Top Banner
DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI (2/10/2006) I. CÁC TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI Các chất thải được phân loại là chất thải nguy hại khi có ít nhất một trong các tính chất sau: - Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. - Dễ cháy (C): Bao gồm: + Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C. + Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. + Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa. - Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). - Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. - Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật. - Có độc tính (Đ): Bao gồm: + Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da. - Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật. II. CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐƯỢC PHÂN LOẠI THEO CÁC NGUỒN HOẶC DÒNG THẢI CHÍNH 1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than 2. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ 3. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
73

Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu...

Mar 27, 2018

Download

Documents

votruc
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI (2/10/2006)

I. CÁC TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI

Các chất thải được phân loại là chất thải nguy hại khi có ít nhất một trong các tính chất sau:- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của  phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.- Dễ cháy (C): Bao gồm:+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng  hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng  có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.+ Chất thải  rắn dễ cháy: là các chất rắn  có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện  vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa.- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc  trong trường hợp  rò  rỉ  sẽ phá huỷ  các loại vật liệu, hàng hoá và  phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.    - Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và động vật.- Có độc tính (Đ): Bao gồm:+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường  ăn uống, hô hấp hoặc qua da. + Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây  ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.- Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại  đến các hệ sinh vật.

II. CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐƯỢC PHÂN LOẠI THEO CÁC NGUỒN HOẶC DÒNG THẢI CHÍNH

1.  Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than 2.  Chất thải từ  ngành  sản  xuất hoá chất vô cơ  3.  Chất thải từ  ngành  sản  xuất hoá chất hữu cơ  4.  Chất thải từ  nhà  máy  nhiệt  điện  và  các  quá  trình  nhiệt  khác 5.  Chất thải từ  quá  trình  luyện  kim  6.  Chất thải từ  quá  trình  sản  xuất thuỷ  tinh và  vật  liệu  xây dựng  7.  Chất thải từ quá  trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác  8.  Chất thải từ quá  trình  sản  xuất, điều chế, cung ứng và sử  dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in.9.  Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy10.  Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm11.  Chất thải xây dựng  và  phá  dỡ  (kể  cả  đất  đào  từ  các  khu vực  bị  ô  nhiễm )12.  Chất thải từ các cơ sở  quản    lý  chất  thải , xử  lý  nước  thải  tập  trung, xử  lý  nước  cấp  sinh hoạt  và  công nghiệp  13.  Chất thải từ ngành y tế  và  thú  y 14.  Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản15.  Chất thải từ hoạt  động  phá  dỡ  thiết  bị , phương tiện  giao thông vận  tải  đã  hết  hạn  sử  dụng 16.  Chất thải hộ  gia đình  và  chất  thải  sinh hoạt  từ  các  nguồn  khác 17.  Dầu  thải , chất  thải  từ  nhiên liệu  lỏng , chất  thải  dung môi hữu  cơ , môi chất  lạnh  và  chất đẩy

Page 2: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

18.  Các  loại  chất  thải  bao bì , chất  hấp  thụ , giẻ  lau, vật  liệu  lọc  và  vải  bảo  vệ 19.  Các  loại  chất  thải  khác

CHÚ THÍCH:

* : Là chất thải nguy hại khi nồng độ vượt quá ngưỡng nguy hại được qui định ở các tiêu chuẩn hiện hành. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì áp dụng theo các tiêu chuẩn của EC hoặc của Mỹ với sự đồng ý của cơ quan thẩm quyền về môi trường **: Luôn là chất thải nguy hại

[1] Quá trình ổn định hoá thay đổi tính chất nguy hại của thành phần chất thải và do đó chuyển hoá chất thải nguy hại thành không nguy hại. Quá trình hoá rắn chỉ thay đổi trạng thái tập hợp của chất thải (ví dụ lỏng thành rắn), bằng cách cho các phụ gia vào mà không làm thay đổi tính chất hoá học của chất thải.[2] Một chất thải được coi là bán ổn định nếu trong quá trình ổn định hoá, các thành phần nguy hại chưa được chuyển hoá hoàn toàn thành các thành phần không nguy hại, vẫn có khả năng  phát tán ra môi trường trong các khoảng thời gian ngắn, trung hoặc dài hạn.[3] Các linh kiện từ thiết bị điện, điện tử, có thể bao gồm tụ điện và pin/ắc quy  được xem là  nguy hại công tắc thuỷ ngân, thuỷ tinh từ ống phóng catốt và các loại thuỷ tinh hoạt tính khác được xem là nguy hại.[4] Trong mục này, các kim loại chuyển tiếp gồm: scandi, vanadi, mangan, coban, đồng, ytri, niobi, hafni, vonfram, titan, crom, sắt, nicken, kẽm, zirconi, molybden và tantan. Việc phân loại các chất nguy hại sẽ quyết định  kim loại chuyển tiếp và hợp chất của kim loại chuyển tiếp nào là nguy hại.

Theo thống kê, tại Việt Nam, tổng lượng chất thải rắn thải ra môi trường mỗi năm là 12,8 triệu tấn, trong đó chỉ tính riêng các đô thị loại IV trở lên chiếm tới 54%.

Trong khi đó, tỷ lệ thu gom rác thải trung bình chỉ đạt 80%, trong đó số được tái chế là 10% còn hầu hết rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Bộ Xây dựng cho biết, tiến trình đô thị hóa nhanh và dòng người ngày càng tập trung về các đô thị khiến Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là tại khu vực đô thị.

Để giải quyết vấn đề này, thời gian gần đây việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị đã được xã hội hóa mạnh mẽ. Điển hình là nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn với công nghệ phù hợp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công ở tại Việt Nam.

Đáng chú ý là một số công nghệ như tái chế chất thải; chế biến rác thành phân vi sinh, thành nhiên liệu đốt cho các làng nghề; đốt phát điện; thu gom khí gas trong các bãi chôn lấp rác để phát điện.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang cho biết, việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm đất đai, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Hiện nay, nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn với công nghệ mới tại các địa phương đã được cấp “Chứng chỉ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính” (CER) thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM).

Cũng theo Thứ trưởng Cao Lại Quang, nước thải trong đô thị cũng là những thách thức không nhỏ. Chỉ tính riêng Hà Nội, tổng lượng nước thải là 500.000m3 mỗi ngày, trong khi đó chỉ có 8 - 10% được xử lý

Page 3: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

thông qua 4 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất 48.000m3/ngày.

Vì vậy, ngoài những nỗ lực tìm kiếm nguồn lực để xây dựng, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước thải trong các đô thị, Việt Nam phải tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những giải pháp công nghệ hiệu quả, phù hợp.

Hiện nay, một số giải pháp công nghệ hiệu quả để xử lý nước thải tập trung hoặc phân tán đang được triển khai ở các đô thị và khu công nghiệp thông qua các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, vốn hỗ trợ phát triển ODA và vốn của các doanh nghiệp./.

Chất thải rắn: Mối hiểm nguy rình rập

Nếu không được xử lý đúng cách, những loại chất thải do con người tống ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống...

Mỗi ngày TPHCM thải ra khoảng 5.000 đến 6.000 tấn chất thải sinh hoạt. Nhiều người chủ quan với những vật dụng trong gia đình, văn phòng, cơ quan, khi chúng hết hạn dùng hoặc hư hỏng thì vứt bừa bãi hoặc đổ xuống các cống thải không đúng quy định. Nhưng họ không biết những hành động đó cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người khác.

Có thể chứa chất độc

Theo kỹ sư Nguyễn Quốc Thái, Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, không chỉ rác công nghiệp, rác y tế có những chất độc hại mà rác sinh hoạt cũng có nguy cơ cao. Kỹ sư Thái cho biết, nhiều thành phần trong các loại rác sinh hoạt như mực viết, bút bi, dầu máy... cũng dễ gây độc cho người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa những kim loại nặng (như chì, thủy ngân...); pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken... Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên những ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại đối với người dùng. Nhưng ông Thái cho biết, khi các thành phần nguy hại có trong chất thải tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại hoặc nhiễm vào thực phẩm sẽ gây ngộ độc.

Gây bệnh và hủy hoại môi trường

Page 4: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Theo các nhà quản lý môi trường, các chất độc trong chất thải rắn rất dễ bị... rò rỉ nếu không tuân theo một quy trình phân loại và xử lý rác nghiêm ngặt. Chẳng hạn như rác y tế, sau khi thải ra phải được bỏ vào túi, đựng vào thùng quy định, sau đó được bảo quản ở phòng lạnh. Bảo quản ở phòng lạnh trước khi đem xử lý là yêu cầu bắt buộc của rác thải y tế, vì rác thải y tế dễ làm lây lan các bệnh truyền nhiễm cho người và môi trường.

Hiện nay, TPHCM dẫn đầu về chất thải y tế và công nghiệp với khoảng 1.200 tấn/ngày. Kỹ sư Thái giải thích: Trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa một lượng lớn tác nhân vi sinh gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua da, đường hô hấp, đường tiêu hóa... Ngoài ra, trong chất thải công nghiệp có nhiều chất có thể dẫn đến bệnh ung thư, như các chất có gốc clo, hợp chất hữu cơ chứa benzen, các dung môi, amiang (trong sản xuất công nghiệp và xây dựng)... nếu không xử lý triệt để sẽ là tác nhân của rất nhiều bệnh như ung thư phổi, ung thư biểu mô, ung thư bàng quang, ung thư máu...

Không chỉ tác động có hại trực tiếp lên sức khỏe của con người, về lâu dài nếu chất thải rắn chứa các thành phần nguy hại bị xả vào môi trường sẽ hủy hoại cả môi trường sống và... có thể ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, cho biết các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. “Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng”. Theo bà Hương, nếu sống bằng nguồn nước và thức ăn nhiễm độc đó, động vật và con người cũng mang theo mình nhiều chất độc hại. “Khâu truyền độc chất trung gian này con người rất khó kiểm soát. Nếu chúng ta không biết thương môi trường, chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả mà nó mang lại”- thạc sĩ Hương nói.

18 nguồn thải nguy hại

Quy định 32 của Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, những chất thải được thải ra từ 18 nguồn thải sau đây được cho là chất thải nguy hại: dầu khí và than; sản xuất hóa vô cơ; sản xuất hóa hữu cơ; nhiệt điện; luyện kim; sản xuất vật liệu xây dựng; tạo hình kim loại; sản xuất các vật liệu che phủ; chế biến gỗ, giấy; chế biến da, lông và dệt nhuộm; xây dựng; tái chế chất thải, xử lý cấp nước; y tế và thú y; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; thiết bị - phương tiện giao thông; chất thải hộ gia đình; dầu thải từ nhiên liệu lỏng; chất thải bao bì...

Nguy cơ ô nhiễm chất thải rắn ngành điện tử

ND - Hiện nay, các kim loại được sử dụng cho ngành sản xuất điện tử được đánh giá là có nhiều chất có độc tính cao. Ngoài các thành phần hữu cơ polyme, các kim loại nặng, kim loại bán dẫn còn có các chất As, Se, Sb, Hg... Do đó, chất thải rắn của ngành điện tử được cho là một trong số những chất thải nguy hại cho môi trường sinh thái và đời sống con người.

Theo các chuyên gia, nếu chất thải của ngành này không được thu gom và xử lý triệt để sẽ phát tán ra môi trường và gây hậu quả không thể lường hết; đồng thời, việc xử lý cũng vô cùng khó khăn, tốn kém. Theo số liệu tổng kết mới đây, tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp ở Hà

Page 5: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Nội hiện nay khoảng 74.652 tấn/năm. Trong đó chất thải rắn ngành điện, điện tử là khoảng 1.066 tấn/năm. Các loại chất thải rắn phát sinh chủ yếu là bìa các-tông, xốp, plastic, gỗ, găng tay, bo mạch hỏng, linh kiện hỏng, chân linh kiện, bùn thải chứa kim loại nặng từ các nhà máy, các trạm xử lý nước thải... Các loại chất thải này hiện do các công ty tự thu gom xử lý theo các phương pháp khác nhau. Phần rác thải không thể tái chế hoặc sử dụng được và các loại chất thải điện tử phát sinh từ người sử dụng, công ty môi trường đô thị Hà Nội thu gom xử lý riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều phần rác thải điện tử được những người thu mua phế liệu tự đốt lấy phần lõi đồng, sắt bên trong. Việc làm này gây phát tán những nguồn khí độc trực  tiếp ra môi trường...

Vấn đề xử lý nguồn chất thải rắn ngành điện tử được đặt ra một cách nghiêm trọng bởi không giống như những loại chất thải thông thường khác, đa số các kim loại và hợp chất có trong chất thải rắn điện tử đều có khả năng gây rối loạn quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, gây ra những khuyết tật trong tế bào và cơ thể sống dẫn đến có thể mắc một số bệnh như ung thư, viêm nhiễm, rối loạn nội tiết. Nếu con người bị nhiễm độc thủy ngân có thể mắc một số chứng bệnh như đau bụng, nôn mửa, thiếu máu. Khi nhiễm độc a-sen liều cao có thể dẫn đến tử vong, nhiễm liều thấp nhưng tích tụ lâu ngày có thể mắc các bệnh nan y như ung thư.

Các thành phần chính trong chất thải rắn ngành điện tử như các kim loại, các hợp kim và hợp chất khi để ở trạng thái bị cô lập chúng rất bền vững, nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với không khí, độ ẩm, ánh sáng sẽ xảy ra các phản ứng hóa học làm cho chúng có thể dễ dàng hòa tan trong nước và không khí. Ngoài một số các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, tạo mùi, giúp chúng ta có thể dễ dàng phát hiện bằng cảm quan để phòng tránh, còn lại đa số các độc tố trong chất thải rắn ngành điện tử là không mùi, không vị khiến cho việc phát hiện, đề phòng càng trở nên khó kiểm soát.

Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam PGS, TS Nguyễn Ðức Khiển cho biết: Hiện nay các công nghệ để xử lý triệt để các chất thải này cũng yêu cầu kỹ thuật rất cao. Do đó, việc quan trọng chúng ta cần làm là phải có biện pháp quản lý, thu gom, xử lý cẩn thận và chặt chẽ ngay từ đầu. Nếu không hậu quả sau này sẽ vô cùng nghiêm trọng. Ðặc biệt, trong những năm gần đây, các sản phẩm điện tử trôi nổi ngoài thị trường cũng được sử dụng và buôn bán với số lượng lớn và ngày càng tăng.

Cũng theo PGS, TS Nguyễn Ðức Khiển, mặc dù chất thải rắn ngành điện tử có chứa nhiều chất độc hại song trong đó cũng có nhiều kim loại quý hiếm được sử dụng. Do đó, việc cần làm là phải có biện pháp xử lý hợp lý để vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường lại vừa tận dụng được các kim loại này. Muốn làm được như vậy, trước hết chúng ta cần phải xây dựng các công cụ pháp lý quản lý chất thải điện tử. Xây dựng các tiêu chuẩn áp dụng cho việc phân loại, lưu chứa, thu gom, vận chuyển các chất thải rắn. Các tiêu chuẩn này cũng quy định về việc giảm thiểu và tái chế chất thải.

Nhằm xử lý triệt để ngay từ đầu, chúng ta cũng cần có các cơ sở tái chế, xử lý rác thải điện tử tập trung. Ðơn vị tái chế phải có đủ năng lực về công nghệ chuyên môn, máy móc thiết bị... Bên cạnh đó, phải chú ý cả khâu tái thu hồi kim loại và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình tái chế. Khi có được một hệ thống thu gom và xử lý hợp lý mới có thể hạn chế được những nguy cơ từ chất thải rắn ngành điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống nói chung.

Page 6: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Ô nhiễm do chất thải rắn Cập nhật lúc 09:39, Thứ Tư, 30/11/2005 (GMT+7),(VietNamNet) – Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí… Thông điệp trên đưa ra tại “Diễn đàn Quốc gia về sức khỏe môi trường” do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào ngày 29/11. Nhiều tham luận đề ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa và kiểm sóat tác động của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng. Cục Y tế dự phòng Việt Nam đưa ra khuyến cáo, ô nhiễm môi trường tại nước ta đã gia tăng mứa độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến yếu tố môi trường bị ô nhiễm. 

Chất thải đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng động, đặc biệt nghiêm trọng ở những bãi chôn lấp rác,... Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo đánh giá của chuyên gia, trong các loại chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động.  Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Tại các đô thị này, tuy chỉ chiếm tỉ lệ 24% dân số cả nước, nhưng lại

Page 7: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm, chiếm gần 50% tổng lượng chất thải sinh họat cả nước. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, ngày càng kéo tỷ lệ bệnh nhân có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường ngày càng cao. Ngoài ra, một trong những tác động lên môi trường và sức khỏe cộng động là việc lạm dụng các sản phẩm hóa học… Bộ TN&MT đề nghị cần sớm xây dựng và phát triển hệ thống giám sát, đánh giá và thống kê ảnh hưởng xấu của các yếu tố môi trường lên sức khỏe người dân. Đặc biệt, ưu tiên xử lý các loại hóa chất độc hại, bảo vệ nguồn nước ngầm và nước uống, tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân dân sống tại vùng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm, suy thóai môi trường.

Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Thuật ngữ chất thải rắn được sử dụng trong tài liệu này là bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng ... Tài liệu này đặc biệt quan tâm đến chất thải rắn đô thị, bởi vì ở đó sự tích luỹ và lưu toàn chất thải rắn có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người.

Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình và thải ra các chất thải rắn.Khi ấy, sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi vì mật độ dân cư còn thấp. Bên cạnh đó diện tích đất còn rộng nên khả năng đồng hoá các chất thải rắn rất lớn, do đó đã không làm tổn hại đến môi trường. Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, làng, cụm dân cư thì sự tích lũy các chất thải rắn trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Thực phẩm thừa và các loại chất thải khác bị thải bỏ bừa bãi khắp nơi trong các thị trấn, trên các đường phố, trục lộ giao thông, các khu đất trống đã tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của các loài gậm nhấm như chuột ... Các loài gậm nhấm là điểm tựa cho các sinh vật ký sinh như là bọ chét sinh sống và phát triển.Chúng là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch.Do không có kế hoạch quản lý chất thải rắn nên các mầm bệnh do nó gây ra đã lan truyền trầm trọng ở Châu Âu vào giữa thế kỷ 14.

Mãi đến thế kỷ 19, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mới được quan tâm.Người ta nhận thấy rằng các chất thải rắn như thực phẩm dư thừa phải được thu gom và tiêu huỷ hợp vệ sinh thì mới có thể kiểm soát các loài gặm nhấm, ruồi, muỗi cũng như các vectơ truyền bệnh. Mối quan hệ giữa sức khoẻ cộng đồng với việc lưu trữ, thu gom và vận chuyển

Page 8: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

các chất thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng cho thấy các bãi rác không hợp vệ sinh, các căn nhà ổ chuột, các nơi chứa thực phẩm thừa… là môi trường thuận lợi cho chuột, ruồi, muỗi và các vectors truyền bệnh sinh sản, phát triển. Việc quản lý chất thải rắn không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).Ví dụ các bãi rác không hợp vệ sinh đã làm nhiễm bẩn các nguồn: nước mặt, nước ngầm bởi nước rỉ rác, gây ô nhiễm không khí bởi mùi hôi. Kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy gần 22 căn bệnh của con người liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý.

Xã h i hóa thu gom, v n chuy n và x lý rácộ ậ ể ử[25/04/2010, 19:15 (GMT+7) | 0 ý kiến]

UBND TP Cần Thơ đã giao cho Sở Xây dựng TP Cần Thơ xây dựng Đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020”. Đề án này đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các sở, ngành và các địa phương...

*THU GOM RÁC THẢI CHƯA TRIỆT ĐỂ

Theo đánh giá của Sở Xây dựng TP Cần Thơ, cùng với sự phát triển của thành phố, chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng. Ước tính toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp (khoảng 63% vào năm 2008, đến năm 2009 tỷ lệ này nâng lên không đáng kể), lượng rác còn lại được người dân thải vào các ao, sông, rạch... Năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn chung khá tốt; nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành (Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh...) việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, các quận trung tâm thành phố như: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ô Môn đang hợp đồng với Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơ thu gom rác. Tổng lượng rác công ty này thu gom cao nhất là 450 tấn/ngày. Rác thải do Công ty Công trình đô thị thu gom ở 3 quận (Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy) được đem đổ tập trung tại Bãi rác Tân Long (ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang). Riêng rác thu gom ở quận Ô Môn được đổ tại bãi rác tạm trên địa bàn quận. Ở huyện Phong Điền, hiện lượng rác thu gom hàng ngày chỉ khoảng 0,95 tấn, còn lại 51,55 tấn rác/ngày chưa được thu gom và xử lý. Quận Thốt Nốt có lượng rác phát sinh hàng ngày là 41,5 tấn và tỷ lệ thu gom cũng chỉ khoảng 60%. Huyện Vĩnh Thạnh lượng rác phát sinh hàng ngày khoảng 5 tấn và tỷ lệ thu gom hiện nay là khoảng 40%.

Đối với chất thải rắn ở khu công nghiệp, Ban Quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TP Cần Thơ phối hợp với Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơ bố trí trạm lưu trữ, vận hành thử nghiệm thiết bị đốt rác nguy hại tại Khu công nghiệp Trà Nóc 1 và 2 để xử lý rác thải. Đối với chất thải rắn y tế, thành phố có 11 bệnh viện đa khoa, 8 bệnh viện chuyên khoa, 2 trường đào tạo nghiệp vụ y tế... với lượng rác phát sinh hàng ngày khoảng 2,42 tấn. Khối lượng chất thải rắn y tế tại các bệnh viện công lập và 2 bệnh viện tư nhân được thu gom và xử lý theo quy định; một số bệnh viện trang bị lò xử lý rác, phần lớn các bệnh viện xử lý rác tại lò đốt rác của Bệnh viện

H

Page 9: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Tuy nhiên, do chưa quản lý chặt chẽ rác thải y tế của các cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ như: nhà thuốc, phòng mạch tư... nên rác thải y tế vẫn trộn lẫn với rác sinh hoạt...

*CẦN NHANH CHÓNG XÃ HỘI HÓA

Theo Sở Xây dựng TP Cần Thơ, xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn để phấn đấu đạt tới mục tiêu 100% rác sinh hoạt được thu gom và xử lý hợp vệ sinh, 100% chất thải công nghiệp và rác thải nguy hại được thu gom và xử lý, đến năm 2015 thực hiện hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố và 100% chất thải y tế được xử lý đúng qui định...

Dự thảo Đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020” được chia ra làm 2 giai đoạn thực hiện. Trong đó, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 sẽ tăng cường công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp-độc hại; xây dựng và đưa vào vận hành các trạm trung chuyển rác tại các quận, huyện; quy hoạch quản lý chất thải rắn. Đồng thời, triển khai xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Phước Thới (quận Ô Môn) với qui mô 47 ha, công suất 700-1.000 tấn/ngày; xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh tạm thời qui mô 20 ha (trong thời gian nhà máy xử lý chất thải rắn xây dựng và sau khi bãi rác Tân Long lấp đầy, đóng cửa); xây dựng khu xử lý rác thải y tế tập trung... Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, phân loại rác thải tại nguồn; xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn... Dự thảo đề án cũng dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2015 khoảng 754 tấn/ngày, đến năm 2020 khoảng 870 tấn/ngày. Kinh phí dự kiến thực hiện đề án là hơn 1.150 tỉ đồng, trong đó ngân sách thành phố hơn 100 tỉ đồng, vốn vay ODA 150 tỉ đồng và còn lại 900 tỉ từ các doanh nghiệp đầu tư...

Tại cuộc họp góp ý Đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020” mới đây, các sở, ngành và các quận, huyện đã có nhiều đóng góp thiết thực để Sở Xây dựng hoàn thiện đề án. Ông Đỗ Ngọc Bắc, Phó Giám đốc Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơ, nói: “Công ty rất ủng hộ đề án này, bởi vì hiện nay Công ty Công trình đô thị không thể đảm đương thu gom, vận chuyển, xử lý hết lượng rác thải của thành phố. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động này, đề án phải có giải pháp tài chính sao cho các đơn vị tham gia phải từ hòa vốn đến có lời, để các doanh nghiệp có điều kiện tái đầu tư, vì phương tiện thu gom và vận chuyển rác phải đầu tư lớn nhưng thời gian sử dụng mau hư hỏng. Đồng thời, Nhà nước nên đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển rác và thu phí các đơn vị sử dụng các trạm này (kinh phí xây dựng các trạm trung chuyển rất lớn). Mục tiêu của đề án phải làm giảm chi phí cho Nhà nước, nhưng đồng phải cũng phải tăng cường chất lượng phục vụ vệ sinh môi trường...”.

Nhiều ý kiến khác của các đại biểu cho rằng, việc phân kỳ đề án với giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 chỉ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 mới tập trung xã hội hóa là chưa phù hợp. Cần phải sớm triển khai xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố hiện nay, hướng tới thu gom và xử lý triệt để rác thải trên địa bàn thành phố, đảm bảo vệ sinh môi trường lâu dài, bền vững. Ngoài ra, đề án phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia; thành phố cũng nên có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực này. Có như vậy mới

Page 10: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố trong thời gian tới...

Những ý kiến đóng góp sẽ được Sở Xây dựng tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện đề án. Hy vọng rằng Đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020” sớm được UBND thành phố phê quyệt, để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác trên địa bàn thành phố hoàn thiện hơn trong những năm tới...

Kế hoạch quản lý chất thải rắn ở TPHCM năm 2004-2005

Nhằm nâng cao năng lực và từng bước hoàn thiện hệ thống Quản lý chất thải rắn tại TPHCM, nâng cao chất lượng vệ sinh đô thị trên toàn địa bàn thành phố, đặc biệt vào năm cao điểm 2004 (được chọn là năm Môi trường và Cải cách hành chính), từ đầu tháng 10 – 2003, Phòng Quản lý Chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu và soạn thảo bản kế hoạch (lộ trình) quản lý chất thải rắn ở TPHCM giai đoạn 2004-2005 và định hướng đến năm 2010. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã trình bày bản kế hoạch này trước thường trực UBND TPHCM vào tháng 12-2003.Dưới đây là nội dung tóm tắt và các mục tiêu cụ thể của kế hoạch quản lý chất thải rắn TPHCM năm 2004-2005 (giai đoạn trước mắt).       Nội dung của bản kế hoạch bao gồm các chương trình và các mục tiêu cụ thể cần đạt được khi triển khai thực hiện. Các nội dung chính bao gồm:                  Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp và y tế)-         Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt thải ra hàng ngày tại tất cả các quận huyện. Để thực hiện tốt công tác này, ngoài cơ quan thực hiện chính là Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng Quản lý chất thải rắn) còn đòi hỏi sự tham gia của một số lượng lớn nhân sự tại các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu cũng như sự hợp tác tích cực của Công ty Môi trường đô thị và tất cả các công ty dịch vụ công ích quận huyện. Hiện tại, Phòng Quản lý chất thải rắn đã lên kế hoạch triển khai điều tra khảo sát để thu thập số liệu về chất thải rắn tại 24 quận huyện với sự phối hợp của các trường Đại học Bách khoa, Khoa học Tự nhiên, Nông lâm… Các số liệu thu thập được sẽ là cơ sở để dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh trong tương lai. -         Quy hoạch các bô, trạm trung chuyển rác (kết hợp với dự án do ADB tài trợ). Đây là công việc hết sức quan trọng, giúp cho thành phố lựa chọn và xây dựng các bô, trạm trung chuyển rác với địa điểm, quy mô và số lượng hợp lý hơn so với hiện tại.-         Quy hoạch khu liên hợp tái sinh, tái chế và xử lý chất thải rắn đô thị với mục tiêu đến năm 2015 thì tỷ lệ chế biến compost là 50%, tái chế 20%, đốt rác thành điện 10% và chôn lấp 10%.-         Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn (công nghiệp và y tế) thải ra của 23.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 800 nhà máy và 12 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, 1 khu công nghệ cao, 59 bệnh viện, 400 trung tâm y tế, 5.140 phòng khám tư nhân và khoảng 6.970 nhà thuốc. Công tác này cũng đòi hỏi sự tham gia và phối hợp của nhiều đơn vị liên quan và bước triển khai cũng tương tự như đối với chất thải rắn sinh hoạt.-         Quy hoạch vị trí các bãi chôn lấp (khu liên hợp xử lý chất thải rắn).Xây dựng hệ thống quản lý (nhân sự, chính sách, quy định …) và hệ thống giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

Page 11: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Mục tiêu cần đạt được: quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp và y tế) phải hoàn thành báo cáo và trình UBND thành phố phê duyệt vào cuối tháng 9-2004.       Chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn  -         Xây dựng hệ thống phí và thu phí quản lý chất thải rắn (bao gồm phí thu gom, tồn trữ, trung chuyển, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn) trên cơ sở khoa học và mang tính xã hội cao.-         Xây dựng hồ sơ đấu thầu cho các quận huyện và các thành phần tư nhân tham gia thực hiện tất cả các quy trình trong hệ thống quản lý.-         Xây dựng hệ thống quản lý hành chính đồng bộ.-         Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và mọi tổ chức đoàn thể xã hội tham gia vào giám sát hệ thống quản lý chất thải rắn.

Mục tiêu cần đạt được: chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn phải hoàn thành báo cáo và trình UBND thành phố phê duyệt vào cuối tháng 9 – 2004.

 Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn

-         Thực hiện triển khai thí điểm tại bốn quận 1,4,5,10. Trong đó, quận 5 đã thực hiện tại phường 12 và trường phổ thông trung học Hùng Vương (1998-1999)-         Phân loại chất thải rắn thành hai thành phần (hữu cơ và vô cơ).-         Xây dựng trạm phân loại tập trung tại Gò Cát hoặc Đa Phước phục vụ cho bốn quận thí điểm.-         Xây dựng nhà máy chế biến compost.-         Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho tái sinh tái chế.

Mục tiêu cần đạt được: chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn phải hoàn thành việc phân loại cơ bản chất thải rắn thành hai thành phần (hữu cơ và vô cơ) trong thời gian từ tháng 1-2004 đến tháng 12-2005 tại bốn quận thí điểm, song song hoàn chỉnh hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý theo công nghệ phân loại chất thải rắn tại nguồn.      Bên cạnh các chương trình lớn cần thực hiện trên, kế hoạch quản lý chất thải rắn thành phố năm 2004-2005 còn nêu ra các nội dung và mục tiêu đối với việc hoàn thiện hệ thống quản lý và hệ thống công nghệ công trình, cụ thể như sau:                  Đối với hệ thống quản lý-         Bổ sung và hoàn thiện chính sách, quy chế, quy định và các quy trình quản lý. Thời gian thực hiện từ tháng 1-2004 đến tháng 6-2004 và hoàn thiện hàng năm.-         Nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách thực hiện các chương trình tuyên truyền, cổ động dưới mọi hình thức như phát hành tờ bướm, băng rôn, biểu ngữ… với nội dung nhằm nâng cao ý thức của người dân thành phố trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, toàn dân tham gia công tác quản lý chất thải rắn, xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp. Thời gian tổ chức các đợt tuyên truyền vào các ngày lễ lớn trong năm như 30-4, 1-5, 5-6, 2-9… Công việc này đòi hỏi sự kết hợp của các sở ban ngành và nhất là sự tham gia và ủng hộ của các tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố.-         Tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn về nghiệp vụ quản lý chất thải rắn cho các cơ quan và đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị, các công ty dịch vụ công ích,

Page 12: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

các tổ tài nguyên môi trường tại quận huyện và một số đối tượng khác. Hàng năm tổ chức từ 6-12 lớp đào tạo và tập huấn (30người/lớp/1-2 tuần).

 Đối với hệ thống công nghệ công trình

-         Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 1.000m3/ngđ với công nghệ hóa học kết hợp hệ thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (tạm thời) (Dự án 1) trong năm 2004.-         Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 800m3/ngđ với công nghệ sinh học kết hợp công nghệ lọc màng hoặc hệ thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (lâu dài) (Dự án 2) trong năm 2004.-         Đổi mới công nghệ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp trong năm 2004.-         Duyệt và xây dựng hai bãi chôn lấp Đa Phước và Phước Hiệp (giai đoạn 2) trong năm 2004.-         Hoàn thành và xét duyệt dự án khả thi Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tân Thành (Thủ Thừa – Long An) trong năm 2004.-         Nghiên cứu dự án xây dựng hai nhà máy chế biến compost và  sản xuất phân hữu cơ có công suất 1.000tấn/ngày tại Phước Hiệp (Củ Chi), Đa Phước và chương trình nghiên cứu ứng dụng đầu ra phân compost cho nông nghiệp.-         Hoàn thành thủ tục và xây dựng Trạm đốt rác y tế công suất 500kg/ngđ tại xã Linh Xuân trong năm 2004.-         Hoàn thành thủ tục và xây dựng Trạm xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tại Linh Xuân trong năm 2005.-         Lập dự án khả thi xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp (kể cả chất thải nguy hại) trong năm 2005.-         Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng các bãi chôn lấp (nước, không khí, sụt lún…) phục vụ công tác quản lý và đào tạo trong năm 2004.

Với khối lượng công việc to lớn được nêu ra trong bản kế hoạch Quản lý chất thải rắn TPHCM năm 2004-2005, nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở ban ngành thành phố, các đơn vị và tổ chức liên quan cũng như được sự chỉ đạo xuyên suốt của UBND thành phố và đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của toàn thể người dân sinh sống tại TPHCM. Có như vậy, bản kế hoạch mới có thể thực hiện thành công và thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt.

