Top Banner
VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG CÂU 1: Trình bày nguồn gốc và dấu hiệu khởi đầu của văn hóa Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra về văn hóa: Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống. Theo nghỉa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồm tất cả,từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại,cho đến tín ngưỡng,phong tục,lối sống Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sng1 tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội. -Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát); -Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát); -Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; -Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn Nguồn gốc của văn hóa là sự gắn liền với sự hình thành lao động của con người quá trình lao động đó đã biến vượn biến thành người, bầy đàn trở thành xã hội, tự nhiên trở thành môi trường văn hóa, là một thực tế có tính khôn ngoan, lý trí và có tính xã hội CÁC LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓA P.X.Gurevits Hoàng Vinh dịch Hiện nay tồn tại một số lý thuyết về nguồn gốc của văn hóa: lý
56

VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Jan 29, 2023

Download

Documents

Pari Sa Joorabi
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNGCÂU 1: Trình bày nguồn gốc và dấu hiệu khởi đầu của văn hóa

 Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vàoviệc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đượctruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

về văn hóa: Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống. Theo nghỉa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồm tất cả,từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại,cho đến tín ngưỡng,phong tục,lối sống

Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sng1 tạo và tích lũy qua quá trình hoạtđộng thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.-Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát);-Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);-Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;-Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông SơnNguồn gốc của văn hóa là sự gắn liền với sự hình thành lao động của con người quá trình lao động đó đã biến vượn biến thành người, bầy đàn trở thành xã hội,tự nhiên trở thành môi trường văn hóa, là một thực tế có tính khôn ngoan, lý trí và có tính xã hội

CÁC LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA VĂN HÓAP.X.Gurevits

Hoàng Vinh dịch

Hiện nay tồn tại một số lý thuyết về nguồn gốc của văn hóa: lý

Page 2: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

thuyết tâm lý học, lý thuyết nhân học và lý thuyết xã hội - vănhóa. Ngày nay phần lớn các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng: tìm hiểucác lý thuyết trên đây là hoàn toàn cần thiết.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

 

 

 

1. Lý thuyết công cụ lao độngThông thường tiếp cận hoạt động đối với văn hóa được giải thích theo

truyền thống mácxít, trong khuôn khổ của quan niệm này, cho rằng: sự khác biệtgiữa con người và động vật trước hết là ở khả năng lao động như một hoạt độnghướng đích hợp lý.

Có thể giả định rằng, nguồn gốc của xã hội và văn hóa gắn liền với sựhình thành lao động của con người, quá trình lao động đó đã làm cho vượn biếnthành người, bầy đàn trở thành xã hội, và tự nhiên thì trở thành môi trườngvăn hóa. Con người, đó là kẻ sáng tạo văn hóa, là một thực thể có lý trí, khônngoan và có tính xã hội.

Dựa theo khái niệm công cụ lao động để giải thích nguồn gốc văn hóa, thìcon người trong hoạt động lao động đã tách mình ra khỏi thế giới động vật. Lýthuyết về nguồn gốc con người do F.Engels (1820-1895) nêu ra trong bài báo Vaitrò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người công bố vàonhững năm 1873-1876. Bài báo này là một chương trong tác phẩm Phép biện chứngtự nhiên. Phân tích các dữ kiện của nhiều nhà khoa học trước ông nói về nguồngốc loài người, F.Engels đã đi đến kết luận: “lao động đã sáng tạo ra conngười”. Ông hiểu thuật ngữ lao động là hoạt động hợp lý có mục đích, bắt đầutừ việc chế tác ra những công cụ bằng đá, xương và gỗ. Theo ý kiến K.Marx vàF.Engels thì trong quá trình lao động, ý thức ở con người xuất hiện, và cùngvới ý thức là xuất hiện nhu cầu muốn nói điều gì đó với nhau. Thế là, tiếngnói ra đời như là phương tiện giao tiếp trong quá trình cùng nhau hoạt động.Hệ quả của những tiên đề trên đây là rất lớn - quá trình lao động và tiếng nóira đời. Vấn đề không phải chỉ là ở chỗ, con vượn đã biến thành con người. Hoạtđộng của con người đã sản sinh ra văn hóa.

Cơ chế xã hội của sự tái sản xuất hoạt động người sẽ mở rộng đáng kểkhông gian văn hóa. ở đây, con người, ngay từ đầu đã xuất hiện như một thựcthể xã hội, tức một sinh thể, những khuôn mẫu hành vi của nó không chứa đựngtrong bản thân (tức là không di truyền), mà ở ngoài bản thân nó, biểu hiệntrong hình thái xã hội của sự giao tiếp.

2. Ma thuật - ngọn nguồn của văn hóaNhà văn hóa học Hoa Kỳ T.Rotszak (sinh năm 1933) đã đề xuất một quan

niệm khác về văn hóa. Ông cho rằng, trước khi xuất hiện thời đại đồ đá cũ, đãtừng tồn tại một thời đại khác - thời cổ đại kỳ diệu. Khi ấy chưa có một côngcụ lao động nào xuất hiện, nhưng đã có ma thuật. Những giọng hát và điệu múahuyền bí biểu hiện cái bản chất tự nhiên của con người và chúng xác định tínhtiên định của những bài hát và điệu múa này, trước khi viên đá cuội được đẽogọt thành cái rìu. T.Rotszak cho rằng, người cổ đại tự biểu hiện mình trướchết như một người mộng tưởng, người giầu xúc động, người tìm tòi ý tưởng,

Page 3: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

người sáng tạo ra những bóng ma (ảo ảnh), và cuối cùng là người chế tác (Homofaber).

Nhà khoa học đã phác thảo ra cuộc sống cổ đại như sau: Khởi đầu là nhữngảo ảnh huyền bí, sau đó mới là những công cụ linh phù (mandala) thay cho bánhlái, lửa thiêng để hiến tế (chỉ về sau thì mới dùng để nấu đồ ăn), tế lễ cácvì sao, không đếm thời gian bằng sao hoặc đếm những mốc khởi hành, cành vàngthay cho tượng gỗ (gậy) của người chăn chiên hoặc quyền trượng của nhà vua.Tóm lại, theo ý kiến T.Rotszak, tri giác khấn cầu - mãnh liệt về cuộc sống đãxảy ra trước óc thực dụng của thời đại đá cũ.

3. Khúc dạo đầu của văn hóa - những biểu tượngNhà triết học, xã hội học, văn hóa học Hoa Kỳ L.Mamphord (1895-1973)

quan niệm: Không thể gán cho lao động và công cụ lao động có ý nghĩa địnhhướng, và đặt chúng vào vị trí trung tâm trong sự phát triển của con người vàvăn hóa. L.Mamphord đã mỉa mai quan niệm xem con người như là động vật sử dụngcông cụ lao động, còn Platon thì cảm thấy lạ lùng, vì ông ghi nhận hướng đilên của con người trong trạng thái nguyên thủy ở trình độ như nhau, như Mars(con trai thần Zeus) và Orphée, như Prométhée và Kêphêutx, như thần - thợ rèn.

Hơn nữa, Mamphord còn nhấn mạnh rằng, sự miêu tả con người, chủ yếu vềphương diện sử dụng và chế tác công cụ lao động bắt đầu từ giữa thế kỷ XIXđược thừa nhận chung trong truyền thống khoa học tại các nước Âu Mỹ, nhất làtrong nhân học. Mamphord khẳng định rằng, sự phối kết của các giác quan làđiều kiện cần thiết để tạo ra những công cụ lao động sơ đẳng làm bằng đá hoặcgỗ, không đòi hỏi phải có bất cứ sự sắc sảo đáng kể nào về ý tưởng. Ngoài ra,ông còn cho rằng, nếu các phẩm chất trí năng của con người gắn liền với hoạtđộng công cụ, với sự trau dồi kỹ thuật, thì tất yếu phải bác bỏ sự kiện nóirằng, những công cụ của người tối cổ như: răng, xương, nắm đấm của nó - đượclàm ra cũng giống như công cụ của những động vật linh trưởng khác. Vì vậy, chođến nay vấn đề vẫn còn tiếp tục bàn cãi..., trong khi con người hãy còn chưathành thạo trong việc tạo ra những công cụ đá, vận hành có hiệu quả hơn, làtạo ra các cơ quan tự nhiên thiên bẩm của nó tốt hơn. Nhà bác học nhấn mạnh:Tôi cho rằng: tài năng thoát hiểm (vượt thoát) không cần đến các công cụ kháclạ, đã cung cấp cho con người tối cổ một thời gian vừa đủ để phát triển nhữngyếu tố phi vật thể của văn hóa của nó, các yếu tố phi vật thể này, trong chừngmực cần thiết, đã làm phong phú thêm kỹ thuật của nó.

Không chỉ con người, mà còn có nhiều loài sinh vật khác đã và đang tạora vô số thiết bị tự tạo. Có thể nhận thấy loài kiến và loài ong đã tạo ra sựkỳ diệu của nghệ thuật kiến trúc. Những con hải ly đã khá thành thạo trongviệc xây dựng những cái đập (bờ chắn nước), những con nhện biết tết thành cáctấm mạng (nhện). ở đây, một vài loài sinh vật dường như đã biểu thị tài năngsáng tạo khéo léo hơn con người. Nếu sự hiểu biết về kỹ thuật được coi là đầyđủ để khẳng định trí tuệ tích cực của loài người, thì con người trong một thờigian dài đã được xem như kẻ hoàn toàn không may mắn, nếu đem so nó với cácloài sinh vật khác. Và chỉ về sau này khi sự sản xuất ra các biểu tượng đãvượt trội hẳn việc sản xuất ra công cụ, khi ấy nó mới thúc đẩy sự phát triểnmạnh mẽ khả năng kỹ thuật của con người.

Chính vì vậy, nếu xem xét con người chủ yếu như một động vật chế táccông cụ, thì điều ấy có nghĩa là, theo ý kiến Mamphord, đã bỏ qua những đặc

Page 4: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

điểm cơ bản trong thời tiền sử của nhân loại, trên thực tế các đặc điểm ấy lànhững giai đoạn quyết định của phát triển. Con người, về cơ bản là một độngvật tự hoàn thiện, là kẻ biết sử dụng trí tuệ và sản xuất ra những biểu tượng.

Mamphord khẳng định rằng, dấu ấn cơ bản trong hoạt động của con người làở bản thân cơ thể của nó. Khi con người tự bản thân nó không tạo ra được vậtthể nào, thì nó khó có thể tạo ra môi trường xung quanh.

Chúng tôi xin dẫn ra một vài ví dụ. Lao động trong bộ môn văn hóa họctheo định hướng mác xít được xem như quá trình tác động qua lại giữa con ngườivà thiên nhiên, trong đó con người không chỉ biến đổi cái thiên nhiên bênngoài, mà nó còn biến đổi cả cái bản chất của nó (tức cái thiên nhiên bêntrong). Lao động - đó là phương thức tồn tại của con người, là phương tiện vàđiều kiện trao đổi vật thể một cách tự nhiên giữa con người và thiên nhiên.Con người không chỉ biến cải hình thái của cái mà thiên nhiên cấp cho nó, hơnthế nó còn tạo ra một hình ảnh đầy ý tưởng của cái mà nó cần phải làm như thế,nó đặt ra mục tiêu một cách hữu thức, mục tiêu ấy xác định phương thức và tínhcách hành động của nó.

Công cụ lao động thực ra đóng vai trò không nhỏ trong cuộc sống conngười. Tuy vậy, nó hoàn toàn không thể vạch ra cái bí mật của sự chuyển biếntừ vượn thành người, không thể giải thích đến tận cùng sự kỳ diệu của ý thức,quà tặng của lương tâm và những bí ẩn của đời sống xã hội. Lý thuyết tiến hóaxuất phát từ sự phát triển tiến lên của vật thể sống, ở đây dường như khônghoàn toàn thỏa đáng.

Cần phải nói lại một cách nghiêm túc rằng, nhân loại hãy còn chưa cóđược những lý thuyết, giải thích tỷ mỉ về mọi chi tiết của sự hình thành conngười.

Sự xuất hiện việc sáng tạo kỳ diệu ra con người trên trái đất gắn liềnvới những đột phá chất lượng trong sự phát triển vật thể sống, vật thể ấy đãbỗng trở thành kẻ biết suy nghĩ một cách hào hứng. Rất có thể, điều đó xảy rađúng như C.Marx và F.Engels đã hình dung. Cũng có thể ý thức của con ngườisinh ra từ những điều kiện hoàn toàn khác, như Rotszak và Mamphord đã giảithích. Một số nhà khoa học khác lại gắn văn hóa với các tín ngưỡng tôn giáo cổđại. Tuy vậy, trong mọi biến dạng của hiện tượng văn hóa có thể xem xét như làmột đột biến cơ bản trong sự phát triển con người, nhân loại và lịch sử.

4. Về những khởi nguyên của văn hóaCó không ít nhà khoa học đã viện dẫn nguồn gốc của từ văn hóa xuất phát

từ từ cổ thờ cúng (culte). Họ cho rằng, văn hóa đi song hành với tính chấttinh thần, trong đó có tôn giáo. Đương nhiên, ở các dân tộc khác nhau có nhữngquan niệm khác nhau về các vị thần, cho nên cũng có những hình thức thờ cúngkhác nhau, tuy vậy trong đó có nhiều điểm chung. Một số nhà văn hóa học xemhình thái tôn giáo đầu tiên là bái vật giáo - thờ cúng những vật thể vô trinhư đá, cây... dường như ở các vật thể này có mang các thuộc tính siêu nhiên.Theo ý kiến của các nhà khoa học, thì bái vật giáo (vật tổ) có ở khắp các dântộc nguyên thủy. Một số biểu hiện tàn dư của nó còn được bảo trì trong các tôngiáo hiện đại như: sự thờ cúng tảng đá đen tại thánh địa Islam ở Mecca, thờcúng cây thập tự và các sức mạnh trong Thiên chúa giáo,...

Bên cạnh sự thờ cúng các vật thể vô tri, chúng khó được thừa nhận là sởthuộc thần linh, vì rằng các ấn tượng thực tế về khúc gỗ hoặc tảng đá xù xì

Page 5: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

không gợi ra hình ảnh vị thần linh trong ý thức con người; sự thần linh hóacác vì sao, mặt trời, mặt trăng, biển, sông, các lực lượng tự phát trong tựnhiên (bão, dông, động đất...) đã tồn tại thực sự trong đời sống khiến cho sựthờ cúng ngày càng sâu đậm thêm. Các bậc cha mẹ đã trở thành đối tượng của sựthờ cúng người sống, tuy vậy trong thời mẫu hệ thì đối tượng thờ cúng là phụnữ, còn trong thời phụ hệ - thì đối tượng là đàn ông. Theo dẫn chứng của nhàtriết học Nga V.X. Soloviev thì dân tộc Trung Hoa đương thời (nửa sau thế kỷXIX) là dân tộc có tôn giáo thờ cúng tổ tiên. Hơn nữa, khi tình cảm tôn giáohướng về các vị tổ tiên đã khuất, thì những yếu tố đạo đức trong tình yêu củalớp con cháu sẽ gắn liền với việc thờ cúng ông bà, tổ tiên.

Lịch sử loài người đã biết đến nhiều dạng thờ cúng khác khau. Phần trênchúng tôi đã nói về những thờ cúng của người nguyên thủy. Trong thời cổ đạicác tục thờ cúng này ngày càng trở nên phức tạp hơn, vì thế nhà nước, thượngđế, con người, đền miếu... đã trở thành đối tượng của sự thờ cúng trong tôngiáo. Các hành động cúng lễ cũng phức tạp hơn, như: Rước, múa nhảy, cầu khấn.Đã xuất hiện các hình thức cúng bái bí mật (huyền bí) như nhập đồng, thôimiên.

Nhìn chung, trong văn hóa cổ đại (Hy La) và cổ đại phương Đông, có thểtìm thấy rất nhiều hình thức thờ cúng cụ thể: thờ các vì sao cụ thể, thờ nhữngcon người cụ thể như: người anh hùng, người có quyền lực... Nhưng điều quantrọng là ở chỗ, tất cả các hình thức thờ cúng, tín ngưỡng trong thời kỳ nàyđều được tiến hành ở nhiều nước khác nhau, dẫn đến việc thành lập các tôn giáothế giới, còn tồn tại đến tận ngày nay. Cùng với sự ra đời của các tôn giáo ấylà sự xuất hiện những công trình kiến trúc nhà thờ tuyệt vời, hội họa dướidạng tranh thánh (Iconographie) âm nhạc có dàn đồng ca (cầu khấn, hát thánhca, đơn ca và múa...). V.X. Soloviev đã nhận rằng: “nếu cái đẹp của sự thờchúa kiểu Hy Lạp trong nhà thờ Xôphia không tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, tác độngđến ngôn từ của công tước Vladimir ở Kiev, thì có lẽ ngày nay sẽ không có nướcNga theo đạo chính thống. Và, chính cái đẹp này đã hiện lên sáng chói, thểhiện toàn vẹn nội dung tinh thần của tôn giáo”.

Theo ý kiến của nhà triết học nước Nga khác là N.A. Berdiaev, thì tínhchất gần gũi giữa văn hóa và tôn giáo đã chứng tỏ tính chất biểu tượng của vănhóa, theo ông thì văn hóa đã tiếp thu tính chất này từ biểu tượng thờ cúngtrong tôn giáo. Toàn bộ những thành tựu của văn hóa, thực chất đều mang tínhbiểu tượng.

Vậy là, giữa văn hóa và tôn giáo có mối liên hệ vô cùng sâu sắc. Vấn đềđặt ra ở đây hoàn toàn không phải chỉ là nói về họ hàng của từ văn hóa(culture) và thờ cúng (culte), mà chính là trong từ nguyên (nguồn gốc của từ)của chúng. Đó là nói về nguồn gốc của văn hóa, về tính chất phụ thuộc mangtính lịch sử của văn hóa với sự thờ cúng như một hiện tượng đặc biệt.

Tuy vậy, văn hóa không tồn tại bất biến. Khi gạt bỏ các ngọn nguồn thờcúng, tôn giáo khởi đầu của mình, văn hóa dần dần chuyển sang văn minh. Về mặtnguyên lý trong văn hóa học có tồn tại hai quan điểm nói về mối tương quangiữa văn hóa và văn minh. Vì thế, N.A. Berdiaev về phương diện này đã đồngtình với quan điểm của O.Spengler, nghiêng về phía cần phân biệt văn hóa / vănminh (như hai thực thể), bên cạnh đó nhà thần học G.Mariten lại phản đối sựphân biệt này.

Page 6: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Tuy vậy, cho đến nay vấn đề trên đây vẫn là một trong những vấn đề gaycấn nhất của văn hóa học.CÂU 2: Mối quan hệ giữa văn hóa và tự nhiên 1.     Khái niệm

1.1.          Văn hoá

Cho đến nay, đã có tới hàng trăm  định nghĩa khác nhau về văn hoá (định nghiãtheo triết học, định nghĩa theo dân tộc học, nhân học, tâm lý học và xã hội học…), điều đócó nghĩa rằng,  xuất phát từ những thực tiễn khác nhau, tuỳ mục đích sử dụngkhác nhau mà người ta đưa ra hoặc lựa chọn một định nghĩa nào đó để tiện chodiễn giải và thao tác.

Ở đây, chúng ta đang bàn về mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường nên tôi lựachọn một khái niệm văn hoá theo quan điểm của nhân học.

Khái niệm văn hoá của Tylor trong cuốn “ Văn hoá nguyên thuỷ”  tuy ra đời cách đây đãlâu (1871), nhưng nó  là một khái niệm mang tính kinh điển và vẫn hữu dụng trong nghiên cứunhân học văn hoá nói chung và nhân học môi trường nói riêng:  "Một toàn thể phức hợp baogồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lựckhác nhau và những tập quán khác nhau mà con người hoạch đắc với tư cách là thành viên củaxã hội"; hay như định nghĩa của Malinowski cũng vậy: “Văn hóa bao gồm các quá trình kế thừavề kỹ thuật, tư tưởng, tập quán và giá trị” 

Như thế, tri thức và tư tưởng là những thành tố quan trọng bậc nhất của văn hoá.Các hành vi hay các khuôn mẫu ứng xử của con người – ở một phương diện nào đó-là bị chi phối (hệ quả) của tri thức/ tư tưởng và là sự biểuthị (representation) những tri thức/ tư tưởng đó. Nhờ đó, văn hoá đóng vai trònhư là cách thức để người ta có thể giao tiếp với nhau và với thế giới xungquanh. Thế mà, tri thức/ tư tưởng của con người ở mỗi một xã hội, mỗi một thờikỳ là không giống nhau, thậm chí có lúc có nơi bị coi là đối lập nhau (ví dụ:Hệ tư tưởng vô thần và hệ tư tưởng hữu thần). Do đó, văn hoá tuỳ theo mỗi xãhội, tuỳ theo từng thời đại được biểu thị theo những cách rất khác nhau.

Xin lấy một ví dụ: ở các xã hội nguyên thuỷ (bán khai), khi hạn hán người ta dùng nhữngbiện pháp ma thuật để cầu mưa (ví dụ trò pháo đất của Việt Nam ) thì các hành vi ma thuậtấy là biểu thị văn hoá, bởi nó được kết tinh và là hệ quả trực tiếp của thế giới quan“vạn vậthữu linh” (animism); Đến thời trung cổ, khi thế giới quan tôn giáo chiếm vị thế chủ đạo (độcthần luận- Monotheism) thì người ta lại cầu mưa bằng những nghi lễ tôn giáo; Còn trong xãhội công nghiệp hiện đại thì sao? với thế giới quan khoa học, với hệ thống tư tưởng thựcnghiệm con người sử dụng khoa học- công nghệ để tác động vào giới tự nhiên, như bắn tênlửa gây mưa cho những vùng hạn hán… Có thể lấy nhiều ví dụ khác nữa như việc chữabệnh… 

Văn hoá, bên cạnh thành tố tư tưởng, còn bao gồm hàng loạt những hệ thống hànhvi, ứng xử của con người đối với nhau và đối với tự nhiên (cách thức sản xuất,

Page 7: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

tôn giáo, phong tục tập quán, nghệ thuật…). Những hệ thống ứng xử này là nhữngtín hiệu mang tính biểu trưng. Tuy nhiên, không phải ở đâu, lúc nào các hìnhthái biểu trưng này cũng giống nhau mà tuỳ theo hệ tư tưởng về bản thểluận (ontology), vũ trụ luận (cosmology) của từng xã hội, từng thời kỳ mà cáchthức biểu tượng hoá và ý nghĩa của các khuôn mẫu ứng xử ấy có sự khác nhau.Lấy ví dụ về phong tục tang lễ chẳng hạn: Cùng là ứng xử với người thân tronggia đình đã chết thì người Bahna ở Tây Nguyên có phong tục bỏ mả, còn ngườiViệt thì lại có phong tục thờ cúng tổ tiên;

Mặt khác, các hình thái biểu tượng còn phụ thuộc vào  môi trường sống của từngxã hội, từng thời kỳ (có thể là chất liệu, có thể là cách thức hành động màcon người cần phải làm để thích nghi với môi trường sống). Vì thế mới có cácnền văn hoá khác nhau như nền văn hoá du mục, nền văn hoá lúa nước, nền vănhoá sa mạc và nền văn hoá băng đảo…

 1.2.          Môi trường

Đây cũng là một khái niệm trìu tượng mà con người (ở vào thời kỳ muộn, chứkhông phải có ngay từ buổi bình minh của loài người) phải đưa vào trong ngônngữ của mình để tư duy và  nhận thức. Một cách thông thường, môitrường ( Umwelt- tiếng Đức) chỉ một thực tế khách quan tồn tại bên ngoài , baoquanh con người và nhờ vào đó mà con người tồn tại và phát triển được.

Về khái niệm môi trường, T. Ingold- một nhà nhân học hiện đại người Mỹ- đã lưuý như sau: môi trường là một thuật ngữ mang tính tương đối, tương đối ở khíacạnh nó là môi trường của ai. Vì thế, môi trường của tôi chỉ có ý nghĩa khi cóquan hệ với tôi, và trong ý nghĩa này môi trường chỉ tồn tại và trải qua sựphát triển của tôi và xung quanh tôi.Và điều quan trọng hơn để giải thích tạisao thuật ngữ môi trường cũng mang tính tương đối là do: Cũng hệt như kháiniệm văn hoá, nó bị phụ thuộc bởi tư tưởng về thế giới quan (đóng vai trò chủđạo trong cấu trúc của một nền văn hoá ) của xã hội con người đang hiểu vàđịnh nghĩa về nó. Thật vậy, khái niệm môi trường có thể là một sự kiến tạomang tính văn hoá về tự nhiên, nhưng cũng có thể lại là sự áp đặt một lớp ýnghĩa nào đó của người trong cuộc lên trên một thực thể khách quan độc lập nàođó. Chẳng hạn: chúng ta quá quen với quan niệm về môi trường của khoa học duylý phương Tây, cho rằng tất cả những gì tồn tại khách quan xung quanh ta, tácđộng đến sự sống và phát triển của ta đều là những thành tố của môi trường.Môi trường đó được con người quan niệm như là khách thể, có thể cấu trúc hoánó được và có thể tái tạo và kiến tạo được- đúng như cách làm của các nhà khoahọc hoá học, sinh học hay vật lý học. Nhưng những con người ở những xã hội màchúng ta thường gọi là man dã, bán khai hay nguyên thuỷ thì lại có những suynghĩ khác về môi trường. Trong những xã hội như thế này, con người có một cáchnhìn thế giới xung quanh họ hoàn toàn khác. Trường hợp những xã hội theo “vạnvật hữu linh” chẳng hạn, họ không hề quan niệm những gì xung quanh họ (cỏ cây,gỗ đá, ma quỷ, thần hay sấm chớp mưa giông là khác với họ. Tất cả đều có linhhồn và giữa chúng với con người có thể diễn ra quá trình giao tiếp. Họ sẽ giảithích những nguyên nhân gây ra một hiện tượng không hay nào đó của môi

Page 8: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

trường (hạn hán chẳng hạn) theo cách của họ chứ không phải theo sự đo đạc vềkhí quyển như các nhà khoa học của xã hội hiện đại của chúng ta. Chẳng hạn họsẽ gán vào hiện tượng này một lớp ý nghĩa như: Long vương bị say rượu, quên đitưới nước cho nhân gian, hay như ở ta có chuyện “Con cóc là cậu ông trời” ….Vì thế, sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi những ứng xử  của con người ở xã hộinày đối với thế giới xung quanh (mà ngày nay chúng ta gọi là những ứng xử vớimôi trường như săn thú, chặt cây, hay nhờ vả các ma. thần) như là họ ứng xửchính với những người đồng loại. Nói chung về nguyên tắc thì đây là những ứngxử “có đi có lại”. (Lấy ví dụ những lời cúng của đồng bào các dân tộc thiểu sốở Việt Nam, hay những lời khấn hay nghi lễ khi họ giết súc vật, hay chặt câyrừng…)

Do quan niệm về môi trường khác nhau như vậy, nhận thức, thái độ và hành vicủa những con người ở các nền văn hoá khác nhau đối với môi trường cũng khácnhau. Ví dụ về việc săn tuần lộc của T. Ingold.

