Top Banner
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ KIM THOA TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT Chuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học môn hoá học Mã số : 60. 14. 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
134

TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Feb 02, 2018

Download

Documents

hoangkhanh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ KIM THOA

TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG

BÀI TẬP HÓA HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN

DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở

TRƯỜNG THPT

Chuyên ngành : Lí luận và Phương pháp dạy học môn hoá học

Mã số : 60. 14. 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2009

Page 2: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Lời cảm ơn

Luận văn được hoàn thành vào tháng 7 năm 2009. Để hoàn thành được luận văn tôi xin gửi lời

cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo là

PGS. TS. Nguyễn Xuân Trường, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá

trình thực hiện luận văn này.

TS. Trịnh Văn Biều, người đã góp ý xây dựng đề cương luận văn và đồng thời cũng

hướng dẫn tôi nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.

Các thầy cô giảng dạy lớp Cao học Khoá 17 đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và

kinh nghiệm quí báu.

Xin chân thành cám ơn các bạn bè và đồng nghiệp giảng dạy ở các trường THPT Trường

Chinh, THPT Trung Phú, THPT Marie Curie đã nhiệt tình giúp tôi tiến hành thực nghiệm đề tài

luận văn này.

Lê Thị Kim Thoa

Page 3: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Bài tập hóa học BTHH

Dung dịch DD

Dạy học DH

Điều kiện tiêu chuẩn đktc

Đối chứng ĐC

Giáo viên GV

Học sinh HS

Trung học Phổ thông THPT

Thực nghiệm TN

Trắc nghiệm tự luận TNTL

Trắc nghiệm khách quan TNKQ

Thành phố Hồ Chí Minh Tp.HCM

Sách giáo khoa SGK

Page 4: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Định hướng chung về đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong Nghị quyết Trung

ương 4 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, được thể chế hóa trong Luật Giáo dục là

phương pháp Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ

năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tác động đến tình cảm,

đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tận dụng được công nghệ mới nhất, khắc

phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều thông báo các kiến thức có sẵn.

Là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, hóa học có rất nhiều khả năng trong việc

phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học

phổ thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi

trường và con người. Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết này vào cuộc sống, việc giải các bài tập

có nội dung gắn với thực tiễn sẽ làm phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, óc sáng kiến, những

hứng thú nhận thức, tinh thần vượt khó, tức là những phẩm chất quí báu đối với cuộc sống, lao động

sản xuất.

- Giải bài tập hóa học là lúc học sinh hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức hóa học

của mình. Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức, cả con đường để giành lấy kiến

thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Do vậy, bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là

nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hóa học nói

chung có tác dụng giúp học sinh rèn luyện và phát triển tư duy. Thông qua việc giải những bài tập có

những điều kiện và yêu cầu thường gặp trong thực tiễn (bài tập gắn với thực tiễn) như: bài tập về cách

sử dụng hoá chất, đồ dùng thí nghiệm; cách xử lí tai nạn do hoá chất; bảo vệ môi trường; sản xuất hoá

học; xử lí và tận dụng các chất thải… sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo,

năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh. Việc tăng cường sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học hoá

học sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam: “học đi đôi với hành,

giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”.

Tuy nhiên, trong các sách giáo khoa hoá học ở Việt Nam, số lượng các bài tập gắn với thực tiễn

chưa đa dạng, chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan hóa học trong

đời sống và sản xuất của GV cũng như học sinh. Học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học

Page 5: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng

kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì các em lại rất lúng túng.

Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn xây dựng được hệ thống bài tập hóa học có chất

lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học phổ thông, phù hợp với việc đổi mới phương

pháp dạy và học, tôi đã chọn đề tài “TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA

HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT”.

2. Mục đích nghiên cứu

- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống các dạng bài tập hoá học gắn với thực tiễn.

- Phát triển, nâng cao chất lượng bài tập hoá học THPT hiện nay.

- Nghiên cứu cách sử dụng bài tập hoá học gắn với thực tiễn sao cho có hiệu quả nhất.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT.

- Đối tượng nghiên cứu : Bài tập hoá học dạng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận

có nội dung gắn với thực tiễn.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Các bài tập hóa học có nội dung gắn với thực tiễn dùng trong dạy học ở trường THPT.

- Thời gian thực hiện đề tài: từ 01/05/2008 đến 30/07/2009.

5. Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu lí luận về vấn đề giáo dục kỹ thuật tổng hợp theo nguyên lí giáo dục của Đảng

cộng sản Việt Nam.

- Nghiên cứu lí luận về bài tập hoá học.

- Tìm hiểu các nội dung hóa học có liên quan đến đời sống, sản xuất và môi trường.

- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn dùng trong dạy học ở

trường THPT.

- Nghiên cứu cách sử dụng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn trong dạy học.

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng.

Page 6: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

6. Giả thuyết khoa học

Trong quá trình dạy học, nếu GV xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn

phù hợp thì sẽ giúp học sinh giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong

lao động, sản xuất, làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn

đề. Góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng : “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao

động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”.

7. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận : +Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà Nước, của Bộ giáo dục và đào

tạo có liên quan đến đề tài.

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và về bài tập hóa

học.

- Nghiên cứu thực tiễn: + Quan sát sư phạm, sử dụng phương pháp chuyên gia.

+ Thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lí số liệu.

8. Cấu trúc của luận văn

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY

HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 7: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong quá trình dạy và học môn hóa học, nếu giáo viên chỉ ra được sự gần gũi giữa môn học với

thực tế cho học sinh thấy thì các em sẽ yêu thích môn hóa học hơn. Bộ Sách giáo khoa mới hiện nay

có rất nhiều các tư liệu kèm theo các hình ảnh sống động phần nào đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới

trong dạy học. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với các nội dung có liên quan

đến thực tiễn còn rất hạn chế. Nhiều bài tập hóa học còn xa rời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá

chú trọng đến các tính toán phức tạp. Để phần nào đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung, phương pháp

giảng dạy và học tập môn hóa học phổ thông theo hướng gắn bó với thực tiễn, đã có một số sách tham

khảo được xuất bản như:

(1) Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Xuân Trọng (2002), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế hóa học 12,

Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục.

(2) Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ 2006), Câu hỏi lý thuyết và bài

tập thực tiễn trung học phổ thông, Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục.

(3) Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, Nhà xuất bản giáo

dục.

Bên cạnh đó, một số học viên cao học cũng đã nghiên cứu và bảo vệ luận văn theo hướng đề tài

này như:

(4) Đỗ Công Mỹ (2005), Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn

hóa học Trung học phổ thông (phần hóa học đại cương và vô cơ), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại

học Sư phạm Hà Nội.

(5) Nguyễn Thị Thu Hằng (2007), Xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập hóa học thực tiễn Trung

học phổ thông (phần hóa học hữu cơ), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

(6) Ngô Thị Kim Tuyến (2004), Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn hóa học lớp 11 Trung học

phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

(7) Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học

có nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm TP. HCM.

Ngoài ra còn một số bài báo về dạng bài tập này được đăng trên tạp chí Hóa học & Ứng dụng

(8) Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển (2007), “Xây dựng bài tập hóa học thực

tiễn trong dạy học phổ thông”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng (số 64).

Page 8: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Với mong muốn đóng góp thêm nhiều bài tập gắn với thực tiễn nên trong luận văn này chúng tôi

sẽ tuyển chọn và xây dựng thêm một số bài tập dạng này, đồng thời đưa các bài tập đó vào trong dạy

học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học.

1.2. GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP

Giáo dục kĩ thuật tổng hợp là trong và bằng toàn bộ quá trình đào tạo làm cho HS lĩnh hội được

cả về lí thuyết lẫn thực hành, những cơ sở khoa học của nền sản xuất hiện đại, nền công nghệ tiên tiến

và nền kinh tế quốc dân đang đổi mới; chuẩn bị tốt cho HS tự giác, tích cực, tự lực bước vào thế giới

lao động.

Thông qua việc học môn hoá học, HS sẽ được:

- Tìm hiểu về sản xuất hoá học, công nghệ hoá học (tham quan, tìm hiểu các công nghệ, các dây

chuyền sản xuất, các nhà máy sản xuất có dùng đến những chất hoá học được học trong chương trình

phổ thông).

- Biết được vai trò của hoá học và cách vận dụng khoa học hoá học vào sản xuất nhằm nâng cao

hiệu suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: sử dụng các nguyên vật liệu rẻ

tiền, dễ kiếm, tận dụng chất thải của dây chuyền sản xuất này thành nguyên liệu của dây chuyền sản

xuất khác, áp dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng…

- Trang bị những kĩ năng, kĩ xảo lao động theo phong cách công nghiệp hiện đại, mang tính tổng

hợp, khái quát, áp dụng được cho nhiều lĩnh vực hoạt động đồng thời mang tính đặc thù của ngành

nghề hoá học tương lai.

- Hình thành và phát triển ở HS tư duy khoa học kĩ thuật có tính chuyển tải cao, vừa thích hợp

với hoạt động hoá học, vừa có thể vận dụng vào những tình huống thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào trong hoạt động sản xuất, đời sống và bảo vệ môi

trường: cách sử dụng và bảo quản phân bón, thuốc chữa bệnh, cách xử lí tai nạn hoá chất, cách xử lí

chất thải…

Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp thông qua dạy - học hoá học sẽ giúp cho HS

thấy được lợi ích của việc học môn hoá học, thêm yêu và hứng thú học hoá học từ đó càng kích thích

sự quan sát thực tiễn để giải đáp thắc mắc nảy sinh và cải tạo thực tiễn ngày càng tốt đẹp hơn cho bản

thân, cho xã hội.

Page 9: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

1.3. TRẮC NGHIỆM

1.3.1. Khái niệm trắc nghiệm

Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông [40]: “Trắc nghiệm là khảo sát và đo lường khi làm các thí

nghiệm khoa học trong phòng”.

Theo GS Dương Thiệu Tống [19]: “Trắc nghiệm là một loại dụng cụ đo lường khả năng của

người học, ở bất cứ cấp học nào, bất cứ môn học nào, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học

xã hội”.

1.3.2. Chức năng của trắc nghiệm

Với người dạy, sử dụng trắc nghiệm nhằm:

- Cung cấp thông tin ngược chiều để điều chỉnh phương pháp nội dung cho phù hợp.

- Khảo sát kết quả học tập của một số đông HS, có thể sử dụng lại bài khảo sát vào thời điểm

khác.

- Nắm bắt được trình độ của HS, từ đó đưa ra quyết định nên dạy những gì và dạy bắt đầu từ đâu.

- Ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận của HS.

- Muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc phần lớn vào chủ quan của người chấm bài.

- Khuyến khích HS học đều, rèn luyện tính năng động, chủ động, sáng tạo trong học tập.

- Chấm nhanh và có kết quả sớm.

- Nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Với người học, sử dụng trắc nghiệm nhằm:

- Tự kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc trong học tập.

- Nâng cao hiệu quả của quá trình tự học.

- Dễ dàng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Rèn luyện các kỹ năng tư duy như so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, ghi nhớ, lựa chọn

và phán đoán nhanh.

- Rèn luyện khả năng xử lý nhiều loại thông tin (có khi là trái nguợc nhau).

1.3.3. Phân loại câu trắc nghiệm

Có hai loại trắc nghiệm là TNTL (thường gọi tắt là tự luận) và TNKQ (thường gọi tắt là trắc

nghiệm)

Page 10: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

1.3.3.1. Trắc nghiệm tự luận

Khái niệm

TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu

hỏi, HS trả lời dưới dạng bài viết trong một khoảng thời gian đã định trước.

TNTL đòi hỏi HS phải nhớ lại kiến thức, phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của mình một cách

chính xác rõ ràng.

Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan, điểm bởi những

người chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thường có ít câu hỏi vì phải mất

nhiều thời gian để viết câu trả lời.

Khi viết câu hỏi tự luận, GV cần phải diễn đạt câu hỏi một cách rõ nghĩa, đầy đủ, cần làm rõ

những yêu cầu trong câu trả lời cả về độ dài của nó; việc chấm bài tốn thời gian.

Các dạng câu hỏi TNTL

a) Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng: loại câu này có phạm vi tương đối rộng và khái quát,

HS được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức trong câu trả lời nên có thể phát huy óc sáng tạo và suy

luận. Loại câu trả lời này được gọi là tiểu luận.

b) Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn. Loại này thường có nhiều câu hỏi với nội dung tương

đối hẹp. Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn nên việc chấm điểm dễ hơn.

Có 3 loại câu trả lời có giới hạn.

Loại câu điền thêm và trả lời đơn giản. Đó là một nhận định viết dưới dạng mệnh đề không đầy

đủ hay một câu hỏi được đặt ra mà HS phải trả lời bằng một câu hay một từ (trong TNKQ được gọi là

câu điền khuyết).

TRẮC NGHIỆM

TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN

(câu tự luận)

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

(câu trắc nghiệm)

Câu

điền

khuyết

Câu

ghép

đôi

Câu

đúng

sai

Câu nhiều

lựa chọn

(hay dùng

nhất)

Câu hỏi

bằng

hình vẽ

Page 11: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Loại câu từ trả lời đoạn ngắn trong đó HS có thể trả lời bằng hai hoặc 3 câu trong giới hạn của

GV.

Giải bài toán có liên quan tới trị số có tính toán số học để ra một kết quả cụ thể đúng theo yêu

cầu của đề bài.

Ưu, nhược điểm của TNTL

a) Ưu điểm:

- Cho phép kiểm tra được nhiều người trong một thời gian ngắn, tốn ít thời gian và công sức cho

việc chuẩn bị của GV.

- Rèn cho HS khả năng trình bày, diễn tả câu trả lời bằng chính ngôn ngữ của họ, đo được mức

độ tư duy (khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh); TNTL không những kiểm tra được mức độ chính

xác của kiến thức mà còn kiểm tra được kỹ năng giải bài định tính cũng như định lượng của HS.

- Có thể kiểm tra – đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu biết những ý niệm, sở

thích và khả năng diễn đạt tư tưởng của HS.

- Hình thành cho HS kỹ năng sắp đặt ý tưởng, suy diễn, phân tích, tổng hợp khái quát hoá…;

phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo của HS.

b) Nhược điểm:

- Bài kiểm tra theo kiểu tự luận khó đại diện đầy đủ cho nội dung môn học do số lượng nội dung

ít.

- Vì lượng câu hỏi ít nên không thể kiểm tra hết các nội dung trong chương trình học.

- Việc chấm điểm phụ thuộc vào người đặt thang điểm và chủ quan của người chấm.

- Điểm số có độ tin cậy thấp và nhiều nguyên nhân như: phụ thuộc vào tính chất chủ quan, trình

độ người chấm, HS có thể học tủ, học lệch.

1.3.3.2. Trắc nghiệm khách quan

Khái niệm

TNKQ là phương pháp kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi TNKQ

gọi là "khách quan" vì hệ thống cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm.

Một bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi với nội dung kiến thức khá rộng, mỗi câu trả lời thường chỉ

thể hiện bằng một dấu hiệu đơn giản. Nội dung bài TNKQ cũng có phần chủ quan vì không khỏi bị

ảnh hưởng tính chủ quan của người soạn câu hỏi.

Các dạng câu hỏi TNKQ

Câu hỏi TNKQ có thể chia làm 5 loại chính sau:

a) Câu trắc nghiệm "đúng- sai”

Page 12: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Câu này được trình bày dưới dạng câu phát biểu và HS trả lời bằng cách lựa chọn một trong hai

phương án đúng hoặc sai.

* Những lưu ý khi xây dựng dạng câu đúng, sai:

- Đúng cũng phải đúng hoàn toàn, sai cũng phải sai hoàn toàn.

- Tránh những điều chưa thống nhất.

* Ưu điểm: Câu trắc nghiệm đúng-sai là loại câu đơn giản dùng để trắc nghiệm kiến thức về

những sự kiện, vì vậy soạn loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi

chấm.

* Nhược điểm: HS có thể đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho HS học thuộc lòng

hơn là hiểu, ít phù hợp với đối tượng HS giỏi.

b) Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn

Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là loại câu được

dùng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi nhiều câu trả lời (câu dẫn) đòi hỏi HS tìm ra câu trả

lời đúng nhất trong nhiều khả năng trả lời có sẵn, các khả năng, các phương án trả lời khác nhau

nhưng đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu).

* Ưu điểm: GV có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra-đánh giá những mục tiêu dạy học khác

nhau. Chẳng hạn như:

+ Xác định mối tương quan nhân quả.

+ Nhận biết các điều sai lầm

+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau

+ Định nghĩa các khái niệm

+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện

+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật

+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện

+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật

+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.

Độ tin cậy cao hơn khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi TNKQ khác

khi số phương án lựa chọn tăng lên, HS buộc phải xét đoán, phân biệt kỹ trước khi trả lời câu hỏi.

Tính giá trị tốt hơn với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để chọn có thể đo được các khả

năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật…, tổng quát hoá… rất có hiệu quả.

Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng

diễn đạt của HS hoặc chủ quan của người chấm.

Page 13: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

* Nhược điểm:

Loại câu này khó soạn và phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn lại gọi là

câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi sao cho có thể đo được các mức trí nâng

cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.

Không thoả mãn với những HS có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay

hơn đáp án.

Các câu TNKQ nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng

giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL soạn kĩ.

Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để HS đọc nội dung câu hỏi.

* Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn

Câu TNKQ loại này có thể dùng thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích,

tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi soạn câu hỏi loại này cần lưu ý:

- Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một cách không tranh cãi

được, còn các câu nhiễu đều phải có vẻ hợp lý.

- Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các HS có năng lực tốt và tác động thu hút các

HS kém hơn.

- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề.

Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần phải được nhấn mạnh để HS không bị

nhầm. Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn để HS hiểu rõ mình đang được hỏi vấn đề gì.

- Câu chọn cũng phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dấu, phải phù hợp về

mặt ngữ pháp với câu dấu.

- Nếu có 4 hoặc 5 phương án để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả lời ít hơn thì khả

năng đoán mò, may rủi sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì GV khó soạn và

HS mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.

- Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên soạn một nội dung kiến

thức nào đó.

- Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên,

số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D phải gần như nhau.

c) Câu trắc nghiệm ghép đôi

Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó HS tìm cách ghép những

câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.

Page 14: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

* Ưu điểm: Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng loại này thích hợp với HS cấp Trung học cơ sở. Có

thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá

khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.

* Nhược điểm: Loại câu trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng

như sắp đặt và vận dụng các kiến thức, để soạn loại câu hỏi này để đo mức trí nâng cao đòi hỏi nhiều

công phu. Hơn nữa tốn nhiều thời gian đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi của HS.

d) Câu trắc nghiệm điền khuyết

Đây là câu hỏi TNKQ mà HS phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với các chỗ để trống.

Có 2 cách xây dựng dạng này:

- Cho trước từ hoặc cụm từ để HS chọn.

- Không cho trước để HS phải tự tìm. Lưu ý phải soạn thảo dạng câu này như thế nào đó để các

phương án điền là duy nhất.

* Ưu điểm: HS không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu trả lời. Loại này

dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn.

* Nhược điểm: Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích nguyên

văn các câu từ SGK. Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt chấm bài mất

nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng câu hỏi TNKQ khác.

e) Câu hỏi bằng hình vẽ

Trên hình vẽ sẽ cố ý để thiếu hoặc chú thích sai yêu cầu HS chọn một phương án đúng hay đúng

nhất trong số các phương án đã đề ra, bổ sung hoặc sửa chữa sao cho hoàn chỉnh, loại câu hỏi này

được sử dụng khi kiểm tra kiến thức thực hành hoặc quan sát thí nghiệm của HS.

Ưu, nhược điểm của TNKQ

a) Ưu điểm

- Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức đối với nhiều HS; vì vậy buộc

HS phải nắm được tất cả các nội dung kiến thức đã học, tránh được tình trạng học tủ, học lệch.

- Tiết kiệm được thời gian và công sức chấm bài của GV.

- Việc tính điểm rõ ràng, cụ thể nên thể hiện tính khách quan, minh bạch

- Gây hứng thú và tích cực học tập của HS.

- Giúp HS phát triển kĩ năng nhận biết, hiểu, ứng dụng và phân tích.

- Với phạm vi nội dung kiểm tra rộng, HS không thể chuẩn bị tài liệu để quay cóp. Việc áp dụng

công nghệ mới vào việc soạn thảo các đề thi cũng hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng quay cóp và

trao đổi bài.

b) Nhược điểm

Page 15: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

- TNKQ không cho phép kiểm tra năng lực diễn đạt (viết hoặc dùng lời); tư duy sáng tạo, khả

năng lập luận của HS.

- TNKQ không cho phép kiểm tra khả năng sáng tạo chủ động, trình độ tổng hợp kiến thức, cũng

như phương pháp tư duy, suy luận, giải thích, chứng minh của HS. Vì vậy với cấp học càng cao thì

khả năng áp dụng của hình thức này càng bị hạn chế.

- TNKQ chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của HS mà không cho biết quá trình suy nghĩ, nhiệt tình,

hứng thú của HS đối với nội dung được kiểm tra, do đó không đảm bảo được chức năng phát hiện lệch

lạc của kiểm tra có sự điều chỉnh cho việc dạy và học.

- HS có thể chọn đúng ngẫu nhiên.

- Việc soạn thảo các câu hỏi TNKQ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức.

- TNKQ không cho GV biết được tư tưởng, nhiệt tình, hứng thú, thái độ của HS đối với vấn đề

nêu ra.

- Không thể kiểm tra được kỹ năng thực hành thí nghiệm.

Tuy có những nhược điểm trên nhưng phương pháp TNKQ vẫn là phương pháp kiểm tra, đánh

giá có nhiều ưu điểm, đặc biệt là tính khách quan, công bằng và chính xác. Do đó, cần thiết phải sử

dụng TNKQ trong quá trình dạy học và kiểm tra-đánh giá kết quả học tập môn Hoá học nhằm nâng

cao chất lượng dạy học.

Cho đến nay, các câu trắc nghiệm với nhiều lựa chọn vẫn được thông dụng nhất, vì chúng có thể

phục vụ một cách hiệu quả cho việc đo lường thành quả học tập, hơn nữa loại câu này cho phép chấm

điểm bằng máy. Vì vậy trong luận văn này chúng tôi tập trung xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm với

nhiều lựa chọn.

1.3.3.2. Sự khác biệt và tương đồng giữa TNTL và TNKQ [30]

Có nhiều tranh luận về loại nào tốt hơn, TNKQ hay TNTL. Câu trả lời sẽ tùy thộc vào mục

đích của việc kiểm tra – đánh giá. Mỗi lọai câu hỏi đều có ưu điểm cho một số mục đích nào đó.

a) Những năng lực đo được:

Loại TNTL:

- HS có thể diễn đạt ý tưởng bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của mình nhờ vào kiến thức và

kinh nghiệm đã có.

- Có thể đo lường khả năng suy luận như: sắp xếp ý tưởng, suy diễn, tổng quát hóa, so sánh, phân

biệt, phân tích, tổng hợp một cách hữu hiệu.

- Không đo lường kiến thức ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu.

Loại TNKQ:

Page 16: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

- HS chọn một câu đúng nhất trong số các phương án trả lời cho sẵn hoạc viết thêm một vài từ

hay một câu để trả lời.

- Có thể đo những khả năng suy luận như: sắp đặt ý tưởng, suy diễn, so sánh và phân biệt nhưng

không hữu hiệu bằng TNTL.

- Có thể kiểm tra đánh giá kiến thức của HS ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu.

b) Phạm vi bao quát bài trắc nghiệm

Với một khoảng thời gian xác định :

Loại TNTL: Có thể kiểm tra đánh giá được một phạm vi kiến thức nhỏ nhưng rất sâu với số

lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra ít.

Loại TNKQ: Vì có thể trả lời nhanh nên số lượng câu hỏi lớn, do đó bao quát một phạm vi kiến

thức rộng hơn.

c) Ảnh hưởng đối với HS

Loại TNTL: Khuyến khích HS độc lập sắp đặt, diễn đạt ý tưởng bằng chính ngôn ngữ của mình

một cách hiệu quả và nó tạo cơ sở cho GV đánh giá những ý tưởng đó, song một bài TNTL dễ tạo

ra sự “lừa dối” vì HS có thể khéo léo tránh đề cập đến những điểm mà họ không biết hoặc chỉ biết

mập mờ.

Loại TNKQ: HS ít quan tâm đến việc tổ chức, sắp xếp và diễn đạt ý tưởng của mình, song

TNKQ khuyến khích HS tích lũy nhiều kiến thức và kĩ năng, không “học tủ” nhưng đôi khi dễ tạo

sự đoán mò.

d) Công việc soạn đề kiểm tra

Loại TNTL: Việc chuẩn bị câu hỏi TNTL do số lượng ít nên không khó lắm nếu GV giỏi trong

lĩnh vực chuyên môn.

Loại TNKQ: Việc chuẩn bị câu hỏi phải nhiều do đó đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, kiến

thức chuyên môn vững chắc. Đây là công việc rất tốn thời gian, công sức vì vậy nếu có ngân hàng

đề thì công việc này đỡ tốn công sức hơn.

e) Công việc chấm điểm

Loại TNTL: Đây là công việc khó khăn, mất nhiều thời gian và khó cho điểm chính xác nên đòi

hỏi GV phải luôn cẩn thận, công bằng, tránh thiên vị.

Loại TNKQ: Công việc chấm điểm nhanh chóng, tin cậy, đặc biệt chiếm ưu thế khi cần kiểm tra

một số lượng lớn HS.

Page 17: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

1.4. BÀI TẬP HOÁ HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN

1.4.1. Khái niệm BTHH gắn với thực tiễn

Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông [40]: “Bài tập là bài ra cho HS làm để tập vận dụng những

điều đã học”.

BTHH là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tổng quát được giải quyết nhờ những suy

luận logic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và

phương pháp hóa học.

BTHH là phương tiện chính và hết sức quan trọng dùng để rèn luyện khả năng vận dụng kiến

thức cho HS. Là nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra cho người học, buộc người học vận dụng các kiến

thức, năng lực của mình để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách

tích cực, hứng thú và sáng tạo.

BTHH là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu

hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định.

BTHH gắn với thực tiễn (BTHH thực tiễn) là những bài tập có nội dung hoá học (những điều

kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc

sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

1.4.2. Vai trò, chức năng của BTHH thực tiễn

Trong dạy học hoá học, bản thân BTHH đã được coi là phương pháp dạy học có hiệu quả cao

trong việc rèn luyện kỹ năng hoá học. Nó giữ vai trò quan trọng trong mọi khâu, mọi loại bài dạy hoá

học, là phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học hoá học.

BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung của việc dạy và học hoá học. Bài tập cung cấp cho HS

kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và còn mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của sự tìm

ra đáp số.

BTHH có chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng kiểm tra, chức năng phát triển.

Những chức năng này đều hướng tới việc thực hiện các mục đích dạy học. Tuy nhiên trong thực tế các

chức năng này không tách rời với nhau.

Đối với HS, BTHH là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả và không có gì thay thế được, giúp

HS nắm vững kiến thức hoá học, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức hoá học

vào thực tế đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của

khối lượng kiến thức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho HS.

Đối với GV, BTHH là phương tiện, là nguồn kiến thức để hình thành khái niệm hoá học, tích cực

hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học. Cụ thể là:

Page 18: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

+ BTHH được sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát triển kiến thức, kỹ năng.

+ BTHH dùng để mô phỏng một số tình huống thực tế đời sống để HS vận dụng kiến thức vào

giải quyết các vấn đề của thực tế đặt ra.

+ Sử dụng bài tập để tạo tình huống có vấn đề kích thích hoạt động tư duy tìm tòi sáng tạo và rèn

luyện kỹ năng giải quyết vấn đề học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn.

Như vậy BTHH được coi như là một nhiệm vụ học tập cần giải quyết, giúp HS tìm tòi, nghiên

cứu đi sâu vận dụng kiến thức hoá học một cách sáng tạo từ đó giúp HS có năng lực phát hiện vấn đề -

giải quyết vấn đề học tập hoặc thực tiễn đặt ra có liên quan đến hoá học, giúp HS biến những kiến

thức đã tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình.

Kiến thức sẽ nhớ lâu khi được vận dụng thường xuyên như M.A. Đanilôp nhận định: "Kiến thức

sẽ được nắm vững thực sự, nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài

tập lý thuyết và thực hành" .

BTHH thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH. Ngoài ra nó còn có thêm

một số tác dụng khác:

a) Về kiến thức

Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến

thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động,

phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của HS.

Bên cạnh đó, BTHH thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản

xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế.

BTHH thực tiễn còn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn

nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

b) Về kĩ năng

Việc giải BTHH thực tiễn giúp HS:

- Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên

quan đến thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình

huống có vấn đề của thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.

c) Về giáo dục tư tưởng

Việc giải BTHH thực tiễn có tác dụng :

- Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong

quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Page 19: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

- Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ

học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết, làm tăng hứng thú học môn hoá

học và từ đó có thể làm cho HS say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có những định

hướng nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản

thân HS, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ

học tập của HS: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những

kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn HS

thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển.

d) Giáo dục kĩ thuật tổng hợp

Bộ môn hóa học có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS, BTHH tạo điều kiện tốt cho GV

làm nhiệm vụ này.

Những vấn đề của kĩ thuật của nền sản xuất yêu cầu được biến thành nội dung của các BTHH, lôi

cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề của kĩ thuật.

BTHH còn cung cấp cho HS những số liệu lý thú của kĩ thuật, những số liệu mới về phát minh, về

năng suất lao động, về sản lượng ngành sản xuất hỗn hợp đạt được giúp HS hòa nhịp với sự phát triển

của khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống.

Vd: Tính lượng crom có thể điều chế được từ 1 tạ cromit cổ định (FeCr2O4) Thanh Hóa.

1.4.3. Phân loại BTHH thực tiễn

1.4.3.1. Cơ sở phân loại BTHH nói chung [30]

Quá trình dạy học hóa học gồm 3 công đoạn là dạy học bài mới; ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và

luyện tập; kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học.

a. Ở công đoạn dạy học bài mới ta nên phân loại BTHH theo nội dung để phục vụ cho việc dạy

học và củng cố bài mới. Tên của mỗi loại có thể như tên các chương trong sách giáo khoa.

Ví dụ ở lớp 10 THPT ta có:

- Bài tập về cấu tạo nguyên tử

- Bài tập về bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

- Bài tập về liên kết hóa học

- Bài tập về phản ứng hóa học nói chung và phản ứng oxi hoá - khử

- Bài tập về halogen

- Bài tập về oxi, ozon, lưu huỳnh.

Mỗi loại ta cần có một hệ thống bài tập bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phủ kín kiến thức của chương hay của một vấn đề

Page 20: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

- Số lượng cần đủ để hình thành các kĩ năng cần thiết

- Mở rộng và đào sâu thêm kiến thức của chương

- Có một số bài tập hay để phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh cho HS.

Muốn có một hệ thống bài tập như trên (ví dụ khoảng 20 bài) cần tuyển chọn từ hàng 100 bài tập

hiện có về loại đó.

b. Ở công đoạn ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kiểm tra - đánh giá do mang tính chất tổng hợp,

có sự phối hợp giữa các chương ta nên phân loại dựa trên các cơ sở sau:

- Dựa vào hình thức, BTHH có thể chia thành: Bài tập TNTL (tự trả lời) bao gồm các dạng trả lời

bằng một từ, bằng một câu ngắn, trả lời cả bài (theo cấu trúc hoặc tự do), giải bài tập; bài tập TNKQ

bao gồm các dạng câu hỏi có/không, đúng/sai, nhiều lựa chọn, phức hợp, ghép đôi.

+ Bài tập TNTL là dạng bài tập yêu cầu HS phải kết hợp cả kiến thức hoá học, ngôn ngữ hoá

học và công cụ toán học để trình bày nội dung của bài toán hoá học.

+ Bài tập TNKQ là loại bài tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu cầu HS suy nghĩ

rồi dùng 1 ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời.

- Dựa vào tính chất hoạt động của HS khi giải bài tập có thể chia thành bài tập lí thuyết (khi giải

không phải làm thí nghiệm) và bài tập thực nghiệm (khi giải phải làm thí nghiệm).

- Dựa vào chức năng của bài tập có thể chia thành bài tập đòi hỏi sự tái hiện kiến thức (biết, hiểu,

vận dụng), bài tập rèn tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).

- Dựa vào tính chất của bài tập có thể chia thành bài tập định tính và định lượng.

- Dựa vào kiểu hay dạng bài tập có thể chia thành:

+ Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất

+ Bài tập xác định thành phần % của hỗn hợp

+ Bài tập nhận biết các chất

+ Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp

+ Bài tập điều chế các chất

+ Bài tập bằng hình vẽ

- Dựa vào khối lượng kiến thức có thể chia thành bài tập đơn giản hay phức tạp (hoặc cơ bản hay

tổng hợp).

- Dựa vào nội dung có thể chia thành: Bài tập có nội dung thuần tuý hoá học, bài tập có nội dung

gắn với thực tiễn (bài tập thực tiễn).

Trên thực tế dạy học, sự phân loại trên chỉ là tương đối. Có những bài vừa có nội dung thuộc bài

tập định tính lại vừa có nội dung thuộc bài tập định lượng; hoặc trong một bài có thể có phần TNKQ

cùng với giải thích, viết phương trình hóa học...

Page 21: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

1.4.3.2. Một số dạng BTHH thực tiễn

Dựa vào tính chất của bài tập, có thể chia thành:

Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh

trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế,

đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn…

Ví dụ:

1) Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?

2) Nitơ phản ứng với nhiều kim loại nhưng tại sao trong vỏ Trái Đất không gặp một nitrua kim

loại nào cả?

3) Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Hãy tìm cách

để loại bỏ lượng khí clo đó.

Bài tập định lượng: Bao gồm dạng bài tập về tính lượng hoá chất cần dùng, pha chế dung

dịch…

Ví dụ: Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5.10-4g

nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dùng cho một người trong một

ngày là bao nhiêu?

Bài tập tổng hợp: Bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng.

Ví dụ: Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn Cl2.

a) Nếu lượng clo trên chỉ được điều chế từ NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn NaCl.

b) Biết 1 m3 clo lỏng nặng 1400 kg, hãy tính thể tích clo lỏng tương ứng với 45 triệu tấn nói trên.

c) Thể tích clo lỏng nhỏ hơn bao nhiêu lần so với thể tích clo khí ở điều kiện tiêu chuẩn với cùng

một khối lượng.

d) Người ta thường kết hợp điều chế clo với điều chế xút. Viết phương trình hóa học xảy ra.

Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập, có thể chia thành:

Bài tập về sản xuất hoá học

Ví dụ: Trước kia người ta sản xuất phenol từ clobenzen. Hiện nay phương pháp chủ yếu điều chế

phenol trong công nghiệp là đi từ benzen qua isopropylbenzen. Viết phương trình phản ứng minh

hoạ.

.Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất. Bao gồm các dạng bài tập về:

Page 22: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

* Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệm như: Sử dụng

dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí, xử lí tai nạn xảy ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm

trong khi làm thí nghiệm…

Ví dụ :

1) Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần chú ý gì?

A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su.

B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng đầy nước khi

chưa dùng đến.

C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước.

D. Có thể để P trắng ngoài không khí.

2) Brom lỏng rất dễ bay hơi, brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng

may bị làm đổ nên dùng một chất dễ kiếm nào sau đây?