Chúng ta hãy tin tưởng rằng với nội dung “Kế hoạch Quản lý chất thải rắn TPHCM năm 2004-2005” hệ thống quản lý chất thải rắn hiện tại sẽ từng bước được hoàn thiện và sẽ phát huy ưu điểm trong quá trình vận hành, đáp ứng được lòng mong mỏi của lãnh đạo và toàn thể nhân dân TPHCM, để thành phố luôn xứng đáng với tầm vóc là một trung tâm thương mại, khoa học kỹ thuật, dịch vụ.. và thực sự là một thành phố sạch, xanh, đẹp của cả nước.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI CHO CÁC KHU, CỤM TUYẾN DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

KS. Nguyễn Dương Quỳnh - Phòng QLCN và ATBX

Sở Khoa học và Công nghệ An Giang

 

Page 13: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Nhu cầu xử lý rác thải

Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng. Đối với các khu, cụm tuyến dân cư như ở các xã trên địa bàn các huyện của tỉnh An Giang, việc lựa chọn mô hình xử lý rác cho phù hợp và ít tốn kém lại càng khó khăn hơn.

Để thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý rác thải, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân 9 huyện trong tỉnh triển khai mô hình "Chuyển giao mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn". Mô hình đã thực hiện ở các huyện Tịnh Biên, Châu Thành, đang thực hiện ở các huyện Châu Phú, Thoại Sơn và sẽ triển khai ở 5 huyện còn lại từ nay đến năm 2010. Kết quả thực hiện mô hình sẽ góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện mỹ quan và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư, đồng thời tạo điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, thu gom xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, hiện nay các mô hình này chỉ mới quản lý và xử lý rác thải ở mức độ giới hạn, để giải quyết triệt để rác thải ở các khu, cụm tuyến dân cư trong thời gian tới, cần áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý chất thải triệt để và hoàn chỉnh hơn.

Một số công nghệ xử lý rác thải có thể ứng dụng cho An Giang

Để xử lý rác thải, phương pháp đơn giản nhất là chôn rác, thế nhưng, với lượng rác thải ngày càng tăng, không dễ gì tìm được những khu đất đủ rộng để chôn rác. Hơn nữa, đem rác đi chôn là một việc làm bất đắc dĩ vì những hậu quả lâu dài của nó khó mà lường hết được như: ô nhiễm nguồn nước ngầm do nước rác rò rỉ thấm xuống, phát sinh các khí độc hại, chi phí cao cho việc chống rò rỉ và xử lý khí thải… Một số nhà máy chế biến phân bón từ rác thải đã hình thành nhưng xem ra những sản phẩm phân bón vi sinh còn khó tiêu thụ vì nông dân chưa quen sử dụng các loại phân bón này…

Gần đây, với sự tập trung đầu tư nghiên cứu, một số công nghệ mới xử lý rác thải đạt hiệu quả cao đã ra đời:

* Công nghệ xử lý nhiệt phân rác đô thị (công nghệ Entropic) của công ty Entropic Energy:

So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý

Page 14: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sản sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý rất cao. Công ty Entropic Energy cũng đề xuất một mô hình nhà máy xử lý rác phù hợp với thành phố Hồ Chí Minh với công suất xử lý: 6.400 tấn rác/ngày, sản phẩm chính thu được là 1.500 tấn than tổng hợp, nếu xây dựng luôn một nhà máy phát điện kèm theo sử dụng hết chỗ than này thì sẽ cho ra một lượng điện năng là 150 MW/ngày. Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm phụ khác như nhiên liệu tái sinh, nước, khí hydro, dầu nặng, nhẹ… Đây là một trong những công nghệ tiên tiến của thế giới trong việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, nhưng còn ở quy mô lớn và là một trong những mục tiêu áp dụng phát triển bền vững cho các đô thị đông dân cư, chưa áp dụng được ở các khu, cụm tuyến dân cư quy mô vừa và nhỏ.

 * Xử lý rác thải theo phương pháp 3R (viết tắt từ tiếng Anh, 3R là Reduce/Giảm thiểu - Reuse/Tái sử dụng - Recycle/Tái chế): Hà Nội đang thực hiện và chính thức trở thành một trong 4 thành phố ở châu Á triển khai. Trong vòng 3 năm (từ 2007 đến 2009), cơ quan phát triển Nhật Bản (JICA) sẽ tài trợ 3 triệu USD cho Hà Nội để thực hiện dự án tại 4 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa; sau đó sẽ nhân rộng ra toàn thành phố. Theo tính toán của JICA, nếu thực hiện tốt mô hình 3R, mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác. Phương pháp thực hiện là rác sẽ được phân loại tại nguồn, rác vô cơ và rác hữu cơ được tách riêng và phấn đấu đến năm 2010 sẽ tận dụng được 30% rác. Những loại rác hữu cơ đã và đang được sử dụng làm phân bón. Các loại rác như ni-lông, bìa giấy loại, nhựa... sẽ được tái chế để dùng làm nguyên liệu. Còn các loại rác vô cơ khác được tái chế thành vật liệu xây dựng nhẹ cấp thấp được dùng cho các công trình cảnh quan đô thị. Như vậy, phần rác cần chôn lấp sẽ giảm đi…”

Trên thế giới, việc tái chế và tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ rác đã được làm từ lâu, mang lại hiệu quả cả về môi trường lẫn kinh tế. Tại các nước phát triển, mỗi gia đình đều tự giác phân loại rác thải thành hữu cơ, vô cơ và rác tái chế… theo quy định nhằm thuận lợi cho việc tái chế và xử lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề tưởng chừng đơn giản này hầu như chưa được thực hiện.

Page 15: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

*

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP YẾM KHÍ TUỲ NGHI A.B.T (ANOXY BIO TECHNOLOGY):

                                       

Sơ đồ công nghệ :

- Nguyên lý hoạt động:

Rác tại các điểm tập kết trong thành phố được xử lý mùi hôi bằng chế phẩm sinh học, sau đó đưa vào hầm ủ, trước khi đưa rác vào, hầm ủ có phun chế phẩm sinh học và chất phụ gia sinh học. Rác tại các điểm tập kết đưa về sân xử lý không cần phân loại cho vào hầm ủ, quá trình thực hiện có phun và trộn chế phẩm sinh học, dùng bạt phủ kín hầm và ủ trong thời gian 28 ngày; trong thời gian ủ cứ 3 ngày mở bạt kiểm tra, phun bổ sung chế phẩm sinh học lên bề mặt. Sau 28 ngày tiến hành đưa rác lên phân loại rác, các thành phần phi hữu cơ xử lý riêng, mùn hữu cơ được chế biến thành phân hữu cơ sinh học.

- Đặc điểm công nghệ:

Ưu điểm:

+ Tái chế các chất không phân hủy thành những vật liệu có thể tái sử dụng được.

+ Không tốn đất chôn lấp chất thải rắn.

+ Không có nước rỉ rác và các khí độc hại, khí dễ gây cháy nổ sinh ra trong quá trình phân hủy hữu cơ do đó không gây ô nhiễm môi trường.

Page 16: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

+ Không phân loại ban đầu, do đó không làm ảnh hưởng đến công nhân lao động trực tiếp.

+ Thiết bị đơn giản, chi phí đầu tư thấp.

+ Vận hành đơn giản, chi phí vận hành thường xuyên không cao.- Phạm vi áp dụng:

Có thể áp dụng cho nhiều quy mô công suất khác nhau, có thể áp dụng ở các khu vực nông thôn, thành thị. Khu xử lý có thể xây dựng không quá xa đô thị do không có nước rỉ rác và các khí độc hại thải ra.

Công nghệ xử lý rác yếm khí tùy nghi ABT có thể nâng công suất xử lý từ 5m3/ngày (2 tấn/ngày) lên 10 m3/ngày (4 tấn/ngày) và có thể nâng lên xử lý 100 m3 rác/ngày (40 tấn/ngày), tùy vào nhu cầu xử lý rác và điều kiện địa phương. Chi phí chuyển giao công nghệ không cao so với các công nghệ khác và có thể áp dụng cho việc xử lý rác tại các bãi chứa rác ở xã, thị trấn cách xa bãi rác lớn tập tung của huyện, thị.

Nhu cầu về thu gom, xử lý rác tại các  huyện, thị, thành phố hiện nay rất cao, trên thực tế chỉ thu gom được 31% trên tổng số 1000 tấn rác/ngày. Toàn tỉnh có 11 bãi rác lớn phân bố ở 11 huyện, thị thành phố và 161 điểm trung chuyển và bãi rác nhỏ nằm rải rác. Các bãi rác nhỏ và các điểm trung chuyển chỉ làm nhiệm vụ chứa rác (chưa xử lý) nên gây ô nhiễm môi trường.

Mô hình xử lý rác theo công nghệ trên có thể thực hiện ở An Giang vì có nhiều ưu điểm, phù hợp với điều kiện ở các cụm, tuyến dân cư, chợ nông thôn, khu tập trung đông dân cư vùng nông thôn - những nơi xa không có điều kiện chuyển rác về bãi rác tập trung./.

Chi phí xử lý rác ở các bãi rác tại TPHCM: Không đồng nhất do khác công nghệ và phương thức đầu tưCập nhật  10:42 AM - 14/07/2009

Tuần qua, trong phiên họp HĐND TPHCM lần thứ 16 khóa VII, nhiều đại biểu HĐND TP đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Đào Anh Kiệt về chi phí xử lý rác ở bãi rác Đa Phước “Tại sao cao hơn một số nơi khác?”. Về việc này, lãnh đạo Thành ủy, UBND TPHCM đã yêu cầu Sở TN-MT phải trả lời cụ thể. Đây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm rõ thêm vấn đề này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đào Anh Kiệt (ảnh).

Chi phí xử lý rác ở bãi rác Đa Phước: Vì sao cao?

Thưa ông, tại sao chi phí xử lý rác ở bãi rác Đa Phước lại lên tới 16,4 USD/tấn trong khi đó chi phí xử lý rác ở nhà máy chế biến phân compost của một số đơn vị khác như Việt Star, Tâm Sinh Nghĩa… chỉ từ 6-9 USD/tấn?   

Page 17: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Có sự khác biệt giữa việc xử lý rác ở Đa Phước do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam làm chủ đầu tư với các đơn vị khác. Ở Đa Phước, Nhà nước chỉ làm công tác đền bù giải tỏa, tất cả các vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở đều do chủ đầu tư thực hiện. Việc xây dựng hạ tầng cơ sở ở Đa Phước lại hoàn toàn không đơn giản bởi nơi này trước kia là đầm lầy ngập mặn. Chủ đầu tư phải nhổ cây, gia cố móng tới 6 bước: đầm nén, đổ cát, lót lớp HBDE, bấc thấm… để nước rỉ rác không thấm xuống đất, rồi đặt hệ thống thu gom nước rỉ rác, khí thải, làm đường, điện, nước…

Công nghệ xử lý rác ở đây cũng không phải chỉ có chôn lấp mà còn có làm phân compost, tái chế nhựa, xử lý nước rỉ rác, sục khí phát điện… Hiện chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng các nhà máy làm phân, tái chế nhựa… dự kiến đến cuối năm 2009 sẽ đưa vào vận hành. Đây là một khu xử lý rác khép kín với hệ thống quan trắc nước, khí thải đồng bộ. Tất cả rác vào đây đều được xử lý triệt để, trong khi đó nhiều nhà máy sản xuất phân compost khác chỉ có một công nghệ là sản xuất phân. Những phần còn lại của rác (không thể làm phân) vẫn phải đưa đi nơi khác xử lý.

Điều quan trọng hơn nữa là tại nhiều khu xử lý rác, Nhà nước đã đầu tư cơ bản hoàn chỉnh hệ thống tầng kỹ thuật. Các nhà đầu tư chỉ đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy. Chi phí xử lý rác ở các nhà máy này phần lớn là chi phí được tính toán cách đây khoảng 10 năm (lúc lập phương án đầu tư). Hiện nhiều đơn vị cũng đã có văn bản đề nghị sở xem xét điều chỉnh lại chi phí lên khoảng 12 USD/tấn rác, cho phù hợp với tình hình mới.

Khu xử lý rác Phước Hiệp, Củ Chi do Công ty Môi trường Đô thị (trực thuộc Sở TN-MT) quản lý cũng với công việc tương tự như ở Đa Phước nhưng chi phí chỉ khoảng 12 USD/tấn. Tại sao, thưa ông?

Chi phí này chưa tính đủ chi phí xây dựng hạ tầng gồm sàn trung chuyển, đường, điện, nước vì tất cả những cái này cơ bản đã có sẵn. Đặc biệt, chưa có chi phí xử lý nước rỉ rác. Chi phí này được tính riêng. Công ty Môi trường Đô thị tận dụng lại. Hiện nay, Công ty Môi trường Đô thị đang tiếp tục xây dựng bãi chôn lấp số 3 cũng ở Phước Hiệp. Tính toán sơ bộ, toàn bộ chi phí này đã lên tới hơn 15 USD/tấn rác.

Như ông nói ở trên, chi phí xử lý rác 16,4 USD/tấn rác ở Đa Phước là cho toàn bộ công nghệ từ chôn lấp, tái chế nhựa, làm phân compost, sục khí phát điện… Hiện nay tại Đa Phước mới chỉ chôn lấp rác, tại sao chi phí vẫn là 16,4 USD/tấn?

Hiện nay bãi rác Đa Phước đang tiếp nhận 3.000 tấn rác/ngày đúng theo hợp đồng với TPHCM. Tất cả lượng rác này đều được chôn lấp hợp vệ sinh trong khi chờ đợi các nhà máy tái chế, làm phân compost… xây dựng xong. Việc phân kỳ xử lý lượng rác này như thế nào, theo tôi, Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam được quyền chủ động tính toán.

Page 18: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

  Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam ở xã Đa Phước huyện Bình Chánh tiếp nhận rác để xử lý.  

Ở góc độ quản lý, sở chỉ quan tâm đến việc chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan, của đơn vị này. Cũng phải nói thêm là Đa Phước đã tiếp nhận rác sớm hơn kế hoạch. Vào đầu năm 2007, TPHCM đóng cửa bãi rác Gò Cát, lượng rác ở đây phải đưa qua bãi Phước Hiệp. Bãi Phước Hiệp bị quá tải đã bị lún, sụt và thành phố đã yêu cầu bãi rác Đa Phước chia tải cho Phước Hiệp mặc dù còn nhiều hạng mục chưa xây dựng xong.

Chưa có vành đai xanh cách ly

Ông nói rác đang được chôn lấp hợp vệ sinh tại Đa Phước, tại sao thời gian qua nơi đây lại xảy ra tình trạng ruồi, mùi hôi bay vào nhà dân xung quanh?

Theo kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành y tế và môi trường thì ruồi bùng phát ở đây chủ yếu do thời tiết nóng, ẩm giao giữa 2 mùa mưa và nắng và Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam đã không lường trước được điều này. Tuy nhiên, khi được khuyến cáo, họ đã phối hợp với ngành chức năng xử lý xong chuyện ruồi bùng phát.

Về việc xử lý mùi hôi của rác, công ty cũng đã nỗ lực thực hiện nhưng cái khó là vành đai xanh cách ly giữa bãi rác với các khu dân cư xung quanh chưa được xây dựng nên vấn đề chưa xử lý được căn cơ (theo quy định, xung quanh các bãi rác phải có hàng cây xanh cách ly để cản bớt mùi rác và giữ gìn vệ sinh môi trường-PV). TPHCM đã dành 322ha đất ở Đa Phước để làm việc ấy nhưng phần đất này hiện mới trong giai đoạn đền bù, giải tỏa.

Là một khu xử lý rác được ông đánh giá là hiện đại bậc nhất trong khu vực, vậy tại sao chỉ có ở Đa Phước mới có chuyện ruồi bùng phát, mùi hôi phát tán, trong khi những bãi rác khác ở Củ Chi lại không gặp những vấn đề ấy?

Để ruồi bùng phát mà không lường trước được là sai sót của Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam và họ đã khắc phục. Còn mùi hôi thì thực ra trong quá trình tiếp nhận rác (khi rác chưa được lu lèn, phun thuốc và phủ bạt) thì ở bãi rác nào cũng có mùi hôi. Các bãi rác ở Phước Hiệp,

Page 19: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Củ Chi cũng thế nhưng ở đó cây xanh nhiều nên đã cản được mùi hôi. Người dân Củ Chi cũng không sinh sống sát bãi rác như ở Đa Phước.

Về việc đánh giá công nghệ hiện đại hay không hiện đại theo tôi ngoài yếu tố kỹ thuật còn phải tính đến yếu tố lịch sử. Cách đây vài năm, công nghệ của Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam sử dụng là hiện đại. Hiện nay có thể đã có những công nghệ mới hơn.

Một câu hỏi cuối, tại sao TPHCM lại ứng trước 9 triệu USD cho việc xây dựng bãi rác Đa Phước?

Đây là một thủ tục trong đầu tư, nó chứng tỏ quyết tâm xây dựng bãi rác của thành phố. Số tiền ấy đang được trừ trả dần vào chi phí xử lý rác ở đây.

Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng: Thân thiện với môi trường, tạo sản phẩm có íchDự án quản lý và xử lý chất thải rắn TP Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 8/1997. Mục tiêu của dự án là lập chương trình tổng hợp và thực hiện việc quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của TP Hải Phòng.