Khi đuổi theo tuần lộc, có một hiện tượng đáng chú ý: Khi một con biết được sự xuất hiện của bạn, nó làm động tác rất lạ là, thay vì chạy trốn nó đứng lại và quay đầu nhìn chăm chăm vào mặt bạn. các nhà sinh học giải thích hiện tượng này như một sự thích nghi của tuần lộc trước những chú sói săn mồi. Khi con tuần lộc dừng lại, con sói đuổi theo nó cũng dừng lại theo, cả hai thở lấy hơi cho cuộc rượt đuổi quyết định cuối cùng. Và khi con tuần lộc chạy như bay, con sói cũng tăng tốc độ để chộp lấy con mồi. Docon tuần lộc là con vật chủ động phá thế bế tắc nên nó ngẩng cao đầu lên và thực tế một số con tuần lộctrưởng thành có thể chạy thoát những chú sói.Nhưng, mẹo giúp nó tránh được những con sói kể trên lại mang lại nhiều bất lợi khi chúng đối diện với người thợ săn được trang bị vũ khí, có thẻ bắn. Khi con vật quay đầu lại thì nó sẽ đem đến cho người thợ săn cơ hội tốt nhất để ngắm và bắn. Đối với con sói thì tuần lộc là loài dễ tìm vì chúng đi theo đàn nhưng lại khó có thể giết chúng một cách dễ dàng. Ngược lại,đối với con người thì tuần lộc là loại khó tìm nhưng khi đã tìm thấy rồi thì các thợ săn không hề gặp khó khăn trong việc hạ gục chúng.

Thợ săn bản địa người Cree ở vùng đông- bắc Canada lại có cách giải thích khác nguyên nhân tại saonhững chú tuần lộc lại dễ dàng bị giết chết như vậy. Họ cho rằng bản thân các con vật tự nộp mình chocác thợ săn một cách có chủ định và có thiện ý  hay thậm chí là yêu thương đối với người thợ săn. Thânxác của con tuần lộc không bị mang đi mà nó được “nhận” (bởi người thợ săn). Và chính trong thời khắccủa sự đối mặt- khi con vật dừng lại và nhìn vào mắt người thợ săn-thì sự hiến tặng này được diễn ra.Giống như nhiều cư dân săn bắn khác trên thế giới, người Cree vẽ ra một sự tương đồng giữa việc rượtđuổi các con thú với sự hấp dẫn của các cô gái trẻ, và so sánh sự giết chóc với quan hệ tình dục. Theonghĩa này sự giết chóc hiện hữu không như là một sự kết thức của cuộc sống mà giống như một hànhđộng có vai trò quan trọng trong sự tái sinh cuộc sống.

[ xem:Hội dân tộc học Việt Nam- Thế giới quan bản địa - Tài liệu các bài giảng củagiáo sư Kaj Arhem (Đại học Goterborg- Thuỵ Điển)  tại Bảo tàng dân tộc học, HàNội- 2004]

2.     Mối quan hệ giữa văn hoá và môi trường

 2.1.          Văn hoá được quy định bởi môi trường

Page 9: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

 Các hình thái văn hoá đầu tiên của loài người liên quan đến nhu cầu căn bảnnhất của con người: Đó là nhu cầu sinh tồn. Để sinh tồn họ phải ăn, ở và mặc.Đó cũng là những quan hệ đầu tiên của con người với môi trường. Những dấu ấncủa mối quan hệ ấy trong buổi sơ khai của loài người vẫn còn được nhận thấytrong văn hoá ăn, ở và mặc của con người trong xã hội ngày nay: Nhà ở (nguyênliệu, kiểu dáng và kích thước) của người Eskimo chắc chắn khác với nhà ở củangười Ai-Cập hay người Việt Nam; Người Mông Cổ- với nền văn hoá du mục truyềnthống- chắc chắn ăn thịt sẽ nhiều hơn người Việt Nam; Hay tại sao cư dân vùngsa mạc lại mặc mầu trắng và trùm kín người như vậy… Tất cả những cái đó khôngthể có cách giải thích nào khác tốt hơn ngoài cách lý giải về sự tác động trựctiếp của môi trường tự nhiên ở từng nơi và con người phải thích nghi với nhữngkiểu môi trường ấy để tồn tại và phát triển.

Ngay cả những hình thái văn hoá cao cấp như nghệ thuật chẳng hạn, ngay buổi bình minh của loài người, chúng ta đã nhận thấy những dấu ấn mà môi trường tự nhiên tác động lên những tác phẩm nghệ thuật âm nhạc (ví dụ những bài dân ca hay cách hát của người miền núi cao, hay miền đại dương như người Indonesia) hay tạo hình trong hang động ( chắc chắn những hình vẽ trong hang động của cácbộ tộc á châu không thể có những chú tuần lộc như trong các hình vẽ của người Cree ở Canada được)...

Môi trường nào thì con người phải kiếm ăn theo cách tương ứng: Những cư dân tại các hòn đảo chắc chắn phải kiếm ăn bằng nghề săn bắt cá, cư dân trên các thảo nguyên phải biết chăn nuôi, du mục, Những người sống bên những cánh rừng trên lục địa lại kiếm ăn bằng săn bắn, hái lượm… Quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất này dần dần tạo thành những phương thức sản xuất nhất định, đến lượt nó phương thức sản xuất lại quy định lối sống, tức là văn hoá củaxã hội ấy. Có thể nói, hoạt động sản xuất của cải vật chất là hoạt đống sống căn bản nhất của con người và chính nó quyết định nhiều nhất đến sự hình thànhvà phát triển văn hoá của từng xã hội. Như thế, có thể nói, tuy gián tiếp nhưng ởđây cũng không phải ai khác mà chính là môi trường đã quy định sự hình thành và phát triển của mỗi một nền văn hoá nói chung và một hình thái biểu tượng nào dó nói riêng. Có thể đưa ra đây một ví dụ như sau:

Ngôi nhà cộng đồng- một biểu thị văn hoá - trong quá trình được biểu tượng hoá có bị chi phối bởi môi trường kiếm sống? Câu trả lời là có, nhưng gián tiếp. Ngôi nhà cộng đồng của người êđê ở Tây Nguyên là biểu trưng của cái gì? Ngày nay, người ta – bằng dân tộc học so sánh- đã chứng minh được rằng: Người êđê có cội nguồn từ các bộ tộc miền Nam Đảo (Giống người nam Đảo từ trường ca Đam San, đến ngôn ngữ đặc trưng là những phụ âm tắc và đặc biệt là nghi lễ chặt cây để làm chiếc ghế dài trong nhà rông giống hệt như nghi lễ chặt cây của người Nam Đảo khi họ tiến hành lấy cây để đẽo chiếc thuyền độc mộc để mang theo thuyền lớn). Mà người Nam Đảo thì sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển và săn bắt hải sản. Vì thế, chắc ngôi nhà rông của người êđê là ẩn dụ về chiếc thuyền biển- về mặt văn hoá chắc chắn nó gợi nhớ được cội nguồn của họ.

Môi trường không chỉ tác động đến cuộc sống vật chất của con người mà nó còn tác động đến tâm trí, tư tưởng và đời sống tinh thần của con người.

Page 10: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Thuyết hồn linh thực sự là “triết học chung và hệ thống về thế giới tự nhiên” của con người cổ xưa (Tylor), là phương thức tư duy đặc thù của con người nguyên thuỷ: Họ không đối lập con người với hồn hay với các sinh loài khác, thậm chí ngay cả những vật thể tự nhiên như hòn đá cũng được họ xem như là chính họ, tức tất cả ở thế giới này đều tuân theo luật thamdự (Law of participation),đều có thể giao tiếp với nhau. Chính điều đó khiến họ ứng xử với chúng như chính với đồng loại. Các nhà nhân học chỉ ra đặc trưng của phương thức tư duy và kiểu ứng xử này bằng các thuật ngữ liên nhân (interperson) và tính liên chủ thể (intersujectivity)

Hay như  C. Levi- Strauss khi phân tích về thuyết vật tổ (Totemism) đã khẳng định rằng: Thờ vật tổ như là một dạng thức phân loại trong đó vật thể tự nhiên được dùng để biểu thị các đơn vị xã hội

2.2.          Văn hoá lại tác động trở lại đến môi trường

Như vừa nói ở trên, môi trường tác động mạnh đến văn hoá (dù trực tiếp haygián tiếp), đặc biệt nó góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và pháttriển tư tưởng và tâm trí của con người. Vậy, văn hoá có tác động trở lại đếnmôi trường không?

Trên thế giới này có rất nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng cũng có thể phânloại chúng thành hai loại chính. Hai loại văn hoá này thể hiện hai loại tâmtrí người, chúng phụ thuộc hay bị chi phối bởi quyền lực của hai loại tư tưởnghay hai phương pháp nhận thức sau:

Phương thức nhận thức 1: 

duy lý/ nhân quả

phương thức nhận thức khác:

 trải nghiệm/  tham dự

- Gián cách - tổngthể/ không chia cách- lập luận - tính xúc cảm- trìu tương - trực giác

Ở phương thức một, người ta thấy một sự định hướng mang tính chất nhân quảtrong nhận thức thế giới. Loại này được biểu đạt hoàn hảo bởi các phạm trù,nguyên tắc và phương pháp luận của khoa học thực chứng và được biểu thị tronglập luận logic, lý trí. Loại này liên quan đến sự trung gian có khoảng cách vàkhông có xúc cảm và nó là một sự khái quát về các sự kiện trong thế giới.

Ngược lại, sự tham gia biểu thị một phương cách hợp nhất và đan quyện của việctrải nghiệm thực tại. Sự thể hiện rõ nhất cái này là tôn giáo. Một định hướngmang tính tôn giáo về thế giới ngụ ý một cảm giác của sự quan hệ và nối kếtvới các sự vật hiện tượng. Khi con người gắn kết với người khác và môi trườngxung quanh một cái gì đó gần gũi, mang tính chia sẻ sẽ diễn ra. Nói cách khác,việc một cá nhân trải nghiệm cái gì đó cũng đều là một phần của một tổng thểlớn hơn. Sự tham gia đó gợi lên cảm giác cộng đồng và đồng cảm với người khácvà thế giới.

Page 11: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Hai loại văn hoá này dẫn tới những hành vi có những tác động đến môi trườngrất khác nhau.

Loại thứ nhất luôn đối lập tự nhiên và xã hội, coi con người là trung tâm vàđộng cơ hành vi của con người trong mối quan hệ với môi trường là khai thác,tận dụng triệt để vì lợi ích của mình. Nạn tàn phá rừng và săn bắn động vậthoang dã ở nhiều nơi trên thế giới là một minh chứng.

Loại thứ hai không đặt con người đối lập với thế giới, coi mọi vật ở thế giớinày đều có tính người và tính xã hội. Nói như Ingold thì vũ trụ là một xã hộilớn, trong đó có tương tác giữa con người có cơ thể (như chúng ta) với conngười không cơ thể. Tất cả đều có tính chủ thể. Nền văn hoá này không chỉ sảnsinh ra những hành vi tôn trọng môi trường mà còn sản sinh ra những khối lượngkiến thức về môi trường rất đáng khâm phục.

Nhiều học giả đã khẳng định khả năng nhận biết đặc biệt về động thực vật, cáchiện tượng gió, ánh sáng, màu sắc, nước và không khí của thổ dân thuộc các bộlạc cổ xưa mà người hiện đại chúng ta khó có thể theo kịp. Ví dụ, ngườiHanunoo có thể phân biệt được 75 loài chim, 12 loài rắn, hơn 60 loài cá; Hoặchầu hết đàn ông Negrito có thể liệt kê một cách dễ dàng tên và mô tả ít nhất450 loài cây, 75 loài chim, hầu hết các loại côn trùng… Levi- Strauss đã đánhgiá năng lực này như sau:

Sự tận dụng những sản vật tự nhiên có sẵn của người Hawaii bản địa hầu như đã hoàn thiện hơn rất nhiều so với thời đại thương mại hiện nay, thời đại chỉ biết khai thác không thương tiếc một vài thứ mang lại lợi nhuận và thường xuyên phá huỷ những gì còn lại. 

3.     Kết

Ở nước ta, đây là vấn đề không chỉ mang tính lý thuyết thuần tuý, mà nó còn cóý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nhận thức và tác động đến thực tiễn.Thực tiễn văn hóa - xã hội ở Việt Nam trong nhiều năm qua đã cho thấy, nhiềuchính sách xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và cải thiệnđời sống cho đồng bào các dân tộc ít người đã không phát huy được tác dụng, sởdĩ như vậy là những người đề ra chính sách đã không thực sự “hiểu” được conngười, văn hóa, xã hội của đồng bào dân tộc, thậm chí lại lấy chính những tiêuchí về văn hóa - xã hội của người Việt để áp đặt vào cuộc sống của họ: Ví dụ,nhiều buôn làng ở Tây Nguyên được nhà nước hỗ trợ để định cư, trồng lúa nướchai vụ, đào giếng nước, xây nhà văn hóa, ở theo lối nhà của người Việt, thậmchí, có nơi đồng bào còn thờ cúng tổ tiên  như người Việt vv... Rõ ràng là,nếu có những nghiên cứu dân tộc học, nhân học theo cách “thâmnhập” và “hiểu” đồng bào các dân tộc thì chúng ta sẽ biết rằng, nhiều tộcngười không phải du canh, du cư (như chúng ta thường diễn đạt), mà là chuyểncanh theo cách hiểu khoa học của từ này: Họ có ý thức về địa lý, sở hữu và thổnhưỡng của những khu đất mà họ canh tác; họ hiểu rằng khi nào thì phải chuyểnđịa điểm canh tác, khi nào thì những địa điểm đã được khai thác lại có thểcanh tác trở lại được.

Page 12: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Tương tự như vậy là những chính sách “Đưa miền núi tiến kịp miền xuôi”, cáigọi là “đưa dân đồng bằng đi khai hoang làm kinh tế miền núi” để rồi dẫn đếnnạn phá rừng…

CÂU 3:Di sản văn hóa là gì? Vai trò của di sản VH đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi 1 nền văn hóa?

Di sản văn hóa :Di là để lại ; sản là tài sản , vậy nên di sản văn hóa là những công trình văn hóa những tài sản văn hóa nổi tiếng của người xưa để lại cho đời sau , biểu trưng cho nền văn minh lúc bấy giờ . Có 2 loại di sản văn hóa :1/ Di sản văn hóa vật thể : đó là các công trình kiến trúc lớn của người xưa , ví dụ Kinh Thành Huế của các Vua nhà Nguyễn, Thánh Địa Mỹ Sơn của Cham p a .2/ Văn hóa phi vật thể : đó là công trình nghệ thuật như khúc ca , khúc nhạc ví dụ như Nhã Nhạc Cung Đình Huế , Cồng Chiêng Tây Nguyên , Ca Trù , Hát Quan Họ .

-------------------------------------

* Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.* Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.* Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có

Vai trò của văn hóa trong quá trình phát triển của đất nướcVăn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằmcung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện.

 

Trong vài thập kỷ trước đây, có một số nước cho rằng: chỉ cần tăngtrưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng vớiviệc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển.Sau một thời gian thực hiện kết quả cho thấy, các quốc gia đó đạtđược một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xungđột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức, văn hóa ngày càngtăng. Từ đó, kéo theo kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hộităng lên và cuối cùng là sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinhtế, đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, không phát triển được. Đâylà quan niệm phát triển nhanh bằng cách hi sinh các giá trị văn hóa –xã hội cho sự phát triển. Trên thực tế đã bị phá sản.

Từ thực tế đó, một số nước đã lựa chọn mô hình: tăng trưởng kinh tế,cùng với việc phát triển tài nguyên con người, bảo vệ môi trường sinhthái. Mô hình này, tuy tăng trưởng kinh tế không nhanh, nhưng lại bềnvững, xã hội ổn định. Đây là quan niệm phát triển kinh tế gắn liềnvới phát triển văn hóa, được các nhà khoa học, các chính khách thừa

Page 13: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

nhận. Từ đó, cho rằng: Phát triển là một quá trình nội sinh và tựhướng tâm của sự tiến hóa toàn cục đặc thù cho mỗi xã hội. Vì vậy,cho nên ở đây có sự tương đồng về nghĩa và khả năng chuyển hóa lẫnnhau giữa phát triển và văn hóa. Văn hóa bao trùm tất cả các phươngdiện của hoạt động xã hội.

Vậy văn hóa là gì? Hiện nay vẫn đang còn có nhiều định nghĩa về vănhóa, bởi lẽ văn hóa là sản phẩm do lao động của con người tạo ra màhoạt động lao động của con người rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau. Từ đó đi đến việc tạo ra những quan niệm cụ thể khác nhau:văn hóa du lịch; văn hóa kinh doanh, văn hóa ẩm thực … Ở đây trongbài viết này trình bày khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng được nhiềunhà nghiên cứu tán thành. Đó là: Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thầndo lao động của người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắcriêng của từng tộc người, từng xã hội. Trong Nghị quyết Trung ương 5 ( KhóaVIII), Đảng ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trịvật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ratrong quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao lưu vàtiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoànthiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bảnlĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con ngườisáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt độngsản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm chocon người ngày càng hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầukhi từ con vật phát triển thành con người. Con người tồn tại, khôngchỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu hưởng thụ sản phẩmvăn hóa tinh thần, con người và xã hội loài người càng phát triển thìnhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu vănhóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều củacải vật chất cho con người và xã hội.

Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thờilà mục tiêu của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đềudo con người quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngàycàng cao, càng toàn diện con người và xã hội, làm cho con người và xãhội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời

Page 14: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tựdo, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn, nhân đạo củamỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát huy trởthành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêunày phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích pháttriển bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nộidung quan trọng của Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng

Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đềudo con người quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọitiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớntrong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội.

Trước đây, để phát triển kinh tế, người ta thường nhấn mạnh và khaithác yếu tố lao động của con người cho sự phát triển. Ngày nay, trongđiều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tốquyết định cho sự phát triển là trí tuệ, là thông tin, là sáng tạo vàđổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thầnngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của mỗi ngườicũng như của toàn xã hội.

Trong thời đại ngày nay, một nước giàu hay nghèo không chỉ ở chỗ cónhiều hay ít lao động, vốn, kỹ thuật và tài nguyên thiên nhiên, màchủ yếu ở chỗ có khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sángtạo của nguồn lực con người hay không? Tiềm năng sáng tạo này nằmtrong các yếu tố cấu thành văn hóa, nghĩa là trong ý chí tự lực, tựcường và khả năng hiểu biết, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống, trìnhđộ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng.

Một chính sách phát triển đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tốcấu thành văn hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của conngười: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa tronglối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình,ngoài xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Nói cáchkhác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đờisống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế -xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu.

Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy

Page 15: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủquan, của các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự pháttriển được hài hòa, cân đối, lâu bền.

Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực củanó là chân, thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn vàthúc đẩy người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹthuật, nâng cao tay nghề, sản xuất hàng hóa với số lượng ngày càngnhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu không ngừng tănglên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trịtruyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái hànghóa, sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hànghóa và đồng tiền “xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năngxuyên tạc bản chất con người, cũng như những mối liên hệ khác”. Hạnchế những tiêu cực này chỉ có thể là văn hóa và chủ yếu bằng văn hóa.

Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế là một xu thế, đòi hỏi chúng ta phải chủđộng và tích cực hội nhâp. Đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhanhcó hiệu quả, nhưng cũng là thách thức rất lớn với nước ta trên nhiềumặt, trong đó có cả văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc hại, của sựlai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác củakinh tế thị trường…, đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những giátrị văn hóa truyền thống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững củađất nước…

Cần phải hiểu rằng về mặt kinh tế, việc thực hiện chính sách hội nhậpđể tăng cường liên kết, liên doanh với nước ngoài là rất cần thiết.Song, mọi yếu tố ngoại sinh như vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệmquản lý và thị trường của nước ngoài chỉ có thể biến thành động lựcbên trong của sự phát triển, nếu chúng được vận dụng phù hợp và trởthành các yếu tố nội sinh của con người Việt Nam với truyền thống vănhóa, đạo đức, tâm hồn, lối sống của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở kiếnthức khoa học, kinh nghiệm và sự tỉnh táo, khôn ngoan, chúng ta cầngiữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập,phát triển. Bởilẽ, nền văn hóa dân tộc sẽ đóng vai trò định hướng vàđiều tiết để hội nhập và phát triển bền vững, hội nhập để phát triểnnhưng vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ. Hợp tác kinh tế với nướcngoài mà không bị người ta lợi dụng, biến mình thành kẻ đi vay nặng

Page 16: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

lãi, thành nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công giá rẻ, thành nơitiêu thụ hàng hóa ế thừa và tiếp nhận chuyển giao những công nghệ lạchậu, tiếp nhận lối sống không lành mạnh với những ảnh hưởng văn hóađộc hại…

Vì sự phát triển bền vững, văn hóa phê phán lối sống thực dụng, chụpgiật, chạy theo ham muốn quá mức của “xã hội tiêu thụ”, dẫn đến chỗlàm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái. Như vậy, vănhóa đã góp phần quan trọng vào vấn đề bảo vệ môi trường và sự pháttriển bền vững...

Văn hóa truyền thống Việt Nam hướng dẫn và cổ vũ một lối sống hòahợp, hài hòa với thiên nhiên. Nó đưa ra mô hình ứng xử có văn hóa củacon người đối với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của thế hệhiện nay và các thế hệ con cháu mai sau.

Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguycơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyềnthống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trởthành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.

Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình pháttriển, Đảng ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ balĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng,chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng vănhóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triểnnhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xâydựng văn hóa được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định hướng quan trọng để đấtnước phát triển bền vững ./. 

Quan niệm của S.Freud về vai trò văn hóa trong đời sống con ngườiTạ Thị Vân Hà

Page 17: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Phân tích quan niệm của S.Freud về vai trò của văn hoá trong đời sống con người từ cách tiếp cận phân tâm học của ông đối với văn hoá trong bối cảnh khủng hoảng, tha hoá tinh thần của con người phương Tây hiện đại và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người, trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ quan niệm của ông về tôn giáo với tư cách một bộ phận cấu thành của văn hoá trong đời sống con người, về sự xung đột giữa các chuẩn mực xã hội (đạo đức, văn hoá) và tựdo cá nhân, về vai trò của cái vô thức trong cuộc sống con người, từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về quan điểm triết học văn hoá của ông.

Văn hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của xã hội và của con người, nhất là trong điều kiện văn minh hiện đại, khi nhân tố con người có văn hóa trở thành động lực và mục đích của mọi cải biến xã hội. Việc lý giải bản chất của văn hóa, vị trí của nó trong đời sống con người và xã hội đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thực hiện. Song, chính ở đây lại luôn nảy sinh những vấn đề nan giải, trước hết là vấn đề vai trò nhân văn của văn hóatrong xã hội loài người. Để giải quyết thấu đáo vấn đề này, việc phân tích và đánh giá khách quan, từ lập trường chủ nghĩa nhân văn mác xít, quan điểm triết học văn hóa của Freud có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Bởi lẽ, chính Freud - nhà tâm lý học người Áo, người sáng lập bộ môn phân tích tâm lý đã đưa ra cách lý giải độc đáo về con người và văn hóa, về nền văn hóa với những lý tưởng, tiêu chuẩn và sự đòi hỏi vốn có của nó(1). Không chỉ thế, ông còn đặt ra và tiếp cận với vấn đề này trên nhiều phương diện mà hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội đang vấp phải. Thêm vào đó, việc xây dựng một nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao và những mục đích thực sự nhân văn của công cuộc hiện đại hóa đất nước luôn đòi hỏi chúng ta phải giải quyết những vấn đề có liên quan đến vai trò của văn hóa trong đời sống con người và xã hội hiện đại. Chính ở đây, trong bối cảnh tiếp biến văn hóa toàn cầu, khi chúng ta cần phải có thái độ tỉnh táo đối với việc tiếp thu những giá trị văn hóa của các dân tộc khác, thì lại vấp phải những vấn đề về văn hoá mà Freud đã đặt ra và giải quyết trên lập trường triết học phân tâmhọc. Do vậy, có thể nói, việc khảo cứu, tiếp thu có chọn lọc và phê phán lập trường của Freud trong lĩnh vực triết họcvăn hóa là cần thiết, và đây cũng chính là mục đích của bài viết này.

Như đã rõ, vào nửa sau những năm 20 của thế kỷ XX, khi cố gắng áp dụng phân tâm học vào các lĩnh vực văn hóa (nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức, v.v.), một lần nữa, Freud lại trở lại với vấn đề quan hệ giữa con người và văn hóa, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội và đề cập đến hàng loạt vấn đề lịch sử xã hội. Hai tác phẩm đặc biệt quan trọng của ông xét trên phương diện này là: Tương lai của một ảo tưởng (1927) và Bất mãn với văn hóa (1930).

 Totem và tabu, Freud đã coi tục thờ cúng totem, một tín ngưỡng ra đời cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người là nguồn gốc của văn hóa và tâm linh. Ra đời từ thời ấu thơ của nhân loại như vậy, nên (cũng như thời thơ ấu củamột cá thể người) tục thờ cúng totem đã luôn chi phối đời sống con người nhờ những cơ chế bảo lưu và tác động của nó. Trên cơ sở này, Freud đã đưa ra quan điểm về sự thù địch của văn hóa, của các cấm đoán văn hóa với sức sống, dục vọng mang tính bản năng, bẩm sinh của con người.