A. Nước thường.

B. Nước muối.

C. Nước vôi.

D. Nước xà phòng.

* Sử dụng và bảo quản các hoá chất, sản phẩm hoá học trong ăn uống, chữa bệnh, giặt giũ, tẩy

rửa…

Ví dụ:

1) Các loại trứng gia cầm dù có dính bùn đất hoặc bị vấy bẩn cũng không nên rửa sạch vì sẽ làm

trứng dễ bị hỏng. Để bảo quản trứng lâu, không bị hư, người ta đem nhúng trứng vào nước vôi

trong. Hãy giải thích tại sao?

2) Cà rốt là loại củ có chứa đường và có hàm lượng vitamin A rất cao. Nhiều người thích ăn cà

rốt sống và làm nộm cà rốt vì cho rằng sẽ hấp thụ hết lượng tiền vitamin A trong đó. Quan điểm đó

có đúng không? Tại sao?

* Sơ cứu tai nạn do hoá chất.

Ví dụ: Brom lỏng là chất độc hại, khi dây vào da nó làm bỏng rất sâu và nặng. Khi bị nước brom

dây vào tay cần rửa ngay bằng chất nào sau đây?

A. Nước

B. Dung dịch amoniac loãng.

C. Dung dịch giấm ăn.

D. Dung dịch xút loãng.

Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy?

Page 23: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

* Giải thích các hiện tượng, tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động sản xuất.

Ví dụ: Vì sao trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi Ca(OH)2

hay tro bếp (hàm lượng K2CO3 cao) đều bị mất đạm.

Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường

Ví dụ: Mức tối thiểu cho phép của H2S trong không khí là 0,01 ml/l. Để đánh giá sự ô nhiễm

không khí của một nhà máy người ta làm như sau: điện phân dung dịch KI trong 2 phút bằng dòng

điện 2mA. Sau đó cho 2 lit không khí lội từ từ trong dung dịch điện phân trên cho đến khi iot hoàn

toàn mất màu. Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa với dòng điện trên

thì thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh.

Giải thích thí nghiệm trên và cho biết sự ô nhiễm không khí ở nhà máy trên nằm dưới hoặc trên

mức cho phép. Tính hàm lượng của H2S trong không khí theo thể tích.

Mỗi lĩnh vực thực tiễn trên lại bao gồm tất cả các loại bài tập định tính, định lượng, tổng hợp;

bài tập lí thuyết, bài tập thực hành.

Dựa vào mức độ nhận thức của HS. Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và kết quả

học tập, GS. Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra 4 trình độ lĩnh hội (4 mức độ) như sau:

Mức 1: Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.

Ví dụ: Để tráng bên trong ruột phích, người ta dùng phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong

dung dịch NH3.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Vì sao người ta không dùng fomalin để tráng ruột phích?.

Mức 2: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu

hỏi lí thuyết.

Ví dụ:

1) Trong khẩu phần ăn, tinh bột có vai trò như thế nào?

2) Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng còn bột giặt tổng hợp thì không?

Mức 3: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong

thực tiễn.

Ví dụ:

1) Dân gian có câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vì sao nhai kĩ no lâu?

Page 24: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

2) Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã điều chế diêm tiêu (KNO3),

thành phần chính của thuốc nổ, bằng cách lấy đất ở trong các hang đá vôi có dơi ở trộn với tro bếp

rồi dùng nước sôi dội nhiều lần qua hỗn hợp đó để tách ra KNO3. Hãy giải thích cách làm đó.

Mức 4: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết những tình huống thực

tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động

cụ thể, viết báo cáo.

Ví dụ: Điesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu điesel

nhưng không phải sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật (cây cải dầu, cây đậu nành, cây hướng

dương, dầu dừa, dầu hạt cau) hay mỡ động vật (cá da trơn). Nhìn theo phương diện hoá học thì

điesel sinh học là metyl este của những axit béo. Để sản xuất điesel sinh học người ta pha khoảng

10% metanol vào dầu thực vật (mỡ động vật) và dùng nhiều chất xúc tác khác nhau (KOH, NaOH,

ancolat). Phản ứng tiến hành ở áp suất thường, nhiệt độ 600C. Hãy viết phản ứng hoá học xảy ra

trong quá trình sản xuất điesel sinh học. Phân tích ưu, nhược điểm của việc sản xuất loại nhiên liệu

này.

Từng mức độ trên có thể được chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để phù hợp với trình độ của

HS đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá HS trong cùng một bài, trong hệ thống BTHH thực tiễn.

Trên đây là một số cách phân loại BTHH thực tiễn. Tuy nhiên, có nhiều BTHH thực tiễn lại là

tổng hợp của rất nhiều loại bài.

1.4.4. Một số nguyên tắc khi xây dựng BTHH thực tiễn

a) Nội dung BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại

Trong một BTHH thực tiễn, bên cạnh nội dung hoá học nó còn có những dữ liệu thực tiễn.

Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác, không tuỳ tiện thay đổi. Ví dụ: Na được

thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới dạng ion Na+ (muối NaCl). Thường mỗi ngày mỗi người trưởng

thành thì cần khoảng 4-5 gam Na+ tương ứng với 10-12,5 gam muối ăn được đưa vào cơ thể.. Khi xây

dựng bài tập thực tiễn không thể tuỳ tiện thay đổi hàm lượng này. Làm như vậy là phi thực tế, không

chính xác khoa học.

Trong một số bài tập về sản xuất hoá học nên đưa vào các dây chuyền công nghệ đang được sử

dụng ở Việt Nam hoặc trên Thế giới, không nên đưa các công nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không

dùng hoặc ít dùng.

b) BTHH thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của HS

Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu BTHH thực tiễn có

nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ

Page 25: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải.

Ví dụ:

1) Khi người ta bị cảm thường đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen. Hãy giải

thích hiện tượng đó và cho biết để dây bạc sáng trắng trở lại trong dân gian người ta thường làm gì?

2) Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải làm từ vàng thật không? Đó là gì?

3) Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi A83, A90, A92. Các con số 83, 90, 92 có nghĩa gì?

Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa và cấm cả sử dụng điện thoại di động?

HS với kinh nghiệm có được trong đời sống và kiến thức hoá học đã được học sẽ lựa chọn

phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình. HS sẽ có sự háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án

đúng để khẳng định mình. Trong bài tập này khi HS giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau:

- HS phân tích và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với HS vì kinh nghiệm của mình

là đúng theo khoa học hoá học.

- HS phân tích và giải thích gần đúng hoặc đúng một phần nào đó.

Khi HS phân tích và giải thích gần đúng hoặc đúng một phần nào đó thì HS sẽ cảm thấy tiếc nuối

vì bản thân đã gần tìm ra câu trả lời, từ đó HS sẽ có động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến

thức hoá học một cách linh hoạt hơn để giải thích các tình huống thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo

thói quen chưa đúng khoa học của bản thân.

c) BTHH thực tiễn phải dựa vào nội dung học tập

Các BTHH thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu BTHH thực tiễn

có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải bài tập

đó.

Ví dụ : khi dạy bài Ankin (SGK hóa học 11) có thể đưa câu hỏi “Ở ngoài chợ, tại các vựa trái

cây, người ta thường giấm trái cây bằng gì? Giải thích?”

Hoặc khi dạy bài Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên (SGK hóa học 11) có thể đưa câu hỏi “Hắc ín

là 1 sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ, thường dùng làm nhựa trải đường. Nếu bị hắc ín dính

vào quần áo, người ta phải dùng xăng (dầu hoả) để tẩy mà không dùng nước thường. Em hãy giải thích

tại sao?”

d) BTHH thực tiễn phải đảm bảo logic sư phạm

Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hoá học phổ thông trong chương

trình, nên khi xây dựng BTHH thực tiễn cho HS phổ thông cần phải có bước xử lý sư phạm để làm

đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải BTHH thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả

năng của HS. Cụ thể:

Page 26: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

- Với HS yếu hoặc trung bình nên sử dụng câu hỏi mức 1 và 2 (dựa trên mức độ nhận thức của

HS).

- Với HS khá hoặc giỏi nên sử dụng câu hỏi mức 3 và 4.

- Khi kiểm tra-đánh giá cần sử dụng các loại BTHH ở các mức 1, 2 và 3 để tạo điều kiện cho tất

cả các HS đều có thể trả lời được câu hỏi kiểm tra.

e) BTHH thực tiễn phải có tính hệ thống, logic

Các BTHH thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát

triển của HS. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng BTHH thực tiễn.

Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn

ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng dần trình độ, khả năng

nhận thức của HS.

Biến hoá nội dung bài tập thực tiễn theo phương pháp tiếp cận mođun. Xây dựng một số bài tập

thực tiễn điển hình (xây dựng theo phương pháp tiếp cận mođun) và từ đó có thể lắp ráp chúng vào

các tình huống thực tiễn cụ thể, nội dung bài học cụ thể, hoặc tháo gỡ bài toán phức tạp thành những

bài toán đơn giản, tạo ra những bài tập mới.

1.5. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BTHH GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC Ở

TRƯỜNG THPT

Chúng tôi xin cung cấp một số tư liệu từ nhiều nguồn và ở những thời điểm khác nhau để chúng

ta có một cái nhìn khách quan về thực trạng của việc dạy và học ở một số trường THPT.

Nguồn tư liệu thứ nhất [42]: Tháng 12/2000 Vụ Trung học phổ thông tổ chức hội nghị “Tập

huấn phương pháp dạy học hóa học phổ thông” cho các Sở Giáo dục & Đào tạo và đại diện GV dạy

hóa học toàn quốc. Hội nghị là nơi trao đổi cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tế để GV nâng cao chất

lượng dạy học của minh. Ngoài những ưu điểm đã đạt được, Vụ Trung học phổ thông có nhắc nhở một

số tồn tại về phía thầy cô là:

Nhiều thầy cô còn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp soạn giảng. Giáo án còn

soạn theo 5 bước rời rạc, chưa thể hiện được sự liên quan thống nhất giữa các khâu trong tiến trình bài

dạy. Trong các bài soạn chưa nêu rõ được yêu cầu cần đạt được về mặt kiến thức, tư tưởng, kĩ năng, tư

duy. Các kĩ năng làm thí nghiệm, giải các bài toán, viết công thức, phương trình phản ứng ít được chú

ý rèn luyện cho HS. Thầy cô chưa tích cực suy nghĩ tạo ra những cơ sở vật chất để nâng cao chất

lượng giảng dạy. Nhiều bài giảng còn có tính chất trừu tượng vì thiếu đồ dùng dạy học.

Vụ trung học phổ thông cũng có nhận xét về việc học của HS là:

Kiến thức của HS còn hời hợt, thiếu vững chắc, chưa liên hệ với thực tế sinh động của sản xuất

Page 27: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

và đời sống. Nhiều HS chưa nắm chắc các khái niệm hóa học cơ bản, chưa hiểu được các hiện tượng

hóa học thông thường xảy ra trong đời sống và sản xuất, HS chưa biết liên hệ với kiến thưc đã học để

giải thích. HS tiếp thu kiến thức ở lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về bài học, thuộc bài một cách máy

móc, nên còn lúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức của mình. Về nhà HS học bài còn nặng về

học thuộc lòng.

Nguồn tư liệu thứ hai [15]: Theo cô Trần Thị Phương Thảo “Xây dựng hệ thống bài tập

TNKQ về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP TP. HCM.

Trong giảng dạy hóa học ở phổ thông, chủ yếu tập trung vào việc nắm kiến thức hóa học mà hạn

chế việc đánh giá kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc khoa học, kỹ năng thực hành…..

Về nội dung, còn ít các nội dung thực hành thí nghiệm, kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống,

kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất. Chưa chú ý đánh giá năng lực thực hành, tổng hợp

kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Năm học 2006 – 2007 áp dụng sách giáo khoa lớp 10 mới, có đưa thêm các tư liệu về kiến thức

thực tiễn nhưng là phần đọc thêm, không bắt buộc. Nội dung chương trình còn khá nặng, cộng với đổi

mới phương pháp dạy và học, kiểm tra - đánh giá nên việc đưa thêm kiến thức hóa học gắn liền với

cuộc sống còn hạn chế. Đối với lớp 11, 12 vẫn học chương trình cũ nhưng bắt đầu áp dụng trắc

nghiệm trong dạy học, kiểm tra nên thầy trò hầu như tập trung vào trắc nghiệm, các phương pháp giải

toán một cách nhanh nhất. Trong quá trình học, phần ứng dụng hầu như chỉ được GV nói đến một

cách sơ sài hoặc GV để cho HS tự soạn.

Tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tổ Hóa mỗi năm đều tổ chức cho HS đi tham quan các

nhà máy sản xuất hoặc đi thực địa, lấy mẫu nghiên cứu,… tuy nhiên chỉ mới tổ chức được cho HS

khối chuyên Hóa. Đối với HS toàn trường thì thông qua câu lạc bộ hóa học để HS có điều kiện giao

lưu, học tập. Đối với nhiều trường phổ thông khác, việc tham quan học tập cũng được chú ý nhưng do

điều kiện khách quan, đặc biệt là cơ sở vật chất nên việc tổ chức cho HS các buổi tham quan ngoại

khóa còn rất hạn chế.

Nguồn tư liệu hiện nay: chúng tôi đã thực hiện phương pháp điều tra, tham khảo ý kiến của 56

GV dạy ở các trường THPT thuộc các tỉnh, thành phố như TP. HCM, Tiền Giang, Đồng Nai… Kết

quả như sau:

Bảng 1.1. Mức độ sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học của GV

Page 28: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Bảng 1.2. Tình hình sử dụng dạng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học theo các mức độ

nhận thức của HS

Từ bảng 1.1 và 1.2 nhận xét:

- Đa số các GV đều có sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học. Nhưng việc đưa dạng bài tập

này vào trong dạy học chưa thường xuyên, tập trung chủ yếu các hoạt động ngoại khóa.

- Dạng bài tập đưa vào chủ yếu ở mức độ tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức để giải thích được

các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết (mức độ 1 và 2). Còn ở mức độ cao hơn thì ít sử dụng.

- Các thầy cô giáo có đưa ra những lí do vì sao ít hoặc không sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong

dạy học. Đó là:

Không có nhiều tài liệu : 14/56 chiếm 25,0%

Mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu : 17/56 chiếm 30,36%

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên Đôi khi

Không

sử dụng

Khi dạy bài mới 5,36% 35,71% 53,57% 5,36%

Khi luyện tập, ôn tập, tổng kết 10,71% 28,57% 53,57% 7,14%

Khi kiểm tra – đánh giá kiến thức 12,50% 25,00% 51,79% 10,71%

Hoạt động ngoại khóa 23,21% 35,71% 21,43% 19,64%

Rất

thường

xuyên

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

sử dụng

Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết. 8,93% 55,36% 35,71% 0%

Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện,

hiện tượng của câu hỏi lí thuyết. 7,14% 51,79% 39,29% 1,79%

Yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình

huống xảy ra trong thực tiễn. 8,93% 28,57% 60,71% 1,79%

Yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết

những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình

nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ

thể, viết báo cáo.

1,79% 14,29% 50,0% 33,93%

Page 29: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn :

28/56 chiếm 50,0%

Lí do khác: + Thời lượng tiết học ngắn, không cho phép đưa nhiều kiến thức bên ngoài vào

bài dạy.

+ Trình độ của HS còn hạn chế.

+ Các đề thi tuyển sinh có hỏi về vấn đề này nhưng quá ít, chương trình quá

nặng nề, dạy không kịp chương trình.

+ Chỉ sử dụng khi nội dung bài học có liên quan.

+ Mất nhiều thời gian, nếu HS chỉ làm dạng bài tập này thì không còn nhiều thời

gian cho các dạng khác.

Nhận xét chung:

- GV ít liên hệ kiến thức hóa học với thực tế. Do cách thi cử có ảnh hưởng quan trọng tới cách dạy vì

trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn. Do vậy, đa

số GV chỉ đưa những kiến thức hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiết học

tuyền thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bị cho các kì kiểm tra

thì GV chỉ tập trung các kĩ năng khác có nội dung thuần túy hóa học để có thể đáp ứng được yêu cầu

của bài kiểm tra.

- Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có cơ hội đưa những kiến thức thực

tế vào bài học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tế của HS còn

hạn chế.

- Vốn hiểu biết thực tế của HS về các hiện tượng có liên quan đến hóa học trong đời sống hàng ngày

còn ít.

Page 30: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN

TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT

2.1. HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN

2.1.1. PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG

SỰ ĐIỆN LI

1. Vì sao nước cất để lâu ngày ngoài không khí lại có PH < 7?

2. Phèn chua (phèn nhôm) có công thức là K2SO4.Al2(SO4).24H2O. Hãy giải thích vì sao phèn

nhôm có vị chua.

3. Khi hòa tan viên thuốc chứa 500 mg vitamin C trong 100 ml nước thì dung dịch thu được có pH

bằng bao nhiêu? Biết vitamin C là axit ascorbic M=176,13, giả sử đây là một đơn axit có pKa=4,17.

4. Canxi photphat Ca3(PO4)2 (M=310; tích số tan Ks=1,0.10-26 ở 250C) được dùng để sản xuất

phân bón. Độ tan của Ca3(PO4)2 tính theo g/l ở 250C là bao nhiêu?

5. Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc SO32-

.

Để xác định sự có mạt của ion SO32- trong hoa quả, một học sinh ngâm một ít quả đậu trong nước. Sau

một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch H2O2 (chất oxi hóa), sau đó cho tác

dụng tiếp với dung dịch BaCl2. Viết các phương trình ion rút gọn thể hiện các quá trình xảy ra.

6. Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ: muối ăn, giấm, bột nở

NH4HCO3, phèn chua K2SO4.Al2(SO4).24H2O, muối iot (NaCl + KI). Hãy dùng phản ứng hóa học để

phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

1. Các yếu tố như nhiệt độ, áp suất chất khí, chất xúc tác và diện tích bề mặt chất rắn có ảnh

hưởng lớn đến tốc đọ phản ứng hóa học. tùy theo phản ứng hóa học cụ thể mà vận dụng một hay tất cả

các yếu tố trên để tăng hay giảm tốc độ phản ứng. Trong những trường hợp dưới đây, yếu tố nào trong

số các yếu tố trên ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

a) Sự cháy diễn ra mạnh hơn khi đưa than đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi.

b) Khi cần ủ bếp than, người ta đạy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại.

c) Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn, …) để ủ rượu.

d) Tạo những lỗ rỗng trong viên than tổ ong.

Page 31: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

e) Nung hỗn hợp đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp

sản xuất xi măng.

f) Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất axit sunfuric.

2. Để dập tắt một đám cháy thông thường, nhỏ, mới bùng phát người ta có thể dùng biện pháp nào

trong số các biện pháp sau:

– Dùng chăn ướt trùm lên đám cháy.

– Dùng nước để dập tắt đám cháy.

– Dùng cát để dập tắt đám cháy.

Hãy chọn biện pháp đúng và giải thích sự lựa chọn đó.

3. Vì sao không nên để than đá hay giẻ lau máy đã qua sử dụng thành một đống lớn?

4. Gần đây các nhà thám hiểm Nam Cực, các nhà khoa học đã tìm thấy những đồ hộp do các đoàn

thám hiểm trước để lại. Mặc dù đã qua hàng trăm năm, nhưng các thức ăn trong những đồ hộp đó vẫn

trong tình trạng tốt, có thể ăn được. Hãy giải thích và liên hệ với việc bảo quản thực phẩm bằng cách

ướp đá.

5. Trong phòng thí nghiệm, để tăng tốc độ của một số phản ứng hóa học, ngoài các biện pháp như

tăng nồng độ, nhiệt độ, người ta còn dùng máy khuấy. Tác dụng của máy khuấy là gì?

2.1.2. PHẦN HÓA VÔ CƠ

NHÓM HALOGEN

1. Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Hãy tìm cách

để loại bỏ lượng khí clo đó.

2. Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng và khi để lâu lại mất đi những tính chất này?

3. Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn Cl2.

a) Nếu lượng clo trên chỉ được điều chế từ NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn NaCl?

b) Biết 1 m3 clo lỏng nặng 1400 kg, hãy tính thể tích clo lỏng tương ứng với 45 triệu tấn nói trên.

c) Thể tích clo lỏng nhỏ hơn bao nhiêu lần so với thể tích clo khí ở điều kiện tiêu chuẩn với cùng

một khối lượng?

d) Người ta thường kết hợp điều chế clo với điều chế xút. Viết phương trình hóa học xảy ra.

4. Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần

phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm

cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh

bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra

(nếu có).

Page 32: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

5. Axit clohidric (HCl) có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

6. Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO3) dùng để trung hòa bớt lượng HCl dư trong dạ dày.

Tính thể tích dung dịch HCl 0,035M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa và thể tích khí CO2

(đktc) sinh ra khi uống 0,336 g NaHCO3.

7. Clorua vôi và nước Giaven đều có tính oxi hóa mạnh nên thường được dùng để tẩy trắng và sát

trùng. Nhưng tại sao clorua vôi lại được dùng rộng rãi hơn nước Giaven?

8. Thạch quyển của vỏ Quả Đất sẽ ra sao, nếu giả sử khí quyển không chứa oxi mà chứa hiđro

florua?

9. Nguyên nhân gây ngộ độc cơ quan hô hấp của các khí và hơi halogen có giống với nguyên nhân

tẩy màu các chất hữu cơ của chúng không?

10. Các chất Freon gây ra hiện tượng “lỗ thủng tầng ozon”. Cơ chế phân hủy ozon bởi freon (thí dụ

CF2Cl2) được viết như sau:

CF2Cl2 Cl + CF2Cl (a)

O3 + Cl O2 + ClO (b)

O3 + ClO O2 + Cl (c)

Giải thích tại sao một phần tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon.

11. Trong khí quyển có một lượng nhỏ khí metan. Hiện tượng gì xảy ra đồng thời với hiện tượng

“lỗ thủng tầng ozon”? Giải thích.

12. Brom rất độc. Khi làm thí nghiệm với brom chẳng may làm đổ brom lỏng xuống bàn, hãy tìm

cách khử độc brom để bảo vệ môi trường.

13. Brom lỏng là chất độc hại, khi dây vào da nó làm bỏng rất sâu và nặng. Khi bị nước brom dây

vào tay cần rửa ngay bằng chất nào sau đây?

A. Nước.

B. Dung dịch amoniac loãng.

C. Dung dịch giấm ăn.

D. Dung dịch xút loãng.

Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy?

14. Vì sao người ta có thể điều chế hidro clorua, hidro florua bằng cách cho H2SO4 đặc tác dụng

với các muối clorua hoặc muối florua nhưng này không thể áp dụng phương pháp này để điều chế

hidro bromua hoặc hidro iotua?

Page 33: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

15. Người ta có thể điều chế các halogen Cl2, Br2, I2 bằng cách cho hỗn hợp H2SO4 đặc và MnO2

tác dụng với các muối clorua, bromua, iotua nhưng phản ứng này không thể áp dụng điều chế F2.

Muốn điều chế F2 người ta phải dùng phương pháp điện phân. Hãy giải thích vì sao.

16. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5.10-4 g

nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dùng cho một người trong một

ngày là bao nhiêu?

17. Iot có lẫn các tạp chất là clo, brom và nước. Để tinh chế loại iot đó, người ta nghiền nó với KI

và vôi sống rồi nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng một bình có chứa nước lạnh. Khi đó iot sẽ bám

vào đáy bình. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

18. Có hai nguyên tố halogen khi ở dạng đơn chất đều độc hại với cơ thể người nhưng ở dạng hợp

chất muối natri lại cần thiết cho cơ thể người. Hãy cho biết tên hai nguyên tố đó và tên hợp chất muối

natri của chúng. Đồng thời cho biết vai trò của 2 nguyên tố đó đối với cơ thể người.

19. Kính đổi màu hoạt động theo nguyên tắc nào?

20. Làm thế nào để khắc trạm các hình vẽ, hoa văn lên thuỷ tinh?

21. Người ta thường sát trùng nước máy bằng khí clo. Tính diệt khuẩn của clo trong nước là do

A. clo rất độc nên có tính diệt khuẩn.

B. clo có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.

C. clo tác dụng với nước tạo ra HClO là chất oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.

D. clo tác dụng với nước tạo ra HCl là axit mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.

22. Để diệt chuột ngoài đồng, người ta có thể cho khí clo qua những ống mềm vào hang chuột. Hai

tính chất nào của clo cho phép sử dụng clo như vậy?

A. Clo độc và nặng hơn không khí.

B. Clo độc và có mùi xốc.

C. Clo độc và tan được trong nước.

D. Clo có mùi xốc và nặng hơn không khí.

23. Brom lỏng rất dễ bay hơi. Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng

may bị làm đổ nên dùng một chất dễ kiếm nào sau đây?

A. Nước thường.

B. Nước muối.

C. Nước vôi.

D. Nước xà phòng.

Page 34: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

NHÓM OXI

1. Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?

2. Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió?

3. Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân không được dùng chổi quét mà lại rắc bột S lên?

4. Tại sao hidro sunfua lại độc đối với người?

5. Vì sao khi luộc trứng chín, ta thấy lòng đỏ trứng có một lớp màu đen bao quanh?

6. Hidro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra nó như núi lửa,

xác động vật bị phân hủy, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ lại?

7. Cho một mẫu khí bị nhiễm độc bởi khí SO2 đi vào bình hấp thụ với tốc độ 2,5 lit/phút trong 60

phút để toàn bộ lượng SO2 trong mẫu đó hấp thụ vào dung dịch chứa lượng dư kiềm tạo thành muối

sunfit:

SO2 + 2OH- SO32- + H2O

Sau đó đem axit hóa toàn bộ dung dịch trong bình hấp thụ để giải phóng ra khí SO2, khí đó tác dụng

vừa đủ với 5,2 ml dung dịch KIO3 0,003125 M. Phản ứng tạo thành ICl2-, SO4

2- và H2O.

Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính hàm lượng của SO2 trong không khí theo

ppm (số microgam chất trong một gam mẫu).

8. Để xác định hàm lượng khí độc H2S trong không khí, người ta làm thí nghiệm sau: Lấy 30 lit

không khí nhiễm H2S (d = 1,2) cho đi qua thiết bị phân tích có bình hấp thụ đựng lượng dư dung dịch

CdSO4 để hấp thụ hết khí H2S dưới dạng CdS màu vàng. Sau đó axit hóa toàn bộ dung dịch chứa kết

tủa trong bình hấp thụ và cho toàn bộ lượng H2S thoát ra hấp thụ hết vào ống đựng 10 ml dung dịch I2

0,0107 M để oxi hóa H2S thành S. Lượng I2 dư phản ứng với lượng vừa đủ 12,85 ml dung dịch

Na2S2O3 0,01344M.

Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính hàm lượng H2S trong không khí

theo ppm (số microgam chất trong một gam mẫu).

9. Mức tối thiểu cho phép của H2S trong không khí là 0,01 ml/l. Để đánh giá sự ô nhiễm không

khí của một nhà máy người ta làm như sau: điện phân dung dịch KI trong 2 phút bằng dòng điện 2mA.

Sau đó cho 2 lit không khí lội từ từ trong dung dịch điện phân trên cho đến khi iot hoàn toàn mất màu.

Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa với dòng điện trên thì thấy dung

dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh.

Giải thích thí nghiệm trên và cho biết sự ô nhiễm không khí ở nhà máy trên nằm dưới hoặc trên

mức cho phép. Tính hàm lượng của H2S trong không khí theo thể tích.

Page 35: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

10. Các nguyên tắc vận tải axit sunfuric đậm đặc đựng trong các toa thùng yêu cầu một cách

nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi tháo axit ra khỏi toa thùng. Tại sao sau khi

tháo axit rồi mà khoá chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng, còn nếu cứ để mở thì thùng

không dùng được tiếp nữa?

11. Trước đây người ta bơm hidro vào khinh khí cầu. Tại sao ngày nay người ta lại thêm He vào để

thay thế một phần hidro?

12. Sự suy giảm tầng ozon của khí quyển có nguyên nhân chính là do

A. nạn cháy rừng trên thế giới.

B. chất CFC mà ngành công nghiệp lạnh thải vào khí quyển.

C. Trái Đất nóng lên.

D. khí CO2 do các nhà máy thải vào khí quyển.

13. Từ năm 2003, nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà - Lào Cai đã có thể chuyên chở vào

thị trường thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân nào

sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày:

Chọn câu trả lời đúng.

A. Ozon dễ tan trong nước hơn oxi.

B. Ozon có tính chất oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước hơn oxi.

C. Ozon không độc, có tính sát trùng cao.

D. Ozon không tác dụng với nước.

14. Ở một số nhà máy nước, người ta dùng ozon để sát trùng nước máy. Người ta đã dựa vào tính

chất nào của ozon?

A. Ozon là một khí độc.

B. Ozon không tác dụng với nước.

C. Ozon tan nhiều trong nước.

D. Ozon là chất oxi hóa mạnh.

NHÓM NITƠ

1. Thành phần chính của không khí gồm những chất khí nào? Hiện tượng nào cho biết N2 chiếm

khoảng 81% thể tích không khí? Giải thích.

2. Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta lại ngửi thấy mùi khai?

3. Nitơ phản ứng với nhiều kim loại nhưng tại sao trong vỏ Trái Đất không gặp một nitrua kim

loại nào cả?

Page 36: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

4. Trong nước mưa ở vùng công nghiệp thường có lẫn axit sunfuric và axit nitric, nhưng trong

nước mưa ở vùng thảo nguyên cách xa vùng công nghiệp vẫn có lẫn một ít axit nitric. Giải thích.

5. Hãy giải thích câu ca dao:

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

6. Thuốc nổ đen được người Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều thế kỉ trước khi người

Châu Âu biết đến thuốc nổ. Hãy nêu thành phần, phản ứng hóa học chủ yếu và tác dụng của thuốc nổ

đen. Giải thích ý nghĩa của công thức kinh nghiệm: “Nhứt đồng thán, bán đồng than, lục đồng diêm”.

7. Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã điều chế diêm tiêu (KNO3),

thành phần chính của thuốc nổ, bằng cách lấy đất ở trong các hang đá vôi có dơi ở trộn với tro bếp rồi

dùng nước sôi dội nhiều lần qua hỗn hợp đó để tách ra KNO3. Hãy giải thích cách làm đó.

8. Vì sao pháo hoa có nhiều màu?

9. Kẽm photphua (Zn3P2) được dùng để diệt chuột. Chất này dễ bị thuỷ phân nên khi chuột ăn phải

đi tìm nơi có nguồn nước để uống và chết. Viết phương trình hóa học của phản ứng thuỷ phân của

kẽm photphua.

10. Vào mùa hè, ở những khu nghĩa địa hoặc bãi rác có nhiều xác động vật thường có hiện tượng

“ma trơi”. Giải thích hiện tượng.

11. Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được không? Tại sao?

12. Phân đạm amoni và phân đạm nitrat có đặc điểm gì giống và khác nhau? Từ đó suy ra đối với

vùng đất chua nên bón phân đạm gì, vùng đất kiềm nên bón phân đạm gì?

13. Ure được sản xuất như thế nào? Tại sao ure được sử dụng rộng rãi?

14. Dựa vào đâu để đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm? Giai đọan phát triển nào của cây trồng

đòi hỏi nhiều phân đạm hơn? Loại cây trồng nào đòi hỏi nhiều phân đạm hơn?

15. Supephotphat đơn và supephotphat kép giống và khác nhau như thế nào?

16. Tại sao không được trộn supephotphat với vôi? Giải thích và viết phương trình hóa học của

phản ứng.

17. Supephotphat đơn được điều chế từ một loại bột quặng có chứa 73,0% Ca3(PO4)2, 26,0%

CaCO3 và 1,0% SiO2.

a) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 65,0% đủ để tác dụng với 100,0 kg bột quặng đó.

b) Supephotphat đơn thu được gồm những chất nào? Tính tỉ lệ % P2O5 trong loại supephotphat

đơn trên.

18. Tại sao phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn được sử dụng

làm phân bón cho cây? Tại sao? Dựa vào đâu để đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân?

Page 37: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

19. Vì sao tro bếp lại được sử dụng như một loại phân bón hoá học? Tro bếp thích hợp để bón cho

vùng đất chua hay đất mặn? Vì sao?

20. Vì sao trong nông nghiệp, người ta không bón vôi và phân đạm amoni hoặc ure cùng một lúc?

21. Vì sao trộn phân đạm một lá (NH4)2SO4, hai lá NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi Ca(OH)2 hay

tro bếp (hàm lượng K2CO3 cao) đều bị mất đạm?

22. Đây là một loại khí thường được dùng trong y học, khi dùng với oxy sẽ có tác dụng giảm đau

và vô cảm nhẹ tại vị trí bị chấn thương hay trong các thủ thuật răng, sinh nở và tiểu phẫu. Khi hít vào

bệnh nhân thấy cơ thể và tinh thần thư giãn, không lo lắng, có cảm giác hưng phấn, gây cười. Khí đó

A. CO2. B. N2O.

C. NO. D. NO2.

23. Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 mg/l. Nếu thừa ion NO3

- sẽ gây ra một

loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin (một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hóa). Để

nhận biết ion NO3- người ta dùng các hóa chất nào dưới đây?

A. CuSO4 và NaOH. B. Cu và H2SO4.

C. Cu và NaOH. D. CuSO4 và H2SO4.

24. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?

A. CaCO3. B. NH4HCO3.

C. (NH4)3PO4. D. NaCl.

25. P trắng có độc tính rất cao, với 50 mg là liều trung bình gây chết người. P trắng rất dễ bốc cháy.

P trắng cần được bảo quản bằng cách

A. ngâm trong nước.

B. ngâm trong cacbon đisunfua.

C. đậy kín trong lọ thủy tinh xẫm màu.

D. ngâm trong ete.

26. Trước đây trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng bom napan để gây

cháy bỏng nghiêm trọng. Trong thành phần bom napan có

A. photpho đỏ. B. photpho trắng.

C. lưu huỳnh. D. cacbon.

27. Bên cạnh việc bón phân cho cây trồng, người ta còn có thể dùng tro bếp vì

A. trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây.

B. tro bếp hút ẩm nhanh, làm tơi xốp, thoáng khí lớp đất quanh gốc cây.

C. tro bếp có nhiều, dễ kiếm.

Page 38: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

D. tro bếp chứa nhiều chất dinh dưỡng cần cho cây.

28. Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, cần chú ý gì?

A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su.

B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng đầy nước khi

chưa dùng đến.

C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước.

D. Có thể để P trắng ngoài không khí.

29. Sau khi làm thí nghiệm với P trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc với hoá chất này cần được ngâm

trong dung dịch nào để khử độc?

A. Dung dịch axit HCl.

B. Dung dịch kiềm NaOH.

C. Dung dịch muối CuSO4.

D. Dung dịch muối Na2CO3.

30. Vì sao cần phải sử dụng phân bón trong nông nghiệp? Phân bón dùng để :

A. bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng cho đất.

B. làm cho đất tơi xốp.

C. giữ độ ẩm cho đất.

D. bù đắp các nguyên tố dinh dưỡng và vi lượng đã bị cây trồng lấy đi.

NHÓM CACBON

1. Vì sao cacbon và silic đều có chứa 4 electron hóa trị, trong tinh thể vùng hóa trị chưa được lắp

đầy, nhưng kim cương là chất cách điện, silic là chất bán dẫn, than chì lại là chất dẫn điện?

