; thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang.- Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp: các môn thể thao

truyền thống mũi nhọn tham gia chương trình thi đấu trong nước và quốc tế; hệ thống đào tạo tài năng thể thao.

3. Lĩnh vực du lịch:- Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch;- Công tác xúc tiến quảng bá du lịch;- Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch.

Phần thứ nhấtPHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH

2

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

1. Điều kiện tự nhiênThái Bình là tỉnh ven biển thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Hồng có diện

tích 1.546,54 km2, phía Tây bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Tây nam giáp các tỉnh Nam Định, Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương, Đông Bắc giáp thành phố Hải Phòng.

Khí hậu Thái Bình về cơ bản là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình 23- 240C. Lượng mưa trung bình 1.400 - 1.800 mm/năm. Độ ẩm trung bình 85- 90 %. Do ảnh hưởng của khí hậu biển nên thời tiết ở Thái Bình vẫn ấm hơn về mùa đông và mát hơn về mùa hè so với những tỉnh nằm sâu trong đất liền. Nhìn chung điều kiện khí hậu có nhiều thuận lợi cho sản xuất và thích hợp với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu, mực nước biển được dự báo sẽ tăng 33 cm vào năm 2030 và tăng 1m vào năm 2100 (theo kịch bản dự báo của Ngân hàng Thế giới) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và hoạt động du lịch.

Thái Bình được bao bọc bởi một bên là biển, ba bề là sông (phía Tây và Nam giáp sông Hồng, phía Bắc và Tây Bắc giáp sông Luộc, phía Bắc và Đông Bắc giáp sông Hóa, phía Đông giáp biển Đông), 5 cửa sông lớn (Ba Lạt, Lân, Trà Lý, Diêm Điền, Thái Bình), trên 50km bờ biển với nhiều bãi ngang rộng có các cồn nổi như cồn Vành, cồn Thủ, cồn Đen, bên trong có hệ thống sông ngòi dày đặc không chỉ thuận lợi cho phát triển kinh tế nông-ngư nghiệp, hướng ra khai thác tổng hợp nguồn lợi biển, mà còn tạo điều kiện cho phát triển du lịch trên sông, du lịch sinh thái.

Ngoài nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm của Thái Bình cũng khá dồi dào. Thái Bình còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên rất phong phú ở huyện Tiền Hải với trữ lượng lớn. Sản phẩm nước khoáng Thái Bình có mặt trên toàn quốc, mang lại nguồn thu không nhỏ cho ngân sách tỉnh đồng thời cũng là tiềm năng góp phần phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng.

Với diện tích đất nông nghiệp là 108.137,77 ha (chiếm 69,92% tổng diện tích đất của tỉnh), địa hình tương đối bằng phẳng, không có đồi núi, độ dốc nhỏ hơn 1% (trên 1km), cao trình biến thiên phổ biến từ 1- 2m so với mặt nước biển, đất đai mầu mỡ được hình thành từ phù sa do các sông bồi đắp, thích hợp cho việc phát triển các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp và các loại cây ăn quả, đặc biệt phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm lấy tơ, các loài hoa, trồng cấy các giống lúa đặc chủng truyền thống. Hiện tại và trong tương lai với đà phát triển kinh tế nói chung và kinh tế của tỉnh nói riêng, nhu cầu chất lượng sống được nâng cao, xu hướng người dân sẽ chú ý hơn tới vấn đề sức khoẻ, tới ẩm thực, nghỉ dưỡng, thăm quan. Nếu tổ chức, khai thác tốt thì nghề trồng lúa nước truyền thống, trồng rau sạch, hoa, quả, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải chẳng những đem lại nguồn lợi kinh tế lớn mà còn làm đa dạng, phong phú hơn các sản phẩm du lịch, tạo cho ngành du lịch Thái Bình có sản phẩm độc đáo hấp dẫn thu hút khách du lịch bốn phương.

Từ những đặc điểm trên, cần có biện pháp cụ thể trong việc sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất đang sử dụng vào nông nghiệp nhưng có hiệu quả thấp sang công nghiệp và dịch vụ-du lịch sao cho phù hợp tạo ra một cơ cấu vững bền thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

3

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

2. Dân số và nguồn nhân lực: Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Thái Bình

có 1.781.842 người; mật độ dân số 1.152 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số cao xếp thứ 6 trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dân số nông thôn chiếm 90,1%, dân số thành thị chiếm 9,9%, là một trong 4 tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị thấp (dưới 10%).

Toàn tỉnh có 40 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 99,87%, 39 dân tộc thiểu số chiếm số lượng rất nhỏ là 0,13%. Có 8,44% dân số theo đạo, trong đó theo đạo Phật chiếm 2,89%, Công giáo chiếm 5,53%, Tin lành 0,19% dân số. Điều này tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sinh hoạt văn hoá ở địa phương.

Trong 10 năm (1999-2009) dân số Thái Bình luôn giữ vững ở mức sinh thay thế và có nhiều năm đạt dưới mức sinh thay thế. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ nhất định phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên. Trong giai đoạn 2005-2010, hàng năm tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên chiếm từ 10-16 % số phụ nữ sinh con, điển hình là hai huyện Tiền Hải và Kiến Xương (ở hai huyện này có tỷ lệ người dân theo đạo Công giáo cao). Việc sinh con thứ 3 trở lên ảnh hưởng đến việc xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hoá”.

Từ số liệu tổng điều tra ngày 01/4/2009 cho thấy cơ cấu dân số của tỉnh đang ở thời cơ cấu dân số “vàng”. Tỷ trọng số người từ 15-64 tuổi là 67,57%, số người từ 0-14 tuổi là 21,68%, số người từ 65 tuổi trở lên là 10,75%. Điều này tạo ra lợi thế về nhân lực nhưng cũng là một thách thức đối với công tác giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm.

Số người trong độ tuổi lao động là 1,1 triệu người chiếm 61,57% tổng số dân trong toàn tỉnh. Lao động trong ngành nông, lâm và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn, 63,29%, lao động trong công nghiệp và xây dựng chiếm 21,55%, lao động trong dịch vụ rất ít, chiếm khoảng 15,15% (trong đó lao động tham gia lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống là 0,88%, lao động trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi giải trí là 0,11%). Số người lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 14,6% tổng số lực lượng lao động, còn lại 85,4% lực lượng lao động chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Điều đó chứng tỏ hiện tại nguồn lực lao động của Thái Bình đang tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Mặt khác lực lượng lao động có trình độ khoa học, kỹ thuật cao đã qua đào tạo thiếu nhiều, đặc biệt đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi công tác ở các ngành trong tỉnh rất ít, nhất là trong lĩnh vực du lịch dịch vụ.

Như vậy, nếu phát triển mạnh các ngành dịch vụ, du lịch sẽ có tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động và có thể khai thác nguồn lao động dồi dào ở khu vực nông thôn. Muốn thực hiện mục tiêu trên thì ngay bây giờ cần phải tiến hành chiến lược đào tạo nguồn nhân lực mới đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển.

3. Đô thị hoá và di cư Thái Bình có 7 huyện và một thành phố; Khu vực thành thị với 10 phường

và 9 thị trấn, số dân 175.000 người chiếm 9,9% dân số toàn tỉnh. Nhìn chung mức độ đô thị hoá của Thái Bình còn thấp. Song trong những năm gần đây, mạng

4

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

lưới các cụm, khu công nghiệp đang được xây dựng, phát triển. Đã có 19 cụm công nghiệp và 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.717 ha được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá đạt 34%; xây dựng 4 đô thị trung tâm vùng cấp tỉnh lên đô thị loại IV, gồm: thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy), khu du lịch Đồng Châu (huyện Tiền Hải), thị trấn Hưng Nhân (Hưng Hà), thị trấn An Bài (Quỳnh Phụ); quy hoạch đô thị trung tâm cấp huyện.

Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số (di cư). Di cư bao gồm: di cư trong nội bộ tỉnh và di cư ngoại tỉnh. Trong tỉnh chủ yếu di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị để học tập và tìm việc làm, số người này đa phần trong độ tuổi lao động. Trong 10 năm 1999-2009 có khoảng 22.932 người di cư từ nông thôn ra thành thị. Trong thời gian tới mức độ di cư sẽ sẽ tăng nhanh theo quá trình đô thị hoá. Thái Bình là tỉnh có mật độ dân số cao, đất canh tác khu vực nông thôn ít, ngành công nghiệp phát triển chậm chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của người lao động, nên số lượng người di cư ra tỉnh ngoài nhiều hơn số người nhập cư. Đây là nguyên nhân chính làm cho dân số của Thái Bình trong 10 năm qua giảm đi.

Quá trình đô thị hoá và di cư sẽ đặt ra vấn đề cho phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch là: phải chú trọng xây dựng nếp sống văn minh đô thị, môi trường văn hoá khu công nghiệp; xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao và du lịch hiện đại ở các khu đô thị, khu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cư dân đô thị, phòng chống những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

4. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hộia) Hệ thống giao thông:Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Thái Bình với tổng chiều dài 7.562 km.

Đường quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp III, cấp V đường đồng bằng; đường tỉnh đạt cấp III, cấp IV và cấp V đường đồng bằng; đường huyện, xã, thôn đều được cứng hoá bằng đá nhựa, bê tông xi măng, cấp phối đá dăm hoặc xây gạch. Các dự án lớn về giao thông đang được triển khai xây dựng như xây dựng cầu Hiệp, mở rộng quốc lộ 10 đoạn Tân Đệ - La Uyên, nâng cấp quốc lộ 39, mở rộng tỉnh lộ 39B. Ngoài ra đã được Chính phủ chấp thuận cho triển khai một số tuyến đường huyết mạch quan trọng như: cầu Thái Hà, đường Thái Bình- Hà Nam nối đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình, đường vành đai phía nam thành phố Thái Bình.

Hệ thống giao thông đường thủy Thái Bình bao gồm đường sông và đường biển. Thái Bình có mật độ lưới đường sông cao (0,33 km/km2), có 4 con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hóa với tổng chiều dài 262 km, 12 con sông nhỏ do do tỉnh quản lý với tổng chiều dài 236 km. Có cảng thành phố Thái Bình trên sông Trà lý là cảng hàng hoá và hành khách với loại tàu thuyền khoảng 300 tấn ra vào được. Đường biển Thái Bình dài 53 km có 5 cửa sông, trong đó cửa Diêm Điền đã được xây dựng thành bến cảng, cho phép tàu có trọng tải 600 tấn ra vào.

5

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Với hệ thống giao thông Thái Bình đang có, đặc biệt là với các cửa sông, cảng biển nếu đầu tư xây dựng, khai thác tốt sẽ tạo điều kiện mở rộng, đẩy mạnh thông thương, giao lưu hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

b) Mạng lưới thông tin liên lạc:Hạ tầng viễn thông phát triển mạnh. Số trạm thu phát sóng di động, trạm

chuyển mạch, điểm truy nhập tăng nhanh. Số thuê bao điện thoại, thuê bao internet tăng trưởng cao. Các lĩnh vực truyền dẫn phát sóng và tần số vô tuyến điện tăng về số lượng và chất lượng, chuyển biến theo hướng đa dịch vụ, ứng dụng kỹ thuật cao, thiết bị, công nghệ tiên tiến. Năm 2010, toàn tỉnh có 755 trạm BTS, 88 trạm chuyển mạch, 82 điểm truy nhập, 240 trạm 3G; số thuê bao internet đạt 23.620 thuê bao; số thuê bao điện thoại đạt 1,1 triệu máy, mật độ điện thoại cố định năm 2010 đạt 61 máy/100 dân.

Mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là intertnet phát triển đáp ứng nhu cầu về tìm hiểu, trao đổi, khai thác thông tin trong, ngoài tỉnh và quốc tế phục vụ cho cá nhân và công tác quản lý điều hành của các cơ quan, tổ chức. Song bên cạnh đó cũng đặt ra vấn đề quản lý để hạn chế những mặt trái của hoạt động internet tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá và chính trị.

c) Hệ thống lưới điện: Thái Bình là tỉnh có mạng lưới điện phát triển tương đối hoàn chỉnh theo

quy hoạch nằm trong hệ thống điện miền Bắc. Mật độ lưới điện Thái Bình lớn nhất toàn quốc, bình quân mỗi xã có 3- 4 trạm biến áp, 15-20 km đường dây trục chính và đường phân nhánh. Hiện tại toàn tỉnh có 100% số xã, phường, thị trấn có điện, 99,9% số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 23,7%/năm.

Điện là yếu tố cơ bản, thiết yếu để phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo cho hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch. Hệ thống lưới điện của Thái Bình đã và đang được đầu tư phát triển, từng bước đảm bảo, đáp ứng nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

d) Hiện trạng phát triển kinh tế:Vốn là tỉnh nông nghiệp, song những năm qua cơ cấu kinh tế Thái Bình đã

có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức khá cao (hai con số). Tổng sản phẩm GDP năm 2010 ước đạt 11.420 tỷ đồng (giá cố định 1994), gấp 1,76 lần năm 2005. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 12,05 %.

Cơ cấu kinh tế (GDP-theo giá hiện hành) có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP giảm từ 41,8% năm 2005 xuống còn 33 % năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 24,05% lên 33,0%; tỷ trọng ngành dịch vụ giảm từ 34,15% xuống còn 34%. Bình quân GDP đầu người (tính theo giá hiện hành) tăng khá nhanh, từ 6,09 triệu đồng (386 USD)/người năm 2005 lên 12,6 triệu đồng (850 USD)/người năm 2010.

Tuy nhiên, thực tại Thái Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo, mức thu nhập GDP bình quân đầu người là chỉ bằng khoảng 83% so với mức trung bình của cả

6

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

nước. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao và chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ; chất lượng các hoạt động dịch vụ chưa cao. Vì vậy, để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thái Bình gặp không ít khó khăn, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại.

Mục tiêu phát triển kinh tế của Thái Bình đến năm 2020 là: phát triển nền kinh tế của tỉnh với tốc độ nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung, hiệu quả cao và phát triển bền vững; tập trung phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng trưởng cao, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ.

Khi kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng cao, cũng đặt ra nhu cầu về hưởng thụ văn hoá, tham gia các hoạt động thể thao, du lịch nhiều hơn, cao hơn. Với cơ chế chính sách thích hợp, công tác xã hội hoá sẽ phát huy huy hiệu quả mạnh mẽ, huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch.

e) Giáo dục- Đào tạo:Quy mô giáo dục, đào tạo tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục toàn

diện được nâng lên. Đã củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, trung học cơ sở; cơ bản hoàn thành phổ cập trình độ trung học cho thanh niên. Hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh thi đỗ các trường đại học, cao đẳng đứng tốp đầu toàn quốc. Cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo được tăng cường theo hướng chuẩn hoá; toàn tỉnh hiện có 562/903 (62,2%) trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; cơ sở vật chất, thiết bị của một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được xây dựng mới và nâng cấp. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có nhiều tiến bộ; đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn, 37,5 % đạt trên chuẩn; tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đúng độ tuổi đạt 98,7%, tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đạt 99,9%.

Sự nghiệp giáo dục phát triển góp phần quan trọng nâng cao dân trí, cũng như nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của văn hoá, làm tăng nhu cầu của xã hội về tiêu dùng và hưởng thụ văn hoá.

g) Y tế:Hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất ngành y tế từng bước được củng cố, phát

triển. Chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến y tế được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Toàn tỉnh hiện có 9 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện và 5 phân viện tuyến huyện, 100 % xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó có 76,2% đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 100 % số thôn, tổ dân phố có nhân viên y tế; 2 bệnh viện đa khoa và 142 phòng khám ngoài công lập; tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ, giường bệnh trên số dân tăng lên, đạt 15,8 giường bệnh/vạn dân, 5,9 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từng bước được giảm dần, năm 2010 là 18 %, giảm 7% so với năm 2005.

7

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân được cải thiện sẽ góp phần nâng cao thể trạng của người dân, tạo tiền đề cho phát triển hoạt động thể dục thể thao, văn hoá, đặc biệt là trong thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao.

5. Truyền thống lịch sử - văn hoá: Thái Bình là tỉnh giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. Do điều kiện tự

nhiên và xã hội chi phối: là vùng đất ở nơi đầu sóng, ngọn gió, ba mặt sông, một mặt biển, trong suốt chiều dài lịch sử, cư dân Thái Bình phải thường xuyên chống chọi với thiên tai, địch hoạ, đã hình thành, hun đúc nên truyền thống bất khuất, cần cù, thông minh, sáng tạo của người dân Thái Bình trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Truyền thống hiếu học, đỗ đạt khoa bảng cũng là nét nổi bật trong văn hoá Thái Bình. Đó là những nhân tố tích cực tích cực tạo tiền đề để xây dựng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà trong giai đoạn tiếp theo.

Là vùng đất hình thành muộn trong đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai màu mỡ do sự bồi đắp phù sa của những con sông lớn như sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, sông Trà Lý... thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, nên tự thuở sơ khai (cách đây khoảng 3000-2000 năm) đến thế kỷ XVIII Thái Bình là nơi hội tụ của nhiều luồng cư dân. Họ từ nhiều vùng miền về đây sinh sống, khai phá đất đai, lập làng, lấy việc trồng lúa nước làm phương thức sống chủ yếu và mang theo những phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hoá. Tuy nhiên, hầu như trong mọi thời kỳ lịch sử, cư dân Thái Bình có số lượng người Kinh là chủ yếu, chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối. Vì thế sắc thái văn hoá Thái Bình khá phong phú, song cũng gần gũi, tương đồng với nhau và mang những nét đặc trưng tiêu biểu của văn hoá-văn minh nông nghiệp lúa nước của người Việt (Kinh).

Về di sản văn hoá vật thể, toàn tỉnh hiện có gần 2.200 di tích, trong đó có 104 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, 438 di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Tiêu biểu có Chùa Keo; Khu di tích Nhà Trần; Đình An Cố; Đền Đồng Xâm; Từ đường Lê Quý Đôn; Đền Tiên La; Chùa Hội, đền Thượng; Đền Đồng Bằng; Khu Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đình, đền, bến tượng A Sào...

Về di sản văn hoá phi vật thể có: loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, tiêu biểu là nghệ thuật Chèo, múa Rối nước, nghi lễ Chầu văn; trên 400 lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội lớn như lễ hội chùa Keo, lễ hội đền Trần, lễ hội đền Đồng Bằng, đền Tiên La, lễ hội làng Quang Lang, lễ hội làng La Vân...; hàng chục làng nghề truyền thống như: chạm bạc Đồng Xâm, dệt Phương La, đũi Nam Cao, chiếu Hới, làng vườn Bách Thuận; văn hoá ẩm thực hết sức phong phú và dồi dào, giá cả hợp lý như bánh cáy, canh cá, gỏi nhệch, gỏi cá…

Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) của Đảng về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, ở Thái Bình, nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo; nhiều loại hình văn nghệ, lễ hội dân gian được phục hồi, bảo lưu; nhiều làng nghề truyền thống được gìn giữ, phát triển. Qua đó không chỉ góp phần gìn giữ phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, mà còn thúc đẩy phát triển du lịch. Đối với phát triển làng nghề còn tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển .

6. Đánh giá chung

8

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

a) Thuận lợi:Với vị trí nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng

kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía Đông Bắc, Thái Bình là địa bàn chịu tác động lớn của quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong vùng. Trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, Thái Bình nằm trong không gian trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận thuộc vùng du lịch Bắc Bộ.

Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua phát triển tương đối ổn định; giáo dục- đào tạo được đẩy mạnh; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường; an ninh, quốc phòng được giữ vững; lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ dồi dào; cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm) từng bước được đầu tư xây dựng hiện đại, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy tương đối thuận tiện....Đó là những yếu tố tạo tiền đề cho phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch của Thái Bình.

Thái Bình có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá. Vốn văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu cho vùng Đồng bằng sông Hồng với nhiều di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc nghệ thuật có giá trị cao, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, sinh hoạt văn hoá dân gian phong phú, nhiều làng nghề truyền thống độc đáo cùng với cảnh sắc sinh thái, môi trường của một vùng sông, biển, làng quê truyền thống xinh đẹp, trữ tình. Đó chính là những đối tượng quan trọng của du lịch để phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Vấn đề đặt ra đối với du lịch Thái Bình là phải biến các lợi thế về tiềm năng du lịch thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn đủ sức cạnh tranh trên thị trường du lịch trong và ngoài nước.

b) Hạn chế, khó khăn: Nằm ở vị trí trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh

tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cũng đặt ra không ít khó khăn cho Thái Bình trong cạnh tranh, nhất là cạnh tranh kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp còn chậm.

Thái Bình có mật độ dân số cao (xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố) tạo ra sức ép lớn về nhu cầu hưởng thụ văn hoá, xây dựng các thiết chế văn hoá- thể thao, cơ sở dịch vụ, vui chơi, giải trí.

Thái Bình nói riêng và Việt Nam nói chung với truyền thống lịch sử-văn hoá có nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng còn không ít những hệ quả tiêu cực từ nền văn hoá nông nghiệp và chế độ phong kiến để lại, đó là: tư duy sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; hủ tục mê tín, dị đoan, lễ nghi rườm rà; tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” vẫn còn in khá đậm trong nếp sống của người dân đặc biệt là người dân vùng nông thôn; lối sống tuỳ tiện, ý thức chấp hành pháp luật kém. Vấn đề này làm hạn chế đến quá trình công nghiệp nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh, phát triển du lịch.

9

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Phần thứ haiĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA,

THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH;BỐI CẢNH, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

I. Đánh giá hiện trạng phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình.

1. Những thành tựu:a) Lĩnh vực văn hóa, gia đình: - Tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa có những chuyển biến

quan trọng, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được đề cao và phát huy; nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành. Sự tham gia tích cực, tự giác của nhân dân vào các hoạt động văn hóa đã tạo ra chuyển biến bước đầu trong việc mở rộng tính tích cực, dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, khuyến học, khuyến tài, phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Thanh niên lập nghiệp”, tiếp thu những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… trở thành những phong trào quần chúng rộng rãi.

- Sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển sâu rộng, đem lại hiệu quả thiết thực. Nhiều địa phương, cộng đồng dân cư đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của tỉnh về văn hóa thành những quy chế, quy định làm cơ sở cho hoạt động văn hóa với những chuẩn mực giá trị đạo đức mới, tiến bộ văn minh. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hóa, mọi sinh hoạt và quan hệ con người trong cộng đồng dân cư đi vào nề nếp, giữ gìn tốt an ninh, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường, đoàn kết tình làng nghĩa xóm, khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gia đình, dòng họ, làng xã. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là cuộc vận động quần chúng tham gia xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đang lan tỏa rộng rãi và đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào xây dựng thôn làng, tổ dân phố, cơ quan, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang đạt chuẩn văn hoá đã chú ý đến nâng cao chất lượng. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa góp phần kinh tế phát triển, đề cao giá trị đạo đức, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 75% hộ gia đình (khoảng 542.000 hộ), 46% thôn/làng, tổ dân phố, 62% cơ quan, đơn vị được các cấp công nhận đạt chuẩn văn hóa. Đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần rút ngắn khoảng cách mức sống tinh thần giữa thành thị và nông thôn.

- Đã có chuyển biến tích cực về nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân về giá trị của di sản văn hóa, công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa tạo được sự đồng thuận và huy động nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia. Hàng trăm di tích được bảo vệ, tu bổ, tôn tạo; nhiều di vật, cổ vật đã được thu thập, đăng ký, bảo quản; nhiều di sản văn hóa phi vật thể là các lễ hội đặc sắc, nghệ thuật truyền thống, văn hóa dân gian được sưu tầm, tư liệu hóa

10

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

cùng với việc phát huy có hiệu quả hoạt động của Bảo tàng tỉnh, nơi lưu giữ và giới thiệu một khối lượng lớn di sản lịch sử-văn hóa của tỉnh bước đầu thu hút ngày một nhiều khách tham quan, du lịch góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

- Hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì, củng cố, phát triển đáp ứng yêu cầu bạn đọc tại chỗ và lưu động. Ngoài thư viện khoa học tổng hợp tỉnh và 8 thư viện cấp huyện, còn có 298 phòng đọc sách, trạm sách, tủ sách ở cơ sở. Tỷ lệ sách bình quân theo đầu người trong thư viện công cộng từ 0,12 bản năm 2006 tăng lên 0,15 bản năm 2010; mức hưởng thụ sách bình quân đầu người từ 2,6 bản năm 2006 tăng lên 4,0 bản năm 2010.

- Hoạt động nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng đời sống văn hóa của nhân dân trong tình hình mới. Nhiều tác phẩm, chương trình nghệ thuật có giá trị đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của địa phương, phản ánh chân thực cuộc sống, mạnh dạn phê phán cái xấu, biểu hiện thoái hóa, biến chất về nhân cách, đạo đức, lối sống góp phần cảnh tỉnh, ngăn chặn xu hướng tiêu cực trong đời sống xã hội. Nghệ thuật Chèo truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy trong cơ chế thị trường. Một số tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả trong tỉnh nhận được giải thưởng cao trong nước và quốc tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh nhạy các phương thức truyền bá các tác phẩm văn học nghệ thuật đến với công chúng thông qua truyền hình, internet, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm đã bước đầu hình thành một thị trường văn hóa, dịch vụ văn hóa trong tỉnh có tính cạnh tranh, mang lại cho người dân cơ hội lựa chọn những sản phẩm văn hóa phù hợp với thẩm mỹ và nhu cầu chính đáng, tạo điều kiện cho các nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh giao lưu và các nghệ sỹ Việt kiều về nước biểu diễn, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, nghệ thuật của tỉnh.

- Phong trào văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển rộng rãi, phong phú, đa dạng và có chất lượng cao. Toàn tỉnh có 9 đội tuyên truyền lưu động được duy trì; hơn 1700 câu lạc bộ nghệ thuật ra đời góp phần cổ vũ, động viên quần chúng sáng tạo, khai thác, truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

b) Lĩnh vực thể dục, thể thao: - Trong những năm qua, phong trào tập luyện thể dục, thể thao của quần

chúng nhân dân đã từng bước phát triển. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao; có gần 1000 câu lạc bộ thể dục, thể thao hoạt động có hiệu quả. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” luôn được duy trì và phát triển rộng khắp trên mọi địa bàn dân cư, mọi lứa tuổi. Ở khu vực nông thôn số người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên tăng nhanh về số lượng, nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên. Phong trào thể dục thể thao ở người cao tuổi phát triển mạnh, một số câu lạc bộ thể dục thẩm mĩ và phòng chữa bệnh bắt đầu xuất hiện, mang tính chất thử nghiệm.

11

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

- Về công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, năm học 2010-2011 cả tỉnh có 100% số trường học triển khai chương trình giáo dục thể chất chính khóa, trong số đó có nhiều trường tổ chức ngoại khóa thường xuyên. Hàng năm với hàng chục giải thể thao của học sinh, sinh viên ở các cấp học, bậc học. Hội khỏe Phù Đổng được tổ chức 4 năm/lần đã thu hút hàng chục ngàn học sinh, sinh viên trong tỉnh tham gia. Hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường đã góp phần tạo nguồn tài năng trẻ thể thao cho tỉnh nhà.

- Thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tỷ lệ quân nhân tham gia luyện tập thường xuyên so với quân số tại đơn vị được biên chế luôn đạt khoảng 85%. Huấn luyện thể lực trong quân đội là một trong 4 nội dung huấn luyện quân sự bắt buộc đối với mọi quân nhân; lực lượng công an chú trọng các môn thể thao võ thuật, bắn súng, chạy vũ trang nhằm phục vụ trực tiếp cho tác nghiệp chuyên môn, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

- Thể thao thành tích cao phát triển đúng hướng, Nhà nước quản lý toàn diện, đầu tư có trọng điểm. Thể thao thành tích cao của Thái Bình đạt được thứ hạng 15 trên 66 đoàn thể thao tham dự Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc lần thứ VI năm 2010 đã góp phần nâng cao uy tín, vị thế của tỉnh trong khu vực và quốc gia. Ở những môn thể thao Olimpic tổ chức trong chương trình Đại hội thể dục thể thao như bơi lặn, điền kinh, bóng chuyền…đội tuyển của Thái Bình đều đạt được thành tích cao. Nhiều vận động viên Thái Bình tham gia thi đấu tại các giải khu vực Đông Nam á, Châu á và thế giới đạt thành tích xuất sắc, nâng vị thế của thể thao Việt Nam trên trường quốc tế.

c) Lĩnh vực du lịch:- Du lịch Thái Bình hiện vẫn là một ngành kinh tế non trẻ. Tuy nhiên, dựa vào

lợi thế giàu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn trong những năm qua, Thái Bình đã chú trọng đến việc đầu tư, khai thác tài nguyên để tạo ra các sản phẩm du lịch chủ yếu như: du lịch văn hóa, du lịch biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn, du lịch làng nghề. Việc đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch được chú trọng thông qua tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, phục hồi các lễ hội tiêu biểu của tỉnh và đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông liên kết các điểm, tuyến du lịch, quy hoạch chi tiết các điểm du lịch trong tỉnh đã được chú trọng. Do sự đầu tư có trọng điểm, một số sản phẩm du lịch bước đầu có tính hấp dẫn đối với du khách, nhất là các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái biển.

- Công tác xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch cũng có bước phát triển nhất định, đã có những cố gắng triển khai các nhiệm vụ quảng bá du lịch của tỉnh thông qua việc tham gia các hội chợ, liên hoan du lịch trong nước, tổ chức các tuần lễ du lịch, biên tập các ấn phẩm, xây dựng phim phóng sự phát trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu với các nhà đầu tư và khách du lịch về tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch của Thái Bình.

- Số lượng khách du lịch đến Thái Bình đã tăng dần trong những năm gần đây. Khách du lịch đến Thái Bình chủ yếu là khách nội địa đến từ trung tâm du lịch Hà Nội và vùng phụ cận. Đối tượng khách du lịch đến Thái Bình chủ yếu là

12

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

thăm các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, thăm thân, du lịch sinh thái, học sinh, sinh viên dã ngoại. Một số ít khách du lịch nước ngoài đến Thái Bình là các nhà đầu tư tại các dự án ở Thái Bình, khách ngoại giao, Việt kiều về thăm thân, khách du lịch theo tour. Năm 2006 Thái Bình đón được 256.600 lượt khách du lịch nội địa, 3.400 lượt khách du lịch quốc tế; đến năm 2010 đón được 410.000 lượt khách nội địa, 6.500 lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú của khách du lịch đến Thái Bình đạt trung bình 1,4 ngày đối với khách du lịch nội địa và 1,2 ngày đối với khách du lịch quốc tế.

- Doanh thu từ du lịch của tỉnh trong những năm qua đã có mức tăng trưởng bình quân 17-18%/năm, nhưng về giá trị còn thấp, năm 2006 đạt 67 tỷ đồng, năm 2010 đạt 124 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành du lịch đã có những đóng góp nhất định vào việc thu ngân sách, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhờ vào doanh thu từ các dịch vụ nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ phục vụ khác.

d) Xây dựng thể chế và thiết chế văn hóa, thể thao:- Cùng với các văn bản luật do Nhà nước ban hành, tỉnh đã ban hành nhiều

văn bản nhằm điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với thời kỳ đất nước chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quy định về thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh gia đình và xã hội trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và đặc điểm, phong tục, tập quán, nếp sống của người dân trong tỉnh, lại vừa mang tính hợp quy, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Các di tích và lễ hội được phân cấp triệt để cho các địa phương trực tiếp quản lý góp phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo của cấp uỷ, chính quyền cơ sở và cộng đồng dân cư trong quá trình quản lý và tổ chức hoạt động.

- Hệ thống thiết chế văn hóa-thể thao được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn đã có nhà văn hóa-trung tâm học tập cộng đồng; 71,12% (1461/2054) thôn làng, tổ dân phố có nhà văn hoá, trong đó có 59,1% nhà văn hóa được đầu tư xây mới ; 46,35% thôn làng, tổ dân phố có sân thể thao. Trong số đó, nhiều thôn làng đã xây được nhà văn hóa khang trang bằng nguồn vốn huy động trong nhân dân. Một số công trình văn hóa, thể thao trọng điểm của tỉnh đã được đầu tư hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng, tu bổ tôn tạo. Một số địa phương trong tỉnh đã năng động, tranh thủ sự đóng góp của nhân dân, của các nhà hảo tâm các nguồn vốn để xây dựng các công trình văn hóa, tu bổ di tích và tổ chức các sự kiện văn hóa tại địa phương.

e) Công tác đào tạo đội ngũ những người làm công tác văn hóa, gia đình, nghệ thuật, thể dục thể thao được chú trọng, có bước phát triển về quy mô, số lượng và trình độ, bao quát được hầu hết các lĩnh vực của văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao đáp ứng được các nhu cầu hoạt động văn hóa, sáng tác, biểu diễn và thi đấu thể thao trong nước và quốc tế. Việc đào tạo sau đại học để tạo

13

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

nguồn nhân lực có trình độ cao về văn hóa, thể thao đã được triển khai trong những năm gần đây, bước đầu đã có kết quả khả quan. Toàn ngành hiện có 1.110 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó có 0,54 % số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao học, 30,25% đại học, 11,52% cao đẳng, 30,96% trung cấp, 26,73% sơ cấp. Hệ thống các trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật, đào tạo nguồn vận động viên năng khiếu thể thao trong tỉnh đã cơ bản đáp ứng được quá trình tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao vị thế của thể thao tỉnh nhà trên đấu trường trong nước và quốc tế, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu.a) Những tồn tại:Những thành tựu và tiến bộ đạt được trên lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể

dục thể thao và du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, truyền thống văn hóa sẵn có, chưa đủ mạnh để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội trong tỉnh.

- Trong lĩnh vực văn hóa, gia đình chất lượng xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống còn có mặt hạn chế, chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt. Sự xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần, môi trường văn hóa lành mạnh. Hiện tượng coi thường pháp luật, làm mất an toàn xã hội, nạn bạo hành trong gia đình, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng. Cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, nạn tham nhũng, hối lộ, mất đoàn kết trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đang làm nhức nhối dư luận xã hội. Bệnh hình thức, chạy theo thành tích còn khá phổ biến trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả xây dựng đời sống văn hóa. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia; chất lượng phong trào chưa được chú trọng duy trì; việc tổ chức, đăng ký, bình xét khen thưởng chưa kịp thời. Các tệ nạn ma túy, mại dâm chưa được đẩy lùi; nạn mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng, tâm linh, ngoại cảm để trục lợi, các hủ tục lạc hậu, lối sống thực dụng trong việc cưới, việc tang và lễ hội có chiều hướng gia tăng. Việc phục hồi và phát huy văn hóa truyền thống, nhất là việc tổ chức lễ hội còn mang tính tự phát, thiếu chọn lọc, chưa phát huy được vai trò chủ thể văn hóa của cộng đồng, ảnh hưởng đến chất lượng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương.

Việc bảo tồn di sản văn hóa chưa được triển khai theo một quy hoạch, kế hoạch dài hạn nên thường bị động; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; chưa tạo được cơ sở vật chất, môi trường văn hóa và sinh thái đồng bộ để trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Hiện tượng tranh chấp đất đai di tích, thương mại hóa hoạt động và lễ hội ở di tích còn diễn ra thường xuyên, chất lượng bảo tồn di tích còn thấp, thậm chí làm sai lệch, biến dạng tính nguyên gốc của di tích (đặc biệt đối với các di tích cấp tỉnh, di tích là cơ sở tôn giáo) nhưng chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả. Công tác trưng bày bảo tàng, trang thiết bị

14

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

bảo quản tư liệu, hiện vật, phương pháp quản lý và vận hành của bảo tàng còn hạn chế, chưa được đổi mới làm cho bảo tàng chưa phải là điểm đến hấp dẫn đối với công chúng và khách du lịch đến Thái Bình.

Trong hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, vẫn còn những cơ sở dịch vụ như quảng cáo, quán bar, nhà hàng karaoke chạy theo lợi nhuận, hoạt động biến tướng, trá hình, có nhiều biểu hiện tiêu cực. Một số sản phẩm văn hóa nghệ thuật kém chất lượng, không ít sản phẩm không phù hợp với đạo đức, truyền thống dân tộc, thậm chí độc hại, phản động của nước ngoài còn xuất hiện trên thị trường làm ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục dân tộc. Trong khi đó các sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật được sản xuất, dàn dựng trong tỉnh còn ít những tác phẩm đạt đỉnh cao, chưa tương xứng với tiềm năng, truyền thống văn hóa và thành tựu công cuộc đổi mới của tỉnh.

- Trong lĩnh vực thể dục, thể thao:Phong trào thể dục, thể thao quần chúng tuy phát triển mạnh nhưng chưa đều,

chất lượng chưa cao, nhất là đối với khu vực nông thôn, còn thiếu các phương tiện tập luyện và đội ngũ hướng dẫn viên. Nhận thức của một bộ phận cán bộ về vai trò của công tác thể dục, thể thao quần chúng ở cơ sở chưa đúng; việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao còn mang tính hình thức, thiếu sự gắn bó với đời sống và tập quán sinh hoạt của từng cộng đồng dân cư.

Một số cơ sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh còn thiếu sân tập, phòng tập, dụng cụ phục vụ cho nhu cầu luyện tập, thi đấu và vui chơi giải trí; hoạt động ngoại khóa còn nghèo nàn, thiếu sự hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên.