Totem và tabu, Freud còn sử dụng những phát hiện mới của phân tâm học để tìm hiểu cội nguồn của tôn giáo là đạo đức. Trước Freud, trong các công trình nghiên cứu về nguồn gốc của tục thờ cúng totem đã có những quan điểm của phái duy danh, xã hội học, tâm lý học và lịch sử. Song, theo ông, những quan điểm này đều không nắm được bản chất của tôn giáo. Do vậy, ông đã dựa theo lý thuyết phân tâm học và xuất phát từ dục vọng bản năng vô thức thuộc tầng sâu cơ cấu tâm lý nhân cách để tiến hành nghiên cứu và thuyết minh về đạo đức và tôn giáo. Trong Totem và tabu, Freud cho rằng, cội nguồn của tôn giáo, đạo đức xã hội và nghệ thuật đều là mặc cảm giúp. Đó là sự gặp gỡ không hẹn trước. Nghiên cứu phântâm học cho thấy rằng, loại mặc cảm giống nhau này là cái đã tạo nên căn nguyên của chứng bệnh tâm lý.

Cũng ở đây, ông còn cho rằng, cách tiếp cận như vậy, đã giúp ông thành công trong việc xâm nhập vào bản chất của chúng. Sau đó, tư tưởng này đã được ông phát triển trong học thuyết về quan hệ giữa "nguyên tắc thỏa mãn" và "nguyên

Page 18: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

tắc thực tại". Sau đó nữa, quan điểm về xung đột bi đát, về sự đối kháng của văn hóa với bản tính "tự nhiên" của con người đã trở thành trung tâm điểm trong tư tưởng triết học phân tâm học của Freud.

Trong tác phẩm Tương lai của một ảo tưởng, lần đầu tiên, Freud đã đưa ra định nghĩa khái niệm "văn hóa", khi phân tích các chức năng khác nhau của nó và xem xét tôn giáo như một bộ phận cấu thành của văn hóa. Ở đây, ông đã thể hiện như một người phê phán văn hóa đối kháng, áp đặt, đặc biệt là văn hóa phương Tây đương thời, khi vạch rõ tính chất tha hóa, phản nhân văn của nó. Tương tự như các học giả khác lý luận về "khủng hoảng văn hóa", ông chỉ ra hàng loạt xu hướng tiêu cực trong tiến trình phát triển của văn minh, văn hóa và sự phương hại của chúng đối với con người. Phương diện phê phán văn hóa trong học thuyết Freud được đặt lên hàng đầu ở giai đoạn này.

Freud hiểu thuật ngữ "văn hóa loài người" là tất cả những gì phân biệt cuộc sống con người với cuộc sống động vật., văn hóa "bao gồm mọi tri thức và kỹ năng mà con người có được, cho phép họ làm chủ các lực lượng tự nhiên và nhận

được của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu con người; mặt khác, nó bao gồm tất cả những quy định cần thiết để điều chỉnh quan hệ giữa người với người, đặc biệt là để phân chia những của cải vật chất có được(2). Theo ông, cái có ý nghĩa quyếtđịnh đối với việc đánh giá văn hóa loài người là "sự kiện xã hội học" - cái cho thấy khát vọng bản năng mang tính phá huỷ, chống xã hội, chống văn hóa của con người và khiến họ trở nên xung đột không dung hòa được với những đòi hỏi của văn hóa. Bởi lẽ, "văn hóa là cái được gán ghép cho đa số đang phản kháng lại một thiểu số biết cách chiếm hữu cho mìnhnhững phương tiện cưỡng chế và cai trị"(3). Với quan niệm này, Freud hướng vào việc khảo cứu các nhân tố tâm lý trong sựáp đặt văn hóa và những cấm đoán có thể có của "cái Siêu Tôi". Từ những nghiên cứu này, ông cho rằng, sự áp đặt văn hóa là một phương tiện tâm lý để con người bảo vệ tránh khỏi những dục vọng và bản năng xung đột bẩm sinh. Rằng, các biểu tượng tôn giáo xuất hiện do sự bất lực của con người trước các lực lượng nô dịch của tự nhiên và của xã hội cũng là một phương tiện tâm lý.

Các biểu tượng tôn giáo này, theo Freud, là sự phóng chiếu ra thế giới bên ngoài những dục vọng không được đáp ứng và các lực lượng tâm lý vô thức của con người. Vai trò của các biểu tượng này được thể hiện ở chỗ, nó là dung hòa con người với số phận nghiệt ngã của họ, là sự đền bù cho những đau khổ và mất mát do văn hóa đem lại cho con người trên con đường kiếm tìm hạnh phúc của họ.

Từ sự phân tích trên, Freud đi đến kết luận rằng, sự tồn tại của xã hội được xây dựng dựa trên sự thừa nhận của mọi người đối với tội lỗi chung; tôn giáo được sinh ra từ cảm giác tội lỗi và tâm lý hối hận về tội lỗi; còn đạo đức ra đời một phần, do nhu cầu xã hội, phần khác, do cảm giác tội lỗi làm nảy sinh tâm lý chuộc tội.

Vậy, bản chất tôn giáo là gì? Freud cho tằng, tôn giáo là một biểu hiện điển hình của "ma men tinh thần". Sở dĩ con người cần đến chất "ma men" này, bởi họ sống trong thế giới tự nhiên, gia đình, xã hội và quan hệ giữa họ với nhau; những sức ép ấy làm cho gánh nặng cuộc sống của họ càng nặng, thì họ càng cần đến sự giải tỏa của loại "ma men về tinhthần" này. Theo Freud, xã hội càng hiện đại càng có nhiều người sùng bái tôn giáo, và đó là điều không thể chấp nhận được. Với tư cách một nhà phân tâm học, Freud thấy mình có trách nhiệm phải vạch trần nguồn gốc, bản chất giả tạo của tôn giáo và làm cho mọi người nhận rõ tôn giáo chẳng qua chỉ là công cụ để bộ phận người này mê hoặc bộ phận người khác mà thôi. Coi các biểu tượng tôn giáo như một cái có giá trị nhất trong số tất cả những gì văn hóa có thể đem lại cho con người, trong nhiều tác phẩm của mình, Freud đã nhấn mạnh mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa và tôn giáo(4). Theoông, tôn giáo thể hiện là một trong các phương thức tồn tại của văn hóa và đúng hơn, là của văn hóa mang tính chất "loạn thần kinh chức năng” ; nó thể hiện ra là một ảo tưởng không giống sự thật nhưng lại rất gần gũi với "tư tưởng vôlý trong tâm thần". Giá trị của tôn giáo được ông đánh đồng với tác đụng của thuốc mê, với khả năng "ru ngủ” con ngườingay từ thời thơ ấu.

Điều đó cho thấy, quan điểm của Freud về tôn giáo là mâu thuẫn và không nhất quán. Một mặt, ông quy các biểu tượng tôn

Page 19: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

giáo về lĩnh vực bệnh hoạn, xem chúng như bệnh “loạn thần kinh chức năng'”, bệnh tâm thần; mặt khác, ông lại nhấn mạnh giá trị văn hóa của chúng. Không chỉ thế, Freud còn lấy một thành tố khác của văn hóa là khoa học để đối lập với tôn giáo như một ảo tưởng không thể chứng minh được, giống như những tạo phẩm tinh thần của các bộ lạc man rợ. Giữa tri thức khoa học và niềm tin tôn giáo, theo ông, luôn có sự xung đột không thể khắc phục được, tác động của tôn giáo đến con người ngày càng giảm và không thể luận chứng được cả bằng các sự kiện lẫn bằng những luận cứ của lý tính, và nguyên nhân của tình trạng đó là "sự kiện toàn tinh thần khoa học ở các tầng lớp tinh hoa của xã hội loài người"(5)

quan niệm này, khi Freud cho rằng, tôn giáo là cái cần phải loại bỏ, vì nó luôn thể hiện ra là địch thủ trực tiếp của khoa học, là nơi hội tụ những ảo tưởng, những sai lầm phi lý gây chứng “rối loạn thần kinh chức năng”.

Song, việc Freud phê phán tôn giáo từ lập trường của khoa học và của lý tính lại trực tiếp mâu thuẫn với hệ chuẩn phảnkhoa học, phản duy lý trong học thuyết phân tâm học của ông. Trong thế giới quan của Freud giai đoạn cuối đời luôn có hai xu hướng đối lập nhau: xu hướng duy khoa học, duy lý xuất phát từ niềm tin tưởng của nhà khoa học tự nhiên vào sứcmạnh của lý tính, của khoa học và xu hướng thần thoại, phản khoa học, duy tâm - phi duy lý.

Trong tác phẩm Bất mãn với văn hóa, Freud đã phát triển phương diện đạo đức trong các quan điểm văn hóa học của mình. Sau khi đặt ra vấn đề về mục đích sống và lẽ sống, ông khẳng định mục đích chủ yếu của cuộc sống con người là khát vọng hạnh phúc. Và khi Freud xuất phát từ tư tưởng của chủ nghĩa hoan lạc coi sự hoan lạc như cái thiện tối cao và là tiêu chí về lối ứng xử của con người, ông đã quy quan niệm về hạnh phúc về sự vắng mặt của nỗi đau, của sự bất mãn và về sựtrải nghiệm những cảm giác hoan lạc mạnh mẽ. Với quan niệm này, hạnh phúc, mục đích sống của con người đã được ông coilà "nguyên tắc hoan lạc" của chủ nghĩa hoan lạc. Mặc dù nguyên tắc này, theo Freud, luôn giữ vị trí hàng đầu trong cuộc sống con người, song việc thực hiện nó, ngay từ đầu, đã đặt con người vào quan hệ thù địch với thế giới bên ngoài, với xã hội và với văn hóa. Với tư cách khát vọng hoan lạc, theo Freud, hạnh phúc về thực chất là một hiện tượngngẫu nhiên, không thể kéo dài, vì nó bao giờ cũng đối đầu với "nguyên tắc thực tại" - cái chỉ đem lại cho con người nỗi bất hạnh và sự đau khổ. "Đau khổ, - Freud viết, - đe dọa chúng ta từ ba phía: thân xác chúng ta, - cái rất dễ bị suy yếu và phân huỷ mà những nỗi đau và sự sợ hãi không thể ngăn chặn được; thế giới bên ngoài có thể thức tỉnh trong chúng ta các lực lượng hùng mạnh và không thể nắm bắt được, cuối cùng, quan hệ của chúng ta với tha nhân"(6). Do con người luôn cố gắng né tránh nỗi bất hạnh và sự đau khổ, nên họ thường tạo ra những ảo tưởng để ngăn chặn chúng và cho phép chúng tác động trực tiếp đến thân xác mình. Song, điều đó là chưa đủ. Cấu tạo phức tạp của trạng thái tâm lý con người, theo Freud, bắt buộc con người phải sử dụng hàng loạt phương thức tác động khác, như thủ tiêu các dục vọng sinhlý bẩm sinh, làm cho chúng thăng hoa, sáng tạo nghệ thuật và khoa học. Với quan niệm này, ông coi lối sống ẩn dật như một phương thức để loại bỏ các đau khổ thế tục, không tưởng và viễn tưởng, như dự định nhằm tạo ra một thế giới tưởng tượng, có thể thủ tiêu được những cái không thể chịu đựng được trong thế giới hiện thực. Song, tất cả những phương thức này, theo ông, đều không thể giúp con người tránh khỏi sự đau khổ và do vậy, khi sử dụng chúng, con người không đạt được gì, hiện thực vẫn cứ là cái không thể chịu đựng nổi đối với họ; cũng do vậy, con người đã trở thành kẻ mắc bệnh “rối loạn thần kinh” chức năng khi cố gắng cải biến thế giới.

Tôn giáo, theo Freud, là một phương thức không có hiệu quả để bảo vệ con người tránh khỏi đau khổ, là "sự điên rồ đại chúng" của nhân loại, là cái không chỉ dẫn con người đến hạnh phúc hư ảo, mà còn làm mất đi những giá trị của cuộc sống hiện thực khi đề cao những giá trị siêu nhiên, không hiện thực và do vậy, khiến con người "chỉ còn biết phục tùngmột cách vô điều kiện như sự an ủi cuối cùng, như cội nguồn của sự hoan lạc trong đau khổ của mình"(7).

Với quan niệm này, ông đã đi đến kết luận rằng, không một phương thức nào mà con người tạo ra để né tránh đau khổ lại có đủ độ tin cậy. Do vậy, hạnh phúc là lý tưởng không thể trở thành hiện thực; nó chỉ là "nguyên tắc thỏa mãn" mà con người thường xuyên hướng đến nhưng không bao giờ đạt tới được. Điều duy nhất còn lại dành cho con người trong bối cảnhnày là "phân bổ lại" và "điều chỉnh" năng lượng tình dục.

Page 20: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Khi xem xét vấn đề tâm lý - đạo đức của hạnh phúc, hoan lạc và đau khổ từ lập trường phân tâm học, Freud cho rằng, "văn hóa là cái phải hứng chịu phần lớn tội lỗi về những bất hạnh của chúng ta. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nhiều, nếu khước từ văn hóa và phục hồi những điều kiện sinh hoạt nguyên thuỷ. . . Dẫu chúng ta có hiểu như thế nào về văn hóa, thì hiển nhiên tất cả những gì mà chúng ta thường cố gắng sử dụng để tự vệ, để chống lại những khổ đau đang đe dọa chúng ta đều thuộc về nền văn hóa này"(8).

Nối tiếp Schopenhauer, Freud đã vạch ra những dấu hiệu khủng hoảng của văn hóa phương Tây đương thời, của các thể chế,các giá trị đạo đức mà có sự tác động của chúng, con người đã trở thành những bệnh nhân mắc "bệnh tâm thàn phân liệt".Theo ông, loài người đã đạt tới sự tiến bộ chưa từng thấy trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và áp dụng kỹ thuật, đạt tới sự thống trị giới tự nhiên, song, tất cả những điều đó không làm cho họ trở nên hạnh phúc hơn.

Học thuyết của Freud về "tội lỗi" của văn hóa, về sự đau khổ của con người trong nền văn hóa ấy và về sự khủng hoảng của văn hóa, đã trở thành một chủ đề ưa thích của nhiều nhà tư tưởng hiện đại. Tư tưởng trung tâm của Marcuse, Reicher, v.v. đều bắt nguồn chính từ học thuyết phân tâm học của Freud về sự thù địch của văn hóa đối với con người, về tính chất áp đặt của nó đối với bản tính người.

Song, Freud không chỉ dừng lại ở việc vạch rõ tính chất thù địch, phản nhân văn của văn hóa, ông còn nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực của văn hóa và vai trò của nó trong đời sống của con người. Freud cho rằng, mục đích của sự phát triển con người là hoàn thiện lý tưởng, kiến thức (gồm lý trí, chân lý, logos), đề cao tình người, giảm thiểu khổ đau,nâng cao sự tự chủ và trách nhiệm, bởi chính chúng đã tạo nên cốt lõi đạo đức của mọi tôn giáo lớn mà văn minh phương Đông và phương Tây đều dựa vào đó. Những giáo lý của Khổng Tử, Lão Tử, Đức Phật, những nhà tiên tri và Jesus tuy có một số sự khác biệt, nhưng về cơ bản, đều giúp con người hướng thiện. Thứ tôn giáo mà Freud chống là thứ tôn giáo đã bị lạm dụng, nhân danh đạo đức để ngăn cản việc thực hiện mục đích đạo đức toàn vẹn của tôn giáo.

Theo Freud, văn hóa nào cũng có những thành tựu và những hình thức hoạt động làm lợi cho con người, thúc đẩy việc khaikhẩn đất đai và bảo vệ con người khỏi các lực lượng tự phát của tự nhiên. Với quan điểm này, Freud không hề phủ định tiến bộ lịch sử - văn hóa của loài người và những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, sản xuất vật chất và tinh thần. Khi coi quan hệ xã hội giữa người với người cũng là một hiện tượng văn hóa, Freud còn cho rằng, văn hóa bao gồm cả các quan điểm triết học, tôn giáo, các lý tưởng của con người, quan niệm về sự hoàn thiện có thể có của mỗi cá nhân, của dân tộc và của cả loài người. Do vậy, theo ông, việc hợp nhất con người thành các nhóm, các cộng đồng xã hội cũng như việc thay thế quyền lực của một người riêng biệt bằng quyền lực của tập thể là một bước tiến lớn trên con đường sáng tạo văn hóa của nhân loại. Thực chất của bước tiến này là ở chỗ, các thành viên trong cộng đồng có khả năng hạn chế dục vọng của mình, tạo ra các chuẩn mực pháp lý, những nguyên tắc đạo đức chung. Đến lượt mình, các chuẩn mực và những nguyên tắc này lại đặt ra các yêu cầu mới cho sự phát triển của văn hóa. Nhu cầu mới này luôn trong trạng thái xung đột với tự do cá nhân. Do vậy, phát triển văn hóa là để hạn chế tự do cá nhân và đó là điều bắt buộc đối với mọi người.

Ghi nhận sự xung đột vĩnh hằng, không thể dung hòa được giữa tự do cá nhân và những mong muốn, khát vọng của họ với những đòi hỏi của văn hóa, Freud đã ngoại suy những đặc điểm tâm lý của con người riêng biệt vào lĩnh vực quan hệ xã hội và phát triển văn hóa. Và khi dịch chuyển những đặc điểm tâm lý này vào lĩnh vực giao tiếp giữa người với người, ông đã xác lập sự tương đồng giữa tiến trình văn hóa và phát triển libido (tính dục) của một con người riêng biệt. Từ đó, ông coi sự thăng hoa của những dục vọng phát sinh và những bản năng con người là đặc trưng nổi bật trong sự phát triển văn hóa nhân loại. Ở đây cần phải nhận thấy rằng, khái niệm "thăng hoa" đóng một vai trò rất quan trọng trong tưtưởng văn hóa học của Freud. Bởi vì, theo Freud, khi bị đẩy xuống lĩnh vực vô thức, bản năng sinh học lại được biểu hiện dưới dạng "thăng hoa" ở trong mọi lĩnh vực hoạt động văn hóa, từ chính trị cho đến khoa học, nghệ thuật, văn học."Thăng hoa" có cơ sở nền tảng là sự chối bỏ dục vọng, từ bỏ lối sống khắc kỷ (chuyển năng lượng tình dục cho mục đích

Page 21: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

văn hóa), và do vậy, nó đem lại cho các lĩnh thức tối cao của hoạt động tâm lý khoa học, nghệ thuật, tư tưởng) một vaitrò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa của con người. Cách đặt vấn đề như vậy đã cho phép Freud đưa ra một địnhhướng văn hóa nhất định cho dục vọng bẩm sinh - tình yêu và sự hiếu chiến (Eros và Tanatos).

Trong các tác phẩm cuối đời, Freud đã đưa ra một tư tưởng cho rằng, thiên hướng hiếu chiến và tàn ác là một trong những trở ngại trên con đường phát triển văn hóa của loài người. Quan niệm về tính hiếu chiến bẩm sinh này còn được ông sử dụng để giải thích tính tất yếu của việc tiến hành chiến tranh, di dân, xâm lược, v.v. . Và khi đánh đồng bản năng hiếu chiến và tàn ác của cá nhân con người với tính hiếu chiến xã hội, cố gắng coi chúng như một đặc tính bẩm sinh của bản tính người, Freud đã cố gắng minh biện cho chiến tranh. Trong bức thư ngỏ gửi cho A.Einstein "Chiến tranh cần

 (1932), ông đã cố gắng chứng minh tính tất yếu lịch sử của chiến tranh và khẳng định giá trị văn hóa của nó, khi cho rằng chiến tranh làm bộc lộ bản năng hiếu chiến và qua đó, có khả năng bảo tồn các cơ sở sinh học của văn hóa, cứu thoát con người khỏi sự tự huỷ diệt về mặt thể xác. Chiến tranh, theo ông, chỉ đơn giản là "một sự việc tự nhiên, nó có cơ sở sinh học tương ứng, và do vậy, chắc đã gì có thể né tránh được nó trên thực tế (9). Hàng loạt nhà tư tưởng phương Tây coi luận điểm này của Freud về tính hiếu chiến, tính tất yếu của chiến tranh là sự bộc lộ của khát vọng sinh học mang tính chất phá huỷ, là yếu tố cấu thành quan điểm văn hóa xã hội của ông (10).

Xem xét chiến tranh như một hiện tượng tự nhiên và như một thử nghiệm để bảo vệ các dân tộc khỏi sự tự huỷ diệt, Freudđã ủng hộ quan điểm phản nhân văn về tính tất yếu của việc triển khai và tiến hành chiến tranh trong lịch sử. Quan điểm này hoàn toàn đối lập với quan niệm duy vật lịch sử về bản chất của chiến tranh như một phương tiện để giải quyếtnhững mâu thuẫn kinh tế và chính trị - xã hội. Xem xét tính hiếu chiến, tàn ác, bạo lực như những biểu hiện của bản năng vô thức trong bản tính con người, Freud chỉ quan tâm đến việc làm cho bản năng ấy “thăng hoa”, cải biến và phong tỏa chúng, đem lại cho chúng những hình thức có thể chấp nhận được và ít nguy hiểm nhất. Xuất phát từ đó, trong Bất mãn

, Freud đã đưa ra luận điểm về cuộc đấu tranh không chấm dứt trong xã hội giữa bản năng sống với bản năng phá huỷ, hiếu chiến, (giữa Eros và Tanatos), cuộc đấu tranh dường như cấu thành nội dung cơ bản cho mọi hình thức tồn tại của sinh vật và của văn hóa loài người.

Theo ông, lĩnh vực văn hóa loài người chỉ thể hiện ra như diễn đàn đấu tranh đặc biệt giữa các bản năng thù địch với nhau. Rằng, “cuộc đấu tranh này cấu thành nội dung cơ bản của sự sống nói chung, và do vậy, phát triển văn hóa có thể được gọi một cách đơn giản là cuộc đấu tranh vì sự tồn tại của loài người” (11).

Vào cuối những năm 20 - đầu những năm 30 của thế kỷ XX, phân tâm học ở phương Tây đã trở thành “triết học cuộc sống”, "triết học văn hóa", đạo đức học và thẩm mỹ học. Khi đó, Freud đặc biệt coi trọng việc phân tích cảm giác tội lỗi như một hiện tượng tâm lý - đạo đức. Theo ông, khi phong tỏa và vô hiệu hóa những dục vọng hiếu chiến nguy hiểm, văn hóa cũng đồng thời để cho “cái Siêu Tôi” giám sát chúng, bởi những dục vọng này không thể bị loại ra khỏi cuộc sống con người. Coi trạng thái xung đột căng thẳng này giữa "cái Tôi" và "cái Siêu Tôi", giữa thái độ hiếu chiến và việc chế ápnó là trạng thái tội lỗi, Freud cho rằng, "Do văn hóa luôn phải phục tùng năng lượng tình dục nội tại với tư cách cái ra lệnh cố kết mọi người thành một đám đông thống nhất, nên nó chỉ có thể đạt tới mục đích đó thông qua cảm giác tội lỗi Nếu văn hóa là tiến trình phát triển tất yếu từ gia đình đến loài người, thì với tư cách hệ quả của xung đột bẩm sinh giữa tính hai mặt, giữa tình yêu và dục vọng chết, nó luôn gắn liền với sự gia tăng cảm giác tội lỗi và rất có thể đạt tới trạng thái căng thẳng tới mức không thể chịu đựng được đối với mỗi người riêng biệt" (12).

Xem xét cảm giác tội lỗi như một nội dung cơ bản, như một vấn đề quan trọng vào bậc nhất của văn hóa, Freud đã cố gắngchứng minh rằng, do có sự gia tăng tội lỗi trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nên tiến bộ văn hóa luôn đi liền với việc hạn chế "nguyên tắc thỏa mãn" và do vậy, đã làm phương hại đến hạnh phúc con người. Cảm giác tội lỗi càng tăng lên, thì con người càng cảm nhận thấy ít hạnh phúc hơn. Với quan niệm này, ông đã nói về tiến trình phát triển tiếp theo của văn hóa. Theo ông, trong tương lai, số phận của loài người sẽ phụ thuộc vào việc "sự phát triển

Page 22: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

của văn hóa có khả năng hay không có khả năng loại bỏ dục vọng hiếu chiến và tự phá hủy bẩm sinh của con người. . . Đãđến lúc chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến phương diện này, bởi hiện nay, con người đã thống trị các lực lượng tự nhiên nhiều tới mức họ có thể dễ dàng huỷ diệt lẫn nhau đến người cuối cùng. Khi dựa vào tự nhiên, con người cần phải hiểu điều này để từ đó suy nghĩ và quan tâm nhiều hơn đến nỗi bất hạnh và tâm trạng bất an hiện nay của mình, đồng thời cũng phải luôn hy vọng rằng, lực lượng tự nhiên khác - Eros - sẽ nỗ lực để tự bảo vệ mình trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù cũng bất tử như vậy. Nhưng liệu ai đó có thể tiên đoán được kết cục của cuộc đấu tranh này và chiến thắng sẽ thuộc về bên nào?" (13). Chúng ta dễ dàng nhận thấy sắc thái bi quan, lo âu trong những câu nói đó của Freud.

Những sự kiện gắn liền với việc phổ biến và sự gia tăng chủ nghĩa phát xít đã để lại dấu ấn sâu đậm ở thế giới quan của Freud ở giai đoạn hậu kỳ. Vào năm 939, bọn quốc xã đã xung công tài sản, nhà xuất bản và thư viện của ông, thiêu huỷ sách của ông, bắt và giam ông trong trại tập trung, bốn chị gái của ông cũng bị sát hại. Các nhà hoạt động khoa học và văn hóa, cũng như công luận đều lên tiếng đòi phải giải phóng cho ông.

