Top Banner
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐỀ ÁN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020 Phục vụ kỳ họp thứ 8 (chuyên đề) Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV nhiệm kỳ 2011-2016
80

haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

Jan 23, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐỀ ÁN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020

Phục vụ kỳ họp thứ 8 (chuyên đề) Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV nhiệm kỳ 2011-2016

HẢI PHÒNG, THÁNG 4/2014

Page 2: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

MỤC LỤCPHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU...............................................................................4I. Sự cần thiết..........................................................................................................4II. Căn cứ pháp lý...................................................................................................5PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2013.......................................6I. Thực trạng viễn thông........................................................................................61. Hạ tầng viễn thông................................................................................................62. Dịch vụ viễn thông...............................................................................................73. Nhân lưc viễn thông.............................................................................................94. Quản lý nhà nước về viễn thông...........................................................................95. Đánh giá chung về thưc trạng viễn thông...........................................................10II. Thực trạng công nghệ thông tin.....................................................................121. Hạ tầng công nghệ thông tin............................................................................122. Ứng dụng công nghệ thông tin........................................................................133. Công nghiệp công nghệ thông tin.......................................................................204. Nhân lưc công nghệ thông tin.............................................................................215. Quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin.........................................................226. Đánh giá chung về thưc trạng công nghệ thông tin............................................23PHẦN THỨ BA NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020.25I. Quan điểm..........................................................................................................25II. Mục tiêu.............................................................................................................26III. Nhiệm vụ phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020.............................................................................................281. Nhiệm vụ chung:................................................................................................282. Nhiệm vụ phát triển viễn thông..........................................................................293. Nhiệm vụ phát triển công nghệ thông tin...........................................................31IV. Một số giải pháp chủ yếu phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020...................................................................371. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố........................................................................................372. Tăng cường sư lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về viễn thông, công nghệ thông tin.....................................................................................37

2

Page 3: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

3. Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển viễn thông, công nghệ thông tin................................................................................................374. Tập trung phát triển nguồn nhân lưc..................................................................385. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ...................................386. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vưc..............397. Phát triển thị trường viễn thông và công nghệ thông tin....................................398. Đa dạng hóa nguồn vốn để phát triển viễn thông, công nghệ thông tin.............399. Tăng cường hợp tác với các địa phương trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia.............................................................................39TỔ CHỨC THỰC HIỆN.....................................................................................41PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, ĐỀ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH..................42

3

Page 4: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

________________________

Số: /ĐA -UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

____________________________________________________

Hải Phòng, ngày tháng 4 năm 2014

ĐỀ ÁN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG

VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020

PHẦN THỨ NHẤTMỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết

Viễn thông và công nghệ thông tin là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; đồng thời là một công cụ phục vụ sư chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước. Viễn thông và công nghệ thông tin đã trở thành một trong những động lưc quan trọng nhất, là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vưc của đời sống, đóng góp quan trọng cho sư nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố.

Những năm gần đây, viễn thông và công nghệ thông tin của Hải Phòng có bước phát triển mạnh mẽ: Cơ sở hạ tầng phủ khắp thành phố, mạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về quy mô với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao; vùng phục vụ đã phát triển rộng khắp đến tất cả các xã, phường, thị trấn. Số lượng thuê bao điện thoại và internet tăng nhanh, ở mức cao so với cả nước. Tốc độ tăng trưởng các dịch vụ viễn thông đạt cao; loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng. Nhiều doanh nghiệp viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường với tính cạnh tranh cao đã làm cho chất lượng của các dịch vụ viễn thông liên tục được cải thiện, đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan Đảng, nhà nước; hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời, làm công cụ hữu ích cho cải cách hành chính, phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp được chú trọng, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lưc cạnh tranh của kinh tế thành phố. Nhận thức của nhân dân trong việc ứng dụng các thành tưu của công nghệ thông tin và truyền thông được nâng lên rõ rệt.

4

DỰ THẢO

Page 5: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

Bên cạnh những thành tưu đã đạt được, viễn thông và công nghệ thông tin thành phố vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tư khẳng định được vị trí mũi nhọn, phương tiện "đi tắt đón đầu" phục vụ đắc lưc cho công cuộc đổi mới. Việc phát triển viễn thông, nhất là hạ tầng chưa đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội, chưa có hạ tầng chung giữa viễn thông và các ngành khác.

Để phát triển viễn thông và công nghệ thông tin, góp phần thưc hiện thắng lợi Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dưng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về xây dưng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời ky công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 27/12/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố xây dưng “Đề án nhiệm vụ và giải pháp phát triển viễn thông và công nghệ thông tin Hải Phòng đến năm 2020” trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết.

II. Căn cứ pháp lý

- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ban hành ngày 29/6/2006;- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ban hành ngày 13/11/2008;- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ban hành ngày 04/12/2009;- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005;- Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm

vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lưc cạnh tranh quốc gia;

- Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thưc hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX "Về xây dưng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời ky công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước";

- Quyết định số 698/2009/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lưc công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 1755/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông;

- Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch viễn thông quốc gia đến năm 2020;

- Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 20-7-2012 của HĐND thành phố khóa 14 về đẩy mạnh CCHC nhà nước thành phố giai đoạn 2012 - 2015, định

5

Page 6: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

hướng đến 2020;- Nghị quyết số 08/2013/NQ-HĐND ngày 25/7/2013 của Hội đồng nhân dân

thành phố về nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sư nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 27/12/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020;

PHẦN THỨ HAITHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2013

I. Thực trạng viễn thông

1. Hạ tầng viễn thông1.1. Mạng chuyển mạch nội hạtMạng chuyển mạch nội hạt tại Hải Phòng còn một phần sử dụng hệ thống

tổng đài chuyển mạch kênh (TDM) làm nhiệm vụ chuyển mạch cho lưu lượng thoại nội hạt. Mạng thế hệ sau (NGN) đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng viễn thông thống nhất; hội tụ mạng thoại, số liệu, mạng cố định, di động, cung cấp các dịch vụ mới trên nền NGN.

Toàn thành phố hiện có trên 200 nút chuyển mạch, bán kính phục vụ bình quân khoảng 1,5km/nút chuyển mạch. Mạng chuyển mạch trong giai đoạn này cơ bản được đầu tư xây dưng, nâng cấp theo công nghệ mới NGN; thiết bị NGN đã được lắp đăt tại tất cả các quận, huyện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

1.2. Mạng thông tin di độngTổng số thuê bao điện thoại toàn thành phố đạt khoảng 2.5 triệu thuê bao,

bình quân mật độ điện thoại khoảng 139 thuê bao/100 dân. Tổng số trạm thu phát sóng BTS đạt gần 2000 trạm, cơ bản phủ sóng đến tất cả các xã, phường trên địa bàn thành phố (trừ một số rất ít khu vưc thuộc huyện đảo Cát Hải). Hạ tầng mạng thông tin di động đã được xây dưng nâng cấp công nghệ tiên tiến hiện đại (3G).

1.3. Mạng truyền dẫnMạng truyền dẫn liên tỉnh chủ yếu do các đơn vị Viễn thông Hải Phòng, Chi

nhánh Viettel Hải Phòng và Công ty cổ phần FPT cung cấp, quản lý, bao gồm các mạng di động, POP Internet và VoIP, tín hiệu truyền hình… đảm bảo thưc hiện kết nối thông suốt cho mạng điện thoại cố định của thành phố.

Mạng truyền dẫn nội tỉnh chủ yếu do VNPT, Viettel và FPT đầu tư quản lý

6

Page 7: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

và sử dụng, các đơn vị khác thuê lại đường truyền hoăc trao đổi hạ tầng mạng.1.4. Mạng ngoại viHệ thống mạng ngoại vi do các doanh nghiệp Viễn thông Hải Phòng, Chi

nhánh Viễn thông quân đội Viettel, Chi nhánh Hải Phòng - công ty Cổ phần viễn thông FPT, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật Phát thanh -Truyền hình, Công ty cổ phần Điện tử tin học Viễn thông cung cấp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và phục vụ tốt nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc của người dân. Ngoài ra các mạng cáp phục vụ thông tin liên lạc của Quân đội và Công an Với trên 1.668 tuyến cáp viễn thông các loại, trong đó 996 tuyến cáp quang, 436 tuyến cáp đồng, 236 tuyến cáp truyền hình, với chiều dài khoảng 5.873 km cáp viễn thông các loại (năm 2007 mới đạt 3.937 km). Hạ tầng mạng cống bể của Viễn thông Hải Phòng tương đối hoàn thiện; 100% tuyến cáp gốc và hầu hết các tuyến cáp đến tủ cáp (dung lượng 100 đôi trở lên) được ngầm hóa, đồng thời khoảng 5% hạ tầng mạng ngoại vi đã được ngầm hóa đến thuê bao, cụm thuê bao. Tuy nhiên, hạ tầng mạng ngoại vi của một số doanh nghiệp như Chi nhánh Hải Phòng - công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Chi nhánh Viễn thông quân đội Viettel chưa có mạng cống bể hoàn thiện, các tuyến cáp hầu hết đi treo hoăc đi nổi.

1.5. Mạng InternetMạng Internet băng rộng phát triển rộng khắp trên địa bàn thành phố với

100% xã, phường, thị trấn có Internet băng rộng. Tổng số thuê bao internet là 181.300 thuê bao, đạt 10 thuê bao/100 dân, trong đó thuê bao Interrnet băng rộng cố định là: 8 thuê bao/100 dân. Ty lệ người sử dụng Internet đạt gần 59% dân số. Ngoài dịch vụ truy nhập Internet băng rộng (ADSL), dịch vụ truy nhập Internet qua truyền hình cáp (CATV), dịch vụ truy nhập Internet bằng cáp quang đến thuê bao (FTTH), truy nhập vô tuyến phát triển khá nhanh.

- Năm 2013, thành phố đã xây dưng và đưa vào vận hành hệ thống truy nhập vô tuyến băng thông rộng tại Trung tâm Hội nghị thành phố, khu vưc Dải trung tâm thành phố và Khu Du lịch Cát Bà (hệ thống Wifi) từng bước phát triển hạ tầng viễn thông thành phố hiện đại, làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dưng chính quyền điện tử trên địa bàn thành phố, phục vụ nhu cầu truy cập internet băng rộng không dây của người dân và du khách tại khuc vưc công cộng, góp phần cải thiện chỉ số năng lưc cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố.

2. Dịch vụ viễn thôngTrên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện có 09 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

điện thoại, internet gồm: Viễn thông Hải Phòng; Chi nhánh Viettel Hải Phòng (Viettel), Chi nhánh Hải Phòng Công ty Thông tin di động (Mobifone); Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (Sfone); Trung tâm Thông tin di động Vietnamobile (Vietnamobile); Công ty cổ phần viễn thông di động toàn cầu; Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel); Chi nhánh Hải Phòng - Công ty Cổ phần Viễn thông FPT; Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC. Trong đó có những doanh nghiệp thuộc những tập đoàn lớn có vị trí trong tốp 500 doanh

7

Page 8: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

nghiệp lớn nhất Việt Nam như: Tập đoàn bưu chính, viễn thông Việt Nam (vị trí thứ 3); Tập đoàn Viễn thông quân đội (vị trí thứ 7): Công ty thông tin di động ( vị trí thứ 17).

Các loại hình dịch vụ viễn thông và Internet đang được cung cấp trên địa bàn thành phố gồm có: Điện thoại cố định và các dịch vụ trên mạng điện thoại cố định như VoIP, dịch vụ giá trị gia tăng của tổng đài kỹ thuật số; Truyền dữ liệu: X25, Frame relay, VPN, thuê kênh; Dịch vụ điện thoại di động: WAP, SMS, MMS, tra cứu; Internet: Internet gián tiếp, Internet leased line, Internet băng rộng, truy nhập vô tuyến... Đã phát triển một số công nghệ và dịch vụ mới có tính đột phá như: 3G, IPTV, Hội nghị truyền hình...

- Dịch vụ điện thoại cố định được phổ cập trên địa bàn thành phố với 100% xã, phường có máy điện thoại. Tổng số thuê bao điện thoại cố định khoảng 228.318 thuê bao, đạt 12 thuê bao/100 dân. Dịch vụ điện thoại cố định hầu hết do Viễn thông Hải Phòng cung cấp, một phần của chi nhánh Viettel Hải Phòng. Hiện tại sóng 3G đã phủ tới các khu vưc nội thành và các huyện trên địa bàn thành phố, trừ khu vưc các xã miền núi của Thủy Nguyên; một số xã ở huyện đảo Cát Hải do mật độ dân cư thưa thớt nên doanh nghiệp chưa đầu tư. Dịch vụ cung cấp sóng thông tin di động thế hệ tiếp theo (4G) đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm, từ năm 2015 sẽ xem xét triển khai.

- Dịch vụ điện thoại di động phát triển mạnh công nghệ 3G, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp đã mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao, hình ảnh video chất lượng và truyền hình số các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS), E-mail, video streaming, High-ends games...

- Dịch vụ Internet gồm 4 doanh nghiệp cung cấp: Viễn thông Hải Phòng, Chi nhánh Viettel Hải Phòng, Chi nhánh Hải Phòng - Công ty cổ phần viễn thông FPT, Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC. Mạng Internet băng rộng đã phát triển rộng khắp trên địa bàn thành phố.

- Hệ thống thông tin Duyên hải phục vụ tốt công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, an toàn thông tin hàng hải, thông tin liên lạc tàu, bờ… Hệ thống thông tin vệ tinh đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho vùng sâu, vùng xa, hải đảo… những nơi đường dây hữu tuyến không thể triển khai.

Chất lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao; ty lệ cuộc gọi được thiết lập thành công của dịch vụ điện thoại di động đạt trên 92%; ty lệ cuộc gọi được thiết lập thành công của dịch vụ điện thoại cố định đạt trên 95%; chất lượng thoại tốt; dung lượng kết nối Internet đạt cao, bảo đảm thông tin thông suốt, phục vụ tốt nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và tổ chức các sư kiện lớn của thành phố, đóng góp một phần quan trọng thúc đẩy sư phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

Các doanh nghiệp viễn thông có tốc độ tăng trưởng cao. Tổng doanh thu năm 2013 của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông ước đạt 3.650 ty đồng, bằng

8

Page 9: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

với cùng ky năm 2012 (so với kế hoạch năm 2013 đạt 96,7%). Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông đã tham gia tích cưc, đóng góp hàng chục ty đồng trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo, tài trợ, công tác xã hội.