Dự án thực hiện tại P.Tràng Cát, Q.Hải An, trên diện tích 60ha, trong đó 40ha làm bãi đổ rác, 20ha xây nhà máy xử lý rác. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn I là 27,786 triệu USD (tương đương 360 tỷ đồng), trong đó vốn vay ưu đãi của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc 19,6 triệu USD, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương và quyền sử dụng đất 5,7 triệu USD. Chủ đầu tư là Cty Môi trường đô thị Hải Phòng (thuộc Sở Xây dựng Hải Phòng). Nội dung chính của giai đoạn I là sử dụng công nghệ ủ

vi sinh để xử lý chất thải đô thị, gồm: Cung cấp thiết bị, kỹ nghệ để chuẩn hoá rác và bùn cống ga thành sản phẩm hữu cơ có ích; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho nhà máy chế biến phân ủ có công suất xử lý 200 tấn chất thải đô thị và 40 tấn bùn cống ga mỗi ngày...

Dự án khởi công tháng 9/2003, nhưng việc triển khai thực hiện không tiến triển được. Nguyên nhân chính là do người dân Tràng Cát ban đầu chưa nhận thức được lợi ích của dự án, tỏ thái độ bất bình, ngăn chặn việc đổ rác tại bãi rác Tràng Cát và ngăn cản việc xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn. Vì vậy, Dự án đã phải dừng lại từ tháng 10/2004.

Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng.

Page 20: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Công nhân vận hành chạy thử dây chuyền sản xuất phân compost.

Trước sự việc trên, UBND TP Hải Phòng đã có những biện pháp chỉ đạo đặc biệt các cơ quan chức năng của TP tìm giải pháp tích cực, từng bước tháo gỡ khó khăn, ổn định tình hình an ninh trật tự, nên đến tháng 9/2006 dự án mới được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án lại tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Đó là Cty Tae sung Ltd - một trong ba thành viên của Liên danh nhà thầu Hàn Quốc, là đơn vị trực tiếp thi công đã bị phá sản (Liên danh nhà thầu chỉ còn lại hai thành viên Dae wooInt-Daewoo E&C); hầu hết nhân sự BQL DA của nhà thầu thay đổi; việc sử dụng công nghệ từ những năm 1990 cần phải được điều chỉnh để tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới và đáp ứng tiêu chí mới của Luật Bảo vệ môi trường; thời hạn thực hiện dự án theo Hiệp định tín dụng đã kết thúc vào tháng 3/2006. Bên cạnh đó, nhiều luật, nghị định và thông tư mới của Nhà nước và Chính phủ ban hành có liên quan đến đầu tư và xây dựng làm cho dự án chưa kịp điều chỉnh, bổ sung để thực hiện.

Hàng loạt khó khăn đến cùng một lúc làm cho dự án tưởng chừng không thực thi được. Nhưng với quyết tâm đến cùng, lãnh đạo TP, các ngành chức năng TP, các bộ, ngành liên quan Trung ương, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, Cty Môi trường đô thị, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương đã vào cuộc đọ sức mới, vượt mọi khó khăn để hoàn thành bằng được những nội dung chính của dự án. Gần 20 công việc chính đồng thời cũng là gần 20 giải pháp chủ yếu do Cty Môi trường đô thị Hải Phòng - đơn vị chủ đầu tư dự án triển khai thực hiện đã từng bước làm cho diện mạo và hoạt động của dự án sáng dần lên và sôi động hẳn lên. Từ BQL DA đến nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát được kiện toàn, đổi mới về mọi mặt hoạt động. Các thủ tục, văn bản phục vụ dự án được bổ sung, điều chỉnh cụ thể. Đáng kể là việc làm thủ tục để Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc thoả thuận gia hạn Hiệp định tín dụng cho dự án. Nhiệm vụ nhập khẩu sử dụng công nghệ mới được thực hiện khẩn trương theo đúng yêu cầu đề ra. Tiếp đó là việc tổ chức bảo vệ thành công trước Hội đồng khoa học của TP về công nghệ xử lý rác và công nghệ xử lý mùi, xử lý nước thải đã gây thêm niềm tin cho mọi lực lượng tham gia thực hiện dự án. Để đảm bảo sự tin cậy vững chắc cho dự án, Cty Môi trường đô thị đã tổ chức một đoàn cán bộ đi tham quan, nghiên cứu công nghệ xử lý rác, xử lý nước thải ở một số nơi trên toàn quốc. Từ đó, rút ra những bài học để điều chỉnh, hoàn thiện công nghệ cho Nhà máy xử lý rác tại Hải Phòng. Qua thực tế cho thấy, các nhà máy tuy sử dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài khác nhau nhưng đều có một điểm giống nhau là một số công nghệ ủ lên men được sử dụng ở Việt Nam để xử lý rác thải phần lớn đã bị thất bại. Bài học từ các nhà máy này còn phải kể đến hệ thống phân loại rác kém hiệu quả, không tạo ra sản phẩm sạch để sử dụng làm phân bón. Hệ thống xử lý rác, nước thải, xử lý mùi chưa thực sự được quan tâm. Chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng còn cao...

Từ những bài học cụ thể, thực tế trên, Cty Môi trường đô thị đã chỉ đạo BQL DA sát cánh cùng liên danh nhà thầu Dae wooInt Daewoo E&C nghiên cứu, khảo sát, kiên trì, sáng tạo tìm ra những giải pháp hữu hiệu để thi công xây dựng nhà máy tốt nhất, để không còn tình trạng yếu kém như một số nhà máy đã và đang hoạt động lặp lại ở Nhà máy xử lý rác Hải Phòng. Như vậy, càng thấy rõ thêm xử lý rác đang là vấn đề rất khó trên thế giới và càng khó đối với một nước nghèo như Việt  Nam. Nhưng có một điều đáng mừng là qua nghiên cứu thực tế, các nhà chuyên môn cho biết, công nghệ ủ lên men được xem là công nghệ thích hợp với Hải Phòng cả về địa lý, thổ nhưỡng và việc sử dụng công nghệ mới hiện nay. Từ đó, nhà máy sẽ đáp ứng được hai yếu tố quan trọng mang tính quyết định sống còn của một nhà máy xử lý rác là không gây ô nhiễm môi trường và hệ thống tách lọc hiện đại để tạo ra sản phẩm phân bón tốt.

Qua hơn 3 năm hoạt động trở lại, trải bao bước thăng trầm, đến nay, dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng đã hoàn thành. Nhà máy được đầu tư xây dựng đồng bộ, có dây chuyền công nghệ thiết bị tiên tiến trên cơ sở đúc rút từ những bài học, kinh nghiệm thất bại và chưa thành công của những dự án xử lý chất thải rắn trong nước đã thực hiện. Nhà máy đã lắp đặt 4 dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ vi sinh tiên tiến của Hàn Quốc, gồm: Dây chuyền công nghệ phân loại; dây chuyền công nghệ lên men bằng phương pháp sinh học; dây chuyền công nghệ sinh học, công đoạn ủ chín; dây chuyền tự động sàng và đóng bao. Cùng với hệ thống điện động lực, Nhà máy có hệ thống điều khiển ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến, có bãi chôn lấp chất thải rắn hiện đại nhất trong cả nước. Nhà máy được trang bị 47 xe chuyên dụng, sản xuất tại Hàn Quốc để phục vụ sản xuất. Nhà máy đã vận hành chạy thử theo công suất thiết kế. Các công đoạn trong dây chuyền sản xuất đều đạt các chỉ tiêu thiết kế cho sản phẩm phân compost đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vì lẽ đó, Nhà máy xử lý chất thải rắn

Page 21: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Hải Phòng được đánh giá vào loại bậc nhất hiện nay ở Việt Nam, có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đó là tín hiệu vui cho sự mở đầu thành công của nhà máy trên chặng đường phát triển và tồn tại. Đây cũng là cơ sở ban đầu để khẳng định Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng thân thiện với môi trường và tạo ra sản phẩm hữu cơ có ích. Nhà máy được UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ khánh thành vào ngày 6/12 năm nay và sau đó chính thức đi vào hoạt động, sẵn sàng chế biến 200 tấn rác thải trong một ngày.

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 

Trong những năm qua, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành y tế nước ta đã có những bước phát triển đáng khích lệ trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề quản lý chất thải rắn (CTR) trong ngành y tế đang là mối quan tâm đáng lo ngại cho các ngành chức năng. Trong điều kiện đó, ngành y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã gặp những khó khăn trong công tác quản lý CTR y tế và bước đầu đã có những giải pháp thích hợp với điều kiện của địa phương.

Hiện nay, ở đồng bằng sông Cửu Long, mỗi tỉnh có ít nhất một bệnh viện đa khoa với số lượng 500 giường trở lên. Hầu hết, các quận huyện trong vùng đều có Trung tâm y tế với 50 - 250 giường bệnh và Trạm y tế tại các phường xã. Ngoài ra, một số tỉnh còn có một số bệnh viện chuyên khoa như thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long... Khu vực ĐBSCL có tổng số 1.742 cơ sở khám và chữa bệnh với 139 bệnh viện, 140 phòng khám khu vực, 2 bệnh viện và khu phục hồi chức năng, 1.454 trạm y tế phường xã với tổng số giường bệnh trong toàn khu vực là 27.668 giường... (Nguồn Niên giám thống kê năm 2005).

Hiện trạng quản lý CTR y tế ở đồng bằng Sông Cửu Long:

CTR y tế trong bệnh viện được phân làm hai loại gồm CTR sinh hoạt và CTR y tế nguy hại. CTR sinh hoạt chiếm khoảng 80% CTR y tế trong bệnh viện (gồm chất hữu cơ, giấy gỗ, kim loại, sành sứ gạch vỡ, thủy tinh, Plastic, nylon và các thành phần khác...). Loại này ít độc hại nhưng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý phải được thực hiện tốt. 

Page 22: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

CTR y tế nguy hại chiếm khoảng 20% CTR y tế trong bệnh viện đó là chất thải bệnh lý và chất thải lây nhiễm bao gồm: Mô bệnh phẩm và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các bệnh phẩm nuôi cấy, mô hoặc xác động vật từ phòng thử nghiệm thải ra, các chất thải nhiễm trùng từ phòng cách ly và các khoa truyền nhiễm, các bông băng thấm dịch hoặc máu, kim tiêm, ống tiêm, lọ thuốc, dược phẩm hư hỏng và quá đát... Có thể thấy rõ, CTR y tế nguy hại từ các bệnh viện là nguồn tiềm ẩn lây lan bệnh tật, gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tác động tới môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Vậy nên, nguồn CTR y tế nguy hại từ các bệnh viện cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt và xử lý đạt yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường quy định. 

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ một số tỉnh trong khu vực, hầu hết các trung tâm y tế cấp huyện và bệnh viện đa khoa của tỉnh đã thực hiện thu gom CTR y tế. Nhiều bệnh viện và trung tâm y tế đã tổ chức thu gom phân loại CTR y tế nguy hại tại nguồn như ở tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Bạc Liêu... Tại đồng bằng sông Cửu Long, khối luợng CTR y tế từ bệnh viện

Page 23: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

có quy mô cấp huyện và bệnh viện đa khoa thải ra môi trường là 41,7 tấn/ngày, trong đó có 8,3 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Ví dụ: tỉnh Đồng Tháp có 3,7 tấn/ngày CTR y tế, 0,7tấn/ngày CTR y tế nguy hại; tỉnh An Giang có 5,3 tấn/ngày CTR y tế, 1 tấn/ngày CTR y tế nguy hại; tỉnh Cà Mau có 3,8tấn/ngày CTR y tế, 0,8tấn/ngày CTR y tế nguy hại; tỉnh Trà Vinh có 2,1 tấn /ngày CTR y tế, 0,4tấn/ngày CTR y tế nguy hại;...

Sau khi phân loại CTR y tế tại bệnh viện, loại rác thải sinh hoạt thông thường sẽ được xử lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị, riêng rác thải y tế nguy hại trong các bệnh viện từ cấp huyện trở lên đem đi đốt. Cho đến nay mới có khoảng 7% bệnh viện có lò đốt rác đạt tiêu chuẩn môi trường. Các tỉnh đã trang bị 1 lò đốt rác đạt tiêu chuẩn và đã đưa vào khai thác như: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau (loại lò Hoval MZ, RET, DHBK-HCM, với công suất từ 50 -300kg/giờ). Còn lại 93% bệnh viện có lò đốt rác thủ công hoặc xử lý thô sơ chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Một điều đáng lưu ý nữa, ở một số bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, được trang bị lò đốt rác đạt tiêu chuẩn nhưng chỉ khai thác sử dụng hết khoảng 1/3 - 1/4 công suất lò đốt, trong khi các trung tâm y tế cấp huyện lại đang thiếu nguồn kinh phí để trang bị lò đốt rác nên phải xử lý CTR y tế nguy hại bằng công nghệ thô sơ thủ công không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

Trong 12 năm qua, ngành y tế vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở, đặc biệt là quản lý CTR, nhưng trên thực tế còn có nhiều hạn chế. Đa số các tỉnh chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý CTR y tế. Nguyên nhân là do nhận thức về tác hại gây ô nhiễm của chất thải y tế của các tỉnh còn yếu; thiếu mặt bằng xây dựng hệ thống xử lý chất thải; chưa chú trọng bố trí vốn đầu tư cho xử lý chất thải y tế hoặc nguồn kinh phí ngành y tế hạn hẹp và các tỉnh chưa đặt vấn đề quy hoạch lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung để giảm kinh phí đầu tư mà hiệu quả thiết thực.

Một số bệnh viện đã đầu tư xây dựng lò đốt CTR y tế nguy hại nhưng xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép do vận hành chưa đúng kỹ thuật hoặc thiếu nguồn kinh phí để vận hành. Đồng thời, không thường xuyên bảo dưỡng hệ thống lò đốt; công suất hệ thống xử lý chưa tương xứng so với nguồn rác thải quá lớn của bệnh viện; công nghệ xử lý CTR chưa thích hợp.... 

Page 24: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Một số giải pháp quản lý CTR y tế ở đồng bằng sông Cửu Long:

Để quản lý tốt chất thải tại các bệnh viện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho bệnh viện và môi trường xung quanh, xin nêu một số kinh nghiệm trong công tác quản lý CTR y tế bệnh viện. CTR y tế thông thường có thành phần giống rác sinh hoạt được phân loại tại nguồn, các túi chứa là túi nilon có màu xanh, các túi này được để trong thùng nhựa màu xanh có nắp đậy đặt tại các khoa phòng chữa bệnh, các phòng khám, các hành lang và các khu khuôn viên trong bệnh viện..., vị trí đặt thùng rác sao cho tiện việc bỏ rác của người bệnh, cán bộ y tế và mọi người khi vào bệnh viện. Sau khi phân loại tại nguồn, các loại chất thải này được buộc chặt miệng túi và thu gom vận chuyển 1 lần/ngày về hầm chứa rác của bệnh viện, rồi được vận chuyển tới các bãi xử lý rác sinh hoạt tập trung. Nhà hoặc hầm chứa rác phải có mái che, lưới chắn côn trùng và súc vật, nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường trong và xung quanh bệnh viện. Các thùng đựng rác phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

CTR y tế nguy hại phải được xử lý hoàn toàn trước khi thải ra môi trường. Tốt nhất là phân loại rác tại nguồn để thu gom rác thải y tế nguy hại chứa trong túi nilon có màu vàng, các túi này được để trong thùng nhựa màu vàng có nắp đậy đặt tại các khoa phòng chữa bệnh, các phòng khám, các hành lang..., vị trí đặt thùng rác sao cho tiện việc bỏ rác y tế và an toàn vệ sinh. Đối với các mô, tổ chức của cơ thể, các chất thải nhiễm khuẩn, phải tuân theo quy trình thu gom và xử lý nghiêm ngặt. 

CTR y tế nguy hại sau khi phân loại thu gom tại nguồn được buộc chặt miệng túi và được thu gom 1 lần/ngày về nhà hoặc hầm chứa rác tập trung của bệnh viện, để được xử lý bằng phương pháp đốt hoăc chôn lấp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép. Nếu xử lý bằng phương pháp đốt, thì lò đốt cần đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, thông thường lò đốt phải đạt

Page 25: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

từ 1.0000C trở lên. Nếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp thì nhất thiết phải quy hoạch khu chôn lấp riêng biệt cách xa nguồn nước, không bị ngập nước vào mùa lũ, xa khu khám chữa bệnh và người qua lại, có hàng rào bảo vệ bao quanh và treo bảng báo hiệu. Các hố chôn lấp phải được xây bằng gạch, bê tông có nắp đậy, sau mỗi lần bỏ rác thải y tế vào hố phải được phun clo hoặc rắc vôi tiệt trùng và đậy nắp lại. Khi rác đầy thùng thì tiệt khuẩn lần cuối và đậy kín nắp đậy và ta tiếp tục xử lý chôn lấp rác sang ô kế cạnh...