Bị chấn động bởi việc bọn quốc xã phá huỷ nhiều giá trị văn hóa, vào những năm cuối đời Freud đã ngày càng nhấn mạnh tính chất bi đát, không lối thoát của tồn tại người trong thế giới đương thời với ông, và vạch rõ sự khủng hoảng của văn hóa, đưa ra sự cảnh báo về khả năng diệt vong có thể có của nền văn minh nhân loại. Từ đó, ông đặt vấn đề: Lẽ nào lại phải coi nhiều nền văn hóa hay các thời đại văn hóa và cả loài người là những "bệnh nhân tâm thần" do sự hiện diệncủa xu hướng hiếu chiến, phá huỷ trong xã hội? Và khi cố gắng chuyển dịch tư tưởng phân tâm học vào lĩnh vực ý thức xãhội, văn hóa loài người, ông cho rằng "các cấu trúc tâm thần cá nhân" là miền sâu của ý thức xã hội; cái "Siêu Tôi" làthành tố xã hội đặc biệt của văn hóa, cái sản sinh ra những lý tưởng xác định, đề ra những yêu cầu không phải cho con người riêng biệt, mà cho các nhóm người. ở đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tương phản sâu sắc giữa C.Mác và Freud trong quan niệm về bản chất con người và văn hóa.

Trong các tác phẩm đề cập đến những vấn đề văn hóa, Freud đã cố gắng tìm hiểu xã hội đương thời, xem xét các hiện tượng tiêu cực của nó (bạo lực, tàn ác, chiến tranh, đàn áp) từ trạng thái tâm lý của người mắc bệnh tâm thần. Theo ông, mỗi con người riêng biệt cũng như toàn thể xã hội đều phải trải qua giai đoạn "loạn thần kinh chức năng" trong sựphát triển của mình; do vậy, nếu loại bỏ gia đình - tế bào cơ bản của văn hóa, thì khó có thể tìm thấy con đường phát triển tiếp theo của văn hóa. Với cách tiếp cận này, ông còn cho rằng, bản năng hiếu chiến của con người luôn thể hiện với tư cách một nhân tố sinh học không thể loại bỏ được của văn hóa trên bất kỳ thang bậc phát triển lịch sử nào của

Như vậy, có thể nói, trong phân tâm học của mình, Freud đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về vai trò của văn hóa trong đời sống con người, khi phân tích hàng loạt yếu tố đóng vai trò chi phối nếp sống của những cá nhân con người, tức hệ giá trị tinh thần của xã hội được phóng chiếu vào cuộc sống cá nhân thông qua lăng kính của nhiều loại nhân tố (sinh học, chính trị, xã hội, v.v.). Xét về phương diện này, phân tâm học của Freud là một hệ thống phức tạp, đa diện và đầymâu thuẫn. Do vậy, chúng ta không nên đánh đồng nó với thế giới quan tự nhiên chủ nghĩa và thế giới quan triết học củaông. Bản thân Freud cũng luôn bày tỏ thái độ tiêu cực đối với mọi quan điểm triết học. Ông thường khẳng định học thuyết của mình không phải là khoa học triết học, mà là khoa học cụ thể, dựa trên những sự kiện và quan sát thực tế của y học lâm sàng, của tâm thàn học, dân tộc học, sử học, v.v.. Mặc dù vậy, dẫu đã có cố gắng khắc phục, song các quan điểm xã hội và văn hóa học của ông vẫn là một thứ siêu hình học trừu tượng, tư biện. Quan niệm của ông về vai tròquyết định của bản năng và dục vọng vô thức, về cuộc đấu tranh giữa Eros và Tanatos đã làm cho các luận điểm lý luận của ông trở nên gần gũi với chủ nghĩa phi duy lý triết học. Từ thế giới quan khoa học tự nhiên đến chủ nghĩa phi duy lý và "triết học cuộc sống" đã được sinh học hóa, từ tâm lý học cá nhân mang sắc thái sinh học hóa đến quan điểm lịch sử - xã hội về nguồn gốc, chức năng và số phận của văn hóa, về tính chất khủng hoảng của nó - đó là cách tiếp cận mà Freud đã sử dụng khi nghiên cứu văn hóa. Chính tính đa sắc thái này đã cho phép chúng ta nhận thấy cả yếu tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực trong cách tiếp cận của ông với một hiện tượng cũng đa sắc thái như văn hóa trong đời sống con

Page 23: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀ VẤN ĐỀ   BẢO TỒN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC

                                                                                                Nguyễn Ngọc Quyến

Th.s triết học. Chủ nhiệm khoa Kiến thức cơ bản                                                      

          Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề về văn hoá luôn có một vị trí quan trọng. Những quan điểm của Người về văn hoá là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định chính sách, sách lược phát triển văn hoá qua các giai đoạn xây dựng đất nước. Những quan điểm và hoạt động văn hoá của Người đã góp phần vào sự tiến bộ vàphát triển nền văn minh của nhân loại. Công lao to lớn này đã được đánh giá trong Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngàysinh của Người: “Sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc, tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểubiết lẫn nhau. Người là vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, và là nhà văn hoá kiệt xuất”[1].          Với tầm vóc của một danh nhân văn hoá thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hoá. Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hoá và vấn đề gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta có cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới hôm nay.          Mang trong mình truyền thống văn hoá phương Đông lại được tiếp thu những tinh hoa của các nền văn minh trên thế giới, Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của mình về văn hoá trong nhận

Page 24: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

định: “ý nghĩa của văn hoá: vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và cácphương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra. Nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[2]          Quan điểm trên của Hồ Chủ tịch đã khái quát được nội dung rộng nhất của phạm trù văn hoá. Nó không chỉ bao hàm hoạt động tinh thần của con người mà còn cả những hoạt động vật chất mà trong đó chứa đựng, phản ánh tác động của tư duy đến kết quả của hoạt động. Đồng thời chỉ ra nguồn gốc động lực sâu xa của vănhoá đó là nhu cầu sinh tồn của con người với tư cách là chủ thể hoạt động của đời sống xã hội – một hoạt động khác hẳn với hoạt động sinh tồn bầy đàn của các loài động vật. Theo ý nghĩa này, chất văn hoá được hàm chứa trong mọi lĩnh vực hoạt động kể cả hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất cùng với các giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra trong hoạt động của mình.          Đây chính là nội dung quan điểm về văn hoá của chủ nghĩa Mác-Lênin mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lĩnh hội được trong quá trình hoạt động cách mạng phong phú của mình. Học thuyết Mác-Lênin về văn hoá được dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử về các hình thái kinh tế – xã hội như nhữnggiai đoạn phát triển tuần tự của xã hội loài người, về mối quan hệ tương hỗ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo đó văn hoá là tính đặc thù của xã hội, thể hiện mức độ phát triển lịch sử mà con người đạt được. Văn hoá là biểu hiện sự thống nhấtcủa tự nhiên và xã hội, là đặc tính về khả năng và sức sáng tạo của con người, nó bao hàm trong mình không chỉ những giá trị cụ thể như máy móc, công cụ kỹ thuật, kết quả nhận thức, các tác phẩm nghệ thuật, các chuẩn mực pháp quyền, đạo đức.v.v…mà còn cả sức mạnh chủ quan của con người và những khả năng trong hoạt động như tri thức, sự khéo léo, thói quen nghề nghiệp, mức độ phát triển của khả năng cảm thụ thẩm mỹ, thế giới quan, phương thức và hình thức giao tiếp của con người trong xã hội.          Từ quan điểm khái quát “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi

Page 25: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài nggười đãsản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” của Hồ Chí Minh, ta thấy văn hoá bao hàm hai lĩnh vực là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần tương ứng với hai hình thức sản xuất của xã hội loài người là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Văn hoá vật chất biểu hiện lĩnh vực hoạt độngvật chất và toàn bộ kết quả của hoạt động này, bao gồm: công cụ lao động, nhà ở và những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày như ăn, mặc, đi lại, thông tin, giao lưu.v.v…Văn hoá tinh thần được phản ánh trong hoạt động ý thức, hoạt động sản xuất tinh thần, cùng với toàn bộ kết quả của nó như: hoạt động nhận thức, đạo đức, pháp luật, nghệ thuật, giáo dục đào tạo, tôn giáo tín ngưỡng.v.v…Việc phân định hai lĩnh vực văn hoá trên đây chỉ là tương đối vì mỗi kết quả của những hoạt động này đều hàm chứa trong mình nó cả hai giá trị, giá trị vật chất và giá trị tinh thần.          Nhìn từ góc độ triết học ta thấy phạm trù văn hoá trongquan điểm của Hồ Chí Minh bao hàm: ý thức xã hội với các hình thái và cấp độ tâm lý, hệ tư tưởng của nó như khoa học, chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo và Tồn tại xã hội – một bộ phận của tự nhiên đã in trên mình dấu ấn hoạt động có ý thức của con người trong quá trình sinh tồn và phục vụ cho nhu cầu sinh tồn đó của con người.          Mỗi một hình thái kinh tế – xã hội được phản ánh bởi một nền văn hoá tinh thần như một giá trị lịch sử. Cùng với sự thay đổi của hình thái kinh tế – xã hội, cũng diễn ra sự chuyển hoá nền văn hoá của xã hội đó. Đây không phải là sự đứt đoạn trong quá trình phát triển của nền văn hoá, khước từ mọi di sản và truyền thống của nền văn hoá cũ. Mỗi một nền văn hoá mới luôn kế thừa những thành tựu của nền văn hoá trước đó đồng thời được bổ sung những yếu tố mới phù hợp với những quan hệ và đặc điểm của hình thái kinh tế – xã hội mới. Trong tiến trình này quan điểm về văn hoá của chủ nghĩa mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ tính đa dạng văn hoá của các dân tộc, chống lạiquan điểm độc tôn của bất kỳ nền văn hoá nào.         Cũng xuất phát từ quan điểm cho rằng sự phát triển của văn hoá gắn liền với sự phát triển của các hình thái kinh tế – xãhội của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy ngoài tính chất toàn nhân loại, còn có đặc thù của mỗi giai đoạn

Page 26: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

phát triển lịch sử là phải phản ánh ý thức hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền trong xã hội ở giai đoạn ấy.          Vận dụng nguyên lý trên đây của chủ nghĩa Mác-Lênin vàothực tiễn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và định hướng đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, để hình thành những yếu tố mớicủa văn hoá dân tộc phải phù hợp với giai đoạn phát triển lịch sửmới của xã hội Việt Nam. Hồ Chí Minh đã chủ trương năm điểm cơ bản: “Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường; xây dựng luân lý: biết hy sinh, làm lợi cho quần chúng; xây dựng xã hội: mọi sựnghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội; xây dựng chính trị: dân quyền; xây dựng kinh tế”[3].Đây là năm điểm quan trọng để xây dựng một nền văn hoá mới mà Hồ Chí Minh đã tiênliệu ngay khi còn phải sống trong gông xiềng của nhà tù Tưởng Giới Thạch.          Mặc dù hiểu và khái quát văn hoá như một phạm trù rộng bao hàm cả lĩnh vực hoạt động vật chất và tinh thần của xã hội, nhưng trong các bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đềcập đến văn hoá với nghĩa hẹp của nó là phản ánh những hoạt động tinh thần cùng các giá trị mà hoạt động này tạo ra. Ngay với nghĩa hẹp, thì văn hoá cũng có vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người, nó đứng ngang hàng với các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội loài người như chính trị, kinh tế, xã hội. Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá nói chung, chủnghĩa Mác-Lênin nói riêng đóng vai trò quan trọng, tạo bước nhảy vọt triệt để trong tư duy, hành động của con người và các dân tộcbị áp bức. Nhìn từ góc độ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chính ánh sáng văn hoá của chủ nghĩa Mác-Lênin là một động lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Đến lượt mình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem ánh sáng văn hoá mới đó của chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường cho dântộc ta và các dân tộc bị áp bức khác trong cuộc cách mạng giải phòng mình – Con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.         Ngay từ khi còn hoạt động ở Pháp, nhìn thấy ánh sáng vănhoá mới của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh kịch liệt lên án chính sách ngu dân của chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc địa, vạch trần tâm địa xấu xa, bỉ ổi của Đơvila – kẻ âm mưu: “Đối với dân bản xứ, thì ta phải giữ họ vĩnh viễn trong vòngnô lệ”[4]bằng rượu cồn và thuốc phiện. Người viết: “Chúng tôi

Page 27: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

thiết tưởng rằng, những người Pháp thông minh và chân thực biết rõ tính ưu việt của mình ở bất cứ nơi nào mình sống, thì không cần phải sống giữa những người bản xứ vĩnh viễn bị khoá mồm, bịt miệng và bị xỏ mũi, mới có thể giữ được tính ưu việt”[5]. Để thaythế văn hoá nô dịch của chủ nghĩa thực dân bằng một nền văn hoá mới cách mạng, ngay sau khi vừa giành được độc lập, tại phiên họpđầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị mở ngay chiến dịch chống nạn dốt.Theo Người một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, Người coi dốt nát cũng là một thứ giặc, xem đói nghèo cũng như những tập tục lạc hậu cũng là một loại kẻ thù. Người khẳng định văn hoá là tinhhoa của dân tộc, văn hoá phải góp phần khẳng định vị thế của một dân tộc.          Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõnhững mục tiêu cơ bản mà cách mạng Việt Nam cần phải đạt được trong lĩnh vực văn hoá là: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc, đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”[6].          Chủ trương trên đây thể hiện rõ ràng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giá trị văn hoá dân tộc. Người cho rằng: “Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu”[7]. Người đòi hỏi phải biết giữu gìn vốn văn hoá quý báu của dân tộc, khôi phục những yếu tố tích cực trong kho tàng văn hoá dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống văn hoátinh thần của nhân dân. Đây là quan điểm bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc có chọn lọc của Hồ Chí Minh.          Tư tưởng bảo tồn vốn quý văn hoá dân tộc được thể hiện trong sắc lệnh về bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam ký ngày 23/11/1945, tức là ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủCộng hoà mới ra đời. Trong đó quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Đông phương Bắc cổ học viện. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến những di sản văn hoá dân tộc. Đối với người những làn điệu dân ca, những áng thơ cổ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Tư tưởng về bảo tồn văn hoá dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phủ nhận sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau của văn

Page 28: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

hoá các dân tộc mà ngược lại, khẳng định sự giao hoà giữa các nềnvăn hoá của các dân tộc khác nhau lại thúc đẩy sự phát triển văn hoá của mỗi dân tộc, làm cho nó hoàn thiện hơn, phong phú hơn. Người cho rằng: “Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hoá Đông phương và Tây phương chung đúc lại…Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta phải học lấy để phải tạo ra một nền văn hoá Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hoá xưa và vănhoá nay trau dồi cho văn hoá Việt Nam thật có tinh thần thuần tuýViệt Nam đề hợp với tinh thần dân chủ”[8].          Với hơn ba mươi năm bôn ba ở các nước khắp năm châu, HồChí Minh là người am hiểu các trào lưu nghệ thuật trên thế giới, nhận dạng chính xác và đánh giá đúng từng nền văn hoá của nhân loại. Vì vậy Người kêu gọi phải học cái hay trong từng nền văn hoá của mỗi dân tộc trên thế giới. Vì thế mà ở đâu cũng vậy, với phong cách ung dung của một nhân sĩ phương Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể đàm luận hết sức chi tiết, cụ thể về các danh nhân tiêu biểu của từng nền văn hoá của các dân tộc khác nhau trên thếgiới. Người khâm phục nền văn hoá phát triển của các dân tộc khác, không kể đó là những dân tộc mà chế độ chính trị của họ đang là kẻ thù xâm lược của nhân dân Việt Nam. Nhà báo Mỹ đã nhậnxét: “Cụ Hồ Chí Minh là một con người yêu mến văn hoá Pháp trong khi chống thực dân Pháp. Một con người biết coi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ, khi Mỹ phá hoại đất nước cụ”[9].          Quan điểm văn hoá của Hồ Chí Minh chống lại mọi biểu hiện kỳ thị, độc tôn về văn hoá. Đúc kết trong kho tàng tri thức của mình tinh hoa văn hoá đông, tây, kim, cổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chủ trương kế thừa truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc phải đi đôivới việc học tập và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. Những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá là kim chỉ nam cho chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó có thể hội nhập và giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới, cùng nhau phát triển.          Xu hướng chung của văn hoá nhân loại trong tương lai làkết hợp hài hoà nền văn minh khoa học công nghiệp phương tây với tinh hoa văn hoá nhân bản phương đông. Cả hai ưu thế này đã được đúc kết trong nhân cách vĩ đại và tư tưởng sâu rộng về văn hoá HồChí Minh. Đúng như cảm nhận của nhà thơ Xô - Viết Ôxip Mandenxtamkhi tiếp xúc với Người cuối năm 1923: “Từ Nguyễn ái Quốc đã toả

Page 29: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

ra một nền văn hoá, không phải văn hoá Châu Âu, mà có lẽ là văn hoá của tương lai”[10]. 

CÂU 4: Vai trò của VH và xu hướng toàn cầu hóa ngày nay.

   Xu thế toàn cầu hoá đã lan toả và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đến mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên toàn cầu hoá diễn ra không đồng đều ở tất cả các nơi và trong tất cả các lĩnh vực. Nếu như trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hoá diễn ra khá suôn sẻ thì trong lĩnh vực văn hoá, toàn cầu hoá luôn vấp phải xu hướng phân ly. Do đó mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá đang là một chủ đề được quan tâm tìm hiểu.

      Sách gồm 3 chương. Chương I: Xung quanh khái niệm văn hoá. Chương II: Vấn đề toàn cầu hoá văn hoá và đa dạng hoá văn hoá. Chương III: Vai trò của văn hoá đối với phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá.  Đại hội đại biểu Đảng lần thứ VIII (1996) đã có chủ trương “xây dựng nềnvăn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đó là một trong 10 định hướng phát triển của đất nước đến năm 2020. Nhận thức được xu thế tất yếucủa toàn cầu hoá, chúng ta sẽ chủ động đón nhận và ứng phó đúng đắn với nó, tiếp nhận có sáng tạo những yếu tố tích cực, tỉnh táo ngăn chặn những nguy cơ gây xung đột.

      Nội dung chủ yếu của cuốn sách đi vào phân tích và luận giải những vấn đề như: khái niệm văn hoá, bản sắc văn hoá và bản sắc dân tộc, toàn cầu hoá văn hoá và đa dạng văn hoá, toàn cầu hoá văn hoá và xung đột xã hội, vai trò của văn hoá đối với phát triển, đặc biệt là phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hoá, một số cơ sở văn hoá của phát triển  bền vững… Những vấn đề này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi được tranh luận hiện nay: Bản sắc dân tộc có phải chỉ là bản sắc văn hoá không? Có thể toàn cầu hoá văn hoá và văn hoá toàn cầu không? Nếu cóthì toàn cầu hoá văn hoá có làm triệt tiêu bản sắc và đa dạng văn hoá không? Văn hoá toàn cầu có phải là văn hoá đại chúng không?

      Giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài ở Việt Nam đang được mở rộng. Một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước hình thành. Các tài năng văn hóa - nghệ thuật được khuyến khích. Nhiều di sản văn hóa - cả vật thể và phi vật thể - được giữ gìn, tôn tạo. Hệ thống các sản phẩm văn hoá góp phần trực tiếp vào sự phát triển, tăng trưởng của ngành du lịch, của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá thực sự khởi sắc, góp phần làm cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao,văn hoá, con người và cuộc sống Việt Nam được bạn bè hiểu biết rõ hơn. Dân trí được nâng lên, cùng với văn hoá phát triển đã góp phần khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội, tạo ra bầu không khí dân chủ, niềm tin của nhân dân được nâng lênkhông ngừng. Do đó để hiểu, để biết về văn hoá và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá là một điều thực sự cần thiết.

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quymô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chungvà tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin,văn hoá.

"Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là:

Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,

Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ởcác khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế.

Xem bài nói riêng về toàn cầu hoá kinh tế

Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.

Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển.

Khái niệm này cũng chia sẻ một số tính chất với khái niệm quốc tế hoá và có thể dùng thay cho nhau được, mặc dù có một số người thích dùng "toàn cầu hoá" để nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia.

Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế,công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội.... Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoá nói chung.

Khái niệm chủ nghĩa toàn cầu, nếu chỉ được sử dụng trong phạm vi kinh tế, có thể được xem là trái ngược hẳn với khái niệm chủ nghĩa kinh tế quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ. Nó có liên quan đến khái niệm chủ nghĩa tư bản không can thiệp và chủ nghĩa tân tự do.

Page 30: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Biểu hiện của toàn cầu hóa[sửa]Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.

Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên

lạc và điện thoại Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo. Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn

cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo. Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt

khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá,Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá.

Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC

Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyềnCác rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:

Thúc đẩy thương mại tự do

Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc

không có

Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản

Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ

Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)

Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa

nhận)

Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉlà một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợpLiên hiệp châu Âu và NAFTA hiện tại.

Tác động của toàn cầu hoá[sửa]

Khía cạnh kinh tế[sửa]Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh chính trị phía dưới), quyền lực này sẽ chuyểnvề tay các tổ chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế.

Page 31: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.

Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ[sửa]Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc, mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:

Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;

Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự" Mỹ hoá " thế giới.

Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:

nỗ lực che giấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra. cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi cùng với một sự đồng nhất hoá toàn

cầu một cách tương đối.

Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một thứ tiếng Anh nghèo nàn do những người không phải là người Anglo-Saxon dùng khi họ ở nước ngoài. (Lưu ý là "tiếng Anh toàn cầu" không phải là tiếng Anh cơ bản như trong phiên bản Wikipedia bằng tiếng Anh đơn giản).

Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới: thay vì một chính sáchvăn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng,phần lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác! Do sự bắt chước một cáchmáy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu"("globish") vì các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v.). Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khácsẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai Anh - franglais).

Khía cạnh chính trị[sửa]Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay.

Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trênhành tinh này tham gia vào quá trình quyết địnhnhững việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".

Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện tất cả công dân trên thế giới.

Đề tài: Đặc điểm của toàn cầu hoá

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử từ xa xưa đến nay, không một cộng đồng, một quốc gia hay một dân tộc người náôc thể phát triển bình thườngmà không quan hệ không trao đổi giao lưu trên các lĩnh vực: Kinh tếLuận văn Kinh Tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng.v.v với các cộng đồng dân tộc, với các quốc gia khác. Do đó quan hệ quốc tế xuất hiện với tư cách là quan hệ lâu đời và phổ biến

Nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình phát triển xã hội.Toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự chấm dứt chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới – hoà bình hợp tác và phát triển. Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế kéo theo nó là những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình đó.

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới là một nội dung, một khía cạnh quan trọng hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu

Page 32: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

tìm hiểu sâu về toàn cầu hoá kinh tế là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn.

Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa vào cuối những năm 80 và đầu thập kỷ 90 đã làm biến đổi trật tự hệ thống thế giới. Cũng trong thời điểm chuyển đổi ấy, khái niệm toàn cầu hoá bắt đầu được hình thành và được sử dụng một cách phổ biến. Những quan hệ liên kết vượt lên trên quốc gia, đôi khi người ta cách điệu “siêu quốc gia”, ấy gọi là quá trình quốc tế hoá.Chính do xu hướng quốc tế, toàn cầu hoá xuất hiện gắn liền với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư vản mà dẫn đến quan niệm về quốc tế hoá trước kia và toàn cầu hoá ngày nay là xu thế lớn của sự vận động nền kinh tế thế giới. Vậy thì toàn cầu hoá là gì? Toàn cầu hoá đó là sự gia tăng tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động phục thuộc lẫn nhau là quá trình mở rộng quy mô và cường độ hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầutrong sự vận động phát triển.Tham gia vào quốc tế hoá, toàn cầu hoá là thực hiện hội nhập quốc tếToàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm đa phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.v.v Trong các mặt đó thì toàn cầu hoá kinh tế vừa là trng tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh vực khác của toàn cầu hoá.

Vậy thì toàn cầu hoá kinh tế là gì. Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau của nhiều nhà kinh tế. Thực chất: Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau gữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và laođộng trên phạm vi toàn cầu hoá. Quá trình tham gia vào xu thế đó là của các quốc gia được gọi là hội nhập kinh tế.

II- ĐẶC ĐIỂM CỦA TOÀN CẦU HOÁNgày nay, toàn cầu hoá đang là một tiến trình hiện hữu, khách quan và có tác động ngày càng quyết định tới sự phát triểncủa rất thảy mọi quốc gia. Đối với những nước “đến muộn”, khi hoạch định chính sách phát triển quốc gia không nên bỏ quanhững nét đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá hiện nay; đó là:1- Sự đinh hình nền kinh tế tri thức:Điểm nổi bật đầu tiên của toàn cầu hoá là sự định hình nền kinh tế tri thức, mà trọng tâm là bước ngoặt mới của sự phát triển khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Tuy còn khác nhau về cách gọi trên, nhưng nền kinh tế tri thức đang định hình ngày càng rõ nét hơn, với những dấu hiệu đánh dấu sự phân biệt rõ rệt vai trò của tri thức đối với sản xuất thời đại ngày nay với ngày kia.Sự định hình những đặc trưng này khiến cho so với bất cứ thời đại kinh tế nào trước đây, nền kinh tế của thế giới đương đại có sự khác biệt có sự cảm nhận đựoc rõ này về sự thiết yếu và giầu có của tri thức. Hơn thế nữa nhiều người còn cho rằng, sự ra đời của nền kinh tế tri thức được xem không phải là sự tiến bộ bình thường, mà là sự thay đổi tạo giai đoạn phát triển lịch sử mới của nhân loại. Sự định hình của kinh tế tri thức, một mặt làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa những nền kinh tế phát triển nhất với phần còn lại của thế giới. Nhưng mặt khác nó cũng tạo ra cơ hội lớn hơn cho việc tiếp cận tri thức phục vụ CNH - HĐH.

CÂU 5: Dưới góc độ VH, giải thích sự khác biệt giữa 2 nền n,thuật p.Đông và p.Tây ( 2 nền m.thuật )

CÂU 6: Dưới góc độ VH g.thích những biểu tượng trong m.thuật H.lạp cổ đại

Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc . Ở phương Tây, nghệ thuật của Đế chế La Mã chủ yếu bắt nguồn từ hình mẫu của nghệ thuật Hy Lạp. Ở phương Đông, công cuộc chinh phục của Alexander Đại đế bắt đầu nhiều thế kỷ giao lưu trao đổi lẫn nhau giữa các nền văn hóa Hy Lạp, Trung Á và Ấn Độ, kết quả là ở nghệ thuật Hy Lạp -Phật giáo, với ảnh hưởng xa đến Nhật Bản.Sau thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, thẩm mỹ nhân văn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cao từ nghệ thuật Hy Lạp đã là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ châu Âu. Cũng vào thế kỷ 19, các truyền thống cổ điển bắt nguồn từ Hy Lạp thống trị nghệ thuật của thế giới phương Tây.

