Top Banner
CHƯƠNG 1: CNDVBC 3. Mối quan hệ giữa vật chất và thức 3.1. Vai trò của vật chất đối với ý thức Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất. Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh về thế giới vật chất nên nội dung của nó do vật chất quyết định. Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi của ý thức là sự phản ánh đối với sự biến đổi của vật chất. 3.2. Vai trò của ý thức đối với vật chất Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, nhưng sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Sự tác động tích cực chỉ được thể hiện khi con người nhận thức và hành động phù hợp với quy luật, yêu cầu khách quan. Nếu làm được như vậy sẽ tạo nên sự phát triển của xã hội, mỗi người trong sự bền vững và hài hòa với tự nhiên. Ngược lại, con người sẽ trả giá cho những hành động của mình. 3.3. Ý nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong hoạt động nhân thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan Phải lấy thực tế khách quan làm căn cứ; nhận thức và hành động theo quy luật khách quan Quan hệ vật chất, ý thức không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại. Ý thức có tính độc lập tương
71

ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Jan 05, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

CHƯƠNG 1: CNDVBC3. Mối quan hệ giữa vật chất và thức3.1. Vai trò của vật chất đối với ý thức

Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của

ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất.

Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh về thế giới vật chất nên nội dung của

nó do vật chất quyết định.

Vật chất quyết định sự biến đổi, phát triển của ý thức; sự biến đổi của ý thức là sự phản

ánh đối với sự biến đổi của vật chất.

3.2. Vai trò của ý thức đối với vật chất

Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, nhưng sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập

tương đối nên có sự tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của

con người. sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc

tiêu cực. Sự tác động tích cực chỉ được thể hiện khi con người nhận thức và hành động

phù hợp với quy luật, yêu cầu khách quan. Nếu làm được như vậy sẽ tạo nên sự phát triển

của xã hội, mỗi người trong sự bền vững và hài hòa với tự nhiên. Ngược lại, con người sẽ

trả giá cho những hành động của mình.

3.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong hoạt động

nhân thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan Phải

lấy thực tế khách quan làm căn cứ; nhận thức và hành động theo quy luật khách quan

Quan hệ vật chất, ý thức không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại.

Ý thức có tính độc lập tương đối nên nó có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất

thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Do vậy phải phát huy năng động chủ quan;

phát huy vai trò của tri thức khoa học và cách mạng trong hoạt động thực tiễn.

Tính thống nhất biện chứng giữa tôn trọng khách quan và phát huy năng động chủ quan

trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải phòng chống và khắc phục bệnh chủ quan, duy ý

chí; chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, lý luận.

CHƯƠNG 2: THUYẾT BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Page 2: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1.1. Khái niệm về mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Thế giới vật chất được tạo thành từ những sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau. Vậy

giữa chúng có mối liên hệ, ảnh hưởng hay chúng tồn tại biệt lập vơi nhau. Nếu chúng tồn

tại trong sự liên hệ qua lại thì nhân tố gì quy định sự liên hệ ấy?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi thế giới như là một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật

hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó, vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ

tác động qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.

Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa

các mặt, các yếu tố trong một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với

nhau.

Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế

giới, trong đó mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở tất cả các sự vật,

hiện tượng.

Cơ sở của mối liên hệ là tính thống nhất vật chất của thế giới. Các sự vật hiện tượng dù

có khác nhau thì chúng đều là những dạng tồn tại của thế giới vật chất. Ngay cả tư tưởng,

ý thức thì nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất

khách quan.

1.2. Tính chất của các mối liên hệ

- Các mối liên hệ mang tính khách quan vì sự tồn tại của chúng không phụ thuộc vào ý

thức, tư duy của con người.

- Tính phổ biến. Các mối liên hệ thể hiện cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Tính đa dạng, phong phú. Vì có các mối liên hệ bên trong, bên ngoài, có mối liên hệ

chủ yếu, thứ yếu, mối liên hệ chung bao quát toàn thế giới, có mối liên hệ bao quát một

số lĩnh vực hoặc một lĩnh vực riêng biệt của thế giới đó; có mối liên hệ trực triếp, gián

tiếp; bản chất, không bản chất; tất nhiên, ngẫu nhiên… có mối liên hệ giữa các sự vật

khác nhau hay giữa các mặt khác nhau của cùng một sự vật. Sự vật nào cũng vận động

phát triển qua nhiều giai đoạn. Giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo

Page 3: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

thành lịch sử phát triển hiện thưc của các sự vật và các quá trình tương ứng. Tuy nhiên,

sự phân loại này chỉ có tính chất tương đối.

Trong tính đa dạng của các hình thức và các loại liên hệ, phép biện chứng duy vật tập

trung nghiên cứu những mối liên hệ chung, mang tính phổ biến. Những hình thức và

những kiểu liên hệ riêng biệt trong các bộ phận khác nhau của thế giới là đối tượng

nghiên cứu của các ngành khoa học khác.

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận.

Từ nội dung tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ ta rút ra quan điểm toàn

diện trong việc nhận thức, xem xét các sự vật hiện tượng cũng như trong hoạt động thực

tiễn.

Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đòi hỏi trong hoạt động nhận thức

và thực tiễn phải có quan điểm lịch sử - cụ thể. Tránh và khăc phục quan điểm phiến

diện, siêu hình, chiết trung, ngụy biện.

1. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. (quy luật lượng chất)

Quy luật này cho biết phương thức của sự vận động và phát triển.

1.1. Khái niệm chất và lượng

Chất là tính quy định vốn có bên trong bản thân sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của

những thuộc tính, yếu tố cấu thành sự vật, nói lên sự vật đó là gì, phân biệt nó với cái

khác. Sự vật có nhiều chất tuỳ theo mối quan hệ.

Thuộc tính của sự vật được hiểu là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật. Nó được

bộc lộ ra trong mối quan hệ qua lại giữa các sự vật. Mỗi sự vật hiện tượng đều có những

thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của

sự vật hiện tượng. khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc

phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản tùy theo mối quan hệ.

Page 4: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Lượng là tính quy định của sự vật biểu thị con số các thuộc tính, tổng số những bộ phận,

quy mô sự phát triển của sự vật. Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau,

được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng.

1.2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất

Trong quá trình vận động biến đổi của sự vật, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi.

Sự thay đổi của chất và lượng không diễn ra độc lập với nhau. Lượng của sự vật có thể

thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó.

Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi chất mới ra đời.

Khuôn khổ mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, được

gọi là “độ”. Hay độ là khoảng giới hạn,mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay

đổi căn bản về chất của sự vật.

Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật được

gọi là “điểm nút”.

Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là “bước nhảy”.

Bước nhảy là giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước

đó gây ra.

Bước nhảy có nhiều hình thức khác nhau . Căn cứ vào thời gian và tính chất của sự

thay đổi về chất ta phân chia ra bước nhảy dần dần và bước nhảy đột biến. Căn cứ vào

quy mô, ta có bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.

Nội dung cơ bản của quy luật

Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thay đổi giữa chất và lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng

vượt quá giới hạn về độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước

nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động tới sự thay đổi của lượng mới.

1.3. Ý nghiã phương pháp luận

Để có tri thức đầy đủ về sự vật phải nhận thức đầy đủ cả mặt lượng và mặt chất của nó.

Trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn phải biết tích luỹ về mặt lượng và tạo

điều kiện cho lượng mới phát triển.

Page 5: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất; từ những

thay đổi mang tính tiến hoá sang những thay đổi mang tính cách mạng.

3. Quy luật phủ định của phủ định

Quy luật này cho biết khuynh hướng của sự phát triển qua việc làm sáng tỏ mối liên hệ

giữa những nấc thang khác nhau của quá trình đó.

3.1. Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và những đặc điểm cơ bản của nó

Trong ý thức thông thường khái niệm “phủ định” thường được hiểu là bác bỏ một cái gì

đó.Trong phép biện chứng “phủ định” là khái niệm dùng để chỉ sự ra đời, tồn tại, phát

triển rồi mất đi của một sự vật hiện tượng này, thay thế bằng sự vật hiện tượng khác. Phủ

định được xem là nhân tố của sự phát triển.

Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên

con đường dẫn đến sự ra đời của cái mới tích cực và tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.

Hai đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng. Thứ nhất, phủ định biện chứng mang

tính khách quan, là điều kiện cho sự phát triển. Thứ hai, nó mang tính kế thừa, cho thấy

đó là nhân tố liên hệ giữa cái cũ và cái mới.

Phủ định biện chứng mang tính khách quan do mâu thuẫn trong lòng bản thân sự vật

quy định. Phủ định biện chứng mang tính kế thừa nên giá trị của nó thể hiện trong sự ra

đời của cái mới. Không có cái mới nào lại ra đời từ hư vô. Nhờ việc giữ lại những nhân tố

tích cực của cái bị phủ định mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình. Một trong

những hình thức quan trọng của cái được kế thừa trong đời sống xã hội là truyền thống.

Truyền thống là cái chứa đựng trong mình những năng lực to lớn để tạo ra cái mới.

3.2. Phủ định của phủ định. Hình thức của sự phát triển

Phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một nấc thang của quá trình phát triển.

Với tư cách là kết quả của “phủ định lần thứ nhất”, cái mới cũng chứa đựng trong bản

thân mình những lần phủ định tiếp theo. Gọi là phủ định của phủ định. Chỉ có thông qua

phủ định của phủ định mới dẫn tới sự ra đời một sự vật, trong đó có lặp lại một số đặc

trưng cơ bản của cái xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Đến đây mới hoàn

Page 6: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

thành một chu kỳ phát triển. Khuynh hướng chung như vậy của sự phát triển, được khái

quát thành nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định.

Đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ

định, chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở mới cao hơn.

Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển. Sự phát

triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo đường “xoáy ốc”.

Đường “xoáy ốc” là hình thức cho phép biểu đạt được rõ ràng các đặc trưng của quá

trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất

tiến lên của sự phát triển.