2. Để khử mùi hôi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ vài cục than hoa. Vì sao than hoa có

thể khử được mùi hôi trong tủ lạnh?

3. Một số người đốt lò sưởi bằng than trong nhà bị ngộ độc, thậm chí tử vong. Hãy giải thích vì

sao.

4. Bình chữa cháy phun bọt dạng axit- kiềm có cấu tạo như sau:

- ống thuỷ tinh hở miệng đựng dung dịch axit sunfuric.

- bình đựng dung dịch natri hiđrocacbonat có nồng độ cao.

Bình thường, bình chữa cháy được để đứng thẳng, không được để nằm. Khi chữa cháy phải dốc

ngược bình lên.

a) Vì sao, khi bảo quản, bình chữa cháy phải để thẳng đứng? Vì sao khi chữa cháy lại phải dốc

ngược bình lên? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).

Page 39: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

b) Nguyên lí chữa cháy của bình là gì?

5. Khi tôi vôi người ta đổ vôi sống vào thùng nước rồi khuấy đều và giữ nước sao cho khi vôi đã

nở hết cỡ rồi mà vẫn có nước nổi trên mặt. Phần nước trong ở trên thùng vôi đó được gọi là nước vôi

trong. Vài ngày sau, trên bề mặt nước vôi trong đó xuất hiện một lớp màng cứng mà ta có thể cầm lên

thành từng miếng như miếng kính. Hãy giải thích hiện tượng này.

6. Vì sao người ta dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm khi vận chuyển đi xa?

7. Khi sấy khô, axit silixic bị mất nước một phần tạo thành một loại vật liệu xốp có tên gọi là

silicagen được dùng để hút ẩm và hấp phụ nhiều chất. Hãy cho biết thành phần hoá học của silicagen

gồm những chất gì. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có.

8. Trên bát, đĩa và một số vật dụng khác bằng gốm sứ ta thường thấy ở mặt ngoài có một lớp men

bong với nhiều họa tiết, hoa văn và hình ảnh có màu sắc rất đẹp. Hãy cho biết màu sắc trên lớp men

này được cấu tạo như thế nào.

9. Một loại thuỷ tinh có thành phần gồm Na2SiO3 và CaSiO3. Viết phương trình phản ứng để giải

thích việc dùng axit flohiđric để khắc chữ lên thuỷ tinh đó.

10. Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, người ta thường phun hoặc ngâm nước để bảo dưỡng bê tông.

Giải thích việc làm đó và viết phương trình phản ứng.

11. Na2SiO3 có thể được điều chế bằng cách nấu nóng chảy NaOH rắn với cát. Hãy xác định hàm

lượng SiO2 trong cát, biết rằng từ 25 kg cát khô sản xuất được 48,8 kg Na2SiO3.

12. Than hoạt tính được sử dụng trong mặt nạ phòng độc nhờ tính chất

A. không tan trong nước của nó.

B. hấp thụ các chất khí, các mùi của nó.

C. phi kim yếu của nó.

D. oxi hóa mạnh của nó.

13. Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài vì kim

cương là chất cứng nhất trong tất cả các chất. Có các tính chất trên là do tinh thể kim cương thuộc loại

tinh thể

A. hợp chất điển hình. C. có cấu trúc tứ diện.

C. kim loại điển hình. D. phân tử điển hình.

14. Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý, làm mũi khoan, làm dao cắt kim loại và thủy tinh.

Kim cương không dẫn điện. Than chì dẫn điện, dẫn nhiệt được nên dung làm điện cực. Kim cương và

than chì có tính chất khác nhau vì

A. chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau.

B. kim cương là kim loại còn than chì là phi kim.

Page 40: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

C. chúng có kiến trúc cấu tạo như nhau của các nguyên tố khác nhau.

D. kim cương cứng do cấu trúc tứ diện còn than chì thì mếm do cấu trúc lớp.

15. Điều chế kim cương nhân tạo trên qui mô công nghiệp bằng cách nung nóng than chì ở nhiệt độ

khoảng 1800oC – 3800oC và áp suất 60.000 – 120.000 atm khi có các kim loại Fe, Ni, Cr làm xúc tác.

Vậy có thể điều chế kim cương từ than chì là do

A. than chì tác dụng với oxi của không khí.

B. than chì có cấu trúc giống kim cương.

C. than chì tác dụng với các kim loại.

D. kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon.

16. Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất

nào sau đây của than hoạt tính giúp cho con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?

A. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic.

B. Hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước.

C. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước.

D. Không độc hại .

17. CO2 không cháy và không duy trì sự cháy trong nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám

cháy. Tuy nhiên CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào sau đây?

A. Đám cháy xăng dầu. B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.

C. Đám cháy magiê hoặc nhôm. D. Đám cháy khí ga.

18. Mùa đông, khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình phải sử dụng động cơ điezen để phát điện,

phục vụ nhu cầu thắp sáng, chạy tivi...Tại sao không nên chạy động cơ điezen trong phòng đóng kín

các cửa? Bởi vì

A. tiêu thụ nhiều khí O2 sinh ra khí CO2 là một khí độc.

B. tiêu thụ nhiều khí O2, sinh ra khí CO là một khí độc.

C. nhiều hiđrocacbon chưa cháy hết là những khí độc.

D. sinh ra khí SO2.

19. Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát

bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch HF.

C. Dung dịch NaOH loãng.

D. Dung dịch H2SO4.

Page 41: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

20. Trong điều kiện thời tiết Việt Nam có độ ẩm cao, các thiết bị điện tử đắt tiền như máy quay

phim, máy ảnh, … rất dễ bị hỏng hoặc bị nấm mốc tấn công nếu để trong nơi có độ ẩm cao trong thời

gian dài. Chất hút ẩm thường hay được sử dụng để bảo quản các thiết bị số đó là

A. silicagen. B. H2SO4 đặc.

C. P2O5. D. NaOH.

ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

1. Dựa trên cơ sở nào để phân biệt các kim loại nhẹ, kim loại nặng, kim loại màu, kim loại đen?

2. Vì sao kim loại có vẻ sáng đặc biệt? Vì sao một số kim loại lại có màu đặc trưng? Vì sao kim

loại không có tính trong suốt?

3. Vì sao dưới tác dụng của lực cơ học, kim loại bị biến dạng nhưng mạng tinh thể không thay

đổi?

4. Hãy giải thích vì sao có thể bảo vệ vỏ tầu biển bằng cách gắn những tấm kẽm vào vỏ tầu (phần

ngâm dưới nước). Trình bày cơ chế của sự ăn mòn sẽ xảy ra.

5. Có những vật bằng sắt tráng thiếc (sắt tây) hoặc sắt tráng kẽm (tôn). Nếu trên bề mặt những vật

đó có những vết xước sâu tới lớp sắt bên trong, hãy cho biết:

a) Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đặt vật đó trong không khí ẩm?

b) Vì sao người ta lại dùng tôn để lợp nhà mà không dùng sắt tây?

6. Để làm tinh khiết một loại bột đồng có lẫn bột các kim loại thiếc, kẽm, chì, người ta ngâm hỗn

hợp trên trong dung dịch đồng (II) nitrat .

a) Hãy giải thích việc làm này và viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu

gọn.

b) Nếu bạc có lẫn các kim loại nói trên, bằng cách nào có thể loại được tạp chất? Viết các

phương trình phản ứng dạng ion thu gọn.

7. Để điều chế magie, người ta tiến hành điện phân nóng chảy magie clorua bằng dòng điện có

cường độ 2A trong môi trường khí nitơ.

a) Vì sao phải tiến hành điện phân trong môi trường khí nitơ?

b) Để thu được 6 gam Mg thì phải mất bao nhiêu thời gian?

8. Để làm huân, huy chương người ta thường đúc chúng bằng sắt sau đó phủ lên một lớp mạ bằng

kim loại như đồng, bạc, vàng. Để lớp mạ bạc bám chắc, mịn, bóng người ta sử dụng phương pháp

xianua tức là điện phân dung dịch phức xianua của bạc.

Anot: Ag(CN)2- + 1e = Ag + 2CN-. Catot: 2H2O - 4e = 4H+ + O2.

Theo em :

Page 42: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

-Vật để mạ phải treo ở catot hay anot?

-Viết phương trình phản ứng điện phân tổng quát.

9. Xianua(CN-) là một chất cực độc, liều lượng gây chết người của chất này là 200- 300 mg/lít

nước. Hàm lượng ion xianua trong nước thải từ bể mạ điện nằm trong khoảng 58- 510 mg/lít nên cần

phải được xử lí đến hàm lượng 0,05 - 0,2 mg/lít ( tiêu chuẩn Việt Nam) trước khi thải ra môi trường.

Phân tích một mẫu nước thải từ nhà máy mạ điện người ta đo được hàm lượng ion xianua là 78,2

mg/lít. Để loại xianua đến hàm lượng 0,2mg/l người ta sục khí clo vào nước thải trong môi trường pH

= 9. Khi đó xianua chuyển thành nitơ không độc :

CN- + OH- + Cl2 CO2 + Cl- +H2O + N2.

a) Hãy cân bằng phương trình phản ứng trên.

b) Tính thể tích clo ( ở đktc) cần thiết để khử xianua trong 1m3 nước thải trên đến hàm lượng 0,2

mg/l.

c) Tính lượng natri hiđroxit cần cho vào 1m3 nước thải trên để luôn duy trì pH= 9.

10. Giải thích vì sao hợp kim có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim. So sánh khả năng dẫn

nhiệt, dẫn điện của hợp kim với kim loại tinh khiết trong thành phần.

11. Hầu hết kim loại đều có ánh kim vì

A. các ion dương trong kim loại hấp thụ tốt nhứng tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn

thấy được.

B. kim loại có cấu trúc mạng tinh thể nên rất dễ hấp thụ các tia sáng.

C. các eletron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta nhìn

thấy được.

D. tinh thể kim loại đa số ở thể rắn, có hình thể đồng nhất nên phản xạ tốt các tia sáng chiếu

tới tạo vẻ sáng lấp lánh.

12. Khối lượng riêng của kim loại nhẹ

A. < 0,5g/cm3. B. < 5g/cm3.

C. >5g/cm3. D. >50g/cm3.

13. Hãy chỉ ra trường hợp nào vật dụng bị ăn mòn điện hóa?

A. Vật dụng bằng sắt đặt trong phân xưởng sản xuất có sự hiện diện khí clo.

B. Thiết bị bằng kim loại ở lò đốt.

C. Ống dẫn hơi nước bằng sắt.

D. Ống dẫn khí đốt bằng hợp kim sắt đặt trong lòng đất.

14. Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc,

dụng cụ lao động. Mục đích chính của việc làm này là

Page 43: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

A. để kim loại sáng bóng, đẹp mắt.

B. để không gây ô nhiễm môi trường.

C. để không làm bẩn quần áo khi lao động.

D. để kim loại đỡ bị ăn mòn.

15. Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta thường lót những lá kẽm vào mặt

trong nồi hơi. Hãy cho biết người ta đã sử dụng phương pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn nào sau

đây?

A. Cách li kim loại với môi trường. B. Dùng hợp kim chống gỉ.

C. Dùng chất chống ăn mòn. D. Dùng phương pháp điện hóa.

16. Giữ cho bề mặt kim loại luôn sạch, không có bùn đất bám vào cũng là một biện pháp bảo vệ

kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết người ta đã áp dụng phương pháp nào sau đây?

A. Cách li kim loại với môi trường. B. Dùng hợp kim chống gỉ.

C. Dùng chất chống ăn mòn. D. Dùng phương pháp điện hóa.

17. Những tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, tính dẫn

nhiệt, ánh kim chủ yếu là do

A. khối lượng nguyên tử kim loại.

B. cấu trúc mạng tinh thể kim loại.

C. tính khử của kim loại.

D. các electron tự do trong kim loại gây ra.

18. Một vật bằng sắt được tráng thiếc ở bên ngoài. Do va chạm, trên bề mặt có vết xước tới lớp sắt

bên trong. Hiện tượng gì xảy ra khi để vật đó ở ngoài không khí ẩm?

A. Thiếc bị ăn mòn nhanh hơn.

B. Ở chỗ xước sắt sẽ bị gỉ.

C. Sắt sẽ bị oxi hóa bởi oxi không khí để tạo ra gỉ sắt.

D. Ở chỗ xước sắt bị gỉ và thiếc bị ăn mòn nhanh hơn.

19. Vật liệu bằng nhôm bền trong không khí hơn vật liệu bằng sắt vì

A. nhôm nhẹ hơn sắt.

B. nhôm dẫn điện tốt hơn sắt.

C. nhôm có tính khử mạnh hơn sắt.

D. nhôm có lớp oxit bảo vệ cách li nhôm tiếp xúc với môi trường ngoài.

20. Người ta thường dùng tôn tráng kẽm để bảo vệ sắt vì

A. lớp mạ kẽm trắng đẹp hơn.

B. khi tróc lớp ZnO thì sắt vẫn tiếp tục bảo vệ.

Page 44: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

C. khi tiếp xúc với không khí ẩm thì kẽm sẽ bị oxi hóa trước, sắt không bị oxi hóa.

D. kẽm là kim loại hoạt động yếu hơn nhôm.

21. Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy để

chống ăn mòn cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?

A. Dùng hợp kim chống gỉ.

B. Phương pháp phủ.

C. Phương pháp biến đổi hóa học lớp bề mặt.

D. Phương pháp điện hóa.

22. Vonfram (W) thường được lựa chọn để chế tạo dây tóc bóng đèn, nguyên nhân chính là vì

A. vonfram là kim loại rất dẻo.

B. vonfram có khả năng dẫn điện rất tốt.

C. vonfram là kim loại nhẹ.

C. vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao.

23. Người xưa đã ứng dụng tính chất vật lí nào của đồng dưới đây khi dùng đồng làm thành những

tấm gương soi?

A. Tính dẻo. B. Có khả năng dẫn nhiệt tốt.

C. Có tỉ khối lớn. D. Có khả năng phản xạ ánh sáng.

24. Đồng có độ dẫn điện tốt hơn nhôm, nhưng trong thực tế nhôm được dùng làm dây dẫn nhiều

hơn đồng vì

A. nhôm (d = 2,7 g/cm3) nhẹ hơn đồng (d = 8,89 g/cm3).

B. nhôm khó bị oxi hoá hơn đồng.

C. nhôm khó bị nóng chảy hơn đồng.

D. nhôm có màu sắc đẹp hơn đồng.

25. Cho dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hoá :

Mg2+/ Mg Fe2+/ Fe Sn2+/ Sn Pb2+/ Pb Cu2+/ Cu

Hỏi pin nào sau đây làm cho bóng đèn sáng nhất?

A. Pin tạo bởi Mg, Pb, nước máy.

B. Pin tạo bởi Fe, Cu, nước máy.

C. Pin tạo bởi Mg, Cu, nước biển.

D. Pin tạo bởi Mg, Cu, nước cất.

26. Nhiều loại pin nhỏ dùng cho đồng hồ đeo tay, trò chơi điện tử,….là pin bạc oxit- kẽm. Phản

ứng xảy ra trong pin có thể thu gọn như sau:

Zn( rắn) + Ag2O(rắn) + H2O (lỏng) 2Ag(rắn) + Zn(OH)2(rắn).

Page 45: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Như vậy, trong pin bạc oxit-kẽm

A. kẽm bị oxi hoá và là anot. B. kẽm bị khử và là catot

C. bạc oxit bị khử và là anot. D. bạc oxit bị oxi hoá và là catot.

KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

1. Khi mới cắt, miếng natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một lát trong không khí

thì bề mặt đó không còn sáng nữa mà bị xám lại. Hãy giải thích nguyên nhân và viết phương trình

phản ứng xảy ra nếu có.

2. Trong phòng thí nghiệm người ta bảo quản kim loại kiềm bằng cách ngâm kín chúng trong dầu

hỏa. Hãy giải thích vì sao.

3. Hãy giải thích vì sao người ta lại dùng Na2O2 hoặc hỗn hợp Na2O2 + KO2 làm nguồn cung cấp

oxi trong các bình lặn, mặt nạ, trong tàu ngầm.

4. Trong công nghiệp luyện kim thường dùng Li để khử dấu vết cacbon trong các hợp kim kim

loại. Có thể dùng Na hoặc K thay thế cho Li được không?

5. Để điều chế NaCl tinh khiết từ muối ăn kĩ thuật, người ta đã cho hidro clorua qua dung dịch

muối ăn bão hòa. Giải thích cơ sở lí luận của phương pháp đó.

6. Vì sao dung dịch nước muối có tính khử trùng?

7. Vì sao người ta dùng muối NaHCO3 chế thuốc đau dạ dày?

8. Trong y học, dược phẩm dạng sữa magie (các tinh thể Mg(OH)2 lơ lửng trong nước) dùng để

chữa chứng khó tiêu do dư HCl. Để trung hòa hết 788,0 ml dung dịch HCl 0,035M trong dạ dày cần

bao nhiêu ml sữa magie, biết rằng trong 1,0 ml sữa magie chứa 0,08 g Mg(OH)2.

9. Nguyên liệu sản xuất xút – clo là muối ăn. Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ

muối thường có lẫn nhiều tạp chất được tạo bởi ion magie, canxi, sunfat…Các tạp chất này làm ảnh

hưởng đến quá trình điện phân nên cần loại bỏ. Hãy nêu phương pháp để loại bỏ các tạp chất nói trên

và viết các phương trình phản ứng minh hoạ ở dạng ion thu gọn.

10. Các loại trứng gia cầm dù có dính bùn đất hoặc bị vấy bẩn cũng không nên rửa sạch vì sẽ làm

trứng dễ bị hỏng. Để bảo quản trứng lâu, không bị hư, người ta đem nhúng trứng vào nước vôi trong.

Hãy giải thích tại sao.

11. Vì sao người ta lại quảng cáo: “Kem đánh răng P/S bảo vệ hai lần cho răng chắc khỏe”?

12. Tại sao người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc và bóng?

13. Khi nhóm bếp than ta có thể nhúng bếp than vào nước vôi trong rồi phơi trước khi đun, làm

như vậy được lợi gì khi nhóm bếp?

14. Vì sao để cải tạo đất chua người ta thường bón vôi cho đất?

Page 46: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

15. Khi có đám cháy do Mg gây ra, người ta có thể dùng các chất chữa cháy thông thường như

nước, cát, bình cứu hỏa chứa tuyết cacbonic hay không? Giải thích.

16. Tại sao các vận động viên trước khi thi đấu thường phải xoa bột trắng vào lòng bàn tay? Bột

trắng đó là gì?

17. Vì sao các oxit kim loại kiềm thổ có khả năng hút ẩm mạnh và được dùng làm chất làm khô?

Công việc làm khô các hóa chất dựa trên những nguyên tắc nào? Người ta đã dùng những chất nào để

làm khô các hóa chất?

18. a) Viết sơ đồ điện phân nóng chảy Al2O3 để điều chế Al trong công nghiệp? Giải thích tại sao

khi điện phân người ta lại hòa tan Al2O3 với criolit Na3AlF6?

b) Khi điện phân Al2O3 nóng chảy trong criolit, người ta thường dùng hiệu điện thế là 4,4V và

cường độ dòng điện lớn cỡ 100.000A. Tính công suất và điện năng tiêu thụ đối với mỗi thùng trong 24

giờ (biểu thị điện năng bằng kWh)

19. Vì sao các dụng cụ bằng nhôm hằng ngày khi tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao nào cũng

không có phản ứng gì?

20. Phèn chua (phèn nhôm) có công thức: K2SO4.Al2(SO4).24H2O.

Giải thích: 1.Vì sao phèn nhôm có vị chua.

2. Dùng phèn nhôm có thể làm trong được nước.

21. Vì sao khi đựng nước vôi bằng chậu nhôm thì chậu sẽ bị thủng?

22. Trong phòng thí nghiệm, để tiêu hủy các mẫu Na dư người ta phải làm cách nào trong các cách

sau? Giải thích vì sao phải làm như vậy.

A. Cho Na dư vào máng nước thải.

B. Cho Na dư vào dầu hỏa.

C. Cho Na dư vào cồn >= 96o.

D. Cho Na dư vào dung dịch NaOH.

23. Không gặp các kim loại kiềm và kiềm thổ ở dạng tự do trong thiên nhiên vì

A. thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.

B. đây là những kim loại hoạt động mạnh

C. đây là những kim loại được điều chế bằng cách điện phân.

D. đây là những kim loại nhẹ.

24. Biện pháp để bảo quản kim loại kiềm là

A. ngâm chúng trong dầu hỏa.

B. giữ chúng trong lọ có nắp đậy kín.

C. ngâm chúng vào nước.

Page 47: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

D. ngâm chúng trong etanol nguyên chất.

25. Phương pháp thích hợp để tách riêng KCl ra khỏi quặng sinvinit (KCl.NaCl) là

A. nghiền nhỏ quặng sinvinit, hòa tan vào dung dịch NaCl bão hòa, đun sôi ở nhiệt độ cao

chỉ có KCl tan, gạn lấy dung dịch để nguội thu được KCl tách ra.

B. nghiền nhỏ quặng sinvinit, hòa tan vào dung dịch KCl bão hòa, đun sôi ở nhiệt độ cao

chỉ có NaCl tan, lọc lấy kết tủa là KCl.

C. điện phân nóng chảy hỗn hợp KCl.NaCl thì NaCl sẽ bị điện phân trước còn lại là KCl.

D. hòa tan quặng vào nước, sau đó dùng K đẩy Na ra khỏi muối NaCl.

26. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về ứng dụng của Ca(OH)2?

A. Điều chế nước Gia-ven trong công nghiệp.

B. Chế tạo vôi vữa xây nhà.

C. Khử chua đất trồng trọt.

D. Chế tạo clorua vôi là chất tẩy trắng và sát trùng.

27. Khi đốt băng Mg rồi cho vào cốc đựng khí CO2 thì có hiện tượng gì xảy ra?

A. Băng Mg tắt ngay.

B. Băng Mg tắt dần.

C. Băng Mg tiếp tục cháy bình thường.

D. Băng Mg cháy sáng mãnh liệt.

28. Các hang động được hình thành từ những núi đá vôi khi nước mưa chứa cacbon đioxit hòa tan

phản ứng với đá. Bên cạnh đó, ở hang động thường cũng có phản ứng ngược lại tạo ra các măng đá và

thạch nhũ. Các phương trình hóa học của các quá trình này là CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2

Hãy cho biết quá trình nào trong các quá trình sau đây kìm hãm sự hình thành măng đá và thạch

nhũ.

A. Hiện tượng ấm lên trên toàn cầu.

B. Sự gia tăng luồng không khí thổi qua hang động.

C. Các khí thải thoát ra từ các nhà máy nhiệt điện.

D. Sự gia tăng độ ẩm từ hơi thở của khách tham quan hang động

29. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp.

B. Làm giảm mùi vị thực phẩm.

C. Làm giảm độ an toàn của các nồi hơi.

D. Làm tắc ống dẫn nước nóng.

Page 48: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

30. Những vật bằng nhôm hằng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao cũng không phản ứng với

nước vì bề mặt của vật có một lớp màng

A. là Al2O3 rất mỏng, bền chắc không cho nước và khí thấm qua.

B. là Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với nước và không

khí.

C. là hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 bảo vệ nhôm.

D. là Al tinh thể đã bị thụ động với khí và nước.

31. Không dùng bình bằng nhôm đựng dung dịch NaOH vì

A. nhôm lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy.

B. Al2O3 và Al(OH)3 lưỡng tính nên nhôm bị phá hủy.

C. nhôm bị ăn mòn hóa học.

D. nhôm dẫn điện tốt nên bị NaOH phá hủy.

32. Khi cho phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O vào nước đục. Mô tả hiện tượng nào sau đây là

đúng?

A. Không có hiện tượng gì.

B. Có kết tủa lắng xuống, nước trở nên trong suốt.

C. Nước trở nên trong đồng thời có sủi bọt khí mùi khai thoát ra.

D. Nước trở nên trong và sủi bọt khí không màu thoát ra.

33. Criolit (Na3AlF6) được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản xuất

Al vì lí do chính là

A. làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp, giúp tiết

kiệm năng lượng.

B. làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy.

C. tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa.

D. bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn.

CROM, SẮT, ĐỒNG & MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC

1. Mực xanh đen là loại mực thường được học sinh dùng để viết bài. Khi viết vừa xong mực có

màu xanh nhưng để một thời gian ta thấy chúng biến thành màu đen. Hãy giải thích vì sao.

2. Vì sao khi trộn hai loại mực khác nhau thường xuất hiện kết tủa, thậm chí làm cho mực mất

màu?

3. Tại sao thịt muối lại có màu đỏ ?

Page 49: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

4. Tại sao những vùng nước giếng khoan khi mới múc nước lên thì thấy nước trong nhưng để lâu

lại thấy nước đục, có màu vàng?

5. Vì sao ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua? Để khử chua người

ta thường bón vôi (CaO) trước khi canh tác. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

6. Trong công nghiệp các nhà máy thường được xây gần nhau tạo thành một hệ thống liên hợp,

sản phẩm của ngành này lại là nguyên liệu cho ngành khác. Nếu ta sản xuất gang từ quặng pirit thì sẽ

sinh ra một lượng lớn SO2, có thể thu lượng SO2 này để đưa sang sản xuất axit sunfuric. Vậy tại sao

thực tế sản xuất gang người ta ít dùng quặng pirit?

7. Người ta luyện gang từ quặng chứa Fe3O4 trong lò cao.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10 tấn gang chứa 4% C và một số tạp chất. Giả

thiết hiệu suất của quá trình là 87,5%.

8. a) Viết một số phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi luyện thép từ gang.

b) Cần bao nhiêu tấn muối chứa 80% sắt (III) sunfat để có một lượng sắt bằng lượng sắt trong 1 tấn

quặng hematit chứa 64,0% Fe2O3?

c) Nếu lấy quặng hematit trên đem luyện gang, rồi luyện thép từ 10 tấn quặng sẽ thu được bao

nhiêu tấn thép chứa 0,1% C và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 75%.

9. Sự ăn mòn sắt, thép là quá trình oxi hóa - khử.

a) Giải thích và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt, thép bị ăn mòn.

b) Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ sắt khỏi bị ăn mòn. Hãy giải

thích vì sao sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn vật

được tráng thiếc.

Biết 2+ 2+ 2+

0 0 0

Zn /Zn Fe /Fe Sn /SnE = - 0,76V ; E = - 0, 44V ; E = - 0,14V

c) Vì sao thiếc được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ kim loại dùng chế tạo hộp đựng thực phẩm còn

kẽm lại được dùng nhiều hơn thiếc để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu…?

10. Điện phân dung dịch đồng (II) sunfat bằng các điện cực trơ (graphit), nhận thấy màu xanh của

dung dịch nhạt dần cho đến không màu. Khi thay các điện cực graphit bằng các điện cực đồng, nhận

thấy màu xanh của dung dịch hầu như không đổi. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình

hóa học.

11. Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4 theo sơ đồ sau:

CuS → CuO → CuSO4

Page 50: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Tính khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS. (Hiệu suất

của quá trình chuyển hóa là 80%).

12. Vì sao trong phòng thí nghiệm người ta thường sử dụng CuSO4 khan để phát hiện dấu vết nước

trong các chất lỏng?

13. Tại sao khi cho một sợi dây đồng đã cạo sạch vào bình nước cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn?

14. Ngày xưa, một chiếc thuyền mới sơn, sau khi hạ thủy được ba tháng, tốc độ thuyền sẽ giảm đi

10% so với lúc mới hạ thủy. Tàu thuyền lưu hành sau nửa năm tốc độ chỉ còn một nửa so với lúc ban

đầu. Người ta kiểm tra thì thấy máy và vỏ tàu, thuyền không bị hư.

Vì sao tốc độ của tàu thuyền lại giảm đáng kể như vậy? Có biện pháp nào để khắc phục không?

15. Trong công nghiệp, Cu được điều chế từ quặng cancopirit CuFeS2. Phản ứng chủ yếu nào xảy

ra trong quá trình trên?

16. Các vật dụng bằng đồng khi để lâu trong không khí ẩm thường bị bao phủ bởi một lớp màng

màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng này.

17. Vì sao các thanh kiếm cổ lại không bị gỉ ?

18. Vàng 9 cara là gi?

19. Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải làm từ vàng thật không? Đó là gì?

20. Ta biết thế điện cực của kẽm thấp hơn thế điện cực của hidro trong môi trường trung tính nhưng

thực tế kẽm không tan trong nước. Hãy giải thích vì sao.

21. Kim và các chữ số trong đồng hồ dạ quang có sơn một lớp chất phát quang do đó ta thấy chúng

thường phát sáng trong bóng tối, nhờ đó ta có thể đọc được giờ một cách chính xác. Tại sao đồng hồ

dạ quang lại phát sang trong bóng tối?

22. Để các đoàn tàu hỏa chạy an toàn trên đường ray bằng sắt, dưới hai thanh này có những thanh

tà vẹt làm bằng gỗ, chúng có tác dụng như là bộ khung và giá đỡ giúp cố định hai thanh ray. Những

thanh tà vẹt bằng gỗ được tẩm một loại hóa chất để chống mục và chống thấm nước trong điều kiện

khí hậu nhiệt đới nắng nóng và mưa nhiều.

Hãy cho biết loại hóa chất này là gì?

23. Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu trong không khí ẩm thường bị đen?

24. Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn không bị ôi ?

25. Khi người ta bị cảm thường đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen. Hãy giải

thích hiện tượng đó và cho biết để dây bạc sáng trắng trở lại trong dân gian người ta thường làm gì.

26. Người ta có thể dùng phản ứng khử Ag+ của dung dịch AgNO3 trong NH3 để xác định hàm

lượng glucozơ trong nước tiểu của người bệnh tiểu đường. Thử với 10ml nước tiểu thấy tách ra 0,54

gam Ag. Tính hàm lượng glucozơ trong nước tiểu của bệnh nhân. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Page 51: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

27. Vì sao bóng đèn điện tròn dùng lâu lại xuất hiện lớp mờ màu đen bám bên trong bóng đèn sau

đó dây tóc bị đứt?

28. Tại sao hàm lượng Pb ở các cây cối ven đường quốc lộ lại lớn hơn nhiều so với hàm lượng Pb ở

cùng loại cây đó nhưng được trồng nơi khác?

29. Một mẫu nước chứa Pb(NO3)2. Để xác định hàm lượng Pb2+ người ta hòa tan một lượng dư

Na2SO4 vào 500,0 ml nước đó, làm khô kết tủa sau phản ứng thu được 0,96g PbSO4. Hỏi nước này có

bị nhiễm độc chì không, biết rằng nồng độ chì tối đa cho phép trong nước sinh hoạt là 0,10 mg/l.

30. Để tăng chất lượng của xăng, trước đây người ta trộn thêm vào xăng chất chì tetraetyl

Pb(C2H5)4. Đó là một chất rất độc và trong khí xả của ô tô, xe máy,.. có hợp chất chì (II) oxit. Hàng

năm trên thế giới, người ta đã dùng tới 227,25 tấn chì tetraetyl để pha vào xăng. Hãy tính lượng chì

(II) oxit bị xả vào khí quyển là bao nhiêu?

31. Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Để xác định hàm lượng rượu

trong máu người lái xe, người ta chuẩn độ rượu bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit, khi ấy Cr2O72-

cho Cr3+. Khi chuẩn độ 25,0 gam huyết tương máu của một người lái xe cần dùng 20,0ml K2Cr2O7

0,01M. Hãy tính hàm lượng rượu trong máu người lái xe. (Giả thiết rằng trong thí nghiệm trên chỉ

riêng etanol tác dụng với K2Cr2O7).

32. Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung

dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch bari clorua

thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Hãy cho biết tên, thành phần hóa học của quặng.

A. Xiderit FeCO3. B. Manhetit Fe3O4.

C. Hematit Fe2O3. D. Pirit FeS2.

33. Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp đồng (II) sunfat và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định,

chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu đồng (II) sunfat dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn

cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn

nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện đồng (II) sunfat dư nhanh, có thể dùng phản ứng

hóa học nào sau đây?

A. Glixerol tác dụng với đồng (II) sunfat trong môi trường kiềm.

B. Sắt tác dụng với đồng (II) sunfat.

C. Amoniac tác dụng với đồng (II) sunfat.

D. Bạc tác dụng với đồng (II) sunfat.

34. Hợp kim Cu-Zn (45% Zn) có tính cứng, bền hơn đồng dùng để chế tạo các chi tiết máy, chế tạo

thiết bị dùng trong đóng tàu biển được gọi là

A. đồng thau. B. đồng bạch .

Page 52: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

C. đồng thanh. D. vàng 9 cara.

35. Được dùng trong công nghiệp đóng tàu thủy, đúc tiền là ứng dụng của hợp kim

A. Cu - Zn (45% Zn). B. Cu - Ni (25% Ni).

C. Cu – Au. D. Cu – Sn.

36. Một số nước giếng khoan có chứa hợp chất của sắt, thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion nào

sau đây?

A. CO32-. B. NO3

-.

C. NO2-. D. HCO3

-.

37. Nguyên nhân nào sau đây gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi?

A. Do sự thiếu hụt sắt trong máu.

B. Do sự thiếu hụt canxi trong máu.

C. Do sự thiếu hụt kẽm trong máu.

D. Do sự thừa canxi trong máu.

38. Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion sắt (II) hidrocacbonat và sắt (II) sunfat. Hàm

lượng sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu tới sức

khỏe và sinh hoạt của con người. Phương pháp nào sau đây được dùng để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh

hoạt?

1. Dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước ngầm được tiếp xúc nhiều với không khí

rồi lắng, lọc.

2. Sục khí clo vào bể nước ngầm với liều lượng thích hợp.

3. Sục không khí giàu oxi vào bể nước ngầm.

A. 1, 2. B. 2, 3.

C. 1, 3. D. 1, 2, 3.

2.1.3. PHẦN HÓA HỮU CƠ

ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Khi mất một phân tử H2O, axit

HOOC-CH-CH2-COOH

OH (có nhiều trong quả táo) có thể tạo thành

2 axit là đồng phân cis-trans của nhau. Viết công thức cấu tạo của các đồng phân đó.

Page 53: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

2. Trong gan cá mập có chứa chất squalen có công thức phân tử là C30H50. Hãy tính độ không no

của nó.

3. Menton (mùi bạc hà) có công thức phân tử C10H18O, chỉ chứa 1 liên kết đôi. Hỏi nó có cấu tạo

mạch hở hay mạch vòng?

4. Vitamin A có công thức phân tử C20H30O có chứa 1 vòng 6 cạnh, không chứa liên kết ba. Hãy

cho biết trong phân tử có mấy liên kết đôi.

5. Thành phần chủ yếu của chất trong trong mùi thơm của dứa là một chất chứa 62,04% C và

10,41%H theo khối lượng, M=110±10. Tìm CTCT của hợp chất trên.

6. Vitamin C có công thức phân tử là C6H8O6. Công thức đơn giản nhất của vitamin C là

A. CH2O.

B. C6H8O6.

C. C3H4O3.

D. Một công thức khác.

HIĐROCACBON

1. Vì sao về mùa hè, trên mặt hồ ao thường nổi lên nhiều bóng khí? Có phải là do cá đớp không

khí không?

2. “Ga” (gas) chứa trong các bình thép để đun nấu trong gia đình và “ga” dẫn từ các mỏ khí thiên

nhiên vừa dùng trong bếp núc, vừa dùng làm nhiên liệu công nghiệp khác nhau như thế nào? Bật lửa

“ga” dùng loại “ga” nào?