Nghệ thuật của Hy Lạp cổ đại thường được chia theo phong cách thành bốn giai đoạn: hình học, Cổ xưa, cổ điển, và Hy Lạp hóa. Niên đại của phong cách hình học thường được đặt vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên, mặc dù trong thực tế ít biết về nghệ thuật ở Hy Lạp trong giai đoạn 200 năm trước đó(theo truyền thống được gọi là kỉ nguyên Hy Lạp tăm tối), thời kì thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đã chứng kiến sự phát triển chậm của phong cách cổ xưa như được minh chứng bằng kiểu tranh vẽ men đen trên đồ gốm. Sự khởi đầu của các cuộc chiến tranh với Ba Tư (từ năm 480 trước Công nguyên đến năm 448 trước Công nguyên) thường được coi là sự phân chia giữa giai đoạn cổ xưa và các thời kỳ cổ điển, và triều đại của Alexandros Đại Đế(từ năm 336 TCN đến năm 323 TCN) được coi là thời điểm chia tách thời kì cổ điển khỏi thời kì Hy Lạp hóa.

Trong thực tế, không có quá trình chuyển đổi mạnh từ một thời kì này tới một thời kì khác. Các hình thức nghệ thuật pháttriển với tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của thế giới Hy Lạp, và như trong bất kỳ thời đại, một số nghệ sĩ làm việc với phong cách sáng tạo hơn hơn những người khác. Truyền thống địa phương đặc thù, bảo thủ trong đặc điểm, và

Page 33: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

các điều kiện của văn hóa địa phương, cho phép các nhà sử học xác định được nguồn gốc của bất cứ sự thay đổi nghệ thuật nào.

GHỆ THUẬT HI LẠP:

  nền nghệ thuật từ thế kỉ 12 tCn. đến thế kỉ 1 tCn. của vùng đất Hi Lạp,các đảo lân cận và miền duyên hải Tiểu Á. Cho đến nay, NTHL vẫn được tôn vinhlà nghệ thuật kinh điển, ảnh hưởng của nó lan rộng toàn thế giới.1. Điêu khắc: bộ phận quan trọng nhất của NTHL, biểu hiện rõ nét lí tưởng về

cái đẹp và sự nghiên cứu sâu sắc cơ thể con người. Giai đoạn sơ kì (từ thế kỉ7 tCn.), điêu khắc mang nhiều chất nguyên thuỷ, tượng người thường ở thế đứngthẳng, đàn ông ở dạng khoả thân, miêu tả hình tượng chiến sĩ và các anh hùng.Cuối giai đoạn sơ kì, xuất hiện nhiều phù điêu và tượng trang trí ở các đềnthờ.Giai đoạn cổ điển của điêu khắc Hi Lạp (từ thế kỉ 5 tCn.) thể hiện lí tưởng

và những quy chuẩn mĩ thuật của chủ nghĩa anh hùng, đặc điểm chung của tượnglà cơ thể tráng kiện, tinh thần cao thượng. Myrông (Myron) là một đại biểu củathời kì này, chuyên tạc tượng đồng, tác phẩm “Người ném đĩa” là sự kết hợp caođộ giữa động tác mạnh mẽ và tinh thần sung mãn (x. Myrông). Phiđiat (Phidias)thường làm tượng có kích cỡ lớn và dùng vật liệu quý như vàng, ngà voi (naychỉ còn những bản sao chép nhỏ), tác phẩm quan trọng nhất của ông là các điêukhắc ở đền Pactênông (Parthénon - thành Aten; x. Phiđiat). Đỉnh cao của NTHL vàcũng là một đỉnh cao của nghệ thuật thế giới là Pôlyclet (Polyclète), chuyêntạc tượng chiến binh và võ sĩ; bức “Người cầm giáo”, một tượng nam có tỉ lệgiữa đầu và thân là 1/7, được coi là tỉ lệ chuẩn mực của điêu khắc cổ điển(x. Pôlyclet). Ở cuối giai đoạn cổ điển, phong cách nghệ thuật mang chất lítưởng được thay thế bằng cách biểu hiện mang tính thế tục, có nhiều nét cátính hơn, chứa đậm tư tưởng và tình cảm của tác giả. Đại biểu cuối cùng củagiai đoạn này là nhà điêu khắc Lyxip (Lysippe), tương truyền ông có đến 1500tác phẩm, hầu hết bằng đồng (x. Lyxip). 

Page 34: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Nghệ thuật Hi Lạp"Apôlông" (tượng đá, thế kỉ 4 tCn.; Hi Lạp)

Giai đoạn “Hi Lạp hoá” (323 tCn - thế kỉ 1 tCn.) điêu khắc phát triển khuynhhướng thế tục, nhưng ở một số tác phẩm xuất sắc vẫn giữ được tinh thần cổđiển, tiêu biểu là tượng “Nữ thần chiến thắng” (đầu thế kỉ 2 tCn.; x. “ Nữ thần chiến thắng Xamôt ơ rat “ . Tượng thần Vệ nữ ở đảo Milô (Milo) và các tượng nữ thầnở giai đoạn này cho thấy ý nguyện của các nhà điêu khắc không phải là đúc tạothiên thần, mà là diễn tả vẻ đẹp thân hình của người phụ nữ, phục vụ cho sựhưởng thụ cái đẹp nhân tính. Trung tâm mĩ thuật của giai đoạn này là tiểuVương quốc Pecgam (Pergam; x. Pecgamôn), nơi có đàn tế thần Zơt (Zeus) xâydựng năm 180 tCn., với những phù điêu trang trí mô tả cuộc chiến giữa ngườikhổng lồ với thần, nhóm tượng Laocôn không còn tinh thần cổ điển mà mang tínhkhoa trương (x. “ Laocôn và các con ” ).2. Trang trí trên đồ gốm cũng là một thành tựu của NTHL. Gốm phong cách hình

học (từ thế kỉ 10 tCn.) có hoa văn trang trí, hình vẽ người và động vật cáchđiệu theo dạng hình học. Gốm phong cách phương Đông (từ thế kỉ 7 tCn.), do cósự giao lưu và ảnh hưởng của vùng Ai Cập, Tiểu Á, vv., các hình dạng trang trícó khuynh hướng tả thực hơn. Gốm vẽ men đen (từ thế kỉ 6 tCn.), nền gốm màunâu đỏ, hình trang trí màu đen óng. Gốm vẽ men đỏ (từ cuối thế kỉ 6 tCn.),hình gốm màu đen, hình trang trí màu nâu đỏ. Gốm vẽ trang trí trên nền màunhạt, thường là bình lọ dùng trong việc tuỳ táng. Các tác phẩm gốm cho thấy sựphong phú về hội hoạ, về công nghệ chế tác, về phong tục tập quán và cuộc sốngcon người thời Hi Lạp cổ. Một số văn bản cổ còn nói đến tranh vẽ chân dung và

Page 35: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

tranh bích hoạ, nhưng các tác phẩm đó không còn lưu được đến ngày nay (x. Bìnhgốm Hi Lạp).3. x. Kiến trúc Hi Lạp.

Tiêu biểu cho nền hội họa Ai Cập thời kỳ cổ đại là những bức tranh tường có mặt khắp các công trình lớn nhỏ của Ai Cập. Tranh chủ yếu chứa đựng các tích có liên quan đến các vị thần và người sáng lập ra thế giới…Bằng các đường nét đơn giản hài hòa , đến nay thì một số tranh vẫn còn nguyên vẹn sống mãi với thời gian.

Tiêu biểu cho nền hội họa Ai Cập thời kỳ cổ đại là những bức tranh tường có mặt khắp các công trình lớn nhỏ của Ai Cập. Tranh chủ yếu chứa đựng các tích có liên quan đến các vị thần và người sáng lập ra thế giới…Bằng các đường nét đơn giản hài hòa , đến nay thì một số tranh vẫn còn nguyên vẹn sống mãi với thời gian.

Điêu khắc

Tượng đài kỵ sĩ tiêu biểu cho nền điêu khắc La Mã thời kỳ cổ đại và nhiều tác phẩm khác như: Tượng Hoàng đế Mac-Ô-ren trên lưng ngựa…

Tiêu biểu cho nền hội họa Ai Cập thời kỳ cổ đại là những bức tranh tường có mặt khắp các công trình lớn nhỏ của Ai Cập. Tranh chủ yếu chứa đựng các tích có liên quan đến các vị thần và người sáng lập ra thế giới…Bằng các đường nét đơn giản hài hòa , đến nay thì một số tranh vẫn còn nguyên vẹn sống mãi với thời gian.

Điêu khắc Hy Lạp cổ đạiTrong các loại hình nghệ thuật ở Hy Lạp cổ đại, hội họa và âm nhạc rất mờ nhạt, chỉ có điêu khắc và kiến trúcđã đạt được những thành tựu rực rỡ.Những công trình điêu khắc từ thế kỷ VIII-VII TCN còn cứng nhắc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật phươngĐông nhưng dần dần, nó đã vượt qua chủ nghĩa công thức, vươn tới chủ nghĩa hiện thực.

Người Gaul chết gục - tượng cổ Hy Lạp năm 230 trước Công Nguyên.Tới thế kỷ V-IV TCN, nghệ thuật tạo hình đạt tới trình độ phát triển nhất. Những công trình sáng tạo gắn liềnvới tên tuổi các nghệ sĩ tài ba như Polignos, Miron, Phidias, họ đã thể hiện tác phẩm sinh động và có tính tưtưởng sâu sắc. Thậm chí, các bức tượng Thần Athéna và Marchiatte của Miron còn diễn tả tinh tế nội tâm của nhânvật.

Nypei sắp chết - tượng cổ Hy Lạp năm 440 trước Công Nguyên.Cổ Hy Lạp là cội nguồn của nền văn hóa châu Âu. Sự ra đời và phát triển của mỹ thuật Hy Lạp có quan hệ mậtthiết với điều kiện môi trường tự nhiên, đặc điểm dân tộc và lịch sử xã hội. Thần thoại Hy Lạp là mảnh đất nảysinh ra mỹ thuật Hy Lạp. Ở trong môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn đó, các nhà nghệ thuật Hy Lạp đã sángtạo những công trình nghệ thuật kiệt xuất, để lại trong kho tàng nghệ thuật nhân loại những di sản vô giá.

Thần trời Zeus - tượng đồng Hy Lạp năm 460 trước Công Nguyên.Trong thời Hy Lạp cổ đại – một trong những thời kỳ phát triển đỉnh cao của điêu khắc, điêu khắc khoả thân dườngnhư là trào lưu chủ đạo của cả thời kỳ. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc thời kỳ này đều là khỏa thân.

Page 36: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Ý kiến của các chuyên giaKhi ngắm các bức tượng khỏa thân thời Hy Lạp cổ đại, nhiều người không khỏi tò mò, tại sao phần lớn những bứcđiêu khắc đều khoả thân? Câu hỏi này quấn lấy vô số những học giả, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu…Ý kiếncủa họ cũng rất khác nhau.

Người ném *a sắt - tượng khắc Nyron – Hy Lạp cổ đại sơ kỹ cổ điển.Giới lý luận gia chia nghệ thuật cổ Hy Lạp thành ba thời kỳ: một là thời kỳ Cổ Phong – thời kỳ hình thành mỹthuật Hy Lạp. Tuy rằng mỹ thuật Hy Lạp từng bước hình thành phong cách riêng, nhưng nó vẫn giữ được dấu ấn củamỹ thuật Ai Cập.Hai là thời kỳ cổ điển, ở thời kỳ này mỹ thuật Hy Lạp định hướng theo biểu hiện tính tự nhiên và hiện thực,đồng thời theo đuổi một thứ lý tưởng đẹp, họ tập trung sức lấy tinh thần của nhân vật anh hùng với sự hoàn mỹcủa hình tượng và sự tôn nghiêm tạo sự hài hòa thành một thể thống nhất.Ba là thời kỳ Hy Lạp hóa, văn hóa Hy Lạp vươn dài ra, đồng thời mở rộng giao lưu với phương Đông. Thời kỳ nàymỹ thuật còn duy trì truyền thống cổ điển Hy Lạp, những kỹ xảo càng trở nên thành thục, nó theo đuổi hiệu quảkịch tính và biểu đạt của sự hào hứng và cá tính. Như một tác phẩm kiệt tác: “Vận mệnh ba nữ thần”, “Người ném*a”, “Hoàng tử LaoCoon”, “Người Homao”.Có ý kiến cho rằng, quan điểm “Thần người đồng hình đồng tính” làm cho thần chỉ có khuôn mặt của người và tìnhcảm của người biểu hiện nghệ thuật với cuộc sống con người có hơi thở chung. Khí hậu ở Hy Lạp mát mẻ để ngườiHy Lạp có nơi vận động lộ thiên rộng lớn. Vận động viên Olympic khỏa thể thi đấu là điều kiện để các nhà nghệthuật lấy đó làm đề tài khắc họa năng lượng hình thể con người khỏe mạnh và có sức hấp dẫn nhất.Vì thế, một số chuyên gia cho rằng việc xuất hiện những bức tượng khỏa thân có liên quan chặt chẽ với việcchiến tranh triền miên và sự thịnh hành của các bộ môn thể thao. Trong mắt những người Hy Lạp cổ thì một conngười lý tưởng là những nam nữ khoả thân có huyết thống tốt, phát triển bình thường, tỷ lệ cân đối, tay chân cơthể chắc khoẻ, giỏi các môn thể thao.Một số chuyên gia khác lại có quan điểm, nghệ thuật khoả thân của Hy Lạp cổ đại bắt nguồn từ… phong tục khoảthân của người cổ đại.Các học giả Trung Quốc, chẳng hạn như Phan Tùy Minh lại cho rằng điêu khắc khoả thân của Hy Lạp là kết quả củachủ nghĩa khoái lạc về giới tính đang là phong tục thời thượng lúc bấy giờ. Nó không bắt nguồn từ phong tụckhoả thân cũng không bắt nguồn từ các môn thể thao khoả thân.Tuy vậy, các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng, mọi người vẫn chưa thể biết được trong cácphán đoán của giới chuyên môn, cái nào là đúng cái nào là sai.

THỨ SÁU, 21 THÁNG 10 2011 00:02 KH&ĐS ONLINE

Sự thịnh trị của nền văn minh Hy Lạp trong thời kì chiếm hữu nô lệ (Thế kỷ VIII - VI tr. CN.) đã hình thành nên 2 loại hình thành bang: nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp.  Sự phát triển về kinh tế và ảnh hưởng của tín ngưỡng đa thần khiến người Hy Lạp ra sức xây dựng những đền thờ và những quần thể thánh địa vô cùng kì vĩ. Tiêu biểu nhất trong kiến trúc thánh địa phải kể đến là quần thể thánh địa Apollo tại xứ Delphi - nơi những tư tế của thần Apollo truyền đạt những ý chỉ của thần và xem bói vận mệnh cho mọi người.

Quần thể thánh địa Apollo tại xứ Delphi 

Quần thể thánh địa Apollo được xây dựng vào năm 370 tr. CN. và mất 30 năm để hoàn thành. Trong quần thể thánh địa, vai trò của đềnthờ được nhấn mạnh và phối hợp hài hòa với những công trình công cộng cùng hệ thống đường xá tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa tự nhiên nhưng phong phú và tầng lớp do kết hợp với yếu tố địa hình. Tại đây, để kỉ niệm việc thần Apollo giết chết con long xà khổng lồ Python trong truyền thuyết người ta tổ chức thi điền kinh 4 năm một lần để vinh danh thần ánh sáng Apollo vĩ đại.

Cùng với quần thể thánh địa, các loại hình kiến trúc công cộng cũng hết sức phát triển. Đó là hai hình thái kiến trúc gồm Agora - những công trình mang tính dân dụng và Acropolis - quần thể kiến trúc với nhiều đền đài thường được xây cất trên những khu đất cao(đồi, núi). Agora là những trung tâm chính trị, thương mại của thành phố bao gồm quảng trường, chợ, sảnh hội họp, sảnh hội đồng vàphòng hội đồng. Thời kì đầu, các Agora thường không có hình dạng cụ thể, bố cục tự do nhưng từ cuối TK IV tr. CN. trở đi thì có hình dáng hình học cụ thể. Được vây quanh bằng hàng cột thức 2 tầng. Các Agora thường chiếm khoảng 5% diện tích của một thành phố.

Acropolis 

Các Acropolis được đặt trên vị trí cao, những đền đài này tạo cho thành phố những góc nhìn hết sức mĩ quan. Các Acropolis thường mang một bố cục tự do, tương thích với thiên nhiên và địa hình. Trong đó nổi bật lên vai trò của những điện thờ thần thánh của người Hy Lạp. 

Những đối tượng đáng nghiên cứu ở đây bao gồm: Acropole ở Athene, các đền thờ và các công trình liên quan quan trọng ở đây trên Acropole như đền Parthenon, đền Erechtheion, sơn môn Propilee và đền thờ Athenes Nike.

Page 37: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

 

Đền Parthenon Người ta vẫn dùng những lời đẹp nhất để miêu tả đền Parthenon, ngôi đền dâng cho nữ thần đồng trinh Athena. Vị thần bảo hộ thành Athens này được coi là hình mẫu tinh xảo nhất của kiến trúc cổ điển và kiệt tác nghệ thuật điêu khắc. Dài 69,5 m, rộng 30,5 m, đềnParthenon có phong cách kiến trúc Doris, hành lang cột chung quanh và hành lang cột bên ngoài quây lấy nội điện. Trong nội điện cókhám thần, bên trong là pho tượng nữ thần lớn chế tác bằng vàng và ngà voi. Hành lang cột chung quanh có 46 cây cột lớn, 8 cây phía trước đền rõ ràng dễ thấy, 17 cột mé bên, mỗi cây có rãnh lõm do rất nhiều đá tròn lớp xếp thành, hiện ra hình chuỳ hướng lênphía trên. Phong cách kiến trúc chủ đạo của đền được tạo nên từ kết cấu gỗ đơn giản, đường nét và hình thức giản đơn nhưng không hề kém tinh tế. Đền Hy Lạp hình chữ nhật, tượng thần ở đầu mút phía đông. Đền lớn mặt ngoài có hành lang cột.

Đền Parthenon xây trên nền đất đền Athena thời kỳ xa xưa, nơi từng thờ pho tượng nữ thần Athena - nữ thần anh hùng, người bảo hộ nghệ thuật - được đúc bằng vàng và ngà voi bởi đôi tay tuyệt vời của nhà điêu khắc vĩ đại Phidias.

Nữ thần Athena 

Đền Parthenon trước kia vốn có màu sắc tươi đẹp trang nhã. Những năm gần đây, Athens khói mù xâm lấn, du khách như sóng triều ào tới khiến đá cẩm thạch bị tổn hại nghiêm trọng. Năm 1867, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dùng đền làm kho đạn dược, sau đó bị quân đội Venicevây đánh, phá huỷ. Thế kỷ 19, kế hoạch trùng tu đền lại phải bỏ dở giữa chừng bởi sự cản trở.Ngày nay, dù cho rất nhiều cây cột bịtròng dây kéo đổ, rất nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bị viện bảo tàng nước ngoài thu giữ, đền Parthenon vẫn là một cảnh quan làm rung động hồn người. 

 

Đền Erechtheion Đền Erechtheion được xây dựng từ năm 424 - 406 tr. CN. Khác với đền Parthenon: mạnh mẽ, cao lớn mặt bằng hoàn toàn đối xứng với thức cột Doric; đền Erechtheion nhỏ hơn, đứng nép bên cạnh, duyên dáng với thức cột Iônic, và hàng cột Cariatít - những cô gái nô lệ xứ Caria, mặt bằng đền ở thể tự do không đối xứng.

Đền Erechtheion nằm trên thành Acropolis và bảo tàng cổ vật quốc gia Acropolis, là nơi trưng bày những đồ cổ quý giá nhất của Hy Lạp được khai quật cách đây 2.500 năm. Erechtheion là ngôi đền duy nhất trong kiến trúc đền đài Hy Lạp, có mặt bằng không đối xứng, thờ hai Thần Athena, Poseidon. 

Tác giả Erechtheion là kiến trúc sư Pytheos đã đưa ra một giải pháp không bình thường về  mặt bằng và hình khối căn cứ vào địa hình có chỗ chênh nhau 3 mét và căn cứ vào tính chất kỷ niệm của khu đất.

 

Sơn môn Propylees (Cửa lên Acropolis) Là cửa ngõ chính của khu thánh địa Acropolis ở Athens. Được xây dựng vào những năm 437-432 trc. CN. Tác giả là kiến trúc sư Mnesicles.

Vì địa hình ở đây phức tạp, phía Tây thấp hơn phía Đông 1,43m cho nên khối cửa chính thiết kế chênh nhau cốt nền và cốt mái, phần cửa chính trước và sau của công trình có 6 cột Doric, các cột bên trong nội thất dùng thức Ionic. Cánh Bắc của Sơn môn (sảnh trái)là một phòng trưng bày tranh, cánh Nam (sảnh phải) là một hành lang cột. 

Việc kết hợp sử dụng hai thức cột Ionic và Doric lần đầu tiên được phát kiến cho các kiến trúc ở Athenes.

 

Đền Athena Nike (Thờ thần Thắng lợi)Thờ thần thắng lợi Nike được xây dựng vào những năm 449-421 tr. CN. Trước và sau đền có 4 cột Ionic mảnh mai hài hòa. Trên diềm mái của đền Athena Nike có một băng điêu khắc vòng quanh dài 26m và cao 43cm. Cùng với nó là một băng phù điêu ca ngợi chiến thắngvà vinh quang mà thần Nike đem tới.

Tác giả Athena Nike là kiến trúc sư Callicrates. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở khu vực này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tấm đá cẩm thạch có điêu khắc nổi mà mọi người cho rằng đó chính là một bộ phận của dãy lan can nổi tiếng của ngôi đền này. Nữ thần Nike không cánh ( để thắng lợi khỏi bay đi mất) này tuy không còn đầy đủ như nguyên tác nhưng vẫn bộc lộ rõ vẻ trác tuyệt củamột kiệt phẩm như một con người tràn ngập sức khỏe đang vận động linh hoạt, với những xiêm y mỏng manh nổi rõ những nếp gợn lăn tăn như sóng nước.  

Ảnh hưởng của kiến trúc trên vệ thành Acropole ở Athenes đối với hậu thế là rất lớn. Tầm ảnh hưởng này vẫn còn vang vọng đến ngày hôm nay và vẫn là một chuẩn mực cho thiết kế các công trình kiến trúc hiện đại. 

"Trong một chừng mực nào đấy, chúng ta giữ lại cho chúng ta cái giá trị về một tiêu chuẩn và một khuôn mẫu đã đạt đến đỉnh cao" - Karl Marx  

Page 38: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

CÂU 7: Dưới góc độ VH g.thích những biểu tượng trong m.thuật Ai cập cổđại

Mỹ thuật Ai Cập - bí ẩn và quyến rũMỹ thuật - Tạo hình

Đăng ngày Thứ tư, 26 Tháng 9 2012 09:25

Cho đến nay người ta vẫn cố gắng khám phá bí ẩn đằng sau những công trình, di sản còn lại của nền văn minh Ai Cập cổ đại kỳ bí.

Nổi bật nhất là nghệ thuật và chữ tượng hình còn sót lại trong các ngôi mộ, lăng tẩm.

Trong nghệ thuật Ai Cập, điêu khắc và hội họa thường trộn lẫn. Các tác phẩm, tranh vẽ thường được tìm thấy ở phần dưới của các

mảng điêu khắc trên tường. Chúng được các nghệ sĩ sáng tạo để sử dụng nơi công cộng hay trong các lăng mộ với những cảnh, những

câu chuyện về vinh quang của các vị thần hay pharaon.

Nông nghiệp Ai Cập khoảng 1350 – 1300 TCN

Văn minh Ai Cập có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về việc thể hiện hai chiều chân dung con người và không gian. Những tiêu chuẩn này

thay đổi nhẹ trong khoảng thời gian 3.000 năm, cho tới khi Ai Cập bị xâm lược, nền văn minh này biến mất.

Các nghệ sĩ tuân theo những tiêu chuẩn được đặt ra và chủ động thể hiện những cảm giác, biểu hiện về thời đại, thường những biểu

hiện này không nằm trong cuộc sống bình thường, mà là một cảm giác độc đáo, riêng biệt về thế giới. Trong thực tế, những bức bích

họa hay tác phẩm đắp, điêu khắc là những tác phẩm của một tập thể. Nó yêu cầu tất cả mọi người phải làm theo một đường lối, phong

cách chung.

Pharaon Tuthmosis II và thần Amun-Re (vị thần cai quản thời tiết, nông nghiệp) - 1450 TCN

Vậy biểu hiện của những tiêu chuẩn hội họa Ai Cập là gì? Đầu tiên, họ xác định lại thế giới dựa trên cái nhìn 2 chiều sau đó tìm

cách thể hiện một cách rõ ràng nhất. Chân dung con người là sản phẩm của hai cái nhìn khác nhau: chính diện và mặt nghiêng (mặt

bên). Mắt, tai và phần thân trên thường được mô tả trực diện. Trong khi đầu, hông, chân được mô tả nghiêng. Chúng thường được thể

hiện đối xứng. Một nhóm các chân dung thường được làm ngang bằng với một nhóm chân dung khác để tạo nên một hình ảnh đối xứng.

Đặc điểm này chính là tiền thân của nghệ thuật khảm Byzantinme và bích họa châu Âu thế kỷ 14-15. Nghệ sĩ Ai Cập thường chia bề mặt

tác phẩm ra thành các dải khác nhau và dàn cảnh trên nó. Các đường ở giữa các dải được coi là đường chính với các chân dung thể

hiện trên nó. Nếu phần chân nằm trên đường này thì có nghĩa là nó ở xa hơn trên phần nền. Đây chính là cách các nghệ sĩ Ai Cập thể

hiện chiều sâu của không gian.