Nội dung cơ bản của quy luật

Quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và

cái phủ định. Do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn,

bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển. Nó duy trì và giữ

gìn nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất

phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Do vậy sự phát triển có tính chất tiến lên, không phải

theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.

3.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Cái mới ra đời từ cái cũ, nó kế thừa tất cả những cái tích cực của cái cũ. Do vậy cần

chống thái độ phủ định sạch trơn.

Phải biết phát hiện và quý trọng cái mới. Tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới.

Mặc dù lúc đầu cái mới còn yếu, ít ỏi nhưng phải bồi dưỡng phát huy cái mới, tạo điều

kiện cho cái mới chiến thắng cái cũ.

Kế thừa cái tích cực của cái cũ nhưng không phải là thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại tất

cả những cái lỗi thời, cản trở sự phát triển của lịch sử.

1.3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con

người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Page 7: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức thể hiện:

Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.

Là cơ sở của nhận thức, vì hoạt động nhận thực của con người xuất phát từ thực tiễn và

được thực hiện từ chính trong hoạt động thực tiễn. Là động lực của nhận thức vì yêu cầu

của thực tiễn đặt ra những nhiệm vụ mà nhận thức phải giải quyết. Từ trong hoạt động

thực tiễn làm cho tri thức con người về sự vật càng phong phú và sâu sắc hơn. Là mục

đích của nhận thức vì mọi hoạt động của con người đều phục vụ cho đời sống vật chất và

tinh thần, làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng hoàn thiện hơn.

Thực tiễn đề ra nhu cầu nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu

thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận. Nó

thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vì chỉ có thực tiễn mới vật chất hoá được tri thức,

qua đó phản ánh được mức độ đúng sai của tri thức.

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Nghĩa là lý luận và thực tiễn không tách rời nhau. Hoạt động thực tiễn phải có lý luận

dẫn đường, còn hoạt động lý luận phải gắn với thực tiễn.

Hoạt động thực tiễn là hoạt động được định hướng bởi con người. Trong khi tiến hành

những hoạt động này, con người đã hiểu nội dung, bản chất của đối tượng, hiểu những

quy luật chi phối hoạt động của mình.

Hoạt động lý luận có cơ sở, động lực, có mục đích và có nơi để kiểm tra nó đúng hay

sai. Lý luận và thực tiễn tách rời nhau thì lý luận trở thành lý luận suông. Còn thực tiễn sẽ

trở thành thực tiễn mù quáng. Suông vì lý luận không có cơ sở, không có động lực, không

có mục đích và không có nơi kiểm tra để xác định nó đúng hay sai. Thực tiễn mù quáng

vì nó không được định hướng; vì con người thực hiện nó không hiểu nội dung, bản chất

của đối tượng, không hiểu những gì đang chi phối hoạt động của họ.

Vì vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi phải luôn quán triệt quan điểm thực

tiễn. Việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực

tiễn, học phải đi đôi với hành.

Page 8: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

CHƯƠNG 3: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

3. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

3.1. Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định ở một thời kỳ nhất định.

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nghĩa là trong quá trình thực hiện sự sản xuất xã hội, con người chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình. Sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát trong khái niệm lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất.

Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong tư liệu lao động có công cụ lao động hệ thống bình chứa và kết cấu hạ tầng.

Người lao động là người tham gia vào quá trình sản xuất. Do đặc trưng sinh học – xã hội riêng có của mình, con người trong nền sản xuất xã hội có sức mạnh và kỹ năng lao động thần kinh cơ bắp. Hơn nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ. Hàm lượng trí tuệ trong lao động, đặc biệt trong điều kiện của khoa học, công nghệ hiện nay đã làm cho con người trở thành một nguồn lực đặt biệt, cơ bản và vô tận của sản xuất.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, khoa học ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất. Khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn. Khoa học và công nghệ hiện đại chính là đặc điểm thời đại của sản xuất và do vậy nó hoàn toàn có thể được coi là cái đặc trưng cho lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Sở dĩ quá trình sản xuất xã hội có thể diễn ra một cách bình thường, chính là mối quan hệ giữa con người với con người tồn tại thống nhất với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được xây dựng trong và thông qua những quan hệ khác nhau giữa người với người, tức quan hệ sản xuất. Những quan hệ này tuân theo những quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động của đời sống xã hội.

Quan hệ sản xuất thể hiện trên ba mặt: sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất; các quan hệ trong phân phối sản phẩm.

Page 9: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Với tính cách là những quan hệ kinh tế khách quan, quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất, là hình thức xã hội của lực lượng sản xuất. Ba mặt quan hệ luôn gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định của lực lượng sản xuất và là cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội. Ba mặt đó gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với lực lượng sản xuất.

Trong các quan hệ trên thì quan hệ sở hữu luôn đóng vai trò quyết định. Vì nó quy định địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất. Theo đó, ai nắm tư liệu sản xuất, người đó quy định cách thức trao đổi hoạt động, tổ chức quản lý và phương thức phân phối sản phẩm. Các quan hệ về mặt tổ chức quản lý, có khả năng quyết định một cách trực tiếp quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất. Các quan hệ phân phối là “chất xúc tác” của quá trình kinh tế – xã hội.

PTSX có hai mặt là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

PTSX

LLSX QHSX

NLĐ TLSX SỞ HỮU TLSX

ĐTLĐ TLLĐ TỔ CHỨC SX

CÁI CÓ SẲN CCLĐ PHÂN PHỐI

NG.LIỆU HTBC

KKHT

3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng con người, thông qua việc sử dụng công cụ lao động, thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên. Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ của công cụ lao động; trình độ tổ chức lao động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất; kinh nghiệm và kỷ năng lao động; trình độ phân công lao động. Tính chất của lực lượng sản xuất là xét ở góc độ tính chất cá nhân tư nhân hay xã hội. Khi lực lượng sản xuất được thực hiện với những công cụ ở trình độ thủ công thì lực

Page 10: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

lượng sản xuất thể hiện tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí hoá thì lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hoá.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành của quan hệ sản xuất tạo ra sự thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển.

Trạng thái mâu thuẫn xuất hiện khi lực lượng sản xuất chuyển sang một trình độ mới với tính chất xã hội hoá ngày càng cao; trong khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất. Điều đó đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp; đưa đến sự diệt vong của phương thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Mác nói, những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội. Tóm lại:

- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất trên các mặt:

+ Hình thức của quan hệ sản xuất.

+ Sự biến đổi của quan hệ sản xuất.

- Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất: theo hai hướng:

+ Quan hệ sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

+ Quan hệ sản xuất kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển khi quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

1. Con người và bản chất con người

Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội

Là thực thể sinh học vì cho dù con người phát triển đến đâu thì con người cũng là một cơ thể sống, là một động vật. Với tư cách là một thực thể sinh học, con người bị những quy luật sinh học chi phối và con người có bản chất tự nhiên của mình. Bản chất tự nhiên này thể hiện qua những nhu cầu có tinh bản năng, động vật.

Là thực thể xã hội vì con người trở thành con người trước hết là do hoạt động xã hội. Cuộc sống của con người không tách khỏi cuộc sống xã hội. Với tư cách là thực thể xã hội, con người bị những quy luật xã hội chi phối, và bản chất của con người mang đậm dấu ấn của xã hội. Dấu ấn này thể hiện, trong khi thực hiện những nhu cầu có tính bản năng, con người luôn chú ý đến những đòi hỏi của nhu cầu cộng đồng xã hội.

Page 11: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Là thực thể sinh học – xã hội nhưng thực thể sinh học chỉ có tính chất tiền đề, trên tiền đề ấy, thực thể xã hội biểu hiện tính người của con người.

Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì con người không tồn tại. Vì vậy, con người là sản phẩm của lịch sử. Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn. Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân mình.

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội.

Thực thể sinh học

Thực thể xã hội

Có nhu cầu Thực thể có đời sống tinh thần, ý thức

Nhu cầu tự nhiên: ăn uống, mặt, ở, đi lại, hít thở…

Nhu cầu về mặt xã hội: giao tiếp, quan quan hệ xã hội, công việc

Nhu cầu phát triển về ý thức tinh thần như: học tập, nghiên cứu, tín ngưỡng

- Nhu cầu 1 là thiết yếu, thiếu nó con người trở nên ti tiện.

- Nhu cầu 2 cũng hết sức thiết yếu và bổ sung cho nhu cầu 1.

- Khi nhu cầu 1,2 được thoả mãn, nhu cầu 3 trở nên cấp thiết.

Con người mang bản chất xã hội. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Con người mang bản chất xã hội vì bản chất con người không phải thuần túy do con người tự quyết định mà nó bị các điều kiện xã hội đương

Tồn tại do

Page 12: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

thời quy định. Đó là những điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục... Khi những điều kiện này thay đổi, bản chất con người cũng sẽ thay đổi.

Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Theo tư tưởng này, con người là con “người hiện thực”. Trong bối cảnh hiện thực ấy tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần làm hình thành nên bản chất con người. Quan hệ giữ vai trò quyết định là quan hệ kinh tế. Trong quan hệ kinh tế thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan trọng nhất.

CHƯƠNG 4: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

I. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Trong lịch sử sản xuất vật chất của mình, con người đã có hai kiểu tổ chức kinh tế là

kinh tế tự nhiên (sản xuất tư cấp tự túc) và kinh tế hàng hóa (sản xuất hàng hóa).

- Kinh tế tự nhiên: Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người

sản xuất ra sản phẩm là để tiêu dùng (cho chính họ, gia đình, bộ tộc).

- Kinh tế hàng hóa: Là một hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người

sản xuất ra sản phẩm là để trao đổi để bán.

Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và là bước tiến bộ so với kinh tế tự

nhiên. Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển đến một trình

độ nhất định thì kinh tế hàng hóa ra đời thay thế kinh tế tự nhiên.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự ra đời của sản xuất hàng hóa do hai

điều kiện sau quyết định:

1.1 Sự phân công lao động xã hội

- Phân công lao động xã hội: là sự chuyên môn hóa về sản xuất, làm cho nền sản

xuất xã hội phân thành nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội

bao gồm phân công chung (hình thành các ngành kinh tế cơ bản như nông nghiệp, công

nghiệp, thương nghiệp…), phân công riêng (hình thành các phân ngành trong ngành kinh

tế cơ bản như công nghiệp nhẹ, cơ khí chế tạo, cơ khí sữa chữa… nằm trong ngành công

nghiệp), phân công đặc thù (hình thành các công đoạn kỹ thuật trong giây chuyền sản

xuất.

Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Vì do phân

công lao động nên mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhưng nhu cầu

Page 13: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

cần nhiều thứ dẫn đến mâu thuẫn: vừa thừa vừa thiếu nên nảy sinh quan hệ trao đổi

sản phẩm cho nhau.

1.2. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất. C. Mác viết:

“Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc nhau mới

đối diện nhau như là những hàng hóa”.

- Sự tách biệt về kinh tế làm cho những người sản xuất trở thành những chủ thể sản

xuất độc lập, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối.

- Nguyên nhân dẫn đến độc lập về kinh tế:

+ Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

+ Có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.

+ Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng.

- Sự tách biệt về kinh tế làm cho trao đổi mang hình thức là trao đổi hàng hóa.

- Đây là hai điều kiện cần và đủ cho sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại, nếu thiếu

một trong hai điều kiện sẽ không có sản xuất và trao đổi hàng hoá.

2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhu cầu lớn và không ngưng

tăng lên của thị trường lả động lực mạnh mẽ làm cho sản xuất hàng hóa phát triển.

- Do tác động của sự cạnh tranh, đòi hỏi người san xuất phải năng động, cải tiến kỹ

thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng, cải cách mẩu mã hàng hoá, tổ chức tốt

quá trình tiêu thụ làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Với sự phát triển của sản xuất; với vai trò động lực của nhu cầu; sự phát triển của

giao lưu kinh tế, văn hoá đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, có nhân có điều

kiện phát triển.

- sự phát triển theo cơ cấu mở của các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho sự giao lưu

kinh tế và văn hóa của các quốc gia cũng được nâng cao.

So sánh sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa

SẢN XUẤT TỰ CẤP, TỰ TÚC

- Khép kín, thoả mãn nhu cầu bản thân nên chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu làm hạn chế

sản xuất phát triển.

Page 14: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

- Không có cạnh tranh, quy mô nhỏ, nhu cầu thấp nên lực lượng sản xuất chậm ptriển.

- Sự khép kín, biệt lập của người sản xuất mỗi vùng dẫn đến đời sống vật chất, tinh

thần nghèo nàn.

- Tính tự cấp, tự túc làm cho phân công lao động bị cản trở, hạn chế sự chuyên môn

hoá, lợi thế so sánh không được thực hiện.

Câu hỏi. Anh, Chị có thể suy luận được những gì phía sau mũi tên ()?

SẢN XUẤT HÀNG HÓA

- Để trao đổi, mua bán ?

- Môi trường cạnh tranh ?

- Sự trao đổi, mua bán, tính rộng lớn của không gian kinh tế, thị trường…?

- Dựa trên phân công lao động xã hội?

Câu hỏi. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa sx tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa

TIÊU CHÍ S X TỰ CẤP TỰ TÚC SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Mục đích Phục vụ chính bản than họ

Phục vụ không những cho mình mà còn cho thị trường

Chủ thể sx –tiêu dùng

ít Nhiều

Quy mô Nhỏ Lớn

Cách thức sx Đơn giản Phức tạp

Nhu cầu Nhỏ Lớn

Thị trường Hẹp Rộng

Mối liên hệ giữa các vùng..

Khép kính Lớn

y/cầu đối với sp Đơn giản cao

KẾT LUẬN Không tốt Tốt

Page 15: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Tóm lại: So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn

hẳn:

Thứ nhất: Khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng

người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương.

Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ

thuật vào sản xuất..., thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ ba: Buộc những người sản xuất hàng hoá phải luôn luôn năng động, nhạy bén.

Thứ tư: Làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương, các ngành ngày

càng phát triển.

Thứ năm, xóa bỏ tính bảo thủ trì trệ của kinh tế tự nhiên.

II. Hàng hoá

1. Hàng hoá và hai thuộc tính của nó

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con

người thông qua trao đổi mua bán. Hàng hoá có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở

dạng phi vật thể. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

1.1. Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó

của con người.

- Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định và là nội

dung vật chất của của cải.

- Giá trị sử dụng được thể hiện khi sản phẩm đi vào tiêu dùng hoặc sử dụng.

- Giá trị sử dụng được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật

và lực lượng sản xuất.

- Trong nền sản xuất hàng hóa giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị trao

đổi.

Trong xã hội hiện đại, bên cạnh những hàng hóa hữu hình, còn có những dịch vụ được

mua bán trên thị trường ta gọi đó là hàng hoá phi vật thể hay hàng hoá – dịch vụ. Chúng

có đặc điểm:

Page 16: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

- Giá trị sử dụng không có hình thái vật thể (hữu hình) mà tồn tại dưới hình thái phi vật

thể.

- Quá trình sản ra chúng hướng vào phục vụ trực tiếp người tiêu dùng (chữa bệnh, dạy

học, cắt tóc); quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời (do 2 tính chất nêu trên).

- Không thể tồn tại độc lập, tích lũy hay dự trữ.

Câu hỏi. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình

Hàng hóa hữu hình Hàng hóa vô hình

1.2. Giá trị là lao động thể hiện và vật hoá trong hàng hoá

- Lao động hao phí để tạo ra hàng hoá kết tinh trong hàng hoá là cơ sở chung của trao

đổi, được gọi là giá trị hàng hoá.

- Giá trị hàng hoá là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Nó là một

phạm trù lịch sử.

- Thực chất của trao đổi hàng hoá cho nhau là trao đổi lao động ẩn dấu trong các hàng

hoá đó. Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở

của giá trị trao đổi.

Giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại thống nhất trong hàng hóa.

Mục đích: + Người sản xuất: mục đích là giá trị nhưng sở hữu giá trị sử dụng.

+ Người tiêu dùng: mục đích là giá trị sử dụng, nhưng muốn sở hữu phải

thanh toán giá trị cho người sản xuất.

Giá trị được thực hiện trước trên thị trường. Giá trị sử dụng được thực hiện sau trong

Page 17: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

lĩnh vực tiêu dùng.

2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá

Hai thuộc tính của hàng hoá do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết

định: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp

chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. lao động

cụ thể tồn tại vĩnh viễn.

- Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình thức cụ

thể của nó để quy về một cái chung đồng nhất. Đó là sự hao phí sức lao động (thể lực và

trí lực).

- Lao động cụ thể tạo ra giá trị hàng hoá. Chỉ có lao động sản xuất hàng hóa mới có

tính chất là lao động trừu tượng.

- Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có quan hệ với tính chất tư nhân và

tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng

hóa là mâu thuẫn giữa tính chất xã hôi và tính chất tư nhân. mâu thuẫn này biểu hiện

thành mâu thuẫn giữa lao động trừu tượng và lao động cụ thể, giữa giá trị sử dụng và giá

trị.

+ Mâu thuẫn giữa lao động trừu tượng và lao động cụ thể. Nếu xét về mặt hao phí sức

lao động nói chung, thì nó luôn là một bộ phận của lao động xã hội. Nhưng xét về mặt

hao phí sức lao động dưới một hình thức cụ thể, thì người sản xuất lại không biết trước xã

hội cần hình thức lao động cụ thể nào, số lượng bao nhiêu nên có hiện tượng một bộ phận

lao động xã hội không được xã hội thừa nhận.

+ Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng. Hàng hóa là giá trị đối với người sản xuất,

là giá trị đối với người có nhu cầu tiêu dùng. Muốn thực hiện giá trị hàng hoá thì hàng

hoá phải bán được. Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng được giải quyết. Mâu thuẫn

này thể hiện rõ trong thời kỳ khủng hoảng sản xuất thừa.

3. Lượng giá trị hàng hoá. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

3. 1. Thước đo lượng giá trị hàng hóa

Page 18: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Quá trình sản xuất hàng hóa luôn gắn liền với những chủ thể cụ thể trong nền kinh tế.

Một sản phẩm là hàng hóa theo đó sẽ phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể của người

sản xuất hàng hóa về trình độ, tay nghề, điều kiện về kỹ thuật như máy móc, thiết bị; chi

phí về nguyên nhiên liêu liệu và sức lao động. Những chủ thể khác nhau sản xuất cùng

một hàng hóa sẽ không giống nhau về những điều kiện trên. Chính điều đó làm hình

thành nên thời gian lao động cá biệt. nói cách khác thời gian lao động cá biệt là thời gian

hapo phí cụ thể của mỗi chủ thể sản xuất.

Thời gian lao động xã hội cần thiết. Giá trị hàng hoá là do lao động kết tinh trong hàng

hoá nên lượng giá trị hàng hoá do lượng lao động tiêu hao để làm ra hàng hoá quyết định.

Nó được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Đó là thời gian cần thiết để sản

xuất một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội (xem ví dụ). Tức là trình độ kỹ

thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình, cường độ lao động trung bình.

Ví dụ: có 5 nhà sản xuất A,B,C,D,E cùng sản xuất hàng hóa x. thời gian sản xuất của

mỗi người khác nhau. Giả định trên thi trường sản phẩn x có số lượng, chất lượng như

nhau.

Chủ thể

sản xuất

T/g sản

xuất (giờ)

Thời gian lao động xã

hội cần thiết

5giờ

A 3

B 4

C 5

D 6

E 7

Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cá biệt của những người cung

cấp đại bộ phận lượng hàng hóa ấy trên thị trường

Các nhóm người SX

Chi phí thời gian lao động để SX 1 đvị hàng

Số lượng hh A do mỗi nhóm SX đưa ra

Tg lao động xh cần thiết qđ lượng

Page 19: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

hàng hóa A

hóa A(h) thị trường giá trị của 1 đvị hhóa

1

2

3

6

8

10

100

1000

200

8

1

2

3

6

8

10

1000

200

100

6

Thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi theo sự thay đổi của năng suất lao động xã

hội.