CTR y tế là vật sắc nhọn như kim tiêm, chai lọ vỡ được phân loại tại nguồn để trong can nhựa có nắp đậy, can nhựa phải có thành dày đủ cứng để không bị chọc thủng, Các can nhựa được đặt những nơi thuận tiện cho bỏ rác loại này và quản lý. Để xử lý loại rác này nên dùng phương pháp đốt chung ở lò đốt CTR y tế nguy hại nhiệt độ cao đạt tiêu chuẩn. Nếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp, thì ta sử dụng phương pháp chôn lấp như nêu ở phần chôn lấp CTR y tế nguy hại.

Để quản lý, thu gom, xử lý CTR y tế nguy hại tại bệnh vịên ở các tỉnh trong khu vực khả thi và đạt hiệu quả về kỹ thuật xử lý và kinh phí đầu tư cho thiết bị xử lý, cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần thực hiện tốt khâu phân loại rác thải tại nguồn, bỏ rác vào đúng màu thùng đã quy định.

Thứ hai, xử lý CTR y tế nguy hại, tốt nhất là dùng phương pháp tiêu hủy bằng cách đốt ở lò đạt tiêu chuẩn môi trường quy định (lò đốt 2 cấp đạt nhiệt độ > 1.0000C, có bộ phận xử lý khói thải). Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều dạng lò đốt tiêu hủy CTR y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn môi trường.

Thứ ba, quy hoạch mặt bằng trong khuôn viên bệnh viện dành khu đất vừa đủ cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải (bao gồm nhà hoặc hầm chứa CTR tập trung, nơi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, lò đốt CTR y tế nguy hại và khoảng trống dùng để vệ sinh các dụng cụ thu gom chất thải...), khu đất này phải được quy hoạch nơi đất cao hoặc phải tôn nền cao sao cho không bị ngập lũ lụt.  

Page 26: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

 Trong khi ngân sách ngành y tế lại hạn hẹp và lượng rác y tế nguy hại thu gom thải ra hàng ngày tại các trung tâm y tế cấp quận huyện và bệnh viện đa khoa chỉ vào khoảng 20 - 200 kg/ngày với khoảng cách địa giới hành chính của các bệnh viện trong vùng không xa (vào khoảng 12 - 50 km), giao thông thuận tiện thì các tỉnh có thể quy hoạch và đầu tư xây dựng lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung ở vị trí thích hợp, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường và hiệu quả kinh tế. Mặt khác, các tỉnh có thể quy hoạch theo cụm bệnh viện, cụm bệnh viện liên tỉnh và giao cho Công ty Vệ sinh môi trường của tỉnh chủ trì xây dựng lò đốt CTR y tế nguy hại tại bãi xử lý rác sinh hoạt tập trung của tỉnh. Tùy theo địa giới hành chính lớn nhỏ mà mỗi tỉnh cần đầu tư từ 1-3 lò đốt CTR y tế nguy hại (có công suất 200-300kg/giờ là đủ). Đặc biệt, công tác vận chuyển CTR y tế nguy hại cần phải sử dụng xe tải nhẹ chuyên dụng. Trước khi vận chuyển rác thải y tế nguy hại đến lò tiêu hủy tập trung, rác thải y tế nguy hại phải được bảo quản bằng loại bọc nilon màu vàng đủ dày, chắc và buộc kín, phun hóa chất tiệt trùng ngoài bọc, nhằm tránh làm phát tán nguồn lây nhiễm bệnh tật, gây ô nhiễm môi trường trên đường vận chuyển và nơi xử lý.

Trên đây là một số vấn đề về hiện trạng và giải pháp quản lý CTR y tế trong ngành y tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Để quản lý tốt chất thải y tế, các cơ quan quản lý y tế và các bệnh viện, trung tâm y tế cần nghiên cứu triển khai thưc hiện tốt hơn Quy chế Quản lý chất thải y tế, ban hành theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Mô hình quản lý chất thải sắc nhọn

Bài 2: Xử lý và tiêu hủy bơm tiêm và kim tiêm được tách rời

Tách rời kim tiêm và bơm tiêm

Ngay sau khi tiêm xong, sử dụng dụng cụ cắt bơm kim tiêm để tách rời kim tiêm và bơm tiêm (xi-lanh). Đầu nối của kim tiêm bị dao cắt đứt, phần kim tiêm sẽ rơi xuống hộp đựng kim tiêm (hộp này được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, và phải là một bộ phận trong thiết kế của dụng cụ cắt bơm kim tiêm, có thể tái sử dụng). Phần xi-lanh bỏ vào hộp an toàn hoặc túi màu

Page 27: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

vàng đựng chất thải lây nhiễm không sắc nhọn. Như vậy, để tách rời kim tiêm và bơm tiêm thì tại mỗi bộ phận tiêm cần có một dụng cụ cắt bơm kim tiêm.

Tiêu hủy kim tiêm

Kim tiêm được xử lý theo các phương pháp sau:

- Chôn trực tiếp trong các hố xây xi-măng chuyên dùng để chôn vật sắc nhọn: Hố có đáy, có thành và nắp đậy bằng bê-tông, dung tích 1m3. Có thể chôn cả hộp chứa kim tiêm hoặc đổ kim tiêm vào hố đựng chất thải sắc nhọn để tái sử dụng hộp này. Trước khi tái sử dụng phải vệ sinh, khử khuẩn hộp theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Sau khi khử khuẩn để tái sử dụng, hộp phải còn đủ các tính năng ban đầu.

Đây là một giải pháp tốt để tiêu hủy các vật sắc nhọn trong các cơ sở y tế vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không nên sử dụng hố này ở những nơi có lũ lụt hoặc ở những nơi có mực nước gần với bề mặt.

- Kết bao, đóng rắn: Cho các hộp đựng kim tiêm đã sử dụng vào trong một thùng phuy kim loại (đầy đến 3/4 thùng). Cho vật liệu kết bao, đóng rắn như xi-măng mới, cát, nhựa đường hoặc đất sét vào thùng phuy đó. Sau khi khô, hàn kín thùng lại và đem đi tiêu hủy trong bãi chôn lấp hoặc được chôn lấp tại chỗ trong khuôn viên cơ sở y tế.

Nguyên tắc của phương pháp kết bao, đóng rắn là bao xung quanh các vật liệu nguy hiểm bằng các chất sẽ đóng rắn lại, đảm bảo rằng các vật liệu nguy hiểm này không còn nguy hại hoặc không thể được tái sử dụng.

Tiêu hủy bơm tiêm nhựa

Ngay sau khi tháo rời kim tiêm, các bơm tiêm bằng nhựa cần phải được thải loại (phân loại) đựng vào trong túi thu gom chất thải màu vàng, sau đó thả các túi màu vàng này vào trong thùng chứa màu vàng. Trước khi đem đi tiêu hủy, các bơm kim tiêm này cần được khử khuẩn bằng phương pháp thích hợp.

 Dụng cụ cắt bơm kim tiêm.    

Page 28: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Có thể áp dụng một trong các phương pháp khử khuẩn sau: tiệt trùng bằng hóa học (dùng dung dịch clo có nồng độ 0,5%; 1% hoặc 2% khử khuẩn trong thời gian tối thiểu 30 phút) hay đun sôi (đun sôi các bơm tiêm này trong vòng 20 phút), hoặc sử dụng nồi áp suất (để thay thế giải pháp sử dụng nước đun sôi, có thể dùng nồi áp suất để khử trùng bằng hơi ở nhiệt độ cao trong vòng 10 phút).

Sau khi các bơm tiêm (xi-lanh) này đã được khử khuẩn áp dụng các biện pháp tiêu hủy sau:

- Xử lý tại chỗ: Băm, cắt các bơm tiêm nhựa bằng một thiết bị cắt xé thủ công hoặc một máy cắt xé điện nhằm giảm thể tích của chúng rồi đem chôn lấp tại chỗ trong khuôn viên của cơ sở y tế.

- Xử lý tập trung: Sau khi được thu gom, các bơm tiêm này được chuyển tới trạm xử lý tập trung để xử lý. Tại đây, các bơm tiêm nhựa có thể bị cắt nhỏ bằng máy cắt xé thủ công hoặc chạy điện (để giảm thể tích) rồi đem đi chôn lấp trong bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc mang đi tái sinh, tái chế. Việc tái sinh, tái chế là một giải pháp kinh tế và thân thiện môi trường đối với các bơm tiêm bằng nhựa.

Hiện nay, quy chế quản lý chất thải y tế chưa cho phép tái sinh, tái chế các bơm tiêm nhựa nếu chưa được xử lý khử khuẩn bằng công nghệ hiện đại. Trong trường hợp bơm tiêm nhựa đã được

Page 29: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

xử lý, nếu không có sẵn nhà máy tái sinh, tái chế nhựa; hoặc khoảng cách từ nhà máy tới các cơ sở y tế làm cho chi phí vận chuyển trở nên quá đắt, sau khi được xử lý các bơm tiêm có thể được chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt.

Đà Lạt: Tuồn gần 10 ngàn m3 rác thải y tế độc hại vào bãi rác sinh hoạtCập nhật: 02/06/2007 - 11:58 - Nguồn TienPhong.vn

... cho Trọng tuồn rác thải y tế vào bãi rác sinh hoạt? Có quá nhiều khuất tất trong việc lập lờ đánh lận con đen giữa rác thải y tế và rác thải sinh hoạt và tác hại của “phi vụ đen” này là vô cùng... đến gần 10 ngàn m3, trong đó có số lượng đáng kể rác thải rắn thuộc loại nguy hại, có nguồn lây nhiễm cao. Toàn bộ số rác thải độc hại (kim tiêm, chất thải lâm sàng...) được lấp cùng với rác thải... huy động thêm một số xe tư nhân vận chuyển rác thải y tế đổ ngay vào bãi rác sinh hoạt của thành phố. Việc làm trên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân tại TP Đà Lạt... Ngày...

ác ống tiêm, bô nhựa, bao chứa phân bón, thậm chí bao cao su bốc mùi hôi thối, nằm chờ các cơ sở tái chế nhựa "hô biến" thành vật dụng sinh hoạt. Tạp chất hữu cơ, hàm lượng chì và Cadimi chứa trong nhựa tái chế gây nhiều bệnh cho người sử dụng.

Một công nhân đang làm việc tại cơ sở tái chế nhựa tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân tiết lộ, còn vô số vật dụng khác được thu mua từ các vựa ve chai sẽ được phân loại, xay nhuyễn, nấu chảy, kết thành hạt nhựa "cao cấp" - nguyên liệu chính dùng trong sản xuất đồ nhựa.

Việc xay nhuyễn các loại rác cực bẩn vốn là "chuyện thường" nhưng do chạy theo lợi nhuận, các cơ sở luôn tiết kiệm đến mức tối đa các loại chi phí, nhất là khâu làm sạch nguyên liệu.

Ngoài địa điểm trên, dọc các tuyến đường An Dương Vương (quận 6), Tô Ký, huyện Hóc Môn hay đường Hương lộ 2 (quận Bình Tân) hàng trăm bao rác chất cao như núi, trơ mình giữa mưa nắng, bùn lầy, bốc mùi hôi thối, nằm chờ các cơ sở tái chế nhựa "hô biến" để trở thành vật dụng sinh hoạt.

Tại một cơ sở tái chế hạt nhựa không bảng hiệu trên đường An Dương Vương, quận 6, do diện tích sản xuất chật hẹp nên cơ sở này chỉ xây một hồ chứa nước thể tích khoảng 2 mét khối. Việc rửa sạch nguyên liệu được thực hiện khá sơ sài, trong hồ nước đỏ ngòm, hôi thối.

Hàng "núi" rác phơi mình trong mưa nắng.

Page 30: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh: Giải pháp tối ưu cho môi trườngCùng với sự phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng các đô thị, rác thải đang trở thành thách thức lớn cho mục tiêu phát triển bền vững. Hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố từ lâu đã là vấn đề đáng báo động.

var mydate=new Date() var year=mydate.getYear() if (year < 1000) year+=1900 var day=mydate.getDay() var month=mydate.getMonth() var daym=mydate.getDate() if (daym<10) daym="0"+daym var dayarray=new Array("Ch&#7911; nh&#7853;t","Th&#7913; hai","Th&#7913; ba","Th&#7913; t&#432;","Th&#7913; n&#259;m","Th&#7913; sáu","Th&#7913; b&#7849;y") var montharray=new Array("01","02","03","04","05","06","07","08","09","10","11","12") document.write("<small>"+dayarray[day]+", "+daym+"/"+montharray[month]+"/"+year+"</small>") Thứ bẩy, 26/06/2010

Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh: Giải pháp tối ưu cho môi trường  

Cùng với sự phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng các đô thị, rác thải đang trở thành thách thức lớn cho mục tiêu phát triển bền vững. Hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố từ lâu đã là vấn đề đáng báo động.

Hà Nội là một trong những đô thị đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là tình trạng ô nhiễm do rác thải gây nên. Giải quyết vấn đề này không đơn thuần là công việc của các cơ quan chức năng, mà rất cẩn sự đồng thuận của cộng đồng. Cùng với hàng ngàn tấn chất thải từ sản xuất công nghiệp, bệnh viện, lượng rác thải sinh hoạt trên toàn Tp. Hà Nội đã lên đến trên 2000 tấn/ngày, riêng nội thành có khoảng 1.368 tấn rác/ngày. Mặc dù thành phố đã cố gắng nâng cao năng lực thu gom và xử lý, nhưng tỷ lệ thu gom chỉ đạt khoảng 70% và tỷ lệ tái chế, tái sử dụng khoảng 20%.

Page 31: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Tại Hà Nội, 90% chất thải rắn hiện đang phải xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong khi tất cả các bãi rác theo quy hoạch đã trong tình trạng quá tải. Nhiều khu vực ven nội đang hình thành những bãi rác tự phát ngay cạnh các khu dân cư, môi trường sống của người dân xung quanh các bãi rác ngày một xấu đi. Nguồn nước ngầm ở nhiều khu vực có bãi chôn lấp rác đang bị ô nhiễm nặng...

Tìm giải pháp xử lý Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện tại phần lớn rác ở nước ta đang được xử lý theo phương pháp chôn lấp, vừa gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực, vừa gây cứng hóa nguồn nước. Không những thế, phương pháp này còn gây lãng phí về diện tích đất vốn đã rất khan hiếm, nhất là ở các đô thị. Mặc dù chi phí rẻ và thời gian xử lý ngắn, nhưng về lâu dài, phương pháp này không thể chấp nhận. Một cách làm khác cũng được tính đến-đó là xử lý rác bằng công nghệ thiêu hủy. Đây là giải pháp đang được các nước tiên tiến áp dụng. Mặc dù đó là công nghệ hiện đại, nhưng điều kiện kinh tế nước ta chưa cho phép, vì chi phí quá đắt.

Để khắc phục những nhược điểm trên, các chuyên gia môi trường nước ta đã chọn giải pháp xử lý rác bằng công nghệ sinh học với vai trò của vi sinh vật. Quy trình xử lý rác này bắt đầu được ứng dụng ở nước ta cách đây khoảng 2 thập kỷ nhưng mấy năm gần đây mới thực sự được chú trọng. Thực chất việc xử lí rác bằng công nghệ sinh học là một quy trình sản xuất khép kín. Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được đưa vào băng tải để phân loại. Rác hữu cơ được tách riêng, sau đó nghiền nhỏ và trộn với các loại chất thải có chứa nhiều vi sinh vật rồi đem ủ. Trong khoảng 10-12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kỵ khí và hiếu khí. Theo phương pháp này, rác trở thành nguồn tài nguyên quý giá: khí sinh học và phân vi sinh.

Kết quả phân tích thành phần rác thải sinh hoạt cho thấy, thành phần rác hữu cơ của ta chiếm khoảng 45-55%, là tỉ lệ cao nên rất thích hợp với phương pháp xử lý bằng công nghệ sinh học. Với việc ứng dụng công nghệ này, một số nhà máy ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã cho kết quả đáng khích lệ: mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300 kg phân vi sinh và 5m3 khí sinh học. Khí sinh học được sử dụng chạy động cơ phát điện hoặc phục vụ cho chính quá trình xử lí rác. Theo tính toán, một nhà máy với công nghệ trung bình, có thể tự túc được 40-50% năng lượng điện. Còn phân vi sinh được bán ra thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ xử lí bằng công nghệ sinh học, bước đầu rác đã đem lại hiệu quả kinh tế. Theo tính toán của các nhà chuyên môn năm 2020, tổng lượng rác thải mà 3 Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng sẽ thải ra vào khoảng 3.318.823 tấn/năm. Lượng rác này sẽ cho khoảng 9.719.600 m3 khí sinh học, trong khi mỗi mét khối khí tạo ra được 1,27 kWh điện và 5.600 kcal nhiệt.

Sản phẩm của các nhà máy xử lý rác bằng công nghệ vi sinh đã được bán ra thị trường. Chỉ riêng Nhà máy xử lí rác Cầu Diễn mỗi năm cho xuất xưởng khoảng 7.500 tấn phân vi sinh.