3. Nhân lực viễn thônga) Nhân lực trong các doanh nghiệp viễn thông Tổng số lao động viễn thông khoảng 1.200 người, trong đó trình độ đại học

và trên đại học chiếm 35%, cao đẳng chiếm 40%, công nhân và lao động phổ thông chiếm 25%.

Đa số lao động trong các doanh nghiệp viễn thông có trình độ công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông, được đào tạo tạo chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin tại các trường Đại học trong và ngoài nước. Đăc biệt, Viễn thông Hải Phòng là đơn vị có nhiều lao động được đào tạo chuyên ngành tại Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông.

Nguồn nhân lưc trong các doanh nghiệp viễn thông đã phát triển nhanh về số lượng, trưởng thành một bước về chất lượng, thích nghi dần với nền kinh tế thị trường và có những đóng góp đáng kể trong sư nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

b) Tình hình đào tạo nhân lực viễn thông tại Hải PhòngHiện nay, trên địa bàn Hải Phòng có 8 trường Đại học và Cao đẳng đào tạo

về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Ngoài ra, Hải Phòng còn có 2 Trung tâm đào tạo lập trình viên và chuyên viên mạng trên cơ sở hợp tác với nước ngoài: Trung tâm công nghệ phần mềm Hải Phòng và Trung tâm APTECH Hải Phòng.

Hàng năm, các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn thành phố cung cấp khoảng 900 sinh viên có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông. Hai trung tâm đào tạo lập trình viên, chuyên viên mạng quốc tế theo mô hình liên kết với các đối tác Ấn Độ (Học viện quốc tế đào tạo công nghệ thông tin tại Trung tâm Công nghệ phần mềm thành phố - hợp tác với Học viện đào tạo công nghệ thông tin NIIT Ấn Độ; Trung tâm APTECH Hải Phòng - liên kết với Công ty APTECH Ấn Độ) mỗi năm có khoảng 100 học viên tốt nghiệp được cấp chứng chỉ quốc tế.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của một nền kinh tế tri thức, đội ngũ cán bộ chuyên môn về viễn thông và công nghệ thông tin của thành phố vẫn thiếu và chưa đáp ứng được, đăc biệt là cán bộ có trình độ kỹ thuật cao.

4. Quản lý nhà nước về viễn thông- Công tác tham mưu và tổ chức thưc hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương

trình công tác, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, tổ chức hướng dẫn và triển khai nhiều giải pháp quản lý, đưa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vưc viễn thông của thành phố từng bước đi vào nề nếp và tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông không ngừng nâng cao chất lượng

9

Page 10: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

dịch vụ, bảo đảm an toàn thông tin, thưc hiện tốt các quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra việc đảm bảo thông tin phục vụ phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm được quan tâm chỉ đạo tích cưc và có kết quả rõ nét. Thông tin liên lạc trong các trận bão lụt, ứng cứu tai nạn trên biển luôn được đảm bảo.

- Công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở cấp quận, huyện đượcquan tâm, đăc biệt trong việc quản lý thuê bao di động trả trước, hoạt động của đại lý, điểm truy nhập Internet công cộng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng cường, tập trung vào các lĩnh vưc trọng điểm. Đăc biệt là các cuộc tổng kiểm tra diện rộng đối với các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS), các đại lý internet, hoạt động cung cấp dịch vụ thuê bao di động trả trước trên toàn địa bàn thành phố.

- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vưc Thông tin và Truyền thông nói chung, lĩnh vưc viễn thông nói riêng được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng: thông qua các chương trình phổ biến pháp luật của thành phố, qua báo chí, hệ thống cổng thông tin điện tử thành phố, qua hệ thống đài phát thanh, truyền hình, các đài truyền thanh không dây của các quận, huyện. Tổ chức nhiều hội thảo, tập huấn kiến thức cho cán bộ tại các quận, huyện và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong kinh doanh và sử dụng các dịch vụ viễn thông.

5. Đánh giá chung về thực trạng viễn thông* Những kết quả đạt đượcLĩnh vưc Viễn thông thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều doanh

nghiệp viễn thông tham gia thị trường, cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng. Chất lượng dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao, giá dịch vụ giảm dần, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các công nghệ, tiện ích hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cơ sở hạ tầng và vùng phục vụ đã phủ khắp thành phố, đăc biệt là khu vưc nông thôn, hải đảo. Mạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về quy mô với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao. Hệ thống truyền dẫn cáp quang đã phát triển rộng khắp tới 100% xã, phường, thị trấn (trừ 2 huyện Cát Hải và huyện Bạch Long Vỹ). Số lượng thuê bao điện thoại và internet tăng nhanh, ở mức cao so với cả nước. Đóng góp cho ngân sách thành phố ngày càng tăng.

Hệ thống thông tin thành phố đảm bảo phục vụ kịp thời, hiệu quả sư chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sư nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đảm bảo an ninh - quốc phòng và phòng chống bão lụt; bảo đảm đáp ứng các nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân thành phố, đăc biệt là đối với bà con ngư dân.

Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vưc viễn thông bước đầu đã phát huy hiệu quả, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch và quản lý đô thị, phù hợp với quy hoạch nông thông mới, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội ở một vùng động lưc của kinh tế khu vưc phía Bắc, trong đó đăc biệt quan trọng đối với chiến lược kinh tế biển của đất nước

10

Page 11: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

* Những hạn chế, yếu kém: - Phát triển hạ tầng viễn thông chưa đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế -

xã hội, chưa đồng bộ với việc xây dưng hạ tầng của các ngành khác. Công tác ngầm hóa các mạng cáp thông tin triển khai còn chậm. Chưa ban hành Quy định về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn thành phố; Quy định quản lý công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn. Mỗi doanh nghiệp viễn thông xây dưng một hệ thống hạ tầng mạng riêng; hệ thống trạm thu phát sóng di động, cáp treo riêng (riêng chỉ có VNPT và Mobifone sử dụng chung hạ tầng các trạm thu phát sóng trên địa bàn, khoảng 120 trạm) gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị thành phố.

- Việc quản lý thuê bao di động trả trước, quản lý các đại lý và điểm truy nhập Internet công cộng găp nhiều khó khăn.

- Phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ cho vùng sâu, vùng xa, hải đảo còn nhiều khó khăn. Hiện nay, khu vưc Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vỹ chưa có hệ thống cáp quang, đang sử dụng đường truyền dẫn viba nên chất lượng tín hiệu không đảm bảo, phụ thuộc vào thời tiết, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh tế, văn hóa của nhân dân tại 2 khu vưc này, đăc biệt, khó khăn trong việc triển khai chính quyền điện tử.

- Nguồn nhân lưc viễn thông tại chỗ còn thiếu và yếu. Nhiều sinh viên ra trường chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, phải tái đào tạo để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Các trường Cao đẳng, Đại học của thành phố ít liên kết với các trường quốc tế để đào tạo nhân lưc trong lĩnh vưc điện tử viễn thông, công nghệ thông tin nên chất lượng đào tạo còn hạn chế, sinh viên chưa được cập nhật kiến thức, công nghệ mới của khu vưc và thế giới trong khi đây là lĩnh vưc có tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh.

- Dịch vụ viễn thông chủ yếu phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, chưa chú trọng đến các mục tiêu lớn của thành phố như quảng bá hình ảnh, hỗ trợ phát triển du lịch,

- Các doanh nghiệp viễn thông chưa tập trung tháo gỡ những bất cập trong quản lý hạ tầng viễn thông, cải thiện bộ măt đô thị, khắc phục lãng phí trong đầu tư. Môi trường cạnh tranh vẫn phát sinh nhiều bất cập.

- Công tác quy hoạch chậm và không theo kịp tốc độ phát triển của thị trường. Hạ tầng viễn thông hầu hết đều do các doanh nghiệp chủ động, chưa có sư can thiệp sâu của cơ quan quản lý nhà nước.

* Nguyên nhân của những hạn chế:- Đội ngũ quản lý về VT-CNTT tại các quận, huyện còn mỏng, trình độ

chuyên môn còn yếu và làm kiêm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Một số địa phương vẫn chưa bố trí được biên chế chuyên trách quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông.

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, của doanh nghiệp và người dân còn nhiều hạn chế. Lấy mục tiêu kinh doanh là chính nên nhiều doanh nghiệp vi phạm

11

Page 12: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

các quy định của pháp luật trong cung cấp và quản lý các dịch vụ. Việc quản lý các điểm truy nhập internet công cộng chưa chăt chẽ nên phát sinh tư tưởng lệch lạc, quan điểm sống thiếu chuẩn mưc, đăc biệt trong một bộ phận thanh thiếu niên.

- Quy hoạch hạ tầng viễn thông phát triển sau quy hoạch giao thông và đô thị, trong khi cơ chế, chính sách của nhà nước chậm và thiếu đồng bộ, dẫn đến tình trạng hệ thống cáp thông tin của các doanh nghiệp viễn thông phát triển khá tư do, không theo quy hoạch, thiếu sư phối hợp giữa các doanh nghiệp đã gây ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường đô thị thành phố. Vì vậy chương trình ngầm hóa hệ thống cáp quang sau nhiều năm chỉ đạo, với nhiều giải pháp của thành phố nhưng kết quả còn chậm.

- Công nghệ trong lĩnh vưc viễn thông phát triển khá nhanh, dẫn đến hạ tầng viễn thông luôn luôn lạc hậu, phải đầu tư mới nên ảnh hưởng đến nguồn lưc và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và đòi hỏi công tác quản lý nhà nước cũng luôn phải thay đổi (vấn đề phát triển dịch vụ điện thoại cố định, xây dưng các trạm điện thoại thẻ gây khá nhiều lãng phí).

- Việc đầu tư hạ tầng viễn thông ở khu vưc hải đảo, vùng sâu vùng xa găp nhiều khó khăn, nguồn kinh phí lớn nhưng lượng thuê bao không nhiều và hiệu quả kinh doanh không cao nên các doanh nghiệp chưa thưc sư quan tâm. Tốc độ phát triển dịch vụ, hạ tầng ở các khu vưc này còn chậm.

II. Thực trạng công nghệ thông tin

1. Hạ tầng công nghệ thông tin- Hạ tầng công nghệ thông tin của thành phố có bước phát triển nhanh. 100%

quận huyện, sở, ngành có mạng nội bộ LAN (năm 2007 là 70%); một số đơn vị có điều kiện đã xây dưng mạng ở mức độ cao hơn như WAN, WiFi (đạt 50%); 100% các đơn vị có kết nối internet băng thông rộng, tốc độ cao; 98% số máy tính được kết nối Internet (năm 2007 bình quân 64,57%). Ty lệ trung bình máy tính/công chức đạt 90% (năm 2007 là 59,4%); 100% đơn vị có máy chủ triển khai đồng bộ với hệ thống mạng (năm 2007 gần 50%).

- Đã có 12 đơn vị xây dưng và đưa vào sử dụng 24 hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ hiệu quả công tác quản lý như: CSDL kinh tế xã hội, CSDL dân cư, CSDL cán bộ công chức, CSDL Lao động thương binh và xã hội, CSDL điều tra nông nghiệp, nông thôn, thủy sản 2001-2016, CSDL điểm thi tốt nghiệp, CSDL đăng ký kinh doanh, CSDL quản lý cơ sở Y tế, CSDL văn bản quy phạm pháp luật, thư điện tử, công báo, CSDL khiếu nại tố cáo; Sở Thông tin và Truyền thông triển khai hệ thống tích hợp thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quản lý bưu chính, viễn thông.

- Hầu hết các đơn vị sở ngành, quận huyện đã quan tâm triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu cho hệ thống mạng máy tính nội bộ như các giải pháp về tường lửa, phần mềm diệt virus, sao lưu dữ liệu, ngành giáo dục và y tế đã triển khai một số phần mềm sử dụng dịch vụ trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây của các nhà cung cấp như FPT, Viettel. Sở Thông tin và

12

Page 13: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

Truyền thông thường xuyên phối hợp với Công an thành phố trong đấu tranh với tội phạm công nghệ cao; định ky kiểm tra, rà quét, đánh giá các lỗi bảo mật của một số hệ thống thông tin trọng điểm, các website, các trang thông tin điện tử trên địa bàn thành phố; tổ chức các lớp đào tạo về an toàn thông tin định ky 01 quý/lần nhằm nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách CNTT cho các sở ngành, quận huyện.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và

Đoàn thể của thành phố2.1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng - Thành ủy là đơn vị đi đầu và tích cưc triển khai ứng dụng công nghệ thông

tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành tới các cấp ủy xã, phường. Mạng thông tin diện rộng của Thành ủy đã kết nối các cơ quan Đảng từ Thành ủy đến đảng ủy xã, phường, thị trấn (211/223 đơn vị, đạt 95%) giúp cho việc trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản (trừ văn bản có nội dung tối mật, tuyệt mật) thông qua hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp trên môi trường mạng Lotus Notes.

- Cổng Thông tin điện tử Thành uy được triển khai trong toàn hệ thống mạng diện rộng của Thành uy, liên tục cung cấp thông tin hàng ngày về hoạt động của Thành uy và các cấp uy trưc thuộc.

- Các cơ quan Đảng đã triển khai xây dưng nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL lịch sử đảng bộ thành phố, CSDL quản lý hồ sơ đảng viên,... ) và tổ chức số hóa văn bản đạt khối lượng lớn (cập nhật hơn 43.000 tài liệu từ năm 1930 với khoảng 137.000 trang). Tất cả cán bộ, công chức đều được trang bị máy tính đảm bảo an toàn thông tin và thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử trong công việc.

- 90% văn bản của các cơ quan Đảng được cập nhật, quản lý trên môi trường mạng. 77% máy tính được kết nối vào mạng nội bộ; 23% kết nối internet. Ty lệ văn bản trao đổi qua hệ thống thư điện tử đạt 50%. Đã ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho 90% máy tính, xây dưng trang thông tin điện tử phục vụ công tác chuyên môn. Ty lệ thông tin chỉ đạo điều hành được đưa lên trang thông tin điện tử đạt 30%.