3. Khí thoát ra từ hầm bioga (có thành phần chính là khí metan) được dùng để đun nấu thường có

mùi rất khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra mùi đó là do khí metan có lẫn khí hiđro sunfua trong quá

trình lên men, phân huỷ chất hữu cơ trong phân động vật. Theo em, ta phải làm thế nào để khắc phục

điều đó?

4. Hãy ghép các cụm từ cho ở cột bên phải vào chỗ trống trong các câu cho ở cột bên trái:

a) Trong bình gas để đun nấu có chứa các ankan … A. C3-C4

b) Trong nến chứa các ankan... B. C6-C10

c) Trong xăng có chứa các ankan … C. C10-C16

d) Trong dầu hỏa có chứa các ankan… D. >C20

5. Để đơn giản ta xem một loại xăng là hỗn hợp pentan, hexan có tỉ khối hơi so với hiđro bằng

38,8. Cần trộn hơi xăng và không khí (20% thể tích là oxi) theo tỉ lệ thể tích như thế nào để vừa đủ đốt

cháy hoàn toàn xăng?

Page 54: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

6. Thành phần chính của một loại nến là hiđrocacbon có công thức phân tử C25H52. Cần bao nhiêu

lít không khí ở đktc (20% thể tích là oxi) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến nặng 35,2 gam?

7. Vì sao khi ném đất đèn xuống ao làm cá chết?

8. Một trong những ứng dụng của axetilen là làm nhiên liệu trong đèn xì để hàn và cắt kim loại.

Hãy giải thích tại sao người ta không dùng etan thay cho axetilen, mặc dù nhiệt đốt cháy ở cùng điều

kiện của etan (1562 kJ/mol) cao hơn của axetilen (1302 kJ/mol).

9. Trước đây phần lớn axetilen được sản xuất từ đất đèn. Phương pháp này có nhược điểm gì? Tại

sao không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân? Ngày nay axetilen được sản xuất

bằng cách nào?

10. Etilen được dùng để kích thích trái cây mau chín. Nó cũng là một trong các sản phẩm sinh ra

khi trái cây chín. Điều gì xảy ra khi để những trái cây chín bên cạnh trái cây xanh?

11. Tại sao đất đèn được dùng để giấm trái cây?

12. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính

là axetilen. Ngày nay, người ta thường dùng etilen. Cho biết tại sao có sự thay đổi đó.

13. Vì sao với xăng chỉ cần châm lửa là bắt cháy, còn dầu hoả phải dùng bấc mới đốt được?

14. Vì sao không nên dùng xăng để rửa tay tuy nó có thể rửa sạch các vết dầu mỡ?

15. Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi A83, A90, A92. Các con số 83, 90, 92 có nghĩa gì? Tại

sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa và cấm cả sử dụng điện thoại di động?

16. Vì sao khí gas (LPG) lại có mùi hôi ?

17. Vì sao xoong chảo đun trên bếp dầu thường bị đen hơn đun trên bếp gas?

18. Vì sao khi đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

19. Hắc ín là 1 sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ, thường dùng làm nhựa trải đường. Nếu bị

hắc ín dính vào quần áo, người ta phải dùng xăng (dầu hoả) để tẩy mà không dùng nước thường. Em

hãy giải thích tại sao.

20. Những người thiếu vitamin A thường được khuyên nên ăn các quả chín, củ có màu đỏ hoặc

vàng da cam như cà rốt, đu đủ, bí ngô, cà chua, gấc. Hãy giải thích vì sao.

21. Cà rốt là loại củ có chứa đường và có hàm lượng vitamin A rất cao. Nhiều người thích ăn cà rốt

sống và làm nộm cà rốt vì cho rằng sẽ hấp thụ hết lượng tiền vitamin A trong đó. Quan điểm đó có

đúng không? Tại sao?

22. Xung quanh các nhà ga phục vụ thường có mùi dễ nhận của xăng dầu nghĩa là có sự hiện diện

của các phân tử khí xăng dầu trong không khí. Điều thú vị là mặc dù không khí chứa oxi nhưng xăng

dầu dường như không phản ứng. Sự giải thích nào sau đây là tốt nhất cho sự mô tả này?

A. Xăng dầu đã chứa thêm một chất nào đó ngăn cản việc nó phản ứng với oxi.

Page 55: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

B. Xăng dầu và oxi đã phản ứng với nhau và sản phẩm của nó có mùi mà chúng ta ngửi thấy.

C. Tại áp suất và nhiệt độ phòng, xăng dầu ở thể lỏng vì vậy lượng ở thể khí là không đáng

kể .

D. Tại nhiệt độ phòng, phần lớn các phân tử xăng dầu và oxi không có đủ năng lượng động

học để phản ứng.

23. Điều nào sau đây không đúng khi nói về mentol và menton?

A. Là dẫn xuất chứa oxi của tecpen.

B. Có trong tinh dầu hoa hồng.

C. Dùng để chế thuốc chữa bệnh.

D. Dùng để cho vào bánh kẹo.

24. Tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen tập trung ở các bộ phận nào của các loài thảo mộc?

A. Lá. B. Thân cây.

C. Rễ. D. Tất cả các bộ phận trên.

25. Để khai thác tecpen, người ta thường dùng phương pháp nào?

A. Chưng cất thường.

B. Chưng cất lôi cuốn hơi nước.

C. Chưng cất ở áp suất thấp.

D. Chưng cất phân đoạn.

26. Trong dầu mỏ, nguyên tố nào có thành phần khối lượng lớn nhất?

A. Cacbon. B. Lưu huỳnh.

C. Hidro. D. Oxi.

DẪN XUẤT HALOGEN. ANCOL – PHENOL

1. Trong các trận bóng đá khi cầu thủ bị thương thường được chăm sóc bằng một loại thuốc phun

lên vết thương. Thuốc đó chính là cloetan, vậy thì nguyên tắc giảm đau ở đây như thế nào?

2. Chúng ta đều biết metanol là chất rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù

loà, lượng lớn có thể gây tử vong. Em hãy giải thích tại sao?

3. Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ phát hiện các lái xe uống rượu?

4. Vì sao có người uống ít người uống được nhiều rượu ?

5. a) Trên nhãn chai cồn y tế ghi “Cồn 700 ”. Cách ghi đó có ý nghĩa nào sau đây ?

A. Cồn này sôi ở 700.

B. 100 ml cồn trong chai có 70 mol etanol nguyên chất.

C. 100 ml cồn trong chai có 70 ml etanol nguyên chất.

Page 56: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

D. Trong chai cồn có 70 ml etanol nguyên chất.

b) Tại sao etanol 700, 900 có tác dụng sát trùng?

6. Vì sao rượu càng để lâu càng ngon?

7. Phương pháp cấp cứu sơ bộ khi bị hỏng phenol: “Rửa nhiều lần bằng glixerol cho tới khi màu

da trở lại bình thường rồi bằng nước, sau đó băng chỗ bỏng bằng bông tẩm glixerol”. Hãy giải thích

tại sao lại làm như vậy.

8. Trước kia người ta sản xuất phenol từ clobenzen. Hiện nay phương pháp chủ yếu điều chế

phenol trong công nghiệp là đi từ benzen qua isopropylbenzen. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.

ANDEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC

1. Theo phương pháp dân gian, để những vật liệu bằng tre, nứa được bền theo thời gian, người ta

thường hun khói bếp. Hãy giải thích vì sao.

2. Tại sao người ta dùng fomon để ngâm xác động vật?

3. Vì sao khi dùng axeton để lau sơn móng tay lại cảm thấy móng tay rất mát?

4. Vì sao khi bóc vỏ hành, chúng ta lại bị chảy nước mắt?

5. Vì sao khi bị muỗi đốt nếu bôi vào vết muỗi đốt ít nước xà phòng sẽ cảm thấy bớt ngứa, xót?

6. Nếu đồ dùng bằng kim loại có đốm gỉ, ta dùng giấm lau chùi vết gỉ sẽ hết. Hãy giải thích tại

sao?

7. Vì sao khi không may bị ong đốt, dùng vôi bôi vào chỗ ong đốt sẽ đỡ đau?

8. a) Vì sao khi lên men rượu thì cần ủ kín còn lên men giấm lại để thoáng?

b) Vì sao để sản xuất giấm ăn người ta dùng phương pháp lên men giấm mà không dùng axit

axetic pha loãng?

9. Quá trình lên men giấm ngoài tinh bột, đường, rượu nhạt, người ta còn cho thêm vào giấm gốc

và trái cây (chuối chín, dứa, xoài…). Cho biết vai trò của từng chất cho thêm vào. Chất lượng giấm sẽ

thế nào nếu giấm để lâu?

ESTE – LIPIT

1. Một số este có mùi thơm tinh dầu hoa quả được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ

phẩm và dược phẩm như:

a) Benzyl axetat có mùi hoa nhài.

b) Etyl fomat có mùi đào chín.

c) Amyl axetat có mùi dầu chuối.

d) Isoamyl axetat có mùi chuối chín.

Page 57: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

e) Etyl butirat có mùi dứa.

f) Etyl isovalerat có mùi táo.

g) Isobutyl propionate có mùi rượu rum.

h) Metyl salixylat có mùi dầu gió.

i) Metyl 2-aminobenzoat có mùi hoa cam.

j) Geranyl axetat có mùi hoa hồng.

Viết các phương trình hóa học của các phản ứng điều chế các este trên từ rượu và axit tương ứng.

2. Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với metanol có axit sunfuric xúc tác, người

ta thu được metyl salixylat (C8H8O3) dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau. Cho axit salixylic (axit o-

hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic (CH3CO)2O thu được axit axetylsalixylic (C9H8O4) dùng

làm thuốc cảm (aspirin).

a) Hãy dùng công thức cấu tạo viết các phương trình hóa học của các phản ứng vừa nêu.

b) Viết phương trình phản ứng của metyl salixylat và axit axetylsalixylic với dung dịch NaOH.

3. Hãy phân biệt các khái niệm: lipit, chất béo, dầu (ăn), mỡ (ăn).

4. Dầu thực vật và dầu bôi trơn thông thường có thành phần hóa học giống hay khác nhau?

5. Dầu hướng dương có hàm lượng các gốc oleat (gốc của axit olei) và gốc linoleat (gốc của axit

linoleic) tới 85%, còn lại là gốc stearat và panmitat. Dầu ca cao có hàm lượng gốc stearat và panmitat

tới 75%, còn lại là gốc oleat và linoleat. Hãy cho biết dầu nào đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn. Vì sao?

6. Vì sao các chất béo (dầu, mỡ,…) không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu cơ

không phân cực?

7. Hãy cho biết chất béo nào dễ bị ôi hơn : dầu thực vật hay mỡ lợn? Vì sao các dầu thực vật bán

trên thị trường không bị ôi trong thời hạn bảo quản?

8. Dầu mỡ động - thực vật để lâu thường có mùi khó chịu, ta gọi đó là hiện tượng ôi mỡ. Cho

biết nguyên nhân gây nên hiện tượng ôi mỡ. Nêu biện pháp ngăn ngừa quá trình ôi mỡ.

9. Trong quá trình chế biến thức ăn, người ta thường dùng dầu để chiên, xào thực phẩm. Tuy

nhiên sau khi chế biến, lượng dầu vẫn còn thừa, một số người giữ lại để sử dụng cho lần sau. Nhưng

theo quan điểm khoa học thì không nên sử dụng dầu đã qua chiên, rán ở nhiệt độ cao hoặc đã sử dụng

nhiều lần có màu đen, mùi khét…. Hãy giải thích vì sao.

10. Dân gian ta có câu:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Vì sao thịt mỡ và dưa hành thường được ăn cùng với nhau?

11. Vì sao dưa chua nấu với mỡ, ninh nhừ mới ngon?

Page 58: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

12. Vì sao để thuỷ phân hoàn toàn dầu mỡ cần phải đun nóng với kiềm ở nhiệt độ cao còn ở bộ máy

tiêu hoá dầu mỡ bị thuỷ phân hoàn toàn ngay ở nhiệt độ 370C ?

13. Vì sao xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa trong nước cứng còn bột giặt tổng hợp thì không?

14. Từ cổ xưa nhân dân ta đã biết dùng chất giặt rửa có nguồn gốc thực vật. Hãy kể tên ra hai loại

quả và cách dùng chúng để giặt rửa. Nêu ưu điểm và nhược điểm của chúng so với chất giặt rửa tổng

hợp.

CACBOHIĐRAT

1. Tại sao khi ăn cơm, nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt trong miệng?

2. Vì sao những người đau dạ dày (bao tử) ăn bánh mì thay cơm thấy dễ chịu hơn?

3. Tại sao miếng cơm cháy vàng dưới đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên?

4. Dân gian có câu: “Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”. Vì sao nhai kĩ no lâu?

5. Trong khẩu phần ăn, tinh bột có vai trò như thế nào?

6. Vì sao khi ăn sắn bị ngộ độc người ta thường giải độc bằng nước đường?

7. Để tráng bên trong ruột phích, người ta dùng phản ứng của glucozơ với AgNO3 trong dung dịch

NH3.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Vì sao người ta không dùng fomalin để tráng ruột phích?

8. Khi muối dưa, người ta thường chọn rau cải già hoặc phơi héo. Khi muối cho thêm ít đường,

nén dưa ngập trong nước. Hãy giải thích tại sao.

9. Đường kính, đường phèn, đường thốt nốt, đường cát, đường hoa mai giống và khác nhau thế

nào?

Mật ong và mật mía là gì?

Làm thế nào để chứng minh rằng đường ở trong cốc trà đường không bị thuỷ phân?

10. Để bảo quản mật ong phải đổ đầy mật ong vào các chai sạch, khô, đậy nút thật chặt và để nơi

khô ráo, như vậy mật ong mới không bị biến chất. Hãy giải thích việc làm trên.

11. Mật ong để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai, nếu nếm thấy có vị ngọt. Chất tạo

nên vị ngọt có phải đường kính hay không? Nếu không, đó là chất gì?

12. Vì sao với cùng một khối lượng gạo như nhau nhưng khi nấu cơm nếp lại cần ít nước hơn so

với khi nấu cơm tẻ nhưng cơm nếp lại dẻo hơn cơm tẻ?

13. Từ 10 kg gạo nếp (85% tinh bột) khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lit ancol etylic nguyên

chất? biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic có D=0,789 g/ml.

14. Vì sao sợi bông vừa bền chắc lại vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô?

Page 59: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

15. Vì sao dùng xenlulozơ để chế biến thành sợi nhân tạo và sợi thiên nhiên mà không dùng tinh

bột?

16. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo bằng vải sợi bông thì chỗ vải đó bị đen lại và bị

thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào thì vải mủn dần rồi mới bục ra?

17. Vì sao trâu, bò ăn được rơm rạ?

18. Hãy giải thích hiện tượng: Nhỏ dung dịch iot vào một lát sắn thấy chuyển từ màu trắng sang

xanh. Nhưng nhỏ dung dịch iot vào một lát cắt từ thân cây sắn thì không thấy chuyển màu.

19. Tại sao thực phẩm nở xốp (bỏng gạo, bỏng ngô...) lại dễ được cơ thể hấp thụ, tiệu hoá?

20. Giấy gạo nếp có thể ăn được bọc ngoài một số loại kẹo, bánh thực ra được chế tạo từ cái gì?

21. Vì sao giấy để lâu bị ngả màu vàng?

22. Vì sao từ bột gạo không thể sản xuất được loại thức ăn xốp như bột mì?.

23. Vì sao trong hạt cây cối thường có nhiều tinh bột?

24. Từ nhân tế bào người ta tách được một chất có CTPT C5H10O5 gọi là Ribozơ. Chất này tham gia

phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 và làm mất màu nước brom. Phương pháp cộng hưởng từ

cho thấy nó có 4 nhóm OH đính với 4 nguyên tử cacbon.

a) Xác định các nhóm chức và viết CTCT của Ribozơ.

b) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã nêu.

25. Để so sánh độ ngọt của các loại đường, người ta chọn độ ngọt của glucozơ làm đơn vị, thì khi

đó độ ngọt của một số saccarit và saccarin (đường hóa học có CTPT là C7H5O3NS và CTCT là được

điều chế từ toluen) như sau:

Chất ngọt: Glucozơ Fructozơ saccarozơ Saccarin

Độ ngọt: 1 1,65 1,45 435

a) Saccarin có thuộc loại saccarit không? Tại sao?

b) Để pha chế một loại nước giải khác, người ta dùng 30 g saccarozơ cho 1 lit nước. Hỏi

nếu dùng 30g saccarin thì sẽ được bao nhiêu lit nước có độ ngọt tương đương với loại nước giải

khát đã nêu?

c) Saccarin dùng để làm gì? Vì sao không nên lạm dụng saccarin trong chế biến đồ ăn?

AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN

1. Để khử mùi tanh của cá, sau khi rửa sạch bằng nước người ta thường rửa lại bằng giấm? Vì

sao?

2. Khi nấu canh cá ta thường cho thêm các quả chua như khế chua, dọc, sấu, me… Hãy giải thích

vì sao.

Page 60: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

3. Bột ngọt (mì chính) là muối mononatri của axit glutamic hay mononatri glutamat. Bột ngọt

được dùng làm gia vị nhưng tại sao người ta thường khuyến cáo không nên lạm dụng gia vị này?

4. Vì sao khi nấu canh cua thường thấy các mảng “gạch cua” nổi lên?

5. Quá trình làm đậu phụ được tiến hành như sau:

- Xay đậu tương cùng với nước lọc và lọc bỏ bã được “nước đậu”.

- Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua được “óc đậu”.

- Cho “óc đậu” vào khuôn và ép, được đậu phụ.

Hãy cho biết vì sao cho thêm nước chua mới thu được “óc đậu” ?

6. Vì sao uống sữa có thể giải độc được sự nhiễm các kim loại nặng (Pb2+, Hg2+ …)?

7. Vì sao khi bị axit HNO3 dây vào da thì vùng da đó bị vàng lên?

8. Vì sao trứng ung có mùi khí H2S?

9. Một số bệnh nhân cần phải tiếp đạm (tiêm truyền đạm vào tĩnh mạch). Đó là loại đạm gì? Công

thức cấu tạo chung của chúng như thế nào?

10. Sữa đậu nành rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng cũng có thể trở nên vô dụng, thậm chí gây độc

nếu không dùng đúng cách.

Những lưu ý khi sử dụng đậu nành là:

– Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ không nên ăn cam quýt.

– Không nên uống sữa đậu nành khi đói, tốt nhất là sau bữa sáng 1 – 2 giờ.

Hãy giải thích vì sao.

11. Người ta khuyên không nên vắt chanh vào sữa đặc có đường. Vì sao?

POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

1. Muốn điều chế nhựa PVC (-CH2-CHCl-)n ta có thể cho clo tác dụng trực tiếp với PE (-CH2-

CH2-)n được không? Tại sao?

2. Muốn điều chế teflon (-CF2-CF2-)n dùng làm chất chống dính xoong chảo, ta có thể cho flo tác

dụng trực tiếp với PE (-CH2-CH2-)n được không? Tại sao?

3. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, người ta sản xuất cao su Buna từ tinh bột.

a) Hãy viết sơ đồ các phản ứng dùng làm cơ sở cho việc sản xuất đó.

b) Ngày nay người ta sản xuất cao su Buna như thế nào? Vì sao không dùng phương pháp trên

nữa?

4. Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày bị biến màu và trở nên giòn?

5. Tại sao nhựa teflon được ứng dụng rộng rãi trong đời sống?

6. Tại sao PVC cách điện kém hơn PE nhưng lại bền hơn PE?

Page 61: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

7. Có người dùng xăm ôtô để vận chuyển rượu uống, dùng can nhựa được làm từ nhựa PVC

hoặc nhựa phenolfomanđehit để ngâm rượu thuốc. Hãy cho biết tác hại của việc làm đó.

8. Vì sao không nên giặt quần áo nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm cao, không nên giặt

bằng nước quá nóng hoặc ủi quá nóng các đồ dùng trên?

9. Làm thế nào phân biệt được các vật dụng bằng da thật và da nhân tạo (PVC)?

10. Dùng bao bì bằng chất dẻo để đựng thực phẩm có lợi và bất lợi như thế nào? Cách khắc phục

những bất lợi đó.

2.2. SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG

THPT

2.2.1. Sử dụng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học

Trong dạy học hoá học ở phổ thông, dựa vào mục đích lí luận dạy học, người ta phân thành 3

kiểu bài lên lớp:

- Nghiên cứu tài liệu mới.

- Củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.

- Kiểm tra, đánh giá kiến thức.

2.2.1.1. Sử dụng trong dạy học kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới

Bài tập thực tiễn được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới thường là những bài tập sử dụng các

tình huống có vấn đề. Với những kiến thức đã có, người học thường chưa giải được hoặc mới chỉ giải

được một phần của bài tập.

Tuy nhiên, khi sử dụng, giáo viên cần chọn lựa một số bài tập thực tiễn chủ yếu ở mức 2, giới

hạn ở mức 3 và có nội dung gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh thì sẽ đem lại hiệu quả cao

hơn.

Ví dụ: Khi dạy bài “Oxi” (Sách hoá học 10 – Nâng cao).

Sau khi học phần “trạng thái tự nhiên của oxi”, giáo viên có thể đưa câu hỏi: Vì sao ban đêm

không nên để nhiều cây xanh trong nhà?

Học sinh đã biết oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh, nhờ đó

mà lượng oxi trong không khí hầu như không đổi.

Học sinh có thể trả lời: Ban đêm không có ánh sáng nên cây xanh không thực hiện quá trình

quang hợp mà ngược lại nó thực hiện quá trình hô hấp.

- Giáo viên vấn đáp: quá trình hô hấp của cây ảnh hưởng như thế nào đối với con người?

Page 62: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

- Học sinh: cây hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá

nhiều CO2. Do đó ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà.

2.2.1.2. Sử dụng trong dạy học kiểu bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo

Bài tập thực tiễn được sử dụng cho kiểu bài này không giới hạn mức độ nhận thức của học sinh.

Bài tập thực tiễn đủ các mức từ 1 đến 4 nhưng cần sử dụng nhiều bài tập thực tiễn ở mức 3 và 4. Các

bài tập thực tiễn không chỉ nhằm tái hiện kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn là cần giúp cho

học sinh biết sử dụng linh hoạt, phối hợp các kiến thức với nhau một cách nhuần nhuyễn khi giải một

bài tập thực tiễn. Từ việc giải các bài tập thực tiễn học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học và bước

đầu biết vận dụng kiến thức được học để giải quyết tình huống thực tiễn.

Bài tập thực tiễn rất thích hợp cho kiểu bài này nhất là khi làm bài tập ở nhà. Học sinh có nhiều

thời gian để suy ngẫm, trao đổi với nhau hoặc với người có kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề được nêu

trong bài tập. Bài tập thực tiễn không phải là quá khó nhưng vì học sinh phần lớn chưa quen sử dụng

kiến thức hoá học để xử lý một vấn đề trong thực tiễn. Vì vậy giáo viên cần đưa dần các bài tập thực

tiễn vào trong dạy - học theo sự tăng dần cả về số lượng bài tập, mức độ khó của bài tập và sự đa dạng

của nội dung bài tập.

Ví dụ: Khi dạy bài luyện tập chương 5 - nhóm halogen (Sách hoá học 10 – Nâng cao) bên cạnh

những câu hỏi, bài tập mang nội dung thuần tuý hoá học, người giáo viên có thể sử dụng những câu

hỏi và bài tập thực tiễn sau:

Bài 1: Có hai nguyên tố halogen khi ở dạng đơn chất đều độc hại với cơ thể người nhưng ở dạng hợp

chất muối natri lại cần thiết cho cơ thể người. Hãy cho biết tên hai nguyên tố đó, tên hợp chất muối natri

của chúng. Đồng thời cho biết vai trò của 2 nguyên tố đó đối với cơ thể người.

Bài 2: Người ta có thể điều chế các halogen Cl2, Br2, I2 bằng cách cho hỗn hợp H2SO4 đặc và

MnO2 tác dụng với các muối clorua, bromua, iotua nhưng phản ứng này không thể áp dụng điều chế

F2. Muốn điều chế F2 người ta phải dùng phương pháp điện phân. Hãy giải thích vì sao.

2.2.1.3. Sử dụng trong dạy học kiểu bài kiểm tra, đánh giá kiến thức

Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của môn học. Khi đánh

giá giáo viên phải đối chiếu với mục tiêu của lớp, chương, bài nhằm thu được thông tin phản hồi giúp

đánh giá kết quả học tập của học sinh đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Từ kết quả của kiểm tra,

đánh giá, giáo viên sẽ có những điều chỉnh thích hợp về nội dung, phương pháp dạy học nhằm thu

được kết quả tốt hơn, học sinh cũng sẽ có những điều chính thích hợp về phương pháp học tập để có

kết quả cao hơn tức là nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức tốt hơn. Nội dung của kiểm tra, đánh giá cần

chú ý cân đối tỉ lệ giữa sự nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức tuỳ theo mức độ nhận thức của học sinh trong

lớp có nâng dần tỉ trọng của các bài tập thực tiễn yêu cầu sự hiểu và vận dụng kiến thức. Vì thời gian

Page 63: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

kiểm tra là hữu hạn nên các giáo viên cần chọn số lượng bài tập thực tiễn cũng như độ khó phù hợp

với trình độ của học sinh lớp đó.

Ví dụ:

Đề kiểm tra Hóa học 10

Thời gian: 15 phút

Câu 1. Hidro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra nó như núi lửa,

xác động vật bị phân hủy, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ lại?

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế hiđro sunfua bằng cách cho sắt (II) sunfua

tác dụng với axit clohiđric. Có thể thay axit clohiđric bằng axit sunfuric đậm đặc được không? Hãy

giải thích vì sao và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Câu 3. Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu trong không khí thường bị đen?

Trong ví dụ trên, câu số 1 yêu cầu học sinh hiểu kiến thức đã học (mức 2 & 3). Câu số 2 và 3 yêu

cầu nhiều mức độ nhận thức hơn (mức 1, 2 & 3). Đối với một đề kiểm tra như trên có thể đánh giá tốt

kiến thức học sinh đã có và khả năng vận dụng kiến thức khi gặp các tình huống trong thực tiễn.

2.2.2. Hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học thực tiễn

Các dạng bài tập khác nhau có quy trình giải cụ thể khác nhau. Mặc khác, tuỳ theo mức độ nhận

thức của học sinh, kinh nghiệm sống của học sinh mà các giáo viên tự xây dựng quy trình giải cụ thể.

Dưới đây là một quy trình giải chung nhất.

BÀI TẬP HOÁ HỌC

Những điều kiện Những yêu cầu

Dữ liệu ban đầu

Dữ liệu tìm thêm

Yêu cầu ban đầu

Yêu cầu tìm thêm

Dữ kiện bổ sung Yêu cầu bổ sung

Phát biểu lần 1

Phát biểu lần 2

Phát biểu lần n

Phát biểu lần 1

Phát biểu lần n

Phát biểu lần n

Page 64: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Các bài tập thực tiễn cũng tuân theo quy trình trên, cụ thể như sau:

- Bước 1: Đọc kĩ đề bài xem bài tập đề cập đến lĩnh vực nào trong thực tiễn.

- Bước 2: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề bài để tìm ra những điều kiện và yêu cầu của bài.

- Bước 3: Vận dụng sự hiểu biết thực tế và kinh nghiệm sống của bản thân để phát hiện thêm

những dữ kiện khác (dữ kiện tìm thêm) và yêu cầu tìm thêm.

- Bước 4: Lựa chọn những kiến thức hoá học có liên quan để tìm ra mối liên hệ logic giữa dữ

kiện và yêu cầu. Trong quá trình tìm sẽ nảy sinh các bước trung gian. Vì vậy dữ kiện và yêu cầu luôn

được bổ sung. Bài tập luôn được phát biểu lại sao cho lần phát biểu sau đơn giản hơn lần phát biểu

trước đến khi thực hiện được yêu cầu của bài tập. Trình bày lời giải.

- Bước 5: Rút ra những kinh nghiệm cho bản thân từ việc giải bài tập thực tiễn. Từ đó có ý thức

phổ biến và áp dụng kinh nghiệm đó vào thực tiễn.

Ví dụ 1: P trắng có độc tính rất cao, với 50 mg là liều trung bình gây chết người. P trắng rất dễ

bốc cháy. P trắng cần được bảo quản bằng cách

A. ngâm trong nước. B. ngâm trong cacbon đisunfua.

C. đậy kín trong lọ thủy tinh xẫm màu. D. ngâm trong ete.

Quy trình giải đề nghị như sau:

- Bước 1: Bài tập đề nghị đến vấn đề bảo quản P trắng. Đây là một vấn đề có thể gặp khi làm

việc trong phòng thí nghiệm.

- Bước 2: Dữ kiện đề bài cho:

P trắng có độc, rất dễ bốc cháy, cần được bảo quản cho an toàn.

Có bốn phương án lựa chọn.

Yêu cầu của bài: lựa chọn phương án tối ưu.

- Bước 3 + 4: Quá trình tư duy khoa học:

P trắng không tan trong nước.

P trắng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như cacbon đisunfua, ete….

P trắng dễ phản ứng với oxi không khí.

Vậy đáp án cần chọn là A.

- Bước 5: Từ việc giải bài tập trên, học sinh:

Củng cố kiến thức về P.

Có kiến thức về việc bảo quản các hóa chất trong phòng thí nghiệm.

Tự tin vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Page 65: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Bài tập trên có dạng trắc nghiệm khách quan nên được dạy khi học bài mới (cụ thể là phần tính

chất vật lí của bài Photpho). Để chọn được đáp án đúng, khó có thể dựa vào sự ngẫu nhiên mà cần

phải có một quá trình tư duy khoa học.

Ví dụ 2: Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được không? Tại sao?

Quy trình giải đề nghị như sau:

- Bước 1: Bài tập đề nghị đến vấn đề sử dụng phân đạm amoni và vôi bột. Đây là một vấn đề có

thể gặp khi làm vườn, làm nông nghiệp.

- Bước 2: Dữ kiện đề bài cho:

Bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua đất .

Yêu cầu của bài: Tìm hiểu việc làm trên có đúng hay không và giải thích cho hợp lí.

- Bước 3 + 4: Quá trình tư duy khoa học:

Phân đạm amoni tan trong nước tạo môi trường axit.

Vôi có tính bazơ.

Đất chua có tính axit.

Phân đạm amoni và vôi trộn với nhau sẽ có phản ứng trung hòa. Như vậy không có tác dụng

khử chua.

Vậy không thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được. Muốn khử chua thì

bón vôi trước, sau đó bón đạm sau.

- Bước 5: Từ việc giải bài tập trên, học sinh:

Củng cố kiến thức về phân bón.

Có kiến thức về việc khử chua đất và việc bón phân.

Tự tin vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Bài tập trên có dạng trắc nghiệm tự luận có thể sử dụng khi dạy bài mới (cụ thể là phần phân

đạm) hoặc dùng khi kiểm tra – đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Page 66: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của việc lựa chọn, xây dựng

và sử dụng hệ thống bài tập hoá học thực tiễn trong dạy học ở trường Trung học phổ thông.

3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM

- Trao đổi với giáo viên tiến hành thực nghiệm về mục đích, nội dung các bài dạy, lựa chọn các

bài tập hoá học thực tiễn có thể tiến hành sử dụng trong các bài dạy mới, bài luyện tập, bài kiểm tra.

- Xây dựng các đề kiểm tra 15 phút. Trao đổi với giáo viên và tiến hành thực nghiệm.

- Xử lý các kết quả thực nghiệm, phân tích, nhận xét và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ

thống bài tập hoá học thực tiễn trong dạy học phổ thông.

3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM

Đối tượng là HS các trường :

- THPT Marie curie – Quận 3, TP HCM do thầy Nguyễn Thành Trung giảng dạy và tiến hành

thực nghiệm & đối chứng các cặp lớp 10A2-10A8, 11B1-11B7 hoặc 11B1-11B10.

- THPT Trung Phú – Huyện Hóc Môn, TP. HCM do cô Nguyễn Hồng Thơ giảng dạy và tiến

hành thực nghiệm & đối chứng các cặp lớp 11TN1-11TN3, 12TN2-12TN1; cô Phạm Thái Anh

Thơ giảng dạy và tiến hành thực nghiệm & đối chứng các cặp lớp 12TN3-12A1.

- THPT Trường Chinh – Quận 12, TP. HCM do thầy Nguyễn Anh Minh tiến hành thực nghiệm &

đối chứng lớp 12C2-12C1; cô Trần Thị Nhung lớp 10A8-10A9, 12C5-12C6; cô Đồng Thị Như

Thảo lớp 10A1-10A16; cô Lê Thị Thanh Thủy lớp 11B4-11B8 hoặc 11B4-11B12; Vũ Thị Hải

Duyên lớp 10A2-10A15, 11B1-11B3; cô Lê Thị Kim Thoa dạy lớp 11B9-11B10.

Bảng 3.1.a. Danh sách các lớp thực nghiệm khối 10 - Bài 1

Lớp Cặp TN-ĐC Sỉ số Giáo viên dạy Trường

10A8

10A2

TN1

ĐC1

36

36 Nguyễn Thành Trung Marie curie

10A4

10A5

TN2

ĐC2

44

44 Lê Thị Kim Thoa Trường Chinh

10A8 TN3 42 Trần Thị Nhung Trường Chinh

Page 67: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

10A9 ĐC3 42

10A1

10A16

TN4

ĐC4

43

43 Đồng Thị Như Thảo Trường Chinh

Bảng 3.1.b. Danh sách các lớp thực nghiệm khối 10 - Bài 2

Lớp Cặp TN-ĐC Sỉ số Giáo viên dạy Trường

10A8

10A2

TN1

ĐC1

36

36 Nguyễn Thành Trung Marie curie

10A4

10A5

TN2

ĐC2

44

44 Lê Thị Kim Thoa Trường Chinh

10A8

10A9

TN3

ĐC3

42

42 Trần Thị Nhung Trường Chinh

10A2

10A15

TN4

ĐC4

43

43 Vũ Thị Hải Duyên Trường Chinh

Bảng 3.1.c. Danh sách các lớp thực nghiệm khối 11 - Bài 1

Lớp Cặp TN-ĐC Sỉ số Giáo viên dạy Trường

11B1

11B7

TN1

ĐC1

32

32 Nguyễn Thành Trung Marie curie

11B1

11B3

TN2

ĐC2

44

44 Vũ Thị Hải Duyên Trường Chinh

11B4

11B8

TN3

ĐC3

2

42 Lê Thị Thanh Thủy Trường Chinh

11B9

11B10

TN4

ĐC4

43

43 Lê Thị Kim Thoa Trường Chinh

Bảng 3.1.d. Danh sách các lớp thực nghiệm khối 11 - Bài 2

Lớp Cặp TN-ĐC Sỉ số Giáo viên dạy Trường

11B1 TN1 32 Nguyễn Thành Trung Marie curie

Page 68: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

11B7 ĐC1 32

11TN1

11TN3

TN2

ĐC2

44

44 Nguyễn Hồng Thơ Trung Phú

11B4

11B12

TN3

ĐC3

42

42 Lê Thị Thanh Thủy Trường Chinh

11B9

11B10

TN4

ĐC4

43

43 Lê Thị Kim Thoa Trường Chinh

Bảng 3.1.e. Danh sách các lớp thực nghiệm khối 11 - Bài 3

Lớp Cặp TN-ĐC Sỉ số Giáo viên dạy Trường

11B1

11B10

TN1

ĐC1

32

32 Nguyễn Thành Trung Marie curie

11TN1

11TN3

TN2

ĐC2

43

43 Nguyễn Hồng Thơ Trung Phú

11B4

11B12

TN3

ĐC3

44

44 Lê Thị Thanh Thủy Trường Chinh

11B1

11B3

TN4

ĐC4

44

44 Vũ Thị Hải Duyên Trường Chinh

Bảng 3.1.f. Danh sách các lớp thực nghiệm khối 12

Lớp Cặp TN-ĐC Sỉ số Giáo viên dạy Trường

12C2

12C1

TN1

ĐC1

42

42 Nguyễn Anh Minh Trường Chinh

12C5

12C6

TN2

ĐC2

43

43 Trần Thị Nhung Trường Chinh

12TN3

12A1

TN3

ĐC3

42

42 Phạm Thái Anh Thơ Trung Phú

12TN2

12TN1

TN4

ĐC4

40

40 Nguyễn Hồng Thơ Trung Phú

Page 69: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

3.4. TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM

3.4.1. Thiết kế chương trình thực nghiệm

Để thiết kế chương trình thực nghiệm, tôi đã đưa bản đề cương luận văn cùng một số bài tập thực

tiễn thuộc chương 2 của luận văn này cho các giáo viên đọc và cùng giáo viên thảo luận về phương

pháp thực nghiệm, chúng tôi đã thống nhất phương pháp thực nghiệm như sau:

- Đối với các lớp thực nghiệm, giáo viên sẽ lựa chọn, sử dụng một số bài tập thực tiễn mà tác giả

đã đưa để dạy trong các kiểu bài: Nghiên cứu tài liệu mới, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, kiểm

tra đánh giá.