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá.

- Năng suất lao động. Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm được tao ra

trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian lao động để sả xuất một đơn vị sản

phẩm. Năng suất lao động xã hội càng cao thì giá trị của sản phẩm càng nhỏ và ngược lại.

Ví dụ: Một ngày sản xuất (8h) tạo ra 10 sản phẩm, giá trị 1 sản phẩm = 50.000.

Nếu:

- Số sp tạo ra trong ngày là 15 è giá trị 1 sp < 50.000

- Số sp tạo ra trong ngày là 8 è giá trị 1 sp > 50.000

Như vậy lượng giá trị của một hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động và tỷ lệ

nghịch với năng suất lao động.

+ Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều nhân tố: trình độ người lao động, sự phát

triển của khoa học kỹ thuật, sự kết hợp xã hội trong sản xuất, hiệu quả của công cụ sản

xuất, điều kiện tự nhiên…

Các nhân tố của năng suất lao động

Tính thay thế lđ = tiền vốn Chất lượng nhân công

Page 20: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

NSLĐ

Tiến bộ KHCN Tổ chức sản xuất

- Cường độ lao động

Khái niệm: Nói lên mức độ lao động khẩn trương nặng nhọc của người lao động

trong một đơn vị thời gian

Cường độ lao động được đo bằng sự tiêu hao lao động trong một đơn vị thời gian và

thường được tính bắng số calo hao phí trong một đơn vị thời gian

Tăng cường độ lao động: tăng sự hao phí lao động trong một khoảng thời gian lao

động nhất định.

Cường độ lao động tăng giá trị một đơn vị sản phẩm không đổi

Cường độ lao động cũng phụ thuộc vào: Trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất

của tư liệu sản xuất, thể chất, tinh thần của người lao động

- Lao động giản đơn và lao động phức tạp.

Lao động giản đơn là sự hao phí của lao động một cách thông thường mà bất kỳ một

lao động bình thường nao không qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Lao động phức

tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện. Trong một đơn vị thời gian lao

động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.

Lao động xã hội là lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết. Vậy, lượng giá trị

hàng hoá được đo bằng thời gian lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết. Quá trình

trao đổi hàng hoá là quá trình quy mọi lao động phức tạp và giản đơn thành lao động

giản đơn trung bình xã hội cần thiết.

Bài tập. Trong 8 giờ sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 đvị. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của một sản phẩm là bao nhiêu, nếu:

1.Năng suất tăng lên 2 lần.

2.Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần

Câu hỏi: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa lao động giản đơn và lao động chân tay

3.3. Cấu thành lượng giá trị hàng hoá

Page 21: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Lượng giá trị hàng hóa bao gồm giá trị cũ và giá trị mới.

+ Giá trị cũ là giá trị những tư liệu sản xuất được dùng để sản xuất hàng hóa (đó là lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố TLSX gồm giá trị tư liệu lao động và đối tượng lao động)- ký hiệu c.

+ Giá trị mới là hao phí lao động sống của người sản xuất hàng hóa trong quá trình tạo ra sản phẩm- ký hiệu (v+m). Tóm tắt:

Giá trị TLLĐ (c1)

Giá trị cũ (c)

Gtrị hàng hóa Giá trị ĐTLĐ (c2)

Giá trị mới (v+m)

Sự hình thành từng bộ phận giá trị được phản ánh như sau:

LĐ cụ thể Giá trị cũ (c)

Lđ sxhh Giá trị HH

LĐ trừu tượng Giá trị mới (v+m)

Gthh (W)= Gtrị cũ + Gtrị mới = (c1+c2) + (v+m) = c + v + m.

IV. Quy luật giá trị

1. Nội dung của quy luật

Yêu cầu của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở

lượng giá trị hàng hoá hay thời gian lao động xã hội cần thiết.

Cụ thể:

- Trong sản xuất quy luật giá trị yêu cầu hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao

phí lao động xã hội cần thiết; khối lượng sản phẩm mà những người sản xuất tạo ra

phải phù hợp nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội.

- Trong trao đổi phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: hai hàng hóa trao đổi với

nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa

phải thực hiện theo nguyên tắc giá cả phù hợp với giá trị.

Giá cả vận động lên xuống xoay quanh giá trị. Vì do tác động của quan hệ cung

cầu làm cho giá cả có thể lớn hơn, nhỏ hơn, hoặc bằng giá trị của nó. Nhưng trong

Page 22: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

một thời gian nhất định, xét trên góc độ cả toàn bộ nền kinh tế thì: å Giá cả = å Giá trị

Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường.

Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá và trở thành cơ chế tác động của

quy luật giá trị.

2. Tác dụng của quy luật giá trị

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

+ Trong sản xuất, quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao

động giữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá.

+ Trong lĩnh vực lưu thông, quy luậ giá trị điều tiết nguồn hàng từ nơi giá thấp đến nơi

giá cao.

- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần

thiết sẽ trở nên giàu có . Muốn vậy họ phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức, quản lý

sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển

- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất thành kẻ giàu người

nghèo.

+ Người nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thu được nhiều lãi trở nên giàu

có.

+ Người nào có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ trở

lên nghèo khó.

CHƯƠNG 5: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯI. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản1. Công thức chung của tư bản

Page 23: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

- Với tư cách là tiền trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức:

HTH (1)

- Còn với tư cách là tư bản, tiền vận động theo công thức:

THT (2)

So sánh sự vận động của hai công thức trên:

- Giống nhau:

+ Đều có 2 nhân tố là tiền và hàng.

+ Đều là sự kết hợp của hai hành động đối lập, nối tiếp nhau.

- Khác nhau:

+ Trình tự các hành vi: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng bán và kết thúc bằng mua, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng mua và kết thúc bằng bán.

+ Điểm xuất phát và kết thúc: lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hàng và kết thúc bằng hàng, còn công thức chung của tư bản bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền.

+ Động cơ mục đích của vận động: lưu thông hàng hóa giản đơn mục đích là giá trị sử dụng còn công thức chung của tư bản mục đích là giá trị và giá trị lớn hơn. Tư bản vận động theo công thức: THT', trong đó T ' = T + t; t là số tiền trội hơn gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu là m.

+ Giới hạn của vận động: công thức lưu thông hàng hóa giản đơn có giới hạn còn công thức chung của tư bản không có giới hạn. Công thức được viết là: THT'HT’’...

Nội dung so sánh H – T – H T – H – T’

Trình tự các hành vi Bán – Mua Mua – Bán

Điểm xuất phát và kết thúc Hàng – Tiền Tiền – Hàng

Mục đích Giá trị sử dụng Giá trị và giá trị lớn hơn

Giới hạn vận động Có Không

Page 24: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

2. Mâu thuẫn của công thức chung

- Giá trị thặng dư được tạo ra ở đâu.

- Nhìn vào công thức THT’ ta thấy cả sản xuất và lưu thông đều tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

- Trong lưu thông có thể xảy ra hai trường hợp:

+ Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về giá trị sử dụng.

+ Trao đổi không ngang giá: có thể xảy ra ba trường hợp:

Bán cao hơn giá trị: được lợi khi bán thì khi mua bị thiệt vì người bán cũng đồng thời là người mua.

Mua thấp hơn giá trị: khi là người mua được lợi thì khi là người bán bị thiệt.

Mua rẻ, bán đắt: tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số giá trị mà người này thu được là số giá trị mà người khác bị mất.

Vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

Kết luận:

- Phải lấy quy luật nội tại của lưu thông tư bản để giải thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.

- Sự chuyển hóa của người có tiền thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông.

“Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” -C. Mác.

3. Hàng hoá sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản

3.1. Hàng hóa sức lao động

Page 25: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa

- Khái niệm: Sức lao động là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất.

- Sức lao động trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện:

+ Người lao động là người tự do, có khả năng chi phối sức lao động.

+ Người lao động không có TLSX cần thiết để kết hợp với SLĐ của mình.

Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động

Giá trị của hàng hoá sức lao động

- Là do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra hàng hoá sức lao động quyết định.

- Giá trị của hàng hóa sức lao động bằng giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Vận dụng phương pháp trừu tượng hóa ta có ví dụ sau.

Những chi phí cần thiêt cho người lao động trong một ngày:

-Ăn 25.000

- Mặc 1.000

- Ở 10.000

- Đi lại 10.000

- Học tập 2.000

- Bảo vệ sức khỏe 2.000

- Nghĩa vụ gia đình 10.000

- Nghĩa vụ xã hội 1.000

Tổng cộng: 61.000

Như vậy người lao động cần thiết phải bán sức lao động trong một ngày với mức giá lớn hơn hoặc bằng 61.000. Ta gọi 61.000 là giá trị (tối thiểu) sức lao động của một người trong một ngày (trong những điều kiện cụ thể, xác định).

Page 26: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

- Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm:

+ Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để nuôi sống công nhân.

+ Chi phí đào tạo công nhân.

+ Giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình công nhân.

- Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố lịch sử, tinh thần.

- Giá trị sức lao động biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền lương.

- Giá trị của hàng hóa sức lao động chịu sự tác động của hai xu hướng đôí lập nhau:

* Giá trị hàng hóa sức lao động có xu hướng tăng:

+ Sản xuất càng phát triển nhu cầu về lao động phức tạp tăng.

+ Nhu cầu tư liệu sinh hoạt tăng theo đà tiến bộ của lực lượng sản xuất.

* Xu hướng giảm giá trị hàng hóa sức lao động do năng suất lao động tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm.

Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:

- Giống hàng hoá thông thường, giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động thoả mãn nhu cầu của người mua.