- Thành ủy Hải Phòng đã xây dưng hệ thống chuyên trách công nghệ thông tin mạnh: Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin do đồng chí Phó Bí thư thường trưc phụ trách. Trung tâm công nghệ thông tin Thành ủy là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin cho các cơ quan Thành ủy. Kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin tương đối lớn, giai đoạn 2010-2013 đạt gần 9 ty. Hiện nay, Thành ủy đang triển khai dư án “Xây dưng hệ thống thông tin tổng hợp hỗ trợ ra quyết định” phục vụ sư lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong quá trình bàn, ra quyết định.

- Các cuộc hội nghị, hội thảo, giao ban, tập huấn giữa Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố với Đảng ủy 14 quận, huyện thường xuyên được tổ chức thông qua Hệ thống Hội nghị truyền hình của thành phố.

13

Page 14: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

2.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước- Các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của

các cơ quan nhà nước được triển khai và đạt kết quả tốt với trên 89 ứng dụng. Các phần mềm ứng dụng phổ biến là: Điều hành tác nghiệp, quản lý văn bản, quản lý kế toán, quản lý nhân sư, quản lý dân cư, quản lý y tế cơ sở, ứng dụng GIS...

- Hệ thống cổng thông tin điện tử của thành phố gồm cổng chính và 33 cổng thành phần của 18 sở ngành và 15 quận huyện, 50 cổng thông tin điện tử cấp phường, xã, thị trấn và đơn vị trưc thuộc của các sở ngành hoạt động khá hiệu quả. Số lượt người truy cập trên cổng chính và các cổng thành phần ngày càng tăng nhanh (đến năm 2013 đã có gần 5 triệu lượt truy cập), nội dung ngày càng phong phú. 100% dịch vụ hành chính công của các sở ngành, quận, huyện, phường xã được đưa lên hệ thống cổng ở mức độ 2 trở lên (có 1.585 dịch vụ), trong đó có 31 dịch vụ công trưc tuyến mức độ 3 gồm: 05 dịch vụ cho các UBND quận, huyện, 13 dịch vụ Sở Thông tin và Truyền thông, 04 dịch vụ Sở Công thương, 09 dịch vụ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ xây dưng 39 dịch vụ công trưc tuyến mức độ 4 (năm 2007 hầu hết ở mức 1, mức 2 không đáng kể). 65% thông tin chỉ đạo điều hành và các văn bản của các cơ quan nhà nước được đưa lên hệ thống cổng thông tin điện tử thành phố. Hệ thống Hội nghị truyền hình thành phố với 16 điểm hội nghị phục vụ các phiên họp, các cuộc giao ban, hội nghị, hội thảo, tập huấn giữa thành phố với các sở, ngành, quận, huyện. Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng đã kết nối tới 35 đơn vị là các sở, ngành, quận, huyện phục vụ việc trao đổi lưu thông văn bản giữa các cơ quan được nhanh chóng, dễ dàng, đảm bảo an toàn, bảo mật.

- Công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính nhà nước đã thu được một số kết quả; xuất hiện một số mô hình, cách làm mới hiệu quả như hệ thống “Một cửa điện tử” tại quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Thủy Nguyên... Hiện đã có 19/33 đơn vị triển khai hệ thống một cửa điện tử, đạt 58%, trong đó 17/19 đơn vị triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông xử lý hồ sơ giữa các phòng ban (liên thông ngang), 10/19 đơn vị triển khai hệ thống 1 cửa điện tử liên thông xử lý hồ sơ với các đơn vị trưc thuộc (liên thông dọc). Việc triển khai hệ thống phần mềm một cửa điện tử đã rút ngắn thời gian xử lý, giải quyết hồ sơ của người dân và doanh nghiệp, tăng hiệu quả làm việc tại các cơ quan: tổng số hồ sơ tiếp nhận qua bộ phận một cửa là 92.072 hồ sơ, trong đó số hồ sơ giải quyết đúng hạn là 89.260 hồ sơ, đạt ty lệ 97%.

- Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức được nâng lên một bước, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Ty lệ cán bộ, công chức được phổ cập sử dụng công nghệ thông tin đạt 98% (năm 2007 đạt 67,42%). Bình quân mỗi đơn vị có 1 đến 2 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin (năm 2007 có 20% số đơn vị không có cán bộ chuyên trách).

- Các sở, ngành, quận, huyện đã tích cưc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp. Có 13/15 quận, huyện, 14/18 sở ngành đã đưa vào sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và phần mềm điều hành trên môi trường mạng. Tính chung toàn thành phố, ty lệ số hóa văn bản đạt gần 50%. Ty lệ

14

Page 15: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

số hóa văn bản lịch sử còn triển khai chậm.- Về ứng dụng chữ ký số: 100% (33/33 đơn vị) sở, ngành, quận, huyện triển

khai ứng dụng chữ ký số để gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước. Thành phố đang phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai diện rộng, chính thức cho các cơ quan nhà nước trong hệ thống chính trị toàn thành phố.

- Về công tác đảm bảo an toàn thông tin: 100% đơn vị có trang bị phần mềm an toàn thông tin, một số phần mềm được sử dụng phổ biến BKav, Norton Antivirus, Symantec Security, Spyware Kaspersky security. 41,2% đơn vị có thiết lập quy trình về an toàn thông tin như Backup dữ liệu, Norton Ghost, sao lưu dữ liệu dư phòng định ky, kiểm tra, rà quét, đánh giá các lỗi bảo mật của một số hệ thống thông tin trọng điểm, các trang/cổng thông tin điện tử trên địa bàn thành phố; thưc hiện các giải pháp kỹ thuật như ảo hoá máy chủ, cân bằng tải, các biện pháp chống tấn công Hệ thống Cổng thông tin điện tử thành phố…Tuy nhiên, nhân lưc phục vụ cho an toàn thông tin của thành phố còn thiếu, kinh phí bố trí hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu (năm 2007 các cơ quan nhà nước bố trí được 300 triệu, năm 2013 bố trí khoảng 1,5 ty cho việc thưc hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn thông tin toàn thành phố).

- Tổng số hộp thư điện tử có tên miền haiphong.gov.vn đã cấp cho cán bộ, công chức, các tổ chức trong các cơ quan nhà nước thành phố là 7.000 hộp thư, số lượng cán bộ công chức, thường xuyên sử dụng thư điện tử đạt khoảng 72%-75%.

- Thành phố đã triển khai xây dưng phần mềm kết nối liên thông trong việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước và các cơ quan Đảng, đến nay phần mềm vẫn đang chạy thử nghiệm để đánh giá trước khi đưa vào vận hành chính thức.

- Mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, truyền thông của thành phố Hải Phòng đứng ở tốp cao so với các tỉnh/thành phố trong cả nước. Năm 2010, Hải Phòng đứng thứ 4; năm 2011 đứng thứ 11; năm 2012 đứng thứ 4 toàn quốc; năm 2013 Hải Phòng đứng thứ 10 về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT. Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá Hải Phòng đứng thứ 6 toàn quốc về ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn 2008-2013.

Hàng năm tổng mức độ đầu tư của tất cả các cơ quan nhà nước cho ứng dụng công nghệ thông tin đạt khoảng 80 ty đồng. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo vả quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước chưa tập trung và thống nhất. Việc đầu tư hạ tầng, thuê mướn các dịch vụ chưa có sư thẩm định của cơ quan chuyên môn, đầu tư dàn trải phát sinh nhiều lãng phí và đăc biệt rất khó khăn cho việc chỉ đạo chung theo mô hình chính quyền điện tử.

2.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các đoàn thểỨng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan đoàn thể đã được quan tâm

góp phần đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động. Một số đơn vị đã trang bị 100% máy tính cho cán bộ, viên chức khối văn phòng, có kết nối vào mạng nội bộ. Hầu hết, cán bộ, nhân viên có hộp thư điện tử.

15

Page 16: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

Tuy nhiên, hầu hết thiết bị được trang bị không đồng bộ, đã cũ, chậm được đầu tư nâng cấp. Đa số các đơn vị chưa có phần mềm điều hành tác nghiệp, quản lý văn bản; việc ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm triển khai. Các Cổng thông tin điện tử chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Tất cả các đơn vị đều chưa triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, ty lệ máy sử dụng phần mềm mã nguồn mở, ty lệ số hóa văn bản còn thấp.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa có các phần mềm hỗ trợ quản lý. Hầu hết các đơn vị không có sư chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan đoàn thể cấp Trung ương trong ứng dụng công nghệ thông tin. Kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn hẹp, chưa có đề án, chương trình cụ thể.

2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và các lĩnh vực khác2.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp - Ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập vào các hoạt động sản

xuất, cung cấp dịch vụ, điều hành, quản lý, đăc biệt là các ngành sản xuất, dịch vụ quan trọng của thành phố như: Hàng không, Tài chính, Bảo hiểm, Viễn thông, Điện lưc, Cảng, Vận tải biển…

- Gần 100% các doanh nghiệp có kết nối Internet phục vụ cho công việc. Có khoảng 50% các doanh nghiệp vừa và lớn đã có website riêng phục vụ cho hoạt động kinh doanh và tham gia thương mại điện tử; 11,7% doanh nghiệp đã có hoạt động giao dịch mua bán hàng qua mạng. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động về thương mại điện tử và mức độ khai thác lợi ích thương mại điện tử (TMĐT) của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố còn hạn chế. Đăc biệt là việc kết nối liên thông trong thanh toán hiện còn nhiều rủi ro, doanh nghiệp phải đầu tư lớn, người tiêu dùng phải chịu mức phí cao cho nên đã không khuyến khích được thương mại điện tử phát triển nhanh.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được quan tâm, song quy mô ứng dụng mới hạn chế ở một số lĩnh vưc. Do đó, những phần mềm ứng dụng chưa mang tính giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp, hỗ trợ khai thác một cách toàn diện các nguồn lưc của doanh nghiệp; do vậy việc phát huy hiệu quả chưa cao, chưa đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, chưa góp phần đắc lưc làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và trong quá trình hội nhập.

2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác* Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo:Trên địa bàn thành phố có 4 trường Đại học, 16 trường Cao đẳng, 26 trường

Trung cấp chuyên nghiệp, 56 trường Trung học phổ thông và hàng trăm trường học từ bậc học cơ sở tới ngành học mầm non. Trong thời gian qua, hạ tầng công nghệ thông tin trong Giáo dục đã được đầu tư khá tốt ở các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học. Tất cả các trường đều được trang bị từ 1-3 phòng máy tính đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tuy nhiên, các trường không có nhiều máy chủ nên việc quản lý chưa tập trung. Mội số trường mầm non

16

Page 17: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

và tiểu học ở những địa phương phát triển của thành phố đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ giảng dạy đạt kết quả cao.

Đối với các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học đã bắt đầu giảng dạy bằng máy chiếu thông qua giáo án điện tử. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở các bậc tiểu học, Trung học cơ sở và các trường dạy nghề đang được các đơn vị tích cưc triển khai theo chiều sâu.

Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đang xây dưng thí điểm trường học điện tử. Tuy nhiên, ngành giáo dục - đào tạo chưa xây dưng hệ thống hội nghị truyền hình, trong khi số lượng các đơn vị giáo dục trong toàn ngành rất lớn (gần 800 trường học). Việc xây dưng hệ thống Hội nghị truyền hình là một nhu cầu rất cần thiết. Các dịch vụ công được cung cấp ở mức độ 2, chưa có dịch vụ công trưc tuyến mức độ 3, 4 để phục vụ người dân hiệu quả hơn.

* Lĩnh vực Y tế:Ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Y tế trong những năm gần đây được

quan tâm đầu tư tương đối bài bản và gắn liền với việc cải cách hành chính của ngành Y tế. 100% cán bộ công chức đã được trang bị máy tính, 100% cán bộ công chức có hộp thư điện tử, thưc hiện việc số hóa và gửi/nhận văn bản từ văn phòng Sở Y tế đến hơn 60 đầu mối cơ quan y tế trong thành phố thông qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.

Hầu hết các đơn vị Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý y tế, thưc hiện báo cáo chuyên ngành trên phần mềm MEDISOFT nhưng triển khai chưa đồng bộ và triệt để, tiến độ triển khai của một số đơn vị còn chậm. Các trạm y tế xã phường chưa có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin.

* Lĩnh vực Thuế:Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Thuế tại Hải Phòng trong những

năm qua đã được quan tâm, từng bước hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu hoạt động nghiệp vụ ngày càng đa dạng, phức tạp. Đã trang bị 100% máy tính có kết nối mạng nội bộ, kết nối internet phục vụ việc khai thác thông tin trên mạng cho cán bộ, công chức, viên chức. 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc; ty lệ văn bản được trao đổi qua hệ thống thư điện tử đạt 70%. Ngành đã xây dưng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trang thông tin điện tử phục vụ công tác chuyên môn trong ngành. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được thưc hiện theo chỉ đạo chung của ngành Thuế trên toàn quốc. Tuy nhiên, ngành Thuế Hải Phòng chưa ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, chưa triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, ty lệ máy tính sử dụng phần mềm mã nguồn mở và ty lệ số hóa văn bản còn hạn chế. Kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo, tập huấn tương đối nhiều nhưng đầu tư mua sắm phần cứng, phần mềm còn hạn chế.

* Lĩnh vực Hải quan:Hải quan thành phố Hải Phòng trong những năm qua luôn được đánh giá là

đơn vị đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Hải quan toàn quốc.

17

Page 18: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

Ngành đã được quan tâm trang bị 100% máy tính cho cán bộ, công chức, viên chức; 100% máy tính được kết nối mạng nội bộ, kết nối internet và triển khai wifi tại đơn vị đảm bảo cho việc tiếp nhận các tờ khai hải quan trên mạng phục vụ công việc. 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc. Ngành đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp (90% văn bản được đưa lên phần mềm để chỉ đạo điều hành), đã xây dưng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối mạng diện rộng đến 8 đơn vị trưc thuộc, xây dưng trang thông tin điện tử phục vụ công tác chuyên môn trong ngành. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được thưc hiện theo chỉ đạo chung của Tổng Cục Hải quan. Ngành Hải quan thành phố Hải Phòng đã xây dưng hệ thống chuyên trách công nghệ thông tin khá mạnh (gồm 3 lãnh đạo và 12 công chức), tại các Chi cục đều được bố trí từ 2 công chức chuyên trách về công nghệ thông tin. Có cơ chế chính sách cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của ngành. Kinh phí đầu tư cho mua sắm phần cứng, đào tạo, tập huấn hàng năm tương đối lớn.