Trong kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới, giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi và bài tập thực tiễn

giới hạn ở 3 mức (mức 1, 2, 3) tuỳ theo mục tiêu của bài học để lựa chọn bài tập hoá học thực tiễn cho

phù hợp.

Trong kiểu bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi và bài

tập thực tiễn ở cả 4 mức và lưu ý tăng dần số lượng bài tập ở mức 3 và 4.

Trong kiểu bài kiểm tra, đánh giá, giáo viên sẽ sử dụng các câu hỏi và bài tập thực tiễn ở cả

4 mức hoặc một bài tập có nhiều mức nhằm đánh giá chính xác độ nhận thức của học sinh.

- Đối với lớp đối chứng, giáo viên vẫn dạy bình thường, không sử dụng các bài tập thực tiễn.

- Đối với từng khối, các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm bài kiểm tra 15 phút (giới hạn ở

mức 2 & 3) do tác giả yêu cầu. Giáo viên chấm bài của các học sinh đã được chọn theo đáp án tác giả

đã đưa để đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.4.2. Tiến hành thực nghiệm

Các giáo viên tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch đã đề ra ở trên.

Sau đây là các đề kiểm tra 15 phút đã được tiến hành ở các lớp.

Đề Kiểm tra Hóa học 10 – Lần 1

Thời gian: 15 phút

Câu 1. Brom lỏng rất dễ bay hơi. Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng

may bị làm đổ nên dùng một chất dễ kiếm nào sau đây?

A. Nước thường. B. Nước muối.

C. Nước vôi. D. Nước xà phòng.

Hãy giải thích vì sao lại chọn chất đó. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có).

Câu 2. Có hai nguyên tố halogen khi ở dạng đơn chất đều độc hại với cơ thể người nhưng ở dạng hợp

Page 70: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

chất muối natri lại cần thiết cho cơ thể người. Hãy cho biết tên hai nguyên tố đó, tên hợp chất muối natri

của chúng. Đồng thời cho biết vai trò của 2 nguyên tố đó đối với cơ thể người.

Câu 3. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5.10-4 g

nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày

là bao nhiêu?

Đáp án

Câu 1 (3 điểm)

Chọn C (1 điểm)

Giải thích (1 điểm)

Phương trình hóa học:

2Br2 + 2Ca(OH)2 CaBr2 + Ca(OBr)2 + 2H2O (1 điểm)

Câu 2 (4 điểm)

Tên hai nguyên tố : clo và iot (1 điểm)

Tên hợp chất muối natri của chúng : Natri clorua và natri iotua (1 điểm)

Vai trò của 2 nguyên tố đó đối với cơ thể người:

- Clo trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối KCl. Clo còn có trong dịch

vị ở dạng HCl. Clo được đưa vào cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Clo tham gia vào quá trình cân

bằng các ion giữa nội và ngoại bào. Nếu thiếu clo sẽ kém ăn và nếu thừa clo thì có thể gây độc cho cơ thể.

(1 điểm)

- Hàm lượng iot trong cơ thể là rất ít. Iot chủ yếu là trong tuyến giáp tràng của cơ thể. Iot được hấp

thu vào cơ thể chủ yếu ở ruột non và màng nhầy của cơ quan hấp thu. Iot có chức năng sinh lý chủ yếu là

tham gia vào cấu tạo hócmon thyroxin của tuyến giáp trạng. Nếu cơ thể thiếu iot có thể dẫn đến bệnh

bướu cổ (nhược năng tuyến giáp)… Nguyên nhân của bệnh bướu cổ là do thiếu iot trong thức ăn và nước

uống hằng ngày. (1 điểm)

Câu 3 (3 điểm)

ĐS : 1,96 .10-4 g KI (3 điểm)

Đề Kiểm tra Hóa học 10 – Lần 2

Thời gian: 15 phút

Câu 1. Hidro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh ra nó như núi lửa,

xác động vật bị phân hủy, nhưng tại sao trên mặt đất khí này không tích tụ lại?

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế hiđro sunfua bằng cách cho sắt (II) sunfua

Page 71: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

tác dụng với axit clohiđric. Có thể thay axit clohiđric bằng axit sunfuric đậm đặc được không? Hãy giải

thích vì sao và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Câu 3. Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu trong không khí thường bị đen?

Đáp án

Câu 1 (3 điểm)

Trên mặt đất khí hidro sunfua không tích tụ lại vì H2S có tính khử mạnh nên nó tác dụng ngay với

các chất oxi hóa như oxi của không khí hoặc SO2 có trong khí thải của các nhà máy. (1 điểm)

Phương trình hóa học

2H2S + O2 (kk) 2S + 2H2O (1 điểm)

2H2S + SO2 3S + 2H2O (1 điểm)

Câu 2 (4 điểm)

Điều chế H2S trong phòng thí nghiệm:

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (1 điểm)

Không thể thay axit clohiđric bằng axit sunfuric đậm đặc được vì hiđro sunfua có tính khử mạnh,

axit sunfuric đậm đặc có tính oxi hóa mạnh nên có thể oxi hóa H2S mới sinh ra. (1 điểm)

H2SO4 + 3H2S 4S + 4H2O (1 điểm)

3H2SO4 + H2S 4SO2 + 4H2O (1 điểm)

Câu 3 (3 điểm)

Trong không khí có chứa các chất O2, H2S, hơi H2O, ... Ag và Cu phản ứng với O2 và H2S tạo ra

Ag2S và CuS màu đen. (1 điểm)

4Ag + O2 + 2H2S 2Ag2S + 2H2O (1 điểm)

2Cu + O2 + 2H2S 2CuS + 2H2O (1 điểm)

Đề Kiểm tra Hóa học 11 – Lần 1

Thời gian: 15 phút

Câu 1. Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta lại ngửi thấy mùi khai?

Câu 2. Trong nước mưa ở vùng công nghiệp thường có lẫn axit sunfuric và axit nitric, nhưng trong

nước mưa ở vùng thảo nguyên cách xa vùng công nghiệp vẫn có lẫn một ít axit nitric. Giải thích vì sao?

Đáp án

Câu 1 (6 điểm)

Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải

hữu cơ... lượng urê trong các chất hữu cơ sinh ra nhiều. (1 điểm)

Page 72: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân huỷ tiếp thành CO2 và NH3 theo phản

ứng (1 điểm)

(NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3 (1 điểm)

NH3 sinh ra hoà tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động

NH3 + H2O → NH4+ + OH- (pH < 7, nhiệt độ thấp) (1 điểm)

và NH4+ + OH- → NH3 + H2O (pH > 7, nhiệt độ cao)(1 điểm)

Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy ure chứa trong nước sẽ

không hoà tan vào nước mà bị tách ra, bay vào không khí làm cho không khí quanh sông, hồ có mùi khai

khó chịu. (1 điểm)

Câu 2 (4 điểm)

Trong nước mưa ở vùng thảo nguyên cách xa vùng công nghiệp vẫn có lẫn một ít axit nitric. Do khi có

sấm sét có các phản ứng sau xảy ra (1 điểm)

N2 + O2 tia löa ®iÖn 2NO (1 điểm)

2NO + O2 2NO2 (1 điểm)

4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3 (1 điểm)

Đề Kiểm tra Hóa học 11 – Lần 2

Thời gian: 15 phút

Câu 1. Vì sao về mùa hè, trên mặt hồ ao thường nổi lên nhiều bóng khí? Có phải là do cá đớp không khí

không?

Câu 2. Vì sao xoong chảo đun trên bếp dầu thường bị đen hơn đun trên bếp gas?

Câu 3. Thành phần chính của một loại nến là hiđrocacbon có công thức phân tử C25H52. Cần bao nhiêu

lít không khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến nặng 35,2 gam? Biết oxi chiếm

20% thể tích không khí.

Đáp án

Câu 1 (3 điểm)

Bọt khí thoát ra có thành phần chính là metan. (1 điểm)

(Do các vi khuẩn có mặt trong nước đã phân huỷ các hợp chất mùn có ở đáy hồ ao). (1 điểm)

Về mùa hè, những lúc trời nắng nóng nhiệt độ của hồ ao cao hơn bình thường vì vậy độ tan của các

khí trong nước hồ ao sẽ giảm xuống và thấp hơn nồng độ của chúng trong nước, một số khí thoát ra (ngoài

Page 73: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

CH4 còn có oxi, nitơ,…) Khí metan là chất khí không màu, không mùi và hầu như không tan trong nước,

do đó thoát ra ngoài tạo nên các bóng khí trên mặt hồ ao. (1 điểm)

Câu 2 (3 điểm)

Dầu hỏa chứa những hidrocacbon thể lỏng (C10-C16) (1 điểm)

Gas chứa những hidrocacbon thể khí hóa lỏng (C3-C4) được nén trong các bình gas. (1 điểm)

Dầu hỏa khó cháy hơn gas nên khi cháy dễ sinh ra muội than.(1 điểm)

Câu 3 (4 điểm)

Phương trình hóa học của phản ứng cháy

C25H52 + 38O2 → 25CO2 + 26H2O (1 điểm)

nnến = 35,2/352 = 0,1 (mol) (1 điểm)

noxi = 3,8 (mol)

Voxi = 3,8x 22,4 = 85,12 (l) (1 điểm)

Vkk = Voxi x 100/20 = 425,6 (l) (1 điểm)

Đề Kiểm tra Hóa học 11 – Lần 3

Thời gian: 15 phút

Câu 1. Thời gian vừa qua báo chí đưa tin việc ngộ độc rượu tại Hậu Giang, Sóc Trăng. Đa số người

chết do ngộ độc loại rượu chứa nhiều metanol. Hãy giải thích vì sao metanol lại gây hại đến như vậy?

Câu 2. a) Trên nhãn chai cồn y tế ghi “Cồn 700 ”. Cách ghi đó có ý nghĩa nào sau đây ?

A. Cồn này sôi ở 700.

B. 100 ml cồn trong chai có 70 ml etanol nguyên chất.

C. 100 ml cồn trong chai có 70 ml etanol nguyên chất.

D. Trong chai cồn có 70 ml etanol nguyên chất.

b) Tại sao trong y tế người ta thường sử dụng cồn 700 để sát trùng?

Đáp án

Câu 1. (3 điểm)

Metanol là chất rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù loà, lượng lớn có thể

gây tử vong. (1 điểm)

Do metanol được oxi hoá bởi các enzim khử hiđro trong gan tạo ra fomanđehit.

(1 điểm)

CH3OH + [O] → HCHO + H2O (1 điểm)

Câu 2. (7 điểm)

a) Chọn C (2 điểm)

Page 74: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

b) Cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ protein

làm cho vi khuẩn chết. (2 điểm)

Tuy nhiên ở nồng độ cao sẽ làm protein trên bề mặt của vi khuẩn đông tụ nhanh tạo ra lớp màng

ngăn không cho cồn thấm sâu vào bên trong, làm giảm tác dụng diệt khuẩn. (1 điểm)

Ở nồng độ thấp, khả năng làm đông tụ protein giảm, vì vậy hiệu quả sát trùng kém. (1

điểm)

Thực nghiệm cho thấy cồn 700 có tác dụng sát trùng tốt nhất. Do đó trong y tế, cồn 700 hay được sử

dụng. (1 điểm)

Đề Kiểm tra Hóa học 12

Thời gian: 15 phút

Câu 1. Tại sao khi cho một sợi dây đồng đã cạo sạch vào bình nước cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn?

Câu 2. Các vật dụng bằng đồng khi để lâu trong không khí ẩm thường bị bao phủ bởi một lớp màng

màu xanh. Hãy giải thích vì sao.

Câu 3. Chất lỏng Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa

dùng, nó được pha chế bằng cách trộn CuSO4 với vôi. Để thử nhanh thuốc diệt nấm này, người ta dùng

hóa chất nào sau đây?

A. Amoniac B. Glixerol.

C. Sắt. D. Bạc.

Hãy giải thích vì sao chọn chất đó. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).

Đáp án

Câu 1. (3 điểm)

Khi cho một sợi dây đồng đã cạo sạch vào bình nước cắm hoa thì một số ion Cu2+ tan vào nước

Cu → Cu2+ + 2e (1,5 điểm)

Cu2+ có tác dụng không làm tắc các mao quản dẫn nước đến hoa nên hoa tươi lâu hơn. (1,5

điểm)

Câu 2. (2 điểm)

Lớp màng màu xanh là Cu(OH)2.CuCO3. (1 điểm)

Trong không khí ẩm, với sự có mặt của khí CO2 trên bề mặt đồng bị bao phủ bởi một lớp màng

cacbonat bazơ màu xanh. (1 điểm)

Câu 3. (5 điểm)

Page 75: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Giải thích: Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp đồng (II) sunfat và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ

nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm vì nếu đồng (II) sunfat dư sẽ thấm vào mô thực vật gây

hại lớn cho cây. (2 điểm)

Chất lỏng Boocđo gồm những hạt rất nhỏ muối đồng bazơ sunfat không tan và canxi sunfat

4CuSO4 + 3Ca(OH)2 → CuSO4.3Cu(OH)2 + 3CaSO4 (1 điểm)

Để thử nhanh thuốc diệt nấm này tức là phát hiện đồng (II) sunfat dư, người ta dùng đinh sắt

(Chọn C) (1 điểm)

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu (1 điểm)

3.4.3. Tiến hành đánh giá

Sau khi giáo viên chấm bài kiểm tra ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, chúng tôi lấy kết quả

đem xử lí rồi tiến hành đánh giá.

3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.5.1. Phương pháp xử lí kết quả

Để xử lí kết quả, chúng tôi dùng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học

giáo dục. Chúng tôi tiến hành:

Lập bảng phân phối điểm, bảng luỹ tích.

Tính các tham số đặc trưng thống kê, bao gồm:

* Trung bình cộng: Tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu.

i i

i

n XX

n

* Phương sai (S2), độ lệch chuẩn (S): Tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị

trung bình cộng.

2

2 2i in (X X)S S S

n 1

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.

* Hệ số biến thiên V: Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau,

người ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên V.

S

V .100%X

+ Nếu V trong khoảng 0 - 10%: Độ dao động nhỏ.

+ Nếu V trong khoảng 10 - 30%: Độ dao động trung bình.

Page 76: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

+ Nếu V trong khoảng 30 - 100%: Độ dao động lớn.

Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình: Kết quả thu được đáng tin cậy.

Với độ dao động lớn: Kết quả thu được không đáng tin cậy.

* Sai số tiêu chuẩn m: tức là khoảng sai số của điểm trung bình.

n

Sm .

Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.

* Đại lượng kiểm định t

Trường hợp 1 : kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong trường hợp hai lớp có

phương sai bằng nhau (hoặc khác nhau không đáng kể).

Đại lượng được dùng để kiểm định là TN § C TN §C

TN §C

n .nX Xt .

s n n

Còn giá trị 2 2

§C TN TN§C

§ C TN

(n 1)S (n 1)Ss

n n 2

Giá trị tới hạn là t, giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác suất sai lầm

và bậc tự do f = nĐC + nTN – 2.

Trường hợp 2 : kiểm định sự khác nhau của trung bình cộng trong trường hợp hai lớp có

phương sai khác nhau đáng kể.

Đại lượng được dùng để kiểm định là TN §C

22TN §C

TN §C

X Xt

SS

n n

Giá trị tới hạn là t, giá trị này được tìm trong bảng phân phối t ứng với xác suất sai lầm

và bậc tự do được tính như sau :

2 2

§C TN

1f

c (1 c)

n 1 n 1

; trong đó 2§C

2 2§ C §C TN

§C TN

S 1c .

n S S

n n

Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa.

Đại lượng được dùng để kiểm định là : 2§C2TN

SF

S (SĐC > STN)

Giá trị tới hạn F được dò trong bảng phân phối F với xác suất sai lầm và bậc tự do fĐC =

nĐC – 1 , fTN = nTN – 2 .

Page 77: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Nếu F < F thì H0 được chấp nhận, ta sẽ tiến hành kiểm định t theo trường hợp 1. Nếu

ngược lại, H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến

hành kiểm định t theo trường hợp 2.

Vẽ đồ thị đường luỹ tích.

3.5.2. Kết quả xử lí

a) Khối 10

Bài kiểm tra số 1

Bảng 3.2.a. Bảng điểm kiểm tra hoá học 10 - Bài 1

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

10A8 - TN1 36 2 6 4 6 7 5 6

10A2 - ĐC1 36 4 4 7 9 6 4 2

10A4 - TN2 44 5 12 10 9 6 2

10A5 - ĐC2 44 2 2 8 9 9 8 6

10A8 -TN3 42 4 2 7 14 9 3 3

10A9 -ĐC3 42 5 6 11 7 6 7

10A1 -TN4 43 1 5 6 7 11 10 3

10A16 -ĐC4 43 3 5 7 12 9 4 3

TN 165 0 0 0 0 7 18 29 37 36 24 14

ĐC 165 0 0 5 16 25 39 34 24 20 2 0

LớpTổng

số bài

Số học sinh đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 165 0 0 0 0 4,24 15,15 32,73 55,15 76,97 91,52 100

ĐC 165 0 0 3,03 12,73 27,88 51,52 72,12 86,67 99 100 100

Lớp Tổng

số bài

Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (%)

Bảng 3.2.b. Phần trăm số học sinh khối 10 đạt điểm Xi trở xuống - Bài 1

Bảng 3.2.c. Xếp loại học sinh khối 10 – Bài 1

Yếu - Kém TB Khá Giỏi

Lớp Sỉ số Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

TN 165 7 4,24 47 28,48 37 22,42 74 44,85

ĐC 165 46 27,88 73 44,24 24 14,55 22 13,33

Page 78: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Điểm

% s

ố h

ọc s

inh

đạt

điể

m X

i tr

xuốn

g

Đối chứng

Thực nghiệm

Hình 3.1. Đường lũy tích điểm kiểm tra khối 10 - bài 1

Từ bảng 3.2.a ta tính được:

Lớp X S2 S V m

TN 7,24 2,51 1,59 21,89% 0,1234

ĐC 5,47 2,68 1,64 29,90% 0,1274

Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa.

Tính F = 1,07

Chọn = 0,05, fĐC = 164, fTN = 164, F = 1

Vậy F > F H0 bị bác bỏ, tiến hành kiểm định t theo trường hợp 2.

Kiểm định t

Tính t = 9,977

Chọn = 0,01 và f = 328, t = 2,58

Vậy t > t Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu

nhiên.

Bài kiểm tra số 2

Bảng 3.3.a. Bảng điểm kiểm tra hoá học 10 - Bài 2

Page 79: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

10A8 - TN1 36 1 3 5 10 6 5 6

10A2 - ĐC1 36 4 6 10 7 6 3

10A4 - TN2 44 2 2 5 7 11 12 5

10A5 - ĐC2 44 4 5 8 9 10 8

10A8 -TN3 42 2 3 7 14 9 7

10A9 -ĐC3 42 5 8 6 9 8 6

10A1 -TN4 43 2 7 8 11 9 6

10A16 -ĐC4 43 3 5 7 12 8 8

TN 165 0 0 0 2 5 13 26 43 38 26 12

ĐC 165 0 0 7 19 29 37 34 30 9 0 0

LớpTổng

số bài

Số học sinh đạt điểm Xi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 165 0 0 0 1,21 4,24 12,12 27,88 53,94 76,97 92,73 100

ĐC 165 0 0 4,24 15,76 33,33 55,76 76,36 94,55 100 100 100

Lớp

Tổng

số bài

Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (%)

Bảng 3.3.b. Phần trăm số học sinh khối 10 đạt điểm Xi trở xuống - Bài 2

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Điểm

% s

ố h

ọc s

inh

đạt

điể

m X

i tr

xuốn

g

Đối chứng

Thực nghiệm

Hình 3.2. Đường lũy tích điểm kiểm tra khối 10 - bài 2

Bảng 3.3.c. Xếp loại học sinh khối 10 – Bài 2

Yếu - Kém TB Khá Giỏi

Lớp Sỉ số Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

TN 165 7 4,24 39 23,64 43 26,06 76 46,06

Page 80: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

ĐC 165 55 33,33 71 43,03 30 18,18 9 5,45

Từ bảng 3.3.a ta tính được:

Lớp X S2 S V m

TN 7,31 2,37 1,54 21,08% 0,11993

ĐC 5,20 2,42 1,55 29,90% 0,12103

Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa.

Tính F = 1,02

Chọn = 0,05, fĐC = 164, fTN = 164, F= 1

Vậy F > F H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến

hành kiểm định t theo trường hợp 2.

Kiểm định t

Tính t = 12,378

Chọn = 0,01 và f = 328, t = 2,58

Vậy t > t Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu

nhiên.

b) Khối 11

Bài kiểm tra số 1

Bảng 3.4.a Bảng điểm kiểm tra hoá học 11 - Bài 1

Số học sinh đạt điểm Xi Lớp Tổng số bài 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11B1 - TN1 32 4 9 7 5 7

11B7 - ĐC1 32 2 5 7 8 6 4

11B1 - TN2 44 2 4 7 8 9 6 8

11B3 - ĐC2 44 4 5 12 9 6 6 2

11B11 -TN3 42 4 2 7 14 9 3 3

11B12 -ĐC3 42 2 6 9 11 4 7 3

11B9 -TN4 43 4 3 7 9 12 5 3

11B10 -ĐC4 43 5 6 3 12 10 2 5

TN 161 0 0 0 0 10 9 25 40 37 19 21

Page 81: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

ĐC 161 0 0 5 14 19 40 38 18 22 5 0

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 161 0 0 0 0,00 6,21 11,80 27,33 52,17 75,16 86,96 100

ĐC 161 0 0 3,11 11,80 23,60 48,45 72,05 83,23 96,89 100 100

LớpTổng số bài

Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (%)

Bảng 3.4.b. Phần trăm số học sinh khối 11 đạt điểm Xi trở xuống - Bài 1

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Điểm

% s

ố h

ọc

sin

h đ

ạt

điể

m X

i tr

xu

ốn

g Đối chứng

Thực nghiệm

Hình 3.3. Đường lũy tích điểm kiểm tra khối 11 - bài 1

Bảng 3.4.c. Xếp loại học sinh khối 11 – Bài 1

Yếu - Kém TB Khá Giỏi

Lớp Sỉ số Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

TN 161 10 6,21 34 21,12 40 24,84 77 47,83

ĐC 161 38 23,60 78 48,45 18 11,18 27 16,77

Từ bảng 3.4.a ta tính được:

Lớp X S2 S V m

TN 7,40 2,67 1,63 22,06% 0,1287

ĐC 5,61 2,80 1,67 29,85% 0,1319

Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa.

Tính F = 1,05

Page 82: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Chọn = 0,05, fĐC = 160, fTN = 160, F = 1

Vậy F > F H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến

hành kiểm định t theo trường hợp 2.

Kiểm định t

Tính t = 9,739

Chọn = 0,01 và f = 320, t = 2,58

Vậy t > t Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu

nhiên.

Bài kiểm tra số 2

Bảng 3.5.a. Bảng điểm kiểm tra hoá học 11 - Bài 2

Số học sinh đạt điểm Xi Lớp Tổng số bài 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11B1 - TN1 32 2 7 9 9 3 2

11B7 - ĐC1 32 5 2 7 7 6 5 11TN1 -

TN2 44 4 3 13 12 5 7 11TN3 -

ĐC2 44 5 8 18 8 2 3

11B4 -TN3 42 2 2 3 7 16 9 3

11B12 -ĐC3 42 6 15 6 7 5 3

11B9 -TN4 43 2 4 4 9 12 9 3

11B10 -ĐC4 43 4 6 4 12 7 7 3

TN 161 0 0 2 2 6 6 17 38 49 26 15

ĐC 161 0 0 4 16 20 52 28 20 15 6 0

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 161 0 0 1,24 2,48 6,21 9,94 20,50 44,10 74,53 90,68 100

ĐC 161 0 0 2,48 12,42 24,84 57,14 74,53 86,96 96,27 100 100

Lớp

Tổng số bài

Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (%)

Bảng 3.5.b. Phần trăm số học sinh khối 11 đạt điểm Xi trở xuống - Bài 2

Page 83: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Điểm

% s

ố h

ọc

sin

h đ

ạt

điể

m X

i tr

xu

ốn

g Đối chứng

Thực nghiệm

Hình 3.4. Đường lũy tích điểm kiểm tra khối 11 - bài 2

Bảng 3.5.c. Xếp loại học sinh khối 11 – Bài 2

Yếu - Kém TB Khá Giỏi

Lớp Sỉ số Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

TN 161 10 6,21 23 14,29 38 23,60 90 55,90

ĐC 161 40 24,84 80 49,69 20 12,42 21 13,04

Từ bảng 3.5.a ta tính được:

Lớp X S2 S V m

TN 7,50 2,65 1,63 21,70% 0,12833

ĐC 5,45 2,66 1,63 29,92% 0,12858

Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa.

Tính F = 1,004

Chọn = 0,05, fĐC = 160, fTN = 160, F = 1

Vậy F > F H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến

hành kiểm định t theo trường hợp 2.

Kiểm định t

Tính t = 11,2827

Chọn = 0,01 và f = 320, t = 2,58

Vậy t > t Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu

nhiên.

Page 84: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Bài kiểm tra số 3

Bảng 3.6.a. Bảng điểm kiểm tra hoá học 11 - Bài 3

Số học sinh đạt điểm Xi Lớp Tổng số bài 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11B1 - TN1 32 2 7 5 5 7 6

11B10 - ĐC1 32 6 3 7 9 3 4

11TN1 - TN2 43 2 5 3 8 10 9 6

11TN3- ĐC2 43 6 7 13 7 2 6 2

11B4 -TN3 44 2 4 4 7 11 9 7

11B11 -ĐC3 44 4 6 11 7 9 3 4

11B1 -TN4 44 1 4 7 6 9 8 9

11B3 -ĐC4 44 5 7 6 8 9 6 3

TN 163 0 0 0 0 5 15 21 26 35 33 28

ĐC 163 0 0 0 21 23 37 31 23 19 9 0

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 163 0 0 0 0 3,07 12,27 25,15 41,10 62,58 82,82 100

ĐC 163 0 0 0 12,88 26,99 49,69 68,71 82,82 94,48 100 100

Lớp

Tổng số bài

Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (%)

Bảng 3.6.b. Phần trăm số học sinh khối 11 đạt điểm Xi trở xuống - Bài 3

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Điểm

% s

ố h

ọc

sin

h đ

ạt

điể

m X

i tr

xu

ốn

g Đối chứng

Thực nghiệm

Hình 3.5.

Đường lũy tích điểm kiểm tra khối 11 - bài 3

Bảng 3.6.c. Xếp loại học sinh khối 11 – Bài kiểm tra 3

Page 85: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Yếu - Kém TB Khá Giỏi

Lớp Sỉ số Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

TN 163 5 3,07 36 22,09 26 15,95 96 58,90

ĐC 163 44 26,99 68 41,72 23 14,11 28 17,18

Từ bảng 3.6.a ta tính được:

Lớp X S2 S V m

TN 7,73 2,83 1,68 21,75% 0,13172

ĐC 5,64 2,95 1,72 30,41% 0,13445

Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa.

Tính F = 1,04

Chọn = 0,05, fĐC = 162, fTN = 162, F = 1

Vậy F > F H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến

hành kiểm định t theo trường hợp 2.

Kiểm định t

Tính t = 11,0822

Chọn = 0,01 và f = 324, t = 2,58

Vậy t > t Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu

nhiên.

c) Khối 12

Bảng 3.7.a. Bảng điểm kiểm tra hoá học 12

Số học sinh đạt điểm Xi Lớp Tổng số bài 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

12C2 - TN1 42 6 7 9 9 11

12C1- ĐC1 42 5 7 10 11 6 3

12C5- TN2 43 4 9 13 8 9

12C6-ĐC2 43 2 2 9 9 7 9 5

12TN3 -TN3 42 2 3 5 11 12 9

12A1 -ĐC3 42 2 6 7 13 7 7

12TN2 -TN4 40 4 6 9 8 13

Page 86: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

12TN1 -ĐC4 40 4 6 9 9 8 4

TN 167 0 0 0 0 2 17 27 42 37 42 0

ĐC 167 0 0 8 19 32 41 33 26 8 0 0

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 167 0 0 0 0 1,20 11,38 27,54 52,69 74,85 100 100

ĐC 167 0 0 5 16,17 35,33 59,88 79,64 95,21 100 100 100

LớpTổng số bài

Phần trăm số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (%)

Bảng 3.7.b. Phần trăm số học sinh khối 12 đạt điểm Xi trở xuống

0

20

40

60

80

100

120

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Điểm

% s

ố h

ọc

sin

h đ

ạt

điể

m X

i tr

xu

ốn

g Đối chứng

Thực nghiệm

Hình 3.6. Đường lũy tích điểm kiểm tra khối 12

Bảng 3.7.c. Xếp loại học sinh khối 12

Yếu - Kém TB Khá Giỏi

Lớp Sỉ số Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

TN 167 2 1,20 44 26,35 42 25,15 79 47,31

ĐC 167 59 35,33 74 44,31 26 15,57 8 4,79

Từ bảng 3.7.a. ta tính được:

Lớp X S2 S V m

TN 7,32 1,81 1,35 18,37% 0,10412

ĐC 5,09 2,34 1,53 30,02% 0,11825

Kiểm định sự bằng nhau của các phương sai

Page 87: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Giả thuyết H0 là sự khác nhau giữa hai phương sai là không có ý nghĩa.

Tính F = 1,29

Chọn = 0,05, fĐC = 166, fTN = 166, F = 1

Vậy F > F H0 bị bác bỏ, nghĩa là sự khác nhau giữa hai phương sai là có ý nghĩa thì ta sẽ tiến

hành kiểm định t theo trường hợp 2.

Kiểm định t

Tính t = 14,1759

Chọn = 0,01 và f = 327, t = 2,58

Vậy : t > t Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu

nhiên.

3.6. KẾT LUẬN VỀ THỰC NGHIỆM

3.6.1. Nhận xét định tính

3.6.1.1. Đối với học sinh

Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy:

- Học sinh thấy hứng thú hơn khi học môn hoá học.

- Đã kích thích sự tìm tòi, tham khảo các tài liệu trong sách, trong báo chí, thư viện các phương

tiện phát thanh truyền hình, internet,… có liên quan đến ứng dụng hoá học trong sản xuất và đời sống

xã hội.

- Học sinh vận dụng tốt hơn kiến thức hoá học khi giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan

đến hoá học.

- Học sinh thấy rõ hơn ý nghĩa, vai trò của việc học môn hoá học.

Những kết quả tích cực đó đã góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của việc dạy - học môn

hoá học THPT.

3.6.1.2. Đối với giáo viên

- Các giáo viên dạy môn hoá học thấy rất hứng thú với mảng bài tập này và họ cũng thấy được

tác dụng của việc sử dụng mảng bài tập này nhưng cũng cho rằng việc tìm kiếm nguồn tư liệu để xây

dựng và giải bài tập loại này mất khá nhiều thời gian và công sức.

- Các giáo viên cho rằng xây dựng một hệ thống BTHH gắn với thực tiễn là cần thiết (dựa trên

phiếu điều tra: rất cần thiết :30/56 phiếu chiếm 53,57%, cần thiết: 26/56 phiếu chiếm 46,43%). Các

giáo viên cũng có ý kiến nên đưa nhiều hơn loại bài tập hoá học thực tiễn vào dạy học.

Page 88: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

- Các giáo viên nhận xét các bài tập đã được xây dựng có nội dung sát với chương trình phổ

thông, gần gũi với học sinh, không quá khó, kích thích được sự tò mò muốn tìm hiểu những vấn đề

thực tiễn của học sinh. Đồng thời mảng bài tập này cũng phần nào giúp cho giáo viên đỡ mất thời

gian, công sức tìm kiếm tài liệu tham khảo. Ngoài ra nó cũng là một nguồn tư liệu quí báu của giáo

viên.

- Dựa trên phiếu điều tra đã phát (56 phiếu), chúng tôi thu được các ý kiến của các thầy cô giáo

về tác dụng của việc giải BTHH gắn với thực tiễn đối với học sinh:

Bảng 3.8. Nhận xét của GV về tác dụng của việc giải BTHH gắn với thực tiễn đối với HS

Nhiều

Vừa

phải Ít Không

Tăng vốn kiến thức về hóa học có nội dung liên quan đến thực

tiễn. 62,50% 37,50% 0 0

Vận dụng các kiến thức hóa học giải đáp được những tình

huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, sản

xuất.

60,71% 35,71% 3,57% 0

Hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa hóa học với đời sống. 73,21% 26,79% 0 0

Có hứng thú tìm tòi, tham khảo các tài liệu (trong sách giáo

khoa, báo chí, internet,..) có liên quan đến ứng dụng của hóa

học.

64,29% 25,00% 10,71% 0

Phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. 62,50% 26,79% 10,71% 0

Yêu thích môn hóa học. 67,86% 32,14% 0 0

Như vậy, các thầy cô đều cho rằng việc giải BTHH gắn với thực tiễn sẽ giúp học sinh tăng vốn

kiến thức về hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn, vận dụng các kiến thức hóa học giải đáp

được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, sản xuất, hiểu rõ mối quan

hệ mật thiết giữa hóa học với đời sống, có hứng thú tìm tòi, tham khảo các tài liệu (trong sách giáo

khoa, báo chí, internet,..) có liên quan đến ứng dụng của hóa học, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực

giải quyết vấn đề và yêu thích môn hóa học.

3.6.2. Nhận xét định lượng

Từ kết quả xử lí số liệu thực nghiệm chúng tôi thấy:

- Điểm trung bình cộng của các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng.

Page 89: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

- STN < SĐC, S càng nhỏ chứng tỏ số liệu của lớp thực nghiệm ít phân tán hơn so với lớp đối

chứng.