Hơn nữa, xử lý rác bằng công nghệ vi sinh có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm nguồn nước, đồng thời tiết kiệm được diện tích đất. Bằng công nghệ này, chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta sẽ khai thác thêm được một nguồn năng lượng mới phục vụ sản xuất, đồng thời giải quyết được tình trạng ứ đọng rác thải, góp phần làm sạch môi trường sinh thái. Nhưng, để công nghệ này đem lại hiệu quả tốt hơn, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, rất cần có sự đồng thuận của cả cộng đồng trong việc phân loại rác tại nguồn phát thải.

Page 32: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Tuy nhiên, "mỗi ngày nơi đây vẫn xuất ra đến hàng tấn hạt nhựa, loại kém chất lượng dùng sản xuất túi xốp màu đen, dây nhựa, loại cao cấp dùng để chế tạo thìa, cốc, hộp đựng thức ăn..." chủ cơ sở cho biết.

Theo Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cơ chế gây độc của nhựa tái chế bao gồm hóa chất tham gia trong quá trình tái chế và các tạp chất không được xử lý trong nguyên liệu.

Cụ thể, nhà sản xuất khi pha chế thường cho đến 20% chất canxi cacbonat, tuy không độc hại nhưng chất này lại mang theo các chất độc vào sản phẩm. Ngoài ra, tạp chất hữu cơ, hàm lượng chì và Cadimi chứa trong nhựa tái chế còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh cho người sử dụng.

Còn theo ông Trần Văn Sung, Viện trưởng Viện Công nghệ Hoá học Việt Nam, độc tố chì có nguy cơ gây ung thư cao đối với con người, còn Cadimi là nguyên tố độc hơn cả chì, gây ung thư và tác động lên hệ thần kinh.

Không chỉ mất vệ sinh trong cách chế tạo sản phẩm, các cơ sở tái chế nhựa còn là thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường. Nhiều hộ dân sống cạnh các cơ sở tái chế nhựa ở quận Bình Tân cho biết, họ chưa bao giờ có được bữa ăn ngon miệng vì mùi hôi thối từ bãi chứa rác lẫn mùi nhựa bị đốt chảy bốc lên.

Tiến sĩ Lê Văn Khoa, cán bộ nghiên cứu môi trường, Giám đốc Quỹ Tái chế, Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, cho biết, mùi và nước thải của quá trình tái chế nhựa có chứa Amoniac, Nitrit... trực tiếp gây ô nhiễm cho nguồn nước.

Đặc biệt, nồng độ khí CO cao gấp nhiều lần so với bình thường dễ gây các bệnh tai mũi họng và các bệnh về đường hô hấp.

Cũng theo ông Khoa, quá trình nấu chảy nhựa và nước thải từ hoạt động xay, rửa phế liệu sẽ sinh ra khí clo, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, phá vỡ hoocmon, gây rối loạn các chức năng tiêu hoá, gây ung thư...thậm chí gây ngộ độc cấp tính nếu hít quá nhiều.

Thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường, TP HCM cho thấy, hiện có khoảng 2.000 cơ sở thu mua phế liệu, tái chế và kinh doanh nhựa với lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 6.500 tấn một ngày, trong đó thành phần nhựa và nilong chiếm 20-30%. Có đến 97% cơ sở không có cán bộ chuyên trách về môi trường và chỉ có trên 13% đóng phí môi trường.

"Tình hình chỉ được cải thiện khi TP HCM xây dựng khu tái chế nhựa đạt chuẩn kỹ thuật và cách xa khu dân cư. Tuy nhiên tất cả vẫn còn là dự án", tiến sĩ Khoa nói.

Xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt

Cập nhật lúc :10:32 AM, 13/05/2009

Máy nghiền và hồ chứa nước rửa rác đỏ ngòm.

Page 33: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Ông Trịnh Văn Thiềm, 63 tuổi, một giáo viên về hưu ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng nghiên cứu thành công dây chuyền xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt.

>> Lời giải cho nạn đổ trộm phế thải xây dựng>> 10 thách thức môi trường của nhân loại>> Đo không hết ô nhiễm từ phương tiện giao thông>> Ba xu thế ô nhiễm môi trường làng nghề>> Đo ô nhiễm lòng sông bằng cá điện tử

Nghiên cứu này đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Và đã được áp dụng hiệu quả xử lý rác tại Thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng.

Ông Trịnh Văn Thiềm cho biết sau khi xử lý, phân loại ban đầu, rác thải sẽ được phân thành ba loại chính: rác nổi, lơ lửng và chìm. Nhóm rác nổi chủ yếu là xenlulo và polyme được băm làm chất độn sản xuất gỗ; chế biến làm phân bón; làm keo polyme ép gỗ và chế biến nhựa tái sinh.

Ông Thiềm giới thiệu hóa chất dùng để xử lý rác thải. Ảnh: Đức Huy

Đối với nhóm rác lơ lửng là huyền phù (các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng), nhũ tương (chất không hòa tan) được sử dụng sản xuất phân bón. Riêng nhóm rác chìm được tách cát phục vụ xây dựng, tách kim loại tái chế; cát sỏi, gạch vỡ... được tách, nghiền nhỏ đóng gạch.

Dây chuyền xử lý rác bằng phương pháp ướt đã được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường Hà Vũ áp dụng tại thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng. Nhà máy xử lý rác thải mini này có công suất 15 tấn ngày.

Page 34: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Sau bốn tháng sản xuất thử nghiệm, toàn bộ lượng rác cả cũ và mới của thị trấn An Lão đã được xử lý triệt để, không để lại mùi hôi thối. Tuy nhiên, đây mới chỉ được xử lý ở quy mô nhỏ, công suất xử lý lớn nhất có thể lên đến 100 tấn mỗi ngày tùy theo lắp đặt dây chuyền công nghệ thiết bị. Trong điều kiện có nguồn rác đầu vào thường xuyên, máy có thể vận hành liên tục và mang tính tuần hoàn, khép kín.

Phương pháp xử lý rác thải của ông Thiềm đã được ứng dụng trong thực tế.Ảnh: Đức Huy

Hiện giá thành dây chuyền của ông Thiềm khoảng 100 triệu đồng. Sở dĩ giá thành thấp như vậy vì các thiết bị cơ khí lắp đặt, chế tạo công nghệ, phụ gia, hóa chất khử mùi, diệt trùng... đều có sẵn trong nước.

Dù ở nước ta có nhiều cách xử lý rác bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp xử lý rác bằng phương pháp ướt đã mang lại hiệu quả cao mà giá thành lại thấp và khá phù hợp với các thị trấn, thị tứ, nơi có lượng rác thải nhỏ. Quá trình xử lý rác bằng phương pháp ướt được tiến hành theo cách: rác đô thị được đổ vào bể xử lý phun chất khử mùi hôi thối rồi được xối ngập nước. Rác qua hệ thống lu lô để rửa rác và vận chuyển rác nổi về cuối bể. Băng tải sẽ vớt rác nổi ra ngoài. Hệ thống cửa mở để nước rửa rác chảy tràn vào từng bể, lắng đọng thu hồi huyền phù, nhũ tương, các chất hoà tan cơ giới. Sau đó qua cửa số 8 đưa nước hồi lưu đã lắng trong về hồ chứa. Tiếp đến cửa số 11 sẽ mở cho nước trong đẩy lên bể chứa tiếp tục thực hiện chu trình vòng tròn khép kín quá trình xử lý rác.

Lời giải cho nạn đổ trộm phế thải xây dựng

Cập nhật lúc :8:18 AM, 27/04/2009

Page 35: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Nghiền nát phế thải xây dựng rồi trộn phụ gia sẽ tạo ra loại bê tông mới, vừa giảm chi phí đầu vào và đầu ra trong sản xuất bê tông, vừa có thể giải quyết vấn nạn đổ trộm rác thải xây dựng.

>> Bê tông hóa vỉa hè rước ngập úng cho thành phố>> Nhà giá dưới 200 triệu đồng nhờ vật liệu mới>> Trang bị 'áo' cát chống sạt lở cho sông

Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) vừa hoàn thành công trình nghiên cứu, sử dụng phế thải phá dỡ công trình làm bê tông và vữa xây dựng. Kết quả nghiên cứu này đang được Công ty Cổ phần công nghệ môi trường và sinh thái (Hà Nội) đầu tư dây chuyền sản xuất với tổng vốn 12 tỷ đồng, công suất 50 tấn mỗi giờ..

Lợi cả đôi đường

Công trình nghiên cứu, sản xuất bê tông từ phế thải phá dỡ công trình do thạc sĩ Lê Việt Hùng phối hợp với thạc sĩ Vũ Hải Nam và kỹ sư Vũ Hồng Phong thực hiện trong hai năm 2007-2008. Loại phế thải xây dựng được lựa chọn có nguồn gốc từ kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và loại phế thải xây dựng có nguồn gốc từ kết cấu xây, lát. Các mẫu phế thải xây dựng gồm: hỗn hợp phế thải xây dựng, mảnh vụn kết cấu bê tông và mảnh vụn từ phá dỡ tường gạch… được nghiền nhỏ đến kích thước 25mm để đánh giá mức độ ứng dụng của nguyên liệu này.

Kiểm tra độ chịu lực của gạch bê tông được làm từ phế thải xây dựng. Ảnh: QM

Kết quả thử nghiệm cho thấy khi tái chế phế thải xây dựng sẽ thu được lượng cốt liệu khoảng 60%-80%,

Page 36: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

dùng cốt liệu này trộn với phụ gia sẽ tạo ra bê tông. Ngoài ra có thể sử dụng 100% cốt liệu tái chế để sản xuất gạch bê tông bằng công nghệ rung ép.

Kết quả kiểm chứng cho thấy, sản phẩm gạch thu được có độ chịu lực tương đương với sử dụng cốt liệu tự nhiên. Còn sử dụng cốt liệu tái chế để sản xuất vữa xây dựng thì hỗn hợp vữa tươi đảm bảo tính kết dính tốt.

Thạc sĩ Lê Việt Hùng cho biết: "Loại vật liệu mới này không những giảm đáng kể chi phí vận chuyển, xử lý, chôn lấp mà giá thành bê tông và vữa xây dựng còn giảm khoảng 20% so với nguyên liệu đá, xi măng thông thường. Sản phẩm thu được có thể sử dụng rộng rãi để xây dựng cơ sở hạ tầng, lát đường, gạch block xây tường hoặc sản xuất vữa khô”.

Sẽ có sản phẩm vào năm 2010

Theo khảo sát của nhóm tác giả đề tài, chỉ tính riêng Hà Nội, có khoảng gần một triệu mét vuông sàn của các khu chung cư thuộc diện cần cải tạo. TP HCM cũng có khoảng 70 khu chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng cần phá dỡ xây mới.

Còn theo thông kê của Công ty môi trường đô thị Hà Nội, hàng ngày các công ty này tiếp nhận khoảng 1.000 tấn rác thải và phế thải xây dựng tương đương trên 300.000 tấn mỗi năm. Còn TP HCM cũng phải tiếp nhận và xử lý khoảng 2000 tấn rác thải và phế thải mỗi ngày. Một phần không nhỏ phế thải xây dựng bị đổ bừa bãi tại các khu vực công cộng. Vậy mà, ở Việt Nam vẫn chưa có nhà máy nào ứng dụng công nghệ tái chế phế thải xây dựng.

Trước mắt, nhóm nghiên cứu cùng Công ty Cổ phần công nghệ môi trường và sinh thái lắp đặt một dây chuyền sản xuất với công suất 50.000 tấn phế thải mỗi giờ. Dây chuyền này tập trung sản xuất bê tông và sản xuất vữa xây dựng. Sản phẩm dự kiến sẽ đưa ra thị trường vào năm 2010

Phương pháp xư lý sinh học rác thải và nước thải Viết bởi Administrator    Thứ bảy, 11 Tháng 7 2009 03:06 . Phương pháp xử lý sinh học:-         Là phương pháp tiên tiến và hiện đại hiện nay trên thế giới.-         Không gây ô nhiễm môi trường; Tiêu diệt được các loại vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh.-         Chi phí đầu tư thấp, tiêu hao năng lượng thấp, hiệu quả cao.-         Đơn giản, dễ vận hành.-         Sản phẩm là phân hữu cơ sạch.-         Rất thích hợp với các loại rác thải rắn của nghành Công nghiệp Thực phẩm.Sơ đồ nguyên lý một hệ thống xử lý rác thải bằng vi sinh như sau:                         San lấp                                                                 Rác thô             Tái chế           Kim loại, thuỷ tinh                                                              Rác thải nguồn gốc đá sỏi                                  Phân loại                        thực vật, Kích thước lớn            chất thải sinh hoạt                         Rác hữu

Page 37: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

cơ                                                                                                           Rác vô cơ, Polymer              Bể chứa khử mùi                     Nghiền, trộn                                                                                                                     Tái chế                                                       ủ, sục khí ( 21 ngày )                                                                                                               Chôn lấp                                                         ủ chín ( 28 ngày )                                                                  Phân loại                    Bã vô cơ kích thước lớn                     Bã vô cơ                            Phân loại tinh                                                       Trộn phụ gia (N, P, K...)                   San lấp                                                               Đóng bao                                                           Kho thành phẩm Hình 1 : Sơ đồ nguyên lý một dây chuyền chế biến rác bằng sinh học Mô tả Công nghệ: Rác thải được thu gom và chở đến khu tập trung rác. Gầu xúc rác từ khu tập trung đến trạm cấp liệu rồi rải đều xuống thiết bị phân loại ( thường là loại băng tải ). Tại đây, rác thải được phân thành:-         Các loại đá, sỏi, kim loại, thuỷ tinh , một phần được quay lại cho tái chế, phần còn lại đem đi chôn lấp.-         Các loại rác thải có nguồn gốc thực vật ( cành, mẫu xelluloz v.v. ) đưa đi ủ sục khí.-         Rác vô cơ, các phần bao bì bằng Polymer được đem đi tái chế.-         Rác hữu cơ được đưa đến thiết bị trộn, nghiền rồi vào thiết bị ủ sục khí 21 ngày, cùng với chất thỉa sinh hoạt tử bề chứa khử mùi.-         Sau 21 ngày ủ, hỗn hợp rác thải được đưa qua thiết bị ủ chín 28 ngày rồi qua sàng phân loại. Tại đây:+ Phần bã vô cơ có kích thước lớn được phân loại và đưa đi chôn lấp.+ Phần còn lại qua thiết bị phân loại tinh loại bỏ nốt phần bã vô cơ đem đi chôn lấp. Sản phẩm còn lại được trộn thêm cac loại phụ gia ( phân N, P, K chẳng hạn ) thành phân bón vi sinh, qua đóng bao rồi vào kho thành phẩm.Kết thúc quá trình xử lý rác thải bằng vi sinh vật. Các yêu cầu công nghệ: -         Công trình được thiết kế dạng mở, có thể thực hiện đồng bộ một lúc hoặc từng bước  nhiều công việc và có tính đến khả năng mở rộng.-         Thuận tiện giao thông, gần vành đai các khu sản xuất.-         Gần nguồn điện, nước.-         Kết cấu công trình là nhà có mái che, khung nhà chắc chắn.-         Có khả năng mở rộng công suất lên 2 - 2,5 lần.Công suất thiết kế thường là 27.000 đến 30.000 tấn.năm.                                       Nước thải      Hố ga+ song chắn rác   Bể tập trung   Nước thải   Hoá chất 1                   P       Hoá chất 2  Điều chỉnh pH  Máy ép bùn    Thiết bị lọc sinh học       Máy thổi khí                            Bể Aerôten      Chất keo tụ                                                         Trợ keo tụ      

         Lắng                           cấp 1                    Lắng         cấp 2   

Page 38: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

    Khử trùng             HC  khử trùng                                    Thải Hình 2. Mô hình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh – hóa Các thiết bị đầu tư: 1   - Bể thu gom và tập trung nước thải kèm hệ thống khuấy chống lắngP1 - Bơm nước thải, loại bơm chuyên dụng.2        - Thiết bị tự động điều cỉnh pHH1  - Bể chuẩn bị hoá chất kèm bơm định lượng và Sensor điều khiển.3        - Thiết bị lọc sinh học cao tải.4        - Thiết bị Aêroten,5        - Thiết bị lắng cấp 1,6        - Thiết bị lắng cấp 2,7        - Thiết bị làm khô bùn,8   - Thiết bị thổi khí.9   - Thiết bị chuẩn bị hoá chất cho xử lý, kèm môtơ cánh khuấy và bơm định lượng.10 - Thiết bị chuẩn bị hoá chất cho khử trùng kèm bơm định lượng.11           - Các bơm bùn,12 - Đường ống và phụ kiện các loại13 - Hệ thống điện và điện điều khiển.14 - Kho chứa hoá chất, nhà điều hành và vận hành hệ thống.Nguyên lý làm việc:Nước thải theo kênh dẫn n-ước thải bẩn về bể thu gom và tập trung nước thải số. Tại đây, nước thải hỗn hợp hoà trộn với nhau rồi được bơm lên bể điều chỉnh pH. Hoá chất cho điều chỉnh pH (kiềm hoặc axít tuỳ theo pH của nước thải) được cấp tự động từ các bể hoá chất tương ứng bằng bơm định lượng.Tại bể điều chỉnh pH sẽ xẩy ra các quá trình:- Phản ứng trung hoà của NaOH với H+ trong nước ( nếu nước thải có pH < 7 )- Phứng ứng trung hoà của Axít với OH- nếu ( nếu nước thải có pH > 7 )Đưa pH về theo yêu cầu ( pH ~ 6,5 là thuận lợi cho quá trình lọc sinh học )Tại thiết bị lọc sinh học sẽ xấy ra các phản ứng theo mô hình:                  V, VG                                       pha khí                                                    q                                               dpCO2/dt = -pTDV/VG – pCO2Q/VG                  pT, D         Q = QCO2 + QCH4, QCO2 = DVTG                                pCO2                                              PCO2                        TG    QCH4 Pha lỏng                                    HS = ( H+ )( S )/Ka ;    H+  = K1(CO2)0/(HCO3