Còn thiếu chính sách hỗ trợ, khuyến khích thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho thể dục, thể thao nhất là đối với thể thao thành tích cao. Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao trong tỉnh.

- Lĩnh vực du lịch:Sản phẩm du lịch của Thái Bình còn đơn điệu, nghèo nàn, mang tính sơ

khai, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có mà chưa được đầu tư đúng mức. Trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng, tạo sức hấp dẫn đối với du khách. Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, các dịch vụ phục vụ chất lượng thấp, thiếu các tụ điểm vui chơi giải trí. Do vậy, khách du lịch đến Thái Bình không có cơ hội để lựa chọn các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thị trường du lịch thiếu tính cạnh tranh.

Công tác truyền thông phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư và quảng bá sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đúng mức, kém hiệu quả, do vậy hình ảnh du lịch Thái Bình trên thị trường còn mờ nhạt. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành kinh tế du lịch trong tỉnh còn thiếu, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đối với giai đoạn du lịch tỉnh nhà còn trong thời kỳ sơ khai.

15

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

- Hệ thống thiết chế văn hóa-thể thao từ tỉnh xuống cơ sở, trong đó có hệ thống các di tích lịch sử văn hóa hầu hết đã xuống cấp; trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao thiếu thốn, lạc hậu. Các cơ sở giáo dục đào tạo thiếu các công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất. Việc đầu tư xây dựng các công trình thể thao cho đào tạo, huấn luyện và tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao còn thiếu và xuống cấp, một số công trình hiện có không đáp ứng được nhu cầu hoạt động. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cả ba lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng cán bộ ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện, xã còn yếu và thiếu, luôn biến động; hiện tượng già hóa cán bộ xuất hiện ở một số đơn vị sự nghiệp, nhất là các đơn vị nghệ thuật, đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao.

- Ngân sách Nhà nước đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao còn gặp nhiều khó khăn, mức đầu tư còn thấp; bình quân trong 5 năm từ 2006 đến 2010 tỷ lệ chi cho sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch đạt 2,1% so với tổng chi thường xuyên toàn tỉnh. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa-nghệ thuật, thể dục thể thao và ban hành cơ chế, chính sách để thu hút các nguồn lực đầu tư cho văn hóa, thể thao còn nhiều hạn chế. Hoạt động văn hóa, thể thao chưa gắn kết chặt chẽ với hoạt động kinh doanh du lịch, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

c) Những nguyên nhân chủ yếu:- Về khách quan:+ Quá trình hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội dẫn tới sự bỡ ngỡ, lúng túng trong quản lý, tổ chức và hoạt động văn hóa, thể thao trong tỉnh. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những quan niệm, hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến quá trình triển khai xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa, văn minh.

+ Do các thế lực thù địch ráo riết chống phá ta trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình”; do tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; do sự bùng nổ về thông tin, truyền thông đi kèm với làn sóng giao thoa, du nhập nhiều yếu tố văn hóa mới đã tác động nhiều chiều, ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Về chủ quan:+ Trong khi tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, một số cấp ủy Đảng,

chính quyền, đoàn thể ở các cấp chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và mối quan hệ của văn hóa, thể thao đối với kinh tế và chính trị; chưa chú trọng đến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, phát triển thể chất của con người; chưa coi phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao là trách nhiệm của toàn xã hội.

+ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch chưa hợp lý; chưa coi trọng bồi dưỡng, sử dụng và phát huy khả năng của tài năng nghệ thuật, năng khiếu thể thao. Việc xây dựng cơ chế,

16

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

chính sách nhằm phát huy nội lực của nhân dân cho cả 3 lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch chưa được chú trọng. Việc xử lý các vi phạm trong tổ chức các hoạt động và dịch vụ văn hóa, thể thao chưa nghiêm.

+ Do kinh tế phát triển chậm, nguồn thu ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên đầu tư cho lĩnh vực xã hội nói chung và văn hóa, thể thao, du lịch nói riêng chưa tương xứng với yêu cầu mới.

II. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình.

1. Bối cảnh:a) Bối cảnh quốc tế:- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, khách quan, vừa là

quá trình hợp tác phát triển, vừa là quá trình đấu tranh để bảo vệ các lợi ích quốc gia. Với sự phát triển nhanh của các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông và internet đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, đồng thời cũng diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Quá trình toàn cầu hóa về kinh tế có nguy cơ dẫn đến xung đột với việc bảo tồn bản sắc văn hóa và đa dạng văn hóa trên toàn thế giới, quá trình đó sẽ xuất hiện khả năng gắn chặt kinh tế với văn hóa. Kinh tế không thể phát triển bền vững nếu không quan tâm đến văn hóa trong mỗi hoạt động kinh tế.

- Quá trình toàn cầu hóa cũng dẫn đến xu hướng coi trọng văn hóa và gắn văn hóa với phát triển, coi văn hóa là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Bản sắc văn hóa là vấn đề trọng đại, sống còn của mỗi quốc gia vì vậy mọi quốc gia ngày càng đề cao tính đặc thù, bản sắc văn hóa dân tộc, coi trọng việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đấu tranh chống khuynh hướng đồng hóa về văn hóa, đồng thời chọn lọc tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại.

- Phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng con người đang là xu thế của thời đại. Nguồn lực con người cùng với tài sản văn hóa, cơ chế, chính sách tạo nên nguồn lực văn hóa, trong đó con người là nguồn lực trung tâm để phát triển văn hóa. Con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, phát triển văn hóa trong mối quan hệ với xây dựng con người là nhiệm vụ tất yếu.

- Xu hướng các quốc gia ngày càng quan tâm và tích cực tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao quần chúng; xây dựng các công trình công cộng về thể dục thể thao, thúc đẩy kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao giải trí; cải cách chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường theo hướng phù hợp với tâm-sinh lý cá nhân. Trong phát triển thể thao thành tích cao, các quốc gia có xu hướng điều chỉnh thu hẹp số môn thể thao chủ đạo, đầu tư có trọng điểm nhằm mục tiêu giành huy chương Vàng; đề cao các môn thể thao truyền thống của mỗi quốc gia.

- Trên phạm vi toàn cầu, so với nhiều ngành kinh tế khác, ngành du lịch có bước phát triển nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng nhanh về khách du lịch, thu nhập từ du lịch. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu

17

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

trong nền kinh tế thế giới. Khu vực các nước ASEAN, với lợi thế về thiên nhiên nhiệt đới và nền văn hóa đặc sắc đã có một vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch.

b) Bối cảnh trong nước:- Những thành tựu sau hơn 25 năm đổi mới và quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước là cơ sở quan trọng thúc đẩy văn hóa, thể thao và du lịch phát triển. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho xã hội nước ta biến đổi sâu sắc, toàn diện và diễn ra quá trình đấu tranh phức tạp giữa cái lạc hậu và tiến bộ, giữa tư duy trì trệ, bảo thủ và đổi mới. Quá trình đô thị hóa làm cho kết cấu dân cư có sự thay đổi lớn về lối sống, nếp sống, phong tục, tập quán… đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đồng thời phải có kế hoạch xây dựng đời sống văn hóa thích ứng với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Cơ chế thị trường làm cho tính tích cực, chủ động của xã hội được mở rộng, các hoạt động, dịch vụ văn hóa, thể thao được phát huy, kinh tế du lịch phát triển năng động và đa dạng. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến từng gia đình, các quan hệ xã hội, cộng đồng đòi hỏi sự đổi mới về công tác quản lý và tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao; tạo hành lang pháp lý phù hợp để đảm bảo phát triển văn hóa, thể thao và du lịch đúng hướng trong cơ chế thị trường.

- Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của du lịch Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của khu vực. Với lợi thế về địa lý, kinh tế, chính trị và tài nguyên đặc biệt là vai trò và vị thế của Việt Nam trong ngoại giao và hợp tác khu vực không ngừng được nâng cao là điều kiện thuận lợi cho du lịch hội nhập và cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

2. Cơ hội và thách thức:a) Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển

văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch. Trong đó, xác định vai trò và vị trí quan trọng của văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển; phát triển thể thao là một trong những yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội; phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế.

b) Mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, văn hóa, thể thao nước nhà có nhiều thời cơ, vận hội lớn, đồng thời cũng đứng trước những thử thách cam go. Với truyền thống lịch sử lâu đời, sự thành công trong công cuộc đổi mới, sự ổn định chính trị của đất nước đang tạo lập được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, sức hấp dẫn của các di sản văn hóa… đã tạo nên tiềm năng và lợi thế to lớn cho xây dựng và phát triển văn hóa và thể dục thể thao.

c) Cơ chế thị trường, một mặt huy động được sự tham gia của các thành phần kinh tế vào tổ chức các hoạt động, dịch vụ văn hóa, thể thao, mở ra khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, tạo tiền đề cho việc phát triển “công nghiệp văn hóa” và thể thao chuyên nghiệp ở nước ta; mặt khác cũng làm nảy

18

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

sinh khuynh hướng thương mại hóa các hoạt động văn hóa. Trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm văn hóa độc hại truyền bá lối sống bạo lực, phi luân lý, vô chính phủ, đề cao dục vọng và chủ nghĩa cá nhân cùng với những diễn biến phức tạp trong tôn giáo, tín ngưỡng đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc đặt chúng ta trước những thử thách nặng nề.

Phần thứ baPHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HÓA,

THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

I. Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ1. Quan điểm. Đảng ta luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của văn hóa, thể thao, du lịch

trong sự nghiệp cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội VI đến nay:- Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta đã xác định quan điểm chỉ

đạo xây dựng và phát triển văn hóa là: văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thống nhất mà đa dạng; là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp lâu dài đòi hỏi phải kiên trì, thận trọng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung và phát triển năm 2011, một lần nữa khẳng định: “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội”; “làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”, “được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hằng ngày của cộng đồng và từng con người”, đồng thời thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội là tạo cho được sự hài hòa, tương xứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.

- Phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ của con người và lành mạnh hóa lối sống của thanh, thiếu niên. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân; đảm bảo sự đồng bộ giữa thể dục, thể thao quần chúng với thể dục, thể thao trong trường học, lực lượng vũ trang, thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp.

- Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng theo hướng đẩy mạnh khai thác những điều kiện, lợi thế về cảnh quan, môi trường sinh thái, các giá trị văn hóa truyền thống, hoạt động thể thao thành tích cao,… là một hướng

19

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

chiến lược góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững tạo nền tảng đến năm 2020 Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh nông thôn mới.

2. Mục tiêu.a) Mục tiêu chung.Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, mục tiêu trọng tâm của Quy hoạch

phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch Thái Bình cần phải đạt tới:- Hướng mọi hoạt động văn hóa, thể thao vào việc xây dựng con người

phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, trí tuệ; tuân thủ pháp luật; có lòng nhân ái khoan dung, quan hệ hài hòa trong gia đình và xã hội, xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” phục vụ sự nghiêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gắn kết chặt chẽ mối quan hệ giữa xây dựng môi trường văn hóa với quá trình phát triển du lịch.

- Phát huy cao độ năng lực của đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, vận động viên; đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng văn hóa, thể thao để có nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật chất lượng cao, nâng cao thành tích thi đấu sao cho xứng tầm với truyền thống quê hương và ngang tầm thời đại. Tạo mọi điều kiện để nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa, thể thao của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, rèn luyện sức khỏe giữa khu vực thành thị và nông thôn, nhất là đối với vùng xa trung tâm, vùng biên phòng ven biển.

- Đi đôi với việc tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa, thể dục thể thao bền vững; gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển du lịch với phát triển văn hóa, thể dục thể thao, làm cho văn hóa, thể dục thể thao tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

b) Các chỉ tiêu cụ thể.- Lĩnh vực văn hóa, gia đình:+ Số gia đình đạt chuẩn văn hóa: đến năm 2015 đạt 80%, đến năm 2020

đạt 90 %;+ Số cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa: đến năm 2015 đạt 70%, đến năm

2020 đạt 80%;+ Số thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa: đến năm 2015 đạt 60%, đến năm

2020 đạt 70%;+ Số bản sách/người trong thư viện công cộng: đến năm 2015 đạt 0,4 bản,

đến năm 2020 đạt từ 0,8 đến 1,0 bản;+ Lượt tham quan di tích: đến năm 2015 đạt 1,5-2 lượt, đến năm 2020 đạt

3,0 lượt/người/năm;+ Lượt tham quan bảo tàng: đến năm 2015 đạt 0,5 lượt, đến năm 2020 đạt

1,0 lượt/người/năm;

20

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

+ Lượt xem phim: đến năm 2015 đạt 0,7 lượt, đến năm 2020 đạt 1,0 lượt/người/năm;

+ Lượt xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp: đến năm 2015 đạt 0,8 lượt, đến năm 2020 đạt 1,0 lượt/người/năm.

- Lĩnh vực thể dục, thể thao:+ Thể dục, thể thao cho mọi người:Số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên (theo tiêu chí quốc gia,

không tính số học sinh bậc tiểu học và trung học): phấn đấu năm 2015 đạt 30% dân số; đến năm 2020, đạt 35% dân số trở lên.

Số gia đình thể thao: năm 2015 đạt 20% ; năm 2020 đạt 25%.Số lượng môn thể thao thi đấu các cấp: năm 2015 đạt 12 môn; năm 2020

đạt 15 môn.Tổ chức giải thể thao cấp tỉnh: năm 2015 tổ chức 15 giải; năm 2020 tổ

chức 20 giảiSố câu lạc bộ, điểm, nhóm tập luyện thể dục, thể thao: năm 2015 số lượng

1.100; năm 2020 số lượng 1.300. + Giáo dục thể chất và thể dục, thể thao trường học: Số trường học đảm bảo tốt chương trình giảng dạy nội khoá theo quy định

của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2015 và đến năm 2020 đạt 100%.Số trường học thực hiện tốt chương trình ngoại khoá: năm 2015 đạt 80%;

năm 2020 đạt 85 - 90%.Số học sinh đạt chuẩn xếp loại thể lực (theo tiêu chí, tiêu chuẩn): năm 2015

đạt 90%; năm 2020 đạt 95%.Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc năm 2012, đoàn thể thao học sinh Thái Bình

xếp thứ 19/63 tỉnh, thành; năm 2016, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành; năm 2020, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành.

Thực hiện "Chương trình quốc gia nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam" đến năm 2030, thể trạng người Thái Bình phấn đấu đạt: nam thanh niên (18 tuổi): chiều cao trung bình 167 - 168 (chỉ tiêu quốc gia 166 - 167cm), cân nặng trung bình: 57 - 59kg (chỉ tiêu quốc gia 56 - 58kg); nữ thanh niên (18 tuổi): chiều cao trung bình 157 - 159cm (chỉ tiêu quốc gia 156 - 157cm), cân nặng trung bình 48 - 49kg (chỉ tiêu quốc gia 46 - 48kg).

+ Thể thao thành tích cao:Đến năm 2015, phấn đấu đạt từ 220 huy chương trở lên, trong đó có 15

huy chương các giải thể thao quốc tế. + Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014, đoàn thể thao

Thái Bình phấn đấu đạt 39 huy chương, xếp thứ 14/64 đoàn trong toàn quốc.Đội bóng chuyền nữ luôn giữ ở vị trí 4 đội mạnh nhất quốc gia;

21

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Xây dựng và phát triển đội bóng chuyền nam vào năm 2015. Xây dựng, phát triển đội tuyển bóng đá nam các nhóm tuổi U11, U13 và có

đội tuyển U15 tham gia thi đấu toàn quốc.Đến năm 2020, phấn đấu đạt từ 250 huy chương trở lên, trong đó có 20

huy chương các giải thể thao quốc tế. Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018, đoàn thể thao

Thái Bình phấn đấu đạt 42 huy chương, xếp thứ 12/66 đoàn trong toàn quốc.Đội bóng chuyền nữ phấn đấu ở vị trí từ 1 - 3 đội mạnh nhất quốc gia; đội

bóng chuyền nam lên hạng A. - Lĩnh vực du lịch:+ Phấn đấu đến 2015 đạt 818.000 lượt khách, năm 2020 đạt 1.877.000 lượt

khách; trong đó khách quốc tế đến Thái Bình là 42.700 lượt khách. Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2015 là 16.09%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 18.09%/năm.

+ Phấn đấu thu nhập từ du lịch giai đoạn 2012-2016 tăng bình quân 25%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 27%/năm.

3. Nhiệm vụ trọng tâm.a) Lĩnh vực văn hóa, gia đình.- Xây dựng con người có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và

nhân cách văn hóa đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu vừa có tính cấp bách vừa có ý nghĩa lâu dài của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính sau:

+ Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phát huy nội lực, có ý chí vươn lên.+ Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa,

tuân thủ pháp luật, tôn trọng quy ước của cộng đồng, chăm lo xây dựng cộng đồng.+ Không ngừng nâng cao tri thức, năng lực hợp tác, sáng tạo; nỗ lực tiếp cận và

vận dụng những thành tựu tiên tiến của khoa học, công nghệ thế giới trong thực thi công việc; rèn luyện thể lực nâng cao thể trạng, bồi bổ kỹ năng nghề nghiệp, đạo làm người.

+ Xây dựng gia đình đoàn kết, hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc, kỷ cương, nền nếp, đời sống kinh tế ổn định và phát triển; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội. Phát huy tinh thần tương thân, tương ái, tính tự chủ, tự quản và năng lực làm chủ trong sinh hoạt cộng đồng, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa lành mạnh là một nhiệm vụ quan trọng, có quan hệ khăng khít với việc xây dựng con người toàn diện, xây dựng gia đình văn hóa. Trước hết phải xác lập và thực hiện tốt thể chế dân chủ cơ sở, tổ chức và tạo điều kiện cho mọi người dân được tham gia các

22

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

hoạt động văn hóa ở cộng đồng; từng bước hình thành truyền thống, xã hội học tập, giáo dục sức khỏe, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường; thực hiện nghiêm pháp luật, phòng chống tham nhũng, ngăn chặn và trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội và những hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn kỷ cương.

Gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với từng khu vực thành thị, nông thôn, khu công nghiệp; chú trọng tính đặc thù trong xây dựng đời sống văn hóa ở các địa bàn tôn giáo khác nhau, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.

Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình, thôn làng, khu phố văn hóa; đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động xây dựng cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang đạt chuẩn văn hóa. Tập trung thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đưa Phong trào đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực và trở thành phong trào của toàn xã hội.

- Tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững. Trong đó cần đầu tư bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật, văn hóa dân gian đặc sắc, các nghề thủ công truyền thống, các lễ hội tiêu biểu, di tích, kho tàng văn hóa Hán-Nôm; thực hiện việc tôn vinh nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu, tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ nhân truyền nghề cho thế hệ trẻ.

- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật với nhiệm vụ trung tâm là phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng cao, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người. Vừa coi trọng đề tài truyền thống lịch sử, về cách mạng, kháng chiến, vừa bám sát thực tiễn cuộc sống hiện nay để có những tác phẩm có giá trị cao trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; lên án, phê phán không khoan nhượng những tiêu cực, lạc hậu, xa rời bản sắc văn hóa dân tộc làm cản trở sự phát triển của tỉnh.

Tăng cường các biện pháp xây dựng và phát triển văn nghệ quần chúng, hướng dẫn, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống như nghệ thuật chèo, múa rối nước, ca trù và các loại hình diễn xướng dân gian khác.

- Phát huy các nhân tố tích cực trong đạo đức, văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng; khuyến khích các giá trị lành mạnh, hướng thiện, nhân đạo có ý nghĩa tiến bộ; đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu chống phá nhà nước. Phát triển và hiện đại hóa hệ thống thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng của các sản phẩm thông tin để chuyển tải các giá trị văn hóa đến với công chúng; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin đối ngoại.

- Tăng cường hợp tác và giao lưu văn hóa để giới thiệu và phổ biến sâu rộng các tác phẩm văn học, nghệ thuật mang đậm bản sắc người Thái Bình với các tỉnh

23

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

trong khu vực và toàn quốc, tiến tới mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế. Phối hợp chặt chẽ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với quảng bá du lịch và xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư.

- Hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa.Tiến hành đồng bộ giữa việc quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, xây dựng,

ban hành các cơ chế, chính sách tạo cơ sở pháp lý phù hợp đường lối của Đảng và Nhà nước với việc kiện toàn bộ máy tổ chức của toàn Ngành từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện đồng bộ, tạo được bước chuyển biến rõ rệt trong công tác cải cách hành chính, đổi mới phương thức làm việc; hiện đại hóa công sở và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phân cấp cụ thể trách nhiệm quản lý văn hóa cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã.

Xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở. Chú trọng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hóa của tỉnh tại thành phố Thái Bình như: Bảo tàng, Thư viện, Trung tâm văn hóa Thông tin tỉnh, rạp chiếu phim; hình thành hai trung tâm vui chơi, giải trí ở khu trung tâm và khu dân cư tập trung lao động trong các khu công nghiệp.

Phấn đấu đến năm 2015, 100% các huyện, thành phố có trung tâm văn hóa, thư viện, đội thông tin lưu động, nhà truyền thống, khu vui chơi, giải trí cho thanh thiếu niên; 100% nhà văn hóa cấp huyện được đầu tư xây mới hoặc đầu tư sửa chữa, nâng cấp đáp ứng yêu cầu phục vụ, tổ chức hoạt động văn hóa tại địa phương.

Đến 2020, 100% nhà văn hóa xã, phường, thị trấn được củng cố, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị nâng cao hiệu quả hoạt động; 100% thôn làng, tổ dân phố có nhà văn hóa cộng đồng.

b) Lĩnh vực thể dục, thể thao:- Thể dục, thể thao cho mọi người.+ Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương

Bác Hồ vĩ đại”, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, lực lượng vũ trang; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể về vai trò của của thể dục, thể thao đối với nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn mọi đối tượng quần chúng tích cực tập luyện, tham gia thi đấu thể dục, thể thao trong các câu lạc bộ hoạt động ở mọi địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị cùng với việc xây dựng các mô hình điểm về cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thể dục, thể thao quần chúng.

+ Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển thể dục thể thao quần chúng. Khuyến khích phát triển thể dục, thể thao giải trí, kinh doanh dịch vụ gắn với hoạt động văn hóa, du lịch; phát triển thiết chế thể thao ở cơ sở đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quá trình phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

24

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

+ Triển khai việc thống kê, sưu tầm các trò chơi vận động dân gian để đưa vào chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường và trong hệ thống thi đấu hàng năm của tỉnh; chú trọng bảo tồn và phát huy môn võ cổ truyền dân tộc.

+ Phát triển giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học theo hướng tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khóa; khuyến khích học sinh dành thời gian từ 2-3 giờ/tuần để tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao; kết hợp thể dục, thể thao với hoạt động giải trí thích hợp với từng cấp học. Phấn đấu 100% các trường phổ thông trong tỉnh đưa môn bơi vào chương trình ngoại khóa.

Tăng cường đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục, thể thao trong trường học; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ luyện tập trong các cơ sở giáo dục đảm bảo đáp ứng nội dung dạy và học, luyện tập thể thao trong nhà trường; thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ thể chất và sức khỏe học sinh.

+ Phát triển thể dục, thể thao trong Quân đội nhân dân và lực lượng Công an nhân dân để phát hiện, bồi dưỡng các tài năng thể thao làm nòng cốt cho phát triển thể dục, thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao trong hội thao quốc phòng và bảo vệ an ninh Tổ quốc; đẩy mạnh công tác rèn luyện thân thể và hoạt động thể dục, thể thao bắt buộc đối với cán bộ, chiến sĩ công an nam từ 18-45 tuổi, nữ từ 18-35 tuổi.

- Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.+ Đổi mới cơ chế tổ chức và nội dung tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao

theo định hướng từng bước chuyên nghiệp một số môn thể thao mũi nhọn, truyền thống của tỉnh; tăng cường đội ngũ huấn luyện viên có trình độ chuyên môn giỏi để nâng cao chất lượng đào tạo vận động viên; xây đội ngũ trọng tài quốc gia và quốc tế kết hợp với giáo dục đạo đức thể thao cho vận động viên thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.

+ Quy hoạch tuyển chọn, đào tạo vận động viên thể thao các môn thể thao truyền thống, mũi nhọn của tỉnh tham gia các giải thể thao trong nước, Đại hội thể dục, thể thao toàn quốc; bổ sung nguồn vận động viên quốc gia tham dự các kỳ Đại hội thể thao Olympic (2012, 2016, 2020), ASIAD (2015, 2019), Đại hội thể thao Đông Nam Á (2013, 2015, 2017, 2019).

+ Bố trí hợp lý số lượng vận động viên thể thao thành tích cao ở các tuyến: vận động viên tập trung, vận động viên đội tuyển tỉnh, vận động viên đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu quốc tế ở các môn thể thao truyền thống (bóng chuyền, điền kinh, bơi lặn, vật), các môn thể thao mũi nhọn (đua thuyền, cầu lông, karate, taekwondo, wushu, boxing).

c) Lĩnh vực du lịch:- Với tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa của tỉnh, nhiệm vụ phát triển du

lịch về lâu dài phải hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế, trước mắt cần củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch nội địa; khai thác những sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng của Thái Bình như: sản phẩm

25

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

du lịch gắn liền với di tích lịch sử-văn hóa, lễ hội-tâm linh, sản phẩm du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng biển, sản phẩm du lịch làng quê-làng nghề.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng phát triển du lịch để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Thái Bình trong vùng và khu vực.

- Tăng cường đầu tư thúc đẩy du lịch phát triển bằng việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, kết hợp với việc huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp và huy động nguồn lực trong nhân dân theo phương châm xã hội hóa. Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (hệ thống giao thông, môi trường cảnh quan…); đầu tư khai thác lợi thế sẵn có về tiềm năng du lịch; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, công trình vui chơi giải trí; năng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

II. Quy hoạch các lĩnh vực hoạt động chủ yếu.1. Lĩnh vực văn hóa, gia đình.a) Di tích, bảo tàng và di sản văn hóa phi vật thể.- Di tích:Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành việc kiểm kê khoa học 100% di tích lịch

sử-văn hóa trong tỉnh; tiếp tục lựa chọn những di tích có giá trị tiêu biểu để công nhận di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia; lập hồ sơ khoa học đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận di tích chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt.

Triển khai lập quy hoạch hệ thống bảo tồn, phát huy tác dụng di tích lịch sử-văn hóa trong tỉnh, trong đó ưu tiên quy hoạch hệ thống các di tích liên quan đến lịch sử nhà Trần trên đất Thái Bình, các di tích lịch sử cách mạng và di tích kiến trúc nghệ thuật; quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng (quy hoạch chi tiết) đối với các di tích tiêu biểu ở từng địa bàn; giải quyết hài hòa, bền vững giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình.

Đầu tư có trọng điểm, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong bảo quản, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử- văn hóa quốc gia tiêu biểu để trở thành những sản phẩm du lịch có giá trị cao, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế du lịch. Tập trung đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích: chùa Keo, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, miếu Hai Thôn (Vũ Thư); khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần, từ đường Lê Quý Đôn, đền Tiên La (Hưng Hà); đình, đền, bến tượng A Sào, đền Đồng Bằng, đền La Vân (Quỳnh Phụ); Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đền Chòi, đền Côn Giang (Thái Thụy); đình, đền, chùa Bình Cách, làng kháng chiến Nguyên Xá và nghĩa trang liệt sỹ Đông Hưng (Đông Hưng); đồn Cả, chùa Lãng Đông (Kiến Xương); đình Nho Lâm, Thanh Giám, đình và lăng tưởng niệm Nguyễn Công Trứ (Tiền Hải)…

26

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích, tạo cơ chế huy động mọi nguồn lực trong xã hội cho việc tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Phân cấp triệt để việc quản lý, phát huy giá trị di tích cho cấp huyện, xã. Sử dụng ngân sách tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa tập trung đầu tư cho việc bảo tồn di tích quốc gia; việc tu bổ, tôn tạo di tích cấp tỉnh chủ yếu sử dụng ngân sách cấp huyện, xã và vốn huy động từ nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015, có 80% di tích quốc gia, 60% di tích cấp tỉnh được tu bổ, tôn tạo; đến 2020, 100% di tích quốc gia và 80% di tích cấp tỉnh được tu bổ, tôn tạo.

- Bảo tàng:

Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Bảo tàng tỉnh bao gồm: nhà trưng bày cố định, phòng trưng bày chuyên đề, khu trưng bày ngoài trời, kho bảo quản hiện vật và nhà làm việc của cán bộ để Bảo tàng tỉnh trở thành một thiết chế văn hóa hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu giáo dục truyền thống và trở thành một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch. Ứng dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ mới trong trưng bày và bảo quản hiện vật bảo tàng; kết hợp giữa phương pháp trưng bày bảo tàng truyền thống với trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh; thường xuyên bổ sung tài liệu, hiện vật mới cho bảo tàng thông qua các hình thức mua bán, trao đổi, hiến tặng; đẩy mạnh việc tư liệu hóa hiện vật gốc, nhất là các sưu tập hiện vật lịch sử, quý hiếm để nâng cao sức hấp dẫn của hiện vật bảo tàng đối với công chúng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và thông tin tư liệu bảo tàng, thực hiện việc nối mạng với các bảo tàng quốc gia. Phấn đấu 70 - 100% tài liệu, hiện vật trong Bảo tàng tỉnh được tin học hóa đến năm 2015 và năm 2020. Đến năm 2015, 100% các bảo tàng, nhà truyền thống huyện, thành phố trong tỉnh được đầu tư xây dựng mới hoặc phục hồi, chỉnh lý trưng bày bổ sung; đến năm 2020 thực hiện việc nối mạng với Bảo tàng tỉnh.

Khuyến khích các xã, phường, thị trấn và các thôn làng xây dựng nhà truyền thống kết hợp với việc xây dựng thiết chế nhà văn hóa, thư viện, tủ sách. Tạo điều kiện, khuyến khích thành lập bảo tàng, xây dựng các bộ sưu tập tư nhân và hợp tác với các bảo tàng quốc gia giới thiệu các sưu tập hiện vật tiêu biểu của Thái Bình cho công chúng cả nước và khách quốc tế.

- Di sản văn hóa phi vật thể:Tiếp tục triển khai việc điều tra, sưu tầm toàn diện các giá trị văn hóa phi

vật thể tiêu biểu của Thái Bình về các loại hình: ngữ văn dân gian, chữ Hán Nôm, nghệ thuật trình diễn dân gian, các tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian. Lựa chọn những giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương, phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ, có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài để lập hồ sơ khoa học đề

27

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phấn đấu đạt 50-70% số di sản văn hóa phi vật thể đại diện của tỉnh được kiểm kê khoa học vào năm 2015 và năm 2020; hoàn thành cơ bản việc khảo sát, điều tra, sưu tầm, lưu trữ, biên dịch, giới thiệu các tài liệu Hán Nôm. Đến năm 2015, cơ bản hoàn thành việc lập hồ sơ khoa học đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia các giá trị văn hóa phi vật thể: múa rối nước làng Nguyễn, múa rối nước làng Đống (Đông Hưng), múa Bát dật ở Lộng Khê (Quỳnh phụ), múa Giáo cờ, giáo quạt ở làng Giắng (Đông Hưng), lễ hội làng Quang Lang với tục múa Ông Đùng-Bà Đà (Thái Thụy), các nghi thức cổ trong lễ hội chùa Keo (Vũ Thư), nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Kiến Xương).

Thực hiện việc giáo dục, phổ biến rộng rãi các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh; khuyến khích duy trì, phục hồi, truyền dạy nghề thủ công truyền thống như nghề chạm bạc ở Đồng Xâm, nghề thêu ở Minh Lãng, nghề chế biến nông, hải sản…và tổ chức trình diễn văn hóa phi vật thể ở Bảo tàng tỉnh. Lập hồ sơ đề nghị công nhận Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sỹ nắm giữ và có công truyền dạy, phổ biến văn hóa phi vật thể.

b) Nghệ thuật biểu diễn.Phát triển nghệ thuật biểu diễn theo định hướng ưu tiên đầu tư cho việc giữ

gìn và phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống Chèo, múa rối nước; sưu tầm, phục hồi, củng cố và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ bị thất truyền như: ca trù, hát văn và các làn điệu dân ca Đồng bằng Bắc bộ; phát triển các loại hình nghệ thuật ca-múa-nhạc hiện đại, kịch hát dân ca, kịch nói.

Nâng cao chất lượng nghệ thuật, phấn đấu tạo được nhiều tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao; đầu tư để có nhiều kịch bản, vở diễn có giá trị cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng các đơn vị nghệ thuật nhà nước theo đúng quy chuẩn về tổ chức, chất lượng nghệ thuật, khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập; phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng ở cơ sở. Chú trọng và đầu tư thỏa đáng cho đào tạo tài năng nghệ thuật, xây dựng cơ sở luyện tập và trang thiết bị hiện đại phục vụ biểu diễn cho các đơn vị nghệ thuật.

Đối với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Giai đoạn 2012-2015, tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của 3 đơn vị nghệ thuật: Nhà hát Chèo, Đoàn Cải lương, Đoàn Ca-Múa-Kịch; thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, giao tăng thu ngân sách hàng năm và tăng số buổi biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhân dân trong tỉnh cho cả 3 đơn vị.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà hát chèo trở thành đơn vị nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của tỉnh đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu, sưu

28

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

tầm, bảo tồn và truyền dạy, dàn dựng chương trình, vở diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật chèo truyền thống ở địa phương. Xây mới trụ sở làm việc của Đoàn Ca Múa Kịch đảm bảo điều kiện và phương tiện nâng cao chất lượng chuyên môn cho các nghệ sỹ, diễn viên.

c) Điện ảnh.So với trước đây cũng như so với các tỉnh, thành phố trong khu vực thì

điện ảnh Thái Bình chủ yếu hoạt động ở công đoạn phổ biến phim. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu xem phim ngày càng cao của nhân dân, ngành điện ảnh phải phấn đấu theo một lộ trình đẩy nhanh quá trình đầu tư nâng cấp, cải tạo rạp Thống nhất và xây mới rạp chiếu phim có chất lượng cao, tầm cỡ, tính chất hiện đại ở thành phố Thái Bình và các trung tâm kinh tế-văn hóa của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 xây mới 1 cụm rạp (có từ 2-4 phòng chiếu) vừa chiếu phim HD (công nghệ hiện đại) vừa chiếu phim nhựa tại thành phố Thái Bình; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của 2 đội chiếu phim lưu động của tỉnh, thay thế công nghệ chiếu phim video bằng công nghệ chiếu phim nhựa, được trang bị xe ô tô chuyên dụng.

d) Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm:Để đưa mỹ thuật và nhiếp ảnh Thái Bình phát triển ngang tầm trong khu

vực và từng bước theo kịp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động sáng tạo tác phẩm mỹ thuật để có được những tác phẩm lớn, chất lượng cao; tổ chức triển lãm, giới thiệu, phổ biến các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh thông qua Giải thưởng Lê Quý Đôn của tỉnh và hệ thống các giải thưởng quốc gia, quốc tế.

Nâng cao chất lượng các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh bằng việc thường xuyên tổ chức các trại sáng tác, cuộc thi sáng tác chuyên đề. Phấn đấu hằng năm tổ chức ít nhất 1 cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh và 3-5 cuộc triển lãm chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh mang tính xã hội hóa; đẩy mạnh phong trào mỹ thuật cơ sở; nâng cao chất lượng việc dạy và học môn nhạc, họa trong các trường tiểu học và trung học cơ sở.

e) Thư viện:Phát triển hệ thống thư viện ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã trong tỉnh theo mô

hình tổ chức và hoạt động kết hợp giữa thư viện truyền thống và thư viện điện tử, trong đó việc sử dụng mạng máy tính để lưu giữ, khai thác thông tin và xây dựng thư viện điện tử là xu hướng phát triển tự động hóa các thư viện; lấy nhiệm vụ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm mục tiêu lựa chọn, xây dựng vốn tài liệu thư viện để cung cấp kịp thời cho bạn đọc, xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội.

Đầu tư cho Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh theo hướng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm hiện đại hóa thư viện với các máy móc thiết bị và phương tiện hiện đại đáp ứng yêu cầu tin học hóa, tự động hóa các quá trình thông tin-thư viện theo hướng số hóa và liên kết mạng. Đẩy mạnh việc phát

29

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

triển thư viện, tủ sách ở cấp xã cùng với hệ thống thư viện trong trường học, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp. Đổi mới phương thức hoạt động phục vụ bạn đọc ở các thư viện theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tự động hóa, hiện đại hóa trong hoạt động của thư viện, tạo sự liên thông giữa các thư viện trong môi trường mạng máy tính, khai thác hiệu quả vốn sách báo, tài liệu phong phú trong các thư viện. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thư viện, khuyến khích thư viện tư nhân hoạt động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật; phát triển tủ sách làng văn hóa, gia đình văn hóa.