- VTN < VĐC, mặt khác V thực nghiệm nằm trong khoảng 10 - 30%, có độ dao động trung bình.

Vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy.

- mTN < mĐC : chứng tỏ điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm ít sai số hơn lớp đối chứng.

- t > t : Vậy kết quả học tập lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là do phương pháp áp

dụng cho lớp thực nghiệm đạt hiệu quả trong giáo dục chứ không phải do ngẫu nhiên.

- Đường luỹ tích của các lớp thực nghiệm luôn nằm ở bên phải và phía dưới đường luỹ tích của

các lớp đối chứng nghĩa là các học sinh lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng.

- Tỉ lệ học sinh bị điểm yếu - kém ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp các đối chứng; ngược

lại, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá - giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn lớn hơn các lớp đổi chứng.

- Các kết quả trên đã khẳng định việc sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn môn hoá học vào dạy

học ở trường THPT là cần thiết và có tính hiệu quả.

Page 90: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Đối chiếu mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra từ ban đầu, trong quá trình thực hiện luận văn

chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau :

1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, từ đó đề ra cách phân loại BTHH gắn với thực tiễn và sử

dụng bài tập này trong quá trình dạy học theo mức độ nhận thức của học sinh, theo kiểu bài học.

2. Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học gắn với thực tiễn tương đối đầy đủ và có hệ

thống với 304 bài tập ở 4 mức, trong đó tập trung ở mức 3 và 4 (có hướng dẫn giải và đáp số cho từng

bài). Các bài tập và phần hướng dẫn giải, đáp số được sắp xếp theo từng chủ đề:

- Phần Hóa đại cương

+ Sự điện li: 6 bài.

+ Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học : 5 bài.

- Phần Hóa vô cơ

+ Nhóm halogen: 23 bài.

+ Nhóm oxi: 14 bài.

+ Nhóm nitơ: 30 bài.

+ Nhóm cacbon: 20 bài.

+ Đại cương kim loại: 26 bài.

+ Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm : 33 bài.

+ Crom, sắt, đồng và một số kim loại khác : 38 bài.

- Phần Hóa hữu cơ

+ Đại cương về hoá học hữu cơ: 6 bài.

+ Hiđrocacbon: 26 bài.

+ Dẫn xuất halogen-ancol-phenol: 8 bài.

+ Anđehit-xeton-axit cacboxylic: 9 bài.

+ Este-lipit: 14 bài.

+ Cacbohiđrat: 25 bài.

+ Amin-amin oaxit-protein: 11 bài.

Polime - vật liệu polime: 10 bài.

Page 91: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

3. Nghiên cứu cách sử dụng hệ thống BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học, phương pháp sử

dụng hệ thống BTHH thực tiễn trong các kiểu bài lên lớp: Nghiên cứu tài liệu mới; củng cố, hoàn

thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; kiểm tra- đánh giá kiến thức.

4. Điều tra thực trạng việc sử dụng BTHH gắn với thực tiễn của một số GV thuộc dạy ở trường

THPT thuộc Tp.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, … Kết quả cho thấy hầu hết các GV đều có sử dụng

BTHH gắn với thực tiễn, nhưng ít GV sử dụng thường xuyên, việc sử dụng khi kiểm tra -đánh giá kiến

thức lại càng ít hơn nữa.

5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng. Giả

thuyết khoa học của đề tài đã được khẳng định bởi kết quả thực nghiệm sư phạm: Đề tài là cần thiết và

có hiệu quả.

Tóm lại, có thể nói chúng tôi đã hoàn thành được những nhiệm vụ đề tài đưa ra. Những BTHH

thực tiễn được xây dựng đã đóng góp thêm vào ngân hàng BTHH của mỗi GV, giúp các GV nâng cao

hơn nữa hiệu quả giảng dạy. Đề tài này cũng là cơ sở giúp các GV khác tiếp tục xây dựng nhiều

BTHH gắn với thực tiễn, góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng “học đi đôi với hành, giáo

dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn” với mục tiêu cuối cùng là nâng cao

chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học.

2. ĐỀ XUẤT

Qua quá trình nghiên cứu đề tài và tiến hành thực nghiệm đề tài, chúng tôi có một số đề nghị

sau:

a) Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong bộ sách giáo khoa cần đưa các BTHH gắn với thực tiễn vào với số lượng nhiều hơn và có

nội dung phong phú hơn.

Đồng thời trong các kì thi mang tính Quốc gia như kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh Đại

học và Cao đẳng, Bộ định hướng rõ sẽ có bao nhiêu phần trăm bài gắn với thực tiễn và có đủ các mức

độ nhận thức để tạo động lực cho GV và HS nghiên cứu nhiều hơn dạng bài tập này.

Trong công tác kiểm tra – đánh giá kiến thức của HS cần thay đổi về nội dung và hình thức. Để

thông qua việc kiểm tra chúng ta phải đánh giá được sự hiểu biết về thực tiễn cũng như khả năng vận dụng

kiến thức hóa học vào thực tiễn, khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến hóa học vào thực tế của

HS. Vì hiện nay rất nhiều HS học vì điểm số, các em chỉ muốn học theo cách nào ngắn gọn nhất và đạt

điểm số cao nhất mà chưa quan tâm đến việc rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu… cho mình. Đặc

biệt đối với môn hóa học, các em chưa thấy rõ được mối liên hệ mật thiết giữa môn học với đời sống, lao

Page 92: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

động sản xuất, học sinh có thể giải thành thạo các BTHH định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự

biến đổi các chất rất phức tạp, nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình

huống cụ thể trong thực tiễn thì lại rất lúng túng. Vì vậy, cần tăng cường những những dạng câu hỏi liên

quan đến thực tiễn trong các kì thi, kì kiểm tra, bắt HS phải tư duy độc lập, tránh hiện tượng “học vẹt, học

tủ”, qua đó, người GV cũng đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của HS.

b) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM

Trong các đợt bồi dưỡng thường xuyên cho GV nên tăng cường bồi dưỡng kiến thức hóa học

gắn với thực tế vì theo chúng tôi quan sát được thì người GV ít dạy dạng bài tập này một phần vì vốn

kiến thức về thực tiễn của họ cũng không nhiều hay họ không có nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu để

trang bị thêm kiến thức nên rất ngại đề cập tới những dạng bài tập này.

c) Đối với nhà trường

Hiệu trưởng nhà trường nên yêu cầu tổ bộ môn thực hiện các chuyên đề về hóa học liên quan

đến kiến thức thực tiễn đời sống, lao động sản xuất…như tổ chức tham quan nhà máy, tìm hiểu dây

chuyền sản xuất hóa chất tiên tiến nhất; tổ chức các cuộc thi vui học hóa cho HS; viết sáng kiến – kinh

nghiệm của việc vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn; mỗi năm thực hiện kiểm tra việc sưu tầm

& sử dụng tư liệu dạy học của GV. Đồng thời tuyên dương, khen thưởng những GV thực hiện tốt

những yêu cầu trên để tạo động lực cho họ tiếp tục vượt qua khó khăn và phấn đấu hoàn thành tốt

nhiệm vụ dạy học của mình.

d) Đối với người GV

Cố gắng khắc phục những khó khăn để đưa những dạng BTHH gắn với thực tiễn vào dạy học

để thực hiện tốt nguyên lí giáo dục của Đảng “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản

xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”. Đồng thời thông qua đó làm HS yêu thích môn học và từ đó yêu

mến thầy cô hơn.

Trên đây là tất cả những điều chúng tôi đã làm để hoàn thành luận văn này. Hy vọng luận văn

này sẽ tài liệu tham khảo bổ ích cho các giáo viên môn Hoá, góp phần thiết thực vào việc đổi mới

phương pháp dạy học hiện nay.

Page 93: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nick Arnold (2006), Hóa học - Một vụ nổ ầm vang, Nhà xuất bản trẻ.

2. Trịnh Văn Biều (2000), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Đại học Sư phạm Tp.HCM.

3. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm Tp.HCM.

4. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ

thông môn hoá học, Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Dương Văn Đảm (2006), Hóa học quanh ta, Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên) (2008), Dạy và học hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.

7. Trần Thành Huế (2007), “Đề thi Olympic hóa học quốc tế lần thứ 39”, Tạp chí Hóa học và ứng

dụng (số 70), tr. 13-14.

8. Đỗ Công Mỹ (2005), Xây dựng, lựa chọn hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập thực tiễn môn hóa

học trung học phổ thông (phần Hóa đại cương và vô cơ), Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học

Sư phạm Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học tập 1, Nhà xuất bản Giáo Dục .

10. Đặng Thị Oanh (Chủ biên), Trần Trung Ninh, Đỗ Công Mỹ (2006), Câu hỏi lý thuyết và bài tập

hóa học trung học phổ thông, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.

11. Nguyên Văn Sang (dịch) (2002), Hóa học và đời sống – Tập 4 – Nguồn thực phẩm, Nhà xuất bản

trẻ.

12. Nguyên Văn Sang (dịch) (2002), Hóa học và đời sống – Tập 6 – Khí quyển, hóa khí và khí hậu,

Nhà xuất bản trẻ.

13. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi (2008), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản

khoa học và kỹ thuật.

14. Lương Thiện Tài, Hoàng Anh Tài, Nguyễn Thị Hiển (2007), “Xây dựng bài tập hóa học thực tiễn

trong dạy học phổ thông”, Tạp chí Hóa học và ứng dụng (số 64), tr. 11-13.

15. Trần Thị Phương Thảo (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có

nội dung gắn với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học sư phạm TP. HCM.

16. Nguyễn Hữu Thọ (2007), “Giới thiệu đề thi Olymic môn hóa học Australian năm 2004”, Tạp chí

Hóa học và ứng dụng (số 70), tr. 15-16.

17. Nguyễn Hữu Thọ (2007), “Giới thiệu phần A đề thi Olymic môn hóa học Canada năm 2005”, Tạp

chí Hóa học và ứng dụng (số 71), tr. 25-27.

Page 94: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

18. Lê trọng Tín (2006), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III,

2004-2007, Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP. HCM.

19. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nhà xuất bản Khoa học

xã hội.

20. Trần Kim Tiến (2007), Kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học, Nhà xuất bản trẻ.

21. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên) (2006), Sách giáo viên hóa học 10 nâng cao, Nhà

xuất bản Giáo dục.

22. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên) (2007), Hóa học 11 nâng cao, Nhà

xuất bản Giáo dục.

23. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên) (2007), Sách giáo viên Hóa học 11 nâng cao, Nhà

xuất bản Giáo dục.

24. Lê Xuân Trọng (Chủ biên) (2006), Bài tập hóa học 10 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục.

25. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên) (2008), Hóa học 12

nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục.

26. Nguyễn Xuân Trường (2001), Hóa học vui, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

27. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, Nhà xuất bản giáo dục.

28. Nguyễn Xuân Trường (2006), 1250 câu trắc nghiệm hóa học 12 (Chương trình chuẩn), Nhà xuất

bản đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Xuân Trường (2006), 1320 câu trắc nghiệm hóa học 12 (Chương trình nâng cao), Nhà

xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

30. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản

Giáo dục.

31. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học ở

trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục.

32. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, Nhà

xuất bản Đại học Sư phạm.

33. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), (2006), Hóa học 10, Nhà xuất bản Giáo

dục.

34. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), (2007), Sách giáo viên hóa học 11, Nhà

xuất bản Giáo dục.

35. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), (2007), Bài tập hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.

36. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên), (2006), Bài tập hóa học 10, Nhà xuất bản Giáo dục.

Page 95: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

37. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), (2006), Sách giáo viên hóa học 10, Nhà

xuất bản Giáo dục.

38. Huỳnh Văn Út (2007), Đố vui hóa học, Nhà xuất bản Giáo dục.

39. Nguyễn Đức Vận, Nguyễn Huy Tiến (2008), Câu hỏi và bài tập hóa học vô cơ phần kim loại, Nhà

xuất bản khoa học và kỹ thuật.

40. Viện ngôn ngữ học (2001), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh.

41. Đào Hữu Vinh (chủ biên), Nguyễn Duy Ái (1999), Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 10, tập 1, 2,

Nhà xuất bản Giáo dục.

42. Vụ Trung học phổ thông (2000), Tình hình dạy và học môn hóa học. Nhiệm vụ nâng cao chất

lượng và hiệu quả giảng dạy hóa học trong trường phổ thông. Hội nghị tập huấn phương pháp dạy

học hóa học phổ thông, Hà Nội.

Page 96: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. HƯỚNG DẪN GIẢI HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC

PHẦN ĐẠI CƯƠNG

SỰ ĐIỆN LI

7. Vì nước cất để lâu ngày ngoài không khí sẽ hòa tan một lượng khí CO2 trong không khí và trong

dung dịch có các cân bằng sau:

CO2 + 2H2O HCO3- + H3O

+

HCO3- + 2H2O CO3

2- + H3O+

Như vậy, CO2 hòa tan trong nước một lượng nhỏ và bị thủy phân tạo ra ion H3O+ (tức là tạo ra

môi trường axit) nên pH của dung dịch nhỏ hơn 7.

8. Phèn nhôm khi tan vào trong nước xảy ra quá trình điện li như sau:

K2SO4.Al2(SO4).24H2O → 2K+ + 2Al3+ + 4SO42- + 24H2O.

Cation Al3+ bị thủy phân:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+

Do trong dung dịch tạo ra ion H+ (môi trường axit) nên phèn chua có vị chua.

9. ĐS: pH = 2,9

10. ĐS: 1,0.10-3 g/l

11. Các phản ứng xảy ra:

SO32- + H2O2 → SO4

2- + H2O

SO42- + Ba2+ → BaSO4

12. Hòa tan các chất vào nước, thu được các dung dịch:

Cl- + Ag+ → AgCl

2CH3COOH + CaCO3 → Ca2+ + 2CH3COO- + H2O + CO2

NH4+ + OH- → H2O + NH3

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-

2I- + H2O2 → I2 + 2OH-

(I2 làm hồ tinh bột có màu xanh)

TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

Page 97: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

1. a) Tăng nồng độ chất tham gia phản ứng (khí oxi) làm tăng tốc độ phản ứng.

b) Giảm nồng độ chất tham gia phản ứng (khí oxi) làm giảm tốc độ phản ứng.

c) Men rượu là chất xúc tác sinh học. Chất xúc tác được sử dụng làm tăng tốc độ phản ứng.

d) Những lỗ rỗng trong viên than tổ ong làm tăng diện tích tiếp xúc giữa than và oxi không khí,

do đó làm tăng tốc độ phản ứng.

e) Tăng nhiệt độ để tăng tốc độ của phản ứng hóa học.

f) Dùng phương pháp ngược dòng, anhiđric sunfuric đi từ dưới nước lên, axit sunfuric 98% đi

từ trên đỉnh tháp hấp thụ xuống để tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất đó, do đó làm tăng tốc

độ của phản ứng hóa học.

2. Đối với đám cháy thông thường (chất cháy không phải là xăng, dầu hay các kim loại…) có thể

dùng một trong cả ba cách để dập tắt.

– Dùng chăn ướt trùm lên đám cháy tức là làm giảm diện tích tiếp xúc của oxi không khí với chất

cháy, đồng thời làm giảm nhiệt độ xuống dưới điểm cháy nên lửa tắt.

– Dùng nước để dập tắt đám cháy là ngăn khí oxi tiếp xúc với chất cháy đồng thời làm giảm nhiệt

độ xuống dưới điểm cháy nên lửa tắt.

– Dùng cát để dập tắt đám cháy là làm làm giảm diện tích tiếp xúc của oxi không khí với chất

cháy nên lửa tắt.

3. Phản ứng oxi hóa than đá hay parafin (dầu, mỡ lau máy) ở nhiệt độ thường mặc dù diễn ra rất

chậm, nhưng là phản ứng hóa học tỏa nhiệt. Nhiệt tỏa ra tích tụ làm tăng nhiệt độ của đống than (giẻ

lau máy) đến điểm cháy, gây hỏa hoạn rất nguy hiểm.

4. Nhiệt độ ở Nam Cực rất thấp có thể âm hàng chục độ. Ở nhiệt độ đó, các phản ứng phân hủy thức

ăn hầu như không xảy ra. Vì vậy thức ăn vẫn còn trong tình trạng tốt.

Bảo quản thực phẩm bằng cách ướp đá là áp dụng biện pháp làm giảm nhiệt độ nên giảm tốc độ

phản ứng oxi hóa thực phẩm nên giữ chúng được lâu.

5. Máy khuấy là thiết bị cho phép tăng tốc độ khuếch tán của các chất tham gia phản ứng, do đó tăng

khả năng tiếp xúc của các chất và tăng tốc độ phản ứng. Người ta dùng máy khuấy trong trường hợp

phản ứng giữa các chất lỏng khác nhau hay phản ứng giữa chất lỏng với chất rắn.

PHẦN VÔ CƠ

NHÓM HALOGEN

1) Để loại bỏ lượng khí clo đó, có thể phun dung dịch NH3 vào không gian phòng thí nghiệm. Phương

trình hóa học:

3Cl2 + 8NH3 N2 + 6NH4Cl

Page 98: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

2) Nước clo có tính tẩy màu, sát trùng vì khi tan trong nước, một phần clo tác dụng với nước theo

phản ứng:

Cl2 + H2O HCl + HClO

HClO là một chất oxi hóa mạnh, có thể tẩy màu và sát trùng.

Tuy nhiên, nếu để lâu trong không khí, chất này sẽ bị phân hủy theo phương trình hóa học sau nên

không còn khả năng tẩy màu và sát trùng.

2HClO 2HCl + O2

3) a) 74,155 triệu tấn; b) 32,14.109 lit;

c) 4

4

CuSO

ddCuSO

0,15.80 160 80m = . . =0,16(tÊn)

100 96 100

0,16.100m = 3,2(tÊn)

5

d) 2NaCl + 2H2O ®pdd

cã mµng ng¨n 2NaOH + H2 + Cl2

4) Cho nước máy đã xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dung dịch KI không màu, thêm 1 ml hồ tinh

bột. Nếu nước máy còn dư clo, hồ tinh bột sẽ chuyển sang màu xanh, chứng tỏ có iot tự do được tạo ra

do phản ứng:

Cl2 + 2KI 2KCl + I2

5) HCl có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dich vị dạ dày của

người có HCl với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 ml/l. Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, HCl

còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các gluxit (đường, tinh bột) và chất protein (chất đạm)

thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

Lượng HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh. Khi

trong dich vị dạ dày HCl có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 ml/l ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ

lơn hơn 0.001ml/l ta mắc bênh ợ chua.

6) ĐS: VHCl = 1,14.10-1 lit, VCO2 = 8,96.10-2 lit

7) Clorua vôi lại được dùng rộng rãi hơn nước Giaven vì clorua vôi rẻ tiền hơn và hàm lượng

hipoclorit cao hơn.

8) Thành phần chủ yếu của thạch quyển quả đất là các chất khoáng chứa silic, trong đó có SiO2 (thành

phần chủ yếu của cát), vì SiO2 phản ứng dễ dàng với HF tạo ra chất dễ bay hơi SiF4 theo phản ứng

SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O nên nếu khí quyển của quả đất không phải O2 mà chứa khí HF thì

thạch quyển sẽ có nguy cơ bị phá hủy.

Page 99: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

9) Cùng một nguyên nhân: trong dung dịch nước (dịch tế bào của mô bì, nước làm ẩm vải sợi) có

cân bằng:

X2 + H2O HX + HXO

Các axit hipohalogennơ HXO do có mặt nguyên tố X có số oxi hóa +1 kém bền dễ nhận

electron để chuyển hóa về số oxi hóa -1 bền hơn nên chúng oxi hóa mô biểu bì (là chất khử hữu cơ)

hoặc các chất hữu cơ có màu dẫn đến phá hủy chúng.

10) Phản ứng phân hủy ozon là phản ứng dây chuyền theo cơ chế gốc. Nguyên tử Cl sinh ra ở phản

ứng (c) lại tiếp tục tham gia phản ứng ở (b), quá trình đó được lặp laijhafng chục ngàn lần. Do đó mỗi

phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hang chục ngàn phân tử O3.

11) Xảy ra đồng thời với hiện tượng “lỗ thủng tầng ozon” là hiện tượng “mưa axit” do:

CH4 + Cl HCl + CH3

Hiện tượng này góp phần giảm bớt sự phân hủy ozon.

12) Đổ nước vôi vào chỗ có brom lỏng. Phương trình hóa học:

2Br2 + 2Ca(OH)2 CaBr2 + Ca(OBr)2 + 2H2O

13) Chọn B.

14) Người ta có thể điều chế hidro clorua, hidro florua bằng cách cho H2SO4 đặc tác dụng với các

muối clorua hoặc muối florua vì HF và HCl có tính khử yếu không thể khử được H2SO4 đặc.

CaF2 + H2SO4 CaSO4 + 2HF

NaCl + H2SO4 NaHSO4 + HCl

Nhưng này không thể áp dụng phương pháp này để điều chế hidro bromua hoặc hidro iotua vì

HBr và HI là những chất có tính khử mạnh hơn HCl và HF, chúng khử được H2SO4 đặc.

NaBr + H2SO4 NaHSO4 + HBr

2HBr + H2SO4 Br2 + SO2 + 2H2O

NaI + H2SO4 NaHSO4 + HI

2HI + H2SO4 I2 + SO2 + 2H2O

15) Người ta có thể điều chế các halogen Cl2, Br2, I2 bằng cách cho hỗn hợp H2SO4 đặc và MnO2 tác

dụng với các muối clorua, bromua, iotua vì các sản phẩm trung gian là HCl, HBr, HI có tính khử

mạnh, bị hỗn hợp MnO2 + H2SO4 đặc oxi hóa thành Cl2, Br2, I2. Các phương trình hóa học :

2NaCl + MnO2 + H2SO4 Na2SO4 + MnSO4 + 2H2O + Cl2

2NaBr + MnO2 + H2SO4 Na2SO4 + MnSO4 + 2H2O + Br2

2NaI + MnO2 + H2SO4 Na2SO4 + MnSO4 + 2H2O + I2

Page 100: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Tuy nhiên không thể áp dụng phương pháp này để điều chế F2 vì HF có tính khử yếu hơn nhiều

so với HCl, HBr, HI nên không khử được H2SO4 đặc. Cách duy nhất điều chế F2 là điện phân KF tan

trong chất lỏng HF (không lẫn nước) với dòng điện một chiều có điện thế từ 8-12 vôn và cường độ

dòng điện tử 4000-6000A, catot bằng thép, anot bằng graphit:

K: 2H+ + 2e H2

A: 2F- F2 + 2e

2F- + 2H+ ®pdd F2 + H2

16) Khối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày là 1,96 .10-4 g.

17) Cl2 + 2KI 2KCl + I2

Br2 + 2KI 2KBr + I2

Vôi sống tác dụng với nước

CaO + H2O Ca(OH)2

Khi nung iot thăng hoa bám vào đáy bình.

18) Hai nguyên tố đó là clo và iot.

Hợp chất đó là natri clorua và natri iotua.

19) Kính đổi màu có chứa một lượng chất cảm quang bạc halogenua thích hợp. Các hạt bạc

halogenua rất bé phân bố đều đặn trong mắt kính sẽ không gây sự tán xạ. Khi có ánh sáng mạnh chiếu

vào thì xảy ra phản ứng phân huỷ các bạc halogenua thành bạc kim loại và các nguyên tử halogen. Các

hạt bạc nhỏ phân bố đều đén mức độ nào đó sẽ làm mắt kính sẫm lại. Khi nguồn ánh sáng mạnh mất đi

thì các nguyên tử bạc và halogen lại kết hợp với nhau tạo thành bạc halogenua. Ngoài ra trong kính

đổi màu còn có thêm một ít đồng oxit có tác dụng xúc tác cho sự phân huỷ của bạc halogenua dưới tác

dụng của ánh sáng.

20) Thuỷ tinh là vật liệu cứng và trơn, rất khó có thể dùng trạm khắc thông thường để tạo các hình

vẽ, hoa văn một cách chính xác. Để làm được điều đó phải sử dụng axit flohydric, một loại axit ăn

mòn thuỷ tinh rất mạnh. Trước tiên, tráng một lớp parafin lên bề mặt thuỷ tinh rồi cẩn thận dùng lưỡi

chạm để khắc vẽ các hoa văn trên lớp parafin sao cho để lộ chúng đến bề mặt thuỷ tinh. Sau đó dùng

axit flohydric phủ lên bề mặ parafin để cho ăn mòn các nét vẽ, điều này cuối cùng sẽ tạo các hoa văn

trên bề mặt thuỷ tinh.

21) Chọn C.

22) Chọn A.

23) Chọn C.

Page 101: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

NHÓM OXI

1) Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra

khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều CO2.

Ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên cây quang hợp, hấp thụ khí CO2 và giải phóng ra khí O2.

6nCO2 + 5nH2O ¸nh s¸ng, clorophin (C6H10O5)n + 6nO2

2) Khi máy photocopy hoạt động thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp nên có thể sinh ra

khí ozon. Khí ozon khi có nông độ cao sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ, gây tổn hại cho đại não, gây

đột biến, ung thư,...

3) Hg là một chất lỏng linh động, vì vậy khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân ta không thể dùng chổi để

quét Hg được, vì làm như vậy thủy ngân sẽ càng bị phân tán nhỏ, và càng gây khó khăn cho quá trình

thu gom. Ta phải dùng bột S rắc lên chỗ có Hg rơi vì S có thể kết hợp với Hg dễ dàng tạo thành HgS

rắn. Việc thu gom HgS trở nên thuận tiện hơn. Hg + S → HgS.

4) Hidrosunfua độc với người vì khi vào máu, máu hóa đen do tạo ra FeS làm cho hemoglobin của

máu chứa ion Fe2+ bị phá hủy.

H2S + Fe2+ (trong hemoglobin) FeS + 2H+

5) Trong lòng đỏ trứng có protein chứa lưu huỳnh. Khi luộc trứng một thời gian, lòng đỏ phân hủy

thành các amino axit và khí H2S. Khí H2S phát tán xung quanh lòng đỏ và kết hợp với ion sắt tao

thành FeS có màu đen.

6) Trên mặt đất khí hidrosunfua không tích tụ lại vì H2S có tính khử mạnh nên nó tác dụng ngay

với các chất oxi hóa như oxi của không khí hoặc SO2 có trong khí thải của các nhà máy:

2H2S + O2 (kk) 2S + 2H2O

2H2S + SO2 3S + 2H2O

7) SO2 + 2OH- SO32- + H2O

IO3- + 2H2SO3 + 2Cl- ICl2

- + 2SO42- + 2H+ + H2O

8) H2S + Cd2+ CdS + 2H+

CdS + 2H+ H2S + Cd2+

H2S + I2 S + 2I- + 2H+

I2 + 2S2O32- 2I- + S4O6

2-

2 2

5H S I

0,01285.0,01344n n 0,010.0,0107 2,0648.10 (mol)

2

Khối lượng mẫu không khí: 30.1,2 = 36 (g)

Hàm lượng H2S theo ppm là:

Page 102: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

5

62,0648.10 .34.10 19,5(ppm)

36

9) Điện phân dung dịch KI trong 120 giây

2KI + 2H2O ®p 2KOH + I2 + H2 (1)

Cho không khí vào dung dịch sau khi điện phân

H2S + I2 2HI + S (2)

H2S còn dư trong dung dịch (I2 hết)

Điện phân tiếp dung dịch có chứa H2S, HI, KI trong 35 giây, ta có:

H2S ®p H2 + S (3)

Cho đến khi hết H2S, I- sẽ bị điện phân I2 (I2) làm cho hồ tinh bột hóa xanh, dấu hiệu để biết quá

trình (3) đã hoàn thành)

2

6H

0,002.120n 1,24.10 (mol)

2.96500

2 2

6H S (2) In n 1,24.10 (mol)

2

6H S (3) S

0,002.35n n 0,36.10 (mol)

2.96500

Vậy trong 2 lit không khí có chứa:

1,24.10-6 + 0,36.10-6 = 1,6.10-6 mol H2S

Hay 1,6.10-6 .34 = 54,4.10-6 g = 54,4.10-3 mg

Hàm lượng H2S trong không khí của nhà máy:

-3

354,4.1027,2.10 mg / l

2

Vậy mức độ ô nhiễm của không khí ở nhà máy đã vượt quá mức cho phép.

10) H2SO4 đặc được vận chuyển bằng các toa thùng bằng thép, do Fe bị thụ động hoá trong H2SO4

đặc nguội nên không có phản ứng. Khi tháo H2SO4 đặc ra sẽ có một lượng nhất định sunfuric còn lại

trong toa thùng. Nếu không đóng kín lại thới tiết ẩm sẽ xâm nhập làm loãng dung dịch axit. Khi đó

H2SO4 loãng sẽ phản ứng với toa xe làm hỏng toa.

11) Vì hidro dễ cháy và có thể tạo thành hỗn hợp nổ với oxi ở tỉ lệ VH2:VO2 = 2:1, vì vậy nên đã có

những vụ tai nạn xảy ra trong quá trình sử dụng khinh khí cầu.

Ta có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thay một phần hidro bằng He, là một khí trơ. Tuy

nhiên người ta không thay toàn bộ hidro bằng He vì He rất đắt, người ta chỉ thay một phần hidro bằng

He thôi. He có tác dụng làm giảm khả năng tạo hỗn hợp nổ vì giảm khả năng va chạm của hidro với

oxi.

Page 103: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

12) Chọn B.

13) Chọn B.

14) Chọn D.

NHÓM NITƠ

1) Thành phần chính của không khí gồm khí nitơ và oxi.

Hiện tượng cho biết N2 chiếm khoảng 81% thể tích không khí là hiện tượng mực nước trong bình

dâng lên chiếm khoảng 1/5 thể tích. Trong thí nghiệm đốt P, P cháy trong bình sẽ tác dụng hết với O2

tạo ra P2O5 trong không khí sau đó tan trong nước, mực nước trong bình dâng lên chiếm khoảng 1/5

(khoảng 20%), như vậy chất còn lại trong bình chủ yếu là lượng N2 không tác dụng với oxi chiếm

khoảng 80%.

2) Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ,

rác thải hữu cơ... lượng urê trong các chất hữu cơ sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các

vi sinh vật, urê bị phân huỷ tiếp thành CO2 và NH3 theo phản ứng

(NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3

NH3 sinh ra hoà tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động

NH3 + H2O → NH4+ + OH- (pH < 7, nhiệt độ thấp)

và NH4+ + OH- → NH3 + H2O (pH > 7, nhiệt độ cao)

Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ

không hoà tan vào nước mà bị tách ra, bay vào không khí làm cho không khí quanh sông, hồ có mùi khai

khó chịu.

3) N2 phản ứng với nhiều kim loại (Li ở nhiệt độ thường, với Ca và Mg khi đun nóng) tạo các

nitrua kim loại (Li3N, Ca3N2, Mg3N2, …). Khi hình thành quả đất, thời kì đầu rất nóng là điều kiện cho

N2 có thể tạo với một số kim loại mạnh thành những nitrua. Nhưng ở nhiệt độ này hiđro và oxi cũng

đã hóa hợp với nhau tạo thành nước. khi có mặt nước, các nitrua kim loại đều bị thủy phân tạo ra bazơ

kiềm và amoniac.

Ví dụ: Ca3N2 + 6H2O 2NH3 + 3Ca(OH)2

NH3 tạo ra có thể cháy, nghĩa là bị oxi của không khí oxi hóa trở lại nitơ :

4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O

Vì vậy trong vỏ quả đất không tồn tại một nitrua kim loại nào cả.

4) Do có các phản ứng sau xảy ra khi có sấm sét:

N2 + O2 tia löa ®iÖn 2NO

Page 104: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

2NO + O2 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3

5) Do hiện tượng phóng điện xảy ra giữa các đám mây tích điện trái dấu nằm cạnh nhau gọi là

sấm, hoặc giữa đám mây tích điện dương với vùng đất cao tích điện âm khi có gió ta gọi là sét. Trong

điều kiện đó, N2 và O2 của không khí tác dụng với nhau tạo ra NO và sau đó là NO2

N2 + O2 tia löa ®iÖn 2NO

2NO + O2 2NO2

NO2 tác dụng với nước mưa tạo ra HNO3

4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3

Axit nitric rơi xuống đất phản ứng với các chất có trong đất như đá vôi (CaCO3), magiezit (MgCO3),

đôlômit (MgCO3.CaCO3), …tạo ra muối nitrat là phân đạm cung cấp ion NO3- làm cho cây xanh tốt:

2HNO3 + CaCO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

4HNO3 + MgCO3.CaCO3 Mg(NO3)2 + Ca(NO3)2 + 2CO2 + 2H2O

Khí CO2 do các phản ứng tạo ra và do sự thối rữa của xác động thực vật ẩm dưới tác dụng của

vi khuẩn thoát ra cũng làm tăng quá trình lục diệp hóa (biến khí CO2 và hơi nước của lá và thân non

thành chất hữu cơ, nhờ năng lượng của ánh sáng mặt trời) của cây cối. Ngoài ra, axit HNO3 tạo ra

cũng liên kết với các phân tử khí NH3 (sinh ra do sự phân hủy của nước tiểu, phân chuồng,… dưới tác

dụng của vi khuẩn) tạo ra muối amoni. Các ion NH4+ cũng là nguồn phân đạm mà cây có thể đồng hóa

được.

6) Thuốc nổ đen là hỗn hợp nghiền mịn, trộn đều: diêm tiêu KNO3, than gỗ C và lưu huỳnh S theo

tỉ lệ khối lượng: 74,82% KNO3, 11,85% S, 13,33% C.

Phản ứng xảy ra: 2KNO3 + S + 3C K2S + N2 + 3CO2

Kết quả là thuốc nổ đen cháy tạo ra một thể tích khí lớn gấp khoảng 2000 lần thể tích thuốc ban

đầu. Nó sẽ cháy yên lặng trong bình hở và sẽ nổ tung trong bình kín.

Công thức pha chế kinh nghiệm thuốc nổ đen: Nhứt đồng than (một phần than), bán đồng than

(nửa phần lưu huỳnh), lục đồng diêm (sáu phần diêm tiêu) gần đúng với công thức thuốc nổ đen hiện

dùng:

15% than + 10% lưu huỳnh + 75% kali nitrat

7) Phân dơi ở các hang đó lâu ngày bị phân hủy giải phóng NH3. Dưới tác dụng của một số vi

khuẩn, NH3 bị không khí oxi hóa thành axit nitrơ rồi HNO3, tác dụng với đá vôi của thành hang tạo

Ca(NO3)2. Muối này 1 phần bám vào thành hang và 1 phần lớn tan vào nước mưa chảy xuống ngấm

Page 105: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

vào đất ở trong hang. Người ta lấy đất hang này trộn kĩ với tro củi rồi dùng nước sôi dội nhiều lần qua

hỗn hợp đó để tách ra KNO3 được tạo nên bởi phản ứng Ca(NO3)2 + K2CO3 → 2KNO3 + CaCO3

Phương pháp này cho phép chúng ta sản xuất được diêm tiêu tuy ít ỏi nhưng đã thỏa mãn kịp thời yêu

cầu của quốc phòng trong cuộc kháng chiến chống Pháp

8) Cấu tạo của pháo hoa chính là hỗn hợp các muối: KNO3, LiNO3, Sr(NO3)2, CuCO3, Cu(NO3)2.