Tuy nhiên, ngành Hải quan Hải Phòng chưa triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, ty lệ máy sử dụng phần mềm mã nguồn mở, ty lệ văn bản được trao đổi qua hệ thống thư điện tử và ty lệ số hóa văn bản còn hạn chế.

* Lĩnh vực Cảng biển Ứng dụng công nghệ thông tin tại Cảng Hải Phòng trong những năm qua đã

được quan tâm, từng bước hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hoạt động nghiệp vụ ngày càng cao. Cảng đã trang bị trên 55% máy tính cho cán bộ, nhân viên khối văn phòng; 100% máy tính được kết nối mạng nội bộ; 30% kết nối internet và triển khai wifi tại đơn vị. 45% cán bộ, nhân viên được cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc; 70% văn bản được lưu chuyển quan hệ thống thư điện tử. Ngành đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp (70% văn bản được đưa lên phần mềm để chỉ đạo điều hành), đã xây dưng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối mạng diện rộng đến 5 đơn vị trưc thuộc, xây dưng trang thông tin điện tử phục vụ hoạt động kinh doanh của Cảng. Hoạt động phát triển thương mại điện tử của Cảng Hải Phòng đạt hiệu quả cao thông qua việc sử dụng Hệ thống EDI trong việc trao đổi dữ liệu với các hãng tàu và các đối tác. Cảng đã thành lập các Ban Công nghệ thông tin chuyên trách tại các chi nhánh để quản lý, hỗ trợ triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trưc tiếp cho công tác điều hành sản xuất, ban hành quy chế sử dụng hệ thống Cổng nghệ thông tin điện tử. Kinh phí đầu tư cho mua sắm phần cứng, phần mềm, đào tạo, tập huấn hàng năm tương đối lớn và đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, Cảng Hải Phòng chưa triển khai hệ thống hội nghị truyền hình, ty lệ máy sử dụng phần mềm mã nguồn mở, ty lệ số hóa văn bản còn hạn chế.

* Lĩnh vực tài chính ngân hàng Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng luôn được đánh giá là

đi đầu, toàn diện, hiệu quả tốt. Chi nhánh Ngân hàng nhà nước thành phố Hải Phòng là một trong những đơn vị đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng toàn quốc. Ngành đã quan tâm trang bị 100% máy tính cho cán

18

Page 19: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

bộ, công chức, viên chức; 100% máy tính được kết nối vào mạng nội bộ; 30% kết nối internet; triển khai kết nối mạng diện rộng đến 50 đơn vị trưc thuộc. 80% cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc. Ngành đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp (trên 80% đơn vị được trang bị và 55% văn bản được đưa lên phần mềm để chỉ đạo điều hành), đã xây dưng cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trang thông tin điện tử phục vụ công tác chuyên môn trong ngành. Đã triển khai hệ thống hội nghị truyền hình. Ty lệ máy sử dụng phần mềm mã nguồn mở khá cao, đạt 80%. 95% máy tính được triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin. Có cơ chế chính sách cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin. Kinh phí đầu tư cho mua sắm phần cứng, đào tạo, tập huấn hàng năm khá lớn (năm 2010-2012 đầu tư gần 20 ty đồng cho ứng dụng công nghệ thông tin).

* Lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.- Xây dưng và đưa vào sử dụng một số phần mềm quản lý phân bón phục vụ

sản xuất nông nghiệp; quản lý công thức luân canh, sản phẩm mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp; quản lý tàu cá trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý khai thác công trình thuy lợi; quản lý đê điều, phòng chống lụt bão. Mạng internet băng thông rộng đã đến tận các xã, thôn. Nhân dân có thể nắm bắt thông tin kịp thời về giá cả, thị trường nông sản, thưc phẩm; khai thác các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về nông nghiệp, thủy sản qua mạng internet. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thưc tế sản xuất của người dân chưa được nhiều.

* Lĩnh vực an ninh quốc phòng:Bộ Chỉ huy quân sư thành phố đã tích cưc đầu tư trang thiết bị, kết nối

Internet. Xây dưng và thường xuyên củng cố mạng LAN thành mạng thông tin nội bộ quan trọng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác: tài chính, cán bộ, quân lưc, quân khí đã được triển khai từ rất sớm và đạt hiện quả cao trong công việc. Xây dưng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong diễn tập khu vưc phòng thủ các cấp đã góp phần nâng cao trình độ tác chiến.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lưc lượng an ninh - quốc phòng được đẩy mạnh, tạo tiền đề góp phần xây dưng lưc lượng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Từng bước xây dưng hệ thống tư động hóa chỉ huy, kiểm soát, làm chủ, cải tiến vũ khí, khí tài và phương tiện chiến đấu; đảm bảo an ninh quốc gia; sẵn sàng, chủ động đối phó với chiến tranh thông tin hiện đại.

* Lĩnh vực giao thông vận tải:Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải thành phố đã tích cưc đầu tư

trang thiết bị phần cứng cũng như ứng dụng các giải pháp phần mềm để phục vụ quản lý ngành ngày càng tốt hơn như phần mềm quản lý giấy phép lái xe, quản lý tàu sông, quản lý tín hiệu giao thông, giám sát hành trình xe ô tô, phần mềm dữ liệu đăng kiểm phương tiện, hệ thống camera giám sát giao thông… 100% cán bộ công chức được trang bị máy tính, hầu hết các máy tính được kết nối mạng internet băng thông rộng; khối văn phòng Sở Giao thông vận tải đã tổ chức kết nối mạng nội bộ với mạng truyền số liệu chuyên dùng thành phố. 100% cán bộ công

19

Page 20: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

chức được cấp hộp thư điện tử công vụ của thành phố @haiphong.gov.vn nhưng ty lệ cán bộ công chức thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử đạt thấp. Ngành đã thưc hiện số hóa văn bản và áp dụng phần mềm, tổ chức quản lý, điều hành công việc trên môi trường mạng khá bài bản. Sở đã phân công lãnh đạo phụ trách về công nghệ thông tin, tổ chức hệ thống cán bộ chuyên trách và thưc hiện việc đảm bảo an toàn thông tin khá tốt.

Tuy nhiên, ngành giao thông vận tải còn tồn tại nhiều hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ việc xây dưng quy hoạch, quản lý và nâng cấp hạ tầng giao thông. Dữ liệu thông tin quản lý của nhiều đơn vị trưc thuộc Sở hiện đang thiếu và mức độ liên kết chưa cao. Các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp hiện mới chỉ cung cấp trưc tuyến trên cổng thông tin điện tử ở mức độ 2, chưa có dịch vụ được xây dưng ở mức độ trưc tuyến cao hơn. Đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin của Sở còn thiếu, chưa đảm bảo đủ nguồn lưc để triển khai được các nhiệm vụ mới về ứng dụng công nghệ thông tin nên việc xây dưng Đề án giao thông thông minh của thành phố triển khai chậm.

3. Công nghiệp công nghệ thông tin3.1. Công nghiệp phần cứngTrên địa bàn thành phố có trên 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc

công nghiệp phần cứng (năm 2007 có 50 đơn vị). Hiện nay thành phố có ba Tập đoàn Kyocera Mita, Tập đoàn Fuji Xerox của Nhật Bản đang đầu tư vào Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP và Công ty TNHH Electronics Việt Nam – Hải Phòng thuộc Tập đoàn LG Electronics INC (Hàn Quốc) đầu tư Dư án xây dưng nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử, kỹ thuật số công nghệ cao tại Khu công nghiệp Tràng Duệ. Nhìn chung cơ sở hạ tầng của các đơn vị sản xuất công nghiệp phần cứng còn hạn chế, chưa hình thành quy mô sản xuất lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại. Không có đơn vị nào có khu sản xuất phần cứng tập trung, quy mô lớn. Chỉ có 9% doanh nghiệp có khu lắp ráp sản phẩm phần cứng quy mô vừa và nhỏ.Các doanh nghiệp chủ yếu lắp ráp, phân phối và cung cấp sản phẩm phần cứng và dịch vụ phần cứng đi kèm. Hình thức lắp ráp phổ biến là thủ công, chưa có nhiều dây chuyền lắp ráp tư động, bán tư động. Các loại hình sản phẩm phần cứng được cung cấp là: Máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi; Thiết bị thông tin-viễn thông, thiết bị đa phương tiện ; điện tử nghe nhìn; điện tử gia dụng; điện tử chuyên dùng; phụ tùng, linh kiện điện tử; các sản phẩm phần cứng khác. Các loại hình dịch vụ phần cứng được cung cấp là tư vấn, trợ giúp khách hàng lắp đăt sản phẩm phần cứng; phân phối, lưu thông các sản phẩm phần cứng; lắp đăt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm phần cứng; xuất nhập khẩu sản phẩm phần cứng; các dịch vụ phần cứng khác.

Sản phẩm hàng điện tử tiêu dùng chiếm ty lệ khá cao trong cơ cấu sản phẩm ngành điện tử tại Hải Phòng; trong khi công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và công nghiệp phụ trợ lại phát triển chậm nên ty lệ nội địa hóa cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp.

Hoạt động sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin hứa hẹn có bước đột phá lớn bằng sư kiện Tập đoàn Kyocera Mita Nhật Bản triển khai dư án Nhà máy

20

Page 21: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

sản xuất máy in, máy photocopy đa chức năng, với tổng số vốn đầu tư 187,5 triệu USD; Tập đoàn Fuji Xerox đầu tư dư án sản xuất máy photocopy, thiết bị đa chức năng và máy in với tổng vốn đầu tư 119 triệu USD tại Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP.

3.2. Công nghiệp phần mềmTrên địa bàn thành phố hiện có khoảng 20 đơn vị có quy mô nhỏ, doanh thu

thấp hoạt động trong lĩnh vưc phần mềm (năm 2007 có 14 đơn vị) chủ yếu sản xuất, gia công và cung cấp các giải pháp phần mềm. Các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các sản phẩm phần mềm ứng dụng như : phần mềm kế toán, quản lý nhân sư, quản lý hàng hóa, website, Cổng Thông tin điện tử... Một số các đơn vị sản xuất các phần mềm nhúng trong các thiết bị điện tử.

Đa số các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ: quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm, phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm cho các hãng lớn trong nước và trên thế giới. Các doanh nghiệp thành phố phải cạnh tranh rất lớn với các doanh nghiệp Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp nước ngoài.

3.3. Công nghiệp nội dung sốHiện có khoảng 25 đơn vị cung cấp sản phẩm nội dung số (năm 2007 có 16

đơn vị). Hầu hết các đơn vị làm dịch vụ cung cấp các sản phẩm nội dung số cho các hãng lớn. Các loại hình sản phẩm nội dung số được cung cấp: Giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập dưới dạng điện tử; Sách, báo, tài liệu dưới dạng số; Các loại trò chơi điện tử; trò chơi tương tác qua truyền hình; Sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông di động; Thư viện số, kho dữ liệu số, từ điển điện tử; Phim số, ảnh số, nhạc số, quảng cáo số; Các sản phẩm nội dung thông tin số khác.

Tổng doanh thu của ngành công nghiệp công nghệ thông tin năm 2013 đạt khoảng 3.148 ty đồng, chiếm khoảng 2% giá trị sản xuất ngành công nghiệp thành phố.

Tổng cộng lĩnh vưc công nghệ thông tin năm 2013 chiếm 1,1% GDP của thành phố.

4. Nhân lực công nghệ thông tin*Nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước thành phố:Toàn thành phố có 104 người có chuyên môn về công nghệ thông tin có trình

độ từ Cao đẳng trở lên. Trong đó, trình độ thạc sỹ 11 người, chiếm 10,6%; Đại học 85 người, chiếm 81,7%; Cao đẳng 8 người, chiếm 7,7%. Các cán bộ, công chức có trình độ cơ bản về công nghệ thông tin. Ty lệ cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước thành phố có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin là 98%. Như vậy, hầu hết cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước thành phố có đủ trình độ tiếp cận và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Bình quân mỗi đơn vị có từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin.

- Những năm gần đây thành phố đã tổ chức nhiều khoá đào tạo, tập huấn công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, đăc biệt các đối tượng là lãnh đạo

21

Page 22: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

(CIO), cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin thuộc cơ quan Nhà nước, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và quản lý, điều hành. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước cơ bản đã áp dụng được một số giải pháp ứng dụng CNTT trong thưc thi nhiệm vụ theo vị trí công tác.

* Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp công nghệ thông tin- Tổng số lao động trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh công nghệ thông tin

khoảng: 11.455 người. Nhân lưc hoạt động trong lĩnh vưc phần cứng hầu hết có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc, số người có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm trên 40%, số người trình độ sau Đại học chiếm khoảng 2%, còn lại là trình độ trung cấp hoăc tương đương; độ tuổi tương đối trẻ (độ tuổi từ 25 đến 45 chiếm 70%). Nhân lưc tại các doanh nghiệp phần mềm trung bình có khoảng 20 người/1 đơn vị. Đa số nhân lưc có tuổi đời còn trẻ dưới 40 tuổi chiếm: 91%. Nhân lưc có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm 74%, nhân lưc có trình độ sau Đại học chiếm 3,4%; nhân lưc có chứng chỉ quốc tế về công nghệ thông tin chiếm 9,8%.

* Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp- 100% các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vưc công nghệ thông tin,

ngân hàng đều có bộ phận phụ trách và cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin phụ trách điều hành hệ thống và xử lý các sư cố về mạng và phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin . Các cán bộ chuyên trách đều có trình độ Cao đẳng, Đại học công nghệ thông tin trở lên và có kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vưc khác: nguồn nhân lưc công nghệ thông tin chiếm ty lệ nhỏ khoảng 0,22%, trong đó số lao động có trình độ Tiến sỹ và Thạc sỹ về công nghệ thông tin chiếm 0,03%, số lao động có trình độ Đại học về công nghệ thông tin chiếm 0,66%, số lao động có trình độ cao đẳng công nghệ thông tin chiếm 0,08% và 0,09% lao động có trình độ trung cấp công nghệ thông tin. Nhân lưc có trình độ phụ trách về công nghệ thông tin trong khối các doanh nghiệp khoảng 1.500 người.

5. Quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin- Công tác quy hoạch và xây dưng chương trình, kế hoạch phát triển công

nghệ thông tin đã được quan tâm. Trong những năm gần đây, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, đưa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vưc công nghệ thông tin của thành phố có bước phát triển mới.

- Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng được thành lập, có Quy chế tổ chức hoạt động và chương trình công tác 05 năm và hàng năm. Thường xuyên tổ chức giao ban, kiểm tra để cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý của ngành và tổ chức triển khai các nhiệm vụ về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của từng cơ quan, đơn vị và của thành phố.

22

Page 23: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

- Sở Thông tin và Truyền thông hàng năm chủ động hướng dẫn các nội dung quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông cho phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND các quận, huyện để thống nhất quản lý và tổ chức thưc hiên tốt các nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin; Tham mưu cho thành phố và hướng dẫn các đơn vị bố trí lãnh đạo phụ trách về công nghệ thông tin (CIO), bố trí nhân lưc chuyên trách về công nghệ thông tin để triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ CIO và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin được thường xuyên quan tâm. Hàng năm tổ chức khoảng 3-5 lớp bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin.

6. Đánh giá chung về thực trạng công nghệ thông tin+ Những kết quả đạt được- Nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và xã hội về vai trò, tầm quan

trọng của công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, an ninh – quốc phòng, đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh được nâng lên đáng kể. Từ đó, các cơ quan, đơn vị đã quan tâm đầu tư, tăng cường năng lưc ứng dụng công nghệ thông tin, xem ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của ngành, đơn vị và địa phương.

- Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển mạnh. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan Đảng, quản lý hành chính nhà nước, trong các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao năng lưc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan đảng và bộ máy quản lý hành chính nhà nước; góp phần tích cưc vào việc cải cách hành chính và đổi mới phương pháp, lề lối công tác của các cấp uy và chính quyền; phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp; nâng cao năng lưc cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả, năng lưc cạnh tranh của kinh tế thành phố.

- Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Công nghiệp công nghệ thông tin được ưu tiên, quan tâm khuyến khích phát triển; việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại các khu công nghiệp của thành phố được triển khai tích cưc.

- Công tác chuẩn bị nguồn nhân lưc phục vụ cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được quan tâm, bước đầu đã xây dưng được đội ngũ cán bộ chuyên môn đủ trình độ và năng lưc đảm đương các nhiệm vụ cơ bản của ngành thông tin và truyền thông.

+ Những hạn chế, yếu kém- Quản lý về ứng dụng công nghệ thông tin thiếu tập trung, dàn trải, manh

mún, hiệu quả thấp và phát sinh nhiều bất cập, lãng phí. Việc đầu tư trang thiết bị thuê mướn các dịch vụ công nghệ thông tin còn tràn lan, chưa có cơ quan thẩm định dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, nguy cơ mất an toàn thông tin và rất khó khăn

23

Page 24: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

cho việc thưc hiện lộ trình xây dưng chính quyền điện tử.- Năng lưc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng, nhà nước

còn nhiều hạn chế, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Một số cơ quan triển khai tích cưc song mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng phần mềm quản lý điều hành, tác nghiệp. Hệ thống dịch vụ hành chính công trưc tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp chưa được khai thác triệt để do thói quen và trình độ còn thấp.

- Lĩnh vưc công nghiệp công nghệ thông tin chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế của thành phố. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn qui mô còn nhỏ, quy trình sản xuất, cung cấp sản phẩm chưa chuyên nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vưc công nghiệp công nghệ thông tin còn ít. Giá trị sản xuất công nghiệp CNTT còn thấp.

- Hạ tầng công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của thưc tiễn trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của thành phố. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ hành chính công và phục vụ cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, các dịch vụ hành chính công mức độ 3 còn hạn chế. Mục tiêu xây dưng hệ thống các cơ sở dữ liệu dùng chung chưa đạt được. Hệ thống cơ sở dữ liệu của thành phố còn sơ sài. Việc triển khai các phần mềm dùng chung còn găp nhiều khó khăn. Việc sử dụng hòm thư điện tử có tên miền haiphong.gov.vn còn hạn chế mà người dùng vẫn sử dụng hòm thư gmail, yahoo… Chưa có kết nối phần mềm liên thông hệ thống phần mềm một cửa điện tử, phần mềm điều hành tác nghiệp trong các cơ quan Đảng và Nhà nước

- Hoạt động thương mại điện tử còn găp nhiều khó khăn trong triển khai. Ứng dụng công nghệ thông tin chưa thưc sư mang tính đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chất lượng nguồn nhân lưc CNTT còn thấp đăc biệt thiếu các chuyên gia giỏi, những cán bộ có trình độ cao về công nghệ thông tin. Các sản phẩm phần mềm ứng dụng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước đa phần đi thuê từ các nhà cung cấp ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh..

- An toàn thông tin còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro: các hệ thống công nghệ thông tin trọng tâm của thành phố tuy đã được củng cố nhiều biện pháp kỹ thuật cơ bản, nhưng do lĩnh vưc này liên tục phát triển nhanh nên các biện pháp khắc phục luôn bị lạc hậu so với thưc tế. An toàn thông tin tại các sở ngành, quận, huyện đã bộc lộ những sơ hở làm rò rỉ thông tin nội bộ của các cơ quan.

+ Nguyên nhân của những hạn chế- Công nghệ thông tin là một lĩnh vưc mới, có sư phát triển rất nhanh nên hạ

tầng công nghệ thông tin cũng nhanh bị lạc hậu, việc đầu tư thường rất tốn kém trong khi nguồn lưc của thành phố rất hạn chế.

- Nhận thức và trình độ về công nghệ thông tin trong đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước còn nhiều hạn chế và bất

24

Page 25: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

cập, nhất là các vị trí chủ chốt. Kinh nghiệm quản lý trong ngành thông tin và truyền thông chưa nhiều nên thiếu những giải pháp tổng thể và đồng bộ.Hệ thống văn bản quản lý nhà nước trong lĩnh vưc công nghệ thông tin đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện.

- Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, gắn với xu thế chung của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa đầy đủ và sâu sắc; chưa kết hợp chăt chẽ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính. Các cơ quan chưa thật sư kiên quyết gắn việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

- Mạng lưới cán bộ, bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu và chưa đủ mạnh, chưa tham mưu được những chủ trương, chính sách lớn về quản lý.

- Nhiều cơ quan, doanh nghiệp chưa thưc sư quan tâm và đầu tư đúng mức cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lưc công nghệ thông tin chưa theo kịp yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

- Kinh phí cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế. Nguồn vốn sư nghiệp cho công nghệ thông tin của thành phố bố trí còn thấp, chưa đủ khả năng để tập trung vào một số nhiệm vụ có tính trọng điểm, quy mô và phạm vi ảnh hưởng lớn.

PHẦN THỨ BANHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020

I. Quan điểm- Viễn thông và công nghệ thông tin là nền tảng của kinh tế tri thức; là ngành

kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ ưu tiên trong đổi mới mô hình tăng trưởng; là động lưc của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế.

- Phát triển viễn thông và công nghệ thông tin phải theo sát sư chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hải Phòng nhằm đưa thành phố trở thành thành phố cảng xanh, thành phố dịch vụ-công nghiệp theo Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thưc hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX "Về xây dưng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời ky công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".

- Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vưc của đời sống; tập trung cao trong các nhiệm vụ cải cách hành chính, nâng cao năng lưc lãnh đạo của Đảng, hiệu lưc, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước, quản trị doanh

25

Page 26: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

nghiệp, góp phần nâng cao dân trí, xây dưng xã hội thông tin, dân chủ, minh bạch và tiến tới mục tiêu xây dưng chính quyền điện tử, xây dưng mô hình thành phố thông minh (Smart City), nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

II. Mục tiêu1. Mục tiêu chung- Phát triển viễn thông và công nghệ thông tin (VT-CNTT) hướng tới mục

tiêu xây dưng thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ chủ lưc, đóng góp tích cưc vào phát triển kinh tế tri thức, phát triển đô thị văn minh, hiện đại, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lưc cạnh tranh của thành phố.

- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ viễn thông với chất lượng cao, làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dưng chính quyền điện tử.

- Phát triển hạ tầng CNTT theo hướng tập trung, đồng bộ, bảo đảm đủ điều kiện để ứng dụng trong chỉ đạo, điều hành của hệ thống Đảng và chính quyền các cấp, trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và giữ gìn an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội của thành phố.

- Phát triển nguồn nhân lưc CNTT đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ sức phát triển chính quyền điện tử, thương mại điện tử, xây dưng thành phố thông minh và tiến tới cung cấp nguồn nhân lưc cho các địa phương trong nước.

- Hình thành khu CNTT tập trung thành phố để từng bước xây dưng Hải Phòng trở thành trung tâm trọng điểm về công nghiệp CNTT, góp phần nâng ty trọng của phát triển VT-CNTT trong giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ và GDP của thành phố.

- Bảo đảm an toàn hệ thống máy tính và an ninh thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng và chính quyền thành phố, giữ vững an ninh kinh tế và bí mật nhà nước.

2. Các mục tiêu cụ thể(1) Viễn thông* Đến năm 2015- Phủ sóng thông tin di động 3G tới 100% khu dân cư.- 100% xã, phường, thị trấn có tuyến truyền dẫn cáp quang và các hình thức

truyền dẫn băng rộng khác; có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối internet băng rộng.

- Ty lệ thuê bao internet băng rộng cố định đạt 17 thuê bao/100 dân và băng rộng di động đạt 35-40 thuê bao/100 dân; ty lệ người dân sử dụng internet đạt 60%.

26

Page 27: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

- Hình thành một số điểm truy cập mạng internet không dây, có dây miễn phí ở dải trung tâm thành phố, khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà.

- Hạ ngầm cáp thông tin tại các tuyến phố chính khu vưc đô thị, các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới xây dưng.

* Đến năm 2020- Phủ sóng thông tin di động thế hệ tiếp theo (NGN) tới 100% khu dân cư.- Ty lệ thuê bao internet băng rộng cố định đạt 22 thuê bao/100 dân và băng

rộng di động đạt 45 - 50 thuê bao/100 dân; ty lệ người dân sử dụng internet đạt 85%.

- Cung cấp internet không dây miễn phí tại khu trung tâm thành phố, các khu du lịch và một số điểm công cộng như nhà ga, sân bay, bến tàu khách du lịch.

- Hoàn thành mục tiêu hạ ngầm cáp thông tin tại khu vưc đô thị, khu vưc dân cư tập trung, trung tâm các huyện và các khu, cụm công nghiệp.

(2) Ứng dụng công nghệ thông tin* Đến năm 2015:- 90% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố, sở, ngành, quận,

huyện được đưa lên cổng thông tin điện tử (trừ những thông tin không phổ biến theo quy định của pháp luật).

- 80% văn bản thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố và các sở, ngành; 70% văn bản thuộc quản lý của uy ban nhân dân và các phòng chuyên môn thuộc quận, huyện và 30% văn bản thuộc quản lý của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được số hóa và lưu chuyển trên môi trường mạng.

- 100% cơ quan đảng, nhà nước cấp thành phố, sở, ngành, quận, huyện được kết nối các phần mềm dùng chung và khai thác có hiệu quả trên mạng truyền số liệu chuyên dùng. Từng bước triển khai đến các xã, phường, thị trấn và các đơn vị trưc thuộc sở, ngành của thành phố.

- 70% dịch vụ hành chính công trưc tuyến mức độ 3; triển khai dịch vụ hành chính công mức độ 4 ở một số ngành, lĩnh vưc.

- 80% doanh nghiệp thưc hiện báo cáo, thống kê, khai báo thuế, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng; 80% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử.

- Phát triển hệ thống quản lý điện tử đến các bệnh viện trong thành phố. Từng bước xây dưng hệ thống thông tin về chăm sóc sức khỏe nhân dân; thưc hiện các chương trình phối hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe từ xa.

-100% trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung học cơ sở và tiểu học ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý.

- 70% cơ quan nhà nước từ cấp xã trở lên triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27000.

27

Page 28: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

- Triển khai hình thức số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình măt đất tại thành phố theo lộ trình của Chính phủ.

* Đến năm 2020:- 100% thông tin chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước từ thành phố

đến xã, phường, thị trấn được đưa lên hệ thống cổng thông tin điện tử. - 100% văn bản thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước được số hóa và trao

đổi, lưu chuyển trên môi trường mạng (trừ các văn bản mật không phổ biến theo quy định).

- Hoàn thành xây dưng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội thành phố, cơ sở dữ liệu thông tin địa lý phục vụ quản lý nhà nước (GIS Hải Phòng).

- 100% dịch vụ hành chính công trưc tuyến mức độ 3; triển khai dịch vụ hành chính công mức độ 4 có kết quả tại một số sở, ngành: Khoa học - Công nghệ, Thuế, Hải quan, Ngân hàng, Cảng biển và Cảng hàng không.

- 100% doanh nghiệp thưc hiện báo cáo, thống kê, khai báo thuế, đăng ký và được cấp phép kinh doanh, nhận chứng chỉ qua mạng; 100% doanh nghiệp khai báo, đăng ký và thưc hiện các thủ tục hải quan qua mạng; 100% doanh nghiệp có quy mô lớn, 80% doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thưc hiện giao dịch thương mại điện tử.

- Cơ bản hoàn thành mô hình “chính quyền điện tử” từ thành phố đến cấp quận, huyện.

- Thưc hiện chiếu sáng đô thị, điều khiển giao thông đô thị thông minh.- Số hoá toàn bộ báo, đài địa phương.- Hoàn thành mục tiêu số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình măt đất tại tất

cả các địa bàn trong thành phố.(3) Công nghiệp công nghệ thông tin * Đến năm 2015:- Công nghiệp công nghệ thông tin tăng bình quân 25% đến 30%/năm.- Công nghiệp phần mềm đáp ứng được nhu cầu của thị trường thành phố,

tham gia thị trường trong nước, hướng tới tham gia chuỗi sản xuất, gia công phần mềm xuất khẩu.