Phấn đấu, 50-70% số tài liệu quý hiếm trong Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh được tin học hóa vào năm 2015 và năm 2020; 100% thư viện cấp huyện được ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu hoạt động của thư viện vào năm 2015; nâng mức hưởng thụ sách, báo, tạp chí lên 4-6 bản/đầu người vào năm 2015 và năm 2020.

g) Xuất bản, in và phát hành sách:Từng bước tạo điều kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế-

kỹ thuật phát triển toàn diện, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Thái Bình có 1 nhà xuất bản để từng bước đáp ứng yêu cầu xuất bản phẩm cần phổ biến rộng rãi phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội trọng yếu của tỉnh. Đầu tư xuất bản các tác phẩm tiêu biểu chọn lọc từ kho tàng tri thức của nhân loại và của nước ta nhằm tạo nền tảng tri thức phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội. Tiếp tục tổ chức việc biên soạn và xuất bản các bộ sách địa chí của các huyện, thành phố và các lĩnh vực chuyên ngành; thực hiện việc mua bản thảo, hỗ trợ mua bản quyền đối với một số công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử-văn hóa của tỉnh.

Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Xí nghiệp in Thái Bình vào trước năm 2015, cùng với việc hiện đại hóa công nghệ làm sách, nâng cao chất lượng xuất bản phẩm cả về nội dung, hình thức, kỹ thuật ấn loát.

Từng bước xây dựng một thị trường sách phong phú, đa dạng, đồng bộ giữa nông thôn và thành thị ở Thái Bình; thực hiện xã hội hóa công tác phát hành sách bên cạnh việc củng cố nâng cao chất lượng các công ty phát hành của tỉnh; phát triển các siêu thị sách ở thành phố Thái Bình và các trung tâm huyện lỵ, khu công nghiệp.

h) Văn hóa cơ sở:Tiếp tục triển khai rộng khắp Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa”, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, gắn với nhiệm vụ xây dựng chi bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Lấy mục tiêu xây dựng gia đình, thôn làng văn hóa; xây dựng lối sống, nếp sống ở địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đồng thời chống mê tín, hủ tục và các tệ nạn xã hội khác; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, chú trọng vùng nông thôn; đảm bảo cho nhân dân được tham gia sáng tạo các giá trị văn hóa và tự tổ chức các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng.

30

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Chú trọng đổi mới nội dung hoạt động của hệ thống nhà văn hóa, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân; tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động theo nguyên tắc chuyên nghiệp hóa tất các bộ phận trong nhà văn hóa. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở từ tỉnh đến các địa bàn dân cư theo hướng:

+ Cấp tỉnh: thành lập Trung tâm văn hóa tỉnh Thái Bình theo mô hình hướng dẫn tại Thông tư số 03/2009/TT-BVHTTDL ngày 28/8/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên cơ sở tổ chức sáp nhập chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh và Nhà Triển lãm-Thông tin tỉnh. Quy hoạch xây dựng Trung tâm văn hóa tỉnh tại thành phố Thái Bình đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh; cung ứng dịch vụ công; tổ chức các hoạt động văn hóa, bồi dưỡng năng khiếu nhằm nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa và giải trí của nhân dân.

Cùng với việc xây dựng Trung tâm văn hóa tỉnh cần chú trọng đầu tư cải tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà văn hóa lao động tỉnh, Nhà văn hóa thiếu nhi, Trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao thanh, thiếu niên tỉnh.

+ Cấp huyện, thành phố: củng cố, kiện toàn bộ máy hoạt động của Trung tâm văn hóa-thể thao huyện, thành phố theo mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (được ban hành tại Thông tư số 01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26 tháng 2 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đảm bảo thực hiện tốt chức năng phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của địa phương; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch ở cơ sở; tổ chức, cung ứng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn.

Phấn đấu đến năm 2015 và năm 2020 có 50-100% Trung tâm văn hóa-thể thao huyện, thành phố được cải tạo, sửa chữa hoặc quy hoạch xây mới đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất như sau: có trụ sở làm việc; hội trường đa năng; khu hoạt động chức năng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ; khu dịch vụ vui chơi, giải trí; các phương tiện chuyên dùng đáp ứng được nhiệm vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và du lịch. Đầu tư xây dựng 2-3 trung tâm vui chơi giải trí ở khu trung tâm, khu dân cư tập trung lao động trong các khu công nghiệp, phù hợp với quá trình phát triển đô thị hiện đại tại thành phố Thái Bình.

+ Cấp xã, phường, thị trấn: căn cứ vào Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, tập trung đầu tư sửa chữa nâng cấp, xây dựng và khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hoá, thể thao cấp xã hiện có. Từng bước thí điểm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Trung tâm văn hóa-thể thao xã trên cơ sở hợp nhất các cơ sở hiện có như: nhà văn

31

Page 32: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

hóa, sân vận động, nhà tập luyện thể dục, thể thao, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ thể thao, đài truyền thanh, Trung tâm học tập cộng đồng (theo Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm văn hóa-thể thao xã). Kinh phí xây dựng và hoạt động của các thiết chế văn hóa-thể thao xã được ngân sách Nhà nước đầu tư 100% để đảm bảo hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

+ Tại địa bàn dân cư thôn, làng, tổ dân phố: đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa, tăng mức đầu tư của ngân sách địa phương để hoàn thiện thiết chế văn hóa thôn/làng, tổ dân phố; phấn đấu đến năm 2015 và năm 2020, có 70-100% thôn, làng, tổ dân phố được đầu tư xây dựng theo Đề án quy hoạch mạng lưới nhà văn hóa, sân thể thao thôn của các xã, phường trên địa bàn tỉnh Thái Bình (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010) đảm bảo đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí và luyện tập thể dục, thể thao ở cộng đồng dân cư.

2. Lĩnh vực thể dục, thể thao.a) Thể dục, thể thao cho mọi người.- Thể dục, thể thao quần chúng:+ Thể dục, thể thao trong công chức, viên chức:Phát triển các môn thể thao cầu lông, bóng đá nam, bóng chuyền, bóng

bàn, quần vợt, cờ vua, cờ tướng, đi bộ thể thao, chạy việt dã, kéo co và các môn thể thao giải trí mới. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ thể thao một môn, câu lạc bộ văn hoá - thể thao nhiều môn trong cơ quan, đơn vị, trường học. Phấn đấu đến năm 2015, số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên trong công chức, viên chức đạt 80%; năm 2020 đạt trên 90%. Cải tiến hệ thống thi đấu, mỗi cơ quan đơn vị tổ chức tối thiếu 1 giải thi đấu/năm thu hút 15 - 20% công chức, viên chức tham gia; mỗi ngành tổ chức hội thi thể dục, thể thao 2 năm 1 lần; hội thi thể dục, thể thao toàn tỉnh 4 năm 1 lần.

+ Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao: các cơ quan, đơn vị có từ ít nhất 1 công trình thể thao phục vụ cho công chức, viên chức tham gia tập luỵên, thi đấu. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị tăng kinh phí cho hoạt động thể dục, thể thao thông qua các nguồn thu từ Công đoàn, Đoàn Thanh niên và sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của mỗi cơ quan, đơn vị.

+ Thể dục, thể thao trong thanh niên:Ngành văn hoá, thể thao và du lịch phối hợp với Tỉnh đoàn thanh niên mở

rộng phong trào thanh niên "Khoẻ để lập nghiệp và giữ nước", phát triển mạnh phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", trong đó thanh niên phải là lực lượng nòng cốt đi đầu trong cuộc vận động. Chuyển biến mạnh nhận thức trong đại bộ phận thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, phát huy tính tự giác, tích cực rèn luyện thân thể góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam theo tiêu chí quốc gia vào năm 2020 và những năm tiếp theo.

32

Page 33: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Khuyến khích thanh niên thành lập các câu lạc bộ thể dục, thể thao, câu lạc bộ văn hoá - thể thao do thanh niên tự quản. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Nhà văn hoá, Trung tâm hoạt động văn hoá - thể thao thanh thiếu niên của tỉnh. Tiếp tục phát triển phong trào chạy việt dã và các môn thể thao hiện đại, thể thao truyền thống, dân tộc.

+ Thể dục, thể thao trong nông dân, nông thôn:Đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao trong nông dân, nông thôn góp phần

nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần cho người dân. Đa dạng các môn thể thao, thể thao giải trí, các môn thể thao hiện đại như: bóng chuyền, bóng đá, chạy việt dã, đi bộ thể thao, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, cờ tướng; các môn thể thao truyền thống, thể thao dân tộc, như: bơi chải, vật dân tộc, cờ người, đánh đu... Chú trọng phát triển các môn thể thao gắn với truyền thống của từng địa phương. Phấn đấu đến năm 2015 và năm 2020 tỷ lệ nông dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên đạt 28% - 35%; số gia đình thể thao trong khu vực nông thôn đạt 20% - 25%; tổ chức thi đấu thể thao cho nông dân từ 4 đến 6 giải/năm.

+ Thể dục, thể thao người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:

Tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hoạt động thể dục, thể thao vì mục tiêu sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần, hoà nhập cộng đồng. Duy trì, phát triển các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, câu lạc bộ thể dục, thể thao hiện có ở tất cả các huyện, thành phố. Xây dựng mỗi thôn, làng có 1 câu lạc bộ thể dục, thể thao cho người cao tuổi. Đến năm 2015, thu hút 45-50%, đến năm 2020 thu hút 60% người cao tuổi tham gia tập luyện. Xây dựng hệ thống thi đấu thể thao ổn định cho người cao tuổi, cấp huyện, cấp tỉnh mỗi năm tổ chức 2 giải thể thao.

Giúp đỡ người khuyết tật tham gia rèn luyện thân thể thông qua các bài tập thể dục dưỡng sinh, thể dục chữa bệnh để người khuyết tật hoà nhập với cộng đồng. 100% các cơ sở (nhà trường, trung tâm) giành cho người khuyết tật có điều kiện, phương tiện cho người khuyết tật tập luyện, thi đấu. Tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đến các trung tâm, trường học thể dục, thể thao học tập, rèn luyện mà không phải đóng lệ phí, học phí.

- Thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang:Phát triển các môn, các nội dung hoạt động thể dục, thể thao trong lực

lượng vũ trang, tăng cường huấn luyện thể lực, kỹ năng rèn luyện các nội dung kiểm tra chiến sỹ khoẻ theo tiêu chí, tiêu chuẩn của ngành quân đội, công an. Ngoài ra, phát triển các môn thể thao trong lực lượng vũ trang: bắn súng quân dụng, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt, bóng đá, chạy việt dã, cờ vua, cờ tướng, điền kinh, các môn phối hợp của thể thao quốc phòng. Tổ chức hội thao ngành quân sự, Công an của tỉnh 2 năm 1 lần; phấn đấu 95% chiến sĩ trong các đơn vị đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khỏe.

- Giáo dục thể chất và thể thao trường học:

33

Page 34: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất trong các nhà trường, tổ chức tốt hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá cho học sinh, sinh viên, phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra. Căn cứ điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, kỹ thuật, mỗi trường chọn các môn thể thao phù hợp cho học sinh, sinh viên tập luyện, vui chơi giải trí. Đến năm 2015, 100% các trường trong hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh đảm bảo đủ số giáo viên chuyên trách thể dục, thể thao, trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên. Giáo viên giáo dục thể chất thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới phục vụ giảng dạy, huấn luyện thể dục, thể thao nội khoá, ngoại khoá. Phối hợp với Viện khoa học thể dục, thể thao thực hiện thí điểm "Chương trình nâng cao thể trạng tầm vóc người Việt Nam". + Các môn thể thao được chọn là môn thể thao ngoại khoá trong các nhà trường:

Tiểu học: bóng đá, cờ vua, cầu lông, điền kinh, bơi, aerobic.Trung học cơ sở: bóng đá, cờ vua, cầu lông, điền kinh, võ, vật, bơi, bóng

chuyền, bóng rổ, bóng bàn, aerobic.Trung học phổ thông: bóng đá, cầu lông, điền kinh, võ, vật, bóng chuyền,

bóng rổ, aerobic.Trường chuyên nghiệp: bóng đá, cầu lông, điền kinh, võ, bóng chuyền,

bóng rổ, bóng bàn.+ Quy hoạch giải thể thao, Hội khoẻ Phù Đổng các cấp (Phụ lục 2).+ Hàng năm, các trường chuyên nghiệp tổ chức cho học sinh, sinh viên thi

đấu từ 1 - 2 giải thể thao. Tổ chức giao lưu thể dục, thể thao các trường chuyên nghiệp trong địa bàn tỉnh từ 1-2 cuộc. Các trường chủ động thành lập đoàn vận động viên tham gia các giải thể thao do Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức.

b) Thể thao thành tích cao.- Quy hoạch các môn thể thao truyền thống, mũi nhọn của tỉnh tham gia

chương trình thi đấu quốc gia và quốc tế có khả năng đạt huy chương, thứ hạng cao.+ Giai đoạn 2012- 2015:Môn truyền thống: bóng chuyền nữ; điền kinh; bơi lặn; vật (vật tự do, vật

dân tộc).Môn mũi nhọn: đua thuyền; wushu; karatedo; taekwondo; boxing; cầu lông.Các môn trong hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao khác do trung ương

tổ chức mà Thái Bình có khả năng giành huy chương, thứ hạng cao: bóng đá U11, U13, U15; quần vợt; võ cổ truyền; vovinam.

+ Giai đoạn 2016-2020:Môn truyền thống: bóng chuyền nữ; điền kinh; bơi lặn; vật (vật tự do, vật

dân tộc). Khôi phục và phát triển môn bóng chuyền namMôn mũi nhọn: đua thuyền; wushu; karatedo; taekwondo; boxing; cầu lông.

34

Page 35: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Các môn trong hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao khác do Trung ương tổ chức mà Thái Bình có khả năng giành huy chương, thứ hạng cao: bóng đá U11, U13, U15; quần vợt; võ cổ truyền; vovinam.

- Quy hoạch chỉ tiêu huy chương tại các giải quốc gia, quốc tế đến năm 2020 (Phụ lục 3).

- Quy hoạch vận động viên các môn thể thao thành tích cao đến năm 2020 (Phụ lục 4). - Định hướng số lượng vận động viên các tuyến đến năm 2020 (Phụ lục 5).

- Quy hoạch vận động viên phát triển các môn thể thao khác (Phụ lục 6).- Quy hoạch đội ngũ huấn luyện viên thể dục thể thao đến năm 2020 (Phụ lục 7).- Định hướng quy hoạch các trung tâm vệ tinh đào tạo vận động viên tài

năng cho đội tuyển tỉnh:+ Hình thức đào tạo: Trường Năng khiếu thể dục, thể thao tỉnh phối hợp với

Trung tâm Văn hoá - Thể thao, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố tổ chức tuyển chọn, mở lớp huấn luyện, sàng lọc những vận động viên thực sự có năng khiếu để đào tạo tập trung tại đội dự tuyển của tỉnh.

+ Cơ chế chính sách:Nguồn kinh phí đầu tư cho mở lớp đào tạo: cấp tỉnh 50%; cấp huyện 30%;

nhân dân đóng góp 20%.+ Quy hoạch các trung tâm vệ tinh:Huyện Quỳnh Phụ: điền kinh; bóng đá các nhóm tuổi; bơi lội; bóng chuyền nữ.Huyện Hưng Hà: điền kinh; bơi lội; bóng chuyền nữ.Huyện Thái Thuỵ: võ; vật; bóng chuyền nữ; bóng đá các nhóm tuổi; bơi

lội; đua thuyền.Huyện Vũ Thư: vật; bóng đá các nhóm tuổi; cầu lông.Huyện Tiền Hải: bơi lội; vật; võ; điền kinh; đua thuyền; bóng chuyền nữ.Thành phố Thái Bình: cầu lông; quần vợt; võ.Huyện Đông Hưng: bơi; điền kinh; bóng chuyền nữ.Huyện Kiến Xương: vật; bóng chuyền; điền kinh; bơi lội.3. Lĩnh vực du lịch.a) Định hướng về thị trường và phát triển sản phẩm:Thái Bình nằm trong Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, đây là thị trường

khách lớn. Theo dự báo Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận trong những năm tới có tốc độ tăng trưởng trung bình về khách du lịch là 14-16% năm, đến năm 2020 sẽ đón khoảng từ 18 đến 20 triệu lượt khách. Với tiềm năng du lịch sinh thái, văn hoá độc đáo, du lịch Thái Bình về lâu dài phải hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế, song trước mắt cần củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch nội địa cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

35

Page 36: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

Những năm tới cần tập trung hướng khai thác những loại hình du lịch mang bản sắc riêng của Thái Bình có sức cạnh tranh như:

- Sản phẩm du lịch gắn liền với di tích lịch sử - văn hoá, lễ hội, tâm linh: với lợi thế về tiềm năng tài nguyên nhân văn có trên địa bàn như các di tích lịch sử, hệ thống đình chùa, các lễ hội truyền thống đặc sắc mang tính đặc trưng của nền văn hoá vùng Đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng các sản phẩm du lịch gắn liền các tiềm năng du lịch nói trên, tập trung quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích lịch sử và lễ hội lớn của tỉnh như: chùa Keo, khu di tích lịch sử các vua Trần, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, đền Đồng Xâm.

- Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển: với trên 53km bờ biển, nhiều bãi cát thoải dài, không khí trong lành và còn mang nhiều nét hoang sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là cồn Vành đã được UNESCO công nhận thuộc khu dự trữ sinh quyển vùng Đồng bằng Sông Hồng từ năm 2004. Đây là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển, thể thao tại Đồng Châu, Cồn Vành; thăm quan, nghiên cứu rừng ngập mặn tại Cồn Đen, rừng ngập mặn Thuỵ Trường.

- Du lịch làng quê, làng nghề: với hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng, các làng quê mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Đây là tiềm năng lớn để Thái Bình xây dựng các làng quê này thành các điểm du lịch cộng đồng, đặc sắc phục vụ khách thăm quan và mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ gắn với đặc điểm từng làng. Các làng được chọn để xây dựng phát triển du lịch là những điểm đang thu hút khách tham quan như làng vườn Bách Thuận, làng thêu Minh Lãng, làng chạm bạc Đồng Xâm, làng hoa Hoàng Diệu, Đông Hoà...

b) Định hướng về xúc tiến du lịch:- Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò

và những lợi ích của hoạt động du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.

- Quảng bá, giới thiệu về tiềm năng phát triển của du lịch Thái Bình nhằm thu hút các dự án đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch đa dạng, độc đáo có chất lượng cao; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

- Tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Thái Bình trong vùng, khu vực và thế giới. Để thực hiện chiến lược quan trọng này cần chú trọng tuyên truyền quảng bá du lịch dưới mọi hình thức trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng như: biên soạn các ấn phẩm quảng cáo, băng hình, quảng cáo tấm lớn phát hành rộng rãi giới thiệu về các khu du lịch, các sản phẩm du lịch độc đáo của Thái Bình hướng vào thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận...; đồng thời du lịch Thái Bình cần phải tích cực xây dựng, tham gia hội chợ, hội thi chuyên đề du lịch để quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm cho thị trường trong nước và quốc tế.

c) Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ:

36

Page 37: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

- Định hướng phát triển du lịch Thái Bình theo lãnh thổ là vấn đề tổ chức không gian du lịch dựa trên những gía trị và sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, của kết cấu hạ tầng và nhu cầu của khách du lịch. Tổ chức không gian lãnh thổ du lịch phải phù hợp trong không gian kinh tế - xã hội của tỉnh và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận cũng như trong toàn khu vực để có kế hoạch phát triển phù hợp.