- Công dụng của nó biểu hiện qua tiêu dùng hàng hoá sức lao động, chính là tiến hành quá trình lao động.

- Quá trình lao động đồng thời là quá trình sản xuất ra hàng hoá, sức lao động tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.

- Hàng hoá sức lao động có đặc điểm riêng biệt, là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản.

- Hàng hóa sức lao động là điều kiện của sự bóc lột chứ không phải là cái quyết định có hay không có bóc lột.

3.2. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động.

Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động vì lao động không phải là hàng

Page 27: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

hoá, không thể là đối tượng mua bán. Sở dĩ như vậy là vì:

- Nếu lao động là hàng hoá thì nó phải có trước, phải được vật hoá trong một hình thức cụ thể nào đó, muốn thế phải có tư liệu sản xuất.

- Nếu lao động là hàng hoá và được trao đổi ngang giá thì nhà tư bản không thu được giá trị thặng dư. Điều này phủ nhận quy luật m. Còn nếu hàng hoá được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì sẽ phủ nhận quy luật giá trị.

- Nếu lao động là hàng hoá thì hàng hoá đó phải có giá trị. Nhưng thước đo nội tại của giá trị là lao động. Như vậy, giá trị của lao động lại được đo bằng lao động. Đó là một điều luẩn quẩn vô lý.

Bản chất của tiền công là giá trị hay giá của của sức lao động nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động là do các nguyên nhân:

- Sức lao động không tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá trị khi lao động cho nhà tư bản, do đó nhìn bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động.

- Đối với công nhân toàn bộ lao động là phương tiện để sinh sống, nên họ tưởng rằng mình bán lao động, nhà tư bản bỏ tiền ra để có lao động nên cũng nghĩ cái mà họ mua là lao động.

- Lượng tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc sản phẩm sản xuất ra, điều đó khiến người ta lầm tưởng tiền công là tiền trả công lao động.

Tiền công che đậy mọi dấu vết của việc phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư, thành lao động trả công và lao động không được trả công. Do vậy tiền công che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Hình thức tiền công cơ bản

+ Tiền công tính theo thời gian: là hình thức trả công theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng, năm).

Tiền công tính theo sản phẩm: là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm sản xuất ra (hoặc số lượng công việc hoàn thành) trong một thời gian nhất định.

Tiền công tính theo sản phẩm: Mỗi một đơn vị sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định gọi là đơn giá tiền công

Do đó đơn giá tiền công của mỗi sản phẩm cũng là trả cho lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩn đó. Vì vậy tiền công tính theo sản phẩm cũng chính là hình thái chuyển hoá của tiền lương tính theo thời gian

Page 28: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

- Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.

- Tiền công thực tế: là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

Trong những điều kiện khác không thay đổi, tiền công thực tế phụ thuộc tỷ lệ thuận vào đại lượng tiền công danh nghĩa và phụ thuộc tỷ lệ nghịch với mưc giá cả hàng hoá, dịch vụ.

Bài tập: Tiền công danh nghĩa của người lao động A năm 2006 là 100.000 đơn vị. Năm 2007 là 120.000 đơn vị. Chỉ số giá tiêu dùng so với 2006 tăng 30%. Hãy tính tiền công thực tế năm 2007 (Giả sử năm 2006 được chọn làm gốc).

- Những nhân tố làm cho tiền công thực tế có xu hướng hạ thấp: năng suất lao động, cung về lao động lớn hơn cầu sử dụng nó.

Sự hạ thấp tiền công thực tế chỉ thể hiện như một xu hướng, vì có những nhân tố chống lại sự hạ thấp xu hướng đó.

II. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.

Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất có hai đặc trưng:

- Người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản.

- Sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Ví dụ về quá trình sản xuất trong ngành kéo sợi

- Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng ra một số tiền là:

Page 29: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

10 kg bông giá trị: 10$

Hao mòn máy: 2$

Tiền công / 1 ngày (8h): 2$

- Giả sử kéo 10 kg bông thành sợi mất 4 giờ và mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị 0,5 $: 0,5$ 4 = 2$

Vậy giá trị của 1 kg sợi là:

Giá trị của 10 kg bông chuyển vào: 10$

Giá trị của máy móc chuyển vào: 2$

Giá trị do công nhân tạo ra: 2$

Tổng cộng: 14$

Nếu quá trình lao động chỉ dừng ở đó (công nhân làm việc 6 giờ) thì không có giá trị thặng dư. Nhưng thực tế quá trình lao động luôn kéo dài hơn 4 giờ vì tiền lương nhà tư bản thuê công nhân là một ngày chứ không phải 4 giờ.

Kết luận:

- m là giá tị mới do lao động của người công nhân tạo ra ngoài giá trị SLĐ, là kết quả lao động không công của công nhân tạo ra cho nhà tư bản.

- Ngày lao động của người công nhân được chia làm hai phần:

+ Thời gian lao động cần thiết là thời gian người công nhân tái sản xuất ra sức lao động của mình.

+ Thời gian lao động thặng dư là thời gian người công nhân tạo ra giá trị cho nhà tư bản.

2. Bản chất tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến

Từ ví dụ về quá trình sản xuất giá trị thặng dư ta thấy:

Tư bản không phải là một vật mà là một quan hệ sản xuất xã hội nhất định giữa người với người trong quá trình sản xuất, nó có tính chất tạm thời trong lịch sử.

Hay, tư bản là giá trị mang lại m bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.

Tư bản bất biến và tư bản khả biến.

- Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái TLSX mà giá trị đuợc bảo tồn và chuyển sào sản phẩm, tức là giá trị không biến đỗi về lượng trong quá tình sản xuất (c).

Page 30: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

- Tư bản khả biến là bộ phận tư bản là bộ phận tư bản dùng để mua SLĐ không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng (v).

Khi ký hiệu giá trị thặng dư là m, thì giá trị mới là ( v + m ).

Vậy, giá trị hàng hoá: W = v + c + m.

Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ thực chất bóc lột CNTB, chỉ rõ lao động của công nhân mới trực tiếp tạo ra m cho nhà tư bản.

3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư biểu hiện về mặt lượng của sự bóc lột.

3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là tỷ số giữa giá trị thặng dư và giá trị sức lao động (tức là tỷ lệ theo đó sức lao động tăng thêm giá trị). m ’ = (m / v) x 100%. Trong bài toán chứng minh giá trị thặng dư, m’ = 2/2 = 100%. Nếu m = 3 thì m’ = 150%

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư còn có dạng: m’ = (t’/t) x 100%. Trong đó t’ là thời gian lao động thặng dư, t là thời gian lao động trong ngày. Trong bài toán chứng minh giá trị thặng dư, nếu t không đổi còn thời gian trong ngày là 10 giờ thì t’ = 6 m’ = 6/4 = 150%

Tỷ suất giá trị thặng dư vạch rõ trình độ bóc lột sức lao động. Về thực chất tỷ lệ này là tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư.

3.2. Khối lượng giá trị thặng dư (M ) là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến được sử dụng.

M = m’ x v

Trong ví dụ trên, nếu m’ không đổi, V = 10.000 đơn vị thì M = 10.000

Khối lượng giá trị thặng dư biểu hiện lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư.

4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

4.1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu (trong khi năng suất lao động, giá trị SLĐ và thời gian lao động tất yếu không thay đổi).

Trong bài toán chứng minh giá trị thặng dư, ngày lao động 8h trong đó 4h lao động tất yếu, 4h lao động thặng dư.

Page 31: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Mỗi giờ công nhân tạo ra 1 giá trị mới là 0,5 đơn vị thì giá trị thặng dư tuyệt đối là 2 và m’ = 2/2 = 100 %.

Nếu kéo dài ngày lao động thêm 1 giờ nữa, với các điều kiện khác vẫn như cũ, thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên 2,5 và m’ = (2,5/ 2 ) x 100 = 125%

Khi độ dài ngày lao động đã đến điểm giới hạn, nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động của công nhân. Tăng cường độ lao động có nghĩa là chi phí nhiều sức lao động hơn trong một khoảng thời gian nhất định, nên về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động. Vì vậy kéo dài thời gian lao động và tăng cường độ lao động là hai biện pháp để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Trong giai đoạn đầu tiên, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm thì phương pháp chủ yếu là kéo dài ngày lao động của công nhân để tăng giá trị thặng dư.

4.2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư do kết quả của tăng năng suất lao động.

Trong bài toán chứng minh giá trị thặng dư thì ngày lao động 8h, trong đó 4h lao động tất yếu, 4h lao động thặng dư nên m’ = 100%. Nếu giảm thời gian lao động tất yếu giảm 1h thì thời gian lao động thặng dư tăng lên 5h m’ = 166,6%.

Vì thời gian lao động tất yếu có quan hệ với giá trị sức lao động nên muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu thì phải giảm giá trị sức lao động. Muốn vậy phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt. Điều này được thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng.

Nếu trong giai đoạn đầu, sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu thì giai đoạn sau sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu.

Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản thì hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau.

4.3. Giá trị thặng dư siêu ngạch

Giá trị thặng dư thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung là dựa trên việc tăng năng suất lao động để rút ngắn thời gian lao động cần thiết. Tuy vậy giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên tăng năng suất lao động cá biệt, còn giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay bằng giá trị thặng dư tương đối khi số đông các nhà tư bản đều đổi mới kỹ thuật và

Page 32: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

công nghệ.

Chủ thể

Thời gian sx (h)

Giá trị cá biệt

T/g lđxh cần thiết

1 4 40

5h Gthh = 50

2 5 50

3 6 60

4 3 30

5 7 70

(đvt:1000)

Nếu A bán với giá cả bằng giá trị = 50.000 thì m là 10.000 è Chủ thể 1 và 3 có m siêu ngạch.

Khi năng suất lao động xã hội tăng lên, thời gian lao động xã hội cần thiết giảm từ 5h 4h thì chủ thể 1 không còn giá trị thặng dư siêu ngạch.

Giá trị thăng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản và người lao động mà còn biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.

5. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản (hay tuyệt đối) của chủ nghĩa tư bản

Sản xuất giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của tư bản chủ nghĩa, là mục đích, động lực của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ làm cho việc sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:

- Khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu là do tăng năng suất lao động.

- Có sự biến đổi lớn trong cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển. Lao động trí óc có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất giá trị thặng dư. Chính đội ngũ công nhân này có mức sống sung túc và cũng đem lại tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên cho nhà tư bản.

- Sự bóc lột của các nước tư bản phát triển ngày càng mở rộng ra phạm vi quốc tế.

III. Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản – tích lũy tư bản

Page 33: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

1. Thực chất, động cơ của tích luỹ tư bản

Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản

- Tái sản xuất mở rộng: là quá trình sản xuất lặp lại với quy mô lớn hơn trước, muốn vậy phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích lũy tư bản.

- Ví dụ: để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải ứng trước một số tiền

chẳng hạn: 5000 đơn vị tư bản; với c/v = 4/1; và m’ = 100%

Năm thứ nhất: 4000c + 1000v + 1000m

Nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m mà trích 500m để tích lũy mở rộng SX với cấu tạo hữu cơ không thay đổi:

Năm thứ hai: 4400c + 1100v + 1100m

- Thực chất của tích luỹ tư bản: Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm gọi là tích luỹ tư bản.

- Tích lũy là tái sản xuất theo quy mô ngày càng mở rộng.

- Nguồn gốc của tích luỹ là giá trị thặng dư.

- Động lực của tích lũy:

+ Để thu được nhiều giá trị thặng dư.

+ Do cạnh tranh.

+ Do yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

- Tỷ suất tích luỹ: Tỷ lệ tính theo (%) giữa số lượng giá trị thặng dư biến thành tư bản phụ thêm với tổng giá trị thặng dư thu được.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy: tích luỹ phụ thuộc vào

Nếu khối lượng giá trị thặng dư không đổi, thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tích lũy và tiêu dùng. Nhưng nếu tỷ lệ phân chia đã được xác định thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Như vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư cũng chính là những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản. Bao gồm:

- Mức độ (trình độ) bóc lột giá trị thặng dư.

Ví dụ: Cơ cấu giá trị hàng hóa của tư bản 1: 60c + 40v + 40m = 140

Và Cơ cấu giá trị hàng hóa của tư bản 2: 60c + 40v + 60m = 160

Page 34: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Nếu tỷ lệ tích lũy là 50% thì giá trị tích lũy của tư bản 2 lớn hơn tư bản 1 (30 so với 20)

Việc nâng cao trình độ bóc lột sức lao động được thực hiện bằng cách cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động.

- Trình độ năng suất lao động. Nếu năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm xuống. Điều này dẫn đến:

+ Thứ nhất, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng nhưng tiêu dùng của nhà tư bản không giảm.

+ Thứ hai, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể mua được nhiều hơn tư liệu sản xuất và sức lao động.

Năng suất lao động càng cao thì lao động sống sử dụng nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, chúng làm tăng tư bản để sản xuất ra tư bản ngày càng nhiều, do đó mà quy mô tư bản tích lũy càng lớn.

- Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.

+ Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

+ Tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm dưới dạng khấu hao.

Lực lượng sản xuất xã hội càng phát triển, máy móc càng hiện đại, phần giá trị nó chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn. Do đó, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều.

Thế hệ máy

Giá trị

máy (triệ

u đv)

Năng lực sx

sản phẩm (triệu chiếc)

Khấu hao

trong một sản phẩm (đv)

Chênh lệch tư bản sử

dụng và tư bản tiêu

dùng

Khả năng tích lũy so với thế hệ

máy I

I 10 1 10 9.999.990 -

II 14 2 7 13.999.993 2tr SP x (10 - 7) = 6tr đv

Page 35: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

III 18 3 6 17.999.9943tr SP x (10 - 6)

= 12 tr đv

- Quy mô của tư bản ứng trước.

Với mức độ bóc lột không đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do số lượng sức lao động bị bóc lột quyết định. Do đó, quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn thì giá trị thặng dư bóc lột được và quy mô tích lũy tư bản càng lớn.

Ví dụ: Tư bản 1 có giá trị hàng hóa: 8000c + 4000v + 4800m = 16.800

Tư bản 2 có giá trị hàng hóa: 12000c + 6000v + 7200m = 25.200

Trong ví dụ trên, tư bản 1 và 2 có cùng cấu tạo hữu cơ, cùng m’, giả sử cùng tỷ lệ tích lũy nhưng khối lượng giá trị thặng dư của tư bản 2 lớn hơn nên giá trị tích lũy cũng lớn hơn.

Nhận xét chung: muốn tăng quy mô tích lũy tư bản cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng tối đa công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô tư bản úng trước.

Bài tập. Một tư bản có vốn 20.000 đvị; c/v = 2/3, m’ = 100%. Giá trị tích lũy lần 1, 2 lần lượt là: 60% và 70%. Yêu cầu:

- Tính giá trị hàng hóa các lần.

- So sánh giá trị vốn sau mỗi lần tích lũy so với vốn ban đầu

Page 36: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

2. Tích tụ tập trung tư bản

2.1. Tích tụ tư bản

- Khái niệm: Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư.

- Ví dụ:

Tư bản A có tư bản là 5000 ĐV.

Năm thứ nhất tích lũy: 500 quy mô tăng 5500.

Năm thứ hai tích lũy: 550 …………….. 6050.

2.2. Tập trung tư bản

- Khái niệm: Tập trung tư bản là liên kết nhiều tư bản nhỏ thành tư bản lớn.

- Ví dụ:

Tư bản A có: 5.000 đơn vị tư bản

Tư bản B: 6.000 đơn vị tư bản D = 21.000 ĐV

Tư bản C: 10.000 đơn vị tư bản

3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản: C/V

Sản xuất bao giờ cũng là sự kết hợp hai yếu tố: tư liệu sản xuất và sức lao động. Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật.

+ Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Ví dụ: 4 máy dệt/ 1 công nhân

+ Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động để tiến hành sản xuất (vì về mặt giá trị, mỗi tư bản đều chia thành hai phần: tư bản bất biến và tư bản khả biến).

Ví dụ: Một tư bản có giá trị 1.200 USD trong đó tư liệu sản xuất: 1000, SLĐ: 200 cấu tạo giá trị : 1000/200 =5/1.

Cấu tạo kỹ thuật thay đổi làm cho cấu tạo giá trị thay đổi. Phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản phản ánh mối quan hệ đó.

+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.

Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối còn tư bản khả biến tăng tuyệt đối nhưng cũng có thể giảm xuống một cách tương đối.Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến nạn thất nghiệp.

Page 37: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

IV. Quá trình lưu thông tư bản và khủng hoảng kinh tế1. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

a. Tuần hoàn của tư bản

Là sự vận động liên tiếp của tư bản trải qua 3 giai đoạn, với 3 hình thái, thực hiện 3 chức năng, để trở về hình thái ban đầu nhưng với lượng giá trị lớn hơn

TLSX

T – H …SX… H’ – T’

(1) SLĐ (2) (3)

Ba giai đoạn: Lưu thông (1), Sản xuất (2), Lưu thông (3)

Ba hình thái: Tư bản tiền tệ (1), Tư bản sản xuất (2), tư bản hàng hóa (3)

Ba chức năng: Mua (1) – Sản xuất (2) - Bán (3)

TLSX

- Giai đoạn thứ nhất T – H

SLĐ

Giai đoạn này tư bản xuất hiện dưới hình thái tiền tệ. Tiền thực hiện chức năng là phương tiện mua TLSX và SLĐ.

TLSX

- Giai đoạn thứ hai H . . . SX. . . H’

SLĐ

Gọi là tư bản sản xuất. Chức năng của giai đoạn này là kết hợp TLSX và SLĐ để sản xuất ra hàng hoá.

- Giai đoạn thứ 3. H’ – T’ gọi là tư bản hàng hoá. Chức năng của giai đoạn này là thực hiện giá trị hàng hoá.

Như vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai đoạn, thực hiện ba chức năng để rồi trở lại hình thái ban đầu cua tư bản.

Page 38: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

- Hai điều kiện đảm bảo tính tuần hoàn của tư bản.

+ Tư bản phải tồn tại dưới ba hình thái.

+ Các giai đoạn phải diễn ra liên tục kế tiếp nhau, đảm bảo không gián đoạn.

b. Chu chuyển của tư bản

Khái niệm: Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại và có định kỳ đổi mới.

Thời gian chu chuyển được tính từ khi tư bản được ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về dưới hình thái đó có kèm theo giá trị thặng dư.

T/g chu chuyển = t/g sản xuất + t/g lưu thông.

- T/gian lao động - Mua

- T/g gián đoạn lao động - Bán

- T/g dự trữ sản xuất

(1) Thời gian lao động là thời gian mà người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.

(2) Thời gian gián đoạn lao động là thời gian mà đối tượng lao động chịu sự tác động của tự nhiên.

(3) Thời gian dự trữ là thời gian mà các yếu tố sản xuất sẵn sàng tham gia vào sản xuất, nhưng chưa phải là yếu tố hình thành sản phẩm.

- Thời gian lưu thông phụ thuộc nhiều yếu tố: Tình hình thị trường, quan hệ cung cầu, giá cả, khoảng cách thị trường, trình độ phát triển của giao thông vận tải…

- Thời gian lưu thông phụ thuộc nhiều yếu tố:Tình hình thị trường, quan hệ cung cầu, giá cả, khoảng cách thị trường, trình độ phát triển của giao thông vận tải…

Vai trò của lưu thông:

+ Thực hiện sản phẩm do sản xuất tạo ra.

+ Cung cấp các điều kiện cho sản xuất.

+ Đảm bảo đầu vào, đầu ra của sản xuất.

Tốc độ chu chuyển của tư bản

Các loại tư bản khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì số vòng chu chuyển không giống nhau. Tốc độ chu chuyển của tư bản cho biết sự vận động nhanh hay chậm của tư bản ứng trước.

- Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng chu chuyển được thực hiện trong một năm.

Page 39: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

n =

trong đó: n - tốc độ chu chuyển của tư bản;

CH - thời gian 1 năm (12 tháng);

ch - thời hạn chu chuyển của 1 loại tư bản.

Ví dụ: một tư bản có thời gian chu chuyển là 4 tháng thì tốc độ chu chuyển trong năm là n = 12/4 = 3 (vòng/năm)

Công thức trên cho thấy tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển một vòng của tư bản. Muốn tăng tốc độ phải giảm thời gian sản xuất và lưu thông.

- Chu chuyển chung của tư bản ứng trước:

+ Chu chuyển chung của tư bản ứng trước là con số chu chuyển trung bình của những thành phần khác nhau của tư bản.

Công thức:

nCCTB =Giá trị CCTB của TBCĐ + giá trị

CCTB của TBLĐ

tổng tư bản ứng trước

Chu chuyển thực tế: Là thời gian để các bộ phận của tư bản ứng trước được khôi phục toàn bộ về mặt giá trị cũng như về mặt hiện vật.

Ví dụ: Một máy sản xuất trị giá 10.000 USD, sử dụng trong 8 năm 1250/năm.

Vốn lưu động: 4000 USD mỗi năm chu chuyển 4 vòng 16000/năm.

giá trị vốn (cố định + lưu động) = 1250 + 16000 = 17250.

Tốc độ chu chuyển chung của tư bản trong năm: 17250/14.000 = 1,23 vòng

Chu chuyển thực tế của tư bản được quyết định bởi thời gian mà vốn cố định được khôi phục hoàn toàn (ở ví dụ trên là 8 năm).

c. Tư bản cố định, tư bản lưu động

Căn cứ vào phương thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ phận tư bản, tư bản sản xuất được phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động.

Tư bản cố định(c1)

- Là bộ phận của tư bản sản xuất được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào trong giá trị sản phẩm.

- Tư bản cố định tồn tại dưới hình thái hiện vật là máy móc, thiết bị, nhà xưởng…

Page 40: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

- Tư bản cố định có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển dần vào giá trị sản phẩm trong nhiều chu kỳ sản xuất.

- Trong quá trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần. Có hai loại hao mòn :

+ Hao mòn hữu hình: là do sử dụng, do tác động của tự nhiên làm cho tư bản cố định dần dần hao mòn đi đến chỗ hỏng, không dùng được nữa.

Hao mòn hữu hình là hao mòn cả về mặt giá trị và giá trị sử dụng.

+ Hao mòn vô hình

Hao mòn vô hình là hao mòn thuần tuý về giá trị do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Máy móc tuy còn tốt, nhưng bị mất giá vì có những máy móc tốt hơn, năng suất cao hơn có khi còn rẻ hơn làm cho máy cũ giảm giá thậm chí bị đào thải.

Khoa học công nghệ phát triển, các máy móc thiết bị được sản xuất ra với: chi phí thấp hơn, hiệu suất cao hơn, mẫu mã đẹp hơn. Vì vậy các máy móc thế hệ trước tuy còn nguyên giá trị sử dụng nhưng giá trị đã giảm.

Để khôi phục lại tư bản cố định đã hao mòn cần phải lập quỹ khấu hao để: Sửa chữa cơ bản, mua máy móc mới.Ví dụ:

Thời gian

Giá trị của c1

bao gồm chi phí sửa chữa

cơ bản

Giá trị chuyển vào sản phẩm

trong 1 năm

Quỹ khấu hao (quỹ thay thế

c1)

Bắt đầu SX

Đến cuối năm thứ 1

Đến cuối năm thứ 2

Đến cuối năm thứ 3

Đến cuối năm thứ 4

Đến cuối năm thứ 5

10

8

6

4

2

-

-

2

2

2

2

2

-

2

4

6

8

10

Tư bản lưu động (c2 + v)

- Là bộ phận của tư bản sản xuất, mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất, có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hóa đã bán xong.

Page 41: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

- Tư bản lưu động tồn tại dưới hình thái hiện vật là nguyên nhiên vật liệu, vật rẻ tiền, mau hỏng và tiền lương.

- Tư bản lưu động có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm trong 1 chu kỳ sản xuất.

Ý nghĩa của việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động

Thấy được đặc điểm chu chuyển của từng bộ phận tư bản để tìm cách nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản.

Ý nghĩa của việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản, phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản

- Ý nghĩa:

+ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

+ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước.

+ Tăng tốc độ chu chuyển tư bản là để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm.

- Phương pháp tăng tốc độ chu chuyển của tư bản

Bằng cách rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông:

+ Phát triển lực lượng sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;

+ Kéo dài ngày lao động;

+ Tăng cường độ lao động;

+ Cải tiến mạng lưới và phương pháp thương nghiệp…

Bài tập. W = 40.000 đvị; c/v = 2/3 trong đó giá trị c1 là 50% khấu hao trong 4 năm.

Mỗi năm có 4 chu kỳ sx, mỗi chu kỳ tạo ra 20 sản phẩm.

Tính:

1. giá trị hàng hóa 1sp

2. Khối lượng m/năm

3. Xác định giá trị tư bản cố định và tư bản lưu động

Biết tỷ suất giá trị thặng dư là 100%

V. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (K), lợi nhuận (p), và tỷ suất lợi nhuận (p’)

1.1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trong công thức giá trị hàng hóa, W = c + v + m thì đối với nhà tư bản để sản xuất ra hàng hóa họ chỉ cần chi phí để mua c và v. Chi phí đó gọi là chi phí sản xuất tư bản

Page 42: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

chủ nghĩa, ký hiệu là K.

K = c +v.

K là chi phí về tư bản mà nhà tư bản đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa.

Khi K xuất hiện thì công thức W = c + v + m có hình thức biểu hiện thành W = K + m

Giữa K và W có sự khác nhau về chất và lượng.

- Về chất, K là sự chi phí về tư bản còn W là sự chi phí về thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa (chi phí thực tế là chi phí về lao động để sản xuất ra hàng hóa).

- Về lượng thì K < W vì (c + v)< (c + v + m).

Vì tư bản sản xuất được chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động nên K luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước.

Ví dụ: Một tư bản có giá trị như sau: c1= 40.000 hao mòn trong 8 năm, (c2 + v) 8.000 đv. Ta gọi

Vậy: Tư bản ứng trước = 40.000 + 8000 = 48.000

K = (40.000/8) + 8000 = 13.000

è K là một bộ phận thuộc tư bản ứng trước và luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước

1.2. Lợi nhuận (p)

Khi c + v chuyển thành K thì m chuyển thành p.

Như vậy, p chính là giá trị thặng dư được quan niệm như là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước.

Công thức W = c + v = m chuyển thành W = K + p

W= c + v + m

K p W= K + p

Điểm khác nhau giữa m và p

Về lượng. p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m vì nó phụ thuộc vào quan hệ cung –cầu, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì tổng số p luôn bằng tổng số m.

- cung = cầu -> giá cả = giá trị p = m

- cung > cầu -> giá cả < giá trị p < m

Page 43: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

- cung <cầu -> giá cả > giá trị p > m

Bài tập

Giá trị hàng hóa của sản phẩm: 20.000 đvị. Trong đó K chiếm 80%. Hãy so sánh p và m trong các trường hợp:

1. Giá cả = giá trị. 2. Giá cả > giá trị 20% 3. Giá cả < giá trị 20%

Ta có K = 20.000 x 0,8 = 16.000, m = 4000

1. Khi giá cả = giá trị p = m = 4000

2. Khi giá cả > giá trị 20% p = 4000 + 4000 = 8000 (>m)

3. Khi Giá cả < giá trị 15% p = 4000 – 3000 = 1000 (<m)

Về chất. p cũng chính là m nhưng nếu m cho thấy được sinh ra từ v thì p là quan niệm cho rằng nó được sinh ra từ (c + v).

1.3. Tỷ suất lợi nhuận (p’).

p’ là tỷ lệ % giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.

So sánh p’ và m’

- Về lượng: p’< m’

- Về chất: m’ phản ánh đúng mức độ bóc lột, còn p’ chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. p’ chỉ cho các nhà đầu tư biết cần đầu tư vào đâu thì có lợi hơn.

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’). m’ cao thì p’ cao và ngược lại.

Ví dụ: Nếu cơ cấu giá trị hàng hóa là: 60c + 40v + 40m = 140 thì m’ = 100%, p’ = 40%

Nếu cơ cấu giá trị hàng hóa là: 60c + 40v + 60m = 160 thì m’ = 150%, p’ = 60%

- Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v). Khi m’ không đổi, nếu c/v càng cao thì p’ càng giảm và ngược lại

Ví dụ: Nếu cơ cấu giá trị hàng hóa là: 60c + 40v + 40m = 140 thì c/v = 3/2, p’ = 40%

Nếu cơ cấu giá trị hàng hóa là: 40c + 60v + 60m = 160 thì c/v = 2/3, p’ = 60%

- Tốc độ chu chuyển của tư bản (N). Nếu N càng lớn thì m’ hàng năm càng tăng lên do vậy p’ cũng tăng lên.

Page 44: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Ví dụ: 60c + 40v + 40m = 140. Nếu N = 1 vòng/năm p’ = 40%.

Nếu N = 3 vòng/ năm thì m = 40 x 3 = 120 p’ = 120%

Vậy p’ tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển

- Sự tiết kiệm của tư bản bất biến(c). Khi tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng lớn và ngược lại. Công thức p’ phản ánh rõ điều đó.

2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

2.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Biện pháp cạnh tranh: thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.

Kết quả cạnh tranh dẫn đến hình thành giá trị thị trường của hàng hóa (hay giá trị xã hội của hàng hóa), làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú.

Giá trị thị trường của hàng hóa có thể do ba trường hợp:

- Giá trị của đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định. Đây là trường hợp phổ biến nhất.