* Đến năm 2020:- Công nghiệp công nghệ thông tin tăng bình quân 30% - 35%/năm. - Hải Phòng trở thành một địa phương mạnh về công nghiệp công nghệ thông

tin trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một trung tâm sản xuất phần mềm, nội dung số ở khu vưc phía Bắc.

- Đa dạng hoá sản phẩm công nghệ thông tin, nâng cao năng lưc cạnh tranh của sản phẩm đáp ứng được thị trường trong nước và có sản phẩm xuất khẩu.

28

Page 29: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

III. Nhiệm vụ phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020

1. Nhiệm vụ chung:- Tập trung thưc hiện các nhiệm vụ và giải pháp đã được Ủy ban nhân dân

thành phố phê duyệt của Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và Quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020.

- Xây dưng và triển khai đề án Quy hoạch phát triển ngành thông tin và truyền thông thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2050

2. Nhiệm vụ phát triển viễn thông2.1. Phát triển hạ tầng viễn thông 2.1.1. Mạng chuyển mạch nội hạtTừng bước chuyển đổi mạng chuyển mạch kênh hiện tại sang mạng thế hệ

tiếp theo (NGN). Phát triển mạng thế hệ tiếp theo nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng thống nhất.

2.1.2. Mạng thông tin di động- Mở rộng và nâng cao chất lượng vùng phủ sóng; nâng cao hiệu quả sử dụng

hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo nhằm cung cấp khả năng truy nhập băng rộng vô tuyến cho cá nhân ở mọi nơi, mọi lúc với chất lượng dịch vụ tốt.

- Tăng cường chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông, đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Tiếp cận, áp dụng những kinh nghiệm thế giới và trong nước về thiết kế trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) tiên tiến, hiện đại, đảm bảo mỹ quan đô thị và sức khỏe cộng đồng.

2.1.3. Mạng truyền dẫn- Trên cơ sở các tuyến cáp quang và vòng Ring hiện tại, bổ sung thêm thiết bị

và nâng cấp dung lượng các vòng Ring. Thiết lập thêm các vòng Ring và xây dưng các tuyến cáp quang mới.

- Nâng cấp các tuyến cáp quang nhánh tại các khu vưc có lưu lượng lớn lên 40 Gb/s, Đồng thời nâng cấp dung lượng cho vòng Ring cáp quang chính nội thành đạt 200Gb/s. Xây dưng mạng cáp quang đến cụm thuê bao, thuê bao, đảm bảo đáp ứng tất cả các nhu cầu về dịch vụ băng rộng cho người dân.

- Phát triển mạng truy nhập quang trong toàn thành phố theo mô hình mạng thế hệ tiếp theo đa dịch vụ.

- Tổ chức lại các thiết bị viba để dư phòng cho các nút mạng viễn thông quan trọng, và phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc trong các trường hợp ứng cứu đột xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp kết nối và chia sẻ dung lượng với nhau để tận dụng chung cơ sở hạ tầng và đảm bảo an toàn mạng lưới.

29

Page 30: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

- Triển khai thưc hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình măt đất theo lộ trình của Chính phủ, đảm bảo đến 31-12-2015 hoàn thành việc phát sóng số truyền hình trên địa bàn thành phố.

2.1.4. Mạng ngoại vi- Đẩy nhanh quá trình ngầm hóa cáp treo hiện có, rút ngắn khoảng cách cáp

phục vụ (cáp chính và dây cáp), cáp quang hóa mạng ngoại vi đảm bảo phục vụ cung cấp dịch vụ băng rộng và mỹ quan đô thị.

- Thưc hiện ngầm hoá đến khu vưc dân cư, cụm dân cư, khu công nghiệp. Phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiện đại hóa hạ tầng mạng ngoại vi. Ngầm hóa hoàn toàn các tuyến cáp ngoại vi tại đô thị, trung tâm các huyện, thị trấn; tại những khu vưc không thể ngầm hóa có thể sử dụng cáp treo nhưng phải tuân thủ đúng quy định về độ dài cáp treo.

- Xây dưng tuyến cống bể, ngầm hóa mạng ngoại vi đồng bộ với xây dưng cơ sở hạ tầng đô thị.

2.1.5. Mạng Internet- Phát triển dịch vụ truy nhập Internet không dây trên mạng di động với công

nghệ đảm bảo phù hợp với định hướng, lộ trình chung của quốc gia. Xây dưng các điểm truy nhập Internet không dây tại trung tâm thành phố, các điểm du lịch, khách sạn, trường học, bệnh viện, các khu đô thị, các khu công nghiệp.

- Lắp đăt thiết bị truy nhập mạng DSLAM/DSLAM-HUB đến hầu hết các trạm viễn thông và phát triển các thuê bao đa dịch vụ.

- Phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ các cơ quan Đảng, nhà nước, quốc phòng, an ninh; đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin.

2.2. Phát triển dịch vụ viễn thông - Phát triển các dịch vụ viễn thông mới phù hợp với xu hướng hội tụ công

nghệ và dịch vụ. Nhanh chóng triển khai các dịch vụ ứng dụng trên Internet như chính quyền điện tử, thương mại điện tử, truyền thông đa phương tiện, giải trí v.v...

- Củng cố và nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông cố định truyền thống. Phát triển các dịch vụ trên mạng di động và truy nhập vô tuyến băng thông rộng: Tra cứu thông tin trưc tuyến bản đồ, thông tin kinh tế - xã hội, đào tạo...; Thanh toán, mua bán trưc tuyến, đăng ký, đăt chỗ…; Giải trí online, game, xem phim, nghe nhạc, thảo luận nhóm…; Roaming các mạng di động cùng công nghệ; Truyền dữ liệu, truy nhập Internet; Dịch vụ công ích: cảnh báo thiên tai, phòng chống dịch bệnh…

- Triển khai các dịch vụ viễn thông trên nền tảng mạng thế hệ tiếp theo, mạng truy nhập băng rộng phù hợp với điều kiện từng doanh nghiệp. Đối với nhóm dịch vụ cho doanh nghiệp: Dịch vụ kết nối điểm điểm (E-Line), dịch vụ đa điểm – đa điểm (E-LAN), dịch vụ E-Tree; dịch vụ Voice Conferencing, dịch vụ Video

30

Page 31: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

Conferencing; dịch vụ mạng riêng ảo VPN; dịch vụ đa phương tiện (Multimedia service); dịch vụ môi giới thông tin (Information Brokering); dịch vụ thương mại điện tử (E-Commerce).

- Triển khai cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho người dân: IPTV (truyền hình qua mạng Internet); dịch vụ VoD (truyền hình theo yêu cầu); dịch vụ quản lý tại nhà (Home Manager)...

- Củng cố và phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại các xã, đăc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.

3. Nhiệm vụ phát triển công nghệ thông tin3. 1. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin- Duy trì, nâng cấp, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan

Đảng và nhà nước. Kết nối 100% mạng LAN các đơn vị với mạng internet băng thông rộng và mạng truyền số liệu chuyên dùng của thành phố, đáp ứng các yêu cầu làm việc trên môi trường mạng nội bộ của các đơn vị.

- Phát triển, mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng kết nối đến các phường, xã, thị trấn. Các phần mềm dùng chung và các cơ sở dữ liệu trên mạng truyền số liệu chuyên dùng bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả.

- Nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật của hệ thống Cổng thông tin điện tử và Hội nghị truyền hình thành phố. Từng bước phát triển hệ thống Cổng thông tin điện tử thành phố theo hướng hình thành các nhóm, ngành, lĩnh vưc như trung tâm hỏi đáp (call center)…

- Nghiên cứu thiết kế và xây dưng khung CSDL thông tin kinh tế, xã hội thành phố gồm: kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, nhân lưc, tài nguyên và môi trường, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, doanh nghiệp, dân cư... Triển khai, cập nhật CSDL, từng bước hình thành hệ thống CSDL thông tin kinh tế, xã hội của thành phố. Kết nối các cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung và chuyên ngành của thành phố với mạng cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Nghiên cứu xây dưng khung cơ sở cho hệ thống thông tin địa lý (GIS) của thành phố; xây dưng hệ thống bản đồ nền; triển khai thí điểm hệ thống GIS làm cơ sở cho việc ứng dụng diện rộng trên toàn thành phố.

- Xây dưng các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trên mạng cho các đơn vị kết nối internet và tham gia mạng truyền số liệu chuyên dùng của thành phố. Áp dụng quy trình nghiệp vụ đảm bảo an toàn trên mạng của các đơn vị theo tiêu chuẩn ISO 27000 về hệ thống quản lý an toàn thông tin.

3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin3.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.- Xây dưng Trung tâm tích hợp dữ liệu tập trung của thành phố nhằm tích

hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan trên địa bàn thành phố, đảm bảo an toàn thông tin.

31

Page 32: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tổng hợp hỗ trợ ra quyết định phục vụ sư lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với các phân hệ thông tin dư báo đánh giá tình hình triển khai các chỉ thị, nghị quyết của đảng, của Thành ủy.

- Các hoạt động của Thành ủy và các cấp ủy trưc thuộc, cơ quan nhà nước, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội chuyển sang làm việc trên môi trường mạng, tích hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan nhà nước, đảm bảo an toàn thông tin.

- Tiếp tục cải tiến quy trình công việc, thủ tục và chuẩn hóa nghiệp vụ (áp dụng các tiêu chuẩn quy trình quản lý ISO). Hoàn chỉnh môi trường pháp lý (các quy định, định mức về công nghệ thông tin) phục vụ sư chỉ đạo, điều hành thống nhất trên toàn thành phố.

- Duy trì, nâng cao chất lượng hệ thống thư điện tử, đảm bảo an toàn thông tin, vận hành ổn định, thông suốt, cung cấp đủ mỗi cán bộ, công chức đến cấp xã, phường, thị trấn một địa chỉ thư điện tử có tên miền là @haiphong.gov.vn.

- Nghiên cứu, lưa chọn một số sản phẩm phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành có tính năng tốt, đáp ứng các chuẩn theo quy định, sử dụng đơn giản, hiệu quả; lưa chọn các sản phẩm phần mềm ứng dụng tốt dùng chung trong các cơ quan Đảng và cơ quan hành chính Nhà nước. Đảm bảo 100% các đơn vị sử dụng phần mềm dùng chung trên mạng truyền số liệu chuyên dùng. Xây dưng và sử dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành từ thành phố đến cấp sở ngành, quận huyện; mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành đến các phường, xã, thị trấn.

- Triển khai ứng dụng chữ ký số dùng trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố. Trong đó tập trung ứng dụng chữ ký số vào thư điện tử, các văn bản hành chính được luân chuyển giữa các cơ quan nhà nước, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống một cửa điện tử.

- Củng cố, kiện toàn, nâng cấp hệ thống số hóa thông tin hiện có của các đơn vị. Các sở, ngành, quận, huyện và hầu hết các phường, xã, thị trấn xây dưng kế hoạch và triển khai số hóa các nguồn thông tin chưa ở dạng số đang lưu trữ tại đơn vị.

- Đảm bảo 100% các dịch vụ công được cung cấp đầy đủ trên cổng thông tin điện tử. Xây dưng các dịch vụ hành chính công trưc tuyến mức độ 3 cho các dịch vụ theo quy định và xây dưng một số dịch vụ công có điều kiện trưc tuyến ở mức độ 4. Ưu tiên các thủ tục: cấp giấy đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép đầu tư; cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; cấp giấy phép xây dưng; cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dưng; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; cấp giấy đăng ký ô tô, xe máy; cấp giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược; cấp giấy phép các dịch vụ đăc thù.

- Đẩy mạnh thưc xây dưng và ứng dụng “một cửa điện tử”, “ một cửa điện tử liên thông” ở các sở, ngành, quận, huyện, phường xã; công khai rộng rãi, minh

32

Page 33: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

bạch hơn các chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tất cả các cấp, các ngành thưc hiện và phát huy quyền giám sát của người dân; tạo môi trường thuận lợi nhất trong quan hệ giữa chính quyền và nhân dân.

- Triển khai thí điểm xây dưng mô hình “chính quyền điện tử” ở 2 quận, tiến tới triển khai trên diện rộng toàn thành phố.

- Thí điểm và cơ bản hoàn thành thí điểm xây dưng mô hình “Trường học điện tử” ở 04 trường thuộc 4 cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Đại học trên địa bàn thành phố.

- Các hệ thống thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước được kiểm tra định ky về mức độ đảm bảo an toàn thông tin theo các tiêu chuẩn quy định; có các phương án dư phòng và giải pháp khắc phục sư cố, đảm bảo hoạt động liên tục. Khi xây dưng các dư án công nghệ thông tin phải lập kế hoạch về an toàn và bảo mật thông tin. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý về an toàn thông thông tin, chú ý nâng cao năng lưc cơ quan chuyên trách về an toàn thông tin.

3.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và các lĩnh vực khác

- Hình thành và phát triển môi trường giao dịch và thương mại điện tử, các sàn giao dịch thương mại điện tử, các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thưc chữ ký số; phát triển các cổng/trang thông tin điện tử.

- Phát triển hệ thống thanh toán trưc tuyến ưu tiên cho các lĩnh vưc thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại, vệ sinh môi trường, viện phí, học phí, dịch vụ công; triển khai dịch vụ chứng thưc chữ ký số và triển khai chứng thưc cho website thương mại điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và sử dụng hệ thống thư điện tử với tên miền dùng riêng của doanh nghiệp; hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch điện tử.

- Hỗ trợ doanh nghiệp các kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, bảo đảm an toàn thông tin trên mạng. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dưng website thương mại điện tử phù hợp với mô hình, sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình. Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai quy trình bán hàng trưc tuyến, quy trình kinh doanh.