- Định hướng phát triển du lịch Thái Bình được cụ thể hoá trong việc hình thành các cụm, điểm và tuyến du lịch, đảm bảo các hoạt động du lịch trong phạm vi lãnh thổ tỉnh và mối quan hệ với các khu du lịch của các tỉnh trong vùng du lịch. Tổ chức không gian du lịch còn chỉ ra các dự án phát triển du lịch với mức độ và quy mô đầu tư khác nhau nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh, tránh trùng lặp, đơn điệu.

- Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh Thái Bình. Đề xuất những vùng thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó hoạch định các khu vực ưu tiên phát triển du lịch, các cụm du lịch. Tổ chức hệ thống không gian lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Bình bao gồm các trung tâm du lịch, hệ thống tuyến, điểm du lịch trên phạm vi toàn tỉnh và vùng lân cận.

- Những định hướng chính:Trên địa bàn Thái Bình tổ chức không gian du lịch sẽ được lồng ghép trong

không gian phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thuận chiều với các định hướng phát triển đã xác định vì hoạt động du lịch luôn luôn xen cài với nhiều ngành dịch vụ khác, phát triển hài hoà với hệ sinh thái, kinh tế đô thị.

Trong quy hoạch không gian kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Bình đã được xác định theo 3 tuyến trục kinh tế chính là:

+ Tuyến đường 10 từ Thành phố Thái Bình đi Hải Phòng. Đây là tuyến chính của tỉnh, dọc tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 10 nối Thái Bình với các tỉnh từ phía nam, vùng duyên hải Bắc Bộ với các tỉnh vùng đông bắc Bắc bộ. Sự phát triển trục không gian này tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác những tiềm năng tài nguyên du lịch khách sạn nghỉ dưỡng hội họp, thể thao, vui chơi giải trí tại thành phố Thái Bình, tham quan các di tích văn hoá, lịch sử đền Đồng Bằng, chùa Ký Con, làng kháng chiến Nguyên Xá.

+ Tuyến Thành phố Thái Bình - Đồng Châu và vùng phụ cận. Đây là trục không gian kinh tế quan trọng của tỉnh nhằm khai thác thế mạnh của kinh tế biển, khí đốt. Sự phát triển trục không gian này tạo điều kiện cho việc khai thác những tiềm năng khu du lịch Tiền Hải, du lịch nghỉ biển Đồng Châu, làng nghề trạm bạc Đồng Xâm.

+ Tuyến Thành phố Thái Bình đi Diêm Điền. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng ven biển gắn với việc hình thành cảng thương mại Diêm Điền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng phong phú du lịch của khu vực này thành khu du lịch hấp dẫn về du lịch sinh thái biển, du lịch tham quan các di tích lịch sử, làng nghề, lễ hội.

37

Page 38: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

d) Các tuyến du lịch:- Tuyến du lịch nội tỉnh:+ Tuyến thành phố Thái Bình - làng vườn Bách Thuận-Chùa Keo: đối

tượng tham quan chính là các di tích lịch sử, vui chơi giải trí, thể thao tại thành phố Thái Bình; tham quan làng nghề thêu Minh Lãng; tham quan vườn Bách Thuận; tham quan di tích lịch sử-văn hoá chùa Keo, lễ hội chùa Keo.

+ Tuyến thành phố Thái Bình-Đền Tiên La-khu di tích lịch sử các Vua Trần - từ đường Lê Quý Đôn: đối tượng tham quan chính là các di tích lịch sử, vui chơi giải trí, thể thao tại thành phố Thái Bình; tham quan di tích lịch sử văn hoá Đền Tiên La, lễ hội Tiên La; tham quan khu mộ cổ các Vua Trần; tham quan từ đường danh nhân Lê Quý Đôn; tham quan làng nghề chiếu Hới, làng Mẹo dệt khăn mặt.

+ Tuyến thành phố Thái Bình - làng Khuốc, làng Nguyễn - đền Đồng Bằng - đình, đền, bến tượng A Sào: đối tượng tham quan chính là các di tích lịch sử, vui chơi, giải trí, thể thao tại thành phố Thái Bình; tham quan làng quê truyền thống (làng Khuốc, làng Nguyễn); tham quan di tích làng kháng chiến và múa rối nước Nguyên Xá; tham quan nhà lưu niệm Bác Hồ; tham quan khu sinh thái miếu Sổ, đền Hoè Thị; tham quan di tích lịch sử văn hoá đền Đồng Bằng; đình, đền, bến tượng A Sào.

+ Tuyến thành phố Thái Bình-Diêm Điền-Tiền Hải-Đồng Châu-Cồn Vành: đối tượng tham quan chính là các di tích lịch sử, vui chơi, giải trí, thể thao tại thành phố Thái Bình; tham quan làng nghề chạm bạc Đồng Xâm; du lịch sinh thái Cồn Đen, rừng ngập mặn Thuỵ Trường; tham quan đình An Cố, đền Chòi, khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh; tham quan đền Nhà Bà; tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao tại bãi biển Đồng Châu, Cồn Vành.

- Các tuyến du lịch liên tỉnh:+ Tuyến thành phố Thái Bình - Hải Phòng - Hạ Long; + Tuyến thành phố Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình;+ Tuyến thành phố Thái Bình - Phố Hiến (Hưng Yên)- Hà Nam - Hà Nội.e) Định hướng đầu tư phát triển du lịch:- Đầu tư tôn tạo phát triển kết cấu hạ tầng (chủ yếu là hệ thống giao thông,

môi trường cảnh quan).Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ 2010

- 2020 và những định hướng phát triển du lịch đã nêu trên thì hướng đầu tư quan trọng của tỉnh Thái Bình là cải tạo nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông, điện nước, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, giao lưu kinh tế văn hoá và mở rộng hệ thống du lịch trên phạm vi toàn tỉnh đến các điểm, các khu du lịch một cách thuận tiện (cả hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và đường biển...). Đặc biệt cần quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống giao thông ven biển, nối thành phố Thái Bình - Cồn Đen - Đồng Châu - Cồn Vành thành một tour du lịch hấp dẫn, phù hợp với hướng phát triển kinh tế biển.

38

Page 39: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

- Đầu tư khai thác các lợi thế sẵn có về tiềm năng du lịch. Lợi thế về tiềm năng du lịch của Thái Bình là tài nguyên du lịch nhân văn với các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống độc đáo và hệ sinh thái biển phong phú. Vì vậy Thái Bình cần đầu tư vào các lợi thế về tiềm năng, biến chúng thành sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường khách, đủ sức cạnh tranh bổ sung cho thị trường sản phẩm của các trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Nội dung định hướng đầu tư khai thác các lợi thế về tài nguyên du lịch Thái Bình bao gồm:

+ Đầu tư xây dựng phục hồi, nâng cấp các làng quê, làng vườn, làng nghề truyền thống điển hình của đồng bằng Bắc Bộ là thế mạnh của Thái Bình. Trước hết đầu tư vào làng vườn Bách Thuận, chạm bạc (Đồng Xâm), dệt lụa, bánh cáy (Nguyên Xá), xây dựng, bảo tồn các làng truyền thống, kết hợp phát triển kinh tế với phát triển du lịch.

+ Đầu tư tôn tạo phục hồi các di tích lịch sử-văn hoá, lễ hội truyền thống: khu di tích Nhà Trần (huyện Hưng Hà), đền và lễ hội đền Đồng Bằng, đền và lễ hội chùa Keo, đền và lễ hội đền Đồng Xâm...

+ Đầu tư phát triển các tuyến du lịch, các khu du lịch sinh thái ven biển: các cồn, rừng ngập mặn ven biển, kết hợp nuôi thả chim, cá sấu vừa làm kinh tế vừa phục vụ du lịch.

+ Đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển tại Cồn Vành, Đồng Châu, kết hợp các loại hình thể thao lướt ván, bóng chuyền bãi biển và một số môn thể thao giải trí khác.

- Đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất, công trình vui chơi giải trí. Đây là một yêu cầu bức xúc nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của đô thị và khách du lịch, góp phần tạo nên diện mạo văn minh, hiện đại của đô thị Thái Bình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hiện tại cơ sở vật chất của các cơ sở kinh doanh du lịch Thái Bình còn nghèo, đơn điệu, vì thế cần phải tập trung đẩy mạnh đầu tư nâng cấp khách sạn, nhà nghỉ, phương tiện vận tải, xây dựng các công trình vui chơi giải trí, thể thao phục vụ cho du khách trong và ngoài nước tại các khu du lịch trọng điểm như: khu vực thành phố Thái Bình, khu Đồng Châu, Cồn Vành, Cồn Đen.

- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành. Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng của các sản phẩm dịch vụ du lịch. Do đó việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm hết sức cấp thiết đối với du lịch Thái Bình. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có cần kết hợp với đào tạo mới đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài, cần phải tiến hành liên tục, thường xuyên một cách có hệ thống.

- Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thái Bình là tỉnh có hạn chế về vị trí địa lý, tài nguyên kém đặc sắc so với một số tỉnh bạn trong khu vực. Vì vậy để thu hút đầu tư, cần tạo lợi thế về đầu tư với các chính sách ưu đãi đặc biệt, để các nhà đầu tư đều thấy đầu tư vào phát triển du lịch ở Thái Bình là có lợi.

39

Page 40: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

g) Các dự báo về tăng trưởng:Dự báo mức độ tăng trưởng của du lịch Thái Bình được tính theo 2 phương án:- Phương án 1(phương án thấp): được tính toán dựa trên tốc độ phát triển

như hiện nay của ngành du lịch Thái Bình. Phương án này có khả năng đạt được ngay cả khi không có tác động của đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển du lịch của cả nước, cũng như với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, chính vì vậy phương án này được đưa ra để tham khảo.

- Phương án 2 (phương án chọn): được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay và dựa trên định hướng Chiến lược phát triển du lịch của cả nước và vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2020; đồng thời dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được mục tiêu quy hoạch nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu vui chơi - giải trí - thể thao, các khu du lịch đặc thù, tạo ra được các sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh thu hút khách.

Theo phân tích và tính toán, có thể dự báo tốc độ tăng trưởng và lượng khách đến Thái Bình theo từng thời kỳ như sau:

- Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách du lịch đến Thái Bình thời kỳ 2012-2020 (Phụ lục 8).

- Dự báo khách du lịch đến Thái Bình thời kỳ 2012 - 2020 (Phụ lục 9).- Dự báo nhu cầu khách sạn Thái Bình đến năm 2020 (Phụ lục 10).Như vậy theo kết quả tính toán trên thì đến năm 2015 năng lực khách sạn

của tỉnh có thể đáp ứng được lượng khách dự báo.- Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2020 (Phụ

lục 11).- Dự báo doanh thu xã hội từ du lịch Thái Bình đến năm 2020 (Phụ lục 12).- Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Thái Bình thời kỳ

2012 - 2020 (phương án thấp): (Theo giá năm 2010: 1USD = 20.600 đ)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020

1. Tổng giá trị gia tăng GDP của tỉnh (1).

Tỷ đồng VN 11.420 21.508 39.628

Triệu USD 554,369 1.044,078 1.923,689

2. Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của tỉnh (1) %/năm 13,50 13,00

3. Tổng GDP ngành Du lịch của tỉnh.

Tỷ đồng VN 145 304,550 917,936

Triệu USD 7,039 14,784 44,560

40

Page 41: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

4. Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP Du lịch của tỉnh. %/năm 17,0 19,0 21,0

5. Tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh. % 1,27 1,41 2,32

6. Hệ số ICOR chung cả nước. - 3,5 4,2 4,2

7. Hệ số ICOR cho du lịch. - 3,2 3,6 3,6

8. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch.

Tỷ đồng VN 574 2.208

Triệu USD 27,88 107,20

- Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2012 - 2020 (phương án chọn):

(Theo giá năm 2010: 1USD = 20.600 đ)Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020

1. Tổng giá trị gia tăng GDP của tỉnh (1).

Tỷ đồng VN 11.420 21.508 39.628

Triệu USD 544,369 1044,078 1.923,689

2. Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của tỉnh (1) %/năm 13,50 13,00

3. Tổng GDP ngành Du lịch của tỉnh.

Tỷ đồng VN 145 321,936 1.012,696

Triệu USD 7,039 15,628 49,160

4. Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP Du lịch của tỉnh. %/năm 17,5 26,5

5. Tỷ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh. % 1,27 1,50 2,56

6. Hệ số ICOR chung cả nước. - 3,5 4,2 4,2

7. Hệ số ICOR cho du lịch. - 3,2 3,6 3,6

8. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch.

Tỷ đồng VN 637 2.487

Triệu USD 30,92 120,72

- Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Thái Bình thời kỳ 2012 – 2020 (Phụ lục 13).

4. Định hướng nhu cầu sử dụng đất phát triển văn hoá, thể dục thể thao và du lịch đến năm 2020:

Trong những năm qua diện tích đất dành cho công trình sự nghiệp văn hoá, thể dục thể thao, du lịch từng bước tăng lên. Nhiều địa phương đã thực hiện quy hoạch đất cho xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, phát triển du lịch. Nhìn chung, đất được sử dụng đúng mục đích, (xây dựng những công trình: Nhà văn hoá, trung tâm văn hoá- thế thao, rạp chiếu phim, thư viện, bảo tàng, triển lãm, di

41

Page 42: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

tích lịch sử văn hoá, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, bể bơi ở các cấp tỉnh, huyện, xã, thôn...), cơ bản bước đầu đảm bảo điều kiện cho tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh đó ở một số nơi đất quy hoạch cho hoạt động văn hoá thể thao bị sử dụng sang mục đích khác; ở nhiều cơ sở đặc biệt là trong khu vực nội thị, diện tích đất sử dụng cho xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao còn chật hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động chuyên môn.

Từ nay đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tham gia hoạt động sáng tạo, hưởng thụ văn hoá, thể thao, du lịch của người dân tăng cao, do đó nhu cầu về quỹ đất dành cho hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch càng lớn. Định hướng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển sự nghiệp văn hoá, thể dục thể thao và phát triển du lịch trong thời gian tới là:

- Từng bước bố trí đủ đất để mở rộng, xây dựng các công trình, thiết chế văn hoá, thể thao theo quy chuẩn của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các khu, điểm du lịch trọng điểm.

Đến năm 2015, đất cơ sở văn hóa khoảng 250 ha; đất cơ sở thể dục thể thao 500 ha; đất có di tích 130 ha. Đến năm 2020, đất cơ sở văn hóa 300 ha; đất cơ sở thể dục thể thao 600 ha; đất có di tích 150 ha (nguồn: “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Thái Bình”).

Đối với cấp tỉnh, bổ sung quy hoạch đất xây dựng mới các công trình: Trung tâm văn hoá tỉnh 3 ha; Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh 0,5 ha; khu Liên hợp Thể thao tỉnh Thái Bình 25 ha; khu du lịch sinh thái cồn Vành 1.718 ha; khu du lịch sinh thái cồn Đen 1150 ha; khu du lịch Đồng Châu 500 ha; khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Thuỵ Trường 2.000 ha.

Đối với cấp huyện, quy hoạch đất xây dựng Trung tâm Văn hoá- Thể thao cấp huyện 5- 7 ha (theo Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, ban hành theo Nghị quyết số 39/2010/NQ-HĐND ngày 16/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình).

Đối với cấp xã, quy hoạch xây dựng Trung tâm Văn hoá- Thể thao cấp xã, 2.500m2 trở lên, không tính diện tích sân vận động (theo Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hoá- Thể thao xã).

Ở cấp thôn: mỗi thôn xây dựng 01 nhà văn hoá, riêng tổ dân phố thuộc các phường có thể ghép 2 đến 3 tổ để xây một nhà văn hoá, với bán kính phục vụ 400- 500 m. Quy hoạch đất xây dựng nhà văn hoá thôn, tổ dân phố 200m2 - 300m2, khu thể thao thôn, tổ dân phố 2.000m2- 3.000m2 (Theo Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới nhà văn hoá và sân thể thao thôn của các xã, phường trên địa bàn tỉnh Thái Bình và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn).

42

Page 43: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

- Cùng với việc quy hoạch đất, đầu tư xây dựng thiết chế Trung tâm Văn hoá-Thể thao xã, nhà văn hoá, khu thể thao thôn theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cần tập trung quy hoạch đất, xây dựng thiết chế văn hoá - thể thao ở các khu công nghiệp, khu đô thị để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí của nhân dân, đặc biệt là công nhân các khu công nghiệp. Trong quá trình quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cần chú trọng quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp. Đối với các dự án quy hoạch xây dựng khu đô thị mới nhất thiết phải dành quy hoạch đất cho nhà văn hoá và sân thể thao của các tổ dân phố phù hợp với số lượng dân cư. Đối với những thiết chế văn hoá, thể thao ở phường, tổ dân phố do khó khăn về quỹ đất, cần tận dụng diện tích xây dựng. Những tổ dân phố, cụm dân cư không còn quỹ đất quy hoạch xây dựng nhà văn hoá và sân thể thao có thể đề xuất các phương án quy hoạch, điều chỉnh diện tích đất hoặc di chuyển một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn hoặc đổi đất của hộ gia đình trong cụm dân cư để xây dựng nhà văn hoá và sân thể thao.

Phần thứ tưCÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đạt được mục tiêu phát triển đến năm 2020, cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:

I. Nâng cao nhận thức tư tưởng, xây dựng con người.1. Con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa là sản phẩm văn hóa, vì

thế việc xây dựng và phát triển văn hóa phải gắn với phát triển con người, phải chăm lo đến sự nghiệp “trồng người”. Do vậy, phải học tập thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”; văn hóa là sự nghiệp của quần chúng, phải đi vào đời sống xã hội, thể hiện cốt cách dân tộc; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại; khắc phục tàn dư lạc hậu, lỗi thời, bổ sung các giá trị văn hóa mới.

- Coi nhiệm vụ quán triệt nhận thức về vai trò của việc giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của việc xây dựng và phát triển văn hóa là nhiệm vụ hàng đầu. Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo nên bước chuyển biến thực sự trong hành động. Mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, khu dân cư cần xây dựng quy ước, quy chế, đặt ra các chỉ tiêu cụ thể, thiết thực, khả thi thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; cung cấp các kiến thức và kỹ năng ứng xử văn hóa

43

Page 44: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

trong gia đình, trong công sở, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nơi công cộng, các hoạt động thể dục, thể thao và du lịch. Huy động các phương tiện thông tin đại chúng, các đội thông tin lưu động, các hình thức tuyên truyền, giáo dục sinh động, đa dạng, thích hợp với từng đối tượng để thực hiện cuộc vận động này có hiệu quả.