Ngỗng (thể hiện theo cách nhìn 2 chiều phổ biến theo quy luật nghệ thuật Ai Cập cổ đại) - 2530 TCN

Còn một quy luật nữa là việc thể hiện da đàn ông đen hơn da phụ nữ. Điều nói lên những người đàn ông làm việc bên ngoài nhiều hơn

và phụ nữ dành nhiều thời gian cho việc nhà. Sự tương quan này còn được thể hiện ở việc mô tả chân của người phụ nữ nằm cùng nhau

và chân của người đàn ông thường là dang rộng theo bước, thể hiện rõ ý: đàn ông năng động hơn phụ nữ trong xã hội thời đó.

Page 39: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Bẫy chim tại đầm lầy - 1350 TCN /Kiểm tra gia súc - 1350 TCN

Những quy luật của nghệ thuật Ai Cập cổ đại và những chữ tượng hình đi kèm với các chân dung không chỉ thể hiện những nghi lễ tôn

giáo và các chiến công của các pharaon và còn thể hiện cái nhìn phức tạp về thế giới.

Thần Maat - 1295 TCN /Thần Amun-Re /Thần Anubis (vị thần địa ngục) /Thần Horus (thần sự sống) /Thần Osiris

Ngoài những quy luật chặt chẽ, ta cũng tìm thấy một vài ví dụ nghệ thuật mang tính tự do cá nhân. Chúng được tìm thấy trong những

vật dụng hàng ngày, được chôn trong những ngôi mộ vô danh hoặc trong những mảnh gốm vỡ hay đá vôi. Trong đó, nghệ sĩ sáng tạo một

cách tự do, không lệ thuộc vào những quy tắc phải theo khi sáng tác những tác phẩm cho công chúng ở nơi công cộng. Những tác phẩm

này được người nghệ sĩ thỏa sức diễn tả ý tưởng theo ý muốn cá nhân.

Ai Cập Cổ ĐạiAI CẬP CỔ ĐẠII. Tổng quan:1. Địa lý và cư dân: Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi, dọc vùng hạ lưu của lưu vực sông Nil, sông Nil bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, dài 6700 km, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700 km. Miền đất đai do sống Nilbồi đắp chỉ rộng 15-25 km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở dây sông Nil chia thành nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hằng năm từ tháng 6-11, nước sông Nil dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Do đó, nền kinh tế nơi đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Nhà sử học Hêrôđôp đã nói rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nil”.Ai Cập chịu ảnh hưởng của khí hậu Ai Cập, ngoại trừ khu vực phía Bắc chịu ảnh của Địa Trung Hải, vì vậy ở Ai Cập số ngày mưa rất ít, quang năm trời nắng, bầu trời luôn trong xanh, độ ẩm không khí thấp. Tuy nhiên, cũng nhờ điều này mà người Ai Cập lại thuận lợi trong việc quan sát thiên văn và giữ gìn khá lâu những di sản của nền văn mình Ai Cập, cụ thể là bảo quản được loại giấy Papyrus.

Tuy nhiên, về địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nới giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại. Chỉcó ở Đông Bắc, vùng kênh đào Xuyê sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á.

Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nil từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác.

Về tài nguyên, thiên nhiên, Ai Cập có rất nhiều loại đá quý như đã vôi, badan, hoa cương, mã não…Kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào.

Ngay từ thời rất sớm, trên lãnh thổ Ai Cập đã có con người, họ chính là những thổ dân châu Phi. Châu Phi là mộttrong những cái nôi, địa bàn hình thành con người và trong quá trình săn bắt, hái lượm ở vùng phía Đông châu Phi, các thổ dân này đi đến thung lũng sông Nil bởi nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi: nguồn nước phong phú,đất phù sa phì nhiêu nên họ đã chọn nơi này để định cư. Về sau có một dân tộc khác, vốn cư trú ở vùng Palestinetheo ngã Đông Bắc của Ai Cập tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nil và chinh phục các thổ dân ở đây và trải qua một quá trình chung sống lâu dài, tạo nên một hỗn hợp chủng tộc và đó chính là tổ tiên của người Ai Cập hiện nay, đồng thời chính họ là chủ nhận của nền văn minh sông Nil. Như vậy, tóm lại, cư dân chủ yếu của AiCập ngày nay là người Ả Rập nhưng thời cổ đại là người Libi, người da đen và người Xêmit từ châu Á tới.2.Thời kỳ hình thành và phát triển: Về cơ bản, hiện nay chúng ta có thể chia thành 5 thời kỳ:

1. Thời kỳ Tảo Vương Quốc (3200-3000 TCN)2. Thời kỳ Cổ Vương Quốc (3000-2200 TCN)3. Thời kỳ Trung Vương Quốc (2200-1570 TCN)4. Thời kỳ Tân Vương Quốc (1570-1100 TCN)5. Ai Cập từ TK V-I TCN

2.1. Thời kỳ Tảo Vương Quốc:Vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân hoá giàu nghèo, cáccông xã nông thôn đã liên hiệp lại thành những nhà nước nhỏ đầu tiên gọi là châu. Dần dần, những châu ấy hợp

Page 40: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

lại thành hai miền Thương và Hạ Ai Cập. Tiếp đó, qua đấu tranh, hai miền Thượng-Hạ Ai Cập mới thống nhất thành Ai Cập. Từ khi nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời cho đến năm 3000 TCN, ở Ai Cập đã trả qua hai vương triều: vương triều I và II gọi chung là thời Tảo Vương Quốc. Vào thời kỳ này, người Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và súc vật để kéo cày. Người đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế gọi là Pharaon.2.2 Thời kỳ Cổ Vương Quốc:Bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III đến vương triều X. Đầu thời Cổ Vương Quốc, chế độ tập quyền trung ương càng được củng cố, kinh tế phát triển hơn trước. Trên cơ sở ấy, các Pharaon đã huy động sức người, sức củađể xây dựng cho mình những Kim tự tháp rất đồ sộ. Nhưng từ vương triều V, thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm, đến vương triều VII, nền thống nhất không duy trì được nữa.

2.3 Thời kỳ Trung Vương Quốc:Bao gồm 7 vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XI đến vương triều XII là thời kỳ ổn định nhất. Nhưng đến năm 1570 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy yếu. Đến năm 1710 TCN, miền bắc Ai Cập bị người Hichxốt ở Palestine chinh phục và thống trị 140 năm. Trong thời gian ấy, miền NamAi Cập cũng phải thần phục vương triều ngoại tộc.

2.4 Thời kỳ Tân Vương Quốc:Năm 1570 TCN, người Hichxot bị đánh đuổi khỏi Ai Cập, đất nước thống nhất, thời Tân Vương Quốc bắt đầu. Thời kỳnày gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII đến XX. Các vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài đã chinh phục được Xyri, Phênixi, Palestine ở châu Á và Libi, Nubi ở châu Phi.

Cuối vương triều XVIII, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần mặt trời Amon phát triển quá mạnh, lấn át cả uy quyền của vua, vì vậy, để làm suy yếu thế lực của tầng lớp tăng lữ, vua Ichnaton đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo, nhưng chính sách cải cách này chỉ được thi hành một thời gian ngắn mà thôi.

Về công cụ sản xuất, từ thời Trung Vương Quốc, đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng còn kém và còn ít. Đến thờiTân Vương Quốc, đồng thau mới được sử dụng rộng rãi, đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm.

2.5 Ai Cập từ thế kỷ X-I TCNTừ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 323 TCN, Ai Cập bị Alexandre ở Machedonia chinh phục. Sau khi đế quốc Machedoniatan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptoleme. Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã.

II.Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại.Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai Cập cổ đại từ rất sớm đã sáng tạo nên một nền văn minh tinh thần vô cùng rực rỡ, trong đó, những thành tựu chủ yếu là chữ viết, văn học, kiến trúc và cáckiến thức khoa học tự nhiên.

1. Chữ viết:

Từ khi xã hội có giai cấp bắt đầu hình thành, chữ viết ở Ai Cập đã ra đời. Chữ viết của Ai Cập lúc đầu là chữ tượng hình, tức là muốn viết chữ để biểu thị một vật gì thì vẽ hình thù của vật ấy. Vì vậy, nhìn vào các bản chữ viết Ai Cập cổ đại, ta thấy các hình vẽ như người, các loại động vật (chim, gia súc, dã thú, côn trùng), cây cối, mặt trời, mặt trăng, sao nước, núi non…

Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý. Ví dụ muốn viết chữ khát thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước, chữ chính nghĩa thì vẽ lông đà điểu, vì lông đà điểu hầu như dài bằng nhau. Tuy nhiên, hai phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị một từ nhưng đồng âm với âm tiết mà người ta muốn sử dụng. Ví dụ, con mắt trong tiếng Ai Cập là ar, do đó hình con mắt biểu thị âm tiết ar. Dần dần, những chữ chỉ âm tiết biến thành chữ cái, ví dụ “hòn núi nhỏ” đọc là “ca” được dung để biểu thị âm k. Tổngsố chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó số chữ cái có 24 chữ.

Page 41: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Vào thiên niên kỷ II TCN, người Hichxot đã học tập chữ cái của người Ai Cập để ghi ngôn ngữ của mình. Về sau, loại chữ viết ấy được truyền sang Phenixi, trên cơ sở ấy, người Phenixi đã sáng tạo ra vần chữ cái đầu tiên trên thế giới.

Chữ tượng hình đặc trưng thời kỳ Graeco-Roman

Chữ viết cổ của Ai Cập thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu dùng để viết phổ biếnnhất là giấy papyrus. Vốn là ở hai bên bờ sông Nil có loại cây tên papyrus, người Ai Cập lấy thân loại cây nè chẻ thành từng thanh mỏng, ghép các thanh ấy thành những tờ giấy, ép mỏng rồi phơi khô. Đó là loại giấy sớm nhất thế giới. Do vậy, về sau trong ngôn ngữ nhiều nước châu Âu, giấy được gọi là papier, paper… Để viết trên loại giấy đó, người Ai Cập cổ dùng bút làm bằng thân cây sậy, còn mực thì làm bằng bồ hóng. Loại chữ tượng hìnhnày được dùng trong hơn 3000 năm, sau đó, không còn ai biết đọc loại chữ này nữa.

Vào thế kỷ V, một học giả Ai Cập tên Ghêrapôlông đã nghiên cứu cách đọc loại chữ cổ này nhưng không thành công.1000 năm sau, đến thế kỷ XVII mới có một số người đặt lại vấn đề đó nhưng vẫn chưa có kết quả.

Năm 1798, Bônapác (tức Napoleon sau này) viễn chinh sang Ai Cập. Tại một địa điểm gần thành phố Rosetta, trong khi đào chiến hào, binh lính Pháp đã phát hiện được một tấm bia, đặt tên là tấm bia Rosetta, trên tấm bia này khắc hai thứ chữ: phần trên khắc chữ Ai Cập cổ, phần dưới khắc chữ Hy Lạp. Ngay sau đó, các học giả tìm cách giải mã thứ chữ đó nhưng kết quả vẫn chưa hơn gì những lần trước. Mãi đến năm 1822, Champollion, một nhà ngôn ngữ học người Pháp 32 tuổi mới tìm được cách đọc thứ chữ này. Chính từ đó, một môn khoa học mới ra đời, đó là môn Ai Cập học. Học giả nhiều nước như Pháp, Đức, Anh… đã nghiên cứu ngôn ngữ Ai Cập, biên soạn sách tiếng Ai Cập cổ, đặc biệt biên soạn cuốn Từ điển tượng hình Ai Cập. Nhờ đọc được chữ Ai Cập cổ, người ta mới biết được nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như lịch sử, văn học, thiên văn, toán học…của Ai Cập cổ đại.

2.Văn học:

Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú, bao gồm tục ngữ, thơ ca trữ tình, các câu chuyện mang tínhchất đại lý, giáo huấn, trào phúng, truyện thần thoại…Trong số đó, Truyện hai anh em, Nói Thật và Nói Láo, Lời răn dạy của Đuaup, Sống sót sau vụ đắm thuyền v.v…là những truyện tương đối tiêu biểu.

Truyện Nói Thật và Nói Láo kể chuyện hai anh em, người anh tên là Nói Láo, người em tên là Nói Thật. Nói Láo huênh hoang rằng có một vật có thể chứa được cả núi rừng. Nói Thật không chứng minh được như thế là nói láo nênđã bị móc mắt. Nói Thật trở thành đầy tớ của người anh và bị đày đọa rất cực khổ. Nhưng có một cô gái xinh đẹp đã yêu và lấy anh chàng mù lòa và sinh được một đứa con trai. Lớn lên đứa con quyết báo thù cho cha. Một hôm, nó dắt một con bò của mình đến nhà của Nói Láo. Nói Láo muốn đổi con bò, nhưng đứa bé không đồng ý, lại còn bịara nhiều chuyện hoang đường về con bò của mình. Hơn nữa nó còn xin các thần phán xử Nói Láo. Các thần không tinnhững lời bịa đặt về con bò, và nhớ lại những chuyện hoang đường mà trước kia Nói Láo đã bịa đặt, vì vậy cuối cùng đứa bé đã thắng được kiện.

Lời kể của Ipuxe nói về những biến động lớn lao trong xã hội do cuộc khởi nghĩa quần chúng năm 1750 TCN đem lại:

“Hãy xem: Sự việc hình như không bao giờ xảy ra ấy cuối cùng đã xảy ra rồi. Nhà vua đã bị những người nghèo khổbắt.”“Hãy xem: Những người trong cung đình đã bị đuổi ra khỏi cung điện của nhà vua.”“Hãy xem: Dân thường trong nước đã biến thành phú ông. Những người giàu có đã biến thành những người không có của cải.”“Hãy xem: Những người vốn bị quản lý thì lại biến thành chủ nô. Những kẻ bản thân mình vốn bị người khác sai khiến thì nay lại sai khiến người khác.”

Lời răn dạy của Đuaup là những lời của người cha trên đường tiễn con lên kinh đô để học, khuyên con phải chăm chỉ học tập để sau này làm quan, nếu không sẽ phải làm thợ thủ công, mà làm thợ gì cũng rất cực khổ:

Page 42: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

“Ta chưa hề thấy người thợ điêu khắc hoặc người thợ làm đồ trang sức được làm sứ giả, nhưng ta lại thấy một người thợ đồng làm việc bên lò. Ngón tay của anh ta giống như da cá sấu, mùi trên mình anh ta còn hôi hơn cá”.“Con xem, ngoài nghề làm quan ra, không có một nghề nghiệp nào là không có người cai quản, vì bản thân ông quanmới là người cai quản”.

Truyện Sống sót sau vụ đắm thuyền nói về một người vâng lệnh vua cùng 120 thủy thủ đi thuyền đến một vùng mỏ. Giữa biển, thuyền gặp bão, tất cả thủy thủ đều chết, chỉ có một mình người ấy nhờ có một khúc gỗ nên được sống sót. Anh ta bị giạt vào một hòn đảo. Chúa đảo là một con rắn lớn, đã dùng mồm cắp anh về chỗ ở của rắn. Rắn bảoanh ta cứ yên tâm ở lại đó, sau 4 tháng sẽ có thuyền từ kinh thành đến đón anh về. Sự việc xảy ra đúng như lời rắn nói. Anh hết lời cảm ơn rắn. Khi rời đảo, rắn tặng anh nhiều tặng phẩm, chúc anh lên đường mạnh khỏe và nóianh rằng sau khi rời hòn đảo thì đảo sẽ biến thành làn sóng. Hai tháng sau, thuyền về đến kinh thành, anh yết kiến vua, dâng lễ vật từ đảo đem về, được vua phong cho làm thị vệ.

3. Tôn giáo:

Giống như cư dân các quốc gia cổ đại khác, người Ai Cập trong thời kỳ này thờ rất nhiều thứ: các thần tự nhiên,các thần động vật, linh hồn người chết, thần đá, thần lửa, thần cây. Các thần tự nhiên chủ yếu gồm có Thiên thần, Địa thần và Thủy thần. Thiên thần gọi là thần Nut, là một nữ thần thường được thể hiện thành hình tượng một người đàn bà hoặc một con bò cái. Địa thần là một nam thần gọi là thần Ghép. Thủy thần, tức là thần sông Nil, gọi là thần Odirix. Chính nhờ có vị thần này mà ruộng đồng tươi tốt, bốn mùa thay đổi, cây chết rồi sống lại. Vì vậy, trong các bài thánh ca ngợi thần Odirix có những câu: “Ngài ban ngũ cốc và thực phẩm trên toàn trái đất cho loài người. Ngài làm cho con người no đủ, Ngài hiện hình thành nước”. Ngoài chức năng nói trên, thần Odirix còn được quan niệm là thần Âm phủ, Diêm Vương.Cũng như loài người, các thần cũng thường kết hợp với nhau và tạo thành những thần mới.Thần không khí Su chính là kết quả của sự kết hợp giữa Thiên thần Nut và Địa thần Ghép. Về sau, cùng với sự hình thành nhà nước tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất.Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu,người Hy Lạp gọi là Heliopolix. Thần Mặt Trời ở đây gọi là thần Ra.

“Theo truyền thuyết, thần Ra hiện hình thành một vầng mặt trời xuất hiện từ một đóa hoa sen, từ đó mặt đất mới có ánh sáng. Thần Ra sinh ra thần Nut và thần Ghép. Thần Ghép bị cây cối che phủ, trên mình thần Nut thì đầy tinh tú, những ngôi sao ấy đi thuyền trên thân thể thần Nut. Một hôm thần Ra khóc, từ trong nước mắt của thần Ra đã sinh ra loài người. Đến khi thần Ra già, xương của thần biến thành bạc, thịt của thần biến thành vàng, tóc biến thành đồng. Vì thần Ra đã già nên một số thần và loài người không phục tùng thần Ra nữa. Vì vậy thần Ra sai nữ thần Hato hủy diệt loài người. Khi Hato bắt đầu giết loài người, thần Ra đổi ý, muốn ngăn thần Hato lại. Thần Ra bèn đổ mấy thùng rượu ngon trước mặt Hato, Hato uống say rồi ngủ thiếp đi, do đó loài người được cứu khỏi bị hủy diệt. Sau đó thần Ra cưỡi trên lưng thần Bò bay lên trời”.Đến thời trung vương quốc, Thebes trở thành kinh đô của cả nước.Vì vậy thần Mặt Trời Amon của Thebes trở thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Thời kỳ này, thần Amon cũng được gọi là thần Amon-Ra. Người Ai Cập tin rằng, hằng ngày thần Amon-Ra ngự thuyền vàng đi trên bầu trời, ban đêm thì xuống thế giới dưới đất, sáng sớm lại lên vươngquốc ban ngày và chiếu những tia sáng của mình lên mặt đất. Bài thánh ca ca ngợi thần Amon-Ra viết:

“Thần Amon-Ra nhân từ, xin ngài hãy tỉnh lại! Kẻ thống trị cả hai thế giới, vị thần nhân từ và huy hoàng chói lọi. Khi ngài ngự trên vòm cao, các thần và mọi người đều phải lạy vầng thái dương, kẻ thù của ngày cũng phải quỳ gối trước mặt ngài. Trời đang vui mừng, đất đang hân hoan. Ngài đem lại cho các thần và mọi người niềm vui của ngày lễ hội”.Đến thời Ichnaton (1424-1388 TCN) thuộc vương triều XVIII thời Tân Vương Quốc, do thế lực của tầng lớp tăng lựcthờ thần Amon ở Thebes quá mạnh nên ông đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo. Ông chủ trương thờ một vị thầnMặt Trời mới gọi là thần Atôn. Thần Atôn được coi là vị thần duy nhất, nên việc thờ cấm các vị thần khác đều bịcấm. Ngoài thần Mặt Trời, người Ai Cập còn thờ thần Mặt Trăng Thoth. Thần Thoth còn được quan niệm là thần văn tự, kế toán và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện dưới hình tượng một con người đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ.

Người Ai Cập cổ đại cũng coi trọng việc thờ người chết. Họ quan niệm rằng trong mỗi con người đều có một hình bóng gọi là “can” (linh hồn) hoàn toàn giống người đó như cái bóng ở trong gương. Khi con người mới ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể, khi con người chết thì linh hồn rời khỏi thể xác. Từ đó, linh hồn tồn tại độclập nhưng con người không thể nhìn thấy, chỉ có thể thấy được trong giấc mộng. Linh hồn tồn tại đến khi thi thểngười chết hủy nát thì mới chết hẳn. Nhưng nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn một lúc nào đó sẽ nhập vào thểxác và con người sẽ sống lại. Chính vì quan niệm đó mà người Ai Cập mới có tục ướp xác. “Người Ai Cập cổ đại tin rằng thế giới âm phủ cũng giống như thế giới trần gian, ở đó cũng có sông Nil, thần Ra ngự thuyền đi trên dó. Chúa tể của Âm phủ là thần Odirix. Người mới chết phải chịu sự xét xử của vị thần này. Khi xét xử, thần Odirix ngồi trên ngai vàng, người chết được giải đến trước mặt thần. Thần Tốt và thần Arubix (thần dẫn linh hồn

Page 43: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

âm phủ) cân quả tim của người chết, đĩa cân bên kia là nữ thần chân lý và chính nghĩa. Nếu người chết có nhiều tội thì trái tim sẽ nặng, lập tức người chết bị một con yêu quái đến ăn thịt”.

Người Ai Cập cổ đại còn thờ nhiều loại động vật từ dã thú, gia súc, chim đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, đặc biệt là bò mộng Apix. Ngoài các con vật có thực, người Ai Cập còn thờ các con vật tưởng tượng như phượng hoàng, nhân sư.

“Theo truyền thuyết, phượng hoàng sinh ra từ trong lửa đậu trên một ngọn cây ở Heliopolix (gần Memphix). Tiếng hót của nó hay đến nỗi mặt trời cũng phải lắng nghe. Sáng sớm chính là hiện thân của phượng hoàng được đem dâng cho thần Ra. Đến chiều, khi mặt trời lặn, phượng hoàng chết, sáng hôm sau lại sống lại, lại hót véo von để chào đón bình minh. Còn nhân sư (Sphynx) là con vật đầu người mình thú. Người Ai Cập tin rằng loài vật này sống trong sa mạc gần đó. Con nhân sư được quan niệm là kẻbảo vệ đắc lực chống lại mọi thế lực thù địch và hung hãn. Vì vậy, tượng nhân sư thường được đặt trước đền miếu”.4. Kiến trúc và điêu khắc:

Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ rất cao. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt là Kim tự tháp.

a. Kim Tự Tháp (Pyramide)

Kim tự tháp Kheops

Kim Tự Tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc Vương triều III và Vương triều IV thời Cổ vương quốc. Cácngôi mộ ấy được xây dựng ở vùng sa mạc Tây Nam Cairo ngày nay.

Kim Tự Tháp được bắt đầu xây dựng từ thời vua Djeser, vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc. Đây là một ngôi tháp có bậc, cao 60m, đáy là một hình chữ nhật dài 120m, rộng 106m. Xung quanh tháp Djeser có đền thờ và mộ những thành viên trong gia đình và những người thân cận. Toàn bộ khu lăng này được bao bọc bởi một tường thành xây bằng đá vôi. Thời kỳ Kim Tự Tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV. Vua đầu tiên của vương triều này là Xnepru, đã xây cho mình hai Kim Tự Tháp, cái thứ nhất cao 36,5 m, cái thứ hai cao 99 m. Các vua kế tiếp như Keop, Kephren, Mikerin đều xây dựng những Kim Tự Tháp rất lớn: Kim Tự Tháp Keop (tên Ai Cập) là Hufu cao 146,5 m, Kim Tự Tháp Kephren cao 137 m, Kim Tự Tháp Mikerin cao 66 m.

“Trong số các Kim Tự Tháp ở Ai Cập, cao lớn nhất, tiêu biểu nhất là Kim Tự Tháp của Keop, con của Xnephru. Kim Tự Tháp Keop xây thành hình tháp chóp, đáy là một hình vuông mỗi cạnh 230 m, bốn mặt là những tam giác ngoảnh về bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Toàn bộ Kim Tự Tháp được xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn, mỗi tảng nặng 2,5 tấn, có tảng nặng 30 tấn. Để xây Kim Tự Tháp này, người ta đã dùng đến 2.300.000 tảng đá với một khối lượng là 2.408.000 m khối. Phương pháp xây Kim Tự Tháp là ghép các tảng đá được mài nhẵn với nhau chứ không dùng vữa, thế mà các mạch ghép kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được. Ở mặt phía Bắc của Kim Tự Tháp Keop, cách mặt đất hơn 13 m, có một cái cửa thông với hầm mộ, Kim Tự Tháp Keop có hai hầm mộ: một hầm mộ nằm ở sâu 30 m dưới lòng đất và một hầm mộ ở giữa Kim Tự Tháp cách mặt đất 40 m. Người ta cho rằng theo thiết kế ban đầu, hầm mộ ở sâu dưới đất, nhưng khi đã làm xong thì Keop thay đổi ý kiến, bắt phải xây ở trên cao.Hơn 2000 năm sau, nhà sử học Hy Lạp Herodop đến Ai Cập còn được nghe cư dân ở đây kể lại quá trình xây Kim Tự Tháp. Herodop cho biết, sau khi quyết định xây Kim Tự Tháp, Keop đã huy động toàn thể nhân dân lao động trong nước đến công trường làm việc. Họ được tổ chức thành từng đội gồm 100.000 người, cứ ba tháng thì thay phiên một lần. Kim Tự Tháp được xây ở tả ngạn sông Nil, nhưng nơi khai thác đá lại ở nơi hữu ngạn. Vì vậy người ta phải dùng thuyền chở đá từ nơi khai thác đến nơi xây Kim Tự Tháp. Từ bến đá đến khu lăng mộ, người ta phải xây một con đường bằng những tảng đá mái nhẵn, dài hơn 900 m, rộng 18 m và chỗ cao nhất là 15 m. Chỉ riêng việc xây dựng con đường này đã mất đến 10 năm. Từ đây, người ta để đá lên xe trượt rồi dùng người hoặc bò kéo để chở đá đến công trường. Không kể thời gian làm đường và hầm mộ dưới đất, việc xây Kim Tự Tháp đã kéo dài 20 năm mới hình thành”.Việc xây Kim Tự Tháp như Herodop nói, “đã đem lại cho nhân dân Ai Cập cổ đại không biết bao nhiêu tai họa”. Nhưng nhân dân Ai Cập cổ đại, bằng bàn tay và khối óc của mình, đã để lại cho nền văn minh nhân loại những côngtrình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 500 năm, các Kim Tự Tháp hùng vĩ vẫn đứng sừng sững ở vùng sa mạc Ai Cập bất chấp thời gian và mưa nắng. Vì vậy từ lâu người Ai Cập có câu: “Tất cả đều sợ thời gian, nhưng thời gian sợKim Tự Tháp”. Và cũng chính vì vậy, từ thời cổ đại, người ta đã xếp Kim Tự Tháp Keop là kỳ quan số một trong bảy kỳ quan thế giới. Đến nay, trong bảy kỳ quan ấy, cũng chỉ còn lại mỗi Kim Tự Tháp mà thôi.

b. Tượng nhân sư (Sphynx):

Tượng nhân sư

Page 44: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu. Từ thời Cổ vương quốc về sau,các vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất, Tượng thường tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng. Trong số các tượng của Ai Cập cổ đại, đẹp nhất là tượng bán thân hoàng hậu Nefetiti, vợ của vua Ichnaton. Tuy nhiên, độc đáo nhất trong nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại là tượng Sphynx. Sphynx, người ta thường dịch là con nhân sư, là những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê. Những tượng này thường đặt trước cổng đền miếu. Cá biệt, có đền miếu có đến 500 tượng như vậy.