- Nghiên cứu, lưa chọn các phần mềm có tính ứng dụng thưc tiễn cao, thưc hiện tại một số doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng dụng phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Áp dụng những giải pháp cho doanh nghiệp như: Sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử; Phần mềm quản lý công việc; điều hành tác nghiệp;…

- Các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm quản lý tổng thể nguồn lưc doanh nghiệp với đầy đủ các chức năng như: quản lý tài chính, quản lý nhân sư, hàng hóa và bán hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng, quản lý vật liệu...; ứng dụng các phần mềm tư động hóa dây chuyền sản xuất và phần mềm nhúng để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các sản phẩm công nghệ thông tin mới thông qua các hình thức hội nghị, hội thảo, triển lãm, trưng bày, cung cấp thông

33

Page 34: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

tin tập trung theo các sư kiện của thành phố, của ngành, của đơn vị… hỗ trợ các doanh nghiệp thẩm định chất lượng của các sản phẩm công nghệ thông tin.

- Triển khai thẻ công dân điện tử theo lộ trình của Trung ương. Hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng cho người dân khi họ có khó khăn, thắc mắc trong sử dụng các dịch vụ công trưc tuyến. Thông tin cần phải được xử lý thống nhất, minh bạch, cần phải có một hệ thống trợ giúp để giao dịch của công dân với chính quyền đạt hiệu quả.

- Đẩy mạnh chương trình đưa Internet đến trường học, khuyến khích, hỗ trợ các trường học khai thác tài nguyên Internet vào việc dạy và học; đồng thời tăng cường áp dụng giáo án điện tử, các học liệu điện tử vào trong chương trình giảng dạy.

- Nâng cao chất lượng mô hình hải quan điện tử, thuế điện tử, mở rộng thanh toán điện tử, cấp phép kinh doanh…

- Xây dưng hệ thống cảng biển điện tử, phục vụ quản lý tàu thuyền ra vào cảng, có khả năng tích hợp với hệ thống hải quan điện tử, hệ thống quản lý vận hành cảng biển của các doanh nghiệp cảng dưa trên phương thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), nhằm góp phần hiện đại hóa ngành vận tải biển, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

- Phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến các bệnh viện trong thành phố phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Từng bước xây dưng hệ thống thông tin và tri thức về y tế, tư vấn chăm sóc sức khoẻ, cơ sở dữ liệu về chăm sóc sức khỏe nhân dân của thành phố. Ứng dụng CNTT trong chẩn đoán, điều trị từ xa giữa các bệnh viện tuyến thành phố với các bệnh viện quận, huyện và với bệnh viện tuyến Trung ương. Ưu tiên hỗ trợ cho y tế hải đảo và hoạt động trên biển, vùng sâu, vùng xa.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin ở khu vưc nông thôn. Xây dưng chương trình nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin cho người dân nhất là người dân ở khu vưc nông thôn. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Đẩy mạnh sử dụng các hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quy hoạch nông, lâm nghiệp, quản lý rừng, đất đai. Hoàn thành tốt các tiêu chí về thông tin và truyền thông trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dưng nông thôn mới.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hóa, trung tâm triển lãm từ thành phố đến các quận, huyện. Xây dưng và triển khai dư án thư viện điện tử, dư án bảo tàng điện tử.

- Xây dưng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh. Thưc hiện các quy định, quy chế an toàn bảo mật thông tin. Xây dưng các phương án dư phòng cho các hệ thống thông tin trọng yếu.

- Triển khai ứng dụng hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý hạ tầng viễn thông, hạ tầng giao thông, giám sát môi trường, quản lý xây dưng đô thị trên địa bàn thành phố.

3.3. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

34

Page 35: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

3.3.1. Công nghiệp phần cứng- Xây dưng và đưa vào hoạt động khu công nghệ thông tin tập trung của

thành phố; Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng, trong đó đăc biệt chú trọng thu hút đầu tư các tập đoàn đa quốc gia về công nghệ thông tin.

- Định hướng sản phẩm: Tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm máy vi tính, điện tử chuyên dùng, điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, điện tử viễn thông, linh kiện, phụ kiện, vật liệu điện tử. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp phần cứng máy tính bao gồm sản xuất các thiết bị như: Bo mạch chủ, bộ vi xử lý, ổ cứng, RAM, ổ đĩa ngoài, bàn phím, chuột, màn hình, vỏ máy, bộ nguồn... Ưu tiên phát triển một số lĩnh vưc của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhưa, đột dập kim loại, xử lý bề măt (sơn, mạ...) phục vụ quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin.

- Về định hướng thị trường: Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lưc cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng được thị trường trong nước, tiếp cận thị trường khu vưc và thế giới theo định hướng xuất khẩu.

- Hỗ trợ một số doanh nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin của thành phố xây dưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật-công nghệ, tăng cường khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn hiện đại, xúc tiến thương mại cho sản phẩm của doanh nghiệp.

- Tạo mối liên kết giữa các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, chuyên sâu, khu công nghệ thông tin tập trung và các doanh nghiệp với nhau và với các viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.

3.3.2. Công nghiệp phần mềm- Định hướng sản phẩm: Ưu tiên phát triển các sản phẩm phần mềm đăt hàng

hoăc đóng gói về các dịch vụ phục vụ cho công tác tin học hóa quản lý hành chính nhà nước và trong các lĩnh vưc khác thay thế các sản phẩm nhập ngoại. Phát triển một số sản phẩm như: Cổng thông tin điện tử, Website, ứng dụng web-based; các phần mềm chính quyền điện tử: hải quan điện tử, thuế điện tử, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu trưc tuyến và các dịch vụ hành chính công trưc tuyến; Văn phòng điện tử, ứng dụng ERP, CRM, GIS v.v..; các sản phẩm phục vụ hoạt động kinh tế chủ đạo: cảng biển, đóng tàu, cơ khí chế tạo, du lịch, giao thông vận tải; các sản phẩm phục vụ cho giáo dục điện tử: mô phỏng, thi trắc nghiệm; các sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý khám chữa bệnh, chẩn đoán từ xa; các sản phẩm phần mềm nhúng, phần mềm cho thiết bị di động...; chú trọng việc gia công xuất khẩu phần mềm; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở.

- Định hướng thị trường: Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ phần mềm; phát triển thị trường cho công nghiệp phần mềm, đáp ứng nhu cầu của thành phố, trong nước, đăc biệt chú ý đến thị trường gia công xuất khẩu phần mềm và dịch vụ.

- Theo định hướng phát triển công nghiệp CNTT đến năm 2020, Việt Nam sẽ

35

Page 36: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

tập trung phát triển công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010). Do vậy, Hải Phòng sẽ tập trung phát triển thành trung tâm mạnh về sản xuất, gia công phần mềm. Cùng với Hà Nội, Bắc Ninh, thành phố Hải Phòng sẽ giữ vai trò là đầu tầu trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Củng cố, phát triển Trung tâm Công nghệ phần mềm trở thành bộ phận cốt lõi để xây dưng và quản lý Khu Công nghệ thông tin tập trung của thành phố.

- Hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lưc cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động công nghiệp phần mềm. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dưng, áp dụng các chuẩn CMM, CMMI, ISO và các chuẩn, quy trình tương đương khác về sản xuất phần mềm. Hỗ trợ quảng bá sản phẩm thương hiệu phần mềm của Hải Phòng. Xây dưng khoảng 5-10 doanh nghiệp phần mềm có quy mô, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín, sức cạnh tranh tốt.

- Lưa chọn hỗ trợ một số đơn vị sản xuất phần mềm, nội dung số phát triển sản phẩm trọng tâm, trên cơ sở ứng dụng các quy trình sản xuất tiên tiến; thành phố ưu tiên sử dụng phần mềm do các doanh nghiệp thành phố sản xuất.

3.3.3. Công nghiệp nội dung số- Định hướng sản phẩm: Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ nội

dung thông tin số như thư viện điện tử, bảo tàng điện tử, giáo trình, giáo án điện tử, các chương trình truyền hình, giải trí, cung cấp hiệu quả các dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh và đào tạo từ xa...

- Đầu tư xây dưng cơ sở hạ tầng và nghiên cứu, sản xuất một số phim kỹ thuật số, phim hoạt hình và các sản phẩm đa phương tiện số; phát triển các dịch vụ truyền hình Internet, truyền hình di động.

- Định hướng thị trường: Đáp ứng thị trường thành phố và các tỉnh, thành phố trong nước; từng bước vươn ra thị trường nước ngoài.

- Hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất nội dung số tiên tiến, các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường, nâng cao thương hiệu và năng lưc cạnh tranh của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động công nghiệp nội dung số.

3.4. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin- Bảo đảm 100% quận, huyện, sở, ngành có Giám đốc công nghệ thông tin

(CIO) và bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin. Cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có trình độ đại học và cao đẳng trở lên, có đủ năng lưc thưc hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong mỗi đơn vị.

- Đào tạo, cập nhật, nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đăc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin (CIO, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin). Tập trung vào một số nội dung chính như: Đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước; bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính quyền điện tử; cập nhật công nghệ mới cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; đào tạo lãnh đạo thông tin cho các cơ quan nhà nước của Thành phố; đào tạo các kiến thức

36

Page 37: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đảm bảo đủ năng lưc quản lý các dư án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị.

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo nguồn nhân lưc viễn thông, công nghệ thông tin; xây dưng chính sách thu hút và chương trình vườn ươm nhân lưc chất lượng cao đáp ứng nhu cầu về nhân lưc công nghệ thông tin của thành phố

IV. Một số giải pháp chủ yếu phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố

- Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, xây dưng các chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân về vai trò, tầm quan trọng của VT - CNTT trong sư nghiệp CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng các dịch vụ VT-CNTT. Nâng cao văn hóa khai thác và sử dụng CNTT từ gia đình đến nhà trường, xã hội nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thưc, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội văn minh.

2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về viễn thông, công nghệ thông tin

- Tăng cường sư lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với phát triển VT-CNTT, tạo bước chuyển biến từ nhận thức đến hành động tại các cấp, các ngành, trong cán bộ, đảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp và người dân.

- Xây dưng quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động gắn với quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị theo ty lệ 1/2000, 1/500. Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành, phòng chống tội phạm, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn....

3. Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển viễn thông, công nghệ thông tin

- Đổi mới cơ chế quản lý, cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư, phát triển trong môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, sử dụng hạ tầng dùng chung, phát huy hiệu quả tối đa và tránh lãng phí.

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia và làm chủ thị trường trong nước, từng bước mở rộng ra khu vưc và thế giới; khuyến khích người dân dùng

37

Page 38: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

sản phẩm sản xuất trong nước. Tạo lập môi trường thuận lợi để Hải Phòng trở thành địa chỉ hấp dẫn và tin cậy của các đối tác đầu tư quốc tế, đăc biệt là các tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông lớn.

- Xây dưng cơ chế, chính sách tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số. Xây dưng chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng tại các khu, cụm công nghiệp công nghệ cao, chuyên sâu của thành phố.

- Ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với những đăc điểm riêng của Hải Phòng về phát triển nhân lưc VT-CNTT, công nghiệp CNTT. Xây dưng cơ chế hỗ trợ phụ cấp lương cho cán bộ chuyên trách và cán bộ quản lý về CNTT trong các cơ quan nhà nước thành phố. Xây dưng chính sách ưu đãi về thuế, đất, vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư trong khu CNTT tập trung thành phố.

- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm CNTT của các doanh nghiệp trên địa bàn và có sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố.

- Xây dưng và ban hành cơ chế chính sách về quản lý đầu tư cho VT-CNTT; về đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng máy tính và máy tính hoạt động trong các cơ quan nhà nước thành phố Hải Phòng; về xây dưng và sử dụng chung hạ tầng mạng viễn thông giữa các doanh nghiệp...

- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vưc VT-CNTT phù hợp với khả năng tăng chi ngân sách hàng năm của thành phố. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ thưc hiện các dư án phát triển, ứng dụng CNTT; tập trung đầu tư cho một số dư án trọng điểm có tính đột phá và tạo ra tăng trưởng nhanh; quan tâm phát triển chính quyền điện tử.

- Triển khai kế hoạch cung ứng dịch vụ viễn thông công ích từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam theo hướng khuyến khích phát triển cung ứng dịch vụ phổ cập tại Bạch Long Vĩ, Cát Hải; thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả sư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

4. Tập trung phát triển nguồn nhân lực - Củng cố nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo chuyên ngành viễn thông,

công nghệ thông tin. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo. Gắn nội dung đào tạo chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin với đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, gắn với nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng CNTT. Tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo, phổ cập CNTT cho người dân.

- Xây dưng đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT từ thành phố đến các quận, huyện. Tăng số lượng định biên công chức quản lý nhà nước trong lĩnh vưc thông tin và truyền thông cho Sở Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân quận, huyện.

5. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ38

Page 39: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu – phát triển của doanh nghiệp, chủ động chuyển giao và ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Chú trọng phát triển các sản phẩm có chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vưc và thế giới

- Xã hội hóa hoạt động đầu tư cho khoa học và công nghệ; huy động mạnh mẽ nguồn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn đầu tư khác.

- Ưu tiên đầu tư nghiên cứu khoa học cho các dư án nghiên cứu phát triển sản phẩm phần mềm, tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đăc biệt là thị trường xuất khẩu;

6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vưc, trong đó tập trung ưu

tiên cho nhiệm vụ cải cách hành chính, xây dưng mô hình chính quyền điện tử; phát triển dịch vụ hàng hải, khai thác cảng biển, cảng hàng không, hải quan, dịch vụ logistics; quản lý, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; dư báo, cảnh báo thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; quản lý, phát triển đô thị, giao thông theo yêu cầu phát triển thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại; tăng cường an ninh, quốc phòng nhất là an ninh biển đảo.

- Tạo môi trường, giải pháp thuận lợi để phát triển giao dịch và thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử; hệ thống thanh toán trưc tuyến.

7. Phát triển thị trường viễn thông và công nghệ thông tin- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường VT-

CNTT, xây dưng môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và đảm bảo hài hòa quyền lợi của doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lưc cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đẩy mạnh thu hút, phát triển nhanh, đa dạng doanh nghiệp, CNTT (công nghiệp, dịch vụ cả phần cứng, phần mềm và nội dung số) trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường quản lý, giám sát các doanh nghiệp tham gia cung cấp hạ tầng mạng, đăc biệt thông tin di động trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc phát triển thị trường lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích lũy vốn, duy trì và mở rộng kinh doanh.

