Top Banner
HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA 1 Tên đề tài: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Người trình bày: Th.S. Đỗ Thị Thu Thủy Bộ môn: Kế toán Khoa: Kế toán – Kiểm toán TP.HCM, Ngày 2 tháng 6 năm 2016
24

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

Feb 08, 2017

Download

Documents

vanhanh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA

1

Tên đề tài: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Người trình bày: Th.S. Đỗ Thị Thu Thủy

Bộ môn: Kế toán

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

TP.HCM, Ngày 2 tháng 6 năm 2016

Page 2: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Lý do thảo luận

Cơ sở pháp lý liên quan đến ước tính kế toán

Khái niệm về ước tính kế toán

Nội dung

Vấn đề thảo luận

2

Page 3: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Lý do thảo luận

- Ước tính kế toán ảnh hưởng đến thông tin trình bày trên BCTC, cụ

thể: ảnh hưởng đến giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả, doanh thu,

chi phí.

- Một số ý kiến tranh luận về ước tính kế toán.

3

Page 4: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Cơ sở pháp lý liên quan đến ước tính kế toán:

Luật kế toán – điều 6: Nguyên tắc kế toán.

VAS 03: TSCĐHH.

VAS 04: TSCĐVH.

45/TT-BTC/2013: Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản

cố định

VAS 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp

VAS 18: Các khoản dự Phòng, tài sản, nợ tiềm tàng.

VAS 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.

Điều 47, 54, 56, 57, 62 thông tư 200/TT-BTC/2014.

.

4

Page 5: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Khái niệm:

- Ước tính kế toán là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trảhoặc giá trị tiêu hao định kỳ của tài sản được tạo ra từ việc đánh giá tìnhtrạng hiện thời và lợi ích kinh tế trong tương lai cũng như nghĩa vụ liên quanđến tài sản và nợ phải trả đó. (VAS 29)

- Ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đếnBáo cáo tài chính (BCTC) được ước tính trong trường hợp thực tế đã phátsịnh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toánchính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ướctính để lập BCTC.

5

Page 6: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

- Chỉ tiêu đã phát sinh là dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm

giá đầu tư chứng khoán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích khấu

hao tài sản cố định (TSCĐ), chi phí trả trước, giá trị sản phẩm dở

dang, doanh thu ghi nhận trước, doanh thu Hợp đồng xây dựng dở

dang;

- Chỉ tiêu chưa phát sinh là dự phòng chi phí bảo hành, chi phí trích

trước…

6

Page 7: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

Theo VAS 03:

- Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của

TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

- Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại

cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản

xuất, kinh doanh trong kỳ.

7

Page 8: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

Theo VAS 03:

Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau:

- Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giáthông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;

- Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: Số calàm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quảnchúng trong những thời kỳ không hoạt động;

- Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổinhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra;

- Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuêtài chính. 8

Page 9: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

Theo VAS 03:

Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định

chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính

sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính

của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy,

việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải

dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại.

9

Page 10: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

Theo VAS 03:

Ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng;

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và

- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.

Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữuích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời giansử dụng hữu ích của tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tínhtài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải đượcthực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.

Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫncòn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

10

Page 11: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

Theo VAS 04:

- Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian

sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian tính khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20

năm. Việc trích khấu hao được bắt đầu từ khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng.

- Trong một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thể vượt quá 20 năm

khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể. Trong trường hợp này, doanh

nghiệp phải:

(a) Khấu hao TSCĐ vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chính xác nhất; và

(b) Trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên báo cáo tài chính.

11

Page 12: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

Theo VAS 04:

Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình làm căn cứ tính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố:

- Khả năng sử dụng dự tính của tài sản;

- Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự;

- Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ;

- Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại;

- Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng;

- Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng;

- Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản;

- Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản;

- Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp. 12

Page 13: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

45/2013/TT-BTC

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của

tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo

quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình:

Đối với tài sản cố định còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung

thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư

này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

13

Page 14: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

45/2013/TT-BTC

Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như

sau:

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao

đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong

trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến )

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Thời gian trích khấu hao của

TSCĐ

=

Giá trị hợp lý của TSCĐ

x

Thời gian trích khấu hao của

TSCĐ mới cùng loại xác định

theo Phụ lục 1 (ban hành kèm

theo Thông tư này)

Giá bán của TSCĐ cùng loại

mới 100% (hoặc của TSCĐ

tương đương trên thị trường)

14

Page 15: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

45/2013/TT-BTC

Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình:

Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa

không quá 20 năm.

Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời

gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng,

thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định

(không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

15

Page 16: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

Nội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

45/2013/TT-BTC

Các phương pháp trích khấu hao:

Phương pháp khấu hao đường thẳng.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

16

Page 17: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁNNội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

VAS 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Cơ sở của việc ghi nhận một tài sản là giá trị ghi sổ của tài sản đó sẽ được thu hồi thông qua

hình thức doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích kinh tế trong tương lai. Khi giá trị ghi sổ của tài

sản vượt quá cơ sở tính thuế thu nhập của nó thì giá trị của lợi ích kinh tế phải chịu thuế thu

nhập sẽ vượt quá giá trị sẽ được phép khấu trừ cho mục đích tính thuế. Đây là chênh lệch tạm

thời chịu thuế và nghĩa vụ phải trả cho khoản thuế thu nhập do chênh lệch này tạo ra trong

tương lai chính là thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Khi doanh nghiệp thu hồi giá trị sổ của tài

sản đó thì khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế sẽ hoàn nhập và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận

chịu thuế thu nhập. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp sẽ bị giảm đi do phải nộp thuế thu nhập.