Màu của pháo hoa là do màu của các ion kim loại:

K+ cho ngọn lửa màu tím

Li+ cho ngọn lửa màu đỏ tía

Sr2+ cho ngọn lửa màu đỏ son

Cu2+ cho ngọn lửa màu xanh

9) Phương trình hóa học: Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3↑

Sau khi chuột ăn Zn3P2 bị thủy phân mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát nước và

đi tìm nước. Càng đưa nhiều nước vào cơ thể chuột thì PH3 thoát ra càng nhiều, chuột càng chết

nhanh.

10) Khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người chứa lượng photpho được giải

phóng dưới dạng photphin PH3 có lẫn điphotphin P2H4. Điphotphin là chất lỏng dễ bay hơi và tự bốc

cháy ngoài không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy theo tạo ra P4H10 và H2O:

2 P2H4 + 7O2 P4H10 + 4H2O + Q (1)

Nhờ nhiệt tỏa ra ở phản ứng (1) mà:

4PH3 + 8O2 P4H10 + 6H2O + Q (2)

Các phản ứng (1) và (2) tỏa ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi cháy hỗn hợp (PH3 +

P2H4) có hình thành ngọn lửa vàng sáng, bay là là trên mặt đất, lúc ẩn lúc hiện mà người ta gọi đó là

“ma trơi”. Hiện tượng này thường gặp ở những khu nghĩa địa hoặc bãi rác có nhiều xác động vật khi

trời mưa và có gió nhẹ.

11) Không thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được vì khi tan trong nước, muối

amoni bị thủy phân tạo ra môi trường axit sẽ tác dụng với vôi (CaO) và không còn tác dụng khử chua.

12) Giống nhau: Phân đạm amoni và phân đạm nitrat đều dễ tan trong nước nên có tác dụng nhanh

với cây trồng.

Dùng bón cho loại đất ít chua hoặc đất đã khử chua trước bằng vôi.

13) Urê được sản xuất bằng cách cho NH3 tác dụng với CO2 ở nhiệt độ 180-200oC dưới áp suất

khoảng 200 atm

CO2 + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O

Page 106: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Urê được sử dụng rộng rãi vì hàm lượng dinh dưỡng nitơ chiếm khá cao (46%). Dễ bị phân hủy

dưới tác dụng của vi sinh vật trong đất.

14) Đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm dựa vào hàm lượng %N trong phân.

Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ của protein thực

vật. Đối với loại cây cho củ quả cần nhiều phân đạm hơn.

15) Giống nhau: Thành phần chính là muối tan Ca(H2PO4)2.

Nguyên liệu để sản xuất phân lân là quặng photphorit và apatit.

Khác nhau:

ª Supephotphat đơn chứa 14-20% P2O5

Sản xuất bằng cách: Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4↓

ª Supephotphat kép chứa hàm lượng P2O5 cao hơn (40-50% P2O5)

Sản xuất bằng cách: Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4↓

Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2

16) Không được trộn supephotphat với vôi vì sẽ tạo ra kết tủa khi đó muối tan trở thành không tan,

cây cối không hấp thụ được dinh dưỡng.

Phương trình hóa học:

Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 → 2CaHPO4↓ + 2H2O

Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 → 2Ca3(PO4)2↓ + 4H2O

17) a) Phương trình hóa học:

Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → 2CaSO4↓ + Ca(H2PO4)2 (1)

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4↓ + CO2↑ + H2O (2)

100 kg quặng chứa 73 kg Ca3(PO4)2, 26 kg CaCO3 và 1 kg SiO2.

Theo (1) và (2) tính được khối lượng H2SO4 phản ứng là 71,63 kg.

Vậy khối lượng dung dịch H2SO4 65% cần lấy là 110,2 kg.

b) Supephotphat đơn gồm Ca(H2PO4)2, CaSO4, SiO2.

Tỉ lệ % P2O5 trong loại supephotphat đơn trên là 21,64%.

18) Phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn được sử dụng làm

phân bón cho cây vì hàm lượng P2O5 chứa 12-14%, ngoài ra nó còn chứa các ion canxi và magie rất

cần cho cây trồng, chúng thích hợp với loại đất chua vì thành phần chính của phân lân nung chảy là

hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.

Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng %P2O5.

19) Do trong tro bếp có K2CO3 cung cấp nguyên tố K cho cây.

Page 107: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

20) Do có các phản ứng xảy ra làm thất thoát NH3

(NH4)2SO4 + Ca(OH)2 2NH3 + CaSO4 + 2H2O

(NH4)2SO4 + K2CO3 2NH3 + K2SO4 + H2O + CO2

2NH4NO3 + Ca(OH)2 2NH3 + Ca (NO3)2 + 2H2O

2NH4NO3 + K2CO3 2NH3 + 2KNO3 + H2O + CO2

Nước tiểu chứa hàm lượng urê CO(NH2)2, vi sinh vật hoạt động chuyển urê thành (NH4)2CO3

CO(NH2)2 + 2H2O (NH4)2CO3

(NH4)2CO3 phản ứng với Ca(OH)2 và bị phân hủy khi trời nắng

(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 2NH3 + CaCO3 + 2H2O

(NH4)2CO3 NH3 + NH4HCO3

NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O

21) Giống 20)

22) Chọn B.

23) Chọn C.

24) Chọn B.

25) Chọn A.

26) Chọn B.

27) Chọn A.

28) Chọn B.

29) Chọn

30) Chọn D.

NHÓM CACBON

1) Tinh thể kim cương dạng hình tứ diện, cấu tạo từ các nguyên tử cacbon (2s2 2p2), mỗi nguyên

tử cacbon trong tinh thể đều ở dạng lai hóa sp3 với 4 nguyên tử cacbon khác nhau, do đó đám mây

electron hóa trị của mỗi nguyên tử cacbon đã được bão hòa, vì vậy vùng hóa trị trong tinh thể kim

cương đã được lắp đầy electron. Sự khác nhau về năng lượng của vùng hóa trị và vùng dẫn tron tinh

thể kim cương là rất lớn (ΔE=5,7 eV), muốn chuyển electron từ vùng hóa trị sang vùng dẫn đòi hỏi

phải cung cấp một năng lượng lớn, không thể thực hiện ở điều kiện thường, do đó kim cương là chất

cách điện.

Tinh thể silic cũng có cấu trúc tương tự kim cương, do đó vùng hóa trị trong tinh thể silic đã lắp

đủ số elctron. Tuy nhiên các nguyên tử silic còn có obitan 3d0 còn trống nên các electron hóa trị của

silic có thể chuyển vào vùng 3d. Khoảng cách năng lượng của vùng cấm vào khoảng ΔE=1,12 eV, do

Page 108: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

đó chỉ cần cung cấp một năng lượng không lớn, electron sẽ chuyển vào vùng hóa trị sang vùng dẫn, vì

vậy silic là chất bán dẫn.

Tinh thể than chì cũng được cấu tạo từ cacbon nưng khác với kim cương, mỗi nguyên tử cacbon

trong tinh thể than chì đều ở dạng lai hóa sp2 liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử cacbon khác bao

quanh cùng nằm trong một mặt phẳng tạo thành vòng 6 cạnh, nhũng vòng này liên kết với nhau tạo

thành lớp. Ngoài ra mỗi nguyên tử cacbon còn có một electron 2p không tham gia lai hóa, electron này

ở vùng tụ do có thể biến vị sang vùng dẫn gây ra tính dẫn điện của than chì.

2) Để khử mùi hôi trong tủ lạnh, ta có thể cho vào trong tủ vài cục than hoa. Than hoa là cacbon

vô định hình, có khả năng hấp thụ tốt các mùi hôi trong tủ lạnh.

3) Vì khi sưởi ấm bằng bếp than vì không được cung cấp đầy đủ khí oxi cho than cháy, phản ứng

không hoàn toàn thường sinh ra khí CO, con người hít phải khí này vào trong cơ thể CO sẽ kết hợp

với Hb trong máu, ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi lên não và đến các tế bào nên gây tử

vong cho con người.

4) Khi bảo quản, bình chữa cháy phải để thẳng đứng là để tránh tiếp xúc giữa các chất tham gia

phản ứng. Khi chữa cháy lại phải dốc ngược bình lên để các chất tiếp xúc với nhau, xảy ra phản ứng:

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Nguyên lí chữa cháy của bình: Khí cacbonic và nước ngăn oxi không khí tiếp xúc với chất cháy

đồng thời sự bay hơi của các chất này thu nhiệt làm giảm nhiệt độ xuống dưới điểm cháy.

5) Do có phản ứng hóa học xảy ra:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Các phân tử CaCO3 đã tạo ra lớp màng cứng trên mặt thùng vôi.

6) Nước đá khô là CO2 rắn, khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung

quanh, do đó làm giảm quá trình oxi hóa thực phẩm. Vì vậy nước đá khô được dùng để bảo quản thực

phẩm khi vận chuyển đi xa

7) H2SiO3 → SiO2 + H2O

Silicagen gồm: SiO2, H2SO3

8) Màu sắc trên lớp men gốm sứ cấu tạo từ các oxit kim loại, chúng được phủ lên bề mặt đồ gốm,

sau đó đem nung. Các oxit kim loại khi nung ở nhiệt độ cao sẽ nóng chảy tạo thành một lớp màng

bóng, kín trên bề mặt đồ gốm. Các hạt nhỏ oxit kim loại trong lớp men sẽ hấp thụ một phần ánh sang

chiếu vào và phản xạ phần ánh sang còn lại, làm cho đồ gốm có màu sắc khác nhau, đẹp mắt.

Chẳng hạn:

- Al2O3 lẫn Cr2O3 tạo màu hồng ngọc.

- Al2O3 tạo màu ngọc trắng.

Page 109: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

- Fe2O3 tạo màu sẫm.

- Oxit niken tạo màu xanh.

9) Thành phần thủy tinh có thể viết như sau: Na2O.CaO.2SiO2

Khi dùng HF tác dụng lên thủy tinh thì có phản ứng sau:

SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

10) Sau khi đổ bê tông được 24 giờ, người ta thường phun hoặc ngâm nước để bảo dưỡng bê tông

vì quá trình đông cứng của xi măng chủ yếu là sự kết hợp của các hợp chất trong xi măng với nước,

tạo nên những tinh thể hidrat đan xen nhau thành khối cứng và bền:

3CaO.SiO2 + 5H2O → Ca2SiO4.4H2O + Ca(OH)2

Ca2SiO4 + 4H2O → Ca2SiO4.4H2O

Ca3(AlO3)2 + 6H2O → Ca3(AlO3)2.6H2O

11) SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O

0,4.10-3 mol 0,4.10-3 mol

Hàm lượng SiO2 trong cát: 3

3

0, 4.10 .60.100% 96%

25.10

12) Chọn B.

13) Chọn C.

14) Chọn D.

15) Chọn D.

16) Chọn C.

17) Chọn C.

18) Chọn B.

19) Chọn B.

20) Chọn A.

ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

1) Những kim loại có khối lượng riêng bé hơn 5 g/cm3 được coi là kim loại nhẹ, ngược lại là

những kim loại nặng.

Kim loại nhẹ < 5 g/cm3 < kim loại nặng

Trong kĩ thuật, những hợp kim của sắt là gang, thép và cả sắt đều được gọi là kim loại đen. Tất

cả các kim loại còn lại đều được gọi là kim loại màu.

2) Các electron của kim loại trong tinh thể có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng để chuyển từ

mức năng lượng thấp vốn có sáng mức năng lượng cao hơn trong vùng hóa trị hoặc vùng dẫn điện, sau

Page 110: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

đó lại phát ra năng lượng để có mức năng lượng thấp hơn. Quá trình đó xảy ra trên bề mặt của tinh thể

kim loại, phản xạ lại toàn bộ phần ánh sáng đã hấp thụ nên kim loại thường có màu trắng bạc hay có

ánh kim.

Tuy nhiên trong quá trình phản xạ, có những trường hợp phản xạ không đồng đều đối với mọi

tia trong vùng nhìn thấy, nên một số kim loại có màu khác nhau, chẳng hạn Cu có màu đỏ, trong ánh

sáng phản chiếu vàng có màu vàng, nhưng trong ánh sáng xuyên qua lá vàng rất mỏng lại có màu xanh

lục.

Nói cách khác, các kim loại không có tính trong suốt, không có khả năng bị ánh sáng xuyên

thấu, điều đó chứng tỏ kim loại có cấu trúc đặc khít, trong một đơn vị thể tích tinh thể có chứa một

lượng rất lớn số nguyên tử kim loại.

3) Do tính biến vị của eletron nên mặc dù tinh thể kim loại có thể bị biến dạng dưới tác dụng của

lực cơ học, nhưng liên kết không bị phá hủy, các lớp nguyên tử trong mạng dễ dàng trượt lên nhau gây

ra tính dẻo, dễ dát mỏng, dễ kéo dài thành sợi.

4) Tương tự câu 5.

5) a. Sắt tây sẽ ăn mòn dần rồi bị thủng còn tôn chỉ bị ăn mòn lớp ngoài nhưng không bị thủng.

b. Cực dương: Trong không khí ẩm có oxi hoà tan tạo môi trường điện li:

2H2O + O2 +4e = 4OH-

Cực âm :

-Sắt tây (Fe, Sn) có sắt là kim loại có tính khử mạnh hơn:

Fe – 2e → Fe2+ Fe2+ – 1e → Fe3+

Cứ thế sắt tây bị ăn mòn rồi thủng.

- Tôn (Fe, Zn) có kẽm là kim loại có tính khử mạnh hơn:

Zn – 2e → Zn2+

Nên kẽm bị ăn mòn nhưng sắt thì không nên tôn không bị thủng.

11) Chọn C.

12) Chọn A.

13) Chọn D.

14) Chọn D.

15) Chọn D.

16) Chọn A.

17) Chọn D.

18) Chọn B.

Page 111: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

19) Chọn D.

20) Chọn C.

21) Chọn D.

22) Chọn C.

23) Chọn D

24) Chọn A.

25) Chọn C.

26) Chọn A.

KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

1) Vì natri có tính khử mạnh, dễ phản ứng với oxi không khí tạo thành natrioxit có màu xám: 4Na

+ O2 2Na2O.

2) Dầu hỏa không tác dụng với kim loại kiềm đòng thời không thâm nước, không thấm khí nên là

chất tốt nhất bảo vệ kim loại kiềm tránh hai tác nhân oxi hóa này.

3) Hỗn hợp dùng để tái sinh O2 từ CO2 :

Na2O2 hấp thụ 2V khí CO2 do con người thở ra sẽ tái sinh được 1V khí O2

2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2↑

Hỗn hợp Na2O2 + KO2 hấp thụ 2V khí CO2 sẽ tái sinh được 2V khí O2

Na2O2 + 2KO2 + 2CO2 → Na2CO3 + K2CO3 + 2O2↑

4) Chỉ có kim loại Li là phản ứng trực tiếp với cacbon tạo ra Li2C2

2Li + 2C → Li2C2

Còn cacbua của các kim loại kiềm khác đều thu được bằng phương pháp gián tiếp.

Na và K không phản ứng trực tiếp với C nên không thể thay thế cho Li.

5) Từ cân bằng tan: NaCl (rắn) Na+ + Cl-

Khi cho dòng khí hidro clorua lội qua dung dịch bão hòa muối ăn, nồng độ ion Cl- tăng, nên cân bằng

tan chuyển sang trái tạo điều kiện kết tinh NaCl.

6) Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, do hiện

tượng thẩm thấu, muối đi vào các tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao và có quá

trình chuyển ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt.

7) Đau dạ dày do dư axit trong dịch vị dạ dày, khi cho NaHCO3 vào nó trung hòa bớt HCl nhờ

phản ứng: NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O

8) ĐS: 10 ml

Page 112: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

9) Loại bỏ các ion dưới dạng các chất kết tủa CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.

Hoá chất dùng để loại tạp chất cần có các ion CO32-, OH-, Ba2+. Ví dụ: Na2CO3, NaOH, BaCl2.

10) Trên bề mặt trứng có nhiều lỗ nhỏ, khi ta rửa trứng làm cho lớp keo mỏng bảo vệ trên bề mặt

vỏ trứng bị rửa trôi. Vỏ trứng bị phá bỏ lớp bảo vệ nên các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào làm hỏng

trứng.

Để bảo quản trứng lâu, không bị hư, người ta đem nhúng trứng vào nước vôi trong. Nước vôi

trong có tính sát trùng, ngoài ra nó còn phản ứng với khí CO2 do trứng thoát ra trong quá trình hô hấp,

tạo thành CaCO3

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

Chính CaCO3 bịt kín các lỗ nhỏ trên bề mặt vỏ trứng và vi khuẩn không đột nhập được vào

trứng.

11) Răng chúng ta được bảo vệ bởi lớp men răng dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất

Ca5(PO4)3OH và được tạo thành bởi phản ứng:

5Ca2+ + 3PO43- + OH- → Ca5(PO4)3OH (1)

Trong kem đánh răng P/S người ta trộn vào các muối CaF2, NaF hay SnF2. Các muối này phân

li cho ion Ca2+ và F-

Theo nguyên lí Lơ Sa-tơ-liê, sự có mặt của Ca2+ làm cho cân bằng (1) dịch chuyển sang phải

tạo thành hợp chất men răng, bảo vệ cho răng chắc, khỏe.

Mặt khác, ion F- tạo điều kiện cho phản ứng sau xảy ra:

5Ca2+ + 3PO43- + F- → Ca5(PO4)3F (2)

Hợp chất Ca5(PO4)3F hơn Ca5(PO4)3OH và có thể thay thế một phần trong men răng làm cho

răng chắc khỏe hơn.

12) Quá trình hình thành men răng:

5Ca2+ + 3PO43- + OH- → Ca5(PO4)3OH

Trong vôi có Ca2+ và OH- nên cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận tạo men răng.

13) Một kinh nghiệm nhóm bếp là hãy nhúng than vào nước vôi trong rồi phơi khô trước khi đun,

làm như vậy Ca(OH)2 sẽ hấp thụ CO2 sinh ra, khi nhóm sẽ bớt khói hơn.

14) Đất chua là đất chứa nhiều ion H+ (có môi trường axit) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

như: sinh ra do trong đất có nhiều ion kim loại Al3+, Fe2+, Fe3+,..thủy phân tạo thành, do mưa axit, do

bón lân, đạm, do quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong đất của cây.

Khi bón vôi (CaO) cho đất sẽ xảy ra quá các quá trình sau:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-

Page 113: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Ion OH- sinh ra sẽ trung hòa lượng H+ trong đất làm cho đất có môi trường trung tính.

Trong thực tế người ta có thể bón vôi cho đất bằng CaCO3, CaO, quặng đôlômit

(CaCO3.MgCO3). Các muối cacbonat sẽ phân hủy từ từ, do đó, nó sẽ có tác dụng lâu dài hơn.

15) Không thể dùng các chất chữa cháy thông thường như nước, cát, bình cứu hỏa chứa tuyết

cacbonic để dập đám cháy do Mg gây ra vì ở nhiệt độ cao Mg phản ứng mạnh với H2O, SiO2, CO2.

16) Bột trắng thường dùng là bột magie cacbonat, một loại bột rắn mịn, nhẹ và có tác dụng hút ẩm

tốt. Magie cacbonat có tác dụng hấp thụ mồ hôi trên bàn tay của vận động viên, đồng thời tăng cường

độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao.

17) Các oxit kim loại kiềm thổ có khả năng hút ẩm mạnh vì năng lượng hidrat hóa lớn và do đó

được dùng làm chất làm khô.

Làm khô các hóa chất dựa trên những nguyên tắc sau:

- Chất làm khô không có tác dụng hóa học với chất được làm khô.

- Áp suất hơi nước trên bề mặt của chất làm khô phải thấp hơn áp suất hơi nước trên bề mặt

chất được làm khô.

Các chất có khả năng làm khô phải là những chất có khả năng hidrat hóa cao. Tùy theo chất

được làm khô ở dạng nào (chất khí, lỏng, rắn hay là chất hữu cơ, vô cơ) mà sử dụng chất làm khô

thích hợp, dưới đây là những chất làm khô thường gặp:

CuSO4 khan vì có khả năng tạo ra dạng hidrat CuSO4.5H2O

H2SO4 đặc vì có khả năng tạo ra dạng hidrat H2SO4.2H2O

P2O5 vì có khả năng tạo ra dạng hidrat P2O5.3H2O

CaCl2 khan vì có khả năng tạo ra dạng hidrat CaCl2.2H2O

NaOH rắn vì có khả năng tạo ra dạng hidrat NaOH.nH2O

CaSO4 khan vì có khả năng tạo ra dạng hidrat CaSO4.2H2O

Và một số chất khác có tác dụng tương tự như CaO, BaO, Al2O3, ZnCl2, silicagen…

18) a) Trong công nghiệp, để giảm giá thành sản phẩm của Al, người ta tìm cách giảm nhiên liệu đổ

nóng chảy Al2O3 từ 2050oC xuống khoảng 900oC bằng cách trộn Al2O3 với criolit Na3AlF6

Criolit được điều chế theo phương trình hóa học của phản ứng sau

Al2O3(r) + HF (dd) + NaOH (dd) ot Na3AlF6 (r) + 9H2O

b) Công suất P = UI = 4,4.105 (W)

E = P.t = 4,4.105.86400 = 3,8.1010 (J)

Điện năng tiêu thụ 10

3

3,8.1010560(kWh)

3600.10

Page 114: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

19) Vì trên bề mặt kim thanh nhôm được phủ kín một lớp màng oxit (Al2O3) rất mỏng, mịn và bền

ngăn không cho nước thấm qua.

20) Phèn nhôm khi tan vào trong nước xảy ra quá trình điện li như sau:

K2SO4.Al2(SO4).24H2O → 2K+ + 2Al3+ + 4SO42- + 24H2O

Cation Al3+ bị thủy phân:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+.

1. Do trong dung dịch tạo ra ion H+ (môi trường axit) nên phèn chua có vị chua.

2. Nhờ có Al(OH)3 kết tủa dạng keo tạo màng có tính bá dính, nó dính chặt các hạt đất nhỏ lơ

lửng trong nước tạo thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.

21) Vì nhôm là một kim loại lưỡng tính và các hợp chất của nó cũng là hợp chất lưỡng tính nên

khi cho nước vôi vào chậu nhôm thì xảy ra các phản ứng sau:

Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O

2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O

Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + H2↑

Nhôm bị hoà tan dần nên lâu ngày chậu sẽ bị thủng.

22) Chọn C

23) Chọn B

24) Chọn A

25) Chọn B

26) Chọn A

27) Chọn D

28) Chọn D

29) Chọn B

30) Chọn A

31) Chọn A

32) Chọn A

33) Chọn B

CROM, SẮT, ĐỒNG & MỘT SỐ KIM LOẠI KHÁC

1) Thành phần chủ yếu trong mực xanh đen là Fe(OH)2. Bản thân Fe(OH)2 có màu xanh nhạt, để

chữ viết được rõ nét hơn, người ta thêm vào trong mực xanh một loại bột màu xanh da trời, màu mực

trở thành xanh đen. Khi mực khô thì lớp sắt (II) hidroxit sẽ lộ ra và phản ứng với oxi tạo thành hợp

chất sắt (III) hidroxit có màu đen.

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Page 115: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

2) Các mực được chế tạo dưới dạng các dung dịch keo, ví dụ mực màu xanh đen thường chứa

tanin-sắt (II) sunfat và các loại phẩm màu xanh. Trong các dụng dịch này đều có chứa các hạt keo có

điện tích. Khi trộng hai loại mực khác loại sẽ có các hạt keo có điện tích khác nhau, các hạt keo tích

điện trái dấu sẽ hút lẫn nhau tạo thành các hạt lớn hơn và xuất hiện kết tủa. Trong bình xuất hiện nhiều

cặn, bút viết bị tắc mực và mực bị nhạt màu.

3) Màu đỏ đó là do màu của tiết ( màu của myoglobin và hemoglobin ) là màu của muối phức

Fe(II) nhưng nếu để một thời gian nó sẽ có mầu nâu mầu của Fe(III). Để giữ được mầu đỏ hấp dẫn

người ta sử dụng các muối nitrat (K, Na) khi muối thịt sẽ chuyển thành muối nitrit. Gốc nitrit dễ kết

hợp với myoglobin thành hợp chất nitrit myoprotein rất bền có màu đỏ tươi.

4) Trong nước giếng khoan của những vùng này có chứa Fe2+, ở dưới giếng, điều kiện thiếu O2

nên Fe2+ có thể được hình thành và tồn tại được. Khi múc nước giếng lên, nước tiếp xúc với O2 không

khí làm Fe2+ bị oxi hóa thành Fe3+ và Fe3+ tác dụng với H2O chuyển thành hiđroxit là một chất rất ít

tan.

5) Ở những vùng gần các vỉa quặng pirit sắt FeS2, đất thường bị chua là do quá trình oxi hóa chậm

FeS2 bởi oxi không khí sinh ra H2SO4 và Fe2(SO4)3.

4FeS2 + 15O2 + 2H2O 2Fe2(SO4)3 + 2H2SO4

Để khử chua người ta thường bón vôi (CaO) trước khi canh tác

H2SO4 + CaO CaSO4 + H2O

CaO + H2O Ca(OH)2

Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 2Fe(OH)3 + 3CaSO4

6) Thực tế người ta ít dùng quặng pirit để sản xuất gang vì hàm lượng S còn lại trong gang vượt

quá mức cho phép, làm giảm chất lượng của gang và nhất là chất lượng của thép được luyện từ gang

này.

11) 4CuSO

0,15.80 160 80m = . . =0,16(tÊn)

100 96 100

4ddCuSO0,16.100

m = 3,2(tÊn)5

12) CuSO4 khan là chất rắn màu trắng, khi hấp thụ nước tạo thành muối hiđrat CuSO4.5H2O màu

xanh. Do đó người ta thường sử dụng CuSO4 khan để phát hiện dấu vết nước trong các chất lỏng.

13) Khi cho một sợi dây đồng đã cạo sạch vào bình nước cắm hoa thì một số ion Cu2+ tan vào nước

có tác dụng không làm tắc các mao quản dẫn nước đến hoa nên hoa tươi lâu hơn.

14) Tốc độ của tàu thuyền lại giảm đáng kể như vậy là do các sinh vật sống trong đại dương (rong,

sò, hà, trùng đục lỗ…) bám vào đáy táu để làm đất sống. Để tránh tình trạng trên, người ta đã pha vào

Page 116: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

sơn hợp chất đồng (I) oxit, hợp chất chứa thủy ngân, hợp chất hữu cơ có chứa thiếc,…Khi sinh vật

biển bám vào đáy thuyền và ăn các chất này sẽ chết ngay nên chúng không còn bám vào đáy tàu để

sinh sôi được nữa.

16) Do trong không khí ẩm, với sự có mặt của khí CO2 trên bề mặt đồng bị bao phủ bởi một lớp

màng cacbonat bazơ màu xanh (Cu(OH)2.CuCO3).

17) Thành phần của thanh kiếm chính là đồng thanh (Hợp kim của đồng và thiếc). Thiếc là một kim

loại có khả năng chống ăn mòn rất tốt. Bề mặt của thanh kiếm đã qua xử lý đặc thù. Đó là sự lưu hoá

bề mặt bởi lưu huỳnh hoặc các hợp chất của lưu huỳnh tác dụng với sắt làm cho bề mặt của thanh

kiếm đẹp hơn và khả năng chống ăn mòn của thanh kiếm cũng tăng lên rất nhiều.

18) Đó là hợp kim Cu-Au, trong đó 2/3 là Cu, 1/3 là Au.

19) Các chữ mạ vàng hầu hết được chế tạo từ "vàng giả”. Vàng giả là hợp kim của đồng-kẽm được

nghiền mịn rồi cho dầu sơn vào để tạo các chữ trên bìa.

21) Trên bề mặt kim và các chữ số trong đồng hồ dạ quang có sơn một lớp chất phát quang có chứa

ZnS hoặc CaS. Các hợp chất này có khả năng hấp thụ năng lượng khi được chiếu sang do năng lượng

mặt trời. Khi không có mặt trời, các hợp chất này có thể phát ra ánh sang huỳnh quang màu lục.

22) Thanh tà vẹt bằng gỗ được tẩm dung dịch ZnCl2 hoặc ZnSO4, các chất này có tác dụng ngăn

chặn sự sinh sôi nảy nở của nấm nên bảo vệ được thanh tà vẹt không bị mục.

Hiện nay chất chống mục hiệu quả nhất là natri phenyl clorua, tác dụng chống mục vượt xa ZnCl2

hoặc ZnSO4 nên được gọi là vị cứu tinh của tà vẹt gỗ.

23) Trong không khí ẩm, Ag và Cu phản ứng với O2 và H2S tạo ra Ag2S và CuS màu đen.

4Ag + O2 + 2H2S 2Ag2S + 2H2O

2Cu + O2 + 2H2S 2CuS + 2H2O

24) Khi bạc gặp nước, sẽ có một lượng nhỏ bạc đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt

khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 2.10-10 gam bạc trong một lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không cho vi

khuẩn phát triển và thức ăn không bị ôi.

25) Khi bị cảm gió cơ thể người thường sinh ra các hợp chất có gốc sunfua (S2-) vì vậy Ag sẽ phản

ứng với các hợp chất này tạo hợp chất kết tủa màu đen Ag2S. Vì vậy người bị cảm sẽ cảm thấy dễ chịu

hơn.

Để dây bạc sáng trắng trở lại trong dân gian người ta thường ngâm trong nước tiểu vì:

Ag2S + 2NH3 → Ag(NH3)2+ + S2-

Lớp kết tủa tan ra nên dây bạc sáng trắng trở lại.

26) ĐS 0,045 g/ml

Page 117: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

27) Bóng đèn có sợi đốt bằng vonfram rất mảnh. Vonfram là kim loại khó nóng chảy (tnc=3380 oC)

và có điện trở rất lớn, khi được đốt nóng sẽ trở nên sáng trắng. Khi đạt đến nhiệt độ sáng trắng, có một

phần nhỏ vonfram trên bề mặt sợi wonfram sẽ bay hơi, gặp bóng thuỷ tinh lạnh sẽ ngưng tụ lại, lâu

ngày tạo nên lớp màu đen. Sợi vonfram càng bay hơi sẽ càng bé, điện trở ngày càng tăng cao, do đó

nhiệt độ sợi đốt càng cao và vonfram càng bay hơi nhanh. Đến một mức độ sợi vonfram sẽ không chịu

đựng được nữa và sẽ bị đứt.

Để hạn chế sự bay hơi của vonfram, khí trơ nitơ được đưa vào trong bóng đèn làm cho bóng khó bị

đen hơn và tuổi thọ sẽ lâu hơn.

28) Hàm lượng Pb cao đột biến trong các cây xanh trồng bên đường quốc lộ đó là do cây đã hấp thụ

Pb trong khói xăng dầu do các phương tiện cơ giới thải ra. Như ta đã biết rằng trước đây trong xăng

dầu người ta thường pha một lượng tetraetyl chì Pb(C2H5)4 để tăng chỉ số octan, do đó khi xăng cháy

thải ra ngoài môi trường một lượng lớn chì.

29) Số gam chì trong 1 lit nước là 1,31 mg/ml. Vậy nước này đã bị nhiễm độc chì.

30) ĐS 156,89 tấn PbO.

32) Chọn D.

33) Chọn B.

34) Chọn A.

35) Chọn B.

36) Chọn B.

37) Chọn B.

38) Chọn D.

PHẦN HÓA HỮU CƠ

ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

1)

HOOC-CH-CH2-COOH

OH

HOOC-C=CH-COOH + H2O

C C

HH

HOOCCOOH

C C

COOHH

HOOCH

2) π + v = (2.30 + 2 – 50)/2 = 6

Page 118: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

3) π + v = (2.10 + 2 – 18)/2 = 2

mà π = 1 v = 1 có 1 vòng.

4) π + v = (2.20 + 2 – 30)/2 = 6

mà v=1 π = 5 có 5 liên kết đôi.

5) CH3(CH2)2COOCH2CH3

6) Chọn C.

HIDROCACBON

1) Bọt khí thoát ra có thành phần chính là metan (do các vi khuẩn có mặt trong nước đã phân huỷ

các hợp chất mùn có ở đáy hồ ao).

Về mùa hè, những lúc trời nắng nóng nhiệt độ của hồ ao cao hơn bình thường vì vậy độ tan của

các khí trong nước hồ ao sẽ giảm xuống và thấp hơn nồng độ của chúng trong nước, một số khí thoát

ra (ngoài CH4 còn có oxi, nitơ,…) Khí metan là chất khí không màu, không mùi và hầu như không tan

trong nước, do đó thoát ra ngoài tạo nên các bóng khí trên mặt hồ ao.

2) - “Ga” dùng để đun nấu và nạp bật lửa là hỗn hợp butan và một phần propan được nén thành

chất lỏng trong bình thép.

- “Ga” dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp (xăng, dầu hoả…) là hỗn hợp các ankan lỏng.

3) Cho khí biogas qua nước có môi trường kiềm ( Ví dụ: nước có pha ít sữa vôi) thì hiđrosunfua sẽ

bị giữ lại.

4) a A, b D, c B, d C.

6) 425,6 lit.

7) Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và

canxi hyđroxit:

2 2 2 2 2CaC 2H O C H Ca OH

Axetilen có thể tác dụng với H2O tạo ra anđehit axetic. Các chất này làm tổn thương đến hoạt

động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.

8) 2 2 2 2 2C H 2,5O 2CO H O

2 6 2 2 2C H 3,5O 2CO 3H O

Đốt 1 mol C2H6 tạo ra 3 mol H2O, trong khi đó 1 mol C2H2 chỉ tạo ra 1 mol H2O. Nhiệt lượng

tiêu hao (làm bay hơi nước) khi đốt C2H6 gấp 3 lần C2H2. Vì vậy nhiệt độ ngọn lửa C2H2 cao hơn nhiệt

độ ngọn lửa C2H6.

Page 119: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

9) Muốn điều chế đất đèn từ C và CaO, người ta phải tốn rất nhiều năng lượng điện, vì phản ứng

xảy ra ở nhiệt độ rất cao 25000C trong lò điện, với các điện cực lớn bằng than chì.

02500 C2CaO 3C CaC CO

Chính vì vậy hiện nay trên quy mô công nghiệp người ta ít sản xuất axetilen từ đất đèn nữa, mà

từ khí metan.

Không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân vì quá trình sinh ra khí CO là

một khí rất độc.

10) Khi để những trái cây chín cạnh những trái cây xanh thì C2H4 sinh ra từ trái cây chín sẽ kích

thích những trái cây xanh chín nhanh hơn.

11) Khi để đất đèn ngoài không khí, nó có thể tác dụng với hơi nước trong không khí tạo thành

C2H2. C2H2 có tác dụng kích thích trái cây mau chín. Ngoài ra, phản ứng giữa đất đèn với hơi nước là

phản ứng toả nhiệt cũng góp phần giúp trái cây mau chín.

12) Vì:

- Etilen là nguyên liệu rẻ hơn, tiện lợi hơn nhiều so với axetilen (etilen thu được từ quá trình

khai thác và chế biến dầu mỏ).

- Phương pháp điều chế các monome để tổng hợp các polime đi từ etilen kinh tế hơn và ít ảnh

hưởng đến môi trường.

Ví dụ: Sơ đồ điều chế vinyl clorua từ etilen dưới đây có chất thải ra môi trường chỉ là nước.