8. Đa dạng hóa nguồn vốn để phát triển viễn thông, công nghệ thông tin- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dưng, phát triển và khai

thác hạ tầng viễn thông băng rộng; đa dạng hóa các dịch vụ VT-CNTT. Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT. Nghiên cứu, áp dụng mô hình hợp tác công tư phù hợp cho các dư án phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.

- Tích cưc tìm kiếm nguồn vốn ODA, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn FDI cho các dư án lớn.

39

Page 40: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

9. Tăng cường hợp tác với các địa phương trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia

- Tranh thủ sư hỗ trợ, chia sẻ thông tin của các cơ quan Trung ương, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về tri thức, kinh nghiệm trong nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh về VT-CNTT. Chủ động đăng cai tổ chức các sư kiện CNTT tại Hải Phòng; hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm; thành lập Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm thành phố Hải Phòng để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tốt của các địa phương và doanh nghiệp.

- Thúc đẩy hợp tác với các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia. Tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu, phát triển về công nghệ, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lưc VT-CNTT.

40

Page 41: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

PHẦN THỨ TƯTỔ CHỨC THỰC HIỆN

Sau khi Đề án thông qua và Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ tập trung chỉ đạo vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố; tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân nắm vững quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, nhiệm vụ, giải pháp thưc hiện để thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đối với sư phát triển viễn thông và công nghệ thông tin của thành phố Hải Phòng.

- Chỉ đạo các quận, huyện, sở, ngành và đơn vị có liên quan xây dưng các kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế và chính sách để cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân theo từng năm, từng giai đoạn phù hợp để triển khai thưc hiện./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

CHỦ TỊCH

Dương Anh Điền

41

Page 42: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, ĐỀ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH

TT

Nội dung chương trìnhCơ quan chủ

trìCơ quan phối

hợp

Thời gian thực hiện

Dự kiến tổng kinh

phí (triệu đồng)

Trong đó

Ngân sách (triệu đồng)

Nguồn từ doanh nghiệp

(triệu đồng)

Nguồn khác (triệu đồng)

2014-2016

2017-2020

2014-2016

2017-2020

2014-2016

2017-2020

ATuyên truyền, quán triệt Nghị quyết

300 150 150

1Xây dưng và thưc hiện Kế hoạch tuyên truyền Nghị quyết.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở, ngành quận, huyện, Đài PTTH Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng.

Hàng năm 300 150 150

B Về công nghệ thông tin 2.924.000 398.500 624.000 598.000 528.000 431.500 344.000

IHạ tầng công nghệ thông tin

1Đầu tư máy tính, thiết bị tin học; nâng cấp các mạng nội bộ (LAN)

Các sở, ngành,

quận huyện

Sở Thông tin

và Truyền

thông

Hàng năm

30.000 5.000 15.000 10.000

2 Phát triển mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã,

Sở Thông tin Các sở, ngành, 2014 -2020

20.000 10.000 10.000

42

Page 43: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

phường, thị trấn và các đơn vị trưc thuộc cơ quan nhà nước

và Truyền

thông; Doanh

nghiệp

quận huyện

3Dư án đảm bảo an toàn thông tin trong các CQNN

Sở Thông tin

và Truyền

thông

Các sở, ngành,

quận huyện

2014 -2015

5.000 2.000 3.000

4

Dư án xây dưng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội thành phố:

- Cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng.

- Hoàn thành.

Sở Thông tin

và Truyền

thông

Các sở, ngành,

quận huyện

2014-2017

2018-2020

200.000

10.000 15.000

65.000

100.000

10.000

5

- Phát triển hệ thống hội nghị truyền hình đến các sở, ngành và xã, phường.

- Xây dưng hệ thống Hội nghị truyền hình của Sở Giáo dục- Đào tạo; Sở Y tế.

Sở Thông tin

và Truyền

thông

- Các sở,

ngành, quận,

huyện

Sở Giáo dục

và Đào tạo; Sở

Y tế

2016-2020

2014 -2016

25.000

5.000

25.000

5.000

6Dư án Xây dưng Trung tâm dữ liệu (Data Center), Trung tâm hỏi đáp (Call Center)

Sở Thông tin

và Truyền

thông

Các sở, ngành,

quận huyện2015 - 2018

20.000 5.000 15.000

43

Page 44: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

II Ứng dụng công nghệ thông tin

Trong các cơ quan Nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp

7

Dư án xây dưng chính quyền điện tử.

+ Dư án xây dưng mô hình chính quyền điện tử tại quận Ngô Quyền và Hồng Bàng

+ Dư án tổng thể xây dưng chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng

+ Dư án ISO điện tử

Sở Nội Vụ, Sở Thông tin và Truyền thông; các quận, huyện.

Các đơn vị có liên quan

2014-2015

2016-2020

2014-2016

100.000

500.000

3.000

40.000

100.000

2.500

40.000

150.000

20.000

250.000

500

8Dư án về hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp

Sở Thông tin

và Truyền

thông

Các sở, ngành,

quận huyện

2014 -2015

7.000 7.000

9

Dư án phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành dùng chung trong các cơ quan Đảng và cơ quan hành chính nhà nước

Sở Thông tin

và Truyền

thông, Văn

phòng Thành

Ủy

Các sở, ngành,

quận huyện,

các ban đảng

2014 -2015

10.000 10.000

10 Dư án về kết nối liên thông giữa các hệ thống phần mềm

Sở Thông tin Các sở, ngành, 2014 -2020

2.000 2.000

44

Page 45: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

điều hành tác nghiệp chạy trên mạng truyền số liệu chuyên dùng, kết nối giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước

và Truyền

thôngquận huyện

11

Dư án về ứng dụng hệ thống GIS, phục vụ quản lý hạ tầng viễn thông, cảng biển, giao thông, xây dưng, giám sát môi trường, quản lý tài nguyên, giám sát giao thông...

Các đơn vị

được triển khai

ứng dụng; Sở

Thông tin và

Truyền thông

Các sở, ngành,

quận huyện

2014 -2020

20.000 5.000 15.000

12Các dư án về chữ ký số, chứng thưc điện tử

Sở Thông tin

và Truyền

thông

Các sở, ngành,

quận huyện

2014 -2015

3.000 1.000 2.000

13Nâng cấp và mở rộng hệ thống Cổng thông tin điện tử thành phố

Sở Thông tin

và Truyền

thông

Các sở, ngành,

quận huyện

2014 -2015

12.000 5.000 7.000

14Xây dưng các dịch vụ công trưc tuyến mức độ 3, mức độ 4

Sở Thông tin

và Truyền

thông

Các sở, ngành,

quận huyện

2014 -2020

25.000 5.000 5.000 5.000 10.000

15

Triển khai hệ thống phần mềm một cửa điện tử, một cửa liên thông hiện đại kết nối giữa các cơ quan nhà nước thành phố

Sở Nội vụ; Sở

Thông tin và

Truyền thông;

Các sở, ngành,

quận huyện

2014-2016

2.000 2.000

45

Page 46: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

16Nâng cấp hệ thống thư điện tử của thành phố

Văn phòng UBND thành phố

Các sở, ngành,

quận huyện

2014 -2015

2.000 2.000

17

Kết nối liên thông các hệ thống phần mềm một cửa điện tử, phần mềm điều hành tác nghiệp, phần mềm dịch vụ công mức độ 3, 4 và cổng thông tin điện tử

Sở Thông tin

và Truyền

thông

Các sở, ngành,

quận huyện

2014 -2020

6.000 5.000 1.000

18Dư án ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển giao thông thông minh

Sở Giao thông Vận tải

Các sở, ngành,

quận huyện và

các đơn vị có

liên quan

2014 – 2020

10.000 2.000 8.000

19Dư án ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nước sạch, nước thải Sở Xây dưng

Các sở ngành,

quận, huyện và

các đơn vị có

liên quan

2014 – 2020

30.000 5.000 20.000 5.000

20Dư án ứng dụng công nghệ thông tin cảnh báo thiên tai

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ngành,

quận huyện và

các đơn vị có

liên quan

2014 – 2020

30.000 10.000 10.000 10.000

21 Dư án ứng dụng công nghệ thông tin quản lý đất đai, khoáng sản

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở ngành,

quận huyện và

các đơn vị có

2014 – 2020

500.000 50.000 150.000 300.000

46

Page 47: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

liên quan

Trong các cơ quan Đảng, đoàn thể

22

Xây dưng và triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng kết nối các quận ủy, huyện ủy đến cấp xã

Văn phòng Thành ủy; Sở Thông tin và Truyền thông

Các Ban Đảng, các quận, huyện ủy

2014 - 2020

10.000 10.000

23Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tập trung tại Văn phòng Thành ủy

Văn phòng Thành ủy

Các Ban Đảng, các quận, huyện ủy; Sở Thông tin và Truyền thông

2014 - 2020

10.000 5.000 5.000

24Xây dưng hệ thống thông tin tổng hợp hỗ trợ ra quyết định (đang triển khai)

Văn phòng Thành ủy

Các Ban Đảng, các quận, huyện ủy; Sở Thông tin và Truyền thông

2014 - 2020

500 500

25Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng

Văn phòng Thành ủy

Các Ban Đảng, các quận, huyện ủy; Sở Thông tin và Truyền thông

2014 - 2020

500 500

26 Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức chính trị - xã hội (gồm măt

Măt trận Tổ quốc, các đoàn thể

Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn

2014-2020

500 500

47

Page 48: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

trận Tổ quốc và các đoàn thể)

vị có liên quan

Doanh nghiệp và thương mại điện tử

27Chương trình tuyên truyền và đào tạo về thương mại điện tử

Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở ngành,

quận huyện và

các đơn vị có

liên quan

2014-2020

5.000 1.000 3.000 1.000

28Chương trình phát triển thương mại điện tử

Sở Công thương

Sở Thông tin và Truyền thông; các sở

ngành, quận

huyện và các

đơn vị có liên

quan

2014-2020

10.000 2.000 8.000

29Xây dưng hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Công thương và các đơn vị có liên quan

2014 - 2020

5.000 5.000

30Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp khai thuế điện tử, hải quan điện tử

Hải quan thành phố; Cục thuế thành phố

Các đơn vị có liên quan

2014 - 2020

5.000 2.000 3.000

31 Dư án mở rộng và phát triển Sàn giao dịch thương mại thành phố Hải Phòng

Sở Công thương

Các sở ngành,

quận huyện và

các đơn vị có

2014 - 2020

10.000 3.000 5.000 2.000

48

Page 49: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

liên quan

Các chương trình, đề án, dự án khác

32 Dư án phát triển trường học điện tử

Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị có liên quan

Năm 2014 thí điểm tại 4 trường ở 4 cấp học

Năm 2015-2020 triển khai tiếp tại một số trường

8.000 8.000

33 Đề án bệnh viện điện tử Sở Y tế

Các sở, ngành,

quận huyện và

các đơn vị có

liên quan

2014-2015

500 500

34 Đề án phát triển thư viện điện tử

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Các sở, ngành,

quận huyện và

các đơn vị có

2014-2015

500 500

49

Page 50: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

liên quan

35 Đề án cảng điện tửCảng Hải Phòng

Sở Giao thông

vận tải; Các

đơn vị có liên

quan

2014-2015

500 500

36Đề án hệ thống thông tin hàng hải phục vụ quản lý tàu thuyền ra vào cảng

Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải

Các đơn vị có liên quan

2014-2015

500 500

37Xây dưng cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành,

quận huyện

2014-2015

500 500

III Phát triển nguồn nhân lực

38Đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ công chức

Sở Nội vụ; Sở

Thông tin và

Truyền thông

Các sở,

ngành, quận

huyện

2014 -2020

10.000 5.000 5.000

39

Đào tạo nhân lưc chất lượng cao về viễn thông và công nghệ thông tin của thành phố

Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp

Các đơn vị có

liên quan

2014-2020

20.000 12.000 8.000

IV Công nghiệp công nghệ thông tin

40 Xây dựng khu Công nghệ thông tin tập trung

- Hoàn thành giai đoạn 1:

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành,

quận huyện và

các đơn vị có 2014-2016

1.250.000

650.000

70.000

70.000

50.000

50.000

500.000

500.000

330.000

30.000

300.000

50

Page 51: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

Quy hoạch, giải phóng măt bằng, san lấp măt bằng; xây dưng hạ tầng kỹ thuật; Khu đào tạo và khu sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin.

- Hoàn thành giai đoạn 2: Toàn bộ các Khu vưc còn lại

liên quan2017-2020

600.000 300.000 300.000

41

Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học – công nghệ xây dưng và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin của thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học và Công nghệ

Các đơn vị liên quan

2014 -2020

10.000 2.000 6.000 2.000

C Về viễn thông 10.400 323.745 569.000 300.000 100.000 10.400

42Dư án phát triển mạng truyền dẫn cáp quang từ thành phố ra hai huyện đảo

Doanh nghiệp Sở Thông tin và Truyền thông

2014-2020

31.145 31.145

43Dư án chỉnh trang, ngầm hóa mạng cáp thông tin trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Sở Thông tin và Truyền thông

Các Sở ngành có liên quan, doanh nghiệp

2012-2020

162.600 62.600 100.000

44Dư án phát triển mạng điện thoại di động

Doanh nghiệpSở, ngành trên địa bàn thành phố

2014-2017

409.000 190.000 219.000

45

Dư án truy nhập vô tuyến băng rộng tại khu vưc công cộng thành phố Hải Phòng (đang triển khai)

Sở Thông tin và Truyền thông

VNPT Hải Phòng

2013-2015

100.000 10.000 40.000 50.000

51

Page 52: haiphong.gov.vnhaiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/UBNDTP/1455/DE... · Web viewMạng viễn thông và internet với công nghệ hiện đại được mở rộng về

46

Hoàn thành Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đễn năm 2025 (đang triển khai)

Sở Thông tin và Truyền thông

Viện chiến lược – Bộ Thông tin và Truyền thông

2013 - 2015

400 400

47

Hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình măt đất trên địa bàn thành phố đến năm 2020

Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng,

Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính

2014-2020

200.000100.000 100.000

48

Bảo dưỡng, căng, chỉnh hệ thống cột ăng ten trạm BTS trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Các doanh nghiệp

Sở Thông tin và Truyền thông

2014-2020

400.000 200.000 200.000

Tổng cộng 4.227.445 299.050 419.150 917.745 1.067.000 1.065.500 449.000

52