“Trong số các tượng Sphynx của Ai Cập cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Sphynx gần Kim Tự Tháp Kephren ở Ghide. Tượng Sphynx này dài 55 m, cao 20 m, chỉ riêng cái tai đã dài 2 m. Đó chính là tượng của vua Kephren. Thể hiện vua dưới hình tượng đầu người mình sư tử là muốn ca ngợi vua không chỉ có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh như sư tử. Tượng này được tạc vào thế kỷ XXIX TCN theo lệnh của Kephren. Từ đó về sau, tượng càng làm tăng thêm vẻ uy nghi và huyền bí của khu lăng mộ làm cho con người khiếp sợ. Dân du mục ở sa mạc gọi tượng Sphynx này là “vị thần khủng khiếp”, mỗi lần đi qua vùng này họ phải đi đường vòng chứ không dám đến gần. Hàng ngàn năm nay, người ta cứ thắc mắc mãi không rõ phía trong tượng Sphynx có gì không. Có người cho rằng trong tượng có gian phòng dùng để tế thần, phía dưới có con đường ngầm. Chính vì muốn tìm hiểu Sphynx, Bonapac đã cho nã pháo vào đầu tượng này làm tượng Sphynx bị hỏng một phần”.5. Khoa học tự nhiên:

Khoa học tự nhiên ở Ai Cập cổ đại cũng có nhiều thành tựu, quan trọng nhất là thiên văn và số học.

a. Thiên văn:

Từ rất sớm, với những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh ván có khe hở, các nhà thiên văn học cổ đại thường ngồi trên móc đền miếu để quan sát bầu trời. Mặc dù những tài liệu về thiên văn học để lại đến ngày nay không nhiều, nhưng chỉ qua một số chi tiết còn lưu lại cũng có thể biết được rằng những phát hiện về lĩnh vực này củangười Ai Cập cổ đại là rất quan trọng. Họ đã vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu, đã biết được 12 cung hoàng đạo, biết được các hành tinh như sao thủy, sao kim, sao hỏam sao thổ và sao mộc.

Khi quan sát bầu trời, các nhà thiên văn học cứ một tiếng đồng hồ thì ghi vị trí các sao lên một tờ giấy có kẻ ô. Để đo thời gian, từ thời cổ vương quốc người Ai Cập đã phát minh ra các nhật khuê. Đó là một thanh gỗ có mộtđầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút các đầu cong in lên vị trí nào trên thanh gỗ. Nhưng dụng cụ này chỉ xem được thời gian ban ngày và chỉ khi có nắng. Đến thời vương triều XVII, người Ai Cập lại phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một cái bình bằng đá hình chóp nhọn. Chỗ nhọn là đáy và ở đó có một cái lỗ nhỏ. Trong bình đổ đầy nước, nước theo lỗ nhỏ chảy ra ngoài làm cho mực nước vơi dần, nhìn vào mực nước là người ta biết được thời gian. Loại đồng hồ này đã khắc phục được nhược điểm của loại nhật khuê nói trên.

Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn của người Ai Cập cổ đại là việc làm ra lịch. Lịch Ai Cập được đặt ra dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nile. Họ nhận thấy rằng buổi sáng sớm khi sao Lang (Sirius) bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nile bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách của hai lầnmọc sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được chia ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để vào cuối năm ăn tết. Năm mới của người Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nile bắtđầu dâng (vào khoảng tháng 7 dương lịch). Một năm được chia làm ba mùa, mỗi mùa bốn tháng. Đó là mùa Nước dâng,mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.

Như vậy, lịch của người Ai Cập cổ đại là một thứ lịch được phát minh rất sớm (vào khoảng thiên kỷ thứ IV TCN) và tương đối chính xác và thuận tiện. Tuy nhiên, lịch sử Ai Cập cổ đại so với lịch mặt trời còn thiếu mất ¼ ngày, nhưng lúc bấy giờ, họ chưa biết đặt ra năm nhuận.

b. Toán học:

Do yêu cầu phải đo đạc lại ruộng đất bị nước sông Nile làm ngập và do cần phải tính toán vật liệu trong các công trình xây dựng nên từ sớm, người Ai Cập đã có khá nhiều hiểu biết đáng chú ý về toán học.

Vấn đề đầu tiên của toán học là phép đếm. Người Ai Cập cổ đại ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị). Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có cơ số 0 nên cách viếtchữ số của họ tương đối phức tạp.

Page 45: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Ví dụ: đơn vị: hình nhiều cái que,chục: hình một đoạn dây thừng,trăm: hình một vòng đoạn dây thừng,ngàn: hình cây sậy,10 ngàn: hình ngón tay,100 ngàn: hình con nòng nọc,triệu: hình người giơ hai tay biểu thị kinh ngạc.

Về các phép tính cơ bản, người Ai Cập chỉ mới biết phép cộng và phép trừ. Còn nhân và chia, vì chưa biết bảng nhân nên phải dùng phương pháp cộng và trừ liên tiếp.

Đến thời Trung vương quốc, mầm mống của đại số học đã xuất hiện. Ẩn số x được gọi là “aha” nghĩa là “một đống”,ví dụ một số ngũ cốc chưa biết được số lượng thì gọi là “một đống ngũ cốc”. Người Ai Cập đã biết được cấp số cộng và có lẽ cũng đã biết được cấp số nhân.

Về hình học, người Ai Cập đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số pi là 3,16, biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Khi giải những bài tóan hình học không gian phục vụ cho việc xây dựng Kim Tự Tháp, họ đã biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.

Các vấn đề toán học thường được ghi trên giấy papyrus, trong đó, tài liệu cổ nhất được viết từ năm 1850 TCN (thời Trung vương quốc). Tài liệu này viết trên một tờ giấy rộng 8 cm, dài 544 cm.

c. Y học:

Xác ướp

Do tục ướp xác thịnh hành, từ rất sớm, người Ai Cập đã hiểu biết tương đối về cấu tạo của cơ thể người. Tình hình ấy đã tạo điều kiện cho y học có thể phát triển sớm. Nhiều thành tựu của nền y học Ai Cập cổ đại được ghi trên giấy papyrus và truyền đạt lại đến ngày nay. Các tại liệu ấy đã đề cập đến các vấn đề như nguyên nhân của bệnh tật, mô tả về óc, quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, cách khám bệnh, khả năng chữa trị… Về nguyên nhân chủ yếu của bệnh tật, người Ai Cập lúc bấy giờ đã nhận thức được rằng đó không phải do ma quỷ hoặc do các mụ phù thủy gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu. Hơn nữa, từ thời Trung vương quốc, ngườiAi Cập đã biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe của con người, nếu óc bị tổn hại thì toàn thân sẽ bị bệnh. Tuy người Ai Cập chưa biết nhiều về sự tuần hoàn của máu nhưng họ cũng đã nhận biết sự liên quan giữa tim và mạch máu. Các tài liệu ghi rằng nhịp tim đang đập trong các mạch máu của cơ thể, do đó “khi thầy thuốc để bàn tay hoặc ngón tay ở phía sau đầu, bàn tay, mạch, bàn chân của người khác thì ông ta biết đượctim”.

Các tài liệu để lại còn mô tả nhiều loại bệnh như bệnh đường ruột và dạ dày, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da…

Các tài liệu cũng ghi lại nhiều bài thuốc và phương pháp chữa trị. Ví dụ, để chữa bệnh đường ruột, người ta dùng phương pháp rửa ruột hay cho nôn mửa. Các thầy thuốc Ai Cập còn biết dùng phẫu thuật để chữa một số bệnh.

Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hóa khá tỉ mỉ. Hêrôđốt cho biết rằng khi ông đến Ai Cập du lịch thì thấy rằng: “Ở chỗ họ, y học chia thành nhiều chuyên môn, mỗi thầy thuốc chữa trị một loại bệnh chứ không phải chữa rất nhiều bệnh. Khắp nơi đều có rất nhiều thầy thuốc: người này chuyên chữa mắt, người kia chuyên chữa đau đầu,người thứ ba chuyên chữa răng, một người nữa chữa bệnh đau dạ dày, một người nữa chữa các bệnh trong nội tạng”.

Ngoài ra, các lĩnh vực khác như vật lý học, hóa học… cũng có những hiểu biết đáng kể. Không thể tưởng tượng được rằng trong việc thiết kế và xây dựng các Kim Tự Tháp mà cho đến nay vẫn rất vững bền lại thiếu những kiến thức về vật lý học nhất là về lực học.

Tóm lại, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt vời và đã có nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa thế giới.

Page 46: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Thứ sáu, ngày 15 tháng sáu năm 2012

Ai Cập cổ đại: mỹ thuật - triết họcVẽ lên giấy là chuyện phổ biến ngày nay vì giấy sẵn, màu sẵn, ai cũng có thể vẽ được (chỉ  khác nhau là đẹp hay xấu mà thôi). Thế nhưng thuở xưa ai chế ra giấy? Ai vẽ tranh lên giấy đầu tiên? 

Phán xử người chết

Theo thiển ý của chúng tôi, đây là những điểm khởi đầu quan trọng của lịch sử mỹ thuật. Ai chế ra giấy đầu tiên?

Cái đánh dấu sách

Page 47: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Từ “giấy” trong tiếng Pháp là “papier”, trong tiếng Anh là “paper”. Cả hai đều bắt nguồn từ chữ papyrus trong tiếng LaTinh và chữ này lại bắt nguồn từ chữ gốc của Ai Cập “papyri”- tên của một loại lau sậy mọc ven sông Nin. Người Ai Cập cổđại đã cắt xén, ép rồi phơi khô để làm thành một loại giấy cổ xưa nhất, còn rõ thớ sậy nhưng khá phẳng phiu để có thểviết chữ và vẽ tranh lên.

Kỷ lục thế giới thuộc về cuốn “Châm ngôn của Ptahoteb” viết trên giấy papyrus khoảng 2500 năm trước công nguyên (cáchđây gần 4500 năm) được mệnh danh là “cuốn sách tối cổ của nhân loại”. 2300 năm sau “cuốn sách tối cổ” đó, người TrungQuốc cũng chế ra giấy nhưng loại giấy này còn thô, mặt chưa phẳng, khó viết chữ lên trên. Mãi đến đầu thế kỷ thứ hai saucông nguyên, giấy mới chính thức ra đời ở Trung Quốc. (Lịch sử văn hóa Trung Quốc- Nxb Khoa học Xã hội- Hà Nội 1993-trang 780). Đương thời với Ai Cập và Trung Quốc cổ đại, các nền văn minh sớm khác của nhân loại cũng chỉ khắc văn tự lênđá, gỗ, đồng và viết lên da thuộc.

Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, người Ai Cập cổ đại đã chế ra giấy đầu tiên trên thế giới.

Ai vẽ tranh lên giấy đầu tiên? Đương nhiên, lại vẫn là người Ai Cập. Họ làm giấy để viết chữ. Nhưng chữ cổ Ai Cập là chữtượng hình nên viết cũng là vẽ, tuy không thể nói đó là tranh.

Bức tranh thực sự trên giấy chỉ xuất hiện khi người Ai Cập cổ đại quyết định làm sách “hướng dẫn người chết sống lại đểtiếp tục kiếp sau”. Các học giả phương Tây gọi đó là “Tử thư” hay “Sách của người chết” (Book of the Dead-Livre desmorts) đúng ra, căn chuẩn tiếng Ai Cập cổ, tên sách phải là “Từ cái chết bước ra ban ngày” (theo Nhật Chiêu- Câu chuyệnvăn chương phương Đông- Nxb Giáo Dục 1998). Vì mê tín, người Ai Cập cổ đại tin rằng chết chưa phải là hết, mà là chuẩnbị chuyển sang kiếp sống khác. Muốn cho việc chuyển kiếp được trót lọt thì phải bảo quản tốt thi hài- do đó mà có tụcướp xác. Chu đáo hơn, người ta còn bỏ vào quan tài những cuốn cẩm nang hướng dẫn cho người chết để sang kiếp sau, ngườichết có thể ra khỏi bóng tối địa ngục, vượt sa mạc mênh mông, tránh được các quái vật, tìm đúng cửa công đường của thầnOsiris- vua của địa ngục.

Tiếp đó người chết phải biện minh công- tội trước Osiris và 42 vị phán quan (đại diện cho 42 quận cổ của Ai Cập). Tráitim của người chết sẽ được Anubis- vị thần chuyên ướp xác có đầu chó rừng đem cân. Oái oăm thay, “quả cân” lại là mộtchiếc lông chim đà điểu nhẹ bay do nữ thần công minh, chính trực Maat điều khiển. Thăng bằng tức là thiện- người tốt sẽbất tử và sống hạnh phúc. Lệch tức là ác- kẻ xấu sẽ lập tức bị hung thần Sobek đầu cá sấu nuốt chửng.

Để cho kẻ mù chữ cũng có thể hiểu. Người ta phải vẽ tranh minh họa. Khoảng 1500 năm trước công nguyên (cách đây khoảng3500 năm), các sách của người chết đã được sản xuất nhiều và buôn bán khắp cõi Ai Cập (vẫn theo Nhật Chiêu- sách đãdẫn).

Vẻ đẹp của những bức tranh tối cổGọi là tối cổ vì quá xa xưa. Bạn hãy ngẫm mà xem, 26 thế kỷ trước khi Thái Luân- viên quan Trung Quốc- chế ra giấy thìngười Ai Cập cổ đại đã hoàn thành “cuốn sách tối cổ của nhân loại” rồi (cuốn “Châm ngôn của Ptahoteb”). Người ta có thểchê giấy papyrus chưa hoàn hảo nhưng rõ ràng đó là loại giấy có thể viết và vẽ lên thoải mái.Về việc chế tạo sách của người chết, Ai Cập cổ đại quan niệm phải vẽ đẹp và dễ hiểu bởi phục vụ người chết là ưu tiên sốmột của xã hội thời đó. Theo họ cuộc sống hiện tại là tạm bợ, chỉ có kiếp sau- nếu được chuẩn bị tốt- mới là vĩnh cửu.Do đó cần phải viết và vẽ đẹp. Vẽ càng đẹp thì hiệu quả càng cao.Chỉ có điều trớ trêu là cho người chết chứ không phải cho người sống chiêm ngưỡng. Tất nhiên, xét về chất lượng nghệthuật cổ Ai Cập thì tranh trên giấy papyrus không được xếp ở hàng đỉnh cao như Kim tự tháp (kiến trúc), tượng và chạmnổi (điêu khắc), tranh tường (bích họa). Các tranh trong “sách của người chết” chỉ được xếp loại nghệ thuật hạng hai, vìnó mang nặng tính trang trí với các chỉ dẫn tỉ mỉ, chất lượng biểu cảm chưa đặc sắc.Tuy vậy, công bằng mà nói thì loại tranh này  cũng có một số giá trị riêng, không thể phủ nhận, đáng được ca ngợi

.- Mặt giấy papyrus không trắng mà ngà ngà, tạo thành độ nền trung gian rất thuận tiện cho loại hòa sắc trang trí ítmàu. Thớ sậy cũng rất gợi cảm (tương tự như nền giấy điệp của tranh Đông Hồ- VN).

- Bảng màu Ai Cập cổ rất ít màu: chỉ có trắng, đen, nâu, đỏ, xanh cây, vàng nghệ (đôi khi là vàng dát), xanh chàm, nhưngvẫn hấp dẫn, do đậm, nhạt mạnh, phối màu khéo. Ví dụ: trang phục trắng tinh đã tôn lên màu da bánh mật của hai người trợtế trong tranh “Nghi lễ mở miệng”.- Màu tô khá tinh tế. Không phải ai cũng có nước da nâu đậm: hai cô gái có da màu hồng, thầy quản tế đội mặt nạ Anubis có chân tay màu vàng nghệ. Không phải tất cả đều là mảng bẹt: con bò tế được vờn màu ở yếm, đôi vợ chồng đứng trong vườnđược vờn màu ở vai áo và nút buộc ở bụng.

Page 48: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Hai vợ chồng đang ngợi ca thần Osiris

- Bố cục tranh Ai Cập rất chặt chẽ với các khoảng đặc rỗng hợp lý nhưng không kém phần sáng tạo, thậm chí táo bạo do cách phân tầng, phân đoạn, và nhấn mạnh trọng tâm câu chuyện.- Nhịp điệu động tác là cách mà các nghệ nhân vô danh ngàn xưa đã làm cho tranh papyrus Ai Cập trở nên sinh động. Ví dụ trong tranh “Nghi lễ Mở miệng”: hai cô gái đang khóc đứng khóc ngồi, còn hai người trợ tế cùng bước đi nhưng tay giơ, tay hạ cho ta cảm giác về sự nối tiếp của chuyển động.- Nét không chỉ là đường viền hình thể mà nét còn thay đổi màu và đậm nhạt, có lúc tỉa rõ tinh vi, lại có lúc chỉ gợi tảvà buông lơi. Đặc biệt có những tập hợp nét vạch-chấm làm cho các mảng màu đỡ đơn điệu (chấm trên da báo, vạch ngắn xếp hàng trên vai xác ướp tập hợp vạch chéo trên váy của người quản tế).Thay lời kếtMấy nghìn năm đã trôi qua nhưng những bức tranh đầu tiên trên giấy của lịch sử văn minh nhân loại do các hoạ sĩ vô danh Ai Cập vẽ vẫn hấp dẫn, đáng được quan tâm và nghiên cứu. Chỉ xin lưu ý các bạn đọc về giá trị kinh tế của nó ở thị trường du lịch- một trong hai nguồn thu cơ bản của ngân sách quốc gia Ai Cập (du lịch và kênh đào Xuy-ê). Ngày nay, người Ai Cập lại sản xuất giấy papyrus theo công thức xưa rồi  in hoặc vẽ lại các trích đoạn trong “Sách của người chết”và cuối cùng bán cho du khách vốn đông nườm nượp chiêm ngưỡng các Kim tự tháp. Xin đơn cử: một miếng tranh papyrus in mẫu tự Ai Cập cổ, chế thành cái đánh dấu sách rất xinh xắn có giá một đô la, du khách nào cũng thích mua, kể cả các du khách Việt Nam sang Ai Cập mới đây- đầu 2004.

Nguyễn Đức Hòa

2. Một bài thơ viết trên giấy cói (Bảo tàng lịch sử quốc gia)

 

Page 49: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Memphis, Ai Cập. Triều đại thứ 19, năm 1204 trước Công nguyên

Champollion đã đọc những tác phẩm đầu tiên của văn học Ai Cập.

Jean-François Champollion (1790-1832), học giả người Pháp làngười đầu tiên giải mã chữ tượng hình Ai Cập cổ đại trongthế kỷ 19, đã tiến hành công việc của mình dựa trên việcnghiên cứu những tài liệu văn bản và chữ khắc trên đá cònlưu lại.

Trên đường đi thăm Ai Cập lần đầu tiên, Champollion đã đếnthăm bộ sưu tập của François Sallier (1764-1831), một quanchức hải quan ở Aix-en-Provence, Pháp. Ông đã nghiêncứu các cuộn giấy cói ở đây, bao gồm cả bài thơ được viếttrên giấy cói này, ông đã xác định (chính xác đến chừng mựcnào đó) đây thuộc thể loại thơ ngợi ca hay kinh cầu nguyệntán dương   một pharaon. Một ghi chú trên những trang tàiliệu đã được Champollion viết trên mười bốn tờ giấy vuôngvắn trong tháng 2 năm 1830 khi quay trở lại Ai Cập. Hai nămsau đó, ông đã quan sát kỹ lưỡng loại giấy cói này lần đầu.Năm 1839, Bảo tàng Anh cũng tiến hành mua loại giấy  này saukhi Sallier chết.

Tác phẩm viết tay này được viết bởi một thầy tu, là một hìnhthức viết thảo chữ viết tượng hình. Nó được sao chép từ mộtbài thơ cổ điển “bài học của vua Amenemhat” viết bảy thế kỷtrước đó. Các dấu chấm màu đỏ đánh dấu sự kết thúc của dòngthơ, trong khi các ký hiệu ở đỉnh của lề giấy là hiệu chỉnhriêng của người ghi chép. Bài thơ được viết ký tự “I” bởimột người sao chép trong kho tàng có tên là Inena- người đãghi lại bài thơ trên giấy cói vào ngày 20 tháng 1 năm 1 củamùa đông năm 1204 trước công nguyên.

Trang Nhung dịch3. Tìm thấy một chiếu chỉ thời Ai Cập cổ đạiTrong khi làm việc tại vùng châu thổ sông Nile một nhóm các nhà khảo cổ học Đức và Ai Cập đã phát hiện một bia đá cóniên đại cách đây 2.200 năm, trên bia này có khắc ba ngôn ngữ khác nhau nhưng có cùng một nội dung về cải cách bộ lịchvà ca ngợi vua Ptolemy.

Page 50: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Mảnh đá granite này có màu xám, cao 99cm và rộng 84cm tình cờ được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại vùng khai quật củathành phố Bubastis. Đây là một chiếu chỉ của hoàng gia được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ đại, ngôn ngữ bình dân và bằng chữtượng hình đã đề cập đến những vấn đề trong triều đại của vua Ptolemy III Euergetes I vào năm 238 trước công nguyên.

Bia khắc này có 67 dòng chữ Hy Lạp và 24 dòng chữ bình dân với những đường nét của chữ Hieroglyphs phác thảo sự cải cáchcủa bộ lịch và ca ngợi vua Ptolemy.

Chiếu chỉ này rất quan trọng vì nó đề cập đến những cải cách cụ thể trong lịch Ai Cập cổ đại mà nó không được thực hiện cho tới 250 sau đến thời Julius Caesar.

Đ.TÂM (Theo IOL) 

Việt Báo (Theo_TuoiTre) 

4. Khảo cổ học - 134 trong 1 (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Trong ngôi đền Karnak ở Ai Cập, Emmanuel Lazore, kiến trúc sư và là thành viên của trung tâm hợp tác Pháp – Ai Cập về nghiên cứu những ngôi đền Karnak (CFEETK) vừa hoàn tất việc khảo sát để tạo nên những bức ảnh phục chế 134 cây cột đá. Nhóm nghiên cứu của Emmanuel Lazore đã áp dụng công nghệ tạo điểm, lần đầu tiên cho phép các nhà khoa học có thể kiểm tra được tất cả những hình trang trí trên 134 cây cột đá của đền Karnak.

Karnak gồm ba chính điện ở trung tâm Luxor, thành phố của các Pharaon. Trong chánh điện lớn nhất và nổi tiếng nhất, có tới 134 cây cột đá với chiều cao gần20m, được dựng lên dựa theo hình ảnh thần cây papyrus. Những hình chạm khắc dày đặc trên những cây cột đá khổng lồ được đặt trong 1 kiến trúc tổng thể vĩ đại đã làm Emmanuel Lazore kinh ngạc đến xúc động. Ông viết: “Những hình chạm khắc trên những cây cột đá này là những trang viết đầy đủ nhất về lịch sử của 8 vị Pharaon”. Karnak là trung tâm tôn giáo lớn nhất của Ai Cập cổ đại từ năm 2100 TCN và kéo dài trong suốt 8 thế kỉ.

CÂU 8: Dưới góc độ VH g.thích những biểu tượng trong m.thuật Trung Hoacổ đại

Giải mã các biểu tượng trong hội họa Trung QuốcMỹ thuật - Tạo hình

Đăng ngày Thứ tư, 17 Tháng 10 2012 11:58

Mỗi khi thưởng ngoạn một bức tranh Trung Quốc, ấn tượng ban đầu của đa số chúng ta hầu như ở phương diện hình thức, tức là đánh

giá xem tranh vẽ có đẹp hay không. Nhưng nếu tự hỏi tại sao tranh có chủ đề như thế, hay tác giả muốn gởi gấm điều gì qua bức

tranh ấy, có lẽ không ít người lúng túng tìm câu giải đáp.

Ở đây chúng ta sẽ không xét tới những hoạ phẩm của những tác giả hiện đại chịu ảnh hưởng những trường phái hội hoạ Tây phương (như

phái ấn tượng, phái siêu thực, v.v...) mà chính tác giả mới hiểu hoặc không ai hiểu gì cả (kể cả tác giả). Chúng ta cũng không xét

tới các hoạ phẩm mang tính chất tôn giáo bởi vì mục đích của tranh đã thấy rõ. Chúng ta sẽ xét những bức tranh mang đậm nét truyền

Page 51: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

thống, thậm chí dân gian, để thấy ý nghĩa biểu tượng được gởi gấm trong đó. Thí dụ như tranh có các chủ đề như: hoa điểu, rồng,

ngựa, vượn, cá, tùng hạc, sơn thuỷ, v.v...

Đối với loại tranh này, cái chủ đề với ý nghĩa biểu tượng thì quan trọng hơn phong cách hay kỹ thuật thể hiện (thuật ngữ chuyên

môn gọi là kỹ pháp 技技). Tác giả có thể dùng công bút 技技 (tức là lối vẽ tỉ mỉ, bất cứ vật gì cũng có đường viền thậm chí cọng cỏ hay

chiếc lá, rồi tô màu lên); hoặc dùng ý bút 技技 (tức là lối vẽ phóng khoáng, loại bỏ hoặc rất hạn chế đường viền, thậm chí một nét

bút cũng thành lá lan hay cọng cỏ). Tác giả cũng có thể dùng màu sắc rực rỡ tươi thắm, hoặc màu sắc nhàn nhạt lạnh lẽo, thậm chí

vẽ toàn mực đen (thuật ngữ gọi là mặc hoạ 技技). Dù sao mặc lòng, tất cả điều ấy cũng chỉ là những hình thức thể hiện đa dạng, mà

mục đích chủ yếu là nhằm chuyển tải một ý nghĩa biểu tượng nào đó.