-)                      Z0          (HCO3-) = ( Z ) - ( S ); dZ1/dt = (F/V)(Z0 -

Z1 )                       Z1                 (HCO3

-)0     TG = KL0 (CO2)0* - CO2)0                                                 (HCO3

-)1                                                    (CO2)D0       (CO2)0* = K PCO2                                                                                                      (CO2)D1 

Page 39: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

                   F, V          d(CO2)D1/dt = (F/V)(CO2)00 - (CO2)01 + TG + RB + RC                                                                                                                                      H+        Ka, KS, Kl, KL0    RC = (F/V) (HCO3

-)0 - (HCO3-)1 + dS1/dt - dZ1/dt 

                                             HS           S         RB     QCH4                                             Pha sinh học                  X0                           dX1/dt = (F/V)(X0 – X1 ) + X1                                X1                  S0                                                 dS1/dt = (F/V)(S0 – S1 ) - X1/YX/S                  Y  S1                               , KS, Kl                                 = max/( 1 + KS/HS + HS/Kl )               F, V, D                   RB = YCO2/X X1; QCH4 = D V YCH4/X X1  Hình 3: Tổng quát mô hình toán học biểu diễn các dòng trong thiết bị lọc sinh họcNhờ hoạt động của các vi sinh vật bám trên các giá thể ( tấm vật liệu lọc sinh học - dạng tấm đệm nhựa PE/PS với bề mặt riêng đạt 300 - 600 m2/m3 ), các chất bẩn trong nước được chuyển hoá thành các chất khí và các chất có thể tách loại được bằng các hoá chất khác. Sản phẩm khí chủ yếu của quá trình lọc sinh học thường là CO2, khí Mêthan (CH4) và đôi khi cả khí Amôniắc (NH3) v.v.Trong quá trình hoạt động, các vi sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển thành khối bám vào bề mặt giá thể. Khối vi sinh vật này khi đủ độ lớn, một phần sẽ bị nước cuốn trôi sang bể làm thoáng sau lọc sinh học, một phần sẽ rụng xuống đáy bể lọc sinh học nhờ trọng lực và sẽ được bơm định kỳ về bể chứa bùn thải.Nước thải sau bể lọc sinh học qua bể làm thoáng, không khí được cấp từ các máy thổi khí. Tại bể làm thoáng tiếp tục xẩy ra các quá trình:-         Làm bay hơi các chất khí dễ bay hơi khỏi nước thải.-         Ôxy hoá/Khử tiếp tục các chất hữu cơ thành các chất dạng khí thoát ra ngoài và các chất dễ tách loại được bằng chất keo tụ.Bùn sinh học tại bể làm thoáng sau lọc sinh học thường không cần phải sử dụng dạng bùn tuần hoàn mà là bùn của quá tình lọc sinh học được nước thải cuốn trôi sang bể làm thoáng.Sau thiết bị làm thoáng, nước thải được trộn hoá chất rồi qua bể lắng cấp 1. Hoá chất sử dụng cho công đoạn này là phèn Nhôm và chất trợ lắng. Tại đây xẩy ra các phản ứng thuỷ phân: Al+3 + 2H2O         Al(OH)3  + H+. Chất trợ keo tụ sử dụng là

Page 40: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

ACCOFLOC giúp cho bông cặn Al(OH)3  có kích thước lớn hơn và lắng xuống dưới kéo theo các chất bẩn lơ lửng trong nước. Đặc tính chung của chất trợ keo tụ dạng  ACCOFLOC được thẻ hiện như sau:ACCOFLOC là các chất keo tụ có trọng lượng phân tử cao, có khả năng thúc đẩy sự kết tủa bằng cách trung hoà các điện tích bề mặt của các hạt cặn trong nước và khuấy đảo từng hạt một. Sau đó các hạt này lại hấp thụ với nhau nhờ các nhóm chức năng kích hoạt tạo thành các chất kết tủa lớn hơn và lắng xuống hoặc nổi lên trên. ACCOFLOC hiện có hơn 100 sản phẩm và được phân thành 03 loại chính, đó là các loại Cation - phân ly tạo các cation; Các Anion - phân ly tạo Anion và Nonion - Không phân ly.  Các ACCOFLOC ngày nay được sử dụng rất nhiều trong tất cả các ngành kinh tế, về cơ bản chúng có công thức tổng quát sau:                                                                         R   - Các Cation:           CH2 _ CH             CH2 _ C                                                                                            C =O                     C=O   CH3                                           NH2 m              O- C2H4-N - RX-    CH3    n  p.                                                                      R - Các Anion:           CH2 _ CH             CH2C                                                                                         C=O                   C=O                                                NH2    m             O- - Na+   n  p - Các Nonion:             CH2 - CH            C =O                                                                NH2                 m                   Ngoài ra, các ACCOFLOC loại Anion luôn mang điện tích bề mặt âm nên chúng sẽ hấp thụ các Ion mang điện tích dương trong nước tạo ra một thế cân bằng về điện theo sơ đồ: 

Page 41: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

                                                                           + Cation Cation +                                                    Bông cặn                                                      Anion                   + Cation                     Cation +                        Như vậy, các bông cặn Anion sẽ hút các phần tử mang điện tích dương (các phần tử nhỏ lơ lửng trong nước thường mang điện tích dương) về mình nhằm đảm bảo cho dung dịch luôn tồn tại một cân bằng điện tích: điện tích    +  điện tích    -và cùng với lực hút tĩnh điện cũng như lực Val Dec Val sẽ tạo nên các bông cặn to hơn và dễ dàng lắng xuống dưới nhờ trọng lực. Chính vì vậy, chất trợ lắng ACCOFLOC dạng Anion được sử dụng rất rộng rãi cho xử lý nước thải.Các ACCOFLOC này thường được sử dụng ở dạng nồng độ 0,1% ( với các Anion & non Ion ); 0,2% ( với các Cation ) trong nước cùng với chất keo tụ với tiêu hao các ACCOFLOC  cho xử lý nước thải là 1 - 15 ppm tuỳ từng loại nước thải.Bùn lắng xuống dưới đáy bể lắng và được bơm định kỳ về bể ép bùn, nước sau lắng được bổ sung hoá chất rồi qua bể lắng cấp 2. Tại bể lắng cấp 2, quá trình xẩy ra tương tự bể lắng cấp 1.Nước thải sau lắng tách bùn được chuyển qua bể khử trùng bằng Giavel hoặc Clorin. Tại đây sẽ xẩy ra các phản ứng:Giavel/ Clorin (NaCl/NaClO ) + H2O           NaCl + Cl. + NaOHCl.

Nguyên tử hình thành sẽ có tác dụng diệt khuẩn trong nước.Nước sau khử trùng được thải ra ngoài.Thông thường, nước được khử trùng bằng cách bơm trực tiếp dung dịch diệt khuẩn vào dòng nước và nhờ quá trình chảy rối, chất diệt trùng sẽ lan toả đều trong dòng nước. Trong hệ thống thiết bị của dây chuyền sẽ không sử dụng phương án bơm trực tiếp nước khử trùng vào dòng chảy mà bơm vào một bể trộn trung gian. Vai trò chính của bể trộn trong hệ thống này là bể trung gian nhằm kiểm soát hiệu quả hoạt động của hệ thống lọc sinh học - aeroten -

Page 42: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

lắng thông qua lấy mẫu kiểm tra tại bể trung gian này.Bùn từ thiết bị lọc sinh học, Aêroten, lắng được bơm bùn bơm định kỳ về khu làm khô bùn. Hệ thống thiết bị làm khô bùn là loại máy lọc ép. Nước tách từ bùn theo kênh dẫn quay trở lại bể lọc sinh học, bùn khô ( 38 - 45%) được đổ vào khu vực chứa riêng hoặc sử dụng làm phân vi sinh.Trường hợp xẩy ra sự cố, khi mà các thiết bị trong hệ thống xử lý không hoạt động được, nước thải sẽ được bơm thải tạm thời.Việc tính toán thiết bị phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị. 

“L i gi i” cho bài toán x lý rác th i y tờ ả ử ả ế(Dân trí) - Xử lý triệt để các chất thải rắn trong y tế, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí… là những ưu điểm nổi bật của lò đốt rác thải y tế Chuwa do công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) cung cấp.

Kể từ khi ứng dụng công nghệ này, nhiều khu dân sống quanh khu vực bệnh viện không còn phải than trời vì bụi khói mù mịt, khét lẹt… từ các lò đốt rác thải thủ công.

Lò đốt chất thải y tế này đã mang lại hiệu quả tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (ảnh: Vũ Văn Tiến

Page 43: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình vài năm trước vốn là điểm nóng về vấn đề ô nhiễm rác thải y tế. Do sử dụng lò đốt và biện pháp chôn lấp thủ công khiến không ít lần bệnh viện vấp phải sự phản đối kịch liệt của nhân dân quanh vùng. Chị Phạm Thị Lý, Tổ trưởng tổ Chống nhiễm khuẩn, kể lại: “Trước đây bệnh viện xử lý rác thải bằng phương pháp đặt thanh sắt lên trên, đổ dầu vào rác thải rồi tiến hành đốt. Mỗi lần đốt như thế là khói đen trời, khét lẹt… Dân kêu khiếp lắm. Đã thế, nhân viên xử lý rác thải như chúng tôi vất vả khôn cùng. Ngày nào cũng phải đào hố sâu 70-80 cm để chôn lấp bệnh phẩm. Thậm chí, không ít lần nhau thai còn bị chó đào bới lên…”. Rồi chị hồ hởi: “Nhưng từ khi có cái máy này công tác hộ lý nhàn hẳn, chị em chúng tôi phấn khởi lắm. Vừa đỡ được khoản đào bới chôn lấp, lại sạch sẽ vệ sinh”.

Theo chị Lý, hiện nay hai ngày bệnh viện thực hiện đốt rác thải một lần. Tất cả các chất thải độc hại như: bơm kim tiêm, bông gạc thấm máu, mô, nhau thai… đều được xử lý triệt để, vô khuẩn hoàn toàn.

Không giấu được vẻ phấn khởi, bác sĩ Trần Hữu Hạnh, Giám đốc Bệnh viện cho hay: “Bệnh viện được lắp đặt lò đốt rác thải Chuwa từ tháng 5/2009 đến nay đều cho kết quả rất tốt. Sở TN&MT tỉnh Thái Bình đã tiến hành kiểm tra và chứng nhận phương pháp xử lý rác thải này an toàn tuyệt đối. Nhưng phấn khởi nhất là lò đốt không khói, không mùi, không độc hại, không ảnh hưởng đến nhân dân quanh vùng. Ngoài ra, nỗi lo về diện tích chôn lấp đã được giải quyết”.

Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng chỉ là một trong hơn 100 bệnh viện đã ứng dụng công nghệ xử lý rác thải y tế bằng lò đốt rác thải Chuwa. Ghi nhận của phóng viên, hầu hết các bệnh viện sử dụng công nghệ này như: Bệnh viện Phụ sản (Nam Định) Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng (Thái Bình), Bệnh viện Lao và Phổi (Nam Định)… đều rất hài lòng về kết quả sau sử dụng.

Anh Phạm Văn Vương, cán bộ phụ trách vận hành lò đốt chất thải y tế, Bệnh viện Lao và Phổi (Nam Định), nhận định: “So với phương pháp thuê đốt tập trung như trước, phương pháp pháp mới thuận lợi hơn nhiều. Chúng tôi có thể chủ động trong việc xử lý rác thải của bệnh viện, không bị ô nhiễm do phải tập kết rác thải trong vài ngày…”. Anh cho hay, cứ 1-3 tháng bệnh viện lại được cán bộ AIC xuống tận nơi hướng dẫn kỹ thuật và bảo hành máy định kỳ nên từ khi sử dụng, chiếc máy chưa gặp bất cứ trục trặc kỹ thuật nào.

Page 44: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Vận hành lò đốt chất thải độc hại tại Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh Nam Định (ảnh: Vũ Văn Tiến)

Cũng ứng dụng công nghệ xử lý rác thải y tế Chuwa, ông Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gia Lộc (Hải Dương) đề xuất, công suất lò khá cao, với bệnh viện nhỏ tuyến huyện nên kết hợp với các phòng khám tư trong vấn đề xử lý rác thải. Điều này vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần vệ sinh cho cả khu vực.

Giới thiệu về đặc điểm công nghệ, ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó tổng Giám đốc Công ty CP tiến bộ Quốc Tế (AIC) cho hay, lò đốt rác thải Chuwa có tên công nghệ là F1-S. F1-S là loại lò đốt nhiệt phân hai buồng công nghệ cao, đặt đứng, đã được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện của Nhật Bản và Đài Loan. Hiện có mặt tại nhiều bệnh viện trên 20 tỉnh thành của Việt Nam.

Page 45: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Lò có hai buồng đốt: sơ cấp và thứ cấp. Buồng sơ cấp thiết kế trên nguyên lý thổi gió bắt buộc, dùng nhiều oxy, hình thành luồng khí xoáy trong lò, duy trì lượng oxy lớn trong lò, chống phát sinh khói đen. Buồng thứ cấp có gắn thiết bị đốt buner giúp nhiệt độ duy trì trên 1.000oC đảm bảo tiêu hủy mầm bệnh và phân hủy chất dioxin.

Chính nhờ đặc điểm kỹ thuật này, F1-S đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chứng nhận đạt các chỉ tiêu an toàn cho môi trường. “Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao những công nghệ xử lý rác thải, đảm bảo cho môi trường trong sạch”, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC, nói.

Quản lý Công nghệ » Đánh giá trình độ CN Một số công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt có thể ứng dụng tại Thanh Hoá  (30/11/2009)  Xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoat đang là vấn đề bức xúc đối với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các đô thị, khu công nghiệp. Hiện tại hầu hết các địa phương đều sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp/1 đô thị, trong đó có tới 85 – 90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bởi mùi và nước rỉ rác.

Cho đến nay, ngoài biện pháp chôn lấp, chỉ có một số địa phương đã và đang xây dựng các nhà máy xử lý rác thải, nhưng phần lớn sử dụng công nghệ nước ngoài chưa phù hợp với đặc điểm rác không được phân loại tại nguồn ở Việt Nam nên mới xử lý được chất hữu cơ. Tỷ lệ rác phải tiếp tục chôn lấp vẫn còn lớn và suất đầu tư cao. Hiện nay, công nghệ được nghiên cứu trong nước về xử lý rác thải như Seraphin, MBT-CD.08 mới được triển khai với 2 dự án ở TP. Sơn Tây (Hà Tây cũ) và TP. Huế (Thừa Thiên Huế) công suất 150 – 180 tấn rác/ngày. Trong khi ước tính lượng chất thải phát sinh trên toàn quốc khoảng hơn 15 triệu tấn/năm. Hiện tại, cả nước có trên 700 đô thị (từ loại V trở lên) và số lượng nhà máy xử lý rác cần đầu tư trong 5 năm tới khoảng hơn 60 nhà máy. Tổng vốn đầu tư của chương trình xây dựng, vận hành những nhà máy xử lý rác khoảng 5.250 tỷ đồng. Các dự án mới này sẽ được nghiên cứu, lựa chọn thí điểm từ mô hình, công nghệ đến các cơ chế tài chính, đất đai, cơ cấu vốn, tiêu thụ sản phẩm đầu ra ... từ đó tìm ra mô hình phù hợp để Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể về xử lý rác trên địa bàn cả nước.

Đối với Thanh Hóa, nhu cầu về thu gom, xử lý rác tại các huyện, thị, thành phố hiện nay rất lớn, trên thực tế chỉ mới thu gom xử lý được khoảng 30% trên tổng số rác thải ra hàng ngày. Toàn tỉnh có 35 thị trấn, 1 thành phố, 2 thị xã và khu kinh tế Nghi Sơn. Nếu mỗi đơn vị hành chính có ít nhất một bãi rác lớn thì cả tỉnh có 39 bãi rác và hàng trăm điểm trung chuyển cùng bãi rác nhỏ khác nằm rải rác. Các bãi rác lớn, nhỏ và các điểm trung chuyển chỉ làm nhiệm vụ chứa rác (chưa xử lý) thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, bức xúc đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Để xử lý rác thải, phương pháp đơn giản nhất là chôn rác, thế nhưng, với lượng rác ngày càng tăng, không dễ gì tìm được khu đất đủ rộng, phù hợp để chôn rác. Hơn nữa đem rác đi chôn là lãng phí, một việc làm bất đắc dĩ vì những hậu quả lâu dài của nó khó mà lường hết được như ô nhiễm nguồn nước do nước rác rò rỉ thấm xuống đất, phát sinh các khí độc hại, chi phí cao cho việc chống rò rỉ và xử lý khí thải...