2. Xây dựng con người:Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(sửa đổi, bổ sung năm 2011), khẳng định: con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Vì vậy, phát triển văn hóa, thể thao và du lịch chính là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực lớn nhất quyết định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bồi dưỡng lòng yêu nước, năng lực, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, ý thức trách nhiệm xây dựng xã hội; kết hợp hài hòa giữa tính tích cực cá nhân với tính tích cực xã hội, phát huy tính năng động, sáng tạo của người dân. Giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân cách văn hóa cho con người trên cơ sở các quan điểm của Đảng về phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao; gắn chặt mục tiêu xây dựng con người với hoạt động thực tiễn và các phong trào thi đua yêu nước sâu rộng của quần chúng.

- Căn cứ vào 5 đức tính của con người Việt Nam được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và những yêu cầu mới đối với việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; các tổ chức, cơ quan, đơn vị, khu dân cư… cần xây dựng thành các tiêu chí cụ thể, sát hợp với từng đối tượng, với từng lĩnh vực và địa bàn hoạt động.

3. Nâng cao năng lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp đối với sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch.

Xác định công tác văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và phát triển kinh tế du lịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển văn hóa, thể thao trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước có kế hoạch, biện pháp đẩy mạnh việc phát triển văn hóa, thể thao trong tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước để làm gương cho xã hội, nhân dân thực hiện nhiệm vụ này.

II. Đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước là giải pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước:- Trong công tác quản lý phải giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước

quản lý và dân chủ hóa công tác quản lý; quản lý toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch theo ngành dọc kết hợp với việc phân cấp quản lý để quản lý theo lãnh thổ; tôn trọng nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu quan trọng của quản lý văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch là tạo

44

Page 45: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

điều kiện để bảo tồn, phát huy và phát triển nguồn lực của văn hóa, thể thao và du lịch; quản lý nhà nước phải thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư; kết hợp giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản.

- Triển khai thực hiện các biện pháp đồng bộ, chủ động đấu tranh phòng chống văn hóa độc hại, chống “diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực văn hóa. Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc quản lý thị trường văn hóa, thị trường thể thao và du lịch. Chủ động đấu tranh với những biểu hiện lai căng, phi văn hóa, góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tăng cường hiệu lực của công tác thanh tra nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong tổ chức hoạt động và kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

2. Đổi mới tổ chức, nội dung và cơ chế quản lý.Trước sự phát triển mạnh mẽ của thông tin đại chúng, sự phát triển của các

hình thức thể hiện mới về văn hóa, nghệ thuật, sự phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và sự mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực này đặt ra sự cần thiết phải đổi mới về tổ chức, nội dung và cơ chế quản lý.

- Trước hết là đổi mới, nâng cao năng lực hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao mang tính chuyên nghiệp của cán bộ quản lý và nghiệp vụ văn hóa, thể thao. Phân cấp rõ ràng và triệt để trách nhiệm và thẩm quyền của các cấp trong mọi hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, thể thao; thực hiện cơ chế phản biện xã hội đối với một số hoạt động ở lĩnh vực văn hóa.

- Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công nhằm đề cao trách nhiệm, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả của cung ứng dịch vụ công về văn hóa, thể thao. Rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành theo hướng hoạt động của đơn vị sự nghiệp công phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại dịch vụ công, mỗi loại đối tượng hưởng thụ, phù hợp với Kết luận Trung ương 6 (khoá X) về đổi mới, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công và điều kiện cụ thể của tỉnh. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Xây dựng và thực hiện hiệu quả chính sách phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

- Chính sách đối với đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao trong hoạt động kinh tế: các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch chuyển sang cơ chế thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật. Ngoài nhiệm vụ Nhà nước giao, đơn vị được quyền tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt

45

Page 46: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

động dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của xã hội, phù hợp với khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật.

Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư và môi trường kinh doanh để phát triển du lịch của tỉnh. Thực hiện chế độ đặt hàng có định hướng cho khâu sáng tác kịch bản, văn học, nghệ thuật, xuất bản và đào tạo vận động viên thành tích cao cho tỉnh. Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp của ngành văn hóa, thể thao và du lịch theo hướng cổ phần hóa với những bước đi thích hợp.

- Chính sách gắn phát triển kinh tế-xã hội với phát triển văn hóa, thể thao: các cấp, các ngành, địa phương trong quá trình xây dựng các mục tiêu, giải pháp kinh tế trong kế hoạch 5 năm, hằng năm phải gắn với mục tiêu, giải pháp về văn hóa, thể thao; thực hiện nếp sống văn minh trong thương nghiệp, kinh doanh du lịch. Trong quá trình quy hoạch xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đô thị mới phải ưu tiên dành quỹ đất phù hợp và thuận lợi cho xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, rạp chiếu bóng, thư viện hoặc phòng đọc sách, các công trình mỹ thuật, điêu khắc.

- Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thu hút toàn xã hội, các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến các sản phẩm văn hóa; xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch. Công tác xã hội hóa văn hóa, thể dục, thể thao cần có bước đi thích hợp cho từng loại hình; phân loại rõ chức năng các loại dịch vụ văn hóa, thể thao, trong đó có các loại dịch vụ công, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, địa phương và các loại dịch vụ khác để có hướng đầu tư và chuyển đổi phù hợp. Trên cơ sở đó, xác định cụ thể lĩnh vực cần duy trì hình thức công lập, lĩnh vực cần đẩy mạnh chuyển đổi sang hình thức ngoài công lập; xác định phạm vi, mức độ Nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ đối với từng lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao và tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực: thành lập đoàn nghệ thuật tư nhân, bảo tàng, thư viện, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, đại lý băng, đĩa hình, sách báo, triển lãm mỹ thuật, dạy múa, nhạc, thành lập các liên đoàn, hội, câu lạc bộ thể dục, thể thao. Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích sáng tạo để tạo điều kiện cho trí thức, văn nghệ sĩ, vận động viên tài năng phát triển, cống hiến và được xã hội tôn vinh. Hàng năm tỉnh dành một khoản kinh phí thường xuyên cho việc tài trợ, đặt hàng các hoạt động sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, hỗ trợ đào tạo vận động viên thành tích cao, quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch.

Tổ chức phát động các cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật để có được nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật phục vụ nhu cầu xã hội; đẩy mạnh việc đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao để có nguồn nhân lực

46

Page 47: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

dồi dào tham gia các giải thi đấu trong nước và quốc tế, mang về nhiều giải thưởng cao nhằm tôn vinh những cá nhân xuất sắc và vị thế của tỉnh. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, chế độ nhuận bút, chế độ bản quyền gắn với doanh thu của tác phẩm; tiếp tục thực hiện các hình thức khen thưởng, khuyến khích nhân tài trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh; duy trì “Giải thưởng Lê Quý Đôn” về văn học, nghệ thuật để định kỳ tổ chức trao giải thưởng cho các tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh.

III. Tăng cường nguồn lực và cơ sở vật chất-kỹ thuật cho phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

1. Tăng cường nguồn nhân lực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch:- Thực hiện việc lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham mưu lĩnh

vực văn hóa, thể thao và du lịch có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất để đảm đương công việc theo tiêu chuẩn đã được ban hành; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chuyên gia trong Ngành vững vàng về tư tưởng chính trị, tinh thông về nghề nghiệp, có chất lượng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, ưu đãi văn nghệ sĩ, vận động viên có quá trình cống hiến, có nhiều tác phẩm tốt, thành tích cao ảnh hưởng tích cực trong xã hội.

- Chú trọng đào tạo kiến thức về quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và hoạt động xúc tiến du lịch cho cán bộ cơ sở; từng bước khắc phục tình trạng biến động, thiếu cán bộ hoạt động văn hóa, thể thao được đào tạo cơ bản ở các huyện, thành phố và các đơn vị sự nghiệp trong toàn ngành.

Từ nay đến năm 2020 tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch từ tỉnh đến cơ sở; phấn đấu cán bộ làm công tác văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch ở cấp tỉnh và huyện 88% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 6,0% trình độ trên đại học; 78% cán bộ văn hóa, thể thao ở cơ sở có trình độ đại học và cao đẳng và được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao (Phụ lục 14). Thực hiện gửi đào tạo ở nước ngoài đối với các cán bộ giỏi trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, các tài năng trẻ về nghệ thuật, các vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và kinh doanh du lịch. Đào tạo trình độ trên đại học cho các cán bộ có khả năng nghiên cứu lý luận trên các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, bảo tồn di sản văn hóa, thư viện, điện ảnh, nghiên cứu phê bình văn học-nghệ thuật…

- Quy hoạch đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch của tỉnh đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường cao đẳng văn hóa- nghệ thuật, Trường năng khiếu thể dục, thể thao. Mở rộng việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, nghệ thuật chèo truyền thống trong Trường cao đẳng văn hóa-nghệ thuật tỉnh. Chú trọng đào tạo sư phạm nhạc, họa để đảm bảo nguồn giáo viên cho các trường phổ thông trong tỉnh, góp phần vào việc nâng cao trình độ thẩm mỹ cho học sinh phổ thông.

47

Page 48: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để xã hội hóa hoạt động đào tạo trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo đi đôi với việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

2. Cân đối nguồn vốn hợp lý đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

- Tăng cường đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; đảm bảo mức chi ngân sách hàng năm cần đạt tối thiểu 2,5% tổng chi thường xuyên của tỉnh (Phụ lục 15); ngoài ra, đối với những năm có nhiều ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh; chế độ tập huấn và thi đấu đối với vận động viên, huấn luyện viên thành tích cao sẽ được cân đối thêm nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ mà tỉnh giao cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch.

- Ưu tiên đầu tư vào một số lĩnh vực then chốt, có vai trò quan trọng thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao công cộng: nâng cấp Nhà bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Rạp chiếu bóng Thống Nhất, Nhà hát Chèo, Trung tâm huấn luyện thể dục, thể thao; xây mới Khu liên hiệp thể thao, Trung tâm văn hóa tỉnh và một số công trình mỹ thuật, vui chơi giải trí có chất lượng cao, tầm cỡ lớn, hiện đại ở thành phố Thái Bình và các trung tâm các huyện lỵ. Chú trọng đầu tư cho bảo tồn, phát huy nghệ thuật múa rối nước; đầu tư xây dựng, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử- văn hóa trọng điểm của tỉnh để bảo tồn, khai thác phục vụ phát triển du lịch đối với các di tích: đền thờ và lăng mộ các vua Trần ở Hưng Hà, đình-đền-bến tượng A Sào, chùa Keo, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, nhà thờ bác học Lê Quý Đôn và một số di tích lịch sử cách mạng khác của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch cho khu du lịch sinh thái biển Đồng Châu-Cồn Vành, Cồn Đen và các làng nghề truyền thống.

- Huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch bằng việc tranh thủ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nhân dân. Nguồn vốn này hết sức quan trọng, tỉnh có chính sách động viên, ghi công đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp thiết thực cho việc xây dựng, bảo tồn các công trình văn hóa, thể thao và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cộng đồng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý và hướng dẫn của Nhà nước đối với một số loại dịch vụ trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch.

- Trong các cơ quan, công sở, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, khu công nghiệp, doanh nghiệp…đều phải quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa: thư viện, phòng đọc sách, nhà văn hóa, câu lạc bộ thể thao để phục vụ đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân, viên chức. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới vào công tác bảo quản tài liệu, hiện vật bảo tàng, bảo

48

Page 49: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

tồn di tích lịch sử-văn hóa, lưu giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, xuất bản, thư viện, đào tạo nguồn nhân lực thể thao thành tích cao.

3. Phối hợp tạo sức mạnh tổng hợp của ngành văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội.

Văn hóa, thể thao và du lịch có mối liên hệ chặt chẽ, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Văn hóa là nền tảng và là điều kiện quan trọng để phát triển thể thao và du lịch; ngược lại, thể thao và du lịch phát triển tạo điều kiện cho văn hóa phát huy, giữ vai trò làm động lực phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Việc nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng và nhân cách văn hóa trong các hoạt động thể thao và du lịch, phát triển du lịch văn hóa, sưu tầm khai thác trò chơi dân gian, truyền thống và đưa các môn thể thao dân tộc vào các hội thao, hệ thống giải hàng năm làm phong phú thêm đời sống văn hóa, là cơ hội để giới thiệu, tôn vinh văn hóa tỉnh nhà. Việc quy hoạch tạo lập không gian văn hóa thư giãn và thoải mái cho mọi người, phát triển thể thao giải trí sẽ mở ra những cơ hội và khả năng mới cho phát triển văn hóa du lịch. Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa 3 lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh, toàn diện, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người, bản sắc văn hóa Thái Bình.

IV. Phát huy sức mạnh tổng hợp, tính năng động, sáng tạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể, hệ thống thông tin, báo chí và của toàn xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao, du lịch.

1. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thiết thực của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của việc thực hiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đẩy mạnh việc phối kết hợp giữa các ngành thành viên trong ban chỉ đạo ở các cấp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa; từng bước khắc phục bệnh thành tích trong quá trình bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa.

2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội văn học nghệ thuật trong công tác chỉ đạo và phối hợp hoạt động thực hiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

3. Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các sở, ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện Quy hoạch:

- Phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo triển khai Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và tuyên truyền giới thiệu các di tích lịch sử-văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể; lựa chọn, hướng dẫn một số trò chơi dân gian, nghệ thuật dân gian tiêu biểu trong nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể và từng lứa tuổi; tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham quan bảo tàng, thi ca hát, thi kể chuyện và giới thiệu

49

Page 50: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

sách, báo, thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa ở địa phương. Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học, tổ chức thi đấu thể dục, thể thao và Hội khỏe Phù Đổng; thực hiện “Đề án nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030”.

- Phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng phát triển văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, đẩy mạnh phong trào xây dựng đơn vị văn hóa trong lực lượng vũ trang; đồng thời phối hợp đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh ven biển và trật tự an toàn xã hội.

- Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện phong trào xây dựng đơn vị văn hóa trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp; phong trào xây dựng gia đình văn hóa và thực hiện nếp sống văn hóa trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Phối hợp với Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong thanh niên, thiếu nhi.

- Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh để giới thiệu rộng rãi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, các hình thức sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao của cộng đồng; tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch và xúc tiến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

4. Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, nhất là các hội văn học nghệ thuật, hiệp hội, liên đoàn thể thao trong việc vận động, tổ chức quần chúng thực hiện các nhiệm vụ về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch; giáo dục và định hướng hoạt động và hưởng thụ văn hóa, thể thao lành mạnh cho lớp trẻ.

5. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục nếp sống và ứng xử văn hóa trong công sở, trường học, bệnh viện; văn hóa doanh nghiệp và kinh doanh; văn hóa giao thông; trong tổ chức và hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch; trong sinh hoạt cộng đồng. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch phải gắn với việc quản lý xã hội bằng pháp luật và các phong trào hành động của quần chúng. Phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản, năng lực làm chủ của nhân dân trong việc tổ chức thực hiện và sáng tạo văn hóa, hoạt động thể thao. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các tổ chức nghề nghiệp, các câu lạc bộ trên các lĩnh vực hoạt động về văn hóa, thể thao và du lịch.

Phần thứ nămTỔ CHỨC THỰC HIỆN

Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2020 được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 2011 đến 2015 và giai đoạn 2016 đến 2020. Trọng tâm của Quy hoạch là hướng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình trong thời kỳ công nghiệp

50

Page 51: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh; đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong tổ chức thực hiện Quy hoạch.

I. Phân công trách nhiệm.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và

Đầu tư, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2020; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Quy hoạch và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ; tổ chức sơ kết vào năm 2015 và tổng kết việc thực hiện Quy hoạch vào cuối năm 2020.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Sở, ngành, huyện, thành phố đưa kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch vào kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí, huy động các nguồn vốn trong xã hội cho phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước cho phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch hàng năm phù hợp với mức độ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho văn hóa, thể thao và du lịch; đề xuất các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế-xã hội đầu tư cho phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.

4. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức rà soát, sắp xếp lại bộ máy tổ chức của ngành văn hóa, thể thao và du lịch để tránh trùng lặp chức năng, nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở các cấp; xây dựng ngành văn hóa, thể thao và du lịch Thái Bình theo 3 cấp: tỉnh, huyện, xã đủ mạnh để phát triển sự nghiệp; đề xuất các chính sách ưu đãi đối với những nghệ sĩ, vận động viên, huấn luyện viên có nhiều cống hiến cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch; chính sách đối với các tập thể, cá nhân tích cực tham gia hoạt động văn hóa, thể thao theo chủ trương xã hội hóa.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch 5 năm và hàng năm phù hợp với Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch giai đoạn 2012-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

6. Các sở, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, Mặt trận Tổ quốc các cấp căn cứ vào Quy hoạch chung và yêu cầu thực tế đòi hỏi, tổ chức triển khai thực hiện các

51

Page 52: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

nhiệm vụ của Quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật hiện hành.