Có hai điểm nổi bật của loại tranh này. Thứ nhất, trong cuộc sống người ta thường gán cho một sự vật nào đó một ý nghĩa biểu

tượng. Thí dụ: trúc là quân tử, mai là giai nhân, cây tùng và chim hạc ngụ ý trường thọ (tùng hạc diên niên 技技技技), v.v... Hoạ sĩ

chỉ việc thể hiện nó bằng kỹ pháp riêng của mình. Đặc điểm thứ hai là thông qua ngôn ngữ (nhất là từ ngữ đồng âm hay cận âm) người

ta sẽ liên tưởng hình vẽ này đến một sự vật nào đó với ý nghĩa biểu tượng nhất định trong tâm thức chung của mọi người. Thí dụ bức

tranh vẽ con cá. Chữ Hán ngư 技 (cá) đồng âm [yú] (âm Bắc Kinh) với chữ dư 技 (dư thừa, dư dật). Qua ý nghĩa biểu tượng này là niềm

ao ước một cuộc sống dư dật, khá giả. Nếu vẽ 9 con cá, thì ước nguyện này càng mạnh mẽ. Chữ Hán cửu 技 (số 9) đồng âm [jiǔ] với

chữ cửu 技(lâu dài, trường cửu). Cửu ngư 技技 (9 con cá) phát âm [jiǔ yú] giống như cửu dư 技技 (dư dật lâu dài), ngụ ý một ước mong được

sống khá giả mãi. Điều này cũng giống như người Việt Nam sắp đặt dĩa trái cây chưng tết gồm mãng cầu, dừa xiêm, đu đủ, xoài với

ước nguyện khiêm tốn “cầu vừa đủ xài” trong tiết xuân sang; bởi vì người Việt ở Nam Bộ phát âm “dừa” giống như “vừa”, “xoài” giống

như “xài”. (Thật ra mong ước đó không khiêm tốn đâu, bởi vì ở đời biết thế nào mới là đủ). Tất nhiên sự so sánh này chỉ nhắm vào

khía cạnh ngôn ngữ, không xét tới hình thức thể hiện.

Sau đây chúng ta thử tìm ra một số hình ảnh biểu tượng

trong hội hoạ Trung Quốc. Trước tiên, khi nói đến tranh thuỷ mặc 技技 (thường bị đọc nhầm là thuỷ mạc) thì chúng ta thường liên tưởng

ngay đến tranh sơn thủy. Đây là một mảng đề tài đặc sắc trong hội hoạ Trung Quốc. Hai chữ sơn thuỷ có ý nghĩa triết lý thâm trầm

của chúng, không chỉ đơn thuần sơn 技 là núi non, thuỷ 技 là sông nước.

Khổng Tử từng nói rằng: “Kẻ trí vui chơi nơi sông nước, kẻ nhân vui chơi nơi núi non. Kẻ trí hiếu động, kẻ nhân trầm tĩnh. Kẻ trí

vui vẻ, kẻ nhân trường thọ.” 技(技)技技技, 技技技技, 技(技)技技, 技技技, 技(技)技技, 技技技 (Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn, trí giả động, nhân giả

tĩnh, trí giả lạc, nhân giả thọ.– Luận Ngữ - Ung Dã).

Sông nước trôi chảy, linh động biến dịch không ngừng, tìm về trùng dương mênh mông. Sự trôi chảy không ngừng này tượng trưng bản

thể của Đạo. Khổng Tử có lần đứng trên bờ sông, nhìn nước chảy, giác ngộ lý lẽ ấy, nên ngài tán thán: “Ôi, trôi chảy thế này, ngày

đêm nó không hề ngừng nghỉ !” 技技技技技技技技技 (Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ ! –Luận Ngữ - Tử Hãn).

Do đó, kẻ trí tuệ thấu đạt lý lẽ của sự vật, linh hoạt tiến triển mãi không ngưng trệ, cũng linh động như bản tính của nước. Kẻ

nhân ái yên ổn với nghĩa lý mà dày dặn kiên cố vững bền, cũng tĩnh như bản tính của núi. Động và tĩnh nói về bản thể, mà vui vẻ

trường thọ là nói về hiệu quả đạt được.

 

Tranh của Đường Dần (đời Minh)

Page 52: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Người nhân ái và trí tuệ xưa nay hiếm. Trong cõi trần ai, ngay bản thân kẻ nhân và trí cũng không biết tìm đâu ra bạn tri âm tri

kỷ. Không biết tìm đâu, nên mượn tranh sơn thuỷ để ký thác tâm tình, gởi gấm nỗi niềm. Nhưng triết lý của sơn thuỷ có lẽ là do

giới thưởng ngoạn đời sau gán cho. Thuở xa xưa, chắc gì các hoạ gia đã nghĩ như thế.

Chủ đề nổi bật thứ hai là hoa điểu 技技 (hoa và chim chóc). Về hoa, các văn nhân Trung Quốc thường gán cho từng loại hoa một đức

tính, một ý nghĩa tượng trưng văn học nào đó, và các họa sĩ đã tiếp thu toàn bộ những quan niệm này. Chẳng hạn Chu Đôn Di 技技技 đời

Tống từng nói: “Trong các loài hoa, cúc là kẻ ẩn dật, mẫu đơn là kẻ phú quý và sen là bậc quân tử vậy.” 技技技技技技技技技技技技技技技技技技技技技

技 (Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã; mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã; liên, hoa chi quân tử giả dã).

Quan niệm cúc là kẻ ẩn dật có lẽ phát xuất từ Đào Tiềm 技技 tức Đào Uyên Minh 技技技 đời Tấn, một thi sĩ vĩ đại, chán cảnh làm quan

luồn cúi, treo áo từ quan, hưởng thú điền viên, vui cảnh nghèo, thích uống rượu chơi cúc và nhàn du. Người đời khen ông là bậc ẩn

dật cao khiết. Trong bài Ẩm Tửu 技技 của ông có nhắc đến hoa cúc: “Hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi Nam.” 技技技技技技技技技技 (Thái

cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam Sơn). Người ẩn sĩ này uống rượu ngắm cúc để quên cảnh náo nhiệt, trầm luân trong đời, cho nên

hoa cúc cũng là biểu tượng của bậc quân tử ẩn dật lánh đời vậy. Đào Tiềm từng thốt rằng: “Hoa cúc mùa thu có sắc đẹp, phơi lộ nét

anh tú, khiến ta quên tình buồn, lánh xa tình đời.” 技技技技技技技技技技技技技技技技技技技技 (Thu cúc hữu giai sắc, ấp lộ xuyết kỳ anh, phiếm thử vong

ưu vật, viễn ngã di thế tình).

Người giàu có ưa chuộng màu sắc lộng lẫy rực rỡ của mẫu đơn. Mẫu đơn là loài hoa quý hiếm, chỉ có bậc quyền quý đài các mới chơi

hoa này. Cho nên mẫu đơn là biểu tượng của sự giàu sang phú quý.

Hoa sen là cốt cách của bậc quân tử. Đẹp và ngát hương, gần bùn mà chẳng tanh bùn. Dù cuộc đời ô trọc, nhân tình ấm lạnh, bậc quân

tử vẫn giữ được tiết tháo của mình, thơm tho và tinh khiết như đóa sen kia.

Cổ nhân gọi tùng, trúc, mai là ba người bạn mùa lạnh (tuế

hàn tam hữu 技技技技), bởi vì ba loại cây này dù mùa sương tuyết vẫn tươi tốt trong khi những loại cây khác hầu như cằn cỗi héo hon.

Tính chịu lạnh của tùng, trúc, mai tượng trưng đức tính nhẫn nại của người quân tử, tự cường mãi không thôi, luôn trau giồi tài

đức trước nghịch cảnh cuộc đời.

Mai, lan, cúc, trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là “tứ quân tử” 技技技

(bốn người quân tử). Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay

thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Hơn hai ngàn năm trước, thi nhân

Khuất Nguyên thậm chí còn so sánh hoa lan với mỹ nhân rằng: “Thu lan ơi mườn mượt, cọng tía cùng lá xanh. Đầy nhà toàn người đẹp,

riêng với ta đưa tình.” 技技技技技技技技技技技技技技技技技技技技技技 (Thu lan hề thanh thanh, lục diệp hề tử hanh. Mãn đường hề mỹ nhân, hốt độc dữ dư

hề thả thành). Hoa cúc trác việt siêu phàm, là biểu tượng của bậc quân tử ở ẩn mà trên đây đã đề cập. Đời Tống có ẩn sĩ Lâm Bô 技

技 yêu hoa mai đến độ không cần có vợ con, chỉ chuyên tâm trồng hoa mai và nuôi hạc. Người đời tặng cho ông câu mai thê hạc tử 技技技技

(hoa mai là vợ, chim hạc là con). Yêu trúc có thể kể đến Tô Thức. Ông nói: “Thà ăn không có thịt chứ không thể ở thiếu trúc.” 技技技技

技技技技技技 (Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc).

Tranh của Từ Vị (đời Minh)

Page 53: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

Không chỉ hoa, mà quả cũng mang ý nghĩa biểu tượng nữa. Chẳng hạn quả đào tượng trưng sự trường thọ; thí dụ tranh “Đào hiến thiên

xuân” 技技技技 (đào dâng nghìn tuổi xuân) vẽ ông lão cầm quả đào. Quả lựu tượng trưng cho sự đông con cái; thí dụ tranh “Lựu khai bách

tử” 技技技技(quả lựu mở sinh trăm con) vẽ ông lão cầm quả lựu bóc dở, cho trông thấy hạt. Quả phật thủ tượng trưng cho phúc; thí dụ

tranh vẽ quả phật thủ (phúc) với quả đào (thọ) và quả lựu (đông con) là ngụ ý: đa phúc, đa thọ, đa nam tử. Quả quít tượng trưng sự

tốt lành (cát). Ngay trong đời sống hằng ngày người ta cũng thích biếu xén nhau quít.

Hoa thường được vẽ chung với điểu. Chim hạc tượng trưng cho sự trường thọ. Người Trung Quốc tin rằng hạc sống đến ngàn năm (hạc

thọ thiên tuế 技技技技). Hạc thường được vẽ chung với cây tùng (cũng ngụ ý trường thọ), nên tranh “Tùng hạc diên niên” 技技技技 (tùng và

hạc sống lâu) được dùng để chúc thọ.

Thi nhân cho rằng chim én là loài chim nhỏ có cảm tình, mùa thu và mùa đông bay đi tìm cái ấm áp của miền nhiệt đới và mùa xuân

quay về tổ cũ. “Xuân phong yến hỉ” 技技技技 (chim yến vui trong gió xuân) mô tả một đôi én về tổ trong cành liễu xanh phất phơ hay

cành đào hồng thắm. Một bức tranh với đôi én hoặc một bức tranh với cặp hồng nhạn (vịt trời) hay đôi uyên ương bơi lội trong ao

sen chính là biểu tượng tình nghĩa vợ chồng, gia đình khang lạc.

Tranh “Thập toàn báo hỉ” 技技技技 vẽ mười con chim khách đậu trên phiến đá và

trên cây tùng hót líu lo báo tin mừng (chim khách được tin tưởng là báo điềm lành nên tục gọi nó là “hỉ thước” 技技), tranh để chúc

sự nghiệp thành công.

Dưới cội mai vàng (biểu tượng của phúc) là đôi chim cun cút hoặc một đàn gà con cùng gà trống gà mái cũng là biểu tượng của ân

nghĩa tào khang, quan hệ nhân luân. Tranh phụ đề “ân nghĩa tại sinh tiền” 技技技技技 (ân nghĩa đối với nhau lúc còn sống) thật là cảm

động và thâm trầm biết bao! Con gà mái với bầy con tượng trưng cho gia đình đông đúc, đầm ấm.

Con công tượng trưng cho sự bình an thịnh vượng. Chim phượng (thường gọi gộp là phượng hoàng, thực ra phượng 技 là con trống,hoàng 

技 là con mái) là linh điểu, tương truyền chim phượng xuất hiện là thánh nhân ra đời. Nhưng chim loan và chim phượng thì tượng

trưng duyên nợ vợ chồng. Tranh “loan phượng hoà minh” 技技技技 (chim loan và chim phượng hoà chung tiếng hót) ngụ ý sự hoà thuận êm ấm

của vợ chồng.

Một số động vật cũng có ý nghĩa biểu tượng. Rồng (long 技 ), một con vật huyền thoại, là biểu tượng của vương quyền. Kỳ lân (kỳ 

技 là con đực, lân 技 là con cái) tượng trưng nhân ái và thái bình. Con rùa (quy 技) cũng là thần vật, tương truyền nó sống tới ngàn

năm, nên tượng trưng sự trường thọ.

Ngựa là một chủ đề quen thuộc. Dân gian cho rằng ngựa có đức tính trinh tiết, ý thức rõ quan hệ truyền chủng, không vi phạm cái mà

luân lý loài người gọi là loạn luân. Như Dịch Kinh từ đời Chu đã ca ngợi là “Tẫn mã chi trinh” 技技技技 (đức trinh tiết của ngựa cái).

Ngựa còn có đức tính trung thành, một đức tính mà Nho gia rất coi trọng trong các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế,

ngựa từ thời xa xưa có giá trị rất cao. Trong chiến tranh ở Trung Quốc cổ đại, ngựa giữ vai trò rất quan trọng có thể gọi là nền

tảng của sức mạnh quân sự. Các kỵ binh du mục trên lưng các chiến mã thần tốc và dũng mãnh luôn là mối kinh hoàng cho binh quân

của Trung Quốc. Trong giao thông vận tải thì ngựa là phương tiện nhanh chóng và hữu hiệu. Từ đời Thương người ta đã biết đánh xe

ngựa tới nơi xa xôi để buôn bán. Ngoài giá trị quan trọng của ngựa trong vận tải và quân sự, người ta còn tìm thấy giá trị y học

của ngựa, được mô tả trong Bản Thảo Cương Mục (xuất bản 1596) nữa. Cứ xem đời nay mà xét, ngày nay người ta xem những xe hơi hiện

SONG THỌ - tranh Tề Bạch Thạch

Page 54: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

đại sang trọng là biểu tượng của giàu có thì ngày xưa ngựa chính là biểu tượng đó. Nói chung, ngựa xuất hiện trong tranh Trung

Quốc như là biểu tượng của sự mau chóng và thành đạt. Thí dụ bức tranh có chủ đề phổ biến nhất là “mã đáo thành công” 技技技技 thể

hiện qua một bầy ngựa phi nước đại gió bụi mịt mù. Nguyên ý câu này là “Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công” 技技技技技技技技 (Cờ phất

[làm hiệu thì] chiến thắng, ngựa quay về [báo tin] thành công). Ngày xưa khi xuất binh phải phất cờ hiệu, mà cờ đã phất rồi thì

phải chiến thắng; tướng soái khi lấy đầu tướng giặc, chiến mã quay về tất báo tin thành công. Ý nghĩa câu “mã đáo thành công” ngày

nay chỉ còn tượng trưng là tốc chiến tốc thắng. Và một bức tranh “mã đáo thành công” làm quà khai trương cho một cửa hiệu chỉ đơn

giản tương tự như là “khai trương hồng phát” (mở cửa tiệm thì phát đạt lớn).

Có những vật tưởng như bình thường nhưng cũng có ý nghĩa đặc biệt, thí dụ con cóc tía (thiềm thừ 技技) tượng trưng cho sự giàu có,

can đảm, và cái gì quý báu, khó kiếm ra được. Con bướm (hồ điệp 技技) tượng trưng sự trùng điệp. Con mèo tượng trưng sống lâu. Con

cá chép (lý ngư 技技, cá hoá long, cá vượt vũ môn) tượng trưng thi đỗ, v.v...

Rồi sự kết hợp nhiều thứ khác nhau cũng có ngụ ý tổng hợp. Thí dụ hoa kết hợp với điểu, thảo trùng, cá, đá (tượng trưng sự vững

chắc) và các khí vật khác (thí dụ cái bình hoa, ngụ ý an bình) làm tăng thêm thi ý cho tranh, thường đó là lời chúc nguyện cát

tường.

Mẫu đơn phối hợp với cá lội là biểu tượng “Phú quý hữu dư” 技技技技 (phú quý dư dật) là lời chúc nguyện tốt đẹp vào ngày đầu năm. Mẫu

đơn vẽ chung với khổng tước (chim công) mang tên “Khổng tước khai bình” 技技技技 là tranh chúc mừng khai trương cửa tiệm. Hoa xuân

điểm thêm vài cánh bướm, tạo sinh động cho tranh. Bướm ngụ ý là trùng điệp. Tranh mẫu đơn điểm thêm cánh bướm ngụ ý phú quý trùng

điệp 技技技技. Hoặc trên cánh hoa vẽ con dế, cho ta hình dung tiếng thu đang về rồi với tiếng nhạc để râm ran đâu đây.

Như trên đã nói, thông qua ngôn ngữ (nhất là từ ngữ đồng âm hay cận âm) người ta sẽ liên tưởng hình vẽ này đến một sự vật nào đó

với ý nghĩa biểu tượng nhất định trong tâm thức chung của mọi người.

- Bông hoa, chữ Hán là hoa 技 phát âm [huā] gần giống chữ hoa 技 (vinh hoa) [huá].

- Hoa sen, chữ Hán là liên 技 phát âm [lián] giống như chữ liên 技 (liên tục) [lián]; hoặc chữ Hán là hà 技 phát âm [hé] giống như chữ hoà 

技 (hoà hợp) [hé].

- Quả thị hay cành thị, chữ Hán là thị 技 phát âm [shì] giống như chữ sự 技 (sự việc) [shì].

- Quả lựu, chữ Hán là lựu 技 phát âm [liú] giống như chữ lưu 技(trôi chảy, lưu truyền) [liú].

- Cây phong, chữ Hán là phong 技 phát âm [fēng] giống như chữphong 技 (ban phong) [fēng].

- Cây ngô đồng, chữ Hán là đồng 技 phát âm [tóng] giống như chữđồng 技 (cùng với) [tóng].

- Cành mai, chữ Hán là mai 技 phát âm [méi] gần giống chữ mỗi 技 (mỗi thứ, mỗi người) [měi].

- Cành trúc, chữ Hán là trúc 技 phát âm [zhú] gần giống chữ chúc 技 (chúc tụng) [zhù].

- Con gà, chữ Hán là kê 技 phát âm [ji] gần như chữ cát 技 (tốt lành) [jí].

- Con cá, chữ Hán là ngư 技 phát âm [yú] giống như chữ dư 技 (dư thừa, dư dật) [yú].

- Con dơi, chữ Hán là bức 技 phát âm [fú] giống như chữ phúc 技 (hạnh phúc) [fú]. Vẽ 5 con dơi tức là ngũ bức 技技 ,phát âm [wǔ fú] giống

như ngũ phúc 技技 . Con dơi vẽ lộn ngược tức là đảo bức 技 技 , phát âm [dào fú] giống như đáo phúc 技技 (phúc đến).

Page 55: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

- Con mèo, chữ Hán là miêu 技 phát âm [máo] gần giống chữ mạo 技(già 80 tuổi) [mào].

- Con bướm, chữ Hán là điệp 技 phát âm [dié] giống như chữ điệt 技(già 70 tuổi) [dié] và chữ điệp 技 (trùng điệp) [dié].

- Con hươu, con nai, chữ Hán là lộc 技 phát âm [lù] giống như chữ lộc 技(bổng lộc) [lù].

- Con vượn, con khỉ, chữ Hán là hầu 技 phát âm [hóu] giống như chữhầu 技 (tước hầu) [hóu].

- Cái quạt, chữ Hán là phiến 技 phát âm [shàn] giống như chữ thiện 技(tốt lành) [shàn].

- Ống sáo, chữ Hán là sinh 技 phát âm [shēng] giống như chữ sinh 技 (sinh nở) [shēng] và chữ thăng 技 (bay lên) [sheng].

- Cái lục bình, chữ Hán là bình 技 phát âm [píng] giống như chữ bình 技 (bình an) [píng].

- Cái mũ, cái mão, chữ Hán là quan 技 phát âm [guān] giống như chữ quan 技 (ông quan) [guan].

- Ngọc như ý đúng ý nghĩa là như ý 技技 [rú yì].

- Số 9, chữ Hán là cửu 技 phát âm [jiǔ] giống như chữ cửu 技 (lâu dài) [jiǔ].

- v.v...

Phối hợp nhiều thứ với nhau, tranh vẽ mang ý nghĩa biểu tượng tổng hợp. Thí dụ như:

1. Tranh vẽ quả đào với 5 con dơi ngụ ý Ngũ Phúc Lâm Môn 技技技技. Ngũ Phúc là: phú 技(giàu), thọ 技 (sống lâu), khang ninh 技技 (khỏe mạnh), du

hiếu đức 技技技 (yêu nhân đức), khảo chung mệnh 技技技 (chết êm ái).

2. Tranh vẽ quả phật thủ với con bướm ngụ ý sống lâu đến 70-80 tuổi, vì quả phật thủ tượng trưng cho thọ hay phúc, con bướm (điệp) ngụ

ý già 70 tuổi (điệt 技 ) hay trùng điệp (điệp 技), tức là phúc thọ trùng điệp 技技技技.

3. Tranh vẽ quả phật thủ (phúc) với quả đào (thọ) và quả lựu (đông con) ngụ ý tam đa 技技: đa phúc 技技 (nhiều phúc), đa thọ 技技 (rất thọ), đa

nam tử 技技技(nhiều con trai).

4. Tranh vẽ quả phật thủ, quả đào, quả lựu với 9 miếng ngọc như ý ngụ ý “tam đa cửu như” 技技技技 nghĩa là chúc cho phúc thọ, con cháu đầy đàn,

bền vững.

5. Tranh vẽ quả lựu đã bóc vỏ một phần để lộ hạt ra ngụ ý “lựu khai bách tử” 技技技技 (lựu mở ra sinh trăm con).

6. Tranh vẽ quả lựu với 5 cậu bé con ngụ ý mong cho con cái sau này đều hiển đạt như 5 con của ông Đậu Yên Sơn đời Tống.

7. Tranh vẽ quả lựu 技 (ngụ ý lưu truyền 技) với cái mũ 技 (ngụ ý tước quan 技), cái đai lưng (đái 技), cái thuyền (thuyền 技 , đọc giống truyền 技 ) ngụ

ý mong cho “Quan đái truyền lưu”技技技技 (đai lưng của quan được lưu truyền, tức là được phong quan tước nhiều thế hệ trong gia tộc).

8. Tranh vẽ hai quả thị (ngụ ý sự việc) với ngọc như ý là mong “Sự sự như ý” 技技技技 (vạn sự như ý).

9. Tranh vẽ cây ngô đồng 技 (đồng âm với đồng 技 : cùng với) với con hươu (lộc 技 , đồng âm với lộc 技: bổng lộc) và chim hạc 技 (trường thọ) là

ngụ ý “Lộc thọ đồng lộc hạc” 技技技技技 (được bổng lộc và sống lâu như hươu, hạc).

10. Tranh vẽ chim hỉ thước 技技 (vui vẻ) đậu cây ngô đồng 技 (đồng âm với đồng 技 : cùng với) là ngụ ý “đồng hỉ” 技技(mọi người cùng vui vẻ).

11. Tranh vẽ đứa trẻ cỡi trên lưng con kỳ lân tay cầm bông sen (liên 技 ) và ống sáo (sinh 技) là ngụ ý “Liên sinh quý tử”技技技技 (liên tiếp sinh quý

tử).

12. Tranh vẽ 4 đứa trẻ: đứa cầm cành táo (tảo 技 , đồng âm với tảo 技: sớm), đứa cầm ống sáo (sinh 技 ), đứa cầm cái ấn quan văn, đứa cầm cái kích quan

võ là ngụ ý mong: sớm sinh con cái sau này thành quan văn hay quan võ.

Page 56: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

13. Tranh vẽ đứa trẻ ăn mặc sang trọng (phú 技), cổ đeo cái khánh 技 (đồng âm với khánh 技, hiểu là may mắn hạnh phúc) đang ngắm bầy cá vàng (ngư 技,

hiểu là dư thừa) là ngụ ý mong: giàu có, đông con, hạnh phúc có thừa.

14. Tranh vẽ chim hỉ thước 技技 đậu cành mai 技 (đồng âm với mỗi 技 : mọi người) cành trúc 技 (đồng âm với chúc 技: chúc mừng) là ngụ ý mong cho

mọi người đều vui vẻ.

15. Tranh vẽ trúc mai 技技 ngụ ý mọi người may mắn.

16. Tranh vẽ mai, trúc với con mèo và con bướm là ngụ ý mong mọi người sống lâu đến 70-80 tuổi.

17. Tranh vẽ mẫu đơn 技技 (phú quý) với con gà (kê 技 đồng âm với cát 技: tốt lành) ngụ ý “phú quý cát tường” 技技技技.

18. Tranh vẽ con khỉ (hầu 技) trèo cây phong (phong 技) có cái ấn 技 cột vào cành cây ngụ ý “ấn phong hầu” 技技技, tức là được thăng quan tiến chức

nói chung.

v.v...

Trên đây là một số minh hoạ tiêu biểu. Tóm lại, ý nghĩa biểu tượng của loại tranh này cho thấy ba chủ ý của tác giả: 1- gởi gấm ý

chí; 2- ước nguyện mọi tốt lành cho bản thân; 3- và cầu chúc hạnh phúc cho người khác. Với chủ ý thứ ba, các bức tranh này thường

được người ta làm quà tặng nhau vào những dịp mừng thọ hay những dịp đặc biệt như ngày đầu năm, mà những lời chúc nguyện rồi sẽ

như chồi non lộc mới nảy nở thành những đoá hoa rực rỡ tươi thắm trong tiết xuân sang.

S.T

CÂU 9: Dưới góc độ VH g.thích những biểu tượng trong m.thuật Ấn Độ cổ đại