Việc chọn công nghệ xử lý rác thải như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây

Page 46: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng. Đối với các khu, cụm tuyến dân cư như ở các xã, thị trấn trên địa bàn các huyện của tỉnh Thanh Hóa, việc lựa chọn mô hình xử lý rác cho phù hợp và ít tốn kém lại càng khó khăn hơn.

Gần đây, với sự tập trung nghiên cứu, một số công nghệ mới xử lý rác thải đạt hiệu quả cao đã ra đời. Tuỳ thuộc vào điều kiện và nhu cầu xử lý rác, mặt bằng xây dựng khu chứa và xử lý rác, vốn đầu tư, hình thức đầu tư, cách tổ chức quản lý, khai thác công trình xử lý rác thải mà mỗi nơi, mỗi huyện, thị xã, thành phố có thể vận dụng và lựa chọn công nghệ sau cho phù hợp với điều kiện hiện tại:

 1.  Công nghệ lên men bằng hầm ủ tuynel, thổi khí cưỡng bức, xử lý khí thảiƯu điểm: + Đảm bảo môi trường+ Tiết kiệm quỹ đất so với phương pháp chôn lấp 80%+ Chi phí đầu tư và vận hành hợp lý+ Cung cấp phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệpNhược điểm:+ Đòi hỏi có thị trường tiêu thụ Compost và phân bónCông nghệ lên men bằng hầm ủ tuynel ở các nhà máy xử lý rác Cầu Diễn, Việt

Trì, Nam Định hiện đang hoạt động tốt, tuy nhiên, ở các nhà máy này chưa có hệ thống xử lý khí do hầm tuynel đang ở dạng hở. Hiện nay, xử lý khí thải, nước rỉ đã được khắc phục bằng công nghệ lên men bằng hầm ủ tuynel kín, thổi khí cưỡng bức và hồ sinh học.

 1. Công nghệ xử lý nhiệt phân rác đô thị (Công nghệ Entropic) của Công ty Entropic

Energy:So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân

với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50 0C) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý rất cao. Công ty Entropic Energy cũng đề xuất một mô hình nhà máy xử lý rác phù hợp với thành phố Hồ Chí Minh với công suất xử lý 6400 tấn rác/ngày, sản phẩm chín thu được là 1.500 tấn than tổng hợp, nếu xây dựng luôn một nhà máy phát điện kèm theo sử dụng hết chỗ than này thì sẽ cho ra một lượng điện năng là 150 MW/ngày. Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm phụ khác như nhiên liệu tái sinh, nước, khí hydro, dầu nặng, nhẹ .... Đây là một trong những công nghệ tiên tiến của thế giới trong việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, nhưng còn ở quy mô lớn và là một trong những mục tiêu áp dụng phát triển bền vững cho các đô thị đông dân cư. Công nghệ này chưa áp dụng được ở các khu, cụm tuyến dân cư quy mô vừa và nhỏ.

 2. Xử lý rác thải theo phương pháp 3 R ( viết tắt từ tiếng Anh, 3R là Reduce/ Giảm

thiểu – Reuse/Tái sử dụng – Recycle/Tái chế): Hà Nội đang sử dụng và chính thức trở thành 1 trong 4 thành phố ở châu Á triển

khai. Trong vòng 3 năm (từ năm 2007 – 2009), cơ quan phát triển Nhật Bản (JICA) sẽ tài trợ 3 triệu USD cho Hà Nội để thực hiện dự án tại 4 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn

Page 47: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Kiếm, Hai Bà trưng và Đống Đa, sau đó sẽ nhân rộng ra toàn thành phố. Theo tính toán của JICA, nếu thực hiện tốt mô hình 3R, mỗi tháng thành phố Hà Nội sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác. Phương pháp thực hiện là rác sẽ được phân loại tại nguồn, rác vô cơ và rác hữu cơ được tách riêng và phấn đấu đến năm 2010 sẽ tận dụng được 30% rác. Những loại rác hữu cơ đã và đang được sử dụng làm phân bón. Các loại rác như nilon, bìa, giấy loại, nhựa... sẽ được tái chế dùng làm nguyên liệu. Còn các loại rác vô cơ khác được tái chế thành vật liệu xây dựng nhẹ cấp thấp dùng cho các công trình cảnh quan đô thị. Như vậy phần rác cần chôn lấp sẽ giảm đi.

    Trên thế giới, việc tái chế và tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ rác đã được làm từ lâu, mang lại hiệu quả cả về mặt môi trường lẫn kinh tế. Tại các nước phát triển, mỗi gia đình đều tự giác phân loại rác thải thành hữu cơ, vô cơ và rác tái chế ...theo quy định nhằm thuận lợi cho việc tái chế và xử lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề tưởng chừng đơn giản này hầu như chưa được thực hiện.

 3. Công nghệ MBT - CD. 08 Xử lý chất thải rắn thành nhiên liệu của Công ty

TNHH Thuỷ lực MáyDây chuyền thiết bị công nghệ xử lý chất thải rắn thành nhiên liệu được nghiên

cứu và chế tạo trong nước, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam chưa qua phân loại đầu nguồn, hạn chế chôn lấp. Sản phẩm là nhiên liệu được sử dụng trong dân dụng và công nghiệp.

Công nghệ MBT – CD.08 là một phương pháp đi từ thực tiễn với tính đặc thù rác thải Việt Nam. Được thiết kế từ các trải nghiệm thực tế của Công ty Thuỷ lực Máy trong chế tạo thiết bị và vận hành tại Huế, Vinh, Sơn Tây, Đồng Văn v.v...

Công nghệ MBT – CD.08 xử lý và tái chế 98% rác thải thành viên đốt (chất cháy được), thành viên gạch (chất không cháy). Do đó đơn giản khâu tách lọc, ứng dụng và kết hợp phương pháp cơ sinh học trong từng module thiết bị khép kín, kết nối thành dây chuyền công nghệ. Giảm số lượng công nhân tiếp xúc với rác. Thu hồi các phế liệu bán tái chế.

Công nghệ MBT – CD.08 hình thành theo xu thế biến rác thải thành nhiên liệu ở quy mô XLR vừa và nhỏ (bán nhiên liệu). Biến rác thành năng lượng ở các quy mô XLR lớn (phát điện).

Đây là một hướng công nghệ mới trong xử lý chất thải rắn, mang tính hiệu quả kinh tế xã hội cao. Tuy nhiên, chi phí đầu tư lớn, nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất cao dẫn đến giá thành xử lý rác cao.

 4. Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp yếm khí tuỳ nghi A.B.T

(Anoxy Biotechnology) của Công ty Công trình đô thị Ninh Thuận:   Sơ đồ công nghệ:    

Page 48: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

   - Nguyên lý hoạt động:Rác tại các điểm tập kết trong thành phố được xử lý mùi bằng chế phẩm sinh

học, sau đó đưa vào hầm ủ, trước khi đưa rác vào hầm ủ phun chế phẩm sinh học và chất phụ gia sinh học. Rác tại các điểm tập kết đưa về sân xử lý không cần phân loại cho vào hầm ủ, quá trình thực hiện có phun chế phẩm sinh học, dùng bạt phủ kín hầm và ủ trong thời gian 28 ngày, trong thời gian ủ cứ 3 ngày mở bạt kiểm tra, phun bổ sung chế phẩm sinh học lên bề mặt. Sau 28 ngày ủ, đưa rác lên phân loại, rác phi hữu cơ chế biến riêng, mùn hữu cơ chế biến thành phân hữu cơ sinh học.

Đặc điểm công nghệ:Ưu điểm:- Tái chế các chất không phân huỷ thành những vật liệu có thể tái sử dụng được- Không tốn đất chôn lấp chất thải rắn- Không có nước rỉ rác và khí độc hại, khí dễ gây cháy nổ sinh ra trong quá trình

phân huỷ hữu cơ do đó không gây ô nhiễm môi trường- Không cần phân loại ban đầu do đó không làm ảnh hưởng đến công nhân lao

động trực tiếp sản xuất- Vận hành đơn giản, chi phí vận hành thường xuyên không cao.Phạm vi áp dụng:Có thể áp dụng xử lý rác cho nhiều quy mô công suất khác nhau, ở các khu vực

nông thôn, thành thị. Khu xử lý có thể xây dựng không quá xa đô thị do không có nước rỉ rác và các khí độc hại thải ra.

Công nghệ xử lý rác yếm khí tuỳ nghi ABT có thể nâng công suất xử lý từ 5m3/ngày (2 tấn/ngày) lên 10m3/ngày (4 tấn/ngày) và có thể nâng lên xử lý 100m3/ngày (40tấn/ngày), tuỳ thuộc vào nhu cầu xử lý rác và điều kiện địa phương. Chi phí chuyển giao công nghệ không cao so với các công nghệ khác và có thể áp dụng cho việc xử lý rác tại các bãi chứa rác ở các xã, thị trấn cách xa bãi rác lớn tập trung của huyện thị.

Tuỳ trường hợp cụ thể mà mỗi huyện có thể lựa chọn công nghệ này hay công nghệ khác để xử lý rác thải. Tuy nhiên, dù chọn công nghệ nào cũng phải tuân thủ Luật đầu tư năm 2005; Nghị định số 108/2006/NĐ - CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của

Page 49: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số diều của Luật Đầu tư; Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ; Thông tư số 10/2009/TT – BKHCN hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư  v.v...  

Tìm hi u v ISO 14000ể ề

Thursday, 16. April 2009, 06:21:47

Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường có tên là ISO 14000- Tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 2004 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu (mà doanh nghiệp áp dụng ISO phải thực hiện) và hướng dẫn sử dụng.- Tiêu chuẩn ISO 14004 phiên bản 2004 là tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn chung về nguyên tắc và hỗ trợ. Đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng- Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 còn nhiều tiêu chuẩn khác đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong quản lý môi trường như ISO 14020s về nhãn môi trường hay ISO 14040s về đánh giá vòng đời sản phẩm LCA....Tóm lại để thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO và có thể nhận chứng chỉ thì chỉ cần đáp ứng ISO 14001 là đủ, các tiêu chuẩn khác chỉ dùng để tham khảo thôi nhé.Em đang làm iso cho nhà máy bia và nước giải khát (nhỏ thôi) nhưng ko biết bắt đầu từ đâu, tài liệu thì nói đầy ra đó nhưng càng nhiều tài liệu thì càng rối. Anh có thể bày chi tiết cho em đc ko (có thể là một cái đề cương chi tiết một tí). Thế bạn đã đọc những tài liệu gì rồi: tiêu chuẩn? sách tham khảo hay các qui trình quản lý môi trường của doanh nghiệp khác???Có 2 việc cần thực hiện để bắt đầu:1. Sếp cao nhất của nhà máy bạn phải đề ra Chính sách môi trường của nhà máy và thông báo nội dung chính sách đó cùng với dự định áp dụng ISO 14001 cho toàn thể cán bộ/công nhân trong nhà máy2. Bạn cần tiến hành "Phân tích môi trường ban đầu" để xác định và đánh giá xem đâu là những "Khía cạnh môi trường nổi bật" của nhà máy bạn.Theo kinh nghiệm của W thì các KCMT nổi bật của công ty bạn có thể là:- Tiêu thụ nước và thải ra nước thải- Tiêu thụ năng lượng: điện, than, gas...- Chất thải rắn

ISO 14001:

1. Tích lũy kiến thức & kinh nghiệm liên quan đến các loại hình sản xuất khác nhau, càng nhiều càng ít. Có thể đọc qua các báo cáo ĐTM phần phân tích các tác động môi trường (tuy nhiên lưu ý là các báo cáo nhiều khi chỉ mang tính hinh thức cho đủ thủ tục nên hay viết lung tung)2. Hệ thống quản lý nhà nước về môi trường3. Các tiêu chuẩn TCVN về môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn...), các văn bản pháp qui về môi

Page 50: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

trường. Đặc biệt lưu ý đến các qui định về lập/thẩm định ĐTM hoặc bản đăng ký đạt TCMT, quản lý chất thải nguy hại, giám sát môi trường...4. Các nguyên tắc sản xuất sạch hơn, quản lý chất thải rắn, 3R...5. Quản lý hệ thống môi trường (các loại ISO)6. và nhiều thứ nữa....Các tiêu chuẩn nói trên đều thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (bộ tiêu chuẩn này còn nhiều nữa cơ ). Để đi làm trong các doanh nghiệp FDI trong các KCN thì chỉ cần tìm hiểu về ISO 14001-2005 thôi. 1. Nếu đã xác định được các khía cạnh môi trường thì làm cách nào mình có thể xác định những khía cạnh MT quan trọng? Theo như mình biết là có thể dùng phương pháp trọng số nhưng phương pháp đó thực hiện như thế nào mình không biết rõ.Phương pháp thì nhiều lắm nhưng thông thường người ta sẽ tính điểm cho từng khía cạnh môi trường để đánh giá xem cái nào là quan trọng. Các tiêu chí dùng để chấm điểm thường là:- Mức độ chấp hành luật- Mối quan tâm của công ty (lãnh đạo) đến KCMT đó- Tác động kinh tế của KCMT đó đến hoạt động của công ty- Tác động môi trường gây bởi KCMT đó- ...v...v...Đó là phương pháp, còn kỹ thuật thì rất nhiều và tùy chọn, mỗi công ty/chuyên gia khác nhau sẽ có cách đánh giá khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Nếu bạn ở HN thì có thể liên hệ với tôi, tôi sẽ cho bạn mượn một số tài liệu.2. Nếu như công ty muốn chứng nhận ISO 14001 đã từng áp dụng SXSH vậy thì công ty đó có những lợi thế gì?Công ty bạn sẽ có nhiều thuận lợi vì bạn có sẵn các số liệu kiểm toán năng lượng/tài nguyên... và đã/đang thực hiện các chương trình cải tiến về môi trường, đã có sẵn các mục tiêu cải tiến và các chỉ số đánh giá kết quả...Đầu vào & đầu ra là thế này: xuất phát từ cá tác động môi trường tiêu cực được chia làm 2 loại:1. Làm cạn kiệt tài nguyên2. Gây ô nhiễmnên khi phân tích/đánh giá các KCMT người ta tách ra 2 loại riêng để đánh giá cho đúng với bản chất gây tác động môi trường của chúng:1. Các KCMT tiêu thụ tài nguyên/năng lượng: thường là các đầu vào cần thiết cho các quá trình SX như điện, nước, gas, than....2. Các KCMT gây ô nhiễm: tức là các phát thải (đầu ra) như khói, nước thải, CTR...Việc lập bảng đánh giá đó là một trong những cách phân tích xem xuất phát điểm của doanh nghiệp có đáp ứng không (Gap Analysis) và cần phải bổ sung gì, việc này là không bắt buộc và thường được làm dựa trên các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 14001. Thời mới vào nghề mình cũng có làm nhưng bây giờ quen rồi thì không dùng nữa. Cách dùng bảng trên mạng thường chỉ phù hợp với các doanh nghiệp ở "tây" thôi vì nền tảng quản lý của họ thường hơn các DN ở VN mình nhiều. Các DN ở VN trước khi làm ISO 14001 thường chẳng có chính sách, mục tiêu hay KPI gì cả (bạn có thể thấy trong bảng câu hỏi thường bắt đầu với câu "DN đã có policy chưa???..."). Vì vậy mà Worker thường quan tâm tới các vấn đề khác khi đến doanh nghiệp như đã làm ĐTM chưa?, có monitoring định kỳ không? có quản lý chất thải nguy hại không? có các KPI

Page 51: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác · Web viewĐây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành phố. Để làm

không? vì nó phù hợp với thực tế VN hơn.Về nguyên tắc và cách tiếp cận (phòng ngừa, PDCA) thì 2 cái ISO đó nó giống nhau, chỉ khác nhau cái đối tượng kiểm soát:- 9K: các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng: thường được khái quát thành Man, Method, Material, Machine (4M) và Information (1I)- 14K: các khía cạnh môi trườngcho nên việc tích hợp sẽ là rất tốt và thuận lợi. Có thể tích hợp các qui trình & tài liệu: Sổ tay, chính sách, mục tiêu, kiểm soát tài liệu/hồ sơ, đánh giá nội bộ, theo dõi đo lường, trao đổi thông tin, xem xét của lãnh đạo, đào tạo, hành động KPPN, mua hàng...Và việc thực hiện cũng tích hợp nhất quán trong các kế hoạch hành động, ví dụ đơn giản là mục tiêu về giảm tỉ lệ sản hỏng (NG) nếu nhìn dưới góc độ môi trường sẽ là giảm phế thải, giảm tiêu thụ nguyên liệu/năng lượng.... Các hoạt động khác như việc đào tạo cho công nhân/nhân viên mới, đánh giá nội bộ, họp xem xét của lãnh đạo.... hoàn toàn có thể thực hiện đồng thời