II. Xây dựng và thực hiện các đề án, dự án trọng điểm.1. Giai đoạn 2012 đến năm 2015: a) Các đề án:- Đề án sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định thực hiện nếp sống văn

hóa (ban hành theo Quyết định số 02/2009/QĐ-UBND ngày 18/3/2009 của UBND tỉnh;

- Đề án thí điểm xây dựng mô hìnhTrung tâm Văn hóa-Thể thao xã, phường, thị trấn;

- Đề án cổ phần hóa Xí nghiệp in Thái Bình;- Đề án thành lập Ban quản lý và khai thác các công trình thể thao;- Đề án tổ chức Đại hội thể dục-thể thao tỉnh Thái Bình lần thứ 7 và đăng cai tổ

chức thi đấu một số môn thể thao trong Đại hội thể dục-thể thao toàn quốc lần thứ 7 (năm 2014);

b) Các quy hoạch:- Quy hoạch quảng cáo tỉnh Thái Bình;- Quy hoạch bảo tồn, phát huy tác dụng hệ thống di tích tỉnh Thái Bình;- Quy hoạch tổng thể bảo tồn các di tích liên quan đến lịch sử thời Trần ở

Thái Bình;- Quy hoạch xây dựng tượng đài danh nhân;- Quy hoạch xây dựng Trung tâm văn hóa tỉnh; - Quy hoạch khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn xã Thụy Trường huyện

Thái Thụy.c) Các dự án:- Dự án kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể tỉnh Thái Bình;- Dự án nghiên cứu, sưu tầm và phổ biến di sản văn hóa phi vật thể tỉnh

Thái Bình;- Dự án đầu tư xây dựng Khu liên hiệp thể thao tỉnh;- Các dự án đầu tư tu bổ tôn tạo di tích: + Tiếp tục thực hiện Dự án đầu tư xây dựng, tu bổ tôn tạo khu di tích đền

thờ và lăng mộ các vua Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà; + Tiếp tục thực hiện Dự án tu bổ tôn tạo lăng Thái sư Trần Thủ Độ, xã

Liên Hiệp, huyện Hưng Hà; + Dự án tu bổ tôn tạo Từ đường Lê Quý Đôn, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà; + Dự án tu bổ tôn tạo Đền Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà;

52

Page 53: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

+ Dự án đầu tư xây dựng, tu bổ tôn tạo đình, chùa, bến tượng A Sào, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ;

+ Dự án tu bổ tôn tạo đình, đền, chùa Bình Cách, xã Đông Xá, huyện Đông Hưng; + Dự án tu bổ tôn tạo đình Bình Trật, xã An Bình, huyện Kiến Xương; + Dự án tu bổ tôn tạo chùa Lãng Đông, xã Trà Giang, huyện Kiến Xương; + Dự án tu bổ tôn tạo Đồn Cả, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương; + Dự án tu bổ tôn tạo Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư; + Dự án tu bổ tôn tạo đền Côn Giang, xã Thái Hà, huyện Thái Thụy;- Dự án xây dựng hạ tầng du lịch đình Phương Cáp, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư;- Dự án xây dựng tuyến đường chạy dọc cồn cát nổi Cồn Vành;- Dự án xây dựng hạ tầng du lịch Cồn Đen;- Tiếp tục thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh (giai đoạn 2); - Dự án cải tạo, nâng cấp Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh.- Dự án xây dựng trụ sở Đoàn Ca Múa Kịch Thái Bình2. Giai đoạn 2016 đến năm 2020:Trọng tâm của giai đoạn này là:

- Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng của các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong bối cảnh tỉnh Thái Bình cơ bản trở thành một tỉnh nông thôn mới;

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa;- Hoàn thành về cơ bản việc xây dựng các thiết chế văn hóa-thể thao từ

tỉnh đến cơ sở;- Thực hiện các đề án, dự án : + Đề án thành lập Trung tâm văn hóa tỉnh; + Dự án đầu tư nâng cấp trụ sở, nhà tập Nhà hát Chèo; + Dự án cải tạo, nâng cấp Trường năng khiếu thể dục, thể thao.- Tiếp tục thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du

lịch đã được triển khai ở giai đoạn 2012 - 2015./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH

Phạm Văn Sinh53

Page 54: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

54

Page 55: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 1: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU

TT Nội dung Năm 2010 Năm

2011

Năm 2015 Năm 2020 Ghi

chúKế hoạch Thực

hiệnThựchiện

Trung ương Tỉnh Trung ương Tỉnh

LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIA ĐÌNH

1Số gia đình đạt chuẩn văn hóa 80%(1) 75% 78,2% 80%(*) 80% 85%(*) 90%

2Số cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa

90%(1) 62% 62% 70% 80%

3Số thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa

55%(1) 46% 46% 65%(**) 60% 70%(**) 70%

4Số bản sách/người trong thư viện công cộng

1,5 bản(1) 0,15 bản 0,17 bản

0,4 bản 0,8 - 01 bản (**)

0,8 bản

5Lượt tham quan di tích/người/năm

4,0 lượt(1) 0,9 lượt 1 lượt 1,5 - 2 lượt 3,0 lượt

6Lượt tham quan bảo tàng/người/năm

0,5 lượt(1) 0,23lượt 0,29 lượt 0,5 lượt 1,0 lượt

7 Lượt xem phim/người/năm 8 lượt(1) 0,34 lượt 0,4 lượt 0,7 lượt 1,0 lượt

8 Lượt xem biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp 0,8 lượt(1) 0,36 lượt 0,42 lượt 0,8 lượt 1,0 lượt

9 Hệ thống thiết chế nhà văn hóa

55

Page 56: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

- Cấp huyện, thành phố 100%(1) 100% 100% 90% (**) 100% 100% (**) 100%

- Cấp xã, phường, thị trấn 100%(1) 100% 100% 80% (**) 100% 90% (**) 100%

- Thôn, tổ dân phố 70%(1) 67,6% 71,12% 60% (**) 80% 70% (**) 100%

LĨNH VỰC THỂ DỤC, THỂ THAO

1Số người tập luyện Thể dục, Thể thao thường xuyên

25% - 30% (2)

26,6 %, 27,5% 28%* 30% 33%* 35% trở lên

2Số gia đình thể thao 15% (2) 17% 17,4% 22%* 22% 25%* 25%

3Số môn thể thao thi đấu các cấp 8 môn 9 môn 12 môn 15 môn

4Tổ chức giải thể thao cấp tỉnh 14 giải 13 giải 15 giải 20 giải

5Số câu lạc bộ, điểm, nhóm tập luyện TDTT

1.200 (2) 1.000 1.000 1.100 1.300

6Số trường đảm bảo tốt chương trình giảng dậy nội khóa theo quy định của Bộ GD ĐT

100%(3) 100% 100% 100%* 100% 100%

7Số trường thực hiện tốt chương trình ngoại khóa

70% 76,8% 45%* 80% 55-60%* 85 – 90%

8Số học sinh đạt tiêu chuẩn thể lực học sinh

85% 86,4% 75%* 90% 85-90%* 95%

9

Thể thao thành tích cao 200 huy chương (2)

169 huy chương

159 huy chương

220 huy chương trở

lên

250 huy chương trở

lênĐại hội TDTT toàn quốc Xếp

15/66 Năm 2014 xếp 14/66

Năm 2018 xếp 13/66

56

Page 57: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

đoàn đoànLĨNH VỰC DU LỊCH

1 Tổng lượt khách du lịch 410.000 lượt

khách

550.000 lượt

khách

953.500lượt khách

2.395.000 lượt khách

2 Tổng lượt khách quốc tế 6.500 6.000 15.500 45.0003 Tổng doanh thu du lịch 124 tỷ 170 tỷ tăng

13,8%/năm**2011-2015

tăng 25%/năm

tăng 12%/năm**

2016-2020 tăng 27%/năm

(*) Nguồn Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tần nhìn 2030.(**) Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ).* Nguồn Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 (Ban hành theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)** Nguồn Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Ban hành theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ).(1) Nguồn Kết luận số 10-KL/TU ngày 05/3/2004 Kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển sự nghiệp Văn hóa thông tin đến giai đoạn 2004 – 2010.(2) Nguồn Kết luận số 02-KL/TU ngày 08/12/2001 Kết luận của Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác thể dục, thể thao giai đoạn 2001 – 2005 và 2010.(3) Nguồn Quyết định số 16/2002/QĐ-UB ngày 18/3/2002 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Định hướng chiến lược công tác thể dục, thể thao giai đoạn 2001 – 2005 và 2010.

57

Page 58: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 2: QUY HOẠCH GIẢI THỂ THAO, HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CÁC CẤP.

Cấp học Nội dung Số

mônĐịnh kỳ tổ chức Tên môn Ghi

chú

Tiểu học

Giải thể thao học sinh 3 cấp (cấp trường, huyện, tỉnh)

2 1năm/lần bóng đá, điền kinh

Hội khoẻ Phù Đổng 03 cấp (cấp trường, huyện, cấp tỉnh)

8 4 năm/lần

bóng đá, điền kinh, cầu lông, bơi, bóng rổ, bóng bàn, aerobic, cờ vua

Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc

8

4 năm/lần- 2012;- 2016;- 2020.

bóng đá, điền kinh, cầu lông, bơi, bóng rổ, bóng bàn, eerobic, cờ vua

Trung học cơ

sở

Giải thể thao học sinh 3 cấp (trường, huyện, tỉnh)

6 1 năm/lần

bóng đá, điền kinh, cầu lông, bơi, bóng rổ, bóng chuyền

Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh 8 4 năm/lần

bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, bóng rổ, cầu lông, aerobic, võ, vật

Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc

4 năm/lần- 2012;- 2016;- 2020.

bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, bóng rổ, cầu lông, aeropic, võ, vật, cờ vua, bơi

Trung học phổ

thông

Giải thể thao học sinh 6 1 năm/lần

bóng đá, điền kinh, cầu lông, bơi, bóng rổ, bóng chuyền

Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh 8 4 năm/lần

bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, bóng rổ, cầu lông, aerobic, võ, vật nam

Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc

4 năm/lần- 2012;- 2016;- 2020

bóng đá, bóng chuyền, điền kinh, bóng rổ, cầu lông, aerobic, võ, vật, bơi

58

Page 59: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 3 : QUY HOẠCH CHỈ TIÊU HUY CHƯƠNG PHẤN ĐẤU TẠI CÁC GIẢI QUỐC GIA, QUỐC TẾ TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2020

ND

Năm

HC Giải quốc gia HC Giải quốc tếTổng cộng

Đẳng cấp VĐV

ĐH TDTT

TQGiải VĐ Giải trẻ Olimpic Asiads SEA Games Giải VĐ TG Giải VĐ

Châu ÁGiải VĐ

ĐNÁC. I KT

HC V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ V B Đ

2011 10 12 16 35 30 60 1 1 1 1 2 2 2 1 1 52 30 22

2012 10 12 16 38 32 60 1 2 2 2 1 1 1 52 29 23

2013 10 12 16 40 35 60 1 1 1 1 2 2 2 1 1 2 54 30 24

201411 12 16

40 35 60 1 1 1 2 2 2 1 2 2 55 30 25Vị trí 14/66

2015 11 12 16 40 35 60 1 1 2 1 2 2 2 1 2 2 56 30 26

2016 12 12 16 42 37 60 1 1 2 2 2 2 2 2 57 30 27

2017 12 12 18 45 40 60 1 2 1 1 2 2 2 2 2 2 58 31 27

201812 13 17

45 40 60 1 1 1 2 2 3 2 2 3 60 31 29Vị trí 13/66

2019 12 13 17 45 40 60 1 2 2 1 1 2 3 2 2 3 2 60 32 28

2020 13 14 17 46 45 60 1 1 2 2 3 3 2 3 3 62 34 28

59

Page 60: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 4: QUY HOẠCH VẬN ĐỘNG VIÊN CÁC MÔN THỂ THAO

THÀNH TÍCH CAO TRUYỀN THỐNG, MŨI NHỌN CỦA TỈNH

ĐẾN NĂM 2020

TTMôn Số vận động viên tài năng Ghi

chúNăm 2015 Năm 2020

Môn thể thao truyền thống1 Bóng chuyền nữ 25 40

2 Điền kinh 18 30

3 Bơi lặn 18 30

4 Vật 10 15

Môn thể thao mũi nhọn5 Đua thuyền (canoing, rowing, kayac) 16 20

6 Cầu lông 10 12

7 Karate 10 12

8 Taekwondo 8 10

9 Wushu (toulu & shansau) 15 18

10 Boxing 10 15

Tổng số: 140 202

PHỤ LỤC 5: ĐỊNH HƯỚNG SỐ VẬN ĐỘNG VIÊN CÁC TUYẾN ĐẾN NĂM 2020

Năm

VĐV năng khiếu nghiệp dư, bán tập trung do

cấp huyện, thành phố quản lý

VĐV tập trung

(gồm dự tuyển và đội tuyển

tỉnh)

VĐV tuyển tỉnh

(trong đó có VĐV đội

tuyển QG)

Đội tuyển QG tham gia thi đấu quốc

tế

2015 800 - 1.000 364 221 20

2020 1.200 - 1.500 470 271 30

60

Page 61: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 6: QUY HOẠCH VẬN ĐỘNG VIÊN CÁC MÔN THỂ THAO KHÁC

TT MônSố vận động viên tài năng

Ghi chúNăm 2015 Năm 2020

1 Bóng đá nhi đồng (U11) 15 15

2 Bóng đá thiếu niên (U13) 30 30

3 Bóng đá U15 25 25

4 Quần vợt 6 10

Tổng số: 76 80

PHỤ LỤC 7: QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ HUẤN LUYỆN VIÊN TDTT

ĐẾN NĂM 2020

TT

Môn thể thao

Số lượng Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị

2012-2015

2016-2020 2012-2015 2016-2020 2012-2015 2016-2020

Th.s Ts Th.s Ts CC TC CC TC

1 Bóng chuyền 9 9 1 1 1 7 9

2 Điền kinh 6 6 1 3 63 Bơi lặn 6 6 1 3 64 Đua thuyền 3 4 1 2 35 Cầu lông 4 4 1 1 46 Karate 3 3 1 2 37 Taekwondo 2 2 1 1 28 Wushu 3 3 2 39 Boxing 2 3 1 210 Vật 4 5 1 1 411 Bóng đá 3 5 2 1 312 Quần vợt 2 2 1 1 213 Tổng 47 52 1 11 1 25 47

61

Page 62: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 8: DỰ BÁO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TRUNG BÌNH

LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THÁI BÌNH THỜI KỲ 2012-2020

Đơn vị tính: %Phương án Loại khách 2012 - 2015 2016 - 2020

Phương án thấp

Quốc tế 19 20

Nội địa 14 15

Phương án chọn

Quốc tế 20 22

Nội địa 16 18

PHỤ LỤC 9: DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN THÁI BÌNH

THỜI KỲ 2012-2020

Phương án Hạng mục Đơn vị Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020

Phương án thấp

TỔNG SỐ LƯỢT KHÁCH ĐẾN Lượt 450.600 763.200 1.542.800

Khách

Quốc

tế

Tổng số lượt khách Lượt 7.600 15.200 37.800

Ngày lưu trú trung bình Ngày 1,2 1,3 1,4

Tổng số ngày khách Ngày 9.120 19.760 52.920

Khách

Nội

địa

Tổng số lượt khách Lượt 443.000 748.000 1.505.000

Ngày lưu trú trung bình Ngày 1,3 1,4 1,5

Tổng số ngày khách Ngày 575.900 1.047.200 2.257.500

Phương án chọn

TỔNG SỐ LƯỢT KHÁCH ĐẾN Lượt 450.600 817.800 1.876.700

Khách

Quốc

tế

Tổng số lượt khách Lượt 7.600 15.800 42.700

Ngày lưu trú trung bình Ngày 1,2 1,4 1,6

Tổng số ngày khách Ngày 9.120 22.120 68.320

Khách

Nội

địa

Tổng số lượt khách Lượt 443.000 802.000 1.834.000

Ngày lưu trú trung bình Ngày 1,3 1,5 1,7

Tổng số ngày khách Ngày 575.900 1.203.000 3.117.800

62

Page 63: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 10: DỰ BÁO NHU CẦU KHÁCH SẠN ĐẾN NĂM 2020

Phương án Nhu cầu khách sạn (số phòng) Năm 2015 Năm 2020

Phương

án thấp

Nhu cầu cho khách quốc tế 80 136

Nhu cầu cho khách nội địa 1.350 2.900

Tổng cộng 1.430 3.036

Phương

án chọn

Nhu cầu cho khách quốc tế 100 235

Nhu cầu cho khách nội địa 1.522 3.678

Tổng cộng 1.622 3.913

Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%) 60% 70%

PHỤ LỤC 11: DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH

TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị: NgườiPhương án Loại lao động Năm 2015 Năm 2020

Phương án thấp

Lao động trực tiếp trong du lịch 1.756 3.710

Lao động gián tiếp kèm theo 3.863 8.162

Tổng cộng: 5.619 11.872

Phương án chọn

Lao động trực tiếp trong du lịch 1.996 4.812

Lao động gián tiếp kèm theo 4.391 10.586

Tổng cộng: 6.387 15.398

PHỤ LỤC 12: DỰ BÁO DOANH THU XÃ HỘI

TỪ DU LỊCH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị: USDPhương án Loại doanh thu Năm 2015 Năm 2020

Phương án thấp

Tổng doanh thu 14.784.000 44.560.000

- Từ khách quốc tế 544.000 1.560.000

- Từ khách nội địa 14.240.000 43.000.000

Phương án chọn

Tổng doanh thu 15.628.000 49.160.000

- Từ khách quốc tế 620.000 2.160.000

- Từ khách nội địa 15.008.000 47.000.000

63

Page 64: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 13: DỰ BÁO CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ DU LỊCH THÁI BÌNH

THỜI KỲ 2012-2020

Đơn vị tính: triệu USD

TT Nguồn vốn 2012 - 2015 2016 - 2020

1 Vốn đầu tư hạ tầng từ NSNN (10%) 3,092 12,072

2 Vốn tích luỹ từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh (10%) 3,092 12,072

3 Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (15%) 4,638 18,108

4 Vốn đầu tư tư nhân (15%) 4,638 18,108

5 Vốn liên doanh trong nước (25%) 7,730 30,180

6 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên doanh với nước ngoài (25%) 7,730 30,180

Tổng cộng 100% 30,92 120,72

64

Page 65: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 14: QUY HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Số cán bộ Đơn vị tính

HT năm 2010

QH năm 2015

QH năm 2020

Cấp tỉnh

Tổng số nguời 395 400 400

Trongđósố

cán bộcó

trình độ

Tiến sỹ nguời 0 02 05

Thạc sỹ nguời 04 08 19

Đại học nguời 204 270 335

Cao đẳng nguời 07 24 20

Trung cấp nguời 101 70 21

Sơ cấp nguời 79 26 0

Cấp huyện

Tổng số nguời 168 168 168

Trongđósố

cán bộcó

trình độ

Tiến sỹ nguời 0 0 02

Thạc sỹ nguời 02 04 08

Đại học nguời 108 120 140

Cao đẳng nguời 06 25 10

Trung cấp nguời 47 16 08

Sơ cấp nguời 05 03 0

Cấp xã

Tổng số nguời 548 572 572

Trongđósố

cán bộcó

trình độ

Tiến sỹ nguời 0 0 0

Thạc sỹ nguời 0 0 0

Đại học nguời 24 100 200

Cao đẳng nguời 115 250 250

Trung cấp nguời 196 150 72

Sơ cấp nguời 213 72 50

65

Page 66: ỦY BAN NHÂN DÂN€¦ · Web view2017/10/27  · Tính đến năm 2010, toàn tỉnh có 26,6% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; có 17% gia đình

PHỤ LỤC 15 : NGÂN SÁCH CHI SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ, GIA ĐÌNH, THỂ DỤC THỂ THAO VÀ DU LỊCH THÁI BÌNH ĐẾN 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Dự kiến năm 2015

Dự kiến năm 2020

Tổng ngân sách chi sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch

41.000 48.000 61.750 74.962

So với tổng chi ngân sách (%)

2,36 2,26 2,35 2,50

Trong đó

chia

ra

Ngân sách cấp tỉnh

25.960 30.225 35.660 42.798

Ngân sách cấp huyện

7.500 8.500 13.570 16.284

Ngân sách cấp xã 7.540 9.275 12.520 15.880

66