- Giá trị của đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện xấu quyết định.

- Giá trị của đại bộ phận hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện tốt quyết định.

2.2. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.

Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác

Ví dụ:

Ngành sản xuất

Km’ (%)

MP’

(%)

Cơ khí 80c + 20v 100 20 20

Page 45: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Dệt 70c + 30v 100 30 30

Da 60c + 40v 100 40 40

Nhà tư bản ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản sang ngành da, làm thay đổi quan hệ cung -cầu và tỷ suất lợi nhuận của hai ngành. Kết quả, hình thành tỷ suất ngang nhau gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân ( ’)

’ là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội.

’=( m/ K)x 100%

m: tổng giá trị thặng dư của xã hội; K: tổng tư bản của xã hội.

Theo ví dụ trên thì ’ = (90/3000) x 100% = 30%

Khi hình thành ’ ta có thể tính được lợi nhuận bình quân ( ) từng ngành theo công thức: = K x ’ trong đó K là tư bản ứng trước từng nghành

Theo ví dụ trên thì = 100 x 30% = 30

è là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư nhân với ’ không kể cấu tạo hữu cơ của nó như thế nào.

3. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất

Khi hình thành ’ thì giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.

Giá cả sản xuất là giá cả bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.

Giá cả sản xuất = K +

Ngành sx c v m w ’ Giá cả sx

Chên lệch giữa giá cả sx và W

Cơ khí 80 20 20 120 30 130 10

Dệt 70 30 30 130 30 130 0

Da 60 40 40 140 30 130 -10

Tổng số 210 90 90 390 390 0

Khi giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị có hình thức biểu

Page 46: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Thực chất của quy luật này là sự biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị thặng dư trong thời kỳ tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản.

CHƯƠNG 6

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội

Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Trong suốt quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản cũng có những mặt tích cực đối với phát triển sản xuất:

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải khổng lồ hơn nhiều xã hội trước cộng lại.

- Phát triển lực lượng sản xuất.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.

- Thực hiện xã hội hóa sản xuất.

Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

- Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp, lần đầu tiên tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến. -

Page 47: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử thiết lập nên nền dân chủ tư sản, tiến bộ hơn rất nhiều so với thể chế chính trị phong kiến.

2. Hạn chế của chủ nghĩa tư bản

Bên cạnh mặt tích cực nói trên, trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn chế về lịch sử:

- Lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản gắn với quá trình tích lũy nguyên thủy nên ngay từ đầu đã thể hiện bản chất bóc lột và chiếm đoạt những người sản xuất nhỏ và nông dân tự do. C.Mác cho rằng: đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không giống như một câu chuyên tình ca, nó được sử sách ghi chép lại bằng những trang đẫm máu và lửa không bao giờ phai.

- Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột, do đó tất yếu làm cho bất bình đẳng, phân hóa xã hội ngày càng gay gắt.

- Các cuộc chiến tranh đế quốc tranh giành thị trường dẫn đến những hậu quả nặng nề cho sự phát triển của xã hội loài người.

- Chủ nghĩa tư bản phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố sâu ngăn cách giữa các nước giàu, nghèo trên thế giới. Nếu thế kỷ XVIII, chênh lệch mức sống giữa nước giàu nhất và nghèo nhất là 2,5 lần thì hiện nay đã lên tới 250 lần. Thu nhập của 358 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập hàng năm của hơn 45% dân số thế giới. Tình trạng công nhân, người lao động thất nghiệp ngày càng tăng. GDP của 550 triệu dân châu Phi chỉ bằng GDP của nước Bỉ (10 triệu dân). Nhiều tài liệu công bố trên các phương tiện truyền thông đã chỉ rõ các nước thứ ba không những bị vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn mắc nợ không thể nào trả được. Hàng năm, các nước chậm phát triển vay nợ phải trả cho các nước chủ nợ số tiền lãi từ 130 đến 150 tỷ USD. Chính vì thế, trong những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới thứ ba bị trì trệ, suy thoái. Điều này cũng đã được Ngân hàng Thế giới khẳng định: ở châu Phi, Mỹ Latinh,... hàng trăm triệu người đã nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển nhường chỗ cho suy thoái; ở một vài nước Mỹ Latinh, GNP theo đầu người hiện nay thấp hơn so với 10 năm trước đây. Trong nhiều nước châu Phi, nó còn thấp hơn cách đây 20 năm"... một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở châu Phi, từ 9 năm nay ở Mỹ Latinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó mức sống trong các vùng khác tiếp tục tăng lên tuy có chậm hơn, đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được "Trong xã hội tư bản ngày nay, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại một cách phổ biến: sự suy đồi về xã hội, văn hoá và đạo đức ngày càng trầm trọng”.

3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

Page 48: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh cả về mặt sở hữu, quản lý và phân phối để hạn chế mâu thuẫn trên nhưng về cơ bản không thủ tiêu được mâu thuẫn này. Sự điều chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là một quan hệ sở hữu mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự ra đời tất yếu của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể tự tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không thể tự hình thành mà chỉ có thể thực hiện được thông qua cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân là người có sứ mệnh lịch sử thực hiện cuộc cách mạng này.

CHƯƠNG 8

2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a. Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ

Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. Ngay trong trong công xã thị tộc (thời nguyên thủy), thủ lĩnh đứng đầu bộ tộc được các thành viên của bộ tộc bầu ra hoặc phế bỏ. Điều này cho thấy quyền dân chủ ra đời từ rất sớm. Trong xã hội Hy Lạp cổ đại, khi mà nhà nước dân chủ chủ nô Aten ra đời (khoảng thế kỷ VI trước công nguyên), khái niệm dân chủ được hiểu là: việc cử ra hay phế bỏ người đứng đầu là do “quyền và sức mạnh của nhân dân”. Chỉ đến giai đoạn này thì danh từ dân chủ mới chính thức được sử dụng. Dân chủ theo tiếng Hy Lạp cổ là từ ghép của hai chữ: Demos (nhân dân, quần chúng) + Kratos (sức mạnh, quyền lực) = quyền lực, sức mạnh thuộc về nhân dân. Như vậy, về thực chất ngay từ thế kỷ VI (tr.CN) với hình thức nhà nước đầu tiên trong lịch sử, giai cấp đứng ở vị trí trung tâm lãnh đạo xã hội, áp bức bóc lột - giai cấp chủ nô đã dùng pháp luật và bộ máy thống trị của mình để chiếm mất quyền lực đông đảo của quần chúng nhân dân lao động là những người nô lệ. Nhân loại suốt 2600 năm qua đã trải qua bốn hình thức quyền lực: chuyên chính chủ nô; chuyên chế phong kiến; chuyên chính tư sản; chuyênchính vô sản. Thực chất của chuyên chính hay chuyên chế đều là quyền lựcchính trị của một giai cấp nào đó để lãnh đạo xã hội. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới: lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động giành được quyền lực thực sự của mình. Nhà nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó trở thành nhà nước đầu tiên thực hiện

Page 49: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

quyền lực của nhân dân. Kế thừa những những quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen và từ thực tiễn phát triển của xã hội đương thời, V.I.Lênin đưa ra quan niệm về dân chủ như sau: Thứ nhất, dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực của nhân dân. Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền do đó không có dân chủ “phi giai cấp, dân chủ chung chung”. Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những tập đoàn người này là đã hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác. Mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. Điều này là tất yếu cho mọi chế độ dân chủ, kể cả chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng. Như vậy, trải qua các chế độ xã hội khác nhau với “bốn chuyên” khác nhau: chuyên chính chủ nô; chuyên chế phong kiến; chuyên chính tư sản; chuyên chính vô sản. Tương ứng với “bốn chuyên” là bốn chế độ dân chủ với mức độ phát triển khác nhau như: dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa . Trong xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa bằng chế độ nhà nước, pháp luật và cũng từ khi xã hội có giai cấp , dân chủ được thực hiện dưới hình thức mới - hình thức nhà nước với tên gọi là “chính thể dân chủ” hay “nền dân chủ”. Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp, nền dân chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng pháp luật.

b. Những đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Sự hình thành và phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử, chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân được hình thành. Sự hình thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình lâu dài. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, được hình thành phát triển dần dần, từng bước phù hợp với quá trình phát triển của kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển, dân chủ xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng sau: Một là, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Hai là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Ba là, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào công việc nhà nước, đều được bầu cử, ứng cử và đề cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước các cấp. Bốn là, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cần có và phải có những điều kiện tồn tại

Page 50: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong

với tư cách là nền dân chủ rộng rãi nhất nhưng vẫn là nền dân chủ có tính giai cấp trong đó chuyên chính và dân chủ là hai mặt, hai yếu tố quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau.

c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Dân chủ là động lực của quá trình phát triển xã hội, của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, do đó dân chủ phải được mở rộng để phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân, để nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quy luật của sự hình thành tự hoàn thiện của hệ thống chuyên chính vô sản, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là quá trình vận động và thực hành dân chủ, đưa các giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc của dân chủ vào đời sống thực tiễn nhằm chuyển giao quyền lực thực sự về cho nhân dân, huy động sức mạnh toàn dân vào việc sáng tạo ra xã hội mới. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là đáp ứng nhu cầu của nhân dân, là điều kiện, tiền đè thực hiện quyền lực, quyền làm chủ của nhân dân, là điều kiện để người dân đựoc sống trong bầu không khí thực sự dân chủ. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, chống biểu hiện cực đoan, vô chính phủ, ngăn ngừa mọi hành vi coi thường kỷ cương, pháp luật.

Tóm lại, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yéu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, của quá trình vận động biến dân chủ từ khả năng trở thành hiện thực, để nền dân chủ “ngày càng tiến tớicơ sở hiện thực, tới con người hiện thực... và được xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân.

Page 51: ngoctranguyen.files.wordpress.com · Web viewÝ nghĩa phương pháp luận Vì thế giới vật chất tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức nên trong