Chuẩn mực này yêu cầu phải ghi nhận tất cả các khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

17

Page 18: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁNNội dung:

Trích khấu hao tài sản cố định:

VAS 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp

Một số chênh lệch tạm thời phát sinh khi thu nhập hoặc chi phí được tính vào lợi nhuận kế toán củamột kỳ, nhưng lại được tính vào lợi nhuận chịu thuế của một kỳ khác. Các chênh lệch như vậy thườngphát sinh do chênh lệch về thời gian. Các chênh lệch tạm thời loại này là các chênh lệch tạm thời phảichịu thuế và làm phát sinh thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Ví dụ:

Khấu hao sử dụng khi xác định lợi nhuận tính thuế (lỗ tính thuế) có thể khác với khấu hao sử dụng khixác định lợi nhuận kế toán. Chênh lệch tạm thời là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản và cơ sởtính thuế của nó được tính theo nguyên giá trừ đi các khoản giảm trừ theo Luật thuế quy định khi xácđịnh lợi nhuận tính thuế của kỳ hiện hành và các kỳ trước. Một khoản chênh lệch tạm thời chịu thuếphát sinh và tạo ra một khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi tài sản được khấu hao cho mục đíchtính thuế nhanh hơn so với khấu hao cho mục đích kế toán. Nếu khấu hao cho mục đích tính thuế chậmhơn so với khấu hao cho mục đích kế toán sẽ phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và tạora một tài sản thuế thu nhập hoãn lại. 18

Page 19: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Chi phí trả trước:

Điều 47/200/2014/TT-BTC

- Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí SXKD từng kỳ kế toánphải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để lựa chon phươngpháp và tiêu thức hợp lý.

- Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi kỳ có thể là thời gian sửdụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ, dụng cụ, bao bì luânchuyển, đồ dùng cho thuê tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanhtrong từng kỳ kế toán.

19

Page 20: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Giá trị sản phẩm dở dang:

– Tuân thủ nguyên tắc thận trong:

+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các TS và các khoản thu nhập;

+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản NPT và chi phí.

- Sử dụng phương pháp phân bổ theo đúng đối tượng (ABC ):

+ Chi phí được tính vào các hoạt động theo từng trung tâm hoạt động, dựa trên tiêu thức phân bổ chi phí,

+ Chi phí được phân bổ từ các hoạt động đến từng sản phẩm dựa vào mức độ sử dụng các hoạt động đối

với các sản phẩm đó.20

Page 21: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Doanh thu ghi nhận trước

Điều 57/200/2014/TT-BTC

- Doanh thu nhận trước bao gồm: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế

toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các

khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp

theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ

hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống...

- Doanh thu nhận trước không bao gồm:

+ Tiên nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phâm, hàng hoá, dịch vụ;

+ Doanh thu chưa thu được tiên của hoat đông cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiêu ky

(doanh thu nhận trước chi được ghi nhận khi đa thực thu được tiên) 21

Page 22: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

Nội dung:

Doanh thu Hợp đồng xây dựng dở dang:

Điều 56/200/2014/TT-BTC

Doanh thu Hợp đồng xây dựng dở dang: doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do

nhà thầu tự xác định của hợp đồng xây dựng dở dang.

Căn cứ để xác định DT.HĐXD.DD là chứng từ xác định doanh thu tương ứng với phần công việc đã

hoàn thành trong kỳ (không phải hoá đơn) do nhà thầu tự lập, không phải chờ khách hàng xác nhận.

Nhà thầu phải lựa chon phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao trách nhiệm cho

các bộ phận liên quan xác định giá trị phần công việc đã hoàn thành và lập chứng từ phản ánh doanh

thu hợp đồng xây dựng trong kỳ.

Căn cứ để ghi nhận công nợ - Phải thu của khách hàng là hoá đơn được lập trên cơ sơ tiến đô thanh

toán theo kế hoach đa được quy định trong hợp đồng. Số tiên ghi trên hoá đơn là căn cứ để ghi nhận

số tiên nhà thầu phải thu của khách hàng, không là căn cứ để ghi nhận doanh thu trong ky kế toán.22

Page 23: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁNNội dung:

Chi phí trích trước:

Điều 54, 62/200/2014/TT-BTC

- Chi phí trích trước là chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này

cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản

xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện

theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.

- Chi phí trích trước bao gồm các khoản sau:

+ Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép.

+ Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích

trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo.

+ Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất.

Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong

thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.

+ Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (Khi trái phiếu đáo

hạn).

23

Page 24: ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN Nội dung

Vấn đề thảo luận

- Cơ sở để lập các ước tính kế toán là gì?

- Cách thức thực hiện các ước tính kế toán, thời điểm lập các ước tính kế toán, việc

lập ước tính kế toán trước hay sau khi khóa sổ để lập BCTC?

- Chưa có sự thống nhất giữa văn bản qui định về thuế và kế toán dẫn đến ảnh

hưởng tới ước tính và xử lý trong kế toán. Tại sao lại có sự không thống nhất này?

Hướng xử lý như thế nào, trong quá trình dạy kế toán có nên lồng ghép văn bản

thuế kèm theo hay không?

- Ảnh hưởng của ước tính kế toán đến đến các đặc tính chất lượng của thông tin

tài chính thế nào?

ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

24