13) Xăng và dầu hoả đều được chế tạo từ dầu mỏ và chứa các hidrocacbon nhưng với số nguyên tử

cacbon khác nhau. Xăng chứa các phân tử có số cacbon 5-11, còn dầu hoả là 11-16. Sự cháy của xăng

và dầu hoả thuộc loại cháy do bay hơi và liên quan đến sự dẫn lửa và điểm bắt lửa. Điểm bắt lửa của

một nhiên liệu lỏng là nhiệt độ thấp nhất để trên bề mặt nhiên liệu lỏng tạo thành hỗn hợp cháy của

hơi với không khí.

Xăng có điểm bắt lửa thấp hơn nhiệt độ môi trường, khoảng - 46oC nên trên bề mặt của xăng ở

nhiệt độ thường tồn tại hỗn hợp cháy với không khí. Khi hỗn hợp này chỉ cần tiếp xúc với ngọn lửa

hoặc tia lửa là sẽ bắt cháy. Sau khi lớp hơi trên mặt xăng lỏng cháy, xăng lại tiếp tục bay hơi mạnh và

sự cháy tiếp tục dược duy trì.

CH2=CH2 ClCH2–CH2Cl CH2=CHCl

Cl2

HCl Cl2 H2O O2

+

Page 120: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Dầu hoả có điểm bắt lửa 28-45oC cao hơn nhiệt độ môi trường. ở nhiệt độ thường trên bề mặt dầu hoả

không có hỗn hợp cháy nên không dễ bắt lửa để cháy. Khi tẩm dầu hoả vào bấc đèn, dầu sẽ ngấm vào

bấc. Bấc đèn dễ cháy và làm nhiệt độ xung quanh sợi bấc vượt quá điểm bắt lửa của dầu hoả làm cho

dầu hoả trên bề mặt bấc đèn bốc cháy. Dầu hoả liên tục ngấm lên sợi bấc bảo đảm duy trì sự cháy.

14) Xăng có thể rửa sạch các chất dầu mỡ nhưng đồng thời cũng làm mất lớp mỡ bảo vệ trên da,

làm cho da tay khô ráp, nứt nẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, trong xăng còn chứa cả

phenol, toluen và các hợp chất thơm khác gây độc hại cho có thể. Hơn nữa, xăng dễ bay hơi, nếu tiếp

xúc nhiều gây ngộ độc.

15) Các con số ghi đây chính là chỉ số octan của các loại xăng bán. Xăng có thành phần chính là

các ankan lỏng, do ankan lỏng dễ bay hơi nên các điểm bán xăng luôn có hơi xăng, khi sử dụng điện

thoại di động thì khi điện thoại reo sẽ phát ra tia lửa điện có thể kích thích hơi xăng trong không khí

cháy, cũng như vậy đối với việc sử dụng bật lửa. Vì vậy những điều này đều bị cấm.

16) Propan, butan là những khí không có mùi, không màu nên khi bị dò rỉ không thể nhận ra được

chính vì thế thương phẩm xuất ra thị trường người ta phải pha 1 lượng mercaptan (ethyl, methyl-

mercaptan) vốn có mùi thối rất đặc trưng và nhạy với mũi người lại có KLR, áp suất hơi xấp xỉ C3, C4

vào để đảm bảo an toàn trong sử dụng.

17) Dầu hỏa chứa những hidrocacbon thể lỏng khó cháy hơn hidrocacbon thể khí (nén trong các

bình gas) nên khi cháy dễ sinh ra muội than.

18) Xăng và cồn chứa những hợp chất hữu cơ dễ cháy (hidrocacbon, rượu) nên khi đốt các thành

phần của chúng đều cháy hết tạo CO2 và H2O.

Gỗ và than đá lại có thành phần hết sức phức tạp. Trong gỗ có những thành phần dễ cháy như

xelulozơ, nhựa... nhưng gỗ còn chứa các khoáng chất không cháy được và tạo thành tro. Trong than đá

ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các chất khoáng là các muối silicat khi đốt sẽ

không cháy và tạo tro.

19) Hắc ín là hỗn hợp các hiđrocacbon, ít tan trong dung môi phân cực (thí dụ H2O), tan nhiều

trong dung môi không phân cực (thí dụ xăng, dầu hoả).

20) Vì trong các củ, quả đó có chứa - caroten, khi thuỷ phân cho vitamin A.

21) Caroten trong cà rốt là nguồn sinh ra vitamin A. Tuy nhiên, đây là chất khó hấp thụ đối với cơ

thể. Vì vậy, nếu ăn sống hay làm nộm thì 90% caroten không được hấp thụ.

Bản chất caroten chỉ tan trong dầu mỡ nen việc ninh, nấu chín cà rốt với dầu mỡ hay thịt là cách

tốt nhất để sử dụng triệt để lượng vitamin dồi dào trong loại củ này.

22) Chọn D.

23) Chọn B.

Page 121: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

24) Chọn D.

25) Chọn B.

26) Chọn A.

DẪN XUẤT HALOGEN. ANCOL – PHENOL

1) Cloetan là hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp 12,3oC. Khi phun cloetan vào da, nhiệt độ cơ

thể làm cloetan bay hơi nhanh, làm cho da bị lạnh cục bộ và tê cứng. Do đó thần kinh cảm giác không

truyền được cảm giác đau lên đại não. Đồng thời, do sự đông lạnh cục bộ khiến cho các huyết quản

chỗ bị thương co lại nên làm cho vết thương ngừng chảy máu. Do vậy cloetan có thể làm giảm đau

tạm thời.

2) Do metanol được oxi hoá bởi các enzim khử hiđro trong gan tạo ra fomanđehit.

CH3OH + [O] → HCHO + H2O

3) Thành phần chính của các loại đồ uống có cồn là rượu etylic. Rượu etylic là một chất dễ bị oxy

hoá. Chất oxy hoá được dùng trong các máy đo độ cồn của lái xe là crom (VI) oxit CrO3, một chất kết

tinh màu vàng da cam. Bột crom (VI) oxit CrO3 khi gặp rượu etylic sẽ bị khử thành crom (III) oxit

Cr2O3 có màu xanh đen. Đây là phản ứng rất nhạy dùng để phát hiện rượu trong hơi thở của người lái

xe.

4) Rượu có thành phần là cồn etylic. Cồn etylic vào cơ thể theo các biến đổi sau : đầu tiên nó biến

thành anđehit axetic nhờ men anđehit xúc tác tiến hành sau đó anđehit lai bị biến đổi thành các hợp

chất khác, cuối cùng là cacbon đioxit. Mỗi giai đoạn đảm nhận bởi một loại men xúc tác. Nhưng quyết

định là giai đoạn biến rượu thành anđêhít nếu quá trình này không kịp thì người sẽ bị say. Người uống

nhiều hay ít là tuỳ vào lượng men anđehit có trong máu họ nhiều hay ít.

5) a) C

b) Cồn có khả năng thẩm thấu cao nên có thể thấm sâu vào trong tế bào vi khuẩn, gây đông tụ

protein làm cho vi khuẩn chết. Tuy nhiên ở nồng độ cao sẽ làm protein trên bề mặt của vi khuẩn đông

tụ nhanh tạo ra lớp màng ngăn không cho cồn thấm sâu vào bên trong, làm giảm tác dụng diệt khuẩn.

Ở nồng độ thấp, khả năng làm đông tụ protein giảm, vì vậy hiệu quả sát trùng kém. Thực nghiệm cho

thấy cồn 75o có tác dụng sát trùng mạnh nhất.

6) Quá trình lên men rượu từ đường là một quá trình phức tạp, diễn ra theo nhiều giai đoạn, trong

đó có qua các giai đoạn trung gian tạo anđehit. Anđehit làm giảm chất lượng, mùi vị của rượu, vì vậy

nếu hàm lượng anđehit càng thấp thì rượu càng ngon.

Rượu càng để lâu thì quá trình lên men rượu càng xảy ra hoàn toàn, các sản phẩm anđehit trung

gian cũng sẽ chuyển thành rượu, do đó rượu càng để lâu càng ngon.

Page 122: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

7) Do sự tan của phenol trong glixerol lớn hơn rất nhiều trong da nên glixerol sẽ kéo/chiết dần

phenol ra.

8)

ANDEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC

1) Trong khói bếp có chứa một lượng nhỏ anđehit fomic HCHO, chất này có tính sát trùng, chống

mọt nên làm những vật liệu bằng tre, nứa được bền hơn.

2) Fomon là dung dịch anđehit fomic trong nước có nồng độ khoảng 37-40%. Fomon làm cho

protein đông cứng lại và không thối rữa. Ngoài ra, do tính độc đối với vi khuẩn, anđehit fomic trong

dung dịch còn có tính sát trùng.

3) Axeton rất dễ bay hơi (ts=570C), quá trình bay hơi thu nhiệt của móng tay làm ta cảm thấy

móng tay mát lạnh.

4) Các nhà sinh học đã tìm thấy chất propylthial CH3-CH2CH=SO, một anđehit có lưu huỳnh ở

trong nước hành. Khi tiếp xúc với bề mặt ướt của mắt chất này phản ứng với nước tạo thành axit

sunfurơ - chất làm cay và chảy nước mắt.

5) Khi đốt muỗi tiết vào nốt đốt một ít axit fomic. Axit fomic sẽ đi vào da thịt làm cho da thịt bị

viêm, gây cảm giác đau, ngứa. Do đó nếu bôi một chút nước xà phòng có tính kiềm sẽ làm trung hoà

lượng axit fomic nên sự tấy ngứa sẽ giảm nhẹ đi nhiều.

6) Đốm gỉ đó là oxit kim loại như CuO, ZnO … Giấm là dung dịch axit axetic có nồng độ khoảng

5%. Axit axetic phản ứng với các oxit kim loại tạo ra muối tan, do đó làm bề mặt của đồ dùng sẽ hết

gỉ.

CuO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O

7) Trong nọc ong có axit fomic HCOOH. Dùng vôi bôi vào chỗ ong đốt để trung hoà axit HCOOH

theo phương trình:

3 2 2

3 4

2 4

2

3

CH CH CH O6 6 6 5 3 6 5 3H PO

3

H SO 5%6 5 3 3 H O

CH

C H C H CH CH C H C CH

CH O O H

C H OH CH C CH

O

phenol axeton

Page 123: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Ca(OH)2 + 2HCOOH → (HCOO)2Ca + 2H2O

8) a) Men rượu hoạt động không cần oxi không khí, nó chuyển hoá đường thành rượu và khí

cacbonic.

men r­îu6 12 6 2 5 2C H O 2C H OH 2CO

Men giấm cần oxi không khí để oxi hoá rượu thành giấm.

men giÊm2 5 2 3 2C H OH O CH COOH H O

b) Lên men giấm từ dung dịch đường, rượu ngoài axit axetic ra trong giấm thu được còn có các

chất hữu cơ không những không độc hại mà còn có hương vị dễ chịu. Axit axetic sản xuất trong công

nghiệp thường chứa các tạp chất có hại cho sức khoẻ vì vậy không dùng để pha thành giấm ăn.

9) Tinh bột, đường, rượu là những nguyên liệu của quá trình lên men rượu, tinh bột thuỷ phân

thành đường, đường bị lên men rượu thành rượu.

Chuối, dứa một phần cung cấp nguyên liệu (đường) cho quá trình lên men, một phần tạo hương

liệu (mùi thơm) cho giấm, vì trong chuối, dứa có các este có mùi thơm đặc trưng.

Giấm gốc có vai trò cung cấp men giấm (enzim) xúc tác cho quá trình lên men giấm, nếu không

cho giấm gốc vào thì quá trình lên men vẫn xảy ra nhưng chậm hơn do trong không khí vẫn có các

enzim.

ESTE – LIPIT

1)

COOH

OH

+ CH3OH

COOCH3

OH

+ H2OH2SO4

COOH

OH

+ (CH3CO)2O

COOH

OCOCH3

+ CH3COOH

COOCH3

OH

+ NaOH

COONa

OH

+ CH3OH

COOH

+ 2NaOH

COONa

OH

+ CH3COONa + H2O

OCOCH3

Page 124: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

4) Dầu thực vật (dầu lạc, dầu dừa,…) thuộc loại chất béo (este của glixerin và các axit béo).

Dầu mỡ bôi trơn là hỗn hợp của các hiđrocacbon.

Vậy dầu thực vật và dầu bôi trơn có thành phần hóa học khác nhau.

7) Chất béo lỏng là chất béo chứa nhiều gốc axit không no, nên bị oxi hoá nhiều hơn do đó dễ bị ôi

hơn chất béo rắn (là chất béo chứa nhiều gốc axit béo no, rất ít gốc axit béo không no).

Người ta thường pha thêm vào dầu ăn những chất chống oxi hoá để chống ôi mỡ.

8) Dầu mỡ để lâu ngày trở thành có mùi khét, khó chịu đó là sự ôi mỡ. Có nhiều nguyên nhân gây

ôi mỡ, nhưng chủ yếu nhất là do oxi không khí cộng vào nối đôi ở gốc axit không no tạo ra peoxit,

chất này bị phân huỷ thành các anđehit có mùi khó chịu. Có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

' " ' "2

' "

R CH CH R O R CH CH R

gèc axit bÐo kh«ng no O O

peoxit

R CH O R CH O

an®ehit

Để tránh ôi mỡ cần bảo quản dầu mỡ ở nơi mát mẻ, đựng đầy, nút kín (tránh oxi của không khí)

và có thể cho vào mỡ những chất chống oxi hoá không độc hại.

9) Thành phần chính của dầu ăn là este của các axit béo, khi đun nóng ở nhiệt độ không quá 1020C

thì chúng không có biến đổi đáng kể ngoài hóa lỏng. Khi đem dầu đun lâu ở nhiệt độ cao thì các axit

béo không no sẽ bị oxi hóa làm mất tác dụng có ích với cơ thể, các liên kết kép trong cấu trúc của

chúng bị bẽ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peoxit, andehit, xeton và nhiều phân tử nhỏ

khác làm dầu có mùi khó ngửi và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

10) Mỡ là este của glixerol với các axit béo C3H5(OCOR)3. Dưa chua cung cấp H+ có lợi cho việc

thuỷ phân este do đó có lợi cho sự tiêu hoá mỡ.

11) Dưa chua cung cấp môi trường axit xúc tác cho phản ứng thuỷ phân chất béo tạo ra glixerol là

chất có vị ngọt:

C3H5(OCOR)3 + 3H2O oH , t

C3H5(OH)3 + 3RCOOH

Cũng trong điều kiện đó các chất gluxit, protit có trong dưa cũng bị thuỷ phân tạo ra các chất

đường và các amino axit đều có vị ngọt. Như vậy ta có được canh dưa không chua gắt mà chua ngọt,

lượng mỡ bị giảm đi làm cho canh không quá béo.

12) Nhiệt độ cao tăng tốc độ phản ứng thuỷ phân. Kiềm vừa làm xúc tác vừa trung hoà axit béo làm

cho phản ứng nghịch không xảy ra:

Page 125: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

C3H5(OCOR)3 + 3NaOH oH , t

C3H5(OH)3 + 3RCOONa

Trong bộ máy tiêu hoá chất béo bị nhũ tương hoá bởi muối của axit mật. Sau đó nhờ tác dụng

xúc tác đặc hiệu của enzim lipaza nó bị thuỷ phân hoàn toàn ở nhiệt độ của cơ thể:

C3H5(OCOR)3 + 3H2O Lipaza C3H5(OH)3 + 3RCOOH

13) Quả bồ kết và quả bồ hòn.

Cách dùng: Đun sôi với nước, vò kĩ, bỏ bã, dùng nước.

- Ưu điểm: Không gây phản ứng phụ cho da, cho tóc, không gây ô nhiễm môi trường.

- Nhược điểm: Khó bảo quản, ít tiện lợi (khi dùng phải đun nấu)

14) Khi giặt rửa trong nước cứng, xà phòng bị giảm tác dụng giặt rửa do các ion Ca2+, Mg2+ gây ra

phản ứng kết tủa, thí dụ:

2CH3(CH2)14COONa + Ca2+ → [CH3(CH2)14COO]2Ca + 2Na+

- Các muối sunfonat hoặc sunfat canxi, magiê không bị kết tủa (chúng tan được). Vì vậy chất

giặt rửa tổng hợp dùng được cả trong nước cứng.

CACBOHIĐRAT

1) Cơm có thành phần chính là tinh bột. Ngay ở miệng, nhờ enzim amilaza có trong nước bọt, tinh

bột đã bị thủy phân chút ít thành mantozơ (vì thế khi nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt) Ở dạ dày mặc dù môi

trường axit khá mạnh (pH=1,5-2,5) tinh bột bị thủy phân không đáng kể vì men amilaza không hoạt

động trong môi trường axit. Ở ruột, nhờ các enzim amilaza, mantaza của dịch tụy… tinh bột bị thủy

phân hoàn toàn thành glucozơ rồi thấm qua thành ruột vào máu.

2) Trong bánh mì, dưới tác dụng của nhiệt, một phần tinh bột đã biến thành đextrin (oligosaccarit)

nên khi ta ăn, chúng dễ bị thuỷ phân thành saccarit ngay bởi các enzim trong nước bọt, nên dạ dày sẽ

phải làm việc ít hơn.

3) Trong cháy cơm, dưới tác dụng của nhiệt, một phần tinh bột đã biến thành đextrin

(oligosaccarit) nên khi ta ăn, chúng dễ bị thuỷ phân thành mantozơ ngay bởi các enzim trong nước

bọt, nên ta thấy có vị ngọt hơn cơm phía trên nồi.

4) Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp thành dạng đơn giản.

Cơm có thành phần chính là tinh bột, thực chất đó là một polisaccarit. Khi ta ăn cơm, đầu tiên tinh

bột sẽ bị thuỷ phân một phần bởi các enzim trong tuyến nước bọt. Sau đó chúng lại tiếp tục bị thuỷ

phân khi đi vào trong dạ dày và ruột. Vì vậy nếu ta nhai càng lâu thì quá trình thuỷ phân bởi enzim sẽ

triệt để hơn do đó năng lượng được cung cấp nhiều hơn, vì vậy ta cảm thấy no lâu hơn.

Page 126: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

5) Trong bộ máy tiêu hóa, tinh bột bị thủy phân dần nhờ các enzim (amilaza, mantaza) thành

glucozơ. Ở tế bào, glucozơ được oxi hóa thành khí cacbonic và nước, đồng thời giải phóng năng lượng

cho cơ thể hoạt động. Một phần glucozơ được dùng để tổng hợp ra các hợp chất khác cần thiết cho cơ

thể hoạt động. Phần glucozơ còn dư được tổng hợp thành glicogen.

Glicogen là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể vì khi cần nó lại thủy phân thành glucozơ và

chuyển tới các mô trong cơ thể.

6) Khi ta uống nước đường (đường saccarozơ) vào dạ dày sẽ bị thủy phân cho đường glucozơ. Sắn

chứa axit xianhiđric (HCN) là chất độc. Khi HCN gặp glucozơ sẽ có phản ứng xảy ra ở nhóm chức

anđehit của glucozơ, sau đó tạo ra hợp chất dễ thủy phân giải phóng NH3. Như vậy, HCN đã chuyển

sang hợp chất không độc theo các phản ứng được biểu diễn phương trình hóa học sau:

HOCH2[CHOH]4CHO + HCN HOCH2[CHOH]4CH-CN

OH

HOCH2[CHOH]4CH-CN + 2H2O

OH

HOCH2[CHOH]5COOH + NH3

7) a) CH2OH[CHOH]4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH ot

CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

b) Vì HCHO bốc ra, gây độc cho con người.

8) Người ta thường cho thêm đường, chọn rau cải già hoặc rau được phơi héo sẽ có hàm lượng

đường cao hơn, do đó quá trình làm dưa chua nhanh hơn (đường chuyển hoá thành axit). Dưa được

nén ngập trong nước vì quá trình lên men làm chua dưa là loại vi khuẩn yếm khí.

9) a) - Đường kính (là saccarozơ kết tinh thành những tinh thể nhỏ không màu).

- Đường phèn được kết tinh ở 300C tạo ra những cục lớn.

- Đường thốt nốt lấy từ quả thốt nốt.

- Đường cát tinh thể nhỏ màu gần như cát vàng, đường hoa mai tinh thể nhỏ màu gần như hoa

mai vàng, màu vàng của hai loại đường này là của tạp chất chưa bị loại hết.

Các loại đường kể trên về cơ bản đều là saccarozơ, chúng khác nhau về nguồn gốc, về cách kết

tinh và các chất khác có mặt trong đó.

b) Mật ong do ong tiết ra, đó là một dung dịch quá bão hoà của fructozơ, glucozơ, saccarozơ,

ngoài ra còn có các chất khác với lượng nhỏ như protein, vitamin, chất khoáng, chất thơm… Tỉ lệ các

loại đường kể trên có thay đổi nhưng thường vào khoảng 42% fructozơ, 34% glucozơ và 25%

saccarozơ. Mật mía được tạo ra bằng cách cô đặc nước mía đã được loại bớt tạp chất. Tuỳ theo mức

Page 127: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

độ cô đặc người ta có thể thu được mật ở dạng dung dịch nhớt, sánh, màu nâu đậm hoặc dạng quánh

dẻo như keo. Mật mía chứa chủ yếu là saccarozơ.

c) Thực hiện phản ứng tráng bạc.

10) Nếu để nơi ẩm thấp và không đậy nút chặt,mật ong sẽ bị lên men theo phương trình

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Khí CO2 sinh ra sẽ làm nút lọ bật ra, lúc đó sẽ có sự xâm nhập của vi khuẩn làm mật ong biến

chất.

11) Đó không phải là đường kính (đường kính là saccarozơ kết tinh). Những hạt rắn đó là đường

glucozơ, fructozơ do nước trong mật ong bay hết.

12) Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bao bọc nhân amilozơ.. Amilopectin hầu như không

tan trong nước nguội, trong nước nóng nó trương lên thành hồ. Trong gạo tẻ, hàm lượng amilopectin

(80%) ít hơn trong gạo nếp (98%), nên khi nấu cơm nếp cần ít nước hơn khi nấu cơm tẻ (cùng lượng

gạo) nhưng cơm nếp lại dẻo hơn cơm tẻ.

13) Sơ đồ phản ứng

(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH

H = 80%

2 5C H OH10.85 46.2 80

m . . 3,861(kg)100 162 100

m 3,861V 4,89(l)

D 0,789

17) Trong dịch vị dạ dày của trâu bò có enzim xenlulaza có thể thủy phân xenlulozơ (trong rơm, rạ)

tạo thành glucozơ cung cấp năng lượng cho chúng

18) Trong củ sắn có chứa nhiều tinh bột. Còn thân cây sắn chủ yếu là xenlulozơ.

19) Trước hết, thực phẩm nở to không chỉ thay đổi hình dáng, kích thước hạt mà còn thay đổi về

cấu trúc bên trong. Trong quá trình nở to, các phần tinh bột có chuỗi liên kết dài, không tan trong

nước bị cắt nhỏ thành loại tinh bột có mạch ngắn tan được trong nước là hồ tinh bột và đường. Các sản

phẩm này dễ được cơ thể tiêu hoá, hấp thụ.Thực phẩm qua quá trình làm nở to còn có lợi cho việc giữ

gìn các sinh tố. Ví dụ với bỏng gạo, các sinh tố B1, B6 được bảo tồn có tỷ lệ tăng từ 1/5 đến 2/3 so với

khi đem gạo nấu thành cơm.

Hơn nữa qua trình chế biến thực phẩm nở to được thực hiện ở nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt hết vi

khuẩn, phù hợp với yêu cầu vệ sinh.

20) Tuy gọi là giấy gạo nếp nhưng thực ra không phải chế tạo từ gạo nếp mà được làm bằng tinh

bột khoai lang, tinh bột ngô, tinh bột tiểu mạch. Người ta đem tinh bột chế tạo thành bột nhão, loại bỏ

Page 128: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

các tạp chất, dùng nhiệt biến thành hồ, dùng máy để trải thành lớp mỏng, sấy sẽ tạo thành lớp màu

trắng đục.

21) Giấy được cấu tạo bao gồm các sợi xelulozơ khi để lâu trong không khí có thể bị oxi hoá bởi

oxi của không khí. Ngoài ra ánh sáng mặt trời cũng có tác động đến giấy trong các phản ứng quang

hoá với xelulozơ. Do đó khi bảo quản lâu thì giấy sẽ ngả màu vàng.

22) Bột gạo có thành phần protein là 7-8%, trong đó chủ yếu là các protein tan trong nước. Bột mì

có 8-15% protein, trong đó có đến 4/5 protein không tan trong nước. Khi nhào bột mì có thể dùng

nước để rửa hết tinh bột để thu được một chất có tính dính, đàn hồi có thể kéo thành sợi nhỏ (mì cân,

gân bột mì). Trong mì cân khô có đến 80% là các protein không tan trong nước. Khi nhào bột gạo thì

không thể có “gân bột gạo”.

Tính đàn hồi của bột mì là do có chứa các protein không tan trong nước như protein keo,

gluten. Trong đó có chứa thành phần aminoaxit systein có nhóm hydrosunfua -SH. Các nhóm này sẽ

tạo liên kết đisunfua S-S kết nối giữa các phân tử protein thành chuỗi xích dài hơn.

23) Tinh bột chứa trong hạt là nguồn dự trữ nguyên liệu và năng lượng cho hạt nảy mầm thành cây

con.

24) a) Ribozơ có độ không no là: (2.5+2-10)/2=1

Ribozơ có phản ứng tráng gương và làm mất màu nước brom có nhóm CH=O

Phương pháp cộng hưởng từ cho thấy nó có 4 nhóm OH đính với 4 nguyên tử cacbon.

CTCT của Ribozơ là: HOCH2[CHOH]3CH=O

b) HOCH2[CHOH]3CH=O + 2[Ag(NH3)2]OH ot

CH2OH[CHOH]3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

HOCH2[CHOH]3CH=O + Br2 + H2O HOCH2[CHOH]3COOH + 2HBr

25) a) Saccarin không thuộc loại saccarit vì CTPT không có dạng cacbonhiđrat và cấu tạo cũng

không có gì giống với saccarit.

b) Saccarin ngọt gấp 300 lần sacarozơ (435:1,45=300), do đó nếu cùng một khối lượng như

nhau thì từ saccarin tạo được thể tích nước ngọt gấp 300 lần so với saccarozơ 300.1 lit = 300 lit.

c) Saccarin dùng làm chất ngọt cho những người kiêng đường và dùng để tăng thêm vị ngọt

cho kẹo bánh. Nó chỉ đơn thuần để gây vị ngọt mà không có giá trị về mặt dinh dưỡng vì thế không

nên lạm dụng.

AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN

Page 129: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

1) Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Vậy để

khử mùi tanh của cá trước khi nấu ăn người ta thường rửa lại bằng giấm để amin tác dụng với axit

axetic làm giảm mùi tanh.

RNH2 + CH3COOH → CH3COONH3R

2) Trong cá có các amin như đimetyl amin, trimetyl amin là các chất tạo ra mùi tanh của cá. Khi

cho thêm chất chua, tức là cho thêm axit vào để chúng tác dụng với các amin trên tạo ra muối làm

giảm độ tanh của cá.

RNH2 + HCl → RNH3Cl

3) Vì nó làm tăng ion Na+ trong cơ thể, làm hại các nơron thần kinh nên được khuyến cáo không

nên lạm dụng gia vị này.

4) Trong gạch cua có protein, khi nung nóng bị đông tụ lại thành kết tủa.

5) Vì protein trong nước đậu bị đông tụ bởi axit (H+).

6) Protein trong cơ thể giữ nhiều chức năng quan trọng. Các ion kim loại nặng làm kết tủa và biến

tính protein dẫn đến mất chức năng của chúng, gây rối loạn các hoạt động trong cơ thể.

Protein trong sữa giúp kết tủa các kim loại nặng ở ngay bộ phận tiêu hóa, ngăn cản chúng thâm

nhập vào các cơ quan khác.

7) Ở da có chứa protein. HNO3 tác dụng với các nhóm p-OH-C6H4- có trong protein tạo thành dẫn

xuất nitro (-NO2) có màu vàng.

8) Trong số 20 aminoaxit tạo nên protein thì có 2 aminoaxit chứa lưu huỳnh. Khi bị phân hủy dễ

chuyển thành H2S.

9) Đó là dung dịch các aminoaxit cần cho cơ thể, chúng đều là các α- aminoaxit có công thức

chung là R-CH(NH2)-COOH.

10) – Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ không nên ăn cam quýt vì axit và vitamin trong

cam quýt tác dụng lên protêin trong sữa đậu nành kết thành khối ở ruột non làm ảnh hưởng đến quá

trình tiêu hóa gây đầy bụng, đau bụng.

11) Trong sữa có thành phần protein gọi là cazein. khi vắt chanh vào sữa sẽ làm tăng độ chua tức là

làm giảm độ pH của dung dịch sữa. Tới pH đúng với điểm đẳng điện của cazein thì chất này sẽ kết

tủa. Khi làm phomat người ta cũng tách cazein rồi cho lên men tiếp.

POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

1) Không được. Vì phản ứng thế không tạo ra mạch polime có clo luân phiên đều đặn.

2) Không được. Vì flo hoá PE chỉ cho các sản phẩm cắt mạch và phân huỷ, không cho teflon.

Page 130: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

4) Dưới tác dụng của oxi không khí, của hơi ẩm, của ánh sáng và nhiệt, polime và các phụ gia có

trong đồ nhựa có thể tham gia các phản ứng ở nhóm chức của nó. Kết quả là: Mạch polime bị phân cắt

hoặc vẫn giữ được mạch nhưng đều làm thay đổi cấu tạo của chúng dẫn tới làm thay đổi màu sắc và

tính chất. Hiện tượng đó gọi là sự lão hoá polime.

5) Politetrafloetilen (CF2-CF2)n được ứng dụng rộng rãi trong đời sống vì nó có nhiều tính chất tốt

như:

+ Phân tử có cấu trúc đối xứng cao, có cấu trúc tinh thể, độ bền nhiệt và bền hoá học cao (bền

với axit đặc ở nhiệt độ cao).

+ Momen lưỡng cực bằng không nên dùng làm chất cách điện.

+ Hệ số ma sát nhỏ nên được dùng để sản xuất vòng bi làm việc trong môi trường xâm thực mà

không cần bôi trơn.

6) Do trong phân tử PVC có liên kết C-Cl phân cực mạnh hơn nên PVC cách điện kém hơn.

Nhưng lực tương tác giữa các phân tử trong PVC lớn hơn (lực Van-đec-van…) lực tương tác giữa các

phân tử trong PE nên PVC bền hơn, tính tan kém hơn khi tan trong dung môi hữu cơ như đicloetan,

clobenzen…

7) Trong cao su lưu hoá và trong chất dẻo đều có chứa các phụ gia chống oxi hoá, tạo màu, dẻo

hoá… Chúng là các chất có thể tan vào rượu và là những chất độc hại đối với cơ thể, một số chất có

khả năng gây ung thư.

8) Tơ nilon (tơ poliamit), len và tơ tằm (protit) đều có các nhóm -CO-NH- trong phân tử. Các

nhóm này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit, vì vậy độ bền của quần áo (sản xuất từ nilon,

len, tơ tằm) sẽ bị giảm nhiều khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao.

Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền đối với nhiệt.

Len (từ lông thú) thuộc loại polipeptit. Dung dịch xà phòng có môi trường kiềm sẽ xúc tác

cho phản ứng thuỷ phân liên kết peptit (-CONH-) làm đứt chuỗi polipeptit, làm cho sợi len mau

hỏng.

9) Khi đốt, da thật cho mùi khét, da nhân tạo không cho mùi khét.

Có thể làm thêm thí nghiệm sau: Nhỏ vài giọt AgNO3 vào thành phía trong của phễu thuỷ tinh.

Úp phễu ở phía trên miếng da bị đốt. Mẩu da nhân tạo (PVC) sẽ cho kết tủa trắng (AgCl) ở thành

phễu:

02O ,t

2 2PVC HCl CO H O

Cl Ag AgCl

Page 131: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

10) Chất dẻo làm bao bì đựng thực phẩm cần tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, ví dụ không

được chứa các chất độc hại đối với sức khoẻ. Các bao bì bằng chất dẻo sau khi sử dụng thường rất khó

tiêu huỷ do đó gây ô nhiễm cho môi trường. Không nên quá lạm dụng chúng mà nên dùng các bao bì

truyền thống từ các vật liệu thiên nhiên dễ phân huỷ như tre, gỗ, lá, xenlulozơ,…

Page 132: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

Phụ lục 2. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN

Kính chào quý thầy/cô!

Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “TUYỂN CHỌN VÀ XÂY

DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN DÙNG TRONG DẠY HỌC

HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT”. Chúng tôi xin được gởi đến quí thầy/cô Phiếu tham khảo ý kiến,

xin quí thầy/cô đánh dấu vào những phần mình chọn. Những thông tin mà quí thầy/cô cung cấp sẽ

giúp chúng tôi đánh giá được sự cần thiết của việc đưa các kiến thức hóa học có nội dung gắn với thực

tiễn vào quá trình dạy học ở trường THPT. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của quý

thầy/cô.

Xin quí thầy/cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân?

Tôi dạy ở trường THPT …............................ tỉnh, thành phố ......................

Số năm kinh nghiệm:

Dưới 5 năm. Từ 15 đến dưới 25 năm.

Từ 5 đến 15 năm. Trên 25 năm.

1. Trong thực tế, quí thầy/cô có thường hay sử dụng bài tập hóa học gắn với thực tiễn trong dạy học

không ?

Rất thường xuyên. Đôi khi.

Thường xuyên. Không sử dụng.

2. Xin quí thầy/cô cho biết mức độ sử dụng bài tập hóa học gắn với thực tiễn trong dạy học.

3. Xin quí thầy/cô cho biết mức độ sử dụng dạng bài tập hóa học gắn với thực tiễn trong dạy học.

Mức độ sử dụng Trường hợp sử dụng

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi Không sử dụng

Khi dạy bài mới

Khi luyện tập, ôn tập, tổng kết

Khi kiểm tra – đánh giá kiến thức

Hoạt động ngoại khóa

Mức độ sử dụng

Trường hợp sử dụng

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Không sử

dụng

Page 133: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

4. Theo quí thầy/cô, thông qua việc giải các bài tập hóa học gắn với thực tiễn sẽ giúp cho học sinh:

Nhiều

Vừa phải

Ít Không

Tăng vốn kiến thức về hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn.

Vận dụng các kiến thức hóa học giải đáp được những tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong lao động, sản xuất.

Hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa hóa học với đời sống.

Có hứng thú tìm tòi, tham khảo các tài liệu (trong sách giáo khoa, báo chí, internet,..) có liên quan đến ứng dụng của hóa học.

Phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

Yêu thích môn hóa học. 5. Quí thầy/cô ít hoặc không sử dụng bài tập hóa học gắn với thực tiễn trong dạy học vì những lí do

nào sau đây?

Không có nhiều tài liệu.

Mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu.

Trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực

tiễn.

Lí do khác: ..................................................................................

.......................................................................................................................

Chỉ yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.

Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết

Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tiễn

Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo.

Page 134: TUYỂN CHỌN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · Thực tế dạy học cho thấy, bài tập

....................................................................................................................... 6. Theo quí thầy/cô việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn trong dạy học cần thiết

không?

Rất cần thiết.

Cần thiết.

Không cần thiết.

Ý kiến khác: .............................................................................

..................................................................................................................

Xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp của quí thầy /cô.

Liên hệ: LÊ THỊ KIM THOA - Email: [email protected]